Ông Đào Duy Thành là một khuôn mặt lớn của đảng Cộng Sản Việt Nam. Từ một đảng viên bình thường ông leo dần lên làm Bí Thư thành ủy Hải Phòng, rồi về Hà Nội làm Phó Thủ Tướng. Uy quyền như thế, công danh như thế mà lại kêu khổ:
"Người ta ở đời từ khi biết nghĩ cho tới tuổi trưởng thành, ai ai cũng mong sao được học hành đến nơi đến chốn, thành đạt, có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Chẳng ai muốn mình khổ cả. .. .Còn tôi, tôi thấy suốt đời mình là khổ, cho đến tận những năm tháng cuối bây giờ"! (XI,1)
Ngay cái nhan đề sách đã là một sự "phản động", mang tính cách bôi nhọ chế độ. Ông nói "Làm người khó", vậy ai làm người khó? Làm người khó, làm người không được, làm người không xứng tức là nói bọn súc vật phải không? Vậy ai là súc vật? Không lẽ ông viết hồi ký để tố cáo ông là súc vật? Không lẽ ông bảo đảng cộng sản anh hùng, các lãnh tụ anh minh của đảng là súc vật?
Để giải tỏ những điều trên, chúng tôi xin nói đến ba điều: Những điều ông nói là đáng tin , những điều ông nói mà không kiểm chứng được, nghĩa là còn tồn nghi, và những điều ông nói là không đúng.
I. NHỮNG ĐIỀU ĐÁNG TIN
Tập Hồi Ký của ông có 12 chương, từ chương đầu cho đến chương V, ông viết về bản thân ông, thành tích ông theo đảng Cộng sản, làm công an, hoạt động nội thành, bị Pháp bắt đày Côn Đảo. Trong nhà tù Côn Đảo, ông đã thành lập Cộng sản đảo bộ. Năm 1953, ông được thả. Năm 1958, ông vào thành ủy Hải Phòng. Chương VI, ông viết về đổi mới Hải Phòng và thành tích của ông. Chương VII, và các chương sau, ộng viết về việc ông về Hà Nội làm bộ trưởng Ngoại thương và leo lên làm Phó thủ tướng cùng những trò thụi ngầm giữa những người đồng chí vô sản!
Trong chế độ cộng sản, làm công an thì có quyền sinh sát, làm ngoại thương là chuột sa hũ gạo, là ngon xơi nhất!
Khi tiến về Hà Nội, càng ngày ông nhận thấy những xấu của con người và chế độ cộng sản. Từ chương này về sau, ông viết về những xấu xa, thối nát của chủ nghĩa cộng sản. Sau đây là những sự thật do ông bộc bạch.
1. Thân phận người đồng chí ngồi tù Côn Đảo:
Điều đáng nói là sau khi được Pháp trả tự do, năm 1953 ra Hải Phòng ông bị các đồng chí ông tra hỏi, hành hạ, nhiều đồng chí của ông sợ hãi , tưởng ông bị đảng kết tội đã xa lánh ông:
Trong thời gian ấy nhiều người ngoài cuộc tưởng như tôi bị giam lỏng ở nhà chú Siêu đợi thẩm tra, nên ít bè bạn đến chơi. . . Còn tôi thì từ khi ra tù như chim “xổ lồng” vô cùng phấn khởi, vô cùng hào hứng, chỉ mong sao xong sớm việc thẩm tra để đi công tác. Việc phải trả lời gần 100 câu hỏi của Tổ thẩm tra tôi chẳng thấy có gì khó chịu cả, viết hết hàng mấy tập giấy cũng không biết mệt, chỉ mong sao được tiếp tục công tác. Ra khỏi tù tội, hưởng không khí tự do là sung sướng lắm rồi!
Tình cảm bè bạn, đồng chí, những đồng chí cũ như Hoàng Mậu, Tô Duy, Lê Thành Dương, Đào Luyện, Vũ Kính v.v... tôi cảm thấy họ vẫn niềm nở như lúc tôi chưa bị bắt. Trừ một vài người khi cùng cấp với mình thì vồn vã “bù khú”, nay thấy mình họ bắt tay hơi hờ hững, cũng không đến thăm mình. Có những anh trước là cấp dưới mình, nay tỏ ra lạnh nhạt, đúng là “Nhất tự cách trùng” tôi học lúc thiếu thời, nay mới được chứng minh bằng nghĩa thật của nó!(V, 3- 4)
Ông còn cho biết những đồng chí nằm vùng và bị địch bắt còn bị đảng theo dõi và tập trung mỗi khi cần thiết. Khi Mi-cai-ăng (Liên Xô sang thăm Hải Phòng, cộng đảng đã tập trung trung gần 1000 cán bộ quân đội, dân chính có vấn đề nghi vấn tới nghe nói chuyện mà thực chất là tạm giữ họ trong hội trường nhằm bảo đảm an ninh cho đại biểu Liên Xô (V,31).
2. Chỉnh huấn và Cải Cách Ruộng Đất
Tháng 4-1954, ông đã đi chỉnh huấn mà lớp này Đỗ Mười, Khu uỷ viên phụ trách phụ vận Liên khu III làm chỉ đạo, và ông nhận định chỉnh huấn là " làm cho mình “hèn” đi, tự mình bôi nhọ mình những điều không có. Nếu không thế, báo cáo không được thông qua."(V, 10)
Đồng thời với CCRD, cộng sản bày ra trò kiểm điểm, phê và tự phê, ông nhận xét:
Sau khi kết thúc kiểm điểm, tôi tâm sự với một vài đồng chí: “chiến tranh phá hoại của Mỹ cũng không nguy hiểm phức tạp bằng “chiến tranh nội bộ”, thiệt hại đủ mọi thứ, nhất là mặt tinh thần, sức khoẻ”. Tôi bị mệt mất mấy tuần, nhưng mệt hơn cả là nghĩ lại những lời nói của các đồng chí đối với nhau, thật khó có lời văn “tả chân” nào nói hết được! (V,56)
Ông cho rằng bọn cộng sản giả dối, mượn "phê và tự phê" để hại nhau:
Các đồng chí lãnh đạo các cấp nhiều khi cũng lợi dụng các cuộc phê bình, tự phê bình, để loại trừ những người không ăn cánh với mình. Điều đó khiến cho việc chuẩn bị đại hội thường căng thẳng, không hồ hởi phấn khởi như ý nghĩa ngày hội lớn của Đảng. Những người muốn vào địa vị này, địa vị khác, chạy chọt, tranh thủ, buồn vui... không xứng với tầm cao của một đảng tiên phong, vì nhân dân mà làm cách mạng, không đúng với tư tưởng và đạo đức của Bác Hồ, tạo nên một thói hư trong Đảng. (VI, 55)
Năm 1953, ông ra tù và hoạt động trở lại tại Sài Gòn. Sau ông về Hải Phòng hoạt động, chứng kiến CCRD, nhưng khác với Vũ Thư HIên, Nguyễn Văn Trấn, Tô Hoài, ban đầu ông nghe mà lòng vô cảm.
Có một số đồng chí, bạn thân, đến nói nhỏ cho biết về tình hình cải cách ruộng đất chỉnh đốn tổ chức, đấu đá cường hào, địa chủ khắp nơi, nhất là tin Thái Nguyên đã bắn Nguyễn Thị Năm, liền khuyên tôi không nên đi đâu, không liên hệ với nhiều người. Các đồng chí còn kể cho nghe về vụ án H122 ở Hải Phòng và Hồng Quảng, bắt oan hơn 100 người, Trưởng phòng chính trị Ti Công an Hồng Quảng là An (hay đi ngựa) bị truy ép quá đã tự tử...
Rất nhiều chuyện đấu tố trong giảm tô, Cải cách ruộng đất, có nơi như ở thôn Lan, Kim - Can, Thanh Hà mới đấu tố về giảm tô đã đánh chết ngay trong đêm đó 3 người là địa chủ, cường hào (?). Không khí ngay ở Đồn Xá nơi tôi ở, thấy cũng căng thẳng. Nhà hàng xóm chú Siêu, người bà con có con bò cày, thỉnh thoảng rỗi rãi ngồi viết báo cáo mãi cũng muốn đi lao động đôi chút, tôi bảo gia chủ để tôi cày giúp. Được 2 buổi thì có cán bộ xã bảo: “Gia đình địa chủ đấy, đồng chí đừng làm như vậy, mất lập trường...”.(V, 3-4)
Lúc này, ông cũng như đa số nhân dân và đảng viên, nghĩ rằng địa chủ phải là những kẻ có ruộng cò bay thẳng cánh, vàng bạc chất đầy nhà, có giết đi, có bỏ tù cũng đáng tội! Chính ông, ông cũng nghĩ rằng gia đình ông thuộc trung nông, nhưng sau thì ông bất ngờ được biết gia đình ông bị đảng kết tội địa chủ. Lúc đó ông mới thấm thía:
Mọi công việc tiếp quản ngày một ổn định. Nhưng Cải cách ruộng đất đợt 5 lại đến. Thành phố có đỡ hơn. Ngoại thành làm mạnh. Tôi phụ trách nội chính nên phải theo rõi tình hình Cải cách ruộng đất. Hồ sơ cán bộ do các đoàn Cải cách ruộng đất gửi về Thành uỷ, xin bắt đồng chí này, đồng chí khác... ngày càng nhiều. Còn riêng tôi, nghĩ gia đình chỉ là trung nông nên tôi cũng chẳng để ý đến gia đình là thành phần gì.
Một hôm tôi cùng một vài đồng chí trồng một cây bàng ở sân văn phòng Thành uỷ (cây bàng nay vẫn còn), đồng chí Hoàng Mậu nhìn tôi cười cười và nói: “Cậu trồng cây đó làm gì?”. Linh tính báo cho tôi biết có điều gì chẳng lành, tôi đoán chắc mình cũng có hồ sơ của đoàn Cải cách ruộng đất gửi về nhưng văn thư giữ kín không chuyển cho tôi. Tôi vẫn bình tĩnh.
Mấy đồng chí thư kí khác như anh Hưng, anh Quảng, anh Minh Sơn cũng có danh sách là gia đình địa chủ. Trông đi trông lại văn phòng đều là con cái địa chủ cả. Nhưng ban thường vụ chẳng thấy nói gì. Tôi vẫn làm việc bình thường. Khoảng tháng sau, người chị dâu nhà tôi “giả vờ” đi chợ xuống Hải Phòng vào thăm tôi, nhà tôi nhắn tin xuống:
“Nhà bị qui là địa chủ thường. Em tuy con nhà cố nông, nhưng vì liên quan, không được sinh hoạt đảng. Anh bị họ tố là Bí thư chi bộ Quốc dân đảng, nhưng họ tố bí mật với nhau, không nói công khai, đội Cải cách ruộng đất không thấy nói gì, anh yên tâm công tác. Em phản đối kịch liệt họ tố sai. Đội họ bảo em cứng đầu cứng cổ, chẳng sợ gì cả. Em nghĩ họ làm bậy, tố bậy, nên em coi họ rất thường!”.
