Monday, November 28, 2016

NGHIÊM THẨM * TRẦN VĂN ÂN * TRẦN ĐỨC THẢO * SƠN TRUNG



BẠCH DIỆN THƯ SINH * GS NGHIÊM THẨM


CS Giết Người Man Rợ: Giáo Sư Nghiêm Thẩm Bị VC Sát Hại Như Thế Nào?

BẠCH DIỆN THƯ SINH * GS NGHIÊM THẨM

GS. Nghiêm Thẩm: Vị giáo sư anh hùng - Nhà khoa học chân chính

Sau ngày 30-4-1975, nhiều giáo sư các Đại học miền Nam bị loại ra khỏi Đại học. Một số giáo sư tìm cách vượt biên, một số bất hợp tác thẳng thừng, một số chấp nhận hợp tác, hợp tác miễn cưỡng hay hợp tác tự nguyện. Có một sự thật phũ phàng là, hợp tác tự nguyện hay hợp tác miễn cưỡng, các vị giáo sư ấy đều bị kì thị và không được tin dùng. Thêm một sự thật khác nữa, đó là các vị ấy thường xuyên nhận được lệnh phải viết lách hoặc thực hiện những công trình “khoa học” nhằm phục vụ nhu cầu chính trị. Trong cuốn Bên Thắng Cuộc của Huy Đức vừa mới được phổ biến, có đoạn trích lời phát biểu của Huỳnh Kim Báu, Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận sự thật ấy: “Những năm ấy, các trí thức Sài Gòn vẫn nhận được điện thoại từ Văn phòng Thành ủy hỏi xem: ‘Có công trình khoa học chào mừng 3-2 hay 19-5 không?’. Những Giáo sư như Phạm Biểu Tâm, Lê Văn Thới thì mắng ngay: ‘Không có thứ khoa học nào gọi là khoa học chào mừng cả’. Nhưng một số người khác thì có, người thì làm ra chất tẩy rửa ‘pentonic’, người chứng minh ‘ăn mấy ký khoai mì bổ bằng một ký thịt bò’, người thì ‘ăn bo bo nhiều dinh dưỡng hơn cả gạo’. Nhưng ngay cả những ‘nỗ lực’ đó cũng không giúp kiến tạo được lòng tin”. (Huy Đức. Bên Thắng Cuộc. Cuốn I, Phần I: Miền Nam, Chương VI: Vượt Biên. Bodoilambao.wordpress.com).
Trong số những giáo sư Đại học ở lại và hợp tác miễn cưỡng, đã nổi bật lên một vị giáo sư anh hùng, dám đem mạng sống của mình để bảo vệ danh dự của một nhà giáo, một nhà khoa học chân chính. Vị giáo sư đó chính là Giáo sư Nghiêm Thẩm, Giám đốc Viện Bảo tàng Sài Gòn, giáo sư Đại học Văn khoa Sài Gòn và cũng là giáo sư của hầu hết các Đại học công tư ở miền Nam hồi đó.
Thân thế
Gs. Nghiêm Thẩm sinh năm 1920, tại huyện Đông Anh, tỉnh Vĩnh Yên (nay thuộc Hà Nội); là con thứ 5 của cụ Nghiêm Hoàn Luyến, người làng Hòa Xá, phủ Ứng Hòa, Hà Nội.
Dòng tộc Gs. Nghiêm Thẩm, lớp trước, có nhiều người xuất thân khoa bảng, quan lại. Thế hệ sau, ở miền Bắc, có người là thứ trưởng, đại sứ, doanh gia; ở miền Nam, người anh thứ ba của Gs. Nghiêm Thẩm là Gs. Nghiêm Đằng, nguyên Phó Viện trưởng Học viện Quốc gia Hành chánh và anh thứ 4 là Nghiêm Mỹ, Đại sứ Việt Nam Cộng hòa ở Malaysia, Jordan và New Zealand. (Xin xem Bài Phát Biểu của Ông Nghiêm Kiến Nam trong buổi lễ kỉ niệm ngày húy 90 năm của Cụ Bảng Mai Lâm Nghiêm Châu Tuệ tổ chức ngày 18.9.2011. Nghiemchungtam.wordpress.com)
Sau khi tốt nghiệp Trung học ở Hà Nội, ông được gửi sang Pháp, học trường École du Louvre, Paris, ngành bảo tàng (de Muséologie).
Năm 1956, ông về nước. Từ đó, ông lần lượt đảm trách nhiều công tác văn hóa giáo dục:
- Phục vụ tại Viện Khảo cổ Sài Gòn, đặc trách khai quật di tích lịch sử Óc Eo (Ba Thê, An Giang); hướng dẫn các đoàn đi nhiều nơi ở miền Nam để khai quật những di chỉ khảo cổ.
- 1961, được bầu làm thành viên Hội đồng điều hành khóa 10 Hội Tiền sử Viễn Đông (Far Eastern Prehistory Association - FEPA). Cũng trong năm này, ông được mời làm giáo sư ngành nhân chủng học tại Đại học Văn khoa Sài Gòn và Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định.
- Năm 1964, ông được mời làm Giám đốc Viện Khảo cổ Sài Gòn và giáo sư tại Đại học Vạn Hạnh vừa mới thành lập; đồng thời, được mời làm cố vấn xây dựng chùa Vĩnh Nghiêm.
- Năm 1966, được mời giảng dậy tại trường Đại học Chiến Tranh Chánh Trị Đà lạt.
- Năm 1968, Quản thủ Viện Bảo tàng Quốc gia Sài Gòn.
- Năm 1969, Ủy viên Ủy ban Khoa học Nhân văn của Hội đồng Quốc gia Khảo cứu khoa học Việt Nam Cộng hòa.
Sau 30 tháng 4 năm 1975, Gs. Nghiêm Thẩm ở lại và tiếp tục được coi là nhân viên giảng huấn như trước. (Chúng tôi chưa biết Gs. Nghiêm Thẩm “được phép” dậy môn gì).
Cuối tháng 11 năm 1979, Gs. Nghiêm Thẩm bị giết chết một cách tàn ác tại nhà riêng số 29/27 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (tên cũ: đường Công Lý), phường 8, quận 3,Tp. HCM.
Những công trình khảo cứu
Gs. Nghiêm Thẩm để lại nhiều công trình nghiên cứu nhân chủng và khảo cổ quý báu cho đời sau (theo Wikipedia).
1. "Tôn giáo của người Chăm ở Việt Nam", Quê-hương bộ 2 tập I, tháng 4/1962, tr. 108-123. (tài liệu tham-khảo đã được Pierre Bernard Lafont nhắc lại trong "Contributions à l'ètude des structures sociales des Chams du Viêt-nam", Bulletins de l'Ecole francaise d'Extreme-Orient, No 1/volume 52,p157 - p171, 1964).
2. "Sơ lược về các kho tàng chứa bảo vật của các vua Chăm", "Việt-nam khảo-cổ tập san', số 1, 1960, Saigon Tham khảo bổ-túc cùng tác-giả Văn-hóa Nguyệt-san, số 56, trang 1359-1366, 1960 và Văn-hóa Nguyệt -san, số 57, trang 1567-1575, 1960 "Đi thăm kho tàng các vua Chăm".
3. "Esquisse d'une étude sur les interdits chez les Vietnamiens" (tiếng Pháp), Ministère de la culture et de l'éducation la République du Vietnam, 1965, 240 trang. Tủ sách Viện Khảo Cổ ( trích đoạn: "le nom d'une personne fait partie integrante de son individu. On doit ménager ces noms individuels comme si l'on a affaire avec la substance precieuse et sacrée qu'est l'âme.(tr.74)" [tham khảo bổ túc "Interdits concernant les noms imperiaux sous le règne des Nguyễn" Tạ quang Phát, tập san khảo cổ 4, Saigon, 1966, pp 52–84].
4. "Tương quan giữa Sử địa và Nhân chủng học", Tập san Sử địa cuốn 1, th.1,2,3, 1966.
5. "Công trình sư Trần Văn Học", Tạp chí Văn hóa, số 61, 1962.
6. "Tìm hiểu đồng bào Thượng" Tạp chí Quê-hương, số 31, giêng/1962, tr 130-150 Bản dịch tiếng Anh của Voth Donald E. "Seeking to understand the highlanders: the two tribal kingdoms of the vietnamese Court in the past, king of Fire (Po Tau Pui) and King of Water(Po Tau Ea)". South-East Asia. An international quarterly, vol 1, pp335–363, 1971.Tham-khảo bổ-túc tư-liệu của ông Adhemar Leclere "Compte-rendus des seances de l'Academie des Inscriptions et Belles Lettres 3903, vol 47, issue 4, pp 369-378. Bị vong lục của Công-sứ Pháp tại Cao-miên, Adhemar Leclere, phúc-trình Hiến-chương về việc sáng-lập một Đại thọ lâm Phật giáo "veah" (Vihara), ở Sâmbok (tỉnh Kratie), mà quốc vương Cao-miên Sauriyopor, gọi là "ngọ môn"(threa nokor) trong đó có nhắc đến các "Vua Lửa" (Hỏa xá) & "Vua nước" (Thủy xá) mà hai vương quốc Cao-miên và Ai-lao phải triều cống cứ ba năm một lần (kèm theo danh sách dài các loại cống-vật), ngoài ra cón cam kết sẽ bảo-lãnh chu toàn việc hậu sự cho các tiểu vương Hỏa xá và Thủy xá nếu một trong hai vị này băng hà. Vihara (đại tòng lảm) Sâmbok, khoảng 10 kms bắc Kratíe (Kracheh), hay, Wat Phnom Sâmbok, dựa theo hiến chương này được sáng lập vào năm 1601. Bản phúc-trình của Công sứ Leclere được in bởi nhà Alphonse Picard & fils, libraires des archives nationales et de la Sociéte de l'École des Chartes, 82 rue Bonaparte, Paris 6.
7. "Kĩ thuật Bảo tàng học và giáo dục căn-bản", 96 trang, UNESCO, Saigon, 1959 (dịch).
8. "Persistence culturelle du substrat indonesien chez les Vietnamiens" (Sự tồn tại của bản chất Indonesien trong nền văn hóa Việt Nam) ngày 11 tháng 9 năm 1961.
9. Tờ trình về việc đi xem công tác xây cất hai ngôi đền tại Kalong và tại Sopmadronhay, để chứa bảo vật của các vua Chăm, và ghé thăm các Tháp Po Dam, tháp Phố Hài (Pajai), còn gọi Tháp Po Sah Inư trên Đồi Bà Nài và đền thờ vua Po Nrop (đồng tác giả với Lưu Quý Tân).
10. Phúc trình việc đi tiếp nhận những tảng đá chạm tại trường tiểu học Tam Hiệp, quận Bến Tranh, tỉnh Định Tường.(chú giải: v/v những tảng đá chạm, yêu cầu bạn đọc nên tham khảo bổ túc ở Louis Malleret, "II. Pierres gravées et Cachets de divers pays du Sud-Est de l'Asie, trường Viễn Đông Bác Cổ, B.E.F.E.O, vol 51, issue 51-1, pp 99–116, 1963).
11. R.Y. Lefebvre D'Argencé, Les céramiques à base chocolatée au musée Lous Finot de l'Ecole francaise d'Extrême-Orient à Hanoi.
Đời tư
Có 3 vị phụ nữ đã chính thức đi qua cuộc đời Gs. Nghiêm Thẩm: Hồi còn học bên Pháp, ông sống chung với bà Gerda Meta Nielsen, một nghệ sĩ phong cầm người Đan Mạch. Ông bà có với nhau 1 con gái tên là Đan Tuyết Thẩm Nghiêm, sanh năm 1956, tên đầy đủ là Ester Bondo Đan Tuyết Thẩm Nghiêm.
Đi du học về, ông thành hôn với Bà Ds. Đỗ Thị Thuần Bích. Bà là giáo sư dậy tại trường đại học Dược khoa Sài Gòn. Gs.Thuần Bích sinh 2 con trai, Nghiêm Thẩm Đan Nghị và Nghiêm Thẩm Đan Đại. Năm 1977, Bà Thuần Bích đưa 2 con đi vượt biên và định cư tại Hoa Kì. Bà đã qua đời tại Sacramento, CA., vào năm 2010.
Sau khi Bà Ds. Thuần Bích đi vượt biên được một thời gian, Gs. Nghiêm Thẩm sống chung với Bà Ngô Thị Dung. Bà Ngô Thị Dung giảng dậy tiếng Nhật tại Đại học Tổng hợp Thành phố HCM (Đh. Văn khoa cũ) sau ngày 30.4.1975.
Phong cách
Gs. Nghiêm Thẩm là một trí thức thứ thiệt, có cuộc sống giản dị, thanh bạch. Phong thái ông an nhiên, tự tại; nét mặt thường tươi vui, hiền lành. Ông cười bằng miệng và cả bằng mắt. Chiếc tẩu hút thuốc “pipe” coi như là vật tùy thân của ông. Gs. Đỗ Khánh Hoan, Trưởng Ban Anh văn Đại học Văn khoa Sài Gòn trước 30.4.1975, đồng nghiệp lâu năm của Gs. Nghiêm Thẩm, nhận xét về Gs. Nghiêm thẩm như sau: “Theo chỗ tôi biết Gs. Thẩm hiền lành, không gây thù chuốc oán với ai, không ganh đua kèn cựa với ai, coi mọi thứ như 'nơ pa.'” (Email của Gs. Đỗ Khánh Hoan ngày 02.02.2013).
Mức lương một giáo sư Đại học ở miền Nam thời ấy đâu đến nỗi nào, song suốt bao năm, ông rong ruổi khắp mọi con đường Sài Gòn chỉ với một cái xe đạp, đàng sau ràng chiếc cặp samsonite đựng tài liệu giảng dậy. Bọn đạo chích đã từng chiếu cố chiếc samsonnite này của ông nhiều lần! Những thứ đó làm nên dáng dấp và phong cách độc đáo rất dễ mến của Gs. Nghiêm Thẩm.
Có lẽ của cải vật chất qúy giá nhất của ông là căn nhà do chính phủ Đệ nhất Cộng hòa cấp cho. Gia đình ông đã sống tại đây trên 20 năm và cũng chính tại nơi đây, ông đã bị thảm sát.
Cuộc sống Gs. Nghiêm Thẩm tuy thanh bạch về của cải vật chất, song trong căn nhà ông, chất chứa cả một kho tàng văn hóa vô giá. Thật vậy, chỉ cần phát mại một pho tượng đồng đen hay một chiếc búa khảo cổ không thôi, ông đã có thể kiếm được một món tiền khá lớn, đấy là chưa kể đến tủ sách hiếm qúy của ông. Còn nhớ, khi được Gs. Nghiêm Thẩm nhận đỡ đầu tiểu luận, ông đã đưa tôi lên lầu thăm kệ sách của ông kê chung quanh phòng ngủ. Ông hãnh diện bảo tủ sách của ông có những cuốn hiện ở cả miền Nam không đâu có. Liên tục trong nhiều năm, giáo sư đã chi tiêu một khoản tiền khá lớn để thuê người đóng bìa cứng cho những cuốn sách hiếm qúy mà ông sưu tầm được. Đương nhiên những cuốn sách này là vô giá trong thị trường văn hóa, chữ nghĩa.
Cái chết anh hùng của một nhà giáo, một nhà khoa học chân chính
Gs. Đỗ Khánh Hoan cho biết: Gs. Nghiêm Thẩm chỉ miệt mài nghiên cứu và giảng dậy, không bao giờ dính dáng chuyện chính trị (qua cuộc tiếp xúc điện thoại với Gs. Đỗ Khánh Hoan ngày 08 và 09, 01. 2013) .
Ai cũng nghĩ, sau 30.4.1975, một người luôn luôn xa tránh chính trị như Gs. Nghiêm Thẩm, sẽ được sống an thân dưới chế độ mới. Đáng tiếc, điều đó đã sai. Bởi vì, dưới chế độ Cộng Sản, tất cả đều phải phục vụ chính trị, đều phải phục vụ tuyên truyền. Chống chế độ, đương nhiên sẽ bị chế độ bóp nát. Không chống chế độ, nhưng không chịu làm tay sai cho chế độ, cũng bị chế độ nghiền nát.
Đó là trường hợp Gs. Nghiêm Thẩm.
Hồi tưởng, khoảng gần cuối tháng 4 năm 1975, vì có việc phải vào gặp Ông Chấn tại Văn phòng Đại học Văn khoa Sài Gòn; khi đi ra ngang cửa Câu lạc bộ Văn khoa, tôi gặp Gs. Nghiêm Thẩm. Ông vẫn xách chiếc samsonite như mọi khi, nhưng khuôn mặt ra chiều rất đăm chiêu. Tôi chào ông và hỏi ông tình hình rồi sẽ ra sao. Giáo sư bảo: “Hết rồi. Sài Gòn sẽ như Nam Vang” (Nam Vang thất thủ ngày 17. 4. 1975). Ông còn nói như tiên tri: “Đại sứ Mĩ Martin (Graham Martin) sẽ cuốn cờ, leo lên máy bay trực thăng mà đào thoát y như Đại sứ Mĩ Dean (John Gunther Dean) ở Nam Vang”. Tôi hỏi tiếp: “Thầy có đi không”. Ông buồn buồn bảo: “Tôi không đi. Tôi già rồi, đi làm gì”. Đó là lần cuối cùng tôi gặp Gs. Nghiêm Thẩm.
Năm 1988, đi tù cải tạo về, nghe tin Gs. Nghiêm Thẩm đã bị sát hại, tôi rủ anh Nguyễn Văn V. tới thăm Gs. Toan Ánh và cũng để hỏi về cái chết của Gs. Nghiêm Thẩm. (Anh NVV. là giáo sư Trung học, cũng đi tù cải tạo về vì tội chống đối nhà trường XHCN).
Theo lời Gs. Toan Ánh kể cho hai chúng tôi thì Gs. Nghiêm Thẩm vẫn thường hay lên nhà ông chơi. Rồi, một sáng, Gs. Nghiêm Thẩm từ nhà Gs. Toan Ánh đạp xe về nhà, khi bước lên lưng chừng cầu thang, Gs. Nghiêm Thẩm đã bị một tên hung thủ dùng cái búa khảo cổ của ông đập vào đầu ông tới chết. Một điều đáng ngạc nhiên là, không biết căn cứ vào đâu, Gs. Toan Ánh nghi ngờ nguyên do vụ án mạng là vì tình.
Khi sang tới Hoa Kì, tình cờ tôi được đọc cuốn “Rồng Xanh Ngục Đỏ” (Hội Hữu xuất bản tại Hoa Kì năm 1986) của Lm. Vũ Đình Trác, trong đó có nói về cái chết của Gs. Nghiêm Thẩm.
Lm. Vũ Đình Trác và Gs. Nghiêm Thẩm quen nhau và trở thành đôi bạn thân từ năm 1978 khi hai vị, như hầu hết các giáo sư Đại học còn ở lại, đã gia nhập vào các nhóm nghiên cứu văn hóa thành lập sau 30.4.1975. Vì say mê khảo cổ, cho nên khi nghe Lm. Vũ Đình Trác nói ông có Cuốn Bách Việt Tiên Hiền Chí, trích ra từ Đại Bộ Dã Sử Trung Hoa Lĩnh Nam Di Thư, ngay lập tức, Gs. Nghiêm Thẩm tìm tới làm quen với Lm. Vũ Đình Trác. Rồi từ chỗ trao đổi sách cổ và tài liệu cổ, hai vị trở thành đôi bạn tri kỉ, tâm giao.
Lần đầu tới thăm Gs. Nghiêm Thẩm, Lm. Vũ Đình Trác ngạc nhiên được biết thêm Gs. Nghiêm Thẩm đang sống chung với bà Ngô Thị Dung. Sau 30.4.1975, bà Ngô Thị Dung dậy Nhật ngữ tại Đại học (Văn khoa cũ). Lm. Vũ Đình Trác quen biết Bà Ngô Thị Dung hồi cả hai còn học bên Nhật. Gs. Nghiêm Thẩm nói ông và bà Ngô Thị Dung đã làm hôn thú để làm đơn xin đi đoàn tụ với ba má bà đang sống ở Canada.
Trong thời đại “đồ đểu cáng” sau 30.4.1975, dưới những con mắt tham lam và tàn ác của những ông kẹ văn hóa, việc sở hữu những đồ cổ và sách cổ qúy giá cũng trở thành một mối lo hại thân cho các khổ chủ .
Cho nên Gs. Nghiêm Thẩm phải dặn dò Lm. Vũ Đình Trác: “Linh mục phải giữ bí mật những tài liệu cổ này, kẻo tụi nó đánh hơi được thì phiền to; chiếc búa khảo cổ của tôi, tụi nó cũng đã biết rồi, mà cứ nay đứa này, mai đứa khác đến hỏi thăm và đòi xem” (Sđd. Trang 253).
Còn Bà Ngô Thị Dung thì thổ lộ: “Anh Thẩm là một nhà khoa học thuần túy, nên anh thiếu sự đưa đẩy uyển chuyển, khi giao tiếp với công an cán bộ”. Bà cũng nói thật “ Anh Thẩm qúy cha lắm, mới tiết lộ những bí mật của anh như thế” (Sđd. Trang 253).
Thêm vào đó, sau khi chiếm trọn miền Nam, với khí thế thắng lợi ngút trời, Lê Duẩn và Lê Đức Thọ bộc lộ tham vọng muốn làm bá chủ toàn vùng Đông Nam Á. Trên thực tế, vào thời điểm đó, CSVN đã chiếm đóng Lào, rồi Kampuchea, và đang chuẩn bị “giải phóng” Thái Lan. Để thực hiện âm mưu, họ tích cực chuẩn bị mọi mặt. Trong kế hoạch chuẩn bị, họ toan tính lợi dụng chất xám của trí thức để đánh mặt trận tâm lí, khơi dậy ý chí quật cường và lòng kiêu hãnh dân tộc. Đây là điểm khởi đầu cho tai họa sắp đổ ập xuống cuộc đời của một trí thức thứ thiệt như Gs. Nghiêm Thẩm.
Đúng như vậy. Gs. Nghiêm Thẩm đã tâm sự với Lm. Vũ Đình Trác chuyện Tổng Bí thư đảng CSVN Lê Duẩn, với sự tháp tùng của Nguyễn Tuân, đã vào Nam và cho mời Gs. Nghiêm Thẩm tới khách sạn Majestic mà đãi đằng, khen ngợi, rồi “đưa đơn đặt hàng” cho ông.
Cuối bữa tiệc thịnh soạn, Lê Duẩn nói với Gs. Nghiêm Thẩm: “Anh Nghiêm Thẩm, chắc anh biết: cả thế giới đang coi Việt Nam mình như “đỉnh cao trí tuệ loài người” mà anh cũng được vinh dự ấy. Việt Nam chúng ta phải làm chủ miền Đông-Nam-Á này. Mọi yếu tố làm chủ hầu như đã đầy đủ, chỉ còn thiếu một điều…
Từ trước tới nay, mấy thằng chép sử “nhãi ranh’ vẫn cho rằng: nguồn gốc các sắc tộc miền Đông-Nam Á-Châu này là Mã Lai hay Indonesien. Đại Nga-xô mới tìm được ít dấu vết chứng tỏ rằng Việt Nam chúng mình mới là thủy tổ. Chúng ta đang làm lại lịch sử Đông-Nam Á-Châu. Khoa nhân chủng học và khảo cổ của ta lúc này đang phát đạt vô biên, nên anh phải nắm lấy cơ hội này, với uy tín sẵn có của anh, anh phải viết một bài lớn, thẩm định lại: Dân Việt Nam là thủy tổ các dân tộc Đông-Nam Á-Châu. Như thế mới đúng ý nghĩa của “Đỉnh cao trí tuệ loài người” và mới xứng đáng tài năng hiếm có của anh”.
Tôi im lặng một phút…trả lời hắn: “Uy tín của tôi lúc này là nói đúng và nói thật. Theo các tài liệu khoa học hiển nhiên, nhất là khoa khảo cổ học và nhân chủng học quá rõ ràng, tôi không thể viết thế khác được. Viết như đồng chí nói là phản khoa học”.
Hắn mỉm cười, bảo tôi: “Anh nói thế tức là còn đang ở trong vòng gò bó của sách vở, của óc đế quốc, của hủ lậu, chứ không theo sử quan một tí nào cả”.
Tôi cảm thấy tức đầy ruột…nên tôi hơi bạo lời: “Nếu tôi viết như thế, thì các nhà khảo cổ và nhân chủng học trên thế giới sẽ cho tôi và cả chế độ tôi phục vụ là con chó chết. Tôi không bao giờ làm chuyện sa đọa ấy”.
Lê Duẩn vẫn không lộ vẻ tức giận. Hắn hỏi tôi vắn tắt: “Anh nhất định không làm chuyện đó?”.
Tôi bỗng tìm được một danh từ xưng hô, trả lời hắn: “Tôi không thể đáp ứng yêu cầu của đàn anh trong việc này”.
Lê Duẩn ném cho tôi một cái nhìn có vẻ dữ tợn với câu nói cộc lốc: “Anh nhất định thế…Mong anh đổi ý”.
Tôi cũng nhìn thẳng vào mặt hắn, trả lời cương quyết: “Tôi không bao giờ đổi ý”.
Hắn đi ra, không nói thêm nửa lời.
Tôi coi đó như một biến cố đổ vỡ trong đời tôi, dưới chế độ khốn nạn này. Nhưng tôi thà tan vỡ cả tấm thân với cả chế độ này, còn hơn đổ vỡ cho đất nước tôi, cho chí hướng và danh dự học thức của tôi” (Sđd. Trang 254, 255,256).
Sau lần gặp Lê Duẩn, Gs. Nghỉêm Thẩm sống thấp thỏm, lo âu, chờ đợi một điều gì đó không hay xẩy ra cho ông. Nhưng rất bất ngờ, giáo sư lại được mời đi họp một lần nữa. Người mời lần này là Bộ trưởng Thông tin Văn hóa CSVN Nguyễn Văn Hiếu. Tháp tùng Bộ trưởng Thông tin Văn hóa còn có Gs. Phạm Huy Thông, Viện trưởng Viện Khảo cổ Hà Nội và mấy viên bộ trưởng khác. Nơi hội họp là khách sạn Hữu Nghị. Thời gian họp kéo dài ba bốn ngày. Đưa rước bằng xe Mercedes. Ăn uống sang trọng. Mục đích được cho biết là chuẩn bị tham dự Đại hội khảo cổ sắp diễn ra ở Moscow. Họ yêu cầu Gs. Nghiêm Thẩm đóng góp tài liệu và kiến thức; họ nói úp mở có thể sẽ mời giáo sư tham gia phái đoàn.
Đáp lại, Gs. Nghiêm Thẩm dứt khoát không chấp nhận đưa ra quan điểm nào khác, ngoài sự tôn trọng tính khách quan của những tài liệu khảo cổ và giáo sư cũng ngỏ ý xin được miễn tháp tùng phái đoàn đi Moscow, viện cớ “tôi có nhiều ý kiến đối nghịch, sẽ bất lợi cho Đại hội” (Sđd. Trang 256).
Trước thái độ cương quyết của Gs. Nghiêm Thẩm, viên bộ trưởng nói: “Cái đó tùy anh” và “Anh chưa đủ thành thực”.
Gs. Nghiêm Thẩm nói với Lm. Vũ Đình Trác: “Tôi nghe câu đó như một bản án kết tội; từ đó, tôi bắt đầu chán sống. Bà NTD (Ngô Thị Dung) bảo tôi: thái độ như vậy không hay. Coi chừng tụi nó cho mình là phản chế độ, là bất hợp tác. Anh nên mềm dẻo với tụi nó thì hơn” (Sđd. Trang 257).
Chuyện Gs. Nghiêm Thẩm bị bọn Cộng sản làm phiền cũng được Gs. Đỗ Khánh Hoan xác nhận qua email ông gửi cho tôi ngày 02.02.2013 như sau: “…Nhiều lần gặp nhau anh (tức Gs. Nghiêm Thẩm) chỉ nói: Bọn nó muốn 'toucher' moa nhưng moa không thích, dính vào tụi nó bẩn người và khó chịu lắm. Họa chứ không phải phúc đâu, Hoan! Moa chỉ mong nó bảo nhau đến nhận chìa khóa cơ sở là moa bai bai!”.
Vào thời điểm đầu Tháng 11.1979, Gs. Nghiêm Thẩm rất bi quan, chán nản; thậm chí có lần ông còn thổ lộ với Lm. Vũ Đình Trác là ông muốn vào đạo Chúa, mong nấp bóng từ bi của Ngài và được Ngài an ủi, phù trì.
Nỗi chết chóc càng ngày càng ám ảnh tâm trạng Gs. Nghiêm Thẩm.
Tuy rất thông cảm tâm trạng u uẩn của bạn, nhưng Lm. Vũ Đình Trác không biết làm gì để giúp bạn. Rồi vì phải đi Cần Thơ giảng dậy lớp Đông y, linh mục buồn bã chia tay Gs. Nghiêm Thẩm, ông nói với giáo sư: “Số phận chúng mình dưới chế độ Cộng sản chỉ có thế”.
Sau mấy tuần đi dậy ở miền Tây, Lm. Vũ Đình Trác trở lại Sài Gòn và tới thăm Gs. Lê Tôn Nghiêm (cựu linh mục, giáo sư Triết học). Gs. Lê Tôn Nghiêm cho linh mục biết Gs. Nghiêm Thẩm đã bị sát hại cách đó 2 tuần, tức là vào cuối Tháng 11.1979.
Theo sự tường thuật của Lm. Vũ Đình Trác thì vụ sát hại Gs. Nghiêm Thẩm xẩy ra vào lúc 11 sáng. Thủ phạm là 2 tên lạ mặt. Chúng tông cửa vào nhà và móc súng ra, uy hiếp Gs. Nghiêm Thẩm phải giao ra chiếc búa khảo cổ của ông. Khi lấy được chiếc búa khảo cổ, một tên dùng chính chiếc búa khảo cổ đập 3 búa lên đầu giáo sư, rồi chúng tẩu thoát cùng với chiếc búa cướp được. Gs. Nghiêm Thẩm nằm chết trên vũng máu. Lúc xẩy ra án mạng, bà Ngô Thị Dung không có ở nhà chỉ có cô cháu lén nhìn trộm thấy mọi diễn biến.
Cô cháu vội đi tìm bà Ngô Thị Dung. Công an tới lập biên bản và niêm phong tủ sách của giáo sư.
Bà Ngô Thị Dung lo việc mai táng cho Gs. Nghiêm Thẩm. Có một ít đồng nghiệp tiễn đưa giáo sư ra nghĩa trang.
Sau lễ an táng, một số giáo sư thân hữu đã ngồi lại với nhau để hồi tưởng về Gs. Nghiêm Thẩm. Qua trao đổi tâm tình, các vị biết được Gs. Nghiêm Thẩm đã thổ lộ tâm sự bi quan, yếm thế với 6 thân hữu khoảng 10 ngày trước khi ông bị thảm sát.
Gs. Lê Tôn Nghiêm và Gs. NTN (chưa đoán ra là vị nào) mời thân hữu nâng li, đang khi đó Gs. TNT ngâm lên bài thơ chiêu hồn thống thiết:
Nghiêm Thẩm! Nghiêm Thẩm!
Anh là đỉnh cao của hoa gấm Giang sơn,
Anh ra đi mang nặng những oán hờn.
Có khôn thiêng, xin hãy về chứng giám
Vạn lòng thành, vạn niềm tin tưởng niệm
Của anh em trí thức dưới trời Nam.
Nguyện làm gió quét sạch lũ sài lang,
Nguyện làm mưa cho quê hương mát mẻ,
Nguyện làm nắng cho rực màu đất mẹ,
Nguyện làm trăng gieo rắc ánh thanh bình.
 https://www.facebook.com/hoinhungnguoighetphandong/posts/361190040652608

Wednesday, October 1, 2014


VŨ NGỰ CHIÊU

Chuyến Ði Cầu Viện Bí Mật Năm 1950 Của Hồ

Vũ Ngự Chiêu  Từng trang lịch sử, buông hờ hững,

Xương máu còn tanh những dối gian
NGUYÊN VŨ, 1985
 

Trong đời hoạt động của Hồ Chí Minh - ngoại trừ chuyến "đi biển" năm 1911 - mỗi cuộc xuất ngoại đều có sứ mạng riêng. Chuyến đi Nga cuối tháng 6/1923 từ Paris - do Quốc Tế Cộng Sản [QTCS] dàn xếp - là chuyến cầu viện thứ nhất. Nó mở ra cho Hồ giai đoạn hoạt động suốt 22 năm kế tiếp như một cán bộ QTCS chuyên nghiệp [agitprop = political agitation and propaganda]. Chuyến qua Pháp từ ngày 30/5 tới 16/9/1946, Hồ đóng vai một quốc trưởng, hy vọng thuyết phục thế giới về chính nghĩa độc lập của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa [VNDCCH] (1945-1976). Chuyến đi này thất bại, vì Linh mục/Cao Ủy Georges Thierry d’Argenlieu và nhóm Gaullist chỉ coi Hồ như lãnh tụ một Ðảng, và lãnh thổ Việt Nam không quá vĩ tuyến 16, trừ thêm các khu tự trị cho sắc tộc ở thượng du Bắc Việt cùng vùng rừng núi phía tây Trung Kỳ. Tháng 12/1946, Hồ tấn công bốn vị trí trú quân Pháp ở phía bắc vĩ tuyến 16 - Hà Nội, Nam Ðịnh, Vinh và Huế-khởi đầu giai đoạn thứ hai cuộc chiến kháng Pháp. Ðầu năm 1950, Hồ thêm một lần xuất ngoại cầu viện. Qua ngõ Bắc Kinh.
Trước thập niên 1990, rất ít người biết chuyến cầu viện bí mật này. Những nghiên cứu cổ điển "nghiêm túc" nhất suy đoán rằng "một phái đoàn" đã đến Bắc Kinh và "có thể" ký một hiệp ước ngày 18/1/1950 - đúng ngày Bắc Kinh nhìn nhận VNDCCH. Ngay Ðại tướng Võ Nguyên Giáp - tên thực Võ Giáp - từ năm 1994 và rồi 2001 mới đề cập đến "bạn" và chuyến cầu viện của Hồ; nhưng không trưng dẫn được những phụ bản tài liệu khả tín như phóng ảnh các công điện và văn bản liên hệ. (1)
Nhân dịp tranh chấp giữa Hà Nội và Bắc Kinh trong giai đoạn 1975-1991, giới nghiên cứu được tiếp cận một số thông tin vượt ngoài dự tưởng - như Võ Giáp chỉ có công đứng ra nhận chiến công do tướng tá cố vấn Trung Công chỉ huy, từ chiến dịch Lê Hồng Phong II (9-10/1950) tới Ðiện Biên Phủ (1953-1954). Ðiều khiến những người thận trọng thắc mắc là tại sao Bộ Chính Trị và Quân Ủy Trung Ương Ðảng Cộng Sản Việt Nam [CSVN] chưa bạch hóa các tài liệu văn khố Ðảng và Quân Ðội Nhân Dân [QÐND] để phản bác hay xác nhận chứng từ của Chen Geng [Trần Canh], Liu Shaoqi [Lưu Thiếu Kỳ], Zhou En Lai [Chu Ân Lai], Luo Guibo [La Quí Ba], cùng các cố vấn khác mới công bố.
Hầu hết những tài liệu lược dẫn trên đều có hạn chế về mức khả tín. Thứ nhất, với Bắc Kinh và Hà Nội, "lịch sử Ðảng" chỉ công bố những sự thực giai đoạn, hay nửa sự thực, phù hợp với mục tiêu chính trị và tuyên truyền nhất thời. Thứ hai, nhật ký hay hồi ký và truyền khẩu sử, tự chúng đầy chủ quan và khó tránh lầm lỗi. Ðó là chưa nói đến thú ngụy tạo chứng từ, được biện minh bằng nguyên tắc: chiến tranh hay chính trị phải biến trá.
Có lẽ phải nhiều thập niên nữa, văn khố Việt Nam, Trung Hoa, Pháp, Nga Sô và Mỹ mới bạch hóa hoàn toàn, trả cuộc chiến Việt Nam, và liên hệ Hoa-Việt, vào chỗ đứng đích thực của chúng. Phương pháp làm việc tỉ đối giữa nhiều nguồn tài liệu văn khố [multi-archival] đã giải mật vào đầu thế kỷ XXI giúp tạm phác họa cái nhìn toàn cảnh vai trò tiền đồn của Việt Nam trong cuộc chiến tranh lạnh 1947-1991, mà chuyến xuất ngoại cầu viện Trung Cộng và Nga Sô năm 1950 của Hồ được coi như một dấu mốc quan trọng. Chúng cũng giúp phản ánh hiện tượng "Trung quốc hóa" hay "Mao-hóa" Ðảng CSVN (dưới danh nghĩa Ðảng LÐVN), và con đường "khúc khuỷu" [zigzag] mà Mao Nhuận Chi (Mao Trạch Ðông) muốn Ðảng LÐVN vượt qua.
Hiện tượng Mao hóa thường bị che đậy này liên hệ và giải thích những dị biệt tồn đọng từ nhiều thế kỷ trong quan hệ Việt-Hoa, đưa đến "bài học Ðặng Tiểu Bình" Xuân Kỷ Mùi (17/2-16/3/1979), cùng tham vọng đất đai của Bắc Kinh từ năm 1956-lên cao điểm trong cuộc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa (Paracels) vào tháng 1/1974 do Chu Ân Lai chủ động, rồi đến cuộc tranh chấp Trường Sa (Spratlys) tại biển Ðông. (2)
Nguồn tư liệu chúng tôi sử dụng gồm tư liệu văn khố Mỹ, Pháp, Việt thu thập hơn 30 năm qua, kể cả chuyến tham khảo Việt Nam năm 2004-2005. Hai tài liệu văn khố Pháp lần đầu tiên công bố là nghiên cứu "Le Parti communiste chinois en Indochine du Nord" của Nha Thanh Tra Chính Trị Ðông Dương, và "Les Communistes chinois et le Viet Minh (du Septembre 1945 à Septembre 1948) do Charles Bonfils soạn thảo.(3)
I. NGOẠI GIAO NHÂN DÂN:
Từ khi Hồ tuyên bố độc lập với Pháp chiều 2/9/1945 không quốc gia nào thừa nhận VNDCCH. Pháp và Bri-tên chỉ coi VNDCCH như một "chính phủ sinh ra trong hỗn loạn," bất hợp pháp. Dịp cuối tuần 22-23/9/1945, liên quân Bri-tên-Pháp ép buộc tù binh Nhật tham dự cuộc cướp chính quyền ở Sài Gòn - một tội ác chiến tranh [war crimes] theo công pháp quốc tế đương thời - rồi đánh đuổi Lâm Ủy Hành Chánh của Trần Văn Giàu khỏi các thành thị phía Nam vĩ tuyến 16 như "phiến loạn."
Mặc dù Trùng Khánh áp lực Paris và d’Argenlieu cử đại diện ký với Hồ và Vũ Hồng Khanh Hiệp ước sơ bộ 6/3/1946 tại Hà Nội, thừa nhận chính phủ Liên hiệp Kháng chiến VNDCCH là một "tiểu bang tự do" [Etat libre] trong Liên Bang Ðông Dương và Liên Hiệp Pháp; rồi, Marius Moutet và Hồ ký thêm Tạm Ước [Modus vivendi] 14/9/1946 tại Paris; d’Argenlieu cùng Jean Valluy quyết dồn Hồ vào tình cảnh "lang thang" trong rừng núi. Cuộc "tổng tấn công" 19/12/1946, là thế chẳng đặng đừng, dù bị diễn dịch như thái độ ưa chuộng bạo lực cách mạng của Ðảng CSÐD, và dùng làm chiêu bài [pretext] hầu cắt đứt thương thuyết, mở đường cho "một chí sĩ quốc gia" chân chính giúp Pháp tái khôi phục đế quốc tiền chiến.
Từ năm 1946, các giáo sĩ Pháp-như Tổng Giám Mục Antonin Drapier, Giám Mục Quảng Châu Fourquet, Linh mục Vircondolet, Giám đốc Hội truyền giáo Hong Kong, và Yolle-cùng d’Argenlieu, Léon Pignon, và viên chức Bộ Pháp Quốc Hải Ngoại tái khám phá ra cựu hoàng Bảo Ðại (1926-1945) đang lưu vong ở Hong Kong. Cuối năm đó, Cao Ủy Emille Bollaert ký với Bảo Ðại Qui ước Hạ Long (6-7/12/1947)-mà điều khoản quan trọng nhất là Pháp sẽ tuyên bố cắt đứt thương thuyết với Hồ. (4)
Sau nhiều tháng tranh luận, ngày 5/6/1948, Bollaert, Nguyễn Văn Xuân cùng đại diện ba miền (Nghiêm Xuân Thiện, Ðặng Hữu Chí [Bắc], Phan Văn Giáo, Nguyễn Khoa Toàn, Ðinh Xuân Quảng [Trung], và Trần Văn Hữu, Lê Văn Hoạch [Nam]) gặp nhau trên chiến hạm Duguay-Trouin, "dưới sự chứng kiến của đế Bảo Ðại." Ra Tuyên ngôn chung (Déclaration Commune) ba [3] điểm; theo đó, xác định: "Nước Pháp long trọng nhìn nhận sự độc lập của nước Việt Nam. Từ rày về sau, việc tự do thực hiện nền thống nhất quốc gia tùy nơi nước Việt Nam. Về phần mình, nước Việt Nam tuyên bố chịu gia nhập vào Liên Hiệp Pháp với danh nghĩa một quốc gia đồng hội với nước Pháp." (điều 1). (5)
Nhưng chính phủ trung ương lâm thời của Xuân vô quyền lực. Ba kỳ đều có chính phủ riêng, do ba Thủ hiến cầm đầu. Mỗi Thủ hiến có các đơn vị phụ lực bản xứ, mà cấp chỉ huy biệt phái từ lực lượng Viễn chinh Pháp. Chính phủ trung ương chưa có quân đội riêng, ngoại trừ một tiểu đoàn Ngự Lâm Quân. Từ tháng 3/1949, Quân Ðội QGVN mới bắt đầu thành hình. Giữa năm 1950 tổng số chỉ có 56,742 người (27,778 chính qui + 28,964 Bảo An và phụ lực). Ðể đáp ứng nhu cầu, nhiều lớp huấn luyện cấp tốc sĩ quan và hạ sĩ quan cao cấp được tổ chức. Cuối năm 1950, QGVN có 300 sĩ quan, với hai Trung Tá. Nhưng chưa có Bộ Tổng Tham Mưu, hay Tổng trưởng Quốc Phòng "toàn thời gian." Cấp chỉ huy đầu tiên là Pierre Nguyễn Ðệ, Ðổng lý Văn-Võ Phòng của Bảo Ðại từ ngày 1/6/1950. Ngày 1/10/1951, Quân đội QGVN chính thức thành lập. Năm 1951 lập được 4 Sư đoàn: SÐ 1 ở miền Nam; SÐ 2 ở Trung Việt; SÐ 3 ở Bắc; và SÐ 4 ở vùng Cao Nguyên. Dự trù lên tới 8 Sư đoàn nhẹ năm 1955. (6) Từ tháng 10/1950, Pháp cũng tiến hành việc sát nhập 75,000 phụ lực Ki-tô vào QÐQG do Mỹ tài trợ, như lời yêu cầu của Ngô Ðình Diệm, Ngô Ðình Thục và Phạm Ngọc Chi. (7)
Ðiều khiến Pháp khó chịu nhất là phe Việt Nam chống Cộng - mà guồng máy tuyên truyền của khối Cộng Sản nguyền rủa là "ngụy," "tay sai Pháp" - không ngừng đòi hỏi độc lập và thống nhất lãnh thổ. Trên sơ sở pháp lý, họ được nhân nhượng những gì Hồ và Ðảng CSÐD (lúc này đã giải tán, hay "rút vào bí mật" như Hồ tự biện minh ít năm sau) đã thất bại. Ngày 8/3/1949, dưới áp lực Mỹ và nhất là do viễn ảnh đầy dọa nạt từ chiến thắng của Ðảng CSTH, "Hiệp ước Elysée" ra đời. Ba ngày sau, 11/3, Paul Coste-Floret vận động Quốc Hội Pháp chấp nhận cho Nam Kỳ sát nhập vào Việt Nam - dựa trên Ðiều thứ 75 của Hiến pháp 1946: Một phần lãnh thổ của Cộng Hoà Pháp hoặc Liên Hiệp Pháp có thể biến đổi, do một Luật của Quốc Hội, sau khi đã tham khảo với Hội nghị địa phương và Hội đồng Liên Hiệp Pháp. Như thế, theo Ðiều 27 của Hiến pháp, không cần phải trưng cầu dân ý (referendum), mà chỉ cần biểu quyết của một Hội đồng Lãnh thổ Nam kỳ (Assemblée Territoriale de Cochinchine, HÐLTNK), với sự chấp thuận của Thượng Viện Liên Hiệp Pháp [Haut Conseil de l'Union Francaise]. Viên chức Pháp cũng giữ kín nội dung "Hiệp ước Elysée" cho tới ngày Bảo Ðại về nước, dự trù vào 25/4/1949 để có một "kích xúc tâm lý" (choc psychologique). (8)
Ngày 24/4/1949-sau khi Hội Ðồng LTNK đồng ý tái nhập Nam Kỳ vào Việt Nam-Bảo Ðại rời Paris hồi hương. Từ Singapore về tới Sài Gòn ngày 26/4, Bảo Ðại lên thẳng Ðà Lạt, dù trụ sở chính phủ trung ương đặt tại Hà Nội. Hơn một tháng sau, ngày 18/6, Paris công bố Phụ bản các điều thỏa thuận của hiệp ước, và đầu tháng 7/1949, chính phủ Quốc Gia Việt Nam [QGVN] ra đời với Bảo Ðại làm Quốc trưởng, Xuân làm Phó Thủ tướng. Nhưng Bảo Ðại thực sự cai trị vỏn vẹn thị xã Ðà Lạt. "Hoàng triều cương thổ" bao gồm Cao nguyên Trung Việt, cùng các khu tự trị dành cho sắc tộc Thái, Mường, H’Mong (Mèo), Nùng, và khu Ki-tô giáo Phát Diệm do các sứ quân trực trị. Sài Gòn, Huế, Hà Nội và Hải Phòng vẫn do quân Liên Hiệp Pháp cai trị, qua các viên chức hành chính Việt đang tiến hóa thành QGVN. Trên phương diện ngoại giao, hai cường quốc Mỹ, Bri-tên và các nước Ðông Nam Á cảm thấy chưa cần vội vã mở liên hệ.
Phần Hồ vẫn chủ trương "nước còn tát được vẫn tát." Tháng 2/1947, Trần Ngọc Ranh gửi cho Bộ Hải Ngoại Pháp thư nghị hòa của Hồ, kèm theo tài liệu qui trách cho viên chức Pháp về chiến cuộc VN. Ngày 20/2/1947-sau khi Trung đoàn Thủ đô rút khỏi Hà Nội ra Phúc Yên, và HCM rời Hà Ðông qua Sơn Tây dưới sự che chở của dòng người tản cư mà Hồ dấy động qua khẩu hiệu "tản cư cũng là kháng chiến" - Hồ nhờ đại diện Hồng Thập tự quốc tế chuyển cho Lãnh sự Bri-tên một thư nghị hoà. Ðài phát thanh VM đọc thư Hồ gửi Thủ tướng Paul Ramadier và BT Hải Ngoại Moutet, kêu gọi thương thuyết. Theo Hồ, mục tiêu của dân Việt Nam là độc lập và thống nhất trong Liên Hiệp Pháp, và hứa tôn trọng quyền lợi kinh tế và văn hoá của Pháp tại Việt Nam. (9) Ðồng thời phát thanh thư ngày 19/2/1947 của Thứ trưởng Ngoại Giao Hoàng Minh Giám, mời Lãnh sự Mỹ, Bri-tên, Trung Hoa và India cùng đại diện Hồng Thập Tự tham dự một buổi gặp mặt ngày 21/2/1947.
Ngày 12/4/1947, Phạm Ngọc Thạch - nhân chuyến đi Hong Kong thuyết phục Bảo Ðại nhưng thất bại - gửi thư cho Ðại sứ Edwin F. Stanton tại Bangkok. Một lá thư khác, đề ngày 13/4/1947 của Thạch, gửi Tướng Douglas MacArthur, liên quan đến số vàng trị giá 37,498,000 Mỹ kim do Nhật giữ. Thạch tiếp xúc được Trung tá William Law của Toà Ðại sứ Mỹ. khi ghé qua Bangkok. (10)
Hồ còn bí mật gặp Paul Mus ở Thái Nguyên tối 11/5/1947 để nghe điều kiện đầu hàng của Cao ủy Emille Bollaert, rồi lại gửi sứ giả qua Thái Lan tiếp xúc Mỹ, và Ðại sứ Pháp.
Hồ cũng tạm thời chưa bày tỏ thái độ với Bảo Ðại, dù Bảo Ðại chuyển dần sang lập trường chống Cộng. Từ ngày 17/2/1947, những người ủng hộ Bảo Ðại đã thành lập tại Nam Kinh Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhứt Toàn Quốc "ngõ hầu đạt tới lý tưởng tối cao ... tranh thủ Ðộc lập và Thống nhứt quốc gia, củng cố chánh thể Cộng hòa dân chủ, thực thi chế độ dân chủ chân chánh." (Bản ký kết thành lập MTQGTNTQ; 10H xxx). Qui tụ Việt Nam Cách Mệnh Ðồng Minh Hội (Nguyễn Hải Thần), Việt Nam Quốc Dân Ðảng (Nguyễn Tường Tam), Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Ðảng (Nguyễn Hoàn Bích), Việt Nam Quốc Gia Thanh Niên Ðoàn (Trần Côn tức Văn Tuyên), và Ðoàn Thể Dân Chúng (Lưu Ðức Trung tức Lưu Bá Ðạt). 
Mặt Trận cử Thần, Tam, Bích và Côn xuống Hong-Kong gặp Vĩnh Thụy. Hơn một tháng sau, trong cuộc họp báo ở Hong Kong ngày 29/3, Bảo Ðại tuyên bố chính phủ HCM không đủ khả năng đại diện Việt Nam; và, Bảo Ðại chống lại Việt Minh. Tại buổi họp báo này, phổ biến tài liệu Mặt Trận Thống Nhứt Quốc Gia Việt Nam [Front d'Union Nationale du Viet-Nam], danh hiệu mới của MTQGTNTQ mở rộng-mới mời thêm được các tổ chức miền nam và trung như Việt Nam Quốc Gia Ðộc Lập Ðảng (Nguyễn Văn Sâm), Cao Ðài (Phạm Công Tắc), và Liên Ðoàn Công Giáo (Trần Văn Lý-Ngô Ðình Diệm). 
Mục tiêu của Mặt Trận mở rộng hơn, tức "thống nhất mọi tổ chức cách mạng, đảng phái chính trị, đoàn thể tôn giáo và xã hội để đấu tranh giành độc lập và thống nhất lãnh thổ, củng cố chế độ cộng hoà, dân chủ, hợp tác toàn diện với tất cả các quốc gia trên thế giới trên căn bản công bằng và tự do để vãn hồi trật tự thế giới." Về Việt Nam, Mặt Trận khẳng định cuộc kháng chiến hơn một năm qua không phải là công trình của một đảng nào, mà là của toàn dân. Chính phủ HCM không còn được nhân dân tin tưởng và đã mất vị thế trên thế giới trong cuộc tranh đấu giành độc lập. Bởi vậy, Mặt Trận ủng hộ cựu hoàng Bảo Ðại Nguyễn Vĩnh Thụy để thành lập một chính phủ dân chủ thực sự. (11)
Mãi tới ngày 27/4/1949, khi nước đã cạn, ngọn lửa "thánh chiến chống Cộng" ngày càng bốc mạnh, và Mao đã chiếm Bắc Kinh, Hồ mới lên án tử hình Bảo Ðại, rồi công khai chống "đế quốc đầu xỏ Mỹ." Ðồng thời xiết chặt quan hệ với Ðảng CSTH-qua những cuộc hành quân hỗn hợp tiêu diệt và ngăn chặn tàn binh Tưởng tràn vào Bắc Việt, hay đánh phá Thập Vạn Ðại Sơn, nằm sát biên giới Quảng Tây-Cao Bằng. (12)
Tài liệu CSTH và CSVN mới giải mật giúp khẳng định điều mà quân báo Pháp và Tây Phương ờ biết từ lâu: Liên hệ giữa hai đảng CSTH và CSVN đã khởi đầu từ năm 1945-1946 qua mạng tình báo Trung Hoa hải ngoại ở Bangkok và Phnom Penh với các lưới nằm vùng Hoa kiều Chợ Lớn, Hải Phòng và Hà Nội. (13)
Ðảng CSTH - bị đặt ra ngoài vòng pháp luật tại Ðông Dương từ năm 1939 - bắt đầu tái hoạt động sau ngày Nhật đầu hàng. Tháng 8/1945, xuất bản tờ Việt Nam Báo ở Chợ Lớn, nhưng bị đóng cửa. Tháng 9/1945, CSTH thành lập một Ủy ban Ðảng hải ngoại tại Nam Ðông Dương, chi nhánh của Ủy Ban Chấp Hành Hải Ngoại phụ trách Thái Lan, India, Indonesia, Miến Ðiện [Myanmar], Malaya và Ðông Dương, với trụ sở đặt tại Bangkok (Thái Lan). 
Cơ quan này liên hệ trực tiếp với Yenan [Diên An]. Từ tháng 3/1946-sau khi cả Liên Bang Mỹ và Liên Sô Nga đứng ra hòa giải giữa Tưởng và Mao, đưa đến việc ký ba [3] tạm ước vào tháng 1/1946 (đình chiến, chính trị và hiến pháp, tái tổ chức quân đội)-cán bộ CSTH tái hiện ở miền Nam vĩ tuyến 16. Rải truyền đơn đả kích chính sách của Quốc Dân Ðảng TH. Nam Kiều Học Hiệu tại Chợ Lớn có nhiều hoạt động nhất. Việt Nam Nhựt Báo cũng tái bản, nhưng giọng điệu ôn hòa hơn. Ngày lễ lao động 1/5/1946, hoạt động ở Sài Gòn-Chợ Lớn và Pnom Penh gia tăng. Nhiều cán bộ quá khích từ Bangkok, nơi đặt trụ sở Ban Chỉ Huy Các Nước Ðông Nam Á, đến Sài Gòn và Pnom Penh. Ðảng CSTH cũng thành lập một trạm liên lạc ở Pnom Penh, vì đây là một địa điểm an toàn, ngoài sự kiểm soát của Tòa Lãnh sự THDQD tại Sài Gòn. Nương đà thắng lợi của quân đội Diên An, cán bộ CSTH tăng gia hoạt động trong các nghiệp đoàn tại Nam Kỳ và Kampuchea.
Ðảng viên CSTH hoạt động mạnh nhất trong giới học sinh. Hiệu trưởng trường trường Nam Kiều, Vương Quan Nhựt, là một cán bộ cấp lãnh đạo. Chen Lee, quản lý Việt Nam Nhựt Báo, từng huấn luyện ở Diên An, giữ chức Tổng thư ký. Những phóng viên hải ngoại đều là CS, thuộc hãng thông tấn Kuo Tsi ở Hong Kong, Hua Shiang Pao [Hoa Thương Báo] ở Hong Kong, và hãng TASS của Nga. Sau loạt bài tấn công Tưởng Giới Thạch trên Việt Nam Nhựt Báo, Tổng Lãnh sự TH can thiệp, khiến Pháp đóng cửa báo ngày 23/11/1946. Chen Lee còn bị trục xuất vì thái độ bài Pháp. Chủ bút Quách Tương Bình, giáo sư trường Nam Kiều, bèn xin ra báo Việt Nam nhưng không được chấp thuận; nên in lại tờ nhật báo CS Yen Sha của Pnom Penh tại Chợ Lớn.
 Các biên tập khác hình như qui tụ tại tuần báo Toàn Dân ở Cây Mai, Chợ Lớn. Nhóm chỉ huy văn phòng liên lạc Pnom Penh gồm Trương Quan Hao, Lương Kiên, Trác Diệu Sô, Tô Ðại Hun, Ðặng Tất Toan. Cơ quan ngôn luận là Hiện Thực Nhật Báo. Môi trường hoạt động chính là giới công nhân và học sinh. Theo tài liệu TC, một cán bộ CSTH nằm vùng là Trương Dực, sinh ở Nam Việt, từng hoạt động ở Diên An. Năm 1938, vì bệnh phổi, trở lại Sài Gòn. Chủ nhiệm Tổng hội Liên Hiệp Giải Phóng Hoa Kiều. Giao du thân với Lê Duẩn, Lê Ðức Thọ. Năm 1951, được Vương Gia Tường gọi về nước, làm việc trong Ban Liên Lạc Trung Ương Ðảng CSTH (Tình báo hải ngoại). Thông dịch chính của HCM từ năm 1951. Sau này tham gia Hội nghị Geneva trong "tổ Việt Nam" của Chu Ân Lai. (14)
Tại miền Bắc, từ mùa Thu 1945, Hồ tiếp kiến cán bộ CSTH ở Hải Phòng và Hà Nội ngay trong Phủ Chủ tịch. Cán bộ CSTH có mặt ở Hải Phòng từ tháng 2/1946. Vì quân THDQ đang chiếm đóng miền Bắc, cán bộ CSTH hoạt động bí mật. Họ đến từ Bangkok qua ngả Lào. Cũng vào thời gian này, các đơn vị du kích Quảng Tây và Quảng Ðông, đã xâm nhập Bắc Việt từ Thế chiến thứ hai (1939-1945), công khai chống lại Ðệ tứ Phương Diện quân của Trương Phát Khuê. Bị Sư đoàn 156 đánh đuổi khỏi Hoa Nam, các đơn vị trên phân tán vào Ðình Lập và Móng Cái. Một số được Việt Minh thu dụng; số khác phân tán vào dân chúng tại Quảng Yên, Hòn Gai và Móng Cái. 
Giữa tháng 5/1946, Ủy Ban Bangkok gửi qua Hà Nội một đoàn đại biểu. Cầm đầu là Ken Ky, Ủy viên BCH Bangkok. Hai ngày sau, 17/5, Lou Hing, một cán bộ BCH Trùng Khánh cũng tới Hà Nội, với vị thế phóng viên Tân Hoa xã. Lou Hing giới thiệu nhóm Ken Ky với HCM và BCHTW Ðảng CSÐD [hoạt động dưới tên Hội Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mã Khắc Tư] [HNC/CNMKT]. Ngày 25/5/1946, Lou Hing rời Hà Nội qua Bangkok.
Từ tháng 7/1946, có hai nhóm CSTH tại Bắc Việt. Một đặt văn phòng ở Hà Nội và Hải Phòng, trực thuộc Ban Liên lạc thường trực với chính phủ HCM, gồm Yu Te Ming, cố vấn tại Bộ Nội vụ; Tchao Yi Pe và Tchang Siao Po, cố vấn tại Bộ Giáo Dục; Tchang Pan và Lam Lin Ping, cố vấn Bộ giao thông. Tchang Yi Ping và William Lu hợp tác với tuần báo Tân Việt Nam của Ðặng Thái Mai. Một HNC/CNMKT Hoa-Việt cũng được tổ chức để chống lại tổ chức hữu nghị Hoa-Việt do phe Tưởng lập nên, với các đảng viên VNQDÐ và Việt Cách. (15)
Dẫu vậy, Dalburo ở Thượng Hải - chi nhánh phụ trách Nam Á Châu của Ban Phương Ðông QTCS, do cơ quan tình báo Nga [Intercenter hay Mainburo] tài trợ-không hài lòng việc Hồ giải tán Ðảng CSÐD năm 1945, và từng lên án Hồ là phản bội. (16)
Tháng 11/1946, sau một buổi họp ở Hải Phòng, cán bộ CSTH và Ðảng Dân Chủ Thống Nhất TH (PDU) gửi thư ngỏ cho HCM, tuyên bố theo đuổi những đường lối sau: Phản đối sự tàn ác của Pháp tại Nam Bộ; Phản đối những mưu toan biệt phân; Ủng hộ chính phủ VNDCCH; Không nhìn nhận chính phủ bù nhìn Nguyễn Văn Thinh [Cộng Hòa Nam Kỳ tự trị] do Pháp lập nên (từ ngày 2/6/1946); Phản đối việc không thực thi nghiêm chỉnh Hiệp ước sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước [Modus vivendi] Paris ngày 14/9/1946. 
Sau khi Việt Minh tổng tấn công đêm 19/12/1946, tiếp vận từ TH cho VM phần lớn là kinh tế. VM dùng quặng thiếc (étain), thuốc phiện và tiền mặt mua vũ khí từ Hoa Nam khá dễ dàng. Tháng 1/1947, đại diện HCM là Nguyễn Ðức Thụy thường qua Hoa Nam mua khí giới, đạn dược. Thụy và thuộc hạ không gặp khó khăn gì từ phía Trương Phát Khuê. Những kho tàng tịch thu được trong chiến dịch Thu Ðông 1947 (Léa-Ceinture) khẳng định điều này.(17) 
Ðảng CSTH cũng tiếp trợ VM về chính trị và quân sự. Diệp Kiếm Anh hay "đồng chí Lộc," (theo một tài liệu Việt) cầm đầu một phái đoàn quân sự CSTH có mặt tại Hà Nội vào thượng tuần tháng 12/1946 và sau đó theo Bộ Tổng Tư lệnh Việt Minh lên Tuyên Quang. Ngày 18/6/1947, cán bộ CSVN và CSTH hội thảo tại Tuyên Quang, cho phép bộ đội Hồng quân TH vào lãnh thổ Bắc Việt qua ngả Cao Bằng, trục xuất phần tử thân THDQ khỏi vùng VM kiểm soát, huấn luyện quân sự cho thanh niên TH chưa đăng ký, v.. v... Tháng 7/1947, các đồn biên giới của Pháp ghi nhận khoảng 270 bộ đội TC vượt biên, lập thành đoàn du kích Trung Hoa tại Tuyên Quang. Tháng 8/1947, Ken Ky cũng chỉ huy khoảng 400 bộ đội Trung Cộng vượt biên vào khu vực Thất Khê (phủ lị Trùng Khánh của tỉnh Lạng Sơn) và Cao Bằng (trị sở Khu Quản Ðạo hay Tiểu Khu thứ 2) sát biên giới Quảng Tây. Thất Khê là thị trấn phồn thịnh nhất của tỉnh, có đường thông tới cửa ải Thủy Khẩu (Long Châu, Quảng Tây).
Ngày 12/6/1947, báo Thái Bình Dương bằng Hán ngữ ở Hà Nội trích dẫn báo cáo của Tòa Lãnh sự TH về sự hiện diện trong khu vực VM kiểm soát một tổ chức CSTH, dưới danh hiệu "Ủy ban Tiếp trợ Hoa kiều trong thời chiến tranh tại Việt Nam."
Thời gian này, Hồ còn duy trì liên hệ với Tổng lãnh sự Hà Nội. Thực tế, Tổng lãnh sự Hà Nội Yuen Tsi-kai từng giúp Vệ Quốc Quân an toàn rút khỏi Hà Nội, và đề nghị hai chính phủ THDQ cùng Liên Bang Mỹ đứng ra hòa giải.
Ngoài ra có khoảng 4,000-5,000 tự vệ, chia làm 15 đơn vị. CSTH còn mở một trường học. Theo nhân chứng, Lý Ban [Lý Bích Sơn?], một Hoa kiều, cán bộ trung ương Ðảng CSTH phụ trách Mặt trận Hoa vận trong An Toàn Khu (Thái Nguyên-Tuyên Quang). Lý Ban còn phụ tá Lê Giản phát động phong trào "diệt đặc vụ" tức những toán tàn quân THDQ hay biệt kích, gián điệp ở biên giới Hoa-Việt. (18) Cuối năm 1947, những đơn vị CSTH lại hoạt động hầu như tự do ở vùng biên giới, và quân Tưởng-với 1,000 binh sĩ trú đóng theo 500 cây số biên giới-khó kiểm soát hay ngăn chặn.
Qua năm 1948, nhiều buổi hội thảo quân sự giữa Việt Minh và TC diễn ra ngày 21/1 và 5/2/1948 tại Bi Nhi và Na Noi. Sau đó, bộ đội Việt Minh tham gia các trận đánh ở Lung Ping (26/2/1948), Pho Cap (7/3/1948), Long Ping, gần Long Châu (8/3/1948), Nà Lý (5/4/1958), Hai Yuen (9/4/1948), v.. v... Tình báo Pháp cũng ghi nhận việc tập trung quân VM và TC tại Thập Ðại Sơn. 
Từ cuối 1947, đầu 1948, giao tình giữa Việt Minh và viên chức THDQ xấu đi. Tháng 11/1947, Nguyễn Ðức Thụy bị bắt và chỉ được phóng thích ít tháng sau với số tiền hối lộ lớn. Viên chức THDQ cũng bắt giữ một phái đoàn thương mại VM và dẫn độ cho Pháp vào cuối tháng 4/1948. Lê Văn Hiến (1904-1997), cựu Bộ trưởng Tài chính và rồi Ðại sứ tại Lào, ghi trong Nhật Ký rằng từ năm 1947 vẫn giữ liên hệ với cả hai phe Trung Hoa. Nguyễn Lương Bằng (Cù Vân) qua lại Trung Hoa nhiều lần mua vũ khí, đạn dược, trả bằng tiền Ðông Dương, vàng bạc, thuốc phiện, gỗ cùng quặng mỏ wolfram, thiếc, kẽm, galène, antmoine [ở mỏ Bản Thi]. Hiến cũng nhiều hơn một lần gặp gỡ và tiếp vận cho quân CSTH tại vùng Lào Cai-Tuyên Quang. (19)
Tài liệu Việt và Trung Cộng sau này đều xác nhận sự có mặt của lực lượng võ trang Trung Cộng tại vùng Việt Minh kiểm soát. Theo tài liệu Trung Cộng từ năm 1946, Hồ đã giúp các đơn vị TC ở Quảng Ðông chạy sang Bắc Việt tị nạn. Tháng 3/1946, khoảng 1,000 quân thuộc Trung đoàn 1 Quảng Ðông vượt biên giới qua Bắc Việt. Hồ cung cấp thực phẩm và thuốc men. Hồ cũng yêu cầu CSTH cho đơn vị trên huấn luyện một số cán bộ Việt Minh. Tháng 6/1946, văn phòng CSTH tại Hongkong gửi Zhou Nan [Chu Nam?] qua Hà Nội làm liên lạc viên bên cạnh Ðảng CSÐD. 
Do đề nghị của Hoàng Văn Hoan, Trưởng ban Liên lạc, Zhou Nan cho lệnh cán bộ Trung đoàn 1 huấn luyện cho Việt Minh ở Thái Nguyên, và hoạt động quân báo tại Hà Nội. Tới tháng 7/1947, tổng số trên 830 sĩ quan và binh sĩ VM được huấn luyện. Tháng 8/1949, Trung đoàn 1 mới trở lại Quảng Ðông. Ðiện đài giữa Ðảng CSTH và Việt Minh thiết lập từ mùa Xuân 1947. Ngày 13/1/1950, Phó Chủ tịch Ðảng CSTH Lưu Thiếu Kỳ còn nhắc đến việc này. Nhưng theo Võ Nguyên Giáp, từ năm 1947, Việt Minh mới bắt đầu liên lạc với Ðệ Bát Lộ Quân TC tại Hoa Nam và Bộ Tư lệnh Quân sự Biên Giới Ðiền Quế (Vân Nam-Quảng Tây). Năm 1948, Chu Ân Lai sai Trang Ðiền và Lục Giả qua gặp Hồ, dàn xếp cho Trung đoàn 1 Quảng Ðông di tản qua thượng du Việt Nam để tránh cuộc tảo thanh của Tưởng Giới Thạch. Tháng 3/1948, một số đơn vị của Trung đoàn này vào lãnh thổ Việt. (20)
Dù có sự khác biệt tới hai năm về thời gian quân Trung Cộng hiện diện trong lãnh thổ Việt Nam qua lời chứng các viên chức Hoa-Việt, có thể khẳng định hai bên liên hệ khá chặt chẽ, ít nhất ở mức độ địa phương.
Liên hệ hai bên gia tăng theo mức Nam tiến của Hồng quân Trung Cộng. Tháng 4/1949, giữa lúc Bạch Sùng Hy và Lâm Bưu đại chiến ở Hà Khẩu (giáp ranh Lào Cai), Hồ sai Lê Quảng Ba (Ðàm Văn Mông, 1915-1988), Tư lệnh Liên khu Việt Bắc, và Chu Huy Mân (Chu Văn Ðiều, 1913-2006), v.. v.... chỉ huy một đơn vị qua Thập Vạn Ðại Sơn phụ giúp Hồng quân TH. Sau khi Mao tuyên bố thành lập CHND Trung Hoa (ngày 1/10/1949), lãnh đạo VNDCCH không ngớt bàn tán về tình thế và thời cơ mới. Cơ quan ngôn luận Việt Minh công khai loan tin về chiến thắng của Ðảng CSTH. Ngày 12/12/1949, báo Cứu Quốc đăng cả danh sách Ban chấp hành Trung ương Ðảng CSTH, đã được bầu ra ngày 24/9/1949. (21)
Trong khi đó, từ tháng 12/1947, Công An Việt Minh bắt giữ một số người Hoa ở vùng Ðầm Hồng, Chiêm Hóa-cách Tuyên Quang hơn 60 cây số-vì tội đã chỉ điểm cho quân Pháp các kho tàng của Việt Minh. Ngoài ra, đa số sống bằng nghề buôn thuốc phiện lậu-vi phạm độc quyền của chính phủ Hồ.( 22)
Từ khi chính phủ lâm thời trung ương của Nguyễn Văn Xuân thành lập ở Hà Nội tháng 6/1948, Hồ ngày càng ngả về hướng tân Quốc Tế Cộng Sản (Cominform). Nhiều nhân vật quan trọng VM và CSTH đi lại, xuất hiện ở Hoa Nam, Nam Ninh, Quảng Châu và Hong Kong. Cuối tháng 6/1948, công tác đội Hoa Kiều ở Ðầm Dương Tuyên Quang, do một nữ cán bộ CS điều khiển. Người cầm đầu công tác Hoa vận là Lý Ban, sau này lên chức Thứ trưởng Kinh tế; góp công vào kế hoạch Cải Cách Ruộng Ðất trong thập niên 1950, rồi bị thanh trừng năm 1979. (23)
Năm 1949 đánh dấu một khúc quanh mới trong liên hệ Việt Minh và CSTH. Một mặt, Mao và Hồng quân đang thắng lớn, tiến vào Bắc Kinh tháng 2/1949; Tưởng từ chức, chạy sang Ðài Loan. Mặt khác, dưới áp lực Mỹ, Pháp khởi đầu thí nghiệm Bảo Ðại. Trong khi khối Kominform [Ban Thông Tin Quốc Tế, gồm 9 đảng CS Âu châu thành lập tháng 9/1947] nối tiếp nhau nhìn nhận chế độ Mao, chỉ riêng Hồ thái độ chưa rõ ràng. Sự chậm trễ này khiến có suy luận rằng Hồ nuôi một tâm ý khác. Thực ra, Hồ tạm thời theo chính sách "ngoại giao nhân dân" hơn ngoại giao chính thức, vì chưa tiện thách thức khối "trắng" (Mỹ và tư bản). Một tài liệu TC ghi tháng 10/1949, HCM sai Lý Ban và Nguyễn Ðức Thụy mang thư sang Bắc Kinh. Ðược Mao hồi âm vào hạ tuần tháng 11/1949, Hồ liền cử một phái đoàn phụ nữ đi thăm Trung Cộng. Ðồng thời, đích thân Hồ chuẩn bị bí mật qua Bắc Kinh. (24)
Sau khi bẻ gãy chiến dịch mùa Thu 1947 của Pháp, Hồ ngả hẳn theo Cộng Sản. Ngày 6/1/1948, Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 18 năm thành lập Ðảng CSÐD. Ngày 15/1, Hồ đề cử Stalin, Mao và Maurice Thorez chủ tọa danh dự Hội nghị trung ương mở rộng. Trong báo cáo chính trị, Trường Chinh có vẻ thuần thạo lý luận "hai phe" của Andrei Zhdanov-Nga cầm đầu "Dân chủ chống đế quốc," chống lại phe "đế quốc phản dân chủ" Mỹ-Pháp phản động. Hội nghị cũng nghị quyết sẽ triệu tập Hội nghị Toàn quốc vào khoảng tháng 6/1948 để sửa lại điều lệ Hội NC/CNMKT và bầu Ban Chấp ủy trung ương mới. Tuy nhiên, trong hàng ngũ Bộ trưởng vẫn có người muốn ngả theo Mỹ, người thì sợ Mỹ và thân Mỹ. Riêng Võ Giáp chống Mỹ.( 26)
Việt Minh còn khoa trương đang chuyển từ "phòng ngự" qua "cầm cự." Ðể chống lại việc Pháp tiếp tục càn quét; lập chính phủ bù nhìn Bảo Ðại, dùng người Việt hại người Việt, sử dụng công giáo và thiểu số (Thái tự trị, Nùng tự trị, .. v...) Nghị quyết phân tán các đơn vị chủ lực, thành lập các đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung, và đẩy mạnh hoạt động võ trang tuyên truyền. (27)
Dịp này, nhiều cán bộ Nam, Trung và ngoại quốc được gọi về Việt Bắc. Tuy nhiên, sau Hội nghị cán bộ lần thứ 5 họp từ 8 đến 16/8/1948, Hội NC/CNMKT vẫn giữ nguyên danh hiệu, vì chưa đúng thời cơ để ra công khai: Theo Lê Ðức Thọ, bên ngoài phản động quốc tế; bên trong, mặt trận Việt Minh và Liên Việt sẽ bị chia rẽ, một phần tư sản, địa chủ, Ki-tô giáo sẽ hoang mang, bọn phản động sẽ thọc gậy bánh xe. Bởi thế, Thọ chỉ thị cán bộ trong khi tuyên truyền, có thể nói đảng CS vẫn hoạt động, nhưng tránh tuyên truyền quá trớn tại vùng Ki-tô giáo và địa chủ. (28)
Phần Mao và cộng sự viên có những lý do riêng để tuyển mộ Hồ vào cuộc thánh chiến tạm gọi là "Ðông Phương Hồng." Việt Nam án ngữ tuyến phòng thủ Ðông Nam của Trung Hoa-nơi gần 200,000 quân viễn chinh Pháp đang có mặt. Hàng chục ngàn tàn quân Tưởng cũng đã chạy sang Ðông Dương tị nạn, và rải rác khắp Hoa Nam. Ngoài ra, dưới mắt Mao-và ngay cả Tôn Dật Tiên hay một số chính khách chỉ quen thuộc với những bài sử lớp đồng ấu hay tiểu học-Việt Nam, và cả Ðông Nam Á đều là chư hầu đã bị thực dân cướp đoạt, cần khôi phục vào bản đồ Hoa hạ. Hồ cũng từng hoạt động cho QTCS ở Trung Hoa nhiều năm, gặp gỡ nhiều lãnh đạo CSTH, kể cả Mao, Ân Lai, Kiếm Anh, v.. v.. Giúp đỡ Hồ, bởi thế, đôi bên đều hưởng lợi. Hồ và Ðảng CSVN sẽ lập tiền tuyến bảo vệ Trung Hoa, đồng thời cũng là mũi tiên phong xuất cảng chủ nghĩa Mao-trong cuộc nam tiến bất khả cưỡng chống trước sức ép nhân mãn nội địa và nhu cầu thương mại cùng tài nguyên thô-ngoại trừ trường hợp, như Mao đề xướng ngày 18/11/1957, có một cuộc chiến nguyên tử, tiêu diệt bớt nửa nhân loại, số còn lại sẽ tiêu diệt đế quốc, xây dựng một thế giới XHCN mới. Nhân dân TH chưa hoàn tất cuộc kiến thiết, nhưng nếu thực dân muốn gây chiến, TH sẽ đánh đến cùng, trước khi tái thiết. (29)
Tuy nhiên, Mao tạm thời duy trì chính sách "ngoại giao nhân dân," tức bí mật nối lại quan hệ giữa hai Ðảng CS, hơn thiết lập quan hệ giữa hai chính phủ. Ðại diện Ðảng CSÐD được mời tham dự Hội nghị Công đoàn Thương mại Thế Giới ở Bắc Kinh trong tháng 11-12/1949. Tại Hội nghị này, Thiếu Kỳ hứa giúp đỡ các phong trào cách mạng, giải phóng đất nước tại Á Châu. Phát biểu sau Thiếu Kỳ, đại diện Hồ tuyên bố kinh nghiệm và mẫu mực cách mạng giải phóng Trung Cộng là "kim chỉ nam" cho Việt Nam. (30)
Trong thời gian qua Liên Sô để dưỡng bệnh từ 6/12/1949 cho tới ngày 17/2/1950, đồng thời thương thuyết Hiệp ước hữu nghị Nga-Hoa mới (14/2/1950), Mao tỏ ý muốn công nhận chế độ Hồ, nhưng Stalin sợ rằng chỉ gây thêm khó khăn, cô lập cho VNDCCH. Cuối cùng, Stalin nhượng bộ, đồng ý cho Mao công nhận Hồ trước, Moksva [Mat-scơ-va] và Kominform sẽ theo sau.
Chính sách ngoại giao chung của Mao thời gian này tóm gọn trong cuộc nói chuyện với Ngoại trưởng Molotov và Ðại sứ A.Y Vyshinsky ngày 17/1/1950. Mao tiết lộ ba ngày trước Bắc Kinh đã ép đại diện Mỹ rời Bắc Kinh bằng cách đòi lãnh sự Mỹ hoàn trả những dinh trại dành cho quân đội ngoại quốc trú đóng do những hòa ước bất bình đẳng cũ. Lãnh sự Mỹ đe dọa là có thể sẽ rút hết nhân viên ngoại giao Mỹ ở Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Nam Kinh. Mao cười riễu cợt, nói là Mỹ đang dọa làm những gì Mao mong muốn. [In response, the American consul in Beijing started threatening the Chinese government that USA, as a sign of protest, will be forced to recall all of their consular representatives from Beijing, Tientsin, Shanghai, and Nanking. This way, said Mao Zedong in a half-joking manner, the Americans are threatening us with exactly that which we are trying to accomplish]. Mao quyết định đình hoãn thời gian bang giao với Mỹ càng lâu càng tốt để ổn định nội bộ. [We need to win time, emphasized Mao Zedong, to put the country in order, which is why we are trying to postpone the hour of recognition by the USA. The later the Americans receive legal rights in China, the better it is for the People's Republic of China]. Mao cũng nói trong ít ngày trước Mỹ nỗ lực thăm dò lập trường của Bắc Kinh về bang giao. Người cầm đầu một hãng thông tấn Mỹ ở Pháp từng đặt câu hỏi Mao nghĩ gì về một cuộc tiếp xúc với đặc sứ Philip C. Jessup, chuyên viên về Viễn Ðông. (31)
II. BẮC KINH CÔNG NHẬN VNDCCH:
Ngày 24/12/1949, Thiếu Kỳ họp Bộ Chính Trị bàn việc thiết lập quan hệ với VNDCCH. Nghị quyết là bang giao với Hồ trước khi Pháp nhìn nhận CHNDTH sẽ có lợi hơn hại. Bốn ngày sau, 28/12, Thiếu Kỳ gửi điện văn cho Hồ, ngỏ ý muốn bang giao. Thiếu Kỳ khuyên Hồ chủ động bày tỏ ước muốn thiết lập ngoại giao với các nước ngoài, Bắc Kinh sẽ gửi đại diện qua Việt Nam và đổi lại Hồ gửi một phái đoàn qua thảo luận về cuộc chiến đấu chung chống đế quốc [the common struggle against imperialism]. (32)
Công điện ngày 28/12/1949 của Lưu Thiếu Kỳ đến với Hồ như cơn mưa giữa ngày nắng hạn.
Hồ đang lúng túng, tuyệt vọng trước sự tấn công toàn diện của Pháp trên cả ba phương diện quân sự, chính trị và kinh tế, trong khi các cường quốc quay mặt làm ngơ. Thực trạng an toàn khu [ATK] và "châu tự do" (huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) ngày một khó khăn. Lãnh thổ kiểm soát ngày một thu nhỏ. Áp lực quân sự Pháp gia tăng. Thu nhập bị giảm sút. Kinh tế suy thoái. Lê Văn Hiến chỉ tiếp tục in tiền không bảo chứng-hay dùng sức sản xuất nhân dân làm bản vị-khiến lạm phát gia tăng như hỏa tiễn. Tháng 8/1950, trên đường về căn cứ, Hiến phải trả hai chục [20] đồng để mua một quả chuối ở Văn Lãng, ăn lấy sức lên đèo Khế. Từ năm 1950, thu thuế bằng thóc. Ngày 22/1/1951, Thiếu Kỳ cảnh cáo VNDCCH về việc phát hành tiền không bảo chứng. Trong tháng 4 và 5/1951, Thiếu Kỳ cảnh giác Hồ về nạn tham ô lãng phí đồ viện trợ. (33)
Mọi nguồn tài nguyên có thể mang lại vàng và ngoại tệ đều được khai thác tối đa để thu mua khí giới, thuốc men từ Thái Lan, Miến Ðiện, Hoa Nam và Hong Kong. Cũng may, vùng thượng du Bắc Việt là nơi có nhiều quặng mỏ, và nhất là thuốc phiện. Từ năm 1946-1947, thuốc phiện, gạo, gỗ và những quặng thô khác-vàng cốm, wolfram, thiếc, kẽm, galène, antimoine, và có thể Uranium non tại mỏ Tĩnh Túc (Pia Ouac, Cao Bằng)-bán sang Hoa Nam để mua vũ khí và những vật dụng cần thiết khác. (34)
Nhưng từ mùa Thu 1947, Pháp thu phục được một số lãnh chúa Thái và Mèo ở Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, và Bắc Kạn, nên hạn chế dần mức thu nhập thuốc phiện của Việt Minh. Tại đồng bằng, các khu vực "Tề" ngày một mở rộng. Hòa ước Elysée và thí nghiệm Bảo Ðại là giọt nước làm tràn ly. Mọi nỗ lực còn nước cứ tát đều tuyệt vọng. Ngay đến cựu cố vấn của Hồ-Giám Mục Lê Hữu Từ ở Bùi Chu/Phát Diệm, theo tin đồn còn là "bạn học" của Nguyễn Sinh Côn tại một tiểu chủng viện Nghệ An-cũng từ bỏ dần thế tự trị, trung lập. Từ tháng 10/1949, một tiểu đoàn Nhảy Dù đã tới Phát Diệm. Linh mục Hoàng Quỳnh đang chuẩn bị thành lập các đội tự vệ và vệ sĩ, kiêm nhiệm việc hành chính khắp ba tỉnh Ninh Bình, Nam Ðịnh và Bùi Chu. Tổng bộ chỉ huy đặt tại Phát Diệm. Tỉnh bộ Nam Ðịnh đặt tại Phát Diệm Bùi Chu. (35) 
Các giáo sĩ Ki-tô cũng bắt đầu nhận lệnh chống Cộng, từ Bắc chí Nam. Những đạo "thập tự quân" ở Quảng Bình, hay UMDC Bến Tre-Mỹ Tho giơ cao họng súng diệt trừ "quỉ đỏ vô thần." Cao Ðài, Hòa Hảo và lực lượng Bình Xuyên ở miền Nam công khai và liên kết với Pháp qua các chính phủ Nam Kỳ tự trị của Lê Văn Hoạch, Nguyễn Văn Xuân, rồi ủng hộ Bảo Ðại. (36) Trong nội bộ đảng CSÐD, những phần tử bảo thủ và hiếu chiến hân hoan reo mừng chiến thắng của Mao Trạch Ðông, và đòi tái khai sinh đảng. Hồ đành trở lại với vô sản quốc tế - niềm trông cậy duy nhất: Mao từng đưa ra lí luận một người khó cỡi hai ngựa. Stalin nhắc nhở không thể ngồi một lúc trên hai ghế, hay đứng giữa một đòn gánh. Hồ quyết định thủ vai nhà ngoại giao lần thứ hai - đích thân đi Bắc Kinh và Nga cầu viện.
Ðể chuẩn bị cho chuyến cầu viện của Hồ, ngày 15/1/1950 Ban Chấp hành TƯ Hội NC/CNMKT gửi điện chính thức đề nghị thiết lập bang giao với THNDCHQ như Thiếu Kỳ gợi ý. Ðồng thời, đài phát thanh Việt Minh tuyên bố nhìn nhận chế độ THNDCHQ, và yêu cầu các nước mở quan hệ ngoại giao với VNDCCH. Theo đúng kịch bản, ngày 17/1, từ Mat-scơ-va, Mao chỉ thị Thiếu Kỳ hồi đáp ngay là đồng ý bang giao, và BNG Trung Cộng tiếp xúc các nước CS khác để công nhận VNDCCH. Hôm sau, 18/1, Bắc Kinh sẽ tuyên bố thừa nhận VNDCCH, và yêu cầu HCM gửi Ðại sứ tới Bắc Kinh. Ngày 18/1, Tân Hoa Xã đi tin về việc Hồ đã kêu gọi các nước trên thế giới ủng hộ và nhìn nhận VNDCCH như chính phủ hợp pháp duy nhất của Việt Nam. (37)
Ngày 18/1 từ đó được cơ quan tuyên truyền ca ngợi như ngày chiến thắng ngoại giao vĩ đại của Ðảng CSÐD. Trong thời chiến tranh lạnh, nhiều quan sát viên từng đặt ra những câu hỏi, rồi tự trả lời về lý do chậm trễ nhìn nhận Bắc Kinh của Hồ. Có người còn đưa ra cái gọi là tinh thần bài Hoa và thân Tây phương của Hồ. Tuy nhiên, những thông tin đã giải mật cho thấy từ năm 1947-1948, Hồ đã quyết định cho tái sinh Ðảng Cộng Sản, sau một thời gian "rút vào bóng tối." Sự kiêu ngạo và tham vọng của phe cực hữu Pháp-nhất là Hội truyền giáo Ki-tô, một trong những cổ phần viên của Ngân Hàng Ðông Dương [Banque de l’Indochine] cùng các công ty kiếm lợi nhiều nhất ở Ðông Dương-khiến bỏ qua cơ hội giải quyết Việt Nam một cách ôn hòa. Và, kết quả chung cuộc, đẩy Việt Nam vào quĩ đạo Trung Hoa-một đế quốc bạo tàn nhất lịch sử nhân loại, mà những tội ác diệt chủng và vi phạm nhân quyền còn vượt qua những Nazi của Hitler, và ngay cả Stalin-người được Mao ngợi ca như "một thiên tài lớn nhất của thời đại" Mao. Thế giới mới chỉ đưa những tên tội phạm chiến tranh nhỏ Khmer Rouge ra trước tòa án hình sự quốc tế, những con đom đóm nhỏ so với Mao Trạch Ðông, Ðặng Tiểu Bình, hay Hoa Quốc Phong, Hồ Cẩm Ðào, Ôn Gia Bảo, v.. v..
Ðể đánh dấu chiến thắng ngoại giao vĩ đại này, nửa đêm 18/1, đặc công Mặt Trận Hà Nội tấn công phi trường Bạch Mai (3 cây sôã phía nam Hà Nội), phá hủy một số phi cơ và một kho xăng. Ngày 24/1, khi Bảo Ðại ra Hà Nội tiếp phái đoàn đặc sứ Mỹ Jessup, đặc công Việt Minh lại phá hoại 15 trong tổng số 41 [42] máy biến điện.
III. HỒ BÍ MẬT QUA BẮC KINH & MAT-SCƠ-VA:
Ngày 26/1, sau 17 ngày lặn lội núi rừng, "Ðồng chí Ðinh" [Hồ] vượt biên giới Hoa-Việt ở Thủy Khẩu, Long Châu (Quảng Tây). Tháp tùng Hồ có Trần Ðăng Ninh, Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp [Hậu Cần] của Bộ Tổng Chỉ Huy Việt Minh. Thiếu Kỳ chỉ thị cho cán bộ Wuhan [Vũ Hán] tiếp đón Hồ thật long trọng và cẩn thận hộ tống lên Bắc Kinh.
Tới Nam Ninh [Naning], Trương Quân [Vân] Dật, Bí thư kiêm Chủ nhiệm Quảng Tây, cựu Chính Ủy Tân Tứ Quân, ra tận bờ sông đón. Tại đây, Hồ cũng gặp Chen Geng [Trần Canh], Tư lệnh Quân Khu Vân Nam. Canh gợi ý cho Hồ xin mình qua giúp. Từ Nam Ninh Hồ đi xe hơi tới Lai Tân (đông bắc Nam Ninh), rồi đáp xe lửa lên Bắc Kinh.
Ngày 30/1, tại thủ đô Trung Hoa, Thiếu Kỳ, cùng Thống chế Chu Ðức [Zhu De], Phó Thủ tướng kiêm Tổng Tư lệnh Hồng Quân, và nhiều viên chức cao cấp nghênh đón Hồ. Hồ trình bày tình hình Việt Nam, và nói rõ mục đích xin viện trợ. Thiếu Kỳ thành lập một Ủy Ban gồm Chu Ðức, Nie Rongzhen [Nhiếp Vĩnh Trân], Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng, Li Weihan, Chủ nhiệm Ủy Ban Mặt Trận Thống Nhất của Ðảng CSTH, và Liao Chengzhi, Phó Chủ tịch Ủy Ban Hoa kiều vụ, để nghiên cứu những yêu cầu của Hồ. (38)
Ngày này, Nga chính thức nhìn nhận Hồ. Các nước Cộng Sản khác theo gót. Hôm sau, 1/2, Mao và Ân Lai gửi điện chúc mừng Hồ đã tham gia "đại gia đình chống đế quốc" do Nga lãnh đạo, vàợ chúc việc thống nhất đất nước sớm thành công. [We sincerely congratulate Vietnam's joining the anti-imperialist and democratic family headed by the Soviet Union. We wish that the unification of the entire Vietnam would be soon realized. We also wish Comrade Ho Chi Minh and his comrades-in-arms good health.] Ðồng thời, thông báo sứ quán TC tại Mat-scơ-va đã chuyển cho các đại sứ khối CS công điện yêu cầu thừa nhận và giúp đỡ VNDCCH. (39)
Do đề nghị của Hồ, ngày 3/2, Bắc Kinh dàn xếp với Ðại sứ Nga N.V. Roshchin cho Hồ qua Mat-scơ-va. Chuyến "hồi chính" sau hơn 11 năm tích cực biến đổi giòng lịch sử Việt này của Hồ đủ mùi vị mặn ngọt, chua cay.
Thái độ "Người Thép" vẫn xa lạ. Stalin không tham dự buổi dạ tiệc chào đón Hồ do Ủy Ban Trung Ương Ðảng CS Liên Sô tổ chức tối 6/2. Hiển nhiên, "Bác Joe" còn nghi ngờ Hồ theo chủ nghĩa "dân tộc," một thứ "[J. Broz] Tito của Viễn Ðông." (Lãnh tụ Yugoslavia bị Stalin "tuyệt thông" và lên án là tay sai đế quốc [imperialist agent])
Mặc dù đã hoạt động cho QTCS từ thập niên 1920, Hồ chưa hề gặp mặt Stalin. Hồ (Nguyễn Ái Quốc, rồi Linov) còn bị chỉ trích là không theo đúng lập trường Stalin đã đưa ra năm 1928 - tức đặt cách mạng vô sản lên hàng đầu, thực hiện đấu tranh giai cấp, dựa trên liên minh công-nông-nên từ năm 1930 không được giao một nhiệm vụ quốc tế nào. Việc tự động thành lập Ðảng Cộng Sản Việt Nam [CSVN] ngày 6/1/1930 vi phạm kỷ luật sắt "phục tùng tuyệt đối" của QTCS khiến Hồ bị hạ tầng công tác xuống một hộp thư, trong khi Trần Phú, một học viên Ðại Học Phương Ðông, được gửi về Sài Gòn làm Tổng Thư Ký. Tháng 10/1930, Phú triệu tập Hội nghị Trung Ương lần thứ nhất ở Hong Kong, đổi tên đảng CSVN thành Ðảng CSÐD với những chủ trương mới của QTCS. Thêm vào đó, lý lịch Hồ cũng có vấn đề, nhất là vụ bị bắt giữ năm 1931 và ra tòa ở Hong Kong, đưa đến sự suy yếu của Dalburo [Ban Phương Ðông] Thượng Hải. Giữa năm 1932, Mat-scơ-va khai tử tên Nguyễn Ái Quốc, trong khi Thống đốc Hong Kong thông báo với Ðông Dương là Hồ đã chết vì ho lao và nghiện thuốc phiện trong ngục. Khi tái hiện ở Mat-scơ-va năm 1934, Hồ phải mang bí danh mới "Linov." Nhiệm vụ chính chỉ có việc nghiên cứu ở Văn Phòng Ðông Dương của Ban Chấp ủy QTCS, và từ năm 1935, được thêm danh phận hờ ủy viên dự bị của Ban Trung ương Chấp ủy Ðảng CSÐD.
Tài liệu văn khố QTCS ghi vào tháng 6/1938 Lin (Hồ) làm đơn tình nguyện xin đi công tác, và QTCS đang chuẩn bị đóng cửa các trung tâm huấn luyện, nên Dmitri Manuilsky và Vasilyeva dàn xếp cho "sinh viên số 19" trở lại Trung Hoa để tăng cường lãnh đạo Ðảng CSÐD. Ngày 19/8/1938, Mainburo chấp thuận. Ngày 29/9, Lin được tốt nghiệp, và ngay hôm sau rời Mat-scơ-va về Diên An [Yenan].
Theo lối giải thích trong thập niên 1950, Hồ được giao nhiệm vụ tổng quát là chấn chỉnh Ðảng CSÐD, đồng thời mở những lớp huấn luyện cán bộ tương tự như kinh nghiệm tại Quảng Châu trong giai đoạn 1925-1927. (40) Nhưng có dư luận (như Thủ tướng Hungary Ferenc Munnich) cho rằng Hồ là một trong rất hiếm người may mắn thoát khỏi cuộc thanh trừng của Stalin trong thập niên 1930, nhờ sớm rời Mat-scơ-va, trong khi những cấp chỉ huy cũ như Mikhail Borodin, v.. v... theo nhau bị thanh trừng. (41)
Tới Diên An vào tháng 11/1938, "Lin" (ông Hoàng hay Vương) tháp tùng phái đoàn huấn luyện du kích chiến của Ye Jianying [Diệp Kiếm Anh] xuống Hoa Nam. Từ tháng 12/1938, "D.C. Lin" gửi về nội địa bài viết về sự tàn ác của Nhật tại Hoa Nam, đăng trên Dân Chúng, tờ báo chữ Việt bán công khai của Ðảng ở Sài Gòn (21 & 28/1/1939). Các báo bí mật của xứ ủy Bắc Kỳ tại Hà Nội cũng trích đăng bài Lin, dưới bút hiệu "P.C. Lin." Tháng 2/1939, "Thiếu tá Hồ Quang" của Ðệ Bát Lộ Quân tới Quảng Tây.
Có dấu hiệu cho thấy Lin đã cố mở liên lạc với Ban chấp ủy Trung ương Ðảng CSÐD từ đầu năm 1939, qua hệ thống liên lạc người Hoa, lúc đó khá phát triển tại miền Nam qua các tổ chức kháng Nhật. Nhưng tháng 7/1939, Côn báo cáo với QTCS là chưa liên lạc được nội địa, dù đã nhờ chuyển khẩu lệnh của QTCS qua những người bạn. Thế chiến thứ hai bùng nổ khiến nỗ lực liên lạc với BCUTW càng khó khăn hơn, vì Toàn quyền Georges Catroux đặt CS ra ngoài vòng pháp luật từ hạ tuần tháng 9/1939.
Trong khi Kan Nguyễn Ngọc Vy [Phùng Chí Kiên] cùng cán bộ CS nằm vùng trong quân đội Tưởng truy tìm tông tích Hồ từ Quế Lâm [Guilin] tới Vân Nam, một liên lạc viên người Minh Hương gây ra sự thiệt hại lớn cho Ðảng CSÐD. Liên lạc viên này tìm đến một cơ sở đã bị lộ từ nhiều tháng ở số 19 hẻm Nguyễn Tấn Nghiệm, khiến Tổng thư ký Ðảng CSÐD cùng hai cán bộ TƯ bị gài bắt ở cơ sở trên. Nhiều cán bộ cao cấp khác, kể cả Lê Hồng Phong, cũng bị bắt giữ trong hai ngày 17-18/1/1940. Mẻ lưới cá này khiến chuyên viên Mật Thám Pháp hớn hở nghĩ đến một cuộc thanh trừng lớn trong hàng ngũ lãnh đạo CSÐD. (42)
Trong Thế Chiến thứ II (1939-1945), Hồ giữ liên lạc thường xuyên với Ðảng CSTH, nhưng chưa có tài liệu nào xác nhận sự liên lạc giữa Hồ và Ðảng CSLS hay QTCS. Từ năm 1943, Hồ công khai hợp tác với tình báo Trung Hoa, Bri-tên và Liên Bang Mỹ. Lập trường chống Nhật của Hồ - kể cả việc tham gia vào việc tố cáo sự tàn ác của Nhật sau "vụ Thảm sát Nam Kinh" [The Nanking Massacre] vào tháng 12/1937 - giúp Hồ có cơ hội ủng cố tổ chức ngoại vi Việt Minh. Tháng 8/1945, đội quân Việt-Mỹ của Võ Nguyên Giáp tiến vào Hà Nội cùng các cố vấn Mỹ. Ngày 2/9/1945, Hồ xuất hiện tại Cột Cờ Hà Nội, đọc bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập lịch sử - trong đó Hồ trích dẫn Tuyên Ngôn Ðộc Lập 1776 của Liên Bang Mỹ để mở đầu Tuyên Ngôn của mình.( 43)
Thời gian này, Josef Stalin còn hợp tác toàn diện với Mỹ và Bri-tên để đánh Germany. Năm 1943, "Bác Joe" giải tán QTCS để mua chuộc lòng tin của Franklin D. Roosevelt và Winston Churchill. Bài học này được Hồ bắt chước qua việc giải tán Ðảng CSÐD từ ngày 11/11/1945 để có thể lập một chính phủ đoàn kết, liên hiệp với các phe phái chống Cộng - một hòn đá ném hai, ba chim: Mỹ, Pháp và Trung Hoa Dân Quốc - chủ nhân thực sự phía Bắc vĩ tuyến 16.
Khi chiến tranh thứ II đi vào đoạn kết, mối quan tâm lớn nhất của Stalin là nhu cầu tái thiết nội địa, do sự tàn phá khủng khiếp trong Thế chiến. Stalin cũng dồn chú tâm vào việc tạo một vùng trái độn biên giới phía Tây, tức Ðông Âu (Kominform), và yểm trợ các phong trào tả phái ở Tây Âu, đặc biệt là Pháp. Charles de Gaulle đã khôn khéo khai thác mâu thuẫn giữa Bạch Cung và Krem-li-cho phép Maurice Thorez về nước, nhận lời viếng thăm Mat-scơ-va từ 2 tới 10/2/1944, ký hiệp ước đầu tiên của chính phủ lâm thời Pháp với một cường quốc, trước khi qua Mỹ năm 1945-để bảo vệ "chủ quyền" Pháp ở Ðông Dương. Chính Stalin giúp Churchill áp lực Roosevelt thừa nhận De Gaulle ngày 23/10/1944; và rồi, từ Hội nghị Yalta (Crimea, 4-14/2/1945), đặt vấn đề Ðông Dương vào "thiện chí" của Pháp.
Riêng với Hồ, vì một lý do nào đó, Stalin giữ một khoảng cách, có thể mệnh danh là "hands-off" hay "không chính sách." Giống như Mỹ, Nga chỉ "yểm trợ tinh thần" cho khuynh hướng "giải thực" [decolonization]. Dễ hiểu là những công điện Hồ gửi cho Stalin giữa tháng 9 và 10/1945, giống như những văn kiện ca ngợi hệ thống dân chủ Mỹ, kể cả diễn văn của Harry Truman và các viên chức ngoại giao Mỹ từ tháng 9/1945 tới tháng 2/1946, đều không có hồi âm. (44)
Bán nguyệt san New Times [Tân Thời Báo] - tờ báo Anh ngữ chuyên về ngoại giao của Nga - không đi một tin tức nào về việc Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập hay liên quân Bri-tên/Pháp xâm chiếm miền Nam vĩ tuyến 16. Mãi tới số báo ngày 15/10/1945, New Times mới nhắc đến "Ðông Dương thuộc Pháp" [French Indochina] khi bàn về thực dân Nhật. Trong số kế tiếp, tác giả A. Guber viết về tình hình Ðông Dương và Indonesia, nhưng chỉ nhận xét chung chung: "Mối đe dọa tái lập chế độ thuộc địa dưới dạng thức cũ mà nhân dân Ðông Dương và Indonesia không chấp nhận được, đang gặp sự chống đối ngày một mạnh. Thiện cảm của những lực lượng tiến bộ nghiêng về phía quần chúng đang khao khát tự do và được quyền tự do." Tháng 12/1945 - khi liên quân Pháp/Bri-tên tái xâm lăng Nam bộ và Nam Trung bộ - tác giả E. Zhukov viết bài "Vấn đề Quốc tế Quản trị" [The Trusteeship Question]. Trong khuôn khổ nguyên tắc yêu chuộng hòa bình, tác giả kêu gọi thực thi ngay điều khoản quốc tế quản trị của Liên Hiệp Quốc đối với dân chúng thuộc địa. Lập luận này đã được đại diện Nga Sô nêu lên ít tháng trước ở Hà Nội.
Chuyến qua Pháp của Hồ năm 1946 không mở được quan hệ trực tiếp với Nga. Kremli vẫn dành ưu tiên hàng đầu cho Âu Châu-nơi Churchill đang tìm cách trở lại chính quyền bằng cách rao giảng về mối đe dọa của "bức tường thép." Stalin không muốn đẩy Pháp về phía khối Anglo-Saxon, đồng thời dành một phần sân chơi cho Maurice Thorez và Ðảng Cộng Sản Pháp. Thorez sau này tự nhận trở thành gạch nối giữa Hồ và Stalin, nhưng không thuyết phục được Bác Joe về việc Hồ giải tán Ðảng CSÐD vào tháng 11/1945. Dĩ nhiên, lập trường chống giao trả Nam Kỳ cho chính phủ liên hiệp VNDCCH mới thành lập ngày 1/1/1946 của Thorez cũng ít nhiều ảnh hưởng quyết định của Stalin về Việt Nam. Dù Ðảng CS Pháp dành cho Hồ những tiếp đón thiện cảm, nếu tin được d’Argenlieu, phía sau hậu trường, chiều ngày 22/2/1946 Thorez từng cố vấn Linh mục/Cao ủy:
Quốc kỳ của chúng ta trên hết! Vậy nếu cần đánh, cứ đánh, nện cho nặng vào." [Nos couleurs avant tous! Et donc s’il faut cogner, cognez et cognez dur."] (45)
Trọn năm 1946, New Times chỉ đăng hai bài của A. Guber và Vera I. Vasilyeva (1900-1959), cựu chủ nhiệm Văn Phòng Ðông Dương của Ban Phương Ðông QTCS về "French-Indochina." Guber yểm trợ mô hình Khối Liên Hiệp Pháp [L’Union francaise] trong Dự thảo Hiến Pháp của Pháp, và nhấn mạnh vào sự thắt chặt liên hệ giữa "nhân dân Ðông Dương" với "lực lượng tiến bộ" Pháp, vì đây là chỗ nương dựa cho những đòi hỏi chính đáng. Vasilyeva cũng tin rằng tiến triển ở "Viet Nham" sẽ tùy thuộc vào quan hệ với những lực lượng "dân chủ Pháp" vì các lực lượng tiến bộ này luôn luôn yểm trợ sự giải phóng thuộc địa [The further development of Vietnam depends to a significant degree on its ties with democratic France, whose progressive forces have always spoken forth in support of colonial liberation]. (46)
Không rõ những lập luận trên dựa theo đường lối chính thức của Stalin hay chịu ảnh hưởng của báo chí "tả phái Pháp" trong thời gian này. Nhưng luận điệu của New Times phản ánh rõ ràng lập trường: (1) vấn đề Việt Nam thuần túy là vấn đề nội bộ Pháp, và (2) Mat-scơ-va không chống đối nguyên tắc một Khối Liên Hiệp Pháp-một bước thụt lùi khỏi kế hoạch "Quốc tế quản trị."
Mãi tới mùa Xuân 1947-sau một chuỗi những biến cố mở đầu cuộc chiến tranh lạnh Mỹ-Nga (1947-1991), đưa Pháp đi dần về phía hữu, các bộ trưởng CS bị loại khỏi chính quyền Paul Ramadier - Nga mới quan tâm hơn đến Á Châu. New Times qui trách bọn phản động Pháp, và cảnh giác về âm mưu đế quốc Bri-tên nhằm đuổi Pháp và Dutch khỏi Ðông Nam Á. New Times cũng bắt đầu nhắc đến "Ho She-ming""Viet Nham," nhưng có vẻ chỉ tóm lược những nét chính của L’Humanité, cơ quan ngôn luận của Ðảng Cộng Sản Pháp, và ràng buộc số phận dân chúng Ðông Dương vào Ðảng CS Pháp cùng tổ chức Công đoàn Thương mại [C.G.T.]. của Louis Saillant.
Tháng 4/1947, New Times bắt đầu đả kích chính phủ Ramadier về những hành động quân sự và chính trị ở Ðông Dương - từ chính phủ tự trị nồng mùi nhựa cao su tới việc thành lập một chính phủ lưu vong không Cộng Sản dưới danh nghĩa Bảo Ðại để làm giảm giá trị Hồ. Tháng 4/1947 này, Zhukov ca ngợi nhân dân Việt Nam và Indonesia đã mang biểu ngữ tự do và độc lập vào tận trái tim Á Châu ["carrying the banner of freedom and independence into the heart of Asia."] Dẫu vậy, cả hai siêu cường Nga và Mỹ đều nhân nhượng, quay lưng trước chính sách thực dân của Pháp. Thái độ của Stalin "đúng đắn" đến độ ngày 14/4/1947, khi phe cực hữu như Maurice Violette nhắc đến liên hệ giữa Hồ với QTCS-kiểu "Tinh thần quốc gia ở Việt Nam là phương tiện; cứu cánh là thực dân Liên Sô" - các dân biểu CS Pháp (Michel Cachin), Ðảng Xã Hội, hay MRP (Ki-tô giáo trung dung), và ngay Thủ tướng Paul Ramadiet đều bênh vực Nga "hoàn toàn trung lập." (47)
Stalin cũng chẳng trọng vọng gì Hồ. Theo những lãnh tụ CS Âu Châu từng làm việc dưới quyền Stalin, điều khiến "Bác Joe" khó chịu là từ năm 1943, Hồ đã hợp tác công khai với tình báo Bri-tên, Mỹ, và Trung Hoa. [Stalin was distrusful of of Ho and his group. He felt that Ho had gone too far in his wartime collaboration with the British intelligence and the OSS]. Hồ lại thường không chứng tỏ ước muốn tham khảo và xin lệnh Stalin trước khi hành động. [Also, Ho had consistently displayed his unwillingness to seek Stalin’s advice and consent prior to taking action]. Việc giải tán Ðảng CSÐD là một thí dụ. Thorez tiết lộ rằng khó thể thuyết phục được Stalin về tính chất chuyển tiếp, một thủ thuật để lôi kéo những thành phần quốc gia không Cộng Sản. [As an example, the dissolution of the ICP: Thorez had a hard time convincing Stalin that the liquidation was transitory, a mere tactic to gain political support from the Vietnamese nationalists]. Không kém quan trọng, vị thế địa lý - chính trị của Việt Nam và sự yếu ớt của lực lượng du kích VM khiến Stalin ngần ngại, không muốn tham dự vào một cuộc phiêu lưu không bảo đảm thành công. (48)
Sau ngày Mao chiếm Bắc Kinh, cơ quan tuyên truyền Nga mới bắt đầu bênh vực chính nghĩa của VNDCCH dưới sự lãnh đạo của HCM. Ngày 1/4/1949, Ðài phát thanh Liên sô tại Siberia (Soviet Radio Khabarovsk), trong chương trình phát về Ðại Hàn, lược nhắc những hoạt động của chính phủ HCM, và Ðảng CSVN do Hồ lãnh đạo. Ngày 13/4/1949, New Times lên án Liên bang Mỹ đứng sau thí nghiệm Bảo Ðại, và tóm lược thành tích của VNDCCH như "kiểm soát 90% lãnh thổ và dân chúng;" thực hiện những cải cách xã hội, chính trị, văn hóa, kinh tế-tài chính. Ðược sự ủng hộ của những lực lượng dân chủ trên toàn thế giới, lên án hòa ước Elysée (8/3/1949) như sự thỏa thuận giữa đế quốc Pháp với bù nhìn phong kiến để chống lại dân tộc Việt Nam, với Oat-shinh-tân sau lưng. (49)
Lý do nào đi nữa, Nikita S. Khrushchev - Bí thư thứ nhất Ðảng CS Nga từ 14/3/1953 tới 15/10/1964, người hạ bệ Stalin qua diễn văn ngày 20/2/1956, và chẳng trọng vọng gì Hồ - xác nhận Stalin rất lạnh nhạt với Hồ trước năm 1950. (50)
Sự lạnh nhạt của Stalin có thể còn do vị thế địa lý-chính trị của Việt Nam trên bản đồ thế giới. Việt Nam ở quá xa tầm tay Stalin. Hơn nữa, thật khó để quyết định đặt Việt Nam vào vùng ảnh hưởng Ðảng CSTH hay Ðảng CS Pháp. Từ năm 1935, QTCS đã đặt Ðảng CSÐD dưới sự kiểm soát của Pháp. Tình thế đã đổi thay, vì Mao mới dời địa chỉ từ Diên An về Bắc Kinh. Giống như Karl Marx, Stalin không trọng vọng những "bị khoai của cách mạng vô sản" ở Á Ðông.
Chiến thắng mau chóng của Mao tại Hoa lục trong hai năm 1947-1948 khiến Stalin chú ý hơn đến Á Châu, nhưng ủy thác cho Mao phụ trách phong trào cách mạng ở Viễn Ðông - cơn nhức đầu của Stalin từ năm 1929. 
Chuyện gì xảy ra đi nữa, do Mao đề nghị, vài ngày sau khi Hồ tới Mat-scơ-va, Stalin tiếp Hồ tại văn phòng với sự hiện diện của Geogii M. Malenkov, Vyacheslav M. Molotov, Nikolai A. Bulgarin, Wang Jiaxiang (Vương Gia Tường), Ðại sứ Trung Cộng tại Nga, và Trần Ðăng Ninh. Stalin hỏi về lý do giải tán Ðảng Cộng Sản, và chính sách trong tương lai. Stalin cũng muốn Hồ đứng về phía nhân dân, thực hiện ngay "cách mạng thổ địa." (51)
Trong một buổi họp có cả Mao, Hồ xin Stalin giúp trang bị 10 sư đoàn bộ binh và 1 trung đoàn pháo cao xạ. Stalin nói Trung Cộng có nhiệm vụ giúp VNDCCH vì Nga đang lo mặt Ðông Âu. Stalin hứa sẽ bồi hoàn cho Bắc Kinh số vũ khí viện trợ cho Việt Minh. Mao đồng ý trang bị cho Việt Nam sáu [6] đại đoàn, Hồ có thể cho người sang nhận vũ khí. Tỉnh Quảng Tây sẽ là hậu phương trực tiếp của Việt Nam.
Tối 16/2, trong dạ tiệc đưa tiễn Mao, khi Hồ nửa đùa nửa thực đề nghị Stalin ký Hiệp ước hữu nghị với Việt Nam, Stalin từ chối và phũ phàng hỏi lại: Cách nào để giải thích Hồ từ đâu tới Mat-scơ-va? Stalin còn bỡn cợt Hồ về việc "Chủ tịch Nhà Nước" xin "chỉ thị." (52) [Hồ còn xin chữ ký Stalin và các cấp lãnh đạo Nga (giống như từng xin hình có chữ ký của Tướng Claire Chennault năm 1945); nhưng tờ báo có chữ ký này sau đó bỗng dưng biến mất ở khách sạn].
Một tác giả TC ghi trong khi HCM tháp tùng Mao và Chu Ân Lai đáp xe lửa từ Mat-scơ-va về Bắc Kinh đúng ngày Nguyên đán Canh Dần [17/2/1950], Mao mới hứa trang bị cho Việt Nam sáu [6] đại đoàn. Trở lại Bắc Kinh ngày 2/3, Hồ thảo luận thêm chi tiết vấn đề viện trợ. Ngày 4/3, Mao họp với Thiếu Kỳ, Chu Ðức, Ân Lai và ủy thác Phó Chủ tịch Trung Cộng điều động công tác "nghĩa vụ quốc tế" này. Theo một tài liệu Bắc Kinh, từ tháng 4 tới tháng 9/1950, Bắc Kinh viện trợ cho VM 14,000 súng, 17,000 súng tự động, 150 cỗ pháo đủ loại, 2,800 tấn thóc, cùng nhiều đạn dược, thuốc men, quân phục và máy truyền tin; Jian 1993:93. Một tài liệu khác ghi từ 1950 tới 1954, TH viện trợ hơn 155,000 súng, hơn 3000 pháo, cùng đạn dược, xe cộ, quần áo, lương thực, thực phẩm phụ, đồ dùng; (Trương Quảng Hoa, LQB, 2008:27) (53)
Hồ cũng đề nghị trao đổi Ðại sứ, và thiết lập cơ sở ngoại giao. Ngày 7/7/1950, Chu Ân Lai cho biết hiện tình chiến tranh khiến bất tiện cho ngoại giao đoàn, TC giữ Luo Guibo [La Quí Ba], đã lên đường qua Việt Bắc từ tháng 1/1950 như đại diện Ðảng CSTH, tiếp tục nhiệm vụ này hơn là Ðại sứ. Từ tháng 8/1950, Quí Ba gặp gỡ các cán bộ cao cấp CSVN tại Tuyên Quang, qua sự thông dịch của Lý Ban. Bùi Công Trừng, Hồ Viết Thắng trình bày với Ba về vấn đề kinh tế và dân cày từ 21 tới 23/8/1950. Sáng 23/8, Thắng còn trả lời Quí Ba về CCRÐ. Lê Văn Hiến trình bày vấn đề tài chính, thu thuế nông nghiệp, v.. v.. Ngày 24/9, Quí Ba về lại Bắc Kinh, được Thiếu Kỳ dẫn vào gặp Mao. Mao đồng ý cho làm Tổng Cố Vấn, với nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là cải cách kinh tế, tài chính, và được phép mang vợ là Lý Hàm Trân tháp tùng qua Việt Bắc, phụ giúp trông coi văn hóa và phụ nữ vận.
Trong khi đó, Hoàng Văn Hoan, từng ở Hoa Nam từ 1934 tới 1945, rồi hoạt động ở Thái Lan trong hai năm 1948-1949, đại diện Ðảng CSÐD tại Bắc Kinh (sau trở thành Ðại sứ). Thiếu Kỳ còn cho lập hai Tòa lãnh sự ở Nam Ninh (Quảng Tây) và Côn Minh (Vân Nam). Biện sự sứ tại Côn Minh là Bùi Ðức Minh (1900-1963), tức Bùi Ðức Hách, một cựu đảng viên nhóm Thiết Huyết Việt Nam Quốc Dân Ðảng tại Vân Nam, nhưng phản Ðảng, theo Cộng Sản cùng với Trần Quốc Kính, Lê Tùng Sơn, v.. v.... từ năm 1935-1936. Luật sư [Nguyễn Văn Lưu], quen biết Vũ Ðình Hoè, làm Biện sự sứ Quảng Châu. (54)
Hồ cũng xin trao đổi Ðại sứ với Liên Sô; nhưng Mat-scơ-va chỉ đồng ý nhận Ðại sứ VNDCCH mà không gửi Ðại sứ tới Việt Nam vì chưa có thủ đô cố định. (55)
Kết Từ:
Chuyến đi cầu viện bí mật của Hồ Chí Minh năm 1950 - từ thời điểm này nhìn lại - cực kỳ quan trọng cho cá nhân Hồ và Ðảng CSVN. Nó đánh dấu sự trở lại của Hồ với Khối Quốc Tế Cộng Sản, dưới sự bao bọc, che chở, nuôi ăn, cung cấp vũ khí và những chiếc loa tuyên truyền âm vang khắp thế giới cho chính nghĩa cách mạng "giải phóng quốc gia." (56)
Tháng 2/1951, tại Hội trường Ðại Hội II Ðảng CSÐD - cũng Ðại hội đổi tên thành Ðảng Lao Ðộng Việt Nam - dưới chân dung Mác, Ăng-ghen, Lênin, là chân dung của Stalin và Mao Trạch Ðông. Trong công điện gửi Ðảng CSTH, có đoạn:
"Ðảng Lao động Việt Nam nguyện soi gương anh dũng Ðảng Cộng Sản Trung Quốc, học tập tư tưởng Mao Trạch Ðông, tư tưởng lãnh đạo nhân dân Trung Quốc và các dân tộc Á Ðông trên con đường độc lập và tự chủ;" (57)
Trong báo cáo chính trị, Hồ tuyên bố:
Ta có những người anh, người bạn sáng suốt nhất, xứng đáng nhất của loài người - là đồng chí Sta-lin và Mao Trạch Ðông. (58)
Bài diễn văn bế mạc, kết thúc bằng những lời hô: "Ðồng chí Xit-ta-lin muôn năm," "Mao Chủ tịch muôn năm," "Hồ Chủ tịch muôn năm." (59)
Ngày 1/9/1954, trong đáp từ đón chào Quí Ba làm Ðại sứ đầu tiên của THNDCHQ bên cạnh chính phủ VNDCCH, Hồ nhắc đến một thuật ngữ trở thành quen thuộc từ năm 1950: Ðó là mối quan hệ anh em, như môi với răng [teeth and lips]. Năm năm sau, ngày 28/9/1959, nhân lễ kỷ niệm mười [10] năm thành lập THNDCHQ, HCM lại viết cho Mao: "Việt Nam và Trung Quốc là hai nước anh em, quan hệ với nhau như môi với răng, ... Cách mạng Trung Quốc thắng lợi và việc thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử của loài người tiếp theo cách mạng tháng Mười Nga." (60)
Dĩ nhiên, HCM không phải là tác giả của thuật ngữ "môi hở răng lạnh" này. Khoảng bảy thế kỷ trước, trong thư gửi Trần Nhân Tông mùa Thu 1291, Thượng thư bộ Lễ Trương Lập Ðạo của Qblai Khan nhà Nguyên (Yuan, 1270-1368) từng nói đến tình tương thân, tương trợ "thần xỉ chi bang" - nhưng theo thứ bậc "cha-con" ["do tử dữ phụ mẫu chi tương thân," "phụ tử chi quốc, thần xỉ chi bang"], "thuận trời thì sống, nghịch trời thì diệt" [thuận thiên giả xương, nghịch thiên giả vong] giống như thời Nhà Tống. Trích dẫn 5 điều "không tốt" [ngũ bất vi] trong Xuân Thu, trích ba điều đáng sợ ("Tam khả úy") trong Luận Ngữ [Lỗ luận]; cùng một túi khôn cổ nhân TH: "Ðánh vừa thì chịu, đánh mạnh thì chạy" ["vị tiểu trượng tắc thụ, đại trượng tắc tẩu, tư ngôn an tại tai?] (61)
Biết rõ hay chưa hề nghe về thứ quan hệ "cha-con, giữ gìn nhau như môi với răng", "thuận trời thì sống, nghịch trời thì diệt" của thời phong kiến này, ít nhất trên phương diện ngoại giao, HCM đã thiết lập tiền lệ "hai nước anh em" hay "bạn" thay cho thứ trật tự "thông hiếu cha-con" xa xưa.
Hoàng Văn Hoan (1905-1991), đại sứ VNDCCH đầu tiên tại THNDCHQ-trong nỗ lực đả kích Lê Duẩn (1908-1986)-cũng kính cẩn dẫn lại những lời tri ân nồng nhiệt của Hồ và hơn một lần cung văn sự viện trợ "quốc tế vô tư" từ 1950 tới 1977. Năm 1984, khi được Hồ Cẩm Ðào đãi tiệc nhân dịp năm năm đào tẩu qua Bắc Kinh, Hoan còn nhấn mạnh "Công ơn của TQ . . . sẽ mãi mãi in sâu trong lòng nhân dân Việt Nam, không bao giờ phai nhạt;" (62)
Sự cung văn ngọt ngào, rộng rãi này là đặc tính của "tư tưởng Hồ Chí Minh," nói riêng, và người Cộng Sản nói chung. Từ 1977 tới 1986, Hà Nội tung ra loại văn chương "đào mộ" từ Mao tới Ðặng với giọng điệu thường chỉ dành cho tử thù đế quốc. Người quan sát ghi nhận những lời chửi rủa nặng nề như "ba lần phản bội, lần sau bẩn thỉu tồi tệ hơn lần trước," hay "những con thuyền hải tặc mới ló dạng ở chân trời," v.. v.. Chỉ thiếu những tiếng như chó, lợn, độc vật mà cơ quan tuyên truyền Bắc Kinh hay chính Mao dành cho bọn phản động, phản cách mạng, khó thể cải tạo.
Một cái nhìn khách quan, khoa học, xuyên suốt qua những lưới nhện cung văn - đào mộ, những buổi liên hoan "uyên ca," hay luận điệu tuyên truyền một chiều hung hãn của chủ thuyết Marxist-Leninism, cho thấy những hố ngăn cách đầy hoài nghi, khó san bằng giữa hai nước vừa là đồng chí, vừa là anh em.
Theo tình báo Pháp và THDQ, một hiệp định Hoa-Việt được ký kết trong thời gian Hồ ở Bắc Kinh. Tài liệu Trung Cộng hay Việt Cộng không nhắc đến hiệp ước, nhưng xác nhận Mao hứa thoả mãn nhu cầu của Hồ, "trong khả năng." Mao tỏ ra rất thực tế trong lời hứa viện trợ. THNDCHQ vừa thoát khỏi cuộc chiến gần 20 năm, kinh tế suy sụp, lệnh phong tỏa của Liên Bang Mỹ và Ðồng Minh bắt đầu gây ảnh hưởng. So với các cường quốc Tây phương, dân Trung Hoa - nói theo một chuyên viên - còn như người đứng giữa dòng sông, nước ngập đến cổ, chỉ cần một gợn sóng nhỏ đủ ngạt thở.
Phân tích sâu sắc hơn, viện trợ của Bắc Kinh có giới hạn của nó, tùy theo những bài tính quyền lợi hay an ninh cường quốc giai đoạn, và hảo ý của Mao. Tháng 11/1950, Mao giải thích với La Quí Ba: "Việt Nam đánh bại bọn xâm lược Pháp, đuổi chúng khỏi Việt Nam, biên cương phía Nam của Trung Quốc cũng giải tỏa khỏi mối đe dọa của bọn xâm lược thực dân Pháp."
Trong bốn năm 1950-1953, Bắc Kinh giúp Hồ xây dựng được sáu [6] đại đoàn chủ lực, đủ sức đương đầu với khoảng 200,000 quân viễn chinh Pháp. Mao còn sai Chen Geng [Trần Canh] và đoàn cố vấn quân sự gồm 281 người chỉ huy trận "tổng phản công" đầu tiên của QÐNDVN tại Ðông Khê-Thất Khê trong tháng 9-10/1950, giúp mở ngỏ biên giới Hoa-Việt, biến Quảng Tây và Vân Nam thành hậu phương lớn của Việt Minh.
Dù có những dị biệt về ngày tháng trong tư liệu CSVN và CSTH, vai trò thống trị của cố vấn Trung Hoa cùng các cơ quan trung ương ở Bắc Kinh trong giai đoạn 1950-1954 quá rõ ràng. Viện trợ của Bắc Kinh rất khiêm nhượng, chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu của QÐNDVN năm 1950, nhưng là nguồn ngoại viện quan trọng và duy nhất. Cố vấn Trung Cộng bày vẽ cho Quân Ủy Trung Ương Ðảng Lao Ðộng Việt Nam chiến thuật biển người, lấy năm, mười đánh một để đánh nhanh, thắng nhanh - hơn 500 "bộ đội cụ Hồ" chết trong vòng 72 tiếng tấn công Ðông Khê, trước lực lượng đồn trú khoảng 200 người. Gần trọn Trung đoàn 102/308 - hậu thân Trung đoàn Thủ Ðô, mới trải qua cuộc chỉnh huấn "tốt" - bị tiêu diệt ngày 9-10/4/1954 ở Ðiện Biên. Võ Giáp phải xin Bắc Kinh gửi chí nguyện quân, nhưng Bành Ðức Hoài không chấp thuận. Giáp đành xin đôn quân, tăng viện cho mặt trận 25,000 bộ đội cùng hàng chục ngàn dân công (nạn nhân của chiến dịch đấu tố).
Quan trọng hơn nữa, viện trợ Trung Cộng giúp Hồ tạo thế chủ động trên chiến trường. Năm 1952-1953, Bắc Kinh chỉ thị cho Hồ mở rộng chiến trường lên hướng tây bắc để tránh tàn phá các trung tâm sản xuất lương thực, đồng thời chuẩn bị đánh thông xuống Hạ Lào và Kampuchea-nhưng thực tâm có lẽ còn muốn khóa kín tuyến tây nam, từ Thái Lan và Lào tiến lên Vân Nam-Tứ Xuyên. Stalin chấp thuận, và có tin đã đồng ý cho Mao và Hồ đi tìm một giải pháp thương thuyết.
Trước viễn ảnh sa lầy, Pháp nhờ Nga và Trung Cộng giúp tìm một giải pháp chính trị. Dưới áp lực Kremli và Trung Nam Hải, Hồ chấp nhận ký Hiệp ước đình chiến Geneva 20-21/7/1954, tạm thời chia Việt Nam làm hai vùng tập trung, chờ tổng tuyển cử đểạ quyết định thể chế chính trị tương lai.
Về ý thức hệ, cán bộ chính trị, kinh tế và quân sự Trung Hoa cũng được gửi tới Việt Bắc, chỉ huy và huấn luyện Quân Ðội Nhân Dân [QÐND] Việt Nam "tư tưởng vĩ đại" của Mao - mà Hồ và Giáp đều ca ngợi là bậc thày - thực hiện những kế hoạch Mao hóa như chỉnh phong, chỉnh quân, chỉnh huấn, tái tổ chức bộ máy quốc phòng và chính phủ. Rồi, cải cách ruộng đất, kiện toàn tổ chức "bảo vệ an ninh," nhằm tiêu diệt xã hội phong kiến," tiến lên xã hội chủ nghĩa-qua những thí nghiệm tập trung tổ tiên, tập trung thần thánh, hợp tác xã, nông trường, công trường, tiêu diệt tư hữu-phiêu lưu vào cuộc "cách mạng" mà trên bản chất chỉ là một cuộc thay đổi chế độ cai trị độc tài quân chủ sang "chuyên chính vô sản." Khẩu hiệu và guồng máy tuyên truyền khổng lồ không đủ che dấu mô thức chuyên chính đã có hàng ngàn năm lịch sử ở Trung Hoa và Việt Nam. Khoảng cách biệt giữa giai cấp cai trị quan lại cách mạng và bị trị bần cố nông chỉ thay đổi phiến diện trên hình thức. Sự nghèo đói cùng cách biệt giữa giai cấp cai trị và đám đông không thể cách mạng hay thay đổi. Tham ô, nhũng lạm, bè đảng, hủ hóa lan tràn, khiến những kiểu mẫu sửa sai, tứ thanh, ngũ phản đều bất lực. Như loài đỉa trâu hai vòi, đảng một mặt bòn hút máu dân, một vòi khác bám chặt bất cứ nguồn ngoại viện nào có thể cầu xin. 
Phần Bắc Kinh, chính sách ngoại viện và xuất cảng "cách mạng" được tính toán nhiều mặt, bao gồm truyền thống lịch sử, hệ tư tưởng cách mạng và quyền lợi hay an ninh quốc gia. Vượt trên những yếu tố này, còn mặc cảm tự tôn về vị trí tối cao của CSTH trong quan hệ với Việt Nam. Bắc Kinh thích khoa trương họ chỉ cống hiến vô tư, không áp đặt điều kiện chính trị và kinh tế kèm theo viện trợ. Nhưng họ lại muốn Hà Nội công nhận vai trò lãnh đạo của Bắc Kinh trong phong trào "giải phóng dân tộc" - tức thiết lập bằng họng súng những thể chế độc tài, tàn bạo, khinh thường mạng sống con người cũng như những quyền tự do cơ bản.
 Thái độ này khiến nhóm Lê Duẩn, dù rất ưa thích chế độ độc tài "dân chủ nhân dân," thấy khó chịu, nhạy cảm về quá khứ giữa hai nước. Lãnh đạo CSTH liên tục nhắc đi nhắc lại rằng Việt Nam phải được đối xử "bình đẳng," nhưng chính những lời lẽ đó phản ánh ảo tưởng rằng Bắc Kinh có một vị thế áp đặt những giá trị và nguyên tắc hành động lên những láng giềng. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy bất cứ thời điểm nào hùng mạnh của Bắc Kinh, Việt Nam và lân bang đều gánh chịu hoạ bành trướng Hán tộc. Bất chấp việc hai Ðảng và chính phủ gọi nhau "vừa là đồng chí vừa là anh em," thân thiết "như môi với răng," ác cảm và sự nghi ngờ ngày càng tồn đọng, kết tủa.
Cho đến nay, vẫn còn những tài liệu tuyên truyền ca ngợi cái gọi là "sự cống hiến vô tư" của Mao cùng Ðảng CSTH cho "Việt Nam" - chính xác hơn, chỉ là sự trợ giúp cho Ðảng CSVN, tức Ðảng cầm quyền hiện nay tại Việt Nam.
Ðộng lực của Mao Nhuận Chi - người được mô tả một cách phiến diện như chỉ thấy chủ thuyết Cộng Sản [Communism, đúng hơn, "công hữu"] là chân lí [the truth] - đa tạp hơn nhiều người suy đoán. (63)
Ngoài những tham vọng quyền lực cá nhân, với những đặc tính phụ thuộc như tự tôn, tự cao, tự đại, đa nghi và háo sát, còn tiềm tàng di sản "luật kẻ mạnh" và tham vọng bành trướng có hàng ngàn năm lịch sử của Hán tộc. Những tài liệu tuyên truyền Ðại Hán nhồi nhét vào đầu những người như Mao Nhuận Chi, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, hay Ðặng Tiểu Bình - qua những bài học sử địa lớp đồng ấu hay tiểu học, hay "lịch sử nhiều người viết" như "Tây di" đã chiếm đoạt của Trung Hoa nhiều chư hầu hay đất đai như Miến Ðiện [Myanmar], Thái Lan, An Nam, Ðài Loan, Triều Tiên, Manchuria, Mongol, Tibet, v... v... - bất chấp sự thực là các triều đại phong kiến Trung Hoa đã sử dụng vũ lực để đánh cướp những xứ sở trên, và nhiều hơn một lần bị đánh đuổi khỏi những vùng đất này.
Năm 1936, Mao từng gợi nhớ lại với Edgar Snow nỗi cảm khái và hãnh diện khi thấy những tấm biểu ngữ "Ta Han Min-kuo Wan Sui" [Vạn tuế Ðại Hán Dân Quốc] được trương lên ở đường phố Trường Sa ngày 22/10/1911, và nỗi phẫn uất khi đọc một bài viết về việc "mất" các chư hầu Miến Ðiện, Xiêm, Annam vào tay Bạch quỉ. (64)
Ba năm sau, trong cuốn Cách mạng Trung Quốc và Ðảng Cộng Sản Trung Quốc, Mao Nhuận Chi cũng lập lại luận điệu trên. (65)
Từ năm 1949, sau khi chiếm được Hoa lục bằng họng súng, Mao Nhuận Chi và cộng sự viên không ngừng tìm cách mở rộng biên cương, xâm chiếm đất và biển có nhiều tài nguyên thiên nhiên và đồng thời tìm chỗ di dân. Tibet bị xâm chiếm hay "incorporated" [vào bản đồ năm 1950-1951]. Tháng 9/1950, hàng trăm ngàn chí nguyện quân Trung Cộng tràn vào Triều Tiên, giúp chế độ Cộng Sản chống lại "đế quốc," nhưng thực chất là bảo vệ cửa ngõ chiến lược Ðông Bắc. Những cuộc chiến tranh biên giới với India (1959-1962) và Nga (1969, đòi 1.5 triệu cây số vuông lãnh thổ). Những tội ác diệt chủng ở Tibet, Mongol, Manchuria và miền tây nam Trung Hoa.
Ðông Nam Á là vùng đất lý tưởng còn lại mà Mao và thuộc hạ muốn đặt vào bản đồ Ðại Hán - một thứ sheng cun keng jian [vùng trời sinh tồn = survival space]. Từ cuối năm 1949, Lưu Thiếu Kỳ đã chỉ thị cho Bí thư Vân Nam Song Renqiong [Tống Nhiệm Cùng] về sứ mệnh giúp đỡ các phong trào "cách mạng," "giải phóng" tại Ðông Nam Á. Hai thập niên sau, Bắc Kinh chú tâm tới vùng biển Ðông, được biết như Nam Hải, kho tài nguyên thiên nhiên trị giá ước lượng tới 1 trillion [một triệu tỉ] Mỹ Kim. Sách giáo khoa bậc tiểu và trung học, và rồi Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh in những bản đồ, theo đó ranh giới phía Nam của đế quốc Hán trải dài tới Indonesia. Ngây ngô và cuồng ngạo hơn khi những tấm bản đồ biên cương trên có những đường dấu chấm.
Chuyến đi cầu viện năm 1950, bởi thế, có thể là một chiến thắng ngoại giao "vĩ đại" của Hồ và Ðảng CSVN. Hồ và các thuộc hạ có lý do để đời đời nhớ ơn Mao và Ðảng CSTH. Nhưng những người Việt Nam chân thành yêu nước và hiểu rõ tham vọng bành trướng xâm lược của giới cầm đầu Bắc Kinh, khó thể tri ơn. Những vụ xâm chiếm đất đai, lãnh hải Việt mới đây không xa lạ gì với những ai quan tâm đến lịch sử quan hệ hai nước. Việc xây dựng những đập thủy điện trong lãnh thổ Hoa Nam - khiến ảnh hưởng và đe dọa môi sinh năm nước Ðông Nam Á mà Y sĩ Ngô Thế Vinh báo động từ cuối thế kỷ XX - tham vọng chiếm đoạt chủ quyền lãnh hải và lãnh thổ Việt theo Luật Kẻ Mạnh - những thủ đoạn tràn ngập thị trường Việt với những món hàng "nhái" và vật liệu nhiễm độc khiến không thể không nghĩ tới thực chất sần sùi của quan hệ gọi là láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, "mười sáu chữ vàng." Tinh thần QTCS đại đồng mà Karl Marx hoang tưởng hiển nhiên không thắng vượt được những tiểu dị gọi là an ninh quốc gia, quyền lợi an ninh, hay tham vọng chiếm đoạt tài nguyên thiên nhiên, hay tiêu diệt lân bang để dân giàu nước mạnh.
Vì việc này, có thời gian cơ quan tuyên truyền Hà Nội cho rằng Bắc Kinh đã phản bội, liên kết với Pháp, đặt quyền lợi Bắc Kinh và Pháp trên quyền lợi Ðảng LÐVN. (66)
Trong giai đoạn 1959-1975, dù có những khó khăn tiềm ẩn trong quan hệ Việt-Hoa, sự tiếp trợ của QTCS đã giúp Ðảng CSVN [LÐVN] đạt được mục tiêu tối hậu là thôn tính toàn lãnh thổ, thiết lập một chế độ độc tài chưa hề có trong lịch sử - đó là "kinh tế thị trường," "tư tưởng Hồ Chí Minh," "định hướng xã hội chủ nghĩa." Sự nhập cảng chủ nghĩa gọi là Marxist-Lenism được Trung Hoa hoá lần thứ hai này sẽ là gông cùm vô hình cho nhiều thế hệ thanh thiếu niên Việt trong thế kỷ XXI.
Houston, 1/1/2010
Vũ Ngự Chiêu, Ph.D, J.D.

