Truyện thơ Nôm thế kỷ 19
Trương Thiện Hữu Diễn Ca
張善有演歌
(Trong tập Kim Cổ Kỳ Quan)
Dịch, viết chữ Nôm Tịnh Minh Nguyễn Thành Quang 1899
Phiên âm, chú giải: Nguyễn Hiền Tâm 2010
Giới thiệu, đính chánh: Nguyễn Văn Sâm
2010 Viện Việt Học 2010
Bản Điện tử: NamKyLucTinh 2010
Phiên âm, chú giải: Nguyễn Hiền Tâm 2010
Giới thiệu, đính chánh: Nguyễn Văn Sâm
2010 Viện Việt Học 2010
Bản Điện tử: NamKyLucTinh 2010
Như một cách cát ái đúng lúc. Trong một lần xem tủ sách quí của một nhân vật chơi sách tiếng tăm ở đường Trương Minh Giảng cách nay hơn 10 năm tôi được cho phép sao chép tập truyện Nôm ít người biết đến: Trương Thiện Hữu Diễn Ca 張善有演歌. Bản văn viết bằng thứ chữ cực đẹp trên giấy mỏng của thời xưa gồm 40 trang viết một mặt, xếp lại theo cách thường có của sách xưa. Bản văn dễ đọc, chữ chân phương và lời văn giản dị.
Chúng tôi chưa vội phiên âm vì nghĩ đây là một bản dịch một truyện bình dân của Trung Hoa, phần sáng tác cá nhân của người dịch, về mặt tư tưởng, không có là bao. Gần đây người bạn thâm giao, thích chữ Nôm ở Sài-Gòn, anh Nguyễn Hiền Tâm, nguyên Giáo Sư trường Trung Học Hoàng Diệu, Sóc Trăng trong thập niên 60, có ý muốn phiên âm và sơ chú, tôi nghĩ đó là việc đáng làm. Bất cứ công trình nào lớn nhỏ đối với văn học Việt, văn hóa Việt, vẫn đáng thực hiện nếu có thời giờ và có cái tâm. Trương Thiện Hữu là cái tên người, cũng có thể là tên truyện trong tập Kim Cổ Kỳ Quan của Trung Quốc, được sưu tập và ấn hành vào thời Minh[1].
Ơ miền Nam nước Việt ta, những năm thật sớm của đầu thế kỷ 20 nhiều truyện trong tác phẩm nầy đã được dịch sang quốc ngữ xuất hiện trên tuần báo Nông Cổ Mín Đàm do Cavanaggio và Lương Khắc Ninh chủ trương dưới ngòi bút của Nguyễn Chánh Sắt hay của Nguyễn Dư Hoài trên tuần báo Nam Kỳ Lục Tỉnh.. Nhưng những bản dịch đó bằng văn xuôi in trên báo và bằng quốc ngữ ai cũng có thể tìm và đọc được[2]. Bản Trương Thiện Hữu Diễn Ca 張善有演歌 nầy trái lại bằng văn vần, được viết dưới dạng chữ Nôm, viết tay cho nên chưa bao giờ được giới thiệu.[3] Hơn trăm năm rồi - nếu con số 1899[4] là chính xác, không phải là năm 1959[5] – đã đến lúc ta, nếu có thể, nên đưa bản văn nầy ra ánh sáng.
Chuyện nầy ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo nhưng đã được biến hóa ra thật bình dân cho phù hợp với căn cơ của đại đa số quần chúng. Vợ chồng Trương Thiện Hữu nhà giàu, mộ đạo, ăn chay làm lành, xây cầu đắp lộ giúp người nghèo khó neo đơn…v.v.. Giàu quá nên họ làm lan can nhà có bịt bạc để trang hoàng. Trong làng có người Triệu Ngụy Yên nhà nghèo mẹ chết không tiền chôn cất, nên đến ăn cắp chỗ bịt bạc đó với lời nguyện kiếp nầy không trả lại được thì xin kiếp sau đầu thai lên làm con để trả món nợ mà mình buộc lòng vay. Trong một lần đi hóa trai để xin tiền xây dựng lại ngôi của mình đã mụt nát theo thời gian, một thầy sãi nọ đến nhà vợ chồng Trương Thiện Hữu trú ngụ.
Vì tin tưởng gia đình nầy nên thầy sãi gởi lại đây số vàng 110 lượng đã xin được của bá tánh để tiếp tục công việc hóa trai. Khi Trương Thiện Hữu có chuyện phải vắng nhà, người vợ của ông đã từ chối trả lại vàng cho thầy sãi và thề bán mạng rằng mình chưa từng biết thầy, cũng chẳng có nhận giữ của cải gì của thầy cả. Thầy sãi bỏ cuộc về chùa và chết vì uất ức sau đó. Năm nọ vợ Thiện Hữu sanh đặng 2 con trai. Một đứa lớn lên phá tiền như nước của cha mẹ, một đứa chăm chỉ cặm cụi làm ăn để cha mẹ khá thêm. Quá tuổi trưởng thành chút ít thì cả hai đều lăn ra chết tức tưởi.
Và rồi người vợ của Thiện Hữu cũng bị mù mắt, qua đời. Trương Thiện Hữu ngạc nhiên và bất bình về biến cố xấu xảy đến cho gia đình mình trong khi ông ta ăn chay và làm phước bao nhiêu năm nay nên uất ức làm đơn kiện lên Thiên Tào. Một hôm nọ ông ngủ, hồn được rước xuống Âm Ty để nghe giải thích sự việc. Hai đứa con vốn là hồn hai người lạ, một người đến để trả nợ và người kia đến để đòi nợ.
Người vợ bị mù và chết thì hiện đang đền tội ở Âm Ty vì phạm lỗi giựt dọc và mắc lời thề. Trương Thiện Hữu hiểu ra lẽ nhân quả của đời sống, không thắc mắc nữa về chuyện tai họa của gia đình mình, ông xin được chia sẻ nhục hình cho vợ nhưng Diêm Vương phán rằng: Tội vợ, vợ chịu -chồng về dương gian. Hồn Trương Thiện Hữu trở lại dương thế, nhập vào xác, Trương Thiện Hữu tỉnh lại, ngộ ra lý chứng nhân quả ở đời nên dứt bỏ tất cả của cải thế gian cho làng, cho người nghèo khổ, quyết lòng đi tu..
Người viết truyện nầy muốn truyền bá luật nhân quả, một cách thiệt bình dân, dễ hiểu, rằng ở đời ta làm việc gian ác thì sẽ bị đày đọa Âm Ty, rằng con cái ta phá gia hay xây dựng sự nghiệp nhà đều vốn là những kẻ xa lạ, ta thiếu nợ nó hoặc nó thiếu nợ ta lúc nào đó kiếp nầy hay kiếp trước chưa thanh toán xong. Giải thích như vậy sẽ giúp cho người nghe dứt bỏ được sự ràng buộc quá đáng đối với con cái, chấm dứt được sự lo lắng không cần thiết đối với chúng, nhưng đồng thời cũng tạo ra thái độ lãnh cảm, dửng dưng, xa lạ giữa những người trong gia đình. Ta nghĩ thế nào về sự lõng lẽo của gia đình, của xã hội khi mọi người đều tin tưởng rằng con là nợ, vợ là oan gia, cửa nhà là nghiệp báo?
Ta nghĩ thế nào về hành vi bán vợ đợ con cho nhà giàu, nhắm mắt gả tống con gái mình qua xứ lạ hay tạo cho con quyền kế thừa ăn trên ngồi trước trong khi trong nước biết bao nhiêu người tài giỏi hơn nó? Dính với con cái quá đáng hay vô cảm với số phận chúng đều là những thái cực không đúng với vai trò của con người trong xã hội mà gia đình là nền tảng. Nghĩ rằng sự có mặt của con cái như là kẻ nợ mình / kẻ mình nợ sẽ tổn thương r6át nhiều đối với kết cấu của gia đình và xã hội.
Phải hiểu sự ra đi của vợ con như là kết thúc một quá trình sanh-hoại để ta không bị ràng buộc bằng lòng thương xót quá đáng với những hình bóng cũ, ta cát ái với những gì đã qua mà sống cho cái còn lại hiện tại mới là điều đáng lưu ý. Trương Thiện Hữu đã hiểu đều đó nhờ sự giải thích của Diêm Vương, ông không nhớ thương hay giận hờn hai đứa con của mình nữa, ông không lo lắng về sự bị trừng phạt của vợ ông nữa, ông lo tu dưỡng cái tâm mình trong cuộc sống mới: Tu đạo Di Đà. Nhưng mấy ai dừng lại được ở chỗ phải dừng như Trương Thiện Hữu? Người đời nghe chuyện nhân quả về vợ con phần nhiều chỉ nghĩ đến người xấu mắc nợ mình mà không nghĩ đến phần mình xấu mắc nợ người.
Người đời nghe chuyện vợ con nguyên ủy là người lạ thì lắc đầu xua đuổi ý nghĩ đó, biện minh bằng lý do dòng máu, núm ruột, tình chăn gối… và họ có thể làm bất cứ chuyện gì, kể cả thật ác độc với mọi người chung quanh, với cả dân tộc, để đem về lợi lộc cho con cái, cho người phối ngẫu. Và cái thông điệp của truyện nầy gởi đến nhân gian bao nhiêu năm nay - đối với con cái phải phải phân phân thôi, biết cát ái đúng lúc để tu dưỡng cái tâm của mình mới là phần quan trọng - chắc gì đã được mấy người nghe?
Victorville, CA 10-10-2010 Nguyễn Văn Sâm
Chúng tôi chưa vội phiên âm vì nghĩ đây là một bản dịch một truyện bình dân của Trung Hoa, phần sáng tác cá nhân của người dịch, về mặt tư tưởng, không có là bao. Gần đây người bạn thâm giao, thích chữ Nôm ở Sài-Gòn, anh Nguyễn Hiền Tâm, nguyên Giáo Sư trường Trung Học Hoàng Diệu, Sóc Trăng trong thập niên 60, có ý muốn phiên âm và sơ chú, tôi nghĩ đó là việc đáng làm. Bất cứ công trình nào lớn nhỏ đối với văn học Việt, văn hóa Việt, vẫn đáng thực hiện nếu có thời giờ và có cái tâm. Trương Thiện Hữu là cái tên người, cũng có thể là tên truyện trong tập Kim Cổ Kỳ Quan của Trung Quốc, được sưu tập và ấn hành vào thời Minh[1].
Ơ miền Nam nước Việt ta, những năm thật sớm của đầu thế kỷ 20 nhiều truyện trong tác phẩm nầy đã được dịch sang quốc ngữ xuất hiện trên tuần báo Nông Cổ Mín Đàm do Cavanaggio và Lương Khắc Ninh chủ trương dưới ngòi bút của Nguyễn Chánh Sắt hay của Nguyễn Dư Hoài trên tuần báo Nam Kỳ Lục Tỉnh.. Nhưng những bản dịch đó bằng văn xuôi in trên báo và bằng quốc ngữ ai cũng có thể tìm và đọc được[2]. Bản Trương Thiện Hữu Diễn Ca 張善有演歌 nầy trái lại bằng văn vần, được viết dưới dạng chữ Nôm, viết tay cho nên chưa bao giờ được giới thiệu.[3] Hơn trăm năm rồi - nếu con số 1899[4] là chính xác, không phải là năm 1959[5] – đã đến lúc ta, nếu có thể, nên đưa bản văn nầy ra ánh sáng.
Chuyện nầy ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo nhưng đã được biến hóa ra thật bình dân cho phù hợp với căn cơ của đại đa số quần chúng. Vợ chồng Trương Thiện Hữu nhà giàu, mộ đạo, ăn chay làm lành, xây cầu đắp lộ giúp người nghèo khó neo đơn…v.v.. Giàu quá nên họ làm lan can nhà có bịt bạc để trang hoàng. Trong làng có người Triệu Ngụy Yên nhà nghèo mẹ chết không tiền chôn cất, nên đến ăn cắp chỗ bịt bạc đó với lời nguyện kiếp nầy không trả lại được thì xin kiếp sau đầu thai lên làm con để trả món nợ mà mình buộc lòng vay. Trong một lần đi hóa trai để xin tiền xây dựng lại ngôi của mình đã mụt nát theo thời gian, một thầy sãi nọ đến nhà vợ chồng Trương Thiện Hữu trú ngụ.
Vì tin tưởng gia đình nầy nên thầy sãi gởi lại đây số vàng 110 lượng đã xin được của bá tánh để tiếp tục công việc hóa trai. Khi Trương Thiện Hữu có chuyện phải vắng nhà, người vợ của ông đã từ chối trả lại vàng cho thầy sãi và thề bán mạng rằng mình chưa từng biết thầy, cũng chẳng có nhận giữ của cải gì của thầy cả. Thầy sãi bỏ cuộc về chùa và chết vì uất ức sau đó. Năm nọ vợ Thiện Hữu sanh đặng 2 con trai. Một đứa lớn lên phá tiền như nước của cha mẹ, một đứa chăm chỉ cặm cụi làm ăn để cha mẹ khá thêm. Quá tuổi trưởng thành chút ít thì cả hai đều lăn ra chết tức tưởi.
Và rồi người vợ của Thiện Hữu cũng bị mù mắt, qua đời. Trương Thiện Hữu ngạc nhiên và bất bình về biến cố xấu xảy đến cho gia đình mình trong khi ông ta ăn chay và làm phước bao nhiêu năm nay nên uất ức làm đơn kiện lên Thiên Tào. Một hôm nọ ông ngủ, hồn được rước xuống Âm Ty để nghe giải thích sự việc. Hai đứa con vốn là hồn hai người lạ, một người đến để trả nợ và người kia đến để đòi nợ.
Người vợ bị mù và chết thì hiện đang đền tội ở Âm Ty vì phạm lỗi giựt dọc và mắc lời thề. Trương Thiện Hữu hiểu ra lẽ nhân quả của đời sống, không thắc mắc nữa về chuyện tai họa của gia đình mình, ông xin được chia sẻ nhục hình cho vợ nhưng Diêm Vương phán rằng: Tội vợ, vợ chịu -chồng về dương gian. Hồn Trương Thiện Hữu trở lại dương thế, nhập vào xác, Trương Thiện Hữu tỉnh lại, ngộ ra lý chứng nhân quả ở đời nên dứt bỏ tất cả của cải thế gian cho làng, cho người nghèo khổ, quyết lòng đi tu..
Người viết truyện nầy muốn truyền bá luật nhân quả, một cách thiệt bình dân, dễ hiểu, rằng ở đời ta làm việc gian ác thì sẽ bị đày đọa Âm Ty, rằng con cái ta phá gia hay xây dựng sự nghiệp nhà đều vốn là những kẻ xa lạ, ta thiếu nợ nó hoặc nó thiếu nợ ta lúc nào đó kiếp nầy hay kiếp trước chưa thanh toán xong. Giải thích như vậy sẽ giúp cho người nghe dứt bỏ được sự ràng buộc quá đáng đối với con cái, chấm dứt được sự lo lắng không cần thiết đối với chúng, nhưng đồng thời cũng tạo ra thái độ lãnh cảm, dửng dưng, xa lạ giữa những người trong gia đình. Ta nghĩ thế nào về sự lõng lẽo của gia đình, của xã hội khi mọi người đều tin tưởng rằng con là nợ, vợ là oan gia, cửa nhà là nghiệp báo?
Ta nghĩ thế nào về hành vi bán vợ đợ con cho nhà giàu, nhắm mắt gả tống con gái mình qua xứ lạ hay tạo cho con quyền kế thừa ăn trên ngồi trước trong khi trong nước biết bao nhiêu người tài giỏi hơn nó? Dính với con cái quá đáng hay vô cảm với số phận chúng đều là những thái cực không đúng với vai trò của con người trong xã hội mà gia đình là nền tảng. Nghĩ rằng sự có mặt của con cái như là kẻ nợ mình / kẻ mình nợ sẽ tổn thương r6át nhiều đối với kết cấu của gia đình và xã hội.
Phải hiểu sự ra đi của vợ con như là kết thúc một quá trình sanh-hoại để ta không bị ràng buộc bằng lòng thương xót quá đáng với những hình bóng cũ, ta cát ái với những gì đã qua mà sống cho cái còn lại hiện tại mới là điều đáng lưu ý. Trương Thiện Hữu đã hiểu đều đó nhờ sự giải thích của Diêm Vương, ông không nhớ thương hay giận hờn hai đứa con của mình nữa, ông không lo lắng về sự bị trừng phạt của vợ ông nữa, ông lo tu dưỡng cái tâm mình trong cuộc sống mới: Tu đạo Di Đà. Nhưng mấy ai dừng lại được ở chỗ phải dừng như Trương Thiện Hữu? Người đời nghe chuyện nhân quả về vợ con phần nhiều chỉ nghĩ đến người xấu mắc nợ mình mà không nghĩ đến phần mình xấu mắc nợ người.
Người đời nghe chuyện vợ con nguyên ủy là người lạ thì lắc đầu xua đuổi ý nghĩ đó, biện minh bằng lý do dòng máu, núm ruột, tình chăn gối… và họ có thể làm bất cứ chuyện gì, kể cả thật ác độc với mọi người chung quanh, với cả dân tộc, để đem về lợi lộc cho con cái, cho người phối ngẫu. Và cái thông điệp của truyện nầy gởi đến nhân gian bao nhiêu năm nay - đối với con cái phải phải phân phân thôi, biết cát ái đúng lúc để tu dưỡng cái tâm của mình mới là phần quan trọng - chắc gì đã được mấy người nghe?
Victorville, CA 10-10-2010 Nguyễn Văn Sâm
(1a) Trước bày đời vua Minh Vương,
Trị vì thiên hạ, bốn phương thuận hòa.
Nơi nơi lạc nghiệp âu ca,
Nhân dân phú túc, nhà nhà an khương
Có người ở xứ Hoà Dương
Tên là Thiện Hữu toan phương làm lành.
Tu cầu, bồi lộ, phóng sanh[6]
Thi ân cầm thú, để dành kiếp sau.
Vợ chồng phú túc sang giàu
Con trai chẳng có, không sau nối đời.
Dương thị thôi mới bày lời
Không con tại số ở trời khiến vay. (1b)
Thiện Hữu nghe vợ phân rày
Ta nguyền thờ Phật ngày nay trong nhà
Thường ngày niệm Phật dâng hoa
Quang âm thẩm thoát[7] tuổi đà nửa trăm.
Rày buồn giả cuộc sơn lâm
Xây hòn non bộ chơi chằm[8] giải khuây
Lan can, bốn phía rào vây
Thợ chạm cho khéo hoa tay thếp vàng.
Đắp thời bịt bạc rõ ràng
Chừa một cái cửa để đàng ra vô.
Ai coi, lòng chẳng đuổi, xua[9]
Giàu nghèo cung kính mời vô ăn trầu.
(2a) Tiếng đồn khắp hết đâu đâu
Vợ chồng Thiện Hữu lòng âu thiệt thà.
Lại thêm thờ Phật tại gia
Tu kiều, bồi lộ, cửa nhà nghiêm trang.
Có người cũng ở một làng
Tính[10] xưng Triệu thị, tên chàng Ngụy Yên.
Mồ côi cha thác hoàng tuyền,
Bán củi nuôi mẹ, giữ chuyên một nghề.
Chẳng thèm làm mướn làm thuê.
Lộc rừng gánh vác đem về đổi cơm.
Thế rằng nghèo sạch rách thơm,
Duyên ai nấy gặp, thiệt hơn làm gì.
(2b) Phút đâu Thiên sử nan kỳ,
Mẫu từ mãn số dĩ qui Diêm đài.
Ngụy Yên than vắn thở dài
Bạc tiền chẳng có, biết ai cậy nhờ.
Một mình lui tới bơ vơ,
Nhớ lại một chuyện bây giờ rất may.
Nhà ông Thiện Hữu thuở nay
Ta thường bán củi, ngày ngày xem coi.
Chỗ chơi làm chuyện hẳn hòi
Lan can bịt bạc, ta coi tỏ tường.
Ngày nay mình mắc tai ương
Vái cùng Trời đất xin thương kẻ phàm.
(3a) Lòng tôi chẳng biết gian tham,
Đến nay lâm sự phải làm phi nhân.
Tôi xin qua cạy một phần
Đặng bán, chôn cất mẫu thân vuông tròn.
Rồi tôi vác búa lên non
Đốn củi về bán trả mòn nợ thuyên[11]
Bán rồi dành để năm tiền,
Chờ tối đem trả, mới yên trong lòng.
Một đời mà trả chẳng xong
Tôi nguyền kiếp khác lên phòng làm con.
Cơ trời dễ biết mất còn,
Bán trả chưa đủ thon von[12] hết đời.
(3b) Ngày sau báo ứng như lời,
Làm con Thiện Hữu nợ đời mới xong.
Này đoạn Dương thị bền lòng
Việc nhà nhìn giữ coi trong coi ngoài.
Sớm mai chẳng kịp choác[13] hài
Chạy ra non bộ ngó hoài bốn bên.
Thấy sao xịch xạc[14] giở lên
Bạc thời cạy hết, hai bên chẳng còn.
Bước vào miệng nói luôn luôn
Kêu chồng ra chỉ hòn non hư rồi.
Biểu đừng, ông chẳng nghe tôi,
Ngày nay mất của, còn ngồi xỉa răng[15].
(11a) Thiện Hữu thôi mới nói rằng
Của kia khiến mất, dễ ngăn đặng nào !
Dầu mụ chôn giấu làm sao
Tới thời mất của, người đào lấy đi.
Khuyên mụ chớ tiếc làm chi,
Năm ba chục lượng, có thì bao nhiêu !
Của mất là của đánh liều,
Ngày sau trời trả, lại nhiều bằng năm.
Mụ rằng, ông khéo nói nhăng,
Cũng như thầy bói kiếm ăn lấy tiền.
Tới coi gia đạo chẳng hiền
Dựa theo nói lếu ăn tiền người ta.
(4b) Hễ là đi bói có ma,
Quét nhà ra rác, người ta biết rồi.
Thiện Hữu bước lại bèn ngồi,
Nghe lời vợ ví nghĩ thôi nực cười.
Ngày mai tính đã mùng mười
Mụ toan sắm sửa hai mươi đi chùa.
Muốn con thời chớ hơn thua,
Bạc mất như của cúng chùa cầu con.
Thốt đoạn trên Ngũ Đài Sơn
Chùa hư đồi tệ[16] thầy toan tởi[17] hành.
Xóm trong bổn đạo hiền lành
Che cho ấm Phật mới thành sự tu.
(5a) Thầy nguyền gắng sức công phu
Đi tới các xứ rừng nhu dễ phiền!
Xin cho có bạc có tiền
Sùng tu Phật tự Phổ Hiền chứng tri.
Giao cho thủ tự[18] ra đi,
Kỳ trong tam ngoạt vậy thì hồi sơn.
Chư tăng cứ phép mà làm
Công phu sớm tối trong am cho thường.
Dặn rồi Hoà thượng lên đường,
Bao nài lao khổ tuyết sương trường đồ.
Nhà giàu nhà khó cũng vô
Ít nhiều phụng cúng Nam Mô Di Đà.
(5b) Ngó chừng thấy xóm xa xa
Mau mau bước tới, tạm mà nghỉ chưn.
Thầy nay ở Ngũ Đài Sơn,
Chùa hư đi tởi thiện doan ít nhiều.
[Bổn phố xem] thấy thương yêu,
Kẻ ít người nhiều trọng Phật kính Tăng.
Hoà thượng thôi mới hỏi rằng,
Chẳng hay bổn cảnh kêu bằng chợ chi?
Bổn thị mới nói một khi,
Chợ này vốn thiệt vậy thì Hoà Dương,
Hoà thượng mới giở trường biên[19],
Nam Mô Di Phật Phổ Hiền chứng minh.
(6a) Hoà thượng mới hỏi sự tình
Bổn thị ai có Phật hình tại gia?
Thiện nam tín nữ bôn ba
Chỉ nhà thờ Phật tại gia, đầu làng.
Hoà thượng từ giã hoang mang[20]
Tìm nhà thờ Phật nghỉ an vui lòng.
Bước vào đứng ở ngoài song,
Miệng thời niệm Phật, trong lòng còn nghi.
Thiện Hữu xem thấy một khi,
Lòng mừng Hoà thượng việc chi tới nhà?
Bước ra miệng niệm Di Đà
Nam mô Di Phật vào nhà nghỉ chưn.
(6b) Chạy vào hối vợ tưng bừng
Mau toan cơm nước, ta bưng đãi thầy.
Dương thị mới hỏi lời này
Chẳng hay Hoà thượng ở rày phương nao?
Thiện Hữu mới nói thấp cao
Phu nhơn hối gấp lẽ nào cho nên.
Gia đinh mau khá bưng lên
Cúng dường Hoà thượng ngồi trên tiền đường.
Vợ chồng mới mặc áo tràng[21]
Bạch cùng Hoà thượng hà phương vãng hành?
Hoà thượng xem thấy hiền lành,
Tại gia cư sĩ đã đành chân tu.
(7a) Chùa Thầy ở chốn thâm u,
Đài Sơn Phật tự công phu vãng hành.
Bỡi vì chùa rách chẳng lành
Ra công đi tởi kính thành sùng tu.
Người đồn Cư sĩ công phu
Kính tăng trọng Phật hiền nhu rõ ràng.
Thầy đi vốn thiệt lỡ đường
Cho Thầy tạm ngụ gia đường một đêm.
Sáng mai đi tởi kiếm thêm,
Đây đặng trăm mốt, kiếm thêm dễ xài
Bạc mang thời nó nặng vai,
Gởi lại trăm lượng cho hai ông bà.
(7b) Thiện Hữu thôi mới thốt ra,
Phu nhơn đem giữ rồi mà dọn cơm.
Tương rau nấu lạt múc đơm[22]
Xin Thầy dụng thực mùi thơm của đời.
Ăn rồi thầy mới nghỉ ngơi,
Vợ chồng Thiện Hữu bày lời nhỏ to.
Việc nhà em khá toan lo
Hòa thượng trở lại đãi cho kỉnh thiềng.
Một trăm lạng bạc hiện tiền
Cúng thêm mười lượng Phổ Hiền chứng minh.
Trời cao đất rộng anh linh
Em đừng dục lợi mà tình đảo điên[23].
(8a) Đường xa ngàn dặm sơn xuyên
Sợ về không kịp nên phiền lòng anh.
Dặn rồi trống đã tan canh
Mau mau sắm sửa kỉnh thành đồ chay.
Hoà thượng [thức dậy] mới hay,
Vợ chồng cư sĩ đêm nay có lòng.
Bạch Thầy tôi phải lo phòng,
Sợ về chẳng kịp nên lòng tân toan[24]
Tôi đi cầu tự chùa Hang
Ở trên suối đá dặm ngàn hỡi xa
Thầy đi phụng tởi chư gia,
Ước trong ba bữa thầy đà về đây.
(8b) Tôi lo chẳng kịp đưa thầy
Nên tôi dạy vợ đêm nay tỏ trần.
Thay lời đổi mặt ân cần
Hoàn trăm lượng bạc, kỉnh phần cơm chay.
Bạc nhà mười lượng cúng rày
Lạy thầy bốn lạy, đưa nay lên đàng.
Thiện Hữu phân nói rõ ràng
Thầy đi phụng tởi, tôi sang lên chùa.
Thốt đoạn Dương thị ở nhà
Những lời chồng dặn, nàng đà bỏ trôi.
Người đời ai sướng bằng tôi[25]
Mất năm mươi lượng, lời thời một trăm.
(9a) Lời này nhờ có Quan Âm,
Phù trì xui khiến lão tăng tới nhà.
Đố ai thấu đặng lòng ta
Mình làm mình biết, chồng mà biết đâu!
Tính rồi xong xả chước mầu
Trong đôi ba bữa, tăng hầu lại đây.
Làm lơ, chối chẳng biết thầy
Người dẫn gốc tích sẽ âu liệu dùng.
Thốt thôi Hoà thượng ruổi dong,
Mỗi nhà mỗi tới, ngõ cùng thế gian.
Chùa Thầy ở Ngũ Đài Sơn
Ngày nay đồi tệ, thầy toan tu sùng.
(9b) Sa môn phép Phật không cùng
It nhiều phụng cúng Đại hùng từ bi,
Chùa hư thầy phải ra đi,
Thế gian niệm Phật, chớ nghi lòng Thầy.
Thiện nam tín nữ đứng đầy
Mỗi người mỗi lượng xin thầy phụng biên[26]
Hoà thượng giở sổ biên liền,
Nam Mô Di Phật Phổ Hiền chứng minh.
Hoà thượng vác[27] sổ thượng trình,
Thầy sang xóm khác thử tình thế gian.
Đi thôi khắp hết cả làng
Đặng mười lăm lượng, thầy toan phản hồi.
(10a) Vào nhà, Dương thị đương ngồi;
Chấp tay niệm Phật, Thầy hồi, mừng cô.
Dương thị mới nói bồ hồ[28]
Ở đâu thầy biết, mừng cô chuyện gì?
Hoà thượng niệm Phật A Di,
Mới đôi ba bữa, cô thì lại quên.
Dương thị nói lớn tiếng lên
Vốn tôi không biết mà quên nỗi gì!
Hoà thượng bày tỏ vân vi,
Thầy đi cầu tự, vậy thì về chưa?
Dương thị mới nói đẩy đưa
Thầy nào cầu tự, về chưa, nhà nào!
(10b) Hoà thượng đứng hỡi nghẹn ngào
Nhà Trương Thiện Hữu, lẽ nào tôi quên.
Tới đây tôi ngủ một đêm,
Gởi trăm lạng bạc, tởi thêm sẽ về.
Tôi, thầy, đi bữa hôm kia
Thầy có dặn biểu phân chia việc nhà.
Chồng thời niệm Phật Thích Ca,
Làm vợ bao nỡ Ma A phụ tình
Bạc này là của chúng sanh
Chư gia phụng cúng anh linh trên đời.
Một vốn mà chín mười lời,
Cô tham của ấy, nợ đời sao nên?
(11a) Dương thị cất tiếng nói lên
Lời thệ làm trọng, hai bên có thần.
Tôi mà tham của bỏ thân
Nguyền khóc ra máu, Thánh Thần chứng tri.
Hoà thượng ngồi đó Từ bi,
Nam Mô Di Phật sá gì bao nhiêu!
Một trăm lạng bạc chẳng nhiều
Ngày sau quả báo mới tiêu tiếng thề.
Trao ra cho Sãi đi về
Tụng kinh sám hối, gở thề mới xong.
Để sau xuống chốn Diêm phong[29]
Nghiệt đài chiếu kính[30] có trong lời thề.
(11b) Dương thị dòm nhắm tư bề
Kiếm chuyện Âm phủ ta thề bỏ qua,
Tôi mà có dạ gian tà,
Thác xuống Âm phủ, đọa mà chẳng tha.
Hoà thượng, chẳng nói, bước ra.
Phen này ta thác làm ma đã đành!
Trở về nhựt dạ bôn hành
Thân thầy khổ não, chẳng thành thời thôi.
Nam Mô sự thế dứt rồi,
Ba ngày về tới vào ngồi thở ra.
Thủ tự thôi mới bôn ba
Dộng chuông nổi trống kéo ra mừng Thầy.
(12a) Bổn đạo lớn nhỏ đông dầy
Nam Mô Di Phật mừng Thầy hồi san.
Hòa thượng chẳng hỏi chẳng han
Tiền đường ra đó thầy toan liều mình.
Thủ tự tăng chúng hãi kinh
Mặt nhìn Hoà thượng đăng trình Tây phương.
Áp vào khiêng lại hậu đường
Đi thỉnh bổn đạo dụng phương táng Thầy.
Nào hay cơ sự làm vầy
Đi ba tháng chầy về lại lâm chung[31]
Bổn đạo kéo tới đùng đùng
Ta dùng quan quách thủy chung táng Thầy.
(12b) Thủ tự mới nói lời này
Coi trong sổ tởi chuyện thầy lời khai
Bạc tởi thời đặng trăm hai,
Bị người gian lấy, nên tai[32] tới thầy.
Có hai mươi lượng còn đây,
Tức mình thầy thác như vầy thiệt oan.
Trách ai làm việc tai nàn,
Ngày nay Hòa thượng Tây phang lánh trần.
Xúm trong bổn đạo ân cần
Phải lo xây đắp mộ phần cho cao.
Này đoạn Thiện Hữu xiết bao
Lòng thành cầu Phật lẽ nào chẳng linh.
(13a) Nửa đêm nằm trước tiền đình
Quan Âm mách bảo sự (?) tình chỉ cho.
Vợ ngươi làm chuyện đắn đo[33]
Ngày sau khổ hải, chẳng cho trọn đời.
Một vốn mà chín mười lời
Cho ngươi hai đứa vậy thời con trai.
Tại mình chẳng khá giận ai,
Có con vốn hiện những loài trái oan.
Cho ngươi ngó thấy rõ ràng
Hai tay hai trái trái oan trên đời
Dặn thôi Thiện Hữu chử lời[34]
Thần thông biến hoá giữa nơi tiền đường.
(13). Thiện Hữu đương ngủ mơ màng
Giựt mình thức dậy rõ ràng chiêm bao.
Phật Trời vốn ở trên cao
Kim thân hiển hiện lẽ nào chẳng linh.
Mười ngày bão mãn[35] chung tình,
Giã từ Hòa thượng đăng trình hồi gia.
Trông chừng dặm liễu đường xa
Chim kêu vượn hú, lòng ta não nùng.
Thốt thôi Trương thị trông chồng
Nay đà mười bữa sao không thấy về?
Ngồi buồn dạ hỡi ủ ê
Phút đâu Thiện Hữu chồng về mừng thay!
(14a) Dương thị hớn hở vui rày
Lòng mừng quân tử mai nay phản hồi.
Thiện Hữu đứng chẳng kịp ngồi
Việc nhà chưa hỏi, tưởng thôi sự thầy.
Dương thị mới nói lời này
Anh đi ba bữa thời Thầy về đây,
Ở nhà thiếp cũng trọng Thầy
Cơm chay kỉnh thực, bạc rày thiếp dâng.
Một trăm thầy gởi có chừng
Cúng thêm mười lượng, tiến dâng lên đường.
Thiện Hữu nghe nói tỏ tường
Lòng mừng cho vợ lại an việc nhà.
Ta đi cầu tự đường xa,
Quan Âm mách bảo thiệt đà linh thay.
Nói trong nội cuộc năm nay
Phu nhơn có nghén ngày rày song thai[36]
Sanh ra hai đứa con trai,
Lại cho hai trái[37] hậu lai trên đời.
Bảo anh chử dạ như lời,
Về nhà tỏ lại mọi nơi sự tình.
Dương thị nghe nói lòng kinh,
Sợ thầm vì bỡi tại mình trái oan.
Hôi cơm tanh cá nào an,
Nhâm thần kết tử[38] rõ ràng chẳng sai.
(15a) Lại thêm mỏi mệt ai hoài
Nay đà mười tháng sanh thai tới kỳ,
Nói cùng phu tướng phải đi
Rước cho đặng mụ vậy thì mau mau.
Bụng tôi dạ quặn lại đau
Dường như giục đẻ, trước sau mụ tường.
Nói rồi vội vã lên giường,
Làm theo ngón mẹo[39] con trườn chun ra.
Hai người mới khóc khổ a
Mụ siết nhau rún vậy mà bồng lên.
Thiện Hữu đứng ẩn một bên
Thấy hai thằng nhỏ, mặt nên tinh thần.
(15b) Chun ra hai đứa một lần,
Biết thằng nào trước, định phần làm anh.
Việc đẻ thời mụ anh danh[40]
Mụ khá chỉ giúp, phận anh thằng nào ?
Bà mụ thôi mới bước vào
Bồng thằng thứ nhứt tôi trao cho thầy.
Thứ hai nó hỡi nằm đây
Lựa tên mà đặt tại thầy khiến vay.
Thiện Hữu mới đặt tên rày,
Thứ nhứt Ác Hữu ngày nay rõ ràng.
Tao Thiện mày Ác mới ngoan
Em mầy Phước Hữu một đoàn chí minh[41]
(16a) Ngày sau hội hiệp tam tinh[42]
Lớn khôn hai trẻ giữ gìn cho cha.
Vui lòng Dương thị phân qua,
Phu quân hết sợ việc nhà không ai.
Khuyên chàng niệm Phật tu trai,
Nuôi con khôn lớn hậu lai có người.
Vợ chồng mừng rỡ vui cười
Quang âm thắm thoát đặng mười năm dư.
Này đoạn ân oán hai chàng
Người lên đòi nợ, người sang trả tiền.
Phước Hữu là Triệu Ngụy Yên
Ác Hữu Hoà thượng nhỡn tiền báo oan.
(16b) Thiên cơ chẳng lậu thế gian
Thề đâu có đó rõ ràng nào sai.
Hai người tuổi đặng mười hai,
Ác Hữu khôn lớn, chơi hoài không lo.
Phước Hữu cần kiệm nhỏ to,
Làm lợi cha mẹ chẳng cho hao mòn.
Vợ chồng ngồi nhắm hai con
Thằng Trương Ác Hữu nó còn ham chơi.
Thường ngày dạo khắp mọi nơi
Tới đâu vay hỏi của thời người ta.
Một tháng nó mới về nhà
Người theo đòi nợ đông đà quá đông.
(17a) Vợ chồng mới tính lẽ công
Chia của cho nó còn không một lần.
Thằng Trương Phước Hữu một phần
Biên hết sự nghiệp, quân phân[43] cho đều.
Gia đinh mau kíp ra kêu
Anh em vào đó tính điều ở ăn.
Vợ chồng thôi mới dặn rằng
Của chia khá giữ làm ăn ở đời.
Cho vay, buôn bán, lấy lời
Thức khuya dậy sớm vậy thời cho siêng,
Chữ rằng: đại phú do Thiên
Tiểu phú do kiệm thánh hiền còn ghi.
(17b) Thiện Hữu dạ hỡi sầu bi,
Đứa sao cực khổ, đứa thì ăn chơi!
Nhà mình rộng rãi mọi nơi,
Dừng ngăn nó ở, vậy thời chia ba.
Ác Hữu thôi mới thưa qua
Phần ai nấy giữ mẹ cha lo gì.
Thiện Hữu mới nói một khi,
Hai đứa bây ở vậy thì hai bên.
Dọn rồi, tượng liễn treo lên
Rương, xe, tủ đứng để xen ngay hàng.
Lãnh phần tiền đặng chín ngàn
Từ khí[44] vật kiện rõ ràng một muôn.
(18a) Ác Hữu sẵn của luông tuồng
Dạo chơi các xóm thuông luông[45] tối ngày.
Em là Phước Hữu công dày
Việc nhà dọn dẹp liền tay chẳng rời.
Nuôi heo gà vịt khắp nơi,
Tính xay hàng xáo[46], tấm thời heo ăn.
Một mình công chuyện băng xăng[47]
Nửa cho tiền góp, nửa ăn tiền mùa[48]
Người nào tính việc hơn thua,
Tiền năm mười bốn, tiền mùa mười hai.
Ở đời hễ đứng làm trai,
Tham công tiếc việc hậu lai vững vàng.
(18b) Này đoạn Ác Hữu nghinh ngang
Tới đâu vay đó tổng làng gần xa.
Vay của chẳng đem về nhà
Ăn chơi, bố thí, vậy mà vui thay.
Cha ta Thiện Hữu bằng nay
Ba tòa nhà ngói, của rày thiếu chi.
Tổng làng biết hết châu tri[49]
Ông Trương Thiện Hữu, người thì giàu thay!
Anh em ta chớ sợ rày
Cậu chơi ít bữa về nay theo đòi.
Cậu Hai lòng ở hẳn hòi,
Cậu về, theo cậu, khỏi đòi mất công.
(19a) Cho vay đứng đợi ròng ròng
Người năm bảy chục tiền đồng tính ra.
Sổ biên mắc chín ngàn ba,
Còn bảy trăm nữa đủ đà một muôn.
Ác Hữu dạ hãy còn buồn
Ta chơi cho đủ một muôn sẽ về.
Cậu Hai bố thí dầm dề[50]
Kẻ nghèo người khó lại kề một bên
Lấy tiền cột tuốt[51] quăng lên
Đứa nào rắc rối cho thêm năm tiền.
Làm tuồng như thể đứa điên
Thiên hạ chẳng biết, nhỡn tiền ai hay.
(19b) Ác Hữu tính trở về rày,
Các người cho mượn theo nay quá ngàn.
Về nhà chúng tới làng khang[52]
Vợ chồng Thiện Hữu tưởng quan bắt mình.
Giây lâu mới tỏ sự tình
Các người nói lại thời mình mới hay.
Chúng tôi đòi nợ cậu rày
Tính lời cọng vốn thưa Thầy một muôn.
Vợ chồng Thiện Hữu lụy tuôn
Con nên bạc ác, làm buồn mẹ cha.
Của tiền ta đã chia ba
Phần nó nó trả, tôi mà biết đâu !
(20a) Tổng làng xem thấy lắc đầu
Sanh con bạc ác làm rầu mẹ cha.
Trả rồi, thiên hạ kéo ra
Ác Hữu vào nhà kêu trẻ gia đinh.
Ra đây tao bảo sự tình
Nấu cơm nồi nhỏ một mình tao ăn.
Gia đinh đi nấu lăng xăng
Cơm thời đã chín, đồ ăn sẵn sàng,
Bưng ra ngựa giữa[53] rõ ràng,
Chấp tay thưa Cậu tiền đường ăn cơm.
Ác Hữu mới nói thiệt hơn
Phân cùng cha mẹ nguồn cơn tỏ bày.
(20b) Một lần chơi đã quá tay
Phen này tôi thác, sống rày đặng đâu!
Dương thị ngẫm nghĩ hồi lâu
Mầy mà chết gấp, một trâu tao cầu.
Thiện Hữu thôi mới lắc đầu
Con thơ nói dại, mẹ cầu u mê.
Ác Hữu đứng dậy bèn thề
Tôi nguyền hộc máu, hồn về âm cung.
Thế rồi ngã xuống lạnh lùng
Tay chưn quíu lạnh, miệng phun máu điều[54].
Tam hồn thất phách phiêu phiêu,
Phong đô tốc tốc vào chầu Minh quan.
(21a) Vợ chồng Thiện Hữu thở than
Phá chín mười ngàn, con lại thác đi.
Khóc than cũng chẳng còn chi,
Kíp dùng quan quách chôn đi cho rồi.
Phước Hữu em hỡi lôi thôi
Chưa hay anh thác còn ngồi tư lương,
Gia đinh thưa cậu tỏ tường
Cậu Hai mới mất, ông đương mua hòm.
Hèn chi nghe tiếng om sòm
Tao tưởng cha mẹ nói um trong nhà
Thôi chàng lật đật chạy qua
Ôm anh mà khóc, nội nhà đều thương.
(21b) Chết sao chết tức nửa đường
Không lời để lại, vì phương cớ gì?
Hai ta một lượt ra đi
Nay anh về trước, em thì về sau.
Lễ dùng có rượu, trầu cau
Bưng lên nhà hội, nhiễu tàu ba khăn
Quả hồng nhiễu đỏ răng răng[55]
Từ làng chí tổng mới rằng đám ma.
Làm cho phỉ dạ người ta
Tiếng mình giàu có, cũng nhà trí tri.
Đạo tùy[56] sắm sửa ra đi,
Đãi cỗ cho có vậy thì thịt quay.
(22a) Anh em ăn uống no say,
Việc làm cẩn thận, đi hay thưởng tiền.
Gia đinh dọn dẹp cho liền
Trầu thuốc hai thúng, bánh khiêng ba sề[57]
Đem ra công đức cho tề,
Tiền hai trăm chẵn, chớ hề sai ngoa.
Đạo tùy mới gióng mã la
Nhưng quan vào đó, đợi mà ông thôn.
Gia đinh bây kíp chạy bon
May trong hương chức, cậu thôn thức thì.
Đặng tao công đức một khi,
Phát hành cho sớm, đường đi xa ngàn.
(22b) Phước Hữu mới đứng lạy làng
Lễ ra công đức đàn tràng hai trăm.
Lạy thôi lệ nhỏ đằm đằm
Trong làng thấy vậy tủi thầm khá thương.
Thôn trưởng kêu bớ trùm Khương
Bánh tét mầy phát có đường cho dân.
Bảo trùm coi lựa bọn lân
Thằng nào chắc chắn thiệt dân trong làng.
Hai mươi vào đó động quan
Ở ngoài đòn vớt hai hàng cho êm.
Trùm trưởng bây phải theo kèn
Góc nào nó xệ[58], bây thêm vai vào.
Xuống thấp rồi lại lên cao,
Chủ đám người thưởng lẽ nào làm ngơ.
Phước Hữu nghe nói bây giờ,
Lấy thẻ ta thưởng, làm ngơ việc gì!
Nhưng quan mới nói đạo tùy
Bây sao nói dại, cậu thì tiếc chi.
Lần coi xuống cẳng mà đi,
Cho êm cậu thưởng, luận gì trăm quan.
Tới nơi cuộc núi lâm san
Khai huyệt hạ rộng, táng an mộ phần.
Xây nền đắp núm một lần
Gia trung trở lại định phân việc nhà.
(23b) Đám ma nội cuộc kể ra,
Hết một ngàn chẵn đủ phần chia ba.
Ngày nay đã hết oan gia
Kêu con Phước Hữu, việc nhà liệu toan.
Của tiền nhập lại cho an,
Giao về con giữ, sửa sang trong ngoài.
Bỡi vì Ác Hữu nó xài
Cha mẹ sợ hết, ai hoài chia ba.
Phần con cần kiệm làm ra
Để nó xài phá, mẹ cha ra gì.
Ngày nay nó đã thác đi,
Gia tài nhập lại, vậy thì con ăn.
(24a) Phước Hữu thôi mới thưa rằng
Của chia ngày trước còn ngằn một muôn
Phần tôi tính việc bán buôn
Nuôi heo, xay lúa thuông luông[59] tối ngày
Lại thêm cho mượn cho vay
Một cái một chút té rày bạc muôn.
Heo tôi nuôi đặng mười chuồng
Gia tài tính hết ba muôn tỏ tường.
Tôi mua đặng một miếng vườn
Để dành cha mẹ lo phương dưỡng già.
Phước Hữu cất tiếng khóc la
Cám thương cha mẹ tuổi già không ai.
(24b) Thiện Hữu nói con dại hoài
Gia tài để lại, hậu lai có mầy.
Chớ ai giám xuyến[60] vào đây
Mà mầy nói dại, của nầy ai ăn?
Dương thị thôi mới nói rằng
Cha con bây khéo nói nhăng nhiều lời.
Chữ rằng, sanh tử tại trời,
Nghĩ nào mà tính việc đời gần xa.
Có câu tích thiện chi gia
Tất hữu dư khánh, việc nhà đã an.
Phước Hữu nghe mẹ lời can
Bước vào nhà dưới té[61] ngang thình lình
(25b) Gia đinh xem thấy thất kinh
Chạy ra thưa lại sự tình ông hay,
Cậu Ba trợt té nằm ngay
Tay chưn quíu lạnh, miệng nay sôi đờm.
Dương thị nghe nói bôn chôn
Chạy vào hơ hải hú hồn kêu con.
Bồng lên lại khóc nỉ non
Hai tròng con mắt như son đổ hoà.
Sự đời ai nghĩ cho ra
Thề đâu có đó vậy mà chẳng sai.
Thiện Hữu ôm con than dài,
Trời sao nỡ hại, hậu lai ai nhìn.
(25b) Cớ chi mà chết thình lình
Đương ăn đương nói, bức tình không hay.
Vợ chồng ngồi đó co tay
Tuổi dư sáu chục ngày rày cậy ai?
Dương thị luống những khóc hoài,
Tưởng thôi con mắt cả hai đui rồi.
Nàng đi chẳng đặng nàng ngồi
Cám thương Thiện Hữu tới lui một mình.
Cơi trầu[62], chén rượu ra trình
Thưa trong hương chức sự tình trước sau.
Con tôi nó chẳng có đau,
Trợt té mà chết một màu với nhau.
(26a) Phần tôi vô phước ngày sau,
Sự nghiệp quảng đại, sang giàu, ai ăn?
Than rồi, lụy ngọc khôn ngăn
Lạy làng bốn lạy trao khăn quả hồng
Được tế bốn trăm tiền đồng,
Ba heo dụng lễ hoàn công cho làng.
Việc làng nhậm lễ đã an
Thương thầy Thiện Hữu gian nan, giúp rày.
Bắt dân chôn nội ngày nay,
Kẻo nhà đơn chiếc, không tay trong ngoài.
Chôn rồi việc đã an bày,
Làng xóm về hết, còn hai vợ chồng.
(26b) Thiện Hữu tưởng trẻ ngó mong
Thấy con mắt vợ máu hồng chảy ra.
Như vầy nghiệp báo oan gia
Con đà chết hết, vợ nhà lại đau.
Dương thị ngồi hỡi dàu dàu,
Bỡi mình tham lợi nên đau bịnh nầy.
Từ thằng Phước Hữu mất đây
Thương con mang bịnh tháng chầy máu ra.
Trong mình hết thịt còn da
Kêu chồng mà trối thôi đà mõn hơi.
Thiện Hữu chạy lại tới nơi,
Thấy vợ trực thị[63] tắt hơi đã rồi.
(27a) Thiện Hữu cất tiếng kêu trời,
Con, vợ, chết hết, ở đời với ai?
Thường ngày niệm Phật Như Lai
Phật không phổ độ, mang tai mắc nàn.
Việc nhà bề bộn nghinh ngang
Vợ con chẳng có, hai hàng lụy tuôn.
Ở đời thấy vậy cũng buồn
Biết sao chết đặng cho luôn một lần.
Nói thôi lệ ứa muôn phần
Kíp dùng quan quách ân cần tống chung.
Thương con nhớ vợ vô cùng
Mộ phần an táng thủy chung vuông tròn.
(27b) Trở về gia nội thon von
Vợ thời chẳng thấy, con còn ở đâu!
Không con, Phật tự đi cầu
Vợ con chết hết, biết hầu hỏi ai.
Tức mình, không thấu nạn tai,
Phải lên miếu võ Tiên Thai cầu thần.
Xưa nay ta cũng ân cần
Miếu ông Nam Hải vị thần anh linh
Để mai lễ vật đăng trình
Dâng một trạng cáo, sự mình tỏ oan.
Lệ dầm, cất bút tân toan
Viết trong trạng[64] cáo sự oan tỏ tường,
(28a) Vậy có trạng cáo rằng:
Kể từ cha mẹ,
Sanh đẻ lớn khôn,
Trương thị nhứt môn,
Thiện duyên tác phước.
Cớ sao thất đức,
Nghiệp báo nhỡn tiền?
Gây sự oan khiên,
Phàm trần dễ biết.
Lời phân cáo thiệt,
Chẳng mắc nợ đòi,
Không vay mà trả,
Hai con rất lạ,
Cha cũng chẳng phiền,
Sá chút vợ hiền
Cớ sao mất bức,
Sự nên quá tức
Không kẻ hôm mai,
Hai đứa con trai,
Chết không có tiếc,
Vợ chồng ly biệt.
(28b) Chẳng đặng trọn đời,
Trạng cáo mấy lời,
Thần linh hiển hiện,
Giúp cho ra chuyện
Kẻo ức kẻo oan,
Phủ phục trào đàng
Thần linh soi xét.
Kim, khấu bẩm,
Trương Thiện Hữu minh oan, bách bái
Viết rồi, mới bảo gia đinh,
Làm con gà trống trắng tinh một màu.
Lễ dùng có rượu, cơi trầu
Nguyền lên miếu võ đảo cầu thần linh.
Phụ theo một đứa gia đinh
Đưa tao tới đó phản trình hồi gia.
(29a) Tớ thầy bàn luận ngâm nga,
Phút đâu miếu võ thôi đà tới nơi.
Bước vào nhà ngói nghỉ ngơi
Sửa sang lễ vật, vậy thời bưng lên.
Quét lau tả hữu hai bên
Dùng lễ vật cúng để trên hội đồng.
Soạn rồi kíp vén màn hồng
Lên đèn tỏ rõ, sẽ xông bạch đàn[65]
Dâng hương miệng chúc Tam quang
Tôi Trương Thiện Hữu rõ ràng lòng ngay.
Ngu phu đâu dám miệng tày
Minh oan trạng cáo ngày nay kỉnh thần.
(29b) Cúng rồi phần hoá kim ngân[66],
Cùng là trạng cáo linh thần xét tra.
Hầu tàn, lễ vật bưng ra
Để ngay trước miếu võ ca[67] tiền đường.
Một mình ngồi hỡi tư lường
Uống chơi ít chén, toan phương phản hồi.
Rượu vào chóng mặt khó ngồi
Nằm đây ta nghỉ, xế thôi sẽ về.
Ngủ ngon một giấc đã mê
Mình không cục cựa chớ hề trở trang.
Nay trên Thượng Đế Ngọc Hoàng
Bãi chầu, thần thánh hoang mang[68] ra về.
(30a) Nam Hải đi chầu bữa kia
Ngày nay giá võ trở về miếu môn.
Lãnh sắc phong vị chí tôn
Làm thần bổn cảnh mười thôn rõ ràng.
Bước vào trong miếu – tiền đường
Hai bên bộ hạ nghiêm trang, vén màn.
Sứ quan quì tấu vội vàng
Có Trương Thiện Hữu minh oan trạng tờ.
Lời chàng thiết thiết tư tư.
Chúng tôi chấp trạng cáo tờ tiến dâng.
Nam Hải coi trạng nửa chừng
Ta mà giúp gã, xuống chưng[69] Diêm đài.
(30b) Thấy chàng thiện niệm Như Lai
Tam nguơn, tứ quí, ít ai bằng chàng.
Nói rồi giá võ[70] hoang mang[71]
Phong đô xuống đó hỏi han sự tình.
Thốt thôi Thập điện Thánh minh
Xét tra dương thế sự tình báo oan.
Chúng tăng, Hoà thượng Đài Sơn
Đầu đội trạng cáo, thế gian oan tình.
Thập điện ngồi ngự Diêm đình
Ngưu đầu mã diện thượng trình trạng văn.
Diêm vương thôi mới phán rằng
Dẫn hồn Dương thị thiết thằng[72] khảo tra.
(31a) Quỷ sứ vòng cổ[73] kéo ra
Phán quan đọc trạng, quì mà tai nghe
Vậy có trạng cáo rằng:
Chúng tăng, Hoà thượng Ở Ngũ đài san.
Thế sự rất oan
Nên tôi đầu cáo.
Công tăng hành đạo
Chẳng đặng qui Tây.
Lại thác xuống đây
Trở lên đòi nợ.
Công tu đã lỡ
Mắc phải luân hồi.
Việc ức cho tôi,
Tại nàng Dương thị.
Chùa hư bị lụy
Đi tởi khắp làng.
Đặng bạc rõ ràng
Một trăm mười lượng.
(31b) Vợ chồng trọng tưởng,
Tôi mới gởi cho.
Thiện Hữu mắc lo
Đi chùa cầu tự.
Vợ chàng sanh sự
Chiếm đoạt bạc đi.
Ba bữa tới kỳ
Chúng tăng trở lại.
Làm điều chẳng phải
Thề thiệt hai lần
Thề có bổn thân
Khóc thời ra máu.
Kiếm chuyện éo náu[74],
Thề lại lời sau
Chừng chết không đau
Đọa vào hắc ám.
Lời nàng thề tạm
Lấy bạc cho rồi.
Sự thiệt oan tôi
Mấy lời khai đủ.
Kim, khấu bẩm
Hoà thượng Ngũ Đài Sơn Bách bái.
(32a) Diêm vương thôi mới tra minh
Sa xuống hắc ám cho linh lời thề.
Còn ngươi Hoà thượng cho về
Tây phương chánh quả ngồi kề Sa môn.
Ngụy Yên họ Triệu phần hồn
Lời thề khổ não mà tồn thảo ngay.
Xét trong tội phước chàng rày
Đổ đồng[75] nên đặng lên nay phàm trần.
Cứ trong tội phước mà phân
Đầu thai dương thế muôn phần giàu sang.
Xử phân tội phước đã an,
Phút đâu Nam Hải bước sang vào đền.
(32b) Thập điện đứng dậy hai bên
Chào anh Nam Hải xuống đền việc chi?
Nam Hải mới nói một khi,
Thấy chuyện oan ức ở thì thế gian.
Họ Trương, Thiện Hữu là chàng
Thi ân tích đức, lòng thiền, tu trai.
Cớ sao con chết cả hai,
Lại thêm vợ thác, không ai gia đường?
Thấy chàng lên miếu tư lường
Minh oan lời trạng thuỷ chung không tường.
Chàng còn giấc nhắp[76] tiền đường
Nên tôi xuống hỏi cho tường oan gia.
(33a) Diêm vương thôi mới phán ra,
Anh thọ hối lộ, anh mà phải đi?
Nam Hải mới nói một khi,
Thấy chàng chánh trực vậy thì thế gian.
Hiển thần chức chịu Tam quang
Hưởng người hối lộ, thế gian linh gì?
Thập vương, nói tiếng quá khi[77]
Bắt hồn chàng xuống thì tri sự tình.
Diêm vương biết lỗi[78] ở mình
Mới sai quỉ sứ đăng trình ra đi.
Mau mau chớ khá diên trì
Lên miếu kíp rước hồn đi tức thời.
(33b) Vô Thường[79] chạy đã hết hơi
Bước vào trong miếu bày lời hoạn quan.
Để thây nằm đó cho an
Án[80] che phàm nhỡn thế gian lậu tình
Thiện Hữu hồn phách khinh khinh
Vô Thường quỉ giục đăng trình hoang mang.
Phút giây xuống tới Diêm quan,
Vào đền ngó thấy rõ ràng mười ông.
Thập điện là chốn xử công
Cân tội cân phước, dối không đặng nào!
Diêm vương cất tiếng phán chào
Ngươi Trương Thiện Hữu làm sao oan tình?
(34a) Chỗ này là chốn công bình
Oan chi ngươi khá sự tình tâu qua.
Thiện Hữu chàng mới khóc oà
Muôn tâu Diêm chúa, sự đà quá oan.
Cha tôi xưa có làm quan,
Vốn mẹ tôi đẻ rõ ràng mình tôi.
Hai mươi cưới vợ tôi rồi,
Ba mươi cha mẹ đã thôi[81], qua đời.
Vợ chồng niệm Phật cầu Trời
Đắp đường, thí nước, nhà thời tu trai.
Sanh con chẳng đặng lâu dài,
Số tôi chẳng có hậu lai, cũng đành.
(34b) Vợ tôi vốn thiệt hiền lành
Tu trai, niệm Phật, kỉnh thành độ thân
Dầu mà căn số có gần
Bắt con, tha mẹ, định phân công bình.
Cớ sao còn có một mình?
Không con không vợ, ức tình, tỏ oan.
Nên tôi lên chốn Tam quang
Miếu ông Nam Hải tại làng Hoà Dương.
Diêm vương nghe tấu khá thương
Kêu ra cho thấy tỏ tường mặt con.
Thiện Hữu mừng khóc nỉ non
Xin cho tôi thấy mặt con rõ ràng.
(35a) Dắt ngươi Hoà thượng Đài San
Đem ra đứng trước Tam quang ngó vào.
Thiện Hữu xem thấy chạy ào
Ôm con mà khóc, mầy sao bạc tình?
Hoà thượng đứng đó niệm kinh
Nam mô Di Phật, thầy đừng kêu con.
Ta là Hoà thượng Đài Sơn
Lên ta đòi nợ, phải con đâu mà!
Vợ thầy làm chuyện oan gia
Ta lên đòi nợ trả mà thế gian.
Thề nguyền chứng có Tam quang
Nay đoạ Hắc ám còn oan chỗ nào?
(35b) Thiện Hữu nghe nói lụy trào
Sự nên quá tức, lẽ sao không tường.
Chàng bèn cúi lạy Diêm vương
Thế gian phàm tục không tường oan gia.
Diêm vương thôi mới phán ra,
Kêu thằng con nhỏ vậy mà cho minh.
Thiện Hữu nghe nói lòng mừng,
Mong ân[82] Diêm chúa xét tình dương gian.
Diêm vương phán trước ngai vàng
Đòi ngươi Triệu thị Tam quang ứng hầu.
Ngụy Yên vào đó khấu đầu,
Thiện Hữu xem thấy, lòng âu rất mừng.
(36a) Chạy lại ôm xoạc ngang lưng
Con sao bạc nghĩa, nửa chừng bỏ cha?
Ngụy Yên thôi mới nói ra
Tôi thằng bán củi vậy mà thế gian.
Thiện Hữu xem lại rõ ràng,
Buông tay ngồi xuống ngỡ ngàng khôn phân.
Ngụy Yên bày tỏ Châu Trần
Vì tôi báo hiếu mẫu thân, nên vầy.
Không tiền, tới lấy của thầy
Đem về chôn mẹ mới gầy oan gia.
Phát thệ, lấy của người ta
Sống trả chẳng đủ, thác mà làm con.
(36b) Nợ thầy trả đủ, chẳng còn,
Chớ tôi chẳng phải là con của thầy.
Trả rồi lại trở về đây
Tôi cùng Hoà thượng ngày nay đợi Thầy.
Tam tào đối án chốn này
Phần nào quả nấy, ngày nay xong rồi.
Thiện Hữu thấy nói hỡi ôi!
Tôi xin thấy mặt vợ tôi tỏ tường
Diêm vương phán trước tiền đường
Quỉ sứ xuống dẫn, gươm trường cầm tay.
Dương thị thôi mới lên rày
Mắt đui chẳng thấy, mò nay kiếm chồng.
(37a) Thiện Hữu thấy vợ khóc ròng
Tại mình dương thế lỗi trong lời thề.
Vợ chồng ôm khóc ủ ê
Dương gian tham của, lời thề chẳng tiêu.
Thiện Hữu nghe vợ khẩu chiêu[83]
Thề đâu có đó, dễ tiêu đặng nào.
Thương vợ, chàng mới bước vào
Quì tâu Diêm chúa, thấp cao trần tình.
Vợ tôi nó mắc đọa hình
Tôi chịu phân nửa[84], trọn tình phu thê.
Diêm vương cất bút tay phê
Tội vợ, vợ chịu, chồng về dương gian.
(37b) Sai hai quỉ sứ hoang mang[85],
Dẫn hồn Thiện Hữu dương gian tái hồi.
Để lâu xác gã bại đồi[86]
Thế gian nhục nhãn[87], chôn thôi oan hồn.
Quỉ sứ dẫn hồn chạy bon
Đem lên tới miếu, hương hồn xúm đầy.
Dẫn hồn đứng dựa bên thây,
Bảo Trương Thiện Hữu nhập nay xác phàm.
Trở về dương thế, đừng tham
Nói truyền thiên hạ thời làm thảo ngay.
Vợ ngươi tham của đọa rày
Bị vào hắc ám ngày ngày như đêm.
(38a) Hồn nhập đã ấm đôi bên
Phong đô ta lại vào đền tâu qua.
Thiện Hữu mới thở hơi ra
Hai bên làng xóm vậy mà thất kinh.
Chuyển gân ngồi dậy một mình,
Bơ lơ báo láo như hình tỉnh say.
Thiện Hữu đứng dậy chấp tay
Thưa cùng hương chức, bày ngay việc nhà.
Ngày nay mộ đạo Di đà,
Tam qui ngũ giới, bước ra phàm trần.
Nhờ làng sự nghiệp quân phân
Gởi vào chùa miểu linh thần tế đơm.
(38b) Một phần để lại quải cơm
Giao cho hương chức quải đơm ông bà.
Trường biên phủ ấy của cha
Cơi trầu chén rượu, lễ ra trình làng
Đương niên[88] thôn trưởng một bàn
Ăn phần thời giỗ rõ ràng năm mâm.
Một năm thời giỗ bốn lần[89]
Còn dư thời hưởng, đền phần công lao.
Ruộng tôi năm mẫu mười cao,
Bạc hai trăm lượng cúng vào công nho.
Đồ vặt trong nhà thời cho,
Những người nghèo khó đắn đo trong làng.
(39a) Mộ phần xây lắp đã an
Cúi đầu từ tạ hai hàng lệ sa.
Lạy rồi lui gót về nhà,
Cơi trầu chén rượu vậy mà khá thương.
Thiện Hữu đứng giữa công đường
Lạy làng bốn lạy, tỏ tường ra đi
Nam Mô hai chữ Từ bi,
Nợ trần phủi sạch, sá gì là thân.
Anh em lớn nhỏ, xa gần
Đừng tham, sau mắc nợ trần oan gia.
Đêm buồn, cất bút tả[90] ra
Thấy trong kim cổ oan gia báo đời.
(39b) Coi qua đặt lại ít lời,
Để cho thiên hạ đời đời xem chơi.
Nôm na tính nghĩ hết hơi,
Tịnh Minh là hiệu, bày lời diễn ca.
Kỷ Hợi niên, thập ngoạt, thập lục nhựt Tịnh Minh bảo hiệu Nguyễn Thành Quang tự lục
[1] Chúng tôi dò hầu hết các truyện trong tập Kim Cổ Kỳ Quan vẫn không thấy chuyện Trương Thiện Hữu, chưa biết giải thích như thế nào về điều nầy!
[2] Ở Việt Nam, một Thư Viện ở Sàigòn có 150 số đầu tiên, ở Pháp còn lại những vi phim của hơn một chục năm của tờ tuần báo nầy, qua nhiều dời chủ bút…
[3] Chúng tôi không biết gì về ông Nguyễn Thành Quang 阮誠光, chỉ biết ông là người Nam do cách viết chữ Nôm của ông và nhiều chữ dùng rặc ròng Nam kỳ, quí vị đọc vào truyện sẽ thấy điều nầy. Riêng hai câu thơ ông viết ở trang 40a rất đáng chú ý: Mượn coi thời chẳng tiết chi ��时庒節之/ Coi rồi không trả mất công đi đòi 耒空呂��功��隊. Chữ 節phiên âm ra phải là tiết, như các viết thường thấy ở Miền Nam, đặc biệt lập đi lập lại nhiều lần trong Tuồng Ông Giacob và Các Con, bản in của nhà in Jh Nguyễn Văn Viết, Sàigòn 1927.
[4] Ông Nguyễn Thành Quang, người dịch truyện và viết chữ Nôm đề:己亥年拾月拾陆日 Kỷ Hợi niên, thập ngoạt, thập lục nhật.
[5] Con số 1959 bị loại vì thời nầy người dịch truyện Trung Hoa ra văn vần đã khó có, viết bản dịch bằng chữ Nôm, trên giấy mỏng là việc có xác xuất quá nhỏ, coi như không thể xảy ra.
[6] . Sửa cầu, đắp lộ, thả chim, thả cá
[7] . HTC, không có từ thấm thoát
[8]. Đầm, hồ.
[9] Nôm, xua
[10] . Tính: họ
[11] . Trả từ từ rồi cũng hết
[12] . Khó khăn, buồn khổ
[13] . Mang giày
[14] . Lỏng lẻo, xiêu xó
[15]. Dòm bộ tịch thằng chồng, thấy ứa gan
[16] . Hư nát
[17] . Lạc quyên, khuyến giáo, đi xin. Từ ưa dùng của nhà Phật.
[18] . Giữ chùa
[19] . Sổ ghi chép
[20] . Lẹ, mau, cấp kỳ.
[21] . Áo lễ rộng kích
[22] . Bới ra chén
[23] . Ông chồng sợ tánh vợ đã dặn rồi mà vẫn không khỏi!
[24] . Chua cay, bức rức không yên.
[25] . Tham lam, trơ trẻn, thứ hư thúi.
[26] . Ghi chép đàng hòang.
[27] . Sổ gì nặng dữ vậy!
[28] . Bồ hồ: xô bồ, tía lia, một mình giành nói, không cho ai xen vô.
[29] . Âm ti, Phong đô: cõi âm.
[30] . Dòm qua kiếng, thấy hết tội ác đã làm.
[31] . Mất.
[32] . Tai hoạ, tai nàn.
[33] . Chuyện so đo. Suy tính thiệt hơn.
[34] Tiếng xưa: nhớ lời.
[35] . No say
. [36] . Đẻ sanh đôi.
[37] . Trương Thiện Hữu muốn nói đó là kết quả việc làm xưa nay của mình.
[38] . Có thai, sanh con.
[39] . Chỉ mụ giỏi, mát tay, khiến đẻ lẹ.
[40] . Giỏi có tiếng.
[41] . Rõ ràng.
[42] . Ba sao, cha và hai con.
[43] . Chia đều.
[44] . Đồ sứ, đồ kiểu.
[45] . Luông tuồng.
[46] . Mua lúa, xay gạo kiếm ăn (qua ngày).
[47] . Lăng xăng nhiều việc.
[48] . Bán lúa non; mua mảo vườn cây lúc mới ra bông.
[49] . Biết hết.
[50] . Nhiều quá xá.
[51] . Tiền cột cổ chó = Tiền hối lộ, đọc: lót tót.
[52] . Lềnh khênh, đông dầy.
[53] . Bộ ván ngựa, để nhà trên để tiếp khách, ăn uống, tiệc tùng.
[54] . Máu đỏ.
[55] . Răng răng, đều tăm tắp.
[56] . Tiếng Nam ngòai đời: đạo tỳ.
[57] . Cái lưng ba vừng, cái đít một sề.
[58] . Thấp, nghiêng một bên.
[59] . Lu bu, bận bịu.
[60] . Bây giờ nói: quán xuyến: xâu hột thành chuỗi.
[61] . Hoạ vô đơn chí!
[62] . Hộp có nhiều ngăn.
[63] . Đứng tròng.
[64] . Đơn kiện: bài văn trình bày hết mọi sự thật để kêu nài với thần thánh, vua quan.
[65] . Đốt trầm.
[66] . Đốt vàng bạc và trạng cáo.
[67] . Nhà dựng hai bên đình, miểu.
[68] . Mau mắn, lẹ làng.
[69] . Nơi (từ cổ).
[70] . Cỡi mây.
[71] . Lẹ làng.
[72] . Trói bằng lòi tói sắt.
[73] . Tròng dây vào cổ.
[74] . Làm trặc trẹo.
[75] . Xa cạ.
[76] . Nhắp: Từ cổ: ngủ. Biếng nhắp nằm canh chầy, Gà đà sớm giục giã (Nguyễn Khuyến).
[77] . Diêm vương cũng ăn nói lộn xộn.
[78] . Diêm vương mà biết lỗi thì chết cha thiên hạ. Hèn chi, có tội nhơn kêu Ngọc hòang bằng giượng, ổng biểu tha cho nó, vì không biết nó là cháu của bà vợ nào.
[79] . Quỉ sứ, lũ đầu trâu mặt ngựa.
[80] . Che khuất.
[81] . Nín thở, mất, thôi thở.
[82] . Chịu ơn, đội ơn.
[83] . Tự miệng khai ra.
[84] . Thằng chồng ngon lành quá!
[85] . Mau lẹ.
[86] . Hư nát.
[87] . Mắt thịt, chẳng biết.
[88] . Đương chức.
[89] . Tại sao?
[90] . Chép.
No comments:
Post a Comment