Khi sửa sai gia đình tôi được hạ xuống trung nông, còn nhà tôi đến khi sửa sai mới được khôi phục đảng tịch. Nhà tôi được cả xã, cả khu vực khen ngợi là dám chống lại những việc làm sai trái của Cải cách ruộng đất, nói thẳng nói thật, không như một số đảng viên khác cùng về làm dâu ở làng tôi như chị C. (còn sống), đấu bố chồng và gọi tên bố chồng chửi... nhà tôi rất khinh. Sau này tuy là chị em trong họ, nhưng khi chị C. đến chơi, nhà tôi vẫn lảng tránh, tỏ ra khinh bỉ. Tôi cũng nhắc nhà tôi nhiều lần “Đảng đã sửa sai, biết bao nhiêu kẻ cơ hội, đâu có riêng gì chị C...”.
Trong lúc phong trào Cải cách ruộng đất đang lên, du kích và cốt cán Cải cách ruộng đất vác súng vào thành phố lùng bắt địa chủ và con cái địa chủ là cán bộ công nhân viên chức Nhà nước. Họ đã bắt được một vài người. Tôi báo cáo anh Mười cứ để thế này thì không nên. Thành phố mới tiếp quản, lòng dân còn nhiều điều suy nghĩ về chế độ mới, đề nghị anh nhắc các Đoàn uỷ Cải cách ruộng đất không để cốt cán vác súng vào nội thành tìm địa chủ.(V,25,26)
Sau này, về thăm nhà, ông mới biết sự thật phủ phàng và lòng dân căm phẫn chủ nghĩa cộng sản và con người cộng sản:
Ít ngày sau đó tôi được tin xã tôi đã bắn ông Đào Quang Xương mối lái trâu thuần, có hơn một mẫu ruộng. Cả nhà cụ Tổng Toạ, gia đình toàn đi kháng chiến, con gái lớn là cô Đàm làm chủ tịch, con gái thứ hai là cô Địch làm xã đội trường, chiến đấu rất dũng cảm, vì nhà có 3 mẫu ruộng cũng bị đấu tố sỉ vả... Không chịu đựng được sự oan ức, sáng sớm ngày mồng một Tết năm đó, cả nhà đã giả vờ đi tát nước sớm, đến bờ sông Tường, 4 người đều nhảy xuống sông tự tử. Riêng cô Bùi Thị Địch, khi chết hai chân còn để trên bờ. (V, 28)
Từ thực tế này, ông tỏ ra là người biết suy nghĩ:
Rồi tôi nhắc đến vụ bắn Nguyễn Thị Năm, địa chủ Thái Nguyên. Sự việc này khi ra đến Sài Gòn, tình cờ tôi gặp một cơ sở của Khu 6, thuộc quận Ngô Quyền, anh Nam người huyện An Dương, bị địch lùng bắt phải chạy vào Sài Gòn, ở xóm Chiếu, bên nhà bà Năm, biết tôi mới ở Côn Đảo về, là người Hải Phòng nên anh Nam kể mọi chuyện miền Bắc, từ vụ bắn Nguyễn Thị Năm, giảm tô, Cải cách ruộng đất nghe rất lạ tai và khủng khiếp, cả vụ “H cent vingt deux” (H122) anh Nam cũng kể rất rành rọt cho tôi nghe.
Tôi chỉ nghe, không bình luận gì, vì mới ở tù ra, dù sao cũng phải giữ bí mật với anh Nam về mọi hoạt động của tôi ở Sài Gòn, để làm tròn nhiệm vụ của Đảo uỷ giao cho. Nhưng được một ít thông tin cũng tốt. Tôi chỉ nhắc anh Nam cẩn thận, kẻo địch xuyên tạc về giảm tô và Cải cách ruộng đất của ta. Khi học về chính sách Cải cách ruộng đất, tôi liên hệ giữa chính sách và việc thực hiện vụ bắn Nguyễn Thị Năm có 3 điều sai chính sách và một điều không hợp đạo lí truyền thống của người Việt Nam. Ba điều sai chính sách là:
- Địa chủ kháng chiến được chiếu cố,
- Địa chủ kiêm công thương được chiếu cố.
- Địa chủ hiến ruộng được chiếu cố.
Nguyễn Thị Năm có được 3 điều mà luật Cải cách ruộng đất khoá thứ I Quốc hội thông qua, có chiếu cố. Điều không hợp đạo lí, Nguyễn Thị Năm là phụ nữ, bắn một địa chủ là nữ, không phải cường hào gian ác sẽ trái đạo lí thông thường của người Việt Nam. Tôi trao đổi với đồng chí Trần Phương việc này, đồng chí bảo tôi: “Cậu tập trung vào học tập chỉnh huấn, kiểm điểm cho tốt để báo cáo được thông qua. Còn việc đó nói gì cũng không được đâu, có khi còn nguy hiểm nữa... chúng ta sẽ bàn sau...”. Với thái độ thân mật, nghiêm túc, thông cảm của đồng chí Trần Phương, tôi nghĩ chắc vấn đề này nghiêm trọng lắm!
Sau này khi sửa sai Cải cách ruộng đất xong, tôi được nghe nhiều cán bộ cao cấp nói lại: “Khi chuẩn bị bắn Nguyễn Thị Năm, Bác Hồ đã can thiệp và nói đại ý: “chẳng lẽ Cải cách ruộng đất không tìm được một tên địa chủ, cường hào gian ác là nam giới mà mở đầu đã phải bắn một phụ nữ địa chủ hay sao?”. Nhưng cán bộ thừa hành báo cáo là đã hỏi cố vấn Trung Quốc và được trả lời là: “Hổ đực hay hổ cái, đều ăn thịt người cả!”. Thế là đem hành hình Nguyễn Thị Năm! (V,11)
Như vậy là rõ. Ông Hồ phải tuân lệnh cố vấn Trung Quốc, và cố vấn Trung Quốc lúc này nắm vận mệnh Việt Nam, ông Hồ và chính phủ VNDCCH chỉ là bù nhìn, nô lệ! Còn việc ông xin cho bà Nguyễn Thị Năm cũng như việc ông Hồ lên đài khóc lóc xin lỗi đồng bào là những chuyện không thật do bộ Thông Tin Tuyên Tuyền bày ra để che tội ác của ông Hồ! Trong chế độ cộng sản, thống nhất từ Lenin, Stalin và Mao, nguyên tắc là giết người không cần bằng chứng, không khoan nhượng với kẻ thù, và tuyệt đối tuân lệnh đảng.
Ông Hồ đã được đào luyện trong lò sát sinh này, lẽ nào ông bị vướng bận chút tình cảm nhỏ mà hy sinh địa vị và tính mạng của ông. Hơn nữa trong tình thế lúc này, ông Hồ cũng phải giết bà chị ruột là Nguyễn Thị Thanh, ông Trường Chinh phải giết bố, và Xuân Diệu phải kết tội bố mẹ trên báo chí! Cha mẹ chúng nó, anh chị chúng nó, nó cũng giết huống hồ người dưng! Thành thử những lời hoa mỹ biện hộ cho ông Hồ hoàn toàn là giả dối!
3. Tình đồng chí của người Cộng sản
Từ chương 7 về sau, Đào Duy Thành đều nói về trò chơi của các ông cộng sản cao cấp, nói rõ hơn là những việc hại ngầm, tranh giành quyền lực trong đám trung ương cộng đảng Việt Nam. Trong cộng đảng, Tổng bí thứ là to nhất, là hoàng đế của chế độ. Qua hồi ký Hoàng Tùng, ta đã thấy Hồ Chí Minh một đời đau khổ vì Trung Xô không tín nhiệm ông, sau này, có lẽ nhờ dối trá, ông lừa đảo được cả thế giới mà làm chủ tịch nhà nước kiêm Tổng Bí thư cộng đảng.
Muốn nắm được và giữ mãi địa vị này, ông Hồ đã hạ nhiều đối thủ. Ông bí mật chỉ điểm cho Pháp bắt Phan Bội Châu, ông đuổi Trần Văn Giàu, Nguyễn Sơn, ông ém tài Nguyễn Văn Tạo, Trần Đức Thảo, ông giao Lê Hồng Phong, Ngô Gia Tự, Hà Huy Tập, Nguyễn Bình. . . cho Pháp giết. Sau ông, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Đỗ Mười đều " mót" chức Tổng bí thư đã sát hại, giáng chức, vu khống các đồng chí họ mà nạn nhân đầu tiên trong thời về Hà Nội chính là Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp bị hạ bệ, Chu Văn Tấn, Hoàng Văn Thái đột tử.. . Đào Duy Thành cũng là nạn nhân của bi kịch này.
Chính ông Hồ cũng luôn luôn nói đến "đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết" . Hoàng Tùng viết rằng trong di chúc Bác lại dặn phải đoàn kết toàn Đảng, từ Trung ương đến địa phương" (HK 44). Đoàn Duy Thành cũng luôn nói: " đoàn kết nội bộ của Đảng" (VII,7) nhưng thực tế là không phải vậy. Từ Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông luôn có sự tranh đấu chém giết trong nội bộ đảng.
Sau đây, Đoàn Duy Thành đã nói lên tấn bi kịch và hài kịch của chủ nghĩa và chế độ cộng sản.
4. Lê Duẩn
Lê Duẩn là một tay ghê gớm. Lúc bấy giờ Liên Xô có phong trào xét lại. Tại Đại hội đảng Cộng sản Liên Xô XX năm 1956 , Khrushchev tố cáo tội ác Stalin. Ông Hồ lo sợ vì đàn em của ông có thể theo gương Khrushchev hạ bệ ông. Nếu Liên Xô hạ bệ ông, ai sẽ là người lên làm Chủ tịch nhà nước và Tổng bí thư? Ông thấy hai tay ghê gớm có thể đảo chánh ông đó là Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp. Trường Chinh nắm chức Tổng Bí thư có nhiều thủ hạ, Võ Nguyên Giáp đại tướng nắm bộ Quốc Phòng có binh hùng tướng mạnh.
Ông liền nhân cơ hội, tập trung Đại hội trung ương Đảng, lên tiếng sỉ vả Trường Chinh là con nhà địa chủ, phong kiến, chui vào phá hoại đảng, và kết tội Trường Chinh làm sai CCRD. Thế là ông Trường Chinh mất chức Tổng bí thư, Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương ra khỏi bộ chính trị, Lúc này, Võ Nguyên Giáp vẫn vô cảm, vẫn bị ông Hồ thôi miên. Ông Hồ bèn giao cho Võ Nguyên Giáp trọng trách thay ông đứng trước đài truyền thanh lên tiếng tạ lỗi. Khi thay thế ông Hồ như vậy, Võ Nguyên Giáp tin chắc là sau khi Trường Chinh bị hạ, Võ Nguyên Giáp sẽ lên làm Tổng Bí thư nhưng liền đó, ông Hồ chặt trụi tay chân Võ Nguyên Giáp. Tướng không quân thì chẳng khác gì bồ nhìn giử dưa!
Ông Hồ liền đưa Lê Duẩn lên làm Tổng bí thư. Ông Hồ tin Lê Duẩn vì địa vị và danh tiếng Lê Duẩn không có, không nguy hiểm bằng Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng,Hoàng Văn Hoan, Hà Huy Giáp . Ông Hồ rất thâm. Theo một nhân sĩ Bắc Hà, ông Hồ hỏi dò Phạm Văn Đồng:
-Chú làm Tổng Bí thư nhé?
Phạm Văn Đồng biết ông Hồ giả dối, bèn cáo thác:
-Em chả! Em bận làm Thủ tướng, công việc nặng nề nên không thể làm Tổng bí thư được.
Ông Hồ hỏi Võ Nguyên Giáp:
-Chú làm Tổng Bí thư nhé!
Võ Nguyên Giáp biết ông Hồ đãi bôi nên chối từ.
Ông Hồ hỏi tiếp:
-Lê Duẩn làm Tổng Bí thư được không?
Võ Nguyên Giáp trả lời:
-Chức vụ Tổng Bí thư rất quan trọng, không thể giao cho anh giáo làng làm được đâu.
Không biết lý lịch thật của Lê Duẩn, có tài liệu bảo ông làm nhân viên sở Hỏa Xa. Ông Hồ miệng nói dân chủ, song ông cũng như Stalin thực sự là độc tài. Theo nguyên tắc đảng, việc chọn Tổng bí thư phải do đại hội đảng nhưng ông Hồ không họp đại hội, tự ông phong chức cho Lê Duẩn. Theo một tay đảng viên kỳ cựu, theo thứ bậc trong đảng, người kế vị chức Tổng bí thư phải là Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Hoan, Hà Huy Giáp chứ không phải là Lê Duẩn. Sợ ông Hồ, không ai dám phản đối nhưng ai cũng bất mãn. Sau khi Lê Duẩn làm tổng bí thư, ông Hồ thuật lời Võ Nguyên Giáp cho Lê Duẩn nghe, vì vậy, Lê Duẩn rất căm Võ Nguyên Giáp. Từ đó, cuộc đời Võ Nguyên Giáp không còn nguyên giáp nữa!
Thật ra ông Võ Nguyên Giáp cũng chẳng hiền lành gì. Ông và Nguyễn Sơn như chó với mèo khiến ông Hồ phải đuổi Nguyễn Sơn. Sau đó thì Lê Duẩn, Lê Đưc Thọ mượn tay Văn Tiến Dũng để đẩy Võ Nguyên Giáp. Ân ân oán oán trùng trùng. Những sự kiện đó ai bảo Việt cộng đoàn kết?
Ngoài ra, trong CCRD và Chỉnh đốn đảng, bọn Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Trần Quốc Hoàn đã bỏ tù khoảng vạn người vì tội " Xét lại hiện đại " theo Liên Xô như :
-Đặng Kim Giang- thiếu tướng, thứ trưởng Bộ Nông trường, bí thư khu Ủy Liên khu Ba, phó chủ nhiệm Tổng cục hậu cần mặt trận Điện Biên Phủ, tù nhân Sơn La thời Pháp thuộc;
-Vũ Đình Huỳnh- Vụ trưởng Lễ tân Bộ Ngoaị giao, nguyên là bí thư riêng của chủ tịch Hồ Chí Minh, cựu tù nhân Sơn La.
-Nguyễn văn Vịnh - trung tướng, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ tịch Uy ban Thống nhất Trung ương.
- Nguyễn Minh Cần- Ủy viên thường vụ Thành Ủy Hà Nội, Phó Chủ tịch ỦY ban Nhân dân Hà Nội, chủ nhiệm báo Thủ đô Hà Nội;
-Trần Minh Việt- Phó Bí thư thành Ủy Hà Nội, Phó Chủ tịch ỦY ban Nhân dân Hà Nội;
-Dương Bạch Mai- Phó Chủ tịch Quộc hội, Tổng thư ký Hội Hữu nghị Việt Xô;
-Bùi Công Trừng - Phó Chủ nhiệm ỦY ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước, Ủy viên Trung ương Đảng;
-Ung văn Khiêm- nguyên bộ trưởng Ngoại giao, nguyên bí thư xứ Ủy Nam Kỳ, Ủy viên Trung ương Đảng;
-Lê Liêm - Thứ trưởng Bộ Văn hoá, ỦY viên Trung ương Đảng, nguyên Chính Ủy mặt trận Điện Biên Phủ;
-Lê Trọng Nghĩa- Cục trưởng Cục 2 (Cục Tình báo quân đội );
-Lê Minh Nghĩa- đại tá, Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng;
-Đỗ đức Kiên- đại tá, cục trưởng Cục Tác chiến;
-Phan Kỳ Vân- Phó Tổng Biên tập Tạp chí Học tập, cựu tù nhân Sơn La;
-Hoàng Thế Dũng - Tổng Biên tập báo Quân đội Nhân dân;
-Nguyễn Kiên Giang- Phó Giám đốc nhà xuất bản Sự thật, nguyên tỉnh Ủy viên tỉnh Ủy Quảng Bình;
- Lê Vinh Quốc- đại tá, chính Ủy sư đoàn 308, phó chính Ủy khu Ba;
-Văn Doãn - thượng tá, tổng biên tập báo Quân đội Nhân dân cuối thập niên 50;
-Minh Tranh- giám đốc nhà xuất bản Sự thật;
-Phạm Quang Đức- cán bộ ngoại giao Vụ Bắc Mỹ.
Các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, cán bộ quân đội, nhà văn, nhà báo, nhà điệh ảnh: Vũ Huy Cương, Huy Vân, Vũ Thư Hiên, Đinh Chân, Lưu Động, Trần Thư, Nguyễn Hồng Sỹ, Trần Châu, Nguyễn Gia Lộc, Phùng văn Mỹ, Bùi Ngọc Tấn, Tuân Nguyễn, Phan Thế Vân, Nguyễn văn Thẩm, Phạm Viết, Nguyễn thị Ngọc Lan, Mac Lân, Trần Đĩnh, Đặng Cấn, Nguyễn Cận, Đặng đình Cầu, Mai Luân, Mai Hiến, Quảng Hân, Khắc Tiếp, Đào Phan (tức Đào Duy Dếnh)."
Hai tên Lê Duẩn, Lê Đức Thọ cấu kết với nhau như thế, nhưng thực tế hai bên đã trở thành thù địch vì Lê Đức Thọ muốn Lê Duẩn làm xong một nhiệm kỳ thi giao chức Tổng bí thư cho y, không ngờ Lê Duẩn ngồi lỳ.
Lê Duẩn là Tổng bí thư thế mà khi ông chết, con cái ông đã kêu than với Đào Duy Thành:
"Ra đến Hà Nội được 2, 3 ngày thì anh Ba mất. Tôi chạy lại gia đình anh. Chị và các cháu xúm lại hỏi tôi đi đâu mấy tháng: “Lúc anh Ba yếu nặng chú không lại?”. Tôi nói chuyện đi công tác miền Nam nên thất lễ với anh Ba trong những ngày cuối cùng. Cả nhà anh Ba lo lắng, nhất là mấy cháu gái: Cừ, Muội, Hồng, các con rể Lê Bá Tôn, Hồ Ngọc Đại. Nói là cháu, nhưng các cháu chỉ kém tôi 5,7 tuổi. Tất cả xúm lại hỏi tôi và lo lắng:
- Ba cháu mất rồi, liệu họ... có giết gia đình nhà cháu không?" (VI, 6)
Câu hỏi rất là bi thảm và hài hước vì con cái Tổng bí thư mà sợ cộng sản giết thì nhân dân ra sao?
Theo Trần Nhu, con cái Võ Nguyên Giáp cũng bị Lê Duẩn, Lê Đức Thọ kiềm chế cho nên Võ Nguyên Giáp phải cúi đầu làm tay sai cho Lê Đức Thọ. (1) Và theo nhiều tài liệu, Lê Đức Thọ dùng gái để khống chế các cụ trong Bộ Chính Trị cho nên các cụ phải im miệng mặc cho Lê Đức Thọ tung hoành! Con người cộng sản là thế đấy nhưng bao giờ mở miệng cũng " đoàn kết toàn dân, toàn đảng"!
Đào Duy Thành là một người cả tin, ngây thơ, hoàn toàn tin tưởng vào chủ nghĩa và con người cộng sản. Ông cũng mang một cái bệnh là luôn luôn tuyên truyền cho chế độ, luôn luôn muốn làm chính trị viên, muốn làm tuyên huấn của chế độ. Khi cộng sản chiếm miền Nam, người Bắc vào Nam miệng luôn nói ngoài Bắc sung sướng, gì cũng có. Có người hỏi ngoài Bắc có TV không. Ông đồng chí miền Bắc trả lời :" ngoài Bắc TV chạy đầy đường".
Khi nghe con Lê Duẩn than thở như vậy, ông nói:
- Tại sao các cháu lại có ý nghĩ lạ như vậy? Ai dám hại nhà mình? Ba cháu là con người vĩ đại, một nhà hiền triết mới kế nghiệp được Cụ Hồ, giải phóng miền Nam. Không có Ba làm sao giải phóng được miền Nam, thống nhất được đất nước, không để xảy ra tắm máu? Ai dám hại gia đình nhà mình? Đừng nghĩ linh tinh. Đảng mình là Đảng vĩ đại, nhân dân yêu quý Ba các cháu, sao lại nghĩ vớ vẩn như vậy? Các cháu yên tâm, chú nghĩ không bao giờ có chuyện đó. Còn bao nhiêu người có mặt... ai dám làm bậy? (VII, 6)
Lần trước, trong CCRD, ông cũng lên giọng chính ủy khuyên giải, an ủi nạn nhân của chế độ Cộng sản:
Trước khi Cải cách ruộng đất có lần tôi về nhà, hai dì đến nhà tôi chơi có hỏi: “Tình hình Cải cách ruộng đất sắp đến, chắc gay go lắm? Cậu Quảng (tức Phạm Chí Dũng nay là Đại tá về hưu, là em cùng bố khác mẹ với các dì), cậu Quảng đã viết thư về đoạn tuyệt với gia đình”. Hai dì bảo tôi cho vài lời khuyên. Tôi nói: “Gia đình ta chỉ có 3 mẫu ruộng, cụ chỉ có chức Phó tổng mua, gia đình hiền lành tử tế, đều tham gia kháng chiến rất tích cực, hai dì chiến đấu ở xã ai mà chẳng biết.
Theo ý cháu, đối chiếu với chính sách gia đình chỉ là phú nông là cùng thôi. Hai dì cứ yên tâm, tin tường vào chính sách Cải cách ruộng đất và Bác Hồ...” Hai dì vẫn tỏ ra rất buồn, nhất là chuyện cậu em ruột viết thư đoạn tuyệt gia đình. Hai dì ngồi suy nghĩ hồi lâu rồi đứng dậy ra về: “Anh nói tôi cũng thấy tin, nhưng ông bà (ý nói cụ ông, cụ bà Tổng Đàm) thì vẫn lo lắm anh ạ”. Tôi động viên hai dì mấy câu và gửi lời thăm hai cụ. Rất thương là hai dì đều chưa có gia đình. Khi Cải cách ruộng đất, không phải ai xa lạ mà chính là bà vợ hai với cô con dâu vợ cậu Quảng là cốt cán Cải cách ruộng đất, đấu tố hai cụ quyết liệt nhất...(V, 29)
Sau đó, ông tìm hiểu mới biết giữa Thọ và Duẩn có tranh chấp:
Sau đó, tôi mới tìm hiểu, tại sao có chuyện hoảng loạn tại gia đình anh Ba như vậy, khi anh qua đời... Đó là những người có dụng ý chia rẽ, nói phe cánh anh Lê Đức Thọ và Trần Xuân Bách định ám hại gia đình anh Ba. Tôi nghĩ không bao giờ có thể như thế được. Đảng ta được Bác Hồ xây dựng và lãnh đạo đội ngũ cốt cán cách mạng, đã làm nên bao kì tích, không thể có những hành động “đồi bại” như thế được. Mấy ngày đó tôi thường xuyên lại nhà anh Ba, để ổn định tư tưởng cho các cháu, nhất là cháu Cừ, vợ đồng chí Lê Bá Tôn, lo lắng nhất...
Tôi cũng chỉ mới biết có sự bất hoà giữa anh Ba và anh Lê Đức Thọ, cách đấy khoảng 4, 5 tháng. Vì tôi ít quan tâm, tôi tin các anh đã có quá trình rèn luyện, lại là người gần gũi Bác Hồ, chắc chắn các anh luôn luôn đoàn kết bên nhau để thực hiện và xây dựng sự nghiệp Bác để lại.
Khoảng tháng 5-1986 tôi đến thăm anh Ba ở Hồ Tây, gần đến khu biệt thự tôi gặp xe anh Thọ đi ra. Tôi vào thăm anh Ba, có anh Bùi San ở đó. Thấy tôi đến, anh Bùi San chào anh Ba ra về. Tôi bắt tay anh Bùi San và vào thăm anh Ba. Anh Ba tỏ vẻ hơi bực tức nói:
-Đấy nó đấy, tôi vừa đuổi nó ra rồi...
Tôi suy nghĩ mãi mới biết là xe anh Thọ vừa ra... Tôi không nói gì, chỉ thăm sức khoẻ anh, nói tóm tắt một vài việc lớn của Hải Phòng để báo cáo với anh, vì lúc này tôi thấy anh Ba mệt nhiều. Tôi muốn để anh nghỉ ngơi, nên xin phép ra về. Nhưng anh Ba bảo tôi ngồi lại nói chuyện, rồi anh nói:
Mấy anh lại đây bảo tôi viết di chúc, tôi nói không cần. Việc viết di chúc chỉ dành riêng cho Bác. Còn tôi, tôi nghĩ Trung ương các đồng chí đã trưởng thành cả rồi, viết di chúc chỉ gây khó khăn cho các đồng chí. Mình nói thế này, nhưng khi Trung ương bàn lại khác, sinh ra phức tạp, mất đoàn kết. Các đồng chí viết sẵn di chúc bảo tôi kí, tôi không kí.
Rồi anh bảo tôi:
-Tôi đã bàn với một số đ/c Bộ Chính trị, kì Đại hội này đưa anh Linh hoặc anh Võ Chí Công thay tôi làm cả khoá hoặc nửa khoá rồi để đồng chí Thành làm. Còn anh Tố Hữu sau đổi tiền không còn khả năng làm Tổng Bí thư...
Tôi đợi anh Ba nói hết, và suy nghĩ. Những lần trước, khi về thăm Hải Phòng hoặc anh gọi tôi lên nhà chơi, anh Ba có nhắc vấn đề này, tôi đều nói:
- Nước ta còn ảnh hưởng lễ giáo phương Đông, lớp trẻ không thể qua mặt các đồng chí lão thành đi trước mình hàng thập kỉ...
Anh Ba ngắt lời tôi, mỉm cười và nói:
-Tôi đã bàn với một số đồng chí Bộ Chính trị, đồng chí Thành thì các đồng chí đồng ý...
Lúc đó anh mệt, tôi không dám nói dài với anh, chỉ nói gọn:
-Rất cảm ơn anh, nhưng theo tôi nghĩ thì rất khó...
Anh lại vui vẻ đứng dậy, vỗ vai tôi và nói: “Cứ làm việc cho tốt...”. Tôi chào anh ra về, chỉ nghĩ nhiều về bệnh tật của anh, và cũng hơi buồn vì trong các anh đã có sự rạn nứt... sẽ gây ảnh hưởng xấu đến đoàn kết nội bộ của Đảng.(VI, 6,7)
5. Đỗ Mười và tập đoàn cộng sản
Phần chính của Hồi Ký là tố cáo Đỗ Mười và bọn lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông cho biết tình hình đại hội VI rất phức tạp. Cứ mỗi lần đại hội, việc tranh chấp, giành giật, đấm đá, chém giết lại xảy ra. Trong đại hội VI này, Đào Duy Thành là nạn nhân của Lê Đức Thọ và Dỗ Mười:
Đi các tỉnh miền Bắc, nắm tình hình một vài ngày, tôi lại về Bộ làm việc. Các tin tức về việc chuẩn bị Đại hội 6 rất sôi nổi, nhất là vấn đề nhân sự Đại hội. Những đồng chí thân thiết với tôi đến chơi, thông tin cho tôi biết về thế lực chống tôi, đang hoạt động rất ráo riết với mục tiêu:
- Số một: đánh bật tôi ra khỏi Trung ương
- Thứ hai: phải làm mất rất nhiều phiếu để tôi không được giới thiệu vào Bộ Chính trị. Đồng thời các đồng chí bảo: Giá là các anh khác, họ sẽ ở lại Hà Nội theo dõi tình hình để đối phó. Tôi cứ bỏ nhiệm sở đi về các tỉnh nắm tình hình, đó là mắc mưu anh Lê Đức Thọ.
Tôi cười và nói: “Mình đã có quan điểm của mình rồi...”. Có đồng chí còn nóng với tôi, nói: “Ông định bỏ chúng tôi hay sao?” Thế mới khó. Tôi phân tích lại cho các đồng chí nghe: “Chúng ta phải làm cho thành công chủ nghĩa xã hội, dân giàu nước mạnh, không bị mất nước. Chứ tranh giành chức vụ, mất đoàn kết thì rất lôi thôi...”.
Trong lúc gần đến Đại hội, đồng chí Tạ Cả, thứ trưởng phụ trách tổ chức đến nói với tôi: “Một đồng chí lãnh đạo lâu năm ở Ban Tổ chức Trung ương, nói qua đồng chí cán bộ Ban Tổ chức Trung ương theo dõi Bộ Ngoại thương, bảo tôi nói lại với anh: Anh phải rất cảnh giác với những lời khen của anh Mười. Tất cả đều là “đãi bôi”. Anh Tạ Cả là đồng chí quen biết tôi từ lâu, nay đã qua đời, còn hai đồng chí kia vẫn khoẻ mạnh và đang sinh sống ở Hà Nội. Tôi nói với anh Tạ Cả, cảm ơn hai đồng chí đã thông tin cho tôi biết để cảnh giác... Còn tôi quan hệ với anh Mười vẫn bình thường, không tỏ ra một sự khác biệt nào, vẫn như khi tôi còn là cán bộ dưới quyền trực tiếp của anh ấy.(VII, 7- 8)
Sở dĩ Lê Đức Thọ, Đỗ Mười chống Đào Duy Thành vì ông thân Trường Chinh, Trường Chinh muốn cử Đào Duy Thành làm thủ tướng. Đào Duy Thành cho biết lời Trường Chinh bàn với ông như sau:
-Nếu tôi tiếp tục làm Tổng Bí thư, tôi đề nghị anh Văn làm Chủ tịch nước, đồng chí phụ trách bên Chính phủ.(VII,8)
Đào Duy Thành từ chối vì ông biết đa số không muốn Trường Chinh ngồi lại chức Tổng bí thư (VII,8)
Người ta không muốn Trường Chinh và Đào Duy Thành ở trong đảng và chính phủ nên họ đã vu cáo ông là gián điệp của Pháp trong việc ông bị Pháp bắt giam ở Hải Phòng rồi đầy Côn Đảo. Ông viết:
Tháng 11-1986 Trung ương họp để thông qua các văn kiện chính thức đưa ra Đại hội 6. Tôi đang họp, chiều về thì được đồng chí Trung Thành, chuyên viên cao cấp của Ban Tổ chức Trung ương, làm công tác Tổ chức cán bộ từ 1951, theo dõi vụ việc của tôi cho biết là có thư tố giác tôi khai man lí lịch gồm 9 điểm, trong đó anh Thọ giao cho phải xác minh ngay hai vấn đề mới là: ngày bị bắt và ngày được tha từ Côn Đảo về. Tôi hỏi anh Trung Thành có phải là anh Tô Duy tố giác tôi? Anh Trung Thành hỏi lại tôi:
- Sao anh biết?
-Tôi biết lâu rồi, anh em Hải Phòng nói cho tôi biết, anh Tô Duy, anh Thắng, anh Ái đi sưu tầm hàng năm nay về việc tôi bị bắt, bị tù ở Hải Phòng. Quá nhiều người biết, họ đều nói đến tai tôi. Tôi vẫn còn nghi ngờ, vì tôi đánh giá anh Tô Duy không đến nỗi hành động trái lương tâm như vậy! Nhưng từ hôm anh Đức Lạc, Trưởng ban Tổ chức Thành uỷ Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội (bạn tù với tôi ở trại giam Cát Bi) lại tôi chơi, nói chuyện tỉ mỉ về việc này, tôi mới tin là anh Tô Duy đã làm việc ấy.
Anh Trung Thành bảo tôi đúng là anh Tô Duy. Tôi cung cấp thêm cho anh Trung Thành những vấn đề mới của anh Tô Duy nêu ra và thư của anh Hoàng Chữ gửi cho anh Đỗ Mười. Tôi chỉ được anh Trung Thành ghi sổ tay nói lại, tôi không được xem bản chính.
Mãi sau ngày đối chất 26-2-1993 tôi mới có bản photocopy thư vu khống tôi của anh Tô Duy và anh Hoàng Chữ. Anh Trung Thành và một số cán bộ phải làm khẩn trương hơn một tháng mới có báo cáo chính thức với anh Lê Đức Thọ là mọi việc đã rõ ràng như kết luận 897 ngày 24-10-1984 do anh Võ Chí Công kí.
Thế là ngón đòn vu khống chính trị do anh Tô Duy làm tham mưu bị bước đầu bẻ gãy. Nhưng chưa phải kết thúc. Họ còn đeo đuổi vấn đề này cho đến hôm nay, từng thời kì hành động của họ, tôi sẽ trình bày tiếp ở những phần sau...(VII,9)
Và lý do sâu xa là Lê Đức Thọ muốn làm Tổng Bí Thư. Ông viết:
Trong Đại hội, anh Vũ Oanh nói với tôi:
-Anh Lê Đức Thọ “mót” làm Tổng Bí thư lắm đấy! ( VII,12)
Đỗ Mười lúc này cũng muốn làm Tổng Bí thư. Mục tiêu của Đỗ Mười là hạ Võ Nguyên Giáp:
Anh Mười nêu vấn đề anh Võ Nguyên Giáp (anh Văn) ra nói về lí lịch anh Văn, năm 16 tuổi đã được thực dân Pháp cho sang Pháp học 6 tháng. Anh Mười bảo tôi về nói cho Đoàn Đại biểu Hải Phòng biết và những ai quen biết ở Đoàn khác cũng nói cho các đồng chí ấy biết... Rồi anh Mười đi ngay.
Tôi lại trở lại tổ họp tiếp. Tôi suy nghĩ, không hiểu tại sao lúc này anh Mười lại nêu vấn đề lí lịch anh Văn ra. Việc này anh Trường Chinh đã nói với tôi mấy lần, và anh Trường Chinh đã kết luận về tiểu sử anh Văn từ năm 1941 - 1942, kể cả việc làm con nuôi Marti, Chánh mật thám Đông Dương, cũng được kết luận là không có, chỉ do những phần tử xấu tung ra.
Nay lại có vấn đề đi Pháp học 6 tháng. Tối hôm đó tôi đến nhà anh Trường Chinh hỏi việc này anh Trường Chinh bảo tôi: “Làm gì có việc đó...”. .(VII, 12)
Việc này làm chấn động toàn quân, mà Võ Nguyên Giáp cũng đau đớn:
Trước khi họp Đại hội 7 vấn đề tiểu sử của anh Văn cũng lại được đem ra thảo luận, có thêm một vài việc mới, thiếu cứ liệu. Có một hôm anh Văn họp Trung ương khoá 6, anh Văn phải đứng lên thanh minh cho mình và nói: “Một vị tướng cầm quân đánh thắng ở Điện Biên Phủ mà còn bị nghi ngờ thân Pháp...” Giọng nói của anh vừa rung động vừa chân thành. Tôi thực sự không cầm được nước mắt. (VII,53)
Sau này, bọn Nông Đức Mạnh, Đỗ Mười, Nguyễn Chí Vịnh trong vụ Tổng Cục II, đã vu khống Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thượng tướng Trần Văn Trà , Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, bà Võ Thị Thắng là CIA. Bọn Mạnh, Thọ, Mười hành động như vậy là theo âm mưu của Trung Quốc làm cuộc đảo chính, lật đổ hết và dựng lên một chính quyền mới, một Bộ Chính trị mới, một Ban Chấp hành Trung ương hoàn toàn mới làm tay sai Bắc Kinh. Âm mưu của họ bị ông Giáp tố cáo, yêu cầu phải giải quyết một cách triệt để nhưng bọn Mạnh, Mười lờ đi nay thì Nguyễn Chí Vịnh làm thứ trưởng Quốc Phòng.
Đào Duy Hùng cho biết các yếu nhân trong đảng coi khinh Đỗ Mười. Trường Chinh nói khi Đào Duy Thành đề nghị Đỗ Mười làm Tổng bí thư:
-Anh Mười anh ấy võ biền lắm, đồng chí thấy đấy? Các cuộc họp, tôi nói, anh ta thường chẹn họng tôi.
Và anh nói thêm một vài nhận xét khác về anh Mười...(VII,8)
Khoảng 1987, Đào Duy Thành đã thăm dò ý kiến Phạm Văn Đồng ai là người có thể thay ông khi ông quyết định về hưu:
Tôi hỏi: “Anh Đỗ Mười thế nào?” Anh suy nghĩ đến 2,3 phút, rồi trả lời gọn có 3 từ: “Chỉ có phá!” Tôi ngồi yên không hỏi gì thêm, anh cũng không nói gì thêm... rồi chúng tôi chuyển sang câu chuyện khác, khi khách chưa đến.
Đào Duy Thành cũng cho biết ý kiến các người khác về Đỗ Mười:
Cách đánh giá của các anh lãnh đạo chủ chốt với anh Mười ra sao tôi đều biết cả, từ anh Lê Duẩn, anh Trường Chinh, anh Lê Đức Thọ, anh Nguyễn Văn Linh... Nhưng anh Đỗ Mười vẫn làm cả Thủ tướng và Tổng Bí thư hơn 10 năm. Nhất là anh Phạm Văn Đồng biết rất rõ anh Mười, anh lại là người qua đời sau các anh trên. Sau này tôi mới hiểu một chi tiết nhỏ, là anh Mười làm thêm khoá thứ hai Tổng Bí thư, anh Tô phản ứng rất gay gắt. Tuy thế phản ứng của nhà lãnh đạo có tầm cỡ, nhà hiền triết, nhà ngoại giao cũng khác những người khác. Anh đã nói với 5 đồng chí là cấp tướng, nếu anh Mười không chịu thôi giữa nhiệm kì các đồng chí phải tham gia “hạ” anh Mười xuống... Việc này qua cơ quan nắm tin tức, anh Đỗ Mười đã được báo cáo lại. Như vậy sự phản ứng của anh Tô cũng quyết liệt. Nhưng lời nói việc làm của anh nhẹ nhàng, không thô bạo như những người thiếu học vấn...(VII, 16)
Đào Duy Thành cũng đề cập đến lời Đỗ Mười nói về Lê Khả Phiêu:
Anh nói nhiều chuyện về nhân sự. Khi nói đến Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, anh Mười nói: “Cậu Phiêu bây giờ gái nó nắm hết rồi. Có đứa là CIA. Kì này phải thay người khác...” Tôi đã định nói một câu, nhưng suy đi nghĩ lại sợ anh Mười phật lòng, nên tôi không nói nữa. Câu tôi định nói là: “Nay chắc anh Lê Khả Phiêu hủ hoá hơn mấy người trước?”. Tôi thấy rất buồn, cán bộ chủ chốt không đào tạo, không qui hoạch, thay đổi vội vàng thì lòng Đảng không yên, lòng dân yên sao được? (VIII, 19)
Người ta đề nghị ông làm Bộ trưởng kiêm Viện Trưởng. Theo kinh nghiệm XHCN, xuống Vụ, Viện là chuẩn bị về hưu. (2)
Rồi người ta đòi nhà số 4 Nguyễn Khắc Cẩn và thôi thúc ông dọn ngay. Vợ ông , bà Phí Thị Tâm không giữ được bình tĩnh, đã đem đốt hết Huân chương, bằng khen của cả hai vợ chồng, một bó to bằng bắp đùi. Ông viết: Khi tôi biết chuyện liền trách nhà tôi: “Sao em vội vàng thế? Làm thế có ích gì. Có khi người ta lại hiểu lầm...” Nhà tôi to tiếng: “Sắp ra đứng đường còn nhà đâu mà treo huân chương, huy chương, bằng khen. Em đốt đi để dọn nhà cho nhanh gọn”.(VII, 54)
Phải mất 20 năm, Đào Duy Thành mới biết chân tướng của Đỗ Mười. Đỗ Mười quá sâu kín hay Đào Duy Thành "vô minh"?
Ông viết:
Ngày 21-6-2003 trong thư tôi gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư, anh Đỗ Mười, anh Võ Chí Công, ở trang 7 tôi còn đánh giá: “Chắc cả nước ta ai cũng biết đồng chí Đỗ Mười là người thẳng thắn trung thực”. Nhưng mãi đến ngày 2-8-2003, hơn 20 năm, sự thật đã trần truồng, tôi mới khẳng định được, người đứng sau vụ án “gián điệp quốc tế” này, chính là đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư của Đảng ta.
Đồng chí Đỗ Mười đạo diễn và chỉ đạo rất tinh vi, lúc cứng lúc mềm đối với tôi, làm cho đối tượng như rơi vào trận đồ bát quái, không xác định được phương hướng. Do đó, quá trình diễn ra vụ án nghi vấn chính trị lớn nhất đối với tôi, có rất nhiều đồng chí, kể cả hầu hết Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, lúc đó đặt câu hỏi với tôi: “Cần phải xem xét còn có nguyên nhân sâu xa gì nữa mà hơn một chục cán bộ chủ chốt Hải Phòng, không ai có chứng cứ cụ thể, lại dám kí vào đơn tố cáo? Anh cần xem xét kĩ việc này”. Tôi chưa trả lời được câu hỏi ấy.
Nhưng từ sau ngày 2-8-2003, tôi đã có thể trả lời câu hỏi này, khi đồng chí Trần Đình Hoan, Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, ngày 8-8-2003 đặt câu hỏi như nội dung trên. Xin thưa: “Tất cả là do đồng chí Đỗ Mười”.
Tháng 1-2004 đồng chí Nguyễn Đức Tâm, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương lại đặt lại câu hỏi này với tôi, mà trước đây đồng chí đã hỏi tôi nhiều lần, tôi chưa trả lời được. Nay tôi đã trả lời chính thức đồng chí Nguyễn Đức Tâm: “Tất cả là do đồng chí Đỗ Mười” ( VIII, 29-30)
Trong tập Hồi Ký, ông đã tỏ ra có nhận thức tiến bộ. Ông đã phê phán chủ nghĩa cộng sản.
(1). Là người cộng sản, ông lại đề cao Nho giáo và nhân nghĩa.
Cách đây 5.000 năm Kinh Thi đã nói: “Văn chất bân bân, nhiên hậu quân tử” (Văn hoá, vật chất dồi dào, sau đó mới có người tử tế).
Nhưng sau 5.000 năm các vua chúa Trung Quốc vẫn để người dân nghèo đói, nói nhưng không làm, muốn làm lại do cơ chế không có, không làm được. Đến đời Xuân Thu, Khổng Tử đã viết Kinh Xuân Thu để quản lí Nhà nước, với nội dung lấy nhân nghĩa làm đầu, “Quốc dĩ dân vi bản, dân dĩ thực vi tiên” (Nhà nước lấy dân làm gốc, người dân lấy ăn làm trước). Nói hay như vậy nhưng cũng không làm được là bao. (VI,28)
Ông phê phán bọn cộng sản nhân danh công bằng xã hội để bóc lột nhân dân và làm điều bất nhân bất nghĩa:
Còn lại số đông, nhất là những người có quyền, có thế, lại vận dụng những học thuyết cao cả để che giấu sai lầm của mình, lừa dối người khác, vụ lợi cá nhân.(XI,6)
(2). Thực trạng nông nghiệp tại miền Bắc XHCN:
Trong khi bọn Cộng sản dối trá năng suất 5 tấn, 7 tấn mỗi mẫu, ông cho biết thời cha ông làm ruộng, 100kg/sào nay chỉ được 40kg/sào , thu nhập mỗi nông dân trên 1kg mỗi ngày.
Khi tôi còn nhỏ, loại ruộng này, nhà tôi cày cấy bình thường cũng được 100 kg/sào. Nay chưa chắc được 40kg/sào. Tôi hỏi các bậc lão nông tri điền họ cũng nói như vậy. ... .
. . . năng suất cũng thất thường, ngày công cũng không khá, chỉ được trên 1 kg/ngày. Xem ra xã viên làm nhanh cho xong công việc hợp tác xã, còn công sức tập trung vào ruộng 5% và đi bắt tôm cá ngoài sông, biển, hoặc đi buôn bán lặt vặt. Kinh tế hợp tác xã chỉ cung cấp khoảng 20% cho cuộc sống của gia đình họ, bởi vậy họ phải bươn chải bên ngoài là chính.Một hôm tôi xuống xã Hoà Nghĩa thuộc huyện An Thuỵ, xã lớn gần 600 ha, giáp với con đường 14 ra Đồ Sơn (nay là đường 353). Tôi vào thăm một số gia đình, thấy nhà nào cũng đói.
Tôi đến một gia đình có 3 cháu đang đói, nằm ở trên giường. Tôi hỏi: “Bố mẹ cháu đi đâu?”. Các cháu trả lời: “Bố mẹ chúng cháu ra bãi biển bắt tôm, cá về bán đong gạo”. Đồng chí Bí thư, Chủ tịch, Chủ nhiệm hợp tác xã, cùng đi với tôi cho biết: “Xã có đất canh tác 500 ha, nhưng năm nào cũng không cày cấy hết, bỏ hoang cho cỏ năn mọc trên dưới 100 ha. Nông dân không cấy vì thu nhập thấp, lúa chín cũng không chịu đi thu hoạch, bỏ ruộng ra bãi biển kiếm sống. ...(VI, 7).
(3). Miền Nam và Saigon xuống cấp:
Một thời gian đi công tác dài ngày ở các tỉnh phía Nam, tôi có thêm những suy nghĩ mới về đất nước. Trước đây so với 3 nước như: Nhật Bản, Trung Quốc, Liên Xô thì Việt Nam vẫn có ưu thế hơn. Thế mà sau hơn 5 năm thống nhất đất nước, dân vẫn cứ nghèo, thành phố Hồ Chí Minh mấy năm đầu thấy khá hơn các tỉnh phía Bắc nay xuống cấp quá nhanh, xe máy hết dần, chỉ còn xe cũ với loại Honda 50 là phổ biến, xe đạp xuất hiện nhiều. Từ ăn mặc, đến nhậu nhẹt giảm hẳn. Quần áo nâu sồng, dép lốp xuất hiện.(VI, 10)
(4). Thực trạng Hà Nội:
Về đến Hà Nội, buổi trưa nắng hè oi ả, lại thấy rặt xe đạp là xe đạp, với dép cao su. Nhiều người còn mặc quần áo vá. Tôi nghĩ bao giờ thì lên đến chủ nghĩa xã hội? “Phải quyết tâm làm cho nó đến...”(VI. 11)
(5). Về khoán:
Kim Ngọc ở Vĩnh Phúc bày ra khoán chui từ 1965, (V,67) nhưng bị kỷ luật. Trường Chinh là tay bảo thủ. Ông kể như sau:
Anh Tạo kể lại hôm họp Quốc hội, (anh Tạo và tôi đều là đại biểu Quốc hội khoá VII) giờ nghỉ giải lao, anh Trường Chinh gọi anh Tạo ra ngoài phê phán rất gay gắt: “Anh định phá hết hợp tác xã nông nghiệp ở Hải Phòng và cả nước à?”(VI, 14)
Ông cho biết đa số sợ Trường Chinh, theo Trường Chinh mà phản đối khoán quyết liệt trong hội nghị:
Tất cả đều phản đối khoán, phê phán các mặt tiêu cực của nó, lên án gay gắt. Có những lời nói thiếu văn hoá nữa. Duy chỉ có đồng chí Huy, Viện phó Viện nông nghiệp thì ủng hộ một vài ý nhưng rụt rè. Hôm đó tôi thấy cần phải đem ý kiến anh Trường Chinh ra phổ biến, tôi đọc nguyên văn lời anh Trường Chinh mà tôi đã ghi vào sổ... Tôi vừa đọc thong thả, vừa theo dõi thái độ hội nghị. Thấy nhiều bộ mặt ngơ ngác, có bộ mặt nghi ngờ, có người thì thầm với nhau, nhằm nói to cho tôi nghe thấy, như: “Kì này tay Thành sẽ chết với ông Trường Chinh... dám bịa, ghê thật!”. Tôi vẫn tỏ ra như không nghe thấy, và cứ nói một cách phấn khởi về ý anh Trường Chinh...(VI, 17)
Ông cho rằng một số vì quyền lợi, vì mù quáng theo Marx, theo Mao, thà để dân chết mà giữ chủ nghĩa Marx:
Đói thì đói, nhưng chỉ sợ mất lập trường, mất chủ nghĩa xã hội, mà chủ nghĩa xã hội thì có ai đã hình dung ra được cụ thể như thế nào?
Chỉ biết là phải làm cho mọi người sung sướng, hoặc như Marx nói về thời kì cuối của xã hội xã hội chủ nghĩa là: hàng hoá phải nhiều như nước trong nguồn chảy ra, mới tiến lên cộng sản được. Thế mà một nước nông nghiệp lại thiếu lương thực, đành chịu chết đói, chỉ vì sợ mất chủ nghĩa xã hội, phá vỡ hợp tác xã. Anh Nghị tâm sự với tôi: “Đánh giặc chết người, tù đày hi sinh gian khổ, chết chóc, thì thống nhất quan điểm lại dễ. Nay làm ra gạo ăn, không phải đi xin viện trợ, đi xin viện trợ là tôi phụ trách, tôi thấy khó khăn, mình đi lắm cũng ngượng, thế mà khó quá nhỉ?”(X, Lê Thanh Nghị, 3)
(6). Ông đã nhận định đúng tâm lý xã hội của xã hội cộng sản
Chúng ta không thấy rằng nước ta nghèo, nhân dân ta không có kinh nghiệm kinh doanh, làm giàu, bằng của nả của ông cha ta để lại. Đã nghèo, văn hoá lại thấp thì vừa không biết làm giàu, vừa hay ghen tị với những người khá giả hơn mình. Kinh nghiệm khi công tác ở địa phương, tôi thấy những cảnh như nhà hàng xóm nuôi được cá, chăn nuôi gà vịt sinh trưởng tốt, người hàng xóm không làm được, khó chịu, vứt thuốc sâu xuống ao và gà bị bệnh sang nhà hàng xóm, làm cho cá chết, gà “toi” mới thoả lòng.
Khi lên Hà Nội, giữa những thập kỉ 80, tôi còn được nghe kể rằng ở trên này nhà mua được con gà làm thịt cũng phải gói lông lại, chặt thịt không dám dùng dao, thớt, mà phải dùng kéo cắt. Thịt ăn xong, xương và lông gà gói lại đem ra ngoài đê sông Hồng vứt đi, sợ người hàng xóm nhìn thấy. Đó là sự thật, chúng ta phải đi lên từ cuộc sống khó khăn của nhân dân sau bao năm chiến tranh, lại thực hiện cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, tem phiếu kê khai phiền toái, hàng hoá không có, chia nhau mua từng bao diêm, sợi chỉ... Nó bị vật chất tác động vào tư tưởng, và tư tưởng đố kị ghen tị lặt vặt không thể tránh khỏi. Người lãnh đạo phải từng bước tìm ra phương pháp khắc phục.(IX, 6)
(7). Sai lầm của Việt Cộng
Tuy ông cũng như đa số cộng sản tự hào thắng Mỹ, ông đã nhìn nhận sai lầm của cộng sản Việt Nam:
+Suy đồi, tụt hậu:
Chúng ta đã có vị thế đáng tự hào nên trường quốc tế vì đánh thắng đế quốc Mỹ, một nước giầu mạnh nhất toàn cầu, hầu hết các nước khác đều nể sợ. Thế mà dân tộc ta đã chiến thắng. Cuộc kháng chiến thần thánh ấy góp vào kho báu lịch sử dân tộc như một tài sản vô giá. Có những người ngoại quốc chỉ muốn đến Việt Nam một ngày, để chiêm ngưỡng xem hình dáng lẫn trí tuệ người Việt Nam thế nào, mà dám đánh và đánh thắng đế quốc Mỹ.
Đó là một lợi thế vô cùng quan trọng. Nhưng sau ba mươi năm chiến thắng, chúng ta không những không bồi đắp cho nó mà còn làm mất mát đi khá nhiều lợi thế của đất nước, làm xói mòn lòng tin của chính nhân dân ta, bè bạn ta. Trong những năm qua, nhất là sau những năm đổi mới, xã hội xuống cấp quá nhanh, chưa có báo cáo năm nào nêu được chỉ tiêu xã hội như chỉ tiêu phát triển kinh tế đáng phấn khởi, ngược lại năm nào cũng nêu tệ tham nhũng chưa khắc phục như một quốc nạn, rồi nghiện hút, SIDA chưa bao giờ giảm, chỉ thấy tăng...
+ Mất đoàn kết:
Đã vậy sự mất đoàn kết trong Đảng, trong dân ngày càng nghiêm trọng, ức hiếp dân để xảy ra khiếu kiện liên miên. Đi đến đâu, làm việc gì cũng gặp tệ nạn hối lộ, ăn chặn. Sự tha hoá trong bộ máy công quyền mà các báo cáo của Chính phủ, của Quốc hội, của Đảng, kêu ca thảm thiết, nhưng nó vẫn cứ tồn tại ngày một nghiêm trọng. Có thể nói phổ biến cán bộ viên chức nhà nước từ hành vi nhỏ đến lớn đều liên quan đến tham nhũng. Trong khi đó một nước tư bản gần kề chúng ta là Singapore mức tham nhũng trong viên chức nhà nước không quá 5%. (XI, 12-13)
+ Phải trọng người tài năng, loại bỏ người ngu dốt:
Ông cha ta nói “Một người biết lo bằng kho người biết làm” để đề cao vai trò nhân tài của mọi thời đại. Vì chính nhân tài mới là người tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho đất nước. Những nhà lãnh đạo nên luôn luôn chú trọng đến câu: “Bỏ sót nhân tài là có tội với quốc gia”, mà tổ chức tuyển chọn kĩ càng, công khai, chính xác. Không nên để đến Đại hội mới bàn ra tán vào, có khi người nỏ mồm, nịnh hót, gáy hay lại được tuyển lựa, người thầm lặng, thật thà, tài đức thật sự lại bị bỏ quên.
Không phải ít những nhà lãnh đạo gặp vài lời nói trái ý mình đã vội vàng thành kiến, trù dập. Bởi thế họ chỉ thích người xu nịnh, lựa chiều (mà số người xu nịnh ít khi có tài, trình độ trí tuệ kém) kết quả có khi tuyển lựa phải người dốt nát. Nếu dốt lại nhiệt tình nữa thì như Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi sinh thời đã nói: “Dốt nát cộng với nhiệt tình thành phá hoại”. Nhỡn tiền chúng ta cũng thấy điều đó ở một vài người rồi. Đó cũng là bài học quý cho việc chọn lựa nhân tài vậy.(XI,6)
7. Chủ nghĩa Marx
Ông phê phán chủ nghĩa Marx sai lầm:
Cho tới khi học thuyết của Marx ra đời, nó mang tính nhân văn cao hơn hẳn, có sức thuyết phục hơn hẳn. Nhưng dù sao đó mới chỉ là học thuyết, chưa có thực tế kiểm nghiệm. Rồi Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 Lênin đã đem học thuyết vĩ đại đó áp dụng vào một đất nước rộng 1/6 địa cầu, là người có công rất lớn. Ông vận dụng sáng tạo học thuyết của Marx vào nước Nga, đem lại một số kinh nghiệm cho loài người. Việc Stalin lãnh đạo nước Nga làm nên chiến thắng kì diệu chống phát xít Đức là nhờ tinh thần quật cường của dân tộc Nga, kết hợp với tính quyết liệt, bất chấp nguy nan và thiên tài quân sự của người lãnh đạo tối cao làm nên.
Hơn ai hết dân tộc Nga hiểu rằng phải đánh thắng phát xít Đức mới mong thực hiện được ý tưởng của Marx - Lênin. Đó là động lực tinh thần quan trọng, là quyết tâm biến ước mơ thành hành động của nhân dân Liên Xô. Khi thế chiến thứ hai kết thúc, vòng nguyệt quế với bao lời tung hô chiến thắng, đã tạo nên một đám mây đen che phủ trong đầu những người lãnh đạo đất nước rộng nhất thế giới này.
Sự vinh quang làm cho họ mê mụ, hay phần lớn những cái đầu hạn hẹp kiến thức đã trút hết trí lực vào cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại rồi, nay số kiến thức dành cho việc xây dựng và phát triển đất nước đã không nhiều lại bị đám mây đen nói trên che phủ, nên suy tư cho kinh tế của các vị đã không đáp ứng được với thời cuộc.
Những vị lãnh đạo đó không còn đủ trí tuệ tìm ra con đường dẫn dắt dân tộc từng bước tiến lên xã hội chủ nghĩa, dân giàu nước mạnh, lại thêm lòng ham hố vinh quang, quyền lực, tạo ra sự “kiêu ngạo cộng sản”, nước lớn nước bé, dân tộc đa số, dân tộc thiểu số, khiến ngày càng đi xa với thực tế cuộc sống của dân. Đã vậy cuộc sống hoà bình sau bao năm hi sinh gian khổ sinh ra sự ham muốn hưởng thụ ở họ không có bờ bến.
Việc làm cho tương lai, cho dân tộc đã bị coi nhẹ hoặc quên lãng, nhưng sự hưởng thụ vật chất cho cá nhân mình lại được đề cao, được quan tâm quá mức. Họ quên rằng với cuộc Cách mạng tháng 10, với cuộc chiến tranh vệ quốc có những mặt chưa được thấu tình đạt lí, còn bao việc phải làm, còn tồn dư sự thù hận trong nội bộ dân tộc. (XI.8)
Ông nhận định rằng phe tư bản đã tự điều chỉnh trong khi phe cộng sản giáo điều:
Trong khi đó những lực lượng đối kháng lại là những người thực tế, biết thân biết phận, xoay vào củng cố và phát triển lực lượng hùng mạnh, tìm những cái hay của chủ nghĩa Marx - Lênin để rút kinh nghiệm, vận dụng, đồng thời tìm những khe hở của Liên Xô và các nước Đông Âu tranh thủ phân hoá bằng mọi cách rất tinh vi. Đến khi chín mùi, họ làm cho nó tự đổ vỡ từ bên trong, không ai cứu vãn nổi. Bài học đó không bao giờ nên quên.
Những điều ông viết rất có giá trị lịch sử. Tuy nhiên, một số vấn đề nho nhỏ làm chúng tôi thắc mắc. Sau đây là những tồn nghi, xin được trình bày.
2. Ông khoe ông đã " ngói hóa" (VI,33) thành phố Hải Phòng . Tôi xin thưa rõ hơn. Lúc bấy giờ ngoài Bắc quả thật là không còn nhà tranh, nhà rạ, tất cả đều " ngói hóa " chứ không riêng Hải Phòng. Việt Nam đã giàu mạnh, đã tiến nhanh, tiến mạnh lên XHCN ư? Không phải thế. Trong chế độ cộng sản, Cộng sản đã phá sạch rừng để bán gỗ dưới danh nghĩa "tăng gia sản xuất" và " xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước". Họ đã tàn phá rừng cho nên trong "Viết cho Mẹ và Quốc Hội", Nguyễn Văn Trấn đã nói " Chúng cạo trơn tru như mu bà Hóng". Như vậy thì đâu còn tranh mà lợp nhà?
Và lúc bấy giờ, dân chúng phải vào HTX, tuân lệnh đảng trồng lúa Thần Nông. Trồng lúa Thần Nông thì phải bón phân hóa học, phải xit thuốc trừ rầy, trừ sâu. Hậu quả là cây lúa thấp hơn gang tay, tôm cá không còn, dân chúng không còn cảnh "mò cua bắt ốc" và thoát cảnh nhà rạ!
Vậy thì ông có nên tự hào về việc "ngói hóa" không?
3. Lúc bấy giờ Trung Quốc vẫn còn theo Marx , Stalin và Mao, khinh bỉ Khổng tử, Việt Nam cũng vậy. Tất cả bọn họ đều làm như vậy vì tin rằng chỉ có học thuyết Mác Dao là tiến bộ, tất cả đều phản động, lạc hậu. Họ sơn phết đền thờ Khổng tử là theo chính sách phát triển du lịch để lấy tiền du khách, chứ họ trọng gì Khổng tử, Mạnh tử và đạo nho !
Ông là một tay cộng sản gộc mà không hiểu điều đó ư? Thế mà ông sang Trung Quốc, đòi đi thăm Khổng tử ư? Ông về mà không bị phê bình ư?Và trong cuộc sống, ông khoe cái vốn chữ nho với Trường Chinh ( IX, 50; X,3-4) , Lê Duẩn và Trần Bạch Đằng ư? Ông há không biết trong kháng chiến bao trí thức , bao văn nghệ sĩ đã khai là bần cố nông, không hề học trường tây, không đỗ đạt, chỉ học lớp ba trường làng hay thất học, họ phải ăn ở , nói năng thô lỗ như nông dân để được yên thân .Tại sao ông vỗ ngực khoe khoang mình là phong kiến, là điạ chủ? Có đúng là ông hành động can đảm như thế mà làm đến Phó thủ tướng ư? Tội nghiệp GS Trần Quốc Vượng, nghe nói là con cháu Trần Thủ Độ mà khai là giai cấp bần nông ?
4. Ai cũng biết trong chế độ cộng sản, đảng lãnh đạo. Các cán bộ khi n ói năng, phát biểu đều phải làm theo đúng lời lãnh đạo, nếu sai là bị mất chức, mất quyền., có khi bị tù. Vì vậy mà ta thấy mấy tay cộng sản gộc, mỗi khi phát biểu phải cầm giấy. Đó là họ phải nói theo lời dạy của lãnh tụ đấy!
Khi sang Mỹ ,ông nói:
Trước đây chúng tôi muốn xây dựng CNXH thật nhanh, để có hạnh phúc cho toàn dân. Nhưng kết quả không như mong muốn, không có hiệu quả, chúng tôi bỏ nó, trở lại vận dụng kinh tế thị trường do cha ông để lại, để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Có học thêm kinh nghiệm của các nước, như Mỹ chẳng hạn, có một nền kinh tế phát triển, vận dụng qui luật kinh tế có khác với những nước đang phát triển và có nhiều kinh nghiệm hay. Đó là sự trao đổi kinh nghiệm chung giữa các nước với nhau”.(IX, 48)
Có một số lần xuống xem hợp tác xã dệt thảm len xuất khẩu ở Thuỷ Nguyên, một lần xem hợp tác xã may mặc ở nội thành, một lần xem hợp tác xã nông nghiệp kiêm làm nghề thủ công ở An Hải, đã cho tôi ấn tượng sâu sắc về tư duy kinh tế của anh Ba.
Đến hợp tác xã dệt thảm len gia công xuất khẩu, anh hỏi tôi sao lại tập trung khung dệt cồng kềnh thế này vào một nơi? Sao không để ở từng nhà cho thuận tiện đi lại, năng suất sẽ cao, không phải làm thêm nhà để khung cửi? Còn tập trung chỉ là cơ khí sản xuất theo dây chuyền thì người ta mới tập trung...
Đến hợp tác xã may mặc anh Ba còn chất vấn tôi: Tại sao máy khâu mà cũng vào hợp tác xã, để người ta làm cá thể có hơn không? Những câu hỏi liên quan đến đường lối làm ăn tập thể, tổ chức hợp tác xã mà anh Ba hỏi như vậy khó trả lời quá! Tôi báo cáo anh Ba đó là theo hướng dẫn chỉ đạo của Trung ương. Anh Ba vặn lại tôi: “Các đồng chí ở cơ sở sát thực tế, trên không sát, phải đề xuất chứ. Cứ làm mà không có ý kiến gì là không được”. (IX,52-53)
Ôi, qua những lời nói của ông thì lại thấy thực tế trái ngược. Trước và sau 1975, Bắc và Nam mọi ngành nghề đều phải vào HTX, không ai được sinh hoạt theo kinh tế cá thể. Vậy thì lời của Lê Duẩn là thực hay hư?
6. Ông đề nghị với Phạm Văn Đồng (X,4) và Lê Duẩn (IX. 67) đem "phế liệu" bán lấy tiền . Ông cho rằng là kế thượng sách và được Lê Duẩn đồng ý. Ông làm như thế là đúng nhưng cũng là cách cho bọn tham nhũng cướp tài sản quốc gia khi chúng đi mua tàu bè, máy móc ngoại quốc hàng chục triệu, hàng trăm triệu đô la để rồi đem bán sắt vụn. Chính ông đã nhìn thấy mặt trái của chính sách này:
Do không quản lí chặt chẽ, nên một số người tham lam đi ăn cắp, phá cả những thiết bị còn sử dụng được, lấy sắt thép để bán. Thậm chí lấy cắp cả xích, còng ở nhà tù Côn Đảo đem đi xuất khẩu. Sau ta đã ngăn chặn kịp thời.(X.5)
7. Ông đề cao trí thức, nhân tài:
Chúng ta đều biết “nhân tài” là nguyên khí của quốc gia. Một nước có 80 triệu dân thì nhân tài không phải hiếm. Có chính sách và có cơ chế đúng, cộng thêm người đứng đầu đất nước quan tâm là ra nhân tài. Nhưng đào tạo nhân tài quốc gia mới là chuyện quan trọng nhất. Phải có cơ chế rõ ràng, dân chủ tuyển dụng, đồng thời không những nâng cao dân trí, truyền thống văn hoá dân tộc và văn hoá thế giới cho mọi người hiểu được tiêu chuẩn thế nào là nhân tài. (VI, 56)
Ông là người cộng sản, tất phải đứng trên lập trường vô sản, không lẽ nào ông dám chống chính sách " chuyên chính vô sản"? Lenin, Stalin đã giết tư sản, giết nông dân và kết tội họ là địa chủ phú nông và đưa bần cố nông lên nắm các chức vụ trong đảng và nhà nước. Mao nói "trí thức không
bằng cục phân"! Hồ Chí Minh cũng theo đó mà đưa người ngu dốt nắm các chức vụ, triệt hạ, thủ tiêu các trí thức với khẩu hiệu "Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ", nào là "Hồng hơn chuyên"thế mà ông lại đề cao nhân tài! Ông viết điều này có thật không? Và ông có dám phát biểu với Chinh, Duẩn, Thọ, Mười hay trước hội nghị đảng không?
8. Như ông đã nói (VI, 6-7), công điểm của nông dân trong HTX có nơi 300gr/ngày, và có nơi 1kg/ngày.Theo thiển kiến, ông nói chưa rõ. Theo tôi được biết, trong HTX nông nghiệp, nông dân lao động giỏi nhất mới được 1kg một ngày nhưng đó là 1 kg lúa chứ không phải 1 kg gạo, và phải chờ đến mùa sau mới được lĩnh. Còn lao động yếu thì 200 hoặc 300gr lúa/ngày . Một kg lúa thì chỉ đưọc khoảng 600- 700 gr gạo tùy lúa xấu tốt và cân đo đầy vơi, nếu đong bằng lon sữa bò thì chưa đưọc ba lon gạt, một mình anh nông dân ăn ba bữa còn thiếu! Đó là đãi ngộ của đảng Cộng sản đối với nông dân. Tại Quảng Bình, trước 1954, theo truyền thống nơi đây, nông dân cấy rẽ thường đến giúp chủ ruộng trong cấy cày gặt hái. Họ làm rẽ thì được chia đôi lúa, và khi đến nhà chủ làm việc ăn no ngày ba bữa dù là tương cà, mắm muối, (chủ đất cũng ăn uống như vậy trong mùa đông giông bão và biển động). Còn làm nô lệ cho đảng thì hoàn toàn đói!
Ông luôn nói đến thành tích của ông lấp biển, trả lương với giá 1kg và l đồng/ ngày công lao động và " mọi người phấn khởi lắm" ( VI, 34). Ở đây, ông cũng không nói rõ 1 kg lúa hay gạo! Ông cho biết khoảng 1983-1984, giá lúa chính thức tại Hải Phòng là 1.700 đồng/ký (VI,34). Trong lúc này, tại Sài Gòn, cửa hàng Quốc doanh bán mỗi ổ bánh mì bằng nắm tay là 2 đồng.Vậy thì mỗi ngày một đồng mua được gì? Trong khi đó, cán bộ trưng ương về hưởng 35 đồng một ngày (VI,43)
Ông là người tiến bộ nhưng tiến bộ nửa vời.
Ông viết:
Nhưng một điều đáng tiếc là tất cả những lí tưởng ban đầu của các đấng “Chí tôn” vẫn không được thực hiện dù ở bất cứ nước nào.
Từ khi chủ nghĩa Marx ra đời, giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đặc biệt là dân tộc bị mất quyền độc lập, làm nô lệ cho ngoại bang như Việt Nam, trông chờ tin tưởng vào chủ nghĩa Marx rất lớn. Bác Hồ của chúng ta, người đặt niềm tin vào chủ nghĩa Marx hơn ai hết, đã đem tư tưởng, triết học của Marx vào Việt Nam, với những lời nói ngắn gọn, xúc tích, rất dễ hiểu, rất chân thành, đi vào lòng người như: “Nước có độc lập mà người dân vẫn còn nghèo đói, thì độc lập đó cũng không có ý nghĩa gì!”. Lời nói đó đã chỉ ra cho chúng ta phải hành động, không nói suông, lừa dối quần chúng để nắm chính quyền, dùng quyền hành cho mình sống “Vinh thân, phì gia”. (VI,28)
Tôi xin đặt ra một câu hỏi với Trung ương: “Chúng ta làm cách mạng để làm gì? Người cộng sản hi sinh suốt đời cho nhân dân, đem lại hạnh phúc cho nhân dân, thử hỏi ta đã đem lại cho nhân dân cái gì, sau khi đất nước đã được thống nhất 8 năm? Những việc của chúng ta làm là trái đạo lí. Bác Hồ trong di chúc đã nói: “Sau khi nước ta được thông nhất, chúng ta sẽ xây dựng đất nước ta to đẹp hơn, đàng hoàng hơn... “ Ta chưa xây dựng thì để cho dân xây trước, còn ta sẽ xây dựng lớn hơn, cả nước thành công trường, xây dựng Chủ nghĩa xã hội. (VI, 48)
Đa số cán bộ chống đối kế hoạch Z30 là bảo vệ nhà cửa, tài sản tham nhũng của họ chứ không phải vì thương dân! Ông mập mờ giữa nhân dân và cán bộ tham nhũng. Lúc nào nhân dân lao động cũng đều khổ . Cán bộ bình thường lương không đủ sống chỉ có bọn tham nhũng mới có tiền xây nhà cao cửa rộng. Chính Võ Văn Kiệt và bọn tham nhũng đã có ý tưởng rõ rệt "Chúng ta làm cách mạng để làm gì? Người cộng sản hi sinh suốt đời nên có quyển ăn và cướp phá!
3.Ông luôn ca tụng ông Hồ và khẩu hiệu của ông Hồ : “Muốn có chủ nghĩa xã hội, phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Con người XHCN là con người thế nào? Tàn ác giết hàng trăm triệu người như Stalin, Mao, Hồ, Pol Pot? Đưa ra những kế hoạch tham lam gọi là "kinh tế chỉ huy" làm cho dân Liên Xô, Trung Quốc , Việt Nam và Kampuchia nghèo khổ, đau đớn như Stalin, Mao, Hồ, Pol Pot? Hay là những con người "to mồm, ăn nói “hung hăng”, luôn luôn coi mình cái gì cũng biết tất cả, lấy nhiệt tình làm đầu nhưng kiến thức hạn hẹp, với thành phần thợ thủ công (thợ sơn) nên luôn luôn cho mình là giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng như chính ông đã chỉ trích? (IX, 23)
4. Ông là nạn nhân của cộng sản, ông vẫn bênh vực cộng sản, kết tội, xuyên tạc và khinh bỉ những người đấu tranh chống cộng. Bọn cộng sản cho rằng chỉ có người cộng sản là yêu nước, còn tất cả là ngu dốt, làm tay sai cho Pháp Mỹ mặc dầu bọn họ phải quỳ lạy Trung Xô. Duới mắt ông những người tị nạn là nghèo đói, bần hàn. Họ nghèo đói mà mỗi năm gửi về 7 tỷ đô la ư? Ông có nhìn rõ không hay chỉ nghe bọn tay sai báo cáo?
Đến hôm bế mạc họ mới biết. Họ là những dân di tản, thất nghiệp, bọn phản động thuê mỗi ngày 75USD, nhưng phải đóng quĩ của bọn phản động 25USD chỉ còn 50 USD/ngày. Người nào trông cũng gầy còm, chỉ có vài 3 tên chỉ huy là to béo. Họ bị cảnh sát Mỹ bắt buộc đứng vào một khu vực có dây chăng chung quanh, ra ngoài vòng dây là cảnh sát đánh ngay, nên bọn họ chỉ đứng hô đả đảo. (IX,44)
Như vậy là ông còn tệ hơn Lê Duẩn, vì Lê Duẩn còn biết sự thực trong khi bọn chân tay nói láo:
Anh hỏi lại đồng chí cán bộ Bộ Ngoại giao: “Mỹ yếu thế mà tại sao Liên Xô, Trung Quốc... đều nể Mỹ? Đồng chí báo cáo thế thì làm sao hợp tác được với Mỹ?” Rồi anh bảo đồng chí đó về chuẩn bị lại, mai báo cáo tiếp. Hôm sau đồng chí đó báo cáo phù hợp với nhận định đánh giá của anh Ba về Mỹ. Anh nói tiếp: cán bộ ta hay nói để chiều ý kiến lãnh đạo, vì ta thường phê phán cái gì Mỹ cũng xấu cả, anh em sợ mất lập trường phải nói theo. Còn đây là báo cáo với lãnh đạo để chuẩn bị làm ăn với Mỹ mà báo cáo thế thì nguy hiểm quá! (IX, 69)
Không những ông là nạn nhân của cộng sản, mà bà vợ ông , cha mẹ ông, các bà dì của ông đã là nạn nhân của cộng sản và chết tức tưởi vì cộng sản, thế mà ông đã viết những lời xấu xa theo giọng cộng sản về người dân tị nạn cộng sản biểu tình chống cộng tại Mỹ. Quả thật, ông cũng như những người cộng sản giác ngộ khác chỉ giác ngộ nửa vời. Dương Thu Hương vẫn căm thù lính Quốc Gia, Vũ Thư Hiên căm thù Việt Quốc, Việt Cách và Nguyễn Chí Thiện chống Cộng, còn ông, ông khinh miệt những Việt kiều chống cộng.
Ông ghét Cộng sản chỉ là đột xuất, là trường hợp cá biệt. Nếu ông làm thủ tướng hay làm Tổng Bí thư chắc cuộc đời ông vui lắm, không có muời cái đau khổ như Hồ Chí Minh. Ông vẫn ca tụng Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn.. . Tiếc thay tại Đỗ Mười mà làm ông biến thành con người bi quan bất mãn, chỉ biết than thở theo Nguyễn Trãi
“Mọi chưng khắp chốn đều thông cả,và Phu-xích, Uỷ viên Trung ương Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, tác giả tiểu thuyết Viết dưới giá treo cổ:
Bui một lòng người cực hiểm thay!”
“Nhân loại hỡi! Ta yêu tất cả mọi người.
Hãy cảnh giác!”
Hơn tất cả, ông cay đắng cho tình đời, tình đồng chí, ông ngậm ngùi rút ra một kết luận:
Nghĩ lại cái khẩu hiệu “Mình vì mọi người, mọi người vì mình” tôi thấy nó “rỗng”, ngay cả giữa đồng chí với nhau (VII, 51)
Cũng từ mâu thuẫn với Đỗ Mười, và kinh qua công tác, ông nhận thức được phần nào xấu xa và tệ hại của chủ nghĩa cộng sản để viết nên thiên hồi ký này. Về mặt lịch sử, tác phẩm của ông cũng soi sáng cho ta thấy nhiều sự thật ẩn giấu sau bức màn sắt.
____
(2).Từ một Viện ngang Bộ, trực thuộc Chính phủ, nay xếp ngang một Tổng cục trực thuộc Bộ, đương nhiên Viện trưởng phải đi nơi khác hoặc về nghỉ... “hết đất”(IX, 1).
No comments:
Post a Comment