NGÀY CỦA MẸ
MOTHER'S DAY
Mẹ còn tất bật quê nhà,
"Ngày Tôn Vinh Mẹ" cũng là ngày thôi!
Tinh mơ lục đục thức rồi,
Mẹ trông ngõ trước, mẹ ngồi vườn sau.
Lót lòng bỏm bẻm miếng trầu,
Thăm giàn bông bí, trái bầu xinh xinh.
Gái trai ngòai ruộng bên đình,
Mải làm ăn cũng vô tình đâu hay.
Nào ai kính mẹ hôm nay,
Tặng hoa, cầu chúc, tỏ bầy gần xa...
Mẹ ơi! Phong tục người ta,
Ơn Thầy, Nghĩa Mẹ, Công Cha một ngày.
Quê hương mây trắng bay bay,
Ca dao theo gió lất lây bời bời,
Âm thầm góc bể chơi vơi
Con luôn tưởng nhớ, cầu trời bình an,
Đời đời cho mẹ Việt Nam.
Giang sơn tươi đẹp, chứa chan thanh bình.
NguyỂn phú Long
MOTHER'S DAY
Mom is still laborious in her native land to stay;
The Mother's Day is therefore a merely trivial day.
She usually gropingly wakes up early at dawn
To look after the front gate, take care of the rear lawn.
For breakfast she munches slowly a quid of betel.
She tends each pumpkin bud, each squash petal.
Her sons and daughters are busy working in the field,
So absorbed, nonchalant, unaware of it to wield.
Whoever to respect, love, honor her on this day;
Flowers to offer, gratitude to express, wishes to say?
Oh mom, that is the nice tradition of people overseas;
Mother's value, Father's merit, Teacher's deed to please.
Back there in your village white clouds fly, profuse,
Folk-songs though aplenty gone with the wind, diffuse.
Away from home, silently in exile, wandering in dole,
I always miss and think of you, pray for your whole,
And for Mother Vietnam, for an eternal good increase,
Our beloved motherland, bright, blooming in peace.
Translation by THANH-THANH
(Trong thi-tập "Còn Lại Chút Tình" của Nguyễn Phú Long)
MẸ LÀ MÙA XUÂN BẤT TẬN
Chín chữ cù lao cao ngất trời
Làm sao đền đáp mẹ hiền ơi
Cưu mang chín tháng đầy gian khổ
Sinh nở nuôi bồng thân tả tơi …
Vừa thoát thai nào khác trứng non
Trắng đêm mẹ thức dỗ dành con
Mẹ lo con đói lo con lạnh
Quên cả cơn đau đến mõi mòn
Kỳ quan tuyệt xảo nhất trần gian
Là trái tim yêu của mẹ hiền
Ðến lúc tuổi cao gần xế bóng
Vẫn thân cò vất vả triền miên
Hỡi anh, hỡi chị hỡi em ơi
Mẹ sống cùng ta chỉ một thời
Bỏ lỡ cơ may lo chữ hiếu
Biết làm sao báo đáp ơn người
Công cha nặng ví thái sơn cao
Tình mẹ bao la tựa biển trời
Ly xứ vời trông về đất mẹ
Ðau lòng lả chả giọt châu rơi
Mùa xuân bất tận đã ra đi
Từ dạo ôm sầu khóc biệt ly
Hăm tám năm vùi trong huyệt lạnh
Mẹ đâu rồi … thân xác còn chi !...
nguyễn phan ngọc an - mùa Mother's Day 2016
www.trangthongocan.blogspot.com
CON NHỚ QUÁ!
Kính dâng hương linh Nhạc Mẫu
Chợ chiều bán ế, hàng dư
Đôi vai Má vác cứ như gánh bùn
Đường dài hun hút xóm thôn
Thương con chờ đón, dập dồn mau chân
Bây giờ nhớ những tảo tần
Vần thơ con viết bần thần nhớ thương!
Ý Nga, 11-11-2014
nhớ lằn roi của mẹ
Lớn rồi con vẫn nhớ lằn roi
Mẹ dắt con qua ngưỡng cửa đời
Roi đau im lặng con không khóc
Chỉ thấy Mẹ buồn nước mắt rơi
Nhớ lại đòn roi, lại nhớ Người
Chợ đời trăm cảnh có gì vui
Thế nhân quất lằn roi cay nghiệt
Đâu có roi mềm như Mẹ tôi
Phải chi lại có lằn roi Mẹ
Roi đời không quất đến tả tơi
Thèm Mẹ, thèm cây roi thơ ấu
Roi vẫn còn đây Mẹ vắng rồi
Nhìn lên ảnh Mẹ những ngậm ngùi
Nhớ lằn roi nhẹ nhớ không nguôi
Con vẫn đi theo đường mẹ dẫn
Tạ ơn roi Mẹ giúp nên người .
Mẹ dắt con qua ngưỡng cửa đời
Roi đau im lặng con không khóc
Chỉ thấy Mẹ buồn nước mắt rơi
Nhớ lại đòn roi, lại nhớ Người
Chợ đời trăm cảnh có gì vui
Thế nhân quất lằn roi cay nghiệt
Đâu có roi mềm như Mẹ tôi
Phải chi lại có lằn roi Mẹ
Roi đời không quất đến tả tơi
Thèm Mẹ, thèm cây roi thơ ấu
Roi vẫn còn đây Mẹ vắng rồi
Nhìn lên ảnh Mẹ những ngậm ngùi
Nhớ lằn roi nhẹ nhớ không nguôi
Con vẫn đi theo đường mẹ dẫn
Tạ ơn roi Mẹ giúp nên người .
NGHĨA MẸ
Ngọn rau, củ sắn, miếng khoai
Mót từng hạt gạo nuôi ai nên người
Giường tre, chiếu rách tả tơi
Mẹ nhường lành, sạch cho đời con thơm
Đói lòng nhịn cả chén cơm
Sao con xem mẹ rác rơm chẳng bằng?
Ý Nga, 24-11-2014
https://youtu.be/LvVdUVNeWnA
MẠNH KIM * CỘNG SẢN BÁN NƯỚC
Từ sự kiện Formosa Hà Tĩnh “TRUNG QUỐC HÓA” VIỆT NAM
Trong một bài viết, giáo sư-tiến sĩ Canada gốc Hoa, Khương Văn Nhiên (Wenran Jiang; Đại học Alberta), nhận xét: “Các công ty Trung Quốc trả lương thấp lại buộc công nhân làm việc thêm giờ; làm thế nào người ta kỳ vọng họ đối xử khác như thế ở nước ngoài? Với 6.700 công nhân mỏ than chết bởi tai nạn hầm mỏ mỗi năm (17 người/ngày)…, làm thế nào người ta có thể hy vọng các doanh nghiệp Trung Quốc hành xử tử tế hơn đối với những nơi khác trên thế giới?… Trung Quốc đang tàn phá nghiêm trọng hệ sinh thái nước họ trong quá trình hiện đại hóa cực nhanh; làm thế nào người ta có thể hy vọng họ ý thức áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường theo chuẩn phương Tây ở những nơi khác?”.
Cùng với việc xuất khẩu lực lượng lao động, xuất khẩu hàng hóa, “xuất khẩu” lực lượng lao động thất nghiệp trong nước…, Trung Quốc còn “xuất khẩu” cả văn hóa bê bối và bất lương trong đầu tư-kinh doanh. Bất cứ nơi nào đến, họ cũng tàn phá và hủy diệt môi trường theo cách hệt như họ đối xử với con người và môi trường ở đất nước họ. Những chuyện “truyền kỳ” như thế đã chẳng còn lạ. Ở những nước như Việt Nam, nơi có hệ thống luật môi trường lỏng lẻo (tương tự Trung Quốc) và không đủ sức kiểm soát luật đầu tư ngay tại chính đất nước mình, tai họa mà Trung Quốc mang đến tất nhiên luôn thảm khốc.
Các nước châu Phi đã khóc ròng với những cuộc tàn phá môi trường của giới đầu tư Trung Quốc. Chinafication (Trung Quốc hóa) là thuật từ phổ biến để chỉ làn sóng đầu tư toàn cầu của Trung Quốc. Điều đáng nói là không quốc gia nào giống Việt Nam khi nói đến những ảnh hưởng tiêu cực mà Trung Quốc mang lại. Không quốc gia nào chịu ảnh hưởng khủng khiếp của hiện tượng “Chinafication” bằng Việt Nam. Tại sao?
Không quốc gia nào tự trói dân tộc mình với một nước khác bằng “phương châm 16 chữ vàng và tinh thần bốn tốt”. Không chính phủ tỉnh táo và khôn ngoan nào lại cúi mình để mang chủ thuyết ngoại lai về làm chủ thuyết chính trị cai trị đất nước. Chẳng dân tộc liêm sỉ nào lại tôn sùng một “kim chỉ nam” khai sinh từ một kẻ ngoại quốc như Mao Trạch Đông. Hậu quả của chính sách vĩ mô về quan hệ Trung Quốc-Việt Nam nói chung, không phải bây giờ, mà từ thập niên 1940, cuối cùng đã biến Việt Nam thành một phiên bản của Trung Quốc. Bất kỳ cái xấu nào xuất hiện ở Trung Quốc, từ gian lận bằng cấp, buôn gian bán dối, đầu độc con người, bất tín và tàn ác, đạo đức suy bại, tham nhũng hệ thống, buôn thần bán thánh…, đều có y hệt tại Việt Nam. Trung Quốc “xuất khẩu” rất nhanh những điều tồi tệ vào Việt Nam và Việt Nam tiếp nhận rất nhanh những điều tồi tệ từ Trung Quốc. Việt Nam đang bị khủng hoảng nhập siêu từ Trung Quốc. “Khủng hoảng nhập siêu” cả những thuật từ mà Bắc Kinh thường dùng, từ “thế lực thù địch” đến “diễn biến hòa bình”. Căn cước định tính của dân tộc Việt, nếu không được “cấp” hoặc được sao chép từ Trung Quốc, thì cũng đang bị chính đất nước này can tâm đốt đi, thiêu rụi cùng với lịch sử ngàn năm từng tự hào không bị đồng hóa bởi giặc phương Bắc.
Vấn đề không chỉ là những con cá chết do Formosa Hà Tĩnh gây ra. Cái chết của một dân tộc đang mất gốc mới là điều đáng suy nghĩ và lo âu. Rồi sẽ có những “Formosa Hà Tĩnh” khác. Rồi sẽ có những kỳ “Đền Hùng thất thủ” tiếp theo. Một quốc gia không có căn cước luôn đi rất nhanh đến vực sụp đổ mà người ta thấy rõ nhất ở cách mà con người sống và hành xử. Một đất nước đã tự đánh mất định tính dân tộc khi chấp nhận dùng hệ thống định tính khác để quy chiếu và áp dụng thì sự lệ thuộc và ảnh hưởng là điều không thể tránh khỏi. Nếu không đủ dũng khí và can đảm tự cởi nút thòng lọng khỏi cái giá treo cổ lủng lẳng “16 chữ vàng”, dân tộc này sẽ còn lại gì, ngoài mớ tro tàn của mảnh căn cước bị thiêu?
Mạnh Kim
CANHCO * ĂN CÁ ĐỘC BỊ UNG THƯ
Không tắm hay ăn cá mà cũng ung thư.
Thu, 05/05/2016 - 23:59 — canhco
“Ông Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cùng Chủ tịch thành phố Huỳnh Đức Thơ xuống biển Mỹ Khê tắm và những thuyền thúng của ngư dân cập bờ, hàng trăm người chen chân mua cá” là cái tít được báo chí nhấn tới nhấn lui như có ý cho người dân Đà Nẵng yên tâm rằng hai ông cao nhất thành phố cùng các ông kém cao khác còn không sợ biển thì không lý gì người dân phải sợ.
Báo chí lề đảng có cơ hội bơm thổi và các chuyên viên công bộc ăn lương chế độ đã tận lực ca ngợi như những hành động anh hùng, hay ít ra cũng là những tín hiệu cho thấy nhà nước lo lắng cho công ăn việc làm của người dân đến mức quên mình.
Vậy mà xem ra người dân khắp nơi không tin tưởng một mảy may nào, mặc dù đâu đó vẫn còn những bài báo hướng người dân vào niềm tin rằng biển dã sạch, cá không còn nhiễm dộc và mọi thông tin về Formosa là không đáng tin và thậm chí còn bị cho là phản động.
Nhưng cái thời đóng cửa phát hành báo Nhân Dân đã qua từ lâu lắm rồi. Người dân không thể tin vào các câu chuyện do các chuyên gia lừa nghĩ ra để gạt gẫm họ nữa. Nào là tay không lật máy bay trực thăng, hay súng trường bắn rơi máy bay Fantom của Mỹ, ngay cả cậu bé đuốc sống Lê Văn Tám trong sách giáo khoa cũng đã bị vạch trần sự “tăng bốc một cách cường điệu đến lố bịch” thì thử hỏi trong thời đại ngày nay ai còn tin những thông tin chắp vá, vô căn cứ nhất là không được kiểm nghiệm từ những cơ quan đủ uy tín và năng lực của quốc gia trước một vấn đề hệ trọng liên quan đến sự tồn vong của dân tộc như câu chuyện cá chết trắng bụng trong cả tháng qua?
Một nhà nước dù là ở một quốc gia kém phát triển nhất thế giới đi chăng nữa khi một thảm họa môi trường xảy ra thì hầu như việc đầu tiên là họ phải phong tỏa, cô lập vùng có thảm họa. Sau đó là tìm hiểu nguyên nhân rồi lập ra các biện pháp đối phó. Nếu không đủ khả năng, việc kêu gọi thế giới tiếp tay là cần thiết và dĩ nhiên Liên Hiệp Quốc sẽ là cơ quan trách nhiệm đầu tiên tiến hành việc chung tay với quốc gia ấy giải quyết thảm họa.
Việt Nam hành xử hoàn toàn khác với thế giới.
Ngay khi cá chết tràn bờ khắp 4 tỉnh miền Trung, việc đầu tiên là nhà nước ngăn cấm không cho bất cứ ai vào nhà máy Formosa Vũng Án. Ngay cả phái đoàn của Bộ Nông nghiệp cũng phải đứng ngoài than thở vì không có giấy của Thủ tướng chính phủ ký. Các biện pháp cô lập vùng xảy ra thảm họa hoàn toàn không có. Hàng chục chuyến xe chở cá chết vào thành phố hay ra Bắc bị phát hiện trong khi hàng chục chiếc khác chạy thoát, mang hàng trăm tấn cá tiêu thụ với nhiều cách: làm nước mắm, phơi khô, tái chế với nhiều dạng khác nhau để tung vào thị trường bất kể chất độc trong con cá sẽ phát tán trong cộng đồng ra sao.
Lãng tránh và im lặng là hai cách mà các cấp chính quyền luôn sử dụng trong bất kỳ một biến cố nào. Nay cũng vậy, một tháng trôi qua không một đơn vị nào chịu trách nhiệm về cách ứng phó với thảm họa. Người ta nhìn nhau và lấm lét nhìn dân. Những cái nhìn thiếu lương thiện chỉ cốt chạy trốn trách nhiệm và tìm cơ hội cứu lấy chiếc ghế của mình.
Và người ta nghĩ ra cách cứu chiếc ghể họ đang ngồi, nêu không hành động thì nguy cơ bị dân đá văng ra khỏi ghế lả điều có thể. Cứu ghế không gì bằng trình diễn tắm táp và ăn cá.
Những chiếc lưng tròn lẳng, no đủ xuất hiện trong vùng biển Đà Nẵng được báo chí xem như cơ hội đẩy lên phong trào tắm biển cứu cá. Chủ tịch thành phố còn đi xa hơn: sẽ mời người dân ăn bữa tiệc hải sản hoành tráng chiêu đãi cho toàn thành phố.
Thông qua việc tắm và mời dân ăn hải sản người ta thấy nảy sinh nhiều vẩn đề nghiêm trọng, nếu không muốn nói là nguy hiểm hơn cả việc cá chết: Nếu người dân nghe và làm theo lời lãnh đạo Đà Nẵng, ăn cá do ngư dân cung cấp trong một thời gian, nếu có phát sinh các bệnh tật nguy hiểm thì ai là người trách nhiệm?
Dĩ nhiên lúc ấy Đà Nẵng lại đổ vấy cho các nguyên nhân khách quan khác mà công thức được báo chí áp dụng sẽ là “đang khẩn trương tìm hiểu và điều tra, nếu cần sẽ nhờ các nhà khoa học nước ngoài tiếp sức”
Cán bộ tắm không sợ ung thư thì đễ hiểu vì cho tới nay chưa ai chứng minh chất độc nào hiện diện trong nước có khả năng gây độc cho con người. Thế nhưng ăn cá thì lại là chuyện khác: Cá nhiễm độc nhưng chưa chết và người ăn nó cũng sẽ không chết ngay lập tức.
Cán bộ ăn cá chỉ một lần cho báo chí chụp ảnh còn sau đó khi về nhà ai biết gia đình họ ăn gì? Cá dù có nhiễm độc cũng có tỷ trọng rất nhỏ trong mỗi con, ăn một số ít chất kim loại nặng trong con cá vẫn được cho phép theo quy chuẩn. Tuy nhiên khi liên tục ăn cá như lúc bình thường chưa xảy ra sự cố thì kết quả hoàn toàn khác, không như cách mà các ông cán bộ ăn để chụp ảnh.
Độc tố cần thời gian tập trung đủ để phát tán và gây bệnh cho cơ thể. Có thể một tới hai năm hay lâu hơn, vì vậy không nhà khoa học có lương tri nào dám cam kết trong tình hình hiện nay ăn cá sẽ không ảnh hưởng gì tới cơ thể. Khoa học cần chứng minh thực nghiệm và khi chưa làm được điều đó mà hô hào dân chúng tiếp tục ăn cá là hành động ngu xuẩn nếu không muốn nói là “do ý đồ chính trị nên hy sinh cả sinh mạng dân chúng”
Trong khi báo chí dựng lên những câu chuyện người dân hào hứng ăn cá hay tranh nhau mua cá tại các địa điềm được xác nhận là có giấy chứng nhận đã qua kiểm dịch thì lại rộ lên những tin tức cá tiếp tục chết nơi này nơi kia cũng do báo chí chính thống loan tải. Rồi giấy kiểm dịch dễ mua như rau khiến người dân càng thêm rối trí. Ai là người cứng lòng nhất cũng phải tự hòi lấy mình: Có đáng tin nhà nước này hay không?
Nhất là có nên tin bà Bộ trường Y Tế, vốn nổi tiếng về những mũi vắc xin giết người khi bà ta nói rằng: Hải sản tươi sống ở Hà Tỉnh và Quảng Bình đều an toàn. Oái oăm thay ngay trong ngày đó người dân hai tỉnh Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế lạnh mình với việc cá tiếp tục chết và hàng tấn cá bị thiêu hủy để tránh ô nhiễm.
Bà Bộ trưởng nếu nghe tin này có thể nói Thanh Hóa không phải là Hà Tỉnh và Thừa Thiên Huế không phải là Quảng Bình.
Vâng bà nói sao cũng được vì bà có thẻ bài của Đảng, dân tình thì không cần nói, họ đang lắng nghe các thông tin từ báo quốc doanh lẫn trang mạng xã hội. Báo thì họ chọn tin nào tiêu cực họ xem vì họ biết rằng những bài phỏng vấn giá trị như của cô phóng viên Lan Anh phỏng vấn ông Chu Xuân Phàm không phải lúc nào cũng xuất hiện được.
Cũng may cho dân tộc chúng tôi ngày càng ít người tin vào cộng sản hơn. Bởi thế nên vào ngày hôm nay báo nhà nước có bài ca tụng Đại tá anh hùng Nguyễn Văn Bảy với nội dung: “Người cựu binh cho biết, đời ông luôn gắn với những số 7. Đi bộ đội lúc 17 tuổi, học văn hóa 7 ngày lên 7 lớp (từ lớp 3 lên lớp 10), lái chiếc MiG17 bắn rơi 7 máy bay Mỹ, được phong Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 1967” người dân xem rồi gật gù: ừ thì ông đại tá này bắn giàn thun cũng giỏi đây.
Thì ra chính quyền cách mạng luôn luôn có những người tài cao đức trọng luôn sẵn sàng đưa thân ra cứu nước chứ không riêng gì ông Bảy. Biết đâu hai ông Bí thư và Chủ tịch thành phố Đà Nẵng không may bị nước biển làm hoại thư hay ăn cá mà ung thư cũng được phong anh hùng thì sao?
Họ xứng đáng lắm chứ, ít ra xứng đáng hơn ông Nguyễn Phú Trọng, tuy không ăn cá và tắm biển cũng vẫn bị ung thư lưỡi kia mà.
VIETTUSAIGON *TRÁCH NHIỆM CÔNG DÂN
Cá chết, biển chết và trách nhiệm công dân
Fri, 05/06/2016 - 13:38 — VietTuSaiGon
Người dân miền Trung, từ nông dân đến ngư dân, tư thương đều chịu ảnh hưởng nặng nề từ việc cá chết, biển ô nhiễm hay nói cách khác là biển chết. Giới cầm quyền vẫn khăng khăng xem việc cá chết và kết quả thử nghiệm nước là một thứ bí mật quốc gia, dấm dúi và che đậy. Và hậu quả của thái độ này sẽ còn dẫn đến những kết cục khác trong tương lai, khó mà lường được dân tộc này sẽ trụ được bao lâu, tồn tại được bao lâu nếu như thái độ của nhà cầm quyền vẫn cứ một mực che đậy tội lỗi của họ và của những đối tác độc ác mà họ đã rước về. Điều này đòi hỏi người dân phải lên tiếng, phải thực hiện đầy đủ quyền của một công dân nhằm bảo vệ đất nước.
Bởi lẽ, đất nước này là một cơ thể, mỗi công dân là một tế bào trong cơ thể đó, cơ thể có lành mạnh hay không là nhờ khả năng đề kháng bệnh tật của từng tế bào. Trong tình trạng hiện nay, khối u ác tính mang tên Vong Nô tại Việt Nam đã phình to và bắt đầu phát tác sự chết chóc của nó.
Cụ thể, khố u này chính là thái độ che đậy kẻ ác, tham nhũng, bán nước và thỏa hiệp với kẻ thù mà đảng Cộng sản Việt Nam đã duy trì bằng bạo lực, cưỡng chế, bóc lột, dấm dúi và tẩy não. Tất cả những hành vi của đảng Cộng sản đã đẩy đất nước đến chỗ u tối, họa mất nước và nguy cơ diệt vong đang hiện ra trước mắt. Lẽ ra nhà cầm quyền phải biết hối cải, phải biết nhìn nhận vấn đề để còn kịp thời tu chỉnh mà bảo vệ, giữ gìn những gì còn lại của dân tộc, của đất nước.
Nhưng không, nhà cầm quyền đã không chọn nhân dân, không chọn đất nước mà chọn những đối tác trong khối Cộng sản anh em. Họ đã để mặc những doanh nghiệp Trung Quốc tung hoành, tác oai tác quái trên đất nước Việt Nam và trong một chừng mực nào đó, họ cúi đầu nhận sự chỉ định của các đối tác này. Một người dân Việt Nam cho dù có cố gắng cỡ nào cũng không dễ gì xin nhà nước cho thuê một miếng đất để làm trang trại, trồng rừng, để tìm nguồn sinh sống mặc dù đây là lời thỉnh nguyện chính đáng. Trong khi đó, một người Trung Quốc có thể thuê được những vị trí đắc địa để xây dựng công trình mà phía sau công trình của họ là hàng ngàn mối nguy hiểm rình rập dân tộc, quốc gia.
Ở đây, nếu Việt Nam là một xã hội có tự do, dân chủ và chế độ chính trị đang nắm quyền lãnh đạo Việt nam không phải là một chế độ độc tài, độc đoán, hà khắc và gắt máu thì câu chuyện cá chết có thể đã không xảy ra và nếu có xảy ra thì người ta sẽ nhanh chóng tìm ra nguyên nhân, tìm ra hướng giải quyết chứ không ò e í e giấu sự thật như mèo giấu cứt theo kiểu Cộng sản Việt Nam. Vì sao?
Bởi lẽ, trong một xã hội thật sự có dân chủ thì nhà nước là do dân bầu ra để thực hiện sở nguyện của nhân dân và tìm ra những phương án tối ưu để bảo vệ đất nước, bảo vệ nền an ninh nhân dân. Và đương nhiên mọi quyết sách của nhà nước, chính phủ phải có sự đồng thuận của nhân dân. Nhưng ở đây lại hoàn toàn ngược lại, một chế độ chính trị cùng với bộ máy nhà nước không phải do dân bầu lên và mọi qui trình bầu bán là một vở kịch dài đã diễn đi diễn lại suốt bốn mươi mốt năm nay tại Việt Nam. Người dân chỉ được quyền bỏ phiếu theo chỉ định và không được tự ứng cử, nếu có ứng cử thì cũng bị đánh rớt bởi các phe nhóm Cộng sản từ Trung ương đến địa phương.
Tính độc tài, độc đoán kéo dài suốt nhiều năm nay đã nhanh chóng nảy sinh những nhóm lợi ích bên trong chế độ. Những nhóm lợi ích phân cấp từ trung ương tới địa phương đã mặc sức tùng xẻo tài nguyên quốc gia, tham nhũng, rút ruột ngân sách quốc gia (thực tế là ngân sách của nhân dân, do nhân dân nộp thuế mà có). Và có một điểm rất đặc biệt là hầu hết các bộ, ngành trong chế độ Cộng sản không thể làm ra một đồng xu nào, họ chỉ có khả năng ăn hại và tàn phá. Đất nước kì cục đến độ xây dựng một con đường chưa xong thì nợ công trên đầu người đã đội lên đến mức nếu cộng tất cả các khoản nợ công vừa tăng trên đầu người lại có thể xây được mười con đường như vậy. Đó chỉ là một ví dụ nhỏ. Vấn đề quan trọng nhất là hầu hết mọi quyết sách có liên quan đến vận mệnh đất nước đều do một nhóm người không đủ năng lực trong nội bộ trung ương đảng Cộng sản quyết định.
Ví dụ như vấn đề cho người Trung Quốc thuê đất lâu dài ở Tây Nguyên để khai thác bauxite, cho thuê đất bờ biển để xây dựng khu công nghiệp luyện thép Formosa hoặc cho người Trung Quốc thuê các bờ biển để xây dựng thành đặc khu của họ (người Việt không được phép bước vào) và để sản phẩm độc hại của Trung Quốc tràn ngập thị trường… Tất cả những vấn đề này, những nhà khoa học, giới trí thức đã cảnh báo ngay từ trứng nước, thậm chí họ đã có những động thái phản đối cụ thể nhưng nhà nước, chính phủ làm ngơ, vẫn cho người Trung Quốc tác oai tác quái trên lãnh thổ Việt Nam.
Ngoài biển thì người Trung Quốc xả súng vào bộ đội Việt Nam, ngang nhiên chiếm đảo và xây dựng hệ thống phòng vệ quân sự trên đó, nhà cầm quyền Việt Nam chỉ bu lu boa loa phản đối suông, nghe hoài có cảm giác như nghe một thằng khùng đang chửi đổng vì mất gà chứ chẳng có ý nghĩa gì. Trên đất liền thì người Trung Quốc nghênh ngang như một ông chủ và sẵn sàng chà đạp người Việt nếu có cơ hội, từ việc đánh đập công nhân cho đến ép giờ lao động, tạo ra những đường dây cho vay nóng và đòi nợ thuê mà thanh niên Việt trở thành nạn nhân, tự mang thân ra để làm bị thịt chịu trận mà đòi nợ, đâm chém, bán ma túy cho các ông chủ Trung Quốc.
Rừng Việt Nam bị cho thuê và bị tàn phá đến độ cả một dãy Trường Sơn rộng lớn, dài hơn nửa chiều dài đất nước trở thành một dãy đồi trọc, gỗ này xuất đi đâu nếu không phải là bán sang Trung Quốc. Và người dân có dám khai thác như vậy không? Ngay cả kiểm lâm và lâm tặc có bắt tay nhau để trộm rừng thì có dám khai thác đến độ rừng già thành đồi trọc như vậy không nếu không có cấp trên, chính quyền trung ương bật đèn xanh cho họ?
Và hiện tại, khi bờ biển Việt Nam đang trở thành cái hố nước độc khiến cho tôm cá, hải sản chết hàng loạt, người dân mất chỗ làm ăn, nguy cơ đói kém và chết chóc hiện ra trước mắt, kẻ gây nên tội lỗi thì ngông nghênh, dám nói “Hoặc là nhà máy thép, hoặc là tôm cá chứ không thể có cả hai…” làm cho người dân tức giận, phản ứng dữ dội nhưng nhà cầm quyền, đảng Cộng sản vẫn bình chân như vại, như không hề có chuyện gì xảy ra. Và vở kịch muôn năm lại mở màng, chở gạo về cứu tế để xoa dịu căng thẳng.
Trong khi đó, ở một đất nước tốt đẹp, có tự do, nhà nước phải là cơ quan mang đến cho người dân sự công bằng, công việc ổn định và môi trường làm ăn trong lành. Tất cả những thứ đó, người dân Việt Nam dù sao cũng đang có trong tay nhưng chính sách lược của nhà nước Cộng sản đã nhanh chóng bẻ gãy cần câu cơm của hầu hết người nông dân, ngư dân để rồi biến họ thành những người đói khổ, ngửa tay xin cứu trợ từ nhà nước. Xét cho cùng, đây là trình tự khốn nạn của một hệ thống lãnh đạo khốn nạn bởi họ chứa toàn những tư duy không những khốn nạn mà còn quá lựu đạn!
Sắp tới màu bầu cử hội đồng các cấp và quốc hội. Rồisẽ có một vở kịch diễn ra trên toàn đất nước, những vùng nhân dân đang bất bình, đang biểu tình sẽ hiếm có người nào chấp nhận bầu lên những kẻ khốn nạn đại diện cho dân để rồi dân tiếp tục chết như cá đã chết. Thế nhưng để rồi xem, tại những vùng này, kết quả bầu cửu sẽ đạt 100% số phiếu hợp lệ và luận điệu “… nhân dân tin tưởng, bầu những đại diện ưu tú để thay mặt nhân dân nói lên tiếng nói của nhân dân…”. Tất cả những luận điệu láo khoét đó người ta đã nghe mấy chục năm nay và còn sẽ nghe nữa.
Nhưng có một sự thật, cho đến thời điểm bây giờ, ngoại trừ một thành phần nhỏ những người dân không có hiểu biết, dễ bị lừa sẽ đi bầu theo chỉ định và chỉ đạo của các ủy ban bầu cử. Nhân dân thực sự hiểu biết đã nhìn quá rõ vấn đề, đã quá ngán ngấm với bản chất lừa đảo của các ông Cộng sản, sẽ chẳng có ma nào bầu cho các ông đâu. Nếu lúc đó các ông nói rằng có 100% số phiếu hợp lệ thì chắc chắn một điều, đó là phiếu của những con ma bầu cho các ông, bởi chỉ có ma mới tin các ông được, gần các ông được.
Còn con người, trước tiên người ta phải nghĩ sự tử tế và tìm hướng để đi đến với sự tử tế. Mà đã là người tử tế, họ sẽ không bao giờ chấp nhận bóng ma Cộng sản lởn vởn trên đất vườn nhà họ. Bởi các ông là một loại mà tham lam, ăn từ vàng đến đất, thứ gì ăn được các ông sẽ nuốt trộng thậm chí xác thối các ông cũng ăn. Thì hàng triệu xác cá phơi mình trên biển, các ông giấu nhẹm thông tin để được bổng lộc, để được chuyện của các ông thì suy cho cùng, đó là các ông đang ăn xác thối của cá!
Và đây là điều đáng sợ nhất đối với nhân dận Việt Nam. Chỉ có một cách duy nhất, đó là người dân phải cất cao tiếng nói của một công dân, chắc chắn rằng hơn chín mươi triệu tiếng nói trong nhân dân sẽ làm thay đổi số phận, sẽ giúp cho dân tộc này thoát khỏi tai ương. Nếu chúng ta còn làm thinh, đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ chịu cảnh ăn xác thối thừa mứa do người Cộng sản vứt ra. Và đó là điều khó tránh, bởi chúng ta đã chịu ngậm miệng vì miếng ăn!
NS. TUẤN KHANH * LỆNH XẢ ĐỘC
Trung Quốc phát lệnh xả độc trên biển
Cảnh cá chết vì độc trên bờ biển đảo Pag-asa (Thị Tứ)
Chỉ cần một chút tinh ý, bạn sẽ nhìn thấy đất nước Việt Nam đang lâm vào cuộc bao vây nào, cũng như sự im lặng của nhiều quan chức Việt Nam là hoàn toàn có thể phỏng đoán được vì sao.
Đầu tháng 5/2016, tương tự như người dân ở 4 tỉnh miền Trung việt Nam, những người dân Phi Luật Tân sống ở gần đảo Pag-asa (Thị Tứ), một hòn đảo gần ở vùng biển phía Tây Phi Luật Tân, cho biết họ kinh hoàng nhìn thấy hàng hàng lớp lớp các loài sinh vật biển chết, trôi dạt đầy các bờ. Thủ phạm cũng không khó tìm: chính các tàu cá giả dạng của chính quyền Trung Quốc đã đến gần, đổ hàng tấn hóa chất độc xuống nhằm hủy diệt môi trường, nhằm triệt hạ đường sống của ngư dân ở đây.
Lời tố cáo chính thức, phát đi trên trang Elitereaders, cho biết hành động hủy diệt này của Trung Quốc là có chủ ý rõ ràng. Khi môi trường của khu vực này bị hủy diệt, tức đời sống và nền kinh tế của dân cư chung quanh đó tê liệt và sợ hãi, sẽ khiến họ rời bỏ ngư trường. Đảo và biển sẽ bị bỏ hoang. Sau đó, Trung Quốc sẽ tiến vào bất ngờ tiến vào kiểm soát, và thiết lập căn cứ quân sự ở đó.
Trung Quốc đẩy mạnh việc xả độc vào các vùng biển mà họ đang tranh chấp hay nhắm tới, nơi mà họ dùng ngư dân hoặc giả dạng ngư dân làm lá chắn để gây hấn. Đặc biệt, chiến dịch xả độc và gây hấn sẽ tăng mạnn trong mùa đi biển của ngư dân các nước.
“Tháng Ba, bà già đi biển”, mùa làm ăn Bính Thân 2016 của ngư dân Việt vừa khởi động đã vấp phải sự cố xả độc chất ra biển của Formosa Hà tĩnh, Vũng Áng. Toàn bộ 4 tỉnh miền Trung hoàn toàn tê liệt trước thảm cảnh thủy sinh vật chết tràn ngập các bờ biển. Bên cạnh đó, hàng trăm ngàn tàu cá Trung Quốc ra khơi được trang bị vũ khí là một tín hiệu đe dọa cho bất kỳ tàu cá nào của Việt Nam muốn vượt xa ngoài 20 hải lý – đánh bắt dài ngày – để tìm nguồn cá sạch mang về đất liền. Hàng trăm cây số bờ biển Việt Nam bị cô lập.
Cùng thời điểm mà Formosa Hà Tĩnh bất ngờ đẩy mạnh việc xả hàng tấn độc chất ra biển, cũng là lúc nhiều tàu cá Trung Quốc nhận nhiệm vụ âm thầm xâm nhập sâu bờ biển Việt Nam. Nhiệm vụ của họ không phải là đánh cá. Ngày 8 tháng 4, lực lượng tuần tra biên phòng Quảng Bình chận bắt 6 tàu cá như vậy mà chỉ còn cách cửa Nhật Lệ (TP Đồng Hới) khoảng 19 hải lý về phía Đông, cách cửa Gianh khoảng 24 hải lý về phía Đông Đông Nam. Hồ sơ của biên phòng biển Quảng Bình ghi nhận rằng các ngư dân này bất hợp tác, nhiều phần là tàu trinh sát giả dạng.
6 chiếc tàu nói trên chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Có thể hình dung rằng ngoài việc Formosa “vô tình” ồ ạt xả độc ra biển vào thời điểm cụ thể, thì những chiếc tàu Trung Quốc như vậy cũng thực hiện nhiệm vụ thả các thùng độc chất dọc bờ biển không khác gì họ đã làm trên đảo Pag-asa mà người Phi Luật Tân báo động. Biển nhiễm độc kéo dài không điểm dừng tạo nên nỗi sợ hãi của người dân Việt, đồng thời gây hoang mang, tạo cớ cho những thành phần thông đồng với Formosa, núp bóng trong chính quyền hiện hành, lên tiếng chạy chữa, hoặc im lặng né tránh cho tội ác của khu tự trị Vũng Áng.
Nhiều ngày sau khi Formosa Hà Tĩnh ngưng xả độc và bất hợp tác với chính quyền sở tại trong việc cung cấp các dữ liệu MSDS (Material Safety Data Sheets), tức các thành tố minh chứng an toàn trong việc xả độc của họ, cá vẫn chết dọc miền Trung. Ngày 1/5, ngư dân vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị cách bờ 20 hải lý cho biết lặn sâu dưới mặt biển 5m vẫn thấy hàng đàn cá lờ đờ nhiễm độc và chết dần. Nước biển thì loang màu đỏ nâu.
Cho đến ngày 4/5 thì nước biển màu đỏ nâu này nổi rõ, xuất hiện dài đến 1,5km ở Bố Trạch Quảng Bình. Dân chúng hoảng sợ, các quan chức thì chết lặng với hiện tượng mới này, không tìm ra cách đối phó. Đồng thời ở Thừa Thiên Huế, cá nuôi nước biển cũng chết dần hàng loạt, bí ẩn. Có phải những thùng độc chất được đục thủng và cho chảy dần, thả dưới lòng biển, tương tự như ở đảo Pag-asa đã bắt đầu có tác dụng?
Ngày 4/5, ông Lê Hữu Phước, Phó Chủ Tịch UBND huyện Hải Lăng, Quảng Trị bàng hoàng trước tình trạng cá chình chết trôi lạ lùng. “Cá chình hết sức khó bắt vì nó sống ở tầng nước sâu, trong kẽ san hô nhưng giờ phải ngoi lên mặt nước là chuyện hết sức lạ thường” – ông Phước nhấn mạnh.
Đến lúc này, mọi chuyện không chỉ nên dừng ở Formosa, mà đó có thể là một nghi vấn về sự liên kết chặt chẽ trong cuộc bao vây đường biển và ngư dân Việt. Một sách lược rất quen thuộc mà ai cũng có thể biết, nếu đã từng tham chiếu phương thức lấn đất, công thành của người Trung Quốc qua các thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc: bỏ độc và bao vây.
Những ngày cá chết rộ lên, độc chất lộ ra… cũng là những ngày mà dân biển Thừa Thiên Huế nói họ nhìn thấy nhiều tàu cá Trung Quốc im lặng xâm nhập sâu. Ngày nước biển Quảng Trị bốc lên mùi hôi thối kỳ lạ, cũng là ngày mà đại tá Hồ Ngọc Hoàng, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Trị cho biết tàu cá Trung Quốc bất ngờ xâm phạm hải phận của tỉnh, chỉ còn cách đảo Cồn Cỏ từ 8-10 hải lý.
Chiến thuật bao vây biển cũng chặt chẽ hơn khi ngư dân Việt muốn thoát khỏi sự cùng quẩn của thảm họa gần bờ, họ đi xa hơn 20 hải lý thì luôn bị rượt đuổi, đâm tàu bởi các nhóm đi biển Trung Quốc, hơn nữa, các nhóm tàu cá Trung quốc hung dữ này giờ lại được phát súng.
Câu chuyện cá chết hôm nay, hoàn toàn khác với 15-20 ngày trước. Bên cạnh thảm họa về môi trường còn là một cảnh báo về an nguy của Việt Nam trước Trung Quốc. Viễn tượng thù trong giặc ngoài đang mỗi lúc một hiện rõ, mà nhân dân là người gánh chịu đau thương. Câu chuyện cá chết, biển nhiễm độc hôm nay chính là giờ phút đòi hỏi các nhà lãnh đạo Việt Nam cần phải chứng minh mạnh mẽ lời thề của mình khi nhậm chức, chứng minh sự dứt khoát chọn lựa thế đứng của mình thuộc về đâu, trước hiện thực đã quá rõ của thời cuộc.
SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Nị Ăn Cơm Chưa?
Năm 1986, tôi được gặp nhà văn Bình Nguyên Lộc (đôi lần) ở một thành phố nhỏ – phía cực Bắc của tiểu bang California. Lần nào tác giả Đò Dọc cũng tế nhị kéo tôi ra cái quán ăn của người Hồ Nam, có tên là Hunan Restaurant, và nói rất ân cần: “Chỉ có tiệm này họ mới bán cơm thôi em à.”
Sau này, sau khi đọc một đoạn ngắn trong tuyển tập truyện ngắn (Ký Thác) của Bình Nguyên Lộc, tôi mới hiểu ra sự ân cần và tế nhị của ông:
Cơm là ác mộng của người Trung Hoa, cho đến nỗi họ gặp nhau, chào nhau bằng câu: “Ăn cơm chưa?”
Té ra ông anh thấy tôi họ Tưởng nên tưởng (lầm) rằng thằng nhỏ này nó người Tầu, hoặc rẻ ra chắc cũng gốc Tầu. Nói nào ngay: tôi hoàn toàn, và tuyệt đối, không Tầu xíu xiu nào hết trơn hết trọi nhưng bà vợ (nhỏ) thì Tầu thiệt và Tầu lắm.
Dòng họ bên bả đông hết biết luôn. Tôi tiếp xúc với họ hàng ngày nhưng không còn nghe ai chào theo kiểu (“ăn cơm chưa”) như thời trước nữa. Cách họ thăm hỏi nhau nghe đã khác rồi:
Một trang thực đơn của AirAsia. Ảnh chụp tháng 4 năm 2016.
Ở phi trường Thượng Hải hành khách còn được cung cấp nước sôi luôn nữa. Vòi nước này luôn đặt cạnh cái máy bán mì ăn liền. Bỏ tiền, bấm nút, lấy cái tô ra, xé nắp, rồi chế nước vô là ... sực thôi.
Giản tiện và tân kỳ dễ sợ chưa?
Chưa đâu! Kiểu đó đã xưa rồi, cha nội. Trang mạng Shangaiist vừa mới hớn hở loan tin là những máy bán mì đầu tiên của thế giới đã xuất hiện ở thành phố Thượng Hải. Chỉ cần bấm nút một cái là nguyên tô mì (bốc khói) tới miệng cấp kỳ.
Ảnh: shanghaiist.com
Sau la bàn, thuốc súng, chữ in thì có lẽ đây là phát kiến quan trọng ... thứ tư của dân tộc Trung Hoa! Từ nay các đấng con trời có quyền ngẩng mặt nhìn đời với niềm hãnh diện là họ (cũng) vừa phát minh ra một thứ gì đó hoàn toàn mới lạ, chớ không còn cứ tiếp tục chỉ làm hàng nhái hay chôm chỉa phát kiến của thiên hạ nữa.
Ủa? Mà sao người Ấn, người Thái, người Miên, người Miến, người Lào, người Nhật, người Việt, người Mã Lai, người Nam Dương, người Đại Hàn, người Miến Điện ... cũng đều ăn mì (lia lịa) nhưng chỉ có người Tầu mới phát minh ra được cái máy bán mì ăn liền thôi – vậy cà?
Lý do, theo tôi, có lẽ vì “văn hoá ăn liền” hợp với tạng của người Tầu hiện nay hơn nhiều dân tộc khác. Nhân loại đâu có ai nghĩ ra được những cú Đại Nhẩy Vọt (Great Leaps Forward) lẹ cấp kỳ như Chủ Tịch Mao Trạch Đông, hồi cuối thập niên 1950.
Tác giả cuốn Bia Mộ, nhà báo Dương Kế Thằng, tính gọn là mấy cú nhẩy ngoạn mục này đã khiến cho ba mươi sáu triệu người dân Trung Hoa biến thành những con ma đói. Tuy tất cả các nạn nhân đều đã mồ yên mả đẹp từ lâu nhưng có lẽ cái “gene” nóng vội vẫn còn thôi thúc trong giòng máu của những thế hệ sau. Nhờ vậy, hậu duệ của họ mới phát minh ra được cái máy bán mì ăn liền tại chỗ.
Những người Cầm Lái Vỹ Đại kế tiếp của nước Trung Hoa cũng đều nóng như hơ, đều nhấp nhổm muốn nhẩy vọt (và nhẩy đại) bất cần thân thể. Sau khi hô hào “mèo trắng mèo đen gì miễn bắt chuột là được,” họ còn tiến xa hơn khi khuyến khích toàn dân xẻ núi lấp sông để nâng cao sản xuất.
Ảnh lấy từ ethongluan.org
Ngó cái cách người Trung Hoa lấp sông bằng xe đổ rác cũng đã đủ cho thiên hạ “ấn tượng” lắm rồi nhưng nghe bác Nguyễn Gia Kiểng kể chuyện đi Tầu thì mới thiệt là hết hồn hết vía:
“Trên máy bay từ Tây An về Côn Minh, tôi đọc trên tờ China Daily, tờ nhật báo duy nhất bằng ngoại ngữ tại Trung Quốc, dĩ nhiên là báo nhà nước và cũng chỉ tìm thấy trên máy bay: 278 thành phố, 5.000 thị xã và 20.000 thị trấn hoàn toàn không có hệ thống xử lý nước thải.”
Những nhà máy sản xuất trên toàn quốc, tất nhiên, cũng khỏi cần cài đặt hệ thống xử lý nước thải làm chi (cho má nó khi) cứ tuồn mẹ nó hết xuống sông cho nó khoẻ. Thiệt là gọn gàng và lẹ làng hết biết luôn.
Hèn chi mà hàng hoá Trung Cộng tuy bán rẻ (như cho) nhưng kinh tế của họ vẫn tăng trưởng đều đều khiến toàn thể nhân loại đều phải suýt xoa ngưỡng mộ, trừ mấy ông Việt Nam có máu ... bài Tầu, trong cũng như ngoài nước :
Sau này, sau khi đọc một đoạn ngắn trong tuyển tập truyện ngắn (Ký Thác) của Bình Nguyên Lộc, tôi mới hiểu ra sự ân cần và tế nhị của ông:
Cơm là ác mộng của người Trung Hoa, cho đến nỗi họ gặp nhau, chào nhau bằng câu: “Ăn cơm chưa?”
Té ra ông anh thấy tôi họ Tưởng nên tưởng (lầm) rằng thằng nhỏ này nó người Tầu, hoặc rẻ ra chắc cũng gốc Tầu. Nói nào ngay: tôi hoàn toàn, và tuyệt đối, không Tầu xíu xiu nào hết trơn hết trọi nhưng bà vợ (nhỏ) thì Tầu thiệt và Tầu lắm.
Dòng họ bên bả đông hết biết luôn. Tôi tiếp xúc với họ hàng ngày nhưng không còn nghe ai chào theo kiểu (“ăn cơm chưa”) như thời trước nữa. Cách họ thăm hỏi nhau nghe đã khác rồi:
- Nị ăn mì chưa ?
Một trang thực đơn của AirAsia. Ảnh chụp tháng 4 năm 2016.
Ở phi trường Thượng Hải hành khách còn được cung cấp nước sôi luôn nữa. Vòi nước này luôn đặt cạnh cái máy bán mì ăn liền. Bỏ tiền, bấm nút, lấy cái tô ra, xé nắp, rồi chế nước vô là ... sực thôi.
Giản tiện và tân kỳ dễ sợ chưa?
Chưa đâu! Kiểu đó đã xưa rồi, cha nội. Trang mạng Shangaiist vừa mới hớn hở loan tin là những máy bán mì đầu tiên của thế giới đã xuất hiện ở thành phố Thượng Hải. Chỉ cần bấm nút một cái là nguyên tô mì (bốc khói) tới miệng cấp kỳ.
Ảnh: shanghaiist.com
Sau la bàn, thuốc súng, chữ in thì có lẽ đây là phát kiến quan trọng ... thứ tư của dân tộc Trung Hoa! Từ nay các đấng con trời có quyền ngẩng mặt nhìn đời với niềm hãnh diện là họ (cũng) vừa phát minh ra một thứ gì đó hoàn toàn mới lạ, chớ không còn cứ tiếp tục chỉ làm hàng nhái hay chôm chỉa phát kiến của thiên hạ nữa.
Ủa? Mà sao người Ấn, người Thái, người Miên, người Miến, người Lào, người Nhật, người Việt, người Mã Lai, người Nam Dương, người Đại Hàn, người Miến Điện ... cũng đều ăn mì (lia lịa) nhưng chỉ có người Tầu mới phát minh ra được cái máy bán mì ăn liền thôi – vậy cà?
Lý do, theo tôi, có lẽ vì “văn hoá ăn liền” hợp với tạng của người Tầu hiện nay hơn nhiều dân tộc khác. Nhân loại đâu có ai nghĩ ra được những cú Đại Nhẩy Vọt (Great Leaps Forward) lẹ cấp kỳ như Chủ Tịch Mao Trạch Đông, hồi cuối thập niên 1950.
Tác giả cuốn Bia Mộ, nhà báo Dương Kế Thằng, tính gọn là mấy cú nhẩy ngoạn mục này đã khiến cho ba mươi sáu triệu người dân Trung Hoa biến thành những con ma đói. Tuy tất cả các nạn nhân đều đã mồ yên mả đẹp từ lâu nhưng có lẽ cái “gene” nóng vội vẫn còn thôi thúc trong giòng máu của những thế hệ sau. Nhờ vậy, hậu duệ của họ mới phát minh ra được cái máy bán mì ăn liền tại chỗ.
Những người Cầm Lái Vỹ Đại kế tiếp của nước Trung Hoa cũng đều nóng như hơ, đều nhấp nhổm muốn nhẩy vọt (và nhẩy đại) bất cần thân thể. Sau khi hô hào “mèo trắng mèo đen gì miễn bắt chuột là được,” họ còn tiến xa hơn khi khuyến khích toàn dân xẻ núi lấp sông để nâng cao sản xuất.
Ảnh lấy từ ethongluan.org
Ngó cái cách người Trung Hoa lấp sông bằng xe đổ rác cũng đã đủ cho thiên hạ “ấn tượng” lắm rồi nhưng nghe bác Nguyễn Gia Kiểng kể chuyện đi Tầu thì mới thiệt là hết hồn hết vía:
“Trên máy bay từ Tây An về Côn Minh, tôi đọc trên tờ China Daily, tờ nhật báo duy nhất bằng ngoại ngữ tại Trung Quốc, dĩ nhiên là báo nhà nước và cũng chỉ tìm thấy trên máy bay: 278 thành phố, 5.000 thị xã và 20.000 thị trấn hoàn toàn không có hệ thống xử lý nước thải.”
Những nhà máy sản xuất trên toàn quốc, tất nhiên, cũng khỏi cần cài đặt hệ thống xử lý nước thải làm chi (cho má nó khi) cứ tuồn mẹ nó hết xuống sông cho nó khoẻ. Thiệt là gọn gàng và lẹ làng hết biết luôn.
Hèn chi mà hàng hoá Trung Cộng tuy bán rẻ (như cho) nhưng kinh tế của họ vẫn tăng trưởng đều đều khiến toàn thể nhân loại đều phải suýt xoa ngưỡng mộ, trừ mấy ông Việt Nam có máu ... bài Tầu, trong cũng như ngoài nước :
- Nguyễn Xuân Nghĩa: “Đây là chuyện bình thường của các nước ‘tân tòng’ mới áp dụng quy luật thị trường để điều hành kinh tế, như Nhật Bản sau Thế chiến II và nhiều nước Đông Á kể từ thập niên 60-70 của thế kỷ 20. Nhờ đi sau, khởi lên từ một nền móng tan hoang vì sai lầm chánh sách trước đấy, và học các xã hội đi trước, các nước tân tòng đều có một giai đoạn ‘khởi phát’ ... Trong những năm tới, Trung Quốc sẽ tụt hậu so với đà tiến đã qua. Sẽ mất vị trí cường quốc kinh tế họ vừa thấy trong tầm tay và chưa nắm được thì đã tuột.
- Ngô Nhân Dụng: “Cả nền kinh tế Trung Quốc trong mấy năm qua dựa trên ‘phép lạ’ đầu tư chỉ để tiếp tục đầu tư thêm, nhờ thế vẫn chưa sụp đổ... Ai cũng thấy tình trạng này không thể kéo dài được... Cho nên, chúng ta không nên ngộ nhận rằng nền kinh tế Trung Quốc cứ thế mà lên, đè bẹp các nước khác. Bên trong cơ cấu kinh tế của Trung Quốc không có động cơ tạo sức phát triển bền vững mà trá lại còn chứa những trái bom nổ chậm không biết lúc nào nổ.
- Lê Phú Khải: “TQ là đất nước của một chế độ tuyệt vọng.”
- Nguyễn Gia Kiểng: Thực ra chính quyền Bắc Kinh chỉ làm một điều rất giản dị là bóc lột công nhân tối đa và tàn phá môi trường để sản xuất thật nhiều với giá thật rẻ. Nói cách khác chính quyền cộng sản Trung Quốc xuất khẩu sự nghèo khổ mà chính họ là nguyên nhân đồng thời phá hoại đất nước theo nghĩa đen, làm cho đất khô cằn, nước và không khí bẩn và độc. Chính sách tệ hại đó dù nhất thời có thể gây ấn tượng nhưng sau cùng chỉ làm Trung Quốc kiệt quệ lâu dài, như những kim tự tháp tại Ai Cập và Vạn Lý Trường Thành tại chính Trung Quốc trước đây.
Ảnh: foreignaffairs.com Tui không đủ kiến thức, cũng như chữ nghĩa, để có thể đưa ra những nhận định cùng với những kiểu ví von xa xôi (Đông/Tây –Kim/ Cổ) như qúi vị thức giả thượng dẫn. Cứ theo cách nghĩ của một thường dân cỡ tôi thì kiểu làm ăn của người Trung Hoa, trong mấy thập niên qua, từa tựa như những kẻ sống bằng ... nghề bán máu để ăn (liền) vậy. Tất nhiên, họ sẽ không sống được lâu.
Nói vậy nghe hơi ác miệng, và cũng rất dễ mích lòng nên tôi email bài viết này cho bà vợ (nhỏ) đọc trước - cho nó chắc ăn - trước khi đi ngủ. Dù gì thì mình cũng đang sống chung với Tầu mà.
Sở dĩ có cái vụ “email” và “reply” qua lại vì vợ chồng chúng tôi giận nhau hơn cả tuần rồi. Người Việt cũng như người Tầu đều rất giầu tự ái nên không đứa nào chịu mở lời (trước) cả . Tôi không nằm chung giường với kẻ thù đã gần chục đêm nay.
Sáng hôm sau, có hồi âm ngay:
“Nị viết quá hay và quá đúng. Không chỉ đúng với dân Tầu mà còn đúng luôn với dân Việt nữa. Bởi vậy chỉ cần thay hai chữ “Trung Hoa” bằng “Việt Nam,” và đổi lại cái tựa (“Mày Ăn Cơm Chưa?”) là coi như sẽ có thêm một bài viết mới. Nói cách khác là đêm qua nị chỉ viết một bài thôi nhưng lại có thể biến thành hai nên có thể nhận được hai lần tiền nhuận bút. Nhớ là số tiền dư này phải dùng để mua thêm thuốc bổ gan, chớ đừng có mang đi nhậu hết (mang tội chết) đó nha – cha nội.”
P.S: I love you. Dù có giận, nị vẫn ái ngộ. Ngộ đừng ái ngại.
SƠN TRUNG * TRUNG CỘNG ĐÃ LỘ DIỆN HUNG TÀN VÀ DÃ MAN
Việt Nam tháng tư đau thương. Hết tai họa này đến tai họa khác, mà tất cả đều do Trung Cộng và Việt Cộng. Có điều tháng tư 1975, người phơi thây trên đại lộ, trong rừng sâu và gần triệu thân thể đã nằm im trong biển cả . Tất cả im lặng nuốt hờn căm chỉ nghe tiếng gió rì rào trong rừng sâu và tiếng sóng lao xao trên đại dương. Tháng 4-1975 người nằm xuống dưới biển sâu nhưng tháng tư 2016 thì cá chết toàn bộ nổi lên và lòng dân Nam Bắc bừng lên căm thù bọn Cộng sản hung tàn dã man. Không ai có thể mù, không ai có thể lặng im ngoại trừ bọn Việt gian Cộng sản.
Việt Cộng có hàng vạn tiến sĩ, thạc sĩ có mấy cô cậu ông bà lên tiếng về vụ cá chết? Chỉ thấy một người, một người anh dũng nổi bật nhất đó là cô gái Trần Thị Lam với bài thơ ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH?
Bọn Đại Việt gian cộng sản một số im lặng, một số tìm cách chạy tội. Cộng sản Quảng Bình cho rằng cá chết là do thủy triều đỏ, là chuyện bình thường!
Tuy vậy theo VnExpress, GS-TS Nguyễn Ngọc Lâm tiết lộ là kết quả phân tích mẫu nước lấy ngày 27/4/2016 từ Vũng Áng Hà Tĩnh cho thấy có vi tảo Heterosigma cf. akashiwo, mật độ xấp xỉ 300 triệu tế bào trên một lít và với mật độ này, vi tảo có thể gây chết cá và ảnh hưởng đời sống thủy sinh.
Còn VietnamNet trích nguồn tin kênh Truyền hình Quốc gia VTV cho biết, các nhà khoa học Quốc tế và Việt Nam vào tối 4/5 đã lấy mẫu nước tại bãi biển Nhơn Trạch và đã có cuộc họp kéo dài tại Hà Tĩnh. Tờ báo mạng dẫn lời Giáo sư khoa học Dương Đức Tiến, nguyên giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội nói là, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đưa nhận định chung khẳng định đây là hiện tượng thủy triều đỏ hay tảo nở hoa. Tuy nhiên các nhà khoa học chưa phân loại được là loại tảo nào.
“Hàng tấn cá chết, Huế khẳng định biển an toàn”
Hầu hết báo điện tử của Việt Nam vào ngày 5/5/2016 đều đưa tin, thêm đợt thứ 3 cá chết bất thường tiếp tục xảy ra ở Thừa Thiên Huế từ ngày 2/5, trong vòng 3 ngày lượng cá biển trôi dạt vào bờ ở cửa biển Thuận An khoảng 8 tấn, cá nuôi lồng của người dân cũng chết hàng loạt nhưng chưa có thống kê. VnExpress bản tin trên mạng trưa ngày 5/5 đặt một tựa bài khá mỉa mai ‘Hàng tấn cá chết, Huế khẳng định biển an toàn’. Tờ báo mạng trích lời Ông Hoàng Ngọc Khanh, phát ngôn viên tỉnh Thừa Thiên-Huế khẳng định, dù có ba đợt cá chết, nhưng tất cả các điểm quan trắc đánh giá môi trường nước biển đều nằm trong giới hạn cho phép và mọi việc trong vòng kiểm soát. Theo VnExpress, Ông Khanh xác nhận chính quyền Thừa Thiên Huế khuyến cáo người dân không chụp ảnh cá chết, vì lo ngại những hình ảnh này phát tán lên mạng xã hội, có bình luận không đúng gây nhiễu động trong nhân dân.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReviewOnlineDomesticPress/the-labyrinth-of-mass-fish-deaths-05062016084007.html >
Đài RFI nhận định Vụ cá chết miền Trung : Chính quyền Việt Nam né tránh. Họ đưa ra nhận xét về hành động của các ông đầu gấu Hà Nôi:
Dư luận trong nước đặt câu hỏi về việc : Phải chăng chính quyền đã bao che cơ sở luyện thép của tập đoàn Đài Loan Formosa. Trong phát biểu trước báo giới nói trên, đại diện chính quyền Việt Nam đã hoàn toàn không nhắc đến trách nhiệm của cơ quan quản lý Môi Trường tỉnh Hà Tĩnh, nơi trực tiếp giám sát hoạt động của Formosa trong lĩnh vực này.< http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160428-vu-ca-chet-mien-trung-chinh-quyen-viet-nam-ne-tranh >
Thứ trưởng bộ tài nguyên môi trường Võ Tuấn Nhân “nạt” phóng viên khi bị chất vấn về nguyên nhân dẫn đến thảm hoạ cá chết hàng loạt ở miền Trung. Trước đó, trong buổi họp báo tối ngày 27/4/2016, ông Nhân cũng đã lên tiếng bênh vực việc xả chất thải độc hại của tập đoàn Formosa khi tuyên bố: “Chưa có bằng chứng để xác định Formosa và cảng Vũng Áng có liên quan đến cá chết”.
Sau đó, trong cuộc phỏng vấn được phát hình trực tiếp trên facebook báo Thanh Niên, vị thứ trưởng này bèn tỏ thái độ tức giận, rồi bỏ đi khi một nữ phóng viên chất vấn về việc kim loại nặng Crom trong nước biển Lăng Cô cao gấp 9 lần mức cho phép.
Theo ông Nhân, câu hỏi này đã “gây tổn hại cho đất nước”, đồng thời yêu cầu các phóng viên phải tắt máy.
Đã không thi hành biện pháp kỷ luật, Nguyễn Phú Trọng còn thân hành đến vuốt ve, ninh bợ bọn Tàu cộng Formosa . Vài sự kiện trên cho tyháy bọn Việt Cộng đã bán Việt Nam cho Trung Cộng mà bọn Nguyễn Phú Trọng cam phân nô lệ, khống dám phản kháng, nếu chúng mở miệng là bào chữa, bên vưc cho chủ nhân Trung Cộng.
Bon chúng còn đóng kịch:“Ông Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cùng Chủ tịch thành phố Huỳnh Đức Thơ xuống biển Mỹ Khê tắm và những thuyền thúng của ngư dân cập bờ, hàng trăm người chen chân mua cá” là cái tít được báo chí nhấn tới nhấn lui như có ý cho người dân Đà Nẵng yên tâm rằng hai ông cao nhất thành phố cùng các ông kém cao khác còn không sợ biển thì không lý gì người dân phải sợ.
Đây là những diễn viên tồi. Cá chết hàng vạn hàng triệu, mùi hôi thối bộc lên nồng năc làm sao mà bảo biển an toàn, cá không nhiễm độc? Các ông các cô các bà ăn cá , có phải cá vùng Hà Tĩnh-!Quảng Bình kgộng hai cá nhập cảng Canada, Mỹ? Còn tắm thì trước khi tắm đã bôi thuốc trừ độc và tám vội đề chụp ảnh mà thôi. Mà chắc gì những tấm ảnh đó đuợc thực sự chụp tại Quảng Bình-Hà Tỉnh trong tháng 4-20016?
Trong bài trên, Cánh Cò viết:
Các tài liệu đều nói Formosa là của Đài Loan và đó là một hành vi gian xảo của Trung Cộng. Hồ Chí Minh là Tập Chương người Đài Loan, Mặt trận Giải Phóng là của Cộng sản chứ không phải do dân Miền Nam chống Mỹ. Cái gì Việt Cộng cũng gian trá. Phạm Văn Đồng công nhận biển đảo Việt Nam là củqa Trung Cộng, Nguyễn Văn Linh, Đổ Mười, Lê Đức Anh, Phạm Văn Đồng đã sang Thanh Đô xin làn tôi tớ. Nay thì Vũng Áng đã là khu tự trị của Trung Cộng. Công ty Formosa nằm trong Vũng Áng, nghĩa là công tay này là của Trung Cộng. Bùi Văn Bồng cho biết Chúng tôi không thể vào kiểm tra KCN Vũng Áng’!... Hàng chục nghìn người Trung Quốc có "quyền" tự do vào Vũng Áng, nhưng Việt Nam thì không được vào?
Việt Cộng ký năm nào, ai ký, văn bản như thế nào không ai biết. Nó là bí mật, là nỗi nhục quốc gia mà Việt Cộng giáu kín như công hàm Phạm Văn Đồng, văn bản Thành Đô hoàn toàn bí mật nhưng một số tin tức đã rò rỉ!
Cũng bản tin trên, trong cuộc phỏng vấn của Đài RFA, TS Lê Đăng Doanh, thành viên Ủy ban Chính sách phát triển Liên Hiệp Quốc, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương nhận định:
“Hơn bao giờ hết trong tình hình có hiện tượng mất niềm tin và có sự thiệt hại đối với đồng bào miền Trung như thế, thì trước nhất là phải có sự công khai minh bạch, sự trung thực, phải có sự trả lời có căn cứ khoa học và phải vận dụng pháp luật, qui định trách nhiệm và trừng phạt một cách nghiêm minh tất cả những ai đã gây ra những tác hại này và đền bù cho đồng bào những người bị thiệt hại. Theo tôi đấy là yêu cầu xứng đáng và sự mong đợi của người dân Việt Nam, không những ở miền Trung mà ở toàn thể đất nước Việt Nam hiện nay.”
Việt Cộng , Trung Cộng là lũ lưu manh gian đối, làm sao mà bảo chúng " công khai minh bạch"? Tự chúng ta phải tìm sự thực, tự chúng ta phải vạch mặt bọn bán nước hại dân. Và tự chúng ta phải đào mồ chôn bọn phản quốc và bọn Thực dân Trung Cộng.
Một số trí thức và nhà khoa học trong ngoài nườc đã nói rõ nguyên nhân cá chết. Tiến sĩ Mai Thanh Truyết tố cáo tội trạng của công ty Formosa là phá hủy mội trường Việt Nam:
Tại Đài Loan, các nhà khoa học ĐH Quốc Gia Đài Loan đã công bố về ô nhiễm các chất gây ung thư và phá hủy mô gan, do công nghệ cracking dầu mỏ của Formosa tại Yulin.
Nên nhớ 18 năm trước đây, tại Campuchia năm 1998, Formosa dính dáng đến một vụ bạo loạn chết người. Năm đó, Formosa “xuất cảng” sang Campuchia 3000 tấn rác nhiễm thủy ngân, do tàu Chang-Shun vận chuyển vào cảng Sihanoukville.
Rác gồm những khối nén, bọc trong bao nhựa khá dày. Người dân quanh vùng đổ xô đến bãi rác, thấy những tấm nhựa này có thể dùng làm tấm lợp nhà. Họ dùng dao, dùng tay, thậm chí dùng răng cắn bóc các bao nhựa nhiễm độc Thủy ngân, Chì, Arsenic vào Cambodia làm chết nhiều người. Và Chính phủ Nam Vang lúc bấy giờ kiện, và họ bắt buộc phải chở về Đài Loan và bồi thường cho các nạn nhân bị nhiễm độc.
Còn nhớ nhà máy bột ngọt Vedan ở Biên Hòa làm ô nhiễm dòng sông Thị Vải, đã được chúng tôi cảnh báo từ năm 1997, chì sau hai năm đi vào khai thác,. Cũng câu chuyện đường ống ngầm câu chuyện nhà máy được giải của UBND Tĩnh Biên Hòa…nhưng năm 2014, phế thải lỏng đã chảy tới tận khu Thanh Đa, khu Cầu Bình Lợi…và cá chết cũng nổi lên giống như tình trạng hiện nay.
Trở về Đại Cty Formosa, tên tiếng Anh là Formosa Plastics Group (FPG), là một tổ hợp công nghiệp nhiều ngành của Đài Loan (hóa dầu mỏ, chất dẻo, công nghệ sinh học, nhà máy phát điện, máy móc điện tử, quang sợi, công nghiệp ô tô…).
Cùng với các thành tựu rất lớn đóng góp vào công nghiệp hóa Đài Loan, tập đoàn này cũng mang nhiều tai tiếng về vi phạm môi trường tại chính Đài Loan cũng như một số nước khác.
Trụ sở của Formosa từng bị người biểu tình phản đối vi phạm môi trường (Nhật báo Đài Bắc, 24/2/2014).
Tại Hoa Kỳ, ở các tiểu bang Texas và Louisiana, các nhà máy của Formosa bị phát hiện xả các chất độc như 1,2-dichloroethane (EDC), dioxin và chroroform… vào đất và nước ngầm, kể cả xuống sông Mississippi.
Năm 2009, Formosa bị EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ) “phạt dân sự” số tiền là 2,8 triệu Mỹ kim, đồng thời bị buộc phải bỏ ra 10 triệu Mỹ kim để khắc phục các vấn đề gây ô nhiễm môi trường tại các tiểu bang Texas và Louisiana.
Hồ sơ môi trường của Formosa xảy ra quá nhiều nơi họ đầu tư, cho nên đã trở thành một thí dụ minh họa trong bộ sách giáo khoa về Luật Môi trường của Barry Hill tại Hoa Kỳ (Environmental Justice, Legal Theory and Practice, Barry Hill, 3rd Edition, 2014).
Và hiện tại, ở Việt Nam có tất cả 196 Khu công nghiệp, Khu chế xuất…tương tự như thế mọc rải rác từ Bắc chí Nam làm ô nhiễm hầu hết các sông ngòi, đất đai chung quanh…vì có thể nói 99% KCN nầy đều không có hệ thống thanh lọc phế thải cho nên phế thải rắn, lỏng, khí đều được thải thẳng vào môi trường.
Tình trạng cá chết hàng loạt
Cá đã chết vì ô nhiễm độc hại thải từ các nhà máy của Formosa ở Hà Tĩnh từ ngày 1/4. Truyền thông từ phía đảng CSVN và cả phía người dân cũng đã nhập cuộc. Quan chức cộng sản cũng đã lên tiếng, quan chức Formosa cũng đã lên tiếng.
Bắt đầu từ ngày 06/04/2016, cá nuôi trong các lồng bè xung quanh khu vực cảng Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh bỗng nhiên bị chết hàng loạt. Tiếp theo, cá lại chết la liệt ở Quảng Trạch, Đồng Hới … (tỉnh Quảng Bình), rối đến Gio Linh, Triệu Phong … (Quảng Trị); Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế).
Formosa nhìn nhận từ đầu năm đến nay có nhập về 300 tấn hóa chất khoảng 40 loại để súc rửa đường ống và máy móc, trong đó có những chất độc và cực độc như chất chống gỉ, chống ăn mòn…Vào lúc người “thám tử nhân dân” lặn xuống, khúc cuối của đường ống đang phun ra một thứ nước màu vàng đục rất bẩn. Các nhà khoa học nhìn nhận, chỉ có chất độc rất mạnh mới có thể khiến hàng loạt cá lớn nhỏ chết bất đắc kỳ tử như thế.
Và bây giờ là lúc chúng ta nhìn vào sự việc một cách tổng quát và lên tiếng nói của người con Việt.
Cho đến nay, nhiều ngư dân đã phát hiện ra đường ống thải chất độc từ nhà máy thép và nhựa của Formosa chính là nguyên nhân gây những cái chết hàng loạt của cá biển. Không chỉ là cá tại Vũng Áng mà lan vào đến Đà Nẵng. Theo dòng hải lưu, nguồn độc chất này sẽ lan vào khu vực Sài Gòn, Vũng Tàu, Bình Thuận trong nay mai.
Nếu triều cường tiếp tục tràn vào Miền Tây khi nơi đây không có nước ngọt do bị Trung Cộng chặn đầu nguồn thì thảm họa môi sinh không chỉ là Vũng Áng mà khắp miền Trung và Miền Nam.
Rõ ràng, Trung Cộng đã chơi một ván cờ độc đáo, đó là ngăn nước ngọt đầu nguồn sông Mekong, và xả độc từ Hà Tĩnh để đầu độc Việt Nam.
Đây là một thứ vũ khí thật đáng sợ và độc ác.
Ba nhà khoa học người Việt ở hải ngoại lên tiếng về công ty Formosa xả chất độc phá hoại sinh thái và dân tộc Việt Nam.ThS. Trần Thị Thanh Thoả (Khoa Sinh học, Trường Đại học Thủ đô Tôkyo, Nhật Bản); Thiều Mai Lâm (Viện Khoa học Cao phân tử, Đại học Kỹ thuật Virginia, Mỹ); và GS.TS. Trương Nguyện Thành (Khoa Hóa Học, Đại Học Utah, Mỹ). Trong khi chờ đợi việc nghiên cứu đầy đủ, , họ đưa ra giả thuyết:
- Nhiểm độc kim loại nặng (KLN)
- Trường hợp 2: Nhiễm độc bởi cyanide
Chất có khả năng giết hàng loạt cá biển trên một diện rộng như thế phải là chất kịch độc như Kim loại nặnh (KLN) và kể cả chất phóng xạ...với các KLN như chì thì một lượng rất nhỏ chỉ cần 1 g trong 1,000,000 litter nước cũng đủ chết người (Nồng độ IDLH (Immediately Detrimental to Life and Health) từ Environmental Protection Agency (EPA -Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ) và 1 g trong 10 triệu litter nước đủ nguy hại đến cá).
Tóm lại khi cá chết có nghĩa nồng độ chất độc đã vượt ngưỡng. Nhưng cá còn sống không có nghĩa là không có bị ngấm chất độc.
Mới đây lãnh đạo Formosa còn tuyên bố để phát triển kinh tế việc chết vài con cá biển là chuyện nhỏ và là cái giá phải đánh đổi.
Chỉ tiếc là việc chết cá biển không phải là chuyện “bé như hạt gạo” mà nó có thể là cảnh báo cho một tai họa đổ xuống các thế hệ tiếp theo của Việt Nam.
Tiêu hủy môi trường là tội nhỏ ư? Hàng triệu cá chết sao bảo vài con. Vẫn cái thóo lấy vải thưa che mắt thánh của Cộng sản, cả Trung Cộng và Việt Cộng!
TRong công cuộc hợp tác kinh tế chân chính, rõ ràng dân Việt Nam muốn môi trường trong sạch, mà lơi lộc về thép là của Trung Cộng. Không người Việt Nam muốn cá chết và mình chết. Chỉ có bọn trung ương đảng cướp là bán nước lấy tiền!
Có thể coi sự việc nghiêm trọng này là thảm họa khôn lường và lâu dài.
Với sự nguy hiểm của chất độc chúng tôi cho rằng cần có một nghiên cứu toàn diện với sự hỗ trợ của cộng đồng khoa học quốc tế như World Health Organization (WHO) và nên khẩn cấp trong thời gian này.
Chính phủ cần yêu cầu Formosa dừng ngay việc xả nước thải ra biển cho đến khi có kết quả điều tra chính thức.
Các cơ quan luật pháp cũng như các luật sư cần thu thập thông tin đầy đủ để có thể bắt buộc thủ phạm bồi thường thiệt hại cho dân về sức khỏe cũng như thiệt hại kinh tế.
Người dân ở vùng bị nhiễm, cần phải xét nghiệm mẫu nước sinh hoạt và sản xuất nơi mình đang sống. Chúng tôi đã có bài viết hướng dẫn cách lấy mẫu và gửi đi xét nghiệm để có kết quả chính xác.
Đó là do Formosa, do Trung Cộng xả thải để giết cá, giết dân và chiếm biển.
NS Tuấn Khanh phát biểu:
Đầu tháng 5/2016, tương tự như người dân ở 4 tỉnh miền Trung việt Nam, những người dân Phi Luật Tân sống ở gần đảo Pag-asa (Thị Tứ), một hòn đảo gần ở vùng biển phía Tây Phi Luật Tân, cho biết họ kinh hoàng nhìn thấy hàng hàng lớp lớp các loài sinh vật biển chết, trôi dạt đầy các bờ. Thủ phạm cũng không khó tìm: chính các tàu cá giả dạng của chính quyền Trung Quốc đã đến gần, đổ hàng tấn hóa chất độc xuống nhằm hủy diệt môi trường, nhằm triệt hạ đường sống của ngư dân ở đây.
Lời tố cáo chính thức, phát đi trên trang Elitereaders, cho biết hành động hủy diệt này của Trung Quốc là có chủ ý rõ ràng. Khi môi trường của khu vực này bị hủy diệt, tức đời sống và nền kinh tế của dân cư chung quanh đó tê liệt và sợ hãi, sẽ khiến họ rời bỏ ngư trường. Đảo và biển sẽ bị bỏ hoang. Sau đó, Trung Quốc sẽ tiến vào bất ngờ tiến vào kiểm soát, và thiết lập căn cứ quân sự ở đó.
Trung Quốc đẩy mạnh việc xả độc vào các vùng biển mà họ đang tranh chấp hay nhắm tới, nơi mà họ dùng ngư dân hoặc giả dạng ngư dân làm lá chắn để gây hấn. Đặc biệt, chiến dịch xả độc và gây hấn sẽ tăng mạnn trong mùa đi biển của ngư dân các nước.
“Tháng Ba, bà già đi biển”, mùa làm ăn Bính Thân 2016 của ngư dân Việt vừa khởi động đã vấp phải sự cố xả độc chất ra biển của Formosa Hà tĩnh, Vũng Áng. Toàn bộ 4 tỉnh miền Trung hoàn toàn tê liệt trước thảm cảnh thủy sinh vật chết tràn ngập các bờ biển. Bên cạnh đó, hàng trăm ngàn tàu cá Trung Quốc ra khơi được trang bị vũ khí là một tín hiệu đe dọa cho bất kỳ tàu cá nào của Việt Nam muốn vượt xa ngoài 20 hải lý – đánh bắt dài ngày – để tìm nguồn cá sạch mang về đất liền. Hàng trăm cây số bờ biển Việt Nam bị cô lập.
Cùng thời điểm mà Formosa Hà Tĩnh bất ngờ đẩy mạnh việc xả hàng tấn độc chất ra biển, cũng là lúc nhiều tàu cá Trung Quốc nhận nhiệm vụ âm thầm xâm nhập sâu bờ biển Việt Nam. Nhiệm vụ của họ không phải là đánh cá. Ngày 8 tháng 4, lực lượng tuần tra biên phòng Quảng Bình chận bắt 6 tàu cá như vậy mà chỉ còn cách cửa Nhật Lệ (TP Đồng Hới) khoảng 19 hải lý về phía Đông, cách cửa Gianh khoảng 24 hải lý về phía Đông Đông Nam. Hồ sơ của biên phòng biển Quảng Bình ghi nhận rằng các ngư dân này bất hợp tác, nhiều phần là tàu trinh sát giả dạng.
6 chiếc tàu nói trên chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Có thể hình dung rằng ngoài việc Formosa “vô tình” ồ ạt xả độc ra biển vào thời điểm cụ thể, thì những chiếc tàu Trung Quốc như vậy cũng thực hiện nhiệm vụ thả các thùng độc chất dọc bờ biển không khác gì họ đã làm trên đảo Pag-asa mà người Phi Luật Tân báo động. Biển nhiễm độc kéo dài không điểm dừng tạo nên nỗi sợ hãi của người dân Việt, đồng thời gây hoang mang, tạo cớ cho những thành phần thông đồng với Formosa, núp bóng trong chính quyền hiện hành, lên tiếng chạy chữa, hoặc im lặng né tránh cho tội ác của khu tự trị Vũng Áng.
Nhiều ngày sau khi Formosa Hà Tĩnh ngưng xả độc và bất hợp tác với chính quyền sở tại trong việc cung cấp các dữ liệu MSDS (Material Safety Data Sheets), tức các thành tố minh chứng an toàn trong việc xả độc của họ, cá vẫn chết dọc miền Trung. Ngày 1/5, ngư dân vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị cách bờ 20 hải lý cho biết lặn sâu dưới mặt biển 5m vẫn thấy hàng đàn cá lờ đờ nhiễm độc và chết dần. Nước biển thì loang màu đỏ nâu.
Cho đến ngày 4/5 thì nước biển màu đỏ nâu này nổi rõ, xuất hiện dài đến 1,5km ở Bố Trạch Quảng Bình. Dân chúng hoảng sợ, các quan chức thì chết lặng với hiện tượng mới này, không tìm ra cách đối phó. Đồng thời ở Thừa Thiên Huế, cá nuôi nước biển cũng chết dần hàng loạt, bí ẩn. Có phải những thùng độc chất được đục thủng và cho chảy dần, thả dưới lòng biển, tương tự như ở đảo Pag-asa đã bắt đầu có tác dụng?
Ngày 4/5, ông Lê Hữu Phước, Phó Chủ Tịch UBND huyện Hải Lăng, Quảng Trị bàng hoàng trước tình trạng cá chình chết trôi lạ lùng. “Cá chình hết sức khó bắt vì nó sống ở tầng nước sâu, trong kẽ san hô nhưng giờ phải ngoi lên mặt nước là chuyện hết sức lạ thường” – ông Phước nhấn mạnh.
Đến lúc này, mọi chuyện không chỉ nên dừng ở Formosa, mà đó có thể là một nghi vấn về sự liên kết chặt chẽ trong cuộc bao vây đường biển và ngư dân Việt. Một sách lược rất quen thuộc mà ai cũng có thể biết, nếu đã từng tham chiếu phương thức lấn đất, công thành của người Trung Quốc qua các thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc: bỏ độc và bao vây.
Những ngày cá chết rộ lên, độc chất lộ ra… cũng là những ngày mà dân biển Thừa Thiên Huế nói họ nhìn thấy nhiều tàu cá Trung Quốc im lặng xâm nhập sâu. Ngày nước biển Quảng Trị bốc lên mùi hôi thối kỳ lạ, cũng là ngày mà đại tá Hồ Ngọc Hoàng, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Trị cho biết tàu cá Trung Quốc bất ngờ xâm phạm hải phận của tỉnh, chỉ còn cách đảo Cồn Cỏ từ 8-10 hải lý.
Chiến thuật bao vây biển cũng chặt chẽ hơn khi ngư dân Việt muốn thoát khỏi sự cùng quẩn của thảm họa gần bờ, họ đi xa hơn 20 hải lý thì luôn bị rượt đuổi, đâm tàu bởi các nhóm đi biển Trung Quốc, hơn nữa, các nhóm tàu cá Trung quốc hung dữ này giờ lại được phát súng.
Câu chuyện cá chết hôm nay, hoàn toàn khác với 15-20 ngày trước. Bên cạnh thảm họa về môi trường còn là một cảnh báo về an nguy của Việt Nam trước Trung Quốc. Viễn tượng thù trong giặc ngoài đang mỗi lúc một hiện rõ, mà nhân dân là người gánh chịu đau thương. Câu chuyện cá chết, biển nhiễm độc hôm nay chính là giờ phút đòi hỏi các nhà lãnh đạo Việt Nam cần phải chứng minh mạnh mẽ lời
Dư luận trong nước đặt câu hỏi về việc : Phải chăng chính quyền đã bao che cơ sở luyện thép của tập đoàn Đài Loan Formosa. Trong phát biểu trước báo giới nói trên, đại diện chính quyền Việt Nam đã hoàn toàn không nhắc đến trách nhiệm của cơ quan quản lý Môi Trường tỉnh Hà Tĩnh, nơi trực tiếp giám sát hoạt động của Formosa trong lĩnh vực này.< http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160428-vu-ca-chet-mien-trung-chinh-quyen-viet-nam-ne-tranh >
Thứ trưởng bộ tài nguyên môi trường Võ Tuấn Nhân “nạt” phóng viên khi bị chất vấn về nguyên nhân dẫn đến thảm hoạ cá chết hàng loạt ở miền Trung. Trước đó, trong buổi họp báo tối ngày 27/4/2016, ông Nhân cũng đã lên tiếng bênh vực việc xả chất thải độc hại của tập đoàn Formosa khi tuyên bố: “Chưa có bằng chứng để xác định Formosa và cảng Vũng Áng có liên quan đến cá chết”.
Hà Tĩnh biều tình
Sau đó, trong cuộc phỏng vấn được phát hình trực tiếp trên facebook báo Thanh Niên, vị thứ trưởng này bèn tỏ thái độ tức giận, rồi bỏ đi khi một nữ phóng viên chất vấn về việc kim loại nặng Crom trong nước biển Lăng Cô cao gấp 9 lần mức cho phép.
Theo ông Nhân, câu hỏi này đã “gây tổn hại cho đất nước”, đồng thời yêu cầu các phóng viên phải tắt máy.
Đã không thi hành biện pháp kỷ luật, Nguyễn Phú Trọng còn thân hành đến vuốt ve, ninh bợ bọn Tàu cộng Formosa . Vài sự kiện trên cho tyháy bọn Việt Cộng đã bán Việt Nam cho Trung Cộng mà bọn Nguyễn Phú Trọng cam phân nô lệ, khống dám phản kháng, nếu chúng mở miệng là bào chữa, bên vưc cho chủ nhân Trung Cộng.
Bon chúng còn đóng kịch:“Ông Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cùng Chủ tịch thành phố Huỳnh Đức Thơ xuống biển Mỹ Khê tắm và những thuyền thúng của ngư dân cập bờ, hàng trăm người chen chân mua cá” là cái tít được báo chí nhấn tới nhấn lui như có ý cho người dân Đà Nẵng yên tâm rằng hai ông cao nhất thành phố cùng các ông kém cao khác còn không sợ biển thì không lý gì người dân phải sợ.
Báo chí lề đảng có cơ hội bơm thổi và các chuyên viên công bộc ăn lương chế độ đã tận lực ca ngợi như những hành động anh hùng, hay ít ra cũng là những tín hiệu cho thấy nhà nước lo lắng cho công ăn việc làm của người dân đến mức quên mình...
Quảng Bình biểu tình
Lãng tránh và im lặng là hai cách mà các cấp chính quyền luôn sử dụng trong bất kỳ một biến cố nào. Nay cũng vậy, một tháng trôi qua không một đơn vị nào chịu trách nhiệm về cách ứng phó với thảm họa. Người ta nhìn nhau và lấm lét nhìn dân. Những cái nhìn thiếu lương thiện chỉ cốt chạy trốn trách nhiệm và tìm cơ hội cứu lấy chiếc ghế của mình.
Và người ta nghĩ ra cách cứu chiếc ghể họ đang ngồi, nêu không hành động thì nguy cơ bị dân đá văng ra khỏi ghế lả điều có thể. Cứu ghế không gì bằng trình diễn tắm táp và ăn cá.
Những chiếc lưng tròn lẳng, no đủ xuất hiện trong vùng biển Đà Nẵng được báo chí xem như cơ hội đẩy lên phong trào tắm biển cứu cá. Chủ tịch thành phố còn đi xa hơn: sẽ mời người dân ăn bữa tiệc hải sản hoành tráng chiêu đãi cho toàn thành phố.
Thông qua việc tắm và mời dân ăn hải sản người ta thấy nảy sinh nhiều vẩn đề nghiêm trọng, nếu không muốn nói là nguy hiểm hơn cả việc cá chết: Nếu người dân nghe và làm theo lời lãnh đạo Đà Nẵng, ăn cá do ngư dân cung cấp trong một thời gian, nếu có phát sinh các bệnh tật nguy hiểm thì ai là người trách nhiệm?
Trong bài trên, Cánh Cò viết:
Nhất là có nên tin bà Bộ trường Y Tế, vốn nổi tiếng về những mũi vắc xin giết người khi bà ta nói rằng: Hải sản tươi sống ở Hà Tỉnh và Quảng Bình đều an toàn. Oái oăm thay ngay trong ngày đó người dân hai tỉnh Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế lạnh mình với việc cá tiếp tục chết và hàng tấn cá bị thiêu hủy để tránh ô nhiễm.
Bà Bộ trưởng nếu nghe tin này có thể nói Thanh Hóa không phải là Hà Tỉnh và Thừa Thiên Huế không phải là Quảng Bình.
Vâng bà nói sao cũng được vì bà có thẻ bài của Đảng, dân tình thì không cần nói, họ đang lắng nghe các thông tin từ báo quốc doanh lẫn trang mạng xã hội. Báo thì họ chọn tin nào tiêu cực họ xem vì họ biết rằng những bài phỏng vấn giá trị như của cô phóng viên Lan Anh phỏng vấn ông Chu Xuân Phàm không phải lúc nào cũng xuất hiện được.
Cũng may cho dân tộc chúng tôi ngày càng ít người tin vào cộng sản hơn. Bởi thế nên vào ngày hôm nay báo nhà nước có bài ca tụng Đại tá anh hùng Nguyễn Văn Bảy với nội dung: “Người cựu binh cho biết, đời ông luôn gắn với những số 7. Đi bộ đội lúc 17 tuổi, học văn hóa 7 ngày lên 7 lớp (từ lớp 3 lên lớp 10), lái chiếc MiG17 bắn rơi 7 máy bay Mỹ, được phong Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 1967” người dân xem rồi gật gù: ừ thì ông đại tá này bắn giàn thun cũng giỏi đây.
Thì ra chính quyền cách mạng luôn luôn có những người tài cao đức trọng luôn sẵn sàng đưa thân ra cứu nước chứ không riêng gì ông Bảy. Biết đâu hai ông Bí thư và Chủ tịch thành phố Đà Nẵng không may bị nước biển làm hoại thư hay ăn cá mà ung thư cũng được phong anh hùng thì sao?
Các tài liệu đều nói Formosa là của Đài Loan và đó là một hành vi gian xảo của Trung Cộng. Hồ Chí Minh là Tập Chương người Đài Loan, Mặt trận Giải Phóng là của Cộng sản chứ không phải do dân Miền Nam chống Mỹ. Cái gì Việt Cộng cũng gian trá. Phạm Văn Đồng công nhận biển đảo Việt Nam là củqa Trung Cộng, Nguyễn Văn Linh, Đổ Mười, Lê Đức Anh, Phạm Văn Đồng đã sang Thanh Đô xin làn tôi tớ. Nay thì Vũng Áng đã là khu tự trị của Trung Cộng. Công ty Formosa nằm trong Vũng Áng, nghĩa là công tay này là của Trung Cộng. Bùi Văn Bồng cho biết Chúng tôi không thể vào kiểm tra KCN Vũng Áng’!... Hàng chục nghìn người Trung Quốc có "quyền" tự do vào Vũng Áng, nhưng Việt Nam thì không được vào?
Việt Cộng ký năm nào, ai ký, văn bản như thế nào không ai biết. Nó là bí mật, là nỗi nhục quốc gia mà Việt Cộng giáu kín như công hàm Phạm Văn Đồng, văn bản Thành Đô hoàn toàn bí mật nhưng một số tin tức đã rò rỉ!
Cũng bản tin trên, trong cuộc phỏng vấn của Đài RFA, TS Lê Đăng Doanh, thành viên Ủy ban Chính sách phát triển Liên Hiệp Quốc, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương nhận định:
“Hơn bao giờ hết trong tình hình có hiện tượng mất niềm tin và có sự thiệt hại đối với đồng bào miền Trung như thế, thì trước nhất là phải có sự công khai minh bạch, sự trung thực, phải có sự trả lời có căn cứ khoa học và phải vận dụng pháp luật, qui định trách nhiệm và trừng phạt một cách nghiêm minh tất cả những ai đã gây ra những tác hại này và đền bù cho đồng bào những người bị thiệt hại. Theo tôi đấy là yêu cầu xứng đáng và sự mong đợi của người dân Việt Nam, không những ở miền Trung mà ở toàn thể đất nước Việt Nam hiện nay.”
Việt Cộng , Trung Cộng là lũ lưu manh gian đối, làm sao mà bảo chúng " công khai minh bạch"? Tự chúng ta phải tìm sự thực, tự chúng ta phải vạch mặt bọn bán nước hại dân. Và tự chúng ta phải đào mồ chôn bọn phản quốc và bọn Thực dân Trung Cộng.
Một số trí thức và nhà khoa học trong ngoài nườc đã nói rõ nguyên nhân cá chết. Tiến sĩ Mai Thanh Truyết tố cáo tội trạng của công ty Formosa là phá hủy mội trường Việt Nam:
Tại Đài Loan, các nhà khoa học ĐH Quốc Gia Đài Loan đã công bố về ô nhiễm các chất gây ung thư và phá hủy mô gan, do công nghệ cracking dầu mỏ của Formosa tại Yulin.
Nên nhớ 18 năm trước đây, tại Campuchia năm 1998, Formosa dính dáng đến một vụ bạo loạn chết người. Năm đó, Formosa “xuất cảng” sang Campuchia 3000 tấn rác nhiễm thủy ngân, do tàu Chang-Shun vận chuyển vào cảng Sihanoukville.
Rác gồm những khối nén, bọc trong bao nhựa khá dày. Người dân quanh vùng đổ xô đến bãi rác, thấy những tấm nhựa này có thể dùng làm tấm lợp nhà. Họ dùng dao, dùng tay, thậm chí dùng răng cắn bóc các bao nhựa nhiễm độc Thủy ngân, Chì, Arsenic vào Cambodia làm chết nhiều người. Và Chính phủ Nam Vang lúc bấy giờ kiện, và họ bắt buộc phải chở về Đài Loan và bồi thường cho các nạn nhân bị nhiễm độc.
Còn nhớ nhà máy bột ngọt Vedan ở Biên Hòa làm ô nhiễm dòng sông Thị Vải, đã được chúng tôi cảnh báo từ năm 1997, chì sau hai năm đi vào khai thác,. Cũng câu chuyện đường ống ngầm câu chuyện nhà máy được giải của UBND Tĩnh Biên Hòa…nhưng năm 2014, phế thải lỏng đã chảy tới tận khu Thanh Đa, khu Cầu Bình Lợi…và cá chết cũng nổi lên giống như tình trạng hiện nay.
Trở về Đại Cty Formosa, tên tiếng Anh là Formosa Plastics Group (FPG), là một tổ hợp công nghiệp nhiều ngành của Đài Loan (hóa dầu mỏ, chất dẻo, công nghệ sinh học, nhà máy phát điện, máy móc điện tử, quang sợi, công nghiệp ô tô…).
Cùng với các thành tựu rất lớn đóng góp vào công nghiệp hóa Đài Loan, tập đoàn này cũng mang nhiều tai tiếng về vi phạm môi trường tại chính Đài Loan cũng như một số nước khác.
Trụ sở của Formosa từng bị người biểu tình phản đối vi phạm môi trường (Nhật báo Đài Bắc, 24/2/2014).
Tại Hoa Kỳ, ở các tiểu bang Texas và Louisiana, các nhà máy của Formosa bị phát hiện xả các chất độc như 1,2-dichloroethane (EDC), dioxin và chroroform… vào đất và nước ngầm, kể cả xuống sông Mississippi.
Năm 2009, Formosa bị EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ) “phạt dân sự” số tiền là 2,8 triệu Mỹ kim, đồng thời bị buộc phải bỏ ra 10 triệu Mỹ kim để khắc phục các vấn đề gây ô nhiễm môi trường tại các tiểu bang Texas và Louisiana.
Hồ sơ môi trường của Formosa xảy ra quá nhiều nơi họ đầu tư, cho nên đã trở thành một thí dụ minh họa trong bộ sách giáo khoa về Luật Môi trường của Barry Hill tại Hoa Kỳ (Environmental Justice, Legal Theory and Practice, Barry Hill, 3rd Edition, 2014).
Và hiện tại, ở Việt Nam có tất cả 196 Khu công nghiệp, Khu chế xuất…tương tự như thế mọc rải rác từ Bắc chí Nam làm ô nhiễm hầu hết các sông ngòi, đất đai chung quanh…vì có thể nói 99% KCN nầy đều không có hệ thống thanh lọc phế thải cho nên phế thải rắn, lỏng, khí đều được thải thẳng vào môi trường.
Tình trạng cá chết hàng loạt
Cá đã chết vì ô nhiễm độc hại thải từ các nhà máy của Formosa ở Hà Tĩnh từ ngày 1/4. Truyền thông từ phía đảng CSVN và cả phía người dân cũng đã nhập cuộc. Quan chức cộng sản cũng đã lên tiếng, quan chức Formosa cũng đã lên tiếng.
Bắt đầu từ ngày 06/04/2016, cá nuôi trong các lồng bè xung quanh khu vực cảng Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh bỗng nhiên bị chết hàng loạt. Tiếp theo, cá lại chết la liệt ở Quảng Trạch, Đồng Hới … (tỉnh Quảng Bình), rối đến Gio Linh, Triệu Phong … (Quảng Trị); Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế).
Formosa nhìn nhận từ đầu năm đến nay có nhập về 300 tấn hóa chất khoảng 40 loại để súc rửa đường ống và máy móc, trong đó có những chất độc và cực độc như chất chống gỉ, chống ăn mòn…Vào lúc người “thám tử nhân dân” lặn xuống, khúc cuối của đường ống đang phun ra một thứ nước màu vàng đục rất bẩn. Các nhà khoa học nhìn nhận, chỉ có chất độc rất mạnh mới có thể khiến hàng loạt cá lớn nhỏ chết bất đắc kỳ tử như thế.
Và bây giờ là lúc chúng ta nhìn vào sự việc một cách tổng quát và lên tiếng nói của người con Việt.
Cho đến nay, nhiều ngư dân đã phát hiện ra đường ống thải chất độc từ nhà máy thép và nhựa của Formosa chính là nguyên nhân gây những cái chết hàng loạt của cá biển. Không chỉ là cá tại Vũng Áng mà lan vào đến Đà Nẵng. Theo dòng hải lưu, nguồn độc chất này sẽ lan vào khu vực Sài Gòn, Vũng Tàu, Bình Thuận trong nay mai.
Nếu triều cường tiếp tục tràn vào Miền Tây khi nơi đây không có nước ngọt do bị Trung Cộng chặn đầu nguồn thì thảm họa môi sinh không chỉ là Vũng Áng mà khắp miền Trung và Miền Nam.
Rõ ràng, Trung Cộng đã chơi một ván cờ độc đáo, đó là ngăn nước ngọt đầu nguồn sông Mekong, và xả độc từ Hà Tĩnh để đầu độc Việt Nam.
Đây là một thứ vũ khí thật đáng sợ và độc ác.
Ba nhà khoa học người Việt ở hải ngoại lên tiếng về công ty Formosa xả chất độc phá hoại sinh thái và dân tộc Việt Nam.ThS. Trần Thị Thanh Thoả (Khoa Sinh học, Trường Đại học Thủ đô Tôkyo, Nhật Bản); Thiều Mai Lâm (Viện Khoa học Cao phân tử, Đại học Kỹ thuật Virginia, Mỹ); và GS.TS. Trương Nguyện Thành (Khoa Hóa Học, Đại Học Utah, Mỹ). Trong khi chờ đợi việc nghiên cứu đầy đủ, , họ đưa ra giả thuyết:
- Nhiểm độc kim loại nặng (KLN)
- Trường hợp 2: Nhiễm độc bởi cyanide
Chất có khả năng giết hàng loạt cá biển trên một diện rộng như thế phải là chất kịch độc như Kim loại nặnh (KLN) và kể cả chất phóng xạ...với các KLN như chì thì một lượng rất nhỏ chỉ cần 1 g trong 1,000,000 litter nước cũng đủ chết người (Nồng độ IDLH (Immediately Detrimental to Life and Health) từ Environmental Protection Agency (EPA -Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ) và 1 g trong 10 triệu litter nước đủ nguy hại đến cá).
Tóm lại khi cá chết có nghĩa nồng độ chất độc đã vượt ngưỡng. Nhưng cá còn sống không có nghĩa là không có bị ngấm chất độc.
Mới đây lãnh đạo Formosa còn tuyên bố để phát triển kinh tế việc chết vài con cá biển là chuyện nhỏ và là cái giá phải đánh đổi.
Chỉ tiếc là việc chết cá biển không phải là chuyện “bé như hạt gạo” mà nó có thể là cảnh báo cho một tai họa đổ xuống các thế hệ tiếp theo của Việt Nam.
Tiêu hủy môi trường là tội nhỏ ư? Hàng triệu cá chết sao bảo vài con. Vẫn cái thóo lấy vải thưa che mắt thánh của Cộng sản, cả Trung Cộng và Việt Cộng!
TRong công cuộc hợp tác kinh tế chân chính, rõ ràng dân Việt Nam muốn môi trường trong sạch, mà lơi lộc về thép là của Trung Cộng. Không người Việt Nam muốn cá chết và mình chết. Chỉ có bọn trung ương đảng cướp là bán nước lấy tiền!
Có thể coi sự việc nghiêm trọng này là thảm họa khôn lường và lâu dài.
Với sự nguy hiểm của chất độc chúng tôi cho rằng cần có một nghiên cứu toàn diện với sự hỗ trợ của cộng đồng khoa học quốc tế như World Health Organization (WHO) và nên khẩn cấp trong thời gian này.
Chính phủ cần yêu cầu Formosa dừng ngay việc xả nước thải ra biển cho đến khi có kết quả điều tra chính thức.
Các cơ quan luật pháp cũng như các luật sư cần thu thập thông tin đầy đủ để có thể bắt buộc thủ phạm bồi thường thiệt hại cho dân về sức khỏe cũng như thiệt hại kinh tế.
Người dân ở vùng bị nhiễm, cần phải xét nghiệm mẫu nước sinh hoạt và sản xuất nơi mình đang sống. Chúng tôi đã có bài viết hướng dẫn cách lấy mẫu và gửi đi xét nghiệm để có kết quả chính xác.
Đó là do Formosa, do Trung Cộng xả thải để giết cá, giết dân và chiếm biển.
NS Tuấn Khanh phát biểu:
Đầu tháng 5/2016, tương tự như người dân ở 4 tỉnh miền Trung việt Nam, những người dân Phi Luật Tân sống ở gần đảo Pag-asa (Thị Tứ), một hòn đảo gần ở vùng biển phía Tây Phi Luật Tân, cho biết họ kinh hoàng nhìn thấy hàng hàng lớp lớp các loài sinh vật biển chết, trôi dạt đầy các bờ. Thủ phạm cũng không khó tìm: chính các tàu cá giả dạng của chính quyền Trung Quốc đã đến gần, đổ hàng tấn hóa chất độc xuống nhằm hủy diệt môi trường, nhằm triệt hạ đường sống của ngư dân ở đây.
Lời tố cáo chính thức, phát đi trên trang Elitereaders, cho biết hành động hủy diệt này của Trung Quốc là có chủ ý rõ ràng. Khi môi trường của khu vực này bị hủy diệt, tức đời sống và nền kinh tế của dân cư chung quanh đó tê liệt và sợ hãi, sẽ khiến họ rời bỏ ngư trường. Đảo và biển sẽ bị bỏ hoang. Sau đó, Trung Quốc sẽ tiến vào bất ngờ tiến vào kiểm soát, và thiết lập căn cứ quân sự ở đó.
Trung Quốc đẩy mạnh việc xả độc vào các vùng biển mà họ đang tranh chấp hay nhắm tới, nơi mà họ dùng ngư dân hoặc giả dạng ngư dân làm lá chắn để gây hấn. Đặc biệt, chiến dịch xả độc và gây hấn sẽ tăng mạnn trong mùa đi biển của ngư dân các nước.
“Tháng Ba, bà già đi biển”, mùa làm ăn Bính Thân 2016 của ngư dân Việt vừa khởi động đã vấp phải sự cố xả độc chất ra biển của Formosa Hà tĩnh, Vũng Áng. Toàn bộ 4 tỉnh miền Trung hoàn toàn tê liệt trước thảm cảnh thủy sinh vật chết tràn ngập các bờ biển. Bên cạnh đó, hàng trăm ngàn tàu cá Trung Quốc ra khơi được trang bị vũ khí là một tín hiệu đe dọa cho bất kỳ tàu cá nào của Việt Nam muốn vượt xa ngoài 20 hải lý – đánh bắt dài ngày – để tìm nguồn cá sạch mang về đất liền. Hàng trăm cây số bờ biển Việt Nam bị cô lập.
Cùng thời điểm mà Formosa Hà Tĩnh bất ngờ đẩy mạnh việc xả hàng tấn độc chất ra biển, cũng là lúc nhiều tàu cá Trung Quốc nhận nhiệm vụ âm thầm xâm nhập sâu bờ biển Việt Nam. Nhiệm vụ của họ không phải là đánh cá. Ngày 8 tháng 4, lực lượng tuần tra biên phòng Quảng Bình chận bắt 6 tàu cá như vậy mà chỉ còn cách cửa Nhật Lệ (TP Đồng Hới) khoảng 19 hải lý về phía Đông, cách cửa Gianh khoảng 24 hải lý về phía Đông Đông Nam. Hồ sơ của biên phòng biển Quảng Bình ghi nhận rằng các ngư dân này bất hợp tác, nhiều phần là tàu trinh sát giả dạng.
6 chiếc tàu nói trên chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Có thể hình dung rằng ngoài việc Formosa “vô tình” ồ ạt xả độc ra biển vào thời điểm cụ thể, thì những chiếc tàu Trung Quốc như vậy cũng thực hiện nhiệm vụ thả các thùng độc chất dọc bờ biển không khác gì họ đã làm trên đảo Pag-asa mà người Phi Luật Tân báo động. Biển nhiễm độc kéo dài không điểm dừng tạo nên nỗi sợ hãi của người dân Việt, đồng thời gây hoang mang, tạo cớ cho những thành phần thông đồng với Formosa, núp bóng trong chính quyền hiện hành, lên tiếng chạy chữa, hoặc im lặng né tránh cho tội ác của khu tự trị Vũng Áng.
Nhiều ngày sau khi Formosa Hà Tĩnh ngưng xả độc và bất hợp tác với chính quyền sở tại trong việc cung cấp các dữ liệu MSDS (Material Safety Data Sheets), tức các thành tố minh chứng an toàn trong việc xả độc của họ, cá vẫn chết dọc miền Trung. Ngày 1/5, ngư dân vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị cách bờ 20 hải lý cho biết lặn sâu dưới mặt biển 5m vẫn thấy hàng đàn cá lờ đờ nhiễm độc và chết dần. Nước biển thì loang màu đỏ nâu.
Cho đến ngày 4/5 thì nước biển màu đỏ nâu này nổi rõ, xuất hiện dài đến 1,5km ở Bố Trạch Quảng Bình. Dân chúng hoảng sợ, các quan chức thì chết lặng với hiện tượng mới này, không tìm ra cách đối phó. Đồng thời ở Thừa Thiên Huế, cá nuôi nước biển cũng chết dần hàng loạt, bí ẩn. Có phải những thùng độc chất được đục thủng và cho chảy dần, thả dưới lòng biển, tương tự như ở đảo Pag-asa đã bắt đầu có tác dụng?
Ngày 4/5, ông Lê Hữu Phước, Phó Chủ Tịch UBND huyện Hải Lăng, Quảng Trị bàng hoàng trước tình trạng cá chình chết trôi lạ lùng. “Cá chình hết sức khó bắt vì nó sống ở tầng nước sâu, trong kẽ san hô nhưng giờ phải ngoi lên mặt nước là chuyện hết sức lạ thường” – ông Phước nhấn mạnh.
Đến lúc này, mọi chuyện không chỉ nên dừng ở Formosa, mà đó có thể là một nghi vấn về sự liên kết chặt chẽ trong cuộc bao vây đường biển và ngư dân Việt. Một sách lược rất quen thuộc mà ai cũng có thể biết, nếu đã từng tham chiếu phương thức lấn đất, công thành của người Trung Quốc qua các thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc: bỏ độc và bao vây.
Những ngày cá chết rộ lên, độc chất lộ ra… cũng là những ngày mà dân biển Thừa Thiên Huế nói họ nhìn thấy nhiều tàu cá Trung Quốc im lặng xâm nhập sâu. Ngày nước biển Quảng Trị bốc lên mùi hôi thối kỳ lạ, cũng là ngày mà đại tá Hồ Ngọc Hoàng, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Trị cho biết tàu cá Trung Quốc bất ngờ xâm phạm hải phận của tỉnh, chỉ còn cách đảo Cồn Cỏ từ 8-10 hải lý.
Chiến thuật bao vây biển cũng chặt chẽ hơn khi ngư dân Việt muốn thoát khỏi sự cùng quẩn của thảm họa gần bờ, họ đi xa hơn 20 hải lý thì luôn bị rượt đuổi, đâm tàu bởi các nhóm đi biển Trung Quốc, hơn nữa, các nhóm tàu cá Trung quốc hung dữ này giờ lại được phát súng.
Câu chuyện cá chết hôm nay, hoàn toàn khác với 15-20 ngày trước. Bên cạnh thảm họa về môi trường còn là một cảnh báo về an nguy của Việt Nam trước Trung Quốc. Viễn tượng thù trong giặc ngoài đang mỗi lúc một hiện rõ, mà nhân dân là người gánh chịu đau thương. Câu chuyện cá chết, biển nhiễm độc hôm nay chính là giờ phút đòi hỏi các nhà lãnh đạo Việt Nam cần phải chứng minh mạnh mẽ lời
< NS. Tuấn Khanh. Trung Quốc phát lệnh xả độc trên biển. http://www.rfavietnam.com/node/3229> >
Chúng tôi không cho việc này là do sơ suất hay ý thức kém về bảo vệ môi trường mà là một chính sách thâm độc của Trung Cộng. Âm mưu này không chỉ nhắm Việt Nam mà toàn vùng Biển Đông. Trung Cộng có thể đã đổ chất độc xuống Philippine , Kampuchia, Thái Lan, Úc châu, Mỹ châu. Không cần ống thải mà họ đem tàu biển đổ thẳng xuống biển.
Đây là âm mưu tàn độc nhằm hủy hoại mội trường và con người. Đó là cuộc chiến sinh hóa toàn cầu do Trung Cộng khởi xướng, chuẩn bị cho thế chiến thứ ba.
Các nhà khoa học và tranh đấu cũng đã nhìn thấy âm mưu Trung Cộng hủy diệt toàn cầu.
Chết bởi Trung Quốc - Ðương đầu với con Rồng - Lời kêu gọi Hành Ðộng Toàn Cầu (tiếng Anh: Death by China: Confronting the Dragon – A Global Call to Action) là một cuốn sách của hai giáo sư kinh tế học Peter Navarro và Greg Autry. Trong cuốn sách này, hai tác giả điểm lại các sự kiện bao gồm "từ các chính sách giao thương lạm dụng và thao túng tiền tệ đến lao động nô lệ và các sản phẩm tiêu dùng chết người", các mối đe đọa rõ rệt đối với sự ổn định kinh tế toàn cầu và hòa bình thế giới gây ra bởi Đảng Cộng sản cầm quyền "tham nhũng và tàn bạo" tại Trung Quốc.
Sach dày 300trang, gồm 16 chương. Nội dung có thể tóm tgắt như sau:
Cuốn sách đã được dịch ra các thứ tiếng: Nhật, Việt Nam, và Triều Tiên. Một bộ phim tài liệu dài, dựa vào cuốn sách và có cùng tên, cũng đã được trình chiếu. (Chết bởi Trung Quốc-Wikipedia)
Vụ cá chết miền Trung đã đánh động lương tâm nhân loại. Ngày nay nhiều khoa học gia ngoại quốc đã đến Việt Nam nghiên cứu.
Liên Hiệp Quốc cảnh báo Việt Nam: Liên Hiệp Quốc lên tiếng về vụ cá chết ở Việt Nam
Chúng tôi không cho việc này là do sơ suất hay ý thức kém về bảo vệ môi trường mà là một chính sách thâm độc của Trung Cộng. Âm mưu này không chỉ nhắm Việt Nam mà toàn vùng Biển Đông. Trung Cộng có thể đã đổ chất độc xuống Philippine , Kampuchia, Thái Lan, Úc châu, Mỹ châu. Không cần ống thải mà họ đem tàu biển đổ thẳng xuống biển.
Đây là âm mưu tàn độc nhằm hủy hoại mội trường và con người. Đó là cuộc chiến sinh hóa toàn cầu do Trung Cộng khởi xướng, chuẩn bị cho thế chiến thứ ba.
Các nhà khoa học và tranh đấu cũng đã nhìn thấy âm mưu Trung Cộng hủy diệt toàn cầu.
Chết bởi Trung Quốc - Ðương đầu với con Rồng - Lời kêu gọi Hành Ðộng Toàn Cầu (tiếng Anh: Death by China: Confronting the Dragon – A Global Call to Action) là một cuốn sách của hai giáo sư kinh tế học Peter Navarro và Greg Autry. Trong cuốn sách này, hai tác giả điểm lại các sự kiện bao gồm "từ các chính sách giao thương lạm dụng và thao túng tiền tệ đến lao động nô lệ và các sản phẩm tiêu dùng chết người", các mối đe đọa rõ rệt đối với sự ổn định kinh tế toàn cầu và hòa bình thế giới gây ra bởi Đảng Cộng sản cầm quyền "tham nhũng và tàn bạo" tại Trung Quốc.
Sach dày 300trang, gồm 16 chương. Nội dung có thể tóm tgắt như sau:
- Trung Quốc đang tấn công trên mọi mặt trận bằng mọi thứ vũ khí sẵn có - từ chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và thao túng tiền tệ đến tình báo và tấn công tin tặc. Khắp nơi trên thế giới, Trung Quốc cũng đang làm bất cứ mọi giá để chiếm đoạt nguồn tài nguyên nhiên thiên quan trọng - thậm chí điều đó có nghĩa khuyến khích các chế độ nguy hiểm nhất thế giới truyền bá vũ khi hạt nhân.
- Bên trong nội địa Hoa Kỳ, người Mỹ bị hàng nhập cảng độc hại của chú Rồng giết chết hay gây tổn thương. Những loại hàng nhập cảng này là thực phẩm có chất độc, đồ chơi nhiễm độc, thuốc có độc.
- Các công ty khổng lồ của Hoa Kỳ đã và đang hợp tác với các công ty quốc doanh Trung Quốc để hủy diệt ngành sản xuất Mỹ, và cuối cùng thì thật mĩa may là chính họ đang hủy diệt họ.
- Hình thức chủ nghĩa tư bản ươn ngạnh của Trung Quốc kết hợp với vũ khí bảo hộ mậu dịch và vũ khí mậu dịch trái luật để đẩy lùi từng việc làm một của các ngành công nghiệp Mỹ. Sự phát triển quân sự táo bạo của Trung Quốc đang chạy đua về hướng đối đầu với Hoa Kỳ. Trong khi đó, giới hành chính, chính trị và thậm chí giới khoa bản của Mỹ vẫn yên lặng về mối đe dọa đang tới gần.
- Hàng ngàn nhà bất đồng chính kiến mạng thông tin của Trung Quốc đang bị giam cầm trong các trại "Google Gulags."
- Tin tặc Trung Quốc đang gia tăng các hoạt động tấn công tin tặc vào nền quốc phòng Hoa Kỳ và các công ty chủ chốt của Mỹ.
- Tiền bị giảm giá của Trung Quốc đang gây thiệt hại cho Hoa Kỳ, châu Âu và sự phục hồi kinh tế toàn cầu.
- Giới truyền thông trong đó có những siêu sao như Tom Friedman và Nicholas Kristof của tờ New York Times, James Fallows của The Atlantic Monthly, và Fareed Zakaria của Newsweek đã bóp méo câu chuyện Trung Quốc như thế nào.
Cuốn sách đã được dịch ra các thứ tiếng: Nhật, Việt Nam, và Triều Tiên. Một bộ phim tài liệu dài, dựa vào cuốn sách và có cùng tên, cũng đã được trình chiếu. (Chết bởi Trung Quốc-Wikipedia)
Vụ cá chết miền Trung đã đánh động lương tâm nhân loại. Ngày nay nhiều khoa học gia ngoại quốc đã đến Việt Nam nghiên cứu.
Liên Hiệp Quốc cảnh báo Việt Nam: Liên Hiệp Quốc lên tiếng về vụ cá chết ở Việt Nam
Một người phụ nữ cầm tấm bảng với nội dung "Chúng tôi muốn sống" trong cuộc biểu tình về vụ cá chết hàng loạt ở miền trung Việt Nam, ngày 1 tháng 5 năm 2016.
06.05.2016
Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở khu vực Đông Nam Á (OHCHR) hôm thứ Năm đã bày tỏ lo ngại về tác động của vụ cá chết hàng loạt dọc bờ biển miền trung của Việt Nam đối với việc thụ hưởng quyền con người của quốc gia này, đặc biệt là quyền y tế và thực phẩm.
Văn phòng Khu vực cũng quan ngại về việc xử lý các cuộc biểu tình nổ ra sau vụ cá chết, và kêu gọi chính quyền tôn trọng quyền tự do tập hợp, phù hợp với luật quốc tế.
Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc kêu gọi Chính phủ Việt Nam phải tôn trọng đầy đủ quyền tập hợp ôn hòa, được bảo đảm trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. http://www.voatiengviet.com/content/lien-hiep-quoc-len-tieng-ve-vu-ca-chet-o-viet-nam/3317198.html
Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở khu vực Đông Nam Á (OHCHR) hôm 5/5 đã bày tỏ quan ngại về việc xử lý các cuộc biểu tình nổ ra sau vụ cá chết, và kêu gọi chính quyền Việt Nam "tôn trọng quyền tự do tập hợp, quyền tập hợp ôn hòa, được bảo đảm trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị".
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/05/160506_call_for_protest_update
Điêu này cho thấy thế giới đã nhận chân kẻ thù của hòa binh thế giới là Trung Cộng. Người ta biết nhưng còn để đó. Lo chi việc ấy mà lo / Kiến trong miệng chén còn bò đi đâu? Trung Cộng hãy đợi đấy! Hãy đợi ngày cà thế giới phanh thây xẻ thịt chúng bay! Và điều này cho chúng ta tháy việc cá chết, việc biển đông không phải là việc riêng Việt Nam. Khi Thái Bình Dương dậy sóng, cả thế giới ra tay, và dân Việt Nam quốc nội và quốc ngoại sẽ đoàn kết diệt cộng sản. Cuộc chiến này, ta có bạn bè, có đồng minh, thắng lợi ắt về ta!
Trong khi các bloggers phản đối chống Trung Cộng phá hủy môi trường, Dân làm Báo mấy năm nay đứng về phía nhân dân nhưng nay hình như thế nào ấy. Họ đặt một cái tít rất lớn: Hà Tĩnh: Làm thơ về hiện tình đất nước là gây hiệu ứng xấu cho toàn xã hội
Dù câu nói đó là của cộng sản Hà Tĩnh, nhưng Dân Làm báo chống Cộng sản, bảo vệ mội trường mà lại nêu lên hàng tít như vậy là không thich hợp. Ai đó khờ quá chăng hay siêu khôn ngoan của một Dư luận viên?
Còn tờ SAOSTARb chạy hàng tít lớn:
Ngừng ngay thông tin cá chết, ngư dân miền Trung ‘sắp chết’ đến nơi rồi
Hậu quả nhãn tiền sau thông tin cá chết hàng loạt trôi dạt vào bờ biển nhiều tỉnh miền Trung, rất ngư dân tỉnh này rơi vào cảnh “thất nghiệp” vì chẳng dám đi biển, còn lái buôn thì thất thu bởi dân không dám mua cá về dùng vì sợ ngộ độc. Họ không dám đi ra biển đánh bắt cá, còn các lái buôn lở lấy nguồn hàng đã nhập giờ cũng chẳng biết bán cho ai vì người dân hoang mang thông tin cá nhiễm độc nên không dám mua về dùng. Chẳng những vậy, những vùng biển lân cận mặc dù cá vẫn bơi lội, nước vẫn xanh trong nhưng gần như người tiêu dùng quay lưng nói không với hải sản.
< ;http://saostar.vn/xa-hoi/ngung-ngay-thong-tin-ca-chet-ngu-dan-mien-trung-sap-chet-den-noi-roi-459065.html >
Có thể nói những người này theo chủ trương bưng bít của cộng sản. Cá chết là thực hay hư? Ăn cá chết, dùng cá chết nuôi súc vật có hại không? Nhìn hàng triệu con cá chết là dân đã kinh hoàng và phẫn nộ, và nhìn thấy rõ kẻ thù của dân ta là ai? Không thể lấy thứng thưa úp voi! Hành động của Việt Công lúc này là túng quẫnm, chạy quanh.
Nguy hại là do chất độc không phải do thông tin sự thật! Bọn họ ăn nói ngược xuôi lừa dân hại nước!
Ba nhà khoa học đã giới thiệu ở trên phát biểu:
Cũng có một vài ý kiến cho rằng, khi chưa có bằng chứng cụ thể chúng ta không đưa ra nhận định để tránh làm mất đi nguồn sống của người dân hay làm nhân dân hoang mang.
Theo chúng tôi đây là một nhận định hết sức sai lầm. Khoa học ngoài việc tìm ra bằng chứng còn có chức năng dự báo để đề phòng trường hợp xấu nhất.
Chúng ta đề phòng trường hợp xấu nhất nhưng mong đợi vào tình huống khả quan nhất.
Nếu chúng ta không cảnh báo kịp thời, hậu quả sẽ lan nhanh, sâu và rộng hơn cho cộng đồng đến mức độ không còn khả năng kiểm soát được.
Còn về phía Formosa, thái độ của họ xấc xược và ngu xuẩn.
Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi” của đại diện công ty Formosa,http://danlambaovn.blogspot.com/2016/04/chon-ca-hay-chon-thep.html >
Trả lời kênh truyền hình VTC 14 sáng nay, 25/4, ông Chu Xuân Phàm, Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh cho rằng: “Được cái nọ thì phải mất cái kia”.
Ông giám đốc đối ngoại cũng không ngần ngại, nói thẳng toẹt ra rằng: “Nhiều khi không được cả hai thì phải lựa chọn. Muốn bắt cá tôm hay muốn xây một nhà máy thép hiện đại?”.
Ý kiến của ông Phàm là bài toán hay chính là một lời thách thức bởi: “Người dân ở đây cũng như nhà nước sẽ phải cân nhắc và lựa chọn, vì việc xả thải chắc chắn có tác động đến môi trường”.
Và ông còn khẳng định chắc chắn: “Không thể có chuyện vừa có nhà máy thép mà biển nơi đây vẫn nhiều tôm cá”. < http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Cac-ban-chon-ca-tom-hay-chon-gang-thep-post167399.gd>
Thái độ của Chu Xuân Phàm là thái độ hách dịch của bọn thái thú, không phải thái độ của một người ngoại quốc chân thành hợp tác kinh tế với đối phương.
Trung cộng phải biết không ai chọn thép và cái chết. Chỉ có Trung Cộng chú trọng thép mà coi thường sinh mạng con người! Hơn nữa y là cái gì mà lên mặt dạy đời, ra lệnh cho người phải chọn cá hay thép. Dân Việt tất chọn cá và tiêu diệt cộng sản.
Nếu hai bên là bạn, trong hợp tác phải đưa ra điều kiện và ghi vào văn bản hợp đồng. Người đầu tư chỉ phải thi hành khế ước đã ký chứ không phải sự kiện xảy ra mới cân nhắc và lựa chọn. Formosa làm sai thì Việt Nam phải tổng cổ bọn họ về Tàu nêu không gông lại mà xét xử. Nhưng mà như thế Vũng Áng thuộc Trung Cộng rồi, Trung Cộng muốn làm sao thì làm, Việt Cộng không dám hé môi! Và vụ thảm sát cá này cũng cho chúng ta biết Trung Cộng không tin bọn tôi tớ Việt Nam. Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Nguyển Thị Kim Ngân, Nguyễn Xuân Phúc... chỉ là những con chó ghẻ chờ một ngày bị chủ bị chủ trấn nước, rồi đưa lên làm món cờ tây tám món!
Vụ cá chết tháng tư 2016 đã là một cơ hội cho dân Việt Nam hiểu rõ Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông và đảng Cộng sản, trong đó có những tay cam tâm làm nô lệ Trung Cộng như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Hoàng Văn Hoan, Lê Đức Anh... Đây là bước thứ mấy trong tiến trình xâm lược Việt Nam?
Ta có thể nghĩ đến những nước đã qua và những bước tiếp theo:
-Đem binh sĩ, khí giới ,lương thực để gây chiến tranh tại Việt Nam nhưng Mao không dám giải phóng Đải Loan, Hongkong. Chúng dùng Việt Cộng làm đội quân lê dương để chúng tiến về phương Nam.
-Bước thứ hai là công khai chiếm biển, đảo và biên cương.
-Bước thứ ba là tàn sát cá, phá hủy môi trường dưới nhãn hiệu Fomosa.
-Bước tới thì lúa, gạo, khoai sắn, trâu bò, gà vịt đều nhiễm độc.
Một số dân Việt Nam chết, bị bệnh, và một số bỏ nước chạy trốn.
-Bước cuối, Trung Cộng sẽ đem binh chiếm công khai rồi chiếm châu Á và thế giới.
Lúc này bọn Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Trần Đại Quang, Nguyễn Thị Kim Ngân... cũng bị giết vì lịch sử cho thấy nhiều kẻ đầu hàng mà vẫn bị giết. Chuyền Từ Hải còn đấy, chuyện Nguyễn Bình đầu hàng , Lâm Đức Thụ làm tôi tớ Hồ Chí Minh mà cũng bi giết. Đồng chí như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ biết đâu cũng bị bác Cáo hạ thủ theo kiểu bán Phan Bội Châu hoặc chỉ điểm cho Pháp giết thì bác Cáo trừ được đối thủ vừa có tiền!Ba Cụt, Trịnh Minh Thế, Hồ Hán Sơn.. ... đầu hàng hay làm đầy tớ mà cũng bị làm thịt. Như vậy thì bọn công an, bộ đội, tướng tá, đảng viên là hạng ruồi muỗi chỉ cần vài bình xịt thuốc trừ sâyu, trừ ruồi muỗi là xong. Cái gương bọn Giải phóng còn đó! Các ông hãy nghĩ đến ngày đó, khi các ông là những con thú bị bốn phía bao vây!
Đó là lúc thế giới sẽ ra tay trừng phạt Trung Cộng. Nhân dân ta liên kêết với các nước bạn giết Trung Cộng và Việt Cộng. Cơn thủy triều sẽ dâng cao cuốn bọn Cộng sản ra biển khơi cho đất nước ta hết loài muông thú tanh hôi, tàn bạo!
No comments:
Post a Comment