THANH THANH *30-4
Nguồn gốc 30-4
TÓM-LƯỢC SỬ-LIỆU
BỨC-TỬ VIỆT-NAM CỘNG-HÒA
(trong cuốn hồi-ký “Biến-Loạn Miền Trung” )
... Trong lúc đó, ngay tại Thủ-Đô, trong cơn dầu sôi lửa bỏng, những tay điệp-viên chiến-lược của Cộng-Sản, từ lâu vẫn nấp dưới lớp áo tu-hành, như các Linh-Mục Thanh Lãng, Phan Khắc Từ, Trương Bá Cần, Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Trần Du, Nguyễn Quang Lãm, Trần Ngọc Nhuận, v.v… (cùng với Trần Hữu Thanh trong “Phong Trào Chống Tham-Nhũng”), cũng sách-động quần-chúng xuống đường hằng ngày để gây thêm rối-loạn, hoang-mang trong quần-chúng, và tạo sức ép đối với Tổng-Thống Thiệu, làm nản thêm lòng người Mỹ, và tạo thêm lợi-thế về mặt chính-trị cho Bắc-Việt xâm-lăng.
(trang 436)
Phong-Trào Chống Tham-Nhũng
Nói đến “Phong-Trào Chống Tham-Nhũng”, tưởng cần nhắc lại một số hoạt-động nổi bật của giới Kitô-Giáo trong và ngoài Việt-Nam Cộng-Hòa.
Trong thời-gian diễn ra Hội-Nghị Paris (từ 1968 đến 1973), Giáo-Hoàng Phaolô VI đã nhiều lần “nhân đạo” kêu gọi chấm dứt chiến-tranh Việt-Nam.
Tháng 12-1969, Giám-Mục Phạm Ngọc Chi, Phó Chủ-Tịch Hội-Đồng Giám-Mục Việt-Nam, qua Hoa-Kỳ, đã tuyên-bố với báo-chí Mỹ: “Miền Nam [Việt-Nam] đồng-tình với chính-sách ‘Việt-Nam-Hóa Chiến-Tranh’ của Tổng-Thống Nixon.”
Tháng 9-1972, Đại-Hội lần 2 của tổ-chức “Kitô-Hữu Quốc-Tế” gồm hơn 20 nước họp tại Quebec (Canada), với đề-tài giải-phóng các dân-tộc Việt―Lào―Campuchia, đã “tố-cáo các cuộc xâm-lăng và ném bom vô-nhân-đạo của Mỹ, khẳng-định quyền tự-quyết, tự-do được sống hòa-bình của nhân-dân Việt-Nam.”
Tức là việc Mỹ chuẩn-bị rút lui đã được Kitô-Giáo Việt-Nam, giáo-dân mấy chục nước khác, và nhất là Giáo-Hoàng Phaolô VI tán-đồng, không còn đánh nhau với Cộng-Sản nữa.
Ngày 20-9-1970, Linh-Mục Phan Khắc Từ, Tuyên-Úy Thanh Lao Công Sài-Gòn, qua Châu Âu, đã tuyên-bố tại Thành-Phố Firenze (Ý, nơi có Tòa Thánh Vatican): “Kinh-nghiệm trước mắt cho chúng tôi xác tín rằng Giáo-Hội [Kitô] tại Việt-Nam hôm nay là một công-cụ hữu-hiệu của người Mỹ.”
Tháng 3-1971, Linh-Mục Nguyễn Viết Khai tuyên-bố: “Từ chính-quyền trung-ương xuống cho tận anh Trưởng Ấp, người Miền Nam không được phép giải-quyết vấn-đề của mình mà không có người nước ngoài xen vào.”
Tháng 11-1971, Linh-Mục Trương Bá Cần, Tuyên-Úy Thanh Lao Công toàn-quốc, tham-gia vụ đình-công tại Hãng Pin “Con Ó”, bị Cảnh-Sát bắt, đã viết: “Giáo Hội của tôi không biết chọn, nhất là chọn để chống lại những kẻ đang nắm quyền-hành trong xã-hội này... Giáo Hội của tôi cũng đã biết lựa chọn, nhưng không biết lựa chọn người nghèo khổ...”
Tức là giới Kitô-Giáo Việt-Nam đồng-ý với lời cáo-buộc và chiêu-bài của đối-phương.
Nhưng, sau Hiệp-Định Paris 27-1-1973 [chấm dứt chiến-tranh Việt-Nam], thì Bắc-Việt gia-tăng nỗ-lực và quyết-tâm tiến-chiếm Miền Nam.
Ngày 19-9-1973, Tổng-Giám-Mục Sài-Gòn Nguyễn Văn Bình đọc diễn-văn khai-mạc “Năm Thánh”: “Chúng tôi hy vọng rằng những cuộc giết chóc và hận thù sẽ thực-sự chấm dứt trên mảnh đất này và đồng thời có được quan hệ hai chiều giữa Bắc và Nam, trong lúc đất nước tạm thời còn phân chia.”
Ngày 10-1-1974, sau cuộc Hội-Nghị toàn-thể hàng giáo-phẩm, các Giám-Mục Miền Nam đã công-bố một bản tuyên-ngôn “tha thiết kêu gọi hai chính phủ Bắc và Nam cùng đồng loạt, vì tình thương dân tộc, mà ngưng mọi hoạt động gây chiến và mọi chiến dịch bôi nhọ và thù ghét lẫn nhau.”
Tức là giới Kitô-Giáo Việt-Nam [Cộng-Hòa] không đề-cập đến việc Bắc-Việt vi-phạm Hiệp-Ước, mà chỉ muốn Miền Nam bắt tay làm hòa với Miền Bắc―đối-nghịch lập-trường “4 Không” của Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu.
Giáo-Hội Kitô-Giáo Việt-Nam ở Sài-Gòn ra “Thư Chung” phát-động cuộc tranh-đấu “chống tham nhũng”, chống Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu. Họ đòi Thiệu phải từ-chức, vận-động trưng-cầu dân-ý buộc Thiệu phải ra đi.
Lời kêu gọi đó đã dấy lên liền một “Phong-Trào” gọi là “Chống Tham-Nhũng”.
*
“Phong-Trào Chống Tham-Nhũng” do Linh-Mục Trần Hữu Thanh cầm đầu, các LM Đinh Bình Định và Nguyễn Học Hiệu cùng Bác-Sĩ Nguyễn Thị Thanh phụ-lực, qua một bản “Tuyên Ngôn” được sự bảo-trợ của 301 linh-mục khác, kể cả “Tuyên-Úy Công Giáo”, ra mắt tại Giáo-Xứ Tân Việt, Sài-Gòn, từ năm 1973, là một tập-hợp tương-đối lớn, có nhiều tín-đồ nhất, và tại nhiều địa-phương nhất―so với Nhóm các linh-mục cộng-sản nằm vùng và thân-Cộng tại Sài-Gòn.
“Phong-Trào” được sự tham-gia của các nhân-vật ngoài Kitô-Giáo, như Thượng-Nghị-Sĩ Hoàng Xuân Tửu và Dân-Biểu Nguyễn Văn Kim cùng nhiều DB thuộc Đảng Đại-Việt của Hà Thúc Ký và phía Dương Văn Minh; DB Đặng Văn Tiếp phía Nguyễn Cao Kỳ; DB Nguyễn Văn Cử chống Diệm và phía Việt-Nam Quốc-Dân-Đảng; DB Vũ Công Minh phía Hòa-Hảo; DB Đỗ Sinh Tứ phía quân-đội; Bác-Sĩ Nguyễn Tuấn Anh; Luật-Sư Đặng Thị Tâm; Nhân-Sĩ Nguyễn Trân; v.v...
Linh-Mục Thanh được báo-chí ngoại-quốc tặng cho danh-hiệu “Hiệp Sĩ của Người Nghèo”.
Sau đó, “Phong-Trào” công-bố các bản “Cáo Trạng” trong các cuộc biểu-tình, xuống đường rầm-rộ dữ-dội và liên-tục của các tín-đồ do các linh-mục lãnh-đạo có khi có hàng chục ngàn người tham-dự tại Huế, Đà-Nẵng, Quy-Nhơn, Nha-Trang, Cam-Ranh, Sài-Gòn, Mỹ-Tho, Cần-Thơ, v.v...
Cuối năm 1974, nhất là đầu năm 1975, những cuộc biểu-tình chống-chính-phủ của nhóm Linh-Mục Trần Hữu Thanh, có sự tham-gia của một số chính-khách, lãnh-tụ đảng-phái, cộng với việc Hội-Đồng Giám-Mục Việt-Nam phổ-biến “Thư Chung”, kêu-gọi các Nhà Thờ toàn-quốc “chống tham nhũng”, thúc-đẩy giáo-dân xuống đường rầm-rộ, liên-tục… đã khiến cho các binh-sĩ ngoài tiền-tuyến chán-nản, mất tinh-thần, và ảnh-hưởng tai-hại đến sự sống-còn của đất-nước.
Bên cạnh “Phong-Trào” của LM Trần Hữu Thanh, còn có các Nhóm tay sai Cộng-Sãn và thân-Cộng, là các LM Trương Bá Cần, Thanh Lãng, Huỳnh Công Minh, Vương Đình Bích, Hồ Thành Biên, Nguyễn Thành Trinh; Nhóm “Đối Diện” của 11 linh-mục phản-chiến Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín, Phan Khắc Từ, Nguyễn Hữu Khai, v.v... trong mấy tháng cuối-cùng, đã lợi-dụng các buổi thuyết-giảng tại các Nhà Thờ để công-khai tuyên-truyền
cho “người anh em bên kia”.
(Điển-hình là Phan Khắc Từ, từ năm 1969 đã đi dự đại-hội Thanh Lao Công Thế-Giới có xu-hướng thân-Cộng được Mạc-Tư-Khoa đỡ đầu, tại Liban. Ở Pháp thì đến hội-ý với Nguyễn Thị Bình, Trưởng Phái-Đoàn thương-thuyết của “Mặt Trận Giải Phóng”; tham-gia đình-công; biểu-tình đòi công-bằng cho giới lao-động; cùng sinh-viên và công-nhân đòi hòa-bình cho Việt-Nam. Sau này về nước thì dính vào Mặt Trận Nhân-Dân Tranh-Thủ Hòa-Bình, Phong Trào Học-Sinh Sinh-Viên Đòi Quyền Sống, Phong-Trào Chống Tăng Học-Phí, Chống Độc-Diễn; đóng vai “linh-mục hốt rác” gây sự chú ý của dư-luận; dùng Nhà-Thờ Vườn Xoài làm nơi chế-tạo bom xăng cho phong-trào đốt xe Mỹ trên đường phố; cùng công-nhân đình-công để gây trở-ngại cho các cuộc hành-quân; tiếp tay CS dựng lên Ủy-Ban Bảo-Vệ Quyền-Lợi Lao-Động Miền Nam; rồi lại giả-danh từ-thiện hoạt-động trong tổ-chức trá-hình của CS là Mặt Trận Nhân Dân Cứu Đói...)
Chủ-Tịch Thượng-Nghị-Viện Trần Văn Lắm lên án Tổng-Thống Thiệu “lạm quyền, tham nhũng”.
Một số lãnh-tụ đảng-phái và tôn-giáo, như Phan Bá Cầm (Hòa-Hảo), Trần Quang Vinh (Cao-Đài), Hà Thế Ruyệt (Duy-Dân), Thượng-Tọa Pháp-Tri và các Ông Ngô-Văn-Ký, Nguyễn Văn Lục, Xuân Tùng (Việt-Nam Quốc-Dân-Đảng) thành-lập “Trận Tuyến Nhân Dân Cách Mạng”, kêu-gọi TT Nguyễn Văn Thiệu từ-chức và các phe liên-hệ “chấm dứt chiến-tranh, giải-quyết vấn-đề Miền Nam bằng phương-thức hòa-bình”.
Nhóm “Sóng Thần” thì tổ-chức “Ngày Ký-Giả đi Ăn Mày” rồi tiếp theo là “Ngày Công-Lý và Báo-Chí Thọ-Nạn” vào tháng 10-1974.
Các Tuyên-Úy Công-Giáo thì tổ-chức Đại-Hội tại Thủ-Đô. Họ rao giảng với giáo-dân quân-nhân rằng “cộng-sản cũng là con-cái của Chúa”, rằng “Công-Giáo và CS có thể sống chung hoà-bình”…
Bản “Cáo Trạng số 1” được ghi là ký tại Huế vào ngày 8-9-1974, khi được tung ra tại Nhà Thờ Tân-Sa-Châu, Sài-Gòn, có báo bảo là “làm lung-lay ghế Tổng-Thống Thiệu.”
Các báo Time, Newsweek; các đài BBC, VOA đều loan tin.
Hậu-quả là Quốc-Hội Mỹ quá chán-ngán Chiến-Tranh Việt-Nam và mệt-mỏi vì đã yểm-trợ một đồng-minh có quá nhiều khuyết-điểm và thối-nát.
Tức là giới Kitô-Giáo Việt-Nam đã tiếp tay cho Hoa-Kỳ chấm dứt viện-trợ và phủi tay đối với Việt-Nam Cộng-Hòa.
Việc Mỹ cắt-giảm quân-viện đã làm tê-liệt hẳn khả-năng chiến-đấu của Quân-Lực VNCH, và từ đó làm suy-nhược tinh-thần kháng-cự, yếu-tố quan-trọng nhất trong bất-kỳ cuộc chiến-tranh nào.
*
Về phần Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu thì ông đích-thân đi trực-tiếp cầu-cứu tại chính-quốc Hoa-Kỳ, nhưng đã không được nghênh-đón long-trọng tại Thủ-Đô Hoa Thịnh Đốn. Năm 1968, Johnson (chủ-chiến, Dân-Chủ) chỉ tiếp Thiệu tại thành-phố đảo Honolunu, và chỉ để thảo-luận sách-lược hòa-đàm với Cộng-Sản. Năm 1969, Nixon (chủ-hòa, Cộng-Hòa) cũng chỉ tiếp Thiệu tại Đảo Midway, và cũng chỉ để thỏa-thuận về chính-sách Việt-Nam-Hóa và lịch-trình rút quân của Mỹ.
Thiệu lại đích-thân đi trực-tiếp cầu-cứu với Giáo-Hội Kitô La-Mã, là một trung-tâm quyền-lực chính-trị khác của thế-giới. Tuy nhiên, Giáo-Hoàng Paul VI, trong cuộc viếng-thăm lục-địa Á-Châu lần đầu-tiên, đã không ghé đến Việt-Nam là quốc-gia đang bị Cộng-Sản đe-dọa, nhất là Việt-Nam có tỷ-số giáo-dân đông thứ nhì tại lục-địa này. Thiệu đến Tòa Thánh, nhưng không được Giáo-Hoàng tiếp-kiến―dù Thiệu là một Tổng-Thống, một con chiên―vì lập-trường của Vatican về vấn-đề Chiến-Tranh Việt-Nam là chỉ bênh-vực Hà-Nội, chỉ muốn chấm dứt chiến-tranh dù Miền Nam có rơi vào chế-độ Cộng-Sản sắt máu. Đã thế, Giáo-Hoàng còn chỉ-trích Thiệu, lại còn tiếp-kiến cặp Nguyễn Thị Bình và Xuân Thủy, trưởng phái-đoàn Cộng-Sản tại Hòa-Hội Paris.
Từ năm 1968, Giáo Hoàng Phaolồ Đệ-Lục đã lập ra “Ngày Quốc-Tế Hòa-Bình”, cổ-vũ Hòa-Bình bằng thương-thuyết tại Việt-Nam. Vatican xác-định lập-trường là chấm dứt chiến-tranh, quan-hệ tốt với Miền Bắc và Chính-Phủ Lâm-Thời Miền Nam. Chính Giáo-Hoàng trao-đổi công-điện trực-tiếp với Hồ Chí Minh.
Vào tháng 6-1971, đang lúc tên gián-điệp cộng-sản Vũ Ngọc Nhạ (kẻ được Linh-Mục Hoàng Quỳnh che-chở) bị Việt-Nam Cộng-Hòa cầm tù ở Côn-Đảo, mà Tòa Thánh và Giáo-Hoàng Phaolô VI lại tặng Bằng Khen và Huy Chương “Vì Hòa Bình” cho y.
Tức là Giáo-Hoàng Paul VI đã biến Vatican và nhiều Giáo-Hội địa-phương thành một guồng máy chính-trị, ngoại-giao, tình-báo khổng-lồ để giúp Hà-Nội tiến chiếm Miền Nam.
*
Thế mà Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng vẫn chưa thấy là Hoa-Kỳ sắp bỏ rơi Việt-Nam, không thay-đổi đường-lối chính-trị, vẫn cứ sử-dụng giải-pháp quân-sự, và không tin là Hà-Nội có đủ sức tấn-công đại-quy-mô.
Ông sửa-đổi Hiến-Pháp để làm Tổng-Thống thêm một nhiệm-kỳ năm năm nữa, khiến Đại-Tướng Thủ-Tướng Trần Thiện Khiêm phải ra mặt chống-đối, làm tình-hình chính-trị trong nước càng rối-ren thêm.
Ðầu tháng 2-1975, “Phong-Trào Chống Tham-Nhũng” phổ-biến tiếp bản “Cáo-Trạng số 2” tố-cáo TT Thiệu nhiều tội và hô-hào lật đổ bằng vũ-lực, khiến ông phải dùng biện-pháp mạnh, cho bắt giam nhiều chính-khách, trí-thức, lãnh-tụ đảng-phái, như các Thượng-Nghị-Sĩ Thái Lăng Nghiêm, Phạm Nam Sách, Nguyễn Văn Chức; các ông Hà Minh Lý, Trần Thúc Linh, và một số ký-giả trong đó có những nhân-vật nổi tiếng chống-Cộng như Mặc Thu, Lê Trần, Vũ Bằng, Đinh Từ Thức, Trương Cam Vĩnh, Ngô Đình Vận...
Để đối-phó với “Phong-Trào”, Thiệu vận-dụng nhiều đồng-đạo ủng-hộ mình.
Có sáu linh-mục, trong đó có cả Linh-Mục Hoàng Quỳnh, sáu đêm liền, thay phiên nhau lên đài truyền-hình bênh-vực và ca-ngợi Thiệu; ngoài ra, còn có các Nghị-Quyết, Quyết-Định, Đề-Nghị, có chữ ký của 70 Dân-Biểu ủng-hộ Thiệu.
Có cả Giám-Mục Lê Văn Ấn, đặc-trách Tuyên-Úy, Giám-Mục Nguyễn Văn Thuận, Linh-Mục Cao Văn Luận, đứng ra cãi giùm cho Thiệu.
Tình-hình gay-cấn đó, do “Phong Trào Chống Tham-Nhũng”* gây nên, đã tạo ra thế “nội công, ngoại kích”, quả là đã phá rối hậu-phương, làm lung-lạc tinh-thần binh-sĩ nơi tiền-tuyến, làm lợi cho Cộng-Sản, trong khi đó thì Bắc-Việt xua quân tấn-công Miền Nam...
-------
*Năm kia, nhà văn Nguyễn Văn Lục có hỏi xin tôi tài-liệu về “Phong-Trào Chống Tham-Nhũng” của Linh-Mục Trần Hữu Thanh; nhân dịp, tôi đã giới-thiệu với anh nhà văn Nguyễn Lý Tưởng, cũng ở miền Nam Bang California. USA.
(Thời-gian 1973-75 anh Tưởng chưa nắm vững, nhưng đến năm 1989, trong nước Việt-Nam Xã-Hội Chủ-Nghĩa, anh Tưởng đã trực-tiếp hỏi chuyện Linh-Mục Thanh nên biết rõ-ràng hơn.)
Kết-Luận
Có người cho rằng “Phật-Tử Tranh-Đấu”, tức [số người hậu-thuẫn cho] Phái Ấn-Quang của Phật-Giáo Việt-Nam (về sau là Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Thống-Nhất) đã liên-tục chống-đối Chính-Quyền Việt-Nam Cộng-Hòa, khiến cho Nền Đệ-Nhất Cộng-Hòa sụp-đổ, rồi Nền Đệ-Nhị Cộng-Hòa cũng suy-tàn theo.
Nhưng, theo như tôi đã lược-dẫn trên, thì:
“Phật-Tử Tranh-Đấu” đã chấm dứt hoạt-động từ ngày thành-lập Nền Đệ-Nhị Cộng-Hòa, cuối năm 1967. Mãi đến lâu sau Hiệp-Định Paris 1973 mới tái-xuất-hiện trong “Lực-Lượng Hòa-Hợp Hòa-Giải Dân-Tộc”.
Cả phía “Lực-Lượng Hòa-Hợp Hòa-Giải Dân-Tộc” bên giới Phật-Tử, lẫn phía “Phong-Trào Chống Tham-Nhũng” bên giới Giáo-Dân, đều tranh-đấu chống Thiệu để có được một Tổng-Thống trong-sạch.
Tuy nhiên, các điểm khác nhau là:
“Lực-Lượng Hòa-Hợp Hòa-Giải Dân-Tộc” chỉ họp tại Chùa, sinh-hoạt ôn-hòa, bất-bạo-động, không đòi lật Thiệu, chỉ chờ đến ngày bầu-cử Tổng-Thống vào cuối năm 1975 sẽ sử-dụng lá phiếu hợp-Hiến và hợp-Pháp của mình.
“Phong-Trào Chống Tham Nhũng” thì rầm-rộ xuống đường, biểu-tình tuần-hành, đòi Thiệu từ-chức, và hô-hào dùng bạo-lực để lật đổ Thiệu tức-thời.
“Phật-Tử Tranh-Đấu” mít-tinh ôn-hòa thì không xáo-trộn trật-tự công-cộng, tiến-hành trong vòng luật-pháp cho phép, và theo truyền-thống sinh-hoạt dân-chủ tại các nước Tự-Do.
“Giáo Dân Tranh Đấu” thì triệt-hạ uy-tín và hiệu-năng quyền-lực của một Tổng-Tư-Lệnh Quân-Đội đang đứng trước họng súng của quân thù, lại còn đòi dùng vũ-lực để lật đổ một Tổng-Thống dân-cử, tức là xóa bỏ Hiến-Pháp, tức là trở thành nội-phản/nội-thù của Quốc/Dân.
Phía “Giáo-Dân Tranh Đấu” thì đòi trừng-phạt một cá-nhân tham-nhũng―mà tổng-số vật-sản bị lạm-chiếm so ra không đáng bao lăm đối với tài-nguyên quốc-gia, lại vẫn còn đó, rồi sẽ lấy lại, chưa mất đi đâu―trong lúc Phía “Phật-Tử Tranh Đấu” thì đặt “nợ nước trước thù nhà”, mọi người chung sức đồng lòng chống giặc trước đã, trước hết là để trì níu lại cái Cơ-Đồ Dân-Chủ đang trong cơ nguy bị vĩnh-viễn cướp mất đi.
Phần tôi, tôi đối-lập với chính-sách quân-phiệt của Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu―cũng như với chế-độ độc-tôn của Tổng-Thống Ngô Đình Diệm trước kia―nhưng tôi đã chọn trước tiên là làm tròn bổn-phận của một công-dân đối với Chính-Thể Cộng-Hòa.
Riêng về “Phong Trào Chống Tham Nhũng”, có ít nhất là ba vấn-đề quan-trọng hàng đầu mà phía “Giáo Dân Tranh Đấu” (“trả thù cho cố Tổng-Thống Ngô Đình Diệm”, theo lời trối-trăn của Diệm “Tôi chết thì trả thù cho tôi”
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 413
Monday, 24 October 2016
THANH VIÊT -TRUYỆN KÝ - XÂM MÌNH
GIÁO SƯ THANH VIỆT
ỏng vấn Giáo Sư gốc Việt đoạt giải Pulitzer 2016 Tuesday, April 19, 2016 6:26:50 PM
Tác giả gốc Việt đoạt giải Pulitzer 2016 cho tiểu thuyết
WESTSMINTER, California (NV) – Tác phẩm “The Sympathizer” của ông Nguyễn Thanh Việt, giáo sư gốc Việt chuyên ngành Văn Học tại trường đại học University of Southern California, vừa đoạt giải Pulitzer dành cho tiểu thuyết năm 2016.
Phóng viên báo Người Việt phỏng vấn Giáo Sư Việt khi ông đang có mặt tại Massachusetts để giới thiệu cuốn tiểu thuyết khác của mình, mang tên “Nothing Ever Dies: Vietnam and the Memoris of War.”
Chân dung Giáo Sư Nguyễn Thanh Việt và cuốn sách đoạt giải Pulitzer dành cho tiểu thuyết năm 2016 "The Sympathizer". (Hình: Facebook của Giáo Sư Nguyễn Thanh Việt)
Người Việt (NV): Ông cảm thấy như thế nào khi biết tin mình đoạt giải Pulitzer năm nay?
Giáo Sư Nguyễn Thanh Việt: Tôi đang ở một mình trong phòng thì trang mạng Facebook và Twitter của tôi bắt đầu đưa lên các thông tin về một người gốc Việt đoạt giải Pulitzer. Tôi rất bất ngờ khi nhận được sự ủng hộ rất lớn từ mọi người, đặc biệt là cả những người ở Việt Nam chưa có cơ hội đọc được sách của tôi. Mọi người rất phấn khởi khi có một tác giả gốc Việt đoạt giải năm nay.
NV: Có bao giờ ông nghĩ cuốn sách “The Sympathizer” của mình sẽ đoạt giải Pulitzer không? Giáo Sư Nguyễn Thanh Việt: Không bao giờ tôi nghĩ đến chuyện đó. Tôi thấy rất vui khi cuốn sách được xuất bản và càng thấy ngạc nhiên hơn nữa khi nhiều độc giả biết đến nó trước khi nó đoạt giải Pulitzer. Tôi không nghĩ là tác phẩm này có cơ hội thắng giải Pulitzer vì thường các tác phẩm đoạt giải trước đây không làm lung lay tâm tình của độc giả. Còn tác phẩm của tôi, tôi muốn nó có thể chạm đến trái tim người đọc.
NV: Vì sao ông lại nghĩ vậy?
Giáo Sư Nguyễn Thanh Việt: Tôi dành rất nhiều thời gian suy nghĩ về con người Việt Nam mà cụ thể hơn là chiến tranh Việt Nam. Tôi nhận ra rằng mỗi cá nhân người Việt đều có cái nhìn và trải nghiệm khác nhau về cuộc chiến này. Đó chính là cách mà chiến tranh tồn tại và cách mà con người nhớ đến nó. Tôi không muốn mọi người tin rằng suy nghĩ và nhận thức của họ về cuộc chiến là đúng mà tất cả mọi người, mỗi bên, mỗi cá nhân đều có trách nhiệm với chiến tranh. Cuốn sách này không chỉ về chính trị, nó còn mang một ít chất hài hước, bi kịch, bản năng con người và bí ẩn.
NV: Về sự ủng hộ của độc giả?
Giáo Sư Nguyễn Thanh Việt: Sư ủng hộ của độc giả cho thấy rằng cuốn sách này không chỉ là sự chúc mừng chỉ riêng cá nhân tôi mà còn hơn thế nữa. Giải thưởng này không chỉ là biểu tượng dành cho cộng đồng gốc Việt mà còn cho các sắc dân khác. Nó đại diện cho tất cả mọi thành phần ở Mỹ và niềm tin của họ.
NV: Ông mừng vinh dự này như thế nào? Giáo Sư Nguyễn Thanh Việt: Gia đình tôi đang ở Los Angeles nên tôi chưa thể tổ chức ăn mừng với gia đình được. Nhưng chắc chắn sẽ là có một buổi ăn mừng nho nhỏ với vợ và con của tôi khi tôi bay về lại California vào thứ Sáu này.
NV: Ông nghĩ giải thưởng này có làm thay đổi cách giảng dạy cũng như cách viết văn của ông?
Giáo Sư Nguyễn Thanh Việt: Tôi viết cuốn sách này trước tiên là cho chính bản thân và niềm tin của tôi chứ không cho bất cứ ai khác. Tôi không có ý định thay đổi nó. Ngay cả cuốn sách sau “The Sympathizer” là “Nothing Ever Dies: Vietnam and the Memories of War” cũng được viết cùng mục đích này. Tôi vẫn làm những gì mà tôi làm. Điều khác biệt duy nhất chính là nó là phương tiện để tôi có thể chia sẻ niềm tin của tôi.
NV: Ông có lời nào với các bạn trẻ gốc Việt muốn theo đuổi con đường viết văn chuyên nghiệp?
Giáo Sư Nguyễn Thanh Việt: Tôi muốn nhắn nhủ rằng dù bạn trẻ hay già thì văn chương là một phần của lịch sử, di sản và văn hóa của chúng ta. Có một sự thật đáng buồn rằng niềm đam mê hay tìm tòi về văn chương đang dần dần bị thay thế bằng các thứ khác. Đối với các bạn muốn theo đuổi nghệ thuật văn chương, tôi khuyến khích họ lắng nghe trái tim mình và tin tưởng vào câu chuyện mà mình sáng tác.
http://nguoi-viet.us11.list-manage2.com/track/click?u=6155c7de29befb0490fba5b53&id=69eeb20aef&e=13b6121068
Tác giả gốc Việt đoạt giải Pulitzer 2016 cho tiểu thuyết
WESTSMINTER, California (NV) – Tác phẩm “The Sympathizer” của ông Nguyễn Thanh Việt, giáo sư gốc Việt chuyên ngành Văn Học tại trường đại học University of Southern California, vừa đoạt giải Pulitzer dành cho tiểu thuyết năm 2016.
Phóng viên báo Người Việt phỏng vấn Giáo Sư Việt khi ông đang có mặt tại Massachusetts để giới thiệu cuốn tiểu thuyết khác của mình, mang tên “Nothing Ever Dies: Vietnam and the Memoris of War.”
Chân dung Giáo Sư Nguyễn Thanh Việt và cuốn sách đoạt giải Pulitzer dành cho tiểu thuyết năm 2016 "The Sympathizer". (Hình: Facebook của Giáo Sư Nguyễn Thanh Việt)
Người Việt (NV): Ông cảm thấy như thế nào khi biết tin mình đoạt giải Pulitzer năm nay?
Giáo Sư Nguyễn Thanh Việt: Tôi đang ở một mình trong phòng thì trang mạng Facebook và Twitter của tôi bắt đầu đưa lên các thông tin về một người gốc Việt đoạt giải Pulitzer. Tôi rất bất ngờ khi nhận được sự ủng hộ rất lớn từ mọi người, đặc biệt là cả những người ở Việt Nam chưa có cơ hội đọc được sách của tôi. Mọi người rất phấn khởi khi có một tác giả gốc Việt đoạt giải năm nay.
NV: Có bao giờ ông nghĩ cuốn sách “The Sympathizer” của mình sẽ đoạt giải Pulitzer không? Giáo Sư Nguyễn Thanh Việt: Không bao giờ tôi nghĩ đến chuyện đó. Tôi thấy rất vui khi cuốn sách được xuất bản và càng thấy ngạc nhiên hơn nữa khi nhiều độc giả biết đến nó trước khi nó đoạt giải Pulitzer. Tôi không nghĩ là tác phẩm này có cơ hội thắng giải Pulitzer vì thường các tác phẩm đoạt giải trước đây không làm lung lay tâm tình của độc giả. Còn tác phẩm của tôi, tôi muốn nó có thể chạm đến trái tim người đọc.
NV: Vì sao ông lại nghĩ vậy?
Giáo Sư Nguyễn Thanh Việt: Tôi dành rất nhiều thời gian suy nghĩ về con người Việt Nam mà cụ thể hơn là chiến tranh Việt Nam. Tôi nhận ra rằng mỗi cá nhân người Việt đều có cái nhìn và trải nghiệm khác nhau về cuộc chiến này. Đó chính là cách mà chiến tranh tồn tại và cách mà con người nhớ đến nó. Tôi không muốn mọi người tin rằng suy nghĩ và nhận thức của họ về cuộc chiến là đúng mà tất cả mọi người, mỗi bên, mỗi cá nhân đều có trách nhiệm với chiến tranh. Cuốn sách này không chỉ về chính trị, nó còn mang một ít chất hài hước, bi kịch, bản năng con người và bí ẩn.
NV: Về sự ủng hộ của độc giả?
Giáo Sư Nguyễn Thanh Việt: Sư ủng hộ của độc giả cho thấy rằng cuốn sách này không chỉ là sự chúc mừng chỉ riêng cá nhân tôi mà còn hơn thế nữa. Giải thưởng này không chỉ là biểu tượng dành cho cộng đồng gốc Việt mà còn cho các sắc dân khác. Nó đại diện cho tất cả mọi thành phần ở Mỹ và niềm tin của họ.
NV: Ông mừng vinh dự này như thế nào? Giáo Sư Nguyễn Thanh Việt: Gia đình tôi đang ở Los Angeles nên tôi chưa thể tổ chức ăn mừng với gia đình được. Nhưng chắc chắn sẽ là có một buổi ăn mừng nho nhỏ với vợ và con của tôi khi tôi bay về lại California vào thứ Sáu này.
NV: Ông nghĩ giải thưởng này có làm thay đổi cách giảng dạy cũng như cách viết văn của ông?
Giáo Sư Nguyễn Thanh Việt: Tôi viết cuốn sách này trước tiên là cho chính bản thân và niềm tin của tôi chứ không cho bất cứ ai khác. Tôi không có ý định thay đổi nó. Ngay cả cuốn sách sau “The Sympathizer” là “Nothing Ever Dies: Vietnam and the Memories of War” cũng được viết cùng mục đích này. Tôi vẫn làm những gì mà tôi làm. Điều khác biệt duy nhất chính là nó là phương tiện để tôi có thể chia sẻ niềm tin của tôi.
NV: Ông có lời nào với các bạn trẻ gốc Việt muốn theo đuổi con đường viết văn chuyên nghiệp?
Giáo Sư Nguyễn Thanh Việt: Tôi muốn nhắn nhủ rằng dù bạn trẻ hay già thì văn chương là một phần của lịch sử, di sản và văn hóa của chúng ta. Có một sự thật đáng buồn rằng niềm đam mê hay tìm tòi về văn chương đang dần dần bị thay thế bằng các thứ khác. Đối với các bạn muốn theo đuổi nghệ thuật văn chương, tôi khuyến khích họ lắng nghe trái tim mình và tin tưởng vào câu chuyện mà mình sáng tác.
http://nguoi-viet.us11.list-manage2.com/track/click?u=6155c7de29befb0490fba5b53&id=69eeb20aef&e=13b6121068
LƯU HỒNG PHÚC * NGƯỜI DÂU NƯỚC MỸ
Người con dâu nước Mỹ
LGT: Bài viết vô cùng cảm động sau đây của quả phụ một sĩ quan QLVNCH, kể về một mối tình thời chiến tranh Việt Nam giữa chị ruột của tác giả với một người lính Mỹ, đã hy sinh trong cuộc chiến. Hơn ba mươi năm sau, tưởng nhớ công ơn người anh rể đã hy sinh cho quê hương, tác giả ghé thăm bức tường đá đen ghi danh 58,000 tử sĩ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam... Không ngờ, tại đây, bà tình cờ gặp bố mẹ của người anh rể cũng đến viếng thăm con, và qua câu chuyện, tác giả đã giúp ông bà nội người Mỹ tìm thấy người con dâu Việt và đứa cháu nội chưa từng biết mặt...
*
Tháng tư thường cho tôi nhiều nỗi buồn và nhớ. Buồn vì từ đó ta làm thân mất nước không nhà và nhớ vì trước đó có quá nhiều kỷ niệm không bao giờ còn tìm lại được. Giữa lúc lòng tôi đang chơi vơi thì chị bạn rủ theo đoàn nguời về thủ đô Hoa thịnh Đốn để coi hoa Anh Đào nở và nhất là đi thăm bức tường đá đen, ghi lại tên tuổi của hơn năm mươi tám ngàn tử sĩ Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, đã bỏ mình để bảo vệ tự do của miền Nam xưa. Với tôi đó là một dịp may đến thật tình cờ.
Tôi vẫn thường nghe nói về vườn hoa Anh Đào mà vương quốc Nhật tặng cho nhân dân Mỹ khi xưa ở thủ đô, đang khoe sắc mỗi độ xuân về. Thật như thỏa tấm lòng vì cả hai, được nhìn những cành hoa mà cả một thời tuổi trẻ ước mơ và đến tận nơi bức tường đá đen để tìm tên một người đã là điều tôi mong muốn từ lâu. Thế nên tôi thu xếp hành trang vôi vã đi ngay. Hơn hai mươi bốn giờ ngồi trên xe theo nhóm người du ngoạn đã đưa tôi từ miền Texas xa xôi về tới thủ đô. Con đường Ohio chạy dọc theo bờ sông Potomac hoa Anh đào đã nở rực rỡ một màu hồng phơn phớt trắng. Hơi lạnh đầy trong không khí của một mùa đông dài còn sót lại, vương qua mùa xuân, đọng trên những cánh hoa dọc theo con đường Constitution dẫn đến bức tường đá đen nằm kia, trầm mặc u buồn.
Tháng Tư, hoa đã nở từ lâu. Xác hoa rơi lả tả làm hồng cả một khỏang không gian quanh những con đường chạy dọc theo công viên. Hoa Anh Đào thật đây rồi, những cánh hoa mà tươi xinh ngày xưa tôi chỉ được nhìn thấy trong phim ảnh rồi thầm cảm mến những kiếm sĩ của xứ Phù tang, cô đơn vung đường gươm, để hoa rơi trong tuyết lạnh, thì hôm nay đang rực rỡ khoe sắc trước mắt tôi đây. Tôi tách ra khỏi nhóm người đi bộ một mình dưới những tàn cây. Tôi vẫn thích đưọc đi một mình để nhớ về những ngày tháng đã dần qua.
Ngày xưa chưa mất miền Nam gia đình tôi đã có một cuộc sống ấm êm hạnh phúc. Chồng tôi, một người lính trận, mỗi lần về phép thường hay cùng đi với một quân nhân Mỹ, cố vấn trong đơn vị. Hai người cùng làm việc, cùng chung sở thích và ý nguyện nên rất thân nhau. Thuở ấy tôi không biết nhiều về đất Mỹ như bây giờ nhưng qua lời anh diễn tả, cũng đủ hiểu rằng người lính Mỹ ấy đến từ một vùng quê xa xôi miền trung bắc Hoa Kỳ. Ngoài cái vẻ bên ngoài rất tài tử, râu ria xồm xoàm vì những ngày tháng lăn lóc trong chiến trận chưa kịp cắt tiả thì Mike Wright thật nhân hậu và hiền lành. Tôi cũng ngạc nhiên với tấm lòng rộng lượng hồn nhiên của nguời Mỹ. Họ đã mang biết bao nhiêu tài sản, cả sinh mạng khi đến giúp đất nước tôi, hòa nhập vào đời sống người dân bản xứ, tươi vui trong cuộc sống. Bởi thế, anh chàng râu tia xồm xoàm Mike chiếm được cảm tình của gia đình, nhất là bà chị lớn chưa chồng của chúng tôi ngay. Chuyện tình của một người lính viễn chinh từ một đất nước xa xôi với người con gái Việt Nam còn nguyên nền nếp gia phong diễn ra thật êm đềm hạnh phúc với một đám cưới đậm chất phương Đông. Chị tôi khăn đóng, áo dài bên cạnh anh Mike cũng áo dài khăn đóng. Trông họ cũng thật vừa đôi.
Từ đó tôi không còn cô đơn trông ngóng hằng đêm mà có cả chị tôi là kẻ đồng tình, đồng cảnh. Chúng tôi đã có những ngày đợi chờ trong lo lắng, đã có những ngày đoàn viên trong hạnh phúc. Những tháng tươi vui của một thời son trẻ tưởng như không bao giờ dứt cho đến một ngày kia. Tôi không quên được cái ngày người chỉ huy hậu cứ tiểu đoàn đích thân đến báo cho tôi biết là chồng tôi và đơn vị của chàng không về nữa. Cả người cố vấn Mỹ dễ thương đang là anh rể của tôi cũng cùng chung số phận. Một đơn vị oai hùng, thiện chiến, tưởng như là không bao giờ thua trận đã nằm lại đâu đó trên vùng đất Hạ Lào của mùa hè khói lửa. Tôi và người chị, ngày ấy thực sự bị cuốn vào những cơn ác mộng, nhất là khi chị tôi biết được rằng mình vừa khó ở, chưa thông báo cho Mike biết về đứa con vừa thành hình trong bụng chị.
Sau khi miền Nam lọt vào tay phương Bắc là một quãng đời địa ngục trần gian đến với chúng tôi. Nhất là chị với đứa con lai đã hứng chịu trăm đắng ngàn cay bởi vì sự dè bỉu, khinh khi cũng như phân biệt đối xử của người cai trị mới. Chị tôi bị hành hạ, bị lăng nhục, bị đe dọa đưa vào cái trại gọi là phục hồi nhân phẩm mà thực chất là tước đoạt hết nhân phẩm con người. Chịu đựng bao nhiêu đắng cay khổ sở nhưng chị tôi vẫn cắn răng làm việc nuôi dạy con khôn lớn nên nguời. Có một điều làm tôi lạ lùng là tình yêu của chị dành cho anh hơn hẳn những thường tình. Chị luôn nhắc tới anh với những lời yêu thương trang trọng, với sự bùi ngùi thương tiếc của một người góa phụ tưởng nhớ thương chồng. Chị không đòi hỏi gì ở anh cũng như đất nước anh. Khi chương trình tái định cư những người con lai bắt đầu, tôi cũng tưởng chị vui sướng lắm. Nhưng không, chị từ chối ra đi chỉ vì còn nặng lòng với mảnh đất được sinh ra và đứa cháu tôi cũng vui vẻ vâng theo lời mẹ. Tôi không giống và cũng không chịu đựng được như chị. Tôi chọn ra đi để đưa các con tôi về với tự do. Khi con thuyền mong manh đưa chúng tôi ra biển, tôi đã thầm cầu nguyện ơn trên cho chúng tôi vượt sóng đươc bình an. Tôi đã chọn tự do hay là chết và chân thành cầu xin đó là một sự chọn lựa đúng đắn và may mắn nhất trong đời...
Cứ mải suy nghĩ và đi theo con đường hoa, tôi đến trước bức tường đá đen tự bao giờ. Con đường dần xuống thấp để những dòng tên trắng hiện ra. Một cặp vợ chồng người Mỹ trắng đã già lắm, run rẩy dắt tay nhau bước lên bực thang. Mắt người đàn bà còn ướt đỏ. Tôi đoán rằng bà vừa mới khóc. Gặp nhau trên bực thang đầu tiên, tôi vui vẻ chào hai người rồi hỏi lớn:
-Ông bà từ đâu tới.
-Chúng tôi từ Ohio, còn cô.
- Thưa ông bà tôi từ Texas.
Người đàn ông râu dài nhưng cắt tỉa gọn gàng, dáng vẻ hiền từ thân thiện. Ông ta mỉm cưởi hỏi lại.
-Tôi muốn hỏi cô người nước nào. Phi, Tàu, Nhật hay Thái lan.
-Thưa ông tôi là người Việt Nam.
Bỗng nhiên tôi thấy gương bặt người đàn bà dường như đổi sắc. Hình như một sự giận dữ bất ngờ chợt làm bà ta vùng vằng cố bước lên bậc thang ngắn tiến về phía trước. Tôi ngạc nhiên nhìn ông già chờ đợi một lời giải thích về cử chỉ bất thường của bà. Chắc có một điều gì không ổn vì tôi biết đa số người Mỹ thường lịch sự, ít ai bày tỏ ngay những điều khó chịu trong lòng. Như đóan được ý nghĩ của tôi ông buồn rầu giải thích.
-Cô đừng buồn với thái độ của vợ tôi. Bà ấy đang buồn rầu. Chúng tôi mất đứa con trai duy nhất ở Việt Nam, nên mỗi khi thấy người Việt Nam vợ tôi lại xúc động, không ngăn được cảm xúc nên có những cử chỉ bất thường.
Tôi nhìn bà già đã ngồi xuống chiếc ghế đá bên lối đi, đang run rẩy cố chống hai tay lên đùi, mắt vô hồn nhìn vào quãng không gian phía trước. Nếu tôi mất con cho một cái xứ sở xa lạ nào chắc gì tôi còn giữ được bình tĩnh như bà. Lòng tôi rạt rào niềm thương xót để nói với ông rằng tôi thông cảm tâm tình của những bà mẹ mất con cho một dân tộc họ không hề mảy may biết tới. Trong lúc xúc động tôi cũng nói với ông là chính tôi và gia đình tôi cũng mất mát rất nhiều trong cuộc chiến chống cộng sản xâm lăng đó. Và đau đớn hơn thế nữa, chúng tôi đã mất cả quê hương, tổ quốc. Ông già Mỹ luôn luôn lập đi lập lại rằng tôi biết, chúng tôi biết, rồi xin phép tôi chạy đến săn sóc cho bà đã ngồi xuồng ghế đá cách đó không xa lắm. Ông nói lớn, chào từ giã khi tôi đi lần xuống phía dưới để dò tìm những hàng chữ mang tên người anh rể ngoại chủng năm xưa đã nằm xuống ở Việt Nam.
Tôi biết vần W sẽ nằm ở hàng cuối cùng nhưng cũng mất một lúc lâu mới tìm thấy cái tên Mikes Wright, tên người anh rể tôi năm kia, khiêm nhường giữa tên của bao nhiêu người. Nhỏ bé và đơn giản trong một không gian bao la, nhưng thật hào hùng độ lượng như cuộc đời anh và đất nước đang cưu mang chúng tôi đây. Tôi lặng chìm trong những giấc mơ xưa về một gia đình hạnh phúc mà nhớ đến chồng tôi. Tên của Mikes người ta còn nhớ chứ tên của chồng tôi kẻ thù đã xóa đi. Ngay cả miếng đất nhỏ bé mà chồng tôi an nghỉ người ta cũng đang toan tính cướp mất của anh. Tôi nhớ đến nghĩa trang quân đội Biên Hòa. Nhớ đến giây phút vật vã khóc lóc nhìn thi hài anh được gắn lon giữa hai hàng nến. Nhớ đến những khuôn mặt lầm lỳ, chai sạn vì gió bụi của những nguời lính bồng súng chào chồng tôi lần cuối khi đưa chàng về với đất mẹ năm xưa.
Giữa lúc lặng yên tưởng nhớ thì mấy bà bạn tôi xuất hiện. Các bà gọi la tên tôi ơi ới, trách tôi xé lẻ tìm vui một mình. Cả bọn trầm trồ, chỉ trỏ reo vui với những cái tên lạ, nói cười vui vẻ như không cần biết gì về những niềm đau. Ôi nhân thế thường mau quên để sống, chỉ có mình tôi hay đi ngược thời gian về những dòng sông cũ. Chúng tôi lại rủ nhau đi thăm viện bảo tàng không gian gần đó. Một đoàn người vừa đi vừa cười, vừa hỏi thăm đường rộn vui lên góc phố. Ở đây người ta quen mắt với những cái lố lăng của du khách từ khắp mọi miền trên thế giới nên chẳng thấy phiền hà.
Đến trưa lúc sắp ra về tôi lại gặp cặp vợ chồng người Mỹ ban sáng. Lạ một điều là tôi thấy ông già có nét gì rất quen. Lần này bà có vẻ vui hơn, mỉm cười khi tôi chào gặp lại. Chắc ông đã giải thích cho bà biết rằng ai cũng có những nỗi buồn, những mất mát khác nhau chứ không phải riêng bà. Chúng tôi đứng ngoài hành lang nói chuyện. Ông bà cho tôi biết sẽ về lại Ohio chiều mai, một nông trại xa xôi nằm sát biên giới tiểu bang Indiana. Ông nói thế nhưng tôi chẳng hình dung được gì ngoài những con số mà tôi đoán rằng đất đai chắc là rộng lớn. Tôi cũng cho ông biết chúng tôi còn ở đây thêm vài ngày, đi thăm một vài nơi nữa rồi chào từ giã theo dòng người thăm viếng.
Buổi sáng hôm sau tôi có thói quen thức dậy thật sớm trong lúc mọi người còn say trong giấc ngủ. Tôi mở cửa bước ra ngoài, đi bộ theo con đường Ohio dọc theo bờ sông, rồi tình cờ bước dần về phía bức tường đá đen. Trời còn sớm quá nhưng tôi thấy dưới chân bức tường thấp thoáng bóng ngươi. Bước tới gần hơn tôi bất ngờ nhận ra ông bà già Mỹ hôm qua đang ở đó tự bao giờ. Bà ngồi hẳn xuống đưa tay sờ lên những hàng tên như vuốt ve một vật gì quý giá.
Gặp lại nhau tôi lên tiếng:
-Chào ông bà. Ông bà ra đây sớm quá. Tôi cứ tưởng chỉ mình tôi đi bộ trong khu này..
Ông ôn tồn giải thích:
-Chiều nay chúng tôi trở về lại Ohio rồi nên thu xếp thời gian thăm lại nơi đây lần nữa.
Bà vẫn không nói, đưa tay sờ lên phiến đá. Tôi chắc bà thương yêu người con và đau đớn lắm khi nhìn lên hàng chữ có tên con mình. Mắt tôi tò mò nhìn theo và ngạc nhiên thấy tay bà đang đặt trên hàng chữ của vần W. Như có một linh tính báo trước chuyện lạ lùng tôi buột miệng hỏi ông:
- Con trai của ông bà tên là gì nhỉ. Anh ấy mất ở Việt nam năm nào?
- Con trai tôi tên là Mikes Wright, Tử trận ở Việt năm năm 1972. Tên nó đây, ngay đây này...
Vừa nói ông vừa chỉ về phía tay bà đang xoa xoa che khuất cái tên mà trước đây tôi đã đặt tay vào. Chính đó là tên anh rể của tôi. Cha của đứa cháu mồ côi mà chị tôi yêu quý như báu vật của cuộc đời mình. Tôi đứng lặng người nhìn ông rồi lại nhìn bà. Sao cuộc đời lại có sự tình cờ kỳ diệu đến thế này. Để chắc chắn mình không nằm mơ tôi hỏi lại những chi tiết rất chung chung mà tôi còn nhớ về anh.
- Anh Mikes của ông bà rất nhiều râu và vui tính lắm phải không.
- Cô nói gì tôi không hiểu. Dĩ nhiên ngày ấy Mikes còn trẻ lắm nên râu ria mọc là thường.
Tôi nhìn lại ông và mơ hồ thấy nét quen thuộc mà tôi chợt khám phá ra hôm qua, là ông trông rất giống Mike ở cái cằm vuông vức và bộ râu rậm dài. Ông già bùi ngùi nói tiếp.
- Vợ tôi buồn một điều là đáng lẽ ra Mikes đã hết hạn phục vụ ở Việt nam trở về Mỹ nhưng vì yêu thương một người con gái bản xứ nên tình nguyện phục vụ thêm một thời hạn nữa và cái thời hạn đó không bao giờ chấm dứt...
- Thế ông bà có biết tin tức gì về người con gái ấy không.
- Mikes có gởi cho chúng tôi một tấm hình, thông báo là đã thành hôn. Lâu quá rồi nhưng chúng tôi còn giữ tấm hình ấy trong tập ảnh gia đình ở Ohio. Chỉ có thế mà thôi.
Tôi muốn nói với ông chính tôi là em người con gái Việt Nam ấy nhưng sợ rằng mình nhận lầm, vì biết đâu có một anh Mike nào khác nữa nên chỉ nói với ông:
- Hơn ba mươi năm trước đây tôi cũng có một người anh rể tên là Mike Wright, quê quán ở miền trung bắc Mỹ. Tôi chỉ biết thế không biết có phải là anh Mikes con của ông bà không. Tôi từ Texas lên đây chơi nhưng chính là để nhìn thấy tên anh Mikes Wright một lần trên tấm bia đá này.
Ông mở mắt nhìn tôi kinh ngạc rồi kéo bà lên, nói với bà tin tức quan trọng đó. Ông luống cuống, mời tôi ngồi xuống tấm ghế đá trong khi bà cứ há miệng ra thẫn thờ chờ đợi. Rồi ông dồn dập hỏi.
- Tôi chắc là đúng rồi. Đấy cô coi có cái tên Mikes Wright nào khác đâu. Thế chị cô bây giờ ở đâu. Tôi muốn hỏi thăm tin tức về Mikes trong những ngày cuối cùng.
- Thưa ông bà, chị tôi vẫn còn ở Việt Nam. Chắc rằng chị tôi cũng chẳng biết gì hơn ông bà.
Như chính tôi đây chẳng biết gì hơn tin tức cuối cùng của chồng tôi và Mikes. Đầu tiên người ta chỉ thông báo cho chúng tôi là hai người đã mất tích sau một đợt tấn công của địch và cả tuần lễ sau mới tìm thấy xác mang về.
- Thế thì đúng như cô nói, chắc đúng là Mikes rồi. Khi chúng tôi đến nhận xác Mikes thì đã không mở ra được nữa vì những điều kiện vệ sinh.
- Nhưng tôi có một tin quan trọng về anh Mikes, không biết ông bà có muốn nghe không?
- Tin gì vậy, thưa cô. Chúng tôi không còn gì trên đời này ngoài hình ảnh của Mikes và những gì liên quan đến đứa con yêu thương của chúng tôi.
- Chị tôi có một người con với anh Mikes. Chính anh Mikes cũng không biết vì lúc vừa mới có thai, chưa kịp thông báo thì anh Mikes và chồng tôi đã không về nữa.
Ông bà liên tục kêu lên những lời thống thiết, không rõ là lời đau khổ hay mừng vui.
- Chúa ơi, thật thế sao! Chúa ơi! Chúa ơi!
- Thật thế thưa ông bà. Cháu giống Mikes lắm. Nếu ông bà thấy cháu là nhận ra ngay thôi.
- Thế bây giờ cháu ở đâu thưa cô.
-Cháu vẫn còn ở Việt nam. Vì thương mẹ nên cháu không về Mỹ theo chính sách trở về quê cha của những đứa con lai.
Tôi và ông bà Wright cùng bước đi như trong cơn mơ vì sự gặp gỡ bất ngờ. Tôi cho ông bà địa chỉ, số điện thoại của tôi và nhận lại địa chỉ số điện thoại của ông bà ở Ohio để tiện bề liên lạc. Những thông tin ban đầu mặc dù đã chính xác, nhưng tôi muốn biết chắc tấm ảnh ngày xưa có phải là của chị tôi hay không. Chiều hôm đó ông bà Wright về lại Ohio. Tôi đoán ông bà vui vẻ lắm. Mất một đứa con cho cái xứ Việt Nam xa xôi nhưng ông bà sẽ được nhận lại một đứa cháu ngoan ngoãn và đứa con dâu còn giữ đúng truyền thống Việt Nam. Tôi biết chị tôi là một người đàn bà Việt Nam hiền thục. Tôi đã đoán không sai vì ba hôm sau khi tôi còn ở khách sạn thì tiếng điện thoại lại reo. Lần này ông bà Wright theo xe trở lên, mang cả gia đình đứa con gái gồm con rể và hai đứa cháu. Họ lái một chiếc xe van lớn mang theo cả tấm ảnh ngày xưa.
Gặp nhau tại công viên ông bà đưa tôi tấm ảnh và giải thích:
- Vội quá nên chúng tôi không book được vé máy bay. Vả lại Nathalie, em gái của Mikes và chồng con nó ở gần đó cũng muốn đi nên chúng tôi lái xe cho tiện.
Tấm ảnh chụp cách đây hơn ba mươi năm giờ đã ố vàng. Màu sắc phai theo thời gian nhưng vẫn còn sắc nét. Tôi cầm tấm ảnh như đưa tay chạm vào một phần quá khứ xa xăm. Trong ảnh, chị tôi người con dâu đất Mỹ, e ấp đứng bên người chồng râu tia xồm xoàm, đang đưa cánh tay khỏe mạnh ôm vòng lấy người con gái như ôm ấp chính cuộc đời cô.
- Đúng là chị tôi rồi....
Ông bà Wright mừng vui như mở hội. Bà như trẻ trung hẳn lên. Bao nhiêu bệnh tật gần như tan biến. Mấy người đi theo cũng lộ nét mừng vui hớn hở. Bà hỏi tôi những chuyến bay về Việt Nam với những dự định đi thăm viếng đứa cháu, con của người con tưởng như đã mất, bỗng dưng còn để lại trong cuộc đời này cả một phần huyết nhục. Tôi thưa với ông bà rằng tôi đã nói chuyện với chị tôi qua điện thoại. Chi cũng rất vui mừng về sự gặp gỡ này. Chị sẵn sàng cho cháu về quê nội cũng như chính chị sẵn sàng về làm dâu ông bà, chăm sóc cho ông bà trong lúc tuổi già đúng như truyền thống của người Việt nam. Tôi đã biết tình yêu của chị dành cho Mikes nên không ngạc nhiên với quyết định này. Ông bà chăm chú nghe tôi giải thích phong tục Việt Nam là người vợ phải làm dâu phụng dưỡng cha mẹ chồng. Ông kêu Chúa ôi liên tục sau mỗi câu nói làm tôi có cảm tưởng như đang kể cho ông bà nghe về chuyện phong thần, nhưng tôi biết bây giờ đối với ông bà, đất trời là cả một mùa xuân.
Sau đó một thời gian dài, tôi lại bận bịu vì phải lo lắng dẫn ông bà Wright về lại Việt Nam. Bận bịu nhưng lòng tôi sung sướng. Tôi không giấu được xúc động khi nhìn thấy ông bà lần đầu tiên gặp lại đứa cháu nội sau hơn ba mươi năm thương nhớ người con đã khuất. Ông bà cứ kêu lên những lời vui mừng vang một góc sân và làm ngạc nhiên những người hàng xóm Việt Nam vốn không thiếu sự tò mò.
-Oh my God! He just looks like his father! Oh my God!
Bây giờ chị tôi, một người con gái Việt nam về làm dâu muộn màng trên đất Mỹ, đang thay cha mẹ chồng cai quản một nông trại trồng bắp ở Ohio với đứa con duy nhất của một cuộc tình nở vội trong cuộc chiến Việt Nam.
LƯU HỒNG PHÚC
- Thế ông bà có biết tin tức gì về người con gái ấy không.
- Mikes có gởi cho chúng tôi một tấm hình, thông báo là đã thành hôn. Lâu quá rồi nhưng chúng tôi còn giữ tấm hình ấy trong tập ảnh gia đình ở Ohio. Chỉ có thế mà thôi.
Tôi muốn nói với ông chính tôi là em người con gái Việt Nam ấy nhưng sợ rằng mình nhận lầm, vì biết đâu có một anh Mike nào khác nữa nên chỉ nói với ông:
- Hơn ba mươi năm trước đây tôi cũng có một người anh rể tên là Mike Wright, quê quán ở miền trung bắc Mỹ. Tôi chỉ biết thế không biết có phải là anh Mikes con của ông bà không. Tôi từ Texas lên đây chơi nhưng chính là để nhìn thấy tên anh Mikes Wright một lần trên tấm bia đá này.
Ông mở mắt nhìn tôi kinh ngạc rồi kéo bà lên, nói với bà tin tức quan trọng đó. Ông luống cuống, mời tôi ngồi xuống tấm ghế đá trong khi bà cứ há miệng ra thẫn thờ chờ đợi. Rồi ông dồn dập hỏi.
- Tôi chắc là đúng rồi. Đấy cô coi có cái tên Mikes Wright nào khác đâu. Thế chị cô bây giờ ở đâu. Tôi muốn hỏi thăm tin tức về Mikes trong những ngày cuối cùng.
- Thưa ông bà, chị tôi vẫn còn ở Việt Nam. Chắc rằng chị tôi cũng chẳng biết gì hơn ông bà.
Như chính tôi đây chẳng biết gì hơn tin tức cuối cùng của chồng tôi và Mikes. Đầu tiên người ta chỉ thông báo cho chúng tôi là hai người đã mất tích sau một đợt tấn công của địch và cả tuần lễ sau mới tìm thấy xác mang về.
- Thế thì đúng như cô nói, chắc đúng là Mikes rồi. Khi chúng tôi đến nhận xác Mikes thì đã không mở ra được nữa vì những điều kiện vệ sinh.
- Nhưng tôi có một tin quan trọng về anh Mikes, không biết ông bà có muốn nghe không?
- Tin gì vậy, thưa cô. Chúng tôi không còn gì trên đời này ngoài hình ảnh của Mikes và những gì liên quan đến đứa con yêu thương của chúng tôi.
- Chị tôi có một người con với anh Mikes. Chính anh Mikes cũng không biết vì lúc vừa mới có thai, chưa kịp thông báo thì anh Mikes và chồng tôi đã không về nữa.
Ông bà liên tục kêu lên những lời thống thiết, không rõ là lời đau khổ hay mừng vui.
- Chúa ơi, thật thế sao! Chúa ơi! Chúa ơi!
- Thật thế thưa ông bà. Cháu giống Mikes lắm. Nếu ông bà thấy cháu là nhận ra ngay thôi.
- Thế bây giờ cháu ở đâu thưa cô.
-Cháu vẫn còn ở Việt nam. Vì thương mẹ nên cháu không về Mỹ theo chính sách trở về quê cha của những đứa con lai.
Tôi và ông bà Wright cùng bước đi như trong cơn mơ vì sự gặp gỡ bất ngờ. Tôi cho ông bà địa chỉ, số điện thoại của tôi và nhận lại địa chỉ số điện thoại của ông bà ở Ohio để tiện bề liên lạc. Những thông tin ban đầu mặc dù đã chính xác, nhưng tôi muốn biết chắc tấm ảnh ngày xưa có phải là của chị tôi hay không. Chiều hôm đó ông bà Wright về lại Ohio. Tôi đoán ông bà vui vẻ lắm. Mất một đứa con cho cái xứ Việt Nam xa xôi nhưng ông bà sẽ được nhận lại một đứa cháu ngoan ngoãn và đứa con dâu còn giữ đúng truyền thống Việt Nam. Tôi biết chị tôi là một người đàn bà Việt Nam hiền thục. Tôi đã đoán không sai vì ba hôm sau khi tôi còn ở khách sạn thì tiếng điện thoại lại reo. Lần này ông bà Wright theo xe trở lên, mang cả gia đình đứa con gái gồm con rể và hai đứa cháu. Họ lái một chiếc xe van lớn mang theo cả tấm ảnh ngày xưa.
Gặp nhau tại công viên ông bà đưa tôi tấm ảnh và giải thích:
- Vội quá nên chúng tôi không book được vé máy bay. Vả lại Nathalie, em gái của Mikes và chồng con nó ở gần đó cũng muốn đi nên chúng tôi lái xe cho tiện.
Tấm ảnh chụp cách đây hơn ba mươi năm giờ đã ố vàng. Màu sắc phai theo thời gian nhưng vẫn còn sắc nét. Tôi cầm tấm ảnh như đưa tay chạm vào một phần quá khứ xa xăm. Trong ảnh, chị tôi người con dâu đất Mỹ, e ấp đứng bên người chồng râu tia xồm xoàm, đang đưa cánh tay khỏe mạnh ôm vòng lấy người con gái như ôm ấp chính cuộc đời cô.
- Đúng là chị tôi rồi....
Ông bà Wright mừng vui như mở hội. Bà như trẻ trung hẳn lên. Bao nhiêu bệnh tật gần như tan biến. Mấy người đi theo cũng lộ nét mừng vui hớn hở. Bà hỏi tôi những chuyến bay về Việt Nam với những dự định đi thăm viếng đứa cháu, con của người con tưởng như đã mất, bỗng dưng còn để lại trong cuộc đời này cả một phần huyết nhục. Tôi thưa với ông bà rằng tôi đã nói chuyện với chị tôi qua điện thoại. Chi cũng rất vui mừng về sự gặp gỡ này. Chị sẵn sàng cho cháu về quê nội cũng như chính chị sẵn sàng về làm dâu ông bà, chăm sóc cho ông bà trong lúc tuổi già đúng như truyền thống của người Việt nam. Tôi đã biết tình yêu của chị dành cho Mikes nên không ngạc nhiên với quyết định này. Ông bà chăm chú nghe tôi giải thích phong tục Việt Nam là người vợ phải làm dâu phụng dưỡng cha mẹ chồng. Ông kêu Chúa ôi liên tục sau mỗi câu nói làm tôi có cảm tưởng như đang kể cho ông bà nghe về chuyện phong thần, nhưng tôi biết bây giờ đối với ông bà, đất trời là cả một mùa xuân.
Sau đó một thời gian dài, tôi lại bận bịu vì phải lo lắng dẫn ông bà Wright về lại Việt Nam. Bận bịu nhưng lòng tôi sung sướng. Tôi không giấu được xúc động khi nhìn thấy ông bà lần đầu tiên gặp lại đứa cháu nội sau hơn ba mươi năm thương nhớ người con đã khuất. Ông bà cứ kêu lên những lời vui mừng vang một góc sân và làm ngạc nhiên những người hàng xóm Việt Nam vốn không thiếu sự tò mò.
-Oh my God! He just looks like his father! Oh my God!
Bây giờ chị tôi, một người con gái Việt nam về làm dâu muộn màng trên đất Mỹ, đang thay cha mẹ chồng cai quản một nông trại trồng bắp ở Ohio với đứa con duy nhất của một cuộc tình nở vội trong cuộc chiến Việt Nam.
LƯU HỒNG PHÚC
BÙI BẢO TRÚC * XÂM MÌNH
Xâm mình
Bùi Bảo Trúc
Mấy chi tiết của một bài học lịch sử học từ hơn nửa thế kỷ đến nay vẫn còn nguyên trong trí nhớ của nhiều học sinh tiểu học thời của tôi, đó là từ thời cổ đại, người Việt đã có tục xâm mình để khi xuống biển đánh cá các loài thủy tộc sợ mà không dám tấn công. Không chỉ xâm mình mà trên mũi của những chiếc thuyền đánh cá của họ còn có vẽ những con mắt để loài giao long, thuồng luồng phải tránh xa không dám làm hại.
Thực ra thì chẳng phải chỉ người Việt Nam, mà luôn cả những dân tộc khác cũng có tục xâm mình. Người Nhật, người Polynesien, người Hạ Uy Di, người Fiji, người Samoa, người Maori... cũng biết xâm mình. Ngày nay xâm mình không còn là cách trang trí thân thể của các dân tộc bán khai, sơ khai nữa, mà luôn cả các dân tộc văn minh cũng thích xâm mình. Người Mỹ cũng xâm mình và xâm mình rất đẹp. Nhưng rất nhiều người vẫn còn có những thành kiến không đẹp về xâm mình. Nhiều người vẫn coi chuyện xâm mình là trò chơi của những thành phần bất hảo, những băng đảng sống ngoài vòng pháp luật. Một số người khi muốn trở về với xã hội và đời sống bình thường phải tìm cách xóa đi những hình xâm trên người, nhất là khi đi tìm việc làm, nhất là những thứ công việc vẫn còn mang nhiều định kiến không tốt về những hình xâm. Chuyện phá những hình xâm này không dễ và còn rất tốn tiền. Kỹ thuật laser được sử dụng để làm mờ đi được hình xâm.
Tôi nhận là vẫn chưa thoải mái với những hình xâm, với những người xâm mình. Nói là tôi không có thiện cảm với họ thì cũng đúng. Nhất là với những phụ nữ. Đàn ông xâm mình đã dễ sợ rồi, phụ nữ xâm mình thì lại càng dễ sợ hơn. Tôi viết định kiến hay thành kiến đó là không đúng và nên dẹp bỏ nhưng tôi vẫn chưa làm được.
Hồi đi trình diện nhập ngũ ở Trung Tâm 3 tôi được thấy rất nhiều hình xâm và những hàng chữ xâm không tiện nhắc ở đây. Rồi những lần ngồi ở một tiệm nước cho mấy chú bé đánh giầy thì lại đọc được trên tay của các chú những câu như “chim non xa tổ,” “xa quê hương nhớ mẹ hiền”, “ân đền oán trả,” “hận kẻ bạc tình,” “giận đời đen bạc”... Những chú bé đó đều có những câu chuyện kể về những câu xâm mình đó nghe rất tội nghiệp nhưng chuyện tôi không thích xâm mình thì vẫn còn nguyên.
Một bức tranh của Norman Rockwell vẽ một anh chàng thủy thủ có cuộc sống đâu cũng là nhà, mỗi bến một nàng, đang ngồi trong một tiệm tattoo để xâm thêm một cái tên phụ nữ (mới) cạnh mấy cái tên (cũng phụ nữ) khác vừa được xóa đi cũng chỉ lại càng làm tôi nghĩ là (nếu khôn ngoan một chút) (thì) không nên xâm mình chút nào.
Nhưng tuần trước, tôi thấy mình thay đổi hẳn suy nghĩ về chuyện xâm mình khi nhìn thấy những hàng chữ xâm trên cánh tay của một người thanh niên. Người này cũng đã từng vào tù ra khám một hai lần. Hệt như Mike Tyson vào tù thì chưa có cái hình xâm nào trên người nhưng khi ra khỏi tù thì người đàn ông vô địch quyền Anh hạng nặng này có một hình xâm dễ sợ trên mặt và một hình xâm Mao Trạch Đông trên ngực. Mike Tyson đã cho xâm những thứ ấy trong khi đang ở tù. Để nguyên Mike Tyson đã là một người dễ sợ rồi, nay thêm vài ba hình xâm trên người thì lại càng dễ sợ hơn.
Người thanh niên mà tôi vừa nhắc kể trên tên là Nguyễn Viết Dũng trong khi ở trong tù đã nhờ xâm một hàng chữ Anh và một hàng chữ Việt trên cánh tay trái. Hàng trên nguyên văn: Governments should be afraid of their people. Đây là câu của Alan Moore, một nhà văn người Anh: chính phủ phải sợ người dân. Người dân không nên sợ chính phủ. Chính phủ là công bộc, người dân là chủ. Đầy tớ thì phải sợ chủ. Chủ không phải sợ đầy tớ. Như vậy mới là dân chủ. Không có thứ dân chủ nào mà người dân phải sợ nhà nước. Nhưng ở Việt Nam thì nhà cầm quyền vẫn ngồi lên đầu lên cổ người dân. Nguyên tắc dân chủ được gói trong hàng chữ xâm trên tay của Nguyễn Viết Dũng, người thanh niên vừa ra khỏi nhà tù sau hơn một năm bị giam. Hàng chữ này được xâm trong khi Dũng đang ngồi tù. Đó là một việc làm can đảm của một thanh niên chủ trương rõ ràng: Nhà nước phải sợ người dân. Dũng đã không hề tỏ ra khiếp sợ nhà nước. Thích treo cờ Việt Nam Cộng Hòa thì Dũng treo một lá cờ ngay trên nóc nhà của mình. Thích quân lực Việt Nam Cộng Hòa thì anh kiếm cái field jacket của lính dù có đính cả phù hiệu của nhảy dù mặc vào xuống đường đi biểu tình ở Hà Nội. Thích cái phù hiệu của quân đội Việt Nam Cộng Hòa thì người thanh niên này kiếm mấy cái t-shirt gắn phù hiệu con ó có nền là cờ Việt Nam Cộng Hòa cùng mấy người bạn biểu tình ở bờ hồ Hoàn Kiếm.
Những việc làm ấy của Dũng đã thể hiện đúng ý nghĩa của câu tiếng Anh mà Dũng xâm trên cánh tay trong lúc đang ở tù.
Và dưới hàng chữ tiếng Anh là hai chữ SÁT CỘNG rất lớn, lớn hơn hàng chữ tiếng Anh. Hàng chữ lớn và dễ đọc, không thèm che dấu bất cứ ai. Muốn đọc thì đọc đi.
Mùa nực mặc chemisette ngắn tay hay chemise dài tay xắn lên một chút là để các anh công an đọc cho dễ.
Ôi sao mà trò xâm mình lại hay đến là như thế. Thành ngữ “xâm mình” lại càng rõ nghĩa trong trường hợp mấy dòng xâm trên cánh tay của Dũng: Liều mạng và không sợ bất cứ một thứ gì trên đời này. Đúng là ... xâm mình!
Bùi Bảo Trúc
Mấy chi tiết của một bài học lịch sử học từ hơn nửa thế kỷ đến nay vẫn còn nguyên trong trí nhớ của nhiều học sinh tiểu học thời của tôi, đó là từ thời cổ đại, người Việt đã có tục xâm mình để khi xuống biển đánh cá các loài thủy tộc sợ mà không dám tấn công. Không chỉ xâm mình mà trên mũi của những chiếc thuyền đánh cá của họ còn có vẽ những con mắt để loài giao long, thuồng luồng phải tránh xa không dám làm hại.
Thực ra thì chẳng phải chỉ người Việt Nam, mà luôn cả những dân tộc khác cũng có tục xâm mình. Người Nhật, người Polynesien, người Hạ Uy Di, người Fiji, người Samoa, người Maori... cũng biết xâm mình. Ngày nay xâm mình không còn là cách trang trí thân thể của các dân tộc bán khai, sơ khai nữa, mà luôn cả các dân tộc văn minh cũng thích xâm mình. Người Mỹ cũng xâm mình và xâm mình rất đẹp. Nhưng rất nhiều người vẫn còn có những thành kiến không đẹp về xâm mình. Nhiều người vẫn coi chuyện xâm mình là trò chơi của những thành phần bất hảo, những băng đảng sống ngoài vòng pháp luật. Một số người khi muốn trở về với xã hội và đời sống bình thường phải tìm cách xóa đi những hình xâm trên người, nhất là khi đi tìm việc làm, nhất là những thứ công việc vẫn còn mang nhiều định kiến không tốt về những hình xâm. Chuyện phá những hình xâm này không dễ và còn rất tốn tiền. Kỹ thuật laser được sử dụng để làm mờ đi được hình xâm.
Tôi nhận là vẫn chưa thoải mái với những hình xâm, với những người xâm mình. Nói là tôi không có thiện cảm với họ thì cũng đúng. Nhất là với những phụ nữ. Đàn ông xâm mình đã dễ sợ rồi, phụ nữ xâm mình thì lại càng dễ sợ hơn. Tôi viết định kiến hay thành kiến đó là không đúng và nên dẹp bỏ nhưng tôi vẫn chưa làm được.
Hồi đi trình diện nhập ngũ ở Trung Tâm 3 tôi được thấy rất nhiều hình xâm và những hàng chữ xâm không tiện nhắc ở đây. Rồi những lần ngồi ở một tiệm nước cho mấy chú bé đánh giầy thì lại đọc được trên tay của các chú những câu như “chim non xa tổ,” “xa quê hương nhớ mẹ hiền”, “ân đền oán trả,” “hận kẻ bạc tình,” “giận đời đen bạc”... Những chú bé đó đều có những câu chuyện kể về những câu xâm mình đó nghe rất tội nghiệp nhưng chuyện tôi không thích xâm mình thì vẫn còn nguyên.
Một bức tranh của Norman Rockwell vẽ một anh chàng thủy thủ có cuộc sống đâu cũng là nhà, mỗi bến một nàng, đang ngồi trong một tiệm tattoo để xâm thêm một cái tên phụ nữ (mới) cạnh mấy cái tên (cũng phụ nữ) khác vừa được xóa đi cũng chỉ lại càng làm tôi nghĩ là (nếu khôn ngoan một chút) (thì) không nên xâm mình chút nào.
Nhưng tuần trước, tôi thấy mình thay đổi hẳn suy nghĩ về chuyện xâm mình khi nhìn thấy những hàng chữ xâm trên cánh tay của một người thanh niên. Người này cũng đã từng vào tù ra khám một hai lần. Hệt như Mike Tyson vào tù thì chưa có cái hình xâm nào trên người nhưng khi ra khỏi tù thì người đàn ông vô địch quyền Anh hạng nặng này có một hình xâm dễ sợ trên mặt và một hình xâm Mao Trạch Đông trên ngực. Mike Tyson đã cho xâm những thứ ấy trong khi đang ở tù. Để nguyên Mike Tyson đã là một người dễ sợ rồi, nay thêm vài ba hình xâm trên người thì lại càng dễ sợ hơn.
Người thanh niên mà tôi vừa nhắc kể trên tên là Nguyễn Viết Dũng trong khi ở trong tù đã nhờ xâm một hàng chữ Anh và một hàng chữ Việt trên cánh tay trái. Hàng trên nguyên văn: Governments should be afraid of their people. Đây là câu của Alan Moore, một nhà văn người Anh: chính phủ phải sợ người dân. Người dân không nên sợ chính phủ. Chính phủ là công bộc, người dân là chủ. Đầy tớ thì phải sợ chủ. Chủ không phải sợ đầy tớ. Như vậy mới là dân chủ. Không có thứ dân chủ nào mà người dân phải sợ nhà nước. Nhưng ở Việt Nam thì nhà cầm quyền vẫn ngồi lên đầu lên cổ người dân. Nguyên tắc dân chủ được gói trong hàng chữ xâm trên tay của Nguyễn Viết Dũng, người thanh niên vừa ra khỏi nhà tù sau hơn một năm bị giam. Hàng chữ này được xâm trong khi Dũng đang ngồi tù. Đó là một việc làm can đảm của một thanh niên chủ trương rõ ràng: Nhà nước phải sợ người dân. Dũng đã không hề tỏ ra khiếp sợ nhà nước. Thích treo cờ Việt Nam Cộng Hòa thì Dũng treo một lá cờ ngay trên nóc nhà của mình. Thích quân lực Việt Nam Cộng Hòa thì anh kiếm cái field jacket của lính dù có đính cả phù hiệu của nhảy dù mặc vào xuống đường đi biểu tình ở Hà Nội. Thích cái phù hiệu của quân đội Việt Nam Cộng Hòa thì người thanh niên này kiếm mấy cái t-shirt gắn phù hiệu con ó có nền là cờ Việt Nam Cộng Hòa cùng mấy người bạn biểu tình ở bờ hồ Hoàn Kiếm.
Những việc làm ấy của Dũng đã thể hiện đúng ý nghĩa của câu tiếng Anh mà Dũng xâm trên cánh tay trong lúc đang ở tù.
Và dưới hàng chữ tiếng Anh là hai chữ SÁT CỘNG rất lớn, lớn hơn hàng chữ tiếng Anh. Hàng chữ lớn và dễ đọc, không thèm che dấu bất cứ ai. Muốn đọc thì đọc đi.
Mùa nực mặc chemisette ngắn tay hay chemise dài tay xắn lên một chút là để các anh công an đọc cho dễ.
Ôi sao mà trò xâm mình lại hay đến là như thế. Thành ngữ “xâm mình” lại càng rõ nghĩa trong trường hợp mấy dòng xâm trên cánh tay của Dũng: Liều mạng và không sợ bất cứ một thứ gì trên đời này. Đúng là ... xâm mình!
KÝ THIỆT * MỘT NƯỚC VIỆT NAM KHÁC
Một “nước Việt Nam” khác
Sổ Tay Ký Thiệt
Tính từ “Tháng Tư Đen” 1975, người Việt có mặt ở hải ngoại đã được đúng 41 năm. Khi đợt người tị nạn đầu tiên ồ ạt bỏ nước Việt Nam ra đi bất chấp gian nguy trước sự ngạc nhiên của thế giới ngu ngơ (khi chiến tranh đã chấm dứt, hòa bình đã được tái lập, “đất nước đã sạch bóng quân thù”…), “bên thắng cuộc” giải thích rằng đó những kẻ có nợ máu với nhân dân, hay bất lương, đĩ điếm, lười lao động, những cặn bã của xã hội cũ không thể thích ứng với xã hội mới của “cách mạng xã hội chủ nghĩa”.
Nay, 41 năm sau, dân số người Việt, hay gốc Việt, ở hải ngoại được ước tính không dưới bốn triệu và vẫn còn đang tìm cách ra đi.
Và, đã từ lâu lắm rồi, Việt cộng đã liếm hết những gì họ nhổ ra, âu yếm gọi “Việt kiều” là “khúc ruột xa ngàn dặm của tổ quốc”, và đang hục đầu vào cái “khúc ruột già” ấy tranh nhau ăn.
Sau 41 năm, người Việt ở hải ngoại đã hoàn thành một tiến trình hội nhập vào quê hương mới với thế hệ thứ hai sinh ra đầu tiên nay cũng đã vào tuổi trung niên, góp mặt ganh đua trong hầu hết các lãnh vực của đời sống, từ kinh tế tài chánh đến chính trị, quân sự, giáo dục, truyền thông…Và thế hệ thứ ba đã bắt đầu góp mặt.
Với sự thành công làm ngạc nhiên những cái đầu u tối đầy thành kiến, kỳ thị và ganh ghét, trước hết phải “vinh danh” văn hóa Việt Nam và thế hệ thứ nhất của người Việt tị nạn cộng sản.
Nhờ mang trong máu nền văn hóa của một xã hội lấy gia đình làm nền tảng, lấy nhân, nghĩa, lễ, trí, tín làm phương châm, những người Việt ở miền Nam rời bỏ đất nước trong nỗi kinh hoàng và mất mát toàn diện đã làm lại từ hai bàn tay trắng trên những đất nước xa lạ, và dẫn dắt con cháu đi đến thành công.
Hãy nghe một người Mỹ (có nghĩa là con cháu của những di dân lâu đời) mở mắt cho một người Mỹ khác:
“Tôi đã nghe tất cả những điều nhảm nhí này cách nay 41 năm khi làn sóng người tị nạn đầu tiên đến nước Mỹ. Nếu ông chịu khó tự tìm hiểu, họ chính là những người bị Hoa Kỳ bỏ rơi đến không còn phương tiện để tự vệ. Tôi đã ở VN từ 1971 đến 1975 và tận mắt chứng kiến thảm kịch khả ố của việc cắt đứt viện trợ này. Tôi ghê tởm nước Mỹ đến nỗi không muốn trở về nếu cha mẹ tôi không đang sống ở đây. Khi làn sóng người di tản tiếp tục đến, một số kẻ mang danh người Mỹ ngu ngốc mà làm tài khôn đã tiên đoán đây là một tai họa, họ nói rằng người Việt Nam lười biếng, ngu dốt, hèn nhát, bất lương, vân vân. Tất cả đều là sai lầm, tất cả chỉ là nổ sảng của những kẻ ngu xuẩn. Ông hãy làm một bài tập nhỏ: thu góp tất cả những dữ kiện, thống kê có được và ông sẽ thấy sắc dân Mỹ gốc Việt đang nằm trong số những công dân rất, rất tuyệt hảo của đất nước chúng ta. Họ có tỷ lệ phạm pháp thấp, học hành nhiều, mức độ ly dị thấp, và tuyệt vời về mọi mặt khác trong những sinh hoạt gia đình và xã hội lành mạnh. Nói thẳng ra, họ là những công dân tốt hơn số đông khác.
“Khi từ Việt Nam trở về Mỹ, tôi vẫn tiếp tục tiếp xúc với cộng đồng người Việt để thấy họ vẫn làm việc siêng năng, bền bỉ, đáng kính phục như ngày nào còn ở VN. Nhiều người có trình độ kỹ sư đi làm nghề chùi rửa nhà vệ sinh cho đến khi học xong tiếng Anh. Nhiều cựu viên chức cao cấp phải đi làm hai nghề với đồng lương tối thiểu, trong khi người vợ làm công việc lương thấp nhất cho các con được đi học. Một gia đình ba con nay đã thành chuyên gia: hai trong ngành y và một kỹ sư điện tử. Ông biết gì không? Hầu hết dân Mỹ sanh đẻ ở đây đã không có tinh thần kỷ luật, đạo tắc chức nghiệp như họ. Họ không ăn thịt chó, thịt mèo. Không ai nấu nướng trên sàn chung cư. Họ chỉ có một điều là làm việc rất, rất siêng năng, một nỗ lực mà nhiều người Mỹ đương thời lười biếng không muốn hay không kham nổi.
“Ông đã tuyên bố dựa trên những gì ông nghe chứ không dựa trên những gì ông biết. Một Thượng Nghị Sĩ tương lai không thể đặt nền tảng chính sách của mình trên tin đồn hay ‘nghe nói’. Những phát biểu của ông phản ảnh sự ngu dốt sâu xa về những bình diện quan trọng của đất nước, của những người làm thành cử tri đoàn bỏ phiếu. Ông đã không để ý đến Cộng Đồng người Việt, và tôi dám bảo đảm với ông, một số rất đông cựu chiến binh gốc Việt sẽ đặt vấn đề về những câu nói hết sức ấu trĩ của ông. Ông đã tự chứng tỏ không hề có chút kiến thức hay nhạy bén chính trị nào mà đòi lăm le cái ghế tại Thượng Viện Hoa Kỳ…” (Nguyễn Thế Thăng trích dịch từ bức thư của Bill Laurie gửi Faye Steward – Comments on Vietnamese Community)
Faye Steward là một ứng cử viên đảng Cộng Hòa ở tiểu bang Oragon, đã tuyên bố láo lếu về Cộng đồng người Việt và đang như ngồi trên đống lửa lo chống đỡ búa rìu dư luận, trong đó có lá thư của ông Bill Laurie dạy bảo khá nặng.
Nhân đây, cũng cần nói đến những hiện tượng tiêu cực trong sinh hoạt của các cộng đồng người Việt ở hải ngoại từ nhiều năm nay làm người bi quan thường lên tiếng chỉ trích. Nào là chia rẽ. Nào là quá nhiều hội đoàn và phe nhóm, nhưng hữu danh vô thực. Nào là chửi nhau, chụp nón cối cho nhau. Nào là tranh giành nhau chức tước, danh vọng, dù chỉ là chức hàm, danh hão, vân vân.
Thực ra, những chỉ trích trên đây phần nào cũng đúng, nhưng đó chỉ là những hiện tượng “chậm tiến” còn sót lại nơi một số người vẫn giữ nguyên não trạng làng xã mang theo từ Việt Nam, đang dần dần… rời khỏi cuộc chơi.
Trong khi đó, một nước Việt Nam khác đang thành hình ở hải ngoại với thế hệ một rưỡi và thế hệ thứ hai, thứ ba.
Nhiều người đã sai lầm với ý nghĩ rằng không bao lâu nữa người gốc Việt ở hải ngoại sẽ tan biến vào quê hương thứ hai khi thế hệ thứ nhất không còn nữa. Các con cháu của thế hệ này sẽ mất gốc và bị đồng hóa vào dân Mỹ, dân Tây, dân Canada, dân Úc, vân vân.
Không hẳn như vậy. Trong các cộng đồng người Việt ở hải ngoại, người ta đang chứng kiến một sự về nguồn đáng ngạc nhiên trong giới trẻ.
Mục Sổ Tay này trước đây vài tuần, bài “Một con đường, ba thế hệ” có nói tới tổ chức AASUCCESS ở Vùng Hoa-Thịnh-Đốn đang trên đà phát triển qua sự hợp tác hài hòa của ba thế hệ người Việt tại đây mà nòng cốt là những người trẻ thuộc thế hệ một rưỡi và thế hệ thứ hai.
Chiều chủ nhật 10 tháng tư vừa qua, một cuộc tiếp tân khá long trọng đã được tổ chức tại nhà riêng anh Nguyễn Trọng Đạt, con chim đầu đàn của AASUCCESS, để mừng mùa xuân mới và anh có dịp cảm ơn những người đã trợ giúp tổ chức này trong những năm qua. Tại đây, người ta thấy sự góp mặt của nhiều lứa tuổi, từ 20 tới 80, mà không có sự ngăn cách, không có ai nhân danh chủ tịch và không có diễn văn, diễn từ. Anh Đạt đã cảm ơn mọi người và nói vắn tắt về đoạn đường đã qua của mình trên quê hương mới, từ một chú bé thuyền nhân trên mười tuổi hơn 30 năm trước một mình đặt chân lên đất nước xa lạ này, nhờ gia đình thân nhân cưu mang, giúp đỡ và cố gắng vươn lên để có ngày hôm nay, và anh thấy có bổn phận phải trả cái ơn ấy cho gia đình, xã hội, và cộng đồng. Anh giới thiệu người cha và cảm ơn ông đã cho anh rời gia đình đi vượt biên 30 năm trước và ông đã tiếp lời con cảm ơn mọi người, từng người, đầu tiên là ông bà Nguyễn Quốc Quân đã bảo lãnh và đùm bọc con mình trong những năm đầu. Ăn mặc xuề xòa, cử chỉ khiêm tốn, nhưng qua những lời lẽ đầy nghĩa tình và nhân bản, người ta thấy nơi ông bản sắc của nền văn hóa Việt Nam mà ngày nay hầu như không còn nữa ở quê nhà.
Tại cuộc tiếp tân này, người ta chú đến một màn ảnh lớn trên đó rọi chiếu bản sơ đồ của “Trung tâm sinh hoạt Cộng đồng Việt Nam” được biết là một dự án lớn mà AASUCCESS đặt trọng tâm thực hiện. Đây là ước mơ lâu năm của người Việt Vùng Hoa-Thịnh-Đốn.
Tham dự buổi tiếp tân này có nhiều người tai mắt trong cộng đồng người Việt ở đây, kể cả ông Chủ tịch Đoàn Hữu Định và ông Đinh Hùng Cường, người sẽ ra ứng cử chức chủ tịch nhiệm kỳ sắp tới với một chương trình làm việc khá lớn, trong đó có chủ trương trẻ hóa sinh hoạt cộng đồng và xây dựng một “Trung tâm sinh hoạt Cộng đồng”.
Hai mục tiêu này có đạt được hay không cũng cần có sự hợp tác của giới trẻ mà những năm qua đã vắng bóng trong những sinh hoạt cộng đồng mang màu sắc chính trị.
Riêng ông Đinh Hùng Cường thì không phải là người xa lạ với cộng đồng người Việt trong vùng thủ đô nước Mỹ. Có lẽ gia đình ông là những người trong nhóm tị nạn đầu tiên tới đây định cư sau ngày quốc nạn năm 1975 và đã làm nên cơ nghiệp bằng nghề sơn nhà. Nhưng đó là chuyện riêng của gia đình ông cũng như bao nhiêu gia đình người Việt tị nạn khác đã gây dựng lại cuộc đời từ con số không.
Người ta biết nhiều tới ông Đinh Hùng Cường là do những đóng góp của cả gia đình ông trong tiến trình xây dựng cộng đồng ta tại đây ngay từ những ngày đầu. Người ta còn biết tới ông Đinh Hùng Cường vì ông là bố vợ một ông tướng Mỹ đã mặc áo dài khăn đóng theo phong tục Việt Nam trong ngày cưới con gái ông. Người ta cũng biết tới ông có bà mẹ vợ được con cháu tổ chức lễ sinh nhật 100 tuổi rất long trọng cách đây không lâu và trong những năm qua cụ luôn luôn có mặt bên cạnh con cháu trong những cuộc biểu tình chống cộng.
Gần đây, trong cộng đồng cũng có những lễ Thượng Thọ, Đại Thọ do con cháu tổ chức mừng cha mẹ theo tập tục Việt Nam trong đó con cháu đã nói lên tấm lòng hiếu thảo, tôn kính và ghi ơn cha mẹ. Những ngày Tết ta, các cháu thuộc thế hệ thứ ba xúng xính trong những bộ quốc phục mới tinh theo cha mẹ tới mừng tuổi ông bà để được lì xì.
Những sinh hoạt trên đây không phải là đặc thù của Cộng đồng người Việt Vùng Hoa-Thịnh-Đốn nhưng có thể phóng chiếu tới nhiều nơi ở hải ngoại đang tạo thành một “nước Việt Nam” khác, một nước Việt Nam vô hình nhưng mang Hồn Nước thiêng liêng, bất diệt để một ngày sẽ trở về gây dựng lại cơ đồ mục nát.
Ký Thiệt
Sổ Tay Ký Thiệt
Tính từ “Tháng Tư Đen” 1975, người Việt có mặt ở hải ngoại đã được đúng 41 năm. Khi đợt người tị nạn đầu tiên ồ ạt bỏ nước Việt Nam ra đi bất chấp gian nguy trước sự ngạc nhiên của thế giới ngu ngơ (khi chiến tranh đã chấm dứt, hòa bình đã được tái lập, “đất nước đã sạch bóng quân thù”…), “bên thắng cuộc” giải thích rằng đó những kẻ có nợ máu với nhân dân, hay bất lương, đĩ điếm, lười lao động, những cặn bã của xã hội cũ không thể thích ứng với xã hội mới của “cách mạng xã hội chủ nghĩa”.
Nay, 41 năm sau, dân số người Việt, hay gốc Việt, ở hải ngoại được ước tính không dưới bốn triệu và vẫn còn đang tìm cách ra đi.
Và, đã từ lâu lắm rồi, Việt cộng đã liếm hết những gì họ nhổ ra, âu yếm gọi “Việt kiều” là “khúc ruột xa ngàn dặm của tổ quốc”, và đang hục đầu vào cái “khúc ruột già” ấy tranh nhau ăn.
Sau 41 năm, người Việt ở hải ngoại đã hoàn thành một tiến trình hội nhập vào quê hương mới với thế hệ thứ hai sinh ra đầu tiên nay cũng đã vào tuổi trung niên, góp mặt ganh đua trong hầu hết các lãnh vực của đời sống, từ kinh tế tài chánh đến chính trị, quân sự, giáo dục, truyền thông…Và thế hệ thứ ba đã bắt đầu góp mặt.
Với sự thành công làm ngạc nhiên những cái đầu u tối đầy thành kiến, kỳ thị và ganh ghét, trước hết phải “vinh danh” văn hóa Việt Nam và thế hệ thứ nhất của người Việt tị nạn cộng sản.
Nhờ mang trong máu nền văn hóa của một xã hội lấy gia đình làm nền tảng, lấy nhân, nghĩa, lễ, trí, tín làm phương châm, những người Việt ở miền Nam rời bỏ đất nước trong nỗi kinh hoàng và mất mát toàn diện đã làm lại từ hai bàn tay trắng trên những đất nước xa lạ, và dẫn dắt con cháu đi đến thành công.
Hãy nghe một người Mỹ (có nghĩa là con cháu của những di dân lâu đời) mở mắt cho một người Mỹ khác:
“Tôi đã nghe tất cả những điều nhảm nhí này cách nay 41 năm khi làn sóng người tị nạn đầu tiên đến nước Mỹ. Nếu ông chịu khó tự tìm hiểu, họ chính là những người bị Hoa Kỳ bỏ rơi đến không còn phương tiện để tự vệ. Tôi đã ở VN từ 1971 đến 1975 và tận mắt chứng kiến thảm kịch khả ố của việc cắt đứt viện trợ này. Tôi ghê tởm nước Mỹ đến nỗi không muốn trở về nếu cha mẹ tôi không đang sống ở đây. Khi làn sóng người di tản tiếp tục đến, một số kẻ mang danh người Mỹ ngu ngốc mà làm tài khôn đã tiên đoán đây là một tai họa, họ nói rằng người Việt Nam lười biếng, ngu dốt, hèn nhát, bất lương, vân vân. Tất cả đều là sai lầm, tất cả chỉ là nổ sảng của những kẻ ngu xuẩn. Ông hãy làm một bài tập nhỏ: thu góp tất cả những dữ kiện, thống kê có được và ông sẽ thấy sắc dân Mỹ gốc Việt đang nằm trong số những công dân rất, rất tuyệt hảo của đất nước chúng ta. Họ có tỷ lệ phạm pháp thấp, học hành nhiều, mức độ ly dị thấp, và tuyệt vời về mọi mặt khác trong những sinh hoạt gia đình và xã hội lành mạnh. Nói thẳng ra, họ là những công dân tốt hơn số đông khác.
“Khi từ Việt Nam trở về Mỹ, tôi vẫn tiếp tục tiếp xúc với cộng đồng người Việt để thấy họ vẫn làm việc siêng năng, bền bỉ, đáng kính phục như ngày nào còn ở VN. Nhiều người có trình độ kỹ sư đi làm nghề chùi rửa nhà vệ sinh cho đến khi học xong tiếng Anh. Nhiều cựu viên chức cao cấp phải đi làm hai nghề với đồng lương tối thiểu, trong khi người vợ làm công việc lương thấp nhất cho các con được đi học. Một gia đình ba con nay đã thành chuyên gia: hai trong ngành y và một kỹ sư điện tử. Ông biết gì không? Hầu hết dân Mỹ sanh đẻ ở đây đã không có tinh thần kỷ luật, đạo tắc chức nghiệp như họ. Họ không ăn thịt chó, thịt mèo. Không ai nấu nướng trên sàn chung cư. Họ chỉ có một điều là làm việc rất, rất siêng năng, một nỗ lực mà nhiều người Mỹ đương thời lười biếng không muốn hay không kham nổi.
“Ông đã tuyên bố dựa trên những gì ông nghe chứ không dựa trên những gì ông biết. Một Thượng Nghị Sĩ tương lai không thể đặt nền tảng chính sách của mình trên tin đồn hay ‘nghe nói’. Những phát biểu của ông phản ảnh sự ngu dốt sâu xa về những bình diện quan trọng của đất nước, của những người làm thành cử tri đoàn bỏ phiếu. Ông đã không để ý đến Cộng Đồng người Việt, và tôi dám bảo đảm với ông, một số rất đông cựu chiến binh gốc Việt sẽ đặt vấn đề về những câu nói hết sức ấu trĩ của ông. Ông đã tự chứng tỏ không hề có chút kiến thức hay nhạy bén chính trị nào mà đòi lăm le cái ghế tại Thượng Viện Hoa Kỳ…” (Nguyễn Thế Thăng trích dịch từ bức thư của Bill Laurie gửi Faye Steward – Comments on Vietnamese Community)
Faye Steward là một ứng cử viên đảng Cộng Hòa ở tiểu bang Oragon, đã tuyên bố láo lếu về Cộng đồng người Việt và đang như ngồi trên đống lửa lo chống đỡ búa rìu dư luận, trong đó có lá thư của ông Bill Laurie dạy bảo khá nặng.
Nhân đây, cũng cần nói đến những hiện tượng tiêu cực trong sinh hoạt của các cộng đồng người Việt ở hải ngoại từ nhiều năm nay làm người bi quan thường lên tiếng chỉ trích. Nào là chia rẽ. Nào là quá nhiều hội đoàn và phe nhóm, nhưng hữu danh vô thực. Nào là chửi nhau, chụp nón cối cho nhau. Nào là tranh giành nhau chức tước, danh vọng, dù chỉ là chức hàm, danh hão, vân vân.
Thực ra, những chỉ trích trên đây phần nào cũng đúng, nhưng đó chỉ là những hiện tượng “chậm tiến” còn sót lại nơi một số người vẫn giữ nguyên não trạng làng xã mang theo từ Việt Nam, đang dần dần… rời khỏi cuộc chơi.
Trong khi đó, một nước Việt Nam khác đang thành hình ở hải ngoại với thế hệ một rưỡi và thế hệ thứ hai, thứ ba.
Nhiều người đã sai lầm với ý nghĩ rằng không bao lâu nữa người gốc Việt ở hải ngoại sẽ tan biến vào quê hương thứ hai khi thế hệ thứ nhất không còn nữa. Các con cháu của thế hệ này sẽ mất gốc và bị đồng hóa vào dân Mỹ, dân Tây, dân Canada, dân Úc, vân vân.
Không hẳn như vậy. Trong các cộng đồng người Việt ở hải ngoại, người ta đang chứng kiến một sự về nguồn đáng ngạc nhiên trong giới trẻ.
Mục Sổ Tay này trước đây vài tuần, bài “Một con đường, ba thế hệ” có nói tới tổ chức AASUCCESS ở Vùng Hoa-Thịnh-Đốn đang trên đà phát triển qua sự hợp tác hài hòa của ba thế hệ người Việt tại đây mà nòng cốt là những người trẻ thuộc thế hệ một rưỡi và thế hệ thứ hai.
Chiều chủ nhật 10 tháng tư vừa qua, một cuộc tiếp tân khá long trọng đã được tổ chức tại nhà riêng anh Nguyễn Trọng Đạt, con chim đầu đàn của AASUCCESS, để mừng mùa xuân mới và anh có dịp cảm ơn những người đã trợ giúp tổ chức này trong những năm qua. Tại đây, người ta thấy sự góp mặt của nhiều lứa tuổi, từ 20 tới 80, mà không có sự ngăn cách, không có ai nhân danh chủ tịch và không có diễn văn, diễn từ. Anh Đạt đã cảm ơn mọi người và nói vắn tắt về đoạn đường đã qua của mình trên quê hương mới, từ một chú bé thuyền nhân trên mười tuổi hơn 30 năm trước một mình đặt chân lên đất nước xa lạ này, nhờ gia đình thân nhân cưu mang, giúp đỡ và cố gắng vươn lên để có ngày hôm nay, và anh thấy có bổn phận phải trả cái ơn ấy cho gia đình, xã hội, và cộng đồng. Anh giới thiệu người cha và cảm ơn ông đã cho anh rời gia đình đi vượt biên 30 năm trước và ông đã tiếp lời con cảm ơn mọi người, từng người, đầu tiên là ông bà Nguyễn Quốc Quân đã bảo lãnh và đùm bọc con mình trong những năm đầu. Ăn mặc xuề xòa, cử chỉ khiêm tốn, nhưng qua những lời lẽ đầy nghĩa tình và nhân bản, người ta thấy nơi ông bản sắc của nền văn hóa Việt Nam mà ngày nay hầu như không còn nữa ở quê nhà.
Tại cuộc tiếp tân này, người ta chú đến một màn ảnh lớn trên đó rọi chiếu bản sơ đồ của “Trung tâm sinh hoạt Cộng đồng Việt Nam” được biết là một dự án lớn mà AASUCCESS đặt trọng tâm thực hiện. Đây là ước mơ lâu năm của người Việt Vùng Hoa-Thịnh-Đốn.
Tham dự buổi tiếp tân này có nhiều người tai mắt trong cộng đồng người Việt ở đây, kể cả ông Chủ tịch Đoàn Hữu Định và ông Đinh Hùng Cường, người sẽ ra ứng cử chức chủ tịch nhiệm kỳ sắp tới với một chương trình làm việc khá lớn, trong đó có chủ trương trẻ hóa sinh hoạt cộng đồng và xây dựng một “Trung tâm sinh hoạt Cộng đồng”.
Hai mục tiêu này có đạt được hay không cũng cần có sự hợp tác của giới trẻ mà những năm qua đã vắng bóng trong những sinh hoạt cộng đồng mang màu sắc chính trị.
Riêng ông Đinh Hùng Cường thì không phải là người xa lạ với cộng đồng người Việt trong vùng thủ đô nước Mỹ. Có lẽ gia đình ông là những người trong nhóm tị nạn đầu tiên tới đây định cư sau ngày quốc nạn năm 1975 và đã làm nên cơ nghiệp bằng nghề sơn nhà. Nhưng đó là chuyện riêng của gia đình ông cũng như bao nhiêu gia đình người Việt tị nạn khác đã gây dựng lại cuộc đời từ con số không.
Người ta biết nhiều tới ông Đinh Hùng Cường là do những đóng góp của cả gia đình ông trong tiến trình xây dựng cộng đồng ta tại đây ngay từ những ngày đầu. Người ta còn biết tới ông Đinh Hùng Cường vì ông là bố vợ một ông tướng Mỹ đã mặc áo dài khăn đóng theo phong tục Việt Nam trong ngày cưới con gái ông. Người ta cũng biết tới ông có bà mẹ vợ được con cháu tổ chức lễ sinh nhật 100 tuổi rất long trọng cách đây không lâu và trong những năm qua cụ luôn luôn có mặt bên cạnh con cháu trong những cuộc biểu tình chống cộng.
Gần đây, trong cộng đồng cũng có những lễ Thượng Thọ, Đại Thọ do con cháu tổ chức mừng cha mẹ theo tập tục Việt Nam trong đó con cháu đã nói lên tấm lòng hiếu thảo, tôn kính và ghi ơn cha mẹ. Những ngày Tết ta, các cháu thuộc thế hệ thứ ba xúng xính trong những bộ quốc phục mới tinh theo cha mẹ tới mừng tuổi ông bà để được lì xì.
Những sinh hoạt trên đây không phải là đặc thù của Cộng đồng người Việt Vùng Hoa-Thịnh-Đốn nhưng có thể phóng chiếu tới nhiều nơi ở hải ngoại đang tạo thành một “nước Việt Nam” khác, một nước Việt Nam vô hình nhưng mang Hồn Nước thiêng liêng, bất diệt để một ngày sẽ trở về gây dựng lại cơ đồ mục nát.
Ký Thiệt
ĐẶNG CHÍ HÙNG * KHÔNG CHỈ LÀ CÁ CHẾT
KHÔNG CHỈ LÀ CÁ CHẾT
Cá đã chết vì ô nhiễm xả thải từ các nhà máy của Formosa ở Hà Tĩnh cả tháng nay. Truyền thông từ phía đảng CSVN và cả phía người dân cũng đã vào cuộc. Quan chức cộng sản cũng đã lên tiếng, quan chức Formosa cũng đã lên tiếng. Và bây giờ là lúc chúng ta nhìn vào sự việc một cách tổng quát.
Cho đến bây giờ, nhiều ngư dân đã phát hiện ra đường ống thải chất độc từ nhà máy thép và nhựa của Formosa chính là nguyên nhân gây những cái chết hàng loạt của cá biển. Không chỉ là cá tại Vũng Áng mà lan vào đến Đà Nẵng. Dân thường ăn phải cá cũng đã chết, ngộ độc. Theo dòng Hải lưu, nguồn độc chất này sẽ lan vào khu vực Sài Gòn, Vũng Tàu, Bình Thuận vv…nay mai. Nếu nước triều cường tiếp tục tràn vào Miền Tây khi nơi đây không có nước ngọt do bị Trung Cộng chặn đầu nguồn thì thảm họa môi sinh không chỉ là Vũng Áng mà khắp miền Trung, Miền Nam, Miền Tây Nam Bộ. Trung Cộng đã chơi một ván cờ độc đáo, đó là ngăn nước ngọt đầu nguồn, và xả độc từ Miền Trung để đầu độc Việt Nam. Một thứ vũ khí thật đáng sợ và độc ác.
Báo chí cộng sản cũng đã vào cuộc nhưng là đưa tin vòng vo và không dám lên tiếng thẳng thắn về các sai phạm của Formosa. Báo chí lề dân mạnh hơn với những lời kêu gọi tẩy chay và đuổi Formosa khỏi Việt Nam. Người dân khắp nơi lên tiếng phản đối và phẫn nộ.
Cùng lúc đó, quan chức Formosa đã tuyên bố “chọn Thép hay chọn tôm cá”. Nhưng đó là tuyên bố láo toét bởi chúng biết thừa rằng Vũng Áng đã bị CSVN bán cho Trung cộng, đó là khu tự trị của Tàu nên chúng muốn nói gì, làm gì cũng được. Trước sức phản kháng của người dân thường, quan chức của Formosa đành phải đưa ra lời xin lỗi lấy lệ mà không có ý định dừng xả thải hoặc cải thiện môi trường. Như vậy lời xin lỗi chỉ là thứ bỏ đi mà thôi !
Nhưng điều đáng nói ở đây đó là quan chức cộng sản mới thật hèn nhược. Họ luôn nói do dân, vì dân vậy mà khi cá chết trắng, người chết vì ăn cá thì quan chức Hà Tĩnh vẫn nhởn nhơ nói láo rằng sẽ “tắm biển ở Vũng Áng” nhưng rồi lại chữa cháy “chưa biết bao giờ sẽ tắm”. Có lẽ quan chức Hà Tĩnh sẽ đợi đến khi người dân chết hết thì họ sẽ tắm…
Trong khi Nguyễn Phú Trọng thì ghé thăm Formosa giữa lúc cá chết khắp nơi mà không dám hé rang một lời trước thảm cảnh của môi sinh, của con người. Vậy ông ta làm tổng bí thư làm cái gì?. Đảng cộng sản và cái chính phủ tự phong của cộng sản đã làm gì cho người dân?. Câu trả lời là hoàn toàn KHÔNG.
Trên khắp các mặt báo, khi diễn ra chiến dịch bảo vệ tê giác ở Châu Phi, các ca sĩ, nghệ sĩ được PR nhiều hơn tài năng thật ở Việt nam, đua nhau khoe thành tích “cắn móng tay” để bày tỏ tình yêu Tê giác mãi tận Châu Phi. Nhưng khi cá chết, người dân chết ngay tại Việt Nam thì họ quay lưng với những trò hài, những tv show rẻ tiền, ru ngủ người dân.
Rõ ràng, nhìn bức tranh toàn cảnh qua sự kiện ô nhiễm môi sinh, cá chết, người chết ở Vũng Áng cho thấy chỉ có người dân Việt là khổ và thiệt thòi. Quan chức, văn nghệ sĩ của đảng chỉ biết ăn chơi, chạy theo giá trị ảo mà coi mạng sống, môi sinh của dân là chuyện cỏ rác. Điều này làm chúng ta liên tưởng tới tác phẩm “Sống chết mặc bay” của nhà văn hiện thực phê phán Phạm Duy Tốn. Số phận người dân bị các quan bỏ mặc vì họ còn mải tham nhũng, vơ vét và làm tay sai cho giặc.
Cũng qua sự kiện cá chết ở Vũng Áng vì chất độc của Trung Cộng, người dân Việt phải cần thấy thêm hai điều đó là họ chỉ tự cứu lấy họ chứ không có chính phủ cộng sản nào thương chúng ta. Nhà cầm quyền cộng sản chỉ vì lợi ích của họ mà họ dám bán từ Hoàng Sa – Trường Sa, cho đến Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan vv… cho Tàu thì chuyện sống chết của người dân cũng là chuyện nhỏ đối với họ. Muốn cứu lấy chính mình, người dân Việt phải tự đứng lên và đừng trông chờ vào ai cả. Chúng ta phải vùng dậy cứu lấy mình, cứu lấy chính gia đình mình.
Ngoài ra, bộ mặt thâm độc của Trung Cộng ngày càng lộ rõ hơn lúc nào hết. Nếu đợi đến năm 2020 mà chúng ta không vùng lên thì số phận người dân sẽ thế nào ?. Có lẽ còn thảm hơn người Tây Tạng. Mới chỉ có một khu tự tri Vũng Áng mà Trung Cộng và tay sai CSVN đã tàn phá đất nước chúng ta đến thế thì tương lai Việt Nam sẽ đen tối đến mức nào nếu rơi vào tay Trung Cộng ?.
Đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận sự thật một cách trung thực nhất, không còn ỷ lại cho ai lo cho chính bản thân chúng ta khi quan chức cộng sản hoàn toàn bỏ mặc người dân. Đơn giản không chỉ là chuyện cá chết mà là câu chuyện phản ánh sự đểu giả của cả một nhà cầm quyền Việt Nam được chỉ đạo bởi bạo quyền cộng sản. Vùng lên hỡi đồng bào tôi trước khi quá muộn !
Đặng Chí Hùng
27/04/2016
Cá đã chết vì ô nhiễm xả thải từ các nhà máy của Formosa ở Hà Tĩnh cả tháng nay. Truyền thông từ phía đảng CSVN và cả phía người dân cũng đã vào cuộc. Quan chức cộng sản cũng đã lên tiếng, quan chức Formosa cũng đã lên tiếng. Và bây giờ là lúc chúng ta nhìn vào sự việc một cách tổng quát.
Cho đến bây giờ, nhiều ngư dân đã phát hiện ra đường ống thải chất độc từ nhà máy thép và nhựa của Formosa chính là nguyên nhân gây những cái chết hàng loạt của cá biển. Không chỉ là cá tại Vũng Áng mà lan vào đến Đà Nẵng. Dân thường ăn phải cá cũng đã chết, ngộ độc. Theo dòng Hải lưu, nguồn độc chất này sẽ lan vào khu vực Sài Gòn, Vũng Tàu, Bình Thuận vv…nay mai. Nếu nước triều cường tiếp tục tràn vào Miền Tây khi nơi đây không có nước ngọt do bị Trung Cộng chặn đầu nguồn thì thảm họa môi sinh không chỉ là Vũng Áng mà khắp miền Trung, Miền Nam, Miền Tây Nam Bộ. Trung Cộng đã chơi một ván cờ độc đáo, đó là ngăn nước ngọt đầu nguồn, và xả độc từ Miền Trung để đầu độc Việt Nam. Một thứ vũ khí thật đáng sợ và độc ác.
Báo chí cộng sản cũng đã vào cuộc nhưng là đưa tin vòng vo và không dám lên tiếng thẳng thắn về các sai phạm của Formosa. Báo chí lề dân mạnh hơn với những lời kêu gọi tẩy chay và đuổi Formosa khỏi Việt Nam. Người dân khắp nơi lên tiếng phản đối và phẫn nộ.
Cùng lúc đó, quan chức Formosa đã tuyên bố “chọn Thép hay chọn tôm cá”. Nhưng đó là tuyên bố láo toét bởi chúng biết thừa rằng Vũng Áng đã bị CSVN bán cho Trung cộng, đó là khu tự trị của Tàu nên chúng muốn nói gì, làm gì cũng được. Trước sức phản kháng của người dân thường, quan chức của Formosa đành phải đưa ra lời xin lỗi lấy lệ mà không có ý định dừng xả thải hoặc cải thiện môi trường. Như vậy lời xin lỗi chỉ là thứ bỏ đi mà thôi !
Nhưng điều đáng nói ở đây đó là quan chức cộng sản mới thật hèn nhược. Họ luôn nói do dân, vì dân vậy mà khi cá chết trắng, người chết vì ăn cá thì quan chức Hà Tĩnh vẫn nhởn nhơ nói láo rằng sẽ “tắm biển ở Vũng Áng” nhưng rồi lại chữa cháy “chưa biết bao giờ sẽ tắm”. Có lẽ quan chức Hà Tĩnh sẽ đợi đến khi người dân chết hết thì họ sẽ tắm…
Trong khi Nguyễn Phú Trọng thì ghé thăm Formosa giữa lúc cá chết khắp nơi mà không dám hé rang một lời trước thảm cảnh của môi sinh, của con người. Vậy ông ta làm tổng bí thư làm cái gì?. Đảng cộng sản và cái chính phủ tự phong của cộng sản đã làm gì cho người dân?. Câu trả lời là hoàn toàn KHÔNG.
Trên khắp các mặt báo, khi diễn ra chiến dịch bảo vệ tê giác ở Châu Phi, các ca sĩ, nghệ sĩ được PR nhiều hơn tài năng thật ở Việt nam, đua nhau khoe thành tích “cắn móng tay” để bày tỏ tình yêu Tê giác mãi tận Châu Phi. Nhưng khi cá chết, người dân chết ngay tại Việt Nam thì họ quay lưng với những trò hài, những tv show rẻ tiền, ru ngủ người dân.
Rõ ràng, nhìn bức tranh toàn cảnh qua sự kiện ô nhiễm môi sinh, cá chết, người chết ở Vũng Áng cho thấy chỉ có người dân Việt là khổ và thiệt thòi. Quan chức, văn nghệ sĩ của đảng chỉ biết ăn chơi, chạy theo giá trị ảo mà coi mạng sống, môi sinh của dân là chuyện cỏ rác. Điều này làm chúng ta liên tưởng tới tác phẩm “Sống chết mặc bay” của nhà văn hiện thực phê phán Phạm Duy Tốn. Số phận người dân bị các quan bỏ mặc vì họ còn mải tham nhũng, vơ vét và làm tay sai cho giặc.
Cũng qua sự kiện cá chết ở Vũng Áng vì chất độc của Trung Cộng, người dân Việt phải cần thấy thêm hai điều đó là họ chỉ tự cứu lấy họ chứ không có chính phủ cộng sản nào thương chúng ta. Nhà cầm quyền cộng sản chỉ vì lợi ích của họ mà họ dám bán từ Hoàng Sa – Trường Sa, cho đến Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan vv… cho Tàu thì chuyện sống chết của người dân cũng là chuyện nhỏ đối với họ. Muốn cứu lấy chính mình, người dân Việt phải tự đứng lên và đừng trông chờ vào ai cả. Chúng ta phải vùng dậy cứu lấy mình, cứu lấy chính gia đình mình.
Ngoài ra, bộ mặt thâm độc của Trung Cộng ngày càng lộ rõ hơn lúc nào hết. Nếu đợi đến năm 2020 mà chúng ta không vùng lên thì số phận người dân sẽ thế nào ?. Có lẽ còn thảm hơn người Tây Tạng. Mới chỉ có một khu tự tri Vũng Áng mà Trung Cộng và tay sai CSVN đã tàn phá đất nước chúng ta đến thế thì tương lai Việt Nam sẽ đen tối đến mức nào nếu rơi vào tay Trung Cộng ?.
Đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận sự thật một cách trung thực nhất, không còn ỷ lại cho ai lo cho chính bản thân chúng ta khi quan chức cộng sản hoàn toàn bỏ mặc người dân. Đơn giản không chỉ là chuyện cá chết mà là câu chuyện phản ánh sự đểu giả của cả một nhà cầm quyền Việt Nam được chỉ đạo bởi bạo quyền cộng sản. Vùng lên hỡi đồng bào tôi trước khi quá muộn !
Đặng Chí Hùng
27/04/2016
LÁ BÀI TRẦN VĂN ĐỖ
THỨ NĂM 24-4-1975:
LÁ BÀI TRẦN VĂN ĐỖ ?
Đại Úy Nguyễn Văn Nhựt, cựu sĩ quan tùy viên của Tổng Thống Trân Văn Hương lại cho người viết biết rằng Cụ Hương không muốn gặp ông Minh ở dinh độc Lập cũng như tại Phủ Phó Tổng Thống ở đường công Lý, Cụ cũng không muốn gặp ông Minh tại tư gia của ông Minh trên đường Hồng Thập Tự như ông Minh muốn, do đó Cụ đã nhờ Đại Tướng Trần Thiện Khiêm sắp đặt cuộc gặp gở nầy. Cụ Hương cũng không muốn việc nầy tiết lộ ra ngoài, do đó Cụ đã dùng trực thăng bay từ Phủ Phó Tổng Thống ở đường Công Lý đến Bộ Tổng Tham Mưu và ngay cả hai người phi công cũng chỉ được lệnh bay lên Tổng Tham Mưu sau khi Cụ lên phi cơ.
Trong bài diễn văn đọc trước Lưỡng Viện Quốc Hội ngày 26 tháng 4 năm 1975, TT Trần Văn Hương có nói rằng: “Trong các cuộc gặp gỡ tại tư thất của người bạn chung - bởi vì họp mặt tôi muốn tránh tiếng trước, không thể mời Đại Tướng đến Dinh Độc Lập nói chuyện. Một mặt tôi cũng không thể tự mình tới nhà Đại Tướng mà nói chuyện. Cho nên chúng tôi đã cùng nhau đến nhà một người bạn chung”
“Người ta bảo rằng Anh có đủ điều kiện để thương thuyết, vậy thì xin anh vì nước nhà, mọi tỵ hiềm đã qua, mọi sự không tốt đẹp đã xảy ra, xin anh vui lòng xóa bỏ để cùng nhau chung lưng dựng nước. Xin Anh chấp nhận cái ghế thủ tướng để đứng ra thương thuyết với phe bên kia”
Tuy nhiên Tướng Minh đã cương quyết từ chối và ngược lại ông đã yêu cầu Tổng Thống Hương từ chức, nhường chức vụ tổng thống VNCH lại cho ông Minh để được toàn quyền nói chuyện với phe bên kia.
Trong cuốn “Cuộc Đời của Tướng Nguyễn Khoa Nam”, ông Nguyễn Mạnh Tri, một trong những tác giả cuốn sách nầy đã được cựu TT Nghuyễn Văn Thiệu dành cho một cuộc phỏng vấn tại San Jose ngày 22-10-2000. Trong cuộc phỏng vấn nầy, cựu TT Thiệu có nói như sau về việc ông bàn giao chức vụ tổng thống VNCH cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương:
“Khi tôi quyết định từ chức, tôi chỉ giao quyền lại cho Cụ Hương mặc dù tôi có nghe nói ông Dương Văn Minh muốn thay thế Cụ Hương. Tôi từ chức là vì những lý do riệng của tôi và tôi nghĩ rằng đó là quyết định tốt nhát cho đất nước trong tình thế khó khăn lúc ấy. Tôi quyết định từ chức vì bổn phận bắt buộc tôi phải làm như vậy. Tôi tin rằng giao lại cho Cụ Hương, chắc chắn Cụ Hương sẽ không bao giờ chịu trao quyền lại cho Việt Cộng, họa chăng là VC vào Dinh Độc Lập dí súng vào cổ ông. Ông thà chịu để địch bắt chớ không bao giờ kêu gọi quân dân trao quyền cho bọn chúng”.*148: Nguyễn Manh Tri: “Cuộc đời của Tướng Nguyễn Khoa Nam” do Hội Phát Huy Văn Hóa Việt Nam, Ann Arbor, Michigan xuất bản năm 2001)
Có lẽ sau ngày 21 tháng 4 năm 1975, ông Thiệu là một trong số những người hiếm hoi ủng hộ cụ Trần Văn Hương. Ông Thiệu muốn Cụ Trần Văn Hương ngồi ở ghế tổng thống vì muốn bảo vệ cho quyền lợi của cá nhân của riêng ông, dù sao đi nữa thì Cụ Trần Văn Hương cũng không thể nào đối xử “cạn tàu ráo máng” với ông Thiệu, còn các thế lực chính trị khác tại Sài gòn thì gần như hầu hết đều chống lại việc cụ Hương tiếp tục làm tổng thống. Trước hết là toà đại sứ Pháp vì giải pháp của người Pháp là dùng lá bài Dương Văn Minh, toà đại sứ Mỹ thì như trên đã nói chỉ muốn lo cho việc di tản ra khỏi Miền Nam và khoán trắng mọi sự sắp xếp cho người Pháp, tuy nhiên riêng Đại sứ Graham Martin thì mong muốn Cụ Hương ngồi ở ghế tổng thống thêm dăm ba ngày nữa để giữ cái bộ mặt hợp hiến của chế độ miền Nam, cựu Đại tướng Dương Văn Minh thì chỉ muốn lên làm tổng thống ngay để có đủ toàn quyền thương thuyết với "những người anh em bên kia" và cuối cùng là cựu Trung Tướng Trần Văn Đôn, Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc Phòng trong chính phủ Nguyễn Bá Cẩn cùng một số tướng tá thân cận của ông ta.
Theo lời của Trung tứơng Trần Văn Đôn kể lại trong " Việt Nam Nhân chứng” thì ngay ngày hôm sau khi Cụ Hương tuyên thệ nhậm chức, một số tướng lãnh như Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh Quân đoàn III, chuẩn Tướng Trần Quang Khôi, Tư lệnh Lữ đoàn III Thiết giáp đã gọi điện thoại “khuyên" ông nên đứng ra lãnh nhiệm vụ thủ tướng. Đến ngày 25 tháng 4 thì cựu tổng thống Thiệu mời ông Đôn vào Dinh Độc lập và trong buổi gặp mặt này, ông Thiệu có nói với ông rằng "Ngoài ông Minh ra, ông là người có thể nhận lãnh đựơc trách niệm này Tôi đã nghĩ đến ông từ năm 1973 nhưng vì tôi không thay đổi lập trường chống Cộng triệt để của tôi nên không thể ngồi chung với họ, nếu chịu thương thuyết thì tôi đã mời ông làm thủ tướng từ năm 1973 rồi”. ông Thiệu gọi điện thoại cho Cụ Hương và “khuyên” Cụ rằng "Nếu ông Dương Văn Minh không chịu làm thủ tướng toàn quyền thì Cụ tìm một người khác có thể thương thuyết với bên kia và người đó theo tôi là ông Trần văn Đôn. *149 Trần Văn Đôn: sđd, trang 467
Cũng theo lời Trần Văn Đôn thì đến 4 giờ 3O chiều 24 tháng 4, Tướng Khiêm gọi điện thoại cho ông Đôn biết là Tổng Thống Trần Văn Hương sẽ chỉ định Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy lãnh tụ Phong trào Quốc gia Cấp tiến làm tân thủ tướng. Cụ Hương biết giáo sư Nguyễn Ngọc Huy từ hồi thập niên 1940 trước khi sang Pháp du học và Cụ rất quý trọng ông Huy. Sau đó ông Đôn đến gặp Dương Văn Minh và ông Minh tha thiết yêu cầu ông Đôn giàn xếp thế nào để cho Cụ Hương đồng ý giao quyền lại cho ông ta càng sớm chừng nào tốt chừng đó để thương thuyết với phe bên kia.
Tướng Đôn nghĩ rằng nên có áp lực về phía quân đội để Cụ Hương chấp nhận giải pháp này và ông ta đã điện thoại mời hai Đại tướng Trần Thiện Khiêm và Cao Văn Viên đến nhà ông Dương Văn Minh, tuy nhiên cả hai ông này không đến nhà ông Minh mà họ đến thẳng Dinh Độc Lập. Đại tướng Khiêm vào nói chuyện với Cụ Hương, kế đó là Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và sau đó Tổng trưởng Quốc Phòng Trần Văn Đôn cùng Tổng Tham Mưu Trưởng Cao Văn Viên trình bày về tình hình quân sự: vòng đai Sài Gòn đang bị thu hẹp, đạn dược thiếu và tinh thần chiến đấu của binh sĩ quá sa sút.
Tổng thống Trần Văn Hương nói rằng ông chia xẻ với số phận của anh em quân nhân tại chiến trường, ông sẽ sống chết với anh em binh sĩ trong quân đội. Sau đó ông chỉ định Đại Tướng Cao Văn Viên làm Tổng Tư Lệnh Quân lực VNCH, có nghiã là Tướng Cao Văn Viên có toàn quyền chỉ huy và điều động quân đội, một chức vụ mà trong suốt thời Đệ Nhị Cộng Hoà do chính ông Thiệu nắm giữ. Đại tướng Cao Văn Viên phải miễn cưỡng nhận lời, tuy nhiên ông yêu cầu TT Trần Văn Hương một điều, đó là "nếu Tổng Thống phải giao quyền lại cbo Đại tướng Dương Văn Minh thì tôi xin Tổng Thống cho tôi đựơc nghỉ dài bạn không lương vì tôi không thể làm việc dưới quyền Dương Văn Minh". Theo lời Trần Văn Đôn thì Tổng thống Trần Văn Hương chấp thuận lời yêu cầu này. Trước khi ra về, ông Đôn còn nói thêm với Cụ Hương rằng “Xin Cụ nghiên cứu lại vì phía bên kia bọ chỉ muốn nói chuyện với ông Minh mà thôi." .
Tối hôm đó, ông Đôn đến nhà Dương Văn Minh thì đã có sự hiện diện của Nghị sĩ Nguyễn Vặn Huyền, Nghị sĩ Vũ Văn Mẫu và ông Brochand, cố vấn toà đại sứ Pháp. Ông Minh cho ông Đôn biết là Cụ Hương không muốn từ chức, cố vấn Brochand tỏ ra thất vọng vì ông ta cho biết Hà Nội nhất quyết không nói chuyện với bất cứ nhân vật nào ngoại trừ Dương Văn Minh. Ông Đôn trấn an nhóm này và nói rằng "ông Hương mới lên mà ép buộc ông phải từ chức thì cũng khó xử cho ông ấy, hơn nữa còn có hiến pháp và quốc hội”. Nghị sĩ Nguyễn Văn Huyền đồng ý và sau đó thì cả ông Minh lẫn ông Vũ Văn Mẫu đều cho rằng ông Hương cố trì hoãn như vậy nhưng thế nào rồi cũng chấp thuận từ chức.
Lá Bài Trần Văn Đỗ ?
Vào cuối tháng 4 năm 1975, sau khi ông Nguyên Văn Thiệu từ chức, Tổng Thống Trần Văn Hương trong một tuần lễ ngắn ngủi kế nhiệm chức vụ tổng thống theo hiến pháp đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm người để thương thuyết với Bắc Việt ngõ hầu tìm được một giải pháp ít bi thảm hơn cho miền Nam và cuối cùng đã phải "trao quyền" lại cho cựu Đại tướng Dương Văn Minh, một người mà hồi đó tại miền Nam người ta đồn rằng ông ta là người duy nhất có thể nói chuyện được với Cộng sản Bắc Việt. Sau ngày 30 tháng 4 thì tất cả mọi người đều thấy rõ điều đó không đúng sự thật vì trong hai ngày ngắn ngủi lên làm tổng thống, Cộng sản không hề nói chuyện với Dương Văn Minh và cũng không bao giờ có ý định nói chuyện với ông ta cả.
Trong những ngày cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, sau khi hơn một nửa lãnh thổ bị rơi vào tay Cộng sản, vào khoảng cuối tháng 3 và đầu tháng 4 năm 1975, một số dư luận về phía ngoại quốc có đề cập đến việc đã đến lúc miền Nam nên “nói chuyện" với Cộng sản Bắc Việt và tên tuổi của Bác Sĩ Trần Văn Đỗ cũng có được nhiều người nhắc nhở đến.
Trong một cuốn hồi ký được xuất bản vào năm 2003 ông Nguyễn Bá Cẩn, vị thủ tướng cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa có cho biết:
"Theo lời Phó Thủ Tướng Nguyễn Lưu Viên thuật lại với Tiến sĩ Lâm Lễ Trinh (đăng trong Tạp chí Human Rigbts viết bằng Pháp) văn) thì Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm nói rằng "không có một chính phủ ở một quốc gia nào còn có thể đứng vững sau một sự sụp đổ kinh thiên động địa như vậy. Một khi đất nước đã mất 14 tỉnh rồi mà không có một nhân vật nào từ chính phủ cho tới Tổng Tham Mưu bị trừng phạt thì thì là một việc vô lý. Và Thủ Tướng khiêm nói ông ta xin tự nguyện làm “vật tế thần ."
Ông Kishi là vị thủ tướng Nhật đã đưa ước Nhật phục hồi sau sự bại trận vào năm 1945 để trở thành một quốc gia cường thịnh nhất trên thế giới về phương diện kinh tế. Do đó ông Kishi sau này tuy không còn làm thủ tướng nhưng vẫn còn có rất nhiều ảnh hưởng trong giới chính trị tại Nhật Bản, nhất là trong giới lãnh đạo của Đảng Dân Chủ Tiến Bộ đang cầm quyền tại Nhật từ thập niên 1940 cho đến tận bây giờ.
LÁ BÀI TRẦN VĂN ĐỖ ?
Theo các tác giả: Trần Văn Đôn trong Việt Nam Nhân Chứng, Frank Snepp trong Decent Interval và Oliver Tood trong Cruel Avril thì hồi 10 giờ sáng ngày 24-4-75, qua sự trung gian của Đại Tướng Trần Thiện Khiêm,Tổng Thống Trần Văn Hương đã đến gặp cựu Đại Tướng Dương Văn Minh tại tư gia của Đại Tướng Khiêm trong cư xá sĩ quan tại Bộ Tổng Tham Mưu gần phi trường Tân Sơn Nhứt.
Đại Úy Nguyễn Văn Nhựt, cựu sĩ quan tùy viên của Tổng Thống Trân Văn Hương lại cho người viết biết rằng Cụ Hương không muốn gặp ông Minh ở dinh độc Lập cũng như tại Phủ Phó Tổng Thống ở đường công Lý, Cụ cũng không muốn gặp ông Minh tại tư gia của ông Minh trên đường Hồng Thập Tự như ông Minh muốn, do đó Cụ đã nhờ Đại Tướng Trần Thiện Khiêm sắp đặt cuộc gặp gở nầy. Cụ Hương cũng không muốn việc nầy tiết lộ ra ngoài, do đó Cụ đã dùng trực thăng bay từ Phủ Phó Tổng Thống ở đường Công Lý đến Bộ Tổng Tham Mưu và ngay cả hai người phi công cũng chỉ được lệnh bay lên Tổng Tham Mưu sau khi Cụ lên phi cơ.
Trong bài diễn văn đọc trước Lưỡng Viện Quốc Hội ngày 26 tháng 4 năm 1975, TT Trần Văn Hương có nói rằng: “Trong các cuộc gặp gỡ tại tư thất của người bạn chung - bởi vì họp mặt tôi muốn tránh tiếng trước, không thể mời Đại Tướng đến Dinh Độc Lập nói chuyện. Một mặt tôi cũng không thể tự mình tới nhà Đại Tướng mà nói chuyện. Cho nên chúng tôi đã cùng nhau đến nhà một người bạn chung”
Trong cuộc tiếp xúc nầy, TT Trần Văn Hương đã yêu cầu Tướng Minh nhận chức thủ tướng toàn quyền để thương thuyết với phe Cộng sản theo đề nghị của Đại sứ Pháp . TT Trần Văn Hương đã nói với Lưỡng Viện quốc Hội về việc gặp gỡ Tướng Dương Văn Minh rằng:
“Người ta bảo rằng Anh có đủ điều kiện để thương thuyết, vậy thì xin anh vì nước nhà, mọi tỵ hiềm đã qua, mọi sự không tốt đẹp đã xảy ra, xin anh vui lòng xóa bỏ để cùng nhau chung lưng dựng nước. Xin Anh chấp nhận cái ghế thủ tướng để đứng ra thương thuyết với phe bên kia”
Tuy nhiên Tướng Minh đã cương quyết từ chối và ngược lại ông đã yêu cầu Tổng Thống Hương từ chức, nhường chức vụ tổng thống VNCH lại cho ông Minh để được toàn quyền nói chuyện với phe bên kia.
Cuộc tiếp xúc đó coi như là đã hoàn toàn thất bại và Cụ Hương trở về Phủ Tổng Thống. Theo vị sĩ quan tùy viên của TT Trần Văn Hương, đó là chuyến bay bằng trực thăng duy nhất kể từ khi Cụ nhận chức Tổng Thống và chuyến bay khứ hồi chỉ mất khoảng chừng nửa tiếng đồng hồ chứ Tổng Thống Trần Văn Hương không có “bay vòng vòng khắp Sài Gòn – Chợ Lớn” như một vài người đã đồn đại sau nầy. (ghi chú: Phỏng vấn cựu Đại Úy Nguyễn Văn Nhựt, sĩ quan tùy viên của TT Trần Văn Hương)
Trong cuốn “Cuộc Đời của Tướng Nguyễn Khoa Nam”, ông Nguyễn Mạnh Tri, một trong những tác giả cuốn sách nầy đã được cựu TT Nghuyễn Văn Thiệu dành cho một cuộc phỏng vấn tại San Jose ngày 22-10-2000. Trong cuộc phỏng vấn nầy, cựu TT Thiệu có nói như sau về việc ông bàn giao chức vụ tổng thống VNCH cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương:
“Khi tôi quyết định từ chức, tôi chỉ giao quyền lại cho Cụ Hương mặc dù tôi có nghe nói ông Dương Văn Minh muốn thay thế Cụ Hương. Tôi từ chức là vì những lý do riệng của tôi và tôi nghĩ rằng đó là quyết định tốt nhát cho đất nước trong tình thế khó khăn lúc ấy. Tôi quyết định từ chức vì bổn phận bắt buộc tôi phải làm như vậy. Tôi tin rằng giao lại cho Cụ Hương, chắc chắn Cụ Hương sẽ không bao giờ chịu trao quyền lại cho Việt Cộng, họa chăng là VC vào Dinh Độc Lập dí súng vào cổ ông. Ông thà chịu để địch bắt chớ không bao giờ kêu gọi quân dân trao quyền cho bọn chúng”.*148: Nguyễn Manh Tri: “Cuộc đời của Tướng Nguyễn Khoa Nam” do Hội Phát Huy Văn Hóa Việt Nam, Ann Arbor, Michigan xuất bản năm 2001)
Có lẽ sau ngày 21 tháng 4 năm 1975, ông Thiệu là một trong số những người hiếm hoi ủng hộ cụ Trần Văn Hương. Ông Thiệu muốn Cụ Trần Văn Hương ngồi ở ghế tổng thống vì muốn bảo vệ cho quyền lợi của cá nhân của riêng ông, dù sao đi nữa thì Cụ Trần Văn Hương cũng không thể nào đối xử “cạn tàu ráo máng” với ông Thiệu, còn các thế lực chính trị khác tại Sài gòn thì gần như hầu hết đều chống lại việc cụ Hương tiếp tục làm tổng thống. Trước hết là toà đại sứ Pháp vì giải pháp của người Pháp là dùng lá bài Dương Văn Minh, toà đại sứ Mỹ thì như trên đã nói chỉ muốn lo cho việc di tản ra khỏi Miền Nam và khoán trắng mọi sự sắp xếp cho người Pháp, tuy nhiên riêng Đại sứ Graham Martin thì mong muốn Cụ Hương ngồi ở ghế tổng thống thêm dăm ba ngày nữa để giữ cái bộ mặt hợp hiến của chế độ miền Nam, cựu Đại tướng Dương Văn Minh thì chỉ muốn lên làm tổng thống ngay để có đủ toàn quyền thương thuyết với "những người anh em bên kia" và cuối cùng là cựu Trung Tướng Trần Văn Đôn, Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc Phòng trong chính phủ Nguyễn Bá Cẩn cùng một số tướng tá thân cận của ông ta.
Theo lời của Trung tứơng Trần Văn Đôn kể lại trong " Việt Nam Nhân chứng” thì ngay ngày hôm sau khi Cụ Hương tuyên thệ nhậm chức, một số tướng lãnh như Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh Quân đoàn III, chuẩn Tướng Trần Quang Khôi, Tư lệnh Lữ đoàn III Thiết giáp đã gọi điện thoại “khuyên" ông nên đứng ra lãnh nhiệm vụ thủ tướng. Đến ngày 25 tháng 4 thì cựu tổng thống Thiệu mời ông Đôn vào Dinh Độc lập và trong buổi gặp mặt này, ông Thiệu có nói với ông rằng "Ngoài ông Minh ra, ông là người có thể nhận lãnh đựơc trách niệm này Tôi đã nghĩ đến ông từ năm 1973 nhưng vì tôi không thay đổi lập trường chống Cộng triệt để của tôi nên không thể ngồi chung với họ, nếu chịu thương thuyết thì tôi đã mời ông làm thủ tướng từ năm 1973 rồi”. ông Thiệu gọi điện thoại cho Cụ Hương và “khuyên” Cụ rằng "Nếu ông Dương Văn Minh không chịu làm thủ tướng toàn quyền thì Cụ tìm một người khác có thể thương thuyết với bên kia và người đó theo tôi là ông Trần văn Đôn. *149 Trần Văn Đôn: sđd, trang 467
Cũng theo lời Trần Văn Đôn thì đến 4 giờ 3O chiều 24 tháng 4, Tướng Khiêm gọi điện thoại cho ông Đôn biết là Tổng Thống Trần Văn Hương sẽ chỉ định Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy lãnh tụ Phong trào Quốc gia Cấp tiến làm tân thủ tướng. Cụ Hương biết giáo sư Nguyễn Ngọc Huy từ hồi thập niên 1940 trước khi sang Pháp du học và Cụ rất quý trọng ông Huy. Sau đó ông Đôn đến gặp Dương Văn Minh và ông Minh tha thiết yêu cầu ông Đôn giàn xếp thế nào để cho Cụ Hương đồng ý giao quyền lại cho ông ta càng sớm chừng nào tốt chừng đó để thương thuyết với phe bên kia.
Tướng Đôn nghĩ rằng nên có áp lực về phía quân đội để Cụ Hương chấp nhận giải pháp này và ông ta đã điện thoại mời hai Đại tướng Trần Thiện Khiêm và Cao Văn Viên đến nhà ông Dương Văn Minh, tuy nhiên cả hai ông này không đến nhà ông Minh mà họ đến thẳng Dinh Độc Lập. Đại tướng Khiêm vào nói chuyện với Cụ Hương, kế đó là Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và sau đó Tổng trưởng Quốc Phòng Trần Văn Đôn cùng Tổng Tham Mưu Trưởng Cao Văn Viên trình bày về tình hình quân sự: vòng đai Sài Gòn đang bị thu hẹp, đạn dược thiếu và tinh thần chiến đấu của binh sĩ quá sa sút.
Tổng thống Trần Văn Hương nói rằng ông chia xẻ với số phận của anh em quân nhân tại chiến trường, ông sẽ sống chết với anh em binh sĩ trong quân đội. Sau đó ông chỉ định Đại Tướng Cao Văn Viên làm Tổng Tư Lệnh Quân lực VNCH, có nghiã là Tướng Cao Văn Viên có toàn quyền chỉ huy và điều động quân đội, một chức vụ mà trong suốt thời Đệ Nhị Cộng Hoà do chính ông Thiệu nắm giữ. Đại tướng Cao Văn Viên phải miễn cưỡng nhận lời, tuy nhiên ông yêu cầu TT Trần Văn Hương một điều, đó là "nếu Tổng Thống phải giao quyền lại cbo Đại tướng Dương Văn Minh thì tôi xin Tổng Thống cho tôi đựơc nghỉ dài bạn không lương vì tôi không thể làm việc dưới quyền Dương Văn Minh". Theo lời Trần Văn Đôn thì Tổng thống Trần Văn Hương chấp thuận lời yêu cầu này. Trước khi ra về, ông Đôn còn nói thêm với Cụ Hương rằng “Xin Cụ nghiên cứu lại vì phía bên kia bọ chỉ muốn nói chuyện với ông Minh mà thôi." .
Tối hôm đó, ông Đôn đến nhà Dương Văn Minh thì đã có sự hiện diện của Nghị sĩ Nguyễn Vặn Huyền, Nghị sĩ Vũ Văn Mẫu và ông Brochand, cố vấn toà đại sứ Pháp. Ông Minh cho ông Đôn biết là Cụ Hương không muốn từ chức, cố vấn Brochand tỏ ra thất vọng vì ông ta cho biết Hà Nội nhất quyết không nói chuyện với bất cứ nhân vật nào ngoại trừ Dương Văn Minh. Ông Đôn trấn an nhóm này và nói rằng "ông Hương mới lên mà ép buộc ông phải từ chức thì cũng khó xử cho ông ấy, hơn nữa còn có hiến pháp và quốc hội”. Nghị sĩ Nguyễn Văn Huyền đồng ý và sau đó thì cả ông Minh lẫn ông Vũ Văn Mẫu đều cho rằng ông Hương cố trì hoãn như vậy nhưng thế nào rồi cũng chấp thuận từ chức.
Lá Bài Trần Văn Đỗ ?
Vào cuối tháng 4 năm 1975, sau khi ông Nguyên Văn Thiệu từ chức, Tổng Thống Trần Văn Hương trong một tuần lễ ngắn ngủi kế nhiệm chức vụ tổng thống theo hiến pháp đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm người để thương thuyết với Bắc Việt ngõ hầu tìm được một giải pháp ít bi thảm hơn cho miền Nam và cuối cùng đã phải "trao quyền" lại cho cựu Đại tướng Dương Văn Minh, một người mà hồi đó tại miền Nam người ta đồn rằng ông ta là người duy nhất có thể nói chuyện được với Cộng sản Bắc Việt. Sau ngày 30 tháng 4 thì tất cả mọi người đều thấy rõ điều đó không đúng sự thật vì trong hai ngày ngắn ngủi lên làm tổng thống, Cộng sản không hề nói chuyện với Dương Văn Minh và cũng không bao giờ có ý định nói chuyện với ông ta cả.
Trong những ngày cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, sau khi hơn một nửa lãnh thổ bị rơi vào tay Cộng sản, vào khoảng cuối tháng 3 và đầu tháng 4 năm 1975, một số dư luận về phía ngoại quốc có đề cập đến việc đã đến lúc miền Nam nên “nói chuyện" với Cộng sản Bắc Việt và tên tuổi của Bác Sĩ Trần Văn Đỗ cũng có được nhiều người nhắc nhở đến.
Trong một cuốn hồi ký được xuất bản vào năm 2003 ông Nguyễn Bá Cẩn, vị thủ tướng cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa có cho biết:
"Theo lời Phó Thủ Tướng Nguyễn Lưu Viên thuật lại với Tiến sĩ Lâm Lễ Trinh (đăng trong Tạp chí Human Rigbts viết bằng Pháp) văn) thì Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm nói rằng "không có một chính phủ ở một quốc gia nào còn có thể đứng vững sau một sự sụp đổ kinh thiên động địa như vậy. Một khi đất nước đã mất 14 tỉnh rồi mà không có một nhân vật nào từ chính phủ cho tới Tổng Tham Mưu bị trừng phạt thì thì là một việc vô lý. Và Thủ Tướng khiêm nói ông ta xin tự nguyện làm “vật tế thần ."
“Từ Tổng Thống Thiệu cho đến Thủ Tướng Khiêm và Phó Thủ Tướng Viên đều đồng ý là phải có một biện pháp gì mạnh hơn quyết định sự cải tổ nội các. Sau đó, theo lời phó thủ tướng Nguyễn Lưu Viên thì Tổng Thống Thiệu đọc lại tờ trình của thủ tướng Trần Thiện Khiêm, trong đó có đoạn đề cập đền gải pháp nếu cần có một tân nội các thì những nhân vật sau đây được Thủ Tướng Khiêm đề nghị với Tổng Thống Thiệu:
1 . Bác Sĩ TrầnVăn Đỗ
2. Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy
3. Chủ tịch Thựơng nghị Viện Trần Văn Lắm
4. Chủ tịch Hạ nghị Viện Nguyễn Bá Cẩn "
*150 Nguyễn Bá Cẩn: đất Nớc Tôi, tác giả xuất bản, San Jose 2003, trang 365-366.
Bác Sĩ Trần Văn Đỗ cho biết lúc đó ông chỉ là một bác sĩ y khoa, không có một kinh nghiệm gì về ngành ngoại giao, tuy nhiên, qua sự giới thiệu của ông Ngô Đình Nhu là cháu vợ của ông, khi ông được ông Ngô Đình Diệm khẩn khoản mời làm Tổng Trưởng Ngoại Giao để thay thế cho Giáo Sư Nguyễn Quốc Định mà những người ủng hộ ông Diệm cho rằng "quá thân Pháp” thì ông cũng phải nhận lời vì thì giờ quá cấp bách, lúc đó đã vào cuối tháng 6 mà Thủ Tướng Pháp Mendes France thì đã long trọng hứa hẹn sẽ giải quyết vấn đề Đông Dương trước ngày 20 tháng 7.
Bác sĩ Trần Văn Đỗ nói trong khi ông đến Genève vào cuối tháng 6 thì Phái đoàn của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam không được người Pháp cho biết một điều gì về việc họ đang thương lượng với Việt Minh, tuy nhiên ông có nghe một vài dư luận hành lang cho biết một cách mơ hồ về những giải pháp có thể tiến đến một cuộc hưu chiến tại Đông Dương và một trong những giải pháp đó là chia cắt nước Việt Nam thành hai phần, không rõ chia cắt ở điểm nào, địa phương nào. Khi ông đến Genève thì các phái đoàn tham dự Hội Nghị đang tạm "ngưng họp” (recess) và trong thời gian này, trưởng phái đoàn Pháp là Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng Mendes France đang về Paris tham khảo với chính giới Pháp, do đó ông có thêm thì giờ để thăm dò và tìm hiểu tình hình các phái đoàn tham dự hột nghị: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Liên Bang Xô Viết, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Cao Miên, Lào và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tức là Việt Minh do Thủ Tướng Phạm Văn Đồng lãnh đạo. Vào đầu tháng 7, vài người bạn của Bác sĩ Đỗ đang sống tại Paris báo cho ông Đỗ biết rằng Luật sư Phan Anh có nhờ họ nhắn với ông rằng ông ta muốn gặp. Bác sĩ Đỗ nói rằng Luật sư Phan Anh là bạn của Luật sư Trần Văn Chương, anh ruột của ông và cũng là bạn của ông thời còn ở Hà Nội trớc năm 1945, ông ta từng làm Bộ Trường Thanh Niên trong Chính Phủ Trần Trọng Kim và vào thời gian 1954 thì ông đang làm Bộ Trưởng Kinh Tế của Việt Minh và cũng đang là một thành viên trong Phái đoàn của Phạm Văn Đồng. Ông Đỗ trả lời rằng "anh em bạn cũ muốn gặp nhau thì gặp chứ có chuyện gì mà phải ngại!”. Sau đó ông đã sang nơi trú ngụ của Phái đoàn Việt Minh để gặp Luật sư Phan Anh và tại đó ông đã gặp cả Phạm Văn Đồng.
Bác sĩ Đỗ nói rằng sau phần chào hỏi, Phạm Văn Đồng hỏi ngay về vấn đề chia cắt đất nước và khi ông hỏi lại là chia cắt từ đâu thì Phạm Văn Đồng nói rằng "ở vỹ tuyến thứ 13." Bác sĩ Đỗ nói rằng đây là lần đầu tiên ông nghe nói một cách chính thức về vấn đề chia cắt và cũng là lần đầu tiên ông nghe nói đến "vỹ tuyến thứ 13." . Phạm Văn Đồng cũng hỏi ý kiến ông về vấn đề “tổng tuyển cử” và khi Bác sĩ Đỗ hỏi chừng nào thì Phạm Văn Đồng trả lời rằng có lẽ trong vòng 6 tháng. Khi Phạm Vàn Đồng hỏi ý kiến của ông về cả hai vấn đề này thì ông chỉ trả lởi một cách ỡm ờ là “không có ý kiến gì” vì quả thật thì Bác sĩ Đỗ cũng như phái đoàn Việt Nam chẳng hay biết gì về những quyết định trọng đại này.
Bác sĩ Trần Văn Đỗ nói rằng nhờ ông tự ý đi sang thăm phái đoàn của Việt Minh nên tình cờ mới biết được rằng Việt Minh và các cường quốc đã đồng ý về giải pháp chia cắt chứ không phải là "da beo” tức là ngưng bắn tại chỗ và về sau thì ông được biết rằng giải pháp này đã được họ thỏa thuận với nhau từ cuối tháng 4 năm 1954 tức là ngay cả trước khi trận Điện Biên Phủ kết thúc vào ngày 7 tháng 5 năm 1954. Ngoài ra họ cũng còn đề cập đến vấn đề tổng tuyển cử, những vấn đề sinh tử đối với người Việt Nam mà phái đoàn của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam không hề được biết mảy may gì cả. Chuyện nực cười là chính ông, người cầm đầu phái đoàn này lại chỉ được biết về hai vấn đề tối quan trọng này qua sự tiết lộ của ông Phạm Văn Đồng Trưởng Phái đoàn của Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tức là phe đối thủ của phe Chính phủ Quốc Gia Việt Nam mà sau này người ta vẫn gọi là “phe quốc gia." Ông Trần Văn Đỗ kể lại chuyện này với một nụ cười chua xót và ông nói rằng "người ta định đoạt số phận của nhân dân mình mà chính mình cũng không hay biết gì hết."
Bác sĩ Đỗ cho biết rằng cuộc gặp gỡ này diễn ra trong một bầu không khí rất thân hữu, khi ông Phan Anh giới thiệu ông Phạm văn Đồng thì ông ta nói rằng: "Xin giới thiệu với anh đây là "Anh Tô". Tên thật của Phạm Văn Đồng là “ Tô", do đó chỉ trong vòng đồng chí, bạn bè thân hữu thì người ta mới gọi . là " anh Tô ". Ông cho biết rằng sau một hồi chuyện vãn xã giao thì ông ra về và ngày hôm sau chính ông Phạm Văn Đồng lại dẫn một nhóm sang thăm đáp lễ phái đoàn của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam. Bác sĩ Trần Văn Đỗ cũng cho biết thêm rằng cho đến ngày Hội Nghị Genève về Đông Dương kết thúc vào ngày 21 tháng 7 năm 1954 thì giữa hai phái đoàn Việt Minh do Phạm Văn Đồng lãnh đạo và Phái Đoàn của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam do ông lãnh đạo không hề có chuyện cãi vã, không hề có thái độ hận thù gì cả.
Ông nói rằng ngày hôm sau khi ông gặp ông Phạm văn Đồng, báo chí tại Thụy Sĩ đã đăng tãi tin này dưới cái tít "Cuộc Gặp Gỡ Giữa Hai Huynh Đệ Thù Nghịch” (La rencontre desfrères ennemis) và đó cũng là một điều may mắn cho Phái đoàn Quốc Gia Việt Nam vì sau đó thì các phái đoàn như Pháp và Hoa Kỳ đã đến tiếp xúc với ông và trao cho ông những tài liệu chính thức: đó là một cái "note verbale” tức là một sự thỏa thuận bằng miệng giữa Pháp, Anh và Mỹ từ ngày 27 tháng 4 năm 1954 chấp nhận giải pháp chia cắt nước Việt Nam và nếu chia cắt tại vỹ tuyến thứ 18 thì có thể chấp nhận được.
Bác sĩ Trần Văn Đỗ cũng cho biết rằng ngoài việc gặp gỡ ông Phạm Văn Đồng, trong thời gian Hội Nghị Genève, ông cũng còn được gặp Thủ Tướng Trung Cộng Chu ân Lai và chính ông Chu ân Lai có ngỏ lời mời ông và ông Ngô Đình Luyện sang thăm viếng Bắc Kinh. Chuyện này ông có tường trình lên Thủ Tướng Ngô Đình Diệm ngay sau khi ông về đến Sài Gòn, tuy nhiên sau đó ông không nghe Thủ Tướng Diệm nhắc nhở gì đến chuyện này vì chỉ ít lâu sau thì ông từ chức.
Chuyện Ngoại trưởng Trần Văn Đỗ gặp Thủ Tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng hồi Hội Nghị Genève năm 1954 rất ít người được biết vì dưới thời Ngô Đình Diệm, chính quyền không cho phép phổ biến những tin tức có liên quan đến Cộng sản như vấn đề này. Nhưng sau năm 1975, chính Bác sĩ Trần Văn Đỗ đã kể lại chuyện này qua một lá thư gửi cho cựu Thiếu tướng Đỗ Mậu và ông này đã cho đăng vào Phụ Bản của cuốn sách Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi. Người viết xin trích lại một đoạn như sau:
“Paris ngày 30 tháng 8 năm 1983
“Nhắc lại Hội nghị Genève thì không mấy ai biết bề trong thế nào. Ai cũng tưởng tượng trong bàn hội nghị bàn cãi kẻ nói qua người nói lại như đi chợ trả giá. Nhưng sự thật chẳng có bàn cãi gì trong phòng hội nghị cả.
"Tôi sang Genève hỏi nhân viên phái đoàn thì họ nói lúc này nghỉ hè, các trưởng phái đoàn đều vắng mặt, trừ các phái đoàn Việt Nam, Lào và Cao Mên. Không có tin tức gì các phái đoàn nói chuyện với nbau, không ai đá động gì đến ta cả. Trong lúc đó có tin hành lang nói đến việc chia xẻ đất nước. Tin đồn không biết thiệt hư, ở đâu ra. Phía Pháp trước khi tôi qua Genève, ông Tổng Trưởng Guy la Chambre (Ministre des états Associés - Tổng Trưởng Các Quốc Liên Kết tức là Đông Dương), hứa có tin gì thì sẽ cho mình biết nhưng không bao giờ cho mình biết gì cả.
Bởi vậy nên tối 3 hay 4 tháng 7 gì đó, hai ông Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn mạnh Hà đến trụ sở hỏi tôi có bằng lòng gặp Phạm Văn Đồng không. Tôi nói tôi không có complex (mặc cảm) gì cả, gặp ai cũng được, ờ đâu cũng được lúc nào cũng được. Hôm sau tôi đi với ông Nguyễn Hữu Châu qua trụ sở Việt Minh gặp Phạm Văn Đồng, có mặt Hoàng Văn Hoan, Trần Công Tường. Chào hỏi xong, ông Đồng nói đến vấn đề chia xẻ đất. Tôi hỏi chia chỗ nào ông Đồng trả lời: lối vỹ tuyến thứ 13, rồi đem bản đồ ra chỉ về đường đi từ Pleiku xuống An Khê. Hỏi thì tôi trả lời không có ý kiến. Đồng nói. “nhưng chia chỉ tạm thời vì tính sẽ có tổng tuyển cử để thống nhất, trong vòng 6 tháng. " Tôi trả lời chưa có ý kiến gì vì mới tới.
Ngày bôm sau, Phạm Văn Đồng sang đáp lễ nhưng không có nói gì khác. Nhờ vậy tôi mới biết việc họ bàn tính với nbau, định đoạt số phận mình mà không cho mình biết.
Vài giờ sau khi tôi nói chuyện với bên Việt Minb thì báo chí tung ra “/a rencontre des frères ennemis" vì đây là lần đầu tiên mà hai bên gặp nói cbuyện riêng với nhau.
Tôi về đến nhà thì phái đoàn Pháp kế đến phái đoàn Mỹ xin lại gặp tôi. Người Pháp hỏi tôi nói chuyện với Phạm văn Đồng có chi lạ cho họ biết với. Tôi nói tôi đi thăm ông Đồng cũng như đi thăm các ông - thăm xã giao. " *151 Đỗ Mậu: Việt Nam Máu Lửa Quệ Hơng Tôi, trang 1441-1442
Hai nhân vật mà Bác sĩ Trần Văn Đỗ đề cập đến là Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Mạnh Hà là hai nhà trí thức Việt Nam rất nổi tiếng trong giới người Việt Nam đang sống tại Pháp. Nguyễn Mạnh Hà là một nhà trí thức nổi tiếng thân Việt Minh ngay từ thời năm 1945, tuy nhiên Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích thì không phải là một người thân Cộng sản.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích là một nhân vật mà đa số người Việt Nam ở miền Bắc và miền Trung ít biết đến, tuy nhiên người Việt Nam ở Nam Bộ tức là Nam Kỳ thì không có ai mà lại không biết đến ông, nhưng mà dưới một cái tên khác: Bác vật Nguyễn Ngọc Bích. Ông Nguyễn Ngọc Bích là con của ông Nguyễn Ngọc Tương, Giáo Tông của Đạo Cao Đài tại Bến Tre. Vào thập niên 193O, ông thi đậu vào trường Politechnique tại Pháp. Trước ông cũng có hai người đã thi đậu vào trường nổi tiếng này là Trung Tướng Nguyễn Văn Xuân về sau làm Thủ Tướng Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam đầu tiên vào năm 1948 và Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, Bộ Trưởng Giáo Dục trong Chính Phủ Trần Trọng Kim vào năm 1945. Sau khi tốt nghiệp trường Politechnique, ông lại theo học ngành kỹ sư tại École des Ponts et Chaussées tức là trường Kỹ Sư Kiều Lộ, một trong những Trường Lớn (Grándes Écoles) của nước Pháp. Sau khi tốt nghiệp kỹ sư kiều lộ, ông trở về Việt Nam phục vụ trong ngành công chánh, người Việt nam gọi là trường tiền. Hồi đó, tại Việt Nam chưa có trường nào đào tạo ngành kỹ sư cho nên danh từ này chưa được thông dụng và riêng tại Nam Kỳ thì đa số dân chúng gọi những người tốt nghiệp bằng kỹ sư ở Pháp bằng "bác vật", do đó mà ông được mọi người gọi là ông "bác vật Nguyễn Ngọc Bích”
Tháng 8 năm 1945, sau khi người Nhật đầu hàng, người Pháp trở lại Nam Việt nhằm tái lập chế độ thuộc địa tại Nam Kỳ nhưng nhân dân đã nổi lên chống lại người Pháp và cuộc kháng chiến tại Nam Bộ bùng nổ vào tháng 9 năm 1945. Bác vật Nguyễn Ngọc Bích cũng hăng say tham gia kháng chiến và ông được cử làm chỉ huy một đơn vị kháng chiến tại vùng Tiền Giang. Nhằm ngăn chân không cho quân Pháp tiến về chiếm tỉnh Mỹ Tho và các tỉnh miền Tây, bác vật Nguyễn Ngọc Bích đã chỉ huy những toán kháng chiến phá sập các cây cầu quan trọng trên Quốc lộ 4 từ Sài Gòn về miền Tây như cầu Bến Lức, cầu Tân An thuộc tỉnh Tân An, cầu Long Định thuộc tỉnh Mỹ Tho và cầu Cái Răng thuộc tỉnh Cần Thơ v.v. Kỹ sư Nguyễn Ngọc Bích được đồng bào Nam Bộ xem như là một vi "anh hùng kháng chiến chống Pháp và tên tuổi, uy tin của ông nổi bật hơn cả những cán bộ cao cấp Việt Minh tại Nam Bộ. Chính trong thời gian này, ông được Việt Minh cử giữ chức Khu Bộ Phó Khu 9 tức là vùng Hậu Giang. Cựu Thủ Tướng Cộng sản Võ Văn Kiệt vào thời gian đó chỉ là một cán bộ cấp quận đã nói về Kỹ sư Nguyễn Ngọc Bích như sau:
“Nguyễn Ngọc Bích tham gia kháng chiến, bị địch bắt và trục xuất khỏi Việt Nam khi là Khu Bộ phó Khu 9. Thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến tôi có dịp gặp Nguyễn Ngọc Bích trong chiến khu. Khi đó ông Ngọc Bích là Khu Bộ Phó Khu 9, một “dân Tây” đẹp trai và đặc biệt nhiệt tình. " *152 Trầm Hương: Đêm Trắng của Đức Giáo Tông, nhà xuất bản Công An Nhân dân, Sài gòn 2002, trang
Người Pháp điều tra và họ biết được người chỉ huy việc phá cầu này phải là một người có hiểu biết thật nhiều về cầu cống và họ biết ngay người đó không ai khác hơn là bác vật Nguyễn Ngọc Bích, cựu sinh viên trường Ponts et Chausées tại Pháp. Người Pháp đã huy động mấy tiểu đoàn đi truy lùng kỹ sư Nguyễn Ngọc Bích và sau cùng thì nhờ có sự điềm chỉ, họ đã bắt sống được ông vào năm 1946.
Theo ông Chester Cooper, một chuyên gia đã từng phục vụ cho Trung Ương Tình Báo CIA của Hoa Kỳ thì " Vì ông Nguyễn Ngọc Bích càng ngày càng có uy tín trong quần chúng Nam Bộ mà lại không theo Cộng sản cho nên bọ tìm cách loại ông và báo cho gián điệp của Pháp biết hành tung của ông. Không rõ Việt Minh có thực sự phản bội mà điềm chỉ cho tình báo của người Pbáp nơi trú ẩn để bắt ông bay không, điều đó không có gì rõ rệt, tuy nhiên ông Nguyễn Ngọc Bích thì luôn luôn nghi ngờ rằng đó chính là nguyên nhân khiến cho ông bị Pháp bắt." *153 Chester cooper: The Lost Crusade: America in Vietnam, Dodd, Mead & Company. New York. 1970, trang 123.
Trên nguyên tắc, tất cả mọi sinh viên tốt nghiệp trường Politechnique đều đương nhiên trở thành sĩ quan trong quân đội Pháp và dĩ nhiên ông Nguyễn Ngọc Bích cũng là một sĩ quan của Pháp, vậy mà ông lại có những hoạt động chống lại quân đội Pháp, do đó người Pháp đưa ông ra tòa án quân sự. Ông bị khép vào tội “phản nghịch" và bị kết án tử hình tại Sài Gòn. Tuy nhiên nhờ sự can thiệp tích cực của giới cựu sinh viên các trường Grandes Écoles tại Pháp và sự vận động tích cực của vợ ông là Bác sĩ Heriette Bùi Quang Chiêu mà người Pháp tại Đông Dương phải trả tự do cho ông với điều kiện là ông phải rời khỏi Việt Nam sang sống ở Pháp. Sau khi sang Pháp, ông Nguyễn Ngọc Bích không hành nghề kỹ sư kiều lộ mà trở lại đi học ngành y khoa và sau khi tốt nghiệp bác sĩ, ông chuyên nghiên cứu về ngành ung thư.
Vào năm 1961, ông trở về Việt Nam và cùng với Giáo sư Nguyễn Văn Thoại ghi danh ứng cử tổng thống, tuy nhiên liên danh này bị bất hợp lệ vì Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã cho ghi thêm một điều khoản vào luật bầu cử quy định rằng tất cả mọi ứng cử viên tổng thống và phó tổng thống phải cư ngụ tại Việt Nam ít nhất là hai năm, một điều kiện mà nếu được áp dụng vào tháng 10 năm 1955 thì chính ông Ngô Đình Diệm cũng không hợp lệ vì ông mới trở về Việt Nam vào cuối tháng 6 năm 1954.
Trong thời gian sống ở Pháp, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích thường hay tham dự những cuộc hội họp trong giới trí thức nhằm đòi người Pháp phải trao trả độc lập cho Việt Nam, tuy nhiên Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Bích không hề theo Cộng sản. Ông Nguyễn Ngọc Châu, con trai của Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích, thời trước 1975 là một trong những vị Giám Đốc của Ngân Hàng Việt Nam Thương Tín tại Sài Gòn và hiện đang sống tại Paris, có cho người viết biết rằng ông Gaston Phạm Ngọc Thuần, anh của Đại Tá Phạm Ngọc Thảo, đã từng làm đại sứ của Việt Cộng tại Đông Đức nhưng sau năm 1975 thì đã "vượt biên" sang ty nạn tại Pháp, ông ta là bạn của Kỷ sư Nguyễn Ngọc Bích trước năm 1945 và đã nói cho ông Châu biết rằng trong thời kỳ tham gia kháng chiến, dù có được Việt Minh mời mọc, thuyết phục nhiều lẳn nhưng Kỹ sư Nguyễn Ngọc Bích cương quyết từ chối không chịu gia nhập vào đảng Cộng sản, ông chỉ theo kháng chiến để chống lại thực dân Pháp mà thôi.
Trong thời gian sống tại Pháp, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích chuyên nghiên cứu về bệnh ung thư và cũng có viết một số bài có giá trị đăng trên báo chí. Sau khi bị bác đơn không được tham dự cuộc bầu cử tổng thống vào năm 1961, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích có viết một bài nhan đề " Vietnam-An Independent Viewpoinf' (Việt Nam- Một Quan Điểm Độc Lập) đăng trên The China Quarterly) số tháng 1-3 năm 1962. The China Quarterly là một tam cá nguyệt san vô cùng giá trị chuyên nghiên cứu về các vấn đề Á châu và trong số báo này, ngoài Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích còn có bài của những học giả nổi tiếng khác như là Philippe Devillers, P. J. Honey, Bernard Fall, Gerard Tongas, William Kaye, ông Hoàng Văn Chí và nhà báo như Phong Lê Văn Tiến.
Trong phần giới thiệu về tác giả, tạp chí China Quarterly viết rằng:
"Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích là một trong những người Việt Nam đầu tiên được tốt nghiệp trường Politechnique ở Paris, sau đó ông trở về phhục vụ tại Nam Kỳ, thuộc địa của Pbáp. Sau Đệ Nhi Thế Chiến, ông trở thành một chỉ huy cao cấp trong phong trào kháng chiến tại Nam Bộ nhưng mà ông đã bị các đồng đội Cộng sản phản bội điềm chỉ cho người Pháp bắt vì ông nhất quyết chủ trương công cuộc kháng chiến là để chồng lại người Pháp để dành độc lập cho Việt Nam chứ không phải cho đảng Cộng sản. Thoát được bản án tử bình nhờ một thỏa hiệp ân xá giữa hai phe, sau đó ông sang sinh sống tại Pháp cho đến bây giờ. Ông hiện là giám đốc một nhà xuất bản tại Paris và là một y khoa bác sĩ, tuy nhiên ông vẫn còn rất chăm chú theo dõi rất sát mọi diễn biền chính trị tại Việt Nam. Ý kiến của ông về các vấn đề miền Nam Việt Nam rất được nhiều người tôn trọng và ông cũng được họ xem như là một người có thể kế vị ông Ngô Đình Diệm. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích có nộp đơn tham dự vào cuộc bầu cử tổng thống năm 1961 nhưng vào giờ chót thì liên danh này lại bị chính quyền Sài Gòn tuyên bố là bất hợp lệ vì lý do “kỷ thuật” *154 The China Quarterly, January-march 1962, trang 221.
Người viết có được đọc bài này và nhận thấy rằng tuy được viết vào năm 1962 nhưng Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích có nhiều ý kiến vô cùng độc đáo, không những của một nhà trí thức mà còn là một nhà chính trị, một nhà kinh tế và một nhà xã hội có cái nhìn rất xa và rất rộng. Trong bài này, ông chỉ trích những sai lầm về chính trị của cả hai chế độ Hà Nội cũng như Sài Gòn và đã đưa ra những nhận định rất xây dựng về các vấn đề kinh tế cũng như là xã hội tại cả hai miền. Nếu còn sống, có lẽ ông cũng có thể đóng góp được một phần nào đó trong lãnh vực chính trị tại miền Nam vào thời gian giữa thập niên 1960 sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị giết. Tiếc thay khi cảm thấy đã đến giai đoạn cuối cùng của bệnh ung thư, ông trở về sống những ngày cuối cùng tại quê hương và từ trần vào ngày 4 tháng 12 năm 1966 tại Bến Tre.
Luật sư Đinh Thạch Bích có được may mắn hầu chuyện với Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Bích mấy lần trước ngày ông tạ thế có nói với người viết rằng B.S. Nguyễn Ngọc Bích quả thực đúng là một ngời " quốc gia chân chính".
Các ông Nguyễn Mạnh Hà, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích và Luật sư Phan Anh đều là bạn của Bác sĩ Trần Văn Đỗ do đó mà khi ông Đỗ làm Tổng Trưởng Ngoại Giao, họ đã móc nối cho ông Đỗ gặp gỡ Phạm Văn Đồng để hai bên nói chuyện với nhau ngõ hầu có thể tìm được một giải pháp nào tốt đẹp hơn cho Việt nam tuy nhiên vào năm l954 thì số phận của Việt Nam lại do các cường quốc quyết định như lời của Bác sĩ Đỗ: "người ta định đoạt số phận của nhân dân mình mà chính mình cũng không bay biết gì bết!’.'
Nhà báo Pháp nổi tiếng Jean Iacouture cũng có nhận xét về Bác Sĩ Trần Văn Đỗ như sau: " Tân Tổng Trưởng Ngoại Giao của Việt Nam, Bác sĩ Trần Văn Đỗ đã sang Genève đại diện cho chính phủ của ông tại bội nghị với một thái độ hòa hoãn, đầy tư cách và tinh thần thực tiễn rất đáng quý. "
Lacouture cũng có kể lại cuộc gặp gỡ giữa Ngoại Trưởng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng và Ngoại Trởng Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Trần Văn Đỗ như sau:
"Ngày bôm sau, 13 tháng 7, là một ngày vô cùng quan trọng. Mendes-France gặp Chu ân Lai và Phạm văn Đồng, cả Trần Văn Đỗ cũng gặp Phạm Văn Đồng. Sau khi Mandes France rời Genève về Paris, Phạm Văn Đồng tiếp Trần Văn Đỗ, Ngoại Trưởng của phe Quốc Gia, một cơ bội mà ai cũng ngạc nhiên và vô cùng khích lệ.
“Phan Anh, Bộ Trưởng Kỹ Nghệ và Thương Mại là một nhân viên trong phái đoàn Việt Mihb, vốn là bạn thân của anh Bác sĩ Trần Văn Đỗ. Ngay sau khi ông Đỗ đến Genève, Phan Anh đã nhắn với ông ta rằng cả hai vị ngoại trưởng nên gặp gỡ nhau. Bác sĩ Trần Văn Đỗ trả lời: "những người anh em cùng huyết thống thì làm sao mà có thể từ chối không gặp gỡ nbau?”
"Và sau đó thì Phạm Văn Đồng và Trần Văn Đỗ đã chính thức gặp gỡ đối diện nbau, cả hai người đều gầy ốm khẳng khiu như nhau, đều có gương mặt khắc khổ nghiêm trang như nhau và cũng đều có những mối ưu tư khắc khoải về một tổ quốc chung đang bị cảnh tan nát vì chiến tranh. Đây là cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa hai phe, và cuộc tiếp xúc này chứ không phải là cuộc thảo luận chính tri giữa đôi bên đã đựơc mọi người xem như là một việc rất đáng khích lệ.
“Tuy nhiên hai vị tổng trưởng có thảo luận với nhau về một vấn đề có liên hệ đến cả hai người nhiều nhất: cuộc tổng tuyển cử để thống nhất đất nước. Lần đầu tiên ông Phạm Văn Đồng đề nghị một cách cụ thể là cuộc tuyển cử sẽ được tổ chức trong vòng 6 tháng, một thời hạn mà trước đó ông ta cũng có mập mờ nói đến. Ông Trần Văn Đỗ tỏ ra thận trọng, không có phản đối những mà điều hiển nhiên đối với ông và cả hai đồng minh Pháp và Hoa Kỳ đều hiểu rằng nếu tổng tuyển cử trong thời gian chỉ có 6 tháng sau ngày Việt Minh chiến thắng thì khó mà có thể thắng đựơc họ tại phòng bỏ phiếu” *155: Philippe Devillers & Jean Lacouture End of a War. Indochina 1954, Frederick A. Praeger. New York 1969, trang 281-282.
Bác sĩ Trần Văn Đỗ cũng cho biết thêm rằng ngoài việc gặp gỡ ông Phạm Văn Đồng, trong thời gian Hội Nghị Genève, ông cũng còn được gặp Thủ Tướng Trung Cộng Chu ân Lai và chính ông Chu ân Lai có ngỏ lời mời ông và ông Ngô Đình Luyện sang thăm viếng Bắc Kinh. Chuyện này ông có tường trình lên Thủ Tướng Ngô Đình Diệm ngay sau khi ông về đến Sài Gòn, tuy nhiên sau đó ông không nghe Thủ Tướng Diệm nhắc nhở gì đến chuyện này vì chỉ ít lâu sau thì ông từ chức.
Theo Bác sĩ Trần Văn Đỗ thì đây là lần đầu tiên Thủ Tướng Trung Cộng Chu ân Lai đã ngõ lời mời đại diện của Miền Nam Việt Nam sang viếng thăm Bắc Kinh, tuy nhiên mấy năm sau đó thì Chu ân Lai lại còn ngõ lời mời và đề nghị thiết lập liên lạc ngoại giao trên cấp tổng lãnh sự với Việt Nam Cộng Hòa và lần thứ nhì thì đề nghị này đã được chuyển đến ông Ngô Đình Luyện, Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại London. Cựu Đại sứ Ngô Đình Luyện cũng có tiết lộ chuyện này với một số người thân tín của ông và mới đây, một trong những người đó là cựu Đại Tá Nguyễn Hữu Duệ có ghi lại như sau:
“Ông Ngô đình Luyện kể cho tôi ngbe một bí mật hết sức quan trọng mà tôi chưa ngbe bao giờ.
Ngày Thủ Tướng Chu ân Lai viếng Anh Quốc (tôi quên bẵng nhớ năm nào),phái đoàn của Chu ân Lai đông lắm, có đến bơn 100 người và được chính phủ Anh đón tiếp rất long trọng. Ông Luyện đựơc một tham vụ ngoại giao của tòa đại sứ Trung Quốc đem biếu hai vò rượu “Mao Thái”, kèm tấm thiệp của Thủ Tướng Chu ân Lai mời dự tiếp tân ờ tòa đại sứ Trung Quốc với sự hiện diện của Nữ Hoàng Anh.
Khi ông đựơc đại sứ Trung Quốc giới thiệu với Thủ Tướng Cbu ân Lai, thủ tướng rất niềm nở, nói đã biết ông là em của tổng thống Việt Nam, là người ông rất kính trọng và ngưỡng mộ. Ông xin ông Luyện chuyển lời thăm của Mao Chủ Tịch đến Ngô Tổng Thống. Ông Chu ân Lai nói ông không có cơ hội để nói nhiều với Đại sứ Luyện nhưng đã chỉ thị cho đại sứ Trung Quốc đến gặtp đại sứ Luyện trình bày chi tiết sau.
Sau đó, ông đại sứ Trung Quốc đến thăm ông Luyện ờ tòa đại sứ Việt Nam. Đại sứ Trung Cộng nói với ông Luyện rằng Chủ tịch Mao Trạch Đông rất cảm phục lòng yêu nước và những gì Ngô Tổng Thống đã làm cho miền Nam Việt Nam được phồn thịnh như ngày nay. ý của Chủ tịch Mao là muốn có liên lạc ngoại giao với miền Nam Việt Nam.
Theo ý Mao Trạch Đông, trước tiên hai bên sẽ đặt liên lạc trên cấp tổng lãnh sự, sau đó sẽ nâng lên cấp đại sứ nếu tình thế cho phép.Theo Mao trạch Đông thì hai bên sẽ có liên lạc chặt chẽ về văn hóa và bình thường hóa việc buôn bán giữa hai quốc gia. Trung Quốc cũng sẽ giàn xếp để hai miến Nam Bắc Việt Nam có đại diện giữa hai miền, sau dó sẽ đi đến việc liên lạc, tiếp tế và buôn bán giũa hai miền .
Ông Luyện trả lời là sẽ trình Tổng Thống Ngô Đình Diệm và sẽ trả lời ông đại sứ Trung Cộng sau.
Ông Luyện đích thân về Sài Gòn trình Tổng Thống Diệm việc này. Sau đó gần hai tháng, ông đựơc tổng thống triệu về và cho biết là sau khi đã nhờ ông đại sứ Trung Hoa Quốc Gia về tham khảo ý kiến Tổng Thống Tưởng Giới Thạch, tổng tổng cũng tham khảo ý kiến với đại sứ Hoa Kỳ thì đi đến kết luận là việc này chưa thể đồng ý trong giai đoạn này đựơc. " *156: Nguyễn Hữu Duệ: Nhớ Lại Những Ngày ở Cạnh TT Ngô Đình Diệm, tác giả xuất bản. San Diego 2003, trang 33-34. Sự tiết lộ này cho thấy rằng hồi năm 1954 khi ông Chu Ân Lai ngỏ lời mời Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ sang thăm Bắc Kinh là theo ý kiến của Mao Trạch Đông và đến mấy năm sau thì nhà lãnh đạo Trung Hoa Cộng sản này cũng vẫn còn có ý đó, lần này còn đi xa hơn nữa, ông ta đã đề nghị việc thiết lập liên lạc ngoại giao, văn hóa và thương mại với miền Nam Việt Nam mà chắc chắn rằng đó không phải là điều mà các nhà lãnh đạo Cộng sản Hà Nội mong muốn. Ông Nguyễn Hữu Duệ nói rằng ông không nhớ rõ năm nào nhưng việc đó xảy ra khi ông Ngô Đình Diệm còn làm tổng thống tức là phải trước năm 1963. Thật là một điều đáng tiếc cho Miền Nam Việt Nam vì nếu hồi đó mà miền Nam thiết lập mối bang giao, dù chỉ là thương mại, với Trung Hoa Cộng sản thì đó là một điều vô cùng có lợi về phương diện ngoại giao vì trong trường hợp đó thì Trung Cộng sẽ ít thân thiện hơn với Hà Nội và cũng sẽ ít đối nghịch hơn đối với miền Nam. Thật là đáng tiếc khi chính quyền Ngô Đình Diệm đã bỏ lở cơ hội đến hai lần. Tuy nhiên đến 10 năm sau thì chuyện liên lạc với Trung Hoa Cộng sản lại được nhắc nhở đến và lần này thì phía muốn xích lại gần Trung Hoa Cộng sản lại chính là Việt Nam Cộng Hòa. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng cho biết rằng trong một cuộc phỏng vấn cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tại London vào ngày 8 tháng 8 năm 1978, ông Thiệu đã tiết lộ rằng: <“Vào mùa thu năm 1974, ngoại tưởng Vương Văn Bắc đã đề nghị với Tổng Thống Nguyên Văn Thiệu là Việt Nam Cộng Hòa nên bí mật tiếp xúc với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa để yêu cầu các nhà lãnh đạo Trung Cộng giảm thiểu bớt sự ủng bộ của họ dành cho Cộng sản Bắc Việt là Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời tại miền Nam. Lúc đó thì Tổng Thống Thiệu đang sẵn sàng thỏa hiệp với Trung Cộng về vấn đề khai thác dầu hỏa trong vùng thềm lục địa biển Nam Hải và theo đuổi một đường lối ngoại giao mới theo đó thì Việt Nam Cộng Hòa chấp nhận ảnh hưởng của Trung Cộng trong vùng Đông Nam Á ".
Sau đó ông đã phỏng vấn luật sư Vương Văn Bắc tại Paris vào ngày 22 tháng 8 năm 1985 về việc này và đựơc Luật sư Bắc cho biết thêm như sau:
“Trong thời gian ông Bắc làm đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Anh từ năm 1972 đến năm 1973 ông có quen thân một vị dân biểu Anh thuộc Đảng Bảo Thủ. Vào cuốn năm 1974, lúc đó ông Vương Văn Bắc đang làm Tổng Trưởng Ngoại giao người bạn dân biểu Anh nầy có tên trong một phái đoàn đoàn quốc hội Anh sắp sang viếng thăm Bắc Kinh. Ngoại trưởng Vương Văn Bắc đã nhờ ông đại sứ Việt Nam tại London nhân danh ông tiếp xúc với vị dân biểu này và nhờ ông ta thăm dò với giới lãnh đạo Trung Cộng về khả năng có thể xích lại gần (rapprochement) giữa Bắc Kinh và Sài Gòn. Ông Bắc hy vọng rằng có thể lơi dụng được sự nghi ngờ sâu xa giữa Hà Nội với Trung cộng sau chuyến công du của Tổng Thống Nixon tại Bắc kính. Vị dân biểu Anh này đã nói chuyện với Thứ trưởng Ngoại giao Trung cộng là ông Kiều Quán Hoa và đã được ông này cho biết rằng lập trường của Trung Hoa Cộng sản là hoàn toàn ủng hộ chính phủ Lâm Thời Cộng Hòa Mien Nam Việt Nam. Kiều Quán Hoa cũng nói thêm rằng vì lý do đó mà nếu muốn thay đổi đường lối đối với Sài Gòn thì cũng đã quá trễ rồi . Như vậy thì Ông Vương Văn Bắc đã biết rõ rằng Trung Cộng đang cố gắng gây dựng chính phủ Cách Mạng Lâm Thời như là một lực lượng để cầm quyền tại Miền Nam đương đầu với ảnh hưởng của chế độ Hà Nội. Khi ủng bộ Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời ý đồ của Trung Cộng là duy trì ảnh hưởng của họ tại Đông Dương sau khi người Mỹ triệt thoái ra khỏi vùng này. "
“Khi Ngoại Trưởng Bắc trình với Tổng Thống Thiệu về việc Trung Cộng khước từ đề nghị của Việt Nam thì Thống Thiệu nói rằng: Người Trung Hoa quá tự tin.
Họ tự nhủ rằng “Tại sao mà bây giờ chúng tôi lại phải giúp cho miền Nam? Bây giờ chúng tôi đã có trọn nước Việt Nam rồi”. Họ tin tưởng rằng Bắc việt sẽ để cho chính phủ Cách Mang Lâm Thời cai trị miền Nam, như vậy thì chẳng có lý do gì lại chia xẻ xẻ một miếng bánh với Thiệu " “Có điều nực cười là ngời Mỹ can thiệp vào Việt Nam với lý do “be bờ” ảnb hưởng của Trung Cộng trong lòng Đông Nam Á thì đến khi cuộc chiến gần tàn, ông Thiệu cảm thấy rằng Việt Nam sắp sửa bị Hoa Kỳ bỏ rơi vì chiến lươc của Nixon là nghiêng về phía Trung Cộng, do đó ông Thiệu muốn quay sang Trung Cộng để tìm cách “be bờ" Cộng sản Bắc Việt. Ông Thiệu sẵn sàng đi với Bắc Kinh còn hơn bị Hà Nội thống trị. Ông Thiệu tin rằng Trung Cộng cũng sợ ảnh hưởng của Hà Nội tại Đông Dương hơn là Sài Gòn do đó họ có thể sẽ bỏ rơi Bắc Việt vì họ nghĩ rằng chính Bắc Việt mới là đối thủ chính của Trung Cộng tại Đông Dương. Viễn kiến của ông Thiệu rất đúng, tuy nhiên tiếc thay ông đã hành động quá trễ rồi”.: Nguyễn Tiến Hưng & Jenold Schecter: Sđd, trang 313-314.
Có lẽ Bác sĩ Trần Văn Đỗ có "duyên" với những người lãnh đạo Cộng sản như Thủ tướng Chu ân Lai của Trung Cộng và Thủ Tướng Phạm Văn Đồng của Cộng sản Bắc Việt cho nên gần khoảng 15 năm sau thì nhân một chuyến viếng thăm Paris với tư cách cá nhân, ông lại được Cộng Sản Bắc Việt "mời “ đến gặp một lần thứ hai.
Bác sĩ Trần Văn Đỗ có kể lại với một số thân hữu rằng nhân một chuyến ông sang Pháp về việc gia đình, người viết không nhớ rõ vào khoảng cuối năm 1969 hay đầu năm 1970 gì đó, thì ông nhận được lời mời của ông Xuân Thuỷ, Bộ Trưởng Ngoại Giao và cũng đư Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại cuộc Hòa Đàm Paris. Lúc bấy giờ Hội nghị Paris đang ở trong tình trạng mà báo chí gọi là “đánh đánh đàm đàm", tuy Việt Nam Cộng Hòa cũng có phái đoàn chính thức tham dự hội nghị nhưng Cộng sản Bắc Việt chỉ nói chuyện với Hoa Kỳ và tuyệt đối không bao giờ tiếp xúc hay nói chuyện trực tiếp với phái đoàn miền Nam. Bác sĩ Trần Văn Đỗ lúc đó không còn giữ một chức vụ gì trong chính phủ Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1968 (cho đến năm 1975), ông chỉ là một người công dân thường mà thôi, vì thế cho nên ông vô cùng ngạc nhiên khi ông được chính Bộ Trưởng Xuân Thủy mới đến gặp. Bản tính dễ dãi, hiền hòa, cởi mở, hiếu khách và không hề có mặc cảm, Bác sĩ Trần Văn Đỗ nói rằng thấy chuyện này cũng hay hay và thú vị cho nên ông đã nhận lời dù rằng ông không có quen biết thân tình gì với ông Xuân Thủy. Tuy nhiên, vì cuộc gặp gỡ này vào giai đoạn đó có phần vô cùng tế nhị về những phương diện ngoại giao và chính trị cho nên ông đã nhờ tòa đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Paris phúc trình việc này về Sài gòn. Bác sĩ Trần Vãn Đỗ nói với người viết rằng ông không giữ chức vụ gì trong chinh phủ cho nên ông không cần phải xin phép ái cả, tuy nhiên ông phải cho tòa đại sứ biết vì ông chỉ muốn thông báo cho các giới chức có thẩm quyền ở Sài Gòn biết về việc này mà thôi. Ông cũng nói thêm rằng tuy Sài Gòn có đưa ra một vài ý kiến nhưng ông khẳng định ông lúc đó chỉ là một thường dân và cuộc gặp gỡ này là do phía Cộng sản chủ động cho nên ông sẽ chỉ lắng nghe những điều gì họ muốn nói mà thôi.
Bác sĩ Trần Văn Đỗ nói rằng khác với lần gặp gỡ trước tại Genève có tính cách chính thức vì ông đang giữ chức Tổng Trưởng Ngoại Giao của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam và ông Phạm Văn Đồng đang giữ chức vụ Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao của Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, lần này thì ông Xuân Thủy đang giữ chức Bộ Trưởng Ngoại Giao kiêm Trưởng Phái đoàn của việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Paris còn ông thì chỉ là một “phó thường dân" cho nên cuộc gặp gỡ chỉ có tính cách cá nhân mà thôi. Bác sĩ Đỗ nói rằng trong suốt buổi gặp gỡ, ông gọi Xuân Thủy bằng “ông Bộ Trưởng” và ông Xuân Thủy thì gọi ông là "Bác sĩ” chứ cả hai người không hề gọi nhau bằng tiếng "Anh" như đối với ông Phạm Văn Đồng hồi năm 1954.
Bác sĩ Trần Văn Đỗ nói rằng ông Xuân Thủy và một vài người phụ tá đã đón tiếp ông một cách niềm nỡ và cởi mở, tuy nhiên câu chuyện chỉ loanh quanh trong vòng xã giao, nói những chuyện thông thường mà thôi chứ tuyệt đối không có đả động gì đến chuyện chính trị, nhất là chuyện liên quan đến hòa đàm. Ông nói rằng sau hai tiếng đồng hồ chuyện vãn một cách thân tình thì ông ra về và chuyện ông gặp gỡ Xuân Thủy thật sự cũng chỉ có vậy mà thôi, chẳng có gì quan trọng cả.
t;Bác sĩ Đỗ nói rằng sau khi đến gặp ông Xuân Thủy thì ông lại gặp phải nhiều chuyện rắc rối làm cho ông rất bực mình.
Trước hết là người Mỹ.
Bác sĩ Đỗ nói rằng vị Phó Trưởng Phái đoàn Hoa Kỳ lúc đó là đại sứ Phillip Habib, trước đó là phụ tá của Đại sứ Ellsworth Bunker trong chức vụ Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Ông nói rằng ông Habib là bạn thân của ông, vào năm 1965 chính ông Habib đã thuyết phục ông nên nhận lời giữ chức vụ ngoại trưởng trong chính phủ quân nhân của Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ vì ông Habib nói rằng "nếu có bác sĩ trong chính phủ thì ít ra người Mỹ chúng tôi cũng biết còn có một người có thể nói chuyện được." Vậy mà sau khi ông gặp Xuân Thủy, dù đã kể lại cho ông Habib nghe những gì đã xẩy ra mà ông ta vẫn không chịu tin vì người Mỹ nghi rằng Bác sĩ Đỗ gặp Xuân Thủy để trao một đề nghị gì đó của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cho Hà Nội. Bác sĩ Đỗ nói rằng sau đó thì ông đi đâu cũng có người của CIA theo dõi.
Có lẽ vào lúc đó Bác sĩ Trần Văn Đỗ không được biết chủ trương của Tiến sĩ Henry Kissinger là tất cả mọi sự thương thuyết về Việt Nam phải do chính người Mỹ hay nói rõ hơn là do chính Kissiger với Bắc Việt mà thôi. Trong cuốn sách "Khi Đồng Minh Tháo Chạy, ông Nguyễn Tiến Hưng có tìm thấy một tài liệu nói rõ vấn đề này:
“Cho đến thời điển cuối cùng trước khi Miền Nam sụp đổ ngày 26 tráng 4 năm 1975, Kissinger còn đánh điện cho Đại sứ Martin nói rằng: bất cứ điều đình nào cũng phải là giữa Hoa Kỳ và phía Bắc Việt chứ không phải giữa Sài Gòn và Hà Nội. Ông còn nói thêm rằng “bất cứ cuộc thảo luận nào cũng phải diễn ra tại Paris"
*158 Nguyễn Tiến Hag: Sđd., trang 453-454.
Sau đó Bác sĩ Trần Văn Đỗ cũng gặp một vài sự phiền phức ở Sài Gòn.
Bác sĩ Trần Văn Đỗ cho biết thêm rằng sau khi về đến Sài Gòn thì Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lại mời ông vào Dinh Độc Lập để tường trình về cuộc gặp gỡ này. Ông cũng thực tình kể lại như vậy, chỉ có nói chuyện suông mà thôi chứ cũng chẳng có gì quan trọng cả, ông Xuân Thủy không hề đưa ra một đề nghị nào, không có một điều gì nhắn gửi gì đến chính quyền Miền Nam, tuy nhiên ông Thiệu cũng không tin như vậy và sau đó thì mối liên lạc giữa Tổng ThốngThiệu với ông trở nên lạnh nhạt hơn.
Bác sĩ Trần Văn Đỗ nói rằng cho đến khi về Sài Gòn, ông suy nghĩ thật nhiều mà cũng không thể nào hiểu được nguyên nhân lại sao ông lại được Xuân Thủy mời đến gặp tại Paris. Bác sĩ Đỗ nói với người viết rằng nếu Xuân Thủy hay các nhà lãnh đạo Cộng sản muốn mua chuộc hay thuyết phục ông thì đó cũng là một điều thật vô cùng buồn cười vì tại Sài Gòn thì ai cũng đều biết rằng từ năm 1968, Bác sĩ Tần Văn Đỗ là Phó Chủ Tịch Chi Hội Việt Nam Liên Minh Thế Giới Chống Cộng (Wordl Anti-communist League), vị Chủ Tịch Chi Hội là Bác sĩ Phan Huy Quát và Tổng Thơ Ký là luật sư Nguyễn Lâm Sanh, bạn thân của Luật sư nguyễn Hữu Thọ, lúc đó đang làm Chủ Tịch Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Sau năm 1975, Bác sĩ Phan Huy Quát bị giam tạiChí Hòa rồi bị Cộng sản đầu độc và chết ở trong tù, Luật sư Nguyễn Lâm Sanh, dù là bạn thân của Nguyễn Hữu Thọ cũng bị đi tù "cải tạo“ ở Bắc Việt gần 10 năm trời và sau khi được trả tự do thì sang sống ở Pháp rồi từ trần tại Paris.
Mấy năm sau thì chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lại yêu cầu Bác sĩ Trần Văn Đỗ tiếp xúc với các đại diện của Mặt Trận Giải Phóng tại Paris. Theo ông Nguyễn Tiến Hưng thì vào cuối năm 1974 Thiệu cho phép “ (authorized) cựu Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ bí mật thương thuyềt với đại diện của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tại Paris. Ông Đỗ, một ngời miền Nam đã được sự tin cậy của các đại diện của chính phủ Cách Mạng Lâm Thời mà ông đã từng quen biết từ trước khi cuộc chiến tranh xảy ra. Người Mỹ không chấp thuận việc ông Đỗ tiếp xúc với phái đoàn Việt Cộng, tuy nhiên nổ lực của ông Đỗ cũng chẳng đi đến đâu vì Hà Nội không muốn chính phủ Cách Mạng Lâm Thời thương thuyết trực tiếp với Sài Gòn, cũng cùng một lý do mà người Mỹ không muốn Sài Gòn trực tiếp gặp) gỡ Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam. Cả hai phe Bắc Việt và Hoa Kỳ đều muốn kiểm soát mọi hành động cũng như là kết quả." *159 Nguyễn Tiến Hưng & Jerrold Schecter : Sđd., trang 314. Vào năm 1974, theo tinh thần của điều 12 Hiệp định Paris l973, một hội nghị giữa VNCH và Việt Cộng đã được triệu tập tại La Celle St Cloud ở Pháp để làm hết sức mình để trực hiện việc ký kết một hiệp định về các vấn đề nội bộ của miền Nam Việt Nam", Bác sĩ Trần Văn Đỗ đã được mời tham dự vào phái đoàn này cùng với các ông Trần Văn Ân, Nguyễn Quốc Định, Nguyên Đắc Khê, Nguyễn Ngọc An, Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, Luật sư Trần Văn Tuyên và Luật sư Nguyễn Thị Vui, trưởng phái đoàn là Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên và phó trưởng phái đoàn là ông nguyễn Xuân Phong. Phía Việt Cộng, người cầm đầu phái đoàn là Nguyễn Văn Hiếu. Hội nghị này diễn ra hằng tuần, mỗi phía đọc một bài diễn văn soạn sẵn rồi sau đó ai về nhà nấy chờ đến tuần sau, không khí vô cùng tẻ nhạt và chẳng có đi đến đâu, báo chí Sài Gòn hồi đó gọi hội nghị này là "chuyện dài nhân dân tự vệ”. Hội nghị kéo dài cho đến ngày 15 tháng 5 năm 1974 thì cả hai bên đồng ý ngưng hẳn mọi sự thương thuyết vì tất cả mọi người đều biết rõ rằng vấn đề Việt Nam sẽ chỉ được giải quyết trên chiến trường mà mọi lực lượng quân sự đều do Cộng sản Bắc Việt lãnh đạo. Trong một cuốn sách tên là "Hồi Ức Về Hội Nghị Paris" do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ở Hà Nội xuất bản vào năm 2001 thì Nguyễn Văn Hiếu cho biết rằng Bấc sĩ Nguyễn Lưu Viên, Trưởng Phái đoàn VNCH có một lần ngỏ lời mời phái đoàn của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đến dùng cơm nhưng họ đã từ chối. Trong một bài phỏng vấn dành cho Tiến Sĩ Lâm Lễ Trinh cách đây mấy năm, Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên xác nhận chuyện đó. Ông cho biết rằng: " Tôi có đề nghị phái đoàn của Nguyễn Văn Hiếu dùng cơm chung vì cùng là dân miền Nam cả, nhưng họ tránh né". Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên đã từng tham gia kháng chiến chống Pháp từ năm 1945, ông từng làm quân y sĩ trưởng của Sư Đoàn 320 hồi năm 1949 và người chính ủy đại đơn vị này là Văn Tiến Dũng do đó trong thời kháng chiến ông quen biết với cả Võ Nguyên Giáp và Văn Tiến Dũng. Ông rời bỏ hàng ngũ kháng chiến sau khi đảng Cộng sản chính thức lãnh đạo cuộc kháng chiến và trở về sống trong vùng quốc gia vào năm 1951 và sau này đã giữ chức vụ phó thủ tướng trong ba chính phủ: Trần Văn Hương năm 1964, Nguyễn Cao Kỳ năm 1965 và Trần Thiện Khiêm vào năm 1969. Ông cho biết rằng có lẽ vì nguyên nhân ông có tham gia kháng chiến cho nên đã được chính phủ VNCH chọn làm trưởng phái đoàn ở Hội nghị La Celle Saint Cloud để dễ bề nói chuyện với Việt Cộng chứ ông không có tài ăn nói giỏi. >Một người có thành tích kháng chiến trên 5 năm như Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên ngỏ lời mời phái đoàn Việt Cộng dùng cơm mà họ cũng không dám nhận lời thì việc Bác sĩ Trần Văn Đỗ được các nhà lãnh đạo Cộng sản cao cấp hơn như Phạm Văn Đồng và Xuân Thủy mời đến gặp hai lần đủ cho thấy rằng ông cũng có nhiều uy tín đối với những người Cộng sản Bắc Việt. Tưởng cũng nên nhắc lại là Bác Sĩ Trần Văn Đỗ tuy từng đảm nhận chức vụ tổng trưởng Ngoại Giao của Miền Nam nhiều lần nhưng ông là người có đầu óc rất phóng khoáng, được cảm tình của nhiều người, nhiều phe phái và họ đều cho rằng ông ta có tinh thần "quân tử”, hiểu theo tiếng quân tử của người Tàu hay là tiếng "gentleman" của người Anh. Về phương diện chính trị, tuy rằng ông là người có tinh thần chống Cộng sản nhưng ông cũng tôn trọng chính kiến của những người khác, dù rằng họ theo Cộng sản. Ông là con rể của Kỹ sư Lưu Văn Lang, người đã được Cụ Trần Trọng Kim mời làm Bộ Trưởng Công Chánh trong chính phủ đầu tiên vào năm 1945. Vào tháng 4 năm 1954, trước khi Hội nghị Genève khai mạc, có một nhóm trí thức tại Sài Gòn thành lập một hội mang tên là "phong Trào Bảo Vệ Hòa bình." >Chủ tịch phong trào này là Dược sĩ Trần Kim Quan và trong số các ủy viên có Luật sư Trịnh Đình Thảo, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Hòa Thượng Thích Huệ Quang, Thạc sĩ Phạm Huy Thông, Giáo sư Nguyễn văn Dưỡng, chuyên viên ngân hàng Nguyễn Văn Vi và Kỹ sư Huỳnh Văn Lang. >Bác sĩ Trần Văn Đỗ được người Mỹ di tản vào ngày 28 tháng 4 năm 1975 rồi sang sống tại Pháp. Cho đến ngày ông từ trần, Bác sĩ Trần Văn Đỗ vẫn hăng say hoạt động, tuy tuổi đã cao nhưng ông đã đi nhiều nơi kêu gọi người ty nạn tích cực chống lại bạo quyền Cộng sản Việt Nam. > Người viết có dịp hỏi Bác sĩ Trần Văn Đỗ hồi tháng 4 năm l975 ông có được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tham khảo mời làm thủ tướng theo đề nghị của Đại Tướng Trần Thiện Khiêm hay không thì ông trả lời rằng ông không hề gặp hay nói chuyện gì với ông Thiệu vào tháng 3 hay tháng 4 năm 1975.
Như vậy thì theo nhận xét của Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Bác sĩ Trần Văn Đỗ được xem là một trong những nhân vật có đủ khả năng để thay thế ông để đảm nhận chức vụ thủ tướng và trong số 4 người được ông đề nghị, tên của Bác sĩ Trần Văn Đỗ được đứng vào hàng đầu, tuy nhiên Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã chọn người đứng hàng thứ tư trong danh sách này là ông Nguyễn Bá Cẩn làm thủ tướng.
Người viết có một thời gian được phục vụ dưới quyền Bác sĩ Trần Văn Đỗ cho nên người viết biết được rằng giữa Đại Tướng Trần Thiện Khiêm và Bác sĩ Trần Văn Đỗ thì chỉ có một vài liên hệ thân hữu, có quen biết nhau chứ hai người không hề có liên hệ họ hàng hay là bạn bè thân thiết gì cho lắm khiến cho ông Khiêm đã vì cảm tình cá nhân mà để tên Bác sĩ Trần Văn Đỗ đứng hàng đầu trong bản đề nghị gửi lên Tổng Thống Thiệu.
Bác sĩ Trần Văn Đỗ là em ruột của Luật sư Trần Văn Chương, người đảm nhiệm chức vụ Bộ Trưởng Ngoại Giao trong chính phủ của Cụ TrầnTrọng Kim vào năm 1945 và dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa làm Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Washington từ năm 1955 cho đến năm 1963 thì từ chức đề phản đối Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Ông Trần văn Chương cũng là thân phụ của bà Trần Lệ Xuân tức là bà Ngô Đình Nhu.
Năm 1954, khi Bác sĩ Trần Văn Đỗ đang giữ chức vụ Đại Tá, Giám Đốc Nha Quân Y của Quân Đội Quốc Gia Việt Nam thì ông Ngô Đình Diệm được Quốc trưởng Bảo Đại chỉ định thành lập một tân chính phủ thay thế cho Hoàng thân Bửu Lộc. Dù rằng đến ngày 7 tháng 7 năm 1954 chính phủ Ngô Đình Diệm mới ra mắt tại Sài Gòn, nhưng ngay từ trước khi rời nước Pháp về Việt Nam vào cuối tháng 6 năm 1954, ông Ngô Đình Diệm đã mời Bác sĩ Trần Văn Đỗ đảm nhận chức vụ Tổng Truởng Ngoại Giao và tân Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ đã được chỉ thị của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm bay sang Thụy Sĩ để thay thế cho Ngoại Trưởng Nguyễn Quốc Định cầm đầu Phái đoàn của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam tham dự Hội Nghị về Đông Dương đang diễn ra tại Genève.
Bác sĩ Trần Văn Đỗ là người đại diện cho Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam đã không ký vào Bản Hiệp Định Genève về Đông Dương ngày 20 tháng 7 năm 1954 chia đôi đất nước tại Vỹ tuyến 17.
Năm 1955, Bác sĩ Trần Văn Đỗ từ chức Bộ Trưởng Ngoại Giao cho đến năm 1965 mới trở lại giữ chức Ngoại trưởng trong chính phủ của Bác sĩ Phan Huy Quát và sau đó tiếp tục giữ chức vụ này trong ủy Ban Hành Pháp Trung Ương tức là chính phủ của Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ. Từ năm 1968 cho đến năm 1965, Bác sĩ Trần Văn Đỗ không hề giữ một chức vụ nào trong các chính phủ dưới thời Đệ Nhị Cộng Hòa sau này.
Vào thời điểm năm 1975, Bác sĩ Trần Văn Đỗ được nhiều người nói đến không phải vì ông dã từng giữ chức vụ ngoại trưởng dưới nhiều chính phủ trước đó, nhưng người ta chú ý đến ông vì một lý do khác mà ngay cả người Việt Nam ở miền Nam cũng có ít người được biết: Bác sĩ Trần Văn Đỗ là nhân vật Miền Nam duy nhất đã được Cộng sản Bắc Việt mời đến gặp gỡ - được mời chứ không có xin hay yêu cầu như những người khác - không những chỉ một lần mà đến hai lần: lần đầu tiên tại Genève vào tháng 7 năm 1954 và lần thứ hai tại Paris vào khoảng năm 1969 hay 1970.
Bác sĩ Trần Văn Đỗ có kể lại cho nhiều người, trong số đó có cả người viết, về chuyện ông được Cộng sản mời đến gặp Phạm Văn Đồng, trưởng Phái Đoàn của Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Hội Nghị Genève khi ông vừa mới đến Thụy Sĩ hồi cuối tháng 6 năm 1954.
Bác Sĩ Trần Văn Đỗ cho biết lúc đó ông chỉ là một bác sĩ y khoa, không có một kinh nghiệm gì về ngành ngoại giao, tuy nhiên, qua sự giới thiệu của ông Ngô Đình Nhu là cháu vợ của ông, khi ông được ông Ngô Đình Diệm khẩn khoản mời làm Tổng Trưởng Ngoại Giao để thay thế cho Giáo Sư Nguyễn Quốc Định mà những người ủng hộ ông Diệm cho rằng "quá thân Pháp” thì ông cũng phải nhận lời vì thì giờ quá cấp bách, lúc đó đã vào cuối tháng 6 mà Thủ Tướng Pháp Mendes France thì đã long trọng hứa hẹn sẽ giải quyết vấn đề Đông Dương trước ngày 20 tháng 7.
Bác sĩ Trần Văn Đỗ nói trong khi ông đến Genève vào cuối tháng 6 thì Phái đoàn của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam không được người Pháp cho biết một điều gì về việc họ đang thương lượng với Việt Minh, tuy nhiên ông có nghe một vài dư luận hành lang cho biết một cách mơ hồ về những giải pháp có thể tiến đến một cuộc hưu chiến tại Đông Dương và một trong những giải pháp đó là chia cắt nước Việt Nam thành hai phần, không rõ chia cắt ở điểm nào, địa phương nào. Khi ông đến Genève thì các phái đoàn tham dự Hội Nghị đang tạm "ngưng họp” (recess) và trong thời gian này, trưởng phái đoàn Pháp là Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng Mendes France đang về Paris tham khảo với chính giới Pháp, do đó ông có thêm thì giờ để thăm dò và tìm hiểu tình hình các phái đoàn tham dự hột nghị: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Liên Bang Xô Viết, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Cao Miên, Lào và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tức là Việt Minh do Thủ Tướng Phạm Văn Đồng lãnh đạo. Vào đầu tháng 7, vài người bạn của Bác sĩ Đỗ đang sống tại Paris báo cho ông Đỗ biết rằng Luật sư Phan Anh có nhờ họ nhắn với ông rằng ông ta muốn gặp. Bác sĩ Đỗ nói rằng Luật sư Phan Anh là bạn của Luật sư Trần Văn Chương, anh ruột của ông và cũng là bạn của ông thời còn ở Hà Nội trớc năm 1945, ông ta từng làm Bộ Trường Thanh Niên trong Chính Phủ Trần Trọng Kim và vào thời gian 1954 thì ông đang làm Bộ Trưởng Kinh Tế của Việt Minh và cũng đang là một thành viên trong Phái đoàn của Phạm Văn Đồng. Ông Đỗ trả lời rằng "anh em bạn cũ muốn gặp nhau thì gặp chứ có chuyện gì mà phải ngại!”. Sau đó ông đã sang nơi trú ngụ của Phái đoàn Việt Minh để gặp Luật sư Phan Anh và tại đó ông đã gặp cả Phạm Văn Đồng.
Bác sĩ Đỗ nói rằng sau phần chào hỏi, Phạm Văn Đồng hỏi ngay về vấn đề chia cắt đất nước và khi ông hỏi lại là chia cắt từ đâu thì Phạm Văn Đồng nói rằng "ở vỹ tuyến thứ 13." Bác sĩ Đỗ nói rằng đây là lần đầu tiên ông nghe nói một cách chính thức về vấn đề chia cắt và cũng là lần đầu tiên ông nghe nói đến "vỹ tuyến thứ 13." . Phạm Văn Đồng cũng hỏi ý kiến ông về vấn đề “tổng tuyển cử” và khi Bác sĩ Đỗ hỏi chừng nào thì Phạm Văn Đồng trả lời rằng có lẽ trong vòng 6 tháng. Khi Phạm Vàn Đồng hỏi ý kiến của ông về cả hai vấn đề này thì ông chỉ trả lởi một cách ỡm ờ là “không có ý kiến gì” vì quả thật thì Bác sĩ Đỗ cũng như phái đoàn Việt Nam chẳng hay biết gì về những quyết định trọng đại này.
Bác sĩ Trần Văn Đỗ nói rằng nhờ ông tự ý đi sang thăm phái đoàn của Việt Minh nên tình cờ mới biết được rằng Việt Minh và các cường quốc đã đồng ý về giải pháp chia cắt chứ không phải là "da beo” tức là ngưng bắn tại chỗ và về sau thì ông được biết rằng giải pháp này đã được họ thỏa thuận với nhau từ cuối tháng 4 năm 1954 tức là ngay cả trước khi trận Điện Biên Phủ kết thúc vào ngày 7 tháng 5 năm 1954. Ngoài ra họ cũng còn đề cập đến vấn đề tổng tuyển cử, những vấn đề sinh tử đối với người Việt Nam mà phái đoàn của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam không hề được biết mảy may gì cả. Chuyện nực cười là chính ông, người cầm đầu phái đoàn này lại chỉ được biết về hai vấn đề tối quan trọng này qua sự tiết lộ của ông Phạm Văn Đồng Trưởng Phái đoàn của Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tức là phe đối thủ của phe Chính phủ Quốc Gia Việt Nam mà sau này người ta vẫn gọi là “phe quốc gia." Ông Trần Văn Đỗ kể lại chuyện này với một nụ cười chua xót và ông nói rằng "người ta định đoạt số phận của nhân dân mình mà chính mình cũng không hay biết gì hết."
Bác sĩ Đỗ cho biết rằng cuộc gặp gỡ này diễn ra trong một bầu không khí rất thân hữu, khi ông Phan Anh giới thiệu ông Phạm văn Đồng thì ông ta nói rằng: "Xin giới thiệu với anh đây là "Anh Tô". Tên thật của Phạm Văn Đồng là “ Tô", do đó chỉ trong vòng đồng chí, bạn bè thân hữu thì người ta mới gọi . là " anh Tô ". Ông cho biết rằng sau một hồi chuyện vãn xã giao thì ông ra về và ngày hôm sau chính ông Phạm Văn Đồng lại dẫn một nhóm sang thăm đáp lễ phái đoàn của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam. Bác sĩ Trần Văn Đỗ cũng cho biết thêm rằng cho đến ngày Hội Nghị Genève về Đông Dương kết thúc vào ngày 21 tháng 7 năm 1954 thì giữa hai phái đoàn Việt Minh do Phạm Văn Đồng lãnh đạo và Phái Đoàn của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam do ông lãnh đạo không hề có chuyện cãi vã, không hề có thái độ hận thù gì cả.
Ông nói rằng ngày hôm sau khi ông gặp ông Phạm văn Đồng, báo chí tại Thụy Sĩ đã đăng tãi tin này dưới cái tít "Cuộc Gặp Gỡ Giữa Hai Huynh Đệ Thù Nghịch” (La rencontre desfrères ennemis) và đó cũng là một điều may mắn cho Phái đoàn Quốc Gia Việt Nam vì sau đó thì các phái đoàn như Pháp và Hoa Kỳ đã đến tiếp xúc với ông và trao cho ông những tài liệu chính thức: đó là một cái "note verbale” tức là một sự thỏa thuận bằng miệng giữa Pháp, Anh và Mỹ từ ngày 27 tháng 4 năm 1954 chấp nhận giải pháp chia cắt nước Việt Nam và nếu chia cắt tại vỹ tuyến thứ 18 thì có thể chấp nhận được.
Bác sĩ Trần Văn Đỗ cũng cho biết rằng ngoài việc gặp gỡ ông Phạm Văn Đồng, trong thời gian Hội Nghị Genève, ông cũng còn được gặp Thủ Tướng Trung Cộng Chu ân Lai và chính ông Chu ân Lai có ngỏ lời mời ông và ông Ngô Đình Luyện sang thăm viếng Bắc Kinh. Chuyện này ông có tường trình lên Thủ Tướng Ngô Đình Diệm ngay sau khi ông về đến Sài Gòn, tuy nhiên sau đó ông không nghe Thủ Tướng Diệm nhắc nhở gì đến chuyện này vì chỉ ít lâu sau thì ông từ chức.
Chuyện Ngoại trưởng Trần Văn Đỗ gặp Thủ Tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng hồi Hội Nghị Genève năm 1954 rất ít người được biết vì dưới thời Ngô Đình Diệm, chính quyền không cho phép phổ biến những tin tức có liên quan đến Cộng sản như vấn đề này. Nhưng sau năm 1975, chính Bác sĩ Trần Văn Đỗ đã kể lại chuyện này qua một lá thư gửi cho cựu Thiếu tướng Đỗ Mậu và ông này đã cho đăng vào Phụ Bản của cuốn sách Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi. Người viết xin trích lại một đoạn như sau:
“Paris ngày 30 tháng 8 năm 1983
“Nhắc lại Hội nghị Genève thì không mấy ai biết bề trong thế nào. Ai cũng tưởng tượng trong bàn hội nghị bàn cãi kẻ nói qua người nói lại như đi chợ trả giá. Nhưng sự thật chẳng có bàn cãi gì trong phòng hội nghị cả.
"Tôi sang Genève hỏi nhân viên phái đoàn thì họ nói lúc này nghỉ hè, các trưởng phái đoàn đều vắng mặt, trừ các phái đoàn Việt Nam, Lào và Cao Mên. Không có tin tức gì các phái đoàn nói chuyện với nbau, không ai đá động gì đến ta cả. Trong lúc đó có tin hành lang nói đến việc chia xẻ đất nước. Tin đồn không biết thiệt hư, ở đâu ra. Phía Pháp trước khi tôi qua Genève, ông Tổng Trưởng Guy la Chambre (Ministre des états Associés - Tổng Trưởng Các Quốc Liên Kết tức là Đông Dương), hứa có tin gì thì sẽ cho mình biết nhưng không bao giờ cho mình biết gì cả.
Bởi vậy nên tối 3 hay 4 tháng 7 gì đó, hai ông Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn mạnh Hà đến trụ sở hỏi tôi có bằng lòng gặp Phạm Văn Đồng không. Tôi nói tôi không có complex (mặc cảm) gì cả, gặp ai cũng được, ờ đâu cũng được lúc nào cũng được. Hôm sau tôi đi với ông Nguyễn Hữu Châu qua trụ sở Việt Minh gặp Phạm Văn Đồng, có mặt Hoàng Văn Hoan, Trần Công Tường. Chào hỏi xong, ông Đồng nói đến vấn đề chia xẻ đất. Tôi hỏi chia chỗ nào ông Đồng trả lời: lối vỹ tuyến thứ 13, rồi đem bản đồ ra chỉ về đường đi từ Pleiku xuống An Khê. Hỏi thì tôi trả lời không có ý kiến. Đồng nói. “nhưng chia chỉ tạm thời vì tính sẽ có tổng tuyển cử để thống nhất, trong vòng 6 tháng. " Tôi trả lời chưa có ý kiến gì vì mới tới.
Ngày bôm sau, Phạm Văn Đồng sang đáp lễ nhưng không có nói gì khác. Nhờ vậy tôi mới biết việc họ bàn tính với nbau, định đoạt số phận mình mà không cho mình biết.
Vài giờ sau khi tôi nói chuyện với bên Việt Minb thì báo chí tung ra “/a rencontre des frères ennemis" vì đây là lần đầu tiên mà hai bên gặp nói cbuyện riêng với nhau.
Tôi về đến nhà thì phái đoàn Pháp kế đến phái đoàn Mỹ xin lại gặp tôi. Người Pháp hỏi tôi nói chuyện với Phạm văn Đồng có chi lạ cho họ biết với. Tôi nói tôi đi thăm ông Đồng cũng như đi thăm các ông - thăm xã giao. " *151 Đỗ Mậu: Việt Nam Máu Lửa Quệ Hơng Tôi, trang 1441-1442
Hai nhân vật mà Bác sĩ Trần Văn Đỗ đề cập đến là Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Mạnh Hà là hai nhà trí thức Việt Nam rất nổi tiếng trong giới người Việt Nam đang sống tại Pháp. Nguyễn Mạnh Hà là một nhà trí thức nổi tiếng thân Việt Minh ngay từ thời năm 1945, tuy nhiên Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích thì không phải là một người thân Cộng sản.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích là một nhân vật mà đa số người Việt Nam ở miền Bắc và miền Trung ít biết đến, tuy nhiên người Việt Nam ở Nam Bộ tức là Nam Kỳ thì không có ai mà lại không biết đến ông, nhưng mà dưới một cái tên khác: Bác vật Nguyễn Ngọc Bích. Ông Nguyễn Ngọc Bích là con của ông Nguyễn Ngọc Tương, Giáo Tông của Đạo Cao Đài tại Bến Tre. Vào thập niên 193O, ông thi đậu vào trường Politechnique tại Pháp. Trước ông cũng có hai người đã thi đậu vào trường nổi tiếng này là Trung Tướng Nguyễn Văn Xuân về sau làm Thủ Tướng Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam đầu tiên vào năm 1948 và Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, Bộ Trưởng Giáo Dục trong Chính Phủ Trần Trọng Kim vào năm 1945. Sau khi tốt nghiệp trường Politechnique, ông lại theo học ngành kỹ sư tại École des Ponts et Chaussées tức là trường Kỹ Sư Kiều Lộ, một trong những Trường Lớn (Grándes Écoles) của nước Pháp. Sau khi tốt nghiệp kỹ sư kiều lộ, ông trở về Việt Nam phục vụ trong ngành công chánh, người Việt nam gọi là trường tiền. Hồi đó, tại Việt Nam chưa có trường nào đào tạo ngành kỹ sư cho nên danh từ này chưa được thông dụng và riêng tại Nam Kỳ thì đa số dân chúng gọi những người tốt nghiệp bằng kỹ sư ở Pháp bằng "bác vật", do đó mà ông được mọi người gọi là ông "bác vật Nguyễn Ngọc Bích”
Tháng 8 năm 1945, sau khi người Nhật đầu hàng, người Pháp trở lại Nam Việt nhằm tái lập chế độ thuộc địa tại Nam Kỳ nhưng nhân dân đã nổi lên chống lại người Pháp và cuộc kháng chiến tại Nam Bộ bùng nổ vào tháng 9 năm 1945. Bác vật Nguyễn Ngọc Bích cũng hăng say tham gia kháng chiến và ông được cử làm chỉ huy một đơn vị kháng chiến tại vùng Tiền Giang. Nhằm ngăn chân không cho quân Pháp tiến về chiếm tỉnh Mỹ Tho và các tỉnh miền Tây, bác vật Nguyễn Ngọc Bích đã chỉ huy những toán kháng chiến phá sập các cây cầu quan trọng trên Quốc lộ 4 từ Sài Gòn về miền Tây như cầu Bến Lức, cầu Tân An thuộc tỉnh Tân An, cầu Long Định thuộc tỉnh Mỹ Tho và cầu Cái Răng thuộc tỉnh Cần Thơ v.v. Kỹ sư Nguyễn Ngọc Bích được đồng bào Nam Bộ xem như là một vi "anh hùng kháng chiến chống Pháp và tên tuổi, uy tin của ông nổi bật hơn cả những cán bộ cao cấp Việt Minh tại Nam Bộ. Chính trong thời gian này, ông được Việt Minh cử giữ chức Khu Bộ Phó Khu 9 tức là vùng Hậu Giang. Cựu Thủ Tướng Cộng sản Võ Văn Kiệt vào thời gian đó chỉ là một cán bộ cấp quận đã nói về Kỹ sư Nguyễn Ngọc Bích như sau:
“Nguyễn Ngọc Bích tham gia kháng chiến, bị địch bắt và trục xuất khỏi Việt Nam khi là Khu Bộ phó Khu 9. Thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến tôi có dịp gặp Nguyễn Ngọc Bích trong chiến khu. Khi đó ông Ngọc Bích là Khu Bộ Phó Khu 9, một “dân Tây” đẹp trai và đặc biệt nhiệt tình. " *152 Trầm Hương: Đêm Trắng của Đức Giáo Tông, nhà xuất bản Công An Nhân dân, Sài gòn 2002, trang
Người Pháp điều tra và họ biết được người chỉ huy việc phá cầu này phải là một người có hiểu biết thật nhiều về cầu cống và họ biết ngay người đó không ai khác hơn là bác vật Nguyễn Ngọc Bích, cựu sinh viên trường Ponts et Chausées tại Pháp. Người Pháp đã huy động mấy tiểu đoàn đi truy lùng kỹ sư Nguyễn Ngọc Bích và sau cùng thì nhờ có sự điềm chỉ, họ đã bắt sống được ông vào năm 1946.
Theo ông Chester Cooper, một chuyên gia đã từng phục vụ cho Trung Ương Tình Báo CIA của Hoa Kỳ thì " Vì ông Nguyễn Ngọc Bích càng ngày càng có uy tín trong quần chúng Nam Bộ mà lại không theo Cộng sản cho nên bọ tìm cách loại ông và báo cho gián điệp của Pháp biết hành tung của ông. Không rõ Việt Minh có thực sự phản bội mà điềm chỉ cho tình báo của người Pbáp nơi trú ẩn để bắt ông bay không, điều đó không có gì rõ rệt, tuy nhiên ông Nguyễn Ngọc Bích thì luôn luôn nghi ngờ rằng đó chính là nguyên nhân khiến cho ông bị Pháp bắt." *153 Chester cooper: The Lost Crusade: America in Vietnam, Dodd, Mead & Company. New York. 1970, trang 123.
Trên nguyên tắc, tất cả mọi sinh viên tốt nghiệp trường Politechnique đều đương nhiên trở thành sĩ quan trong quân đội Pháp và dĩ nhiên ông Nguyễn Ngọc Bích cũng là một sĩ quan của Pháp, vậy mà ông lại có những hoạt động chống lại quân đội Pháp, do đó người Pháp đưa ông ra tòa án quân sự. Ông bị khép vào tội “phản nghịch" và bị kết án tử hình tại Sài Gòn. Tuy nhiên nhờ sự can thiệp tích cực của giới cựu sinh viên các trường Grandes Écoles tại Pháp và sự vận động tích cực của vợ ông là Bác sĩ Heriette Bùi Quang Chiêu mà người Pháp tại Đông Dương phải trả tự do cho ông với điều kiện là ông phải rời khỏi Việt Nam sang sống ở Pháp. Sau khi sang Pháp, ông Nguyễn Ngọc Bích không hành nghề kỹ sư kiều lộ mà trở lại đi học ngành y khoa và sau khi tốt nghiệp bác sĩ, ông chuyên nghiên cứu về ngành ung thư.
Vào năm 1961, ông trở về Việt Nam và cùng với Giáo sư Nguyễn Văn Thoại ghi danh ứng cử tổng thống, tuy nhiên liên danh này bị bất hợp lệ vì Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã cho ghi thêm một điều khoản vào luật bầu cử quy định rằng tất cả mọi ứng cử viên tổng thống và phó tổng thống phải cư ngụ tại Việt Nam ít nhất là hai năm, một điều kiện mà nếu được áp dụng vào tháng 10 năm 1955 thì chính ông Ngô Đình Diệm cũng không hợp lệ vì ông mới trở về Việt Nam vào cuối tháng 6 năm 1954.
Trong thời gian sống ở Pháp, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích thường hay tham dự những cuộc hội họp trong giới trí thức nhằm đòi người Pháp phải trao trả độc lập cho Việt Nam, tuy nhiên Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Bích không hề theo Cộng sản. Ông Nguyễn Ngọc Châu, con trai của Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích, thời trước 1975 là một trong những vị Giám Đốc của Ngân Hàng Việt Nam Thương Tín tại Sài Gòn và hiện đang sống tại Paris, có cho người viết biết rằng ông Gaston Phạm Ngọc Thuần, anh của Đại Tá Phạm Ngọc Thảo, đã từng làm đại sứ của Việt Cộng tại Đông Đức nhưng sau năm 1975 thì đã "vượt biên" sang ty nạn tại Pháp, ông ta là bạn của Kỷ sư Nguyễn Ngọc Bích trước năm 1945 và đã nói cho ông Châu biết rằng trong thời kỳ tham gia kháng chiến, dù có được Việt Minh mời mọc, thuyết phục nhiều lẳn nhưng Kỹ sư Nguyễn Ngọc Bích cương quyết từ chối không chịu gia nhập vào đảng Cộng sản, ông chỉ theo kháng chiến để chống lại thực dân Pháp mà thôi.
Trong thời gian sống tại Pháp, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích chuyên nghiên cứu về bệnh ung thư và cũng có viết một số bài có giá trị đăng trên báo chí. Sau khi bị bác đơn không được tham dự cuộc bầu cử tổng thống vào năm 1961, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích có viết một bài nhan đề " Vietnam-An Independent Viewpoinf' (Việt Nam- Một Quan Điểm Độc Lập) đăng trên The China Quarterly) số tháng 1-3 năm 1962. The China Quarterly là một tam cá nguyệt san vô cùng giá trị chuyên nghiên cứu về các vấn đề Á châu và trong số báo này, ngoài Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích còn có bài của những học giả nổi tiếng khác như là Philippe Devillers, P. J. Honey, Bernard Fall, Gerard Tongas, William Kaye, ông Hoàng Văn Chí và nhà báo như Phong Lê Văn Tiến.
Trong phần giới thiệu về tác giả, tạp chí China Quarterly viết rằng:
"Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích là một trong những người Việt Nam đầu tiên được tốt nghiệp trường Politechnique ở Paris, sau đó ông trở về phhục vụ tại Nam Kỳ, thuộc địa của Pbáp. Sau Đệ Nhi Thế Chiến, ông trở thành một chỉ huy cao cấp trong phong trào kháng chiến tại Nam Bộ nhưng mà ông đã bị các đồng đội Cộng sản phản bội điềm chỉ cho người Pháp bắt vì ông nhất quyết chủ trương công cuộc kháng chiến là để chồng lại người Pháp để dành độc lập cho Việt Nam chứ không phải cho đảng Cộng sản. Thoát được bản án tử bình nhờ một thỏa hiệp ân xá giữa hai phe, sau đó ông sang sinh sống tại Pháp cho đến bây giờ. Ông hiện là giám đốc một nhà xuất bản tại Paris và là một y khoa bác sĩ, tuy nhiên ông vẫn còn rất chăm chú theo dõi rất sát mọi diễn biền chính trị tại Việt Nam. Ý kiến của ông về các vấn đề miền Nam Việt Nam rất được nhiều người tôn trọng và ông cũng được họ xem như là một người có thể kế vị ông Ngô Đình Diệm. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích có nộp đơn tham dự vào cuộc bầu cử tổng thống năm 1961 nhưng vào giờ chót thì liên danh này lại bị chính quyền Sài Gòn tuyên bố là bất hợp lệ vì lý do “kỷ thuật” *154 The China Quarterly, January-march 1962, trang 221.
Người viết có được đọc bài này và nhận thấy rằng tuy được viết vào năm 1962 nhưng Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích có nhiều ý kiến vô cùng độc đáo, không những của một nhà trí thức mà còn là một nhà chính trị, một nhà kinh tế và một nhà xã hội có cái nhìn rất xa và rất rộng. Trong bài này, ông chỉ trích những sai lầm về chính trị của cả hai chế độ Hà Nội cũng như Sài Gòn và đã đưa ra những nhận định rất xây dựng về các vấn đề kinh tế cũng như là xã hội tại cả hai miền. Nếu còn sống, có lẽ ông cũng có thể đóng góp được một phần nào đó trong lãnh vực chính trị tại miền Nam vào thời gian giữa thập niên 1960 sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị giết. Tiếc thay khi cảm thấy đã đến giai đoạn cuối cùng của bệnh ung thư, ông trở về sống những ngày cuối cùng tại quê hương và từ trần vào ngày 4 tháng 12 năm 1966 tại Bến Tre.
Luật sư Đinh Thạch Bích có được may mắn hầu chuyện với Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Bích mấy lần trước ngày ông tạ thế có nói với người viết rằng B.S. Nguyễn Ngọc Bích quả thực đúng là một ngời " quốc gia chân chính".
Các ông Nguyễn Mạnh Hà, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích và Luật sư Phan Anh đều là bạn của Bác sĩ Trần Văn Đỗ do đó mà khi ông Đỗ làm Tổng Trưởng Ngoại Giao, họ đã móc nối cho ông Đỗ gặp gỡ Phạm Văn Đồng để hai bên nói chuyện với nhau ngõ hầu có thể tìm được một giải pháp nào tốt đẹp hơn cho Việt nam tuy nhiên vào năm l954 thì số phận của Việt Nam lại do các cường quốc quyết định như lời của Bác sĩ Đỗ: "người ta định đoạt số phận của nhân dân mình mà chính mình cũng không bay biết gì bết!’.'
Nhà báo Pháp nổi tiếng Jean Iacouture cũng có nhận xét về Bác Sĩ Trần Văn Đỗ như sau: " Tân Tổng Trưởng Ngoại Giao của Việt Nam, Bác sĩ Trần Văn Đỗ đã sang Genève đại diện cho chính phủ của ông tại bội nghị với một thái độ hòa hoãn, đầy tư cách và tinh thần thực tiễn rất đáng quý. "
Lacouture cũng có kể lại cuộc gặp gỡ giữa Ngoại Trưởng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng và Ngoại Trởng Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Trần Văn Đỗ như sau:
"Ngày bôm sau, 13 tháng 7, là một ngày vô cùng quan trọng. Mendes-France gặp Chu ân Lai và Phạm văn Đồng, cả Trần Văn Đỗ cũng gặp Phạm Văn Đồng. Sau khi Mandes France rời Genève về Paris, Phạm Văn Đồng tiếp Trần Văn Đỗ, Ngoại Trưởng của phe Quốc Gia, một cơ bội mà ai cũng ngạc nhiên và vô cùng khích lệ.
“Phan Anh, Bộ Trưởng Kỹ Nghệ và Thương Mại là một nhân viên trong phái đoàn Việt Mihb, vốn là bạn thân của anh Bác sĩ Trần Văn Đỗ. Ngay sau khi ông Đỗ đến Genève, Phan Anh đã nhắn với ông ta rằng cả hai vị ngoại trưởng nên gặp gỡ nhau. Bác sĩ Trần Văn Đỗ trả lời: "những người anh em cùng huyết thống thì làm sao mà có thể từ chối không gặp gỡ nbau?”
"Và sau đó thì Phạm Văn Đồng và Trần Văn Đỗ đã chính thức gặp gỡ đối diện nbau, cả hai người đều gầy ốm khẳng khiu như nhau, đều có gương mặt khắc khổ nghiêm trang như nhau và cũng đều có những mối ưu tư khắc khoải về một tổ quốc chung đang bị cảnh tan nát vì chiến tranh. Đây là cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa hai phe, và cuộc tiếp xúc này chứ không phải là cuộc thảo luận chính tri giữa đôi bên đã đựơc mọi người xem như là một việc rất đáng khích lệ.
“Tuy nhiên hai vị tổng trưởng có thảo luận với nhau về một vấn đề có liên hệ đến cả hai người nhiều nhất: cuộc tổng tuyển cử để thống nhất đất nước. Lần đầu tiên ông Phạm Văn Đồng đề nghị một cách cụ thể là cuộc tuyển cử sẽ được tổ chức trong vòng 6 tháng, một thời hạn mà trước đó ông ta cũng có mập mờ nói đến. Ông Trần Văn Đỗ tỏ ra thận trọng, không có phản đối những mà điều hiển nhiên đối với ông và cả hai đồng minh Pháp và Hoa Kỳ đều hiểu rằng nếu tổng tuyển cử trong thời gian chỉ có 6 tháng sau ngày Việt Minh chiến thắng thì khó mà có thể thắng đựơc họ tại phòng bỏ phiếu” *155: Philippe Devillers & Jean Lacouture End of a War. Indochina 1954, Frederick A. Praeger. New York 1969, trang 281-282.
Bác sĩ Trần Văn Đỗ cũng cho biết thêm rằng ngoài việc gặp gỡ ông Phạm Văn Đồng, trong thời gian Hội Nghị Genève, ông cũng còn được gặp Thủ Tướng Trung Cộng Chu ân Lai và chính ông Chu ân Lai có ngỏ lời mời ông và ông Ngô Đình Luyện sang thăm viếng Bắc Kinh. Chuyện này ông có tường trình lên Thủ Tướng Ngô Đình Diệm ngay sau khi ông về đến Sài Gòn, tuy nhiên sau đó ông không nghe Thủ Tướng Diệm nhắc nhở gì đến chuyện này vì chỉ ít lâu sau thì ông từ chức.
Theo Bác sĩ Trần Văn Đỗ thì đây là lần đầu tiên Thủ Tướng Trung Cộng Chu ân Lai đã ngõ lời mời đại diện của Miền Nam Việt Nam sang viếng thăm Bắc Kinh, tuy nhiên mấy năm sau đó thì Chu ân Lai lại còn ngõ lời mời và đề nghị thiết lập liên lạc ngoại giao trên cấp tổng lãnh sự với Việt Nam Cộng Hòa và lần thứ nhì thì đề nghị này đã được chuyển đến ông Ngô Đình Luyện, Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại London. Cựu Đại sứ Ngô Đình Luyện cũng có tiết lộ chuyện này với một số người thân tín của ông và mới đây, một trong những người đó là cựu Đại Tá Nguyễn Hữu Duệ có ghi lại như sau:
“Ông Ngô đình Luyện kể cho tôi ngbe một bí mật hết sức quan trọng mà tôi chưa ngbe bao giờ.
Ngày Thủ Tướng Chu ân Lai viếng Anh Quốc (tôi quên bẵng nhớ năm nào),phái đoàn của Chu ân Lai đông lắm, có đến bơn 100 người và được chính phủ Anh đón tiếp rất long trọng. Ông Luyện đựơc một tham vụ ngoại giao của tòa đại sứ Trung Quốc đem biếu hai vò rượu “Mao Thái”, kèm tấm thiệp của Thủ Tướng Chu ân Lai mời dự tiếp tân ờ tòa đại sứ Trung Quốc với sự hiện diện của Nữ Hoàng Anh.
Khi ông đựơc đại sứ Trung Quốc giới thiệu với Thủ Tướng Cbu ân Lai, thủ tướng rất niềm nở, nói đã biết ông là em của tổng thống Việt Nam, là người ông rất kính trọng và ngưỡng mộ. Ông xin ông Luyện chuyển lời thăm của Mao Chủ Tịch đến Ngô Tổng Thống. Ông Chu ân Lai nói ông không có cơ hội để nói nhiều với Đại sứ Luyện nhưng đã chỉ thị cho đại sứ Trung Quốc đến gặtp đại sứ Luyện trình bày chi tiết sau.
Sau đó, ông đại sứ Trung Quốc đến thăm ông Luyện ờ tòa đại sứ Việt Nam. Đại sứ Trung Cộng nói với ông Luyện rằng Chủ tịch Mao Trạch Đông rất cảm phục lòng yêu nước và những gì Ngô Tổng Thống đã làm cho miền Nam Việt Nam được phồn thịnh như ngày nay. ý của Chủ tịch Mao là muốn có liên lạc ngoại giao với miền Nam Việt Nam.
Theo ý Mao Trạch Đông, trước tiên hai bên sẽ đặt liên lạc trên cấp tổng lãnh sự, sau đó sẽ nâng lên cấp đại sứ nếu tình thế cho phép.Theo Mao trạch Đông thì hai bên sẽ có liên lạc chặt chẽ về văn hóa và bình thường hóa việc buôn bán giữa hai quốc gia. Trung Quốc cũng sẽ giàn xếp để hai miến Nam Bắc Việt Nam có đại diện giữa hai miền, sau dó sẽ đi đến việc liên lạc, tiếp tế và buôn bán giũa hai miền .
Ông Luyện trả lời là sẽ trình Tổng Thống Ngô Đình Diệm và sẽ trả lời ông đại sứ Trung Cộng sau.
Ông Luyện đích thân về Sài Gòn trình Tổng Thống Diệm việc này. Sau đó gần hai tháng, ông đựơc tổng thống triệu về và cho biết là sau khi đã nhờ ông đại sứ Trung Hoa Quốc Gia về tham khảo ý kiến Tổng Thống Tưởng Giới Thạch, tổng tổng cũng tham khảo ý kiến với đại sứ Hoa Kỳ thì đi đến kết luận là việc này chưa thể đồng ý trong giai đoạn này đựơc. " *156: Nguyễn Hữu Duệ: Nhớ Lại Những Ngày ở Cạnh TT Ngô Đình Diệm, tác giả xuất bản. San Diego 2003, trang 33-34. Sự tiết lộ này cho thấy rằng hồi năm 1954 khi ông Chu Ân Lai ngỏ lời mời Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ sang thăm Bắc Kinh là theo ý kiến của Mao Trạch Đông và đến mấy năm sau thì nhà lãnh đạo Trung Hoa Cộng sản này cũng vẫn còn có ý đó, lần này còn đi xa hơn nữa, ông ta đã đề nghị việc thiết lập liên lạc ngoại giao, văn hóa và thương mại với miền Nam Việt Nam mà chắc chắn rằng đó không phải là điều mà các nhà lãnh đạo Cộng sản Hà Nội mong muốn. Ông Nguyễn Hữu Duệ nói rằng ông không nhớ rõ năm nào nhưng việc đó xảy ra khi ông Ngô Đình Diệm còn làm tổng thống tức là phải trước năm 1963. Thật là một điều đáng tiếc cho Miền Nam Việt Nam vì nếu hồi đó mà miền Nam thiết lập mối bang giao, dù chỉ là thương mại, với Trung Hoa Cộng sản thì đó là một điều vô cùng có lợi về phương diện ngoại giao vì trong trường hợp đó thì Trung Cộng sẽ ít thân thiện hơn với Hà Nội và cũng sẽ ít đối nghịch hơn đối với miền Nam. Thật là đáng tiếc khi chính quyền Ngô Đình Diệm đã bỏ lở cơ hội đến hai lần. Tuy nhiên đến 10 năm sau thì chuyện liên lạc với Trung Hoa Cộng sản lại được nhắc nhở đến và lần này thì phía muốn xích lại gần Trung Hoa Cộng sản lại chính là Việt Nam Cộng Hòa. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng cho biết rằng trong một cuộc phỏng vấn cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tại London vào ngày 8 tháng 8 năm 1978, ông Thiệu đã tiết lộ rằng: <“Vào mùa thu năm 1974, ngoại tưởng Vương Văn Bắc đã đề nghị với Tổng Thống Nguyên Văn Thiệu là Việt Nam Cộng Hòa nên bí mật tiếp xúc với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa để yêu cầu các nhà lãnh đạo Trung Cộng giảm thiểu bớt sự ủng bộ của họ dành cho Cộng sản Bắc Việt là Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời tại miền Nam. Lúc đó thì Tổng Thống Thiệu đang sẵn sàng thỏa hiệp với Trung Cộng về vấn đề khai thác dầu hỏa trong vùng thềm lục địa biển Nam Hải và theo đuổi một đường lối ngoại giao mới theo đó thì Việt Nam Cộng Hòa chấp nhận ảnh hưởng của Trung Cộng trong vùng Đông Nam Á ".
Sau đó ông đã phỏng vấn luật sư Vương Văn Bắc tại Paris vào ngày 22 tháng 8 năm 1985 về việc này và đựơc Luật sư Bắc cho biết thêm như sau:
“Trong thời gian ông Bắc làm đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Anh từ năm 1972 đến năm 1973 ông có quen thân một vị dân biểu Anh thuộc Đảng Bảo Thủ. Vào cuốn năm 1974, lúc đó ông Vương Văn Bắc đang làm Tổng Trưởng Ngoại giao người bạn dân biểu Anh nầy có tên trong một phái đoàn đoàn quốc hội Anh sắp sang viếng thăm Bắc Kinh. Ngoại trưởng Vương Văn Bắc đã nhờ ông đại sứ Việt Nam tại London nhân danh ông tiếp xúc với vị dân biểu này và nhờ ông ta thăm dò với giới lãnh đạo Trung Cộng về khả năng có thể xích lại gần (rapprochement) giữa Bắc Kinh và Sài Gòn. Ông Bắc hy vọng rằng có thể lơi dụng được sự nghi ngờ sâu xa giữa Hà Nội với Trung cộng sau chuyến công du của Tổng Thống Nixon tại Bắc kính. Vị dân biểu Anh này đã nói chuyện với Thứ trưởng Ngoại giao Trung cộng là ông Kiều Quán Hoa và đã được ông này cho biết rằng lập trường của Trung Hoa Cộng sản là hoàn toàn ủng hộ chính phủ Lâm Thời Cộng Hòa Mien Nam Việt Nam. Kiều Quán Hoa cũng nói thêm rằng vì lý do đó mà nếu muốn thay đổi đường lối đối với Sài Gòn thì cũng đã quá trễ rồi . Như vậy thì Ông Vương Văn Bắc đã biết rõ rằng Trung Cộng đang cố gắng gây dựng chính phủ Cách Mạng Lâm Thời như là một lực lượng để cầm quyền tại Miền Nam đương đầu với ảnh hưởng của chế độ Hà Nội. Khi ủng bộ Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời ý đồ của Trung Cộng là duy trì ảnh hưởng của họ tại Đông Dương sau khi người Mỹ triệt thoái ra khỏi vùng này. "
“Khi Ngoại Trưởng Bắc trình với Tổng Thống Thiệu về việc Trung Cộng khước từ đề nghị của Việt Nam thì Thống Thiệu nói rằng: Người Trung Hoa quá tự tin.
Họ tự nhủ rằng “Tại sao mà bây giờ chúng tôi lại phải giúp cho miền Nam? Bây giờ chúng tôi đã có trọn nước Việt Nam rồi”. Họ tin tưởng rằng Bắc việt sẽ để cho chính phủ Cách Mang Lâm Thời cai trị miền Nam, như vậy thì chẳng có lý do gì lại chia xẻ xẻ một miếng bánh với Thiệu " “Có điều nực cười là ngời Mỹ can thiệp vào Việt Nam với lý do “be bờ” ảnb hưởng của Trung Cộng trong lòng Đông Nam Á thì đến khi cuộc chiến gần tàn, ông Thiệu cảm thấy rằng Việt Nam sắp sửa bị Hoa Kỳ bỏ rơi vì chiến lươc của Nixon là nghiêng về phía Trung Cộng, do đó ông Thiệu muốn quay sang Trung Cộng để tìm cách “be bờ" Cộng sản Bắc Việt. Ông Thiệu sẵn sàng đi với Bắc Kinh còn hơn bị Hà Nội thống trị. Ông Thiệu tin rằng Trung Cộng cũng sợ ảnh hưởng của Hà Nội tại Đông Dương hơn là Sài Gòn do đó họ có thể sẽ bỏ rơi Bắc Việt vì họ nghĩ rằng chính Bắc Việt mới là đối thủ chính của Trung Cộng tại Đông Dương. Viễn kiến của ông Thiệu rất đúng, tuy nhiên tiếc thay ông đã hành động quá trễ rồi”.: Nguyễn Tiến Hưng & Jenold Schecter: Sđd, trang 313-314.
Có lẽ Bác sĩ Trần Văn Đỗ có "duyên" với những người lãnh đạo Cộng sản như Thủ tướng Chu ân Lai của Trung Cộng và Thủ Tướng Phạm Văn Đồng của Cộng sản Bắc Việt cho nên gần khoảng 15 năm sau thì nhân một chuyến viếng thăm Paris với tư cách cá nhân, ông lại được Cộng Sản Bắc Việt "mời “ đến gặp một lần thứ hai.
Bác sĩ Trần Văn Đỗ có kể lại với một số thân hữu rằng nhân một chuyến ông sang Pháp về việc gia đình, người viết không nhớ rõ vào khoảng cuối năm 1969 hay đầu năm 1970 gì đó, thì ông nhận được lời mời của ông Xuân Thuỷ, Bộ Trưởng Ngoại Giao và cũng đư Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại cuộc Hòa Đàm Paris. Lúc bấy giờ Hội nghị Paris đang ở trong tình trạng mà báo chí gọi là “đánh đánh đàm đàm", tuy Việt Nam Cộng Hòa cũng có phái đoàn chính thức tham dự hội nghị nhưng Cộng sản Bắc Việt chỉ nói chuyện với Hoa Kỳ và tuyệt đối không bao giờ tiếp xúc hay nói chuyện trực tiếp với phái đoàn miền Nam. Bác sĩ Trần Văn Đỗ lúc đó không còn giữ một chức vụ gì trong chính phủ Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1968 (cho đến năm 1975), ông chỉ là một người công dân thường mà thôi, vì thế cho nên ông vô cùng ngạc nhiên khi ông được chính Bộ Trưởng Xuân Thủy mới đến gặp. Bản tính dễ dãi, hiền hòa, cởi mở, hiếu khách và không hề có mặc cảm, Bác sĩ Trần Văn Đỗ nói rằng thấy chuyện này cũng hay hay và thú vị cho nên ông đã nhận lời dù rằng ông không có quen biết thân tình gì với ông Xuân Thủy. Tuy nhiên, vì cuộc gặp gỡ này vào giai đoạn đó có phần vô cùng tế nhị về những phương diện ngoại giao và chính trị cho nên ông đã nhờ tòa đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Paris phúc trình việc này về Sài gòn. Bác sĩ Trần Vãn Đỗ nói với người viết rằng ông không giữ chức vụ gì trong chinh phủ cho nên ông không cần phải xin phép ái cả, tuy nhiên ông phải cho tòa đại sứ biết vì ông chỉ muốn thông báo cho các giới chức có thẩm quyền ở Sài Gòn biết về việc này mà thôi. Ông cũng nói thêm rằng tuy Sài Gòn có đưa ra một vài ý kiến nhưng ông khẳng định ông lúc đó chỉ là một thường dân và cuộc gặp gỡ này là do phía Cộng sản chủ động cho nên ông sẽ chỉ lắng nghe những điều gì họ muốn nói mà thôi.
Bác sĩ Trần Văn Đỗ nói rằng khác với lần gặp gỡ trước tại Genève có tính cách chính thức vì ông đang giữ chức Tổng Trưởng Ngoại Giao của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam và ông Phạm Văn Đồng đang giữ chức vụ Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao của Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, lần này thì ông Xuân Thủy đang giữ chức Bộ Trưởng Ngoại Giao kiêm Trưởng Phái đoàn của việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Paris còn ông thì chỉ là một “phó thường dân" cho nên cuộc gặp gỡ chỉ có tính cách cá nhân mà thôi. Bác sĩ Đỗ nói rằng trong suốt buổi gặp gỡ, ông gọi Xuân Thủy bằng “ông Bộ Trưởng” và ông Xuân Thủy thì gọi ông là "Bác sĩ” chứ cả hai người không hề gọi nhau bằng tiếng "Anh" như đối với ông Phạm Văn Đồng hồi năm 1954.
Bác sĩ Trần Văn Đỗ nói rằng ông Xuân Thủy và một vài người phụ tá đã đón tiếp ông một cách niềm nỡ và cởi mở, tuy nhiên câu chuyện chỉ loanh quanh trong vòng xã giao, nói những chuyện thông thường mà thôi chứ tuyệt đối không có đả động gì đến chuyện chính trị, nhất là chuyện liên quan đến hòa đàm. Ông nói rằng sau hai tiếng đồng hồ chuyện vãn một cách thân tình thì ông ra về và chuyện ông gặp gỡ Xuân Thủy thật sự cũng chỉ có vậy mà thôi, chẳng có gì quan trọng cả.
t;Bác sĩ Đỗ nói rằng sau khi đến gặp ông Xuân Thủy thì ông lại gặp phải nhiều chuyện rắc rối làm cho ông rất bực mình.
Trước hết là người Mỹ.
Bác sĩ Đỗ nói rằng vị Phó Trưởng Phái đoàn Hoa Kỳ lúc đó là đại sứ Phillip Habib, trước đó là phụ tá của Đại sứ Ellsworth Bunker trong chức vụ Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Ông nói rằng ông Habib là bạn thân của ông, vào năm 1965 chính ông Habib đã thuyết phục ông nên nhận lời giữ chức vụ ngoại trưởng trong chính phủ quân nhân của Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ vì ông Habib nói rằng "nếu có bác sĩ trong chính phủ thì ít ra người Mỹ chúng tôi cũng biết còn có một người có thể nói chuyện được." Vậy mà sau khi ông gặp Xuân Thủy, dù đã kể lại cho ông Habib nghe những gì đã xẩy ra mà ông ta vẫn không chịu tin vì người Mỹ nghi rằng Bác sĩ Đỗ gặp Xuân Thủy để trao một đề nghị gì đó của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cho Hà Nội. Bác sĩ Đỗ nói rằng sau đó thì ông đi đâu cũng có người của CIA theo dõi.
Có lẽ vào lúc đó Bác sĩ Trần Văn Đỗ không được biết chủ trương của Tiến sĩ Henry Kissinger là tất cả mọi sự thương thuyết về Việt Nam phải do chính người Mỹ hay nói rõ hơn là do chính Kissiger với Bắc Việt mà thôi. Trong cuốn sách "Khi Đồng Minh Tháo Chạy, ông Nguyễn Tiến Hưng có tìm thấy một tài liệu nói rõ vấn đề này:
“Cho đến thời điển cuối cùng trước khi Miền Nam sụp đổ ngày 26 tráng 4 năm 1975, Kissinger còn đánh điện cho Đại sứ Martin nói rằng: bất cứ điều đình nào cũng phải là giữa Hoa Kỳ và phía Bắc Việt chứ không phải giữa Sài Gòn và Hà Nội. Ông còn nói thêm rằng “bất cứ cuộc thảo luận nào cũng phải diễn ra tại Paris"
*158 Nguyễn Tiến Hag: Sđd., trang 453-454.
Sau đó Bác sĩ Trần Văn Đỗ cũng gặp một vài sự phiền phức ở Sài Gòn.
Bác sĩ Trần Văn Đỗ cho biết thêm rằng sau khi về đến Sài Gòn thì Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lại mời ông vào Dinh Độc Lập để tường trình về cuộc gặp gỡ này. Ông cũng thực tình kể lại như vậy, chỉ có nói chuyện suông mà thôi chứ cũng chẳng có gì quan trọng cả, ông Xuân Thủy không hề đưa ra một đề nghị nào, không có một điều gì nhắn gửi gì đến chính quyền Miền Nam, tuy nhiên ông Thiệu cũng không tin như vậy và sau đó thì mối liên lạc giữa Tổng ThốngThiệu với ông trở nên lạnh nhạt hơn.
Bác sĩ Trần Văn Đỗ nói rằng cho đến khi về Sài Gòn, ông suy nghĩ thật nhiều mà cũng không thể nào hiểu được nguyên nhân lại sao ông lại được Xuân Thủy mời đến gặp tại Paris. Bác sĩ Đỗ nói với người viết rằng nếu Xuân Thủy hay các nhà lãnh đạo Cộng sản muốn mua chuộc hay thuyết phục ông thì đó cũng là một điều thật vô cùng buồn cười vì tại Sài Gòn thì ai cũng đều biết rằng từ năm 1968, Bác sĩ Tần Văn Đỗ là Phó Chủ Tịch Chi Hội Việt Nam Liên Minh Thế Giới Chống Cộng (Wordl Anti-communist League), vị Chủ Tịch Chi Hội là Bác sĩ Phan Huy Quát và Tổng Thơ Ký là luật sư Nguyễn Lâm Sanh, bạn thân của Luật sư nguyễn Hữu Thọ, lúc đó đang làm Chủ Tịch Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Sau năm 1975, Bác sĩ Phan Huy Quát bị giam tạiChí Hòa rồi bị Cộng sản đầu độc và chết ở trong tù, Luật sư Nguyễn Lâm Sanh, dù là bạn thân của Nguyễn Hữu Thọ cũng bị đi tù "cải tạo“ ở Bắc Việt gần 10 năm trời và sau khi được trả tự do thì sang sống ở Pháp rồi từ trần tại Paris.
Mấy năm sau thì chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lại yêu cầu Bác sĩ Trần Văn Đỗ tiếp xúc với các đại diện của Mặt Trận Giải Phóng tại Paris. Theo ông Nguyễn Tiến Hưng thì vào cuối năm 1974 Thiệu cho phép “ (authorized) cựu Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ bí mật thương thuyềt với đại diện của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tại Paris. Ông Đỗ, một ngời miền Nam đã được sự tin cậy của các đại diện của chính phủ Cách Mạng Lâm Thời mà ông đã từng quen biết từ trước khi cuộc chiến tranh xảy ra. Người Mỹ không chấp thuận việc ông Đỗ tiếp xúc với phái đoàn Việt Cộng, tuy nhiên nổ lực của ông Đỗ cũng chẳng đi đến đâu vì Hà Nội không muốn chính phủ Cách Mạng Lâm Thời thương thuyết trực tiếp với Sài Gòn, cũng cùng một lý do mà người Mỹ không muốn Sài Gòn trực tiếp gặp) gỡ Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam. Cả hai phe Bắc Việt và Hoa Kỳ đều muốn kiểm soát mọi hành động cũng như là kết quả." *159 Nguyễn Tiến Hưng & Jerrold Schecter : Sđd., trang 314. Vào năm 1974, theo tinh thần của điều 12 Hiệp định Paris l973, một hội nghị giữa VNCH và Việt Cộng đã được triệu tập tại La Celle St Cloud ở Pháp để làm hết sức mình để trực hiện việc ký kết một hiệp định về các vấn đề nội bộ của miền Nam Việt Nam", Bác sĩ Trần Văn Đỗ đã được mời tham dự vào phái đoàn này cùng với các ông Trần Văn Ân, Nguyễn Quốc Định, Nguyên Đắc Khê, Nguyễn Ngọc An, Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, Luật sư Trần Văn Tuyên và Luật sư Nguyễn Thị Vui, trưởng phái đoàn là Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên và phó trưởng phái đoàn là ông nguyễn Xuân Phong. Phía Việt Cộng, người cầm đầu phái đoàn là Nguyễn Văn Hiếu. Hội nghị này diễn ra hằng tuần, mỗi phía đọc một bài diễn văn soạn sẵn rồi sau đó ai về nhà nấy chờ đến tuần sau, không khí vô cùng tẻ nhạt và chẳng có đi đến đâu, báo chí Sài Gòn hồi đó gọi hội nghị này là "chuyện dài nhân dân tự vệ”. Hội nghị kéo dài cho đến ngày 15 tháng 5 năm 1974 thì cả hai bên đồng ý ngưng hẳn mọi sự thương thuyết vì tất cả mọi người đều biết rõ rằng vấn đề Việt Nam sẽ chỉ được giải quyết trên chiến trường mà mọi lực lượng quân sự đều do Cộng sản Bắc Việt lãnh đạo. Trong một cuốn sách tên là "Hồi Ức Về Hội Nghị Paris" do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ở Hà Nội xuất bản vào năm 2001 thì Nguyễn Văn Hiếu cho biết rằng Bấc sĩ Nguyễn Lưu Viên, Trưởng Phái đoàn VNCH có một lần ngỏ lời mời phái đoàn của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đến dùng cơm nhưng họ đã từ chối. Trong một bài phỏng vấn dành cho Tiến Sĩ Lâm Lễ Trinh cách đây mấy năm, Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên xác nhận chuyện đó. Ông cho biết rằng: " Tôi có đề nghị phái đoàn của Nguyễn Văn Hiếu dùng cơm chung vì cùng là dân miền Nam cả, nhưng họ tránh né". Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên đã từng tham gia kháng chiến chống Pháp từ năm 1945, ông từng làm quân y sĩ trưởng của Sư Đoàn 320 hồi năm 1949 và người chính ủy đại đơn vị này là Văn Tiến Dũng do đó trong thời kháng chiến ông quen biết với cả Võ Nguyên Giáp và Văn Tiến Dũng. Ông rời bỏ hàng ngũ kháng chiến sau khi đảng Cộng sản chính thức lãnh đạo cuộc kháng chiến và trở về sống trong vùng quốc gia vào năm 1951 và sau này đã giữ chức vụ phó thủ tướng trong ba chính phủ: Trần Văn Hương năm 1964, Nguyễn Cao Kỳ năm 1965 và Trần Thiện Khiêm vào năm 1969. Ông cho biết rằng có lẽ vì nguyên nhân ông có tham gia kháng chiến cho nên đã được chính phủ VNCH chọn làm trưởng phái đoàn ở Hội nghị La Celle Saint Cloud để dễ bề nói chuyện với Việt Cộng chứ ông không có tài ăn nói giỏi. >Một người có thành tích kháng chiến trên 5 năm như Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên ngỏ lời mời phái đoàn Việt Cộng dùng cơm mà họ cũng không dám nhận lời thì việc Bác sĩ Trần Văn Đỗ được các nhà lãnh đạo Cộng sản cao cấp hơn như Phạm Văn Đồng và Xuân Thủy mời đến gặp hai lần đủ cho thấy rằng ông cũng có nhiều uy tín đối với những người Cộng sản Bắc Việt. Tưởng cũng nên nhắc lại là Bác Sĩ Trần Văn Đỗ tuy từng đảm nhận chức vụ tổng trưởng Ngoại Giao của Miền Nam nhiều lần nhưng ông là người có đầu óc rất phóng khoáng, được cảm tình của nhiều người, nhiều phe phái và họ đều cho rằng ông ta có tinh thần "quân tử”, hiểu theo tiếng quân tử của người Tàu hay là tiếng "gentleman" của người Anh. Về phương diện chính trị, tuy rằng ông là người có tinh thần chống Cộng sản nhưng ông cũng tôn trọng chính kiến của những người khác, dù rằng họ theo Cộng sản. Ông là con rể của Kỹ sư Lưu Văn Lang, người đã được Cụ Trần Trọng Kim mời làm Bộ Trưởng Công Chánh trong chính phủ đầu tiên vào năm 1945. Vào tháng 4 năm 1954, trước khi Hội nghị Genève khai mạc, có một nhóm trí thức tại Sài Gòn thành lập một hội mang tên là "phong Trào Bảo Vệ Hòa bình." >Chủ tịch phong trào này là Dược sĩ Trần Kim Quan và trong số các ủy viên có Luật sư Trịnh Đình Thảo, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Hòa Thượng Thích Huệ Quang, Thạc sĩ Phạm Huy Thông, Giáo sư Nguyễn văn Dưỡng, chuyên viên ngân hàng Nguyễn Văn Vi và Kỹ sư Huỳnh Văn Lang. >Bác sĩ Trần Văn Đỗ được người Mỹ di tản vào ngày 28 tháng 4 năm 1975 rồi sang sống tại Pháp. Cho đến ngày ông từ trần, Bác sĩ Trần Văn Đỗ vẫn hăng say hoạt động, tuy tuổi đã cao nhưng ông đã đi nhiều nơi kêu gọi người ty nạn tích cực chống lại bạo quyền Cộng sản Việt Nam. > Người viết có dịp hỏi Bác sĩ Trần Văn Đỗ hồi tháng 4 năm l975 ông có được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tham khảo mời làm thủ tướng theo đề nghị của Đại Tướng Trần Thiện Khiêm hay không thì ông trả lời rằng ông không hề gặp hay nói chuyện gì với ông Thiệu vào tháng 3 hay tháng 4 năm 1975.
Theo cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn thì Tổng Thống Thiệu và Thủ Tướng Khiêm, theo lời Phó thủ tướng Nguyễn Lưu Viên, cũng đã nghĩ đến các ông Trần Văn Đỗ, Nguyễn Ngọc Huy và Trần Văn Lắm. Tôi đốc thúc khéo để TT Thiệu mời ông Lắm như đã trình bày ở đoạn trên nhưng có nhiều lý do, và nhất là những suy tính chính trị tế nhị làm cho TT không mời họ mà lại "nhắm " vào tôi". *160: Nguyễn Bá Cẩn : Sđd., trang 376
Khi được hỏi rằng nếu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu có ngỏ lời mời ông làm thủ tướng thay thế Đại Tướng Trần Thiện Khiêm thì ông có nhận lời hay không, Bác sĩ Trần Văn Đỗ nói rằng chức vụ thủ tướng chính phủ là thi hành đường lối chính sách của tổng thống và dù rằng vào đầu tháng 4 năm 1975, tình hình đã trở nên vô vọng nhưng ông không rõ đường lối và chính sách của ông Thiệu như thế nào, vẫn giữ nguyên "4 không'” như cũ hay là có thay đổi. Nếu Tổng Thống Thiệu vẫn giữ nguyên chính sách "4 không”, vẫn mong muốn làm tổng thống một phần ba nước Việt Nam v.v. thì ông không bao giờ nhận lời. Tuy nhiên nếu ông Thiệu muốn cứu vãn một vài phần còn lại cho nhân dân miền Nam, miền Nam đây là xứ Nam Kỳ cũ vì miền Trung và miền Cao Nguyên đã hoàn toàn rơi vào tay Cộng sản Bắc Việt rồi, nếu ông Thiệu muốn cho phần còn lại của Nước Việt Nam Cộng Hòa có thể tránh được chết chóc, đau thương và đổ nát như tại miền Trưng thì ông ta phải nghĩ đến việc "nói chuyện” với Cộng sản. Tuy nhiên họ có muốn "nói chuyện" với chúng ta hay không là một vấn đề khác, một vấn đề mà chúng ta cũng chưa biết được. Nếu Tổng Thống Thiệu muốn lập một chính phủ để "nói chuyện" với Cộng sản ngỏ hầu làm chậm bước tiến của đoàn quân xâm lược của họ, ngỏ hầu chuẩn bị cho miền Nam thích ứng với tình thế mới để phải sống trong vòng thỏa hiệp với phe Mặt Trận Giải Phóng và Cộng sàn Bắc Việt, để ít ra miền Nam cũng còn giữ được phần nào danh dự và phẩm giá của họ thì trong trường hợp đó, bác sĩ Trần Văn Đỗ nói tiếp rằng nếu được yêu cầu thì ông có thể nhận lời.
Theo cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn thì khi ông nhận lời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu để đứng ra thành lập nội các, ông “cũng đưa ra điều kiện chính trị mà Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu phải miễn cưỡng chấp nhận là trong công cuộc thương thuyết sắp tới sẽ không còn lập trường “4 khộng” nữa. Tôi hình dung một thứ liên hiệp với Mặt Trận Giải Phóng để mua thời gian. .." *161: Nguyễn Bá Cẩn: Sách đã dẫn, trang 370 > Như vậy thì khi thành lập chính phủ Nguyễn Bá Cẩn, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu có nghĩ đến việc nói chuyện trong tương lai với Mặt Trận và đã đồng ý bỏ lập trường 4 không, tuy nhiên nhân vật mà ông chọn lựa để đảm nhận vai trò đó là ông Nguyễn Bá Cẩn.
Người viết có hỏi Bác sĩ Trần Văn Đỗ rằng hồi đó, ai là người đã nghĩ đến việc đưa tên của Bác sĩ vào trong danh sách những người được đề nghị làm thủ tướng thì ông trả lời rằng ông không được biết, tuy nhiên ông cho biết trong khi nói chuyện với một vài nhà ngoại giao Nhật Bản thì họ là những người đã đưa ra ý kiến là nếu cần phải thương thuyết hay nói chuyện một cách nghiêm chỉnh với Cộng sản Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam thì nhân vật thích hợp nhất là ông. Người viết đã từng được tháp tùng Bác sĩ Trần Văn Đỗ sang thăm Nhật Bản nhiều lần và có biết rõ ràng ông có nhiều liên hệ rất thân thiết với cựu thủ tướng Nhật Nebusuki Kishi lãnh tụ đảng Dân Chủ Tiến Bộ (Liberal Demoratic Party) cầm quyền tại Nhật Bản từ sau Đệ Nhị Thế chiến cho đến tận bây giờ.
Người viết có hỏi Bác sĩ Trần Văn Đỗ rằng trong quá khứ, ông là người Miền Nam duy nhất đã được những người
trong giới lãnh đạo Cộng sản Bắc Việt mời đến nói chuyện với họ đến hai lần, giả thử như ông được mời và nhận lời làm thủ tướng vào tháng 4 năm 1975, liệu phe Cộng sản có chấp nhận "nói chuyện" với ông hay không?>
Sau vài giây suy nghĩ, Bác sĩ Trần Văn Đỗ nói rằng ông không tin rằng họ sẽ nói chuyện với ông vì đến cuối tháng 3 năm 1975 thì mình có còn gì nữa đâu để mà họ cần phải nói chuyện với mình!
>Chuyện Bác sĩ Trần Văn Đỗ hồi năm 1975 có thể được mời đứng ra thành lập một chính phủ với đại diện của nhiều thành phần đối lập để nói chuyện với Cộng sản vẫn còn được nhắc nhở đến gần 10 năm sau. Trong cuốn The Final Collapse được xuất bản vào năm 1983 tại Hoa Kỳ, cựu Đại Tướng Cao Văn Viên cho biết rằng: "Ngày 2 tháng 4 năm 1975, trong một cuộc họp thường lệ ở quốc hội, Thượng Viện VNCH đã bỏ 42 phiếu thuận và 10 phiếu chổng, kết tội Tổng Thống Thiệu về những thất bại đang xảy ra và yêu cầu ông thành lập một nội các mới với đại diện của nhiều thành phần chính trị đối lập. Có nhiều tiếng đồn chính phủ có thể có một nội các liên hiệp với sự lãnh đạo của hai ông Trần Văn Đỗ và Trần Văn Lắm. Ba ngày sau, ngày 5 tháng 4, chủ tịch Hạ Viện Nguyễn Bá Cẩn được chỉ định làm thủ tướng". Cao Văn Viên : sđd, trang 218.
>Trong cuộc đời chính trị, Bác sĩ Trần Văn Đỗ đã giữ chức vụ Tổng trưởng Ngoại Giao trong ba nội các khác nhau: Nội các của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm vào năm 1954 nội các của Bác Sĩ Phan Huy Quát vào năm 1965 và nội các của Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ từ năm 1965 cho đến 1968. Tuy nhiên có lẽ số mệnh đã an bài, dù rằng ông có thể được mời làm thủ tướng đến hai lần nhưng ông không bao giờ có cơ hội được giữ chức vụ này.
Trúc trên đài truyền hình Little Sai gon TV vào ngày 20 tháng 2 năm 2004, cựu Đại Tướng Nguyễn Khánh cho biết: " Tôi chỉ định ông Phan Huy Quát làm thủ tướng. Một cái chi tiết nữa là tôi có hai người lựa chọn, trong lúc đó ngoài ông Bác sĩ Nguyễn xuẩn Chữ không bằng lòng (nhận lời làm thủ tướng), là cái ông gì làm Bộ Ngoại Giao của mình, đó là Bác sĩ Trần Văn Đỗ. Trần Văn Đỗ với tôi có liên hệ chút nào đó, ông Trần Văn Đỗ lúc đó cũng được người ta để ý lắm. Tôi mời ông Trần Văn Đỗ lại, ổng đang đi đánh tennis. Trời ơi! Quốc gia hữu sự như thế này mà mời ổng, ổng đang đi đánh tennis thì thôi, thì cho ổng đi luôn đi. Tôi đưa ông Quát thế thôi”
*163: Lý Kiến Trúc : Phỏng vấn Đại Tướng Nguyễn Khánh, Nguyệt san Văn Hóa số 86. tháng Ba năm 2004 Bác sĩ Trần Văn Đỗ, dù là một trong những người trong sạch, có tài đức và uy tín nhất tại Miền Nam nhưng chưa bao giờ nắm giữ chức vụ thủ tướng, chắc có lẽ đó cũng là cái số của ông. Sau khi đọc bài phỏng vấn cựu Đại Tướng Nguyễn Khánh vào năm 2004, người viết không thể nào hỏi Bác sĩ Trần Văn Đỗ về vấn đề này được nữa vì ông đã qua đời tại Pháp.
No comments:
Post a Comment