Saturday, October 30, 2010

DZUNG NGUYÊN * THƯ MỤC TÂN DÂN


Vũ Đình Long

Vũ Đình Long (19 tháng 12 năm 1896 - 14 tháng 8 năm 1960) là nhà viết kịch Việt Nam. Ông còn là chủ nhà in, nhà xuất bản Tân Dân và nhiều tờ báo như Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san, Ích hữu... Vở kịch Chén thuốc độc (1921) của ông được coi là tác phẩm khai phá của nghệ thuật sân khấu kịch Việt Nam.

Vũ Đình Long quê tại thôn Mục Xá, xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (cũ), nay thuộc thành phố Hà Nội. Ông sinh năm 1896, trong một gia đình có truyền thống hiếu học, đồng thời cũng rất mê ca kịch dân tộc[1]. Lớn lên, ông đi học làm thuốc, ngành bào chế, nhưng sau đó lại chuyển sang dạy học ở thị xã Hà Đông, rồi chuyển về Hà Nội[2].

Năm 1925, khi 29 tuổi, Vũ Đình Long mở hiệu sách Tân Dân tại nhà số 93 phố Hàng Bông, Hà Nội, trong khi vẫn làm việc tại ở Sở Học chánh Đông Pháp. Ban đầu, Tân Dân chỉ là một hiệu sách nhỏ với số vốn tám trăm đồng, nhưng về sau công việc kinh doanh phát đạt, ông tiếp tục mở thêm nhà in, nhà xuất bản. Trong mười năm, số vốn của Tân Dân đã lên tới triệu hai đồng[3]. Từ việc in sách giáo khoa, truyện kiếm hiệp..., ông lai tập hợp thêm nhiều nhà văn, nhà báo, đặt hàng, cấp vốn cho họ để ra báo, tiểu thuyết. Cũng từ đấy, nhóm Tân Dân xuất hiện, thỏa mãn nhu cầu đọc tiểu thuyết của tầng lớp trí thức và thị dân đang phát triển nhanh[1]. Vũ Đình Long chủ trương ra mắt các tờ báo, thu hút nhiều bạn đọc như Tiểu thuyết thứ bảy (1934 - 1942), Phổ thông bán nguyệt san (1936 - 1941), Ích hữu (1937 - 1938), Tao Đàn (1937 - 1938), Tuổi trẻ, Truyền bá (1941 - 1943); đồng thời lập các tủ sách "Tủ sách Tao Đàn", "Những tác phẩm hay", "Quốc văn dẫn giải"[4]. Số đông các nhà văn Việt Nam những năm 1930-1945 đều có quan hệ với Tân Dân, xuất bản tác phẩm của mình trên các tờ báo của Tân Dân[1].

Sau Cách mạng tháng Tám, Vũ Đình Long gia nhập Hội Văn hóa Cứu quốc[2]. Những năm chiến tranh Đông Dương, ông sống ở nội thành Hà Nội, dù gia đình ông vẫn là nơi đi về tin cậy của các nhà văn đi theo kháng chiến[1]. Sau khi hòa bình lập lại, ông ở lại miền Bắc, trở thành Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957), được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam khóa I[5].


Vũ Đình Long mất vào ngày 14 tháng 8 năm 1960 tại Hà Nội, khi 63 tuổi. Con trai ông là họa sĩ Vũ Dân Tân, hiện nay đang là chủ một phòng tranh tại phố Hàng Bông.

Văn nghiệp

Vũ Đình Long bắt đầu sáng tác kịch ngay từ khi còn trẻ. Vở kịch nổi tiếng Chén thuốc độc, 3 hồi, đăng trên tạp chí Hữu Thanh số 4,5 vào tháng 9 năm 1921, được coi là tác phẩm đầu tiên của văn học kịch Việt Nam[6]. Nội dung vở kịch có đề tài lấy từ xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20, mô tả sinh hoạt trong gia đình thầy thông phán Thu. Tác phẩm "phản ánh sự xung đột giữa dục vọng và lương tri, giữa tệ nạn xã hội và hạnh phúc gia đình", cũng như "phê phán cách sống ăn chơi sa đọa của lớp người thành thị trung lưu, những người vợ các công chức vô công rồi nghề, lăn mình vào cuộc sống xa hoa, dẫn đến phá sản và tội lỗi"[7]. Vở kịch được công diễn vào ngày 20 tháng 10 tại Nhà hát lớn Hà Nội, đã thu hút sự quan tâm sôi nổi của dư luận, đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử kịch nói Việt Nam[6].

Sau Chén thuốc độc, Vũ Đình Long còn viết nhiều vở kịch khác như Tây Sương tân kịch (1922), Tòa án lương tâm (1923), Đàn bà mới (1944), Tổ quốc trên hết (1949), Tình trong khói lửa (1953)... Đáng chú ý có Toà án lương tâm (1923) phê phán thói xấu xa say mê cờ bạc của một cô giáo. Những tác phẩm kịch của Vũ Đình Long đều có nội dung toát lên lòng yêu nước, tha thiết với dân tộc, đồng thời lên án sự tha hóa của con người[1]. Ông còn viết sách giáo khoa, cũng như nhiều khảo luận văn học như Phê bình Truyện Kiều, Luận về nghề nghiệp... đã đăng trên các báo. Sau khi ông qua đời, nhiều vở kịch vẫn chưa được diễn. Năm 2009, bà Natalia Kraevskaya, con dâu người Nga của Vũ Đình Long tập hợp tám vở kịch của ông in thành "Tuyển tập kịch Vũ Đình Long" (NXB Hội Nhà Văn). Nhân dịp này, Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh [1] kết hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức một cuộc hội thảo với chủ đề "Vũ Đình Long và sự ra đời của kịch nói Việt Nam hiện đại"

Tác phẩm

Các tác phẩm đã xuất bản của ông gồm có:

  • Chén thuốc độc (kịch, 1921)
  • Toà án lương tâm (kịch, 1923)
  • Đàn bà mới (kịch, 1944)
  • Tổ quốc trên hết (kịch phóng tác, 1953)
  • Quốc âm độc bản (giáo khoa, 1932)
  • Thế giới trẻ em (giáo khoa, 1927)
  • Tuyển tập kịch Vũ Đình Long (NXB. Hội nhà văn, 2009)

Tham khảo

  1. ^ a b c d e Triệu Xuân, "Cần tôn vinh những người có công với nền văn hóa dân tộc như Ông VŨ ĐÌNH LONG. Văn nghệ sông Cửu Long. Truy cập 2008-12-18.
  2. ^ a b "Những sự kiện lịch sử đáng nhớ ngày 19.12". Vietnamnet. Truy cập 2008-12-18.
  3. ^ "Khu phố cũ Cửa Đông". Trang thành phố Hà Nội. Truy cập 2008-12-18.
  4. ^ "Vũ Đình Long". Từ điển bách khoa Việt Nam. Truy cập 2008-12-18.
  5. ^ "Vũ Đình Long, Nhà viết kịch". Trang tỉnh Bình Thuận. Truy cập 2008-12-18.
  6. ^ a b Nguyễn Thị Minh Thái. "Văn hoá chuyển ngữ: Từ ngôn ngữ văn bản kịch đến ngôn ngữ vở diễn trên sân khấu Việt Nam". Viện Văn học Việt Nam. Truy cập 2008-12-18.
  7. ^ "Chén thuốc độc:. Từ điển bách khoa Việt Nam. Truy cập 2008-12-18.



Thư mục Nhà xuất bản Tân Dân

NHÀ XUẤT-BẢN TÂN-DÂN
Chủ-nhiệm : VŨ ĐÌNH LONG
93, Phố Hàng bông, Hanoi
phát hành toàn những sách, báo hay và có ích cho gia-đình
(Xem hình sách tại đây)

=====

PHỔ-THÔNG BÁN-NGUYỆT-SAN (1.12.1936-1945)
Tạp-chí văn-học. Mỗi tháng ra hai kỳ : ngày 1 và 15. Mỗi số 150 trang đăng trọn một truyện dài.
Giá 0$30. Nửa năm 3$30. Cả năm 6$50.

NHỮNG TÁC-PHẨM HAY (1938-1942 ?)
Hai tháng ra một quyển tiểu-thuyết thật hay. Giá bán không nhất định.
(Từ cuốn VANG BÓNG MỘT THỜI, loại Những Tác-Phẩm Hay không bán một giá nhất-định như từ trước tới nay, mà sẽ định giá tùy theo số trang nhiều ít. Đại-khái : 160 trang 0$40, 180 trang 0$45, 200 trang 0$50, 225 trang 0$55, 250 trang 0$60.)

TỦ SÁCH TAO ĐÀN (1940-1945)
Hai tháng ra một quyển không phải tiểu-thuyết. Giá bán không nhất định.

LỊCH PHỔ-THÔNG
Nhà nào cũng cần có một cuốn.
Đó là một cái kho thường-thức rất quí mà mọi người cần xem quanh năm. Dày 300 trang. Giất tốt. Nhiều tranh ảnh đẹp. Sẽ xuất-bản đầu năm 1942. Giá 0$70.

TRUYỀN BÁ (10.9.41-1945)
Báo của Tuổi Trẻ, ra ngày 10 và 25, sau ra ngày thứ năm. Mỗi số 26 trang giá 0$10, đăng hết một truyện dài, một truyện ngắn và nhiều bài có ích cho trẻ em.

TIỂU THUYẾT THỨ BẢY (1934-195?)

ÍCH HỮU (1.1936-30.3.1938, 110 số)

PHỔ-THÔNG BÁN-NGUYỆT-SAN (1936-1945)

Số 1. ....... Tắt lửa lòng của Nguyễn Công-Hoan [ 1er Décembre 1936 ]
Số 2. ....... Cô Tư Thung, truyện dài của Lê-Văn-Trương [ 1er Janvier 1937 - 156 p. ]
Số 3. ....... Một đêm vui của Ngọc-Giao [ 1er Février 1937 ]
Số 4. ....... Ai lên Phố Cát của Lan-Khai [ 1er Mars 1937 ]
Số 4bis. ... Khói hương, xã-hội tiểu-thuyết của Từ-Ngọc [ Phụ san, 16 Mars 1937 - 136 p. ]
Số 5. ....... Hai thằng khốn-nạn của Nguyễn Công-Hoan [ 1er Avril 1937 - 166 p. ? ]
Số 6. ....... Một người. I, xã-hội tiểu-thuyết của Lê-Văn-Trương [ 1er Mai 1937 - 220 p. ; 0$25 ]
Số 7. ....... Một người. II, xã-hội tiểu-thuyết của Lê-Văn-Trương [ 1er Juin 1937 - p. 211-386 ; 0$25 ]
Số 8. ....... Tấm lòng vàng, giáo-dục tiểu-thuyết của Nguyễn-Công-Hoan [ 1er Juillet 1937 - 136 p. ]
Số 9. ....... Chiếc ngai vàng của Lan-Khai [ 1er Août 1937 - 143 p. ]
Số 10. ..... Thần hổ của Tchya [ 1er Septembre 1937 ]
Số 11. ..... Hòm đựng người của Nguyễn Triệu-Luật [ 1er Octobre 1937 - 157 p. ]
Số 12. ..... Một người cha của Lê-Văn-Trương [ 1er Nobembre 1937 ]
Số 13. ..... Đào kép mới của Nguyễn Công-Hoan [ 1er Décembre 1937 - 172 p. ]
Số 14. ..... Cái hột mận của Lan-Khai [ 1er Janvier 1938 - 171 p. ]
Số 14bis. . Con đười ươi, tiểu-thuyết của Lưu-Trọng-Lư [ Bìa màu - Số 1, 16 Janvier 1938 - 180 p. ; 0$25 ]
Số 15. ..... Một trái tim của Lê-Văn-Trương [ 1er Février 1938 - 217 p. ]
Số 15bis. . Ngược dòng, tiểu-thuyết của Từ-Ngọc [ Bìa màu - Số 2, 16 Février 1938 - 180 p. ]
Số 16. ..... Linh hồn hay xác-thịt của Tchya [ 1er Mars 1938 - 177 p. ]
Số 17. ..... Người thầy thuốc, tiểu-thuyết của Thanh-Châu [ 1er Avril 1938 - 180 p. ]
Số 18. ..... Tơ-vương, tiểu-thuyết của Nguyễn Công-Hoan [ 1er Mai 1938 ]
Số 18bis. . Vì nghệ-thuật, tiểu-thuyết của Kinh-Kha [ Bìa màu - Số 3, 16 Mai 1938 - 160 p. ]
Số 19. ..... Con đường hạnh-phúc, tâm-lý tiểu-thuyết của Lê-Văn-Trương [ Bìa trắng, 1er Juin 1938 ]
Số 20. ..... Gái thời loạn của Lan-Khai [ 1er Juillet 1938 - 159 p. ]
Số 21. ..... Một lương tâm trong gió lốc. I, tiểu-thuyết của Lê-Văn-Trương [ 1er Août 1938 - 103 p. ]
Số 21bis. . Từ thiên-đường đến địa-ngục, tiểu-thuyết của Lưu-Trọng-Lư [ Bìa màu - Số 4, 16 Août 1938 - 180 p. ]
Số 22. ..... Một lương tâm trong gió lốc. II, tiểu-thuyết của Lê-Văn-Trương [ 1er Septembre 1938 ]
Số 23. ..... Bước đường cùng, tiểu-thuyết của Nguyễn Công-Hoan (bị cấm) [ 1er Octobre 1938 ]
Số 24. ..... Liếp-Li của Lan-Khai [ 1er Nobembre 1938 - 180 p. ]
Số 25. ..... Nàng công-chúa Huế, tiểu-thuyết của Lưu Trọng-Lư [ 16 Novembre 1938 - 180 p. ]
Số 26. ..... Sóng vũ-môn của Nguyễn Công-Hoan [ 1er Décembre 1938 - 81 p. ? ]
Số 27. ..... Một nghìn một đêm lẻ, La-Sơn dịch [ 1er Janvier 1939 - 180 p. ; 0$25 ]
Số 28. ..... Trong ao tù trưởng-giả. I của Lê-Văn-Trương [ 1er Février 1939 - 166 p. ]
Số 29. ..... Trong ao tù trưởng-giả. II của Lê-Văn-Trương [ 16 Février 1939 - p. 151-313 ]
Số 30. ..... Hai ngả, tiểu-thuyết của Từ-Ngọc [ 1er Mars 1939 - 180 p. ]
Số 31. ..... Ngựa đã thuần rồi, mời ngài lên của Lê-Văn-Trương [ 16 Mars 1939 ]
Số 32. ..... Người hay bóng, tiểu-thuyết của Lan-Khai [ 1er Avril 1939 - 160 p. ]
Số 33. ..... Huế, một buổi chiều của Lưu Trọng-Lư [ 16 Avril 1939 ]
Số 34. ..... Lá ngọc cành vàng của Nguyễn Công-Hoan [ 1er Mai 1939 ]
Số 35. ..... Trang, tiểu-thuyết của Lan-Khai [ 16 Mai 1939 - 110 p. ? ]
Số 36. ..... Nát ngọc của Cấm-Khê [ 1er Juin 1939 - 172 p. ]
Số 37. ..... Cô Nguyệt của Lưu Trọng-Lư [ 16 Juin 1939 ]
Số 38. ..... Một cô gái mới của Lê-Văn-Trương [ 1er Juillet 1939 - 154 p. ]
Số 39. ..... Oan nghiệt của Tchya [ 16 Juillet 1939 - 154 p. ]
Số 40. ..... Cơn ác mộng, tiểu-thuyết của Lan-Khai [ 1er Août 1939 - 164 p. ; 0$25 ]
Số 41. ..... Trở vỏ lửa ra, tiểu-thuyết xã-hội của Phan Khôi [ 16 Août 1939 - 164 p. ; 0$25 ]
Số 42. ..... Nắng đào, tiểu-thuyết của Nguyễn Xuân-Huy [ 1er Septembre 1939 ; 0$25 ]
Số 43. ..... Tôi là mẹ. I, tâm-lý tiểu-thuyết của Lê-Văn-Trương [ 16 Septembre 1939 - 164 p. ; 0$25 ]
Số 44. ..... Tôi là mẹ. II, tâm-lý tiểu-thuyết của Lê-Văn-Trương [ 1er Octobre 1939 - p. 147-304 ; 0$25 ]
Số 45. ..... Tiếng gọi của rừng thẳm, tiểu-thuyết của Lan-Khai [ 16 Octobre 1939 - 154 p. ; 0$25 ]
Số 46. ..... Ngược đường trường thi, lịch-sử tiểu-thuyết của Nguyễn Triệu-Luật [ 1er Nobembre 1939 ]
Số 47. ..... Một người đau khổ của Lưu Trọng-Lư [ 16 Nobembre 1939 - 159 p. ]
Số 48. ..... Người vợ lẽ bạn tôi, tiểu-thuyết của Nguyễn Công-Hoan [ 1er Décembre 1939 - 154 p. ]
Số 49. ..... Dứt tình, tâm-lý tiểu-thuyết của Vũ Trọng-Phụng [ 16 Décembre 1939 ; 0$25 ]
Số 50. ..... Bóng cờ trắng trong sương mù của Lan-Khai [ 1er Janvier 1940 ]
Số 51. ..... Cánh sen trong bùn. I của Lê-Văn-Trương [ 16 Janvier 1940 - 145 p. ]
Số 52. ..... Cánh sen trong bùn. II của Lê-Văn-Trương [ 1er Février 1940 - p. 139-282 ]
Số 53. ..... Hồn về của Cấm-Khê [ 16 Février 1940 - 152 p. ]
Số 54. ..... Cô gái tân thời, tiểu-thuyết của Lưu Trọng-Lư [ 1er Mars 1940 - 155 p. ]
Số 55. ..... Tay trắng, trắng tay, tiểu-thuyết của Nguyễn Công-Hoan [ 16 Mars 1940 - 160 p. ]
Số 56. ..... Một nghìn một đêm lẻ của La-Sơn dịch [ 1er Avril 1940 - 160 p. ]
Số 57. ..... Hồng thầu của Lan-Khai [ 16 Avril 1940 - 146 p. ]
Số 58. ..... Chiếc nhẫn vàng, tiểu-thuyết của Nguyễn Công-Hoan [ 1er Mai 1940 - 160 p. ? ]
Số 59. ..... Khi người ta đói của Trương Tửu [ 16 Mai 1940 - 160 p. ]
Số 60. ..... Con bồ câu trắng của Thanh-Châu dịch [ 1er Juin 1940 - 148 p. ]
Số 61. ..... Ông chủ báo, tiểu-thuyết của Nguyễn Công-Hoan [ 16 Juin 1940 - 152 p. ]
Số 62. ..... Bốn bức tường máu. I của Lê-Văn-Trương [ 1er Juillet 1940 - 145 p. ]
Số 63. ..... Bốn bức tường máu. II của Lê-Văn-Trương [ 16 Juillet 1940 - p. 131-260 ]
Số 64. ..... Cưỡi đầu voi dữ của Lan-Khai [ 1er Août 1940 - 151 p. ]
Số 65. ..... Tình-sử, Trúc-Khê dịch [ 16 Août 1940 - 160 p. ]
Số 66. ..... Tội ác và hối hận, tiểu-thuyết của Vũ Bằng [ 1er Septembre 1940 - 176 p. ]
Số 67. ..... Lá cây nhuộm máu, tiểu-thuyết của La-Sơn Thần-Lĩnh [ 16 Septembre 1940 - 156 p. ]
Số 68. ..... Nợ nần, tiểu-thuyết của Nguyễn Công-Hoan [ 1er Octobre 1940 - 160 p. ? ]
Số 69. ..... Kho vàng sầm-sơn. I của Tchya [ 16 Octobre 1940 - 145 p. ]
Số 70. ..... Kho vàng sầm-sơn. II của Tchya [ 1er Nobembre 1940 - p. 137-273 ]
Số 71. ..... Để cho chàng khỏi khổ, tiểu-thuyết của Vũ Bằng [ 16 Nobembre 1940 - 142 p. ]
Số 72. ..... Tiếng khóc trong sương của Lan-Khai [ 1er Décembre 1940 - 144 p. ]
Số 73. ..... Trường đời. I, tiểu-thuyết của Lê-Văn-Trương [ 16 Décembre 1940 - 140 p. ]
Số 74. ..... Trường đời. II, tiểu-thuyết của Lê-Văn-Trương [ 1er Janvier 1941 - p. 137-278 ]
Số 75. ..... Trường đời. III, tiểu-thuyết của Lê-Văn-Trương [ 16 Janvier 1941 - p. 263-400 ]
Số 76. ..... Tấm lòng người kỹ nữ. I của Trần Huyền-Trân [ 1er Février 1941 - 144 p. ]
Số 77. ..... Tấm lòng người kỹ nữ. II của Trần Huyền-Trân [ 16 Février 1941 ]
Số 78. ..... Ba truyện mổ bụng của Vũ Bằng [ 1er Mars 1941 - 144 p. ]
Số 79. ..... Cánh buồm thoát tục của Lan-Khai [ 16 Mars 1941 - 144 p. ]
Số 80. ..... Tình-sử Việt-Nam, Trúc-Khê biên-soạn [ 1er Avril 1941 - 148 p. ]
Số 81. ..... Cô Nhung của Lưu Trọng-Lư [ 16 Avril 1941 - 135 p. ]
Số 82. ..... Xao Kham-La, tiểu-thuyết của Lâm-Mỹ Hoàng-Ba [ 1er Mai 1941 - 144 p. ?]
Số 83. ..... Ngày mai trời lại sáng của Nguyễn-dân-Giám [ 16 Mai 1941 - 133 p. ]
Số 84. ..... Nó giết người, tiểu-thuyết của Lê-Văn-Trương [ 1er Juin 1941 - 130 p. ; 0$30 ]
Số 85. ..... Rắn báo oán của Nguyễn Triệu-Luật [ 16 Juin 1941 ]
Số 86. ..... Người anh cả. I, tiểu-thuyết của Lê-Văn-Trương [ 1er Juillet 1941 - 132 p. ; 0$30 ]
Số 87. ..... Người anh cả. II, tiểu-thuyết của Lê-Văn-Trương [ 16 Juillet 1941 - p. 123-242 ]
Số 88. ..... Người anh cả. III, tiểu-thuyết của Lê-Văn-Trương [ 1er Août 1941 - p. 235-354 ]
Số 89. ..... Cần vương của Phan Trần-Chúc [ 16 Août 1941 ]
Số 90. ..... Tình sử. II, Trúc-Khê dịch [ 1er Septembre 1941 - 132 p. ]
Số 91. ..... Đỉnh non thần. I, tiểu-thuyết của Lan-Khai [ 16 Septembre 1941 ]
Số 92. ..... Đỉnh non thần. II, tiểu-thuyết của Lan-Khai [ 1er Octobre 1941 ]
Số 93. ..... Người tráng sĩ áo lam của Nguyễn Xuân-Huy [ 16 Octobre 1941 ]
Số 94. ..... Trên đường sự-nghiệp. I, tiểu-thuyết của Nguyễn Công-Hoan [ 1er Nobembre 1941 - 132 p. ; 0$30 ]
Số 95. ..... Trên đường sự-nghiệp. II, tiểu-thuyết của Nguyễn Công-Hoan [ 16 Nobembre 1941 - p. 119-250 ]
Số 96. ..... Trên đường sự-nghiệp. III, tiểu-thuyết của Nguyễn Công-Hoan [ 1er Décembre 1941 - p. 233-352 ]
Số 97. ..... Bông sen trắng, tiểu-thuyết của Hoàng-Cầm [ 16 Décembre 1941 - 132 p. ; 0$30 ]
Số 98. ..... Hai anh em, tiểu-thuyết của Lê-Văn-Trương [ 1er Janvier 1942 ] (Số mùa xuân)
Số 99. ..... Người ngàn thu cũ của Trần Huyền-Trân [ 16 Janvier 1942 - 132 p. ; 0$35 ]
Số 100. ... Cây đèn thần, tiểu-thuyết của Hoàng-Cầm [ 1er Février 1942 - 132 p. ; 0$35 ]
Số 101. ... Ai hát giữa rừng khuya. I của Tchya [ 16 Février 1942 ]
Số 102. ... Ai hát giữa rừng khuya. II của Tchya [ 1er Mars 1942 ]
Số 103. ... Theo lớp mây đưa, tiểu-thuyết của Lan-Khai [ 16 Mars 1942 - 140 p. ; 0$35 ]
Số 104. ... Dưới lũy trường dục, tiểu-thuyết của Phan Trần-Chúc [ 1er Avril 1942 - 140 p. ]
Số 105. ... Lẽ sống, tiểu-thuyết của Trần Huyền-Trân [ 16 Avril 1942 - 132 p. ; 0$35 ]
Số 106. ... Tiếng gọi của lòng. I, tiểu-thuyết của Lê-Văn-Trương [ 1er Mai 1942 - 120 p. ; 0$35 ]
Số 107. ... Tiếng gọi của lòng. II, tiểu-thuyết của Lê-Văn-Trương [ 16 Mai 1942 - p. 105-224 ]
Số 108. ... Mang xuống tuyền đài (Thiên phương dạ đàm) của Hoàng-Cầm [ 1er Juin 1942 - 144 p. ; 0$40 ]
Số 109. ... Sống nhờ. I, tiểu-thuyết của Mạnh-phú-Tư [ 16 Juin 1942 - 144 p. ; 0$40 ]
Số 110. ... Sống nhờ. II, tiểu-thuyết của Mạnh-phú-Tư [ 1er Juillet 1942 - p. 123-266 ; 0$40 ]
Số 111. ... Trăm lạng vàng của Trúc-Khê [ 16 Juillet 1942 - 132 p. ]
Số 112. ... Tình ngoài muôn dặm, tiểu-thuyết của Lan-Khai [ 1er Août 1942 - 139 p. ]
Số 113. ... Lòng mẹ. I, tiểu-thuyết của Lê-Văn-Trương [ 16 Août 1942 - 112 p. ]
Số 114. ... Lòng mẹ. II, tiểu-thuyết của Lê-Văn-Trương [ 1er Septembre 1942 - p. 101-220 ; 0$50 ]
Số 115. ... Cùng một ánh trăng của Thanh-Châu [ 16 Septembre 1942 - 119 p. ]
Số 116. ... Qua những màn tối. I, tiểu-thuyết của Nguyên-Hồng [ 1er Octobre 1942 - 120 p. ; 0$50 ]
Số 117. ... Qua những màn tối. II, tiểu-thuyết của Nguyên-Hồng [ 16 Octobre 1942 - p. 103-230 ; 0$50 ]
Số 118. ... Người vợ già, tiểu-thuyết của Mạnh Phú-Tư [ 1er Novembre 1942 - 119 p. ]
Số 119. ... Con nhà nghèo, truyện của Nguyễn Đức-Chính [ 16 Novembre 1942 - 140 p. ; 0$50 ]
Số 120. ... Anh vẹo, tiểu-thuyết của Lê-Văn-Trương [ 1er Decémbre 1942 - 120 p. ; 0$50 ]
Số 121. ... Thưởng trì cung. I, tiểu-thuyết của Phan Trần-Chúc [ 16 Decémbre 1942 - 120 p. ; 0$50 ]
Số 122. ... Thưởng trì cung. II, tiểu-thuyết của Phan Trần-Chúc [ 1er Janvier 1943 - p. 107-226 ; 0$50 ]
Số 123. ... Thoi mộng, tiểu-thuyết của Hoàng-Cầm [ 16 Janvier 1943 - 120 p. ]
Số 124. ... Truyền kỳ mạn lục. I, Trúc-Khê dịch [ 1er Février 1943 - 120 p. ; 0$50 ]
Số 125. ... Truyền kỳ mạn lục. II, Trúc-Khê dịch [ 16 Février 1943 - p. 107-226 ; 0$50 ]
Số 126. ... Truyền kỳ mạn lục. III, Trúc-Khê dịch [ 1er Mars 1943 - p. 217-336 ; 0$50 ]
Số 127. ... Quên cả thù, tiểu-thuyết của Vũ Bằng [ 16 Mars 1943 - 120 p. ; 0$50 ]
Số 128. ... Hối hận, tiểu-thuyết của Lan-Khai [ 1er Avril 1943 - 120 p. ]
Số 129. ... Thằng còm. I, tiểu-thuyết của Lê-Văn-Trương [ 16 Avril 1943 - 110 p. ; 0$50 ]
Số 130. ... Thằng còm. II, tiểu-thuyết của Lê-Văn-Trương [ 1er Mai 1943 - p. 91-200 ; 0$50 ]
Số 131. ... Quán Nải. I, tiểu-thuyết của Nguyên-Hồng [ 16 Mai 1943 - 127 p. ; 0$80 ]
Số 132. ... Quán Nải. II, tiểu-thuyết của Nguyên-Hồng [ 1er Juin 1943 - p. 121-243 ; 0$80 ]
Số 133. ... Thuốc mê, tiểu-thuyết của Thâm-Tâm [ 16 Juin 1943 - 120 p. ; 8 hào ]
Số 134. ... Bốn con yêu và hai ông đồ của Nguyễn Triệu-Luật [ 16 Juillet 1943 - 134 p. ]
Số 135. ... Một lương tâm trong sương mù, tiểu-thuyết của Lê-Văn-Trương [ 16 Août 1943 - 104 p. ; 1$00 ]
Số 136. ... Vết cũ. I của Mạnh Phú-Tư [ 16 Septembre 1943 - 128 p. ]
Số 137. ... Vết cũ. II của Mạnh Phú-Tư [ 16 Octobre 1943 - p. 117-236 ; 1$20 ]
Số 138. ... Mũi tên thuốc độc của Lê-Văn-Trương [ 16 Novembre 1943 ]
Số 139. ... Giăng thề, tiểu-thuyết của Tô-Hoài [ 16 Decémbre 1943 - 153 p. ; 2$00 ]
Số 140. ... ... [ 16 Janvier 1944 ]
Số 141. ...
Số 142. ... Bùi Huy Bích, danh-nhân truyện-ký của Trúc-Khê [ 1er Avril 1944 - 94 p. ; 0$20 ]
Số 143. ... Bọn trẻ tàn-tật của Thâm-Tâm [ 1944 - 62 p. ]
Số 144. ... Ba loại văn, biên-khảo của Vũ Ngọc-Phan [ 1er Mai 1944 ]
Số 145. ...
Số 146. ...
Số 147. ...
Số 148. ... Chinh phụ ngâm khúc dẫn giải của Nguyễn-Đỗ-Mục [ 1er Août 1944 - 119 p. ]
Số 149. ...
Số 150. ...
Số 151. ... ... [ Octobre 1944 ]
Số 152. ...
Số 153. ... Gánh hát sử nam Thâm-Tâm [ 1944 - 58 p. ]
Số 154. ...
Số 155. ...
Số 156. ... Bích câu kỳ-ngộ, dẫn giải của Nguyễn-Đỗ-Mục [ Avril 1945 - 49 p. ]

Hai giọt máu rơi của Hà Đình Tuyên [ 1939 ? - 90 p. ]
Cái chấm sáng của Vũ Bằng [ 1944 - 64 p. ]
Hổ với mọi của Lưu Trọng-Lư [ 1944 - 49 p. ]
Người giữ ngựa của Thâm-Tâm [ 1944 - 67 p. ]
Truyện người trẻ tuổi của Ngọc-Giao [ 1944 - 64 p. ]
Tiếng mùa xuân của Thâm-Tâm [ 1945 - 64 p. ]
Họ ăn tết của Ng. Văn Nhàn [ 1945 - 53 p. ]
Cung oán dẫn giải của Đinh Xuân-Hội [ 1943 ? ; 0$60 ]

PHỔ-THÔNG CHUYÊN-SAN
Kể từ 1er Juillet 1943, Phổ-Thông Bán-Nguyệt-San ra thêm một loại mới, mỗi tháng một tập. Mỗi tập là một chuyên-san về văn-học, sử-học hay triết-học. Mục đích là phổ thông trí thức, gây dựng một kho tài liệu thiết yếu cho tủ sách của người học thức. Số trang mỗi tập không nhất định. Giá bán không nhất định. Loại « chuyên-san văn-học sử-học triết-học » này in trên giấy dó-pha, rất bền.
P.T.B.N.S, lớp cũ (tiểu thuyết) vẫn ra, nhưng mỗi tháng chỉ in một tập, đẹp hơn trước, tiểu thuyết chọn lọc rất kỹ, toàn là những tác phẩm hay, có giá trị chắc chắn.


Số 1. ....... Lục Vân Tiên, dẫn giải của Đinh-Xuân-Hội [ 1er Juillet 1943 - 192 p. ; 1$50 ]
Số 2. ....... Trần Thủ Độ, danh-nhân truyện-ký của Trúc-Khê [ 1er Août 1943 - 87 p. ; 0$80 ]
Số 3. ....... Trương Vĩnh Ký, biên-khảo của Lê-Thanh [ 1er Septembre 1943 - 96 p. ; 1$00 ]
Số 4. ....... Quốc sử diễn ca, dẫn giải của Nguyễn-Đỗ-Mục [ 1er Octobre 1943 - 159 p. ; 1$50 ]
Số 5. ....... Thi sĩ Trung Nam, biên-khảo của Vũ Ngọc-Phan [ 1er Novembre 1943 - 96 p. ; 0$90 ]
Số 6. ....... Tang thương ngẫu lục, nguyên-tác của Phạm Đình-Hổ và Nguyễn-Án, Trúc-Khê dịch [ 1er Decémbre 1943 - 212 p. ; 2$00 ]
(Décembre : Triết học Khổng giáo của Mai đăng Đệ (quyển này cụ cử Mai soạn gần xong thì bị mệt, mong cụ chóng bình phục để sách có thể ra tháng Déc.)

PHỔ-THÔNG TUỔI TRẺ (CỦA BÁO TRUYỀN-BÁ)

Số 1. ....... Anh em thằng Việt, tiểu-thuyết của Lê-Văn-Trương [ 16 Janvier 1944 ; 0$40 ]

TIỂU THUYẾT THỨ BẢY

  1. Kép Tư Bền, truyện-ngắn của Nguyễn-Công-Hoan [ 1er Juin 1935 - 150 p. ]
  2. Phi châu yên thủy sầu thành lục của Nguyễn-Đỗ-Mục [ 1935 - 215 p. ]
  3. Cô giáo Minh của Nguyễn Công-Hoan [ 1936 - 219 p. ]

NHỮNG TÁC-PHẨM HAY
(Ở xa, gửi thêm tiền cước mỗi cuốn 0$20, mua nhiều cuốn thì cước-phí nhẹ hơn)

  1. Hận nghìn đời của Lê-Văn-Trương [ 1938 - 192 p. ]
  2. Lầm than của Lan-Khai [ 1938 - 215 p. ; 0$50 ]
  3. Trước đèn, phiếm luận của Phùng Tất-Đắc [ 1939 - 186 p. ]
  4. Bà Chúa Chè, lịch-sử tiểu-thuyết của Nguyễn Triệu-Luật [ 1938 - 187 p. ; 0$50 ]
  5. Liêu Trai Chí Dị I. của Tản-đà Nguyễn Khắc-Hiếu dịch [ 1939 - 192 p. ; 0$40 ]
  6. Liêu Trai Chí Dị II. của Tản-đà Nguyễn Khắc-Hiếu dịch [ 16 Novembre 1939 - 157 p. ; 0$40 ]
  7. Đứa cháu đồng bạc của Lê-Văn-Trương [ 1939 - 213 p. ; 0$40 ]
  8. Phấn hương của Ngọc-Giao [ 1939 - 210 p. ; 0$40 ]
  9. Loạn kiêu binh, lịch-sử tiểu-thuyết của Nguyễn Triệu-Luật [ 1939 - 172 p. ; 0$40 ]
  10. Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân [ 1940 - 200 p. ; 0$50 ]
  11. Một linh-hồn đàn-bà của Lê-Văn-Trương [ 1940 - 189 p. ; 0$50 ]
  12. Truyện đường rừng của Lan-Khai [ 1940 - 124 p. ; 0$45 ]
  13. Truyện hai người của Vũ-Bằng [ 1940 - 140 p. ; 0$50 ]
  14. Chúa Trịnh-Khải, lịch-sử tiểu-thuyết của Nguyễn Triệu-Luật [ 1940 - 130 p. ; 0$45 ]
  15. Bảy Hựu của Nguyên Hồng [ 1941 - 222 p. ; 0$60 ]
  16. Lịch-sử một tội ác của Lê-Văn-Trương [ 1941 - 168 p. ; 0$60 ]
  17. Thềm nhà cũ của Nguyễn Xuân-Huy [ Juin 1941 - 166 p. ; 0$60 ]
  18. Chiếc cáng xanh của Lưu Trọng-Lư [ Août 1941 - 150 p. ; 0$60 ]
  19. Những con đường rẽ của Lê-Văn-Trương [ 1941 - 143 p. ; 0$60 ]
  20. Lâu đài họ Hạ của Vũ Ngọc-Phan dịch [ 1942 - 144 p. ; 0$55 ]
  21. Tà áo lụa của Thanh-Châu [ 31 Mars 1942 - 128 p. ; 0$60 ]
  22. Cô gái làng Sơn-Hạ của Ngọc Giao [ Juin 1942 - 206 p. ]
  23. Cuộc sống của Nguyên Hồng [ 1942 - 190 p. ]
  24. Sau phút sinh-lý của Lê-Văn-Trương [ 1942 - 139 p. ] (?)
  25. Danh nhân Việt-Nam qua các triều đại : cận đại I. của Phan Trần-Chúc [ 1942 - 140 p. ]

TỦ SÁCH TAO ĐÀN
(Ở xa, gửi thêm tiền cước mỗi cuốn 0$20, mua nhiều cuốn thì cước-phí nhẹ hơn)

  1. Ðường thi, khảo-cứu và phiên-dịch thơ Ðường của Ngô Tất-Tố [ 1940 - 172 p. ; 0$70 ]
  2. Tôi thầu khoán hay là : ba tháng ở Trung-Hoa, phiêu-lưu ký-sự của Lê-Văn-Trương [ 1940 - 240 p. ; 0$90 ]
  3. Cao Bá Quát, danh-nhân truyện-ký của Trúc-Khê [ 30 Octobre 1940 - 168 p. ; 0$55 ]
  4. Vương Thúy Kiều, chú-giải tân-truyện của Tản-Đà Nguyễn-Khắc-Hiếu [ 1940 - ? p. ; 0$75 ]
  5. Nguyễn Trãi, danh-nhân truyện-ký của Trúc-Khê [ 1941 - 206 p. ; 0$75 ]
  6. Một cuộc săn vàng, phiêu-lưu ký-sự của Lê-Văn-Trương [ 1941 - 146 p. ; 0$60 ]
  7. Cung-oán ngâm-khúc, dẫn giải của Đinh Xuân-Hội [ 1941 - ? p. ; 0$30 ]
  8. Một chuyến đi, du-ký của Nguyễn Tuân [ 20 Juillet 1941 - 212 p. ; 0$70 ]
  9. Thi văn bình chú I. của Ngô Tất-Tố [ Septembre 1941 - 223 p. ; 0$80 ]
  10. Chinh phụ ngâm khúc, dẫn giải của Nguyễn Đỗ-Mục [ 1942 - 143 p. ; 0$60 ]
  11. Thi văn bình chú II. của Ngô Tất-Tố [ 1943 - 243 p. ]
  12. Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan [ 1942-1945 ]

TRUYỀN BÁ

Số 1. ....... Con thiên lý mã của Lê-Văn-Trương [ 10-9-41 ]
Số 2. ....... Phần thưởng danh dự của Nguyễn Công-Hoan [ 25-9-41 ]
Số 3. ....... Con dế mèn của Tô-Hoài [ 10-10-41 ]
Số 4. ....... Hóa thành chim của Thâm-Tâm [ 25-10-41 ]
Số 5. ....... Chuyện ma của Nguyễn Công-Hoan [ 6-11-41 ]
Số 6. ....... Ác báo của giáo-sư Mai-Phương [ 13-11-41 ]
Số 7. ....... Quých và Quác của Vũ Bằng [ 20-11-41 ]
Số 8. ....... Những người ngày xưa của Lê-Văn-Trương [ 27-11-41 ]
Số 9. ....... Trên lưng cóc của Chiêu Đảm [ 4-12-41 ]
Số 10. ..... Tỉnh giấc mơ vua của Hoàng Cầm [ 11-12-41 ]
Số 11. ..... Ban hát của thày mo của Thâm-Tâm [ 18-12-41 ]
Số 12. ..... Mực tầu, giấy bản của Tô-Hoài [ 25-12-41 ]
Số 13. ..... Nhà triệu phú thọt của Nguyễn Công-Hoan [ 1-1-42 ]
Số 14. ..... Phi-châu bí-mật của Phạm Quang-Định [ 8-1-42 ]
Số 15. ..... Giặc cờ đen của Lê-Văn-Trương [ 15-1-42 ]
Số 16. ..... Dế mèn phiêu lưu kỳ I. của Tô-Hoài [ 22-1-42 ]
Số 17. ..... Dế mèn phiêu lưu ký II. của Tô-Hoài [ 29-1-42 ]
Số 18. ..... Ma thiên lãnh của Ngọc-Giao [ 1942 ]
Số 19. ..... Chín bông hoa của Thâm-Tâm [ 1942 ]
Số 20. ..... Cún số 5 của Thanh-Châu [ 26-2-42 ]
Số 21. ..... Thủy thần của Phan-Như [ 5-3-1942 ]
Số 22. ..... Oulad Kildir của Phạm Bá-Đại [ 12-3-1942 ]
Số 23. ..... Một truyện ma của Lê-Văn-Trương [ 19-3-1942 ]
Số 24. ..... Ma biên của Nguyễn Công-Hoan [ 26-3-1942 ]
Số 25. ..... Ngọn cờ lau của Tô-Hoài [ 2-4-1942 ]
Số 26. ..... Suối thiêng của Thanh-Châu [ 9-4-1942 ]
Số 27. ..... Bước đường tương lai của Hoàng-Cầm [ 16-4-42 ]
Số 28. ..... Thằng cuội phiêu-lưu của Thâm-Tâm [ 23-4-42 ]
Số 29. ..... Dũng, nhà thám hiểm của Ngọc-Giao [ 30-4-42 ]
Số 30. ..... Con chó dai đầu của Lê-Văn-Trương [ 7-5-42 ]
Số 31. ..... Youdi Aida của Phạm Bá-Đại [ 14-5-42 ]
Số 32. ..... Sự-tích cây hoa lý của Tô-Hoài [ 21-5-42 ]
Số 33. ..... Lòng trẻ của Đoàn Nghi [ 28-5-42 ]
Số 34. ..... Quyển sách bí-mật và con khỉ của Ngọc-Giao [ 4-6-42 ]
Số 35. ..... Nàng út của Thâm-Tâm [ 11-6-1942 ]
Số 36. ..... Mẹ và em của Thanh-Châu [ 18-6-1942 ]
Số 37. ..... Ngọn núi pha-lê của Phan-Như [ 25-6-1942 ]
Số 38. ..... Đứa con đã khôn ngoan của Nguyễn Công-Hoan [ 2-7-1942 - 30 p. ]
Số 39. ..... Lên giời của Trúc-Khê [ 9-7-1942 - 30 p. ]
Số 40. ..... U Tám của Tô-Hoài [ 16-7-42 - 30 p. ]
Số 41. ..... Tiên trong giếng thần của Thâm-Tâm [ 23-7-42 - 30 p. ]
Số 42. ..... Hiền của Ngọc-Giao [ 30-7-42 - 30 p. ]
Số 43. ..... Vàng của Thanh-Châu [ 6-8-42 - 30 p. ]
Số 44. ..... Ba bà cháu của Tô-Hoài [ 13-8-42 - 30 p. ]
Số 45. .....
Số 46. .....
Số 47. .....
Số 48. .....
Số 49. .....
Số 50. .....
Số 51. .....
Số 52. .....
Số 53. .....
Số 54. .....
Số 55. .....
Số 56. .....
Số 57. .....
Số 58. .....
Số 59. ..... Giặc Tàu bắt cóc của Lê-Văn-Trương [ 1942 - 30 p. ]
Số 60. ..... Giặc Tàu bắt cóc tập thứ hai của Lê-Văn-Trương [ 1942 - 30 p. ]
Số 61. .....
Số 62. .....
Số 63. .....
Số 64. .....
Số 65. .....
Số 66. .....
Số 67. .....
Số 68. ..... Số Tết của Vũ Đình Long [ 1943 - 74 p. ]
Số 69. .....
Số 70. .....
Số 71. .....
Số 72. ..... Nhạc, Huệ, Lữ của Ngọc-Giao [ 11-3-43 ]
Số 73. .....
Số 74. .....
Số 75. ..... Cái quạt mo của Thâm-Tâm [ 1er-4-43 - 34 p. ]
Số 76. .....
Số 77. ..... Bầu sữa hươu của Ngọc-Giao [ 15-4-1943 - 34 p. ]
Số 78. .....
Số 79. ..... Ba ông cháu của Tô-Hoài [ 29-4-43 - 30 p. ]
Số 80. .....
Số 81. .....
Số 82. .....
Số 83. ..... Chim làm tổ của Thâm-Tâm [ 27-5-43 - 34 p. ]

...

Số 117. .....Vua Đen của Nguyễn Trung Hoà [ 1944 - 34 p. ]

...

Số 120. .....Người bồ câu I. của Đào Thiệu [ 1944 - 34 p. ]
Số 121. .....Người bồ câu II. của Đào Thiệu [ 1944 - 30 p. ]

...

Số 131. .....Cây đa biết nói I. của Giáo Phú [ 1944 - 34 p. ]
Số 132. .....Cây đa biết nói II. của Giáo Phú [ 1944 - 34 p. ]

...

Số 161. .....Hoàng Trừu của Ngọc-Giao [ 1945 - 32 p. ]
Số 162. .....Bốn con gà của Tô-Hoài [ 1945 - 31 p. ]

...

Số 190. ........ [ 20-9-45 ]

Ba anh em của Tô-Hoài [ 1942 - 30 p. ]
Đười-ươi giữ ống của Thâm-Tâm [ 1942 - 30 p. ]
Kalani, cậu mọi con với hai con khỉ Phạm-Bá-Đại [ 1942 - 30 p. ]
Một người mẹ của Hữu Mai [ 1942 - 30 p. ]
Mưu Gia-Cát của Lê-Văn-Trương [ 1942 - 30 p. ]
Người bạn giang hồ của Vương Thanh dịch [ 1942 - 30 p. ]
Tấm lòng vàng : kịch I. của Nguyễn Công-Hoan [ 1942 - 30 p. ]
Tấm lòng vàng : kịch II. của Nguyễn Công-Hoan [ 1942 - 30 p. ]
Thằng Bờm của Ngọc-Giao [ 1942 - 30 p. ]
Trên đảo Hoàng Sa của Ngọc Cư [ 1942 - 30 p. ]

Ba cái lá của Tân Kiềm [ 1943 - 34 p. ]
Bài sử ký của Thanh-Châu [ 1943 - 34 p. ]
Biết sống của Phạm Bá Đại [ 1943 - 30 p. ]
Bố, Cái của Thâm-Tâm [ 1943 - 30 p. ]
Cái đồng hồ của Hữu Mai [ 1943 - 34 p. ]
Cái mũ lạ đời của Vũ Trọng Đào [ 1943 - 30 p. ]
Dì ghẻ, con chồng của Nguyễn Đình Tú [ 1943 - 33 p. ]
Khổng Minh Việt-Nam của Thanh Khê [ 1943 - 14 p. ]
Lửa rừng của Ngọc-Giao [ 1943 - 30 p. ]
Một người cha của Hữu Mai [ 1943 - 34 p. ]
Mưu chú cáo của Phạm Bá Đại [ 1943 - 34 p. ]
Ngoại ô Sàigòn của Đoàn Nghi [ 1943 - 34 p. ]
Người bố già của Thiện Kiều [ 1943 - 30 p. ]
Người mẹ của Mạnh Phú Tư [ 1943 - 34 p. ]
Nguyễn Xí của Nguyễn Đình Tú [ 1943 - 34 p. ]
Những con Bạch Nga thần của Khai Thụy [ 1943 - 34 p. ]
Ông hoàng khỉ của Lê Công Thành [ 1943 - 34 p. ]
Rồng của Thâm-Tâm [ 1943 - 34 p. ]
Rừng, núi, biển của Bá-Đại, Chàng-Sóc và Kinh-Kương [ 1943 - 30 p. ]
Sẹt sành và chim choẹt của Đào Thiệu [ 1943 - 30 p. ]
Thằng Nhó của Tô-Hoài [ 1943 - 34 p. ]
Thần điểu của Nam Anh [ 1943 - 34 p. ]
Thư Lý Ly của Ngọc-Giao [ 1943 - 34 p. ]
Trên biển cát của Lê Chung Vịnh [ 1943 - 34 p. ]
Trời phạt của Đào Thiệu [ 1943 - 34 p. ]

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của Thâm-Tâm [ 1944 - 34 p. ]
Bốn con chó của Tô-Hoài [ 1944 - 30 p. ]
Bốn con nỡm ấy đi du lịch của Tô-Hoài [ 1944 - 34 p. ]
Bước gian nan của con nắc nẻ của Tô-Hoài [ 1944 - 34 p. ]
Cái nhẫn của Lan Trân [ 1944 - 34 p. ]
Cậu Chính cô Chiêu của Ngọc-Giao [ 1944 - 34 p. ]
Chú chuột của Tô-Hoài [ 1944 - 34 p. ]
Chúa Ba của Ngọc-Giao [ 1944 - 34 p. ]
Cóc và ếch tranh hùng của Thâm-Tâm [ 1944 - 34 p. ]
Con đường sáng của Ngọc Cư [ 1944 - 34 p. ]
Con nhà võ của Ngọc-Giao [ 1944 - 34 p. ]
Đời con kiến của Thâm-Tâm [ 1944 - 34 p. ]
Hai cây hoa nhài của Thâm-Tâm [ 1944 - 34 p. ]
Hai con ngỗng của Tô-Hoài [ 1944 - 34 p. ]
Hang thuồng luồng của Ngọc-Giao [ 1944 - 30 p. ]
Lời hứa của Lê Như Chi [ 1944 - 34 p. ]
Ngày vui của Ngọc-Giao [ 1944 - 34 p. ]
Nguồn sống của Nguyễn Đình Tú [ 1944 - 34 p. ]
Nguyễn Trãi của Ngọc-Giao [ 1944 - 34 p. ]
Người đàn bà nuôi rắn của Nam Cao [ 1944 - 34 p. ]
Nói về cái đầu tôi của Tô-Hoài [ 1944 - 33 p. ]
Ông hoàng rắn của Thâm-Tâm [ 1944 - 34 p. ]
Sức mạnh của Ngọc Giao [ 1944 - 34 p. ]
Tình bạn của Hữu Mai [ 1944 - 30 p. ]
Thằng Lứa của Đào Thiệu [ 1944 - 34 p. ]
Thù chồng nợ nước II. của Nguyễn Đình Tú [ 1944 - 34 p. ]
Úm ba la ! của Ngọc-Giao [ 1944 - 34 p. ]
Vua Quang-Trung của Hữu Mai [ 1944 - 34 p. ]
Yên đi thi của Hữu Mai [ 1944 - 34 p. ]

Trịnh Khả của Thâm-Tâm
Áo vải của Nam Cao [ 1945 - 33 p. ]
Cái đầu lâu của Nguyễn Văn Nhàn [ 1945 - 33 p. ]
Dê và lợn của Tô-Hoài [ 1945 - 31 p. ]
Họ ăn Tết của Nguyễn Văn Nhàn [ 1945 ]
Hươu, rím, khách của Thâm-Tâm [ 1945 - 34 p. ]
Hy sinh cho nước của Nguyễn Bá-Hào [ 1945 - 29 p. ]
Làm việc nghĩa của Nguyễn Văn Nhàn [ 1945 - 34 p. ]
Linh hồn đá của Thâm-Tâm [ 1945 - 34 p. ]
Người câm biết nói của Nam Cao [ 1945 - 31 p. ]
Quận Hẻo, Quận He của Ngọc-Giao [ 1945 - 31 p. ]
Thỏ, chuột và khỉ của Thâm-Tâm [ 1945 - 33 p. ]
Tự lập của Nguyễn Quang-Phòng [ 1945 - 34 p. ]

Thư mục Nhà xuất bản Đời Nay

No comments: