Monday, November 28, 2016

TRUNG CỘNG-THƯƠNG BINH LIÊỆ SĨ - HIẾN PHÁP -GIÁO DUC


NGUYỄN AN DÂN * FORMOSA

Formosa Hà Tĩnh: 'Sinh tử phù' của VN?

  • 29 tháng 7 2016
 
Image copyright AFP
Image caption Lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh đã nhận lỗi về vụ cá chết, và cam kết bồi thường cho Việt Nam 500 triệu đô la
Trong tiểu thuyết võ hiệp nổi tiếng Thiên Long Bát Bộ của nhà văn Kim Dung có một công cụ được dùng để khống chế sức mạnh của các nhân vật võ hiệp. Đó là “sinh tử phù”, được cấy vào cơ thể người luyện võ nhằm suy yếu, triệt tiêu sức đối kháng và chi phối tư duy, hành động của họ.
Có vẻ như đến nay, sau diễn biến tại Quốc hội và những thông tin có được xung quanh, dường như Formosa cũng có vẻ là một “sinh tử phù” trên cơ thể Việt Nam và đang phát huy giá trị như thế.
Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội đánh giá toàn diện về “thảm họa cá chết” tuy có nhiều thông tin nhưng chưa đủ, và theo tôi chưa vạch ra vấn đề trách nhiệm của từng cá nhân, ban bệ trong chính quyền.
Những nét quan trọng mà tôi viết dưới đây chưa thấy trong báo cáo đánh giá của Chính phủ nên xin phép bổ sung.

Mượn đầu heo nấu cháo?

Theo thông tin chính thức, vì Formosa Hà Tĩnh là dự án đầu tư lớn nhất hiện nay, quy mô vốn đăng ký 10 tỷ USD, có thể là mũi đột phá của ngành sản xuất thép, là yếu tố quan trọng giúp phát triển công nghiệp Việt Nam…, đủ thứ lời có cánh ca tụng khi cấp phép dự án.
Thế nhưng dường như mọi việc không có vẻ như thế.
Theo thuyết minh dự án được Formosa Hà Tĩnh công bố với Chính phủ Việt Nam, vốn đầu tư từ các cổ đông rót vào Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Formosa Hà Tĩnh là khoảng 3,5 tỷ USD. Còn lại 7 tỷ USD thì Formosa Hà Tĩnh sẽ vay ngân hàng trong và ngoài nước Việt Nam.
Tức là 70% tổng vốn đầu tư vào dự án Formosa cũng là không phải của họ.
Hóa ra họ không mang tiền vào Việt Nam nhiều như ta nghe họ nói.
Nếu vậy thì thực vốn đầu tư của Formosa Hà Tĩnh cũng chỉ ngang tầm với một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam, vì sao phải ưu đãi đủ thứ biệt lệ cho họ hơn hẳn các doanh nghiệp Việt Nam?
 
Image copyright doisongphapluat.com
Image caption Dự án Formosa Hà Tĩnh nhận được nhiều ưu đãi
Nếu vay ngoài Việt Nam, với thuyết minh kinh tế sơ sài về yếu tố gìn giữ môi trường và tỉ suất sinh lời thấp (có khi còn lỗ) như Formosa Hà Tĩnh, khả năng họ tự vay được là rất khó nếu không có Chính phủ Việt Nam đứng ra bảo lãnh.
Đừng đánh giá thấp kinh nghiệm của các ngân hàng tư bản nước ngoài có trong tay tỷ tỷ USD. Mong là Chính phủ Việt Nam lưu ý vấn đề này nếu có.
Nếu vay vốn trong nước, thì cũng là tiền chung của nhân dân, nghĩa là nhân dân phải bỏ tiền của mình ra cho người vay để họ… góp phần gây thảm họa môi trường của Việt Nam.
Dư luận rất lấy làm khó hiểu khi tại Thông báo số 219/TB-VPCP ngày 2/6/2014 của Văn phòng Chính phủ có nội dung đồng ý nâng hạn mức cho Formosa Hà Tĩnh được vay tiền tại các ngân hàng thương mại Việt Nam gấp bốn lần vốn đăng ký của họ.
Nghĩa là Formosa Hà Tĩnh chỉ thực sự đầu tư vào Việt Nam 3,5 tỷ USD, nhưng được vay… 40 tỷ USD tiền của nhân dân Việt Nam.
Nói theo kiểu dân gian là có vẻ như “tay không bắt cướp”.
Ngân hàng cho vay thì cái đầu tiên của họ quan tâm là thu hồi vốn trên tài sản đảm bảo để phòng ngừa rủi ro.
Về pháp lý, do là công ty trách nhiệm hữu hạn, chỉ chịu trách nhiệm trên vốn đăng ký, hóa ra họ được vay 40 tỷ USD trong nước nhưng trách nhiệm tài chính chỉ phải chịu 10 tỷ US như vốn đăng ký.
Các ngân hàng Việt Nam, nếu họ cũng vì “tâm huyết” với ý tưởng “giúp sức” cho Formosa Hà Tĩnh trở thành “mũi nhọn công nghiệp” của Việt Nam, thì e rằng một khi dự án không hiệu quả thì khả năng thu hồi vốn cũng trở nên rủi ro rất lớn.
Formosa Hà Tĩnh không có gì để thế chấp ngoài nhà máy hình thành từ... vốn vay, còn đất đai dự án là thuê của Việt Nam.
Viễn cảnh các ngân hàng chia nhau đống sắt vụn để vớt vát vốn cho vay là cái rất có thể xảy ra, và thế là nhân dân Việt Nam mất tiền. Tiền lệ này đã có từ dự án nhà máy thép Vạn Lợi với khoản… 1.700 tỷ đồng.
Ai chịu trách nhiệm cho Formosa Hà Tĩnh, ngay từ đầu, với kế hoạch mượn đầu heo nấu cháo vào Việt Nam hoạt động rồi được bơm thổi thành… nhà đầu tư chiến lược có thể… giúp đỡ Việt Nam phát triển?
Đến nay ngoài gần 4 tỷ USD vốn bỏ ra ban đầu với một dự án đang hình thành, có vẻ như Formosa hết tiền nếu vay vốn trong và ngoài nước không được.
Chưa nói các khoản khác, khoản đền bù 500 triệu USD cho “vụ cá chết” mà họ hứa đền bù cho Việt Nam chưa biết bao giờ mới lấy được.
Nếu Formosa mang đủ 10 tỷ USD vào Việt Nam như các nhà đầu tư nước ngoài khác khi đăng ký vốn, không có ưu đãi quá mức và qua thẩm định - quản lý đầu tư kỹ lưỡng, liệu rằng họ dám coi thường pháp luật Việt Nam như thế không?

BIỂN ĐÔNG


Báo Trung Quốc gọi Australia là ‘mèo giấy’


Hồi đầu năm nay, chỉ huy Hạm đội Bảy của Mỹ, Phó Đô đốc Joseph Aucoin, cho rằng sẽ "tốt nhất" cho “quyền lợi” của khu vực nếu Australia đưa tàu vào trong phạm vi cách khu vực tranh chấp 12 hải lý.
Hồi đầu năm nay, chỉ huy Hạm đội Bảy của Mỹ, Phó Đô đốc Joseph Aucoin, cho rằng sẽ "tốt nhất" cho “quyền lợi” của khu vực nếu Australia đưa tàu vào trong phạm vi cách khu vực tranh chấp 12 hải lý.
Một tờ báo theo tư tưởng dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc mới đăng bài xã luận kêu gọi tấn công tàu bè Australia tại biển Đông, sau khi chính quyền Canberra ủng hộ phán quyết của Tòa trọng tài về vụ kiện của Philippines.

Bài viết của tờ Hoàn cầu Thời báo bình luận rằng Australia “thậm chí không phải là con ‘hổ giấy’ mà chỉ là một con ‘mèo giấy’”.
Báo này viết tiếp: “Australia tự coi mình là một quốc gia nguyên tắc… [nhưng] khi cần phải làm vừa lòng Washington, nó cho thấy sẵn lòng làm bất cứ điều gì để chứng tỏ sự trung thành”.
Chính vì lẽ đó, theo Global Times, Trung Quốc “phải trả đũa và cho [Australia] thấy rằng đó là điều sai trái”.

Hoàn cầu Thời báo viết thêm: “Sức mạnh của Australia không có ý nghĩa gì nếu so với an ninh của Trung Quốc. Nếu Australia bước vào vùng biển Đông, nó sẽ là một mục tiêu lý tưởng để Trung Quốc cảnh báo và tấn công”.
Hồi đầu năm nay, chỉ huy Hạm đội Bảy của Mỹ, Phó Đô đốc Joseph Aucoin, cho rằng sẽ "tốt nhất" cho “quyền lợi” của khu vực nếu Australia đưa tàu vào trong phạm vi cách khu vực tranh chấp 12 hải lý. Cho tới nay, Canberra chưa thực hiện bất kỳ điều gì như vậy.
Trước đây, tờ báo thuộc cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc từng nhiều lần lên tiếng về quan hệ Việt – Mỹ.

Trong bài bình luận đăng hôm 19/5, tờ Hoàn cầu Thời báo viết rằng việc “Việt Nam tiến lại gần hơn Mỹ là một tiến trình tự nhiên đối với việc phát triển nền kinh tế dựa vào xuất khẩu ở Đông Nam Á, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc Hà Nội có ý định xa lánh Trung Quốc, vì điều đó sẽ làm tổn hại tới mối quan hệ kinh tế với một đối tác thương mại quan trọng”.
Ấn phẩm của tờ Nhân dân Nhật Báo viết tiếp: “Phát triển mối quan hệ với Hoa Kỳ có thể giúp Việt Nam thúc đẩy hơn nữa các lợi ích quốc gia, và mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp nội địa trong một loạt các lĩnh vực như dệt may, giầy dép và điện tử”.

“Tuy nhiên, không có bất kỳ lý do gì khiến Trung Quốc ghen tị hoặc hoảng sợ về mối quan hệ gần gũi hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ,” tờ báo nhà nước Trung Quốc viết.
“Nếu Hoa Kỳ tính dùng Việt Nam để khống chế Trung Quốc thì đó là điều vô vọng".
Theo Business Insider, Global Times
http://www.voatiengviet.com/a/bao-trung-quoc-goi-australia-la-meo-giay/3441448.html


Thắng lợi của Trung Quốc có thể chết yểu


Tàu và trực thăng Trung Quốc trong cuộc diễn tập tìm kiếm cứu hộ tại quần đảo Hoàng Sa, ngày 14/7/2016.
Tàu và trực thăng Trung Quốc trong cuộc diễn tập tìm kiếm cứu hộ tại quần đảo Hoàng Sa, ngày 14/7/2016.
Trung Quốc dường như đã giành chiến thắng ngoại giao trong tuần qua khi thách thức phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông.
Nhưng có những người tin rằng Trung Quốc sẽ vẫn phải đối mặt với tác động lâu dài của phán quyết.
Ông Tim Huxley, giám đốc điều hành của Viện Quốc tế về Nghiên cứu Chiến lược ở châu Á nói các cuộc đàm phán song phương sắp tới của Bắc Kinh với các bên tranh chấp khác như Việt Nam và Philippines diễn ra trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Ông nhận định: "Nói cách khác, họ - Philippines và Việt Nam - sẽ nói, Được, chúng ta có thể nói chuyện. Nhưng chúng tôi sẽ không nói theo các điều kiện của quý vị. Mà chúng tôi sẽ theo các điều kiện của chúng tôi và các điều kiện của chúng tôi là trên cơ sở pháp luật quốc tế".
Nhà nghiên cứu ở Singapore này nói thêm rằng có thể mất nhiều năm, thậm chí hàng thập kỷ, mới thấy được những tác động dài hạn của phán quyết trên thực tế.

Hồi đầu tuần này, Bắc Kinh đã tác động để Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đi đến quyết định xoá bất kỳ từ ngữ nào nhắc đến Trung Quốc hoặc phán quyết của tòa trọng tài trong thông cáo chung của ASEAN sau cuộc họp của các ngoại trưởng tại Lào.
Điều đó được xem là một chiến thắng ngoại giao của Trung Quốc.
Có thể Trung Quốc đã giữ được thể diện bằng cách gây sức ép với ASEAN, nhưng liệu Bắc Kinh có giữ được uy tín của họ không?

Walden Bello, một nhà nghiên cứu kỳ cựu tại Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á ở Kyoto, Nhật Bản, nói: "Trong ngắn hạn, các nước có thể bị dọa dẫm, nhưng các mưu toan bắt nạt này bị người ta ghi nhớ, và chắc chắn sau cùng sẽ không giúp Trung Quốc giành được điểm".
Còn ông Bello, cựu dân biểu Hạ viện Philippines nói: "Vấn đề mà Trung Quốc phải đối mặt ở đây là họ càng lên án phán quyết, họ càng mất đi độ tin cậy"

Ông Dan Steinbock, giám đốc nghiên cứu về kinh doanh quốc tế tại Viện Ấn Độ, Trung Quốc và Mỹ cho rằng vụ khiếu nại của Philippines và phản ứng của ASEAN đối với phán quyết của tòa là những ví dụ hoàn hảo về việc các nước châu Á đang bị mắc kẹt ra sao giữa việc bảo đảm an ninh của Mỹ và hợp tác kinh tế của Trung Quốc.

Ông Steinbock đưa ra ý kiến: "Tập trung vào chỉ một mặt này hay mặt kia chưa bao giờ có tính xây dựng cả, còn cân bằng giữa hai mặt đã chứng minh là có lợi cho hòa bình và thịnh vượng trong khu vực".
Ông cũng cho rằng các nước ASEAN biết quá rõ rằng "luật pháp quốc tế là một chuyện, còn hiện thực về chính sách trong khu vực là một chuyện khác".
Vì vậy, ông Steinbock lập luận rằng xác suất vô tình xảy ra xung đột ở khu vực vẫn tiếp tục tăng, đòi hỏi sự hợp tác của tất cả các bên liên quan để xuống thang căng thẳng thông qua xây dựng lòng tin và đàm phán. http://www.voatiengviet.com/a/thang-loi-cua-trung-quoc-co-the-chet-yeu/3440194.html


Trung Quốc: Mỹ, Nhật và Australia thổi bùng căng thẳng biển Đông


Ngoại trưởng Hoa Kỳ và Trung Quốc trong một cuộc gặp ở Bắc Kinh hồi tháng Một năm nay.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ và Trung Quốc trong một cuộc gặp ở Bắc Kinh hồi tháng Một năm nay.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị mới lên tiếng chỉ trích một tuyên bố ba bên về biển Đông, nói hành động đó chỉ “thổi bùng” căng thẳng ở khu vực trong khi các quốc gia đang tìm cách làm nguội bớt tình hình.
Trong một tuyên bố mới đây, ông Vương nói rằng động thái của ba quốc gia trên được đưa ra tại thời điểm không phù hợp, và không mang tính xây dựng.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc nói: “Tuyên bố ba bên đó càng thổi bùng ngọn lửa. Giờ là lúc để xem ai là người gìn giữ hòa bình hay gây chuyện”.

Trước đó, ba quốc gia đồng minh kêu gọi Trung Quốc ngưng xây dựng các tiền đồn quân sự và bồi đắp đảo tại vùng biển tranh chấp.
Giới quan sát nhận định, tuyên bố trên cho các quốc gia Đông Nam Á, nhất là Philippines và Việt Nam, thấy sự hậu thuẫn của Mỹ, Nhật và Australia.
Tuyên bố chung công bố đầu tuần này được coi là lấp chỗ trống của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, sau khi các ngoại trưởng của khối này trước đó không thể ra một tuyên bố mạnh mẽ chống Trung Quốc do sự chia rẽ trong nhóm.

Ngoại trưởng của Mỹ, Nhật và Australia gặp nhau bên lề của các hội nghị do ASEAN mới tổ chức ở Lào.
Các quốc gia ASEAN không thể ra tuyên bố đề cập tới phán quyết vụ kiện của Philippines trước Trung Quốc do bất hòa.
Ngoại trưởng Campuchia, Prak Sokhon, hôm 29/7, cho biết rằng nước ông nỗ lực dàn xếp tranh chấp biển Đông ở hậu trường giữa đồng minh Trung Quốc với các đối tác ASEAN.
Ông Sokhon bác bỏ các cáo buộc cho rằng Campuchia đứng về phía Trung Quốc, và ngăn chặn việc ra tuyên bố chung ASEAN mấy ngày trước đây trong tuần.
Theo The Japan Times, VOA
 http://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-noi-my-nhat-va-uc-boi-bung-cang-thang-o-bien-dong/3441375.html




Mỹ đưa máy bay chiến lược B-1 tới Guam trong lúc Biển Đông căng thẳng


media 
Oanh tạc cơ chiến lược B1 của Không quân Hoa Kỳ(@wikipedia)

Không quân Hoa Kỳ, ngày 28/07/2016, ra thông báo cho biết sẽ tiến hành triển khai máy bay ném bom chiến lược B-1 tại căn cứ Guam, Thái Bình Dương, cách Biển Đông khoảng 2000 hải lý. Đây là lần đầu tiên kể từ 10 năm qua, Không quân Mỹ đưa máy bay B-1 đến Guam.
Thông cáo của Không quân Hoa Kỳ cho biết : Các phi đội B-1 có nhiều kinh nghiệm tác chiến trong khu vực Thái Bình Dương, giúp nâng cao đáng kể khả năng tấn công nhanh, rộng, trấn an các đồng minh của Mỹ và tăng cường an ninh, ổn định trong khu vực Tây Thái Bình Dương.

Việc điều máy bay ném bom chiến lược B-1 cùng với khoảng 300 phi công và nhân viên kỹ thuật đến Guam là nhằm thay thế cho loại oanh tạc cơ B-52 và trong khuôn khổ kế hoạch của bộ Quốc Phòng Mỹ muốn chuyển khoảng 60% lực lượng không quân và hải quân Hoa Kỳ tới vùng Thái Bình Dương, từ nay đến 2020.

Theo nhận định của báo Japan Times, kế hoạch triển khai này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông, sau khi Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye ra phán quyết bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở khu vực này.

Trong thời gian qua, Hoa Kỳ thường xuyên tố cáo Trung Quốc tiến hành quân sự hóa các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh bồi đắp, xây dựng ở Biển Đông và Washington đã điều nhiều tàu chiến đi sát vào những thực thể địa lý mà Bắc Kinh kiểm soát, nhân danh quyền « tự do lưu thông hàng hải ».

Hồi tháng Ba vừa qua, báo chí đưa tin là Washington đang tiến hành đàm phán với Canberra về việc điều động oanh tạc cơ chiến lược B-1 đến Úc.
Với tầm hoạt động 9400 km, việc triển khai B-1 tại Guam và Úc sẽ cho phép loại oanh tạc cơ này hoạt động dễ dàng trong khu vực Biển Đông.
Theo giới chuyên gia quân sự, oanh tạc cơ chiến lược B-1, tuy đã hoạt động từ 30 năm qua, nhưng có tốc độ cao, tầm hoạt động lớn và và khả năng bay thấp, sẽ tạo ra nhiều lợi thế để đối phó với chiến lược « ngăn chặn và chống tiếp cận » của Trung Quốc.
Gần đây, Trung Quốc cũng thông báo điều động oanh tạc cơ H6-K, có khả năng mang bom nguyên tử, đến hoạt động ở vùng Biển Đông.

Mỹ triển khai 2 máy bay do thám ở Singapore
Báo Straits Times, ngày hôm qua, 29/07/2016, cho biết, hai máy bay do thám hiện đại của Mỹ tham gia cuộc tập trận chung giữa hải quân Hoa Kỳ và Singapore và hai máy bay này sẽ tiếp tục hiện diện ở quốc đảo cho đến giữua tháng Tám.

Hai máy bay do thám P-8A Poseidon, sẽ xuất phát từ căn cứ không quân Paya Lebar của Singapore để tham gia vào cuộc tập trận chung giữa hai nước, từ 15/07 đến 12/08.
Theo giới chuyên gia quân sự, máy bay P-8A Poseidon ngoài nhiệm vụ tuần duyên, còn tiến hành các hoạt động do thám, hỗ trợ nhiều Singapore bởi vì khả năng tuần duyên của không quân nước này còn yếu kém.
Các thông tin mà máy bay do thám P-8 thu thập được không chỉ chia sẻ cho Singapore mà cả với các nước láng giềng trong khu vực.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160730-my-dua-may-bay-chien-luoc-b-1-toi-guam-trong-luc-bien-dong-cang-thang
  

Biển Đông : Trung Quốc diễu võ giương oai sau thất bại của ASEAN


mediaNgoại trưởng Mỹ John Kerry và đồng nghiệm Trung Quốc Vương Nghị bên lề Hội nghị ASEAN cấp ngoại trưởng tại Viêng Chăn, Lào, ngày 25/07/2016.REUTERS/Jorge Silva
Việc ASEAN không đưa được phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực về Biển Đông, rất bất lợi cho Trung Quốc, vào tuyên bố chung (ngày 25/07/2016) của hội nghị các ngoại trưởng của khối tại Lào được nhiều nhà phân tích đánh giá như một « thất bại » của khối này. Trong bối cảnh một mặt trận ngoại giao quốc tế nhằm gây áp lực buộc Bắc Kinh thực thi phán quyết của Tòa dường như không thành công, Trung Quốc đã diễu võ giương oai.
Hãng thông tấn AP ghi nhận, sau phán quyết 12/07/2016, Bắc Kinh vừa có những phản ứng hết sức cứng rắn, vừa thực thi một chính sách ngoại giao mua chuộc tinh vi nhằm gia tăng các chia rẽ trong nội bộ ASEAN, nhằm bác bỏ tính chính đáng của phán quyết về Biển Đông.
Theo chuyên gia về Đông Nam Á John Ciorciari, đại học Michigan, Hoa Kỳ, được AP dẫn lời, thì khi không có được tiếng nói chung về vấn đề này, thì « với tư cách là một hiệp hội, ASEAN đã mất đi uy quyền và hiệu quả của tổ chức này trong những vấn đề khu vực quan trọng nhất ». Hiệp hội 10 nước Đông Nam Á vận hành theo nguyên tắc đồng thuận 100%, chỉ một mình Cam Bốt ủng hộ lập trường của Trung Quốc thì mọi nỗ lực của các nước khác đều vô tác dụng.
AP cho biết, các nhà ngoại giao tham dự các hội nghị tại Lào quan sát thấy một hiện tượng đáng chú ý là, ngay cả những nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại Biển Đông, dường như cũng đã lùi bước. Ví dụ Philippines – bên thắng trong vụ kiện Trung Quốc – cũng tỏ ra không quyết liệt trong việc đòi hỏi đưa những ngôn từ mạnh mẽ về tranh chấp Biển Đông vào tuyên bố chung ASEAN.
Manila nhiều lần nhấn mạnh rằng phán quyết của Tòa Trọng Tài chỉ là kết cục của vụ Philippines kiện Trung Quốc, vì vậy ASEAN không cần tham gia. Ngoại trưởng Malaysia thậm chí không có mặt trong phiên họp về chủ đề này. Còn Brunei – một nước tranh chấp khác tại Biển Đông – thậm chí còn ca ngợi vai trò lãnh đạo của Trung Quốc trong một cuộc họp giữa ASEAN với các đối tác châu Á- Thái Bình Dương. Hôm thứ Ba 26/07, một thứ trưởng ngoại giao Việt Nam tuyên bố Hà Nội thiên về đối thoại song phương để giải quyết các tranh chấp, mà đây dường như cũng chính là điều mà Bắc Kinh đòi hỏi.
Một số nhà quan sát ghi nhận, cho dù phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực sẽ tiếp tục gây nhức nhối cho Trung Quốc, chưa có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy là Bắc Kinh đang từ bỏ tham vọng chủ quyền tại vùng biển này.
Tại Biển Đông, Trung Quốc tiếp tục nhiều hoạt động để khẳng định quyền kiểm soát, đặc biệt trên quần đảo Trường Sa.
Vài ngày sau khi Tòa ra phán quyết, tập đoàn viễn thông China Telecommunications Corp – một trong công ty lớn nhất của Trung Quốc trong lĩnh vực này – quyết định triển khai dịch vụ internet 4G tại 7 thực thể địa lý mà Bắc Kinh đang kiểm soát ở Trường Sa. Một tập đoàn viễn thông lớn khác cũng chuẩn bị một kế hoạch tương tự.
Trung Quốc cũng đang cho xây dựng bốn bến cảng tại khu vực này, để chuẩn bị đón đến 2 triệu khách du lịch một năm.
Hôm qua 28/07, bộ Quốc Phòng Trung Quốc thông báo sẽ tổ chức cuộc tập trận với Nga tại Biển Đông trong tháng 9/2016. Đây là cuộc tập trận đầu tiên giữa hai nước tại khu vực này. Đây là cũng là cuộc tập trận đầu tiên được dự trù sau phán quyết của Tòa án La Haye.
Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát cho rằng Bắc Kinh có thể sẽ có những phản ứng táo tợn hơn nhiều sau hội nghị G20 - nhóm các cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới - tổ chức từ ngày 4 đến ngày 5/9 tại Hàng Châu (Hangzhou), Trung Quốc.
Theo ông Trần Việt Thái, một nhà nghiên cứu Viện Nghiên Cứu Chiến Lược, bộ Ngoại Giao Việt Nam, trong giai đoạn hiện tại, phán quyết của Tòa án cũng không phải là cây gậy thần có thể giải quyết mọi vấn đề, mà nó cần phải được phối hợp với nhiều biện pháp khác.
Nhà nghiên cứu Dean Cheng, một chuyên gia về Trung Quốc tại viện tư vấn Heritage Foundation, Hoa Kỳ, đề xuất biện pháp đối phó với các tham vọng của Trung Quốc, trong một phân tích được đưa ra một tuần sau khi Tòa án ra phán quyết (Bài “South China Sea After the Tribunal Ruling: Where Do We Go From Here?”, www.heritage.org). Đó là thay vì đặt trọng tâm vào ASEAN, Washington cần hỗ trợ nhóm các nước có liên quan trực tiếp đến các tranh chấp với Bắc Kinh, tức Philippines, Việt Nam, Maylaysia và Brunei, « xây dựng một lập trường chung ». Điều này có thể tạo thêm một áp lực « chính trị và ngoại giao » để buộcTrung Quốc phải xét lại quan điểm.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160729-bien-dong-asean-trung-quoc-pt
 

Biển Đông: Trung Quốc xuyên tạc lời nghị sĩ Anh để tuyên truyền


mediaQuảng cáo tuyên truyền về đòi hỏi chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc trên quảng trưởng Thời Đại-Times Square, New YorkStan Honda / AFP / Getty Images
Bị thất bại nặng nề vì phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực (PCA) La Haye bác bỏ yêu sách « đường lưỡi bò », Trung Quốc tiếp tục chiến dịch tuyên truyền rầm rộ về chủ quyền Biển Đông trên truyền thông phương Tây. Ngày 27/07/2016, một nghị sĩ Anh đã lên tiếng phản đối việc Bắc Kinh xuyên tạc phát biểu của bà, trong một video được phát liên tục ở trung tâm thành phố New York, Hoa Kỳ.
Theo Tân Hoa Xã, video được chiếu đi chiếu lại 120 lần một ngày, từ 23/07 đến 03/08 trên một bảng quảng cáo khổng lồ tại Times Square, tức Quảng trường Thời Đại nổi tiếng ở trung tâm New York.
Trong video dài ba phút này có đoạn trích dẫn nghị sĩ Công Đảng Anh, bà Catherine West nói : « Tôi nghĩ rằng đàm phán là cốt yếu, vì vậy mà chúng ta phải thận trọng. Vâng, chúng ta cần giải quyết vấn đề chỉ trong phạm vi khu vực, và có cách tiếp cận chú trọng đến đối thoại ».

Nhưng ngay sau đó, bà Catherine West đã phản ứng trên mạng Twitter. Trên tài khoản cá nhân, bà viết : « Tôi luôn bày tỏ quan ngại trước việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, và cổ vũ các bên tôn trọng phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực ».
Bà còn dẫn chứng một đoạn chất vấn trước đó với ngoại trưởng Anh : « Ông có đồng ý rằng phán quyết của Tòa Trọng tài phải được tôn trọng, và bất kỳ hành động không tuân thủ nào của chính quyền Trung Quốc không chỉ làm tổn hại nặng nề cho uy tín của Bắc Kinh, mà còn vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế ? »

Trả lời trang mạng Buzz Feed News, nghị sĩ Catherine cho biết phát biểu của bà đã bị bóp méo, và bà rất bối rối, lo ngại khi bị cho xuất hiện trong video tuyên truyền này. Hơn nữa, bà còn bị giới thiệu nhầm là đang giữ một chức vụ trong đảng đối lập, mà khi Công Đảng nắm quyền sẽ trở thành ngoại trưởng.

Video này giải thích Trung Quốc « có chủ quyền không thể tranh cãi » tại Biển Đông, đưa các hình ảnh nhằm cố chứng minh Trung Hoa là nước đầu tiên đã phát hiện, đặt tên, khám phá, khai thác « Nam Hải » và các vùng biển xung quanh ; « liên tục thực thi chủ quyền một cách hòa bình và hiệu quả » tại khu vực này.

Báo chí nhà nước Trung Quốc khoe khoang : « Video đã làm rõ sự thật đằng sau trò hề trọng tài, và nhắc nhở rằng các tranh chấp ở Biển Đông nên được giải quyết thông qua đàm phán. Nhiều chuyên gia và quan chức trên toàn thế giới ủng hộ lập trường của Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông ».
Tuy nhiên trang mạng Buzz Feed News cảnh báo độc giả « sẽ mất toi ba phút và mười hai giây trong cuộc đời » với video tuyên truyền của Trung Quốc. Nhiều tờ báo khác cũng chế giễu động thái quá đáng này. Theo New York Times, tiền thuê màn hình khổng lồ ở địa điểm sầm uất này từ 300.000 đến 400.000 đô la một tháng.

Tại Pháp trong những tháng gần đây, Bắc Kinh cũng đã vung tiền ra mua nhiều trang quảng cáo trên các tờ báo lớn để khẳng định « chủ quyền » Biển Đông. Ngay hôm nay 29/07/2016 trên báo Le Figaro, Trung Quốc mua hẳn bốn trang để đăng những bài tuyên truyền do China Daily soạn thảo, và trên trang nhất là tựa lớn : « Biển Đông : Bắc Kinh bác bỏ phán quyết trọng tài ». Ảnh minh họa là hai nữ tiếp viên Hainan Airlines đang tươi cười trước chiếc máy bay của hãng này vừa đáp xuống Đá Xu Bi hôm 13/07/2016.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160729-bien-dong-tuyen-truyen-bang-moi-gia-trung-quoc-xuyen-tac-loi-nghi-si-anh
 

CÁNHCÒ * VIỆT CỘNG BÁN NƯỚC

Đảng, các ông mở cửa hậu cho Trung Quốc?


Cuộc chiến giữa nhân dân và Đảng về vấn đề Trung Quốc đã rẽ sang bước ngoặc mới. Một là Đảng tồn tại vì được Trung Quốc tiếp tay khủng bố quần chúng để dần dần biến Việt Nam thành vùng đất nô lệ, hai là Đảng phải thay đổi cách ứng phó với Trung Quốc trong hàng trăm vấn đề, mà vấn đề hiện hữu nhất là an ninh lãnh thổ.

Bước ngoặc này không do người có lòng với đất nước tạo ra để áp lực Đảng mà đến từ Trung Quốc, đất nước ngày càng chứng tỏ lòng tự đại vượt mọi giới hạn, trong đó chủ nghĩa dân tộc điên cuồng đang làm cho Bắc Kinh dần dần trở thành kẻ thù của toàn thế giới, ngoại trừ với những chính phủ độc tài toàn trị.
Sự việc hacker Trung Quốc công khai nhìn nhận đã tấn công hàng loạt phi trường Việt Nam trong ngày 29 tháng 7 cho thấy việc bảo vệ lãnh thổ của quân đội, an ninh mạng cũng như các cơ quan tình báo, chống xâm nhập của Việt Nam quá thô thiển, lạc hậu và thụ động vượt qua sự tưởng tượng của người dân, vốn luôn tin rằng quân đội cũng như các hệ thống vừa nói đủ sức đối phó với Trung Quốc, hay ít ra đủ thông tin để ứng phó sau khi cuộc tấn công diễn ra. Những bài báo ca ngợi tính chiến đấu của quân đội nhân dân hay tâng bốc tính năng an ninh mạng vượt bậc của Việt Nam trở thành khôi hài và từ đó người dân đang chờ sự tuyên bố của nhà nước trước vấn đề hệ trọng này.
Hệ trọng vì nếu hacker tấn công được hệ thống hàng không dân dụng, cụ thể là các phi trường quốc tế của Việt Nam, có nghĩa là hacker Trung Quốc có thể tấn công vào những cơ chế khác, dân sự lẫn quân sự khi chiến tranh xảy ra.
Hacker Trung Quốc từng thâm nhập Bộ quốc phòng Mỹ ăn cắp dữ liệu, ai dám đảm bảo Bộ Quốc phòng Việt Nam ưu việt hơn Mỹ để vô hiệu hóa hoạt động gián điệp của chúng?
Về dân sự ai đảm bảo rằng các phi trường Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất hay Cần Thơ sẽ không bị tê liệt một lần nữa. Nhưng lần tê liệt sắp tới sẽ nghiêm trọng hơn, dài ngày hơn vì hacker đã biết cách tránh né mọi kỹ thuật phòng chống của an ninh mạng Việt Nam?
Ở các lĩnh vực khác, nơi nào được điều hành bằng hệ thống máy tính thì nơi đó sẽ tê liệt khi bọn hacker tấn công.
Và điều chắc chắn nhất sẽ xảy ra: Khi Trung Quốc chuẩn bị chiến tranh, hệ thống phát thanh, truyền hình toàn quốc sẽ bị cướp mất, như đã được chúng làm thí điểm trong vài ngày vừa qua tại Nha Trang và Đà Nẵng, để thay vào đó là các bài tuyên truyền chống Việt Nam phát liên tục 24 giờ, cùng lúc mạng Internet Việt Nam hoàn toàn sụp đổ, người ta không thể liên lạc qua phone, e-mail hay thậm chí qua Facebook, bởi các phần mềm gián điệp của Trung Quốc được cài sẵn từ các ISP (Internet Service Provider) của Việt Nam lúc ấy sẽ thức dậy và hoạt động.
Bọn hacker cũng thức dậy ngay từ chiếc computer của người dân bình thường nếu nó được sản xuất từ Trung Quốc. Không ai ngạc nhiên vì điều này, có ngạc nhiên chăng là chính phủ Việt Nam biết rõ hơn người dân rằng, công ty phần mềm Hoa Vi (Huawei) là nơi gián điệp của Trung Quốc đang mượn để núp bóng hoạt động. Nó đã bị vạch mặt tại nhiều nước trên thế giới và người ta đưa ra phương cách đối phó mạnh mẽ, kể cả cấm hoạt động trong nước của họ, còn Việt Nam, vẫn như cũ vẫn cứ rẻ là được phần còn lại hãy để cho cơ quan trách nhiệm lo.
Cơ quan được gọi là trách nhiệm ấy biết rõ tất cả các máy computer được Trung Quốc sản xuất đều có cửa hậu backdoor, nơi thích hợp nhất cho hacker thâm nhập. Biết nhưng vẫn lờ đi vì nếu đánh động lên sẽ bị Trung Quốc tát tai bằng những câu chữ hết sức hữu nghị.
Những câu chữ ấy bây giờ Đảng Cộng sản Việt Nam phải nhận thức rõ rằng chúng chỉ có giá trị được dùng để xâm lược, và khi cần người bạn đồng chí này của Đảng sẽ trở mặt như Thủ tướng Hun Sen.
Trung Quốc chỉ dẫn cho Hun Sen cách cho Việt Nam một bài học lần thứ hai, có lẽ là sự cần thiết để chế độ chính trị hiện nay thức tỉnh, thức tỉnh trước khi nhân dân dạy cho Đảng bài học thứ ba: Bạo lực cách mạng.
Đảng không nên nghi ngờ sức mạnh quần chúng. Đảng càng không nên tiếp tục tìm cách giữ ghế bằng việc gieo rắc nỗi sợ hãi trong nhân dân, và một điều nữa, Đảng càng không nên quên lịch sử có thể lập lại bất cứ lúc nào.
Đảng không nên quên bài học sáng hôm nay, 30 tháng 7 một ngày sau khi hacker Trung Quốc chiếm lĩnh 2 phi trường lớn nhất Việt Nam, người dân Nghệ An đã áp dụng đúng những gì mà Đảng dạy cho dân nhiều chục năm về trước, đó là bài học bạo lực cách mạng.
Những hình ảnh ghi lại trên một video clip cho thấy người dân tại xã Nghi Tiến, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An đã phản ứng lại việc công an đàn áp họ trong dự án xây dựng nhà máy xi măng Nghi Tiến. Khi lực lượng cơ động tấn công vào người dân, đã bị dân chúng ném đá không nương tay vào những “chiến sĩ” trang bị tận răng nón sắt, khiên, dùi cui. . .và rốt cuộc đã có những chiến sĩ gần trở thành “liệt sĩ” nếu không được cấp cứu kịp thời.
Nhiều nơi khác đã từng phản ứng “tích cực” như vậy và báo chí tường trình rất chi tiết. Những tập hợp tích cực về sự phản kháng sẽ ngày một lớn hơn, mà quan trọng và tiềm ẩn lớn nhất là nỗi lo sợ nước mất vào tay Trung Quốc.
Những cuộc biểu tình chống hacker Trung Quốc nếu nổ ra Đảng không nên tiếp tục ra tay đàn áp để đi tới đổ máu khi sự bức xúc của người dân lên tới đỉnh điểm. Đảng không thể ru ngủ người dân khi kẻ thù đã vào tới cửa ngõ nhà mình. Điều mà Đảng có thể làm trong những ngày sắp tới là khai tử lý thuyết mềm mỏng để bắt tay vào xây dựng sách lược đối phó mà trong đó Đảng hãy can đảm khai trừ những thành phần hèn nhát, cơ hội, dựa vào Trung Quốc để tiếp tục hút xương tủy nhân dân.
Đảng phải tự kiểm điểm chính mình một cách thành thật và chấp nhận các giải pháp khắc khe để thay máu. Đây là cuộc cách mạng nội thân ý nghĩa nhất nếu Đảng còn tin vào sự mầu nhiệm cách mạng mà hơn 70 năm qua Đảng đã dựa vào.
Nếu không, dân sẽ thay Đảng làm cuộc cách mạng cho chính họ.
Nếu không, chính Đảng đã thừa nhận rằng mình tự mở cửa hậu cho Trung Quốc vào Việt Nam và Đảng sẽ trở thành một tập thể bán nước lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

NGUYỄN HỮU VINH * THƯƠNG BIN H LIỆT SĨ

Tháng 7, tản mạn về thương binh, liệt sĩ - Phần II

Ảnh của nguyenhuuvinh
Năm 1972, tôi còn nhớ rõ. Hôm đó trời âm u, mưa nhỏ, một trận bom tọa độ ngay gần làng tôi, mẹ tôi suýt chết bởi trận bom đó khi đi cấy thêm. Mẹ tôi bị bùn giập khắp người chạy được về báo tin có một người bị bom trên đê. Cả làng chạy ra thì người đó đã chết. Ông chết khi đang vận tải hàng hóa lên thị trấn và vợ ông đang mang thai sắp đến ngày sinh.
Hồ sơ liệt sỹ được lập từ ngày đó. Nhưng cho đến khi con gái ông sắp lấy chồng, thì hồ sơ và chế độ liệt sỹ vẫn chưa về với gia đình. Một lần gặp tôi, bà vợ nhờ tôi hỏi hộ vì đã năm lần bảy lượt hết ra Bộ lại về Sở mà không ai trả lời.
Tôi đến Bộ Lao động - TBXH hỏi thì vẫn câu trả lời: Về Sở, chúng tôi đã chuyển hết về sở từ lâu và hết trách nhiệm. Không thể nín lặng, tôi ầm ĩ ngay tại đó rằng: Khi lôi con người ta đi, các ông có bảo về chỗ nọ, chỗ kia không? Tại sao khi ra đi thì nhà nước này ngọt ngào thế mà giờ trở mặt? Người nông dân làm sao biết đến Bộ, đến Sở và lấy tiền đâu để đi đi về về năm lần bảy lượt?.
Một ông nghe ầm ĩ chạy sang, sau khi hiểu hết câu chuyện, lệnh cho anh chàng vừa bảo "đi về sở" là phải làm ngay. Quả nhiên, hơn tháng sau, gia đình được hưởng chính sách liệt sĩ đúng dịp con gái lấy chồng.
Kể câu chuyện này để thấy rằng: Đằng sau những đau đớn, khó khăn của các liệt sĩ và thân nhân họ, có sự đóng góp rất lớn của hệ thống quan chức vô cảm và vô tâm và vô ơn hiện nay.

(Một bộ đội ăn mặc dân thường phá vòng hoa tưởng niệm những người đã ngã xuống vì Tỏ Quốc)
Vô cảm và độc ác hơn nữa, tủi nhục hơn nữa, là với những chiến sĩ đã hy sinh trên biên giới phía Bắc trong cuộc chiến 1979. Trong đó có những nơi như Vị Xuyên, Hà Giang hơn 4.000 người đã ngã xuống và hiện có hơn 2.000 liệt sỹ đang nằm phơi xương trong trận chiến 1984. Những chiến sĩ trong cuộc chiến đó cũng đã từng bị lãng quên như nhà nước đã từng cố tình lãng quên cuộc chiến đó cả chục năm nay. Những dịp kỷ niệm 30 năm, rồi 35 năm cuộc chiến đẫm máu đó, không một ai nhắc đến họ một lời.
Thế nhưng, khi những người yêu nước ra tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến đó thì đám công an, an ninh đã dùng đủ mọi trò bẩn thỉu để phá đám. Thậm chí đám Dư luận viên còn được an ninh sử dụng dùng đủ mọi lời lẽ ngôn ngữ bẩn thỉu xúc phạm đến những người đã hy sinh và những người tưởng niệm.
Và đau đớn hơn, ngăn cản việc tưởng niệm họ lại chính là những "đồng đội, đồng chí" của họ thế hệ sau.
Bởi đơn giản là kẻ thù đã gây bao tội ác xâm lược và tàn sát kia, giờ đã là bạn vàng của Đảng Cộng sản.
Đó là vài câu chuyện của người đã chết. Người còn sống trở về thì sao?
Những thân phận trở về
Thời còn nhỏ, xã tôi là nơi tập trung một đơn vị thương binh người miền Nam. Những hình ảnh về những thương binh đó đối với chúng tôi - những trẻ con - là không mấy thiện cảm vì khiếp sợ.
Khi lớn lên, hình ảnh những thương binh phải đi buôn lạc, đậu trên các đoàn tàu Vinh - Hà Nội với những chiếc nạng gỗ có thể kéo tàu dừng bất cứ lúc nào, đã để lại những ấn tượng khó quên.
Khi sống ở Hà Nội, những chiếc xe thương binh chở nhiều hàng hóa cồng kềnh đi nghênh ngang giữa phố mà thành phố đã nhiều lần muốn dẹp bỏ nhưng không thể được, đã làm tôi có nhiều suy nghĩ.
Tại sao, những người thương binh kia lại còn phải lăn lộn với cuộc đời trong gian nan của bản thân khi họ đã bỏ một phần máu xương cho đất nước?
Thực tế đã trả lời câu hỏi và những băn khoăn của mình.
Viết đến đây, tôi chợt rùng mình nhớ câu thơ:
Anh bước đi giữa trời đất Bắc
Hà Nội mưa phùn lạnh kẽ xương
Chiếc nạng gỗ khua từng tiếng nấc
Gõ nhịp thương đau xuống mặt đường

(Nỗi buồn chiến thắng - Trần Trung Đạo)
Tôi lớn lên cùng xóm với hai anh em ruột đều là cựu chiến binh, ông Nguyễn Huy Hồng và ông Nguyễn Huy Hoàng. Người anh là chiến binh chống Pháp, người em đã là chiến binh của cả hai cuộc chiến chống Pháp rồi chống Mỹ. Ông Nguyễn Huy Hoàng, đã từng tham gia trận đánh Bình Giã nổi tiếng.
Thế nhưng, khi họ trở về quê hương, cả hai gia đình đều phải sống trong nghèo nàn và đói khổ đến cùng cực, không hề được bất cứ một đồng tiền nào của chế độ. Cực chẳng đã, ông Hoàng phải đưa vợ con tự di cư vào Miền Nam, lại trở lại chiến trường xưa là vùng Bình Giã để kiếm sống và rồi chết ở đó, còn ông anh, dặt dẹo đói khổ ở quê, bệnh tật rồi chết đầu năm nay.
Nguyên nhân duy nhất là vì họ đã không giữ được giấy tờ khi trở về.
Quái lạ, một đất nước mà khi người lính "ra đi, đầu không ngoảnh lại", xông mình giữa trận tiền coi mình như chẳng có lại luôn luôn phải nhớ giữ bằng được cái giấy tờ, kẻo nhỡ còn sống thì khi về không được làm người. Còn nhà nước kéo họ ra khỏi gia đình, đưa họ vào nơi chiến trận lại chẳng chịu trách nhiệm gì về hồ sơ, giấy tờ của họ.
Hẳn là vì thế, đã có những vở kịch chảy ra nước mắt như "thủ tục làm người còn sống", chắc là chỉ có ở Việt Nam.
Trong khi đó, nạn thương binh giả đã lan tràn khắp mọi miền đất nước. Theo con số của Bộ Lao động - TBXH, năm 2013 đã phát hiện ra 7.000 trường hợp thương binh giả.
Nhà nước cứ lấy tiền dân trả lương cho những kẻ đã không hề có một đóng góp máu xương, sức lực nào cho cuộc chiến cũng chẳng hề có chút tinh thần nào vì đất nước, quê hương. Trong khi đó, những người cống hiến máu xương, sức khỏe và tính mạng cho đất nước (nói đúng hơn là cho nhà nước) thì chỉ có... nhịn, vì không giữ được giấy tờ!
Nói một cách dân giã, thì nhà nước đã hành động theo kiểu "mồ cha không khóc, khóc tổ mối" hoặc "bòn nơi khố rách, đãi nơi quần hồng".
Vấn đề đặt ra là ai đã có thể làm được giấy tờ thương binh giả?
Mới gần đây, khi Hồ Xuân Mãn, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế bị đồng đội tố cáo và bị tước danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Nội vụ được báo chí và đơn từ vạch ra, người ta mới biết rằng ngay cả những tước hiệu "cao quý" nhất cũng có thể làm giả. Không chỉ có việc khai man, mà việc tặng các danh hiệu, làm giả các bằng chứng, xác nhận và đóng dấu cũng rất "đúng quy trình". Ở đó, tội ác được coi là thành tích, không biến thành có, sai biến thành đúng... để trở thành anh hùng.
Oái oăm thay, cái vị anh hùng dởm đó, đã từng ngồi chễm chệ ngôi vua của vùng cố đô rộng lớn, tác oai tác quái đến tận khi sức cùng lực kiệt mới buông tha sau khi kịp để lại một đám hậu sinh "học tập và làm theo tấm gương" của... mình. Thử hỏi trong quãng thời gian ngự trị trên ngai vàng, với bản chất của mình, kẻ dối trá đó đã làm nên biết bao "thành tích" man rợ khác nữa?
Điều khá hài hước, là khi bị vạch mặt, thì đám báo chí kền kền như Đại Đoàn Kết và một số tờ báo khác đã đứng ra bảo vệ thật lực. Thế nhưng, sau khi bị tước danh hiệu, đám báo chí coi như... vô can.
Trong một xã hội mà thật giả lẫn lộn, kẻ lưu manh sống bằng thân xác người chết vì nghĩa khí, vì đất nước, chễm chệ trên ngai vàng, những người dám bỏ mình vì đất nước, quê hương sống trong đói nghèo và tủi nhục, thì sức mạnh dân tộc sẽ đi về đâu? Ai sẽ dám xả thân vì đất nước, dân tộc này?
Trong khi quan chức nhà nước chi tiêu riêng về xe công, đã ngốn số tiền 13.000 tỷ đồng tiền dân mỗi năm thì các liệt sỹ vẫn còn hàng trăm ngàn người đã ngã xuống không có tin tức. Các thân nhân các gia đình liệt sỹ vẫn ngày đêm mong ngóng tin người thân của mình và tự lần mò khắp nơi, thậm chí bị lừa đảo trắng trợn.
Thế nhưng, người ta không thể tìm thấy một trang thông tin tổng hợp các nghĩa trang liệt sĩ, các ngôi mộ và những thông tin cần thiết để tìm kiếm từ Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Lao động - TBXH. Phải chăng việc này là quá khó?
Xin thưa là không.
Khi mạng Internet đã đến mọi ngõ ngách gia đình, việc không chịu đưa các thông tin đầy đủ cho người dân về các thân nhân của mình cũng như các thông tin về các phần mộ liệt sĩ, đẩy các thân nhân của họ tự mò mẫm và bị lừa đảo, chỉ thể hiện sự vô trách nhiệm. vô cảm của các cơ quan nhà nước mà thôi.
Tại sao dù đã có con số khủng khiếp lực lượng công an các loại, nhà nước vẫn còn chi hàng đống tiền dân vào các lực lượng như dân phòng, tự vệ... nhằm trấn áp người dân, tiêu hết số tiền khổng lồ vào đó mà vẫn để hàng loạt thương bệnh binh không có việc làm và đời sống ổn định, để họ phải bôn ba kiếm sống bằng mọi cách khác nhau.
Câu hỏi này, chỉ có một cách trả lời và giải đáp, khi hệ thống chính trị không chỉ lo cho chỗ đứng, vị trí cai trị và vị thế độc tài bảo vệ lợi ích phe nhóm mà lấy đất nước, dân tộc và nhân dân làm trọng.
Bởi, một chế độ mà không biết ơn người đã hy sinh cho đất nước, tổ quốc mình, thì điều tất yếu là sớm muộn cũng sẽ bị diệt vong.
Hà Nội, cuối tháng 7/2016
J.B Nguyễn Hữu Vinh
 http://www.rfavietnam.com/node/3374

NS TUẤN KHANH * NGỦ MÊ

Chào ánh sáng, chào những ánh mắt mở ngủ mê

Ảnh của tuankhanh
Sự kiện tin tặc Trung Cộng tấn công vào hệ thống IT của phi cảng Tân Sơn Nhất và Nội Bài, ngày 29/7, như có một luồng ánh sáng chớp lóe lên trong suy nghĩ của hàng triệu người dân Việt. Hy vọng thay, đó là khoảnh khắc sẽ thức tỉnh được nhiều con người về hiện trạng đất nước.
Có lẽ, bất kỳ ai vẫn lớn tiếng kêu to rằng đừng quan tâm chính trị, hãy chỉ lo làm ăn – làm giàu, và hãy cứ phỏ mặc cho Nhà nước giải quyết mọi chuyện, lúc này sẽ phải dành chút ít thời gian nghĩ về thân phận của mình và gia đình mình. Trên các chuyến bay của ngày 29/7, một nhà triệu phú hay một người nghèo khó đều có thể bỏ xác ngay trên đất nước mình trong niềm tin cố thơ ngây phi chính trị ấy. Có hơn 400.000 hành khách đã bị ảnh hưởng như vậy từ hành động cảnh cáo của nhóm tin tặc 1937cn, do Bắc Kinh tài trợ và nuôi dưỡng, mà bên cạnh đó, có những lời tố cáo cho biết các thành viên của nhóm này đã xâm nhập từ lâu vào hệ thống IT của Việt Nam. Dĩ nhiên, còn chưa tính tới việc có ai đó là kẻ phản bội và bán đứng các thông tin quan trọng cho giặc phương Bắc.
Nhưng vì sao, giữa vô vàn thống khổ lâu nay của quê hương - từ nạn bauxite đang giết dần mòn Tây Nguyên, từ biển và đảo đang mất dần, ngư dân bỏ mạng trên biển và tuyệt vọng trên bờ, cho đến những dự án nguy nga giả tạo xây lên để tạo ra ngân khoản rút rỉa mồ hôi nước mắt nhân dân, những cuộc cưỡng chiếm đất đai của nông dân như bọn thổ phỉ chiếm đóng - chuyện mất an ninh mạng của các phi cảng Việt Nam lại gây chấn động như vậy?
Người dân Việt Nam bị ru ngủ trong một thông điệp mơ hồ là hãy chỉ nên lo cho bản thân mình, lâu nay đã trở thành những vùng quần cư ích kỷ và hẹp hòi, nên rồi chỉ biết nẹp mình trong chén cơm và manh áo. Họ quên cả đồng bào, quên cả tổ quốc, quên cả số phận tương lai của mình. Sự xót thương không còn nhưng lại liều lĩnh tội nghiệp như những hành khách theo lệnh ra khơi mà không bao giờ được chu cấp một chiếc phao cứu sinh. Những ngày cá chết, ngư dân tuyệt mạng thì nhiều người Việt nghe chừng đâu đó rất xa xôi. Bùn đỏ tràn miền Thượng thì nghe như bản tin quốc tế thoáng qua với họ. Chỉ đến khi sinh mạng của từng người bắt đầu bị đe dọa thì mới xuất hiện sự hoảng sợ và ý thức. Nhất là đối với từng con người đang chăm chút cho số tiền để dành, cho sự bình yên phi chính trị… chợt bừng tỉnh rằng mọi thứ là vô nghĩa trước một tình cảnh quá hoang tàn.
Có ý kiến hùng tráng cho rằng dân tộc Việt Nam đang bật lên đoàn kết sự kiện hoảng hốt này. Đó là một loại ngụy biện đáng thương. Sẽ không có chứng cứ nào về loại đoàn kết từ sự rúm ró sợ hãi và mơ hồ về tương lai của mình như vậy. Những con cừu chỉ còn đứng tụm vào với nhau trong niềm đau đớn bất lực trước những con sói bất kỳ giờ phút nào cũng có thể xông vào trang trại, trong khi các chủ trại chỉ biết chè chén mỗi ngày và ngủ mê với cái nhìn tin yêu, rằng bọn chó sói có thể trở thành chó chăn cừu.
Những con cừu ấy, vốn sống theo tiếng gậy chăn dắt, mang niềm tin rằng chúng cứ ăn no, dâng hiến đời mình cho chủ trại là trọn phận. Sống ngu ngơ và chết lặng im.
Từ vụ tấn công ngày 29/7/2016, hãy nghĩ đến những ngày về sau. Đáp trả lại một câu, mà một nhân viên hải quan Việt Nam nào đó ghi trên hộ chiếu có đường lưỡi bò, Bắc Kinh đã gửi đến một thông điệp đầy tính đe dọa không đơn giản, rằng họ đang ở khắp mọi nơi.
Mà không phải chỉ riêng hôm nay, các vụ tấn công nằm sâu trong các tin tức bị ỉm đi, bị che giấu như chuyện tầm phào, từ truyền thanh ở Đà Nẵng, Huế bị chiếm sóng, tia laser tấn công vào các phòng lái máy bay ở phi trường, kể cả những lần bị mất sóng kiểm soát không lưu khiến đường bay hỗn loạn, các sự cố mất điện bất thường ở sân bay…  nhân dân bị đối xử như trẻ dại, không nên bàn đến, không cần biết đến – mặc dù những người có trách nhiệm thì ngày càng giới thiệu rõ sự bất lực của mình.
Nhưng chính nhân dân cũng bất lực. Họ nhận ra cái chết của mình mỗi ngày, nhận ra nỗi khốn khổ của quê hương này mỗi ngày bên cạnh các tuyên bố thề trung thành với tình hữu nghị bất chấp. Vận mệnh dân tộc đang bị nhấn chìm trong biển hữu nghị ấy – bao gồm lời gào thét của các quan chức cấp cao khi một mực đòi chấp nhận cho Trung Cộng nắm giữ các dự án quan yếu của đất nước, thậm chí nhượng bộ các yêu sách của Trung Quốc liên quan đến an ninh quốc gia. “Các người đã làm được gì cho đất nước chưa?” – dĩ nhiên là chưa, vì với mọi sắp đặt tàn độc đó, người Việt chỉ còn rơi nước mắt nhìn tổ quốc mình trong tay những kẻ thỏa hiệp và bọn phản bội.
Giờ thi không ai còn hồ nghi nữa, rằng Trung Cộng đã có một bước đi thâm hiểm từ rất lâu, và chỉ đợi thời cơ để chứng minh khả năng đè bẹp Việt Nam. Đừng trút mọi oán giận lên kẻ thù – vì  đó là một kẻ thù đã được nhận biết rõ từ lâu – hãy oán giận những suy nghĩ kết thân với kẻ thù, tay bắt mặt mừng, thề thốt và rước kẻ thù vào nhà.  Nếu không có những kẻ đó, hàng trăm cây số biên giới Việt Nam không mất cùng Thác Bản Giốc, biển Việt Nam không nguy hiểm chập chờn từng ngày, Tây nguyên không suy kiệt và Formosa Hà Tĩnh không thể hủy diệt môi trường và con người Việt Nam.
Và vì sao, những người anh chị em Việt Nam xuống đường kêu gọi chống lại âm mưu xâm lược của Bắc Kinh luôn bị đánh đập, giam cầm?
Trong một bài thơ của Bùi Chí Vinh, ông có viết rằng:
Mãi quốc cầu vinh tất quả báo nhãn tiền
Chào một ngày soi rõ mặt anh em!
Trong bất lực, người ta chỉ còn biết nghĩ đến quả báo, nhưng một cách tự an ủi mình, và mong manh hy vọng kẻ ác có thể tỉnh giác để trở lại làm người. Nhưng với hiện thực hôm nay, mọi thứ sẽ như một luồng ánh sáng soi rọi đến từng trái tim con người Việt. Thức tỉnh từng con mắt đang mở mà như vẫn ngủ mê. Hãy biết qúy trọng từng cơ hội đi qua sợ hãi – chào một ngày mới, không phải để đoàn kết mộng mị - mà dựa vào đó để soi rõ mặt các loại anh em, bao gồm loại anh em đang phản bội lại máu thịt và tương lai dân tộc.
 tuankhanh's blog
 http://www.rfavietnam.com/node/3376

VÕ THỊ HẢO * VIỆT CỘNG KHINH HIẾN PHÁP CỦA CHÚNG

QH „vùi dập“ Hiến pháp


Ngược đời „con sinh ra mẹ“
Phiên họp thứ 11 của QH thứ 13(khai mạc ngày 21/3/2016) đã quyết định những vấn đề hệ trọng của đất nước và toàn dân theo kiểu „bức tử“ Hiến pháp VN hiện hành. Việc bức tử này được làm theo kiểu ngược đời „con sinh ra mẹ“.
Phiên họp nói trên được cho biết sẽ diễn ra chỉ trong 19 ngày, trong đó dành đến 10 ngày rưỡi cho việc nhân sự. Nội dung quan trọng là để miễn nhiệm và bầu các nhân sự thay thế Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch QH theo chỉ đạo của Đảng. Theo chương trình ấn định đã công bố trên báo chí, Chủ tịch nước mới sẽ được bầu vào ngày 2/4/2016. Ngày 6/4, Chủ tịch nước mới sẽ trình QH miễn nhiệm Thủ tướng.
Cũng theo công bố, ngày 7/4, Thủ tướng mới sẽ tuyên thệ(theo Vietnamnet.vn, 21/3/2016). Trước đó, 30 và 31/3, QH sẽ dành thời gian thảo luận, miễn nhiệm và bầu Chủ tịch QH, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
Phiên họp này cũng được tuyên bố là phiên cuối cùng của QH khóa 13, mặc dù nhiệm kỳ này của QH khóa 13 theo quy định là phải đến tháng 5/2016 mới bầu ĐBQH khóa kế tiếp(khóa 14) và đến tận 21 tháng 7 năm nay mới kết thúc.
Hành vi này của QH khóa 13 được cho là đã vi phạm Hiến pháp ở mức trầm trọng nhất kể từ khi có chính quyền và quốc hội cộng sản đến nay tại VN.
Căn cứ Luật Hiến pháp hiện hành – Luật Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Quốc hội năm 2014 – Luật cao nhất mang tính thượng tôn mà bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng không được phép vi phạm, thì tất cả những việc như bầu Chủ tịch QH nhiệm kỳ mới sẽ chỉ được phép thực hiện khi toàn quốc đã bầu đại biểu quốc hội khóa mới( là QH khóa 14 - ngày bầu cử đã ấn định là 21/5/2016). Chỉ có tại kỳ họp thứ nhất của QH khóa mới, các đại biểu mới bầu Chủ tịch QH, các Phó chủ tịch QH và các Ủy viên Ủy ban thường vụ QH. (theo „Quy định về bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng“, 11/3/2016, trang nguyentandung.org ...)
Quy định này là đương nhiên, hợp lẽ. Vì mẹ mới sinh được con chứ con không thể đẻ ra mẹ. Nếu làm trái điều trên là vi phạm Hiến pháp và „bức tử“ QH.
Cũng theo Hiến pháp 2013, QH là „cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN. Chỉ duy nhất QH là có quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước“.
Theo đó, Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch nước nhiệm kỳ mới chỉ có tính hợp pháp khi được chính QH khóa mới bầu ra ngay trong số ĐBQH khóa mới. Nếu QH của khóa 13 mà bầu Chủ tịch nước hay bất kỳ chức danh nào của QH, Nhà nước cho nhiệm kỳ của khóa 14 là hoàn toàn sai, là tước đoạt quyền tối thiểu, đương nhiên của QH khóa 14.
Tương tự, QH khóa 13 cũng hoàn toàn không có quyền bầu ra một Thủ tướng cho nhiệm kỳ sau. Quyền hạn này chỉ có QH khóa 14 được phép làm, theo đề nghị của Chủ tịch nước hợp pháp của nhiệm kỳ 14, đã được bầu hợp pháp theo quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức QH.
Các chức danh quan trọng khác như Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Ủy ban thường vụ QH, Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia, Tổng kiểm toán nhà nước của nhiệm kỳ mới chỉ duy nhất hợp pháp khi thực hiện theo quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành, phải do chính phiên họp toàn thể của QH khóa mới (khóa 14) bầu ra.
Như vậy, với chương trình nghị sự của phiên họp thứ 11, QH khóa 13 đã làm một việc chưa từng có: „tự sát“ và „bức tử“ QH của nhiệm kỳ khóa 14.
Tự sát“:
Người VN không thể không phẫn nộ khi ở thế kỷ 21 rồi mà cơ quan quyền lực cao nhất, đại diện cho quyền lực của toàn dân, lại tự tổ chức một phiên họp vội vàng, tự bỏ „trận địa“ còn ngổn ngang vô số trách nhiệm chết dân như nạn đói do hạn hán và ngập mặn đồng bằng sông Cửu Long, Trung quốc xâm lược biển Đông, nạn trộm cắp cướp giật và bạo lực hoành hành dân lành chưa từng có trong lịch sử VN cùng số người chết và bị thương vì tai nạn giao thông mỗi tháng có thể tương đương với cả một cuộc chiến tranh cùng bao vấn đề khác...
Buồn thay, QH đã rút lui. Còn khoảng 4 tháng- cả trăm ngày nữa mới hết nhiệm kỳ của mình mà QH đã cam tâm chối bỏ trách nhiệm, vội vàng làm những hành động vi hiến và „bức tử“ chính mình qua việc chấp nhận mở một phiên họp chỉ để miễn nhiệm một cách cũng bất hợp pháp các chức danh tối cao như Chủ tịch QH, Chủ tịch nước và Thủ tướng...
Thật quá thất vọng với các vị nguyên thủ QH và Nhà nước, Chính phủ hiện hành! Các vị tưởng rằng các vị có quyền từ bỏ, có quyền đầu hàng hoặc nô lệ để miễn nhiệm hoặc từ nhiệm theo sự thao túng của ai đó chăng?
Các vị có quyền cho rằng mình làm thế, để nghỉ ngơi sớm, có thể là để hưởng thụ khối tài sản mà các vị đang có, để mặc nhân dân VN đang lầm than và bị tước đoạt một cách thô bạo chưa từng có về quyền lực tối thiểu của họ khi các vị đã buông cờ, bỏ trống, nghỉ trước thời hạn những trăm ngày trời, để mặc cho nhân dân mặc sức lầm than chăng?
Không!

Khi mới nhậm chức, chính các vị đã tuyên thệ trang trọng trước QH và trước toàn dân về trách nhiệm trước QH khóa 13. Đương nhiên, khi đã nhận trọng trách, các vị không được bỏ vị trí dù chỉ một ngày, một giờ, vì việc mất nước diễn ra có thể chỉ trong vòng giây phút.
Bằng việc thoái thác những trách nhiệm của mình và sự vi hiến tại kỳ họp này, QH khóa 13 đang „tự sát“.
Bức tử“ QH khóa 14
Dù có nói ra hay không, một người có đầu óc bình thường không thể không nhận thấy, bằng việc áp đặt cho QH khóa 14 và toàn dân VN một Chủ tịch QH, một Chủ tịch nước, một Thủ tướng không phải do QH khóa 14 bầu ra, rõ ràng là một hành động „bức tử“ QH khóa 14.
QH khóa 14 sẽ làm gì được với những vị trí nguyên thủ đã bị áp đặt từ sự thao túng của Bộ Chính trị và QH khóa 13?
Những vị nguyên thủ đã bị áp đặt ấy, dẫu có tài có tâm hay không, họ cũng lấy đâu vị thế và uy tín để điều hành nhiệm kỳ mới, khi ai cũng biết rằng họ đến từ đâu và họ được ngồi vào vị trí đó là do ý chí của một thế lực nào đó chứ không phải được QH khóa mới bầu lên.
Chính cách áp đặt này đã tước đoạt quyền tạo dựng uy tín và sự cố gắng của họ.
Vẫn biết rằng mọi cuộc bầu cử dưới chế độ độc tài toàn trị đều là giả hiệu. Rằng người ta đã không tiếc tiền mồ hôi và xương máu của dân để đưa ra sân khấu chính trị vô số trò diễn bầu cử nhằm lừa mị „dán nhãn dân chủ“ lên mọi hành vi tước đoạt dân chủ.
Nhưng trong lịch sử QH VN từ xưa đến nay, chưa từng có một cuộc vi hiến nào ở tầm mức khổng lồ và thô bạo đến như vậy. QH khóa 13 được bầu lên ngày 22/5/2011 và họp phiên đầu tiên là 1/7 cùng năm. Chính QH khóa 13 cũng bỏ phiếu quyết định ngày bầu cử QH nhiệm kỳ mới khóa 14 là 21/5/2016. Theo đó, phải đến ngày 21/7/2016 thì QH khóa 13 mới hết nhiệm kỳ khi bàn giao trách nhiệm cho QH khóa 14 vừa mới được bầu lên. Khi đó, QH khóa 14 mới được phép bắt đầu mọi động của nhiệm kỳ mới mà việc đầu tiên là bầu các vị trí cao nhất của Quốc hội, Nhà nước và Chính phủ.
Mọi hành vi biện hộ cho việc vi hiến này dù thế nào cũng là ngụy biện và chỉ càng thêm vi hiến mà thôi.
Mất dân chủ ngày càng trầm trọng là hệ quả đương nhiên, diễn tiến ngay từ ĐH 12 của Đảng CSVN. Khi Đảng ngang nhiên vi hiến và vi phạm điều lệ Đảng, khi sự thao túng tới mức ngay cả nguyên thủ quốc gia cũng phải ngậm miệng khấu đầu thúc thủ, thì việc QH khóa 13 buộc phải „tự sát“ và „bức tử“ QH khóa 14 cũng là điều có thể đoán trước.
Thật khốn khó thay cho người dân VN, khi những cuộc bầu cử QH, bằng cơ chế và thủ đoạn của nó, đã khiến cho „đám nghị gật“ thắng thế!
Khi nghị gật thắng thế, thì không có QH.
Chỉ có một hình hài rỗng treo lơ lửng trên đầu dân mà thôi và để đóng dấu dân chủ lên những hành vi phản dân chủ. Nhưng đóng dấu được hay không thì lại tùy thuộc vào sự thật.
Chỉ có điều, xác chết để lại hiện trường không phải là các ĐBQH, mà chính là vô số nhân dân đã chết vì muôn vàn nỗi oan khuất do các vị để lại, còn để lại và còn kiến tạo thêm sư „bức tử“.
Nhìn khắp QHVN, còn ai là người chính trực, để chí ít cũng cất lên trong nghị trường một tiếng kêu phản kháng tối thiểu của người nghị sĩ ?!
VTH

CANH CÒ * BÀ NGÂN

Đóng góp” đầu tiên của bà Ngân.


Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội khóa 14 khi trả lời báo chí lần đầu tiên trong tư cách Chủ tịch đã làm cho dân chúng thất vọng. Thất vọng vì lập luận, vì thói quen cũ mòn của người cộng sản và vì sự thiển cận quen thuộc của một cán bộ ăn cơm Đảng quá lâu, tuy ngồi ở vị trí nào thì sự sợ hãi và ơn Đảng đã trở thành hồn cốt khiến bà không thể nói khác, dù một chút, so với những người đi trước trong căn nhà Quốc hội.
Có hai điều quan trọng nhất hiện nay là tình hình Biển Đông, sau vụ Trung Quốc thua kiện Philippines, và vụ án Formosa, cái đinh cắm vào vùng đất miền Trung có khả năng làm cho cả nước sẽ trở thành bệnh nhân Tetanus, uốn ván.
Về Biển Đông, trả lời báo chí bà nói: “Bảo vệ hòa bình không phải hô hào cho thật to, kích động thế này thế khác là có được chủ quyền, không có đâu. Một số tổ chức, cá nhân lên tiếng hô hào thế này thế nọ nhưng những người đó, tổ chức đó làm gì cho đất nước? Chưa làm gì cả, chỉ có nói, kích động các phần tử để làm rối tình hình”.
Có hai vấn đề trong câu trả lời: thứ nhất bà né tránh ý nghĩa thật của câu hỏi tập trung về các nguy hiểm khi Việt Nam mất dần biển đảo vào tay Trung Quốc qua các bồi đắp nhân tạo, cấm hành nghề và sát thương ngư dân Việt Nam. Bà dùng cụm từ “Bảo vệ hòa bình” để né tránh sự thật, thay vì dùng từ “xâm lược” mà cả nước đều biết.
Bà không cần phải bảo vệ “hòa bình”, mà điều cần phải bảo vệ là đất nước, là lãnh thổ, là biển đảo đã được gầy dựng bằng xương máu tổ tiên. Hòa bình chỉ là uyển ngữ mà Đảng này ra lệnh cho chính phủ và quốc hội phải nói vào bất cứ lúc nào đất nước bị bọn Trung Quốc tàn hại, xâm chiếm.
Hoàng Sa và Trường Sa không cần sử dụng hai chữ “hòa bình”, chúng cần dùng từ chính xác là “đòi lại”.
Vì không dám đòi, cả tập đoàn của bà rón rén dùng hai chữ “hòa bình” khi nói chuyện với Trung Quốc, và với những ai không rón rén như bà cùng với hơn hai trăm Ủy viên Trung ương cộng với 500 khuôn mặt đần độn tại quốc hội sẽ bị cho là kích động, là làm hại đại cục, là phá hoại sự tận tụy của Đảng đã và đang âm thầm tranh đấu đòi lại chủ quyền cho đất nước.
Bà nói trong niềm tim mù lòa rằng chỉ có Đảng của bà đang phục vụ là đúng và mọi thành phần khác trong xã hội là sai lầm, là phá hỏng kế hoạch nhịn nhục qua ải của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hãy thẳng thắn một lần đi, bà sẽ bớt kiêu ngạo. Kiêu ngạo không thích hợp với giọng nói tương đối nhỏ nhẹ và dịu dàng của dân Bến Tre đâu, kể cả kiêu ngạo cộng sản.
Thứ hai, khi bà cho rằng “một số tổ chức, cá nhân lên tiếng hô hào thế này thế nọ nhưng những người đó, tổ chức đó làm gì cho đất nước? Chưa làm gì cả, chỉ có nói, kích động các phần tử để làm rối tình hình”.
“Làm gì cho đất nước” là cụm từ thú vị nhất mà người dân chúng tôi muốn hỏi ngược lại cho bà và những người đang nắm chặt quyền hành từ bao năm nay.
Xin lưu ý cho bà biết, mỗi công dân trong một đất nước đều đã đóng góp ngay từ lúc vừa biết đi học. Những chữ cái đầu tiên là đóng góp thiết thực nhất cho tiến trình xây dựng và bảo vệ cũng như phát triển quốc gia. Đi học không phải để làm quan mà để tự nâng cao dân trí của một công dân, đó không phải là đóng góp sao?
Qua thời gian, nếu là nông dân, những hạt gạo bà đang ăn là đóng góp cho xã hội mà không cần phải lên tiếng tranh luận. Cũng vậy, mọi thành phần trong cộng đồng của một quốc gia đều góp tay vào hình thành đất nước ấy bằng những hành động thiết thực nhất. Không ai trong họ lên tiếng ca ngợi sự đóng góp của mình. Chỉ có đảng của bà mới mạnh miệng khoe khoang về sự đóng góp của nó bằng xương máu người khác.
Những con cá được bắt từ Biển Đông là đóng góp của người ngư dân. Những hạt muối của diêm dân không những chỉ phục vụ dinh dưỡng cho con người mà nó còn phải được xem là đóng góp của xã hội. Hỏi những câu đại loại như bà hỏi trước cửa Quốc hội là phỉ báng người dân, là làm nhơ nhuốc hai chữ quốc hội. Bởi, vừa ăn lương của dân phát cho lại vặn vẹo người đổ mồ hôi cho những đồng lương ấy.
Chúng tôi không cần chứng minh rằng đã làm gì cho đất nước mà chính bà và những người đang điều hành đất nước này phải trình báo với chúng tôi là đã làm gì để cho đất nước tan hoang như hiện nay.
Chúng tôi, những “Tổ chức, cá nhân” mà bà nói là những trí thức không được lên tiếng trước quốc hội hay trên báo chí như bà. Họ là những người dân bình thường nhưng đau đớn vì tổ quốc bị hiếp đáp, xâm lăng. Họ là những người nói hộ cho ngư dân bỏ thây ngoài biển để cho bà và Đảng của bà còn có chút gì đó bám víu vào cái gọi là chủ quyền biển đảo. Bởi nếu họ không ra Hoàng Sa đánh cá thì ai sẽ nhắc cho thế giới biết Hoàng Sa từng là của Việt Nam khi cả chế độ của bà theo chủ trương nhỏ nhẹ rất “hòa bình”?
Họ, những người bị bà cho là kích động ấy không bị ràng buộc gì với Đảng Cộng sản Trung Quốc nên trong phát biểu của họ đầy chất lửa. Họ không cam tâm nhìn đất nước mất dần vào tay ngoại bang, thật khác xa với bà và đồng sự, chỉ thấy đồng nhân dân tệ lấp lánh qua từng dự án, từng cái lót tay êm ái.
Nếu không êm ái thì làm sao bà lại cam lòng nghe theo chỉ thị của ông Trọng để làm điều khuất tất ngay những ngày đầu tiên tại thềm quốc hội?
Báo chí hỏi bà vụ Formosa bà trả lời như thế này:
Về việc đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) kiến nghị Quốc hội lập ủy ban lâm thời điều tra vụ Formosa gây sự cố môi trường biển, bà Kim Ngân nói hiện chưa có chủ trương lập ủy ban lâm thời.
“Đây là vấn đề rất lớn, Chính phủ đã rất nỗ lực, quyết tâm điều tra sớm. Bộ Chính trị cũng đã nhiều lần nghe báo cáo về vấn đề này. Quốc hội chưa lập ủy ban lâm thời nhưng chúng tôi sẽ giám sát rất chặt chẽ, tiếp tục theo dõi quá trình giải quyết”.
Bà lừa đã lừa gạt người dân vì trước đó 1 ngày, khi trả lời báo chí tại phiên họp thứ nhất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá 14 vào ngày 22 tháng 7 năm 2016 chính bà đã phê chuẩn cho ông Võ Kim Cự, người đích thân cho phép  Formosa vào Vũng Áng được hoạt động 70 năm, trở thành thành viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Làm sao Quốc hội điều tra khi phê chuẩn nghi phạm lớn nhất của Formosa vào Ủy ban kinh tế, vốn có quyền phủ quyết, hay ít ra lèo lái mọi điều tra có liên quan đến mình?
Có phải bà đang tự tát vào mặt bà hay là đang tát vào mặt nhân dân cả nước?
Việc làm này của bà phải chăng là đã “làm gì đó cho tổ quốc” và do đó từ đây bà có quyền tiếp tục câu hỏi rất “kinh điển” cho bất cứ ai, kể cả những người trong quốc hội nếu ngứa miệng hỏi điều phải quấy?
Kể cũng không lạ khi bà cho rằng Luật Biểu tình cần phải xem xét cẩn thận mặc dù đã gần 70 năm vẫn còn nằm trong ngăn kéo quốc hội, bà nói “Luật Biểu tình ra mà rối loạn đất nước thì không ai mong muốn”
Điều này bà tiên đoán rất đúng, bởi nếu không chận nó thì e rằng cuộc biểu tình lớn nhất Việt Nam sẽ nổ ra trước cửa Quốc hội vì chính những “đóng góp” của bà đấy, bà Chủ tịch Quốc hội ạ.

VIETTUSAIGON * AI LÀM ĐƯỢC GÌ?

Ai đã làm được gì?

Tuần trước, Nguyễn Phú Trọng phát biểu “trong thời gian qua, hiện tượng hải sản chết hàng loạt gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình bầu cử”, tuần này, Nguyễn Thị Kim Ngân hỏi giới phản biện “các bạn đã làm được gì cho đất nước này?” (đương nhiên lúc hỏi, gương mặt lạnh lùng và đanh đá của bà Ngân gợi nhắc đến hình ảnh bà hắt ca thức ăn xuống ao cá nhà sàn Hồ Chủ tịch ngay trước mặt Tổng thống Obama!). Cả hai phát biểu của một người là Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN), một người là Chủ tịch Quốc hội, đều cho chung một cảm giác: Tởm Lợm!
Vì sao? Vì một kẻ nhân danh công bộc của nhân dân, đứng về phía người lao động nghèo lại có m
ột phát biểu vừa ngớ ngẩn vừa máu lạnh; Một kẻ là đại diện tối cao của nhân dân lại đi hỏi ngược lại nhân dân một câu mà đứa con nít nghe cũng phải hoảng hồn bởi tính dốt nát của nó.
Ở câu nói của Nguyễn Phú Trọng, đã có nhiều bài phân tích khá sâu và kĩ lưỡng, có lẽ không cần phân tích thêm. Với phát biểu của Nguyễn Thị Kim Ngân, một Chủ tịch quốc hội, người đại diện tối cao của nhân dân để nói lên tiếng nói của nhân dân cũng như lắng nghe tiếng nói của nhân dân.
Thì, nguyện vọng của nhân dân hiện nay là gì? Đó là phải bằng mọi giá bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia, đừng để mất thêm lãnh thổ, lãnh hải và đóng cửa công ty Formosa Hà Tĩnh để tránh hậu họa cho dân tộc về lâu về dài. Tất cả, chẳng có nguyện vọng nào là không chính đáng nếu không muốn nói là nguyện vọng cấp thiết của dân tộc trong thời điểm hiện nay.
Cũng như các nhóm phản biện kêu gọi tự do, dân chủ cho Việt Nam, bảo vệ nhân quyền và kêu gọi chính phủ, nhà nước đáp ứng các yêu cầu về nhân quyền cho nhân dân Việt Nam và làm cho đất nước tiến bộ hơn, đáng sống hơn. Tất cả đều chính đáng và cấp thiết.
Nhưng, với giới lãnh đạo CSVN, họ cho rằng những ai kêu gọi, cổ xúy cho tự do, tiến bộ và nhân quyền hay toàn vẹn lãnh thổ đều là kẻ phản động. Những ai yêu nước, trong định nghĩa của đảng CSVN phải là kẻ câm điếc hoặc những kẻ xu nịnh đảng… Nhìn chung, những kẻ đó phải là có vấn đề về tâm thần trong mắt người tiến bộ. Chính vì kiểu định nghĩa trái ngược như vậy của đảng CSVN mà suốt nửa thế kỉ nay, Việt Nam đi từ tụt hậu đến lạc hậu và có nguy cơ đối mặt với sự mông muội.
Và cũng vì kiểu định nghĩa trái ngược, chẳng giống ai này đã dẫn đến những phát biểu kì cục, chẳng giống ai của Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Thị Kim Ngân giữa thế kỉ 21 này. Bà Ngân hỏi giới phản biện “các bạn đã làm được gì cho đất nước này?” nghĩa là bà Ngân chưa thấy họ làm được gì cho đất nước này hoặc không thấy điều đó. Bởi chỉ có chưa hoặc không thấy thì người ta mới dám mở miệng hỏi một câu như vậy.
Trong khi đó, cương vị Chủ tịch Quốc hội không hề nhỏ chút nào, nó là một trong “tứ trụ triều đình” hiện nay, cũng đồng nghĩa với quyền lực nhất và xuất sắc nhất trong hệ thống. Đã đứng ở cương vị như bà Ngân mà không thấy được qui luật tính thuế cũng như loại hình thuế VAT tại Việt Nam, một kiểu thu thuế không chừa một ai, từ giàu cho đến nghèo và từ người sắp xuống mồ cho đến đứa trẻ sơ sinh (từ tiền mua một chiếc quan tài của người chết cho đến tiền mua tả lót, sữa, băng rốn của em bé sơ sinh, thậm chí sữa cho bà mẹ mang bầu đều có thuế).

Và, với tư cách một công dân, người ta sinh ra, lớn lên, làm việc, cống hiến sức lao động, chất xám để xây dựng đất nước và đóng một phần thuế để nuôi bộ máy nhà nước, nuôi quân đội, công an, xây dựng nền y tế, giáo dục… Tất cả những thứ đó đều do nhân dân mà có. Đáp lại, các hệ thống đó phải phục vụ nhân dân đúng vai trò và chức năng của nó, cũng như phải nghiên cứu, tìm hiểu nguyện vọng, trăn trở của nhân dân để kịp thời cải cách cho phù hợp thời đại.
Và, hiện tại, sau 50 năm, nhân dân đã nuôi hệ thống nhà nước CSVN từ chỗ nghèo đói, chia nhau từng lát sắn, hạt kê cho đến chỗ nhà lầu xe hơi, tiện nghi không thiếu thứ gì. Và nhờ vào nhân dân, nhờ vào hơn 90 triệu dân trên đất nước Việt Nam này, đảng CSVN đã mượn uy tín, đã thế chấp nhân dân, dân tộc Việt Nam để vay vốn nước ngoài, kêu gọi viện trợ nước ngoài và nợ công hiện nay đã lên ngót nghét 1500 Mỹ kim trên đầu người. Tất cả những gì CSVN có được như ngày hôm nay đều phải mang nhân dân ra thế chấp. Bà Ngân thử nghĩ, nếu không nhân danh Việt Nam, không nhân danh 90 triệu người trên đất nước này thì các đảng viên Cộng sản có đủ tư cách ra nước ngoài để vay lấy 100 Mỹ kim hay chưa chứ đừng nói vay tỉ này tỉ nọ?!
Và, bù cho sự ăn trên ngồi trốc, sống vương giả của gần năm triệu đảng viên CSVN, gồm cả Trọng, Ngân, Phúc, Quang, hay Dũng, Sang… Nhân dân phải còng lưng trả nợ ngay trong hiện tại chứ không phải đợi đến thế hệ sau hoặc đợi chính phủ trả nợ. Chính phủ hay quốc hội thì làm gì ra tiền mà trả nợ?
Nhân dân thay vì mua một lít xăng 5 ngàn đồng hoặc 7 ngàn đồng như các quốc gia khác thì phải mua lên 15 ngàn đồng, có lúc 20 ngàn đồng để khấu trừ thuế cho chính phủ, cho nhà nước trả nợ. Thay vì mua một chiếc xe hơi 100 triệu đồng thì phải mua 300 triệu, thay vì mua một liều thuốc hóa trị giảm cơn đau ung thư với giá 400 Mỹ kim thì phải mua lên mức 1600 Mỹ kim, thậm chí có lúc lên đến 2000 Mỹ kim, thay vì trả mỗi KW điện với giá 500 đồng thì phải trả lên tới 2000 đồng và chịu phí phạt lũy tiến nếu xài vượt ngưỡng. Trong khi đó, Lào và Thái Lan mua điện của Việt Nam về bán lại cho nhân dân của họ mà giá vẫn bằng 70% giá điện Việt Nam. Như vậy, ngoài khoản tiền trả cho số KW điện đã dùng, nhân dân còn gánh thêm khoản nợ công trong đó, bên Lào, đi cả 500km vẫn chưa gặp một trạm thu phí, tại Việt Nam, đi 30km đã gặp một trạm thu phí, giá mỗi vé mua đường thấp nhất 35000 đồng, có vé lên tới 500,000 đồng…

Và còn hàng triệu loại phí/thuế khác mà nhân dân phải đóng để nuôi hệ thống cầm quyền. Như vậy, đứng trên phương diện một công dân, thử hỏi có công dân của quốc gia nào, dân tộc nào đã đóng góp vào tiến trình xây dựng đất nước nhiều hơn công dân Việt Nam? Từ một người bán vé số cho đến ông bán cà rem, tất cả đều phải đóng thuế thông qua VAT. Và, một khi nhân dân cảm thấy đời sống của mình ngột ngạt, thiếu tự do, thiếu nhân quyền, an ninh quốc gia bị xâm hại, nguy cơ ngoại xâm hiện ra trước mắt, kẻ ngoại bang đã đến Việt Nam đầu độc thiên nhiên, đầu độc nguồn nước… Nhân dân phải lên tiếng báo động, đó là trách nhiệm của một công dân yêu đất nước, yêu dân tộc.
Bà Ngân, với tư cách là đại biểu tối cao của nhân dân, lẽ ra bà phải thay mặt nhân dân để nói lên tiếng nói, nguyện vọng của nhân dân trước quốc hội, chính phủ và đảng Cộng sản Việt Nam chứ không phải là cố tình hỏi vặn nhân dân bằng một câu hỏi thiểu năng rằng “anh chị đã làm được gì cho đất nước này?”! Và  sau khi hỏi câu hỏi này, bà Ngân nên đi text chỉ số IQ thử có được bình thường hay không. Bởi một người không ngu xuẩn sẽ không bao giờ chọn câu hỏi như bà trước toàn thể quốc dân.
Trên đời này, loại người mở mồm nói bậy như bà Ngân quả là hiếm. Bởi chỉ có hai loại người có thể phát biểu như bà Ngân: Hoặc là đầu óc ngu muội vì mê bả đàn ông hoặc là phản động trá hình. Bà là loại người nào? Và có là loại nào thì cũng không đủ tư cách làm Chủ tịch quốc hội. Bà nên về quê nuôi lợn cho nó lành!

SƠN TRUNG * LUẬN VỀ GIÁO DỤC



LUẬN VỀ GIÁO DỤC 

SƠN TRUNG


I. CON NGƯỜI CẦN PHẢI HỌC

Con người là thú vật và cũng là thiên thần. Con người yếu hơn loài vật. Con vật từ bụng mẹ rớt xuống đã biết đứng dậy và tìm vú mẹ mà bú liền. Sau đó vài phút, nó biết đi, rồi biết chạy. Con người yếu hơn.Ông bà ta thường nói “3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò chạy đi”. ..Con người lọt lòng mẹ, khóc lóc, không biết đứng dậy, không tự động tìm sữa mẹ.Phải nhờ mẹ bồng bế, cho bú mớm. Nhưng con người hơn loài vật. Các nhà khoa học nói con người thông minh hơn loài vật.


Người ta cho rằng có hai loại người. Sách Quý Thị viết: "Sinh nhi tri chi giả, thượng giả; học nhi tri chi giả, thứ dã;. khốn nhi học chi, hựu kỳ thứ giả; khốn nhi bất học, dân tư vi hạ hĩ.生而 知之者,上也;學而知之者,次也;困而學之,又其次也;困而不學,民斯為下矣"(sinh ra đã biết, là bậc cao nhất; học rồi thì biết, là bậc thứ hai, gặp khốn mới biết là bậc ba, khốn mà không học thì thuộc hạng chót).

Rất it người thuộc hạng thượng trí. Đa số chúng ta thuộc hạng thứ, nghĩa là hạng phải học để làm người. Sách Đại Học cho rằng mọi người ai cũng phải học, từ vua quan cho đến thứ dân."Tự thiên tử dĩ chí ư thứ nhân, nhất thị giai dĩ tu thân vi bản-自天子以至於庶人,壹是皆以修身為本"(Từ bậc Thiên Tử cho đến thứ dân đều phải lấy việc tu thân làm gốc )...Sách Đại học nói rõ về việc tu thân: Đó là Cách vật, 格物, Trí tri致知, Thành ý và Chánh tâm正 心 . Tu thân được rồi thì mới có thể : Tề gia, Trị quốc và Bình thiên hạ. Bốn điều mục trước là điều kiện để Tu thân, và ba điều mục sau là hệ quả của việc Tu thân. Ngày nay hiểu rộng ra:Tu thân là học tập văn hóa, khoa học và tu tâm .Giáo dục toàn diện là Đức, Trí, Thể, Mỹ.

II. CÁC ĐƯỜNG LỐI GIÁO DỤC 

Trên thế giới văn minh Mỹ là cao nhất nhưng không có nền văn minh nào toàn thiện.

-1.Tây phương dường như chú trọng khoa học mà không chú trọng đến đạo đức cho nên Rabelais đã nói: " Science sans conscience n'est que ruine de l'âme"   (Khoa học không lương tâm chỉ là sự suy đồi của tâm hồn).

-2.Việt Nam ta thời xưa và thời nay chỉ chú trong văn chương mà coi thường khoa học.

Cái này cũng có phần đúng, nhưng ta phải đặt lời bình phẩm của ta vào thời đại của sự việc. Trước thế kỷ XV, thế giới cũng miệt mài từ chương vì khoa học chưa phát triển. Cách mạng công nghiệp khởi đầu từ Anh quốc ở thế kỷ XV, từ đó Anh ,Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đua nhau đi tìm thuộc địa. Đến thế kỷ XVII, Mỹ và các nước lần lượt tiến lên. Nay Việt Nam theo Âu Mỹ học khoa học, nhưng đã được gì? Khang Lương và Phan Bôi Châu, Phan Kế Bính đả phá lối học từ chương là đúng  nhưng con người thế kỷ XIX,XX không thể vượt thời đại! Con người phải qua thời ăn lông ở lỗ mới đến ngày nay. Không thể trách người thượng cổ không văn minh.

-3. Cộng sản có một nhân sinh quan phản động hết sức. Họ nghĩ rằng làm cách mạng là phải đi đầu xuống đất, hai chân lên trời. Trong lúc quân chủ và tư bản chọn người theo tiêu chuẩn tài đức, cộng sản thì phủ nhận trí thức, đưa công nông vào các vị trí trung ương và xã thôn. Mục đích của họ là chính trị, muốn đề cao vô sản chống tư sản, và muốn thu hút vô sản ủng hộ Cộng sản, theo đường lối "hồng hơn chuyên".Giáo dục của Cộng sản là tuyên truyền, nhồi sọ chủ nghĩa Mac -Lê, ngoài ra mọi thứ đều bỏ hết. Hành trang của  nền Giáo dục cộng sản là chiếc quần đùi với khẩu AK.

Đường lối giáo dục ciộng sản do Lenin khởi xướng là giáo dục phục vụ cộng sản. Lenin viết:

" The real education of the masses can never be separated from their independent political, and especially revolutionary, struggle. Only struggle educates the exploited class. Only struggle discloses to it the magnitude of its own power, widens its horizon, enhances its abilities, clarifies its mind, forges its will. Lenin, Lecture on the 1905 Revolution (1917)

Việc giáo dục thực sự của quần chúng không bao giờ được tách ra khỏi chính trị, và đặc biệt là cách mạng, và cuộc đấu tranh độc lập của họ. . Chỉ có nền giáo dục cho giai cấp bị bóc lột. đấu tranh chống bóc lột. Chỉ có đấu tranh mở ra cho nó tầm quan trọng của sức mạnh riêng của mình, mở rộng ra một chân trời cho mình, tăng cường khả năng của mình, làm rõ tâm trí của nó, rèn ý chí của nó.
( Lenin, Bài giảng về cách mạng 1905 (1917).

Cùng thời với Lenin, Stalin, Anatoly Lunacharsky được coi là người xướng xuất thuyết Hiện thực xã hội chủ nghĩa (Socialist realism). Thuyết này phát triển mạnh từ 1920 cho đến 1960, ban đầu dùng trong nghệ thuật, sau trở thành nguyên tắc chỉ đạo văn học, nghệ thuật, giáo dục...

Trong tác phẩm "Viết Cho Mẹ và Quốc Hội", Nguyễn Văn Trấn (1914- 1998) cho rằng miền bắc theo đường lối ‘hiện thực xã hội chủ nghĩa’, là một thứ văn học dối trá, bắt văn nghệ sĩ phải tô hồng chuốt lục cho chế độ, ai can đảm nói lên sự thật thì bị khủng bố, trừng phạt. Ông viết:

Hiện thực xã hội chủ nghĩa tức là con đường đi lên trong văn học, nghệ thuật. Nghĩa là văn nghệ chỉ được nói lên xã hi thiên đàng vô cùng đẹp, chưa có, chưa bị cướp, áp bức, bóc lột đang diễn ra trước mắt. Rất hiếm những bí thư, chủ nhiệm, thủ kho, cửa hàng tốt, phải nói hầu hết là ăn cắp, thi nhanh ăn cắp, nhưng văn học không được nói thật mà phải dựng lên toàn là những người lý tưởng (275).

Tại Việt Nam, công sản chú trọng học chủ nghĩa Marx, thơ văn Hồ Chí Minh và Tố Hữu . Học sinh phải thắt khăn quàng đỏ.Trẻ con mẫu giáo múa hát ca tụng Hồ Chí Minh suốt ngày, coi như tiền nhân không có ai. Sau này họ thấy ngượng nên sửa đổi chút it gọi là.Vì không chú trọng chuyên môn, cho nên họ thu nhận những người ngu đốt, nịnh bợ và tham danh lợi. Chính hạng này:

Ngu dốt + nhiệt tình = Phá hoại.

Cộng sản cũng biết thế nhưng Marx đã dạy phải lấy vô sản, vô học, vô đức làm nòng cốt, miễn là cướp được chính quyền, đất nước nhân dân sa xuống địa ngục cũng chẳng sao!

Họ tuyển Đại học lấy học sinh kém, 5, 6 điểm cũng được vào Đại Học vì Cộng sản xét người theo lý lịch, trong khi con cái thường dân phải đạt điểm 20, nhưng ra trường phải chạy chọt, hoặc có dù che nếu không thì khó làm nên cơm cháo! Vài thế hệ thầy trò kém như thế kéo dài, đất nước sẽ không có những nhà khoa học mà chỉ sản sinh ra những tên trộm đạo, dối trá, phản dân hại nước như ngày nay! Rõ ràng nhất là tiêu chuẩn ưu tiên trong tuyển sinh: phải nói đây là một hình thức phân biệt đối xử rất rõ ràng của chế độ CS/VN. Có 13 thành phần thú tự ưu tiên trong việc tuyển sinh. Những ưu tiên hang đầu là dành cho những người có công trực tiếp với chế độ, hay thành phần tham gia cách mạng, kế đến là con em gia đình cách mạng, gia đình liệt sĩ, …
Những thành phần nầy sẽ được nhận vào các ngành nghề họ thích mà không đặt nặng vấn đề trình độ hay khả năng cần có. Chính điều nầy đã sản sinh ra những cán bộ bất tài, thiếu khả năng, thiếu trình độ hiểu biết cần thiết trong các ngành nghề. Các thầy cô cứ chấm điểm, nhưng ban Tổ chức Đảng trong nhà trường quyết định nâng điểm, cho ai đỗ, ai rớt, ai ra trường được chỗ ngon. Chính từ đây sinh ra tệ tham nhũng, mua bán. Dần dần đi đến không thi mà đậu, nào 24.000 tiến sĩ giấy, tiến sĩ ma...Năm1978 có thay đổi chút đỉnh nhưng quan điểm giai cấp vẫn là là chính.

Mãi đến đầu thập niên 1990, giáo dục đại học Việt nam mới có chuyển biến lớn với sự ra đời của loại hình cơ sở giáo dục đại học tư, đại học có tính quốc tế, nhưng chẳng qua là cách ưu tiên cấp bằng cho trẻ tiểu học để chúng huyênh hoang là cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ chứ không phải mang danh "lớp ba trường làng" như bác vĩ đại của chúng nó! Và đó cũng là một cách làm tiền ngon ơ! Thi Đại học công khó quá. Dân Cà Mâu, liên khu Năm xa xôi, không có một chút "Nhất thân, nhì thế, tam tiền, tứ chế", phải chạy vạy đầu tư ba, bốn năm, ra trường vẫn trắng tay, mới hay "Chú phỉnh tôi rồi chính phủ ơi"!

Lý thuyết là " vô sản chuyên chính" nên phải dùng vô sản, nhưng thực tế cũng buộc họ phải làm như thế vì đa số trí thức, tư sản, tín đồ các tôn giáo và nông dân đã chống đối họ. Họ phải quay về với công nông dù đó chỉ là lớp sơn giả mạo.

Học mà còn chưa xong thế mà giao việc nước cho bọn ngu dốt, tất nhiên kết quả như GS Phạm Thiều đã trối trăn rằng ba cái- DỐT-DẠI - DỐI "của Cộng sản đi với nhau thành ra phá hoại đất nước.

Trong chế độ miền Nam, giáo dục là tăng cường kiến thức về khoa học, nâng cao thẩm mỹ văn chương và trau dồi đạo đức. Cộng sản dạy khoa học cũng chỉ là miêu tả và kể chuyện. Triết học Mac Lê, văn chương và lịch sử chỉ là những chuyện tuyên truyền bịa đặt làm cho học trò và thầy cô đều chán vì thầy cô không muốn giảng vì nói ra ngượng mồm, ngượng miệng,còn học trò không muốn nghe những cái loa phường khóm ngày đêm ca đại thắng, đảng lãnh đạo tài tình, lãnh tụ tu hành không có vợ nhưng có nhiều dâm ô!


Giáo dục rất có ảnh hưởng đến con người. Những người có đức hạnh là do gia đình và học đường đào tạo. Những con người tử tế, có tài năng, đức độ là do một nền giáo dục toàn thiện về kiến thức và đạo đức. Phần đông gia đình bê bối thường sinh con vô hạnh. Các triều đại cũng có những chính sách giáo dục riêng. Thời xưa, các vua chúa thờ Phật nhưng cũng trọng Nho giáo, lấy Nho giáo làm nền tảng giáo dục. Tổ tiên nhà Trần là dân đánh cá nhưng triều Trần các vua , các tướng lãnh đều là những nho sĩ tài ba. Còn thời Cộng sản, nền giáo dục Cộng sản chỉ tạo nên những con ngựa chúa Trịnh, bị bịt mắt chỉ thấy một chiều nô lệ và nịnh hót, dối trá.

Tuy nhiên, "cha mẹ sinh con, trời sinh tính".Có trường hợp "Hổ phụ sinh khuyển tử" và ngược lại. Ông Thuấn hiền lành nhưng cha và em khác mẹ là những người xấu.

Lenin là một người tin tưởng mãnh liệt bạo lực và dối trá.

One man with a gun can control 100 without one.
A lie told often enough becomes the truth 

Ông tự hào về tài giáo dục của ông  và đảng Cộng sản

Give us the child for 8 years and it will be a Bolshevik forever.
Give me four years to teach the children and the seed I have sown will never be uprooted.

Give me just one generation of youth, and I'll transform the whole world



III. KẾT QUẢ CỦA GIÁO DỤC

Con người cần giáo dục, gia đình cần giáo dục và xã hội cần giáo dục. Bà mẹ Mẫn Tử Khiên ba lần đời nhà cho thấy môi trường có ảnh hưởng đến giáo dục. Ngoài ta còn có bản tính. Không có giáo dục thì từ gia đình cho đến xã hội sẽ rối loạn.Bà mẹ Mẫn Tử Khiên ba lần đời nhà cho thấy môi trường có ảnh hưởng đến giáo dục. Ngoài ta còn có bản tính cũng là một yếu tố quan trọng"Cha mẹ sinh con, trời sinh tính". Và chúng ta phải nói đến thực tế, một yếu tố chuyển đổi con người. Giáo dục là cần thiết nhưng chỉ có một giới hạn nào đó. Không phải sau đại hạn mưa sẽ xuống đều mọi nơi. Thế gian bao giờ cũng có những bất công và có phản ứng nghịch. "Thượng điền tích thủy hạ điền khan".

Cộng sản xét lý lịch chỉ vì sân hận, bất công. Bảo rằng những con cháu quan lại, những kẻ tây học bán nước, thế sao Marx, Engels xuất thân con nhà tư bản mà cực lực chống tư bản? Ông Nguyễn Tất Thành gốc phong kiến , cha làm tay sai cho Pháp lại có "nợ máu với nhân dân" sao lại được quốc tế III chọn là tay sai rồi đặt là lãnh tụ Cộng sản Việt Nam?

Và ông Gorbachov sinh ra, trưởng thành và học tập trong nôi Cộng sản sao giải tán đảng Cộng sản? Và Đặng Tiểu Bình sao bỏ kinh tế chỉ huy theo kinh tế thị trường? Các ông này là CIA, tay sai của các thế lực thù địch sao? Và còn nữa, các tu sĩ được đào tạo trong tu viện, thiền viện không kể bọn công an mang áo thầy tu, mà vẫn lưu manh về chính trị, bán chùa, bán nhà thờ,  tranh giành địa vị và dâm ô! Marx chủ trương bãi bỏ tư hữu, diệt bóc lộ, sao con người thành cộng sản  từ quan tới đảng viên quèn rất thích tư hữu và tham nhũng? Thế thì ông Lenin giáo dục đảng viên thành trộm cướp , tham nhũng theo  tiêu  chí tư tưởng và đạo đức bác Cáo  à? Thật ra đạo đức cách mạng, tinh thần cách mạng tiên tiến của cộng sản  chỉ là vu khống, cướp của, giết người và dối trá!
Trết lý Marx dối trá, là hộp thuốc độc tai hại cho nhân loại. Vì " đấu tranh giai cấp ", vì "vô sản chuyên chính", vì theo chủ trương "giai cấp tính", "đảng tính" cho nên Việt Nam tụt hậu, xa Thái Lan, Singapore.
Thủ tướng Lý Quang Diệu (1923-2015) nói:"Sài Gòn có thể làm được những gì Singapore đã làm... Nếu nhìn vào Sài Gòn và Singapore vào năm 1954, ai đó có thể nói Singapore là thứ vứt đi, không phải Sài Gòn" (Wikipedia)

Trong những ngày đầu lập nước vào thập niên 60 thế kỉ trước, Lý Quang Diệu, thủ tướng đầu tiên của Singapore, đã từng nói “hy vọng là một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển giống như Sài Gòn”[...].. Lý Quang Diệu từng nói rằng lẽ ra vị trí số một ở châu Á phải là của Việt Nam. Theo ông, vị trí địa lý chiến lược, tài nguyên thiên nhiên phong phú là hai yếu tố hàng đầu có thể đưa Việt Nam trở thành người khổng lồ ở châu Á.[...]. Việt Nam không biết trọng dụng người tài, , người tài ở Việt Nam đã định cư ở nước ngoài hết rồi . (Cao Huy Huân. http://www.voatiengviet.com/a/vietnam-trong-mat-ly-quang-dieu/2444008.html


Các ông Cộng sản duy vật nhưng thật ra duy tâm hết sức. Cải tạo tư tưởng có thể thay đổi tư duy những tướng lĩnh và sĩ quan quốc gia sao? Một số dân chúng trước miệng súng cộng sản thì đành vâng vâng dạ dạ cho xong vì thời buổi "đá đè trên ngọn cỏ", lúc bão tổ nổi lên ngọn cỏ mềm phải cúi rạp xuống, hết bão thì cỏ lại đứng lên xanh tươi như muôn thuở. Họ biểu diễn trò chơi " Vâng dạ trước mặt nhưng trỏ C..sau lưng "cho  các ông cường quyền . Các ông cộng sản ban đầu giở trò "dân vận" nhưng khi cầm quyền thì chẳng cần trò nhân nghĩa, dù là " nhân nghĩa bà Tú Đễ". Nay thì cộng sản biết dân thù hận họ, họ bèn thẳng tay chém giết, bỏ tù, và đánh đập thẳng tay! Một số người vì thận trọng mà lúc nào cũng lên giọng cán bộ huyện hay chính trị viên đại đoàn. Dân ta đóng kịch lừa anh Cộng thế thôi!

Hàng mấy chục năm giáo dục của Cộng Đảng, tại sao dân giàu, dân nghèo Trung Quốc, Việt Nam bỏ ra nước ngoài? Tháng 5-2016, Obama sang thăm Việt Nam, hàng chục ngàn người Bắc Nam tự động chào đón với nét mặt hân hoan. Vậy thì việc tuyên truyền, giáo dục của Cộng sản đi đâu hết?

Té ra lời dối trá của Cộng sản là gió bay, còn tinh thần quốc gia là những viên sỏi rơi xuống hồ nhưng vẫn nằm đấy mãi mãi. Lenin là tay tự tín quá, tuyên truyền giỏi quá. Có như vậy ông mới là lãnh tụ Bolsheviks, và tổ sư Cộng sản thế giới!Ông tự hào một thời gian có thể dạy tr3 4 tuổi, tám tuổi thành người cộng sản vĩnh viễn, nhưng than ôi ông cai trị Liên Xô bảy năm và đảng cộng sản Xô Viết cai trị gần một thế kỷ rồi tan rã mà tượng đài ông bị đập tan.
Làm gì có người cộng sản vĩnh viễn và chủ nghĩa cộng sản vĩnh viễn! Ông quên rằng chính Marx và ông đã tuyên bố rằng lý thuyết duy vật lịch sử là khoa học số một, rằng xã hội luôn đổi thay, cái sau phủ định cái trước và tốt hơn cái trước.Marx mạnh miệng nói rằng vô sản chôn sống tư bản nhưng nay tư bản còn sống phây phây trong khi cộng sản đã về bên kia thế giới, chỉ còn lèo tèo một đám côn trùng. Cộng sản sinh sau tư bản nhưng đâu có hơn tư bản, chỉ đem lại lạc hậu, nghèo đói và phản dân chủ. Vậy thì cái chủ nghĩa Mác Lê với Duy vật biện chứng, Duy vật lịch sử chỉ là những thứ quăng đi!

 

No comments: