Saturday, November 26, 2016

10 HIỆN TƯỢNG BÍ ẨN - TRỘM CHÓ - THẬP GIÁ



10 HIỆN TƯỢNG BÍ ẨN

 10 HIỆN TƯỢNG BÍ ẨN
10 hiện tượng bí ẩn trong lịch sử mà đến nay các nhà khoa học vẫn không giải thích nổi. Nếu tính cả chuyến bay M370 của Malaysia thì đây được coi là hiện tượng thứ 11.

1- Thanh kiếm 2.000 năm tuổi bằng đồng trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng vẫn còn rất sắc bén.

 

                 
Vào năm 1994, một thanh kiếm bằng đồng đã được tìm thấy trong lăng mộ binh mã của Hoàng Đế Tần Thủy Hoàng. Thanh kiếm này có ruột rất dày, nó ngủ sâu trong hoàng thổ tới hơn 2.000 năm, khi mới được khai quật nó vẫn trông như mới và sắc bén vô cùng. Sau khi kiểm tra, người ta nhận thấy lớp bề mặt thanh kiếm có chứa hợp chất muối crôm dày 10 micron, sự phát hiện này ngay lập tức thu hút được sự chú ý của thế giới. Bởi vì phương pháp xử lý quá trình oxy hóa muối crom mới chỉ xuất hiện ở cận đại, vào năm 1937 tại Đức, và Hoa Kỳ vào năm 1950 mới phát minh ra.

2- Một người đàn ông Ấn Độ không ăn uống trong 68 năm

 

 

                                


Một người đàn ông Ấn Độ có tên là Prader Jani, đã ròng rã 68 năm mà ông không cần ăn bất cứ thức ăn hay thức uống nào, cũng không phải đi vệ sinh. Jani đã từng ở trong một bệnh viện ở Tây Ấn Độ để quan sát kiểm tra, nhưng sự thần kỳ của ông đã khiến 400 bác sĩ bệnh viện phải cảm thấy bối rối. Theo ông cho biết, lần cuối cùng ông ăn và uống là khi ông 10 tuổi. Kể từ đó, ông thông qua thực hành yoga để duy trì sinh mệnh mình. Các bác sĩ cho biết, mặc dù ông không ăn uống nhưng trong cơ thể ông vẫn có sự hình thành nước tiểu, nhưng vừa hình thành thì bàng quang đã hấp thụ. Hiện nay các nhà khoa học vẫn không thể giải thích nổi hiện tượng này.

3- Quá mầu nhiệm – nhục thân của Thiền sư Lục Tổ Huệ Năng 1000 năm không bị phân hủy tại Trung Quốc.

 

                      

Đại sư Huệ Năng triều Đường, được coi là bức tượng đầu tiên của vị Bồ Tát có mang thân xác thịt xuất hiện trong lịch sử của Trung Quốc (cao tăng đắc đạo khiến thân xác thịt không bị hoại), hiện tại bức tượng vẫn còn được đặt thờ ở Chùa Nam Hoa thuộc Thiều Quan Quảng Đông. Bức tượng này không cần phải tiêm chất bảo quản hay niêm phong chân không; Quảng Đông vốn là vùng có khí hậu nóng, môi trường lại ẩm ướt; nếu tính theo lịch đến nay đã được 1.200 năm, vậy mà bức tượng này không hề bị thối hay thay đổi nào cả, không khô héo, vẫn giữ được thần thái thanh thản.
Trong cuộc Cách mạng Văn hóa, Hồng vệ binh vì để xác thực xem bức tượng Huệ Năng Đại sư có phải là do con người tạo ra hay không, đã dùng búa đập vào ngực của Đại sư, tạo thành một lỗ nhỏ, kết quả rất ngạc nhiên cho thấy các cơ quan nội tạng của vị đại sư vẫn còn nguyên vẹn, lúc đó mọi người tại hiện trường đều trăm phần sợ hãi, vội quỳ gối lạy.

4- Làng Shivpuri ở Ấn Độ “hòn đá thánh tự lơ lửng trên không”

            
   
Trước một đền thờ tại làng Shivpuri, Ấn Độ có 2 hòn đá Thánh, mỗi hòn nặng tầm 450 kg, và chỉ cần có người dùng ngón tay trỏ bên tay phải đặt ở phía dưới của hòn đá thiêng liêng này, và không ngừng đồng thanh hô lớn: “Kumar – Alli – Daer Wei – kỳ – kỳ – kỳ”, thì hòn đá liền như người sống di chuyển bay lên đến độ cao tận 2 mét so với mặt đất. Chỉ cho đến khi họ hô liên tục hết hơi này cho đến hơi khác không dừng mới hạ trở lại mặt đất. Về nguyên nhân có thể khiến nó như vậy, cho đến nay vẫn không một lời giải thích nào đáng tin cậy.

5- Một chiếc máy bay mất tích tại Philippines sau 48 năm xuất hiện trở lại nguyên vẹn như xưa

              
Năm 1985, một chiếc máy bay hành khách 48 năm trước (nửa thế kỷ) đã bị mất tích khi đang bay từ Philippines hướng về đảo Mindanao, đã được tìm thấy trong vùng đầm lầy ở New Guinea. Điều khiến người ta không thể hiểu nổi, đó là chiếc máy bay trông vẫn mới y hệt như hồi nó bị biến mất. Đồng thời những tờ báo được tìm thấy trong cabin vẫn ghi nguyên vẹn là ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 1 năm 1937, cũng như cà phê bên trong phích vẫn còn nóng, hương vị không thay đổi, pin vẫn được sạc đầy… Các nhà điều tra đều cảm thấy đáng sợ mà không giải thích nổi.

6- Bức hình phi hành gia vũ trụ được khắc nổi trong một nhà thờ cổ ở Salamanca, Tây Ban Nha.

 

                      
Tại thành phố Salamanca của Tây Ban Nha trong một nhà thờ cổ có khắc nổi hình tượng một phi hành gia bí ẩn. Nhà thờ lớn Leronimus Cathedral được tu sửa năm 1102. Điều đáng ngạc nhiên ở đây, đó là trên đó có khắc một số mô hình đặc biệt hấp dẫn, trong đó có mô hình một phi hành gia. Mô hình này được chạm khắc rất tinh tế, trên thân mặc bộ quần áo phi hành gia: Lẽ nào cách đây một ngàn năm trước phi hành gia lại có khả năng có bộ quần áo vượt qua đường hầm thời gian và không gian?

7- Bốn ngàn binh sĩ Tây Ban Nha bí ẩn biến mất

 

                       
Bốn ngàn binh sĩ Tây Ban Nha đã bị mất tích một cách bí ẩn không một dấu vết, nhưng nó lại là sự thật. Nó đã được ghi lại bằng giấy trắng mực đen trong lịch sử quân sự tại các tài liệu chính thức của Tây Ban Nha và các tổ chức có thẩm quyền. Năm 1711, bốn ngàn binh sĩ Tây Ban Nha đóng quân tại trại cùng người dân trên núi. Ngày hôm sau, khi quân tiếp viện tới nơi này thì họ đã thấy toàn bộ đơn vị đóng quân tại đây đã biến mất hoàn toàn. Cảnh sát đã điều tra rất nhiều trong vài tháng, nhưng vẫn không thể tìm thấy bất kỳ manh mối nào. Đây là một vụ mất tích tập thể lớn nhất trên thế giới.

8- Thái Lan: “Thân thể của đứa trẻ đã chết bất hoại”

 

                     
Tại Thái Lan, một gia đình nhỏ có một cậu con trai khi lên 6 tuổi thì bị chết. Hai vợ chồng liền an táng cho cậu trong tu viện, một điều kỳ lạ đã xảy ra! Kể từ đó cặp vợ chồng này thường xuyên nằm mơ rằng con trai họ nói với họ là không quen với cuộc sống trong tu viện, do đó họ đã đem xác cậu về nhà, và sau đó họ không gặp giấc mơ tương tự như vậy nữa. Trong những năm qua, mặc dù thân xác đã bị mất nước và khô lại, nhưng tóc và móng tay cậu vẫn không ngừng phát triển!

9- Máy bay Mỹ rơi vào “đường hầm thời gian” bí ẩn

 

                                

Năm 1955, một chuyến bay mang số hiệu 914 cất cánh từ New York hướng về Florida thì đột nhiên bị mất tích, lúc đó nó được nhìn nhận rằng có thể do chiếc máy bay rơi xuống biển. Tuy nhiên sau 35 năm, chuyến bay số hiệu 914 này lại đột nhiên xuất hiện ở Venezuela. Khi những người này trở về nhà ở Hoa Kỳ, họ đã rất ngạc nhiên, con của họ và những người thân yêu cũ đều đã già hết rồi, nhưng họ thì vẫn còn trẻ như năm đó. Điều này đã thực sự đặt ra câu hỏi, liệu có tồn tại đường hầm thời gian không?
(Điều này có khiến cho bạn nghĩ về chuyến bay M370 của hãng hàng không Malaysia không?)

10- Tàu điện ngầm Moscow của Nga biến mất một cách bí ẩn

 

                               
Một ngày vào năm 1975, tại một ga tàu điện ngầm ở Moscow đã xảy ra một sự biến mất lạ thường. Buổi tối hôm đó vào lúc 21h16’, một tàu điện ngầm từ ga Belarus hướng về ga Bulaisinuo. Chỉ còn 14 phút là tàu ngầm có thể đến ga tiếp theo, nhưng không ngờ trong vòng 14 phút này, chiếc tầu chứa đầy khách này đột nhiên biến mất. Quân đội và toàn bộ các nhân viên quản lý tàu điện ngầm Moscow bắt đầu một cuộc tìm kiếm quy mô lớn. Tuy nhiên, từ đó đến giờ vẫn không tìm thấy bất kỳ hành khách nào cả.
(Phụ trách biên tập: Gia Cát Tạng Tạng

Sunday, April 17, 2016


HOÀNG HẢI THỦY * NẠN TRỘM CHÓ

SBC, SĂN BẮT CƯỚP, SĂN BẮT CHÓ

Những năm 1981, 1982, bọn cướp lộng hành ở Sài Gòn. Bọn Công An VC Thành Hồ phải thành lập một đội để chuyên bắt bọn cướp ngoài đường. Ngoài việc bẻ khóa xe Honda lấy trộm xe, bọn cướp ngang nhiên cướp xe giữa ban ngày trên đường phố. Người chủ xe dằng xe lại bị chúng đâm chém, dùng súng bắn chết.

hcm-choBọn CAVC gọi đội bắt cướp với cái tên Săn Bắt Cướp, viết tắt là SBC. Dân Sài Gòn gọi SBC là bọn Săn Bắt Chó.
Từ những năm 1981, 1982 nạn bắt trộm chó đã có ở Sài Gòn – thành phố bị đổi tên là Thành Hồ – bọn trộm chó ở Sài Gòn hành nghề lúc 5, 6 giờ sáng. Vào giờ đó những nhà dân trong những xóm nhỏ thường mở cửa cho chó trong nhà chạy ra đường phóng uế. Bọn trộm chó đi hai tên trên xe Honda. Tên ngồi sau dùng dây có thòng lọng chụp vào cổ con chó, phóng xe kéo đi. Khi con chó bị kéo theo xe chết ngất, tên ngồi sau xe kéo con chó lên, cho vào bao tải. Vừa về đến nhà là bọn trộm cho làm mất tích con chó ngay. Người đuổi theo có đến được nhà chúng cũng không sao tìm được tang vật là con chó bị bắt trộm.
Nạn săn bắt chó tăng dần theo năm tháng. Ðến những năm 2000 nạn bắt trộm chó lan tràn trên cả nước. Ðến năm 2010 trong cái gọi là Xã Hội Xã Hội Chủ Nghĩa – nặng nhất là ở miền Bắc – xẩy ra cái nạn người dân đánh chết bọn trộm chó khi họ bắt được chúng.
Mời quí vị đọc một số tin đăng báo về Nạn Trộm Chó và tình trạng người dân trong nước đánh chết bọn trộm chó.
Khoảng 11g ngày 24-11- 2012, người dân xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành (Tiền Giang) phát hiện một xác chết đàn ông trên con rạch ở khu vực gần cầu Ván Sập.
Rất đông người dân Vĩnh Kim, huyện Châu Thành (Tiền Giang) đến xem công an khám nghiệm hiện trường tìm biết đó là xác một người bắt trộm chó. Nạn nhân là Huỳnh Văn Vẹn (26 tuổi, ngụ xã Tân Hòa, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long), là đồng phạm trộm chó với  Nguyễn Hữu Khánh bị dân bắt được rạng sáng 23-11.
Rạng sáng 23-11, người dân ở trên tuyến đường huyện 35 thuộc ấp Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Kim nhìn thấy hai nam thanh niên đi xe gắn máy dùng súng điện bắt trộm chó. Người dân tri hô, nhiều người kéo ra  đuổi bắt hai tên trộm.
Ðến chân cầu Ván Sập thì đám người đuổi theo bắt được Khánh (ngụ huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) cùng xe gắn máy, với bao bố trong có ba con chó đã bị chích điện chết, một bình ắc-quy và dụng cụ dùng để chích điện.
Tại công an xã, Khánh khai  y cùng bạn hắn tên Vẹn đi trộm chó. Khi bị  đuổi bắt, Vẹn nhảy xuống xe, chạy trốn. Y bị dân làng bắt, đánh chết, liệng xác xuống rạch.
o O o

Trộm chó bắn người.

Sáng sớm 18-3- 2013, ông Dương Văn Thanh (48 tuổi, ấp Trà Canh A1, xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành, Sóc Trăng) lấy xe chở vợ ra chợ Thuận Hòa bán rau cải. Vừa dắt xe ra khỏi nhà, ông Thanh thấy có người đang bắt con chó của nhà ông nên ông la lên. Hai tên trộm  dùng súng tự chế bắn đạn vào ngực ông Thanh khiến ông ngã tại chỗ.
Trước khi tháo chạy, bọn trộm còn lấy con chó bỏ vào bao, để lại hiện trường một thanh tre ngắn, phía trên đầu có hai mũi chĩa nhọn dài khoảng 5cm, được đấu nối với sợi dây điện.
Thấy ông chồng trúng đạn, bà Trần Thị Cẩm Hồng (30 tuổi), và mấy người  cùng xóm, lấy xe đưa ông Thanh vào Bệnh viện Ða Khoa Sóc Trăng cấp cứu, nhưng đi được hơn 2km thì ông Thanh tắt thở. Bà Hồng cho biết sau khi bắn người, lấy chó, bọn trộm chó chạy về hướng Bạc Liêu.
Theo bà Hồng, gần đây khu vực này thường xuyên mất chó, một số người thấy bọn đang bắt chó nhưng không dám la lên hay chặn bắt vì sợ bị bọn bắt chó bắn bằng súng hay sau đó đến nhà trả thù.
o O o
Khoảng 5h30 sáng 10/6, hai  người ở xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An sang  xã Tân Thành, huyện Yên Thành để bắt trộm chó. Khi phát hiện, người dân hô hoán, hàng nghìn người rượt đuổi, chặn đường. Do bị người dân chặn mọi ngả đường, hai kẻ bắt trộm chó bị bắt.
Kẻ trộm chó bị đánh chết, xe của kẻ trộm chó bị đốt.
Kẻ trộm chó bị đánh chết, xe của kẻ trộm chó bị đốt.
Người ta xúm vào đánh hai anh trộm làm một anh chết ngay tại chỗ..
Ngày 29/8/2012, Công an huyện Gio Linh phối hợp cùng lực lượng điều tra của Công an tỉnh Quảng Trị điều tra vụ việc 2 kẻ trộm chó bị người dân địa phương bắt và đánh đến chết tại làng Nhĩ Trung, xã Gio Thành, huyện Gio Linh.
Vụ trên xảy ra lúc 2h rạng sáng 29/8/2012. Người dân làng Nhĩ Trung đang ngủ thì bị đánh thức bởi tiếng xe máy gầm rú ga inh ỏi và tiếng chó sủa vang khắp làng. Trước đó, nhiều hộ dân đã bị mất chó nên người dân biết ngay có sự xuất hiện của trộm chó.
Bà con tri hô rồi ào ra đường làng để đuổi theo bọn trộm chó. Truy đuổi khoảng 2km thì hai “cẩu tặc” đi trên một xe máy là: Nguyễn Xuân Triều (41 tuổi, trú tại xã Mai Thủy) và Nguyễn Ðăng Cường (31 tuổi, trú xã Liên Thủy), cùng thuộc huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), bị ngã xuống đường. Ngay lập tức, 2 anh trộm bị nhiều người ập đến đánh, đá, đạp tới tấp. Triều bị đánhchết ngay tại chỗ, còn Cường dù được đưa đến Bệnh viện Ða khoa huyện Gio Linh để cấp cứu, nhưng cũng chết sau đó không lâu.
Tháng 10/2012, một vụ trộm chó gây bức xúc lớn cho người dân ở xóm Xuân Phúc, xã Nghi Xuân (Nghi Lộc – Nghệ An) khiến một cẩu tặc bị tử vong.
Khoảng 13h30 ngày 12/10, người dân xóm Xuân Phúc, xã Nghi Xuân (Nghi Lộc – Nghệ An) phát hiện hai nam thanh niên câu trộm chó. Lập tức hàng chục người hô hoán vây bắt.
Bất ngờ một tên dùng dao chém ông Phạm Bá Cậy (SN 1961), làm ông Cậy bị thương ở tay và đầu.
Nổi giận trước hành vi ngang ngược của cẩu tặc, hàng trăm ngườiõ đổ ra đường đuổi bắt. Một kẻ trộm chạy thoát còn một người bị bắt và bị đánh đến ngất xỉu. Chiếc xe máy Exciter làm phương tiện đi câu trộm chó bị đốt cháy rụi.
Nhân được tin báo, lực lượng Cảnh sát 113 Nghệ An có mặt hiện trường xử lý, gọi xe cấp cứu đưa anh trộm chó bị đánh ngất đi bệnh viện cấp cứu.
Xe cứu thương vào được nhưng ra không được vì bị người dân phản đối, chặn lại. Trong số này có người nhà ông Phạm Bá Cậy, người này đã gọi điện cho người nhà anh cẩu tặc bị thương,  đòi mang 20 triệu đồng đến bồi thường thì mới cho  xe cứu thương đi.
Nhưng khi người nhà kẻ trộm chó mang tiền đến  anh trộm đã chết trong xe cứu thương. Ðể đưa được xác người chết về nhà, thân nhân người chết phải viết giấy cam đoan tự ý giao lại chiếc xe máy của mình cho gia đình ông Cậy mới được đưa xác người chết về nhà sau 4 tiếng đồng hồ giằng co
Mới đây, một thanh niên 29 tuổi, sắp cưới vợ đã bị đánh chết khi đi trộm chó ban đêm ở xã Hiệp Hòa, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng.
Vụ này xảy ra vào đêm 8/4/2013, khi những người dân trong xã Hiệp Hòa bắt gập  1 thanh niên đi xe máy đang câu trộm chó. Ngay lập tức, người dân  hô hoán mọi người trong xã cùng nhau đuổi bắt.
Hết đường đào tẩu vì tất cả các ngả đường ra vào xã đều bị người dân chốt chặn, người thanh niên cùng phương tiện là chiếc xe máy đã bị bắt tại trận.
Nhiều người dân  lao vào thượng cẳng chân hạ cẳng tay, khiến thanh niên câu trộm chó bị thương rất nặng. Chiếc xe máy của người thanh niên này  bị người dân châm lửa đốt cháy rụi.
Bọn trộm chó thường mang theo dao, súng tự chế, chúng sẵn sàng giết người đuổi bắt chúng. Nhưng khi bị dân bắt nộp cho công an thì chúng chỉ bị xử phạt tiền rồi thả ra, chúng lại tiếp tục hành nghề săn bắt chó. Việc trộm chó được coi là loại trộm vặt, kẻ trộm không bị tù.
Khi thấy một vụ trộm chó, hai hoặc ba người dân không dám đuổi bắt chúng, họ la lên báo động cho nhiều người đến góp sức mới dám đuổi bắt. Biết bọn trộm chó có dao, súng, người dân phải dùng dao, gậy để tự vệ và tấn công. Vì tức giận người ta xúm lại đánh tới tấp, mỗi người dân chỉ đấm đá sơ sơ là kẻ trộm cho đủ chết.
4 tên trộm có thể bắt 500 con chó một tháng.
Có những tên trộm chó họp lại thành “đảng”. Chúng đi ăn hàng từ 2 đến 4 xe gắn máy, 4 hay 8 tên cùng đi, chúng có mã tấu, kiếm, roi điện, có bọn có cả súng. Chúng ngang nhiên bắt chó ngay ban ngày, bắt chó trước mặt dân làng và đánh trả quyết liệt khi chúng bị dân làng vây bắt, chúng sẵn sàng giết người khi chúng thấy chúng có thể bị bắt..
o O o

Ðánh hội đồng chết kẻ trộm chó là man rợ?

Ðây là lời kể của một nạn nhân có chó bị bắt trộm.
Tôi viết những lời này vì quá bức xúc trước tình trạng bọn trộm chó lộng hành. Nếu chỉ đọc qua bài báo thì ai cũng lên án người dân về việc họ coi thường tính mạng con người, coi thường pháp luật, họ đánh chết ngay tại chỗ những tên trộm chó bị họ bắt. Nhưng nào ai hiểu được tâm trạng của người chủ khi bị mất chó và bị bọn trộm chó  đe dọa đến tính mạng.
Bọn trộm cho kết thành tổ chức, chúng  đi từ 2 đến 4 xe gắn máy, mỗi xe hai tên, chúng mang theo  mã tấu, kiếm, roi điện và  cả súng. Chúng hành nghề có tổ chức, băng đảng. Chúng rất manh động, liều và ngang tàng bắt chó ban ngày ngay trước mặt mọi người. Chúng đánh trả quyết liệt nếu chúng bị đuổi theo. Chúng sẵn sàng giết chết chủ nhân con chó nếu chúng thấy người chủ làm chúng có thể bị bắt..
Chính vì vậy nên , quê tôi đã có chuyện khi phát hiện bọn trộm chó là cả làng tụ tập 30 đến 40 người ra bắt. Khi bắt được họ  đốt xe của tên trộm chó và đốt cả tên trộm. Do các bạn sống ở nơi bình yên, không có nạn trộm chó nên các bạn không biết tại sao người dân ở các tỉnh họ lại phẫn nộ đến như vậy. Các bạn có biết bọn trộm chó khi bị bắt nộp cho công an, nhiều lắm là chúng bị phạt 2 triệu đồng, bị tịch hu  dụng cụ hành nghề, rồi thả vềà.  Pháp luật coi việc bắt  trộm chó là trộm vặt.
Nếu bắt bồi thường thiệt hại cho người dân cũng không đủ chứng cứ để quy tội, trong khi bọn trộm chó rất manh động. Người dân biết nhà mình mất chó mà không làm gì được vì nếu ra ngăn cản có thể bị bọn trộm đánh bằng roi điện, bị chém, rất nguy hiểm đến tính mạng. Với một đội “thợ săn” 4 người chỉ một tháng là có thể bắt tất cả chó trong một xã (bình quân khoảng 500 con). Nếu mỗi con trị giá 2 triệu đồng thì số tiền chúng kiếm được trong một tháng không phải là nhỏ.
Ðó chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến nỗi nhức nhối của xã hội, đó là nguyên do người dân chúng tôi khi bắt được kẻ trộm chó là không giao nộp cho chính quyền mà “xử” chúng tại chỗ.
Từø Sài Gòn, tôi về đến nhà tôi ở thị xã Tây Ninh khá muộn. Ðang xịt nước rửa xe trong sân nhà, tôi nghe ngoài cổng, tiếng chó la ăng ẳng. Nghĩ ngay đến con chó của bác bảo vệ bị bọn cẩu tặc thuốc chết ngay trước nhà hôm trước, tôi mở máy xe lao ngay xe ra cổng.
Nhưng tôi không còn nhìn thấy bọn trộm đâu, một người dân chạy xe ôm khuya chỉ tay cho tôi biết bọn trộm chạy về hướng đường Nguyễn Thái Học. Tôi chạy theo hướng đó thật nhanh. Ðường Tây Ninh về khuya vắng, không khó khăn gì để tôi đuổi kịp 2 tên trộm đang kéo lê con chó tcủa tôi theo xe dưới  đường.
Tôi cho xe đến gần định đạp ngã xe của hai tên cẩu tặc, nhưng tên ngồi sau có vẻ rất ma lanh, y cứ kéo con chó rề vào bánh xe của tôi., mong xe tôi bị đổ.
Tôi đuổi qua mấy km, lúc này tên ngồi sau đã móc sợi dây thòng lọng có con chó vào tay nắm sau của xe. Hắn lấy từ túi áo ra cái dàn ná thung, rồi cứ thế hắn nã những viên đá sỏi vào người tôi làm tôi đau điếng, tôi lại đang ở trần, nên nhìn rõ những giọt máu rỉ xuống ngực… Tôi càng tức giận, quyết không để bọn này chạy thoát…
Ðến ngã tư, bọn chúng cho xe rẽ trái và lao thẳng, tôi hơi bất ngờ vì đây là hẻm cụt, phía dưới là bờ sông. Có lẽ quá hoảng hốt tên trộm ngoặt tay lái định quay xe trở lại, cộng thêm lúc này sợi cước dây phanh xe đạp dùng để câu cổ chó bị đứt, nên bọn chúng trượt xe lao  vào hàng rào bên sông. Tôi cũng cho xe tôi lao thẳng vào xe chúng.
Tên ngồi sau cầm thanh tre, có buộc sợi cước đã bị đứt, lúc này trở thành một thứ vũ khí lợi hại. Hắn hét lên “Mày muốn chết tao cho mày chết” và lao vào đánh tôi như một tên say máu. Một roi, hai roi, ba roi… tôi nghe mình đau điếng như có những làn điện vụt qua người. Không biết bằng cách nào mà tôi chụp được đầu dây cước tôi ghì xuống,  tung một cú đá vào mang tai tên này, hắn lảo đảo ngã xuống.
Thấy tên còn lại đang lúi húi ngồi dậy dẫn xe, tôi cho hắn một đá, hắn ngã vào hàng rào. Lúc này tôi vừa thủ thế vừa la “cướp… cướp…”. Tên này lồm cồm bò dậy, không đánh trả tôi mà chỉ muốn lấy xe để chạy
Lúc này thì vài người dân nghe tiếng tôi kêu, mang gậy gộc chạy đến. Tên kia quẳng xe nhảy ùm xuống sông. Tên còn lại băng qua cầu định tẩu thoát, gặp ngay người bên kia chặm đường nên cũng nhảy ùm xuống sông trốn mất.
Cảnh sát 113 xuống đến nơi, bộ dạng tôi lúc này  tơi tả như tàu lá chuối rách, tôi không dép, không áo, chỉ mặc có cái quần đùi. Người tôi đầy máu vì bị trúng những cục sỏi do tên trộm bắn bằng ná thung, và bị roi quất, làm cho có người tưởng  tôi là tên trộm chó bị dân đánh.
Tại hiện trường công an thu được 1 xe máy, 1 bao tải có 2 con chó đã chết, 1 súng bắn điện, 1 bình xăng 3 lít.
Sáng hôm sau, công an đến tận cơ quan, mời tôi lên phòng điều tra để nhận dạng tên trộm bị bắt. Hắn chối bay chối biến, nhưng khi tôi nói tên trộm bị tôi ném trúng một hòn đá to, mấy anh bắt hắn cởi áo ra thì y như rằng nơi bả vai hắn có một vết bầm tím còn sưng, tmình hắn trầy xước do bị cắt bởi lá dứa khi nhảy trốn dưới sông.
Tên này cúi đầu nhận tội. Hắn vừa mãn hạn tù sáu tháng về tội trộm cướp, nhưng ngựa quen đường cũ.

