SAIGON LỪA ĐẢO, ĐÂM CHÉM , CƯỚP GIỰT
Cướp giật ở Sài Gòn: Bắt nhiều nhưng vẫn ám ảnh du khách nước ngoài
22/10/2015 18:30 (TNO) Thông tin du khách người Đức Sepastian Gretz bị cướp chém khi đang ngồi hóng mát ở bờ kè kênh Tàu Hủ (Q.1) đăng trên Thanh Niên gây chấn động giới kinh doanh lữ hành VN. Bởi từ trước đến nay, chưa có vụ du khách nào bị cướp chém để lấy tài sản ở TP.HCM.- [VIDEO] Giả gái mại dâm ở "phố Tây" Sài Gòn, dụ quan hệ để móc túi
- Xóa sổ các băng siêu trộm: Bóp “chỗ hiểm” nạn nhân để móc túi
Lộng hành như trên thì chưa có nhưng tình trạng cướp giật tài sản của du khách thì nhiều vô kể. Theo báo cáo của Thanh tra Sở Du lịch TP.HCM, trong 9 tháng đầu năm, Công an TP.HCM tiếp nhận 124 vụ cướp giật, xâm phạm tài sản liên quan đến du khách nước ngoài.
|
Tuy nhiên, đây là những vụ việc khách có trình báo với cơ quan chức năng, còn nhiều trường hợp, vì một số lý do (như không có thời gian, thủ tục rườm rà…) đã chấp nhận chịu mất tài sản mà... im lặng cho qua.
Có những vụ cướp giật điển hình như vụ hai đối tượng điều khiển xe gắn máy giất túi xách của chị Jennifer Stainton (19 tuổi, người Anh) đang đeo bên người hồi khuya ngày 3.6. Ngay thời điểm đó, Tổ đặc nhiệm - Công an Q.1 đang tuần tra trên đường Phạm Ngũ Lão phát hiện đã truy đuổi.
Đến đường Hồ Hảo Hớn thì hai tên cướp bị cảnh sát ép ngã bắt được, thu giữ chiếc túi bên trong có điện thoại iPhone, tiền mặt và thẻ ngân hàng. Hai người khai tên Lê Văn Sỹ và Lê Hoàng Ngọc Thảo (ngụ tại Q.1), trước đó chỉ 30 phút đã cướp trót lọt một chiếc điện thoại của du khách nước ngoài cũng tại khu vực này.
Bọn cướp giật thường chọn những cung đường có đông du khách nước ngoài đi bộ để ra tay cướp giật, nhất là ở phố Tây Phạm Ngũ Lão.
Vào khoảng 19 giờ tối ngày 10.2, bà Dzogeute (người Đức) đang đi bộ đến giao lộ Trần Hưng Đạo - Ký Con, (Q.1) thì bất ngờ bị hai đối tượng đi xe máy áp sát giật túi xách có tiền mặt, thẻ tín dụng, tiền Euro và khoảng 7 triệu đồng rồi tháo chạy.
Bảo vệ dân phố P. Nguyễn Thái Bình đang tuần tra đã phát hiện và truy đuổi bắt giữ được Nguyễn Văn Thiên và Nguyễn Minh Nhân giao cho công an.
Thậm chí, có nhiều du khách khi mang giỏ xách trên người bị bọn cướp ra tay manh động, kéo lê để giật cho được tài sản. Như rạng sáng 21.5, một nữ du khách người Anh đang đi bộ trên đường Lê Lai (Q.1) đã bị cướp giật túi xách kéo lê trên mặt đường, gây xay xát phần lưng.
Cũng may, trước đó, tổ đặc nhiệm - Công an Q.1 (TP HCM) tuần tra phát hiện hai cô gái đi xe máy có biểu hiện khả nghi nên âm thầm theo dõi. Lúc ra tay cướp túi của du khách, trinh sát ập tới nên bọn cướp bỏ chạy, đến vòng xoay chợ Thái Bình thì hai tên cướp gồm Trần Thị Ngọc Thanh và Đặng Thị Thu Hiền bị bắt. Du khách dù bị thương nhưng may mắn đã không mất tài sản, giấy tờ.
Cướp giật tài sản của du khách trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người nước ngoài khi đến VN, khi trên các diễn đàn tư vấn du lịch quốc tế có rất nhiều chủ đề liên quan đến chuyện này.
|
Một du khách kể lúc cô và chồng băng qua đường ở Q.1, một thanh niên đi xe máy ngang qua và ngay lập tức quay lại giựt chiếc iPad mà chồng cô đang kẹp trong nách. May thay chồng cô đã chụp lại được, dù diễn biến sự việc chỉ trong vài giây.
"Một tuần sau đó, lúc xuống xe để vào nhà hàng, tôi bị giật túi xách và ngã đập mặt xuống đường, trầy đầu gối và cùi chỏ" - du khách này kể và khuyên khi ra đường ở TP.HCM sẽ rất nguy hiểm nếu mang theo túi xách hoặc những vật dụng có giá trị.
Trên một diễn đàn khác, câu chuyện do một du khách kể, mới đây thôi, ngày 14.10, lúc chị đang xếp hàng vào tham quan Nhà thờ Đức Bà (Q.1) thì bị cướp điện thoại.
“Tôi cầm chiếc iPhone trên tay. Bỗng nhiên, có ai đó lôi chiếc điện thoại của tôi ra khỏi tay. Tôi điên cuồng kêu lên nhờ giúp. Tôi quay ra sau thấy chiếc điện thoại đi từ tay người phụ nữ nay qua tay người phụ nữ khác và cuối cùng nó biến mất”.
Du khách cần được bảo vệ
Trao đổi với Thanh Niên Online vào sáng nay 22.10, ông Lã Quốc Khánh, Phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, cho biết đã rất choáng khi đọc báo biết tin có du khách nước ngoài bị cướp chém để cướp tài sản ở Q.1.
“Vô cùng nguy hiểm. Du khách sẽ truyền miệng câu chuyện từ người này qua người khác. Vì sao thị trường khách Nhật Bản đến VN không tăng, thậm chí năm ngoái giảm, trong khi mọi năm tốc độ đều tăng. Chính người Nhật sợ mất an toàn khi đến đây. Tổng lãnh sự Nhật Bản ở TP.HCM năm nào cũng có công hàm gửi lên Sở Ngoại vụ, Sở Du lịch TP.HCM phản ánh về việc công dân của họ bị cướp giật tài sản. Việc chúng ta bỏ bao nhiêu tiền đi quảng bá xúc tiến cũng không lấy lại được hình ảnh vì những sự vụ như thế này".
"Lần này là một khách người Đức. Đức là thị trường chi tiêu cao, số lượng khách đến VN rất tốt, hơn nữa vừa rồi nằm trong nhóm những nước được VN miễn visa. Thế mà xảy ra sự vụ như vậy thì miễn visa sẽ chẳng có hiệu quả”, ông Khánh bức xúc.
“Chúng tôi sẽ làm việc ngay với Công an TP.HCM và có tham mưu cho lãnh đạo UBND TP.HCM nhằm có những biện pháp tăng cường bảo đảm an ninh trật tự cho du khách. Chứ như thế này chúng ta làm quảng bá, xúc tiến điểm đến rất khó khăn, khó thuyết phục được du khách quan tâm tới TP.HCM”, ông Khánh nói thêm.
Vô cùng nguy hiểm. Du khách sẽ truyền miệng câu chuyện từ người này qua người khác. Vì sao thị trường khách Nhật Bản đến VN không tăng, thậm chí năm ngoái giảm, trong khi mọi năm tốc độ đều tăng. Chính người Nhật sợ mất an toàn khi đến đây. Tổng lãnh sự Nhật Bản ở TP.HCM năm nào cũng có công hàm gửi lên Sở Ngoại vụ, Sở Du lịch TP.HCM phản ánh về việc công dân của họ bị cướp giật tài sản. Việc chúng ta bỏ bao nhiêu tiền đi quảng bá xúc tiến cũng không lấy lại được hình ảnh vì những sự vụ như thế này.
Ông Lã Quốc Khánh Ông Phan Đình Huê, Giám đốc Công ty du lịch Vòng Tròn Việt, kể khách của ông từng bị cướp mất tài sản ở TP.HCM nhưng không đủ thời gian do sáng hôm sau về nước nên không đến trình báo công an.
Theo ông Huê, nếu du khách còn đủ thời gian thì được nhân viên công ty đưa đến công an để làm giấy tờ cung cấp cho bảo hiểm.
“Công an phường có nơi không có người biết tiếng Anh, nên du khách mất đồ nếu đi theo tour thì có người hỗ trợ. Còn đi lẻ sẽ rất khó khăn trong giao tiếp, trình báo với công an”, ông Huê nói.
Các công ty du lịch ở TP.HCM luôn khuyến cáo du khách khi ra đường không mang theo tài sản quý giá, không mang túi xách, máy ảnh phải có dây đeo để quấn quanh tay... Còn những khách đi lẻ, khả năng bị cướp giật là rất lớn do không có bất kỳ cảnh báo nào.
Theo ông Huê, nhiều du khách bị cướp giật tài sản đã lên mạng kể lại câu chuyện, lan truyền từ người này qua người khác rất nhanh, ảnh hưởng lớn đến điểm đến VN.
“Nếu TP.HCM coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, thì phải quan tâm đến sự an toàn của du khách. Ngoài ra, TP.HCM cũng cần đầu tư các điểm vui chơi giải trí về đêm, để khách có chỗ an toàn giải trí. Như bờ kè kênh Tàu Hủ, nơi du khách bị chém, có thể thành lập khu vực hóng mát về đêm cho du khách, có lực lượng trật tự tuần tra", ông Huê đề xuất.
Theo ông Huê, như tình hình hiện nay, ở TP.HCM nhều du khách không biết đi chơi khuya ở đâu, còn nếu lang thang ngoài đường thì khả năng bị cướp giật là rất lớn”, ông Huê phân tích.
N.Trần Tâm
SÀI GÒN (NV) - Tình trạng cướp giật tài sản của du khách ngoại quốc thì nhiều vô kể, nhưng việc chém người để cướp tài sản mới đây đã thật sự làm cho người dân và du khách hoang mang, lo lắng.
Tin du khách người Ðức khi đang ngồi hóng mát giữa trung tâm thành phố Sài Gòn bị chém rồi cướp gây chấn động người dân và giới kinh doanh lữ hành của Việt Nam.Bọn cướp giật thường chọn những cung đường có đông du khách nước ngoài đi bộ để ra tay cướp giật. (Hình: Thanh Niên)
Tin từ Thanh Niên ngày 22 tháng 10 cho hay, khoảng 3 giờ ngày 19 tháng 10, ông Sepastian Gretz, quốc tịch Ðức cùng bạn gái ra khu vực bờ kè kênh Tàu Hủ trên đại lộ Võ Văn Kiệt, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, ngồi hóng mát, bất ngờ có một nhóm thanh niên xông đến dùng dao chém ông thương tích, sau đó lục túi cướp tiền và tài sản, rồi tẩu thoát.
Theo phúc trình của thanh tra Sở Du Lịch thành phố Sài Gòn, trong 9 tháng đầu năm 2015, công an Sài Gòn tiếp nhận 124 vụ cướp giật, xâm phạm tài sản liên quan đến du khách ngoại quốc.
Có những vụ cướp giật điển hình như vụ hai tên cướp lái xe gắn máy giật túi xách của chị Jennifer Stainton (19 tuổi), người Anh đang đeo bên người hồi khuya ngày 3 tháng 6, 2015, bên trong có điện thoại iPhone, tiền mặt và thẻ ngân hàng.
Trước đó, tối ngày 10 tháng 2, bà Dzogeute, quốc tịch Ðức đang đi bộ đến giao lộ Trần Hưng Ðạo-Ký Con, quận 1, thì bất ngờ bị hai người đi xe máy áp sát giật túi xách có tiền mặt, thẻ tín dụng, tiền Euro và khoảng 7 triệu đồng rồi tháo chạy. Cũng may ngay lúc đó, công an đặc nhiệm đi tuần ngang phát hiện và kịp thời bắt giữ.
Thậm chí, có nhiều du khách khi mang giỏ xách trên người bị bọn cướp ra tay manh động, kéo lê để giật cho bằng được tài sản. Ðiển hình như vụ cướp rạng sáng 21 tháng 5, một nữ du khách người Anh đang đi bộ trên đường Lê Lai, quận 1 đã bị cướp giật túi xách kéo lê trên mặt đường, gây xây xát cả mặt và lưng.
Song, đây chỉ mới là những vụ du khách có trình báo với cơ quan chức năng, còn nhiều trường hợp, vì một số lý do như không có thời gian, thủ tục rườm rà... đã chấp nhận chịu mất tài sản mà... im lặng cho qua.
Ông Phan Ðình Huê, giám đốc công ty du lịch Vòng Tròn Việt cho biết, khách của ông từng bị cướp mất tài sản ở Sài Gòn nhưng không đủ thời gian do sáng hôm sau về nước nên không đến trình báo công an.
“Công an phường có nơi không có người biết tiếng Anh, nên du khách mất đồ nếu đi theo tour thì có người hỗ trợ. Còn đi lẻ sẽ rất khó khăn trong giao tiếp, trình báo với công an,” ông Huê nói.
Nhiều đại diện công ty du lịch cho biết, nhiều du khách phàn nàn ở Sài Gòn hiện nay không biết đi chơi khuya ở đâu, còn nếu lang thang ngoài đường thì khả năng bị cướp giật là rất lớn.
Các công ty du lịch ở Sài Gòn luôn khuyến cáo du khách khi ra đường không mang theo tài sản quý giá, không mang túi xách, máy ảnh phải có dây đeo để quấn quanh tay... Còn những khách đi lẻ, khả năng bị cướp giật là rất lớn do không có bất kỳ cảnh báo nào.
Tin cho hay, cướp giật tài sản của du khách đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người nước ngoài khi đến Việt Nam, khi trên các diễn đàn tư vấn du lịch quốc tế có rất nhiều chủ đề liên quan đến chuyện này.
Theo ông Huê, nhiều du khách bị cướp giật tài sản đã lên mạng kể lại câu chuyện, lan truyền từ người này qua người khác rất nhanh, ảnh hưởng lớn đến điểm đến Việt Nam.
Trao đổi với Thanh Niên vào sáng 22 tháng 10, ông Lã Quốc Khánh, phó giám đốc Sở Du Lịch Sài Gòn cho biết, đã rất choáng khi đọc báo biết tin có du khách nước ngoài bị cướp chém để cướp tài sản giữa Sài Gòn.
“Vô cùng nguy hiểm. Du khách sẽ truyền miệng câu chuyện từ người này qua người khác. Tổng lãnh sự Nhật Bản ở Sài Gòn năm nào cũng có công hàm gởi lên Sở Ngoại Vụ, Sở Du Lịch phản ánh về việc công dân của họ bị cướp giật tài sản. Nay đến du khách Ðức bị chém, trong khi Ðức là thị trường chi tiêu cao, số lượng khách đến Việt Nam rất tốt và nằm trong nhóm những nước được Việt Nam miễn visa. Cứ thế này thì miễn visa sẽ chẳng có hiệu quả,” ông Khánh nói. (Tr.N)
|
NGHĨA CỬ CỦA MỘT CẢNH SÁT MỸ
Nghĩa Cử Của Viên Cảnh Sát Mỹ
Nhiệm vụ của viên cảnh sát này là sẽ viết giấy phạt cho các xe vi phạm bị bắt gặp trên đường! Và anh vẫn làm tốt nhiệm vụ của mình! Nhưng sẽ chẳng có gì đáng nói nếu không có hành động đằng sau tờ giấy phạt đó!
Theo kênh truyền hình CBS của Mỹ, một viên cảnh sát ở thành phố Plano, Texas sau khi viết xong vé phạt cho một người đàn ông trẻ tuổi đã lặng lẽ kẹp một tờ tiền 100 USD để trợ giúp anh ta nuôi con.
Hayden Carlo 25 tuổi sinh sống tại thành phố Plano, bang Texas, Mỹ có cuộc sống khó khăn và còn phải nuôi con nhỏ, vì không có tiền đi đăng ký xe ô tô nên đã để quá thời hạn đăng ký. Nhưng vì để kiếm tiền nên anh ta vẫn phải lái xe đi làm, kết quả đã bị một viên cảnh sát chặn lại bên đường.
Khi bị chặn lại, Hayden Carlo đã trình bày khó khăn của mình với viên cảnh sát. Viên cảnh sát này nghe xong nhưng cũng không vì thế mà thay đổi quyết định, anh ta vẫn viết một vé phạt cho Hayden. Khi Hayden Carlo tiếp nhận vé phạt này mới phát hiện ở bên trong tấm vé có kẹp thêm một tờ tiền mặt 100 USD.
Hayden đã bị sốc và vô cùng cảm động. Khi anh quay đầu lại nhìn thì phát hiện viên cảnh sát đã lặng lẽ rời đi. Một viên cảnh sát tại thành phố Plano đã chia sẻ: “Viên cảnh sát này đã làm đúng, nhưng chúng tôi hy vọng đây là việc riêng nên không phải tiết lộ tên của anh ấy.”
Sau khi thông tin này được đăng tải trên mạng, nó trở thành một chủ đề nóng của cư dân mạng và truyền thông.
Sau khi thông tin này được đăng tải trên mạng, nó trở thành một chủ đề nóng của cư dân mạng và truyền thông.
Có người viết: “Thật bất ngờ! Tự nhiên mình cũng muốn bị phạt…”
Một người khác viết: “Một vé phạt 0 đồng kẹp một tờ tiền 100 USD, sự tôn nghiêm của pháp luật và sự ấm áp của tình người! Thật cảm động! Một chế độ tốt để nhân cách con người không ngừng thiện.”
Một cư dân mạng có nickname là Lisboa viết: “Tại sao tôi vẫn luôn được giáo dục rằng chế độ tư bản là một bóng đen hắc ám, là cần lên án phê bình mà lại có viên cảnh sát như vậy? Còn ở Trung Quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa mà luôn được cho là tốt thì lại rất ít gặp những cảnh tượng này? Rốt cuộc tình yêu thương là đến từ nơi nào?”
Nhiệm vụ của viên cảnh sát này là sẽ viết giấy phạt cho các xe vi phạm bị bắt gặp trên đường! Và anh vẫn làm tốt nhiệm vụ của mình! Nhưng sẽ chẳng có gì đáng nói nếu không có hành động đằng sau tờ giấy phạt đó!
Sưu tầm
TRỌNG ĐẠT * HỒI KÝ MÉRILLON
Hồi ký cựu Đại sứ Pháp Mérillon
Bịp bợm Lịch sử lớn nhất Hải ngoại
Trọng Đạt
Từ 2008 trở về trước, hàng năm đến tháng tư đen, báo chí, đài phát thanh say sưa cho phổ biến một tài liệu quí giá gọi là Những Ngày Cuối Cùng Của Việt Nam Cộng Hòa (NNCCCVNCH), bản dịch cuốn hồi ký Saigon et moi (Saigon và tôi) của cựu đại sứ Pháp tại Việt Nam trước 30/4/1975 Jean M. Mérillon, dịch giả Vũ Hải Hồ (xin đừng nhầm với Những Ngày Cuối của VNCH do Nguyễn Kỳ Phong dịch từ bản tiếng Anh The Final Collapse của Cao Văn Viên). Khoảng bốn năm trở lại đây (2009-2012) bản dịch này tương đối ít xuất hiện nhưng nay tự nhiên nó lại được phổ biến nhiều trên mạng vì thế tôi trở lại viết về đề tài này.
Để cho vấn đề được dễ hiểu, trước hết tôi xin kể sơ diễn tiến vụ bịa đặt này. -Năm 1989, một tác giả tên Vũ Hải Hổ viết bài Những Ngày Cuối Của VNCH dài gần 20 trang đánh máy, nói là bản dịch cuốn “Saigon et moi” của cựu Đại sứ Pháp Mérillon tại Việt Nam hồi 1975 và cho phổ biến.
- Tháng 4 năm 1991, nguyệt san Diễn Đàn Việt Nam số 4 in tại miền nam Tây Đức đã cho đăng bản dịch kể trên (tức NNCCCVNCH). Tòa soạn cũng cho biết Ông Mérillon, đã ra mắt cuốn hồi ký Saigon et Moi tại khách sạn La Fayette, quận 6, Paris trước một số cử tọa thượng thặng như 3 vị cựu Thủ tướng Giscard D'Estaing, Pierre Mesmer, Jacques Chirac, Jacques Hunzinger (Ủy viên ngoại vụ đảng Xã Hội Pháp), Louis Mermas (Chủ tịch Hạ Viện) v.v... Theo một nguồn tin được biết là cuốn sách này đã bị Bộ Ngoại Giao cho lệnh thu hồi. Rút cuộc, nay người ta chỉ được thấy một bản tóm tắt dưới đây do một nhân vật tình cờ có được cuốn đó.
-Từ đó bản dịch cuốn sách này được đăng đi đăng lại tại Hải ngoại vào dịp tháng tư đen hàng năm. Năm 1989 nhà sử học Hoàng Ngọc Thành nghe tiếng cuốn “Saigon et moi” và nhân dịp qua Paris tìm mãi không ra quyển sách đó, ông đành liên lạc với chính tác giả Mérillon lúc đó đang là Đại Sứ Pháp tại Mạc Tư Khoa. Merillon trả lời và phủ nhận ông không phải là tác giả Saigon et moi và không viết bất cứ cuốn sách nào về VN.
-Năm 1994 ông Hồng Ngọc Thành và Bà Thân Thị Nhân Đức xuât bản cuốn “Những Ngày Cuối Cùng Của Ngô Đình Diệm", tại trang 622 và 623 (cuối sách) phần Phụ Lục có bản phóng ảnh thư và chữ ký của ông Mérillon, đề ngày 12/11/1990, đại sứ Pháp tại Nga, phủ nhận không phải là tác giả Saigon et moi. (quí vị có thể vào thư viện coi)
- Tác giả Ngự Sử ngày 15/4/1996, đăng bài trên báo Ngày Nay tại Houston Texas cho biết bản dịch Saigon et moi của Vũ hải Hồ chỉ là trò cá tháng tư, bịa đặt.
-Năm 1997 Đại Nam cho xuất bản cuốn Nước Việt Nam Cộng Hòa Bị Bức Tử, Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa dịch từ cuốn La Mort Du Vietnam của Tướng Vanuxem. Phần cuối sách ông Dương Hiếu Nghĩa cho in thêm vào bản dịch Saigon et moi của Vũ Hải Hồ (tức NNCCVNCH) với lời giới thiệu rất trân trọng.
Trích đọan gần cuối bài.
"Những gì mà ông Dương văn Minh hứa với chúng tôi đã như nước đổ lá khoai. Bao nhiêu kế họach, bao nhiêu công trình vận động, phút chốc ông Minh làm tiêu tan hết. Lại còn dối gạt các tướng lãnh yêu nước khác, gây ra sự chậm trễ phản công giờ chót, bởi đa số đều tưởng ông Ðại Tướng có phép lạ, sáng chế được công thức ngưng bắn tại chỗ để phe quốc gia không bị thua trong nhục nhã. Thâm ý của ông Dương văn Minh là muốn đầu hàng, sau đó nồi ăn, hưởng cho đến già"
(ngưng trích)
Có những đoạn Vũ Hải Hồ (VVH) tỏ ra rất ấu trĩ, hiểu biết của ông ta về tình hình chính trị quân sự 1975 thấp kém tồi tệ như sau:
"Quân số Biệt khu thủ đô có khả năng tác chiến, có vũ khí trong tay ước được 100.000. Căn cứ vào vũ khí đạn dược, hỏa lực nặng, tiếp liệu, và tinh thần chiến đấu thì dân Sài Gòn có thể phòng thủ, cầm cự được chừng 7 tháng" (ngưng trích)
Ta thấy VHH y như người từ cung trăng rớt xuống, tháng 4/1975 đạn trong kho đã cạn chỉ đủ xài một, hai tuần (Cao Van Viên Những ngày cuối VNCH trang 92). Nói càn nói láo như thế mà không biết ngượng miệng, càng nói ông ta càng lòi ra cái dốt của mình về quân sử, về tình hình 1975.
Phải nói VHH là tay bịp vào loại siêu, trước hết ông ta nói dịch từ một cuốn sách Pháp khiến nhiều người tin ngay. Kế đó cho biết cuốn này đã được tác giả Merillon ra mắt tại Paris , có các ông cựu thủ tướng Pháp tham dự nhưng sau đó bị Bộ ngoại giao cấm và tịch thu hết, chỉ con bản dịch này. Như thế nay dù có muốn tìm bản chính cũng không được. Nhưng khôn mà không ngoan, trong bản dịch Vũ hải Hồ lại để lộ ra những cái “dốt đặc” của ông ta về tình hình 1975, lại nữa vì “nổ” quá nó biến thành những trò hề hạ cấp như sau:
Lời ông Ðại sứ.
"Chẳng là vì chúng tôi có đủ tin tức tình báo nói rõ có năm vị tướng lãnh Nga có mặt trong Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ CHí Minh tại chiến trường Long Khánh. Không lẽ các vị ấy chỉ ngồi uống trà nói chuyện chơi với Văn Tiến Dũng hay sao?"
(ngưng trích)
Phải nói là quá hạ cấp, thật chẳng đáng bàn; bởi thế đã có nhiều người từ 1995 tới nay đánh giá bản dịch NNCCCVNCH chỉ là trò cá tháng tư, trò ma trò quỉ.
Xin mời quí vị nghe tiếp vở tuồng rẻ tiền ba xu dưới đây.
"Trước khi lập chính phủ giả định tôi xét phản ứng của Nga Sô và Trung Cộng. Nước nhiệt thành đầu tiên là Trung Cộng. Thủ tướng Chu Ân Lai điện cho Bộ ngọai giao Pháp là sẵn sàng hợp tác vơí Pháp để xây dựng một chánh thể trung lập tại miền Nam …..
.. . . Mao thì ghét cay ghét đắng Lê Duẫn thân Nga thành thử điều kiện Bắc Kinh đặt ra là phải hạ bệ đảng viên thân Nga, cầm chân quân Bắc Việt để dành cho MTMN tiến vô Sài gon . . . . . . Thực ra nền trung lập đối với chúng tôi chỉ coi như tạm thời ngăn cản dòng nước lũ cho VNCH tạm dung thân.
Phần chúng tôi là phải đáp lời hứa là thành lập chính phủ liên hiệp gồm có ba thành phần: Quốc gia, Ðối lập, MTGPMN. Chu Ân Lai đưa ra một danh sách: Trương Như Tảng, Nguyễn thị Bình, Trần văn Trà…".
(ngưng trích)
Vừa đọc tôi vừa buồn cười nôn ruột trước sự dốt nát thậm tệ của người bịa sử, chẳng có một tí hiểu biết gì về CS. Xin trích tiếp
Lời ông Đại sứ
"- Thưa Ðại tướng ông Nguyễn văn Thiệu để lại quân đội nay còn bao nhiêu người?......
Ðại tướng Dương văn Minh trả lời ông chưa nắm vững ….
- Thưa Ðại tướng, Đại tá tùy viên quân sự của chúng tôi sẽ phúc trình cho Ðại tướng biết sau. Theo chúng tôi quân lực VNCH còn đủ khả năng chiến đấu thêm 10 tháng nữa, nếu các nhà quân sự chịu thay đổi chiến thuật từ qui ước sang du kích chiến…"
(ngưng trích )
Như thế nhà dịch giả VHH càng phịa càng lòi sự hiểu biết trĩ của mình về tình hình quân sự tháng tư 1975. Trong khi BV đã đưa cả 5 quân đoàn (1, 2, 3, 4, 232) và hàng chục trung đoàn độc lập với hỏa lực dồi dào để bao vây Sài Gòn. VNCH chỉ còn 3 sư đoàn trong đó sư đoan 18 bị sứt mẻ, đạn dược gần cạn kiệt thì chiến đấu được mấy ngày. Người ta càng thấy rõ giọng văn diễu cợt trơ trẽn của một người dốt nát.
Xin trích tiếp kế hoạch thứ ba của ông Đại sứ dưới đây để chúng ta coi Vũ hải Hồ coi thường sự hiểu biết của độc giả như thế nào:
"Cùng lúc mời thành viên MTGPMN hợp tác trong chánh phủ trung lập, Ðại tướng tuyên bố sẵn sàng bang giao với Trung Quốc …….
