LÊ QUANG VINH * THÀNH NHÀ HỒ
THÀNH NHÀ HỒ - CHỨNG TÍCH LỊCH SỬ CỦA TƯ DUY ÍCH KỶ, THIỂN CẬN – DẪN TỚI THẢM HỌA NƯỚC MẤT, NHÀ TAN - ĐANG RẤT "THỜI SỰ"!?
Lê Quang Vinh
"THÀNH NHÀ HỒ - CHỨNG TÍCH LỊCH SỬ CỦA TƯ DUY ÍCH KỶ, NGU NGỐC VÀ THIỂN CẬN – DẪN TỚI THẢM HỌA MẤT NƯỚC"; hẳn còn giá trị thời sự cho mỗi người dân và chính quyền Việt Nam trong giai đoạn lịch sử hiện nay. Chúng ta đừng gồng mình, dồn sức xây dựng những công trình ngàn tỷ, nhiều ngàn tỷ cốt chỉ thỏa mãn lòng khát khao lập những "kỷ lục" do sĩ diện hão huyền, kém hiểu biết. Những công trình như vậy chỉ béo bọn tham nhũng; nhưng thật vô ích đối với nhân dân. Bởi công trình càng to, càng nhiều tiền thì cơ hội tham nhũng càng lớn. Không ít chính quyền nhiều nơi, đã tinh ranh lừa mị, lôi kéo "nhân dân" vào cuộc để làm "bình phong" bằng các chiêu thức (mòn sáo) như: "Theo nguyện vọng chính đáng của nhân dân", theo đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "Đền công đáp nghĩa"; để "phát triển văn hóa du lịch, cải thiện và mở mang đời sống xã hội tại địa phương hiện đang rất nghèo nàn", vân vân và vv...CỐT ĐỂ TRỤC LỢI!
Cổng Nam thành nhà Hồ, đây là cổng chính, lớn nhất dẫn vào Hoàng thành.
Đôi rồng đá bị mất đầu hiện được đặt ở trung tâm tòa thành. Hai con rồng nằm song song hai bên đường đi xuyên qua thành nối từ cổng Nam lên cổng Bắc. Ảnh: Lê Hoàng.
Lê Quang Vinh
Trong lịch sử dân tộc, những nhân vật tài ba lỗi lạc, kiệt xuất như Vua Hồ Quý Ly - 黎季犛 (1336 – 1407) không nhiều. Ông còn được coi là “Nhà cải cách” phi thường của mấy chục năm cuối thế kỷ XIV cùng những năm đầu tiên của thế kỷ XV; cũng là Nhà văn hóa - Nhà thơ lớn để lại cho hậu thế nhiều tuyệt tác văn - thi ca giá trị đến ngày nay và chắc chắn mai sau nữa. Thế nhưng những gì còn lại của ngôi thành khá kỳ vĩ bằng đá nguyên khối - Thành Nhà Hồ, lại là "dấu tích" của nguyên cớ dẫn tới thảm họa mất nước.
Chiêu bài “Phù Trần diệt Hồ” của Nhà Minh là "thực tiễn" (bi kịch) do Hồ Quý Ly tiếm quyền Nhà Trần gây ra; bởi ông đã dồn sức dân sức nước, mọi nguồn lực kinh tế mấy trăm năm Nhà Trần tích cóp được để xây dựng kinh đô mới (Thành Nhà Hồ) khiến cơ sở vật chất, tiền của quốc gia cùng bộ máy (chính quyền) Nhà nước phong kiến rệu rã, kiệt quệ, lòng dân oán thán, không còn sức lực đâu nữa để chống chọi lại họa xâm lăng đang tới gần và thực tế đã diễn ra ngay sau đó.
*****
Cách đây mấy năm, nhân UNESCO công nhận thành Nhà Hồ là "Di sản văn hóa thế giới”, một văn bản mang tên “DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI” của Trung tâm Thông tin Du lịch (Tổng cục Du lịch Việt Nam), có viết: “Thành Nhà Hồ thuộc địa phận các xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Long, Vĩnh Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, Vĩnh Ninh, Vĩnh Khang, Vĩnh Thành và thị trấn Vĩnh Lộc (huyện Vĩnh Lộc), tỉnh Thanh Hóa. Đây là kinh thành của nước Việt Nam từ năm 1398 đến 1407.
Thành Nhà Hồ do Hồ Quý Ly - lúc bấy giờ là tể tướng dưới triều đại nhà Trần - cho xây dựng vào năm 1397. Thành xây xong, Hồ Quý Ly ép Vua Trần Thuận Tông rời đô từ kinh thành Thăng Long (Hà Nội) về Thanh Hóa. Tháng 2 năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Ly lên ngôi vua thay nhà Trần và đặt tên nước là Đại Ngu (1400-1407), thành Nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô. Thành Nhà Hồ trong lịch sử còn có các tên gọi khác là thành An Tôn, Tây Đô, Tây Kinh, Tây Nhai, Tây Giai.
Thành Nhà Hồ được coi là tòa thành đá duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít còn lại trên thế giới. Ngày 27/6/2011, tại Paris (Pháp), trong kỳ họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản thế giới, UNESCO đã công nhận thành Nhà Hồ là di sản văn hóa thế giới”.
Sự ghi nhận này của Ủy ban Di sản thế giới - UNESCO, thực chất là sự tôn vinh hàng vạn, thậm chí hàng triệu sinh linh người Việt – những người lính, nông phu, những thợ thủ công của nghề đá (chủ yếu tại địa phương) và nhiều nghề khác nữa của cả nước; những trí thức và quan lại trực tiếp xây dựng lên công trình này. Đó là “Nhân dân - Bách tính”!
Nhưng với lịc sử dân tộc, thì thật trớ trêu; công trình có quy mô cùng sự tốn kém thuộc loại lớn bậc nhất của các triều đại phong kiến, nhưng có tuổi khai thác (sử dụng) lại ngắn nhất, sớm tiêu vong theo chế độ (triều đại) Nhà Hồ. Thực chất công năng cùng tác dụng của ngôi thành và kinh đô mới này, chỉ tồn tại có mấy năm (từ 1398 đến 1407); để rồi suốt 6 thế kỷ nay là bỏ không, hoang phế theo thời gian...
*****
Nguyên nhân của bi kịch lịch sử này? Thứ nhất: đó là sự ích kỷ, hẹp hòi – bây giờ chúng ta gọi là “địa phương chủ nghĩa”, "bản vị" của những toan tính do âm mưu tiếm quyền từ lâu ở Hồ Quý Ly. Sử cũ chép: “Lúc bấy giờ Hồ qúy Ly giữ chức "Nhập nội Phụ chính Thái sư Bình chương quân quốc trọng sự", tước "Tuyên Trung Vệ quốc Đại vương", cương vị "Tể tướng", nắm giữ mọi quyền lực của triều đình. Ông đã sai và cắt cử người trực tiếp tổ chức và điều hành công việc kiến tạo thành là Thượng thư bộ Lại Thái sử lệnh Đỗ Tỉnh (có sách chép Mẫn).
Hồ Quý Ly xây thành mới ở động An Tôn (nay thuộc địa phận các xã Vĩnh Long - Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), làm kinh đô mới với tên "Tây Đô", nhằm buộc triều Trần dời đô vào đấy trong mục tiêu chuẩn bị phế bỏ vương triều Trần. Tháng 3 năm Canh Thân (26-3 đến 24-4-1400), vương triều Hồ thành lập (1400- 1407) và Tây Đô là kinh thành của vương triều mới”.
Nếu Hồ Quý Ly không phải “chính quê” ở huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa thì ông đã không bao giờ làm cái chuyện tày đình, ngược với “thiên thời, địa lợi và nhân hòa” như vậy. Chính “ngược” nên bản thân ông, cùng chính quyền và mọi thứ (kể cả những thành quả rất “cách mạng” của Đại thần Hồ Quý Ly suốt mấy chục năm, ông đã đưa hết tài năng phù giúp Nhà Trần) đều bị kẻ thù xâm lược là Nhà Minh dễ dàng đè bẹp, sau đó bão táp lịch sử cũng cuốn phăng một cách không thương tiếc. Bằng chứng là Lê Lợi, sau khi khôi phục lại được giang sơn rồi dựng xây nền độc lập cho nước nhà – cũng cùng quê hương Thanh Hóa, nhưng ông không làm những chuyện như Hồ Quý Ly; cũng không hề “tận dụng” thành quách (mọi cơ sở vật chất của “kinh thành” đang rất mới và kiên cố này) mà nhà Hồ đã tạo dựng ngay trên chính quê hương mình. Đời sau của Hoàng đế Lê Lợi chỉ xây dựng “Sơn lăng” ở Lam Sơn cho các vua Lê quy tiên thôi (theo phong tục “lá rụng về cội”).
Thứ hai: Hồ Quý Ly đã tư duy “ngu ngốc" và "thiển cận” trước họa xâm lăng. Nhà Minh là nhà nước phong kiến hùng mạnh, luôn có mưu đồ xâm lược nước ta chính trong giai đoạn Hồ Quý Ly – thực tế đang “chấp chính” cho Nhà Trần; mọi quyền bính và nguồn lực đất nước nằm gọn trong tay ông. Thế nhưng các “giác quan" của viên “Nhập nội Phụ chính Thái sư Bình chương quân quốc trọng sự", tước "Tuyên Trung Vệ quốc Đại vương", cương vị "Tể tướng” này lại tập trung vào chuyện tìm trăm phương ngàn kế vô cùng xảo quyệt để tiếm quyền vua Trần; điều này đã dẫn dắt mọi hành động sai lầm có tính liên hoàn của Hồ Quý Ly – điển hình là dồn mọi nguần lực của đất nước xây lên ngôi thành và “kinh đô” mới – Thành Nhà Hồ. Thành công của cá nhân Hồ Quý Ly chính là mầm móng ngay sau đó đẩy cả dân tộc chuốc lấy họa mất nước, bản thân cha con ông bị quân Minh bắt sống, tiêu diệt.
Sử chép: “Năm Ất Dậu (1405) sau những năm tháng ngoại giao mềm mỏng, chịu lép không kết quả, cha con Hồ Quý Ly phải đứng trước thử thách hiểm nghèo: Đối phó với cuộc xâm lược của nhà Minh. Hồ Quý Ly giao cho Hoàng Hối Khanh chỉ huy đắp thành Đa Bang, lấy gỗ đóng cọc ở ngã ba sông Bạch Hạc (Việt Trì) và đưa quân đóng giữ các nơi. Nhưng đúng như Hồ Nguyên Trừng nói: "Thần không ngại đánh, chỉ sợ lòng dân có theo hay không theo mà thôi."
Năm 1406, lấy cớ "Phù Trần diệt Hồ", nhà Minh sai Trương Phụ, Mộc Thạnh mang 20 vạn quân sang đánh Đại Ngu.
Trước các mũi tiến công của địch, đội quân nhà Hồ có chặn đánh ở một vài nơi rồi rút về giữ phòng tuyến Nam sông Hồng. Quân Minh thừa cơ hội đã tập trung binh lực vượt sông Hồng đánh chiếm thành Đa Bang. Cuối năm Bính Tuất (ngày 20 tháng 1 năm 1407) thành Đa Bang thất thủ, tuyến phòng ngự của quân nhà Hồ cũng tan vỡ nhanh chóng. Từ Đa Bang ngày 22 tháng 1 năm 1407, quân nhà Minh tràn xuống chiếm cố đô Thăng Long. Quân nhà Hồ lại một lần nữa rút lui xuống miền hạ lưu sông Hồng. Và sau một vài trận phản công thất bại, Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương đem theo các thuộc hạ chạy ra biển rồi vào Thanh Hóa.
Đến Lỗi Giang (Mã Giang) quân Minh đuổi kịp, quân Hồ lại một phen tan tác. Tướng Ngụy Thức thấy thế nguy cấp, bèn tâu:
"Nước đã mất, làm ông vua không nên để cho người ta bắt được, xin Bệ hạ tự đốt đi mà chết còn hơn."
Hồ Quý Ly giận lắm, bắt Ngụy Thức chém rồi chạy vào Nghệ An. Quân Minh tiếp tục đuổi theo, đến Kỳ La (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cha con Hồ Quý Ly đều bị bắt. Lúc đó là tháng 6 năm Đinh Hợi(1407). Có thuyết nói ông bị nhà Minh sát hại khi sang Yên Kinh (Bắc Kinh), có thuyết lại nói ông bị đày làm lính ở Quảng Tây và mất sau đó vài năm.
Nhà Hồ trị vì đất nước từ năm Canh Thìn (1400) đến năm Đinh Hợi (1407), được trọn 7 năm thì sụp đổ”.
*****
"THÀNH NHÀ HỒ - CHỨNG TÍCH LỊCH SỬ CỦA TƯ DUY ÍCH KỶ, NGU NGỐC VÀ THIỂN CẬN – DẪN TỚI THẢM HỌA MẤT NƯỚC"; hẳn còn giá trị thời sự cho mỗi người dân và chính quyền Việt Nam trong giai đoạn lịch sử hiện nay. Chúng ta đừng gồng mình, dồn sức xây dựng những công trình ngàn tỷ, nhiều ngàn tỷ cốt chỉ thỏa mãn lòng khát khao lập những "kỷ lục" do sĩ diện hão huyền, kém hiểu biết.Những công trình như vậy chỉ béo bọn tham nhũng; nhưng thật vô ích đối với nhân dân. Bởi công trình càng to, càng nhiều tiền thì cơ hội tham nhũng càng lớn. Không ít chính quyền nhiều nơi, đã tinh ranh lừa mị, lôi kéo "nhân dân" vào cuộc để làm "bình phong" bằng các chiêu thức (mòn sáo) như: "Theo nguyện vọng chính đáng của nhân dân", theo đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "Đền công đáp nghĩa"; để "phát triển văn hóa du lịch, cải thiện và mở mang đời sống xã hội tại địa phương hiện đang rất nghèo nàn", vân vân và vv...
Có thể liệt kê được nhiều công trình...mất lòng dân; mất cả trăm tỷ, ngàn tỷ công quỷ rồi...
16 giờ 28’ – ngày 10/6/2016
(Tròn một tháng BS Xuân Hương sang Anh cùng các con cháu).
LQV
*****
Nhà thơ HỒ QUÝ LY
Hồ Quý Ly là một vua có nhiều năng lực về chính trị, kinh tế, văn hóa. Trong các tác phẩm của ông, có những bài thơ sáng tác dùng vào việc cai trị và đối ngoại.
Khi còn là một đại quan nhà Trần, trong hoàn cảnh nhà Trần đã suy yếu cực độ, đất nước nghiêng ngả, nhân dân cực khổ, Hồ Quý Ly đã cương quyết đề cao công tác giám sát, chống thói xu thời không dám can gián cái sai của nhà vua khiến quốc pháp bị xem thường. Với quan Ngự sử Trung đô úy Đỗ Tử Trừng là người có trách nhiệm, ông gửi lời trách cứ trong một bài thơ:
烏臺久矣噤無聲
頓使朝庭風憲輕
借問子澄懦中尉
書生何事負平生
Ô đài cửu hỹ, cấm vô thanh
Đốn sử triều đình phong hiến khinh
Tá vấn Tử Trừng nhu Trung úy
Thư sinh hà sự phụ bình sinh
Đài gián từ lâu tiếng lặng thinh
Triều đình để phép bị coi khinh
Tử Trừng, Trung úy sao mềm yếu?
Kẻ sĩ không nên bỏ chí mình!
Ông còn có bài thơ Ký Nguyên quân (gửi Nguyên quân - Trần Thuận Tông[24]) như sau:
前有庸暗君
昏德及靈德
何不早安排
徒使勞人力
Tiền hữu dung ám quân
Hôn Đức cập Linh Đức
Hà bất tảo an bài
Đồ sử lao nhân lực
Được Tuấn Nghi dịch là:
Cũng một duộc vua hèn
Hôn Đức và Linh Đức
Sao chẳng sớm liệu đi?
Chỉ để người nhọc sức!
Ông là vị Hoàng đế Việt Nam đầu tiên quyết định dùng chữ Nôm để chấn hưng nền văn hóa của người Việt, cho dịch các kinh, thư, thi. Chính ông đã biên tập thiên "Vô dật" để dạy cho con cái nhà quan và soạn ra 14 thiên Minh đạo dâng lên Trần Nghệ Tông khi trước.
Khi đã bị nhà Minh bắt giữ, ông đáp lời người Trung Quốc hỏi về phong hóa nước Nam bằng một bài thơ:
欲問安南事
安南風俗淳
衣冠唐制度
禮樂漢君臣
玉瓮開新酒
金刀斫細鱗
年年二三月
桃李一般春
Dục vấn An Nam sự
An Nam phong tục thuần
Y quan Đường chế độ
Lễ nhạc Hán quân thần
Ngọc ủng khai tân tửu
Kim đao chước tế lân
Niên niên nhị tam nguyệt
Đào lí nhất ban xuân
An Nam muốn hỏi rõ
Xin đáp: phong tục thuần
Y quan chẳng kém Đường
Lễ nhạc nghiêm như Hán
Bình ngọc rượu lừng hương
Dao vàng cá nhỏ vẩy
Mỗi độ mùa xuân tới
Mận đào nở chật vườn
Giai thoại[sửa | sửa mã nguồn]
Trong Kiên biều tập của Chử Nhân Hoạch soạn đời nhà Thanh có chép một giai thoại lạ lùng về Hồ Quý Ly, được Lê Quý Đôn dẫn lại trong Kiến văn tiểu lục.
Con cháu họ Trần làm vua nước Giao Chỉ, lúc ấy có người ở Giang Tây là Lê Quý Ly, khi còn bé sang nước ấy buôn bán, ở thuyền lên bờ, thấy trên bãi cát có câu rằng:
Quảng Hàn cung lý nhất chi mai.
(Một cành mai trong cung Quảng Hàn)
Sau Quý Ly mon men được làm quan. Một hôm vua Trần nghỉ mát ở điện Thanh Thử, sân điện có hàng ngàn cây quế, nhà vua ra câu đối rằng:
Thanh Thử điện tiền thiên thụ quế
(Ngàn gốc quế trước điện Thanh Thử)
Bầy tôi chưa ai kịp đối. Quý Ly nhớ lại câu đã trông thấy trên bãi cát khi trước, liền đem câu ấy đối lại. Nhà vua giật mình, nói "Sao nhà ngươi biết được việc trong cung của ta ?". Quý Ly cứ tình thực tâu bày. Nhà vua nói "Đấy là số trời". Bởi vì nhà vua có một cô con gái tên là Nhất Chi Mai, dựng cung Quảng Hàn để cho ở. Nhân câu đối ấy, nhà vua liền đem cô gái này gả cho Quý Ly.
Hồ Quý Ly đã viết các tác phẩm sau:
Quốc ngữ thi nghĩa (viết về chủ đề giáo dục, nay đã thất truyền)
Minh đạo lục (sách lý thuyết, 14 thiên, nay đã thất truyền)
GS. NGUYỄN ĐĂNG TRÚC * NS. LÊ MỘNG NGUYÊN
LÊ MỘNG NGUYÊN
Vọng về lời hẹn ước từ bờ Suối Xưa
Tùy Bút của Gs NGUYỄN ĐĂNG TRÚC
Attachment: Hi`nh Nha.c Si~ Le^ Mo^.ng Nguye^n (ba`i go^'c)
Hình Nhạc Sĩ/GS Lê Mộng Nguyên
Vọng về lời hẹn ước từ bờ Suối Xưa
Tùy Bút của Gs NGUYỄN ĐĂNG TRÚC
Attachment: Hi`nh Nha.c Si~ Le^ Mo^.ng Nguye^n (ba`i go^'c)
Hình Nhạc Sĩ/GS Lê Mộng Nguyên
Giáo sư Trần-Văn-Cảnh và nhà văn Đỗ Bình ở Paris đề nghị tôi viết vài hàng giới thiệu về nhà văn Lê Mộng Nguyên để đưa vào Tuyển tập Những Khuôn Mặt Văn Hóa Việt Nam Paris.
Thực ra viết về Lê Mộng Nguyên, có quá nhiều để viết. Những dòng chữ dưới đây chỉ là những chấm phá về những ngày có duyên được quen biết nhà văn tiền bối nầy.
Chưa đến tuổi vào đại học, người thanh niên xứ Huế đầy tài năng Lê Mộng Nguyên đã được dân chúng biết đến qua những ca khúc Xuân Tươi (1945) Vó Ngựa Giang Hồ, Mừng Khánh Đản - Rằm Tháng Tư, Một Chiều Thương Nhớ, Chiều Thu (1948), Vó Ngựa Giang Hồ (1948), Hoàng Hoa Thôn, Nhớ Huế, Bài Thơ Huế, Cô Gái Huế, Đôi Mắt Nhung, Về Chơi Thôn Vỹ, Mỵ Châu Trọng Thủy, Mơ Đà Lạt, Ly Hương (1950)… Xuân Tha Hương,Thu Trên Sông Seine, Thu Sầu, Tôi Sợ Chiều Thu, Chiều Vàng Năm Xưa, Em Có Về Làng Xưa, Giao Mùa, Việt Nam Thắm Tươi, Người Thơ Năm Cũ, Xa Rời Quê Hương… Nhưng hơn hết tình ca Trăng Mờ Bên Suối (13 -11-1949) là bản nhạc đã đi vào Đại Ký Ức thi ca của người dân việt.
Rời Việt-Nam đi du học ở Pháp năm 1950, chàng thanh niên nghệ sĩ nầy từng dự định ghi danh học ngành âm nhạc tại Conservatoire national supérieur de musique ở Paris, phản ảnh ước mơ của không ít người thanh niên Huế lúc bấy giờ (1), nhưng số phận đã đưa du học sinh nầy đến ghế trường Luật. Xa quê từ dạo ấy cho đến nay trên 65 năm, sáng tác âm nhạc của Lê Mộng Nguyên là tiếng vọng nhớ nước, nhớ non, nhớ nhà như lời của thi sĩ tiền bối đồng hương Sảng Đình Nguyễn Văn Thích có lần đã nhắn nhủ giới trẻ Việt Nam : Lá Thư Cho Mẹ, Sông Seine - Bao giờ Ta Về Nước Nam ? (1951), Xuân Về Nhớ Mãi Quê Hương (1981), Quê Tôi (1991), Kiếp Giang Hồ (1992), và tiếp đó : Tìm Lại Ngày Xưa, Thề Non Nước, Lời Cuối Của Anh, Quốc Hận 30 Năm…
Qua vô số tác phẩm âm nhạc mà danh mục trên chỉ là tượng trưng, có thể nhận ra rằng cảm hứng âm nhạc của Lê Mộng Nguyên trào vọt lên từ nguồn thi ca đến từ bờ bên kia theo lối nói của nhà Phật. Thật ra, nguồn thi ca đó đã được gợi lên một cách cô động nơi lời thơ nầy của chính tác giả trong tuyệt phẩm "Trăng Mờ Bên Suối" : Lời hẹn ước từ bờ Suối Xưa.
Nhưng, Lê Mộng Nguyên được giới thức giả, người trên thế giới cũng như đồng bào, biết đến nhiều, không phải vì các học vị bằng cấp hay chức vụ xã hội :
(Lê Mộng Nguyên đã tốt nghiệp tiến sĩ quốc gia luật khoa về ban công pháp với luận án "Giai cấp xã hội và phong trào chính trị tại Việt-nam từ 1919 đến 1939" ( luận án được Giải Thưởng Luận Án Đại Học Paris 1963), đã từng là giám đốc nghiên cứu và giáo sư công pháp quốc tế tại đại học Paris, luật sư Tòa Thượng Thẩm Paris , chuyên gia về các định chế Pháp và quốc tế, những vấn đề Đông Nam Á và đặc biệt là Việt-nam…, và là thành viên Hàn Lâm Viện Khoa học Pháp Quốc Hải Ngoại…)
mà là vì giá trị của những biên khảo hàn lâm, những kiến thức uyên bác, những nhận định, phê binh về chính trị, về các định chế điều hành sinh hoạt cộng đồng và xã hội, về văn hóa… trong nhiều tác phẩm nghiên cứu được tái bản nhiều lần, tiêu biểu như :
La Constitution de la Ve République, de Charles De Gaules à François Mitterrand, STH, 4ème édition, 515 pages, Paris 1989 ; Les systèmes politiques démocratiques contemporains, 4ème édition actualisée, 228 pages, STH Paris 1994; La constitution de 1958, L'Hermès, Paris 1996; Initiation au droit, L'Hermès, Paris 1996; Finances publiques, L'Hermès, Paris 1997; Les systèmes politiques démocratiques, Éditions Ledrappier, Paris 1987…; Les agglomérations urbaines dans les Pays du Tiers Monde, Institut de Sociologie, Bruxelles, 1971. (100) Contes philosophiques d'Asie, L'Harmattan, Paris 2005….
Ngoài những tác phẩm viết bằng pháp ngữ về luật pháp, xã hội, thi ca, văn hóa; Lê Mộng Nguyên đã viết bằng việt ngữ nhiều bình luận văn chương (đặc biệt là thơ và tiểu thuyết), âm nhạc, về các sáng tác của các tác giả người Việt trong và ngoài nước. Chưa kể đến những biên khảo về chính trị, những nhận định về tình hình Việt Nam được phổ biến trong các tạp chí, tuyển tập phát hành trong cộng đồng Việt Nam Hải Ngoại. Đây không chỉ là những kiến thức uyên bác khách quan, nhưng còn phản ảnh những nỗi thao thúc, những tình tự của người con xa xứ, khao khát muốn sớm thấy tổ quốc Việt Nam sớm được dân chủ và tự do.
Nhưng bên trên, bên ngoài một Lê Mộng Nguyên tài ba và thành đạt đó, điều đáng cho những người tiếp cận ghi nhớ chính là con người và cung cách « kẻ sĩ » của anh.
Người xa khi nghe đến tên tuổi và sự nghiệp của Lê Mộng Nguyên hẳn sẽ ngạc nhiên khi trực tiếp tiếp cận qua liên lạc thư từ, trò chuyện, tâm sự hay sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật với anh. Có duyên gặp anh rất trễ từ sau năm 2000, nhưng qua cách nói, nơi thái độ niềm nở ân cần, và nhất là với nụ cười và cái nhìn thiết thân của anh, ngay trong lần đầu tiếp xúc tôi giật mình đối diện với một « kẻ sĩ » (2) mà tôi tưởng chỉ có thể hình dung trong ước lệ văn chương.
Thái độ khoan thai, cách ăn mặc nghiêm túc nhưng dung dị, lời nói cẩn trọng nhưng hết sức chân thành ấm áp, vẽ ra trước mắt tôi chân dung một nhà nho trong văn hóa truyền thống. Nụ cười dễ dàng và cái nhìn rất hồn nhiên của anh như sao chép hình ảnh một chân nhân của đạo học hoàn đồng. Phải, nơi anh, có vết tích nét thanh cao, bình dị của văn hóa Á Châu, có tác phong lắng nghe, lối tiếp cận tự nhiên, thẩng thắn, tinh thần bình đẳng và sẳn sàng phục vụ của tinh hoa văn hóa Tây Phương. Nói theo kiểu nói của người Pháp, anh là « sinh loại họa hiếm » trong một xã hội thích tôn vinh những con người phô trương, cao ngạo và hời hợt nhất thời.
Có một điểm làm cho người tiếp cận ngạc nhiên nữa đó là sự tha thiết gần như quá mức của anh về những sáng tác thơ văn và âm nhạc, những tiểu thuyết, truyện, tùy bút, hồi ký, luận văn … của người Việt sống kiếp lưu vong. Trong lời nói đầu cuốn sách của anh tựa đề Nhà Văn Hải Ngoại do nxb Nắng Mới, Đức Quốc, xuất bản năm 2006, anh từng thổ lộ :
« Tôi đã viết với quả tim, hơn là theo lý trí, và với nhiều cảm xúc, rung động của tâm hồn, tôi muốn quí độc giả chia xẻ nhũng giây phút hạnh phúc hay nhớ nhung mà thơ văn, nhạc viễn xứ đã đem lại cho tôi. » (trang 7)
Mối thâm tình thân thuộc đối với đồng hương xa quê, nỗi nhớ nhung kỳ lạ đã chi phối chính con người anh, văn phong trong các sáng tác, tất cả như cũng chỉ là những biểu hiện phát xuất từ nguồn suối thi ca mà chúng ta đã ghi nhận qua nhạc của Lê Mộng Nguyên : Lời hẹn ước từ bờ Suối Xưa.
Văn hóa Hy-lạp gọi Suối Xưa (ẩn kín) nơi bản nhạc Trăng Mờ Bên Suối là Đại Ký Ức , là Nguồn hứng của thi ca đến từ bên kia bờ, là nơi mà Lão Tử trong Đạo Đức Kinh gọi là Huyền Môn (3) . Suối Xưa đó chính là tên gọi của Lời sâu kín cư ngụ nơi tâm hồn của mỗi người.
Theo như lối định nghĩa thi ca của Socrate (4) , từ Nguồn Suối Xưa, Lời Người hẹn từ muôn thủa làm tan biến những hiểu biết của trí khôn tính toán so đo, và đồng thời thổi vào « người thi sĩ » một hồn thơ, một linh khí giúp « kẻ ngộ duyên » ấy có thể nói lên chiều kích thần thiêng của nhân tính. Lời Người hẹn đó cũng là « Thi » hay Lời Thơ giúp « kẻ sĩ » nói lên được lời nhân nghĩa như trăn trối của Khổng Tử cho con của Ngài là Bá Ngư (5). Và cũng do tác động của Nguồn Suối Xưa, Nguồn suối bên bóng trăng mờ, mà trong đại tác phẩm Prométhée bị trói, thi hào Eschyle hứng khởi loan tin về nét cao cả của nhân tính nơi mối tương giao kỳ bí (relation nocturne, mystérieuse) với Đấng Tối Cao hay Thần giấu mặt :
Iô : Những giấc mơ đêm đêm ghé giường trinh nữ của tôi, và thì thầm bên tai : « Hởi nhi nữ đầy ơn phúc, tại sao phải ở không như thế, khi nàng có thể có được phu quân là Đấng Tối Cao ? Nàng có biết Thần Zeus, vì nguồn tình yêu nồng cháy của Ngài, đã say đắm nàng : xin nàng chớ từ chối thần duyên nầy ! (Eschyle, Prométhée bị trói, cc. 645-651).
Chính vì cảm hứng từ Lời hẹn ước từ bờ Suối Xưa mà ca khúc Trăng Mờ Bên Suối đã làm làm sống lại Đại Ký Ức hay Nguồn Suối thần thiêng nơi tâm hồn của người Việt chúng ta. Cảm hứng kỳ lạ, hẳn không phải do tài gì của chàng thanh niên Lê Mộng Nguyên mà phát sinh, nhưng là Duyên thi ca đến với anh. Cảm hứng đó là hồn thơ người Việt lên tiếng nói, một hồn thơ đã đến với Vũ-Quỳnh (trong Lĩnh Nam chích quái, 1492), Nguyễn-Du (trong Kiều, đầu thế kỷ XIX), Tản Đà Nguyễn-Khắc-Hiếu (trong Thề Non Nước ,1922) … trước đây. Hồn thơ đó làm rung động người dân Việt, làm nên nét tinh hoa văn hóa Việt, và đủ sức đưa văn hóa đó vào gia sản chung của văn hóa nhân loại.
Thực thế, trong truyện huyền thoại dựng nước Họ Hồng Bàng của cuốn Lĩnh Nam chích quái do Vũ Quỳnh hiệu chính, Âu Cơ là Mẹ muôn người, là Nguồn của người « linh ư vạn vật », khi người nữ nầy là hiện thân của Nổi Nhớ Lạc Long Quân và là người gặp « Người hẹn cùng ta » ấy ở Tương Dạ (Tương Dạ đúng là « Đêm gặp gỡ » hay Tâm sâu kín nối kết Trời Người và mọi người với nhau) :
Bố ở phương nào, nên mau về cứu nhân dân (…) Bố ở phương nào,làm cho mẹ con ta thương nhớ. Long Quân hốt nhiên lại đến, gặp hai mẹ con ở Tương Dạ (6)ï.
Lời hẹn ước từ bờ Suối Xưa cũng là lời Đạm Tiên - Người mà thủa xưa ai cũng khao khát mến chuộng, nhưng nay vì « má đào, tài sắc » của thân phận con người « vốn lãng quên mệnh thanh cao của mình », nên đã bị vất bỏ bên lề cuộc sống -. Lời hẹn ước từ bờ Suối Xưa là Lời đến từ bên kia bờ đến với Kiều trong « giấc mộng ban đêm » tiên đoán cơn đau của cuộc chiến Tài-Mệnh, cuộc chiến làm người hướng đến Duyên cứu độ (Giác Duyên) trên sông Tiền Đường.
Lời hẹn ước từ bờ Suối Xưa là Lời Thề Non-Nước lời thề của nhân tính linh thiêng phát sinh từ cội nguồn cao cả đến với con người bị cuốn trôi bởi lo toan thế sự. Non ấy của thi sĩ Tản Đà không phải là Người hẹn cùng ta của nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên hay sao ?
Nước Non nặng một nhời thề,
Nước đi đi mãi không về cùng Non
Nhớ nhời nguyện nước thề Non
Nước đi chưa lại Non còn đứng không (trích Tản Đà, "Thề Non Nước")
Người hẹn cùng ta đến bên bờ suối
Rừng chiều mờ sương ánh trăng mờ chiếu
Một đêm thiết tha rồi đây xa cách
Rồi đây hai ngả biết tới phương nào?
(…)
Một ngày xa nhau xoá bao hình bóng
Nước đi đi mãi không về cùng Non
Nhớ nhời nguyện nước thề Non
Nước đi chưa lại Non còn đứng không (trích Tản Đà, "Thề Non Nước")
Người hẹn cùng ta đến bên bờ suối
Rừng chiều mờ sương ánh trăng mờ chiếu
Một đêm thiết tha rồi đây xa cách
Rồi đây hai ngả biết tới phương nào?
(…)
Một ngày xa nhau xoá bao hình bóng
Trời bày chia ly chi cho lòng héo
Giờ đây cách xa người quên hay nhớ
Ngày xưa còn đó trăng nước mong chờ. ( trích Lê-Mộng-Nguyên, "Trăng Mờ Bên Suối")
Giờ đây cách xa người quên hay nhớ
Ngày xưa còn đó trăng nước mong chờ. ( trích Lê-Mộng-Nguyên, "Trăng Mờ Bên Suối")
Không thể không thấy rằng các sáng tác của Lê Mộng Nguyên thể hiện lối văn chương và thi ca tiếp liền các trào lưu thời tiền chiến, nhưng nguồn thi hứng và văn phong của tác giả không chìm vào những giấc mộng « ru với gió, mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây » của các tác phẩm tác chịu ảnh hưởng phái lãng mạng Pháp. Con người và văn phong của Lê Mộng Nguyên, đặc biệt trong kiệt phẩm Trăng mờ bên suối có một nét độc đáo vượt lên trên các trào lưu.
Một Âm hưởng, một Lời thơ nào đó lạc bước đi vào văn chương và con người của anh. Phải chăng Âm hưởng và Lời thơ đó tiếp cận được điều mà triết gia Karl Jaspers nói là dư âm tiếng gọi con người thời đại vượt cảnh vực thế sự để suy tư về cõi linh thiêng muôn thủa của tâm hồn mình (7)
Cước chú:
(1) Điều đáng lưu ý là đa số các đạo diễn điện ảnh Việt-Nam vào các thập niên 50, 60,70 là gốc người Huế, trong đó có đạo diễn Lê Mộng Hoàng là anh ruột của Lê Mộng Nguyên.
(2) Nhận xét nầy của người viết chỉ là phản ảnh những cảm tưởng của các giáo sư, các nhân sĩ, các sinh viên…, tóm lại là các tham dự viên các khóa Đại Học Hè VNHN (khóa 6 - tháng 07/ 2002 tại Oslo, Na-Uy, khóa 7, tháng 08/2003 tại Violau, Đức), Ngày gặp gỡ các tôn giáo Viễn Đông, tháng 03/2004, tại Centre St. Thomas, Strasbourg, Pháp), Ngày gặp gỡ văn hóa thường niên VNHN (tháng 08/2008, tháng 08/2009 ở Bruxelles) do Trung Tâm Văn Hóa Nguyễn-Trường-Tộ tổ chức.
(3) Lão Tử, Đạo Đức Kinh, ch 1. : Huyền chi hựu Huyền, Chúng diệu chi Môn.
(4) PLATON, Ion. 534 c-d; 534 e :.Socrate.- Không phải do tài năng nào của mình mà các thi sĩ làm thơ, nhưng là do cảm hứng từ một quyền năng của Thần. Vì nếu dựa vào một tài năng trình bày lưu loát như người ta thường làm được trong các bộ môn nào đó, thì phải chăng thi ca cũng chỉ là một bộ môn nào bất kỳ hay sao! Bởi vậy, Thần đã xóa hết tài năng lý trí con người để dùng họ làm thi sĩ, cho họ nhập Thần và trở nên những tiên tri của Trời. Nhờ thế khi nghe lời thơ của các thi sĩ, thì chúng ta hiểu được rằng không phải do chính tài năng họ mà họ có được những giá trị cao cả, bởi lẽ lúc ấy họ đã bị tước hết tài trí của mình rồi; nhưng chính Thần nói, Thần chuyển lời của Thần đến với chúng ta qua trung gian các thi sĩ !
(5) Luận Ngữ, XVI-13 : Bất học Thi, vô dĩ ngôn - Không học Thơ, không có lời để nói.
(6) Vũ Quỳnh, Lĩnh Nam Chích Quái, bản dịch Lê Hữu Mục, Huế, 1960, tr. 43-44.
(7) Khi mô tả sứ điệp văn hóa của các thánh nhân, Karl Jaspers viết : Vĩ nhân không chỉ là người nắm bắt thời đại bằng tư duy của mình, mà còn giúp con người nơi cõi nầy đụng chạm đến vô tận. Vì thế tự căn nét siêu việt trong tác phẩm và nơi cuộc sống người ấy cống hiến một tấm gương soi dẫn mọi thời đại, mỗi một người trong toàn thể nhân loại. (Les grands philosophes, tome 1, trad. C. Floquet et autres, Plon, Paris, 1989, tr. 36)
NGƯỜI ĐẸP XỨ HUẾ
Gặp lại nữ sinh áo dài nổi tiếng nhất xứ Huế tại Hoa hậu Việt Nam 2016
00:14:00 11/06/2016
Xinh đẹp, dịu dàng và thần thái đúng chất thiếu nữ Huế, nữ sinh này đang trở thành tâm điểm của cuộc thi.
2 năm 1 lần, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam lại bắt đầu, và là dịp tuyệt vời nhất để chúng ta có thể chiêm ngưỡng các nhan sắc thuần Việt. Đây được xem là cuộc thi sắc đẹp danh giá nhất Việt Nam, khi người đăng quang sẽ đại diện cho nhan sắc và trí tuệ Việt, để quảng bá và đại diện cho phái đẹp Việt Nam tham dự các cuộc thi Hoa hậu của Thế giới. Bởi vậy, cuộc thi luôn thu hút rất lớn sự chú ý của mọi người qua từng giai đoạn.
Mới đây, Hoa hậu Việt Nam 2016 đã chính thức lộ diện Top 30 nhan sắc sẽ tranh tài ở vòng Chung khảo phía Nam. Và trong số đó, cô nàng được mệnh danh là "Nàng thơ xứ Huế" Lê Trần Ngọc Trân là một trong những gương mặt đang nhận được nhiều sự chú ý.
Nữ sinh nổi bật trong cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2016 - Lê Trần Ngọc Trân
Nếu là người yêu mến nhan sắc Việt, chắc bạn cũng từng 1 lần nghe đến tên của cô gái này. Ngọc Trân, sinh năm 1995, từng đạt danh hiệu Người đẹp du lịch Huế 2015, là nữ sinh nổi bật nhất của xứ Huế. Cô nàng từng xuất hiện và ghi điểm mạnh mẽ trong video quảng bá du lịch Việt Nam "Welcome to Vietnam" của Bộ Ngoại giao năm vừa rồi. Trân hiện đang là nữ sinh khoa Báo chí - Truyền thông của trường Đại học Khoa học Huế.
Ngọc Trân tự tin giao lưu sau khi đăng quang Người đẹp du lịch Huế 2015.
Ngọc Trân xuất hiện ở 1:53 trong clip Welcome to Vietnam.
Cực xinh đẹp trong video Vàng son một thuở - Nostalgic grace
Đúng chất thiếu nữ Huế, vẻ đẹp của Ngọc Trân thật biết cách khiến người ta phải xao xuyến. Cô sở hữu gương mặt tròn phúc hậu, với đôi mắt to và nụ cười tươi tắn. Đặc biệt, vẻ dịu dàng trong khí chất cũng như sự thanh thoát mà cô tỏa ra khiến nhiều người phải trầm trồ. Nhiều người còn nhận xét rằng, cô có nét đẹp rất giống Hoa hậu Việt Nam 2004 Nguyễn Thị Huyền.
Nền nã trong tà áo dài Việt.
Ống kính hậu trường cuộc thi luôn hướng về cô nàng.
Bên cạnh đó, Ngọc Trân còn gây ấn tượng bởi thành tích nổi trội của mình cả trong học tập lẫn các hoạt động nghệ thuật. Cô từng đạt học sinh giỏi 10 năm liền, Giải Nhì Hội thi Bí thư Chi đoàn cấp Thành phố, Gương mặt tiêu biểu thực hiện cuộc vận động tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Giải Nhất cuộc thi Học sinh thanh lịch THPT Quốc Học Huế. Ngoài ra, cô còn là gương mặt MC quen thuộc của TP Huế những năm gần đây.
Cách đây vài năm, Ngọc Trân cũng đã từng xuất hiện trong bộ ảnh áo dài nữ sinh xứ Huế với vẻ đẹp dịu dàng, tinh khôi.
Vì lẽ đó, mà trong cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm nay, Ngọc Trân chính là 1 trong những cái tên sáng giá nhất cho danh hiệu cao nhất. Cùng xem thêm 1 số hình ảnh khác của "Nàng thơ xứ Huế" này nhé.
Theo PP / Trí Thức Trẻ
http://kenh14.vn/gap-lai-nu-sinh-ao-dai-noi-tieng-nhat-xu-hue-tai-hoa-hau-viet-nam-2016-20160610231449702.chn
Con gái Huế có những tính cách như thế nào và có nên lấy họ làm vợ không, dưới mắt một chàng trai?
1. Con gái Huế sống nền nếp và gia phong
Con gái Huế luôn sống có phép tắt trong ứng xử với bố mẹ và người lớn trong gia đình. Những nề nếp ấy đã trở thành khuôn phép truyền thống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cô gái Huế nào khi đi ra ngoài cũng đều xin phép gia đình, có khách thì phải cúi chào, và đặc biệt con gái Huế không được đi chơi đêm quá 21h.
2. Con gái Huế sống thân thiện và đặc biệt thiện tâm
Con gái Huế luôn nở nụ cười trên môi khi gặp người khác. Họ luôn luôn quan tâm, hỏi han và giúp đỡ người khác những lúc gặp khó khăn. Và đặc biệt, người lạ gặp con gái Huế rất dễ dàng bắt chuyện và hòa nhập vào câu chuyện một cách vui vẻ vì họ luôn luôn cởi mở, thân thiện, gần gũi và hiếu khách. Con gái Huế đặc biệt sống rất hiền, thích làm việc thiện, thường xuyên đi chùa lễ Phật để tích đức.
INCLUDEPICTURE "http://cdn.8showbiz.com/Upload/Picture/1336618442-hue-nha-uyen.jpg" \* MERGEFORMATINET
3. Con gái Huế kín đáo và trầm lặng
Họ là những cô gái rất trầm lặng và ít nói, sống luôn luôn giữ kẻ, hết sức kín đáo trong lời ăn tiếng nói hàng ngày với ba mẹ, người lớn tuổi và bạn bè. Họ không bao giờ muốn mọi người biết về những khó khăn mà họ đang gặp vì không muốn để ai bận tâm. Con gái Huế không để xảy ra điều to tiếng, hay gây chuyện buồn cho khách khứa láng giềng.
4. Con gái Huế sống tiết kiệm và chắt chiu
Con gái Huế tiêu tiền rất cẩn thận, tính toán chi li mọi khoản để cân bằng tiền bạc, họ luôn cân nhắc rất nhiều khi quyết định chi tiêu tiền bạc vì họ suy nghĩ đến tương lai lâu dài. Họ không giống nhiều người nhiều nơi khác, cứ có tiền là tiêu cái đã, làm chừng nào thì tiêu chừng đó.
5. Con gái Huế dịu dàng và e ấp
Người con gái Huế từ lâu đã nổi tiếng là dịu dàng với giọng nói “dạ, thưa” đến say lòng. Con gái Huế đi lại nhẹ nhàng và ăn nói nhỏ nhẹ. Dường như mỗi người con gái Huế đều mang trong mình một nét gì đó rất đỗi kín đáo và e ấp. Có rất nhiều chàng trai xứ khác khi đến Huế đều cảm nhận được đó là điều đầu tiên.
INCLUDEPICTURE "http://cdn.8showbiz.com/Upload/Picture/10723626_811571628894610_1727943222_n_uwau.jpg" \* MERGEFORMATINET
6. Con gái Huế cầu kì trong chế biến ẩm thực
Với tất cả mọi người dân xứ Huế, nấu ăn là thể hiện sự khéo léo và nghệ thuật, chính vì thế, họ luôn coi trọng việc trang trí món ăn. Với quan niệm: “ăn” trước hết là “ăn bằng mắt”, người con gái Huế rất chú trọng vào việc làm cho món ăn không chỉ ngon mà còn phải bắt mắt và thu hút.
6 lý do đó đã đủ thuyết phục để bạn chọn một cô gái Huế làm vợ chưa? Tính cách của con gái Huế còn là một “kho tàng bí ẩn” mà bạn hãy chính là người tìm hiểu nó nhé.
Theo Buzz New
Đẹp từ nết nghĩ đến nết cảm, con gái Huế từ xưa đến nay vẫn vậy. Cái duyên dáng của người con gái xứ Huế được thể hiện qua mái tóc thề buông dài xỏa kín hai bờ vai. Mái tóc thề của các kiều nữ đất thần kinh thoang thoảng mùi hoa dạ lan, biểu tượng cho nét nguyên trinh của thuở ban đầu với tà áo trắng học trò, cái tuổi chóm nở tình yêu ban đầu. Làn gió thu ba vời vợi chứa đựng cái u sầu của tình Huế. Nụ cười hàm tiếu e ấp thẹn thùng dưới vành nón lá che ngang mặt ... để "nghể" đối tượng... để rồi bôi thêm cái nét sượng sùng dễ yêu mỗi khi bị bắt gặp quả tang.
Trong tâm tư của tôi, dưới lăng kính mỹ thuật của người Huế ... thì người con gái sinh trưởng nơi sông Hương núi Ngự được nhìn dưới một góc cạnh đặc biệt: đường ngôi rẽ lệch về bên phải, mái tóc thề rung rinh theo bước đi thật là nhẹ nhàng khoan thai, thân mình vươn đi thật yểu điệu cố tình không gây ra tiếng động uyển chuyển của con mèo vồ chuột, tà áo tung bay theo luồng gió. Qua những thể hiện trên đây con người cảm nhận một cái vẻ đẹp trời cho, rất chi là thơ mộng kín đáo. Ở đây sự đối xứng và sự kết hợp màu sắc không còn được tôn trọng.
Chiếc áo dài choàng trên thân thể người con gái Huế mang lại một phong cách độc đáo và truyền thống. Vẫn là chiếc áo dài Việt-Nam có cội nguồn từ chiếc áo tứ thân cổ truyền, theo dòng thời gian và tuân theo sự biến đổi các thời trang nhưng trên con đường cải tiến để theo con đường nghệ thuật biến dạng, cô gái Huế đã tạo cho mình một phong cách riêng qua kiểu mặc, cách may, màu sắc áo kết hợp với quai nón. Áo dài Huế cổ không cao chỉ cao vừa phải, eo áo không thắt đáy lưng ong nhưng... lại không bó quá, tà áo không xẻ quá cao và áo không chấm gót như áo Sàigòn. Đặc biệt, thục nữ đất thần kinh thể hiện nét riêng của mình qua cách chọn các loại vải với màu khác nhau; đen tuyền, trắng ngà vào giai đoạn lớn lên của tôi thì màu tím được các bạn cùng lớp ưa chuộng nhất, các màu nhẹ như xanh lơ, hồng nhạt, vàng mơ, tím phớt.... điểm son vài bông hoa màu đậm hay nhạt hơn màu vải một chút. Người thục nữ anh thư của Huế không chọn các loại vải có hoa to, màu nền và hoa quá tuơng phản, sặc sỡ...
Tà áo dài tím hay trắng cùng chiếc nón bài thơ luôn luôn dính liền với hình bóng người con gáiHuế mọi lúc, mọi nơi, trong nhà ngoài cươi hay trên hè phố. Người thợ chằm nón nơi đây đã bỏ bao nhiêu công phu để chằm lên những chiếc nón khéo léo ít nơi nào trên lãnh thổ Việt Nam có thể bì kịp. Cọng tre cái được chuốt nhỏ như tăm, mượt trơn như ngà, nhẹ như khung bấc; những tấm lá cọ phơi khô, xếp hàng trắng muốt xếp hàng đều trên mặt khung, những sợi cước trong suốt khâu kín đáo, tỉ mỉ những nếp lá mềm dựa vào thân nón. Soi nón lên mặt trời, nằm giữa những thân lá mỏng tanh được xen vào giữa những cành hoa là những câu thơ được người thợ chằm nón lồng khéo léo vào giữa các lớp lá. Ôi ... cái mỹ miều người thục nữ xứ Huế còn được trang điểm thêm chiếc quai lụa nón đủ màu, khi thì màu tím ấp ủ, khi màu vàng mỡ gà, khi thì màu hồng ráng chiều, cũng có khi người con gái Huế chọn chiếc quai nón lụa trắng bạch hay giải yếm gấm đen để tôn thêm làn da khuôn mặt người đội nón.
Gái Huế là rứa đó, ấm như nắng hè, thơm như múi mít, ngọt như mật ong, óng mướt như tơ tằm, và... người con gái Huế cũng sắc như lưỡi dao lame, nóng như gió Lào thổi của mùa hè, lạnh như mùa đông miền bắc cực, can trường như núi đá Trường Sơn, thâm trầm như biển sâu ... nhưng khi đã yêu rồi thì gái Huế chấp nhận tất cả .
Gặp rồi để khó mà quên.
Võ Hương An
Người bạn đời gốc Bắc (nhà văn Thanh Nam) của nữ sĩ Túy Hồng có lần đã phát biểu cảm nghĩ về tiếng Huế như sau:
http://kenh14.vn/gap-lai-nu-sinh-ao-dai-noi-tieng-nhat-xu-hue-tai-hoa-hau-viet-nam-2016-20160610231449702.chn
6 lý do nên lấy gái Huế làm vợ
Con gái Huế có những tính cách như thế nào và có nên lấy họ làm vợ không, dưới mắt một chàng trai?
1. Con gái Huế sống nền nếp và gia phong
Con gái Huế luôn sống có phép tắt trong ứng xử với bố mẹ và người lớn trong gia đình. Những nề nếp ấy đã trở thành khuôn phép truyền thống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cô gái Huế nào khi đi ra ngoài cũng đều xin phép gia đình, có khách thì phải cúi chào, và đặc biệt con gái Huế không được đi chơi đêm quá 21h.
2. Con gái Huế sống thân thiện và đặc biệt thiện tâm
Con gái Huế luôn nở nụ cười trên môi khi gặp người khác. Họ luôn luôn quan tâm, hỏi han và giúp đỡ người khác những lúc gặp khó khăn. Và đặc biệt, người lạ gặp con gái Huế rất dễ dàng bắt chuyện và hòa nhập vào câu chuyện một cách vui vẻ vì họ luôn luôn cởi mở, thân thiện, gần gũi và hiếu khách. Con gái Huế đặc biệt sống rất hiền, thích làm việc thiện, thường xuyên đi chùa lễ Phật để tích đức.
INCLUDEPICTURE "http://cdn.8showbiz.com/Upload/Picture/1336618442-hue-nha-uyen.jpg" \* MERGEFORMATINET
3. Con gái Huế kín đáo và trầm lặng
Họ là những cô gái rất trầm lặng và ít nói, sống luôn luôn giữ kẻ, hết sức kín đáo trong lời ăn tiếng nói hàng ngày với ba mẹ, người lớn tuổi và bạn bè. Họ không bao giờ muốn mọi người biết về những khó khăn mà họ đang gặp vì không muốn để ai bận tâm. Con gái Huế không để xảy ra điều to tiếng, hay gây chuyện buồn cho khách khứa láng giềng.
4. Con gái Huế sống tiết kiệm và chắt chiu
Con gái Huế tiêu tiền rất cẩn thận, tính toán chi li mọi khoản để cân bằng tiền bạc, họ luôn cân nhắc rất nhiều khi quyết định chi tiêu tiền bạc vì họ suy nghĩ đến tương lai lâu dài. Họ không giống nhiều người nhiều nơi khác, cứ có tiền là tiêu cái đã, làm chừng nào thì tiêu chừng đó.
5. Con gái Huế dịu dàng và e ấp
Người con gái Huế từ lâu đã nổi tiếng là dịu dàng với giọng nói “dạ, thưa” đến say lòng. Con gái Huế đi lại nhẹ nhàng và ăn nói nhỏ nhẹ. Dường như mỗi người con gái Huế đều mang trong mình một nét gì đó rất đỗi kín đáo và e ấp. Có rất nhiều chàng trai xứ khác khi đến Huế đều cảm nhận được đó là điều đầu tiên.
INCLUDEPICTURE "http://cdn.8showbiz.com/Upload/Picture/10723626_811571628894610_1727943222_n_uwau.jpg" \* MERGEFORMATINET
INCLUDEPICTURE "http://maskonline.vcmedia.vn/yOHD4UMII4yG8WGBydCAcV4K8ucccc/Image/2014/03/034/A2-copy_d3a77.jpg" \* MERGEFORMATINET
INCLUDEPICTURE "http://www.dulichvietnam.com.vn/data/Non%20la%20Hue10.jpg" \* MERGEFORMATINET
INCLUDEPICTURE "http://sohanews2.vcmedia.vn/k:2014/img-20140926-2-1411783094543/nhan-sac-nu-kham-khao-khien-van-nguoi-ghen-ti.png" \* MERGEFORMATINET
6. Con gái Huế cầu kì trong chế biến ẩm thực
Với tất cả mọi người dân xứ Huế, nấu ăn là thể hiện sự khéo léo và nghệ thuật, chính vì thế, họ luôn coi trọng việc trang trí món ăn. Với quan niệm: “ăn” trước hết là “ăn bằng mắt”, người con gái Huế rất chú trọng vào việc làm cho món ăn không chỉ ngon mà còn phải bắt mắt và thu hút.
6 lý do đó đã đủ thuyết phục để bạn chọn một cô gái Huế làm vợ chưa? Tính cách của con gái Huế còn là một “kho tàng bí ẩn” mà bạn hãy chính là người tìm hiểu nó nhé.
Theo Buzz New
Tiến Đạt
Con sông dùng giằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu
Đó là hai câu thơ mà nhà thơ Thu Buồn diễn tả về tính cách của con người xứ Huế với đề tài tự một dòng sông êm đềm, thợ mộng – dòng Hương giang.
Như chúng ta đã biết, có rất nhiều yếu tố để tạo nên một sắc thái văn hóa Huế riêng. Đó có thể là những giá trị văn hóa lịch sử, những danh thắng thiên nhiên kỳ thú, những công trình kiến trúc nhuốm mùa thời gian,…Tính cách người Huế cũng góp một phần tạo nên sắc thái văn hóa Huế riêng đó. Vậy tính cách người Huế được thể hiện như thế nào? Những yếu tố nào đã tạo nên những nét tính cách đó, chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
INCLUDEPICTURE "http://www.bachhac.net/bridging/nguoihue-001.jpg" \* MERGEFORMATINET
Hai cô gái Huế yêu kiều bên khung cửa, ảnh Hoàng Hà
Những ngày đầu tiên đặt chân lên đất Huế tôi đã cảm thấy rất ấn tượng không chỉ vì vẻ đẹp của những thắng cảnh thiên nhiên (sông Hương, núi Ngự), sự cổ kính của những đền đài, lăng tẩm,…Tôi còn bị “cuốn hút” bởi con người Huế với tính cách dịu dàng, dễ thương pha lẫn sự kín đáo e ếp, với giọng nói “dạ, thưa” đến say lòng. Từ tất cả sự lôi cuốn đó, tôi đã quyết định gắn bó với Huế và thử tìm sự lý giải về tính cách của người Huế là như thế nào?
Trong con mắt của một người xứ Bắc tuy chưa thực sự hiểu sâu về người Huế, nhưng tôi nhận thấy tính cách con người Huế được thể hiện qua những điểm sau:
Người Huế gần gũi và thân thiện. Người Huế luôn nở nụ cười trên môi khi gặp người khác. Luôn nhận được sự quan tâm, hỏi han và giúp đỡ của người Huế những lúc gặp khó khăn. Đó là điều đầu tiên tôi cảm nhận được khi tôi ở trong khu nhà trọ trong thời gian đầu tôi vào Huế.
Người Huế kín đáo và trầm lặng. Họ ít nói, sống luôn giữ kẽ và hết sức kín đáo trong lời ăn, tiếng nói hằng ngày, họ thường giấu kín những khó khăn riêng của mình trước bạn bè, không để điều to tiếng, chuyện buồn đối với khách khứa láng giềng.
Người Huế đi ngủ sớm. Huế không sống nhiều về đêm như những thành phố lớn khác, khoảng 10h kém là tất cả đã về nhà, không sinh hoạt gia đình thì làm việc hoặc đi ngủ sớm, đường phố Huế về đêm chủ yếu là khách du lịch và sinh viên ngoại tỉnh, những người vẫn chưa thể quen với nếp sinh hoạt đó. Ở nhiều khu trọ cho sinh viên, chủ nhà luôn thông báo cho sinh viên đến ở trọ giờ giới nghiêm là 22h. Huế yên bình nhưng về đêm thì càng yên bình hơn nữa, người ta có thể ngồi trầm tư mà không lo ai quấy rối giữa đêm.
Người Huế sống hoài cổ và thủ cựu. Điều này thể hiện ở cái cách mà người Huế tiếp nhận cái mới, cái lạ, tất cả những gì mới và lạ du nhập vào Huế đều cần phải có một thời gian dài, phải nói là rất lâu mới có thể bám rễ và phát triển ở Huế, phải trải qua một quá trình thẩm thấu, chọn lọc thật kĩ thì những cái đó mới được người Huế đón nhận, từ nghệ thuật cho đến văn hóa, thể thao và nhiều cái khác nữa. Chẳng hạn, ở Huế người ta chuộng nghe nhạc tiền chiến, nhạc Trịnh Công Sơn hơn là nhạc trẻ - nhạc thị trường, thị trường nhạc trẻ ở Huế không sôi động như các thành phố khác. Văn hóa cũng vậy, phần đông người Huế vẫn quý trọng mái tóc và tà áo dài của người con gái, nhẹ nhàng và thanh thoát, tất cả mọi người đều quý trong những giá trị truyền thống, những cái cốt lõi, cái tinh túy đã song hành với họ trong cuộc sống.
Người Huế sống nền nếp và gia phong. Bước vào các gia đình Huế người ta sẽ cảm nhận ngay được rằng người Huế sống rất có phép tắc từ già tới trẻ, từ đàn ông con trai đến đàn bà con gái, tất cả tuân theo một khuôn phép đã có trước đó từ rất lâu đó chính là truyền thống nền nếp gia phong. Người lớn tuổi được kính trọng và đề cao, lớp trẻ chỉ cần đi vào nhà thấy khách đến chơi là phải thưa, đi thì phải xin phép gia đình và khách. Người đàn ông trong gia đình được đề cao, đặc biệt là người chồng, người cha có một ví trị hết sức quan trọng, là trụ cột của cả gia đình. Người cha, người chồng trong gia đình có quyền quyết định mọi chuyện của gia đình, ý kiến của gia đình và đặc biệt của người cha ảnh hưởng rất nhiều đến sự lựa chọn của con cái trong gia đình.
Người Huế sống tiết kiệm và chắt chiu. Khác hẳn như ở miền Nam, chỉ có Huế là thành phố không chịu ảnh hưởng văn hóa tiêu dùng phương Tây trong thời kì chủ nghĩa thực dân mới nô dịch nước ta. Khác hẳn với thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh, người Huế tiêu tiền rất cẩn thận, tính toán chi li mọi khoản, cân nhắc rất nhiều khi quyết định chi tiêu tiền bạc, đối với Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh thì người ta không phải suy nghĩ nhiều đến thế, cứ có tiền là tiêu cái đã, làm hôm nay thì tiêu hôm nay, ngày mai tiêu ngày mai. Thời tiết khắc nghiệt, mưa bão nhiều, không thuận lợi trong phát triển kinh tế, thiên tai thất thường khiến cho người Huế luôn tích trữ lương thực và đặc biệt là tiền bạc cho những lúc cần dùng đến, rồi ốm đau bệnh tật,… tất cả tạo nên tính cách rất riêng của Huế.
Người Huế cầu kì trong chế biến ẩm thực. Với người Huế, nấu món ăn là để thể hiện sự đam mê nghệ thuật. Với quan niệm “ăn” trước hết là “ăn bằng mắt”, nên người phụ nữ Huế rất dụng công trong việc tạo hình các món ăn một cách nghệ thuật, tạo nên sự truyền cảm mạnh mẽ mỗi khi ngồi vào bàn tiệc. Tất cả kinh nghiệm chế biến được truyền dạy từ thế hệ này qua thế hệ khác và ngày càng hoàn thiện hơn.
Người Huế sống thánh thiện. Đây là đánh giá của phần đông những người được hỏi, theo họ người Huế sống rất hiền lành, họ thích làm việc thiện, thường xuyên đi chùa lễ Phật để tích đức cho quan cháu.
Người Huế sống gần gũi với thiên nhiên. Điều này được thể hiện cụ thể nhất trong lối kiến trúc Nhà Vườn mà chỉ ở Huế mới có. Những người đến Huế rất thích những ngôi nhà vườn của Huế, những ngôi là rợp bóng mát của cây trái.
Đi tìm lý giải tính cách của người Huế: Để có được sự độc đáo riêng về những nét tính cách đó chắc hẳn phải có rất nhiều yếu tố chi phối. Vậy đó là những yếu tố nào?
Yếu tố địa lý
Huế nằm trên dải đất miền Trung đầy nắng và gió với bao khó khăn trong cuộc sống. Phía Nam của Huế là đèo Hải Vân bức tường thành tự nhiên đã tạo nên cho Huế một kiểu khí hậu mà chỉ có ai yêu Huế, sinh ra và lớn lên ở Huế mới chịu đựng nổi: mưa dầm dề triền miên và nắng cháy da cháy thịt. Điều kiện thiên không ưu đãi khiến cho người Huế phải sống chắt chiu, tiết kiệm để có thể tồn tại trên mảnh đất này. Thiên tai, bão lũ thường xuyên khiến cho người Huế phải sống gần gũi nhau hơn, quan tâm nhau nhiều hơn để cùng nhau vượt qua khó khăn hoạn nạn, để khi tắt lửa tối đèn thì còn có nhau.
Yếu tố Lịch sử
Huế trong hơn 300 năm là thủ phủ của Đàng Trong và hơn 140 năm là kinh đô của triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam nên vẫn còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ phong kiến, thể hiện cụ thể ở tính hoài cổ, thủ cựu, nền nếp, gia phong và cầu kì trong chế biến ẩm thực.
Yếu tố Tôn giáo
Huế là trung tâm Phật giáo lớn của cả nước với hàng trăm chùa lớn nhỏ. Người Huế từ nhỏ đã biết chắp tay cúi lạy, đã biết niệm Nam mô A di đà Phật và được đến với chùa vào các dịp rằm hay lễ tết nên tư tưởng Phật giáo thuần nhuần trong người Huế. Ở Huế có mô hình gia đình Phật tử, đây là đặc trưng mà không nơi nào có được. Tư tưởng Phật giáo từ bi hỉ xả, khuyên mọi người làm việc thiện, tu tâm, tích đức cho đời sau. Chính vì vậy mà người Huế sống thánh thiện và gần gũi với thiên nhiên cây cỏ.
Kết luận
Tính cách là một trong những nét đặc trưng của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền, và là cái để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho mỗi du khách khi đến thăm vùng đất đó, dân tộc đó. Tính cách người Huế thực sự là một “kho tàng lớn” về sự thú vị cho mọi người dần khám phá.
*********************************************************************************
Thục nữ ... xứ Huế
Tôn Thất Hứa
Trải trên mảnh giấy những tâm tình chìm lặng trong ký ức tôi sau hơn nửa thế kỷ làm người,
Thân tặng các tiểu sư muội & các nữ sinh viên trường Y Huế ..... và các cựu nữ sinh của tôi tại
Thân tặng các tiểu sư muội & các nữ sinh viên trường Y Huế ..... và các cựu nữ sinh của tôi tại
Trường Trung Học Nông Lâm Súc Huế (1965 – 1967)
Trường Cán Sự Điều Dưỡng Huế (1969 – 1972)
Trường Nữ Hộ Sinh Quốc Gia Huế (1969 – 1972)
"thầy có nhớ em không", câu chào hỏi chứa chan bao nhiêu tình cảm đậm đà cứ mổi lần gặp lại học trò cũ của tôi trên các nẻo đường đất nước & trong những lần mổ nhân đạo các trẻ em tại miền Trung
Sinh ra, lớn lên và được học hành và thành đạt ngay tại đất thần kinh văn vật, quãng đời mang cái thân chùm gởi, số phận nổi trôi như bông bèo nó dài hơn thời gian sinh sống yên lành bên bờ sông Bến Ngự.
Đẹp từ nết nghĩ đến nết cảm, con gái Huế từ xưa đến nay vẫn vậy. Cái duyên dáng của người con gái xứ Huế được thể hiện qua mái tóc thề buông dài xỏa kín hai bờ vai. Mái tóc thề của các kiều nữ đất thần kinh thoang thoảng mùi hoa dạ lan, biểu tượng cho nét nguyên trinh của thuở ban đầu với tà áo trắng học trò, cái tuổi chóm nở tình yêu ban đầu. Làn gió thu ba vời vợi chứa đựng cái u sầu của tình Huế. Nụ cười hàm tiếu e ấp thẹn thùng dưới vành nón lá che ngang mặt ... để "nghể" đối tượng... để rồi bôi thêm cái nét sượng sùng dễ yêu mỗi khi bị bắt gặp quả tang.
Trong tâm tư của tôi, dưới lăng kính mỹ thuật của người Huế ... thì người con gái sinh trưởng nơi sông Hương núi Ngự được nhìn dưới một góc cạnh đặc biệt: đường ngôi rẽ lệch về bên phải, mái tóc thề rung rinh theo bước đi thật là nhẹ nhàng khoan thai, thân mình vươn đi thật yểu điệu cố tình không gây ra tiếng động uyển chuyển của con mèo vồ chuột, tà áo tung bay theo luồng gió. Qua những thể hiện trên đây con người cảm nhận một cái vẻ đẹp trời cho, rất chi là thơ mộng kín đáo. Ở đây sự đối xứng và sự kết hợp màu sắc không còn được tôn trọng.
Chiếc áo dài choàng trên thân thể người con gái Huế mang lại một phong cách độc đáo và truyền thống. Vẫn là chiếc áo dài Việt-Nam có cội nguồn từ chiếc áo tứ thân cổ truyền, theo dòng thời gian và tuân theo sự biến đổi các thời trang nhưng trên con đường cải tiến để theo con đường nghệ thuật biến dạng, cô gái Huế đã tạo cho mình một phong cách riêng qua kiểu mặc, cách may, màu sắc áo kết hợp với quai nón. Áo dài Huế cổ không cao chỉ cao vừa phải, eo áo không thắt đáy lưng ong nhưng... lại không bó quá, tà áo không xẻ quá cao và áo không chấm gót như áo Sàigòn. Đặc biệt, thục nữ đất thần kinh thể hiện nét riêng của mình qua cách chọn các loại vải với màu khác nhau; đen tuyền, trắng ngà vào giai đoạn lớn lên của tôi thì màu tím được các bạn cùng lớp ưa chuộng nhất, các màu nhẹ như xanh lơ, hồng nhạt, vàng mơ, tím phớt.... điểm son vài bông hoa màu đậm hay nhạt hơn màu vải một chút. Người thục nữ anh thư của Huế không chọn các loại vải có hoa to, màu nền và hoa quá tuơng phản, sặc sỡ...
Tà áo dài tím hay trắng cùng chiếc nón bài thơ luôn luôn dính liền với hình bóng người con gáiHuế mọi lúc, mọi nơi, trong nhà ngoài cươi hay trên hè phố. Người thợ chằm nón nơi đây đã bỏ bao nhiêu công phu để chằm lên những chiếc nón khéo léo ít nơi nào trên lãnh thổ Việt Nam có thể bì kịp. Cọng tre cái được chuốt nhỏ như tăm, mượt trơn như ngà, nhẹ như khung bấc; những tấm lá cọ phơi khô, xếp hàng trắng muốt xếp hàng đều trên mặt khung, những sợi cước trong suốt khâu kín đáo, tỉ mỉ những nếp lá mềm dựa vào thân nón. Soi nón lên mặt trời, nằm giữa những thân lá mỏng tanh được xen vào giữa những cành hoa là những câu thơ được người thợ chằm nón lồng khéo léo vào giữa các lớp lá. Ôi ... cái mỹ miều người thục nữ xứ Huế còn được trang điểm thêm chiếc quai lụa nón đủ màu, khi thì màu tím ấp ủ, khi màu vàng mỡ gà, khi thì màu hồng ráng chiều, cũng có khi người con gái Huế chọn chiếc quai nón lụa trắng bạch hay giải yếm gấm đen để tôn thêm làn da khuôn mặt người đội nón.
Gái Huế là rứa đó, ấm như nắng hè, thơm như múi mít, ngọt như mật ong, óng mướt như tơ tằm, và... người con gái Huế cũng sắc như lưỡi dao lame, nóng như gió Lào thổi của mùa hè, lạnh như mùa đông miền bắc cực, can trường như núi đá Trường Sơn, thâm trầm như biển sâu ... nhưng khi đã yêu rồi thì gái Huế chấp nhận tất cả .
Gặp rồi để khó mà quên.
Tiếng Huế, một “ngoại ngữ ?”
Võ Hương An
Người bạn đời gốc Bắc (nhà văn Thanh Nam) của nữ sĩ Túy Hồng có lần đã phát biểu cảm nghĩ về tiếng Huế như sau:
“Người Huế nói chuyện với nhau bằng ngoại ngữ Huế, người Nam người Bắc đứng ở ngoài nghe , không làm sao chen vào được một câu” (Túy Hồng, Áo Rộng Khăn Vành, TSH 1990, p.14)
Mới nghe qua tưởng như đùa, nhưng đem đối chiếu với kinh nghiệm thực tế qua giao tiếp thì quả ý kiến ấy không phải là không có lý, tuy hơi cường điệu một chút. Ai người Huế trên bước đường tha hương lại không hơn một lần gây bối rối cho người đồng hương khác xứ khi đối thoại với rặt giọng sông Hương ?
Sau năm 1954, hơn một triệu đồng bào miền Bắc di cư vào Nam để tránh hiểm họa Đỏ, đã sống rải rác khắp mọi miền dưới vĩ tuyến 17. Và dù ở đâu, dù mấy chục năm đã trôi qua, họ vẫn giữ nguyên giọng Bắc, chỉ thay đổi một vài thổ ngữ cho dễ chuyện trò thông cảm. Còn Huế mình, khi tha hương, đa số đều đổi giọng, hoặc Nam hoặc Bắc, nếu không được khéo léo rặt ròng như Nam, Bắc chính cống thì cũng lơ lớ cho người khác xứ dễ nghe, chứ không còn rặt Huế nữa, ngoại trừ khi nói chuyện trong gia đình hay với đồng hương cơm hến. Bà xã tôi có cô em bạn dì ruột, sinh đẻ ở Huế, sau mới vào theo gia đình vào Sàigòn sinh sống. Dì ấy lấy chồng gốc Bắc 54. Khi vợ chồng tôi đến nhà thăm, cô nói chuyện bằng giọng Huế rặt, nhưng quay lại nói với chồng hay bà già chồng thì đổi ngay giọng Bắc, rất nhuần nhuyễn, rất tự nhiên.
Việc không đổi giọng của đồng bào miền Bắc di cư và việc đổi giọng của người Huế tha hương, có người cho rằng đó là dấu hiệu của mặc cảm về giọng nói. Tôi không nghĩ như thế.
Đồng bào miền Bắc tha hương vẫn giữ nguyên giọng nói, không phải do mặc cảm tự tôn rằng đó là một giọng nói hay, không việc gì phải đổi. Mặc khác, người Huế tha hương thường đổi giọng cũng không phải vì mặc cảm giọng nói của mình trọ trẹ khó nghe. Tất cả chỉ là sự đáp ứng thực tế của cuộc sống, sự thích nghi với hoàn cảnh.
Thật vậy, việc gì đồng bào miền Bắc phải đổi giọng khi giọng nói ấy không gây trở ngại nào trong đối thoại? Tại sao mình cứ khăng khăng giữ nguyên giọng Huế trong giao tiếp khiến đồng bào khác xứ không hiểu gì cả, phải tốn công lặp đi lặp lại, giải thích này nọ, mất thì giờ. Như vậy làm sao dễ cảm thông với nhau cho được? Không đổi hay đổi, tất cả chỉ là thế. Không mặc cảm, không gượng gạo.
“Thương nhau, thương cả đường đi.” Nhà văn Thanh Nam vốn quen với nhỉ, nhé, hộ, gì cơ, làm sao ... nhưng vì yêu nữ sĩ Túy Hồng nên phải ráng nghe và hiểu hí, nghe, giúp, cái chi rứa, làm răng... Còn người dưng nước lã với nhau, lấy gì làm áp lực để buộc người nghe phải hiểu điều mình nói ? Nói mà người khác không hiểu hay khó hiểu là một nhược điểm nên tránh trong giao tiếp. Vì vậy, sự điều chỉnh cho hợp với nhu cầu thực tế là sự thích ứng hoàn cảnh một cách khôn ngoan. Người Tàu tới nơi nào cũng sống được và sống giàu sống mạnh là nhờ tinh thần hội nhập thực tế. Tuy vậy, không bao giờ đánh mất bản chất Trung Hoa của họ. Hòa mà không hùa là thế.
“Thương nhau, thương cả đường đi.” Nhà văn Thanh Nam vốn quen với nhỉ, nhé, hộ, gì cơ, làm sao ... nhưng vì yêu nữ sĩ Túy Hồng nên phải ráng nghe và hiểu hí, nghe, giúp, cái chi rứa, làm răng... Còn người dưng nước lã với nhau, lấy gì làm áp lực để buộc người nghe phải hiểu điều mình nói ? Nói mà người khác không hiểu hay khó hiểu là một nhược điểm nên tránh trong giao tiếp. Vì vậy, sự điều chỉnh cho hợp với nhu cầu thực tế là sự thích ứng hoàn cảnh một cách khôn ngoan. Người Tàu tới nơi nào cũng sống được và sống giàu sống mạnh là nhờ tinh thần hội nhập thực tế. Tuy vậy, không bao giờ đánh mất bản chất Trung Hoa của họ. Hòa mà không hùa là thế.
Ai cũng biết Tổng thống Ngô Đình Diệm vốn quê Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, nhưng sinh trưởng ở Huế. Nói chuyện với người Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, ông nói tiếng Huế, nhưng khi nói trước công chúng, khi đọc diễn văn hay thông điệp, bao giờ ông cũng dùng giọng Nam. Ông mang mặc cảm trọ trẹ chăng? Hẳn nhiên là không. Trong nước lúc bấy giờ, ông là người có quyền lực nhất, nhưng không vì quyền lực đó mà buộc quốc dân phải nghe cho được giọng Huế khó nghe của ông. Ông hiểu rằng ông cần được hết thảy người dân của mọi miền đất nước nghe, hiểu và thông cảm. Đổi giọng, vì thế là một sự cần thiết để đáp ứng nhu cầu thực tế.
Trong bài viết nói trên, Túy Hồng có một nhận xét rất đúng: “Giọng Huế không phải là giọng nói trước đám đông, mà có thể chỉ là một giọng nói trong phòng khách.” Đó cũng là một trong những lý do trong sự đổi giọng của Tổng thống Ngô Đình Diệm, trong việc giả giọng Bắc của Hoàng Thi Thơ khi điều khiển các chương trình ca nhạc, của Như Hảo trên đài phát thanh và truyền hình v.v. Nói trước đám đông thì dở nhưng rỉ rả trong phòng khách lại rất dễ lọt lỗ tai. Có lẽ cũng vì cái ưu điểm “giọng nói trong phòng khách” đó nên nhiều chàng trai khác xứ đã lăn xả vào làm rể xứ Huế chăng ??
Tôi không phải là một nhà ngữ học. Vì vậy những điều trình bày ở đây chỉ là những ý kiến rất thô thiển, có tính cách thường nghiệm của một kẻ bình thường. Đứng trước một thực tế là giọng Huế khó nghe, tiếng Huế khó hiểu (“ngoại ngữ Huế”) đối với đồng bào các miền khác, có nên chăng thử đặt câu hỏi tại sao? Để dễ thông cảm, ở đây xin tạm hiểu “giọng” là nói về thanh âm phát ra từ người nói, còn “tiếng” dùng để chỉ về ý nghĩa của chữ dùng. Đôi khi trong “tiếng” bao gồm cả “giọng”, chẳng hạn cái tiêu đề của bài này.
Giọng Huế khó nghe đối với đồng bào khác xứ, phải chăng vì thanh âm do người Huế phát ra thuộc về một âm vực khó nhận ra? Tôi có cảm tưởng như khi phát âm, người Bắc thiên về giọng thấp, người Nam đi giọng cao, còn người Huế thì bình bình. Phải chăng cái đặc tính bình thanh này khiến nó trở thành khó nghe? Điều này xin để bàn tay chuyên môn của các nhà âm ngữ học can thiệp.
Riêng tôi, nghĩ rằng nếu miền Bắc và miền Nam có được giọng nói dễ nghe thì họ lại rất khó giả giọng của miền khác; trái lại, nếu âm vực của giọng Huế thuộc loại bình bình, trung tính, khó nhận ra đối với người ngoài, thì cũng chính cái đặc điểm trung tính này đã giúp người Huế có thể giả giọng khắp mọi miền một cách không mấy khó khăn. Giọng Bắc, giọng Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Sàigòn . . . người Huế đều giả được tuốt. Cũng tỉ như nước lả không màu; nước không màu chứa trong ly thủy tinh trong suốt khó thấy; muốn cho người ta dễ thấy thì pha màu và muốn pha màu gì cũng được. Nghĩ sao nói vậy, chứ tôi biết ý kiến này sẽ bị bà con khác xứ chỉnh ngay, vì đã hơn một lần anh bạn người Nam nói với tôi rằng “con gái Huế thì thanh tao, nhẹ nhàng, nhưng tiếng Huế của mấy ông nghe nặng lắm.”
Người Huế phát âm không phân biệt dấu hỏi dấu ngã, không phân biệt có “g” với không “g”, “c” với “t”. Nếu từ Quảng Nam trở vào khó phân biệt âm “b” và “p”, đến nổi khi đánh vần thường hỏi nhau “bê bò hay bê phở”, ( ngay cả đến những bậc khoa bảng nói tiếng Tây như gió , cũng có lúc nói âm “bê phở” chưa chỉnh) thì ở Huế, tại vùng quê, và ngay đối với lớp người già sống tại thành phố, người ta không phân biệt sự khác nhau giữa các âm “gi”, “d” và “nh”. Người già và người nhà đều được nói giống nhau.
Sau khi làm xong cái nhà, tôi nói chuyện với ông chú già rằng :”Mặc dầu cháu đã tính toán khá kỹ, vậy mà cuối cùng cũng phải mượn thêm của bạn bè mói đủ, vì số chi phí vượt quá mức dự trù.” Ông cụ thản nhiên đáp: “Cháu không nghe à? Ôn mệ mình từ xưa nay đã nói là làm già (làm nhà), chớ có nói làm non mô; mà đã làm già thì hụt tiền thôi.” Rõ ràng là ông cụ chơi chữ theo kiểu Huế, trộn lẫn âm thanh và ý nghĩa để biện luận theo ý mình. Các bạn miền khác hẳn khó mà thưởng thức lối đùa cợt chữ nghĩa theo kiểu đó.
Tôi không biết khi một người ngoại quốc học tiếng Việt thì cái khó nhất đối với họ là gì? Cách phát âm với năm thanh (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, và không dấu) bằng trắc khác nhau, nghe như điệu hát chăng? Văn phạm chăng? . . . Riêng đối với người Việt, có lẽ việc đánh dấu hỏi ngã cho đúng đã là một vấn đề. Hồi còn học tiểu học, thầy dạy lớp Nhất (lớp 5) đã truyền cho lũ nhóc đệ tử chúng tôi một bí quyết để viết hỏi ngã cho đúng với câu thần chú “Anh Huyền ngã nặng, hỏi con dao có sắc không”. Ý thầy muốn cho chúng tôi phải nhớ rằng trong một từ kép, hễ chữ nào đi với chữ có dấu Huyền hay dấu Nặng thì phải đánh dấu Ngã; còn chữ nào đi với chữ có dấu Sắc hay Không dấu thì phải đánh dấu Hỏi, trừ một vài ngoại lệ phải học thuộc lòng. Chẳng hạn:
- nghĩ ngợi thì nghĩ có dấu ngã, nhưng nghỉ ngơi thì nghỉ lại có dấu hỏi.
- sừng sững và sững sốt cũng thế.
Thần chú như thế kể cũng linh nghiệm thật, nhưng khi viết chính tả không khỏi tốn công suy nghĩ nên hơi ... mệt. Khi đi thi bằng Tiểu học, tới môn chính tả tôi vái trời được gặp một thầy giáo hay cô giáo người Bắc, vì tôi nghiệm ra rằng người Bắc phát âm dấu hỏi dấu ngã rất đúng. Ấy là nhờ gần gũi một ông Hà Nội đang tán bà chị tôi mà biết được điều đó.
Cho đến bây giờ vẫn thế, bộ óc tôi ghi nhận rằng khi phát âm dấu ngã thì người Bắc nói nghe như dấu sắc (ví dụ: nghĩ ngợi -> nghí ngợi) và dấu hỏi nghe như dấu nặng (ví dụ: nghỉ ngơi -> nghị ngơi). Giả giọng Bắc mà không biết qui luật này sẽ đánh dấu hỏi ngã sai bét và lòi đuôi “giả cầy” ngay. Một ông nhạc sĩ nọ gốc Miền Trung, thường nói giọng Bắc trên TV, trước 1975 đã có lần bị báo chí diễu là “người nói giọng Bắc hay nhất nước”, cũng chỉ vì không để ý điều đó.
Cách đây non 30 năm, lần đầu tiên khi đọc một cuốn truyện (không nhớ tên) của một văn sĩ người Bắc (không nhớ bút hiệu) đến đoạn đối thoại của một nhân vật nữ người Huế, tôi vừa cười thích thú vừa “giận” . . . Thích thú vì tác giả viết rất có duyên. Còn giận là giận mấy ông thợ nhà in sắp chữ sai (tôi đinh ninh thế). Ai đời “Thôi em về hí” mà lại sắp thành “Thôi em về hỉ”. Chữ HÍ của người ta viết với dấu sắc, đem sửa lại thành HỈ với dấu hỏi, nghe lãng xẹt, vô duyên như ăn cơm hến thiếu ruốc. Trong lời nói thường nhật của người Huế, HÍ là một từ đệm, đóng vai trò như nhé, hay nhỉ trong tiếng Bắc và nha trong tiếng Nam . . .
Tôi cứ tự cằn nhằn và giải thích như thế với mấy ông ấn công vô danh, mãi sau mới có dịp biết rằng mình đã nghĩ oan cho họ. Hầu như trong các truyện có dính líu đến ngôn ngữ xứ Huế, chữ HÍ đệm ở cuối câu đều được nghe và viết thành chữ HỈ bởi vì khi người Huế phát âm những chữ có dấu sắc thì người Bắc và người Nam nghe thành dấu hỏi và dấu nặng. Đó là lý do hí biến thành hỉ. Điều đáng nói là sai lầm này cũng hiện diện trong những tác phẩm do chính người Huế viết ra. Lỗi ở ấn công chăng? Lỗi ở thầy cò chăng? Nếu không phải do hai người này thì đó là điều khó hiểu.
Trong bài “Tôi không yêu tíếng Huế” (TSH 1990) tác giả Phàm Phu đã viết rất dí dỏm về những trở ngại do giọng Huế và tiếng Huế gây ra trên chốn giang hồ vì người xứ khác đã nghe khác dấu đi. Chẳng hạn một thiếu nữ Hà thành khi nghe một thanh niên Huế ngõ lời “Cô cho tôi xin một cái bóng (cái ảnh) của cô để làm kỹ niệm . . “ đã ngơ ngác hỏi lại “Thưa, anh bảo cái bọng gì cơ ạ ?” (p.45). Một ông người Huế khi vào hội tứ sắc đã hỏi làng “ Hôm nay tui biết tui hên nên muốn đánh lớn. Mấy bà có chịu hai cắc (một lệnh) không?” Câu nói này đã làm cho một bà người Nam giận dữ bỏ chơi, vì nghe lầm dấu sắc ra dấu nặng, tưởng ông kia ăn nói xí xọn (p.46).
Thời gian ở tù trong trại lao cải, (sau 1975) được sống gần gũi với anh em người Quảng Nam, tôi mới biết giọng Huế đã được nghe như thế nào. Buổi tối, khi tất cả đã vào chuồng, trong khi chờ tới giờ ngủ, anh em thường tụ tập chơi cờ, domino, hoặc kể chuyện vui cho đở buồn. Có lần một anh bảo tôi “Đố anh nói to và đúng câu ‘Đem vở vô buồng, học đủ rồi ra’ “Dĩ nhiên tôi đáp ứng ngay, dõng dạc rõ ràng. Câu nói vừa dứt, lập tức tiếng vỗ tay và tiếng cười khoái trá nổi lên. Có cả tiếng hô “Hay, hay! Nói tiếp đi”. Tôi ngơ ngác không hiểu vì không tin rằng câu nói đơn giản đó lại có hiệu lực chọc cười đến thế. Ông bạn ăn chung mâm vừa cười vừa cắt nghĩa “Tụi tui nghe người Huế nói dấu hỏi thành dấu nặng, nên mới phịa ra câu đó để chọc anh đó.” À ra thế !
Giọng Huế tuy khó nghe với người khác xứ nhưng rất dễ chỉnh. Trong lúc nói chuyện chỉ cần đổi “ton” lớ lớ đi một chút là người nghe thoải mái ngay. Tiếng Huế mới là cả vấn đề, bởi vì khi nói đến giọng là chỉ mới đề cập tới hình thức, còn đi vào tiếng là đi vào nội dung, đi vào đời sống văn hóa.
Ngôn ngữ chẳng qua là qui ước về âm thanh do con người phát ra. Vì vậy, cùng một âm thanh phát ra giống nhau nhưng do qui ước khác nhau nên mỗi dân tộc hiểu theo một nghĩa riêng. Tác giả Phàm Phu (TSH, 1990 đã dẫn) kể rằng trong một lần dạo chơi phố xá Bangkok, thấy cô người Thái cực kỳ xinh đẹp, bèn chụp ảnh để kỹ niệm. Vừa đưa máy ảnh lên ngắm, tác giả vừa hỏi ý kiến ông bạn đồng hương làm hướng đạo “Chụp hí?” (chụp nhé) thì mỹ nhân hoảng hốt bỏ chạy, còn tác giả thì bị bạn mắng như tát nước là đồ ăn nói thô tục đối với phụ nữ ngoại quốc. Lý do là trong tiếng Thái, “chụp” có nghĩa là hôn, còn “hí” là “cái ấy” của phụ nữ. Thấy không, hai tiếng Huế vô tội đã trở thành “ngôn ngữ sàm sở” ở Bangkok.
Hồi còn ở tù tại trại lao cải Tiên Lãnh (Quảng Nam), tôi và một anh bạn đã làm cho mấy phụ nữ Kà-tu bỏ chạy trong cơn mưa. Số là sau một ngày vất vả đốn cây rồi đốt thành than, tổ chúng tôi bốn người quảy bốn gánh than đầy ắp về trại. Nửa đường, trời đổ mưa, bèn ghé vào trong một cái chòi trong rẫy lúa bỏ hoang để tránh cho than khỏi ướt. Một lát, thấy có bốn năm phụ nữ Thượng, người Kà-tu, từ phía suối chạy lúp xúp về chòi chúng tôi, ý hẳn cũng để tránh mưa. Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm ... sợ mấy phụ nữ sẽ bị trượt té trên con đường dốc dẫn vào lều đã trở thành trơn trợt, anh bạn và tôi la lên “Coi chừng té, té!” Kỳ lạ, câu nói vừa dứt thì nghe mấy người đàn bà đó ré lên chí chóe gì đó và đổi hướng, không chạy vào lều nữa. Trong tổ, có anh bạn gốc Trà My (Quận miền núi của Quảng Nam) nhẩn nha giải thích “Nói như mấy ông thì cho vàng tụi hắn cũng không vô núp mưa. “Té”, tiếng Kà-tu có nghĩa là “đéo”, biết chưa? Lần sau, gặp tụi đàn bà con gái ở đây nhớ đừng có nói “bậy” như vậy nữa, coi chừng có ngày ăn rựa.” Hú vía !
Giữa các dân tộc, qui ước thanh âm khác nhau dẫn đên ngôn ngữ khác nhau đã đành, mà ngay trong cùng một nước, ngôn ngữ cũng thay đổi theo từng địa phương. Cùng một từ, mỗi miền có thể hiểu một nghĩa khác nhau. Cùng chỉ một vật, một việc, mỗi miền có một lối gọi khác nhau. Chẳng hạn chữ “đồ”. Trong khi miền Nam dùng chữ đồ một cách hồn nhiên để chỉ về đồ vật thì miền Bắc lại dùng nó để chỉ bộ phận sinh dục của phái nữ. Vì vậy, khi thấy ba ông bạn cùng chụp chung một tấm hình (chữ Hán gọi là đồ), ông nào ngó cũng chễm chệ, phong lưu, Tú Xương đã ỡm ờ vịnh ngay:
Ba bác chung nhau một cái đồ,
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Thôi đừng chê nhỏ lại cười to !
Cùng chỉ một vật đựng thức ăn, ở Bắc gọi bát, Huế gọi là đọi, Nam gọi là tô. Cùng chỉ động tác rơi xuống đất vì bị mất thăng bằng, Bắc gọi là ngã, Huế gọi là bổ, Nam gọi là té. Chữ “địt” Bắc và Nam hiểu không giống nhau. Với người Bắc, “địt” có nghĩa là “đéo”, là làm tình; còn từ miền Trung trở vô, “địt” chỉ có nghĩ là xả hơi trong bụng ra bằng ngã hậu môn, chữ Hán gọi là trung tiện. Sự đa dạng trong ngôn ngữ của một dân tộc là điều tự nhiên. Bao giờ trong cái chung cũng có cái riêng và thấp thoáng trong cái riêng là hình ảnh cái chung.
Hình như địa lý và lịch sử đã kết hợp với nhau để tạo nên cho Huế một môi trường dễ làm nảy sinh ra nhiều thổ âm và thổ ngữ hơn các miền khác, đến độ có người đã nói là có thể sưu tập thành một tiểu từ điển tiếng Huế. Trong Ngàn Năm Xứ Huế (San Jose: Thương Huế, 1993) Nguyễn Châu cũng đã sưu tập và giải thích một số nhưng vẫn chưa đủ. Trong TSH 1993, qua bài Thử nói về ảnh hưởng cung đình trong phong cách Huế, tôi đã có dịp khái quát về ảnh hưởng của cung đình trong ngôn ngữ Huế. Điều đáng nêu lên ở đây là: tại sao tiếng Bắc, tiếng Nam không gây trở ngại khi giao tiếp như tiếng Huế? Ngoài giọng Huế khó nghe, như đã nói ở trên, phải chăng vì tiếng Huế quá đặc thù? Phải chăng vì ngôn ngữ Huế ít được phổ biến? Hay vì tiếng Huế khúc mắc khó hiểu? Thiết nghĩ có lẽ do tất cả.
Người khác xứ có thể dễ dàng quen thuộc với răng, ri, mô, tê, rứa, hè, hí vì tính cách phổ thông của chúng, nhưng quả tình khó mà thông cảm với những lối nói đặc thù khác. Tôi có anh bạn người Nam sống ở Huế khá lâu. Trong một buổi trà dư tửu hậu, anh tuyên bố “Bây giờ người Huế nói cách chi tui cũng hiểu”. Nghe vậy một anh bạn khác liền hỏi ngay:
- Thiệt hả ? Rứa thì anh có biết vụ hai đứa con ông Bảy bựa qua ngầy lộn chắc rồi lôi giau từ trong chờn ra trữa cươi đập chắc, một đứa bể mỏ, một đứa u trốt. Mạ hắn can không được, đứng trữa cươi la làng như “quạ quạ bẻ bắp “.
Anh bạn người Nam ngẩn tò te, chịu thua. Đây là chìa khóa mật mã:
- bựa qua : hôm qua
- lôi giau : lôi nhau
- ngầy lộn : gây gổ
- chắc : với nhau
- chờn : cái giường
- trữa cươi : giữa sân
- bể mỏ : vỡ mồm, giập miệng
- u trốt : u đầu
Mới chỉ có một câu nói ngắn như vậy mà cần phải giải thích đến tám chữ mới làm cho người ta hiểu được, và thực ra, đó mới chỉ là những chữ nặng về hình thức hơn ý nghĩa. Nếu đi vào ý nghĩa thì sự khúc mắc càng thể hiện rõ rệt hơn. Thành ngữ “tào lao xịt bộp” là một thành ngữ phổ thông của Huế - dùng để chỉ lời nói hay việc làm không đâu vào đâu, không có chủ đích, không có ý nghĩa, kiểu “nghe qua rồi bỏ”- nhưng lại là một thành ngữ khó hiểu vói xứ khác. Trong một cuộc tiếp kiến Toàn quyền Đông Dương, Đoan Huy Hoàng Thái Hậu (Đức Từ Cung, mẹ vua Bảo Đại) đã làm cho một vị quan lỗi lạc lúng túng khi phải thông dịch câu nói rặt Huế của bà: “Tôi tra rồi, ăn nói tào lao xịt bộp ...” (Nguyễn Đặng, TSH 1993) chỉ vì ông không phải là người Huế. La ngầy hay ngầy nghĩa là la rầy, nhưng ngầy lộn lại có nghĩa là gây gổ nhau. Mụ nớ có nghĩa là người đàn bà kia (không có ý kính trọng) nhưng khi một người đàn ông được gọi là Mụ hay Mệ, có nghĩa ông ta là người trong hoàng tộc. Thật là rắc rối.
Có một thực tế mà dường như ít ai để ý. Ấy là kể từ ngày chữ quốc ngữ trở thành phổ biến, trở thành văn tự chính thức thay thế cho chữ Hán thì lối viết theo ngôn ngữ miền Bắc là lối viết chính thức nước ta.
Có một thực tế mà dường như ít ai để ý. Ấy là kể từ ngày chữ quốc ngữ trở thành phổ biến, trở thành văn tự chính thức thay thế cho chữ Hán thì lối viết theo ngôn ngữ miền Bắc là lối viết chính thức nước ta.
Thực vậy, từ giấy tờ hành chánh cho đến tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học v.v. phổ biến qua hình thức văn tự, hầu như đều được viết theo giọng Bắc. Ngoại trừ một Hồ Biểu Chánh của hồi đầu thế kỷ và sau này có thêm Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, và hiện nay là Hồ Trường An, là viết văn rặt giọng Nam, còn hầu như tất cả, bất cứ người cầm bút thuộc lãnh vực nào, xuất thân từ địa phương nào, đều viết theo phong thái ngôn ngữ miền Bắc. Bình Nguyên Lộc viết tiểu thuyết theo giọng Nam nhưng khi viết Nguồn Gốc Mã Lai của Dân Tộc Việt-Nam, một tác phẩm biên khảo, cũng dùng ngôn ngữ Bắc. Số học giả, thi sĩ, văn sĩ người Huế trong nền văn chương quốc ngữ đông biết mấy, thế nhưng không vì vậy mà “răng, ri, mô, tê, rứa, ni, nớ . . . “ được chính thức đi vào văn học như “sao, thế này, đâu, kia, vậy, này, ấy . . .” Đừng nói chi xa, ngay tập TSH bạn đang cầm trên tay là một bằng chứng cụ thể, và ngay bài viết này cũng thế.
Ngôn ngữ miền Bắc hầu như đã trở thành lối nói và viết chính thức, có lẽ do truyền thống lập quốc và Nam tiến. Trong âm nhạc, ta cũng thấy hiện tượng tương tự. Khi hát tân nhạc, tất cả các ca sĩ đều hát theo giọng Bắc, bất kể người miền nào. Nhiều danh hề đã chọc cười khán giả một cách thành công khi hát tân nhạc theo giọng Nam. Ban AVT nhờ có Vân Sơn đệm giọng Huế mà trở thành hài hước có duyên. Từ thập niên 60, một số các nhà văn nữ gốc Huế quả có đưa tiếng Huế vào tác phẩm nhưng cũng chỉ có tính cách mắm muối thêm duyên – kiểu như Vân Sơn đệm giọng Huế trong ban AVT – chứ chưa tạo được sắc thái địa phương như Hồ Biểu Chánh hay Hồ Trường An.
Ngôn ngữ miền Bắc hầu như đã trở thành lối nói và viết chính thức, có lẽ do truyền thống lập quốc và Nam tiến. Trong âm nhạc, ta cũng thấy hiện tượng tương tự. Khi hát tân nhạc, tất cả các ca sĩ đều hát theo giọng Bắc, bất kể người miền nào. Nhiều danh hề đã chọc cười khán giả một cách thành công khi hát tân nhạc theo giọng Nam. Ban AVT nhờ có Vân Sơn đệm giọng Huế mà trở thành hài hước có duyên. Từ thập niên 60, một số các nhà văn nữ gốc Huế quả có đưa tiếng Huế vào tác phẩm nhưng cũng chỉ có tính cách mắm muối thêm duyên – kiểu như Vân Sơn đệm giọng Huế trong ban AVT – chứ chưa tạo được sắc thái địa phương như Hồ Biểu Chánh hay Hồ Trường An.
Giọng Bắc giọng Nam dễ nghe, tiếng Bắc là ngôn ngữ chính thức trong sinh hoạt văn hóa và xã hội, đó là lý do tại sao đồng bào miền Bắc không gặp trở ngại khi đối thoại với người khác xứ. Trái lại, bên cạnh giọng nói thuộc về một âm vực khó nghe, người Huế lại nói và viết không giống nhau. Thêm vào đó, Huế lại quá phong phú thổ âm thổ ngữ, cả về số lượng cũng như ý nghĩa. Tất cả những cái đó đã biến tiếng Huế thành ngoại ngữ. Muốn hiểu rành “ngoại ngữ” đó, chỉ có cách hãy sống với Huế. Ai không tin, thử hỏi mấy ông rể Huế, biết ngay.
Võ Hương An
Cựu Thanh tra Giám Sát Viện Quân Khu I (VNCH)
HOÀNG HẢI THỦY * MƯA GIÓ
Mưa Cầm, Gió Bắt, Thép Đợi, Gang Chờ -
Nữ nghệ sĩ Hồ Điệp
Một người trong số những nghệ sĩ của Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa từ trần sau Ngày 30 Tháng Tư 1975 ít được người đời nhắc đến nhất là Nữ Nghệ Sĩ Hồ Ðiệp, giọng ngâm Thơ tuyệt vời của Ban Thi Văn Tao Ðàn, Ðài Phát Thanh Quốc Gia VNCH.
Không phải vì vô tình mà người ta không nhớ, không thương những người đã khuất như Nữ nghệ sĩ Hồ Ðiệp. Trong những năm u ám sau 1975 người Sài Gòn chết thảm quá nhiều, người chết trong tù ngục công sản, người chết trên biển, người chết trong rừng, nhìn đâu cũng thấy tang tóc, đau thương, những người chưa chết thần hồn và trái tim tan nát, họ thấy cuộc sống của họ không biết còn mất lúc nào, người ta không còn tinh thần để nhớ, để thương những người mất tích.
Nữ nghệ sĩ Hồ Ðiệp đi vượt biên đêm nào, tháng nào, năm nào? Chắc chỉ có thân nhân của bà được biết. Nữ nghệ sĩ đi và mất tích. Thân xác Hồ Ðiệp từ lâu rồi nằm dươi đáy biển Ðông. Sáng nay, một sáng Tháng Bẩy ở Xứ Người, tôi trái tim sầu muộn, tưởng nhớ những văn nghệ sĩ Sài Gòn đã giã từ dương thế kể từ sau Ngày Oan Nghiệt 30 Tháng Tư 75. Người Thứ Nhất tôi tưởng nhớ hôm nay là Nữ Nghệ Sĩ Hồ Ðiệp.
Năm 1960 yên bình trong một cuộc họp mặt của một số văn nghệ sĩ ở Sài Gòn, có Vũ Hoàng Chương, Hồ Ðiệp, Mặc Thu. Trước năm 1954, ở Hà Nội, Nhà Văn Mặc Thu viết hai tác phẩm “Gang Thép Ðợi Chờ” và “Bát Cơm, Bát Máu.” Thi bá Vũ Hoàng Chương làm hai câu Thơ tặng Hồ Ðiệp, Mặc Thu;
Mưa cầm, gió bắt thương Hồ Ðiệp.
Thép đợi, gang chờ xót Mặc Thu.
Hôm nay 50 năm sau buổi chiều xưa Thi bá làm hai câu “Mưa cầm, gió bắt, thép đợi, gang chờ..,” tôi, kẻ mất nước sống buồn những ngày thừa ở xứ người, tôi, cánh bướm già sống sót qua cuộc mưa cầm, gió bắt dài đến 20 mùa lá đổ ở Sài Gòn, tôi không có thép, có gang gì cả mà nếu có thì cũng không thép đợi, gang chờ mà thép mòn, gang rỉ, nhớ những ngày xưa và những người nay không còn nữa, cảm khái tôi tiếp hai câu của Thi bá, làm thành:
Mưa cầm, gió bắt thương Hồ Ðiệp.
Thép đợi, gang chờ xót Mặc Thu.
Ðiệp bay ra biển sương mù,
Có về đâu nữa, đất Hồ ngàn năm!
Lê Xuyên Chú Tư Cầu
Giữa Sài Gòn dâu biển tang thương
Vỉa hè Bà Hạt thuốc lá lẻ.
Nguyệt Ðồng Xoài cùng Vợ Thầy Hương
Bỏ Rặng Trâm Bầu, sang Mỹ, lấy Mỹ.
Cu ky trong Vùng Bão Lửa
Chú Tư Cầu đi đâu, về đâu?
Từ 1960 với tác phẩm tiểu thuyết đầu tay Chú Tư Cầu thành công, nổi tiếng ngay, Lê Xuyên viết thật đều, thật nhiều, tiểu thuyết được in thành sách cũng thật nhiều. Trong bài thơ có tên nhũng tiểu thuyết cỉa Lê Xuyên được tái bản ở Hoa Kỳ: Nguyệt Ðồng Xoài, Vợ Thầy Hương, Rặng Trâm Bầu, Vùng Bão Lửa.
Sau năm 1975, qua 20 mùa Sài Gòn mưa nắng, ngồi bán thuốc lá lẻ trên vỉa hè đường Bà Hạt-Ngô Quyền, từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm, Chú Tư Cầu Lê Xuyên giã từ dương thế năm 2002. Ảnh chụp khoảng một năm trứơc ngày Lê Xuyên ra đi.
—–
Giữa Sài Gòn dâu biển tang thương
Vỉa hè Bà Hạt thuốc lá lẻ.
Nguyệt Ðồng Xoài cùng Vợ Thầy Hương
Bỏ Rặng Trâm Bầu, sang Mỹ, lấy Mỹ.
Cu ky trong Vùng Bão Lửa
Chú Tư Cầu đi đâu, về đâu?
Từ 1960 với tác phẩm tiểu thuyết đầu tay Chú Tư Cầu thành công, nổi tiếng ngay, Lê Xuyên viết thật đều, thật nhiều, tiểu thuyết được in thành sách cũng thật nhiều. Trong bài thơ có tên nhũng tiểu thuyết cỉa Lê Xuyên được tái bản ở Hoa Kỳ: Nguyệt Ðồng Xoài, Vợ Thầy Hương, Rặng Trâm Bầu, Vùng Bão Lửa.
Sau năm 1975, qua 20 mùa Sài Gòn mưa nắng, ngồi bán thuốc lá lẻ trên vỉa hè đường Bà Hạt-Ngô Quyền, từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm, Chú Tư Cầu Lê Xuyên giã từ dương thế năm 2002. Ảnh chụp khoảng một năm trứơc ngày Lê Xuyên ra đi.
—–
Vô đề, Vô danh, Vô lọai
Vạc bay rã cánh cuối trời
Diễm Xưa chẳng trọn một đời thủy chung.
Ðá buồn, biển nhớ mịt mùng
Âm cung tiếng phản, tiếng thùng. Thế thôi!
.
.—–
VŨ HOÀNG CHƯƠNG
Một mảnh hồng tiên trĩu ngón tay
Hương mùa thu mất ngậm ngùi bay.
Anh vẫn Hoàng Chương vàng với ngọc,
Trần ai nào lấm được trời mây.
Người về ngôi cũ, Thơ trầm Nhạc
Tàn lửa hồng hoang, khói Mái Tây.
Cười vang một tiếng, tan tinh đẩu
Sáu cửa luân hồi nhẹ cánh bay.
Bị bắt tù Tháng Ba năm 1976, đến Tháng 10, 1976 Thi Bá Vũ Hoàng Chương được trở về nhà ở Khánh Hội, Thi Bá qua đời chừng sáu, bẩy ngày sau khi về nhà.
—–
Một mảnh hồng tiên trĩu ngón tay
Hương mùa thu mất ngậm ngùi bay.
Anh vẫn Hoàng Chương vàng với ngọc,
Trần ai nào lấm được trời mây.
Người về ngôi cũ, Thơ trầm Nhạc
Tàn lửa hồng hoang, khói Mái Tây.
Cười vang một tiếng, tan tinh đẩu
Sáu cửa luân hồi nhẹ cánh bay.
Bị bắt tù Tháng Ba năm 1976, đến Tháng 10, 1976 Thi Bá Vũ Hoàng Chương được trở về nhà ở Khánh Hội, Thi Bá qua đời chừng sáu, bẩy ngày sau khi về nhà.
—–
Bùi Giáng
Lá cồn hay lá hoa cồn?
Tồn liên tồn vẫn liên tồn bấy lâu.
Hỏi Quê, rằng biển xanh dâu.
Hỏi Thơ, rằng mộng ban đầu vấn vương.
Em về rũ yếm mù sương
Ngàn năm châu chấu vẫn thương cào cào.
Mân-rô ơi, có đêm nào
Mồ anh em hé Ðộng Ðào suối tuôn.
Lá cồn hoa cũng lên cồn
Mười hai con mắt liên tồn mười hai.
Nghe nói Tập Thơ LÁ HOA CỒN của Bùi Giáng xuất bản năm 1968 được Thi Sĩ tác giả đặt tên là LÁ CỒN. Quí vị biên tập trong nhà Xuất Bản – tôi không nhớ là Nhà An Tiêm hay Nhà Lá Bối – thấy cái tên LÁ CỒN.. kỳ kỳ sao đó nên đổi là LÁ HOA CỒN. Từ 1970 đến nay không thấy LÁ HOA CỒN được tái bản. Hơn 40 mùa thu xưa tôi đọc LÁ HOA CỒN, thấy câu Thi sĩ kể trong một đêm mà:
Cồn lê lên miệng đến hai, ba lần…
Tôi nghĩ: Một đêm cồn lê lên miệng hai lần may ra còn sống được, một đêm mà cồn lê lên miệng đến ba lần..! Chắc chết quá!
Một trong số hai, ba Giai Nhân đương thời được Thi sĩ ca tụng nhan sắc và tỏ tình yêu là Cô Ðào Marilyn Monroe. Thi sĩ từng ước mơ sau khi ông chết, ông sẽ cảm động lắm nếu ông được Người Ðẹp Marilyn Monroe đến đái trên mồ ông.
Năm 1970 Chủ nhiệm nhật báo SỐNG Chu Tử mời Thi sĩ Bùi Giáng viết tiểu thuyết phơi-ơ-tông đăng mỗi ngày trên Nhật Báo Sống. Tôi không nhớ tên truyện, chỉ nhớ Tiểu Thuyết Gia Bùi Giáng viết lọai truyện võ hiệp Trung Hoa, các đại hiệp, nữ hiệp thi triển võ công, đánh kiếm..vv.. Trong truyện ông cho nam nữ nhân vật nói đi, nói lại rất nhiều lần những tiếng“liên tồn, tồn liên.” Truyện của ông gần như ngày nào, trang nào cũng có hai tiếng ấy. Như:
Làn môi hồng của nàng nở nụ cười tồn liên.
Nàng thu kiếm lại, chắp tay, dịu dàng nói:
– Cám ơn Ðại hiệp đã có nhã ý liên tồn.
Sau cuộc biển dâu, Thơ Bùi Giáng vẫn có những tiếng “liên tồn, tồn liên” không khác gì Thơ Bùi Giáng Lá Hoa Cồn trước 1975. Ðây là vài câu trích trong thi phẩm Mười Hai Con Mắt, xuất bản năm 2000:
Chuyện Chiêm bao, Mười Hai Con Mắt.
Mộng ảo liên tồn vô mịch xứ
Phù du liêu lạc khởi năng kiêu.
Ðêm nằm thao thức tới bình minh
Nửa khóc, nửa cười quỉ hóa tinh.
Ú ớ liên tồn vi diệu ngữ
Ậm ừ tục tiếp quái quỉ thanh.
Gặp Em
Gặp Em ngồi tựa gốc cây
Hỏi Em có biết chiều nay mấy giờ
Mưa nguồn đổ xuống trang thơ
Lá hoa cồn lũng bất ngờ chịu chơi…
—–
Lá cồn hay lá hoa cồn?
Tồn liên tồn vẫn liên tồn bấy lâu.
Hỏi Quê, rằng biển xanh dâu.
Hỏi Thơ, rằng mộng ban đầu vấn vương.
Em về rũ yếm mù sương
Ngàn năm châu chấu vẫn thương cào cào.
Mân-rô ơi, có đêm nào
Mồ anh em hé Ðộng Ðào suối tuôn.
Lá cồn hoa cũng lên cồn
Mười hai con mắt liên tồn mười hai.
Nghe nói Tập Thơ LÁ HOA CỒN của Bùi Giáng xuất bản năm 1968 được Thi Sĩ tác giả đặt tên là LÁ CỒN. Quí vị biên tập trong nhà Xuất Bản – tôi không nhớ là Nhà An Tiêm hay Nhà Lá Bối – thấy cái tên LÁ CỒN.. kỳ kỳ sao đó nên đổi là LÁ HOA CỒN. Từ 1970 đến nay không thấy LÁ HOA CỒN được tái bản. Hơn 40 mùa thu xưa tôi đọc LÁ HOA CỒN, thấy câu Thi sĩ kể trong một đêm mà:
Cồn lê lên miệng đến hai, ba lần…
Tôi nghĩ: Một đêm cồn lê lên miệng hai lần may ra còn sống được, một đêm mà cồn lê lên miệng đến ba lần..! Chắc chết quá!
Một trong số hai, ba Giai Nhân đương thời được Thi sĩ ca tụng nhan sắc và tỏ tình yêu là Cô Ðào Marilyn Monroe. Thi sĩ từng ước mơ sau khi ông chết, ông sẽ cảm động lắm nếu ông được Người Ðẹp Marilyn Monroe đến đái trên mồ ông.
Năm 1970 Chủ nhiệm nhật báo SỐNG Chu Tử mời Thi sĩ Bùi Giáng viết tiểu thuyết phơi-ơ-tông đăng mỗi ngày trên Nhật Báo Sống. Tôi không nhớ tên truyện, chỉ nhớ Tiểu Thuyết Gia Bùi Giáng viết lọai truyện võ hiệp Trung Hoa, các đại hiệp, nữ hiệp thi triển võ công, đánh kiếm..vv.. Trong truyện ông cho nam nữ nhân vật nói đi, nói lại rất nhiều lần những tiếng“liên tồn, tồn liên.” Truyện của ông gần như ngày nào, trang nào cũng có hai tiếng ấy. Như:
Làn môi hồng của nàng nở nụ cười tồn liên.
Nàng thu kiếm lại, chắp tay, dịu dàng nói:
– Cám ơn Ðại hiệp đã có nhã ý liên tồn.
Sau cuộc biển dâu, Thơ Bùi Giáng vẫn có những tiếng “liên tồn, tồn liên” không khác gì Thơ Bùi Giáng Lá Hoa Cồn trước 1975. Ðây là vài câu trích trong thi phẩm Mười Hai Con Mắt, xuất bản năm 2000:
Chuyện Chiêm bao, Mười Hai Con Mắt.
Mộng ảo liên tồn vô mịch xứ
Phù du liêu lạc khởi năng kiêu.
Ðêm nằm thao thức tới bình minh
Nửa khóc, nửa cười quỉ hóa tinh.
Ú ớ liên tồn vi diệu ngữ
Ậm ừ tục tiếp quái quỉ thanh.
Gặp Em
Gặp Em ngồi tựa gốc cây
Hỏi Em có biết chiều nay mấy giờ
Mưa nguồn đổ xuống trang thơ
Lá hoa cồn lũng bất ngờ chịu chơi…
—–
NGUYỄN MẠNH CÔN
Lính Nhẩy Dù lâm nạn ba người,
Nhà Văn lâm nạn một mình thôi.
Sông Rây nước chẩy, mây trôi.
Nhớ về Xuyên Mộc, bồi hồi thương Anh.
Nhà Văn Nguyễn Mạnh Côn viết những tác phẩm Ba Người Lính Nhẩy Dù Lâm Nạn, Ðem Tâm Tình Viết Lịch Sử, Kỳ Hoa Tử, Tình Cao Thượng, Mối Tình Mầu Hoa Ðào, Hòa Bình.. Nghĩ gì, Làm gì? Tháng Ba năm 1976 ông bị bọn Công An Cộng Sản Thành Hồ bắt giam. Năm 1979 ở Trại Tù Khổ Sai Xuyên Mộc, Nhà Văn tuyệt thực phản đối việc ông bị cầm tù quá lâu. Bọn Cai Tù Xuyên Mộc không cho ông uống nước, Nhà Văn chết thảm trong trại tù Xuyên Mộc.
Sông Rây chẩy qua vùng rừng bao quanh Trại Tù Khổ Sai Xuyên Mộc, Bà Rịa. Người Tù Xuyên Mộc những năm 1978, 1979 có câu:
Bao giờ Rừng Thác hết cây
Sông Rây hết nước thì đây mới về.
Cùng sống và chịu cực khổ với Nhà Văn Nguyễn Mạnh Côn ở Trại Tù Xuyên Mộc những năm 1978, 1979 là Duyên Anh, Ðằng Giao, Hồ Hữu Tường. Năm 1983 gặp lại nhau sau những ngày tù tội, Duyên Anh đọc cho tôi nghe câu “..Sông Rây hết nước..” Tôi không nhớ đúng tên Rừng trong câu thơ. Có thể không phải là Rừng Thác.
Bao giờ Rừng Thác hết cây,
Sông Rây hết nước thì đây mới về.
—–
Lính Nhẩy Dù lâm nạn ba người,
Nhà Văn lâm nạn một mình thôi.
Sông Rây nước chẩy, mây trôi.
Nhớ về Xuyên Mộc, bồi hồi thương Anh.
Nhà Văn Nguyễn Mạnh Côn viết những tác phẩm Ba Người Lính Nhẩy Dù Lâm Nạn, Ðem Tâm Tình Viết Lịch Sử, Kỳ Hoa Tử, Tình Cao Thượng, Mối Tình Mầu Hoa Ðào, Hòa Bình.. Nghĩ gì, Làm gì? Tháng Ba năm 1976 ông bị bọn Công An Cộng Sản Thành Hồ bắt giam. Năm 1979 ở Trại Tù Khổ Sai Xuyên Mộc, Nhà Văn tuyệt thực phản đối việc ông bị cầm tù quá lâu. Bọn Cai Tù Xuyên Mộc không cho ông uống nước, Nhà Văn chết thảm trong trại tù Xuyên Mộc.
Sông Rây chẩy qua vùng rừng bao quanh Trại Tù Khổ Sai Xuyên Mộc, Bà Rịa. Người Tù Xuyên Mộc những năm 1978, 1979 có câu:
Bao giờ Rừng Thác hết cây
Sông Rây hết nước thì đây mới về.
Cùng sống và chịu cực khổ với Nhà Văn Nguyễn Mạnh Côn ở Trại Tù Xuyên Mộc những năm 1978, 1979 là Duyên Anh, Ðằng Giao, Hồ Hữu Tường. Năm 1983 gặp lại nhau sau những ngày tù tội, Duyên Anh đọc cho tôi nghe câu “..Sông Rây hết nước..” Tôi không nhớ đúng tên Rừng trong câu thơ. Có thể không phải là Rừng Thác.
Bao giờ Rừng Thác hết cây,
Sông Rây hết nước thì đây mới về.
—–
Dương Hùng Cường
Chém cha bọn Cộng trâu bò
Cà Kê Dê Ngỗng nó cũng cho đi tù.
Phi trường đèn tắt, điện lu
Lái Thiêu Dê Húc, Ðạo Cù Paris.
Dương Hùng Cường, bút hiệu Dê Húc Càn, một thời giữ mục Cà Kê Dê Ngỗng trên Tuần báo CON ONG. Là sĩ quan, Dương Hùng Cường đi tù khổ sai đến năm 1979. Năm 1980 DH Cường liên lạc được với Trung Tá Không Quân Trần Tam Tiệp ở Paris. Trước năm 1975 TTTiệp thường có Thơ Khôi Hài đăng trên Tuần báo CON ONG với bút hiệu Ðạo Cù. Khi ấy ông họat động trong Hội Văn Bút Quốc Tế, ông làm được nhiều việc giúp đỡ một số văn nghệ sĩ ở Sài Gòn cả về tinh thần và vật chất.
Năm 1984 Dương Hùng Cường bị bắt vì tội “viết bài gửi ra nước ngoài”. Năm 1986 Cường chết trong một sà-lim ở Nhà Tù Số 4 Phan đăng Lưu, Sài Gòn. Bị nhốt một mình trong sà-lim, Cường chết trong đêm. Bọn Công An Thành Hồ đưa xác Cường về Nhà Xác Nhà Tù Chí Hòa cho bọn gọi là bọn Pháp Y Sĩ mổ xẻ tanh banh, rồi gọi vợ con Cường đến Nhà Xác Chí Hòa nhìn mặt Cường lần cuối, chúng không cho đem xac Cường về nhà mà cho ngay vào quan tài, cho xe của Nhà Tù đưa lên chôn ở một nghĩa trang trên Lái Thiêu.
Một trong những tác phẩm Dương Hùng Cường để lại đời là BUỒN VUI PHI TRƯỜNG viết về cuộc sống của những người lính Không Quân ở những phi trường quân sự.
Ðạo Cù Trần Tam Tiệp, bị bại liệt, đã từ trần ở Paris.
—–
Đạo diễn HOÀNG VĨNH LỘC
Người Tình mất hết chân tay
Trái tim Hoàng gửi nơi này quê hương.
Sài Gòn Bến Cũ mù sương
Nhớ ơi Vĩnh Lộc trên đường Bô Na.
Hoàng Vĩnh Lộc bị bắt Tháng Ba năm 1976 trong đợt bọn Công An Cộng Sản bắt tù những văn nghệ sĩ Sài Gòn. HV Lộc bị tù ở Nhà Tù Số 4 Phan đăng Lưu. Trong số những bộ phim Hoàng Vĩnh Lộc làm đạo diễn có hai phim nổi tiếng là NGƯỜI TÌNH KHÔNG CHÂN DUNG, XIN NHẬN NƠI NÀY LÀ QUÊ HƯƠNG. Trở về nhà ở Phú Nhuận, HV Lộc từ trần trong sầu muộn năm 1981.
Vào lúc gần tối một ngày mùa mưa tôi đến nhà Hoàng Vĩnh Lộc chào anh lần cuối. Hôm nay khi viết những dòng chữ này, tôi thấy ẩn hiện những hình, những ảnh buổi chiều gần tối năm xưa, tôi ngồi dưới tấm bạt căng trên bãi cỏ trứơc nhà làm chỗ tiếp khách đến viếng tang, nghe tiếng mưa rơi lộp bộp trên tấm bạt, nhìn vào căn nhà nhỏ thấy quan tài của anh với mấy ngọn nến nhỏ leo lét.
Tôi nhìn thấy Hoàng Vĩnh Lộc lần đầu vào một buổi chiều năm 1952. Lúc ba, bốn giờ chiều, nắng vừa dìu dịu, tôi đứng trên vỉa hè đường Bô-na, trước Hàng Ăn Kim Hoa, cạnh rạp Xi-nê Casino de Saigon, thấy Hoàng Vĩnh Lộc đến trên chiếc xe Peugeot Mui Trần, thường được gọi là xe Peugeot 203 Decapotable. Chiều ấy HV Lộc bận toàn đồ trắng, chiếc xe anh đi cũng mầu trắng. Năm 1952 HV Lộc đóng vai chính trong phim BẾN CŨ, phim mầu, của AnPha Thái Thúc Nha. Phim chưa chiếu, anh đã được coi là một jeune premier của Ðiện Ảnh Sài Gòn.
Tôi nhớ mãi hình ảnh ấy của Hoàng Vĩnh Lộc buổi chiều nắng vàng năm 1952 trên đường Bô-na; đã 60 mùa thu lá bay, tôi vẫn nhớ. Năm xưa ấy trên đường Bô-na, Sài Gòn, Hoàng Vĩnh Lộc 30 tuổi, tôi 20.
—–
Chém cha bọn Cộng trâu bò
Cà Kê Dê Ngỗng nó cũng cho đi tù.
Phi trường đèn tắt, điện lu
Lái Thiêu Dê Húc, Ðạo Cù Paris.
Dương Hùng Cường, bút hiệu Dê Húc Càn, một thời giữ mục Cà Kê Dê Ngỗng trên Tuần báo CON ONG. Là sĩ quan, Dương Hùng Cường đi tù khổ sai đến năm 1979. Năm 1980 DH Cường liên lạc được với Trung Tá Không Quân Trần Tam Tiệp ở Paris. Trước năm 1975 TTTiệp thường có Thơ Khôi Hài đăng trên Tuần báo CON ONG với bút hiệu Ðạo Cù. Khi ấy ông họat động trong Hội Văn Bút Quốc Tế, ông làm được nhiều việc giúp đỡ một số văn nghệ sĩ ở Sài Gòn cả về tinh thần và vật chất.
Năm 1984 Dương Hùng Cường bị bắt vì tội “viết bài gửi ra nước ngoài”. Năm 1986 Cường chết trong một sà-lim ở Nhà Tù Số 4 Phan đăng Lưu, Sài Gòn. Bị nhốt một mình trong sà-lim, Cường chết trong đêm. Bọn Công An Thành Hồ đưa xác Cường về Nhà Xác Nhà Tù Chí Hòa cho bọn gọi là bọn Pháp Y Sĩ mổ xẻ tanh banh, rồi gọi vợ con Cường đến Nhà Xác Chí Hòa nhìn mặt Cường lần cuối, chúng không cho đem xac Cường về nhà mà cho ngay vào quan tài, cho xe của Nhà Tù đưa lên chôn ở một nghĩa trang trên Lái Thiêu.
Một trong những tác phẩm Dương Hùng Cường để lại đời là BUỒN VUI PHI TRƯỜNG viết về cuộc sống của những người lính Không Quân ở những phi trường quân sự.
Ðạo Cù Trần Tam Tiệp, bị bại liệt, đã từ trần ở Paris.
—–
Đạo diễn HOÀNG VĨNH LỘC
Người Tình mất hết chân tay
Trái tim Hoàng gửi nơi này quê hương.
Sài Gòn Bến Cũ mù sương
Nhớ ơi Vĩnh Lộc trên đường Bô Na.
Hoàng Vĩnh Lộc bị bắt Tháng Ba năm 1976 trong đợt bọn Công An Cộng Sản bắt tù những văn nghệ sĩ Sài Gòn. HV Lộc bị tù ở Nhà Tù Số 4 Phan đăng Lưu. Trong số những bộ phim Hoàng Vĩnh Lộc làm đạo diễn có hai phim nổi tiếng là NGƯỜI TÌNH KHÔNG CHÂN DUNG, XIN NHẬN NƠI NÀY LÀ QUÊ HƯƠNG. Trở về nhà ở Phú Nhuận, HV Lộc từ trần trong sầu muộn năm 1981.
Vào lúc gần tối một ngày mùa mưa tôi đến nhà Hoàng Vĩnh Lộc chào anh lần cuối. Hôm nay khi viết những dòng chữ này, tôi thấy ẩn hiện những hình, những ảnh buổi chiều gần tối năm xưa, tôi ngồi dưới tấm bạt căng trên bãi cỏ trứơc nhà làm chỗ tiếp khách đến viếng tang, nghe tiếng mưa rơi lộp bộp trên tấm bạt, nhìn vào căn nhà nhỏ thấy quan tài của anh với mấy ngọn nến nhỏ leo lét.
Tôi nhìn thấy Hoàng Vĩnh Lộc lần đầu vào một buổi chiều năm 1952. Lúc ba, bốn giờ chiều, nắng vừa dìu dịu, tôi đứng trên vỉa hè đường Bô-na, trước Hàng Ăn Kim Hoa, cạnh rạp Xi-nê Casino de Saigon, thấy Hoàng Vĩnh Lộc đến trên chiếc xe Peugeot Mui Trần, thường được gọi là xe Peugeot 203 Decapotable. Chiều ấy HV Lộc bận toàn đồ trắng, chiếc xe anh đi cũng mầu trắng. Năm 1952 HV Lộc đóng vai chính trong phim BẾN CŨ, phim mầu, của AnPha Thái Thúc Nha. Phim chưa chiếu, anh đã được coi là một jeune premier của Ðiện Ảnh Sài Gòn.
Tôi nhớ mãi hình ảnh ấy của Hoàng Vĩnh Lộc buổi chiều nắng vàng năm 1952 trên đường Bô-na; đã 60 mùa thu lá bay, tôi vẫn nhớ. Năm xưa ấy trên đường Bô-na, Sài Gòn, Hoàng Vĩnh Lộc 30 tuổi, tôi 20.
—–
Nhà văn HIẾU CHÂN NGUYỄN HOẠT
Trăng Nước Ðồng Nai vui Tỵ Bái
Chí Hòa lao ngục thở hơi tàn.
La Khê Công Tử Hiếu Chân
Nói hay Ðừng vẳng cung đàn Liêu Trai.
Những năm 1956, 1957, Nhà Văn Nguyễn Họat viết truyện dàiTRĂNG NƯỚC ÐỒNG NAI trên Nhật báo TỰ DO. Sau đó anh viết truyệnTỵ Bái, dịch truyện LIÊU TRAI, giữ mục Nói hay Ðừng trên Nhật báo TỰ DO. Anh bị bắt cùng với các văn nghệ sĩ Doãn Quốc Sĩ, Dương Hùng Cường, Duy Trác và bị khép vào cùng một nhóm gọi là nhóm Biệt Kích Cầm Bút. Anh từ trần trong đêm ở Nhà Tù Chí Hòa năm 1988.
Quê ngọai của anh Nguyễn Họat ở làng La Khê ngay bên thị xã Hà Ðông. Có năm anh dậy học ở Trường Tư Thục Tự Ðức trong thị xã, tôi là học trò của anh.
—–
Trăng Nước Ðồng Nai vui Tỵ Bái
Chí Hòa lao ngục thở hơi tàn.
La Khê Công Tử Hiếu Chân
Nói hay Ðừng vẳng cung đàn Liêu Trai.
Những năm 1956, 1957, Nhà Văn Nguyễn Họat viết truyện dàiTRĂNG NƯỚC ÐỒNG NAI trên Nhật báo TỰ DO. Sau đó anh viết truyệnTỵ Bái, dịch truyện LIÊU TRAI, giữ mục Nói hay Ðừng trên Nhật báo TỰ DO. Anh bị bắt cùng với các văn nghệ sĩ Doãn Quốc Sĩ, Dương Hùng Cường, Duy Trác và bị khép vào cùng một nhóm gọi là nhóm Biệt Kích Cầm Bút. Anh từ trần trong đêm ở Nhà Tù Chí Hòa năm 1988.
Quê ngọai của anh Nguyễn Họat ở làng La Khê ngay bên thị xã Hà Ðông. Có năm anh dậy học ở Trường Tư Thục Tự Ðức trong thị xã, tôi là học trò của anh.
—–
Phạm Thiên Thư
Ai về hỏi Phạm Thiên Thư
Ngày xưa Hoàng Thị bây chừ ở đâu?
Ðộng Hoa Vàng có tên nhau
Sao nhau tình nghĩa qua cầu gió bay?
Hẹn nhau tròn cuộc nhau này
Sao nhau cánh dzế chồn lây đổi mầu?
Ðã buồn Từ Thức lấm đầu,
Lại thương Hoàng Thị về đâu bây giờ?
Những năm 1980, Phạm Thiên Thư làm thơ Chào Mừng Sinh Nhật Hồ Chủ Tịch. Ông làm nhiều Thơ ca tụng cuộc sống trong sáng của nhân dân trong chế độ xã hội chủ nghĩa và gọi loai Thơ này là Thơ Hồng.
hoanghaithuy
Ai về hỏi Phạm Thiên Thư
Ngày xưa Hoàng Thị bây chừ ở đâu?
Ðộng Hoa Vàng có tên nhau
Sao nhau tình nghĩa qua cầu gió bay?
Hẹn nhau tròn cuộc nhau này
Sao nhau cánh dzế chồn lây đổi mầu?
Ðã buồn Từ Thức lấm đầu,
Lại thương Hoàng Thị về đâu bây giờ?
Những năm 1980, Phạm Thiên Thư làm thơ Chào Mừng Sinh Nhật Hồ Chủ Tịch. Ông làm nhiều Thơ ca tụng cuộc sống trong sáng của nhân dân trong chế độ xã hội chủ nghĩa và gọi loai Thơ này là Thơ Hồng.
hoanghaithuy
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 421
Thursday, 20 October 2016
MIỀN TRUNG - BIỂN ĐÔNG
LÊ DŨ CHÂN * THẢM HỌA MIỀN TRUNG
Thảm họa biển miền Trung và những tội đồ dân tộc
Lê Dủ Chân (Danlambao) - Biển miền Trung nhiễm độc, cá chết trắng bờ, trắng đáy biển, nguyên do chưa được minh xác, thủ phạm chưa tìm ra, mức độ độc hại chưa được xác định thì thái độ, lời nói, và hành động của những cá nhân, những tổ chức có trách nhiệm lãnh đạo đất nước, quản lý xã hội, định hướng dư luận có mục đích gì nếu không phải là dùng tính mạng người dân để bao che cho tội phạm, khỏa lấp sự hèn nhược, bất tài, vô trách nhiệm của đảng và nhà nước cộng sản hiện nay. Thảm họa môi trường biển miền Trung có thể bị nhận chìm và bị quên lãng nhưng những tên đem tính mạng và sức khỏe của nhân dân đánh đổi cho sự cai trị của mình sẽ mãi mãi là tội đồ của dân tộc Việt Nam...
*
Môi trường biển miền Trung từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - Đà Nẳng đã bị nhiễm độc, cá chết trắng bờ, trắng đáy biển từ đầu tháng 4/2016 đến nay đã hơn hai tháng nhưng nguyên nhân cũng như thủ phạm gây ra vẫn bặt vô âm tín.
"...Sinh hoạt đánh bắt thủy hải sản để mưu sinh từ bao đời nay của hàng ngàn hộ dân đã bị hoàn toàn đình trệ. Hàng ngàn hecta đầm hồ nuôi trồng thủy hải sản và làm muối đang lâm vào cảnh khốn đốn. Thực phẩm độc hại lan tràn, dịch vụ nghề cá và du lịch đang chịu những hậu quả tai hại. Nghiêm trọng nhất, sức khỏe và mạng sống của hàng triệu người dân trong và ngoài nước đang bị đe dọa. Tương lai của nòi giống Việt sẽ đi về đâu khi phải sống trong một môi trường tệ hại mà ngay cả tôm cá, với bản năng tự nhiên mãnh liệt của nó, cũng không sống nổi.
Sự kiện này không còn là một biến cố nhất thời, mà là một thảm họa cho thế hệ hiện tại và cho cả các thế hệ tương lai..." (*)
Trước thảm họa có tầm mức quốc gia như thế, lãnh đạo đảng cộng sản và nhà nước của nó đã ở đâu, làm gì đến nổi người dân phải tuyệt vọng kêu lên rằng: "Dân đang gặp nguy nan lãnh đạo đảng lang thang chỗ nào?" (**)
Thì đây:
1- Nguyễn Phú Trọng - UV/BCT/TUĐ - Tổng Bí Thư đảng CSVN:
Ngày 22/4 (16 ngày sau khi vụ thảm họa xảy ra), Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Hà Tĩnh, khu liên hiệp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương Formosa Hà Tỉnh, nhưng y không có một lời nào đề cập đến thảm họa biển nhiễm độc, cá chết hàng loạt tại tỉnh này.
Khi trở về lại Ba Đình thì công việc cần làm ngay của Trọng là: "Chỉ thị ủy ban Kiểm Tra trung ương, ban Nội Chính trung ương, ban Tổ Chức trung ương, bộ Công An, ban Cán Sự đảng bộ Công Thương, bộ Tài Chính, Kiểm Toán nhà nước, ban Thi Đua Khen Thưởng trung ương, tỉnh ủy Hậu Giang và tập đoàn Dầu Khí quốc gia Việt Nam (huy động gần như nguyên cả hệ thống đảng!?) khẩn trương kiểm tra, xem xét và báo cáo kết quả với Ban Bí thư về câu chuyện siêu xe Lexus biển số xanh của Phó Chủ Tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh".
2- Trần Đại Quang - UV/BCT/TUĐ - Chủ Tịch nước CHXHCNVN:
Thô bạo đàn áp biểu tình, khủng bố công dân đòi "biển sạch, nhà nước minh bạch" trong suốt hai tháng qua.
3- Nguyễn Thị Kim Ngân- UV/BCT/TUĐ - Chủ Tịch Quốc Hội và 500 đại biểu Quốc Hội:
Ngậm miệng ăn tiền, xem như biển miền Trung, các tỉnh thành miền Trung, dân miền Trung là phần biển, phần đất, là cử tri của một nơi xa lạ nào đó ngoài lãnh thổ Việt Nam.
4- Nguyễn Xuân Phúc - UV/BCT/TUĐ - Thủ Tướng Chính Phủ:
Cổ vũ, tán dương hành động xúi dục nhân dân ăn cá, tắm biển nhiễm độc của tay chân bộ hạ: "...Hoan nghênh hình ảnh các bộ trưởng, lãnh đạo các địa phương trực tiếp ăn cá, tắm biển. Những hành động này đã củng cố niềm tin, động viên người dân, khách du lịch yên tâm sử dụng các sản phẩm thủy hải sản và dịch vụ du lịch..."
5- Trương Minh Tuấn - Bộ Trưởng TT&TT, Nguyễn Xuân Anh - Bí thư thành ủy Đà Nẵng, Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch UBND Tp Đà Nẵng, Nguyễn Điểu - Giám đốc Sở TN&MT Đà Nẵng:
Trình diễn màn ăn cá, tắm biển tại Quảng Bình, Thanh Hóa, Đà Nẵng làm guơng cho người dân noi theo.
6- Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế:
"...Theo kết quả mới nhất, các loại thủy hải sản tươi sống hay nước biển ở các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh đều ở mức an toàn..."
7- Cao Đức Phát - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:
"...Khẳng định, ngư dân hoàn toàn có thể ra khơi, đánh bắt cá xa bờ trong phạm vi ngoài 20-30 hải lý..."
8- Võ Tuấn Nhân - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường:
"...Có hai nguyên nhân gây ra thảm họa là hóa chất hay "tảo nở hoa chứ không chắc chắn chất độc thải ra từ nhà máy thép Formosa..."
9- Hoàng Dương Tùng - Cục phó Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT):
"...Cá chết có thể là do sức ép của âm thanh, sóng, động đất..."
10- Nguyễn Hùng Long, Cục phó cục An toàn Thực phẩm Bộ Y tế:
"...Mỗi ngày ăn 2 lạng cá chứa Phenol không gây hại sức khỏe..."
11- Nguyễn Thành Phát - Phó đồn công an huyện đảo Lý Sơn:
"...Nguyên nhân 40 tấn cá chết ở huyện Lý Sơn là do trời nắng nóng và có dòng nước nóng của hải lưu đi qua không phải do bị chất độc..."
12- Trương Việt - Chủ Tịch phường Hoà Hiệp Bắc, Liên Chiêu Đà Nẵng:
"...Gà chết vì ăn quá no không phải vì ăn cá nhiểm độc..."
13- Võ Tá Đinh - Giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh:
"...Nước biển 6 bãi tắm ở Hà Tĩnh đều đạt chỉ tiêu an toàn..."
Ngoài những phần tử đầu não điển hình trên, bọn "ruồi xanh bu quanh xác cá" để kiếm ăn còn nhiều, nhiều vô số kể, cụ thể như hệ thống báo chí lề đảng, hệ thống truyền thanh truyền hình nhà nước, các tổ chức, đoàn thể nối dài, tay sai của đảng như Mặt Trận Tổ Quốc, đoàn Thanh Niên cộng sản Hồ Chí Minh, Dư luận viên... và ngay cả một số cá nhân gọi là trí thức XHCN cũng nhào vô phụ họa với bọn đồ tể để hại dân.
Biển miền Trung nhiễm độc, cá chết trắng bờ, trắng đáy biển, nguyên do chưa được minh xác, thủ phạm chưa tìm ra, mức độ độc hại chưa được xác định thì thái độ, lời nói, và hành động của những cá nhân, những tổ chức có trách nhiệm lãnh đạo đất nước, quản lý xã hội, định hướng dư luận nêu trên có mục đích gì nếu không phải là dùng tính mạng người dân để bao che cho tội phạm, khỏa lấp sự hèn nhược, bất tài, vô trách nhiệm của đảng và nhà nước cộng sản hiện nay trong trách nhiệm lãnh đạo đất nước của mình.
Thảm họa môi trường biển miền Trung có thể bị nhận chìm và bị quên lãng nhưng những tên đem tính mạng và sức khỏe của nhân dân đánh đổi cho sự cai trị của mình sẽ mãi mãi là tội đồ của dân tộc Việt Nam.
23.06.2016
_____________________________________
Chú thích:
(*) Trích từ Thông cáo về thảm họa ô nhiễm môi trường biển tại miền Trung của ban Công lý và Hòa bình Giáo Phận Vinh ngày 27/04/2016.
(**) Câu hỏi trên tấm biểu ngữ của một cô gái thuộc gia đình ngư dân Hà Tĩnh mang theo trong lúc đi biểu tình trước thảm họa môi trường biển miền Trung: "Dân đang gặp nguy nan lãnh đạo đảng lang thang chỗ nào?"
Tuesday, June 21, 2016
VIỆT NAM & BIỂN ĐÔNG
Mỹ tiên đoán Trung Cộng sẽ tiến đánh Việt Nam
Theo nguồn tin mới nhất mà chúng tôi mới có được là các giới chức cao cấp của Hoa Kỳ tin rằng Trung Quốc chắn chắn sẽ tấn công Viêt Nam trong một thời gian rất gần, có thể là trong vòng tháng sau, hoặc chậm lắm là trong phạm vi mùa hè này. Theo một nguồn tin đáng tin cậy khẳng định, đây là một nguồn tin chính xác, đáng tin cậy và mong rằng người dân và chính phủ CSVN phải chuẩn bị để đối phó với tình huống xấu nhất. Các giới chức Hoa Kỳ đã đưa ra những phân tích và nhận định tình hình cũng như các lý do chính (4 lý do) vì sao Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam, sau khi họ rút dân Tàu và các phương tiện làm ăn ra khỏi Việt Nam.
According to the latest news that we received from the analysts and U.S high ranking officials believing that China will attack Vietnam within the near future. The time frame would be next month or within this Summer. The source confirmed that the information is reliable and expects the Vietnam government and its people be prepared for the worse. The source also laids out the main reasons why China would imminently attack Vietnam after they repatriate their citizens and withdraw business out of Vietnam.
1) Mộng bành trướng vươn ra biển lớn - Đây là một chính sách, một chiến lược nhất quán, khó có thể thay đổi của Trung quốc, là phải bằng mọi giá phải chiếm và làm chủ phần lớn khu vực biển đông. Vì đây là con đường huyết mạch, giao thương chính của các cường quốc Chấu Á (Nhật Bản, Singapore và Nam Hàn) và thế giới. Một khi làm chủ, khống chế được khu vực này, thì Trung quốc xem như đã khống chế được cả khu vực Châu Á và tuyến đường hàng hải quan trọng của Thế giới. Giở lại những trang lịch sử thế giới cho thấy, Trung Quốc luôn luôn có tham vọng xâm chiếm lảnh thổ của các nước khác trong khu vực có lảnh thổ, đường biên giới giáp ranh với Trung Quốc.
Đặc biệt Việt Nam là một quốc gia đã từng bị Trung Quốc xâm chiếm và cai trị cả hàng ngàn năm về trước, qua nhiều các triều đại phong kiến trước đây. Qua trải nghiệm của lịch sử, mỗi khi đất nước Trung Quốc có sự hưng thịnh, phát triển vế quân sự, kinh tế và khi có đủ sức mạnh, có đủ tự tin để tiến hành cuộc xâm lăng là họ sẽ ra tay tấn công các nước láng giềng. Trên thực tế, từ ngàn xưa cho tới nay, Trung quốc chưa bao giờ là người láng giềng hoà bình đối với các nước láng giềng xung quanh. Trung cộng chỉ hòa bình với các nước láng giềng, khi nội lực đất nước của họ có vấn đề và họ không đủ sức để thực hiện mộng bá quyền.
The dream of expanding and controlling the seaway - this is the strategic policy which is made by China top leaders and is unchangeable that China must find a way out to totally control the South China Sea (Vietnam often calls East Sea) leading to totally control the connection to the Indian Ocean and its surrounding seas. Because this is the vital route,where International trading and Other Asian Superpower Countries like Japan, Singapore and South Korea use to go by. Once controlling this seaway, China nearly can control the whole Asia. Turning back the World History indicating that China often showed ambition of invading other countries whose boundaries shared with China. Vietnam, a special country which was invaded and ruled by China for a thousand years. Throughout the history, once can observe that everytime China turns prosperous in both economy and military then its neighboring countries will face trouble with China invasion.
2) Tại sao lại rơi vào thời điểm này - trước khi quyết định đặt giàn khoan HD981 Trung quốc chắc chắn đã tính toán rất kỹ lưởng. Vì ở vào giai đoạn này, Trung quốc được cho là hưng thịnh nhất, cả về quân sự lẫn kinh tế và theo các giới phân tích cho biết, nếu như một chọi một (One on One conflict) mà Việt Nam không có sự giúp đỡ, tiếp sức của một cường quốc khác, thì Trung Quốc sẽ đánh bại quân đội Việt Nam trong vòng 2 tuần, cả trên biển lẩn trên đất liền. Ở vào thời điểm hiện tại Việt Nam đang bơ vơ, không có một đồng minh quân sự, không một hiệp ước để bảo vệ lãnh thổ như các nước khác đang làm như Nhật, Nam Hàn hay Philippines. Vậy đây là một cơ hội tốt để cho Trung Quốc “nuốt chửng và tấn công Việt Nam.” Một phần Trung Quốc muốn dùng Việt Nam để làm thí nghiệm sức mạnh quân sự của mình.
Ở cuộc chiến này, nhiều phần Trung Quốc sẽ đưa ra các khí tài, các vũ khí tối tân nhất của mình ra sử dụng (Hoa Kỳ tin rằng TQ sẽ không dám sử dụng đến bom hạt nhân), không phải vì vũ khí của Việt Nam hiện đại, hay quân đội Việt Nam chiến đấu anh hùng. Nhưng Trung Quốc muốn răn đe, phô trương các cơ bắp của mình với các nước khác trong khu vực, có nước có hiệp ước phòng thủ với Hoa Kỳ như Philippines hay Nhật Bản. Một phần khác, Trung Quốc muốn đo lường mức độ phản ứng của Hoa Kỳ và các giới cường quốc phương Tây như thế nào đối với vấn đề biển đông. Vì thế Việt Nam sẽ là con mồi tế thần đầu tiên mà Trung quốc sẽ thưc hiện cho những tham vọng bành trướng của mình, cho dù giới lãnh đạo chóp bu đảng CSVN hay quân đội có giơ tay đầu hàng thì Trung quốc cũng vẫn sẽ nổ súng và những thứ vũ khí hiện đại nói trên vẩn sẽ được đưa ra sử dụng trong cuộc chiến, chỉ là số lượng sẽ nhiều hơn khi Việt Nam cương quyết chống cự, và ít đi nếu như Việt Nam tuyên bố đầu hàng sớm.
Giới phân tích tình hình cũng đặt ra câu hỏi ngược lại là, nếu như Trung quốc không ra tay trong lúc này, thì Trung quốc sẽ phải đợi đến thời điểm nào? Vì như đã nói ở lý do trên là vươn ra biển lớn (khống chế biển đông là một chính sách lớn không đổi của Trung quốc).
Câu trả lời là, nếu như Trung quốc đợi thêm vài năm tới, có lẻ Trung quốc sẽ không còn cơ hội nào khác nữa (phải nói rằng rất khó). Thứ nhất, quân đội Việt Nam sẽ ngày càng gia tăng và trau dồi huấn luyện, cũng như sở hữu thêm các loại vũ khí hiện đại, qua các hợp đồng mua bán vũ khí từ Nga (các Tàu Kilo) các loại hoả tiển đất đối không, đất đối biển, các loại vũ khí diệt tàu ngầm và chiếm hạm, mà các loại vũ khí này là những vũ khí tiên tiến không thua Trung quốc là mấy và sẽ gây ra những hậu qủa tổn thất khó lường cho quân Trung Quốc. Cuộc chiến trên bộ năm 1979 là một bài học nhớ đời cho giới lãnh đạo Trung quốc vì đã không tính toán được mức độ phản kháng và sự tinh nhuệ của quân đội Việt Nam.
Trong vài năm tới nữa, biết đâu Việt Nam sẽ tìm ra được lối thoát về chính trị (đa đảng), cũng như nhận được sự thoả hiệp của Hoa Kỳ và từ đó dẫn đến một liên minh quân sự với Hoa Kỳ như Nhật và Philippines đang có. Và tới lúc đó mộng bành trướng vươn ra biển lớn của Trung quốc sẽ khó khăn vô cùng, nếu không muốn nói là vô phương,không còn cơ hội. Vì lúc đó Trung quốc không những phải trực tiếp đối đầu vơí Hoa Kỳ mà còn là các đồng minh của Hoa Kỳ ở Châu Á nữa.
Kế đến - Hoa Kỳ và các cường quốc Phương Tây đang bận rộn đối phó với Puttin qua cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine và vùng Trung Đông (Syria), Afghanistan và Iraq cho nên Hoa Kỳ sẽ không có đủ sức để có hành động can thiệp quân sự mạnh bạo nào (nếu có) vào biển đông. Thêm vào đó Puttin lúc này rất đang cần sự liên minh với Trung quốc để đối phó với Hoa Kỳ và khối Nato trong vấn đề Ukraine. Cho nên Nga sẽ bằng mọi cách ủng hộ, lấy lòng và thậm chí sẽ liên minh với Trung quốc trong vấn đề biển đông. Đây là cơ hội có một không hai mà Tập Cận Bình đã thấy được, cho nên hắn sẽ không bao giờ bỏ qua.
Timing - why does it have to be this timing? Before deciding to place the HD-981 oil rig within the Vietnam Water Territory, China must have put a very careful thought with its calculation and the aftermath of its action. At this timing, it is believed that China reaches the maturity levels of both prosperity and military expansion. Some American political analysts predict that “for One on One Conflict” which Vietnam has no back-up or support, which is true at the moment from one of the world superpower (America or Russisa) China can defeat and beat up Vietnam within two weeks on both fronts (sea and land wars). At this timing Vietnam is lonesome by itself and has no military coalitions to defend the country like others have done in the region such as Japan and Philippines. So China thinks this is the golden opportunity to take over the whole Vietnam seaway. Some analyst also thinks that China wants to use Vietnam as a specimen to test their military strength.
At this war, China would pull out its most modern weapons and capabilities to show off their muscles to scare off other neighbors as well. Those who form a military coalitions with the U.S such as Japan and Philippines. Another reason is that China wants to measure out the reactions from the Obama Administration on the issues of South China Sea. So in this war, Vietnam is a scapegoat to be tested by China for its aggression regardless the Vietnamese troop decides whether to take the fight or give up.
The analysts also try to reverse the question if not now then when will it be given that the reason #1 is the must? The answer is that if China would not do it now then there might be no chance or no hope for them. Because within the next few years, Vietnam military will significantly get improved in both training and upgrading the weapons and those weapons would be the same grade or equivalent to those China posseses today. So if the war bursts out in the next few years then China would not know for sure who could win the war.
The war with Vietname in 1979 was a typical example and was a lesson learned for those Chinese leaders for failing to understand the enemy capabilities. And who knows what will be happening in the next few years when Vietnam could internally find out a political solution and then form a military coalition with the U.S like Japan and Philippines have then there will be no chance for China. At that time, China will take a direct war with the US.
Another reason is that the US and the Nato superpower countries are too busy to deal with crisis in Ukraine, Syria, Afghanistan and Iraq, they can not divert their powers to help the situation in the South China sea (East sea) even if they really want to. In addition, Puttin really needs China to form a coalition to face off with the US and Nato. In any mean, Russia will take side with China against the US. Seeing this opportunity, Chinese leaders will not let go this opportunity.
3) Giới lãnh đạo chóp bu của đảng CSVN và các tướng lãnh bị Trung Quốc mua chuộc - hầu hết dân chúng Việt Nam đều biết, tất cả các quan chức đảng viên chop bu trong đảng CSVN đều dựa vào Trung quốc, để được giữ ghế, được chức vị, đươc tham nhũng. Phải nói chính xác rằng hiện nay tất cả các chức vị quan trọng trong đảng CSVN đều do bàn tay Trung Quốc đưa lên hay thao túng. Những khuôn mặt điển hình nhất phải kể đến là Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Phùng Quang Thanh, Nguyễn Chí Vịnh, Trần Đại Quang, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân, Đinh Thế Huynh... Về phần các tướng lảnh quân đội, các cấp chỉ huy, các chính ủy từ Quân Đoàn, Sư Đoàn, đều do bàn tay Trung Quốc đào tạo và mua chuộc.
Người dân Việt Nam đã nhiều lần được kiểm chứng những sự việc này qua các chuyến viếng thăm, đào tạo của các vị này tại Trung quốc, qua những phát biểu trên báo chí, mà ngay chính các tờ báo đảng ở trong nước đã đưa tin. Vậy khi cuộc chiến xảy, chính những tên tướng này sẽ quay lại trở cờ, họ sẽ trở thành một tập đoàn tay sai bán nước cho Trung cộng, sẽ mật báo, bán tin cho quân Trung cộng, như đã từng làm ở cuộc chiến “Núi Lão Sơn”, và kết qủa là hơn 4000 quân lính Việt Nam bị bán đứng, bị chết thảm. Sau đó xác của các binh lính bị vùi tập thể và bị thiêu đốt,không một nấm mồ.
Cuộc chiến ở Trường Sa năm 1988 là một ví dụ điển hình khác, khi đó hải quân Việt Nam bị khóa tay, không được bắn trả vì lệnh trên của TW đảng, và vô hình chung hải quân Việt Nam bị biến thành những bia tập bắn cho bọn lính Trung cộng, mà cho tới ngày hôm nay giới lãnh đạo chóp bu của đảng CSVN vẫn không dám nhắc đến, không dám tưởng niệm.
Hiện nay, nếu chiến tranh xảy ra thì Trung quốc chỉ cần lo đối phó với sự phản kháng của các cấp chỉ huy ở cấp tiểu đoàn, hoặc Trung Đoàn là cùng, các cấp chỉ huy cấp tá đổ xuống. Vì các cấp này không đủ lớn để Trung Quốc mua chuộc. Nhưng các cấp này sẽ bị các tên tướng tay sai thao túng và mua chuộc, hoặc bị buộc phải buông súng đầu hàng sau những loạt đạn phàn kháng đầu tiên.
4) Giới lãnh đạo CSVN không đươc Lòng Dân - Với chế độ độc tài toàn trị của đảng CSVN, giới lãnh đạo chóp bu của CSVN đã thừa biết, họ không được lòng dân. Ở thời điểm bùng nổ và phát triển của Internet toàn cầu, tất cả những yếu kém, những bê bối, tham nhũng của giới lãnh đạo CSVN đã và đang lần lượt được phơi bày ra ánh sáng, truớc mắt người dân. Càng ngày người dân càng tỏ ra không phục và chống đối lại đảng CS, điển hình nhất là những cuôc xuống đuờng của dân oan, phản đối những hành động cướp đất của chính quyền.
Các cuộc biểu tình chống Trung quốc mổi khi có tin nóng như ngư dân Việt Nam bị Trung quốc đánh đập đòi tiền chuộc. Những cuộc biểu tình của những nhà yêu nước lên án, phản kháng lại những nhượng bộ, những hành động cuối đầu hèn hạ của các giới chức chóp bu trong đảng CS đã nhượng bộ với Trung Quốc trong vấn đề đất đai lảnh thổ và chủ quyền. Thêm vào đó, những nhu cầu đòi hỏi của người dân về sự phân minh của luật pháp,về những cải tố yếu kém của đất nước, như nạn tham nhũng hoành hành trở thành quốc nạn, sự xuống cấp suy đồi về đạo đức, sự lạc hậu và xảo trá của những kẻ rao giảng CNCS Mác-Lênin và những tệ nạn của xã hội trực tiếp, do sự lãnh đạo yếu kém và độc tài của đảng CS gây ra. Và những yêu cầu này đã không được đáp ứng giải quyết, dẩn đến người dân đòi hỏi phải có một thể chế minh bạch và dân chủ hơn, mà những đòi hỏi này đám chóp bu CS đểu xem là những tử huyệt đối với sự cai trị của đảng. Nếu như một khi chiến tranh xảy ra thì chắn chắn, trong nội bộ và trong đất nước sẽ có loạn và vô hình chung sẽ đẩy Việt Nam vào cuộc khủng hoảng cả trong lẫn ngoài. Đây là một lý do nữa mà Trung cộng đã nghĩ tới và chúng xem là một cơ hội thuận lợi để tấn công Việt Nam.
Khi đọc những dòng phân tích này, người viết đã bàng hoàng và dàn dụa nước mắt, khóc cho quê hương, cho dân tộc Việt Nam sẽ tang thương trong những ngày tháng sắp tới. Anh em chúng tôi đã ngồi xuống bàn bạc và cùng nhau đưa ra những giải pháp để hòng có thể làm một chút gì cho đất nước, chúng tôi mong rằng những người lãnh đạo chóp bu trong đảng CSVN hiện nay, nếu còn một chút lòng yêu tổ quốc và dân tộc thì xin hãy xem lại những đề nghị của chúng tôi như sau:
1) Thứ nhất - phải nhanh chóng trừ khử những bọn tay sai bán nước cho Trung cộng. Một đất nước mà trong đó đầy dãy những căn bệnh ung thư, đầy dãy những sâu mọt, thì làm sao có thể đối phó với kẻ thù từ bên ngoài, vốn dĩ mạnh hơn ta gấp nhiều lần. Và nếu như làm, thì phải nhanh chóng làm ngay từ bây giở, trước khi, bọn Trung cộng khai chiến, kẻo sẽ qúa muộn. Nói tới vấn đề thanh trừng, trừ khử bọn tay sai bán nước, khi chúng còn đang tại chức, tại quyền qủa là chuyện không phải dể dàng, và cũng không có mấy người có thể làm được. Nhìn lại hàng ngũ chóp bu trong đảng CSVN hiện nay, ta có thể thấy được con số không qúa 3 người có thể làm được việc này. Nhưng ai trong số 3 người này vẫn còn có lòng yêu nước và dám làm chuyện lớn thỉ chúng ta không thể đoán được. Nhưng nếu làm thì các bước có thể nên thực hiện như sau:
2) Thứ Hai: Bí mật hợp tác với quân đội - nhớ kỹ chỉ nên hợp tác với các cấp tiểu đoàn hay trung đoàn mà thôi (cấp tá mà thôi). Như đã đề cập ở trên, các cấp tá hiện nay nhiều người chưa bị nhúng chàm với bọn Trung cộng, vì chưa đủ lớn. Tất cả các tướng lãnh trong quân đội hiên nay hầu hết, đều là tay sai của Trung cộng và không đáng tin cậy.
3) Thứ Ba: Dựa vào sức Dân - hãy bí mật kêu gọi sự hợp tác, ủng hộ của những người yêu nước, những người từng bị tù ra khám, bị đánh đập vì biểu tình yêu nước. Những lớp người này có sức mạnh lôi kéo được số lượng đông đảo quần chúng tham gia. Đặc biệt lớp người này là lớp người yêu nước thật sự (không thể giả được). Lực lượng này cộng với sự góp sức đông đảo của quần chúng sẽ dể dàng khống chế tất cả các tên tay sai bán nước.
4) Thứ Tư: Không dựa vào bọn côn an - như đã thấy bọn côn an chỉ là bọn kiêu binh của đảng CS và là kẻ trực tiếp gây ra biết bao nợ máu với người dân, với những người yêu nước. Bọn này không đáng tin cậy và sẻ trở cờ như trở bàn tay.
5) Thứ Năm: Khi thời cơ đến thì phải mau chóng kêu gọi giới quân đội và những người yêu nước làm một cuộc đảo chính, lật đổ bắt giam hết tất cả những tên bán nước trong TW đảng. Trong trường hợp gặp phải sự phản kháng của bọn tay sai bán nước, chúng ta sẽ kêu gọi sự giúp đở của chính phủ Hoa Kỳ gởi quân can thiệp (nếu cần sự giúp đỡ của chúng tôi thì xin hãy lên tiếng) chúng tôi hứa là sẽ làm hết sức mình với trái tim và mạng sống của chính mình.
6) Thứ Sáu: Mau chóng tuyên bố giải tán đảng CS và tuyên bố đa đảng trên các đài truyền hình, đài phát thanh và kêu gọi sự ủng hộ của thế giới (đặc biệt là Hoa Kỳ), giúp Việt Nam ổn định trật tự. Một khi có sự hổ trợ của quân đội Hoa Kỳ, có mặt ở Việt Nam thì giấc mơ bành trướng, xâm chiếm biển đông và cái đường lưởi bò của Trung cộng sẽ tự dưng biến mất.
Xin được nhắc lại rằng, thời gian rất gấp rút và Việt Nam phải nên thực hiện các bước đi đã nêu trong phạm vi mùa hè này, trước khi bọn Trung cộng khai chiến, nếu không sẽ không kịp và Việt Nam có lẻ sẽ bị xoá sổ, bị Trung cộng cai trị đồng hóa như Tây Tạng, nếu như chiến tranh xảy ra.
Mike Nguyễn
Ông nói: "Liên quan tới quần đảo Senkaku mà người Trung Quốc gọi là Điếu Ngư Đài, Nhật Bản đã đặt tình huống bị Trung Quốc tấn công, chiếm lĩnh.
"Họ không chỉ tính toán suông, mà có thể đã có những bàn bạc với đối tác, đồng minh chiến lược của mình, mà như thực tế đã chứng tỏ Hoa Kỳ đã tuyên bố an ninh của quần đảo Senkaku nằm trong phạm vi trách nhiệm đồng minh để hậu thuẫn và bảo vệ của Hoa Kỳ."
"Ai sẽ hậu thuẫn Việt Nam nếu xảy ra một cuộc xung đột được nâng lên thành cấp độ xung đột quân sự và thậm chí là một cuộc chiến tranh, dù là một cuộc hải chiến chớp nhoáng?
"Liệu trong trường hợp đó nước Nga có tạo ra áp lực hòa bình hay quân sự để bảo vệ Việt Nam hay không? Và tương tự, phía Hoa Kỳ có giúp đỡ Việt Nam hay không để Việt Nam có thể bảo vệ được các vùng biển, đảo của mình?"
Tiến sỹ Sabouret nói: "Ba cường quốc đang hiện diện và muốn khẳng định sức mạnh, ảnh hưởng ở các vùng biển khu vực, đó là Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga.
"Hoa Kỳ có vẻ đã có những động thái kiềm chế Trung Quốc và về phần mình Trung Quốc có vẻ đã tỏ ra không sợ ai, bằng chứng là họ đã thách thức, đe dọa các quốc gia như Nhật Bản, Philippines và mới nhất là Việt Nam."
Ông nói: "Sự căng thẳng đang gia tăng giữa Trung Quốc với Việt Nam, Trung Quốc với Nhật Bản và Trung Quốc với Philippines. Trước khi sự căng thẳng vượt quá giới hạn, có thể các cường quốc Mỹ, Trung Quốc và Nga sẽ phải ngồi xuống với nhau để bàn bạc."
"Nếu họ (Trung Quốc) thấy Việt Nam có sự hậu thuẫn, chẳng hạn được sự bảo vệ rõ ràng từ Nga hay Mỹ, thì có lẽ họ còn phải nghĩ lại, nhưng nếu Việt Nam hoàn toàn đơn độc, thì thế nào? Việt Nam nên khẩn trương chuẩn bị một kịch bản ứng phó xung đột chớp nhoáng, thậm chí là chiến tranh."
Nhà nghiên cứu châu Á cũng đưa ra dự báo: "Trung Quốc đã đang trở thành một thế lực kinh tế, tài chính, và theo cách thức mà họ đang thể hiện, có thể dự đoán rằng trong một vài chục năm tới đây, họ cũng muốn trở thành một thế lực quân sự số một thế giới bên cạnh là thế lực kinh tài hàng đầu."
Hôm 19/5, một nhà quan sát từ Hà Nội nói với BBC, có thể Trung Quốc đã có những toan tính, tính toán rất kỹ lưỡng từ trước khi đi nước cờ hạ đặt 'giàn khoan 981'.
Không chỉ cho rằng Trung Quốc đã 'tương kế, tựu kế' khi Việt Nam có phản ứng mạnh, nhà quan sát này nói có các dấu hiệu cần kiểm chứng thêm rằng đã có bàn tay đạo diễn từ trước cho các cuộc 'bạo loạn' làm đánh lạc hướng dư luận quốc tế và khu vực, nhằm 'tiếp tay' cho động thái hạ đặt giàn khoan.
Trao đổi với BBC từ Hà Nội, Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ Việt Nam Hà Lan, đặt vấn đề cho rằng đã có những người giả mạo công nhân và quần chúng để phá hoại các cuộc biểu tình của Việt Nam.
"Việt Nam đang chờ kết luận của cơ quan chuyên môn cũng như của cơ quan chức năng, nhưng tôi nghe anh em nói chuyện bảo rằng đấy không phải là anh em công nhân," ông Thắng nói.
"Những khuôn mặt, những con người đó không phải là anh chị em công nhân, họ từ đâu đến, họ rất chuyên nghiệp, họ có những khí cụ, những dụng cụ rất chuyên môn, rất chuyên nghiệp.
"Đặc biệt là họ còn có bộ đàm để liên hệ với nhau, chứ những người đi biểu tình không có ai có bộ đàm, tôi cũng đã từng tham gia biểu tình, và tôi xem ngay như ở Hà Nội, chúng tôi chỉ có khẩu hiệu, các biểu ngữ, chứ ai lại có các bộ đàm, các thông tin, rồi có các tổ chức, việc này rõ ràng do một tổ chức hay tập hợp nào đó.
"Rõ ràng nó gây hại cho Việt Nam, gây hại cho hình ảnh của Việt Nam trên thế giới, và muốn hay không muốn, rõ ràng nó tiếp tay cho Trung Quốc," ông Thắng nêu giả thuyết.
"Không có lý gì để xảy ra sự việc như hồi năm 1979," ông Hoàng Vĩnh Giang, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Trung Thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban Olympics châu Á, nói.
"Cố gắng làm thế nào xử lý mâu thuẫn bằng phương pháp hòa bình, theo luật của Việt Nam và theo luật của quốc tế.
"Tôi chắc là sẽ xử lý được, không đến mức như là thời kỳ năm 1979 đâu."
Tuy nhiên, hôm 17/5 một Phó Thủ tướng của Việt Nam, ông Vũ Đức Đam lên tiếng từ Hà Nội rằng Việt Nam đã tính toán cả tới các biện pháp 'không hòa bình' nếu các thương lượng qua kênh ngoại giao, hòa bình với Trung Quốc trong cuôc xung đột không đem lại hiệu quả.
Bình luận về phát biểu này của ông Vũ Đức Đam, một cựu thành viên Tổ tư vấn Thủ tướng Chính phủ thời các ông Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, nói với BBC:
“Tuyên bố của ông Đam là không thể trả giá cho hòa bình bằng chủ quyền của đất nước, tôi nghĩ là đấy là một lời tuyên bố đúng đắn.
"Việt Nam cũng phải sẵn sàng với những biện pháp khác 'không hòa bình' như là Trung Quốc đang làm để bảo vệ chủ quyền của mình,” bà Phạm Chi Lan nói với BBC.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2014/05/140519_vnchina_conflict_scenarios
http://www.haingoaiphiemdam.com/My-tien-doan-Trung-Cong-se-tien-danh-Viet-Nam-67521
https://www.facebook.com/notes/lang-anh/nguy-c%C6%A1-chi%E1%BA%BFn-tranh-vi%E1%BB%87t-trung-v%C3%A0-chi%E1%BA%BFn-l%C6%B0%E1%BB%A3c-ph%C3%B2ng-v%E1%BB%87-c%E1%BB%A7a-vi%E1%BB%87t-nam-p1/10203459149039443/
Nguy cơ chiến tranh Việt Trung và chiến lược phòng vệ của Việt Nam (P1)
Series này sẽ có ít nhất 8 phần, do tính dài kỳ của nó nên anh Lãng không dự kiến thời gian kết thúc. Nó có thể được bổ sung trong tương lai khi xuất hiện thêm các nhân tố mới trong cục diện Châu Á - Thái Bình Dương. Tác giả giữ bản quyền về các bài viết này, mọi hành động sao chép và phổ biến vì mục đích phi lợi nhuận đều được cho phép với điều kiện trích dẫn nguồn và link tới bài viết gốc.
Phần 1 - Đi tìm nguyên nhân từ nguồn gốc lịch sử
Ngày 05/09/2008, mạng Sina.com, một website trong lãnh thổ Trung Hoa, loan tải một bản kế hoạch mang tên: "Kế hoạch A - càn quét Việt Nam trong 31 ngày". Bản kế hoạch này nhanh chóng được hàng loạt các trang web Trung Quốc đăng tải lại gồm cả tờ South China Morning Post và trở thành một trong những chủ đề gây xôn xao dư luận trong một thời gian dài. Kế hoạch A, không nổi tiếng vì các kiến giải chiến dịch, chiến lược quân sự thâm sâu, nhưng lại khét tiếng vì tham vọng mà nó đặt ra: Đánh chiếm toàn bộ Việt Nam trong 31 ngày, điều mà 15 cuộc xâm lăng của các triều đại Trung Quốc trong suốt nhiều thế kỷ chưa bao giờ làm được, hoặc ngay cả các đạo quân hùng mạnh nhất thế kỷ 20, gồm lực lượng viễn chinh của Pháp, liên quân Hoa Kỳ và cả đạo quân 600 nghìn người của Đặng Tiểu Bình năm 1979 chưa bao giờ dám mơ tưởng tới. Xét về mặt quân sự, đây là một kế hoạch có tính ảo tưởng, nhưng nó phản ánh một xu hướng và khao khát bắt rễ thâm sâu trong chính quyền và xã hội Trung Hoa: Tham vọng nuốt sống Việt Nam và kế đó là các quốc gia Đông Nam Á lân cận. Không có gì ngạc nhiên, nếu trong một bối cảnh ảo tưởng đẹp đẽ của giấc mộng Trung Hoa, nếu kế hoạch A thành công, chắc chắn sẽ có các kế hoạch B,C,D ... với mục tiêu là Lào, Campuchia, Thái Lan, Mã lai ... và rộng hơn là toàn khu vực.
Tháng 8/2011, trang China News liệt kê về 6 cuộc chiến tranh Trung Quốc sẽ phát động trong 50 năm tới. Bao gồm cuộc chiến thống nhất Đài Loan (2020 - 2025); Cuộc chiến thu hồi các đảo tại Biển Đông (2025 - 2030); Cuộc chiến thu hồi Nam Tây Tạng, đánh bại Ấn Độ (2035 - 2040); Cuộc chiến thu hồi quần đảo Điếu Ngư (sekaku) và quần đảo Lưu Cầu (Okinawa), đánh bại Nhật Bản (2040 - 2045); Cuộc chiến thống nhất Ngoại Mông, xâm lược và xóa tên Cộng hòa nhân dân Mông Cổ (2045 - 2050); Cuộc chiến thu hồi vùng Viễn Đông, đánh bại nước Nga (2055 - 2060). Bản kế hoạch này gây một tiếng vang còn lớn hơn kế hoạch A vì tham vọng không tưởng của nó. Theo đó tất cả các quốc gia láng giềng hiện hữu của Trung Quốc đều sẽ nằm trong phạm vi mục tiêu của một cuộc chiến trong tương lai mà Trung Quốc sẽ đánh bại tất cả.
Một cuộc trưng cầu trên trang báo mạng Hoàn Cầu, một trang tin trực thuộc Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng Sản Trung Quốc năm 2008 cho thấy có 80% người sử dụng mạng Trung Quốc ủng hộ "hành động quân sự cứng rắn" với Việt Nam.
Điều gì đang diễn ra trong lòng xã hội Trung Hoa, vì đâu mà cái ý tưởng gây chiến và xâm lược các nước khác lại có sức sống kinh khủng đến thế trong suy nghĩ của người dân và chính quyền đang cai trị đất nước này???
Bản đồ xâm lăng của đế chế Trung Hoa (Phần màu đen là một phần lãnh thổ gốc của Trung Quốc trong lịch sử)
Trong lịch sử, lãnh thổ Trung Quốc (phần màu đen trên bản đồ) chỉ là một phần nhỏ so với Trung Hoa hiện đại. Vùng đất phát tích của Trung Quốc là vùng Hà Nam (Hình tam giác nhỏ màu đỏ trên bản đồ). Rất khó để phân tích rạch ròi về chủng tộc gốc của người Trung Quốc. Nhiều nghiên cứu nhân chủng học kết luận sắc dân Hoa Hạ (hay Hán Tộc - khái niệm có từ thời nhà Hán), là kết quả hỗn huyết từ các cuộc xâm lăng của người Mông Cổ phía bắc, hòa huyết với các sắc dân bản địa và hình thành chủng tộc Mongoloid. Sự lai giống trong quá trình xâm lăng diễn ra liên tục, cuối cùng hình thành một chủng người được gọi là Hoa Hạ, và được người Trung Quốc ngày nay thừa nhận là chủng tộc chính thống của Trung Quốc hiện đại. Có thể nói lịch sử hình thành của người Trung Quốc "chính thống" là kết quả của các cuộc xâm lăng, và được viết tiếp cũng bằng các cuộc xâm lăng. Người Trung Quốc liên tục bành trướng ra bốn phía, lần lượt sát nhập Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông và phần đất thuộc về Bách Việt. Luôn có ưu thế về số đông so với các dân tộc giáp giới, người Hoa Hạ luôn có cảm giác về một sự ưu việt, giống như quan điểm của Hitler sau này về một giống dân siêu đẳng so với các dân tộc xung quanh. Quan điểm này là một quan điểm bén rễ đến tận xương tủy trong suy nghĩ của người Trung Quốc suốt chiều dài lịch sử. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà nhiều lần dân Hoa Hạ cảm thấy bị sỉ nhục chua cay. Lần đầu tiên là khi các đạo quân của Thành Cát Tư Hãn tràn ngập Trung Hoa và dựng lên nhà Nguyên, cai trị Trung Quốc từ năm 1271 - 1368.
ần thứ hai là dưới triều đại Mãn Thanh, một dân tộc du mục thiểu số phương Bắc, xâm lược toàn bộ Trung Hoa và duy trì cai trị trong 268 năm, từ 1644 - 1912. Cho đến nay, đây vẫn là những thời kỳ lịch sử được coi là sỉ nhục của người Hoa Hạ hay Hán tộc, được coi là thời kỳ mà người Hán phải nhận giặc làm cha. Chính điều đó hình thành nên những hiện tượng tâm lý phức tạp của người Trung Quốc hiện đại. Một mặt họ vẫn tự coi là một giống dân siêu đẳng, luôn có cảm giác ưu việt vì lợi thế số đông. Mặt khác cũng cái số đông ấy luôn mặc cảm tự ti, dù chôn sâu trong lòng, vì số đông vượt trội ấy vẫn phải khuất phục nhiều lần trước các sắc dân thiểu số và phải chấp nhận hai triều đại cai trị "Nhận giặc làm cha" như những triều đại chính thức trong lịch sử Trung Quốc. Mặc cảm đan xen giữa kiêu ngạo và tự ti ấy được tô đậm thêm với thời kỳ chiến tranh Nha phiến và cuối triều Thanh, khi các cường quốc phương Tây kéo nhau vào đặt tô giới trong lãnh thổ Trung Quốc, và được nhấn đậm bằng cuộc xâm lăng của người Nhật Bản từ năm 1937 - 1945.
Một lần nữa, người Hoa Hạ bị khuất phục bởi một dân tộc ít người hơn rất nhiều lần. Chỉ nhờ vào cơ may lịch sử khi Nhật Bản bị liên quân Hoa Kỳ và Liên Xô đánh bại mà Trung Quốc giành lại được độc lập. Chính quá trình lịch sử hình thành phức tạp ấy đã tạo ra người Trung Quốc hiện đại ngày nay, họ luôn có khao khát dựa vào số đông để chứng minh tính ưu việt siêu đẳng của mình bằng cách tiếp tục xâm lấn các vùng lãnh thổ xung quanh. Khao khát chứng tỏ sức mạnh cơ bắp ấy được làm mạnh thêm bởi nỗi tự ti dai dẳng hình thành từ nỗi nhục nhiều lần phải "nhận giặc làm cha" trong lịch sử. Kết quả là cái máu xâm lược trong người Trung Quốc luôn vượt trội so với khao khát chung sống hòa bình, mạnh hơn bất cứ một dân tộc nào trên thế giới ngày nay. Mỗi khi có điều kiện mạnh lên, điều người Trung Quốc nghĩ tới đầu tiên là phải thể hiện đẳng cấp ưu việt số đông của mình bằng các hành vi xâm lấn. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hoàn toàn có lý khi phát biểu trước lưỡng viện Hoa Kỳ, rằng người Trung Quốc có máu xâm lược "Thâm căn cố đế"
Từ những dữ liệu lịch sử và những tham vọng hung hăng trong các kế hoạch xâm lược được lan truyền phổ biến trên các website tiếng Trung hiện nay và một tỷ lệ luôn cao hơn 80% số lượng thanh niên Trung Quốc sử dụng mạng ủng hộ các hành vi quân sự chống lại các nước láng giềng, cho thấy đây không phải là những ý tưởng đơn lẻ, ngược lại, nó là một trào lưu tư duy thâm căn cố đế trong xã hội Trung Quốc. Đây là điều mà tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia giáp giới với Trung Quốc phải nhìn nhận một cách thấu đáo và KHÔNG ĐƯỢC PHÉP ẢO TƯỞNG VỀ DÒNG TƯ DUY CHỦ LƯU CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC VÀ CHÍNH QUYỀN TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI DÃ TÂM XÂM LƯỢC CŨNG NHƯ CÁC HÀNH VI CHIẾN TRANH. Mọi nhận định sai lầm hoặc coi nhẹ dòng tư duy chủ lưu này đều sẽ dẫn đến hậu quả rất đắt.
Phần 2 - Thực lực và khả năng Quân đội nhân dân Trung Hoa
Quay trở lại với Kế hoạch A - càn quét Việt Nam trong 31 ngày của mạng Sina.com. Khó có thể nói ai là tác giả của bản kế hoạch này. Nếu nói đó là một phương án phác thảo của một sỹ quan tham mưu có kiến thức nào đó của Trung Quốc thì sẽ là không chính xác, vì tính ngô nghê rất lớn của nó khi nhận định về thời gian và kết quả của các chiến dịch tấn công. Nó giống như việc vạch ra một trận chiến tranh mà một bên chỉ việc đấm còn bên kia thì không có ai hoặc là không chống cự. Chưa tính đến việc thiếu vắng hoàn toàn các phân tích về hậu cần, vốn là một phần thậm chí còn quan trọng hơn cả việc vạch ra các ý tưởng chiến dịch, chiến lược tấn công, cho thấy đây không thể là một sản phẩm của một quân nhân chuyên nghiệp. Tuy nhiên cũng rất khó kết luận vì có nhiều tướng tá Trung Quốc như thiếu tướng La Viện là một điển hình cho một quân nhân cấp tướng nhưng dường như không có kiến thức quân sự. Do đó cũng không có gì ngạc nhiên nếu kế hoạch này lại do một quân nhân mang hàm cấp tướng tương tự như tư lệnh của binh chủng "Hỏa lực mồm" La Viện của Trung Quốc vẽ ra. Dù vậy, bản kế hoạch A này cũng có một phần khá gây chú ý, đó là ý tưởng về các mũi tiến công chiến lược của Trung Quốc nếu tiến đánh tổng lực Việt Nam.
Bản đồ về các mũi tấn công theo Kế hoạch A - càn quét Việt Nam trong 31 ngày:
Ý tưởng xuyên suốt của Kế hoạch A, là tiến hành một cuộc tấn công phủ đầu ồ ạt bằng hàng nghìn tên lửa chiến thuật, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo vào các mục tiêu quân sự, kinh tế, chính trị của Việt Nam. Tiếp đó là sử dụng từ 1000 - 1500 phi cơ tấn công oanh tạc vào các mục tiêu quân sự trong giai đoạn 2, nhằm tiêu diệt năng lực đề kháng của quân đội Việt Nam. Trong giai đoạn sau cùng, bộ binh và lục quân, hải quân được sử dụng trong các chiến dịch tấn công tổng lực. Phần lớn các đạo quân giáp biên giới sẽ tiến công theo các đường tiến quân giống năm 1979, đạo quân quan trọng nhất, dưới sự yểm trợ của không quân và hải quân, sẽ đổ bộ tấn công khu vực Thanh Hóa, nhằm cắt rời lãnh thổ Việt Nam ở phần hẹp nhất, cô lập miền Bắc khỏi miền Trung và Miền Nam. Tổng lực lượng quân sự huy động cho kế hoạch A, ngoài lực lượng tên lửa chiến lược, chiến thuật, sẽ gồm khoảng 3500 máy bay, 1200 xe tăng và 3000 xe bọc thép, cùng với số quân huy động trực tiếp tham chiến khoảng 520 nghìn người. Dự kiến mục tiêu của kế hoạch là sẽ chiếm Hà Nội sau 16 ngày chiến tranh, và chiếm toàn bộ lãnh thổ Việt nam sau ngày thứ 31.
Đây là một kế hoạch không tưởng khi xét về các mục tiêu chiến tranh. Nó giống như một bản phác thảo các tham vọng xâm lược hơn là một kế hoạch chiến tranh đúng nghĩa. Thực lực quân đội nhân dân Trung Hoa hiện nay rất mạnh, nhưng không đủ năng lực về hậu cần và yểm trợ để hỗ trợ cho một đạo quân nửa triệu người tác chiến trên một chiến trường kéo dài 2000 km với địa hình rất phức tạp. Đặc biệt và việc yểm trợ và đảm bảo hậu cần cho cánh quân thứ ba, được coi là cách quân quan trọng nhất đánh gãy xương sống Việt Nam khi đổ bộ vào Thanh Hóa. Trong điều kiện Việt Nam dù yếu thế hơn, nhưng các lực lượng không quân, hải quân và bộ binh phòng thủ mặt đất của nó hoàn toàn có khả năng đánh quỵ một hạm đội đổ bộ xuất phát từ Trung Quốc và kéo dãn đội hình hành quân 500 km trên biển trước khi đến được mục tiêu. Bên cạnh đó, số lượng tên lửa, oanh tạc cơ và máy bay được đưa vào sử dụng trong kế hoạch có vẻ gây ấn tượng, nhưng dường như vượt quá nhiều lần năng lực không quân thực sự của Trung Quốc, khi chỉ có khoảng trên 500 máy bay là thuộc các thế hệ tương đối hiện đại có thể đảm trách các kế hoạch tấn công sâu vào lãnh thổ Việt Nam, do đó khó có thể thực hiện được tham vọng tiêu diệt năng lực quân sự của Việt Nam trong các đòn đánh phủ đầu.
Ngoài ra, kế hoạch hoàn toàn không tính toán tới các phản ứng của đối phương, khi chắc chắn Việt nam luôn có kế hoạch dự phòng chu đáo để bảo tồn năng lực quân sự và phản công trước các đòn đánh của tên lửa và máy bay Trung Quốc. Sau 20 năm chiến tranh với lực lượng quân đội mạnh nhất thế giới là Hoa Kỳ, hơn bất cứ quốc gia nào, người Việt nam có kinh nghiệm hơn ai hết về kỹ năng phân tán và bảo vệ khí tài chiến tranh trước các đòn oanh tạc không quân. Mà xét về năng lực thực sự, không quân PLA ngày nay còn thua không quân Mỹ những năm 1970 về khả năng tác chiến tổng thể.
Quân đội nhân dân Trung Quốc PLA hiện có gì trong tay? Trên bảng xếp hạng của Global Firepower, Trung Quốc xếp thứ ba trong số các quân đội mạnh nhất thế giới, chỉ sau Mỹ và Nga. Ngân sách quốc phòng năm 2014 của Trung Quốc khoảng 188 tỷ USD (số liệu thực theo ước tính của Mỹ), xếp thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ và gấp nhiều lần ngân sách quân sự Nhật Bản (50 tỷ USD) và Nga ( 98 tỷ USD).
Năm 2013, Trung Quốc lần đầu tiên công bố quân số của lực lượng vũ trang, số quân tại ngũ của Trung Quốc hiện khoảng 2,2 triệu người. Trong số 1,483 triệu quân sử dụng trực tiếp cho hoạt động tác chiến, lục quân có 850.000 quân, hải quân có 235.000 quân, không quân có 398.000 quân. Cũng trong năm 2013, Bộ Quốc phòng Mỹ dự đoán chỉ riêng Lục quân Trung Quốc đã có 1,25 triệu quân. Lục quân Trung Quốc biên chế tổng cộng 18 tập đoàn quân, thực chất là tập đoàn quân độc lập hợp thành các binh chủng, bao gồm tất cả các binh chủng. Bên dưới tập đoàn quân là các sư đoàn và lữ đoàn - ở cấp này bộ binh có 31 đơn vị, cơ giới có 23 đơn vị, xe tăng có 17 đơn vị, pháo binh có 19 đơn vị, hải quân đánh bộ có 5 đơn vị, nhảy dù có 3 đơn vị. Kho vũ khí lục quân có khoảng 7.000 chiếc xe tăng hiện đại, 8.000 khẩu pháo. Trong 18 tập đoàn quân, có 11 tập đoàn quân triển khai ở khu vực phía bắc Trung Quốc, giáp với Nga. Ngoài lực lượng nhảy dù và hải quân đánh bộ, lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc cũng có nhiều nhất 14.000 quân, trong biên chế là các trung đoàn độc lập và tiểu đoàn đặc nhiệm. Các lực lượng nhảy dù, hải quân đánh bộ và đặc nhiệm Trung Quốc chủ yếu trang bị xe bọc thép nội địa, bao gồm xe tăng đổ bộ và xe chiến đấu bộ binh nhảy dù.
Ngoài ra, trong danh sách Lục quân Trung Quốc còn có lực lượng dự bị và cảnh giới được trang bị rất nhiều vũ khí cũ. Căn cứ vào các dự đoán khác nhau, Quân đội Trung Quốc tổng cộng có 9.000 - 12.000 xe tăng, khoảng 12.000 xe chiến đấu bộ binh và xe vận tải bọc thép (trong đó có 3.500 xe chiến đấu hiện đại), hơn 2.000 khẩu pháo tự hành các loại, gần 3.000 khẩu rocket, hơn 7.000 hệ thống tên lửa chống tăng, 15.000 pháo cao xạ và hệ thống tên lửa phòng không, khoảng 6.000 khẩu pháo kiểu kéo dắt và 10.000 khẩu pháo cối.
https://www.facebook.com/notes/lang-anh/nguy-c%C6%A1-chi%E1%BA%BFn-tranh-vi%E1%BB%87t-trung-v%C3%A0-chi%E1%BA%BFn-l%C6%B0%E1%BB%A3c-ph%C3%B2ng-v%E1%BB%87-c%E1%BB%A7a-vi%E1%BB%87t-nam-p1/10203459149039443/
Vào cuối thế kỷ 20, so với Quân đội Mỹ, trang bị quân sự của Trung Quốc còn lạc hậu một thế hệ. Nhưng, hiện nay, tình hình đã thay đổi, Trung Quốc ở trình độ dẫn trước hoàn toàn về số lượng xe bọc thép bánh xích mới các loại. Đến nay, Quân đội Trung Quốc sở hữu gần 1.000 xe tăng Type 99, tính năng hoàn toàn có thể sánh ngang với xe tăng chiến đấu của các nước phát triển. Không lâu trước đã trang bị pháo tự hành và rocket hiện đại, bao gồm rocket Vệ sĩ-2D tầm bắn tối đa 400 km, có uy lực mạnh nhất thế giới. Tất cả những điều này cộng với sự thành công của công nghệ ô tô Trung Quốc (năm 2014 sản xuất gần 24 triệu xe), làm cho bộ binh Trung Quốc trở thành một lực lượng có tính cơ động mạnh, trang bị tốt. Ngoài ra, chuyên gia quân sự Mỹ chỉ ra, huấn luyện tác chiến của Quân đội Trung Quốc cũng đã có xu thế mới, bắt đầu thông qua diễn tập để tập các chiến dịch tiến công tốc độ nhanh với chiều sâu có thể đạt 1.000 km. Đồng thời, tiềm lực động viên khổng lồ của Trung Quốc vẫn chưa biến mất, ở đầu thế kỷ 21 dự đoán có thể động viên 380 triệu người, trong đó 208 triệu người thích hợp đưa vào biên chế.
Về số lượng máy bay tác chiến, Trung Quốc đứng thứ ba, chỉ sau Mỹ và Nga. Căn cứ vào dự đoán của chuyên gia Mỹ, Không quân Trung Quốc bao gồm lực lượng hàng không hải quân có khoảng 2.100 máy bay chiến đấu các loại tương đối tiên tiến và 1.500 máy bay chiến đấu cũ, khoảng 500 máy bay vận tải, hơn 100 máy bay giám sát và trinh sát đặc chủng, tổng cộng có khoảng 31 sư đoàn và 4 trung đoàn độc lập.
Lực lượng tên lửa hạt nhân Trung Quốc còn gọi là Lực lượng pháo binh 2 có khoảng 120.000 quân, tổng cộng có 1.500 - 2.000 quả tên lửa đạn đạo có thể lắp đầu đạn hạt nhân, bao gồm gần trăm quả tên lửa xuyên lục địa có thể tiêu diệt các mục tiêu trong lãnh thổ Mỹ và Nga.
Hiện nay, Trung Quốc đang sản xuất hàng loạt tên lửa chiến lược, từ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phóng giếng Đông Phong-5A lắp nhiều đầu đạn độc lập và có tầm bắn trên 13.000 km, đến tên lửa xuyên lục địa cơ động kiểu đường sắt và kiểu bánh lốp với tầm bắn có thể đạt 11.000 km, họ có đủ mọi thứ. Theo đánh giá của chuyên gia, về số lượng vũ khí hạt nhân Trung Quốc chỉ kém Nga và Mỹ, ít nhất có 130 quả tên lửa đạn đạo lắp đầu đạn hạt nhân, khoảng 40 quả tên lửa đạn đạo lắp đầu đạn hạt nhân trang bị cho tàu ngầm hạt nhân, vài chục quả bom hạt nhân trang bị cho máy bay ném bom chiến lược và 150 - 350 tên lửa hành trình lắp đầu đạn hạt nhân.
Hải quân Trung Quốc, được đầu tư mạnh liên tục trong nhiều năm, hiện nay cũng là một lực lượng rất đáng gờm. Căn cứ vào số liệu của Mỹ, năm 2014, Hải quân Trung Quốc tổng cộng có 1 tàu sân bay, 24 tàu khu trục, 49 tàu hộ vệ tên lửa, 9 tàu hộ vệ hạng nhẹ, 57 tàu đổ bộ và mấy trăm tàu tuần tra bảo vệ bờ biển cùng 61 tàu ngầm dầu diesel và 5 - 8 tàu ngầm hạt nhân. Hải quân Trung Quốc chia làm 3 hạm đội lớn trong biên chế tác chiến: Hạm đội Bắc Hải phụ trách bảo vệ Bắc Kinh từ phương hướng trên biển, Hạm đội Đông Hải và Hạm đội Nam Hải trước hết được sử dụng cho các hành động nhằm vào Đài Loan.
Trung Quốc cũng đã xây dựng cho mình một nền công nghiệp quốc phòng hùng mạnh. Các nhà cung cấp quốc phòng chính của Trung Quốc hiện nay bao gồm:
Tập đoàn Công nghiệp vũ khí Trung Quốc (Công ty Công nghiệp phương Bắc)
Tập đoàn trang bị vũ khí Trung Quốc (Công ty Công nghiệp phương Nam)
Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Trung Quốc
Tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc
Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc
Tập đoàn Công nghiệp và khoa học vũ trụ Trung Quốc
Tập đoàn Công nghiệp cơ giới Trung Quốc
Với thực lực quân sự tổng hợp như trên, có thể nói PLA hiện nay là một đội quân hùng mạnh, gần như áp đảo các nước trong khu vực châu Á. Con số thống kê về số lính, số dân có thể huy động vào quân đội, số tăng, pháo, máy bay, tên lửa và số lượng tàu chiến có khả năng gây choáng váng cho những người yếu tim. Giống như bất cứ thời kỳ lịch sử nào, Trung Quốc chưa bao giờ thiếu người và thiếu số lượng vũ khí liệt kê. Tuy nhiên những con số ấy không phản ánh năng lực chiến tranh thực sự của người Trung Quốc. (Còn tiếp)
Bài thứ hai: Chiến tranh tổng lực và chiến tranh cục bộ. Giải pháp trước mối đe dọa hạt nhân)
Bài thứ ba: Phân tích thực lực quân sự Việt Nam. Những vấn nạn căn bản, các giải pháp tăng cường năng lực quốc phòng
Bài thứ tư: Chiến lược chống tiếp cận, đâu là vũ khí chiến lược?
Bài thứ năm: Chiến lược phòng thủ trước Trung Quốc, các phương án mới trong tình hình hiện tại
Bài thứ sáu: Các liên minh chính trị và kinh tế
Bài thứ bảy: Thoát Trung, một lần và lâu dài
Kết luận
Đại loại các bài kế tiếp sẽ bàn về các nội dung trên
Phần 1 - Đi tìm nguyên nhân từ nguồn gốc lịch sử
Ngày 05/09/2008, mạng Sina.com, một website trong lãnh thổ Trung Hoa, loan tải một bản kế hoạch mang tên: "Kế hoạch A - càn quét Việt Nam trong 31 ngày". Bản kế hoạch này nhanh chóng được hàng loạt các trang web Trung Quốc đăng tải lại gồm cả tờ South China Morning Post và trở thành một trong những chủ đề gây xôn xao dư luận trong một thời gian dài. Kế hoạch A, không nổi tiếng vì các kiến giải chiến dịch, chiến lược quân sự thâm sâu, nhưng lại khét tiếng vì tham vọng mà nó đặt ra: Đánh chiếm toàn bộ Việt Nam trong 31 ngày, điều mà 15 cuộc xâm lăng của các triều đại Trung Quốc trong suốt nhiều thế kỷ chưa bao giờ làm được, hoặc ngay cả các đạo quân hùng mạnh nhất thế kỷ 20, gồm lực lượng viễn chinh của Pháp, liên quân Hoa Kỳ và cả đạo quân 600 nghìn người của Đặng Tiểu Bình năm 1979 chưa bao giờ dám mơ tưởng tới. Xét về mặt quân sự, đây là một kế hoạch có tính ảo tưởng, nhưng nó phản ánh một xu hướng và khao khát bắt rễ thâm sâu trong chính quyền và xã hội Trung Hoa: Tham vọng nuốt sống Việt Nam và kế đó là các quốc gia Đông Nam Á lân cận. Không có gì ngạc nhiên, nếu trong một bối cảnh ảo tưởng đẹp đẽ của giấc mộng Trung Hoa, nếu kế hoạch A thành công, chắc chắn sẽ có các kế hoạch B,C,D ... với mục tiêu là Lào, Campuchia, Thái Lan, Mã lai ... và rộng hơn là toàn khu vực.
Tháng 8/2011, trang China News liệt kê về 6 cuộc chiến tranh Trung Quốc sẽ phát động trong 50 năm tới. Bao gồm cuộc chiến thống nhất Đài Loan (2020 - 2025); Cuộc chiến thu hồi các đảo tại Biển Đông (2025 - 2030); Cuộc chiến thu hồi Nam Tây Tạng, đánh bại Ấn Độ (2035 - 2040); Cuộc chiến thu hồi quần đảo Điếu Ngư (sekaku) và quần đảo Lưu Cầu (Okinawa), đánh bại Nhật Bản (2040 - 2045); Cuộc chiến thống nhất Ngoại Mông, xâm lược và xóa tên Cộng hòa nhân dân Mông Cổ (2045 - 2050); Cuộc chiến thu hồi vùng Viễn Đông, đánh bại nước Nga (2055 - 2060). Bản kế hoạch này gây một tiếng vang còn lớn hơn kế hoạch A vì tham vọng không tưởng của nó. Theo đó tất cả các quốc gia láng giềng hiện hữu của Trung Quốc đều sẽ nằm trong phạm vi mục tiêu của một cuộc chiến trong tương lai mà Trung Quốc sẽ đánh bại tất cả.
Một cuộc trưng cầu trên trang báo mạng Hoàn Cầu, một trang tin trực thuộc Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng Sản Trung Quốc năm 2008 cho thấy có 80% người sử dụng mạng Trung Quốc ủng hộ "hành động quân sự cứng rắn" với Việt Nam.
Điều gì đang diễn ra trong lòng xã hội Trung Hoa, vì đâu mà cái ý tưởng gây chiến và xâm lược các nước khác lại có sức sống kinh khủng đến thế trong suy nghĩ của người dân và chính quyền đang cai trị đất nước này???
Bản đồ xâm lăng của đế chế Trung Hoa (Phần màu đen là một phần lãnh thổ gốc của Trung Quốc trong lịch sử)
Trong lịch sử, lãnh thổ Trung Quốc (phần màu đen trên bản đồ) chỉ là một phần nhỏ so với Trung Hoa hiện đại. Vùng đất phát tích của Trung Quốc là vùng Hà Nam (Hình tam giác nhỏ màu đỏ trên bản đồ). Rất khó để phân tích rạch ròi về chủng tộc gốc của người Trung Quốc. Nhiều nghiên cứu nhân chủng học kết luận sắc dân Hoa Hạ (hay Hán Tộc - khái niệm có từ thời nhà Hán), là kết quả hỗn huyết từ các cuộc xâm lăng của người Mông Cổ phía bắc, hòa huyết với các sắc dân bản địa và hình thành chủng tộc Mongoloid. Sự lai giống trong quá trình xâm lăng diễn ra liên tục, cuối cùng hình thành một chủng người được gọi là Hoa Hạ, và được người Trung Quốc ngày nay thừa nhận là chủng tộc chính thống của Trung Quốc hiện đại. Có thể nói lịch sử hình thành của người Trung Quốc "chính thống" là kết quả của các cuộc xâm lăng, và được viết tiếp cũng bằng các cuộc xâm lăng. Người Trung Quốc liên tục bành trướng ra bốn phía, lần lượt sát nhập Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông và phần đất thuộc về Bách Việt. Luôn có ưu thế về số đông so với các dân tộc giáp giới, người Hoa Hạ luôn có cảm giác về một sự ưu việt, giống như quan điểm của Hitler sau này về một giống dân siêu đẳng so với các dân tộc xung quanh. Quan điểm này là một quan điểm bén rễ đến tận xương tủy trong suy nghĩ của người Trung Quốc suốt chiều dài lịch sử. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà nhiều lần dân Hoa Hạ cảm thấy bị sỉ nhục chua cay. Lần đầu tiên là khi các đạo quân của Thành Cát Tư Hãn tràn ngập Trung Hoa và dựng lên nhà Nguyên, cai trị Trung Quốc từ năm 1271 - 1368.
ần thứ hai là dưới triều đại Mãn Thanh, một dân tộc du mục thiểu số phương Bắc, xâm lược toàn bộ Trung Hoa và duy trì cai trị trong 268 năm, từ 1644 - 1912. Cho đến nay, đây vẫn là những thời kỳ lịch sử được coi là sỉ nhục của người Hoa Hạ hay Hán tộc, được coi là thời kỳ mà người Hán phải nhận giặc làm cha. Chính điều đó hình thành nên những hiện tượng tâm lý phức tạp của người Trung Quốc hiện đại. Một mặt họ vẫn tự coi là một giống dân siêu đẳng, luôn có cảm giác ưu việt vì lợi thế số đông. Mặt khác cũng cái số đông ấy luôn mặc cảm tự ti, dù chôn sâu trong lòng, vì số đông vượt trội ấy vẫn phải khuất phục nhiều lần trước các sắc dân thiểu số và phải chấp nhận hai triều đại cai trị "Nhận giặc làm cha" như những triều đại chính thức trong lịch sử Trung Quốc. Mặc cảm đan xen giữa kiêu ngạo và tự ti ấy được tô đậm thêm với thời kỳ chiến tranh Nha phiến và cuối triều Thanh, khi các cường quốc phương Tây kéo nhau vào đặt tô giới trong lãnh thổ Trung Quốc, và được nhấn đậm bằng cuộc xâm lăng của người Nhật Bản từ năm 1937 - 1945.
Một lần nữa, người Hoa Hạ bị khuất phục bởi một dân tộc ít người hơn rất nhiều lần. Chỉ nhờ vào cơ may lịch sử khi Nhật Bản bị liên quân Hoa Kỳ và Liên Xô đánh bại mà Trung Quốc giành lại được độc lập. Chính quá trình lịch sử hình thành phức tạp ấy đã tạo ra người Trung Quốc hiện đại ngày nay, họ luôn có khao khát dựa vào số đông để chứng minh tính ưu việt siêu đẳng của mình bằng cách tiếp tục xâm lấn các vùng lãnh thổ xung quanh. Khao khát chứng tỏ sức mạnh cơ bắp ấy được làm mạnh thêm bởi nỗi tự ti dai dẳng hình thành từ nỗi nhục nhiều lần phải "nhận giặc làm cha" trong lịch sử. Kết quả là cái máu xâm lược trong người Trung Quốc luôn vượt trội so với khao khát chung sống hòa bình, mạnh hơn bất cứ một dân tộc nào trên thế giới ngày nay. Mỗi khi có điều kiện mạnh lên, điều người Trung Quốc nghĩ tới đầu tiên là phải thể hiện đẳng cấp ưu việt số đông của mình bằng các hành vi xâm lấn. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hoàn toàn có lý khi phát biểu trước lưỡng viện Hoa Kỳ, rằng người Trung Quốc có máu xâm lược "Thâm căn cố đế"
Từ những dữ liệu lịch sử và những tham vọng hung hăng trong các kế hoạch xâm lược được lan truyền phổ biến trên các website tiếng Trung hiện nay và một tỷ lệ luôn cao hơn 80% số lượng thanh niên Trung Quốc sử dụng mạng ủng hộ các hành vi quân sự chống lại các nước láng giềng, cho thấy đây không phải là những ý tưởng đơn lẻ, ngược lại, nó là một trào lưu tư duy thâm căn cố đế trong xã hội Trung Quốc. Đây là điều mà tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia giáp giới với Trung Quốc phải nhìn nhận một cách thấu đáo và KHÔNG ĐƯỢC PHÉP ẢO TƯỞNG VỀ DÒNG TƯ DUY CHỦ LƯU CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC VÀ CHÍNH QUYỀN TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI DÃ TÂM XÂM LƯỢC CŨNG NHƯ CÁC HÀNH VI CHIẾN TRANH. Mọi nhận định sai lầm hoặc coi nhẹ dòng tư duy chủ lưu này đều sẽ dẫn đến hậu quả rất đắt.
Phần 2 - Thực lực và khả năng Quân đội nhân dân Trung Hoa
Quay trở lại với Kế hoạch A - càn quét Việt Nam trong 31 ngày của mạng Sina.com. Khó có thể nói ai là tác giả của bản kế hoạch này. Nếu nói đó là một phương án phác thảo của một sỹ quan tham mưu có kiến thức nào đó của Trung Quốc thì sẽ là không chính xác, vì tính ngô nghê rất lớn của nó khi nhận định về thời gian và kết quả của các chiến dịch tấn công. Nó giống như việc vạch ra một trận chiến tranh mà một bên chỉ việc đấm còn bên kia thì không có ai hoặc là không chống cự. Chưa tính đến việc thiếu vắng hoàn toàn các phân tích về hậu cần, vốn là một phần thậm chí còn quan trọng hơn cả việc vạch ra các ý tưởng chiến dịch, chiến lược tấn công, cho thấy đây không thể là một sản phẩm của một quân nhân chuyên nghiệp. Tuy nhiên cũng rất khó kết luận vì có nhiều tướng tá Trung Quốc như thiếu tướng La Viện là một điển hình cho một quân nhân cấp tướng nhưng dường như không có kiến thức quân sự. Do đó cũng không có gì ngạc nhiên nếu kế hoạch này lại do một quân nhân mang hàm cấp tướng tương tự như tư lệnh của binh chủng "Hỏa lực mồm" La Viện của Trung Quốc vẽ ra. Dù vậy, bản kế hoạch A này cũng có một phần khá gây chú ý, đó là ý tưởng về các mũi tiến công chiến lược của Trung Quốc nếu tiến đánh tổng lực Việt Nam.
Bản đồ về các mũi tấn công theo Kế hoạch A - càn quét Việt Nam trong 31 ngày:
Ý tưởng xuyên suốt của Kế hoạch A, là tiến hành một cuộc tấn công phủ đầu ồ ạt bằng hàng nghìn tên lửa chiến thuật, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo vào các mục tiêu quân sự, kinh tế, chính trị của Việt Nam. Tiếp đó là sử dụng từ 1000 - 1500 phi cơ tấn công oanh tạc vào các mục tiêu quân sự trong giai đoạn 2, nhằm tiêu diệt năng lực đề kháng của quân đội Việt Nam. Trong giai đoạn sau cùng, bộ binh và lục quân, hải quân được sử dụng trong các chiến dịch tấn công tổng lực. Phần lớn các đạo quân giáp biên giới sẽ tiến công theo các đường tiến quân giống năm 1979, đạo quân quan trọng nhất, dưới sự yểm trợ của không quân và hải quân, sẽ đổ bộ tấn công khu vực Thanh Hóa, nhằm cắt rời lãnh thổ Việt Nam ở phần hẹp nhất, cô lập miền Bắc khỏi miền Trung và Miền Nam. Tổng lực lượng quân sự huy động cho kế hoạch A, ngoài lực lượng tên lửa chiến lược, chiến thuật, sẽ gồm khoảng 3500 máy bay, 1200 xe tăng và 3000 xe bọc thép, cùng với số quân huy động trực tiếp tham chiến khoảng 520 nghìn người. Dự kiến mục tiêu của kế hoạch là sẽ chiếm Hà Nội sau 16 ngày chiến tranh, và chiếm toàn bộ lãnh thổ Việt nam sau ngày thứ 31.
Đây là một kế hoạch không tưởng khi xét về các mục tiêu chiến tranh. Nó giống như một bản phác thảo các tham vọng xâm lược hơn là một kế hoạch chiến tranh đúng nghĩa. Thực lực quân đội nhân dân Trung Hoa hiện nay rất mạnh, nhưng không đủ năng lực về hậu cần và yểm trợ để hỗ trợ cho một đạo quân nửa triệu người tác chiến trên một chiến trường kéo dài 2000 km với địa hình rất phức tạp. Đặc biệt và việc yểm trợ và đảm bảo hậu cần cho cánh quân thứ ba, được coi là cách quân quan trọng nhất đánh gãy xương sống Việt Nam khi đổ bộ vào Thanh Hóa. Trong điều kiện Việt Nam dù yếu thế hơn, nhưng các lực lượng không quân, hải quân và bộ binh phòng thủ mặt đất của nó hoàn toàn có khả năng đánh quỵ một hạm đội đổ bộ xuất phát từ Trung Quốc và kéo dãn đội hình hành quân 500 km trên biển trước khi đến được mục tiêu. Bên cạnh đó, số lượng tên lửa, oanh tạc cơ và máy bay được đưa vào sử dụng trong kế hoạch có vẻ gây ấn tượng, nhưng dường như vượt quá nhiều lần năng lực không quân thực sự của Trung Quốc, khi chỉ có khoảng trên 500 máy bay là thuộc các thế hệ tương đối hiện đại có thể đảm trách các kế hoạch tấn công sâu vào lãnh thổ Việt Nam, do đó khó có thể thực hiện được tham vọng tiêu diệt năng lực quân sự của Việt Nam trong các đòn đánh phủ đầu.
Ngoài ra, kế hoạch hoàn toàn không tính toán tới các phản ứng của đối phương, khi chắc chắn Việt nam luôn có kế hoạch dự phòng chu đáo để bảo tồn năng lực quân sự và phản công trước các đòn đánh của tên lửa và máy bay Trung Quốc. Sau 20 năm chiến tranh với lực lượng quân đội mạnh nhất thế giới là Hoa Kỳ, hơn bất cứ quốc gia nào, người Việt nam có kinh nghiệm hơn ai hết về kỹ năng phân tán và bảo vệ khí tài chiến tranh trước các đòn oanh tạc không quân. Mà xét về năng lực thực sự, không quân PLA ngày nay còn thua không quân Mỹ những năm 1970 về khả năng tác chiến tổng thể.
Quân đội nhân dân Trung Quốc PLA hiện có gì trong tay? Trên bảng xếp hạng của Global Firepower, Trung Quốc xếp thứ ba trong số các quân đội mạnh nhất thế giới, chỉ sau Mỹ và Nga. Ngân sách quốc phòng năm 2014 của Trung Quốc khoảng 188 tỷ USD (số liệu thực theo ước tính của Mỹ), xếp thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ và gấp nhiều lần ngân sách quân sự Nhật Bản (50 tỷ USD) và Nga ( 98 tỷ USD).
Năm 2013, Trung Quốc lần đầu tiên công bố quân số của lực lượng vũ trang, số quân tại ngũ của Trung Quốc hiện khoảng 2,2 triệu người. Trong số 1,483 triệu quân sử dụng trực tiếp cho hoạt động tác chiến, lục quân có 850.000 quân, hải quân có 235.000 quân, không quân có 398.000 quân. Cũng trong năm 2013, Bộ Quốc phòng Mỹ dự đoán chỉ riêng Lục quân Trung Quốc đã có 1,25 triệu quân. Lục quân Trung Quốc biên chế tổng cộng 18 tập đoàn quân, thực chất là tập đoàn quân độc lập hợp thành các binh chủng, bao gồm tất cả các binh chủng. Bên dưới tập đoàn quân là các sư đoàn và lữ đoàn - ở cấp này bộ binh có 31 đơn vị, cơ giới có 23 đơn vị, xe tăng có 17 đơn vị, pháo binh có 19 đơn vị, hải quân đánh bộ có 5 đơn vị, nhảy dù có 3 đơn vị. Kho vũ khí lục quân có khoảng 7.000 chiếc xe tăng hiện đại, 8.000 khẩu pháo. Trong 18 tập đoàn quân, có 11 tập đoàn quân triển khai ở khu vực phía bắc Trung Quốc, giáp với Nga. Ngoài lực lượng nhảy dù và hải quân đánh bộ, lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc cũng có nhiều nhất 14.000 quân, trong biên chế là các trung đoàn độc lập và tiểu đoàn đặc nhiệm. Các lực lượng nhảy dù, hải quân đánh bộ và đặc nhiệm Trung Quốc chủ yếu trang bị xe bọc thép nội địa, bao gồm xe tăng đổ bộ và xe chiến đấu bộ binh nhảy dù.
Ngoài ra, trong danh sách Lục quân Trung Quốc còn có lực lượng dự bị và cảnh giới được trang bị rất nhiều vũ khí cũ. Căn cứ vào các dự đoán khác nhau, Quân đội Trung Quốc tổng cộng có 9.000 - 12.000 xe tăng, khoảng 12.000 xe chiến đấu bộ binh và xe vận tải bọc thép (trong đó có 3.500 xe chiến đấu hiện đại), hơn 2.000 khẩu pháo tự hành các loại, gần 3.000 khẩu rocket, hơn 7.000 hệ thống tên lửa chống tăng, 15.000 pháo cao xạ và hệ thống tên lửa phòng không, khoảng 6.000 khẩu pháo kiểu kéo dắt và 10.000 khẩu pháo cối.
https://www.facebook.com/notes/lang-anh/nguy-c%C6%A1-chi%E1%BA%BFn-tranh-vi%E1%BB%87t-trung-v%C3%A0-chi%E1%BA%BFn-l%C6%B0%E1%BB%A3c-ph%C3%B2ng-v%E1%BB%87-c%E1%BB%A7a-vi%E1%BB%87t-nam-p1/10203459149039443/
Vào cuối thế kỷ 20, so với Quân đội Mỹ, trang bị quân sự của Trung Quốc còn lạc hậu một thế hệ. Nhưng, hiện nay, tình hình đã thay đổi, Trung Quốc ở trình độ dẫn trước hoàn toàn về số lượng xe bọc thép bánh xích mới các loại. Đến nay, Quân đội Trung Quốc sở hữu gần 1.000 xe tăng Type 99, tính năng hoàn toàn có thể sánh ngang với xe tăng chiến đấu của các nước phát triển. Không lâu trước đã trang bị pháo tự hành và rocket hiện đại, bao gồm rocket Vệ sĩ-2D tầm bắn tối đa 400 km, có uy lực mạnh nhất thế giới. Tất cả những điều này cộng với sự thành công của công nghệ ô tô Trung Quốc (năm 2014 sản xuất gần 24 triệu xe), làm cho bộ binh Trung Quốc trở thành một lực lượng có tính cơ động mạnh, trang bị tốt. Ngoài ra, chuyên gia quân sự Mỹ chỉ ra, huấn luyện tác chiến của Quân đội Trung Quốc cũng đã có xu thế mới, bắt đầu thông qua diễn tập để tập các chiến dịch tiến công tốc độ nhanh với chiều sâu có thể đạt 1.000 km. Đồng thời, tiềm lực động viên khổng lồ của Trung Quốc vẫn chưa biến mất, ở đầu thế kỷ 21 dự đoán có thể động viên 380 triệu người, trong đó 208 triệu người thích hợp đưa vào biên chế.
Về số lượng máy bay tác chiến, Trung Quốc đứng thứ ba, chỉ sau Mỹ và Nga. Căn cứ vào dự đoán của chuyên gia Mỹ, Không quân Trung Quốc bao gồm lực lượng hàng không hải quân có khoảng 2.100 máy bay chiến đấu các loại tương đối tiên tiến và 1.500 máy bay chiến đấu cũ, khoảng 500 máy bay vận tải, hơn 100 máy bay giám sát và trinh sát đặc chủng, tổng cộng có khoảng 31 sư đoàn và 4 trung đoàn độc lập.
Lực lượng tên lửa hạt nhân Trung Quốc còn gọi là Lực lượng pháo binh 2 có khoảng 120.000 quân, tổng cộng có 1.500 - 2.000 quả tên lửa đạn đạo có thể lắp đầu đạn hạt nhân, bao gồm gần trăm quả tên lửa xuyên lục địa có thể tiêu diệt các mục tiêu trong lãnh thổ Mỹ và Nga.
Hiện nay, Trung Quốc đang sản xuất hàng loạt tên lửa chiến lược, từ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phóng giếng Đông Phong-5A lắp nhiều đầu đạn độc lập và có tầm bắn trên 13.000 km, đến tên lửa xuyên lục địa cơ động kiểu đường sắt và kiểu bánh lốp với tầm bắn có thể đạt 11.000 km, họ có đủ mọi thứ. Theo đánh giá của chuyên gia, về số lượng vũ khí hạt nhân Trung Quốc chỉ kém Nga và Mỹ, ít nhất có 130 quả tên lửa đạn đạo lắp đầu đạn hạt nhân, khoảng 40 quả tên lửa đạn đạo lắp đầu đạn hạt nhân trang bị cho tàu ngầm hạt nhân, vài chục quả bom hạt nhân trang bị cho máy bay ném bom chiến lược và 150 - 350 tên lửa hành trình lắp đầu đạn hạt nhân.
Hải quân Trung Quốc, được đầu tư mạnh liên tục trong nhiều năm, hiện nay cũng là một lực lượng rất đáng gờm. Căn cứ vào số liệu của Mỹ, năm 2014, Hải quân Trung Quốc tổng cộng có 1 tàu sân bay, 24 tàu khu trục, 49 tàu hộ vệ tên lửa, 9 tàu hộ vệ hạng nhẹ, 57 tàu đổ bộ và mấy trăm tàu tuần tra bảo vệ bờ biển cùng 61 tàu ngầm dầu diesel và 5 - 8 tàu ngầm hạt nhân. Hải quân Trung Quốc chia làm 3 hạm đội lớn trong biên chế tác chiến: Hạm đội Bắc Hải phụ trách bảo vệ Bắc Kinh từ phương hướng trên biển, Hạm đội Đông Hải và Hạm đội Nam Hải trước hết được sử dụng cho các hành động nhằm vào Đài Loan.
Trung Quốc cũng đã xây dựng cho mình một nền công nghiệp quốc phòng hùng mạnh. Các nhà cung cấp quốc phòng chính của Trung Quốc hiện nay bao gồm:
Tập đoàn Công nghiệp vũ khí Trung Quốc (Công ty Công nghiệp phương Bắc)
Tập đoàn trang bị vũ khí Trung Quốc (Công ty Công nghiệp phương Nam)
Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Trung Quốc
Tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc
Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc
Tập đoàn Công nghiệp và khoa học vũ trụ Trung Quốc
Tập đoàn Công nghiệp cơ giới Trung Quốc
Với thực lực quân sự tổng hợp như trên, có thể nói PLA hiện nay là một đội quân hùng mạnh, gần như áp đảo các nước trong khu vực châu Á. Con số thống kê về số lính, số dân có thể huy động vào quân đội, số tăng, pháo, máy bay, tên lửa và số lượng tàu chiến có khả năng gây choáng váng cho những người yếu tim. Giống như bất cứ thời kỳ lịch sử nào, Trung Quốc chưa bao giờ thiếu người và thiếu số lượng vũ khí liệt kê. Tuy nhiên những con số ấy không phản ánh năng lực chiến tranh thực sự của người Trung Quốc. (Còn tiếp)
Bài thứ hai: Chiến tranh tổng lực và chiến tranh cục bộ. Giải pháp trước mối đe dọa hạt nhân)
Bài thứ ba: Phân tích thực lực quân sự Việt Nam. Những vấn nạn căn bản, các giải pháp tăng cường năng lực quốc phòng
Bài thứ tư: Chiến lược chống tiếp cận, đâu là vũ khí chiến lược?
Bài thứ năm: Chiến lược phòng thủ trước Trung Quốc, các phương án mới trong tình hình hiện tại
Bài thứ sáu: Các liên minh chính trị và kinh tế
Bài thứ bảy: Thoát Trung, một lần và lâu dài
Kết luận
Đại loại các bài kế tiếp sẽ bàn về các nội dung trên
'Ai sẽ hậu thuẫn nếu VN bị tấn công?'
Quốc Phương BBC Việt ngữ
- 19 tháng 5 2014
Một nhà quan sát tình hình châu Á đặt câu hỏi về kịch bản phản ứng của Việt Nam trong trường hợp chịu một cuộc tấn công vũ trang từ bên ngoài.
Trao đổi với BBC hôm 18/5 từ Paris, ông Jean-Francois Sabouret, giám đốc danh dự Mạng lưới Nghiên cứu châu Á (Réseau Asie) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) nêu quan điểm cho rằng Nhật Bản đã nghiêm túc đặt kịch bản xung đột trên biển, còn chưa rõ Việt Nam thì sao.Ông nói: "Liên quan tới quần đảo Senkaku mà người Trung Quốc gọi là Điếu Ngư Đài, Nhật Bản đã đặt tình huống bị Trung Quốc tấn công, chiếm lĩnh.
"Họ không chỉ tính toán suông, mà có thể đã có những bàn bạc với đối tác, đồng minh chiến lược của mình, mà như thực tế đã chứng tỏ Hoa Kỳ đã tuyên bố an ninh của quần đảo Senkaku nằm trong phạm vi trách nhiệm đồng minh để hậu thuẫn và bảo vệ của Hoa Kỳ."
"Ai sẽ hậu thuẫn Việt Nam nếu xảy ra một cuộc xung đột được nâng lên thành cấp độ xung đột quân sự và thậm chí là một cuộc chiến tranh, dù là một cuộc hải chiến chớp nhoáng?
"Liệu trong trường hợp đó nước Nga có tạo ra áp lực hòa bình hay quân sự để bảo vệ Việt Nam hay không? Và tương tự, phía Hoa Kỳ có giúp đỡ Việt Nam hay không để Việt Nam có thể bảo vệ được các vùng biển, đảo của mình?"
Tiến sỹ Sabouret nói: "Ba cường quốc đang hiện diện và muốn khẳng định sức mạnh, ảnh hưởng ở các vùng biển khu vực, đó là Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga.
"Hoa Kỳ có vẻ đã có những động thái kiềm chế Trung Quốc và về phần mình Trung Quốc có vẻ đã tỏ ra không sợ ai, bằng chứng là họ đã thách thức, đe dọa các quốc gia như Nhật Bản, Philippines và mới nhất là Việt Nam."
'Các cường quốc bàn bạc'
Tuy nhiên, theo nhà quan sát, không chỉ giữa Việt Nam với Trung Quốc mà các mối căng thẳng cũng đang gia tăng giữa các quốc gia khác trong khu vực với Trung Quốc.Ông nói: "Sự căng thẳng đang gia tăng giữa Trung Quốc với Việt Nam, Trung Quốc với Nhật Bản và Trung Quốc với Philippines. Trước khi sự căng thẳng vượt quá giới hạn, có thể các cường quốc Mỹ, Trung Quốc và Nga sẽ phải ngồi xuống với nhau để bàn bạc."
"Nếu họ (Trung Quốc) thấy Việt Nam có sự hậu thuẫn, chẳng hạn được sự bảo vệ rõ ràng từ Nga hay Mỹ, thì có lẽ họ còn phải nghĩ lại, nhưng nếu Việt Nam hoàn toàn đơn độc, thì thế nào? Việt Nam nên khẩn trương chuẩn bị một kịch bản ứng phó xung đột chớp nhoáng, thậm chí là chiến tranh."
Nhà nghiên cứu châu Á cũng đưa ra dự báo: "Trung Quốc đã đang trở thành một thế lực kinh tế, tài chính, và theo cách thức mà họ đang thể hiện, có thể dự đoán rằng trong một vài chục năm tới đây, họ cũng muốn trở thành một thế lực quân sự số một thế giới bên cạnh là thế lực kinh tài hàng đầu."
Hôm 19/5, một nhà quan sát từ Hà Nội nói với BBC, có thể Trung Quốc đã có những toan tính, tính toán rất kỹ lưỡng từ trước khi đi nước cờ hạ đặt 'giàn khoan 981'.
'Đã tương kế tựu kế?'
Không chỉ cho rằng Trung Quốc đã 'tương kế, tựu kế' khi Việt Nam có phản ứng mạnh, nhà quan sát này nói có các dấu hiệu cần kiểm chứng thêm rằng đã có bàn tay đạo diễn từ trước cho các cuộc 'bạo loạn' làm đánh lạc hướng dư luận quốc tế và khu vực, nhằm 'tiếp tay' cho động thái hạ đặt giàn khoan.
Trao đổi với BBC từ Hà Nội, Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ Việt Nam Hà Lan, đặt vấn đề cho rằng đã có những người giả mạo công nhân và quần chúng để phá hoại các cuộc biểu tình của Việt Nam.
"Việt Nam đang chờ kết luận của cơ quan chuyên môn cũng như của cơ quan chức năng, nhưng tôi nghe anh em nói chuyện bảo rằng đấy không phải là anh em công nhân," ông Thắng nói.
"Những khuôn mặt, những con người đó không phải là anh chị em công nhân, họ từ đâu đến, họ rất chuyên nghiệp, họ có những khí cụ, những dụng cụ rất chuyên môn, rất chuyên nghiệp.
"Đặc biệt là họ còn có bộ đàm để liên hệ với nhau, chứ những người đi biểu tình không có ai có bộ đàm, tôi cũng đã từng tham gia biểu tình, và tôi xem ngay như ở Hà Nội, chúng tôi chỉ có khẩu hiệu, các biểu ngữ, chứ ai lại có các bộ đàm, các thông tin, rồi có các tổ chức, việc này rõ ràng do một tổ chức hay tập hợp nào đó.
Không có lý gì để xảy ra sự việc như hồi năm 1979.
Không tin có 'chiến tranh'
Hôm Chủ Nhật, một quan chức trong ngạch 'ngoại giao nhân dân' của Việt Nam bác bỏ khả năng có thể xảy ra một cuộc xung đột vũ trang, trước sự kiện Trung Quốc tuyên bố rút một số công dân khỏi Việt Nam và chấm dứt một số hợp tác."Không có lý gì để xảy ra sự việc như hồi năm 1979," ông Hoàng Vĩnh Giang, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Trung Thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban Olympics châu Á, nói.
"Cố gắng làm thế nào xử lý mâu thuẫn bằng phương pháp hòa bình, theo luật của Việt Nam và theo luật của quốc tế.
"Tôi chắc là sẽ xử lý được, không đến mức như là thời kỳ năm 1979 đâu."
Tuy nhiên, hôm 17/5 một Phó Thủ tướng của Việt Nam, ông Vũ Đức Đam lên tiếng từ Hà Nội rằng Việt Nam đã tính toán cả tới các biện pháp 'không hòa bình' nếu các thương lượng qua kênh ngoại giao, hòa bình với Trung Quốc trong cuôc xung đột không đem lại hiệu quả.
Bình luận về phát biểu này của ông Vũ Đức Đam, một cựu thành viên Tổ tư vấn Thủ tướng Chính phủ thời các ông Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, nói với BBC:
“Tuyên bố của ông Đam là không thể trả giá cho hòa bình bằng chủ quyền của đất nước, tôi nghĩ là đấy là một lời tuyên bố đúng đắn.
"Việt Nam cũng phải sẵn sàng với những biện pháp khác 'không hòa bình' như là Trung Quốc đang làm để bảo vệ chủ quyền của mình,” bà Phạm Chi Lan nói với BBC.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2014/05/140519_vnchina_conflict_scenarios
Chiến tranh biển Đông đã bắt đầu?
Bùi Quang Vơm (Danlambao) - ...Tại sao thiếu tá Nguyễn Huy Cường, “tôi sức khỏe tốt chỉ bị xước tay do cọ sát dây dù” mà phải nhập viện Quân y 108, với lý do để kiểm tra sức khỏe, nhưng đến nay vẫn chưa được về nhà, phải chịu bỏ lễ tang đại tá Trần Quang Khải và không được tiếp xúc với giới truyền thông? Chỉ cần gặp hỏi Nguyễn Hữu Cường có thể xác định ngay nguyên nhân SU-30 KM2 bị nạn, nhưng Trung tướng Phan Văn Giang nói “nguyên nhân tai nạn phải tìm được máy bay mới xác định được”. Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường có khả năng sẽ điều trị lâu dài, và có nguy cơ bị mất trí nhớ. Trong nhiều giờ trên thuyền cùng ngư dân Lê Văn Cương, chắc chắn đã vô tình tiết lộ. Chắc chắn ông Lê Văn Cương sẽ bị chính quyền thẩm vấn, và nếu ông này biết được điều gì, thì nhất định ông này cũng sẽ bị đưa đi biết tăm, hoặc bị bệnh cấm khẩu...
*
Trung Quốc không còn lựa chọn
Phán quyết của Trung tâm trọng tài quốc tế La Haye PCA, dự kiến sẽ công bố vào ngày 7/7/2016. Khả năng Toà sẽ bác bỏ chủ quyền đường lưỡi bò do Trung Quốc tự ý đặt ra. Âm mưu độc chiếm biển Đông của Trung Quốc đối mặt với nguy cơ phá sản. Sau phán xét, nếu tiếp tục gây hấn chiếm đọat các hòn đảo đá còn lại, Trung Quốc sẽ rơi vào tình trạng cố tình vi phạm luật pháp quốc tế. Không chỉ thể diện, hình ảnh của Trung Quốc bị tổn thương, uy tín quốc tế về mặt ngọai giao bị giảm sút, mà có khả năng Trung Quốc đối diện với một lệnh cấm vận quốc tế toàn diện.
Cuộc cấm vận do nhóm G7 và Liên hiệp châu Âu trừng phạt việc sáp nhập phi pháp bán đảo Crimé, đã làm cho nền kinh tế của Nga điêu đứng. “Các nhà lãnh đạo thuộc Nhóm 7 nước có nền công nghiệp phát triển (G7) hôm 7/6/2016 tiếp tục duy trì trừng phạt đến khi nào Tổng thống Nga Vladimir Putin và phe ly khai tuân thủ hoàn toàn thỏa thuận hòa bình Minsk”. Đây là ý chí duy trì luật pháp quốc tế của nhóm quốc gia đại diện cho Hành tinh. Cũng là một quyết tâm ngăn chặn một tiền lệ sử dụng sức mạnh cho tham vọng chủ quyền. Trừng phạt Nga, nhưng trên thực tế là một cảnh báo trực diện đối với các toan tính của Trung Quốc.
Với một nền kinh tế dựa chủ yếu vào xuất khẩu hàng hoá, sản lượng công nghiệp chiếm 42,6% tổng GDP và 24 triệu lao động, trong khi 70% nguyên liệu nhập từ nước ngoài, nếu chịu một cuộc cấm vận toàn diện, Trung Quốc khó tránh khỏi sụp đổ. Chỉ cần giảm 50% sản xuất công nghiệp, 12 triệu người rơi vào thất nghiệp sẽ là một đe dọa bạo loạn xã hội.
Vì vậy, trước khi Trọng tài Quốc tế PCA phán xét, Trung Quốc buộc phải tìm mọi cách để thực hiện xong chương trình chiếm đọat hoàn toàn biển Đông để tạo thành thế đã rồi. Bất kể PCA phán xét như thế nào, khi Trung Quốc đã chiếm được Trường Sa, thì việc lật lại tình thế là không thể. Kinh nghiệm đã cho thấy như vậy cho đến thời điểm hiện tại. Phản ứng của Mỹ và thế giới dù gay gắt, quá trình bành trướng cuả Trung Quốc chỉ dừng, rồi tiếp tục, chứ chưa bao giờ lùi lại.
Mục tiêu chiếm đoạt sẽ là Scarborough của Philippines và toàn bộ các hòn đảo, đá của Trường Sa đang trong tay Việt Nam. Trường Sa và Scarborough chiếm được, sẽ cùng Hoàng Sa tạo ra tam giác lõi của biển Đông, kiểm soát trên thực tế hoàn toàn vùng biển bên trong đường lưỡi bò, biến phán quyết của Toà trọng tài PCA thành vô hiệu. Mỹ chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh trực tiếp với TQ, trong khi Việt Nam, dù đang nỗ lực sáp gần Mỹ, vẫn còn đơn độc, chưa liên kết được với Nhật và với Mỹ bằng một Hiệp định phòng thủ chung, vì vậy, Trường Sa của Việt Nam phải được chiếm trước khi việc này trở thành phi pháp sau phán xét của Trọng tài và trước khi một liên minh phòng thủ với Mỹ Nhật được hình thành.
Từ sau Shangri-la 15, và sau hội nghị đặc biệt các bộ trưởng ngoại giao ASEAN Trung Quốc tại Côn Minh, dù có sự phản bội công khai của Campuchia, Trung Quốc thấy rõ tình thế bất lợi. Trung Quốc đang bị cô lập. ASEAN đa số đứng về phe Mỹ và Nhật, bảo vệ luật pháp quốc tế.
Bất kể bà Hillary Clinton hay ông Donald Trump trúng cử, sau bầu cử Tổng thống tháng 11/2016, chính sách của Mỹ chống lại mưu toan bành trướng của Trung Quốc sẽ cương quyết và gay gắt hơn rất nhiều. Bà Hillary không hề giấu diếm thái độ không nhân nhượng, trong khi Trump không ngại dùng vũ lực.
Cơ hội rõ ràng đang mất dần. Thời gian không ủng hộ Trung Quốc. Tham vọng chiếm đoạt biển Đông hoặc phá sản, hoặc phải trả giá rất đắt.
Trung Quốc cần một lý do để phát động một cuộc chiến trừng phạt, giống như từng “dạy cho Việt Nam một bài học” năm 1979. Và như mọi cuộc chiến tranh, Trung Quốc cần một sự kiện, giống sự kiện vịnh Bắc bộ năm 1964.
Thủ phạm là Trung Quốc?
Tờ Quân giải phóng Trung Quốc ngày 17/6 đưa tin, “ngày 13/6 một biên đội chiến hạm hạm đội Nam Hải đã triển khai tập trận bắn đạn thật 4 ngày đêm liên tục ở Biển Đông. Lực lượng này đã diễn tập các nội dung tấn công tàu ngầm, phòng ngự phòng không, bắn đạn thật”. Cùng một lúc với lệnh huy động tái ngũ các quân nhân hải quân có kinh nghiệm và tinh thông kỹ thuật.
Ngày 15/06, có vẻ như thấy được điều gì đó, Mỹ lập tức điều 4 máy bay tấn công điện tử cùng với 120 sĩ quan tới Philippines. Scarborough của Philippines đã được đề phòng.
Sáng ngày 14/06/2016, chiếc máy bay SU-30KM2 cất cánh lúc 6h30 và đến 7H29 thì mất liên lạc, bị rơi sau “một tiếng nổ lớn trong khoang lái” theo lời kể của thiếu tá Cường, khi chỉ còn cách mục tiêu tập luyện 15 km, và cách bờ chỉ khoảng 20 km. Cả hai phi công đều kịp bung dù và rơi xuống biển. Sau đó thông tin xác minh SU-30KM2 bị vỡ thành nhiều mảng vụn.
3h30 sáng ngày 15/06, thiếu tá Nguyễn Hữu Cường được một ngư dân Lê Văn Cương phát hiện và đưa vào bờ. Nguyễn Hữu Cường sức khoẻ tốt, chỉ sước tay do dây dù.
9h30 ngày 16/06 chiếc máy bay thứ hai CASA 212 cất cánh từ Gia Lâm bay ra đảo Bạch Long Vĩ, tìm kiếm thượng tá Trần Quang Khải, khi “phát hiện một vật giống phao bơi, xin phép hạ độ cao, bay vòng xuống thì mất liên lạc, rơi xuống biển vào lúc 12H30”.
Trên máy bay có 9 người do Đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 918 điều khiển. Sau đó, trong hai ngày tiếp theo, người ta tìm thấy rất nhiều mảnh vụn của CASA 212.
“Theo nguồn tin của Thanh Niên, trong tối qua 16.6, các tàu tham gia tìm kiếm cứu nạn đã phát hiện một số mảnh vỡ nghi là của máy bay CASA 212 gặp sự cố mất liên lạc với sở chỉ huy lúc 12 giờ 30 phút cùng ngày, khi đang làm nhiệm vụ bay tìm kiếm phi công của máy bay Su-30MK2. Máy bay CASA 212 được cho là đã rơi xuống biển gần với đảo Bạch Long Vĩ và nằm ở độ sâu khoảng 58 m về phía đông đường phân định Vịnh bắc bộ. Trong đêm ngày 15.6, Bộ Quốc phòng đã giao cho Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Cục Cứu hộ cứu nạn (Bộ Quốc phòng) và Quân chủng Hải quân lập kế hoạch và lên phương án chi tiết để trục vớt máy bay CASA 212. Trong đêm qua, khoảng hơn 10 tàu của các lực lượng tìm kiếm túc trực xung quanh vùng biển nói trên để bảo vệ và phong toả hiện trường. Các nguồn tin từ chối bình luận các thông tin liên quan đến tính mạng của 9 cán bộ, chiến sĩ trên CASA 212 khi máy bay này gặp sự cố và rơi xuống biển”.
Báo Thanh niên ngày 17/06/2016: “Đã xác định chính xác vị trí Su-30MK2 rơi - Chuẩn bị phương án trục vớt.
Cho đến sáng nay, lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã xác định tương đối chính xác vị trí máy bay Su-30MK2 trên vùng biển Nghệ An”.
Nhưng ngày 20/069, cũng báo Thanh niên lại đưa tin: “Lúc 8 giờ 15 sáng qua (19.6), tàu CSB-4039 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng cảnh sát biển 1 phát hiện nhiều dấu hiệu nghi là của máy bay CASA212 số hiệu 8983”.
Ngay từ đầu, người ta đã nghi vấn hai chiếc máy bay này đều cùng bị bắn, nhưng đuổi theo thông tin chính thống thì mật hướng.
Bình luận với BBC hôm 17/6/2016, trước hết ông Nguyễn Thành Trung, nguyên Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cho rằng chiếc CASA-212 "chắc chắn đã bị một va đập rất mạnh" khi rơi xuống biển qua những thông tin mà ông biết được, trong đó có các hình ảnh về các mảnh xác của phi cơ tìm kiếm, cứu hộ của Cảnh sát biển Việt Nam.
Dựa trên những hình ảnh nhận được, ông Nguyễn Thành Trung nói "có thể khẳng định được là chiếc phi cơ CASA-212 đã bị tai nạn khiến vỡ ra".
“Nếu chủ động được thì đã có thể hạ cánh trên biển, và tôi nghĩ là phi cơ đã không vỡ như thế. Còn với các mảnh vỡ như thế thì chắc chắn đã có những va chạm rất mạnh của máy bay với mặt nước,”(?!), "không loại trừ nguyên nhân 'thời tiết thay đổi đột ngột', tuy rằng ông nói "khu vực Bạch Long Vĩ là một khu vực bay 'bình thường' như nhiều địa điểm khác dọc bờ biển Việt Nam".
Không do thời tiết, máy bay đang hoạt động bình thường, ở độ cao thấp, “Cùng tham gia tìm kiếm với tổ bay Casa-212, còn có 5 tổ bay khác gồm hai chiếc DHC-6 của Không quân Hải quân, một chiếc Mi171 của Sư đoàn Không quân 371 và hai chiếc AN-26 của Lữ đoàn 918. Trong khi DHC-6 bay ở độ cao 500m thì Casa-212 bay ở độ cao 150m để quan sát mục tiêu” phát hiện vật giống phao bơi và đang quay vòng hạ độ cao, thì rơi xuống và “vỡ do va đập mạnh với nước”?! “Cụ thể, vị trí máy bay được xác định ở phía Đông đường phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc”, nghĩa là thuộc lãnh hải và không phận của Trung Quốc.
Tại sao ngay tối 16/06 đã xác định địa điểm CASA 212 rơi và nằm ở độ sâu 58 m, bộ chỉ huy đã họp để bàn kế hoạch trục với, và bố trí hàng chục tàu phong toả bảo vệ, sau đó lại tiếp tục tìm kiếm và vẫn chưa tìm thấy? Theo báo Thanh niên, “Lúc 8 giờ 15 sáng qua (19.6), tàu CSB-4039 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng cảnh sát biển 1 phát hiện nhiều dấu hiệu nghi là của máy bay CASA212 số hiệu 8983”.
Tại sao khi đã biết Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ngoài biển Đông mà còn cho máy bay chiến đấu tập trên biển, thậm chí vi phạm vùng trời thuộc không phận Trung Quốc? Lệnh xuất kích bay tập vào thời điểm như vậy, có mục đích gì?
Vị trí rơi đã xác định được ngay từ đầu “Ngày14/06/2016, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An cho biết vị trí cuối cùng mà chiếc máy bay Su-30MK2 mất liên lạc ở phía Đông, cách đảo Hòn Mắt khoảng 6-7km, cách đất liền khoảng hơn 26 hải lý.
"Ngư dân Lê Văn Cương đang đánh bắt cá trên biển cho biết, lúc 8 giờ 30 phút cùng ngày, ngư dân phát hiện 1 máy bay rơi tại vùng biển khoảng 18-19 độ vĩ bắc, 106,4 độ kinh đông, cách đảo Mắt (thị xã Cửa Lò, Nghệ An) về phía đông khoảng 4-6 hải lý," (báo Thanh Niên). Nhưng mặc dù huy động mọi phương tiện, đến “ngày hôm nay 20/06, vẫn chưa xác định được vị trí rơi của SU-30KM2”?!
Tại sao thiếu tá Nguyễn Huy Cường, “tôi sức khoẻ tốt chỉ bị xước tay do cọ sát dây dù” mà phải nhập viện Quân y 108, với lý do để kiểm tra sức khoẻ, nhưng đến nay vẫn chưa được về nhà, phải chịu bỏ lễ tang đại tá Trầân Quang Khải và không được tiếp xúc với giới truyền thông? Chỉ cần gặp hỏi Nguyễn Hữu Cường có thể xác định ngay nguyên nhân SU-30 KM2 bị nạn, nhưng Trung tướng Phan Văn Giang nói “nguyên nhân tai nạn phải tìm được máy bay mới xác định được”. Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường có khả năng sẽ điều trị lâu dài, và có nguy cơ bị mất trí nhớ. Trong nhiều giờ trên thuyền cùng ngư dân Lê Văn Cương, chắc chắn đã vô tình tiết lộ. Chắc chắn ông Lê Văn Cương sẽ bị chính quyền thẩm vấn, và nếu ông này biết được điều gì, thì nhất định ông này cũng sẽ bị đưa đi biết tăm, hoặc bị bệnh cấm khẩu.
Sẽ có người nói, người viết theo thuyết âm mưu. Đúng, chúng ta rất khó để tránh được một ngộ nhận về thuyết âm mưu, vì diễn biến chính trường Việt Nam thực chất là diễn biến của những âm mưu, âm mưu chiếm đoạt của Trung quốc, và âm mưu kéo dài sự tồn tại của chế độ cộng sản, được xếp đặt, chế biến thông tin truyền thông bằng những âm mưu của ban tuyên giáo. Không có cách nào khác là phải mò mẫm đoán nhận sự thật sau những chồng chéo âm mưu đó. Nguyên tắc của chúng ta là lợi ích dân tộc trên hết, cho dù có thể đúng, có t̉hể sai.
Thái độ của Việt Nam
Tối ngày 16/06/2016, lúc 17H30, tại bộ Trụ sở bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch triệu tập họp thường vụ Quân uỷ Trung ương, yêu cầu tập trung trước hết vào việc ổn định tư tưởng bộ đội. Lúc 21H30, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh, Thường vụ Quân ủy bao gồm:
- Tổng bí thư nguyễn Phú Trọng kiêm bí thư quân uỷ trung ương;
- Chủ tịch nước Trần Đại Quang, chủ tịch hội đồng an ninh Quốc gia;
- Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phú, phó chủ tịch Hội đồng an ninh quốc gia;
- Bộ trưởng bộ quốc phòng Ngô Xuân Lịch, phó bí thư Quân uỷ trung ương;
- Tổng cục trưởng tổng cục chính trị Thượng tướng Lương Cường;
- Tổng tham mưu trưởng, trung tướng Phan Văn Giang;
- Thứ trưởng thứ nhất bộ quốc phòng, phụ trách đối ngoại và phát ngôn, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh.
Xét thành phần họp khẩn cấp này, người ta liên tưởng tới một quyết định liên quan tới vấn đề chiến tranh và hoà bình cuả đất nước. Một quyết định có thể được đưa ra, và lựa chọn là tránh một xung đột tạo ngòi chiến tranh với Trung Quốc.
Lúc 21H30, thượng tướng Vịnh gặp Đại sứ Trung Quốc đề nghị phía Trung Quốc cho phép phương tiện Việt Nam đi lại trong hải phận phía Đông đường phân giới vịnh Bắc bộ và đề nghị Trung quốc hỗ trợ tàu thuyền tìm kiếm tai nạn.
Gặp đại sứ vào lúc 21H30 tại Trụ sở bộ quốc phòng phải có lệnh triệu tập của Chính phủ. Nếu chỉ để xin phép sử dụng lãnh hải và không phận, và nhờ hỗ trợ tìm kiếm, có thể triệu tập khẩn đại diện ngoại giao của một nước không?
Nếu chỉ do tại nạn, Có hệ trọng tới mức triệu tập khẩn cấp họp Thường vụ Quân ủy, vào lúc cuối buổi chiều không?
Sáng ngày 17/06, Đại sứ Mỹ Ted Osius thông báo "Hôm nay, nước Mỹ cùng sát cánh đoàn kết với Việt Nam khi các bạn tìm kiếm một phi công bị mất tích, Thượng tá Trần Quang Khải, và những con người dũng cảm trong đội tìm kiếm và cứu nạn trên máy bay CASA 212 8983. Nước Mỹ sẵn sàng hỗ trợ các bạn bằng bất cứ cách nào mà chúng tôi có thể". Nhưng chính phủ Việt Nam không có phản hồi. Không hề có tiết lộ gì về thái độ của Việt Nam với lời gợi ý của Mỹ. Đại sứ Mỹ sử dụng kênh Facebook để gửi thông điệp cho thấy, Mỹ muốn chuyển thiện ý của Mỹ tới người dân Việt Nam, và thông điệp ông gửi phải hiểu thế này: “chúng tôi biết cả rồi, chúng tôi sẵn sàng, nhưng chúng tôi tôn trọng quyền quyết định của các bạn”.
Tuy nhiên, lực lượng của hải quân Mỹ vẫn được huy động với tư thế sẵn sàng, đã sẵn sàng.
Ngày 20/06/2016, báo Petrotimes đưa tin “Mỹ điều một lúc hai binh đội hải quân, dẫn đầu bởi hai tàu sân bay hạt nhân John C. Stennis và Ronald Reagan đến vùng biển phía nam của Philippines, nhằm ngăn cản những hoạt động của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông, tờ báo Nhật Bản Asahi dẫn nguồn tin từ Bộ chỉ huy Hạm đội 7 của Mỹ”. “Để tăng áp lực lên Trung Quốc, theo Asahi, trong tháng này Mỹ cũng đã triển khai tại căn cứ quân sự Clark Field ở Philippines bốn máy bay tác chiến điện tử. Nhiệm vụ của chúng là gây nhiễu các radar mà Bắc Kinh triển khai trên những hòn đảo nhân tạo”.
Những sự việc liên tiếp, ban đầu đơn giản và dễ dàng phán đoán, càng về sau càng trở nên rắc rối như có vẻ như cố tình sắp đặt và chuyển hướng dư luận.
- Rõ ràng, hai chiếc máy bay của Việt Nam đều do tên lửa thuộc lực lượng hải quân Trung Quốc đang tập trận bắn đạn thật tại biển Đông bắn hạ. Sự cố đều xảy ra đột ngột trong lúc đang hoạt động bình thường và thời tiết tốt. Xác của chúng vỡ thành những mảnh vụn, rơi từ một độ cao thấp và phía bên trong hải không phận của Việt Nam.
- Việt Nam đã có đủ căn cứ để khẳng định, nhưng Việt Nam quyết định không tạo cớ cho Trung Quốc lợi dụng tạo thành xung đột. Kéo Trung Quốc vào chiến dịch tìm kiếm, trong khi thực chất đã tìm được là “tương kế tựu kế”.
- Không nhờ Mỹ và không để Mỹ tham gia tìm kiếm là để tránh đổ thêm dầu vào lửa.
- Xác hai chiếc máy bay đang được tiếp tục trục vớt, có thể xác 9 nạn nhân CASA 212 đã được vớt, nhưng chưa được phép công bố. Và cả hai máy bay này sẽ bị rơi trên hải phận của Trung Quốc, để nếu không giấu được nguyên nhân do tên lửa Trung Quốc bắn thì hạ lỗi do phía Việt Nam.
- Việc hoá giải âm mưu gây chiến của Trung Quốc, nếu đúng như dự đoán, là quyết định đúng, “cao tay”, nhưng chỉ đúng với tình huống. Nguyên nhân của sự kiện vẫn còn nguyên.
- Thời gian còn lại trước phán quyết của PCA không còn nhiều. Sẽ có những sự kiện khác. Sẽ tiếp tục có các cuộc tập trận bắn đạn thật. Sẽ có tàu Hải quân Việt Nam bị bắn chìm do nhầm lẫn vi phạm hải phận. Sẽ có tàu thuyền Trung Quốc bị Cảnh sát biển Việt nam bắt giữ. Sẽ có binh lính hải quân Trung quốc bị bắn chết tại biển của Trường Sa lớn, hay Song Tử Tây, v.v... Nếu không kịp trước thì sự cố sẽ xảy ra ngay sau công bố của PCA, tức là sau 07/07/2016. Bằng mọi cách, đảo Trường Sa lớn của Việt nam sẽ phải bị tiêu diệt, và Trung Quốc sẽ đổ bộ xuống toàn bộ những hòn đảo, đá đang hiện diện của quản lý Việt Nam. Lính hải quân và dân cư trên những hòn đảo nhỏ này, khó tránh thóat những biến cố tới đây.
- Thể diện và uy tín quốc tế của Trung Quốc là không thể giữ được. Trung Quốc nhất định đổi nó bằng lợi ích chiến lược lâu dài. Chiếm đoạt chủ quyền toàn bộ biển Đông, những lợi ích của nó cho phép Trung Quốc chiếm lại ngôi vị bá chủ chia đôi Thái Bình Dương, sẽ biến những mất mát tình huống thành vô nghĩa.
Giải pháp nào?
Với Việt Nam, hiển nhiên biển Đông là toàn bộ sự sống còn của quốc gia dân tộc. Chế độ có thể đến rồi đi, thể chế chính trị có thể có rồi hoán đổi. Nhưng đất nước, dân tộc không thể mất. Lựa chọn đất nước thay cho chế độ là lựa chọn bắt buộc.
Cuộc chiến tranh trên biển sẽ kết thúc chóng vánh, vì Việt Nam chưa có một Hiệp định an ninh chung với Mỹ, chưa có một Hiệp định đồng minh với Nhật. Nếu Mỹ và Nhật không có căn cứ pháp lý để can thiệp thì Trường Sa của Việt Nam chỉ một đêm là về tay Trung Quốc. Và một khi đã lọt vào tay Trung Quốc, thì Trường Sa lớn, Song tử Tây, Sơn Ca v.v... sẽ trở thành Đá Chữ thập, Gạc Ma thành Vành khăn... thành Hoàng Sa, không bao giờ còn trở về với Việt Nam được nữa, nếu không có một cuộc chiến tranh chính thức và kết thúc bằng sự đầu hàng vô điều kiện của Trung Quốc.
Bao giờ và lúc nào, Việt Nam đủ sức đơn phương chiến tranh với Trung quốc? Sẽ đến lúc nào đó, con cháu Việt sẽ giàu có và mạnh hơn Trung Quốc! Nhật Bản đang mạnh hơn Trung Quốc về kinh tế và trình độ phát triển, nhưng một cuộc chiến, thì Nhật đơn phương không phải là đối thủ.
Một cuộc chiến, dù chỉ trên biển Đông, và dù có thể kết thúc trong vài giờ, nhưng nguy cơ lây lan không thể tránh, và nguy cơ mất nước không thể không tính đến. Người Việt có thói quen dọn dẹp nhà cửa trước khi đón khách. Trước khi đối phó kẻ địch đến từ bên ngoài, phải dọn dẹp kẻ địch bên trong.
Phải đóng cửa biên giới, phải phong toả tất cả những nơi có người Trung Quốc. Trước khi có chiến tranh 1979, Lê Duẩn và Nguyễn Đức Tâm đã dọn sạch người Hoa tại Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Nhưng làm những việc này, sẽ gây ra những thiệt hại mà nền kinh tế Việt Nam không thể chịu nổi. Và không còn kịp được nữa. Trước khi dọn xong, thì nhà chắc đã mất.
Phải vô hiệu hoá tay chân, gián điệp Trung Quốc nằm trong bộ máy đảng và chính phủ. Nhưng bọn này đang có mặt mọi nơi, ngay trong bộ chính trị, ngay trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, dọn được lũ này, liệu chế độ còn không.
Cần gấp một cơ chế để Mỹ có quyền can thiệp trong bất kỳ một tình huống khẩn cấp nào. Bởi vì nguyên tắc bất di bất dịch của Trung Quốc là bằng mọi giá tránh chiến tranh trực tiếp với Mỹ. Trung Quốc sẽ dừng lại ngay trước khi Mỹ tham chiến, dàn xếp tay đôi với Mỹ, nếu không bị ràng buộc bằng một hiệp định, Mỹ hay bất cứ quốc gia nào đều có thể không thoát được nguyên lý, “nếu không mua được bằng lợi ích thì sẽ mua được bằng rất nhiều lợi ích”. Trong khi Mỹ rất cần một lý do đủ quan trọng để có thể áp dụng lệnh cấm vận toàn diện với Trung Quốc, bằng cách đó làm cho Trung Quốc suy sụp, không còn sức để tham vọng bá chủ. Nếu không có một hiệp định để công khai trấn áp Trung Quốc, Mỹ sẽ không can thiệp để sau đó lấy cớ trừng phạt. Kẻ thua thiệt là Việt Nam.
Không thể để mất đảo, mất biển, vì nếu mất đảo, mất biển vào tay Trung Quốc, đảng cộng sản sẽ không gánh nổi trách nhiệm. Dân sẽ nổi dậy, chế độ cộng sản sẽ biến mất. Một chính phủ mới lâm thời sẽ được lập ra ngay tức khắc lấy hiệp định yêu cầu Mỹ, Nhật, Liên Hiệp Quốc, thậm chí cả NATO can thiệp.
Đây là thông điệp mà chúng ta muốn chuyển tới những kẻ đang cầm quyền tại Hà Nội.
Paris - 21/06/2016
Thấy gì qua 2 thảm nạn máy bay rớt và biển chết?
Kông Kông (Danlambao) - ...Cả 2 trường hợp cá chết và máy bay rơi, ông Đại sứ Hoa Kỳ đều nhanh nhạy bắn tiếng muốn hỗ trợ, nếu được yêu cầu, nhưng đã bị từ chối trong yên lặng! Trong lúc đó dư luận đang nghi ngờ các “tai nạn” đều có cùng một gốc, là Tàu cộng, thì Việt Nam đã “xin” họ hỗ trợ và hiện đang có 8 tàu và 2 trực thăng của họ vào cuộc ngay trên phần biển đảo Việt Nam, Bạch Long Vĩ! Như vậy là “xin” Tàu cộng hỗ trợ tìm kiếm hay cho phép Tàu cộng tìm cách phi tang bằng chứng “tai nạn” (nếu có thể) một cách hợp pháp?...
*
Dư luận qua sự kiện 10 quân nhân của chế độ cộng sản Việt Nam bị chết trong 2 tai nạn máy bay Su-30MK2 và CASA-212 trên biển đã sáng tỏ được đôi điều.
Về phía truyền thông nhà nước thì đây là sự kiện rất đau buồn. Những lời khen tặng tốt đẹp nhất, trang trọng nhất đều dành cho người quá cố. “Phải mất hàng chục năm mới đào tạo được phi công như Đại tá Trần Quang Khải” hoặc “Chúng ta mất đi một người lính tinh nhuệ - Người có thể bảo vệ chúng ta, con cái chúng ta và người dân này trước quân thù” hay “Kính cẩn tiễn đưa người anh lớn của không quân Việt Nam” v.v...
Về phía chế độ thì Thượng tá phi công Trần Quang Khải được vinh thăng Đại tá và vợ ông, vừa được Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ đạo tuyển dụng đặc cách vào dạy tại một trường THPT. [1]
Về phía dư luận trên mạng xã hội thì thấy rõ là có vẻ trầm lắng hơn. Rất ít nhắc đến vụ 10 người lính đã chết vì họ đang trăn trở nhiều vấn đề lớn hơn của đất nước. Đặc biệt vấn nạn cá chết ở miền Trung, mà đến hôm nay, đã là ngày thứ 79, nhưng nhà nước vẫn ỡm ờ, chưa dám công bố kết quả điều tra! Hơn nữa, chỉ có 10 quân nhân chết vì công vụ, trong đó có 9 người chưa tìm được xác, so với đời sống của khoảng 4 triệu người đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong đó không biết có bao nhiêu người sẽ chết dần chết mòn vì nhiễm độc từ sau vụ Biển chết mà cụ thể có 1 thợ lặn đã chết trong âm thầm, bị báo nhà nước ếm nhẹm, vì bị nhiễm độc ở cảng Sơn Dương.
Cho nên vấn đề là 10 người lính chết so với biển miền Trung cũng đang chết!
Với bản tính tự nhiên của con người thì phải rất trân trọng sự cực kỳ đau đớn của gia đình nạn nhân, nhưng trong vai người lính, chỉ biết trung thành với đảng, thì sự xúc động đó liệu có lớn hơn Biển chết, vì chế độ thối nát và tham nhũng, dành đặc quyền đặc lợi cho Tàu cộng tại Khu kinh tế Vũng Áng?
Rồi mai mốt đây nguyên nhân “tai nạn” máy bay có bị “chìm xuồng” như vụ Biển chết do Formosa?
Tai nạn máy bay là do lỗi kỹ thuật? Lỗi con người? Lỗi do hậu quả tham nhũng trong binh chủng không quân? Lỗi do bị đặc tình Tàu cộng phá hoại? Hay, đấy là phát súng cảnh báo về một loại chiến tranh mới để thử sức chế độ nếu Hà Nội dám ngã theo phe Mỹ, như người Việt Nam đã bày tỏ chính kiến dịp đón tiếp Tổng thống Obama?
Ghi nhận và ca ngợi di sản của người chết là nghĩa vụ. Còn thâu nhận ngay vợ của người chết, đang làm “gia sư”, bỗng trở thành cô giáo dạy tại trường THPT Chu Văn An, Hà Nội, thì phải chăng công việc của Bộ Giáo dục chỉ là vâng phục “theo lệnh trên” do nhu cầu chính trị của chế độ? Đó là chưa nói đến vợ của 9 người còn đang tìm xác rồi sẽ ra sao, có được vinh danh và đặc cách gì đó hay không?
Nhìn lại quá khứ, từ cuộc chiến bảo vệ đất nước ở biên giới phía Bắc, cho thấy có sự phân biệt đối xử một cách rất rõ ràng. Là, mấy chục ngàn lính đã hy sinh mạng sống năm 1979, tại sao không được vinh danh, đặc cách? Đến nỗi chính cựu chiến binh thời đó phải tự động quyên góp để xây đài tưởng niệm đồng đội đã hy sinh như đang xảy ra tại đồi núi Vị Xuyên!
Trực tiếp chống quân xâm lăng thì bị kỳ thị, bị đục bỏ cả tên đơn vị trên bia tưởng niệm... mãi đến khi người sống sót phẫn nộ, mạnh mẽ lên tiếng đòi hỏi sự công bằng thì nhà nước mới miễn cưởng cho phép báo chí nhắc đến, hoặc vờ vịt khói hương như mới xảy ra cách đây không lâu!
Nhưng nguyên nhân của sự chết mới là chính.
Nguyên nhân mấy chục ngàn dân quân chết ở biên giới phía Bắc thì đã rõ ràng, khỏi bàn cãi, còn nguyên nhân 10 người lính mới chết, trước mắt là do “tai nạn”, nhưng sự thật như thế nào? Nếu chế độ muốn điều tra manh mối đến nơi đến chốn thì bằng mọi cách phải tích cực thu giữ chứng cứ nhanh nhất trong khả năng có thể!
Cả 2 trường hợp cá chết và máy bay rơi, ông Đại sứ Hoa Kỳ đều nhanh nhạy bắn tiếng muốn hỗ trợ, nếu được yêu cầu, nhưng đã bị từ chối trong yên lặng! Trong lúc đó dư luận đang nghi ngờ các “tai nạn” đều có cùng một gốc, là Tàu cộng, thì Việt Nam đã “xin” họ hỗ trợ và hiện đang có 8 tàu và 2 trực thăng của họ vào cuộc ngay trên phần biển đảo Việt Nam, Bạch Long Vĩ!
Như vậy là “xin” Tàu cộng hỗ trợ tìm kiếm hay cho phép Tàu cộng tìm cách phi tang bằng chứng “tai nạn” (nếu có thể) một cách hợp pháp?
Về mặt mạng xã hội thì việc biểu lộ cảm xúc thường rất nhạy bén và công khai. Như với vô số sự kiện người dân thấp cổ bé miệng bị công an đàn áp. Như bị cướp đất, bị tù vì biểu tình đòi dân chủ tự do hay chống Tàu cộng. Như đòi hỏi phải minh bạch về việc cá chết ở biển miền Trung... Nhưng tất cả đều bị dẹp tan bằng nhiều cách mà đôi khi công an hành động rất công khai và bẩn thỉu thì báo chí nhà nước lại như đui mù câm điếc!
Còn trong “tai nạn” máy bay đang xảy ra thì ngược lại. Mạng xã hội không nói đến nhiều trong lúc báo chí nhà nước lại ầm ĩ tiếc thương, ngoại trừ đảng viên nhà báo duy nhất, là ông Mai Phan Lợi, người điều hành Diễn đàn Nhà báo Trẻ, là Phó TTK báo Pháp Luật Tp. HCM, đại diện ở Hà Nội đã đặt một số câu hỏi để thăm dò dư luận qua sự kiện máy bay CASA-212 bị rơi. Nguyên văn các câu hỏi gợi ý như sau:
"Vì sao CASA tan xác?
Thật đau xót đến giờ này vẫn chưa tìm được 9 cán bộ trên máy bay CASA, nhưng có thắc mắc thật khó lý giải thuyết phục là tại sao máy bay tan xác? Theo bạn?
- Máy bay bị tác động bên ngoài nên vỡ
- Máy bay rơi từ cao xuống biển nên vỡ vụn
- Không biết lý do
- Bị bắn
- Bị giông lốc làm rơi xuống biển và vỡ khi đập vào mặt nước
- Không loại trừ bị bắn vỡ
- Máy bay chất lượng kém do tham nhũng trong ngành quốc phòng luôn bị đóng dấu mật
- Máy bay tự nổ nên vỡ.
Xin lưu ý, các câu hỏi chỉ là để thăm dò dư luận (poll) theo kiểu mà giới truyền thông phương Tây thường làm (như chuyện đang tranh cử tổng thống tại Hoa kỳ thì poll gần như có hàng tuần) nhưng đã bị tước ngay thẻ nhà báo! Và, đang bị các đảng viên đồng nghiệp cùng với cả hệ thống thuộc bộ 4 tê (Thông Tin & Tuyên Truyền) hợp lực “đấu tố”! Như vậy thì quyền Tự do báo chí mà nhà nước long trọng xác nhận có đúng với thực tế hay không?
Riêng với trường hợp 10 quân nhân chết vì “tai nạn” máy bay thì tại sao có sự trái ngược về việc bày tỏ cảm xúc giữa báo chí lề phải với lề trái?
Câu trả lời là tại di ngôn của ông Hồ Chí Minh! Ông đòi hỏi quân đội phải trung với đảng là ưu tiên chứ không phải là trung với nước!
Vì thế, phi công được tuyển chọn chắc chắn 100% là phải được điều tra vô cùng cẩn trọng! Yếu tố đầu tiên phải là đảng viên và chắc chắn tuyệt đối “trung với đảng”! Mà ai cũng biết là đảng đang bán rẻ đất nước cho Tàu cộng, chịu khom lưng trước kẻ thù ngàn đời phương Bắc chỉ vì sự tồn tại của đảng! Là đảng đang đi ngược lại lợi ích của dân tộc! Do đó khi đảng viên ưu tú “trung với đảng” chết thì dĩ nhiên đảng rất đau buồn! Nhưng về phía xã hội thì “trung với đảng” đồng nghĩa với phản bội quê hương! Đó là lý do mạng xã hội thờ ơ việc bày tỏ cảm xúc!
Đấy là hậu quả tất yếu của việc quân đội phải “trung với đảng”!
Nếu trách nhiệm của quân đội là đặt Tổ Quốc lên trên tất cả thì chắc chắn tai nạn máy bay đang xảy ra là cái tang chung của cả nước, vì dẫu gì thì số lính nạn nhân cũng thuộc về loại ưu tú của dân tộc! Nhưng tiếc thay!
21.06.2016
____________________________________
Máy bay rơi, sự thật ở đâu?
Gia Minh, PGĐ Ban Việt Ngữ
2016-06-20
2016-06-20
Cần minh bạch thông tin
Thông tin chính xác, minh bạch về vụ việc chiếc Su- MK30 rơi khi luyện tập hôm 14 tháng 6 và chiếc tuần thám CASA 212 làm nhiệm vụ tìm kiếm chiếc Su MK30 hai ngày sau đó là yêu cầu được nhiều người nêu ra trong những ngày qua.
Cựu trung tá Vũ Minh Trí thuộc Tổng Cục 2 trước đây cho biết ý kiến về vấn đề này:
“Thông tin cũng giống những vụ việc khác rất không rõ ràng, minh bạch khiến dư luận đặt ra nhiều dấu hỏi và nhiều suy đoán khác nhau. Tôi nghĩ đó là tình hình chung ở Việt Nam hiện nay, không phải trong vụ tai nạn này mà trong rất nhiều sự vụ khác, ví dụ như chặt cây hay cá chết… Người dân đã quan và không thấy làm lạ!
Có thể thấy vừa qua xảy ra một số vụ khủng bố ví dụ như ở Pháp người dân rất quan tâm; thậm chí người ta còn thay đổi biểu tượng, để tang, chia buồn trên facebook. Còn sự kiện này kể cả trên báo chính thống không thấy bày tỏ xót thương mà chủ yếu là tập trung về nguyền nhân xảy ra tai nạn!”
Quan ngại về trang thiết bị
Trong khi đó bà Nguyễn Nguyên Bình, một cựu quân nhân và là con gái của thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, thì cho rằng bà không tin tưởng vào thông tin do báo chí/truyền hình nhà nước loan đi. Tuy nhiên bà có những suy luận riêng về hai vụ việc máy bay rơi căn cứ vào thực tế tìm hiểu và quan sát lâu nay:
Từ những năm 80, Trung Quốc đã nhấn mạnh đến chiến tranh điện tử. Từ đó đến nay chiến tranh điện tử của Trung Quốc chắc cũng phát triển nhiều và họ cũng có nhiều cách để khống chế Việt Nam bằng điện tử.
- Bà Nguyễn Nguyên Bình
“Từ những năm 80, Trung Quốc đã nhấn mạnh đến chiến tranh điện tử. Từ đó đến nay chiến tranh điện tử của Trung Quốc chắc cũng phát triển nhiều và họ cũng có nhiều cách để khống chế Việt Nam bằng điện tử. Khi xảy ra những chuyện như vậy rồi thì Mỹ có đề nghị vào giúp nhưng lãnh đạo Việt Nam lại không đồng ý. Thế nhưng lại để cho Trung Quốc ‘ào ào’ vào; mà Trung Quốc vào tức nhiên phức tạp hơn chuyện họ không vào. Đằng nào phi công cũng chết rồi, máy bay cũng rơi rồi mà Trung Quốc thường có mưu ‘bẻ què cho thuốc’; tức bắt con chim bẻ què chân rồi rịt thuốc để kể công!
Ý nghĩ thứ hai của tôi là những thiết bị đi mua do các lãnh đạo quân đội có thể họ ‘giữ’ giá. Theo tôi máy bay mua của Tây Ban Nha, của Nga… dù cùng một nhãn mác, cùng series nhưng người đi mua có thể mặc cả với giá rẻ hơn và cũng mua được cái như người khác mua. Số tiền dôi ra bỏ túi. Khi xảy ra sự cố thì không thể kiện hãng sản xuất vì họ sẽ nói mua với giá như thế nào thì chỉ có thể bán đến thế thôi!”
Lo lắng về đối tượng chiến đấu
Từ hai vụ rơi máy bay trong điều kiện được nói không có gì quá bất thường như vừa qua; những người quan tâm bày tỏ quan ngại đến khả năng tác chiến hiệu quả của quân đội Việt Nam hiện nay.
Bà Nguyễn Nguyên Bình trình bày quan điểm về việc xác định đối tượng chiến đấu của quân đội nhân dân Việt Nam:
“Trước đây tôi làm ở Cục Bình Luận thì chính tôi làm ở bộ phận nghiên cứu Trung Quốc, và tôi làm những buổi phát thanh binh vận quân đội Trung Quốc. Làm được một thời gian thì sau khi có ký kết với nhau lập lại quan hệ bình thường, không còn bộ phận ấy nữa. Gần đây tôi nghe nói có chuyển đổi xem Trung Quốc là đối tượng để phải nghiên cứu. Thế nhưng chỉ nói qua loa thế thôi!.
Bây giờ quân đội chiến đấu mà không xác định được mục tiêu, không xác định đối tượng thì làm sao chiến đấu được. Bây giờ tôi thấy ‘chập chà, chập chờn’; như thế rất khó. Vì chiến đấu với quân đội này thì có đặc điểm này, còn quân đội kia có đặc điểm khác chứ. Làm sao nghiên cứu đặt ra chiến thuật, chiến lược… được.”
Cựu trung tá Vũ Minh Trí cũng có quan điểm về vấn đề này:
“Tôi nghĩ nguyên nhân sâu xa nhất là phải xác định cho đúng mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của quân đội. Xác định cho đúng đối tượng phục vụ của quân đội.
Hiện nay mục tiêu xác định chưa chính xác: gọi là quân đội nhân dân nhưng lấy đảng làm lý tưởng lớn nhất, tôn chỉ cao nhất. Với lý tưởng và tôn chỉ đó thì không có thể có được một quân đội mạnh.”
Ý kiến cư dân mạng
Sau khi xảy ra vụ rơi hai máy bay chiến đấu với 1 phi công vớt được xác và 9 người còn mất tích tính đến ngày 20 tháng 6; nhiều cư dân mạng đăng hình ảnh các vị sĩ quan cũng như quân nhân khóc lóc thảm thiết trước sự ra đi của đồng đội.
Hiện nay mục tiêu xác định chưa chính xác: gọi là quân đội nhân dân nhưng lấy đảng làm lý tưởng lớn nhất, tôn chỉ cao nhất. Với lý tưởng và tôn chỉ đó thì không có thể có được một quân đội mạnh.
- Cựu trung tá Vũ Minh Trí
Nhiều người bày tỏ lòng thương cảm đối với gia đình những nạn nhân; trong khi đó có những bài viết nêu rõ quan điểm như của tác giả Cương Biên ‘Tôi oán giận Quân đội Nhân dân Việt Nam đã để 10 chiến sĩ chết oan uổng’. Tác giả cho rằng ’10 phi công ra đi hôm nay là kết quả tất yếu của sự kết hợp hoàn hảo ‘giặc ngoài, thù trong’!’. Và Cương Biên nêu câu hỏi ‘Làm người bảo vệ sự sống cỏn của Quốc gia Dân tộc mà lại ôn hôn thắm thiết kẻ thù, lại mũ ni che tai không nghe dân nói, lại TRUNG VỚI ĐẢNG thì quân đội có còn là quân đội của nhân dân không?’
Facebooker Hoàng Nguyễn Văn viết rõ ‘Tôi không thể cảm thương người thề ‘tuyệt đối trung thành với đảng’, làm theo sự ‘lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của đảng’. Khi họ tự nguyện là công cụ của đảng thì nhân dân bị đối xử tệ thế nào ai cũng đã rõ.’
Bạch Hoàn trên trang facebook cá nhân cũng nêu câu hỏi ‘Vì sao những quả pháo sáng mua bằng tiền thuế của dân lại bị xịt? Ai chịu trách nhiệm về điều này? Pháo sáng ấy thuộc lô hàng nào? Do doanh nghiệp nào sản xuất? Đơn vị nào nhận khẩu? Mẹ già, vợ dại, con thơ của người lính đã ra đi không thể trở về, đồng đội của họ và nhân dân cần một câu trả lời.’
Thấy gì qua hai vụ máy bay rơi?
Viết Từ Sài Gòn
2016-06-21
2016-06-21
Chuyện đến lúc này mới nói có vẻ như hơi muộn. Nhưng đến thời điểm bây giờ mới có thể nhìn bao quát được trong chừng mực nào đó về vụ hai chiếc máy bay (SU-30 MK2 và CASA 212) cùng với một người tử nạn và chín người mất tích. Có những câu hỏi đặt ra lúc này: Máy bay của quân đội Việt Nam bị bắn? Hệ thống kĩ thuật của hai chiếc máy bay này có vấn đề? Đâu là hướng điều tra?
Ở câu hỏi thứ nhất, máy bay quân đội Việt Nam bị bắn? Một phần xác của chiếc CASA 212 cho thấy rằng không phải tự nhiên mà nó rơi tan tành từng mảnh, giày nổi trôi, áo phao lênh đênh và vụn vỡ, không tìm thấy người như hiện tại. Nếu bị bắn thì ai bắn? Chắc chắn rằng quân đội Mỹ, Phillipines, Ấn Độ, Brunei, Indonesia không thể bắn. Vì chiếc SU này không nằm trong vùng cấm bay của họ, chiếc CASA 212 cũng không nằm trong vùng cấm bay của họ. Nếu có một vụ bắn, khả năng do quân đội Trung Quốc bắn là rất cao.
Nhưng cũng không loại trừ khả năng máy bay trục trặc kĩ thuật và tự phát nổ. Vấn đề trục trặc kĩ thuật, tự phát nổ có thể do hai nguyên nhân: bị rút ruột trong quá trình bảo trì, những linh kiện tốt đã bị rút đi để bán và thay vào đó là những linh kiện tương đương do một quốc gia không có uy tín hay chuyên môn trong sản xuất những linh kiện này nhưng lại có khả năng làm hàng nhái?! Và cũng không loại trừ khả năng thứ hai là đã có gián điệp cài cắm trong các khu quân sự Việt Nam, đặc biệt là trong các đội bảo trì quân khí cụ của quân đội Việt Nam. Bởi hiện tại, những quyết định mờ ám của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam dành cho người Trung Quốc cũng như tính ngang ngược của họ trước toàn thể quốc dân Việt Nam cũng cho thấy có một vấn đề gì đó hết sức không bình thường trong quan hệ Việt – Trung.
Và nếu như không có gián điệp Trung Quốc cài cắm trong bộ phận bảo trì cũng như quân đội Việt Nam thì ngay cả thói quen rút ruột công trình, rút ruột linh kiện khí tài, tham nhũng và gian lận trong tài chính của giới quan chức quân đội cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệ rạc của hệ thống khí tài Việt Nam mặc dù nó được mua với giá hàng triệu, hàng tỉ đô la nhưng công năng của nó có khi chỉ là một con số rất nhỏ bởi nó đã bị rút ruột, tráo đổi quá nhiều trong quá trình nhập cảng và bảo trì. Khả năng này cũng không thấp bởi thứ văn hóa rút ruột vô tội vạ của hầu hết quan chức từ quân đội đến công an cũng như hành chính, giáo dục, y tế… tại Việt Nam hiện nay.
chuẩn mỗi ngày ăn của người lính bộ đội hiện nay có chỉ số trung bình là 84 ngàn đồng, bên cạnh đó có thêm phần tự sản xuất để tăng cường dinh dưỡng trong các đơn vị. Tuy nhiên, hầu hết các bộ đội đã giải ngũ đều có kinh nghiệm đau lòng về chuyện chén cơm trong quân đội. Những chuyện kể của họ luôn mang nỗi ám ảnh của đói và thèm ăn, nợ nần căng tin, đến khi ra quân thì khoản tiền nhà nước trả lương bộ đội suốt ba năm trời không đủ trả nợ, phải xin thêm tiền gia đình. Và hầu hết các chuyện kể đều cho thấy bữa cơm của bộ đội Việt Nam hiện nay vẫn chưa thoát khỏi “canh toàn quốc và nước mắm đại dương”. Nghĩa là không có gì tro
Đáng sợ nhất là chuyện của một cậu lính phòng không, đang tại ngũ kể cho tôi nghe
“Ngày 30 tháng Tư năm nay, nghe nói đơn vị cháu được cho 10 triệu đồng để ăn lễ, cả đơn vị gần hai trăm bốn chục lính và chỉ huy, tính ra mỗi đứa cũng được hơn trăm ngàn đồng, nghe mừng lắm. Vì nếu mang tiền đó đi mua lợn về mổ thịt và nhà lính tự nấu ăn thì chơi vô tư. Thế mà các chỉ huy cho mua hai chục con vịt xiêm về làm thịt, đánh tiết canh. Mấy phần nạc dành cho cấp trên, tụi cháu chỉ được ăn xương xẩu, đầu cánh cổ, cháo và một ít tiết canh… Biết là mình bị ăn chặn rồi đó nhưng không dám nói!”
Thử hỏi, với cái đà ăn chặn một cách lộ liễu và trơ trẽn như các cấp chỉ huy quân đội Việt Nam hiện tại, với đà tham nhũng và rút ruột như hiện tại thì sức mạnh quân đội Việt Nam liệu có còn? Hơn nữa liệu người lính bộ đội có còn đủ dũng khí, sức mạnh để mà chiến đấu? Một quân đội mà lính tráng thì gầy nhom, thiếu ăn, chỉ huy thì bụng mỡ, bước đi núc ních như mang theo hủ hèm như vậy thì sức mạnh nằm ở đâu?
Đó là chưa muốn nói đến hệ thống khí tài Việt Nam là một thuộc hệ kĩ thuật Liên Xô và xã hội chủ nghĩa. Nó vẫn còn khá lạc hậu và lạc điệu so vối hệ thống khí tài của Mỹ. Nếu bây giờ Việt Nam mua một hệ thống khí tài hiện đại từ Mỹ, phải tốn ít nhất cũng ba đến năm năm mà làm quen, tập dượt và bảo trì. Trong tình hình hiện tại, khi mà kẻ thù lăm le bờ cõi, thời gian từ ba đến năm năm là khoản thời gian đủ dài để kẻ thù xâm chiếm, án cứ và cát cứ. Cơ hội đánh bại kẻ thù là không có.
Và có một câu hỏi nữa: Tại sao đường bay Hà Nội – Sài Gòn phải đổi tuyến, không bay ra biển Đông kể từ khi hai máy bay của quân đội bị mất tích? Phải chăng quân đội Trung Quốc đã chính thức cát cứ vùng trời Việt Nam và bay trong đất liền là thái độ lựa chọn của kẻ thua cuộc, mà cũng có thể là kẻ đã chấp nhận kết quả mua bán của mình?
Nếu thật sự có được một cuộc điều tra về vụ rơi và mất tích hai chiếc máy bay của quân đội trong tuần qua trên biển Đông, ngay trong vùng biển Việt Nam, thì việc điều tra này phải được tiến hành trên diện rộng, từ vấn nạn tham nhũng, hối lộ của giới chóp bu Cộng sản cho đến các chỉ huy cấp cao của quân đội và các nhân viên bảo trì máy bay. Bên cạnh đó, cũng cần kiểm tra cả lịch trình và giờ bay thực của các phi công quân đội. Bởi riêng chuyện của phi công Khải, với 3000 giờ bay, kinh nghiệm thuộc vào hàng sư sãi nhưng lại bị chết trong tình trạng dù quấn lấy người là chuyện hết sức bất thường! Bởi cái chết đã phạm vào những lỗi rất cơ bản của một phi công theo phân tích của giới chuyên môn.
Và thực sự, cái chết cũng như sự mất tích của mười người trong không quân Việt Nam trong tuần qua cũng cho thấy sự yếu kém không thể tha thứ được của không quân Việt Nam cũng như quân đội Việt Nam. Đó là chưa muốn nói đến một câu hỏi khác: Vì sao Việt Nam từ chối Mỹ giúp đỡ tìm kiếm các máy bay mất tích? Vì sao trước đó họ cũng từ chối Mỹ giúp đỡ điều tra vụ cá chết ở bờ biển miền Trung?
Trong khi đó, họ lại rước vào biển Việt Nam 4 tàu hải quân, hai tàu tìm kiếm cứu nạn và hai tàu hải cảnh của Trung Quốc cùng với hai máy bay quân sự? Nguyễn Chí Vịnh thì tuyên bố:
“Mối quan hệ Việt Nam và Trung Quốc không có gì thay đổi, vẫn tin tưởng nhau, vẫn anh em…”
Rõ ràng, sau vụ cá chết và máy bay tử nạn, có vẻ như những gương mặt bán nước dần lộ diện và họ cũng tự phơi bày bản chất của họ một cách thách thức, trơ tráo, coi thường nhân dân, thậm chí là xem nhân dân như một bầy cừu trong đòn roi bạo lực của họ! Thật đáng buồn!
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm RFA.
__._,_.___
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 421
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 421
Thursday, 20 October 2016
ĐẢO ÁNH SÁNG - TƯỞNG NĂNG TIẾN
Thursday, June 23, 2016
VÕ VĂN ÁI * ĐẢO ÁNH SÁNG
ĐẢO ÁNH SÁNG : NHÌN LẠI PHONG TRÀO VƯỢT BIỂN & GIỚI TẢ KHUYNH CHÂU ÂU
Đảo Ánh Sáng: Nhìn lại phong trào người vượt biển và giới tả khuynh Châu ÂuThi Vũ
2.05.2016
http://damau.org/archives/42324
Lời giới thiệu của tác giả: Tạp chí World Affairs (Thế giới Vụ) ra đời từ thế kỷ XIX, năm 1837, hiện là tạp chí của giới trí thức và chính trị gia Hoa Kỳ. Khách mua báo giấy dài hạn, ngoài số độc giả bình thường còn là Toà Bạch Ốc và Quốc hội Hoa Kỳ dành cho các Viên chức, Thượng Nghị sĩ và Dân biểu. Chưa kể 12 nghìn độc giả mua bản điện tử Email, 100 nghìn người đọc qua Facebook, và 40 nghìn người theo dõi qua Twitter của World Affairs.
Bài viết “Đảo Ánh Sáng, Nhìn lại phong trào Người Vượt Biển và giới Tả khuynh Châu Âu”- Isle of Light: A Look Back at the Boat People and the European Left, đăng trên số tháng Ba và Tư năm 2014 của World Affairs, được ông James S. Denton, Chủ nhiệm phát hành, giới thiệu trong Lá Thư Người Biên tập như sau:
“Thêm vào số bài về những diễn biến quốc tế, chúng ta có một tiểu luận như món quà thưởng ban thêm của nhà văn Việt Nam Võ Văn Ái đưa chúng ta về lại kinh đô Paris năm 1978, khi tin tức xuất hiện chuyện chiếc tàu của khoảng hai trăm năm mươi người tị nạn Việt Nam chết đói và mất nước bị mắc cạn trên bờ biển Mã Lai mà chẳng có quốc gia nào đón nhận. Họ trốn khỏi triều đại khủng bố của Cộng sản Bắc Việt ngự trị lên Miền Nam trước đó ba năm, sau cuộc rút quân nhục nhã của Hoa Kỳ. Thời ấy, nửa triệu người tị nạn chết chìm trên biển khi tìm cách trốn khỏi ngục tù gulag của Hà Nội vừa thiết lập, và đã giết nửa triệu người khác trong quãng thời gian 1975 đến 1985. Nhưng chủ đề của Võ Văn Ái là một tia sáng, bị lịch sử bỏ quên, chiếu rực vào tấn thảm kịch.
Vào lúc những người tị nạn vô vọng trong dòng nước chết, một nhóm trí thức Pháp có gốc rễ tả khuynh tung chiến dịch vận động quốc tế để đi vớt và tái định cư hàng nghìn những “thuyền nhân” này, một từ ngữ được phổ biến. Họ vận động giới tả khuynh Pháp và Châu Âu, không những tham gia nỗ lực nhân đạo này, mà còn xác nhận và tố cáo sự tàn bạo của những kẻ mà trước đây họ hậu thuẫn mạnh mẽ. Điều suy nghĩ can đảm thứ hai này đã gây tác động — không riêng trong nghĩa cứu sống người, mà trong nghĩa khẳng định tư cách và ứng xử của người trí thức”.
Những chú thích trong bài viết, bản dịch Việt ngữ hôm nay, nhằm cho độc giả người Việt biết thêm các nhân vật quốc tế, vốn không có trong bài đăng trên World Affairs.
Hình bía Tạp chí World Affairs (Thế giới Vụ)
Một ngày tháng 11 năm 1978, đang ngồi trong quán Cà phê bên bờ tả ngạn sông Seine, bỗng nghe tin loan 2564 người vượt biển cập bờ Mã Lai trên con tàu han gỉ Hải Hồng. Họ đã trốn khỏi Việt Nam trong niềm tuyệt vọng đi tìm tự do và tị nạn ở nước ngoài. Sau mười sáu ngày lênh đênh trên Biển Đông, vùi dập trong bão tố, khi thì nóng cháy nung người, không thức ăn nước uống, họ cập bờ Nam Dương rồi Mã Lai, nơi nào cũng bị lính gác biển xua đuổi. Họ không còn đất sống, và tàu không thể đi xa hơn. Kẹt lối không người cứu, đói cồn cào và cơ thể mất nước, họ đang chết trước mắt chúng ta khi giăng tấm biển viết bằng tiếng Anh bên hông tàu : “LHQ ơi ! Hãy cứu vớt chúng tôi.”.
Họ không phải là những người đầu tiên làm cuộc hải trình vô vọng thoát khỏi Việt Nam. Từ năm 1975, khi Hà Nội “giải phóng” Miền Nam và chấm dứt cuộc chiến dai dẳng, hơn một triệu người liều chết trên những chiếc thuyền đổ nát để thoát xa cuộc khủng bố. Nửa số người trong họ đã bỏ thân — vì chết đuối, vào bụng cá mập, hay bị hải tặc hãm giết trong vịnh Thái Lan. Lúc ấy, truyền thông quốc tế chẳng chú ý bao lăm chuyến hải hành hoảng hốt này, ai ai cũng chỉ muốn phủi tay với vấn đề Việt Nam. Nhưng con tàu Hải Hồng lại hình tượng lên tấn thảm kịch nhân sinh nơi phòng khách mỗi nhà. Uyển ngữ “thuyền nhân” trở thành chuyện đầu môi.
Lẽ ra những người Việt Nam này đã phải thoát đi trong những ngày cuồng động khi Hoa Kỳ rút quân. Nhưng họ đã ở lại. Nhiều người chống chính thể quân đội của Tướng Thiệu ở miền Nam, đặt niềm tin trong hy vọng họ có thể góp tay tái thiết và làm lại đất nước. Nói cho cùng, thì chiến tranh đã chấm dứt, cộng sản cũng là người Việt Nam thôi. Hà Nội đã ký kết Hoà ước Paris hứa hẹn kiềm chế mọi cuộc trả thù. Người cộng sản có thể đối đãi hung ác không khoan nhượng với kẻ thù, nhưng chắc hẵn sẽ có cái nhìn khác với anh chị em đồng chủng ?
Thế nhưng, những ai mắc mình vào ảo tượng này, những ai còn tin rằng có chỗ đứng cho mình trên đất nước thống nhất dưới mái nhà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam theo đường lối cai trị của Hà Nội, thì chẳng có sai lầm nào sai lầm hơn. Tức khắc nhà cầm quyền Cộng sản phân loại dân chúng Miền Nam thành ba thành phần : bọn ngụỵ quân phản động, bọn nguỵ quyền phản động, và nhân dân phản động. Nói tóm, toàn dân miền Nam đều “phản động”. Những tháng kế tiếp cuộc cưỡng chiếm, một mạng lưới rộng lớn “trại cải tạo” phủ trùm khắp lãnh thổ miền Nam, mà kỳ thật chỉ là những trại tập trung lao động khổ sai, giống như hệ thống Lao cải bên Tàu. Khởi sự lùa đi những sĩ quan rồi binh lính Việt Nam Cộng hoà, tiếp đến là các nhà văn, nghệ sĩ, giáo sư đại học, nhà báo, nhà hoạt động công đoàn, nhà giáo, sinh viên, nông gia, tất cả mọi thành phần xã hội đoàn lớp kéo nhau vào “trại cải tạo”. Thoạt đầu họ được lệnh mang áo quần và lương thực đủ dùng cho hai tuần lễ. Nhưng biết bao người chẳng trở về. Có những kẻ mút mùa hai mươi năm trong những trại này, hay được trả tự do khi sức khoẻ kiệt cùng, và nhắm mắt khi tới nhà[1].
Dù chẳng có bản thống kê nào được công bố, nhưng Hà Nội đã thú nhận có hai triệu rưỡi người bị giam giữ trong các trại cải tạo từ năm 1975 đến 1985[2]. Khoảng một trăm năm mươi nghìn người bị xử tử hình[3], với hàng trăm nghìn người chết vì đói, kiệt sức, hay đau ốm không thuốc men trong hệ thống tù ngục Gulag Việt Nam. Cùng thời gian, hàng trăm nghìn dân chúng bị đưa đi Kinh tế mới làm vật trái độn dọc biên giới Việt Trung và Kampuchia. Ai chống đối sẽ bị bỏ tù vì tội phá rối an ninh quốc gia[4].
Trong quán cà phê một buổi tối năm 1978 ấy, các bạn Việt và tôi đều nghĩ rằng con tàu Hải Hồng không chở đi những người tị nạn kinh tế, mà là những người đi tìm tự do thoát khỏi chế độ độc tài toàn trị, và đây là chuyến hải trình không tiền khoáng hậu. Trải qua lịch sử bốn nghìn năm, vào những giai đoạn bi thảm nhất vì nạn đói hay chiến tranh, người Việt chúng tôi chưa bao giờ rời bỏ mảnh đất chôn nhau cắt rốn của cha ông. Thế mà nay Người Vượt Biển đã bỏ phiếu bằng đôi chân đổi lấy sự sống.
Trong nhóm bạn chúng tôi thời ấy có chị Claudie và anh Jacques Broyelle, những nhà Hán học và cựu Mao-ít mới trở về từ Trung quốc, với nỗi thất vọng tràn trề về chế độ Bắc Kinh; Alain Geismar, cựu lãnh tụ sinh viên nổi dậy năm 1968 từng làm lung lay chính phủ De Gaulle tại Pháp; và André Glucksmann[5], nhà văn được xem như khuôn mặt tân triết gia của thời đại. Những người bạn nung nấu trong nhiệt tình lý tưởng, tất cả mang nặng quá khứ tả khuynh, nhưng chẳng ai còn ảo tượng về đời sống con người dưới chế độ Cộng sản. Chúng tôi họp nhau và quyết định phải làm một cái gì cho lớp Người Vượt Biển.
Thập niên 1970, Paris là bến đổ ẩn náu cho các nhà ly khai Liên xô và Đông Âu. Đầu năm 1976, tôi xuất bản tạp chí Quê Mẹ bằng tiếng Việt, một thứ samizdat cổ võ cho phong trào dân chủ và nhân quyền, các nhà ly khai này là kẻ hậu thuẫn đầu tiên cho chúng tôi. Nữ thi sĩ Nga Natalya Gorbanevskaya[6], nhà toán học Leonid Plyushch[7], người xứ Ukraine, và Vladimir Bukovsky[8] tham gia cuộc vận động của chúng tôi mà chẳng cần chúng tôi mời gọi. Nhà văn Lỗ Mã Ni, Paul Goma, viết trên tạp chí Quê Mẹ số Quốc Kháng 30 tháng Tư năm 1978 rằng : “Ngay cả những người phu quét đường ở thủ đô Bucharest còn thấu tỏ hơn các chính trị gia Tây phương về những chi đang xẩy ra tại Việt Nam, và họ có chánh kiến. Chỉ trong vòng bốn năm mà Cộng sản Việt Nam trả thù và tàn phá hơn ba mươi năm chiến tranh”.
Trong khi các nhà ly khai khắn khít bảo bọc mục tiêu chiến đấu của chúng tôi, thì việc thuyết phục công chúng Tây phương vô cùng khó khăn, đặc biệt trong giới tả khuynh. Thời chiến tranh Việt Nam, hàng nghìn người đổ xuống các đường phố ở Paris, Berlin, Washington, Tokyo… và nhiều nơi khác để tố cáo xâm lược Mỹ vào Việt Nam, hô gào chấm dứt sự chém giết. Thế nhưng ngày nay, cùng những người xuống đường biểu tình mấy năm xưa ấy, lại im lặng thin thít khi hàng nghìn người Việt Nam chết âm thầm trong các trại cải tạo hay chết đuối trên Biển Đông. Giới phản chiến tả khuynh chẳng sao chấp nhận chuyện các “anh hùng liệt sĩ” chiến đấu cho tự do thời trước, nay trở thành kẻ bạo ngược, và những kẻ “tay sai của đế quốc Mỹ” đang hoá thành nạn dân.
Đáp ứng cuộc vận động cho Người Vượt Biển của chúng tôi, đông đảo trí thức Pháp toàn tâm và tự nguyện hậu thuẫn, không những cứu sống hàng nghìn người lâm nạn, mà còn phá vỡ lối nhìn rập khuôn tác động sâu sắc quan điểm giới tả khuynh Châu Âu và Pháp.
Cuộc họp đầu tiên vào tháng 11 năm 1978 tại Paris, chúng tôi tập trung việc xây dựng phong trào nhắm mục tiêu cứu sống Người Vượt Biển. Tối hôm sau chúng tôi gặp sử gia Ilios Yannakakis trong một căn hộ ở đại lộ Saint Michel, chuyển đề án thành sự thực. Ban đầu chúng tôi quyết định ra tuyên cáo khẩn về vụ Hải Hồng để lấy tối đa chữ ký hậu thuẫn. Nhưng tôi thúc đẩy các bạn phải tiến xa hơn vụ Hải Hồng, bởi vì Hải Hồng không là sự cố riêng biệt nhất thời. Đang có hàng nghìn trường hợp như thế trên Biển Đông, và người Vượt biển lâm nạn mỗi ngày. Lúc ấy, nhà văn Bernard-Henri Levy đề nghị làm cuộc biểu tình lớn tấn công Toà Đại sứ Việt Cộng tại Paris. Chợt một ý kiến bật ra — tại sao không đưa tàu ra Biển Đông vớt Người Vượt Biển ? Thế là một Uỷ ban thành lập ngay, cử nhà văn nữ Claudie Broyelle làm chủ tịch, dự án “Một Chiếc Tàu Cho Việt Nam” nổi lên trên mặt nước nhân tình. Ngày 17 tháng 11 năm ấy, 1978, chúng gửi đi lời kêu gọi đến các cơ quan báo chí truyền thông:
SOS – Một Chiếc Tàu Cho Việt Nam
2564 người tị nạn trên con tàu Hài Hồng. Họ vừa rời khỏi Việt Nam trước bao hiểm nguy tính mạng. Chúng ta phải giúp đỡ họ tìm đất sống tiếp đón. Phải tức khắc cứu họ ra khỏi cảnh lênh đênh trôi nổi. Chính phủ Pháp vừa tuyên bố đón tiếp họ, ta hãy tin lời đó đi. Và hãy cùng nhau tới Kuala-Lumpur đón những nạn nhân trên tàu Hài Hồng. Tuy nhiên, không riêng gì nước Pháp phải lo chuyện này. Và con tàu Hải Hồng không là con tàu độc nhất.
Mỗi lần có những chuyến vượt biển chênh vênh trên bão táp giữa Thái Bình dương, hàng nghìn người Việt Nam đang đi tìm lẽ sống. Một nửa bị chết chìm, bị cưỡng bức, bị bọn hải tặc cướp giết. .. Chúng ta hãy tìm cho ra những quốc gia đón tiếp họ tại Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á. Và hãy làm hơn nữa : Hãy tới tận nơi cứu sống họ. Một chiếc tàu thường trực hoạt động trên Biển Đông để tìm và vớt họ — những người Việt Nam hy sinh thân mạng rời nước ra đi.
Không riêng gì các chính quyền phải lo lắng, dù nhiều nước đã tích cực cứu trợ. Đây là trách vụ mà chúng ta phải lo toan cứu cấp tức thì. Nhu cầu cấp thiết : Một chiếc tàu, một đoàn thuỷ thủ và tiền bạc. Đó chính là chiếc phao cứu mạng, mẩu đất nương tựa phò nguy. Để sau đó đưa tới các xứ sở tiếp thu.
Chúng tôi ký tên dưới đây ngày hôm nay, xin đem thân quy hợp những cơ hội và phương tiện cần thiết để thể hiện cuộc cứu sống cấp kỳ này.Paris, ngày 17 tháng 11 năm 1978
Vào lúc Uỷ ban “Một Chiếc Tàu Cho Việt Nam” chính thức ra đời ngày 27 tháng 11 năm 1978, chúng tôi thu nhận được 160 chữ ký của các nhân vật nổi danh hậu thuẫn chiến dịch. Danh sách bao gồm các siêu sao điện ảnh, nghệ sĩ, nhà văn, nhạc sĩ, nhà báo, nhà hoạt động công đoàn, và chính giới đủ mọi khuynh hướng — đọc lên như cẩm nang Who’s Who các nhà văn hoá Paris: Yves Montand, Brigitte Bardot, Simone Signoret, Simone de Beauvoir, Mstislav Rostropovich, Eugene Ionesco, Lionel Jospin, Michel Rocard, Jean Lacouture (nhà văn viết tiểu sử Hồ Chí Minh), Michel Foucault, Claude Mauriac, Olivier Todd, Jean François Revel, Bernard Kouchner…
Lần đầu tiên, kể từ năm 1945, hai triết gia đại thụ của Pháp, nhưng thù nghịch không đội trời chung, người phóng khoáng Raymond Aron và Jean-Paul Sartre, có thời biện hộ cho Staline — gặp nhau nơi lời kêu gọi cứu sống những nạn dân của chế độ độc tài toàn trị Hà Nội. Vài tháng sau, trong cuộc họp báo do Uỷ ban Con Tàu tổ chức, hai người ngồi cạnh bên nhau — lần đầu tiên trên ba mươi năm trời họ mới cùng nhau ngồi chung trong một căn phòng ở Paris. Sartre, kẻ địch thủ cuồng hung chống Mỹ can thiệp vào Việt Nam, và hậu thuẫn cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam do Cộng sản giật dây, đã tuyên bố rằng vì “nghĩa vụ đạo đức” và “nhân quyền cấp bách phải cứu sống những con người lâm nạn”, dù rằng họ không bạn hữu với chúng ta. Lời tuyên bố của Sartre mang tác động khổng lồ. Với tiếng tăm uy tín của Sartre, người dám từ khước Giải Nobel Văn chương, được làm thước đo cho một lời phát biểu thời thượng trong giới tả khuynh Paris thời bấy giờ : “Thà sai lầm với Sartre còn hơn là có lý với Aron”. Thế là “Con Tàu Cho Việt Nam” mớm cho mọi người chuyện khả thể, là chúng ta đều có lý với cả hai người.
Mối khẩn nguy hiện hình trong thực tế. Lúc chúng tôi họp nhau vào tháng 11 năm 1978, mỗi giờ có 55 người vượt biển cập bờ biển Mã Lai, số lượng này ngày càng tăng. Theo Cao uỷ Tị nạn LHQ, đã có một triệu rưỡi người Vượt Biển rời Việt Nam thời gian ấy, nhưng một nửa chết trên đại dương. Các trại tiếp cư ở Mã Lai, Phi Luật Tân, Nam Dương, và Hồng Kông đầy ắp như muốn vỡ ra. Bỗng nhiên, ông Phó Tổng thống Mã Lai, Mahatir Mohamad, tuyên bố không chấp nhận người vượt biển, và xuống lệnh đuổi bảy mươi sáu nghìn thuyền nhân ra biển. Một sắc luật ban hành cho phép bắn vào bất cứ ai quay lại vào bờ. Những ai tự phá huỷ thuyền của mình trong niềm tuyệt vọng mong được tị nạn đều bị lâm lụy.
Chống lại bối cảnh ấy, chúng tôi quyết gia tăng nỗ lực đưa con tàu đi vớt bằng bất cứ giá nào. Hồi đó Olivier Todd làm Chủ bút tuần báo Express, đã ráo riết vận động giới truyền thông. Hầu hết các báo chí lớn của Pháp đều cho đăng miễn phí lời kêu gọi của chúng tôi, kể cả tuần báo bình dân Télé 7 Jours, có số lượng phát hành bảy triệu bản mỗi tuần. Tiền đóng góp bắt đầu gửi tới, cùng với những hứa hẹn cho nhà ở, công ăn việc làm, áo quần, thực phẩm, đủ thứ không thiếu thứ nào. Mổi buổi sáng toà soạn Quê Mẹ ở Gennevilliers, ngoại ô bắc Paris, nhận được năm trăm bức thư hậu thuẫn như thế.
Do thị xã Gennevilliers nằm dưới sự cai quản của đảng Cộng sản Pháp, trong vòng “đai đỏ” bao quanh thành phố Paris, ông thị trưởng không mấy vui có một cơ sở như chúng tôi, nên nhiều lần hăm doạ tống xuất cơ sở Quê Mẹ khỏi thị xã. Song với tình thế lúc bấy giờ, ông ta đành cúi đầu trước sự liên đới hậu thuẫn lời kêu gọi vang ra rộng rãi của chúng tôi.
Phải nói một trong những người đầu tiên ủng hộ chiến dịch của chúng tôi là Irving Brown, Trưởng phòng Châu âu của Công đoàn Hoa Kỳ AFL-CIO. Chúng tôi tiếp xúc ông một năm trước đó, 1977, khi chúng tôi tổ chức cuộc họp báo quốc tế đầu tiên tại Paris để công bố hệ thống tù cải tạo tại Việt Nam với bản Chúc thư đầu tay của các tù nhân chính trị Việt Nam do Đoàn Văn Toại, một trong những lãnh tụ sinh viên đấu tranh, vừa thoát khỏi Việt Nam mang tới. Đó đã là lần đầu tiên tiếng nói của giới tù nhân chống kháng thuộc miền Nam cũ tố cáo những ghê tởm độc địa của hệ thống trại cải tạo. Brown thấy ngay ý nghĩa của bản Chúc thư, và tức khắc ra tay giúp đỡ.
Không những ký tên hậu thuẫn chúng tôi, ông còn lấy thêm chữ ký của Chủ tịch Công đoàn AFL-CIO, George Meany, và Paul Hall, Chủ tịch Liên đoàn Thuỷ thủ Hoa Kỳ, đang có mặt tại Paris. Trước đây tôi chưa hề quen biết giới thuỷ thủ, nhưng Hall ứng vào mắt tôi hình ảnh một thuỷ thủ lão luyện. Mái tóc bạc, cử chỉ nghiêm nghị, cứng rắn, chắc hẳn ông phải ở cấp chỉ huy. Trong mắt ông, chúng tôi là bọn tài tử. Ông ngắt lời tôi với vẻ khó chịu : “Các anh nói tàu — ship, chứ đâu phải thuyền — boat, phải không”. Nhưng rồi ông cũng chào đón mục tiêu chúng tôi nhắm. Sau buổi nói chuyện, tôi mừng rỡ gọi điện cho các bạn trong Uỷ ban Con Tàu thông báo tin bất ngờ : “Chúng ta chưa thể có một con tàu, nhưng Công đoàn AFL-CIO hứa giúp chúng ta một thuỷ thủ đoàn điều hành tàu không lấy lương”.
Irving Brown đề nghị phát huy chiến dịch bằng một cuộc họp báo quốc tế tại Paris về phong trào Người Vượt Biển. Nhấc vài cú điện thoại, Brown đã nhận được lời hứa của những nhân vật đầy biểu tượng như Leo Cherne[9], Chủ tịch Uỷ ban Cứu trợ Quốc tế, và nhà hoạt động dân sự Bayard Rustin[10] tham gia họp báo. Tiếc thay cuộc họp báo chẳng bao giờ xẩy ra. Nguyên do vì có tranh chấp ý kiến trong nội bộ Uỷ ban. Bernard Kouchner và vài người không ưa Công đoàn AFL-CIO nhúng tay, e ngại sự dấn thân mạnh mẽ chống Cộng làm dao động phong trào. Nhóm người này nại cớ “Con Tàu Cho Việt Nam” phải thuần tuý phi chính trị. Không thể là một con tàu cứu người khỏi chế độ Cộng sản, mà là “chiếc xe cứu thương” trên biển, một thứ bệnh viện nổi bỏ neo bồng bềnh trên mép biển Đông Nam Á. Với chúng tôi, hay những bạn như Alain Geismar, thì vị trí chính trị là chính yếu. Người Vượt Biển hy sinh thân xác mang lại thông điệp cho thế giới về bản chất chế độ Cộng sản. Nghĩa vụ của chúng tôi không những phải cứu họ, mà còn phải vọng âm tiếng nói họ. Mãi lâu sau, bị công luận tác động, Kouchner mới chịu thay đổi quan điểm. Nhưng Irving Brown nhận thức ra sự bất hoà nên bỏ dự tính ban đầu.
Mặc dù tiền được gửi tới, chúng tôi phải chi trả hai mươi nghìn quan Pháp (khoảng hai nghìn Mỹ kim) mỗi ngày cho việc ăn uống và cung cấp y tế, nhưng ngân qũy chưa đủ cho Con Tàu lên đường. Đang cơn bối rối, một sự kiện làm đảo lộn hoàn cảnh. Đài Truyền hình Hoà Lan đến toà soạn Quê Mẹ xin phỏng vấn tôi. Ông ký giả thuộc đảng Xã hội, tâm tư ông giống như đa số người Hoà Lan ủng hộ cho phong trào Hoà bình trong cuộc chiến Việt Nam. Tôi đang giải thích chiến dịch cứu Người Vượt Biển, thì đột nhiên ông ta hỏi : “Vì sao ông cứu những người miền Nam này ? Bọn này nối giáo cho chế độ quân phiệt tham nhũng, chúng là bọn ma cô, đầu cơ trục lợi, rất đáng để cho chúng lâm nạn ngày nay. Vì sao ông — vì sao chúng tôi, phải cứu giúp họ ?”. Tôi nhẹ nhàng đáp : “Nếu ông đang đi cạnh những con lạch ở thành phố Amsterdam và thấy có người đang chết chìm trong nước, phản ứng ông lúc ấy ra sao ? Ông ngừng lại và lên tiếng hỏi “Người chết chìm kia khuynh tả hay khuynh hữu ?” — hay ông nhảy ngay xuống nước cứu người ấy ?”.
Cuộc phỏng vấn trước lễ Giáng Sinh năm 1978, đem về chiếu tại Hoà Lan mấy lần. Chỉ trong một tuần lễ nhân dân Hoà Lan gửi tặng 8 triệu quan Pháp (tương đương một triệu Mỹ kim thời ấy) đáp ứng lời kêu gọi của chúng tôi (tôi nhớ mãi khi Truyền hình Hoà Lan gọi sang thông báo, tôi đã bàng hoảng hỏi “Mấy con zeros sau số 8 ?”). Một sự tăng cường tài chính khích lệ tuyệt vời, đưa chiến dịch vào quỹ đạo quốc tế. (Vào thời điểm chúng tôi đưa tàu ra biển, có thêm hàng chục tàu khác cứu trợ trên Biển Đông do những uỷ ban nối gót ra đời tại Na Uy, Đức, Ý Đại Lợi, vân vân).
Tiền có đó, nhưng vấn nạn khôn giải khác hiện ra — kiếm không ra tàu cho thuê. Chúng tôi cần thuê loại tàu cắm cờ Pháp để đoan chắc có thể cứu người Vượt biển nhập cảnh Pháp. Tất cả tàu cho thuê ở Pháp nằm dưới sự bảo trợ tập trung của một Công đoàn. Bất hạnh cho chúng tôi, Công đoàn này nằm trong tay Đảng Cộng sản Pháp,Confédération Générale du Travail (CGT, Tổng Liên đoàn Lao động). Thời gian ấy Đảng Cộng sản rất mạnh — một phần tư cử tri Pháp bỏ phiếu cho phe Cộng sản tại Pháp, và Tổng Liên đoàn Lao động rất thế lực, một thứ quốc gia trong quốc gia, có khả năng đình công làm tê liệt toàn quốc trong chớp nhoáng. Khi Tổng Liên đoàn Lao động biết rằng chúng tôi thuê tàu đi vớt Người Vượt Biển Việt Nam, họ liền phá bĩnh các nỗ lực điều đình thuê mướn. Tuần này sang tuần khác kéo lê, chiến dịch trên báo chí Pháp khựng lại. Tuần báo cực hữu Minute chạy hàng tít lớn “Con Tàu Ma”, nhật báo Cộng sản Pháp L’Humanité (Nhân loại) tung những bài mạ lỵ chiến dịch con tàu.
Bỗng nhiên từ trời xanh hiện ra sự cứu thoát. Nửa khuya tiếng điện thoại của một nữ độc giả tạp chí Quê Mẹ gọi tôi từ Nouméa, thủ phủ xứ New Caledonia, quần đảo nằm trên Thái bình dương giữa Úc châu và Fiji. Chồng bà là người Pháp, có con tàu dài tám mươi lăm thước cho thuê. Tàu thượng cờ Pháp. Bà kể cho chồng nghe chuyện Việt Nam, các trại cải tạo, những khổ đau nguy biến của người vượt biển đi tìm tự do. Ông liền đồng tình giúp đỡ. Chiếc tàu mang tên kỳ diệu — Île de Lumière — Đảo Ánh sáng. Dường như định mệnh đặt để. Chiếc tàu như hòn đảo ánh sáng nổi trên đại dương đi vào vũng tối tuyệt vọng của Người Vượt biển.
Tàu Đảo Ánh Sáng nhổ neo vào tháng Tư năm 1979 với đoàn thiện nguyện gồm những y sĩ và y tá. Tàu vào đảo Pulau Bidong ở Mã Lai cung cấp thuốc men và chữa bệnh cho khoảng ba mươi sáu nghìn thuyền nhân sống chen chúc trên dải đất chỉ có thể chứa hai nghìn người. Tháng sáu năm ấy, chính quyền Mã Lai xuống lệnh đuổi người vượt biển ra khơi, Đảo Ánh Sáng ra khơi vớt người, cứu sống hàng nghìn kẻ lâm nạn. Chúng tôi được chính phủ Pháp hứa cho nhập cư vào Pháp tị nạn tất cả những ai được tàu vớt.
Những tháng tiếp đấy, lượng người vượt biển đến trời Âu kể lại thảm cảnh họ cho báo chí truyền thông Âu Mỹ. Lời kể xoá nhoà hình ảnh và thành kiến gán lên họ như những tướng tá, chính trị gia tham nhũng hay tội phạm chiến tranh : những kẻ đã rời nước trước khi Saigon thất thủ, ra đi với hai túi đầy vàng. Không. Họ là những dân thường, mà thảm nạn rơi lên đầu họ qua từng câu chuyện làm mủi lòng dân Pháp. Các thầy giáo nói lên nỗi lăng nhục phải đi bán hủ tiếu cho con cái cán bộ giàu sang để nuôi thân. Tăng sĩ Phật giáo, Linh mục Thiên chúa giáo, Tin Lành, chức sắc hay tín đồ Hoà Hào, Cao Đài bị bắt tù vì thực hành tín ngưỡng đạo mình. Những bà vợ của tù nhân cải tạo bươn chãi nuôi con trong khốn cùng, chắt chiu những món quà nhỏ đi thăm nuôi chồng. Nỗi khốn cùng của những nhà văn bị đóng vai kiểm duyệt nơi văn phòng, chụp mũ “tác giả phản động quốc tế” cho những nhà văn như Pearl S. Buck hay Victor Hugo, hoặc bị bắt giam vì trích dẫn những tác giả kia trong tác phẩm mình.
Cảnh trạng các trại cải tạo vô cùng khủng khiếp. Những ai cứng đầu “học tập” không chuyên sẽ bị biệt giam trong thùng sắt, hay “connex”, ban ngày nóng như lò lửa, đêm về lạnh thấu xương, cốt cho họ phải thú khai tội lỗi mình không phạm. Tất cả tù cải tạo đều bị đói, lằn ranh giữa sống còn và chết đói mảnh như tơ. “Những chi động đậy đều chứa protein”, họ nói như thế và tranh nhau một con gián, con nhện, con chuột nhắt…
Các chuyện kể thương tâm như thế tác động công luận mà ít bài diễn văn chính trị nào đạt tới. Chính Người Vượt Biển đã thay đổi lối suy nghĩ của giới tả khuynh Châu Âu, và phá vỡ xung lượng của các đảng Cộng sản Pháp, Ý, cùng các nước Châu Âu khác. (Riêng tại Pháp, cử tri bầu cho Đảng Công sản rơi từ 25% xuống còn 6, 7% thôi),
Chiến dịch “Một Chiếc Tàu Cho Việt Nam” là cuộc mạo hiểm kỳ dị cho tất cả chúng tôi. Có chăng trong tôi là một điều tiếc nuối. Jean-Paul Sartre đề nghị làm một cuộc hội thoại. Ông đã tỏ ra khó khăn phải dẹp bỏ tình cảm ủng hộ cách mạng, và vô cùng bối rối đối với chế độ ở Hà Nội, mà ông đánh giá cao cuộc chiến đấu anh dũng cho nền độc lập, nay bỗng trở thành những tên đao phủ cho nhân dân họ. Vì sao như thế ? Là Phật tử, tôi từng bị bắt, bị tra tấn năm mười một tuổi vì tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp, tôi đã quá biết rõ về Cộng sản Việt Nam trước khi tôi rời nước ra đi để vận động cho một giải pháp thứ ba không-cộng-sản trong thời chiến tranh Việt Nam, cuối cùng phải lưu vong ở Paris.
Thực tình tôi muốn được thảo luận về vấn nạn cộng sản và “cách mạng” với con người khác thường này. Buồn thay, Sartre đến tham dự cuộc họp báo của chúng tôi năm 1979 là lần ông xuất hiện cuối cùng trước công chúng. Ông gần như mù hẳn, và qua đời ngày 15.4.1980 vì chứng phù phổi.
Thi Vũ – Võ Văn Ái
04.2014
__________________
[1] Như trường hợp xẩy ra rất sớm cho thi hào Vũ Hoàng Chương, và trường hợp Nhà văn Hồ Hữu Tường bị bệnh ở trại Hàm Tân, sắp chết thì được cho đưa về nhà. Nhưng chỉ còn khoảng 100 mét quanh qua góc đường Trần Quang Khải là đến nhà, thì Hồ Hữu Tường tắt thở trên xe.
[2] Lời tuyên bố với báo chí của Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch năm 1985 nhân 10 năm chiến thắng (chiếm Saigon).
[3] Xem Repression in the Socialist Republicof Vietnam:Executions and Population Relocation, byJacqueline Desbarats, The Vietnam debateedited by John Norton Moore, 1990 and “Vietnam 1975-1982: The Cruel Peace”, Desbarats and Jackson, 8 Wash. Q. 4 (Fall 1985). Cơ sở Quê Mẹ đã cộng tác với bà Jacquelines Debarats và nhóm nghiên cứu tại Đại học Berkeley, Hoa Kỳ, về số liệu điều tra tù nhân Trại Cải tạo thời ấy.
[4] Trên báo Saigon Giải phóng ngày 2.6.1975 ông Lê Đức Thọ viết rằng : “Chúng ta phải đưa chế độ cũ vào hồ sơ. Chúng ta không thể xoá đi món nợ máu đối với đế quốc Mỹ và bọn tay sai. Nhân dân ta phải vạch trần và xác định những tội ác của chế độ cũ, để càng thấy rõ xấu xa của chúng, ta càng quyết tâm… quét sạch những tàn dư [chế độ cũ] để xây dựng đời sống mới tốt đẹp. Chúng ta phải tiếp tục chiến đấu chống bọn thù địch trong thành phố, đồng thời xây dựng đời sống tốt đẹp”.
[5] André Glucksmann xúc động vụ tàu Hải Hồng, vì gia đình người Do Thái của anh sống sót sau vụ Đức Quốc xã tàn sát dân Do Thái, được tàu SS Exodus chở đi năm 1947, nhưng đã bị các quốc gia từ khước, nên cuối cùng bị đưa về Đức để chấm dứt sinh mạng trong các trại tập trưng.
[6] Khi Hồng quân Xô viết đưa quân xâm lược Tiệp Khắc năm 1968, ngày 25.8.1068 chị Natalya Gorbanevskaya đẩy chiếc nôi con mới sinh 3 tháng cùng với bốn người bạn biểu tình phản đối trên Công trường Đỏ mênh mông ở Mạc Tư Khoa.
[7] Nhà toán học ly khai nổi danh xứ Ukraine nhờ áp lực của công luận quốc tế đã được cứu thoát khỏi Nhà thương điên Xô Viết đưa sang Pháp. Năm 1981, khi Nhà in Quê Mẹ bị phá sản do vận động cho con tàu Đảo Ánh Sáng ra khơi vớt người vượt biển, và bị ba bên bốn bề đánh phá, Plyush kêu gọi các bạn ly khai Liên Xô và Đông Âu thành lập “Hội Những Người Bạn Của Quê Mẹ” để cứu sống Cơ sở đấu tranh Quê Mẹ, đăng lòi kêu gọi trên báo chí Pháp và tthe New York Review of Books (xem sách “Nguoi Tri Thức Hành Động và Dẫn đường” của Võ Văn Ái, NXB Quê Mẹ, Paris 2010, trang 279).
[8] Vladimir Boukovsky nhà văn ly khai Liên Xô nổi danh, nhờ áp lực của công luận thế giới được trả tự do năm 1976 trao đổi với một tù nhân chính trị Chili, sau 12 năm giam trong nhà tù và nhà thương điên. Hiện là Giáo sư Đại học Cambridge Anh quốc.
[9] Leo Cherne nhà nhân bản lớn, Chủ tịch Uỷ ban Cứu Cấp Quốc tế thành lập để cứu sống những nạn nhân Đức Quốc Xã ở Châu Âu. Sau này, Uỷ ban cứu cấp và giúp đỡ định cư cho những người tị nạn trong thế giới. Ông đã cứu giúp đông đảo các nạn nhân tại Cuba và Cam Bốt.
[10] Bayard Rustin, người Mỹ da màu, lãnh đạo phong trào dân sự Hoa Kỳ, và là người tổ chức cuộc biểu tình khổng lồ “Tiến về Hoa Thịnh Đốn” năm 1963 nơi Mục sư Martin Luther King thốt bài diễn văn nổi tiếng “Tôi có một giấc mơ – I have a dream”. Ông cũng không ngừng lên tiếng.
TIẾN SĨ RUPERT NEUDECK
Rupert Neudeck (sinh ngày 14.5.1939 tại thành phố tự do Danzig (ngày nay là Gdańsk, Ba Lan, mất 31.5.2016) là nhà báo và người theo chủ nghĩa nhân đạo người Đức, nổi tiếng về việc làm nhân đạo, cứu vớt hàng chục ngàn thuyền nhân Việt Nam trên Biển Đông năm 1979 bằng tàu Cap Anamur. Ông là người sáng lập Komitee Cap Anamur/Deutsche Notärzte e.V. (Ủy ban Cap Anamur/Bác sĩ cấp cứu Đức) và là chủ tịch tổ chức Grünhelme (Mũ bảo hiểm xanh lá cây).
Rupert Neudeck tại Frankfurt năm 2007
Cuộc đời và Sự nghiệp
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt, gia đình ông bị trục xuất về Đức. Ông lớn lên và học tập ở Tây Đức. Năm 1958, sau khi tốt nghiệp bậc trung học, ông học ngôn ngữ và văn minh Đức, triết học, xã hội học và thần học Công giáo. Năm 1961. ông ngưng học để gia nhập Dòng Tên, nhưng ít năm sau ông ra khỏi Dòng và tiếp tục học. Năm 1972, ông đậu bằng tiến sĩ triết học với bản luận án Politische Ethik bei Jean-Paul Sartre und Albert Camus (Đạo đức chính trị của Jean-Paul Sartre và Albert Camus).Ông bắt đầu làm nhà báo cho đài phát thanh Công giáo ở Köln, và từ năm 1976 làm nhà báo tự do. Năm 1977, ông làm biên tập viên chính trị cho đài phát thanh Deutschlandfunk [1].
Năm 1979 vợ chồng Rupert Neudeck và nhà văn đoạt giải Nobel Heinrich Böll – cùng một nhóm bạn – đã thành lập Ủy ban "Ein Schiff für Vietnam" (Một tàu cho Việt Nam) và thuê tàu Cap Anamur làm nhiệm vụ cứu các thuyền nhân Việt Nam vượt biển tỵ nạn. Năm 1982, tổ chức "Komitee Cap Anamur/Deutsche Notärzte e. V." được thành lập, theo tên tàu Cap Anamur. Những tàu này đã vớt 10.375 thuyền nhân Việt Nam từ 226 ghe thuyền trên Biển Đông, đưa sang tỵ nạn ở Đức. Ông đã xuất hiện trong cuộc phỏng vấn trên băng video Paris by Night 77 - dịp kỷ niệm 30 năm Sài gòn thất thủ – nói về việc làm của tàu cứu nạn Cap Anamur.
Cho tới năm 1998, ông là thành viên Ban điều hành tổ chức Cap Anamur, sau đó ông làm phát ngôn viên của tổ chức này.
Tháng 4 năm 2003 ông là người đồng sáng lập tổ chức hòa bình quốc tế Grünhelme eV (Mũ bảo hiểm xanh lá cây)[1] nhằm giúp xây dựng lại những trường học, làng mạc trong các vùng bị chiến tranh tàn phá như ở Iraq, Afghanistan vv...[2].
Từ năm 2002 Neudeck đã nhiều lần tới thăm Israel và vùng lãnh thổ Palestine để tìm hiểu hàng rào ngăn cách mà Israel đã dựng lên, cùng hiện trạng sinh sống của người Palestine ở Bờ Tây. Năm 2005 ông đã xuất bản quyển "Ich will nicht mehr schweigen. Recht und Gerechtigkeit in Palästina" (Tôi sẽ không im lặng nữa. Luật pháp và Công lý ở Palestine) nhằm bênh vực những người Palestine, và bị Hội hữu nghị Đức-Israel chỉ trích dữ dội[3].
Tháng 6 năm 2010 Neudeck chỉ trích chính sách của Israel về cấp giấy phép xây dựng và việc phá nhà ở Bờ Tây, nhân dịp ông nhận thông báo của chính quyền Israel cảnh báo có thể phá bỏ ngôi nhà gọi là "Vocational Training Centre" của Tổ chức Grünhelme eV nằm ở giữa Bethlehem và Hebron. Theo Neudeck thì những người Palestine trong khu vực này (vùng C, gồm khoảng 60% khu vực Bờ Tây) ít có cơ hội xin được giấy phép xây dựng nhà ở, trong khi người Israel chiếm đóng xây nhà ở đây ngày càng nhiều[4].
Rupert Neudeck công khai ủng hộ việc tự do biểu tình phản kháng, thay vì sợ hãi[5].Đời tư
Năm 1970 ông kết hôn với Christel Neudeck. Họ có 2 con gái và 1 con trai.[6]Giải thưởng và Vinh dự
Thư mục
- Vertrieben – verjagt. Das Schicksal der Kurden. 1992, ISBN 3-499-20653-6.
- Abenteuer Humanität. Mit der „Cap Anamur" unterwegs. 1998, ISBN 3-87868-129-1.
- Reise ans Ende der legalen Welt. Die Nuba-Berge des südlichen Sudan. 2001, ISBN 3-8258-5602-X.
- Die Menschenretter von Cap Anamur. 2002, 2. Auflage C. H. Beck, München 2003, ISBN 3-406-48879-X.
- Jenseits von Kabul. 2003, ISBN 3-406-50952-5.
- Die Flüchtlinge kommen. Warum sich unsere Asylpolitik ändern muss. 2005, ISBN 3-7205-2573-2.
- Grünhelme. Bleiben, wenn andere gehen. 2005, ISBN 3-7831-2437-9.
- Eine bessere Welt ist möglich. 2005, ISBN 3-570-50069-1.
- Ich will nicht mehr schweigen. Recht und Gerechtigkeit in Palästina. 2005, ISBN 3-937389-73-3.
- Abenteuer Menschlichkeit. 2007, ISBN 978-3-462-03774-6.
- Die Kraft Afrikas – Warum der Kontinent nicht verloren ist. C. H. Beck, München 2010, ISBN 978-3-406-59857-9.
- Mutbürger – Gelebter Widerstand. Zwölf Beispiele. Publik-Forum Edition Oberursel 2011, ISBN 3-88095-215-9.
- đồng tác giả: Nach dem Krieg. Vor dem Frieden. 2003, ISBN 3-451-28255-0.
Tiến sĩ Rupert Neudeck, ân nhân của thuyền nhân Việt, qua đời tại Đức
00:00/00:00
Trên trang sử tị nạn cũng như trong lòng bao thuyền nhân Việt đi tìm tự do sau 30 tháng Tư 1975, hình ảnh tiến sĩ Rupert Neudeck và hình ảnh những chiếc tàu cứu mạng Cap Anamur không bao giờ có thể phai mờ trong ký ức.
Ngày 31 tháng Năm vừa qua, tiến sĩ Rupert Neudeck, người đã vận động với chính phủ Đức để có được 4 chiếc tàu mang tên Cap Anamur lướt sóng ra khơi cứu người vượt biển Việt Nam trong thập niên 75 cho đến 85, đã qua đời tại thành phố quê nhà của ông ở Troisdorf nước Đức, hưởng thọ 77 tuổi.
Trái tim nhân ái
Ngày 31 tháng Năm vừa qua, tiến sĩ Rupert Neudeck, người đã vận động với chính phủ Đức để có được 4 chiếc tàu mang tên Cap Anamur lướt sóng ra khơi cứu người vượt biển Việt Nam trong thập niên 75 cho đến 85, đã qua đời tại thành phố quê nhà của ông ở Troisdorf nước Đức, hưởng thọ 77 tuổi.
Trái tim nhân ái
Có thể xuôi tay nhắm mắt ở tuổi 77 là hãy còn quá sớm, thế nhưng với rất nhiều người Việt thì con người phi thường ấy, tiến sĩ Rupert Neudeck, dù đã lìa đời nhưng khoảng trống để lại thì quá đầy, bởi nhờ ông mà từ 1979 đến 1986 đã có 11.300 người già trẻ lớn bé được những chiếc tàu của Ủy Ban Cap Anamur vớt từ biển cả mênh mông đưa về bến bờ an toàn hạnh phúc.
Tôi rất cảm phục ông Neudeck, một người sống rất giản dị và sống rất bình thường. Từ hồi còn trẻ, ông bị ám ảnh nhất là trong thời gian ông mới năm hay sáu tuổi thì đã phải đi lánh nạn cộng sản Nga. Thông cảm được nỗi đau khổ của người tị nạn, những nạn nhân của chiến tranh, nghèo đói hay chủng tộc mà ông xả thân ra làm. Khó có thể tưởng tượng được một con người đã hy sinh toàn bộ cuộc sống của mình cho tha nhân.
Là người Công Giáo thuần thành, ông lấy tấm gương một người Samaritain nhân hậu trong Thánh kinh là xả thân cứu người. Khi cứu người thoạt đầu ông bị biết bao nhiêu chống đối, thậm chí có những người quá khích đã ném phân vào nhà ông, nhưng ông vẫn chịu đựng và làm đủ mọi cách. Đầu tiên ông thành lập ủy ban có tên là Ủy Ban Một Con Tàu Cho Việt Nam, chỉ để chuyên cứu với những thuyền nhân Việt Nam đang thập tử nhất sinh trên biển cả. Cuối cùng ông đã cứu được 11.300 sinh mạng thuyền nhân Việt Nam. Từ đó ông tiếp tục cho đến ngày ông mất.
Những người mời ông đi thuyết trình hay đi nói chuyện đều đề nghị trả tiền vé máy bay hay tiền khách sạn thì ông đều từ chối hết, ông yêu cầu lấy tiền đó để vào quĩ cứu giúp người nghèo. Tôi tin chắc rằng đại đa số người tị nạn, không được tàu Cap Anamur vớt hay được tàu Cap Anamur vớt, khi biết về ông đều tỏ ra kính phục.
Bên Công Giáo nhiều người gọi ông là Thiên Thần của Chúa gởi đến cho nhân loại, người bên Phật Giáo thì gọi ông là một vị Bồ Tát đã xả thân cứu người không phân biệt chủng tộc, màu da, xu hướng chính trị.
Bên Công Giáo nhiều người gọi ông là Thiên Thần của Chúa gởi đến cho nhân loại, người bên Phật Giáo thì gọi ông là một vị Bồ Tát đã xả thân cứu người không phân biệt chủng tộc, màu da, xu hướng chính trị.
- Ông Nguyễn Hữu Huấn
Những nơi nguy hiểm nhất mà không người nào thèm đến để cứu giúp thì ông đến một mình. Thí dụ cuộc kháng chiến của Afghanistan chống lại sự xâm lăng của Liên Xô trong thập niên 80 thì ông tự một thân một mình ra đi, hòa nhập vào đoàn người tị nạn ở Afghanistan để cứu những người Afghanistan đó. Ông đã một lần bị máy bay trực thăng của Nga bắn nhưng rất may ông thoát chết.
Đó là lời ông Nguyễn Hữu Huấn, thành viên trong Ủy Ban Cap Anamur ở Hamburg, từng được tàu Cap Anamur vớt, sau trở lại làm việc trên những chuyến tàu ra khơi cứu người mà tiến sĩ Rupert Nudeck vận động thành lập:
Đầu năm 1980 tôi đi vượt biển lần thứ ba, ghe của tôi bị hải tặc cướp 2 lần. Khi ghe lênh đênh ngoài biển và không còn dầu nhớt nữa, máy đã bị hư thì chúng tôi được tàu Cap Anamur cứu. Lúc đó cảm giác như là được sống lại. Nhìn thấy con tàu đồ sộ còn cái ghe của mình quá nhỏ thì chúng tôi rất bàng hoàng, có thể nói là được một lần nữa tái sinh. Tôi được chính phủ của tiểu bang Hamburg cho đi học tiếng Đức trong vòng 11 tháng. Cuối năm 81 tôi bắt đầu trở thành thành viên của Ủy Ban Cap Anamur, tôi đi liên tục trong 5 năm rưỡi.
Ông Nguyễn Đình Phúc, có người anh cả được tàu Cap Anamur vớt hồi năm 1980:
Ngày 9 tháng Tám năm 1979, con tàu Cap Anamur bắt đầu khởi hành từ Hamburg. Chuyến cuối cùng thì tàu cũng cập cảng Hamburg tháng Tám năm 1986. Cộng đồng người Việt tị nạn toàn nước Đức nói chung và tại Hamburg nói riêng chân thành cảm ơn ông Neudeck và dân tộc Đức đã mở lòng nhân đạo, cứu vớt và nhận cho thuyền nhân Việt Nam được cư ngụ tại nước Đức.
Theo cựu thuyền nhân Lê Ngọc Tùng, đang sinh sống tại Hamburg, nếu không có tiến sĩ Rupert Neudeck và những chiếc tàu Cap Anamur đi vớt người vượt biển từ 1979 đến 1986 thì:
Thống kê cho biết khoảng 200.000 người Việt Nam đã đi tìm tự do đã chết giữa biển. Nếu không có con tàu Cap Anamur thì chắc chắn số người chết giữa biển vì hải tặc, bị sóng cuốn, bị thiếu lương thực ... sẽ là rất nhiều. Cap Amamur là con tàu tình thương đã vớt tổng cộng 11.300 người tất cả. Và 11.300 người người này sau đó còn bảo lãnh thân nhân từ Việt Nam sang nữa để có cuộc sống tự do.
Vì được tài trợ bởi chính phủ và người dân Tây Đức lúc bấy giờ, 4 chiếc tàu của Ủy Ban Cap Anamur được trang bị như một bệnh xá di động, hoàn tất ngoạn mục sứ mạng vớt người trên biển cho đến khi chấm dứt năm 1987:
Ủy Ban Cap Anamur lấy mỗi con tàu đều là tên Cap Anamur hết. Bốn con tàu đi liên tiếp nhau chứ không phải đi vớt một lần 4 chiếc. Tôi được chuyến Cap Anamur số 1 vớt. Tàu Cap Anamur số 1 từ 1979 đến 1982 chia thành 29 chuyến thì đã vớt được 199 chiếc ghe. Cho đến khi chấm dứt vào năm 1987 là tàu Cap Anamur số 4.
Sau khi các trại tị nạn tại các nước Đông Nam Á loan báo đóng cửa và không nhận thuyền nhân vào nữa, những con tàu Cap Anamur 5 và Cap Anamur 6 đã không vớt người mà chỉ dẫn dắt và cứu hộ những chiếc ghe vượt biển, tìm cách đưa họ an toàn vào trại tị nạn mà thôi.
Tang lễ đơn giản
Ngày 8 tháng Sáu 2016 vừa qua, tang lễ chỉ được cử hành đơn giản trong vòng gia tộc thể theo ý nguyện của người quá cố. Là người thân thiết với gia đình qua nhiều năm làm việc cùng tiến sĩ Rupert Neudeck và Ủy Ban Cap Anamur, cũng là người Việt duy nhất có mặt tại ngày vĩnh biệt, ông Nguyễn Hữu Huấn chia sẻ:
Gia đình từ vợ đến con cháu chỉ muốn mai táng ông một cách âm thầm thì vợ chồng tôi may mắn được tham dự. Tôi chưa thấy tang lễ nào đơn sơ như vậy bởi vì bà làm theo ý nguyện của ông là không hoa, không nến, không kèn không trống và chính những người con người thân khiêng quan tài của ông đến nơi an nghỉ cuối cùng. Hiện tại ngày hôm nay trước mộ của ông chỉ vỏn vẹn có cây Thánh giá và vái ba cây cỏ dại và chính ông bà muốn như vậy.
Trái với vẻ bình lặng đơn sơ của tang lễ ở Troisdorf, lễ tưởng niệm tiến sĩ Rupert Neudeck, cha đẻ những con tàu tình thương Cap Anamur, hàng ngàn người Việt đã đổ về thành phố Koln để chào kính vị ân nhân, vị anh hùng không cùng máu mủ ruột thịt với mình:
Buổi tưởng niệm ngày 14 tháng Sáu vừa qua là Tòa Tổng Giám Mục ở Giáo phận Koln( Cologne) tổ chức và Đức Hồng Y đúng chủ lễ. Trong ngày đó chỉ có một bức hình thật lớn để trên Cung Thánh và một bó hoa của nhà thờ.
Bà Neudeck nói bà không mời bất cứ một chính trị gia hay là những người nổi tiếng trên nước Đức mà riêng người Việt Nam thì bà mời đến. Đó là ý nguyện của bà và gia đình.
- Ông Nguyễn Hữu Huấn
Bà Neudeck nói bà không mời bất cứ một chính trị gia hay là những người nổi tiếng trên nước Đức mà riêng người Việt Nam thì bà mời đến. Đó là ý nguyện của bà và gia đình.
Đó là một buổi lễ tưởng niệm long trọng, cảm động, ngập tràn nước mắt của thuyền nhân. Chủ lễ buổi tưởng niệm là Đức Hồng Y Giáo Phân Koln cùng 12 linh mục người Đức gốc Việt:
Mười hai linh mục Việt Nam là những người được tàu Cao Anamur cứu vớt hồi trước, được phép làm lễ đồng tế chung với Đức Hồng Y trên bàn thờ.
Trong khi đó thì người Việt Nam kéo đến, theo báo chí là đến khoảng hơn một ngàn rưỡi người đến nỗi không còn chỗ ngồi. Thật tình ngày đó tôi thấy người Việt Nam người ta sụt sùi người ta khóc. Thậm chí trong khi làm lễ và sau khi làm lễ người Việt Nam mình kéo nhau đến tạ ơn ông Neudeck, cứ xếp hàng mà quì lạy trước chân dung ông Neudeck. Người ta cứ hỏi là muốn viếng mộ ông rồi muốn thắp nhang ở đó. Nhiều người theo kiểu Việt Nam mình là muốn đưa phong bì cho tang gia nhưng bà Neudeck không nhận, nói là xin chuyển vô hai hội thiện nguyện đi giúp người của ông Neudeck.
Điều bất ngờ là không chỉ người Việt mà người bản xứ cũng đến quá đông, ông Nguyễn Hữu Huấn nói:
Không ngờ người Đức đến quá đông, kể cả những người nổi tiếng, mặc dù bà Neudeck không chính thức mời. Thí dụ cựu thống đốc tiểu bang rồi cựu phó thủ tướng, cựu chủ tịch quốc hội rồi một số chủ tịch những đảng chính trị cũng đến nữa. Chúng tôi là người tổ chức chung với gia đình cho nên cái khó khăn là không biết làm sao mà sắp xếp chỗ ngồi cho họ cho đàng hoàng thì cũng chỉ biết cách xin những người Việt Nam nhường chỗ cho họ mà thôi.
Rồi lại còn thêm hầu hết những người đã từng ở trên tàu để đi vớt người thời thập niên 80, những người thiện nguyện của Ủy Ban Cap Anamur hồi trước là bác sĩ, là y tá đều đến hết.
Cũng nên nhắc lại hồi tháng Tám 2014, đại hội 35 năm tàu Cap Anamur, thay vì vẫn diễn ra tại quê nhà Troisdorf của tiến sĩ Rupert Neudeck, nơi một chiếc ghe của người vượt biển được kéo về trưng bày tại đó, thì lần tổ chức 35 năm Cap Anamur này được dời qua cảng Hamburg với cả ngàn người Việt khắp nơi trên nước Đức về tham dự:
Có hai lý do giải thích sự thay đổi này, thứ nhất là tại cảng Hamburg cách đây 5 năm một tấm bia biểu tượng người tị nạn đã được dựng lên nhằm đánh dấu nơi xuất phát mà cũng là nơi trở về của các con tàu định mệnh Cap Anamur.
Thứ hai chính là yêu cầu của tiến sĩ Rupert Neudeck, người sang lập Ủy Ban Cap Anamur, nói rằng sức khỏe của ông ngày một kém vì thế đây có thể là lần cuối cùng và ông mong muốn tổ chức ngày kỷ niệm 35 Cap Anamur tại Hamburg.
Không ai ngờ đến lần kỷ niệm 37 năm Cap Anamur thì tiến sĩ Rupert Neudeck đã lặng lẽ và thanh thản bay vào đại dương mênh mông trong sự nuối tiếc nghẹn ngào của những thuyền nhân vì ông mà được sống.
Một nén hương lòng thắp muộn cho vị đại ân nhân của người vượt biển Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/the-grand-savior-of-vns-boat-people-died-tt-06232016134146.html
Lá thư của Bà Neudeck gởi người Việt Nam
Các bạn Việt Nam thân mến!
tôi chân thành cám ơn các bạn về những lời cầu nguyện, những phát biểu phân ưu sâu sắc, những vinh dự, mà các bạn đã dành cho chồng tôi – Rupert Neudeck. Các bạn vẫn luôn duy trì bảo tồn nền văn hóa Việt Nam của các bạn và các bạn cũng là những người đã mang lại sự phong phú tuyệt vời cho xã hội Đức này. Điều này có lẽ/hy vọng rằng sẽ tạo cho con người có được sự can đảm để nhìn ra được những việc phải làm không phải với sự sợ hãi, mà với lòng tự tin qua những người tỵ nạn mới đang đến với chúng ta.
Tôi xin các bạn thông cảm cho chúng tôi, khi chúng tôi đã mai táng Rupert chỉ trong vòng gia đình cùng với một số rất ít bạn bè thân cận nhất. Những đứa con và những đứa cháu nội ngoại của chúng tôi đã mất đi một người cha, mất đi một người ông. Tất cả đã phải được tiễn biệt cha/ông mình trong vòng nhỏ bé rất riêng tư của gia đình. Con cháu ngoại Lotto vừa được 3 tuổi cứ muốn hóa phép để ông ngoại nó sống lại, nhưng nó không tìm ra được chiếc đũa thần.
Chúng tôi phải cố gắng thực hiện việc mà Đức Hồng Y Woelki đã yêu cầu chúng tôi, đó là : phải tiếp tục con đường của Rupert đã theo đuổi. Ông Navid Kermani (trong buổi lễ tưởng niệm) cũng phát biểu rằng, tất cả chúng ta bây giờ cần phải cố gắng làm việc hơn nữa. Tôi chắc chắn một điều rằng, từ một nơì nào đó Rupert cũng đồng hành và phù hộ chúng tôi.
Tôi tin rằng, đoạn Thánh Vịnh số 23 được trích ra từ Kinh Thánh (Cựu Ước) là những lời an ủi không chỉ dành cho những người Thiện Chúa Giáo mà thôi và đó cũng là lời cầu nguyện của chúng tôi bên giường của Rupert trong giờ lâm chung, mà tôi muốn trích ra đây :
Chúa là mục tử chăn dắt tôi,
tôi chẳng thiếu thốn gì.
Người cho tôi nghỉ ngơi trên đồng cỏ xanh tươi
và Người đưa tôi đến bến nước thanh bình.
Người phù giúp linh hồn tôi;
Người dẫn dắt tôi đi trên đường chính nẻo ngay,
vì danh Người.
Dù tôi phải bước đi trong thung lũng tối tăm,
tôi chẳng sợ tai họa nào,
vì Người vẫn ở bên tôi.
Cây côn và cây gậy của Người làm tôi được vững tâm.
Người dọn bàn tiệc cho tôi
trước mắt những kẻ thù nghịch tôi.
Người xức đầu trên đầu tôi,
Người đổ tràn đầy ly tôi.
Lòng nhân hậu và tình thương của Người sẽ theo tôi suốt cuộc đời
và tôi sẽ được ở trong Nhà Chúa cho đến lâu dài Người bạn của các bạn
Christel Neudeck
Thứ năm, ngày 16 tháng 6 năm 2016, 16:52 giờ
TƯỞNG NIỆM ÔNG NEUDECK, BỒ TÁT CỦA LÒNG NHÂN ÁI
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/the-grand-savior-of-vns-boat-people-died-tt-06232016134146.html
Lá thư của Bà Neudeck gởi người Việt Nam
Các bạn Việt Nam thân mến!
tôi chân thành cám ơn các bạn về những lời cầu nguyện, những phát biểu phân ưu sâu sắc, những vinh dự, mà các bạn đã dành cho chồng tôi – Rupert Neudeck. Các bạn vẫn luôn duy trì bảo tồn nền văn hóa Việt Nam của các bạn và các bạn cũng là những người đã mang lại sự phong phú tuyệt vời cho xã hội Đức này. Điều này có lẽ/hy vọng rằng sẽ tạo cho con người có được sự can đảm để nhìn ra được những việc phải làm không phải với sự sợ hãi, mà với lòng tự tin qua những người tỵ nạn mới đang đến với chúng ta.
Tôi xin các bạn thông cảm cho chúng tôi, khi chúng tôi đã mai táng Rupert chỉ trong vòng gia đình cùng với một số rất ít bạn bè thân cận nhất. Những đứa con và những đứa cháu nội ngoại của chúng tôi đã mất đi một người cha, mất đi một người ông. Tất cả đã phải được tiễn biệt cha/ông mình trong vòng nhỏ bé rất riêng tư của gia đình. Con cháu ngoại Lotto vừa được 3 tuổi cứ muốn hóa phép để ông ngoại nó sống lại, nhưng nó không tìm ra được chiếc đũa thần.
Chúng tôi phải cố gắng thực hiện việc mà Đức Hồng Y Woelki đã yêu cầu chúng tôi, đó là : phải tiếp tục con đường của Rupert đã theo đuổi. Ông Navid Kermani (trong buổi lễ tưởng niệm) cũng phát biểu rằng, tất cả chúng ta bây giờ cần phải cố gắng làm việc hơn nữa. Tôi chắc chắn một điều rằng, từ một nơì nào đó Rupert cũng đồng hành và phù hộ chúng tôi.
Tôi tin rằng, đoạn Thánh Vịnh số 23 được trích ra từ Kinh Thánh (Cựu Ước) là những lời an ủi không chỉ dành cho những người Thiện Chúa Giáo mà thôi và đó cũng là lời cầu nguyện của chúng tôi bên giường của Rupert trong giờ lâm chung, mà tôi muốn trích ra đây :
Chúa là mục tử chăn dắt tôi,
tôi chẳng thiếu thốn gì.
Người cho tôi nghỉ ngơi trên đồng cỏ xanh tươi
và Người đưa tôi đến bến nước thanh bình.
Người phù giúp linh hồn tôi;
Người dẫn dắt tôi đi trên đường chính nẻo ngay,
vì danh Người.
Dù tôi phải bước đi trong thung lũng tối tăm,
tôi chẳng sợ tai họa nào,
vì Người vẫn ở bên tôi.
Cây côn và cây gậy của Người làm tôi được vững tâm.
Người dọn bàn tiệc cho tôi
trước mắt những kẻ thù nghịch tôi.
Người xức đầu trên đầu tôi,
Người đổ tràn đầy ly tôi.
Lòng nhân hậu và tình thương của Người sẽ theo tôi suốt cuộc đời
và tôi sẽ được ở trong Nhà Chúa cho đến lâu dài Người bạn của các bạn
Christel Neudeck
Thứ năm, ngày 16 tháng 6 năm 2016, 16:52 giờ
TƯỞNG NIỆM ÔNG NEUDECK, BỒ TÁT CỦA LÒNG NHÂN ÁI
Tưởng Niệm Ân Ông Ruper Neudeck
Khi ông Neudeck mới sinh thì người cười ông khóc
Phút sau cùng thì người khóc ông cười
Người mừng vui khi ông mở mắt chào đời
Còn người khóc vậy thời thương tiếc
Tiếc hiền nhân phút cuối cùng giã biệt
Lưu lại đời bao công nghiệp trọng mang
Gương hy sinh lòng đạo đức vẹn toàn
Ngày tạ thế tuổi tên còn vang tiếng
Ông mỉm cười bởi ông tròn toại nguyện
Khi lìa đời bao kẻ luyến tiếc thương
Ngàn thuyền nhân lòng dào dạt vấn vương
Ân cứu tử thuyền lênh đênh biển cả
Được vượt thoát và bình yên nơi xứ lạ
Xem Đức là quê hương mới thứ hai
Sống an thân, ổn định tháng năm dài
Lòng ghi tạc đã nhờ ông cứu mạng
Hay tin ông đã ra đi thanh thản
Biết bao người, tưởng niệm khắc ghi ân
Kẻ tâm hương, người đưa đến đến mộ phần
Cầu ông được sinh miền vĩnh phúc
(Thích Thiện Minh)
Suốt đêm qua con chập chờn thao thức không ngủ được, lòng trông mong cho trời mau đến sáng để được trở về chùa cùng chư Tôn đức Tăng Ni và quí đồng hương làm lễ truy điệu cho ông Rupert Neudeck; „vị Bồ Tát của lòng từ ái „
Không biết tại sao cả tuần nay bầu trời lúc nào cũng ảm đạm, âm u, vần vũ như đau buồn thương tiếc cho một con người được vạn người kính trọng với lòng biết ơn và được gọi với rất nhiều quí danh: „Kẻ chài lưới người“ (Menschenfischer), Samaritanô nhân hậu thương người. Riêng con, với lòng kính ngưỡng Ông con luôn gọi Ông là „BỒ TÁT CỦA LÒNG TỪ Ái“, một con người có trí lực dũng mãnh, lòng từ bi cao hạnh như Mẹ Hiền Quán Thế Âm đã xông pha giữa trùng dương xung trận đạp những ngọn sóng ba đào để cứu vớt hàng ngàn sinh linh Việt Nam trên đường vượt thoát bạo tàn CS.
Con đến chùa lúc 10 giờ, hôm nay Phật Tử tề tựu về đông đủ, mọi người nét mặt đều trầm tư và ít nói, chắc rằng tất cả đều hướng lòng về ông Neudeck, người đã cứu vớt thuyền nhân qua khỏi cảnh hiểm luân để được bình an và hôm nay mọi người đã và đang sống nơi bến bờ tự do tìm cầu hạnh phúc.
Sư Diệu Hạnh bước vào khệ nệ bưng 1 chồng khay, con tiếp tay bưng hộ Sư, Sư nói con đặt ở chánh điện rồi châm những ngọn đèn cầy đặt vào trong mâm để lát nữa khi tụng kinh cầu siêu cho ông Neudeck xong, mỗi Phật tử chúng ta sẽ cầm ngọn đèn đó tiến đến bàn thờ thành tâm cầu nguyện cho hương linh Ông được cao siêu thánh quả. Điều vô cùng ý nghĩa là ngôi chùa Phật Giáo, tín đồ Phật giáo lại thiết tha chân thành cầu nguyện cho người nằm xuống là con Chiên của Chúa Kito được an lành trong giấc ngủ bình yên…
Con châm từng ngọn đèn để trên mâm, lòng đầy xúc động, mỗi ngọn đèn vừa được thắp sáng, con liên tưởng đến những sinh linh chết oan ức trong lòng biển cả, liên tưởng đến những đồng bào ruột thịt của con được ông cứu vớt trong hoàn cảnh thập tử nhất sinh. Hình ảnh ông Neudeck in đậm nét trong con, khi con được xem cuộc phóng sự của đài WRD chiếu: „Mission Menschen retten! Dr. Rupert Neudeck und die Cap Anamur“, trông hình ảnh Ông đặt tay vào trước ngực mắt đăm chiêu nhìn về Đại Dương xa xôi theo một hướng đầy lo âu. Ông thấy từ xa xa chấm nhỏ, rồi hiện dần con thuyền mong manh, lòng Ông trào dâng như muốn đem cả con tim và khối óc của mình để cứu người dân Việt,; Ông nghĩ làm sao phải có chiếc tàu, „Phải! Phải cứu vớt! đó là truyền thống dân tộc Đức phải cứu người nguy khốn trong bất cứ trường hợp nào, không phân biệt nạn nhân đó là ai? Khuynh tả hay hữu? không biết họ bên nào? Người nước nào? lòng bi mẫn của Ông chẳng khác gì lòng Đại Từ Đại Đại Bi của Chư Phật Bồ Tát, „vô duyên đại từ, đồng thể đại bi“, 1 tình thương yêu không bờ bến. Ông đã hết sức đi vận động bạn bè, dân chúng và chính quyền, nhằm cứu vớt những thuyền nhân đang trong cảnh ba đào, nhấp nhô sóng cả, những nạn nhân đang lúc đói, khát, lạnh và con thuyền bé nhỏ ôi rất mong manh sắp làm mồi cho cá mập.. Và rồi, với tâm nguyện và tình yêu thương yêu đồng loại, con tàu của Ông bà Neudeck đã được thành hình vào ngày 9.8.1979 với sự giúp sức của nhà văn hào Heinrich Böll cùng các thân hữu mang tên CAP ANAMUR để vượt trùng khơi cứu vớt tất cả 11.448 thuyền nhân Việt Nam
Hình ảnh năm ngoái con gặp Ông ở Troisdorf, Ông đến với chúng con như một người thân thương trong gia đình, hiền hòa, bình dị, Ông đã khen ngợi đàn con cháu của thuyền nhân, cho dù ly cư biệt tổ, rời nơi chôn nhau cắt rốn, xa Quê Hương, nhưng hầu như thế hệ trẻ đã biết vươn lên, biết sống học tập nên người và thành đạt cũng như không quên cội nguồn Việt Nam, điều này đã làm Ông rất hãnh diện, vì hầu như đa phần đều thành tài để góp phần xây dựng cho đất nước Đức, 1 sự đền ơn rất xứng đáng nơi đất khách được xem như là Quê Hương thứ hai.
Niềm vui chưa trọn vẹn thì tiếp theo nỗi xót xa của bản thân con và bà con người Việt khi nghe tin Ông lâm bệnh trầm kha, nghĩ tới hình ảnh trong những tháng cuối cùng của cuộc đời Ông; biết rằng cuộc đời có hợp, có tan, hoa nở rồi tàn, trăng tròn lại khuyết bởi cuộc đời là vô thường lòng con càng thêm chạnh lòng chua xót
Trong ngày Đại Hội Công Giáo mọi người đã quyên được hơn 44.000Euro, lòng con hân hoan và luôn nghĩ, hy vọng rằng Ông sẽ vui và bệnh tình của Ông sẽ thuyên giảm khi Ông nhận biết được đây là tấm lòng của người Dân Việt luôn mang nặng những ân tình, và hôm Phật Đản, con đã xin phép thầy Trụ Trì dự định mùa Vu Lan sẽ làm 1 buổi lạc quyên cho chương trình của Ông Neudeck..Thầy đã hứa khả. Giờ đây nghe tin Ông qua đời, tất cả chúng con người Việt ly Hương đều bàng hoàng xúc động!
Trước khi vào buổi truy điệu cho Ông Rupert Neudeck, thầy Trụ Trì nhắc lại những ngày tang thương sau 1975 mà cây cột đèn có chân cũng muốn đi, người dân Việt không thích sống dưới chế độ Cộng Sản, độc đoán, độc tài, phi nhân bản nên đã tìm đường vượt thoát, họ đánh đổi mạng sống với sóng to, với biển cả, trải qua những ngày lênh đênh trên mặt Đại Dương hùng vĩ, thân người bé nhỏ, sức chịu đựng mỏi mòn hiểm nguy chẳng khác gì ngàn cân treo sợi tóc, bất chấp mối lo toan bị cướp của, giết người, hãm hiếp từ bọn hải tặc hung đồ, cho đến bọn CS rượt đuổi, lường gạt, quên cả sự sợ hãi giữa biển khơi mênh mông, con thuyền như chiếc lá có thể bất cứ lúc nào làm mồi cho cá mập để tìm ánh sáng tự do.
Buổi lễ bắt đầu, tất cả chúng con đều chấp tay vang vang theo lời kinh tụng của Chư Vị Đại Đức Tăng Ni, hướng lòng về Ông Neudeck. Cầu cho Ông được về cõi vĩnh hằng, chúng con, mỗi Phật tử cầm ngọn nến tiến về bàn thờ Ông Neudeck, hình Ông được để trên chiếc thuyền rất trang trọng, tấm hình Ông tươi cười như reo hò với đám trẻ thuyền nhân Việt Nam, mắt Ông ngời sáng, như tìm được đàn con yêu trở về giữa lòng Đại Dương trùng ngát, tay Ông dang rộng như đón tất cả vào lòng mình, con xúc động làm sao! Khi tỏ lòng túc kinh tưởng vong đến con thuyền Bát Nhã của Ông đã đưa hàng ngàn sinh linh cập đến bến bờ tự do Đức Quốc
Trong buổi lễ trụy điệu, anh Phu đã nói lên tất cả lòng biết ơn của thuyền nhân đối vói Ông, ơn cứu tử như người Cha thứ hai mà không ai quên được, anh Phu đã nói lên nhũng đặc tính bình dị của Ông, mọi người vô cùng xúc cảm
Con may mắn không là thuyền nhân, nhưng lòng con luôn nhớ ơn người đã cưu mang một phần cho Dân Tộc mình, để tỏ lòng biết ơn Ông có đã nhờ nhà thơ Hoàng Phong Linh, một Người luôn gánh kiếp nạn, đi cùng khổ đau với Dân Tộc viết bài thơ Tri Ân cho Ông Neudeck, Thầy Trụ Trì đã hoan hỷ cho con đọc bài thơ trước Di Ảnh Ông:
NGUYỆN LỜI TIỄN BIỆT ÂN NHÂN(Nhận được tin Tiến Sĩ RUPERT NEUDECK, Thuyền Trưởng
Cap-Anamur, đã qua đời ngày 31.5.2016 tại Đức Quốc, xin
kính gửi lòng ghi ơn chân thành).
Võ Đại Tôn (Úc Châu).
Giữa trùng khơi cuồng phong sóng nổi
Mẹ ôm mặt khóc quỳ lạy van Trời.
Đàn con run rẩy, kiệt sức tàn hơi,
Tự Do đâu ? - Bến bờ loang vết máu.
Hải tặc vây quanh, cười vang thảo khấu,
Nghìn thân em, vùi dập xác bèo trôi.
NGƯỜI xót đau, lòng thông cảm phận Đời
Trời Đông Âu cùng thời chung kiếp nạn.
Bức tường Bá-Linh cũng hằn sâu vết đạn
Bao oan hồn mong thoát cảnh điêu linh.
Tàu ANAMUR, nhân loại chung Tình
Mong chia sẻ Yêu Thương thành bến đậu.
Bập bềnh nổi trôi, biển Đông tìm dấu
Bóng thuyền nhân, tay chung níu chia lòng.
Trời biển mênh mông, mỏi mắt chờ mong
Trong giông bão, NGƯỜI vẫn neo tàu đợi.
Hơn Mười Ngàn sinh linh, trước sau đã tới
Bờ Tự Do, dựng lại cuộc đời !
Rồi hôm nay, thanh thoát giữa mây trời
NGƯỜI ngoảnh lại, nhìn đàn em vui sống.
Chúng tôi đây, tưởng Đời là ác Mộng
Nhưng nhờ NGƯỜI, thoát được đáy trùng dương.
Xin trao Tình, tròn Ân Nghĩa tâm hương
Mong báo đáp một đời NGƯỜI nhân hậu.
Tên của NGƯỜI, biển-trời hằng ghi dấu,
Lòng Thuyền Nhân xin cúi nguyện Ân Tình
Theo chân NGƯỜI, vì Lẽ Sống Sinh Linh.
Võ Đại Tôn.
1.6.2016
· Tiến Sĩ RUPERT NEUDECK, cũng là ký giả chuyên nghiệp, sinh
tại Ba Lan (14.5.1939), qua đời tại Đức Quốc (31.5.2016), là
Thuyền Trưởng Cap-Anamur đã cứu vớt hơn 10.000 thuyền
nhân Việt Nam trên biển Đông.
Buổi lễ tưởng niệm được kết thúc trong niềm xúc cảm, Thầy Trụ Trì cảm ơn các Phật Tử đã quy tựu về chùa để dâng lời cầu nguyện cho Vị Ân Nhân Rupert Neudeck đã cứu vớt hơn 11.000 thuyền nhân. Sư DH rơm rớm nước mắt „buồn quá con ơi! Gia đình Sư mang ân Ông Neudeck nhiều lắm, không có Ông chắc Sư không còn sống tới ngày nay.
Chúng con vô cùng cám ơn Chư Vị Tăng Ni đã tổ chức buổi lễ truy điệu Vị Ân Nhân Tiến Sĩ Rubert Neudeck rất trang trọng để cho chúng con có cơ hội tụ tập về chùa để dâng lời cầu nguyện cho Ông
Vâng! Thưa Ông Neudeck, vị BỒ TÁT CỦA LÒNG TỪ ÁI, Ông đã cứu vớt hơn 11.00 người con của Mẹ Việt Nam, chúng con không bao giờ quên ân Ông, Ông sống mãi trong chúng con, trong lòng Người dân Việt. Mai này tới ngàn sau, trang sử Việt Nam sẽ còn mãi ghi khắc tên Ông, chúng con sẽ cố gắng dạy cho đàn con cháu chúng con noi gương thánh thiện của Ông để thành người hữu dụng, có đôi mắt trong bàn tay để theo gương Ông cứu giúp cho những người lâm nạn, cứu giúp trong mọi hoàn cảnh không phân biệt màu da, chủng tộc, tôn giáo, và đảng phái
Một lần nữa, chúng con người dân Việt xin cảm bội ân Ông, xin tri ân nước Đức, đồng thời tri ân tất cả những quốc gia trên thế giới đã cưu mang người Việt Tỵ Nạn chúng con
Lòng từ của Ông như một nhà giáo đã trao truyền lại cho hậu thế noi theo.
Vừa rồi con đi xem đêm văn nghệ „hãy là những ngọn gió đổi thay“ do Voice thực hiện nhằm gây quỹ giúp cho những nhà đấu tranh nhân bản cho VN, cho người tị nạn; con được biết năm rồi, 85 người tị nạn VN đã được Canada nhận, hiện còn 28 người ở trại tị nạn Bangkok đang chờ sự giúp đỡ để được can thiệp định cư sau 27 năm chờ đợi, thời gian quá dài cho những đồng bào ruột thịt của con! Con vô cùng xúc động khi được biết có những người trẻ như anh Trịnh Hội khi anh tâm tình: „Trịnh Hội làm công việc thiện nguyện đã 20 năm từ khi TH 21 tuổi, vì TH nhận thức được, TH mang ơn quốc gia đã cưu mang TH trên đường đến bến bờ tự do“
Tạm Biệt Ông! Tạm Biệt Ông để rồi chúng con sẽ gặp lại Ông trong từng giây, từng phút trong Phật tánh của con người, rồi đây nước Việt Nam của chúng con sẽ đòi lại được quyền Tự Do và Công Lý, chúng con những người con ly hương sẽ trở về lại Quê nhà, mang theo hình ảnh Ông Vị Bồ Tát của lòng Nhân Ái , xây dựng Công Lý trên Tình Thương và bình đẳng của con người
Diệu Tâm
Wednesday, June 22, 2016
SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN
Đường hẹp, xe to & đầu nhỏ
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - Cũng như nhiều nơi khác ở Á Châu, vào mùa này, Cambodia thường có những trận mưa xối xả. Tuy thế, mức độ cũng như tần suất lụt lội ở Phnom Penh chắc cũng chỉ có thể xếp vào hàng thứ ba của Đông Nam Á mà thôi.
Hạng nhất và nhì vẫn phải nhường (đứt) cho Sài Gòn hay Hà Nội. Người dân Nam Vang chưa bao giờ được hưởng cái niềm vui hồn nhiên và chan hoà (bắt cá ngay trước cửa nhà) như ở “thủ đô mến yêu của ta.”
Bù lại sự “thua kém” này, Phnom Penh, theo nhận xét của nhiều người, là nơi có đông xe Lexus nhất trên thế giới. Và toàn là xe thứ dữ: LX, RX, NX, GX..., ngó rất bề thế chớ không phải compact (gọn gàng) như loại LS làng nhàng đâu.
Một góc Phnom Penh. Ảnh tư liệu: Hà Trung Liêm
Ngay trung tâm thủ đô của xứ Chùa Tháp (nơi mà đường xá tương đối rộng rãi) thì hình ảnh những chiếc Lexus láng bóng - trên những con phố bầy hầy - trông chỉ hơi chương chướng thôi, chứ không gây phiền hà cho ai cả. Nhưng ở ngoại ô, vào giờ cao điểm, chỉ cần hai cái Lexus (dềnh dàng) đi trái chiều nhau cũng đủ khiến cho vô số xe tuk tuk, gắn máy, ba gác, xe đạp, và khách bộ hành bị ùn tắc phía sau.
Phần lớn giới trí thức ở Cambodia đều đã bị đập đầu, và chết thảm, trong thời gian vài năm mà Khmer Đỏ nắm quyền. Đất nước này hồi sinh chưa được bao lâu. Thời gian chưa đủ để có thể tái tạo được một tầng lớp trung lưu nền nã.
Đa số người dân vẫn sống ở thôn quê, với lợi tức trung bình không hơn 100 Mỹ Kim hàng tháng. Lớp thị dân, phần lớn thuộc thành phần lao động, với thu nhập tuy khá hơn chút đỉnh nhưng phải chi phí đắt đỏ hơn nhiều.
Chủ nhân của những chiếc Lexux ở Phnom Penh thường là giới quan chức, thương gia, đại gia... thành phần có đặc quyền về kinh tế hay chính trị, hoặc cả hai. Họ có tiền, tất nhiên, nhưng thiếu văn hóa và thiếu sự đồng cảm với những người dân cùng khổ.
Cambodia, vì thế, là xứ sở của đường hẹp, xe to, và những chủ nhân ông có cái đầu (cùng tấm lòng) rất nhỏ. Họ nghênh ngang lái những chiếc xe sang trên những con đường nắng bụi mịt mù, hay lềnh bềnh rác rưới (giữa mưa) trong một đất nước mà nhiều đứa bé vẫn còn thiếu ăn và thất học.
Cách thể hiện đẳng cấp (bằng xe) của giới quan chức hay đại gia ở Cambodia, tuy thế, chưa gây ra điều tiếng ì sèo gì - như ở Việt Nam. Tuần qua, báo Vnexpress đi tin:
Tổng bí thư yêu cầu kiểm tra việc Phó chủ tịch Hậu Giang sử dụng xe Lexus...
Ông Trần Công Chánh - Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang - cho biết đã nhận được công văn chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về việc kiểm tra Phó chủ tịch tỉnh Trịnh Xuân Thanh sử dụng xe tư nhân gắn biển xanh.
"Ủy ban kiểm tra Trung ương đang vào làm việc. Địa phương sẽ phối hợp tốt các đoàn công tác trung ương để thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Tổng bí thư. Khi có kết quả, chúng tôi sẽ cung cấp cho báo chí", ông Chánh nói.
Về quá trình công tác của ông Thanh hơn một năm qua tại tỉnh Hậu Giang, ông Chánh cho biết: "Chưa phát hiện anh ấy có gì xấu. Hiện nay, anh em tập thể UBND tỉnh phối hợp điều hành tốt công việc, dù tình hình chung của tỉnh còn nhiều khó khăn".
Theo kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội của tỉnh Hậu Giang, ông Trịnh Xuân Thanh được cử tri bầu với số phiếu cao (75,28%), là một trong những người đứng đầu danh sách 6 đại biểu trúng cử ở địa phương.
Thời gian qua, chiếc Lexus LX570 trị giá hơn 5 tỷ đồng, đeo biển số xanh 95A-0699, chở ông Thanh chạy trên đường phố miền Tây gây nhiều chú ý do giá trị ôtô vượt tiêu chuẩn Nhà nước bố trí cho cán bộ cấp tỉnh.
Ông Trịnh Xuân Thanh (trái). Ảnh: bizlive
Ông Thanh cho biết, ôtô này do ông mượn của người bạn, biển kiểm soát 29A-79093. Một năm trước khi được phân công về Hậu Giang làm Phó chủ tịch nhiệm kỳ 2011-2016, ông đã mang từ Hà Nội vào sử dụng.
Sau đó, ông Thanh nói chủ xe là Nguyễn Đặng Toàn, em bà con bên vợ. Khi biết anh rể vào miền Tây công tác, Toàn đã cho ông Thanh mượn xe để đi lại nhằm tiết kiệm cho ngân sách của Hậu Giang trong việc mua xe công phục vụ Phó chủ tịch tỉnh. Đồng thời, chủ nhân xe Lexus LX570 cũng vào Hậu Giang làm tài xế cho ông Thanh.
Lời “giải bầy” của ông Trịnh Xuân Thanh làm cho độc giả giả của Vnexpress được một phen vui cười thoả thích:
Duc Le - Câu chuyện hài hước nhất năm. Ông Toàn em họ bên vợ cho mượn xe để ông có phương tiện đi lại, vừa tiết kiệm được ngân sách của tỉnh. Thật là vĩ đại.
HT7 - Huyền thoại một đại gia mua xe 5 tỷ chỉ để cho anh rể mượn. Vẫn chưa yên tâm, anh còn từ bỏ sự nghiệp ở Hà Nội vào miền Tây làm lái xe đưa đón người thân. Thật là một nghĩa cử cao đẹp. Khóc mất.
Sonnt17 - Cảm động thật là cảm động!
Minh Nguyễn Đăng - Ban đầu nói xe mượn của bạn, giờ là của em họ bên vợ. Kể ra ông Toàn này có lòng tốt vô biên. Cho mượn xe vì sợ tốn kinh phí của tỉnh phải mua xe công để cấp cho ông Thanh sử dụng. Trong khi ông Toàn ở tận ngoài bắc.
Vtuyen - Có hơn 5 tỷ mua Lexus LX570 mà đi làm tài xế, cũng hơi khó tin.
muaban76000 - Mà tài xế lương có 2 3 triệu / tháng mới đau đấy chứ...đây có thể chuyện lạ nhất 2016.haha...
Riêng giới blogger thì có vẻ xét nét hơn chút xíu.
Huỳnh Ngọc Chênh: Việc lập 7 đoàn thanh tra cao cấp mới đây của TBT cũng chỉ là một kiểu trang điểm cho nhiệm ký mới của TBT. Số phận của 7 đoàn này cũng sẽ như số phận của 7 đoàn thanh tra mà ông Trọng thành lập trước kia: Ông chủ (là người dân) cũng sẽ không được biết đầy tớ của mình thanh cha thanh mẹ được cái gì!
Phạm Hùng Vỹ: Muốn thăng quan thì phải trong hệ thống, phải thuộc qui hoạch tức phải có nhiều đạn, rồi phải được ban tổ chức trung ương chấp nhận... vậy, ông tổng bí thư yêu cầu làm rõ cái gì? Khi ban tổ chức, ban kiểm tra, ban tuyên giáo đều là cánh tay mặt của ông? Thôi đừng diễn nữa ông tổng.
Bùi Thanh Hiếu: Và trong cuộc truy kích, thanh trừng toàn diện nhằm vào Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng không dại gì mà bỏ qua bất cứ kẻ nào liên quan đến Dũng. Ngay cả những kẻ vô tội như Đỗ Bá Tỵ, Nguyễn Thiện Nhân còn bị hất đi vào những chỗ ngồi không, thì một kẻ có tội như Trinh Xuân Thanh lẽ nào Nguyễn Phú Trọng bỏ qua...
Qua những sự việc lên quan đến các cá nhân trên, cho thấy sự thù hận của Nguyễn Phú Trọng với Nguyễn Tấn Dũng cực kỳ khủng khiếp. Sự thù hận này ám ảnh Nguyễn Phú Trọng đến mức suốt cả nhiệm kỳ trước lẫn nhiệm kỳ này, Trọng chỉ nhăm nhăn thực hiện những biện pháp để triệt hạ Dũng bằng được. Đến mức khi Dũng đã thất thế về hưu, im lặng và tỏ vẻ vô hại như Dũng đi chùa, đi bộ tới nơi bầu cử...Trọng vẫn quyết không tha.
Nguyễn Hồn Việt: Vụ cá chết, biển chết ảnh hưởng tới cuộc mưu sinh của hàng chục triệu người dân ven biển thì chẳng thấy tổng Trọng lên tiếng lấy một câu... Ấy vậy mà vụ cái xe biển xanh bé tí thì ngài lại nhanh nhảu tới mức, hôm trước báo đăng thì hôm sau:“Ý kiến chỉ đạo của Tổng bí thư nêu "đây là việc cần làm ngay..."
Cứ theo như lời của những bloggers thượng dẫn thì thì ông Nguyễn Phú Trọng là một người giả dối, nhỏ nhen, hay là kẻ (vụ nhỏ bỏ lớn) thiếu suy xét!
Sao mà khó dữ vậy, mấy cha?
Ông Trọng chả qua – và chả may – có cái đầu hơi nhỏ nên không thể giải quyết chuyện lớn (và nhậy cảm vì có “liên quan đến yếu tố nước ngoài”) như chuyện “mưu sinh của hàng chục triệu người dân ven biển.” Còn trong khả năng của mình, ông đã chỉ đạo phải làm ngay “vụ cái xe biển xanh bé tí” đấy thôi.
Thế mới thấy là Việt Nam cũng giống y chang như nước bạn láng giềng, cũng là một quốc gia mà đường hẹp, xe to, với những chủ nhân ông có cái đầu (cùng tấm lòng) rất nhỏ.
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 421
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 421
Hồi Ký Tị Nạn của anh Thạch Đức
Posted: Sunday, April 19, 2015 by Hung Nguyen in
"Sinh hoạt trong trại vô cùng khó khăn thiếu thốn ,mất vệ sinh cùng cực càng về sau này khi số lượng người quá tải thì càng chật chội,khốn khó hơn .Trại có một dãy nhà vệ sinh chòi lợp nylon và tôn nhựa khoảng 6, 7 cái,dựng trên những cái hố đào sâu với dòi bọ lúc nhúc,vô cùng hôi hám.Nắng biên giới vùng nhiệt đới nung bốc hơi khiếp đãm"
*.- Tiêu chuẩn căn bản cho 1 đầu người được cung cấp :
- 8 lít nước 1 ngày -Phụ nữ thì rất là khốn khổ … chừa nước để uống & đánh răng sáng thôi ,còn lại bao nhiêu vừa tắm vừa giăt quần áo luôn một lúc (Mặc cả quần áo vào lúc tắm giặt luôn !Thực ra suốt ngày đa số chỉ mặc có cái quần xì lỏn nên không có gì phải giặt;Chỉ có phụ nữ là rất khốn khổ ở điểm này).
- Thêm 1 phần nước cho những ai có làm việc trong các ban ngành phục vụ trong trại; May là tôi có trong ban gi áo dục trại,daỵ tiếng Anh cho các em nh ỏ nên cũng có đủ nươc đê dùng
Và thực phẩm tiêu chuẩn 1 tuần phát 1 lần gồm:
- Cá xấy khô nhỏ bằng đốt tay 5 hay 6 con hay 1 lon cá hộp nhỏ
- Cá mặn gọị là pla-thu (ướp muối mặn chát) nhỏ xíu 5 hay 6 con .
- Dầu ăn vài muổng canh hoặc muối 1 hay 2 muổng.
- 1 lon sửa bò đậu xanh hay đậu hoà lan (làm được nhiều việc lắm)
Chỉ có vậy thôi cho 1 tuần
Đồ ăn thì tự túc nấu ,còn cơm thì được nhà bếp nấu phát chung tập thể . Độc thân một mình như tôi thi nấu nướng rất phiền ,lại nửa chẳng có nồi niêu xong chảo để nấu ,nên thường gom tất cả đồ lảnh được xin đưa cho những người có gia đình nấu ăn ké qua bửa ,hoặc đem cá khô qua nhà bếp xin nướng đở.
Cũng xin phiếm bàn chút về đậu xanh và đậu Hoà Lan .Đậu xanh làm được giá ,rồi làm chua,nấu canh …tạo ra chất rau xanh dinh dưỡng vì trại không cấp rau tươi. Đậu Hòa Lan đem rang làm trà để uống,làm bánh cho dịp đám cưới dã chiến –Càng khổ ,khốn cùng con người càng tìm đến nhau yêu thương nhau hoặc thời gian chờ đợi quá lâu để an ủi ,bớt phần đơn côi họ quyết định cưới nhau -Thật tuyệt vời chỉ 1 lon đậu xanh,1 lon đậu petti bois hoà Lan, họ đã trở thành vợ thành chồng ở cái nơi khốn khổ đìu hiu này-Tính ra cũng có đến 4 -5 cặp cưới nhau trong trại trong giai đoạn cuối cùng trại đóng cửa .Cũng có trường hợp cưới vì muốn ghép form laị để được định cư cùng với nhau .
Từ ngày đầu bà con VN tỵ nạn vào trại NW 82 ban chỉ huy Thái và bọn lính canh gát rất tàn bạo và khắc khe – ra nội quy vô cùng nghiêm khắc
- Giới nghiêm sau 8 giờ :mọi sinh hoạt đều bị cấm chỉ ,rụt rịch nói chuyện là ăn đòn ngay…thằng cọp đi rà khắp từng lều mọi đêm Và hằng đêm sai goị tìm gái : uy hiếp hoặc o ép gọi lên ban chỉ huy .-Sáng ra kiếm cớ vệ sinh lều ,dơ bẩn ,xả rác để kêu hết cả lều ra đánh thị uy cả già lẫn trẻ đều bị đánh.mỗi người 2 roi.co khi đến 2 hoặc 3 lều bi đánh ,tổng công gần 2 ,3 trăm người !
-Như là một trại giam tập trung .Tên đại úy Thái ra nghiêm cấm liên lạc thư từ, cấm tiếp cận trao đổi mua bán với bên ngoài .-không được lảng vảng đến gần hàng rào. Bọn lính Thái bắt gặp ai lại gần hàng rào là đá, đánh đập thẳng tay .Dân tỵ nạn bị kềm chế ,ngược đải, thiếu thốn trong mọi điều kiện sinh hoạt .Nghèo khổ ai cũng như nhau ,và dù có tiền cũng không thể mua gì được.
-Thỉnh thoảng cọp bày ra làm kiểm tra lều để tìm tiền và vàng bạc,cùng lúc bắt mọi người ra đứng ngoài sân để lục xét. Hắn để ý nhiều vào những lều gia đình có đông người và đàn bà con gái. Tất cả những lều hầu như đều bi hành hạ tập thể như nhau.Lều tôi ở là lều 2, ít bị nó để mắt vì đa số là quân nhân VNCH, độc thân làm việc trong nhiều ban nghành của trại Nhưng dù vậy cũng không tránh được bị phạt khi vi phạm,bị bắt quả tang Thach Cang s/q cảnh sát quốc gia làm trật tự viên trại, phạt ăn 2 bịch kẹo luôn cả vỏ.Sơn Hương,t/úy phó ban đại diên bị phạt ăn sống con lươn vì đem thức ăn từ ngoài vào.Anh Hồng phải uồng và nhai bả thuốc lá vì mua thuốcbên ngoài.và tôi bị đeo tấm bảng với hàng chử gởi thư ra ngoài,phải quỳ gối trước sân văn phòng ban đại diện suốt một buổi dưới nắng!(Tối hôm trước có phái đoàn phục quốc vào ,tôi nhờ chuyển lá thơ cho thằng em vợ đi kháng chiến đợt trước đó; có kẻ chỉ điễm với Thái nên sáng hôm sau tôi bị kêu lên phạt quỳ đeo bảng!).
Nói về thằng cọp thì ai cũng khiếp đãm vì hắn vô cùng hung ác và là nổi sợ hải cuả toàn trại nhất là phụ nử, bị nó đêm đêm lục lạo kiếm tìm để được thoả mản .Hắn sáng chế nhiều hình thức phạt dã man như kể trên ,thêm nửa như băt chước Mr.T ,bắt phạt cắt tóc đem đi riểu quanh trại để làm trò cười chơi (ai cũng kinh dị vì lúc đó đâu ai biết mái tóc Mr.T ) Hoặc bắt lội nước dưới hố toàn phân
Tôi viết những lời này nói lên thảm trạng cuả người tỵ nạn Trại NW 82 :
Cuộc đời tỵ nạn thảm thê
Blathu*,cá xấy chán chê ngẹn ngào,
Suốt ngày thơ thẩn ra vào
Nằm ngồi không ổn nắng cào cháy da
Lều tăng(tent) tre xạp xắp ba
Phơi trần da thịt tựa bầy đười ươi
Ngoài sân Cọp Thái chơi người
Trẻ già ,trai gái hai roi thẳng đòn.
Nhìn xa ngàn dăm nước non
Thảm thương than phận sống nương xứ người
chú thich: (*) tên cá muối ương mặn
Bọn Lính Thái giam cầm ngăn chận dân tỵ nạn VN, cũng như không muốn cho quốc tế biết để can thiệp. Ý định cuả Thái thành lập trại là đem dân tỵ nạn kháp nơi về giam giữ ,chận không cho đi lọt vào đất Thái. Vì vậy trại NW82 được canh giữ vô cùng gắt gao,khắc nghiệt như một trại giam . Không cho liên lạc thư từ ,mua bán, trao đổi tiếp xúc với người bên ngoài :
khủng bố tinh thần qua những hành động và lối đối xử cuả bọn lính Thái với dân tỵ nạn vượt biên đường bộ qua Thái là làm nhục chí ,gây kinh hoàng để người vượt biên sợ mà đừng nhắn tin về cho thân nhân tiếp tục vượt biên qua Thái .
Môt số người không chịu nổi sự giam cầm,nóng lòng chạy vào đất Thái , đã trốn trại và nghe đồn có người bị lính Thái bắn chết.Có một số chán nản,không hy vọng hoăc nhiều lý do; khi phái đoàn phục quốc đến tuyển,đã theo trở về -ít nhất có 3 đợt ra đi như vậy qua đại diện các mặt trận phục quốc khác nhau như M.t Hoàng cơ Minh,Chí nguyện đoàn Võ Đại Tôn…đến trại tuyển đi. . Nếu như không vì chiến tranh leo thang do bộ đội CSVN đánh tới, tình hình quá nguy hiểm vì pháo kích ,cái chết cận kề.Trại Nong Chan kế bên đã bị đánh san bằng , thì chắc là phải sống mỏi mòn không nước nào biết tới .Lúc đó cũng may quốc tế biết đươc và can thiêp,cấp tốc giải quyết ,Họ dựng lều dã chiến ngay sát biên giới. Phái đoàn các nước đến làm việc phỏng vấn tại chổ ;làm hồ sơ nhận cho đi định cư .
Chỉ sau vài ngày,nhi ều nươc tiếp nhận , từng đợt được đưa vào trại chuyển tiếp Panat nikhom Transit center trong đất Thái. Được biết vì có một gia đình có vài ba đứa con lai Mỹ cũng vừa mới nhập trại nên Mỹ đến bốc trước nhất. Kỳ đó có rất nhiều nước đến nhận định cư người cuả trại NW.82 .Mỹ là nước đến phỏng vấn nhận cho đi đầu tiên và nhiều nhất .Sau đó lần lượt là Canada, Úc, Ý …có đến mười mấy nước.Chúng tôi qua trại Panatnikhom không lâu độ 2 hoăc 3 tháng tất cả sau đó được giải quyết cho đi.Tôi đến Montreal.Canada ngày 12 tháng 5 1983
Một số chi tiết nhỏ xin ghi thêm,số người tỵ nạn trong trại như hồi ký anh Phước nói là người VN chỉ có khoảng 300 ,người Chàm 200 và còn lại là người Miên. Điều đó không đúng mà phải nói đó là người Việt gốc Miên ( Khmer Krom),Sắc dân thiểu số miền Tây và Việt Nam khoảng trên 600 người lúc cuối cùng.
Gần lúc sắp đóng trại khi quốc tế biết can thiệp và báo chí có đề cập về tình cảnh người tỵ nạn VN cuả trại NW 82.Bon lính Thái mới có chút phần để yên là không hành hạ nhiều như lúc đầu,dễ chịu môt chút .Sau này có cho nhận gởi thơ từ nhưng rất giới hạn mổi tháng chỉ 1 lần ,được lảnh quà thân nhân gởi cho thông qua ICRC,nhưng bi kiểm soát;Money order bị bắt đổi rẻ ra tiền Batt. Lập thêm nhà bếp nấu tự túc ngoài trời,mua bán trao đổi lén lút (làm lơ phần nào) Ban chỉ huy Thái tổ chức các sự kiện thể thao văn nghệ mừng ngày lể sinh nh ât vua Thái và mời các đại diện quốc tế tham dự.Tiệc tùng,khiêu vũ lễ giáng sinh cho nh ân vi ên các hôi thiện nguyện,cơ quan quốc tế.Trong không khí ấy và cũng có lẻ lúc khổ quá cũng muốn có chút quà bồi dưỡng 1 ký đường và vài thứ khác không còn nhớ .Tôi đã ghi danh tham gia thi đấu võ thuật đêm lễ mừng sinh nhật vua Thái .
Sự kiện đêm đó 3 người VN tỵ nạn Tôi,Sơn và một người nửa không nhớ tên tham gia thi đấu đều đánh thắng cả 3 người lính Thái khoẻ mạnh.Trên tinh thần võ sĩ đạo biễu diễn thi đấu thể thao giúp vui ,chúng tôi đã bị truy lùng tìm đánh đêm hôm sau bởi cái đám lính thiếu tinh thần thể thao.Cũng may chúng không tìm thấy được tôi và các bạn khác .Nhờ ban đại diện báo cáo lên chỉ huy Thái nên tốp lính bị đổi đi .May là thời kỳ đó đã dễ nếu như thời kỳ đầu có lẽ chúng tôi khó còn mạng .Vấn đề là một số người phần nào cũng thích thú ,được an uỉ tinh thần .Số khác lại sợ là lính Thái sẽ làm khó dễ , họ trách móc chúng tôi là gây chuyện, sau này cuộc sống cuả họ sẻ bị khó khăn hơn !
Sống trong giam hảm nhưng trong lòng vẫn luôn nung nấu nhớ về gia đình còn lại ở quê nhà.,kiên trì giữ vững tinh thần dù có nhiều đồn đải bị đưa trả về ,bị bỏ mặc và chết chóc vì chiến tranh đang lan đến..
.
Lời nhắn cho em
Nhớ về quê củ xa ngàn
Đọc thư em gởi đôi hàng lệ tuôn
Mưa rơi từng giọt u buồn
Tiếng con văng vẳng gợi đau nổi lòng
Niềm thương nổi nhớ buồn trông
Em ơi ! ngăn cách tủi hờn đôi ta
Nẻo đường ngàn dặm cách xa
Nhớ nhung da diết xót xa chất chồng
Biết em ngày đợi đêm trông
Ôi! Lòng anh cũng ngày mong tháng chờ
Xin em hảy vững đợi chờ
Anh về dệt lại vần thơ thuở nào.
Giải thưởng nhân quyền Gwangju năm nay được trao cho bác sĩ Nguyễn Đan Quế, nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng tại Việt Nam do hoạt động kiên trì vì nền dân chủ tại Việt Nam suốt mấy chục năm qua.
Chính quyền Hà Nội lên tiếng yêu cầu phía Hàn Quốc rút lại giải thưởng; tuy nhiên ban tổ chức giải thưởng Gwangju vào ngày 18 tháng 5 vừa qua vẫn trao giải cho bác sĩ Nguyễn Đan Quế. Ông cho Gia Minh của đài Á Châu Tự Do biết:
Ngày 18 tháng 5 giải thưởng đã được trao với sự vắng mặt của tôi, nghĩa là chiếc ghế để trống. Tôi có gửi sang một video phát biểu về hiện trạng nhân quyền tại Việt Nam. Tôi cũng gửi cho họ một số hình ảnh về hoạt động đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam.
Gia Minh: Nhiều người cùng chí hướng với bác sĩ rất hoan nghênh điều đó và ông thấy giải thưởng có sức mạnh động viên như thế nào đối với những người tham gia đấu tranh tại Việt Nam?
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế: Tôi thấy nó có sức động viên mạnh. Trong cuộc tranh đấu cho dân chủ- nhân quyền tại Việt Nam, nhiều người thấy rằng hiện nay lực lượng các người trẻ rất giỏi Internet, ứng phó như một lực lượng phản ứng nhanh đang tham gia rất đông mặc dầu sự đàn áp là ghê gớm.
Tinh thần 18 tháng 5 ở Gwangju thì quí vị đã biết: một tinh thần rất bốc lửa chiến đấu và mặc dù bị chính quyền Chun Doo-hwann đàn áp rất mạnh nhưng tình thần đó đã hướng dẫn cho nước Đại Hàn đi đến thịnh vượng như ngày hôm nay. Tôi thấy tinh thần đó đang khích lệ anh em trẻ rất nhiều tại Việt Nam. Đó là một dấu ấn.
Một điều nữa là trong tất cả các giải mà tôi được trước đây, chỉ có một giải này là là tôi nhận được khi tôi ở ngoài nhà tù, còn tất cả những giải khác đều trong nhà tù. Đặc biệt nữa giải này là lần đầu tiên do các anh em hoạt động ở trong nước đề cử, mà cụ thể cụ thể là Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam đề cử; còn tất cả những giải khác đều do Tây Phương đề cử.
Giải thường này có tầm vóc Á châu, tầm vóc Đông Nam Á thôi; nhưng đó là giải mà tôi yêu thích vì những đặc điểm mà tôi vừa nói.
Còn đối với phong trào thì tôi thấy nó có sức động viên mạnh mẽ ở thời điểm sôi động này.
Vai trò của giới trẻ
Gia Minh: Như bác sĩ nói hiện nay có rất nhiều bạn trẻ có tinh thần dấn thân, họ có tiếp xúc với bác sĩ và khi tiếp xúc như thế ông truyền đạt những kinh nghiệm gì cho họ?
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế: Rất nhiều anh em đến thăm tôi không phải bây giờ mà từ trước, mặc dù khi tôi ra khỏi tù tôi bị quản thúc tại gia rất mạnh mẽ.
Thế thì khi một hướng đi ngày càng rõ nét mà tôi nghĩ nó đang rõ nét cho đường lối mới ra đời, thì tất cả mọi người dân, tất cả giới trẻ trong đó có các xã hội dân sự, trong đó có công đoàn độc lập.
Đường lối mới đó đánh thẳng vào khả năng tham mưu của bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam sẽ đưa đến thay đổi dứt khoát tại Việt Nam.
Gia Minh: Cám ơn Bác sĩ Nguyễn Đan Quế.
Những bạn trẻ tôi có khuyến cáo hai điểm: điểm thứ nhất là phải bỏ hẳn tinh thần ‘trọng nam, khinh nữ’. thứ hai tôi nói với các chị em rằng phụ nữ chiếm trên 50% dân số thế giới; đương nhiên các hoạt động của họ trong xã hội, trong kinh tế, trong chính quyền, trong xã hội dân sự… thì dần dần chúng ta phải tiến đến con số tương đương chứ không thể nào như hiện tại được.
Tôi nói phải tham gia vào cuộc đấu tranh dân chủ ngay từ thời điểm bắt đầu này; ít nữa khi một chính quyền mới ra đời thì vai trò của phụ nữ sẽ rất mạnh.
Đối với các anh em tù nhân lương tâm thì từ trong tù cho đến khi ra ngoài tôi cũng khuyến cáo các anh em tù nhân phải ngồi lại với nhau, họp lại mặc dù thuộc các tổ chức khác nhau. Khi anh em ra (tù) thì phải có một hội và ngày hôm nay đã có hội đó - Hội Cựu Tù nhân Lương tâm ra đời năm 2014.
Hiện bây giờ trong tình hình rất sôi động này, các anh em sinh viên họ đang phản ứng trong các đại học, không chịu các luật lệ của chính quyền, không chịu sự đàn áp của những cán bộ giáo dục. Hiện họ tiếp xúc với tôi và yêu cầu ủng hộ việc thành lập (dù hiện nay tên chưa có) tổng hội sinh viên hay hình thức liên đoàn sinh viên tại khắp các tỉnh trên toàn quốc, thì tôi đồng ý khuyến khích thành lập. Tôi ủng hộ ý kiến đó để cho anh em làm. Nói chung các anh em trẻ muốn có một nền giáo dục nhân bản hơn, đàng hoàng hơn chứ không thể nào như thế này được nữa.
Nay có một số giáo viên, một số giáo sư đại học đang tại chức có tiếp xúc với tôi cũng không chịu chuyện đó nữa.
Tôi ủng hộ tất cả các phong trào của sinh viên, của giới trẻ, của các giáo sư đại học. Nói chung giới trẻ giỏi Internet phải là động lực, lực lượng phản ứng nhanh để đưa đến một thay đổi quyết định vào một thời điểm sắp tới.
Gia Minh: Có ý kiến nói hiện có nhiều xã hội dân sự hình thành nhưng không thống nhất, không đoàn kết được với nhau; ông là người hoạt động lâu năm và tiếp xúc nhiều thì thấy nhận định đó thế nào?
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế: Vấn đề như thế này: đây là cuộc chiến đấu xuất phát do phản ứng của người dân.
Tôi nói rõ thế này: sau năm 1975 nhân dân hai miền Nam Bắc hòa làm một hình thành một cuộc chiến đấu mới chứ không phải cuộc chiến đấu cũ quốc- cộng nữa đâu; đánh thẳng vào bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam, đánh thẳng vào khả năng tham mưu từ sức mạnh quần chúng từ dưới lên… đối với đảng cộng sản Việt Nam về đường lối, về những sai lầm kinh tế xuất phát từ chủ nghĩa Mác- Lê nin.
Đây là một cuộc chiến đấu toàn dân, toàn diện, cài răng lược, không còn chiến tuyến cũ nữa và bất bạo động. Thế thì một thời gian dài, rất dài mấy chục năm rất gian khổ, bị đàn áp. Nay các xã hội dân sự ra đời được rồi, cứ để ra đời đi, cùng một mục đích, cùng một mục tiêu tranh đấu cho quyền lợi tập thể của mình, rồi tình hình sẽ còn biến nữa.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/dr-ngdanque-talks-ab-the-award-n-its-impact-t-vn-demo-movement-an-06242016084257.html
Kính tặng: anh Nguyễn Ngọc Đăng và Các anh các chú đã từng đi qua những nhà tù Xuân Phước-Thanh Hoá Nam Hà.
Kính nhớ: Bác sĩ Nguyễn Kim Long,Chú Nguyễn Trưởng,anh Nguyễn Văn Bảo,anh Đỗ Hườn và những người đã nằm xuống trong nhà tù Cộng sản Việt Nam vì những giá trị Dân chủ Nhân quyền.
Buồng số 6 Tại Nam Hà Tết Năm 2001. Từ trái sang phải: Phan Văn Mỹ, Trương Văn Sương, Huỳnh Ngọc Tuấn, Lê Văn Tiến. Ảnh: Huỳnh Ngọc Tuấn
Miền Trung Việt Nam bây giờ là chớm đông với những cơn mưa trút nước.Cánh đồng trước mặt một ngày trước đây mướt xanh màu lúa non,bây giờ đã mênh mông nước bạc.Những con đường nhỏ ngập ngụa trong bùn và rác…chẳng đi đâu được,đọc sách hoài cũng chán,mở tivi ra thi cứ toàn phim Tàu và những lời lẽ tuyên truyền cũ rích nhai đi nhai lại.Chỉ còn biết ngồi nhìn mưa và vừa nhận được email từ Úc:Ông bạn Nguyễn Ngọc Đăng đang bị ốm.Lòng buồn rười rượi.Bao nhiêu kỷ niệm lại quay về.
Trại giam Xuân Phước-Phú Yên, mùa đông 1994
Những cơn mưa nhỏ lất phất,trời không lạnh,những người tù chính trị chúng tôi trong đội 12 vào nghỉ giải lao trong một căn nhà lợp lá dừa.Cũng không phải là nhà vì chỉ có mái che,chung quanh không có phên vách gì.
Tôi-một người tù chính trị còn rất trẻ và mới toanh ,lúc đó tôi mới 35 tuổi,tìm một chổ khiêm tốn giữa những bậc trưởng thượng.Tôi gọi họ là trưởng thượng vì tuổi tác họ đáng bậc anh cả hoặc cha chú; về con đường đấu tranh cho những giá trị tự do dân chủ,họ là những người đi trước.Những người như chú Phạm Đức Khâm-thành viên diễn đàn Dân chủ của Giáo sư Đoàn Viết Hoạt.Thiếu tá Đặng Trần Phương,một sĩ quan của quân lực Việt Nam Cộng hoà.Đối với tôi,họ là bậc cha chú và cũng là những người thầy đáng kính
Trong đội 12 lúc này,còn có Phạm Văn Thành từ Pháp về cũng rất trẻ,Thành nhỏ hơn tôi 1tuổi.Anh Dương Văn Sĩ hơn tôi 2 tuổi nhưng tham gia đấu tranh và bị bắt lúc 24 tuổi chưa hề biết bàn tay nuồt nà của phụ nữ ra sao !,anh Trần Nam Phương,anh Hoàng Xuân Chinh,Trương Nhật Tân là những người đồng hương Quãng Nam,cũng là những người anh cả dìu dắt giúp đỡ tôi trên con đường gian khổ và đầy hiểm nguy trong nhà tù. Anh Nguyễn Văn Trung,Vũ Đình Thuỵ là những người đã đi trước tôi trên con đường đấu tranh này hơn 10 năm…Đứng giữa những con người này tôi thấy mình nhỏ nhoi và non trẻ. Anh Bùi Gia Liêm một cựu sĩ quan(Đại uý)có mái tóc bồng bềnh và bạc trắng với hàm râu quai nón bao kín mặt,đôi mắt hiền từ,giọng nói ấm áp,cử chỉ ân cần,mang đến cho chúng tôi một ấm trà nóng và bao thuốc lá rẻ tiền…Tôi không hút thuốc,chỉ ngồi uống trà và nghe các anh nói chuyện.
Anh công an dẫn giải đội đứng gần đó ,anh này người sắc tộc miền núi phía Bắc ,dáng người cao gầy( đi qua mấy nhà tù Cộng Sản,tôi chưa gặp người Công an nào tốt như anh ta.Sau này anh ta bị thải hồi). Đứng khoảng 5 phút,anh ta lại bỏ đi.Tôi không biết anh ta nghĩ gì,nhưng có lẽ anh ta muốn tỏ ra lịch sự không muốn nghe lén chuyện người khác.Hơn nữa, ở đây là rừng núi,chung quanh kiểm soát chặt chẽ chẳng sợ ai trốn.
Anh Thành ra hiệu cho chúng tôi xích gần lại để thông báo cho chúng tôi biết một tin quan trọng.Theo nguốn tin từ những anh em đi làm “rộng” cho biết : Đài VOA đưa tin sắp tới sẽ có một phái đoàn của uỷ ban Nhân quyền Liên hiệp quốc đến Việt Nam để thanh sát,chưa biết chính xác thời gian nhưng khoảng một tuần nữa.Mọi người trao đổi với nhau chớp nhoáng và sơ khởi ý kiến của mình ..sẽ làm gì ,nói gì khi phái đoàn đến.Riêng tôi rất hồi hộp và vui mừng vì nguồn tin này.
Hai ,ba ngày sau đó,Ban giám thị trại giam quyết định cho tổng kiểm tra.Chúng tôi được nghỉ 1 buổi để kiểm tra buồng giam và đồ đạc cá nhân.Hai cán bộ an ninh-1 trực trại cùng với 1 anh tự quản (có nơi gọi là trật tự-họ là những tù nhân thường phạm được chọn lựa cẩn thận về lý lịch). Từng người một mang đồ của mình ra sân,bày ra hai tấm chiếu trải dười đất.Hai cán bộ của trại kiểm tra từng trang sách,từng chiếc áo,chiếc quần.Họ lộn ngược,lộn xuôi,lục lọi cẩn thận,nắm bóp khắp nơi.Họ mở từng hộp trà,bao muối,xé tung những bao mì tôm,bao thuốc lá.Xong đồ dùng cá nhân-họ khám xét trong người .Cỏi quần dài,áo ngoài ra,còn lại đồ lót.Họ thận trọng nắn bóp từng chỗ kín.Nếu có nghi ngờ ai về một điều gì đó thì sẽ kám kỹ hơn.Bảo người tù cuối khom xuống,anh trật tự kéo quần lót xuống,dùng hai tay vạch mông ra nhòm vào hậu môn,hai cán bộ trại giam cũng dòm vào cái nơi tối tăm và không sạch sẽ đó,đầu nghiên qua nghiên lại rất cẩn trọng !!!.
Kiểm tra xong,chúng tôi được lệnh chuyển buồng giam.Tôi mang đồ đạc của mình vào buồn số 2,khu A .
Sau khi ổn định chổ năm tôi mới biết tất cả những người tù chính trị được xem là “có vấn đề” đều dồn hết về đây.Buồn số 2 của tôi gồm có 3 đội: Đội 12, đội 17,đội 2-.Buồng số 1 cũng có 2 đội :đội nhà bếp:quy tụ những tù nhân chính trị có mức án từ 20 năm đến chung thân và phần lớn những anh em trong tổ chức Liên đảng của Ông Hoàng Việt Cương ,đội 6 và những nhân sự đặc biệt giúp việc cho cán bộ.Tôi và anh Nguyễn Ngọc Đăng,người của Liên đảng có quốc tịch Canada.Anh Đăng là người thấp đậm,người Bắc 54 ở cùng buồng.Trước đây, những buổi chiều,khi tôi đi làm về,cơm nước xong đi dạo ngoài sân chờ điểm danh.Chúng tôi cũng chỉ mỉm cười, chào xã giao,trao đổi một vài câu về thời tiết.Lúc này ,anh Đăng đã nổi tiếng trong anh em là người ăn nói bộc trực.Có khi làm mất lòng anh em và làm cay cú những tay cán bộ trong trại.Có một lần,anh vừa đi lại trong sân buổi chiều,vừa hát rất to:”Toàn dân nghe chăng,sơn hà nguy biến, hận thù đằng đằng,nên hoà hay chiến. Nên chiến nên chiến...” anh hét lên rất to…Anh em ai nghe thấy cũng cười lắc đầu.Cán bộ của trại nghe anh hát với một thái độ đầy ẩn ý nhưng cũng lờ đi.Nếu là anh em quốc nội thì đã bị chụp cho cái mũ nào đó và đi cùm là cái chắc rồi . Tôi phục anh lắm.
Có một điều là ở đây,những người tù chính trị trại A20 Xuân Phước này chửi chế độ,chửi Cộng Sản rất thoải mái,không sợ hãi gì..Lúc mới vào Xuân Phước từ Trại giam An Điềm Quãng Nam,nghe anh em công khai chửi Cộng Sản tôi phát hoảng.Lúc này, tôi mới hoàn hồn.Vì ở Xuân Phước này khác xa với An Điềm Quãng Nam.An Điềm Quãng Nam là một địa ngục thực sự .Đặt chân đến Xuân Phước tôi mới hi vọng mình có thể sống sót để quay về với các con.Tại An Điềm, không có chút hy vọng nào có thể sống còn.Nếu không chết vì tra tấn đánh đập thì cũng chết vì kiệt sức bởi chế độ cưỡng bức lao động nghiệt ngã với điều kiện sinh hoạt tồi tệ đến tận cùng.Tại An Điềm Quảng Nam chỉ có 6 tháng ở đó mà tôi đã chứng kiến mấy vụ tự tử..Một người nhảy từ cầu treo cao hơn 10m,một người treo cổ,một người uống thuốc trừ sâu,một người tự cắt đứt nhượng chân,một người tự cắt đứt nhượng tay của mình vì không chịu đựng nổi chỉ tiêu và điều kiện lao động cùng với sự tra tấn đánh đập dã man ở đây.
Ở Xuân Phước thì mình được mua hàng ở Canteen và tự nấu ăn,lao động thì cũng vừa sức và điều quan trọng là được ngủ yên giấc:không bị ngồi nội quy,không bị đánh đập tra tấn nếu không hoàn thành chỉ tiêu lao động.Người điều hành của trại giam A20 này toàn là người Miền Bắc vì là Trại của Bộ công an.
Tôi có cảm tưởng là người Miền Bắc họ tốt hơn người Quãng Nam.Cũng là Cộng Sản nhưng người miền Bắc không quá tàn ác như người Quãng Nam. Rồi khi sống gần gũi với những người như anh Nguyễn Ngọc Đăng,Chú Phạm Đức Khâm,Anh Phạm Anh Dũng, Phạm Văn Thành,tôi lại quý những người Miền Bắc hơn.Có thể những cảm nghĩ này là ngây ngô,nhưng nó xuất phát từ tận đáy lòng.
Ba ngày sau…
Vẫn là những cơn mưa lất phất,đôi lúc tưởng trời hững nắng lúc về chiều,so với Quãng Nam thời tiết ở đây thật dể chịu,không có những cơn mưa như trút nước hoặc dai dẳng đến thối đất.Chúng tôi vẫn đi làm và trao đổi những thông tin mới nhất.Theo nguồn tin đáng tin cậy thì phái đoàn của Uỷ ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc sẽ đến trong ngày mai. Buổi tối, anh em vẫn uống trà như mọi ngày,nhưng trong lòng ai nấy cũng bồi hồi vì đây là cơ hội để trình bày với phái đoàn những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam.Ai cũng chuẩn bị cho mình một bài “diễn văn” súc tích nhất.Chúng tôi cố gắng giữ bí mật làm như không biết gì cả,vì trong phòng có rất nhiều tai mắt Cộng Sản.
Vẫn như mỗi tối,anh Nguyễn Đức với cây đàn Ghita đặt nằm trên sàn,anh dùng một thanh sắt nhỏ,sáng bóng ấn lên 6 dây đàn,tay kia lướt trên mặt đàn,bàn tay khô gầy nhưng mềm mại,uyển chuyển,sinh động vô cùng.Tiếng đàn thoát ra du dương đến lạ lùng.Tôi có hỏi anh vì ngạc nhiên lắm,lần đầu tiên trong đời được thưởng thức âm thanh lạ lẫm và mềm mại này .Anh mỉm cười,tay vẫn lướt trên từng phiếm đàn:
”Mình bắt chước tiếng Hạ uy cầm”
Tối nay,mân mê chén trà trên tay,vẫn tiếng đàn mượt mà ấy,vẫn tiếng nhạc mà tôi yêu thích ấy nhưng không sao tập trung được.Tuy vậy tôi vẫn nhận ra sự ngập ngừng khác thường khi anh Đức dạo khúc :”Tiếng Xưa” của Dương Thiệu Tước.Có lẽ anh cũng đang trong tâm trạng như tôi.
Một đêm dài trôi qua trong thao thức,trằn trọc,tôi thức giấc khi nghe tiếng kẻng.
Như mọi ngày,làm vệ sinh cá nhân…nhận cơm sáng ăn vội vàng và ra sân tập hợp đi làm.
Hôm nay trời hững nắng..màu nắng vàng ươm trên những tán cây dừa làm cho chúng như ướt đẫm nước.Cái vùng đất Phú Yên này rất hợp với dừa,cây nào cũng trĩu quả,nối tiếp quanh năm.Tôi chợt nhận ra Quê hương mình mỗi nơi mỗt vẻ,mỗi nét riêng. Tôi đến ngồi bên cạnh chú Phạm Đức Khâm.Chú Khâm người thấp đậm,màu da hồng hào,chú đã ngoài 60,mái tóc bạc khá nhiều nhưng đó là mái tóc gợn sóng bồng bềnh,nghệ sĩ với một gương mặt đẹp quý phái…Chú là một con người nhân hậu.Khi chân ướt chân ráo đến Phú Yên,tôi may mắn đượảnTương Nhật Tân giới thiệu với chú.Lúc đó tôi mới 35,bằng tuổi con trai đầu của chú.Với tôi,chú mãi là người thầy đã dìu dắt tôi,trao truyền cho tôi những kinh nghiệm quý báu.
Chú là chứng nhân của một thời đại-thời đại đầy đau thương và nước mắt của dân tộc.Chú kể cho tôi nghe rất nhiều chuyện. Khi tâm sự với tôi,chú nói có dự định sau này sẽ viết một cuốn hồi ký về cuộc đời mình.Cuộc đời đã can dự và chứng kiến những thăng trầm của Đất nước,những biến cố lớn của Dân tộc.Tôi vẫn chờ được đọc cuốn hồi ký đó và tôi tin rằng đó sẽ là một cuốn sách hay và rất giá trị để những người trẻ sau này hiểu được những gì đã xảy ra với đất nước và dân tộc mình.
Sau khi lục xét từng người,chúng tôi xuất trại.Khu đất của đội 12 chúng tôi tiếp giáp với trại.Ở đây có nhiều ao nuôi cá, rất nhiều cá:trám cỏ,mè,rôphi,chép.Tôi được những anh em “cựu chiến binh” từ những ngày đầu kể cho nghe những ngày tháng hãi hùng trước biến cố Đông Âu và sụp đổ của Liên Xô. Lúc đó , chế độ lao từ ở đây cực kỳ nghiệt ngã,với sự tra tấn đánh đập,cưỡng bức lao động và thiếu đói:đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều anh em.Có những người còn rất trẻ,chỉ mới tuổi đôi mươi.Chưa một lần cầm tay người phụ nữ,chưa biết hương vị của tình yêu, họ đã dấn thân vào con đường đấu tranh vì không thể sống nỗi với chế độ bạo ngược tàn ác, vì không thể khoanh tay đứng nhìn những người cộng sản đang dẫn dắt dân tộc và đất nước vào hố thẳm,vì đã sớm nhận ra cái chủ nghĩa phi nhân hại nước,vì đã sớm đoán định ra cái não trạng hoang đường,phiêu lưu nguy hiểm của tập đoàn Cộng Sản.Và họ đã ngã xuống...,mãi mãi ra đi khi ước mơ giải phóng dân tộc khỏi sự mông muội, tái lập Tự do-Dân chủ chưa thành.Nhưng sự hy sinh của họ lịch sử sẽ không quên.
Rất nhiều lần tôi đứng trên dòng suối nhỏ, nơi có chiếc cầu tre bắt qua.Chung quanh là màu xanh của bắp,của rau xanh,của những tán dừa..màu vàng chói chang của ánh nắng hắt lên từ mặt hồ..Tôi vẫn ý thức một cách thường trực rằng: Đất dưới chân tôi đang đứng đây,trên con đường mòn nhỏ quanh co này,máu và xương của những người yêu nước đã đổ xuống đây!
Chúng tôi được anh đội trưởng Ngô Bích phân chia công việc.
Hôm nay,tôi,chú Khâm,Phạm Văn Thành và mấy anh em khác đi cắt cỏ,nhổ rau cho cá.Tôi và anh Trần Đức Hào gom cỏ và rau sam vào giỏ tre lớn để ném xuống ao cho cá.Dưới làn nước đục ngầu,cá rất nhiều.Tôi ôm từng đống cỏ lớn và rau ném xuống mặt hồ.Chỉ một lát sau mặt nước xôn xao bóng cá,chúng vùng vẫy tranh giành nhau,làm cả một vùng nước xao động.Những con cá trắm cỏ to bằng bắp vế người lớn,những con cá mè 10-15 kg,chao lượn ..thấp thoáng những chiếc lưng đen trũi..Trông đẹp lạ lùng.
Đến giờ giải lao,chúng tôi tụ tập trong túp lều lợp bằng lá dừa để uống trà và trao đổi tin tức.Tôi nói với chú Khâm :” Chú hát một bài cho anh em nghe đi chú”
Chú Khâm cười thật giòn:”Bây giờ có lòng dạ nào mà hát nữa chứ.”
Nói thì nói vậy nhưng chú vẫn hát.Bài hát tôi vẫn ưa thích:”Anh đến thăm em một chiều mưa”.
Anh Trần Diễn,một người rất am hiểu về âm nhạc,cộng với khả năng xướng âm tuyệt vời…huýt sáo theo tiếng hát..Khi bài hát chấm dứt,anh nói: “Anh Khâm có chất giọng rất tốt”
Chúng tôi- mỗi người đón nhận mấy cây kẹo của thầy Mai Đức Chương trao cho. Thầy Mai Đức Chương thuộc dòng Đồng Công của Đức Cha Trần Đình Thủ…Khi chưa bị bắt,tôi có đọc báo về vụ án này..Tôi có hỏi thầy về sự thật của việc này.Thầy điểm tĩnh nhưng thoáng nét buồn rầu trên khuôn mặt già nua:”Chính quyền họ dựng lên vụ án này để cướp đất,cướp tài sản của gáo hội và cũng để trừng phạt vì Cha bề trên không chịu hợp tác với chính quyền.Họ sợ những ảnh hưởng của Đức Cha trong cộng đồng giáo dân không có lợi cho họ.”Giờ tôi mới hiểu ra đây chỉ là vụ vừa ăn cướp vừa la làng,đây không phải là vụ đầu tiên cũng không phải vụ cuối cùng.
Tôi viết những dòng này khi sự kiện Thái Hà và Toà khâm sứ vừa lắng xuống nhưng chưa chấm dứt…
Vấn đề là hoàn cảnh bây giờ đã khác xưa…Cộng sản Việt Nam không còn đủ thế và lực để làm ra một vụ như vụ án Đồng Công nữa.Cộng Sản Việt Nam đã bị đẩy vào thế phòng ngự.
Chúng tôi tiếp tục đi cắt cỏ,chỉ còn hai giỏ nữa là đủ chỉ tiêu cho buổi mai.Chúng tôi cố gắng hoàn thành thật sớm để còn đi kiếm ít rau cho mình. Đi ngang qua vườn rau thơm,anh Nguyễn Đức phụ trách cái vườn này,tôi thấy anh lom khom,chậm rãi cắt rau.Ở đây có đủ loại rau thơm:bạc hà,tía tô,ngò,hành hương,rau răm,dấp cá -mùi thơm quen thuộc và hấp dẫn.
Mới sáu mươi mà anh Đức trông như một ông cụ ngoài 70 hom hem,yếu đuối.Trông anh tôi vô cùng ái ngại với bản án chung thân,với một sức khoẻ tàn tạ như thế,anh còn có cơ hội để quay về với các con không?Anh đứng lên,dùng nắm tay xương xẩu đấm nhề nhẹ vào lưng khi tôi vừa ngang qua chỗ anh,anh nhìn tôi,nụ cười thân thiện.Anh bảo:” Lấy một ít rau thơm về ăn đi em”
Tôi cảm tạ và nhận một gói ni lon nhỏ đầy rau mà anh đã dành cho tôi…nói với anh dăm ba câu,tôi vội vã đi về bờ ao rau muống..Tôi lội xuống hái một ít rau muống về luộc cho bữa trưa. Ao và ruộng ở đây không có đĩa.Tôi rất sợ đĩa.Thời gian ở An Điềm để lại một ấn tượng hãi hùng làm cho trong những giấc mơ tôi vẫn còn sợ.Ruộng ở An Điềm toàn đỉa là đĩa.chúng tôi bị chúng tấn công tứ phía.Cái loại sinh vật hút máu người này thật quái ác,chúng chọn những chỗ hiểm để hút máu.Có những anh em tù..bị đĩa bâu vào chỗ kín,về đến buồng giam ngủ một đêm.Sáng ra thấy máu chảy dầm dề ,lúc đầu phát hoảng,sau mới biết là đĩa.Cởi quần lôi nó ra ,cả một cục bầy nhầy gớm ghiếc.Có những chuyện đau lòng mà tôi đã tận mắt chứng kiến chung quanh “Con đĩa An Điềm”.Có một người tù vượt biên khốn khổ,không có thăm nuôi,chắc gia đình anh nghèo quá.Chị vợ trẻ đi làm không đủ nuôi con,lấy tiền đâu thăm anh.Trong tù chỉ có cơm và muối trắng.Chỉ tiêu đặt ra cho một người bằng ba bốn người khoẻ mạnh bên ngoài thì làm sao không kiệt sức.Nếu không hoàn thành thì bị đánh đập dã man.Bọn cai ngục ở An Điềm,chúng nghĩ ra nhiều hình thức trừng phạt tù nhân vô cùng độc ác :cách ly,không được nói chuyện ,quan hệ với ai,không được ngủ trưa cho lại sức,tối về bị đấu tố,hành hạ,đánh đập,xỉ nhục hoặc ngồi nội quy(ngồi nhìn bản nội quy đến sáng),hoặc cúi khom lưng xuống nền nhà như tư thế người nông dân cấy lúa với một viên đá tròn đặt trên lưng,nếu viên đá rớt xuống sẽ bị đánh,nhẹ thì 1-2 tiếng đồng hồ,nặng thì đến 12 giờ khuya.Với một chính sách “khoan hồng” như thế,làm sao không kiệt sức cho được.
Người tù vượt biển đó bị một con đĩa bu vào sau tai trong lúc hì hục vác lúa đến máy tuốt, khi máu me bê bết anh mới hay.Trong nỗi khốn cùng tuyệt vọng,anh nói
:”Tau đã khổ thế này mà mày còn hút máu tau nữa sao?!”
Mấy tên công an dẫn giải và quản lý đội của anh nghe câu nói đó.Chúng nó coi câu nói toát ra từ một con người tuyệt vọng có ẩn ý gì,nên anh bị gọi lại..và một trận đòn man rợ đã phủ xuống tấm thân tàn tạ của anh.Anh không đứng lên được nữa,người ta khiêng anh về đưa xuống trạm xá trại...Rồi nghe nói người ta đưa anh đi bệnh viện..nhưng từ đó không thấy anh đâu.Có người nói anh ta đã chết,có người nói anh ta được khoan hồng cho về với gia đình.
Vừa nghĩ miên man vừa hái rau,tôi nghe tiếng ai gọi,quay lại thấy anh Dương Văn Sỹ đang trong túp lều lợp lá dừa..Tôi đi về phía anh.Anh Sỹ còn rất trẻ,chỉ hơn tôi hai tuổi nhưng ở tù trước tôi mười năm với mức án chung thân.Anh Sỹ người tỉnh Sóc Trăng,nước da trắng hồng,tay chân và ngực đầy lông,anh phụ trách việc chăn nuôi heo gà cho đội. Anh đưa cho tôi một gáo nước dừa non..thật tuyệt vời.
Ở trại Xuân Phước này chúng tôi được uống nước dừa thường xuyên,có khi chúng tôi được thưởng công vài trái dừa non hoặc bỏ tiền ra mua,dù sao cũng có cơ hội được uống thứ nước tuyệt với này.
Kẻng báo thức buổi chiều sớm hơn thường lệ.Chúng tôi bị lùa ra sân trại.Tại đây được bày biện sẵn một dãy bàn ghế phủ khăn sơ sài,mấy lọ hoa nhựa vô duyên đứng chơ vơ,nó cũng vô duyên như mấy khuôn mặt của Ban giám thị trại-vênh váo, kệch cỡm. Chúng tôi nhìn nhau không ai nói điều gì nhưng ai cũng hiểu là có vẫn đề gì đó liên quan đến việc phái đoàn thanh sát nhân quyền Liên Hiệp Quốc.Tay phó giám thị của trại Xuân Phước thông báo cho chúng tôi biết với vẻ quan trọng thái quá thường trực ở con người này:
-Chiều nay các anh được nghỉ lao động,và để đối phó với những diễn biến phức tạp của thời tiết,Ban Giám Thị trại quyết định tổ chức buổi thực tập chống bão lụt.Các anh sẽ đựoc Cán bộ hướng dẫn các kỹ năng cứu hộ ,yêu cầu tất cả mọi người nghiêm chính chấp hành mệnh lệnh của cán bộ.Ai vi phạm sẽ bị kỹ luật nghiêm khắc.
Dứt lời một vỡ kịch thô vụng được dàn dựng,một số nhân sự đặc biệt của trại đóng vai người cứu hộ,nạn nhân là những người bệnh đang chết mòn chết dần trong trạm xá của trại vì không có thuốc được đem ra diễn,trông họ thật đáng thương.Phần nhiều trong số bệnh nhân này mắc bệnh hiểm nghèo như lao phổi,ung thư,tiểu đường,bại liệt.Họ được những người tù thường phạm được huấn luyện cõng hoặc đưa lên băng ca cán ra ngoài,không biết là đi đâu.Một ít đồ đạc cá nhân được mang theo.
Đội 12 chúng tôi được lệnh xuất trại.Lần này với hai cán bộ dẫn giải,như vậy chúng tôi sẽ được quản lý chặt chẽ hơn. Chúng tôi bị dẫn vòng vèo trên một con đường quanh co dưới bóng dừa.Sau đó băng qua một rẫy mía,lại về đến đội 12 nơi chúng tôi vẫn làm việc.Chúng tôi được chỉ định nghỉ giải lao,một nửa nghỉ trong lều,một nửa nghỉ trên bờ hồ.
Mười lăm phút sau,Đại uý Thăng-cán bộ quản giáo của đội bảo chúng tôi đi cắt cỏ cho cá…Một số anh em thấy khó hiểu ?Anh Nguyễn Văn Trung vốn là người nóng tính,bộc trực lên tiếng hỏi:
-Chiều này chúng tôi được nghỉ để thực tập chống bão lụt mà ?
Cán bộ Thăng cười gượng gạo :
-Nói thì nói thế,các anh ngồi không cũng buồn,giúp tôi cắt cỏ cho cá,sẽ có bồi dưỡng cho các anh.
Nói rồi anh ta bảo anh TMT đi hái dừa.
Trong số những cán bộ quản giáo .Tôi nhận thấy Thăng là một người khá biết điều,không quá khắc nghiệt như những cán bộ khác.Tôi khi mới vào Xuân Phước được biên chế vào đội 12,qua hai tháng thì chuyển qua đội 6 để làm gạch.Công việc trong lò gạch vừa nguy hiểm vừa nặng nhọc.Tên cán bộ quản giáo Nguyễn Văn Cát là người tham lam vô độ,hắn muốn vắt kiệt sức người tù.Lúc nào cũng chèn ép anh em nhưng khi gặp sự chống đối thì hắn lại nhượng bộ,được vài hôm hắn lại tìm cách khác để bóc lột sức anh em.Công việc sản xuất gạch mang lại cho hắn những món lợi kếch xù,nhưng hắn không bao giờ thoả mãn.
Mấy tháng ở đội 6 làm tôi vất vả,tuy không nghiệt ngã như ở An Điềm nhưng cũng khá nặng nhọc,hơn nữa tôi muốn có thời gian để đọc sách thêm nên tôi rất hay nghỉ việc mà không xin phép,viện lý do là không làm nổi.Tên Cát muốn kỷ luật tôi để dằn mặt anh em. Tổ chức họp đội để lên án và lấy ý kiến làm cơ sở để kỷ luật tôi nhưng tất cả anh em đều đứng về phía tôi,bảo vệ tôi,nhất là anh Hoàng Xuân Chinh,nên cuối cùng tôi chỉ bị cảnh cáo trước trại rồi chuyển về đội 12.Tôi thoát được hình thức kỷ luật nhưng cũng trầy trật và căng thẳng vì bị gọi đi làm việc liên miên mấy ngày ròng rã.
Cả đội đi cắt cỏ,anh TM Tuấn và mấy anh em khác đi hái dừa.
Chúng tôi chui vào rẫy mía để nhổ rau dền cho cá,trong rẫy mía có rất nhiều rau dền đỏ,chúng mọc dày trên mặt đất,có cây cao hơn gang tay,tạo thành một tấm thảm lỗ chỗ màu đỏ tía trông tuyệt đẹp.Thỉnh thoảng tôi cũng nhổ một ít về luộc ăn.
Ngồi khuất trong rẫy mía chúng tôi nói chuyện tương đối thoải mái. Ai cũng đồng ý đây là một vỡ kịch để đối phó với tình hình.Chúng tôi hiểu vừa rồi,họ đưa những người bệnh sắp chết đi dấu một nơi nào đó để khi phaí đoàn đến,không nhìn thấy những thây ma vật vờ làm mất đi hình ảnh “ưu việt” của nhà tù CS,thay vào đó là những người khoẻ mạnh được đóng vai bệnh nhân.Chắc là trên đầu giường của những người đóng vai “bệnh nhân” đó đầy ắp những lon sữa,những hộp thuốc quý và thức ăn mà người bệnh nằm mơ cũng không thấy.Khi phái đoàn đi rồi,những hộp sữa,hộp thuốc,hay thức ăn đó được lấy lại cất đi.
Vở kịch này tôi đã mục kích tại trại giam An Điềm,lần đó là để quay phim.
Có đoàn làm phim từ trung ương về,vậy là họ biến chúng tôi thành những diễn viên bất đắt dĩ. Bản chất lừa bịp và coi thường công luận dẫn họ đến những hành động vượt quá ranh giới của sự dối trá…nên biến thành lố bịch.
Những người tù ở trại giam An Điềm kiệt sức vì công việc quá nặng nhọc,bàn tay rách toạt, tươm máu vì nhổ mạ hay cắt lúa được bố trí ngồi đọc sách ở thư viện được mở cửa vài năm một lần,những người bệnh chỉ còn da bọc xương nằm chờ thần chết đến rước..bổng một ngày thấy mình nằm giữa đống thuốc và thức ăn đầy ắp ngon lành…được chiêm ngưỡng trong chốc lát những thứ mình khao khát đó..Rồi hình ảnh cán bộ CS kéo chăn đắp cho tù nhân..được chiếu trên Tivi cho người dân thấy được sự nhân ái của Công an CSVN làm tôi thấy buôn nôn.Ở đất nước VN này ,có ai không biết Công an CS và sự tàn bạo của họ,chỉ cần có cơ hội là người dân sẽ tự phát đứng lên..và máu sẽ đổ thành sông..Họ sẽ mổ bụng,moi gan Việt cộng,có khi con cái những người này cũng bị vạ lây. Nghỉ đến viễn cảnh này,tôi muốn hoá thân thành bướm như Trang Tử để khỏi phải thấy…một ngày nào đó không xa.
Nhổ xong mấy gánh cỏ cho cá,chúng tôi vào lều nghỉ. Anh TMTuấn mang dừa đến cho mỗi người một trái..chúng tôi vừa uống nước dừa vừa thì thầm nói chuyện,ai cũng lo lắng.Nếu phái đoàn nhân quyền vào trại lúc này thì không gặp được chúng tôi mà chỉ gặp được những người do trại bố trí để nói những gì họ được chỉ định,,như vậy là chuyến đi của phái đoàn coi như thất bại.
Trời mùa đông đến thật nhanh,mới đó mà con đường nhỏ và rặng cây trước mắt đã nhập nhoà,như thường lệ thì chúng tôi đã về trại rồi.Anh Nguyễn Văn Trung giục anh Ngô Bích đội trưởng đến hỏi cán bộ Thăng sao chưa cho anh em về.Anh Ngô Bích ngần ngại một chút rồi đứng dậy đến hỏi:”Anh em về đựoc chưa cán bộ,đã trể rồi-còn tắm táp và ăn tôi nữa chứ.”(Anh Bích nói thêm như để giải thích).
-Chưa có lệnh,các anh rán chờ một chút.
Chúng tôi nhìn về phía trại..ánh đèn vàng ệch từ dẫy bóng tròn treo lũng lẵng trên hàng rào thép gai bao quanh trại làm dâng lên nỗi buồn thê lương.Khi những giọt mưa lất phất bay,tôi chợt nhớ đến các con..Bây giờ TV,KV,TH đã đi học về chưa?Con đường làng ngập bùn đất và xa thăm thẳm..mùa đông xứ Quảng thì nghiệt ngã,mà các con thì còn bé quá.Các con tôi đâu có tội tình gì?Có chăng chúng chỉ là con của một người cha dám lên tiếng phản kháng lại một thế lực bạo quyền đã dìm đất nước trong bất công,đói nghèo và lạc hậu.Chế dộ đã tước đi của người dân tất cả:Từ của cải đến nhân phẩm,nhân quyền và cả ngay lúc này đây họ vẫn tiếp tục dùng vũ lực và sự dối trá để duy trì và bảo vệ ngai vàng của họ
Mỗi lúc mưa lại càng nặng hạt,chung quanh tối om không nhìn thấy người bên cạnh
Từ trong bóng đêm,anh Trung hỏi
_Cán bộ tính sao sứ anh em đói và mỏi mệt quá rồi..Nếu ở lại ngoài này thì cho anh em về mang cơm nước gì chứ ông.
Tiếng anh Trung cười dòn dã..mọi người cười theo vì ai cũng biết làm gì có chuyện ở lại ngoài này.Thăng không nói gì,ánh đèn bin trong tay quét loang loáng trong đêm.Có tiếng máy bộ đàm sôi rè rè,tiếng cán bộ Thăng trả lời: Dạ vâng..dạ vâng ạ.
Sau đó Cán bộ Thăng bảo anh NBích cho anh em điểm danh để về trại..
Chúng tôi lần mò từng bước trong đêm.Con đường tuy quen thuộc nhưng bây giờ không thấy gì.Trong đội có nhiều người đã cao tuổi,ốm yếu. Ánh đèn bin tiếp tục quét qua quét lại cho chúng tôi đi
Về đến trại,ai cũng vội vàng đi lấy nước tắm.Cơm được chia trong buồng giam vì cửa buồng đã đóng
Nhìn thau cơm trắng tinh,những thau trức ăn ngon lành,cá chiên,rau xào và thịt kho.Chưa bao giờ chúng tôi được trại cho ăn như thế.Kể cả những ngày Tết cũng rất đơn sơ.Chúng tôi biết những món ăn này là dùng để quảng cáo,tất cả đều dối láo.Anh em nhìn nhau cười.Khi sự dối trá đã bắt đầu thì khó lòng dừng lại ngoại trừ kẻ dối trá là một con người can đảm hoặc những người bị dối gạt phải đứng lên.Không biết nó (những món hàng quảng cáo này) đã làm xong nhiệm vụ của mình chưa.
Buổi tối hôm nay thật vui..vui vì anh em được một bữa cơm ngon để bồi dưỡng cho những cơ thể suy nhược vì thiếu đói.Có rất nhiều anh em không có gia đình,không thăm nuôi,không quà.Thậm chí có vài trường hợp đã ở tù 10 năm mà không nhận đựoc thư từ,thông tin gì về gia đình.Có những việc đau lòng xảy ra mà trí tưởng tượng con người khó hình dung nổi.
Vì phòng vệ sinh chật chội nên mọi người phải nhường nhau.Cứ hình dung căn phòng một chiều 6m,chiều 10m
Và phòng vệ sinh 6m x 3m mà có đến 100 con người ở trong đó…
Chổ ngủ có hai tầng..những người lớn tuổi vì không thể leo trèo nên ở dưới,những người trẻ hơn hoặc còn khoẻ thì ngủ ở trên.
Mùa đông thì còn chịu được vì thời tiết mát mẻ,nhưng mùa hè thì thật đáng sợ,nóng chẳng khác gì cái lò bánh mì. Dưới mái nhà lợp tole là tấm lưới B40,từ sàn gỗ đến mái tole khoảng 2.5m.Mùa hè,để nghỉ ngơi buổi trưa tôi phải nhúng nước một tấm chăn lớn,vắt sơ sài để nước khỏi chảy thành dòng rồi căng lên để tránh bớt sức nóng như thiêu đốt vậy mà vẫn không ngủ được,mồ hôi tuôn ra nhầy nhụa,cứ chập chờn nửa tỉnh nửa mê, khi
tiếng kẻng báo thức vang lên, thu tấm chăn xuống,nó khô giòn trên tay.
Cơm xong tôi ngồi uống trà và chờ cho mọi người làm vệ sinh hết rồi, đến gần 10h đêm tôi xuống toilet chải răng và tắm qua quýt,vừa leo lên đến chỗ nằm thì mất điện.Căn nhà tối om..tôi ngồi bó gối trong khoảng tối chờ người trực đêm thắp đèn.Hai cây đèn dầu nhỏ ở hai đầu căn buồng không đủ ánh sáng Anh Dương Văn Sỹ thắp một mẫu đèn cầy nhỏ để tôi giăng mùng,anh nói nhỏ với tôi
_Có lẽ bây giờ phái đoàn mới đến,tụi nó tắt đèn để không ai nhìn thấy gì ở đây.
Tôi cũng nghĩ như vậy..thực tập chống bão lụt là vỡ kịch mà họ không cần diễn cho đến nơi đến chốn,giữa chừng thì bỏ dở,họ mang chúng tôi đi dấu để phái đoàn Nhân quyền quốc tế không tiếp xúc được và họ cũng không cần che đậy hay giấu giếm ý đồ của mình.Cho đến lúc này,chúng tôi vẫn chưa có thông tin gì,chỉ phán đoán như thế.Còn chuyện cắt điện cũng có thể chỉ là ngẫu nhiên thôi vì năm 1994,ở trại Xuân Phước chưa có mạng lưới điện quốc gia.Cả trại dùng một cái máy phát cũ kỹ nên chuyện cắt điện vẫn thường xảy ra.
.
Sáng ra ,chúng tôi nhận được tin của anh em báo cho biết là Phái đoàn thanh sát nhân quyền LHQ đã đến trại vào đêm qua..Họ được trại hướng dẫn đi thăm các khu trại giam và phái đoàn đã bị chi phối hoàn toàn..những cò mồi của trại đã cung cấp cho phái đoàn những thông tin sai lạc..họ được hướng dẫn đến thăm khu của thường phạm, nhưng đề phòng có ai đó không chịu nỗi sự bất công và nghiệt ngã của nhà tù có thể nói ra những điều bất lợi cho chế độ nên tay trưởng an ninh của trại là.đại uý Lâm.. răn đe ho rằng:”Tây đến rồi Tây lại đi..chỉ còn có người Việt Nam chúng ta ở lại với nhau.Các anh muốn nói gì thì cũng phải nghĩ đến tương lai và số phận của mình.Tây thì xa mà chúng tôi thì gần..nước xa sao cứu được lửa gần”.
Buổi mai hôm đó chúng tôi bỏ cơm để hội ý, anh Phạm Văn Thành và anh Phạm Anh Dũng đề nghị.
_Biết đâu phái đoàn vẫn còn ở lại và làm việc với Ban giám thị ngoài kia.Chúng ta tổ chức bãi công và hô khẩu hiệu.Khi chúng tôi (PVT và PAD)hô :Nhân quyền cho Việt Nam bằng 3 thứ tiếng:VN,Anh và Pháp thì các anh hô thật lớn 3 tiếng Nhân quyền.cũng bằng 3 thứ tiếng trên
Sau khi tham khảo ý kiến chớp nhoáng với một số anh em chúng tôi đồng ý để 3 người là Phạm văn Thành,Phạm anh Dũng và Nguyễn ngọc Đăng hướng dẫn và lãnh đạo cuộc đấu tranh này vì dù sao họ cũng là những người có hậu thuẫn từ các nước dân chủ.Anh PAD:Quốc tịch Pháp,anh PVT:thường trú nhân.Anh NNĐ quốc tịch Canada.Dù sao họ cũng được sự bảo vệ của các quốc gia đó và họ cũng có kinh nghiệm trong việc đấu tranh bất bạo động.Một số người tuy không đồng ý nhưng cũng không phản đối…số nữa thì lưng chừng ,vì sĩ diện.Bên ngoài có vẻ đồng ý nhưng không tham gia nhiệt tình.
Khi cán bộ trực trại vào mở của khu để chúng tôi xuất trại thì anh PVT,PAD và NNĐ cùng chúng tôi ra trước sân của khu thay phiên nhau hô to:
_Nhân quyền cho VN,
Đồng loạt,các anh em dơ nắm tay lên hô vang :
”Nhân quyền,Nhân quyền,Nhân quyền”
.Những tiếng hô lớn vang dội cả trại làm cho Đại uý công an trực trại tên là Đa và những người trật tự đi theo kinh ngạc.Đa đứng sững sờ không biết chuyện gì.Chúng tôi tiếp tục:”Nhân quyền,Nhân quyền,Nhân quyền”,mấytay công an đứng gác ở chòi cao cũng há hốc mồm nhìn xuống..dưới sân lố nhố người với những cánh tay vung lên mạnh mẽ và quyết đoán trong giọng hô hào hùng,đanh thép của những người con yêu nước Việt Nam
Lịch sữ của đất nước VN cũng đã có nhiều lần như thế và âm vang vẫn còn vang vọng trên sông núi nước Việt, đó là tiếng thét của đội quân Tây Sơn khi tiến quân ra Bắc Hà đánh tan quân Thanh.Hay những tiếng thét va lên trong hội nghị Diên Hồng và tiếp nối truyền thống hào hùng bất diệt đó,chúng tôi những người tù chính trị tại A20 Xuân Phước đã vượt qua sự sợ hãi hô vang lên tiếng thét đòi nhân quyền,nhân phẩm.
Những người tù thường phạm đang tập trung ở ngoài sân trại chuẩn bị đi làm đổ xô đến xem.Họ vô cùng kinh ngạc,trên nét mặt hiện rõ vẻ vừa thán phục vừa lo sợ cho chúng tôi.Cán bộ Đa không nói gì,lặng lẽ rút lui và đuổi tất cả mọi người đang tò mò đứng nhìn.Đóng cửa khu A.Còn chúng tôi,những người tù chính trị của chế độ trong những bộ quần áo tù bạc thếch,lôi thôi,những cánh tay gầy trơ xương vẫn tiếp tục vươn cao mạnh mẽ oai hùng,tiếng hô vang động cả một góc trời.Hy vọng những tiếng hô vang này sẽ đánh động lương tri nhân loại văn minh,sẽ đên được với LHQ để mọi người trên Thế giới biết rằng:Tại VN,một đất nước ở vùng Đông Nam Á,một chế độ độc tài đã cướp đi tất cả nhân quyền cơ bản của con người
2 tiếng đồng hồ trôi qua vẫn không có động tĩnh gì từ phía trại.Chúng tôi vẫn tiếp tục hô để đòi hỏi nhân quyền.và hy vọnh sự lắng nghe của phái đoàn Liên hiệp quốc
Tôi thấy anh PVT rất căng thẳng,vì sau bản phúc trình anh gởi ra ngoài cho công luận quốc tế biết về những vi phạm nhân quyền và tội ác của chế độ CSVN,anh trở thành đối tượng số 1 của Trại..thêm lần này nữa,anh đã đánh một đòn đau vào chế độ.Họ có để anh yên không?Tính mạng của anh đang bị đe doạ cho dù anh có là thường trú nhân của Pháp.Không căng thẳng sao được,tôi rất hiểu tâm trạng của anh.
Buổi trưa hôm đó chúng tôi ăn vội vàng,chờ cho mọi người đi ngủ trưa..một số anh em can đảm dám dấn thân họp nhau lại ở phòng ăn(vừa là nơi nấu ăn của tù nhân,buồng 2 khu A)để soạn một bản kiến nghị gởi giám thị trại và một bản nữa gởi ra ngoài bằng con đường riêng mà các anh PVT,PAD,NNĐ đã mọc nối và thiết lập được.Tôi cũng tham gia góp ý kiến vào kiến nghị đó..Anh Vũ Đình Thuỵ chấp bút,những người ký tên tham gia tuyệt thực để phản đối những hành vi vi phạm nhân quyền và nhân phẩm của BGT trại A20 Xuân Phước gồm có:
-Phạm văn Thành, Phạm anh Dũng,Nguyễn Ngọc Đăng,Trương nhật Tân,Hoàng xuân Chinh,Trần nam Phương,Trần đức Hào,Trần Minh Tuấn,Vũ đình Thụy,Trần văn Lương,Lê thiện Quang,Lê văn Điểm, Nguyễn văn Trung,và tôi Huỳnh ngọc Tuấn
Buổi chiều ngày hôm đó BGT trại Xuân Phước cho gọi các anh đội trưởng của các đội 12.17.2 ra làm việc.Họ yêu cầu các anh ấy về thuyết phục anh em đi làm,chấm dứt đấu tranh.Anh PVT đại diện cho anh em trả lời họ rằng sẽ tiếp tục đấu tranh.
Chúng tôi vẫn tiếp tục vừa đi dạo trên sân vừa hô to:Nhân quyền cho VN,Nhân quyền ccho VN
Chiều hôm đó những người ký tên vào bản kiến nghị không nhận cơm
Đội nhà bếp ở buồng kế bên cùng khu,đội này tập hợp những người có mức án cao từ 20 năm đến chung thân và gồm phần lớn các anh em từ hải ngoại về thuộc tổ chức Hoàng Việt Cương.Họ không trực tiếp tham gia đấu tranh,họ chỉ qua lại để động viên chúng tôi.Anh Lê hoàn Sơn là thường trú nhân tại Pháp đến gặp từng người để thăm hỏi và cổ vũ cho chúng tôi
Buổi tối hôm đó,chúng tôi họp bàn những khả năng mà công an Việt cộng có thể dùng để trấn áp.Lần đầu tiên chúng tôi tiến hành một cuộc đấu tranh tập thể bằng phương pháp bất bạo động.
Hôm nay nhìn lại thấy đa phần anh em lúc đó chưa có kỹ năng để tiến hành một cuộc đấu tranh như vậy,và cũng chưa lường hết hậu quả của nó.Chúng tôi chỉ có tấm lòng đầy nhiệt huyết.
Một đêm trôi qua trong hồi hộp và chờ đợi,nghe một số anh em là tai mắt của mình cho biết:Rất nhiều công an được huy động đến,rải ra dày đặt bên ngoài,việc thân nhân đi thăm nuôi cũng bị đình chỉ hoàn toàn.Bộ công an đã cho người về chỉ đạo trực tiếp.
Buổi sáng ngày hôm sau
Chúng tôi tiếp tục cuộc đấu tranh,những tiếng hô vang dội giữa rừng sâu núi thẳm.Xuân Phước được mệnh danh là Thung lũng tử thần đang chứng kiến một việc chưa từng thấy kể từ ngày CS cưỡng chiếm miền nam.Một cuộc đấu tranh sẽ đi vào lịch sữ của trại tù CSVN.Chúng tôi tiên liệu sẽ bị đàn áp:nhưng chúng tôi sẽ không mãi mãi cúi đầu.Chúng tôi hy vọng rằng:Cuộc đấu tranh này sẽ được nhân dân biết đến như một cách làm xói mòn quyền lực tưởng như bất khả xâm phạm của CS
Việc gì rồi cũng bị lãng quên,cuộc đấu tranh này cũng có thể đi vào quyên lãng,nhưng nó sẽ mãi mãi sống trong lòng những người tù chính trị chúng tôi.
9h sáng:BGT bắt loa kêu gọi chúng tôi chấm dứt đấu tranh..nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục hô to khẩu hiệu Nhân quyền ...Việt Nam.
Để không ai nghe thấy vì nhà thăm nuôi gần đó,những người nông dân thường đi làm ngang qua đó, BGT trại XP cho mắc một số loa phóng thanh và phát những bài hát để át tiếng chúng tôi buộc lòng chúng tôi phải gào thật to.
Một buổi trưa đi qua trong căng thẳng.Bây giờ thì không ai có thể nghỉ ngơi kể cả những người thờ ơ nhất…
Khi tiếng kẻng báo thức buổi chiều vang lên..BGT và rất nhiều công an trại giam tập trung bên ngoài cánh cửa của khu A.Với loa phóng thanh cầm tay,họ tiếp tục kêu gọi chúng tôi chấm dứt đấu tranh kèm với lời đe doạ sẽ có biện pháp mạnh.
Chúng tôi rút vào phòng,mỗi người ngồi vào chỗ của mình và tiếp tục hô khẩu hiệu.30 phút sau,BGT và rất nhiều công an trang bị mặt nạ chống độc,lựu đạn cay cầm tay,một số đông cầm dùi cui..và có vài chục người đựơc tuyển chọn từ đội thường phạm..họ là những người khoẻ mạnh lực lưỡng,trẻ và nhanh nhẹn.Những người này tôi gọi nôm na là lực lượng đặc biệt của trại
Cán bộ Nhuận,một người có dáng dấp dể coi,rất bảnh trai lúc đó là thượng uý phụ trách văn hoá của trại.Con người này có cách hành xữ,thái độ và ngôn ngữ trái với vẻ bề ngoài.Đây là một cán bộ điển hình về sự hung bạo và thủ đoạn.Sự hà khắc quá mức đối với anh em.
Nhuận xuất hiện trước cửa phòng,trong tay cầm danh sách những người tù hiện diện trong buồng số 2 khu A,phía sau y là một đám công an lạ mặt,những anh em ở đây lâu nhất cũng không nhận ra.Tay cầm lựu đạn,một số mang mặt nạ chống độc và dùi cui điện.Y đọc tên từng người và yêu cầu mang đồ đạt ra khỏi buồng giam.Có một vài người không chịu nỗi áp lực,không thắng nỗi sự sợ hãi đã bỏ hàng ngủ của anh em để đi ra.
Điểm đến người cuối cùng trong danh sách,hắn thông báo cho chúng tôi biết
Chúng tôi cho các anh 30 phút để bàn bạc,sau 30’ chúng tôi sẽ sữ dụng mọi phương tiện,hắn chỉ ra phía sau đám công an hùng hổ.
Có một điều làm tôi vô cùng cảm động và thán phục..trong buồng giam số 2 Khu A lúc đó có gần 20 cụ già,họ đã ở tù mười mấy năm,thân thể hao mòn,hom hem,đi lại khó khăn.Có những anh tuy còn trẻ nhưng vì bị tra tấn hành hạ cộng với cuộc sống nghiệt ngã đã trở thành phế nhân.Như anh Thành người Huế,Anh chỉ còn da bọc xương,một thân thể tàn tạ nhưng có nụ cười thân thiện.Chỉ một lần gặp,vài lần tiếp xúc,chúng ta sẽ không thể quên được anh.Những người này sẽ phải thế nào nếu những quả lựu đạn kia ném vào.Tổn thất sinh mạng của anh em là vô cùng lớn.Chúng tôi những người trẻ khoẻ và đi đầu trong cuộc đấu tranh này,đựoc những con người này tin cậy,họ sát cánh cùng chúng tôi bất chấp hiểm nguy.Họ giao phó tính mệnh cho chúng tôi.Nhìn họ,tôi thấy rất thán phục nhưng không kém phần ái ngại.Vì họ chúng tôi đi đến một quyết định hết sức khó khăn..Chấm dứt cuộc đấu tranh.
Khi lực lượng công an quay trở lại và sẵn sàng đàn áp,Anh PHạm Văn Thành đại diện cho chúng tôi đồng ý chấm dứt cuộc đấu tranh và mọi người với đồ dùng cá nhân dọn ra sân.
Chúng tôi tập hợp ở ngoài sân trong khu A trước cửa buồng số 2 thành 5 hàng dọc và một cuộc đấu khẩu đã diễn ra.BGT trại Xuân Phước cáo buộc chúng tôi vi phạm nội qui trại giam.Chúng tôi phản bát lại bằng một ý kiến đã thống nhất từ trước:Chúng tôi chỉ bảo vệ nhân quyền và nhân phẩm của chúng tôi:Trại đã vi phạm nhân quyền khi không cho chúng tôi tiếp xúc với phái đoàn LHQ để nói lên những yêu cầu và quan điểm của mình,nói lên thực trạng tại nhà tù CSVN.
Xúc phạm đến nhân phẩm của chúng tôi vì BGT đã dàn dựng vỡ kịch rồi đem chúng tôi đi giấu không cho chúng tôi có cơ hội để gặp phái điàn LHQ.Chúng tôi đấu tranh ôn hoà để bảo vệ quyền làm người của chúng tôi,điều này không hề vi phạm nội quy,nếu có vi phạm nội quy thì chính cái nội quy này đã vi phạm nhân quyền và cần phải được thay đổi.Tay thiếu tá giám thị trại A20 nói:
Các anh nói chúng tôi vi phạm nhân quyền.vậy có ai ở đây tước cái quyền ăn quyền hít thở khí trới trời của các anh đâu.
Không biết ông Giám thị dốt hay khiêu khích chúng tôi bằng cái giọng điệu ngu ngốc và trịch thượng,Khi nhân quyền chỉ được hiểu như là quyền ăn uống hay hít thở khí trời,như vậy họ coi chúng tôi chỉ bằng động vật.Phạm Văn Thành đứng dậy,dáng anh cao lớn và đẹp như một diễn viên điện ảnh trong bộ đồ tù.
BGT hiểu nhân quyền là quyền ăn uống và hít thở khí trời thì rõ ràng BGT coi chúng tôi như những con vật.Tôi xin nhắc lại một cách nghiêm túc:Nhân quyền là những giá trị được minh định trong công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị.Trong tuyên ngôn quốc tế nhân quyền mà nhà nước XHCN Việt Nam đã tham gia ký kết
Anh Nguyễn Ngọc Đăng cũng đứng lên, Và chúng tôi yêu cầu BGT ở đây và Nhà nước CHXHCNVN phải tuân thủ những gì mình đã ký,thực hiện trách nhiệm của mình với tư cách là một nước thành viên LHQ
Mọi người ồ lên một chút tán thưởng ,nhưng để không trở thành sự thách thức đối với những con người kém hiểu biết nhằm tránh những phản ứng đáng tiếc xảy ra.
Anh Thành quay lại phía sau cười với anh NNĐ,nụ cười ý nhị vừa vui mừng vừa thầm cảm ơn người đồng đội của mình.
Cám thấy không thể tranh luận về vấn đề nhân quyền với chúng tôi, nhất là những người đã sống ở các nước Dân chủ văn minh như:Mỹ,Pháp,Úc,Canada.v.v.Một người trạc ngoại 40 tuổi,mặc thường phục từ nãy đến giờ vẫn đứng quan sát chúng tôi lên tiếng:
Các anh nên nhớ ở đây là VN,VN có luật pháp của VN,và chúng tôi sẽ làm theo cách của chúng tôi.
Thành dõng dạc nói với họ
Nếu các anh phủ nhận những gì nhà nước này đã ký thì không còn gì để nói ở đây cả,nhưng chúng tôi khẳng định lại một lần nữa.Chúng tôi không vi phạm nội qui mà các ông cứ cố tình ép chúng tôi thì đây:
Thành giơ hai tay ra làm như để tra vao còng.Tay công an chỉ huy ra lệnh còng tay anh PVT và nói
-Đưa nó vào kỷ luật.
Anh Nguyễn Ngọc Đăng bước ra khỏi hàng tiến về phía trước mấy bước
-Chúng tôi sẵn sàng vào kỹ luật để chứng minh lẽ phải của mình,và chúng tôi sẽ bảo vệ lẽ phải bằng bất kỳ giá nào.
BGT và những người đi theo hơi sững sờ,vì trong thâm tâm họ không muốn đụng tới anh NNĐ vì dù sao anh cũng là công dân Canada.Ngần ngại một chút họ quyết định:
-Đưa anh này đi luôn
Và họ còng tay anh NNĐ dẫn đi cùng với PVT.Tay giám thị quay về phía chúng tôi hoi vẻ thách thức:
Còn ai muốn đi cùm nữa không?
Anh Nguyễn Văn Trung từ dưới bước lên.
Tôi sẽ đi cùng với anh em tôi,tôi sẽ bảo vệ chân lý đến cùng.
Anh Trung quay lại hướng về chúng tôi
Các anh em ở lại giữ gìn sức khoẻ
Chúng tôi đã hiểu ý anh Nguyễn Văn Trung và chúng tôi đã thoả thuận với nhau,dù sao cũng phải bảo vệ những người trong nhóm:”Thập tam Thái Bảo” để đối phó với tình hình.Không nên kéo nhau vào kỹ luật hết,phải có người ở ngoài để giúp đỡ các anh em ở trong biệt giam
Lần này thì BGT càng ngạc nhiên hơn vì họ không ngờ rằng có những con người như vậy.Tay giám thị chỉ còn biết nói.
-Tôi lầm anh Trung rồi anh Trung ạ,tôi tưởng anh biết điều hơn.
Vậy là chúng tối bị xé nhỏ ra từng mảnh,mỗi người về một khu để không liên lạc được với nhau.Đội 12 của tôi về khu C ở chung với những đội thường phạm.
Sau đó họ buộc chúng tôi viết kiểm điểm nhưng chúng tôi chỉ viết tường thuật để trình bày quan điểm của mình.
Trong những bản tường thuật đó,anh em vẫn giữ lập trường kiên định về những gì đã xảy ra.
Buổi tối hôm đó tôi không ngủ được.Hình ảnh anh Nguyễn ngọc Đăng cứ ở trước mắt,dáng người thấp đậm ,giọng Bắc kỳ pha Sài Gòn,con người tưởng chừng dể dải,nóng vội không ngờ lại hành động quả cảm và đầy trí tuệ như vậy.Tôi tiếc là không có cơ hội tiếp xúc với anh sớm hơn.Bây giờ anh đã ở trong biệt giam ,rồi sẽ thế nào đây?Chắc chắn là họ sẽ tìm cách trù dập chúng tôi và sẽ chuyễn mỗi người đi mỗi nơi để cách ly và trừng phạt.Chúng tôi chờ đợi cái ngày ấy,không biết còn có cơ hội gặp được con người này nữa không.Anh Đăng đã tạo cho tôi một ấn tượng tuyệt vời.
Mấy ngày sau có một đợt chuyển trại,trong chuyến đi này,những nhân vật đứng đầu các tổ chức hoặc những nhân vật chính quyền cho là nguy hiểm như:Phạm văn Thành,Phạm anh Dũng,Nguyễn ngọc Đăng,Nguyễn văn Muôn,Phạm đức Khâm,Trần văn Lương,Lê thiện Quang,Mai đức Chương,Đỗ hồng Vân,Lê hoàn Sơn.
Chúng tôi vẫn còn ở lại và gặp rất nhiều khó khăn.Trước đây trại vẫn mở cửa để anh em có thể đi từ khu này đến khu khác và được dạo chơi ở ngoài sân của trại.Ở đó có một hồ nước nhỏ khoảng 20m2,một hòn dả sơn và những con cá đủ màu vàng trắng. Buổi chiều đi làm về,ăn vội bát cơm rau,mấy anh em vội vàng tụ tập ở đó để bàn thảo tình hình chính trị thế giới và thông báo cho nhau những tin tức từ bên ngoài,nơi những anh em đi làm tự giác mang về.Những thông tin quý giá mà tôi nhận được là từ anh Nguyễn Văn Thoại,anh Thoại làm việc ở nhà thăm nuôi,cũng có nhiều nhận xét không tốt về anh,đó là thời gian tôi chưa có mặt ở đây.Nhưng khi tiếp xúc với anh tôi thấy anh là người dể mến,nặng tình cảm,hơi yếu đuối và thiếu bản lĩnh , kiến thức chính trị cũng còn hạn chế.Cũng dể hiểu thôi,đây là thực tế vì đa số anh em chúng ta khi tham gia một tổ chức phản kháng nào đó để chống lại một chế độ độc tài toàn trị và vô cùng hà khắc,họ còn rất trẻ.Đa số họ chưa có gia đình,chưa có người yêu,chỉ mới ngoài đôi mươi.Thời cuộc đất nước đảo điên đã đẩy họ vào vòng xoáy khi họ hoàn toàn chưa được trang bị những hiểu biết về chính trị,mà họ đâu có làm chính trị.Họ chỉ là những con người can đảm,có tấm lòng yêu nước,bất bình trước sự bạo ngược của một chế độ vô thần,cực đoan và ngu dốt đang đưa đất nước tới hố thẳm và họ chống lại bằng tất cả những gì họ có,họ chống lại chế độ cường quyền vì sự thôi thúc của lương tri
Nhưng trong số đó có rất nhiều người ưu tú.Họ là những Bác sĩ,kỹ sư,giáo sư,các nhà lãnh đạo tôn giáo,nhà văn,nhà báo,nhạc sĩ,thi sĩ,hoạ sĩ,một số là cựu sĩ quan của chế độ VNCH và cũng có những người làm chính trị chuyên nghiệp nữa.
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt là một người tiêu biểu,ông được sự quý trọng của tất cả mọi người vì ngoài kiến thức uyên bác,còn có một tình cảm thiết thân với anh em.Ông còn thể hiện cái bản lĩnh của một người lãnh đạo.Trong nhà tù CSVN,nơi tính mạng của con người không hơn một tờ “biên bản”như những người cộng sản vẫn nói.
Ông đã tạo một diễn đàn để giải đáp những thắc mắc,những ưu tư của anh em tù chính trị…về hiện tình đất nước và thế giới.Ông sẵn sàng đến gặp gỡ và trao đổi với anh em.
Trong trại tù Xuân Phước lúc đó đã hình thành những nhóm,những câu lạc bộ,những hội đồng hương ,và ông đã đến với họ để trao đổi và có khi là tranh luận bất chấp những nguy hiểm đến với ông .Khi Giáo sư bị chuyển ra bắc,tôi rất buồn và tiếc vô cùng,nhiều anh em khác cũng thế,diễn đàn chính trị Xuân Phước vắng mất một vị “chủ soái”
Tôi có một may mắn đựoc tiếp xúc với giáo sư trong một buổi gặp mặt đồng hương Quảng nam gồm có:Anh Trương nhật Tân,Trần nam Phương,Hoàng xuân Chinh,chú Nguyễn xuân Đồng,anh Trần đức Hào.,anh Tân là người đại diện anh em Quảng nam mời
Lần đầu tiên gặp gỡ,tôi có ngay một ấn tượng:Đây là một con người đặc biệt,có sức cuốn hút mãnh liệt,cuốn hút người khác bởi kiến thức quảng bác và sự thân mật.Tôi có cảm giác là mình như đã thân thiện với ông từ lâu lắm.Tôi nghe anh Nguyễn văn Thoại nói về bà Trần Thị Thức vợ của giáo sư Hoạt .Bà cũng là một con người đặc biệt,cũng là giáo sư tiến sĩ,cũng là một nhà hoạt động dân chủ.Bà có kiến thức rộng và sức cuốn hut người khác như chồng mình.
Trong một lần bà Trần thị Thức đi thăm giáo sư Hoạt,bà Thức thông báo cho giáo sư biết những thông tin mà chế độ cho là nhạy cảm,ông Giám thị trại Xuân phước đề nghị ông ,bà không được nói chuyện chính trị ,chỉ nói chuyện gia đình.Giáo sư Hoạt đã trả lời một cách rất hùng biện
-Chuyện chính trị là chuyện của gia đình tôi.
Và họ tiếp tục nói về những đề tài chính trị,bất chấp sự không hài lòng của ông giám thị.
Khi tin này lan ra khắp nhà tù Xuân Phước,BGT trại biết ngay ai là người đưa thông tin đó
Sau khi nhận biết anh Thoại cung cấp thông tin cho anh em.Trại A20 không cho anh làm ở nhà thăm nuôi nữa,từ đó một kênh thông tin đã bị cắt.
Khi Gs Đoàn Viết Hoạt gởi bản điều trần đến LHQ về giải pháp chính trị cho tình hình dân chủ hoá Việt Nam làm đau đầu nhà cầm quyền Hà Nội.Cộng với những hoạt động của giáo sư ở trong tù và nhận thấy những ảnh hưởng của giáo sư trong anh em tù chính trị nhất là những anh em trẻ.
Chính quyền CS đã quyết định chuyển giáo sư ra Bắc,mục đích là để trừng phạt ông và cách ly Giáo sư khỏi chúng tôi.
Trại A20 Xuân Phước khi thiếu giáo sư Đoàn Viết Hoạt,anh em cảm thấy hụt hẩng,diễn đàn chính trị mất đi một người lãnh đạo.Rất nhiều cuộc hẹn không thực hiện được trong đó có cuộc hẹn của nhóm Quãng Nam với giáo sư Hoạt.Tôi rất tiếc và cảm thấy mất mát một cái gì đó to lớn .
Tôi có một cơ duyên nữa khi gặp chú Phạm Đức Khâm,nhân vật số 2 của Diễn đàn dân chủ,mấy tháng được sống gần chú là những ngày đáng ghi nhớ trong tù.Tôi học được từ Chú ấy rất nhiều.Chú đã nói cho tôi nghe về những biến cố trọng đại của đất nước về chế độ VNCH,về chính sách của Mỹ đối với Việt Nam, quan hệ Mỹ ,Nga,Trung trong quá khứvà hiện tại với những hệ luỵ của nó đối với Việt nam .Những lượng định chính trị trong tương lai về một trật tự thế giới mới.
Tôi cảm nhận ở nơi chú một tấm lòng quảng đại,nhân hậu,một kho tàng những kinh nghiệm và kiến thức cho những người trẻ như tôi.Tôi vồ cùng biết ơn chú.Trong lòng tôi,Chú Khâm mãi mãi là người Thầy đáng kính-người Chú thân tình đã giúp đở dìu dắt tôi trên một đoạn đường chông gai.
Giờ đây,Chú Khâm,Anh Thành,Anh Đăng và một số anh em khác nữa đều bị chuyển đi.Chúng tôi như bầy chim bị bão dữ tấn công tan tác,nhưng dù cho đàn chim có tan tác nhưng từng con chim vẫn hiên ngang vững vàng,cho dù gục ngã cũng gục ngã trong vinh dự và niềm tin vào công lý và Tự do.
Buổi sáng ngày cuối cùng của năm 1994,chúng tôi được lệnh chuyển trại.Tôi thu xếp đồ dùng cá nhân vào mấy cái hộp giấy ộp ẹp rồi dùng những sợi dây vải buộc chúng lại thật kỹ.Đây là những vật dụng cần thiết cho sinh hoạt của một người tù cho dù nó hạn chế đến mức không thể hạn chế được nữa.Cuộc sống và sinh hoạt của một người tù trong chế độ lao tù CS bị đơn giản đến mức vượt quá sự nghèo nàn,chỉ có tư tưởng của họ là được tự do...Chính.tại nơi đây, một thế giới của bệnh tật,đói rách,tra tấn,khủng bố đã ra đời những tác phẩm nghệ thuật quý giá.Chính tại nơi nầy,nhà tù cộng sản những thi phẩm-nhạc phẩm,tiểu thuyết đã ra đời hoặc được thai nghén .Nơi tận cùng của bất hạnh là niềm cảm hứng và cũng là nơi phải trả những cái giá quá đắt quá khủng khiếp cho những sáng tạo đó.
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt:với Tiến trình Dân chủ hoá VN
Anh Phạm Văn Thành:với phúc trình và những tội ác về sự vi phạm nhân quyền của chế độ.
Anh Vũ đình Thuỵ 12 năm tù với một tập thơ.
Anh Hoàng xuân Chinh,Trần nam Phương .Trương nhật Tân bị kỷ luật vì những bài thơ của mình .
Riêng phần tôi suýt bị cùm vì mấy trang nhật ký.
Chúng tôi tập trung ngoài sân trại với những đồ đạt cá nhân.BGT cố tình hạn chế tối đa những gì chúng tôi mang theo.Họ buộc chúng tôi bỏ lại những vật dụng cần thiết với lý do là xe không đủ chổ. Có một số người lờ đi không nghe,bao giờ cũng vậy,người cai trị muốn bóp nghẹt những người bị trị,càng nghẹt càng tốt,bóp đến tận cùng và đâu là giới hạn của sự tận cùng ? đối với chế độ CS.Không có bất cứ sự tận cùng nào ..sự tận cùng là ý muốn của họ nhưng cũng tuỳ vào thời cuộc và sự phản kháng của kẻ bị trị.
Trước khi lên xe chúng tôi bị kiểm tra,từ hành lý đến con người đều bị tìm kiếm,lục lọi,soi mói,nắn bóp
Chúng tôi thực sự vui mừng khi anh Nguyễn văn Trung với đồ đạt cá nhân được thả ra để cung đi với chúng tôi sau hơn một tháng gông cùm trong biệt giam.Nước da trắng của anh trở nên xanh mướt,bàn tay lạnh ngắt khi bắt tay tôi nhưng nụ cưòi của anh vẫn rạng rỡ và tiếng nói vẫn sang sảng khi anh anh đến từng người thân trò chuyện hỏi han, việc kiểm tra gần 100 người mất một thời gian khá lâu.Gần một giờ đồng đồng hồ,chúng tôi tranh thủ để dặn dò,trao đổi địa chỉ vì chuyến đi này không biết sẽ ra sao,ở đâu?về đâu?
Chúng tôi vô cùng hồi hộp khi chiếc xe chờ tù vào sân,và tên từng người được gọi.Số người tù đầu tiên lên xe có những người bạn thân thiết của tôi:Anh Lê Văn Điểm và Trương Nhật Tân,Lê văn Hiêú,chú Nguyễn Xuân Đồng,anh Trân Đức Hào.
Chuyến thứ hai,tôi thật sự bồn chồn.Khi tên từng người bạn của tôi bước lên xe:Anh Trần nam Phương,Hoàng xuân Chinh,Phan văn Bàn và rất nhiều người khác..vẫn chưa thấy tên tôi..đầu óc tôi trống rỗng cho đến khi tôi nghe gọi lên mình.Tôi bước lên xe,vào chỗ ngồi mới biết mình là người cuối cùng của chuyến xe này,nhìn xuống vẫn còn mười mấy anh em dười đó chờ xe sau.
Định thần lại, khi tôi đã ngồi được một lát trên xe và đếm được 32 người tù,còn lại là một số cán bộ của trại Xuân Phước và mấy tay cán bộ của trại nào đó.Xe vẫn còn mấy ghế trống.
Tôi may mắn được ngồi kế cửa sổ bên tay trái,một tay còng vào thành xe.Phải công nhận lần chuyển trại này chúng tôi được ngồi trên một chiếc xe tử tế.Xe chở khách,ngế ngồi êm,xe sạch sẽ không giống như chiếc xe chờ lợn mà trại An Điềm chở chúng tôi vào Xuân Phước với những chiếc còng tay chặc cứng,ứ máu và một mớ dây nhợ trói chân chúng tôi vào nhau rồi cẩn thận hơn:vòng quanh người kéo hai cánh tay ra sau.Những sợi dây nilon này trói cọp cũng chết huống hồ trói người.
Không hiểu sao chúng tôi cảm thấy vui,nét mặt ai cũng rạng rỡ,dù sao cũng được một chuyến rong chơi cho dù trước đó có những đồn đoán về sự khắt nghiệt ghê gớm ở những trại tù Miền Bắc.
Xe bắt đầu lăn bánh chạy vun vút giữa rừng cây,tôi nhìn cảnh vật bên đường lướt nhanh,những mái nhà đơn sơ ,khoảng sân nhỏ,vườn cây chật hẹp.Tôi biết người nông dân bây giờ thiếu đất canh tác vì đất là của nhà nước của Đảng,nó như là “hương hoả ”của Đảng,dùng để bán dần theo kế hoạch.Những người dân lầm lũi đi ven đưòng bên những con bò gầy trơ xương.Đã hai năm tù,mọi thứ vẫn vậy.
Xe đến Ngã 3 Phú Thạnh.Chúng tôi hồi hộp tuy đã chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi này và biết chắc mười mươi là sẽ ra Bắc nhưng trong lòng vẫn nôn nao.Biết đâu lại vào Nam,ánh nắng phương Nam ấm áp làm chúng tôi mơ ước.Xe rẽ trái,chiếc đầu tiên rẽ trái,chiếc tôi đang ngồi rẽ trái,chiếc thứ ba rẽ trái.Chú Trần Văn Nhi nói với sự trần tĩnh vốn có
-Đi Bắc rồi-giọng chú kéo dài.
Như vậy là đã rõ,tôi thấy lòng thư thái,nhìn ra bên đường gió thổi lồng lộng,trời nắng nhẹ,một chút nắng mùa đông yếu ớt của miền Nam trung bộ.
Anh em vẫn bình thãn nói cười.Tôi thầm nghĩ với những con người đã trải qua rất nhiều gian khổ và hiểm nguy,thì ở đâu đi đâu cũng vậy thôi.Trong lòng mọi người ai cũng muốn được đi khắp các nhà tù của chế độ để chứng kiến sự dã man tàn bạo của cái thiên đường ảo tưởng này,để một ngày nào đó,nếu may mắn được quay về,họ sẽ là chứng nhân lịch sữ.Chứng nhân và nạn nhân của một guồng máy bạo quyền nhân danh chân lý giải phóng loài người.
Khi còn ở bên ngoài,ở đâu tôi cũng thấy cũng nghe từ báo chí sách vỡ đài phát thanh và rất nhiều ở những diễn văn của các nhà lãnh đạo CS nói về sự “giải phóng loài người” ra khỏi sự kìm kẹp của phong kiến,đế quốc-thực dân,nhưng khi ai đó đã vào đến đây rồi:Sau cánh cổng sắt,sau những hàng rào kẽm gai dày đặt,trong một góc biệt giam tối tăm,rồi thì mọi việc đều sáng tỏ.Ở đây mọi kịch bản đều vứt bỏ,mọi chiếc mặt nạ bị lấy ra,mọi khẩu hiệu đều kéo xuống,chỉ còn một sự thật trần trụi,lạnh lùng bày ra trước mắt:Sự đoạ đầy,tra tấn,bệnh hoạn và chết chóc.Trong địa ngục,con ác quỷ đã hiện nguyên hình.Ở đây chúng tha hồ tác yêu tác quái,những thủ đoạn tàn độc nhất được thực thi mà không cần phải che dấu hay đóng kịch.Chính trong nhà tù,bản chất chế độ được phơi bày.
Xe đi qua nhiều vùng đất mà tôi không biết rõ tên,chỉ thấy đất nước này thật đẹp thật nên thơ,mơn mởn như một cô gái xuân nhưng bây giờ lại nằm trong tay một đám người thô lỗ,hung bạo để chịu sự dày vò, đáng tiếc và đáng buồn biết bao.
Xe chạy qua Sa huỳnh,tôi nhoài người nhìn ra khoang cửa bên kia,loáng thoáng biển xanh mênh mông,một vài chiếc thuyền đánh cá làm tôi nhớ đến bờ biển quê tôi.Biển quê tôi không đẹp như Sa Huỳnh,chỉ có bờ cát trằng và trong kia là rừng dương xen lẫn với rất nhiều những cây dứa gai.Mùa hạ đến,mùi dứa gai thơm man mát,xao xuyến lòng những đôi tình nhân nếp mình vào nhau mê đắm.Tôi nhớ đến Trang-vợ tôi với những đêm trăng cầm tay nhau đi trong một khoảng trời cát trắng với mùi hoa dứa nồng nàn.Tôi nhớ đến các con tôi những chiều các cháu cùng tôi đi dạo,những đôi chần trần bé tí,những mái tóc mềm như tơ bị gió thổi tung,những vỏ sò vỏ ốc trên đôi tay mủm mỉm,những nụ cười trẻ thơ trong trẻo,hồn nhiên.Khi mỏi chân,cha con chúng tôi ghé vào một quán nước nghèo nàn,uống một chai nước khoáng và mấy cái cái bánh đậu xanh Bảo Hương nỗi tiếng của Tam Kỳ.Lúc đó là những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước,ở quê tôi như vậy là sang lắm rồi.Các con bây giờ như thế nào đây khi không có ba ở nhà.Ai đưa đón các con tôi đi học,ai đưa các con đi chơi,ai nghe các con kể chuyện.. các con làm nũng với ai?Nước mắt tôi chảy thành dòng,tôi không phải che dấu,không cần giải thích.
Ai đã cướp mất của các con tôi những ngày tháng hạnh phúc bình thường đó?Đây là một tội ác trong vô vàn những tội ác mà CS đã gieo rắc trên đất nước tôi nhân danh một chủ nghĩa ưu việt.
Nước mắt tôi khô dần trên má,xe đi qua Quãng Ngãi,xe chạy chậm lại vì đường quá hẹp,tôi được nhìn rõ những cảnh tượng quen thuộc,những người bán hàng rong ven đường ngước mắt nhìn chúng tôi lạ lẫm.Họ bán đủ thứ,bánh mì chả,bánh ú,vé số và nhiều nhất là những lon mạch nha và đường phổi.Xe dừng lại cho mấy tay cán bộ mua quà về cho gia đình ngoài Bắc.Chúng tôi không có tiền để mua,chỉ nhìn những lon mạch nha và những bánh đường phổi để mà thèm thôi.Có một vài cô gái muốn leo lên xe để rao hàng nhưng bị công an đuổi xuống với thái độ rất thô bạo.Có một người trong bọn họ giải thích khi dân chúng tò mò nhìn chúng tôi.
-Đây là xe giải bọn tội phạm nguy hiểm,chúng là bọn cướp của giết người..bà con phải tránh xa ra.
Những người dân đi đường nghe nói vậy họ càng hiếu kỳ kéo đến xem ngày một đông.Có người nhận xét.
-Cướp gì toàn mấy ông già và mấy người hiền khô trói gà không chặc vậy!Mấy ổng nói sao chứ!
Không biết trong anh em chúng tôi có ai đó giải thích cho họ.Họ nói với nhau
-Tù chính trị bà con ơi..ra coi tù chính trị này.
Như vậy là cả một dãy phố gần đó và những người đi đường đứng.lại vây quanh xe chúng tôi.Tôi và mọi người giơ cánh tay bị cùm vẫy chào bà con với nụ cười thân mật,tự hào..trong lòng dâng lên một niềm vui khôn tả nổi
Mấy tay công an vất vả xua đuổi họ
-Chính chị chính em cái gì..giải tán hết.
Mặc cho sự xua đuổi thô bạo.bà con vẫn tiếp tục vây quanh mỗi lúc một đông.Thấy tình hình bất lợi,một cán bộ vào gặp lãnh đạo.Một lát sau xe chuyển bánh,bà con vẫy tay với theo lưu luyến.
Tôi bồi hồi nhìn những mảnh đất quen thuộc lướt nhanh qua khung cửa,đây là sông Trà Khúc,núi Ấn đây rồi,tôi nhìn lên núi Ấn,núi xanh và u uẩn như mang tâm sự gì.
Đây là một dãy phố nghèo nàn chật hẹp,những người nông dân gánh những buồng chuối màu vàng màu xanh đi bán dạo
Hai bên đường những mảnh ruộng nhỏ như bàn tay,lúa đang lên rất xanh,chuẩn bị trổ bông,những rừng Bạch đàn trên đồi cao lao xao trong nắng và gió.Xe vượt lên mấy ngọn dốc nhỏ,tôi biết đã gần đến Chu Lai,quê của anh Trần Nam Phuơng và Anh Hoàng Xuân Chinh.
Chu Lai là vùng đất đẹp tuyệt vời.Tôi đã đến đây rất nhiều lần.Phía Tây tiếp giáp với Trường Sơn,là những ngọn núi không cao lắm.Ở đó người dân đốt rừng làm rẫy.Những buổi mai và buổi chiều,trời trong và gió nhẹ nhìn lên từng cột khói trắng đang rướn mình vào khoảng không gian rồi tan loãng ở đó.Trong thời kỳ gọi là bao cấp-và Hợp tác xã nông nghiệp.Người nông dân không sống nỗi với chế độ “lúa điểm”,họ vào rừng lên núi để khai hoang..Vậy là rừng bị tàn phá.
Vào trong rừng sâu sống đơn độc một vài gia đình,mọi liên lạc với cuộc sống bên ngoài rất hạn chế.Không có gì cả,chỉ có núi rừng bao bọc,ban đêm nằm nghe tiếng Nai,tiếng man rất gần.Người ta không đi chợ vì không có chợ
Cuộc sống hoàn toàn khác,cá dưới suối,dưới sông,chim thú trên rừng,lúa ngô tự làm ra,nhà tự cất lấy.Cuộc sống như người tiền sử,nhưng được cái Tự do,không bị gọi đi họp mỗi đêm.Ít khi tiếp xúc với công an-chính quyền để khỏi nhìn thấy những khuôn mặt đê tiện-hung bạo-hống hách hay những khuôn mặt lạnh lùng như nặn bằng sáp-không tình người không sinh khí.Chỉ là những cổ máy,những công cụ.
Tôi đã từng đi tìm vàng,len lõi vào tận rừng sâu,dựng lều bên dòng suối để đãi vàng,đêm vào tá túc nơi nhà những người nông dân.Nhà rất hẹp nhưng tấm lòng thì rộng vô cùng.là khách phương xa được đối xữ chân tình thân mật.Tôi mang cho họ vài tấm lưới,một vài cái bẫy chồn,bẫy nhím..như vậy là cả tháng trời họ cho mình ăn ngủ không mất tiền.
Lúc đó đãi vàng cũng chẳng được bao nhiêu,ngặt nỗi chẳng có việc gì làm nên phải cầu may ở số mệnh.
Phía Đông Chu Lai giáp biển,không biết sao,một dẫy núi lạc loài lại nhô lên ven biển,ông Trời mang đén cho Chu Lai một cảng biển nhỏ nhưng tuyệt đẹp,tàu thuyễn ra vào tấp nập.Ở đây rất nhiều cá,những con cá mà khi viết những dòng này chỉ còn ước mơ chứ khó mà được thưởng thức.
Cá mú,cá chim,cá Hồng,cá Thu và rất nhiều mực,mực nang,mực ống..mùa hè đến Chu Lai vô cửa Kỳ Hà,từ xa chúng ta nghe xông lên mùi cá khô,cá mắm.
Xe chạy ngang qua Chu Lai,anh Phương nhờ tôi ném xuống một lá thư ngắn.Sau này mới biết lá thư ngắn này đến được tay của chị Tuyết vợ anh Phương.Tôi cũng chuẩn bị một tờ giấy nhỏ viết mấy dòng..
”
Kính nhờ bà con nào nhặt được chuyển đến số nhà ..giúp tôi.
Ba cùng với anh em tù chính trị ở Xuân Phước đã chuyển ra Bắc”.
Không may cho tôi,tờ giấy của tôi bị xe công an áp tải phía sau trông thấy.Họ dừng xe nhặt miếng giấy lên.Khi đi ngang qua Tam Kỳ,tôi cầu mong trời Phật cho tôi thấy được các con tôi vô tình đi qua ..Tôi căng mắt nhìn xuống phố.
Cái thị xã nhỏ bé này thật quen thuộc quá.Từ ngày ra đi,cách đây 2 năm,.Tam Kỳ vẫn vậy:nhỏ bé đơn sơ. Hàng cây xà cừ xanh hơn một chút.Xe chạy rất nhanh,tiếng còi của xe moto công an chạy trước mở đường.Đoàn xe tù chính trị chúng tôi mỗi khi đi qua một thị xã một thành phố nào cùng có công an địa phương hộ tống mở đường nhưng khi qua Tam Kỳ tôi cảm thấy xe chạy nhanh hơn.
Cái giây phút được nhìn lại quê hương đi qua nhanh quá chưa kịp cho cái cảm giác khao khát vơi đi một chút
Xe chạy đến đoạn đường cuối của thị xã Tam Kỳ,cái mong ước được nhìn thấy các con như vậy là hết(tôi biết điều này sẽ không xảy ra nhưng rẫn hy vọng).Khi xe ra ngoại ô thị xã,bất ngờ dừng lại trên một cánh đồng.Tôi nhận ra nơi này lúc còn đi học,những buổi chiều chủ nhật chúng tôi đạp xe rong chơi,chúng tôi ngồi bên vệ đường,(ngày đó rất ít xe qua lại) ăn ổi chấm muối ớt mà các cô đã chuẩn bị sẳn ở nhà ..vừa ăn ổi vừa kể chuyện cười.Tôi nhận ra chỗ chúng tôi vẫn hay ngồi và hình dung cả những người bạn của tôi..ở chỗ đó là Hà,gần bên kia là Hương,Ấn và Trinh lúc nào cũng đi cặp.Chung quanh là cánh đồng có khi ươm vàng mùa hạ và ngập nước mùa đông,chơ vơ gốc rạ mùa thu và mơn mởn khi xuân sắp về
Tay thiếu tá công an của Bộ nội vụ là Tiếp hùng hổ bước lên xe,hắn ta mặc thường phục,khoát chiếc áo jean mặt hằm hằm quát mắng mấy người công an trên xe.”
Chúng mày ở đây làm gì để cho chúng nó vứt tài liệu xuống,
rồi quay qua chúng tôi hỏi:Ai là Huỳnh Ngọc Tuấn
Tôi giơ cánh tay không cùm lên,linh cảm lá thư đã bị bắt được,lần đi Bắc này chắc bị cùm rồi.
Hắn ta không nói gì nhưng đôi mắt đó,khuôn mặt đó thật hung dữ ,rồi ra lệnh cho mấy người công an áp giải
-Cùm hết hai tay chúng nó lại
Họ lôi ra một lô còng tay,tôi và tất cả mọi người ngồi bên cửa sổ đều bị treo tay lên trần xe.Tên công an phụ trách văn hoá của trại Xuân Phước tên là Nhuận mà anh em gọi là “con rắn độc” vì nhìn bề ngoài hắn rất đẹp trai,nhưng lại có những hành vi tàn bạo thâm độc với mọi người.Hắn bóp còng vào tay tôi thật chặt.Tôi nói với hắn:
Chặt quá,cán bộ nới còng ra một chút để máu lưu thông,nếu không thì bỏng tay tôi mất.
Hắn không thèm trả lời,chỉ nhìn tôi hằn học như muốn ăn tươi nuốt sống.Cái nhìn này giống hệt cái nhìn tôi đã từng thấy từ tên Trung tá công an Hồ Quỳnh-Trưởng CA thị xã Tam Kỳ..khi tôi bị bắt.Đó là đôi mắt của dã thú,đó là đôi mắt của con rắn hổ mang nhìn mồi khi bị khiêu khích
Tạo hoá cho loài người đối mắt không chỉ để nhìn ngắm mà còn để chuyển tải một tấm lòng một tình cảm,qua đôi mắt chúng ta thấy được nội tâm của người đối diện.Có những đôi mắt nai vàng,đôi mắt thơ ngây của trẻ con,đôi mắt đa tình của cô gái,đôi mắt từ ái của cha mẹ,đôi mắt bao dung của các vị linh mục,sư sãi,đôi mắt thân tình của bạn bè..nhưng cũng đáng buồn cho những đôi mắt đầy lòng hận thù,hừng hực lửa hung bạo và sát khí.Họ căm thù những con người lương thiện,tay không tấc sắt nhưng không làm vừa lòng họ,không để họ đè đầu cưỡi cổ,không để họ tự do vơ vét,tự do chém giết.Họ căm thù những con người có dũng khí đã dám nói lên cái bí mật lớn nhất của họ đó là sự ngu dốt,não trạng hoang đường,phiêu lưu,hiếu sát,tham lam vô độ.Tôi không còn cách nào khác,chỉ còn cách xoay cánh tay để mạch máu không bị chận,nếu không bàn tay bị chết mất vì thiếu máu nhưng những ngón tay vẫn bị tê dại.
Xe ra đến chân đèo Hải Vân thì trời đã tối hẳn,chúng tôi vượt qua đèo Hải Vân trong bóng đêm dày đặt,chung quanh tối như mực,trời lại mưa lất phất.
Tôi liên tục co duỗi mấy ngón tay cho máu lưu thông,trong lòng sẵn sàn chấp nhận bỏ một bàn tay.Trong chế độ cộng sản này những người dám đứng lên phản kháng chế độ độc tài,phải chuẩn bị cho mình một khả năng là sẵn sàng buông bỏ tất cả,cho dù đó là tính mạng của mình.Nếu không chuẩn bị trước điều này thì sẽ vô cùng sợ hãi khi đối diện với gian nguy và cái chết luôn luôn gần kề.
Xe lên đến đỉnh đèo thì dừng lại,chúng tôi được ăn tối ở đây,mỗi người một dĩa cơm và một khúc cá kho,một ít rau tươi.Tôi vui mừng vô cùng vì dù sao cũng được tháo còng một lúc.Tôi co duỗi mấy ngón tay đã tê cứng,bàn tay phải như mất cảm giác khi chạm vào đĩa cơm.Tôi cố gắng để không làm rơi cả đĩa.
15 phút cho họ nghỉ ngơi và kiểm tra xe trước khi xuống dốc.Xe lại nổ máy nhẹ nhẹ chuẩn bị lên đường.Người cán bộ còn rất trẻ đến còng tay tôi ,tôi nói với anh ta.
Cán bộ Nhuận còng tay tôi chặt
quá,nếu cần thì chặc tay tôi chứ đừng còng như vậy.Tôi sẽ la lên cho mọi người biết.
Anh ta còng vừa phải.Tên Nhuận từ dười bước lên xe đên chỗ tôi,hắn kiểm tra còng tay rồi hắn bóp chặt vào.Tôi phản đối dữ dội,tôi la lớn:
Cán bộ muốn giết tôi à,còng tay như thế này thì chặt đi cho xong!
.Mọi người quay lại nghe tôi nói.Anh em ai cũng lên tiếng phản đối.Chú Sáu Bàng lên tiếng quyết liệt nhất.Chú nói với nó:
Nếu tử hình cũng phải có án,chặt tay cũng phải có quyết định.Cán bộ không thể hành động tuỳ tiện như vậy được
Thấy mọi người phản đối hành động bất nhân của hắn,tên Nhuận đồng ý nới còng ra.Còng vẫn còn chặt nhưng như thế này thì bàn tay tôi sẽ không sao.
Hắn cẩn thận dùng khoá để khoá còng tay lại
Tôi nhớ mãi khuôn mặt trắng trẻo được chăm sóc một cách cẩn thận và đôi mắt vô hồn vô cảm của hắn.
Nhuận là một điển hình của bọn Công an Cộng sản VN,bên ngoài lịch sự,bảnh bao vì được đầu tư từ nguồn ngân sách khổng lồ của ngành CA,ngân sách này là tiền của dân,tiền từ việc khai thác tài nguyên thiên nhiên quốc gia được chi dùng để bảo vệ chế độ mặc cho dân sống khốn khổ trong nghèo nàn tăm tối,mặc cho giáo dục ý tế lạc hậu suy đồi. Nhưng bên trong là một trái tim hoang dã,tâm địa thâm độc,dối trá hung bạo.