Mất mạng vì trộm chó

Phát hiện hai tên trộm chó đi xe vào làng, tiếng kẻng báo động vang lên liên hồi khiến dân làng choàng tỉnh, hàng trăm người xách gậy gộc, cuốc thuổng túa ra đường vây bắt tên trộm nhưng bị bọn trộm chĩa súng bắn trả quyết liệt.
Rạng sáng 18/6, người dân làng Yên Khánh (xã Thạch Bình, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa) phát hiện hai kẻ lạ mặt vào làng bắt chó liền hô hào đuổi theo, nhóm trộm vứt xe máy và đồ nghề chạy mất dạng. Không bắt được bọn đạo chích, dân làng quay lại châm lửa đốt cháy rụi chiếc xe máy Sirius chúng bỏ lại hiện trường.
Tuy nhiên, 2h sáng hôm sau, Phạm Văn Chiến (31 tuổi, xã Thành Hưng, huyện Thạch Thành) cùng đồng bọn tiếp tục quay lại “ăn hàng”. Người dân đang say ngủ thì nghe tiếng chó sủa dữ dội, tiếng chân người chạy rầm rập bên ngoài. Lát sau, tiếng kẻng, tiếng chiêng khắp làng trên xóm dưới đồng loạt vang lên. Không ai bảo ai, dân làng vác gậy gộc, cuốc xẻng túa ra đường.
Hơn 500 người dân các xóm Yên Khánh, Ái Sơn… chạy ra đường bao vây các hướng không cho hai tên cẩu tặc chạy thoát, ông Vũ Văn Hải, Trưởng công an xã Thạch Bình kể và cho biết, thấy dân làng bủa vây, hai tên trộm bỏ lại xe máy rồi chạy về phía đồng đầm Bông.
Thấy nhiều người truy rát, trên đường rút chạy, một trong hai tên trộm rút súng bắn liên tiếp 4 – 5 phát đạn về phía sau khiến anh Phạm Văn Trường (25 tuổi), Nguyễn Văn Hùng (17 tuổi), Nguyễn Văn Thụ (28 tuổi), Nguyễn Văn Trung (28 tuổi) trúng đạn gục ngay tại chỗ.
“Tên trộm có súng, mọi người cẩn thận kẻo dính đạn”, một người cảnh báo và hô lớn “phải bắt bằng được tên giặc cướp của dân làng”. 30 phút sau, người dân phát hiện Chiến  nấp trong chuồng trâu của một nhà ở thôn Ái Sơn. Chiến bị lôi ra  và  bị đánh đến chết, tên còn lại trốn thoát.
Tại hiện trường, công an thu được một xe máy, một kích điện, bên cạnh là con chó đang nằm gọn trong dây thòng lọng. Ngoài ra, cơ quan chức năng còn thu giữ một khẩu súng tự chế, bên trong có hai viên đạn, nhiều vỏ đạn đã bắn.
Nhà chức trách cho biết, Chiến nghiện ma túy nặng, nhiều năm nay sống bằng nghề trộm chó. Chiều cùng ngày, sau khi hoàn tất các thủ tục khám nghiệm, công an giao trả xác Chiến về cho gia đình hắn mai táng.
Ông Hải cho biết, trong số 4 người trúng đạn, 3 người đã xuất viện, còn anh Hùng bị trúng 3 mảnh đạn, một mảnh xuyên ổ bụng nên phải chuyển đến bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thành dùng phẫu thuật gắp viên đạn ra. “Rất may chúng chỉ dùng súng bắn đạn ria và cự ly nhả đạn khá xa nên độ sát thương không lớn”, ông Hải nói.
Theo ông Hải, gần đây, một số xã phía bắc huyện Thạch Thành liên tục bị mất trộm chó. Nhiều nhóm cẩu tặc ở các vùng lân cận thường xuyên dạt về Thạch Bình “ăn hàng”. Lúc cao điểm có 5-7 toán cẩu tặc hành nghề, mỗi nhóm thường có hai tên. Chúng lẻn vào làng những lúc vắng người, nhất là ban đêm nên lực lượng an ninh rất khó bắt giữ. Ðặc biệt, khi đi câu trộm chó, bọn đạo chích thường mang theo nhiều “hàng nóng” như dao kiếm, mã tấu, chai lọ, ớt bột… và cả súng để phòng thân, nếu bị truy đuổi chúng sẵn sàng đánh trả để tháo thân.
Trước nạn trộm hoành hành, dân làng phải cắt cử lực lượng hàng đêm mai phục ở đầu xóm. “Chúng chẳng khác nào những tên cướp cạn, vừa liều lĩnh vừa manh động. Nhiều tháng nay chúng khiến dân làng mất ăn mất ngủ nên chúng tôi phải cử người ngăn chặn kẻ gian”, anh Nguyễn Văn Thụ, xóm Yên Khánh nói.

CẨM NINH * QUỲNH LƯU NỔI DẬY

Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu, Nghệ An, 1956

Theo Cẩm Ninh

Năm 1956, cuộc nổi dậy của đồng bào huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, là 1 cuộc đấu tranh đẫm máu chống lại chính sách cai trị dã man của lãnh đạo CSVN, mà qua đó, chính sách Cải Cách Ruộng Ðất đã là nguyên nhân chính làm bùng nổ cơn phẫn nộ của người dân. Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu bị đảng CSVN bưng bít tin tức rất kỹ vì tầm mức ảnh hưởng nguy hiểm của nó; trong khi cuộc đấu tranh của các văn nghệ sĩ trong biến cố Nhân Văn Giai Phẩm may mắn hơn, được loan tin vào miền Nam VN thời bấy giờ, với những tư liệu lịch sử rất giá trị. Nhưng không vì thế mà cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu bị chôn vùi với nỗi oan khiên của những nạn nhân đã chết. 1 số nhân chứng hiếm hoi đã kể lại, viết lại để các thế hệ tiếp nối hiểu được những gì xảy ra dưới chế độ XHCN. Tội ác của lãnh đạo CSVN không thể đếm bằng số người dân đã chết. Mục đích của tội ác đã đi ra khỏi giới hạn suy nghĩ của loài người.


1. Chính sách Cải Cách Ruộng Ðất:

Lãnh đạo CSVN đã bắt đầu cuộc cải tạo nông nghiệp tại miền Bắc khi thực dân Pháp vẫn còn xâm chiếm nước ta. HCM đã ký 2 sắc luật Giảm Tô (tức giảm số thóc gạo mà nông dân phải trả cho người chủ đất) số 78/SL ngày 14/7/1949, và Sắc Luật 42/SL ngày 1/7/1951 về chính sách nông nghiệp của chính quyền kháng chiến, năm trong toàn bộ chính sách thuế khóa, gồm cả thuế công thương nghiệp, sát sinh, lâm thổ sản, xuất nhập cảng... Chính sách thuế nông nghiệp đã khởi đầu cho các chiến dịch phân mảnh định hàng các loại ruộng, bình sản lượng, bình diện tích mỗi mảng đất để làm căn bản tính thuế, sau đó tiến hành chiến dịch chống phản động, đấu tranh giảm tô kéo dài đến năm 1954, và chỉ tạm ngưng khi chiến trường Ðiện Biên Phủ bắt đầu nghiêm trọng và sau đó đưa đến Hiệp Ðịnh Geneva ký vào tháng 7/1954. Kế đến, lãnh đạo CSVN lại tạm ngưng chiến dịch cải cách ruộng đất tới cuối năm 1955, đầu 1956, vì (1) CSVN bận lo đón tiếp hơn 50,000 bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc, (2) Phải đối phó với phong trào di cư và cuộc biểu tình đòi di cư của người dân vùng Ba Làng (Thanh Hóa), (3) Phải che dấu phần nào thủ đoạn tàn bạo để trấn an lòng dân, che mắt các quan sát viên quốc tế của Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến và ổn định tình hình nội bộ. Giai đoạn thứ hai của cải cách ruộng đất bắt đầu từ cuối năm 1955, lãnh đạo CSVN tiếp tục phát động phong trào quần chúng qua nhiều đợt đấu tranh cải cách ruộng đất.á Trong giai đoạn này, hình thức đấu tranh cải cách ruộng đất cũng giống như đấu tranh giảm tô, nhưng khác ở mức độ tàn bạo cao hơn gấp bội và số nạn nhân cũng gia tăng do sự càn đi, quét lại và kích tỷ lệ. Ở 1 số nơi, như các vùng vừa tiếp thu và đồng bằng bên bờ sông Nhị Hà chẳng hạn, CSVN tiến hành song song 2 chiến dịch đấu tranh giảm tô và cải cách ruộng đất 1 lượt. Ðiều cần nhấn mạnh là CSVN đã bắt chước y hệt chính sách cải cách ruộng đất ở Trung Quốc, nên đã cho các cán bộ học tập kinh nghiệm nguyên văn cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu ở Hồ Nam, quê hương của Mao Trạch Ðông. Ở Trung Quốc, ngoài ruộng đồng bao la bát ngát, 1 địa chủ điển hình còn có lâu đài, dinh cơ và quân lính riêng để bảo vệ sản nghiệp, cũng như để đàn áp và bóc lột nông dân. Trong khi ở miền Bắc VN, cái mà CSVN gọi là địa chủ đại gian đại ác thường chỉ có mấy mẫu ruộng, nhưng thuộc thành phần có uy tín ở nông thôn (thường giúp đỡ người nghèo) và có thể trở thành đối tượng chống đối đảng và nhà nước. Trung ương đảng CSVN đã trao cuộc đấu tranh cải cách ruộng đất cho Trường Chinh lãnh đạo và Hồ Viết Thắng, Ủy viên Trung ương đảng phụ trách điều hành. Dưới trung ương có các đoàn cải cách ruộng đất cho mỗi tỉnh và dưới cấp đoàn có các đội cải cách ruộng đất cho từng xã. 
Các đoàn và đội đều nhận lệnh trực tiếp từ trung ương mà không cần qua Ủy ban hành chánh địa phương. Thành phần trong các đoàn, đội đều được tuyển lựa là thành phần cốt cán, bần cố nông, là đảng viên trung kiên đã chiến đấu trong bộ đội. Càng về sau, chính sách cải cách ruộng đất càng khốc liệt bởi phần đông đội viên toàn là những người trẻ tuổi, cuồng tín, được bồi dưỡng tư tưởng đấu tranh giai cấp, căm thù thật sự. Vì thế, trong năm 1956, riêng đợt cải cách ruộng đất Ðiện Biên Phủ đã đưa số nạn nhân bị tàn sát lên đến 10,000 người. Ðội cải cách ruộng đất đã trở thành công cụ giết người ghê rợn của chế độ. Sự tàn sát lên cao vì chính sách kích tỷ lệ (nâng tỷ lệ) của CSVN. Thí dụ: cứ mỗi xã có 100 gia đình thì dù đủ hay không, có hay không có, đội cải cách ruộng đất của xã đó phải tìm cho ra ít nhất là 5 gia đình địa chủ (tỷ lệ 5%), nếu hơn thì càng tốt. Trong 5 gia đình này phải quy cho được 2 gia đình là cường hào ác bá để xử tử. Nếu đội không làm đủ tiêu chuẩn sẽ bị phê bình là thiếu ý thức đấu tranh giai cấp, công tác kém cỏi. Nghe 1 đoạn thơ tuyên truyền của thi sĩ Tố Hữu, ta sẽ thấy sự dã man ra sao:


Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho Ðảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt

Mục tiêu cuộc cải cách ruộng đất còn là cơ hội để đảng CSVN mở cuộc thanh trừng quy mô những đảng viên trong nội bộ hoặc trong hàng ngũ kháng chiến cần bị đào thải vì không thuộc thành phần vô sản, những người có thể trở thành nguy hiểm cho đảng vì đã trau dồi những kinh nghiệm đấu tranh, đã có khả năng lãnh đạo, có uy tín, nắm vững tình hình đảng, quy tụ được thế lực mạnh, và có thể phản đảng. Chính CSVN đã thú nhận khi có chính sách sửa sai, trong cuộc thanh trừng này có đến 23,000 đảng viên trung kiên bị chết oan; còn hàng ngàn đảng viên không trung kiên bị chết một cách đích đáng thì chưa thấy tài liệu nào của đảng công bố cả.á Rất nhiều cán bộ cao cấp có công với kháng chiến cũng bị kết tội cường hào ác bá, hoặc tham gia trong các tổ chức phản động như VN Quốc Dân Ðảng chẳng hạn. Theo hồi chánh viên Nguyễn Văn Thân, kỹ sư thuộc Bộ Thủy Lợi miền Bắc, trước kia đã từng tham gia nhiều vụ cải cách ruộng đất, cho biết 1 cuộc đấu tố chụp mũ như sau :

...Cuộc đấu tố điển hình nhất mà tôi được dự là lần đấu tố ông Nguyễn Văn Ðô, Bí thư huyện ủy tại Ô Cầu Giấy, ngoại thành Hà Nội... Nạn nhân Nguyễn Văn Ðô là Bí thư huyện ủy, rất có công với kháng chiến nhưng lại bị kết tội là cường hào ác bá và có chân trong tổ chức Quốc Dân Ðảng. Chủ tịch đoàn nói rằng ông lợi dụng chức vụ của Ðảng để hoạt dộng cho Quốc Dân Ðảng. Người đứng kể tội là 1 nông dân trước kia đi chăn ngựa cho ông Ðộ 1 cụ già khác lên tố về việc cướp đất ruộng nương và cô con cái của ông lên đấu tố là đã bị ông cưỡng hiếp tất cả 177 lần. Ðến khi ông Ðô được phép lên phát biểu ý kiến nhận tội, ông đã cứng cỏi trả lời: Ông không phải là Quốc Dân Ðảng, ông chỉ làm việc cho Bác, cho kháng chiến mà thôi. Ông trả lời cô con gái là: Thưa bà, bà còn quên đấy, tôi đã hiếp cả mẹ bà để đẻ ra bà nữa. Câu trả lời này làm mọi người phải bật cười và làm đấu trường mất vẻ tôn nghiêm. Chủ tịch đoàn vội vàng hô khẩu hiệu Ðả đảo tên Ðô ngoan cố để đàn áp và che lấp tiếng nói của ông. Sau đó họ không cho ông nói tiếp. Họ nghị án và quyết định xử tử ông ngay tại chỗ. Cuộc đấu tố này kéo dài từ 5g sáng tới 13g trưa mới xong.


Rất nhiều người thuộc thành phần trung nông (trung nông cấp thấp: vài sào (acre) đất; trung nông cấp cao: 1-3 sào và 1 con trâu), tiểu thương cũng bị kích lên thành địa chủ (địa chủ thường: 3-5 sào hay có khi hơn một chút, không giàu, cho mướn ruộng lấy địa tô, không có tội với nhân dân; địa chủ cường hào ác bá: 3-5 sào, có tội với nhân dân; địa chủ phản động: đảng viên VN Quốc Dân Ðảng, Ðại Việt, v.v...). Với dân số miền Bắc vào năm 1956 là khoảng 20 triệu người, có khoảng 4 triệu gia đình nông dân. Nếu chỉ có 2% gia đình nông dân bị liệt vào giai cấp cường hào địa chủ, thì số người bị giết ít nhất là 80,000 người. Chưa kể số người chết tăng lên qua chính sách kích tỷ lệ theo đúng chỉ tiêu do đảng CSVN đề ra. Sự oán hận của người dân ngày càng dâng cao ở khắp nơi. Nhiều vụ phục kích giết cán bộ đấu tố và những vụ chém giết giữa bần cố nông và thân nhân của người bị đấu tố đã xảy ra thường xuyên. Ngay lúc đó, nhiều biến cố chính trị đã xảy ra tại các nước CS, như Liên Xô, Trung Quốc, Ba Lan, Hung Gia Lợi. Liên Xô yêu cầu Hồ Chí Minh thực hiện việc xét lại. Hồ Chí Minh chuẩn bị kế hoạch ngừng chiến dịch đấu tố vào tháng 3/1956, nhưng chính thức ra lịnh đình chỉ mọi vụ hành quyết địa chủ vào tháng 10/1956. Trong Hội nghị thứ 10 Trung ương đảng, Võ Nguyên Giáp đã thay mặt đảng đọc 1 bản thú nhận sai lầm trong cuộc cải cách ruộng đất. Hồ Chí Minh khóc lóc và đổ cho cấp dưới thi hành chính sách quá đà, cách chức Thứ trưởng phụ trách cải cách ruộng đất của Hồ Viết Thắng để xoa dịu lòng dân. Ðảng CSVN cũng thả 12,000 đảng viên còn sống sót trong tù vì bị kết tội địa chủ, trong số này nhiều người bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành. Tuy nhiên oán thù của người dân không vì thế mà nguôi ngoai. Nhiều vụ nổi dậy, bạo động lớn nhỏ đã xảy ra sau đó, như Quỳnh Lưu (Nghệ An), Hải Phòng, Lạng Sơn.... Trong thời gian này cũng có những vụ bạo động khác như những vụ thanh niên và công nhân Nam Bộ tập kết đập phá bót cảnh sát ở bờ hồ Hà Nội (cạnh ga tàu điện, đầu phố Cầu Gỗ).


2. Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu : Sau cái gọi là Nghị quyết sửa sai của đảng CSVN về những đợt cải cách ruộng đất đẫm máu, các nạn nhân đã tìm những cán bộ thanh toán món nợ truyền kiếp. Các đảng viên CS trung kiên được thả về từ nhà tù, được khôi phục quyền hành, khôi phục đảng tịch, liền tìm ngay các đồng chí đã tố sai để trả thù. Do đó, tình trạng xung đột, giết chóc giữa đảng viên cũ và đảng viên mới lan rộng khắp mọi nơi. Uy tín của đảng bị sụp đổ, cán bộ hoang man, lo sợ tột độ.

Ở nông thôn, các đảng viên đi họp phải mang búa theo để thảo luận với nhau. Những địa chủ được tha về, thấy tình trạng làng xóm bất ổn như vậy, vội vàng chạy ra thành phố ở nhờ các gia đình tiểu tư sản hồi kháng chiến đã trú ngụ ở nhà mình. Các bần cố nông trót nghe lời đảng tố điêu nay bị sợ rạch mồm, cắt lưỡi, cũng vội vàng chạy ra thành phố để đạp xích lô và đi ở thuê. Vì vậy, số dân ở Hà Nội, Nam Ðịnh đột nhiên tăng lên gấp bội và không khí căm thù ở nông thôn lan ra thành phố, ảnh hưởng đến giới công nhân, tiểu tư sản, sinh viên và trí thức, dùng báo chí lên tiếng chống đảng, thì cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu đã làm đảng CSVN rất lo sợ. Toàn thể nhân dân tỉnh Nghệ An, gồm đủ mọi thành phần giai cấp ở các xã Quang Trung, Tân Nho, Diễn Tân, Vạn Kim, Diễn Ðức, Diễn Ðông, Diễn Nguyên, Minh Châu, Ðức Vinh, Hồng Thăng, Ðại Gia, Yên Trung đã mở 1 đại hội để tố cáo những chính sách cai trị tàn ác của chế độ. Ban tổ chức đại hội còn mời luôn cả cán bộ VC thuộc cấp tỉnh và huyện đến tham dự để chứng minh tinh thần đấu tranh cho tự do của nhân dân.


Sau nhiều giờ thảo luận, đại hội đã đồng thanh lập bản kiến nghị nguyên văn như sau :
- Yêu cầu trả lại cho chúng tôi những vị linh mục chánh sở và tất cả những vị giáo sĩ bị bắt bớ giam cầm.
- Yêu cầu trả lại cho chúng tôi xác các vị linh mục đã bị hành quyết và của những vị đã bị thủ tiêu.
- Yêu cầu trả lại những tài sản của địa phận, của thánh đường, của Ðức Mẹ đã bị chính quyền tịch thu hoặc xung công.
- Yêu cầu đền bồi thanh danh của các giáo sĩ đã bị nhục mạ và danh dự của các giáo hữu đã bị vu khống.

Cán bộ VC rất căm tức những lời kết án của dân chúng, lúc đầu họ nhất định không ký tên, nhưng với áp lực của hàng ngàn người, họ bắt buộc phải ký vào quyết nghị. Ban tổ chức đã gởi bản quyết nghị này đến 4 nơi: Tòa thánh La Mã (qua trung gian của Ðức Khâm sứ Dooley), Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến, Hồ Chí Minh và gởi đến chính quyền quốc gia miền Nam. Phía CSVN đã tìm đủ mọi cách ngăn chặn bản quyết nghị đến tay Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến.

Dân chúng đã dùng ngay chính sách sửa sai của CSVN để đòi lại chồng con đã bị giết, tài sản đã bị cưỡng đoạt và đòi được di chuyển tự do vào Nam như đã cam kết trong Hiệp định Geneva. Giữa lúc đó, được tin chiều ngày 9/11/1956, Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến sẽ đi qua Cầu Giát để lên Hà Nội, hàng ngàn người đã kéo ra đường số 1 chờ đợi. Ðồng bào đã góp đơn lại giao cho 6 thanh niên đại diện đưa thư. Mấy ngàn đồng bào đã nằm ngay trên đường để chận xe lại. 6 thanh niên đã đưa cho viên sĩ quan Ấn Ðộ trong Ủy Ban mấy vạn lá thư đựng trong bao bố. Viên sĩ quan này cho biết sẽ trình lại cấp trên và trả lời vào ngày thứ Bảy trong tuần. Sau đó, ngày 10/11/1956, khoảng 10,000 nông dân đã mở đại hội lần thứ hai tại xã Cẩm Trường để bàn thảo về ngày thứ Bảy. Mọi người đều tỏ ra hân hoan khi biết sắp sửa từ bỏ địa ngục trần gian. Nhưng ngay lúc đó, CSVN đã điều động 2 đại đội chủ lực và 1 đại đội công an võ trang huyện Diên Châu về xã Cẩm Trường để giải tán đại hội nông dân. Bạo động đã xảy ra. Tiếng súng và lựu đạn nổ vang trời. Mặc dù tay không nhưng khí thế quần chúng quá mạnh, những người phía sau đã tràn lên thay cho những người gục ngã phía trước.

Cuối cùng, dân chúng đã bao vây đồn bộ đội, công an vào giữa. Ðêm hôm dó, CS đưa thêm 2 trung đoàn về bao vây 10,000 nông dân tại xã Cẩm Trường. Dưới cơn mưa phùn lất phất cuối đông, cảnh tượng bi hùng đã diễn ra ở 1 trận địa giữa 10,000 nông dân và 2 vòng trong ngoài đầy những công an và bộ đội. Tờ mờ sáng này 11/11/56, các bà mẹ đã đánh trống, mõ kêu gọi dân chúng quanh vùng đến tiếp cứu. Xã Diễn Châu như bị động đất. Rồi 30,000 nông dân kéo đến vây phía ngoài 2 trung đoàn chính quy của CS, trở thành 1 vòng bao vây thứ tự Cuộc nổi dậy bộc phát quá lớn, quá mau, đã đi ra ngoài sự tiên liệu của cả 2 bên. Hồ Chí Minh rất căm hận biến cố này vì Nghê An là quê quán của ông ta, nhưng Hồ Chí Minh chưa biêt cách giải quyết thế nào để gỡ thể diện cho mình và đảng. CS cũng tìm cách liên lạc với Giám mục Trần Hữu Ðức nhờ ông giải quyết, nhưng ông đã trả lời: Tôi không biết về vấn đề chính trị, vì tôi là 1 nhà tu hành. Lúc bấy giờ, phía dân chúng đã có 1 số lượng vũ khí đáng kể, tịch thu được từ bộ đội. Chưa bao giờ 1 cuộc nổi dậy ở miền Bắc lại có đủ tất cả thành phần dân chúng, kể cả các đảng viên CS.

