Thursday, September 8, 2016
NGÔN NGỮ VIỆT CỘNG
Tiếng Việt Hiện Đại 1: Tình Yêu Phai Nhạt
Tôi nhìn đồng hồ hai cửa sổ không người lái trên tay, bây giờ đã 6 giờ sáng. Bật kênh phát sóng số 3 nghe bản thông tin, TV tiên đoán hôm nay có khả năng mưa. Tình hình Ai-Cập đã bớt căng vì công an, quân đội, kể cả lính gái và lính thủy đánh bộ kiểm soát đường phố khắp nơi. Một tướng lãnh đọc bài nói loan báo an ninh đã được bảo quản, tình trạng đất nước tốt, báo cáo tốt, các quan chức nhà nước sẵn sàng làm việc nghiêm túc trở lại để phục hồi đất nước. Vẫn còn quá sớm để thức dậy, nhất là hôm nay Thứ Bẩy tôi không phải động não đi quảng trường quy hoạch quy trình cho nhân viên được quán triệt phương án, thế nhưng tôi vẫn ráng động viên cơ thể đứng dậy, bước ra khỏi giường.
Xuống dưới nhà, tôi vào bếp bắc nồi vừa chiên con sâu mỡ, vừa pha cà phê cái nồi ngồi trên cái cốc cùng một lúc cho tranh thủ thì giờ. Pha xong, tôi vất xác cà phê ngay vào thùng rác, không dám đổ xuống bồn rửa bát sợ gây ra sự cố, ống nước bị ùn tắc. Mang ly cà phê nóng ra sau vườn nhâm nhi trong khi đọc báo, ngắm cây xanh tốt vì đất được phân bón cải cách, hoặc viết lách vào sáng sớm cuối tuần là cái thú thư giãn của tôi. Căn hộ tôi không được hoành tráng mấy thế nhưng nó xa phi khẩu, đảm bảo yên lặng cho chất xám của tôi được tăng trưởng kiệt suất khi tôi muốn viết lách. Nhà tôi ở núi non xa cách thành thị như thế này thì chắc chắn nhà nước chẳng bao giờ giải phóng mặt bằng để xây đường cao tốc.
Ngày xưa mới lấy nhau thì không sáng nào hai vợ chồng không dậy sớm ngồi thủ thỉ với nhau. Bây giờ sau 27 năm lấy nhau thì căn hộ vắng vẻ, sáng nào tôi cũng ngồi một mình, còn nàng thì vẫn tiếp tục đánh giấc cho đến 8, 9 giờ mới dậy. Sinh hoạt hai vợ chồng vì thế cách ly hẳn.
Tôi còn nhớ rất rõ tình cảm mật thiết nàng dành cho tôi khi lần đầu tiên chúng tôi mới gặp nhau. Ở cuộc gặp lần thứ hai, nàng đã nhờ chị của nàng ở bên Mĩ (cùng đi nhà thờ với tôi) làm rõ gia cảnh tôi, biết rằng tôi chưa có đối tượng. Vì thế, dù rằng chỉ mới là bạn sơ hữu, nàng nói là nàng muốn liên hệ tình cảm với tôi. Mừng như bắt được vàng, tôi bảo nàng cởi áo ra (lúc ấy đã là buổi đêm). Vừa nghe xong nàng tát cho tôi một bạt tai nháng lửa. Tôi ngạc nhiên quá đỗi nhưng chỉ cần vài giây suy nghĩ là tôi đoán ngay lý do tại sao nàng tát tôi: nàng kẹt ở lại Việt Nam tháng 4-1975, chỉ sang Paris năm 1980 nên dùng chữ “liên hệ tình cảm”, có nghĩa là “muốn làm quen với anh”. Tôi thì đi ngày 30-4-1975 nên đâu có bao giờ nghe chữ ấy, chỉ biết chữ “liên hệ tình dục” nên khi nàng nói liên hệ tình cảm, tôi nhanh nhẩu đoảng nghĩ ngay là nàng muốn liên hệ tình dục do đó mới bảo nàng cởi áo ra! Vì vậy mà tôi ăn tát! Đối với các cô khác thì đã point final tình bạn, không thể nào cho nó triển khai thêm, thế nhưng nàng là người dễ dãi, và nhất là dễ gì tìm được một con trai chảnh như tôi nên sau khi nghe giải thích sự tình, nàng bỏ tất cả bức xức, tha thứ cho tôi.
Hai chúng tôi giao lưu thư từ và trao đổi điện thoại thường xuyên. Nàng là dân trường Tây, lại ở Paris nên viết thư dùng những từ tiếng Pháp làm nhiều lúc tôi phải tìm tự điển hay tư liệu để tra cứu. Mắt tôi kém, lúc nào cũng cần phải đeo kính để hiển thị thơ nàng. Tuy rằng ởParis, nàng nỗ lực bố trí có cơ hội là sang Mỹ thăm tôi. Khi còn bé tôi ước mơ lớn lên sẽ làm nghệ nhân hay chủ nhiệm, thế nhưng lúc quen nàng thì đời sống tôi thất bại. Tôi không thuộc loại người có đỉnh cao trí tuệ mà chỉ là một người thợ quèn. Ấy thế mà nàng không sốc khi biết nghề nghiệp thật sự của tôi, còn yêu và xem tôi như tôi là một siêu sao! Xa nhau cả đại dương, tôi năng nổ viết thư cho nàng. Nhận đượcthư tôi nàng phản hồi ngay lập tức. Vài tháng sau, trong một lá thư, tôi đề xuất chúng tôi nên lấy nhau. Câu đáp án của nàng là bằng lòng. Còn sáu tháng nữa mới học xong đại học ở Paris mà nàng bỏ ngang không học nốt làm cho tôi ngạc nhiên khôn xiết khi một tuần sau tôi nhận điện thoại đột xuất của nàng báo hiện đang ở Sân bay Los Angeles! Ra đón nàng ở Sân bay, gần Trung Tâm Quản Lý Bay Dân Dụng, tôi không khỏi trào nước mắt khi thấy nàng đứng một mình với một chiếc valise to tổ bố. Nàng ôm chầm lấy tôi và nói:
-Em ra trễ vì phải trình giấy tờ ở Hải Quan. Em đi máy bay yên lắm vì tổ lái tốt. Em đăng ký mua vé máy bay hôm kia, bảo cô bán vé khẩn trương tìm vé cho em. Gia tài em còn lại chỉ có cái hộ chiếu trong tay và cái valise này. Em bỏ học, bỏ việc làm bán phần với thu nhập chẳng là bao nhiêu, bỏ doanh nghiệp xuất khẩu em làm cho người quen, bỏ cả chứng minh nhân dân Tây bên Pháp, bỏ hết tất cả để sang Mĩ thi công sống với anh. Em có mang học bạ bên Pháp sang để chuyển ngữ, em sẽ đi học tiếp bên Mĩ nên anh đừng lo em bỏ học.
Ngừng một lúc, nàng tiếp:
-Em muốn anh quản lý đời em. Thế anh có tiếp thu em không?
Quá cảm động với tình yêu nàng dành cho tôi, dù rằng tôi là người vạm vỡ, ngày xưa là vận động viên của Viện Ung Bứu, vận động viên bóng đá, từng dùng dây thừng kéo những xe đò quá tải, tôi khóc òa và ôm chầm lấy người bạn gái thân thương, hứa rằng sẽ trọn đời yêu và nuôi nấng nàng. Nếu nghề chính của tôi không đủ nuôi hai đứa, tôi sẽ tìm nghiệp dư, tìm đủ mọi cách kiếm sống, quyết không bao giờ để nàng đói. Khi độc thân tôi có một con chó và một chiếc xe gắn máy, mua với một giá bèo. Từ ngày lấy vợ, tôi bán chiếc xe gắn máy để khỏi phải đội mũ bảo hiểm. Tôi giải phóng luôn con chó để có thì giờ tiêu khiển với nàng.
Những năm tháng đầu và cho cả đến thời gian gần đây, đời sống vợ chồng tôi thật hạnh phúc. Hai chúng tôi lúc nào cũng có ý tưởng nhất quán, không bao giờ gây gỗ nhau. Nàng mê tôi còn hơn Alain Delon, chiêu đãi tôi ngày này qua ngày khác. Thế nhưng từ ngày nàng bắt đầu xem phim bộ hay Paris By Night, nàng bắt đầu sao lãng, bỏ bê tôi, không thèm đi tham quan với tôi mà chỉ liên hệ với những cô khác cùng sở thích. Đã thế, nàng còn chỉ đạo tôi làm việc nhà nữa chứ!
Một lần tôi mổ răng về nhà nằm liệt giường có sự cố, cần cứu hộ. Nàng hỏi tôi có muốn ăn cháo thì để nàng nấu. Tính tôi không thích người khác mệt nhọc vì mình, không muốn vợ phải vất vả vì tôi nên tôi mới bảo nàng là không cần nấu, tôi ăn mì gói là món ăn chủ đạo cũng được rồi vì mì gói cũng đủ chất lượng. Tôi ăn mì gói một ngày, hai ngày, ba ngày thì không sao, nhưng đến ngày thứ tư, thứ năm thì ngán đến tận cổ, muốn tranh thủ ăn lắm nhưng nuốt không trôi, thế mà nàng vẫn không nấu gì cho tôi ăn. Qua đến ngày thứ sáu, tôi mới hỏi nàng sao không thấy nấu cháo gà, cháo thịt cho tôi ăn thì nàng lý giải chính tôi là người nói với nàng không cần nấu nên nàng để dành thì giờ rảnh rỗi xem hát đôi, hát tốp của những ca sỹ trên sân khấu đại trà tiên tiến của Paris By Night! Cứ theo chế độ dinh dưỡng nàng dành cho tôi như thế này, thay vì thổi cơm tốc độ cho tôi ăn thì không nấu niếng gì hết cho tôi đói, chẳng mấy chốc tôi sẽ là hành khách trong bài "Con đò đưa xác".
Hơn 27 năm sống với nhau, sau khi đã tốn bao nhiêu công sức nâng cấp một người ở chợ Bàn Cờ như tôi (nhà tôi gần Hội Chữ Thập Đỏ), vợ tôi không còn mê tôi nữa. Tôi đã tư duy định leo lên máy bay lên thẳng rồi khi ở trên không, nhẩy ra ngoài máy bay tự tử để cho vợ tôi thấy hệ quả khi nàng không còn yêu tôi. Thế nhưng một ông bạn già Phó Tiến Sĩ của tôi 70 tuổi, đã về hưu, tuần vừa rồi cảnh báo tôi không nên phí đời giai như vậy. Ông ta muốn dẫn tôi đến nơi này đàn ông có giá trị hơn vàng vì số đàn bà gấp ba lần đàn ông. Tôi đến thì ông ta đảm bảo bao nhiêu bà sẽ hồ hởi tranh giành chém giết nhau để dành lấy tôi. Ông ta làm việc ở ba nơi. Chỗ nào họ cũng trả tiền ông ta đến nhẩy đầm với mấy bà vì nơi nào đàn ông cũng đều khan hiếm trầm trọng, không đủ người để nhẩy. Khi đến nơi làm việc, lúc nào ông ta cũng không có thì giờ nghỉ ngơi vì hết bà này đến bà khác dành giật nhẩy với ông ta. Đã thế, họ còn cho ông thêm tiền bồi dưỡng! Tôi không cần nhẩy giỏi, chỉ biết cơ bản là đủ. Nếu tôi nhận lời đi theo ông ta thì tôi nhất định sẽ không còn buồn vì vợ bỏ bê tôi. Ngược lại tôi sẽ hưng phấn vì các em gái này sẽ thống nhất tranh nhau o bế tôi, không rời tôi nửa bước, không cho tôi về nhà sớm. Ngoài ra, ở đó họ còn dùng máy điện tính, máy quét, thỉnh thoảng hư cần người sửa. Tôi sửa được mọi sự, đến đó vừa nhẩy đầm vừa sửa phần cứng, phần mềm cho họ thì họ lại càng yêu mến, đời sống tôi sẽ được hoàn toàn thoải mái vô tư.
Tôi chưa biết xử lí ra sao vì hôm qua ông ta mới nói cho tôi biết nơi ông ta làm: Viện Dưỡng Lão Cao Cấp Thành phố với tuổi trung bình của hội viên là 73 tuổi.
LÊ QUANG VINH * THƯ CỦA CỰU SV KHOA VĂN
THƯ CỦA CỰU SV KHOA VĂN KHÓA 17 (1967 - 1970):
Đa phần GV thời tôi - kéo dài đến cả hiện nay, chưa biết "giảng văn"!
(Nhân 65 năm Khoa Ngữ văn - Đại học Sư Phạm Hà Nội)
THÂN GỬI THẦY CÔ GIÁO DẠY VĂN TRÂN QUÝ!
Lê Quang Vinh
Chúc mừng các Thầy - cô giáo cùng học trò, bước vào năm học mới với tinh thần đổi mới, sáng tạo để việc dạy và học Văn trong nhà trường luôn là điều thú vị, vui thích của tất cả chúng ta. Chúc các bạn thật hạnh phúc!
Vốn là giáo viên từng dạy Văn TH cách nay gần nửa thế kỷ, lại có nhiều năm làm báo; nhân vào năm học mới, tôi xin tâm sự vài điều khi giảng văn cho học trò. Rất mong các Thầy - cô giáo suy nghĩ để có thể "khơi trong gạn đục" ("chắt lọc") lấy vài "trải nghiệm", thử vận dụng trong các bài giảnh văn sắp tới, xem nó ra làm sao.
THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GV DẠY VĂN CỦA CHÚNG TA (tôi chỉ muốn nói thật lòng mình): ĐA PHẦN CHƯA BIẾT... "GIẢNG VĂN" !(?)
Thứ nhất: Đa phần GV thời tôi - kéo dài đến cả hiện nay, chưa biết "giảng văn".
Họ chỉ làm cái chuyện không nên làm trong giờ giảng của mình là "diễn ý" (thực chất là đọc bài văn, hướng dẫn giảng dạy của Bộ GD xong rồi, cứ tùy hứng mà "vân vê" nó ra “ý tứ” của bài văn theo chủ quan của mình); tuyệt nhiên không hề bám vào câu, chữ, hình tượng văn chương, phương pháp sáng tác của tác giả... để GỢI MỞ HỌC TRÒ khám phá cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học. Nguyên căn là không đầu tư soạn giáo án, chuẩn bị mọi khâu "tiền lên lớp" thật kỹ càng, chu đáo; nên trong đầu thầy cô luôn trống rỗng, hời hợt với "công chuyện" sắp sửa bắt buộc phải làm (vì đã nhận lương).
Thứ hai: Gọi là "giảng văn", nhưng GV không có phương pháp để "phát động" sự hứng khởi từ tâm hồn đến trái tim học trò trong giờ văn.
Nguyên do: GV thường quá "lệ thuộc" vào các loại sách, tài liệu "hướng dẫn giảng dạy bộ môn Văn" do cấp trên soạn sẵn như "bài giảng mẫu" thành thói quen vô hồn; họ dựa vào đó rồi xào xáo, rút gọn thành "giáo án" cho trọn các bước về quy trình "nghiệp vụ" một cách hình thức, chứ chưa "thẩm thấu" được tác phầm VH từ trước, nên chả có rung động gì với những điều mình sắp giảng thì làm sao "truyền lửa" được sang học trò. Điều này còn liên quan đến việc phân bổ thời lượng trong từng phân môn, tác giả và tác phẩm của chương trình giảng dạy bộ môn Văn trong nhà trường. Thường là chúng ta rất thiếu thời gian cho việc giúp học trò tiếp xúc với tác giả và tác phẩm văn học trong phân môn "Văn học sử". Thế nên học xong Truyện Kiều rồi, gần như 100% học sinh không hề biết câu chuyện được kể trong Truyện Kiều nó như thế nào. (Thầy cô giáo nên trực tiếp hỏi luôn các em học sinh?).
Thứ ba: Do sức ép của thi cử - thực chất sai từ đường hướng giáo dục (dạy và học để đi thi lấy văn bằng, chứng chỉ xin việc) nên mọi nhà trường, mọi thầy cô mặc sức nhồi nhét kiến thức cho học trò (?); biến giờ giảng thành giờ "sao chép" vô cùng nặng nề (chủ yếu đọc chép - cưỡng bức đầu này thì nó chảy tuột ra đằng kia thôi, làm sao thành "tri thức" được trong đầu học sinh; bởi nó chép lại những thứ "của thầy" áp đặt cho nó, chứ đâu đã là "của nó" tự khám phá ra?).
Thứ tư: Cách chầm bài của GV, vừa phản GD vừa làm ngu dốt học trò.
Trước hết nói ngay tới việc chấm thi (vào lớp 10 và tốt nghiệp THPT lớp 12): Nguyên tắc là chấm theo "cặp" - nghĩa là cứ 2 GV lập thành một cặp và đương nhiên mỗi bài văn phải được cả hai GV đó đọc chấm. Thực tế, không ai thực hiện nguyên tắc đó. Thường là mỗi người chấm và tự cho điểm, người thứ 2 cứ thế ký tiếp để chứng tỏ bài văn được cả hai GV chấm cẩn thận. Thời gian chấm mỗi bài thường không quá 5'; cụ thể, chỉ 2 - 5' chấm xong 1 bài - tùy theo độ dài ngắn của bài viết. Nó gian dối công khai, hết năm này sang năm khác trong cả toàn quốc. Thế nhưng, không một hội đồng chấm thi, một GV nào lên tiếng!(?).
Còn chấm các bài "tập làm văm" của học trò, do chính mình dạy bộ môn đó, thì cũng thực "bi"..."hài" đối với các em. Thường các em có "hoa tay", chữ viết đẹp, rõ ràng, dễ đọc thì bao giờ cũng "lợi điểm" chứ không phải bài văn đó các em làm tốt nên được điểm khá. Nhưng các thầy cô cũng "rất khôn", chỉ chấm điểm trung bình trở xuống thôi, rất ít khi dùng tới điểm 7 - 10 như quy định trong thang điểm của Bộ GD. Lý do: các thầy cô chỉ căn cứ độ dài - ngắn, chữ viết của bài văn mà cho điểm, chứ ít khi đọc kỹ nội dung nên mức điểm "vô thưởng, vô phạt" ấy là "an toàn" cho GV. Bằng chứng là qua lời phê và dấu vết sửa các lỗi sai trong bài văn của học trò. Học trò nhận lại bài tập làm văn sau khi thầy cô chấm, không thể hiểu được là tại sao mình được thầy cô cho "con điểm" ấy, vì chả có căn cứ gì cả qua "bút phê"! Cha mẹ học trò cũng không thể hiểu nổi "nghệ thuật chấm bài" đầy bí ẩn của GV dạy Văn chúng ta.
Như vậy, mọi loại sai sót của học trò về ý (nội dung), lỗi chính tả, ngữ pháp, cách dùng từ, diễn đạt...tuyệt nhiên không được sửa. Điều này không thể hiện trên mỗi bài văn sau khi được các thầy cô chấm rồi trả lại cho học trò lưu. Đây như là bệnh "ung thư" rồi, nhưng không một ai để ý hay sao ấy nên nó trở thành "hiển nhiên" như "chuyện thường ngày ở huyện"?!.
Kết quả: Trên bình diện hình thức, từ lời nói đến mọi loại văn bản của Nhà nước - nhà trường, bộ môn Văn là một trong hai bộ môn cơ bản (cùng bộ môn Toán) trong các cấp học phổ thông; nhưng thực tế nó đã bị 'rơi' khỏi nhà trường từ lâu lắm rồi - qua câu truyền khẩu vô cùng "bi hài" của nghề dạy học suốt hơn 60 năm nay: "Dạy toán, học văn, ăn thể dục". Nghĩa là: khó - vất vả nhất là "dạy toán", dễ - khỏe nhất là "học văn" (vừa dạy vừa học), ăn - tiêu chuẩn gạo thực phẩm cao nhất là "GV thể dục". Bằng chứng: các thế hệ học trò nửa thế kỷ qua chẳng còn muốn học Văn nữa, bởi thấy nó thật vô bổ; trên mọi loại thông tin, báo chí (truyền thông)...các "Nhà báo" hẳn hoi, còn viết sai ngữ pháp, chính tả, diễn đạt lung tung...rất phổ biến, cũng từ nguyên cớ của các giờ "dạy Văn" của Thầy - cô mà ra.
Về vấn đề này, trong bài báo "BÀI THƠ “HỠI CHÚ BÉ THỌT CHÂN CẦM QUẢ TÁO VÀNG” CÙNG HỌC TRÒ RA TRẬN" của LQV, đăng trên QTXM cuối năm 2015, Thi sĩ Ngô Minh viết phần giới thiệu: "Vào đầu những năm thập kỷ 70 thể kỷ trước, Nhà báo Lê Quang Vinh vốn là giáo viên dạy môn Văn cấp 3 (Trung học phổ thông bây giờ). Ông kể, vào thời đó, người giáo viên phải tuân thủ nghiêm ngặt dạy theo sách “Hướng dẫn giảng dạy” của Bộ Giáo dục dành riêng cho giáo viên. Mở rộng ra là bị “kiểm điểm” ngay. Môn nào cũng thế, rất cứng nhắc. Nên có lần, một học sinh tâm sự với thầy: Thưa thầy, môn Văn của thầy, chúng em chỉ học vài bài đầu là suy được cả năm. Văn hay thơ, bài nào cũng “chủ đề tư tưởng”, “đại ý; tiếp là “chia đoan”, “phân tích”, “kết luận”. Quanh đi quẩn lại đều “yêu dân yêu nước sâu sắc, căm thù giặc cao độ, sẵn sàng xả thân vì dân vì nước để chiến đấu hy sinh anh dũng tuyệt vời”… (có thêm phần nghệ thuật của nhà thơ nhà văn)…chỉ chừng ấy ý, nội dung v.v…
Tưởng là chuyện chơi, nhưng đó là hiện trạng việc dạy và học văn trong trường phổ thông. Thành ra trên 95% học sinh (nếu không nói tuyệt đối là 100%) đều chán học văn. Các thầy đã đánh rơi bộ môn văn trong nhà trường từ thuở xa xưa ấy…".
(Một liên hệ nhỏ khác, có lẽ cũng từ cách dạy Văn và học Văn trong nhà trường: Lâu nay, các LĐ từ trung ương đến địa phương...đọc "diễn văn" do thư ký - tổ thư ký chuẩn bị sẵn, mà thường là ấp a ấp úng...; hầu như không ai "nói vo" (hùng biện) được như LĐ các nước, bởi nội dung rập khuôn cứng nhắc, cốt bám "nghị quyết"...nên luôn như "cái loa", vô cùng thiếu cảm xúc. Người ta "nói vo" được là do có kiến thức uyên thâm, khâu chuẩn bị kỹ lưỡng - đương nhiên có cả thư ký, tổ thư ký chuẩn bị bằng văn bản trước. Chứ "nói vo" đâu dễ.
*****
Tiện thể, xin kính gửi các Thầy - cô dạy Văn, một thưởng thức mới trong thơ Thi sĩ Ngô Minh:
VÀI CẢM NHẬN BƯỚC ĐẦU VỀ BÀI THƠ "ĐÊM BÁNH TÔM TÂY HỒ" CỦA NGÔ MINH (FB Ngô Minh và QTXM)
Bạn FB thân mến! Nhà báo đẹp trai Lê Quang Vinh (sinh năm 1947), quê Quảng Trạch, Quảng Bình, là phóng viên ảnh giỏi nhất của báo Thương Mại suốt mấy chục năm ròng, trước đó anh là giáo viên dạy văn của một trường PTTH tại Hải Dương. Hôm qua NM giới thiệu trên FB bài thơ mới viết "ĐÊM BÁNH TÔM HỒ TÂY". Lập tức nhà báo Lê Quang Vinh đã có lời bình (bằng comment trực tiếp), rất hay, rất nghề. Bằng kinh nghiệm thẩm thơ của một giáo viên văn, Lê Quang Vinh đã lẩy ra được nhiều cảm nhận rất "bếp núc" của nhà thơ khi sáng tạo văn học. Mời bạn đọc đọc bài cảm nhận bước đầu (bằng comment trực tiếp) của nhà báo Lê Quang Vinh để hiểu thêm về sáng tạo của thi sĩ - Ngô Minh.
***
VÀI CẢM NHẬN BƯỚC ĐẦU VỀ BÀI THƠ "ĐÊM BÁNH TÔM TÂY HỒ" CỦA NGÔ MINH
Lê Quang Vinh
Bài thơ thuộc loại hay nhất viết về Hồ Tây và sản vật, có lẽ cả từ xa xưa nữa.
Câu mở đầu "Nghiêng phía anh Tây Hồ tóc gió", ngỡ bình thường (như câu nói thường), mà lại rất "thơ" ("phía anh", "tóc gió": hữu hạn và vô hạn hòa quyện nhau), khiến ý thơ bay bổng, lãng mạn lên vô cùng. Cả cái chữ "nghiêng" ni nữa, thật vô lý. "Nghiêng" sao được chứ? Thế mà, khi nó "nằm" ở đầu câu thơ (này) thì lại rất "có lý" (đúng) như trong tục ngữ "Tát biển Đông cũng cạn" ấy! Chú ý: "nghiêng" và "tát" đứng đầu câu, như điểm đầu của "cánh tay đòn bẩy" với "lực đè phi thường" được dồn về đây, đối trọng là "vật bẩy" - cái vô biên phía bên kia điểm tựa (Hồ Tây, biển Đông).Trong văn chương, hiểu nôm na đây là cách "tu từ" dân gian (lối viết truyền thống, bình dân - nhưng phải cao tay mới được: "thậm xưng").
Tiếp đến, "Bánh tôm thơm da thịt Thủ Đô" - dùng các từ "thông tục" (bánh tôm, da thịt) rồi cho mỹ tự "thơm" vào nối giữa hai từ này như "chất xúc tác", tạo nên một phản ứng "hóa học" thực sự về ngữ nghĩa, khiến nó mặc sức biến hóa (thoát xác) mà (từ bình thường) trở nên "cao sang" trong câu thơ. Đây là điều cần thiết, vì nơi đây là đất "kinh kỳ" xa xưa, nay là Thủ đô của cả nước, phải có sự thăng hoa "cao cấp" như vậy mới xứng, khi viết về một món ăn không thể "bình dân" hơn của mọi thời Hà Nội (đạn bom, bao cấp, hòa bình, đổi mới... tiến lên "CNXH"): "Bánh tôm thơm da thịt Thủ Đô".
Tôi vô cùng phục cái cách dùng từ "da thịt" ở đây. Nhờ "chế biến" quá khéo của Ngô Minh, nó trở nên siêu phàm rồi, chứ đâu là "da thịt" (nhục dục nguyên thủy) nữa? Ấy là tài chọn tứ, lựa chữ của Thi sĩ tài danh.
Ngày nay, tiếng thơm bánh tôm Hồ Tây - Hà Nội được lan tỏa và bay xa tới tít tắp khắp ba miền đất nước, tới "năm châu bốn biển" địa cầu; một phần không nhỏ có sự đóng góp vô tư của các nghệ sĩ - thi văn sĩ tài danh đã sáng tạo nên những khúc hát, vần thơ, áng văn da diết, tỉ mỉ về món ẩm thực vốn "hạ đẳng" của người ven đô này để dần dà thành "món ngon Hà Nội" - dấu ấn trong tâm hồn, là "di sản" của mỗi con người khi có dịp vãng qua đây ("Bánh tôm em- di sản đời mình")...
Những nhà thơ, nhà văn tên tuổi; khi sáng tạo nghệ thuật, họ không "bó mình", "khổ luyện", tìm "trăm phương ngàn kế" để làm nên những điều ta thấy rất "cầu kỳ" như vừa nêu ở phía trên. Văn thi - nhạc sĩ...làm thơ văn, làm nhạc...như "chơi"! Ở đó là sự thăng hoa kỳ diệu (của sự kết hợp) giữa cảm xúc và kỹ năng nghệ thuật. Như vậy, kỹ năng nghệ thuật đã trở thành phẩm chất trong lý trí, tình cảm của các nhà sáng tạo rồi. Họ sáng tạo mà như..."vô thức" trước các thủ pháp nghệ thuật mà vẫn rất..."Nghệ thuật" là vậy. Thi sĩ Ngô Mình thuộc VNS loại này.
Nhiều thứ nữa, hẹn anh Ngô Minh và bạn đọc, LQV sẽ thưa sau...; giờ dành thời gian cho mọi người thưởng thức bài thơ đã - (LQV).
*****
NGÔ MINH
ĐÊM BÁNH TÔM HỒ TÂY
nghiêng phía anh Tây Hồ tóc gió
bánh tôm thơm da thịt Thủ Đô
liễu rũ như mời sóng vồ vập gọi
chớm thu rồi thèm nụ thơm xưa
đêm sâm cầm sao trời vỗ cánh
em rót ly nếp cẩm Đất Trời
nhấm với ánh nhìn nụ em diệu vợi
ơI đèn đường tắt đỏ ngất ngây
bánh tôm đêm lòng hồ khép mở
gió thao thao như gọi như tìm
mai anh Huế rồi thèm rồi nhớ
bánh tôm em- di sản đời mình
Huế 8-2016
Ý KIẾN CỦA NHÀ BÁO NGUYỄN HOÀNG LINH - NGUYÊN PTBT BÁO "THƯƠNG MẠI", TBT BÁO "DOANH NGHIỆP":
Hôm nay 15 tháng 8 vào lúc 13:35
Hoang Linh Nguyen
Ðến
Le VInh
15 tháng 8 lúc 10:08 AM
"Em cảm phục bác đấy, bài viết nào cũng cháy lòng cháy dạ, vì bạn bè, vì cái thiện, vì cái đẹp".
NHL
38Ha Tran, Luu Le và 36 người khác
Bình luận
Ma Thi Len Đây mới đúng là hình của " Ông " Lê Quang Vinh , Nhà Giáo , Nhà Báo , nhà văn " của những năm vào đời " đang phơi phới . Có đúng không người bạn của tôi một thời xưa cũ ?!
Bùi Thị Loan Em vừa đọc bài viết của thầy. Phải nói là học sinh bây giờ không thích học văn. Con gái em cũng vậy. Văn viết đếm dòng, đo độ dài ngắn chứ không nói đến cách dùng từ, diễn đạt. Phải nói nhiều GV chưa "truyền lửa" được cho các em. Ở Tiểu học dạy học sinh làm văn mẫu, đi thi học sinh viết theo trí nhơ và chấm giống nhau đến nỗi người chấm không muốn chấm nữa. Có cô giáo được mệnh danh là dạy tốt cũng kiểu "truyền miệng" nghĩa là đọc chép. Học sinh viết văn thiếu sự sáng tạo, bình luận, phân tích theo mẫu cô đã dạy, thi vào THPT hay ĐH có "trúng tủ" thì điểm cao. Mà muốn "trúng tủ" cần học nhiều kiểu nhồi nhét. Buồn! Các bạn trẻ bây giờ cũng ít đọc sách. Thời gian ngoài giờ học chủ yếu chúng lên face. Tiếc thầy ạ. Nhưng vẫn còn có thầy cô tâm huyết với nghề, dạy học sinh hành văn hay và hiểu đúng. Song số này ít quá. Rất mong các thầy cô sẽ có những đột phá mới trong cách dạy để tiết dạy nhẹ nhàng mà hiệu quả.
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
·
Lê Quang Vinh Chị Ma Thị Len thân mến!
Cảm ơn bạn rất nhiều. Nhưng theo GIÁO SƯ NGYỄN ĐÌNH CỐNG: "VÀI CẢM NHẬN KHI ĐỌC BÀI CỦA LÊ QUANG VINH THỜI ĐI HỌC" (Cong Nguyen dinh < congnd37@yahoo.com.vn>Ðến Le VInh
Hôm nay 19/2/2016 vào lúc 12:29 PM):
"Đọc các bài viết của Nhà báo Lê Quang Vinh về kỷ niệm thời đi học (Trường cấp 3 Quảng Trạch thời chiến tranh chống Mỹ) và chuyến thăm thầy giáo cũ Lê Doãn Cần làm tôi khá xúc động.
Trong các tình bạn thì tình bạn cùng chiến hào là thiêng liêng vì cùng sống chết, thứ đến tình bạn học, đặc biệt khi học trong điều kiện gian khổ, là trong sáng, vô tư, không vướng vào danh lợi, để lại nhiều kỷ niệm đẹp suốt đời.
Một trong những điều vui thú nhất của các bạn học cũ là được cùng nhau ôn lại các kỷ niệm thời đi học, đặc biệt là những chuyện éo le, dở khóc dở cười do sáng kiến kết hợp với thiếu kinh nghiệm của tuổi trẻ; là những chuyện vui, giai thoại về thầy cô. Thật là hạnh phúc khi cùng nhau quên hết thực tại của xã hội để cùng nhau quay lại thời gian, đắm mình về những ngày quá khứ đầy gian khổ mà rất bình đẳng, rất thơ mộng".
Như vậy, chúng ta là "Bạn cả đời" đấy nha; chứ không chỉ "người bạn của tôi một thời xưa cũ ?!". Còn gì quý bằng nào?
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
· Trả lời · 8 giờ · Đã chỉnh sửa
Lê Quang Vinh Tôi rất cảm động chia sẻ của cô giáo đương nhiệm Bùi Thị Loan. Cảm ơn Cô giáo rất nhiều. Đúng là chúng ta rất hạnh phúc được đứng trong hàng ngũ nghề dạy học; nhưng lại quá buồn, sao Ngành GD nước nhà không có ai - khi trong tay đã "đầy đủ quyền uy" để nói thẳng lên những vấn nạn đã trở thành "bệnh hoạn" mất rồi này; nhằm cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn Ngành tìm cách chữa trị, lại thiên về "háo thành tích" nên nói hay quá trời, để giờ sự nghiệp GD mới nên nông nỗi này? Hay là do khi đã "có đầy đủ quyền uy" thì tất cả đều phải..."ngậm họng ăn tiền" như cách dân gian vẫn nói?
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
· Trả lời · 7 giờ · Đã chỉnh sửa
Bùi Thị Loan Em nhận thấy chất lượng bây giờ có đi lên thầy ạ. Nhưng chưa đáp ứng đc yêu cầu hiện nay. Những năm 1995-2003, chất lượng vô cùng tệ. Học sinh viết k ra chữ, sai chính tả trầm trọng. Chúng em vẫn nhớ kỉ niệm chấm thi tốt nghiệp hay thi học kì, cười chảy nước mắt mà bây giờ nhớ lại vẫn cười. Và khi thi tốt nghiệp TH là cả một vấn đề với GV đc phân công coi. Hồi đó học nửa ngày và đồng lương quá thấp, GV về cấy lúa, trồng rau,... đủ kiểu để đảm bảo đời sống. Thực ra cũng k tâm huyết lắm với nghề. Bây giờ đỡ hơn nhiều thầy ạ. Chất lượng thật hơn, do Phụ huynh quam tâm đến việc học của con em nhiều hơn và dạy cũng thật hơn. Nhưng một số GV thương mại hoá việc dạy thêm nên XH lên án nhiều quá, ảnh hưởng đến GV khác. Và thực sự cấp dưới muốn thay đổi nếp nghĩ, cách dạy cũng hơi khó vì là tầm vi mô, của cá nhân hay 1 đơn vị trường học mà thôi. Cần có một "cái đầu" có "tầm" và có "tâm" mà là lãnh đạo cấp trên cơ". Liệu có không? Mong lắm điều đó thầy ạ.
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
· Trả lời · 8 giờ · Đã chỉnh sửa
No comments:
Post a Comment