…………….
Trung Quốc sẽ chụp lấy cơ hội này để cử Ðại sứ đến Sài Gòn ngay sau 24 giờ đồng hồ cùng với tiền viện trợ 420 triệu Mỹ kim là tiền sẽ trao cho Hà Nội mà nay trao cho chánh phủ hòa hợp hòa giải dân tộc. Kế họach này đánh phủ đầu Hà Nội bằng cách đưa đứa con nuôi của họ là MTGPMN lên nắm chính quyền…
(ngưng trích)
Và
"Tôi cũng thông báo cho ông Dương Văn Minh hay là tôi đã liên lạc với thành viên MTGPMN. Hầu hết đều tán thành giải pháp giúp họ thoát khỏi vòng quĩ đạo của Bắc Việt"
( ngưng trích)
Anh đại bịp này chẳng cần biết gì về công pháp quốc tế: Trung Quốc không có bang giao với VNCH mà lại cử người tới Sàigon trong 24 giờ đồng hồ và mang theo một thùng 420 triệu Ðô la tiền mặt trong lúc lửa đạn tơi bời !!!! Trong những ngày cuối cùng của VNCH, ông Ðại sứ chuẩn bị chui xuống hầm là vừa, thời giờ đâu mà đi liên lạc với MTGPM. Bắc Việt và MTGP chỉ là một nhưng hiểu biết của VH Hồ về CS thấp kém quá nên mới phóng ra những đọan khôi hài nói trên.
Thưa quí vị, tôi không dám trích nhiều vì sợ quí vị cười quá sẽ bể bụng như những đoạn dưới đây
"Nước Pháp sẽ trao 300 triệu quan chuyển tiếp từ chế độ VNCH giao cho tân chính phủ để nuôi sống giải pháp trung lập. Chúng tôi sẽ quyên góp các nước bạn đồng minh Âu Châu một ngân khoản độ 290 triệu cho các chương trình viện trợ kinh tế, văn hóa, phát triển nông nghiệp, nhân đạo…. Tổng cộng cũng gần bằng viện trợ của Hoa Kỳ trước đây
(Ngưng trích)
Trích thêm .
"Ngày 27-4-1975
Chiều ngày 27-4-75 tôi nhận được tin rất phấn khởi: Tướng Trần văn Trà bắn tin nhờ tôi cấp tốc thành lập chánh phủ trung lập và ông gửi gấp hai nhân vật thân tín của ông vào chánh phủ là là bà Nguyễn thi Bình và ông Ðinh Bá Thi….
Tùy viên quân sự của chúng tôi cũng xác nhận là hai sư đoàn tập kết của Trần Văn Trà sẽ vào tiếp thu Sài Gòn, phỗng tay trên của đạo quân Văn Tiến Dũng!!!!!!"
( ngưng trích)
Quí vị xem đoạn dưới để biết nhà dịch giả nói láo tới cỡ nào:
“Kinh nghiệm bọn Khmer Đỏ chiếm Phnom Penh ngày 17 tháng 4/75, đã xảy ra tình trạng chém giết hỗn loạn nguy hiểm đến sinh mạng Pháp kiều và các phóng viên ngoại quốc, cần Tòa Đại sứ Pháp che chở. Vì vậy ngày 19/4/75 tôi đã yêu cầu Bộ Ngoại Giao Pháp tăng phái cho chúng tôi một trung đội thủy quân lục chiến từ Nouvelle Calédonia đến Sài Gòn để bảo vệ sứ quán”.
(ngưng trích)
Từ đầu chí cuối bản dịch cuốn Saigon et “ma” chỉ toàn là chuyện láo khoét, nhà dịch giả nói láo không thể tưởng tượng nổi, nói láo hơn Việt Cộng.
Sau khi đã đọc hai lượt và biết rõ thực chất của vở tuồng hề bịa đăt này, tôi xem thêm các bài của các tác giả Nguyễn Trần Việt, Ngự Sử, Vũ Ánh, Trịnh Bá Lộc… những người phủ nhận NNCCCVNCH chỉ là bịa đặt. Khoảng đầu năm 2009 tôi viết bài “Saigon et moi Một Cuốn Sách ma” và đã cho phổ biến trên truyền thông báo chí. Từ đó vụ bịa sử này tương đối ít được phổ biến nhưng chẳng hiểu sao nay lại thấy xuất hiện đầy trên mạng.
Bịp bợm Lịch sử lớn nhất Hải ngoại
Trọng Đạt
Vụ bịa đặt lịch sử động trời này đã được phổ biến sâu rộng tại Hải ngoại từ 1989 tức 24 năm qua, cho tới những năm gần đây trên truyền thông, báo chí đài phát thanh. Ảnh hưởng của nó rất lớn, nhiều vị đã từng giữ chức vụ lớn như Thủ tướng, Tổng trưởng, Tướng lãnh, Đại tá, các vị khoa bảng tiến sĩ, các nhà nghiên cứu sử… cũng đã bị mắc lừa. Vụ đại bịp này đã bị nhiều người phát hiện, lật tẩy từ 1996, đã có nhiều bài viết nghi ngờ tính xuyên tạc lịch sử của nó . Đầu năm 2009 tôi đã viết vấn đề này trong bài “ Saigon et moi Một cuốn Sách ma”.
Từ 2008 trở về trước, hàng năm đến tháng tư đen, báo chí, đài phát thanh say sưa cho phổ biến một tài liệu quí giá gọi là Những Ngày Cuối Cùng Của Việt Nam Cộng Hòa (NNCCCVNCH), bản dịch cuốn hồi ký Saigon et moi (Saigon và tôi) của cựu đại sứ Pháp tại Việt Nam trước 30/4/1975 Jean M. Mérillon, dịch giả Vũ Hải Hồ (xin đừng nhầm với Những Ngày Cuối của VNCH do Nguyễn Kỳ Phong dịch từ bản tiếng Anh The Final Collapse của Cao Văn Viên). Khoảng bốn năm trở lại đây (2009-2012) bản dịch này tương đối ít xuất hiện nhưng nay tự nhiên nó lại được phổ biến nhiều trên mạng vì thế tôi trở lại viết về đề tài này.
Diễn tiến
Để cho vấn đề được dễ hiểu, trước hết tôi xin kể sơ diễn tiến vụ bịa đặt này. -Năm 1989, một tác giả tên Vũ Hải Hổ viết bài Những Ngày Cuối Của VNCH dài gần 20 trang đánh máy, nói là bản dịch cuốn “Saigon et moi” của cựu Đại sứ Pháp Mérillon tại Việt Nam hồi 1975 và cho phổ biến.
- Tháng 4 năm 1991, nguyệt san Diễn Đàn Việt Nam số 4 in tại miền nam Tây Đức đã cho đăng bản dịch kể trên (tức NNCCCVNCH). Tòa soạn cũng cho biết Ông Mérillon, đã ra mắt cuốn hồi ký Saigon et Moi tại khách sạn La Fayette, quận 6, Paris trước một số cử tọa thượng thặng như 3 vị cựu Thủ tướng Giscard D'Estaing, Pierre Mesmer, Jacques Chirac, Jacques Hunzinger (Ủy viên ngoại vụ đảng Xã Hội Pháp), Louis Mermas (Chủ tịch Hạ Viện) v.v... Theo một nguồn tin được biết là cuốn sách này đã bị Bộ Ngoại Giao cho lệnh thu hồi. Rút cuộc, nay người ta chỉ được thấy một bản tóm tắt dưới đây do một nhân vật tình cờ có được cuốn đó.
-Từ đó bản dịch cuốn sách này được đăng đi đăng lại tại Hải ngoại vào dịp tháng tư đen hàng năm. Năm 1989 nhà sử học Hoàng Ngọc Thành nghe tiếng cuốn “Saigon et moi” và nhân dịp qua Paris tìm mãi không ra quyển sách đó, ông đành liên lạc với chính tác giả Mérillon lúc đó đang là Đại Sứ Pháp tại Mạc Tư Khoa. Merillon trả lời và phủ nhận ông không phải là tác giả Saigon et moi và không viết bất cứ cuốn sách nào về VN.
-Năm 1994 ông Hồng Ngọc Thành và Bà Thân Thị Nhân Đức xuât bản cuốn “Những Ngày Cuối Cùng Của Ngô Đình Diệm", tại trang 622 và 623 (cuối sách) phần Phụ Lục có bản phóng ảnh thư và chữ ký của ông Mérillon, đề ngày 12/11/1990, đại sứ Pháp tại Nga, phủ nhận không phải là tác giả Saigon et moi. (quí vị có thể vào thư viện coi)
- Tác giả Ngự Sử ngày 15/4/1996, đăng bài trên báo Ngày Nay tại Houston Texas cho biết bản dịch Saigon et moi của Vũ hải Hồ chỉ là trò cá tháng tư, bịa đặt.
-Năm 1997 Đại Nam cho xuất bản cuốn Nước Việt Nam Cộng Hòa Bị Bức Tử, Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa dịch từ cuốn La Mort Du Vietnam của Tướng Vanuxem. Phần cuối sách ông Dương Hiếu Nghĩa cho in thêm vào bản dịch Saigon et moi của Vũ Hải Hồ (tức NNCCVNCH) với lời giới thiệu rất trân trọng.
Bản dịch cuốn sách “ma” này được tiếp tục phổ biến tại hải ngoại, nhiều đài phát thanh tiếng Việt đọc tài liệu say mê, nhiều báo cho đăng kèm hình ảnh.
Khoảng năm 2005, 2007… một bức thư của Nguyễn Trần Việt được phổ biến trên mạng chỉ trích NNCCVNCH của Vũ hải Hồ là bịa đặt, ông cho biết trong cuốn Những Ngày Cuối Của Ngô Đình Diệm (tác giả Hồng Ngọc Thành ) trang 622-623 có đăng thư của cựu đại sứ Mérillon phủ nhận ông không phải là tác giả cuốn sách trên, ông không viết bất cứ cuốn sách nào về VN cả.
Khoảng 2008, 2009 ông Trịnh Bá Lộc, cựu sĩ quan tùy viên của Tướng Dương Văn Minh đã lên tiếng trên trang mạng Take2Tango phủ nhận NNCCVNCH, bản dịch Saigon et moi là bịa đạt. Ông Lộc cho biết ông Dương Văn Minh không hề có liên lạc với Mérillon trong tháng 4/1975.
Khoảng năm 2005, 2007… một bức thư của Nguyễn Trần Việt được phổ biến trên mạng chỉ trích NNCCVNCH của Vũ hải Hồ là bịa đặt, ông cho biết trong cuốn Những Ngày Cuối Của Ngô Đình Diệm (tác giả Hồng Ngọc Thành ) trang 622-623 có đăng thư của cựu đại sứ Mérillon phủ nhận ông không phải là tác giả cuốn sách trên, ông không viết bất cứ cuốn sách nào về VN cả.
Khoảng 2008, 2009 ông Trịnh Bá Lộc, cựu sĩ quan tùy viên của Tướng Dương Văn Minh đã lên tiếng trên trang mạng Take2Tango phủ nhận NNCCVNCH, bản dịch Saigon et moi là bịa đạt. Ông Lộc cho biết ông Dương Văn Minh không hề có liên lạc với Mérillon trong tháng 4/1975.
Khoảng năm 2000 tôi có đọc một đoạn của bản dịch Saigon et moi trên một tờ báo giấy, họ đăng một phần ngắn thôi nên chưa hiểu rõ. Năm 2008 tôi được đọc đầy đủ toàn bài trên một tờ nguyệt san tại Mỹ, thú thật khi đọc xong hai lượt tôi nghi ngờ ngay.
Trước hết là giọng văn quá bình dân, rẻ tiền; một người có trình độ như ông Đại sứ Pháp đâu có viết lách kiểu ba xu như báo lá cải thế này:
Trước hết là giọng văn quá bình dân, rẻ tiền; một người có trình độ như ông Đại sứ Pháp đâu có viết lách kiểu ba xu như báo lá cải thế này:
Trích đọan gần cuối bài.
"Những gì mà ông Dương văn Minh hứa với chúng tôi đã như nước đổ lá khoai. Bao nhiêu kế họach, bao nhiêu công trình vận động, phút chốc ông Minh làm tiêu tan hết. Lại còn dối gạt các tướng lãnh yêu nước khác, gây ra sự chậm trễ phản công giờ chót, bởi đa số đều tưởng ông Ðại Tướng có phép lạ, sáng chế được công thức ngưng bắn tại chỗ để phe quốc gia không bị thua trong nhục nhã. Thâm ý của ông Dương văn Minh là muốn đầu hàng, sau đó nồi ăn, hưởng cho đến già"
(ngưng trích)
Có những đoạn Vũ Hải Hồ (VVH) tỏ ra rất ấu trĩ, hiểu biết của ông ta về tình hình chính trị quân sự 1975 thấp kém tồi tệ như sau:
"Quân số Biệt khu thủ đô có khả năng tác chiến, có vũ khí trong tay ước được 100.000. Căn cứ vào vũ khí đạn dược, hỏa lực nặng, tiếp liệu, và tinh thần chiến đấu thì dân Sài Gòn có thể phòng thủ, cầm cự được chừng 7 tháng" (ngưng trích)
Ta thấy VHH y như người từ cung trăng rớt xuống, tháng 4/1975 đạn trong kho đã cạn chỉ đủ xài một, hai tuần (Cao Van Viên Những ngày cuối VNCH trang 92). Nói càn nói láo như thế mà không biết ngượng miệng, càng nói ông ta càng lòi ra cái dốt của mình về quân sử, về tình hình 1975.
Phải nói VHH là tay bịp vào loại siêu, trước hết ông ta nói dịch từ một cuốn sách Pháp khiến nhiều người tin ngay. Kế đó cho biết cuốn này đã được tác giả Merillon ra mắt tại Paris , có các ông cựu thủ tướng Pháp tham dự nhưng sau đó bị Bộ ngoại giao cấm và tịch thu hết, chỉ con bản dịch này. Như thế nay dù có muốn tìm bản chính cũng không được. Nhưng khôn mà không ngoan, trong bản dịch Vũ hải Hồ lại để lộ ra những cái “dốt đặc” của ông ta về tình hình 1975, lại nữa vì “nổ” quá nó biến thành những trò hề hạ cấp như sau:
Lời ông Ðại sứ.
"Chẳng là vì chúng tôi có đủ tin tức tình báo nói rõ có năm vị tướng lãnh Nga có mặt trong Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ CHí Minh tại chiến trường Long Khánh. Không lẽ các vị ấy chỉ ngồi uống trà nói chuyện chơi với Văn Tiến Dũng hay sao?"
(ngưng trích)
Phải nói là quá hạ cấp, thật chẳng đáng bàn; bởi thế đã có nhiều người từ 1995 tới nay đánh giá bản dịch NNCCCVNCH chỉ là trò cá tháng tư, trò ma trò quỉ.
Xin mời quí vị nghe tiếp vở tuồng rẻ tiền ba xu dưới đây.
"Trước khi lập chính phủ giả định tôi xét phản ứng của Nga Sô và Trung Cộng. Nước nhiệt thành đầu tiên là Trung Cộng. Thủ tướng Chu Ân Lai điện cho Bộ ngọai giao Pháp là sẵn sàng hợp tác vơí Pháp để xây dựng một chánh thể trung lập tại miền Nam …..
.. . . Mao thì ghét cay ghét đắng Lê Duẫn thân Nga thành thử điều kiện Bắc Kinh đặt ra là phải hạ bệ đảng viên thân Nga, cầm chân quân Bắc Việt để dành cho MTMN tiến vô Sài gon . . . . . . Thực ra nền trung lập đối với chúng tôi chỉ coi như tạm thời ngăn cản dòng nước lũ cho VNCH tạm dung thân.
Phần chúng tôi là phải đáp lời hứa là thành lập chính phủ liên hiệp gồm có ba thành phần: Quốc gia, Ðối lập, MTGPMN. Chu Ân Lai đưa ra một danh sách: Trương Như Tảng, Nguyễn thị Bình, Trần văn Trà…".
(ngưng trích)
Vừa đọc tôi vừa buồn cười nôn ruột trước sự dốt nát thậm tệ của người bịa sử, chẳng có một tí hiểu biết gì về CS. Xin trích tiếp
Lời ông Đại sứ
"- Thưa Ðại tướng ông Nguyễn văn Thiệu để lại quân đội nay còn bao nhiêu người?......
Ðại tướng Dương văn Minh trả lời ông chưa nắm vững ….
- Thưa Ðại tướng, Đại tá tùy viên quân sự của chúng tôi sẽ phúc trình cho Ðại tướng biết sau. Theo chúng tôi quân lực VNCH còn đủ khả năng chiến đấu thêm 10 tháng nữa, nếu các nhà quân sự chịu thay đổi chiến thuật từ qui ước sang du kích chiến…"
(ngưng trích )
Như thế nhà dịch giả VHH càng phịa càng lòi sự hiểu biết trĩ của mình về tình hình quân sự tháng tư 1975. Trong khi BV đã đưa cả 5 quân đoàn (1, 2, 3, 4, 232) và hàng chục trung đoàn độc lập với hỏa lực dồi dào để bao vây Sài Gòn. VNCH chỉ còn 3 sư đoàn trong đó sư đoan 18 bị sứt mẻ, đạn dược gần cạn kiệt thì chiến đấu được mấy ngày. Người ta càng thấy rõ giọng văn diễu cợt trơ trẽn của một người dốt nát.
Xin trích tiếp kế hoạch thứ ba của ông Đại sứ dưới đây để chúng ta coi Vũ hải Hồ coi thường sự hiểu biết của độc giả như thế nào:
"Cùng lúc mời thành viên MTGPMN hợp tác trong chánh phủ trung lập, Ðại tướng tuyên bố sẵn sàng bang giao với Trung Quốc …….
…………….
Trung Quốc sẽ chụp lấy cơ hội này để cử Ðại sứ đến Sài Gòn ngay sau 24 giờ đồng hồ cùng với tiền viện trợ 420 triệu Mỹ kim là tiền sẽ trao cho Hà Nội mà nay trao cho chánh phủ hòa hợp hòa giải dân tộc. Kế họach này đánh phủ đầu Hà Nội bằng cách đưa đứa con nuôi của họ là MTGPMN lên nắm chính quyền…
(ngưng trích)
Và
"Tôi cũng thông báo cho ông Dương Văn Minh hay là tôi đã liên lạc với thành viên MTGPMN. Hầu hết đều tán thành giải pháp giúp họ thoát khỏi vòng quĩ đạo của Bắc Việt"
( ngưng trích)
Anh đại bịp này chẳng cần biết gì về công pháp quốc tế: Trung Quốc không có bang giao với VNCH mà lại cử người tới Sàigon trong 24 giờ đồng hồ và mang theo một thùng 420 triệu Ðô la tiền mặt trong lúc lửa đạn tơi bời !!!! Trong những ngày cuối cùng của VNCH, ông Ðại sứ chuẩn bị chui xuống hầm là vừa, thời giờ đâu mà đi liên lạc với MTGPM. Bắc Việt và MTGP chỉ là một nhưng hiểu biết của VH Hồ về CS thấp kém quá nên mới phóng ra những đọan khôi hài nói trên.
Thưa quí vị, tôi không dám trích nhiều vì sợ quí vị cười quá sẽ bể bụng như những đoạn dưới đây
"Nước Pháp sẽ trao 300 triệu quan chuyển tiếp từ chế độ VNCH giao cho tân chính phủ để nuôi sống giải pháp trung lập. Chúng tôi sẽ quyên góp các nước bạn đồng minh Âu Châu một ngân khoản độ 290 triệu cho các chương trình viện trợ kinh tế, văn hóa, phát triển nông nghiệp, nhân đạo…. Tổng cộng cũng gần bằng viện trợ của Hoa Kỳ trước đây
(Ngưng trích)
Trích thêm .
"Ngày 27-4-1975
Chiều ngày 27-4-75 tôi nhận được tin rất phấn khởi: Tướng Trần văn Trà bắn tin nhờ tôi cấp tốc thành lập chánh phủ trung lập và ông gửi gấp hai nhân vật thân tín của ông vào chánh phủ là là bà Nguyễn thi Bình và ông Ðinh Bá Thi….
Tùy viên quân sự của chúng tôi cũng xác nhận là hai sư đoàn tập kết của Trần Văn Trà sẽ vào tiếp thu Sài Gòn, phỗng tay trên của đạo quân Văn Tiến Dũng!!!!!!"
( ngưng trích)
Quí vị xem đoạn dưới để biết nhà dịch giả nói láo tới cỡ nào:
“Kinh nghiệm bọn Khmer Đỏ chiếm Phnom Penh ngày 17 tháng 4/75, đã xảy ra tình trạng chém giết hỗn loạn nguy hiểm đến sinh mạng Pháp kiều và các phóng viên ngoại quốc, cần Tòa Đại sứ Pháp che chở. Vì vậy ngày 19/4/75 tôi đã yêu cầu Bộ Ngoại Giao Pháp tăng phái cho chúng tôi một trung đội thủy quân lục chiến từ Nouvelle Calédonia đến Sài Gòn để bảo vệ sứ quán”.
(ngưng trích)
Từ đầu chí cuối bản dịch cuốn Saigon et “ma” chỉ toàn là chuyện láo khoét, nhà dịch giả nói láo không thể tưởng tượng nổi, nói láo hơn Việt Cộng.
Sau khi đã đọc hai lượt và biết rõ thực chất của vở tuồng hề bịa đăt này, tôi xem thêm các bài của các tác giả Nguyễn Trần Việt, Ngự Sử, Vũ Ánh, Trịnh Bá Lộc… những người phủ nhận NNCCCVNCH chỉ là bịa đặt. Khoảng đầu năm 2009 tôi viết bài “Saigon et moi Một Cuốn Sách ma” và đã cho phổ biến trên truyền thông báo chí. Từ đó vụ bịa sử này tương đối ít được phổ biến nhưng chẳng hiểu sao nay lại thấy xuất hiện đầy trên mạng.
Nguyên nhân
Thử hỏi vì đâu mà có vụ bịa đăt lịch sử này? Trước hết tác giả của nó dựa theo những tin đồn. Ông Cao Văn Viên trong cuốn Những ngày cuối của VNCH trang 218 cho biết tại Sài Gòn những ngày 7/4 và 10/4 /1975 có tin đồn một cuộc dàn xếp tình hình chính trị của VNCH qua tay người Pháp đang được nói đến. Nhưng ngay chính ông Cao Văn Viên cũng không biết gì hơn về những sự kiện này. Ngoài ra chừng 10 ngày trước khi Sài Gòn sụp đổ, báo chí đăng tin có sự vận động của quốc tế để tránh cho Sài Gòn khỏi trở thành bãi chiến trường.
Nói về tin đồn thì Sài Gòn trước và sau 30/4/1975 có vô số những giai thoại như thế. Sau ngày 30/4 khi mà tấm hình Bác Hồ to tổ bố đã treo trước tầng hai dinh Độc Lập, phía trên có hàng chữ “Hồ Chủ Tịt Vĩ Đại Sống Mãi Trong Sự Nghiệp của Chúng Ta” thế mà người ta vẫn cứ đồn ầm lên nào là Sài Gòn sẽ như Hồng Kông, nào là miền nam sẽ trung lập.. vân vân…
Vào khoảng 24, 25/4/1975 sau khi hai ông Thiệu, Khiêm đã ra đi, Tổng Thống Trần Văn Hương vừa nói vừa khóc trước quốc dân trên đài phát thanh Sài Gòn. Ông than thở về tình hình bi đát,
“Vùng I và II hoàn toàn tan rã, Vùng III và IV nhiều sứt mẻ. Rồi mai đây những trận đánh sấm sét sẽ đổ xuống và rồi Thủ đô Sài Gòn sẽ thành cái núi xương sông máu. Tôi đã nghĩ đến cái cảnh núi xương sống máu ấy và đã bàn với anh Dương văn Minh
Tôi có nói với ảnh như vầy “Bây giờ tôi bàn giao chính quyền cho anh, nhưng bàn giao để anh tìm cái giải pháp hoà bình cho đất nước chứ bàn giao cho anh để anh đầu hàng thì bàn giao làm gì?”
Thử hỏi vì đâu mà có vụ bịa đăt lịch sử này? Trước hết tác giả của nó dựa theo những tin đồn. Ông Cao Văn Viên trong cuốn Những ngày cuối của VNCH trang 218 cho biết tại Sài Gòn những ngày 7/4 và 10/4 /1975 có tin đồn một cuộc dàn xếp tình hình chính trị của VNCH qua tay người Pháp đang được nói đến. Nhưng ngay chính ông Cao Văn Viên cũng không biết gì hơn về những sự kiện này. Ngoài ra chừng 10 ngày trước khi Sài Gòn sụp đổ, báo chí đăng tin có sự vận động của quốc tế để tránh cho Sài Gòn khỏi trở thành bãi chiến trường.
Nói về tin đồn thì Sài Gòn trước và sau 30/4/1975 có vô số những giai thoại như thế. Sau ngày 30/4 khi mà tấm hình Bác Hồ to tổ bố đã treo trước tầng hai dinh Độc Lập, phía trên có hàng chữ “Hồ Chủ Tịt Vĩ Đại Sống Mãi Trong Sự Nghiệp của Chúng Ta” thế mà người ta vẫn cứ đồn ầm lên nào là Sài Gòn sẽ như Hồng Kông, nào là miền nam sẽ trung lập.. vân vân…
Vào khoảng 24, 25/4/1975 sau khi hai ông Thiệu, Khiêm đã ra đi, Tổng Thống Trần Văn Hương vừa nói vừa khóc trước quốc dân trên đài phát thanh Sài Gòn. Ông than thở về tình hình bi đát,
“Vùng I và II hoàn toàn tan rã, Vùng III và IV nhiều sứt mẻ. Rồi mai đây những trận đánh sấm sét sẽ đổ xuống và rồi Thủ đô Sài Gòn sẽ thành cái núi xương sông máu. Tôi đã nghĩ đến cái cảnh núi xương sống máu ấy và đã bàn với anh Dương văn Minh
Tôi có nói với ảnh như vầy “Bây giờ tôi bàn giao chính quyền cho anh, nhưng bàn giao để anh tìm cái giải pháp hoà bình cho đất nước chứ bàn giao cho anh để anh đầu hàng thì bàn giao làm gì?”
Chiều 28/4/1975 Ông Trần Văn Hương bàn giao quyền Tổng Thống cho Dương Văn Minh, 5 máy bay địch ném bom phi trường Tân Sơn Nhất, Lúc 7 giờ chiều đài BBC cho biết
“Hôm nay tại Sài Gòn ông Dương Văn Minh được cử lên giữ chức vụ quyền Tổng thống thay thế ông Trần Văn Hương để chuẩn bị cho một cuộc đầu hàng”.
Sự thật lịch sử đã được nói huỵch toẹt trên đài phát thanh vì miền nam VN lúc này chẳng còn gì được gọi là bí mật.
Tình hình cuối tháng 4/1975 đã quá rõ ràng: CSBV dốc toàn lực bao vây Sài Gòn, tổng Cộng khoảng gần 20 sư đoàn gồm 5 quân đoàn (1,2,3,4, 232) và 6 trung đoàn đặc công, nhiều trung đoàn độc lập, hỏa lực địch rất mạnh. Trung Tướng Toàn tổ chức năm tuyến phòng thủ (Tây Bắc, Bắc, Đông Bắc, Đông, Nam) bảo vệ Sài Gòn, tổng cộng VNCH có 3 sư đoàn và các đơn vị di tản, quân số ta thiếu hụt, đạn chỉ còn đủ đánh một, hai tuần.. Tối 29/4 Tướng Toàn tẩu vi thượng sách cũng như nhiều vị quan to khác, lý do người ta biết chắc sẽ thua, ở lại cũng chết.
Quí vị đã xem cuốn phim Bẩy Người Hiệp Sĩ của Nhật quay năm 1954, 40 tên cướp tấn công một thôn làng cho tới người cuối cùng bởi vì chúng đã hết lương thực, trước sau gì cũng chết. CSBV đã nướng một triệu cán binh để chiếm cho được “vựa lúa miền nam” cũng y như 40 tên cướp trong phim, nay họ nắm chắc phần thắng trong tay chẳng lẽ lại thương thuyết để rồi rút về miền Bắc, thật khôi hài hết nước nói. Những tin đồn về thương thuyết nghe chơi cho vui thôi, nó xuất phát từ những người không có một tí kinh nghiệm và hiểu biết gì về CS, quá khứ đã cho ta thấy chúng chỉ chịu thương thuyết khi nào ở thế yếu.
Sự thật lịch sử đã được nói huỵch toẹt trên đài phát thanh vì miền nam VN lúc này chẳng còn gì được gọi là bí mật.
Tình hình cuối tháng 4/1975 đã quá rõ ràng: CSBV dốc toàn lực bao vây Sài Gòn, tổng Cộng khoảng gần 20 sư đoàn gồm 5 quân đoàn (1,2,3,4, 232) và 6 trung đoàn đặc công, nhiều trung đoàn độc lập, hỏa lực địch rất mạnh. Trung Tướng Toàn tổ chức năm tuyến phòng thủ (Tây Bắc, Bắc, Đông Bắc, Đông, Nam) bảo vệ Sài Gòn, tổng cộng VNCH có 3 sư đoàn và các đơn vị di tản, quân số ta thiếu hụt, đạn chỉ còn đủ đánh một, hai tuần.. Tối 29/4 Tướng Toàn tẩu vi thượng sách cũng như nhiều vị quan to khác, lý do người ta biết chắc sẽ thua, ở lại cũng chết.
Quí vị đã xem cuốn phim Bẩy Người Hiệp Sĩ của Nhật quay năm 1954, 40 tên cướp tấn công một thôn làng cho tới người cuối cùng bởi vì chúng đã hết lương thực, trước sau gì cũng chết. CSBV đã nướng một triệu cán binh để chiếm cho được “vựa lúa miền nam” cũng y như 40 tên cướp trong phim, nay họ nắm chắc phần thắng trong tay chẳng lẽ lại thương thuyết để rồi rút về miền Bắc, thật khôi hài hết nước nói. Những tin đồn về thương thuyết nghe chơi cho vui thôi, nó xuất phát từ những người không có một tí kinh nghiệm và hiểu biết gì về CS, quá khứ đã cho ta thấy chúng chỉ chịu thương thuyết khi nào ở thế yếu.
Hậu quả.
Không những truyền thông, báo chí, đài phát thanh đã bị gạt mà ngay cả các vị quan to, các nhà nghiên cứu lịch sử, chính trị cũng bị lừa. Thưa quí vị tôi không có ác ý nhưng chỉ nêu ra đây một trường hợp số cụ thể: Năm 1997 Đại tá Dương Hiếu Nghĩa xuất bản cuốn “Nước VNCH Bị Bức Tử” tức bản dịch cuốn La Mort du Vietnam của Tướng Vanuxem. Phần sau cuốn sách, ông Đại tá Nghĩa cho in nguyên văn bản dịch cuốn Saigon et moi (tức NNCCCVNCH) với những lời giới thiệu trang trọng, ông có ghi.
Không những truyền thông, báo chí, đài phát thanh đã bị gạt mà ngay cả các vị quan to, các nhà nghiên cứu lịch sử, chính trị cũng bị lừa. Thưa quí vị tôi không có ác ý nhưng chỉ nêu ra đây một trường hợp số cụ thể: Năm 1997 Đại tá Dương Hiếu Nghĩa xuất bản cuốn “Nước VNCH Bị Bức Tử” tức bản dịch cuốn La Mort du Vietnam của Tướng Vanuxem. Phần sau cuốn sách, ông Đại tá Nghĩa cho in nguyên văn bản dịch cuốn Saigon et moi (tức NNCCCVNCH) với những lời giới thiệu trang trọng, ông có ghi.
“Và cho đến giờ nầy không còn ai tìm thấy tung tích quyển sách nầy nữa ở bất cứ thư viện nào bên Pháp, kể cả Thư Viện Quốc Gia Pháp ở Paris, cũng như sau nầy chính Ông Mérillon đã đính chánh ông không phải là tác giả của quyển "Saigon Et Moi" hay bất cứ quyển nào khác viết về Việt Nam. Tuy nhiên các báo Việt Nam tại Pháp lúc bấy giờ đều có đăng bản tóm lược của quyển sách nầy, mà bản tóm lược của ông Vũ Hải Hồ tại Paris là một. Hy vọng một ngày nào đó nếu có duyên may tìm được quyển sách quý " Saigon Et Moi" thì chúng tôi sẽ xin tiếp tục dịch để cống hiến cho quý vị độc giả. Bây giờ thì xin giới thiệu quý vị phụ bản đặc biệt nầy, trích từ tập san ĐA HIỆU (của Hội cựu sinh viên Võ bị Đà Lạt)”.
(trang 114)
(trang 114)
Thật là mâu thuẫn, chính ông đã nói cựu Đại sứ Mérillon phủ nhận không phải là tàc giả cuốn Saigon et “ma” và không viết bất cứ cuốn nào về VN mà ông vẫn tin là cuốn sách này có thực, còn coi là cuốn sách quí, nó là cuốn sách ma rồi còn gì nữa. Một sĩ quan cao cấp, có trình độ như ông đã bị lừa mà còn phổ biến cái trò ma quỉ này để cho bao nhiêu người khác bị lừa theo.
Ngoài ra một số các nhà nghiên cứu khác cũng bị lừa nhưng ít thôi, ông Dương Hiếu Nghĩa là bị gạt nhiều nhất.
Trang 218 Cuốn Tâm Tư Tổng Thống Thiệu, GS Nguyễn Tiến Hưng viết:
“.. Có ngờ đâu cái tên của ông (Mérilllon) đã dính rất chặt vào những diễn biến tại Sài Gòn vào giờ thứ hai mươi tư. Chính ông đã kể lại rất rõ ràng những cố gắng của ông trong cuốn hồi ký ‘Saigon et moi’, nhưng vì một lý do nào đó , cuốn sách đã bị thu hồi ngay sau khi xuất bản (1983) nên ít ai được đọc .”
Và cuối trang 218 GS nói.
“Cựu Thủ tướng Cẩn cũng kể lại là: … “Ngày 17 tháng 4 khi tôi tiếp Đại sứ Mérillon thì ông thao thao bất tuyệt bênh vực giải pháp Dương Văn Minh. Sau này tập hồi ký của Mérillon có tiết lo thêm rằng ngày 18 tháng 4 Đại Sứ Martin chính thức nói với ông ta là đối với chính quyền Hoa Kỳ, trách nhiệm người Mỹ tại Việt Nam đã chấm dứt”
Ngoài ra một số các nhà nghiên cứu khác cũng bị lừa nhưng ít thôi, ông Dương Hiếu Nghĩa là bị gạt nhiều nhất.
Trang 218 Cuốn Tâm Tư Tổng Thống Thiệu, GS Nguyễn Tiến Hưng viết:
“.. Có ngờ đâu cái tên của ông (Mérilllon) đã dính rất chặt vào những diễn biến tại Sài Gòn vào giờ thứ hai mươi tư. Chính ông đã kể lại rất rõ ràng những cố gắng của ông trong cuốn hồi ký ‘Saigon et moi’, nhưng vì một lý do nào đó , cuốn sách đã bị thu hồi ngay sau khi xuất bản (1983) nên ít ai được đọc .”
Và cuối trang 218 GS nói.
“Cựu Thủ tướng Cẩn cũng kể lại là: … “Ngày 17 tháng 4 khi tôi tiếp Đại sứ Mérillon thì ông thao thao bất tuyệt bênh vực giải pháp Dương Văn Minh. Sau này tập hồi ký của Mérillon có tiết lo thêm rằng ngày 18 tháng 4 Đại Sứ Martin chính thức nói với ông ta là đối với chính quyền Hoa Kỳ, trách nhiệm người Mỹ tại Việt Nam đã chấm dứt”
Quí vị là nhà dịch giả, nhà nghiên cứu, khi nghe tin cuốn sách Saigon et “ma” bị thu hồi tại Pháp thì phải đặt câu hỏi.
-Nước Pháp tự do nhất thế giới có thể thể có chuyện tịch thu sách hay không?
-Trong trường hợp đặc biệt nếu cuốn sách đó tiết lộ “Bí mật quốc gia” vào loại “động trời” thì chính phủ Pháp cũng phải thu hồi cả cái bản dịch của Vũ Hải Hồ (tức NNCCCVNCH) chẳng lẽ cứ để ông ta cho phổ biến khơi khơi cái bí mật “động trời” ấy trên toàn thế giới hay sao?
-Khi cuốn Saigon et “ma” được phát hành ngoài các tiệm bên Tây thì ít ra cũng phải có mươi, mười lăm người Việt bên ấy mua được mỗi người một cuốn, chẳng lẽ chỉ có một mình ông VH Hồ mua được còn bà con ta chịu thua không biết nó bán ở đâu? Chẳng lẽ nó bán chạy quá bà con ta chậm chân không mua được? chẳng lẽ bà con ta bên ấy không ai biết tiếng Tây nên không mua chỉ có một mình ông VHH biết tiếng Tây nên mới mua?
Chuyện diễu vô lý như thế mà sao quí vị có thể tin được?
Ngoài ra nhiều nhà nghiên cứu khác cũng bị lừa nhưng ít thôi: (Trung tướng) Nguyễn Văn Toàn, (Đại tá) Lê Bá Khiếu, (Tiến sĩ) Nguyễn Văn trong cuốn “Những Sự Thật Chiến Tranh Việt Nam 1954-1975”, in năm 2002 cũng có nói tới Saigon et “ma” nhưng tương đối ít.
Năm 2009 khi viết xong bài Saigon et moi Một Cuốn Sách Ma, tôi có gửi cho các thân hữu đọc, sau đó ông Trần đông Phong (tác giả cuốnVNCH, 10 Ngày Cuối Cùng, in 2005) có gửi thư trả lời tôi nói :
“-Chết tôi rồi anh ơi, tại tôi tin người ta, người bạn đưa cho tôi mấy dữ kiện của NNCCCVNH, tôi lỡ cho vào tác phẩm, không biết tính sao bây giờ?”
Nhưng ông Trần Đông Phong cũng bị lừa ít thôi, chỉ thấy chút chút trong một, hai trang. Nguyên do người ta quá dễ tin và chỉ thích những chuyện bí mật nên mới bị lừa.
Cách đây chừng bốn năm, một ông bạn (hiện là GS, Khoa Trưởng tại Mỹ) nói ông có biết một ông Việt Nam làm luận án Tiến sĩ sử đã tham khảo nhiều trong tài liệu NNCCCVNCH, sau ông đã bỏ nó ra.
Báo giấy, trang mạng, đài phát thanh Hải ngoại… từ hai chục năm qua bị lừa gạt vô số, cách đây mấy năm KBC Hải Ngoại còn đăng lại kèm theo những hình ảnh trang trọng, cả Hải ngoại bị lừa gạt suốt hơn hai chục năm qua.
Phải nói nhà dịch giả Vũ hải Hồ là người có tài bịp quá giỏi nhưng có điều nhà dịch giả thật đáng trách.
-Nước Pháp tự do nhất thế giới có thể thể có chuyện tịch thu sách hay không?
-Trong trường hợp đặc biệt nếu cuốn sách đó tiết lộ “Bí mật quốc gia” vào loại “động trời” thì chính phủ Pháp cũng phải thu hồi cả cái bản dịch của Vũ Hải Hồ (tức NNCCCVNCH) chẳng lẽ cứ để ông ta cho phổ biến khơi khơi cái bí mật “động trời” ấy trên toàn thế giới hay sao?
-Khi cuốn Saigon et “ma” được phát hành ngoài các tiệm bên Tây thì ít ra cũng phải có mươi, mười lăm người Việt bên ấy mua được mỗi người một cuốn, chẳng lẽ chỉ có một mình ông VH Hồ mua được còn bà con ta chịu thua không biết nó bán ở đâu? Chẳng lẽ nó bán chạy quá bà con ta chậm chân không mua được? chẳng lẽ bà con ta bên ấy không ai biết tiếng Tây nên không mua chỉ có một mình ông VHH biết tiếng Tây nên mới mua?
Chuyện diễu vô lý như thế mà sao quí vị có thể tin được?
Ngoài ra nhiều nhà nghiên cứu khác cũng bị lừa nhưng ít thôi: (Trung tướng) Nguyễn Văn Toàn, (Đại tá) Lê Bá Khiếu, (Tiến sĩ) Nguyễn Văn trong cuốn “Những Sự Thật Chiến Tranh Việt Nam 1954-1975”, in năm 2002 cũng có nói tới Saigon et “ma” nhưng tương đối ít.
Năm 2009 khi viết xong bài Saigon et moi Một Cuốn Sách Ma, tôi có gửi cho các thân hữu đọc, sau đó ông Trần đông Phong (tác giả cuốnVNCH, 10 Ngày Cuối Cùng, in 2005) có gửi thư trả lời tôi nói :
“-Chết tôi rồi anh ơi, tại tôi tin người ta, người bạn đưa cho tôi mấy dữ kiện của NNCCCVNH, tôi lỡ cho vào tác phẩm, không biết tính sao bây giờ?”
Nhưng ông Trần Đông Phong cũng bị lừa ít thôi, chỉ thấy chút chút trong một, hai trang. Nguyên do người ta quá dễ tin và chỉ thích những chuyện bí mật nên mới bị lừa.
Cách đây chừng bốn năm, một ông bạn (hiện là GS, Khoa Trưởng tại Mỹ) nói ông có biết một ông Việt Nam làm luận án Tiến sĩ sử đã tham khảo nhiều trong tài liệu NNCCCVNCH, sau ông đã bỏ nó ra.
Báo giấy, trang mạng, đài phát thanh Hải ngoại… từ hai chục năm qua bị lừa gạt vô số, cách đây mấy năm KBC Hải Ngoại còn đăng lại kèm theo những hình ảnh trang trọng, cả Hải ngoại bị lừa gạt suốt hơn hai chục năm qua.
Phải nói nhà dịch giả Vũ hải Hồ là người có tài bịp quá giỏi nhưng có điều nhà dịch giả thật đáng trách.
LỊCH SỬ NƯỚC NHÀ LÀ CHUYỆN THIÊNG LIÊNG, ĐEM LỊCH SỬ ĐẤT NƯỚC RA LÀM TRÒ HỀ TRÒ CƯỜI LÀ MỘT VIỆC LÀM VÔ Ý THỨC.
Trọng Đạt
LÊ XUÂN NHUẬN * ĐẠI-TUỚNG DƯƠNG VĂN MINH
ĐẠI-TUỚNG DƯƠNG VĂN MINH
Đại-Tướng Dương Văn Minh là Chủ-Tịch Hội-Đồng Quân-Nhân Cách-Mạng, đứng đầu các tướng làm cuộc Cách Mạng 1/11/1963 lật đổ chế-độ Đệ-Nhất Cộng-Hoà, đưa đến cái chết của Tổng-Thống Ngô Đình Diệm và bào-đệ cũng là Cố-Vấn Ngô Đình Nhu vào ngày hôm sau, rồi của bào-đệ cũng là Cố-Vấn Ngô Đình Cẩn vào tháng 5 năm sau.
Cuộc cách-mạng ấy cũng đồng-thời loại bỏ phu-nhân của ông Cố-Vấn Ngô Đình Nhu là bà Trần Thị Lệ-Xuân, người đã tự-xưng và được tôn-xưng là Đệ-Nhất Phu-Nhân của Việt-Nam Cộng-Hoà, và bào-đệ cũng là đại-diện tại Anh của Tổng-Thống Ngô Đình Diệm là Đại-Sứ Ngô Đình Luyện, ra khỏi chính-trường và đất nước Việt-Nam. Hơn nữa, bào-huynh của Tổng-Thống Ngô Đình Diệm là Tổng-Giám-Mục Ngô Đình Thục cũng vì cuộc cách-mạng ấy mà bị dập tắt hy-vọng leo lên Hồng Y mà còn tước mất giáo-phẩm và phải vĩnh-viễn xa lìa đồng-đạo cùng quê-hương.
Cho nên các vị hoài-Ngô oán-hận tất cả những ai liên-can đến, và thù-ghét bất cứ người nào dù không dính-líu đến nhưng lại đồng-thuận với, cuộc Cách-Mạng 1/11/1963.
Họ quyết "trả thù" cho cố tổng-thống và dòng họ Ngô Đình, theo như ý-nguyện, di-ngôn, và cũng là lời "thần khẩu" (buộc xác phàm) lúc sinh-thời của Tổng-Thống Ngô Đình Diệm:
“Tôi chết, hãy trả thù cho tôi!”
Đại-Tướng Dương Văn Minh cầm đầu cuộc cách-mạng ấy, bị xem là thủ-phạm số 1, là điều hiển-nhiên và tất-nhiên.
Chiến-dịch bôi nhọ cố Đại-Tướng Dương Văn Minh được thể-hiện qua nhiều phương-thức, mà một trong đó là vụ ngụy-tạo cái-gọi-là cuốn hồi-ký mang tên “Saigon et Moi” của cựu Đại-Sứ Pháp tại Việt-Nam, ông Jean-Marie Mérillon.
SAIGON ET MOI
Tóm-tắt vụ này như sau:
Tháng 4 năm 1991, có một tờ báo ở Đức đã đăng một bài nhan đề “Những Ngày Cuối Cùng của Việt Nam Cộng Hoà” với lời nói đầu như sau:
“Bài này chỉ là một đoạn ngắn trích từ bản dịch tóm lược của quyển “Sài Gòn et moi”, mà tác giả là ông Jean Marie Mérillon, cựu đại sứ Pháp tại Sài Gòn năm 1975.
“Quyển “Saigon Et Moi” được giới thiệu ngày 23/3/1985 tại khách sạn La Fayette, quận 6, Paris. Trong hàng cử tọa ngày hôm đó có một số nhân vật quan trọng lúc bấy giờ như cựu Tổng Thống Giscard d' Estaing, thị trưởng Jacques Chirac, Ông Pierre Mesmer v.v... nhưng sau đó hình như tác giả không được phép của Bộ Ngoại Giao (hay của chánh phủ Pháp) nên không có thể phổ biến quyển sách này ra thị trường. Và cho đến giờ này không còn ai tìm thấy tung tích quyển sách này nữa ở bất cứ thư viện nào bên Pháp, kể cả Thư Viện Quốc Gia Pháp ở Paris, cũng như sau này chính Ông Mérillon đã đính chánh ông không phải là tác giả của quyển “Saigon Et Moi” hay bất cứ quyển nào khác viết về Việt Nam.
“Các báo Việt Nam tại Pháp có đăng bản tóm lược của quyển sách này, mà bản tóm lược của ông Vũ Hải Hồ là một.”
Đại-ý nội-dung bài viết cho là bản dịch của cuốn “Saigon et Moi” kể chuyện Đại-Sứ Mérillon của Pháp, vào những ngày cuối cùng của Việt-Nam Cộng-Hoà, đã ráo-riết vận-động để làm trung-gian tìm một giải-pháp trung-lập cho Miền Nam Việt-Nam, nhưng vì Đại-Tướng Dương Văn Minh không chịu nghe theo cho nên Việt-Nam Cộng-Hoà sụp đổ.
Câu nói then-chốt cho là của Đại-Sứ Mérillon, là chê Đại-Tướng Dương Văn Minh “không bằng một đứa trẻ con 8 tuổi”. Đó là kết-luận mà phe hoài-Ngô đắc-ý nhắc đi nhắc lại, cho đến một ngày...
Ông Trịnh Bá Lộc, nguyên là Sĩ-Quan Tuỳ-Viên lâu dài (1958-64 và 1968-75) của nhân-vật Dương Văn Minh, lên tiếng phản-bác cái-gọi-là hồi-ký Mérillon nói trên.
*
Trước tiên, có nhiều nhà văn, nhà báo đã đặt vấn-đề hư/thực về cái cuốn sách “Saigon et Moi”, trong đó có ông Nguyễn Trần Việt. Ông Việt, sau khi nêu lên một số sai lầm về tính-danh và chức-vụ của các chính-khách Pháp bị liệt-kê trong danh-sách quan-khách tham-dự buổi trình-mại “cuốn sách" ấy, đã viết:
<< Để chứng minh quyển “Saigon et Moi” là không có thật, xin quý độc giả tìm đọc tác phẩm “Những Ngày Cuối Cùng Của Ngô Đình Diệm”, tác giả là Giáo Sư sử học Hoàng Ngọc Thành và Bà Thân Thị Nhân Đức, trang 622 vả 623, phần Phụ Lục có bản phóng ảnh thư và chữ ký của ông Mérillon, đề ngày 12-11-1990, đại sứ Pháp tại Nga, phủ nhận quyển sách nói trên.
Xin trích dẫn nguyên văn trang 622 như sau :
“Nguyên nhân là chúng tôi đã không tìm mua được sách Saigon et Moi, khi qua Ba Lê năm 1989, nên liên lạc với ông Jean Marie Mérillon khi ấy làm đại sứ Pháp tại Mạc Tư Khoa (Nga)”>>
Nguyên văn bức thư (chữ Pháp) của cựu Đại-Sứ Jean Marie Mérillon tại Saigon năm 1975, gởi Giáo Sư tiến sĩ Hoàng Ngọc Thành, phủ nhận ông là tác giả quyển Saigon et Moi hay bất cứ sách nào khác về Việt Nam:
1. In ở trang 623 trong sách “Những Ngày Cuối Cùng...” nói trên;
2. Đăng tại trang 85, do ông Lê Xuân Nhuận viết, trên báo Văn Nghệ Tiền Phong số 464, phát hành năm 1995;
3. Và đăng lại nơi trang 237 của sách “Ki tô giáo: Từ thực chất đến huyền thoại” do Nguyễn Hồng Ngọc viết, do Văn Hóa xuất bản, văn nghệ phát hành năm 1996 tại Hoa Kỳ.
Bức thơ này, đã được báo Phụ Nữ Diễn Đàn số 140, trang 71 phát hành năm 1995 tại Hoa Kỳ do ông Đặng Văn Nhâm viết, đã chuyển dịch sang Việt Ngữ xin trích dẫn như sau:
Cộng Hòa Pháp Quốc, Mát Cơ Va, ngày 12 tháng 11 năm 1990.
Đại Sứ Quán Pháp tại Nga Xô
Đại Sứ Quán Pháp tại Nga Xô
***
Tiến sĩ Thành thân mến,
Tôi vừa nhận được thơ ông đề ngày 22-10. Tôi xúc động nhiều và rất vui mừng nhận được tin ông. Hiện nay, liên quan đến quyển sách Saigon et Moi, tôi cần phải đặc biệt xác định rõ vấn đề là tôi đã không viết quyển ấy và cũng không viết bất cứ điều gì khác về Việt Nam. Do đó, điều ông nói ấy không phải chuyện của tôi. Tuy nhiên, tôi cũng tò mò về chuyện xuất bản sách này và cảm thấy thú vị được biết tin tức liên quan đến chuyện ấy. Nếu tôi đến thăm California, tôi sẽ không quên lời mời thân ái đến dùng bữa cơm Việt Nam của ông. Mong ước quyển sách mới của ông thành công mọi mặt. Tôi vẫn luôn là người bạn chân thành của ông.
Jean Marie Merillon
(ký tên)
(ký tên)
I
BỐI-CẢNH LỊCH-SỬ
Theo Ông PHẠM BÁ HOA
(Cựu đại-tá, Chánh Văn Phòng của Thiếu Tướng TMT Liên Quân Trần Thiện Khiêm,
nhân-chứng trung-thực tại trung-tâm điều-hành cuộc Cách Mạng 1-11-1963,
tác-giả cuốn sách "Đôi Dòng Ghi Nhớ"):
<<... Những cuộc tháo chạy hỗn loạn của Quân đoàn 1, Quân đoàn 2, và phần lớn Quân đoàn 3... (trang 9-266)
Trong tuần lễ cuối cùng của tháng 4-1975... đường phố thủ đô... Tiếng động cơ và tiếng còi inh ỏi của các loại xe, chen lẫn trong âm thanh của những đoàn người ngược xuôi giữa khói mù thải ra từ các xe lớn nhỏ, hoà vào bụi bặm phố phường, đã tạo nên một hình ảnh bi thảm của chiến tranh. Trong những đoàn người từ các tỉnh chạy về đây, người thì tìm nơi cư trú, kẻ thì tìm phương tiện chạy xa thêm nữa. Các đơn vị quân đội cũng tán loạn, dân không hẳn là dân mà lính cũng không còn hoàn toàn là lính nữa, quân phục không nghiêm chỉnh, súng đạn thì kẻ còn người mất, không biết cấp chỉ huy ở đâu mà tìm. Mặt khác, còn phải tìm thân nhân thất lạc sau cuộc di tản đầy hiểm nguy gian khổ. Trông nét thảm thương của các đồng đội tôi... (trang 9-279)
Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng một quân đội hơn 1.000.000 người, một quân đội đứng hàng thứ tư trên thế giới về số lượng sau quân lực Trung Hoa cộng sản, Nga sô, và Hoa Kỳ, đã lên phi cơ bỏ chạy ra nước ngoài từ ngày 27.04.1975... tôi tưởng như mình đang trơ trọi giữa khoảng trống mênh mông của một nghĩa trang chiến tranh nào đó, vì rằng những tướng lãnh cùng nhiều sĩ quan cao cấp của cơ quan đầu não này, đều nói chuyện ra đi mà chẳng mấy ai còn nghĩ đến chuyện chiến đấu nữa. Và đến lúc này thì hầu hết những vị tướng quyền uy của chúng tôi, đã cao bay (trực thăng) xa chạy (ra hạm đội 7 Hoa kỳ) hết rồi. Ôi, Bộ Tổng tham mưu của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, một quân đội vừa dũng cảm với lý tưởng dân chủ tự do mà chiến đấu, lại vừa bất hạnh bởi những vị lãnh đạo vô trách nhiệm khi Tổ Quốc thật sự lâm nguy, đang trong giờ hấp hối đây chăng? (trang 9-282)
Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu... bỏ chạy. Đại-Tướng Trần Thiện Khiêm, Thủ-Tướng kiêm Tồng-Trưởng Quốc-Phòng, bỏ chạy. Sau Đại-Tướng Cao Văn Viên, Trung-Tướng Đồng Văn Khuyên, Tham-Mưu-Trưởng Tồng-Tham- Mưu kiêm Tổng-Cục-Trường Tổng-Cục Tiếp-Vận, bỏ chạy. Và khi Tham Mưu Trưởng đã bỏ chạy thì các vị Tướng và đa số các Đại-Tá Trưởng Phòng của Tổng Tham Mưu cũng bỏ chạy. Bộ Tổng-Tham-Mưu, lúc 12 giờ trưa ngày 29.04.1975, không còn một vị nào có thẩm quyền quyết định bất cứ một mệnh-lệnh gì hết, ngay cả đến công tác phòng thủ doanh trại này cũng không ai trách nhiệm nữa. Quân nhân và công chức quốc phòng của Tổng tham mưu gần 2.000 người, không còn cấp chỉ huy, nên họ tự quyết định bản thân họ!
Tôi điện thoại cho Đại tá Nguyễn Hồng Đài, con rể của Tổng Thống Dương Văn Minh:
“Anh Đài, anh trình với Tổng Thống là cho đến lúc này, trong Bộ Tổng Tham Mưu không còn một tướng lãnh nào hết, cũng không ai trách nhiệm bảo vệ doanh trại này nữa...” (trang 9-288-89)
Hiện nay, theo Phòng Nhì Tổng-Tham-Mưu thì có khoảng 10 sư đoàn cộng sản bao quanh Sàigòn và chúng đang áp sát vào ven ngoại ô, điều dó cho phép dự đoán là chúng có thể tấn công chúng ta bất cứ lúc nào... (trang 9-291)
(Tối 29.04.1975) Không chỉ đường phố đông nghẹt người mà là hỗn loạn chưa từng thấy!... đạn phòng không của cộng sản tua tủa vọt lên khoảng không gian nhỏ bé vừa tối lại vừa sáng (trang 9-295)
Tôi xuống xe và chen nhau từng bước với khối đông đặc người là người mới vào được trong cư xá... ngay ngoài cổng trước của cư xá đã có nhiều nhà bị cướp giật rồi... Vài trái đạn đại bác của quân cộng sản đã nổ bên ngoài khuôn viên cư xá... Phi trường Tân Sơn Nhất chắc là bị pháo kích nhiều, vì tôi nghe tiếng đại bác nổ liên hồi ở hướng đó.
Một lúc sau (2 giờ 30 sáng 30.04.1975) Thiếu tá Ông Kim Miêng, chánh văn phòng của Chuẩn tướng Nguyễn Văn Chức, tân Tổng Cục Trưởng Tổng-Cục Tiếp Vận, từ văn phòng Tổng Cục điện thoại tôi. “Chuẩn tướng Chức đã lên xe đi rồi” tức bỏ chạy rồi (trang 9-296-98)
(Mờ sáng 30.04.1975) Hướng ngã tư Bảy Hiền có nhiều tiếng súng trường và tiểu liên... Đạn đại bác nổ nhiều ở Tân Sơn Nhất và bắt đầu nổ trong khuôn viên Tổng tham mưu... (trang 9-298-99)
Trung tướng Vĩnh Lộc (tân Tổng Tham Mưu Trưởng, của chính phủ Dương Văn Minh)... cho biết là ông phải xuống Dinh Độc Lập để dự lễ ra mắt chính phủ vào lúc 9 giờ sáng. Nhưng thật ra là Trung Tướng Vĩnh Lộc cũng bỏ chạy như những vị tướng đã bỏ chạy...
Tại bộ tư lệnh Biệt khu Thủ đô, Trung tướng Nguyễn Văn Minh (Minh Đờn), Tư Lệnh, đã bỏ chạy rồi... Trung tướng Trần Văn Minh, Tư lệnh Không quân đã xa chạy cao bay. Và Bộ tư lệnh Không quân cùng các phi đoàn còn lại, từ căn cứ Sư đoàn 5 Không quân Tân Sơn Nhất và căn cứ Sư đoàn 3 Không quân Biên Hoà, rút xuống căn cứ Sư đoàn 4 Không quân tại Trà Nóc, cách Cần Thơ khoảng 7 cây số (thuộc Quân Khu IV)...
Chuẩn tướng (Lê Văn) Thân (Tư Lệnh Phó Biệt Khu Thủ Đô) bảo (là) bay (trực thăng) quan sát và hướng dẫn các phi tuần khu trục tấn công các đơn vị địch nhưng đáp xuống Cần Giờ, xuống đó... (và) ông ấy bỏ chay rồi (trang 0-300-01)
(Trích từ cuốn sách hồi ký “Những Dòng Ghi Nhớ” của Phạm Bá Hoa - Houston, Texas: Ngày Nay, 1994)
Đó là tình-hình tại thủ-đô, sau khi đã mất Quân Khu I, Quân Khu II và hầu hết Quân Khu III, cho đến sáng sớm 30-4-1975. Chỉ còn Quân Khu IV là hy-vọng cuối cùng (đọc tiếp dưới đây).
Theo nhà văn NHẬT THỊNH:
“Đại-Sứ Graham Martin (Hoa-Kỳ) điện-thoại báo cho Thủ-Tướng (Nguyễn Bá Cẩn) hay đêm 26.5.1975 cộng-sản Bắc-Việt đã cảnh-cáo bằng cách cho bắn hoả-tiễn vào khu trung-tâm Sài-Gòn và dàn sẵn 20 sư-đoàn chính-quy quanh thành-phố yêu-sách bàn-giao chức-vụ Tổng-Thống cho Dương Văn Minh trước 12 giờ trưa ngày 27.5.1975, nếu không thành-phố sẽ bị pháo-kích cho tan nát...”
(Trích từ bài viết “Người của Thời Cuộc” của Nhật Thịnh, trong Đất Đứng số 355, Sacramento, CA., 2009, trg. 10)
Theo Giáo-Sư HÀ MAI VIỆT
From: hatien
Sent: Monday, April 28, 2008 5:23 AM
Ha Mai Viet: 10 Ngày Cuối Cùng Của VNCH:
“... Sau khi nhận lệnh và phân chia nhiệm-vụ cho đơn-vị, tướng Trường (chuẩn-tướng Mạch-Văn-Trường, Tư-lệnh sư-đoàn 21 BB) lấy xe jeep đi trước. Trên đường vào thị-xã, ông quan-sát phố-phường và ghi nhận như sau:
Trên đường đi tôi thấy một cảnh hỗn-loạn chưa từng thấy trong đời. Trên trời thì Không-quân cất cánh như ong vỡ tổ. Dưới sông thì từng đoàn Hải-quân vội-vàng lìa bến. Trên đường thì tấp-nập xe-cộ đủ loại chạy ngược, xuôi, ngang, dọc. Người ta hốt-hoảng chạy đi tìm nhau. Xe hơi, xe đạp, xe gắn máy tranh nhau giành đường mà chạy, không còn trật-tự lưu-thông nữa. Trong thành phố thì những phần-tử xấu lợi-dụng thời-cơ cướp giật, hôi của tại các cơ-sở Mỹ và tư-gia những gia-đình đã di-tản. Đoàn quân-xa của Bộ Tư-lệnh hành-quân Sư-đoàn 21 rất khó-khăn và mất nhiều thời-gian mới vào tới bộ tư-lệnh
Quân-đoàn IV lúc xế chiều.
Vùng 4 CT còn có các giải-pháp khác như rước Chính-phủ và bộ Tổng-tham-mưu về Tây-Đô, giữ an-ninh QL4 cho binh-đoàn và đồng-bào tản-cư về miền Tây và tái tổ-chức tử-thủ. Nhưng tình-hình đột-biến quá nhanh, các tướng-lãnh then-chốt tại Bộ Tổng tham-mưu đã bỏ đi gần hết. Tổng-thống Dương-Văn-Minh tuyên-bố đầu-hàng vô điều-kiện. Hải-quân và Không-quân tự-động di-tản hết rồi. Dân chúng bấn-loạn. Đường-xá kẹt cứng khắp mọi nơi. Các đơn-vị tác-chiến không thể điều-động dễ-dàng được. Vấn đề tản thương và tiếp-vận cũng gặp nhiều khó-khăn.
Ngoài ra tướng Hưng còn cho biết, vào lúc 4 giờ chiều, phái-đoàn Hội-đồng-tỉnh Phong-Dinh cũng đến van xin ông đừng chống-trả, nếu kháng-cự VC sẽ pháo-kích bình-địa thị-xã Cần-Thơ như An-Lộc, gây chết-chóc đau-khổ cho đồng-bào vô-tội...”
(Bài của HÀ MAI VIỆT - Trích từ sách "Thép và Máu")
Theo Ông NAM NGUYÊN
Phóng viên Đài RFA 2008-04-30:
... “Khi nhà giáo Trần Văn Hương lên nắm giềng mối quốc gia, thì lúc đó 6 sư đoàn quân cộng sản Bắc Việt đang khép chặt vòng vây thủ đô Saigon, nơi có 3 triệu người sinh sống....
... lễ trao nhiệm chức tổng thống VNCH giữa ông Trần Văn Hương và cựu đại tướng Dương Văn Minh... với lời của Tổng Thống Trần Văn Hương... “Làm thế nào cho dân được sống yên... làm thế nào cho máu đừng đổ, thịt đừng rơi, thì công của đại tướng đối với hậu thế sẽ lưu lại đời đời, dầu thế nào tôi thiết nghĩ đất nước này không bao giờ quên công lao đó của đại tướng....”
... cho đến 30 năm sau, vẫn chưa có lời giải đáp là tại sao Nam Việt Nam lại tan rã nhanh chóng như vậy. Tuy nhiên, theo nhiều nhà phân tích thời cuộc, thì kể từ lúc tổng thống Thiệu từ chức ngày 21/4 và vội vã ra đi 2 ngày sau đó, sự kiện chế độ VNCH cáo chung chỉ còn là vấn đề thủ tục....
... tuyên bố của tổng thống Dương Văn Minh được phát đi trên Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia vào lúc 10 giờ sáng ngày 30/4/1975: “Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hòa hợp giữa người Việt Nam để khỏi phí phạm xương máu người Việt Nam.... tránh sự đổ máu vô ích cho đồng bào.... Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hòa giải giữa người Việt Nam để khỏi phí phạm xương máu người Việt Nam....”
... Chúng tôi xin trích dẫn báo Quốc Tế, ông Võ Văn Kiệt cho rằng đại tướng Dương Văn Minh nhậm chức ngày 28/4/1975, ngày mà một nhà quân sự như ông Minh có thể đoán được sự thất thủ của Saigon. Theo ông Võ Văn Kiệt, giả dụ ông Minh để cho các tướng lãnh dưới quyền tử thủ thì quân Bắc Việt sẽ vẫn chiến thắng, nhưng Saigon khó mà nguyên vẹn, chưa kể biết bao sinh mạng và tài sản của người dân nữa.... không thể quên vai trò của đại tường Dương Văn Minh trong việc giữ cho Saigon được nguyên vẹn....”
©2005 Radio Free Asia
(“Góp Gió” số 203 - June 2010, Tháng Ba 2010)
Đó là tình-hình chung toàn-quốc Việt-Nam Cộng-Hoà.
II
HỆ QUẢ
*
Theo ông TÔN THẤT THIỆN
(Cựu Bộ Trưởng dưới thời Đệ Nhất Cộng Hoà):
“Ông (Dương Văn) Minh bị hất xuống, khi ông ta không đồng ý về việc dội bom Bắc Việt”
(Trích từ bài viết “Một quan điểm mới về vụ đảo chánh tháng 11, 1963” Ottawa, tháng 9, 1999 – Tôn Thất Thiện chuyển ngữ tác phẩm “Lodge in Vietnam, A Patriot Abroad” cuả bà Anne Blair)
(Xem thêm các Chương: Lâm Lễ Trinh, Nguyễn Văn Chức, Nguyễn Cần...)
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 387
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 387
MỸ & BIỂN ĐÔNG = ĐẴNG TRẦN HUÂN = VŨ NGỰ CHIÊU
NGUYỄN TRỌNG DÂN * CHIẾN HẠM USS LASSEN
Chiến Hạm USS Lassen (DDG-82)
Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) - Do thời cuộc đẩy đưa, chiến hạm USS Lassen (DDG-82) của Hoa Kỳ bỗng nhiên đi vào huyền thoại của chiến sử Hải quân tại Đông Nam Á ở thế kỷ thứ 21, khi một mình lẻ loi đơn độc nhận mệnh lệnh xông thẳng vào vùng biển dày đặt lực lượng Hải quân và lực lượng bố phòng của Trung Cộng tại quần đảo Trường Sa, để thách thức hỏa lực và sức mạnh quân sự của nước này trước triệu con mắt của nhân loại quan sát nhìn vào.
Ai ai cũng đủ hiểu chiến hạm này được đem ra thí mạng để dò đoán thử xem phản ứng của Trung Cộng, mạnh và hung tợn như cọp thiệt như mọi người tin tưởng bấy lâu nay hay chỉ là thứ lăng nhăng giấy mã rẻ tiền chẳng đáng mặt siêu cường.
Mặc dù chiến hạm USS Lassen rất hiện đại, khả năng công phá rất mạnh và có cả Hạm Đội Bảy hậu thuẫn đằng sau, nhưng vì lẻ loi tiên-phuông xông về phía trước, nếu thật sự toàn lực Hải quân và lực lượng trú phòng Trung Cộng đồng loạt khai hỏa, chiến hạm này sẽ bị tổn thất nặng nề trước hết, thậm chỉ có thể bị chìm không thể cứu vãn.
Hình ảnh con tàu USS Lassen nhỏ bé trước biển Đông bao la lầm lũi đơn độc thản nhiên tiến về Trường Sa đầy hung hiểm - dày đặc Hải quân Trung Cộng làm giới báo chí trên toàn thế giới hồi hộp chờ đợi.
Đúng ba giờ chiều giờ Hồng Kông vào ngày 27 tháng Mười, cả thể giới thở phào nhẹ nhõm cho định mệnh và mạng sống của những người lính trên chiến hạm USS Lassen này.
“CHINA BACKS DOWN! NOTHING HAPPEN!”
Giới báo chí trên toàn thế giới hồ hởi loan tin dù biết những ngày kế tiếp, con tàu USS Lassen vẫn tiếp tục lầm lũi tiến tới sâu hơn vào vùng biển tại Trường Sa vốn bị Trung Cộng khống chế bấy lâu mà ngay cả tàu cá nhỏ nhoi cũng không dám bén mảng đến.
Giây phút thử thách sinh tử đã qua. Hải-quân Trung Cộng đã dạt ra tránh đường cho chiến hạm này lầm lủi lẻ loi tiến tới.
Chiến hạm USS Lassen lấy tên của người anh hùng vốn là trung úy phi công trực thăng Clyde Everett Lassen, người nhận lãnh huy chương Danh Dự Cao Quí vì đã bất chấp hiểm nguy trước làn hỏa lực của Việt Cộng để cứu hai phi công bị bắn rơi.
Trung tá Lê Bá Hùng, một người con Việt trong cộng đồng tỵ nạn Cộng sản từng chỉ huy chiến hạm này từ 23 tháng Tư năm 2009 đến tháng 12 năm 2010.
Đối với những người người Việt tỵ nạn Cộng sản gồng gánh quá nhiều đau thuơng chết chóc, tù tội nhà tan cửa nát do thảm họa Cộng Sản gây ra, thì hình ảnh của trung tá Lê Bá Hùng, nguyên hạm trưởng chiến hạm USS Lassen, đẹp như một đóa hoa - nảy nở nổi nhớ da diết về hình ảnh người lính Việt Nam Cộng Hòa hy sinh diệt Cộng cho quê nhà.
Đối với cả vùng Đông Nam Á, chiến hạm USS Lassen là hy vọng cho một tương lai liên minh Á- Mỹ chặt chẽ để chống lại mọi ức hiếp bành trướng từ Trung Cộng mà cả vùng Đông Nam Á phải chịu đựng bấy lâu.
Đối với dân tộc Trung Quốc, thì con tàu này là một bằng chứng rõ ràng cho thấy chủ nghĩa Cộng Sản lừa dối và thủ đoạn mưu mô không thể nào thắng lại sức mạnh của Tự Do và Công Lý mà Hoa Kỳ đang cưu mang.
Ngày mai, chiến hạm USS Lassen lại tiếp tục đơn độc lầm lủi tiến phía về trước!
28/12/2015
BIỂN ĐÔNG
Người Việt hải ngoại nói gì về việc tàu Mỹ vào khu vực đảo nhân tạo TQ?
Khu trục hạm USS Lassen của hải quân Mỹ, có trang bị tên lửa dẫn đường, đã tiến vào khu vực 12 hải lý quanh hai bãi đá Subi và Vành Khăn là nơi Trung Quốc cho bồi đắp thành các đảo nhân tạo trong thời gian qua.
Trong khi Việt Nam chưa chính thức bày tỏ quan điểm, người Việt hải ngoại nói gì về động thái mới nhất này của Hoa Kỳ trên biển Đông?
Theo một viên chức quốc phòng Mỹ, cuộc tuần tra của khu trục hạm USS Lassen vào khu vực 12 hải lý quanh các bãi nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp trong thời gian qua, đã kéo dài vài tiếng đồng hồ và là cuộc tuần tra đầu tiên trong hoạt động mang tên Tự Do Trên Biển.
Đối với giới quan sát nước ngoài, dù được gọi là hoạt động thúc đẩy tự do đi lại trên biển nhưng động thái của USS Lassen được coi như một sự thách thức Trung Quốc thường đơn phương tuyên bố chủ quyền của mình đến 90% diện tích biển Đông.
Đồng tình
Vào khi Bộ Ngoại Giáo Trung Quốc lên tiếng nói rằng hoạt động của chiến hạm USS Lassen là bất hợp pháp, rằng Bắc Kinh sẽ theo dõi hoạt động của chiến hạm Hoa Kỳ cũng như sẽ đáp trả bất cứ hành động khiêu khích của bất cứ quốc gia nào, người Việt hải ngoại lại coi nhẹ lời đe dọa này mà và bày tỏ sự đồng tình với Washington:Từ Moscow, nhà báo Nguyễn Minh Cần:
“Hành động vừa qua của Hoa Kỳ là bước tiến mạnh mẽ để cảnh báo Trung Quốc đừng làm càn trên Biển Đông. Mặc dù Hoa Kỳ giữ thái độ rất trung lập trên Biển Đông, tức là họ không hoan nghênh Việt Nam, Philippines hay Trung Quốc làm chuyện đó, nhưng hành động đối với Trng Quốc như thế này là một thái độ rất mạnh mẽ. Tôi cho rằng thái độ đó cũng trợ giúp cho Việt Nam mình và cái đó mình rất đáng hoan nghênh.
Tất nhiên chúng ta cũng không mong muốn có chiến tranh trên Biển Đông, nhưng mà trước thái độ điên cuồng trắng trợn của Trung Quốc thì hành động cảnh báo của Hoa Kỳ như vậy rất quan trọng, để cho bà con mình trong nước phấn khởi, tiếp tục đấu tranh dù rằng chính quyền bạc nhược không dám làm mạnh trong vấn đè này. Đây là cơ hội cơ hội cho đồng bào mình lên tiếng thật mạnh mẽ.”
Lý do mà Hoa Kỳ viện dẫn cho việc tàu chiến của mình đi vào khu vực 12 hải lý xung quanh các bãi đá là Công Ước Quốc Tế Về Luật Biển không công nhận các bãi đá, như Subi và Vành Khăn, không có người ở và thường là bãi chìm khi thủy triều lên, là cơ sở để khẳng định chủ quyền của một quốc gia. Từ New York, Hoa Kỳ, tiến sĩ Vũ Quang Việt, cựu chuyên gia về thống kê kinh tế của Liên Hiệp Quốc, cũng là người chuyên nghiên cứu về Biển Đông, cho rằng Mỹ hành động đúng lúc:
“Luật Biển nói rằng xây một hòn đảo hoặc một khu nhân tạo trên biển khơi, tôi nói biển khơi là khu biển không thuộc về ai thì không có chủ quyền, không có lãnh hải. Vì vậy Mỹ có quyền đi qua và đây là quyền mà Mỹ muốn xác định và họ nói vẫn tiếp tục làm.
Tôi nghĩ việc làm của Mỹ như vậy là đúng thời điểm chứ nếu để Trung Quốc mạnh hơn , có khả năng hơn phản ứng lại vân vân... thì sẽ gây khó khăn hơn mà có thể đưa đến chiến tranh. Còn trong trường hợp bây giờ về kinh tế và nhiều mặt khác Trung Quốc cũng phải đưa vào Mỹ cho nên chỉ dọa già chứ không dám có phản ứng bằng bạo lực.”
Cảm ơn chính phủ Mỹ
Từ Pháp, ông Nguyễn Gia Kiểng, tổ chức Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, phát biểu với tư cách người Việt Nam ông muốn ngỏ lời cảm ơn chính phủ Mỹ đã phủ nhận một cách quyết liệt hành động bành trướng và gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông:“Với tư cách một người Việt Nam tôi cho rằng sự kiện này là một sự kiện đáng mừng. Còn đối với tư cách một người bình thường và tôn trọng pháp lý, tôi phải nói rằng việc Trung Quốc phản đối Hoa Kỳ xâm phạm chủ quyền của họ hoàn toàn không có cơ sở. Ngay sự hiện diện của Trung Quốc ở Hoàng Sa Trường Sa đã vi phạm luật pháp quốc tế, đòi chủ quyền vùng 12 hải lý chung quanh lại càng vô lý. Trung Quốc đánh cuộc trên sự sợ hãi, trên sự lo ngại của thế giới để lấn tới. Nhưng mà Trung Quốc còn có rất nhiều vấn đề nội bộ, môi trường, kinh tế...Tôi cho rằng vấn đề Trung Quốc trên Biển Đông chỉ là ván bài tháu cáý, hoa Kỳ cũng biết đó chỉ là sự tháu cáy. Tôi có thể đánh cuộc với bất cứ ai rằng sẽ không có chiến tranh trên Biển Đông.”
Mỹ không hề phạm luật khi mang tàu chiến vào vùng 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Trung Quốc tùy tiện xây đắp, còn xung đột thì chắc chắn không thể xảy ra . Đó cũng là quan điểm của nhà văn Nam Giao , nguyên giáo sư đại học Laval ơ Quebec, Canada:
“Cả hai bên, Mỹ và Trung Quốc, đều biết rằng phải nhân nhượng với nhau để tránh những xung đột lớn hơn mà tác động có thể rất khủng khiếp. Người Việt Nam vỗ tay hoan nghênh cách hành xử của Mỹ thì cũng hết sức chính xác thôi bởi vì chuyện Trung Quốc nói vùng lưỡi bò thuộc quyền Trung Quốc nó hoàn toàn đi ngược lại với Công Ước Quốc Tế về Luật Biển.”
Nhà báo Nguyễn Văn Huy, cư ngụ tại Pháp, thường xuyên có những bài bình luận về tranh chấp lãnh hải giữa Việt Nam với Trung Quốc, cho rằng chỉ có hoa Kỳ mới đủ khả năng tạp áp lực đồng thời cảnh cáo Trung Quốc không thể dùng sức mạnh quân sự để áp đặt uy quyền và khống chế các nước đang có tranh chấp trong vùng Đông Nam Á:
“Hoa Kỳ đưa tàu chiến vào là để cảnh cáo Trung Quốc không thể dùng tính cách bá quyền để áp đặt uy quyền trên khu vực tự do đi lại trên biển Đông chiếm 1/3 lưu lượng hàng hải quốc tế trong đó quyền lợi của Mỹ rất cao.
Với những điều kiện hiện nay tôi thấy sẽ có sự giàn xếp bởi vì Bắc Kinh với Washington đang có những cuộc trao đổi cấp cao về vấn đề đi lại của máy bay và tàu chiến. Hai bên sẽ có sự giàn xếp ngấm ngầm nào đó để tránh va chạm trực tiếp.”
Về phản ứng của Việt Nam, vẫn lời nhà báo Nguyễn Văn Huy, có 2 điểm cần lưu ý là phản ứng của dân và phản ứng của nhà cầm quyền:
“Phản ứng của dân chúng chúng thì “Võ quyết dày có móng tay nhọn”, sức mạnh quân sự của Trung Quốc hiện đang gặp đối thủ xứng đáng. Còn phản ứng của chính phủ tôi thấy rất tế nhị , sự tuyên bố của Việt Nam phải rất dè đạt vì nói thẳng tuy có một lực lượng hải quân đang phát triển nhưng chưa phải là đối thủ của Trung Quốc, thành ra vấn đề rất tế nhị.Khi tàu chiến của Hoa Kỳ tiến vào khu vực này thì thực sự cũng là tiến vào khu vực Việt Nam tuyên bố chủ quyền nhưng phía Việt Nam không phát biểu hì hết. Theo bình thường của một người im lặng tức là đồng ý. Tôi nghĩ Việt Nam cũng ủng hộ sự hiện diển của tàu chiến Mỹ trên Biển Đông. Tàu chiến Mỹ tiến vào vùng này là một hy vọng mà Việt Nam tin sẽ làm cho Trung Quốc nhường bước trong vấn đề củng cố những căn cứ đã chiếm đóng của Việt Nam trên vùng Trường Sa.”
Từ tháng Chín Mỹ từng tuyên bố là hải quân và không quân Hoa Kỳ sẽ đi đến bất cứ đâu mà luật lệ quốc tế cho phép. Sau khi thực hiện cuộc tuần tra hôm qua, 27 tháng Mười, một quan chức Bộ quốc phòng Mỹ nói Washington không chỉ nhắm vào Bắc Kinh mà còn hướng đến việc tuần tra quanh các bãi đá và cơ sở nhân tạo do Việt Nam và Philippines bồi đắp trong quần đảo Trường Sa nữa.
Ít nhiều có quan điểm khác biệt với những ý kiến rên là cựu trung tá hải quân Trần Văn Sơn ở California, còn được biết đến dưới tên bình luận gia Trần Bình Nam:
“Hải quân Hoa Kỳ hay chính phủ Hoa Kỳ quyết định làm chuyện này là cũng để thử coi phản ứng Trung Quốc như thế nào. Lần này tôi nghĩ sẽ có phản ứng rộng rãi hơn qua đường ngoại giao chẳng hạn.
Còn về lâu về dài, như mình thấy tàu chạy qua rồi cũng chạy qua thôi, sau khi phản đối xong thì tàu phải trở về căn cứ. Trung Quốc nhiều lần tuyên bố sẽ ngưng kế hoạch đắp bồi thêm các đảo, lần này qua hành động của Hoa Kỳ tôi tin Trung Quốc sẽ có thái độ rất bình thường là sẽ xây cất một cách qui mô hơn và đương nhiên Hoa Kỳ cũng sẽ có thái độ phả đối, gởi thêm vài chiến mạm chạy gần các đảo đó hơn, hay là cho máy bay bay trên không phận ....Mọi việc cũng lập đi lập lại như vậy thôi và cuối cùng mình thấy rằng Trung Quốc cứ lợi dụng những việc đó mà tiếp tục xây cất.
Tôi có cảm tưởng Hoa Kỳ làm cái việc phải làm thôi, không làm thì uy tín giảm, nhưng làm thì Hoa Kỳ ở trong tình trạng Trung Quốc thắng mà Hoa Kỳ thua. Tôi nghĩ viễn ảnh tương lai có lẽ là như vậy.”
Đó là suy nghĩ và nhận định của người Việt hải ngoại trước chuyện khu trục hạm Hoa Kỳ tiền sâu vào vùng biển 12 hải lý quanh các đạo nhân tạo của Trung Quốc.
Mọi ý kiến đều được tôn trọng và đưa lên cho rộng đường dư luận song không nhất thiết phản ảnh quan điểm của đài Á Châu Tự Do.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/viet-overseas-us-warship-sail-by-cn-artificial-islands-tt-10282015101131.html
Trung Quốc: Cần phải có biện pháp mạnh với Mỹ
Hôm nay 28/10, truyền thông Trung Quốc tiếp tục lên tiếng phản đối việc Hoa Kỳ đưa tàu chiến vào khu vưc đảo nhân tạo do Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông, đồng thời các trang mạng cá nhân đồng loạt đòi hỏi chính phủ Bắc Kinh phải có biện pháp mạnh đối với hành động được gọi là cố tình gây hấn của Mỹ.
Mặc dù lên tiếng kêu gọi phải bình tĩnh, sáng suốt giải quyết vấn đề, nhưng trong bài bình luận đăng tải sáng nay, tờ Hoàn Cầu Thời Báo cũng viết rằng không thể chối cãi Hoa Kỳ đang gây hấn, và trách nhiệm của chính phủ là phải tìm cách đối phó, để Washington không đạt được mục tiêu muốn chọc giận Hoa Lục.
Nhưng qua trang mạng xã hội, nhiều công dân mạng Trung Quốc đòi hỏi chính phủ phải có phản ứng mạnh hơn, cho rằng Hoa Kỳ đang tìm cách lấn áp, đe dọa của Mỹ đã tới ngay trước cửa, và những lời phản đối mà chính phủ Bắc Kinh đưa ra sẽ không đem lại kết quả, tức không ngăn cản được những gì Washington muốn làm.
Bên cạnh điều vừa nói, một số phản ứng trên mạng còn đưa ra ý kiến mạnh hơn, nói rằng là một cường quốc quân sự, Trung Quốc phải thể hiện sức mạnh của mình bằng việc tiêu hủy những tàu chiến Mỹ khi các con tàu này tiến vào hải phận Hoa Lục.
Tại Washington, các viên chức Mỹ cho hay hải quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đưa tàu chiến và máy bay vào vùng tranh chấp ở Biển Đông, thực hiện quyền tự do hàng hải và hàng không theo đúng luật lệ quốc tế.
Nói với báo chí, phát ngôn viên Eric Schultz của Nhà Trắng nói rõ rằng hải quân Mỹ sẽ hoạt động ở mọi nơi, miễn là theo đúng quy định của luật pháp quốc tế.
Cũng xin nói thêm các chính phủ Úc, Nhật Bản và Philippines đều lên tiếng ủng hộ việc làm của Hoa Kỳ, chẳng hạn như Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói rằng điều Hoa Kỳ làm đi đúng với luật pháp quốc tế, và hành động đơn phương công bố chủ quyền Bắc Kinh đang làm là mối lo chung của cộng đồng quốc tế.
Thông cáo của Bộ Quốc Phòng Úc cũng đưa ra nhận định tương tự, nhắc lại chính phủ Úc ủng hộ mạnh mẽ quyền tự do hàng hải và hàng không, kể cả trong khu vực biển Đông.
Cũng xin thưa thêm vào cuối tuần này, tàu tiếp dầu Sirlus của hải quân Úc sẽ ghé cảng Đà Nẵng, để thực hiện chương trình huấn luyện chung trên biển với Hải Quân Việt Nam.
Chi tiết về chương trình huấn luyện chưa được công bố.Trung Quốc đả kích 'hành động nguy hiểm' của Hải quân Mỹ ở Biển Đông
Steve Herman
28.10.2015
Tàu chiến USS Lassen
Loại tàu: Khu trục hạm có tên lửa dẫn đường Arleigh Burke, một trong số các khu trục hạm mạnh nhất từng được chế tạo
Kích thước: dài 155 mét (509 ft) với trọng tải khoảng 9 ngàn 200 tấn
Khí tài, phòng thủ: Gồm 2 máy bay trực thăm Seahawk; phi đạn Tomahawk, phi đạn chống tàu ngầm RUM-139 Asroc; sử dụng hệ thống phòng thủ Aegis
Vận tốc: 30 hải lý
Tên tàu: Trung tá Clyde Everett Lassen, phi công hải quân đầu tiên và chiến sĩ Hải quân thứ 5 được Huân chương Danh dự về sự can trường ở Việt Nam
Thủy thủ đoàn: Khoảng 320 người
Cảng nhà: Yokosuka, Nhật Bản
Nguồn: Hải quân Hoa Kỳ
Loại tàu: Khu trục hạm có tên lửa dẫn đường Arleigh Burke, một trong số các khu trục hạm mạnh nhất từng được chế tạo
Kích thước: dài 155 mét (509 ft) với trọng tải khoảng 9 ngàn 200 tấn
Khí tài, phòng thủ: Gồm 2 máy bay trực thăm Seahawk; phi đạn Tomahawk, phi đạn chống tàu ngầm RUM-139 Asroc; sử dụng hệ thống phòng thủ Aegis
Vận tốc: 30 hải lý
Tên tàu: Trung tá Clyde Everett Lassen, phi công hải quân đầu tiên và chiến sĩ Hải quân thứ 5 được Huân chương Danh dự về sự can trường ở Việt Nam
Thủy thủ đoàn: Khoảng 320 người
Cảng nhà: Yokosuka, Nhật Bản
Nguồn: Hải quân Hoa Kỳ
Các giới chức Mỹ nói cuộc tuần tra của chiến hạm có trang bị tên lửa dẫn đường của Mỹ hôm nay để thực thi “quyền tự do hàng hải ” là hoàn toàn hợp pháp và thường lệ, chứ không có ý đặt nghi vấn về các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
Tàu khu trục USS Lassen được máy bay Mỹ tháp tùng, đã đi ngang qua vùng biển trong phạm vi 12 hải lý, tức 20 km, cách một bãi đá ngầm nhỏ mà Trung Quốc bồi đắp thành một đảo lớn hơn bằng các hoạt động nạo vét quy mô lớn.
Các giới chức Mỹ nói không xảy ra sự cố nào trong chuyến hải hành của tàu Lassen, và một tàu Trung Quốc theo dõi tàu Mỹ từ một khoảng cách an toàn.
Tuy nhiên một bài xã luận của hãng tin chính thức của nhà nước, Xinhua, nói rằng hành động của Mỹ là “một hành động ‘lên gân’ cố ý và có hại”, nhằm “khoa trương sức mạnh của Mỹ ngay trước cửa nhà của Trung Quốc, nhằm tái khẳng định sự hiện diện áp đảo của Washington trong khu vực”.
Tại Washington, Thượng nghị sĩ John McCain, một người được vinh danh là anh hùng thời chiến đã từng phục vụ trong Hải quân Mỹ và bị cầm giữ làm tù binh trong thời chiến tranh Việt Nam, tuyên bố động thái của Hải quân Mỹ là một cử chỉ lẽ ra phải làm từ lâu.
Thượng nghị sĩ McCain nói “Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có nhiều hành động thách thức tự do hàng hải trên khắp vùng Á Châu-Thái Bình Dương, điều quan trọng hơn bao giờ hết là Mỹ phải bay ngang qua, điều tàu vào và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép. Biển Đông không thể là một ngoại lệ”.
Ông McCain kêu gọi phải thực hiện các cuộc tuần tiễu trên không và trên biển trong những tuần lễ và tháng sắp tới để minh định rõ “quyết tâm của Mỹ bảo vệ quyền tự do hàng hải”.
Các đồng minh của Mỹ trong khu vực hoan nghênh việc tàu Mỹ áp sát quần đảo Trường Sa đang tranh chấp, mặc dù với những lời lẽ thận trọng hơn.
Các giới chức quân sự ở Washington nói việc tàu Mỹ tới gần bãi đá Subi trong Biển Đông không có liên hệ gì tới những vấn đề về chủ quyền các đảo tại đó, nơi Đài Loan, Việt Nam và Philippines đều tuyên bố thuộc chủ quyền của mình.
Các nhà bình luận Trung Quốc thì đưa ra một kết luận hoàn toàn trái ngược, họ tuyên bố chuyến đi của tàu hải quân Mỹ là bất hợp pháp, vô trách nhiệm và nguy hiểm, và hành động đó đã phá vỡ ‘cam kết của Washington không ngả về phe nào trong các cuộc tranh chấp Biển Đông”.
Một thông báo do Xinhua phổ biến ở Bắc Kinh có chữ ký của hai thông tín viên của hãng tin này, có đoạn viết “Với hàng ngàn tỉ đôla hàng hoá qua lại vùng biển này mỗi năm, Biển Đông là một hải lộ thiết yếu cho thương mại toàn cầu và cho sự phát triển của Trung Quốc. Bắc Kinh không có lý do gì để gây phiền phức có thể chận lại một trong các tuyến thương mại ‘huyết lộ’ của Trung Quốc.
http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-da-kich-hanh-dong-nguy-hiem-cua-hai-quan-my-o-bien-dong/3024991.html
Wednesday, October 28, 2015
NGUYỄN TRỌNG DÂN * CHIẾN HẠM USS LASSEN
Chiến Hạm USS Lassen (DDG-82)
Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) - Do thời cuộc đẩy đưa, chiến hạm USS Lassen (DDG-82) của Hoa Kỳ bỗng nhiên đi vào huyền thoại của chiến sử Hải quân tại Đông Nam Á ở thế kỷ thứ 21, khi một mình lẻ loi đơn độc nhận mệnh lệnh xông thẳng vào vùng biển dày đặt lực lượng
Hải quân và lực lượng bố phòng của Trung Cộng tại quần đảo Trường Sa, để thách thức hỏa lực và sức mạnh quân sự của nước này trước triệu con mắt của nhân loại quan sát nhìn vào.
Ai ai cũng đủ hiểu chiến hạm này được đem ra thí mạng để dò đoán thử xem phản ứng của Trung Cộng, mạnh và hung tợn như cọp thiệt như mọi người tin tưởng bấy lâu nay hay chỉ là thứ lăng nhăng giấy mã rẻ tiền chẳng đáng mặt siêu cường.
Mặc dù chiến hạm USS Lassen rất hiện đại, khả năng công phá rất mạnh và có cả Hạm Đội Bảy hậu thuẫn đằng sau, nhưng vì lẻ loi tiên-phuông xông về phía trước, nếu thật sự toàn lực Hải quân và lực lượng trú phòng Trung Cộng đồng loạt khai hỏa, chiến hạm này sẽ bị tổn thất nặng nề trước hết, thậm chỉ có thể bị chìm không thể cứu vãn.
Hình ảnh con tàu USS Lassen nhỏ bé trước biển Đông bao la lầm lũi đơn độc thản nhiên tiến về Trường Sa đầy hung hiểm - dày đặc Hải quân Trung Cộng làm giới báo chí trên toàn thế giới hồi hộp chờ đợi.
Đúng ba giờ chiều giờ Hồng Kông vào ngày 27 tháng Mười, cả thể giới thở phào nhẹ nhõm cho định mệnh và mạng sống của những người lính trên chiến hạm USS Lassen này.
“CHINA BACKS DOWN! NOTHING HAPPEN!”
Giới báo chí trên toàn thế giới hồ hởi loan tin dù biết những ngày kế tiếp, con tàu USS Lassen vẫn tiếp tục lầm lũi tiến tới sâu hơn vào vùng biển tại Trường Sa vốn bị Trung Cộng khống chế bấy lâu mà ngay cả tàu cá nhỏ nhoi cũng không dám bén mảng đến.
Giây phút thử thách sinh tử đã qua. Hải-quân Trung Cộng đã dạt ra tránh đường cho chiến hạm này lầm lủi lẻ loi tiến tới.
Chiến hạm USS Lassen lấy tên của người anh hùng vốn là trung úy phi công trực thăng Clyde Everett Lassen, người nhận lãnh huy chương Danh Dự Cao Quí vì đã bất chấp hiểm nguy trước làn hỏa lực của Việt Cộng để cứu hai phi công bị bắn rơi.
Trung tá Lê Bá Hùng, một người con Việt trong cộng đồng tỵ nạn Cộng sản từng chỉ huy chiến hạm này từ 23 tháng Tư năm 2009 đến tháng 12 năm 2010.
Đối với những người người Việt tỵ nạn Cộng sản gồng gánh quá nhiều đau thuơng chết chóc, tù tội nhà tan cửa nát do thảm họa Cộng Sản gây ra, thì hình ảnh của trung tá Lê Bá Hùng, nguyên hạm trưởng chiến hạm USS Lassen, đẹp như một đóa hoa - nảy nở nổi nhớ da diết về hình ảnh người lính Việt Nam Cộng Hòa hy sinh diệt Cộng cho quê nhà.
Đối với cả vùng Đông Nam Á, chiến hạm USS Lassen là hy vọng cho một tương lai liên minh Á- Mỹ chặt chẽ để chống lại mọi ức hiếp bành trướng từ Trung Cộng mà cả vùng Đông Nam Á phải chịu đựng bấy lâu.
Đối với dân tộc Trung Quốc, thì con tàu này là một bằng chứng rõ ràng cho thấy chủ nghĩa Cộng Sản lừa dối và thủ đoạn mưu mô không thể nào thắng lại sức mạnh của Tự Do và Công Lý mà Hoa Kỳ đang cưu mang.
Ngày mai, chiến hạm USS Lassen lại tiếp tục đơn độc lầm lủi tiến phía về trước!
28/12/2015
NGUYỄN LỘC YÊN * AI CỌP GIẤY ?
Nhìn ở Biển Đông nóng bỏng, mới biết ai là con hổ giấy?!
Nguyễn Lộc Yên (Danlambao) - Những năm (1975-1978) chúng tôi còn bị ở trong “trại trù cải tạo”, cán bộ giản giáo bảo chúng tôi khi nói đến “Trung Quốc” phải gọi là “Trung Quốc vĩ đại”, ai không gọi như vậy nếu cán bộ hoặc vệ binh nghe được sẽ bị khiển trách. Ngoài ra, cán bộ trại lại ra rả tuyên tuyền rằng Mỹ là con hổ giấy, chỉ biết hung hăng nhưng chẳng làm nên trò trống gì?!
Thế mà, hôm nay (27-10-2015) quân lực Mỹ đã điều tàu khu trục tên lửa dẫn đường chiến hạm USS Lassen có máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon yểm trợ, tiến vào trong phạm vi 12 hải lý quanh đảo đá Subi và đảo đá Vành Khăn, nơi Trung cộng đã bồi đắp trái phép với quy mô lớn kể từ đầu năm 2014 ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Vì lẽ, Chính quyền Mỹ đã quan ngại chiêu bài của Trung cộng đang “phùng mang trợn mắt” cố bám Biển Đông, để Mỹ phải thừa nhận yêu sách chủ quyền phi lý trên vùng biển này, hòng thu hẹp lợi ích của các đồng minh cũng như đối tác chiến lược của Washington trong khu vực Thái Bình Dương. Từ đó, Trung cộng sẽ dần dần thay thế cấu trúc an ninh tại Châu Á rồi gạt dần Mỹ ra ngoài, nên chiến hạm USS Lassen tiến vào trong phạm vi 12 hải lý quanh đảo đá Subi và đảo đá Vành Khăn đã được Tổng thống Mỹ Barack Obama phê chuẩn, là Chính quyền Mỹ đã/đang gửi đi một thông điệp mạnh mẽ vậy.
Trong khi đấy, “con hổ giấy Trung cộng” (chứ không phải Mỹ) còn to tiếng đánh giặc mồm, Đại sứ quán Trung cộng tại Mỹ đã la hoảng hốt “Mỹ hãy kiềm chế những hành động và những phát ngôn đầy thách thức!”. Còn tờ Hoàn Cầu Thời báo của Trung cộng vào sáng ngày 27-10-2015 (giờ địa phương) đưa tin: “Một chiến hạm của Hải quân Mỹ đã tiến vào khu vực 12 hải lý của vùng đảo Đá Vành Khăn (thuộc quần đảo Trường Sa)”, Ngoại trưởng Trung cộng là Vương Nghị đang tham dự hội thảo Trung-Nhật-Hàn tại Bắc Kinh, lại nói rằng: “Một tàu chiến của Trung Quốc đã/đang bám sát chiến hạm Mỹ” và ông Vương nói tiếp: “Mỹ nên suy nghĩ cẩn trọng trước khi hành động thái quá, không nên gây chuyện làm càn.”
Riêng Nhật Bản thì tờ Japan Times đưa tin: “Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Gen Nakatani hôm nay khẳng định căng thẳng ở Biển Đông ảnh hưởng lớn đến an ninh Nhật, vì vậy Tokyo sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình trước khi quyết định phương thức hành động”. Như vậy, có nghĩa là nếu Trung cộng đụng độ với Mỹ, Mỹ sẽ có đồng minh của mình là quân đội Nhật sẽ sẵn sàng tham chiến, vì quân đội Nhật ngày nay đã có quyền tham chiến tại nước ngoài để hỗ trợ cho đồng minh.
Người viết nghĩ rằng “con hổ giấy Trung cộng” la lối: “Bắc Kinh sẽ kiên quyết đáp trả các hành động khiêu khích đơn phương của bất cứ quốc gia nào”, đấy là lời của Thứ trưởng Ngoại giao Trung cộng Trương Nghiệp Toại vừa triệu tập Đại sứ Mỹ là Max Baucus tại Hoa Lục để phản đối.
Dù sao, cũng nên thấy rằng: Cán cân mậu dịch giữa Mỹ và Trung cộng, thì Trung cộng lúc nào cũng có lợi cả, vì các mặt hàng Trung cộng từ quần áo, đồ chơi trẻ em, đến các mặt hàng cao cấp như máy móc điện tử đã/đang tràn ngập thị trường Hoa Kỳ với giá rẻ do chất lượng kém, vì thế hàng Trung cộng có sức cạnh tranh rất lớn.
Nhìn vào năm 2011, hàng Trung cộng nhập vào Mỹ khoảng 400 tỷ USD, trong khi Mỹ chỉ bán cho Trung cộng được 104 tỷ, như vậy thâm thủng 296 tỷ.
Năm 2012, Mỹ nhập của Trung cộng khoảng 425 tỷ và bán cho Trung cộng chỉ có 110 tỷ, như vậy thâm thủng 315 tỷ.
Và theo dự đoán vào năm 2015, Mỹ nhập của Trung cộng khoảng 520 tỷ, Mỹ xuất cảng sang Trung cộng khoảng 140 tỷ, như vậy thâm thủng sẽ là 380 tỷ.
Từ đấy, nếu Mỹ-Trung xảy ra chiến tranh, Trung cộng chẳng những có thể bị thất bại nặng nề về quân sự mà còn tê liệt hoàn toàn về kinh tế.
Giả sử “con hổ giấy Trung cộng” là hổ thiệt thì vào ngày 23-11-2013, Bộ quốc phòng Trung cộng xác lập vùng “nhận dạng phòng không” (ADIZ) trên bầu trời biển Hoa Đông, bao trùm lên cả quần đảo Senkaku mà Trung-Nhật đang tranh chấp chủ quyền, Trung cộng đã nhấn mạnh rằng các máy bay đi vào vùng này phải tuân theo luật lệ, nếu không sẽ phải đối mặt với “các biện pháp phòng vệ khẩn cấp”. Liền sau đấy, hai máy bay B-52 của Mỹ bay qua vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông mà Trung cộng vừa tuyên bố, thì Trung cộng không thể lặng lẽ làm thinh?!
Tuy nhiên, người viết lại lo ngại rằng Trung cộng có thể đánh chiếm Việt Nam, vĩ lẽ nếu thôn tính được Việt Nam thì Hoàng-Trường Sa sẽ thuộc về Trung cộng, vì tỉ lệ rất lớn của hai quần đảo Hoàng-Trường Sa đã/đang thuộc về Việt Nam, thứ đến hầu hết các tướng lãnh chóp bu của Cộng sản Việt Nam lại quỵ lụy Trung cộng như: Đại tướng Lê Đức Anh giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng vào năm 1988, trước khi xảy ra trận Hải chiến Trường Sa ngày 14-3-1988, quân đội Việt Nam đã phải nhận lệnh oái oăm của ông ta: “Không được nổ súng trong trường hợp Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa”.
Còn đại tướng Phùng Quang Thanh vào ngày 29-12-2014, đã trơ trẽn phát biểu tại hội nghị của Chính phủ với địa phương để triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ kinh tế, xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015, rằng: “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc”. Thử hỏi, nếu ai đấy có máu xâm lược mà thấy các “Đại hèn tướng” của Cộng sản Việt Nam như vậy, không đem quân xâm lược là để mất cơ hội?!.
Ngày 27-10-2015
Nguyễn Lộc Yên
danlambaovn.blogspot.com
Tuesday, October 27, 2015
NGUYỄN MẠNH TRINH * ĐẶNG TRẦN HUÂN
Đặng Trần Huân, tác giả & tác phẩm
Nguyễn Mạnh Trinh
“…Trong những lá thư độc giả cũng có nhiều vấn đề được nêu lên, người viết xin có đôi lời trần tình. Có vị nói viết như mục này không phải là phê bình văn học. Xin thưa, ngay mấy tiếng phê bình văn học nghe đao to búa lớn quá kẻ này không đủ khả năng và không dám nhận.
Mục đích của người viết -nằm ở một nơi xa thị tứ thiếu tài liệu tham khảo- chỉ tình cờ đọc được cuốn sách hoặc xem được cuốn phim, nghe được bài hát nào thấy là lạ thì phát biểu ý kiến về tác phẩm đó, ý kiến của một độc giả, một khán thính giả có trình độ kiến thức trung bình như đa số. Vì vậy có khi chỉ nói lên sự thích thú hay nỗi bực mình chủ quan với cả tác phẩm, có khi chỉ là góp ý cho một câu, một đoạn mà thấy cần phải nêu lên. Cũng không câu nệ là tác phẩm mới ra hay đã cũ mèm. Không cứ mới mà hay và cũ như Kiều mà dở. Cũng như bây giờ mới được đọc thì cũ người mới ta, coi xong phải xuýt xoa hay nhăn nhó. Cũng như không phải một ca khúc được chính tác giả trình bày thì hay hơn người khác. Có khi tác giả chỉ giỏi về sáng tác mà không có giọng ca trời cho. Mà người đi xem vì ái mộ nhà soạn nhạc nên muốn thấy cái dung nhan mùa hạ.
Chính khi nói với vài bạn trong giới văn nghệ về mục này có bạn thân chỉ ở cách vài dặm đã cười hề hề và nói:
– Ông viết như thế thì bố ai dám gửi sách cho ông để ông mang ra diễu hả!…”
Đúng là ngôn ngữ nửa thật nửa chơi. Nhưng trong cuốn Chữ Nghĩa Bề Bề có nhiều bài viết rất đứng đắn. Tác giả đặt vấn đề với sự cẩn trọng, nhất là có sự nhận định về những cuốn sách hay đề cập đến những tác giả. Rõ ràng, với sự công tâm và cố gắng bớt đi sự chủ quan thiên kiến. Tác giả cũng là một người đi tìm cái đẹp cho văn chương và cái hay cho ngôn ngữ. Và ông cũng sẽ lắng nghe những phê phán nếu có…
Thời gian mà nhà văn Đặng Trần Huân mất, thì trước đó nhà văn Long Ân cũng đã qua đời. Chỉ trong vài tháng, tôi mất đi hai người khá gần gũi. Một người là anh Long Ân, thường hay chuyện trò bù khú với nhau, sau một tai nạn, đã ra đi đột ngột và đau xót.
Ngày cúng thất tuần của anh ở chùa Việt Nam, thì gặp anh Đỗ Tiến Đức cho biết là anh Đặng Trần Huân vừa vào bệnh viện và chắc không qua khỏi được trong vài ngày gần đây. Tự nhiên, tôi thấy có một cái gì mất mát.
Trước đây tôi đã biết anh Đặng Trần Huân từ lúc còn ở Sài Gòn. Anh là người hàng xóm của ông anh cả tôi ở trong cư xá ở bên cạnh trại cảnh sát dã chiến mà tụi tôi hay gọi là thành Amac. Lúc đó anh là một ông sĩ quan già lọc cọc chiếc Honda sớm chiều đi về. Mấy người trong cư xá thì gọi ông là ông nhà báo lính hay ông “Chuyện cấm đàn bà”. Sở dĩ ông có biệt hiệu ấy là bởi vì những bài viết mang nhan đề ấy trên báo chí quân đội như Chiến Sĩ Cộng Hòa và sau tuyển chọn lại in thành một cuốn sách bán rất chạy, tái bản vài ba lần và làm ông nổi tiếng.
Có lẽ, tụi trẻ tụi tôi lúc ấy cũng chưa để ý lắm. Chúng tôi còn bận làm dáng với sách triết học Phạm Công Thiện hay lãng mạn với thơ Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền, hoặc mơ mộng với văn xuôi Võ Phiến, Mai Thảo… Tuổi trẻ thường nhìn văn chương như những cánh cửa mở vào những khung trời lạ, đôi khi chỉ có trong tưởng tượng. Chiến tranh càng ngày càng khốc liệt, năm Mậu Thân, tôi vào lính. Sau đó, chúng tôi mới có dịp làm quen với những tờ báo như Lý Tưởng, Tiền Phong hoặc Chiến Sĩ Cộng Hòa. Đặc biệt trên tờ Chiến Sĩ Cộng Hòa, tôi đã đọc những chuyện vui cười, cũng thấy hay hay, và hiểu thêm được cái ngôn ngữ Trạng Quỳnh mà nhà văn Đặng Trần Huân hiển lộng. Và, hình như tôi cũng rất lạ lùng là một nhà xuất bản rất là đứng đắn là nhà xuất bản Sáng Tạo của một nhà văn cũng rất là mô phạm là nhà văn Doãn Quốc Sỹ, đã in “Chuyện cấm đàn bà”, rồi tái bản tới bốn lần. Có lẽ, đó là một chuyện khá độc đáo thời đó. Nhà văn Đặng Trần Huân thật thà kể lại trong sự hồi nhớ của mình:
“Năm 1969 tôi gom những chuyện đắc ý nhất để in thành sách. Tôi bàn với Duyên Anh, anh rất tán thành nhưng lại không khoái cái tên Chuyện Cấm Đàn Bà mà tôi chọn. Cả hai trang truyện tiếu lâm mà Duyên Anh yêu cầu tôi viết cho Con Ong số xuân năm đó khi đăng anh cũng không đề tên Chuyện Cấm Đàn Bà mà đổi nhan đề thành Chuyện Cấm Cười.
Tôi thì rất thích tên mà tôi đã chọn vì cho đó là một cái tên úp mở gợi sự tò mò của nữ độc giả và cũng là một cái mộc che những chuyện dâm. Năm 1962 và 1963 tôi đã xuất bản hai tập truyện nhưng bán chậm nên lần này muốn có tên một nhà xuất bản cho thêm uy tín. Lúc đó, Tô Thùy Yên là trưởng phòng văn nghệ Cục Tâm lý Chiến và chủ trương nhà xuất bản Hồng Lĩnh (do tên thực Nguyễn Thị Băng Lĩnh bút danh Thụy Vũ, đệ nhị phòng của anh). Tôi đề nghị anh xuất bản Chuyện Cấm Đàn Bà thì anh nói với tôi điều kiện kiểm duyệt không bị bỏ bài nào. Tôi còn phân vân thì anh đổi ý trả lời là Hồng Lĩnh chỉ xuất bản sách văn nghệ không thể in truyện tiếu lâm.
Tôi gặp anh Doãn Quốc Sỹ chủ nhà xuất bản Sáng Tạo, một nhà xuất bản lâu năm nhưng ít vốn. Sau khi chuyện trò. Biết anh không có đủ khả năng in một số lượng lớn tôi đề nghị mượn tên nhà xuất bản của anh. Doãn Quốc Sỹ cười:
– Nếu anh có tiền in thì đâu có hề gì, anh cứ việc để tên Sáng Tạo miễn là phải in ấn cho đẹp như sách của Sáng Tạo.
Rồi anh cười ha hả:
– Tiếu lâm cũng là văn hóa chứ sao!”
Tháng tư đen, rồi cả nước vào tù, không ở trong hộp lớn thì cũng hộp nhỏ. Như tất cả các sĩ quan VNCH, anh Đặng Trần Huân cũng rời cư xá ở đường Trần Quốc Toản để đi cải tạo tới hơn chục năm. Tôi thì cũng vậy, dù đi tù ít năm hơn và vượt biên tới Mỹ trước hơn. Mười mấy năm sau, những đợt HO đã mang anh tôi cũng như anh Đặng Trần Huân định cư xứ người. Và, chúng ta có thêm “Hành Trình Một Hát Ô”, một bút ký ghi lại trung thực những mảnh đời sống của những người chậm bước đến sau. Đọc những trang sách, như một chứng tích ghi lại một thời thế mà ở đó, chúng ta đã có những chọn lựa bất ngờ cho cuộc đời. Làm lại cuộc đời giữa tuổi về chiều, dĩ nhiên, ai mà chẳng xao động. Con đường nhân sinh chắc chắn không phải trải toàn gấm hoa. Áo cơm sinh kế đã mệt nhoài huống chi còn nghiệp văn chương đeo đuổi. Một thời những tâm tư được giãi bày, không mặc cảm và chân thành. Người sau đọc lại những trang sách này sẽ hiểu thêm được những khó khăn của những người đi tìm đất sống.
Sau bữa cúng thất tuần anh Long Ân, tôi và anh Hoàng Khởi Phong cũng là một người cũng có lúc ở cư xá Trần Quốc Toản lên thăm anh Đặng Trần Huân ở nhà thương. Anh Đỗ Tiến Đức đã dặn là nếu chậm thì không kịp nữa. Anh Huân vẫn còn tỉnh táo và vẫn hứng khởi khi nói chuyện sách vở văn chương. Anh nhắc đến cuốn sách của nhà văn Hoàng Hải Thủy vừa xuất bản và dù anh bệnh hoạn vẫn viết một bài đọc sách nhiều chia sẻ. Anh cũng nhắc đến bài viết “Cắt chỉ văn chương” mà anh có đụng chạm đến nhiều người. Anh nhấn mạnh rằng chính vì quý mến và trân trọng nên anh mới có những góp ý chân tình như thế. Hình như trong bài phỏng vấn của tôi về cuốn sách “Chữ Nghĩa Bề Bề” anh cũng tỏ bày tương tự.
Trong khi nói chuyện, tuyệt nhiên tôi không tìm được một nét nào của một người sắp xuôi tay đi về cõi khác. Anh vẫn hăng say nói về những suy nghĩ của mình cả tiếng đồng hồ. Chúng tôi nhận được sự nâng niu văn chương của anh qua những diễn tả. Cũng như khi đề cập đến hiện trạng trong nước, anh đã mang kinh nghiệm sống của mình để thấy tiếc nuối cho một đất nước bị quá nhiều nghịch cảnh.
Tháng ba, có nhiều ngày để tưởng nhớ. Tháng ba, có những ngày giỗ. Hữu Loan. Thanh Tâm Tuyền. Và ngày 21 tháng ba là ngày giỗ Đặng Trần Huân. Nhìn những cuốn sách có một lớp bụi mỏng mà tôi biết là những công trình tim óc của một người lênh đênh trôi nổi với văn chương, bềnh bồng trôi dạt với thời thế, tôi lại nhớ đến cái lạnh lùng của đời người. Rồi mọi chuyện cũng qua. Rồi tất cả cũng sẽ vào quên lãng. Có phải? Tự nhiên, tôi muốn viết về chân dung một tác giả có nhiều đóng góp cho văn chương Việt Nam.
Nhà văn Đặng Trần Huân là một trường hợp đặc biệt của hai mươi năm văn học miền Nam và ba mươi năm văn học Việt Nam hải ngoại. Trước năm 1975, mặc dù là một sĩ quan thuộc Cục Tâm Lý Chiến phụ trách tòa soạn các tờ báo quân đội trong một thời gian dài nhưng chỉ xuất bản có vài tác phẩm như tập truyện ngắn Ngày Vui năm 1962, truyện dịch Hải Đảo Thần Tiên năm 1963, bút ký Thành Phố Buồn Thiu năm 1979, và tập truyện vui Chuyện Cấm Đàn Bà (hai tập) năm 1969 và Chuyện Vợ Chồng năm 1970. Sau năm 1975, ông bị tù cải tạo đến năm 1988, được trở về rồi năm 1992 thì định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO. Chỉ trong 5 năm ông đã xuất bản liên tiếp ba tác phẩm dù tình trạng gia cảnh khó khăn, mỗi cuốn sách ra đời là cả một công trình thành quả từ những cố gắng. Ba tác phẩm ấy là bút ký Hành Trình Một HO xuất bản năm 1995, tập tạp văn Những Người Thích Dấu Huyền in năm 1998 và chuyện văn nghệ Chữ Nghĩa Bề Bề xuất bản năm 2000. Những tác phẩm của ông xuất bản ở hải ngoại dường như là từ những kinh nghiệm sống của ông từ những năm phải vật vã sống ở trong nước của một thời đại rất đặc biệt của lịch sử Việt Nam. Đọc những điều ông viết, độc giả có cảm giác đây là những chất chứa, những nỗi niềm của một người sau một thời gian dài cam chịu nay mới có cơ hội để phát tiết ra. Đây có thể gọi là những điều nếu không viết ra, không đụng chạm đến thì không thể nào chịu đựng nổi. Những sự kiện ấy thật gần cuộc sống, có nét chân thực, và được sự chia sẻ chung mang của những người cùng chung cảnh ngộ của một thời thế hỗn độn nhiễu nhương.
Ông sinh ngày 7 tháng 6 năm 1929 tại Bắc Ninh và mất ngày 21 tháng 3 năm 2003 tại thành phố El Monte, tiểu bang California, thọ 74 tuổi.
Ông viết tác phẩm đầu tiên ở hải ngoại, Hành Trình Một HO, trong một tình cảnh đặc biệt. Vốn sinh trưởng ở miền Bắc Việt Nam, chứng kiến ngày Việt Minh cướp chính quyền tại Hà Nội năm 1945, vào Nam sau Hiệp định Genève năm 1954, ông là một sĩ quan chiến đấu trong quân đội quốc gia. Sau năm 1975 ông bị giam cầm hơn mười năm trời trong các trại tù Biên Hòa, Sơn La, Yên Bái, Nghệ An, Hàm Tân. Khi ra khỏi nhà tù Cộng Sản, ông đã trở lại và thăm Hà Nội trong một tháng để chứng kiến và quan sát đời sống tại đây. Và với những điều đã nghe, nhìn, tại thành phố này, lúc sang định cư ở Hoa Kỳ ông đã có nhiều chứng liệu xác thực cho văn chương của ông. Với trên hai mươi năm sống dưới chế độ cũng như sống ở trong nhà tù Cộng Sản, ông nhìn ra được những điều sâu xa khác với những cái tuyên truyền có chất hào nhoáng bên ngoài của một chế độ đầy khiếm khuyết, vô nhân dựa trên một chủ thuyết không tưởng.
Tác phẩm Hành Trình Một HO như một cuộc đối chiếu với những nhận xét và tài liệu mà bạn bè ông, những người cùng chung cảnh ngộ với ông, vừa tới Hoa Kỳ chia sẻ. Cuốn sách đã cống hiến cho độc giả những phần sự thực của thảm cảnh quê hương Việt Nam bây giờ với tư cách là một chứng nhân khả tín. Đời sống ấy, hiện thực ấy nếu những người Việt mà chế độ trong nước gọi là Việt Kiều chỉ sống một thời gian ngắn ở xứ sở của mình có thể không nhận ra…
Ông đã viết Hành Trình Một HO trong những ngày vừa chân ướt chân ráo đến Mỹ nên hoàn cảnh khá khó khăn. Ông kể về những cố công ấy của mình:
“Nhà tôi ở phía Đông Los Angeles xuống Westminster để trả bài tôi phải đi ba chuyến xe buýt mất gần bốn tiếng đồng hồ và lúc trở về cũng thời gian như vậy. Trong những tháng hè ngày còn dài và còn áp dụng giờ tiết kiệm, daylight saving time, đi xe buýt còn nhàn hạ nhưng từ cuối tháng mười vặn lùi lại giờ đúng lúc trời lạnh và chóng tối nên đi rất vội vã. Tuy vậy tôi vẫn phấn khởi và hy vọng sách sẽ ra mắt kịp vào dịp Tết Ất Hợi tháng giêng năm 1995…”
“Nhà tôi ở phía Đông Los Angeles xuống Westminster để trả bài tôi phải đi ba chuyến xe buýt mất gần bốn tiếng đồng hồ và lúc trở về cũng thời gian như vậy. Trong những tháng hè ngày còn dài và còn áp dụng giờ tiết kiệm, daylight saving time, đi xe buýt còn nhàn hạ nhưng từ cuối tháng mười vặn lùi lại giờ đúng lúc trời lạnh và chóng tối nên đi rất vội vã. Tuy vậy tôi vẫn phấn khởi và hy vọng sách sẽ ra mắt kịp vào dịp Tết Ất Hợi tháng giêng năm 1995…”
Tâm sự của ông, nỗi niềm của ông, có khi không phải là chuyện cá nhân riêng mình mà đã thành nét chung mang của những người chung thế hệ. Trong một thời kỳ mà “cột đèn đường cũng còn muốn vượt biên” thì con đường xin đi Mỹ theo diện HO có lẽ là phương cách rời bỏ quê hương tốt đẹp nhất so với cách chọn là thuyền nhân hay bộ nhân đầy nguy hiểm. Nhưng, cũng chưa hẳn là dễ dàng mà còn đầy những trắc trở mà người HO phải vượt qua… Đoạn trường ai có qua cầu mới hay, những sự kiện ấy, những đời sống ấy chính là những biểu tượng của một thời thế mà xã hội được chấm phá toàn bằng những nét đen tối nhưng con người ở tron g hoàn cảnh ấy phải vận dụng để tồn tại để sống còn. Một chế độ làm tiền công khai người dân bằng đủ mánh khóe thủ đoạn và cả một hệ thống từ trung ương đến địa phương tha hồ đặt riêng ra những luật và lệ mà mục đích giản dị là để vơ vét.
Ký giả Hồ Nam trong tác phẩm viết chung với Vũ Uyên Giang “100 Khuôn Mặt Văn Nghệ Sĩ” đã kể chuyện về nhà văn Đặng Trần Huân khi ông ra khỏi tù Cộng Sản sống ở thành phố Sài Gòn:
“…Tôi còn nhớ rất rõ sau khi đi tù cải tạo về, Đặng Trần Huân làm nghề buôn bán sách truyện “con nít” tại cổng mấy trường tiểu học ở Sài Gòn. Cứ sáng sáng mỗi khi Đặng Trần Huân bày hàng là đám học trò tiểu học con nhà nghèo xúm đông xúm đỏ lại đọc “cọp” truyện của Đặng Trần Huân nhiều hơn mua, nhưng mắt Đặng Trần Huân lại sáng lên có vẻ sung sướng lắm. Thường thường, Đặng Trần Huân làm nghề bán sách mỗi buổi sáng không tới một giờ đồng hồ và cứ một ngày đạp xe đạp tới một trường tiểu học và luân phiên bảy ngày mới trở lại trường cũ. Bán sách xong Đặng Trần Huân thu sách ế bỏ vô túi đem đi uống cà phê ăn cơm tấm bì hay gặm một khúc bánh mì độ nhật qua ngày và sau đó lại đạp xe tới mấy “vựa” ve chai mua sách cũ để “làm hàng” cho ngày hôm sau. Theo Đặng Trần Huân thì cái thời gian đáng sống nhất trong một ngày của Đặng Trần Huân là thời gian tới các vựa ve chai lục lọi tìm mua sách cũ để làm hàng cho ngày hôm sau. Thời gian này Đặng Trần Huân đã được đọc “hầm bà lằng” đủ loại sách báo đông tây kim cổ và nhất là chuyện tiếu lâm…”
“…Tôi còn nhớ rất rõ sau khi đi tù cải tạo về, Đặng Trần Huân làm nghề buôn bán sách truyện “con nít” tại cổng mấy trường tiểu học ở Sài Gòn. Cứ sáng sáng mỗi khi Đặng Trần Huân bày hàng là đám học trò tiểu học con nhà nghèo xúm đông xúm đỏ lại đọc “cọp” truyện của Đặng Trần Huân nhiều hơn mua, nhưng mắt Đặng Trần Huân lại sáng lên có vẻ sung sướng lắm. Thường thường, Đặng Trần Huân làm nghề bán sách mỗi buổi sáng không tới một giờ đồng hồ và cứ một ngày đạp xe đạp tới một trường tiểu học và luân phiên bảy ngày mới trở lại trường cũ. Bán sách xong Đặng Trần Huân thu sách ế bỏ vô túi đem đi uống cà phê ăn cơm tấm bì hay gặm một khúc bánh mì độ nhật qua ngày và sau đó lại đạp xe tới mấy “vựa” ve chai mua sách cũ để “làm hàng” cho ngày hôm sau. Theo Đặng Trần Huân thì cái thời gian đáng sống nhất trong một ngày của Đặng Trần Huân là thời gian tới các vựa ve chai lục lọi tìm mua sách cũ để làm hàng cho ngày hôm sau. Thời gian này Đặng Trần Huân đã được đọc “hầm bà lằng” đủ loại sách báo đông tây kim cổ và nhất là chuyện tiếu lâm…”
Sinh sống như thế thì thu nhập chắc cũng không khả quan gì mấy và chính từ chuyện kể của ký giả Hồ Nam để chúng ta thấy được những cuộc sống lây lất không ngày mai của những người tù cải tạo trở về sống trong một xã hội không hứa hẹn một chút gì tươi đẹp cho bản thân họ và gia đình họ.
Tuyển tập tạp văn Những Người Thích Dấu Huyền tác giả vui chân đi từ đề tài này sang đề tài khác. Có chất văn học như bài viết về huyền thoại Tự Lực Văn Đoàn hay những hạt sạn trong văn chương phê bình nhẹ nhàng nhưng chính xác. Cũng có chất hiện thực cuộc sống như thắc mắc hai chữ HO từ đâu mà có hoặc những chuyện đầu Ngô mình Sở,… Hay có thể là những trang tự sự như chuyện những hạt sỏi trong hành trình HO hay “Trên xa lộ 10 Đông, ba mươi tám giờ ngồi”, một bút ký du lịch. Văn phong của tác giả Đặng Trần Huân nhẹ nhàng, ngôn ngữ ôn tồn nhưng sâu lắng. Thí dụ như khi ông viết Hà Nội Sáng Tạo Tiếng Việt có những đoạn như:
“Thành ra với văn tự Hà Nội thì người và vật dùng lẫn lộn hòa hợp hòa giải rất là đề huề. Người và vật đồng hóa với nhau, chung đụng với nhau. Lãnh tụ là Người, voi cũng là người. Có phải thế chăng mà những người Cộng sản từ Liên Xô cũ, từ Đông Âu sụp đổ cho tới Trung Cộng, Cu Ba, Bắc Triều Tiên, Việt Nam đang hấp hối đều tôn thờ thuyết Darwin là loài người thoát thai từ khỉ.
Và cũng vì thế mà một tạp chí Việt ngữ sống dai nhất trong lịch sử báo chí Việt Nam tự do khi nói về Cộng sản Hà Nội đã xếp vào chuyên mục Từ Người Xuống Vượn, Từ Vượn Lên Người”.
Tác phẩm Chữ Nghĩa Bề Bề có những bài viết liên quan đến văn học và tác giả đã nói rõ tâm cảm cũng như mục đích của ông:“Thành ra với văn tự Hà Nội thì người và vật dùng lẫn lộn hòa hợp hòa giải rất là đề huề. Người và vật đồng hóa với nhau, chung đụng với nhau. Lãnh tụ là Người, voi cũng là người. Có phải thế chăng mà những người Cộng sản từ Liên Xô cũ, từ Đông Âu sụp đổ cho tới Trung Cộng, Cu Ba, Bắc Triều Tiên, Việt Nam đang hấp hối đều tôn thờ thuyết Darwin là loài người thoát thai từ khỉ.
Và cũng vì thế mà một tạp chí Việt ngữ sống dai nhất trong lịch sử báo chí Việt Nam tự do khi nói về Cộng sản Hà Nội đã xếp vào chuyên mục Từ Người Xuống Vượn, Từ Vượn Lên Người”.
“…Trong những lá thư độc giả cũng có nhiều vấn đề được nêu lên, người viết xin có đôi lời trần tình. Có vị nói viết như mục này không phải là phê bình văn học. Xin thưa, ngay mấy tiếng phê bình văn học nghe đao to búa lớn quá kẻ này không đủ khả năng và không dám nhận.
Mục đích của người viết -nằm ở một nơi xa thị tứ thiếu tài liệu tham khảo- chỉ tình cờ đọc được cuốn sách hoặc xem được cuốn phim, nghe được bài hát nào thấy là lạ thì phát biểu ý kiến về tác phẩm đó, ý kiến của một độc giả, một khán thính giả có trình độ kiến thức trung bình như đa số. Vì vậy có khi chỉ nói lên sự thích thú hay nỗi bực mình chủ quan với cả tác phẩm, có khi chỉ là góp ý cho một câu, một đoạn mà thấy cần phải nêu lên. Cũng không câu nệ là tác phẩm mới ra hay đã cũ mèm. Không cứ mới mà hay và cũ như Kiều mà dở. Cũng như bây giờ mới được đọc thì cũ người mới ta, coi xong phải xuýt xoa hay nhăn nhó. Cũng như không phải một ca khúc được chính tác giả trình bày thì hay hơn người khác. Có khi tác giả chỉ giỏi về sáng tác mà không có giọng ca trời cho. Mà người đi xem vì ái mộ nhà soạn nhạc nên muốn thấy cái dung nhan mùa hạ.
Chính khi nói với vài bạn trong giới văn nghệ về mục này có bạn thân chỉ ở cách vài dặm đã cười hề hề và nói:
– Ông viết như thế thì bố ai dám gửi sách cho ông để ông mang ra diễu hả!…”
Đúng là ngôn ngữ nửa thật nửa chơi. Nhưng trong cuốn Chữ Nghĩa Bề Bề có nhiều bài viết rất đứng đắn. Tác giả đặt vấn đề với sự cẩn trọng, nhất là có sự nhận định về những cuốn sách hay đề cập đến những tác giả. Rõ ràng, với sự công tâm và cố gắng bớt đi sự chủ quan thiên kiến. Tác giả cũng là một người đi tìm cái đẹp cho văn chương và cái hay cho ngôn ngữ. Và ông cũng sẽ lắng nghe những phê phán nếu có…
Thời gian mà nhà văn Đặng Trần Huân mất, thì trước đó nhà văn Long Ân cũng đã qua đời. Chỉ trong vài tháng, tôi mất đi hai người khá gần gũi. Một người là anh Long Ân, thường hay chuyện trò bù khú với nhau, sau một tai nạn, đã ra đi đột ngột và đau xót.
Ngày cúng thất tuần của anh ở chùa Việt Nam, thì gặp anh Đỗ Tiến Đức cho biết là anh Đặng Trần Huân vừa vào bệnh viện và chắc không qua khỏi được trong vài ngày gần đây. Tự nhiên, tôi thấy có một cái gì mất mát.
Trước đây tôi đã biết anh Đặng Trần Huân từ lúc còn ở Sài Gòn. Anh là người hàng xóm của ông anh cả tôi ở trong cư xá ở bên cạnh trại cảnh sát dã chiến mà tụi tôi hay gọi là thành Amac. Lúc đó anh là một ông sĩ quan già lọc cọc chiếc Honda sớm chiều đi về. Mấy người trong cư xá thì gọi ông là ông nhà báo lính hay ông “Chuyện cấm đàn bà”. Sở dĩ ông có biệt hiệu ấy là bởi vì những bài viết mang nhan đề ấy trên báo chí quân đội như Chiến Sĩ Cộng Hòa và sau tuyển chọn lại in thành một cuốn sách bán rất chạy, tái bản vài ba lần và làm ông nổi tiếng.
Có lẽ, tụi trẻ tụi tôi lúc ấy cũng chưa để ý lắm. Chúng tôi còn bận làm dáng với sách triết học Phạm Công Thiện hay lãng mạn với thơ Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền, hoặc mơ mộng với văn xuôi Võ Phiến, Mai Thảo… Tuổi trẻ thường nhìn văn chương như những cánh cửa mở vào những khung trời lạ, đôi khi chỉ có trong tưởng tượng. Chiến tranh càng ngày càng khốc liệt, năm Mậu Thân, tôi vào lính. Sau đó, chúng tôi mới có dịp làm quen với những tờ báo như Lý Tưởng, Tiền Phong hoặc Chiến Sĩ Cộng Hòa. Đặc biệt trên tờ Chiến Sĩ Cộng Hòa, tôi đã đọc những chuyện vui cười, cũng thấy hay hay, và hiểu thêm được cái ngôn ngữ Trạng Quỳnh mà nhà văn Đặng Trần Huân hiển lộng. Và, hình như tôi cũng rất lạ lùng là một nhà xuất bản rất là đứng đắn là nhà xuất bản Sáng Tạo của một nhà văn cũng rất là mô phạm là nhà văn Doãn Quốc Sỹ, đã in “Chuyện cấm đàn bà”, rồi tái bản tới bốn lần. Có lẽ, đó là một chuyện khá độc đáo thời đó. Nhà văn Đặng Trần Huân thật thà kể lại trong sự hồi nhớ của mình:
“Năm 1969 tôi gom những chuyện đắc ý nhất để in thành sách. Tôi bàn với Duyên Anh, anh rất tán thành nhưng lại không khoái cái tên Chuyện Cấm Đàn Bà mà tôi chọn. Cả hai trang truyện tiếu lâm mà Duyên Anh yêu cầu tôi viết cho Con Ong số xuân năm đó khi đăng anh cũng không đề tên Chuyện Cấm Đàn Bà mà đổi nhan đề thành Chuyện Cấm Cười.
Tôi thì rất thích tên mà tôi đã chọn vì cho đó là một cái tên úp mở gợi sự tò mò của nữ độc giả và cũng là một cái mộc che những chuyện dâm. Năm 1962 và 1963 tôi đã xuất bản hai tập truyện nhưng bán chậm nên lần này muốn có tên một nhà xuất bản cho thêm uy tín. Lúc đó, Tô Thùy Yên là trưởng phòng văn nghệ Cục Tâm lý Chiến và chủ trương nhà xuất bản Hồng Lĩnh (do tên thực Nguyễn Thị Băng Lĩnh bút danh Thụy Vũ, đệ nhị phòng của anh). Tôi đề nghị anh xuất bản Chuyện Cấm Đàn Bà thì anh nói với tôi điều kiện kiểm duyệt không bị bỏ bài nào. Tôi còn phân vân thì anh đổi ý trả lời là Hồng Lĩnh chỉ xuất bản sách văn nghệ không thể in truyện tiếu lâm.
Tôi gặp anh Doãn Quốc Sỹ chủ nhà xuất bản Sáng Tạo, một nhà xuất bản lâu năm nhưng ít vốn. Sau khi chuyện trò. Biết anh không có đủ khả năng in một số lượng lớn tôi đề nghị mượn tên nhà xuất bản của anh. Doãn Quốc Sỹ cười:
– Nếu anh có tiền in thì đâu có hề gì, anh cứ việc để tên Sáng Tạo miễn là phải in ấn cho đẹp như sách của Sáng Tạo.
Rồi anh cười ha hả:
– Tiếu lâm cũng là văn hóa chứ sao!”
Tháng tư đen, rồi cả nước vào tù, không ở trong hộp lớn thì cũng hộp nhỏ. Như tất cả các sĩ quan VNCH, anh Đặng Trần Huân cũng rời cư xá ở đường Trần Quốc Toản để đi cải tạo tới hơn chục năm. Tôi thì cũng vậy, dù đi tù ít năm hơn và vượt biên tới Mỹ trước hơn. Mười mấy năm sau, những đợt HO đã mang anh tôi cũng như anh Đặng Trần Huân định cư xứ người. Và, chúng ta có thêm “Hành Trình Một Hát Ô”, một bút ký ghi lại trung thực những mảnh đời sống của những người chậm bước đến sau. Đọc những trang sách, như một chứng tích ghi lại một thời thế mà ở đó, chúng ta đã có những chọn lựa bất ngờ cho cuộc đời. Làm lại cuộc đời giữa tuổi về chiều, dĩ nhiên, ai mà chẳng xao động. Con đường nhân sinh chắc chắn không phải trải toàn gấm hoa. Áo cơm sinh kế đã mệt nhoài huống chi còn nghiệp văn chương đeo đuổi. Một thời những tâm tư được giãi bày, không mặc cảm và chân thành. Người sau đọc lại những trang sách này sẽ hiểu thêm được những khó khăn của những người đi tìm đất sống.
Sau bữa cúng thất tuần anh Long Ân, tôi và anh Hoàng Khởi Phong cũng là một người cũng có lúc ở cư xá Trần Quốc Toản lên thăm anh Đặng Trần Huân ở nhà thương. Anh Đỗ Tiến Đức đã dặn là nếu chậm thì không kịp nữa. Anh Huân vẫn còn tỉnh táo và vẫn hứng khởi khi nói chuyện sách vở văn chương. Anh nhắc đến cuốn sách của nhà văn Hoàng Hải Thủy vừa xuất bản và dù anh bệnh hoạn vẫn viết một bài đọc sách nhiều chia sẻ. Anh cũng nhắc đến bài viết “Cắt chỉ văn chương” mà anh có đụng chạm đến nhiều người. Anh nhấn mạnh rằng chính vì quý mến và trân trọng nên anh mới có những góp ý chân tình như thế. Hình như trong bài phỏng vấn của tôi về cuốn sách “Chữ Nghĩa Bề Bề” anh cũng tỏ bày tương tự.
Trong khi nói chuyện, tuyệt nhiên tôi không tìm được một nét nào của một người sắp xuôi tay đi về cõi khác. Anh vẫn hăng say nói về những suy nghĩ của mình cả tiếng đồng hồ. Chúng tôi nhận được sự nâng niu văn chương của anh qua những diễn tả. Cũng như khi đề cập đến hiện trạng trong nước, anh đã mang kinh nghiệm sống của mình để thấy tiếc nuối cho một đất nước bị quá nhiều nghịch cảnh.
Tôi biết anh nặng lòng với bút mực hơn ai hết. Anh đã in được 3 cuốn sách khi sống ở hải ngoại: Hành Trình Một Hát Ô, Những Người Thích Dấu Huyền, Chữ Nghĩa Bề Bề. Không biết với những tác giả khác ra sao chứ tôi biết rõ mỗi cuốn sách của anh là cả những công trình. Như chuyện anh cư ngụ ở xa khu vực Tiểu Sài Gòn, không có xe phải đón bus mỗi lần đi từ sáng sớm đến tối mịt mới về. Rồi không kể sự chật vật tiền bạc, những tác phẩm ra đời với anh là một sự hy sinh ghê gớm. Tôi nghĩ văn học Việt Nam ở hải ngoại mà còn tồn tại được đến bây giờ là do những đóng góp và hy sinh của những người cầm bút mà anh Đặng Trần Huân là một trong số đó. Ở đời sống này, ngồi vào bàn viết, trước những tờ giấy trắng, sao cô đơn quá đỗi. Có lúc, trong suy tư là một bãi sa mạc cô liêu không người hưởng ứng. Có phải chúng ta đang ở trong chợ chiều của chữ nghĩa? Có một nền văn học lưu vong hay không và chúng ta còn tồn tại được bao nhiêu thập niên? Những câu hỏi làm buồn lòng những người có tâm huyết. Nhưng mỗi ngày vẫn có những cuốn sách ra đời và những bàn viết vẫn sáng đèn đến tận đêm khuya. Dù rằng có tình trạng vàng thau lẫn lộn nhưng nhìn thêm một cuốn sách mới ra đời là chúng ta lại có cảm tưởng gốc rễ của cây văn chương hải ngoại có thêm nhựa sống.
Anh Đặng Trần Huân, bài viết này có hơi muộn màng. Những cuốn sách vẫn nằm im trên kệ. Có một lớp bụi mỏng. Đã hơn chục năm anh đi vào cõi miên viễn. Bây giờ, cảm xúc đã lắng đọng sau một thời gian, em viết những dòng chữ này không ngoài một mục đích nêu lên một trường hợp của một người cầm bút yêu văn chương và bất chấp những khó khăn để theo đuổi cái nghiệp của mình.
Hình như, ngày anh khởi hành đi vào một thế giới khác có tiếng hát “opera “ đưa tiễn anh. Tiếng hát đã vút cao trong ngày tiễn đưa hôm đó. Trời đang xanh nắng và ở mút tầng trời có những cụm mây. Em chắc anh đang lãng đãng ở trên ấy. Những cuốn sách ngàn trang đang giở ra. Và ở trong đó, có phần nào ghi chép từ “Chuyện Cấm Đàn Bà”, “Hành Trình Một Hát Ô”, “Những Người Thích Dấu Huyền”, hay “Chữ Nghĩa Bề Bề”… Chắc là phải có? Bởi, những dòng chữ như vậy phát xuất từ một trái tim rất Việt Nam và yêu đất nước dân tộc như yêu chính bản thân mình…
Nguyễn Mạnh Trinh
Hình như, ngày anh khởi hành đi vào một thế giới khác có tiếng hát “opera “ đưa tiễn anh. Tiếng hát đã vút cao trong ngày tiễn đưa hôm đó. Trời đang xanh nắng và ở mút tầng trời có những cụm mây. Em chắc anh đang lãng đãng ở trên ấy. Những cuốn sách ngàn trang đang giở ra. Và ở trong đó, có phần nào ghi chép từ “Chuyện Cấm Đàn Bà”, “Hành Trình Một Hát Ô”, “Những Người Thích Dấu Huyền”, hay “Chữ Nghĩa Bề Bề”… Chắc là phải có? Bởi, những dòng chữ như vậy phát xuất từ một trái tim rất Việt Nam và yêu đất nước dân tộc như yêu chính bản thân mình…
Nguyễn Mạnh Trinh
NGUYỄN VĨNH CHÂU * PHIỎNG VẤN VŨ NGỰ CHIÊU
Phỏng Vấn Sử Gia Vũ Ngự Chiêu Về Những Nghiên Cứu Lịch Sử Liên Quan Đến Hồ Chí Minh
05 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 130295)
- Tác giả :
- VŨ NGỰ CHIÊU
- ,
- Nguyễn Vĩnh Châu
LTS: Trước năm 1975, Tiến Sĩ Vũ Ngự Chiêu là một sĩ quan trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, gốc Pháo Binh, từng phục vụ trong nhiều binh chủng, kể cả Nhảy Dù. Ngoài ra, Ông còn là một nhà văn với hơn 20 tác phẩm được ký dưới bút hiệu Nguyên Vũ. Sau khi tị nạn tại Hoa Kỳ, Ông trở lại trường học và hoàn tất văn bằng Tiến Sĩ Sử Học tại Đại Học Wisconsin-Madison năm 1984. Về sau, Tiến Sĩ Vũ Ngự Chiêu định cư tại Thành Phố Houston, TX và điều hành cơ sở Xuất Bản và Phát Hành Văn Hóa. Trong thời gian này, Ông đã cho xuất bản nhiều tác phẩm nghiên cứu sử học dưới bút hiệu Chính Đạo hay tên thật Vũ Ngự Chiêu. Tại Houston, Ông cũng hoàn tất văn bằng Tiến Sĩ Luật tại Đại Học Houston năm 1999. Với học bổng Fulbright, Tiến Sĩ Vũ Ngự Chiêu đã đến Pháp (1982-1983, 1985-1986) và về Việt Nam (2004-2005) để nghiên cứu về những đề tài liên quan đến Sử học và Luật.
Trong Hợp Lưu 106, văn hữu Nguyễn Vĩnh Châu–cựu phóng viên đài VOA–đã thực hiện riêng cho tạp chí Hợp Lưu bài phỏng vấn đặc biệt Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu về Hồ Chí Minh (1892-1969), Chủ tịch Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa [VNDCCH] (1945-1976). Những vấn đề được đưa ra cũng tương tự như buổi phỏng vấn dành cho nhóm thực hiện CD về HCM năm 2008 (mới phát hành gần đây), nhưng được đăng toàn vẹn, và hoàn toàn dựa trên tài liệu văn khố nhiều nước, như Pháp, Nga, Mỹ, Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc và Việt Nam.
Nhân dịp cuộc đàm phán Việt-Hoa về Hoàng Sa và Trường Sa đang khởi sự - mà theo chúng tôi Việt Nam nên từ chối ký bất cứ một văn kiện tay đôi nào với Bắc Kinh,và cương quyết đòi hỏi một hội nghị quốc tế do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, để tránh ô danh đời đời trong lịch sử dân tộc như cha con Hồ Quí Ly, Mạc Đăng Dung... xin trân trọng giới thiệu với quí độc giả thân quí những giải đáp thuần túy chuyên nghiệp về sử học của sử gia Vũ Ngự Chiêu.
TẠP CHÍ HỢP LƯU
Trong Hợp Lưu 106, văn hữu Nguyễn Vĩnh Châu–cựu phóng viên đài VOA–đã thực hiện riêng cho tạp chí Hợp Lưu bài phỏng vấn đặc biệt Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu về Hồ Chí Minh (1892-1969), Chủ tịch Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa [VNDCCH] (1945-1976). Những vấn đề được đưa ra cũng tương tự như buổi phỏng vấn dành cho nhóm thực hiện CD về HCM năm 2008 (mới phát hành gần đây), nhưng được đăng toàn vẹn, và hoàn toàn dựa trên tài liệu văn khố nhiều nước, như Pháp, Nga, Mỹ, Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc và Việt Nam.
Nhân dịp cuộc đàm phán Việt-Hoa về Hoàng Sa và Trường Sa đang khởi sự - mà theo chúng tôi Việt Nam nên từ chối ký bất cứ một văn kiện tay đôi nào với Bắc Kinh,và cương quyết đòi hỏi một hội nghị quốc tế do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, để tránh ô danh đời đời trong lịch sử dân tộc như cha con Hồ Quí Ly, Mạc Đăng Dung... xin trân trọng giới thiệu với quí độc giả thân quí những giải đáp thuần túy chuyên nghiệp về sử học của sử gia Vũ Ngự Chiêu.
TẠP CHÍ HỢP LƯU
Nguyễn Vĩnh Châu:
Thưa ông, theo tài liệu của CSVN thì ông Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của ông Hồ Chí Minh là một nhà ái quốc, đã từ quan vì chống đối triều đình. Sự kiện này có đúng không?
Tiến Sĩ Vũ Ngự Chiêu:
Cha ông HCM là Phó Bảng Nguyễn Sinh Huy, gốc làng Sen (Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. (Sắc chỉ là tên gọi ngoài đời) Đậu Phó Bảng năm 1901, ông Huy không theo học trường Hậu Bổ mà từng làm việc với Bùi Quang Chiêu, rồi bổ làm Thừa Biện Bộ Lại. Sau cuộc nổi dậy mùa Xuân 1908 của dân miền Trung, thăng bổ làm tri huyện Bình Khê (Bình Định).
Theo tài liệu Pháp, tháng 1/1910, Tri huyện Huy bị ngưng chức vì "nghiện rượu và tàn ác với dân chúng" (đánh chết một nông dân trong cơn say). Ngày 19/5/1910, bị chính thức tống giam vì tội danh trên. Qua tháng 8/1910, được miễn tội, chỉ bị cách chức.
Nguyễn Vĩnh Châu:
Theo sự nghiên cứu và những sử liệu mà ông có, xin ông vui lòng trình bày sự nghi vấn về tên thật và ngày sinh của ông Hồ Chí Minh.
TS Vũ Ngự Chiêu:
Theo tài liệu Pháp và Việt (như thư xác nhận Côn được nhận vào trường Quốc Học (Huế) ngày 8/7/1908, và bản án tử hình khiếm diện năm 1929 của tỉnh Vinh, bằng Hán ngữ pha chữ Nôm), tên thực Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Côn, với những bí danh như Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Sinh Xin (?),Nguyễn Ái Quốc, v.. v....
Một số tác giả trong nước tự động sửa thành Nguyễn Sinh Cung [chỉ dựa theo lập luận rằng vì anh là Khiêm].
Năm 1911, trong hai lá thư xin vào trường Ecole Colonale (Paris) viết từ Marseille, Nguyễn Sinh Côn tự xưng là Nguyễn Tất Thành. Trong những thư từ, từ 1912 tới 1914, còn có tên "Paul Thành."
Từ năm 1919, đổi thành Nguyễn Ái Quấc hay Quốc. Theo học giả Nga Anatoli Sokolov, HCM có tất cả trên 150 bí danh khác nhau.
Ngày và năm sinh của HCM cũng có nhiều vấn đề.
Năm 1911, Nguyễn Tất Thành (HCM) tự khai sinh năm 1892.
Ngày 17/5/1945, báo chí VNDCCH công bố ngày sinh nhật 19/5/1890 của HCM và yêu cầu dân chúng treo cờ làm lễ mừng trong 3 ngày. (Cứu Quốc [Hà Nội], 17/5/1945).
Sử gia Huỳnh Kim Khánh cho rằng HCM chọn ngày này để ghi nhớ ngày thành lập Việt Nam Độc Lập Đồng Minh tức Mặt Trận Việt Minh (19/5/1941). Nếu thế, ngày 19/5 cũng có thể để kỷ niệm ngày 19/5/1910, khi cha HCM bị cầm tù, cách chức, khiến HCM phải rời trường Quốc Học ra đi, và khởi đầu sự nghiệp chính trị.
Có dư luận cho rằng HCM đã ngụy tạo ngày sinh 19/5/1890 để bắt dân chúng Hà Nội treo cờ đón tiếp Cao ủy d’Argenlieu sẽ đến thăm chính thức Hà Nội vào ngày hôm sau, 18/5/1945, để bàn thảo về chuyến đi Pháp sắp tới của Hồ. Đồng thời, cũng để chứng tỏ sự yểm trợ của dân chúng với Hồ và chính phủ Liên Hiệp Kháng Chiến. Việc này có thể xảy ra, vì HCM là loại người sử dụng mọi phương tiện để đạt mục đích.
Nguyễn Vĩnh Châu:
Thưa ông, được biết, ông đã khám phá một sự kiện rất quan trọng là việc ông Hồ Chí Minh nộp đơn xin học trường thuộc địa của Pháp. Xin ông cho biết diễn tiến sự việc này ra sao và ảnh hưởng của công trình khám phá này như thế nào?
TS Vũ Ngự Chiêu:
Đầu tháng 2/1983, khi làm việc trên kho tài liệu trường Ecole coloniale, tức học hiệu huấn luyện các viên chức thuộc địa Pháp, trên đường Oudinot, quận 7, Paris, tôi vô tình khám phá ra nhiều hồ sơ học viên người Việt tại học hiệu này, như Bùi Quang Chiêu, Đèo Văn Long, Phan Kế Toại, Trần Trọng Kim, Lê Văn Miễn, v.. v... tổng cộng khoảng 97 người (CAOM (Aix), Ecole Coloniale, cartons 27, 33 & Registers). Mục đích của tôi là tìm hiểu về những viên chức thuộc địa Pháp cùng thế hệ Tây học Việt Nam đầu tiên (ngoài những người tốt nghiệp các lớp huấn luyện ở các tu viện như Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trường Tộ, v.. v...) để dùng cho chương Biến đổi văn hóa và xã hội của luận án Tiến sĩ. Thật vô tình, tìm thấy tập hồ sơ xin nhập học nhưng không được chấp nhận của Nguyễn Tất Thành, tức HCM sau này, cùng một người bồi khác được chủ Pháp mang về Paris. Ngoài hai lá thư viết tay gửi Tổng thống Pháp và Bộ trưởng Thuộc Địa, đề ngày 15/9/1911 tại Marseille, còn thêm ba tài liệu của Hội đồng quản trị trường. Trong biên khảo tam ngữ Một ngôi trường khác cho Nguyễn Tất Thành (Paris: 1983) tôi đã trình bày khá rõ: Người mà chúng ta biết như HCM sau này đã rời nước không vì muốn tìm đường cứu nước, mà chỉ vì những tao ngộ bản thân (cha bị cách chức, tống giam, nên phải bỏ học nửa chừng, v.. v...). Từ cổng hậu đóng kín của trường Thuộc Địa, HCM sẽ tìm thấy cánh cửa mở rộng của Đại Học Phương Đông của Liên Sô Nga 12 năm sau.
Năm 1991, trong tập Vàng Trong Lửa, hai Giáo sư Trần Văn Giàu và Trần Bạch Đằng đã nhắc đến tập sách nhỏ này, nhưng không nêu tên tác giả Vũ Ngự Chiêu và Nguyễn Thế Anh. Nên thêm rằng sử gia Nguyễn Thế Anh đồng ý viết chung với tôi tập sách trên, cũng như phổ biến các tài liệu trên tờ Đường Mới, nhưng ông Anh không phải là người phát hiện những tài liệu trên. Ít tháng sau, khi tôi đang làm việc ở Aix-en Provence, Nguyễn Thế Anh cho tôi biết hai sử gia Pháp, tức Hémery và Brocheux, tuyên bố họ đã khám phá ra tài liệu này từ trước. Tôi chẳng mấy quan tâm. Vấn đề là tại sao Hémery và Brocheux không công bố các tài liệu trên trước chúng tôi (vào mùa Hè 1983)? Và những người làm phim truyền hình chiến tranh VN cũng sử dụng tài liệu trên.
Một số học giả Mỹ cho rằng khi công bố tư liệu trên, tôi đã có ý muốn discredit [hạ giá] HCM. Nhưng sự thực lịch sử chỉ là sự thực lịch sử. Đáng trách chăng là thái độ thiếu nghiêm chỉnh và lương tâm nghề nghiệp của một số học giả (kể cả William A. Williams). Vì tư tâm hay một lý do nào đó, họ đã gạt bỏ những tư liệu đi ngược lại lập luận và diễn dịch [thiên tả] của họ. Điều này ảnh hưởng không ít đến công trình nghiên cứu của tôi. Tôi đã không nhận chỗ dạy học tại Đại học Georgetown, Oat-shinh-tân, vì mất đi lòng trọng vọng một số trong những "học giả".
Thật khó tin, nhưng có thực, là một số sách dùng dạy sử cho các lớp năm thứ nhất hay thứ hai đại học Mỹ vẫn còn ghi HCM đã rời nuớc năm 1912 để tìm đường cứu nước. Có người còn tuyên bố chẳng cần tìm hiểu thêm về HCM, dù tác phẩm của họ chứa đầy những lỗi lầm sơ đẳng về Đảng CSVN. "As far as the Americans are concerned," người ta nói, ngần ấy kiến thức về HCM đã quá đủ. "Life goes on!"
Nguyễn Vĩnh Châu:
Như ông biết, CSVN cho rằng HCM là nhà tư tưởng vĩ đại, lỗi lạc. Theo sự nghiên cứu của ông sự thật như thế nào?
TS Vũ Ngự Chiêu:
Tôi nghĩ HCM là người của hành động hơn tư tưởng. Tư tưởng chỉ đạo của HCM chỉ là "luật kẻ yếu." Một ấn bản mới của Câu Tiễn tân thời giữa thế kỷ XX. HCM rất lưu loát và rộng rãi trong việc ca tụng người có thể giúp đỡ mình, và không tiếc lời đả kích những đối thủ. Các nhà cung văn không tiếc lời ví HCM như thánh, thần, Phật, Chúa, v.. v... Nhưng đọc kỹ những gì Hồ đã viết hay tuyên bố, chỉ có 2 điểm đáng ghi nhận:
Thứ nhất, cho tới thuở trung niên, tức vào khoảng năm 1919-1920, Hồ vẫn tin tưởng ở nhân và dân quyền. Trong 8 điểm đệ trình cho Hội nghị Versailles mùa Hè 1919, HCM tỏ vẻ rất tin tưởng ở những quyền tự do cá nhân, như tự do hội họp, tư tưởng, báo chí, v.. v... Trong các thư từ gửi đi từ Hà Nội năm 1945-1946, Hồ vẫn ca ngợi nhân quyền cùng nguyên tắc cao cả của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, v... v... như ánh sáng chỉ đạo.
Thứ hai, từ năm 1922-1923, HCM bắt đầu nói về cách mạng, theo mẫu Marxist-Leninist. Hồ kêu gọi đoàn kết vô sản thế giới, lập liên minh công-nông chống lại liên minh tư bản thực dân-Ki-tô giáo. Tháng 10/1923, tại Đại Hội Nông dân quốc tế, Hồ đã tố cáo thực dân và nhà Chung cấu kết với nhau để "câu rút giới nông dân nghèo khổ."Khoảng ba năm sau, trong những bài giảng cho đoàn viên Việt Nam Thanh Niên Kách Mệnh Đồng Chí Hội ở Canton (Quảng Châu), HCM hô hào phải làm Kách Mệnh. [Xem Đường Kách Mệnh, in lại trong Văn Kiện Đảng Toàn Tập [VKDTT], I:1924-1930, 2002:13-82]; David G. Marr, [On Trail, 1981:131n, 374-376] Theo Hồ, "Văn chương và hy vọng" trong tập sách gối đầu giường của cán bộ Thanh Niên chỉ ở trong hai chữ "kách mệnh, kách mệnh, kách mệnh." [The literary value and hope of this book are confined in two words: Kach menh, Kach menh, Kach menh ["Revolution, Revolution, Revolution."] Rồi Hồ trích dẫn Lenin: "Không kó lý luận kách mệnh, thì không kó kách mệnh vận động. . . Chỉ kó theo lý luận kách mệnh tiền fong, đảng kách mệnh mới làm nổi trách nhiệm kách mệnh tiền fong."[ 25]
Trong 23 điều nói về tư cách người làm kách mệnh, 16 điều chẳng có liên hệ gì đến duy vật biện chứng. Không thấy nguyên tắc thực tập liên lũy [praxis] của Marx, tức ý muốn làm thử, rồi rút ra kinh nghiệm cho những hành động tương lai [that is the will to act in order to test belief and obtain the additional grounds for further action. (Marr, On Trail, 1981:378)]Hành động với HCM chỉ là thực hiện chủ thuyết Marxist-Leninist hơn là giải quyết những vấn đề theo công tâm "Muốn làm kách mệnh thì phải biết: Tư bản và đế quốc chủ nghĩa nó lấy văn hóa và tôn giáo làm cho dân ngu. Nó làm cho dân chúng nghe thấy cách mạng thì sợ rùng mình. Vậy kách mệnh trước hết phải làm cho dân "giác ngộ." [23] Tóm lại, tư tưởng HCM chỉ có việc sao chép tư tưởng Lenin, Stalin và Mao Trạch Đông. HCM thiên về hoạt động hơn tư tưởng.Việc cơ quan tuyên truyền CSVN đề cao tư tưởng HCM có lý do riêng. Nhưng ít khi thực sự vì chính Hồ. Mà vì những mục tiêu giai đoạn của người cầm quyền. Hãy lấy một thí dụ. Năm 1969, Lê Duẩn đã công bố ngày chết của HCM chậm 1 ngày (từ 2/9 tới 3/9), hay sửa lại, cắt xén di chúc của HCM. Một nguyện vọng nhỏ nhoi của HCM là được hỏa táng để phát động phong tục hỏa táng trong nước bị tảng lờ. Nói theo Brocheux, HCM đang bị "cầm tù" trong Lăng Ba Đình. Thực ra, chẳng có dấu hiệu tôn trọng tư tưởng Hồ nào thiết thực hơn là giúp mang xác ướp của Hồ ra khỏi Lăng Ba Đình, và hỏa táng.
Nguyễn Vĩnh Châu:
Ông có thể cho biết, lý do tại sao ngày nay đảng CSVN lại tung ra chiến dịch học tập đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh?
TS Vũ Ngự Chiêu:
Lãnh đạo CSVN có lý do riêng của họ, khó đoán biết. Nhưng một cách tổng quát, có thể nghĩ rằng tinh thần "hủ Marxist-Leninist" khiến cán bộ tuyên giáo đang muốn phỏng theo gương Trung Nam Hải bắt dân Trung Hoa "học tập" kinh nghiệm Hán hóa thuyết Marist-Leninism." Người ta chỉ đổi đi năm chữ "tư tưởng Mao Trạch Đông" bằng "tư tưởng Hồ Chí Minh."
Nguyễn Vĩnh Châu:
Theo ông tại sao HCM lại có thể tự viết sách đề cao mình, tự gán cho mình là "Cha già dân tộc" vô cùng lố lăng như trong cuốn "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch" với bút danh "Trần Dân Tiên"?
TS Vũ Ngự Chiêu:
HCM là một người hành động, một cán bộ cách mạng chuyên nghiệp [agitprop]. Việc HCM tự viết sách đề cao mình hay sai người ca tụng mình là việc phụ. Mục đích chính cần thực hiện là ca ngợi một nhân vật HCM chí thiện, chí thần, chí thánh. HCM rất ít khi quan tâm đến những khuôn thước giá trị tư bản, thực dân hay phong kiến mà HCM quyết tâm hủy diệt. Cũng nên thêm là "tư cách" hay "đạo đức" của người Cộng Sản, theo HCM, không giống quan điểm "phong kiến, thực dân"
[Tệ đoan cung văn này, dĩ nhiên, không do cơ quan tuyên giáo Cộng Sản độc quyền. Tại miền Nam, từng có huyền thoại về "điều trần" Nguyễn Trường Tộ, "nhà ngôn ngữ học" Trương Vĩnh Ký, hay "đầy vua không Khả, đào mả không Bài"–Khả, tức Ngô Đình Khả, cha ruột Tổng thống Ngô Đình Diệm (1897-1963), xuất thân thông ngôn cho Tây, tích cực trong việc đánh dẹp phong trào Cần vương do Phan Đình Phùng lãnh đạo, và rồi được Pháp ủy thác giám hộ vua Thành Thái, với chức vụ Đề đốc kinh thành. Bài là Nguyễn Hữu Bài, cha đỡ đầu Diệm, từng được Pháp cử làm Tổng lý triều Nguyễn từ 1925 tới 1932, trong thời gian ấu vương Bảo Đại du học ở Pháp. Bàn tay Bài và quan lại Việt từng đẫm máu dân chúng miền Trung trong giai đoạn 1926-1932. Sau này, vào tháng 8/1944, Giám mục Ngô Đình Thục viết thư cho Toàn Quyền Jean Decoux khoe kể công lao hãn mã của họ Ngô với Bảo hộ Pháp. Năm 1982, tôi nhờ Linh Mục Cao Văn Luận gửi một bản sao thư trên cho cựu Tổng Giám Mục Thục, yêu cầu cho biết ý kiến. Không thấy hồi âm; ít lâu sau nghe tin ông Thục đã chết vì điên loạn ở Mỹ.
Nhưng khi tôi cho công bố tài liệu trên năm 1989, có người cho rằng đó là "tài liệu giả"–hiểu theo nghĩa sau đó có người in trộm tài liệu trên từ báo Lên Đường (Houston) vào sách họ, nhưng đã cố ý tẩy xóa một vài chi tiết trong thư.]
Nguyễn Vĩnh Châu:
Nhiều tác giả ngoại quốc vẫn nhận xét HCM là một người có tinh thần quốc gia, chỉ dùng chủ nghĩa CS để giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ. Theo sự tìm hiểu của ông thì sự thật như thế nào?
TS Vũ Ngự Chiêu:
Tôi nghĩ cách diễn tả "tinh thần quốc gia" quá trừu tượng, chứng tỏ sự thiếu hiểu biết, đưa đến sự đánh giá sai lầm HCM. Trên cơ bản, HCM là người nuôi tham tâm giành đoạt chính quyền bằng mọi giá và giữ vững độc quyền cai trị. Cũng cần lưu ý là HCM, theo tôi, không là một cán bộ Cộng Sản thuần thành.
Liên hệ giữa Hồ và Quốc Tế Cộng Sản có nhiều vấn đề.
Từ năm 1932, Nguyễn Ái Quốc đã bị QTCS khai tử.
Từ 1933-1938: NAQ phải sống với bí danh mới "Lin" hay "Linov," không được giao công tác gì. Năm 1935, chỉ được Lê Hồng Phong và Hà Huy Tập cho 1 ghế dự khuyết trong Ban Trung Ương Chấp Ủy, lo việc phiên dịch các tài liệu của Đảng CSVN gửi Phòng Đông Dương của QTCS. Năm 1938, vội vã rời Mat-scơ-va sang Diên An (Trung Hoa) để tránh bị Stalin thanh trừng. Nên chẳng có gì ngạc nhiên khi từ năm 1943-1944, HCM đã tìm cách móc nối cơ quan tình báo Mỹ. Từ sau chiến dịch Meigo của Nhật–tức cuộc bắt giữ hầu như toàn bộ chính phủ bảo hộ Pháp tại Đông Dương trong hai ngày 9-10/3/1945–HCM bắt đầu chính thức hợp tác với Phi Đoàn Cọp Bay 14 của Chennault tại Vân Nam. Và rồi, cơ quan OSS [Tình báo chiến lược] Mỹ từ tháng 3 đến tháng 8/1945 (Frank Tan, thuộc GBT, và rồi Deer Team, OSS, ở Kim Lộng, Tuyên Quang). Sau ngày 19/8/1945, viên chức Mỹ đóng vai đường giây ngoại giao của HCM, giúp chính phủ Hồ tồn tại qua cuộc chiếm đóng của Trung Hoa, và phần nào giúp Hồ thành lập chính phủ liên hiệp với Việt Nam Quốc Dân Đảng và Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội, tổ chức bầu cử Quốc Hội, chính thống hóa chế độ VNDCCH hầu ký Tạm ước 6/3/1946 tại Hà Nội, và rồi Modus vivendi ngày 14/9/1946 tại Paris.
Nói cách khác, yếu tố ngoại cường thống trị và ảnh hưởng sự thăng tiến của HCM. Chiêu bài "quốc gia"–HCM tự nhận nhiều lần chỉ thuộc Đảng Quốc Gia, và từng giải tán Đảng CSĐD ngày 11/11/1945–chỉ quan trọng trong nội địa Việt Nam.
Nguyễn Vĩnh Châu:
Theo sự nghiên cứu của ông thì ông HCM có trách nhiệm gì trong việc đảng CSVN sát hại các đảng viên những đoàn thể quốc gia trong thời gian những năm 45-46?
TS Vũ Ngự Chiêu:
Dù có trực tiếp cho lệnh hay không, HCM phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Mặc dù Võ Giáp cùng Bộ Nội Vụ ra tay tàn sát các đảng phái chống Cộng khi HCM đang ở Pháp, HCM được báo cáo tuờng tận chi tiết những vụ án ngụy tạo xét xử cán bộ Việt Quốc, hay cuộc tàn sát VNQDĐ tại Hà Nội với lý do "bắt tay Pháp làm đảo chính nhân dịp Quốc Khánh 14/7 của Pháp." Dĩ nhiên, nên lưu ý rằng, năm 1945-1946, HCM chưa hoàn toàn kiểm soát được guồng máy chính quyền. Trong nội bộ Đảng, HCM cũng không hoàn toàn kiểm soát được phe cực đoan như Trường Chinh Đặng Xuân Khu và Hạ Bá Cang (Cung?), tức Hoàng Quốc Việt, v.. v... Đó là chưa kể tinh thần địa phương Nam-Trung-Bắc. Nhưng những lời tuyên bố của HCM tại phiên họp kỳ II của Quốc Hội, từ 28/10 tới 9/11/1946, chứng tỏ HCM phê chuẩn việc làm của Giáp cũng như công an Việt Minh.
Nguyễn Vĩnh Châu:
Là một nhà sử học, ông nghĩ gì về lập luận cho rằng dù ông HCM có nhiều lỗi lầm nhưng vẫn có công giải phóng VN khỏi ách thực dân?
TS Vũ Ngự Chiêu:
Với những tài liệu đã giải mật (tháng 11/2008), không ai phủ nhận được tài năng của HCM trong việc lãnh đạo Đảng CSVN tới chiến thắng cuối cùng của Đảng này. Nhưng cách diễn tả "giải phóng VN khỏi ách thực dân" cần xét lại.Sau Thế Chiến Thứ Hai, phong trào giải thực–hiểu theo nghĩa thực dân Trung Cổ–xuất hiện ngay trong tâm ý dân chúng các cường quốc thuộc địa. Thực dân Pháp bị thất bại ở Việt Nam cơ bản là do quốc dân Pháp và Việt đều muốn chấm dứt nó. Thế giới cũng chuyển biến sang một hình thức "trật tự mới"–tức vùng ảnh hưởng của các siêu cường–đặc biệt là Liên Sô Nga và Liên Bang Mỹ, hai "siêu cường" lãnh đạo hai khối vô sản và tư bản. Sự nghiệp chính trị của HCM cho tới khoảng năm 1968-1969 phải được đánh giá trong hệ thống chính trị thế giơi chiến tranh lạnh "lưỡng cực" này. Và, rồi sự chia rẽ giữa Bắc Kinh và Mat-scơ-va từ năm 1958, dẫn tới chính sách hòa hoãn đa cực (bao gồm thế tay ba Mỹ-Nga-Trung Cộng tại Đông Nam Á).
Nên ghi nhớ là ngay đến Ngô Đình Diệm, năm 1954-1955, cũng khua chiêng, gõ trống cho thành tích "bài phong, đả thực"–nhờ phép lạ Mỹ.
Trường hợp HCM và Đảng CSVN, thoát khỏi "ách thực dân Trung Cổ Pháp" để bị trói buộc vào "ách thực dân mới Hán Cộng." Khó thể gọi là "giải phóng VN khỏi ách thực dân."
Nguyễn Vĩnh Châu:
Theo ông thì trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất, ông Hồ Chí Minh có trách nhiệm gì không ?
TS Vũ Ngự Chiêu:
Trước khi nói đến trách nhiệm của HCM hay Đảng CSVN, cần tìm hiểu rõ ràng về vai trò cải cách ruộng đât trong các xã hội nông nghiệp, rồi đến trường hợp cá biệt Việt Nam.
A. Cải cách ruộng đất [CCRĐ]–tức làm sao có sự phân phối ruộng đất hợp lý để nông dân có đất cày cấy–là điều quan tâm hàng đầu của những nhà cai trị các xã hội nông nghiệp muốn dân giàu, nước mạnh.
Trong Đường Kách Mệnh, HCM từng viết:2. Tây đồn điền choán ruộng cách nào?
Nhiều cách.
Phần thì Tây đồn điền cướp, phần thì các nhà thờ đạo chiếm. Các cố đạo chờ năm nào mất mùa, đem tiền cho dân cày vay. Chúng nó bắt dân đem văn khế ruộng cầm cho nó và ăn lời thật nặng. Vì lời nặng quá, đến mùa sau không trả nổi, thì các cố xiết ruộng ấy đem làm ruộng nhà thờ."[ 73]
3. Chính phủ Pháp đãi dân cày An Nam thế nào?
Tư bản Tây và nhà thờ đã choán gần hết đất ruộng, còn giữ được miếng nào thì chính phủ lại đánh thuế thật nặng, mỗi năm mỗi tăng.[ 73] 10 phần lấy mất một.[ p.73]
Mua rẻ nhân dịp dân phải đóng thuế; xuất cảng. Nó chở đi chừng nào, thì dân ta chết đói nhiều chừng ấy.
4. Bây giờ nên làm thế nào? phải tổ chức nhau để kiếm đường giải phóng.[ 74]
5. Cách tổ chức dân cày thế nào?[ 74] Bất kỳ tiểu điền chủ trở xuống đều được vào; (trừ đại địa chủ, mật thám, cố đạo, say mê rượu chè, cờ bạc và a phiến)[74]
Nông hội chống rượu chè, a-phiến khiến mất giống nòi.
Biết kách mệnh tinh thần, kách mệnh kinh tế, thì kách mệnh chính trị cũng không xa.Từ đầu thập niên 1930, cải cách ruộng đất, hay cách mạng thổ địa, là một chiêu bài của Đảng Cộng Sản Đông Dương. Những khẩu hiệu như "Thanh trừ trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận ngọn" được nêu ra từ cuộc nổi dạy 1930-1931 tại Nghệ-Tĩnh và Nam Kỳ, và thống trị các tài liệu tuyên truyền của Đảng CSĐD cho tới năm 1935-1936. Lý luận Marxist-Leninist phía sau chiêu bài sắt máu này là cuộc đấu tranh giai cấp giữa liên minh nông-công chống lại và tiêu diệt giai tầng địa chủ phong kiến, nhằm thủ tiêu hệ thống sản xuất cổ truyền, tiến tới việc xây dựng một xã hội công bằng mà ai nấy đều được hưởng tương ứng với những gì mình sản xuất, trên đường tiến đến xã hội Cộng Sản, ở đó ai nấy đều làm theo khả năng, được hưởng theo nhu cầu.
Vì mục tiêu cuối cùng–tức xã hội cộng sản, nơi nhà nước bị thăng hoa, chỉ có những người lao động sản xuất tự quản lý công hữu–chưa đủ điều kiện chào đời, Đảng Cộng Sản và liên minh công-nông tiếp tục duy trì nhà nước chuyên chính vô sản, hay "dân chủ tập trung," thẳng tay tiêu diệt giai cấp địa chủ phong kiến, lấy đất chia cho người nghèo, để họ tự làm chủ. Những nhà tiểu tư sản mới này sẽ giúp tăng gia sản xuất lương thực, tạo nên thặng dư để góp vốn vào việc công nghệ hóa nền kinh tế. Sự phát triển đồng thuận và song hành này sẽ giúp đất nước sớm hiện đại hóa, nâng cao đời sống công nông, phát triển nền văn hóa lành mạnh.
B. Đấu tranh Giảm Tức, Giảm Tô:
Từ năm 1945, chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa [VNDCCH] đã bắt đầu phát động chính sách đòi hỏi giảm tô (tức giảm tiền thuê ruộng đất) và giảm tức (giảm tiền vay lãi), nhưng có nơi thi hành, nơi không. Một trong những lý do chính là giai đoạn 1945-1946 còn có những nhu cầu và khó khăn, phức tạp cần giải quyết, liên hệ đến chính sự sinh tồn của chế độ.
Từ đầu năm 1947 tới năm 1949, chính sách nông thôn của Hồ chưa có thay đổi đáng kể, ngoại trừ những biện pháp tận thu, giảm chi, trên nguyên tắc "chớ nên mị dân." Tuy nhiên, chiến thắng của Mao Trạch Đông ở Hoa lục (1949) và sự thành hình của "giải pháp Bảo Đại" (1948-1949) khiến Hồ chẳng còn lựa chọn nào khác hơn trở lại với khối tân Quốc tế Cộng Sản (Cominform), do Liên Sô Nga lãnh đạo. Bên cạnh những chuẩn bị tái lập Đảng Cộng Sản Đông Dương (dưới tên mới Đảng Lao Động Việt Nam từ năm 1949-1951), và do nhu cầu tăng gia thu nhập cũng như củng cố sự yểm trợ của giới nông dân (bần cố nông và bần nông), từ đầu năm 1949, BTV/TW Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mã Khắc Tư ra Chỉ thị ngày 3/1/1949 cho các Khu ủy về sách lược vận động tranh đấu bắt các địa chủ giảm tô 25% như chính phủ qui định. Mục tiêu lần này được mở rộng tới các địa chủ "công giáo, và chỉ thị trên còn qui định việc giảm tiền xin lễ, nhưng tránh không chạm đến tín ngưỡng." (VKĐTT, 10, 2001:176-177)
Đầu tháng 6/1949, BTV/TW lại gửi điện ngày 1/6/1949 cho Liên khu [LK] IV về phong trào khuyến khích địa chủ hiến đất. (VKĐTT, 10, 2001:241) Ngày 14/7/1949, HCM ký Sắc Lệnh Giảm Tô. Ngày 14/10/1949, BTV/TW ra chỉ thị tạm cấp ruộng đất của Việt Gian cho người nghèo. (VKĐTT, 10, 2001:299-303) Ngày 22/10/1949, BTV/TW chỉ thị LK IV vận động giảm tô 25%. (VKĐTT, 10, 2001:307-308)
Ngày 18/11/1949, BTV/TW ra Thông tri về việc chấn chỉnh tổ chức nông dân: Khéo léo đưa địa chủ ra khỏi Hội Nông Dân Cứu Quốc bằng cách tổ chức vào những hội khác (Phụ lão, Liên Việt) Thành phần BCH HNDCQ phải có bần cố nông, có người trẻ. Không nên có phú nông; nếu có chỉ để làm vì. Ra sức tổ chức Hội nông dân trong vùng Công Giáo. [Lê Văn Lương]. (VKĐTT, 10, 2001:314-315)
Ngày 5/7/1950,Trường Chinh đọc báo cáo về chính sách nông thôn tại phiên họp mở rộng của Ban Kinh tế TW [5 tới 7/7/1950]. (VKĐTT, 11, 2001:591- 626) Ngày 17/7/1950: Ban Thường vụ TW chỉ thị "hoàn thành giảm tô, thực hiện giảm tức."
Tại Đại hội tái lập Đảng CS [Lao Động] vào tháng 2/1951, Tổng Bí thư Trường Chinh nhấn mạnh là CCRĐ chỉ nhắm vào giảm tô, giảm tức. Địa chủ hiến đất đai. Kháng chiến thắng lợi sẽ CCRĐ. [Ngày 16/4/1951 Hồ Viết Thắng được cử làm trưởng Tiểu ban Nông vận (còn có Trương Việt Hùng, Nguyễn Hữu Thái, Trần Đức Thịnh, Ca, Nông, Di, Đào). (VKĐTT, 12, 2001:526- 527)]
Ngày 22/4/1952, Hội nghị TW lần thứ ba của ĐLĐVN [22 tới 28/4/1952] vẫn còn ra nghị quyết: "Trường kỳ kháng chiến, tự lực cánh sinh." (VKĐTT, 13, 2001:65- 75) Về chính sách ruộng đất sẽ tập trung vào giảm tô, giảm tức, lôi kéo địa chủ; tịch thu ruộng đất của Pháp và Việt gian cho dân cày nghèo. Chưa thủ tiêu bóc lột phong kiến. ( VKĐTT)13, 2001:118- 128).
C. Chính thức phát động CCRĐ:
Năm 1952, Mao Trạch Đông mời Hồ Chí Minh qua Bắc Kinh, ép phải cải cách ruộng đất. Đồng thời thực hiện chỉnh quân, chỉnh huấn. (Hoan, 1987:359-367). Ngày 15/8/1952, Ban Bí thư [BBT] Đảng LĐVN ra chỉ thị bổ sung chỉ thị 37 về chính sách ruộng đất: Từ nay "Dựa vào bần cố nông, đoàn kết chặt chẽ vơí trung nông, liên minh với phú nông, lôi kéo hoặc trung lập một số địa chủ, đánh đuổi đế quốc và đại địa chủ phong kiến phản động." (VKĐTT, 13, 2001:239) Ngày 25/11/1952, BBT ra thông tri về việc điều tra nông thôn. (VKĐTT, 13, 2001:347- 360)
Đầu năm 1953, Trung Cộng cử Kiều Hiểu Quang, Phó Bí thư Quảng Tây, phụ trách đoàn cố vấn cải cách ruộng đất. (Theo Hoàng Tùng, La Quí Ba cũng ép Hồ phải đấu tố Nguyễn Thị Năm, tức Cát Thành [Hanh] Long. "Mấy ngàn người bị xử tử." (Tài liệu truyền tay ký tên Hoàng Tùng. Hoàng Tùng phục vụ trong Ban Tuyên huấn của Trường Chinh, nên có những thông tin đặc biệt. Theo tài liệu đã dẫn, HCM rất bất mãn về áp lực của Bắc Kinh, nhưng không dám chống đối. Xem thêm infra.)
16/4/1951: Nghị quyết ngày 16/4/1951 của BCH/TW về việc thành lập các ban và tiểu ban giúp việc:Ban Tuyên huấn: Trường Chinh, Phạm Tô, Tố Hữu, Trần Quang Huy, Hoàng Tùng, Xuân Thủy, Lê Quang Đạo, Nguyễn Chương, Nguyễn Khánh Toàn, Minh Tranh.
Ban Mặt Trận: Hoàng Quốc Việt, Thoại Sơn, Hồ Viết Thắng, Xuân Thủy, Trần Cung, Lê Thành Lập, Dương Bạch Mai.
Ban Kinh tế-Tài chính: Phạm Tô, Cù Vân, Trần Đăng Ninh, Hồ Viết Thắng, Lê Văn Hiến, Đặng Việt Châu, Bùi Công Trừng, Nguyễn Văn Tạo, Trần Danh Tuyên, Nguyễn Đức Thụ.Tiểu ban Nông vận: Hồ Viết Thắng, Trương Việt Hùng, Nguyễn Hữu Thái, Trần Đức Thịnh, Ca, Nông, Di, Đào. (VKĐTT, 12, 2001:526- 527)
Cũng có nhân chứng cho rằng cuối tháng 3/1950, khi từ Bắc Kinh trở lại Tuyên Quang, Hồ tuyên bố với Ban Thường vụ Trung ương Hội Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mã Khắc Tư (tức Đảng CSĐD, đã được bí mật tái khai sinh từ năm 1948-1949) là Stalin muốn làm cách mạng thổ địa, và Hồ muốn làm cách mạng thổ địa với sự tiếp tay của TC. (Võ Nguyên Giáp, CĐTVV, 2001:349-350) Một tài liệu TC ghi ngày 5/3/1953, khi cùng HCM [dưỡng bệnh ở TH] rời Bắc Kinh về VN, Vi Quốc Thanh được HCM kể lại những chi tiết về chuyến qua Mat-scơ-va cuối năm 1952, và ý định thực hiện CMTĐ, theo lệnh Stalin. "Không thể đứng giữa một ngọn đòn sóc. (Vu Hóa Thẩm [Vương Chấn Hoa], "Vi Quốc Thanh," (Vu Hóa Thẩm, LQB, 2008:59)
D. Hội nghị kỳ 4 Đảng LĐVN (25-30/1/1953):
Theo tài liệu chính thức của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Hội nghị lần thứ tư Trung ương Đảng LĐVN (25-30/1/1953) đã quyết định tiến hành cải cách ruộng đất, tức phong trào đấu tố (rập khuôn Trung Cộng).
Ngày 25/1/1953, HCM đọc báo cáo về tình hình trước mắt và nhiệm vụ CCRĐ. Triệt để giảm tô, tiến tới CCRĐ. Theo Hồ, từ 1945, đã thực hiện giảm tô, nhưng tới nay chưa đúng mức: có nơi giảm, nơi chưa giảm. Nay phải triệt để thực hiện giảm tô. Phải phát động quần chúng nông dân tự giác tự nguyện đứng ra đấu tranh triệt để giảm tô giảm tức và giành lấy ưu thế chính trị ở nông thôn. Đảng và chính phủ phải lãnh đạo, tổ chức, giúp đỡ, kiểm tra. Sau đó sẽ cải cách ruộng đất. Nông dân là nền tảng của vấn đề dân tộc, và cũng là nền tảng của cách mạng dân chủ chống phong kiến, chống đế quốc. Muốn kháng chiến thắng lợi phải nâng cao quyền lợi kinh tế và chính trị của nông dân, chia ruộng đất cho nông dân. CCRĐ sẽ giúp Đảng LĐ Việt Nam giải quyết nhiều vấn đề:
Về quân sự: Nông dân hăng hái tham gia bộ đội; đồng thời làm tan rã ngụy quân.
Về kinh tế-tài chính: nông dân đủ ăn đủ mặc, sẽ giúp phát triển công thương nghiệp, hăng hái đóng thuế nông nghiệp.
Về chính trị: Nông dân nắm ưu thế trong làng xã, "nhân dân dân chủ chuyên chính sẽ được thực hiện rộng khắp và chắc chắn."
Về văn hóa: "có thực mới vực được đạo." Nông dân no đủ sẽ phát triển văn hóa.
Những vấn đề như thương binh, công an nhân dân dễ giải quyết.
Về Mặt Trận Liên Việt: Nông dân sẽ chiếm đa số, cơ sở công nông liên minh vững chắc hơn.
Đấu tranh triệt để giảm tô giảm tức làm đà cho CCRĐ.
E. Hồ nêu lên kinh nghiệm CCRĐ ở Trung Hoa:
Tới cuối năm 1952, đã hoàn thành CCRĐ, chia đất cho nông dân. Hơn 500,000,000 nông dân được chia hơn 700 triệu mẫu ruộng. Nông dân giữ lại được hơn 30 triệu tấn thóc địa tô. Hăng hái tăng gia sản xuất: Năm 1950 lương thực tăng 20% so với năm 1949; năm 1952 tăng 40%. Thành phần xã hội thay đổi rất nhiều: trung nông tăng từ 20% tới 80%; bần nông giảm từ 70% xuống còn 10-20%. Về chính trị, chỉ tại bốn khu Hoa Trung, Trung Nam, Tây Nam và Tây Bắc nông hội đã có hơn 88 triệu hội viên, trong đó hơn 30% là phụ nữ; 60% đến 80% nông dân tổ chức thành những đội đổi công, hợp tác xã. Nông dân trở thành trụ cột của chính quyền ở nông thôn; nhân dân dân chủ chuyên chính và công nông liên minh trở nên vững chắc. Công nghệ và thương nghiệp mau phát triển; văn hóa cũng lên vùn vụt. Hơn 49 triệu trẻ em nông dân được đi học. Vì trình độ giác ngộ lên cao, phong trào chống tham ô lãng phí, quan liêu và chống Mỹ, giúp Triều nông dân hăng hái tham gia. (HCMTT, 7:1953-1955, 1996:8-9.
Thực ra HCM không hoặc không muốn nói đến thực trạng sắt máu của bài học CCRĐ Trung Hoa. Từ ngày 1/10/1949 tới cuối tháng 8/1951, có tới 28,000 bị hành quyết tại Quảng Đông. Trong nửa năm đầu 1951, khoảng 800,000 phiên tòa xét xử phản cách mạng, và 135,000 người bị tử hình. Từ 1949 tới 1952, khoảng 2 triệu người bị hành quyết. Hơn 2 triệu người khác bị gửi vào các trại cải tạo. ( Maurice Meisner, Mao’s China, 1977:81).
Năm 1952, Mao và Đảng CSTH đã khiến giai cấp đại địa chủ ngừng hiện hữu, nhưng cả Mao lẫn Hồ, đều hiểu rằng CCRĐ chưa phải là cách mạng XHCN. Theo lý luận Marxist-Leninism, đây mới chỉ là giai đoạn "tư sản" [bourgeoisie] của cách mạng, hay cái gọi là "Tân Dân Chủ" của Mao. Nói theo Marx, "chế độ Bonaparte [Pháp] là triều đại của nông dân."
Mục tiêu chính của Mao chỉ là: mở rộng cơ sở ủng hộ; kiểm soát hành chính xuống các xã thôn; làm gia tăng mức sản xuất nông phẩm. Bài diễn văn ngày 14/6/1950 của Liu Shaoqi [Lưu Thiếu Kỳ] hầu như đã được phỏng dịch lại trong bản báo cáo của HCM: thực hiện CCRĐ từng bước với sự thận trọng và biệt phân, trong khi lượng sản xuất nông phẩm gia tăng; phải dựa vào bần và cố nông, liên minh với trung nông, và vô hiệu hóa phú nôngHồ cũng không nhắc gì đến những con sóng bạo lực và sự phẫn nộ của 20 triệu người Hoa bị "vạch thành phần" là địa chủ, sự chống đối của họ [107- 108]. Bi thảm hơn nữa là dù CCRĐ đã hoàn tất, tình trạng nghèo khổ của nông dân TH không thay đổi. Chỉ có Đảng CSTH đại thắng khi thay thế những kỳ hào cũ của các thôn xã bằng những người trẻ trung hơn, giúp đẩy mạnh việc trung ương tập quyền cho Đảng và Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc. Đồng thời chuẩn bị cho bước tái tổ chức kế tiếp, tức tập trung sản xuất [collectivation].Trường Chinh báo cáo về mục đích, ý nghĩa, phương châm, phương pháp và kế hoạch thực hiện CCRĐ. (VKĐTT, 14:30- 83.
Ngày 30/1/1953, ra Nghị Quyết "Thẳng tay phát động triệt để giảm tô." (VKĐTT, 14:128- 132)
F. Ngày 5/2/1953, Trường Chinh ra chỉ thị về cách phổ biến Nghị Quyết của Hội nghị lần thứ tư BCHTW (khóa II): chỉ phổ biến CCRĐ tới cấp khu ủy và đại đoàn ủy, nhưng tạm thời giữ bí mật thời điểm thực hiện. Cấp tỉnh ủy và trung đoàn ủy chỉ nói giảm tô, tiến tới CCRĐ. Cấp dưới, không nói đến CCRĐ, chỉ nói đến 5 công tác trong năm 1953. (VKĐTT, 14:136-137).
Trong khi đó, Hồ liên tục xuất hiện phát động các kế hoạch rập khuôn Trung Cộng khác: Ngày 5/2/1953, HCM nói chuyện trước Hội nghị nông vận và dân vận toàn quốc. Hôm sau, 6/2/1953, HCM nói chuyện trước lớp chỉnh huấn cán bộ Đảng, Dân, Chính ở cơ quan TW. Hồ nhắc nhủ các cán bộ: "Ngồi giữa hai ghế thì nhất định sẽ ngã."
Ngày 22/4/1953, Ban Bí thư ra chỉ thị v/v 10 điều kỷ luật của cán bộ khi thi hành CCRĐ. Ngày 24/4/1953, Ban CHTW ra Chỉ thị v/v phát động quần chúng trong năm 1953.
Chỉ thị của BCT ngày 4/5/1953 v/v Mấy vấn đề đặc biệt trong phát động quần chúng trong năm 1953 phản ảnh khía cạnh sắt máu của kế hoạch CCRĐ:
Trừng trị địa chủ phản động và gian ác
Mức thoái tô, dây dưa tiền công
Tước vũ khí của địa chủ [vụ đồn điền Vũ Ngọc Hoành]
Yêu cầu về trình độ tổ chức trong cuộc phát động quần chúng
Chỉ thị số 43/CT/TW của BCT ngày 10/6/1953 v/v Hướng dẫn công tác phát động quần chúng. (VKĐTT, 14:223- 234. Theo tin quân sự Pháp, thời gian này tại miền Bắc, Pháp chỉ kiểm soát được 1,129 làng (trên tổng số 7,000 làng). (10H 282).
Phản ứng của dân chúng, và nhất là cán bộ cực kỳ xúc động. Ngày 29/6/1953, Thông Tri của Ban Bí thư về vấn đề tuyên truyền phát động quần chúng. ghi nhận "Ngay đến một số cán bộ lãnh đạo chưa thấm nhuần đường lối của CP. Nhiều nơi, địa chủ và ngay cả phú nông, trung nông tự tử."( VKĐTT, 14: [tr. 246])
Ngày 3/7/1953, để trả lời những thắc mắc như "có CCRĐ trong kháng chiến hay không?," BCT khẳng định Hội nghị TW lần thứ 4 (1/1953) đã quyết định CCRĐ trong kháng chiến.
G. Luật CCRĐ 19/12/1953:
Trung tuần tháng 11/1953, tại Hội nghị lần thứ 5 BCH/TW Đảng LĐVN và Hội nghị Toàn quốc lần thứ nhất Đảng LĐVN (14-23/11/1953), kế hoạch CCRĐ được chính thức công bố. Bước kế tiếp chỉ còn là việc của Quốc Hội. Ngày Thứ Ba, 1/12/1953, Quốc Hội VNDCCH họp khóa thứ ba [tới 4/12/1953]. HCM tham dự. Đọc báo cáo về tình hình thế giới, kháng chiến và CCRĐ.
Trên mặt trận tuyên truyền, người ta chỉ được giải thích là lấy ruộng đất của "địa chủ phong kiến, Việt Gian ác ôn" chia cho người nghèo, với khẩu hiệu người cày có ruộng. Trên thực tế, để tiêu diệt cái gọi là chế độ sản xuất phong kiến, chính phủ Hồ áp dụng "công lý bần nông," tức các phiên tòa đấu tố, bắt ép những người bị qui [vạch] vào thành phần địa chủ, cường hào, ác ôn hay Việt Gian phải nhận cả những tội lỗi họ chưa bao giờ vi phạm; rồi sau đó xử tử hình, hạ tầng công tác hay tập trung cải tạo.
Đợt thí nghiệm ở Thái Nguyên (dân số 10,781 người) từ tháng 12/1953 tới tháng 3/1954. Tịch thu, trưng thu, trưng mua 2,609 mẫu cho 6,089 nông dân. (VKĐTT, 15:1954, p. 201).
Số nạn nhân của kế sách CCRĐ được ước lượng từ 15,000 tới 50,000 người. (Catton, 2002; Brocheux, 2003:225).
Cần nhấn mạnh, mục tiêu chiến lược của CCRĐ vào thời gian này: bên cạnh quyết tâm "tiêu hủy giai cấp địa chủ phong kiến," nhắm mở rộng sự kiểm soát các làng xã, tiêu diệt khả năng chống đối của địa chủ, gia tăng thu nhập lương thực và thuế, gia tăng số người nhập ngũ và "dân công" phục vụ nhu cầu chiến trường (lên tới hơn 100,000 trong chiến dịch Điện Biên Phủ). Mãi tới sau đợt cải cách ruộng đất thứ 5 vào mùa Xuân-Hè 1956–trong không khí chống đối, bất mãn khắp nơi, kể cả biến cố nông dân Quỳnh Lưu nổi dạy, Võ Giáp phải mang quân lính đến đánh dẹp–Hồ mới họp Hội nghị TWĐ lần thứ 10 (khóa II, 8-10/1956), nhìn nhận khuyết điểm, tự chỉ trích và phê bình; rồi tự mình thay Trường Chinh làm Tổng Bí thư, và trừng phạt chiếu lệ những cán bộ điều khiển chính sách cải cách ruộng đất. (TTLTQG 3 (Hà Nội) có một số tư liệu của Kho Quốc Hội đã giải mật. Bộ Văn Kiện Đảng Toàn Tập cũng in lại khá đầy đủ những nghị quyết và chỉ thị cơ bản về chính sách CCRĐ của Đảng Cộng Sản từ năm 1949 tới 1957. Xem, Chính Đạo, "Mặt Trận Nông Thôn: Từ Cải Cách Ruộng Đất tới Ấp Chiến Lược;" Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng, tập II (Houston: Văn Hóa, đang in).
HCM đã chịu áp lực của Bắc Kinh để thực hiện việc cướp đoạt tập thể tài sản dân chúng này. nhưng qui trách cho sai lầm của Trường Chinh, không phải do các cố vấn TQ. (Hoan, 1987:366-367)
Kết luận sơ khởi của chúng tôi là cuộc cách mạng thổ địa vừa từ trên xuống (theo nghĩa do đảng LĐVN lãnh đạo, phát động, tổ chức và kiểm soát) vừa từ dưới lên (bạo lực tự phát của giới nông dân nghèo khổ, ao ước được chia đều phương tiện sản xuất, kể cả đất đai) chỉ mới thành công về chính trị và quân sự hơn kinh tế và xã hội hay văn hóa.
Nguyễn Vĩnh Châu:
Trong vụ án "Nhân Văn-Giai Phẩm", ông Hồ Chí Minh có trách nhiệm gì không?
TS Vũ Ngự Chiêu:
Vụ án Nhân Văn-Giai Phẩm là hậu quả đương nhiên của quyết định độc quyền cai trị bằng họng súng của Đảng CSVN. Là Chủ tịch Đảng và Nhà Nước, HCM chịu trách nhiệm. Riêng với HCM, đó còn là sự phản bội chính những đòi hỏi thuở trung niên của Hồ.
Nguyễn Vĩnh Châu:
Còn về vụ thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế, ông Hồ Chí Minh có chịu trách nhiệm gì không ?
TS Vũ Ngự Chiêu:
Thời điểm này, HCM hầu như không còn thực quyền. Lê Duẩn-Lê Đức Thọ đã nắm hết quyền lực. Vấn đề đặt ra là liệu những viên chức địa phương đã vượt qua chỉ thị vào tháng 1/1968 của Lê Duẩn? (Phá cho tan hậu cứ VNCH, tức các đô thị).
Nguyễn Vĩnh Châu:
Hiện tại, nhiều đồng bào trong nước cũng như hải ngoại rất quan tâm và bất bình về vấn đề mất đất, mất các quần đảo do Trung Cộng chiếm đoạt. Vậy, theo ông thì ông Hồ Chí Minh có trách nhiệm gì không?
TS Vũ Ngự Chiêu:
Dĩ nhiên là có. HCM là người cầm đầu Đảng và Nhà Nuớc. Thư ngày 14/9/1958 của Phạm Văn Đồng gửi Chu Ân Lai–tự nguyện nhìn nhận biên giới do Trung Cộng tự vẽ, với những dấu chấm ở vùng lãnh hải phía Nam–phải được sự phê chuẩn của HCM và Bộ Chính Trị Đảng Lao Động Việt Nam như Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Hoan, Lê Đức Thọ, v.. v...
Bắc Kinh và Hà Nội thường nói về tình "môi hở, răng lạnh," hay "viện trợ không kèm móc câu hay thòng lọng." Thực tế, việc cắt đất cắt biển là những lưỡi câu và thòng lọng mà dân tộc Việt đang và sẽ chịu đựng.
Nguyễn Vĩnh Châu:
Qua những điều đã trình bày thì theo ông, Hồ Chí Minh đã để lại di sản gì cho Dân Tộc Việt Nam?
TS Vũ Ngự Chiêu:
Một di sản buồn.
Ba mươi năm chiến tranh, hàng triệu người chết và thương tật, sự tàn phá của làng mạc, ruộng vườn, đất đai. Và mối hận thù khó nguôi của các giai tầng xã hội.
Một tương lai, mù sương, trong cuộc hành trình vô định, đầy thử thách từ một xã hội nông nghiệp, nửa thực dân nửa phong kiến đã chết, tới một thể chế chưa đủ khả năng chào đời.
Từ năm 1991 bắt đầu nhập cảng thứ lý thuyết Marxist bị Hán hóa từ phương Bắc, và thay thế bảng hiệu "tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình" bằng "tư tưởng Hồ Chí Minh."
Nguyễn Vĩnh Châu:
Nói tóm lại, theo ông thì Hồ Chí Minh có công hay có tội đối với dân tộc Việt Nam?
TS Vũ Ngự Chiêu:
Có lẽ còn quá sớm để đánh giá HCM.
Vấn đề tùy thuộc ở những gì những người kế vị HCM sẽ thực hiện trong tương lai.
Houston, 1/2009
Nguyễn Vĩnh Châu
Gửi ý kiến của bạn
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 387