Ðêm 11 rạng ngay 12/11/1956, 1 số nghĩa quân lén trở về Quỳnh Lưu để tổ chức biểu tình yểm trợ cho dân quân xã Diễn Châu. Ðêm hôm đó, 3000 thanh niên các xã Do Xuyên, Ba Làng và Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa) đã kéo vào yểm trợ nghĩa quân. 4g sáng cùng ngày, 1 Ủy Ban Biểu Dương Lực Lượng Nông Dân Quỳnh Lưu và Ủy Ban Tiếp Tế Nghĩa Quân được thành lập. Phụ nữ, trẻ em đã mang gạo, thực phẩm đến xã Cẩm Trường, nơi cuộc đấu tranh đã bước vào ngày thứ 3.


Rạng ngày 13/11/1956, 1 cuộc biểu tình vĩ đại với sự tham gia của gần 100,000 đồng bào tỉnh Nghệ An. Bài hát Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa đã được truyền đi khắp nơi, hoà với những đợt trống, mõ vang lên liên tục :

Anh đi giết giặc lập công
Con thơ em gửi mẹ bồng
Ðể theo anh ra tiền tuyến
Tiêu diệt đảng cờ Hồng
Ngày mai giải phóng
Tha hồ ta bế ta bồng con ta


Cuộc biểu tình đã tuần hành tiến về Ty công an Ngệ An, hô thật to những khẩu hiệu : Lương giáo đoàn kết chặt chẽ sau lưng các nghĩa quân, Lương giáo quyết tâm chống CS khát máu, Tinh thần Quỳnh Lưu bất diệt... Công an tỉnh lẫn trốn từ lâu trước khí thế này. Dân chúng thi nhau nhảy lên nóc Ty công an, xé tan cờ đỏ sao vàng, đạp vỡ ảnh HCM và các lãnh tụ CS quốc tế.

Trước tình hình này, Hồ Chí Minh ra lịnh cho Văn Tiến Dũng điều động Sư đoàn 304 từ Thanh Hóa, Phủ Quỳ và Ðồng Hới về bao vây nghĩa quân. Sư đoàn này quy tụ nhiều bộ đội miền Nam tập kết mà Hồ Chí Minh muốn xử dụng, thay vì dùng bộ đội sinh quán ở miền Trung hoặc miền Bắc, để có dịp trút tội cho binh đoàn miền Nam nóng tính nàỵ Trận địa tại xã Cẩm Trường đã lên đến 5 vòng đai giữa dân quân và VC. Buổi chiều cùng ngày, nghe tin dân quân xã Cẩm Trường bị Sư đoàn 304 vây, gần hàng chục ngàn người đã tiến về xã Cẩm Trường để tiếp cứu. Vòng đai chiến trạn đã tăng lên lớp thứ 6. Buổi tối ngày 13/11/1956, hơn 20,000 nông dân từ Thanh Hóa lại kéo vào tiếp viện, mang theo đầy đủ lương thực tính kế trường kỳ đấu tranh.

Ngày 14/11/1956, Văn Tiến Dũng huy động thêm Sư đoàn 312 vào trận địa quyết tiêu diệt nhân dân Quỳnh Lưu. Khi vòng đai thứ 7 thành hình, Hồ Chí Minh ra lịnh tiêu diệt cuộc nổi dậy có 1 không 2 trong lịch sử đấu tranh chống VC.á Trước bạo lực đó, nông dân vẫn cứ quyết tâm tử chiến để bảo vệ căn cứ. Lịnh của ban chỉ đạo nghĩa quan được truyền đi: Chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để giải phóng dân tộc. Nhưng vì vũ khí quá thô sơ, nghĩa quân phải rút vào rừng sâu. Sau khi trận chiến kết thúc, quân đội VC đã xông vào các làng Thanh Dạ, Song Ngọc, Cẩm Trường bắt tất cả già trẻ lớn bé giải đi. Họ tra khảo từng người để tìm ra ban chỉ đạo đấu tranh nhưng vô hiệu, vì bất cứ ai, kể cả các em thiếu nhi đều tự xưng là người lãnh đạo cuộc cách mạng này. Không bắt được ai, VC đành thả bà con ra về, nhưng Hồ Chí Minh tính kế bắt đi Linh mục Hậu và Linh mục Ðôn của 2 xứ Cẩm Trường và Song Ngọc. Dù 2 vị này đã nói, Chúng tôi là nhà tu hành, chúng tôi không biết gì đến việc nhân dân, nhưng cũng bị công an kéo lê lên xe giải về Hà Nội.

CS bắt 2 vị linh mục phải lên đài phát thanh đổ lỗi cho giáo dân và nông dân, nhưng 2 vị không băng lòng. CS đe dọa nếu không tuyên bố như vậy thì sẽ giáng tội cho 2 vị là những người cầm đầu cuộc khởi nghĩa phản động này. Họ mang hình ảnh Linh mục Tấn bị thủ tiêu ở Phủ Quỳ ra dọa nạt. Cuối cùng, 2 vị phải tuyên bố ngược lại sự thật.


Dù nhà cầm quyền CS vẫn cố tình che dấu, xuyên tạc cuộc nổi dậy của nhân dân Quỳnh Lưu cho đến ngày hôm nay; dù họ đã dùng bạo lực đàn áp, giết và đày ải hơn 6,000 nông dân trong biến cố Quỳnh Lưu, nhưng tinh thần yêu nước, can trường của người dân các tỉnh miền Trung nói chung, và ở tỉnh Nghệ An nói riêng, đã soi sáng cho các thế hệ sau con đường chính nghĩa để đòi lại tự do. Người CS rồi sẽ không thể nào dùng những bàn tay giết người che lấp nổi mặt trời. Những việc làm của họ rồi sẽ được phơi bày ra ánh sáng.
Ðòi cho bằng được tự do, công bằng, quyền căn bản của con người không thể xem là 1 cái tội. Dùng bạo lực để áp đặt cho cho 1 tội danh là gieo nỗi oan khuất cho cả 1 dân tộc. Nỗi oan khuất đó đã chồng chất đến trời xanh. Nói về những nỗi oan sống dưới chế độ CS thì không biết bao nhiêu mà kể. Với những nỗi oan của những người đã chết, oan khiên đeo nặng những người còn sống, đảng CSVN đã giải quyết ra saỏ Chỉ là sự im lặng.

Thời gian cũng đủ chứng minh CSVN không thể trả lời. Nhưng người dân VN có thể sẽ tự trả lời khi cao trào thèm khát cuộc sống tự do - dân chủ tới hồi chín mùi. Tiếng trống bi hùng của đồng bào Quỳnh Lưu 41 năm về trước vẫn còn vọng về thúc dục người có lòng ái quốc, thương nòi trong chúng ta. Bài hát vang trong bầu trời Quỳnh Lưu như nhắn nhủ gọi người can trường đi tìm chân lý của cuộc sống: con người sinh ra phải được tự do.


Tài liệu tham khảo :

- Trăm Hoa Ðua Nở Trên Ðất Bắc của Hoàng Văn Chí.
- Cuộc Cải Cách Nông Ngiệp tại Miền Bắc của Võ Trường Sơn.
- Việt Nam Giáo Sử của Phan Phát Huồn.
- Cuộc Phiêu Lưu của 1 Gia Ðình Nông Dân của Thập Lang.

LM. TRẦN TAM TỈNH * THẬP GIÁ

THẬP GIÁ VÀ LƯỠI GƯƠM
Linh Mục Trần Tam Tỉnh 
bản điện tử của sachhiem.net (KT đánh máy)
¿ trở ra mục lục bản in22 tháng 3, 2010
Chương IV
GIÁO HỘI TRONG KHÁNG CHIẾN
(tiếp theo)
5 - NHỮNG CUỘC ĐỤNG ĐỘ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
Cuộc đụng độ đầu tiên giữa chính phủ Hồ Chí Minh và Giáo hội đã xảy ra vào dịp có cuộc cải cách ruộng đất. Như đã thấy ở chương trên, dưới thời thực dân, Giáo hội là một nhà đại gia chủ. Hơn nữa, cuộc cải cách ruộng đất này hầu như chỉ đụng tới Giáo hội Công giáo, bởi vì từ thời thực dân cho tới năm 1954, Giáo hội Công giáo là tổ chức tôn giáo duy nhất có pháp nhân và được quyền sở hữu.
Cần ghi nhận rằng Việt Nam là một nước chủ yếu nông nghiệp. Tám mươi phần trăm dân số là nông dân và chỉ sinh sống nhờ thu nhập từ nông nghiệp. Thế nhưng, có tới 61,5% nông dân không hề có được một tấc đất.
Nhằm áp dụng chính sách «người cày có ruộng» và nhằm đảm bảo điều kiện sinh nhai tối thiểu cho mỗi người dân, chính phủ Hà Nội đã tiến hành phân bố lại đất đai nhờ việc trưng thu của thực dân, của Giáo hội (đồng thời vẫn để lại cho Giáo hội một phần đất đủ lo việc thờ tự và bảo đảm đời sống cho các giáo sĩ), các địa chủ và phú nông (nhà nước trả cho những người có tinh thần dân chủ, kháng chiến và không phản động những khoản bồi thường dưới dạng công trái, có tiền lời hằng năm là 1,5%).
Cuộc cải cách ruộng đất đã được tiến hành một cách máy móc, do những cán bộ thiếu kinh nghiệm, với các tòa án đặt biệc về cải cách ruộng đất, gây ra nhiều điều sai phạm. Do đó mà nhiều người đã bị oan ức.
Chính phủ đã sớm thấy các điều sai sót đó và đã nhận lỗi. Ngày 17-8-1946, cụ Hồ Chí Minh thừa nhận: «Trong việc thực hiện thống nhất lại các vùng nông thôn, đã xảy ra những điều sai sót... Đảng vá Chính phủ đã nghiêm túc sửa chữa những thiếu sót đó và đã vạch ra một chương trình chỉnh đốn lại.
«Những người bị qui thành phần địa chủ và phú nông không đúng, phải được phục hồi lại cho đúng qui cách. Các đảng viên, cán bộ và nhân dân đã là đối tượng của việc xét xử sai lầm, phải được phục hồi lại trong các chức vụ và quyền lợi của họ và danh dự của họ phải được công nhận lại... »
Nhưng việc đó quá trể, nên không ngăn chặn kịp sự tức giận của dân chúng. Tháng 11 năm 1956, nông dân Nghệ Tĩnh đã nổi loạn. Cụ Hồ Chí Minh đã phải bãi bỏ các tòa án đặc biệt, bãi miễn chức vụ của ông Trường Chinh và những người có trách nhiệm về sự thất bại nói trên. Tiếp đó, một «chiến dịch sửa sai» được phát động.
Trước Cải cách, đất trồng trọt miền Bắc được phân phối như sau:
THÀNH PHẦN DIỆN TÍCH MẪU TỈ LỆ % SO VỚI TOÀN DIỆN
Thực dân Pháp15.952,051
Giáo Hội23.928,071,5
Đất công và bần công398.801,2525
Địa chủ390.825,2224,5
Phú nông113.259,227,1
Trung nông462.520,5029
Bần nông169.520,5010
Bần cố nông17.447,251,1
Những lao động khác12.461,640,8
Theo báo Nhân Dân ngày 13-8-1967, thì 30% nông dân kết án địa chủ không đúng. Theo G. Chaliand (Nông dân Bắc Việt và chiến tranh) thì «những sai lầm có thể do hai vi phạm về chính sách:
─ Những tiêu chuẩn qui định thành phần đã không được tuân thủ. Cho nên phú nông bị cho là địa chủ, trung nông bị liệt là phú nông và cả người bần nông cũng bị đánh. Có những địa chủ yêu nước đã bị ngược đãi như địa chủ phản quốc.
─ Đã có những vi phạm do tín ngưỡng trong các vùng có đông Công giáo và khẩu lệnh về cải cách ruộng đất đã được áp dụng máy móc tại những vùng dân tộc thiểu số.
Trong số những nạn nhân của sai lầm về về cải cách ruộng đất như Bác đã nói rõ, có đảng viên, có người gần gũi với chế độ và khỏi phải nói là có những người Công giáo, các Linh mục và cả Giám mục.
Trong vụ nổi loạn của nông dân tại Nghệ An xảy ra ngay sau đợt «sửa sai», giáo dân Quỳnh Lưu, địa phận Vinh, đã đòi tự do cho những giáo sĩ đã bị bắt giữ, phục hồi danh dự cho các linh mục và giáo dân đã bị hành hạ phỉ báng trong cải cách, hoàn lại của cải cho địa phận và các xứ đạo đã bị chính phủ tước đoạt hoặc tịch thu. Trước những sự kiện đó, Ủy ban Liên lạc Công giáo đã họp tại Hà Nộ từ 14 đến 16-11-1956 và trong bản tuyên bố bế mạc, đã không ngần ngại phê phán những sai lầm của các cán bộ thực hiện cải cách ruộng đất: «Những sai phạm trong cải cách ruộng đất đã vi phạm chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng Lao Động và của Chính phủ và chà đạp lên các quyền linh thiêng của tín hữu».
Phái đoàn của Ủy ban đã được cụ Hồ Chí Minh tiếp và Người đã biểu lộ sự chân thành buồn tiếc về những sai trái xảy ra, và để sửa chửa, Người quyết định cấp cho những khoản tiền quan trọng sửa chửa các nhà thờ và chủng viện lại. Sau khi đã sửa chửa những sai sót rồi, chính phủ không vì thế mà hủy bỏ nền tảng của chính sách xã hội của mình để hoàn trả lại Giáo hội các đất đai - phương tiện sản xuất - tương đương với 1,5% diện tích trồng trọt của toàn miền Bắc. Làm thế tức là lại tỏ ra bất công đối với đa số dân chúng chưa từng có được tất đất nào.
Trong việc áp dụng có sửa đổi cuộc cải cách ruộng đất, theo tinh thần sắc lệnh về tôn giáo (Điều 10) mỗi xứ đạo có linh mục được phân bổ cho trung bình một héc-ta, và mỗi xứ không có linh mục được trung bình từ 4 đến 5 sào. Cũng nên biết rằng, với tất cả thiện chí trên, chính phủ cũng chỉ có thể cấp cho mỗi đầu người bình quân 1 sào đất thôi, bởi vậy dân số miền Bắc là 13 triệu vào năm 1954, và 23 triệu vào năm 1973, còn diện tích đất có thể trồng trọt chỉ có 1605,305 héc-ta. (Nhờ nổ lực phục hóa đất bỏ hoang, năm 1973 diện tích đất lên tới 2 triệu héc-ta).
Cuộc cải cách ruộng đất, dầu có sửa chửa cho hết các điều sai sót đáng tiếc, thì cũng không làm vui lòng Giáo hội được, bởi vì Giáo hội coi của cải mình là «của thánh, bất khả xâm phạm». Người ta đồn rằng có giám mục đã công khai tuyên bố «giáo dân nào đã canh tác trên đất ruộng trước kia thuộc về Giáo hội, thì sẽ phải sa hỏa ngục đời đời», có linh mục từ chối không làm các phép «cho những ai ăn cướp trực tiếp hoặc gian tiếp đất đai thuộc về Giáo hội!»
Năm 1958, thủ tướng Phạm văn Đồng đã mời các Giám mục họp lại, để thảo luận với ông về vấn đề liên quan giữa Giáo hội và Nhà nước. Đức cha Trịnh như Khuê, giám mục Hà Nội, đã trả lời rằng, không có thể có đối thoại, bao lâu chính phủ chưa hoàn trả cho Giáo hội của cải đã tịch thu.
Sau cuộc cải cách, bà con nông dân đã được kêu gọi xây dựng hợp tác xã. Việc hợp tác xã hóa, một cách cần thiết trong một nước, mà năm 1954 đất đai bị chia nhỏ ra tột độ - 14 triệu mảnh ruộng có bờ ngăn - không sao đem cơ giới vào được, thì đối với lãnh đạo Giáo hội lại là một hình thức Cộng sản, bị Rôma lên án. «Với các hợp tác xã, của tư hữu sẽ không còn, đó là điều ngược với nguyên tắc quyền sở hữu mà thần học vẫn dạy». Thế là không sao tránh khỏi đụng độ giữa Giáo hội và Nhà nước. Có vị giám mục ra vạ tuyệt thông những giáo dân nào tham gia hợp tác xã, hay ít là từ chối không cho họ chịu các phép. Có linh mục dạy cho giáo dân rằng, hợp tác xã là hình thức canh tác ngược với luật của Giáo hội. Do vậy, người ta thấy giáo dân tham gia hợp tác xã chậm hơn người bên Lương. Chính quyền địa phương cũng có ở đó một phần trách nhiệm, như Tạp chì Học Tập, tạp chí chính thức của Đảng Lao Động, đã đang tải một bài tự phê liên quan đến vấn đề đó.
«Tại một số nơi, tư tưởng giai cấp phong kiến, luật lệ khắt khe của một vài tôn giáo, cũng như những việc làm phản động tinh vi của một số kẻ đội lốt thầy tu, đã ngăn cản nhiều việc gây ý thức công và về việc làm chủ tập thể nơi nhiều giáo dân. Đàng khác, chính quyền và cán bộ có trách nhiệm bảo vệ quyền dân chủ của nhân dân, cũng có những sai phạm. Chẳng hạn nhiều đơn vị cơ sở chưa biết quan tâm nâng cao ý thức quyền làm chủ tập thể cho giáo dân, chưa biết giúp đở họ một cách cụ thể trong việc chống lại các lực lượng phản động trong Giáo hội, nhiều cán bộ có thái độ quan liêu hách dịch đối với dân chúng, có những thành kiến hẹp hòi và tỏ ra phân biệt đối xử những công dân thuôc một tôn giáo nào đó... Vì thế, muốn phát triển mạnh mẽ các quyền dân chủ của tín đồ, cần phải rõ ràng, phần đông dân có đạo đã tham gia các hợp tác xã nông nghiệp và chẳng qua họ là những xã viên hợp tác nông nghiệp có niềm tin tôn giáo. Do đó, ngoài các tự do dân chủ bình thường, một đàng phải bảo đảm quyền làm chủ tập thể của họ trong kinh tế, chính trị và xã hội như mọi xã viên nông nghiệp khác, và đàng khác, cần hiểu rõ các đặc tính riêng của những xã viên có đức tin và bảo vệ sự tự do tín ngưỡng của họ.
Thoạt nhìn, người ta khó thấy tại sao lại có vấn để xảy ra giữa các hợp tác xã và tự do tín ngưỡng. Và cũng có người lấy làm lạ khi nghe cụ Hồ Chí Minh tuyên bố năm 1962 rằng «các sinh hoạt tôn giáo không được gây hại cho sản xuất». Muốn hiễu điều này, cần phải sống, hoặc quan sát sinh hoạt thường nhật của người Công giáo Việt Nam. Dân chúng Công giáo Việt Nam thiết tưởng là quần chúng mộ đạo nhất thế giới. Hàng ngày họ đi dự kinh lễ sớm chiều rất đông và thích rước kiệu, làm tuần tam nhật và làm nhiều việc đạo đức sùng kính khác, không những vào ngày chủ nhật, mà cả các ngày trong tuần. Tại các họ đạo nông thôn, kinh lễ buổi mai kéo dài hai ba giờ, cuộc rước dài cả buổi, cũng như các tuần Tam Nhật, thường cản trở việc sản xuất của hợp tác xã, vốn theo một lịch trình khoa học hơn. Vì thế, trong các báo chí Hà Nội, những linh mục quản xứ nào mà rút vắn giờ lễ, hoặc đổi giờ làm lễ và chầu Thánh Thể, để giáo dân tiện việc lo sản xuất, thì bị tiếng là yêu nước và cấp tiến. Có những linh mục bảo thủ còn chỉ trích các hợp tác xã vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của xã viên, vì bắt buộc họ phải đi lao động vào các giờ, lẽ ra họ phải đi lễ hay đi đọc kinh.
6 - TÀI SẢN CỦA GIÁO HỘI
Trong lãnh vực tài sản của Giáo hội, còn có một đụng độ khác đào rộng theo cái hố ngăn cách giữa Giáo hội và Nhà nước. Trong cuộc cải cách ruộng đất, chính phủ chỉ trưng thu các tư liệu sản xuất, còn các loạt bất động sản và động sản khác, như nhà thờ, chủng viện, tòa giám mục, nhà xứ, nhà hội, bàn ghế, đồ thờ, áo lễ thì không bị đụng tới. Nhiều Giám mục và Linh mục căn cứ vào pháp luật bảo vệ các cơ sở tôn giáo, nên ra sức bám giữ các của đó một cách quá sốt sắng. Về vấn đề này, chúng tôi ghi lại đây những gì đã biết trong chuyến về thăm miền Bắc Việt Nam:
Khi về thăm Nam Định, một thành phố bị tàn phá đến 80% do bom đạn Mỹ, tôi trông thấy hàng ngàn cháu phải học hành trong những mái nhà tranh dược dựng sơ sài, bên cạnh tòa nhà hay lầu lớn bỏ không. Mấy nhà này là Đại chủng viện Thánh Anbé trước kia, trường Thánh Tôma và nhà xứ Khoái Đồng. Cảnh đối chọi càng nổi rõ hơn, và cả nhà trường bằng tranh kia (mái tranh vách đất) đang bị đe dọa vào mùa mưa, còn học sinh thì phải đi học ba ca vì thiếu chỗ, ca sớm, ca chiều và ca tối. Tôi hỏi ông chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh tại sao không sử dụng các tòa nhà lớn bỏ không đó làm trường học. Ông trả lời tôi với cái mỉm cười lịch sự: «Các tòa nhà đó là của Giáo hội. Chúng tôi không dám đụng tới. Mặc dầu có tôn trọng các cơ sở như thế, mà chúng tôi vẫn bị mang tiếng là phá đạo. Nếu chúng tôi đem các cháu vào học trong đó, thì sẽ càng bị tố cáo hơn. Rồi ông thêm: «các ngôi nhà đó bắt đấu hư hỏng rồi. Tuy vậy, Giáo hội vẫn từ chối không cho mượn, dầu là làm bệnh xá, chưa nói đến chuyện cho những người không có nhà vào ở».
Trong giáo xứ G.L địa phận Bùi Chu, bên cạnh nhà thờ, có một nhà hội lớn xây bằng gạch bỏ không hoài đấy. Năm 1972, Ủy ban xã quyết định mở thêm các lớp trung cấp cho hết hệ 10 và đã đến xin mượn nhà hội đó cho các em học đỡ, đang lúc chờ xây nhà mới. «Nhà hội, nhà xứ chỉ được phép cho sinh hoạt thuần túy tôn giáo thôi». Và điều trớ trêu là 75% các em học sinh là con nhà Công giáo».
Về việc sử dụng các cơ sỡ tôn giáo - nhà thờ, nhà nguyện, nhà hội, sân nhà thờ - trong một thư mục vụ đề ngày Lễ Thánh năm 1961, Giám mục Thái Bình đã ra vạ tuyệt thông tức khắc cho các linh mục, giáo dân nào sử dụng, hoặc cho phép sử dụng, hoặc cho mượn các cơ sở đó và những sinh hoạt không trực tiếp liên hệ tới việc thờ phụng. Giám mục đó đã phạt vạ nhiều người chức việc giáo xứ, vì đã cho hợp tác xã phơi lúa trên sân nhà thờ. Trong một thư chung ngày 1-1-1973, giám mục ấy còn lặp lại lệnh cấm đoán đó và cả vạ tuyệt thông.
Trong các vụ ném bom tàn bạo nhất của Mỹ, người ta mong được các giám mục cho nhờ các tòa Giám mục rộng lớn, các nhà chủng viện, để chứa những nạn nhân bị bom, hoặc những người đã cháy mất nhà cửa hay là bị thương.
7 ─ CÁC CỐ THỪA SAI
Ngoài việc trưng thu đất ruộng nhà chung, còn một số dữ kiện góp phần cho các vị lãnh đạo Giáo hội tin rằng chính phủ không chịu tôn trọng tự do tín ngưỡng và thờ cúng, như Sắc lệnh 14-6-1955 đã đảm bảo. Chẳng nói gì những sai phạm hồi cải cách ruộng đất, mà nạn nhân không những là các địa chủ, mà cả nhiều cán bộ của Đảng và ủy viên các Ủy ban hành chánh, cần nhắc lại việc từ chối không gia hạn cư trú cho hai Giám mục thừa sai và một tá linh mục thừa sai Pháp và Canada.
Chính sách «bài thừa sai» đó xảy ra 30 năm sau mối lo lắng của đức Piô XII, đã tiên đoán rằng có ngày những kẽ bị trị «sẽ trục xuất khỏi nước họ binh lính và thừa sai, để xác lập chủ quyền của họ trên đất nước mình (Rerum Eeclesiae)”. Đàng khác, quá khứ không mấy vinh dự của hoạt động truyền giáo tại Việt Nam, nhưng trong tư tưởng các thừa sai thì lại nằm trong quĩ đạo của lịch sử.
8 ─ SỰ ĐÁP TRẢ CỦA GIÁO HỘI TRƯỚC BÀN TAY ĐƯA RA
Khỏi cần nhắc lại rằng, những người kháng chiến bị hành hạ tại nhiều nơi do người Công Giáo, nhân danh tôn giáo, nhân danh cuộc thánh chiến chống Cộng. Cử chỉ hòa giải đầu tiên của Cụ Hồ Chí Minh là đã phải khóc khi có dịp dựa vào vai của Giám mục Trịnh Như Khuê. Sau đó, Cụ đã ra lệnh ân xá cho tất cả những người Công giáo đã từng cầm súng đánh Việt Minh. Nhằm tránh các vụ trả thù cá nhân hoặc tập thể những làng lương đối với các làng giáo đã từng được Pháp vũ trang để tiêu diệt Cộng sản, Bác đã phái tới các vùng Phát Diệm, Bùi Chu, Thái Bình những toán cán bộ chuyên môn, để giải thích cho bà con bên lương chính sách khoan hồng và hòa giải của Chính Phủ.
Tại những làng mà cha xứ quá hung hăng đã hạ tượng Phật xuống và đặt tượng Chúa và Đức Mẹ lên thay thế, cán bộ Việt minh đã thuyết phục được người lương đừng phá các tượng của bên giáo, nhưng kêu giáo dân tới hạ tượng xuống và rước về nhà thờ mình. Các Linh mục, từng là cụ xứ - đại úy, vẫn được đứng đầu giáo xứ và tiếp tục được thi hành chức vụ, chỉ trừ một số ông đã phạm những tội ác quá nặng nề - như chôn sống du kích, bắn giết bừa bãi nam nữ và trẻ em - đã bị giam trong trại cải tạo. Nhờ một đường lối hết sức khôn ngoan, nhờ sự áp dụng rộng rãi ân xá, khá đông các Linh mục từng thề nguyền không đội trời chung với Công sản đã trở thành những người yêu nước. Việc mục vụ của các Linh mục ấy lại rất cần cho Giáo hội vì vụ băng hoại di cư 1954-1955. Muốn biết tình hình Giáo hội miền Bắc, chỉ cần xem bản liệt kê sau đây:

ĐỊA PHẬN TRƯỚC DI CƯSAU DI CƯ
GIÁO DÂN LINH MỤC GIÁO DÂN LINH MỤC
Hà Nội200.000168150.00053
Bắc Ninh74.0006436.0008
Bùi Chu330.000200165.00030
Hải Phòng120.0008759.0008
Hưng Hóa78.0005471.00030
Lạng Sơn5.000182.5005
Phát Diệm139.00016859.00025
Thái Bình160.0009280.00013
Thanh Hóa65.0008847.00026
Vinh219.000188177.000120
TỔNG CỘNG 1.390.000 1.127 846.500 318
Bảng thống kê trên đây cho thấy rằng sau di cư, số Linh mục còn lại so với giáo dân rất thấp, nhất là tại các địa phận Thái Bình, Bùi Chu, Bắc Ninh, Phát Diệm, Hải Phòng. Cần thêm rằng, cuộc di cư đã bứng hầu như hết các nam nữ thanh niên, hầu hết các chủng sinh, chỉ trừ Vinh.
Để vá các lỗ trống và tái thiết Giáo hội và đáp trả bàn tay đưa ra của Cụ Hồ Chí Minh, lẽ ra Giáo hội phải có một đường hướng hòa dịu hơn. Tiếc thay, năm 1955, người ta vẫn sống trong bầu không khí chống Cộng của Piô XII, còn được hâm nóng lên bởi cuộc chiến «thế giới tự do» chống lại «thế giới Cộng sản». Theo đề xuất của khâm sứ Đu-lây, Rôma đã thay thế các mục tử bỏ chạy bằng các Giám mục có thể nói là không thân thiện gì với chế độ, cũng không cởi mở gì trong các vấn đề của Giáo hội sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa: Giám mục Phạm Năng Tĩnh, cựu thư ký và cánh tay phải của Giám mục Phạm Ngọc Chi, lãnh tụ của Đạo quân Công giáo Bùi Chu trước kia, hai vị cựu đại úy và hai nhân vật chủ chốt tổ chức di cư hồi 1954.
 Trong một nước bị chia cắt, mà đế quốc Mỹ chi phối mạnh mẽ cả miền Nam, cử chỉ nói trên của Vatican là vụng về, nếu không muốn nói là thù địch, khiến Hà Nội phải cảnh giác, đối với Hàng Giáo phẩm, nhất là từ 1961. CIA tăng cường các hoạt động bí mật chống phá miền Bắc bằng cách gởi ra Bắc các toán biệt kích, gồm hầu như toàn người Công giáo gốc miền Bắc di cư vào Nam. Kế hoạch thả truyền đơn nhằm tuyên truyền chống Cộng, thả dù những toán phá hoại và dò thám, đã được Ken-nơ-di (Kennedy) phê chuẩn ngày 23-4-1961, như tài liệu mật Lầu năm góc đã tiết lộ. Tài liệu này còn trình bày chi tiết hơn các «hoạt động dưới nước, các hoạt động tâm lý chiến và các hoạt động thả dù» thực hiện năm 1964, sử dụng ưu tiên người Công giáo, các cựu chủng sinh, để dể tiếp xúc được với các cha xứ và giáo dân miền Bắc. Theo nguồn tin Bắc Việt, các hoạt động đã bị thất bại, vì người dân Công giáo ở miền Bắc đã ý thức hơn và không để mắc bẫy đế quốc như hồi 1940 nữa. Phần lớn các toán biệt kích nhảy dù hoặc đổ bộ đã bị bắt, chính bà con Công giáo đã giao nộp lại cho công an. Tuy nhiên, thái độ của hàng Giáo phẩm và một phần giáo sĩ vẫn không được rõ ràng.
Bài báo Học Tập được nhắc tới trên kia ghi nhận lại tình hình như sau:
«Nói chung, các Giáo hội Phật giáo, Cao đài và Tin lành đều thống nhất về quan điểm chính trị với đa số tín đồ của họ, phát triển ngày càng tốt lòng yêu nước và ủng hộ chủ nghĩa xã hội. Tại nhiều tỉnh, huyện hoặc giáo xứ, bà con Công giáo cùng với những người phụ trách và các linh mục yêu nước đã xây dựng giáo hội địa phương của họ phù hợp với luật pháp Nhà nước» và đã có những sinh hoạt yêu nước. Nhưng, tại một vài nơi, Giáo hội Công giáo chưa cùng đứng về một phía với giáo dân trong con đường cách mạng, một số phần tử xấu trong Giáo hội vẫn còn lợi dụng cách sinh hoạt tôn giáo, để ngăn cản giáo dân tham gia các phong trào và tổ chức cách mạng».
Từ 20 năm nay, Giáo hội miền Bắc giống như một tấm vải, trên đó sợi ngang thì mới mà sợi dọc thì cũ. Nhiều vị lãnh đạo Giáo hội đã thưởng thức quá lâu thứ rượu cũ dành riêng cho giai cấp ưu đãi, nên khó mà vui lòng với thứ rượu mới chung với toàn dân. Các vị lãnh đạo Nhà nước, tại nhiều cấp, là những người đã từng chịu cơ cực qua nhiều trong quá khứ, đã từng nếm mùi cay đắng ghê gớm của chủ nghĩa chống cộng, nên khó mà quên nhanh được. Hơn nữa, nguy cơ của thực dân, không phải là chuyện quá khứ có thể bỏ qua luôn, nhưng nó còn là chuyên trước mắt, chính phủ nào cũng lo ngăn ngừa. Việc từ chối gia hạn cư trú cho thừa sai nước ngoài - tuy có thể bàn cãi về cách xử sự riêng với ca này ca nọ - việc giới hạn tự do đi lại của các Giám mục và một số Linh mục, đều là hậu quả của một bối cảnh lịch sử.
Một nhân chứng từng trải các vấn đề miền Bắc nói với tôi: «Việc thành lập tại miền Nam các toán biệt kích Công giáo theo hướng «Bắc tiến», những cuộc viếng thăm qua lại của Hồng y Xpenman, việc Vatican công nhận Ngô đình Diệm, tất cả những điều đó lộ ra một thái độ hàm hồ dị nghĩa, hay đúng hơn, thiên vị của Giáo hội. Tại miền Bắc, hồi còn khâm sứ Dulây và sau đó, hàng Giáo phẩm vẫn tiếp tục áp dụng nghiêm nhặt thư chung 1951, tuyệt thông với Cộng sản, từ chối bí tích cho người kháng chiến chống Pháp và những người Công giáo tham gia hợp tác xã, hoặc hợp tác với chế độ. Tệ hơn nữa, tại một số địa phận, các Giám mục còn từ chối không làm các phép cho cha mẹ nào gửi con đi học trường công».
Từ lúc Mỹ bắt đầu các cuộc ném bom ào ạt năm 1965 cho tới khi chấm dứt và cuối tháng chạp 1972, Giáo hội chính thức đã giữ im lặng một cách kỳ lạ, mặc dầu nhiều thành phố làng mạc bị tận diệt, mặc dầu nhiều nhà thờ, chùa chiền, nhà thương, bệnh viện bị tàn phá, hàng ngàn người vô tội bị giết. Một số Giám mục còn nói rằng nếu Mỹ có ném nom nhà thờ (575 nhà thờ bị phá hủy hoặc hư hại) thì đó là do chiến thuật của Cộng sản dùng bom Mỹ để phá tôn giáo (1). Phải chăng họ hy vọng rằng, những «toán Công giáo Mỹ» đến dùng vũ lực để giải thoát họ khỏi ách Cộng sản như Giám mục Puginê và Pelơranh thế kỷ 19? Phải chăng họ đã quá tin vào các buổi phát thanh của các đài «Tiếng nói tự do» và nhiều đài «đen» khác do CIA thiết lập để loan báo mỗi ngày cho họ rằng giờ giải thoát đã gần? Chẳng biết nói rằng đúng hay nói rằng không?
9 ─ NGƯỜI CÔNG GIÁO VÀ CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN THỨ HAI
Điều chắc chắn là từ sự cố Vịnh Bắc Việt năm 1964 và những trận ném bom trả đủa đầu tiên của Mỹ, toàn miền Bắc được đặt trong tình trạng báo động. Cuộc tấn công xâm lược của Mỹ, trái với sự tính toán của mật vụ Mỹ, đã đẩy thành phần Công giáo hòa nhập với cả nước vì sự sống còn của Tổ quốc, như Davit Sơnbrăn (Sonrun), Đanien Berigan (Berrigan) và các nhà quan sát nước ngoài đến thăm Hà Nội trong thời gian Giônxơn (Johnson) cho ném bom, đã ghi lại, và như các tờ báo miền Bắc kể cả tờ Chính Nghĩa của Ủy ban Liên lạc Công giáo cho thấy.
Thành phố Hải Phòng tan hoang dưới bom Mỹ - Ảnh tài liệu

Một số giáo xứ đã lập tức hưởng ứng lời kêu gọi của Cụ Hồ Chí Minh. Những người khác sau này cũng đã thức tỉnh, khi thấy máy bay Mỹ ném bom bừa bãi, bất kể chùa chiền nhà thờ, bệnh viện và toà Giám mục. Linh mục Trịnh minh Giá, cụ già thất tuần của Phát Diệm đã nói: Qua những cơn thử thách gian truân, chúng tôi nhận thấy hàng Giáo sĩ nói chung là đi sau quần chúng giáo dân và các Giám mục thì đi sau Linh mục. Đó chẳng phải là bước đầu của một biện chứng trong khái niệm chân thực về Giáo hội, nghĩa là sự thức tỉnh của Giáo hội từ cơ sở đi lên? (Chính Nghĩa 18.10.1973).
Đúng thế, thời gian 8 năm trời, người Công giáo đã xả thân đi vào kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cũng hăng say như mọi thành phần khác. Chứng cớ là người Công giáo đã được biểu dương và tặng nhiều huân chương trong lãnh vực này. Chẳng hạn, trong địa phận Phát Diệm, 6.000 gia đình Công giáo đã được công nhận là gia đình gương mẫu, 3 xứ đạo và 14 công đoàn tín hữu không có Linh mục đã được biểu dương là tiên tiến. Muốn làm một gia đình gương mẫu, tất cả mọi người trong gia đình phải thật xuất sắc trong kháng chiến, trong sản xuất và trong tác phong đời sống. Muốn cho mội Giáo xứ được kể là tiên tiến phải có 60% gia đình xứ đạo đó hay của họ đạo là gương mẫu. Trong vùng Hà Nội, người ta tìm đếm được 1.463 gia đình gương mẫu và 25 giáo xứ tiên tiến. Trong bà con Công giáo, cũng có những anh hùng nhân dân, một danh hiệu rất cao quí, cả nước chỉ có mấy chục người được tặng danh hiệu đó.
Xứ đạo được nhiều bằng khen nhất là Kẻ Sặt, địa phận Hải Phòng, với ba huân chương về sản xuất và chiến đấu, một huân chương về ủng hộ Mặt trận Giải phóng, hai huân chương chiến đấu do chính Cụ Hồ Chí Minh đề bạt cho hai thiếu nữ đã bắn rới máy bay Mỹ. Nhiều Linh mục đã được gắn huy chương Kháng chiến chẳng phải vì họ đã cầm súng tham gia trực tiếp chiến đấu, nhưng vì đã nâng đỡ tinh thần giáo dân để họ kiên trì kháng chiến. Quả vậy, trong chiến tranh nhân dân, không có sự khác biệt giữa người chiến sĩ ngoài mặt trận và những người đứng ở phía sau.
Trong cuộc chiến mà lực lượng không cân đối giữa Mỹ và Việt Nam, các Giáo hội Phật Giáo, Tin Lành và Cao đài có nhiều tín đồ dũng cảm tham gia kháng chiến. Chỉ có Giáo hội Công giáo, đã im lặng. Hàng giáo phẩm phải chăng quan niệm sự sống còn của đất nước là một vấn đề không liên can gì tới đời sống Kitô giáo? Hay là Giáo hội cơ cấu lo sợ phải hợp tác với Cộng sản, sự hợp tác bị Vatican cấm đoán theo Sắc lệnh ngày 1.7.1949 và bị lên án bởi Thư chung các Giám mục năm 1951?
Nếu chính phủ miền Bắc buồn phiền vì sự im lặng đó, nhưng vẫn tôn trọng sự tự do thờ tự và vẫn cấp ngân khoản cho Giáo dân xây dựng lại, hoặc gây hư hại. Tháng 3-1971, tại Hà Nội có lễ phong chức cho Linh mục Nguyễn Năng làm Giám mục địa phận Vinh, có hàng chục ngàn giáo dân và đông đảo Linh mục tới tham dự. Nhà thờ Chánh tòa Hà Nội lại có những cuộc lễ long trọng như những năm trước chiến tranh. Sau lễ truyền chức, Giám mục mới đã được thủ tướng và một phái đoàn đại biểu Quốc hội chính thức tiếp đóm. Cử chỉ đó cho thấy Chính phủ vẫn đặt nặng việc làm cho người Công giáo tham gia cộng tác vào chuyện chung, nhất là địa phận Vinh, nằm trên vĩ tuyến 17, là địa phận đã bị bom đạn tàn phá nặng nề nhất nhà thờ chánh tòa, tòa giám mục, chủng viện đã bị phá sập tan tành.
10 ─ THÁNH LỄ VÀ RƯỚC KIỆU
Tại miền Bắc Việt Nam, việc giữ đạo vượt xa các cộng đoàn tín hữu lâu đời của châu Âu. Việc giữ đạo này gồm chủ yếu việc đi lễ đông đảo, đọc kinh chung cả sớm và tối, rước kiệu, các tuần Tam Nhật và các việc đạo khác có nguồn gốc từ truyền thống trung cổ của Tây Ban Nha. Đức tin trung cổ, đúng là tiếng phải dùng để nói và kiểu giữ đạo ở đây, nhung một nhà báo của tờ LaCroix đã nói năm 1955, khi tìm ra một tiếng phù hợp với thực tế: cả một loạt những nhà thờ khổng lồ mọc lên ở giữa một rừng nhà tranh rách nát tồi tàn. Ông đã kết luận: «Đạo Công giáo Việt Nam có nhiều phương tiện thật giống như Giáo hội phương Tây thời Trung cổ. Hay nói đúng hơn, nó giống như một cơ cấu truyền thống của xã hội ở đây, nơi nó được trồng cấy vào. Chủ nghĩa Cộng sản tại Việt Nam hoàn toàn không phải chỉ là một mớ lý thuyết Trung cổ lỗi thời. Có lẽ phải nhìn ra chỗ yếu thật sự của Giáo hội Công giáo Việt Nam là sự co cụm và thiếu cởi mở». Nếu nhà báo đã thăm Bắc Việt 28 năm sau, và nếu ông lại đi dự thánh lễ, rước kiệu, ông sẽ kinh ngạc nhận thấy rằng, mặc dầu đã có đảo lộn xã hội do cách mạng xã hội chủ nghĩa tạo ra, đạo Công giáo Việt nam đã chẳng thay đổi mấy về lãnh vực này.
Trong thời gian có ném bom, thường thánh lễ được cử hành ban đêm, đôi khi phải làm trong hang động, trong hầm núp được biến thành nhà thờ và những nhà này bao giờ cũng chật người. Khi đã dứt các cuộc ném bom, đời sống trở lại bình thường, sau đó các nhà thờ lại đầy cứng người đi lễ. Nếu anh về thăm Thái Bình, Bùi Chu, Phát Diệm cả sớm lẫn chiều, anh sẽ được nghe chuông đối đáp nhau vang khắp cả vùng như dội lại tiếng kinh chung tại các nhà thờ. Đọc kinh dài, đó là một chuyện thành như thần thoại cổ truyền. Ngày thường, nó dài chỉ ít cũng hai giờ, ngày chủ nhật và ngày lễ ít ra cũng ba giờ mới xong.
Trong chiến tranh, chính quyền đã yêu cầu Công giáo ngưng việc rước kiệu. Sau hiệp định Pari, các cuộc rước kiệu lại tái phát cách long trọng như thường, nhưng giới hạn tự do rước kiệu này mà một số Giám mục và linh mục nghĩ rằng Nhà nước cấm đoán tự do thờ tự.
Việc rước kiệu đã được qui định bởi các sắc lệnh ngày 10.5.1957 và 14.6.1957, theo đó, các cuộc biễu thị tín ngưỡng được tự do tổ chức trong các nơi thờ tự, còn ra ngoài thì phải xin phép, ít ra phải được sự đồng tình của chính quyền địa phương. Một số lãnh đạo Giáo hội coi những giới hạn đó là vi phạm tự do biểu thị lòng tin? Một ít người vẫn nuối tiếc thới xa xưa, khi các cuộc rước linh đình được tổ chức trên các đường phố, đường làng tùy thích của người Công giáo. Vài người thèm thuồng nhìn vào miền Nam, vì ở đấy có những cuộc rước khổng lồ được tổ chức với sự giúp đỡ của nhà nước hay quân đội, thướng có cả trung tá tỉnh trưởng hoặc quận trưởng dẫn đầu Giáo sĩ đi cuối, chiếm lĩnh đường phố hàng giờ. Đối với đạo Công giáo Việt Nam bảo cổ, hình như vẫn có sự đụng chạm nổi ra giữa Nhà nước và Nhà thờ chung quanh một vấn đề mà bên phương Tây không còn nữa. Đọc một bức thư chung mới đây thôi - 1.5.1987 - chúng ta có thể hiểu được cái giá của tự do thờ tự tại Bắc Việt: Theo tình hình hiện nay, khiến anh em không nên tổ chức rước kiệu ra bên ngoài các lối đi xung quanh nhà thờ hoặc sân nhà thờ. Tổ chức ra ngoài ranh giới đó, tức đã ra khỏi nơi thờ tự điều mà luật pháp Nhà nước cấm. Anh em sẽ gặp khó khăn nếu không xin phép chính quyền. Hơn nữa, xin phép hoặc thông báo như thế thì không xứng đáng với Thượng đế vốn thực chẳng cần gì các cuộc rước đó.
«Tốt hơn là hãy tuân thủ luật pháp và chỉ đi kiệu trong nơi thờ phượng. Mà luật pháp thì nói: «Trong các ngày lễ thông thường và trong nơi thờ tự». Trước hết là nơi thờ tự chứ không phải «nhà thờ». Tiếp đến, đây nói về các lễ thông thường và tất cả những gì không bị cấm trong các cuộc lễ thông thường đó thì kể như được phép, như hội kèn đồng, âm nhạc, trống chiêng, múa v.v... Nếu chúng ta sử dụng các thứ đó, thì không ai có thể tố cáo là «qua mặt chính quyền» bởi vì mọi sự đã được pháp luật cho phép làm. Tuy nhiên cần phải theo lời dạy của Chúa Kitô, rằng chúng ta phải «đơn sơ mà khôn ngoan». Vì thế, ở đâu có khó khăn hoặc nguy hiểm thì hay hơn là đừng sử dụng các khí cụ nói trên, thay vì đi xin phép hoặc thông báo. Lý do như đã nói trên kia.
«Anh em thân mến, chúng ta là Công giáo, nhưng chúng ta cũng là công dân của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Chúng ra phải giữ luật kể trên, bởi vì luật đảm bảo «tự do tín ngưỡng». Tự do tín ngưỡng có nghĩa là tự do biểu lộ ra ngoài tôn giáo của chúng ta, nếu không thì luật kể trên vô ích».
Qua nội dung và từ ngữ của Thư chung đó, chúng ta hiểu được sự căng thẳng chưa được hòa dịu liên quan đến rước kiệu.
Đối với việc đọc kinh chung cũng thế. Nhằm cổ vũ việc hòa hợp giữa những người dân khác nhau về tôn giáo, chính quyền đã cho giáo quyền biết nên bỏ đi một đoạn kinh vốn làm cho người ngoài Công giáo khó chịu, chẳng hạn đoạn sau đây «Ai là người tốt, ai là kẻ xấu? - Tốt là người Công giáo có đức tin, có hành đạo, xấu là những người ngoài Công giáo và những người Công giáo mà không giữ đạo» (và kẻ xấu bị án phạt lửa hỏa ngục đời đời) hoặc kinh «Cầu cho dân ngoại trở lại», trong đó gọi người ngoại giáo kia là «những kẻ thờ ma quỉ và thần dữ» hay là các kinh Đức Mẹ Fatima, «cho Trái Tim Mẹ chiến thắng Cộng sản». v.v...
Thư trả lời của giáo quyền nói: «Không nên bỏ các kinh của Giáo hội». Giám mục Thái Bình còn đi xa hơn nữa, trong thư chung ngày 07.12.1971, «Kẻ nào cấm đọc những kinh đó không được chịu các phép, trừ phi kẻ ấy đền tội xứng đáng và phải xưng tội công khai để xóa gương mù».
Các kiểu tranh luận như thế chẳng giải quyết được vấn đề quan hệ giữa Giáo hội với Nhà nước. Giáo hội còn trách Nhà nước đã vi phạm tự do đào tạo Linh mục. Như chúng tôi đã ghi rõ trên kia, năm 1955, tất cà các chủng viện, trừ của địa phận Vinh, đều đã di cư vào Nam. Giáo hội miền Bắc phải bắt đấu lại từ số không, nhất là khi số giáo sĩ đã giảm đi nghiêm trọng, xuống còn 28% so với ngày trước di cư, không còn đủ sức đào tạo hữu hiệu các chủng sinh trẻ về văn hóa cũng như về tinh thần. Tuy vậy, số chủng sinh năm 1960 cũng lên tới 600. Dĩ nhiên đây là học sinh chủ yếu của các tiểu chủng viện, theo mẫu mực Công đông Tridentinô, trong đó chỉ lo học xong trung cấp và tiếng la tinh thôi. Cuộc tranh chấp nổ ra giữa các Giám mục khước từ chương trình của Nhà nước và Chính quyền dân sự tố cáo Giám mục dùng chủng viện để đào tạo những tên phản động. Cuối cùng, chỉ trừ địa phận Vinh, các giám mục đã ra lệnh đóng cửa lần lượt các chủng viện. Cuộc tranh chấp kéo dài cho tới 1973, khi một số chủng viện mở cửa lại, với một hình thức kiểm soát nào đó của Nhà nước. Muốn đi tới gốc của vấn đề, cần nhất trí rằng tất cả những chuyện đó chứa đựng tìềm tàng một vấn đề có tính chất chính trị hơn là tôn giáo. Quả thật cả hai phía đều muốn có những phần tử chắc và được đào tạo. Đối với Giáo hội, những «phần tử chắc» là những người «không bị tiêm nhiễm bởi Cộng sản dưới bất kỳ dạng nào, về giáo dục hoặc về tinh thần yêu nước», khiến cho những phần tử bị Nhà nước đánh giá là «phản động» thì được Giáo hội coi là tốt nhất, và ngược lại. «Đào tạo cho chắc chắn» nghĩa là một cuộc đào tạo 100% giống như dưới thời thực dân, cuộc đào tạo có nhiều mặt đáng phê phán trong một đất nước đang làm cách mạng.
 http://sachhiem.net/TONGIAO/TTTINH/TTT_41.php

No comments: