Friday, November 11, 2016
THẠCH ĐỨC * TỊ NẠN
"Sinh hoạt trong trại vô cùng khó khăn thiếu thốn ,mất vệ sinh cùng cực càng về sau này khi số lượng người quá tải thì càng chật chội,khốn khó hơn .Trại có một dãy nhà vệ sinh chòi lợp nylon và tôn nhựa khoảng 6, 7 cái,dựng trên những cái hố đào sâu với dòi bọ lúc nhúc,vô cùng hôi hám.Nắng biên giới vùng nhiệt đới nung bốc hơi khiếp đãm"
Đã sắp đến ngày 30 tháng 4 đen , đúng 40 năm cộng sản xâm chiếm miền nam VN,nay là 2015 .Tình cờ được đọc những trang hồi ký vượt biên đường bô http://landrefugee.blogspot.ca .có một số bài nóí khá đầy đủ về trại NW 82 mà từ ngày thành lập trại tôi đã ở và sống ở đó cho đến ngày cuối cùng trại phá bỏ tháng 02 năm 1983; khi mọi người dược đưa hết vào trong đất Thái. Hồi nhớ lại chặng đường đã qua ;Tôi chỉ xin viết ra đây bổ túc thêm đôi điều còn thiếu sót mà các tập hồi ký cuả chị Minh Kha, anh Trần v Phước ,anh Lê Bá B đã kể hết rồi khá đầy đủ , đều là có thật .Xin post thêm dưới đây vài tấm hình mà tôi và một vài bạn lúc được vào ở trại Panatnikhom ,chờ ngày đi định cư .Có 1 tấm
tiển đưa chụp trứơc xe bus để đi ra phi trường Bangkok ngày 11-05-1983. Tôi hy vọng góp được thêm một số sinh hoạt về trại NW.82 đầy đủ hơn,làm chứng cứ tài liệu tham khảo về người vượt biên đường bộ
Phỏng theo thơ Tú Xương:
Ào ạt người đi tớ cũng đi
Xe đò ,xe lữa cũng Fu-zi (Refugee)
Ra đi vợ dúi vài chỉ lẽ
Quyết chí phen này đến Chun -ri (chonburi ,tĩnh biên giới Thái)
Không vàng chẳng bạc chân cũng đi
Gian nan nguy khốn có ra gì
Tự do một cỏi ngoài rộng mở
Chí cả trai hung há sợ chi
Đường ra biên giới lánh cộng phì
Lẫn lộn đoàn buôn lủi theo đi
Trăm dặm đường mòn xương phơi trắng
Quanh rừng mìn bãi xác tử thi
Ào ạt người đi tớ cũng đi
Xe đò ,xe lữa cũng Fu-zi (Refugee)
Ra đi vợ dúi vài chỉ lẽ
Quyết chí phen này đến Chun -ri (chonburi ,tĩnh biên giới Thái)
Không vàng chẳng bạc chân cũng đi
Gian nan nguy khốn có ra gì
Tự do một cỏi ngoài rộng mở
Chí cả trai hung há sợ chi
Đường ra biên giới lánh cộng phì
Lẫn lộn đoàn buôn lủi theo đi
Trăm dặm đường mòn xương phơi trắng
Quanh rừng mìn bãi xác tử thi
Tôi từ Sàigòn vượt biên ra đi ngày 15 tháng 11 năm 1981 là trước 2 ngày
bầu cử quốc hội VNCS. Sáng sớm ra xa cảng miền tây qua ngã Tân Châu Châu
Đốc vào Phompenh suốt gần 2 tuần bằng rất nhiều phương tiện di chuyển
:ghe thuyền ,xe đò ,xe lữa,xe lôi tuk tuk,xe bò ,xe ôm,xe thồ … đủ cả
;và ngày cuối băng rừng lội bộ cả một ngày từ sáng sớm cho đến tối đến
khu vực Polpot kiểm soát ;qua ngày hôm sau nửa lội tiếp ngược về vùng
bọn Para, vô cùng gian nan khổ sở .Vừa trốn tránh lại luôn nơm nớp bị
bắt lại. Khởi đầu đừờng đi qua gần trăm trạm kiểm soát cuả chính quyền
Campuchia,bộ đội CSVN,qua bọn kháng chiến Para, đến vùng lính Polpot
kiểm soát;Vì kh ông vào được đất Thái nên trở ngược về khu Para kháng
chiến cuối cùng đến được binh viện Nongsamet xát biên giói Thái an toàn
vào một buổi trưa ngày 24-11-1981 . Khi đến nơi tôi được bà dẩn đường
đưa vào chợ trời dân tỵ nạn Campuchia Nong Samet .vô tiệm chụp hình
nguyên complet với bộ đồ vượt biên để đời ;để gởi về cho vợ tôi mà nhận
thêm vàng.Rất tiếc chưa tìm được tấm hình quý gía này cuả tôi đã lạc
mất,hầu post lên cho thấy với bộ đồ rất ấn tượng,rất thực đúng với cách
ăn mặc cuả người bản xứ đi buôn đường rừng qua Thái lúc đó;mà dân tỵ nạn
đường bộ nào cũng buộc phải mặc cải trang ..Là cái quần đen củ kỷ , áo
carô tay dài nhớp nhúa,có cái túi nhỏ phiá trên ngực mà mổi lần qua trạm
xét tôi giả vờ luôn cúi đầu móc tiền đưa mãi lộ cho lính gát để không
bị để ý,thấy mặt tra hỏi …và đăc biệt là chiếc khăn kàma rằn đen đỏ quấn
ngang đầu mà tôi đã đính ngay giữa trán sừng Phật nạm vàng đã được vị
sư cả chuà khmer Sài gòn làm phép và sợi giây Càtha đeo quanh cổ đi
đường bình an(Vô cùng linh thiêng tôi còn giữ luôn mãi bên người).
Bà dẫn đường đưa tôi đến bịnh viên và nói có người Việt tỵ nạn ở đó,nơi
ngoài bià rừng cách không xa,đến gần hơn biên giới Thái do Hồng thập tự
quốc tế-ICRC chăm sóc.Ban ngày họ đến làm việc, sau chiều tối trở vô
trong đất Thái. Tôi thấy có người Tây trong bịnh viện nên chạy đại vào
xin giúp đở. Và tôi được bà b/s Hội ICRC này đưa vào tạm trú với nhóm
khoảng trên 200 người VN tỵ nạn đã ở trước đó;trong một dãy chòi lá dài
phiá sau kè vách ngo ài nhà bịnh viện.Sau khi khai báo tên tuổi, tình
trạng là người đi vượt biên tỵ nạn .Tôi may mắn nhờ vậy đã không bị hành
hạ nhiều; vì sau đó bị đưa đi trình diện ban an ninh cuả bọn lính Para
kháng chiến Mi ên .Sau một ngày cầm giữ họ lục soát ,tra vấn tình hình
trên đường đi ,về bộ đội CSVN…rồi thả về chổ tạm ở bịnh viện. Không biết
từ bao lâu ,người tỵ nạn VN sống ở đây.Họ trông chờ nghe ngóng ,hoặc
nếu như có thể đi tiếp lọt vào trong đất Thái ;hay mong có được quốc tế
biết tới.Tháng ngày tâm trạng mọi người chỉ ngóng chờ, lo lắng và bọn
lính Para cũng thường xuyên đe doạ tính mạng .Sống qua ngày người tỵ nạn
nhờ vào sự giúp đở cuả Hồng thập tự quốc tế rất hạn chế . thiếu thốn
mọi điều và tự lo liệu .Trải chiếu hoặc nylon nằm ngũ dưới đất sống lây
lấc quanh quẩn trong phạm vi bịnh viện. Anh Tố nguyên là bác sỉ thú
y,dáng dấp thư sinh hiền lành nói giọng Huế ,miền trung là đại diện nhóm
người tỵ nạn VN ở đây và Sơn Hương phụ trách liên lạc với bọn Para lảnh
chuá.
Không bao lâu chỉ khoảng 1 tháng ở đây thì trại NW 82 được dựng lên. Tôi
và tất cả bà con được đưa vào trại đầu tiên ng ày 26-12-1982. Trại
không xa chỉ cách bịnh viện Nong Samet qua một hàng rào tre vài trăm
mét, trên vùng đất đỏ bụi bậm núi rừng biên giới khô nóng cháy da thịt.
Chiều chợt về trên dấu chân vùng xa lạ
Mảnh trời buồn xa vắng giữa rừng cây
Điêu linh,vất vưởng lạc loài biên giới Thái
Đất bụi đỏ khô cằn, đỏ mắt nhớ người yêu
Chiều chợt về trên dấu chân vùng xa lạ
Mảnh trời buồn xa vắng giữa rừng cây
Điêu linh,vất vưởng lạc loài biên giới Thái
Đất bụi đỏ khô cằn, đỏ mắt nhớ người yêu
Từ đây đến vòng đai giao thông hào biên giới Thái cũng chỉ non 1 km . có
trại tỵ nạn lớn Khao I Dang trong đất Thái chỉ đi vô thêm nửa vài cây
số.Chúng tôi rất ao ước được vào trại này ,vì tới được đó mới chính thức
được công nhận là tỵ nạn ,mới được quốc tế gọi phỏng vấn và cho đi định
cư. Còn ở đây không ai biết đến người tỵ nạn VN cả. Sau này ngay cả vào
trại NW82 cũng thế ,
Trại NW 82 được xây cất bằng tre rào tứ phiá ,với hai lớp r ào c ách kho ản 1 thước.Từ cổng trại đi vào có cổng lính Thái gát ngày đêm ,và những ụ gát chung quanh. Bên tay phải là nhà trại bằng lá của ban chỉ huy do một tên đại úy chỉ huy trại cùng với một tên phó hung thần tên Chon, được đặt tên là thằng cọp. cùng một tiểu đội lính task force Thái hung dữ .Kế bên là nhà bếp chung và kho lương thực .Bên tay trái là nhà lá ban đại diên và anh Tố tiếp tục là đại diện cho bà con tỵ nạn VN. Ban đại diện thành lập nhiều ban,tiểu ban để tự điều hành mọi việc an ninh trật tự ,giáo dục ,y tế….đủ cả.
Khởi đầu trại tập trung số dân cuả bịnh viện Nong Samet và Nong Chan đưa về rồi sau đó lẻ tẻ từ nhưng nơi khác.Từ vài trăm người với 15- 16 cái lều đến đỉnh điểm cuối cùng lên đến 1800 người với tất cả là 30 cái lều nhà binh thật lớn.trong mỗi cái lều là gần cả trăm người và 1 căn nhà tranh lớn bằng cở bịnh viện với giường ngũ 2 tầng chật chội…cả hơn 500 người ! Đầu tiên chúng tôi nằm đất ,sau thành lập thêm ban xây dựng lấy tre Hồng thập tự cho ,chẻ đôi rồi kết đóng thành xạp dài làm giường ngũ dài từ đầu lều đến cuối lều.Lều chia làm hai dãy qua một lối đi ở giữa lều rộng khoảng 1m.Xin nói thêm trên mỗi bên xạp giường, người nằm sát bên nhau( rộng khoảng 80m)như cá mòi chứa trên hàng trăm mạng trên đó.Có biết bao chuyện hỷ nộ ái ố trên những xạp giường chung này.Chuyện của một gia đình ,hay một cá nhân làm ảnh hưởng lây chung cả đám…phải khóc cười .như vợ chồng cài vả, đánh lộn .tiếng kot kẹt lăn lộn dù khéo nhẹ cũng làm người khác hết ngũ!...Phải nói là bất cứ mọi sinh hoạt ,gì gì cũng đều làm ,xảy ra ở trên cái giường xạp tre này ,đó là nơi ăn ,ngũ vvv…&vvv…
Trại NW 82 được xây cất bằng tre rào tứ phiá ,với hai lớp r ào c ách kho ản 1 thước.Từ cổng trại đi vào có cổng lính Thái gát ngày đêm ,và những ụ gát chung quanh. Bên tay phải là nhà trại bằng lá của ban chỉ huy do một tên đại úy chỉ huy trại cùng với một tên phó hung thần tên Chon, được đặt tên là thằng cọp. cùng một tiểu đội lính task force Thái hung dữ .Kế bên là nhà bếp chung và kho lương thực .Bên tay trái là nhà lá ban đại diên và anh Tố tiếp tục là đại diện cho bà con tỵ nạn VN. Ban đại diện thành lập nhiều ban,tiểu ban để tự điều hành mọi việc an ninh trật tự ,giáo dục ,y tế….đủ cả.
Khởi đầu trại tập trung số dân cuả bịnh viện Nong Samet và Nong Chan đưa về rồi sau đó lẻ tẻ từ nhưng nơi khác.Từ vài trăm người với 15- 16 cái lều đến đỉnh điểm cuối cùng lên đến 1800 người với tất cả là 30 cái lều nhà binh thật lớn.trong mỗi cái lều là gần cả trăm người và 1 căn nhà tranh lớn bằng cở bịnh viện với giường ngũ 2 tầng chật chội…cả hơn 500 người ! Đầu tiên chúng tôi nằm đất ,sau thành lập thêm ban xây dựng lấy tre Hồng thập tự cho ,chẻ đôi rồi kết đóng thành xạp dài làm giường ngũ dài từ đầu lều đến cuối lều.Lều chia làm hai dãy qua một lối đi ở giữa lều rộng khoảng 1m.Xin nói thêm trên mỗi bên xạp giường, người nằm sát bên nhau( rộng khoảng 80m)như cá mòi chứa trên hàng trăm mạng trên đó.Có biết bao chuyện hỷ nộ ái ố trên những xạp giường chung này.Chuyện của một gia đình ,hay một cá nhân làm ảnh hưởng lây chung cả đám…phải khóc cười .như vợ chồng cài vả, đánh lộn .tiếng kot kẹt lăn lộn dù khéo nhẹ cũng làm người khác hết ngũ!...Phải nói là bất cứ mọi sinh hoạt ,gì gì cũng đều làm ,xảy ra ở trên cái giường xạp tre này ,đó là nơi ăn ,ngũ vvv…&vvv…
Sinh hoạt trong trại vô cùng khó khăn thiếu thốn ,mất vệ sinh cùng cực
càng về sau này khi số lượng người quá tải thì càng chật chội,khốn khó
hơn .Trại có một dãy nhà vệ sinh chòi lợp nylon và tôn nhựa khoảng 6, 7
cái,dựng trên những cái hố đào sâu với dòi bọ lúc nhúc,vô cùng hôi
hám.Nắng biên giới vùng nhiệt đới nung bốc hơi khiếp đãm. Di vào cầu
tiêu là cả một cực hình chẳng đả.giống
như vào tắm hơi mùi phân xí nực nồng bám dính vào da thịt đến muốn tởm
lợm buồn nôn mà lại không có nước để tắm.!Phải chịu khó phơi trần đi
ngoài gió một lúc ,lấy khăn lau mồ hôi cho sạch rồi mới dám lại gần
người khác
*.- Tiêu chuẩn căn bản cho 1 đầu người được cung cấp :
- 8 lít nước 1 ngày -Phụ nữ thì rất là khốn khổ … chừa nước để uống & đánh răng sáng thôi ,còn lại bao nhiêu vừa tắm vừa giăt quần áo luôn một lúc (Mặc cả quần áo vào lúc tắm giặt luôn !Thực ra suốt ngày đa số chỉ mặc có cái quần xì lỏn nên không có gì phải giặt;Chỉ có phụ nữ là rất khốn khổ ở điểm này).
- Thêm 1 phần nước cho những ai có làm việc trong các ban ngành phục vụ trong trại; May là tôi có trong ban gi áo dục trại,daỵ tiếng Anh cho các em nh ỏ nên cũng có đủ nươc đê dùng
Và thực phẩm tiêu chuẩn 1 tuần phát 1 lần gồm:
- Cá xấy khô nhỏ bằng đốt tay 5 hay 6 con hay 1 lon cá hộp nhỏ
- Cá mặn gọị là pla-thu (ướp muối mặn chát) nhỏ xíu 5 hay 6 con .
- Dầu ăn vài muổng canh hoặc muối 1 hay 2 muổng.
- 1 lon sửa bò đậu xanh hay đậu hoà lan (làm được nhiều việc lắm)
Chỉ có vậy thôi cho 1 tuần
Đồ ăn thì tự túc nấu ,còn cơm thì được nhà bếp nấu phát chung tập thể . Độc thân một mình như tôi thi nấu nướng rất phiền ,lại nửa chẳng có nồi niêu xong chảo để nấu ,nên thường gom tất cả đồ lảnh được xin đưa cho những người có gia đình nấu ăn ké qua bửa ,hoặc đem cá khô qua nhà bếp xin nướng đở.
Cũng xin phiếm bàn chút về đậu xanh và đậu Hoà Lan .Đậu xanh làm được giá ,rồi làm chua,nấu canh …tạo ra chất rau xanh dinh dưỡng vì trại không cấp rau tươi. Đậu Hòa Lan đem rang làm trà để uống,làm bánh cho dịp đám cưới dã chiến –Càng khổ ,khốn cùng con người càng tìm đến nhau yêu thương nhau hoặc thời gian chờ đợi quá lâu để an ủi ,bớt phần đơn côi họ quyết định cưới nhau -Thật tuyệt vời chỉ 1 lon đậu xanh,1 lon đậu petti bois hoà Lan, họ đã trở thành vợ thành chồng ở cái nơi khốn khổ đìu hiu này-Tính ra cũng có đến 4 -5 cặp cưới nhau trong trại trong giai đoạn cuối cùng trại đóng cửa .Cũng có trường hợp cưới vì muốn ghép form laị để được định cư cùng với nhau .
Từ ngày đầu bà con VN tỵ nạn vào trại NW 82 ban chỉ huy Thái và bọn lính canh gát rất tàn bạo và khắc khe – ra nội quy vô cùng nghiêm khắc
- Giới nghiêm sau 8 giờ :mọi sinh hoạt đều bị cấm chỉ ,rụt rịch nói chuyện là ăn đòn ngay…thằng cọp đi rà khắp từng lều mọi đêm Và hằng đêm sai goị tìm gái : uy hiếp hoặc o ép gọi lên ban chỉ huy .-Sáng ra kiếm cớ vệ sinh lều ,dơ bẩn ,xả rác để kêu hết cả lều ra đánh thị uy cả già lẫn trẻ đều bị đánh.mỗi người 2 roi.co khi đến 2 hoặc 3 lều bi đánh ,tổng công gần 2 ,3 trăm người !
-Như là một trại giam tập trung .Tên đại úy Thái ra nghiêm cấm liên lạc thư từ, cấm tiếp cận trao đổi mua bán với bên ngoài .-không được lảng vảng đến gần hàng rào. Bọn lính Thái bắt gặp ai lại gần hàng rào là đá, đánh đập thẳng tay .Dân tỵ nạn bị kềm chế ,ngược đải, thiếu thốn trong mọi điều kiện sinh hoạt .Nghèo khổ ai cũng như nhau ,và dù có tiền cũng không thể mua gì được.
-Thỉnh thoảng cọp bày ra làm kiểm tra lều để tìm tiền và vàng bạc,cùng lúc bắt mọi người ra đứng ngoài sân để lục xét. Hắn để ý nhiều vào những lều gia đình có đông người và đàn bà con gái. Tất cả những lều hầu như đều bi hành hạ tập thể như nhau.Lều tôi ở là lều 2, ít bị nó để mắt vì đa số là quân nhân VNCH, độc thân làm việc trong nhiều ban nghành của trại Nhưng dù vậy cũng không tránh được bị phạt khi vi phạm,bị bắt quả tang Thach Cang s/q cảnh sát quốc gia làm trật tự viên trại, phạt ăn 2 bịch kẹo luôn cả vỏ.Sơn Hương,t/úy phó ban đại diên bị phạt ăn sống con lươn vì đem thức ăn từ ngoài vào.Anh Hồng phải uồng và nhai bả thuốc lá vì mua thuốcbên ngoài.và tôi bị đeo tấm bảng với hàng chử gởi thư ra ngoài,phải quỳ gối trước sân văn phòng ban đại diện suốt một buổi dưới nắng!(Tối hôm trước có phái đoàn phục quốc vào ,tôi nhờ chuyển lá thơ cho thằng em vợ đi kháng chiến đợt trước đó; có kẻ chỉ điễm với Thái nên sáng hôm sau tôi bị kêu lên phạt quỳ đeo bảng!).
Nói về thằng cọp thì ai cũng khiếp đãm vì hắn vô cùng hung ác và là nổi sợ hải cuả toàn trại nhất là phụ nử, bị nó đêm đêm lục lạo kiếm tìm để được thoả mản .Hắn sáng chế nhiều hình thức phạt dã man như kể trên ,thêm nửa như băt chước Mr.T ,bắt phạt cắt tóc đem đi riểu quanh trại để làm trò cười chơi (ai cũng kinh dị vì lúc đó đâu ai biết mái tóc Mr.T ) Hoặc bắt lội nước dưới hố toàn phân
Tôi viết những lời này nói lên thảm trạng cuả người tỵ nạn Trại NW 82 :
Cuộc đời tỵ nạn thảm thê
Blathu*,cá xấy chán chê ngẹn ngào,
Suốt ngày thơ thẩn ra vào
Nằm ngồi không ổn nắng cào cháy da
Lều tăng(tent) tre xạp xắp ba
Phơi trần da thịt tựa bầy đười ươi
Ngoài sân Cọp Thái chơi người
Trẻ già ,trai gái hai roi thẳng đòn.
Nhìn xa ngàn dăm nước non
Thảm thương than phận sống nương xứ người
chú thich: (*) tên cá muối ương mặn
Bọn Lính Thái giam cầm ngăn chận dân tỵ nạn VN, cũng như không muốn cho quốc tế biết để can thiệp. Ý định cuả Thái thành lập trại là đem dân tỵ nạn kháp nơi về giam giữ ,chận không cho đi lọt vào đất Thái. Vì vậy trại NW82 được canh giữ vô cùng gắt gao,khắc nghiệt như một trại giam . Không cho liên lạc thư từ ,mua bán, trao đổi tiếp xúc với người bên ngoài :
khủng bố tinh thần qua những hành động và lối đối xử cuả bọn lính Thái với dân tỵ nạn vượt biên đường bộ qua Thái là làm nhục chí ,gây kinh hoàng để người vượt biên sợ mà đừng nhắn tin về cho thân nhân tiếp tục vượt biên qua Thái .
Môt số người không chịu nổi sự giam cầm,nóng lòng chạy vào đất Thái , đã trốn trại và nghe đồn có người bị lính Thái bắn chết.Có một số chán nản,không hy vọng hoăc nhiều lý do; khi phái đoàn phục quốc đến tuyển,đã theo trở về -ít nhất có 3 đợt ra đi như vậy qua đại diện các mặt trận phục quốc khác nhau như M.t Hoàng cơ Minh,Chí nguyện đoàn Võ Đại Tôn…đến trại tuyển đi. . Nếu như không vì chiến tranh leo thang do bộ đội CSVN đánh tới, tình hình quá nguy hiểm vì pháo kích ,cái chết cận kề.Trại Nong Chan kế bên đã bị đánh san bằng , thì chắc là phải sống mỏi mòn không nước nào biết tới .Lúc đó cũng may quốc tế biết đươc và can thiêp,cấp tốc giải quyết ,Họ dựng lều dã chiến ngay sát biên giới. Phái đoàn các nước đến làm việc phỏng vấn tại chổ ;làm hồ sơ nhận cho đi định cư .Chỉ sau vài ngày,nhi ều nươc tiếp nhận , từng đợt được đưa vào trại chuyển tiếp Panat nikhom Transit center trong đất Thái. Được biết vì có một gia đình có vài ba đứa con lai Mỹ cũng vừa mới nhập trại nên Mỹ đến bốc trước nhất. Kỳ đó có rất nhiều nước đến nhận định cư người cuả trại NW.82 .Mỹ là nước đến phỏng vấn nhận cho đi đầu tiên và nhiều nhất .Sau đó lần lượt là Canada, Úc, Ý …có đến mười mấy nước.Chúng tôi qua trại Panatnikhom không lâu độ 2 hoăc 3 tháng tất cả sau đó được giải quyết cho đi.Tôi đến Montreal.Canada ngày 12 tháng 5 1983
Một số chi tiết nhỏ xin ghi thêm,số người tỵ nạn trong trại như hồi ký anh Phước nói là người VN chỉ có khoảng 300 ,người Chàm 200 và còn lại là người Miên. Điều đó không đúng mà phải nói đó là người Việt gốc Miên ( Khmer Krom),Sắc dân thiểu số miền Tây và Việt Nam khoảng trên 600 người lúc cuối cùng.
Gần lúc sắp đóng trại khi quốc tế biết can thiệp và báo chí có đề cập về tình cảnh người tỵ nạn VN cuả trại NW 82.Bon lính Thái mới có chút phần để yên là không hành hạ nhiều như lúc đầu,dễ chịu môt chút .Sau này có cho nhận gởi thơ từ nhưng rất giới hạn mổi tháng chỉ 1 lần ,được lảnh quà thân nhân gởi cho thông qua ICRC,nhưng bi kiểm soát;Money order bị bắt đổi rẻ ra tiền Batt. Lập thêm nhà bếp nấu tự túc ngoài trời,mua bán trao đổi lén lút (làm lơ phần nào) Ban chỉ huy Thái tổ chức các sự kiện thể thao văn nghệ mừng ngày lể sinh nh ât vua Thái và mời các đại diện quốc tế tham dự.Tiệc tùng,khiêu vũ lễ giáng sinh cho nh ân vi ên các hôi thiện nguyện,cơ quan quốc tế.Trong không khí ấy và cũng có lẻ lúc khổ quá cũng muốn có chút quà bồi dưỡng 1 ký đường và vài thứ khác không còn nhớ .Tôi đã ghi danh tham gia thi đấu võ thuật đêm lễ mừng sinh nhật vua Thái .Sự kiện đêm đó 3 người VN tỵ nạn Tôi,Sơn và một người nửa không nhớ tên tham gia thi đấu đều đánh thắng cả 3 người lính Thái khoẻ mạnh.Trên tinh thần võ sĩ đạo biễu diễn thi đấu thể thao giúp vui ,chúng tôi đã bị truy lùng tìm đánh đêm hôm sau bởi cái đám lính thiếu tinh thần thể thao.Cũng may chúng không tìm thấy được tôi và các bạn khác .Nhờ ban đại diện báo cáo lên chỉ huy Thái nên tốp lính bị đổi đi .May là thời kỳ đó đã dễ nếu như thời kỳ đầu có lẽ chúng tôi khó còn mạng .Vấn đề là một số người phần nào cũng thích thú ,được an uỉ tinh thần .Số khác lại sợ là lính Thái sẽ làm khó dễ , họ trách móc chúng tôi là gây chuyện, sau này cuộc sống cuả họ sẻ bị khó khăn hơn !
Sống trong giam hảm nhưng trong lòng vẫn luôn nung nấu nhớ về gia đình còn lại ở quê nhà.,kiên trì giữ vững tinh thần dù có nhiều đồn đải bị đưa trả về ,bị bỏ mặc và chết chóc vì chiến tranh đang lan đến..
.
Lời nhắn cho em
Nhớ về quê củ xa ngàn
Đọc thư em gởi đôi hàng lệ tuôn
Mưa rơi từng giọt u buồn
Tiếng con văng vẳng gợi đau nổi lòng
Niềm thương nổi nhớ buồn trông
Em ơi ! ngăn cách tủi hờn đôi ta
Nẻo đường ngàn dặm cách xa
Nhớ nhung da diết xót xa chất chồng
Biết em ngày đợi đêm trông
Ôi! Lòng anh cũng ngày mong tháng chờ
Xin em hảy vững đợi chờ
Anh về dệt lại vần thơ thuở nào.
TRUMP & OBAMA VỀ BIỂN ĐÔNG
Tỷ phú Trump ‘sẽ xử lý biển Đông tốt hơn ông Obama’
Người dân Trung Quốc tin rằng cả hai ứng viên của Đảng Dân chủ và Cộng
hòa sẽ giải quyết tranh chấp giữa Bắc Kinh và Washington tốt hơn đương
kim Tổng thống Barack Obama.
Cuộc thăm dò ý kiến 1500 người Trung Quốc ở thành thị, do tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng có trụ sở ở Hong Kong công bố hôm 5/11, vài ngày trước cuộc bầu cử 8/11, còn cho thấy một nửa trong số đó cho rằng ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump sẽ xử lý vấn đề biển Đông tốt hơn ông Obama (54%) cũng như về các vấn đề hợp tác về an ninh mạng (59%), thương mại song phương (57%) hoặc tình hình trên bán đảo Triều Tiên (52%).
Trong đó, một số người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam nuôi hy vọng ứng viên Đảng Cộng hòa của Mỹ sẽ giúp “dẹp mộng bá quyền của Trung Quốc”.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng của Đại học George Mason ở Hoa Kỳ từng nhận định với VOA Việt Ngữ rằng ông Trump nhận được sự ủng hộ của một số người Việt chính vì ông từng mạnh mẽ “chống” Bắc Kinh.
Theo trang tin News.com.au, khoảng 51% tin rằng tỷ phú bất động sản Mỹ sẽ can thiệp ít hơn vào châu Á so với đương kim Tổng thống Obama.
Trong khi ông Trump vượt trước bà Clinton về các vấn đề trên, những người được thăm dò ý kiến ở Trung Quốc đánh giá ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ cao hơn về các chủ đề như bảo vệ nhân quyền và sở hữu trí tuệ.
Cuộc thăm dò của tờ báo ở Hong Kong còn cho thấy rằng 52% công dân Trung Quốc tin rằng bà Clinton là lựa chọn tốt nhất để củng cố quan hệ với Mỹ so với ông Trump (48%).
Trong khi đó, dựa trên cuộc thăm dò với hơn 3 nghìn người từ Trung Quốc, Nhật, Philippines, Singapore, Indonesia, và Hàn Quốc, tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng còn đưa tin rằng 76% người châu Á, trong đó có 61% người Trung Quốc, cho biết ủng hộ bà Clinton lên làm Tổng thống Mỹ.
Xét tổng thể, kết quả thăm dò cho thấy rằng người Trung Quốc lạc quan hơn về việc phát triển quan hệ Mỹ - Trung so với người dân các nước láng giềng.
Cuộc thăm dò ý kiến 1500 người Trung Quốc ở thành thị, do tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng có trụ sở ở Hong Kong công bố hôm 5/11, vài ngày trước cuộc bầu cử 8/11, còn cho thấy một nửa trong số đó cho rằng ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump sẽ xử lý vấn đề biển Đông tốt hơn ông Obama (54%) cũng như về các vấn đề hợp tác về an ninh mạng (59%), thương mại song phương (57%) hoặc tình hình trên bán đảo Triều Tiên (52%).
Trong đó, một số người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam nuôi hy vọng ứng viên Đảng Cộng hòa của Mỹ sẽ giúp “dẹp mộng bá quyền của Trung Quốc”.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng của Đại học George Mason ở Hoa Kỳ từng nhận định với VOA Việt Ngữ rằng ông Trump nhận được sự ủng hộ của một số người Việt chính vì ông từng mạnh mẽ “chống” Bắc Kinh.
Theo trang tin News.com.au, khoảng 51% tin rằng tỷ phú bất động sản Mỹ sẽ can thiệp ít hơn vào châu Á so với đương kim Tổng thống Obama.
Trong khi ông Trump vượt trước bà Clinton về các vấn đề trên, những người được thăm dò ý kiến ở Trung Quốc đánh giá ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ cao hơn về các chủ đề như bảo vệ nhân quyền và sở hữu trí tuệ.
Cuộc thăm dò của tờ báo ở Hong Kong còn cho thấy rằng 52% công dân Trung Quốc tin rằng bà Clinton là lựa chọn tốt nhất để củng cố quan hệ với Mỹ so với ông Trump (48%).
Trong khi đó, dựa trên cuộc thăm dò với hơn 3 nghìn người từ Trung Quốc, Nhật, Philippines, Singapore, Indonesia, và Hàn Quốc, tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng còn đưa tin rằng 76% người châu Á, trong đó có 61% người Trung Quốc, cho biết ủng hộ bà Clinton lên làm Tổng thống Mỹ.
Xét tổng thể, kết quả thăm dò cho thấy rằng người Trung Quốc lạc quan hơn về việc phát triển quan hệ Mỹ - Trung so với người dân các nước láng giềng.
Tỷ phú Trump ‘sẽ xử lý biển Đông tốt hơn ông Obama’
Người dân Trung Quốc tin rằng cả hai ứng viên của Đảng Dân chủ và Cộng
hòa sẽ giải quyết tranh chấp giữa Bắc Kinh và Washington tốt hơn đương
kim Tổng thống Barack Obama.
Cuộc thăm dò ý kiến 1500 người Trung Quốc ở thành thị, do tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng có trụ sở ở Hong Kong công bố hôm 5/11, vài ngày trước cuộc bầu cử 8/11, còn cho thấy một nửa trong số đó cho rằng ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump sẽ xử lý vấn đề biển Đông tốt hơn ông Obama (54%) cũng như về các vấn đề hợp tác về an ninh mạng (59%), thương mại song phương (57%) hoặc tình hình trên bán đảo Triều Tiên (52%).
Trong đó, một số người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam nuôi hy vọng ứng viên Đảng Cộng hòa của Mỹ sẽ giúp “dẹp mộng bá quyền của Trung Quốc”.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng của Đại học George Mason ở Hoa Kỳ từng nhận định với VOA Việt Ngữ rằng ông Trump nhận được sự ủng hộ của một số người Việt chính vì ông từng mạnh mẽ “chống” Bắc Kinh.
Theo trang tin News.com.au, khoảng 51% tin rằng tỷ phú bất động sản Mỹ sẽ can thiệp ít hơn vào châu Á so với đương kim Tổng thống Obama.
Trong khi ông Trump vượt trước bà Clinton về các vấn đề trên, những người được thăm dò ý kiến ở Trung Quốc đánh giá ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ cao hơn về các chủ đề như bảo vệ nhân quyền và sở hữu trí tuệ.
Cuộc thăm dò của tờ báo ở Hong Kong còn cho thấy rằng 52% công dân Trung Quốc tin rằng bà Clinton là lựa chọn tốt nhất để củng cố quan hệ với Mỹ so với ông Trump (48%).
Trong khi đó, dựa trên cuộc thăm dò với hơn 3 nghìn người từ Trung Quốc, Nhật, Philippines, Singapore, Indonesia, và Hàn Quốc, tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng còn đưa tin rằng 76% người châu Á, trong đó có 61% người Trung Quốc, cho biết ủng hộ bà Clinton lên làm Tổng thống Mỹ.
Xét tổng thể, kết quả thăm dò cho thấy rằng người Trung Quốc lạc quan hơn về việc phát triển quan hệ Mỹ - Trung so với người dân các nước láng giềng.
http://www.voatiengviet.com/a/tham-do-cho-thay-ty-phu-trump-se-xu-ly-van-de-bien-dong-tot-hon-ong-obama/3583605.html
Cuộc thăm dò ý kiến 1500 người Trung Quốc ở thành thị, do tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng có trụ sở ở Hong Kong công bố hôm 5/11, vài ngày trước cuộc bầu cử 8/11, còn cho thấy một nửa trong số đó cho rằng ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump sẽ xử lý vấn đề biển Đông tốt hơn ông Obama (54%) cũng như về các vấn đề hợp tác về an ninh mạng (59%), thương mại song phương (57%) hoặc tình hình trên bán đảo Triều Tiên (52%).
Trong đó, một số người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam nuôi hy vọng ứng viên Đảng Cộng hòa của Mỹ sẽ giúp “dẹp mộng bá quyền của Trung Quốc”.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng của Đại học George Mason ở Hoa Kỳ từng nhận định với VOA Việt Ngữ rằng ông Trump nhận được sự ủng hộ của một số người Việt chính vì ông từng mạnh mẽ “chống” Bắc Kinh.
Theo trang tin News.com.au, khoảng 51% tin rằng tỷ phú bất động sản Mỹ sẽ can thiệp ít hơn vào châu Á so với đương kim Tổng thống Obama.
Trong khi ông Trump vượt trước bà Clinton về các vấn đề trên, những người được thăm dò ý kiến ở Trung Quốc đánh giá ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ cao hơn về các chủ đề như bảo vệ nhân quyền và sở hữu trí tuệ.
Cuộc thăm dò của tờ báo ở Hong Kong còn cho thấy rằng 52% công dân Trung Quốc tin rằng bà Clinton là lựa chọn tốt nhất để củng cố quan hệ với Mỹ so với ông Trump (48%).
Trong khi đó, dựa trên cuộc thăm dò với hơn 3 nghìn người từ Trung Quốc, Nhật, Philippines, Singapore, Indonesia, và Hàn Quốc, tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng còn đưa tin rằng 76% người châu Á, trong đó có 61% người Trung Quốc, cho biết ủng hộ bà Clinton lên làm Tổng thống Mỹ.
Xét tổng thể, kết quả thăm dò cho thấy rằng người Trung Quốc lạc quan hơn về việc phát triển quan hệ Mỹ - Trung so với người dân các nước láng giềng.
http://www.voatiengviet.com/a/tham-do-cho-thay-ty-phu-trump-se-xu-ly-van-de-bien-dong-tot-hon-ong-obama/3583605.html
PHẠM TRẦN * TRIỀU ĐẠI TRUMP
Nước Mỹ đi về đâu dưới triều đại Donald Trump?
Việt Nam sẽ mất TPP Với Chính quyền Trump?
Phạm Trần (Danlambao)
- Ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump đã đảo ngược mọi dự đoán và vượt
qua nhược điểm để đánh bại đối thủ danh tiếng Hillary Clinton trở thành
Tổng thống thứ 45 của Hiệp chủng Quốc Hoa Kỳ.
Đây là một biến cố lịch sử của nước Mỹ trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày
08/11/2016 vì ông Trump không phải là chính trị gia chuyên nghiệp; chưa
bao giờ ứng cử hay làm việc trong chính quyền; không có kinh nghiệm
ngoại giao, quốc phòng và bang giao quốc tế. Ông chỉ là một nhà kinh
doanh thành công. Ăn nói không giữ mồm giữ miệng; bị cáo buộc sàm sỡ với
nhiều phụ nữ; thích chửi thằng vào mặt đối phương khi tranh luận như đã
chứng minh trong thời gian tranh cử với 16 ứng cử viên khác của đảng
Cộng hòa.
Vậy tại sao tỷ phú Donald Trump đã đắc cử và có gì đặc biệt trong thành phần cử tri ủng hộ ông ta?
Trước hết, ông bị các hãng thăm dò ý dân đặt vào vị trí thua cuộc
từ 4 đến 6 điểm sau ứng cử viên Dân chủ bà Hilarry Clinton, cựu Ngoại
trưởng Mỹ, chỉ 24 giờ trước khi phòng phiếu mở cửa ngày 8/11/2016.
Thứ hai, các nhà tài phiệt và thị trường chứng khoán ở New York
đều tin tưởng bà Clinton sẽ đại thắng để tiếp tục bảo vệ, xây dựng và
phát triển nền kinh tế thịnh vượng toàn cầu. Họ lo ngại chính sách kinh
tế chỉ biết bảo vệ quyền lợi nước Mỹ của ông Trump sẽ cô lập Hoa Kỳ với
Thế giới.
Thứ ba, bà Clinton được coi là ứng cử viên phụ nữ sáng giá nhất
vì có nhiều kinh nghiệm ở nghị trường (bà từng là Thượng nghị sỹ,
2001-2009) và kinh nghiệm quốc tế trong vai trò cựu Đệ nhất phu nhân Hoa
Kỳ (chồng bà là Tổng thống Buill Clinton) và Ngoại trưởng Hoa Kỳ
(January 21, 2009 – February 1, 2013)
Thứ tư, trước ngày bỏ phiếu, thăm dò dư luận cho thấy bà Clinton
được 60% phụ nữ ủng hộ, so với Donal Trump là 30%. Bà được 85% cử tri da
mầu, 75% cử tri di dân gốc Nam Mỹ (Hispanic) và đa số thành phần cử tri
có bằng đại học hậu thuẫn.
Thứ năm, bà Clinton còn được các nhật báo lớn và uy tín của Mỹ
như New York Times, Washington Post, Los Angeles Times, the Arizona
Republic (khuynh hướng Cộng hòa) và nhiều nhà bình luận tiếng tăm, trong
đó có ông George Will (đảng Cộng hòa) ủng hộ.
Ngược lại, ông Trump bị coi là người không đủ điều kiện và tư cách làm
Tổng thống bởi phần đồng báo chí Mỹ và chính khách, trong đó có Tổng
thống Barack Obama, Phó Tổng thống Joe Biden và hai cựu ứng viên Tổng
thống của đảng Cộng hòa, John McCain (2008) và Mit Romney (2012).
Thảm hại hơn, ông Donald Trump còn bị nhiều Nghị sỹ và Dân biểu Cộng hòa
xa lánh vì sợ dính vào ông ta sẽ khó tái đắc cử. Lý do vì ông Trump ăn
nói sỗ sàng, tuyên bố nhiều câu bị lên án là kỳ thị người da mầu, các
sắc dân gốc Hồi giáo và làm mất lòng khối cử tri gốc Nam Mỹ vì ông ta đe
dọa trục xuất những người cư ngụ bất hợp pháp ở Mỹ. Ông còn hứa sẽ xây
bức tường dọc theo biến giới Mexico để ngăn chặn người Nam Mỹ vượt biên
giới vào Hoa Kỳ. Ông cho rằng, rất nhiều dân Nam Mỹ xâm nhập nước Mỹ là
thành phần trộm cắp, buôn bán ma túy, băng đảng.
Thứ sáu, đối với di dân gốc Hồi giáo, ông Trump chủ trương “đóng cửa
nhập cư”, đặc biệt cư dân từ Syria, để ngăn chặn quân khủng bố nhập vào
Mỹ. Ông đã bị người Mỹ gốc Hồi giáo tố cáo kỳ thị và vô nhân đạo.
Thứ bảy, Đặc biệt hơn, cả gia đình 2 cựu Tổng thống George H. Bush (cha)
và Gorge W. Bush (con) và cựu Thống đốc Florida, Jeff Bush đã tẩy chay
ông Trump trong suốt cuộc tranh cử. Vì vậy, ông Trump phải vận động
tranh cử một mình. Ngược lại, bà Clinton đã có cả một lực lượng vận động
hùng hậu gồm vợ chồng Tổng Thống Obama, Phó Tổng thống Biden và chồng
bà, cựu Tổng thống Bill Clinton.
Vũ khí bí mật
Do đó, với đường lối tranh cử “chọc giận” và ít được ủng hộ như thế chỉ
có một thiểu số nhà bình luận Cộng hòa hay “tay chân” của ông Trump đã
phỏng đoán ông Trump sẽ thắng cử. Hầu hết các chuyên gia bầu cử và báo
chí, khi coi thường khả năng thắng của của ông Trump, đã làm ngơ một yếu
tố quan trọng đã giúp ông Trump đắc cử. Đó là khối cử tri da trắng
không có bằng đại học, đặc biệt thành phần dân lao động ở ngoại ô và dân
quê.
Những cử tri da trắng này tự thấy họ đã bị giới lãnh đạo truyền thống và
kỳ cựu của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ bỏ quên trong nhiều năm. Vì
vậy, có rất nhiều cử tri đòi hỏi phải thay đổi, phải có một người mới để
làm sạch sẽ chính quyền. Do đó, khi thấy ông Trump cũng có quan điểm và
quyết tâm giống mình thì họ đã nhìn vào ông Trump như một chiếc phao
giữa đại dương. Nhiều người Mỹ da trắng chưa bầu cử bao giờ cũng đã bảo
nhau ghi danh dồn phiếu cho ông Trump.
Khi tranh cử ông Donald Trump còn đòi phải thay đổi tận gốc rễ lề lối làm việc và chính sách đối nội và đối ngoại của nước Mỹ.
Về đối nội, ông ủng hộ quyền người dân được có vũ khí để tự vệ nhưng hứa
sẽ bảo vệ an ninh cho dân và chống mọi hình thức khủng bố hay phá
hoại.
Ông chủ trương phải ưu tiên bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ khi nói đến mậu
dịch với các nước, nhất là đối với Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn và
Mexico. Ông hứa sẽ buộc Trung Quốc phải hạ giá đồng Nhân Tệ để chấm dứt
bất lợi cho hàng xuất cảng của nước Mỹ cũng như nhập hàng Trung Hoa vào
Hoa Kỳ.
Nhà tỷ phú Donald Trump chỉ trích chính sách mậu dịch của chính quyền
dân chủ thời Tổng thống Bill Clinton, tiêu biểu là thỏa hiệp NAFTA
(North American Free Trade Agreement), ký năm 1994 giữa Hoa kỳ, Canada
và Mexico đã gây thiệt hại cho nước Mỹ. Ông hứa sẽ xem xét lại NAFTA.
Ông cũng gay gắt lên án chính sách kinh tế của chính quyền Obama đã làm
cho nhiều đại công ty của Mỹ “di tản” ra nước ngoài, trong đó có Mexico,
Trung Quốc và Việt Nam khiến nhiều dân Mỹ không có công ăn việc làm.
Ngược lại các nước này lại giầu lên, phần lớn tái xuất cảng hàng vào
nước Mỹ.
Ông cũng hứa sẽ đem việc làm trở về nước Mỹ, chấm dứt thời kỳ xuất khẩu công ăn việc làm của dân Mỹ sang làm giầu cho nước khác.
Vì vậy, ứng cử viên Donald Trump được nhiều người Mỹ ủng hộ để chống bà
Clinton, người mà họ coi như nối nghiệp chính sách thất bại của ông
Obama.
Theo cuộc phỏng vấn của đài truyền hình CBS, ông Trump được 53% đàn ông
da trắng ủng hộ so với 41% dành cho bà Clinton. Ông Trump cũng được tới
53% phụ nữ da trắng ủng hộ, so với bà Clinton là 43%.
Đài CBS kết luận: "Ông Trump cũng được một đa số 72% đàn ông da trắng
không có bằng đại học ủng hộ, trong khi bà Clinton chỉ được lối 23%."
Trong số phụ nữ da trắng không có bằng đại học thì ông Trump có tới 62%
ủng hộ so với bà Clinton là 34%. Số phần trăm đàn ông da trắng có bằng
đại học ủng hộ Donald Trump là 54%, so với bà Cliton 39%.
Trong khi đó thì số cử tri da mầu tại các tiểu bang quan trọng như North
Carolina, Michigan, Florida, Lousiana, Georgia lại đi bầu ít hơn 5% so
với hai cuộc bầu cử năm 2008 và 2012, khi ông Obama thắng cử dễ dàng.
Ngoài ra, thành phần cử tri trẻ ở độ tuổi sinh viên hay mới tốt nghiệp
là lực lượng nồng cốt của “liên hiệp Obama” (Obama coalition) trong 2
cuộc bầu cử 2008 và 2012 và của ứng cử viên Tổng thống, Thượng nghị sỹ
Bernie Sanders, từng là đồi thủ của bà Clinton trong cuộc bầu cử sơ bộ,
lại đi bỏ phiếu ít hơn sự trông đợi của bà Clinton.
Thêm vào đó, sự bất mãn của một số không nhỏ cử tri đối với sự tăng giá
của bảo hiểm sức khỏe Obama Care cũng đã đóng góp vào thất bại của bà
Clinton. Ông Trump thì chủ trương bỏ Obama Care để đưa ra một chính sách
bào hiểm bớt tốn kém hơn cho người dân.
Iran-ISIS-Nato-TPP
Trên bình diện Quốc tế, ông Trump chủ trương "thương thuyết lại" thoả
hiệp kiềm chế Iran chế tạo vũ khí nguyên tử (The Iran Nuclear Deal,
2015), là thành công của chính quyền Obama, nhưng ông cho rằng không có
lợi cho nước Mỹ mà chỉ làm lợi cho Iran.
Thỏa hiệp này được ký kết giữa Iran và nhóm các nước gồm Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Trung Quốc và Nga, cộng thêm nước Đức (P5+1).
Tổng thống đắc cử Donald Trump cũng chủ trương các nước nhận sự bảo vệ
của Hoa Kỳ như nước Đức, Nhật Bản và Nam Hàn v.v… phải đóng góp phí tổn
cho nước Mỹ chứ không thể để cho nước Mỹ tiếp tục tiêu hao công qũy như
hiện nay.
Ông cũng muốn rà soát lại khối NATO (Liên phòng bắc Đại tây Dương) để
buộc các nước phải đóng góp phần mình vào chi phí, thay vỉ để cho nước
Mỹ chịu hết.
Tuy nhiên, đối với lực lượng Nhà nước Hồi giáo ISIS (the Islamic State
of Iraq and and the Levant (ISIL) còn có tên là Islamic State of Iraq
and Syria (ISIS) thì ông Trump chỉ hứa sẽ đưa ra một chính sách loại trừ
nhóm này có hiệu qủa hơn chính sách nửa vời” của chính quyền Obama.
Nhưng khi chỉ trích chính quyền Obama và ứng cử viên Hilarry Clinton đã
thất bại tiêu diệt ISIS và chỉ giúp cho ISSIS lớn mạnh hơn thì ông Trump
lại không có kế hoạch rõ rệt phải làm như thế nào.
Hồi tháng 3/2016, trong cuộc tranh luận với các ứng viên khác của đảng
Cộng Hòa, ông Trump từng lên tiếng ủng hộ ý kiến của tướng Lloyd Austin
III, đứng đầu Bộ chỉ huy Trung ương (the head of U.S. Central Command),
đề nghị gửi từ 20,000 đến 30,000 quân Mỹ vào chiến trường Syria và Iraq
để tiêu diệt lực lượng ISIS.
Chính quyền Obama, kể cả ứng cử viên bà Clinton đều chống gửi quân Mỹ vào chiến trường.
Riêng đối với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific
Partnership) mà Việt Nam đã ký và chờ đợi Quốc hội phê chuẩn, Ông Trump
là người đã chống đối quyết liệt.
Ông cho rằng Hiệp định này không có lợi cho Mỹ, vì vậy ông sẽ “đình chỉ TPP” (cancel it).
Quốc hội Hoa Kỳ cũng chưa thông qua TPP.
Riêng vấn đề Biển Đông và trai trò của Hoa Kỳ đối với chính sách bành
trướng quân sự của Trung Quốc ở vùng biển này thì ông Trump chưa hề nói
một lời.
Như vậy, với những gì ông Donald Trump tuyên bố khi còn là ứng cử viên,
liệu ông có hành động như đã hứa hay sẽ phải xét lại cho phù hợp với
thực tế của tình hình, sau khi ông nhận chức ngày 20/01/2017 ?
Thêm vào đó, hành động của chính quyền Donal Trump còn phải được Quốc
hội chấp thuận. Mặc dù đảng Cộng hòa vẫn nắm quyền kiểm soát cả Hạ và
Thượng viện, nhưng không vì thế mà chính sách của ông Trump sẽ dễ dàng
được thông qua.
Trở ngại của chính quyền Trump không chỉ đến từ các Dân biểu và Nghị sỹ
đối lập của đảng Dân Chủ, mà ngay trong đảng Cộng Hòa. Tiêu biểu như hai
thượng Nghị sỹ Ted Cruz (Texas) và Marco Robio (Florida), là những
người từng là đối thủ tranh cử Tổng thống với ông Trump hay như Chủ tịch
Hạ viện Paul Ryan, người từng đối nghịch với ông Donald Trump trước khi
ông đắc cử.-/-
(11/016)
THẠCH ĐẠT LANG * NƯỚC MỸ SAU BẦU CỬ
Hiện tình nước Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống ngày 08.11.2016
Thạch Đạt Lang (Danlambao)
- Cuộc bầu cử tổng thống của Mỹ ngày 08.11.2016 đã có kết quả chính
thức, ông Donald Trump trở thành tổng thống thứ 45 của siêu cường số 1
trên thế giới.
Đây là cuộc bầu cử lạ lùng nếu không muốn nói là đáng ghét nhất trong
lịch sử nước Mỹ. Lần đầu tiên một tỉ phú chỉ biết kinh doanh địa ốc,
không phe đảng, không biết gì về chính trị, không có kinh nghiệm ngoại
giao, kiến thức, hiểu biết về quốc phòng, ăn nói bỗ bã, vong mạng, bất
cần đời..., tự ứng cử và đắc cử. Đối đầu với ông Trump là bà Hillary,
cựu bộ trưởng ngoại giao, khôn ngoan, nhiều kinh nghiệm trên chính
trường, am hiểu tình hình thế giới nhưng đồng thời có quá nhiều tai
tiếng về sự trung thực trong khi làm việc.
Việc đắc cử tổng thống của ông Donald Trump gây ngạc nhiên lẫn thất vọng
cho khá nhiều người vì những cuộc thăm dò dư luận cho đến sát ngày bầu
cử cho thấy khả năng ông Trump thành tổng thống thứ 45 của Mỹ thấp hơn
bà Hillary rất nhiều. Tuy nhiên điều mà ít người nghĩ đến là số lượng
người da trắng đi bầu ở những tiểu bang quyết định thắng bại như
Florida, Ohio, Pennsylvania... lên đến 70%, đa số bầu cho ông Trump. Đây
là những người thuộc giai cấp lao động bị bỏ quên nhiều năm, nay họ
thật sự muốn có một sự thay đổi toàn diện trong thể chế chính trị của Mỹ
Kết quả cuộc bầu cử, do đó đã gây nên nhiều chia rẽ nặng nề, không riêng
gì trong nước Mỹ mà còn trên khắp thế giới. Dietmar Bartsch, một chính
tri gia Đức nói với đài NT-V Đức là ngày 08.11.2016 là một ngày đen tối
cho nước Mỹ.
Ngay từ khi cuộc đếm phiếu chưa chấm dứt, chỉ mới có kết quả sơ khởi -
cho thấy ông Donald Trump dẫn trước với số phiếu cử tri đoàn là 260/215
so với bà Hillary Clinton - trung tâm điện toán của sở di trú Canada đã
bị crash, không còn hoạt động được vì số lượng người Mỹ vào website coi
cách thức di dân qua Canada tăng lên đến độ chóng mặt, khiến cho máy chủ
bị quá tải, ngưng chạy.
Đồng thời sở di trú của Tân Tây Lan (New Zealand) loan tin số lượng
người truy cập website của họ tăng lên 25 lần so với hàng ngày trước
đây. Một số các nghê sĩ, ca sĩ, tài tử ci-nê nổi tiếng của Mỹ như Cher,
Barbara Streisand, Amy Schumer, Chelsea Handler, Bryan Cranston,... đã
lên tiếng cho biết sẽ di dân đến Úc, Canada, New Zealand...
Chính những lời nói báng bổ, nhục mạ phụ nữ, các sắc dân khác của ông
Trump đã gây nên làn sóng chống đối mạnh mẽ sau khi có kết quả bầu cử.
Nhiều cuộc xuống đường chống Donald Trump xảy ra khắp nơi trên nước Mỹ
từ các tiểu bang miền Đông qua miền Tây, New York, Chicago,
Washington,... qua Seattle, Los Angeles... với hàng ngàn người tham dự.
Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán trên thế giới giảm sút đáng kể dù
sau đó có hồi phục lại phần nào. Ngay cả đảng viên đảng Cộng Hòa cũng
kéo đến tòa Bạch Ốc biểu tình phản đối sự đắc cử của ông Trump.
Hiện tại chưa thể biết được nội các của ông Trump sẽ có những ai. Tuy
nhiên những chính sách, kế hoạch của Trump có thể sẽ dễ dàng thông qua
khi Thượng-Hạ viện Mỹ đều nằm trong tay đảng cộng hòa, trừ trường hợp
những chính sách, kế hoạch này gặp phải chống đối ngay từ trong nội bộ
đảng.
Những điều tuyên bố của ông Trump trong khi tranh cử như xây bức tường
dài 3.200km dọc biên giới Mỹ-Mexico, tạo 25.000.000 việc làm trong nội
địa cho người Mỹ, giảm thuế doanh nghiệp, đầu tư, rút quân đội Mỹ khỏi
liên minh NATO nếu các nước Âu châu không trả chi phí, trục xuất 6 trong
số 11 triệu người di dân bất hợp pháp, hủy bỏ luật sinh ra trên nước Mỹ
đương nhiên là công dân Mỹ... chưa biết có thực hiện được hay không
hoặc sẽ thực hiện bằng cách nào?
Tổng thống Mỹ là người có nhiều quyền lực thật sự nhưng không phải là
tuyệt đối. Tất cả các kế hoạch, chính sách về kinh tế, ngoại giao, quốc
phòng, y tế... đều phải được nghiên cứu, bàn thảo, biểu quyết từ hạ viện
tới thượng viện chứ không đơn giản điều gì Donald Trump muốn, cũng được
xúc tiến thi hành. Sẽ có nhiều thay đổi khi ông Donald Trump tiếp nhận
chức vụ vào ngày thứ sáu 20 tháng 01 năm 2017. Tất cả các chính sách, từ
kinh tế đến an ninh, quốc phòng, y tế, ngoại giao... chắc chắn sẽ có
những thay đổi nếu Trump quyết định thực hiện lời hứa của mình khi tranh
cử, nhưng thay đổi ra sao, như thế nào thì còn phải chờ. Trong phạm vi
quyền hạn của mình Trump sẽ không làm được gì nhiều.
Do đó không nên quá lo lắng về sự đắc cử của ông Trump. Nước Mỹ có thể
sẽ bị rối loạn, chao đảo về nhiều mặt trong một thời gian sau khi Donald
Trump lên nắm quyền, nhưng người viết tin rằng, với thể chế dân chủ, tự
do tồn tại đã hơn 240 năm, khả năng tự điều chỉnh của xã hội sẽ lấy lại
được thăng bằng cho nước Mỹ.
Cho dù những lời nói đầy kỳ thị chủng tộc, giới tính... góp phần không
ít cho sự đắc cử vào địa vị tối cao về quyền lực của Donald Trump nhưng
rồi tất cả cũng sẽ qua đi. Khi bắt tay vào làm việc, bản thân Trump sẽ
nhận ra rằng những tuyên bố văng mạng do thiếu hiểu biết chính trị,
thiếu kinh nghiệm ngoại giao của mình sẽ chỉ có hại hơn là có lợi nếu
thật sự Trump muốn lãnh đạo đất nước và làm cho Mỹ trở lại vĩ đại như
trước.
Hơn thế nữa, tổng thống Mỹ cũng chỉ là một người thực thi các chính
sách, kế hoạch do bộ tham mưu, cách think tank nghĩ ra. Cá nhân ông
Trump sẽ không làm được gì nhiều nếu cứ bám chặt vào những điều tuyên bố
khi tranh cử.
10.11.2016
CHIM BIỂN * VỤ CHÁY QUÁN KARAOKÉ
Mạn bàn về vụ cháy quán karaoke gây ra 13 cái chết của học viên Học Viện Chính Trị
Chim Biển (Danlambao)
- Vụ cháy quán karaoke ở số 68 Trần Thái Tông (Hà Nội) xảy ra khoảng
đầu giờ chiều ngày 01/11/2016 đã làm thiệt mạng 13 người. Tất cả nạn
nhân trong vụ hỏa hoạn đều là cán bộ công chức nhà nước, đặc biệt họ
đang ở độ tuổi được cho là sung sức nhất trong cuộc đời. Ngay sau khi vụ
việc được loan tải trên phương tiện truyền thông, nhiều lãnh đạo cao
cấp của Tp Hà Nội như bí thư thành ủy Hoàng Trung Hải, giám đốc công an
Tp Đoàn Duy Khương đã có mặt tại hiện trường trực tiếp chỉ đạo công
việc chữa cháy. Tiếp đến thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo công an
Tp Hà Nội sớm điều tra và sử lý nghiêm vụ việc. Liền sau đó học viện
chính trị đã có công văn ký ngày 02/11/2016 với nội dung “siết chặt kỷ
luật” đối với học viên về việc tổ chức liên hoan karaoke, dã ngoại,
nghiên cứu… bên ngoài học viện… Có thể thấy đám cháy đã “đánh động” nhận
thức của thành phần chóp bu trong bộ máy cộng sản VN.
Trái với sự tích cực của nhà cầm quyền, người sử dụng mạng xã hội lại tỏ
ra không mấy quan tâm tới nguyên nhân vụ cháy, cái mà họ quan tâm là
danh sách 13 nạn nhân đều thuộc thành phần công chức nhà nước và tại sao
họ lại đi hát karaoke trong giờ hành chánh. Ở đây không bàn tới chuyện
kẻ đau xót hay người hả hê khi biết thông tin về đám cháy. Vấn đề ở chỗ
tại sao học viện chính trị là một cơ quan trực thuộc ban chấp hành trung
ương của đảng cộng sản, là nơi đào tạo cán bộ nhà nước trong công tác
quản lý và lãnh đạo đất nước lại xảy ra sự việc học viên tổ chức liên
hoan trong giờ hành chánh. Hơn nữa là tổ chức tại quán karaoke, nơi được
xem khá nhạy cảm trong lĩnh vực giải trí tại Việt Nam. Vấn đề tiếp
theo, tại sao những sự kiện lớn xảy ra trên đất nước như những vụ ô
nhiễm môi trường hay lũ lụt đang cướp đi biết bao nhiêu sinh mạng, tài
sản của người dân thì nhà cầm quyền luôn chậm trễ trong công tác điều
hành ứng phó. Trong khi đó vụ cháy này lại được nhiều thành phần thượng
tầng của cộng sản nhanh chóng và trực tiếp tham gia xử lý. Phải chăng vụ
cháy này có điều gì đó khuất tất bên trong cái quán karaoke kín như
bưng bởi các bảng hiệu quảng cáo.
Dưới sự quyết tâm cao độ và khả năng điều tra được xem thuộc hàng giỏi
nhất thế giới của cơ quan cảnh sát điều tra, công an Hà Nội, vụ án 13
người chết cháy trong quán karaoke đã xác định được nguyên nhân, tất cả
các nạn nhân bị “tử nạn” là do “hàn xì”. Thông báo này của công an Tp Hà
Nội đã được đăng tải rộng rãi trên các trang báo của đảng cộng sản vào
ngày 09/11/2016, tức chỉ sau khi xảy ra vụ hỏa hoạn đúng tám ngày. Kết
luận của công an Hà Nội còn chỉ ra “công ty thi công lắp đặt hệ thống
phòng cháy chữa cháy đã thực hiện 90% tiến độ, tuy nhiên hệ thống chưa
kết nối với các thiết bị nên chưa hoạt động được. Bên cạnh đó, cửa thoát
hiểm ở tầng 2 không được lắp đặt theo yêu cầu, đường ống nước bị thay
đổi thiết kế vân vân và vân vân”.
Nhưng tất cả kết luận trên vẫn chưa nói hết được nguyên nhân của vụ
cháy, nguyên nhân chính đã gây ra đám cháy đã cướp đi 13 sinh mạng của
học viện chính trị chính là anh thợ hàn, cắt Hoàng Văn Tuấn, 23 tuổi.
Trong lúc cắt và hàn, anh Tuấn “đã để lửa và vảy hàn rớt xuống nền nhà,
bắn lên vách” gây ra đám cháy. Chắc rằng thông tin này đã khiến cộng
đồng mạng xã hội phải cực kỳ vất vả để phân tích tại sao (lại câu hỏi
tại sao) lửa và vảy hàn khi rơi xuống nền nhà, vách tường lại tạo ra một
đám cháy kinh khủng đến như vậy. Tại sao (vẫn câu hỏi tại sao) các ông
các bà cán bộ đang hát karaoke không thoát ra kịp khi đám cháy mới bắt
đầu, chắc chắn khi cháy sẽ gây ra chập điện và cúp điện toàn bộ quán
karaoke, lúc này các vị công chức chỉ ở tầng 2 cơ mà. Tất cả trong số 13
người họ đều khá trẻ khi người lớn nhất sinh năm 1978 và người nhỏ nhất
sinh năm 1993. Vậy tại sao họ thiệt mạng vì đám cháy, hay tại lúc ấy
mấy ông, mấy bà công chức không hát karaoke mà đang chú tâm “nghiên cứu
chiến lược chính trị” vừa mới được học tại học viện vào buổi sáng. Điểm
nữa là tại sao chỉ có cán bộ công chức chết trong vụ hỏa hoạn, không lẽ
quán karaoke này chỉ phục vụ cho cán bộ nhà nước giải chí thôi sao.
Những câu hỏi tại sao như thế, chác chỉ có 13 vong hồn nơi đám cháy mới
có thể đưa ra lý giải.
Sự việc đã qua nhưng có lẽ hơn 700 tờ báo của đảng dù có thông tin như
thế nào đi nữa cũng không thể nào khiến dư luận và người thân của nạn
nhân cảm thấy an ủi hay hài lòng với kết quả điều tra từ phía công an,
cảnh sát điều tra Hà Nội. Một vụ cháy lớn gây thiệt hại nặng về người và
của thì không thể chỉ trong vài ngày đã có văn bản thông báo kết quả.
Sau đó đưa ra nguyên nhân bằng những dòng chữ trên các trang báo do ban
tuyên giáo luôn đạo diễn mỗi khi sự việc được dư luận quan tâm.
Cơ quan cảnh sát điều tra Hà Nội đã khởi tố vụ án hình sự vi phạm qui
định về phòng cháy chữa cháy, và đang xác minh làm rõ những đối tượng
liên quan. Rồi đây anh thợ hàn tên Tuấn và có lẽ gia đình vị chủ quán
Karaoke này sẽ gặp nhiều khó khăn về mặt pháp lý khi họ “được” cho là
trực tiếp và gián tiếp gây ra thảm họa trên. Họ có thể là nạn nhân mới
của vụ hỏa họa. Bởi nhà cầm quyên không thể im lặng, không thể chìm
xuồng vụ cháy ở quán karaoke vì nạn nhân lại là những đồng chí, anh em,
con ông, cháu cha của đảng viên cộng sản. Hơn hết, cộng sản luôn là bậc
thầy trong chuyện xử lý, lèo lái, trấn an dư luận bằng cách tạo ra
những “dê tế thần”.
SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Theo Một Thây Ma Đến Thôn Mường Sại
Sau khi tấm ảnh người đàn ông đi xe máy chở người chết cuốn chiếu, chạy qua đường phố của tỉnh Sơn La (vào hôm 12 tháng 9 năm 2016
) được lưu truyền trên mạng, Thời Báo - Canada đã kêu gọi độc
giả góp tay ủng hộ gia đình của nạn nhân. Số tiền nhận được
là 1,800.00 Gia Kim, và đã được những thân hữu của toà soạn (ở
VN) mang đến tận tay gia đình của người xấu số, ở Sơn La.
Ảnh: Dân Việt
Chuyến đi ngắn ngủi này đã được chính những người trong cuộc ghi lại dưới hình thức một bài viết (“Những Đồng Tiền Ánh Sáng”) và đã được đăng trên tờ Thời Báo (ấn bản Tonronto, Canda) số 2371, ra ngày 26 tháng 10 năm 2016. Xin được trích dẫn những đoạn chính yếu:
Xe xuất bến Mỹ Đình từ 20g đêm thứ Sáu, tới 5g30 sáng thứ Bảy thì tới thị trấn Sơn La. Từ đây, chúng tôi bắt chuyến xe khác đi huyện Quỳnh Nhai, bản Mường Sại, hỏi dò để tìm tung tích nhằm trao tiền từ thiện của bà con kiều bào từ tâm ...
Có lẽ, khi làm việc thiện thì thường được gặp may. Cái may mắn chúng tôi gặp không chỉ bởi thời tiết râm mát rất thuận lợi cho việc leo sườn núi, mà vừa bước chân từ đò lên bờ, chưa biết phải theo đường mòn nào về bản, thì một người đàn ông tự giới thiệu là cháu ông Pe.
Chúng tôi nhận ra ngay vì ảnh chụp anh đăng trên báo. Anh tên Lò Văn May, cháu gọi ông Pe bằng bác ruột (có nơi gọi là cậu). Anh tình nguyện dẫn chúng tôi lên nhà, và cõng giúp balô hành lý của chị Hà. Chỉ khoảng 3 km đường dốc, cũng đủ để nhóm người thành thị lười vận động phải thở bằng tai, cứ một đoạn dốc ngắn là phải dừng hẳn lại, để bắt kịp hơi thở. Có đoạn đường mòn, bề ngang chỉ vừa lọt một người, bước không khéo, trượt chân sẽ rơi xuống suối cạn.
Người ta bảo phúc bất trùng lai, nhưng chúng tôi lại gặp may nữa. Anh Lò Văn Muôn, con nuôi của ông Pe, người bó xác chị Lò Thị Phanh chở sau xe máy từ bệnh viện về nhà, sống cách đó những 20 km, cũng có mặt, dù chúng tôi không hề có manh mối gì để báo trước.
Khi chúng tôi vào nhà, ông Pe vẫn nguyên vẻ lúng túng thô sơ chất phác của người miền núi, chào chúng tôi bằng mấy câu tiếng Kinh bập bõm. Nói với con cháu, ông vẫn dùng tiếng dân tộc Thái trắng.
Bên trong căn nhà tối om, đập vào mắt chúng tôi trước tiên là người đàn ông nằm ườn trên giường, phanh cả áo xống; trước đám người lạ vẫn giữ nguyên tư thế, cứ chòng chọc nhìn khách.
Anh Muôn giải thích, người đang nằm tên Lò Văn Sương là em chị Phanh, sinh năm 1981, bị câm và ngớ ngẩn từ bé. Anh Sương lập gia đình với một cô gái quá lứa không lấy gì làm khôn ngoan, và mấy năm nay vẫn chưa có con ... quần áo trên người anh ta cũng đồ từ thiện.
Chúng tôi ra phía cầu thang sau nhà, nhìn xuống vườn. Một mùi xú uế tanh lợm bốc lên. Túp lều lợp cỏ gianh, vây quanh vách qua loa bằng tấm cật nứa. Đây là nơi nhốt Lò Văn Hom, người anh sinh đôi với Sương.
Em chị Lò Thị Phanh, anh Lò Văn Hom bị xích vì mắc bệnh tâm thần. Ảnh: Thời Báo Canada.
Anh này sinh ra khôi ngô khoẻ mạnh, đi học đến lớp 5 thì phát bệnh. Gia đình không tiền chạy chữa, bệnh cứ thế ngày một nặng thêm.
Một mình ông cụ tuổi bát tuần vừa nuôi con hai con trai điên khùng ngớ ngẩn, nhất là từ khi bà Pe chết cách đây ba năm, thì không còn đủ sức canh chừng người điên. Sau một lần anh Hom bỏ nhà lang thang vào tận rừng sâu, tìm mãi mới thấy, cả nhà sợ anh chết thú dữ ăn mất xác, nên đã xích lại.
Con người phải trần trụi xích xiềng như vậy, mất tự do hơn cả con bò, con chó trong nhà. Thật sống không bằng chết. Nhìn ông Pe ngoài 80, vợ chết, con gái chết, ngồi lau nước mắt bên 2 đứa con điên, ngẫm thấy, đời người thật nhiều nỗi thống khổ, không ai giống ai. Nhưng chắc chắn nỗi đau về con cái là nỗi đau lớn nhất…
Ngay rìa miếng đất của ông Pe có một sườn nhà sàn theo qui cách dân tộc Thái nhưng không mái, không thưng vách, chơ vơ cái cốt nhà, trên sàn tre đặt mấy nông cụ đi nương. Trước sự tò mò của chúng tôi, anh Muôn bảo đây là nơi ở của bà Bạc Thị Ún, người cháu gọi ông Pe bằng cậu, nay cũng đã già, mồ côi cha mẹ, không chồng không con, được ông bà Pe mang về nuôi từ nhỏ. Hôm nay, bà này đang đi làm ở nương ngô và ở lại trong chòi canh rẫy.
Trong khi chờ gặp cháu Pó theo mợ từ rẫy về, anh Muôn dẫn chúng tôi đến thăm mồ chị Phanh, theo lời dặn dò của người chuyển tiền về từ bên Toronto. Cách nhà 2 cây số, nhưng vốn nơi đây là Rừng Ma, hoang vắng, lại là nơi tái định cư, nên âm u hoang dại, nếu ai yếu bóng vía và không quen nơi thâm sơn cùng cốc dễ bị giật mình.
Đứng trước nhà mồ chị, tôi đã khấn vái:“Chúng tôi ở xa tới, mang giùm những đồng tiền hảo tâm của kiều bào quyên góp giúp gia đình chị và cháu bé. Chị sống khôn chết thiêng thì chứng giám chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ được giao. Xin phù hộ cho cha chị đủ sức khoẻ, cháu Pó được khôn lớn, được chăm lo học hành từ ân nghĩa này. Cũng xin xin bao bọc cho chúng tôi chuyến về bình yên.”
Trên đường quay về nhà khi được hỏi về nguồn sống của gia đình ông Pe, anh Muôn thú nhận, bản thân anh cũng không nuôi được bố, vì hoàn cảnh khó khăn. Mỗi năm, ông cụ thiếu cái ăn khoảng 2 tháng, vì trong gia đình người ăn thì đông mà người làm lại không. Cứ lần hồi, làm con tắc kè, tự ăn đuôi mà sống cho qua ngày.
Chúng tôi trở lại nhà họ sau khi leo leo xuống 2 km đường đồi núi cũ, đúng lúc cháu Pó từ nương về theo người mợ. Cô con dâu ông Pe, 31 tuổi, có thân hình của đứa trẻ suy dinh dưỡng 14 tuổi với gương mặt bà già 60 với những nếp nhăn hằn sâu. Cô lúng búng chào mọi người rồi ra đứng lơ ngơ phía đầu hồi.
Cả gia đình, ai cũng có cặp mắt mờ đục, u uẩn, buồn bã, bằng chứng của tuyệt vọng, như bất cứ đôi mắt của người nghèo miền sơn cước nào mà chúng tôi đã gặp. Ánh nhìn mông lung, mắt mở nhưng không thấy ngày mai...
Chúng tôi chào cháu bé. Nó chào lại bằng đôi mắt to mòng mọng nước, ngơ ngác, luôn mở to như kiếm tìm. Con bé 7 tuổi mà nhấc lên, nhẹ sọp, toàn xương. Hỏi gì cũng không nói. Đưa cho túi bánh hộp sữa thì cầm, rồi khép nép ra ôm cánh tay ông ngoại. Đúng là gà con lạc mẹ. Móng tay cáu bẩn. Cái mũ và bộ quần áo ai đó mới mua cho ở chợ núi, nhìn tươm tất, nhưng vẫn không làm con bé bớt phần ai oán.
Vào độ tuổi phải được cha mẹ ôm ấp nâng niu, thì nó đã mồ côi bố từ khi mới lên 2. Sơn La vốn là một điểm đen ma tuý, mà huyện Quỳnh Nhai cũ là nơi khai thác vàng với những chủ bưởng khét tiếng vùng Tây Bắc. Cơn lốc vàng đã mang theo ma tuý, điếm đĩ và vô vàn tệ nạn khác, khuấy đảo vùng núi bình yên. Bố bé Pó đi làm thuê, có đồng nào nướng hết đồng đó vào ma tuý, để rồi mắc nghiện và chết vì SIDA.
Ông Lò Văn Pe cháu Lò Thị Pó. Ảnh: Thời Báo Canada
Nay mất nốt mẹ, hàng ngày sống giữa hai người cậu điên, một người mợ chậm chạp về trí tuệ và ông ngoại già nua, nên hầu như cả ngày nó không có cơ hội học và sử dụng ngôn ngữ của loài người. Tương lai con bé ra sao? Hoàn toàn mờ mịt. Rồi lại chôn chân ở xó rừng này.
Tường trình của Thuận, Hà và Phú (Miền bắc Việt Nam 21/10/2016).
Có lẽ ngay ở Bắc Hàn cũng không dễ tìm được một nơi mà điều kiện sinh sống của người dân khốn cùng và tồi tệ như tại thôn Mường Sại. Có bao nhiêu “xó rừng” tương tự ở khắp nước Việt Nam nhưng không ai hay biết vì chưa ai từng đi theo một thây ma đến tận những nơi đây?
Ảnh: Dân Việt
Chuyến đi ngắn ngủi này đã được chính những người trong cuộc ghi lại dưới hình thức một bài viết (“Những Đồng Tiền Ánh Sáng”) và đã được đăng trên tờ Thời Báo (ấn bản Tonronto, Canda) số 2371, ra ngày 26 tháng 10 năm 2016. Xin được trích dẫn những đoạn chính yếu:
Xe xuất bến Mỹ Đình từ 20g đêm thứ Sáu, tới 5g30 sáng thứ Bảy thì tới thị trấn Sơn La. Từ đây, chúng tôi bắt chuyến xe khác đi huyện Quỳnh Nhai, bản Mường Sại, hỏi dò để tìm tung tích nhằm trao tiền từ thiện của bà con kiều bào từ tâm ...
Có lẽ, khi làm việc thiện thì thường được gặp may. Cái may mắn chúng tôi gặp không chỉ bởi thời tiết râm mát rất thuận lợi cho việc leo sườn núi, mà vừa bước chân từ đò lên bờ, chưa biết phải theo đường mòn nào về bản, thì một người đàn ông tự giới thiệu là cháu ông Pe.
Chúng tôi nhận ra ngay vì ảnh chụp anh đăng trên báo. Anh tên Lò Văn May, cháu gọi ông Pe bằng bác ruột (có nơi gọi là cậu). Anh tình nguyện dẫn chúng tôi lên nhà, và cõng giúp balô hành lý của chị Hà. Chỉ khoảng 3 km đường dốc, cũng đủ để nhóm người thành thị lười vận động phải thở bằng tai, cứ một đoạn dốc ngắn là phải dừng hẳn lại, để bắt kịp hơi thở. Có đoạn đường mòn, bề ngang chỉ vừa lọt một người, bước không khéo, trượt chân sẽ rơi xuống suối cạn.
Người ta bảo phúc bất trùng lai, nhưng chúng tôi lại gặp may nữa. Anh Lò Văn Muôn, con nuôi của ông Pe, người bó xác chị Lò Thị Phanh chở sau xe máy từ bệnh viện về nhà, sống cách đó những 20 km, cũng có mặt, dù chúng tôi không hề có manh mối gì để báo trước.
Khi chúng tôi vào nhà, ông Pe vẫn nguyên vẻ lúng túng thô sơ chất phác của người miền núi, chào chúng tôi bằng mấy câu tiếng Kinh bập bõm. Nói với con cháu, ông vẫn dùng tiếng dân tộc Thái trắng.
Bên trong căn nhà tối om, đập vào mắt chúng tôi trước tiên là người đàn ông nằm ườn trên giường, phanh cả áo xống; trước đám người lạ vẫn giữ nguyên tư thế, cứ chòng chọc nhìn khách.
Anh Muôn giải thích, người đang nằm tên Lò Văn Sương là em chị Phanh, sinh năm 1981, bị câm và ngớ ngẩn từ bé. Anh Sương lập gia đình với một cô gái quá lứa không lấy gì làm khôn ngoan, và mấy năm nay vẫn chưa có con ... quần áo trên người anh ta cũng đồ từ thiện.
Chúng tôi ra phía cầu thang sau nhà, nhìn xuống vườn. Một mùi xú uế tanh lợm bốc lên. Túp lều lợp cỏ gianh, vây quanh vách qua loa bằng tấm cật nứa. Đây là nơi nhốt Lò Văn Hom, người anh sinh đôi với Sương.
Em chị Lò Thị Phanh, anh Lò Văn Hom bị xích vì mắc bệnh tâm thần. Ảnh: Thời Báo Canada.
Anh này sinh ra khôi ngô khoẻ mạnh, đi học đến lớp 5 thì phát bệnh. Gia đình không tiền chạy chữa, bệnh cứ thế ngày một nặng thêm.
Một mình ông cụ tuổi bát tuần vừa nuôi con hai con trai điên khùng ngớ ngẩn, nhất là từ khi bà Pe chết cách đây ba năm, thì không còn đủ sức canh chừng người điên. Sau một lần anh Hom bỏ nhà lang thang vào tận rừng sâu, tìm mãi mới thấy, cả nhà sợ anh chết thú dữ ăn mất xác, nên đã xích lại.
Con người phải trần trụi xích xiềng như vậy, mất tự do hơn cả con bò, con chó trong nhà. Thật sống không bằng chết. Nhìn ông Pe ngoài 80, vợ chết, con gái chết, ngồi lau nước mắt bên 2 đứa con điên, ngẫm thấy, đời người thật nhiều nỗi thống khổ, không ai giống ai. Nhưng chắc chắn nỗi đau về con cái là nỗi đau lớn nhất…
Ngay rìa miếng đất của ông Pe có một sườn nhà sàn theo qui cách dân tộc Thái nhưng không mái, không thưng vách, chơ vơ cái cốt nhà, trên sàn tre đặt mấy nông cụ đi nương. Trước sự tò mò của chúng tôi, anh Muôn bảo đây là nơi ở của bà Bạc Thị Ún, người cháu gọi ông Pe bằng cậu, nay cũng đã già, mồ côi cha mẹ, không chồng không con, được ông bà Pe mang về nuôi từ nhỏ. Hôm nay, bà này đang đi làm ở nương ngô và ở lại trong chòi canh rẫy.
Trong khi chờ gặp cháu Pó theo mợ từ rẫy về, anh Muôn dẫn chúng tôi đến thăm mồ chị Phanh, theo lời dặn dò của người chuyển tiền về từ bên Toronto. Cách nhà 2 cây số, nhưng vốn nơi đây là Rừng Ma, hoang vắng, lại là nơi tái định cư, nên âm u hoang dại, nếu ai yếu bóng vía và không quen nơi thâm sơn cùng cốc dễ bị giật mình.
Đứng trước nhà mồ chị, tôi đã khấn vái:“Chúng tôi ở xa tới, mang giùm những đồng tiền hảo tâm của kiều bào quyên góp giúp gia đình chị và cháu bé. Chị sống khôn chết thiêng thì chứng giám chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ được giao. Xin phù hộ cho cha chị đủ sức khoẻ, cháu Pó được khôn lớn, được chăm lo học hành từ ân nghĩa này. Cũng xin xin bao bọc cho chúng tôi chuyến về bình yên.”
Trên đường quay về nhà khi được hỏi về nguồn sống của gia đình ông Pe, anh Muôn thú nhận, bản thân anh cũng không nuôi được bố, vì hoàn cảnh khó khăn. Mỗi năm, ông cụ thiếu cái ăn khoảng 2 tháng, vì trong gia đình người ăn thì đông mà người làm lại không. Cứ lần hồi, làm con tắc kè, tự ăn đuôi mà sống cho qua ngày.
Chúng tôi trở lại nhà họ sau khi leo leo xuống 2 km đường đồi núi cũ, đúng lúc cháu Pó từ nương về theo người mợ. Cô con dâu ông Pe, 31 tuổi, có thân hình của đứa trẻ suy dinh dưỡng 14 tuổi với gương mặt bà già 60 với những nếp nhăn hằn sâu. Cô lúng búng chào mọi người rồi ra đứng lơ ngơ phía đầu hồi.
Cả gia đình, ai cũng có cặp mắt mờ đục, u uẩn, buồn bã, bằng chứng của tuyệt vọng, như bất cứ đôi mắt của người nghèo miền sơn cước nào mà chúng tôi đã gặp. Ánh nhìn mông lung, mắt mở nhưng không thấy ngày mai...
Chúng tôi chào cháu bé. Nó chào lại bằng đôi mắt to mòng mọng nước, ngơ ngác, luôn mở to như kiếm tìm. Con bé 7 tuổi mà nhấc lên, nhẹ sọp, toàn xương. Hỏi gì cũng không nói. Đưa cho túi bánh hộp sữa thì cầm, rồi khép nép ra ôm cánh tay ông ngoại. Đúng là gà con lạc mẹ. Móng tay cáu bẩn. Cái mũ và bộ quần áo ai đó mới mua cho ở chợ núi, nhìn tươm tất, nhưng vẫn không làm con bé bớt phần ai oán.
Vào độ tuổi phải được cha mẹ ôm ấp nâng niu, thì nó đã mồ côi bố từ khi mới lên 2. Sơn La vốn là một điểm đen ma tuý, mà huyện Quỳnh Nhai cũ là nơi khai thác vàng với những chủ bưởng khét tiếng vùng Tây Bắc. Cơn lốc vàng đã mang theo ma tuý, điếm đĩ và vô vàn tệ nạn khác, khuấy đảo vùng núi bình yên. Bố bé Pó đi làm thuê, có đồng nào nướng hết đồng đó vào ma tuý, để rồi mắc nghiện và chết vì SIDA.
Ông Lò Văn Pe cháu Lò Thị Pó. Ảnh: Thời Báo Canada
Nay mất nốt mẹ, hàng ngày sống giữa hai người cậu điên, một người mợ chậm chạp về trí tuệ và ông ngoại già nua, nên hầu như cả ngày nó không có cơ hội học và sử dụng ngôn ngữ của loài người. Tương lai con bé ra sao? Hoàn toàn mờ mịt. Rồi lại chôn chân ở xó rừng này.
Tường trình của Thuận, Hà và Phú (Miền bắc Việt Nam 21/10/2016).
Có lẽ ngay ở Bắc Hàn cũng không dễ tìm được một nơi mà điều kiện sinh sống của người dân khốn cùng và tồi tệ như tại thôn Mường Sại. Có bao nhiêu “xó rừng” tương tự ở khắp nước Việt Nam nhưng không ai hay biết vì chưa ai từng đi theo một thây ma đến tận những nơi đây?
NS. TUÁN KHANH *
Tân tổng thống và bầu cử Mỹ trong mắt người Việt
Ý kiến nói "nhiều người Việt theo dõi cuộc bầu cử không vì nước Mỹ, mà vì cho quê hương mình".
Cũng như bao người có khuynh hướng thích bà Hillary Clinton làm tổng thống, tôi đã có thoáng bàng hoàng khi nghe kết quả chung cuộc. Thế giới quả là đầy những bất ngờ, nhưng sự dân chủ và nỗ lực ủng hộ lựa chọn mang tính dân chủ ở một quốc gia cách Việt Nam hàng ngàn dặm, cũng đem lại nhiều điều bất ngờ hơn nữa.
Nhà báo Phạm Đoan Trang có phân tích ngắn của mình, nói rằng phân nửa số bạn trên facebook của cô đã buồn, vì chọn phía bà Hilary. Cô phân tích rằng nhiều người Việt trong nước có cảm tình với bà Hilary Clinton vì bà có nhiều hình ảnh gắn với Việt Nam. Chồng bà cũng vậy. Thậm chí những nỗ lực về cải cách nhân quyền và cứng rắn trong các chính sách về tự do tín ngưỡng, ngoại giao… của bà cũng là điều dễ gây thiện cảm. Nhưng quan trọng hơn, có lẽ thái độ luôn không muốn nhún nhường trước Trung Quốc của bà, khiến hàng triệu người Việt đang mang tâm trạng ức chế về tổ quốc, dân tộc khiến họ thân thiện với bà hơn.
Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, xa xôi và lạ lùng, nhưng khiến báo chí Nhà nước cũng đưa tin liên tục, phân tích và dự đoán. Có lẽ ngoài các cuộc hội ngộ túc cầu tầm quốc tế, thì không có khi nào không khí báo chí Việt Nam lại hừng hực và dễ có đề tài như vậy. Thậm chí, trên trang VnExpress sáng ngày 9/11, người ta còn đọc được một tít bài lớn "Vì sao bầu cử tổng thống Mỹ năm nay gay cấn hơn cả siêu xổ số?"
Sự lựa chọn một nhà lãnh đạo tương lai cho mình, công khai và minh bạch, đã khiến mọi thứ reality show đều tuột hạng. Thậm chí, dựa vào từng ngày, từng giờ của cuộc tranh cử, người Việt lại có cơ hội so sánh và cười mỉm về những gì gọi là bầu cử trong cuộc sống của mình. Trên trang facebook của mình, nhà văn Nguyễn Đình Bổn viết về việc người Việt theo dõi sát sao cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, rằng "cho thấy khát vọng tranh cử, bầu cử tự do tại Việt Nam hiện nay là cháy bỏng. Nhưng từ khát vọng đi đến hiện thực này tại Việt Nam xa hay gần lại lệ thuộc vào quá nhiều tác động từ bên trong lẫn bên ngoài mà khai dân trí là một trong những điều kiện cần thiết".
Một facebooker khác vì hóm hỉnh nói rằng khác với những cuộc bầu cử ở Việt Nam, đến giờ cuối cùng người ta mới có được kết quả cuối cùng của người thắng cuộc. Còn ở Việt Nam thì mọi thứ có thể biết trước cả tuần, thậm chí cả tháng.
'Không giống ai'
Riêng tôi, lại thấy thêm rằng khi bước vào một kỳ bầu cử nào đó, hầu hết các cử tri đều không biết hoặc xác minh được nhân thân, trình độ… của các ứng cử viên được Đảng giao phó là ai. Người dân chỉ còn tạm lựa ra những nhân vật đã được chọn. Mà cái "chọn" đó, luôn giới thiệu những sai lầm hoảng kinh về việc không có ai chịu trách nhiệm đưa ra các nhân vật đó. Cụ thể như Trần Văn Truyền, Trịnh Xuân Thanh hay Vũ Huy Hoàng… chẳng hạn.
Dù ông Donald Trump quả có làm nhiều người hoảng kinh về tính cách hay phát ngôn, nhưng rõ ràng sự lựa chọn rất mạnh mẽ của công chúng Mỹ là bởi họ có thông tin và cho rằng đã hiểu rõ ông. Ngay cả ở Việt Nam cũng vậy.
Ông Huỳnh Ngọc Tuấn đã hân hoan bày tỏ sự ủng hộ với Trump. Ông viết: "Vì ông ta là người mà tôi mong đợi, người có thể thay đổi cái trật tự thế giới và khu vực hiện nay, cái trật tự bất công và bất lợi cho đất nước tôi. Đã nhiều lần tôi nói rằng chỉ khi nào cái trật tự này bị phá vỡ thì khi đó đất nước ta mới có cơ hội thoát Trung, thoát cộng. Còn một điều nữa tôi ủng hộ Donald Trump vì ông ta và tôi đều là những thằng "không giống ai" và ít có người ưa".
Donald Trump: 'Chính quyền sẽ phục vụ người dân'
Đây cũng là một điều thú vị. Sát nách, Bắc Kinh qua các kỳ bầu cử, ngoài việc báo chí Nhà nước hô hào và giới thiệu, dân chúng vẫn bàng quan. Thậm chí, ai lên tổng bí thư hay vào chủ tịch, không mấy người Việt quan tâm để học thuộc tên. Bất luận hai Đảng cộng sản vẫn luôn nói tình hữu nghị keo sơn, nhưn dường như đa số người dân Việt vẫn có khuynh hướng gần phương Tây hơn, gần Mỹ hơn. Cũng như niềm tin đã được thử thách của những người ủng hộ bà Hilary hay ông Donald, nhiều người Việt tin rằng nền dân chủ phương Tây sẽ đem lại một tương lai tốt đẹp hơn cho đất nước nước mình, nhân dân của mình.
Trong tâm thế đó, nhiều người Việt theo dõi cuộc bầu cử không vì nước Mỹ, mà vì cho quê hương mình. Một người tên là Hien Le, chỉ rời khỏi Việt Nam đi định cư chừng vài năm nay, viết rằng cô lo ngại khi ông Trump đắc cử. Lý do vì "Trump phản đối hầu hết các hiệp định thương mại có liên quan Việt Nam và Mỹ, Trump lên thì xác định mất xuất siêu. Trump phản đối người nhập cư, kể cả người nhập cư Việt Nam, và Trump phản đối ảnh hưởng quân sự của Mỹ ở Biển Đông, Trump lên thì biển Đông là chuyện riêng của Trung Quốc và Asean".
Một người bạn của tôi trên facebook, anh Truong Thanh Liem, có viết vài dòng khiến tôi không khỏi tần ngần, rằng anh chọn bầu đảng Dân chủ vì những chính sách an sinh xã hội cho người già, cho những người tỵ nạn còn kẹt ở Philippines hay Thái Lan thỉnh thoảng có cơ hội ra đi đến nước thứ ba. Còn những người bạn của anh thì chọn đảng Cộng hòa bởi những chính sách cho dân làm ăn. Thật rõ, người ta lựa chọn không phải vì một đảng nào là thần thánh hay vinh quang mãi mãi, mà là đảng có thật sự có khả năng làm gì cho con người hiện tại hay không, hay chỉ ăn mày quá khứ.
Thật là bất đồng, trong một cuổi chiều ở Việt Nam, khi tôi như đang buồn về sự thất cử của bà Hilary Clinton, một người bạn trẻ ủng hộ Donald Trump reo mừng và nhắn vào máy của tôi "ghé qua làm ly bia chúc mừng Trump đi".
Ai nói bầu cử tổng thống Mỹ xa lạ với Việt Nam?
Cũng như bao người có khuynh hướng thích bà Hillary Clinton làm tổng thống, tôi đã có thoáng bàng hoàng khi nghe kết quả chung cuộc. Thế giới quả là đầy những bất ngờ, nhưng sự dân chủ và nỗ lực ủng hộ lựa chọn mang tính dân chủ ở một quốc gia cách Việt Nam hàng ngàn dặm, cũng đem lại nhiều điều bất ngờ hơn nữa.
Nhà báo Phạm Đoan Trang có phân tích ngắn của mình, nói rằng phân nửa số bạn trên facebook của cô đã buồn, vì chọn phía bà Hilary. Cô phân tích rằng nhiều người Việt trong nước có cảm tình với bà Hilary Clinton vì bà có nhiều hình ảnh gắn với Việt Nam. Chồng bà cũng vậy. Thậm chí những nỗ lực về cải cách nhân quyền và cứng rắn trong các chính sách về tự do tín ngưỡng, ngoại giao… của bà cũng là điều dễ gây thiện cảm. Nhưng quan trọng hơn, có lẽ thái độ luôn không muốn nhún nhường trước Trung Quốc của bà, khiến hàng triệu người Việt đang mang tâm trạng ức chế về tổ quốc, dân tộc khiến họ thân thiện với bà hơn.
Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, xa xôi và lạ lùng, nhưng khiến báo chí Nhà nước cũng đưa tin liên tục, phân tích và dự đoán. Có lẽ ngoài các cuộc hội ngộ túc cầu tầm quốc tế, thì không có khi nào không khí báo chí Việt Nam lại hừng hực và dễ có đề tài như vậy. Thậm chí, trên trang VnExpress sáng ngày 9/11, người ta còn đọc được một tít bài lớn "Vì sao bầu cử tổng thống Mỹ năm nay gay cấn hơn cả siêu xổ số?"
Sự lựa chọn một nhà lãnh đạo tương lai cho mình, công khai và minh bạch, đã khiến mọi thứ reality show đều tuột hạng. Thậm chí, dựa vào từng ngày, từng giờ của cuộc tranh cử, người Việt lại có cơ hội so sánh và cười mỉm về những gì gọi là bầu cử trong cuộc sống của mình. Trên trang facebook của mình, nhà văn Nguyễn Đình Bổn viết về việc người Việt theo dõi sát sao cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, rằng "cho thấy khát vọng tranh cử, bầu cử tự do tại Việt Nam hiện nay là cháy bỏng. Nhưng từ khát vọng đi đến hiện thực này tại Việt Nam xa hay gần lại lệ thuộc vào quá nhiều tác động từ bên trong lẫn bên ngoài mà khai dân trí là một trong những điều kiện cần thiết".
Một facebooker khác vì hóm hỉnh nói rằng khác với những cuộc bầu cử ở Việt Nam, đến giờ cuối cùng người ta mới có được kết quả cuối cùng của người thắng cuộc. Còn ở Việt Nam thì mọi thứ có thể biết trước cả tuần, thậm chí cả tháng.
'Không giống ai'
Riêng tôi, lại thấy thêm rằng khi bước vào một kỳ bầu cử nào đó, hầu hết các cử tri đều không biết hoặc xác minh được nhân thân, trình độ… của các ứng cử viên được Đảng giao phó là ai. Người dân chỉ còn tạm lựa ra những nhân vật đã được chọn. Mà cái "chọn" đó, luôn giới thiệu những sai lầm hoảng kinh về việc không có ai chịu trách nhiệm đưa ra các nhân vật đó. Cụ thể như Trần Văn Truyền, Trịnh Xuân Thanh hay Vũ Huy Hoàng… chẳng hạn.
Dù ông Donald Trump quả có làm nhiều người hoảng kinh về tính cách hay phát ngôn, nhưng rõ ràng sự lựa chọn rất mạnh mẽ của công chúng Mỹ là bởi họ có thông tin và cho rằng đã hiểu rõ ông. Ngay cả ở Việt Nam cũng vậy.
Ông Huỳnh Ngọc Tuấn đã hân hoan bày tỏ sự ủng hộ với Trump. Ông viết: "Vì ông ta là người mà tôi mong đợi, người có thể thay đổi cái trật tự thế giới và khu vực hiện nay, cái trật tự bất công và bất lợi cho đất nước tôi. Đã nhiều lần tôi nói rằng chỉ khi nào cái trật tự này bị phá vỡ thì khi đó đất nước ta mới có cơ hội thoát Trung, thoát cộng. Còn một điều nữa tôi ủng hộ Donald Trump vì ông ta và tôi đều là những thằng "không giống ai" và ít có người ưa".
Donald Trump: 'Chính quyền sẽ phục vụ người dân'
Đây cũng là một điều thú vị. Sát nách, Bắc Kinh qua các kỳ bầu cử, ngoài việc báo chí Nhà nước hô hào và giới thiệu, dân chúng vẫn bàng quan. Thậm chí, ai lên tổng bí thư hay vào chủ tịch, không mấy người Việt quan tâm để học thuộc tên. Bất luận hai Đảng cộng sản vẫn luôn nói tình hữu nghị keo sơn, nhưn dường như đa số người dân Việt vẫn có khuynh hướng gần phương Tây hơn, gần Mỹ hơn. Cũng như niềm tin đã được thử thách của những người ủng hộ bà Hilary hay ông Donald, nhiều người Việt tin rằng nền dân chủ phương Tây sẽ đem lại một tương lai tốt đẹp hơn cho đất nước nước mình, nhân dân của mình.
Trong tâm thế đó, nhiều người Việt theo dõi cuộc bầu cử không vì nước Mỹ, mà vì cho quê hương mình. Một người tên là Hien Le, chỉ rời khỏi Việt Nam đi định cư chừng vài năm nay, viết rằng cô lo ngại khi ông Trump đắc cử. Lý do vì "Trump phản đối hầu hết các hiệp định thương mại có liên quan Việt Nam và Mỹ, Trump lên thì xác định mất xuất siêu. Trump phản đối người nhập cư, kể cả người nhập cư Việt Nam, và Trump phản đối ảnh hưởng quân sự của Mỹ ở Biển Đông, Trump lên thì biển Đông là chuyện riêng của Trung Quốc và Asean".
Một người bạn của tôi trên facebook, anh Truong Thanh Liem, có viết vài dòng khiến tôi không khỏi tần ngần, rằng anh chọn bầu đảng Dân chủ vì những chính sách an sinh xã hội cho người già, cho những người tỵ nạn còn kẹt ở Philippines hay Thái Lan thỉnh thoảng có cơ hội ra đi đến nước thứ ba. Còn những người bạn của anh thì chọn đảng Cộng hòa bởi những chính sách cho dân làm ăn. Thật rõ, người ta lựa chọn không phải vì một đảng nào là thần thánh hay vinh quang mãi mãi, mà là đảng có thật sự có khả năng làm gì cho con người hiện tại hay không, hay chỉ ăn mày quá khứ.
Thật là bất đồng, trong một cuổi chiều ở Việt Nam, khi tôi như đang buồn về sự thất cử của bà Hilary Clinton, một người bạn trẻ ủng hộ Donald Trump reo mừng và nhắn vào máy của tôi "ghé qua làm ly bia chúc mừng Trump đi".
Ai nói bầu cử tổng thống Mỹ xa lạ với Việt Nam?
TRIUMP CỨNG RẮN
DONALD TRUMP :
Đây là cách nước Mỹ cứng rắn với Tàu Quốc
Poster on 20/7/2016 by The Observer
Tác giả: Donald Trump
Nói thẳng: Tàu Quốc không phải bạn ta. Họ xem ta như kẻ thù. Tốt hơn là Washington nên tỉnh ra thật nhanh, vì Tàu Quốc đang cướp công ăn việc làm của ta, phá hủy ngành công nghiệp chế tạo của ta, ăn trộm công nghệ và năng lực quân sự của ta với tốc độ âm thanh. Nếu nước Mỹ không sớm khôn lên, tổn thất sẽ là không thể vãn hồi.
Nói thẳng: Tàu Quốc không phải bạn ta. Họ xem ta như kẻ thù. Tốt hơn là Washington nên tỉnh ra thật nhanh, vì Tàu Quốc đang cướp công ăn việc làm của ta, phá hủy ngành công nghiệp chế tạo của ta, ăn trộm công nghệ và năng lực quân sự của ta với tốc độ âm thanh. Nếu nước Mỹ không sớm khôn lên, tổn thất sẽ là không thể vãn hồi.
Có nhiều điều về sức mạnh Tàu Quốc
mà Obama và các đồng sự ủng hộ thuyết toàn cầu của ông ấy không muốn
bạn biết. Nhưng, không một ai biết sự thật lại có thể ngồi yên và làm
ngơ việc cường quốc kinh tế này [Mỹ – ND] sẽ rơi vào tình thế
nguy hiểm đến thế nào nếu các vị mà ta gọi là lãnh đạo ở Washington
không cùng xắn tay hành động, bắt đầu đứng lên bảo vệ công ăn việc làm
của người Mỹ và ngừng chuyển chúng ra thuê ngoài ở Tàu Quốc.
Người ta dự đoán rằng đến năm 2027, Tàu Quốc
sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới – và điều này sẽ xảy
ra nhanh hơn nữa nếu các xu hướng thảm họa trong nền kinh tế của Obama
vẫn còn tiếp diễn. Nghĩa là trong vài năm tới, Mỹ sẽ bị nhấn chìm bởi
cơn sóng thần kinh Tàu Quốc – tôi đoán là đến năm 2016, nếu ta không hành động nhanh.
Điều
này không xảy ra trong một đêm hay bất thần từ chân không. Chúng ta cứ
ngần ngừ và làm ngơ trước những dấu hiệu cảnh báo suốt nhiều năm. Sự
thật là, chúng ta đã thất bại nặng nề về công ăn việc làm trước Tàu Quốc
dưới thời Tổng thống George W. Bush, thậm chí trước khi rơi vào thảm
họa việc làm do Tổng thống Obama gây ra, thì từ năm 2001 đến năm 2008,
Mỹ đã mất 2,4 triệu việc làm vào tay Tàu Quốc.
Hơn 30 năm qua, nền kinh tế Tàu Quốc đã tăng trưởng trung bình 9-10% một năm. Nhưng dưới thời Tổng thống Barack Obama, Tàu Quốc
đã phát đạt nhanh một cách bất thường và Mỹ cũng thua lỗ nhanh một
cách bất thường. Chỉ riêng quý I năm 2011, nền kinh tế Tàu Quốc
đã tăng trưởng với tốc độ vũ bão 9,7%. Còn tỷ lệ tăng trưởng quý I của
Mỹ thì sao? Một con số đáng xấu hổ: 1,9%. Chúng ta có 14,4 triệu người
mất việc. Chúng ta cần hành động.
Quan hệ của Mỹ với Tàu Quốc
đang đến bước quyết định. Chúng ta chỉ có rất ít thời gian để đưa ra
những quyết định cứng rắn cần thiết nhằm giữ vững vị thế của ta trên thế
giới. Cứ khoảng 7 năm, nền kinh tế Tàu Quốc lại tăng
trưởng gấp đôi. Đó là một thành tựu kinh tế khủng khiếp, và đó cũng là
lý do tại sao hết năm này đến năm khác họ đánh bại ta về thương mại.
Ngay lúc này, ta đang có một khoản thâm hụt thương mại khổng lồ là 300 tỷ đô-la với Tàu Quốc. Nghĩa là mỗi năm Tàu Quốc
kiếm được từ Mỹ khoảng 300 tỷ đô-la. Khi tôi tham gia các buổi nói
chuyện trên truyền hình và các chương trình tin tức, tôi nói ra con số
đó, và mọi người thậm chí còn không thể hình dung nổi trong đầu một con
số lớn như thế, song đó là sự thật. Chỉ tính riêng sự mất cân bằng
thương mại thôi, thì cứ ba năm Tàu Quốc lại gửi ngân hàng gần một nghìn tỷ đô-la của ta.
Và đáng buồn thay, trong khi công nghiệp chế tạo của Mỹ từng là vô địch, thì giờ đây, vì chuyện Tàu Quốc
lừa ta bằng đồng tiền của họ, nên các công ty Mỹ không thể cạnh tranh
về giá, dù ta làm ra những sản phẩm tốt hơn nhiều. Bởi vậy, bây giờ Tàu Quốc
là nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới. Nhân đây cũng xin nói
thêm là họ cũng có hơn ba ngàn tỷ đô-la ở ngân hàng dự trữ nước ngoài.
Đó là số tiền đủ để Tàu Quốc mua cổ phần chi phối mọi công
ty lớn nằm trong danh sách chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones – các
công ty như Alcoa, Caterpillar, Exxon Mobil, hay Walmart – và vẫn dư
hàng tỷ đô-la trong ngân hàng.
Cứ 6 người trên hành tinh này thì có một người là người Tàu Quốc.
Dân số 1,3 tỷ người của họ vượt ta với tỷ lệ khoảng 4 trên 1. Đó là một
nguồn nhân tài khổng lồ để xây dựng các doanh nghiệp, cung cấp nhân lực
cho các khu chế xuất, đáp ứng đủ nhân sự cho các tổ chức giáo dục ưu
tú, và xây dựng một lực lượng quân sự khổng lồ.
Một mối quan ngại lớn khác nữa là việc hàng năm Tàu Quốc có 7 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học. Cho đến nay, Mỹ vẫn vượt Tàu Quốc
về tỷ lệ tốt nghiệp đại học xét trên toàn bộ dân số, nhưng bạn phải hỏi
liệu các trường đại học của ta có cho ra đời những sinh viên tốt nghiệp
có kỹ năng cần thiết để cạnh tranh không.
Tôi
đọc thấy quá nhiều câu chuyện về các tập đoàn phải tổ chức các lớp giáo
dục bổ túc cho nhân viên. Và khi bạn nhìn vào điểm thi ở các trường
trung học cơ sở và trung học phổ thông, thì thật đáng báo động. Trong
một nghiên cứu quốc tế có uy tín năm 2010 về trẻ em trong độ tuổi 15, Mỹ
xếp thứ 25 trên 34 quốc gia về toán học. Còn Tàu Quốc xếp thứ mấy? Thứ nhất.
Thực tế là, học sinh Thượng Hải không những đứng nhất
ở môn toán mà còn đứng nhất về môn đọc và khoa học. Họ hoàn toàn hạ
gục ta – và tất cả những người khác. Chắc chắn, nghiên cứu này hơi thiên
lệch vì họ chỉ lấy mẫu học sinh ở Thượng Hải vốn là nơi có nhiều học
sinh thông minh nhất Tàu Quốc theo học. Nhưng, ngay cả tờ
tạp chí có tinh thần tự do TIME cũng chỉ ra rằng, khi bạn xem xét những
thay đổi nhân khẩu cực lớn đang diễn ra ở Mỹ, thì nguy cơ về giáo dục
đã bắt đầu lấp ló phía trước. Chỉ trong một thế hệ nữa thôi, chúng ta sẽ
là một quốc gia thiểu số trở thành đa số, và hiện thời có một con số
đáng sợ là 40% trẻ em Mỹ Phi và Mỹ Latinh thậm chí không tốt nghiệp
trung học phổ thông (chứ chưa nói đến đại học).
Trong tư thế là mục tiêu tấn công của Tàu Quốc theo bạn thì Chủ tịch Tàu Quốc Hồ Cẩm Đào có kế hoạch đưa hầu hết các lợi thế kinh tế và giáo dục của Tàu Quốc
nhắm vào đâu? Chính xác rồi đấy, vào các ngành công nghiệp quân sự và
vũ khí. theo tiết lộ của một thông báo mới từ Lầu Năm Góc, Tàu Quốc
đang nhanh chóng tăng cường lục quân, thủy quân và rót hàng triệu
đô-la vào việc phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ I, tàu ngầm
tấn công tiên tiến, các hệ thống phòng không tinh vi, các hệ thống
chiến tranh không gian công nghệ cao và bổ sung cho kho tên lửa đạn đạo.
Phản ứng trước sự tăng cường vũ trang quân sự của Tàu Quốc, Tổng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Michael Mullen đã nói: “Người Tàu có
mọi quyền phát triển quân sự họ muốn. Chỉ là tôi không thể hiểu nổi tại
sao một số năng lực này, dù là [máy bay tàng hình J-20], hay thiết bị
chống vệ tinh, hay vũ khí chống tàu chiến, thì phần nhiều lại có vẻ nhắm
thẳng vào Mỹ.”
Những gì Tàu Quốc
đang làm trên mặt trận chiến tranh mạng cũng đáng báo động. Khi điều
trần trước Ủy ban Quốc hội, Phó Tổng tham mưu Liên quân Hoa Kỳ, Tướng
James Cartwright, nói rằng Tàu Quốc có liên quan rất sâu
đến việc do thám thông tin máy tính của các mạng lưới thuộc cơ quan
chính phủ và doanh nghiệp Mỹ. Tướng Cartwright giải thích rằng gián điệp
mạng có thể cô lập các điểm yếu của mạng vi tính và cho phép người
Trung Quốc ăn cắp tin tức tình báo quý giá.
Vậy ta phải làm gì đây?
Tàu Quốc
đưa đến ba mối đe dọa lớn đối với Mỹ khi thao túng tiền tệ quá đáng,
nỗ lực phá hủy nền tảng sản xuất của ta một cách có hệ thống; gián điệp
công nghiệp và chiến tranh mạng chống lại Mỹ. Người Tàu đã hà hiếp ta nhiều năm rồi. Nhưng, chính quyền Obamacó vẻ gần như đồng lõa trong việc muốn giúp người Tàu giẫm đạp lên ta. Obama tuyên bố ta không thể làm những việc có lợi cho ta, bởi nó có thể sẽ châm ngòi cho một “cuộc chiến thương mại” –
làm như thể lúc này ta không ở trong một cuộc chiến như thế vậy. Tuy
nhiên, tôi tin rằng chúng ta có thể vượt qua các mối đe dọa của Tàu bằng một một chiến thuật khôn ngoan và một nhà thương thuyết cứng rắn.
Việc Tàu Quốc
thao túng trên quy mô lớn đồng tiền của nước này có mục đích là nhằm
đẩy mạnh xuất khẩu của nó và hủy hoại các ngành công nghiệp nội địa của
ta. Khi chính quyền Tàu Quốc thao túng đồng Nguyên [yuan] (đơn vị tiền Tàu, có lúc còn được gọi là Nhân dân tệ)
và định giá thấp nó, họ có thể bán hàng cho các nước khác với giá thấp
hơn rất, rất nhiều so với một công ty Mỹ, vì đồng tiền của ta được định
giá ở mức giá thị trường chính xác hơn. Nghĩa là, hàng hóa của ta được
định giá cao hơn, và việc này khiến chúng kém cạnh tranh hơn.
Nhiều nhà phân tích đã cố xác định giá trị thực của đồng tiền Tàu Quốc,
nhưng thật khó có thể nói chắc vì giá trị luôn thay đổi. Tuy nhiên, quả
thật dường như cũng có một sự nhất trí là đồng nhân dân tệ có vẻ bị
định giá thấp đâu đó trong khoảng 40- 50% so với giá trị thực của nó.
Nghĩa là người Tàu có thể định ra mức giá chỉ bằng nửa giá
của một nhà sản xuất Mỹ cho một hàng hóa hay dịch vụ tương tự. Điều này
báo hiệu nguy cơ người lao động Mỹ mất công ăn việc làm, và đó chính
xác là chuyện đang xảy ra ngay lúc này.
Hãy nhìn vào những gì mà hành động thao túng tiền tệ của Tàu đã
gây ra cho ngành công nghiệp thép của ta. Là một nhà thầu xây dựng
nhiều tòa nhà xa hoa khổng lồ, tôi có thể cho bạn biết rằng công nghiệp
thép có ý nghĩa sống còn đối với sức mạnh kinh tế của ta, và là một
khoản chi phí quan trọng trong bất cứ công trình xây dựng nào. Theo Hiệp
hội Sắt Thép Hoa Kỳ (AISI), hành động định giá thấp tiền tệ của Tàu là hình thức “trợ giá lớn nhất” cho các nhà sản xuất Tàu Quốc, là “chìa khóa” cho sự bùng nổ tăng trưởng xuất khẩu của Tàu Quốc, và là “một nguyên nhân chính” cho sự mất cân bằng cấu trúc toàn cầu đang góp phần dẫn đến sự sụp đổ tài chính gần đây của Mỹ.
Sự thao túng tiền tệ của Tàu Quốc và các hoạt động thương mại không công bằng khác đã giúp ngành sản xuất thép thô của Tàu Quốc
nhảy vọt từ 15% tổng sản lượng toàn cầu năm 2002 lên một con số cao đến
không ngờ là 47% năm 2008. Năm 2002, Mỹ chỉ nhập khẩu 600.000 tấn thép (3% trên toàn bộ số thép nhập) từ Tàu Quốc. Đến năm 2008, Tàu Quốc
đã khiến chúng ta phải mua 5 triệu tấn thép. Và một lần nữa, họ làm
được điều này chủ yếu là nhờ việc định giá thấp đồng nhân dân tệ.
Kinh tế gia Alan Tonelson đã rất đúng khi viết :
Trong tám năm dài, nhóm vận động hành lang cho Tàu Quốc ở Washington – được cấp cho nguồn kinh phí thừa mứa bởi chính các công ty đa quốc gia có cơ sở ở Tàu Quốc
được hưởng lợi từ khoản trợ giá 50% này [nhờ đồng nhân dân tệ được định
giá thấp] – đã phô ra những lý lẽ hợp lý hóa việc không làm gì. Cái giá
thảm khốc giáng xuống ta khi làm theo lời khuyên của nhóm vận động hành
lang cho Tàu Quốc cũng đủ để chứng minh cho việc làm ngơ
mánh khóe gần đây nhất của nó… Các nhà máy Mỹ buộc phải tiếp tục đóng
cửa, lợi nhuận của những nhà máy sống sót được thì tiếp tục sụt giảm và
thậm chí biến mất, số việc làm mất đi ngày càng tăng và tiền lương tiếp
tục bị cắt giảm. Tệ hơn nữa, sự mất cân bằng kinh tế toàn cầu lấy Mỹ làm
trung tâm lại tiếp tục gia tăng cho đến khi chúng gây ra sự sụp đổ lớn
nhất ở Mỹ và trên khắp thế giới kể từ sau cuộc Đại Suy thoái.
Những nhà quan sát khác, như thượng nghị sỹ Đảng Cộng hòa bang Alabama Richard Shelby, cũng thấy rõ. “Không nghi ngờ gì nữa, Tàu Quốc đang thao túng đồng tiền của nước này để trợ giá cho hàng xuất khẩu,” Shelby nói. Về việc Tàu Quốc mua trái phiếu của Bộ Tài chính Mỹ, Shelby nói: “Có lẽ đã đến lúc cần có điều luật mới để đảm bảo Bộ Tài chính chăm lo cho người lao động Mỹ, chứ không phải mấy gã chủ nợ Tàu Quốc.”
Là nền kinh tế dẫn đầu thế giới, chúng ta là người bị thương tổn nặng nề nhất bởi các hoạt động thương mại dối trá của Tàu Quốc – và bất kỳ có chút hiểu biết về kinh tế học đều biết là tôi đúng. Như CNN Money đã nói: “Hầu hết các nhà kinh tế học sẽ đồng ý với logic của Trump rằng Tàu Quốc đang giữ giá trị đồng tiền của nước này ở mức thấp để giúp các nhà sản xuất của họ có lợi thế khi bán hàng sang Mỹ.”
Dĩ nhiên, trở lại năm 2008
trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống, Barack Obama đã rất hưng phấn
khi lớn tiếng phát biểu về những tác động tiêu cực của hành động thao
túng tiền tệ. Khi còn là ứng cử viên, ông ấy thậm chí còn tán thành một
dự luật sẽ thay đổi luật hiện hành để “định nghĩa thao túng tiền tệ như
một hành động trợ giá cần áp thuế đối kháng (thuế chống phá giá)”. Giờ thì hãy tua nhanh đến năm 2012. Hiện nay, Obama lại nói những lời ngon ngọt về chủ đề này và thực hiện thuật ngoại giao “khẩn khoản” thường thấy của ông ấy với người Tàu. thử nghe những gì vị tổng thống này nói về việc Tàu Quốc định giá thấp đồng tiền của mình: “Vì
vậy, chúng ta sẽ tiếp tục mong giá trị đồng tiền của Trung Quốc ngày
càng được định hướng theo thị trường, việc này sẽ giúp đảm bảo rằng
không quốc gia nào có lợi thế kinh tế thái quá.”
Phát biểu này sũng sượt sự yếu đuối. “Chúng ta sẽ tiếp tục mong” bằng một phép màu nào đó người Tàu từ bỏ những cách làm nguy hại của họ? Có đùa không thế? Cứ như thể nhờ phép màu nào đó, Tàu Quốc đang cướp của chúng ta 300 tỉ đô-la mỗi năm nhưng ngày mai sẽ thức dậy và quyết định: “Các
bạn biết gì không, chúng tôi thực sự cần chơi công bằng hơn với người
Mỹ và thôi không cướp của họ tất cả công ăn việc làm, các công ty và
hàng tỷ đô-la nữa.”
Có lẽ nhiều người sẽ cho là tôi đang nói quá tệ về Tàu Quốc và những người đại diện của đất nước này. Sự thật là tôi rất nể trọng người dân Tàu. Tôi cũng rất nể trọng những người đại diện Tàu Quốc. Điều tôi không nể trọng là cách chúng ta thương lượng và đàm phán với Tàu Quốc. Nhiều năm qua, tôi đã thực hiện nhiều thỏa thuận và giao dịch với người Tàu.
Tôi đã kiếm được một khoản tiền khổng lồ. Tôi đã bán các căn hộ với giá
53 triệu đô-la, 33 triệu đô-la và nhiều mức giá thấp hơn. Tôi đã tạo ra
một trong những việc làm lớn nhất ở Manhattan với các đối tác người Tàu và đã kiếm được rất nhiều tiền. Vì vậy, tôi biết rõ người Tàu, tôi hiểu và tôn trọng họ.
Bất kỳ khi nào tôi nói một
cách tồi tệ về những gì họ đang làm với ta, tôi không có ý chỉ trích họ –
tôi chỉ trách các lãnh đạo và các đại diện của ta mà thôi. Nếu ta có
thể quay lưng lại với họ là xong, hẳn tôi sẽ hết lòng khuyến khích ta
làm vậy. Song rủi thay, họ quá thông minh và các lãnh đạo của ta lại
không đủ khôn ngoan.
Tôi có nhiều bạn ở Tàu Quốc
và những người bạn này không thể tin rằng lãnh đạo của họ lại có thể ký
được những thỏa thuận ưu đãi không thể tin nổi ấy. Điều đáng ngạc nhiên
là, bất chấp mọi ngôn từ hùng hồn và gay gắt mà tôi dùng để chống Tàu Quốc, tờ Bloomberg Businessweek gần đây đã đăng tải một bài báo về thứ mà người Tàu muốn
nhất. Đáng chú ý nhất là một đoạn trích dẫn lời của chủ tịch công ty
bất động sản Asher Alcobi về những gì mà các khách hàng người Tàu của ông ưa thích hơn cả: “Cái gì dính đến tên Trump thì đều tốt”.
Vậy nên, tôi nói xấu Tàu Quốc, song tôi nói sự thật và các khách hàng ở Tàu Quốc
muốn gì? Họ muốn Trump. Bạn biết thế nghĩa là gì không? Đó nghĩa là họ
tôn trọng những ai nói đúng thực tế và nói lên sự thật, cho dù sự thật
ấy có thể không hay gì với họ. thực tế là, chính sự tôn trọng tôi dành
cho người Tàu đã dẫn tôi đến chỗ nói các lãnh tạo của ta phải cẩn thận. Người Tàu sẽ lấy, lấy và lấy cho đến khi ta không còn gì cả – và ai lại đi trách họ khi họ có thể phủi tay?
Tàu Quốc là đối thủ của ta. Đã đến lúc ta phải hành động giống đất nước này… và nếu ta làm đúng việc của mình, Tàu Quốc
sẽ đi tới sự tôn trọng hoàn toàn mới đối với nước Mỹ, và khi đó ta có
thể hạnh phúc du hành trên đường cao tốc đến tương lai cùng Tàu Quốc như một người bạn.
Bài viết được trích từ cuốn sách “Donald Trump – Đã đến lúc phải cứng rắn” được Alpha Books và NXB Thế giới phát hành toàn quốc vào ngày 18/7/2016.
No comments:
Post a Comment