CHÚ THÍCH:
1. Võ Nguyên Giáp, Ðiện Biên Phủ [ÐBP] (Hà Nội: NXBQÐND, 2001), tr. 14-17 [Stalin chỉ thị Mao giúp tổ chức 10 đại đoàn, HCM mời Trần Canh qua giúp], 32-34 [đoàn CSQS/TC], 39-42 [Trần Canh], 45-50 [Ðông Khê], 51-85 [Thất Khê, Cốc Xá], 92-95 [Trần Canh], 102-103 [viện trợ TC năm 1950], 128 [20% nhu cầu năm 1950]; Idem., Chiến đấu trong vòng vây [CÐTVV], (Hà Nội: NXBQÐND, 2001); Idem., Ðường tới Ðiện Biên Phủ [ÐTÐBP] (Hà Nội: NXBQÐND, 2001); William S. Turley, "The Military Construction of Socialism: Post-war Role of the People’s Army of Vietnam;" David G. Marr & Christine P. White (eds), Postwar Vietnam: Dilemmas in Socialist Development (Ithaca: SEAP, 1988), pp. 195-210;
2. Vũ Ngự Chiêu, "Nhìn Lại Hoàng Sa;" Hợp Lưu (12/2009); Việt Nam Thời Báo, San Jose, số 5198, Thứ Tư, Thứ Năm, 25, 26/11/2009; Qiang Zhai, China and the Vietnam Wars, 1950-1975 (Chaptel Hill: North Carolina Press, 2000),
3. Centre des Archives d’Outre-Mer [CAOM] (Aix en Provence), Affaires Politiques [AP], carton 3441, d. 4; và, Service historique de l’Armée de Terre [SHAT] (Vincennes), 10H xxx [287]. [sẽ dẫn: Bonfils’ report of 23 Sept 1948]. Những tài liệu ghi chú "xxx" là tư liệu chưa giải mật hoặc được yêu cần không bạch hoá.
4. Báo cáo ngày 21/12/1946, Massimi, Hải Phòng, gửi Ủy viên Bắc Kỳ [Sainteny]; báo cáo ngày 20/12/1946 & 30/12/1946 của Yolle; CAOM (Aix), HCFI, Conseiller Politique [CP], carton 255; Amiral Thierry D’Argenlieu, Chronique d’Indochine, 1945-1947 (Paris: 1985), tr. 385-92.
5. "La France reconnait solennement l’indépendance du Vietnam auquel il appartient de réaliser librement son unité. De son côté, le Vietnam proclame son adhésion à l’Union Francaise en qualité d’Etat associé à la France. L’indépendence du Vietnam n’a d’autres limites que celles que lui impose son appartenance à l’Union Francaise;" Công Báo Việt Nam [CBVN], I:2 [18/6/48]:18; CAOM (Aix), GGI [Amiraux], 50062; Foreign Relations of the United States [FRUS], 1948, VI:25.
Ngoài ra, 2/ Việt Nam bảo đảm tôn trọng những quyền lợi của công dân Pháp, tôn trọng các nguyên tắc dân chủ, và dành ưu tiên cho các cố vấn và chuyên viên kỹ thuật Pháp trong việc tổ chức nội bộ cùng kinh tế;
3/ sau khi thiết lập một chính phủ lâm thời, các đại diện Việt Nam và Pháp sẽ ký kết những thỏa ước về văn hoá, chính trị, quân sự, kinh tế, tài chính và kỹ thuật.

Ngoài Tuyên Ngôn Chung nói trên, còn có một phụ bản mật, với nội dung tương tự như mật ước trong buổi họp ngày 7/12/1947 (FRUS, 1948, VI:25).

Bảo Ðại, Nguyễn Văn Xuân và Bollaert cũng ra ba tuyên cáo riêng lập lại những điều căn bản trên.
6. Bảo An: Bắc, 3,200; Trung, 8,526; Nam, 8,600. Các tiểu đoàn bảo an (bataillon de garde) quân số thay đổi. Tại miền Nam, lực lượng Bảo An có một đại đội Nhảy Dù và 1 trung đội (groupe d'escadrilles) sông (24 LCVP). Phụ Lực: Bắc, 7,700; Trung, 3,500; Nam: 17,764. Phụ lực (supplétif): các đại đội nhẹ với ít súng nặng và tự động. (CP 208). Những đơn vị khác có: Lính sắc tộc (khoảng 8,000 người); Lính chính trị hay tôn giáo (khoảng 35,000); Lính chuyên môn như bảo vệ đường xe lửa, v.. v... CAOM (Aix), HCIF, Conseiller Politique [CP] 208; FRUS, 1951, VI:536; (SHAT (Vincennes), 10H xxx [243]).
7. FRUS, 1950, VI:909-10. [25/10/1950, DC, 19G00: Acheson điện cho Heath về việc thành lập QÐGVN. Theo Pháp, có thể đưa các lực lượng giáo phái vào, tổng số chừng 75,000 người. Qua những cuộc nói chuyện với Thục, [Giám mục] Chi và Diệm, cũng có thể biến lực lượng Ki-tô Giáo thành một phần quân đội (FRUS, 1950, VI:909-10)].
8. CAOM (Aix), PA 19, Carton 4/68; HCFI, Conseiller Politique [CP], carton 290; AAN, 1949: 1545-6, 1590, col1; JORF, [25-26/4/1949]:4147); FRUS, 1949, VII:10-11. Thượng Viện Liên Hiệp Pháp thành lập qua Nghị định ngày 24/4/1949. (JORF, [25-26/4/1949]:4147.
9. Bản dịch tiếng Mỹ trong FRUS, 1947, VI:75. [Xem 28/2/1947]
10. FRUS, 1947, VI:87. Dại diện chính thức của VNDCCH ở đây là Trần Văn Giàu.
11. CAOM (Aix), INF, Carton 138-139/1245. Theo tài liệu của MTQGTNTQ tại miền Nam, đề ngày 5/5/1947, Mặt Trận này họp Hội nghị ngày 30/3/1947 ở Nam Kinh, và ra tuyên ngôn ngày 31/3/1947; SHAT (Vincennes), Indochine, 10H xxx [4201]. Vẫn theo tài liệu này, các đại diện của Mặt Trận có Ngô Gia Trí, Bảo Sơn, Lưu Bá Ðạt, Trần Thêm, Trịnh Hưng Ngẫu v.. v...).
12. Lê Văn Hiến, Nhật ký một bộ trưởng, 2 tập (Ðà Nẵng: NXB Ðà Nẵng, 2004), II:60 [24-27/4/1949: Tuyên Quang: Tiếp tục Hội nghị HCKC toàn quốc. HCM kết tội Bảo Ðại là phản quốc; giao cho tòa án quân sự xét xử. 27/4/1949, HCM tuyên bố xử tử Bảo Ðại.]
13. Haut Commissariat de France pour l’Indochine [HCFI], Affaires Politiques [AP], Note No. 1687 CP/1, Saigon le 23 Sept 1948, "Les Communistes chinois et le Viet Minh (du Septembre 1945 à Septembre 1948) [par Charles Bonfils], tr. 3; SHAT (Vincennes), 10H xxx [287]. [Sẽ dẫn: Bonfils’ report of 23 Sept 1948]. Tất cả chi tiết vềạ hoạt động của Trung Cộng trong nội địa Ðông Dương đều dựa trên báo cáo này. Chúng tôi chỉ ghi chú những tư liệu khác khi cần thiết.
14. "Le Parti communiste chinois en Indochine du Nord;" CAOM (Aix), Affaires Politiques [AP], carton 3441, d. 4]; (CAL, 2008:55-56)
15. Tháng 3/1920, sau khi nhân viên ngoại giao Nga tại Beijing giúp đại diện của Comintern Grigorij Voitinskij tiếp xúc Chen Duxiu [Chen Tu-hsiu = Trần Ðộc Tú] và Li Dazhao [Li Ta-chiao = Lý Ðại Chiêu], hai người này lập ra Hội Nghiên Cứu Mã Khắc Tư [Society for the Study of Marxist Theory] ở Beijing, và rồi hạt nhân Ðảng CS tại Shanghai vào tháng 5/1920, và Beijing tháng 9/1920; Stuart Schram, Mao Tse tung (NY: Penguin Books, 1966, 1977), tr. 62-63.
16. Các chỉ thị tháng 9/1946; dẫn trong "Notice technique de contre-espionnage: Extrême-Orient, Les services spéciaux sovietiques en Extrême-Orient" (20 May 1947); Annex II," p. 12; CAOM [Aix], INF, c. 138-139, d. 1245. Ban Phương Ðông QTCS gồm 3 Dalburo ở Chita (Tây TH), Vladivostok (Thái Bình Dương) và Thượng Hải (Ban Phương Nam).
17. Mục tiêu chiến dịch mùa Thu nhằm cắt đứt trục tiếp vận từ Hoa Nam, giết hay bắt sống lãnh đạo chủ chốt Việt Minh, và tiêu diệt quân đội Việt Minh. Báo cáo ngày 24/1/1948 của Lãnh sự Edwin C. Rendall; dẫn trong Ronald H. Spector, United States Army in Vietnam, Advice and Support: The Early Years, 1941-1960 (Washington, DC: CMH-USArmy, 1983), tr. 89. Một giai đoạn hành quân mà tầm vóc [scope] và quân số vượt xa bất cứ cuộc hành quân nào trước đó kể từ ngày [Francis] Garnier chiếm châu thổ sông Hồng năm 1874. Ngày 27/1/1948, Thiếu tá HQ William T. Hunter, Tùy viên quân sự Bangkok, dự đoán Pháp không còn khả năng để mở một cuộc hành quân vởi mức độ tương tự vì vũ khí và trang cụ bị hư hỏng. Tinh thần chiến đấu cũng xuống thấp. Sự thay thế bổ sung cho các đơn vị Dù, bị thiệt hại khá lớn, hầu như bất khả trong hoàn cảnh hiện tại. Từ đầu năm 1948, việc lưu thông giữa Lào Cai và Cao Bằng của VM hầu như trở lại mức bình thường. (CÐ ngày 9/2/1948, AmConsul, Hanoi, gửi BNG; dẫn trong Spector, 1983:90) Ngày 19/4/1948, Tùy viên HQ Mỹ ở Bangkok báo cáo rằng tình hình quân sự ngày thêm xấu đi. (Spector, 1983: 90)
18. Bonfils’ report of 23 Sept 1948, p. 4; Lê Văn Hiến, Nhật ký, I:393 (Lý Ban, phụ trách Hoa vận); I:570-571 (công tác đội Hoa Kiều ở Bản Thi, do một nữ đồng chí phụ trách); Vũ Ðình Hoè, Hồi ký Vũ Ðình Hoè (Hà Nội: Hội Nhà Văn, 2004), tr. 838. Tài liệu TC ghi nhận Lý Ban có hai cộng tác viên đắc lực là Văn Trang, tức Thư Thủ Hiến (1942-?), cùng vợ là Diệp Tinh hay Dương Nguyệt Tinh. Văn Trang, cựu chủ tịch SV Vân Nam, cùng vợ qua Việt Bắc từ năm 1947. Học tiếng Việt ở Lào Cai. Sau đó xuống Phú Thọ, hợp tác với Lý Ban. 1948, gặp HCM. 2/4/1954, theo phái đoàn VM gồm 30 người tới BK, chuẩn bị qua Nga dự Hội nghị Geneva. (CAL, 2008:45)
19. Lê Văn Hiến, Nhật ký, 2004, I:41, 42, 83, 154-155, 236, II:40-41 (quân CSTH tại Hà Giang-Lào Cai, 8/3/1949; tiếp tế 50 tấn muối, in 5 triệu tiền CSTH để tiêu dùng trong vùng giải phóng). John T. McAlister, Jr., "Mountain Minorities and the Viet Minh: A Key to the Indochina War;" trong Peter Kunstadler (ed), Southeast Asian Tribes, Minorities and Nations (Princetion: Univ Press, 1967), pp. 821-822.
 20. "La vérité sur les relations sino-vietnmiennes;" La Chine et le Monde ["Sự thật về quan hệ Trung Hoa-Việt Nam," trong Trung Hoa và Thế Giới] (Beijing: Beijing Information, 1982), tr. 108 [102-141]; Hoàng Văn Hoan, Sự thực về tình hữu nghị chiến đấu Việt-Trung không thể xuyên tạc (Bắc Kinh: 11/1979), tr. 26. Xem thêm Qiang Zhai, China & The Vietnam Wars, 1950-1975 (Chapel Hill: Univ. of North Carolina Press, 2000), tr. 11-12, 23 [ngày 13/1/1950, Thiếu Kỳ còn nhắc đến việc này]; Võ Nguyên Giáp, Chiến đấu trong vòng vây [CÐTVV], 2001:230-231, 234-235, 294-295.
21. Thời Sự, 2/5/1949; Giáp, CÐTVV, 2001:295-296. Mông và Ðiều sau này giữ chức sư trưởng và chính ủy Ðại đoàn 316 từ 1951 tới trận Ðiện Biên Phủ; Cứu Quốc, 12/12/1949; 10H xxx [641]
22. Lê Văn Hiến, 2004, I:328-329, 346-347, 349. Ðầm Hồng ở tả ngạn sông Gầm, chếch phía Bắc sở lị Chiêm Hóa (cách Tuyên Quang 66 cây số). Ðây là nơi đường gòn chở quặng mỏ Bản Ti [Thi] ra. Ði thêm phía Bắc 15 km là Ðài Thị, rồi Na Hang (cách Tuyên Quang 106 km).
23. Lê Văn Hiến, 2004, I:393, (Lý Ban, phụ trách Hoa vận) 570-571. (công tác đội Hoa Kiều ở Bản Thi, do một nữ đồng chí phụ trách) Lý Ban[I:379, 400-401 (Lê Toàn Trung bị bắt); I:393 (Lý Ban, phụ trách Hoa vận); I:461 (SL Ngân hàng Quốc Gia); I:536 (Chị Hai Sóc trong ATK Tuyên Quang, 21/5/1948); I:559-560 (Phạm Ngọc Thạch tới ATK, 11/6/1948); I:570-571 (công tác đội Hoa Kiều ở Bản Thi, do một nữ đồng chí phụ trách); I:597-603 (Hội nghị cán bộ TW, 6-12/8/148); I:627-629 (đụng chạm Tư pháp-HCKC); I:644-645 (PNThạch và Lê Ðức Thọ vào Nam, 16/9/1948); I:708, 710, II:36 (Trần Văn Giàu ở Xiêm về); II:11, 96 (Vi Văn Ðịnh, vợ có thai);
24. Lê Văn Hiến, 2004, II:203 [Ngày 26/11/1949, HCM thông báo Thường vụ TWÐ là nhận được công điện của Mao trả lời và chúc mừng, đồng thời chúc cuộc kháng chiến của VN thắng lợi], II:212 [26/12/1949: HCM quyết định gửi phái đoàn phụ nữ ra ngoại quốc]. Có lẽ Ban và Thụy tháp tùng phái đoàn này, như thông dịch viên, và được gặp Luo Guibo vào tháng 1/1950; Trương Quảng Hoa, "Cố vấn quân sự," LQB, 2008:217; trong La Quí Ba et al., Ghi chép về việc đoàn cố vấn Quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp (Bắc Kinh: 2002), bản dịch tiếng Việt Trần Hữu Nghĩa và Dương Danh Dy (tài liệu nội bộ); Luo Guibo, "Lishi dehuigu: Zhongguo yuan Yue kangFa yu ZhongYue liangdang liangguo jishi" [Recalling History: A Factual Account of China’s Assistance to Vietnam against the French and Relations between the Two Parties and Two Countries of China and Vietnam], trong Fu Hao & Li Tongcheng (eds, Zhongguo waijiaoguan congshu: Kaiqi guomen-Waijiaoguan de fengcai [Chinese Diplomats Series: Opening the Gate of the Country-the Glory of Diplomats] (Beijing: 1995), tr. 152-153 [150-176]; dẫn trong Zhai, 2000:13, 15.
25. Vũ Ðình Hoè, 2004:911-916, 926. [1948: Nguyễn Văn Huyên xin từ chức, nhưng HCM không chấp thuận. Vũ Ðình Hoè cũng xin từ chức vì chủ trương "hồng hơn chuyên" của chế độ. Huyên tặng Hoè cuốn Le chemin des tourments [Con đường khổ ải] của Alexis Tolstoi, nói về thân phận trí thức trong chế độ CS. [916] Theo Hoè, Phó Thủ tướng Phạm Văn Ðồng cũng trở thành "một chân nhân;" thường tuyên bố "Nào tôi có biết gì đâu? Tôi có quyền gì đâu? Quyết định là từ đâu ấy chứ!" (Hoè, 2004:926) "Ðảng đoàn" hầu như lo mọi việc. (Hoè, 2004:926) Năm 2004-2005, Thủ tướng Phan Văn Khải cũng tuyên bố tương tự! (Hoè, 2004:900-901, 911-916). "Hồng hơn chuyên." (Hoè, 2004:899-905). "Các quyền dân sự chỉ được hành xử và bảo vệ nếu phù hợp với quyền lợi nhân dân." Trần Công Tường, Thứ tưởng Tư Pháp, còn muốn hủy bỏ cả vai trò Luật sư thay bằng "bào chữa viên nhân dân." (Hoè, 2004:904-905). Mùa Thu năm 1950, tới lượt Bộ trưởng Tư Pháp Vũ Ðình Hoè đại diện Hội Việt-Hoa hữu nghị (thành lập tháng 2/1950) tham gia một phái đoàn "phỗng Hoa"- do Tôn Ðức Thắng cầm đầu-đi thăm Trung Hoa, vận động cảm tình của dân chúng qua những màn trình diễn về chiến thắng Ðông Khê, v... v...
26. VKÐTT, 9:1948, 2001: 17-18; Lê Văn Hiến, 2004, I:381, 395, 494. Xem thêm Chính Ðạo, Hồ Chí Minh, I, 1997:247 (Phụ bản báo Cứu Quốc tại miền Nam).
27. Chỉ thị ngày 18/3/1948; VKÐTT, 9:1948, 2001:64; Vạn & Lâm, 1979:144.
28. Báo cáo của Lê Ðức Thọ về tình hình và nhiệm vụ mới của Ðảng;" VKÐTT, 9:1948, 2001:316-318 [276-320].
29. Schram, 1977:290-291. Hồ, Phạm Hùng và Lê Duẩn tham dự Ðại hội các Ðảng CS ở Mat-scơ-va từ ngày 14 tới 16/11/1957. Tito không dự. (ND, 23/11/1957)
30. Tân Hoa Xã [NCNA], 19/11/1949; dẫn trong King Chen, Vietnam and China, 1969:218; Theo Chen, sau hội nghị QT này, có một hội nghị khác trong nội địa VN; Ibid, 1969:229-230. Theo Lê Văn Hiến, Bộ Tài chính lấy vàng chôn dấu từ năm 1946 đúc ra 200 đồng tiền vàng "20 Việt." 50 đồng dành tặng phái đoàn ngoại quốc. [15/11/1949: Chọn người để gặp phái đoàn ngoại quốc, II:195; 27-28/12/1949; II:221-2]
31. Document 17: Memorandum of Conversation, V.M. Molotov and A.Y Vyshinsky with Mao Zedong, Moscow, 17 Jan 1950 from the Diary of V.M. Molotov. Top Secret, AVP RF, f. 07, op. 23a, d. 234, pap. 18, ll. 1-7; provided by O.A. Westad; translation for CWIHP by Daniel Rozas.
32. Liu gửi Hồ, 28/12/1949; Liu Shaoqi nianpu, 1996, 2:236; dẫn trong Zhai 2000:13-15; Luo Guibo, "Lishi de huigu: Zhongguo yuan Yue kangFa yu ZhongYue liangdang liangguo jishi" [Recalling History: A Factual Account of China’s Assistance to Vietnam against the French and Relations between the Two Parties and Two Countries of China and Vietnam], trong Fu Hao & Li Tongcheng (eds), Zhongguo waijiaoguan congshu: Kaiqi guomen-Waijiaoguan de fengcai [Chinese Diplomats Series: Opening the Gate of the Country-the Glory of Diplomats] (Beijing: 1995), tr. 152-153 [150-176];
33. Lê Văn Hiến, 2004, II: 207, 381; Liu nianpu, II:268 & CÐ ngày 20/4 và 2/5/1951; Ibid., II:276; Zhai, 2000:35-36.
34. Lê Văn Hiến, 2004), I: 41, 56, 58 I:42, 82 [tổ chức cơ quan mua hàng ngoại hoá gồm 1 tài chính, 1 kinh tế, 1 mặt trận hay UVKC địa phương (Cao Bằng), 94, 122 (Trung ương);] I:45, 64, 81 [sử dụng người Việt Nam Mới (Nhật), Bộ tài chính 7 người] I:83 [xuất cảng gỗ (Cao Bằng)]; I:84, 97 [mỏ Tĩnh Túc (Pia Ouac, Cao Bằng): vàng cốm, wolfram, thiếc (Lê Toàn Trung và Lưu Quang Hoà phụ trách khai mỏ vàng và thiếc); I:112 (Hoa thương); I:119, 153 (kẽm, galène, antimoine ở mỏ Bản Thi) [nơi đặt nhà in bạc]; I:236 (phái đoàn sang Tàu); I:331, 639-640 (Uranium). Năm 1947, có thể đổi 1 khẩu trung liên với 500 viên đạn bằng 4 cân Tây thuốc phiện; 1 khẩu súng tự động [automatic rifle] với 500 viên đạn bằng 2.5 cân Tây thuốc phiện; John T. McAlister, Jr., "Mountain Minorities and the Viet Minh: A Key to the Indochina War;" trong Peter Kunstadler (ed), Southeast Asian Tribes, Minorities and Nations (Princetion: Univ Press, 1967), pp. 821-822.
35. "Rapport sur l’évolution de la situation politico-religieuse à Phat Diem (28 Février 1951);" SHAT (Vincennes], 10H xxx [1039] (chưa giải mật); Quang Toàn & Nguyễn Hoài, Những hoạt động của bọn phản động đội lốt Thiên chúa giáo trong thời kỳ kháng chiến 1945-1954 (Hà Nội: NXB Khoa học, 1965), tr. 62.
36. Nguyễn Văn Tâm tự nhận chiêu hồi Hòa Hảo. Bình Xuyên của Lê Văn "Bảy" Viễn về hàng sau khi chính phủ trung ương lâm thời của Xuân thành lập năm 1948, được đặt dưới sự điều động của Thủ hiến Nam Việt Trần Văn Hữu.
37. Renmin ribao [Nhân Dân Nhật Báo = People's Daily, the CCP Central Committee's official mouthpiece] (Beijing), 19/1/1950. [Source: JGYLMZDWG, 1:238; translation from Shuguang Zhang and Jian Chen, eds., Chinese Communist Foreign Policy and the Cold War in Asia, 138.]
38. Liu gửi Văn phòng Nam TW Ðảng CSTH, 26/1/1950, & Liu gửi Mao, 30/1/1950, Liu nianpu, 2:241; dẫn trong Zhai, 2000:16; Hoan, 1987:328-329, 330; Giáp, CÐTVV, 2001:347-348; Idem., Ðường tới Ðiện Biên Phủ (Hà Nội: QÐND, 2001), tr. 13. [Trương Quảng Hoa, "Quyết sách," 2008:17-18) [30/1/1950: Idem., "Cố vấn QS," trong La Quí Ba et al., Ghi chép về việc đoàn cố vấn Quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp (Bắc Kinh: 2002), bản dịch tiếng Việt Trần Hữu Nghĩa và Dương Danh Dy (tài liệu nội bộ), 2008:218]
39. Document 24: Telegram, Mao Zedong and Zhou Enlai to Liu Shaoqi, 1 Feb 1950; JGYLMZDWG, 1:254; trans. from Shuguang Zhang and Jian Chen, eds., Chinese Communist Foreign Policy and the Cold War in Asia, 141-2]; "Nghị quyết của TVTW ngày 4/2/1950;" VKÐTT, 11:1950, 2001:222-4; "Chỉ thị ngày 9/2/1950;" Ibid., 2001:225-8.
40. RC 495, Box 154, File 531, p. 42; RC 495, Box 184, File 54, p. 106 and 36, pp. 175; Tran Van Hung, 2000, 8:54; Anatoli A. Sokolov, Quốc tế Cộng Sản và Việt Nam [Comintern and Viet-Nam], Ðào Tuấn dịch từ Nga ngữ (Hanoi: NXBCTQG, 1999), tr. 160, 162-163; "Biographie de Ho Chi Minh;" CAOM (Aix), 19 PA, carton 4, d. 62;
41. János Radványi, Delusion and Reality: Gambit, Hoaxes, & Diplomatic One-Upmanship in Vietnam (South Bend, Indiana: Gateway, 1978), tr. 20 [Thủ tướng Hungary Ferenc Munnich: HCM was a lucky man to have survived Stalin’s blood purges, while Borodin and his friends were liquidated one by one].
42. SHAT (Vincennes), 10H xxx; "Notice .. Janvier 1940", CAOM (Aix), 7F27.
43. Vu Ngu Chieu, "Social and Cultural Change in Vietnam Between 1940 and 1946;" Part II: "The End of An Era," chapt. 9; unpublished Ph.D. dissertation, Dec 1984, University of Wisconsin-Madison, Xem thêm CAOM [Aix], HCFI, CP 192; Phùng Thế Tài, Bác Hồ những kỷ niệm không quên (Hà Nội: QÐND, 2002), tr. 32, 33-34, 57-63, 82-87; Lê Tùng Sơn, 1978:110-112 [Mỹ thả 2 đợt, gần 80,000 truyền đơn của Việt Minh xuống Hà Nội, Huế và Việt Bắc]; René Defourneaux, "Secret Encounter with Ho Chi Minh;" Look (NY), 8/9/1966, tr. 32-33; Robert Sharplen, The Lost Revolution (NY: Harper & Row, 1965), tr. 30; Báo cáo ngày 22/8/1945, William J. Donovan gửi Byrnes; Bộ Quốc Phòng, US-Vietnam Relations, 1947-1967 (Washington, DC: GPO, 1971), Bk I, C 58-59, 67; The Pentagon Papers (Gravel), vol. I, pp. 17, 20, 50, 51; Lê Giản, "The Story of An Exile;" Vietnam Courrier, 1980:17-20; US Congress. Senate. Causes, Origins, and Lessons of the Vietnam War. Hearings before the Committee on Foreign Relations, 92nd Congress, 2nd Session, May 1972 (Washington: GPO, 1973), tr. 249; Charles Fenn, Ho Chi Minh: A Biographical Introduction (New York: 1973), 71-75, 76-7, 78, 81; Archimedes L. Patti, Why Viet-Nam? Prelude to America's Albatros (Berkeley, Cal.: Univ of California Press, 1980), tr. 29-30, 31, 46, 50, 51; S. Tonnesson, Vietnamese Revolution, 238, 337 (quoted USNA ngày 19/3/1945); Chính Ðạo, Hồ Chí Minh: Con người & huyền thoại (Houston: Văn Hóa, 1993,1997), II, 1993:356; David G. Marr, Vietnam 1945: The Quest for Power (Berkeley, Cal.: Univ. of California Press, 1995), tr. 227-229, 241, 282-285, 288-291, 304n33, 476-479, 482-490, 498-501, 538-539; Raymond P. Girard, "City Man Helped to Train Guerillas of Ho Chi Minh;" Evening Gazette (Worcester, MA), 14 & 15/5/1968; dẫn trong Marr, 1995:209n189;
44. Theo Tài liệu Ngũ Giác Ðài, HCM gửi cho Stalin hai lá thư vào tháng 2/1946, và Bộ Ngoại Giao VN cũng gửi cho Nga Sô, cùng ba cường quốc Bri-tên, Nga và Trung Hoa, một tài liệu khác giới thiệu thành tích của chính phủ VNDCCH; "Note to the Government of China, United States of America, Union of Socialist Sovietic Republic, and Great Britain;" US-Vietnam Relations, 1945-1967, Bk I, C-98-99, & Cable, from Landon for Moffat and Culbertson, no date [received on February 27, 1946]: HCM handed Landon two letters addressed to Truman, Cheng K’ai-sheik, Stalin và Attlee, yêu cầu yểm trợ tinh thần độc lập của VN, theo kiểu mẫu Philippines. Ibid. [US-Vietnam, 1945-1967], I, C-101. Giữa tháng 9 và tháng 10/1945, theo Igor Bukharkin, (conference 1996) Hồ gửi cho Stalin hai công điện xin viện trợ, nhưng không có hồi âm. (Zhai, 2000:13)
45. Amiral Thierry d’Argenlieu, Chronique d’Indochine, 1945-1947 (Paris: Albin Michel, 1985), tr. 168. [431-432: từ tháng 11/1945, HCM chứng tỏ sự bất an và trở nên biết điều [compréhensif] hơn. Họ chống lại Tàu]. [Sẽ dẫn: Chronique]; Zhai, 2000:13;
46. Vu Ngu Chieu, "Social and Cultural Change in Vietnam Between 1940 and 1946;" Part III: "Brutality of World Politics," chap. 11; unpublished Ph.D. dissertation, Dec 1984, University of Wisconsin-Madison,
47. France, Annales de l’Assemblée nationale [AAN] (Paris), 1947, p. 856, col 2; Fall, 1965:196 [March 14-18, 1947: Robert Schumann, MRP, moderate Catholic; Ramadier, Socialist]
48. János Radványi, Delusion and Reality: Gambit, Hoaxes, & Diplomatic One-Upmanship in Vietnam (South Bend, Indiana: Gateway, 1978), tr. 4-5,269n1. [Mùa Thu 1950, Thorez tuyên bố tại Tòa Ðại sứ Hungary rằng Stalin không tin tưởng Hồ, vì Hồ hợp tác quá lộ liễu với tình báo Bri-tên và OSS Mỹ, giải tán Ðảng CSÐD, không tham khảo ý kiến Stalin. Ðại biện Hungary tại Paris, Zoltán Szánto, người từng hoạt động với Comintern, tán đồng nhận xét của Thorez [Szanto thought that Thorez’s summation of Stalin’s attitudes and politics on Vietnam was entirely accurate]. [5] Năm 1952, Pierre Courtade, chủ biên L’Humanité, gọi Hồ là Tito của Viễn Ðông [editor of L’Humanité, described HCM as a nationalist Communist-the Tito of the Far East]. Ibid., 1978:20. Năm 1959, Vyacheslav M. Molotov cho rằng cả HCM và Phạm Văn Ðồng là những người cứng đầu, chỉ quan tâm đến Việt Nam, không lo cho Quốc tế Cộng Sản [Both HCM and Pham Van Dong were stubborn men, interested only on Vietnam, not international movement. (1978:20) Từ đầu thập niên 1930, nhóm Trần Phú-Hà Huy Tập đã đưa ra lập luận này.
49. FRUS, 1949, VII:67; L. Podkopayev, "Viet-Nam Fights for Independence;" New Times [Tân Thời Báo], số 16 (13/4/1949), tr. 11-13.
50. Nikita S. Khrushchev, Khrushchev Remembers, trans. and ed. by Strobe Talbott (Boston: 1970), tr. 482; Idem., Khrushchev Remembers: The Glanost Tapes (Boston: Little & Brown, 1990), tr. 154-156; Ilya V. Gaiduk, The Soviet Union and the Vietnam War (Chicago: I. R. Dee, 1996); Idem., Confronting Vietnam: The Soviet Policy toward the Indochinese Conflict, 1954-1963 (Wahington, DC: Woodrow Wilson Center Press, 2003); Zhai, 2000:226-227n34. [According to Khrushchev, Stalin was indifferent to Ho in Moscow].
51. Hoan, 1987:330; Radványi, 1978:4-5, 20, 269n1; Trương Quảng Hoa, "Quyết sách," trong La Quí Ba et al., Ghi chép về việc đoàn cố vấn Quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp (Bắc Kinh: 2002), bản dịch tiếng Việt Trần Hữu Nghĩa và Dương Danh Dy (tài liệu nội bộ), 2008:19-20; Idem., "Cố vấn QS," LQB, 2008:218] [Tháng 3/1953, đúng ngày Stalin chết, HCM tiết lộ với Vi Quốc Thanh lời dặn dò của "Người," vào tháng 11/1952, là không thể đứng giữa một đòn gánh, hoặc đứng về phía quần chúng, hoặc nhập phe phong kiến. (Vu Hoá Thẩm [Vương Chấn Hoa], "Vi Quốc Thanh," LQB, 2008:59]) Có lẽ vì thế từ tháng 1/1953, Hội nghị TW lần 4, khóa II, đã nghị quyết CCRÐ & chỉnh huấn chính trị QÐNDVN].
52. Zhai, 2000:16-17; Giáp, CÐTVV, 2001:331. Theo một tài liệu truyền khẩu TC, Stalin nói cách nào để giải thích về sự có mặt của Hồ tại Mat-scơ-va để ký hiệp ước, Hồ nửa đùa nửa thực: Stalin có thể cho Hồ lên phi cơ, bay vòng quanh Mat-scơ-va, rồi tổ chức lễ đón rước, v.. v.. Trương Quảng Hoa, "Quyết sách," trong La Quí Ba et al., Ghi chép về việc đoàn cố vấn Quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp (Bắc Kinh: 2002), bản dịch tiếng Việt Trần Hữu Nghĩa và Dương Danh Dy (tài liệu nội bộ), 2008:21.
53. Chen Jian, "China and the First Indo-China War, 1950-1954," The China Quarterly 132 (March 1993), p. 93 [85-110]; Trương Quảng Hoa, "Cố vấn QS," trong La Quí Ba et al., Ghi chép về việc đoàn cố vấn Quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp (Bắc Kinh: 2002), bản dịch tiếng Việt Trần Hữu Nghĩa và Dương Danh Dy (tài liệu nội bộ), 2008:218. Xem thêm Võ Nguyên Giáp, Ðường tới Ðiện Biên Phủ (Hà Nội: NXBQÐND, 2001), tr. 14. Giap, CDTVV, 2001:350-351]
54. Zhou gửi Hồ, 7/7/1950, Zhou nianpu, 1:53; Zhai 2000: 15, 17-18, 19; Hoan, 1987:325ff.; Hiến, 2004:II:380-1; La Quí Ba et al., Ghi chép về việc đoàn cố vấn quân sự TQ Việt Nam chống Pháp (Bắc Kinh: Nghiên Cứu Lịch Sử Ðảng, 2002), LQB, 2002:5-6) Nguyên bản đăng trong Tưởng Nhớ Mao Trạch Ðông [Lưu Thiếu Kỳ ?] (1993)

[Luo Guibo, "Shaoqi tongzhi paiwo chushi Yuenan" [Comrade Shaoqi sent me to Viet Nam], in He Jingxiu et al. (ed), Mian huai Liu Shaoqi [Recalling Liu Shaoqi] (Beijing: 1988), tr. 235; Idem., 1995: 152-153 [150-176]; dẫn trong Qiang Zhai, 2000:15. Luo Guibo, "Lishi de huigu: Zhongguo yuan Yue kangFa yu ZhongYue liangdang liangguo jishi" [Recalling History: A Factual Account of China’s Assistance to Vietnam against the French and Relations between the Two Parties and Two Countries of China and Vietnam], trong Fu Hao & Li Tongcheng (eds), Zhongguo waijiaoguan congshu: Kaiqi guomen-Waijiaoguan de fengcai [Chinese Diplomats Series: Opening the Gate of the Country-the Glory of Diplomats] (Beijing: 1995), tr. 152-153 [150-176]];
55. Igor Bukharkin, "Moscow and Ho Chi Minh, 1945-1969," 1996:3-7.
56. Hiến, 2004, II:340. 341, 444. 28/6/1950: HCM muốn lên chức Tổng Tư lệnh, Võ Nguyên Giáp xuống làm Phó Tổng Tư lệnh kiêm Tổng Tham Mưu Trưởng, Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm TC/CT. Trần Ðăng Ninh, Chủ nhiệm TC/Hậu Cần. (Thông tri ngày 28/6/1950; VKÐTT, 11, 2001:346-347) 10/7/1950 HCM tạm hoãn kiêm chức TTL/QÐ. Võ Nguyên Giáp tiếp tục làm TTL. [VKÐTT, 11, 2001:380-381] 9/7/1950: Hồ Tùng Mậu, Thanh tra chính phủ, báo cáo về tình trạng thiếu thóc ăn cho bộ đội; về việc thi hành luật Tổng động viên: thi hành, không giải thích. (Hiến, II, 2004:340) 10/7/1950: HCM bế mạc HÐCP. Cho lệnh "quân sự hóa" các cơ quan. (Hiến, 2004, II:341) Về Việt Nam, Mao đưa ra những giải pháp: Quân sự, giải phóng Trung du và các miền quan hệ về sản xuất. Tăng gia sản xuất và bớt 2% số người không sản xuất. TC giúp nuôi một số người (quân nhân, cán bộ, thiếu sinh). (Hiến, 2004, II:444)
57. Nhân Dân [ND], 11/3/1951; dẫn trong Hoàng Văn Hoan, Giọt nước trong bể cả (Bắc Kinh: 1987), tr. 357-8.
58. Ibid., 1987:369; [1982:35]; Qiang Zhai, China and the Vietnam Wars, 1950-1975 (Chaptel Hill: North Carolina Press, 2000), tr.18-42.
59. Văn Kiện Ðảng Toàn Tập [VKÐTT], vol 12:1950 (Hà Nội: 2001), tr. 495.
60. "Ðáp từ trong buổi lễ trình quốc thư của Ðại sứ Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa;" Nhân Dân, số 221 (4-6/9/1954); Hồ Chí Minh Toàn Tập [HCMTT], 7:1953-1955 (Hà Nội: NXBCTQG, 1996), tr. 343; Hoàng Văn Hoan, "Tuyển tập Hồ Chí Minh với tên phản bội Lê Duẩn;" Tin Việt Nam, số 21 (Tháng 11/1982), tr. 10-11 [1-40].
61. Lê Tắc, An Nam Chí Lược [ANCL], bản dịch Chen Ching Ho [Trần Kính Hòa] (Huế: Ðại học Huế, 1961), q. 5, tr. 102-103 [101-103]. [Duy Nhật Nam toái nhi chi bang, hình phục nhi tâm do vị hóa, tuy nhậm thổ tu phương chi cống, bất khuyết nhi vị tận kỳ thành, vấn tội hưng sư, cố đại bang chi chính lý. Tàng phong ti nhuệ, diệc tiểu quốc nhi ti tình. [101]KÐVSTGCM ghi là Tháng 10 Tân Mão [24/10-21/11/1291]. CM VIII:17; 1998, I:544. ÐVSKTT không ghi tháng, chỉ nói sứ Nguyên muốn thuyết phục Nhân Tông vào chầu. Năm sau, sai Nguyễn Ðại Phạp sang cáo từ là đang có tang. (ÐVSKTT, Bản kỷ, V, 1967, II:68). [Nguyên Vũ Vũ Ngự Chiêu, "Ðất đai Việt Nam bị Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc xâm chiếm;" Hợp Lưu Magazine (Fountain Valley, CA), No. 105 (5-6/2009), tr. 5-32]
62. Tin Việt Nam, số 41 (Tháng 7/1984), tr. 17. Xem thêm Hoàng Văn Hoan, Giọt Nước Trong Biển Cả (Bắc Kinh: 1987); Tin Việt Nam; Hoàng Văn Hoan, "Tuyển tập Hồ Chí Minh với tên phản bội Lê Duẩn;" Tin Việt Nam, số 21 (Tháng 11/1982), tr. 1-40.
63. Kissinger, 1979:1064.
64. Edgar Snow, Red Star Over China, 119; dẫn trong Stuart Schram, Mao Tse tung (NY: Penguin Books, 1966, 1977), tr. 23. Mao tôn sùng Sun Yatsen [Tôn Dật Tiên], K’ang Yuwei [Khang Hữu Vi] và Liang Qichao [Liang Ch’i Chao = Lương Khải Siêu], cùng tổ chức T’ung Meng hui của Sun. Albert Sarraut, tân Toàn quyền Ðông Dương, cũng từng được chứng kiến khí thế Ðại Hãn dài theo hành trình từ Paris tới Sài Gòn đáo nhậm nhiệm sở như Singapore-biểu lộ qua việc cắt bỏ mái tóc đuôi sam.
65. CHXHCNVN, Bộ Ngoại Giao, Sự Thật về Bang Giao Việt Trung (Hà Nội: 4/10/1979), tr. 11-12, 16-. [Sẽ dẫn: Sách Trắng]; Francois Joyaux, 1981:64. Nên ghi thêm là từ năm 1947, chính phủ Tưởng Giới Thạch cũng đã công bố bản đồ TH bao gồm những dấu chấm ở miền Nam, chờ ngày quân đội TH điền vào chỗ trống.
66. Sách Trắng, 1979:99-100. Xem thêm, Nhân Dân (Hà Nội), 25/3/1984, 3-5/5/1984 (Hồi ký Nguyễn Thành Lê); Trần Việt Dũng, "Lại một tên bồi bút không biết xấu hổ;" Việt Nam (Bắc Kinh), số 41 (tháng 7/1984), tr. 10-15. Nguyễn Thành Lê cũng nêu lên vấn đề Chu Ân Lai mời Ngô Ðình Luyện qua thăm Bắc Kinh, và lập tòa lãnh sự ở Bắc Kinh trong dạ tiệc ngày 22/7/1954. Ngô Ðình Luyện và Trần Văn Ðỗ đều xác nhận điều này với tác giả năm 1985 tại Paris.
Copyright © 2008 www.hopluu.net All Rights Reserved.
http://hopluu.net/default.aspx?LangID=38&tabId=464&ArticleID=968

Wednesday, October 1, 2014


HỒ NAM * TRẦN VĂN ÂN

TRẦN VĂN ÂN NHÀ BÁO KIÊT XUẤT SỐNG MỘT TRĂM NĂM

Trời phú tôi thương cảm
Thường sôi sục với mình
Viết chơi nhiều ít chữ
Phơi một người đa tình


TRẦN VĂN ÂN NHÀ BÁO KIÊT XUẤT SỐNG MỘT TRĂM NĂM


Trần Văn Ân sinh ngày 23 tháng chạp năm Nhâm Dần nhưng năm dương lich lai là tháng giêng năm 1902 thành ra ông nằm trong bụng mẹ xuốt năm Nhâm Dần do đó ông qua đời khi lưu vong tại Pháp vào tháng 9 nằm 2002 kể như ông đã trăm tuổi khi lìa cõi thế
Tràn Văn Ân sinh ra tại rạch Trà Cui huyện Thốt Nốt tỉnh Long Xuyên theo lời kể trong hồi ký của ông thì tuy cha là phú hộ nhưng mẹ ông lại giận tánh ‘’trăng hoa’’ của cha ông nên về với me sinh ra bà do đó ông ở nhà bà ngọai tại vùng xa xôi hẻo lánh .Tuy nhà bà ngọai có tiền nhưng lại ăn chay trường vì bà tu tại gia theo phái Minh Sư[Phât Gíao] nên ăn chay trường
Trần Văn Ân sống với ngọai nên cũng ăn chay trương và tụng kinh Phât cho tới bốn tuổi thì bà nôi Trần Văn Ân đem ông về nuôi bà nôi cũng ăn chay trương thành ra Trần Văn Ân lại tiếp tục ăn chay.Năm tuổi Trần Văn Ân được bác Hai đem về nuôi vì mẹ Trần Văn Ạn đã giận cha ‘’thí phát’’ vô chùa tu luôn ủy thác bà ngọai nuôi ông.Bác Hai của Trần Văn Ân cũng tu Phât và ăn chay nên mỗi ngày bác’’bới’’ cơm chay gồm cơm với chao hoăc tương hôt hay muôi ớt cho Trần Văn Ân đem theo ăn trưa sáng thì nắm xôi hay củ khoai lang luôc lót dạ,Tuy sống đạm bạc nhưng Trần Văn Ân mạnh như con trâu’’ cui’’ và học khá giòi.Bẩy tuổi Bác Hai dẫn Trần Văn Ân tới chùa Qủang Đức Tế qui y với pháp danh Quang Huy
11tuổi cha Trần Văn Ân và bác Hai quyết định với bất cứ giá nào cũng phải đưa Trần Văn Ân lện Saigon học trương Tây mà phải thứ trường’’bảnh’’ nhất xứ Đông Dương đó là trương’’bổn quôc’’ có tên là Chasseloup Laubat
Với tiền bạc đầy môt va li bác Hai của Trần Văn Ân đã dẫn cậu bé Trần Văn Ân 11 tuổi xuống tầu thủy rời Thốt Nốt lên Mỹ Tho rối sang xe lửa lên Saigon.Tới ga Saigon bác Hai và Trần Văn Ân lên xe kéo tới thẳng nhà của ông Tô Ngọc Chánh môt đồng hương hiện làm thư ký cho văn phòng luât sư Duval nhờ ông Chánh lo cho Trần Văn Ân vào hoc nội trú trương Chasseloup Laubat ở khu Tây chư không phải khu bản xư không kể gì tốn kém
Ông Chánh cười sòa nói dễ thôi nhưng hơi tốn đây,bác Hai mở va ly bạc trắng ra và trả lời gia đình sẵn sang miễn thằng nhỏ vô trương ‘’bổn quốc’’ học tại khu người Tây là đươc
Ông Tô Ngọc Chánh đã’’chạy’’ cho Trần Văn Ân vào học tại trương Chasseloup Laubat’’khu Âu Chậu[quartier Européen] đàng hòang nhưng chỉ học lớp ba thôi
Dù học lớp ba trường’’bổn quốc’’ nhưng cậu bé nhà quê Trần Văn Ân cũng phải gồng mình mới theo kịp bạn bè vì tiếng Tây trương’’bổn quôc’’ hòan tòan khác với tiếng Tây trương Thốt Nốt đã thế câu bé’’nhà quê Trần Văn Ân quen ăn chay’’dị ứng ‘’ với bơ sửa phó mát sô cô la thit cá nên ngày nào cũng làm môt bụng bánh mì với ‘’ma di’’ hoăc muối tiêu và rau sà lách
Tuy học trường’’bổn quôc’’ cưc như vây nhưng chỉ sáu tháng Trần Văn Ân đã hội nhập với thế giới học sinh trương bổn quôc khu Tây’’ rặc ‘’trở thành môt trong năm học sinh đứng đầu lớp.Lên trung học thì Trần Văn Ân không những học giỏi mà còn nổi tiếng nghĩa hiệp sẵn sàng giúp đỡ bạn bè khi bị bọn Tây con ỷ mạnh bắt nạt vì ở quê Trần Văn Ân có đươc bác Hai dạy cho chút võ nghệ
Năm 1923 Trần Văn Ân đậu bằng Brevet Elémentare với hạng ưu đươc chuyển thẳng lên học seconde thì đúng lúc cha của Trần Văn Ân cũng như bác Hai gặp khó khăn về tiền bạc Trần Văn Ân quyết định nghỉ học .Nghe tin Trần Văn Ân quyết định nghỉ học thầy Tullíe bạn thân với thống đốc Nam Kỳ tên Cognac đã xin ông Cognac cho Trần Văn Ân môt cái học bổng tòan phần nhưng Ttần Văn Ân chỉ nhận học bổng này có nửa năm thì bỏ học nhận kèm hai bạn hoc đi Tây du học với điều kiện đươc lo tiền tầu biển và lo chỗ ăn ở củng học phí miễn là luôn kèm cặp hai người bạn lắm tiền nhiều của nhưng đầu óc khá’’tối tăm’’.Thế là giữa nắm 1926 Trần Văn Ân cùng hai người hoc trò mà cũng là bạn hoc xuống tầu thủy đi Tây Bác Hai vét hết tiền chưa đươc trăm bạc cho cháu dằn túi
Sang Tây sau khi lo chỗ ăn ở tại Marseille Trần Văn Ân thi vào trương Cao Đẳng Công Nghệ ở Marseille và đậu khá cao.Khi ấy tại Aix-en-Provence có một tờ báo của sinh viên viết bằng tiếng Pháp cần phóng viên Trần Văn Ân đa ghi tên dự tuyển và trúng tuyển thế là Trần Văn Ân trở thành nhà báo sinh viên
Làm báo sinh viên Trần Văn Ân đã tham gia ban tổ chức Đai Hội Sinh Viên Tòan Đông Dương trên đất Pháp lần thứ nhất vào năm 1927.Kết quả của Đai Hôi này là bản tuyên bố của sinh viên tòan cõi Đông Dương đòi nhà cầm quyền Pháp phải trao trả Độc Lập cho các nuớc Pháp’’ bảo hộ ‘’ trên bán đảo Đông Dương.Mật thám Pháp khám phá ra tác gỉa cái bản tuyên bố của Tổng Hôi Sinh Viên Tòan cõi Đông Dương không ai khác hơn là đám sinh viên Việt Nam Trần Văn Ân Tạ Thu Thâu Trần Văn Thạch Phan Văn Hùm Hồ Hữu Tương.Thế là nhà cầm quyền Pháp ra tay’’trục xuất ‘’ các tác giả bản Tuyên bố của Tổng Hôi Sinh Viên Tòan Cõi Đông Dương về xứ
Bị trục xúat về nước tháng 10 năm 1928 Trần Văn Ân gặp luât sư Dương Văn Gíao và nhà nho Võ Oanh rủ ra báo liền nhận lới làm Tổng thư ký tòa sọan tờ’’cách nhât báo’’ Đuốc Nhà Nam
Nhờ làm Tổng Thư Ký tòa sọan’’cách nhật báo’’Đuốc Mjà Nam mà thảng năm 1929 Trần Văn Ân đươc mời tham dư đại hôi Quốc Dân Đảng Trung Quốc ở Nam Kinh vào tháng 3 năm 1929 và ờ lại Nam Kinh tới cuối năm mới về nươc
Về nươc Trần Văn Ận gặp lại bạn bè cũ từng làm báo Sinh Viên ở bên Tây thủa nào như Tạ Thu Thâu Phan Van Hùm Hồ Hữu Tương và quyết định cùng bạn bè phát động Phong Trào Đông Dương Dại Hôi một phong trào quần chúng đã lan rông khắp Đông Dưong làm người Pháp phải e ngại và tiếng tăm Trần Văn ÂnTa Thu Thâu Phan Văn Hùm Hồ Hữu Tường vang dôi
Chiến tranh thế giới lần thư nhì xẩy ra người Pháp gom tất cả những nhân sĩ yêu nươc ở Saigon lại kẻ bị dưa đi Côn Đảo người bị đầy đi Bà Rá,Trần Văn Ân bị đầy đi Bà Rá,Trong lúc Trần Văn Ân bị đầy đi Bà Rá thì bà vơ kế của Trần Văn Ân một người Hoa có giao thiệp với môt người Nhât là chủ hãng đóng tầu biển DainamKosi bà than thở chuyện chồng bị đi đầy ông chủ DainamKosi môt lãnh tụ Đảng Hắc Long của Nhât Bản đã bảo với bà Ân là ông sẽ tổ chức cho Trần Văn Ân vượt ngục và xuất ngọai đi lưu vong
Qủa nhiên Đảng Hắc Long đã tổ chưc cho Trần Văn Ân vươt ngục và đưa sang Singapore cùng nhà sử học Trần Trọng Kim nhưng sang Singapore với đàu óc nhậy bén của môt nhà báo Trân Văn Ân đã nói thẳng với người Nhât làNhât nên cầu hòa với Đông Minh nếu không sẽ bại trận nhục nhã đám quân phiệt Nhât bưc mình vì lời nói thẳng của Trần Văn Ân đã đưa Trần Văn Ân qua Nam Dương quần đảo may nhờ sự can thiệp của thủ tương Trần Trong Kim tháng tám năm 1945 người Nhât mới cho Trần Văn Ân về Saigon
Về Saigon Trần Văn Ân gặp lại người bạn cố tri là lụât sư Dương Văn Gíao mới ở Thai Lan về hai ngươi trao đổi và di tới thống nhất là phải đòan kết các lực lương không phân biêt chánh kiến kể cả thân Nhât đẽ chống sư trở lại của thưc dân Pháp và nhà báo Trần Văn Ân vôi vàng đến găp người bạn cũ là Hồ Văn Ngà hiện đương là Phó Khâm Sai của triều đình Huế ở Saigon trong khi luât sư Dương Văn Gíao huy động hai sư đòan hài ngọai quân ở Thái Lan về nươc
Lưc lương quôc gia kháng chiến có quân Cao Đài của đầu sư Trần Quang Vinh quân Hòa Hảo của Đức Thầy Hùynh Phú Sổ một sư đòan của Vũ Tam Anh môt sư đòan của Nguyễn Hòa Hiệp môt sư đòan của Hòang Cao Nhã và bô đôi An Diền của Đai Viêt thêm vào đó còn có hai chi đôi Bình Xuyên của Dương Văn Dương và Lê Văn Viễn
Thấy lưc lương quôc gia kháng chiên quá mạnh Trần Văn Giầu cho lệnh Hùynh Văn Nghê bắt cóc luât sư Dương Văn Gíao và ông Hồ Văn Ngà đem thủ tiêu
Trươc sư ra tay của Trần Văn Gìau nhà báo Trần VănÂn cố gắng xoay trở tình thê từ Xóm Củi qua với Lưc Lương Bình Xuyên rối liên lạc với Đức Thầy Hùynh Phú Sổ một măt chống Trần Văn Gìau mặt khác chống âm mưu lập chính phủ Nam Kỳ Quôc của thưc dân Pháp/Tương De La Toitr bực bôi trước việc làm của TRẦN Văn Ân đã tuyên chiến với nhà báo Trần Văn Ân khiến ông phải lưu vong sang Thái Lan để vận động cho giải pháp Bảo Đai và khi vua Bảo Đai chấp nhận về nươc làm quôc trưởng cử trung tương Nguyễn Văn Xuân làm thủ tương thì thủ tương Xuân nghĩ ngay tới Trần Văn Ân và ông nhận giữ bô Thông Tin đích thân vẽ lá cờ ba sọc đỏ làm quôc kỳ
Nhà báo Trần Văn Ân tham chính không lâu nhưng chính ông là người đặt nền móng cho những chính phủ quôc gia sau này
Nghỉ làm bộ trưởng Trần Văn Ân trở lai với nghề báo ông quyết đinh ra môt tờ báo ảnh lấy tên là Đọc Thấy ,Nghe nhà báo Trần Văn Ân ra báo ảnh đai sứ Mỹ tại Viêt Nam lúc bấy giờ rất tâm đắc mời nhà báo Trần Văn Ân tới và cho biết Phòng Thông Tin Mỹ ở Viêt Nam sẵn sàng đăt mua dài hạn ba nghìn sô mỗi kỳ và trả tiền trươc
Tờ Đoc Thấy đả là tờ báo ảnh đầu tiên ở Viêt Nam bán khá chạy nhưng Trần Văn Ân thấy báo ảnh không phổ cập bằng báo chữ nên đã đổi tơ Đoc Thấy thành tờ Đời Mới và mời nhà văn Hòang Trong Miên làm thư ký toa sọan riêng Trần Văn Ân làm chủ nhiệm kiêm chủ bút mỗi sô viêt bốn bài ký các bút hiêu Dương Văn Đưong Bất Hủ Văn Lang và Trần Văn Ân
Sau môt thời gian Trần Văn Ân thấy Hòang Trong Miên thân Cộng đã mời nhà báo Tế Xuyên tưc Léon Sanh tưc Hòang văn Tiếp con trai bà Cả Môc người nổ phát sùng đầu tiên của khởi nghĩa Yên Bái bắn nhà mộ phu Bazin tại Lò Đúc làm Tổng thư Ký tòa sọan và nhà văn Nguyễn Đưc Qùynh làm phu tá chủ bút
Cuôc đới làm báo của Trần Văn Ân nổi đình đám nhất là xuất bản tờ báo Đời Mới tờ báo có thể so sánh với tap chí Nam Phong của Pham Qùynh hay tùần báo Ngày Nay củaNhất Linh Nguyễn Tương Tam
Tiếc rằng nhà báo Trần Văn Ân vì nghĩa lớn đã cùng với Đức Hộ Pháp Pham CôngTắc lập Măt Trận Thống nhât tòan lực Quốc Gia và nhận làm Tổng Thư Ký Măt Trận Thống Nhất Tòan Lưc Quôc Gia mà phải đi đầy Côn Đảo nên tuần báo Đời Mới phải đình bảnTheo nhà báo Trần Văn Ân ông bị án tử hình mới thấy bạn bè năm châu bốn biển thương ông như thế nào và ở tù ông mới có dịp làm thơNgười sống có đưc nhu Trần Văn Ân bị án tử hình không chêt trở về còn hai lần làm bô trưởng đó là bộ trưởng bô Chiêu Hồi rồi bô trưởng Thông Tin và cuối cùng làm phu tá Tổng Thống kiêm cố vấn Phái Đòan VNCH tại hòa đàm Paris
Sau ngày 30 tháng tư năm 1975 nhà báo Trần Văn Ân đã bẩy mươi hai tuổi ông trở về vơi nghề báo và ông viết báo tiếng Viêt tiêng Pháp tiếng Hoa thêm hai mưoi tám năm nữa mới rời cõi thế
Nhà báo Trần Văn Ân cuối thế kỷ trươc có viêt thư cho kẻ viết những dòng này la đời ông có cái sung sương là đươc chứng kiến những tiên dóan của mình thành hiên thưc đó la tiên đóan sư tan rã của Liên Xô va khối Đông Âu
Theo Trần Văn Ân thì cuôc đời ông nhờ thủa bé ăn chay học Phật nên ông trải qua biết bao sóng gió vẩn sống vững vàng cái học ngòai đời đã quan trọng nhưng cái học trong kinh nhà Phật còn quan trọng hơn nhiều với đời sống của Trần Văn Ân
Hồ Nam
TRÍCH THƠ TRẦN VĂN ÂN
Tôi và làng thơ
Trời phú tôi thương cảm
Thường sôi sục với mình
Viết chơi nhiều ít chữ
Phơi một người đa tình
Cấm cố tử hình Côn Đảo
Trần Văn Ân
Tác giả: Hồ Nam
Theo: Văn Thơ Lạc Việt
Các tác phẩm khác của Hồ Nam

BS. TRẦN NGUYÊN PHIÊU * NHÂN CHỨNG



















Nguyễn Văn Trấn



Trần Văn Giàu

Khi quyển “Viết cho Mẹ và Quốc hội” của Ông Nguyễn Văn Trấn được nhà xuất bản Văn Nghệ cho ra mắt ở hải ngoại, rất nhiều bình luận gia đã góp ý phân tích về tài liệu này. Đây là một quyển sách đã gây nhiều chấn động ở trong nước và cả ở hải ngoại vì lần đầu tiên, vài chi tiết “thâm cung bí sử” trong sinh hoạt nội bộ của giới lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam được tác giả phơi bày trước công luận.

Ông Tôn Thất Thiện ở Canada là một trong những nhà bình luận thời sự có tiếng đã viết một bài ca ngợi việc làm của Ông Trấn. Ông Thiện có đề cập đến vài ý kiến dè dặt đối với lập trường của Ông Trấn và đã đề cao các sử liệu mà Ông Trấn đã trình bày. Một bình luận gia nổi tiếng khác, Ông Lâm Lễ Trinh, một nhân sĩ miền Nam từng giữ chức Tổng trưởng bộ Nội vụ thời chánh phủ Ngô Đình Diệm, đã gọi Ông Trấn dưới danh từ “hung thần Chợ Đệm,” một danh từ mà giới chánh trị miền Nam tham hiểu tình hình trong khoảng thời gian khởi đầu cuộc kháng chiến Nam bộ đã riêng tặng cho Ông Nguyễn văn Trấn.

Ông Trấn nay đã qua đời. Người viết bài này đã thực hiện tài liệu này từ lâu dưới tựa đề “Hiện tượng Nguyễn Văn Trấn” nhưng nhiều bạn thân đã đề nghị khoan cho ra mắt vì nhầm vào lúc Ông Trấn đang thực hiện báo chui “Người Sài Gòn,” một tờ báo đã từng làm nhức nhối giới cầm quyền trong nước. Phê bình Ông Trấn vào lúc đó là việc làm không ích lợi cho việc tranh đấu chung.

Trong quyển “Viết cho Mẹ và Quốc hội,” tác giả đã rất nhiều lần đề cập đến những bạc đãi mà người kháng chiến miền Nam đã phải đương đầu khi tập kết ra Bắc. Ông Trấn đã nêu lên trường hợp Ung Văn Khiêm, Bộ trưởng Ngoại giao Bắc Việt đã bị cho ra rìa vì một tuyên bố chung mà Ông Hồ Chí Minh đã ký với lãnh tụ cộng sản Tiệp Khắc Novotny. Lê Đức Thọ đã đổ trách nhiệm cho một mình Ung Văn Khiêm đã thảo văn thư mặc dầu nhiều người đã biết là ông Hồ Chí Minh đã có bút tích phê sự đồng ý trên dự thảo văn kiện này. Vì Lê Duẩn muốn bứng Ung Văn Khiêm ra khỏi bộ Ngoại giao nên Ung Văn Khiêm đã phải chịu mất chức để làm “dê tế thần.”

Ông Bùi Công Trừng đã từng có chân trong bộ Chính Trị, đã bị quản chế tại gia cho đến ngày chết. Dương Bạch Mai, có tiếng là thân Nga và chống đường lối thân Trung Quốc đã chết bất ngờ và mờ ám khi Chu Ân Lai sắp đến viếng thăm Hà Nội. Ông Mai đang dự cuộc họp Quốc Hội tại Nhà Hát Lớn Hà Nội đúng vào lúc ông đang sắp sửa đọc một diễn văn nảy lửa chống lại đường lối này. Diễn văn đã có sẵn trong túi áo nhưng trong giờ giải lao, ông đã đột tử khi chưa uống cạn ly bia của các đại biểu mời ông để mừng sinh nhật của ông vào ngày hôm sau.

Ông Trấn đã có ý muốn để Nam bộ cho người Nam trách nhiệm quản lý sau 1975, nhưng những người am tường chuyện cũ đã chua chát bảo nhau:

“Các ông đã ám hại bao nhiêu nhân tài miền Nam, còn đâu người để giúp các ông?”

Trong sách đã dẫn, Ông Trấn đã đề cập rất nhiều về sự góp công của ông trong những ngày bố trí khởi nghĩa ở Nam bộ. Ông không đả động gì về việc ông đã giúp Đảng Cộng sản Đệ tam thanh toán các nhà ái quốc đã từng cùng tranh đấu chống thực dân Pháp ở miền Nam. Ông đã làm việc đó để giúp đảng dành quyền độc tôn lãnh đạo. Ông không có một lời đề cập hay ân hận về các việc ông đã thi hành. Trái lại, nếu đọc kỹ những dòng ông viết, người hiểu chuyện có cảm tưởng là ông cố ý tự bào chữa việc ông làm vì những người ông thanh toán đã có lập trường đối nghịch với chủ trương của ông hay của Đảng của ông. Bàng bạc trong các đoạn văn, ông đã để rất nhiều thời giờ công kích lập trường của các đảng hay xu hướng đối phương khác, nhất là các người trong nhóm Đệ Tứ.

Thật ra, trong giới chánh trị thời Việt Nam Cộng Hòa, rất ít người biết đến ông Trấn. Ông chỉ được nhắc đến nhiều sau khi sách của ông đã được xuất bản ở hải ngoại. Trong giới đã từng tham gia tranh đấu ở miền Nam, ông Trấn đã được biết như là một cấp thừa hành được đảng tin cậy, một “thiên lôi” chỉ đâu đánh đó. Ông đã nhìn nhận chức vụ chánh thức của ông vào lúc khởi đầu là Giám đốc Quốc gia Tự vệ Cuộc.

Lúc Pháp chưa trở lại chiếm Sài Gòn, ngày 09-09-1945 người của Trần Văn Giàu là Lý Huê Vinh thuộc Quốc gia Tự vệ Cuộc, đã bao vây trụ sở Việt Nam Độc lập Vận động Hội để bắt Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo, Huỳnh Phú Sổ ở biệt thự đường Miche (tức Đường Phùng Khắc Khoan). Ông Huỳnh Phú Sổ đã thoát, nhờ sang được một nhà bên cạnh. Quốc gia Tự vệ Cuộc với sự trợ giúp của Mai Văn Bộ, đã dàn cảnh để bêu xấu Ông Huỳnh Phú Sổ bằng cách ngụy tạo chưng bày một rương đầy hình ảnh phụ nữ khỏa thân mà họ phao vu là đã bắt gặp trong khi lục soát nhà.

Trong đêm 23 tháng 9 năm 1945, ngày lịch sử mở màng cuộc Kháng chiến Cách mạng Mùa Thu ở Nam bộ, người bị giết đầu tiên, thây phơi trên đường Albert 1er ( Đường Đinh Tiên Hoàng) là ông Lê Văn Vững, bí thư vùng Sài Gòn-Chợ Lớn của nhóm Tranh Đấu và cũng là người phụ trách phát hành lại báo Tranh Đấu. Như vậy người Việt Nam đầu tiên đã bỏ mình trong cuộc Kháng chiến chống Pháp không do thực dân giết mà lại do Tự vệ Cuộc miền Nam thanh toán. Bà vợ của ông Vững đã tận tụy suốt đời nuôi con và mở một tiệm bán bánh mức trên đường Đinh Tiên Hoàng, gần góc đường Hiền Vương. Tiệm trương bảng màu vàng đề tên Lê Văn Vững chữ đỏ, để kỷ niệm người chồng vắn số. Một người con của ông Vững là Tiến sĩ Lê Tuấn Anh về sau đã học thành tài và có lần giữ chức Tổng trưởng Canh nông thời chánh phủ Trần Thiện Khiêm.

Vài ngày sau 23 tháng 09, 1945 nhà giáo Nguyễn Thi Lợi phụ trách báo Tranh Đấu cũng bị thủ tiêu ở Cần Giuộc, Chợ Lớn. Cuộc khủng bố trắng, săn bắt, ám sát các nhân sĩ ái quốc có uy tín nhưng không thuộc Đảng Cộng sản từ đó đã xảy ra hằng ngày, bắt đầu từ Bùi Quang Chiêu đến Hồ Văn Ngà, Trần Quang Vinh, Luật sư Hồ Vĩnh Ký và vợ là Bác sĩ Nguyễn Thị Sương (nguyên Thủ lãnh Phụ Nữ Tiền Phong)v.v... Nhà viết báo và cách mạng danh tiếng trong thời kỳ “Đông dương Đại hội,” Diệp Văn Kỳ, khi biết rõ ý đồ của Trần Văn Giàu, đã lánh mặt, mặc áo tu lên ở Tha La Xóm Đạo (Trảng Bàng) cũng bị bắt và sát hại trong đêm.

Một nhân tài có tiếng tăm khác bị thanh toán là Luật sư Dương Văn Giáo. Cái chết của ông Giáo có thể có liên can một phần nào đến cấp chỉ huy trực tiếp của ông Trấn, tức ông Trần Văn Giàu, Chủ tịch Ủy ban Hành chánh Nam bộ. Số là trước khi Nhật đảo chánh Pháp ngày 09 tháng 03 năm 1945, ông Trần Văn Giàu cũng như một số lớn các nhà cách mạng khác, đã bị Pháp cầm tù ở Trại Tà Lài (Bà Rá). Có thể vì nhu cầu chánh trị, để chống phá quân đội Nhật, giới cầm quyền Pháp ở VN đã nhận chỉ thị từ Pháp dàn cảnh để ông Trần Văn Giàu vượt ngục Tà Lài để ra ngoài hoạt động chống Nhật. Khi Nhật đảo chánh Pháp, trong các hồ sơ mật được giữ trong văn khố Sở Mật thám ở Catinat, văn kiện này được người Nhật tìm ra và ông Huỳnh Văn Phương là người được Chánh phủ Trần Trọng Kim cho phụ trách cơ sở bót Catinat đã có tài liệu về việc Trần Văn Giàu gặp gỡ với trùm mật thám Arnoux của Pháp. Trong một phiên họp của Mặt trận Quốc gia Thống Nhất ở nhà vợ chồng bác sĩ Hồ Vĩnh Ký, đường Phan Đình Phùng, ông Dương Văn Giáo lúc đó từ Thái Lan về, đã rút từ cập da ra tài liệu này cho các người hiện diện xem. Sau khi thảo luận, chính ông Giáo là người đề nghị không công bố tài liệu này để không làm mất uy tín ông Trần Văn Giàu để Mặt trận Việt Minh có thể lãnh đạo hữu hiệu việc chống Pháp lúc đó đang lâm le chiếm trở lại miền Nam. Quyết định sau cùng của buổi hội là giao cho Dương Văn Giáo đến gặp Trần Văn Giàu đặt vấn đề cải tổ Lâm Ủy Hành Chánh.

Khi Pháp, với sự thỏa thuận của quân đội Anh đang chiếm đóng, làm chủ được Sài Gòn nhưng còn bị bao vây trong thành phố, Dương Văn Giáo đã bị vu cáo là Việt gian và bị xử tử ở Cầu Bến Phân (Gia Định). Phần đông những người hiện diện trong buổi hội lịch sử kể trên như luật sư Hồ Vĩnh Ký và vợ là bà bác sĩ Nguyễn Thị Sương, Huỳnh Văn Phương, Hồ Văn Ngà, Huỳnh Phú Sổ, Lê Kim Tỵ... sau đó đã lần lượt bị giết chỉ trừ Vũ Tam Anh (sau bị Mật vụ chế độ Ngô Đình Diệm giết) và Nguyễn Văn Hướng.

Những người đã bị thủ tiêu không những phần nhiều đã hoạt động chung quanh vùng Sài Gòn, Chợ Lớn mà còn cả nhiều người ở các tỉnh xa ở miền Nam. Danh sách những người này như đã được ghi nhận từ lâu, chỉ chờ có cơ hội là được đem ra thi hành. Ông Trịnh Hưng Ngẫu (người được giới tranh đấu ở Nam biết tiếng không phải chỉ vì ông đã chế biến cho các xe chuyên chở sử dụng lò đốt than gọi là gasogen để thay thế xăng khan hiếm vào thời đó, mà do thành tích ông đã đá vô mông một cò Pháp nhân một cuộc bảo vệ ông Bùi Quang Chiêu từ Bến Nhà Rồng, Khánh Hội về tới nhà ở Phú Nhuận) đã cho biết là trong một cuộc gặp gỡ Trần Văn Giàu ở Thái Lan, ông Giàu đã khoe là ông có danh sách hơn 200 người cần thủ tiêu nhưng chưa thi hành kịp (!).

Một số đông những người này đã bị Tự vệ Cuộc của ông Trấn bắt giam trước khi Lâm Ủy Hành Chánh của Trần Văn Giàu rút khỏi Sài Gòn đi về miệt Tân An. Ông Trấn đã có đề cập đến việc này trong sách của ông (Xem trang 136) với lời khen (!) “Pháp cho nhảy dù xuống Hội đồng Sâm để giải thoát cho tù nhân mà ta giam ở đó. Có cái tốt là tù nhân không chạy theo Tây.” Tù nhân (!) được giao cho Phạm Hùng đem vào kinh Xáng và đi luôn xuống Cà Mau. Một số những người bị giam nầy đã thoát chết khi được ông Nguyễn Hòa Hiệp, chỉ huy trưởng của Đệ tam Sư đoàn, bắt buộc Tự vệ cuộc phải trả lại tự do, nhân lúc Sư đoàn này rút lui về Hậu giang. Người may mắn trong trường hợp này là ông Ngô Văn đã kể lại chuyện trong quyển “VIET-NAM, 1920-1945, révolution et contre-révolution sous la domination coloniale” xuất bản ở Pháp.

Riêng trường hợp ông Hồ Văn Ngà thì bị giết “nguội” về sau, khi ông bị giam ở Kim Quy, Đá Bạc, Rạch Giá. Cùng bị giam với Hồ Văn Ngà có ông Trần Quang Vinh, một nhân sĩ Cao Đài danh tiếng. Ông Nguyễn Thành Phương và Vũ Tam Anh đã tổ chức phá khám để giải thoát hai ông Vinh và Ngà nhưng chỉ cứu được Trần Quang Vinh. Hồ Văn Ngà hôm đó được một cán bộ giữ khám là học trò cũ mời về nhà dùng cơm! Ông Ngà sau đó bị giết ở Hòn Đá Bạc. Người viết bài đã có những phút vô cùng cảm động khi nghe ông Ngà đọc diễn văn nhân cuộc tập hợp lớn, ngày18-03-1945, mừng nước nhà thoát được ách thực dân Pháp, tổ chức ở Vườn Ông Thượng (lúc ấy còn gọi là vườn Bồ Rô) sau ngày 09-03-1945, ngày Nhật đảo chánh Pháp. Tờ truyền đơn của buổi tập hợp in màu đỏ đã được người viết trân trọng giữ nhưng sau đó đã được người nhà đốt khi Pháp trở lại chiếm Nam Bộ. Ông Hồ Văn Ngà đã nói với những người giết ông:

“Giết thì cứ giết nhưng đừng kêu qua là Việt gian.”

Những tội ác mà ông Nguyễn Văn Trấn cũng như những người khác như Nguyễn Văn Tây, Kiều Đắc Thắng, Kiều Tấn Lập, Cao Đăng Chiếm... đã thi hành, xét cho kỷ, chỉ là việc làm của cấp thừa hành. Trách nhiệm là do chủ trương của cấp chỉ huy. Những gương mặt nổi vào thời bấy giờ là Trần Văn Giàu ở miền Tiền giang, Hậu giang và Dương Bạch Mai ở miền Đông Nam bộ. Nhưng đứng sau lưng Trần Văn Giàu, những nhân vật có thực quyền là các cấp xứ ủy được gởi vào từ Hà Nội sau ngày 02-09-1945 như Hoàng Quốc Việt, đại biểu của Trung Ương Đảng hoặc Cao Hồng Lãnh, đại biểu Tổng bộ Việt minh, để đưa chỉ thị cho Trần Văn Giàu.
Dương Bạch Mai và Trần Văn Giàu là hai nhân vật công khai trong cuộc Cách Mạng Tháng Tám được nhân dân Nam bộ biết tiếng nhưng tên tuổi hai ông lại không thấy được ghi chép trong cuốn « Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam »! Cuộc lãnh đạo thật sự là do các ông Hoàng Quốc Việt được ông Hồ Chí Minh phái vào Nam và các ông Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng như đã được ghi trong cuộc họp Xứ Ủy Nam bộ ở Cây Mai (Chợ Lớn) ngày 23-09-1945 và cuộc họp Xứ Ủy Mở Rộng ở Thiên Hộ (Mỹ Tho) ngày 25-10-1945 để đối phó với sự tấn công của Pháp.

Chủ trương và trách nhiệm thủ tiêu các phần tử ái quốc ngoài Đảng ở miền Nam, để đảng Cộng sản VN được độc quyền lãnh đạo phải được quy cho các thành phần kể trên. Chúng ta cũng có thể đi lần lên cao hơn nữa cho đến cấp Trung Ương ở Bắc bộ như Hồ Chí Minh và Trường Chinh. Việc này không phải chỉ là một ước đoán, nhất là khi quyết định này liên quan đến các đảng viên thuộc Đệ Tứ bị thủ tiêu vì các đảng viên cộng sản Việt Nam đã từng được huấn luyện theo chiều hướng đó:

Kể từ năm 1937, khi Stalin chủ trương phải tiêu diệt nhóm của Trostky(Báo Pravda ngày 14-02-1937) , chỉ thị này đã được các đảng viên cộng sản Đệ tam tuân hành triệt để. Năm 1939 ông Hồ Chí Minh đã viết ba bức thư từ Trung Quốc gởi về cho đảng viên trong xứ mà nội dung, từ ngữ giống như hệt bài báo năm 1937 của Stalin (Xem: Hồ Chí Minh Toàn Tập, tập 3, trang 97 và ba bức thư tiếng Pháp, ký tên là Line, đăng trong tờ báo Notre Voix, số tháng Sáu và tháng Bảy năm 1939). Đối với một người vốn đã hấp thụ văn hóa Đông phương Khổng, Mạnh như ông Hồ Chí Minh, ngôn từ quá thô được sử dụng trong ba văn kiện kể trên quả là một bất ngờ khó hiểu được, ngoại trừ phải được coi như là một ngôn ngữ dịch từ các bản văn của Stalin.

Trong cuốn Lịch Sử Đảng Cộng sản Việt Nam có đầy rẫy những loại chứng cớ bịa đặt để chứng minh việc khủng bố và bắt bớ nhóm các chiến sĩ Đệ Tứ trong đó có Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Phan Văn Chánh, Nguyễn Văn Số, Phan Văn Hoa (em của Hùm), Trần Văn Sĩ... để bị thủ tiêu tập thể. Tài liệu đã nói là các đảng viên này “lúc đó đang lẩn trốn” trong vùng Dĩ An. Những người “viết sử” Đảng hằng chục năm sau vẫn còn cố ý mạ lỵ những anh hùng đã chết. Sự thật trái lại đã cho biết là khi Pháp tái chiếm Sài Gòn, nhóm Đệ Tứ đã thành lập các toán võ trang chống thực dân. Khi bộ phận của Trần văn Giàu kéo ra khỏi Sài Gòn đi về hướng Bình Chánh, Tân An... thì một nhóm võ trang Đệ Tứ đã về tập trung và lập bản doanh ở vùng Suối Xuân Trường (Thủ Đức). Bộ đội của Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai thay vì lo đánh Pháp lại tìm cách bao vây giải giới nhóm này với chủ trương để thống nhất bộ đội võ trang. Nhiều người trong nhóm võ trang đã không đồng ý cho giải giới, nhưng nhiều người khác lại không muốn có chuyện đổ máu giữa người Việt với nhau. Cuối cùng 64 người trên 68 có mặt hôm ấy bỏ thăm chịu ở lại, chấp thuận chịu cho giải giới. Những liệt sĩ này không ngờ là họ đã tự trói tay để sau này bị giết tập thể ở Sông Lòng Sông (Phan Thiết).

Một trường hợp được biết nhiều nhất là cái chết của nhà cách mạng nổi danh ở miền Nam là ông Tạ Thu Thâu. Đối với các bạn trẻ hiện nay, tưởng nên nhắc lại cho rõ là Tạ Thu Thâu từng du học ở Pháp, đã hoạt động chánh trị lúc ở Pháp cũng như sau khi bị trục xuất về VN vì ông đã đứng ra tổ chức một cuộc biểu tình hơn 200 người ở Paris, trước Điện Elysée (Dinh Tổng Thống Pháp), phản đối việc án xử tử 13 chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Yên Báy. Trong số 19 người cùng bị trục xuất về nước ngày 24-6-1930 trên tàu Athos II ở cảng Marseille có Tạ Thu Thâu, Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Tạo, Huỳnh Văn Phương, Hồ Văn Ngà, Lê Bá Cang, Phan Văn Chánh v.v…

Về đến Việt Nam, Tạ Thu Thâu đã cùng với những nhà cách mạng thuộc nhóm Đệ Tứ và Đệ Tam cho ra tờ báo Tranh Đấu (La Lutte) làm diễn đàn công khai chống thực dân Pháp. Trước khi xảy ra cuộc Cách mạng Mùa thu, ông đang tham dự công tác ở miền Bắc. Trên đường trở về Nam, khi đi ngang Quảng Ngãi ông đã bị bắt, ngày 18 tháng 8 năm 1945, bị giam ở đình Xuân Phổ và sau đó bị giết ở Cánh đồng Dương, bờ biển Mỹ Khê.

Tưởng cũng nên nhắc đến một sự kiện là vào thời buổi nầy hai nhân vật là Hoàng Quốc Việt, đại biểu Trung Ương và Cao hồng Lãnh, đại biểu Tổng bộ Việt Minh cũng được ông Hồ Chí Minh gởi vào Nam để mang các chỉ thị của đảng. Các đại diện này lên đường ngày 27 tháng 8, 1945 khi được tin Trần Văn Giàu “cướp chánh quyền” ở miền Nam, trong khi Tạ Thu Thâu đã bị bắt ở Quảng Ngải. Phái đoàn được của Hoàng Quốc Việt được cấp tốc phải vào Nam để “thống nhất Đảng bộ Nam bộ” nên chỉ dừng chân ngắn ở Huế và Quảng Ngải, Nha Trang, Phan Thiết. Việc này chứng tỏ chắc chắn là họ biết rõ (hay để đưa chủ trương của Hà Nội?) về việc Tạ Thu Thâu bị giam cầm khi họ đến Quảng Ngãi (Xem:Từ Đất Tiền Giang, Hồi ký của Nguyễn Thị Thập, trang 281- 285, Nhà xuất bản Văn Nghệ, thành phố Hồ Chí Minh, 1986). Ông Thâu không bị giết ngay mà còn qua một phen xét xử. Vào lúc đó đường dây điện thoại liên lạc với Hà Nội vẫn còn. Hôm sau, khi ông Thâu chết, đã có ký giả hỏi ông Hồ Chí Minh ở Hà Nội về việc này thì ông có trả lời là địa phương đã “giết lầm một người ái quốc.”

Năm 1946, khi được nhà văn Daniel Guérin ở Paris gạn hỏi về cái chết của Tạ Thu Thâu, ông Hồ chí Minh cũng tuyên bố:
“Tạ thu Thâu là người yêu nước tầm cỡ lớn. Tôi khóc cái chết của ông »
(Ce fut un grand patriote, nous le pleurons).
(Xem: Au Service Des Colonisés của Daniel Guérin, Éditions de Minuit, Paris)

Những ai đã từng biết rõ lề lối làm việc của các đảng viên Cộng sản ắt cũng biết là những quyết định hệ trọng bao giờ họ cũng phải tham khảo cấp trên. Như vậy quyết định thủ tiêu ông Tạ Thu Thâu không thể định đoạt do Từ Ty, một bí thư đảng và chủ tịch một vùng nhỏ như Tư Nghĩa. Chỉ thị quan trọng này chắc chắn phải do cấp xứ ủy Hoàng Quốc Việt hay do cấp cao hơn nữa ở Bắc bộ phủ chỉ thị cho Từ Ty!

Năm 1989, ông Trần Văn Giàu có dịp qua thăm Paris. Nhiều nhà cách mạng và các sử gia có một buổi gặp gỡ ông Trần Văn Giàu để tìm hiểu về các diễn biến khi ông Giàu tổ chức dành chánh quyền ở Nam bộ. Khi được hỏi về cái chết của ông Thâu, thì Trần Văn Giàu cho biết việc đã xảy ra không phải thuộc địa phương ông phụ trách. Ông cũng cho biết Tạ Thu Thâu đã từng là ân nhân đã giúp phương tiện cho ông sang Pháp nên chắc chắn là ông không có làm việc đó. Cụ Trần Văn Ân năm nay trên 96 tuổi hiện ở Rennes (Pháp) vẫn thường hay nhắc là ngày trước Tạ Thu Thâu vẫn coi Giàu như em út, mỗi lần đi Toulouse đều kiếm sách vở hay, đem cho Giàu và nâng đỡ Giàu trên đường học vấn.

Khi ông Giàu sang Pháp vào tháng 10, năm 1989 cũng nhằm lúc có hơn 100 nhân sĩ nổi tiếng ở Pháp và thế giới về sử học, văn học, nhân quyền đã đồng ký tên trong một bản kêu gọi phục hồi danh dự cho các ông Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch, Nguyễn Văn Số, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh, Huỳnh Văn Phương. Ông Giàu có hứa là khi trở về Việt Nam ông sẽ “rửa tiếng cho Tạ Thu Thâu, nếu Đảng Cộng Sản Việt Nam không chịu rửa tiếng.”

Riêng khi hỏi về các vụ thủ tiêu các nhà cách mạng khác như Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Phan Văn Số... hay Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ ở Nam bộ là vùng ông Giàu trực tiếp trách nhiệm thì ông đã tỏ ra rất lúng túng (Việc họp này vào ngày 17-10-1989 đã được quay phim, thu băng và còn được lưu giữ).

Việc thủ tiêu Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ, có thể quả quyết là ông Trần Văn Giàu không có phần trách nhiệm vì đã xảy ra vào ngày 16-04-1947, sau khi ông Giàu được gọi về Bắc và không được cho trở về Nam tiếp tục công tác. Việc nhúng tay vào tội ác giết giáo chủ Hòa Hảo đã được các nhân chứng nhìn nhận vai trò của Tự vệ Cuộc của ông Nguyễn Văn Trấn. Ông Huỳnh Phú Sổ lúc đó đang giữ chức vụ Ủy viên đặc biệt của Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam bộ từ chiến khu miền Đông trở về miền Tây theo lời mời của Trần Văn Nguyên, Ủy viên Quân sự và Thanh tra Chánh trị miền Tây của Việt Minh. Đây là một sấp xếp để Trần Văn Nguyên và Bửu Vinh đưa ông Huỳnh phú Sổ đến Đốc Vàng Hạ, thuộc thôn Tân Phú để ám hại. Đến tối, chính tám nhân viên thuộc Tự vệ cuộc đã tràn vào đâm bốn bảo vệ quân của Đức Thầy. Một người, là Phan Văn Tỷ đã né tránh được, thoát ra ngoài và bắn tiểu liên để báo động (Xem “Phật Giáo Hòa Hảo” của Nguyễn Long Thành Nam, trang 432).

Những bí ẩn về các sự kiện lịch sử kể trên chưa từng được những người trực tiếp can dự nêu ra ánh sáng mặc dầu đã xảy ra cách đây gần 50 năm. Ông Nguyễn Văn Trấn có đề cập đến một vài sử liệu nhưng các việc này phần nhiều liên can đến các việc xảy ra ở Hà Nội. Những chuyện ở miền Nam thường chỉ được ông nói phớt qua. Những nhân vật am tường về các sự việc xảy ra trong những năm tháng đầu của cuộc kháng chiến nay đã lần lượt ra đi kể từ Dương Bạch Mai, Hoàng Quốc Việt, đến Nguyễn Văn Trấnv.v… Nay chỉ còn Trần Văn Giàu, Hà Huy Giáp... là những nhân chúng cuối cùng, mà lại là nhân chứng biết rất nhiều sử liệu. Ông Giàu lại cũng là người được các giới trí thức trẻ hiện nay biết đến nhiều như một sử gia. Với tư cách sử gia chắc ông Giàu hẳn biết là các việc gọi là bí mật lịch sử, sớm muộn gì cũng sẽ được phơi bày ra ánh sáng. Chẳng hạn chuyện xảy ra vào thời nội chiến Tây Ban Nha (1936-1939) liên can đến cái chết của của Andres Nin, lãnh tụ của đảng POUM (Parti Ouvrier d'unification Marxiste).

Andres Nin nguyên là Bộ trưởng Tư pháp của Cộng Hòa Catalogne và có quen biết nhiều với Trostky. Nhóm phóng viên đài truyền hình TV-3 Catalane đã tìm được trong kho tài liệu của Mật vụ NKVD (tiền thân của KGB), là nhân viên Alexandrov Orlov được chỉ thị từ Stalin phải cùng với hai đảng viên cộng sản Tây Ban Nha tìm cơ hội bắt cóc, tra tấn và ám sát Nin (Xem: báo Le Monde, ngày 12 -11-1992). Việc này đã xảy ra ba năm trước khi Trostky cũng bị Mật vụ Stalin ám sát ở Mễ Tây Cơ.

Một ngày nào đó, biết đâu các giới sử gia VN lại cũng sẽ có dịp khảo cứu kho tài liệu lưu trữ của Mật vụ KBG ở Nga và sẽ phát giác được các tài liệu liên quan về Việt Nam trong thời điểm sau cách mạng 1945. Kinh nghiệm đã cho biết là các đảng cộng sản chư hầu Nga, làm việc gì theo chỉ thị của Stalin, đều phải có các báo cáo chi tiết.

Ông Trần Văn Giàu đã có hứa lúc ông thăm viếng Paris mùa hè năm 1989, là ông sẽ tìm cách phục hồi danh dự cho Tạ Thu Thâu. Ở Paris, năm 1946, trong cuộc hội kiến với nhà văn Daniel Guérin là bạn cũ của Tạ Thu Thâu, ông Hồ Chí Minh đã nhìn nhận rằng ông Thâu là một người yêu nước đã bị giết nhầm. Như vậy việc phục hồi danh dự cho ông Thâu là một việc có thể làm được nhưng cho tới nay việc ấy chưa thấy được thực hiện. Nhiều anh em trong giới từng tranh đấu trong quá khứ đã không coi việc này là quan trọng. Họ còn tỏ ra bất bình khi nghe đề cập đến việc này. Họ thường nói: “Những người từng vấy máu anh em cách mạng không có tư cách gì để nói đến chuyện phục hồi danh dự.”

Riêng trường hợp ông Tạ Thu Thâu, người viết bài này vẫn còn mong ông Trần Văn Giàu còn có thể làm việc ấy vì tin rằng ông Giàu không trực tiếp nhúng tay làm việc đó. Khi còn là sinh viên ở Pháp vào khoảng 1950, người viết bài có biết một phụ nữ đảng viên Cộng sản, chủ một quán ăn ở số 6, đường Jules Chalande, gần Place du Capitole và Đại học Luật khoa ở Toulouse, miền Nam nước Pháp. Bà đã biết hầu hết các nhà cách mạng Việt Nam từng du học hoặc thường ghé qua Toulouse như Trần Văn Thạch, Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Trần Văn Giàu v.v... Quán ăn của bà tên “Le Coq Hardi” (Quán này nay vẫn còn, nhưng đã đổi chủ) và sinh viên chúng tôi dịch đùa là quán “Con gà trống dạn dĩ.” Khi chúng tôi cho bà hay là Trần Văn Giàu về Việt Nam đã thủ tiêu Tạ Thu Thâu, bà chủ quán này đã thốt lên:

“Chắc là chuyện không thể xảy ra, Thâu coi Giàu như em út của y.”
(C'est impossible, Thâu l'aimait comme son petit frère ) .

Nhưng còn các sự việc xảy ra ở miền Nam là vùng trách nhiệm của ông Trần Văn Giàu? Rất nhiều người đã chờ đợi nhưng chưa bao giờ được nghe ông thố lộ hay tiếc thương một việc gì cả. Năm 1977, nhân dịp kỷ niệm tù nhân ở Côn Đảo, ông Lê Duẩn đã đọc diễn văn: “Kính chào các chiến sĩ cộng sản, quốc gia và Trốt kýt, đã bỏ mình hoặc bị giam cầm ở nơi này” (Theo thơ của sử gia Pháp, Daniel Hémery, trả lời nhà ngôn ngữ học danh tiếng Mỹ, Noam Chomsky, ngày 05, tháng 5,năm 1978, đăng trên tạp chí Critique Communiste số 18 và 19, xuất bản tại Paris ). Ông Giàu là người dạy sử chưa hề thấy phát biểu một câu tương tự để ít nhất phục hồi danh dự một phần nào cho các chiến sĩ quốc gia hay Trốt kýt đã bị Đảng ông vu cáo và giết hại!

Hay là ông vẫn chủ trương theo đường lối Đảng là vẫn giấu giếm trách nhiệm và các lỗi lầm, không nhìn nhận là đã chưa làm việc gì sai trái hoặc cứ im hơi lặng tiếng để thời gian xóa dần các dĩ vãng. Kinh nghiệm lịch sử thế giới đã chứng minh trái lại chủ trương sai lầm trên. Sớm muộn gì thì nhân dân Việt Nam cũng sẽ nhìn thấy sự thật, buộc Đảng Cộng sản Việt Nam phải công nhận trách nhiệm mà họ đang còn lẩn tránh.

Khi chiếm được miền Nam, theo chỉ thị Đảng các tên đường như Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Hồ Văn Ngà, Trần Văn Thạch... đã được đổi thành tên khác. Sự nhỏ nhen của đảng viên Cộng sản VN đối với những người đã chết còn được chứng minh trong trường hợp thi sĩ nổi tiếng Bích Khê (Lê Quang Lương) mất năm 1946 vì bịnh. Dân chúng Quảng Ngãi đã vinh danh ông và đặt tên Bích Khê cho con đường dẫn từ bến xe đò ra khỏi thành phố về hướng Đông, nhưng đường này chưa hề được nhà cầm quyền hiện tại chấp nhận chánh thức. Năm 1991, gia đình thi sĩ Bích Khê xin dời mộ ông từ một bãi đất hoang về làng ở Thu xà (Tư Nghĩa) nhưng chánh quyền không chấp thuận với lý do là Bích Khê đã mất vì bịnh lao, xương cốt sẽ làm ô nhiễm đất làng (46 năm sau khi chết!), và vì ông là một người trốt kít!

Nhưng xin đoan chắc với nhà cầm quyền hiện tại, trong tương lai, ít lắm cũng sẽ được thấy những bảng ghi di tích lịch sử các tên đường với lời giải thích: “Đây là đường Tạ Thu Thâu, người đã phát hành báo Tranh Đấu, đây là đường Phan Văn Hùm trước ga Sài Gòn cũ, kỷ niệm người đã từng ngồi tù cùng Nguyễn An Ninh vì vụ án ở ga Bến Lức v.v...”

Ông Trần Văn Giàu, người đã được biết tiếng ngày trước, vào dịp những ngày đầu chiếm chánh quyền ở Nam bộ, nhưng khi ra Bắc đã bị gạt ra khỏi các cơ quan quyền lực, không cho trở lại hoạt động ở Nam bộ, sau được cho dạy ở trường Đảng và nay đã được giới trí thức trẻ coi như một sử gia, đúng ra chỉ nên được coi như một nhà dạy sử riêng của Đảng.
Ngày nào mà ông còn im hơi lặng tiếng theo chỉ thị Đảng về sự thực của các dữ kiện đã xảy ra ở Nam bộ sau ngày ông ra mắt nắm chánh quyền trên bao lơn Tòa Đô Sảnh Sài Gòn ngày 25 tháng 8 năm 1945, thì cho đến ngày đó, ông vẫn không được coi là một sử gia, đúng với ý nghĩa cao quý và trang trọng của danh từ.

Paris, đầu Mùa Đông 1998.
B.S. Trần Nguơn Phiêu.


Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2010

Đỗ Thông Minh – Các vụ thanh trừng nội bộ đẫm máu của đảng Cộng Sản Việt Nam


“… Cộng Sản là một chủ nghĩa khát máu với chủ trương bao lực cách mạng. Người CS cuồng tín quen thanh toán, giết người, chúng không chỉ tàn ác với người mà chúng cho là kẻ thù, chúng tàn ác ngay với cả chính đồng chí của chúng.”
Stalin đã sát hại 2/3 Ủy Viên Chính Trị Bộ, khoảng 3/4 Ủy Viên Trung Ương thời Lênin và khoảng 20 triệu dân Nga. Mao Trạch Đông cũng đã hãm hại nhân vật thứ 2 như Lâm Bưu, rồi Chủ Tịch Lưu Thiếu Kỳ, Bành Chân, Bành Đức Hoài…, chính Đặng Tiểu Bình cũng 3 lần bị hạ bệ và khoảng 60 triệu dân TQ. CSVN cũng không thoát khỏi những hành vi man rợ thuộc loại này.
Do bưng bít, dư luận ít biết đến các cuộc thanh trừng nội bộ, nhưng việc này như một quy luật phổ biến trong chế độ CS để bảo vệ quyền lợi cá nhân và phe nhóm.
Một loạt những cái chết bí ẩn:
- Lâm Đức Thụ (1890-1947), tên thật là Nguyễn Công Viễn, Thư Ký Thường Trực Tổng Bộ Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, là một trong mấy người sáng lập tổ chức Tâm Tâm Xã (1923), Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội (1925), người cùng Hồ Chí Minh bán cụ Phan Bội Châu. Bị HCM vu cho là chỉ điểm, mật thám, tay sai thực dân đế quốc… để rồi kết thúc cuộc đời trước họng súng của dân quân vào năm 1947 tại quê hương Vũ Trung, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình mà có lẽ vì bép xép chuyện bán cụ Phan và biết quá nhiều về HCM.
- Đại Biểu QH Dương Bạch Mai (1904-1964), từng du học Pháp, Liên Xô, bị đột tử khi uống ly bia giữa 2 phiên họp Quốc Hội trước khi đọc diễn văn phản đối xã hội kiểu trại lính của Trung Quốc.
- Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh (1914-1967), Ủy Viên Bộ Chính Trị, Bí Thư Trung Ương Cục Miền Nam, kiêm Chính Ủy Quân Giải Phóng Miền Nam, bút hiệu Hạ Sĩ Trường Sơn (Con trai út là Nguyễn Chí Vịnh, năm 2010 là Trung Tướng, nguyên Tổng Cục Trưởng Tổng Cục 2, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng, từng bị tố cáo về tư cách và những thủ đoạn chụp mũ phe đối lập. Vợ là Nguyễn Thị Cúc, có 4 con, nhưng khi hoạt động trong Nam có vợ 2 và thêm con trai là Nguyễn Hữu Nghĩa, Nghĩa được đưa về thành phố sinh sống, khi lớn đi sĩ quan VNCH, tỵ nạn CS qua Canada, làm báo Làng Văn…). (*) Ghi chú thêm xem bên dưới.
Nguyễn Chí Thanh bị chết thình lình sau khi dùng cơm chia tay với HCM ở Phủ Chủ Tịch về nhà, thì đêm hôm đó, gần sáng ngày 6/7/1967 bị ói ra máu chết, đúng ngày định trở lại miền Nam lần thứ 2 (nhà cầm quyền nói chết vì bệnh tim). Theo Nguyễn Thanh Hà, con thứ 2, gái trưởng của Nguyễn Chí Thanh, viết bài “Kỷ Niệm Về Cha Tôi” đăng trên báo Thanh Niên, Việt Báo tại VN năm 2007, trong có đoạn:
Khi ba từ miền Nam ra, cả nhà được báo trước đứng chờ ba ở cửa – mệ, mẹ, mấy chị em và tất cả mọi người. Chờ mãi không thấy, sau lâu lắm mới thấy ông về, ba bảo: “Ba phải vào thăm và báo cáo tình hình với Bác trước hết, rồi mới về nhà được”. Mấy tháng sau, vào hôm trước khi ông lên đường vào Nam lần thứ 2, cả nhà chờ cơm rất muộn, hỏi ra mới biết, ba được Bác gọi vào ăn cơm chia tay, cơm xong phải đi gặp một vài người bàn nốt công việc. Sau đó không hiểu sao, ông lại quay vào Phủ Chủ Tịch, ngồi dưới nhà sàn, lưu luyến mãi không muốn về. Ông nói với chú Vũ Kỳ: “Tôi đi lần này chắc sẽ hoàn thành việc Bác giao, chỉ băn khoăn một điều là sức khỏe của Bác…”. Không ngờ sáng sớm hôm sau ba mất, không thực hiện được ước mơ của mình là đưa Bác vào Nam thăm đồng bào chiến sĩ…
Theo cuốn “Giọt Nước Trong Biển Cả”, trang 420, của Hoàng Văn Hoan, thì kẻ nắm rõ âm mưu sám sát này là Trung Tướng Nguyễn Văn Vịnh (hình bên), sau chỉ bị giáng xuống Thiếu Tướng, không đưa ra công khai vì sợ lột trần tội ác của Lê Duẩn và xấu mặt cả đảng.- Cựu Đại Sứ MTGPMN tại Paris, CSVN tại Liên Hợp Quốc Đinh Bá Thi (1921-1978), tên thật là Hồ Đản, sau khi hoạt động tình báo tại Hoa Kỳ bị lộ, bị sát hại qua tai nạn xe hơi tại Phan Thiết.
- Đại Tướng Chu Văn Tấn (1909-1984), nguyên là Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng trong Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, bị cho là theo phe Hoàng Văn Hoan.
- Đại Tướng Tham Mưu Trưởng Hoàng Văn Thái (1915-1986), có mặt trong đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân, sui gia với Võ Nguyên Giáp. Khi chuẩn bị lên làm Bộ Trưởng Quốc Phòng thay thế Văn Tiến Dũng thì chết đột ngột chết ngày 2/7/1986. Trước khi chết, chính Hoàng Văn Thái nói với vợ “Người ta giết tôi.”. Có tin là bị Lê Đức Thọ sát hại vì e ngại người khác phe sẽ khui ra nhiều chuyện của Dũng và Thọ… để đưa Đại Tướng Lê Đức Anh lên vào tháng 2/1987.
- Đại Tướng Lê Trọng Tấn, tên thật là Lê Trọng Tố (1914-1986), Viện Trưởng Học Viện Quân Sự Cao Cấp, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Nhân Dân VN, Tổng tham mưu trưởng Quân Đội Nhân dân Việt Nam, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng, Phó Tư Lệnh Quân Giải Phóng Miền Nam. Chết thình lình ngày 5/12/1986. Có tin cũng bị Lê Đức Thọ sát hại khoảng 5 tháng sau khi sát hại Hoàng Văn Thái.
- Thượng Tướng Đinh Đức Thiện (1913-1987), người hùng đường mòn Hồ Chí Minh, Chủ Nhiệm Tổng Cục Hậu Cần, Phó Tư Lệnh Chiến Dịch Hồ Chí Minh, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng, Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải, tên thật là Phan Đình Dinh, em ruột của Lê Đức Thọ (tên thật là Phan Đình Khải, 1911-1990, Bí Thư Thường Trực Ban Bí Thư, phụ trách tổ chức kiêm Trưởng Ban Chính Trị Đặc Biệt) (*), và là anh của Mai Chí Thọ (tên thật là Phan Đình Đống, 1922-2007, Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ, Đại Tướng Công An).
Khi thấy Lê Đức Thọ tác oai, tác quái, tùy tiện bắt giam nhiều đồng chí cao cấp không cần chứng cứ, không cần xét xử, Đinh Đức Thiện đã phải nói với anh mình rằng: “Anh không thể làm những việc thất đức như thế được. Anh đừng có làm nhục dòng họ Phan, anh không lo rồi họ đào mả bố chúng ta lên à?” thì bị “lạc đạn” chết trong lúc đi săn, nhưng nhà cầm quyền nói là tai nạn giao thông. Mộ của Lê Đức Thọ chôn ở nghĩa trang hàng đầu là Mai Dịch ở Hà Nội vẫn bị có người đem phân đến ném nên sau phải đưa về quê ở Nam Định!. Họ Phan Đình với 3 anh em đều lên đến tột đỉnh danh vọng thế mà đều tuyệt tự!?
(*) Lê Đức Thọ cùng Lê Duẩn chủ trương chiếm miền Nam bằng bạo lực, đàn áp đối lập trong đảng. Thọ là người họp bàn với Henry Kissinger về Hiệp Định Paris 1973. người nắm Ban Tổ Chức Trung Ương đảng CSVN sắp xếp mọi việc quan trọng và đưa nhóm thiếu trình độ Lê Đức Anh – Đỗ Mười lên cầm quyền, là nhóm hèn nhát trong đảng CSVN qụy lụy Trung Quốc… Nên Thọ bị nhiều người ghét, thậm chí căm thù.
Theo tác giả Trần Nhu, Ban Tổ Chức Trung Ương gồm:
– Ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng thời Lê Đức Thọ do Trần Quyết làm Trưởng ban.
– Ban Nội Chính Trung Ương Đảng do Hoàng Thao làm trưởng ban.
– Ban Bảo Vệ Bộ Chính Trị do xếp Nguyễn Đình Hưởng.
– Ban Chỉ Đạo Trung Ương Đảng do xếp lớn Nguyễn Đức Tâm.
– Ban Bảo Vệ Đảng đứng đầu là Nguyễn Trung Thành.
– Cục Chính Trị Trung Ương Đảng: ông Kim Chi, quan lớn có bóng không có hình.
Nhưng tất cả những kẻ đứng đầu các tổ chức ngầm đan chéo trên cũng chỉ là những chuyên viên của các bộ môn trong ngành mật vụ giúp việc cho Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng Lê Đức Thọ mà thôi.
Nhiệm vụ của nó là thường xuyên theo dõi, giám sát chặt chẽ các ủy viên trung ương đảng, thẩm tra các ủy viên Bộ Chính Trị, xem xét về mặt chính trị, tư tưởng của các cán bộ dự kiến bầu vào Ban chấp hành trung ương đảng, Bộ Chính Trị, và kiện toàn bộ máy đảng, bộ máy nhà nước, tổ chức chỉ đạo quốc hội, các cơ quan nhà nước, tổ chức chỉ đạo các đoàn thể ngoại vi như Mặt Trận Tổ Quốc, Ban Tôn Giáo; đặc biệt là kiểm soát, giám sát chặt chẽ quân đội từ Bộ Quốc Phòng, Bộ Tổng Tham Mưu đến các Quân Khu, Sư Đoàn, Trung Đoàn đều có Ban Bảo Vệ Cục Chính Trị đặt dưới quyền chỉ đạo của Cục An Ninh Bộ Nội Vụ.
Chính Cục An Ninh Bộ Nội Vụ này theo lệnh của Lê Đức Thọ đã cho mật vụ giết Đại Tướng Hoàng Văn Thái vào khoảng 1986, và năm sau lại giết Đại Tướng Lê Trọng Tấn, đồng thời bắt hàng loạt các sĩ quan cao cấp trong Bộ Quốc Phòng…
Bề ngoài, TBT Lê Duẩn là quyền lực cao nhất, nhưng thực chất bên trong là ông vua không ngai Lê Đức Thọ. Cũng theo Trần Nhu:
Thí dụ như trường hợp Đại Tướng Võ Nguyên Giáp có mấy đứa con học ở nước ngoài đều bị mật vụ của Thọ chiếu cố tận tình, như Võ Điện Biên học ở Đông Đức, Võ Thị Hòa Bình học ở Ba Lan, Võ Thị Hồng Anh học ở Nga. Do những hệ luỵ này mà tướng Giáp phải trả giá quá đắt. Chúng ta cũng biết con gái của Tổng Bí Thư Lê Duẩn là Lê Vũ Anh, học ở Nga, vì lấy viên sĩ hàn lâm học Maslov, mặc dù đã có 3 con với nhau, vẫn bị mật vụ của Thọ giết chết một cách rất thảm chỉ vì cái luật quái gở cấm các sinh viên không được lấy người nước ngoài. Luật này không thành văn, mà chỉ là luật miệng giữa các lãnh tụ với nhau.
- Trung Tướng Phan Bình (1934-1987), Cục Trưởng Cục Quân Báo, sau khi vừa bị Lê Đức Anh tước mất quyền, bị giết bằng cách bắn vào đầu ngày 13/12/1987 tại Sài Gòn, nhưng nhà cầm quyền cho là tự sát, 1 tháng sau con trai cũng trong quân báo, cũng bị hãm hại sau khi ép vào bệnh viện với lý do “tâm thần”.
- Thủ Tướng CSVN Phạm Hùng? (1912-1988), tên thật là Phạm Văn Thiện, tại nhiệm 1987-1988. Chết đột ngột (vì bệnh tim) ngày 10/3/1988 tại Sài Gòn, khi đang tại chức.
- Thượng Tướng Công An Thi Văn Tám (1948-2008), đặc trách tình báo gián điệp đột tử trong lúc khỏe mạnh và đi công tác đó đây liên tục vào ngày 12/12, mà ngày 15/12, các cơ quan truyền thông mới được đồng loạt loan tin là chết sau một thời gian dài lâm bệnh, mà không nói bệnh gì!?… Nhiều tin đồn cho rằng bị đầu độc?
Tháng 12/2008, sau khi thăng chức từ Trung Tướng lên Thượng Tướng thì mươi ngày sau ông bị chết bất đắc kỳ tử. Trước đó, từ năm 2006 đã có thư của Phạm Gia Khánh, tự xưng là cán bộ trong Tổng Cục An Ninh, tố cáo TT Thi Văn Tám tham nhũng, đã đưa dự án về cục A35, trị giá nhiều chục tỷ đồng, rồi ông trực tiếp phụ trách. Người tố cáo, có tin là do tranh giành quyền lực, đã gửi thứ tới đích danh Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, Lê Hồng Anh v.v…
Các trường hợp kết án, trù dập khác.
- Ủy Viên Bộ Chính Trị, Phó Chủ Tịch Quốc Hội Hoàng Văn Hoan (1905-1991), Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng kiêm Chính Trị Viên Vệ Quốc Quân Toàn Quốc. Từ năm 1950 đến năm 1957, làm Đại Sứ đầu tiên của CSVN tại Trung Quốc kiêm Đại Sứ tại Triều Tiên và Mông Cổ.
Sau bị trù dập, nên năm 1979, nhân một chuyến đi sang Đông Đức chữa bệnh, ông đã bỏ trốn qua Trung Quốc, bị kết án tử hình khiếm diện về tội phản quốc, sau mất tại TQ, chôn tại nghĩa trang Bát Bảo Sơn, sau này một phần hài cốt được đem về nước. Là tác giả cuốn “Giọt Nước Trong Biển Cả” xuất bản năm 1988, tố giác chế độ độc đoán Lê Duẩn…
- Đại Tướng Võ Nguyên Giáp (1911-2011), Bộ Trưởng Quốc Phòng, bị nhóm Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và Trần Quốc Hoàn cho là theo xét lại của Liên Xô và chống đảng, tìm cách hạ bệ qua vụ án “Xét Lại Chống Đảng” năm 1967, có tên chính thức là “Vụ án Tổ chức chống đảng, chống nhà nước ta, đi theo chủ nghĩa xét lại hiện đại và làm tình báo cho nước ngoài.”. Võ Nguyễn Giáp bị bắt lỗi từ việc nhận 1 lá thư của TĐS Liên Xô mà không báo cáo theo nội quy đảng…
Năm 1980, Võ Nguyễn Giáp bị thôi chức Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng. Năm 1983, bị hạ nhục khi cho làm Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Gia Dân Số và Sinh Đẻ Có Kế Hoạch khi ủy ban này được thành lập, năm 1991, chính thức nghỉ hưu. Có lúc nhóm Lê Duẩn còn định quản chế Giáp ở một nơi biệt lập. Từ khoảng năm 1965, 67, hàng 50 năm sau cùng của đời ông, Giáp thường chỉ ra mặt mang tính hình thức, không có quyền hành gì (Vụ Tổng Công Kích Mậu Thân năm 1968 hay Chiến Dịch Hồ Chí Minh năm 1975 kể như không có Giáp, còn bị nhóm cực đoan giáo điều Lê Duẩn cho là hèn nhát).
Vì vậy mới có thơ:
Ngày xưa Đại Tướng cầm quân,
Ngày nay Đại Tướng cầm quần chị em!

Đùng một cái Võ Nguyễn Giáp theo Sắc Lệnh số 110/SL ngày 28/5/1948, được Hồ Chí Minh đưa lên làm “Đại Tướng”, đùng một cái mất hết! Cho thấy thực ra Giáp cũng chẳng có tài cán và thế lực gì đặc biệt. Phần lớn thành tích đều là tuyên truyền và chiến công đều bằng sự hy sinh xương máu của hàng trăm ngàn bộ đội và dân chúng.
Về “Chủ Nghĩa Xét Lại”:
Vào tháng 9/1953, Nikita Khrushchev (1894-1971) được bầu làm Bí Thư Thứ Nhất Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Liên Xô. Năm 1956, tại Đại Hội Lần Thứ 20 Đảng Cộng Sản Liên Xô, ông đã đọc báo cáo phê phán nặng nề sự tàn ác vô song và sự sùng bái cá nhân của I. V. Stalin (1879-1953). Vì thấy đối đầu với Tư Bản quá mạo hiểm và không dễ gì thắng, Khrushchev chủ trương thay vì tận diệt Tư Bản thì chung sống hòa bình. Các đoàn đại biểu CS các nước khi đi dự thì đều tàn thành, nhưng khi về nước rồi thì một số ngả theo lời kêu gọi Mao Trạch Đông (1893-1976), Trung Quốc, chống lại và gọi đó là “Chủ Nghĩa Xét Lại”. Thế giới CS chính thức chia đôi vì ý thức hệ từ đó.
Đây là một biến cố rất lớn, ảnh hưởng tới đường lối của đảng CSVN vì khi đó tại VN đang sùng bái cá nhân Hồ Chí Minh và diễn ra Cải Cách Ruộng Đất long trời lở đất, giết người rất gay gắt. Nhờ vậy mà vụ giết người dần dần dừng lại, nhận sai lầm…
Nhưng sau khi Lưu Thiếu Kỳ qua VN thì CSVN ngả hẳn theo TQ. Tại Hội Nghị Trung Ương lần thứ IX cuối năm 1963, các ông Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và Phạm Hùng đã lên án “Chủ Nghĩa Xét Lại”, đứng về phía Trung Quốc và ra Nghị Quyết 9 (trong bí mật) chủ trương đẩy mạnh công cuộc tiến chiếm miền Nam bằng vũ lực. Những bất đồng trong nội bộ đảng nổ ra năm 1963-64 và tiến tới đợt bắt giữ nhóm thân Liên Xô vào năm 1967.
- Ung Văn Khiêm (1910-1991), khi đó là Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao, bị mất chức vì quy cho là trách nhiệm vụ thảo bản Tuyên Bố Chung năm 1963, với lập trường ủng hộ Liên Xô mà Hồ Chí Minh duyệt rồi ký với lãnh tụ đảng CS Tiệp Khắc Antonín Novotný…
Năm 1967, vụ đàn áp lên cao độ, hàng chục các bộ cấp Chính Trị Bộ, Trung Ương Đảng, Tướng Tá bị bắt không xét xử, hầu hết bị giam cầm đến năm 1973…
Năm 1954, Lê Duẩn lén ở lại trong Nam, năm 1957, Lê Duẩn từ Nam ra Bắc, năm 1960, năm vai trò TBT bên cạnh Chủ Tịch HCM. Duẩn là người đầy uy quyền, xưng tôi với HCM, bài viết đôi khi tỏ ý có cao kiến hơn cả HCM, là điều không thấy ở bất cứ nhân vật cao cấp CS nào khác, mọi người vẫn phải đến xin chỉ thị kể cả khi Duẩn nằm trên giường bệnh và đã tại vị đến chết, sau đó đảng CSVN mới định nhiệm kỳ.
Nhưng từ năm 1972 trở đi, TQ bắt tay với Hoa Kỳ, lạnh nhạt với CSVN nên CSVN quay ra thân mật với Liên Xô. Năm 1979, Lê Duẩn đoạn tuyệt với Trung Quốc, trục xuất khoảng 200.000 người Hoa và đi tới chiến tranh với TQ tại biên giới và trên biển.
- Đại Tướng Văn Tiến Dũng (1917-2002), Ủy Viên Bộ Chính Trị Ban Chấp Hành Trung Ương đảng CSVN, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Nhân Dân, tư lệnh “Chiến Dịch Hồ Chí Minh” chiếm miền Nam năm 1975. Tác giả cuốn “Đại Thắng Mùa Xuân” ra vào tháng 5/1976. Từ tháng 12/1980 đến 1986, ông giữ chức Bộ Trưởng Quốc Phòng. Thuộc phe Lê Duẩn, Lê Đức Thọ.
Vợ là Nguyễn Thị Kỳ (tên thật là Cái Thị Tám), cũng là cán bộ CS. Sau năm 1975, khi nắm quyền tột đỉnh, hai vợ chồng ngang nhiên tham nhũng, dùng cả quân xa của đơn vị H12, H14 thuộc Tổng Cục Hậu Cần cướp tài sản quân đội… miền Nam chở ra Bắc và máy bay vận tải quân sự như Antonov An-24 hay An-26 buôn lậu hàng từ Bắc vào Nam bán cho người Hoa… Năm 1986, trong Đại Hội Đảng Bộ Toàn Quân, Dũng bị chỉ trích là tướng lãnh mà đi buôn lậu gây tai tiếng chưa từng có cho quân đội nên không được bầu làm Đại Biểu Chính Thức đi dự Đại Hội Đảng VI (dù Lê Đức Thọ bênh vực Dũng, đòi bỏ phiếu lại nhưng vẫn không đủ túc số). Ngay sau đó, Dũng mất ghế trong Bộ Chính Trị và mất chức Bộ Trưởng Quốc Phòng. Từ năm đó cho tới khi chết, tuy được coi là một “tướng tài”, không được nắm giữ bất cứ chức vụ nào và hầu như không còn được nhắc nhở tới nữa.
- Thượng Tướng Trần Văn Trà (tên thật là Nguyễn Chấn, 1919-1996), Tư lệnh kiêm Chính ủy Khu Sài Gòn – Chợ Lớn; Tư lệnh Khu 7 (1949-1950); Phó Tư lệnh Nam Bộ, Tư lệnh Phân khu Miền Đông Nam Bộ (1951-1954). Năm 1955, ông tập kết ra Bắc, giữ chức Phó Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Nhân Dân VN (1955-1962), Phó Chủ Nhiệm Tổng Cục Quân Huấn (1958)…
Từ năm 1963, Trần Văn Trà được cử vào Nam làm Tư Lệnh Quân Giải Phóng Miền Nam (1963-1967 và 1973-1975), Phó Tư Lệnh Quân Giải Phóng Miền Nam (1968-1972), Phó Bí Thư Quân Ủy Quân Giải Phóng Miền Nam. Sau Hiệp Định Paris (1973), làm Trưởng Đoàn Đại Biểu Quân Sự Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam tại Ban Liên Hiệp Đình Chiến 4 bên ở Sài Gòn.
Sau 30/4/1975, Trần Văn Trà lảm Chủ Tịch Ủy Ban Quân Quản Sài Gòn. Khi về hưu, tham gia Câu Lạc Bộ Những Người Kháng Chiến Cũ, nhưng sau được đảng phủ dụ nên tách ra. Viết hồi ký “Kết Thúc Cuộc Chiến Tranh 30 Năm” (có ý chê trách trung ương thiếu hiểu biết tình hình thực tế) bị phê bình “qua mặt” trung ương, cấm xuất bản nên chí có ấn bản dở dang.
- Thượng Tướng Nguyễn Nam Khánh (1927-), chính ủy Sư Đoàn 304 Tây Nguyên, Bí Thư Đảng Ủy Sư Đoàn 3, Quân Khu 5, tháng 6/1978, làm Viện Trưởng, Bí Thư Đảng Ủy Học Viện Your browser may not support display of this image.Chính Trị Quân Sự. Từ tháng 4/1979 đến năm 1996, Phó Chủ Nhiệm Tổng Cục Chính Trị Quân Đội Nhân Dân VN, Ủy Viên Quân Ủy Trung Ương…
Đứng tố giác Tổng Cục 2 lợi dụng chức vụ vu oan giá họa các đồng chí cao cấp kể cả Võ Nguyên Giáp… nên bị trù dập.
- Trung Tướng Trần Độ, tên thật là Tạ Ngọc Phách (1923-2002), năm 1946, ở tuổi 23, làm Chính Ủy Mặt Mrận Hà Nội. Năm 1950, làm Chính Ủy Trung đoàn Sông Lô, rồi Chính Ủy Đại Đoàn (SĐ) 312. Năm 1955, Trần Độ lúc 32 tuổi là Chính Ủy Quân khu 3 (Quân Khu Tả Ngạn) và đến năm 1958 được phong hàm Thiếu Tướng, năm 1974, được phong hàm Trung Tướng…
Ông còn làm Phó Chủ Tịch Quốc Hội khóa 7, Chủ Nhiệm Ủy Ban Văn Hóa và Giáo Dục của QH. Ông là Tướng võ kiêm văn, có tư tưởng cải cách, cởi mở. Thời Đổi Mới, “cởi trói” tư tưởng của TBT Nguyễn Văn Linh, ông thuộc Ban Văn Hóa Đảng, là người soạn Nghị Quyết số 5, được Bộ Chính Trị thông qua vào tháng 12/1986, cho phép tự do sáng tạo và sách báo được lưu hành dễ dãi hơn nếu không có nội dung “phản động”… từ đó nhiều tác phẩm bị cấm như của những nhân vật trong Phong Trào Nhân Văn – Giai Phẩm… được tái bản.
Nhưng khi Đông Âu lung lay và phong trào sinh viên xuống đường nổ ra ở Thiên An Môn, đảng CSVN e ngại sụp đổ theo, bắt đầu xiết lại. Tháng 3/1989, trong cuộc họp kỳ 6 của Ban Chấp Hành Trung Ương đảng CSVN, Nguyễn Văn Linh đòi đình chỉ những “cởi trói” trong 3 năm vừa qua. Trần Độ vẫn ủng hộ tiến trình nới lỏng, tạp chí “Phê Bình và Dư Luận” do ông chủ trương, có nội dung đả trích nhà cầm quyền, nên sau khi ra được 1 số thì bị cấm. Trần Độ bị chỉ trích và bị Lê Đức Thọ cách chức, khai trừ năm 1999 (lúc đó 58 tuổi đảng).
Sau viết “Nhật Ký Rồng Rắn” lên án chế độ CS không tiếc lời, bị công an theo tịch thu khi trên đường đi sao ra nhiều bản, nhưng ông còn bản gốc, đã phổ biến khắp nơi, bị cấm xuất bản trong nước. Trong có đoạn: “… Cuộc cách mạng ở Việt Nam đã đập tan và xóa bỏ được một chính quyền thực dân phong kiến, một xã hội nô lệ, mất nước, đói nghèo, nhục nhã. Nhưng lại xây dựng nên một xã hội chưa tốt đẹp, còn nhiều bất công, nhiều tệ nạn, một chính quyền phản dân chủ, chuyên chế, của một chế độ độc đảng và toàn trị, nhiều thói xấu giống như và tệ hơn là trong chế độ cũ…”.
Khi chết tang gia không được đề quân hàm “Trung Tướng”, vòng hoa phúng của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp cũng bị gỡ chữ “Đại Tướng” ra.
- Thiếu Tướng Lê Thiết Hùng, tên thật là Lê Văn Nghiệm, (1908-1986), theo Lê Hồng Phong qua Thái Lan, rồi theo lệnh tổ chức, tham gia quân đội Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch làm tới Đại Tá, 2 lần sang Nhật gặp Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, làm chính trị viên đội vũ trang đầu tiên gồm 12 người, Tư Lệnh Binh Chủng Pháo Binh, Hiệu Trưởng Trường Lục Quân Việt Nam, Cục Trưởng Cục Quân Huấn, Tổng Thanh Tra Quân Đội, là tướng được phong đầu tiên…, bị bắt vì cho là cùng phe Võ Nguyên Giáp.
- Thiếu Tướng Đặng Kim Giang (1910-1983), bị Pháp bắt kết án giam 12 năm tù, Phó Chủ Nhiệm Tổng Cục Hậu Cần Quân Đội NDVN, tham gia trận Điện Biên Phủ 1954, Đại Biểu Quốc Hội, bị bắt giam 6 năm (có lúc cũng tại Hỏa Lò nơi bị Pháp giam) và 7 năm quản chế vì cho là chủ trương chia ruộng đất và khuyến khích tư sản, theo xét lại cùng phe Võ Nguyên Giáp. Năm 1995, tức gần 30 năm sau, bà Nguyễn Thị Mỹ, 77 tuổi, vẫn còn đi khiếu nạn về trường hợp của chồng. Trong thư kêu cứu có đoạn:
Tôi đã có đến ông Lê Đức Thọ và ông Trần Quốc Hoàn. Ông Trần Quốc Hoàn tránh không tiếp. Tôi nói với ông Lê Đức Thọ:
“Anh Giang phạm tội gì mà các anh còng tay, còng chân mang đi? Sao đối xử với nhau tệ thế? Có phải gián điệp của đế quốc không? Nếu phải, đem xử bắn. Mẹ con tôi tán thành”.
Ông Thọ nói:
“Không phải. Đây là cuộc đấu tranh nội bộ, không đem ra xử công khai được. Chị cứ yên tâm. Chúng tôi không bỏ tù nhau đâu. Thuyết phục nó không được, phải dùng biện pháp hành chính. Khi nào nó nghe ra sẽ về thôi. Cửa nhà tôi lúc nào cũng rộng mở. Chị có khó khăn gì cứ đến.”.
Thật ra cánh cửa đó đã vĩnh viễn sập lại sau lưng tôi kể từ ngày đó…
Gần Đại Hội 5, chồng tôi đang bị nhồi máu cơ tim, viết một lá đơn khiếu oan, trình bày khúc chiết vấn đề này, đề nghị Đại Hội cử một tiểu ban kiểm tra lại và có kết luận rõ ràng vì đây là một vụ án lớn nhất từ trước đến nay có liên quan đến nhiều người: có ủy viên Bộ Chính Trị, có ủy viên Trung Ương, có Bộ Thứ Ttrưởng, có Tướng Tá và cán bộ cao cấp…
Lá đơn đó được gửi đến cho các ủy viên Trung Ương Đảng, cho Đại Hội 5, cho Ban Bí Thư, cho Tổng Bí Thư v.v…
Sau đó, tháng 9/1982, chồng tôi lại bị bắt trở lại, “về tội tán phát đơn khiếu nại làm mất uy tín của đảng”. Lần này chồng tôi bị đưa đi giam cầm tại Nam Định 8 tháng…
Chúng tôi có 7 con. Sau khi cha bị buộc tội thì mỗi đứa con một thảm kịch. Đây là một cuộc “tru di tam tộc”…
Từ năm 1980, gia đình Đặng Kim Giang hơn 10 người sống chen chúc trong một túp nhà tranh vách đất rách nát 14 mét vuông… và Giang chết trong khi nước mưa dột rơi vào người.
- Thiếu Tướng Lê Quảng Ba, tên thật là Đàm Văn Mông, dân tộc Tày (1914-1988), nguyên Tư Lệnh đầu tiên Quân Khu Việt Bắc năm 1949, năm 1951, làm Đại Đoàn Trưởng đầu tiên Đại Đoàn 316, bị kết tội cùng phe Hoàng Văn Hoan (?).
Thiếu Tướng Chánh Thanh Tra Bộ Công An Trần Văn Thanh (1953-, vì tố tham nhũng).
Ủy Viên Bộ Chính Trị, từng du học Liên Xô 5 năm, Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Văn An (1937-), nhiệm kỳ 2001-2006, phê bình tính mất dân chủ trong đảng, đòi thực thi dân chủ, hình bên.
- Cựu Phó Thủ Tướng CSVN Đoàn Duy Thành (1929-), tác giả cuốn hồi ký “Làm Người Là Khó”, chủ trương làm khoán (bị cho là phạm chính sách, bị Đỗ Mười trù dập). Được coi là thân với Lê Duẩn, khi dự đám tang Lê Duẩn năm 2006, các con của Lê Duẩn đã hỏi ông Đoàn Duy Thành “Họ có giết chúng cháu không!?”.
- Ủy Viên Bộ Chính Trị Trần Xuân Bách, tên thật là Vũ Thiện Tuấn (1924-2006), vì có tư tưởng đổi mới, kêu gọi đa nguyên, đa đảng sau khi đi quan sát sự sụp đổ của Đông Âu, bị khai trừ.
- Hoàng Minh Chính (1920-2008), năm 1947 từng tham gia lãnh đạo trận đánh sân bay Gia Lâm, được đảng CSVN cử làm Tổng Thư Ký đảng Dân Chủ thành lập năm 1944 để tập hợp giới tư sản và trí thức. Năm 1957, được cử sang Liên Xô theo học Trường Đảng Cao Cấp. Năm 1960, về nước, được bổ nhiệm Viện Trưởng Viện Triết Học Mác-Lênin, bị bắt biệt giam 6 năm không xét xử, bị quản chế ở Sơn Tây từ 1973 đến 1976 vì cho là trong nhóm xét lại. Năm 1995, ông Hoàng Minh Chính còn bị kết án 1 năm tù vì tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của nhà nước”. Sau 3 lần bị Thọ bỏ tù mà không khuất phục nổi ý chí của Hoàng Minh Chính, Thọ đã định bí mật thủ tiêu. Ông Chính đã đanh phải thép tuyên bố: “Có bắn thì bắn trước mặt, bắn sau lưng là hèn.”. Tổng cộng ông đã bị 12 năm tù, 9 năm quản chế.
Sau này, khi lên tiếng tranh đấu Dân Chủ và phục hoạt đảng Dân Chủ thì bị trù dập.
Năm 2005, ông qua Hoa Kỳ chữa bệnh, đến phát biểu tại đại học Harvard về đề tài dân chủ cho Việt Nam và điều trần trước Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ. Tháng 10/2005, trước khi về lại VN, ông có cuộc họp báo tại San Jose, cho hay từng có âm mưu hãm hại HCM, và nhóm ông tìm cách báo tin này cho HCM… Khi về VN, ông bị công an trả thù, cho bọn côn đồ và cựu chiến binh đến nhà chửi rủa và quăng phân…
- Nguyễn Hộ (1916-2009), gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1937. Năm 1940, ông bị nhà cầm quyền Pháp ghép tội kích động đình công ở xưởng đóng tàu Ba Son, bị tuyên án tù 5 năm ở Côn Đảo.
Sau 1975, lãnh đạo Câu Lạc Bộ Những Người Kháng Chiến Cũ, ông nói: Ngày xưa nếu CNCS đã cứu đất nước khỏi ách thực dân, thì bây giờ chính CNTB sẽ cứu đất nước ra khỏi nghèo nàn lạc hậu.
Năm 1989, tổ chức này cũng bị nhà cầm quyền giải tán. Bất bình, ông từ bỏ đảng năm 1991 sau hơn 53 năm trong đảng. Sau đó ông bị bắt và quản thúc tại gia vì tội “chống đảng”.
Ông đưa ra “Giải Pháp Hòa Hợp Hòa Giải” và cuốn sách “Quan Điểm Và Cuộc Sống”. Sách của ông kêu gọi đảng CSVN hãy từ bỏ Chủ Nghĩa Mac-Lênin. Vì vậy ông bị nhà cầm quyền bắt lần thứ 2 năm 1994. Theo ông Việt Nam ở thời điểm năm 2008 chỉ có độc lập chứ không có tự do…
- Nguyễn Văn Trấn (1914-1998), Chính Ủy Bộ Tư Lệnh Khu 9, Năm 1938, ông sáng lập tờ Le Peuple (Dân chúng).
gày 25/8/1945, ông lãnh đạo cuộc đảo chính cướp chính quyền ở Sài Gòn. Do có những hành động quyết liệt với các phần tử đối kháng, ông bị gọi là hung thần Chợ Đệm. Có giả thuyết cho rằng Nguyễn Văn Trấn cũng từng là “hung thần”, là một trong 3 người đã thực hiện việc giết Tạ Thu Thâu (1906-1945), 2 người kia là Kiều Đắc Thắng và Nguyễn Văn Tây. Năm 1954, tập kết ra Bắc, trở thành Giảng Viên trường Nguyễn Ái Quốc, rồi Vụ Phó Ban Tuyên Huấn Trung Ương…
Trong những năm cuối đời, ông nghi ngờ về vai trò của đảng CSVN, tham gia Câu Lạc Bộ Những Người Kháng Chiến Cũ và ký vào bản kiến nghị 100 người năm 1988 kêu gọi thay đổi cách thức bầu cử. Ông viết cuốn “Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội” nói lên mặt trái của chế độ, bị cấm lưu hành trong nước. Trong cuốn này ông cũng đề cập tới chuyện Lê Đức Thọ muốn thay HCM bằng Tướng Nguyến Chí Thanh…
Năm 1997, ông là một trong 45 nhà văn được Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch) trao giải Hellman/Hammett dành cho các nhà văn bị đàn áp chính trị.
Ngoài ra, bị trù dập còn có Đại Tá Lê Trọng Nghĩa là Cục Trưởng Cục 2, Đại Tá Lê Minh Nghĩa là Chánh Văn Phòng Bộ Quốc Phòng, Đại Tá Đỗ Đức Kiên là Cục Trưởng Cục Tác Chiến, Lê Liêm, Bùi Công Trừng, Hoàng Thế Dũng là Tổng Biên Tập báo Quân Đội Nhân Dân, Minh Tranh là Giám Đốc nhà xuất bản Sự Thật, Nguyễn Kiến Giang là Phó Giám Đốc nhà xuất bản Sự Thật, Trần Minh Việt là Phó Bí Thư thành ủy Hà Nội, Phạm Viết là Phó Tổng Biên Tập báo Hà Nội Mới, Phạm Kỳ Vân là Phó Tổng Biên Tập tạp chí Học Tập, Trần Thư là Tổng Thư Ký báo Quân Đội Nhân Dân… trong bộ tham mưu của Tướng Giáp. Sau này có Nguyễn Trung Thành, Lê Hồng Hà, Vũ Đình Huỳnh là Bí Thư của HCM (bắt ngày 18/10/1967), Vũ Thư Hiên (con của Vũ Đình Huỳnh), Nguyễn Minh Cần… Rồi Nhóm Nhân Văn – Giai Phầm, thêm nhà văn nhà kiêm biên kịch Hoàng Công Khanh (Vụ Trưởng, Giám Đốc Sở Văn Hóa – Thông Tin Hải Phòng). Và ngay cả Hồ Chí Minh (1890-1969), bị Lê Duẩn và Lê Đức Thọ lấn át, cô lập, cũng chỉ là bù nhìn trong khoảng 10 năm cuối đời…
– – -
Thực ra CSVN không dễ gì giữ thăng bằng khi đi dây giữa hai đàn anh lớn có khuynh hướng trái ngược, nên có lúc ngả hẳn bên này, lúc ngả hẳn bên kia. Hoàng Tùng đã cay đắng phải nói, HCM qua Tàu thì Mao Trạch Đông kéo theo đường lối của Mao, qua Nga thì Stalin kéo theo đưòng lối của Stalin… Viện trợ của hai nước này cho CSVN trong thời chiến vỉ vậy cũng hay gặp trở ngại, nhu lúc thì Trung Quốc hứa mà không viện trợ hay khi viện trợ của Liên Xô đi ngang qua đất Trung Quốc bị chặn lại…
– Thời 1930, theo Đệ Tam Quốc Tế tức Liên Xô.
– Thời 1963, nhóm Lê Duẩn theo Trung Quốc chống chủ nghĩa xét lại.
– Thời 1975, thì theo Liên Xô rồi chống Trung Quốc, năm 1978, cũng chính thời Lê Duẩn đã ký Hiệp Ước An Ninh với Liên Xô, đuổi người Hoa về nước, dẫn đến chiến tranh biên giới 10 năm (1979-1989).
– Thời 1990, khi Liên Xô tan rã, lại quay về với Trung Quốc.
– Thời 2010, bắt đầu căng thẳng với Trung Quốc.
Mỗi lần xoay 180 độ như vậy, trong thượng tầng nội bộ có những bất đồng trầm trọng, phe yếu thế bị trấn áp, dẫn đến chuyện đã có những người tỵ nạn phải tại Liên Xô như Nguyễn Minh Cần, tại Trung Quốc như Hoàng Văn Hoan. Chính trong hàng ngũ CSVN đã phải ta thán, đảng thay đổi đường lối như “phụ nữ thay quần lót”, mỗi lần như vậy, không biết bao nhiêu đảng viên bị trù dập.
– – -
Đối với nhân dân thì đảng CSVN ra tay thực hiện những vụ giết người, cướp của hàng loạt khiến khoảng 3-4 triệu ng ười chết như:
– Phong Trào Sô-viết Nghệ Tĩnh năm 1930.
– Rèn Cán Chỉnh Quân năm 1953.
– Cải Cách Ruộng Đất năm1953-1956.
– Thống Nhất đất nước bằng bạo lực năm 1954-1975.
– Đàn Áp Phong Trào Nhân Văn – Giai Phẩm, năm 1955-1958.
– Cải Tạo Tư Sản – Công Thương Nghiệp Miền Bắc năm 1954.
– Cải Tạo Tư Sản – Công Thương Nghiệp Miền Bắc năm 1975
About these ads


HỨA HOÀNH * DÂM TẶC LÊ DUẨN




Cuộc Đời Tên Hoang Dâm Vô Độ: Lê Duẩn "CÁCH MẠNG TRẮNG"

Hứa Hoành


Lê Duẩn và người vợ miền Nam


Người CS nào cũng có cuộc đời ly kỳ, do họ cố tình che dấu, ngụy trang để hoạt động. Lê Duẩn (1907-1986) từng là Bí thư của đảng CSVN, nhưng là 1 trong những nhân vật lãnh đạo có trình độ học thức kém nhất, chỉ ở bậc Tiểu học. Do đó, ông ta tàn ác đối với đồng bào còn hơn kẻ thù ngoại nhân. Ông là người có tính tình cục mịch như nông dân, tính cọc cằn.

Sau năm 1975, 1 cán bộ cao cấp hỏi ông về chính sách đối đãi với những sĩ quan miền Nam thì Duẩn trả lời bằng cách ra dấu lấy tay quẹt ngang cổ (có nghĩa là giết). Chủ trương tàn bạo, có tính thiếu nhân tính của người lãnh đạo CS, làm cho hàng trăm ngàn sĩ quan cao cấp của QLVNCH phải chết trong các trại cải tạo, phơi thây trong rừng thiêng nước độc, gieo tang tóc đau thương cho gia đình họ. Cuộc đời của Lê Duẩn có nhiều bí ẩn ít ai biết rõ. Tài liệu này được viết dựa. theo những lời kể của người trong cuộc cũng như dựa theo 1 vài tài liệu khác, nhất là do sự giúp đỡ của Xuân Vũ và Dương Đình Lôi, họ đã cho biết những chi tiết sống thực mà chính họ đã chứng kiến.

Lê Duẩn, còn được biết là Lê Văn Duẩn, Lê Văn Nhuận hay anh Ba, người thôn Bích La, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, sinh ngày 7/4/1907 trong 1 gia đình sống bằng nghề đóng quan tài. Chỉ được theo học hết cấp Tiểu học ở Triệu Phong. Năm 18 tuổi, Lê Duẩn xin vào làm cho Sở Hỏa xa Quảng Trị. Theo nhiều người biết thì ban đầu Duẩn làm người "bẻ ghi", cầm cờ hiệu cho xe lửa mỗi khi vào sân ga. Năm 21 tuổi, Duẩn tham gia hoạt động chính trị bí mật chống Pháp, gia nhập "Việt Nam Thanh Niên Đồng Chí Hội", là tiền thân của đảng CSVN.

Một năm sau, khi đảng CSVN được thành lập ở Hong Kong, 3/2/1930, Duẩn được cử làm Ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ. Sau cuộc khởi nghĩa thất bại "Sô Viết Nghệ Tỉnh", Duẩn bị Pháp bắt giam ở Hỏa Lò rồi đày lên nhà tù Sơn La (1931-1936).




Năm 1936, Mặt Trận Bình Dân lên cầm quyền ở Pháp, nới lỏng chế dộ cai trị thuộc địa. Tại Đông Dương, Pháp phóng thích 1 số chính trị phạm. Lê Duẩn được tha trong dịp này. Về Trung Kỳ, Duẩn lại tiếp tục hoạt động. 1 năm sau, Duẩn được cử làm Ủy viên Xứ ủy Trung Kỳ (1937-1939). Sở dĩ Duẩn được tiếp tục tiến cử vào chức vụ cao hơn là nhờ xuất thân từ giai cấp nghèo khổ, ít học, trung kiên. Năm 1939, Duẩn được vào Ban chấp hành Trung ương đảng (Ủy Viên Thường Vụ Lâm Thời Trung ương đảng, 1939-1940), và được phái vào Saigon hoạt động. Bấy giờ đảng viên CS ở miền Nam chỉ có 1 nhúm người. Lúc đó ở Nam Kỳ có Nguyễn Văn Cừ là Tổng bí thư, và Duẩn dưới quyền của Cừ.

Tháng 8/1939, Đảng CS Liên xô ký hiệp ước thân thiện với kẻ thù Đức Quốc Xã, và coi Pháp không còn là đồng minh nữa. Phản ứng lại, ở Đông Dương, Toàn quyền George de Catroux ra lịnh thanh trừng tất cả đảng viên CS.


Ngày 17/1/1940, mật thám bắt được tại trận Nguyễn Văn Cừ (Tổng bí thư đảng đương thời), Võ Đình Hiệu, Vũ Thiên Tân và Duẩn đang hội họp tại con hẻm số 19 đường Nguyễn Tấn Nghiệm, nay là Trần Đình Xu. 2 hôm sau, Lê Hồng Phong và Hà Huy Tập (Uy viên Trung ương đảng) cũng bị tóm ở Phan Thiết. Tuy nhiên, trong dịp này, số người hoạt động chính trị bị bắt, không chỉ CS mà thôi mà còn gồm đủ mọi thành phần, đủ khuynh hướng chính trị và số lượng bị bắt ngày càng đông. Thống đốc Nam Kỳ Veber có lập trại giam mới ở Tà Lài, nằm sâu trong rừng gần Định Quán, khoảng cây số 123 để chứa thêm, sau khi các nhà tù khác đã "quá tải". Đây là chiến dịch "tổng ruồng, vét sạch" của thực dân, đề phòng cuộc khởi nghĩa của người dân bản xứ.

Lúc ấy, Nguyễn Thị Minh Khai (tức Nguyễn Thị Vịnh) cũng bị sa lưới mật thám Pháp (30/7/1940) tại Hóc Môn. Lúc này, Thường vụ Trung ương đảng đang đóng ở miền Nam với Phan Đăng Lưu, Tạ Uyên,...chưa bị bắt.


30/9/1940, họ đồng thanh quyết nghị khởi nghĩa chứ không chịu ngồi yên chờ chết. Kế hoạch nổi dậy nhiều tỉnh cùng 1 lúc gọi là Nam Kỳ Khởi Nghĩa vào cuối năm 1940 (22/11/1940) . Phan Đăng Lưu được cử ra Bắc xin chỉ thị, tuy nhiên cuộc họp lần thứ 7 của Trung ương đảng ở Bắc Ninh (có Hoàng văn Thụ, Trần Đăng Ninh, Hạ Bá Cang tức Hoàng Quốc Việt...) đã không tán thành.

Theo lịch sử công khai của Đảng thì như thế. Tuy nhiên, có người trong cuộc, biết cái bí ẩn của Nam Kỳ Khởi Nghĩa (22/11/1940) . Không phải bỗng nhiên nhóm Thường vụ Trung ương đảng lẫn trốn ở Hóc Môn, Bà Điểm mà Pháp biết được và bắt trọn ổ. Đó chính là miền Bắc "chỉ điểm cho Pháp", vì muốn "đảo chính" Trung ương đảng miền Nam để đem Trung ương đảng ra Bắc Kỳ cho người Bắc lãnh đạo. Họ mượn tay người Pháp để diệt nguội Nam Kỳ. Chính vì lẽ đó, Phan Đăng Lưu bị bắt. Lần lượt, các nhân vật lãnh đạo ở Nam Kỳ bị đưa ra tòa kêu án tử hình. Nguyễn Thị Minh Khai bị bắt trước, cũng bị hành quyết chung (28/8/1941) với Nguyễn Văn Cừ (Tổng bí thư năm 1938), Võ Văn Tần (người Đức Hòa, Tân An, Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ), Hà Huy Tập (Ủy viên Trung ương đảng).

Từ đó, ở Bắc, vào đầu tháng 11/1940, tại Hội nghị thứ 7 Ban chấp hành Trung ương đảng CS Đông Dương, Trường Chinh lên làm "Tổng Bí thư Lâm Thời" (thay cho Nguyễn Văn Cừ đã bị bắt cùng Lê Duẩn, Võ Đình Hiệu và Vũ Thiên Tân ngày 17/1/1940 tại Saigon), và đầu não CS dĩ nhiên nằm tại Bắc Kỳ. Các đảng viên Bắc và Trung Kỳ chia nhau nắm giữ các chức vụ then chốt trong kháng chiến cũng như sau khi hòa bình. Đó là chủ trương thầm kín của Hồ Chí Minh. Sau khi Nhật đầu hàng, ở Nam Kỳ, các phần tử trí thức Nam Bộ như Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Trấn, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Tạo, Huỳnh Văn Tiểng, Ngô Tấn Nhơn, Phạm Ngọc Thạch,...mặc tình thao túng. Họ lập ra Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Nam Bộ, có đầu óc địa phương, manh nha muốn tách ra khỏi sự khống chế của nhóm đảng viên Trung và Bắc Kỳ để thành lập 1 quốc gia CS Nam Kỳ. Không ngờ HCM biết thâm ý này nên sai Cao Hồng Lĩnh (tham gia Cách Mạng Thanh Niên Hội từ năm 1926), Hoàng Quốc Việt vào Nam bắt cóc Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai đem về giam lỏng ở Hà Nội.

Trong khi đó, vào tháng 9/1945, sau khi Nhật đầu hàng, thì Duẩn rời khỏi Côn Đảo (bị giam từ 1940-1945). Kế đó ít tháng, Duẩn được HCM gọi ra Hà Nội nhận chỉ thị. Khi cuộc chiến tranh Việt - Pháp lan rộng ở Nam Kỳ, Hồ cử Lê Duẩn với chức vụ Bí Thư Xứ Bộ Nam Kỳ (1946) đi vào Nam. Đi theo Duẩn có Lê Đức Thọ. Hồ muốn Duẩn vào Nam để lãnh đạo cuộc kháng chiến. Những người Trung và Bắc từ trước đến nay sống ở miền Nam như Trần Văn Trà, Võ Quang Anh, Phan Trọng Tuệ, Nguyễn Kim Cương...được Hồ cất nhắc lên cấp chỉ huy. 5 năm sau, 1951, khi Trung Ương Cục Miền Nam (bao gồm Nam Bộ và Cao Miên) được thành lập, Duẩn được cân nhắc lên làm Bí Thư Trung Ương Cục Miền Nam. Từ đó, Duẩn vào Nam ra Bắc như con thoi : nào là "rèn quân, chỉnh cán", nào kiểm thảo,...

Năm 1954, sau khi Hà Nội và Pháp ký Hiệp định Geneva, thì Duẩn được cài ở lại miền Nam, nằm vùng tại 1 căn nhà đường Phan Đình Phùng thuộc khu Bàn Cờ. Duẩn có cấp tốc ra Bắc để nhận chỉ thị lo việc tập kết, ém người và cán bộ ở lại miền Nam, để phát động cuộc chiến tranh mới. Duẩn sử dụng thông hành của 1 thương gia Tàu, do người vợ tên là LKD giới thiệu. Bà này là vợ hờ, theo kiểu già nhân ngải non vợ chồng. Duẩn lợi dụng bà này vì bà là vợ 1 thương gia giàu có, vừa làm cán bộ kinh tài cho CS, mà lại được cảnh "cơm no bò cỡi". Với thông hành hợp pháp, Duẩn đi đường bộ qua Phnom Penh, rồi đáp máy bay của Hàng không Pháp đi Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Tới đây, Duẩn đổi máy bay về Hà Nộị Lãnh chỉ thị xong, Duẩn lại đội lốt 1 sĩ quan liên lạc của Bắc Việt, tháp tùng máy bay của Ủy Hội Kiểm Soát Đình Chiến, trở về Saigon. Sau đó, Duẩn lén về Phụng Hiệp, rồi bí mật trốn ra mật khu ở Cà Mau. Tại nhà thờ Huyện Sử, Duẩn chủ trì 1 phiên họp cán bộ cao cấp của Trung Ương Cục Miền Nam và ra lịnh : - Phân tán, chôn vũ khí, máy móc.

- Moi móc những súng đạn phế thải của các công binh xưởng phát ra cho các cán binh CS tập kết cầm theo "làm cảnh", để chứng tỏ cho mọi người và Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến rằng họ nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Geneva.

Chuyến tàu cuối cùng chậm chạp rời cửa sông Ông Đốc. 2 bên bờ, dân chúng tụ tập để tiễn chân thân nhân tập kết. Mọi người nhìn thấy rõ ràng Bí Thư Lê Duẩn đứng trên bong tàu Bilixki, đưa tay vẫy đồng bào... Khuya hôm đó, khi tàu Bilixki vừa ra khơi, Lê Duẩn xuống 1 chiếc ca nô trở lại bờ. Người tổ chức bí mật việc này là Võ Văn Kiệt, lúc đó làm Bí Thư Tỉnh Ủy Bạc Liêu. Duẩn được cài vào 1 gia đình ở Cà Mau để chờ đợi. Mấy tháng sau, Duẩn lại lén lút về Saigon ăn ở với người vợ hờ vừa kể trên. Đây là 1 người đàn bà lẳng lơ, vóc cao lớn, thân hình hấp dẫn, là đàn em của Mã Thị Chu (dược sĩ, có nhà thuốc Tây ở Cần Thơ), là 1 đại gian thương Chợ Lớn. Bà này có với Lê Duẩn 1 đứa con. Khi Lê Duẩn có lịnh ra Bắc (đầu năm 1957, sau khi Trường Chinh bị thất sủng, và chính phủ VNCH từ chối tổng tuyển cử), chính bà này lái xe đưa Duẩn qua Phnom Penh, để đáp phi cơ ra Hà Nội. Nhưng thực ra, từ đây Duẩn đi thẳng qua Hong Kong, Quảng Châu, rồi đổi máy bay khác về Hà Nội.

Nói thêm về tuyến đường này. Kể từ năm 1960, cán bộ cao cấp CS từ Nam VN muốn ra Bắc, họ sử dụng đường bay Phnom Penh - Quảng Châu do hãng Hàng không Air Azur của Pháp khai thác. Trước khi ra mắt Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời ở miền Nam, đại diện CS là Trần Bửu Kiếm cũng qua Phnom Penh rồi đáp máy bay đi Algeria, Cuba, báo tin trước. Khi VC vừa công bố làm lễ ra mắt Chính Phủ trên thì trên đài phát thanh của Algeria, Cuba, người ta nghe tiếng 2 chính phủ này "nhìn nhận" tân chính phủ ấy tức thì. Chuyến về, Trần Bửu Kiếm về thẳng Quảng Châu, qua Hà Nội để đánh lạc hướng tình báo Mỹ. Lần đó, Kiếm về Cục R (Trung Ương Cục Miền Nam) báo cáo diễn tiến Hoà đàm Paris. Khi cuộc chiến miền Nam trở nên ác liệt, Trịnh Đình Thảo, Lâm Văn Tết (Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc, Dân Chủ và Hoà Bình) từ Cục R được đưa ra Bắc lánh nạn, cũng sử dụng đường bay nói trên. Sau đó họ được đưa về Đồ Sơn "nghỉ dưỡng".

Trở lại năm 1948. Duẩn và Thọ tới chủ trì 1 phiên họp của đại biểu Phụ Nữ Cứu Quốc Nam Bộ, họp tại mật khu ở Cà Mau. Duẩn gặp 1 cô gái xinh đẹp, có học thức, đang giữ chức Chủ tịch Ban chấp hành Phụ nữ tỉnh Cần Thơ, thì Duẩn mê ngay. Cần nhắc lại, lúc đó Duẩn đã 42 tuổi và có mấy đời vợ ở ngoài Bắc. Người vợ thứ nhứt được Duẩn cưới hồi 20 tuổi, ở quê nhà Quảng Trị, tên Cao Thị Khê. Vì bà vợ này mà Duẩn cất nhắc em ruột bà ta là Cao Xuân Diệm (bí danh Dương Thông), làm Cục trưởng Cục An ninh Nội chính, lúc đó mới cấp Đại tá, sau này lên Trung tướng. 1 người vợ khác của Lê Duẩn là Võ Thị Sảnh, con ông Võ Văn Kính, người Quảng Nam. Ông Kính là công nhân hỏa xa, đồng nghiệp với Duẩn ở Quang Trị. Bà Sảnh gia nhập đảng CS năm 1948, xâm nhập vào hàng ngũ Việt Nam Quốc Dân Đảng để báo cáo cho Trần Văn Trà, lúc đó làm Tư lịnh Quân khu 4.

Khi vào Nam, Duẩn tuyên bố là minh chưa vợ vì còn "mãi lo làm cách mạng". Thương hại đồng chí Duẩn, tới tuổi này (42) mà chưa vợ, nhiều cán bộ muốn kiếm vợ cho Lê Duẩn để ông ta an tâm lo việc nước. Cô Đỗ Thị Thúy Nga là con 1 đại điền chủ quê ở Thác Lác, cháu gọi Đỗ Hữu Vị bằng chú ruột, và gọi Đỗ Hữu Phương, người giàu nhất Nam Kỳ hồi đầu thế kỷ 20, bằng ông nội. Số là năm 1900, Toàn quyền Doumer có dịp vào Saigon, không biết Phương nịnh hót thế nào mà Doumer đã cấp cho Phương cả ngàn mẫu ruộng ở Thác Lác.

Đến năm 1945, số đất ấy chỉ còn vài trăm mẫu, do 1 người con của Phương quản lý. Như vậy cô Nga xuất thân từ giai cấp địa chủ, kẻ thù không đội trời chung với CS.

Nhắc lại, lúc đó Nguyễn Văn Trấn (tác giả "Viết cho Mẹ và Quốc hội") vừa đổi xuống miền Tây, mới hơn 30 tuổi. Trấn sanh vào ngày 21/3/1914 tại Chợ Đệm (làng Tân Kiên), huyện Bình Chánh, tỉnh Long An, đang giữ 2 chức vụ quan trọng : Bí Thư Khu Ủy, Chính Ủy Kiêm Tư Lịnh Khu 9, uy quyền tột bực. Trấn lại có học (Trường Tiểu học Phú Lâm, Trung học Petrus Ký, tốt nghiệp Trung học, làm báo), khá điển trai, là đối tượng của các cô gái đẹp ở Saigon mới vô khu kháng chiến. Trấn bắt tình với cô Đỗ Thị Thúy Nga, 1 mối tình qua đường vì Trấn đã có vợ con hẳn hoi. Mối tình vụng trộm này không kéo dài được vì bà vợ của Trấn ghen.

Để cứu vãn danh dự và để lấy lòng anh Ba Duẩn, Trấn liền giới thiệu cô Nga cho Duẩn. Thấy Nga, Duẩn rất thích. Nhưng, Duẩn vóc dáng cục mịch, ăn nói cộc lốc như "dùi đục chấm mắm nêm", lại già hơn, gấp đôi tuổi cô Nga, nên Nga từ chối thẳng thừng. Duẩn kêu vài cán bộ thân tín giữ những chức vụ quan trọng tới họp mật. Bà Lê Đoàn, Chủ tịch Ban chấp hành Hội Phụ Nữ Cứu Quốc Nam Bộ, được lịnh anh Ba tới "động viên" cô Nga ưng anh Ba. Anh Ba tuy lớn tuổi nhưng chưa vợ con vì mãi lo việc cách mạng. Rồi Hà Huy Tập (Ủy viên Trung ương đảng), cũng được Duẩn giao nhiệm vụ vận động Thúy Nga. Chưa hết, giáo sư Đặng Minh Trứ, Chủ tịch Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến tỉnh Cần Thơ, nhận lịnh Duẩn đến thẳng tư gia của cô Nga để "vận động" song thân của cô. Tất cả đều là công dã tràng, vì cô Nga từng là nữ sinh tường đầm, nói tiếng Pháp như gió, không chịu làm vợ 1 anh nhà quê thất học. 1 người từng ở trong hàng ngũ kháng chiến kể lại rằng, khi mọi cuộc "vận động" bế tắc, Duẩn liền dùng bạo lực. Duẩn cho lịnh mời cô Nga với tư cách đại biểu Cứu Quốc Cần Thơ, đến họp tại 1 ngôi nhà giữa rừng, bên bờ sông Trẹm, chỗ giáp ranh U Minh Thượng và U Minh Hạ. Đêm ấy trời mưa, chuyện gì xảy ra không rõ, sáng chỉ thấy cô Nga mặt mày sưng húp vì khóc suốt đêm qua. Ván đã đóng thuyền, cô Nga miễn cưỡng làm vợ bé của Lê Duẩn.

Từ đó, đảng ra lịnh cấm bất cứ ai bàn tán về việc "đồng chí Ba Duẩn cưới vợ". Năm 1955, cô Nga theo đoàn quân tập kết ra Bắc. Duẩn cho dấu cô Nga với 2 con trong 1 biệt thự trên đường Hùng Vương. Không hiểu do ai báo cáo, bà vợ cả Đỗ Thị Khê tìm tới đánh ghen. Cô Nga chỉ biết ôm mặt khóc. Duẩn dàn xếp dấu Nga ở Hải Phòng, cũng bị vợ lớn tìm tới chửi bới, khiến Nga đòi tự tử. Duẩn báo cáo việc lem nhem với Hồ. Hồ gợi ý đưa Nga qua Trung Quốc tỵ nạn vợ lớn, với danh nghĩa theo học chính trị tại Thiên Tân. Mỗi năm, Hồ cho Duẩn mượn chiếc máy bay riêng, ẩn số BH 195 (có nghĩa là Bác Hồ 19/5) qua Thiên Tân thăm vợ. Mỗi lần đi, Duẩn có đem theo đứa con gái lớn con bà vợ cả là Lê Thị Hồng, để cô này thăm tình nhân là 1 Thiếu úy đẹp trai, quê ở Cái Tàu, Bạc Liêu. Viên Thiếu úy này đang học trường quân sự Cáp Nhĩ Tân. Về sau, nghe đâu cô này học bên Liên Xô và lấy chồng người Liên Xô.

Xưa nay, lấy vợ lấy chồng là chuyện bình thường, nhưng có vợ rồi mà còn muốn có vợ bé...lại còn làm việc bất chính để chiếm đoạt. Hồ Chí Minh luôn luôn răn đe đảng viên phải có "đạo đức cách mạng, đời công, đời tư phải trong sáng..." Thật ra, lời giáo dục ấy chỉ là tuyên truyền, áp dụng cho đảng viên cắc ké. Các Ủy viên Trung ương đảng, Bộ chính trị, ai cũng lấy vợ hai, vợ ba, dựa vào quyền lực để ép duyên, hoặc dùng thủ đoạn để lấy gái tơ cỡ tuổi con mình, như Lê Đức Thọ, Võ Quang Anh (Tham mưu trưởng Khu 9), Trần Văn Trà, Hà Huy Giáp, Văn Tiến Dũng, Hoàng Văn Hoan,..

Hứa Hoành

Sunday, September 28, 2014


TRẦN ĐỨC THẢO

 

Blog / Bùi Tín

Một cuốn sách rất cần tìm đọc

Cuốn Trần Đức Thảo - Những lời trăn trối của Tri Vũ Phan Ngọc Khuê, một nhà báo sống Pháp được Tổ hợp Xuất bản Miền Đông Hoa Kỳ phát hành hơn 1 tháng nay. Sách in đẹp, dày 428 trang, gồm16 phần, thêm phụ lục.
Tôi đã đọc cuốn sách này một mạch trong 2 ngày. Rồi đọc lại 1 lần nữa, để rồi suốt 1 tuần lễ ngẫm nghĩ về nội dung của nó.
Trần Đức Thảo (1917 – 1993), con một nhà tư sản Phố Cổ đất Hà Thành, là một trí thức được đào tạo tại Pháp và cũng là một triết gia trẻ uyên bác khá nổi tiếng, từng tranh luận tay đôi với nhà triết học Jean Paul Sartre.
Năm 1951, khi 34 tuổi, Trần Đức Thảo tự nguyện về nước qua con đường Moscow với thiện chí “mang hiểu biết của mình về góp phần xây dựng đất nước”. Nhưng tai họa đã sớm đến với ông. Lãnh đạo VN, từ Hồ Chí Minh đến Trường Chinh (Tổng Bí thư Đảng lúc bấy giờ) đều tỏ ý không cần đến “một anh trí thức mọt sách do đế quốc đào tạo”, còn coi ông là một kẻ reo rắc tư tưởng phản động nguy hiểm. Ông suýt chết 2 lần, một lần khi tham gia đội cải cách ruộng đất ở Chiêm Hóa đã nói lên nhận xét là tòa án nhân dân trong xét xử địa chủ là không ổn, mang tính cưỡng bức phi pháp, làm cho cố vấn Trung Quốc phật lòng và ông suýt toi mạng về chuyện này; hai là khi Hà Nội được giải phóng, ông tham gia bằng 2 bài viết trên báo Nhân Văn cùng Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Nguyễn Hữu Đang, bị coi là “tên đầu sỏ nguy hiểm”. Từ đó ông bị giám sát, bỏ rơi trong cuộc sống, mất việc, mất vợ, sống lay lắt, lập dị, đi đôi guốc mộc, nói, khóc và cười một mình, cưỡi chiếc xe đạp trẻ con mang nhãn hiệu nước Nga giữa phố phường Hà Nội.
Đến nay, khi cuốn sách ra rồi, mọi bí ẩn, đồn đoán nhiều khi sai lạc về con người ông mới được giải mã khá là đầy đủ.
Thì ra sau khi bị đe dọa, trù úm, cô lập, đầy ải về cả tinh thần và vật chất, triết gia sinh bất phùng thời này quyết sống một cuộc sống 2 mặt, một mình mình biết một mình mình hay, cảnh giác cao, và nhiều khi phải đóng kịch với mọi người để tồn tại. Cái con người mà thiên hạ cho là lẩn thẩn, có khi như mất trí ấy thật ra vẫn cực kỳ minh mẫn, ghi nhớ, nghiền ngẫm, suy tư, với chủ tâm sẽ có ngày được phơi bày mọi sự ra ánh sáng, khi bản thân được tự do.
Và cái ngày tự do ấy đã đến, khi người ta muốn đuổi ông già 74 tuổi vô tích sự - và có thể là vô hại cho họ - ấy đi xa cho khỏi vướng víu. Tháng 3 năm 1991, ông được cấp một vé máy bay một đi không trở lại để sống nốt những ngày cuối đời trên đất Pháp.
Năm đầu trên đất Pháp, ông sống trong cơ sở của sứ quán đầy công an, an ninh, mật vụ CS, nên vẫn phải mang “mặt nạ”, cả khi họ cho phép ông nói chuyện về triết học, về phép biện chứng duy vật, về chủ nghĩa Mác. Để giữ mạng sống, ông vẫn phải đóng kịch, như một anh trí thức sơ cấp mụ mị, dở hơi, làm cho những anh chị em trí thức chờ đợi ở ông những phản biện sâu sắc đều ngỡ ngàng thất vọng, trong đó có chính người viết bài này (vào tháng 6/1992).
Một điều may mắn là anh Tri Vũ Phan Ngọc Khuê, một người Hà Nội du học ở Pháp, vốn có cảm tình với triết gia Trần Đức Thảo, đã cùng giáo sư toán học Bùi Doãn Khanh thăm dò được mong muốn thầm kín của ông, và được ông cho biết ý định viết một cuốn sách trong vòng 6 tháng nhằm trình bày tất cả những suy nghĩ chân thực của ông suốt 40 năm qua để cống hiến cho nhân dân VN đau khổ, lầm than. Khi ông đột ngột qua đời ngày 23 tháng 4 năm 1993 trong nhà khách sứ quán CS, cuốn sách tâm huyết ông chưa viết xong, mới chỉ là những ghi chép, phác thảo, dàn bài, ý vụt đến… đã bị an ninh sứ quán thu lượm sạch. Nhưng họ đã bỏ sót một kho tư liệu quan trọng: những cuốn băng ghi âm của ông Thảo.
Suốt trong gần 6 tháng, cứ đến cuối tuần, khi an ninh và viên chức sứ quán lo vui gia đình, hai ông Tri Vũ và Bùi Doãn Khanh lại lặng lẽ đón ông Thảo đến một quán cà phê kín đáo, đặt ra những câu hỏi và ghi âm những câu trả lời của ông. Ngay sau khi ông Thảo đột ngột từ trần - một cái chết vẫn còn nhiều nghi vấn – hai ông Tri Vũ và Bùi Doãn Khanh đã bỏ công ghi lại thành 16 đoạn trên máy điện toán, rồi biên soạn lại thành cuốn sách Trần Đức Thảo - Những lời trăng trối.
Cuốn sách đã giải mã đầy đủ con người và nhân cách Trần Đức Thảo. Cho đến khi gần vĩnh biệt chúng ta ông đã dùng tư duy bén nhạy của một học giả và triết gia để soi sáng một đoạn hệ trọng của lịch sử dân tộc, thay thế cho những trang lịch sử chính thống trong đó con người và sự kiện đã bị xuyên tạc, bóp méo.
Trong sách, Trần Đức Thảo có nhắc đến ông Hồ vài chục lần, kể từ cuộc gặp ở Pháp, đến cuộc gặp ở chiến khu Việt Bắc, khi quy định phải đứng xa Bác 3 mét, khi được hỏi mới được nói, phải gọi ông Hồ là Bác và nhiều lần gặp sau ở Hà Nội, khi ông chỉ còn là một bóng người vật vờ, tồn tại mà như không tồn tại.
Xin mời bạn đọc thưởng thức vài đoạn ngắn trong cuốn sách nói đến “ông Cụ”, để thấy nhà triết học vẫn minh mẫn sâu sắc tinh anh đến mức nào.
… “ Đáng chú ý là từ khi tự đổi tên là Tất Thành(1911) (với khát vọng khiêm tốn là sẽ là kẻ thành đạt…) rồi cho đến sau này bỏ hẳn họ Nguyễn, lấy lại họ gốc là họ Hồ, và chọn cái tên cực kỳ kiêu sa, coi mình là bậc CHÍ MINH (1945)… Nói chung tên giả thường là rất tiêu biểu
tâm thức như thế đã phản ánh chân thực những bước chuyển biến trong đầu óc của ‘ông Cụ’. Mỗi lần thay tên đổi họ là một bước có ý nghĩa trong hành trình vươn lên, đi tới để trở thành lãnh tụ. Đây là quá trình diễn biến của sự hình thành một cuồng vọng. Phải phân tích cặn kẽ từng cái biệt danh ấy như là một dấu hiệu tâm lý chính trị, từ lúc chi mong có cơ hội thành đạt, cho tới lúc quyết tâm, bằng mọi giá, mọi cách để đạt tới tột đỉnh của quyền lực như là một ông vua (Vương), là một người yêu nước chân chính (‘Ái Quốc’), là một lãnh tụ thông minh bậc nhất trong thiên hạ (CHÍ MINH)! Một nhà túc nho, một người trí thức có đầu óc tỉnh táo, có liêm sỷ, một bộ não minh triết không bao giờ tự ý xưng mình là ‘Vương’, là ‘Ái Quốc’, là ‘CHÍ MINH’ như thế…”.
Và đây là một đọan trích nữa nhận định tổng hợp về “ông Cụ” của triết gia họ Trần:
“Cụ Hồ là một nhân vật vô cùng phức tạp, vô cùng thông minh, rất mưu trí, một con người sắt đá đến mức vô cảm, vô tình, sẵn sàng chụp bắt mọi cơ hội để thành đạt. Một ý chí thành đạt không gì lay chuyển. Đấy là một Tào Tháo muôn mặt của muôn đời, một con người không có tình bạn, không có tình yêu gia đình, tình yêu con cái, một bộ óc nung đúc một cuồng vọng, với một ưu tư duy nhất là phải leo lên đến tột đỉnh quyền lực đê đạt tới mục tiêu của mình… Vì thế ông Cụ không chấp nhận một ai trong đám chung quanh là ngang mình. Vì thế mà không cần trợ lý, cố vấn, vì thế không lắng nghe một ai. Bởi lãnh tụ chỉ chăm chú tìm chiến thắng vinh quang, của giấc mơ thế giới đại đồng, chứ không cảm nhận được nỗi đau đầy máu và nước mắt của dân trong thực tại. Một con người chỉ nghĩ và sống với khát vọng chiến thắng, chứ không muốn sống bình thường như mọi người. Riêng đối với tôi, cái nhìn đầu tiên của lãnh tụ là để đánh giá tôi trong tương quan chiến thắng ấy, và cách đánh giá ấy là một bản án không nơi kháng cáo. Vì thế tôi đã suy nghĩ nhiều về nhân vật lịch sử này! Bởi Người là một cái bóng ma quyền lực đã đè nặng lên thân phận tôi.
“Những điều tôi nói đây không phải để oán trách ‘ông Cụ’, bởi tôi biết đây là một nhân vật bi thảm, luôn bị chi phối bởi nhiều thế lực trong và ngoài. Nào là cuồng vọng của một lãnh tụ chính trị, nào là sức ép của Mao, nào là những ý đồ phức tạp trong Bộ Chính trị với nhiều phe phái kình chống nhau. Những sức ép ấy đã tiêu diệt hết tình cảm của con người bình thường nơi ‘ông Cụ’ và ‘ông Cụ’ bị đưa vào thế phải chấp nhận sống cô đơn, phải thủ vai ông thánh, ông thần, giữa bao thế lực quỷ quái, quá khích, lúc tả khuynh, lúc hữu khuynh… để đạt tới, để nắm vững đỉnh cao quyền lực…”. 
Còn có rất nhiều đoạn lý thú độc đáo khác nói về “Hà Nội giải phóng” năm 1955 và “Miền Nam giải phóng” năm 1975, về những buổi dự “hát cô đầu” cùng nhà văn Nguyễn Tuân, nhận xét về lực lượng Công an là bạn dân ra sao dưới một chế độ CS cảnh sát trị.Trong đọan kết, triết gia Trần Đức Thảo bộc bạch rằng vào lúc cuối đời ông đã nhận rõ chủ nghĩa Mác là một học thuyết sai lầm từ gốc, chứ không phải là nó đúng nhưng đã bị vận dụng sai, và nó sai cả về vũ trụ quan lẫn nhân sinh quan do cổ vũ đấu tranh giai cấp, bạo lực, chiến tranh, sai cả về phương pháp luận lô gích biện chứng duy vật - hiện tượng học. Theo ông, Liên Xô, Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Bắc Triều Tiên đều là nạn nhân bi thảm của chủ nghĩa Mác. Rất tiếc là ông đang say mê lý giải thì tai họa ập đến. Người ta thoáng biết ý định thâm sâu của ông cùng bè bạn thân thiết, và ông đã bị họ bịt mồm khi đang thổ lộ tâm tình thầm kín nhất. Dù sao ông đã mãn nguyện phần lớn khi đã trút gần hết bầu tâm sự giữ kín 40 năm ròng.
Chính do những lẽ ấy mà cuốn Trần Đức Thảo - Những lời trăn trối là cuốn sách quý, rất nên tìm đọc, phổ biến rộng và bàn luận để tăng thêm hiểu biết về lịch sử và những nhân vật nước ta. Tuy tác phẩm này đã ra đời chậm hơn 20 năm, nhưng dù sao nó vẫn là một cuốn sách rất có giá trị với thời cuộc hiện tại.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Bùi Tín

Nhà báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA. Ðối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc.http://www.voatiengviet.com/content/blog/1949529.html


  Đọc sách: Trần Đức Thảo Những Lời Trăng Trối

Phan Thanh Tâm

Hồ Chí Minh: con khủng long ba đầu, chín đuôi
Ðã có nhiều tác giả tây ta viết về nhân vật Hồ Chí Minh (HCM) riêng cuốn Trần Ðức Thảo Những Lời Trăng Trối là cuốn rất đặc biệt vì sách đã “phân tích sư thật về những hành động khủng khiếp” của họ Hồ bởi một triết gia “lỗi lạc của Việt Nam và thế giới.” Năm 1951 ông bỏ Paris về bưng, qua ngả Mạc Tư Khoa, tham gia kháng chiến chống Pháp; đã từng “trải nghiệm gian khổ trong chiến tranh, trong cách mạng” suốt 40 năm. Nhà triết học họ Trần trước khi mất đã khẳng định, Marx đã gây ra mọi sai lầm và tội ác. Ông còn nói, chính “cuồng vọng lãnh tụ” đã khiến “ông cụ” là một con người “cực kỳ vị kỷ, bất chấp những chuẩn mực của lương tri, của đạo lý.” Theo ông, đây là “một Tào Tháo muôn mặt của muôn đời” và “là một con khủng long ba đầu, chín đuôi.”
Hình bìa tác phẩm 'trần đức thảo những lời trăng trối'
Hình bìa tác phẩm "Trần Đức Thảo Những Lời Trăng Trối" do Tổ Hợp Xuất Bản Miền đông Hoa Kỳ thực hiện.
Lời trối trăng của nhà triết học Trần Ðức Thảo cho biết, “nếu không dám khui ra những sai trái lịch sử của “ông cụ,” không dám đưa ra ánh sáng tội lỗi của Marx thì không bao giờ thoát ra được tình trạng bế tắc chính trị độc hại như hiện nay ở nước ta.” Theo ông, quá khứ cách mạng của Việt Nam đã tích tụ quá nặng đầy những di sản xấu. Quyển sách dày 427 trang là những lời tâm sự sống động của một nhà tư tưởng giúp độc giả hiểu rõ nguồn gốc của thảm kịch đang bao phủ lên thân phận dân tộc, lên đất nước ta. Ông cảnh báo xã hội Việt Nam “đang bị ung thối bởi căn bệnh xảo trá, căn bệnh thủ đoạn của đảng.” Ông bị tống đi ra khỏi quê hương vĩnh viễn với cái vé đi một chiều, bị đuổi khỏi Sài Gòn, buộc phải đi Pháp, không được trở về Hà Nội.
Trong cuốn sách, nhà triết học Trần Ðức Thảo (1917-1993) đã vạch ra rằng, về lâu về dài, càng thấy ba chọn lựa của “cụ Hồ” mang tính sinh tử với đất nước và dân tộc, đã để lại di sản vô cùng trầm trọng: “chọn chủ nghĩa xã hội của Marx để xây dựng chế độ, chọn chiến tranh xóa hiệp định hòa bình để bành trướng xã hội chủ nghĩa và thống nhất đất nước, chọn Mao và Ðảng Cộng Sản Trung Quốc làm đồng minh, đồng chí.” Sách có 16 chương, một chương chỉ để giải mã lãnh tụ; nhưng ở chương nào HCM cũng được đề cập tới. Ông xác nhận, hễ nói tới thảm kịch Việt Nam thì “không thể không nhắc tới ông cụ.” Cố giáo sư quả quyết, ‘phải nói thẳng ra là Mao đã trực tiếp bẻ lái “ông cụ”; và “Trung Quốc muốn nhuộm đỏ Việt Nam theo đúng màu đỏ đậm của Trung Quốc.” 
Ðãi ngộ hay bạc đãi

Triết gia Trần Ðức Thảo (TÐT), nổi tiếng về hiện tượng luận, từng tranh cãi với Jean-Paul Sartre được đảng Cộng Sản Pháp vận động để được cho về xứ nhằm phục vụ cách mạng vì “tôi có những nghiên cứu sâu rộng cuộc cách mạng tháng 10 ở Nga và có vốn hiểu biết vững chắc tư tưởng của Karl Marx.” Khi về tới quê hương “tôi bị vỡ mặt và vỡ mộng”; bị nghi là “siêu gián điệp trí thức.” Tên tuổi ông, một thời danh tiếng trời Âu chìm hẳn. Năm 1991 ông “bị đẩy trở lại Paris.” Thế nhưng, sau khi qua đời ngày 24 tháng 4, 1993, nhà cầm quyền Hà nội lại truy tặng ông huy chương Ðộc Lập; ca tụng ông là nhà triết học lớn của thế kỷ. Họ còn cho rằng “tư tưởng HCM” đã có ảnh hưởng với nhà triết học số một Việt Nam và lúc sinh thời đảng, nhà nước rất mực trọng đãi ông.
Có thật thế không? Trong chương Ðãi Ngộ Hay Bạc Ðãi, ông nói, những chức vị mà người ta ban cho, “che giấu một đối xử nghiệt ngã và tồi tệ.” Ông cho biết, sự có mặt của ông trong một số sinh hoạt chỉ là “bù nhìn đứng giữa ruộng dưa.” Sự thật “họ chỉ để cho sống; cho tôi khỏi chết đói; chỉ toàn là bạc đãi.” Nhà triết học phân trần, chúng bắt “tôi phải gắng mà học tập nhân dân nghĩa là phải cúi đầu tuyệt đối vâng, nghe lời đảng.”
Ông tiết lộ, tuy có chức phó giám đốc trường Ðại Học Văn Khoa Sư Phạm nhưng “chưa hề được tham dự bàn bạc gì vào việc tổ chức, điều khiển, ngay cả ý kiến giảng dạy cũng không hề có.” Sự có mặt của ông trong các buổi họp hay đi theo các phái đoàn thanh tra là chỉ để “giới thiệu có thạc sĩ triết bên tây về ủng hộ cách mạng.”
Những điều nói đó phù hợp với bài báo của nhà thơ Phùng Quán Chuyện vui về triết gia Trần Ðức Thảo đăng trên báo Tiền Phong ngày 11 tháng 5, 1993: nhờ cái chết của nhà tư tưởng lớn này qua các báo mà rất nhiều người trong nước được biết rằng đất nước chúng ta đã từng sinh ra một triết gia tầm cỡ quốc tế. Ông ta sang tận bên Tây mà chết. Khi sống ở trong nước thì lôi thôi nhếch nhác hơn cả mấy anh công nhân móc cống.
Mùa rét thì áo bông sù sụ, mùa nực thì bà ba nâu bạc phếch, quần ống cao ống thấp, chân dép cao su đứt quai, đầu mũ lá sùm sụp, cưỡi cái xe đạp “Pơ-giô con vịt” mà mấy bà đồng nát cũng chê. Thật đúng như anh hề làm xiếc! Mặt cứ vác lên trời, đạp xe thỉnh thoảng lại tủm tỉm cười một mình, một anh dở người.”
Mưu thần chước quỷ
Nhiều người tự hỏi bị đối xử cay đắng như vậy sao “bác Thảo lại hay có lúc bật cười như điên”; và bị chung quanh chê bai, chế giễu “bác là người khùng”? TÐT cho hay, ông bắt đầu “hết cười rồi lại khóc” sau khi tham gia đợt thì hành cải cách ruộng đất ở huyện Chuyên Hóa, tỉnh Tuyên Quang năm 1953. Lương tri trỗi dậy khi thấy lãnh đạo “chọn con đường hành động nặng tính cuồng tín, dã man.” Ông nói, “chẳng thà là thằng khùng hơn làm thằng đểu, thằng ác, thằng lưu manh.” Về giai thoại TÐT đi chăn bò, theo ông, đó là một sự xấu hổ cho cả nước. Làm nhục một trí thức là lối hành xử của một chính quyền man rợ, bị ảnh hưởng Trung Quốc, buộc họ phải học thuộc lòng câu “trí thức không bằng cục phân” của Mao.
Nhà tư tưởng họ Trần nhận xét, Cộng Sản Việt Nam rất sùng bái Trung Quốc, “cứ như là con đẻ của Ðảng Cộng Sản Trung Quốc.” Là một nhà triết học, có thói quen tìm hiểu, đánh giá lại, ông thấy “nước ta trồng cây tư tưởng của Marx, cho tới nay cây đó chỉ cho toàn quả đắng.” Chính “cái thực tại tàn nhẫn khi chứng kiến sự đau khổ của con người bị kềm kẹp bởi ý thức hệ” khiến ông muốn “đặt lại vấn đề từ học thuyết.” Triết gia TÐT nói, nhiều lãnh tụ “từ lầu đài tư tưởng Marx bước ra đã trở thành những ác quỉ.” Theo ông, “quỉ ấy là ý thức đấu tranh giai cấp”; là thứ “vi rut” tư tưởng độc hại vô cùng; nó phá hoại xã hội, nó thúc đẩy con người đam mê tìm thắng lợi, bằng đủ thứ quỉ kế, để mưu đồ củng cố cho chế độ độc tài, độc đảng.
Theo nhà triết học số một của Việt Nam, “ông cụ” là một nhà ảo thuật chính trị đại tài: lúc thì biến có thành không, lúc thì biến không thành có. Ðúng là “mưu thần chước quỉ” chuyên hành động muôn hướng, muôn mặt, “trí trá còn hơn huyền thoại Tào Tháo trong cổ sử Trung Quốc!” Bác Hồ đánh lừa dư luận Âu Mỹ, khi chép lời nói đầu bản tuyên bố độc lập của Mỹ; đánh lừa các đảng trong nước khi thành lập chính phủ đại đoàn kết và mời cựu hoàng Bảo Ðại làm cố vấn. Vài tháng sau, Võ Nguyên Giáp dẹp bỏ; coi họ là phản động; đẩy Bảo Ðại sang Côn Minh. “Ông cụ” còn được triết gia TÐT gọi là một nhà chính trị “thần sầu quỉ khốc” khi “ông cụ” khôn khéo mưu tìm sự tiến cử của Mao để được đưa về xứ làm lãnh đạo duy nhất phong trào cách mạng Việt Nam.
Cố Giáo sư TÐT kể lại rằng, biết mình bị Ðệ Tam Quốc Tế tức Liên Sô loại đuổi khéo về Viễn Ðông và biết Mao là thủ lãnh các phong trào cộng sản ở Châu Á, “ông cụ” vào làm việc cho Bát Lộ Quân, tuyên thệ gia nhập Ðảng Cộng Sản Trung Quốc; được Mao rất ưu ái. Nhờ vậy, “ông cụ” từng bước loại bỏ tất cả đối thủ Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn văn Cừ... để rồi vươn lên làm Tổng Bí Thư kiêm chủ tịch nước năm 1945. Dù sự tấn phong “ông cụ” ở các đại hội Ma Cao và Hồng Kông bị phản ứng của các khu ủy, xử ủy và của “Ðệ Tam” nhưng nhờ Mao dàn xếp nên đã qua mặt những sự phản đối này vì họ là những kẻ đã từng nhận được sự nâng đỡ của cộng sản Trung Quốc. Triết gia họ Trần nói thêm, “ông cụ” luôn luôn là người biết chụp bắt cơ hội.” 
Huyền thoại “bác Hồ”
Vẫn theo nhà tư tưởng TÐT, các nhà nghiên cứu nước ngoài khi viết về HCM họ bị chói lòa bởi những huyền thoại về “ông cụ” của bộ máy tuyên truyền; họ sử dụng sản phẩm chính thống của đảng thì làm sao họ hiểu hết được mặt thật của họ Hồ. Ông nói, có một thứ tư liệu rất chính gốc, bộc lộ rõ cái cuồng vọng lãnh tụ của “ông cụ”; nó chi phối từ nội tâm. Ðó là những tên giả chính “cụ Hồ” đã tự đặt cho mình. Muốn tìm hiểu cặn kẽ, phải phân tách những chuyện biến tư tưởng qua từng giai đoạn đổi tên, đổi họ; từ những cái tên “Tất Thành,” rồi “Vương,” rồi là “Ái Quốc,” chót hết là “Chí Minh.” Ðấy là những biểu hiện của một thứ bệnh tâm thần, khao khát danh vọng. HCM chỉ thành lãnh tụ cách mạng sau khi không được cho vào học Trường Thuộc Ðịa để ra là quan.
Nhà triết học nói thêm rằng, một người tự viết sách đề cao mình, như cuốn “Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ chủ tịch” và “Vừa đi đường vừa kể chuyện” thì không thể là một người vì nước vì dân được. “Ông cụ” đã tạo ra một thời chính trị điên đảo. Ngoài ra, đám quần thần chung quanh “ông cụ,” không tha thứ cho ai dám tỏ ra ngang hàng với “Người.” Họ tôn vinh “ông cụ” làm bác, làm cha dân tộc. Tạ Thu Thâu chết mất xác vì câu nói “ngoài bắc có cụ, trong nam có tôi.” TÐT cho biết, năm 1946 gặp “ông cụ” trong một buổi chiêu đãi ở Paris, ông đã bất ngờ trước lời khước từ: “cách mạng chưa cần tới chú đâu” của HCM; khi ông tự ý nắm tay “ông cụ” ngỏ lời: “Tôi muốn về nước cùng cụ xây dựng thành công một mô hình cách mạng tốt đẹp tại quê hương.”
Dù thế, triết gia vẫn nhờ bạn bè phương tây giúp ông được về nước tham gia kháng chiến. Nhờ vậy, ông có cơ hội quan sát một Hà nội và Sài Gòn đang bị lột xác theo sự phát triển của chủ nghĩa xã hội. Một giai cấp thống trị mới đang hình thành. Càng quan sát nhà tư tưởng TÐT càng thấy huyền thoại về “bác Hồ” là tác phẩm của “cả một công trình nghệ thuật hóa trang cao độ.” Cái gì có giá trị là của bác, của đảng. Họ công kênh “ông cụ” lên làm bậc thần, bậc thánh. Theo TÐT, “phải hít thở cái không khí” thờ kính, phục tùng lãnh tụ mới có thể hiểu phần nào những “phương pháp tâm lý tinh vi” tôn sùng HCM. Ông nhấn mạnh, “bác Hồ” chỉ có thể coi như mẫu mực thành đạt về chính trị; “không thể nào là mẫu mực về mặt đạo đức”; vì cách sống muôn mặt của bác đâu phải là gương sáng.
Nhà triết học bị kết tội “cầm đầu âm mưu chống đảng” vì hai bài viết trên Nhân Văn Giai Phẩm (NVGP), do một số anh em văn nghệ trẻ chủ xướng. Ông cho biết, nếu không có mấy nhà trí thức Pháp đứng đầu là Sartre “tận tình quan tâm, chăm sóc” đến ông thì với mấy tội: tự ý nắm tay bác năm 1946 đòi cùng về nước làm cách mạng; từ chối lên án bố mẹ khi khai lý lịch; muốn đấu lý với cố vấn Trung Quốc lúc làm đội viên cải cách ruộng đất và vụ NVGP, ông có thể “dễ chết như chơi.” Năm 1952 triết gia được dẫn đi chào “Bác.” Ban lễ tân dặn ông bốn điều cần nhớ: phải đứng xa “Người” ba mét, chỉ lại gần khi “Người” ra lệnh; không được nói leo, chỉ trả lời câu hỏi; không được chào trước; không được nói tôi phải xưng bằng cháu, gọi “Người” bằng “bác.
Chư hầu ngoan ngoãn
Theo sự chiêm nghiệm của triết gia TÐT thì HCM chưa đọc kỹ học thuyết sách vở của Marx, “tư duy xổi nên chưa tiêu hóa được”; nhưng lại “đọc thuộc lòng cuốn “Le Prince” của Machiavel,” cuốn chỉ bày tận dụng mọi thứ để người ta sùng bái. “Ông cụ” luôn luôn chứng tỏ một bề ngoài nặng lý trí đến vô cảm; không thiết tha với gia đình; không có bạn hữu thân tình. “Ông cụ” rất ghét cánh Tây học. Trong vòng thân cận, chỉ có toàn hầu cận ít học được “ông cụ” đào tạo để phục tùng; rồi sau đề bạt lên làm lớn. “Ông cụ” làm thơ là “do cuồng vọng chính trị,” là để “ca ngợi mình” và “hô hào quyết chiến.” Nhà triết học này còn cho rằng, trên thân phận HCM có một bóng ma quái nó đè. Ðó là “ bóng ma đế quốc bành trướng vô cùng độc đoán, lấn át của Mao.”
Vẫn theo TÐT, ý thức hệ xã hội chủ nghĩa chỉ là một phương cách giam hãm các dân tộc chư hầu với cái tên đẹp “khối các nước xã hội chủ nghĩa anh em” nhưng thực chất là một đế quốc đỏ; nó kềm kẹp các dân tộc nhược tiểu quanh nó. Ðó “chỉ là thứ liên minh ma quái, quỉ quyệt, giả dối”; muốn biến “nước ta thành một chư hầu ngoan ngoãn.” “Ông cụ” vì tham vọng quyền lực từ ý chí muốn học ra làm quan nhưng không được nên đã lấy học thuyết “giai cấp đấu tranh” làm kim chỉ nam để tạo cơ hội thành danh, thành lãnh tụ. Nhà triết học nói, để nắm vững quyền lực “ông cụ” phải thủ vai ông thánh, ông thần,” từ bỏ cả vợ con, mất đi tính người, thẳng tay tiêu diệt những kẻ có tài. Lại thêm, Mao đã cài chung quanh “ông cụ” một đám cực kỳ cuồng tín.
Trong chương “Hai chuyến di chuyển đổi đời” của cuốn sách, nhà triết học họ Trần cho biết, ông được rời cảnh “sống như bị giam lỏng ở Hà nội” để vào Sài Gòn ở là nhờ sự vận động của một số đồng chí trí thức Nam Bộ. “Sài Gòn đã làm tôi bàng hoàng tới cùng cực. Khang trang và hiện đại; đâu có đói khổ vì bị Mỹ Ngụy kềm kẹp. Miền Nam đã có một mức độ dân chủ rõ rệt. Miền bắc bị tư tưởng Mac-Lenine làm nảy sinh những chính sách đầy sai lầm. Sĩ quan của “bộ đội cụ Hồ” đã có “thái độ thô bạo, ứng xử thô bỉ” khi nhục mạ, gọi Dương văn Minh là mày, và bắt cả nhóm phải đứng cúi đầu.” Ðấy là những lời thố lộ của TDT mà nhà văn Tri Vũ Phan Ngọc Khuê đã viết lại qua các cuốn băng thu những điều ông tâm sự với một số bạn trong sáu tháng cuối đời ông ở Paris.
Nhà triết học còn thú nhận Trần Dần và Trịnh Công Sơn là hai người đã thúc đẩy ông phải thoát khỏi thái độ hèn nhát đã ngự trị trong đầu óc trí thức và văn nghệ sĩ Hà nội; giới này đã ứng xử đồng lõa với tội ác của cách mạng. Người thứ nhất là Trần Dần lúc ông ta mời viết cho NVGP. Người thứ hai là các bài hát của họ Trịnh. Ngoài ra, những ai từng sống ở Sài Gòn sau 1975, nếu đọc chương “Vẫn chưa được giải phóng” đều nhận thấy những mô tả của triết gia về Hà nội năm 1954 rất giống Sài Gòn sau 30 tháng 4, 1975: “cả con người và xã hội ở đây đã không hề được giải phóng” và thật là “vô lý và nhục nhã” khi so sánh với chế độ cũ.
Ông nhận xét: tư hữu kiểu cũ do làm cần cù, tích lũy mà có được; tư hữu kiểu mới do chiếm đoạt bằng chữ ký và quyền lực.
Cao vọng hơn “bác Hồ”
Ðược gợi hứng bởi môi trường miền Nam, trong vòng 10 ngày TÐT hoàn thành một tập sách nhỏ “Con người và chủ nghĩa lý luận không có con người.” Ðây là văn bản phản bác giáo điều, được đón nhận như một bông hoa lạ. Chẳng bao lâu sách bị cấm phổ biến. Giới cựu kháng chiến và nhiều trí thức khác còn ở lại trong nước tấp nập tới làm quen với nhà triết học để nghe những “lời tiên tri” là “cách mạng đã biến chất để tư bản man rợ tràn ngập.” Trung ương thấy số người “phức tạp” đến gặp “bác Thảo” càng ngày càng đông, nên Ðảng đã quyết định “anh phải ra đi.” Nhà triết học than “thôi thì đành mang thân xác ra xứ người.” Qua Pháp, tuy đã một thời vang danh ở Paris, ông vẫn “lâm cảnh sống nay lo mai,” và còn bị Tòa đại sứ theo dõi kiểm soát chặt chẽ.
Trong cái xui có cái may. Nhà văn Tri Vũ-Phan Ngọc Khuê nhờ những lúc nhà triết học bán chữ để kiếm sống qua các buổi thuyết trình ở kinh đô ánh sáng mà đã làm quen thân với ông, được nghe ông tâm sự. Quyển sách ghi lại nỗi hối hận đã thiêu đốt ông vào lúc hoàng hôn của cuộc đời. Nhà văn cho hay ông “sẵn sàng trao mấy cuốn băng cho những ai muốn nghiên cứu về TÐT.” Trong sách nhà triết học có lần đã khẳng định: “Tôi có tham vọng cao hơn của ‘bác Hồ’ nhiều lắm.” Ðấy là xây dựng “một lâu đài tư tưởng trong đó toàn thể nhân loại đều thể hiện rõ quyền sống của mình, quyền dân chủ bằng lá phiếu của mình.” Nhưng mộng đó không thành, triết gia lừng danh một thời trời Âu bị đột tử. Chúng ta mất đi “một kho tàng trải nghiệm về chiến tranh, về cách mạng.”
Người chủ trương Tổ Hợp Xuất Bản Miền Ðông Hoa Kỳ, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích cho biết việc tái bản cuốn sách là để phục hồi danh dự một nhà tư tưởng lớn của Việt Nam. Trong lời bạt ông viết, “cuộc đời TÐT xem như cuộc đời tan nát vì “cách mạng” mà ông chọn phục vụ vào năm 1951 nên mọi sự trở nên vỡ lở.
Cuộc đời đó có thể xem như một bài học -“an object lesson”- với những ai để cho tình cảm, lý tưởng che mờ đi lý trí, kinh nghiệm. Không những ông mất vợ, không có đời sống gia đình, không có tự do trong bóng tối làm những việc ông muốn làm cho quê hương đất nước của ông. Sự nghiệp triết học của ông là một sự nghiệp dang dở.” Sách được xuất bản lần đầu với số lượng ít; tên gốc là Nỗi hối hận lúc hoàng hôn chỉ để thăm dò ý kiến thân hữu.
Những ai yêu “bác Hồ,” những ai coi HCM là tên tội đồ hay các nhà khoa bảng, các học giả, các ông bà phản chiến và những ai còn nghĩ đến nước Việt nên đọc cuốn này. Cho tới nay chưa có tác giả nào trên thế giới - ngoại trừ triết gia TÐT- nêu ra được, thật sáng tỏ, những điều vô cùng bi thảm trong thời cách mạng; vì ông đã trải nghiệm 40 năm trong cuộc. Ngoài ra, ông bà nào giỏi tiếng Tây tiếng Mỹ nên dịch sách ra cho thế giới biết thêm về HCM, kẻ đã lừa mọi người từ Âu sang Á; khiến nhà tư tưởng số một Việt Nam TÐT phải nói thẳng rằng, Napoléon, Hitler cũng có tâm thức tự cao tự đại nhưng “không gian trá đến mức tinh quái” để có những “hành động muôn hướng, muôn mặt, trí trá còn hơn cả huyền thoại Tào Tháo trong cổ sử Trung Quốc!”
Saint Paul, tháng 6, 2014
Nguồn: Người Việt, www.nguoi-viet.com

Tiểu sử Trần Đức Thảo:

Trần Đức Thảo sinh ngày 26/9/1917, tại làng Thái Bình, mất ngày 24/4/1993 tại Paris, Quê quán tạ
i làng Song Tháp, Châu Khê, Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Năm 1936, ông được nhận học bổng sang Paris, Pháp để thi vào trường École normale supérieure (Paris). Ông đậu thủ khoa bằng Thạc sĩ triết học (Agrégation de Philosophie, tại Pháp, đây là một học vị chuyên môn trên tiến sĩ, dành cho những tiến sĩ muốn làm giáo sư đại học), ngang điểm với Jules Vuillemin) tại Pháp lúc mới 26 tuổi (1942).
Thay mặt sinh viên và trí thức Việt Nam du học ở Pháp, Trần Đức Thảo đã viết thư gửi về Tổ quốc, bày tỏ tình yêu nước nồng nàn đối với đất nước vừa giành được độc lập hồi tháng 8 năm 1945. Lá thư được in trên tờ Cờ giải phóng, cơ quan của Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1952 ông về chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp.
Sau 1954 từ Việt Bắc về Hà Nội, Giáo sư Trần Đức Thảo kết hôn với Tiến sỹ Nguyễn Thị Nhứt, đến ngày 5 tháng 1 năm 1967, theo yêu cầu của bà Nguyễn Thị Nhứt hai ông bà đã thuận tình ly hôn[1].
Năm 1955, ông trở thành giáo sư Triết học và là Phó Giám đốc Đại học Sư phạm Văn khoa, Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội).
Ông bị quy tội dính líu đến phong trào Nhân văn Giai phẩm khi công bố hai bài báo có bàn đến một số vấn đề về tự do, dân chủ. Sau vụ Nhân văn Giai phẩm, bị mất chức Phó Giám đốc trường ĐHSP Hà Nội, chức Trưởng khoa Lịch sử chung cho cả ĐHSP và ĐHTH Hà Nội, Trần Đức Thảo bị cấm giảng dạy, phải dịch thuật lặt vặt để sống, phải bán dần bán mòn những bộ từ điển để ăn. Ông bị chặt đứt mọi liên hệ với thế giới, bị cô lập ngay giữa đồng bào của mình[2].
Thái Vũ kể: "việc gặp thầy Trần Đức Thảo từ nước Pháp tư bản trở về là rất dễ bị quy tội như bên Trung Quốc trong Đại Cách mạng Văn hoá. Gặp thầy lủi thủi đạp chiếc xe đạp mini cộc cạch cũng đành làm ngơ, nhiều khi không dám nhìn."[3].
Trong quyển sách hồi ký nguyên văn bằng tiếng Pháp là Mémoire d'un Vietcong (Hồi ký của một Việt Cộng), Trương Như Tảng có nhắc tới thạc sĩ Trần Đức Thảo (tr.300):
" Ông không bị tù hay hành hạ thân xác, nhưng công an bao vây, cô lập ông không cho ai tiếp xúc…Nếu ông Thảo tiếp xúc với ai, chẳng hạn một người bạn trên đường phố, thì người đó sẽ bị bắt giữ để điều tra. Bề ngoài xem ra triết gia sống cuộc đời bình thường. Nhưng thực tế ông sống như Robinson Crusoe, hoàn toàn cô độc, mặc dầu có nhiều người ở xung quanh. Ngay họ hàng thân thích cũng không được phép nói chuyện với ông. Đối với một trí thức như vậy là một sự tra tấn dã man."
Françoise Corrèze, người bạn thân của Trần Đức Thảo có hay tới thăm ông ở căn phòng khu tập thể Kim Liên, nhưng chỉ bút đàm, vì phòng bị thu âm[4].
Năm 1985, sau khi đi Cộng hòa dân chủ Đức vừa chữa bệnh, vừa làm việc với Viện hàn lâm khoa học của CHDC Đức, ông có sang làm việc với Viện hàn lâm khoa học Liên Xô.
Năm 1991, ông sang Pháp chữa bệnh kết hợp với "nghiên cứu khoa học, do Ban bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cử" (theo TS. Cù Huy Chử) và mất tại Paris vào năm sau. Theo những anh chị em có dịp tiếp cận, Trần Đức Thảo cho biết ông được tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Ban bí thư cử sang Pháp để "giải độc trí thức Việt Kiều" khỏi những ảnh hưởng xấu. [4] Di hài ông được nhà nước đưa về an táng tại Khu A Nghĩa trang Văn Điển, Hà Nội.
Theo Wikipedia, ngày 23 tháng 6 năm 2014.
http://www.geocities.ws/xoathantuong/ptt_docsachtranducthao.htm 
   Xin Mời Đọc: Trần Đức Thảo – Những lời trăng trối Bài Bằng Tiếng Việt   
                             
 HO CHI MINH: A MONSTER OF THREE HEADS AND NINE TAILS. 
                                                      
                                                                          tdthaos         
Much has been written about the character Ho Chi Minh.  This latest book, Tran Duc Thao, Words of His Final Days, by Tri Vu Phan Ngoc Khue, is unique in the sense that it provided an analysis about the truth of Ho’s horrid actions, as observed by Tran Duc Thao, an internationally renowned Vietnamese philosopher.  He left Paris and moved back to Vietnam in 1951 and spent the next 40 years of his life there, weathering through the horrible hardship of the socialist revolution and the bloody scenes of the civil war.  Standing near death’s door, his final words were a simple yet strong condemnation:  Marx’s doctrine was not only philosophically wrong but also criminally flawed.  And as far as Ho is concerned, it was an infatuated ambition of attaining the glory of leadership that had driven him into an “extremely egoistic person, one who pays no regard to moral virtues and principles, a Cao Cao* of utmost cunning and deceitful personality of all time, a maleficent monster having three heads and nine tails.”  
Tran Duc Thao’s last message to us was straightforward: “If we have not the courage to face Ho’s historical wrongs, to shed lights on Marx’s criminally flawed errors, never will we be able to free ourselves from the disastrous political rift that keeps wreaking havoc on our nation.”  In his view, the
past of the Vietnam socialist revolution was replete with wrongful and evil deeds.  This book of 427 pages is the heart-opening and moving words of a scholarly thinker, explaining the roots of the dark, polluted blanket which still smothers the nation’s fate.  He warned that the society’s fabric was “being gnawed by a cancerous disease that was caused by the ruthless and cunning wiles of the ruling authorities.”   
He further pointed out that it eventually became clear that Ho, or ‘the elderly one’, had committed three fatally wrong choices.  Not only had these mistakes vitally harmed the nation, but their residual effects continued to wound and threaten the nation’s future:  (i) the choice of subscribing to Marx’s socialism, (ii) of pursuing war as a means to expand communism, and (iii) of aligning with Mao and the Chinese Communist party as his sponsors.  Of the book’s 16 chapters, one was set aside to focus on demystifying Ho’s legends, yet Ho’s name kept re-appearing on most pages.  One cannot speak of the tragedy in Vietnam “without mentioning that Ho was directly manipulated by Mao in his desire to occupy and translate Vietnam into a red vassal of the Great Red China Empire.” 
   
(*) Cao Cao (155-220) or Tsao Tsao: a powerful warlord of the Later Han dynasty, known for his treacherous acts.  He was the prime minister during the Han’s waning years, and later usurped the throne to proclaim himself as King of Wei.
ESTEEMED OR DISDAINED
Professor Tran Duc Thao (TDT) was known in Europe for his distinguished works in the field of phenomenology, and for his famous debates with Jean-Paul Sartre.  The French Communist Party, in recognizing “my in-depth study of the Russian
October Revolution, and my sound understanding of Marx’s theory”, had lobbied for him for a role in the revolution to take place in Vietnam.  Soon as TDT made it back to his country, “my disposition and my dreams immediately shattered.” He was classified as a suspicious “super spying intellectual”.  His name, once celebrated in the West began to dwindle in oblivion.  Finally, in 1991, he was expelled to Paris.  Yet, after his death on April 24, 1993, the government in Hanoi endowed him with the ‘Independent medal’, and praised him as the great philosopher of the century, claiming that “Ho Chi Minh’s thoughts” had influenced the thinking of this premier philosopher; and that they have always treated him with respect and magnanimity.  
Nothing can be further from the truth!  According to TDT, the lofty titles given to him actually were to “conceal a strict and ill treatment.”  His presence was merely that of “a scarecrow in a melon field.”  They simply “let me stay alive, treated me with bare necessities to avert dying from malnutrition.”  They obliged him to learn from the people on how to sincerely and absolutely obey the government.   Though he held the title of Vice Dean of the Faculty of Pedagogies and Literary, he “never had the opportunity to take part in the school’s organizing or managing, or the drafting of curricula or teaching methods.”  His attending in different meetings, or escorting of different delegations, was merely to boast that “we have a famous doctorate philosopher who has returned from France to support the revolution.”
These stories fit well with a funny article written by the poet Phung Quan on the May 11, 1993 issue of the Tien Phong (Avant-Guard) magazine:  “Thanks to the death of this giant thinker, many people in the nation now are aware that this country has ever sprouted a philosopher of international caliber.  He went all the way to France just to die there.  And while living here among us, he was more bedraggled than those sewage cleaners.
Winters saw him covered in a bulky overcoat, summers in an all faded brown shirt, on top a lopsided trouser, one leg long, one short, wearing a pair of rubber flip flops with broken straps down on his feet, and an oversized straw hat up on his head, riding an old Peugeot bicycle that even scrap metal vendors would discount.  What a funny picture of a circus clown, pedaling his bike with his face parallel to the horizon and his mouth timidly blowing smiles to the sky. Wasn’t that a half-witted fool, or was it?”
DIABOLIC WILES
Once asked that being so mistreated by the government, why “did you at times break into burst of laughs?” Why lowered his image to that of a “derided, crazy fool?”  His answer was ironic, that after seeing the cruelty of the human comedy pushed forward by the party in the land reform at the province Tuyen Quang in 1953, all he could do to keep his sanity was “laughing then crying”, and all he could be was “an idiot, rather than a scoundrel, a demon, or a thief.”  His onetime assignment to tend oxen, he said, was a shameful act to the entire nation.  Insulting intellectuals is an act of barbaric governments like that of Mao.  It was Mao, he reminded us, who said “Intellectual is worth less than a lump of feces.” 
The Communist Party of Vietnam, TDT observed, ‘worshipped’ their communist counterparts in China as if they had been their offspring.  In the philosopher’s methodical observation, frequently re-examining and re-assessing its object, “the planting of Marx’s doctrine in our country has borne but bitter and noxious fruits.”  It was from realizing the pain suffered by those caught under Marxism’s oppression that Tran had questioned Marx’s ideology as a whole.   What he concluded 
was that the leadership “who subscribed to Marxism have become devils themselves.”   The concept of class struggle has become a deadly virus, one that carried hideous toxins, and threatened to destroy our society.  It made people lusting for winning by whichever means, no matter how evil that might be, in order to establish and fortify their totalitarian ruling.
According to this world class philosopher, “The elderly one was a clever and skillful magician, one who seemed to be able to make nothing into solids, and solids into nothing”, one whose sorcery was so wily that the historical treacherous Cao Cao of China barely compared to.  He fooled the West by reciting parts of the US Declaration of Independence in his self-inaugurated speech.  He misled members of the opposing political parties by announcing a plan to form a united government in which he invited the ousted Prince Bao Dai to serve as an advisor, only to call them reactionaries months later.  He then directed his top commander Vo Nguyen Giap to abolish them, and exiled Bao Dai to the city of Kunming in China.  TDT also disclosed that Ho masterminded a clever scheme to secure Mao’s support in his quest of becoming the top ringleader of the communist revolution in Vietnam. 
According to TDT, Ho sensed that the Soviet Comintern, also known as the Third International organization, wanted to rid him off to the Far East.  A shrewd politician as he was, Ho recognized that Mao was the powerful leader of the Communist movement in Asia.  He soon joined the Eight Route Army, as well as took membership in the Chinese Communist Party and worked hard to gain Mao’s confidence.  Consequently, he was able to defeat his rivals, namely Tran Phu, Le Hong Phong, Ha Huy Tap, Nguyen Van Cu…  He rose to the role of General Secretary of the Vietnamese Communist Party, and, concurrently, president of the country in 1945, against oppositions from regional leaders in Macao, Hong Kong, and from the Soviet Third
 International organization, on the account of favors Mao had done for them.  The elderly, according to TDT, never failed to seize opportunities.
MYTH OF THE LEGENDARY UNCLE HO
Foreign writers who wrote about Ho were usually dazzled by the myth popularized by his people, and, consequently, would paint false images of him.  One needs to direct his attention, the philosopher advised, to nowhere but Ho’s numerous alias names, in order to see the ambitious faces of this leader.  These names, which he had chosen for himself, reflected the inner thoughts at different junctions of his life.  From ‘Tat Thanh’, literally means ‘Surely Succeed’ in his younger days, to ‘Ai Quoc’, the ‘Patriot’, in his revolutionary years, to ‘Vuong’, or ‘King’, and ‘Chi Minh’, or ‘Utmost Brilliant’, when he has gained power.  They are manifestations of a schizophrenic mind, always lusting for glory.  It was only after being rejected from the French Colonial Institution that he chose to pursue the revolution path.   
A person who hid under phantom names to write stories that glorified himself, such as ‘Tales of Activities in The Life of Chairman Ho’, or ‘Stories Told On The Revolutionary Path’, that person, the philosopher pointed out, was in no circumstances a person committed to the well-off of the people?  ‘The elderly one’ has but created a time of political turmoil in his life.  His court would excuse no one who dared to compare with ‘the master’.  He was revered as the ‘god father of the people’.  One of the leaders of the Fourth International organization, Ta Thu Thau, was annihilated simply because of having said to Ho: ”In the North, there exist your elderly honor, and the South, I.’  TDT also recalled a story that in a gala in Paris in 1946, when he held Ho’s hand and expressed to Ho his wish to take part in building a beautiful model of democracy in Vietnam, he was encountered with a rejection:  “The revolution is yet in need of someone like you.”    
Nevertheless, professor TDT mobilized his Westerner friends to obtain for him an opportunity to serve in the revolutionary government.  It was during this experience that Tran witnessed the horrific socialism transformation imposed on Hanoi and, some 20 years later, on Saigon.  A new ruling class was erected.  Whatever was of values, it was the work of this class, of Ho and his party.   A “painstaking and sophisticated” campaign to deify Ho took place.  One must “breathe” in the “leader-worshipping” air to be able to visualize the extraordinary psychological method that was used to mythify Ho.  Nevertheless, TDT emphasized, while Ho may be regarded as an example of political success, he was the opposite of “a model of goodness and moral”, a tricky man of multiple personae and faces. 
TDT was accused of “leading a plot against the Party” because of his two articles in the Nhan Van Giai Pham (Humanity) magazine, along with other offences of “chose to hold Uncle Ho’s hand in Paris in 1946 and proposed to work with the Uncle to organize the revolution”, or “refused to denounce parents when he wrote his background statements”, or “attempted to reason with the Chinese advisors in the Land Reform troop.”   He easily could have lost his life for these ‘crimes’ if not for the intervene by Sartre and other French celebrities.  In 1952, before TDT was to appear in front of Ho, he was instructed to “stand at least 3 meters away, only move closer when asked by Uncle Ho, speak only to answer Uncle’s questions and must do so briefly, do not extend greeting first, do not refer to oneself as I, but as ‘this nephew’, and address ‘the master’ as ‘My Uncle’”. 
A DOCILE VASSAL
Professor TDT believed that Ho himself did not read Marx’s theory diligently, thus did not truly ‘digest’ it, but perused a book by Machiavelli instead, Le Prince, about multiple techniques to sweep off reverence from others.  ‘The elderly one’ is a cold calculating personality who had no feeling.  He cared not for family nor personal friendship. He disliked learned people, and surrounded himself with uneducated aides.  He wrote poems to serve his political ambitions, to praise him, and to exhort for war.  Yet, Professor TDT pointed out, pressing down on the fate of this sociopathic man was the shadow of another wicked one, a frightful, demoniac monster who set out to conquer the world, the shadow of Mao.  
He also said that socialism was employed merely as a means to control other nations, under the heading “Bloc of brotherhood of socialist countries.”  In reality, this was but an empire of Red domination.  It’s an alliance of a mischievous, evil, and deceiving nature.  It sought to contain and take over neighboring countries and make them their docile vassals.  ‘The elderly one’, coveting for power, and having failed to secure a career as a mandarin, chose to rely on this alliance to build a name for himself.   And to strengthen his stronghold of people's minds, Ho had to assume a role of a god disclaiming his own wives and children.  Having lost all humanity, he was prepared to destroy all other talents who stood in his way.  Moreover, Mao had planted a group of fanatics around Ho.  
TDT also recalled the feeling he had when he left the prison-like atmosphere of Hanoi, and, with the help of his friends in the South, came to visit Saigon.  He was stunned to see a prosperous and modern city, contrary to the image he had had of a city of poverty, being exploited by the American and its puppet government.  The South indeed had established a definite level of democracy, while the North was observing Marxist-Leninist’s false policies.  The leaders of the army troop that stormed the presidential palace in Saigon conducted themselves as barbarians.  They insulted Duong van Minh, the president of the South at the time, with scurrilous and demeaning words, ordered him and his staff to stand in front of them with their heads bowed down.   The author Tri Vu Phan Ngoc Khue based these stories on the taped conversations that TDT confided to his friends in Paris in the last six months of his life.
TDT also mentioned the names of two men who had inspired him to free himself from the fearful coward attitude common among intellectuals and artist in Hanoi: Tran Dan, editor of the Humanity magazine, and Trinh Cong Son, with his songs. It was interesting to hear TDT’s observation of the similarity between the Hanoi of 1954 and Saigon of post-April 30, 1975: “None was liberated.” The newly implemented systems in both cities were absurd and shamefully the same.  Comparing with the ones they replaced, he noted: “The old way to build one’s fortune used to be by reaping the fruits of one’s hard works, whereas the new way of obtaining ownership is simply by one’s signatures and his influence.”
 established a definite level of democracy, while the North was observing Marxist-Leninist’s false policies.  The leaders of the army troop that stormed the presidential palace in Saigon conducted themselves as barbarians.  They insulted Duong van Minh, the president of the South at the time, with scurrilous and demeaning words, ordered him and his staff to stand in front of them with their heads bowed down.   The author Tri Vu Phan Ngoc Khue based these stories on the taped conversations that TDT confided to his friends in Paris in the last six months of his life.
TDT also mentioned the names of two men who had inspired him to free himself from the fearful coward attitude common among intellectuals and artist in Hanoi: Tran Dan, editor of the Humanity magazine, and Trinh Cong Son, with his songs. It was interesting to hear TDT’s observation of the similarity between the Hanoi of 1954 and Saigon st-of poApril 30, 1975: “None was liberated.” The newly implemented systems in both cities were absurd and shamefully the same.  Comparing with the ones they replaced, he noted: “The old way to build one’s fortune used to be by reaping the fruits of one’s hard works, whereas the new way of obtaining ownership is simply by one’s signatures and his influence.”
HIGHER IDEAL THAN HO’s HIMSELF
Inspired by what he saw in the South, Tran wrote in 10 days a small book: Men And The Ism Of Denying Men.  This is a manifesto that counter-attacked the established doctrine, and was received as a novel idea.  Soon after its publication, the book was recalled, but not before it had made Tran influential among other intellectuals.  His message that “the revolution has degenerated, making way for the ‘cruel’ capitalism” had attracted a growing group of followers that the government decided to expatriate him to Paris, and put him under the strict surveillance   of the Vietnamese   Embassy there,
where he spent the remainder of his life in dire straits. 
However, every cloud has a silver lining.  While he lived there, Tran occasionally gave talks to supplement his means of living.  It was at these meetings that the author Tri Vu Phan Ngoc Khue made his acquaintance and later became his confidant.  TDT’s last words reflected the feelings of remorse that flared up in his heart near the end of his life.  The tapes recorded these conversations are available from the book’s author to those who want to study TDT themselves.  TDT also spoke of his dream, a dream which he said was of a much higher calling than what Ho was capable of.  It was a dream of building a systematic structure of ideals and thoughts, in which mankind can truly realize their right of existence, as well as the right to cast the votes of their choices.  Such a dream never came true. A talented mind once eminent on the West horizon has extinguished.   We have lost “a wealth of insight into the tragedies of mankind, in war and revolution alike.” 
According to the publisher, Professor Nguyen Ngoc Bich of the Eastern Consortium Publishing Co, the reprint of this book was to restore the name of a great philosophical thinker of Vietnam.  In the Foreword he wrote: “The life of Tran Duc Thao was a broken one because of the choice he made in 1951 to serve the revolution.  His ruined life should serve as an ‘object lesson’ for those who let their reason and wisdom be clouded by emotional and idealistic feelings.  Not only that he has lost his wife, his chance of a family life, but also a chance to work at ease, in freedom and by his own will, to better and advance his country.  His lifetime achievement in philosophy is one that remains unfinished.”  The first printing of this book was in limited quantity, under its original title “Repentance as Night Falls”, and was distributed among friends merely for commentary feedback.
 Those who admire Ho, and those who detest him, as well as those scholars, and those anti-war activists, if you cared about this nation called Vietnam, you should read this book.  No one in the world - but the philosopher TDT - has described in such clear perspective the tragedy of the socialist revolution in Vietnam.  The writer of this review wishes to see this book translated into other languages, so that the real face of Ho Chi Minh, the swindler who has deceived people from Asia to Europe to America, is known the world over.   The renowned philosopher stated it best when he pointed out that the lives of dictators like Napoleon and Hitler, though they were no less ambitious, “are no matches to Ho’s in light of his sly and cunning acts.  And the most treacherous Cao Cao of China history, in his grave, and to Ho himself, would have to tip his hat.”
Phan Thanh Tam (Translation by Kieu Ngan)
Saint Paul, June, 2014. 
© Tác giả gửi bài đến Ban biên tập.
© Diễn Đàn Người Dân ViệtNam
 


 

  Điểm sách “Trần Đức Thảo – Những Lời Trăng Trối ” của Tri Vũ Phan Ngọc Khuê

Posted: 14/07/2014 in Biên Khảo / Phê Bình, Hoàng Nhất Phương Hoàng Nhất Phương
bia_tdt
Mặc dù chỉ là quyển sách ghi chép lại từ những cuộc đàm thoại được thu âm, nhưng “Trần Đức Thảo – Những Lời Trăng Trối” được xem là tài liệu đặc biệt của Giáo Sư Trần Đức Thảo nói về con người của Hồ Chí Minh “một Tào Tháo muôn mặt của muôn đời,” [1] và “là một con khủng long ba đầu, chín đuôi.” [1] Giáo Sư Trần Đức Thảo khẳng định:
Nếu không dám khui ra những sai trái lịch sử của ‘ông cụ,’ không dám đưa ra ánh sáng tội lỗi của Marx thì không bao giờ thoát ra được tình trạng bế tắc chính trị độc hại như hiện nay ở nước ta.” [1]

Dưới cái nhìn của Giáo Sư Trần Đức Thảo, Mao Trạch Đông và Trung Cộng trực tiếp điều khiển “ông cụ” [2] vì muốn nhuộm đỏ Việt Nam. Cộng Sản Việt Nam tôn sùng Trung Quốc, chọn lý thuyết của Marx xây dựng chế độ, chọn chiến tranh xóa hiệp định hòa bình, để phát triển xã hội chủ nghĩa và thống nhất đất nước. Khi bị Đệ Tam Quốc Tế là Liên Xô đuổi về Viễn Đông, “ông cụ” đã vào làm việc cho Bát Lộ Quân, tuyên thệ gia nhập đảng Cộng Sản Trung Quốc, được Mao Trạch Đông ưu ái. “Ông cụ” dùng mọi thủ đoạn loại bỏ các đối thủ như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ…, trở thành Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch nước vào năm 1945.
Theo đánh giá của Giáo Sư Trần Đức Thảo, các nhà nghiên cứu nước ngoài khi viết về Hồ Chí Minh đã bị hào quang huyền thoại của bộ máy tuyên truyền làm chói mắt, không thể nhận biết mặt thật của ông ta. “Chương 12: Giải Mã Lãnh Tụ” [từ trang 258 đến trang 328] trong quyển sách “Trần Đức Thảo – Những Lời Trăng Trối” ghi chép lại ba lần Giáo Sư Trần Đức Thảo trực tiếp gặp “ông cụ.” Những lần gặp gỡ này giúp Giáo Sư Trần Đức Thảo nhận biết “ông cụ” là người có “cuồng vọng làm lãnh tụ.” [1] Di chuyển và sinh sống khắp mọi nơi ở hải ngoại, “ông cụ” có hàng trăm tên và bí danh khác nhau. Đây chính là điểm then chốt để nhận ra tham vọng của “ông cụ” – người không từ bỏ bất cứ một thủ đoạn nào, miễn là đạt được mục đích riêng.
Giáo Sư Trần Đức Thảo nhận xét:
“Ông cụ” là một con người cực kỳ vị kỷ, mang mặc cảm tự tôn tuyệt đối… “Ông cụ” còn có tính đa nghi như Tào Tháo ấy… Anh phải biết là cho tới nay, những ai đã từng coi thường “Người,” từng tỏ ra ngang hàng với “Người,” thì sau đều đã vĩnh viễn bị loại ra khỏi tầm nhìn của “Người.” Không ít người đã mất mạng, mất cả xác vì dám có ứng xử tay ngang như thế đấy…Người ta ưa kể cho nhau nghe rằng: Tạ Thu Thâu đã chết mất xác vì câu nói : “Ngoài Bắc có Cụ, trong Nam có… tôi” …!” [3]
Vì thần phục thiên triều phương Bắc,”ông cụ” sao y bổn chánh chủ trương khủng bố tàn bạo của Trung Cộng vào Việt Nam, điển hình là chiến dịch Chỉnh Huấn, Cải Cách Ruộng Đất…Đảng Cộng Sản Việt Nam của “ông cụ” đã có rất nhiều hành động sai lầm. Lỗi lầm kinh hoàng đẫm máu nhất là cuộc Cải Cách Ruộng Đất; đây không không chỉ là cuộc thảm sát hàng chục ngàn người dân vô tội, mà còn khiến luân thường đạo lý trong xã hội sụp đổ, bởi vì Việt Cộng dùng chính sách đấu tố buộc người thân quen phải đứng ra chỉ chứng, vu cáo những người vô tội trong thân tộc, trong xóm làng.
Giáo Sư Trần Đức Thảo tìm cách thuyết phục giới lãnh đạo cộng sản “không nên chọn chiến tranh, mà phải dồn mọi năng lực vào việc xây dựng hòa bình…,” [3] nhưng không thành, bởi vì từ Hồ Chí Minh đến Trường Chinh, Lê Duẫn…đều hiếu chiến, khát máu. Chính vì thế họ đã phát động chiến dịch xâm chiếm Miền Nam, không hề nghĩ đến cái giá phải trả. Hậu quả trước mắt cho thấy, dù chiến tranh đã kết thúc, xã hội Việt Nam vẫn không thể nào khôi phục được truyền thống đạo đức và nhân bản của tiền nhân – những giá trị tinh thần này đã bị vùi chôn trong biển lửa, trong màu cờ đỏ nhuộm máu hằng muôn ngàn người vô tội.
tin_thac_si_tran_duc_thao
Giáo Sư Triết Học Trần Đức Thảo [1997 – 1993] đậu Thủ Khoa bằng Thạc Sĩ Triết Học (Arégation de Philosopie) tại Pháp năm 1942 lúc mới 26 tuổi. Ông từng thay mặt sinh viên và trí thức Việt Nam du học tại Pháp viết thư gửi về Tổ Quốc, bày tỏ tình yêu nước khi Việt Nam giành độc lập vào tháng 8 năm 1945.
- Năm 1952: Trần Đức Thảo về chiến khu Việt Bắc. Tham gia kháng chiến chống Pháp năm1952.
- Năm 1955: Trần Đức Thảo trở thành Giáo Sư Triết Học, và là Phó Giám Đốc Đại Học Sư Phạm Văn Khoa, Chủ Nhiệm Khoa Lịch Sử Đại Học Tổng Hợp Hà Nội – nay là Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn.
Giáo Sư Trần Đức Thảo bị kết tội dính líu đến phong trào Nhân Văn Giai Phẩm khi công bố hai bài báo liên quan đến một số vấn đề về tự do, dân chủ. Sau vụ Nhân Văn Giai Phẩm, ông bị mất chức Phó Giám Đốc Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội, bị cấm giảng dạy, bị chặt đứt mọi liên hệ với thế giới bên ngoài, bị cô lập ngay giữa đồng bào của ông. Giáo Sư Trần Đức Thảo phải dịch thuật để mưu sinh, phải bán những bộ tự điển để có tiền chi dùng, cuộc sống vô cùng khốn khó. Năm 1991 ông sang Pháp chữa bệnh, qua đời tại Paris. Thi hài được đưa về nước, an táng tại Nghĩa Trang Văn Điển, Hà Nội.
Khác với Luật Sư Nguyễn Mạnh Tường – tác giả quyển hồi ký viết bằng Tiếng Pháp “UnExcommunie,” bản dịch Việt Ngữ “Kẻ Bị Khai Trừ” của Nguyễn Quốc Vĩ, do nhà xuất bản Tiếng Quê Hương phát hành năm 2011 – Giáo Sư Trần Đức Thảo không để lại một quyển sách nào kể lại cuộc đời đau khổ đầy sóng gió của ông, trong suốt 40 năm sống dưới chế độ Cộng Sản. Quyển sách “Trần Đức Thảo – Những Lời Trăng Trối” dày 427 trang gồm 16 phần, và một phần Phụ Lục, do Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ phát hành năm 2014, là công trình ghi chép của ký giả Tri Vũ Phan Ngọc Khuê, từ những cuốn băng ghi âm lời nói chuyện của Giáo Sư Trần Đức Thảo với những người bạn thân, trong thời gian ông ở Pháp năm 1991. “Trần Đức Thảo – Những Lời Trăng Trối” là tiếng nói duy nhất của Giáo Sư Trần Đức Thảo, nhờ đó người đọc có thể hiểu và cảm thương quãng đời bị cô lập của ông. “Trần Đức Thảo – Những Lời Trăng Trối” còn là di ngôn trung thực của người trí thức Trần Đức Thảo kể về “ông cụ,” – một kẻ đầy tham vọng làm lãnh tụ, hiếu chiến, khát máu, đáng bị lịch sử lên án.
Hoàng Nhất Phương
8:24pm Chủ Nhật ngày 6 tháng 7 năm 2014
[1] Trích từ “Trần Đức Thảo – Những Trời Trăng Trối.”
[2] Chữ dùng của Giáo Sư Trần Đức Thảo.
[3] Chương 12: Giải Mã Lãnh Tụ.
Nguồn: Dân Luận


Ðoàn Thanh Liêm -

 Giải mã Lãnh tụ: Một đóng góp quan trọng của Trần Đức Thảo

Thứ Tư, ngày 25 tháng 6 năm 2014

Ghi nhận của Đoàn Thanh Liêm
Tài liệu tham khảo chính yếu : Trần Đức Thảo – Những Lời Trăng Trối
Tác giả : Tri Vũ – Phan Ngọc Khuê
Do Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ ấn hành năm 2014
Sách dày 428 trang – giấy trắng, khổ chữ 12 – bìa giấy màu vàng.


Ở nước ta, thì có rất nhiều vị giáo sư dậy môn Triết học từ cấp trung học lên đến cấp đại học, trong đó đặc biệt là ở miền Nam, thì có một số vị được nhiều môn sinh quý trọng vì sự uyên bác với sở học vững vàng. Nhưng chỉ duy nhất có một mình ông Trần Đức Thảo (1917 – 1993) thì mới là người được gọi là triết gia – mà lại gây được sự chú ý và nể trọng trong giới học thuật riêng tại nước Pháp.




Từ thời còn trẻ lúc theo học tại trung học Albert Sarraut ở Hà nội, ông Thảo đã là một học sinh xuất sắc, rồi được học bổng qua học tại Pháp. Tại đây, ông lại thi đậu vào trường Cao đẳng Sư phạm (École Normale Supérieure ENS) là một trong những cơ sở giáo dục có danh tiếng hàng đầu của nước Pháp. Và chỉ ít năm sau đó, ông Thảo đã có bằng Thạc sĩ vào lúc chưa đày 30 tuổi. Cũng như nhiều trí thức khác ở Âu châu trong thập niên 1940 – 50, ông Thảo say mê với chủ thuyết Mác xít và coi đó là một thứ kim chỉ nam cho công cuộc cách mạng xã hội ở thế kỷ XX.


Vào năm 1949 – 50, ông Thảo đã có cuộc tranh luận trên báo chí với Jean Paul Sartre là một triết gia rất nổi tiếng thời ấy. Nhưng vào năm 1951, ông Thảo đã tìm cách đi qua ngả Liên Xô, Trung Quốc để về chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp. Và thảm thương thay, kể từ đó là bắt đầu một cuộc đời bi đát đen tối vì ông bị đày đọa, nghi kỵ theo dõi kềm kẹp liên tục cho đến lúc chết ở Paris năm 1993.


Năm 1991, vào tuổi 74 ông Thảo mơi lại có dịp trở lại Paris và suốt trong 6 tháng cuối đời, ông mới kịp thổ lộ tâm sự thầm kín với vài người vốn có lòng quý trọng đối với triết gia. Và nhà báo Tri Vũ ở bên Pháp đã rất công phu nghe lại các cuốn băng ghi âm về các cuộc nói chuyện đó - để viết thành cuốn sách “Trần Đức Thảo – Những Lời Trăng Trối” mà vừa được ra mắt công chúng vào tháng 5/2014.


Khác với trường hợp của Luật sư Nguyễn Mạnh Tường là người đã viết cuốn Hồi ký bằng tiếng Pháp nhan đề là “Un Excommunié” (Kẻ bị khai trừ, đã có bản dịch ra Việt ngữ) – ông Thảo thì không để lại một cuốn sách nào kể lại cuộc đời đày dãy những truân chuyên sóng gió của mình trong suốt 40 năm sống dưới chế độ cộng sản. Nên ta có thể coi cuốn sách này như là một sự gửi gấm cho hậu thế biết về cuộc đời nhiều cay đắng éo le của ông vậy.


Vì lý do cuốn sách này vừa được nhà báo Phan Thanh Tâm ở Minnesota viết bài giới thiệu với rất nhiều chi tiết và phổ biến vào giữa tháng 6 mới đây, nên tôi thấy không cần phải trình bày dài dòng gì thêm nữa. Mà tôi chỉ xin tập trung về một khía cạnh rất quan trọng được ghi trong Chương 12 nhan đề “Giải mã Lãnh tụ” trải dài đến 70 trang (từ trang 258 đến 328).


Tôi coi đây là một đóng góp rất quan trọng của ông Trần Đức Thảo trong việc góp phần “Giải trừ Huyền thọai Hồ Chí Minh” - mà mới do Nhóm của quý vị Trần Quốc Bảo và Nguyễn Hữu Lễ phát động trong vòng 7 - 8 năm nay. Xin được trình bày vấn đề dưới các mục sau đây :


I – Gặp mặt lãnh tụ.


1 – Ba lần gặp gỡ trực tiếp với vị Lãnh tụ hàng đầu Hồ Chí Minh.


Ông Thảo thuật lại có đến tất cả 3 lần ông trực tiếp gặp gỡ và nói chuyện với “Ông Cụ”. Còn rất nhiều lần khác, thì ông Thảo chỉ được bố trí cho có mặt “để làm cảnh” mà thôi – do đó mà không có gì đáng nói về chuyện này.


Lần thứ nhất, ông Thảo gặp gỡ và nói chuyện với ông Hồ là vào tháng 6 năm 1946 tại Pháp. Lúc đó, ông Thảo là đại diện cho khối người Đông Dương sinh sống tại Pháp.


Lần thứ hai là vào cuối năm 1952, ông được bố trí để gặp lãnh tụ trong ít phút thật ngắn ngủi tại một nơi trong An Tòan Khu (ATK) ở vùng Việt Bắc.


Lần thứ ba là vào năm 1964, ông được chỉ định trình bày quan điểm về chiến tranh và hòa bình trước giới lãnh đạo cao cấp tại văn phòng Phủ Chủ Tịch. Ngay sau buổi thuyết trình đó, ông Hồ có nói vài câu có phần lơ là miễn cưỡng, mà không hề bày tỏ sự nhiệt tình thân mật gì đối với ông Thảo cả. Ông thuật lại là vào mấy phút cuối bài thuyết trình của ông, thì ông cụ tỏ vẻ mặt cau có vì không đồng ý với quan điểm của thuyết trình viên đã “không theo đúng với sách lược chủ chiến” của giới lãnh đạo đảng cộng sản thời ấy.


Qua 3 lần trực tiếp gặp mặt và nói chuyện với “Cụ Hồ” và qua sự quan sát về sinh họat của lãnh tụ hàng đầu này trong nhiều năm, cũng như nhờ thâu thập thêm được nhiều thông tin từ những nhân vật gần gũi thân tín với “ông cụ” - mà ông Thảo đã có những nhận xét thật là chính xác, sâu sắc về ông Hồ Chí Minh – mà tôi sẽ xin ghi lại chi tiết hơn trong mục II tiếp liền sau mục I này.


2 – Những lần gặp gỡ với các lãnh tụ Trường Chinh và Lê Duẫn.


Ông Thảo cũng còn thuật lại những lần gặp gỡ trao đổi với các nhà lãnh đạo cộng sản cao cấp khác nữa, đặc biệt là các ông Trường Chinh và Lê Duẫn.


Vào cuối năm 1955, ông đã có dịp trao đổi chuyện trò khá lâu với ông Trường Chinh, ông Thảo cũng thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình về khía cạnh nhân bản, nhân ái của cuộc cách mạng lý tưởng – điều này khác biệt hẳn với chủ trương xúi giục hận thù giữa các tầng lớp nhân dân như trong Cải cách Ruộng đất hiện đang diễn ra thời ấy. Ông Trường Chinh trả lời hụych tọet thế này : “…Nhân lọai có tiến bộ là nhờ có chiến tranh… Vì cách mạng luôn luôn phải là ở trong vị thế của thời chiến tranh, cách mạng phải luôn luôn cần thấy rõ thù trong, giặc ngòai để mà chiến đấu!”…


Với ông Lê Duẫn, lại càng tệ hại hơn nữa. Ông Thảo kể lại : “Sau này cánh Lê Đức Thọ, Lê Duẫn thì rất gờm tôi, vì biết tôi muốn ngăn cản mở lại chiến tranh. Còn một lần gặp riêng ông Lê Duẫn, thì rồi ông ấy cũng không ưa tôi, vì lúc ấy, trong cương vị Tổng bí thư, ông ta muốn tôi chấp bút viết Hồi ký cho ông ấy. Nhưng sau khi ngồi cả tiếng đồng hồ để nghe ông ta giảng giải tư tưởng của ông, tôi đành trả lời thẳng là tôi nghe ông nói mà không hiểu gì cả! Vì thế mà sau này ông ấy cũng cay ghét tôi…”


II – Giải mã Lãnh tụ.


Thật ra những điều ông Thảo bộc bệch tâm sự như được ghi lại trong rất nhiều trang, đặc biệt là trong Chương 12 của cuốn sách này, thì cho đến nay cũng đã có nhiều người nói đến rồi. Nhưng cái lối phân tích cặn kẽ sâu sắc của vị triết gia đã “trải nghiệm, quan sát và nghiền ngẫm trong suốt 40 năm sống trong lòng chế độ cộng sản”, thì phải coi là rất có giá trị và có sức thuyết phục rất cao đối với phần đông người Việt chúng ta. Có thể tóm tắt lại trong mấy điểm như sau đây.


1 – Ông Hồ là một người có “cuồng vọng làm lãnh tụ”.


Theo dõi hành tung “xuất quỷ nhập thần” của “ông cụ” trong mấy chục năm tại khắp nơi ở hải ngọai với hàng trăm tên và bí danh khác nhau, ta dễ có thể nhận ra được cái tham vọng của một con người đa mưu túc trí, lúc nào cũng sẵn sàng làm bất kể việc gì miễn sao đạt được mục đích của riêng mình. Rõ ràng là ông nằm lòng cái lối mưu lược bá đạo của Machiavel, chứ không hề có chủ trương vương đạo theo truyền thống luân lý nhân bản của cha ông ta. Ngay cái tên ông chọn cho mình như “Ái Quốc”, “Vương”, “Chí Minh” cũng đủ nói lên cái tham vọng vượt mức của một con người làm chính trị rồi.


Xin trích một số đọan ngắn như sau : “Ông cụ” là một con người cực kỳ vị kỷ, mang mặc cảm tự tôn tuyệt đối… “Ông cụ” còn có tính đa nghi như Tào Tháo ấy…Anh phải biết là cho tới nay, những ai đã từng coi thường “Người”, từng tỏ ra ngang hàng với “Người”, thì sau đều đã vĩnh viễn bị lọai ra khỏi tầm nhìn của “Người”. Không ít người đã mất mạng, mất cả xác vì dám có ứng xử tay ngang như thế đấy… Người ta ưa kể cho nhau nghe rằng : Tạ Thu Thâu đã chết mất xác vì câu nói : “Ngòai Bắc có Cụ, trong Nam có… tôi” …!


2 – Cái “Bóng Ma Mao Trạch Đông”.


Vào cuối thập niên 1920, khi bị Comintern gán cho tội theo chủ trương “quốc gia chủ nghĩa hẹp hòi” và bị gạt ra rìa, thì “ông cụ” tìm cách “ôm chân Mao Trạch Đông” bằng cách tuyên thệ làm đảng viên đảng cộng sản Trung quốc và gia nhập hàng ngũ Bát Lộ Quân thuộc Giải Phóng Quân Trung Quốc. Nhờ thế, mà sau ít lâu, “ông cụ” đã trở thành một lãnh tụ vượt lên trên tất cả các cán bộ nòng cốt được đào tạo chính quy bài bản ở Liên Xô như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ v.v…


Mà cũng vì thế cho nên “ông cụ” mới du nhập vào nước ta bao nhiêu tai họa phát sinh từ chủ trương sắt máu bạo ngược của cộng sản Trung quốc điển hình như các chiến dịch Chỉnh Huấn, Cải Cách Ruộng Đất v.v…


Và sau này, với chuyện hôi họp lén lút ở Thành Đô vào năm 1990, các ông Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười… đã ươn hèn quy phục giới lãnh đạo ở Bắc Kinh để mà “bán đất, nhượng biển cho Trung quốc” hầu cứu vớt đảng cộng sản đang lâm nguy của tập đòan họ. Làm như vậy, chính là họ tiếp nối cái chuyện bán nước của Hồ Chí Minh từ xưa vậy.


3 – Từ Hồ Chí Minh đến Trường Chinh, Lê Duẫn …, tất cả đều rất mực hiếu sát, hiếu chiến.


Trong suốt cuốn sách, ông Thảo nhắc lại đến cả mấy chục lần về việc ông tìm cách thuyết phục giới lãnh đạo cộng sản là :”Không nên chọn chiến tranh, mà phải dồn mọi năng lực vào việc xây dựng hòa bình”. Nhưng rõ ràng là tất cả các ông lãnh tụ này đều một mực hiếu chiến, nên đã phát động cuộc chiến tranh xâm chiếm miền Nam bằng mọi giá, bất kể đến tổn thất kinh hòang về nhân mạng, hay phải trả cái giá quá đắt là lệ thuộc nặng nề vào Trung Quốc và Liên Xô. Và ngày nay, dù cuộc chiến đã chấm dứt từ lâu mà xã hội chúng ta vẫn chưa làm sao có thể phục hồi lại được cái truyền thống nhân bản và nhân ái của cha ông mình.


Cũng vì chủ trương nhân bản hòa ái như vậy, mà ông Thảo bị họ liệt vào “lọai có vấn đề” để mà bị theo dõi, kiềm chế và trù dập rất gắt gao – đến nỗi mà ông đã phải giả vờ như người khùng, người hề, người mất trí để tránh khỏi bị ám hại.


Và cuối cùng, thì ông Thảo đã phải đanh thép kết luận rằng : Tất cả những sự tệ hại tàn ác xảy ra cho đất nước và dân tộc chúng ta, thì đều do cái học thuyết “đấu tranh giai cấp” mà ra. Và người thủ phạm gốc của tệ nạn này, đó chính là ông tổ sư Karl Marx đấy! Lời xác nhận này rất quan trọng, vì nó phát xuất từ một người trí thức có tên tuổi mà hồi còn trẻ đã có sự say mê tin tưởng vào chủ thuyết Marxist và đã dám có sự can đảm hy sinh từ bỏ cả sự nghiệp và tương lai đày hứa hẹn trên đất Pháp để về tham gia công cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp từ năm 1951 lúc mới có 34 tuổi. Mà rồi sau đó 40 năm với bao điều chính bản thân mình đã tai nghe mất thấy – ông Thảo đã chứng nghiệm được sự sai lầm tột độ của lý thuyết dựa trên lòng hận thù bạo ngược của chính người khởi xướng là Karl Marx. Và ông đã có sự can đảm và lòng thành thật để công khai nói lên điều đó.


Từ ngày qua Pháp, ông Thảo đã cố gắng viết cho xong một cuốn sách thật nghiêm túc để nêu lên sự sai lầm tai hại của chủ thuyết Marxist - với lý luận chặt chẽ dựa trên những trải nghiệm bi đát của bản thân trong hơn 40 năm sinh sống ở Việt nam. Ông phải làm việc rất thận trọng nhằm hòan thành được một cuốn sách cho thật xứng đáng với tầm vóc của một triết gia. Nhưng tiếc thay, ông đã phải ra đi ở tuổi 76 mà chưa kịp hòan thành tác phẩm quan trọng này.

Vì thế mà tác giả Tri Vũ Phan Ngọc Khuê mới lấy nhan đề cho cuốn sách ghi lại những thổ lộ tâm sự uất nén đã bao nhiêu năm của ông Thảo là :
“Trần Đức Thảo – Những Lời Trăng Trối”


Cuốn sách chứa đựng nhiều thông tin thật quý báu để minh họa cho lập trường nhân bản, nhân ái và tính cương trực can đảm của vị triết gia có tên tuổi trong hàng ngũ trí thức ở nước ta cũng như tại nhiều nơi trên thế giới.

Người viết rất hân hạnh được giới thiệu với quý bạn đọc cuốn sách thật sự có giá trị này.


Hơn nữa, sự Giải mã Lãnh tụ (Deciphering) được trình bày với nhiều chi tiết xác thực trong cuốn sách sẽ giúp ích rất nhiều cho công cuộc “Giải trừ Huyền thoại Hồ chí Minh” (Demystifying) đã được phát động từ 7 – 8 năm nay.

Và cuối cùng người viết cũng xin được gửi lời cảm ơn đến tác giả Tri Vũ Phan Ngọc Khuê cũng như đến Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông vì sự cống hiến thật đáng ca ngợi này.

San Clemente California ngày 24 tháng Sáu năm 2014
Đoàn Thanh Liêm
http://vulep-books-links.blogspot.ca/2014/06/nhung-loi-trang-troi.html

 

Nguyễn Văn Tuấn 

 Những Lời Trăng Trối của Gs Trần Đức Thảo

Nguyễn Văn Tuấn
Theo FB Nguyễn Văn Tuấn Ở nước ngoài cư dân mạng đang truyền nhau những bài điểm sách cuốn “Trần Đức Thảo – Những Lời Trăng Trối” của tác giả Tri Vũ – Phan Ngọc Khuê (xuất bản ở Mĩ, 2014). Sở dĩ người ta chú ý đến cuốn sách này là vì ông Trần Đức Thảo viết khá nhiều về ông Hồ Chí Minh.
Hình như ai cũng công nhận ông TĐT là người học rất giỏi và rất thông minh. Ông được xem là triết gia thực thụ. Ngay cả Giáo sư Trần Văn Giàu cũng nhận xét rằng Việt Nam có những người nghiên cứu và giảng dạy triết học, nhưng chỉ có TĐT là người duy nhất được xem là triết gia. Còn các vị triết gia XHCN ngoài đó thì xem như là vứt đi.
Như các trí thức khác do ông HCM thuyết phục về VN, ông Trần Đức Thảo có một cuộc đời gian truân dưới chế độ XHCN ngoài Bắc. Ông TĐT về VN năm 1952. Năm 1955 được bổ nhiệm giáo sư tại trường Đại học Sư phạm và Văn khoa, và chủ nhiệm khoa sử của ĐH Tổng Hợp Hà Nội. Tưởng rằng ông được trọng dụng, nhưng sai be bét! Ông bị chụp mũ có dính dáng đến phong trào Nhân văn Giai Phẩm, và những người hung hăn nhất tấn công ông thời đó có cả giáo sư Nguyễn Lân! Và, thế là ông bị giam tù tại gia cho đến ngay ông xin đi Pháp chữa bệnh năm 1991, và qua đời ở Pháp vào năm 1993.
Ông Trương Như Tảng viết về thời gian bị nhà cầm quyền giam lỏng như sau: "Ông không bị tù hay hành hạ thân xác, nhưng công an bao vây, cô lập ông không cho ai tiếp xúc…Nếu ông Thảo tiếp xúc với ai, chẳng hạn một người bạn trên đường phố, thì người đó sẽ bị bắt giữ để điều tra. Bề ngoài xem ra triết gia sống cuộc đời bình thường. Nhưng thực tế ông sống như Robinson Crusoe, hoàn toàn cô độc, mặc dầu có nhiều người ở xung quanh. Ngay họ hàng thân thích cũng không được phép nói chuyện với ông. Đối với một trí thức như vậy là một sự tra tấn dã man." Quả là dã man! Nhưng cách hành xử đó cũng chẳng khác gì cách nhà cầm quyền đàn áp và đày đọa các nhà trí thức bất đồng chính kiến hiện nay.
Trong thời gian ở Pháp, ông TĐT có trò chuyện với nhà báo Tri Vũ, và những buổi trò chuyện được ghi âm. Cuốn sách “Trần Đức Thảo – Những Lời Trăng Trối” được viết lại theo những kí âm đó. Trong sách, TĐT kể lại 3 lần gặp ông HCM. Ông có những nhận xét không mấy tốt về ông HCM. Chẳng hạn như ông phân tích mấy bút danh và bí danh của ông cụ (như “Ái Quốc”, “Vương”, “Chí Minh”) để nói rằng ông có mộng bá vương chứ không đơn thuần chỉ làm chính trị. Nghe nói ông Tạ Thu Thâu bị thủ tiêu vì dám nói “Ngòai Bắc có Cụ, trong Nam có… tôi”! Ông TĐT nhận xét rằng ông HCM phải dựa vào Mao Trạch Đông và hình như gia nhập đảng cộng sản China và tham gia Bát Lộ Quân của Tàu. Đó chính là nguồn gốc của những chỉnh huấn, và cải cách ruộng đất.
Theo như các bài điểm sách thì ông TĐT còn có những nhận xét động trời khác, nhưng có lẽ không nên viết ra ở đây. Các bài điểm sách này được viết theo một văn phong mà người đọc có cảm giác không phân biệt được câu nào là của ông TĐT, câu nào là của tác giả, và câu nào là tác giả suy luận. Cái vấn nạn của nhiều người viết báo là họ quên phân biệt fact và opinion. Nhưng có lẽ cuốn sách này cùng với cuốn của Gs Nguyễn Mạnh Tường sẽ cung cấp cho những người không sống trong xã hội ngoài Bắc thời trước có thêm những thông tin có ích về cuộc sống và đau khổ của những người trí thức chân chính.

Saturday, September 27, 2014


HUY PHƯƠNG * TRỒNG NGƯỜI



Trăm năm trồng người...”
Huy Phương


Một bản tin ngắn, rất tầm thường ở Việt Nam, không chắc làm cho bạn quan tâm, đau lòng, đó là bản tin từ Hà Nội, cho biết nạn bẻ kính chiếu hậu xe hơi bắt đầu tràn lan. Chỉ với một chiếc Porsch Panamera giá $200,000 đã được quân gian chiếu cố, chỉ trong hai năm, đã bị bẻ kính bảy lần. Ngay một sinh viên trường Cao Ðẳng Văn Hóa-Thể Thao Hà Nội, Ðặng Huy Việt, trước đây cũng từng là thủ phạm loại ăn cắp vặt này. Theo tôi, trong cái thời buổi tệ mạt này, rõ ràng là chuyện “trăm năm trồng người” đã có kết quả hay hậu quả đau lòng.

Một trong những “danh ngôn” của Hồ Chí Minh được CSVN ca tụng nhất là câu: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người,” nhưng trẻ em “quàng khăn đỏ” ít đứa nào biết tới ông Quản Trọng bên Trung Quốc là tác giả chính hiệu danh ngôn này, đã bị “bác” bứng nguyên cây về trồng trong vườn nhà “bác.” Câu này lấy từ ý của Quản Trọng trong sách Quản Tử, nguyên văn là: Nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc, thập niên chi kế, mạc như thụ mộc, chung thân chi kế, mạc như thụ nhân. (Kế sách cho một năm, lấy việc trồng lúa làm đầu; kế sách cho mười năm, lấy việc trồng cây làm đầu; kế sách cho trăm năm, lấy việc trồng người làm đầu).

Những gì “bác” đã gieo giống, chăm sóc, tưới nước bón phân, ngày nay rõ ràng là đã có kết quả. Sách Minh Tâm Bảo Giám, chương Kế Thiện, có câu: “Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu. (Chủng qua đắc qua, chủng đậu đắc đậu). Không ai gieo hạt chanh chua mà lại hái được giống cam ngọt, nói đơn giản, gieo nhân nào thì gặt quả nấy!

Hạt giống độc địa ấy từ ngày được Hồ Chí Minh mang về gieo trong khu vườn nhà đã như là “loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh; là loài trùng độc, sinh sôi nảy nở trên rác rưới của cuộc đời” như câu nói của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, Tây Tạng, khi nhận xét về chủ nghĩa cộng sản. Sau ngày cộng sản chiếm miền Nam Việt Nam, nơi Bắc Việt gọi là vùng tạm chiếm, tệ nạn xã hội càng ngày càng gia tăng, làm băng hoại đạo đức xã hội, luân thường đạo lý, như những chuyện băng đảng nhóm xã hội đen, cướp của giết người, mại dâm, ma túy, cờ bạc, hiếp dâm trẻ em, loạn luân, lừa gạt, chiếm đoạt tài sản.

Lúc đầu, nói về tình hình trật tự xã hội, đề cập đến những điều xấu xa đầy rẫy này, đảng cộng sản tránh né trách nhiệm, đổ lỗi cho đó là hậu quả, tàn dư của chế độ cũ để lại, chỉ đích danh là Mỹ, Ngụy, nhưng rõ ràng là sau hơn 39 năm “làm chủ” đất nước, thực tế ngày nay không thể còn đổ lỗi cho ai.

Sau nữa là cả nước từ 60 năm nay, dưới sự cai trị của đảng, do chủ trương của đảng, là “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh!” Vậy thì những gì được ghi nhận hôm nay là thành quả chiếu sáng từ tấm gương ấy, đó là chân lý, mà chân lý này không bao giờ thay đổi. Không ai dám hỏi Hồ Chí Minh thực sự có đạo đức hay không, và cả đất nước mù quáng tin theo những gì đảng nhồi nhét từ những đứa trẻ, làm đông đặc đầu óc thanh niên, bắt người ta tin vào những chuyện không có thật.

Hậu quả là ngày nay cả nước nói dối như cuội.
Hậu quả là ngày nay cả nước ai cũng gian dối để sống.
Hậu quả là ngày nay, lý tưởng của cuộc sống là đồng tiền.

- Ở xã hội ấy cái gì cũng mua được bằng tiền, cái gì cũng được đem bán, và người ta sẵn sàng bán đi những cái gì quý nhất.
- Ở xã hội ấy, người ta không biết hổ thẹn vì nhân cách, nhưng cảm thấy hổ thẹn khi thua sút những người chung quanh vì cái nhà, cái xe, cái điện thoại, cái xách tay...
- Ở xã hội ấy, ai cũng muốn bỏ đi, những ai còn ở lại là không đi được, hay đang còn kiếm được tiền để chuẩn bị đi hay lo cho những người đã đi.
- Con người là vốn quý như ai đó đã từng nói, nhưng một mạng người không đáng giá bằng một con chó!
- Con người là vốn quý, nhưng người ta coi rẻ sinh mạng của nhau, cầm dao giết nhau chỉ vì một cái nhìn, một chuyện tranh cãi hay để cướp đoạt tài sản của người khác.
- Con người là vốn quý, nhưng công an, thế lực của chế độ, sẵn sàng đánh chết dân vì dân không chịu nhận tội mình không làm.
- Xã hội chủ trương mình sống vì mọi người, nhưng người vá xe sẵn sàng rải đinh trên đường để cho tiệm mình đông khách, thêm lợi nhuận.
-Xã hội chủ trương mình sống vì mọi người nhưng bọn phục vụ cho dân, ăn gian, làm dối, sống chết mặc bay.
- Cộng sản đã từng ca tụng: “Chủ Nghĩa Xã Hội là đỉnh cao trí tuệ loài người!” Hà Nội là lương tri của nhân loại! Báo Quân Ðội Nhân Dân đã ca tụng “đỉnh cao của khí phách và trí tuệ Việt Nam,” nhưng ngày nay nhân dân Việt Nam đi đến đâu đều được mọi người có những cái nhìn thiếu thiện cảm. Nhật, Thái Lan, Nam Hàn, Singapore... kết án người Việt trộm cắp, ăn tham, xả rác, bán dâm... khiến hình ảnh Việt Nam đang dần trở nên xấu xa. Cả nhân viên nhà nước cũng buôn lậu, ăn cắp, hối lộ, vậy người Việt ra nước ngoài còn dám ngẩng mặt nhìn ai?

- Ở trong nước dân Việt đã bày tỏ dân trí bằng cách ẩu đả, chửi bới nhau để chen lấn mua bánh Trung Thu ở Hà Nội, giành giật đạp lên nhau để giành được kiếm một miếng sushi miễn phí ở một cửa hàng mới khai trương, hỗn loạn trèo lên đầu nhau lên nhau để mua bằng được lá ấn trong lễ khai ấn đền Trần, hôi của khi có tai nạn qua đường như rơi tiền, đổ bia... Người ngoại quốc và các tòa đại sứ ở Việt Nam thì bắt đầu “sợ” dân Việt khi những cây anh đào được đem từ Nhật đến bị đám đông nhào đến vặt sạch, chính phủ Hòa Lan tổ chức phát 3,000 chiếc áo mưa cho dân chúng để tỏ tình hữu nghị thì đám đông ào ạt, hung dữ nhào lên sân khấu cướp từ tay các tình nguyện viên và nhân viên đại sứ quán.

- Chính giới trí thức trong nước, như Giáo Sư Nguyễn Thanh Giang đã viết rằng, “Phải nói rằng kể từ khi đưa Chủ Nghĩa Mác vào Việt Nam thì con người Việt Nam bấy giờ còn tha hóa hơn con người Việt Nam hồi thời phong kiến. Và tư chất, đạo lý của con người Việt Nam bây giờ còn thua cái thời Pháp thuộc. Cho nên điều đó là do ảnh hưởng của chế độ chính trị và của tổ chức xã hội. Tổ chức xã hội mà chủ yếu đẩy con người vào tình trạng không cạnh tranh lành mạnh, không cạnh tranh dựa trên đạo lý, không dựa trên pháp luật, mà bằng phe nhóm, ỷ thế, ỷ quyền, ỷ vào giai cấp, ỷ vào thành phần lý lịch, ỷ vào con ông cháu cha. Hơn nữa, kể từ khi đưa cái Chủ Nghĩa Mác vào, lấy chuyên chính vô sản vào, thì người ta không tôn trọng pháp luật nữa. Cho nên người ta sẵn sang giẫm đạp lên pháp luật, lên đạo lý, từ đấy ảnh hưởng đến tâm tính của con người Việt Nam. Rồi đời sống không cần đạo lý, không cần pháp luật. Thì đó là cái tội của chế độ chính trị và tổ chức xã hội này.”

Ai đưa Chủ Nghĩa Mác vào Việt Nam, phải chăng là công ơn “bác Hồ,” cho nên hôm nay, chưa đến một trăm năm, mà việc trồng người của “bác” đã có kết quả “khả quan,” đưa đất nước vào chỗ lụn bại, tha hóa.
Muốn gieo lại hạt giống tốt thì phải quét sạch, khai quang, đào xới lại cả khu vườn, thay đất mới, và phải mất trăm năm nữa, con người hôm nay mới trở lại được cái tử tế, văn hóa, chỉ mong được tương đối như người miền Nam trước 1975, hay nói xa hơn là cả cái thời Pháp thuộc.

Chúng ta phải thẳng thắn nhìn vào sự thật đau lòng, đừng mang ảo tưởng quê hương giàu đẹp, văn minh, trí tuệ, có ai đụng vào thì giãy lên như đỉa phải vôi, kêu la là “chống phá tổ quốc, tay sai ngoại bang, thù nghịch với nhân dân !”

Huy Phương

NƯỚC MỸ NGHÈO ĐÓI TẠI SAO CÒN XIN XỎ, LẠY LỤC MỸ BỐ THÍ ?

 
LTS.
Việt nam bây giờ phe nô lệ Trung Cộng mạnh thế. Những tay Việt gian tay sai Trung cộng ra sức chống Mỹ, chống diễn biến hòa bình. Phe Trung Cộng mua chuộc được nhiều người. GS Vũ Quốc Thúc, Ô sin Huy Đức cũng đã hô hào đừng theo Mỹ, và nay là ông đại tá này. Ông này đã lên đến đại tá cho nên ngấp nghé cấp tướng . Muốn vậy, ông phải chửi Mỹ, chê Mỹ. Không biết tài sản ông gửi Mỹ hay gửi Trung cộng, con ông học Mỹ hay học Trung cộng? Trần Đĩnh nói đúng lắm : Việt cộng ngoài miệng ghét Mỹ, nhưng trong lòng rất khoái Mỹ  ( ĐC, 422  )".Phần lớn ngưởi Việt nam bây giờ phải theo thời mà sống. Đảng dối dân, dân lừa đảng. Ông đại tá kia cũng thuộc giống lừa đấy thôi. Trần Đĩnh kể chuyện " Trước khi Xuân Tửu chết ít lâu, một hôm anh hỏi tôi có nhớ chuyện ông cậu ruột vợ anh không? Này, - anh nói, tôi không hiểu nổi sao ông cụ lại có cái tầm dự báo ghê gớm đến thế. Nó, thằng đô la ấy, nó trở lại thật kìa! Mà lại phải khẩn khoản mời nó, xin nó, cải cách nhiều cái theo pháp luật nó để cho nó hạ cố nó đến! (ĐC, 490 ) ". Sau 1975, một ông bạn sơ giao của tôi nói rằng bây giờ Việt Cộng dành độc quyền yêu nước nhưng sau này bọn cộng sản cũng sẽ dành độc quyền yêu Mỹ". Việt cộng cũng xoay trở lẹ làng, hết theo Tàu lại theo Nga, nay mai theo Mỹ mấy hồi . Trong tiểu thuyết " Sống và Chết ở Thượng Hải " của Đặng Thiền Mẫn xuất bản 1986, nhân vật chính là một Vệ binh đỏ đã tich cực chém giết trong cách mạng văn hóa của Mao, sau đi học tiếng Anh để làm tôi tớ cho tư bản Trước sau hành động khác nhau nhưng chung quy cũng chỉ vỉ danh và lợi. Ông đại tá kia cũng thế thôi!
SƠN TRUNG




 PGS.TS Nguyễn Mạnh Hưởng – Nhân danh đám đông và trích dẫn thứ phát Posted by adminbasam on 17/09/2014
GS Nguyễn Văn Tuấn
17-09-2014

Đại tá, PGS TS Nguyễn Mạnh Hưởng. Nguồn: báo QĐND
Đại tá, PGS TS Nguyễn Mạnh Hưởng. Nguồn: báo QĐND
.

Đọc bài phê bình của tác giả Trường Sơn (1) thật thú vị vì có nhiều thông tin và nhất là nó cho chúng ta một cái nhìn khách quan. Tác giả phê bình bài “Niềm tin của một dân tộc không thể là sự ‘ảo tưởng'” (2) của ông PGS TS Nguyễn Mạnh Hưởng trên bài QĐND. Nhưng qua bài viết của tác giả Trường Sơn tôi chú ý ngay đến 2 vấn đề liên quan đến việc nhân danh đám đông và trích dẫn thứ phát trong bài văn của ông Nguyễn Mạnh Hưởng, và nhân đây tôi có vài dòng bàn thêm chung quanh 2 vấn đề đó
Nhân danh đám đông
Ngay từ tựa đề, bài viết của ông Hưởng đã có cái nhân danh đám đông: “Niềm tin của một dân tộc không thể là sự ‘ảo tưởng'”. Tác giả muốn nói rằng một khi đám đông (quần chúng) đã chọn một lí tưởng nào đó thì lí tưởng đó không thể là một ảo tưởng, không thể sai được. Tôi nghĩ ngay đến 2 điểm không ổn trong kiểu lí luận này.
Thứ nhất là sự lựa chọn chủ nghĩa xã hội có thật sự là lựa chọn của dân tộc? Theo tôi thì chẳng có chứng cứ nào để nói như thế cả. Phân nửa đất nước trước 1975 không chọn XHCN, và phân nửa đó bị tấn công, tiến chiếm bằng vũ lực, và áp đặt thể chế XHCN, chứ họ đâu có chọn chủ nghĩa đó. Ngay cả ở miền Bắc tôi nghĩ nếu được hỏi nghiêm chỉnh và khách quan, đa số cũng không chọn XHCN. Sau 1975, hàng triệu người liều mình vượt biển và vượt biên và họ thà chết chứ không chấp nhận sống với XHCN. Cho đến nay, khi có điều kiện và có dịp, người Việt vẫn tìm cách bỏ nước ra đi. Cách hay nhất và khách quan nhất để biết ý kiến của người dân là trưng cầu dân ý một cách không can thiệp (giống như Thuỵ Sĩ đã làm về câu hỏi có nên tham gia EU, hay Úc làm để hỏi ý người dân muốn duy trì chế độ quân chủ). Thế nhưng ở VN hoàn toàn không có một cuộc trưng cầu dân ý nào để hỏi người dân về đường hướng XHCN. Người dân cũng không có quyền bầu cử người mình chọn (vì họ chỉ được bầu người do đảng chọn). Do đó, không có bất cứ một chứng cứ nào để kết luận rằng dân tộc Việt Nam chọn XHCH.
Thứ hai là cách nói dựa vào đám đông (dân tộc) là không ổn. Nếu dùng cách lí luận như thế, người ta cũng có thể nói việc đấu tố các “địa chủ” trong thời “Cải cách ruộng đất” là đúng bởi vì đa số người dân tham gia phiên toà đều tố cáo và xỉ vả nạn nhân. Nếu dựa vào số đông thì chúng ta thử xem trên thế giới còn bao nhiêu nước theo XHCN. (Ngay cả cái nước khai sinh ra cái chủ nghĩa xã hội đó cũng đã dẹp nó và đang hạnh phúc khi nó không còn). Dĩ nhiên con số nước (và số dân) trong các-nước-gọi-là XHCN chỉ là thiểu số trên thế giới, vậy suy ra, chủ nghĩa xã hội là sai? Do đó, lí luận dựa vào đám đông là không ổn. Việc dựa vào đám đông để thuyết phục một lí tưởng nào đó phản ảnh sự yếu đuối nội tâm của người phát biểu, và cũng phản ảnh sự thiếu tự tin vào lí tưởng mà họ đề xuất.
Thật ra, lí luận dựa vào đám đông là một loại nguỵ biện có tên là ad numerum. Loại ngụy biện này tin rằng nếu có nhiều người ủng hộ một đề nghị nào đó, thì đề nghị đó phải đúng. Ví dụ như “Đại đa số người dân trong cộng đồng ủng hộ ông Minh, vậy phát biểu của ông Minh ắt phải đúng.” Nhiều người cố gắng có nhiều fan để khi cần huy động họ cho một lí tưởng nào đó. Những người được huy động, rất nhiều người thuộc vào nhóm có học, cũng bị cuốn hút vào đám đông theo tâm lí bầy đàn mà không chịu suy nghĩ. Đó là thảm nạn của Cải cách ruộng đất khi con đấu tố cha mẹ vì bị kích động bởi đám đông và bị tiêm vào cái lí tưởng đấu tranh giai cấp. Do đó, vấn đề không phải là có nhiều người hay ít người ủng hộ một lí tưởng; vấn đề là lí tưởng đó có logic và hợp lí hay không. Vả lại, cái gọi là “đám đông” đó có thể bị kích động hay can thiệp, nên chân lí không nằm ở đám đông. Không nên dựa vào đám đông hay vào “dân tộc” để biện minh cho lựa chọn của một thiểu số.
Trích dẫn thứ phát
Vấn đề kế tiếp mà tôi muốn nêu trong bài viết của ông Hưởng là vấn đề mà tác giả Trường Sơn đã đề cập đến: đó là việc trích dẫn thông tin. Ông trích dẫn thông tin từ Oxfam cảnh báo rằng “đến năm 2025 Liên minh châu Âu (EU) sẽ có thêm 25 triệu người nghèo đói”, mà khi đọc nguồn thì ông cho biết từ báo … Nhân dân. Tương tự, ông viết “Theo Cục Điều tra Dân số Mỹ năm 2010, ở Mỹ có tới 46,2 triệu người (chiếm 15,2% dân số) thuộc diện nghèo, mức cao nhất trong 20 năm qua”, và nguồn thông tin cũng từ báo Nhân dân. Nói cách khác, ông không có đọc báo cáo của Oxfam, ông chưa tiếp cận được báo cáo của Cục điều tra dân số Mĩ, nhưng ông đọc báo Nhân dân có trích dẫn hai nguồn trên, và thế là ông tin rằng Nhân dân là nguồn thông tin!
Trong qui chế học thuật, người ta gọi hành động của ông Mạnh Hưởng là secondary citation, hay “trích dẫn thứ phát” (3). Trích dẫn thứ phát là một hành động thiếu thành thật tri thức, tức là intellectual dishonesty. Thiếu thành thật tri thức là vì người viết không có nỗ lực để kiểm tra nguồn thông tin gốc. Nếu ông A trích dẫn sai, và bà B trích dẫn từ ông A, thì bà B cũng sai. Không ai biết báo Nhân dân trích dẫn có đúng hay không, mà dựa vào báo Nhân dân là không thể xem là chính xác và thành thật.
Mà, quả thật là bài viết của ông Mạnh Hưởng trích dẫn sai. Sai về con số và thiếu thành thật về khái niệm. Tác giả Trường Sơn cung cấp thông tin gốc cho thấy khái niệm “nghèo” của Mĩ rất khác với nghèo của VN. Ở Mĩ, người ta định nghĩa hộ nghèo là thu nhập hàng tháng dưới 1987 USD. Còn ở VN chuẩn nghèo là thu nhập dưới 4.8 triệu đồng/năm (nông thôn) và 6 triệu đồng/năm (thành thị). Thu nhập trung bình của VN hiện nay chưa bằng chuẩn nghèo của Mĩ. Thành ra, so sánh kiểu ông Hưởng thật là so sánh trái táo và trái cam, rất khập khiễng.
Thế nhưng điều đáng ngạc nhiên là tác giả bài báo là một phó giáo sư tiến sĩ! Nếu bài viết chỉ là một bài trên blog thì chắc chẳng ai quan tâm đến các khía cạnh học thuật; nhưng đằng này nó là bài chính luận, xuất hiện trên tờ Quân đội nhân dân rất danh giá và nằm trong mục “Chống diễn biến hoà bình”. Với những sai sót căn bản về nguỵ biện và trích dẫn như nêu trên, tôi nghĩ bài viết chẳng thuyết phục được ai, và đó là một điều đáng tiếc. Nhưng có lẽ những sai sót đó cũng phản ảnh một phần, hay ít ra là một tín hiệu trong nhiều tín hiệu cho thấy nền học thuật ở VN đang có vấn đề.
—-
Chú thích:
(3) Tôi có một kinh nghiệm về tình trạng trích dẫn thứ phát trong khoa học rất ư là thú vị. Năm 1998 một tác giả Singapore tên là Deurenberg công bố một bài báo về béo phì trên tập san International Journal of Obesity, trong đó ông phát biểu rằng tiêu chuẩn để chẩn đoán béo phì là tỉ trọng mỡ toàn thân (PBF) >35% ở nữ và >25% ở nam; ông cho biết hai tiêu chuẩn này là trích dẫn từ một báo cáo của WHO vào năm 1995. Thế là suốt 16 năm liền, rất nhiều tác giả cứ trích dẫn tiêu chuẩn đó và nói là của WHO.
Tôi và đồng nghiệp VN khi phân tích tỉ trọng mỡ ở người Việt rất nghi ngờ về tiêu chuẩn này (vì nếu đúng như thế thì gần 60% người Việt là béo phì). Thế là chúng tôi quyết định tìm báo cáo của WHO năm 1995. Báo cáo có trên mạng, dài độ 400 trang. Chúng tôi scan tiêu chuẩn 35/25 đó, nhưng hoàn toàn không có. WHO không hề khuyến cáo bất cứ tiêu chuẩn PBF nào để chẩn đoán béo phì. Khi tôi liên lạc Deurenberg để hỏi thì ông cứ … lòng vòng. Chúng tôi thấy cũng chẳng cần nêu vấn đề, vì định chờ một dịp khác để nói.
Đến khi thấy một bài báo trên Mayo Clinic Proc lại trích dẫn tiêu chuẩn 35/25 thì chúng tôi thấy kiên nhẫn đã đến giới hạn. Chúng tôi viết một lá thư ngắn cho tập san, và họ đăng kèm theo trả lời của nhóm tác giả. Nhóm tác giả thú nhận là WHO không có đề ra tiêu chuẩn đó, nhưng họ không dám thú nhận là sai, mà viết vòng vo rất nực cười. Nhưng cộng đồng nghiên cứu obesity thì sau khi đọc lá thư của chúng tôi đều biết là suốt 16 năm trời người ta đã dùng sai tiêu chuẩn chỉ vì một trích dẫn thứ phát. Trích dẫn thứ phát rất tai hại.
Nguồn: FB Nguyen Tuan

 

  VIẾT VỀ MỘT CON GÀ MÁI ĐẺ: PGS.TS NGUYỄN MẠNH HƯỞNG

Posted by adminbasam on 17/09/2014
Trường Sơn
17-09-2014
H2Hôm nay khi đọc được bài viết của ông PGS.Ts Nguyễn Mạnh Hưởng đăng trên tờ QĐND điện tử số ra ngày 15/09/2014 trong chuyên mục “Làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình” với nhan đề “Niềm tin của một dân tộc không thể là ảo tưởng” [1] tôi thấy cần thiết phải có một sân chơi hay một diễn đàn tranh luận về tính đúng đắn của chủ nghĩa Marx Lenin. Lâu nay, đảng Cộng Sản vẫn luôn hô vang khẩu hiệu “Chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng Cộng Sản VN” vẫn là độc quyền diễn tuồng, nhồi sọ dân chúng tự tung tự tác định hướng dư luận theo ý của họ.
Có lẽ đây chính là căn rễ của mọi sai lầm trong tư tưởng và hành động của Đảng Cộng Sản khi lãnh đạo dân tộc ta trải qua bao cảnh chiến tranh tương tàn, nồi da nấu thịt, kéo lùi sự tiến bộ của dân tộc so với các nuớc láng giềng. Trong hoàn cảnh hiện nay, đạo đức xã hội băng hoại, giáo dục xuống cấp, nợ công tăng cao, nền kinh tế suy sụp với những khoản thất thoát do yếu kém quản lý và tham nhũng lộng hành, thế cho nên sự đoạn tuyệt với CN Marx, thành trì lý luận cuối cùng của giai giai cấp lãnh đạo cộng sản ở VN, sẽ mở đường trong việc nâng cao dân trí và tạo điều kiện cho dân chủ phát triển, cạn nghĩ là rất cần thiết.
Trước khi bàn về tính đúng đắn hay sai lầm của học thuyết Marx, tôi xin chỉ ra tính chất ngụy biện, đánh tráo khái niệm, sự phiến diện, tính gian dối rất thường xuyên trong các bài viết ở chuyên mục tuyên truyền của tờ QĐND này mà cụ thể là từ bài viết của ông Hưởng.
PHẦN I: VỀ BÀI VIẾT CỦA ÔNG HƯỞNG
  1. Sự lạm dụng từ dân tộc và nhân dân một cách bừa bãi và vô lối
Ngay tên bài viết “niềm tin của dân tộc” mà ông PGS Hưởng đề cập có lẽ là niềm tin vào CN Marx Lenin của đảng Cộng Sản và những đảng viên của tổ chức này, tin vào CN Marx, còn dân tộc này không hề tin thậm chí có người chưa từng biết chủ nghĩa Marx là gì. Thế nhưng, thực tế phũ phàng là ngay cả ông Nguyễn Phú Trọng cũng phải cay đắng thừa nhận là đến cuối thế kỷ này không biết VN có xây dựng xong CNXH theo mô hình của ông Marx hay không. Cựu tổng bí thư Đảng Cộng Sản Liên Xô Mikhail Gorbachev cũng cay đắng thừa nhận:
“Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng Cộng Sản. 
Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng Cộng Sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá”.
Nếu không tin điều này, đảng Cộng sản có dám làm một cuộc trưng cầu dâu ý xem có bao nhiêu phần trăm dân chúng tin vào chủ nghĩa Marx hay không?
Những luận điệu tuyên truyền cũ rích và nhàm chán được lập đi lập lại “nhân dân tin vào Đảng CS VN” “Quốc hội là đại diện cho tiếng nói của nhân dân”, “những chính sách và đường lối của Đảng hợp lòng dân”… trong khi nhân dân không còn tin vào Đảng nữa, quốc hội là nơi tập hợp của hơn 95% đảng viên trong đó, khi mà tổ chức này chỉ chiếm khoảng 4,3 triệu đảng viên trên tổng số hơn 90 triệu dân thì làm sao đại diện cho tiếng nói của người dân được. Chính ông Trương Tấn Sang còn tuyên bố vào 19/08 vừa qua là “Chúng ta không sợ bất cứ một thế lực nào, dù là hung bạo nhất. Chúng ta chỉ sợ nhân dân mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước, chế độ ta”. Và điều đó đã xảy ra từ lâu khi mà những kẻ xưng là đầy tớ của dân là “một bầy sâu”, luôn vinh thân phì gia do tham nhũng “ăn không từ một cái gì” của dân.
  1. Đưa thông tin thiếu dẫn chứng, thiên vị và sai lệch.
Mở đầu bài viết với một loạt những quy chụp, kết tội các “thế lực thù địch” mà không hề có lấy một dẫn chứng hay bài viết nào để chỉ ra các “thế lực thù địch” đã vu khống, xuyên tạc hay nói xấu CN Marx Lennin. Nó chẳng khác cách lên án kiểu hàng tôm hàng cá là nói cho sướng mồm, còn ai nghe hay không thì kệ thây họ. Việc bài bác chỉ trích CN Marx đã diễn ra mạnh mẽ quyết liệt nhất là sau khi Liên Xô và đông Âu sụp đổ và trước đó rất lâu, nhiều nhà triết học, xã hội học, kinh tế học đã lên tiếng phản đối mà những người Marxist không phản biện lại được. Tôi cũng chỉ đọc được một số, trong đó phải kể đến 3 tài liệu sau:
- Marxism Unmarked: From Delusion to Destruction của tác giả Ludwig Von Mises, một người gốc Do Thái sinh ra ngay tại Ukraina. Cuốn sách là tập hợp những bài giảng của ông bắt đầu công bố về sai lầm của Marx tại San Francisco vào năm 1952. Ông dự đoán gần như chính xác sự sụp đổ của CN Marx dù ông mất vào năm 1973. Hiện nay tại Mỹ có một viện kinh tế và xã hội học mang tên của ông [2].
H1- Farewell to Marx: An Outline and Appraisal of His Theories của tác giả David Conway dầy 240 trang xuất vào năm 1987, hai năm trước khi CNCS bắt đầu sụp đổ ở Đông Âu. Tác giả này dự đoán CNCS của Marx tan rã vào cuối thế kỷ 20 nhưng không ngờ nó lại “chết “ nhanh hơn ông tưởng [3].
- Marxism As Pseudo Science của tác giả Ernest Van Den Haag cũng ra đời vào năm 1987 [4].
Còn những sách và tên tác giả phản đối CN Marx sau năm 1989 thì rất nhiều. Chỉ tiếc là ở Việt Nam dù số lượng các nhà triết học lấy bằng cấp học hàm học vị về triết học Marx nhiều vô kể nhưng không hề có một quyển nào chỉ ra Marx sai lầm mà chỉ có ca ngợi từ đúng đắn tới rất đúng đắn mà thôi.
Trong bài viết ông PGs Hưởng đưa ra một ví dụ để minh họa rằng VN rất nhiều người nghèo, bất công xã hội còn tồn tại nhưng “Những bất công, nghèo khổ vẫn đầy rẫy trong lòng xã hội tư bản hiện đại. Theo Cục Điều tra Dân số Mỹ năm 2010, ở Mỹ có tới 64,2 triệu người (chiếm 15,2% dân số) thuộc diện nghèo, mức cao nhất trong 20 năm qua”.
“Ở Mỹ, số người nghèo đói và không bảo hiểm y tế là hơn 38,8 triệu người; ở I-ta-li-a, giai đoạn 2005-2012, tỷ lệ người nghèo tăng gấp đôi và hiện có khoảng 4,8 triệu người nghèo đói. Tổ chức Oxfam cảnh báo, đến năm 2025, Liên minh châu Âu (EU) sẽ có thêm 25 triệu người nghèo đói…
Rồi đưa ra một kết luận hết sức hùng hồn “Những điều trên đã nói lên một cách rõ ràng tính chất ăn bám, bóc lột của CNTB”. 
Số liệu mà ông Hưởng dẫn nguồn đều từ những mục báo đảng như Tạp chí quốc phòng toàn dân, báo QĐND, báo Nhân Dân, Ban Tuyên Giáo Trung Ương, Đảng Cộng Sản Việt Nam. Thật là nực cười, tôi tự hỏi trình độ của một nhà “khoa học” mang bằng tiến sĩ, học hàm Phó Giáo sư mà non kém đến thế, trích dẫn số liệu lệch lạc đến thế. Xin hỏi ông PGs Hưởng là ông có phân biệt được thế nào là một bài báo khoa học có bình duyệt và thông tin đáng tin cậy với những tờ báo phổ thông thường thức (đôi khi là báo lá cải) hay không?
Đó là chưa kể, ông ta “biển lận” một khái niệm thế nào là “nghèo” của tổ chức Y tế Thế giới [5].
Theo tổ chức này một người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm (Per Capita Incomme, PCI) của quốc gia đó. Do đó, cái gọi là “Nghèo” của người dân Mỹ cũng còn là con số trong mơ của dân Việt Nam trong nhiều chục năm sắp tới nếu chế độ này vẫn do cộng sản cầm quyền. Cục điều tra dân số Mỹ đã từng công bố năm 2005 Mỹ có 37 triệu người nghèo, năm 2009 có 43, 6 triệu người nghèo. Một số nước hay tổ chức chống lại Mỹ thường trưng ra những con số trên để chứng minh rằng Mỹ vi phạm nhân quyền vì có quá nhiều người nghèo. Ví dụ: trong một bản ghi nhận về tình trạng nhân quyền ở Mỹ do chính phủ Trung Quốc công bố năm 2010 thì người nghèo ở Mỹ trong 10 năm đã tăng từ 11,7% lên 12,6% trong khi người nghèo ở TQ chỉ có 8%, (Cái này ông Hưởng bắt chước TQ) để chứng tỏ tính ưu việt của chế độ cộng sản so với CNTB đang giẫy chết. Thế nhưng những con số đó không nói lên đầy đủ. Năm 2014 chuẩn nghèo của Mỹ cho một hộ gồm 4 nhân khẩu là 23.850 USD/năm quy ra 1.987,5USD/ tháng. Còn chuẩn nghèo của Trung Quốc là 1500 Nhân dân tệ, tương đương 225USD/ tháng tức là thua khoảng 9 lần so với Mỹ. Còn ở VN thì 4,8 triệu đồng/năm ở nông thôn và 6 triệu đồng/năm ở thành thị. Vì vậy chỉ nhìn vào số lượng người nghèo mà đánh giá thì quả là một so sánh khập khiễng.
Ở Mỹ, cũng vào năm 2012 thì 80% số họ nghèo có máy điều hòa, 92% có lò vi sóng, 72% có 1 ô tô hoặc xe tải và 31% có ít nhất từ 2 xe trở lên, khoảng 70% có truyền hình cáp và vệ tinh, 50% có máy tính cá nhân và khoảng 15% có từ 2 máy tính trở lên/hộ dân. Người Mỹ đều hiểu khái niệm « nghèo » là sự thiếu khả năng cung cấp thực phẩm bổ dưỡng, quần áo, và chỗ ở thích hợp cho một gia đình chứ không phải thiếu thực phẩm để ăn.
Vì vậy chi tiết ông Hường nêu ra là nghèo đói là sai sự thật, họ chỉ nghèo chứ không đói. Con số người thiếu thực phẩm (thỉnh thoảng chứ không triền miên) không quá 4% tại Mỹ, và không quá 5% tại các nước Châu Âu.
Để ủng hộ cho ý kiến rằng CN Marx là đúng đắn là sáng suốt ông Hưởng đã viết “Trong tình hình hiện nay, chính từ các quốc gia tư bản phương Tây, người ta lại thấy có những tiếng nói về những giá trị của chủ nghĩa Mác, của học thuyết kinh tế Mác, về phong trào “trở về với Mác”, tìm đọc Mác. Đặc biệt, ở những thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu 2008-2009, trong khủng khoảng nợ công và suy thoái kinh tế ở nhiều quốc gia tư bản phát triển, phong trào “trở về với Mác”, tìm đọc Mác lại trở nên sôi nổi và thực tế hơn. Các tác phẩm của V.I.Lê-nin vẫn xếp số 1 trên thế giới và được dịch ra 134 ngôn ngữ ở 63 nước. Không thể cố nói bừa rằng, chủ nghĩa Mác – Lê-nin là học thuyết “ảo tưởng”, đã “lạc hậu, lỗi thời”, khi chính học thuyết này đã tạo nên những hiện thực làm biến đổi thế giới, thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ của lịch sử hiện đại và có sức lôi cuốn, tầm ảnh hưởng sâu rộng toàn nhân loại.”
Thông tin này ông ta trích dẫn từ báo QĐND số ra ngày 19/02/2012. Thật ngao ngán cho một người có học hàm PGs Ts. Việc Marx chỉ ra và tiên lượng sự khủng hoảng kinh tế của chế độ TBCN là có thật được Marx đề xướng trong quyển 3, Tư Bản; nhưng hãy nhớ nằm lòng trong đầu sự khủng hoảng kinh tế tài chính suy cho cùng chính là sự nghèo khổ và sự tiêu dùng có hạn của dân chúng. Bất kỳ một thể chế một xã hội nào cũng có những vận động, tuân theo một nguyên lý “thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập”. Thế nhưng Marx không hề tiên đoán đúng sự sụp đổ của TBCN dù liên tục từ đầu thế kỷ 20 tới nay, hình thái kinh tế XH này trải qua nhiều cuộc khủng hỏang như
  • 1907: khủng hoảng thị trường chứng khoán Mỹ
  • 1929-1933: khủng hoảng kinh tế tiền tệ phố Wall
  • 1970: khủng hoảng dầu mỏ
  • 1997: khủng hoảng kinh tế châu Á, bắt đầu nổ ra ở Thái Lan với nợ công chỉ là 15% (theo công bố của chính phủ)
  • 2007-2009: khủng hoảng kinh tế thế giới.
Trong khi đó, hình thái XHCN chỉ qua một cú chấn động đã sụp đổ tan tành theo hiệu ứng Đômino. Nếu nó đúng đắn thì chắc có nhiều nước CNTB đã quay trở lại XHCN từ sau năm 1980 rồi, nhất là sau 1997, người ta tìm đọc lại Marx để xem xét mổ sẻ vấn đề kỹ càng hơn sau nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng vẫn không thể tìm ra sự hợp lý, đúng đắn của cái lý luận ảo tưởng mù quáng đó. 
Phần II: NHỮNG LÝ LUẬN CHỐNG LẠI CHỦ NGHĨA MARX
Thứ nhất: CN Marx vận dụng sai quan điểm của CN duy vật biện chứng
Lý thuyết của ch nghĩa Duy vật biện chứng thường được coi là cơ sở của học thuyết Marx. Thế nhưng, lại vướng phải những lý luận mà Mrax vận dụng
  • Khi nói đến quan hệ của cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, Marx cho rằng khi cơ sở hạ tầng thay đổi thì kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo. Thế nhưng Marx lại không chỉ ra những thay đổi về cơ sở hạ tầng của CNXH được cho là tiền thân của CNCS sẽ đưa đến thay đổi hình thái kinh tế xã hội. Khi đó, mô hình xã hội (kiến trúc thượng tầng) sẽ là rào cản, bó chặt sự phát triển của cơ sở hạ tầng làm phá vỡ mối quan hệ này.
  • Marx công nhận quy luật phủ định của phủ định nhưng lại không công nhận sự phá sản/đổ vỡ của chủ nghĩ cộng sản tức là với Marx thì chủ nghĩ cộng sản là cái đích cuối cùng trong các hình thái kinh tế xã hội của loài người. Theo CN duy vật biện chứng, cái có trước sẽ bị cái ra đời sau phủ định lại và không có gì là bất biến. Sự lung túng của Marx còn thể hiện ở chỗ, mô hình CNCS mà Marx đưa ra không khác gì chủ nghĩa công sản nguyên thủy đã có từ nhiều ngàn năm trong xã hội loài người. Và có lẽ những người cộng sản VN hiện nay cũng đang mắc sai lầm này khi tự cho mình có quyền lãnh đạo duy nhất, toàn diện dân tộc, không một đảng phái nào đủ “trọng trách lịch sử ” thay thế nổi họ. Trải qua 4 nghìn nămlịch sử VN đã chứng minh, tất cả mọi triều đại, thể chế chính trị chỉ có vai trò nhất định trong một giai đoạn lịch sử nhất định, đều vận hành theo quy luật “hình thành-phát triển-tiêu vong”.
  • Marx cho rằng khi tiến tới chủ nghĩa cộng sản thì mọi đấu tranh giai cấp sẽ bị triệu tiêu trong khi “sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập luôn luôn diễn ra trong từng sự vật hiện tượng”.
Thứ hai: Về mặt thực thi chủ nghĩa cộng sản và đàn áp quyền cá nhân.
Chủ nghĩa Marx xem việc giành chính quyền phải bằng bao lực cách mạng là tất yếu, cũng như quan điểm của Mao “chính quyền được sinh ra từ họng súng”. Điều này được xem là tàn bạo và trái với quan điểm của nhân lạo tiến bộ. Thực tế đã chứng minh rất nhiều nước trên thế giới vẫn giành được độc lập, giành được chính quyền mà không hề có bạo lực cách mạng. Ngay cả việc hợp nhất một quốc gia với hai hệ tư tưởng và tầng lớp lãnh đão khác nhau ở hai miền Đông và Tây nuớc Đức cũng diễn ra hết sức ôn hòa, khi những người cộng sản hiểu được quy luật khách quan, biết đặt lợi ích dân tộc trên lợi ích giai cấp. Khi giành được chính quyền, CN Marx chủ trương “kiểm soát chuyên chế đối với dân chúng bởi tầng lớp quý tộc mới”
Trong Tuyên ngôn Cộng sản, Marx đề ra 10 nhóm hành động, mà ông cho rằng có thể áp dụng ở bất cứ xã hội công nghiệp hiện đại nào, khuyên nên phải phân phối lại đất đai và tư liệu sản xuất trong giai đoạn quá độ trước chủ nghĩa cộng sản. Trong đó thể hiện rõ nhất từ tư tưởng 1 tới tư tưởng 4
  1. Tước đoạt sở hữu ruộng đất và trao nộp tô vào quỹ chi tiêu của nhà nước.
  • Áp dụng thuế luỹ tiến cao.
  1. Xoá bỏ quyền thừa kế
  2. Tịch thu tài sản của tất cả những kẻ lưu vong và của tất cả những kẻ phiến loạn [6].
CN Marx chủ trương tước đoạt tài sản ruộng đất, xóa bỏ tư hữu và công hữu bất kể nguồn gốc đất đai đó do đâu mà có. Hay xóa bỏ quyền thừa kế, hiểu theo một cách đơn giản hơn là sống đời nào biết đời đó, khác với truyền thống của dân tộc VN là cha mẹ dành dụm tài sản để cho con cháu và như thế thì không có tích lũy tư sản.
Nếu trong giai đoạn bạo lực cách mạng thì ai là kẻ được xem là phiến loạn nếu không phải là những người cộng sản? Chính họ là kẻ phá vỡ trật tự xã hội theo đúng định nghĩa của Marx.
Các nhà tư tưởng tư do cho rằng đây chính là hình thức trực tiếp của nhà nước tước đoạt tài sản cá nhân (quốc hữu hóa). Cải cách ruộng đất và quốc hữu hóa tài sản nhân dân ở một số nước theo chủ nghĩa xã hội là sản phẩm ý tưởng của Marx, trong đó tại Việt Nam 172.000 người bị giết với hơn 80% bị giết oan là một cuộc tàn sát đẫm máu do tư tưởng của Marx gây ra.
Thứ ba: Phân biệt chủng tộc
Marx và Engels bị cáo buộc đã có những tuyên bố phân biệt chủng tộc chống lại một số quốc gia. Dân tộc Slav khi phản ứng các nỗ lực của người Croatia và người Séc giành độc lập từ Áo-Hung bằng cách cố gắng để đạt được sự hỗ trợ của Sa hoàng nước Nga, người mà Engels coi là một kẻ thù của chủ nghĩa cộng sản. Engels gọi những người Slavs cùng với người Gael, Breton và xứ Basque “từ chối quốc gia” và tuyên bố rằng họ xứng đáng “bị tiêu diệt trong cơn bão cách mạng” Để đối phó với những sự kiện này, Marx và Engels cùng kêu gọi Đức tiến hành chiến tranh với Nga để áp đặt nền văn minh cơ bản cho Nga. Cả hai Marx và Engels coi Đức là nước văn minh hơn các quốc gia khác, và tiến bộ về chủ nghĩa cộng sản hơn so với các quốc gia khác [7].
Thứ tư: Kinh tế
Trường phái Kinh tế học Áo cho rằng Hệ thống kinh tế của Marx đang dựa vào Lý thuyết giá trị lao động trường phái kinh tế học cổ điển, mà lý thuyết cơ bản của Kinh tế học cổ điển là sai. một số phê phán khác cho rằng hệ thống kinh tế của chủ nghĩa Cộng sản là không thể sử dụng được.
Xuất phát từ việc hiểu sai nguồn gốc của giá trị chênh lệch mà Marx gọi là giá trị thặng dư, rồi cho rằng tư bản bóc lột giá trị thặng dư và cuối cùng đưa đến quan điểm giai cấp vô sản phải đánh đổ giai cấp tư bản. Marx đã sai ở ba điểm nghiêm trọng.
  • Giá trị thặng dư thực chất là do chênh lệch thi trường cung cầu tạo ra. Một sản phẩm như nhau sẽ được bán nhiều giá khác nhau tại các thị trường. Thông qua quy luật cung cầu này, nhà tư bản tiến hành buôn bán và tạo ra sự chênh lệch, mua ở thị trường giá rẻ và bán cho thị trường giá cao. Một ghi nhận dễ nhận ra là VN thường xuất khẩu hàng may mặc/gạo cho Nhật trong khi lại nhập khẩu ô tô từ Nhật về vì giá của một chiếc ô tô cùng loại tại VN có giá cao gấp 3 lần tại Nhật.còn nếu sản xuất theo chỉ tiêu, tự cung tự cấp thì gần như không có giá trị thặng dư và không tận dụng được thế mạnh sẵn có.
  • Năng lực trí tuệ của từng cá nhân là không giống nhau nhưng Marx lại cào bằng và tính theo bình quân. Điều này kéo theo khi lợi ích và tài sản bị bình quân hóa ai cũng như ai thì người lao động hông còn nỗ lực trong công việc. Chính điều này thủ tiêu sự sáng tạo của con người.
  • Marx luôn công nhận rằng giai cấp tư sản là giai cấp năng động và sáng tạo nhất khi họ thường xuyên cải tiến công cụ lao động, nhưng lại không thừa nhận sự cải tiến công cụ lao động đóng góp một phần rất lớn việc tạo ra sản phẩm để dưa đến giá trị thặng dư. Khi tấn công Marx, Alfred Marshall đã nói: ” “Thật không đúng khi nói cuộn chỉ trong nhà máy… đơn thuần là sản phẩm của lao động. Nó là sản phẩm của lao động, cùng với công sức của chủ lao động, của hệ thống quản lý, và từ tiền vốn bỏ ra.” [8]
Ngoài ra Marx còn nhiều những sai lầm mà đến cuối đời Bản thân Marx cũng thừa nhận là lý thuyết của ông không thể giải thích sự phát triển nội tại của hệ thống xã hội Á Châu, nơi một phần lớn của dân số thế giới sống hàng ngàn năm qua.
Đọc đến cuối bài tôi chợt nhận ra rằng hình như vẫn giọng điệu này, vẫn tác giả này là chính ông PGs.Ts Nguyễn Văn Hưởng đã viết một bài viết vào ngày 04/05/2013 với tên bài viết là BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC dưới chuyên mục “Kỷ niệm 195 năm ngày sinh C.Mác (5-5-1818- 5-5-2013)” [9] chứ không phải “làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình” nữa rồi. Tôi nhờ các độc giả đọc và xác nhận dùm tôi. Ngẫm ra mà thấy tội nghiệp cho các vị phải làm tên canh cổng cho lý luận của đảng họ thật giống con gà mái đẻ, loay hoay nhảy ổ để phọt ra một bài mà có gì mới đâu, chỉ xào nấu lại câu chữ, lý luận nhàm chán. Hóa ra chỉ có tí lý luận què cụt này, họ cũng đường đường là PGs.Ts ăn trên ngồi trốc thiên hạ, đại diện cho tầng lớp trí thức của dân tộc Việt này sao?
Tài liệu tham khảo
[7] van Ree, Erik. The political thought of Joseph Stalin: a study in twentieth-century revolutionary patriotism. London, England, UK; New York, New York, USA: RoutledgeCurzon, 2002.
 

NƯỚC MỸ NGHÈO ĐÓI RA SAO?

NGỌC THU

Nhân chuyện ông Đại tá, PGS TS Nguyễn Mạnh Hưởng lên án chính phủ Mỹ không lo cho dân, để cho mấy chục triệu dân Mỹ nghèo đói, mình ráng tìm hiểu xem dân Mỹ nghèo đói ra sao.

Cái nghèo của Mỹ thì có lẽ người dân VN có mơ cũng không được nghèo như họ. Trong năm 2014, một hộ gia đình gồm 1 nhân khẩu, nếu có thu nhập hàng năm không quá 11.670 Mỹ kim thì được xếp vào diện nghèo. Hai vợ chồng có 2 đứa con mà thu nhập hàng năm chỉ có 23.850 Mỹ kim thì được xếp vào diện nghèo để được hưởng trợ cấp của chính phủ.

Đó là chuẩn nghèo liên bang, riêng chuẩn nghèo ở những tiểu bang đặc biệt như Alaska thì cao hơn, một gia đình gồm 1 nhân khẩu, nếu có thu nhập hàng năm không quá $14.580 đã được xếp vào diện nghèo để có thể nhận trợ cấp thực phẩm, y tế, nhà ở… Xem thêm: http://aspe.hhs.gov/poverty/14poverty.cfm

Đó là cái nghèo, còn cái đói ra sao? Ở Mỹ có chương trình trợ cấp thực phẩm có tên Supplemental Nutrition Assistance Program (chương trình hỗ trợ dinh dưỡng bổ sung) mà bất kỳ người nghèo nào cũng có thể nộp đơn xin trợ cấp để nhận được phiếu thực phẩm (food stamp) tương tự như tiền mặt, dùng để đi chợ mua đồ ăn miễn phí, cũng như nhận được nhiều loại thực phẩm khác từ các ngân hàng thực phẩm (Food Bank).

Những người nghèo được cung cấp thức ăn miễn phí có thể nói là ăn không hết. Chương trình trợ cấp thực phẩm miễn phí được biết từ cuối thập niên 1930. Mời xem thêm thông tin về chương trình này (tiếng Việt):http://www.ssa.gov/pubs/VI-05-10101.pdf. Bà con nghèo ở Mỹ có thể vào đây nộp đơn xin trợ cấp thực phẩm: http://www.fns.usda.gov/snap/apply
Thôi thì dân Mỹ hiện tại không có đói, thử tìm hiểu trong lịch sử dân Mỹ bị đói ra sao. Lịch sử nước Mỹ có thể nói trận Đại Khủng Hoảng (Great Depression) vào thập niên 1930 (bắt đầu từ cuối năm 1929) là trận lớn nhất, sau đó là trận khủng hoảng tài chính năm 2007-2009, được xem là lớn thứ 2 trong lịch sử nước Mỹ.

Trận thứ 2 thì mới xảy ra, nhiều người đã trải qua nên biết rõ. Có người bị mất nhà do mất việc. Dân Mỹ thiếu chút tiền tiêu xài. Lễ Giáng Sinh những năm 2007-2009 không có nhiều người đi mua sắm quà cáp cho gia đình, nhưng không có ai chết đói. Năm 2008 là năm duy nhất mà công ty ông xã mình làm ăn bị lỗ, cuối năm đó không có thêm khoản tiền bonus, thu nhập gia đình trong năm 2008 ít hơn so với mấy năm trước.

Còn trận Đại Khủng Hoảng thập niên 1930 có bao nhiêu người Mỹ chết vì đói? Tìm lại các số liệu cũ thì thấy câu phát biểu của Tổng thống Hoover (nhiệm kỳ 1929-1933) hồi năm 1931 nói rằng chẳng có ai thật sự chết vì đói: “Nobody is actually starving. The hoboes are better fed than they have ever been.” Nhưng có người bảo năm 1931 có khoảng 20 người bị chết vì đói (mình không thấy người nói cung cấp tài liệu – có thể có mà cũng có thể không). Còn con số 7 triệu người Mỹ chết đói trong trận Đại Khủng hoảng do một nhà nghiên cứu người Nga đưa ra chỉ là con số ma, dùng để tuyên truyền, nên Wikipedia đã xóa bài đó:http://english.pravda.ru/world/americas/19-05-2008/105255-famine-0/

Số người chết vì đói vào những năm đói khổ nhất trong lịch sử nước Mỹ có lẽ không nhiều nên không tìm thấy con số thống kê, nhưng số người tự tử thì nhiều hơn vì bị mất tài sản, do thị trường chứng khoán sụp đổ. Nhiều người không chịu được cú shock khi nhận ra rằng, số tài sản do mình làm lụng vất vả, bỏ hết vào thị trường chứng khoán tự nhiên biến mất và họ đã chọn cái chết.

Khi còn ở VN, mình không biết gì về Đại Khủng Hoảng nước Mỹ, cho tới khi học ĐH ở Mỹ, lớp kinh tế vĩ mô (Macroeconomic) nên mới biết và tìm hiểu thêm về nó. Có lần mình hỏi bố chồng về Đại Khủng Hoảng ở Mỹ đã ảnh hưởng tới gia đình ra sao, bố bảo bình thường, gia đình không ai bị gì vì ông nội vẫn còn giữ được job ở hãng P&G (Procter & Gamble), nơi ông nội làm việc suốt 43 năm từ năm 1925 đến năm 1968 thì về hưu.
 Facebook Ngọc Thu

No comments: