Bộ Văn hóa muốn kiểm soát hồi ký | ||||||
Bộ Văn hóa - Thông tin Việt Nam vừa gửi văn bản cho Bộ Chính trị Đảng Cộng sản và Thủ tướng Chính phủ, đề nghị ban hành quy định đối tượng được viết hồi ký, thời điểm viết và những nội dung được viết. Văn bản số 4993/BVHTT-XB nói thời gian gần đây, một số cán bộ, công chức đã viết hồi ký và tự phổ biến qua nhiều kênh, ở dạng sách hoặc đưa lên mạng internet, trong đó đưa ra một số nhận định, đánh giá "mang tính cá nhân, gây dư luận xấu trong xã hội." Bộ Văn hóa - Thông tin nói cần đưa việc viết và xuất bản hồi ký, tự truyện vào nề nếp, hạn chế những hậu quả tiêu cực. 'Viết gì, viết lúc nào' Bộ này đề nghị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành văn bản pháp luật để "điều chỉnh toàn bộ những đối tượng tham gia việc viết và xuất bản hồi ký, tự truyện liên quan đến các vấn đề lịch sử, bí mật công tác và bí mật quốc gia, trong đó quy định cụ thể đối tượng được viết hồi ký, thời điểm viết và những nội dung được viết." Theo Bộ Văn hóa - Thông tin, một văn bản như vậy sẽ tạo ra khung pháp lý nhằm "chủ động kiểm soát, hạn chế việc tùy tiện công bố bí mật công tác, bí mật quốc gia và có cơ sở để xử lý những đối tượng vi phạm các quy định của pháp luật." Nhiều cuốn hồi ký không được in chính thức nhưng được lan truyền rộng rãi thời gian qua, có thể kể đến hồi ký của cựu thứ trưởng ngoại giao Trần Quang Cơ, hay các cuốn của Hoàng Tùng, Trần Thư và Đoàn Duy Thành. Đề nghị của Bộ Văn hóa - Thông tin cho thấy Đảng Cộng sản muốn hạn chế việc viết hồi ký liên quan nhiều vấn đề nhạy cảm và đồng thời muốn răn đe những người đang và sẽ viết hồi ký trong tương lai. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/12/061226_memoir_proposal.shtml ĐÔI DÒNG VỀ TÁC GIẢ Tập hồi ký Hồi ức và Suy nghĩ của ông Trần Quang Cơ (1920–) lưu chuyển trong nước từ đầu năm 2003. Tác giả nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao, thành viên Đoàn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Hội nghị Paris (68–73) về Việt Nam. Trước khi làm việc tại Bộ Ngoại Giao (1954), Trần Quang Cơ là sĩ quan quân đội nhân dân giảng dạy tại trường Cao Đẳng Ngoại Giao. Ông là cán bộ ngoại giao suốt 44 năm (54–97) – 1964 làm bí thư thứ nhất ở Đại Sứ Quán Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Indonesia – 1966 Trần Quang Cơ trở lại Hà Nội, 1976 phụ trách Vụ Bắc Mỹ rồi chuyển sang vụ Âu Châu trước khi sang làm Đại Sứ tại Thái Lan vào năm 1982. Được đưa vào Trung ương đảng cộng sản Việt Nam từ 1986; ròng rã 12 năm kể từ 1979, ông Trần Quang Cơ tham gia các cuộc thương lượng nhằm giải quyết chiến tranh tại Cambodia. Sau chiến tranh Việt Nam, ông tham gia cuộc đàm phán bình thường hoá quan hệ với ba nước Hoa Kỳ, Liên Xô, và Trung Quốc. Tháng hai 1991, ông xin rút ra khỏi danh sách đề cử vào Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản Việt Nam khóa VII nhưng không được chấp thuận. Tháng bẩy cùng năm ông gặp Tổng Bí Thư Đỗ Mười xin không nhận chức bộ trưởng ngoại giao thay thế ông Nguyễn Cơ Thạch. Cuối năm 1993, ở Hội nghị giữa nhiệm kỳ, ông tự ý xin rút khỏi Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản Việt Nam. Trong chiều hướng đi tìm những đối thoại thẳng thắn giữa cựu thù, McNamara đề nghị những học giả và cựu lãnh đạo cuộc chiến hai bên cộng sản Việt Nam và Hoa Kỳ cùng ngồi xuống duyệt lại những quyết định trong cuộc chiến nhằm hiểu rõ để khả dĩ rút được những kinh nghiệm lịch sử, thực dụng cho toàn cầu qua “bài học Việt Nam”. Sáu hội nghị như trên đã diễn ra tại Hà Nội từ tháng 11, 1995 đến tháng 2, 1998;Hội nghị thứ 7 thực hiện tại Viện Rockefeller ở Bellagio, Italy. Ông Trần Quang Cơ, Nguyễn Cơ Thạch và một số học giả, tướng lãnh và cựu lãnh đạo CHXHCN Việt Nam đã tham dự chuỗi hội nghị này, quan trọng nhất là hai hội nghị chính vào tháng 6, 1997 và tháng 2, 1998. Tập tài liệu này ghi lại nhiều dữ kiện quan trọng về quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa lớn nhỏ, với Hoa Kỳ và khối ASEAN cũng như những tranh chấp trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam. Ghi lại những thông tin nổi cộm về các vấn đề của Việt Nam cận đại sau hơn bốn mươi năm mắt thấy tai nghe – được giữ kín–mật, chưa bao giờ phổ biến – cùng với những suy nghĩ của một cán bộ cộng sản trung kiên, tập hồi ký này sẽ phần nào giúp các nhà quan sát, những người cầm bút, thêm tài liệu phân tích cục diện Việt Nam những năm sau cuộc nội chiến và những tháng ngày trước mặt. Dù ở ngàn năm trước hay ngay thời đương đại, quan hệ Việt– Trung lúc nào cũng là nỗi quan ngại của người Việt Nam, nhất là trước những mất mát, thiệt hại, đe dọa lớn đến chủ quyền và tài nguyên Việt Nam trong những năm gần đây dọc đường biên giới phía Bắc cũng như ở Vịnh Bắc Việt và cả vùng Biển Đông của Tổ Quốc; tập tài liệu này chỉ rõ một số hệ quả của tư duy và cách ứng xử của những người có trách nhiệm an dân bảo quốc trong những thập niên cận đại. Đấy là những bài học quý giá cho tất cả mọi người Việt quan tâm đến vận mệnh dân tộc. Phụ đính, mục lục, tất cả những cước chú và chú thích ở tập tài liệu nhằm giúp người đọc dễ hiểu hơn và để tra cứu thêm khi cần. Trần Giao Thủy http://www.truyen-thong.org/so14/so14.html |
CỦA CỰU THỨ TRƯỞNG NGOẠI GIAO
TRẦN QUANG CƠ
Cựu thứ trưởng ngoại giao CHXHCN Việt Nam công tác trong ngành ngoại giao rất lâu, 44 năm (1954-1997) nhưng trong tập hồi ký này, ông chỉ nói đến những sự kiện lịch sử từ 1975 cho đến 1991. Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày sơ lược và góp ý vài điểm chính.
I. ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN
Trước tiên là ông cũng như đa số cán bộ cộng sản hết sức ca tụng chiến thắng ở miền Nam năm 1975:
Như ông đã biết, trong giai đoạn trên, chiến tranh lạnh giữa Nga,Trung Quốc, Mỹ đã chấm dứt, Mỹ không cần hiện diện ở Việt Nam nữa, Mỹ rút khỏi Việt Nam:
Bối cảnh quốc tế lúc này rất phức tạp, chiến tranh lạnh đã đi vào giai đoạn cuối, cả 3 nước lớn Liên Xô, Mỹ, Trung Quốc đều có những chuyển đổi về chiến lược, từ chỗ đối đầu quyết liệt với nhau chuyển sang hoà hoãn tay đôi rồi tay ba. Cục diện chính trị luôn biến đổi ở châu Á - Thái Bình Dương tác động trực tiếp đến tiểu khu vực Đông Nam Á và nước Việt Nam ta. (Tựa)
Và sau chiến tranh Việt Nam, Mỹ bang giao và buôn bán với Trung Quốc. Và trước đó, trong chiến tranh Trung Xô, tại sao Mỹ bênh vực Trung Quốc và đe dọa Liên Xô, sẽ dùng bom hạch tâm tiêu diệt hàng trăm thành phố Liên Xô nếu Liên Xô đánh Trung Quốc. Tại sao Mỹ bênh Trung Quốc? Nếu Mỹ ghét Trung Quốc, sao không nhờ tay Liên Xô tiêu diệt Trung Quốc? Mỹ có mưu kế gì khi bênh vực Trung Quốc và bơm cho con nhái Trung Quốc to thành con bò? Nếu Mỹ đe dọa Liên Xô thì Mỹ sao không tặng cho Việt Nam vài quả bom hạch nhân mà phải chịu rút lui? Như vậy, Mỹ rút lui là vì chiến lược hay vì thua trận ? Chúng ta cũng biết rằng ông đứng vào hàng ngũ cộng sản, chức cao, quyền trọng, phải nói theo tiếng nói của phe ông và thời đại ông, không thể khác.
Vì sống xa quần chúng nhân dân, nên ông không hiểu thực tế chính trị và xã hội Việt Nam. Có lẽ ông cũng biết chính Hồ Chí Minh, Trường Chinh đã giết dân lành và cán bộ trong CCRD , Cải Tạo Công Thương Nghiệp và Chỉnh Đốn Đảng. Sau đó, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt đã tàn sát nhân dân miền Nam , bọn Giải Phóng Miền Nam, và bọn chúng đã cướp tài sản Hoa Kiều khắp nơi, đuổi họ ra khỏi nước khi chúng thi hành chánh sách đánh đuổi Bắc kinh bành trướng? Theo ông cựu thứ trưởng, dân chúng miền Nam Bắc bỏ nước ra đi là do vấn đề xã hội và kinh tế (1). Đó là một điều dối trá, theo giọng điệu tuyên truyền cố hữu của cộng sản, nói trắng thành đen, lừa đảo nhân dân trong nước và thế giới.
II. QUAN HỆ VIỆT MỸ
Rõ ràng năm 1977 chính quyền Carter thực sự muốn bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Ngoại trưởng Mỹ C. Vance, ngày 10.1.77 tuyên bố: “Việc tiến tới bình thường hoá quan hệ Mỹ – Việt nam phù hợp với lợi ích của hai nước” Năm 1977 đã có khả năng thực tế để ta bình thường hoá quan hệ với Mỹ nhưng ta đã bỏ qua.(Ch. 1)
Ông đã phê phán quyết định của cộng sản Việt Nam:
Là nhân chứng lịch sử và cũng là người trực tiếp tham gia các hoạt động ngoại giao này với tư cách là vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ Bộ Ngoại giao, trực tiếp tham gia đoàn đàm phán về bình thường hoá quan hệ với Mỹ ở Paris năm 1977, rồi ở Nữu-ước năm 1978, tôi thật sự đau xót vị ta đã bỏ lỡ mất cơ hội củng cố thế đứng của Việt Nam trong hoà bình để tập trung phát triển đất nước sau bao năm chiến tranh, lỡ cơ hội san bằng khoảng cách với các nước cùng khu vực. Trong tập hồi ký của mình (12), Lý Quang Diệu đã nhận xét: “Năm 1975 thành phố Hồ Chí Minh có thể sánh ngang với Bangkok. Nhưng nay (năm 1992) nó tụt lại đằng sau tới hơn 20 năm”.
Việc ta từ chối lời đề nghị “bình thường hoá quan hệ không điều kiện” của Mỹ, làm cao trước việc ASEAN ngỏ ý muốn Việt Nam tham gia tổ chức khu vực này, theo tôi, đã đưa lại những hệ quả vô cùng tai hại cho nhân dân và đất nước ta. Liệu Trung Quốc có dám tiếp tay cho bọn diệt chủng Polpot khiêu khích ta và có dám đánh ta năm 1979 nếu như Việt Nam sau Chiến thắng 1975 có một chiến lược “thêm bạn bớt thù” thực sự cầu thị hơn ? Việc bình thường hoá quan hệ với Mỹ và việc gia nhập khối ASEAN mãi ngót 20 năm sau (1995) ta mới thực hiện được một cách khá chật vật.
III. VIỆT NAM & KAMPUCHIA
Cuộc chiến tranh Việt Miên là do Tam Lê ( Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và Lê Đức Anh ) chủ trương. Cùng là cộng sản anh em, tại sao hai bên đánh nhau?
Bởi vì Trung Quốc tuy ủng hộ Việt Nam chống Mỹ, vẫn muốn hai nước Việt Nam tồn tại. Nói rõ ra, Trung Quốc cấm Việt Cộng xâm chiếm miền Nam. Lê Duẩn không thể từ bỏ việc xâm lăng miền nam cho nên phải chống Trung Quốc. Việc này sẽ nói rõ hơn đoạn dưới về bang giao Trung Cộng với Việt Cộng.
Chống Trung Cộng cả hai mặt. Phía bắc, Việt Cộng đã điều binh đánh Trung Quốc từ 1973 nhưng Việt cộng giấu dân chúng. Còn các binh sĩ vì lệnh cấm, không ai dám hé môi. Họ không thể bưng bít, khi quân Trung Cộng tàn phá Lạng Sơn và các tỉnh biên giới năm 1979. Còn phía Nam, họ đánh Kampuchia.
Lý do thứ hai là vì hào khí anh hùng vô địch sau cuộc thắng Mỹ 1975, Việt Cộng muốn xưng đế, cai trị Đông Dương theo tinh thần vô sản quốc tế của chủ nghĩa đế quốc cộng sản xuyên suốt từ Liên Xô, Trung Quốc đến Việt Nam.
Lý do thứ ba, theo người Mỹ là Việt Cộng theo lệnh Liên Xô chống Trung Quốc. Đó là cuộc chiến tranh ủy nhiệm: Lê Duẩn làm tay sai cho Liên Xô còn Pol Pot làm tay sai cho Trung Quốc. Trần Quang Cơ viết:
Nét đặc trưng của giai đoạn 1975-1978 là Campuchia trở thành tiêu điểm của sự đối đầu giữa một bên là Trung Quốc và một bên là Việt Nam được Liên Xô ủng hộ. Sự đối đầu ấy trở thành xung đột quân sự ngay từ tháng 5.75 và phát triển lên thành cuộc chiến tranh biên giới Tây-Nam nước ta. Trong khi trả lời phỏng vấn, ngày 8.1.78, Z. Brzezinski, cố vấn an ninh của tổng thống Mỹ, đã nhận định: “Điều lý thú đây là trường hợp đầu tiên của một cuộc chiến tranh qua tay người khác [13] giữa Liên Xô và Trung Quốc: xung đột giữa Việt Nam được Liên Xô ủng hộ và Campuchia được Trung Quốc ủng hộ.” ( Chương 2)
Kết quả là chiếm đuợc Kampuchia nhưng Việt Nam tổn thất về chính trị và kinh tế. Trần Quang Cơ viết:
Các nước cùng khu vực lo sợ Việt Nam sau khi “hạ xong” Campuchia sẽ phát huy sức mạnh quân sự ra cả Đông Nam Á. Còn Trung Quốc ra sức vu khống “Việt Nam xâm lược Campuchia” và có mưu đồ lập “Liên bang Đông Dương” để làm chủ cả Lào lẫn Campuchia, xoá mờ tính chất “chống diệt chủng” của việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia. (Chương 1)
Trần Quang Cơ đã nói về quan điểm của Đặng Tiểu Bình về chiến tranh Việt Miên:
Chính là thông qua cuộc nói chuyện với Kayson ngày 7.10.89 ở Bắc Kinh mà Đặng Tiểu Bình đã bộc lộ rõ phần nào những tính toán sâu xa của mình đối với Việt Nam: phân hoá Việt -Lào, Việt - Campuchia, Việt – Xô và phân hoá cả nội bộ Việt Nam. Đặng nói với Kayson rằng: Việt Nam đã có biểu hiện chống Trung Quốc từ khi Hồ Chí Minh còn sống; rằng sau khi thắng Mỹ, Lê Duẩn trở mặt chống Trung Quốc, xâm lược Campuchia, Việt Nam đi theo Liên Xô, đưa quân vào Campuchia, nên mới có chuyện Trung Quốc đánh Việt Nam. Lúc đầu Trung Quốc cho là vì Brejnev xúi giục nên Việt Nam xâm lược Campuchia, nhưng chính là do Việt Nam có ý đồ lập Liên bang Đông Dương, không muốn Lào, Campuchia độc lập. Việt Nam chống Trung Quốc vì Trung Quốc là trở ngại cho việc lập Liên bang Đông Dương.(Chương 9)
Ông không nói ra nhưng báo chí trong nước cũng đã nói lên thủ phạm là Lê Duẩn Lê Đức Thọ và Lê Đức Anh. Chính đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ngăn cản cuộc chiến này, chính vì vậy, ông làm mất lòng Lê Duẩn và Lê Đức Anh nên ông bị chuyển công tác qua ngành " ngừa thai cai đẻ". Ngày xưa, Khổng Minh tấn công thành nhưng Tư Mã Ý đóng chặt cổng thành, Khổng Minh bèn gửi cho Tư Mã Ý khăn yếm đàn bà. Tư Mã Ý vui vẻ mà nhận chứ không nổi điên mở cửa thành xông ra! Bây giờ, Lê Duẩn lại tặng Võ đại tướng chức vụ này, đó cũng là óc trào lộng ghê gớm của Lê Duẩn nhưng Lê Duẩn thâm hơn Khổng Minh ngàn vạn lần vì cái yếm thì lịch sự hơn là cái bao cao su! Và Võ Nguyên Giáp cũng như Tư Mã Ý nén giận cúi đầu thần phục tam Lê dù họ làm nhục ông và chặt tay chân ông cho nên ông mới sống đến đại lễ ngàn năm Thăng Long. (2)
Cuộc tiến công vào Kampuchia của Việt Nam có nhiều bí ẩn, và nhiều động lực thúc đẩy, gây nhiều hậu quả tai hại cho Việt Cộng. Sau 1975, khoảng 1980-1904, quân Viêt Nam Cộng Hòa đêm đêm tấn công các đồn trại quân Việt Cộng tại Miền Nam. Họ đi nghênh ngang hàng đoàn, từ biển lên rừng. Việc này thì nhiều cán bộ và chiến binh cộng sản chiếm đóng tại miền Nam đã biết, và tôi cũng biết qua những người bà con đi bộ đội vào đóng quân tại miền Nam. Một ông lão làm nghề đốn cây cho tôi biết ngày xưa trên rừng đầy Việt Cộng thì nay trên rừng cũng đầy quân Cộng Hòa. . .
Qua một vài bài báo, thiếu tướng Nguyễn Văn Chức cũng cho biết ông đã chỉ huy đoàn quân Cộng Hòa này (3). Chính đoàn quân Cộng Hòa và quân Pol Pot đã tiến đánh các cơ sở cộng sản khiến cho bao nhiêu khu kinh tế mới của Việt Cộng xung quanh ba biên giới đã bị tiêu hủy. Và tôi được biết điều này là do những người đi kinh tế mới kể lại. Từ đó, Việt Cộng hủy bỏ chương trình kinh tế mới và nhân dân miền Nam cũng thoát việc bị đày đi kinh tế mới. Nếu không còn sự kiện này , theo chương trình của Việt Cộng, sau khi ngụy quân, ngụy quyền bị giam , gia đình họ sẽ đi kinh tế mới. Tiếp theo là dân Bắc kỳ di cư, dân Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Cao Đài, Hòa Hảo,, cựu viên chức. . sẽ đi kinh tế mới ở Kampuchia, Thái Lan. . .
Quân Cộng Hòa chọc giận quân Việt Cộng khiến Việt Cộng phải phản công. Cũng vì ỷ có Liên Xô, yểm trợ và muốn phản thầy, Việt Cộng đã tấn công Kampuchia. Bắt buộc Việt Cộng phải đánh Kampuchia để giữ miền Nam khỏi bị ung thối và sụp đổ. Lê Duẩn và Lê Đức Anh không thể ngồi yên, không thể làm khác. Không thể một chủ nhà nào ngồi yên khi bọn trẻ ném đá, ném phân vào nhà và chửi tam đại nhà ông và nói xấu ông, nào là ông hiếp dâm, ăn trộm, ăn cắp... It nhất ông phải nhảy ra đuổi chúng, có thể ông bợp tai chúng , bóp cổ chúng.. . Lúc đó, xóm giềng xuất hiện can thiệp, có thể họ lôi ông ra bót cảnh sát, tố cáo ông hành hung trẻ con!
Thật vậy, sau khi Việt Cộng chiếm Kampuchia, cả thế giới kết tội Việt Nam từ bậc anh hùng trở thành tên ăn cướp. Trước đó Mỹ muốn bang giao, Việt cộng đòi tiền bồi thường chiến tranh, Mỹ bảo luật pháp Mỹ không cho phép, Quốc hội Mỹ không đông ý, nay nhân vụ này, Mỹ thẳng cánh từ chối trả 3,2 tỷ và hủy bỏ việc bang giao (4). Từ số tiền này, Lê Duẩn nuôi mộng mỗi nhà Việt Nam sẽ có một xe hơi, một TV, một tủ lạnh. . . .Việc phá hủy các khu kinh tế mới đã dẫn đến việc phá hủy công cuộc Liên Xô tái thiết các đồn điền cao su của Pháp ở Việt Nam coi như là món quà Việt Nam dâng quan thầy Liên Xô ( Việc này do hàng vạn dân chúng ngoài Bắc vào Nam kể lại).
Viết như vậy, không lẽ ông cựu thứ trưởng muốn nói Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc hè nhau giăng bẫy ở Kampuchia cho Việt Cộng nhảy vào mà thương vong?
IV. QUAN HỆ VIỆT NAM TRUNG QUỐC
1. Tại sao Lê Duẩn chống Bắc Kinh bành trướng?
Đến thời Lê Duẩn thì hai bên trở mặt thành thù. Đặng Tiểu Bình đã mắng Việt Cộng là bọn "du côn mấy dạy, phải dạy chúng một bài học". Sao vậy?
Trung Quốc bao giờ cũng muốn chiếm Việt Nam. Giúp Hồ Chí Minh là một cách, thuyết phục và đe dọa Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh là một cách. Khi Ngô Đình Diệm bị Mỹ quở trách, NGô Đình Nhu đã nhờ Pháp viện trợ, mà Pháp lúc bấy giờ quá yếu, phải"canh ty" với Trung Quốc,. Sau 1975, nhóm Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh cũng nhờ vào liên minh này. Mỹ không muốn Pháp và Trung Cộng chiếm Việt Nam nên đã nhờ tay quân lực VNCH giết Ngô Đình Diệm và cộng sản giết Mai Văn Bá, Lê Quốc Quân. . .
(Việc này tôi đã tường thuật trong các bài " Bang giao Việt Cộng" và "Pháp Trung Quốc và Việt Nam" đăng trong BKBĐD, nay thu thập vào Văn Tập-Lich Sử như trình bày ở phần Các đề tài liên hệ ở dưới.)
Nay thì được Trần Quang Cơ hé lộ một phần. Ông cựu thứ trưởng đã nói điều mà xưa nay ít người há miệng, đó là mâu thuẫn giữa Lê Duẩn- Mao Trạch Đông bởi vì Mao và Đặng Tiểu Bình muốn tồn tại hai nước Việt Nam, nhưng Lê Duẩn lại muốn giải phóng miền Nam:
Còn với Trung Quốc, sau khi có Hiệp định Paris 1973, Trung Quốc có lợi ích duy trì nguyên trạng ở Đông Dương, nhất là việc Việt Nam chia cắt thành hai miền dưới hai chế độ chính trị khác nhau là phù hợp với ý đồ lâu dài của họ ở Đông Nam Á. Sau khi đi thăm Trung Quốc về, thượng nghị sĩ Mỹ K.Mansfield báo cáo trước Quốc hội Mỹ (1.2.75): “Trung Quốc tán thành để hai nước Việt Nam tiếp tục tồn tại. Trung Quốc cho rằng một nước Campuchia thống nhất, trung lập là điều chủ yếu trong một Đông Dương ổn định.”(Chương 1)
2. Tại sao bọn Nguyễn Văn Linh,Lê Đức Anh, Lê Đức Thọ lại nhượng bộ và đầu hàng Trung Quốc?
(1). Khối Cộng sản sụp đổ:
(2).Việt cộng đã thất bại quân sự
Ông Trần Quang Cơ cũng nói đến việc Trung cộng đánh tan hải quân Việt Cộng năm 1988 (7)
3. Thái độ và đường lối của cộng sản
Sau khi Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, nội bộ công sản phân hóa, họ có những tâm lý, chủ trương và thái độ khác nhau.
(1). Tâm lý nô lệ Trung Quốc
Bọn Cộng sản chia làm hai phe, một phe muốn kết thân với các phe ngoài khối cộng sản như Mỹ, Nhật, châu Âu và các nước Asean. Một phe muốn quay về với Trung Cộng.
Trong giai đoạn 1987. đảng Cộng sản đã không còn theo chính sách của Lê Duẩn chống Trung Quốc mà quay sang quỳ lạy Trung Quốc vì tâm lý bọn côn đồ tuy oai dũng bề ngoài nhưng sự thật bên trong họ luôn cần những tay đàn anh bảo vệ. Vì vậy, từ đó, Việt Cộng quay sang cam tâm thần phục Trung Quốc, cầu mong Trung Quốc che chở:
Nhiều ý kiến cho rằng trong khi Trung Quốc đang chống ta trong vấn đề Campuchia và tìm cách lấn chiếm biên giới hải đảo của ta, việc ta quyết định rút quân khỏi Campuchia, sửa Lời nói đầu của Điều lệ Đảng là hữu khuynh trong quan hệ với Trung Quốc. Chủ trương của Bộ Chính trị về giảm tuyên truyền chống đối Trung Quốc cũng không được thực hiện đầy đủ. Ngày 20.5.87, với tinh thần thực sự cầu thị, Bộ Ngoại giao làm tờ trình lên BCT kiến nghị sửa Lời nói đầu của Hiến pháp, bỏ chỗ nói Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất như đã sửa Điều lệ Đảng, mãi tới 26.8.88 Quốc hội mới có nghị quyết thông qua việc sửa này. Có người còn nói mỉa: có phải Ngoại giao định quỳ gối trước Trung Quốc không?” (Ch.4)
Lúc trước, Việt cộng nhờ cậy Liên Xô. Nguyễn Văn Linh theo Gorbachev mà đổi mới chứ chẳng phải y là yêu nước, là nhìn xa thấy rộng. Nhưng khi Đông Âu sụp đổ, Liên Xô rung rinh, bọn Việt Cộng hoảng sợ bèn niu áo Trung Quốc, quỳ mọp dưới chân Trung Quốc, xin tha thứ tội lỗi và thề thốt trung thành.
Bọn theo Trung Cộng thì biện hộ theo Trung Cộng để chống Mỹ theo tinh thần Marx:
Lý giải hiện tượng các nước khu vực mong muốn Mỹ tiếp tục có mặt sẽ giúp ổn định khu vực, còn Việt Nam cho Mỹ là mối đe dọa nguy hiểm nhất.(Chương17)
Trong việc cầu thân với Trung Quốc, Việt Nam cam phận tôi đòi. Họ không dám đòi những đất và hải đảo đã bị chiếm, họ còn phải vâng lời Trung Quốc mà rút lui khỏi Kampuchia theo Hiệp định về Campuchia được ký kết ở Paris ngày 5-10.11.91. Kể từ đó Việt cộng nhất nhất tuân lệnh Trung Quốc.
(2). Chống Trung Quốc và Liên kết với khối tư bản
Tuy họ nói là muốn làm lành với Trung Quốc và kết thân với Asean nhưng thực tế họ không thèm đếm xỉa tới Asean mà quỵ lụy Trung Quốc. Một số theo Trung Quốc nhưng khuynh hướng chống Trung Cộng vẫn khá mạnh mẽ:
Ngày 7.3.87, Bộ Chính trị (BCT) [4] họp xem xét đề án đấu tranh ngoại giao, nhận định Trung Quốc có hai mặt: vừa tồn tại nhân tố XHCN, vừa có chính sách bá quyền. Đánh giá về chiến lược của Trung Quốc đối với Đông dương, BCT nêu ba khả năng:
1. Tiếp tục đối đầu.
2. Cùng tồn tại hoà bình.
3. Hợp tác hữu nghị. (Ch.3)
Phe chống Trung Quốc nhận định Trung Quốc mặt thật là bá quyền. Trần Quang Cơ viết:
Trần Quang Cơ cho rằng Trung Quốc là một nước không đáng tin cậy vì Trung Quốc đã có một tiền sử gây chiến:
Trong lịch sử 50 năm của nước CHND Trung Hoa thì có hơn 30 năm Trung Quốc hết chống Liên Xô lại chống Việt Nam. Trên cơ sở đó, tôi hoài nghi là liệu có thể đứng trên lý tưởng chung XHCN để tranh thủ Trung Quốc được chăng ? (Ch.4)
Trần Quang Cơ viết:
Đại sứ Mỹ tại LHQ, Andrew Young, đã nói rõ điều đó: “Chúng tôi coi Việt Nam như một Nam Tư ở châu Á. Không phải là bộ phận của Trung Quốc hay của Liên Xô, mà là một nước độc lập. Một nước Việt Nam mạnh và độc lập là phù hợp với lợi ích quốc gia của Mỹ” (tháng 1.77). (Ch.1)
Nhóm cấp tiến trong đảng muốn bang giao đa phương, nghĩa là muốn kết thân với Mỹ, Nhật bản và khối Asean vì họ nhận thấy bản chất xâm lược của Tàu cộng. Đó là tâm ý của Nguyễn Cơ Thạch và Trần Quang Cơ:
Lâu nay tôi thường cảm thấy ta chịu lệ thuộc hơi nhiều vào anh cả Liên Xô, anh hai Trung Quốc trong tư duy và hành động nên đã tự hạn chế mình trong hoạt động đối ngoại trên thế giới và ở khu vực Đông Nam Á. Muốn Trung Quốc mềm đi, phải cho thấy ta ngày càng nhiều bạn.
Ngược lại, nếu ta chỉ thấy có Trung Quốc thôi và nếu Trung Quốc thấy ta yếu và đơn độc thì họ sẽ rất cứng rắn với ta. Chính vì vậy mà Trung Quốc đã buộc ta phải có hết nhượng bộ nọ đến nhượng bộ kia.. . Phải nói rằng với nếp suy nghĩ quá thiên lệch, quá cứng nhắc về “hai phe” lúc đó, chỉ riêng nghĩ đến chuyện quan hệ với các nước phương Tây đã gần như một điều huý kỵ, nên việc ngoại giao đề cập đến mở rộng tiếp xúc hợp tác ra ngoài thế giới XHCN gần như là chuyện động trời. Người ta chấp nhận nó không phải dễ dàng. Tư tưởng đa phương hoá, đa dạng hoá trong quan hệ đối ngoại đã đến với ta hơi chậm nhưng chưa muộn. (Ch.6)
Nhưng chủ trương này đã bị bọn Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh tiêu diệt. Lê Đức Anh, Đỗ Mười và Nguyễn Văn Linh đã bí mật họp với bọn Trung Cộng tại Hà Nội rồi quyết định quỳ gối trước Trung cộng (8). Đi xa hơn nữa, bọn Linh Thọ Anh đã kết tội nhóm cấp tiến là CIA, là " phe xét lại hiện đại", bỏ tù hoặc cách chức họ, bóp nghẹt tiếng nói của những con người này, và bọn cộng sản từ đó đến nay vẫn quỳ lạy Trung Quốc và bô bô chống đối "âm mưu diễn biến hòa bình" của đế quốc Mỹ.
Sau này, Trần Quang Cơ đã thấy ân hận cho sai lầm của cộng đảng:
• Bỏ lỡ cơ hội bình thường hoá quan hệ với Mỹ, năm 1977, khi chính quyền Carter đã chủ động đề nghị hai bên bình thường hoá quan hệ không điều kiện.
• Đánh giá sai và không gia nhập khối ASEAN ngay từ 1976 khi cả 6 nước này đều mong muốn ta tham gia vì lợi ích của mỗi một quốc gia và của chung khu vực. (Ch.1)
Nhưng rồi sang năm 1989, khi bắt đầu cuộc khủng hoảng trong phe XHCN, một số cộng sản muốn theo Trung Quốc.
Tuy vậy, lúc đầu, phe chống Trung Quốc vẫn mạnh. Trần Quang Cơ viết về quan điểm của nhóm ông:
Nhìn chung, cho đến nay, bọn trung ương đảng vẫn lúng túng. Họ ngập ngừng. Trần Quang Cơ viết:
Trong thực tế đối ngoại, thường có sự lúng túng ngập ngừng về ưu tiên trong các mối quan hệ sau:
+ giữa phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh chính trị (giữa nguy cơ tụt hậu về kinh tế và nguy cơ chệch hướng XHCN, nguy cơ bị diễn biến hòa bình).
+ Lợi ích dân tộc và nghĩa vụ quốc tế. Tập hợp lực lượng và phân biệt bạn – thù theo quan điểm ý thức hệ hay theo lợi ích dân tộc.
+ Độc lập chủ quyền và hợp tác quốc tế. Hoà nhập cộng đồng thế giới. (2/1995) (Ch. 17 )
Ông Trần Quang Cơ nói văn hoa theo kiểu nhà ngoại giao song ta có thể nói trắng ra theo Trung Quốc là để bảo vệ quyền lợi của họ, dù mất đất, mất nước bởi vì Việt cộng là Việt gian bán nước.
Cái tâm lý đó vẫn tồn tại cho đến hôm nay mặc dầu nay một số biểu hiện cho thấy họ đi nước đôi, bắt cá hai tay, đánh đu giữa Trung Quốc và Mỹ. Dù bắt cá hai tay, các tay gộc trong trung ương Việt Cộng vẫn coi việc thần phục Trung Quốc là chủ yếu.
Trần Quang Cơ cho rằng chính bọn Đỗ Mười, Lê Đức Anh phản bội lại chủ trương trước đó của nghị quyết 13 của bộ Chính trị:
V. THÁI ĐỘ CỦA TRUNG QUỐC
Theo Trần Quang Cơ, Trung Quốc luôn có dã tâm bá quyền. Điều này đã nói rõ ở trên. Ông cũng như Dương Danh Dy cho biết Trung Quốc đã giở nhiều thủ đoạn gian manh để lừa đảo. Ông viết:
Nhìn lại, trong cuộc gặp Thành Đô, ta đã mắc lỡm với Trung Quốc ít nhất trên 3 điểm:
2. Trung Quốc nói mập mờ là Đặng Tiểu Bình có thể gặp cố vấn Phạm Văn Đồng, nhưng đó chỉ là cái “mồi” để kéo anh Đồng tham gia gặp gỡ cấp cao.
3. Trung Quốc nói giữ bí mật việc gặp cấp cao hai nước, nhưng ngay sau cuộc gặp hầu như tất cả các nước đã được phía Trung Quốc trực tiếp hay gián tiếp thông báo nội dung chi tiết bản thoả thuận Thành Đô theo hướng bất lợi cho ta.(Ch.14)
Ông thuật lời Võ Văn Kiệt nói về cuộc họp ở Thành Đô vào tháng 9-90:
Anh Võ Văn Kiệt: “Trong thâm tâm tôi, tôi không đồng ý có anh Tô trong đoàn đi Thành Đô. Nếu có gặp anh Đặng thì anh Tô đi là đúng. Tôi nói thẳng là tôi xót xa khi biết anh Tô đi cùng anh Linh và anh Mười chỉ để gặp Giang và Lý, không có Đặng. Mình bị nó lừa nhiều cái quá. Tôi nghĩ Trung Quốc chuyên là cạm bẫy.”
Vốn là người điểm đạm, song anh Tô có lúc đã phải phát biểu: “Mình hớ, mình dại rồi mà còn nói sự nghiệp cách mạng là trên hết, còn được hay không thì không sao. Cùng lắm là nói cái đó, nhưng tôi không nghĩ như vậy là thượng sách. Tôi không nghĩ người lãnh đạo nên làm như vậy”. (Ch.14)
Trong lúc này, một số trung ương đảng muốn có phản ứng mạnh như Nguyễn Cơ Thạch:
Trần Quang Cơ nhận định như sau:
Ngoài ra, báo chí ngoại quốc và hải ngoại cho biết trong các cuộc đàm phán, Trung Quốc đã dùng gái, tiền bạc , các thủ đoạn khác và đe dọa khiến cho bọn Đỗ Mười, Nông Đức Mạnh, Lê Đức Anh lần lượt sa bẫy, hết ký hiệp định này đến hịệp định khác.
VI. KẾT LUẬN
Trên thế giới, bọn Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh, Đỗ Mười đã làm mất quốc thể, luôn thỉnh thị ý kiến Trung Quốc trong đàm phán, báo cáo tất cả công việc, kế hoạch Việt Nam cho Trung Quốc như một thư ký báo cáo công việc cho giám đốc, đi thưa về trình như một đứa con hiếu thảo.
Đối với đảng viên và nhân dân trong nước thì độc tài, không theo nguyên tắc dân chủ và phân nhiệm, khi bọn Lê Đức Anh, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười đàm phán trực tiếp với Trung Cộng mà không thông qua bộ ngoại giao. Chúng tỏ ra tiền hậu bất nhất, đi trái với những gì chúng đã quyết định trước đó của bộ chính trị để làm theo lời quan thầy Trung Quốc chỉ dạy. Đồng thời chúng dối trá, lừa gạt và bưng bít các tin tức quan trọng liên quan đến độc lập và chủ quyền của đất nước. Tất cả bọn chúng từ Hồ Chí Minh trở đi vì ngu dốt và tham lam, đã mắc vào bẫy sập của Trung Quốc để làm những tên bán nước hại dân.
Trần Quang Cơ viết:
Nói chung, từ sau Đại hội VII, tiến trình bình thường hoá quan hệ Việt Nam – Trung Quốc như cỗ máy đã được tra dầu đầy đủ, diễn biến trơn tru theo trình tự đã định. Ngày 5-10.11.91, sau khi Hiệp định về Campuchia được ký kết ở Paris, TBT Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm chính thức CHND Trung Hoa để hoàn thành việc bình thường hoá mối quan hệ bị trục trặc lớn từ tháng 2.79. Nhưng trong khi lãnh đạo ta ôm kỳ vọng cùng Trung Quốc “bảo vệ CNXH chống đề quốc” thì họ đã xác định quan hệ với ta là “thân nhi bất cận, sơ nhi bất viễn, tranh nhi bất đấu” (thân nhưng không gần, sơ nhưng không xa, đấu tranh nhưng không đánh nhau). Trung Quốc nói thế song luôn luôn lấy thế nước lớn để lấn chiếm lãnh thổ lãnh hải ta, và hiểm độc nhất là không ngừng tác động vào nội bộ ta.(Ch.18)
Sau tiếng nói của Dương Danh Dy, chúng ta phải công nhận Hồi Ký của Trần Quang Cơ cho ta biết nhiều sự kiện lịch sử bị chôn vùi trong dối trá của cộng sản gian ác.
__
(1). Cùng thời gian này, do những khó khăn kinh tế – xã hội chồng chất của thời kỳ chiến tranh chưa được tháo gỡ, lại bị bao vây cấm vận bên ngoài nên trong nước đã nảy sinh ra tình trạng “vượt biên” trốn ra nước ngoài của một bộ phận dân chúng ở cả miền Nam lẫn miền Bắc, tạo thêm gánh nặng về đối ngoại cho ta, bôi đen thêm hình ảnh Việt Nam trên quốc tế. Vấn đề Campuchia và vấn đề “thuyền nhân” [14] lúc đó quả là gánh nặng trên mặt trận đối ngoại của ta trong thập niên 80 của thế kỷ 20.(Chương 1)
(2).Trước đại lễ Thăng Long, Việt cộng đưa hình Võ Nguyên Giáp, nhưng nhìn rõ đại tướng thì đó là cái thây bất động. Việt Cộng duy tâm và độc tài. Ban đầu họ dấu diếm cái chết của ông Hồ, nay thì họ cũng giấu diếm cái chết của Võ Nguyên Giáp vì sợ dư luận bàn tán và sợ xui!
(3). NGUYỄN THIÊN THỤ * VẬN MỆNH VIỆT NAM QUA KIM CỔ KỲ QUAN Phụ lục 2, Ông Đạo Nhỏ.
(4). Trần Quang Cơ cho biết số tiền này là 3,2 tỷ, có người nói 5 tỷ, có kẻ bảo 50 tỷ! Nhưng do vụ Việt cộng tấn công Kampuchia, Mỹ phủi tay. Trần Quang Cơ cho biết:
Còn về điều 21 (của Hiệp định Paris về VN), Mỹ có khó khăn về pháp luật nên không thực hiện được, hứa sẽ thực hiện khi đã có quan hệ, bỏ cấm vận buôn bán và xét viện trợ nhân đạo. .. ,. Trở ngại lớn nhất cho việc bình thường hoá quan hệ là việc ta đòi Mỹ viện trợ 3,2 tỷ đô-la cho ta vì Quốc hội Mỹ khi đó dứt khoát không chấp nhận viện trợ làm điều kiện cho việc bình thường hoá quan hệ với Việt Nam.... . . .Tôi ở lại Nữu-ước mãi tới cuối tháng 1.79, sau khi ta đưa quân vào Campuchia giúp bạn đánh đuổi Polpot giải phóng Nông-Pênh. Ngày 9.1.79, ngoại trưởng Mý Cyrus Vance nói: “Các cuộc nói chuyện Mỹ - Việt Nam về bình thường hoá đã tan vỡ do cuộc xâm lược Campuchia của Việt Nam”. (Ch.1)
Mặt khác, Gorbachov vì lợi ích nước lớn, không rõ vô tình hay hữu ý, đã làm Việt Nam vào cái khung “phải giải quyết vấn đề Campuchia với Trung Quốc”.(Ch.6)
(7). Sau sự kiện Trường Sa 1988 mà hải quân Trung Quốc đã gây tổn thất khá nặng cho hải quân ta và việc Trung Quốc tiếp tục gây căng thẳng trong quan hệ với ta, bác bỏ các đề nghị của ta cải thiện quan hệ giữa hai nước (Chương 4)
CÁC ĐỀ TÀI LIÊN HỆ
No comments:
Post a Comment