Những cơn gió lạnh lùa vào khung cửa,những giọt mưa lất phất bay,bóng đêm dày đặc,xa xa có một vài ánh đèn lẻ loi,yếu ớt..đây là những hình ảnh mà chúng tôi nhìn thấy trên đường ra bắc cũng là hình ảnh của đất nước và dân tộc ngày nay.Tôi vẫn khắc khoải trong lòng một câu hỏi lớn:Bao giờ trời sáng,bao giờ thì bóng đêm tan-còn bao lâu nữa,không thể biết chính xác.Sau khi Đông Âu và Liên Xô sụp đổ,nhân dân VN hy vọng sẽ có những thay đổi lớn ở VN.CSVN sau một thời gian khủng hoảng đã tìm được chổ dựa mới cho dù phải hy sinh quyền lợi quốc gia dân tộc..chổ dựa đó là Trung Cộng.Trước đây CSVN coi Liên Xô và khối Cộng sản Đông Âu là “hòn đá tảng”.Bây giờ hòn đá tảng không còn CSVN phải bám víu vào Trung Cộng để duy trì quyền lực,đối với họ Trung cộng bây giờ là “bùa hộ mệnh” đúng hơn là ông “thần hộ mệnh”
Theo suy nghĩ của tôi,Nguyễn Văn Linh là nhân vật của thời cuộc,nhân vật được cộng sản VN chọn lựa cho một kịch bản,cho một giai đoạn và giai đoạn đó đã qua.Chính sách nào nhân sự đó.Đỗ Mười lên thay thế Nguyễn Văn Linh để thực hiện một kịch bản mới:Giai đoạn Bắc thuộc
Trung cộng là một con Sư tử đang thức giấc,chế độ độc tài cộng với nền kinh tế thị trường sẽ biến Trung cộng thành nhà nước phát xít nhưng so với nhà nước Phát-xit Đức thì chế độ hiện nay tại TQ vô cùng tệ hại vì dù sao nhà nước Phát-xít Đức cũng có tinh thần quốc gia và tự hào dân tộc.Họ làm việc để phục vụ dân tộc họ,còn các chế độ cộng sản thì không,họ chỉ phục vụ cho Đảng và chế độ.CSVN đi theo vết xe của Trung cộng với tâm thức lệ thuộc nên còn tệ hại hơn nhiều,không có tinh thần Tự tôn dân tộc,không có tinh thần quốc gia..chỉ còn lại một thứ chủ nghĩa thực dũng lố bịch,kệch cỡm,trần trụi.Chính cái chủ nghĩa thực dụng quái gở này rồi sẽ tạo ra bao nhiêu bi kịch và thảm hoạ cho đất nước và Dân tộc trong thời gian sắp tới.
Tôi cảm thấy lo sợ vì tương lai trước mặt tăm tối và sẽ còn kéo dài,hy vọng sớm thoát khỏi nhà tù này không thể thành hiện thực.
CSVN sẽ bước qua một giai đoạn cực đoan mới,với việc bỏ cấm vận,mở đường cho CSVN hội nhập vào kinh tế Thế giới,chắc chắn kinh tế VN sẽ đạt được bước nhảy vọt,trong thời gian đầu kinh tế tăng trưởng nhanh,đời sống người dân được thay đổi .Tình hình Việt nam cũng giống như một người bị trói tay trói chân,nay được mở trói đứng lên,chính sự đứng lên này tạo ra bước nhảy vọt..còn trong tương lai,con người đó đi như thế nào,nhanh hay chậm,vững vàng hay chệnh choạng thì “hạ hồi sẽ rõ”.Nhưng với thành quả này CSVN sẽ hênh hoang cái bệnh hoang đường sẽ có cơ hội bùng phát…Với một tâm trạng như vậy tôi tiên liệu rằng thời gian sắp tới sẽ không có thay đổi lớn và tình trạng dai dẳng của chế độ độc tài sẽ kéo dài.
Xe qua phà sông Gianh vào nữa đêm,mưa vẫn lất phất bay,nhìn xuống đường nhiều người co ro trong cái lạnh,ánh đèn vàng buồn bã.Trên bến phà,người ta làm việc vất vả với những phương tiện củ kỹ lạc hậu so với chiếc phà mà công binh VNCộng hoà dùng để đưa người dân qua sông ở bến sông Tam Kỳ vào năm 1970 thì quá lạc hậu.Bất chợt tôi mĩm cười chua chát:24 năm 1 bước lùi
Trời bắt đầu sáng,cả một đêm không ngủ,bây giờ trời vẫn mưa,cái mưa dai dẳng khó chịu của khu vực Bắc Trung bộ cộng với cái lạnh của gió mùa Đông Bắc làm cảm giác khó chịu tăng lên.Tôi không biết ở đây người dân sống như thế nào -khắc nghiệt quá.Tôi nhìn ra cánh đồng, xa xa,những túp lều tranh xiu vẹo,chơ vơ.Quê tôi đã nghèo rồi,nhìn cái cảnh tiêu điều này tôi thấy chạnh lòng vì nó thê thảm hơn nhiều.
Xe đến thị xã Vinh lúc 10h sáng
Vinh lúc đó là một thị xã nghèo nàn,kiến trúc lộn xộn nhếch nhác,”đầu Tây đuôi Tàu” chẳng ra thể thống gì.Tôi hiểu người dân nơi đây làm lụng vất vả,để dành được một ít thì xây nhà,có đến đâu xây đến đó,không có một chương trình tổng thể nào.Còn một số người mới giàu lên nhờ thời cuộc,nhờ quan hệ xã hội,nhờ quyền lực,và nhờ đủ thứ phương tiện kể cả mồ hôi và thân xác của mình thì nhãn quan thẫm mỹ cũng có hạn và kết quả của quá trình tự phát đó là những công trình nham nhở,loè loặt,đầy sự phô trương nhưng lại quá nghèo nàn.
Xe dừng lại cho cán bộ ăn cơm,chúng tôi cũng được một đĩa cơm,một lát thịt kho,một lát cá nhỏ,một ít su xào
Tại đây chúng tôi có một kỷ niệm không quên,bà chủ quán cơm biết chúng tôi là những người tù từ Miền Nam ra (tôi không chắc bà có biết chúng tôi là tù chính trị không,nhưng theo kinh nghiệm của người dân Đất Bắc,họ đã chứng kiến từng đoàn người từ Miền nam ra Bắc sau 1975,Họ là những quan chức VNCH).Tôi nghĩ là bà ta biết chúng tôi là những người tù chính trị bị lưu đầy,vì không phải tù chính trị thì chẳng ai đưa ra đây làm gì.Ở Miền Nam cũng có chỗ để nhốt.Bà mang lên cho chúng tôi mỗi người một quả chuối và một miếng bánh đậu xanh.Bà nói
-Biết các Bác từ miền Nam ra,chẳng có gì nhiều,chỉ có tí quà,mong các bác vui vẻ nhận.Chúc các Bác chân cứng đá mềm.
Bà nói không hề cười cho dù chỉ là một thoáng.Tôi thầm cảm phục.Một lát sau có mấy chị bán hàng phía dưới,có nhã ý mang biếu chúng tôi mỗi ngườ một trái chuối,nhưng mấy người cán bộ không cho họ đuổi mấy chị xuống.Các chị không nỡ đi,họ cứ nấn ná quanh xe nhìn chúng tôi ái ngại.
Họ giục chúng tôi ăn nhanh,không kịp cho chúng tôi uống nước,xe tiếp tục chạy.Bà chủ quán và mấy chị bán hàng rong ra tiễn chúng tôi bằng ánh mắt âu lo.
Anh em chúng tôi nhìn nhau trao đổi bằng một cái gật đầu,chúng tôi những con người của Miền Nam bị lưu đầy ra đất Bắc(Cũng là Đất của quê hương Tổ phụ tôi-Dòng họ tôi gốc người Thanh Hoá)được sự yêu thương của người Đất bắc làm chúng tôi thấy lòng mình ấm lại,được an ủi rất nhiều.Chúng tôi tự hứa với lòng mình:sẽ có một ngày chúng tôi sẽ mang lại Tự do-Dân chủ-Nhân quyền và Hạnh phúc cho các chị,cho những người Dân đất Bắc yêu quí,những người đồng bào máu thịt của mình.Rồi sẽ có một ngày đồng bào hiểu những việc làm của chúng tôi
Đến đây,một chiếc xe trong đoàn chúng tôi đi thẳng.Xe tôi và xe sau tách khỏi đường quốc lộ hướng về phía núi.
Con đường đến Trại 5(Lý Bá Sơ),gập ghềnh,ổ gà ổ trâu,xe chạy rất chậm,nghiên bên này,lắc bên kia,con đường đất chỉ rộng hơn con đường làng một chút
Xe đi giữa cánh đồng hun hút gió,những người nông dân trong cái lạnh..thấu xương,áo quần phong phanh mỏng manh.Tôi nhìn thấy sự cơ cực của người dân nới đây qua đôi chân trần,qua thần hình gầy đét xanh xao.Họ hoàn toàn khác với đám cán bộ CA,là sự tương phản đến khó hiểu.Một bên là những tay công an trắng trẻo,hồng hào như cây nến thậm chí béo nung núc,áo quần bảnh bao thơm phức.Còn một bên gầy trơ xương,rách rưới,tồi tàn,nhem nhuốc trên đôi chân trần,áo quần như đống dẻ lau nhà(Không bằng đống dẻ cho chó nhà giàu nằm)
Xe đi qua những ngôi làng,những mái nhà tranh xơ xác,lụp sụp những khu vườn nhỏ,những ao cá bẩn thỉu,những chiếc cầu tre cong vênh,xiêu vẹo vắt qua những con mương đục ngầu,những khu vườn ở đây vừa nhỏ vừa đơn điệu,chỉ có chuối và rất nhiều táo,nhà nào cũng trồng táo,thứ quả dở nhất trên đời,nhạt nhẽo vô vị.
Xe lướt qua cánh đồng bắp,ruộng bắp bạc màu,cây bắp còi cọc xơ xác phất phơ trong gió rét,và phía xa kia,khuất sau những luỹ tre,những hàng dừa là một ngôi giáo đường,cây thánh giá trên nóc nhà thờ vươn lên.Tôi cảm thấy dâng lên một niềm an ủi,cây Thánh giá là một hình ảnh quen thuộc,nó mang lại sự bình yên trong lòng cho mỗi ai nhìn thấy,Tôi không phải là người Công giáo,nhưng tại nơi đất Bắc,trên đưòng lưu đày,nhìn thấy cây Thánh giá như nhìn thấy bến bờ của sự sống và hy vọng.Nó cũng giống như khi nghe tiếng chuống chùa ngân vang từ một nơi nào đó.Cây thánh giá và tiếng chuông chùa mang lại cho tôi cảm giác bình an,thanh thoát
Xe của tôi rẽ về phía trại mà từ rất xa đã trông thấy,còn chiếc xe đi sau,nơi đó có anh Đỗ Hườn,anh Dương Văn Sỹ,Vũ Đình Thuỵ thì đi thẳng,đến đây chúng tôi mới biết, họ tách chúng tôi ra làm ba:1 đi Nam Hà,1 đi Trại 5 và 1 đi Thanh Cẩm.
Xe dừng lại trước những ngôi nhà khang trang,có phần lộng lẫy,nơi Ban giám thị làm việc.Bước xuống xe,cái lạnh bao trùm chúng tôi.Tôi nhìn mọi người áo quần mong manh đang run cầm cập.Nhờ tính lo xa,khi bước lên xe từ Xuân Phước tôi đã mặc một chiếc áo ấm bằng da củ kỹ với lớp lông bên trong.
Chúng tôi ngồi co ro trên nền Ximăng để chờ làm thủ tục bàn giao(tôi nghĩ như vậy),30phút trôi qua,anh em rét cóng vì ngồi ngoài trời,dưới cơn mưa lất phất.Tôi cũng run lẫy bẩy,hai hàm răng va vào nhau theo từng cơn run không cưỡng được.
Sau khi kiểm người,họ dẫn chúng tôi vào trại.Mới đến một nơi lạ hoắc,lạnh run người,bụng đói cồn cào,khát nước và buồn tiểu,tôi không xác định được phương hướng,cứ đi như người mộng du.Bước qua cái cổng sắt nặng nề và kiên cố(một khoảng sân rộng)trước mắt tôi là hai dãy nhà giam,trên sân có mấy cây mít rất lớn,gốc hai người ôm.Đi qua khu nhà đầu tiên,tôi nhìn thấy mấy anh em,tôi nhận ra anh Nguyễn Ngọc Đăng,anh Phạm Văn Thành,anh Phạm anh Dũng,Trần văn Lương ra sát cánh cổng vẫy chào chúng tôi.
Một niềm vui khôn tả ngập tràn,niềm vui gặp lại người thân tại một nơi lưu đày xa lạ..Chúng tôi cười để chào,những cái gật đầu,không vẫy tay được vì ai cũng khệ nệ những đồ dùng của mình.
Ai cũng vất vả mới mang được đồ dùng của mình,đôi chân tê cứng vì ngồi xe suốt hai ngày,một đêm,đôi tay mỏi rời và dại đi vì bị cùm.Họ giục chúng tôi đi thật nhanh.Gần cuối dãy nhà giam,chúng tôi đến trước một cánh cổng sắt đã mở sẵn,vào sân của khu buồng giam dành cho chúng tôi.Không có ai ở đây cả,bước lên ba bậc nền ximăng đi vào buồng giam,mùi vôi vữa sơn vẩn còn hăng nồng.Tôi vịn vào cây cầu thang bằng sắt bắt lên sàn trên,một cảm giác ướt dính,tôi lấy tay ra-lớp sơn còn chưa khô.
Họ chuyển chúng tôi đi vội vàng.Lại thêm một lần kiểm tra đồ dùng cá nhân,áo quần,sách vở bút mực,tất cả đều đựoc xem xét cẩn thận.Riêng sách vở bút mực bị tạm giữ.Họ không cho chúng tôi giữ một mảnh giấy hay một mẫu bút chì.Tay công an Nguyễn Quốc Huy -thượng uý được BGT trại giới thiệu là người quản giáo chúng tôi.Huy tự giới thiệu mình đã tốt nghiệp Đại học CA và có bằng cử nhân Luật.
Sau khi ổn định chổ nằm cho mỗi người,trời cũng chập choạng tối.Chúng tôi nhận phần cơm của mình,còn cái gọi là”canh” của trại mang đến cho chúng tôi không thể dùng được.Đó là những chiếc lá cải bắp màu vàng úa,được cắt nhỏ luộc trong nước,nó bẩn thỉu và có cái mùi cay cay không chịu được ,màu nước canh đen như nước ao tù.
Khi cơm nước xong.BGT mang vào cho chúng tôi một số chăn,trong đó chỉ có 10 cái chăn bông,còn lại là chăn chiên…
Tôi cầm tấm chăn mỏng trên tay phân vân,trong cái lạnh thấu xương ở đất Thanh Hoá này,cái chăn mỏng như thế làm sao chịu nổi.Rất may cho tôi là chú Phan văn Bàn có một cái chăn.chiên mang từ Xuân Phước ra chú đưa cho tôi dùng.
Tối hôm đó mặc áo ấm vào,xấp hai cái chăn lại,tôi ngủ say vì đã một đêm không ngủ.(Không có điện,chỉ có cây đèn dầu mờ mờ đặt ở cuối phòng…)
Sáng ra chúng tôi đi dạo quanh khu chúng tôi ở,khu này có hai buồng,buồng chúng tôi đang ở tạm ổn tuy chưa có cửa sổ để khép lại khi mưa,chỉ có khung sắt to tướng và khá rộng,phòng nhiều cửa sổ nên rất thoáng.Buồng bên cạnh tiếp tục làm,những người thợ chỉ là những người tù thường phạm được tuyển chọn.Họ làm việc lầm lũi và không dám tiếp xúc với chúng tôi..có lệnh như vậy mà.
Có giếng và buông tắm,nhà bếp ở phía sau.
Tôi nhìn xuống giếng,rộng và sâu nhưng rất ít nước,mùa này ở Thanh Hoá không mưa hoặc mưa nhỏ nên thiếu nước.Sau này tôi mới biết như vậy,trái ngược với quê tôi,mùa này ngập úng vì mưa nhiều
Anh em tắm và giặc đồ bẩn..trời rất lạnh,buổi mai ai cũng thèm một chén trà nhưng củi không có.Chúng tôi tìm xem những quần áo cũ,bao nilon và nhặt những miếng gỗ bé tí của đám thợ hồ bỏ lại,với sự khéo léo của những con người luôn sống trong cùng cực thiếu thốn..một ấm trà đã sẵn sàng.Chú 6 Bàn vừa cười vừa nói,trà ít quá nên không dám tráng để vậy cho đủ đậm.5 cái chén chỉ lưng lửng một thứ nước thơm lừng và đậm đà.Tôi uống chậm từng tí một,từ Xuân Phước chúng tôi bị phong toả,rất may nhà tôi trước khi xảy ra cuộc đấu tranh đòi nhân quyền có gởi vào cho tôi một thùng bưu phẩm,trong đó có 3 lượng trà Mai Hạc,để dành được một lượng,anh em ai cũng thiếu thốn..không tiền,không quà,không thư từ,không thăm nuôi cho nên số trà còn lại của tôi giờ này thật quý giá.
Hiện nay chúng tôi tiếp tục bị phong toả,chúng tôi không được đi mua ở Căngtin như mọi người trong trại.Căngtin gần đó,từ cánh cổng sắt…chỉ bước vài bước là đến.Anh BS Nguyễn Kim Long còn một ít tiền nhưng không biết làm sao để mua nên đành chịu.
Buổi trưa người ta mang cơm và canh vào,nhìn thau cơm, canh chúng tôi rất bất bình,canh là cái thứ lá cải già vứt cho bò nó không thèm ăn,màu nước của cái gọi là canh đen sì như nước mương,còn cơm thì toàn phân dán,thóc lẫn lộn,không biết họ nấu từ thứ gạo gì,hình như đó là thứ gạo dùng để nuôi heo.Chúng tôi cảm thấy bị xuất phạm nặng quá.
Anh em nhất trí đem trả lại nhà bếp và nhịn ăn trưa nay.Anh Lê Văn Vàng được trại chỉ định làm đội trưởng,thay mặt chúng tôi xuống trả lại phần cơm cho trại.
Khi anh Vàng về,anh em xúm quanh để hỏi xem họ giải thích thế nào,anh Vàng nói.
Thì họ vòng vo,nói là ở đây,Trại còn nghèo,đời sống còn khó khăn,họ hứa sẽ ưu tiên cho chúng tôi
Mọi người họp lại ngoài sân và quyết tâm sẵn sàng tuyệt thực để phản đối sự ngược đãi này.
Đang họp bàn với nhau thì có một người từ nhà bếp(anh ta cũng là tù nhân)đến, đứng bên ngoài cánh cổng sắt gọi với vào,anh Vàng đi ra gặp họ.Chúng tôi cũng theo ra xem anh ta nói gì.
-Các anh các chú chờ thêm một tiếng đồng hồ nữa,chúng tôi đang nấu cơm canh khác
Nói xong anh ta quay đi
Lúc đó đã gần 12h trưa,bụng đói cồn cào,anh em cũng chẳng còn gì ăn cả,tất cả dự trữ đều không còn khi đặt chân đến Thanh Hoá này.Mọi người bàn luận đến những khả năng xấu nhất.Chú Nguyễn Trưởng-một người có khuôn mặt nhân hậu,mái tóc muối tiêu gợn sóng,đôi mắt sáng tinh anh ,nước da đen bóng nói.
-Các anh thế nào,riêng tôi đã quyết định rồi,sẵn sàng hy sinh.Chứ không để họ xem thường mình.Ai cũng chết một lần,có gì phải sợ,. và chú cười sang sảng,tay vuốt chòm râu bạc.
Chú Nguyễn Trưởng chỉ là một lão nông,quê Quãng Ngãi.Chú đi dinh điền….từ thời Tổng thống Ngô Đình Diệm , trước năm 1975,với mồ hôi và sự khôn khéo,với sự trợ giúp của chính phủ lúc đó và thời đệ nhị cộng hoà,chú có cả một cơ ngơi to lớn,50 mẫu đất trồng mía,trồng tiêu,tài sản của chú trước năm 1975 có đến hàng ngàn lượng vàng.Cuối cùng mất trắng,chú tham gia vào một tổ chức kháng chiến đơn giản vì bất bình trước sự bất công,bạo ngược và ngu dốt của chính quyền mới.Chú không hề có một ý niệm gì về chính trị.
Tất cả mọi người đều quyết định như thế,anh Nguyễn Văn Trung sẽ đi tiên phong trong cuộc đấu tranh này,đây là cuộc đấu tranh để bảo vệ nhân phẩm,nhân quyền của con người vừa là cuộc đấu tranh để tìm một sinh lộ cho tất cả mọi người.Chúng tôi nhận thấy không thể sống với một khẩu phần ăn như vậy.
Gần 1h chiều,nhà bếp mang lên một thau cơm trắng,cơm bốc khói,một thau bắp cải luộc-lần này đúng là bắp cải cho người ăn chứ không phải cho bò!!.
Buổi chiều hôm đó cũng vậy
Tối hôm đó,phòng chúng tôi có điện,mấy người thợ vội vàng từ chiều,họ khoang đục và đặt đưòng dây.
Trai Thanh Hoá này dùng lưới điện quốc gia nên điện rất sáng ,không tù mù như trại Xuân Phước.Anh em có nhu cầu đọc sách,khốn nổi không có gì để đọc,sách vở bị giử cả,buổi tối dài đằng đẳng không biết phải làm gì,thấy vô vị và hoang phí quá!
Ba ngày sau tôi bị gọi đi làm việc,tôi biết đây là chuyện về lá thư tôi vứt xuống khi đi ngang qua Tam Kỳ,và họ đã thu được.Nội dung thư cũng chẳng có gì,nhưng điều làm tên cán bộ Tiếp -thiếu tá công an từ Bộ CA về và những người cộng sản nổi giận vì tôi viết trong lá thư đó có nhóm từ”Tù chính trị”.Chế độ này vẫn phủ nhận với công luận trong nước và Thế giới rằng:Ở VN không có tù chính trị mà chỉ có những người vi phạm luật pháp.Về phía chúng tôi vẫn giữ lập trường là tù nhân chính trị.
Đây là một việc tế nhị,chỉ là một nhóm từ nhưng ở đây thể hiện sự khác biệt,thậm chí đối đầu giữa hai quan điểm.
Trên đường đi,tôi sẵn sàng tâm lý sẽ bị cùm.Bước qua cánh cổng sắt to lớn nặng nề và kiên cố,tôi đi theo người cán bộ của trại ra đến văn phòng làm việc của BGT
Tôi nhìn quanh, một không gian thoáng đảng,những căn nhà sang trọng 2.3 từng ,ghép kính màu,những chậu hoa,những cây cảnh,lối đi rãi sỏi trắng,những vạt cỏ được cắt tỉa cẩn thận,vườn cây ăn trái vây bọc hồ nước với dả sơn và những con cá chép đủ màu lượng lờ
Tôi hít một hơi thật dài,thật sâu,không khí ở đây cũng khác,nhẹ nhàng và trong sạch không như ở trong kia.Hai thế giới gần kề nhau.Thiên đường và Địa ngục,Thiên đường dành cho những người cai trị,Địa ngục dành cho những kẻ bị trị.
Tôi đi theo một hành lang khá rộng,dọc hành lang là những chậu hoa Hồng,hoa Cúc được đặt trên những bệ cao,những gốc Quỳnh già đong đưa nụ hoa sắp vỡ,mấy cây tường vi khá cao thả những cánh hoa hồng phớt.
Bước vào một căn phòng rộng đựoc bày trí sang trọng,một người CA mang quân hàm Đại uý cao lớn và hơi gầy chào tôi lịch sự và mời tôi ngồi.Tôi nhận thấy cung cách này hơi lạ,không giống như những lần tôi làm việc với họ trước đây.Với sự đề phòng cố hữu,tôi chậm rãi kéo ghế ngồi xuống-
-Chào cán bộ.
Sau đó là những lời thăm hỏi sức khoẻ,cảm tưởng của tôi khi đến trại này.Tôi trả lời thận trọng và so sánh trại này với trại Xuân Phước,Tôi trình bày đúng với sự thật về điều kiện sống và sinh hoạt ở đây.
-Ở đây phòng thoáng mát rộng rãi,phòng vệ sinh sạch sẽ nhưng mức sống thì không bằng Xuân Phước.Chúng tôi thiếu rau xanh,cơm không được sạch sẽ.
Rồi họ nói về sự phát triển của đất nước,chính sách của Đảng,đường lối của chính phủ.Vẫn là những điều tôi đã nghe nhiều nhưng được trình bày nhã nhặn hơn
Một ấm trà thật ngon được một cô gái xinh đẹp mang vào(cô ta rất đẹp dù trong bộ đồ tù),giọng nói trong trẻo của người Hà Nội.
-Cháu mời Ông,em mời anh
Tôi gật đầu cảm ơn cô,đã hai năm rồi tôi mới được nhìn một phụ nữ đẹp như thế,trong lòng cũng thấy xôn xao(lúc đó tôi mới 36 tuổi)một thứ xôn xao của biển mùa hạ,êm đềm,sâu thẳm..Tôi nâng chén trà lên,hít nhè nhẹ,mùi thơm dịu dàng, hớp từng ngụm nhỏ -trà ngon tuyệt vời.Đã lâu rồi tôi chưa thưởng thức cái hương vị nồng nàn này,ước gì được ngồi một mình với ấm trà này.Tối nói như chỉ có một mình:
Trà ngon quá.
Tôi và họ trao đổi về tình hình thế giới và Việt Nam,đề cấp đến rất nhiều vấn đề,từ kinh tế xã hội đến quốc phòng
Sau đó họ chuyển đề tài nói về tôi,về những tác phẩm tôi viết mà họ thu giữ được.Họ không chối cãi được về những gì tôi viết trong đó,đó là sự thật.Tôi chỉ nói lên cái sự thật đã đang và sẽ tiếp diễn ở ngoài kia và họ chỉ lên án tôi(nhẹ nhàng thôi)là chỉ nhìn một chiều,chỉ thấy mặt tiêu cực nhưng không nhìn thấy mặt tích cực của xã hội.Họ nói đến công lao của Đảng cộng sản trong hai cuộc chiến tranh.Họ nói sự nhìn nhận về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc,thống nhất đất nước của tôi là sai,là luận điệu thù địch phản động.Họ nói tác phẩm “Di tản” của tôi,nếu “không may”được phổ biến sẽ làm sai lệch sự nhìn nhận của thế hệ trẻ về cuộc chiến tranh Thần thánh này.Tôi không muốn tranh luận với họ về việc này nó không có lợi cho tôi trong hoàn cảnh này.Tôi chỉ nói
-Tôi là người cầm bút,tôi muốn ghi lại cuộc sống và những diễn biến của thời cuộc,còn độc giả sẽ là người phán xét.
Rồi họ nói về truyện ngắn:”20 giờ ở bệnh viện” của tôi,là một đánh giá quá đáng về ngành y tế Việt Nam,là sự cố chấp, cầu toàn.Họ nói ở đâu,thời nào cũng có cái tốt cái xấu,không nên chỉ nhìn vào cái xấu để chụp mũ,áp đặt
Tôi không tranh luận,cũng vì lý do trên nhưng trong lòng tôi cũng biết rằng cái thiện,cái ác cái xấu cái tốt song song tồn tại ở bất cứ đâu nhưng đâu là cái bản chất,cái phổ biến và nhiệm vụ của những người có lương tri là tuyên chiến với cái ác cái xấu
Hơn một tiếng đồng hồ trôi qua,họ đã đưa ra quan điểm của họ,tự ca ngợi chế độ,tự đề cao chủ nghĩa nhưng với một giọng điệu kém tự tin(vì hoàn cảnh lúc đó chưa cho phép họ chăng?)vì lúc đó người dân VN nghèo xơ xác,họ tự biết chẳng có gì để tự hào chăng?
Sau đó họ để tôi lại một mình với một tờ giấy và một cây bút yêu câu tôi viết kiểm điểm và tôi đã viết một bản Kiểm điểm với lời lẽ thận trọng,không khiêu khích họ cũng không nhận mình sai.
Tôi suy nghĩ thật chín chắn vì biết mình đang ở trong tay họ,tính mạng của mình họ nắm giữ.
Rất lâu sau đó họ mới trở lại,tôi đã viết xong rồi.Ngồi uống trà và nhìn cách bày trí trong căn phòng, rất sang trọng-tôi thầm nghĩ như vậy(những người cộng sản họ cũng thích nghi rất nhanh với đời sống xa hoa)
Trên đường trở về buồng giam,tôi thấy nhẹ nhõm một chút vì nhận thấy buổi làm việc này không căng thẳng họ không có ý định cùm tôi,tôi không biết lý do tại sao
Tôi có một chút thanh thản để nhìn lên bầu trời,hôm nay trời hững nắng,rất lạnh và đẹp.Tôi đi qua những cô gái đang nhẹ nhàng làm việc,họ chăm sóc hoa và cây cảnh..trong những cô gái đó có người dùng nước hoa và trang điểm như ở nhà hay ở nơi làm việc,họ là những tù nhân hơi đặc biệt.
Về đến buồng giam,anh em xúm lại hỏi tôi về buổi làm việc,tôi trình bày lại những gì mà tôi trao đổi với cán bộ và nói với họ:Hy vọng là tai qua nạn khỏi.
Tôi biết anh em rất lo lắng cho tôi nếu bị đi cùm ở cái đất Thanh Hoá vào mùa này lạnh sao chịu nổi(Khi bị cùm và kỷ luật ở buồng giam riêng,chỉ có một mảnh chiếu,không mùng,không chăn,không bàn chải đánh răng,không gì hết).
Chú Phan văn Bàn và anh Nguyễn Văn Trung cười vổ vai tôi
-Hy vọng trong cái rủi có cái may.
Nhưng tôi vẫn còn lo lắng vì việc này vẫn chưa ngả ngũ,vẫn chưa có thái độ dứt khoát của họ.
Một tuần trôi qua,vẫn không có buổi làm việc nào nữa,việc của tôi có thể kết thúc ở đây.Còn tình hình chung thì thỉnh thoảng họ gọi từng người ra làm việc
Nội dung trao đổi cũng nhẹ nhàng,họ hứa sẽ cải thiện cuộc sống của anh em,nhưng chỉ một tuần sau lời hứa không những không được thực hiện mà họ còn tìm cách o ép chúng tôi
Họ hạn chế chúng tôi đủ cách:Không cho giữ giấy bút,hạn chế số tiền chúng tôi được tiêu dùng,họ đưa ra chỉ tiêu mỗi tháng chúng tôi chỉ được nhận 5kg quà của gia đình và chỉ được mua thêm với số tiền tương đương 10kg gạo.Mục đích của họ là để cô lập chúng tôi với nhau,không cho chúng tôi có phương tiện để tương trợ những anh em khó khăn,rồi những bữa cơm lại như cũ,toàn cứt dán hôi không nuốt được và thứ canh bằng lá bắp cải già mà bò cũng chê vậy là họ đẩy chúng tôi vào cuộc đấu tranh mới.Chúng tôi làm kiến nghị để gởi lên BGT đòi hỏi sự đối xữ công bằng và tôn trọng pháp lệnh thi hành án.100% anh em tham gia kiến nghị và cơm canh bị gởi trả lại cho Trại,với lời cảnh báo sẽ tuyệt thực tập thể.Trong số 32 người tù chính trị ở buồng này,dự kiến sẽ có khoảng 18 người tuyệt thực vô thời hạn.Trong nhóm Thập tam Thái bảo hiện tại có:Tôi,anh Hoàng Xuân Chinh,anh Trần Nam Phương,anh Nguyễn Văn Trung,những người này sẽ đi tiên phong,chúng tôi đã thoả thuận như vậy và khi bàn bạc với Bs Nguyễn Kim Long thì anh Long cũng quyết định tham gia cùng 4 anh em chúng tôi,chúng tôi đã sẵng sàng tuyệt thực.
Trước sự đòi hỏi quyết liệt và sự đồng thuận của 32 anh em,trại đã nhượng bộ.Chúng tôi đựoc nhận củi,than,rau hàng ngày để tự nấu ăn. Anh Trương Văn Sương hì hục suốt ngày với những phương tiện thiếu thốn hoàn thành một cái bếp để tiết kiệm củi đốt
Lần đầu tiên cũng là cũng là lần duy nhất trong những ngày tháng lưu đày ra Bắc chúng tôi đựoc tự nấu ăn,anh em phân công ra làm việc,cuộc sống của anh em dể chịu rất nhiều.
Tết sắp đến,chỉ còn vài ngày nữa thôi.BGT mang vào cho chúng tôi mấy chậu hoa và cây cảnh để trang hoàng cho căn phòng bớt đơn điệu.Hai cây tùng đựoc đặt trên hành lang trước cửa ra vào,mấy chậu Cúc Đại đoá và hoa Hồng đặt ở bật tam cấp dọc hành lang và có cả hai chậu quỳnh nhỏ bắt đầu trổ hoa.
Chúng tôi đón cái Tết đầu tiên trên Đất Bắc trong sự thiếu thốn cùng cực vì trong số 32 anh em chưa có một người nhận được thông tin từ gia đình.
Chiều cuối năm trời không mưa nhưng rất lạnh,chúng tôi nhận được mỗi người một phần quà của BGT.Gói quà có:1 gói trà 50gr,một gói thuốc lá Du Lịch,1 gói kẹo và 1 gói mức nhỏ.Tuy chỉ có vậy nhưng nó làm dịu đi sự thiếu thốn
Theo thông lệ,chiều cuối năm chúng tôi được ăn Tết tất niên,cũng là khẩu phần ngày Tết-lể được quy định trong pháp lệnh thi hành án.Mỗi người chúng tôi được nhận hai cái bánh chưng do trại gói,mỗi cái khoảng 3 lạng.Bánh gói rất vụng,nếp thì dở còn nhân chỉ có một ít đậu xanh và thịt mỡ,và da còn rất nhiều lông heo
Buổi chiều tất niên hôm ấy,chúng tôi được nhận mỗi người một lạng thịt heo kho,một ít đồ xào(có gan lòng xương xào với miếng với su hào-rau thơm)Đã một tháng rồi mới được một bữa ăn ngon.
Tối hôm đó chúng tôi tổ chức liên hoan đón tất niên,từ chiều mấy anh em đã chuẩn bị nước sôi cho vào bình thuỷ để chế trà,những anh em nghiện thuốc thì rất vui vì đã lâu phải vật vã,thèm khát,1/3 anh em không hút thuốc,số còn lại là nghiện nặng
Trong phòng có 3 cây ghita,Anh Nguyễn Văn Trung,anh Lê Văn Thụ và Anh Trần minhTuấn,một ban nhạc không chuyên đã sẵn sàng.
Riêng anh Lê Văn Thụ là một nhạc sĩ thực sự,anh sáng tác,phổ nhạc,chơi ghita và còn hát rất hay.Tôi và anh Thụ rất hợp nhau.Anh Lê Văn Thụ là người Bắc 54,quê Đà Lạt,một người cao lớn,khoẻ mạnh và hiền lành,ở anh có một sự tự chế rất cao,ít khi thấy anh nóng giận,anh xữ sự lịch lãm,tinh tế.Tôi rất mến phục anh,học hỏi ở anh sự yên tĩnh nhu hoà,tôi xem anh như một tấm gương để học hỏi và chế ngự bớt sự nóng tính,cực đoan của tôi.Những bản nhạc xuân:Xuân này con không về,Phiên gác đêm xuân,nhớ một chiều xuân,được những giọng ca tuy không chuyên nhưng cũng không tồi biểu diễn.Mấy anh cán bộ mang súng đi lòng vòng bên ngoài cũng đứng lại nghe anh em hát.
Anh Lê Văn Thụ nói với mọi người trong phòng:
Để góp vui với anh em,tôi xin được hát tặng anh em một bài.
Anh Nguyễn văn Trung cười, nói với anh Lê văn Thụ:
Hát thì hát nhưng đừng khóc nghe cha nội,
Cả phòng ai cũng cười.Anh Lê Văn Trung bắt đầu dạo nhạc và hát,chỉ đến đoạn:”ngày đi con hứa xuân sau sẽ về.Mà nay…”thì giọng anh đãm nước mắt.Mọi người ai cũng bùi ngùi.
Tôi và anh LVT nói chuyện với nhau hằng ngày:Anh là con út của một người mẹ nhân từ,các anh chị của anh ở nước ngoài,có ngườ ở VN nhưng ai cũng có gia đình và có cuộc sống ổn định.Anh là Trung uý Thiết giáp của quân lực Việt Nam Cộng hoà,anh tham gia tổ chức kháng chiến khi còn rất trẻ,chưa vợ chưa con,với anh, mẹ là tất cả và với mẹ,anh là cậu út bé bỏng vàng ngọc.
Ai cũng có một gia đình,ai cũng có một nỗi niềm.Với tôi,không chỉ là mùa xuân,là ngày Tết..bất cứ lúc nào nỗi nhớ con cũng rây rứt khôn nguôi.Cả trong giấc ngủ..các con tôi con bé quá,má mất sớm,ba đi tù,các con tôi thật bất hạnh.Rất may các cháu còn có được sự đùm bọc của hai cô,hai bác và bà nội,nếu không các cháu sẽ ra sao?
Năm trước tôi nhận được thư và hình của các con,trong thư,Thục Vy con gái lớn của tôi viết:
Không có Ba nhà mình không có Tết ba ạ!chung quanh ai cũng ăn Tết,riêng nhà mình thì không.
Tôi đã khóc,khóc rất nhiều từ ngày xa con.
Đêm đầu tiên trong biệt giam của trại Hoà Sơn,rồi những ngày sống dở chết dở ở trại An Điềm-Quảng nam.Trong cái địa ngục trần gian đó,tôi vô cùng tuyệt vọng,đoan chắc là mình chẳng bao giờ đựoc gặp lại các con,không ai sống nỗi ở cái trại tù khổ sai tàn ác đó.Trâu bò cũng không chịu nỗi nữa là người,Tôi đã chứng kiến một con Trâu lăn đùng ra chết vì kiệt sức,một con khác chổng vó lên trời mặc sức cho người ta đánh,nó cứ nằm vậy không chịu động đậy,đôi mắt thô lố..nó không chết,nó tự vệ bằng cách không chịu làm việc.Tôi chưa từng biết con trâu nào khôn ngoan như thế,đánh mãi không chịu đứng lên,tên quản giáo cũng đành chịu.Chẳng lẽ đánh chết nó..không chừng bị kỹ luật vì phá hoại tài sản XHCN.Có những con khác khi nghe tiếng kẻng,nó phá chuồng bỏ chạy lên núi vì không chịu nỗi công việc cày bừa quá nặng nhọc.Chúng tôi lúc đó không được như con trâu kia,nếu chống lệnh thì chỉ có con đường chết vì bị tra tấn,bỏ đói..chết khát trong biệt giam.Trong lúc tuyệt vọng đó,tôi càng nhớ con kinh khủng,nhớ con trong sự đạu đớn tận cùng.Bây giờ đây mùa xuân đang đến,mọi người sum họp vui vẻ cho dù cuộc sống vẫn còn nghèo đói.Họ vẫn hưởng được cái hạnh phúc đơn sơ nhưng vĩ đại vì nó là hạnh phúc lớn lao nhất,quan trọng nhất của đời người,được ở bên cạnh các con.
Qua đêm nay là đến Tết,các cháu nhỏ sẽ được xênh xang áo mới,tiền lì xì cho dù đó là những chiếc áo rẻ tiền nhưng ít ra chúng cũng được sự nâng nui của bố mẹ,đó là điều quan trọng nhất,lớn lao nhất mà một đứa bé cần: đó là tình yêu thương.
Tôi và các con là nạn nhân của một chế độ bạo ngược hung tàn,là nạn nhân của một tội ác thế kỷ:Chế độ độc tài Cộng sản.
Khoảng 10h,những người lớn tuổi xin phép đi nằm,tôi ngồi nán lại để nghe anh LVT hát bài:”Anh cho em mùa xuân” của Nguyễn Hiền,đây là bản nhạc tôi rất thích.Khi còn ở ngoài,mỗi lần xuân đến tôi đều chuẩn bị một cành mài và một băng catsette,trong đó nhất định phải có bản nhạc này.Bây giờ nghe anh Thụ hát,tôi không còn cái cảm xúc như xưa,trong tôi không còn có hình dáng của người con gái nào dù thực hay mộng,chỉ có hình ảnh các con tôi bé nhỏ.Thục Vy 8 tuổi,Khánh Vy 6 tuổi,Trọng Hiếu 4 tuổi…nghe xong bản nhạc,để anh Thụ được vụ tôi xin cáo từ về chỗ,lấy tấm hình các con ra xem,những đôi mắt ngây thơ nhìn tôi,chúng nếp vào nhau như muốn tìm một nơi nương tựa.
Một dòng nước mắt nóng hổi chảy xuống cằm,tôi cất những tấm hình và đi nằm,vẫn biết rằng sẽ không thể nào ngủ được,không phải chỉ có đêm nay mà đã nhiều đêm như vậy.
Sáng mồng 1 trời lại đổ mưa,mưa không lớn chỉ lất phất bay,tôi ngồi nhìn ra sân,một vài cây cải nở hoa thật sớm.Trời Thanh Hoá rất lạnh so với Phú Yên-Xuân Phước,mọi người co ro trong cái rét vì thiếu áo ấm.Ở miền Nam không ai chuẩn bị áo rét cả,cũng như mọi người tôi mặc vào tất cả những gì có thể mặc được.
Anh em vẫn bắt tay chúc mừng năm mới,tất cả đều chúc nhau mạnh khoẻ,đó là câu chúc ý nghĩa nhất vì đó là ước mơ của tất cả mọi người.Khoẻ mạnh để có thể chịu đựng những thử thách nghiệt ngã,để đứng vững mà quay về với vợ con,với bố mẹ.
Tôi và chú 6 Bàn ăn chung,chú 6 dậy sớm hơn,đã chuẩn bị buổi mai cho hai người chúng tôi: một cái bánh chưng chiên(một buổi mai thịnh soạn)Tôi đi rửa bộ ấm trà rồi ngồi vào bàn ăn.Gọi bàn ăn cho nó oai ,ở Thanh Hoá không có phòng ăn cho từng Buồng giam,chúng tôi ngồi ăn bất cứ ở đâu thuận tiện.
-Chú 6 chiên bánh chưng ngon quá.
Tôi nhai miếng bánh chưng giòn rụm và ngọt lựng vừa nói
Chú 6 cười giòn rất to
-Khi người ta đói thì ăn gì cũng ngon,hồi ở biệt giam mấy năm trời,hạt muối trắng ngậm vào thấy rất ngọt,mấy cây cỏ dại nhai vẫn thấy ngon
Cơm xong,tôi rửa chén,còn chú 6 chế trà
Tôi chấm một tí xàphòng,không dám dùng nhiều rửa qua loa,hai cái chén,cái soong còn mỡ chú Sáu dặn để lại đó buổi trưa xào rau
Chú Sáu Bàn mời anh Thuỵ và anh Trần Nam Phương qua cùng uống trà.Chúng tôi bàn về thời sự và tình hình của các anh em.Chúng tôi đón chào năm mới như vậy đó.
Một lát sau,Bs Nguyễn Kim Long ghé qua chỗ tôi,gần tôi là “Mâm” của anh NVT và LVT.Đối diện tôi bên dãy bên kia….là mâm của anh Lê Văn Vàng và Hoàng Xuân Chinh
Ba ngày Tết qua nhanh,những người thợ hồ đã đi làm trở lại,buồng bên cạnh sắp hoàn tất,những cánh cửa được lắp vào và một ngày thật bất ngờ,khi cánh cửa sắt của khu mở ra và mấy anh em chúng tôi gọi là nhóm”Thập toàn”xuất hiện với đồ đạt khệ nệ trên tay.Chúng tôi vui mừng như được đoàn tụ với người thân.Ba người được anh em chào đón nồng nhiệt nhất tất nhiên là Phạm văn Thành-Nguyễn ngọc Đăng và Phạm anh Dũng,trong anh em họ là những người hùng,nhất là Phạm Văn Thành được anh em yêu quý nhất.Họ dành cho Thành tình cảm đặc biệt vì Thành là người năng nổ nhất-gần gũi với anh em nhất,chia sẽ với anh em nhiều nhất cả về vật chất lẫn tinh thần.Tôi chưa thấy một người nào đối xữ với anh em tốt như anhThành.
Tôi vào Xuân Phước cuối năm 1993,Anh Trần Tư và Gs Đoàn Viết Hoạt bị chuyển đi Bắc mấy tháng sau đó,tôi chưa có dịp nói chuyện và làm quen với anh Trần Tư ,nhưng qua anh em tôi được biết anh Trần Tư là người hào phóng,chia xẻ với anh em rất nhiều.
Những ngày sống ở Thanh Hoá ,Thành đã chia xẻ tất cả những gì mình có,từ thuốc men,tiền bạc quà cáp ,phải nói Thành là một người luôn ở bên cạnh mọi người lúc khó khăn.
Một thời gian sau đó,cuộc sống của chúng tôi có sự điều chỉnh,vì trại có nới bớt sự hạn chế áp đặt bấy lâu lên chúng tôi,có lẽ vì sự quan tâm của những đoàn Đại sứ Pháp,Mý,Canada.
Tôi và anh Nguyễn Ngọc Đăng nói chuyện với nhau nhiều hơn,anh Đăng hơn tôi một tuổi,có nhiều điểm chúng tôi giống nhau,cái giống nhau nhiều nhất là sự thoải mái trong giao tiếp.
Anh Đăng là một con người cởi mở,nói năng bộc trực đôi lúc thiếu tính ngoại giao nên làm mất lòng nhiều người.
Anh không kiêng nể ai,bất bình là nói bất chấp hậu quả,có lần trong cuộc tranh luận về những quyền Tự do Dân chủ với một số cán bộ của Trại Thanh Hoá,anh đã so sánh Việt Nam với Canada,anh nói,ở Canada ,chính phủ phải có trách nhiệm lo cho dân,phục vụ dân,luôn phải lắng nghe ý kiến của dân qua những cuộc thăm dò ý kiến hoặc trưng cầu dân ý..Chính phủ hiểu người dân muốn gì nghĩ gì,sau đó họ sẽ đưa ra những quyết định hợp lòng dân,không phải như ở VN,Đảng CS quyết định tất.
Mấy tay cán bộ trả lời anh:Vì Đảng chúng tôi là Đảng lãnh đạo.
Anh Đăng hỏi:Nhưng ai quyết định cho Đảng CS lãnh đạo.
Mấy cán bộ trả lời :Dân
Anh Đăng hỏi:Dân nào,phải có bầu cử Tự do chứ,phải có sự giám sát của quốc tế và có sự chạy đua giữa các đảng phải với nhau để người dân chọn lựa chứ,còn ở đây các ông một mình một chiếu,vừa đá bóng vừa thổi còi,người dân không có quyền lựa chọn nào cả.Không bầu cử cho các ông thì bầu cho ai.Có ai tranh cử đâu ?.
Cán bộ: -Mỗi nước mỗi khác,ở Việt nam chúng tôi có luật pháp của Việt nam,không sao chép khuôn mẫu luật pháp nước khác.
Anh Đăng:Đó là khuôn mẫu và giá trị chung của loài ngườ tiến bộ văn minh.Đảng CS các ông và các chế độ độc tài khác chỉ là thiểu số.Cán bộ và ai cũng biết chế độ độc tài nào cũng nghèo đói lạc hậu cả,ai cũng muốn có dân chủ và sự giàu có,người dân VN cũng vậy nếu họ được tự do lựa chọn…
Một tay cán bộ không kìm được sự tức giận,hắn hỏi xách mé:
Anh Đăng án mấy năm
Anh Đăng nhìn với một chút ngạc nhiên nhưng cũng trả lời.
-20 năm
Anh ở hết 20 năm rồi về Canada đã nói chuyện dân chủ.
Câu nói này làm anh nỗi xung..và không kiềm chế được
-Nói với các người nói với đầu gối còn hơn.
Anh bỏ đi,mọi người ai cũng sững sốt và lo lắng.Mấy tay cán bộ đứng đờ người ra
Câu nói của anh rất nặng..nhưng hoàn toàn đúng..chỉ có là không ai dám nói như vậy..ở VN nói như vậy thì mục xương.Chắc có lẽ họ lờ đi vì anh là công dân Canada
Cùm một công dân Canada vì lý do như vậy cũng khó giải thích với Đại sứ Canada.
Sau lần đó tôi càng cảm phục anh
Chúng tôi càng ngày càng thân nhau qua những lần uống trà.Cuộc sống của chúng tôi đỡ hơn vì có nhiều anh em nhận được quà..thăm nuôi..bưu phiếu.
Sự có mặt của mấy anh em trong tổ chức Liên Đảng của Hoàng Việt Cương đã mang đến những thay đổi lớn trong đời sống của chúng tôi.
Người ta mang hạt giống vào theo yêu cầu của một số anh em,mảnh đất trước sân khá rộng,chúng tôi trồng rất nhiều thứ rau xanh:Khổ qua,mướp,bí đao,chuối,đu đủ,mồng tơi..Từ ngày anh em Việt kiều-Tôi tạm gọi như thế đến,BGT trại mang rất nhiều chậu hoa và cây cảnh vào,chúng tôi là những người trong nước chỉ hưởng theo thôi.Chúng tôi nhìn thấy sự khác biệt lớn lao giữa một công dân VN và một công dân nước ngoài.Chính CSVN đã tạo ra Đẳng cấp và ranh giới,những Việt kiều được đối xữ khác họ được ưu tiên trong việc khám chữa bệnh,thư từ liên lạc với gia đình dể dàng hơn,thời gian thăm gặp lâu hơn.Còn chúng tôi,những người mang quốc tịch VN,chúng tôi chẳng là gì cả,thua cả một con vật,con vật chết người ta sợ tổn thất,chúng tôi chết chỉ mất một tờ biên bản.
Chính CSVN đã đẩy thân phận người Việt đến chỗ tận cùng của sự khinh miệt,sự rẻ rúng,chính họ đã tạo nên cái hàng rào đẳng cấp giữa công dân việt nam và công dân ngoại quốc với sự khinh trọng khác nhau.
Chính CSVN đã tạo nên sự khác biệt về thân phận giữa một người VN và một công dân ngoại quốc,người ngoại quốc thì quý trọng,người VN thì hèn mạt và CSVN phải chịu trách nhiệm về việc này.Họ đã làm tổn thương đến lòng tự hào dân tộc,đẩy dân tộc VN xuống hàng mang di mọi rợ…họ đã làm xuất sắc cái mà bọn Thực dân Pháp đã làm.
Cuộc sống của tôi có một sự điều chỉnh,Anh Phạm văn Thành mời chú Phan văn Bàn,anh Trần nam Phương,anh Hoàng xuân Chinh và một số anh em khác về ăn chung một mâm để tiện giúp đỡ.Tôi được anh Đăng mời ăn chung với Nguyễn duy Cường-một người trong tổ chức Liên Đảng nhưng ở quốc nội.
Cuộc sống của tôi từ trước đến nay vẫn tạm ổn vì luôn được gia đình quan tâm,không nhiều nhưng tôi cũng không thiếu thốn.ăn chung với anh Đăng cuộc sống của tôi dể chịu và đầy đủ hơn rất nhiều.
Mấy tháng sau Bộ CA tổ chức tuần học tập về chính trị,lịch sữ Việt Nam.Họ bắt buộc mọi người phải học, và trong mỗi ngày đi học mỗi người được bồi dường hai lạng thịt heo.Tôi cáo bệnh không đi.Mấy nhân viên công an của Bộ đến hỏi từng người sao không đi(khoảng 3-4 người không đi)cùng với CA của bộ còn có Doãn Hồng Phong phụ trách trạm xá-thượng uý Công an).Phong là một người cao gầy,có khuôn mặt khó đăm đăm,hắn ta luôn có thái độ hằn học với anh em vì mặc cảm chăng?Hay đơn giản chỉ là cái bệnh chung của những người CS là thù ghét những người dân chủ.Đặc biệt hắn tỏ ra không ưa tôi từ lần gặp đầu tiên.
Tôi bảo bị đau răng,hắn yêu cầu há miệng cho kiểm tra.Tôi có bị đau răng nhưng không đến nỗi không đi được.Tôi không thích phải ngồi từ ngày này sang ngày khác để nghe luận điệu tuyên truyền,tôi đã phát ngấy cái chuyện này rồi.
Qua ngày thứ nhất,đến ngày hôm sau thì chia nhóm ra để thảo luận.Tôi vẫn cáo bịnh nằm nhưng khi nghe anh em thảo luận tôi thấy đây là cơ hội để tranh luận,trình bày quan điểm của mình.
Chiều hôm đó tôi tự nguyện tham gia buổi học,người ta cấp giấy bút cho tôi,mỗi tờ giấy đều đánh số để sau này thu lại,chỉ được ghi chép nhưng không được mất tờ giấy nào.
Lần này chúng tôi nghe họ trình bày về thế và lực của “Cách mạng VN”.Chính sách Đối nội và Đối ngoại của CSVN trong thời kỳ”hội nhập” đổi mới”
Đó là năm 1996,sau một năm bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ,nhưng luận địu của họ vẫn căm ghét Mỹ,quan hệ với Hoa Kỳ là một nhu cầu chiến lược không thể không làm..để tránh tình trạng bị cô lập…để phát triển kinh tế.Mỹ là một thị trường lớn,muốn hội nhập với Thế giới không thể không quan hệ với Mỹ.
Và cũng trong những buổi học chính trị này,thái độ của họ đối với Trung Cộng đã thay đổi hẳn,không còn coi Trung cộng là bọn…nước lớn,chủ nghĩa Đại Hán bành trướng.Họ coi Trung cộng là đồng chí là anh em,quan hệ với TC trở lại như môi với răng,môi hở răng lạnh của thời Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng.Tôi biết chuyện VC..bám đuôi TC từ vài năm nay vì không còn sự lựa chọn nào khác,hơn nữa đây là sự lựa chọn có lợi nhất cho VC và sự lựa chọn này phù hợp hoàn toàn với bản chất của người CS,đó là:Thực dụng,tráo trở,vụ lợi,vô nguyên tắc và không có lý tưởng,không có giá trị gì để tuân thủ để theo đuổi.
Nguyên tắc xử thế của CS chỉ có hai chữ:quyền và lợi,tất cả mọi chính sách chủ trương đường lối đều phục vụ cho hai mục đích này.
Để đối phó với diễn biến phức tạp và khó lường đoán trước của Thế giới ,VC cần có chỗ dựa.Trước đây họ coi Liên Xô là hòn đá tản,bây giờ quan hệ với TC là sự sống còn của chế độ.Người dân đang nhìn vào thế và lực của chế độ CS để quyết định thái độ của mình.
Đảng viên các cấp cũng nhìn vào thế và lực của chế độ để suy đoán tương lai chế độ đi về đâu…có vững vàng không để quyết định có nên…trung thành với Đảng CS không.Miếng bánh quyền lợi mà đảng CS đem ra chia chát để duy trì sự sống còn có lâu dài và đáng giá không?
Không có chỗ dựa từ TC,CSVN đơn độc lung lay,lúc đó người dân và các đảng viên cs có còn phục tùng,sợ hãi,ủng hộ chế độ không?Đây là nỗi ám ảnh với VC và nó sẽ vẫn tiếp tục cho dù CSVN có thành công trong việc liên kết với TC để bảo vệ chế độ cho nhau,nhưng trật tự TG sẽ luôn thay đổi,tương quan lực lượng giữa Mỹ,các nước Phương Tây và TC sẽ chuyển dịch,sự cần bằng chiến lược một ngày nào đó sẽ đổ vỡ và sự đối đầu bằng quân sự là tất yếu.Cái thiện, cái ác không thể sống chung,Tự do Dân chủ và Độc tài toàn trị không thể song song tồn tại.Đó là quy luật tự nhiên như ngày và đêm,sáng và tối.
Nhưng dù sao ngay trong thời điểm này VC cũng cảm thấy đuợc an toàn để tiếp tục cai trị một thời gian dài nữa.
Quan hệ ngoại giao với Mỹ đã thành công,liên kết chiến lược với TC đã ổn định,những người CS lúc này càng vênh váo,kiêu ngạo hơn cho nên sẽ nguy hiểm với các nhà dân chủ.
Tôi biết tương lai trước mắt còn tăm tối,việc phục hưng Tự do-Dân chủ cho Việt Nam còn xa vời,và vô cùng khó khăn.Tôi chỉ còn một chút hy vọng rằng:Người Mỹ sẽ nhận ra cái hiểm hoạ từ một nước TC đang lớn mạnh như vũ bão,một nước Nga đang bất ổn,có thể quay lại với chế độ độc tài bất cứ lúc nào và không loại trừ hai thế lực này liên kết với nhau..và người Mỹ sẽ hành động để tự bảo vệ mình và bảo vệ Thế Giới.Tôi vẫn luôn luôn xác tín rằng (cho đến khi tôi đang viết những dòng này)hiểm hoạ CS chỉ có thể giải quyết bằng cuộc chiến hạt nhân,hay một liệu pháp Sốc nào đó.
Kỳ vọng những người CS sẽ chuyển đổi qua con đường dân chủ là một ảo tưởng ấu trĩ và thảm hại và có thể phải trả giá bằng sự huỷ diệt của chính mình.
Sau đó chúng tôi được hướng dẫn về những câu hỏi,những đề tài cho một ngày thảo luận và viết thu hoạch.
Những đề tài,những hướng dẫn mà người ta gợi ý cho chúng tôi là để dẫn dắt chúng tôi theo một lộ trình đã được vạch sẵn,là cách áp đặt lên suy nghĩ của chúng tôi theo ý của họ.Họ không muốn chúng tôi đi vào những đề tài những lĩnh vực “nhạy cảm”.
Tổ thảo luận của tôi có:Bs Nguyễn Kim Long,anh Nguyễn Ngọc Đăng,Nguyễn văn Trung,anh Lê thiện Quang và 6 anh em khác,chúng tôi tranh luận và chất vấn họ về mọi đề tài,có những câu hỏi nằm trong nghị trình thảo luận nhưng cũng có những câu hỏi không nằm trong nghị trình.Họ chăm chỉ lắng nghe nhưng trả lời theo cách của họ.
Tôi ngồi giữa anh NVT và Bs NKL,Tôi nói với anh Trung
Em “nổ” trước nhé.
Anh Trung cười,
-Không không..chú mày nhường cho anh nổ trước.
Anh Trung cầm trên tay một miếng giấy đứng dậy
-Tôi muốn biết nhà nước CHXHCNVN có quan điểm và hướng giải quyết như thế nào về quần đảo Hoàng sa đã bị Trung Cộng chiếm năm 1974 và một số đảo ở Trường sa gần đây.
Họ vòng vo nói về chủ trương giải quyết vấn đề trên cơ sở thương lượng,không làm phức tạp tình hình và Họ hứa sẽ thu hồi Hoàng sa và Trường sa nhưng không phải lúc này.
Anh Nguyễn Ngọc Đăng đứng dậy
-Nếu các ông sợ TC không dám đánh nhau với nó thì vẫn còn có LHQ,là một cơ chế để giải quyết vẫn đề này.Tại sao các ông không đưa vấn đề này ra Toà án quốc tế.Tôi nghi ngờ về những gì các ông nói và thực tâm của các ông trong cách giải quyết vấn đề này.
Trước câu hỏi và cách đặt vẫn đề của anh NNĐ,…,họ chỉ bảo câu hỏi của anh Đăng mang tính khiêu khích.
-Không phải chúng tôi không dám đánh nhau,Mỹ là một siêu cường mạnh hơn hẳn Trung quốc mà chúng tôi còn dám đánh,vấn đề là đất nước cần có hoà bình và ổn định để xây dựng,còn chuyện nhờ LHQ và Toà án quốc tế can thiệp thì chúng tôi chưa dám trả lời các anh chờ xin ý kiến cấp trên nhưng lập trường của chúng tôi là không để bên ngoài can thiệp
Anh NNĐăng nỗi nóng đứng lên một lần nữa
-Nói như quý vị thì 100 năm nữa cũng không giải quyết được vẫn đề.Như thế này không được,như thế kia cũng không được,thực ra quý vị không muốn hoặc không dám trực diện với vấn đề,không quan tâm đến quyền lợi quốc gia.
Tôi đứng lên tiếp lời anh Đăng
-Vấn đề Hoàng sa-Trường sa không phải là không giải quyết được,chỉ tại nhà nước này và Đảng CS không muốn giải quyết vì sợ mất lòng Trung Cộng.Với tư cách là một công dân VN,tôi nghi ngờ về cách thức lãnh đạo đất nước của quý vị.Các vị đã đặt quyền lợi và sự sống còn của Đảng CS lên trên quyền lợi và sự sống còn của quốc gia và dân tộc.Tôi muốn biết quý vị là ai?lập trường của quý vị như thế nào?quý vị đứng về phía nào giữa dân tộc VN và bọn bành trướng Bắc Kinh
Khi quý vị gọi những tên cướp nước của dân tộc chúng tôi là đồng chí là anh em.
Họ sững sờ tuy cố giữ vẻ bình tĩnh nhưng chúng tôi thấy mặt họ tái xanh vì tức giận và lúng túng
Anh Nguyễn Kim Long đứng dậy,tay run lên vì tức giận
-Tôi cũng muốn hỏi quý vị như vậy.Quý vị là?Mục đích của quý vị là gì?Quý vị đứng về phía nào giữa dân tộc Việt Nam và bọn Trung cộng cướp nước?Quý vị xem họ là anh em là đồng chí thì nhân dân VN là gì của quý vị,người ta nói bạn của kẻ thù là kẻ thù.Quý vị phải chứng minh cho dân tộc VN biết quý vị là ai?
Vấn đề Hoàng sa-Trường sa là một thử thách để biết quý vị là ai.Nhân dân VN không thể không biết,không thể chờ đợi mãi mãi,
(anh NKL là người rất nóng nảy).
Tổng thống Việt Nam Cộng hoà Nguyễn Văn Thiệu đã từng nói:”Đừng nghe những gì CS nói,hãy nhìn những gì CS làm”
Tôi sợ anh đi quá xa không có lợi nên tôi khéo léo kéo tay anh.Tay cán bộ có quân hàm lớn nhất (làm ra vẻ tự nhiên tuy khuôn mặt đã méo xệch vì tức giận)nói với anh Long
-Đề nghị anh Long bình tĩnh,có gì anh em cứ trình bày,nhưng phải bình tĩnh,những thắc mắc của anh em chúng tôi sẽ ghi lại và trình lên cấp trên ..sẽ có ý kiến.
Buổi thảo luận đầu tiên kết thúc trong sự căng thẳng.…trên đường về buồng giam chúng tôi trao đổi với nhau về cuộc thảo luận.Anh Đăng cười vui vẻ,anh nói theo giọng Sài Gòn.
Dui quá,không hẹn mà gặp ai cũng suy nghĩ giống nhau,lần này bỗ chúng nó cũng không trả lời được.
Anh PADũng ở một tổ khác cười rất tươi,nghe anh em bên này nổ ..quá,bên chúng tôi cũng nổ.Tôi-Thành ,anh Phương cũng làm cho chúng nó lúng túng.Cũng là vẫn đề Trường sa Hoàng sa thôi.
Rất tiếc trong thời điểm mà chúng tôi thảo luận(vào năm 1996)chúng tôi không hề biết về công hàm của Phạm Văn Đồng ký năm 14/09/1958,nếu lúc đó chúng tôi có được thông tin đó thì CSVN sẽ bẻ mặt như thế nào.
Buổi chiều chúng tôi tập trung thảo luận về quy chế Trại giam,về điều kiện chăm sóc sức khoẻ,khẩu phần ăn và những hạn chế trong tiêu dùng của chúng tôi
Tôi,anh Nguyễn ngọc Đăng,,anh Nguyễn kim Long,anh Nguyễn văn Trung đều tập trung vào hai đề tài này.Anh Đăng ý kiến trước,cũng là ý kiến đại diện của chúng tôi.
-Về chỗ ở chúng tôi ghi nhận rằng chúng tôi có chỗ ở rộng rãi, và một vườn hoa cây cảnh đẹp,giờ giấc sinh hoạt thoải mái nhưng thời tíêt mùa hè nóng quá,yêu cầu cho chúng tôi mua quạt để xữ dụng,yêu cầu trại cho chúng tôi 1 cái Tivi màu,nếu trại khó khăn tài chính chúng tôi sẽ bỏ tiền ra mua.
Còn về mức sống của trại quá thấp,tiêu chuẩn cho một người tù mỗi tháng chỉ có 3 lạng thịt,5 lạng cá,3 lạng đường,2 lạng xabông,nửa lít nước mắm là quá ít.5 lạng cá thì thường là cá muối hư thối,không thể ăn được,nửa lít nước mắm cũng không ăn được.Cho nên chúng tôi đề nghị trại dở lệnh phong toả tiền bạc để chúng tôi tiêu xài và không hạn chế số lượng và trọng lượng bưu phẩm.
Chúng tôi muốn giúp đỡ những anh em thiếu may mắn của chúng tôi vì trại không cấp đủ nhu cầu cho họ sống còn được,nên để chúng tôi làm điều đó.Việc hạn chế sự ăn uống của chúng tôi là vi phạm nhân quyền,việc cấm chúng tôi giúp đỡ nhau trong hoàn cảnh ngặt nghèo là vi phạm đạo đức,nó hoàn toàn phi nhân tính,vô nhân đạo,nó thủ tiêu bản chất tốt đẹp của con người.Trong khi Đảng CS VN lúc nào cũng nói đến chính sách nhân đạo ,nhân đạo mà như vậy sao?
Người đại diện của Bộ CA trả lời chúng tôi như thế này:
Mỗi tháng các anh được cấp 15kg gạo với rau xanh,3lạng thịt,5lạng cá,3lạng đường.Chúng tôi tính về khẩu phần như vậy là đủ lượng calo cho 1 người.
Còn việc các anh muốn giúp đỡ bạn bè chúng tôi không cấm nhưng các anh phải xin phép cán bộ quản giáo nếu muốn giúp ai.Còn việc hạn chế số tiền tiêu dùng,số quà được phép nhận hàng tháng là để tránh những hiện tượng tiêu cực:Vì có một số người dùng số tiền gia đình gởi vào để đánh bạc cá độ,một số khác dùng tiền bạc để mua chuộc dụ dỗ người khác làm việc xấu.
Đến đây anh em không chịu nỗi,nhiều người dơ tay xin ý kiến,tôi thấy có anh Nguyễn kim Long và nhiều người khác,anh NKL không chờ cán bộ đồng ý đã lên tiếng.
-Tôi không đồng ý với cách giải thích của cán bộ.Thứ nhất:Tiêu chuẩn dành cho một người tù mà cán bộ gọi là “đủ calo”là một tiêu chuẩn giết người.Không ai có thể sống được với cái tiêu chuẩn như vậy.Tôi là một Bác sĩ,tôi biết một con người cần gì để sống,con người cần thịt cá trứng sữa….đường.Không ai có thể sống được với cơm rau và muối trắng một khoảng thời gian dài như chúng tôi,10năm,20năm,chung thân.Làm sao chúng tôi có thể sống được,đây là bản án tử hình được thực hiện từ từ,nó cực kỳ vô nhân đạo.Thử hỏi các vị,trong thời VNCH,quý vị bị chính phủ của chúng tôi giam giữ,quý vị được đối xữ như thế nào.Nhiều người của quý vị ở tù nhưng còn có tiền gởi về nuôi gia đình…vì lúc đó chế độ CH tạo công ăn việc làm cho quý vị để quý vị hoàn lương.
Đến đây nhân viên bộ CA không chịu được giơ tay ngắt lời anh Long.
-Thôi…thôi..đủ rồi đó anh Long,chấm dứt cái luận địệu của anh đi.
Trước khi ngồi xuống anh Long nói thêm-Đó là sự thật.
Anh NNĐ cũng không chờ cho phép có ý kiến.
-Ai dùng tiền của gia đình gởi vào để đánh bạc,cá độ thì trại xử lý người đó,không thể vì họ mà hạn chế người khác,ở đây chúng tôi không có tiền mua thức ăn đắt như vàng thì lấy tiền đâu mà đánh bạc.
Còn cái gọi là “mua chuộc” người khác là không đúng,quan hệ của anh em chúng tôi là tương kính và trách nhiệm như một gia đình.Đây là cách để các vị cô lập chúng tôi.
Tôi cũng lên tiếng
-Việc giúp đỡ cho các anh em gặp khó khăn là xuất phát từ lương tâm,từ nhân tính,chẳng lẽ mỗi lần giúp anh em một gói mì để ăn tối mà phải báo cáo với lãnh đạo,xin phép rồi mới cho,hoặc người bệnh lúc đêm hôm,một lon sữa cũng phải chờ sáng mai lên xin phép cán bộ.Quý vị muốn biến chúng tôi thành những người máy,muốn thủ tiêu nhân tính của con người,tiêu diệt cái quý giá nhất của một con người đó là lương tâm là nhân tính hay sao?.
Đứng trước những lập luận như thế họ không thể bác bỏ được bằng những lời lẽ nguỵ biện nên họ chỉ hứa sẽ xem xét ý kiến của chúng tôi.
Chiều về trao đổi với anh em tôi mới biết ở Tổ bên kia,anh Lê Hoàng Sơn,PVT và PADũng nổ còn hơn bên này.
Sau đợt học tập chính trị chúng tôi bị đưa đi lao động ở bên ngoài.Đầu giờ lao động chúng tôi tập họp ở ngoài sân trại và đi làm như mọi người.Đội của chúng tôi do anh Lê Hoàn Sơn làm đội trưởng,chúng tôi làm việc ở khu vườn trồng rau xanh,bên cạnh con đường đất đỏ,ở đó có một xưởng cắt gạch,gạch lót nền được cắt từ những tản đá vôi,những mảnh đá nhỏ còn lại chúng tôi đập thành đá 1x2.
Một hàng dừa bên cạnh ao nuôi cá nhỏ,mấy cây mít to tán lá sum sê trải rộng và khá nhiều trái,những cây mít này do những cựu tù của VNCH trồng,một giếng nước xây bằng đá,nước trong vắt.
Chúng tôi được giao chỉ tiêu mỗi người 4 xô 10lit đá 1x2/một ngày.Công việc này có rủi ro là có thể hỏng mắt vì đá văng phải.Chúng tôi bảo nhau không nên làm đúng chỉ tiêu giao khoán vì nếu làm đúng chỉ tiêu này thì sẽ được nâng lên đến mức nào không ai biết chắc,lúc đó mọi người sẽ vất vả.Hàng ngày chúng tôi chỉ đập được 3 xô hoặc 3 xô rưỡi.Anh NNĐ chỉ được hai xô.Tôi anh Đang và một số người khác không hoàn thành mức khoáng nên bị gọi lên gặp cán bộ để làm việc.Chúng tôi trình bày không thể đập đá nhanh hơn được vì sợ đá văng vào mắt.Cán bộ quản giáo là người khó tính và rất hay vòi vĩnh.Đội chúng tôi có một số anh em bên thường phạm được biên chế vào để kiểm soát,theo dõi chúng tôi nhưng một thời gian ở chung họ tỏ ra mến chúng tôi ..Tôi thấy họ là những người rất tốt,rất dể mến,tính tình nhu hoà ăn nói gãy gọn.Một anh tên là H,quê ở Thái Nguyên,tội buôn bán ma tuý.H là một người thanh niên lịch sự lễ độ và thông minh nhưng vì cuộc sống nghiệt ngã,cái đói nghèo và bế tắc đã đẩy anh vào con đương tội lỗi nhưng H vấn là một con người có lương tri.Với anh bán ma tuý để kiếm một ít vốn rồi giải nghệ,kiếm một việc kinh doanh lương
thiện…nhưng chỉ lần đầu tiên là đã bị bắt,cơ hội đổi đời không thành,xa vợ xa con ,ở trong tù bị chèn ép.Trong một lần làm việc với cán bộ,tôi gặp anh H này mang quà đến cho cán bộ.Thấy tôi,anh hơi lúng túng,còn tay cán bộ thì vẫn tỉnh bơ.Tôi biết cuộc sống đói khổ trong tù không ai tự nguyện mang quà cho cán bộ cả,mà người ngửa tay nhận món quà này cũng là một thứ máu lạnh.Đây là việc trái tự nhiên,một người thiếu đói lại đi tặng quà cho một người dư thừa.
Tôi bước vào căn phòng nhỏ,tay cán bộ điềm nhiên cất hộp bánh ra hiệu cho anh H đi về.Với một thái độ hơi trịch thượng tay cán bộ quản giáo hạch sách tôi về cái gọi là thái độ cải tạo của tôi.Tôi thẳng thắng bác bỏ.
-Tôi xin minh định với cán bộ là tôi ở tù vì một sự chụp mũ với tội danh mơ hồ và vi phạm công ước quốc tế về các quyền dân sự-chính trị của Đảng CSVN.Tôi bị cưỡng bách lao động,tôi không có tội gì để cải tạo cả.
Tay cán bộ trân tráo nói với tôi với cái luận điệu cũ rích,luận điệu lưỡi gỗ mà chế độ này vẫn trả lời khi bị cộng đồng quốc tế lên án về những vi phạm nhân quyền.
-Anh không có tội sao bị bắt.
Tôi bị bắt vì lý do chính trị,Đảng CS muốn bịt miệng không cho tôi nói lên sự thật tại VN,cái sự thật mà nhân loại cần biết về những tôi ác của chế độ.
-Ở VN không có tù chính trị,chỉ có những người vi phạm luật pháp
-Tôi không tranh luận với cán bộ về vấn đề này ở đây..nếu chế độ này có bản lĩnh và muốn chứng minh ở VN không có tù chính trị thì hãy mở ra một diễn đàn để tranh luận công khai công bằng với sự chứng kiến của báo chí quốc tế.
Quay lại với vấn đề mức khoán của tôi hắn nói:
-Nếu anh không hoàn thành mức khoán thì tôi buộc lòng phải lập biên bản kỷ luật anh với những biện pháp chế tài..anh biết rồi đó.
Tôi được ra về với lời cảnh cáo như vậy.
Chúng tôi trao đổi với nhau là những anh em nào thừa chỉ tiêu thì chuyển qua cho những anh em thiếu.Thứ nhất đẻ tránh sự khó khăn và nguy cơ kỷ luật cho những anh em thiếu và cũng không tạo cơ hội để chúng nó nâng chỉ tiêu lên.
Một vài tuần như vậy trôi qua,bất ngờ quyết định của BGT trại buộc chúng tôi phải làm tăng lên gấp đôi.Chúng tôi phản đối,anh Lê Hoàng Sơn-đội trưởng đại diện cho chúng tôi ý kiến.
-Cán bộ về trao đổi với BGT,với mức khoán 4xô,anh em khó khăn lắm mới hoàn thành được,bây giờ nâng lên 8 xô làm sao chịu đựng nổi.
Tay cán bộ an ninh trại thấy thái độ anh em cương quyết,nó tìm cách dụ dỗ.
-Hiện nay trại đang thi công xây dựng khu nữ,vì nhu cầu về đá dăm nên chúng tôi mới nâng chỉ tiêu lên,mong các anh chia xẻ với khó khăn của trại,chỉ tạm thời một hai tháng thôi.Khi xong công trình các anh trở lại làm việc với mức khoán cũ.
Chúng tôi biết đây là cái mánh lới để đánh lừa chúng tôi,nếu chúng tôi đồng ý với mức khoán này thì mãi mãi sẽ không có sự thay đổi nào hết.
Anh Lê Hoàn Sơn trình bày ý kiến của anh em
-Nếu trại đang thi công,cần đá dăm thì sao lại không đi mua.Đá dăm đâu có bao nhiêu tiền,nếu anh em chúng tôi có làm 20 xô một ngày thì số lượng cũng chẳng đáng là bao,hơn nữa trại có ngân sách của mình chứ làm gì có chuyện xây dựng một công trình mà không có ngân sách từ Bộ rót về. Đội chúng tôi đa phần là những người già,còn số trẻ thì sức khoẻ yếu.Chúng tôi không thể thực hiện theo yêu cầu của BGT được.
Những ngày sau đó là những ngày rất căng thẳng,vì không ai hoàn thành nỗi chỉ tiêu,từng người một bị kêu đi làm việc,với lời lẽ đe doạ kỷ luật,có một số người vì sợ nên đã cố sống cố chết làm cho đủ mắc dù đã được anh em khuyên nên cùng với anh em đấu tranh chứ đừng làm thế,vừa thiệt cho bản thân vừa đẩy anh em vào thế bí nhưng ở tập thể nào cũng vậy,luôn có sự xé rào và lần này sự xé rào đã đẩy anh em vào khó khăn.Khi bị gọi lên làm việc cán bộ an ninh đã đưa những người đó ra làm điển hình để ép chúng tôi..
-Tại sao các anh không làm được mà anh a,b,c làm được.Các anh cũng như anh ấy thôi,vấn đề là các anh có ý muốn chống lại không chịu cải tạo.
Chúng tôi họp lại để phân tích tình hình,ai cũng có cùng một nhận định:Đây là cách họ trả đủa đối với chúng tôi về những phát biểu trong lần học chính trị vừa qua,và không loại trừ họ dùng cái cớ này để kỷ luật chúng tôi.Chúng tôi chuẩn bị cho tình huống xấu nhất và cũng là tình huống có nhiều khả năng nhất.
Đây là chiến dịch trấn áp chúng tôi,đẩy chúng tôi vào tình thế một là quy phục hoặc sẽ đi cùm.
Chúng tôi nhất quyết chọn phương án đi cùm
Buổi trưa khi mọi người đã đi ngủ anh Nguyễn ngọc Đăng gọi tôi ra một góc riêng để thông báo cho tôi một quyết định,anh nói:
-Tình hình này chúng nó muốn đẩy anh em vào kỷ luật,không cách gì tránh được,đây là chủ đích của họ,nếu chúng ta cố gắng hì hục làm đủ 8 xô thì vài ngày sau chúng nó sẽ nâng lên 12 xô rồi 16 xô.Bọn CS thì mình còn lạ gì,đây là một sự trả thù.
Tôi đồng ý với anh Đăng
-Chỉ còn có cách là đi kỷ luật thôi.
Anh Đăng nhìn tôi
-Trong anh em mình nhiều người bệnh hoạn già yếu.Ông cũng đâu có khoẻ.Ở lâu trong biệt giam anh em mình chịu có nỗi không.Tôi dù sao cũng có quốc tịch Canada.Tôi rất lo cho Ông và Cường
Tôi có cách này,tôi chỉ nói một mình ông biết thôi.Tôi sẽ dùng dao sắc đâm vào bụng để phản đối.
Tôi giật mình nhìn anh và dứt khoát nói với anh
-Không được đâu,như vậy thì nguy hiểm quá,lỡ nó chạm vào chổ hiểm thì sao,chết như chơi.Ở đây xa bệnh viện,chúng nó bỏ liều,nhiễm trùng cũng đủ chết.Thôi…thôi..không được đâu,nguy hiểm quá.
-Ông đừng lo,đây là sở trường của tôi,tôi sẽ dùng một con dao nhỏ,sát trùng thật kỷ.Tôi sẽ đến trước mặt tay cán bộ quản giáo tuyên bố phản đối sự đàn áp của trại nhắm vào tù chính trị..và đâm vào chỗ này..đâm đến đây thôi(anh Đăng đưa con dao nhỏ trắng bóng cho tôi xem)ngập hết chỗ này thì mới qua lớp mữ bụng thôi.
Tôi vẫn phản đối kịch liệt
-Không được đâu,lỡ nó chạm vào ruột thì sao.Thôi bỏ chuyện này đi,tôi xin ông..đừng giỡn với Tử thần
Anh Đăng vẫn cười một cách tự tin
-Không sao đâu,ông cứ tin ở tôi
Tôi vẫn phản đối,
Chuyện này nguy hiểm quá,bỏ đi ông ạ.
Mấy ngày sau tôi và anh Đăng vẫn đi làm,không khí vẫn căng thẳng,vẫn tiếp tục những buổi làm việc,với anh em,hết người này đến người khác,càng ngày sự việc càng có phần nghiêm trọng. Chúng tôi chuẩn bị để đi cùm,anh em thu dọn đồ đạt cho gọn gàng,tất cả đã sẵn sàng
Hôm đó tôi đau răng quá không đi làm được.Tôi đi bệnh xá
Tay cán bộ hỏi tôi:
-Đau răng thì có gì phải xin nghỉ
Tôi chuẩn bị tinh thần để đi kỷ luật nên nói với Doãn Hồng Phong.
-Tôi đau răng quá không chịu được,cán bộ cho nghỉ thì tốt,không cho tôi vẫn nghỉ
Hắn nhìn tôi hằn học
-Thế sao anh không nghỉ đi mà đến đây làm gì?
-Tôi làm theo nội quy trước
Cuối cùng hắn vẫn cho tôi nghỉ
Về buồng giam tôi uống thuốc của Bs Nguyễn Kim Long đưa cho,dùng bông xoáy vào chỗ răng hỏng,cho thuốc vào và đi nằm.
30 phút sau tôi nghe tiếng xôn xao ngoài cổng khu,tôi ngồi dậy(cái răng sâu vẫn nhức dữ dội).T-một người tù thường phạm buôn lậu quê Hải Phòng hớt hải chạy vào cho tôi hay.
-Anh Tuấn..Anh Đăng đâm vào bụng,người ta khiêng ảnh vào trạm xá rồi.
Tôi hoảng hồn tim đập thình thịch,cơn đau biến mất,tôi chạy tới chạy lui,cửa khu đã đóng,không đi đâu được.Tôi chạy đi tìm Tr (cũng là một thường phạm,hằng ngày anh Đăng vẫn hay cho tiền nó để nhờ nó một số việc)Tr đang nấu cơm cho đội ở dưới bếp.Tôi bảo nó
-Em xuống trạm xá coi anh Đăng có sao không,để anh coi bếp cho
Nhìn tôi mặt nó dài tra trông thảm hại
-Em cũng đang lo cho ảnh đây,nhưng cổng đang đóng trèo ra lỡ chúng nó bắt được thì chết em.Anh nhờ thằng L thử coi
Tôi chạy đi tìm L,nhưng không thấy nó đâu hết,thôi…như vậy là nó đi thăm mấy bà chị nuôi của nó bên khu nữ.Hy vọng là nó nghe được việc này.
Rất lâu lắm L mới về,Tôi hỏi nó có tin gì về anh Đăng không
Nó lắc đầu.
-Em cũng vừa mới hay thôi,em cũng mới xuống trạm xá,cửa trạm xá đóng không ai được vào…em có hỏi thằng bạn,nhưng nó nói với em,cán bộ bảo tau không được nói gì,mày bé bé cái mồm đi nhé,đừng có dây vào việc này.
Đến trưa cả đội về,tôi hỏi anh Dương Văn Sỹ,một người trầm lặng,kiên nghị và rất nhân hậu..anh với tôi rất thân tình.
-Tình hình anh Đăng thế nào?
Anh Sỹ và những anh em khác hơi bất ngờ nhưng có vẻ bình tĩnh.Anh Sỹ bảo tôi
-Máu ra không nhiều lắm,không biết vết thương có sâu không,chỉ sợ chạm ruột ở bên trong gây xuất huyết thì mệt.Anh Đăng chơi bạo quá.
Anh Sỹ cười nhưng có vẻ lo lắng
Anh Lê Hoàng Sơn chạy sang chỗ tôi,(anh Sơn cũng là người của tổ chức Liên Đảng),việt kiều từ Pháp về.Trong số anh các anh em Hải ngoại,anh Sơn và anh Đăng thân nhau nhất,với tôi anh Sơn là một người anh đúng nghĩa,anh chăm sóc tôi lúc đau ốm và chia sẽ những chuyện rất riêng tư
-Thằng Đăng nó đâm vào bụng mày ơi!Nó tuyên bố với cán bộ là phản đối việc cưỡng bức lao động với tù chính trị.
Máu ra không nhiều lắm..nhưng mong sao đừng có đụng vào bên trong(nói đến đây anh dừng lại nhìn tôi)
-Mày có biết dự định của nó không
Tôi không thể giấu anh Sơn được
-Có,em có biết
Anh Sơn trợn mắt nhìn tôi,anh làm ra vẻ tức giận nhưng tôi biết anh là một người rất hiền,tôi chưa thấy anh nổi nóng với ai,là một Phật tử thuần thành,chính anh là người có ảnh hưởng với tôi nhất trên con đường đến với Phật giáo.Đối với tôi và anh Đăng,anh Sơn hiền và ân cần như một người anh ruột
-Tụi mày có còn coi anh là anh nữa không?Việc như thế mà chúng mày cũng giấu anh không cho anh biết
Tôi giải bày với anh Sơn
-Anh Đăng sợ anh phản đối và cấm ảnh. bắt em phải hứa không được nói với ai.Em biết phải làm sao?
Tôi nói lại suy nghĩ và những dự kiến của anh Đăng cho anh Sơn nghe.Anh Sơn cũng hiểu chuyện đó..cũng biết anh Đăng làm như vậy là vì anh em.Anh Sơn lặng lẽ ngồi xuống đối diện với tôi
-Có gì phải nói cho anh biết chứ..nếu chúng nó muốn kỷ luật thì anh em mình cùng đi hết cho vui.
Buổi trưa hôm đó anh Đăng không về,tôi và Cường ăn với nhau.
Cường không nói gì,lo lắng và buồn thiu
Buổi chiều anh em vẫn còn xôn xao về chuyện anh Đăng
Anh Sơn đi làm về đến chỗ tôi,anh ngồi xuống vẻ lo lắng vẫn chưa hết,nó biểu hiện qua từng cử chỉ của anh.Trên nét mặt anh
-Tau có hỏi cán bộ về tình hình của thằng Đăng,họ nói vết thương không sâu,không có vẫn đề gì..nhưng mà làm sao tin mấy ổng được..có khi nào nó nói thật đâu.
Cả buổi tối anh Đăng cũng không về,anh ở lại trạm xá.Tôi và Cường cũng như anh Sơn càng thêm lo.Không biết có sao không?
Cả đếm hôm đó tôi không ngủ được,chỉ chợp mắt được một chút lúc gần sáng,Anh Sơn và cường rất dể ngủ nhưng cũng thao thức cả đêm
Buổi sáng hôm sau răng tôi đã đỡ đau nhưng tôi không muốn đi làm,ở nhà để tìm hiểu tin tức của anh Đăng xem sao.Xuống trạm xá,chúng tôi cố tìm anh Đăng nhưng không thấy.
Sáng nay thượng uý công an Doãn Hồng Phong không nói gì,anh em đi khám bệnh ai cũng được nghỉ mà không bị hạch sách như những lần trước.
Đến trưa đội gần về thì tôi cũng biết được tin tức của anh Đăng,L gặp được anh Đăng về nói cho tôi biết là anh ấy không sao cả,chỉ bị thủng ở phần ngoài,khâu 2,3 mũi gì đó
Tôi hỏi L,
-trông thần sắc của ảnh thế nào.
L cười ha hả,
-vẫn khoẻ như thường.
Như vậy là tôi yên tâm rồi ,trưa hôm đó tôi ngủ bù.
3 giờ chiều anh Đăng về,tôi chạy ra cổng thấy anh đi vào,bước đi hơi chậm một chút nhưng trông anh vẫn khoẻ mạnh.Chú Phạm Đức Khâm choàng vai anh dìu vào.Chú cũng rất lo lắng cho anh có điều chú lặng thinh không tỏ dấu điều gì,đó là tính cách của chú:điềm tĩnh,đỉnh đạc nhưng không thể nói chú vô tình
Chú là người rất có tình..theo cách của chú và tôi không bao giờ nghi ngờ tấm lòng của chú.
Anh Đăng ở nhà một tuần không đi làm,ba ngày sau khi ở trạm xá về,anh đi xuống canteen để mua một số thức ăn bồi dưỡng,anh bị mất máu một chút
Kể từ đó không thấy BGT nhắc nhở gì về việc chỉ tiêu lao động cả,anh em thoải mái làm việc,4 xô cũng được,3 xô-2 xô cũng không sao.
Mấy ngày sau đại diện sứ quán Canada đến thăm anh như thường lệ,anh đã trình bày với sứ quán Canada về việc cưỡng bức lao động ở trại giam và anh đã tự đâm vào bụng mình để phản đối sự đàn áp đối với tù chính trị.Anh dở áo cho họ xem vết thương còn mới của anh.Họ ghi nhận và hứa sẽ đặt vấn đề với phía VN.
Khi gặp đại diện sứ quán Canada vào anh cười ha hả.Anh Đăng có nụ cười rất duyên.
Cuộc sống anh em vui vẻ trở lại,cán bộ không còn trực tiếp “nghiệm thu” sản phẩm của từng người nữa,mọi việc giao cho anh H muốn ghi bao nhiêu thì ghi.Bây giờ thì mọi người tha hồ trồng trọt(mảnh đất chúng tôi đang làm khá rộng khoảng 500m2.Trước đó anh em không có thì giờ vì phải hoàn thành chỉ tiêu lao động)
Anh Sơn trồng rất nhiều khổ qua,anh Đỗ Hồng Vân là người năng nổ nhất trong việc trồng trọt,anh thừa tiền nhưng muốn làm việc cho hết thời gian.Khi rảnh rổi anh còn lội xuống ao để bắt ốc về luộc ăn.
Những ngày này anh em chúng tôi rất vui vì cái lệnh phong toả tiền bạc cũng được nới ra một chút.Những anh em dư giả bây giờ có thể giúp đỡ cho các anh em khác.
Anh Đăng lúc này rất siêng đi căngtin vì được mua sắm một chút,anh mua gà..mua giò chả.Một hôm anh mang về mấy kg heo quay,anh đặt cán bộ mua từ Vinh về..tất nhiên là với giá cắt cổ…anh nói
-Kệ nó,lâu lâu anh em mình mới được ăn ngon,cứ ăn đi,mai mốt nó buồn nó cấm vận trở lại để tiền cũng bằng thừa.
Tôi nhớ.khi lệnh cấm vận còn ngặt nghèo,Anh Đăng-anh Thành,chú Khâm,anh Lê Hoàn Sơn,trong lưu ký ai cũng có mấy triệu đồng nhưng chỉ để nhìn mà không mua được,muốn giúp anh em cũng không có để giúp,có lần Thành nói với tôi trên tay mân mê tấm ngân phiếu
-Bố chúng nó,tiền thì có đây nhưng đành phải chịu nhìn anh em thiếu đói.Cái bọn này ác thật.
Tháng 1 năm 1997,Bs Nguyễn Kim Long ngã bệnh,anh bị lao phổi nhưng không biết,anh nằm liệt mấy ngày trời,ho rất nhiều.
L ăn chung với anh là thường phạm,quê Nghệ An,L là người công giáo,anh Long thương yêu L như con,những ngày này có L chăm sóc cho anh Long,cũng đỡ cho anh em rất nhiều.Hôm anh Long bị .khái.huyết,L dọn dẹp chu đáo.Tôi nằm cạnh anh, lúc đầu cũng thấy sợ nhưng tôi cố gắng dẹp bỏ ý tưởng sợ hãi đó.Anh Long đối với tôi như một người anh cả,nghe tin anh Long khái..huyết anh em ai cũng đến thăm.Tôi chưa từng thấy nơi đâu như ở trong tù này,người ta đối xữ với nhau thân tình đến vậy.Ai cũng biết bệnh lao phổi là căn bệnh nguy hiểm,nhưng chẳng có ai sợ hải cả,Anh em đến thăm anh Long ngồi quanh nói chuyện hàng giờ
Chúng tôi báo cho BGT biết bệnh tình của anh Long và đề nghị đưa anh đi bệnh viện,họ chỉ ầm ờ rồi thôi.
Cả tuần trôi qua chẳng ai hỏi han gì.Anh em rất phân vân,anh Long ở đây được sự chăm sóc của anh em cũng tốt nhưng nếu bệnh diễn biến nặng hơn thì không biết làm sao.
Còn đi ra ngoài trạm xá của họ thì chẳng biết việc gì sẽ xảy ra với anh Long.Chúng tôi chỉ còn biết trông chờ vào số mệnh.
Nửa tháng sau anh Long quá yếu, đã mê man không biết gì,anh nằm thiêm thiếp chỉ còn có da và xương,anh em vẫn đến để chăm sóc anh,Anh Long nằm đó,hai tay xuôi hai bên,bàn tay to và gầy của anh quờ quạng dưới chiếu như muốn lấy vật gì.Dân gian người ta gọi là “bắt cá”,đó là biểu hiện nguy cập,người bệnh sắp lìa đời.Đến lúc này chẳng còn cách nào khác chúng tôi cử đại diện lên gặp BGT để đòi hỏi cho anh Long được đi bệnh viện.Để tránh sự căng thẳng với chúng tôi họ đồng ý cho anh Long đi bệnh viện,hơn nữa họ cũng biết tình trạng của anh Long quá nguy cập ..chẳng còn bao lâu nữa.
Chúng tôi cũng lượng định được điều đó và sẵn sàng đón nhận tin xấu nhất.
Anh Nguyễn Ngọc Đăng giả vờ ốm làm đơn xin khám bệnh.Họ không thể từ chối được vì anh là công dân Canada.Đến bệnh xá .Thanh Hoá,khi đã khám bênh xong anh Đăng xin phép vào thăm anh Long.Rất may lúc đó có hai cô con gái của anh Long ra thăm bố định kỳ.Ba con anh Long đã gặp nhau trong hoàn cảnh như vậy.Nghe anh Đăng về kể lại,hai cô con gái của anh Long khóc rất nhiều,tình hình của anh Long ngày một xấu đi.
Tôi đã từng ra bệnh xá....để khám bệnh cách đây mấy tháng khi bị một viên đá bằng ngón tay cái văng đập vào,lúc đó tôi tưởng mắt trái của mình đã hỏng.Tôi đề nghị BGT cho đi khám,họ trả lời mắt tôi không có vẫn đề gì.Tôi không đồng ý,tôi nói với họ là tôi muốn được Bác sĩ nhãn khoa khám cẩn thận.Còn y sĩ Phong không phải là bác sĩ nhãn khoa làm sao khám được,hơn nữa đây là tai nạn lao động,trại phải chịu trách nhiệm về việc này chứ.Sau mấy ngày tranh luận gay gắt,họ buộc tôi phải làm đơn xin phép.
Lúc đầu tôi thấy thật phi lý nên từ chối vì tôi cho đây là trách nhiệm của trại.Họ trả lời tôi nếu không làm đơn thì sẽ không được đi.Anh em khuyên tôi nên làm đơn đi khám để chửa lành mắt đã,chuyện gì tính sau.Tôi đành phải chấp nhận điều kiện đó.Tôi làm đơn và mấy ngày sau được ra bệnh xá Nông trường
Tôi thấy kinh khủng khi nhìn thấy cái gọi là bệnh xá..Đó chỉ là một dãy nhà tồi tàn,bẩn thỉu,không hề có bất cứ một thiết bị gì .Phương tiện khám ,chửa bệnh ở đây là mấy cái ống nghe và mấy cái đồ đo huyết áp cổ lỗ.
Phòng chụp X-Quang là một căn nhà tối tăm bẫn thỉu với chiếc máy X-Quang từ những năm 60 của thế kỷ trước,lúc hoạt động được,lúc thì không
Tôi gặp một người bác sĩ làm việc ở đây,anh ta người thấp đậm,nước da trắng,hiền lành.Sau khi vạch mắt tôi để nhìn(vì ở đây không có thiết bị soi đáy mắt cũng chẳng có thiết bị gì cả)vị Bs kia kết luận mắt tôi không bị gì cả,vẫn tốt.Mắt bị đau và thị lực giảm vì va chạm mạnh nhưng không bị tổn thương
Tôi không biết ông ta nói có đúng không?hay nói theo chỉ thị của cấp trên nhưng nhìn khuôn mặt nhân hậu của anh ta tôi tin anh ta nói thật và tôi yên tâm được một chút,rất may mắt tôi không có vẫn đề gì.
Khi anh Đăng từ bệnh xá Nông trường về kể cho mọi người biết về tình trạng sức khoẻ của anh Long,ai cũng buồn vì họ biết rằng sẽ mất đi một người bạn,một chiến hữu đã từng chia xẻ những tháng ngày gian nguy.(kể từ đó chúng tôi chẳng có tin tức gì về anh Long nữa.).Chúng tôi có kiến nghị lên BGT xin cho anh Long được chữa ở một bệnh viện tốt hơn,đầy đủ phương tiện và bác sĩ chuyên khoa,chứ ở cái bệnh xá đó thì làm sao chửa trị được.Họ trả lời để xin ý kiến cấp trên
Mấy tháng sau đó chúng tôi mới biết là anh Long đã từ trần vào lúc 22h ngày.mồng 1.tháng.tư âm lịch.năm.1997.,sau ngày anh Đăng ra thăm mấy hôm.
Như vậy là chế độ CSVN đã thành công mỹ mãn trong việc loại trừ anh Nguyễn Kim Long-một tù nhân chính trị.kiên cường.
Chúng tôi biết mình như cái gai trong mắt của Đảng CS và họ cố làm mọi cách để triệt hạ,loại trừ chúng tôi,những anh em nào vẫn giữa lập trường,vẫn đứng ngay thẳng hiên ngang trong nhà tù như tôi,anh Đăng,anh Thành,anh Phương,anh Chinh,anh Long đều là mục tiêu ưu tiên để tiêu diệt.Những anh em hải ngoại thì được ưu tiên hơn một chút chứ không hoàn toàn”bất khả xâm phạm”
Mùa Đông năm 1997,tôi bị ốm mấy hôm liền không ăn uống gì được.Phía bên phải của bụng dưới đau dữ dội,đau từng cơn quặng cả người.Tôi xuống bệnh xá để khám,họ không nói gì,chỉ tiêm thuốc giảm đau rồi cho tôi về,cứ như vậy mấy ngày trời,tôi bị cơn đau hành hạ,mấy ngày sau đó không đi được nữa,anh em phải cõng tôi xuống trạm xá nhưng cán bộ Vỹ(lúc đó là Thượng uý trực trại đã nhiều lần xung đột với tôi vì thái độ nghiệt ngã và hống hách của y)trực tiếp chỉ đạo việc điều trị cho tôi.Gọi là “điều trị”,thực ra họ chỉ tiêm thuốc giảm đau rồi để tôi nằm đó.Rất may cho tôi là có một người tôi xin được giấu tên vì an ninh của anh ta báo cho tôi biết là y sĩ phụ trách trạm xá là Doãn Hồng Phong bảo rằng tôi bị viêm đường tiết niệu.
Tôi hỏi anh ta viêm đường tiết niệu thì dùng thuốc gì..anh ta bảo dùng Peniciline hoặc Amociline.Tôi về nói với anh em như vậy và đi hỏi anh em ai có thuốc đó không.Rất may Phạm Văn Thành có..hộp Amox của Pháp.Anh Thành đưa cho tôi mấy hộp.Tôi uống mỗi ngày 4 viên chia làm hai lần,thêm mấy chục viên Peniciline tôi mua của một người thường phạm giúp việc tại trạm xá của trại.
Một ngày sau cơn đau dứt hẳn,một hôm tôi đi tiểu thấy đau buốt,một mảnh sạn rơi ra cùng với một ít máu..vậy là hết hẳn.
Nhưng hoạ vô đơn chí,những căn bệnh như từ trên trời rơi xuống.Tôi bị thừa axit ,ăn vào là đau bụng dữ dội,sau đó buồn nôn,thức ăn vẫn còn nguyên,tôi ói ra rau thịt cá,mặc dầu ăn rất ít nhưng từ sáng đến khuya vẫn không tiêu được.Anh Đăng có dự trữ mấy hộp thuốc đau bao tử ,cả thuốc viên và thuốc dạng sữa..anh đưa cả cho tôi,toàn là thuốc Canada tôi uống vào vẫn không có tác dụng gì..vẫn đau và không ăn được
Tôi uống sữa thì thấy khoẻ,anh Phan Văn Lợi mang cho tôi mấy muỗng thuốc của anh,thuốc trị dạ dày của Thanh Hoá,hình như là Binamon gì đó,một thứ thuốc gia truyền,hôi và mặn kinh khủng nhưng thật may,tôi uống vào mấy muỗng là hết ngay.Tôi ăn uống trở lại bình thường nhưng ông Trời không thương tôi,chắc là cái nghiệp của tôi đến hồi phải trả.Một buổi chiều khi đi dạo ngoài sân,tôi cảm thấy choáng như bị sụt xuống,người mất thăng bằng,tôi đi vào nằm và có cảm giác như bị cảm cúm.
Một tháng sau cái bệnh cảm cúm này vẫn không hết,tôi thấy đau ở ngực từng cơn,phía sau lưng cũng đau một vài chỗ nhất định.Ban đêm thỉnh thoảng thức giấc,mồ hôi ướt áo ,người lạnh toát.Tôi bị sốt buổi chiều và mệt lã cho đến 9h tối người mới khoẻ lại.Tôi nghĩ đến bệnh lao phổi.
Tôi xuống bệnh xá để khám,y sĩ Doãn Hồng Phong nói tôi nhiễm lao phổi.Tôi yêu cầu được điều trị,anh ta Ok ngay và tiêm cho tôi mỗi ngày(đây là sai lầm của tôi) một lọ Streptomicin,20 ngày sau tôi thấy người khoẻ hẳn,ăn rất ngon,mặt mày rạng rỡ,ai cũng khen.Doãn Hồng Phong bảo tôi,bệnh đã khỏi không cần tiêm Streptomicine nữa,tôi phản đối,tôi nói bệnh lao người ta chữa cả một năm,ít ra cũng 8 tháng,mới 20 ngày mà nghỉ sẽ dẫn đến kháng thuốc.
Đoàn Hồng Phong vẫn lạnh lùng nói,
-Tôi không lý luận với anh,ở đây tôi là người quyết định,tôi đã xin ý kiến của BGT rồi
Một số anh em đi khám bệnh với tôi cũng phản đối.Anh Đăng nói
Thà cán bộ đừng chữa,còn chữa thì phải dứt khoát,nếu không con vi trùng lao sẽ kháng thuốc sau này không chữa được.
Doãn Hồng Phong vẫn như người điếc,không hề nghe thấy gì.Tôi nói
-Đề nghị cán bộ tiêm cho tôi đúng 6 tháng,tiền thuốc tôi chịu trả
Đoàn Hồng Phong trịch thượng
-Ở đây chúng tôi thừa thuốc chữa cho anh,vẫn đề là bệnh của anh đã hết,trường hợp của anh tôi điều trị 20 ngày,người khác tôi điều trị 10-15 ngày là hết.
Nghe vậy anh Đăng nỗi nóng
-Cán bộ nói như thần tiên:trên thế giới này có quốc gia nào kể cả Mỹ chữa bệnh lao 15 ngày.
Hắn ngạo mạn.
.Ở đây chúng tôi chữa như thế đấy,không hài lòng các anh cứ đi kiện
Hắn vừa nói vừa bỏ đi
Trên đường về anh Đăng nói với tôi:
Đây là kế hoạch họ dùng để loại trừ ông vì những việc ông làm,vẫn đề là mình chủ quan quá,không lường trước ý đồ của họ.
Tôi cảm thấy choáng váng.Tại sao tôi lại mắc sai lầm ấu trĩ như vậy?
Làm gì có chuyện người ta chữa bệnh cho tôi.Họ sẽ dùng căn bệnh quái ác này để tiêu diệt tôi.
Đây là một tội ác..nhưng nói đến tội ác làm gì..ở cái chế độ CS này,tôi ác của chúng cao hơn núi.Có thể nói:”Trúc Lam sơn không ghi hết tội-Nước Nam hải không rửa sạch mùi”.Tay chúng đã nhúng vào máu để xây dựng chế độ này và chúng tiếp tục nhúng tay vào máu để giữ chế độ.CSVN nhận thức được một việc:Tội ác của chúng Trời không dung-Đất không tha.Chúng không còn đường lui..Tội ác nối tiếp tội ác,dùng tội ác để bảo vệ tội ác.
Tôi ở nhà không còn đi làm nữa,họ biết tôi bị bệnh nên không nói gì(anh em vẫn đi làm),ở nhà với những người bệnh..Sulayman cũng bị lao như tôi..anh Trần Minh Tuấn cũng vậy:hai người này thể trạng khoẻ hơn tôi.Anh Tuấn vẫn còn chơi đàn ghi ta và làm công việc trồng trọt mà anh ưa thích.
Sulayman và tôi thì đánh cờ cho đở buồn ,Sulayman cùng tuổi với tôi.Anh không vợ không con nên cuộc sống thanh thản nói cười suốt ngày.Còn tôi tuy được ở nhà dưỡng bệnh nhưng trong đầu lúc nào cũng nặng nề.Các con tôi còn bé,việc học hành tốn kém..không biết các cháu có được ăn uống đầy đủ không, đường đi học lại xa,vừa đi vừa về hơn 10km,con đường lầy lội không đi xe đạp được nên các cháu phải đi bộ.Hình dung các cháu co ro trong chiếc áo mưa trên con đường heo hút như thế lòng tôi đau quặn.Tôi không hiểu CS họ làm gì với cái đỉnh cao trí tuệ của họ mà sao sau 20 năm”giải phóng”họ vẫn chưa làm nỗi một con đường cho dù đơn sơ nhất cho học sinh đi học.(Cho đến khi ngồi viết những dòng này vào mùa Đông 2008,con đường đó vẫn còn lầy lội như xưa)
Tôi suy nghĩ nhiều về cuộc đời,về thân phận con người.Anh Lê Hoàng Sơn vẫn động viên tôi,không bao giờ quên được những gì anh dành cho tôi,tôi thấy mình không xứng đáng với tình cảm đó.Tôi vẫn chưa hiểu anh,một con người nhân hậu,cuộc sống của anh đôi lúc dể dải ham vui.Tôi thấy mình đòi hỏi ở anh quá nhiều(tuy không phải là quá đáng).Con người không ai toàn bích cả.Tất nhiên với điều kiện của anh anh có thể làm được nhiều hơn thế và có một vị trí cao hơn thế trong anh em tù chính trị..Có thể anh có những thiếu sót nhưng với tôi anh là một người anh tốt.
Có một lần tôi bị bại liệt một bên vai trái với những cơn đau dữ dội...cả người.
Tôi đã kiệt sức vì nhiều căn bệnh..bây giờ lại thêm căn bệnh quái ác này,tôi như người sắp chết.
Anh hỏi tôi đau như thế nào,tôi nói những triệu chứng cho anh biết,anh bảo không sao..anh nói là bị nhiễm gió gì đó.Chỉ cần xoa bóp và bấm huyệt là khỏi.
Anh mang qua một lọ cao xoa bóp và bẫm huyệt cho tôi,thật lạ lùng,lần thứ nhất tôi đỡ đau 50% qua ngày hôm sau,ngày hôm sau nữa thì hết hẳn.Nếu không có anh tôi không biết phải làm sao.Khi viết những dòng này,hồi tưởng lại những gì anh dành cho tôi tôi thấy xấu hổ vì đã không hiểu anh không biết trân trọng những gì anh dành cho tôi.
Cuộc sống trong tù thật nghiệt ngã,thật căng thẳng,giữ được sự bình tĩnh sự sáng suốt để nhận định về một con người thật khó.
Mong anh thông cảm cho tôi.Xin anh nhận nơi đây lời cảm ơn và xin lỗi của tôi
Tôi vẫn nhận được thư và hình của các con..năm nay cu Hiếu lên 9 tuổi,đã viết thư được cho ba,chỉ có hai dòng ngắn ngủi với vài nét vụng về”con là cu Hiếu của Ba đây-Con rất nhớ ba rất thương ba”cầm tấm hình trên tay,tôi thấy cu Hiếu thật đẹp trai thật dể thương.Tôi không sao cầm được nước mắt
Tôi chỉ có một ước mơ là được về với các con,chỉ có thế thôi.Tôi đã làm gì,chỉ viết một tập truyện mà phải đi tù sao?thử hỏi trên thế giới này có luật pháp nào như thế,nỗi bất hạnh và đau đớn này của ba con chúng tôi ai chịu trách nhiệm đây?
Tôi tự bảo mình.Không được.Mình phải cứng rắn lên,cố giữ gìn sức khoẻ để trở về với các con,để tiếp tục đấu tranh,để cho công lý được thực thi,để người dân làm chủ được vận mệnh của mình,làm chủ đất nước mình,để Tự do Nhân quyền trở thành những giá trị tối thượng..và cái ác phải bị trừng trị.Tôi phải cố gắng sống cho đến cái ngày ấy,cái ngày gông cùm xiềng xích của chế độ CS đang trói buộc dân tộc tan ra từng mảnh vụn và cái lâu đài tội ác kia sụp đổ trước sức mạnh của giá trị Tự do và sức mạnh quần chúng và tôi tin rằng ngày đó sẽ đến ..không quá lâu xa
Mùa Đông năm 1997 đã qua,Tết đã gần kề,hằng ngày tôi vẫn đi dạo quanh vườn(khu giam giữ chúng tôi đã trở thành một mảnh vườn nhỏ với đủ loại hoa trái do anh em trồng,ngoài mấy chậu hoa của trại mang vào như Tùng Cúc Hồng Quỳnh,và mấy chậu phong lan nhỏ không hoa,anh em đã trồng rất nhiều rau xanh,bí đao,mướp,đu đủ,chuối,khổ qua,cúc tần)Trời càng lạnh mấy luống cải xà lách càng xanh càng ngon.
Một ngày , anh Đăng nói nhỏ với tôi là gia đình thông báo cho anh biết đã có sự tiến bộ trong đòi hỏi của các nước về số phận những công dân của họ.Phía VN cũng đã có sự tương nhượng,anh hy vọng sẽ được trở lại Canada trong năm 1998.Tôi không dám tin vào những gì anh nói vì từ trước đến nay CS vẫn hay nói một đằng làm một nẽo,không thể biết chắc đuợc điều gì nơi họ,cũng có thể họ thay đổi vào phút chót thì sao?Đã có bao nhiêu những hiệp ước công ước họ đã ký kết,ký xong là vứt vào thùng rác luôn.Không ai có thể buộc họ phải thực hiện cả.Tôi không nói ra những gì tôi nghĩ sợ anh buồn nhưng trong lòng tôi không tin.
Tôi không biết anh Đăng có đuợc thông tin gì hay anh có một trực giác nhạy bén mà anh chuẩn bị ăn Tết rất to...anh nói
Ăn cái Tết cuối cùng với anh em.ở đây.
Anh có tài nấu ăn,anh nấu rất ngon rất khéo,làm gì cũng khéo léo cẩn thận.
Anh mua mấy con gà mái to nhốt trong chuồng ở gần nhà bếp (chuồng gà Cường và anh Đăng tự làm)bằng những vật liệu thô sơ,để cho gà không chạy mất, anh đánh một cái vòng sắt nhỏ vào chân với một sợi dây cột hờ.
Anh tự tay nấu xôi để làm rượu ngâm trước Tết một tuần,mùi rượu thơm lừng.Những ngày cuối năm thật là vui,anh rất siêng đi căngtin,mỗi lần ở căng tin về anh mang theo đủ thứ.Tôi thấy chúng tôi đầy đủ quá,tôi giật mình nhìn lại một số anh em không có gì,họ buồn xo với bữa cơm rau muối hằng ngày..tôi nói với anh Đăng khi anh vừa gặp gia đình ra thăm nuôi với rất nhiều quà:
-Anh nên chia xẻ với anh em,mình đầy đủ quá,tôi sợ anh em buồn,họ chẳng có gì.
Anh Đăng là một người vui vẻ,đôi lúc anh vui quá quên mất những gì đang diễn ra chung quanh anh.Nghe tôi nói anh giật mình
-Ông không nhắc,Tôi quên mất,không khéo thành ra vô tình,.
tôi nhờ ông lên danh sách những anh em nào thiếu,họ cần gì để tôi mua cho họ,như vậy thiết thực hơn
Vậy là tôi đi nói chuyện với một số anh em để biết họ cần gì.Sau đó anh Đăng xuống Căngtin mua rất nhiều hàng,tôi và Cường đi cùng anh để mang về..tay cán bộ bán căngtin hỏi.
-Anh Đăng mua làm gì nhiều thế,mới thăm nuôi mà
Anh Đăng nửa đùa nửa thật,nhưng xét kỷ đây là câu trả lời khôn ngoan nhất
-Tôi sắp về Canada rồi,đây là cái Tết cuối cùng ở VN tôi phải ăn thật lớn chứ,phải không cán bộ.
Tay cán bộ hằng ngày vẫn cau có cười rất tươi,nhưng hắn vẫn không quên tính với giá cắt cổ.
Tôi phục anh Đăng,bình thường anh ăn nói dể sơ xuất nhưng khi cần anh lại có những câu trả lời rất khôn khéo,nếu là tôi, tôi không biết trả lời sao trong tình huống như vậy.
Chúng tôi đã ăn một cái Tết thịnh soạn nhất trong những năm tháng ở tù.
Rồi những ngày Tết cũng đi qua nhưng cái lạnh vẫn còn.Những ngày này tôi rất buồn,ở trong tù tôi có hai người thân thiết là anh Nguyễn Kim Long và anh Nguyễn Ngọc Đăng.Một người thì đã ra đi vĩnh viễn để lại hai cô con gái tuổi mới đôi mươi...Tôi và anh Long có nhiều kỷ niệm,có một lần tôi thấy anh Long khóc khi đọc thư,tôi không biết là có việc gì,muốn hỏi anh nhưng ngại.Anh hiểu ý tôi..anh vẫy tôi lại..giọng anh vẫn còn xúc động
-Mình làm một ly cafe cứ anh bạn.?
Tôi mang bình nước và bộ ấm chén ra,tôi và anh nằm gần nhau sát chiếu nên không cần phải di chuyển,ai ngồi chổ người ấy.Anh Long lấy ra 3 gói cafe,2 cho anh và 1 cho tôi.Anh nghiện cafe,mỗi lần chế hai gói,tôi không thích cafe lắm,chỉ thích uống trà.
Anh nhấp một ngụm cafe nói:Ngon quá và cười để lộ hàm răng thưa thớt vì đã rụng nhiều ,nụ cười vẫn không dấu được nỗi buồn.Anh nói quan hệ giữa anh và vợ có trục trặc,đây cũng là điều mà rất nhiều anh em chúng tôi gặp phải khi họ đi tù.Người vợ ở nhà cô đơn trong một thời gian quá dài..cuộc sống thì nghiệt ngã,cũng đành vậy thôi.Anh đưa lá thư của con gái anh cho tôi xem.Chúng tôi vẫn hay trao đổi thư từ của gia đình cho nhau đọc..tôi không đọc hết thư,chỉ đọc mấy dòng:Cô con gái tâm sự với ba..là cô có bạn trai và người ấy đã bỏ cô.Cô buồn và viết thư chia xẻ với ba những lời thật thắm thiết.Tôi nhận ra cái tình cảm Cha con thật thiêng liêng làm sao!.Khoảng cách của không gian và thời gian có thể làm thay đổi nhiều mối quan hệ , nhưng với tình cha con thì khoảng cách đó càng làm cho họ gần nhau hơn.Tôi có 3 con nhỏ,Thục Vy lúc đó(1997)12 tuổi,Khánh Vy 10 tuổi,Trọng Hiếu 8 tuổi cho nên tôi rất hiểu anh,đồng cảm với anh và tôi đã khóc,anh cũng khóc.Bây giờ bên cạnh tôi chỉ có anh Đăng là tri kỷ.
Tôi đi dạo trong vườn nhìn những luống cải salat nở hoa.Tôi rất thích màu vàng của hoa cải lúc cuối mùa nhưng bây giờ tôi không còn tâm trạng gì để thưởng thức cái vẻ đẹp đó.Tôi đang bị căn bệnh quái ác hành hạ,một người bạn tri kỷ ra đi vĩnh viễn và một người bạn sắp xa tôi.Trong lòng trống rỗng,tôi hờ hững bước đi mặc cho những đoá cúc vàng cúc trắng đong đưa như vẫy chào và khoe khoang vẻ đẹp yêu kiều.
Giờ đây tôi chỉ còn là một người vô tình vô cảm...chắc nỗi buồn nhớ thương con đã hút hết những cảm xúc trong lòng tôi.Tôi như một thân cây khô héo,mỏi mòn không còn nhựa sống.
Tuy biết tôi bị bệnh lao phổi nhưng các bạn của tôi không hề sợ hãi mà xa lánh tôi,họ càng gần gũi với tôi hơn.Anh Dương Văn Sỹ,chú Phan Văn Bàn,vẫn dành cho tôi những tình cảm nồng hậu,thỉnh thoảng họ kéo tôi đến mâm trà của họ để uống vài chén và bàn bạc một chút về thời cuộc.
Anh Dương Văn Sỹ và Vũ Đình Thuỵ bây giờ đã hồi phục sức khoẻ,tôi nhớ khi chúng tôi từ Xuân Phước ra đi,tôi đến trại 5 Thanh Hoá,.còn anh Dương Văn Sỹ và Vũ Đình Thuỵ và một số anh em khác(13 người)đi trại Thanh Cẩm.6tháng sau họ mới chuyển xuống trại 5.
Buổi trưa hôm đó chúng tôi bàng hoàng khi cánh cổng khu mở ra và 13 con người xanh xao mõi mệt,kiệt sức đang lê từng bước tiến vào.Chúng tôi không còn tin vào mắt mình,họ không còn là người nữa,họ là những bóng ma vật vờ,những bộ xương biết nói.
Sau này họ kể cho chúng tôi nghe 6 tháng hãi hùng ở Thanh Cẩm.13 người họ bị nhốt vào một căn phòng nhỏ tối tăm,đầy Dán và Dòi bọ, từ nhà tiêu..những con dòi to tướng bò ngổn ngang trên sàn chui cả vào chăn màn của họ.
6 tháng trong bóng tối,chỉ mở cửa mỗi khi đi tắm,mùa hè thì một tuần được ra tắm sông một lần,mùa đông lạnh thấu xương được BGT “chiếu cố” cho đi tắm mỗi ngày.
Không được nhận quà của gia đình,không được mua căngtin,không được nấu ăn,mỗi người một ngày chỉ được lưng một bát cơm và vài củ sắn hoặc lưng một bát cơm và cũng lưng một bát ngô ăn với muối...mọi người ai cũng chuẩn bị tinh thần để “ra đi.”
Anh Dương Văn Sỹ không có gia đình thăm nuôi nên cuộc sống rất khó khăn,có một điều là anh luôn được mọi người yêu thương đùm bọc cho nên anh mới sống sót được...hiện nay anh sinh hoạt chung với anh Phạm Văn Thành.Mâm anh PVT rất đông,có anh Thành,anh Dũng,anh Thố,chú Bàn những người này cuộc sống tương đối thoải mái,những người còn lại là những anh em khó khăn như anh VĐT.Còn lại anh TNP,HXC,TVS,DVS gần như hoàn toàn không có gì.
Cách đây mấy tháng(khoảng tháng 6/1996)khi biết ở trại 5 có một đội khoảng 12 người của Tổ chức Việt Tân..họ thuộc nhóm Đông Tiến 3 do anh Trần Quang Đô (tức Đào Bá Kế)chỉ huy về VN.Họ sống rất khổ cực,anh PAD và PVT tìm cách liên lạc với những anh em đó.Cũng không khó khăn gì vì họ thỉnh thoảng vẫn gặp nhau trên đường đi làm,gặp nhau ở Căngtin hoặc gặp nhau ở nhà bếp.
Đỗ Bạch Thố là người của Đông Tiến 3 và qua Đỗ Bạch Thố anh Dũng và anh Thành đã chi viện cho họ..nhưng sự việc này khó qua mắt được hệ thống an ninh dày đặc của trại,vậy là một số người đội bên kia bị cùm..bên chúng tôi thì Đỗ Bạch Thố xuống nằm ở biệt giam.
Thật không hiểu được việc giúp đỡ bạn bè mà phải trả bằng cái giá cùm kẹp.Không thể hiểu được những người cộng sản họ có trái tim không,não trạng có bình thường không?khi đàn áp những người cho và nhận quà..mà có gì lớn lao đâu..mỗi người chỉ được vài gói thuốc lá và mấy gói mì tôm.
Trong thời gian từ năm 1996-2000..anh em tù chính trị đã công khai bảo vệ quan điểm của mình mà không sợ bị trù dập..trước đây chỉ những người can đảm nhất mới dám làm điều này.
Phải công nhận rằng sau khi CSVN được phía Mỹ rút ra khỏi danh sách những nước bị cấm vận và bình thường hoá quan hệ ngoại giao thì CSVN cũng nới lỏng một chút cho chúng tôi được sống.Một chút thôi để tỏ thiện chí với Mỹ chăng?hay đây chỉ là thủ đoạn để tiếp tục đạt được những mục tiêu ngoại giao trước mắt.Đối với những người có quốc tịch nước ngoài thì được ưu đãi..thân phận của họ khác với chúng tôi xa lắm.Trường hợp anh Nguyễn ngọc Đăng-Phạm anh Dũng và Nguyễn văn Muôn là điển hình nhất.
Anh Phạm anh Dũng là một con người kiên nghị luôn sát cánh với anh em.Trong bất cứ cuộc đấu tranh nào của anh em tù chính trị chống lại sự khủng bố và đàn áp của chính quyền CSVN.Anh Dũng luôn là người đi đầu...với tinh thần trách nhiệm với anh em,với lòng dũng cảm,và với danh dự của một người trí thức,với lập trường kiên định của một người dân chủ.Anh sẵn sàng đối đầu với CS mà không hề sợ hãi.
Có thể vì anh là công dân Pháp,có thể vì anh là một trí thức am hiểu về Luật pháp Quốc tế (điều mà những người đấu tranh trong nước không phải ai cũng hiểu ở thời điểm này)cho nên CSVN rất nể nang anh.Tôi nghĩ là cả hai.
Khi tôi bắt tay viết hồi ký này đang xảy ra sự việc Thái Hà.Cuộc đấu tranh đòi công lý và đất đai đã bị chính quyền CSVN cưỡng đoạt.Và lời của Đức Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt nói trong một cuộc họp với chính quyền CS Hà Nội.:”Chúng tôi đi ra nước ngoài nhiêù lần,chúng tôi cảm thấy nhục vì cầm cái hộ chiếu VN trong tay,đi đâu cũng bị người ta soi xét,không như anh Nhật bản ,cầm Hộ chiếu trên tay muốn đi đâu cũng được,anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế” và .lời....Đức GM Ngô quang Kiệt bị CSVN cắt xén để phê phán Đức Cha Kiệt là không yêu nước,xúc phạm đến lòng tự tôn dân tộc.Chính quyền lợi dụng việc này để kích động công luận chống Công giáo.Một lần nữa họ nhân danh Dân tộc để chia rẽ Dân tộc
Tôi tự nghĩ không cần phải đi ra nước ngoài,cứ ở VN vào nhà tù sẽ thấy,chính CSVN đã dựng lên bức tường đẳng cấp giữa một người VN và công dân ngoại quốc..nhất là những nước lớn như Mỹ Anh Pháp Nhật Úc Canada.CSVN đã dựng lên bức tường chia cắt giữa hai thân phận ..một bên trọng một bên khinh rõ rệ nhất và thô thiễn nhất.
Chính CSVN là thủ phạm tạo ra cái bi kịch này
Cho dù cuộc sống trong tù có nghiệt ngã đến mấy ,anh em chúng tôi đa phần vẫn giữ được sĩ khí,tuỳ thời cuộc cũng như bản lỉnh và cá tính của từng người...họ có một cách thể hiện khác nhau.
Anh Nguyễn Văn Muôn là một nhân vật có cá tính đặc biệt.Anh Muôn là công dân Mỹ đi nhiều sống nhiều nên kiến thức của anh rất phong phú,với cách nói chuyện kiểu người miền Tây,thỉnh thoảng anh chửi thề..không giống như các anh PVT-NNĐ-PAD luôn luôn kề vai sát cánh với anh em trong những cuộc đấu tranh chống lại sự đàn áp khủng bố của chế độ..anh Nguyễn Văn Muôn không tích cực tham dự nhưng luôn bảo vệ lý tưởng của mình,bảo vệ và thể hiện niềm tự hào của anh về Quân lực Việt Nam Cộng hoà.
Anh là một người lính già,luôn sống với quá khứ vinh quang của mình,bất cứ ở đâu anh cũng thể hiện sự tự hào đó..đôi lúc anh muốn dùng sự tự hào về quân lực VNCH để thách thức chế độ CS.
Anh nhờ chú NĐVL thêu vào chiếc mũ của anh Ancil binh chủng hải quân -binh chủng mà anh phục vụ trước năm 1975 và cả quân hàm của anh.
Anh đội chiếc mũ này với niềm tự hào và mãn nguyện.Đi đâu anh cũng đội nó,khi đi dạo ngoài vườn..khi đi mua căngtin,khi đi khám bệnh và cả khi đi làm việc với cán bộ..những người thường phạm trẻ họ hay tò mò nhìn chiếc mũ của anh.Có một lần ở Căngtin tôi và anh đi mua hàng ,một anh bạn trẻ hỏi.
Chú đội chiếc mũ gì vậy chú
Anh trả lời đầy tự hào:
-Chú là sĩ quan của Hải quân VNCH.Đây là Ancil của binh chủng hải quân.
Cầm chiếc mũ trên tay anh giải thích tường tận với niềm vui thích đặc biệt cho người thường phạm trẻ tò mò này hiểu về quân đội VNCH,tay cán bộ bán hàng ở Căngtin khó chịu bực tức nhưng không thể làm gì được anh nên hắn đổ sự tức giận lên đầu người thường phạm trẻ tuổi kia.
-Mày mua hàng rồi cút đi,đừng có hỏi vớ vẩn
Anh Nguyễn văn Muôn không phải là người nổi bậc trong anh em nhưng với cá tính của anh đã để lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng tôi và mọi người.
Cái ngày mà anh Đăng nói với tôi cũng đã tới,tuy trong lòng không tin nhưng tôi cầu mong việc đó là sự thật.
Cán bộ an ninh của trại vào thông báo cho anh Nguyễn ngọc Đăng ,Nguyễn văn Muôn,và Phạm anh Dũng dọn đồ đạc chuyển trại.Ba người này có quốc tịch nước ngoài,Mỹ -Pháp-Canada.
Chúng tôi chia tay nhau,đó là buổi sáng tháng 3 năm 1998
Việc những người có quóc tịch ra đi làm cho những người còn lại trong tổ chức Liên Đảng vừa vui mừng vừa lo âu.
Bốn người còn lại là anh Lê Hoàng Sơn -Phạm Văn Thành-Đỗ Hông Vân-Đỗ Hườn là những thường trú nhân của Mỹ và của Pháp
Một thời gian sau chúng tôi chuyển chỗ ở.
Họ chuyển chúng tôi sang khu nhà đối diện..khu bên này chỉ có một buồng giam.Anh Lê Hoàng Sơn đại diện cho anh em cùng cán bộ chia chỗ nằm.
Số lượng người trước đây ở hai buồng bây giờ dồn lại một buồng nên quá chật,mỗi người chỉ được 40cm
Chúng tôi nhận thấy rất rõ..là những ưu đãi mà chúng tôi hưởng được như chỗ ở rộng rãi là dành cho mấy người có quốc tịch nước ngoài,chúng tôi chỉ ăn theo..bây giờ họ đi rồi,quy chế dành cho chúng tôi thay đổi cho dù vẫn còn có các anh PVT-LHS-ĐHV-ĐH nhưng họ chỉ là thường trú nhân.
Chúng tôi tiên liệu những ngày sắp tới sẽ rất cam go.Anh em họp lại để ký vào kiến nghị gởi BGT là chỗ ở quá chật chội không đúng với pháp lệnh thi hành án và cũng không thể sinh hoạt được,chúng tôi quyết định không dọn vào phòng...sau hai giờ dằn co,BGT chấp nhận nhượng bộ một chút.Họ cho chuyển bớt một số thường phạm sang khu khác..cán bộ an ninh tập họp chúng tôi trước sân đưa ra quyết định đó và kèm theo lời đe doạ.
-Nếu ai không đồng ý thì sẽ chuyển đi buồng khác,khu khác.
Chúng tôi biết lời đe doạ này không phải để nói suông..họ sẽ đàn áp những ai dám chống đối họ.
Chúng tôi dọn vào phòng,bây giờ thì mọi người phải thu vén cho gọn gàng,mỗi người chỉ được 60cm,không được một chiếc chiếu cá nhân.
Đây là một bằng chứng cho thấy chính quyền CSVN khinh mịêt nngười dân của mình ngay trên đất nước VN.Có sự phân biệt đối xữ giữa công dân VN và công dân Mỹ-Pháp.Chính cộng sản đã tạo ra cái tiền lệ xấu xa này.
Đối với CSVN lòng yêu nước hay tự hào dân tộc chỉ là chiêu bài mị dân để lừa phỉnh những người nhẹ dạ cả tin và thiếu hiểu biết.Chúng ta thương xót cho những người con VN tuổi còn rất trẻ bị bắt buộc hoặc tự nguyện hy sinh cho một thứ chiêu bài “Giải phóng dân tộc giả hiệu”.Sự mất mát của họ lấy gì để bù đắp để chuộc lại...cuộc sống và tuổi trẻ của họ bị hy sinh để thực hiện tham vọng quyền lực của một nhóm người.
Bây giờ cuộc sống chúng tôi quay lại với sự khó khăn.
Mùa Đông năm 1998 và 1999 là hai mùa Đông nghiệt ngã.Ở quê tôi Quãng Nam lũ lụt nặng nề,gia đình tôi các con tôi phải sống cảnh màn trời chiếu đất...nước lũ cuốn trôi nhà cửa đồ đạc,sự giúp đỡ của các hội từ thiện không đến được tay gia đình tôi vì bị chính quyền CS phong toả và cũng do chính sự thờ ơ của một xã hội mà con người đã trở nên chai lỳ với tất cả những chuyện chung quanh mình.
Khi viết những dòng này là mùa đông 2008,tôi càng đau buồn và thất vọng vì một xã hội VN đã bị nhiễm độc.CS họ đã thành công rất lớn khi họ biến mỗi một con người thành ốc đảo,thành những người máy,vô tình vô cảm...trơ trơ như tượng đá trước những vấn nạn xã hội và nỗi đau đồng loại,cảm giác thất vọng và bất lực khiến tôi lo sợ rằng con người VN sẽ vĩnh viễn thoát ly khỏi những giá trị truyền thống Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín vốn đã rất mong manh vì thời cuộc nhiễu nhương trước đây.Con người VN thời này vốn chỉ là những con người thực dụng ấu trỉ.Họ chỉ còn có hai bản năng về nhu cầu thoã mãn tình dục và ham thích ăn uống hưởng thụ...không có hy vọng gì để cứu dân tộc này nữa.!?
Nhưng theo tôi vẫn còn có hy vọng: đó là phải biết vận dụng lòng tham lam và ích kỷ của họ khi thời cuộc thay đổi.Chính sự tham lam và ích kỷ mà chế độ CSVN đã tạo nên trong mỗi con người VN(một cách liên tục và đầy thủ đoạn với nhiều tốn kém về tiền của và công sức)sẽ tiêu diệt chế độ CS khi thời cơ đến.
Nó cũng giống như con thú dữ sẽ quay lại ăn thịt người chủ của nó khi đói khát và khi người chủ trở nên bất lực,không kiềm chế được nó nữa.
Mùa Đông năm 1998 những người trong Tổ chức Liên Đảng không còn ở đây,họ được các quốc gia cho họ thường trú đón nhận..chỉ còn có anh Đỗ Hườn thường trú nhân của Mỹ là còn ở lại.Không hiểu tại sao,có nhiều cách giải thích nhưng cũng không ai biết được cụ thể chính xác.Anh Đỗ Hườn bị suy sụp hoàn toàn.
Tôi nói chuyện với anh động viên anh nhưng không có kết quả mấy vì một lý do đơn giản không ai có thể cứu mình ngoài bản thân mình.
BGT trại 5 cũng thay đổi cách ứng xữ với chúng tôi..nghiệt ngã hơn,họ đưa ra những hạn chế mới để khủng bố chúng tôi về tinh thần và vật chất.Những anh em của tổ chức Viết Tân đến đây từ cuối những năm 1980 chuyển đến ở chung với chúng tôi ,những người CS đã thành công như ý khi họ làm mọi cách để nhắc nhở chúng tôi,hoặc buộc chúng tôi phải nhân thức rằng thân phận của người VN là thấp kém,vì chúng tôi là người Việt Nam 100%
Không gian sinh hoạt của chúng tôi cũng chật hẹp.Không có vườn hoa cây cảnh..không có đất để trồng cây,trồng rau xanh,mọi người tù .....đi lại cứ va chạm vào nhau và họ cũng đưa thêm tù thường phạm đến ở chung với chúng tôi và những người này đã làm cuộc sống chúng tôi xáo trộn hoàn toàn.
Để cho chỗ ở mới của chúng tôi bớt đơn địệu buồn chán,Thầy Mai Đức Chương nhờ cán bộ quản giáo mang vào cho mấy gốc hoa Huệ.Chúng tôi trồng mấy gốc huệ đó sát bờ tường phân cách hai khu nhà với nhau...cây hoa Huệ ở đây hợp thổ nhưỡng nên phát triển rất nhanh.Thân cây không cao như hoa huệ trồng ở miền Nam nhưng hương thơm ngào ngạt.
Mùa hè năm 1999 chúng tôi chịu thêm một mất mát nữa.Chú Nguyễn Trưởng ra đi vì tai biến mạch máu não.
Buổi trưa trời nóng,anh em đang nghĩ,tôi không ngủ được ngồi tập Yoga.Lê Văn Tiến chạy vào đánh thức anh em dậy.
-Chú Trưởng bị trúng gió rồi anh em ơi
Tôi bỏ dở buổi tập bước xuống-tôi nằm ở sàn trên..anh em khiêng chú Trưởng vào chỗ của chú..Tôi thấy chú ôm đầu,miệng ú ớ..như muốn nói gì đó...Chúng tôi đi gọi cấp cứu nhưng không có ai trả lời.Anh em chúng tôi cho người khoẻ đứng ở cửa khu gọi to:Cấp cứu,cấp cứu.Tôi và những người khác xoa bóp cho chú,người bấm huyệt,người xoa ngực xoa đầu.Chú Trưởng vẫn la ú ớ trong miệng mắt nhắm nghiền.
Lúc đầu tiếng la còn rõ sau đó yếu dần,mười phút sau chú Trưởng không còn rên được nữa..chú nằm yên bất động..Tôi theo dõi mạch nơi cổ tay của chú,mạch yêú rất nhanh rồi im hẳn,tôi kiểm tra mạch cổ,lúc đầu còn rõ sau đó mất luôn.
Anh em vẫn gọi cấp cứu,những người ở khu bên cạnh không ngủ được họ nhìn qua khung cửa sổ hoặc chồm người qua bức tường ngăn cách hỏi sang,
-Có việc gì thế..
Ai đó trả lời,
-Có người sắp chết đang gọi cấp cứu.
-Thế thì gây rồi,giờ chúng nó đang còn ngủ trưa,đợi đên giờ hành chính thì toi mất,mẹ chúng nó coi mạng người như rác
Tôi cứ loay hoay chạy ra chạy vào..không biết làm sao,cánh cổng khu vẫn đóng im ỉm.
Đến 13h15,một anh trật tự đến mở cửa để chuẩn bị đi làm..chúng tôi chuyển chú trưởng đi bệnh xá,chỉ có anh Thuỵ được đi theo,còn những người kia là người của trại.
30 phút sau,anh Thuỵ về báo lại là chú Trưởng đã mất.
Tôi về nằm dài và thấy buồn kinh khủng..tại sao những người gần gũi thân thiết với tôi cứ lần lượt ra đi.Tuy rằng ở trong tù quan hệ anh em rất thân mật,nhưng ai cũng có một vài mỗi quan hệ đặc biệt thân mật nào đó.Với tôi,tôi có nhiều mối quan hệ thân thiết và cũng được nhiều anh em thương quý.Chú Trưởng là một trong những người rất thương yêu tôi.Tôi bằng tuổi người con đầu của chú.Chú là một nông dân tỉnh Quãng Ngãi,vào Ninh Thuận lập nghiệp vào những năm cuối của thập niên 1950.Thời “Ngô Tổng thống”,đối với chú..Tổng thống Ngô Đình Diệm là một cứu tinh dân tộc,một thần tượng của chú,một vị lãnh tụ mà chú luôn kính trọng và bày tỏ lòng tri ân.Người đã mang đến cho chú và nhiều người khác một tài sản lớn từ đôi bàn tay trắng.Một vị lãnh tụ anh minh,khó có người sánh kịp.Chú là một người đơn giản,chân chất,nhân hậu,chú sẵn sàng giúp đỡ người khác,những đồng bạc cuối cùng chú có.Ở trong tù chú không phải là người giàu nhất,nhưng là người hào phóng nhất.
Trước đó mấy tháng chú hay tâm sự với tôi,chú nói là chú sắp “ra đi” rồi.Tôi nghĩ là chú nói đùa vì chú còn rất khoẻ mạnh.Nước da đen bóng,mái tóc gợn sóng bạc phau,người thấp và đậm,chú ăn rất ít,chỉ lưng hai bát cơm,một ít canh và một ít thức ăn.Năm đó chú 67 tuổi nhưng khoẻ mạnh hơn tôi nhiều.Tôi nói với chú,
-Sức khoẻ của chú thế này ít nhất chú phải sống hơn 10 năm nữa.
Không ai có thể tin được điều đó.
Cánh anh em trẻ ai cũng yêu quý chú..vì chú có cuộc sống giản dị luôn sang sẻ và hy sinh cho người khác.Trước ngày chú mất hai tháng,gia đình chú từ Ninh Thuận ra thăm,chú vào đem chia hết quà cho mọi người..nhất là những anh em khó khăn.Tôi nhận được rất nhiều quà của chú.Tôi ngần ngại nói
-Chú phải để lại một ít để dùng chứ!
Chú khoát tay..sống được mấy ngày..sau đó chú đến từng người để nói:Ai cần gì thì chú cho mượn tiền mua..khi nào có thì trả..chú cười nói thêm trả cũng được không trả cũng được.Lê Văn Tiến nghe vậy liền nói
-Hoan hô chú Trưởng,
những anh em trẻ khác vây quanh chú.Tôi rất cảm động vì tình cảm thân thiết như cha con của họ.Qua những trại tù chưa có người nào được anh em thương yêu như vậy
Chú hay nói với anh em..mấy anh còn trẻ cần phải ăn uống đầy đủ,chú già rồi không cần.
Chú cầm tờ giấy lưu ký có hai triệu đồng đến nói với tôi
-Đi căngtin với chú,cần gì chú mua,sau này trả...
Gia đình tôi mấy tháng nay không gởi gì cho tôi nên rất thiếu thốn,đây là giai đoạn khó khăn nhất của tôi từ ngày tôi ở tù.Tôi biết trận lũ lụt Mùa đông năm 1998 vừa qua cuốn trôi hết,rất may là những người thân của tôi vẫn bình an.
Sau này trở về tôi mới biết,lúc đó có rất nhiều đợt quyên góp được thực hiện,số tiền quyên góp được cũng rất lớn,rồi nhà nước xuất ngân sách quốc gia để hổ trợ cho mỗi gia đình bị sụp nhà..mất tài sản mổi hộ 1 triệu 500 nghìn.Nhưng riêng nhà tôi thì không có gì cả.Không được sự giúp đỡ nào cả,một gói mì tôm cũng không.
Hai cô em gái tôi vất vả lắm mới nuôi được các cháu và dựng lại nhà với sự giúp đỡ của mấy người hàng xóm(Cái ý đồ triệt hạ gia đình tôi được thực hiện nghiêm túc quá!!.)
Tôi đi căngtin với chú để mua một số đồ dùng cá nhân,một bàn chải,một hộp kem,một cục xàbông tắm.Đây là ba thứ mà tôi cần từ mấy tháng nay..Chú mua thêm cho tôi một kg đường và một kg thịt.
Chú nói:
-Cho con cái này để bồi dưỡng,đợt này con sút lắm.
Không sút sao được,6 tháng trời chỉ có cơm trại ăn với muối
Tôi vô cùng cảm động và biết ơn chú
Trưa hôm đó tôi ăn một bữa cơm thật ngon,có thịt kho rau sống.
Cơm xong tôi đánh răng và đi tắm,mấy tháng nay mới được gội đầu bằng xaphòng thơm,đánh răng bằng bàn chải mới thật dể chịu.
Mùi xaphòng rất thơm vì lâu không dùng,cái bàn chải đánh răng bị gãy tôi nhờ chú Nguyễn Đình Văn Long nối lại để dùng,bàn chải quá mòn không sạch răng được.
lại đánh răng bằng muối nữa.Bây giờ được tắm,được đánh răng băng bàn chải mới.Trong người thấy nhẹ nhàng.
Một tháng sau vẫn không nhận được quà hay tiền của gia đình.Tôi lại tiếp tục sống trong cảnh thiếu thốn.Tôi đành phải mượn chú 50.000đ.
Bây giờ chú đột nghột ra đi,tôi vẫn còn nợ chú.
Tôi thầm bảo với chú:”Số tiền con nợ chú..con sẽ không trả cho chú đâu.Con sẽ giữ nó như một kỷ niệm của chú cháu mình,mãi mãi con nợ chú,và con vui vì điều đó,được an ủi rất nhiều vì điều đó”
Cái Tết năm 1998 là một cái Tết buồn tẻ với tôi và mọi người
Anh Đăng đã về Canada,anh Dũng anh Sơn anh Thành họ đã về lại với Thế giới Tự do và văn minh.Còn chúng tôi vì mang quốc tịch VN nên đành phải ở lại để chịu ngược đãi của chính quyền luôn mồm đề cao chiêu bài dân tộc,nhưng trong não trạng của những người cộng sản,cái tâm thức nô lệ vẫn chế ngự..tự nô lệ mình và nô lệ người khác.Anh em tù chính trị vẫn gọi bọn CS bao giờ cũng”Thượng đội, hạ đạp”.Chúng tôi bị BGT siết chặt về mọi mặt cuộc sống như để trả thù thời gian trước đây họ đã nhượng bộ vì trong anh em chúng tôi có một số người mang quốc tịch nước ngoài.Bây giờ họ đã về,mọi thông tin ở bên ngoài được phong toả hết.Không phái đoàn đại sứ nào đến thăm nên BGT có thể trù dập chúng tôi mà quốc tế không hay biết.
Những phần quà Tết bị cắt,khẩu phần bị cắt,chúng tôi ăn một cái Tết thiếu thốn,gần như không có gì.Chỉ mới đây thôi,cái Tết năm vừa rồi khi những người có quốc tịch nước ngoài còn ở chung với chúng tôi,ngày Tết chúng tôi được nhận một khẩu phần”bất ngờ”.Họ muốn tạo một ấn tượng tốt đẹp để cho những người sắp ra về qua bên Âu-Mỹ nghĩ rằng CSVN đã có những tiến bộ nhân bản hơn.
Khi họ trình bày với chính phủ nước sở tại..
CSVN họ khôn ngoan thật!?:Bất cứ lúc nào,bất cứ việc gì họ cũng dùng để tuyên truyền bịp bợm người khác.Từ chuyện lớn như Ứng cử bầu cử,Tự do tôn giáo cho đến việc nhỏ như giúp đỡ người nghèo khổ-neo đơn tàn tật.Cho đến việc cỏn con như...chế độ cho một số người tù cũng được sữ dụng như vũ khí để tuyên truyền...CSVN nói dối,nói một đường làm một nẽo...một cách rất thành thục rất tự nhiên.Họ sẵn sàng nói dối về một việc mà ai cũng biết.Họ lừa gạt người khác,lừa gạt chính mình và bị người khác lừa
Mùa hè năm 1999 cuộc sống của tôi bớt khó khăn khi anh Nguyễn Ngọc Đăng gởi quà về cho tôi.Lúc đó anh không còn ở Canada nửa mà đã chuyển sang Úc,cũng mùa hè năm 1999 này chúng tôi phải đối phó với những thủ đoạn vặt vảnh của BGT trại Thanh Hoá.
Khẩu phần ăn của chúng tôi bị cắt xén,không có rau xanh như mọi lần,họ mang vào cho chúng tôi những mớ dây rau muống già mà bò cũng không ăn được,nửa kg cá tươi cho mỗi tháng như quy định của pháp lệnh thì họ mang vào cho chúng tôi một thứ cá tạp nham muối đã hư hỏng meo mốc.và mùi hôi thối bốc lên nồng nặc cả khu trại giam ,ám vào quần áo những ai đứng gần.Họ mang vào chia ra cho mỗi người..tôi và một số anh em không nhận ,hơn một nửa người còn lại vì sợ kỷ luật nên phải nhận,người ta nhận rồi vứt vào thùng rác vì không ăn được.Trong nhà tù cộng sản nghiệt ngã đã biến một số anh em chúng tôi thành những người phản bội lại chính mình.Họ phản bội vì sợ hãi cũng có,nhưng rất đau lòng, có nhiều người họ phản bội lại anh em để được giảm án,được sớm trở về với gia đình.Những người này họ đứng ngoài tất cả các cuộc đấu tranh để đòi quyền lợi chung,như điều kiện sinh hoạt trong đó có chỗ ở thoáng mát sạch sẽ đúng pháp lệnh,tiêu chuẩn lương thực thực phẩm,việc khám chữa bệnh,những tiêu chuẩn về áo quần chăn màn về qui chế, thời gian thăm gặp gia đình,thư từ.Đã có rất nhiều kháng thư,kiến nghị của tôi hay các anh em khác cần chữ ký ủng hộ của họ,họ đều từ chối,điều này đã đẩy tôi và một số anh em khác vào thế cô lập nhưng tôi cũng như một vài người đã khẳng định lập trường của mình.Dù khi chỉ còn có mỗi một mình vẫn đấu tranh để bảo vệ phẩm giá và quyền lợi của người tù chính trị...những người này luôn luôn được hưởng lợi...Nếu cuộc đấu tranh của chúng tôi thành công họ được hưởng,nếu thất bại họ cũng không bị kỷ luật không bị trù dập và vẫn được giảm án.
Có thể đưa ra sự phân định rạch ròi trong những người tù chính trị,những ai hợp tác ,hoặc “nín thở qua sông” (từ chúng tôi chỉ những người thoả hiệp với CS )là những thành phần phản bội,còn những ai kiên dũng giữ lập trường ,khí tiết danh dự nhân phẩm thì luôn phải chịu sự ngược đãi trù dập trả thù..và phải ở hết bản án mà họ đã bị tuyên phạt một cách bất công và bất hợp pháp.
Cứ mỗi 6 tháng chúng tôi phải viết kiểm điểm,nội dung gồm có phần lý lịch về cá nhân ,như tên tuổi quê quan sắc tộc văn hoá tội danh mức án.Phần còn lại chúng tôi phải ghi
1,Tư tưởng:
Những ai có Sỹ khí thì ghi: Kiên trì...quan điểm lập trường mục đích,lý tưởng đã đấu tranh,minh định việc làm của mình là đúng.
Còn những ai muốn giảm án thì tự nhận mình đã sai ,đã vi phạm luật pháp và mong nhận được sự khoan hồng của đảng cộng sản
2/Học tập:
Ai kiên định thì viết:Học tập để nâng cao kiến thức phục vụ xã hội dân tộc.
Ai .phản bội thì viết:Học tập để thông suốt đường lối chính sách của đảng.
3/Lao động
Những ai kiên định thì viết:Phản đối mọi hình thức lao động khổ sai và từ chối lao động.Hoặc những ai ôn hoà hơn thì viết:Lao động theo năng lực và sức khoẻ.
Những ai muốn giảm án thì viết:Phấn đấu lao động để cải tạo bản thân góp phần cho sự phát triển của trại,của đất nước.
4/Nội quy
Những ai kiên dũng vẫn tiếp tục con đường đấu tranh của mình,bảo vệ lý tưởng của mình thì ghi:Chấp hành nội quy trên cơ sở tôn trọng nhân quyền,tôn trọng công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị cũng như những công ước quốc tế về nhân quyền.
Những ai phản bội muốn giảm án thì viết:Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của trại,hứa không vi phạm.
CSVN dùng những ưu đãi về thư từ ,thăm nuôi giảm án để khuyến khích cho sự phản bội chống lại anh em....những ai làm Anten hoặc cộng tác.với CS thì sẽ được ưu ái, những con người này đã có những hành vi đê tiện xấu xa.Có khi công khai có khi kín đáo,có khi thô thiễn có lúc tinh vi.Nhưng có thể khẳng định được một cách chính xác công bằng vô tư rằng:Những ai được giảm án là những kẻ phản bội,giảm an nhiều phản bội nhiều,giảm án ít phản bội ít.
Đây là thước đo để minh định phẩm giá của từng tù nhân chính trị ,nó như lửa thử vàng không có chuyện nhầm lẫn.
Vào năm 1999,chúng tôi biết rằng chúng tôi đang rất đơn độc ,đội ngũ của những con người kiên dũng đã không còn như xưa,chỉ còn lại rất ít và đang gặp nguy hiểm vì bị trù dập.
Tôi và một số anh em biết điều đó nhưng tôi và họ đã chọn lựa.Chúng tôi sẵng sàng cho cái chết để bảo vệ danh dự và lý tưởng của mình.
Bây giờ không còn có những người có quốc tịch nước ngoài như anh NNĐ.PAD.NVM để có thể thông báo tình hình của chúng tôi cho quốc tế biết một cách thường xuyên và cụ thể ..cũng không còn có những người có thẻ xanh(Quy chế thường trú nhân như anh PVT)để thông báo với gia đình của họ biết về sự đàn áp tù nhân chính trị của chế độ CSVN,nhưng tôi và họ vẫn đấu tranh cho chính mình và cho mọi người trên cơ sở những thông tin chúng tôi có được từ gia đình.
Gia đình tôi rất quan tâm đến những diễn biến xảy ra trên TG và Việt Nam cũng như quan hệ VN và quốc tế vì các cô em gái của tôi-các anh tôi biết rằng:an ninh của tôi trong nhà tù tuỳ thuộc rất nhiều vào cục diện chung.
..Những ngày này,thông tin từ gia đình tôi mang vào là hy vọng gần như duy nhất của anh em chúng tôi đang bị bao vây cấm vận.Mỗi một lần gia đình tôi đi thăm,anh em đều quan tâm hỏi han và gia đình tôi đã không phụ lòng tin cậy của họ.
Mùa đông năm 1999 là một mùa đông hãi hùng đối với tôi.Bão lụt tại miền Trung là một hiểm hoạ thường trực với quê tôi,nhưng mùa Đông1999 này theo những dự báo thời tiết lại nghiệt ngã hơn rất nhiều.
..Mấy hôm nay Tivi đưa tin về tình hình lũ lụt tại Quãng Nam,mưa lớn kéo dài nhiều ngày làm cho mực nước các sông dâng cao vượt trên mức báo động 3(Theo cách nói của Chế độ CSVN),vượt trên các đỉnh lũ lịch sữ...Hồ Phú Ninh bị đe doạ nghiêm trọng,có thể vỡ đê bất cứ lúc nào.Có tin là những người lãnh đạo của Tỉnh QN đang nghĩ đến giải pháp là cho nổ một đập tràng nào đó hy sinh một số người để cứu những người còn lại.Tôi không thể tin ở tai mình..nếu họ thực hiện kế hoạch này thì gia đình tôi sẽ gặp nguy hiểm.:Gia đình anh tôi có hai cháu nhỏ,ở chỗ thấp không có phương tiện để di tán.Còn gia đình tôi có 3 cháu nhỏ,hai cô em gái và một mẹ già,chỉ toàn phụ nữ và trẻ con,không phương tiện không tiền bạc,nhà ở gần sông như vậy là chết chắc rồi!.
Tôi không hiểu não trạng của những người CS như thế nào mà họ lại dám nghĩ đến phương án xữ lý tình trạng khẩn cấp như thế...Hy sinh một bộ phận này để cứu bộ phận kia.Thật tàn nhẫn phi nhân tính.Nếu làm như vậy,những gia đình giàu họ có phương tiện di tản hoặc những gia đình CS sẽ được ưu tiên di tản ..còn lại những người dân nghèo thấp cổ bé miệng sẽ bị hy sinh.Tôi lo sợ đến mất ăn mất ngủ vì tôi biểt rằng trong lịch sữ của đảng CS ,trong đó có đảng CSVN những dự kiến điên khùng,những chính sách ngu ngốc tàn bạo ,những quyết định bất nhân đã từng được mang ra thực hiện bất chấp hậu quả.Cuộc chiến tranh gọi là “Giải phóng Miến Nam”là một điển hình,hàng triệu những người trẻ, tuổi đôi mươi bị ném vào lò lửa chiến tranh và họ không ao giờ trở về ..đến hôm nay vẫn chưa tìm được hết..tính mạng của họ chỉ là công cụ đựơc người lãnh đạo xữ dụng vào mục đích điên rồ ngu xuẩn.Chỉ vì tham vọng quyền lực mà họ đã đẩy hàng triệu gia đình vào cảnh chết chóc ly tán,đất nước bị tàn phá lệ thuộc
Rồi Cãi cách ruộng đất ở miền Bắc,Cuộc chiến tranh mở rộng chủ nghĩa CS và sự tranh giành ảnh hưởng giữa Liên Xô và Trung cộng mà VC là công cụ,
Sau khi cưỡng chiếm miền nam,họ tiến hành đánh tư sản mại bản trong cái gọi là “cải tạo công thương nghiệp”và đến Hợp tác xã nông nghiệp” đã đẩy đất nước vào chỗ khánh kiệt...Những việc như vậy mà họ còn dám làm thì có việc gì mà họ không dám.
Nhưng thật may mắn cho những người dân QN và may mắn cho gia đình tôi ,cái ý tưởng điên rồ (cho dù chỉ là của một số người lảnh đạo) đang còn xem xét thì trời bớt mưa...Cái áp lực vở hồ Phú Ninh đã đở dần.Ông trời đã cứu người dân trong gang tấc.
Mùa Đông năm 1999 là một mùa đông thật tồi tệ..quê tôi hứng chịu hai cơn lũ trong vòng một tháng..những mất mác trong cơn lũ trước chưa khắc phục được,nhà cửa dựng lại còn tạm bợ thì phải hứng chịu cơn lũ thứ hai.Gia đình tôi lâm vào cảnh màn trời chiếu đất...đồ đạt vật dụng trong nhà bị cuốn trôi hết, và đây là cơ hội cho bọn CSVN phong toả trừng phạt gia đình tôi một lần nữa.Không biết đã có sự chỉ đạo từ đâu,mà những phái đoàn cứu trợ bão lụt đến địa phương để cứu tế,thì trong danh sách đó không hề có tên gia đình tôi...họ chỉ đi qua nhìn vào rồi sang nhà khác.
Tôi sống với CS VN nhiều năm..tôi không lạ gì những thủ đoạn tàn độc mà Đảng CS vẫn thực hiện.Ở cái đất VN này đảng CS la chủ nhân ông của tất cả:Từ đất đai tài nguyên thiên nhiên đên rừng núi sông hồ biển,luôn cả ánh mặt trời và không khí đều là của Đảng CS.Họ công khai bảo với tôi rằng những gì họ có ngày hôm nay là do máu xương họ bỏ ra để cướp giành lấy nên tất cả là của họ.
Cho nên tại VN tất cả những tổ chức chính quyền từ trung ương đến địa phương là của Đảng,những tổ chức dân sự như Hội hồng Thập tự,hội nhà báo,hội y sĩ,hội nhà thơ-nhà văn,Đoàn thanh niên,Hội phụ nữ là của đảng.Các tôn giáo hiện nay cũng ở trong sự kiềm toả và chi phối của Đảng.Người của Đảng có mặt khắp mọi nơi,từ thành thị đến nông thôn,hang cùng ngõ hẽm.Trường học Bệnh viện Chùa chiền Thánh thất là của Đảng CS.Đảng CS như một thế lực ma quỷ đứng trên cao chi phối chỉ đạo đến từng bữa cơm của người dân.Ai theo đảng thì ăn ngon mặc đẹp,nhà cao cửa rộng và luật pháp là để bảo vệ họ hổ trở họ.Còn ai không theo đảng,hoặc nặng hơn là chống lại sự độc tôn của Đảng thì sẽ bị trừng trị đến cùng đường mạt vận.
Đảng CS có toàn quyền thưởng phạt.Luật pháp chính là Đảng.Ý của Đảng là luật pháp.Người dân VN bị bắt buộc phải đóng vai ông chủ.Đây là một sự đùa cợt độc nhất vô nhị một sự mỉa mai cay độc mà trong lịch sữ 4500 năm chưa bao giờ có.Một sự sĩ nhục mà người dân VN phải cúi đầu hứng chịu,nhưng cúi đầu hứng chịu cũng chưa vừa lòng đảng mà phải ca ngợi Đảng.Ca ngợi sự vinh quang sáng suốt lỗi lạc của Đảng,sự vĩ đại của lãnh tụ.Còn sự bất hạnh nào lớn hơn là phải ca ngợi bọn người đàn áp mình,tước đoạt hết tất cả những quyền căn bản của mình,sống xa hoa trên đầu trên cổ trên sự đói nghèo của mình và của cả dân tộc.
Những ngày cuối cùng của mùa Đông cũng dần qua,nhưng có lẽ đây cũng là thời gian rét nhất ở Đất bắc này...gia đình tôi ra thăm để thông báo cho tôi biết những hoạn nạn mà gia đình đã trải qua nhưng rất may mọi người đều bình an.Các con tôi vẫn đi học cho dù rất thiếu thốn.Những giọt nướ mắt tôi chảy dài khi nghe anh tôi kể chuyện gia đình,các con các cháu tôi phải chịu cảnh khổ cực nguy hiểm như thế nào.Giọng anh bùi ngùi đau xót.Anh Long của tôi là một người hiền lành và yếu đuối nên hoàn cảnh gia đình tôi hiện nay vượt quá sức chịu đựng của anh.Trông anh thất thần vì khiếp sợ.
Anh kể cho tôi mỗi lần đi chứng giấy tờ thăm tôi là một lần gia đình tôi phải chịu sự căng thẳng khốn đốn vì mấy tay CA phường.Đặc biệt là thiếu tá Bàng..hắn tìm mọi cách để phạt hành chính gia đình tôi,buộc gia đình tôi phải nộp những khoảng tiền mà đối với gia đình tôi không phải là nhỏ với những lý do vớ vẩn...nhưng không nộp không được.
Tôi vào kể lại cho các bạn tù của tôi nghe..ai cũng lắc đầu nhưng không ai ngạc nhiên cả vì gia đình họ cũng chịu nhiều đắng cay hơn cả gia đình tôi,mất mát nhiều hơn gia đình tôi,vì đa phần họ tham gia vào những tổ chức đấu tranh chống cộng sớm hơn tôi rất nhiều và tất nhiên hoàn cảnh VN lúc đó nghiệt ngã hơn nguy hiểm hơn rất nhiều.
Ngày cuối cùng của năm 1999,chúng tôi bị chuyển trại một lần nữa.Tôi không biết chắc là chúng tôi sẽ đi đâu...Nam Hà hay Thanh Cẩm.Những câu chuyện về trại Thanh Cẩm hải hùng mà anh Dương Văn Sỹ-Vũ Đình Thuỵ đã từng ở qua kể lại cho anh em nghe loáng thoáng hiện lên trong tưởng tượng của tôi,nhưng nó cũng chỉ gợi lên một chút lo âu thôi vì tôi cũng đã quen với những nguy hiểm và nghiệt ngã trong nhà tù CS.Tôi vội vàng xếp đồ đạt cá nhân,cố gắng làm sao để gọn gàng nhất,cũng như những lần chuyện trại trước,họ hối thúc chúng tôi,mục đích của họ là tạo nên sự căng thẳng cho chúng tôi càng nhiều càng tốt và cũng để thị uy..thể hiện cái quyền vô hạn của họ của chế độ để nhắc nhở cho chúng tôi biết họ là chủ nhân ông của cái đất nước này.Có quyền sinh sát trong tay định đoạt tất cả :từ việc quản lý đất nước cho đến việc quản lý cuộc sống của chúng tôi...họ đi lại tấp nập tay cầm dùi cui điện,miệng quát tháo vẻ mặt làm ra nghiêm trọng...chúng tôi măc kệ họ..đối với chúng tôi cả cái chế độ này cũng chẳng ra gì chứ đừng nói đến những con người đó làm gì..họ chỉ là bọn tiểu nhân đắc chí,họ đang tưởng mình đang ở đỉnh cao nhân loại và mãi mãi ở trên đỉnh cao đó.Họ có biết đâu trong lịch sữ nhân loại và VN..có biết bao triều đại cứ tưởng mình “vạn tuế” trường tồn cũng nhật nguyệt nhưng cũng chỉ tồn tại một sớm một chiều..Những người cộng sản họ là ai chứ,cũng chỉ là tập đoàn dựa vào ngoại bang để cướp chính quyền hình thành nhờ bên ngoài tồn tại nhờ bên ngoài và cũng sẽ tiêu vong vì bên ngoài.
Chỉ có những giá trị đích thực VN, đích thực vì con người VN phù hợp với văn minh nhân loại,nó sinh ra từ khát vọng và ước mơ của con người thì mới có thể tồn tại vững bền và phát triển thăng hoa.
Tôi có một niềm tin mãnh liệt và thường trực rằng cái chế độ tàn độc này rồi sẽ tiêu vong vì nó đơn giản chỉ là một cái quái thai của thời đại..nó mang trong người nhiều căn bệnh nan y và nó sẽ tự kết liễu khi thời cuộc thay đổi .Thế giới,nhân loại.lúc thăng lúc trầm.Có lúc tiến lên có lúc dừng lại,có lúc đi lùi nhưng dù là tiến lên dừng lại hay giật lùi mục đích cuối cùng cũng chỉ mưu tìm sự hoàn mỹ và chân thiện và tất nhiên trong quá trình hoàn thiện sẽ diễn ra quá trình đào thải những cái gì không phù hợp với bản tính tốt đẹp của con người không vì con người,không phục vụ con người tất yếu sẽ bị đào thải.
Nhân loại văn minh có thể chọn lựa phương tiện nào đó để loại trừ cái ác..cái phản văn minh và nhân tính,tôi không phải là một nhà tiên tri,một nhà chiến lược để có thể biết chắc điều gì sẽ xảy ra..nhân loại sẽ chọn lựa phương tiện nào?chiến tranh hay hoà bình ..vũ khí công nghệ cao hay liệu pháp kinh tế xã hội...nhưng tôi tin rằng Thế giới,nhân loại văn minh sẽ phải chọn lựa,phán quyết..khi bị bắt buộc phải lựa chọn, phải phán quyết đó là cái điểm cuối cùng,thời gian cuối cùng cho một chu kỳ vận hành của trời đất của nhân loại.”Cùng tất biến-biến tất thông”đó là quy luật muôn thuở của vũ trụ nhân sinh.
Chúng tôi khệ nệ vất vả chuyển đồ đạt của mình đến một khoảng sân rộng ..đây là sân phơi của trại,hằng ngày đi làm chúng tôi vẫn ngang qua đó.Một chiếc xe chở khách hiệu HuynDai đậu ở sân
Lại bắt đầu một cuộc lục xét trước khi lên xe..Họ cấp cho chúng tôi mổi người một ổ bánh mì và một chai nước lã.Chúng tôi bị còng dính vào nhau,người ngồi giữa thì hai tay chung một còng với hai người bên cạnh..hai người ngoài cùng một tay còng vào thành xe.
Xe chạy lòng vòng làm chúng tôi mất phương hướng mãi đến khi ra đến đường quốc lộ,chúng tôi mới biết là đi Nam Hà.Xe đến trại Nam Hà lúc 2h chiều,
Chúng tôi được tháo còng và xuống xe...
Tập trung trên một khoảng sân rộng trước cổng trại.Tôi nhìn quanh, trên kia những triền núi đá rất đẹp,ở đó người ta xây những ngôi nhà khang trang sang trọng..đó là nơi làm việc của BGT và cán bộ
Trại Nam Hà một bên là núi,một bên là đầm lầy.Núi rất đẹp những căn nhà trên đó cũng rất đẹp.
Tôi thấy tiếc vô cùng,ở một nơi tuyệt đẹp như thế này mà là một nơi giam giữ người khủng khiếp và khắc tiếng của Miền Bắc và của VN sao?!
Tôi không biết tiền nhân của chúng ta ..những người khai phá và giữ gìn cái giang sơn cẩm tú này nghĩ gì.khi trao truyền lại cho con cháu chúng ta một vùng đất tuyệt đẹp này để hôm nay dùng làm nhà tù giam giữ những người yêu nước thương dân...những người đấu tranh cũng chỉ để giữ gìn đất nước và mong muốn cho đất nước cho dân tộc được thăng hoa..hay ít ra cũng để bằng người.
Tôi biết rồi đây tại mảnh đất tuyệt đẹp này sẽ có người trong chúng tôi nằm xuống, mong họ khi đi gặp tổ tiên họ sẽ nói hộ chúng tôi rằng:Chúng con mãi mãi yêu thương trân quý mảnh đất này và sẽ không ngại hy sinh cho mảnh đất này dân tộc này để xứng đáng với liệt tông liệt tổ.
Chúng tôi xếp thành ba hàng ngồi trên sân ..
Từ sáng đến giờ ngồi trên xe ai cũng buồn tiểu..chúng tôi đề nghị với một cán bộ cho chúng tôi đi tiểu..tên công an thô lỗ trả lời chúng tôi với thái độ hung dữ
-Chưa được đi đâu cả,để ổn định đã.
Chúng tôi phẩn đối..chú Phan Văn Bản là người lớn nhất trong chúng tôi giơ tay ý kiến.
-Từ sáng đến giờ chúng tôi ngồi xe,cán bộ phải để chúng tôi đi tiểu chứ làm sao chịu nỗi..cán bộ muốn chúng tôi chết à,tại sao một cái việc bình thường như đi tiểu mà cũng cấm..nhân đạo như thế sao?
Thấy chúng tôi phản ứng quyết liệt một cán bộ trông rất oai phong béo tốt có vẻ như người chỉ huy ở đây..Sau này tôi biết đó là Đại uý công an Phạm Quang Sáng..phụ trách văn hoá của trại nói với tay CA hống hách kia..
-Để cho họ đi tiểu,từ sáng đến giờ cũng lâu rồi.
Anh ta vừa nói vừa cười..tôi không hiểu anh ta cười cái gì?
Cười vì sự oái oăm mà chúng tôi phải chịu sao?hay chỉ là cái cười thường trực của người có quyền.
Chúng tôi chỉ được đi từng người một..chỗ đi tiểu cách đó 10m.
Sau đó chúng tôi mang đồ đạc cá nhân của mình để cán bộ kiểm tra,họ buộc chúng tôi vứt bỏ đồ dùng cá nhân với lý do buồng giam chật hẹp,họ thu giữa tất cả vật dụng như lọ thuỷ tinh,dao cạo râu,dây nilon,với lý do vật dụng này có thể gây nguy hiểm cho người khác
Chúng tôi biết đây là cái cớ để họ trả thù trù dập chúng tôi.Họ muốn đẩy chúng tôi tới giới hạn cuối cùng của sự thiếu thốn.Họ buộc chúng tôi sống như những
TRUYỆN VƯỢT BIÊN
THẠCH ĐỨC * VƯỢT BIÊN BẰNG ĐƯỜNG BỘ
Hồi Ký Tị Nạn của anh Thạch Đức
Posted: Sunday, April 19, 2015 by Hung Nguyen in
"Sinh hoạt trong trại vô cùng khó khăn thiếu thốn ,mất vệ sinh cùng cực càng về sau này khi số lượng người quá tải thì càng chật chội,khốn khó hơn .Trại có một dãy nhà vệ sinh chòi lợp nylon và tôn nhựa khoảng 6, 7 cái,dựng trên những cái hố đào sâu với dòi bọ lúc nhúc,vô cùng hôi hám.Nắng biên giới vùng nhiệt đới nung bốc hơi khiếp đãm"
Đã sắp đến ngày 30 tháng 4 đen , đúng 40 năm cộng sản xâm chiếm miền nam VN,nay là 2015 .Tình cờ được đọc những trang hồi ký vượt biên đường bô http://landrefugee.blogspot.ca .có một số bài nóí khá đầy đủ về trại NW 82 mà từ ngày thành lập trại tôi đã ở và sống ở đó cho đến ngày cuối cùng trại phá bỏ tháng 02 năm 1983; khi mọi người dược đưa hết vào trong đất Thái. Hồi nhớ lại chặng đường đã qua ;Tôi chỉ xin viết ra đây bổ túc thêm đôi điều còn thiếu sót mà các tập hồi ký cuả chị Minh Kha, anh Trần v Phước ,anh Lê Bá B đã kể hết rồi khá đầy đủ , đều là có thật .Xin post thêm dưới đây vài tấm hình mà tôi và một vài bạn lúc được vào ở trại Panatnikhom ,chờ ngày đi định cư .Có 1 tấm
tiển đưa chụp trứơc xe bus để đi ra phi trường Bangkok ngày 11-05-1983. Tôi hy vọng góp được thêm một số sinh hoạt về trại NW.82 đầy đủ hơn,làm chứng cứ tài liệu tham khảo về người vượt biên đường bộ
Phỏng theo thơ Tú Xương:
Ào ạt người đi tớ cũng đi
Xe đò ,xe lữa cũng Fu-zi (Refugee)
Ra đi vợ dúi vài chỉ lẽ
Quyết chí phen này đến Chun -ri (chonburi ,tĩnh biên giới Thái)
Không vàng chẳng bạc chân cũng đi
Gian nan nguy khốn có ra gì
Tự do một cỏi ngoài rộng mở
Chí cả trai hung há sợ chi
Đường ra biên giới lánh cộng phì
Lẫn lộn đoàn buôn lủi theo đi
Trăm dặm đường mòn xương phơi trắng
Quanh rừng mìn bãi xác tử thi
Ào ạt người đi tớ cũng đi
Xe đò ,xe lữa cũng Fu-zi (Refugee)
Ra đi vợ dúi vài chỉ lẽ
Quyết chí phen này đến Chun -ri (chonburi ,tĩnh biên giới Thái)
Không vàng chẳng bạc chân cũng đi
Gian nan nguy khốn có ra gì
Tự do một cỏi ngoài rộng mở
Chí cả trai hung há sợ chi
Đường ra biên giới lánh cộng phì
Lẫn lộn đoàn buôn lủi theo đi
Trăm dặm đường mòn xương phơi trắng
Quanh rừng mìn bãi xác tử thi
Tôi từ Sàigòn vượt biên ra đi ngày 15 tháng 11 năm 1981 là trước 2 ngày bầu cử quốc hội VNCS. Sáng sớm ra xa cảng miền tây qua ngã Tân Châu Châu Đốc vào Phompenh suốt gần 2 tuần bằng rất nhiều phương tiện di chuyển :ghe thuyền ,xe đò ,xe lữa,xe lôi tuk tuk,xe bò ,xe ôm,xe thồ … đủ cả ;và ngày cuối băng rừng lội bộ cả một ngày từ sáng sớm cho đến tối đến khu vực Polpot kiểm soát ;qua ngày hôm sau nửa lội tiếp ngược về vùng bọn Para, vô cùng gian nan khổ sở .Vừa trốn tránh lại luôn nơm nớp bị bắt lại. Khởi đầu đừờng đi qua gần trăm trạm kiểm soát cuả chính quyền Campuchia,bộ đội CSVN,qua bọn kháng chiến Para, đến vùng lính Polpot kiểm soát;
Vì kh ông vào được đất Thái nên trở ngược về khu Para kháng chiến cuối cùng đến được binh viện Nongsamet xát biên giói Thái an toàn vào một buổi trưa ngày 24-11-1981 . Khi đến nơi tôi được bà dẩn đường đưa vào chợ trời dân tỵ nạn Campuchia Nong Samet .vô tiệm chụp hình nguyên complet với bộ đồ vượt biên để đời ;để gởi về cho vợ tôi mà nhận thêm vàng.Rất tiếc chưa tìm được tấm hình quý gía này cuả tôi đã lạc mất,hầu post lên cho thấy với bộ đồ rất ấn tượng,rất thực đúng với cách ăn mặc cuả người bản xứ đi buôn đường rừng qua Thái lúc đó;mà dân tỵ nạn đường bộ nào cũng buộc phải mặc cải trang ..Là cái quần đen củ kỷ , áo carô tay dài nhớp nhúa,có cái túi nhỏ phiá trên ngực mà mổi lần qua trạm xét tôi giả vờ luôn cúi đầu móc tiền đưa mãi lộ cho lính gát để không bị để ý,thấy mặt tra hỏi …và đăc biệt là chiếc khăn kàma rằn đen đỏ quấn ngang đầu mà tôi đã đính ngay giữa trán sừng Phật nạm vàng đã được vị sư cả chuà khmer Sài gòn làm phép và sợi giây Càtha đeo quanh cổ đi đường bình an(Vô cùng linh thiêng tôi còn giữ luôn mãi bên người).
Vì kh ông vào được đất Thái nên trở ngược về khu Para kháng chiến cuối cùng đến được binh viện Nongsamet xát biên giói Thái an toàn vào một buổi trưa ngày 24-11-1981 . Khi đến nơi tôi được bà dẩn đường đưa vào chợ trời dân tỵ nạn Campuchia Nong Samet .vô tiệm chụp hình nguyên complet với bộ đồ vượt biên để đời ;để gởi về cho vợ tôi mà nhận thêm vàng.Rất tiếc chưa tìm được tấm hình quý gía này cuả tôi đã lạc mất,hầu post lên cho thấy với bộ đồ rất ấn tượng,rất thực đúng với cách ăn mặc cuả người bản xứ đi buôn đường rừng qua Thái lúc đó;mà dân tỵ nạn đường bộ nào cũng buộc phải mặc cải trang ..Là cái quần đen củ kỷ , áo carô tay dài nhớp nhúa,có cái túi nhỏ phiá trên ngực mà mổi lần qua trạm xét tôi giả vờ luôn cúi đầu móc tiền đưa mãi lộ cho lính gát để không bị để ý,thấy mặt tra hỏi …và đăc biệt là chiếc khăn kàma rằn đen đỏ quấn ngang đầu mà tôi đã đính ngay giữa trán sừng Phật nạm vàng đã được vị sư cả chuà khmer Sài gòn làm phép và sợi giây Càtha đeo quanh cổ đi đường bình an(Vô cùng linh thiêng tôi còn giữ luôn mãi bên người).
Bà dẫn đường đưa tôi đến bịnh viên và nói có người Việt tỵ nạn ở đó,nơi ngoài bià rừng cách không xa,đến gần hơn biên giới Thái do Hồng thập tự quốc tế-ICRC chăm sóc.Ban ngày họ đến làm việc, sau chiều tối trở vô trong đất Thái. Tôi thấy có người Tây trong bịnh viện nên chạy đại vào xin giúp đở. Và tôi được bà b/s Hội ICRC này đưa vào tạm trú với nhóm khoảng trên 200 người VN tỵ nạn đã ở trước đó;trong một dãy chòi lá dài phiá sau kè vách ngo ài nhà bịnh viện.Sau khi khai báo tên tuổi, tình trạng là người đi vượt biên tỵ nạn .Tôi may mắn nhờ vậy đã không bị hành hạ nhiều; vì sau đó bị đưa đi trình diện ban an ninh cuả bọn lính Para kháng chiến Mi ên .Sau một ngày cầm giữ họ lục soát ,tra vấn tình hình trên đường đi ,về bộ đội CSVN…rồi thả về chổ tạm ở bịnh viện.
Không biết từ bao lâu ,người tỵ nạn VN sống ở đây.Họ trông chờ nghe ngóng ,hoặc nếu như có thể đi tiếp lọt vào trong đất Thái ;hay mong có được quốc tế biết tới.Tháng ngày tâm trạng mọi người chỉ ngóng chờ, lo lắng và bọn lính Para cũng thường xuyên đe doạ tính mạng .Sống qua ngày người tỵ nạn nhờ vào sự giúp đở cuả Hồng thập tự quốc tế rất hạn chế . thiếu thốn mọi điều và tự lo liệu .Trải chiếu hoặc nylon nằm ngũ dưới đất sống lây lấc quanh quẩn trong phạm vi bịnh viện. Anh Tố nguyên là bác sỉ thú y,dáng dấp thư sinh hiền lành nói giọng Huế ,miền trung là đại diện nhóm người tỵ nạn VN ở đây và Sơn Hương phụ trách liên lạc với bọn Para lảnh chuá.
Không biết từ bao lâu ,người tỵ nạn VN sống ở đây.Họ trông chờ nghe ngóng ,hoặc nếu như có thể đi tiếp lọt vào trong đất Thái ;hay mong có được quốc tế biết tới.Tháng ngày tâm trạng mọi người chỉ ngóng chờ, lo lắng và bọn lính Para cũng thường xuyên đe doạ tính mạng .Sống qua ngày người tỵ nạn nhờ vào sự giúp đở cuả Hồng thập tự quốc tế rất hạn chế . thiếu thốn mọi điều và tự lo liệu .Trải chiếu hoặc nylon nằm ngũ dưới đất sống lây lấc quanh quẩn trong phạm vi bịnh viện. Anh Tố nguyên là bác sỉ thú y,dáng dấp thư sinh hiền lành nói giọng Huế ,miền trung là đại diện nhóm người tỵ nạn VN ở đây và Sơn Hương phụ trách liên lạc với bọn Para lảnh chuá.
Không bao lâu chỉ khoảng 1 tháng ở đây thì trại NW 82 được dựng lên. Tôi và tất cả bà con được đưa vào trại đầu tiên ng ày 26-12-1982. Trại không xa chỉ cách bịnh viện Nong Samet qua một hàng rào tre vài trăm mét, trên vùng đất đỏ bụi bậm núi rừng biên giới khô nóng cháy da thịt.
Chiều chợt về trên dấu chân vùng xa lạ
Mảnh trời buồn xa vắng giữa rừng cây
Điêu linh,vất vưởng lạc loài biên giới Thái
Đất bụi đỏ khô cằn, đỏ mắt nhớ người yêu
Chiều chợt về trên dấu chân vùng xa lạ
Mảnh trời buồn xa vắng giữa rừng cây
Điêu linh,vất vưởng lạc loài biên giới Thái
Đất bụi đỏ khô cằn, đỏ mắt nhớ người yêu
Từ đây đến vòng đai giao thông hào biên giới Thái cũng chỉ non 1 km . có trại tỵ nạn lớn Khao I Dang trong đất Thái chỉ đi vô thêm nửa vài cây số.Chúng tôi rất ao ước được vào trại này ,vì tới được đó mới chính thức được công nhận là tỵ nạn ,mới được quốc tế gọi phỏng vấn và cho đi định cư. Còn ở đây không ai biết đến người tỵ nạn VN cả. Sau này ngay cả vào trại NW82 cũng thế ,
Trại NW 82 được xây cất bằng tre rào tứ phiá ,với hai lớp r ào c ách kho ản 1 thước.Từ cổng trại đi vào có cổng lính Thái gát ngày đêm ,và những ụ gát chung quanh. Bên tay phải là nhà trại bằng lá của ban chỉ huy do một tên đại úy chỉ huy trại cùng với một tên phó hung thần tên Chon, được đặt tên là thằng cọp. cùng một tiểu đội lính task force Thái hung dữ .Kế bên là nhà bếp chung và kho lương thực .Bên tay trái là nhà lá ban đại diên và anh Tố tiếp tục là đại diện cho bà con tỵ nạn VN. Ban đại diện thành lập nhiều ban,tiểu ban để tự điều hành mọi việc an ninh trật tự ,giáo dục ,y tế….đủ cả.
Khởi đầu trại tập trung số dân cuả bịnh viện Nong Samet và Nong Chan đưa về rồi sau đó lẻ tẻ từ nhưng nơi khác.Từ vài trăm người với 15- 16 cái lều đến đỉnh điểm cuối cùng lên đến 1800 người với tất cả là 30 cái lều nhà binh thật lớn.trong mỗi cái lều là gần cả trăm người và 1 căn nhà tranh lớn bằng cở bịnh viện với giường ngũ 2 tầng chật chội…cả hơn 500 người ! Đầu tiên chúng tôi nằm đất ,sau thành lập thêm ban xây dựng lấy tre Hồng thập tự cho ,chẻ đôi rồi kết đóng thành xạp dài làm giường ngũ dài từ đầu lều đến cuối lều.Lều chia làm hai dãy qua một lối đi ở giữa lều rộng khoảng 1m.Xin nói thêm trên mỗi bên xạp giường, người nằm sát bên nhau( rộng khoảng 80m)như cá mòi chứa trên hàng trăm mạng trên đó.Có biết bao chuyện hỷ nộ ái ố trên những xạp giường chung này.Chuyện của một gia đình ,hay một cá nhân làm ảnh hưởng lây chung cả đám…phải khóc cười .như vợ chồng cài vả, đánh lộn .tiếng kot kẹt lăn lộn dù khéo nhẹ cũng làm người khác hết ngũ!...Phải nói là bất cứ mọi sinh hoạt ,gì gì cũng đều làm ,xảy ra ở trên cái giường xạp tre này ,đó là nơi ăn ,ngũ vvv…&vvv…
Trại NW 82 được xây cất bằng tre rào tứ phiá ,với hai lớp r ào c ách kho ản 1 thước.Từ cổng trại đi vào có cổng lính Thái gát ngày đêm ,và những ụ gát chung quanh. Bên tay phải là nhà trại bằng lá của ban chỉ huy do một tên đại úy chỉ huy trại cùng với một tên phó hung thần tên Chon, được đặt tên là thằng cọp. cùng một tiểu đội lính task force Thái hung dữ .Kế bên là nhà bếp chung và kho lương thực .Bên tay trái là nhà lá ban đại diên và anh Tố tiếp tục là đại diện cho bà con tỵ nạn VN. Ban đại diện thành lập nhiều ban,tiểu ban để tự điều hành mọi việc an ninh trật tự ,giáo dục ,y tế….đủ cả.
Khởi đầu trại tập trung số dân cuả bịnh viện Nong Samet và Nong Chan đưa về rồi sau đó lẻ tẻ từ nhưng nơi khác.Từ vài trăm người với 15- 16 cái lều đến đỉnh điểm cuối cùng lên đến 1800 người với tất cả là 30 cái lều nhà binh thật lớn.trong mỗi cái lều là gần cả trăm người và 1 căn nhà tranh lớn bằng cở bịnh viện với giường ngũ 2 tầng chật chội…cả hơn 500 người ! Đầu tiên chúng tôi nằm đất ,sau thành lập thêm ban xây dựng lấy tre Hồng thập tự cho ,chẻ đôi rồi kết đóng thành xạp dài làm giường ngũ dài từ đầu lều đến cuối lều.Lều chia làm hai dãy qua một lối đi ở giữa lều rộng khoảng 1m.Xin nói thêm trên mỗi bên xạp giường, người nằm sát bên nhau( rộng khoảng 80m)như cá mòi chứa trên hàng trăm mạng trên đó.Có biết bao chuyện hỷ nộ ái ố trên những xạp giường chung này.Chuyện của một gia đình ,hay một cá nhân làm ảnh hưởng lây chung cả đám…phải khóc cười .như vợ chồng cài vả, đánh lộn .tiếng kot kẹt lăn lộn dù khéo nhẹ cũng làm người khác hết ngũ!...Phải nói là bất cứ mọi sinh hoạt ,gì gì cũng đều làm ,xảy ra ở trên cái giường xạp tre này ,đó là nơi ăn ,ngũ vvv…&vvv…
Sinh hoạt trong trại vô cùng khó khăn thiếu thốn ,mất vệ sinh cùng cực càng về sau này khi số lượng người quá tải thì càng chật chội,khốn khó hơn .Trại có một dãy nhà vệ sinh chòi lợp nylon và tôn nhựa khoảng 6, 7 cái,dựng trên những cái hố đào sâu với dòi bọ lúc nhúc,vô cùng hôi hám.Nắng biên giới vùng nhiệt đới nung bốc hơi khiếp đãm. Di vào cầu tiêu là cả một cực hình chẳng đả.giống như vào tắm hơi mùi phân xí nực nồng bám dính vào da thịt đến muốn tởm lợm buồn nôn mà lại không có nước để tắm.!Phải chịu khó phơi trần đi ngoài gió một lúc ,lấy khăn lau mồ hôi cho sạch rồi mới dám lại gần người khác
*.- Tiêu chuẩn căn bản cho 1 đầu người được cung cấp :
- 8 lít nước 1 ngày -Phụ nữ thì rất là khốn khổ … chừa nước để uống & đánh răng sáng thôi ,còn lại bao nhiêu vừa tắm vừa giăt quần áo luôn một lúc (Mặc cả quần áo vào lúc tắm giặt luôn !Thực ra suốt ngày đa số chỉ mặc có cái quần xì lỏn nên không có gì phải giặt;Chỉ có phụ nữ là rất khốn khổ ở điểm này).
- Thêm 1 phần nước cho những ai có làm việc trong các ban ngành phục vụ trong trại; May là tôi có trong ban gi áo dục trại,daỵ tiếng Anh cho các em nh ỏ nên cũng có đủ nươc đê dùng
Và thực phẩm tiêu chuẩn 1 tuần phát 1 lần gồm:
- Cá xấy khô nhỏ bằng đốt tay 5 hay 6 con hay 1 lon cá hộp nhỏ
- Cá mặn gọị là pla-thu (ướp muối mặn chát) nhỏ xíu 5 hay 6 con .
- Dầu ăn vài muổng canh hoặc muối 1 hay 2 muổng.
- 1 lon sửa bò đậu xanh hay đậu hoà lan (làm được nhiều việc lắm)
Chỉ có vậy thôi cho 1 tuần
Đồ ăn thì tự túc nấu ,còn cơm thì được nhà bếp nấu phát chung tập thể . Độc thân một mình như tôi thi nấu nướng rất phiền ,lại nửa chẳng có nồi niêu xong chảo để nấu ,nên thường gom tất cả đồ lảnh được xin đưa cho những người có gia đình nấu ăn ké qua bửa ,hoặc đem cá khô qua nhà bếp xin nướng đở.
Cũng xin phiếm bàn chút về đậu xanh và đậu Hoà Lan .Đậu xanh làm được giá ,rồi làm chua,nấu canh …tạo ra chất rau xanh dinh dưỡng vì trại không cấp rau tươi. Đậu Hòa Lan đem rang làm trà để uống,làm bánh cho dịp đám cưới dã chiến –Càng khổ ,khốn cùng con người càng tìm đến nhau yêu thương nhau hoặc thời gian chờ đợi quá lâu để an ủi ,bớt phần đơn côi họ quyết định cưới nhau -Thật tuyệt vời chỉ 1 lon đậu xanh,1 lon đậu petti bois hoà Lan, họ đã trở thành vợ thành chồng ở cái nơi khốn khổ đìu hiu này-Tính ra cũng có đến 4 -5 cặp cưới nhau trong trại trong giai đoạn cuối cùng trại đóng cửa .Cũng có trường hợp cưới vì muốn ghép form laị để được định cư cùng với nhau .
Từ ngày đầu bà con VN tỵ nạn vào trại NW 82 ban chỉ huy Thái và bọn lính canh gát rất tàn bạo và khắc khe – ra nội quy vô cùng nghiêm khắc
- Giới nghiêm sau 8 giờ :mọi sinh hoạt đều bị cấm chỉ ,rụt rịch nói chuyện là ăn đòn ngay…thằng cọp đi rà khắp từng lều mọi đêm Và hằng đêm sai goị tìm gái : uy hiếp hoặc o ép gọi lên ban chỉ huy .-Sáng ra kiếm cớ vệ sinh lều ,dơ bẩn ,xả rác để kêu hết cả lều ra đánh thị uy cả già lẫn trẻ đều bị đánh.mỗi người 2 roi.co khi đến 2 hoặc 3 lều bi đánh ,tổng công gần 2 ,3 trăm người !
-Như là một trại giam tập trung .Tên đại úy Thái ra nghiêm cấm liên lạc thư từ, cấm tiếp cận trao đổi mua bán với bên ngoài .-không được lảng vảng đến gần hàng rào. Bọn lính Thái bắt gặp ai lại gần hàng rào là đá, đánh đập thẳng tay .Dân tỵ nạn bị kềm chế ,ngược đải, thiếu thốn trong mọi điều kiện sinh hoạt .Nghèo khổ ai cũng như nhau ,và dù có tiền cũng không thể mua gì được.
-Thỉnh thoảng cọp bày ra làm kiểm tra lều để tìm tiền và vàng bạc,cùng lúc bắt mọi người ra đứng ngoài sân để lục xét. Hắn để ý nhiều vào những lều gia đình có đông người và đàn bà con gái. Tất cả những lều hầu như đều bi hành hạ tập thể như nhau.Lều tôi ở là lều 2, ít bị nó để mắt vì đa số là quân nhân VNCH, độc thân làm việc trong nhiều ban nghành của trại Nhưng dù vậy cũng không tránh được bị phạt khi vi phạm,bị bắt quả tang Thach Cang s/q cảnh sát quốc gia làm trật tự viên trại, phạt ăn 2 bịch kẹo luôn cả vỏ.Sơn Hương,t/úy phó ban đại diên bị phạt ăn sống con lươn vì đem thức ăn từ ngoài vào.Anh Hồng phải uồng và nhai bả thuốc lá vì mua thuốcbên ngoài.và tôi bị đeo tấm bảng với hàng chử gởi thư ra ngoài,phải quỳ gối trước sân văn phòng ban đại diện suốt một buổi dưới nắng!(Tối hôm trước có phái đoàn phục quốc vào ,tôi nhờ chuyển lá thơ cho thằng em vợ đi kháng chiến đợt trước đó; có kẻ chỉ điễm với Thái nên sáng hôm sau tôi bị kêu lên phạt quỳ đeo bảng!).
Nói về thằng cọp thì ai cũng khiếp đãm vì hắn vô cùng hung ác và là nổi sợ hải cuả toàn trại nhất là phụ nử, bị nó đêm đêm lục lạo kiếm tìm để được thoả mản .Hắn sáng chế nhiều hình thức phạt dã man như kể trên ,thêm nửa như băt chước Mr.T ,bắt phạt cắt tóc đem đi riểu quanh trại để làm trò cười chơi (ai cũng kinh dị vì lúc đó đâu ai biết mái tóc Mr.T ) Hoặc bắt lội nước dưới hố toàn phân
Tôi viết những lời này nói lên thảm trạng cuả người tỵ nạn Trại NW 82 :
Cuộc đời tỵ nạn thảm thê
Blathu*,cá xấy chán chê ngẹn ngào,
Suốt ngày thơ thẩn ra vào
Nằm ngồi không ổn nắng cào cháy da
Lều tăng(tent) tre xạp xắp ba
Phơi trần da thịt tựa bầy đười ươi
Ngoài sân Cọp Thái chơi người
Trẻ già ,trai gái hai roi thẳng đòn.
Nhìn xa ngàn dăm nước non
Thảm thương than phận sống nương xứ người
chú thich: (*) tên cá muối ương mặn
Bọn Lính Thái giam cầm ngăn chận dân tỵ nạn VN, cũng như không muốn cho quốc tế biết để can thiệp. Ý định cuả Thái thành lập trại là đem dân tỵ nạn kháp nơi về giam giữ ,chận không cho đi lọt vào đất Thái. Vì vậy trại NW82 được canh giữ vô cùng gắt gao,khắc nghiệt như một trại giam . Không cho liên lạc thư từ ,mua bán, trao đổi tiếp xúc với người bên ngoài :
khủng bố tinh thần qua những hành động và lối đối xử cuả bọn lính Thái với dân tỵ nạn vượt biên đường bộ qua Thái là làm nhục chí ,gây kinh hoàng để người vượt biên sợ mà đừng nhắn tin về cho thân nhân tiếp tục vượt biên qua Thái .
Môt số người không chịu nổi sự giam cầm,nóng lòng chạy vào đất Thái , đã trốn trại và nghe đồn có người bị lính Thái bắn chết.Có một số chán nản,không hy vọng hoăc nhiều lý do; khi phái đoàn phục quốc đến tuyển,đã theo trở về -ít nhất có 3 đợt ra đi như vậy qua đại diện các mặt trận phục quốc khác nhau như M.t Hoàng cơ Minh,Chí nguyện đoàn Võ Đại Tôn…đến trại tuyển đi. . Nếu như không vì chiến tranh leo thang do bộ đội CSVN đánh tới, tình hình quá nguy hiểm vì pháo kích ,cái chết cận kề.Trại Nong Chan kế bên đã bị đánh san bằng , thì chắc là phải sống mỏi mòn không nước nào biết tới .Lúc đó cũng may quốc tế biết đươc và can thiêp,cấp tốc giải quyết ,Họ dựng lều dã chiến ngay sát biên giới. Phái đoàn các nước đến làm việc phỏng vấn tại chổ ;làm hồ sơ nhận cho đi định cư .
Chỉ sau vài ngày,nhi ều nươc tiếp nhận , từng đợt được đưa vào trại chuyển tiếp Panat nikhom Transit center trong đất Thái. Được biết vì có một gia đình có vài ba đứa con lai Mỹ cũng vừa mới nhập trại nên Mỹ đến bốc trước nhất. Kỳ đó có rất nhiều nước đến nhận định cư người cuả trại NW.82 .Mỹ là nước đến phỏng vấn nhận cho đi đầu tiên và nhiều nhất .Sau đó lần lượt là Canada, Úc, Ý …có đến mười mấy nước.Chúng tôi qua trại Panatnikhom không lâu độ 2 hoăc 3 tháng tất cả sau đó được giải quyết cho đi.Tôi đến Montreal.Canada ngày 12 tháng 5 1983
Một số chi tiết nhỏ xin ghi thêm,số người tỵ nạn trong trại như hồi ký anh Phước nói là người VN chỉ có khoảng 300 ,người Chàm 200 và còn lại là người Miên. Điều đó không đúng mà phải nói đó là người Việt gốc Miên ( Khmer Krom),Sắc dân thiểu số miền Tây và Việt Nam khoảng trên 600 người lúc cuối cùng.
Gần lúc sắp đóng trại khi quốc tế biết can thiệp và báo chí có đề cập về tình cảnh người tỵ nạn VN cuả trại NW 82.Bon lính Thái mới có chút phần để yên là không hành hạ nhiều như lúc đầu,dễ chịu môt chút .Sau này có cho nhận gởi thơ từ nhưng rất giới hạn mổi tháng chỉ 1 lần ,được lảnh quà thân nhân gởi cho thông qua ICRC,nhưng bi kiểm soát;Money order bị bắt đổi rẻ ra tiền Batt. Lập thêm nhà bếp nấu tự túc ngoài trời,mua bán trao đổi lén lút (làm lơ phần nào) Ban chỉ huy Thái tổ chức các sự kiện thể thao văn nghệ mừng ngày lể sinh nh ât vua Thái và mời các đại diện quốc tế tham dự.Tiệc tùng,khiêu vũ lễ giáng sinh cho nh ân vi ên các hôi thiện nguyện,cơ quan quốc tế.Trong không khí ấy và cũng có lẻ lúc khổ quá cũng muốn có chút quà bồi dưỡng 1 ký đường và vài thứ khác không còn nhớ .Tôi đã ghi danh tham gia thi đấu võ thuật đêm lễ mừng sinh nhật vua Thái .
Sự kiện đêm đó 3 người VN tỵ nạn Tôi,Sơn và một người nửa không nhớ tên tham gia thi đấu đều đánh thắng cả 3 người lính Thái khoẻ mạnh.Trên tinh thần võ sĩ đạo biễu diễn thi đấu thể thao giúp vui ,chúng tôi đã bị truy lùng tìm đánh đêm hôm sau bởi cái đám lính thiếu tinh thần thể thao.Cũng may chúng không tìm thấy được tôi và các bạn khác .Nhờ ban đại diện báo cáo lên chỉ huy Thái nên tốp lính bị đổi đi .May là thời kỳ đó đã dễ nếu như thời kỳ đầu có lẽ chúng tôi khó còn mạng .Vấn đề là một số người phần nào cũng thích thú ,được an uỉ tinh thần .Số khác lại sợ là lính Thái sẽ làm khó dễ , họ trách móc chúng tôi là gây chuyện, sau này cuộc sống cuả họ sẻ bị khó khăn hơn !
Sống trong giam hảm nhưng trong lòng vẫn luôn nung nấu nhớ về gia đình còn lại ở quê nhà.,kiên trì giữ vững tinh thần dù có nhiều đồn đải bị đưa trả về ,bị bỏ mặc và chết chóc vì chiến tranh đang lan đến..
.
Lời nhắn cho em
Nhớ về quê củ xa ngàn
Đọc thư em gởi đôi hàng lệ tuôn
Mưa rơi từng giọt u buồn
Tiếng con văng vẳng gợi đau nổi lòng
Niềm thương nổi nhớ buồn trông
Em ơi ! ngăn cách tủi hờn đôi ta
Nẻo đường ngàn dặm cách xa
Nhớ nhung da diết xót xa chất chồng
Biết em ngày đợi đêm trông
Ôi! Lòng anh cũng ngày mong tháng chờ
Xin em hảy vững đợi chờ
Anh về dệt lại vần thơ thuở nào.
TƯ NGHÈO * BA ĐÌNH
Cá Ba Đình cũng bị nhiễm độc
Tư Nghèo (Danlambao) - Gần 3 tháng trước, đại họa giáng xuống đầu những con cá Biển Đông bơi lội trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng sở hữu bởi Tàu cộng. Xác cá hàng loạt phơi mình trên bờ cát trắng bởi nhiễm độc: chất thải ma dê in Formosa.
Ở Ba Đình, nơi triều đình nhà Sản ngự, các vua quan xác-Việt-hồn-Tàu cũng đã bị nhiễm độc: chất thải ma dê in Bắc Kinh.
Khác với những con cá Biển Đông nhiễm độc vì vô tri, các vua quan nhà Sản nhiễm độc vì biết và sẵn sàng nuốt trộng, hết lòng nuốt trôi mọi thứ cặn bã thải ra từ Bắc Kinh. Cặn bả từ đời nhà Mao được Hồ Quang cầm cờ Phúc Kiến nhập cảng sang, cho đến đời nhà Tập được Trọng lú tiếp tục trọng thị tiếp thu về.
Những con cá đang sống mà như đã chết ở Ba Đình đứng đầu là bộ tứ Trọng, Quang, Phúc, Ngân cho đến nay vẫn ngậm miệng ăn chất thải Thành Đô, bình... đuôi như vại đối với thảm trạng môi trường Vũng Áng. Vì cá chết cần gì phải quan tâm gì đến cá ươn.
Cá chết Tổng bí thư không những không quan tâm mà còn ngay lập tức bơi đến Vũng Áng, vào thăm Formosa để trấn an. Cá Nam phơi bụng, dân Việt có tử nhưng các "nị" không thể đang sống hùng dũng sang trọng lại chuyển sang từ trần. Các "nị" chết là "ngộ" cũng chết!
Cá chết Thủ tướng tự tuyên bố chỉ biết đến chuyện cá băng hà vì ngộ độc nhờ biết đọc báo và quyết liệt tìm ra nguyên nhân, thủ phạm. Nhưng đến khi nào công bố thì thủ tướng xin liệt vô thời hạn, không thể quyết.
Cá chết Chủ tịch nước dơ lẫn chủ tịch hội Cá chết thì bắt chước ngao sò hến, cắn miệng không hở. Chúng ông, chúng bà chưa thật sự chết, ghế vẫn ấm, trương mục nhà băng vẫn đầy là được. Ổn.
Chỉ có hơn 90 triệu con người trên dãi đất chữ S là khốn nạn cuộc đời, phải giữ đất, bám biển, phải cặm cụi đi dưới sự dẫn đường chỉ lối bằng còng, súng, song hành với đạo đức giả Trần Dân Tiên, bởi những con cá chết Ba Đình.
Cá chết Biển Đông chờ mong Cá chết Ba Đình cứu mạng!? Có mà điên!
CHU TẤT TIẾN * VIỆT NAM MÊ SẢNG
Thời đại mê sảng
Chu Tất Tiến (Danlambao) - Trong thế kỷ 21 này, chỉ còn Việt Nam là vẫn ở trong thời đại mê sảng, nghĩa là toàn thể hệ thống cầm quyền, quân sự, chính trị, xã hội đều có những hành vi, hiện tượng “hèn hạ, không giống ai”, hoặc “dã man không thể tưởng tượng nổi”.
Không một đất nước nào, cho dù là Nga Sô hay Bắc Hàn, áp dụng chính sách “cướp nhà, cướp đất” của dân chúng để làm giàu cho nhà nước. Ngày 23 tháng 6 năm 2016, nhà nước đã tiến hành cưỡng chế, giải tỏa, có nghĩa là “trắng trợn cướp đoạt”, Chùa Liên Trì trên đường Lương Đình Của, thuộc Quận 2, thành phố Sài Gòn. Đây là lần thứ 2, nhà nước “cướp đoạt” cơ sở Phật Giáo, lần thứ nhất là cướp chùa “Làng Mai” trên Đà Lạt. Lần đó, bọn công an, dân phòng xông tới, đánh đập, đuổi Sư Trụ Trì và các tăng nhân một cách tàn nhẫn, để thay thế bằng nhóm công an đầu trọc. Ngoài ra, còn nhiều cơ sở Phật Giáo đã bị tước đoạt một cách thầm lặng như Việt Nam Quốc Tự. Điều dã man nhất là chúng đã biến nơi thờ phượng này thành một trung tâm ca hát, nhảy nhót dâm ô. Với Công Giáo, trước thời gian này, nhà cầm quyền đã dùng vũ lực để cướp khống nhiều cơ sở Công Giáo như Thái Hà, Tam Tòa, Đồng Chiêm, Cồn Dầu. Trong tất cả các lần ăn cướp tàn bạo ấy, bọn Cộng Sản đã đánh đập dân chúng đến đổ máu, bắn chết một thiếu niên, đánh một linh mục nát mặt, tra tấn nhiều người khác. Tại Cồn Dầu, bọn chúng còn giết chết một giáo dân bằng cách dìm nước. Có người nói chúng đã thủ tiêu một nhân chứng khác bằng cách đóng đũa vào tai. Mới đây, ngày 16 tháng 6, bọn cầm quyền lại xông vào cướp nhà dòng Thánh Phao Lô, Hà Nội, bằng cách cho nhà thầu tư nhân mang máy xúc, máy ủi đến phá nhà dòng. Hiện tại, các Sơ đang cố thủ trong dòng, cương quyết không nhượng bộ, không biết sự chống cự này tồn tại được bao lâu, nếu hải ngoại và thế giới không can thiệp kịp.
Tại An Giang, bọn Cộng Sản cầm quyền đã định đập tan An Hòa Tự, một di tích lịch sử cả hàng trăm năm, nhưng vì bị đạo hữu chống đối kịch liệt, nên chúng cho xây nhà, xây tường gần như che khuất tôn nghiêm này, và hàng năm, tới ngày Giỗ Đức Huỳnh Giáo Chủ, bọn Công an bủa vây các tín hữu, đánh đập và ngăn cản không cho hành lễ. Việc đàn áp tàn bạo này đã khiến cho vài tín đồ phải tự thiêu, tự tử bằng dao để chống đối lại việc ăn cướp Chùa Thầy, nhưng bọn Cộng Sản khát máu kia không những không nhân nhượng mà còn ra tay tàn độc hơn. Ngoài việc bắt tù, đánh đập các tín đồ, chúng còn dùng búa chặt đứt nhượng chân một người công chính, khiến cho vị này phải què quặt suốt đời. Với Cao Đài thì chúng dùng chính sách cướp nơi thờ phượng một cách tinh vi hơn, là thay thế toàn bộ các vị lãnh đạo tinh thần bằng một bọn du thử du thực, dùng nơi tôn nghiêm làm chỗ nhậu nhẹt, cờ bạc, làm mất tính linh thiêng của điện thờ.
Trong cái thời đại mê sảng này, chuyện cai quản đất nước lại càng kỳ dị hơn. Mới ngày 15 tháng 6 năm nay, Kiểm Toán Nhà Nước cho biết không thể đếm được nợ công là bao nhiêu tỷ đô la, tức là bao nhiêu ngàn, vạn tỷ tỷ đồng Việt Nam! Tổng kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phước nói là “có vô số những sai sót từ lập dự toán đến, thu, chi... cho nên, không có đủ cơ sở để xác định chính xác con số thực, Kiểm toán Nhà nước thêm một lần bối rối với nợ công.” Có nghĩa là “bó tay!” Trên thế giới này, chắc chỉ có một cái nước Việt Nam Cộng Sản mới có tình hình điều hành kinh tế, tài chánh giống như một lũ con nít vô tư này, tiêu xài ăn nhậu thả cửa, gặm nhấm cả nền móng của nhà, và cười cợt trước viễn ảnh nhà sắp sập, mặc kệ cho “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi!”
Ngoài ra, còn hàng trăm ngàn chuyện “không thể tưởng tượng nổi” vẫn xảy ra hàng ngày trên đất nước Việt Nam. Xin đơn cử một số phát biểu để đời của những lãnh đạo Đảng:
- Trả lời về việc bắt các em học sinh cấp 1 (từ 4 đến 6 tuổi) đi chân không trên thủy tinh, Tiến Sĩ Phan Quốc Việt (chủ biên) và đồng tác giả Nguyễn Thị Thùy Nương, giải thích: “Với con người, mạo hiểm là một trong những kỹ năng sinh tồn cần thiết... Trước mỗi lần cho trẻ trải nghiệm thực tế, (nghĩa là đi chân không trên thủy tinh), các thầy trong trung tâm thường lấy băng dính để gom lại những mảnh vụn vỡ để đảm bảo nguy cơ thương tích cho các em ở mức độ nhỏ nhất... Nếu không vượt qua nỗi sợ thì bài học nào cũng trở thành khó khăn với trẻ. Thực tế bài học bơi không nhẹ nhàng hơn bài học đi trên thủy tinh. Nếu học đi trên thảm thủy tinh có thể chảy máu, thì học bơi cũng có thể chết đuối vậy.”
- Trả lời về việc số lượng học sinh đông trong lớp, Bộ Trưởng Giáo Dục Phạm Vũ Luận nói: "Quá trình dạy và học đã thay đổi, từ chỗ dạy cho số đông sang chú ý đến hình thành phát triển từng cháu. Trước đây giáo viên nói dạy 1 lớp 40 cháu nay chuyển sang dạy 40 cháu trong 1 lớp."
- Trả lời câu hỏi “Có tiếp tục đổi mới kỳ thi nào nữa không”, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: “Năm học vừa rồi chỉ là đổi mới một bước. Việc đổi mới sẽ tiếp tục đậm đặc hơn, sâu hơn nhằm thực hiện lộ trình tiến tới 1 kỳ thi quốc gia. Nhưng thay đổi không gây sốc không gây khó khăn cho xã hội.”
- Trả lời về việc học sinh bạo động, đánh nhau tàn bạo tại trường, cũng Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trả lời: “Việc giáo dục toàn diện học sinh sinh viên là vấn đề đang được tập trung chú ý, đã có thay đổi trong chỉ đạo. Cụ thể là hướng học sinh có hoạt động trải nghiệm, gắn nhà trường với xã hội. Ngoài việc thầy cô dạy còn có các chủ thể khác như cựu chiến binh, hội phụ nữ..., gắn hoạt động địa phương cơ sở với nhà trường để giáo dục lòng yêu nước, tình quê hương, ý thức trách nhiệm của học sinh.”
- Về câu hỏi trên, thì Phạm Thị Ngọc Tâm, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, TP. Huế, trả lời báo chí: “Đây là lứa tuổi mới lớn, nếu các em không đánh nhau, không xích mích nhau thì không bao giờ các em năng động được...”
- Về việc trở ngại giao thông, Bộ Trưởng Giao Thông nói: "Trong báo cáo của mình, sở này cho biết, trong 9 tháng không có vụ ùn tắc nào kéo dài trên 30 phút. Nhưng, theo giải thích của Sở Giao Thông Vận Tải, ùn tắc giao thông trên 30 phút được tính dựa trên tiêu chí là xe không di chuyển trong thời gian đó. Do đó, có thể hiểu rằng các vụ việc kẹt xe kéo dài thời gian qua chỉ là ùn ứ giao thông, không có ùn tắc giao thông, vì xe vẫn có thể di chuyển nhúc nhích được."
- Trưởng phòng của Công ty cổ phần xe khách Thừa Thiên Huế, ông Tuất, khi ngăn cản phóng viên đến phỏng vấn về việc công ty này có dấu hiệu tham nhũng, vị phạm luật, đã gọi phóng viên bằng “mày, tao” và còn nói: “Đã xấu lại còn già mồm. Đẹp, người ta mới tiếp, xấu thì không tiếp”.
- Trả lời về việc chi cả ngàn tỷ đồng cho việc xây tượng đài tại tỉnh nghèo mạt Sơn La, ông Cầm Ngọc Minh, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân nói: "Không nên đặt vấn đề đắt, rẻ! Trong cả nước đã có rất nhiều tỉnh có quảng trường, tượng đài, Sơn La là chưa có cũng là thiệt thòi cho chúng tôi. Con số 1.400 tỷ mới chỉ là con số khái toán, chưa phải là con số cuối cùng của đề án này. Trên tinh thần cầu thị, chúng tôi chắc chắn sẽ còn phải đi tham khảo mô hình tượng đài và quảng trường từ các tỉnh khác để sao cho có phương án xây dựng tiết kiệm nhất nhưng cũng không bỏ qua các hạng mục quan trọng". (Chú thích: Hiện nay, 22,200 đồng VN tương đương 1 đô la, 1,400 tỷ tương đương 62,720,000.00 đô la. Một người lao động nặng ở Sơn La có thể kiếm được 2 đô la một ngày. Người trung bình kiếm được 6 đô một ngày!)
- Trả lời về việc tiền điện cứ tăng ào ào, theo dân chúng nói: “dân phải bắc thang lên trời để trả tiền điện”, Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) nói: “Điện là một hàng hóa đặc biệt. Các nước đều áp dụng biểu giá tính điện lũy tiến cho khách hàng thuộc hộ sử dụng sinh hoạt, Việt Nam cũng không ngoại lệ (tăng tiền điện) có mục đích là khuyến khích người dân sử dụng điện hiệu quả!”
- Trả lời về việc xây cất khu công viên Ngũ Hành Sơn sẽ tốn nhiều trăm triệu đô la, Đại biểu Võ Văn Thương, trước đây là Chánh văn phòng ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Đà Nẵng, hiện là Bí thư Quận ủy Hải Châu, nói: "Sắp tới chúng ta kêu gọi đầu tư vào dự án “Khu công viên tâm linh Ngũ Hành Sơn”. Mà tôi nhớ không nhầm, trước đây hồi trước giải phóng, có tiểu thuyết về “Tề Thiên Đại Thánh”, trong đó có vẽ 5 ngọn núi Ngũ Hành. Khi Tề Thiên Đại Thánh phạm tội thì Tề Thiên Đại Thánh bị đè dưới 5 ngọn núi Ngũ Hành này. Tôi biết tác phẩm Ngô Thừa Ân viết cách đây 500 năm, mà 5 ngọn núi Ngũ Hành Sơn của chúng ta có thể là lâu hơn tác phẩm của Ngô Thừa Ân nữa... Mà nếu được thì có thể khách du lịch Trung Quốc đến đây cũng rất nhiều... Trước đây tôi đọc thì tôi chưa nghĩ, chưa biết ngọn núi Ngũ Hành. Bây giờ xem phim “Tôn Ngộ Không” thì tôi hình dung cũng có thể trước đây... Cách đây hơn 500 năm Tề Thiên Đại Thánh có khi bị đè ở trong ngọn núi Ngũ Hành ở Ngũ Hành Sơn."
- Trả lời về việc Long An mới xây cầu 2 tuần đã sập, Nguyễn Văn Chỉnh, phó giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Long An nói: “Nửa cây cầu còn lại không bị ảnh hưởng trong vụ sập cầu và hoàn toàn đảm bảo chất lượng để tiếp tục “sứ mệnh” đưa người dân qua kênh!”.
- Về vấn đề một cô gái bị nhóm thanh niên tấn công, xé rách áo bơi, Nghiêm Hồng Hạnh, Phó Tổng giám đốc Công viên nước Hồ Tây nói: “Không chuyện các chàng trai xàm xỡ và quấy rối tình dục để khiến cô gái bị rách bikini'. Không có hiện tượng xé quần xé áo, hay quấy rối tình dục ở đây. Việc cô gái bị rách bikini do chất lượng đồ bơi của người này! Trước đây, tại công viên nước từng có rất nhiều tai nạn hy hữu do đồ bơi không đảm chất lượng của khách hàng gây ra. Có những trường hợp người trượt từ đường băng xuống nước thì không còn thấy áo đâu vì trong quá trình trượt đã bị tuột từ lúc nào. Có cả trường hợp mất quần trong quá trình tắm và tham gia các trò chơi”.
- Về vấn đề phát giác 25 tấn cá nục đông lạnh có nhiễm chất phenol tại cơ sở của bà Lê Thị Thuộc ở thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị, vào ngày 10-6, Đại diện của Sở Nông Nghiệp Quảng Trị nói: “Chất phenol không có trong quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành nông nghiệp.”
- Còn Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An Toàn Thực Phẩm, Bộ Y tế, nói: “Chất này được tổng hợp hoặc tạo thành trong tự nhiên, thường được sử dụng trong ngành công nghiệp. Ngay cả trong không khí, trong nước ngầm cũng có phenol. Con người có thể bị phơi nhiễm Phenol qua không khí, hít thở, qua đất, nước... hoặc ngay trong môi trường làm việc như sản xuất nilon, nhựa... Đối với thực phẩm, phenol có thể tìm thấy trong xúc xích, thịt gà rán, chè đen lên men... Phenol có tự nhiên trong thực phẩm, đặc biệt trong một số trái cây như: cà chua, táo, lạc, chuối hàm lượng cao… thậm chí sữa cũng có thể có sẵn chất phenol.” (Chú thích: Thực tế, chỉ với 1 gram chất Phenol có thể gây ra cái chết nhanh chóng và êm dịu. Phenol được sử dụng như một phương tiện giết người của Đức quốc xã trong thế chiến thứ hai. Phenol được sử dụng trong các phòng hơi ngạt để giết người với số lượng lớn như ở Auschwitz-Birkenau.
- Trả lời câu hỏi: “vì sao đường Trường Chinh đang thẳng lại bị nắn thành cong.”, Dương Đức Tuấn, Phó giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc TP Hà Nội, đã nói: “Còn Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cũng thừa nhận đường Trường Chinh có cong, nhưng là ‘cong mềm mại’ chứ không phải ‘cong hình ghi đông xe đạp’ như phản ánh. Sở Quy hoạch Kiến trúc đã thiết kế theo đúng quy hoạch.”
- Trước Hội đồng Nhân Dân tỉnh Daklak, trả lời câu hỏi: “Diện tích rừng giảm nghiêm trọng như vậy, trách nhiệm này thuộc về ai?”, Trang Quang Thành Giám đốc Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thông trả lời: “Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và các quy định liên quan, công tác quản lý bảo vệ rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân!”
- Về vấn đề tham nhũng càng ngày càng nghiêm trọng, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh nói: “Trong 3 năm qua, chúng ta không tụt không tăng có nghĩa là có tính ổn định. Chúng ta chưa đạt được kết quả như mong muốn là từng bước đẩy lùi tham nhũng”.
- Vào ngày 19/11/2014 Bộ trưởng Bộ Lao động Thương Binh Xã Hội Phạm Thị Hải Chuyền đăng đàn với chủ đề: Giải quyết việc làm, thất nghiệp. Khi bàn về con số 174.000 sinh viên ĐH và CĐ chưa có việc làm Bộ trưởng khẳng định: “không phải 174.000 người này đang ngồi chơi mà họ vẫn đang tìm việc làm để sống, nói thất nghiệp chỉ là không làm đúng ngành nghề đào tạo. Nhiều người đang đi làm ở các doanh nghiệp địa phương, cất bằng đại học làm công nhân thì cũng là việc làm. Đã đi làm, bất cứ việc gì cũng là vinh quang.”
- Trong hội nghị tổng kết năm học 2013-2014 và triển khai nhiệm vụ năm học 2014-2015, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “nếu chúng ta không giáo dục cho con cháu rưng rưng khi hát Quốc ca thì đất nước không thể giàu mạnh”.
- Trả lời những bài tố cáo ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng thanh tra Chính phủ, người sở hữu nhiều đất đai, biệt thự, và vừa bị kỷ luật vì vi phạm luật về đất đai, Truyền nói với báo Pháp Luật rằng: “Khi đã nghỉ hưu, tôi cũng về làm vườn, lao động đến thối cả móng tay, cực nhọc lắm chứ đâu bở”.
- Trong Phiên họp chất vất của Quốc hội ngày 11/6/2014, khi được hỏi về con số 34.000 tỷ đồng đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa, Bộ trưởng Bộ Giáo Dục Đào Tạo Phạm Vũ Luận trả lời rằng: “Con số này là do một đồng chí lãnh đạo cấp vụ của bộ ngồi phía sau trao lên cho đồng chí Thứ trưởng trong 1 tờ giấy. Thưa Quốc Hội, thưa các đồng chí lãnh đạo, Đảng, nhà nước thông cảm cho, anh em dự một cuộc họp quan trọng như vậy, trang nghiêm như vậy nên em anh em bị khớp nên đã đọc con số đó, chứ con số đó bộ chưa có bàn bạc gì cả”.
- Cũng trong phiên chất vấn này Bộ trưởng Luận khẳng định: “không nên nói đạo đức học sinh càng lên cao càng thấp. Với bậc học cao hơn thì hạnh kiểm còn phụ thuộc vào kết quả học tập nữa. Học kém thì không thể đạo đức tốt được.”
- Khi bàn về Chính sách giảm nghèo, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nói: “Chúng tôi nghiên cứu đồng bằng sông Cửu Long, đến vùng này tôi thấy tình hình đi làm thuê và bán vé số rất phổ biến nhưng có thu nhập cao, họ đủ trang trải cho một ngày ăn.”
- Về việc “hoa quả Trung Quốc nhiễm độc, phóng viên hỏi: “Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật được phát hiện trong 300 tấn hoa quả gấp bao nhiêu lần mức cho phép? Số hoa quả độc này hiện đang ở đâu?”, Nguyễn Xuân Hồng, Cục Trưởng Cục Bảo Vệ Thực Vật nói: “So với quy định, loại nhiều nhất cũng chỉ cao hơn 2-3 lần. Mức này là cực kỳ an toàn và người tiêu dùng đã sử dụng số hoa quả mà chúng tôi phát hiện nhiễm độc vẫn đang còn rất an toàn.”
- Khi dịch sởi bùng phát, gây tử vong cho hàng trăm trẻ em, người dân ồ ạt đưa trẻ vào Bệnh viện Nhi trung ương. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đến thăm bệnh viện này và nói với báo giới rằng: “Chúng tôi mà có con cháu mắc sởi, không bao giờ dại cho vào đây”.
- Cũng bà này, khi bệnh dịch sở phát ra, đã nói: “Dốt thì mắc bệnh ráng chịu!”
- Sau khi 3 trẻ sơ sinh tử vong ở Quảng Trị vì tiêm “vắc xin viêm gan B”, cũng bà này nói: “Sẽ không có bao che, mà công khai, minh bạch nguyên nhân. Trách nhiệm của ai sẽ xử lý người đó. Lỗi của vắc xin sẽ xử vắc xin; lỗi do người tiêm, xử người tiêm; lỗi do kỹ thuật xử lý kỹ thuật…”
- Tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa 13, để trả lời các nhà báo về vấn đề quá tải ở các bệnh viện tuyến trên, bà Bộ trưởng Y tế đã trả lời rằng: “Thiếu giường bệnh thì... phải hỏi Nhà nước”.
Trên đây là những lời phát biểu của những người lãnh đạo Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, những người mà theo những lời tuyên truyền trong cuộc chiến Việt Nam là: đỉnh cao của trí tuệ - cái nôi của văn minh nhân loại.
Những đỉnh cao và những cái nôi này đang đưa cả dân tộc, đất nước Việt Nam vào thời đại mê sảng, nơi con người có giá trị tương đương với Vượn, Khỉ, Hắc Tinh Tinh và Khỉ Đột! Giả sử như các vua Hùng, các vua Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê mà sống lại, nhìn thấy con cháu mình thành vượn người, chắc phải ngửa cổ lên Trời mà kêu lên: “Trời đã sinh ra dân Việt hùng anh, sao lại sinh ra lũ Cộng Sản dốt nát và khốn nạn như súc vật thế này?”
24.06.2016
VIỆT NAM! VIỆT NAM!
Quốc hội Châu Âu tố cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền
Ỷ Lan, thông tín viên RFA
2016-06-10
2016-06-10
Bản dự thảo Quyết Nghị chung của 6 chính đảng tố cáo Việt Nam vi phạm nghiêm trọng nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam đã được đem ra thảo luận trước khoáng đại Quốc hội Châu Âu ở Strasbourg sáng thứ năm 9-6-2016. Cuộc thảo luận vô cùng sôi nổi với những lời phát biểu nồng nhiệt của các Dân biểu với nhiều bằng chứng lộ liễu đang xảy ra hằng ngày tại Việt Nam.
Đa số thông qua
Sau cuộc thảo luận suốt buổi sáng, lúc 12 giờ trưa Chủ tịch phiên khoáng đại yêu cầu lấy biểu quyết. Hầu như đa số tuyệt đối 751 Dân biểu đại diện 28 quốc gia Châu Âu đồng thanh biểu quyết thông qua Quyết Nghị.
Sau đây là một số phát biểu tiêu biểu sự quan tâm của Quốc hội Châu Âu đối với một quốc gia xa cách mấy mươi nghìn dặm.
Dân biểu Jose Ignacio Fera: (Liên minh Tự do và Dân chủ Châu Âu, người Bồ Đào Nha)
Cho đến bao giờ Liên Âu còn được phép tự mãn với chế độ độc tài như Venezuela và Việt Nam? Cả hai nhóm quốc gia này khởi đầu tên nước bằng chữ “V”. Nhưng không phải là chữ V của sự chiến thắng (Victory), mà là chữ V của sự độc ác (Villainy).
-DB Jose Ignacio Fera
“Tại Nhà nước độc đảng Việt Nam, kể từ năm 1975 Đảng Cộng sản cai trị trên 90 triệu dân, không cho phép bất cứ ai thách thức lãnh đạo Đảng và kiểm soát Quốc hội cũng như các toà án. Tại Việt Nam, tự do dân sự, tự do ngôn luận và nhân quyền là những khái niệm không được nghiêm chỉnh thừa nhận, và những vi phạm các nhân quyền cơ bản xảy ra hằng ngày.
Ngài Thích Quảng Độ, một Tăng sĩ Phật giáo được đề cử Giải Nobel Hoà bình năm nay 2016, là một tù nhân vì lương thức được Ân xá Quốc tế công nhận, đã trải qua hơn 30 năm tù đày cho sự đối lập ôn hoà chế độ Cộng sản. Ngài từng tuyên bố, tôi xin trích :
‘Một xã hội văn minh chẳng bao giờ cho phép bất cứ chính phủ nào, với bất cứ ý thức hệ hay chế độ chính trị nào, xúc phạm các nhân quyền phổ quát và cô lập nhân dân sau bức màn sắt khi nại cớ “không can thiệp” vào nội bộ các quốc gia.’
Thưa quý vị đồng viện, cho đến bao giờ Liên Âu còn được phép tự mãn với chế độ độc tài như Venezuela và Việt Nam? Cả hai nhóm quốc gia này khởi đầu tên nước bằng chữ “V”. Nhưng không phải là chữ V của sự chiến thắng (Victory), mà là chữ V của sự độc ác (Villainy).”
Dân biểu Demermaeker: (Đảng Bảo thủ và Cải cách Châu Âu, người Bỉ)
“Việt Nam mang hai bộ mặt khác nhau. Một bộ mặt trẻ trung, năng nổ, còn bộ mặt kia là nhà nước độc đảng — sự kiểm soát của Đảng Cộng sản là toàn triệt. Chế độ phản ứng theo đường lối hoang tưởng trước mọi phê phán, và các nhà bloggers, các tín đồ tôn giáo hay ai khác đều bị đàn áp. Thật quá rõ chuyện Việt Nam phục tùng ông Anh Cả Trung quốc. Linh mục Nguyễn Văn Lý vừa được thả, nhưng biết bao người khác vẫn còn bị giam giữ. Ngài Thích Quảng Độ, vị lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, đã bị giam nhốt trên 30 năm. Chúng tôi kêu gọi Liên Âu hãy áp lực trả tự do cho Ngài.”
Nữ Dân biểu Frédérique Ries: (Liên minh Tự do và Dân chủ Châu Âu, người Bỉ)
“Thưa ông Chủ tịch. Các cuộc biểu tình tiếp nối tại Việt Nam sau vụ tai tiếng môi sinh đã như châm lửa vào thuốc súng trong tháng tư. Bản Quyết nghị của chúng tôi hiển nhiên tố cáo cuộc đàn áp tàn bạo do chính quyền chỉ huy, rồi cuộc viếng thăm của Tổng thống Obama tháng năm vừa qua quả thực đã được sử dụng như bằng chứng ngoại phạm để nhà cầm quyền tiếp diễn bắt bớ tuỳ tiện. Khắp mọi ngày, các nhà báo, các bloggers, các người hoạt động bảo vệ nhân quyền, các lãnh đạo tôn giáo bị bắt bớ. Đây là điều chẳng có chi ngạc nhiên khi Việt Nam bị báo động đỏ trên thang hạng thế giới về đàn áp tự do báo chí.
Chúng tôi không ngừng tố giác các vi phạm nhân quyền tiếp diễn và chúng tôi yêu sách trả tự do cho những ai bị vất vào sau chấn song sắt, như trường hợp Ngài Thích Quảng Độ, vị lãnh đạo và biểu tượng của phong trào Phật giáo Việt Nam. Ngài bị cướp mất tự do một cách liên tục cho tới nay kể đã 34 năm tròn. Nay Ngài đã 88 tuổi.
Thưa ông Chủ tịch. Hiện nay Ngài Thích Quảng Độ bị quản thúc không lý do, không xét xử tại Saigon. Sức khoẻ Ngài khá suy kiệt. Chúng tôi yêu cầu khẩn cấp Bà Mogherini đặt hết uy lực của vị Bộ trưởng Ngoại giao và An ninh Liên Âu để đạt cho được việc trả tự do cho Ngài Thích Quảng Độ và những tù nhân khác. Xin cám ơn.”
Nữ Dân biểu Barbara Lochbihler: (Đảng Xanh, người Đức)
“Cuộc thảo luận hôm nay đến từ cuộc đàn áp hung bạo những cuộc biểu tình tiếp theo thảm hoạ môi sinh. Liên Âu đã mở cuộc điều tra độc lập về những nguyên nhân của thảm trạng. Nhưng cũng là điều quan trọng để bảo đảm cho sự đền bù các nạn nhân, và tất cả những ai bị bắt bớ qua những cuộc biểu tình phải được trả tự do, bởi vì đơn giản là họ sử dụng quyền tự do ngôn luận. Đã nhiều năm nay chúng ta chứng kiến sự gia tăng các nỗ lực của Việt Nam để bắt bớ hay bịt miệng những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền như trường hợp Nguyễn Văn Đài bị bắt một ngày sau cuộc Đối thoại nhân quyền Liên Âu. Điều cho thấy Việt Nam sử dụng nhà tù để bịt miệng nhân dân.”
Dân biểu Csaba Sogor: (Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo, người Hung Gia Lợi)
Dự thảo lần thứ 5 Luật Tôn giáo và tín ngưỡng trình lên Quốc hội là một sự vi phạm Công ước Nhân quyền quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết.
-DB Csaba Sogor
“Dự thảo lần thứ 5 Luật Tôn giáo và tín ngưỡng trình lên Quốc hội là một sự vi phạm Công ước Nhân quyền quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Thật quá rõ, các điều luật trong Dự thảo Luật sẽ hành xử như công cụ đầy quyền lực để kiểm soát với những giới hạn rộng rãi trong việc hành đạo hay tín ngưỡng tại Việt Nam. Liên Âu cần thúc đẩy Việt Nam viết Dự thảo Luật Tôn giáo mới tuân thủ những nghĩa vụ của Việt Nam theo điều 18 của Công ước Quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị, nhằm bảo đảm việc hành đạo cho bất cứ tôn giáo hay tín ngưỡng nào tại Việt Nam không bị điều kiện hoá theo cách xử lý của nhà nước công nhận hay không, đăng ký hay chấp thuận.
Trên tất cả, tự do cơ bản về tôn giáo hay tín ngưỡng phải được trở thành thực tại ở Việt Nam.”
Trong cuộc tiếp xúc riêng với Dân biểu Ramon Tremosa i Bacells, người Tây Ban Nha là một trong những người bảo trợ cho bản Quyết Nghị, khi được hỏi liệu Việt nam không cải tiến về nhân quyền, thì Hiệp ước Tự do mậu dịch đang ký kết giữa Liên Âu và Việt Nam sẽ ra sao ? Ông trả lời:
“Theo tôi, tôi nghĩ rằng Hiệp ước Tự do mậu dịch Liên Âu - Việt Nam cần chận đứng, bao lâu Việt nam không chịu tôn trọng nhân quyền. Và tôi nghĩ rằng quan điểm này được nhiều bạn đồng viện ở Quốc hội Châu Âu ủng hộ. Cho nên chúng ta phải theo dõi cẩn thận bằng cách nào Hiệp ước này tiến triển, vì đây là vấn đề tối ư quan trọng đối với chúng ta.”
Những điểm quan trọng
Bản Quyết Nghị Quốc hội Châu thông qua hôm nay có những điểm yêu sách quan trọng như:
Điều 2, Kêu gọi chính phủ Việt Nam chấm dứt tức khắc mọi cuộc sách nhiễu, hăm doạ, đàn áp các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền, xã hội, môi sinh ; nhấn mạnh rằng chính quyền phải tôn trọng quyền hoạt động thông qua sự phản kháng ôn hoà và trả tự cho tất cả những người bị bắt trái phép ; đòi hỏi trả tự do tức khắc cho tất cả các nhà hoạt động bị bắt tuỳ tiện như Lê Thu Hà, Nguyễn Văn Đài, Trần Minh Nhật, Trần Huỳnh Duy Thức và Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ;
Điều 4, Tố cáo sự kết án và tuyên án nặng nề đối với các nhà báo và các bloggers như Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thị Minh Thuý và Đặng Xuân Diệu và kêu gọi trả tự do cho họ;
Điều 6, Biểu tỏ mối quan tâm về sự cân nhắc của Quốc Hội đối với Luật Hội và Luật Tôn giáo và tín ngưỡng vốn trái chống với các tiêu chuẩn quốc tế về tự do lập hội và tự do tôn giáo hay tín ngưỡng;
Điều 8, Tái kêu gọi việc xét lại một số điều luật đặc thù trong Bộ Luật Hình sự Việt Nam đã được sử dụng để triệt tiêu tự do ngôn luận ; nhận thấy điều đáng tiếc trong con số 18 nghìn tù nhân được ân xá ngày 2-9-2015 chẳng có một người nào là tù nhân chính trị ; tố cáo những điều kiện giam giữ và nhà tù tại Việt Nam và yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam bảo đảm không giới hạn quyền được luật sư bào chữa;
Điều 10, Kêu gọi nhà cầm quyền chấm dứt đàn áp tôn giáo và sửa đổi Luật tôn giáo để tái hồi địa vị pháp lý của những tôn giáo không được thừa nhận ; kêu gọi Việt Nam thu hồi Dự thảo lần 5 Luật tôn giáo và tín ngưỡng, hiện đang bàn thảo tại Quốc hội, và chuẩn bị Dự thảo Luật Tôn giáo mới tuân thủ theo các nghĩa vụ của Việt Nam đối với Điều 18 của Công ước quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị ; kêu gọi trả tự do cho Mục sư Nguyễn Công Chính, Trần Thị Hồng và Ngô Hào;
Điều 14, Kêu gọi Chính phủ Việt Nam tiếp cận mời Thủ tục đặc biệt LHQ, đặc biệt mời Báo cáo viên đặc nhiệm LHQ về Tự do ngôn luận và Báo cáo viên đặc nhiệm LHQ về tình trạng những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền;
Điều 16, (…) Nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại nhân quyền giữa Liên Âu và Việt Nam, đặc biệt nếu cuộc đối thoại này được thi hành cụ thể ; nhấn mạnh rằng cuộc đối thoại này phải mang lại hiệu quả và định hướng thành tựu;
Ỷ Lan, Phóng viên Đài Á Châu tại Quốc hội Châu Âu, Strasbourg
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế nhận giải thưởng nhân quyền Gwangju
Gia Minh, PGĐ Ban Việt Ngữ
2016-06-24
2016-06-24
Chính quyền Hà Nội lên tiếng yêu cầu phía Hàn Quốc rút lại giải thưởng; tuy nhiên ban tổ chức giải thưởng Gwangju vào ngày 18 tháng 5 vừa qua vẫn trao giải cho bác sĩ Nguyễn Đan Quế. Ông cho Gia Minh của đài Á Châu Tự Do biết:
Ngày 18 tháng 5 giải thưởng đã được trao với sự vắng mặt của tôi, nghĩa là chiếc ghế để trống. Tôi có gửi sang một video phát biểu về hiện trạng nhân quyền tại Việt Nam. Tôi cũng gửi cho họ một số hình ảnh về hoạt động đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam.
Gia Minh: Nhiều người cùng chí hướng với bác sĩ rất hoan nghênh điều đó và ông thấy giải thưởng có sức mạnh động viên như thế nào đối với những người tham gia đấu tranh tại Việt Nam?
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế: Tôi thấy nó có sức động viên mạnh. Trong cuộc tranh đấu cho dân chủ- nhân quyền tại Việt Nam, nhiều người thấy rằng hiện nay lực lượng các người trẻ rất giỏi Internet, ứng phó như một lực lượng phản ứng nhanh đang tham gia rất đông mặc dầu sự đàn áp là ghê gớm.
Tinh thần 18 tháng 5 ở Gwangju thì quí vị đã biết: một tinh thần rất bốc lửa chiến đấu và mặc dù bị chính quyền Chun Doo-hwann đàn áp rất mạnh nhưng tình thần đó đã hướng dẫn cho nước Đại Hàn đi đến thịnh vượng như ngày hôm nay. Tôi thấy tinh thần đó đang khích lệ anh em trẻ rất nhiều tại Việt Nam. Đó là một dấu ấn.
Một điều nữa là trong tất cả các giải mà tôi được trước đây, chỉ có một giải này là là tôi nhận được khi tôi ở ngoài nhà tù, còn tất cả những giải khác đều trong nhà tù. Đặc biệt nữa giải này là lần đầu tiên do các anh em hoạt động ở trong nước đề cử, mà cụ thể cụ thể là Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam đề cử; còn tất cả những giải khác đều do Tây Phương đề cử.
Giải thường này có tầm vóc Á châu, tầm vóc Đông Nam Á thôi; nhưng đó là giải mà tôi yêu thích vì những đặc điểm mà tôi vừa nói.
Còn đối với phong trào thì tôi thấy nó có sức động viên mạnh mẽ ở thời điểm sôi động này.
Vai trò của giới trẻ
Gia Minh: Như bác sĩ nói hiện nay có rất nhiều bạn trẻ có tinh thần dấn thân, họ có tiếp xúc với bác sĩ và khi tiếp xúc như thế ông truyền đạt những kinh nghiệm gì cho họ?
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế: Rất nhiều anh em đến thăm tôi không phải bây giờ mà từ trước, mặc dù khi tôi ra khỏi tù tôi bị quản thúc tại gia rất mạnh mẽ.
Tôi ủng hộ tất cả các phong trào của sinh viên, của giới trẻ, của các giáo sư đại học. Nói chung giới trẻ giỏi Internet phải là động lực, lực lượng phản ứng nhanh để đưa đến một thay đổi quyết định vào một thời điểm sắp tới.Tổng quát tôi có thể nói đối với những anh em trẻ viết blog thì tôi khuyến cáo nên tiến đến thành lập một mạng lưới của những người viết blog. Thế rồi Hội Phụ nữ Việt Nam đến thăm tôi, dân oan… đông lắm.
- Bác sĩ Nguyễn Đan Quế
Thế thì khi một hướng đi ngày càng rõ nét mà tôi nghĩ nó đang rõ nét cho đường lối mới ra đời, thì tất cả mọi người dân, tất cả giới trẻ trong đó có các xã hội dân sự, trong đó có công đoàn độc lập.
Đường lối mới đó đánh thẳng vào khả năng tham mưu của bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam sẽ đưa đến thay đổi dứt khoát tại Việt Nam.
Gia Minh: Cám ơn Bác sĩ Nguyễn Đan Quế.
Những bạn trẻ tôi có khuyến cáo hai điểm: điểm thứ nhất là phải bỏ hẳn tinh thần ‘trọng nam, khinh nữ’. thứ hai tôi nói với các chị em rằng phụ nữ chiếm trên 50% dân số thế giới; đương nhiên các hoạt động của họ trong xã hội, trong kinh tế, trong chính quyền, trong xã hội dân sự… thì dần dần chúng ta phải tiến đến con số tương đương chứ không thể nào như hiện tại được.
Tôi nói phải tham gia vào cuộc đấu tranh dân chủ ngay từ thời điểm bắt đầu này; ít nữa khi một chính quyền mới ra đời thì vai trò của phụ nữ sẽ rất mạnh.
Đối với các anh em tù nhân lương tâm thì từ trong tù cho đến khi ra ngoài tôi cũng khuyến cáo các anh em tù nhân phải ngồi lại với nhau, họp lại mặc dù thuộc các tổ chức khác nhau. Khi anh em ra (tù) thì phải có một hội và ngày hôm nay đã có hội đó - Hội Cựu Tù nhân Lương tâm ra đời năm 2014.
Hiện bây giờ trong tình hình rất sôi động này, các anh em sinh viên họ đang phản ứng trong các đại học, không chịu các luật lệ của chính quyền, không chịu sự đàn áp của những cán bộ giáo dục. Hiện họ tiếp xúc với tôi và yêu cầu ủng hộ việc thành lập (dù hiện nay tên chưa có) tổng hội sinh viên hay hình thức liên đoàn sinh viên tại khắp các tỉnh trên toàn quốc, thì tôi đồng ý khuyến khích thành lập. Tôi ủng hộ ý kiến đó để cho anh em làm. Nói chung các anh em trẻ muốn có một nền giáo dục nhân bản hơn, đàng hoàng hơn chứ không thể nào như thế này được nữa.
Nay có một số giáo viên, một số giáo sư đại học đang tại chức có tiếp xúc với tôi cũng không chịu chuyện đó nữa.
Tôi ủng hộ tất cả các phong trào của sinh viên, của giới trẻ, của các giáo sư đại học. Nói chung giới trẻ giỏi Internet phải là động lực, lực lượng phản ứng nhanh để đưa đến một thay đổi quyết định vào một thời điểm sắp tới.
Gia Minh: Có ý kiến nói hiện có nhiều xã hội dân sự hình thành nhưng không thống nhất, không đoàn kết được với nhau; ông là người hoạt động lâu năm và tiếp xúc nhiều thì thấy nhận định đó thế nào?
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế: Vấn đề như thế này: đây là cuộc chiến đấu xuất phát do phản ứng của người dân.
Tôi nói rõ thế này: sau năm 1975 nhân dân hai miền Nam Bắc hòa làm một hình thành một cuộc chiến đấu mới chứ không phải cuộc chiến đấu cũ quốc- cộng nữa đâu; đánh thẳng vào bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam, đánh thẳng vào khả năng tham mưu từ sức mạnh quần chúng từ dưới lên… đối với đảng cộng sản Việt Nam về đường lối, về những sai lầm kinh tế xuất phát từ chủ nghĩa Mác- Lê nin.
Đây là một cuộc chiến đấu toàn dân, toàn diện, cài răng lược, không còn chiến tuyến cũ nữa và bất bạo động. Thế thì một thời gian dài, rất dài mấy chục năm rất gian khổ, bị đàn áp. Nay các xã hội dân sự ra đời được rồi, cứ để ra đời đi, cùng một mục đích, cùng một mục tiêu tranh đấu cho quyền lợi tập thể của mình, rồi tình hình sẽ còn biến nữa.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/dr-ngdanque-talks-ab-the-award-n-its-impact-t-vn-demo-movement-an-06242016084257.html
VIỆT NAM: CHƯA BAO GIỜ NHƯ LÚC NÀY!
Posted by adminbasam on 17/06/2016
Huỳnh Thục Vy
17-6-2016
17-6-2016
Lâu nay, đối với các hành động xâm chiếm biển đảo trên Trường Sa và Hoàng Sa; những lần lén lút dời cột mốc ở biên giới phía Bắc nước ta của Trung Cộng, tôi thực tình ít quan tâm và không mấy xúc động. Tất nhiên tôi đồng ý rằng những hành động xâm lấn này làm tổn thất lớn cho quyền lợi quốc gia Việt Nam; xét về lâu dài, chính là tổn hại đến lợi ích cụ thể về tài nguyên và địa chính trị cho nhiều thế hệ người Việt Nam.
Chỉ vậy thôi, tôi thường cố tránh cho mình sự lún sâu vào tinh thần cổ vũ cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan khi nhìn nhận các sự kiện này, với tư cách là một người bảo vệ nhân quyền. Nhân quyền không có biên giới, kể cả cái biên giới dân tộc mà chủ nghĩa quốc gia dân tộc cố tình dựng nên.
Thế nhưng đối với mạng sống của con người thì tôi có thái độ đặc biệt khác. Tôi thực sự phẫn nộ đến độ muốn cái chính quyền hèn nhát, bẩn thỉu này ngay lập tức sụp đổ để dân tôi không phải chết trên chính vùng biển cha ông họ bao đời nay vẫn đánh bắt cá. Chưa bao giờ sinh mệnh ngư dân Việt Nam lại thê thảm như trong chế độ độc tài cộng sản này.
Đối với tôi, ngàn mét đất ngoài đảo hay vùng biên giới dù quý đến đâu cũng không bằng một mạng người. Đất, đảo, biển có thể lấy lại một ngày nào đó khi Việt Nam có một chính quyền dân chủ, có một vị thế đáng nể trọng trên trường quốc tế. Còn mạng sống của ngư dân và những nỗi đau để lại cho gia đình họ là thứ không thể lấy lại được. Nhân phẩm và tự do của con người đã bị tổn thương sẽ khó bù đắp.
Bởi vậy, hơn bảy mươi ngày trước đây, khi sự cố Formosa xảy ra, tôi bàng hoàng và thấy mọi thứ như sụp đổ trước mắt. Có thể cơn trầm cảm thai kỳ khiến cảm xúc của tôi về sự cố chết người này thêm trầm trọng. Nhưng có thể nói rằng, chưa bao giờ có sự kiện nào xảy ra cho Việt Nam mà tôi từng chứng kiến khiến tôi hoang mang và đau đớn như thế.
Tôi lên tiếng cho dân chủ và đấu tranh cho nhân quyền là vì lẽ gì, nếu không phải là hy vọng một Việt Nam tốt đẹp hơn, đáng sống hơn cho con cháu mình? Tôi có thể chạy trốn sang một quốc gia khác để tìm cuộc sống tốt đẹp, đó không nhất thiết là Úc, Anh, Hoa Kỳ…ngay cả Thái Lan, Cambodia, Miến Điện bây giờ còn đáng sống hơn Việt Nam cả chục lần. Nhưng có hạnh phúc nào hơn cho người Việt Nam là được sống sung túc và tự do trên chính mảnh đất mình sinh ra?
Tôi ước ao xây dựng một gia đình hạnh phúc ở ngay trên xứ sở mà chúng tôi bị đàn áp mấy chục năm nay. Để chứng minh cho điều gì? Để chứng minh: những ai bền đỗ đến cùng sẽ được cứu rỗi. Tôi tin con cháu mình sẽ được nhìn thấy một Việt Nam tự do. Việt Nam đang đối mặt với những nguy cơ quá lớn mà một sự thay đổi chậm trễ có thể dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn, thậm chí là diệt vọng. Nhưng chính lòng tự tôn, danh dự và niềm hy vọng giữ cho tôi luôn đứng thẳng trước cường quyền, giữ cho ngọn lửa hy vọng vẫn cháy trong tôi.
Thế rồi, thảm hoạ biển chết xảy ra khắp các tỉnh vùng Bắc và Trung Trung Bộ khiến cá chết ngập các bãi biển, nghề biển phá sản, du lịch đình đốn, chưa có con số chính xác về con số người chết và ngộ độc do ăn cá nhiễm độc. Chính quyền Việt Nam vẫn né tránh câu trả lời nghiêm túc bằng những lời lẽ ngu xuẩn nhất, từ chối sự giúp đỡ của Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc, lừa phỉnh dân chúng tiếp tục ăn hải sản có độc tố chết người…
Trong ba mươi năm cuộc đời mình, tôi chưa từng thấy sợ hãi như thế. Cái chết đang lù lù tiến đến. Nhưng không giống với súng đạn, chúng ta có thể nghe tiếng nổ và nhìn khói lửa mà chạy. Đằng này, chúng ta không biết được chúng ta ăn phải cái gì, di truyền lại cho con cháu những đoạn DNA khuyết tật nào và khi nào chúng ta sẽ chết vì ung thư và con cháu nhiều thế hệ sau sẽ bị thiểu năng trí tuệ hay mang những mầm mống bệnh tật khác . Cái chết bay lơ lửng trên đầu hàng chục triệu người và theo gót chúng ta, nó tiến về tương lai mà không gì ngăn cản được.
Trời đất ơi! Đó chính là cái chết, thưa các bạn, không phải chỉ là vài cơn nôn ói khiến chúng ta phải nhập viện đâu, mà là biến đổi gen cho chính chúng ta và truyền khuyết tật lại cho con cháu chúng ta. Các bạn có thể hờ hững: vậy thì không ăn cá nữa là được. Ừ, thì không ăn hải sản nữa, nhưng làm sao nhịn ăn muối , mắm và nhiều chế phẩm có muối khác? Và ai biết số cá chết đó đã đi đâu, ai biết muối chúng ta mua được mang từ đâu tới, với cái kiểu quản lý thực phẩm đểu cáng như hiện nay ở Việt Nam?
Ừ thì rừng vàng biển bạc chẳng còn, chúng ta im lặng. Hạn hán, lũ lụt do chính quyền cộng sản và thân tộc đốn phá rừng làm giàu; bùn đỏ bauxite tàn phá đất trồng và khu dân cư, chúng ta im lặng. Nhưng đến từng hạt muối thấm vào huyết quản hằng ngày mà còn chứa đầy kim loại nặng thì chúng ta còn sống nổi nữa không? Chúng ta hèn nhát vì sợ nhà tù cộng sản. Nhưng sao chúng ta lại không sợ cái chết ung thư đang lù lù tiến đến trong từng bữa ăn?
Những người đấu tranh cho dân chủ nhân quyền dấn thân, ngồi tù, thậm chí đã mất mạng vì niềm hy vọng một Việt Nam tốt đẹp hơn. Nhưng Việt Nam có thể nào tốt đẹp được, Việt Nam còn có tương lai gì với những đứa trẻ dị tật, thiểu năng từ trong bụng mẹ?! Đau đớn quá thể! Tôi đánh mất cả sự tỉnh táo và nhiều lần nói sảng khi nghĩ đến viễn cảnh đó. Hai tháng rồi, tôi mới đủ tỉnh táo để viết những dòng này.
Không kinh hoàng sao được, khi bữa ăn cho sinh viên, cho thế hệ rường cột nước nhà trong tương lai lại có cá mang giòi? Ai dám chắc cá đó không phải là cá chết vì độc tố được vớt lên ngoài biển chết? Các bữa ăn của trẻ con trong các nhà trẻ và trường học nội trú thì sao? Cá nhiễm độc sẽ chỉ lòng vòng trong các bữa ăn của dân nghèo Việt Nam thôi. Rồi sau đó nó sẽ lòng vòng trong nhiễm sắc thế dân Việt Nam đến trăm năm sau. Lúc đó ai dám tự hào: dân Việt “thông minh”, khi ngay cả lành lặn bình thường còn chưa được? Có những nỗi đau nếu chúng ta không phẫn nộ thì chúng ta không còn là con người đúng nghĩa, thưa các bạn.
Một điều nữa khiến tôi đau đớn: thảm hoạ môi trường này sẽ đẩy những ưu tiên nhân quyền (ưu tiên hoạt động của tôi bao lâu nay) thành thứ yếu. Ai còn quan tâm đến những tù nhân bị ngược đãi trong tù, những phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình, những cộng đồng tôn giáo thiểu số ở vùng sâu vùng xa bị trấn áp… Khi mạng sống chúng ta bị đe doạ, khi bệnh tật dày vò cuộc sống hằng ngày của gia đình chúng ta, khi chúng ta bị đói ăn, khi chúng ta khổ sở chạy ăn từng bữa vì nguồn thực phẩm và thu nhập từ biển bị huỷ hoại hoàn toàn…thì các quyền tự do chính trị và dân sự, xã hội dân sự, chế độ pháp trị, nền dân chủ sẽ trở thành những điều xả xỉ nực cười. Người dân Việt Nam, đặc biệt là dân nghèo và ở nông thôn vốn đã thờ ơ với các giá trị và định chế nói trên, nay họ càng lãnh cảm với tự do và nhân quyền. Có thể nói không ngoa, thảm hoạ môi trường Vũng Áng và các sự cố môi trường diễn ra trên khắp cả nước đã đẩy Việt Nam trở về thời trung cổ, về mặt nhận thức. Nên nhớ, không bắt đầu từ nhận thức, không sự thay đổi nào diễn ra cả.
Trung cộng không cần một viên đạn đã nắm gọn Việt Nam trong tay, từ đầu não chính trị, kinh tế, biển đảo…bây giờ là vấn đề môi sinh. Không khó nhận ra, đây chính là nỗ lực níu giữ không cho Việt Nam tiến về thế giới dân chủ tự do, bởi họ không muốn một Việt Nam dân chủ sát nách mình. Lưu ý rằng, với một chính quyền độc tài sắc máu ở trung ương, các tập đoàn và công ty đa quốc gia của Trung cộng đồng thời cũng nhận lãnh nhiệm vụ tình báo và vai trò chính trị được đảng Cộng sản Trung Quốc giao phó.
Về phần người dân Việt Nam, lên tiếng hay là chết? Chúng ta đã chịu đựng quá lâu và quá đủ rồi. Có thể các bạn chưa hiểu dân chủ, minh bạch, nhân quyền, pháp trị…là gì. Nhưng nói ngắn lại, dân chủ, minh bạch, nhân quyền, pháp trị…chính là việc chính quyền phải trả lời chính xác về nguyên nhân và hậu quả của các thảm hoạ mà đất nước phải đối mặt, phải nghiêm túc khắc phục hậu quả, mạng sống của người dân phải được bảo vệ, sinh kế của người dân phải được ưu tiên, tiền cứu trợ nạn nhân không vào tay quan chức chính quyền, lãnh đạo nhà nước không dùng lời lẽ ngu xuẩn để lừa gạt người dân, việc kiểm soát thực phẩm độc hại được tuân thủ…
Đối diện với một tiền đồ đen tối cho cả đất nước, mỗi người dân đều có nhiệm vụ lên tiếng cho sự thay đổi theo cách của mình. Các nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ quá ít ỏi so với dân số hơn chín mươi triệu dân Việt Nam. Chính chúng tôi đôi lúc cảm thấy cô đơn giữa rừng người im lặng. Chúng tôi vẫn biết rằng nhiều người yêu mến chúng tôi và không ưa gì cái chính quyền thối nát này. Nhưng cái sự yêu mến và không ưa đó không mang lại sự thay đổi thiết thực nào cho Việt Nam, cũng chính là cho tương lai con cháu chúng ta cả. Trách nhiệm cứu lấy Việt Nam thuộc về toàn dân Việt Nam, bằng những hành động cụ thể hơn. Hoặc chúng ta lên tiếng cho một sự thay đổi triệt để, hoặc chúng ta và con cháu mình sẽ chết từ từ dưới cái ách độc tài và nô lệ Trung cộng. Chúng ta phải chịu trách nhiệm cho lựa chọn của mình!
Huỳnh Thục Vy
Buôn Hô 17/6/2016
Buôn Hô 17/6/2016
Huỳnh Thục Vy
Coordinator
Tel: 0905154708
Skype: vyhoang.jane
Web: http://vnwhr.net/
Web: http://vnwhr.net/
Blog: www.huynhthucvy.com
Cá đông lạnh từ Việt Nam bán tại Mỹ bị thu hồi
James T. Mulde * CTV Danlambao lược dịch
Syracuse, New York - Khoản 25.760 pound (11.685 kg) cá philê đông lạnh của Việt Nam đã bị thu hồi từ các cửa hàng của Aldi bởi vì những món hàng này đã không được thử nghiệm trước khi bán cho khách hàng.
Cục Kiểm Tra An Toàn Thực Phẩm của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết cá đông lạnh mang thương hiệu Sea Queen đang được thu hồi bởi công ty sản xuất Cado Holdings, Inc có trụ sở tại Santa Anna, California.
Các mặt hàng này nặng 2 pound, được đóng gói tại Việt Nam bởi công ty Golden Quality Seafood, với con dấu ngày tháng là 30 tháng 3 năm 2016 kèm theo lời quảng cáo "Swai philê không da và không xương" và tiêu thụ tốt nhất là trước ngày 30 Tháng Ba 2018.
Swai là một loài cá da trơn - catfish. Vụ việc đã bị phát hiện khi USDA được thông báo rằng các sản phẩm này được nhập vào Hoa Kỳ mà không đáp ứng những yêu cầu quy định. Đó là việc kiểm nghiệm thông thường dành cho các mẫu cá nhập cảng để xác định có thuốc trừ sâu hay các loại hóa chất khác.
Một cửa hàng Aldi
Bộ Nông nghiệp Mỹ xếp loại hành động thu hồi này vào hạng 1 được áp dụng cho sản phẩm tiêu dùng có xác suất dẫn đến việc sử dụng các sản phẩm này sẽ gây ra những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng hoặc tử vong.
Hiện vẫn chưa có báo cáo xác nhận các phản ứng bất lợi do tiêu thụ các sản phẩm này. Người tiêu dùng đã mua các sản phẩm này cũng không nên ăn chúng và nên vứt bỏ đi hoặc trả lại cho cửa hàng đã mia. Khách hàng nếu có những câu hỏi về việc thu hồi có thể liên hệ với ông Paul Nguyễn của công ty Cado Holdings Inc tại Hoa Kỳ, số (714) 973-2272.
24.06.2016
Nguồn:
Lược dịch:
THÊM MỘT TÊN ĐẠI NGU
"Đại Gia Rác, Việt Kiều Yêu Nước" David Dương Ôm Đầu Máu Bỏ Của Chạy Lấy Người Thoát Khỏi Thiên Đường CsVN?
Sunday, June 12, 2016:
VietPress USA (12/6/2016): Nhà "đại Việt kiều Yêu nước" có nhiều bằng cấp do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ CsVN Nguyễn Tấn Dũng; Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao CsVN Phạm Bình Minh trao tặng; có "vinh dự" đọc diễn văn ca ngợi đảng CsVN và Nhà nước CHXHCNVN trong Đại hội Họp Mặt Kiều Bào Mừng Xuân Quê Hương Ất Mùi 2015; có công thu xếp các phái đoàn CsVN qua kết nghĩa "Sister Cities" với nhiều thành phố ở Hoa Kỳ.. hôm nay được chính thức ôm đầu máu bỏ của chạy lấy người!
David Dương
Tin từ Hà Nội vừa tiết lộ rằng văn phòng Trung ương đảng CsVN và Thủ tướng CsVN Nguyễn Xuân Phúc đã ra quyết định theo yêu cầu của liên Bộ Tài Chánh và Bộ Tài Nguyên Môi trường cho thanh tra thuế vụ; thanh tra vi phạm môi trường, truy thu trốn thuế và xử lý các vi phạm của "Kiều bào Yêu nước của ta" là "Vua rác David Dương" liên quan đến hoạt động đầu tư "công nghệ mới nhất của Mỹ" về chôn rác tại dự án xử lý rác thải ở Đa Phước thuộc thành phố Saigon.
Trên báo mạng "Tình Thương & Cuộc Sống" (http://tinhthuongvacuocsong.com/dai-gia-rac-david-duong-lai-tay-khong-bat-giac-xu-ly-rac-o-long-an/) mở đầu bài viết về "Việt kiều Rác" dưới tựa đề "Đại gia rác" David Dương lại "tay không bắt giặc" xử lý rác ở Long An" đã viết như sau:
"Chủ đầu tư nhiều tai tiếng:
Ông David Dương, Tổng Giám đốc Công Ty Cổ Phần (CTCP) Xử lý chất thải Việt Nam – Long An là một Việt kiều Mỹ, và là người sáng lập VWS (Vietnam Waste Solution). VWS là chủ đầu tư Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước (gọi tắt là bãi rác Đa Phước) tại xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP.HCM, mỗi ngày tiếp nhận khoảng 5.000 tấn rác của thành phố với khá nhiều “tai tiếng” trong thời gian gần đây.
"Những tai tiếng của VWS đã được ông Lê Mạnh Hà, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, nay là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nêu ra và đăng tải công khai trên nhiều phương tiện truyền thông đại chúng. Đó là việc UBND TP.HCM thanh toán chi phí cho VWS cao hơn so với các doanh nghiệp cùng sử dụng công nghệ chôn lấp.
David Dương được Thủ tướng CsVN khen thưởng
"Hàng năm ngân sách TP.HCM chạy vào khoản lợi nhuận của doanh nghiệp này 3 triệu USD. Chưa kể Nhà nước phải thanh toántăng hằng năm 3% giá xử lý rác cho VWS, trong khi các doanh nghiệp khác không được tăng như vậy. Bên cạnh đó là việc bất hợp lý khi đóng cửa bãi chôn lấp số 3 Khu xử lý rác Phước Hiệp để chuyển về khu xử lý rác Đa Phước của VWS. Và vì sao mấy năm qua TP.HCM không thực hiện đấu thầu xử lý rác?
"Trên thực tế, bãi rác Đa Phước được cho là có sự “can thiệp công nghệ” hiện đại của Mỹ, và TP.HCM mỗi ngày phải mất hơn 49.000 USD để chi trả cho việc xử lý rác ở đây. Công nghệ hiện đại ở đâu chưa thấy, nhưng việc gây ô nhiễm từ bãi rác này khiến người dân quanh vùng lên tiếng phản đối kịch liệt.
"Kết luận của Thanh tra TP.HCM mới đây về hoạt động của bãi rác Đa Phước cho thấy nhiều điểm bất thường về chủ đầu tư VWS. Vì theo hợp đồng VWS ký với Sở TN&MT TP.HCM vào ngày 28/2/2006, VWS sẽ tiếp nhận khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, sau đó tiến hành phân loại, tái chế sản xuất phân compost, tái sử dụng plastic, phần còn lại không sử dụng được sẽ chôn lấp.
"Tuy nhiên, trên thực tế VWS chưa thực hiện phân loại, tái chế như hợp đồng mà chôn lấp toàn bộ với công suất 3.000 tấn/ngày trong thời gian 24 năm. VWS cũng chưa thực hiện đúng giấy phép đầu tư số 2535 cấp ngày 28/12/2005 khi không xây dựng và điều hành nhà máy phân loại, thu gom nguyên liệu tái chế và tái sử dụng chất thải công suất 2.500 – 3.000 tấn/ngày.
David Dương được bầu là Kiều bào tiêu biểu nhất năm 2015 đang đọc diễn văn trước Đại hội Kiều bào Xuân 2015
"Tại khâu xử lý nước rỉ, bãi rác Đa Phước đưa vào hoạt động từ năm 2007 nhưng phải đến 31/12/2015, Sở TN&MT mới ban hành quy định về kiểm tra, giám sát và nghiệm thu công tác cung ứng dịch vụ. Như vậy, trong vòng 8 năm hoạt động, bãi rác Đa Phước không có ai giám sát về các công tác cung ứng dịch vụ."
Ngày 29-3-2016, trên trang tin tức của VOA(http://m.voatiengviet.com/a/ong-david-duong-va-dau-tu-rac-o-viet-nam/3259702.html) có đăng tải bài phỏng vấn của ông Bùi Văn Phú hỏi ông David Dương với phần mở đầu rằng:
"Công ty rác California Waste Solutions (CWS) do một người Việt làm chủ đã hoạt động ở California trong hơn hai thập niên, hiện có hợp đồng thu gom rác cho hai thành phố Oakland và San Jose ở miền bắc California.
Năm 2005, ông David Dương là tổng giám đốc của CWS quyết định đem công nghệ rác từ Hoa Kỳ về Việt Nam và đã mở ra công ty con là Vietnam Waste Solutions (VWS) với dự án khu liên hợp xử lý chất thải tại Đa Phước thuộc Tp Hồ Chí Minh.
Trong thời gian đầu các cơ quan truyền thông trong nước hết lời ca ngợi VWS là một đóng góp của Việt kiều từ Mỹ trong việc đầu tư giúp đất nước phát triển. Nhưng hơn một năm qua báo chí trong nước lại nhắc VWS đến với nhiều thông tin rất tiêu cực."
Ông Bùi Văn Phú viết trên VOA hỏi rằng "trong một buổi họp giữa tân Bí thư Thành ủy Tp Hồ Chí Minh là ông Đinh La Thăng với các nhà đầu tư nước ngoài, bà Huỳnh Thị Lan Phương, phó tổng giám đốc của VWS, đã phát biểu một câu mà báo Tiền Phong Online có ghi lại: “Em nói xong không biết có còn về Mỹ được không”. Câu nói đó gây nhiều hoang mang cho Việt kiều về nước đầu tư, thưa ông David, chuyện gì đã xảy ra với công ty VWS?"
Ông David Dương nói rằng vào "Thời điểm đó bà Lan Phương có bức xúc về những khó khăn về thuế má, hợp đồng của công ty. Trong buổi họp, bà ấy đã đăng ký để phát biểu nhưng chương trình gần hết rồi mà không thấy kêu bà phát biểu nên bà giơ tay lên. Trong lúc bức xúc đó vì nói hết mọi chuyện sợ là quá dài, vì công ty của chúng tôi đang bị nói xấu, đánh phá và có một mạng xã hội trên Facebook còn nhân danh phó chủ nhiệm văn phòng chính phủ cũng đánh phá chúng tôi, đưa lên nhiều bài nói xấu có ảnh hưởng đến công ty, vì quá bức xúc nên bà Lan Phương đã có những phát biểu như thế."
Ông David Dương kể ra các khó khăn của công ty VWS hiện nay là ông làm tốt, công nghệ kỹ thuật chôn rác cao, tiền lãnh giá cao; trong khi những Công ty trong nước cũng sử dụng công nghệ tốt nhất nhân loại là chôn rác như thế mà lại lãnh tiền giá thấp, không được ưu đãi về giảm miễn thuế; ít được báo chí truyền thông ca ngợi nên sinh loi2ng ganh ghét đố kỵ với công việc đầu tư của VWS và cá nhân ông; moi chuyện cũ từ năm 2005, 2006 ra nói hoài như vụ Thành phố trả trước USD 9 Triệu.. v.v. và v.v...!
David Dương tặng 1 Tỷ 427.040.000 ĐVN
cho chương trình địa phương CsVN.
Ông David Dương cũng giải thích rằng Công ty xử lý rác thải Phước Hiệp đã hoạt động 10 năm rồi mà không đầu tư gì cả, không hiệu quả nên tự nhiên Thành phố đóng cửa và lấy số rác thải 2.000 tấn mỗi ngày của bãi rác Phước Hiệp giao cho bãi rác Đa Phước của ông David Dương xử lý giúp. Ông David Dương nói :"Phước Hiệp là dự án của công ty môi trường đô thị. Họ đã không đầu tư và thực hiện công việc đến nơi đến chốn, vận hành không đúng như để nước dơ tràn xuống sông, ngấm vào hệ thống nước ngầm, vì vấn đề bảo vệ môi trường nên nhà nước quyết định đóng cửa và giao cho mình trên 2 nghìn tấn rác. Nên có thể họ nghĩ là do tác động của mình. Thực sự chúng tôi không tác động vào việc đó vì mình có hợp đồng với thành phố để xử lý 3 nghìn tấn rác tối thiểu một ngày. Mình chỉ muốn đem công nghệ từ Mỹ về và làm công việc cho được tốt. Còn bên Phước Hiệp từ đó đến nay đã mười năm rồi mà không đầu tư đến nơi đến chốn, không nhẽ họ nhận chi phí thấp hay sao? Mình không có tham vọng làm hết mọi chuyện vì ở thành phố hiện nay cũng còn vài ba dự án xử lý rác nữa. Tuy nhiên nay đã có văn bản cho biết đến năm 2020 sẽ đóng cửa các bãi rác của thành phố."
Ông David Dương ký hợp đồng xử lý rác tới 50 năm vào ngày 28/2/2006, đã làm được 10 năm 4 tháng 10 ngày tính cho đến ngày hôm nay 12/6/2016. Ông cho biết nếu đáng cửa bãi rác Đa Phước thì Thành phố sẽ ưu ái dành đất cho ông chuyển về Khu xử lý Môi Trường Xanh ở Long-An mà ông đã ký kết với vốn đầu tư USD500 Triệu.
Tuy nhiên trong bài viết "Tay không bắt cọp" nói về đầu tư của David Dương tại Dự án Khu Công nghệ Môi trường Xanh Long An, báo mạng "Tình Thương & Cuộc Sống" chỉ ra rằng: "Khi những tai tiếng tại dự án Đa Phước vừa được công bố không bao lâu, Sở TN&MT tỉnh Long An lại khiến dư luận đặt nhiều dấu chấm hỏi khi đặt bút ký bản hợp đồng với chủ đầu tư VWS.
"Theo quy hoạch, Khu Công nghệ Môi trường xanh thuộc địa bàn xã Tân Lập, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An cách trung tâm TP.HCM khoảng 55-60km (đi theo hướng Quốc lộ 1A) có diện tích 1.760 ha. Tuy nhiên, thực tế khu đất dự án này do UBND TP.HCM chi tiền ngân sách đền bù giải phóng mặt bằng và VWS dù không tốn bất cứ chi phí nào, vì sao vẫn nghiễm nhiên là chủ đầu tư của dự án?
"Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện trạng dự án chỉ mới thực hiện xong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, chưa được san lấp mặt bằng, chưa có cơ sở hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, cấp điện, cấp nước) và do khu vực chưa có đường vào nên việc di chuyển đến khu công nghệ này từ hướng Quốc lộ 1A hoàn toàn được thực hiện bằng phương tiện đường thủy.
"Hiện vẫn chưa rõ dự án này đã hoàn thành báo cáo đánh giá tác động môi trường hay chưa? Theo các chuyên gia, khu vực dự án nằm ở vùng lõi của vùng Đồng Tháp Mười, nếu các yếu tố môi trường không đạt tiêu chuẩn 100% theo quy định của Nhà nước sẽ đe dọa đến môi trường sinh thái và môi trường sống của hàng triệu người dân khu vực này."
Báo báo mạng "Tình Thương & Cuộc Sống" cho hay rằng ông David Dương chỉ "mượn đầu heo nấu cháo" mà thôi vì ông không có vốn đầu tư, ông chưa làm dự án mà đã đem cầm cố mượn tiền! Báo nầy viết: "Có thể khẳng định, hiện VWS không có năng lực xử lý rác cho tỉnh Long An và việc ký kết hợp đồng này hoàn toàn có thể bị chủ đầu tư lợi dụng để vay, huy động vốn. Trên thực tế, vừa qua VWS đã công bố ký kết hợp đồng vay 148 triệu USD với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho giai đoạn 1 của dự án Khu công nghệ Môi trường xanh Long An.
"Tài sản thế chấp cho khoản vay này được mô tả: “Tài sản hình thành trong tương lai thuộc khu dự án Khu công nghệ môi trường xanh theo hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai số 01/2016/7839490/HĐBĐ ký ngày 7/4/2016 giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm gồm toàn bộ lợi ích thu được từ dự án, máy móc thiết bị và công trình xây dựng thuộc dự án”.
"Theo tìm hiểu của phóng viên, thì dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước đã được VWS mang đi “cắm” tại BIDV từ năm 2006 đến nay. Như vậy, phải chăng các cơ quan chức năng nên thẩm định lại năng lực tài chính của nhà đầu tư này vì theo như công bố của VWS thì vốn đầu tư giai đoạn I của Khu Công nghệ Môi trường xanh lên đến 500 triệu USD."
Trong khi đó, báo Pháp Luật CsVN ca ngợi ông David Dương vì tinh thần yêu quê hương, yêu dân tộc của ông như sau (http://plo.vn/thi-truong-tieu-dung/doanh-nhan-viet-kieu-va-trach-nhiem-que-huong-479559.html ):
"Mong muốn được đóng góp nhiều hơn cho đất nước, ý chí và sự quyết tâm là đặc điểm khiến ai cũng phải nể phục khi nhắc đến ông David Trung Dương (còn gọi là David Dương), Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xử lý Chất thải rắn Việt Nam (Vietnam Waste Solutions - VWS).
“Cho dù tôi hay mọi người ở khắp nơi trên thế giới hay ngay tại Việt Nam thì đều mong muốn được cống hiến những điều tốt đẹp nhất cho đất nước mình…” - ông David Dương mở đầu câu chuyện với chúng tôi như thế.
Báo Pháp Luật hỏi: "Có người nói rằng khi đi xa, cho dù bôn ba mưu sinh ở bất kỳ đâu, người ta vẫn nhớ, lòng vẫn hướng về quê hương đất nước, về nơi mình được sinh ra. Và bằng cách này hay cách khác họ sẽ cố gắng đóng góp để phát triển đất nước. Là một doanh nhân Việt kiều, cá nhân ông cảm nhận thế nào?
"Ông David Dương: "Tôi nghĩ rằng câu nói này rất đúng về niềm khát khao được đóng góp một cái gì đó cho quê hương Việt Nam. Không chỉ của riêng tôi mà tôi tin rằng rất nhiều người gốc Việt đang định cư trên toàn thế giới đều có mong muốn như vậy. Bản chất của người Việt Nam mình vốn rất yêu quê hương, luôn hướng về đất nước.
"Tôi rất tự hào vì mình là một trong những người gốc Việt đầu tiên làm về thu gom và tái chế rác ở Mỹ. Công việc của mình không chỉ tạo ra việc làm cho vài trăm công nhân viên nước sở tại mà còn góp phần phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường. Tôi luôn ao ước có thể cống hiến những thành quả như vậy tại Việt Nam. Và tôi đang làm theo nguyện vọng của đấng sinh thành là thành lập Công ty TNHH Xử lý Chất thải rắn Việt Nam. Mỗi ngày, công ty tôi nhận xử lý 3.000 tấn rác. Khi thấy công việc của mình đem lại nhiều nguồn lợi về môi trường, sức khỏe cho người dân, tôi cảm thấy mãn nguyện."
David Dương trong lễ ký kết đầu tư USD500 Triệu lập nhà máy rác tại khu Môi Trường Xanh Long An
Là "đại Kiều Bào Yêu nước như thế, yêu đảng, yêu Xã Hội Chủ nghĩa như thế", ông David Dương đã tích cực đóng góp nhiều thứ để được giới lãnh đạo phe nhóm trước đây cho nhiều ưu ái miễn giảm thuế, khỏi thanh tra.. nước thải của rác thúi chảy tràn vào nhà dân ở vùng Đa Phước, dân biểu tình thì quan lớn cho công an trấn áp dọa nạt cũng như tình trạng dân biểu tình vì môi trường cá chết hiện nay.. Lấy tiền rác cho mấy tên cầm đầu đảng và Chính phủ thuộc phe cũ ăn, nay phe mới đang "bới lông tìm vết" để diệt tội ác tham nhũng của phe cũ.. và con vịt bầu David Dương bắt đầu bị đưa ra làm thịt!
Bộ Tài Chánh Hà Nội phúc trình cho biết mức truy thu trốn thuế của Công ty VWS do ông David Dương làm chủ trong 10 năm hoạt động vừa qua sẽ trên 10 Triệu USD. Có tin nói là USD 12 Triệu tiền truy thu trốn thuế. Ngoài ra khoản tiền phạt kinh doanh trốn thuế sẽ bị mức phạt 150% tức khoảng USD 15 Triệu nữa.
Từ khi ông David Dương nhận được Giấy phép Đầu tư khu xử lý rác thải Đa Phước ngày ngày 28/2/2006, nước thải ô nhiễm sình hôi cả vùng Đa Phước dân kêu cứu, báo chí phản ảnh nhưng chưa hề có lần nào bị phái đoàn điều tra Môi trường đến thăm hỏi xem xét. Cho đến khi Hà Nội đưa ông tân Bí thư Thành ủy Saigon là ông "Vớt bèo" Đinh La Thăng vào thì mới có phái đoàn Thanh tra của Sở Tài Nguyên Môi Trường Thành phố đi điều tra kết luận những điều tệ hại không như Công ty VWS báo cáo và quảng cáo lâu nay!
Dư án Môi trường Xanh Long An
Hiện nay trước làn sóng dân đòi "Môi trường Sạch", thay vì phải có biện pháp đối với Nhà máy Formosa thì Hà Nội cho làm thịt "Kiều bào ta có công vì đảng, vì nhà nước XHCNVN và vì nhân dân Việt Nam anh hùng" David Dương để làm gương.
Theo kế hoạch của CsVN và Trung Quốc thì những Công ty nào từ Hoa Kỳ hiện đang hoạt động tại Việt Nam sẽ lần lượt bị thanh tra, phạt thuế, bị sách nhiễu và kết quả bị "tự rút lui" hoặc "bị đóng cửa" để không còn ảnh hưởng của Mỹ dù tời đây Việt Nam sẽ vào làm thành viên của Hiệp Định Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương TPP (Trans-Pacific Partnership).
CsVN sẽ ưu tiên cho các Công ty từ Bắc Âu hoặc các Công ty Trung quốc đội lốt dưới danh nghĩa Đài Loan (giống như Formosa) hay các quốc gia khác, nhất là Lào và Campuchia vào đầu tư, hợp tác với Việt Nam để xuất hàng hóa Trung Quốc qua thị trường Mỹ và các nước trong khối TPP trong thời gian tới.
Chúng tôi nhận được tin rằng sau khi làm thịt "Việt kiều yêu nước, Kiều bào ta ở hải ngoại" David Dương thì sẽ có thêm ít nhất 2 Công ty Việt kiều ở Mỹ làm ăn tại Việt Nam sẽ bị giũ sổ. VietPress USA đang theo dõi và sẽ tường trình tiếp đến đọc giả khắp nơi.
Dù có tin chắc chắn rằng, chính quyền Hà Nội sẽ có biện pháp dứt điểm đối với "Đại gia rác" David Dương trong tuần nầy; nhưng chúng tôi vẫn khẳng định rằng tin nầy được loan dè dặt. Trong thời gian TT Barack Obama về Việt Nam, mặc dầu ông David Dương rất muốn đi trong đoàn doanh nghiệp Mỹ tháp tùng Tổng Thống; nhưng ông David Dương đã không "dám" xuất hiện. Thà là bỏ của chạy lấy người còn hơn vừa bị "ủ tờ" vừa bị tịch thu toàn bộ tài sản. Nếu với mức truy thu thuế và mức phạt thuế tối thiểu 20 Triệu USD, chắc chắn ông David Dương không có khả năng chi trả và như vậy nhà máy xử lý rác thải của ông nếu có máy móc hiện đại gì thì sẽ bị tịch thu. Ông "Việt kiều yêu nước" đã dạy cho CsVN biết cách xử lý rác thải thì nay đã đến lúc họ tự làm lấy và bắt ông phải ói ra cho họ ăn những gì ông đã nuốt vào lâu nay từ bãi rác Đa Phước!
"Đại Gia Rác, Việt Kiều Yêu Nước" David Dương Ôm Đầu Máu Bỏ Của Chạy Lấy Người Thoát Khỏi Thiên Đường CsVN?
Sunday, June 12, 2016:
VietPress USA (12/6/2016): Nhà "đại Việt kiều Yêu nước" có nhiều bằng cấp do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ CsVN Nguyễn Tấn Dũng; Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao CsVN Phạm Bình Minh trao tặng; có "vinh dự" đọc diễn văn ca ngợi đảng CsVN và Nhà nước CHXHCNVN trong Đại hội Họp Mặt Kiều Bào Mừng Xuân Quê Hương Ất Mùi 2015; có công thu xếp các phái đoàn CsVN qua kết nghĩa "Sister Cities" với nhiều thành phố ở Hoa Kỳ.. hôm nay được chính thức ôm đầu máu bỏ của chạy lấy người!
David Dương
Tin từ Hà Nội vừa tiết lộ rằng văn phòng Trung ương đảng CsVN và Thủ tướng CsVN Nguyễn Xuân Phúc đã ra quyết định theo yêu cầu của liên Bộ Tài Chánh và Bộ Tài Nguyên Môi trường cho thanh tra thuế vụ; thanh tra vi phạm môi trường, truy thu trốn thuế và xử lý các vi phạm của "Kiều bào Yêu nước của ta" là "Vua rác David Dương" liên quan đến hoạt động đầu tư "công nghệ mới nhất của Mỹ" về chôn rác tại dự án xử lý rác thải ở Đa Phước thuộc thành phố Saigon.
Trên báo mạng "Tình Thương & Cuộc Sống" (http://tinhthuongvacuocsong.com/dai-gia-rac-david-duong-lai-tay-khong-bat-giac-xu-ly-rac-o-long-an/) mở đầu bài viết về "Việt kiều Rác" dưới tựa đề "Đại gia rác" David Dương lại "tay không bắt giặc" xử lý rác ở Long An" đã viết như sau:
"Chủ đầu tư nhiều tai tiếng:
Ông David Dương, Tổng Giám đốc Công Ty Cổ Phần (CTCP) Xử lý chất thải Việt Nam – Long An là một Việt kiều Mỹ, và là người sáng lập VWS (Vietnam Waste Solution). VWS là chủ đầu tư Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước (gọi tắt là bãi rác Đa Phước) tại xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP.HCM, mỗi ngày tiếp nhận khoảng 5.000 tấn rác của thành phố với khá nhiều “tai tiếng” trong thời gian gần đây.
"Những tai tiếng của VWS đã được ông Lê Mạnh Hà, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, nay là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nêu ra và đăng tải công khai trên nhiều phương tiện truyền thông đại chúng. Đó là việc UBND TP.HCM thanh toán chi phí cho VWS cao hơn so với các doanh nghiệp cùng sử dụng công nghệ chôn lấp.
David Dương được Thủ tướng CsVN khen thưởng
"Hàng năm ngân sách TP.HCM chạy vào khoản lợi nhuận của doanh nghiệp này 3 triệu USD. Chưa kể Nhà nước phải thanh toántăng hằng năm 3% giá xử lý rác cho VWS, trong khi các doanh nghiệp khác không được tăng như vậy. Bên cạnh đó là việc bất hợp lý khi đóng cửa bãi chôn lấp số 3 Khu xử lý rác Phước Hiệp để chuyển về khu xử lý rác Đa Phước của VWS. Và vì sao mấy năm qua TP.HCM không thực hiện đấu thầu xử lý rác?
"Trên thực tế, bãi rác Đa Phước được cho là có sự “can thiệp công nghệ” hiện đại của Mỹ, và TP.HCM mỗi ngày phải mất hơn 49.000 USD để chi trả cho việc xử lý rác ở đây. Công nghệ hiện đại ở đâu chưa thấy, nhưng việc gây ô nhiễm từ bãi rác này khiến người dân quanh vùng lên tiếng phản đối kịch liệt.
"Kết luận của Thanh tra TP.HCM mới đây về hoạt động của bãi rác Đa Phước cho thấy nhiều điểm bất thường về chủ đầu tư VWS. Vì theo hợp đồng VWS ký với Sở TN&MT TP.HCM vào ngày 28/2/2006, VWS sẽ tiếp nhận khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, sau đó tiến hành phân loại, tái chế sản xuất phân compost, tái sử dụng plastic, phần còn lại không sử dụng được sẽ chôn lấp.
"Tuy nhiên, trên thực tế VWS chưa thực hiện phân loại, tái chế như hợp đồng mà chôn lấp toàn bộ với công suất 3.000 tấn/ngày trong thời gian 24 năm. VWS cũng chưa thực hiện đúng giấy phép đầu tư số 2535 cấp ngày 28/12/2005 khi không xây dựng và điều hành nhà máy phân loại, thu gom nguyên liệu tái chế và tái sử dụng chất thải công suất 2.500 – 3.000 tấn/ngày.
David Dương được bầu là Kiều bào tiêu biểu nhất năm 2015 đang đọc diễn văn trước Đại hội Kiều bào Xuân 2015
"Tại khâu xử lý nước rỉ, bãi rác Đa Phước đưa vào hoạt động từ năm 2007 nhưng phải đến 31/12/2015, Sở TN&MT mới ban hành quy định về kiểm tra, giám sát và nghiệm thu công tác cung ứng dịch vụ. Như vậy, trong vòng 8 năm hoạt động, bãi rác Đa Phước không có ai giám sát về các công tác cung ứng dịch vụ."
Ngày 29-3-2016, trên trang tin tức của VOA(http://m.voatiengviet.com/a/ong-david-duong-va-dau-tu-rac-o-viet-nam/3259702.html) có đăng tải bài phỏng vấn của ông Bùi Văn Phú hỏi ông David Dương với phần mở đầu rằng:
"Công ty rác California Waste Solutions (CWS) do một người Việt làm chủ đã hoạt động ở California trong hơn hai thập niên, hiện có hợp đồng thu gom rác cho hai thành phố Oakland và San Jose ở miền bắc California.
Năm 2005, ông David Dương là tổng giám đốc của CWS quyết định đem công nghệ rác từ Hoa Kỳ về Việt Nam và đã mở ra công ty con là Vietnam Waste Solutions (VWS) với dự án khu liên hợp xử lý chất thải tại Đa Phước thuộc Tp Hồ Chí Minh.
Trong thời gian đầu các cơ quan truyền thông trong nước hết lời ca ngợi VWS là một đóng góp của Việt kiều từ Mỹ trong việc đầu tư giúp đất nước phát triển. Nhưng hơn một năm qua báo chí trong nước lại nhắc VWS đến với nhiều thông tin rất tiêu cực."
Ông Bùi Văn Phú viết trên VOA hỏi rằng "trong một buổi họp giữa tân Bí thư Thành ủy Tp Hồ Chí Minh là ông Đinh La Thăng với các nhà đầu tư nước ngoài, bà Huỳnh Thị Lan Phương, phó tổng giám đốc của VWS, đã phát biểu một câu mà báo Tiền Phong Online có ghi lại: “Em nói xong không biết có còn về Mỹ được không”. Câu nói đó gây nhiều hoang mang cho Việt kiều về nước đầu tư, thưa ông David, chuyện gì đã xảy ra với công ty VWS?"
Ông David Dương nói rằng vào "Thời điểm đó bà Lan Phương có bức xúc về những khó khăn về thuế má, hợp đồng của công ty. Trong buổi họp, bà ấy đã đăng ký để phát biểu nhưng chương trình gần hết rồi mà không thấy kêu bà phát biểu nên bà giơ tay lên. Trong lúc bức xúc đó vì nói hết mọi chuyện sợ là quá dài, vì công ty của chúng tôi đang bị nói xấu, đánh phá và có một mạng xã hội trên Facebook còn nhân danh phó chủ nhiệm văn phòng chính phủ cũng đánh phá chúng tôi, đưa lên nhiều bài nói xấu có ảnh hưởng đến công ty, vì quá bức xúc nên bà Lan Phương đã có những phát biểu như thế."
Ông David Dương kể ra các khó khăn của công ty VWS hiện nay là ông làm tốt, công nghệ kỹ thuật chôn rác cao, tiền lãnh giá cao; trong khi những Công ty trong nước cũng sử dụng công nghệ tốt nhất nhân loại là chôn rác như thế mà lại lãnh tiền giá thấp, không được ưu đãi về giảm miễn thuế; ít được báo chí truyền thông ca ngợi nên sinh loi2ng ganh ghét đố kỵ với công việc đầu tư của VWS và cá nhân ông; moi chuyện cũ từ năm 2005, 2006 ra nói hoài như vụ Thành phố trả trước USD 9 Triệu.. v.v. và v.v...!
David Dương tặng 1 Tỷ 427.040.000 ĐVN
cho chương trình địa phương CsVN.
Ông David Dương cũng giải thích rằng Công ty xử lý rác thải Phước Hiệp đã hoạt động 10 năm rồi mà không đầu tư gì cả, không hiệu quả nên tự nhiên Thành phố đóng cửa và lấy số rác thải 2.000 tấn mỗi ngày của bãi rác Phước Hiệp giao cho bãi rác Đa Phước của ông David Dương xử lý giúp. Ông David Dương nói :"Phước Hiệp là dự án của công ty môi trường đô thị. Họ đã không đầu tư và thực hiện công việc đến nơi đến chốn, vận hành không đúng như để nước dơ tràn xuống sông, ngấm vào hệ thống nước ngầm, vì vấn đề bảo vệ môi trường nên nhà nước quyết định đóng cửa và giao cho mình trên 2 nghìn tấn rác. Nên có thể họ nghĩ là do tác động của mình. Thực sự chúng tôi không tác động vào việc đó vì mình có hợp đồng với thành phố để xử lý 3 nghìn tấn rác tối thiểu một ngày. Mình chỉ muốn đem công nghệ từ Mỹ về và làm công việc cho được tốt. Còn bên Phước Hiệp từ đó đến nay đã mười năm rồi mà không đầu tư đến nơi đến chốn, không nhẽ họ nhận chi phí thấp hay sao? Mình không có tham vọng làm hết mọi chuyện vì ở thành phố hiện nay cũng còn vài ba dự án xử lý rác nữa. Tuy nhiên nay đã có văn bản cho biết đến năm 2020 sẽ đóng cửa các bãi rác của thành phố."
Ông David Dương ký hợp đồng xử lý rác tới 50 năm vào ngày 28/2/2006, đã làm được 10 năm 4 tháng 10 ngày tính cho đến ngày hôm nay 12/6/2016. Ông cho biết nếu đáng cửa bãi rác Đa Phước thì Thành phố sẽ ưu ái dành đất cho ông chuyển về Khu xử lý Môi Trường Xanh ở Long-An mà ông đã ký kết với vốn đầu tư USD500 Triệu.
Tuy nhiên trong bài viết "Tay không bắt cọp" nói về đầu tư của David Dương tại Dự án Khu Công nghệ Môi trường Xanh Long An, báo mạng "Tình Thương & Cuộc Sống" chỉ ra rằng: "Khi những tai tiếng tại dự án Đa Phước vừa được công bố không bao lâu, Sở TN&MT tỉnh Long An lại khiến dư luận đặt nhiều dấu chấm hỏi khi đặt bút ký bản hợp đồng với chủ đầu tư VWS.
"Theo quy hoạch, Khu Công nghệ Môi trường xanh thuộc địa bàn xã Tân Lập, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An cách trung tâm TP.HCM khoảng 55-60km (đi theo hướng Quốc lộ 1A) có diện tích 1.760 ha. Tuy nhiên, thực tế khu đất dự án này do UBND TP.HCM chi tiền ngân sách đền bù giải phóng mặt bằng và VWS dù không tốn bất cứ chi phí nào, vì sao vẫn nghiễm nhiên là chủ đầu tư của dự án?
"Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện trạng dự án chỉ mới thực hiện xong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, chưa được san lấp mặt bằng, chưa có cơ sở hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, cấp điện, cấp nước) và do khu vực chưa có đường vào nên việc di chuyển đến khu công nghệ này từ hướng Quốc lộ 1A hoàn toàn được thực hiện bằng phương tiện đường thủy.
"Hiện vẫn chưa rõ dự án này đã hoàn thành báo cáo đánh giá tác động môi trường hay chưa? Theo các chuyên gia, khu vực dự án nằm ở vùng lõi của vùng Đồng Tháp Mười, nếu các yếu tố môi trường không đạt tiêu chuẩn 100% theo quy định của Nhà nước sẽ đe dọa đến môi trường sinh thái và môi trường sống của hàng triệu người dân khu vực này."
Báo báo mạng "Tình Thương & Cuộc Sống" cho hay rằng ông David Dương chỉ "mượn đầu heo nấu cháo" mà thôi vì ông không có vốn đầu tư, ông chưa làm dự án mà đã đem cầm cố mượn tiền! Báo nầy viết: "Có thể khẳng định, hiện VWS không có năng lực xử lý rác cho tỉnh Long An và việc ký kết hợp đồng này hoàn toàn có thể bị chủ đầu tư lợi dụng để vay, huy động vốn. Trên thực tế, vừa qua VWS đã công bố ký kết hợp đồng vay 148 triệu USD với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho giai đoạn 1 của dự án Khu công nghệ Môi trường xanh Long An.
"Tài sản thế chấp cho khoản vay này được mô tả: “Tài sản hình thành trong tương lai thuộc khu dự án Khu công nghệ môi trường xanh theo hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai số 01/2016/7839490/HĐBĐ ký ngày 7/4/2016 giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm gồm toàn bộ lợi ích thu được từ dự án, máy móc thiết bị và công trình xây dựng thuộc dự án”.
"Theo tìm hiểu của phóng viên, thì dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước đã được VWS mang đi “cắm” tại BIDV từ năm 2006 đến nay. Như vậy, phải chăng các cơ quan chức năng nên thẩm định lại năng lực tài chính của nhà đầu tư này vì theo như công bố của VWS thì vốn đầu tư giai đoạn I của Khu Công nghệ Môi trường xanh lên đến 500 triệu USD."
Trong khi đó, báo Pháp Luật CsVN ca ngợi ông David Dương vì tinh thần yêu quê hương, yêu dân tộc của ông như sau (http://plo.vn/thi-truong-tieu-dung/doanh-nhan-viet-kieu-va-trach-nhiem-que-huong-479559.html ):
"Mong muốn được đóng góp nhiều hơn cho đất nước, ý chí và sự quyết tâm là đặc điểm khiến ai cũng phải nể phục khi nhắc đến ông David Trung Dương (còn gọi là David Dương), Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xử lý Chất thải rắn Việt Nam (Vietnam Waste Solutions - VWS).
“Cho dù tôi hay mọi người ở khắp nơi trên thế giới hay ngay tại Việt Nam thì đều mong muốn được cống hiến những điều tốt đẹp nhất cho đất nước mình…” - ông David Dương mở đầu câu chuyện với chúng tôi như thế.
Báo Pháp Luật hỏi: "Có người nói rằng khi đi xa, cho dù bôn ba mưu sinh ở bất kỳ đâu, người ta vẫn nhớ, lòng vẫn hướng về quê hương đất nước, về nơi mình được sinh ra. Và bằng cách này hay cách khác họ sẽ cố gắng đóng góp để phát triển đất nước. Là một doanh nhân Việt kiều, cá nhân ông cảm nhận thế nào?
"Ông David Dương: "Tôi nghĩ rằng câu nói này rất đúng về niềm khát khao được đóng góp một cái gì đó cho quê hương Việt Nam. Không chỉ của riêng tôi mà tôi tin rằng rất nhiều người gốc Việt đang định cư trên toàn thế giới đều có mong muốn như vậy. Bản chất của người Việt Nam mình vốn rất yêu quê hương, luôn hướng về đất nước.
"Tôi rất tự hào vì mình là một trong những người gốc Việt đầu tiên làm về thu gom và tái chế rác ở Mỹ. Công việc của mình không chỉ tạo ra việc làm cho vài trăm công nhân viên nước sở tại mà còn góp phần phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường. Tôi luôn ao ước có thể cống hiến những thành quả như vậy tại Việt Nam. Và tôi đang làm theo nguyện vọng của đấng sinh thành là thành lập Công ty TNHH Xử lý Chất thải rắn Việt Nam. Mỗi ngày, công ty tôi nhận xử lý 3.000 tấn rác. Khi thấy công việc của mình đem lại nhiều nguồn lợi về môi trường, sức khỏe cho người dân, tôi cảm thấy mãn nguyện."
David Dương trong lễ ký kết đầu tư USD500 Triệu lập nhà máy rác tại khu Môi Trường Xanh Long An
Là "đại Kiều Bào Yêu nước như thế, yêu đảng, yêu Xã Hội Chủ nghĩa như thế", ông David Dương đã tích cực đóng góp nhiều thứ để được giới lãnh đạo phe nhóm trước đây cho nhiều ưu ái miễn giảm thuế, khỏi thanh tra.. nước thải của rác thúi chảy tràn vào nhà dân ở vùng Đa Phước, dân biểu tình thì quan lớn cho công an trấn áp dọa nạt cũng như tình trạng dân biểu tình vì môi trường cá chết hiện nay.. Lấy tiền rác cho mấy tên cầm đầu đảng và Chính phủ thuộc phe cũ ăn, nay phe mới đang "bới lông tìm vết" để diệt tội ác tham nhũng của phe cũ.. và con vịt bầu David Dương bắt đầu bị đưa ra làm thịt!
Bộ Tài Chánh Hà Nội phúc trình cho biết mức truy thu trốn thuế của Công ty VWS do ông David Dương làm chủ trong 10 năm hoạt động vừa qua sẽ trên 10 Triệu USD. Có tin nói là USD 12 Triệu tiền truy thu trốn thuế. Ngoài ra khoản tiền phạt kinh doanh trốn thuế sẽ bị mức phạt 150% tức khoảng USD 15 Triệu nữa.
Từ khi ông David Dương nhận được Giấy phép Đầu tư khu xử lý rác thải Đa Phước ngày ngày 28/2/2006, nước thải ô nhiễm sình hôi cả vùng Đa Phước dân kêu cứu, báo chí phản ảnh nhưng chưa hề có lần nào bị phái đoàn điều tra Môi trường đến thăm hỏi xem xét. Cho đến khi Hà Nội đưa ông tân Bí thư Thành ủy Saigon là ông "Vớt bèo" Đinh La Thăng vào thì mới có phái đoàn Thanh tra của Sở Tài Nguyên Môi Trường Thành phố đi điều tra kết luận những điều tệ hại không như Công ty VWS báo cáo và quảng cáo lâu nay!
Dư án Môi trường Xanh Long An
Hiện nay trước làn sóng dân đòi "Môi trường Sạch", thay vì phải có biện pháp đối với Nhà máy Formosa thì Hà Nội cho làm thịt "Kiều bào ta có công vì đảng, vì nhà nước XHCNVN và vì nhân dân Việt Nam anh hùng" David Dương để làm gương.
Theo kế hoạch của CsVN và Trung Quốc thì những Công ty nào từ Hoa Kỳ hiện đang hoạt động tại Việt Nam sẽ lần lượt bị thanh tra, phạt thuế, bị sách nhiễu và kết quả bị "tự rút lui" hoặc "bị đóng cửa" để không còn ảnh hưởng của Mỹ dù tời đây Việt Nam sẽ vào làm thành viên của Hiệp Định Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương TPP (Trans-Pacific Partnership).
CsVN sẽ ưu tiên cho các Công ty từ Bắc Âu hoặc các Công ty Trung quốc đội lốt dưới danh nghĩa Đài Loan (giống như Formosa) hay các quốc gia khác, nhất là Lào và Campuchia vào đầu tư, hợp tác với Việt Nam để xuất hàng hóa Trung Quốc qua thị trường Mỹ và các nước trong khối TPP trong thời gian tới.
Chúng tôi nhận được tin rằng sau khi làm thịt "Việt kiều yêu nước, Kiều bào ta ở hải ngoại" David Dương thì sẽ có thêm ít nhất 2 Công ty Việt kiều ở Mỹ làm ăn tại Việt Nam sẽ bị giũ sổ. VietPress USA đang theo dõi và sẽ tường trình tiếp đến đọc giả khắp nơi.
Dù có tin chắc chắn rằng, chính quyền Hà Nội sẽ có biện pháp dứt điểm đối với "Đại gia rác" David Dương trong tuần nầy; nhưng chúng tôi vẫn khẳng định rằng tin nầy được loan dè dặt. Trong thời gian TT Barack Obama về Việt Nam, mặc dầu ông David Dương rất muốn đi trong đoàn doanh nghiệp Mỹ tháp tùng Tổng Thống; nhưng ông David Dương đã không "dám" xuất hiện. Thà là bỏ của chạy lấy người còn hơn vừa bị "ủ tờ" vừa bị tịch thu toàn bộ tài sản. Nếu với mức truy thu thuế và mức phạt thuế tối thiểu 20 Triệu USD, chắc chắn ông David Dương không có khả năng chi trả và như vậy nhà máy xử lý rác thải của ông nếu có máy móc hiện đại gì thì sẽ bị tịch thu. Ông "Việt kiều yêu nước" đã dạy cho CsVN biết cách xử lý rác thải thì nay đã đến lúc họ tự làm lấy và bắt ông phải ói ra cho họ ăn những gì ông đã nuốt vào lâu nay từ bãi rác Đa Phước!
Hạnh Dương
www.Vietpressusa.com
CTV Danlambao - Hoa hậu Đông Nam Á 2014, cô Vũ Trần Triều Thu nói tiếng Anh trong phần thi hỏi đáp tại cuộc thi Nam vương Mister International 2015, Philippines.
22.6.2016
CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
www.Vietpressusa.com
HOA HẬU VIỆT NÓI TIẾNG ENG!
Hoa hậu Việt Nam “chém” tiếng Anh khiến khán giả nước ngoài đơ cán cuốc vì không ai hiểu nổi
CTV Danlambao - Hoa hậu Đông Nam Á 2014, cô Vũ Trần Triều Thu nói tiếng Anh trong phần thi hỏi đáp tại cuộc thi Nam vương Mister International 2015, Philippines.
Trong vai trò giám khảo cuộc thi, Thu Vũ đã đặt câu hỏi cho thí sinh Hàn Quốc “What do you think is the essence of winning this pageant?", tạm dịch là “Bạn nghĩ sao về ý nghĩa của việc chiến thắng cuộc thi sắc đẹp này?”
Tuy nhiên, cách phát âm của cô khiến cả ban tổ chức, MC, người thông dịch và các khán giả nước ngoài mặt đơ như cán cuốc vì không ai có thể hiểu nổi, dù đã phải lập lại đến 2 lần.
Sau cùng, phải nhờ một người khác “phiên dịch” thì cả khán phòng mới hiểu được, tất cả mọi người sau đó đồng loạt cười ồ lên.
22.6.2016
CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 421
Thursday, 20 October 2016
TRUYỆN TÙ
HUỲNH NGỌC TUẤN * NHÀ TÙ CỘNG SẢN
HỒI ỨC VỀ NHÀ TÙ CỘNG SẢN VIỆT NAM
Tác giả: Huỳnh Ngọc Tuấn
Kính tặng: anh Nguyễn Ngọc Đăng và Các anh các chú đã từng đi qua những nhà tù Xuân Phước-Thanh Hoá Nam Hà.
Kính nhớ: Bác sĩ Nguyễn Kim Long,Chú Nguyễn Trưởng,anh Nguyễn Văn Bảo,anh Đỗ Hườn và những người đã nằm xuống trong nhà tù Cộng sản Việt Nam vì những giá trị Dân chủ Nhân quyền.
Buồng số 6 Tại Nam Hà Tết Năm 2001. Từ trái sang phải: Phan Văn Mỹ, Trương Văn Sương, Huỳnh Ngọc Tuấn, Lê Văn Tiến. Ảnh: Huỳnh Ngọc Tuấn
Miền Trung Việt Nam bây giờ là chớm đông với những cơn mưa trút nước.Cánh đồng trước mặt một ngày trước đây mướt xanh màu lúa non,bây giờ đã mênh mông nước bạc.Những con đường nhỏ ngập ngụa trong bùn và rác…chẳng đi đâu được,đọc sách hoài cũng chán,mở tivi ra thi cứ toàn phim Tàu và những lời lẽ tuyên truyền cũ rích nhai đi nhai lại.Chỉ còn biết ngồi nhìn mưa và vừa nhận được email từ Úc:Ông bạn Nguyễn Ngọc Đăng đang bị ốm.Lòng buồn rười rượi.Bao nhiêu kỷ niệm lại quay về.
Trại giam Xuân Phước-Phú Yên, mùa đông 1994
Những cơn mưa nhỏ lất phất,trời không lạnh,những người tù chính trị chúng tôi trong đội 12 vào nghỉ giải lao trong một căn nhà lợp lá dừa.Cũng không phải là nhà vì chỉ có mái che,chung quanh không có phên vách gì.
Tôi-một người tù chính trị còn rất trẻ và mới toanh ,lúc đó tôi mới 35 tuổi,tìm một chổ khiêm tốn giữa những bậc trưởng thượng.Tôi gọi họ là trưởng thượng vì tuổi tác họ đáng bậc anh cả hoặc cha chú; về con đường đấu tranh cho những giá trị tự do dân chủ,họ là những người đi trước.Những người như chú Phạm Đức Khâm-thành viên diễn đàn Dân chủ của Giáo sư Đoàn Viết Hoạt.Thiếu tá Đặng Trần Phương,một sĩ quan của quân lực Việt Nam Cộng hoà.Đối với tôi,họ là bậc cha chú và cũng là những người thầy đáng kính
Trong đội 12 lúc này,còn có Phạm Văn Thành từ Pháp về cũng rất trẻ,Thành nhỏ hơn tôi 1tuổi.Anh Dương Văn Sĩ hơn tôi 2 tuổi nhưng tham gia đấu tranh và bị bắt lúc 24 tuổi chưa hề biết bàn tay nuồt nà của phụ nữ ra sao !,anh Trần Nam Phương,anh Hoàng Xuân Chinh,Trương Nhật Tân là những người đồng hương Quãng Nam,cũng là những người anh cả dìu dắt giúp đỡ tôi trên con đường gian khổ và đầy hiểm nguy trong nhà tù. Anh Nguyễn Văn Trung,Vũ Đình Thuỵ là những người đã đi trước tôi trên con đường đấu tranh này hơn 10 năm…Đứng giữa những con người này tôi thấy mình nhỏ nhoi và non trẻ. Anh Bùi Gia Liêm một cựu sĩ quan(Đại uý)có mái tóc bồng bềnh và bạc trắng với hàm râu quai nón bao kín mặt,đôi mắt hiền từ,giọng nói ấm áp,cử chỉ ân cần,mang đến cho chúng tôi một ấm trà nóng và bao thuốc lá rẻ tiền…Tôi không hút thuốc,chỉ ngồi uống trà và nghe các anh nói chuyện.
Anh công an dẫn giải đội đứng gần đó ,anh này người sắc tộc miền núi phía Bắc ,dáng người cao gầy( đi qua mấy nhà tù Cộng Sản,tôi chưa gặp người Công an nào tốt như anh ta.Sau này anh ta bị thải hồi). Đứng khoảng 5 phút,anh ta lại bỏ đi.Tôi không biết anh ta nghĩ gì,nhưng có lẽ anh ta muốn tỏ ra lịch sự không muốn nghe lén chuyện người khác.Hơn nữa, ở đây là rừng núi,chung quanh kiểm soát chặt chẽ chẳng sợ ai trốn.
Anh Thành ra hiệu cho chúng tôi xích gần lại để thông báo cho chúng tôi biết một tin quan trọng.Theo nguốn tin từ những anh em đi làm “rộng” cho biết : Đài VOA đưa tin sắp tới sẽ có một phái đoàn của uỷ ban Nhân quyền Liên hiệp quốc đến Việt Nam để thanh sát,chưa biết chính xác thời gian nhưng khoảng một tuần nữa.Mọi người trao đổi với nhau chớp nhoáng và sơ khởi ý kiến của mình ..sẽ làm gì ,nói gì khi phái đoàn đến.Riêng tôi rất hồi hộp và vui mừng vì nguồn tin này.
Hai ,ba ngày sau đó,Ban giám thị trại giam quyết định cho tổng kiểm tra.Chúng tôi được nghỉ 1 buổi để kiểm tra buồng giam và đồ đạc cá nhân.Hai cán bộ an ninh-1 trực trại cùng với 1 anh tự quản (có nơi gọi là trật tự-họ là những tù nhân thường phạm được chọn lựa cẩn thận về lý lịch). Từng người một mang đồ của mình ra sân,bày ra hai tấm chiếu trải dười đất.Hai cán bộ của trại kiểm tra từng trang sách,từng chiếc áo,chiếc quần.Họ lộn ngược,lộn xuôi,lục lọi cẩn thận,nắm bóp khắp nơi.Họ mở từng hộp trà,bao muối,xé tung những bao mì tôm,bao thuốc lá.Xong đồ dùng cá nhân-họ khám xét trong người .Cỏi quần dài,áo ngoài ra,còn lại đồ lót.Họ thận trọng nắn bóp từng chỗ kín.Nếu có nghi ngờ ai về một điều gì đó thì sẽ kám kỹ hơn.Bảo người tù cuối khom xuống,anh trật tự kéo quần lót xuống,dùng hai tay vạch mông ra nhòm vào hậu môn,hai cán bộ trại giam cũng dòm vào cái nơi tối tăm và không sạch sẽ đó,đầu nghiên qua nghiên lại rất cẩn trọng !!!.
Kiểm tra xong,chúng tôi được lệnh chuyển buồng giam.Tôi mang đồ đạc của mình vào buồn số 2,khu A .
Sau khi ổn định chổ năm tôi mới biết tất cả những người tù chính trị được xem là “có vấn đề” đều dồn hết về đây.Buồn số 2 của tôi gồm có 3 đội: Đội 12, đội 17,đội 2-.Buồng số 1 cũng có 2 đội :đội nhà bếp:quy tụ những tù nhân chính trị có mức án từ 20 năm đến chung thân và phần lớn những anh em trong tổ chức Liên đảng của Ông Hoàng Việt Cương ,đội 6 và những nhân sự đặc biệt giúp việc cho cán bộ.Tôi và anh Nguyễn Ngọc Đăng,người của Liên đảng có quốc tịch Canada.Anh Đăng là người thấp đậm,người Bắc 54 ở cùng buồng.Trước đây, những buổi chiều,khi tôi đi làm về,cơm nước xong đi dạo ngoài sân chờ điểm danh.Chúng tôi cũng chỉ mỉm cười, chào xã giao,trao đổi một vài câu về thời tiết.Lúc này ,anh Đăng đã nổi tiếng trong anh em là người ăn nói bộc trực.Có khi làm mất lòng anh em và làm cay cú những tay cán bộ trong trại.Có một lần,anh vừa đi lại trong sân buổi chiều,vừa hát rất to:”Toàn dân nghe chăng,sơn hà nguy biến, hận thù đằng đằng,nên hoà hay chiến. Nên chiến nên chiến...” anh hét lên rất to…Anh em ai nghe thấy cũng cười lắc đầu.Cán bộ của trại nghe anh hát với một thái độ đầy ẩn ý nhưng cũng lờ đi.Nếu là anh em quốc nội thì đã bị chụp cho cái mũ nào đó và đi cùm là cái chắc rồi . Tôi phục anh lắm.
Có một điều là ở đây,những người tù chính trị trại A20 Xuân Phước này chửi chế độ,chửi Cộng Sản rất thoải mái,không sợ hãi gì..Lúc mới vào Xuân Phước từ Trại giam An Điềm Quãng Nam,nghe anh em công khai chửi Cộng Sản tôi phát hoảng.Lúc này, tôi mới hoàn hồn.Vì ở Xuân Phước này khác xa với An Điềm Quãng Nam.An Điềm Quãng Nam là một địa ngục thực sự .Đặt chân đến Xuân Phước tôi mới hi vọng mình có thể sống sót để quay về với các con.Tại An Điềm, không có chút hy vọng nào có thể sống còn.Nếu không chết vì tra tấn đánh đập thì cũng chết vì kiệt sức bởi chế độ cưỡng bức lao động nghiệt ngã với điều kiện sinh hoạt tồi tệ đến tận cùng.Tại An Điềm Quảng Nam chỉ có 6 tháng ở đó mà tôi đã chứng kiến mấy vụ tự tử..Một người nhảy từ cầu treo cao hơn 10m,một người treo cổ,một người uống thuốc trừ sâu,một người tự cắt đứt nhượng chân,một người tự cắt đứt nhượng tay của mình vì không chịu đựng nổi chỉ tiêu và điều kiện lao động cùng với sự tra tấn đánh đập dã man ở đây.
Ở Xuân Phước thì mình được mua hàng ở Canteen và tự nấu ăn,lao động thì cũng vừa sức và điều quan trọng là được ngủ yên giấc:không bị ngồi nội quy,không bị đánh đập tra tấn nếu không hoàn thành chỉ tiêu lao động.Người điều hành của trại giam A20 này toàn là người Miền Bắc vì là Trại của Bộ công an.
Tôi có cảm tưởng là người Miền Bắc họ tốt hơn người Quãng Nam.Cũng là Cộng Sản nhưng người miền Bắc không quá tàn ác như người Quãng Nam. Rồi khi sống gần gũi với những người như anh Nguyễn Ngọc Đăng,Chú Phạm Đức Khâm,Anh Phạm Anh Dũng, Phạm Văn Thành,tôi lại quý những người Miền Bắc hơn.Có thể những cảm nghĩ này là ngây ngô,nhưng nó xuất phát từ tận đáy lòng.
Ba ngày sau…
Vẫn là những cơn mưa lất phất,đôi lúc tưởng trời hững nắng lúc về chiều,so với Quãng Nam thời tiết ở đây thật dể chịu,không có những cơn mưa như trút nước hoặc dai dẳng đến thối đất.Chúng tôi vẫn đi làm và trao đổi những thông tin mới nhất.Theo nguồn tin đáng tin cậy thì phái đoàn của Uỷ ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc sẽ đến trong ngày mai. Buổi tối, anh em vẫn uống trà như mọi ngày,nhưng trong lòng ai nấy cũng bồi hồi vì đây là cơ hội để trình bày với phái đoàn những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam.Ai cũng chuẩn bị cho mình một bài “diễn văn” súc tích nhất.Chúng tôi cố gắng giữ bí mật làm như không biết gì cả,vì trong phòng có rất nhiều tai mắt Cộng Sản.
Vẫn như mỗi tối,anh Nguyễn Đức với cây đàn Ghita đặt nằm trên sàn,anh dùng một thanh sắt nhỏ,sáng bóng ấn lên 6 dây đàn,tay kia lướt trên mặt đàn,bàn tay khô gầy nhưng mềm mại,uyển chuyển,sinh động vô cùng.Tiếng đàn thoát ra du dương đến lạ lùng.Tôi có hỏi anh vì ngạc nhiên lắm,lần đầu tiên trong đời được thưởng thức âm thanh lạ lẫm và mềm mại này .Anh mỉm cười,tay vẫn lướt trên từng phiếm đàn:
”Mình bắt chước tiếng Hạ uy cầm”
Tối nay,mân mê chén trà trên tay,vẫn tiếng đàn mượt mà ấy,vẫn tiếng nhạc mà tôi yêu thích ấy nhưng không sao tập trung được.Tuy vậy tôi vẫn nhận ra sự ngập ngừng khác thường khi anh Đức dạo khúc :”Tiếng Xưa” của Dương Thiệu Tước.Có lẽ anh cũng đang trong tâm trạng như tôi.
Một đêm dài trôi qua trong thao thức,trằn trọc,tôi thức giấc khi nghe tiếng kẻng.
Như mọi ngày,làm vệ sinh cá nhân…nhận cơm sáng ăn vội vàng và ra sân tập hợp đi làm.
Hôm nay trời hững nắng..màu nắng vàng ươm trên những tán cây dừa làm cho chúng như ướt đẫm nước.Cái vùng đất Phú Yên này rất hợp với dừa,cây nào cũng trĩu quả,nối tiếp quanh năm.Tôi chợt nhận ra Quê hương mình mỗi nơi mỗt vẻ,mỗi nét riêng. Tôi đến ngồi bên cạnh chú Phạm Đức Khâm.Chú Khâm người thấp đậm,màu da hồng hào,chú đã ngoài 60,mái tóc bạc khá nhiều nhưng đó là mái tóc gợn sóng bồng bềnh,nghệ sĩ với một gương mặt đẹp quý phái…Chú là một con người nhân hậu.Khi chân ướt chân ráo đến Phú Yên,tôi may mắn đượảnTương Nhật Tân giới thiệu với chú.Lúc đó tôi mới 35,bằng tuổi con trai đầu của chú.Với tôi,chú mãi là người thầy đã dìu dắt tôi,trao truyền cho tôi những kinh nghiệm quý báu.
Chú là chứng nhân của một thời đại-thời đại đầy đau thương và nước mắt của dân tộc.Chú kể cho tôi nghe rất nhiều chuyện. Khi tâm sự với tôi,chú nói có dự định sau này sẽ viết một cuốn hồi ký về cuộc đời mình.Cuộc đời đã can dự và chứng kiến những thăng trầm của Đất nước,những biến cố lớn của Dân tộc.Tôi vẫn chờ được đọc cuốn hồi ký đó và tôi tin rằng đó sẽ là một cuốn sách hay và rất giá trị để những người trẻ sau này hiểu được những gì đã xảy ra với đất nước và dân tộc mình.
Sau khi lục xét từng người,chúng tôi xuất trại.Khu đất của đội 12 chúng tôi tiếp giáp với trại.Ở đây có nhiều ao nuôi cá, rất nhiều cá:trám cỏ,mè,rôphi,chép.Tôi được những anh em “cựu chiến binh” từ những ngày đầu kể cho nghe những ngày tháng hãi hùng trước biến cố Đông Âu và sụp đổ của Liên Xô. Lúc đó , chế độ lao từ ở đây cực kỳ nghiệt ngã,với sự tra tấn đánh đập,cưỡng bức lao động và thiếu đói:đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều anh em.Có những người còn rất trẻ,chỉ mới tuổi đôi mươi.Chưa một lần cầm tay người phụ nữ,chưa biết hương vị của tình yêu, họ đã dấn thân vào con đường đấu tranh vì không thể sống nỗi với chế độ bạo ngược tàn ác, vì không thể khoanh tay đứng nhìn những người cộng sản đang dẫn dắt dân tộc và đất nước vào hố thẳm,vì đã sớm nhận ra cái chủ nghĩa phi nhân hại nước,vì đã sớm đoán định ra cái não trạng hoang đường,phiêu lưu nguy hiểm của tập đoàn Cộng Sản.Và họ đã ngã xuống...,mãi mãi ra đi khi ước mơ giải phóng dân tộc khỏi sự mông muội, tái lập Tự do-Dân chủ chưa thành.Nhưng sự hy sinh của họ lịch sử sẽ không quên.
Rất nhiều lần tôi đứng trên dòng suối nhỏ, nơi có chiếc cầu tre bắt qua.Chung quanh là màu xanh của bắp,của rau xanh,của những tán dừa..màu vàng chói chang của ánh nắng hắt lên từ mặt hồ..Tôi vẫn ý thức một cách thường trực rằng: Đất dưới chân tôi đang đứng đây,trên con đường mòn nhỏ quanh co này,máu và xương của những người yêu nước đã đổ xuống đây!
Chúng tôi được anh đội trưởng Ngô Bích phân chia công việc.
Hôm nay,tôi,chú Khâm,Phạm Văn Thành và mấy anh em khác đi cắt cỏ,nhổ rau cho cá.Tôi và anh Trần Đức Hào gom cỏ và rau sam vào giỏ tre lớn để ném xuống ao cho cá.Dưới làn nước đục ngầu,cá rất nhiều.Tôi ôm từng đống cỏ lớn và rau ném xuống mặt hồ.Chỉ một lát sau mặt nước xôn xao bóng cá,chúng vùng vẫy tranh giành nhau,làm cả một vùng nước xao động.Những con cá trắm cỏ to bằng bắp vế người lớn,những con cá mè 10-15 kg,chao lượn ..thấp thoáng những chiếc lưng đen trũi..Trông đẹp lạ lùng.
Đến giờ giải lao,chúng tôi tụ tập trong túp lều lợp bằng lá dừa để uống trà và trao đổi tin tức.Tôi nói với chú Khâm :” Chú hát một bài cho anh em nghe đi chú”
Chú Khâm cười thật giòn:”Bây giờ có lòng dạ nào mà hát nữa chứ.”
Nói thì nói vậy nhưng chú vẫn hát.Bài hát tôi vẫn ưa thích:”Anh đến thăm em một chiều mưa”.
Anh Trần Diễn,một người rất am hiểu về âm nhạc,cộng với khả năng xướng âm tuyệt vời…huýt sáo theo tiếng hát..Khi bài hát chấm dứt,anh nói: “Anh Khâm có chất giọng rất tốt”
Chúng tôi- mỗi người đón nhận mấy cây kẹo của thầy Mai Đức Chương trao cho. Thầy Mai Đức Chương thuộc dòng Đồng Công của Đức Cha Trần Đình Thủ…Khi chưa bị bắt,tôi có đọc báo về vụ án này..Tôi có hỏi thầy về sự thật của việc này.Thầy điểm tĩnh nhưng thoáng nét buồn rầu trên khuôn mặt già nua:”Chính quyền họ dựng lên vụ án này để cướp đất,cướp tài sản của gáo hội và cũng để trừng phạt vì Cha bề trên không chịu hợp tác với chính quyền.Họ sợ những ảnh hưởng của Đức Cha trong cộng đồng giáo dân không có lợi cho họ.”Giờ tôi mới hiểu ra đây chỉ là vụ vừa ăn cướp vừa la làng,đây không phải là vụ đầu tiên cũng không phải vụ cuối cùng.
Tôi viết những dòng này khi sự kiện Thái Hà và Toà khâm sứ vừa lắng xuống nhưng chưa chấm dứt…
Vấn đề là hoàn cảnh bây giờ đã khác xưa…Cộng sản Việt Nam không còn đủ thế và lực để làm ra một vụ như vụ án Đồng Công nữa.Cộng Sản Việt Nam đã bị đẩy vào thế phòng ngự.
Chúng tôi tiếp tục đi cắt cỏ,chỉ còn hai giỏ nữa là đủ chỉ tiêu cho buổi mai.Chúng tôi cố gắng hoàn thành thật sớm để còn đi kiếm ít rau cho mình. Đi ngang qua vườn rau thơm,anh Nguyễn Đức phụ trách cái vườn này,tôi thấy anh lom khom,chậm rãi cắt rau.Ở đây có đủ loại rau thơm:bạc hà,tía tô,ngò,hành hương,rau răm,dấp cá -mùi thơm quen thuộc và hấp dẫn.
Mới sáu mươi mà anh Đức trông như một ông cụ ngoài 70 hom hem,yếu đuối.Trông anh tôi vô cùng ái ngại với bản án chung thân,với một sức khoẻ tàn tạ như thế,anh còn có cơ hội để quay về với các con không?Anh đứng lên,dùng nắm tay xương xẩu đấm nhề nhẹ vào lưng khi tôi vừa ngang qua chỗ anh,anh nhìn tôi,nụ cười thân thiện.Anh bảo:” Lấy một ít rau thơm về ăn đi em”
Tôi cảm tạ và nhận một gói ni lon nhỏ đầy rau mà anh đã dành cho tôi…nói với anh dăm ba câu,tôi vội vã đi về bờ ao rau muống..Tôi lội xuống hái một ít rau muống về luộc cho bữa trưa. Ao và ruộng ở đây không có đĩa.Tôi rất sợ đĩa.Thời gian ở An Điềm để lại một ấn tượng hãi hùng làm cho trong những giấc mơ tôi vẫn còn sợ.Ruộng ở An Điềm toàn đỉa là đĩa.chúng tôi bị chúng tấn công tứ phía.Cái loại sinh vật hút máu người này thật quái ác,chúng chọn những chỗ hiểm để hút máu.Có những anh em tù..bị đĩa bâu vào chỗ kín,về đến buồng giam ngủ một đêm.Sáng ra thấy máu chảy dầm dề ,lúc đầu phát hoảng,sau mới biết là đĩa.Cởi quần lôi nó ra ,cả một cục bầy nhầy gớm ghiếc.Có những chuyện đau lòng mà tôi đã tận mắt chứng kiến chung quanh “Con đĩa An Điềm”.Có một người tù vượt biên khốn khổ,không có thăm nuôi,chắc gia đình anh nghèo quá.Chị vợ trẻ đi làm không đủ nuôi con,lấy tiền đâu thăm anh.Trong tù chỉ có cơm và muối trắng.Chỉ tiêu đặt ra cho một người bằng ba bốn người khoẻ mạnh bên ngoài thì làm sao không kiệt sức.Nếu không hoàn thành thì bị đánh đập dã man.Bọn cai ngục ở An Điềm,chúng nghĩ ra nhiều hình thức trừng phạt tù nhân vô cùng độc ác :cách ly,không được nói chuyện ,quan hệ với ai,không được ngủ trưa cho lại sức,tối về bị đấu tố,hành hạ,đánh đập,xỉ nhục hoặc ngồi nội quy(ngồi nhìn bản nội quy đến sáng),hoặc cúi khom lưng xuống nền nhà như tư thế người nông dân cấy lúa với một viên đá tròn đặt trên lưng,nếu viên đá rớt xuống sẽ bị đánh,nhẹ thì 1-2 tiếng đồng hồ,nặng thì đến 12 giờ khuya.Với một chính sách “khoan hồng” như thế,làm sao không kiệt sức cho được.
Người tù vượt biển đó bị một con đĩa bu vào sau tai trong lúc hì hục vác lúa đến máy tuốt, khi máu me bê bết anh mới hay.Trong nỗi khốn cùng tuyệt vọng,anh nói
:”Tau đã khổ thế này mà mày còn hút máu tau nữa sao?!”
Mấy tên công an dẫn giải và quản lý đội của anh nghe câu nói đó.Chúng nó coi câu nói toát ra từ một con người tuyệt vọng có ẩn ý gì,nên anh bị gọi lại..và một trận đòn man rợ đã phủ xuống tấm thân tàn tạ của anh.Anh không đứng lên được nữa,người ta khiêng anh về đưa xuống trạm xá trại...Rồi nghe nói người ta đưa anh đi bệnh viện..nhưng từ đó không thấy anh đâu.Có người nói anh ta đã chết,có người nói anh ta được khoan hồng cho về với gia đình.
Vừa nghĩ miên man vừa hái rau,tôi nghe tiếng ai gọi,quay lại thấy anh Dương Văn Sỹ đang trong túp lều lợp lá dừa..Tôi đi về phía anh.Anh Sỹ còn rất trẻ,chỉ hơn tôi hai tuổi nhưng ở tù trước tôi mười năm với mức án chung thân.Anh Sỹ người tỉnh Sóc Trăng,nước da trắng hồng,tay chân và ngực đầy lông,anh phụ trách việc chăn nuôi heo gà cho đội. Anh đưa cho tôi một gáo nước dừa non..thật tuyệt vời.
Ở trại Xuân Phước này chúng tôi được uống nước dừa thường xuyên,có khi chúng tôi được thưởng công vài trái dừa non hoặc bỏ tiền ra mua,dù sao cũng có cơ hội được uống thứ nước tuyệt với này.
Kẻng báo thức buổi chiều sớm hơn thường lệ.Chúng tôi bị lùa ra sân trại.Tại đây được bày biện sẵn một dãy bàn ghế phủ khăn sơ sài,mấy lọ hoa nhựa vô duyên đứng chơ vơ,nó cũng vô duyên như mấy khuôn mặt của Ban giám thị trại-vênh váo, kệch cỡm. Chúng tôi nhìn nhau không ai nói điều gì nhưng ai cũng hiểu là có vẫn đề gì đó liên quan đến việc phái đoàn thanh sát nhân quyền Liên Hiệp Quốc.Tay phó giám thị của trại Xuân Phước thông báo cho chúng tôi biết với vẻ quan trọng thái quá thường trực ở con người này:
-Chiều nay các anh được nghỉ lao động,và để đối phó với những diễn biến phức tạp của thời tiết,Ban Giám Thị trại quyết định tổ chức buổi thực tập chống bão lụt.Các anh sẽ đựoc Cán bộ hướng dẫn các kỹ năng cứu hộ ,yêu cầu tất cả mọi người nghiêm chính chấp hành mệnh lệnh của cán bộ.Ai vi phạm sẽ bị kỹ luật nghiêm khắc.
Dứt lời một vỡ kịch thô vụng được dàn dựng,một số nhân sự đặc biệt của trại đóng vai người cứu hộ,nạn nhân là những người bệnh đang chết mòn chết dần trong trạm xá của trại vì không có thuốc được đem ra diễn,trông họ thật đáng thương.Phần nhiều trong số bệnh nhân này mắc bệnh hiểm nghèo như lao phổi,ung thư,tiểu đường,bại liệt.Họ được những người tù thường phạm được huấn luyện cõng hoặc đưa lên băng ca cán ra ngoài,không biết là đi đâu.Một ít đồ đạc cá nhân được mang theo.
Đội 12 chúng tôi được lệnh xuất trại.Lần này với hai cán bộ dẫn giải,như vậy chúng tôi sẽ được quản lý chặt chẽ hơn. Chúng tôi bị dẫn vòng vèo trên một con đường quanh co dưới bóng dừa.Sau đó băng qua một rẫy mía,lại về đến đội 12 nơi chúng tôi vẫn làm việc.Chúng tôi được chỉ định nghỉ giải lao,một nửa nghỉ trong lều,một nửa nghỉ trên bờ hồ.
Mười lăm phút sau,Đại uý Thăng-cán bộ quản giáo của đội bảo chúng tôi đi cắt cỏ cho cá…Một số anh em thấy khó hiểu ?Anh Nguyễn Văn Trung vốn là người nóng tính,bộc trực lên tiếng hỏi:
-Chiều này chúng tôi được nghỉ để thực tập chống bão lụt mà ?
Cán bộ Thăng cười gượng gạo :
-Nói thì nói thế,các anh ngồi không cũng buồn,giúp tôi cắt cỏ cho cá,sẽ có bồi dưỡng cho các anh.
Nói rồi anh ta bảo anh TMT đi hái dừa.
Trong số những cán bộ quản giáo .Tôi nhận thấy Thăng là một người khá biết điều,không quá khắc nghiệt như những cán bộ khác.Tôi khi mới vào Xuân Phước được biên chế vào đội 12,qua hai tháng thì chuyển qua đội 6 để làm gạch.Công việc trong lò gạch vừa nguy hiểm vừa nặng nhọc.Tên cán bộ quản giáo Nguyễn Văn Cát là người tham lam vô độ,hắn muốn vắt kiệt sức người tù.Lúc nào cũng chèn ép anh em nhưng khi gặp sự chống đối thì hắn lại nhượng bộ,được vài hôm hắn lại tìm cách khác để bóc lột sức anh em.Công việc sản xuất gạch mang lại cho hắn những món lợi kếch xù,nhưng hắn không bao giờ thoả mãn.
Mấy tháng ở đội 6 làm tôi vất vả,tuy không nghiệt ngã như ở An Điềm nhưng cũng khá nặng nhọc,hơn nữa tôi muốn có thời gian để đọc sách thêm nên tôi rất hay nghỉ việc mà không xin phép,viện lý do là không làm nổi.Tên Cát muốn kỷ luật tôi để dằn mặt anh em. Tổ chức họp đội để lên án và lấy ý kiến làm cơ sở để kỷ luật tôi nhưng tất cả anh em đều đứng về phía tôi,bảo vệ tôi,nhất là anh Hoàng Xuân Chinh,nên cuối cùng tôi chỉ bị cảnh cáo trước trại rồi chuyển về đội 12.Tôi thoát được hình thức kỷ luật nhưng cũng trầy trật và căng thẳng vì bị gọi đi làm việc liên miên mấy ngày ròng rã.
Cả đội đi cắt cỏ,anh TM Tuấn và mấy anh em khác đi hái dừa.
Chúng tôi chui vào rẫy mía để nhổ rau dền cho cá,trong rẫy mía có rất nhiều rau dền đỏ,chúng mọc dày trên mặt đất,có cây cao hơn gang tay,tạo thành một tấm thảm lỗ chỗ màu đỏ tía trông tuyệt đẹp.Thỉnh thoảng tôi cũng nhổ một ít về luộc ăn.
Ngồi khuất trong rẫy mía chúng tôi nói chuyện tương đối thoải mái. Ai cũng đồng ý đây là một vỡ kịch để đối phó với tình hình.Chúng tôi hiểu vừa rồi,họ đưa những người bệnh sắp chết đi dấu một nơi nào đó để khi phaí đoàn đến,không nhìn thấy những thây ma vật vờ làm mất đi hình ảnh “ưu việt” của nhà tù CS,thay vào đó là những người khoẻ mạnh được đóng vai bệnh nhân.Chắc là trên đầu giường của những người đóng vai “bệnh nhân” đó đầy ắp những lon sữa,những hộp thuốc quý và thức ăn mà người bệnh nằm mơ cũng không thấy.Khi phái đoàn đi rồi,những hộp sữa,hộp thuốc,hay thức ăn đó được lấy lại cất đi.
Vở kịch này tôi đã mục kích tại trại giam An Điềm,lần đó là để quay phim.
Có đoàn làm phim từ trung ương về,vậy là họ biến chúng tôi thành những diễn viên bất đắt dĩ. Bản chất lừa bịp và coi thường công luận dẫn họ đến những hành động vượt quá ranh giới của sự dối trá…nên biến thành lố bịch.
Những người tù ở trại giam An Điềm kiệt sức vì công việc quá nặng nhọc,bàn tay rách toạt, tươm máu vì nhổ mạ hay cắt lúa được bố trí ngồi đọc sách ở thư viện được mở cửa vài năm một lần,những người bệnh chỉ còn da bọc xương nằm chờ thần chết đến rước..bổng một ngày thấy mình nằm giữa đống thuốc và thức ăn đầy ắp ngon lành…được chiêm ngưỡng trong chốc lát những thứ mình khao khát đó..Rồi hình ảnh cán bộ CS kéo chăn đắp cho tù nhân..được chiếu trên Tivi cho người dân thấy được sự nhân ái của Công an CSVN làm tôi thấy buôn nôn.Ở đất nước VN này ,có ai không biết Công an CS và sự tàn bạo của họ,chỉ cần có cơ hội là người dân sẽ tự phát đứng lên..và máu sẽ đổ thành sông..Họ sẽ mổ bụng,moi gan Việt cộng,có khi con cái những người này cũng bị vạ lây. Nghỉ đến viễn cảnh này,tôi muốn hoá thân thành bướm như Trang Tử để khỏi phải thấy…một ngày nào đó không xa.
Nhổ xong mấy gánh cỏ cho cá,chúng tôi vào lều nghỉ. Anh TMTuấn mang dừa đến cho mỗi người một trái..chúng tôi vừa uống nước dừa vừa thì thầm nói chuyện,ai cũng lo lắng.Nếu phái đoàn nhân quyền vào trại lúc này thì không gặp được chúng tôi mà chỉ gặp được những người do trại bố trí để nói những gì họ được chỉ định,,như vậy là chuyến đi của phái đoàn coi như thất bại.
Trời mùa đông đến thật nhanh,mới đó mà con đường nhỏ và rặng cây trước mắt đã nhập nhoà,như thường lệ thì chúng tôi đã về trại rồi.Anh Nguyễn Văn Trung giục anh Ngô Bích đội trưởng đến hỏi cán bộ Thăng sao chưa cho anh em về.Anh Ngô Bích ngần ngại một chút rồi đứng dậy đến hỏi:”Anh em về đựoc chưa cán bộ,đã trể rồi-còn tắm táp và ăn tôi nữa chứ.”(Anh Bích nói thêm như để giải thích).
-Chưa có lệnh,các anh rán chờ một chút.
Chúng tôi nhìn về phía trại..ánh đèn vàng ệch từ dẫy bóng tròn treo lũng lẵng trên hàng rào thép gai bao quanh trại làm dâng lên nỗi buồn thê lương.Khi những giọt mưa lất phất bay,tôi chợt nhớ đến các con..Bây giờ TV,KV,TH đã đi học về chưa?Con đường làng ngập bùn đất và xa thăm thẳm..mùa đông xứ Quảng thì nghiệt ngã,mà các con thì còn bé quá.Các con tôi đâu có tội tình gì?Có chăng chúng chỉ là con của một người cha dám lên tiếng phản kháng lại một thế lực bạo quyền đã dìm đất nước trong bất công,đói nghèo và lạc hậu.Chế dộ đã tước đi của người dân tất cả:Từ của cải đến nhân phẩm,nhân quyền và cả ngay lúc này đây họ vẫn tiếp tục dùng vũ lực và sự dối trá để duy trì và bảo vệ ngai vàng của họ
Mỗi lúc mưa lại càng nặng hạt,chung quanh tối om không nhìn thấy người bên cạnh
Từ trong bóng đêm,anh Trung hỏi
_Cán bộ tính sao sứ anh em đói và mỏi mệt quá rồi..Nếu ở lại ngoài này thì cho anh em về mang cơm nước gì chứ ông.
Tiếng anh Trung cười dòn dã..mọi người cười theo vì ai cũng biết làm gì có chuyện ở lại ngoài này.Thăng không nói gì,ánh đèn bin trong tay quét loang loáng trong đêm.Có tiếng máy bộ đàm sôi rè rè,tiếng cán bộ Thăng trả lời: Dạ vâng..dạ vâng ạ.
Sau đó Cán bộ Thăng bảo anh NBích cho anh em điểm danh để về trại..
Chúng tôi lần mò từng bước trong đêm.Con đường tuy quen thuộc nhưng bây giờ không thấy gì.Trong đội có nhiều người đã cao tuổi,ốm yếu. Ánh đèn bin tiếp tục quét qua quét lại cho chúng tôi đi
Về đến trại,ai cũng vội vàng đi lấy nước tắm.Cơm được chia trong buồng giam vì cửa buồng đã đóng
Nhìn thau cơm trắng tinh,những thau trức ăn ngon lành,cá chiên,rau xào và thịt kho.Chưa bao giờ chúng tôi được trại cho ăn như thế.Kể cả những ngày Tết cũng rất đơn sơ.Chúng tôi biết những món ăn này là dùng để quảng cáo,tất cả đều dối láo.Anh em nhìn nhau cười.Khi sự dối trá đã bắt đầu thì khó lòng dừng lại ngoại trừ kẻ dối trá là một con người can đảm hoặc những người bị dối gạt phải đứng lên.Không biết nó (những món hàng quảng cáo này) đã làm xong nhiệm vụ của mình chưa.
Buổi tối hôm nay thật vui..vui vì anh em được một bữa cơm ngon để bồi dưỡng cho những cơ thể suy nhược vì thiếu đói.Có rất nhiều anh em không có gia đình,không thăm nuôi,không quà.Thậm chí có vài trường hợp đã ở tù 10 năm mà không nhận đựoc thư từ,thông tin gì về gia đình.Có những việc đau lòng xảy ra mà trí tưởng tượng con người khó hình dung nổi.
Vì phòng vệ sinh chật chội nên mọi người phải nhường nhau.Cứ hình dung căn phòng một chiều 6m,chiều 10m
Và phòng vệ sinh 6m x 3m mà có đến 100 con người ở trong đó…
Chổ ngủ có hai tầng..những người lớn tuổi vì không thể leo trèo nên ở dưới,những người trẻ hơn hoặc còn khoẻ thì ngủ ở trên.
Mùa đông thì còn chịu được vì thời tiết mát mẻ,nhưng mùa hè thì thật đáng sợ,nóng chẳng khác gì cái lò bánh mì. Dưới mái nhà lợp tole là tấm lưới B40,từ sàn gỗ đến mái tole khoảng 2.5m.Mùa hè,để nghỉ ngơi buổi trưa tôi phải nhúng nước một tấm chăn lớn,vắt sơ sài để nước khỏi chảy thành dòng rồi căng lên để tránh bớt sức nóng như thiêu đốt vậy mà vẫn không ngủ được,mồ hôi tuôn ra nhầy nhụa,cứ chập chờn nửa tỉnh nửa mê, khi
tiếng kẻng báo thức vang lên, thu tấm chăn xuống,nó khô giòn trên tay.
Cơm xong tôi ngồi uống trà và chờ cho mọi người làm vệ sinh hết rồi, đến gần 10h đêm tôi xuống toilet chải răng và tắm qua quýt,vừa leo lên đến chỗ nằm thì mất điện.Căn nhà tối om..tôi ngồi bó gối trong khoảng tối chờ người trực đêm thắp đèn.Hai cây đèn dầu nhỏ ở hai đầu căn buồng không đủ ánh sáng Anh Dương Văn Sỹ thắp một mẫu đèn cầy nhỏ để tôi giăng mùng,anh nói nhỏ với tôi
_Có lẽ bây giờ phái đoàn mới đến,tụi nó tắt đèn để không ai nhìn thấy gì ở đây.
Tôi cũng nghĩ như vậy..thực tập chống bão lụt là vỡ kịch mà họ không cần diễn cho đến nơi đến chốn,giữa chừng thì bỏ dở,họ mang chúng tôi đi dấu để phái đoàn Nhân quyền quốc tế không tiếp xúc được và họ cũng không cần che đậy hay giấu giếm ý đồ của mình.Cho đến lúc này,chúng tôi vẫn chưa có thông tin gì,chỉ phán đoán như thế.Còn chuyện cắt điện cũng có thể chỉ là ngẫu nhiên thôi vì năm 1994,ở trại Xuân Phước chưa có mạng lưới điện quốc gia.Cả trại dùng một cái máy phát cũ kỹ nên chuyện cắt điện vẫn thường xảy ra.
.
Sáng ra ,chúng tôi nhận được tin của anh em báo cho biết là Phái đoàn thanh sát nhân quyền LHQ đã đến trại vào đêm qua..Họ được trại hướng dẫn đi thăm các khu trại giam và phái đoàn đã bị chi phối hoàn toàn..những cò mồi của trại đã cung cấp cho phái đoàn những thông tin sai lạc..họ được hướng dẫn đến thăm khu của thường phạm, nhưng đề phòng có ai đó không chịu nỗi sự bất công và nghiệt ngã của nhà tù có thể nói ra những điều bất lợi cho chế độ nên tay trưởng an ninh của trại là.đại uý Lâm.. răn đe ho rằng:”Tây đến rồi Tây lại đi..chỉ còn có người Việt Nam chúng ta ở lại với nhau.Các anh muốn nói gì thì cũng phải nghĩ đến tương lai và số phận của mình.Tây thì xa mà chúng tôi thì gần..nước xa sao cứu được lửa gần”.
Buổi mai hôm đó chúng tôi bỏ cơm để hội ý, anh Phạm Văn Thành và anh Phạm Anh Dũng đề nghị.
_Biết đâu phái đoàn vẫn còn ở lại và làm việc với Ban giám thị ngoài kia.Chúng ta tổ chức bãi công và hô khẩu hiệu.Khi chúng tôi (PVT và PAD)hô :Nhân quyền cho Việt Nam bằng 3 thứ tiếng:VN,Anh và Pháp thì các anh hô thật lớn 3 tiếng Nhân quyền.cũng bằng 3 thứ tiếng trên
Sau khi tham khảo ý kiến chớp nhoáng với một số anh em chúng tôi đồng ý để 3 người là Phạm văn Thành,Phạm anh Dũng và Nguyễn ngọc Đăng hướng dẫn và lãnh đạo cuộc đấu tranh này vì dù sao họ cũng là những người có hậu thuẫn từ các nước dân chủ.Anh PAD:Quốc tịch Pháp,anh PVT:thường trú nhân.Anh NNĐ quốc tịch Canada.Dù sao họ cũng được sự bảo vệ của các quốc gia đó và họ cũng có kinh nghiệm trong việc đấu tranh bất bạo động.Một số người tuy không đồng ý nhưng cũng không phản đối…số nữa thì lưng chừng ,vì sĩ diện.Bên ngoài có vẻ đồng ý nhưng không tham gia nhiệt tình.
Khi cán bộ trực trại vào mở của khu để chúng tôi xuất trại thì anh PVT,PAD và NNĐ cùng chúng tôi ra trước sân của khu thay phiên nhau hô to:
_Nhân quyền cho VN,
Đồng loạt,các anh em dơ nắm tay lên hô vang :
”Nhân quyền,Nhân quyền,Nhân quyền”
.Những tiếng hô lớn vang dội cả trại làm cho Đại uý công an trực trại tên là Đa và những người trật tự đi theo kinh ngạc.Đa đứng sững sờ không biết chuyện gì.Chúng tôi tiếp tục:”Nhân quyền,Nhân quyền,Nhân quyền”,mấytay công an đứng gác ở chòi cao cũng há hốc mồm nhìn xuống..dưới sân lố nhố người với những cánh tay vung lên mạnh mẽ và quyết đoán trong giọng hô hào hùng,đanh thép của những người con yêu nước Việt Nam
Lịch sữ của đất nước VN cũng đã có nhiều lần như thế và âm vang vẫn còn vang vọng trên sông núi nước Việt, đó là tiếng thét của đội quân Tây Sơn khi tiến quân ra Bắc Hà đánh tan quân Thanh.Hay những tiếng thét va lên trong hội nghị Diên Hồng và tiếp nối truyền thống hào hùng bất diệt đó,chúng tôi những người tù chính trị tại A20 Xuân Phước đã vượt qua sự sợ hãi hô vang lên tiếng thét đòi nhân quyền,nhân phẩm.
Những người tù thường phạm đang tập trung ở ngoài sân trại chuẩn bị đi làm đổ xô đến xem.Họ vô cùng kinh ngạc,trên nét mặt hiện rõ vẻ vừa thán phục vừa lo sợ cho chúng tôi.Cán bộ Đa không nói gì,lặng lẽ rút lui và đuổi tất cả mọi người đang tò mò đứng nhìn.Đóng cửa khu A.Còn chúng tôi,những người tù chính trị của chế độ trong những bộ quần áo tù bạc thếch,lôi thôi,những cánh tay gầy trơ xương vẫn tiếp tục vươn cao mạnh mẽ oai hùng,tiếng hô vang động cả một góc trời.Hy vọng những tiếng hô vang này sẽ đánh động lương tri nhân loại văn minh,sẽ đên được với LHQ để mọi người trên Thế giới biết rằng:Tại VN,một đất nước ở vùng Đông Nam Á,một chế độ độc tài đã cướp đi tất cả nhân quyền cơ bản của con người
2 tiếng đồng hồ trôi qua vẫn không có động tĩnh gì từ phía trại.Chúng tôi vẫn tiếp tục hô để đòi hỏi nhân quyền.và hy vọnh sự lắng nghe của phái đoàn Liên hiệp quốc
Tôi thấy anh PVT rất căng thẳng,vì sau bản phúc trình anh gởi ra ngoài cho công luận quốc tế biết về những vi phạm nhân quyền và tội ác của chế độ CSVN,anh trở thành đối tượng số 1 của Trại..thêm lần này nữa,anh đã đánh một đòn đau vào chế độ.Họ có để anh yên không?Tính mạng của anh đang bị đe doạ cho dù anh có là thường trú nhân của Pháp.Không căng thẳng sao được,tôi rất hiểu tâm trạng của anh.
Buổi trưa hôm đó chúng tôi ăn vội vàng,chờ cho mọi người đi ngủ trưa..một số anh em can đảm dám dấn thân họp nhau lại ở phòng ăn(vừa là nơi nấu ăn của tù nhân,buồng 2 khu A)để soạn một bản kiến nghị gởi giám thị trại và một bản nữa gởi ra ngoài bằng con đường riêng mà các anh PVT,PAD,NNĐ đã mọc nối và thiết lập được.Tôi cũng tham gia góp ý kiến vào kiến nghị đó..Anh Vũ Đình Thuỵ chấp bút,những người ký tên tham gia tuyệt thực để phản đối những hành vi vi phạm nhân quyền và nhân phẩm của BGT trại A20 Xuân Phước gồm có:
-Phạm văn Thành, Phạm anh Dũng,Nguyễn Ngọc Đăng,Trương nhật Tân,Hoàng xuân Chinh,Trần nam Phương,Trần đức Hào,Trần Minh Tuấn,Vũ đình Thụy,Trần văn Lương,Lê thiện Quang,Lê văn Điểm, Nguyễn văn Trung,và tôi Huỳnh ngọc Tuấn
Buổi chiều ngày hôm đó BGT trại Xuân Phước cho gọi các anh đội trưởng của các đội 12.17.2 ra làm việc.Họ yêu cầu các anh ấy về thuyết phục anh em đi làm,chấm dứt đấu tranh.Anh PVT đại diện cho anh em trả lời họ rằng sẽ tiếp tục đấu tranh.
Chúng tôi vẫn tiếp tục vừa đi dạo trên sân vừa hô to:Nhân quyền cho VN,Nhân quyền ccho VN
Chiều hôm đó những người ký tên vào bản kiến nghị không nhận cơm
Đội nhà bếp ở buồng kế bên cùng khu,đội này tập hợp những người có mức án cao từ 20 năm đến chung thân và gồm phần lớn các anh em từ hải ngoại về thuộc tổ chức Hoàng Việt Cương.Họ không trực tiếp tham gia đấu tranh,họ chỉ qua lại để động viên chúng tôi.Anh Lê hoàn Sơn là thường trú nhân tại Pháp đến gặp từng người để thăm hỏi và cổ vũ cho chúng tôi
Buổi tối hôm đó,chúng tôi họp bàn những khả năng mà công an Việt cộng có thể dùng để trấn áp.Lần đầu tiên chúng tôi tiến hành một cuộc đấu tranh tập thể bằng phương pháp bất bạo động.
Hôm nay nhìn lại thấy đa phần anh em lúc đó chưa có kỹ năng để tiến hành một cuộc đấu tranh như vậy,và cũng chưa lường hết hậu quả của nó.Chúng tôi chỉ có tấm lòng đầy nhiệt huyết.
Một đêm trôi qua trong hồi hộp và chờ đợi,nghe một số anh em là tai mắt của mình cho biết:Rất nhiều công an được huy động đến,rải ra dày đặt bên ngoài,việc thân nhân đi thăm nuôi cũng bị đình chỉ hoàn toàn.Bộ công an đã cho người về chỉ đạo trực tiếp.
Buổi sáng ngày hôm sau
Chúng tôi tiếp tục cuộc đấu tranh,những tiếng hô vang dội giữa rừng sâu núi thẳm.Xuân Phước được mệnh danh là Thung lũng tử thần đang chứng kiến một việc chưa từng thấy kể từ ngày CS cưỡng chiếm miền nam.Một cuộc đấu tranh sẽ đi vào lịch sữ của trại tù CSVN.Chúng tôi tiên liệu sẽ bị đàn áp:nhưng chúng tôi sẽ không mãi mãi cúi đầu.Chúng tôi hy vọng rằng:Cuộc đấu tranh này sẽ được nhân dân biết đến như một cách làm xói mòn quyền lực tưởng như bất khả xâm phạm của CS
Việc gì rồi cũng bị lãng quên,cuộc đấu tranh này cũng có thể đi vào quyên lãng,nhưng nó sẽ mãi mãi sống trong lòng những người tù chính trị chúng tôi.
9h sáng:BGT bắt loa kêu gọi chúng tôi chấm dứt đấu tranh..nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục hô to khẩu hiệu Nhân quyền ...Việt Nam.
Để không ai nghe thấy vì nhà thăm nuôi gần đó,những người nông dân thường đi làm ngang qua đó, BGT trại XP cho mắc một số loa phóng thanh và phát những bài hát để át tiếng chúng tôi buộc lòng chúng tôi phải gào thật to.
Một buổi trưa đi qua trong căng thẳng.Bây giờ thì không ai có thể nghỉ ngơi kể cả những người thờ ơ nhất…
Khi tiếng kẻng báo thức buổi chiều vang lên..BGT và rất nhiều công an trại giam tập trung bên ngoài cánh cửa của khu A.Với loa phóng thanh cầm tay,họ tiếp tục kêu gọi chúng tôi chấm dứt đấu tranh kèm với lời đe doạ sẽ có biện pháp mạnh.
Chúng tôi rút vào phòng,mỗi người ngồi vào chỗ của mình và tiếp tục hô khẩu hiệu.30 phút sau,BGT và rất nhiều công an trang bị mặt nạ chống độc,lựu đạn cay cầm tay,một số đông cầm dùi cui..và có vài chục người đựơc tuyển chọn từ đội thường phạm..họ là những người khoẻ mạnh lực lưỡng,trẻ và nhanh nhẹn.Những người này tôi gọi nôm na là lực lượng đặc biệt của trại
Cán bộ Nhuận,một người có dáng dấp dể coi,rất bảnh trai lúc đó là thượng uý phụ trách văn hoá của trại.Con người này có cách hành xữ,thái độ và ngôn ngữ trái với vẻ bề ngoài.Đây là một cán bộ điển hình về sự hung bạo và thủ đoạn.Sự hà khắc quá mức đối với anh em.
Nhuận xuất hiện trước cửa phòng,trong tay cầm danh sách những người tù hiện diện trong buồng số 2 khu A,phía sau y là một đám công an lạ mặt,những anh em ở đây lâu nhất cũng không nhận ra.Tay cầm lựu đạn,một số mang mặt nạ chống độc và dùi cui điện.Y đọc tên từng người và yêu cầu mang đồ đạt ra khỏi buồng giam.Có một vài người không chịu nỗi áp lực,không thắng nỗi sự sợ hãi đã bỏ hàng ngủ của anh em để đi ra.
Điểm đến người cuối cùng trong danh sách,hắn thông báo cho chúng tôi biết
Chúng tôi cho các anh 30 phút để bàn bạc,sau 30’ chúng tôi sẽ sữ dụng mọi phương tiện,hắn chỉ ra phía sau đám công an hùng hổ.
Có một điều làm tôi vô cùng cảm động và thán phục..trong buồng giam số 2 Khu A lúc đó có gần 20 cụ già,họ đã ở tù mười mấy năm,thân thể hao mòn,hom hem,đi lại khó khăn.Có những anh tuy còn trẻ nhưng vì bị tra tấn hành hạ cộng với cuộc sống nghiệt ngã đã trở thành phế nhân.Như anh Thành người Huế,Anh chỉ còn da bọc xương,một thân thể tàn tạ nhưng có nụ cười thân thiện.Chỉ một lần gặp,vài lần tiếp xúc,chúng ta sẽ không thể quên được anh.Những người này sẽ phải thế nào nếu những quả lựu đạn kia ném vào.Tổn thất sinh mạng của anh em là vô cùng lớn.Chúng tôi những người trẻ khoẻ và đi đầu trong cuộc đấu tranh này,đựoc những con người này tin cậy,họ sát cánh cùng chúng tôi bất chấp hiểm nguy.Họ giao phó tính mệnh cho chúng tôi.Nhìn họ,tôi thấy rất thán phục nhưng không kém phần ái ngại.Vì họ chúng tôi đi đến một quyết định hết sức khó khăn..Chấm dứt cuộc đấu tranh.
Khi lực lượng công an quay trở lại và sẵn sàng đàn áp,Anh PHạm Văn Thành đại diện cho chúng tôi đồng ý chấm dứt cuộc đấu tranh và mọi người với đồ dùng cá nhân dọn ra sân.
Chúng tôi tập hợp ở ngoài sân trong khu A trước cửa buồng số 2 thành 5 hàng dọc và một cuộc đấu khẩu đã diễn ra.BGT trại Xuân Phước cáo buộc chúng tôi vi phạm nội qui trại giam.Chúng tôi phản bát lại bằng một ý kiến đã thống nhất từ trước:Chúng tôi chỉ bảo vệ nhân quyền và nhân phẩm của chúng tôi:Trại đã vi phạm nhân quyền khi không cho chúng tôi tiếp xúc với phái đoàn LHQ để nói lên những yêu cầu và quan điểm của mình,nói lên thực trạng tại nhà tù CSVN.
Xúc phạm đến nhân phẩm của chúng tôi vì BGT đã dàn dựng vỡ kịch rồi đem chúng tôi đi giấu không cho chúng tôi có cơ hội để gặp phái điàn LHQ.Chúng tôi đấu tranh ôn hoà để bảo vệ quyền làm người của chúng tôi,điều này không hề vi phạm nội quy,nếu có vi phạm nội quy thì chính cái nội quy này đã vi phạm nhân quyền và cần phải được thay đổi.Tay thiếu tá giám thị trại A20 nói:
Các anh nói chúng tôi vi phạm nhân quyền.vậy có ai ở đây tước cái quyền ăn quyền hít thở khí trới trời của các anh đâu.
Không biết ông Giám thị dốt hay khiêu khích chúng tôi bằng cái giọng điệu ngu ngốc và trịch thượng,Khi nhân quyền chỉ được hiểu như là quyền ăn uống hay hít thở khí trời,như vậy họ coi chúng tôi chỉ bằng động vật.Phạm Văn Thành đứng dậy,dáng anh cao lớn và đẹp như một diễn viên điện ảnh trong bộ đồ tù.
BGT hiểu nhân quyền là quyền ăn uống và hít thở khí trời thì rõ ràng BGT coi chúng tôi như những con vật.Tôi xin nhắc lại một cách nghiêm túc:Nhân quyền là những giá trị được minh định trong công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị.Trong tuyên ngôn quốc tế nhân quyền mà nhà nước XHCN Việt Nam đã tham gia ký kết
Anh Nguyễn Ngọc Đăng cũng đứng lên, Và chúng tôi yêu cầu BGT ở đây và Nhà nước CHXHCNVN phải tuân thủ những gì mình đã ký,thực hiện trách nhiệm của mình với tư cách là một nước thành viên LHQ
Mọi người ồ lên một chút tán thưởng ,nhưng để không trở thành sự thách thức đối với những con người kém hiểu biết nhằm tránh những phản ứng đáng tiếc xảy ra.
Anh Thành quay lại phía sau cười với anh NNĐ,nụ cười ý nhị vừa vui mừng vừa thầm cảm ơn người đồng đội của mình.
Cám thấy không thể tranh luận về vấn đề nhân quyền với chúng tôi, nhất là những người đã sống ở các nước Dân chủ văn minh như:Mỹ,Pháp,Úc,Canada.v.v.Một người trạc ngoại 40 tuổi,mặc thường phục từ nãy đến giờ vẫn đứng quan sát chúng tôi lên tiếng:
Các anh nên nhớ ở đây là VN,VN có luật pháp của VN,và chúng tôi sẽ làm theo cách của chúng tôi.
Thành dõng dạc nói với họ
Nếu các anh phủ nhận những gì nhà nước này đã ký thì không còn gì để nói ở đây cả,nhưng chúng tôi khẳng định lại một lần nữa.Chúng tôi không vi phạm nội qui mà các ông cứ cố tình ép chúng tôi thì đây:
Thành giơ hai tay ra làm như để tra vao còng.Tay công an chỉ huy ra lệnh còng tay anh PVT và nói
-Đưa nó vào kỷ luật.
Anh Nguyễn Ngọc Đăng bước ra khỏi hàng tiến về phía trước mấy bước
-Chúng tôi sẵn sàng vào kỹ luật để chứng minh lẽ phải của mình,và chúng tôi sẽ bảo vệ lẽ phải bằng bất kỳ giá nào.
BGT và những người đi theo hơi sững sờ,vì trong thâm tâm họ không muốn đụng tới anh NNĐ vì dù sao anh cũng là công dân Canada.Ngần ngại một chút họ quyết định:
-Đưa anh này đi luôn
Và họ còng tay anh NNĐ dẫn đi cùng với PVT.Tay giám thị quay về phía chúng tôi hoi vẻ thách thức:
Còn ai muốn đi cùm nữa không?
Anh Nguyễn Văn Trung từ dưới bước lên.
Tôi sẽ đi cùng với anh em tôi,tôi sẽ bảo vệ chân lý đến cùng.
Anh Trung quay lại hướng về chúng tôi
Các anh em ở lại giữ gìn sức khoẻ
Chúng tôi đã hiểu ý anh Nguyễn Văn Trung và chúng tôi đã thoả thuận với nhau,dù sao cũng phải bảo vệ những người trong nhóm:”Thập tam Thái Bảo” để đối phó với tình hình.Không nên kéo nhau vào kỹ luật hết,phải có người ở ngoài để giúp đỡ các anh em ở trong biệt giam
Lần này thì BGT càng ngạc nhiên hơn vì họ không ngờ rằng có những con người như vậy.Tay giám thị chỉ còn biết nói.
-Tôi lầm anh Trung rồi anh Trung ạ,tôi tưởng anh biết điều hơn.
Vậy là chúng tối bị xé nhỏ ra từng mảnh,mỗi người về một khu để không liên lạc được với nhau.Đội 12 của tôi về khu C ở chung với những đội thường phạm.
Sau đó họ buộc chúng tôi viết kiểm điểm nhưng chúng tôi chỉ viết tường thuật để trình bày quan điểm của mình.
Trong những bản tường thuật đó,anh em vẫn giữ lập trường kiên định về những gì đã xảy ra.
Buổi tối hôm đó tôi không ngủ được.Hình ảnh anh Nguyễn ngọc Đăng cứ ở trước mắt,dáng người thấp đậm ,giọng Bắc kỳ pha Sài Gòn,con người tưởng chừng dể dải,nóng vội không ngờ lại hành động quả cảm và đầy trí tuệ như vậy.Tôi tiếc là không có cơ hội tiếp xúc với anh sớm hơn.Bây giờ anh đã ở trong biệt giam ,rồi sẽ thế nào đây?Chắc chắn là họ sẽ tìm cách trù dập chúng tôi và sẽ chuyễn mỗi người đi mỗi nơi để cách ly và trừng phạt.Chúng tôi chờ đợi cái ngày ấy,không biết còn có cơ hội gặp được con người này nữa không.Anh Đăng đã tạo cho tôi một ấn tượng tuyệt vời.
Mấy ngày sau có một đợt chuyển trại,trong chuyến đi này,những nhân vật đứng đầu các tổ chức hoặc những nhân vật chính quyền cho là nguy hiểm như:Phạm văn Thành,Phạm anh Dũng,Nguyễn ngọc Đăng,Nguyễn văn Muôn,Phạm đức Khâm,Trần văn Lương,Lê thiện Quang,Mai đức Chương,Đỗ hồng Vân,Lê hoàn Sơn.
Chúng tôi vẫn còn ở lại và gặp rất nhiều khó khăn.Trước đây trại vẫn mở cửa để anh em có thể đi từ khu này đến khu khác và được dạo chơi ở ngoài sân của trại.Ở đó có một hồ nước nhỏ khoảng 20m2,một hòn dả sơn và những con cá đủ màu vàng trắng. Buổi chiều đi làm về,ăn vội bát cơm rau,mấy anh em vội vàng tụ tập ở đó để bàn thảo tình hình chính trị thế giới và thông báo cho nhau những tin tức từ bên ngoài,nơi những anh em đi làm tự giác mang về.Những thông tin quý giá mà tôi nhận được là từ anh Nguyễn Văn Thoại,anh Thoại làm việc ở nhà thăm nuôi,cũng có nhiều nhận xét không tốt về anh,đó là thời gian tôi chưa có mặt ở đây.Nhưng khi tiếp xúc với anh tôi thấy anh là người dể mến,nặng tình cảm,hơi yếu đuối và thiếu bản lĩnh , kiến thức chính trị cũng còn hạn chế.Cũng dể hiểu thôi,đây là thực tế vì đa số anh em chúng ta khi tham gia một tổ chức phản kháng nào đó để chống lại một chế độ độc tài toàn trị và vô cùng hà khắc,họ còn rất trẻ.Đa số họ chưa có gia đình,chưa có người yêu,chỉ mới ngoài đôi mươi.Thời cuộc đất nước đảo điên đã đẩy họ vào vòng xoáy khi họ hoàn toàn chưa được trang bị những hiểu biết về chính trị,mà họ đâu có làm chính trị.Họ chỉ là những con người can đảm,có tấm lòng yêu nước,bất bình trước sự bạo ngược của một chế độ vô thần,cực đoan và ngu dốt đang đưa đất nước tới hố thẳm và họ chống lại bằng tất cả những gì họ có,họ chống lại chế độ cường quyền vì sự thôi thúc của lương tri
Nhưng trong số đó có rất nhiều người ưu tú.Họ là những Bác sĩ,kỹ sư,giáo sư,các nhà lãnh đạo tôn giáo,nhà văn,nhà báo,nhạc sĩ,thi sĩ,hoạ sĩ,một số là cựu sĩ quan của chế độ VNCH và cũng có những người làm chính trị chuyên nghiệp nữa.
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt là một người tiêu biểu,ông được sự quý trọng của tất cả mọi người vì ngoài kiến thức uyên bác,còn có một tình cảm thiết thân với anh em.Ông còn thể hiện cái bản lĩnh của một người lãnh đạo.Trong nhà tù CSVN,nơi tính mạng của con người không hơn một tờ “biên bản”như những người cộng sản vẫn nói.
Ông đã tạo một diễn đàn để giải đáp những thắc mắc,những ưu tư của anh em tù chính trị…về hiện tình đất nước và thế giới.Ông sẵn sàng đến gặp gỡ và trao đổi với anh em.
Trong trại tù Xuân Phước lúc đó đã hình thành những nhóm,những câu lạc bộ,những hội đồng hương ,và ông đã đến với họ để trao đổi và có khi là tranh luận bất chấp những nguy hiểm đến với ông .Khi Giáo sư bị chuyển ra bắc,tôi rất buồn và tiếc vô cùng,nhiều anh em khác cũng thế,diễn đàn chính trị Xuân Phước vắng mất một vị “chủ soái”
Tôi có một may mắn đựoc tiếp xúc với giáo sư trong một buổi gặp mặt đồng hương Quảng nam gồm có:Anh Trương nhật Tân,Trần nam Phương,Hoàng xuân Chinh,chú Nguyễn xuân Đồng,anh Trần đức Hào.,anh Tân là người đại diện anh em Quảng nam mời
Lần đầu tiên gặp gỡ,tôi có ngay một ấn tượng:Đây là một con người đặc biệt,có sức cuốn hút mãnh liệt,cuốn hút người khác bởi kiến thức quảng bác và sự thân mật.Tôi có cảm giác là mình như đã thân thiện với ông từ lâu lắm.Tôi nghe anh Nguyễn văn Thoại nói về bà Trần Thị Thức vợ của giáo sư Hoạt .Bà cũng là một con người đặc biệt,cũng là giáo sư tiến sĩ,cũng là một nhà hoạt động dân chủ.Bà có kiến thức rộng và sức cuốn hut người khác như chồng mình.
Trong một lần bà Trần thị Thức đi thăm giáo sư Hoạt,bà Thức thông báo cho giáo sư biết những thông tin mà chế độ cho là nhạy cảm,ông Giám thị trại Xuân phước đề nghị ông ,bà không được nói chuyện chính trị ,chỉ nói chuyện gia đình.Giáo sư Hoạt đã trả lời một cách rất hùng biện
-Chuyện chính trị là chuyện của gia đình tôi.
Và họ tiếp tục nói về những đề tài chính trị,bất chấp sự không hài lòng của ông giám thị.
Khi tin này lan ra khắp nhà tù Xuân Phước,BGT trại biết ngay ai là người đưa thông tin đó
Sau khi nhận biết anh Thoại cung cấp thông tin cho anh em.Trại A20 không cho anh làm ở nhà thăm nuôi nữa,từ đó một kênh thông tin đã bị cắt.
Khi Gs Đoàn Viết Hoạt gởi bản điều trần đến LHQ về giải pháp chính trị cho tình hình dân chủ hoá Việt Nam làm đau đầu nhà cầm quyền Hà Nội.Cộng với những hoạt động của giáo sư ở trong tù và nhận thấy những ảnh hưởng của giáo sư trong anh em tù chính trị nhất là những anh em trẻ.
Chính quyền CS đã quyết định chuyển giáo sư ra Bắc,mục đích là để trừng phạt ông và cách ly Giáo sư khỏi chúng tôi.
Trại A20 Xuân Phước khi thiếu giáo sư Đoàn Viết Hoạt,anh em cảm thấy hụt hẩng,diễn đàn chính trị mất đi một người lãnh đạo.Rất nhiều cuộc hẹn không thực hiện được trong đó có cuộc hẹn của nhóm Quãng Nam với giáo sư Hoạt.Tôi rất tiếc và cảm thấy mất mát một cái gì đó to lớn .
Tôi có một cơ duyên nữa khi gặp chú Phạm Đức Khâm,nhân vật số 2 của Diễn đàn dân chủ,mấy tháng được sống gần chú là những ngày đáng ghi nhớ trong tù.Tôi học được từ Chú ấy rất nhiều.Chú đã nói cho tôi nghe về những biến cố trọng đại của đất nước về chế độ VNCH,về chính sách của Mỹ đối với Việt Nam, quan hệ Mỹ ,Nga,Trung trong quá khứvà hiện tại với những hệ luỵ của nó đối với Việt nam .Những lượng định chính trị trong tương lai về một trật tự thế giới mới.
Tôi cảm nhận ở nơi chú một tấm lòng quảng đại,nhân hậu,một kho tàng những kinh nghiệm và kiến thức cho những người trẻ như tôi.Tôi vồ cùng biết ơn chú.Trong lòng tôi,Chú Khâm mãi mãi là người Thầy đáng kính-người Chú thân tình đã giúp đở dìu dắt tôi trên một đoạn đường chông gai.
Giờ đây,Chú Khâm,Anh Thành,Anh Đăng và một số anh em khác nữa đều bị chuyển đi.Chúng tôi như bầy chim bị bão dữ tấn công tan tác,nhưng dù cho đàn chim có tan tác nhưng từng con chim vẫn hiên ngang vững vàng,cho dù gục ngã cũng gục ngã trong vinh dự và niềm tin vào công lý và Tự do.
Buổi sáng ngày cuối cùng của năm 1994,chúng tôi được lệnh chuyển trại.Tôi thu xếp đồ dùng cá nhân vào mấy cái hộp giấy ộp ẹp rồi dùng những sợi dây vải buộc chúng lại thật kỹ.Đây là những vật dụng cần thiết cho sinh hoạt của một người tù cho dù nó hạn chế đến mức không thể hạn chế được nữa.Cuộc sống và sinh hoạt của một người tù trong chế độ lao tù CS bị đơn giản đến mức vượt quá sự nghèo nàn,chỉ có tư tưởng của họ là được tự do...Chính.tại nơi đây, một thế giới của bệnh tật,đói rách,tra tấn,khủng bố đã ra đời những tác phẩm nghệ thuật quý giá.Chính tại nơi nầy,nhà tù cộng sản những thi phẩm-nhạc phẩm,tiểu thuyết đã ra đời hoặc được thai nghén .Nơi tận cùng của bất hạnh là niềm cảm hứng và cũng là nơi phải trả những cái giá quá đắt quá khủng khiếp cho những sáng tạo đó.
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt:với Tiến trình Dân chủ hoá VN
Anh Phạm Văn Thành:với phúc trình và những tội ác về sự vi phạm nhân quyền của chế độ.
Anh Vũ đình Thuỵ 12 năm tù với một tập thơ.
Anh Hoàng xuân Chinh,Trần nam Phương .Trương nhật Tân bị kỷ luật vì những bài thơ của mình .
Riêng phần tôi suýt bị cùm vì mấy trang nhật ký.
Chúng tôi tập trung ngoài sân trại với những đồ đạt cá nhân.BGT cố tình hạn chế tối đa những gì chúng tôi mang theo.Họ buộc chúng tôi bỏ lại những vật dụng cần thiết với lý do là xe không đủ chổ. Có một số người lờ đi không nghe,bao giờ cũng vậy,người cai trị muốn bóp nghẹt những người bị trị,càng nghẹt càng tốt,bóp đến tận cùng và đâu là giới hạn của sự tận cùng ? đối với chế độ CS.Không có bất cứ sự tận cùng nào ..sự tận cùng là ý muốn của họ nhưng cũng tuỳ vào thời cuộc và sự phản kháng của kẻ bị trị.
Trước khi lên xe chúng tôi bị kiểm tra,từ hành lý đến con người đều bị tìm kiếm,lục lọi,soi mói,nắn bóp
Chúng tôi thực sự vui mừng khi anh Nguyễn văn Trung với đồ đạt cá nhân được thả ra để cung đi với chúng tôi sau hơn một tháng gông cùm trong biệt giam.Nước da trắng của anh trở nên xanh mướt,bàn tay lạnh ngắt khi bắt tay tôi nhưng nụ cưòi của anh vẫn rạng rỡ và tiếng nói vẫn sang sảng khi anh anh đến từng người thân trò chuyện hỏi han, việc kiểm tra gần 100 người mất một thời gian khá lâu.Gần một giờ đồng đồng hồ,chúng tôi tranh thủ để dặn dò,trao đổi địa chỉ vì chuyến đi này không biết sẽ ra sao,ở đâu?về đâu?
Chúng tôi vô cùng hồi hộp khi chiếc xe chờ tù vào sân,và tên từng người được gọi.Số người tù đầu tiên lên xe có những người bạn thân thiết của tôi:Anh Lê Văn Điểm và Trương Nhật Tân,Lê văn Hiêú,chú Nguyễn Xuân Đồng,anh Trân Đức Hào.
Chuyến thứ hai,tôi thật sự bồn chồn.Khi tên từng người bạn của tôi bước lên xe:Anh Trần nam Phương,Hoàng xuân Chinh,Phan văn Bàn và rất nhiều người khác..vẫn chưa thấy tên tôi..đầu óc tôi trống rỗng cho đến khi tôi nghe gọi lên mình.Tôi bước lên xe,vào chỗ ngồi mới biết mình là người cuối cùng của chuyến xe này,nhìn xuống vẫn còn mười mấy anh em dười đó chờ xe sau.
Định thần lại, khi tôi đã ngồi được một lát trên xe và đếm được 32 người tù,còn lại là một số cán bộ của trại Xuân Phước và mấy tay cán bộ của trại nào đó.Xe vẫn còn mấy ghế trống.
Tôi may mắn được ngồi kế cửa sổ bên tay trái,một tay còng vào thành xe.Phải công nhận lần chuyển trại này chúng tôi được ngồi trên một chiếc xe tử tế.Xe chở khách,ngế ngồi êm,xe sạch sẽ không giống như chiếc xe chờ lợn mà trại An Điềm chở chúng tôi vào Xuân Phước với những chiếc còng tay chặc cứng,ứ máu và một mớ dây nhợ trói chân chúng tôi vào nhau rồi cẩn thận hơn:vòng quanh người kéo hai cánh tay ra sau.Những sợi dây nilon này trói cọp cũng chết huống hồ trói người.
Không hiểu sao chúng tôi cảm thấy vui,nét mặt ai cũng rạng rỡ,dù sao cũng được một chuyến rong chơi cho dù trước đó có những đồn đoán về sự khắt nghiệt ghê gớm ở những trại tù Miền Bắc.
Xe bắt đầu lăn bánh chạy vun vút giữa rừng cây,tôi nhìn cảnh vật bên đường lướt nhanh,những mái nhà đơn sơ ,khoảng sân nhỏ,vườn cây chật hẹp.Tôi biết người nông dân bây giờ thiếu đất canh tác vì đất là của nhà nước của Đảng,nó như là “hương hoả ”của Đảng,dùng để bán dần theo kế hoạch.Những người dân lầm lũi đi ven đưòng bên những con bò gầy trơ xương.Đã hai năm tù,mọi thứ vẫn vậy.
Xe đến Ngã 3 Phú Thạnh.Chúng tôi hồi hộp tuy đã chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi này và biết chắc mười mươi là sẽ ra Bắc nhưng trong lòng vẫn nôn nao.Biết đâu lại vào Nam,ánh nắng phương Nam ấm áp làm chúng tôi mơ ước.Xe rẽ trái,chiếc đầu tiên rẽ trái,chiếc tôi đang ngồi rẽ trái,chiếc thứ ba rẽ trái.Chú Trần Văn Nhi nói với sự trần tĩnh vốn có
-Đi Bắc rồi-giọng chú kéo dài.
Như vậy là đã rõ,tôi thấy lòng thư thái,nhìn ra bên đường gió thổi lồng lộng,trời nắng nhẹ,một chút nắng mùa đông yếu ớt của miền Nam trung bộ.
Anh em vẫn bình thãn nói cười.Tôi thầm nghĩ với những con người đã trải qua rất nhiều gian khổ và hiểm nguy,thì ở đâu đi đâu cũng vậy thôi.Trong lòng mọi người ai cũng muốn được đi khắp các nhà tù của chế độ để chứng kiến sự dã man tàn bạo của cái thiên đường ảo tưởng này,để một ngày nào đó,nếu may mắn được quay về,họ sẽ là chứng nhân lịch sữ.Chứng nhân và nạn nhân của một guồng máy bạo quyền nhân danh chân lý giải phóng loài người.
Khi còn ở bên ngoài,ở đâu tôi cũng thấy cũng nghe từ báo chí sách vỡ đài phát thanh và rất nhiều ở những diễn văn của các nhà lãnh đạo CS nói về sự “giải phóng loài người” ra khỏi sự kìm kẹp của phong kiến,đế quốc-thực dân,nhưng khi ai đó đã vào đến đây rồi:Sau cánh cổng sắt,sau những hàng rào kẽm gai dày đặt,trong một góc biệt giam tối tăm,rồi thì mọi việc đều sáng tỏ.Ở đây mọi kịch bản đều vứt bỏ,mọi chiếc mặt nạ bị lấy ra,mọi khẩu hiệu đều kéo xuống,chỉ còn một sự thật trần trụi,lạnh lùng bày ra trước mắt:Sự đoạ đầy,tra tấn,bệnh hoạn và chết chóc.Trong địa ngục,con ác quỷ đã hiện nguyên hình.Ở đây chúng tha hồ tác yêu tác quái,những thủ đoạn tàn độc nhất được thực thi mà không cần phải che dấu hay đóng kịch.Chính trong nhà tù,bản chất chế độ được phơi bày.
Xe đi qua nhiều vùng đất mà tôi không biết rõ tên,chỉ thấy đất nước này thật đẹp thật nên thơ,mơn mởn như một cô gái xuân nhưng bây giờ lại nằm trong tay một đám người thô lỗ,hung bạo để chịu sự dày vò, đáng tiếc và đáng buồn biết bao.
Xe chạy qua Sa huỳnh,tôi nhoài người nhìn ra khoang cửa bên kia,loáng thoáng biển xanh mênh mông,một vài chiếc thuyền đánh cá làm tôi nhớ đến bờ biển quê tôi.Biển quê tôi không đẹp như Sa Huỳnh,chỉ có bờ cát trằng và trong kia là rừng dương xen lẫn với rất nhiều những cây dứa gai.Mùa hạ đến,mùi dứa gai thơm man mát,xao xuyến lòng những đôi tình nhân nếp mình vào nhau mê đắm.Tôi nhớ đến Trang-vợ tôi với những đêm trăng cầm tay nhau đi trong một khoảng trời cát trắng với mùi hoa dứa nồng nàn.Tôi nhớ đến các con tôi những chiều các cháu cùng tôi đi dạo,những đôi chần trần bé tí,những mái tóc mềm như tơ bị gió thổi tung,những vỏ sò vỏ ốc trên đôi tay mủm mỉm,những nụ cười trẻ thơ trong trẻo,hồn nhiên.Khi mỏi chân,cha con chúng tôi ghé vào một quán nước nghèo nàn,uống một chai nước khoáng và mấy cái cái bánh đậu xanh Bảo Hương nỗi tiếng của Tam Kỳ.Lúc đó là những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước,ở quê tôi như vậy là sang lắm rồi.Các con bây giờ như thế nào đây khi không có ba ở nhà.Ai đưa đón các con tôi đi học,ai đưa các con đi chơi,ai nghe các con kể chuyện.. các con làm nũng với ai?Nước mắt tôi chảy thành dòng,tôi không phải che dấu,không cần giải thích.
Ai đã cướp mất của các con tôi những ngày tháng hạnh phúc bình thường đó?Đây là một tội ác trong vô vàn những tội ác mà CS đã gieo rắc trên đất nước tôi nhân danh một chủ nghĩa ưu việt.
Nước mắt tôi khô dần trên má,xe đi qua Quãng Ngãi,xe chạy chậm lại vì đường quá hẹp,tôi được nhìn rõ những cảnh tượng quen thuộc,những người bán hàng rong ven đường ngước mắt nhìn chúng tôi lạ lẫm.Họ bán đủ thứ,bánh mì chả,bánh ú,vé số và nhiều nhất là những lon mạch nha và đường phổi.Xe dừng lại cho mấy tay cán bộ mua quà về cho gia đình ngoài Bắc.Chúng tôi không có tiền để mua,chỉ nhìn những lon mạch nha và những bánh đường phổi để mà thèm thôi.Có một vài cô gái muốn leo lên xe để rao hàng nhưng bị công an đuổi xuống với thái độ rất thô bạo.Có một người trong bọn họ giải thích khi dân chúng tò mò nhìn chúng tôi.
-Đây là xe giải bọn tội phạm nguy hiểm,chúng là bọn cướp của giết người..bà con phải tránh xa ra.
Những người dân đi đường nghe nói vậy họ càng hiếu kỳ kéo đến xem ngày một đông.Có người nhận xét.
-Cướp gì toàn mấy ông già và mấy người hiền khô trói gà không chặc vậy!Mấy ổng nói sao chứ!
Không biết trong anh em chúng tôi có ai đó giải thích cho họ.Họ nói với nhau
-Tù chính trị bà con ơi..ra coi tù chính trị này.
Như vậy là cả một dãy phố gần đó và những người đi đường đứng.lại vây quanh xe chúng tôi.Tôi và mọi người giơ cánh tay bị cùm vẫy chào bà con với nụ cười thân mật,tự hào..trong lòng dâng lên một niềm vui khôn tả nổi
Mấy tay công an vất vả xua đuổi họ
-Chính chị chính em cái gì..giải tán hết.
Mặc cho sự xua đuổi thô bạo.bà con vẫn tiếp tục vây quanh mỗi lúc một đông.Thấy tình hình bất lợi,một cán bộ vào gặp lãnh đạo.Một lát sau xe chuyển bánh,bà con vẫy tay với theo lưu luyến.
Tôi bồi hồi nhìn những mảnh đất quen thuộc lướt nhanh qua khung cửa,đây là sông Trà Khúc,núi Ấn đây rồi,tôi nhìn lên núi Ấn,núi xanh và u uẩn như mang tâm sự gì.
Đây là một dãy phố nghèo nàn chật hẹp,những người nông dân gánh những buồng chuối màu vàng màu xanh đi bán dạo
Hai bên đường những mảnh ruộng nhỏ như bàn tay,lúa đang lên rất xanh,chuẩn bị trổ bông,những rừng Bạch đàn trên đồi cao lao xao trong nắng và gió.Xe vượt lên mấy ngọn dốc nhỏ,tôi biết đã gần đến Chu Lai,quê của anh Trần Nam Phuơng và Anh Hoàng Xuân Chinh.
Chu Lai là vùng đất đẹp tuyệt vời.Tôi đã đến đây rất nhiều lần.Phía Tây tiếp giáp với Trường Sơn,là những ngọn núi không cao lắm.Ở đó người dân đốt rừng làm rẫy.Những buổi mai và buổi chiều,trời trong và gió nhẹ nhìn lên từng cột khói trắng đang rướn mình vào khoảng không gian rồi tan loãng ở đó.Trong thời kỳ gọi là bao cấp-và Hợp tác xã nông nghiệp.Người nông dân không sống nỗi với chế độ “lúa điểm”,họ vào rừng lên núi để khai hoang..Vậy là rừng bị tàn phá.
Vào trong rừng sâu sống đơn độc một vài gia đình,mọi liên lạc với cuộc sống bên ngoài rất hạn chế.Không có gì cả,chỉ có núi rừng bao bọc,ban đêm nằm nghe tiếng Nai,tiếng man rất gần.Người ta không đi chợ vì không có chợ
Cuộc sống hoàn toàn khác,cá dưới suối,dưới sông,chim thú trên rừng,lúa ngô tự làm ra,nhà tự cất lấy.Cuộc sống như người tiền sử,nhưng được cái Tự do,không bị gọi đi họp mỗi đêm.Ít khi tiếp xúc với công an-chính quyền để khỏi nhìn thấy những khuôn mặt đê tiện-hung bạo-hống hách hay những khuôn mặt lạnh lùng như nặn bằng sáp-không tình người không sinh khí.Chỉ là những cổ máy,những công cụ.
Tôi đã từng đi tìm vàng,len lõi vào tận rừng sâu,dựng lều bên dòng suối để đãi vàng,đêm vào tá túc nơi nhà những người nông dân.Nhà rất hẹp nhưng tấm lòng thì rộng vô cùng.là khách phương xa được đối xữ chân tình thân mật.Tôi mang cho họ vài tấm lưới,một vài cái bẫy chồn,bẫy nhím..như vậy là cả tháng trời họ cho mình ăn ngủ không mất tiền.
Lúc đó đãi vàng cũng chẳng được bao nhiêu,ngặt nỗi chẳng có việc gì làm nên phải cầu may ở số mệnh.
Phía Đông Chu Lai giáp biển,không biết sao,một dẫy núi lạc loài lại nhô lên ven biển,ông Trời mang đén cho Chu Lai một cảng biển nhỏ nhưng tuyệt đẹp,tàu thuyễn ra vào tấp nập.Ở đây rất nhiều cá,những con cá mà khi viết những dòng này chỉ còn ước mơ chứ khó mà được thưởng thức.
Cá mú,cá chim,cá Hồng,cá Thu và rất nhiều mực,mực nang,mực ống..mùa hè đến Chu Lai vô cửa Kỳ Hà,từ xa chúng ta nghe xông lên mùi cá khô,cá mắm.
Xe chạy ngang qua Chu Lai,anh Phương nhờ tôi ném xuống một lá thư ngắn.Sau này mới biết lá thư ngắn này đến được tay của chị Tuyết vợ anh Phương.Tôi cũng chuẩn bị một tờ giấy nhỏ viết mấy dòng..
”
Kính nhờ bà con nào nhặt được chuyển đến số nhà ..giúp tôi.
Ba cùng với anh em tù chính trị ở Xuân Phước đã chuyển ra Bắc”.
Không may cho tôi,tờ giấy của tôi bị xe công an áp tải phía sau trông thấy.Họ dừng xe nhặt miếng giấy lên.Khi đi ngang qua Tam Kỳ,tôi cầu mong trời Phật cho tôi thấy được các con tôi vô tình đi qua ..Tôi căng mắt nhìn xuống phố.
Cái thị xã nhỏ bé này thật quen thuộc quá.Từ ngày ra đi,cách đây 2 năm,.Tam Kỳ vẫn vậy:nhỏ bé đơn sơ. Hàng cây xà cừ xanh hơn một chút.Xe chạy rất nhanh,tiếng còi của xe moto công an chạy trước mở đường.Đoàn xe tù chính trị chúng tôi mỗi khi đi qua một thị xã một thành phố nào cùng có công an địa phương hộ tống mở đường nhưng khi qua Tam Kỳ tôi cảm thấy xe chạy nhanh hơn.
Cái giây phút được nhìn lại quê hương đi qua nhanh quá chưa kịp cho cái cảm giác khao khát vơi đi một chút
Xe chạy đến đoạn đường cuối của thị xã Tam Kỳ,cái mong ước được nhìn thấy các con như vậy là hết(tôi biết điều này sẽ không xảy ra nhưng rẫn hy vọng).Khi xe ra ngoại ô thị xã,bất ngờ dừng lại trên một cánh đồng.Tôi nhận ra nơi này lúc còn đi học,những buổi chiều chủ nhật chúng tôi đạp xe rong chơi,chúng tôi ngồi bên vệ đường,(ngày đó rất ít xe qua lại) ăn ổi chấm muối ớt mà các cô đã chuẩn bị sẳn ở nhà ..vừa ăn ổi vừa kể chuyện cười.Tôi nhận ra chỗ chúng tôi vẫn hay ngồi và hình dung cả những người bạn của tôi..ở chỗ đó là Hà,gần bên kia là Hương,Ấn và Trinh lúc nào cũng đi cặp.Chung quanh là cánh đồng có khi ươm vàng mùa hạ và ngập nước mùa đông,chơ vơ gốc rạ mùa thu và mơn mởn khi xuân sắp về
Tay thiếu tá công an của Bộ nội vụ là Tiếp hùng hổ bước lên xe,hắn ta mặc thường phục,khoát chiếc áo jean mặt hằm hằm quát mắng mấy người công an trên xe.”
Chúng mày ở đây làm gì để cho chúng nó vứt tài liệu xuống,
rồi quay qua chúng tôi hỏi:Ai là Huỳnh Ngọc Tuấn
Tôi giơ cánh tay không cùm lên,linh cảm lá thư đã bị bắt được,lần đi Bắc này chắc bị cùm rồi.
Hắn ta không nói gì nhưng đôi mắt đó,khuôn mặt đó thật hung dữ ,rồi ra lệnh cho mấy người công an áp giải
-Cùm hết hai tay chúng nó lại
Họ lôi ra một lô còng tay,tôi và tất cả mọi người ngồi bên cửa sổ đều bị treo tay lên trần xe.Tên công an phụ trách văn hoá của trại Xuân Phước tên là Nhuận mà anh em gọi là “con rắn độc” vì nhìn bề ngoài hắn rất đẹp trai,nhưng lại có những hành vi tàn bạo thâm độc với mọi người.Hắn bóp còng vào tay tôi thật chặt.Tôi nói với hắn:
Chặt quá,cán bộ nới còng ra một chút để máu lưu thông,nếu không thì bỏng tay tôi mất.
Hắn không thèm trả lời,chỉ nhìn tôi hằn học như muốn ăn tươi nuốt sống.Cái nhìn này giống hệt cái nhìn tôi đã từng thấy từ tên Trung tá công an Hồ Quỳnh-Trưởng CA thị xã Tam Kỳ..khi tôi bị bắt.Đó là đôi mắt của dã thú,đó là đôi mắt của con rắn hổ mang nhìn mồi khi bị khiêu khích
Tạo hoá cho loài người đối mắt không chỉ để nhìn ngắm mà còn để chuyển tải một tấm lòng một tình cảm,qua đôi mắt chúng ta thấy được nội tâm của người đối diện.Có những đôi mắt nai vàng,đôi mắt thơ ngây của trẻ con,đôi mắt đa tình của cô gái,đôi mắt từ ái của cha mẹ,đôi mắt bao dung của các vị linh mục,sư sãi,đôi mắt thân tình của bạn bè..nhưng cũng đáng buồn cho những đôi mắt đầy lòng hận thù,hừng hực lửa hung bạo và sát khí.Họ căm thù những con người lương thiện,tay không tấc sắt nhưng không làm vừa lòng họ,không để họ đè đầu cưỡi cổ,không để họ tự do vơ vét,tự do chém giết.Họ căm thù những con người có dũng khí đã dám nói lên cái bí mật lớn nhất của họ đó là sự ngu dốt,não trạng hoang đường,phiêu lưu,hiếu sát,tham lam vô độ.Tôi không còn cách nào khác,chỉ còn cách xoay cánh tay để mạch máu không bị chận,nếu không bàn tay bị chết mất vì thiếu máu nhưng những ngón tay vẫn bị tê dại.
Xe ra đến chân đèo Hải Vân thì trời đã tối hẳn,chúng tôi vượt qua đèo Hải Vân trong bóng đêm dày đặt,chung quanh tối như mực,trời lại mưa lất phất.
Tôi liên tục co duỗi mấy ngón tay cho máu lưu thông,trong lòng sẵn sàn chấp nhận bỏ một bàn tay.Trong chế độ cộng sản này những người dám đứng lên phản kháng chế độ độc tài,phải chuẩn bị cho mình một khả năng là sẵn sàng buông bỏ tất cả,cho dù đó là tính mạng của mình.Nếu không chuẩn bị trước điều này thì sẽ vô cùng sợ hãi khi đối diện với gian nguy và cái chết luôn luôn gần kề.
Xe lên đến đỉnh đèo thì dừng lại,chúng tôi được ăn tối ở đây,mỗi người một dĩa cơm và một khúc cá kho,một ít rau tươi.Tôi vui mừng vô cùng vì dù sao cũng được tháo còng một lúc.Tôi co duỗi mấy ngón tay đã tê cứng,bàn tay phải như mất cảm giác khi chạm vào đĩa cơm.Tôi cố gắng để không làm rơi cả đĩa.
15 phút cho họ nghỉ ngơi và kiểm tra xe trước khi xuống dốc.Xe lại nổ máy nhẹ nhẹ chuẩn bị lên đường.Người cán bộ còn rất trẻ đến còng tay tôi ,tôi nói với anh ta.
Cán bộ Nhuận còng tay tôi chặt
quá,nếu cần thì chặc tay tôi chứ đừng còng như vậy.Tôi sẽ la lên cho mọi người biết.
Anh ta còng vừa phải.Tên Nhuận từ dười bước lên xe đên chỗ tôi,hắn kiểm tra còng tay rồi hắn bóp chặt vào.Tôi phản đối dữ dội,tôi la lớn:
Cán bộ muốn giết tôi à,còng tay như thế này thì chặt đi cho xong!
.Mọi người quay lại nghe tôi nói.Anh em ai cũng lên tiếng phản đối.Chú Sáu Bàng lên tiếng quyết liệt nhất.Chú nói với nó:
Nếu tử hình cũng phải có án,chặt tay cũng phải có quyết định.Cán bộ không thể hành động tuỳ tiện như vậy được
Thấy mọi người phản đối hành động bất nhân của hắn,tên Nhuận đồng ý nới còng ra.Còng vẫn còn chặt nhưng như thế này thì bàn tay tôi sẽ không sao.
Hắn cẩn thận dùng khoá để khoá còng tay lại
Tôi nhớ mãi khuôn mặt trắng trẻo được chăm sóc một cách cẩn thận và đôi mắt vô hồn vô cảm của hắn.
Nhuận là một điển hình của bọn Công an Cộng sản VN,bên ngoài lịch sự,bảnh bao vì được đầu tư từ nguồn ngân sách khổng lồ của ngành CA,ngân sách này là tiền của dân,tiền từ việc khai thác tài nguyên thiên nhiên quốc gia được chi dùng để bảo vệ chế độ mặc cho dân sống khốn khổ trong nghèo nàn tăm tối,mặc cho giáo dục ý tế lạc hậu suy đồi. Nhưng bên trong là một trái tim hoang dã,tâm địa thâm độc,dối trá hung bạo.
Những cơn gió lạnh lùa vào khung cửa,những giọt mưa lất phất bay,bóng đêm dày đặc,xa xa có một vài ánh đèn lẻ loi,yếu ớt..đây là những hình ảnh mà chúng tôi nhìn thấy trên đường ra bắc cũng là hình ảnh của đất nước và dân tộc ngày nay.Tôi vẫn khắc khoải trong lòng một câu hỏi lớn:Bao giờ trời sáng,bao giờ thì bóng đêm tan-còn bao lâu nữa,không thể biết chính xác.Sau khi Đông Âu và Liên Xô sụp đổ,nhân dân VN hy vọng sẽ có những thay đổi lớn ở VN.CSVN sau một thời gian khủng hoảng đã tìm được chổ dựa mới cho dù phải hy sinh quyền lợi quốc gia dân tộc..chổ dựa đó là Trung Cộng.Trước đây CSVN coi Liên Xô và khối Cộng sản Đông Âu là “hòn đá tảng”.Bây giờ hòn đá tảng không còn CSVN phải bám víu vào Trung Cộng để duy trì quyền lực,đối với họ Trung cộng bây giờ là “bùa hộ mệnh” đúng hơn là ông “thần hộ mệnh”
Theo suy nghĩ của tôi,Nguyễn Văn Linh là nhân vật của thời cuộc,nhân vật được cộng sản VN chọn lựa cho một kịch bản,cho một giai đoạn và giai đoạn đó đã qua.Chính sách nào nhân sự đó.Đỗ Mười lên thay thế Nguyễn Văn Linh để thực hiện một kịch bản mới:Giai đoạn Bắc thuộc
Trung cộng là một con Sư tử đang thức giấc,chế độ độc tài cộng với nền kinh tế thị trường sẽ biến Trung cộng thành nhà nước phát xít nhưng so với nhà nước Phát-xit Đức thì chế độ hiện nay tại TQ vô cùng tệ hại vì dù sao nhà nước Phát-xít Đức cũng có tinh thần quốc gia và tự hào dân tộc.Họ làm việc để phục vụ dân tộc họ,còn các chế độ cộng sản thì không,họ chỉ phục vụ cho Đảng và chế độ.CSVN đi theo vết xe của Trung cộng với tâm thức lệ thuộc nên còn tệ hại hơn nhiều,không có tinh thần Tự tôn dân tộc,không có tinh thần quốc gia..chỉ còn lại một thứ chủ nghĩa thực dũng lố bịch,kệch cỡm,trần trụi.Chính cái chủ nghĩa thực dụng quái gở này rồi sẽ tạo ra bao nhiêu bi kịch và thảm hoạ cho đất nước và Dân tộc trong thời gian sắp tới.
Tôi cảm thấy lo sợ vì tương lai trước mặt tăm tối và sẽ còn kéo dài,hy vọng sớm thoát khỏi nhà tù này không thể thành hiện thực.
CSVN sẽ bước qua một giai đoạn cực đoan mới,với việc bỏ cấm vận,mở đường cho CSVN hội nhập vào kinh tế Thế giới,chắc chắn kinh tế VN sẽ đạt được bước nhảy vọt,trong thời gian đầu kinh tế tăng trưởng nhanh,đời sống người dân được thay đổi .Tình hình Việt nam cũng giống như một người bị trói tay trói chân,nay được mở trói đứng lên,chính sự đứng lên này tạo ra bước nhảy vọt..còn trong tương lai,con người đó đi như thế nào,nhanh hay chậm,vững vàng hay chệnh choạng thì “hạ hồi sẽ rõ”.Nhưng với thành quả này CSVN sẽ hênh hoang cái bệnh hoang đường sẽ có cơ hội bùng phát…Với một tâm trạng như vậy tôi tiên liệu rằng thời gian sắp tới sẽ không có thay đổi lớn và tình trạng dai dẳng của chế độ độc tài sẽ kéo dài.
Xe qua phà sông Gianh vào nữa đêm,mưa vẫn lất phất bay,nhìn xuống đường nhiều người co ro trong cái lạnh,ánh đèn vàng buồn bã.Trên bến phà,người ta làm việc vất vả với những phương tiện củ kỹ lạc hậu so với chiếc phà mà công binh VNCộng hoà dùng để đưa người dân qua sông ở bến sông Tam Kỳ vào năm 1970 thì quá lạc hậu.Bất chợt tôi mĩm cười chua chát:24 năm 1 bước lùi
Trời bắt đầu sáng,cả một đêm không ngủ,bây giờ trời vẫn mưa,cái mưa dai dẳng khó chịu của khu vực Bắc Trung bộ cộng với cái lạnh của gió mùa Đông Bắc làm cảm giác khó chịu tăng lên.Tôi không biết ở đây người dân sống như thế nào -khắc nghiệt quá.Tôi nhìn ra cánh đồng, xa xa,những túp lều tranh xiu vẹo,chơ vơ.Quê tôi đã nghèo rồi,nhìn cái cảnh tiêu điều này tôi thấy chạnh lòng vì nó thê thảm hơn nhiều.
Xe đến thị xã Vinh lúc 10h sáng
Vinh lúc đó là một thị xã nghèo nàn,kiến trúc lộn xộn nhếch nhác,”đầu Tây đuôi Tàu” chẳng ra thể thống gì.Tôi hiểu người dân nơi đây làm lụng vất vả,để dành được một ít thì xây nhà,có đến đâu xây đến đó,không có một chương trình tổng thể nào.Còn một số người mới giàu lên nhờ thời cuộc,nhờ quan hệ xã hội,nhờ quyền lực,và nhờ đủ thứ phương tiện kể cả mồ hôi và thân xác của mình thì nhãn quan thẫm mỹ cũng có hạn và kết quả của quá trình tự phát đó là những công trình nham nhở,loè loặt,đầy sự phô trương nhưng lại quá nghèo nàn.
Xe dừng lại cho cán bộ ăn cơm,chúng tôi cũng được một đĩa cơm,một lát thịt kho,một lát cá nhỏ,một ít su xào
Tại đây chúng tôi có một kỷ niệm không quên,bà chủ quán cơm biết chúng tôi là những người tù từ Miền Nam ra (tôi không chắc bà có biết chúng tôi là tù chính trị không,nhưng theo kinh nghiệm của người dân Đất Bắc,họ đã chứng kiến từng đoàn người từ Miền nam ra Bắc sau 1975,Họ là những quan chức VNCH).Tôi nghĩ là bà ta biết chúng tôi là những người tù chính trị bị lưu đầy,vì không phải tù chính trị thì chẳng ai đưa ra đây làm gì.Ở Miền Nam cũng có chỗ để nhốt.Bà mang lên cho chúng tôi mỗi người một quả chuối và một miếng bánh đậu xanh.Bà nói
-Biết các Bác từ miền Nam ra,chẳng có gì nhiều,chỉ có tí quà,mong các bác vui vẻ nhận.Chúc các Bác chân cứng đá mềm.
Bà nói không hề cười cho dù chỉ là một thoáng.Tôi thầm cảm phục.Một lát sau có mấy chị bán hàng phía dưới,có nhã ý mang biếu chúng tôi mỗi ngườ một trái chuối,nhưng mấy người cán bộ không cho họ đuổi mấy chị xuống.Các chị không nỡ đi,họ cứ nấn ná quanh xe nhìn chúng tôi ái ngại.
Họ giục chúng tôi ăn nhanh,không kịp cho chúng tôi uống nước,xe tiếp tục chạy.Bà chủ quán và mấy chị bán hàng rong ra tiễn chúng tôi bằng ánh mắt âu lo.
Anh em chúng tôi nhìn nhau trao đổi bằng một cái gật đầu,chúng tôi những con người của Miền Nam bị lưu đầy ra đất Bắc(Cũng là Đất của quê hương Tổ phụ tôi-Dòng họ tôi gốc người Thanh Hoá)được sự yêu thương của người Đất bắc làm chúng tôi thấy lòng mình ấm lại,được an ủi rất nhiều.Chúng tôi tự hứa với lòng mình:sẽ có một ngày chúng tôi sẽ mang lại Tự do-Dân chủ-Nhân quyền và Hạnh phúc cho các chị,cho những người Dân đất Bắc yêu quí,những người đồng bào máu thịt của mình.Rồi sẽ có một ngày đồng bào hiểu những việc làm của chúng tôi
Đến đây,một chiếc xe trong đoàn chúng tôi đi thẳng.Xe tôi và xe sau tách khỏi đường quốc lộ hướng về phía núi.
Con đường đến Trại 5(Lý Bá Sơ),gập ghềnh,ổ gà ổ trâu,xe chạy rất chậm,nghiên bên này,lắc bên kia,con đường đất chỉ rộng hơn con đường làng một chút
Xe đi giữa cánh đồng hun hút gió,những người nông dân trong cái lạnh..thấu xương,áo quần phong phanh mỏng manh.Tôi nhìn thấy sự cơ cực của người dân nới đây qua đôi chân trần,qua thần hình gầy đét xanh xao.Họ hoàn toàn khác với đám cán bộ CA,là sự tương phản đến khó hiểu.Một bên là những tay công an trắng trẻo,hồng hào như cây nến thậm chí béo nung núc,áo quần bảnh bao thơm phức.Còn một bên gầy trơ xương,rách rưới,tồi tàn,nhem nhuốc trên đôi chân trần,áo quần như đống dẻ lau nhà(Không bằng đống dẻ cho chó nhà giàu nằm)
Xe đi qua những ngôi làng,những mái nhà tranh xơ xác,lụp sụp những khu vườn nhỏ,những ao cá bẩn thỉu,những chiếc cầu tre cong vênh,xiêu vẹo vắt qua những con mương đục ngầu,những khu vườn ở đây vừa nhỏ vừa đơn điệu,chỉ có chuối và rất nhiều táo,nhà nào cũng trồng táo,thứ quả dở nhất trên đời,nhạt nhẽo vô vị.
Xe lướt qua cánh đồng bắp,ruộng bắp bạc màu,cây bắp còi cọc xơ xác phất phơ trong gió rét,và phía xa kia,khuất sau những luỹ tre,những hàng dừa là một ngôi giáo đường,cây thánh giá trên nóc nhà thờ vươn lên.Tôi cảm thấy dâng lên một niềm an ủi,cây Thánh giá là một hình ảnh quen thuộc,nó mang lại sự bình yên trong lòng cho mỗi ai nhìn thấy,Tôi không phải là người Công giáo,nhưng tại nơi đất Bắc,trên đưòng lưu đày,nhìn thấy cây Thánh giá như nhìn thấy bến bờ của sự sống và hy vọng.Nó cũng giống như khi nghe tiếng chuống chùa ngân vang từ một nơi nào đó.Cây thánh giá và tiếng chuông chùa mang lại cho tôi cảm giác bình an,thanh thoát
Xe của tôi rẽ về phía trại mà từ rất xa đã trông thấy,còn chiếc xe đi sau,nơi đó có anh Đỗ Hườn,anh Dương Văn Sỹ,Vũ Đình Thuỵ thì đi thẳng,đến đây chúng tôi mới biết, họ tách chúng tôi ra làm ba:1 đi Nam Hà,1 đi Trại 5 và 1 đi Thanh Cẩm.
Xe dừng lại trước những ngôi nhà khang trang,có phần lộng lẫy,nơi Ban giám thị làm việc.Bước xuống xe,cái lạnh bao trùm chúng tôi.Tôi nhìn mọi người áo quần mong manh đang run cầm cập.Nhờ tính lo xa,khi bước lên xe từ Xuân Phước tôi đã mặc một chiếc áo ấm bằng da củ kỹ với lớp lông bên trong.
Chúng tôi ngồi co ro trên nền Ximăng để chờ làm thủ tục bàn giao(tôi nghĩ như vậy),30phút trôi qua,anh em rét cóng vì ngồi ngoài trời,dưới cơn mưa lất phất.Tôi cũng run lẫy bẩy,hai hàm răng va vào nhau theo từng cơn run không cưỡng được.
Sau khi kiểm người,họ dẫn chúng tôi vào trại.Mới đến một nơi lạ hoắc,lạnh run người,bụng đói cồn cào,khát nước và buồn tiểu,tôi không xác định được phương hướng,cứ đi như người mộng du.Bước qua cái cổng sắt nặng nề và kiên cố(một khoảng sân rộng)trước mắt tôi là hai dãy nhà giam,trên sân có mấy cây mít rất lớn,gốc hai người ôm.Đi qua khu nhà đầu tiên,tôi nhìn thấy mấy anh em,tôi nhận ra anh Nguyễn Ngọc Đăng,anh Phạm Văn Thành,anh Phạm anh Dũng,Trần văn Lương ra sát cánh cổng vẫy chào chúng tôi.
Một niềm vui khôn tả ngập tràn,niềm vui gặp lại người thân tại một nơi lưu đày xa lạ..Chúng tôi cười để chào,những cái gật đầu,không vẫy tay được vì ai cũng khệ nệ những đồ dùng của mình.
Ai cũng vất vả mới mang được đồ dùng của mình,đôi chân tê cứng vì ngồi xe suốt hai ngày,một đêm,đôi tay mỏi rời và dại đi vì bị cùm.Họ giục chúng tôi đi thật nhanh.Gần cuối dãy nhà giam,chúng tôi đến trước một cánh cổng sắt đã mở sẵn,vào sân của khu buồng giam dành cho chúng tôi.Không có ai ở đây cả,bước lên ba bậc nền ximăng đi vào buồng giam,mùi vôi vữa sơn vẩn còn hăng nồng.Tôi vịn vào cây cầu thang bằng sắt bắt lên sàn trên,một cảm giác ướt dính,tôi lấy tay ra-lớp sơn còn chưa khô.
Họ chuyển chúng tôi đi vội vàng.Lại thêm một lần kiểm tra đồ dùng cá nhân,áo quần,sách vở bút mực,tất cả đều đựoc xem xét cẩn thận.Riêng sách vở bút mực bị tạm giữ.Họ không cho chúng tôi giữ một mảnh giấy hay một mẫu bút chì.Tay công an Nguyễn Quốc Huy -thượng uý được BGT trại giới thiệu là người quản giáo chúng tôi.Huy tự giới thiệu mình đã tốt nghiệp Đại học CA và có bằng cử nhân Luật.
Sau khi ổn định chổ nằm cho mỗi người,trời cũng chập choạng tối.Chúng tôi nhận phần cơm của mình,còn cái gọi là”canh” của trại mang đến cho chúng tôi không thể dùng được.Đó là những chiếc lá cải bắp màu vàng úa,được cắt nhỏ luộc trong nước,nó bẩn thỉu và có cái mùi cay cay không chịu được ,màu nước canh đen như nước ao tù.
Khi cơm nước xong.BGT mang vào cho chúng tôi một số chăn,trong đó chỉ có 10 cái chăn bông,còn lại là chăn chiên…
Tôi cầm tấm chăn mỏng trên tay phân vân,trong cái lạnh thấu xương ở đất Thanh Hoá này,cái chăn mỏng như thế làm sao chịu nổi.Rất may cho tôi là chú Phan văn Bàn có một cái chăn.chiên mang từ Xuân Phước ra chú đưa cho tôi dùng.
Tối hôm đó mặc áo ấm vào,xấp hai cái chăn lại,tôi ngủ say vì đã một đêm không ngủ.(Không có điện,chỉ có cây đèn dầu mờ mờ đặt ở cuối phòng…)
Sáng ra chúng tôi đi dạo quanh khu chúng tôi ở,khu này có hai buồng,buồng chúng tôi đang ở tạm ổn tuy chưa có cửa sổ để khép lại khi mưa,chỉ có khung sắt to tướng và khá rộng,phòng nhiều cửa sổ nên rất thoáng.Buồng bên cạnh tiếp tục làm,những người thợ chỉ là những người tù thường phạm được tuyển chọn.Họ làm việc lầm lũi và không dám tiếp xúc với chúng tôi..có lệnh như vậy mà.
Có giếng và buông tắm,nhà bếp ở phía sau.
Tôi nhìn xuống giếng,rộng và sâu nhưng rất ít nước,mùa này ở Thanh Hoá không mưa hoặc mưa nhỏ nên thiếu nước.Sau này tôi mới biết như vậy,trái ngược với quê tôi,mùa này ngập úng vì mưa nhiều
Anh em tắm và giặc đồ bẩn..trời rất lạnh,buổi mai ai cũng thèm một chén trà nhưng củi không có.Chúng tôi tìm xem những quần áo cũ,bao nilon và nhặt những miếng gỗ bé tí của đám thợ hồ bỏ lại,với sự khéo léo của những con người luôn sống trong cùng cực thiếu thốn..một ấm trà đã sẵn sàng.Chú 6 Bàn vừa cười vừa nói,trà ít quá nên không dám tráng để vậy cho đủ đậm.5 cái chén chỉ lưng lửng một thứ nước thơm lừng và đậm đà.Tôi uống chậm từng tí một,từ Xuân Phước chúng tôi bị phong toả,rất may nhà tôi trước khi xảy ra cuộc đấu tranh đòi nhân quyền có gởi vào cho tôi một thùng bưu phẩm,trong đó có 3 lượng trà Mai Hạc,để dành được một lượng,anh em ai cũng thiếu thốn..không tiền,không quà,không thư từ,không thăm nuôi cho nên số trà còn lại của tôi giờ này thật quý giá.
Hiện nay chúng tôi tiếp tục bị phong toả,chúng tôi không được đi mua ở Căngtin như mọi người trong trại.Căngtin gần đó,từ cánh cổng sắt…chỉ bước vài bước là đến.Anh BS Nguyễn Kim Long còn một ít tiền nhưng không biết làm sao để mua nên đành chịu.
Buổi trưa người ta mang cơm và canh vào,nhìn thau cơm, canh chúng tôi rất bất bình,canh là cái thứ lá cải già vứt cho bò nó không thèm ăn,màu nước của cái gọi là canh đen sì như nước mương,còn cơm thì toàn phân dán,thóc lẫn lộn,không biết họ nấu từ thứ gạo gì,hình như đó là thứ gạo dùng để nuôi heo.Chúng tôi cảm thấy bị xuất phạm nặng quá.
Anh em nhất trí đem trả lại nhà bếp và nhịn ăn trưa nay.Anh Lê Văn Vàng được trại chỉ định làm đội trưởng,thay mặt chúng tôi xuống trả lại phần cơm cho trại.
Khi anh Vàng về,anh em xúm quanh để hỏi xem họ giải thích thế nào,anh Vàng nói.
Thì họ vòng vo,nói là ở đây,Trại còn nghèo,đời sống còn khó khăn,họ hứa sẽ ưu tiên cho chúng tôi
Mọi người họp lại ngoài sân và quyết tâm sẵn sàng tuyệt thực để phản đối sự ngược đãi này.
Đang họp bàn với nhau thì có một người từ nhà bếp(anh ta cũng là tù nhân)đến, đứng bên ngoài cánh cổng sắt gọi với vào,anh Vàng đi ra gặp họ.Chúng tôi cũng theo ra xem anh ta nói gì.
-Các anh các chú chờ thêm một tiếng đồng hồ nữa,chúng tôi đang nấu cơm canh khác
Nói xong anh ta quay đi
Lúc đó đã gần 12h trưa,bụng đói cồn cào,anh em cũng chẳng còn gì ăn cả,tất cả dự trữ đều không còn khi đặt chân đến Thanh Hoá này.Mọi người bàn luận đến những khả năng xấu nhất.Chú Nguyễn Trưởng-một người có khuôn mặt nhân hậu,mái tóc muối tiêu gợn sóng,đôi mắt sáng tinh anh ,nước da đen bóng nói.
-Các anh thế nào,riêng tôi đã quyết định rồi,sẵn sàng hy sinh.Chứ không để họ xem thường mình.Ai cũng chết một lần,có gì phải sợ,. và chú cười sang sảng,tay vuốt chòm râu bạc.
Chú Nguyễn Trưởng chỉ là một lão nông,quê Quãng Ngãi.Chú đi dinh điền….từ thời Tổng thống Ngô Đình Diệm , trước năm 1975,với mồ hôi và sự khôn khéo,với sự trợ giúp của chính phủ lúc đó và thời đệ nhị cộng hoà,chú có cả một cơ ngơi to lớn,50 mẫu đất trồng mía,trồng tiêu,tài sản của chú trước năm 1975 có đến hàng ngàn lượng vàng.Cuối cùng mất trắng,chú tham gia vào một tổ chức kháng chiến đơn giản vì bất bình trước sự bất công,bạo ngược và ngu dốt của chính quyền mới.Chú không hề có một ý niệm gì về chính trị.
Tất cả mọi người đều quyết định như thế,anh Nguyễn Văn Trung sẽ đi tiên phong trong cuộc đấu tranh này,đây là cuộc đấu tranh để bảo vệ nhân phẩm,nhân quyền của con người vừa là cuộc đấu tranh để tìm một sinh lộ cho tất cả mọi người.Chúng tôi nhận thấy không thể sống với một khẩu phần ăn như vậy.
Gần 1h chiều,nhà bếp mang lên một thau cơm trắng,cơm bốc khói,một thau bắp cải luộc-lần này đúng là bắp cải cho người ăn chứ không phải cho bò!!.
Buổi chiều hôm đó cũng vậy
Tối hôm đó,phòng chúng tôi có điện,mấy người thợ vội vàng từ chiều,họ khoang đục và đặt đưòng dây.
Trai Thanh Hoá này dùng lưới điện quốc gia nên điện rất sáng ,không tù mù như trại Xuân Phước.Anh em có nhu cầu đọc sách,khốn nổi không có gì để đọc,sách vở bị giử cả,buổi tối dài đằng đẳng không biết phải làm gì,thấy vô vị và hoang phí quá!
Ba ngày sau tôi bị gọi đi làm việc,tôi biết đây là chuyện về lá thư tôi vứt xuống khi đi ngang qua Tam Kỳ,và họ đã thu được.Nội dung thư cũng chẳng có gì,nhưng điều làm tên cán bộ Tiếp -thiếu tá công an từ Bộ CA về và những người cộng sản nổi giận vì tôi viết trong lá thư đó có nhóm từ”Tù chính trị”.Chế độ này vẫn phủ nhận với công luận trong nước và Thế giới rằng:Ở VN không có tù chính trị mà chỉ có những người vi phạm luật pháp.Về phía chúng tôi vẫn giữ lập trường là tù nhân chính trị.
Đây là một việc tế nhị,chỉ là một nhóm từ nhưng ở đây thể hiện sự khác biệt,thậm chí đối đầu giữa hai quan điểm.
Trên đường đi,tôi sẵn sàng tâm lý sẽ bị cùm.Bước qua cánh cổng sắt to lớn nặng nề và kiên cố,tôi đi theo người cán bộ của trại ra đến văn phòng làm việc của BGT
Tôi nhìn quanh, một không gian thoáng đảng,những căn nhà sang trọng 2.3 từng ,ghép kính màu,những chậu hoa,những cây cảnh,lối đi rãi sỏi trắng,những vạt cỏ được cắt tỉa cẩn thận,vườn cây ăn trái vây bọc hồ nước với dả sơn và những con cá chép đủ màu lượng lờ
Tôi hít một hơi thật dài,thật sâu,không khí ở đây cũng khác,nhẹ nhàng và trong sạch không như ở trong kia.Hai thế giới gần kề nhau.Thiên đường và Địa ngục,Thiên đường dành cho những người cai trị,Địa ngục dành cho những kẻ bị trị.
Tôi đi theo một hành lang khá rộng,dọc hành lang là những chậu hoa Hồng,hoa Cúc được đặt trên những bệ cao,những gốc Quỳnh già đong đưa nụ hoa sắp vỡ,mấy cây tường vi khá cao thả những cánh hoa hồng phớt.
Bước vào một căn phòng rộng đựoc bày trí sang trọng,một người CA mang quân hàm Đại uý cao lớn và hơi gầy chào tôi lịch sự và mời tôi ngồi.Tôi nhận thấy cung cách này hơi lạ,không giống như những lần tôi làm việc với họ trước đây.Với sự đề phòng cố hữu,tôi chậm rãi kéo ghế ngồi xuống-
-Chào cán bộ.
Sau đó là những lời thăm hỏi sức khoẻ,cảm tưởng của tôi khi đến trại này.Tôi trả lời thận trọng và so sánh trại này với trại Xuân Phước,Tôi trình bày đúng với sự thật về điều kiện sống và sinh hoạt ở đây.
-Ở đây phòng thoáng mát rộng rãi,phòng vệ sinh sạch sẽ nhưng mức sống thì không bằng Xuân Phước.Chúng tôi thiếu rau xanh,cơm không được sạch sẽ.
Rồi họ nói về sự phát triển của đất nước,chính sách của Đảng,đường lối của chính phủ.Vẫn là những điều tôi đã nghe nhiều nhưng được trình bày nhã nhặn hơn
Một ấm trà thật ngon được một cô gái xinh đẹp mang vào(cô ta rất đẹp dù trong bộ đồ tù),giọng nói trong trẻo của người Hà Nội.
-Cháu mời Ông,em mời anh
Tôi gật đầu cảm ơn cô,đã hai năm rồi tôi mới được nhìn một phụ nữ đẹp như thế,trong lòng cũng thấy xôn xao(lúc đó tôi mới 36 tuổi)một thứ xôn xao của biển mùa hạ,êm đềm,sâu thẳm..Tôi nâng chén trà lên,hít nhè nhẹ,mùi thơm dịu dàng, hớp từng ngụm nhỏ -trà ngon tuyệt vời.Đã lâu rồi tôi chưa thưởng thức cái hương vị nồng nàn này,ước gì được ngồi một mình với ấm trà này.Tối nói như chỉ có một mình:
Trà ngon quá.
Tôi và họ trao đổi về tình hình thế giới và Việt Nam,đề cấp đến rất nhiều vấn đề,từ kinh tế xã hội đến quốc phòng
Sau đó họ chuyển đề tài nói về tôi,về những tác phẩm tôi viết mà họ thu giữ được.Họ không chối cãi được về những gì tôi viết trong đó,đó là sự thật.Tôi chỉ nói lên cái sự thật đã đang và sẽ tiếp diễn ở ngoài kia và họ chỉ lên án tôi(nhẹ nhàng thôi)là chỉ nhìn một chiều,chỉ thấy mặt tiêu cực nhưng không nhìn thấy mặt tích cực của xã hội.Họ nói đến công lao của Đảng cộng sản trong hai cuộc chiến tranh.Họ nói sự nhìn nhận về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc,thống nhất đất nước của tôi là sai,là luận điệu thù địch phản động.Họ nói tác phẩm “Di tản” của tôi,nếu “không may”được phổ biến sẽ làm sai lệch sự nhìn nhận của thế hệ trẻ về cuộc chiến tranh Thần thánh này.Tôi không muốn tranh luận với họ về việc này nó không có lợi cho tôi trong hoàn cảnh này.Tôi chỉ nói
-Tôi là người cầm bút,tôi muốn ghi lại cuộc sống và những diễn biến của thời cuộc,còn độc giả sẽ là người phán xét.
Rồi họ nói về truyện ngắn:”20 giờ ở bệnh viện” của tôi,là một đánh giá quá đáng về ngành y tế Việt Nam,là sự cố chấp, cầu toàn.Họ nói ở đâu,thời nào cũng có cái tốt cái xấu,không nên chỉ nhìn vào cái xấu để chụp mũ,áp đặt
Tôi không tranh luận,cũng vì lý do trên nhưng trong lòng tôi cũng biết rằng cái thiện,cái ác cái xấu cái tốt song song tồn tại ở bất cứ đâu nhưng đâu là cái bản chất,cái phổ biến và nhiệm vụ của những người có lương tri là tuyên chiến với cái ác cái xấu
Hơn một tiếng đồng hồ trôi qua,họ đã đưa ra quan điểm của họ,tự ca ngợi chế độ,tự đề cao chủ nghĩa nhưng với một giọng điệu kém tự tin(vì hoàn cảnh lúc đó chưa cho phép họ chăng?)vì lúc đó người dân VN nghèo xơ xác,họ tự biết chẳng có gì để tự hào chăng?
Sau đó họ để tôi lại một mình với một tờ giấy và một cây bút yêu câu tôi viết kiểm điểm và tôi đã viết một bản Kiểm điểm với lời lẽ thận trọng,không khiêu khích họ cũng không nhận mình sai.
Tôi suy nghĩ thật chín chắn vì biết mình đang ở trong tay họ,tính mạng của mình họ nắm giữ.
Rất lâu sau đó họ mới trở lại,tôi đã viết xong rồi.Ngồi uống trà và nhìn cách bày trí trong căn phòng, rất sang trọng-tôi thầm nghĩ như vậy(những người cộng sản họ cũng thích nghi rất nhanh với đời sống xa hoa)
Trên đường trở về buồng giam,tôi thấy nhẹ nhõm một chút vì nhận thấy buổi làm việc này không căng thẳng họ không có ý định cùm tôi,tôi không biết lý do tại sao
Tôi có một chút thanh thản để nhìn lên bầu trời,hôm nay trời hững nắng,rất lạnh và đẹp.Tôi đi qua những cô gái đang nhẹ nhàng làm việc,họ chăm sóc hoa và cây cảnh..trong những cô gái đó có người dùng nước hoa và trang điểm như ở nhà hay ở nơi làm việc,họ là những tù nhân hơi đặc biệt.
Về đến buồng giam,anh em xúm lại hỏi tôi về buổi làm việc,tôi trình bày lại những gì mà tôi trao đổi với cán bộ và nói với họ:Hy vọng là tai qua nạn khỏi.
Tôi biết anh em rất lo lắng cho tôi nếu bị đi cùm ở cái đất Thanh Hoá vào mùa này lạnh sao chịu nổi(Khi bị cùm và kỷ luật ở buồng giam riêng,chỉ có một mảnh chiếu,không mùng,không chăn,không bàn chải đánh răng,không gì hết).
Chú Phan văn Bàn và anh Nguyễn Văn Trung cười vổ vai tôi
-Hy vọng trong cái rủi có cái may.
Nhưng tôi vẫn còn lo lắng vì việc này vẫn chưa ngả ngũ,vẫn chưa có thái độ dứt khoát của họ.
Một tuần trôi qua,vẫn không có buổi làm việc nào nữa,việc của tôi có thể kết thúc ở đây.Còn tình hình chung thì thỉnh thoảng họ gọi từng người ra làm việc
Nội dung trao đổi cũng nhẹ nhàng,họ hứa sẽ cải thiện cuộc sống của anh em,nhưng chỉ một tuần sau lời hứa không những không được thực hiện mà họ còn tìm cách o ép chúng tôi
Họ hạn chế chúng tôi đủ cách:Không cho giữ giấy bút,hạn chế số tiền chúng tôi được tiêu dùng,họ đưa ra chỉ tiêu mỗi tháng chúng tôi chỉ được nhận 5kg quà của gia đình và chỉ được mua thêm với số tiền tương đương 10kg gạo.Mục đích của họ là để cô lập chúng tôi với nhau,không cho chúng tôi có phương tiện để tương trợ những anh em khó khăn,rồi những bữa cơm lại như cũ,toàn cứt dán hôi không nuốt được và thứ canh bằng lá bắp cải già mà bò cũng chê vậy là họ đẩy chúng tôi vào cuộc đấu tranh mới.Chúng tôi làm kiến nghị để gởi lên BGT đòi hỏi sự đối xữ công bằng và tôn trọng pháp lệnh thi hành án.100% anh em tham gia kiến nghị và cơm canh bị gởi trả lại cho Trại,với lời cảnh báo sẽ tuyệt thực tập thể.Trong số 32 người tù chính trị ở buồng này,dự kiến sẽ có khoảng 18 người tuyệt thực vô thời hạn.Trong nhóm Thập tam Thái bảo hiện tại có:Tôi,anh Hoàng Xuân Chinh,anh Trần Nam Phương,anh Nguyễn Văn Trung,những người này sẽ đi tiên phong,chúng tôi đã thoả thuận như vậy và khi bàn bạc với Bs Nguyễn Kim Long thì anh Long cũng quyết định tham gia cùng 4 anh em chúng tôi,chúng tôi đã sẵng sàng tuyệt thực.
Trước sự đòi hỏi quyết liệt và sự đồng thuận của 32 anh em,trại đã nhượng bộ.Chúng tôi đựoc nhận củi,than,rau hàng ngày để tự nấu ăn. Anh Trương Văn Sương hì hục suốt ngày với những phương tiện thiếu thốn hoàn thành một cái bếp để tiết kiệm củi đốt
Lần đầu tiên cũng là cũng là lần duy nhất trong những ngày tháng lưu đày ra Bắc chúng tôi đựoc tự nấu ăn,anh em phân công ra làm việc,cuộc sống của anh em dể chịu rất nhiều.
Tết sắp đến,chỉ còn vài ngày nữa thôi.BGT mang vào cho chúng tôi mấy chậu hoa và cây cảnh để trang hoàng cho căn phòng bớt đơn điệu.Hai cây tùng đựoc đặt trên hành lang trước cửa ra vào,mấy chậu Cúc Đại đoá và hoa Hồng đặt ở bật tam cấp dọc hành lang và có cả hai chậu quỳnh nhỏ bắt đầu trổ hoa.
Chúng tôi đón cái Tết đầu tiên trên Đất Bắc trong sự thiếu thốn cùng cực vì trong số 32 anh em chưa có một người nhận được thông tin từ gia đình.
Chiều cuối năm trời không mưa nhưng rất lạnh,chúng tôi nhận được mỗi người một phần quà của BGT.Gói quà có:1 gói trà 50gr,một gói thuốc lá Du Lịch,1 gói kẹo và 1 gói mức nhỏ.Tuy chỉ có vậy nhưng nó làm dịu đi sự thiếu thốn
Theo thông lệ,chiều cuối năm chúng tôi được ăn Tết tất niên,cũng là khẩu phần ngày Tết-lể được quy định trong pháp lệnh thi hành án.Mỗi người chúng tôi được nhận hai cái bánh chưng do trại gói,mỗi cái khoảng 3 lạng.Bánh gói rất vụng,nếp thì dở còn nhân chỉ có một ít đậu xanh và thịt mỡ,và da còn rất nhiều lông heo
Buổi chiều tất niên hôm ấy,chúng tôi được nhận mỗi người một lạng thịt heo kho,một ít đồ xào(có gan lòng xương xào với miếng với su hào-rau thơm)Đã một tháng rồi mới được một bữa ăn ngon.
Tối hôm đó chúng tôi tổ chức liên hoan đón tất niên,từ chiều mấy anh em đã chuẩn bị nước sôi cho vào bình thuỷ để chế trà,những anh em nghiện thuốc thì rất vui vì đã lâu phải vật vã,thèm khát,1/3 anh em không hút thuốc,số còn lại là nghiện nặng
Trong phòng có 3 cây ghita,Anh Nguyễn Văn Trung,anh Lê Văn Thụ và Anh Trần minhTuấn,một ban nhạc không chuyên đã sẵn sàng.
Riêng anh Lê Văn Thụ là một nhạc sĩ thực sự,anh sáng tác,phổ nhạc,chơi ghita và còn hát rất hay.Tôi và anh Thụ rất hợp nhau.Anh Lê Văn Thụ là người Bắc 54,quê Đà Lạt,một người cao lớn,khoẻ mạnh và hiền lành,ở anh có một sự tự chế rất cao,ít khi thấy anh nóng giận,anh xữ sự lịch lãm,tinh tế.Tôi rất mến phục anh,học hỏi ở anh sự yên tĩnh nhu hoà,tôi xem anh như một tấm gương để học hỏi và chế ngự bớt sự nóng tính,cực đoan của tôi.Những bản nhạc xuân:Xuân này con không về,Phiên gác đêm xuân,nhớ một chiều xuân,được những giọng ca tuy không chuyên nhưng cũng không tồi biểu diễn.Mấy anh cán bộ mang súng đi lòng vòng bên ngoài cũng đứng lại nghe anh em hát.
Anh Lê Văn Thụ nói với mọi người trong phòng:
Để góp vui với anh em,tôi xin được hát tặng anh em một bài.
Anh Nguyễn văn Trung cười, nói với anh Lê văn Thụ:
Hát thì hát nhưng đừng khóc nghe cha nội,
Cả phòng ai cũng cười.Anh Lê Văn Trung bắt đầu dạo nhạc và hát,chỉ đến đoạn:”ngày đi con hứa xuân sau sẽ về.Mà nay…”thì giọng anh đãm nước mắt.Mọi người ai cũng bùi ngùi.
Tôi và anh LVT nói chuyện với nhau hằng ngày:Anh là con út của một người mẹ nhân từ,các anh chị của anh ở nước ngoài,có ngườ ở VN nhưng ai cũng có gia đình và có cuộc sống ổn định.Anh là Trung uý Thiết giáp của quân lực Việt Nam Cộng hoà,anh tham gia tổ chức kháng chiến khi còn rất trẻ,chưa vợ chưa con,với anh, mẹ là tất cả và với mẹ,anh là cậu út bé bỏng vàng ngọc.
Ai cũng có một gia đình,ai cũng có một nỗi niềm.Với tôi,không chỉ là mùa xuân,là ngày Tết..bất cứ lúc nào nỗi nhớ con cũng rây rứt khôn nguôi.Cả trong giấc ngủ..các con tôi con bé quá,má mất sớm,ba đi tù,các con tôi thật bất hạnh.Rất may các cháu còn có được sự đùm bọc của hai cô,hai bác và bà nội,nếu không các cháu sẽ ra sao?
Năm trước tôi nhận được thư và hình của các con,trong thư,Thục Vy con gái lớn của tôi viết:
Không có Ba nhà mình không có Tết ba ạ!chung quanh ai cũng ăn Tết,riêng nhà mình thì không.
Tôi đã khóc,khóc rất nhiều từ ngày xa con.
Đêm đầu tiên trong biệt giam của trại Hoà Sơn,rồi những ngày sống dở chết dở ở trại An Điềm-Quảng nam.Trong cái địa ngục trần gian đó,tôi vô cùng tuyệt vọng,đoan chắc là mình chẳng bao giờ đựoc gặp lại các con,không ai sống nỗi ở cái trại tù khổ sai tàn ác đó.Trâu bò cũng không chịu nỗi nữa là người,Tôi đã chứng kiến một con Trâu lăn đùng ra chết vì kiệt sức,một con khác chổng vó lên trời mặc sức cho người ta đánh,nó cứ nằm vậy không chịu động đậy,đôi mắt thô lố..nó không chết,nó tự vệ bằng cách không chịu làm việc.Tôi chưa từng biết con trâu nào khôn ngoan như thế,đánh mãi không chịu đứng lên,tên quản giáo cũng đành chịu.Chẳng lẽ đánh chết nó..không chừng bị kỹ luật vì phá hoại tài sản XHCN.Có những con khác khi nghe tiếng kẻng,nó phá chuồng bỏ chạy lên núi vì không chịu nỗi công việc cày bừa quá nặng nhọc.Chúng tôi lúc đó không được như con trâu kia,nếu chống lệnh thì chỉ có con đường chết vì bị tra tấn,bỏ đói..chết khát trong biệt giam.Trong lúc tuyệt vọng đó,tôi càng nhớ con kinh khủng,nhớ con trong sự đạu đớn tận cùng.Bây giờ đây mùa xuân đang đến,mọi người sum họp vui vẻ cho dù cuộc sống vẫn còn nghèo đói.Họ vẫn hưởng được cái hạnh phúc đơn sơ nhưng vĩ đại vì nó là hạnh phúc lớn lao nhất,quan trọng nhất của đời người,được ở bên cạnh các con.
Qua đêm nay là đến Tết,các cháu nhỏ sẽ được xênh xang áo mới,tiền lì xì cho dù đó là những chiếc áo rẻ tiền nhưng ít ra chúng cũng được sự nâng nui của bố mẹ,đó là điều quan trọng nhất,lớn lao nhất mà một đứa bé cần: đó là tình yêu thương.
Tôi và các con là nạn nhân của một chế độ bạo ngược hung tàn,là nạn nhân của một tội ác thế kỷ:Chế độ độc tài Cộng sản.
Khoảng 10h,những người lớn tuổi xin phép đi nằm,tôi ngồi nán lại để nghe anh LVT hát bài:”Anh cho em mùa xuân” của Nguyễn Hiền,đây là bản nhạc tôi rất thích.Khi còn ở ngoài,mỗi lần xuân đến tôi đều chuẩn bị một cành mài và một băng catsette,trong đó nhất định phải có bản nhạc này.Bây giờ nghe anh Thụ hát,tôi không còn cái cảm xúc như xưa,trong tôi không còn có hình dáng của người con gái nào dù thực hay mộng,chỉ có hình ảnh các con tôi bé nhỏ.Thục Vy 8 tuổi,Khánh Vy 6 tuổi,Trọng Hiếu 4 tuổi…nghe xong bản nhạc,để anh Thụ được vụ tôi xin cáo từ về chỗ,lấy tấm hình các con ra xem,những đôi mắt ngây thơ nhìn tôi,chúng nếp vào nhau như muốn tìm một nơi nương tựa.
Một dòng nước mắt nóng hổi chảy xuống cằm,tôi cất những tấm hình và đi nằm,vẫn biết rằng sẽ không thể nào ngủ được,không phải chỉ có đêm nay mà đã nhiều đêm như vậy.
Sáng mồng 1 trời lại đổ mưa,mưa không lớn chỉ lất phất bay,tôi ngồi nhìn ra sân,một vài cây cải nở hoa thật sớm.Trời Thanh Hoá rất lạnh so với Phú Yên-Xuân Phước,mọi người co ro trong cái rét vì thiếu áo ấm.Ở miền Nam không ai chuẩn bị áo rét cả,cũng như mọi người tôi mặc vào tất cả những gì có thể mặc được.
Anh em vẫn bắt tay chúc mừng năm mới,tất cả đều chúc nhau mạnh khoẻ,đó là câu chúc ý nghĩa nhất vì đó là ước mơ của tất cả mọi người.Khoẻ mạnh để có thể chịu đựng những thử thách nghiệt ngã,để đứng vững mà quay về với vợ con,với bố mẹ.
Tôi và chú 6 Bàn ăn chung,chú 6 dậy sớm hơn,đã chuẩn bị buổi mai cho hai người chúng tôi: một cái bánh chưng chiên(một buổi mai thịnh soạn)Tôi đi rửa bộ ấm trà rồi ngồi vào bàn ăn.Gọi bàn ăn cho nó oai ,ở Thanh Hoá không có phòng ăn cho từng Buồng giam,chúng tôi ngồi ăn bất cứ ở đâu thuận tiện.
-Chú 6 chiên bánh chưng ngon quá.
Tôi nhai miếng bánh chưng giòn rụm và ngọt lựng vừa nói
Chú 6 cười giòn rất to
-Khi người ta đói thì ăn gì cũng ngon,hồi ở biệt giam mấy năm trời,hạt muối trắng ngậm vào thấy rất ngọt,mấy cây cỏ dại nhai vẫn thấy ngon
Cơm xong,tôi rửa chén,còn chú 6 chế trà
Tôi chấm một tí xàphòng,không dám dùng nhiều rửa qua loa,hai cái chén,cái soong còn mỡ chú Sáu dặn để lại đó buổi trưa xào rau
Chú Sáu Bàn mời anh Thuỵ và anh Trần Nam Phương qua cùng uống trà.Chúng tôi bàn về thời sự và tình hình của các anh em.Chúng tôi đón chào năm mới như vậy đó.
Một lát sau,Bs Nguyễn Kim Long ghé qua chỗ tôi,gần tôi là “Mâm” của anh NVT và LVT.Đối diện tôi bên dãy bên kia….là mâm của anh Lê Văn Vàng và Hoàng Xuân Chinh
Ba ngày Tết qua nhanh,những người thợ hồ đã đi làm trở lại,buồng bên cạnh sắp hoàn tất,những cánh cửa được lắp vào và một ngày thật bất ngờ,khi cánh cửa sắt của khu mở ra và mấy anh em chúng tôi gọi là nhóm”Thập toàn”xuất hiện với đồ đạt khệ nệ trên tay.Chúng tôi vui mừng như được đoàn tụ với người thân.Ba người được anh em chào đón nồng nhiệt nhất tất nhiên là Phạm văn Thành-Nguyễn ngọc Đăng và Phạm anh Dũng,trong anh em họ là những người hùng,nhất là Phạm Văn Thành được anh em yêu quý nhất.Họ dành cho Thành tình cảm đặc biệt vì Thành là người năng nổ nhất-gần gũi với anh em nhất,chia sẽ với anh em nhiều nhất cả về vật chất lẫn tinh thần.Tôi chưa thấy một người nào đối xữ với anh em tốt như anhThành.
Tôi vào Xuân Phước cuối năm 1993,Anh Trần Tư và Gs Đoàn Viết Hoạt bị chuyển đi Bắc mấy tháng sau đó,tôi chưa có dịp nói chuyện và làm quen với anh Trần Tư ,nhưng qua anh em tôi được biết anh Trần Tư là người hào phóng,chia xẻ với anh em rất nhiều.
Những ngày sống ở Thanh Hoá ,Thành đã chia xẻ tất cả những gì mình có,từ thuốc men,tiền bạc quà cáp ,phải nói Thành là một người luôn ở bên cạnh mọi người lúc khó khăn.
Một thời gian sau đó,cuộc sống của chúng tôi có sự điều chỉnh,vì trại có nới bớt sự hạn chế áp đặt bấy lâu lên chúng tôi,có lẽ vì sự quan tâm của những đoàn Đại sứ Pháp,Mý,Canada.
Tôi và anh Nguyễn Ngọc Đăng nói chuyện với nhau nhiều hơn,anh Đăng hơn tôi một tuổi,có nhiều điểm chúng tôi giống nhau,cái giống nhau nhiều nhất là sự thoải mái trong giao tiếp.
Anh Đăng là một con người cởi mở,nói năng bộc trực đôi lúc thiếu tính ngoại giao nên làm mất lòng nhiều người.
Anh không kiêng nể ai,bất bình là nói bất chấp hậu quả,có lần trong cuộc tranh luận về những quyền Tự do Dân chủ với một số cán bộ của Trại Thanh Hoá,anh đã so sánh Việt Nam với Canada,anh nói,ở Canada ,chính phủ phải có trách nhiệm lo cho dân,phục vụ dân,luôn phải lắng nghe ý kiến của dân qua những cuộc thăm dò ý kiến hoặc trưng cầu dân ý..Chính phủ hiểu người dân muốn gì nghĩ gì,sau đó họ sẽ đưa ra những quyết định hợp lòng dân,không phải như ở VN,Đảng CS quyết định tất.
Mấy tay cán bộ trả lời anh:Vì Đảng chúng tôi là Đảng lãnh đạo.
Anh Đăng hỏi:Nhưng ai quyết định cho Đảng CS lãnh đạo.
Mấy cán bộ trả lời :Dân
Anh Đăng hỏi:Dân nào,phải có bầu cử Tự do chứ,phải có sự giám sát của quốc tế và có sự chạy đua giữa các đảng phải với nhau để người dân chọn lựa chứ,còn ở đây các ông một mình một chiếu,vừa đá bóng vừa thổi còi,người dân không có quyền lựa chọn nào cả.Không bầu cử cho các ông thì bầu cho ai.Có ai tranh cử đâu ?.
Cán bộ: -Mỗi nước mỗi khác,ở Việt nam chúng tôi có luật pháp của Việt nam,không sao chép khuôn mẫu luật pháp nước khác.
Anh Đăng:Đó là khuôn mẫu và giá trị chung của loài ngườ tiến bộ văn minh.Đảng CS các ông và các chế độ độc tài khác chỉ là thiểu số.Cán bộ và ai cũng biết chế độ độc tài nào cũng nghèo đói lạc hậu cả,ai cũng muốn có dân chủ và sự giàu có,người dân VN cũng vậy nếu họ được tự do lựa chọn…
Một tay cán bộ không kìm được sự tức giận,hắn hỏi xách mé:
Anh Đăng án mấy năm
Anh Đăng nhìn với một chút ngạc nhiên nhưng cũng trả lời.
-20 năm
Anh ở hết 20 năm rồi về Canada đã nói chuyện dân chủ.
Câu nói này làm anh nỗi xung..và không kiềm chế được
-Nói với các người nói với đầu gối còn hơn.
Anh bỏ đi,mọi người ai cũng sững sốt và lo lắng.Mấy tay cán bộ đứng đờ người ra
Câu nói của anh rất nặng..nhưng hoàn toàn đúng..chỉ có là không ai dám nói như vậy..ở VN nói như vậy thì mục xương.Chắc có lẽ họ lờ đi vì anh là công dân Canada
Cùm một công dân Canada vì lý do như vậy cũng khó giải thích với Đại sứ Canada.
Sau lần đó tôi càng cảm phục anh
Chúng tôi càng ngày càng thân nhau qua những lần uống trà.Cuộc sống của chúng tôi đỡ hơn vì có nhiều anh em nhận được quà..thăm nuôi..bưu phiếu.
Sự có mặt của mấy anh em trong tổ chức Liên Đảng của Hoàng Việt Cương đã mang đến những thay đổi lớn trong đời sống của chúng tôi.
Người ta mang hạt giống vào theo yêu cầu của một số anh em,mảnh đất trước sân khá rộng,chúng tôi trồng rất nhiều thứ rau xanh:Khổ qua,mướp,bí đao,chuối,đu đủ,mồng tơi..Từ ngày anh em Việt kiều-Tôi tạm gọi như thế đến,BGT trại mang rất nhiều chậu hoa và cây cảnh vào,chúng tôi là những người trong nước chỉ hưởng theo thôi.Chúng tôi nhìn thấy sự khác biệt lớn lao giữa một công dân VN và một công dân nước ngoài.Chính CSVN đã tạo ra Đẳng cấp và ranh giới,những Việt kiều được đối xữ khác họ được ưu tiên trong việc khám chữa bệnh,thư từ liên lạc với gia đình dể dàng hơn,thời gian thăm gặp lâu hơn.Còn chúng tôi,những người mang quốc tịch VN,chúng tôi chẳng là gì cả,thua cả một con vật,con vật chết người ta sợ tổn thất,chúng tôi chết chỉ mất một tờ biên bản.
Chính CSVN đã đẩy thân phận người Việt đến chỗ tận cùng của sự khinh miệt,sự rẻ rúng,chính họ đã tạo nên cái hàng rào đẳng cấp giữa công dân việt nam và công dân ngoại quốc với sự khinh trọng khác nhau.
Chính CSVN đã tạo nên sự khác biệt về thân phận giữa một người VN và một công dân ngoại quốc,người ngoại quốc thì quý trọng,người VN thì hèn mạt và CSVN phải chịu trách nhiệm về việc này.Họ đã làm tổn thương đến lòng tự hào dân tộc,đẩy dân tộc VN xuống hàng mang di mọi rợ…họ đã làm xuất sắc cái mà bọn Thực dân Pháp đã làm.
Cuộc sống của tôi có một sự điều chỉnh,Anh Phạm văn Thành mời chú Phan văn Bàn,anh Trần nam Phương,anh Hoàng xuân Chinh và một số anh em khác về ăn chung một mâm để tiện giúp đỡ.Tôi được anh Đăng mời ăn chung với Nguyễn duy Cường-một người trong tổ chức Liên Đảng nhưng ở quốc nội.
Cuộc sống của tôi từ trước đến nay vẫn tạm ổn vì luôn được gia đình quan tâm,không nhiều nhưng tôi cũng không thiếu thốn.ăn chung với anh Đăng cuộc sống của tôi dể chịu và đầy đủ hơn rất nhiều.
Mấy tháng sau Bộ CA tổ chức tuần học tập về chính trị,lịch sữ Việt Nam.Họ bắt buộc mọi người phải học, và trong mỗi ngày đi học mỗi người được bồi dường hai lạng thịt heo.Tôi cáo bệnh không đi.Mấy nhân viên công an của Bộ đến hỏi từng người sao không đi(khoảng 3-4 người không đi)cùng với CA của bộ còn có Doãn Hồng Phong phụ trách trạm xá-thượng uý Công an).Phong là một người cao gầy,có khuôn mặt khó đăm đăm,hắn ta luôn có thái độ hằn học với anh em vì mặc cảm chăng?Hay đơn giản chỉ là cái bệnh chung của những người CS là thù ghét những người dân chủ.Đặc biệt hắn tỏ ra không ưa tôi từ lần gặp đầu tiên.
Tôi bảo bị đau răng,hắn yêu cầu há miệng cho kiểm tra.Tôi có bị đau răng nhưng không đến nỗi không đi được.Tôi không thích phải ngồi từ ngày này sang ngày khác để nghe luận điệu tuyên truyền,tôi đã phát ngấy cái chuyện này rồi.
Qua ngày thứ nhất,đến ngày hôm sau thì chia nhóm ra để thảo luận.Tôi vẫn cáo bịnh nằm nhưng khi nghe anh em thảo luận tôi thấy đây là cơ hội để tranh luận,trình bày quan điểm của mình.
Chiều hôm đó tôi tự nguyện tham gia buổi học,người ta cấp giấy bút cho tôi,mỗi tờ giấy đều đánh số để sau này thu lại,chỉ được ghi chép nhưng không được mất tờ giấy nào.
Lần này chúng tôi nghe họ trình bày về thế và lực của “Cách mạng VN”.Chính sách Đối nội và Đối ngoại của CSVN trong thời kỳ”hội nhập” đổi mới”
Đó là năm 1996,sau một năm bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ,nhưng luận địu của họ vẫn căm ghét Mỹ,quan hệ với Hoa Kỳ là một nhu cầu chiến lược không thể không làm..để tránh tình trạng bị cô lập…để phát triển kinh tế.Mỹ là một thị trường lớn,muốn hội nhập với Thế giới không thể không quan hệ với Mỹ.
Và cũng trong những buổi học chính trị này,thái độ của họ đối với Trung Cộng đã thay đổi hẳn,không còn coi Trung cộng là bọn…nước lớn,chủ nghĩa Đại Hán bành trướng.Họ coi Trung cộng là đồng chí là anh em,quan hệ với TC trở lại như môi với răng,môi hở răng lạnh của thời Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng.Tôi biết chuyện VC..bám đuôi TC từ vài năm nay vì không còn sự lựa chọn nào khác,hơn nữa đây là sự lựa chọn có lợi nhất cho VC và sự lựa chọn này phù hợp hoàn toàn với bản chất của người CS,đó là:Thực dụng,tráo trở,vụ lợi,vô nguyên tắc và không có lý tưởng,không có giá trị gì để tuân thủ để theo đuổi.
Nguyên tắc xử thế của CS chỉ có hai chữ:quyền và lợi,tất cả mọi chính sách chủ trương đường lối đều phục vụ cho hai mục đích này.
Để đối phó với diễn biến phức tạp và khó lường đoán trước của Thế giới ,VC cần có chỗ dựa.Trước đây họ coi Liên Xô là hòn đá tản,bây giờ quan hệ với TC là sự sống còn của chế độ.Người dân đang nhìn vào thế và lực của chế độ CS để quyết định thái độ của mình.
Đảng viên các cấp cũng nhìn vào thế và lực của chế độ để suy đoán tương lai chế độ đi về đâu…có vững vàng không để quyết định có nên…trung thành với Đảng CS không.Miếng bánh quyền lợi mà đảng CS đem ra chia chát để duy trì sự sống còn có lâu dài và đáng giá không?
Không có chỗ dựa từ TC,CSVN đơn độc lung lay,lúc đó người dân và các đảng viên cs có còn phục tùng,sợ hãi,ủng hộ chế độ không?Đây là nỗi ám ảnh với VC và nó sẽ vẫn tiếp tục cho dù CSVN có thành công trong việc liên kết với TC để bảo vệ chế độ cho nhau,nhưng trật tự TG sẽ luôn thay đổi,tương quan lực lượng giữa Mỹ,các nước Phương Tây và TC sẽ chuyển dịch,sự cần bằng chiến lược một ngày nào đó sẽ đổ vỡ và sự đối đầu bằng quân sự là tất yếu.Cái thiện, cái ác không thể sống chung,Tự do Dân chủ và Độc tài toàn trị không thể song song tồn tại.Đó là quy luật tự nhiên như ngày và đêm,sáng và tối.
Nhưng dù sao ngay trong thời điểm này VC cũng cảm thấy đuợc an toàn để tiếp tục cai trị một thời gian dài nữa.
Quan hệ ngoại giao với Mỹ đã thành công,liên kết chiến lược với TC đã ổn định,những người CS lúc này càng vênh váo,kiêu ngạo hơn cho nên sẽ nguy hiểm với các nhà dân chủ.
Tôi biết tương lai trước mắt còn tăm tối,việc phục hưng Tự do-Dân chủ cho Việt Nam còn xa vời,và vô cùng khó khăn.Tôi chỉ còn một chút hy vọng rằng:Người Mỹ sẽ nhận ra cái hiểm hoạ từ một nước TC đang lớn mạnh như vũ bão,một nước Nga đang bất ổn,có thể quay lại với chế độ độc tài bất cứ lúc nào và không loại trừ hai thế lực này liên kết với nhau..và người Mỹ sẽ hành động để tự bảo vệ mình và bảo vệ Thế Giới.Tôi vẫn luôn luôn xác tín rằng (cho đến khi tôi đang viết những dòng này)hiểm hoạ CS chỉ có thể giải quyết bằng cuộc chiến hạt nhân,hay một liệu pháp Sốc nào đó.
Kỳ vọng những người CS sẽ chuyển đổi qua con đường dân chủ là một ảo tưởng ấu trĩ và thảm hại và có thể phải trả giá bằng sự huỷ diệt của chính mình.
Sau đó chúng tôi được hướng dẫn về những câu hỏi,những đề tài cho một ngày thảo luận và viết thu hoạch.
Những đề tài,những hướng dẫn mà người ta gợi ý cho chúng tôi là để dẫn dắt chúng tôi theo một lộ trình đã được vạch sẵn,là cách áp đặt lên suy nghĩ của chúng tôi theo ý của họ.Họ không muốn chúng tôi đi vào những đề tài những lĩnh vực “nhạy cảm”.
Tổ thảo luận của tôi có:Bs Nguyễn Kim Long,anh Nguyễn Ngọc Đăng,Nguyễn văn Trung,anh Lê thiện Quang và 6 anh em khác,chúng tôi tranh luận và chất vấn họ về mọi đề tài,có những câu hỏi nằm trong nghị trình thảo luận nhưng cũng có những câu hỏi không nằm trong nghị trình.Họ chăm chỉ lắng nghe nhưng trả lời theo cách của họ.
Tôi ngồi giữa anh NVT và Bs NKL,Tôi nói với anh Trung
Em “nổ” trước nhé.
Anh Trung cười,
-Không không..chú mày nhường cho anh nổ trước.
Anh Trung cầm trên tay một miếng giấy đứng dậy
-Tôi muốn biết nhà nước CHXHCNVN có quan điểm và hướng giải quyết như thế nào về quần đảo Hoàng sa đã bị Trung Cộng chiếm năm 1974 và một số đảo ở Trường sa gần đây.
Họ vòng vo nói về chủ trương giải quyết vấn đề trên cơ sở thương lượng,không làm phức tạp tình hình và Họ hứa sẽ thu hồi Hoàng sa và Trường sa nhưng không phải lúc này.
Anh Nguyễn Ngọc Đăng đứng dậy
-Nếu các ông sợ TC không dám đánh nhau với nó thì vẫn còn có LHQ,là một cơ chế để giải quyết vẫn đề này.Tại sao các ông không đưa vấn đề này ra Toà án quốc tế.Tôi nghi ngờ về những gì các ông nói và thực tâm của các ông trong cách giải quyết vấn đề này.
Trước câu hỏi và cách đặt vẫn đề của anh NNĐ,…,họ chỉ bảo câu hỏi của anh Đăng mang tính khiêu khích.
-Không phải chúng tôi không dám đánh nhau,Mỹ là một siêu cường mạnh hơn hẳn Trung quốc mà chúng tôi còn dám đánh,vấn đề là đất nước cần có hoà bình và ổn định để xây dựng,còn chuyện nhờ LHQ và Toà án quốc tế can thiệp thì chúng tôi chưa dám trả lời các anh chờ xin ý kiến cấp trên nhưng lập trường của chúng tôi là không để bên ngoài can thiệp
Anh NNĐăng nỗi nóng đứng lên một lần nữa
-Nói như quý vị thì 100 năm nữa cũng không giải quyết được vẫn đề.Như thế này không được,như thế kia cũng không được,thực ra quý vị không muốn hoặc không dám trực diện với vấn đề,không quan tâm đến quyền lợi quốc gia.
Tôi đứng lên tiếp lời anh Đăng
-Vấn đề Hoàng sa-Trường sa không phải là không giải quyết được,chỉ tại nhà nước này và Đảng CS không muốn giải quyết vì sợ mất lòng Trung Cộng.Với tư cách là một công dân VN,tôi nghi ngờ về cách thức lãnh đạo đất nước của quý vị.Các vị đã đặt quyền lợi và sự sống còn của Đảng CS lên trên quyền lợi và sự sống còn của quốc gia và dân tộc.Tôi muốn biết quý vị là ai?lập trường của quý vị như thế nào?quý vị đứng về phía nào giữa dân tộc VN và bọn bành trướng Bắc Kinh
Khi quý vị gọi những tên cướp nước của dân tộc chúng tôi là đồng chí là anh em.
Họ sững sờ tuy cố giữ vẻ bình tĩnh nhưng chúng tôi thấy mặt họ tái xanh vì tức giận và lúng túng
Anh Nguyễn Kim Long đứng dậy,tay run lên vì tức giận
-Tôi cũng muốn hỏi quý vị như vậy.Quý vị là?Mục đích của quý vị là gì?Quý vị đứng về phía nào giữa dân tộc Việt Nam và bọn Trung cộng cướp nước?Quý vị xem họ là anh em là đồng chí thì nhân dân VN là gì của quý vị,người ta nói bạn của kẻ thù là kẻ thù.Quý vị phải chứng minh cho dân tộc VN biết quý vị là ai?
Vấn đề Hoàng sa-Trường sa là một thử thách để biết quý vị là ai.Nhân dân VN không thể không biết,không thể chờ đợi mãi mãi,
(anh NKL là người rất nóng nảy).
Tổng thống Việt Nam Cộng hoà Nguyễn Văn Thiệu đã từng nói:”Đừng nghe những gì CS nói,hãy nhìn những gì CS làm”
Tôi sợ anh đi quá xa không có lợi nên tôi khéo léo kéo tay anh.Tay cán bộ có quân hàm lớn nhất (làm ra vẻ tự nhiên tuy khuôn mặt đã méo xệch vì tức giận)nói với anh Long
-Đề nghị anh Long bình tĩnh,có gì anh em cứ trình bày,nhưng phải bình tĩnh,những thắc mắc của anh em chúng tôi sẽ ghi lại và trình lên cấp trên ..sẽ có ý kiến.
Buổi thảo luận đầu tiên kết thúc trong sự căng thẳng.…trên đường về buồng giam chúng tôi trao đổi với nhau về cuộc thảo luận.Anh Đăng cười vui vẻ,anh nói theo giọng Sài Gòn.
Dui quá,không hẹn mà gặp ai cũng suy nghĩ giống nhau,lần này bỗ chúng nó cũng không trả lời được.
Anh PADũng ở một tổ khác cười rất tươi,nghe anh em bên này nổ ..quá,bên chúng tôi cũng nổ.Tôi-Thành ,anh Phương cũng làm cho chúng nó lúng túng.Cũng là vẫn đề Trường sa Hoàng sa thôi.
Rất tiếc trong thời điểm mà chúng tôi thảo luận(vào năm 1996)chúng tôi không hề biết về công hàm của Phạm Văn Đồng ký năm 14/09/1958,nếu lúc đó chúng tôi có được thông tin đó thì CSVN sẽ bẻ mặt như thế nào.
Buổi chiều chúng tôi tập trung thảo luận về quy chế Trại giam,về điều kiện chăm sóc sức khoẻ,khẩu phần ăn và những hạn chế trong tiêu dùng của chúng tôi
Tôi,anh Nguyễn ngọc Đăng,,anh Nguyễn kim Long,anh Nguyễn văn Trung đều tập trung vào hai đề tài này.Anh Đăng ý kiến trước,cũng là ý kiến đại diện của chúng tôi.
-Về chỗ ở chúng tôi ghi nhận rằng chúng tôi có chỗ ở rộng rãi, và một vườn hoa cây cảnh đẹp,giờ giấc sinh hoạt thoải mái nhưng thời tíêt mùa hè nóng quá,yêu cầu cho chúng tôi mua quạt để xữ dụng,yêu cầu trại cho chúng tôi 1 cái Tivi màu,nếu trại khó khăn tài chính chúng tôi sẽ bỏ tiền ra mua.
Còn về mức sống của trại quá thấp,tiêu chuẩn cho một người tù mỗi tháng chỉ có 3 lạng thịt,5 lạng cá,3 lạng đường,2 lạng xabông,nửa lít nước mắm là quá ít.5 lạng cá thì thường là cá muối hư thối,không thể ăn được,nửa lít nước mắm cũng không ăn được.Cho nên chúng tôi đề nghị trại dở lệnh phong toả tiền bạc để chúng tôi tiêu xài và không hạn chế số lượng và trọng lượng bưu phẩm.
Chúng tôi muốn giúp đỡ những anh em thiếu may mắn của chúng tôi vì trại không cấp đủ nhu cầu cho họ sống còn được,nên để chúng tôi làm điều đó.Việc hạn chế sự ăn uống của chúng tôi là vi phạm nhân quyền,việc cấm chúng tôi giúp đỡ nhau trong hoàn cảnh ngặt nghèo là vi phạm đạo đức,nó hoàn toàn phi nhân tính,vô nhân đạo,nó thủ tiêu bản chất tốt đẹp của con người.Trong khi Đảng CS VN lúc nào cũng nói đến chính sách nhân đạo ,nhân đạo mà như vậy sao?
Người đại diện của Bộ CA trả lời chúng tôi như thế này:
Mỗi tháng các anh được cấp 15kg gạo với rau xanh,3lạng thịt,5lạng cá,3lạng đường.Chúng tôi tính về khẩu phần như vậy là đủ lượng calo cho 1 người.
Còn việc các anh muốn giúp đỡ bạn bè chúng tôi không cấm nhưng các anh phải xin phép cán bộ quản giáo nếu muốn giúp ai.Còn việc hạn chế số tiền tiêu dùng,số quà được phép nhận hàng tháng là để tránh những hiện tượng tiêu cực:Vì có một số người dùng số tiền gia đình gởi vào để đánh bạc cá độ,một số khác dùng tiền bạc để mua chuộc dụ dỗ người khác làm việc xấu.
Đến đây anh em không chịu nỗi,nhiều người dơ tay xin ý kiến,tôi thấy có anh Nguyễn kim Long và nhiều người khác,anh NKL không chờ cán bộ đồng ý đã lên tiếng.
-Tôi không đồng ý với cách giải thích của cán bộ.Thứ nhất:Tiêu chuẩn dành cho một người tù mà cán bộ gọi là “đủ calo”là một tiêu chuẩn giết người.Không ai có thể sống được với cái tiêu chuẩn như vậy.Tôi là một Bác sĩ,tôi biết một con người cần gì để sống,con người cần thịt cá trứng sữa….đường.Không ai có thể sống được với cơm rau và muối trắng một khoảng thời gian dài như chúng tôi,10năm,20năm,chung thân.Làm sao chúng tôi có thể sống được,đây là bản án tử hình được thực hiện từ từ,nó cực kỳ vô nhân đạo.Thử hỏi các vị,trong thời VNCH,quý vị bị chính phủ của chúng tôi giam giữ,quý vị được đối xữ như thế nào.Nhiều người của quý vị ở tù nhưng còn có tiền gởi về nuôi gia đình…vì lúc đó chế độ CH tạo công ăn việc làm cho quý vị để quý vị hoàn lương.
Đến đây nhân viên bộ CA không chịu được giơ tay ngắt lời anh Long.
-Thôi…thôi..đủ rồi đó anh Long,chấm dứt cái luận địệu của anh đi.
Trước khi ngồi xuống anh Long nói thêm-Đó là sự thật.
Anh NNĐ cũng không chờ cho phép có ý kiến.
-Ai dùng tiền của gia đình gởi vào để đánh bạc,cá độ thì trại xử lý người đó,không thể vì họ mà hạn chế người khác,ở đây chúng tôi không có tiền mua thức ăn đắt như vàng thì lấy tiền đâu mà đánh bạc.
Còn cái gọi là “mua chuộc” người khác là không đúng,quan hệ của anh em chúng tôi là tương kính và trách nhiệm như một gia đình.Đây là cách để các vị cô lập chúng tôi.
Tôi cũng lên tiếng
-Việc giúp đỡ cho các anh em gặp khó khăn là xuất phát từ lương tâm,từ nhân tính,chẳng lẽ mỗi lần giúp anh em một gói mì để ăn tối mà phải báo cáo với lãnh đạo,xin phép rồi mới cho,hoặc người bệnh lúc đêm hôm,một lon sữa cũng phải chờ sáng mai lên xin phép cán bộ.Quý vị muốn biến chúng tôi thành những người máy,muốn thủ tiêu nhân tính của con người,tiêu diệt cái quý giá nhất của một con người đó là lương tâm là nhân tính hay sao?.
Đứng trước những lập luận như thế họ không thể bác bỏ được bằng những lời lẽ nguỵ biện nên họ chỉ hứa sẽ xem xét ý kiến của chúng tôi.
Chiều về trao đổi với anh em tôi mới biết ở Tổ bên kia,anh Lê Hoàng Sơn,PVT và PADũng nổ còn hơn bên này.
Sau đợt học tập chính trị chúng tôi bị đưa đi lao động ở bên ngoài.Đầu giờ lao động chúng tôi tập họp ở ngoài sân trại và đi làm như mọi người.Đội của chúng tôi do anh Lê Hoàn Sơn làm đội trưởng,chúng tôi làm việc ở khu vườn trồng rau xanh,bên cạnh con đường đất đỏ,ở đó có một xưởng cắt gạch,gạch lót nền được cắt từ những tản đá vôi,những mảnh đá nhỏ còn lại chúng tôi đập thành đá 1x2.
Một hàng dừa bên cạnh ao nuôi cá nhỏ,mấy cây mít to tán lá sum sê trải rộng và khá nhiều trái,những cây mít này do những cựu tù của VNCH trồng,một giếng nước xây bằng đá,nước trong vắt.
Chúng tôi được giao chỉ tiêu mỗi người 4 xô 10lit đá 1x2/một ngày.Công việc này có rủi ro là có thể hỏng mắt vì đá văng phải.Chúng tôi bảo nhau không nên làm đúng chỉ tiêu giao khoán vì nếu làm đúng chỉ tiêu này thì sẽ được nâng lên đến mức nào không ai biết chắc,lúc đó mọi người sẽ vất vả.Hàng ngày chúng tôi chỉ đập được 3 xô hoặc 3 xô rưỡi.Anh NNĐ chỉ được hai xô.Tôi anh Đang và một số người khác không hoàn thành mức khoáng nên bị gọi lên gặp cán bộ để làm việc.Chúng tôi trình bày không thể đập đá nhanh hơn được vì sợ đá văng vào mắt.Cán bộ quản giáo là người khó tính và rất hay vòi vĩnh.Đội chúng tôi có một số anh em bên thường phạm được biên chế vào để kiểm soát,theo dõi chúng tôi nhưng một thời gian ở chung họ tỏ ra mến chúng tôi ..Tôi thấy họ là những người rất tốt,rất dể mến,tính tình nhu hoà ăn nói gãy gọn.Một anh tên là H,quê ở Thái Nguyên,tội buôn bán ma tuý.H là một người thanh niên lịch sự lễ độ và thông minh nhưng vì cuộc sống nghiệt ngã,cái đói nghèo và bế tắc đã đẩy anh vào con đương tội lỗi nhưng H vấn là một con người có lương tri.Với anh bán ma tuý để kiếm một ít vốn rồi giải nghệ,kiếm một việc kinh doanh lương
thiện…nhưng chỉ lần đầu tiên là đã bị bắt,cơ hội đổi đời không thành,xa vợ xa con ,ở trong tù bị chèn ép.Trong một lần làm việc với cán bộ,tôi gặp anh H này mang quà đến cho cán bộ.Thấy tôi,anh hơi lúng túng,còn tay cán bộ thì vẫn tỉnh bơ.Tôi biết cuộc sống đói khổ trong tù không ai tự nguyện mang quà cho cán bộ cả,mà người ngửa tay nhận món quà này cũng là một thứ máu lạnh.Đây là việc trái tự nhiên,một người thiếu đói lại đi tặng quà cho một người dư thừa.
Tôi bước vào căn phòng nhỏ,tay cán bộ điềm nhiên cất hộp bánh ra hiệu cho anh H đi về.Với một thái độ hơi trịch thượng tay cán bộ quản giáo hạch sách tôi về cái gọi là thái độ cải tạo của tôi.Tôi thẳng thắng bác bỏ.
-Tôi xin minh định với cán bộ là tôi ở tù vì một sự chụp mũ với tội danh mơ hồ và vi phạm công ước quốc tế về các quyền dân sự-chính trị của Đảng CSVN.Tôi bị cưỡng bách lao động,tôi không có tội gì để cải tạo cả.
Tay cán bộ trân tráo nói với tôi với cái luận điệu cũ rích,luận điệu lưỡi gỗ mà chế độ này vẫn trả lời khi bị cộng đồng quốc tế lên án về những vi phạm nhân quyền.
-Anh không có tội sao bị bắt.
Tôi bị bắt vì lý do chính trị,Đảng CS muốn bịt miệng không cho tôi nói lên sự thật tại VN,cái sự thật mà nhân loại cần biết về những tôi ác của chế độ.
-Ở VN không có tù chính trị,chỉ có những người vi phạm luật pháp
-Tôi không tranh luận với cán bộ về vấn đề này ở đây..nếu chế độ này có bản lĩnh và muốn chứng minh ở VN không có tù chính trị thì hãy mở ra một diễn đàn để tranh luận công khai công bằng với sự chứng kiến của báo chí quốc tế.
Quay lại với vấn đề mức khoán của tôi hắn nói:
-Nếu anh không hoàn thành mức khoán thì tôi buộc lòng phải lập biên bản kỷ luật anh với những biện pháp chế tài..anh biết rồi đó.
Tôi được ra về với lời cảnh cáo như vậy.
Chúng tôi trao đổi với nhau là những anh em nào thừa chỉ tiêu thì chuyển qua cho những anh em thiếu.Thứ nhất đẻ tránh sự khó khăn và nguy cơ kỷ luật cho những anh em thiếu và cũng không tạo cơ hội để chúng nó nâng chỉ tiêu lên.
Một vài tuần như vậy trôi qua,bất ngờ quyết định của BGT trại buộc chúng tôi phải làm tăng lên gấp đôi.Chúng tôi phản đối,anh Lê Hoàng Sơn-đội trưởng đại diện cho chúng tôi ý kiến.
-Cán bộ về trao đổi với BGT,với mức khoán 4xô,anh em khó khăn lắm mới hoàn thành được,bây giờ nâng lên 8 xô làm sao chịu đựng nổi.
Tay cán bộ an ninh trại thấy thái độ anh em cương quyết,nó tìm cách dụ dỗ.
-Hiện nay trại đang thi công xây dựng khu nữ,vì nhu cầu về đá dăm nên chúng tôi mới nâng chỉ tiêu lên,mong các anh chia xẻ với khó khăn của trại,chỉ tạm thời một hai tháng thôi.Khi xong công trình các anh trở lại làm việc với mức khoán cũ.
Chúng tôi biết đây là cái mánh lới để đánh lừa chúng tôi,nếu chúng tôi đồng ý với mức khoán này thì mãi mãi sẽ không có sự thay đổi nào hết.
Anh Lê Hoàn Sơn trình bày ý kiến của anh em
-Nếu trại đang thi công,cần đá dăm thì sao lại không đi mua.Đá dăm đâu có bao nhiêu tiền,nếu anh em chúng tôi có làm 20 xô một ngày thì số lượng cũng chẳng đáng là bao,hơn nữa trại có ngân sách của mình chứ làm gì có chuyện xây dựng một công trình mà không có ngân sách từ Bộ rót về. Đội chúng tôi đa phần là những người già,còn số trẻ thì sức khoẻ yếu.Chúng tôi không thể thực hiện theo yêu cầu của BGT được.
Những ngày sau đó là những ngày rất căng thẳng,vì không ai hoàn thành nỗi chỉ tiêu,từng người một bị kêu đi làm việc,với lời lẽ đe doạ kỷ luật,có một số người vì sợ nên đã cố sống cố chết làm cho đủ mắc dù đã được anh em khuyên nên cùng với anh em đấu tranh chứ đừng làm thế,vừa thiệt cho bản thân vừa đẩy anh em vào thế bí nhưng ở tập thể nào cũng vậy,luôn có sự xé rào và lần này sự xé rào đã đẩy anh em vào khó khăn.Khi bị gọi lên làm việc cán bộ an ninh đã đưa những người đó ra làm điển hình để ép chúng tôi..
-Tại sao các anh không làm được mà anh a,b,c làm được.Các anh cũng như anh ấy thôi,vấn đề là các anh có ý muốn chống lại không chịu cải tạo.
Chúng tôi họp lại để phân tích tình hình,ai cũng có cùng một nhận định:Đây là cách họ trả đủa đối với chúng tôi về những phát biểu trong lần học chính trị vừa qua,và không loại trừ họ dùng cái cớ này để kỷ luật chúng tôi.Chúng tôi chuẩn bị cho tình huống xấu nhất và cũng là tình huống có nhiều khả năng nhất.
Đây là chiến dịch trấn áp chúng tôi,đẩy chúng tôi vào tình thế một là quy phục hoặc sẽ đi cùm.
Chúng tôi nhất quyết chọn phương án đi cùm
Buổi trưa khi mọi người đã đi ngủ anh Nguyễn ngọc Đăng gọi tôi ra một góc riêng để thông báo cho tôi một quyết định,anh nói:
-Tình hình này chúng nó muốn đẩy anh em vào kỷ luật,không cách gì tránh được,đây là chủ đích của họ,nếu chúng ta cố gắng hì hục làm đủ 8 xô thì vài ngày sau chúng nó sẽ nâng lên 12 xô rồi 16 xô.Bọn CS thì mình còn lạ gì,đây là một sự trả thù.
Tôi đồng ý với anh Đăng
-Chỉ còn có cách là đi kỷ luật thôi.
Anh Đăng nhìn tôi
-Trong anh em mình nhiều người bệnh hoạn già yếu.Ông cũng đâu có khoẻ.Ở lâu trong biệt giam anh em mình chịu có nỗi không.Tôi dù sao cũng có quốc tịch Canada.Tôi rất lo cho Ông và Cường
Tôi có cách này,tôi chỉ nói một mình ông biết thôi.Tôi sẽ dùng dao sắc đâm vào bụng để phản đối.
Tôi giật mình nhìn anh và dứt khoát nói với anh
-Không được đâu,như vậy thì nguy hiểm quá,lỡ nó chạm vào chổ hiểm thì sao,chết như chơi.Ở đây xa bệnh viện,chúng nó bỏ liều,nhiễm trùng cũng đủ chết.Thôi…thôi..không được đâu,nguy hiểm quá.
-Ông đừng lo,đây là sở trường của tôi,tôi sẽ dùng một con dao nhỏ,sát trùng thật kỷ.Tôi sẽ đến trước mặt tay cán bộ quản giáo tuyên bố phản đối sự đàn áp của trại nhắm vào tù chính trị..và đâm vào chỗ này..đâm đến đây thôi(anh Đăng đưa con dao nhỏ trắng bóng cho tôi xem)ngập hết chỗ này thì mới qua lớp mữ bụng thôi.
Tôi vẫn phản đối kịch liệt
-Không được đâu,lỡ nó chạm vào ruột thì sao.Thôi bỏ chuyện này đi,tôi xin ông..đừng giỡn với Tử thần
Anh Đăng vẫn cười một cách tự tin
-Không sao đâu,ông cứ tin ở tôi
Tôi vẫn phản đối,
Chuyện này nguy hiểm quá,bỏ đi ông ạ.
Mấy ngày sau tôi và anh Đăng vẫn đi làm,không khí vẫn căng thẳng,vẫn tiếp tục những buổi làm việc,với anh em,hết người này đến người khác,càng ngày sự việc càng có phần nghiêm trọng. Chúng tôi chuẩn bị để đi cùm,anh em thu dọn đồ đạt cho gọn gàng,tất cả đã sẵn sàng
Hôm đó tôi đau răng quá không đi làm được.Tôi đi bệnh xá
Tay cán bộ hỏi tôi:
-Đau răng thì có gì phải xin nghỉ
Tôi chuẩn bị tinh thần để đi kỷ luật nên nói với Doãn Hồng Phong.
-Tôi đau răng quá không chịu được,cán bộ cho nghỉ thì tốt,không cho tôi vẫn nghỉ
Hắn nhìn tôi hằn học
-Thế sao anh không nghỉ đi mà đến đây làm gì?
-Tôi làm theo nội quy trước
Cuối cùng hắn vẫn cho tôi nghỉ
Về buồng giam tôi uống thuốc của Bs Nguyễn Kim Long đưa cho,dùng bông xoáy vào chỗ răng hỏng,cho thuốc vào và đi nằm.
30 phút sau tôi nghe tiếng xôn xao ngoài cổng khu,tôi ngồi dậy(cái răng sâu vẫn nhức dữ dội).T-một người tù thường phạm buôn lậu quê Hải Phòng hớt hải chạy vào cho tôi hay.
-Anh Tuấn..Anh Đăng đâm vào bụng,người ta khiêng ảnh vào trạm xá rồi.
Tôi hoảng hồn tim đập thình thịch,cơn đau biến mất,tôi chạy tới chạy lui,cửa khu đã đóng,không đi đâu được.Tôi chạy đi tìm Tr (cũng là một thường phạm,hằng ngày anh Đăng vẫn hay cho tiền nó để nhờ nó một số việc)Tr đang nấu cơm cho đội ở dưới bếp.Tôi bảo nó
-Em xuống trạm xá coi anh Đăng có sao không,để anh coi bếp cho
Nhìn tôi mặt nó dài tra trông thảm hại
-Em cũng đang lo cho ảnh đây,nhưng cổng đang đóng trèo ra lỡ chúng nó bắt được thì chết em.Anh nhờ thằng L thử coi
Tôi chạy đi tìm L,nhưng không thấy nó đâu hết,thôi…như vậy là nó đi thăm mấy bà chị nuôi của nó bên khu nữ.Hy vọng là nó nghe được việc này.
Rất lâu lắm L mới về,Tôi hỏi nó có tin gì về anh Đăng không
Nó lắc đầu.
-Em cũng vừa mới hay thôi,em cũng mới xuống trạm xá,cửa trạm xá đóng không ai được vào…em có hỏi thằng bạn,nhưng nó nói với em,cán bộ bảo tau không được nói gì,mày bé bé cái mồm đi nhé,đừng có dây vào việc này.
Đến trưa cả đội về,tôi hỏi anh Dương Văn Sỹ,một người trầm lặng,kiên nghị và rất nhân hậu..anh với tôi rất thân tình.
-Tình hình anh Đăng thế nào?
Anh Sỹ và những anh em khác hơi bất ngờ nhưng có vẻ bình tĩnh.Anh Sỹ bảo tôi
-Máu ra không nhiều lắm,không biết vết thương có sâu không,chỉ sợ chạm ruột ở bên trong gây xuất huyết thì mệt.Anh Đăng chơi bạo quá.
Anh Sỹ cười nhưng có vẻ lo lắng
Anh Lê Hoàng Sơn chạy sang chỗ tôi,(anh Sơn cũng là người của tổ chức Liên Đảng),việt kiều từ Pháp về.Trong số anh các anh em Hải ngoại,anh Sơn và anh Đăng thân nhau nhất,với tôi anh Sơn là một người anh đúng nghĩa,anh chăm sóc tôi lúc đau ốm và chia sẽ những chuyện rất riêng tư
-Thằng Đăng nó đâm vào bụng mày ơi!Nó tuyên bố với cán bộ là phản đối việc cưỡng bức lao động với tù chính trị.
Máu ra không nhiều lắm..nhưng mong sao đừng có đụng vào bên trong(nói đến đây anh dừng lại nhìn tôi)
-Mày có biết dự định của nó không
Tôi không thể giấu anh Sơn được
-Có,em có biết
Anh Sơn trợn mắt nhìn tôi,anh làm ra vẻ tức giận nhưng tôi biết anh là một người rất hiền,tôi chưa thấy anh nổi nóng với ai,là một Phật tử thuần thành,chính anh là người có ảnh hưởng với tôi nhất trên con đường đến với Phật giáo.Đối với tôi và anh Đăng,anh Sơn hiền và ân cần như một người anh ruột
-Tụi mày có còn coi anh là anh nữa không?Việc như thế mà chúng mày cũng giấu anh không cho anh biết
Tôi giải bày với anh Sơn
-Anh Đăng sợ anh phản đối và cấm ảnh. bắt em phải hứa không được nói với ai.Em biết phải làm sao?
Tôi nói lại suy nghĩ và những dự kiến của anh Đăng cho anh Sơn nghe.Anh Sơn cũng hiểu chuyện đó..cũng biết anh Đăng làm như vậy là vì anh em.Anh Sơn lặng lẽ ngồi xuống đối diện với tôi
-Có gì phải nói cho anh biết chứ..nếu chúng nó muốn kỷ luật thì anh em mình cùng đi hết cho vui.
Buổi trưa hôm đó anh Đăng không về,tôi và Cường ăn với nhau.
Cường không nói gì,lo lắng và buồn thiu
Buổi chiều anh em vẫn còn xôn xao về chuyện anh Đăng
Anh Sơn đi làm về đến chỗ tôi,anh ngồi xuống vẻ lo lắng vẫn chưa hết,nó biểu hiện qua từng cử chỉ của anh.Trên nét mặt anh
-Tau có hỏi cán bộ về tình hình của thằng Đăng,họ nói vết thương không sâu,không có vẫn đề gì..nhưng mà làm sao tin mấy ổng được..có khi nào nó nói thật đâu.
Cả buổi tối anh Đăng cũng không về,anh ở lại trạm xá.Tôi và Cường cũng như anh Sơn càng thêm lo.Không biết có sao không?
Cả đếm hôm đó tôi không ngủ được,chỉ chợp mắt được một chút lúc gần sáng,Anh Sơn và cường rất dể ngủ nhưng cũng thao thức cả đêm
Buổi sáng hôm sau răng tôi đã đỡ đau nhưng tôi không muốn đi làm,ở nhà để tìm hiểu tin tức của anh Đăng xem sao.Xuống trạm xá,chúng tôi cố tìm anh Đăng nhưng không thấy.
Sáng nay thượng uý công an Doãn Hồng Phong không nói gì,anh em đi khám bệnh ai cũng được nghỉ mà không bị hạch sách như những lần trước.
Đến trưa đội gần về thì tôi cũng biết được tin tức của anh Đăng,L gặp được anh Đăng về nói cho tôi biết là anh ấy không sao cả,chỉ bị thủng ở phần ngoài,khâu 2,3 mũi gì đó
Tôi hỏi L,
-trông thần sắc của ảnh thế nào.
L cười ha hả,
-vẫn khoẻ như thường.
Như vậy là tôi yên tâm rồi ,trưa hôm đó tôi ngủ bù.
3 giờ chiều anh Đăng về,tôi chạy ra cổng thấy anh đi vào,bước đi hơi chậm một chút nhưng trông anh vẫn khoẻ mạnh.Chú Phạm Đức Khâm choàng vai anh dìu vào.Chú cũng rất lo lắng cho anh có điều chú lặng thinh không tỏ dấu điều gì,đó là tính cách của chú:điềm tĩnh,đỉnh đạc nhưng không thể nói chú vô tình
Chú là người rất có tình..theo cách của chú và tôi không bao giờ nghi ngờ tấm lòng của chú.
Anh Đăng ở nhà một tuần không đi làm,ba ngày sau khi ở trạm xá về,anh đi xuống canteen để mua một số thức ăn bồi dưỡng,anh bị mất máu một chút
Kể từ đó không thấy BGT nhắc nhở gì về việc chỉ tiêu lao động cả,anh em thoải mái làm việc,4 xô cũng được,3 xô-2 xô cũng không sao.
Mấy ngày sau đại diện sứ quán Canada đến thăm anh như thường lệ,anh đã trình bày với sứ quán Canada về việc cưỡng bức lao động ở trại giam và anh đã tự đâm vào bụng mình để phản đối sự đàn áp đối với tù chính trị.Anh dở áo cho họ xem vết thương còn mới của anh.Họ ghi nhận và hứa sẽ đặt vấn đề với phía VN.
Khi gặp đại diện sứ quán Canada vào anh cười ha hả.Anh Đăng có nụ cười rất duyên.
Cuộc sống anh em vui vẻ trở lại,cán bộ không còn trực tiếp “nghiệm thu” sản phẩm của từng người nữa,mọi việc giao cho anh H muốn ghi bao nhiêu thì ghi.Bây giờ thì mọi người tha hồ trồng trọt(mảnh đất chúng tôi đang làm khá rộng khoảng 500m2.Trước đó anh em không có thì giờ vì phải hoàn thành chỉ tiêu lao động)
Anh Sơn trồng rất nhiều khổ qua,anh Đỗ Hồng Vân là người năng nổ nhất trong việc trồng trọt,anh thừa tiền nhưng muốn làm việc cho hết thời gian.Khi rảnh rổi anh còn lội xuống ao để bắt ốc về luộc ăn.
Những ngày này anh em chúng tôi rất vui vì cái lệnh phong toả tiền bạc cũng được nới ra một chút.Những anh em dư giả bây giờ có thể giúp đỡ cho các anh em khác.
Anh Đăng lúc này rất siêng đi căngtin vì được mua sắm một chút,anh mua gà..mua giò chả.Một hôm anh mang về mấy kg heo quay,anh đặt cán bộ mua từ Vinh về..tất nhiên là với giá cắt cổ…anh nói
-Kệ nó,lâu lâu anh em mình mới được ăn ngon,cứ ăn đi,mai mốt nó buồn nó cấm vận trở lại để tiền cũng bằng thừa.
Tôi nhớ.khi lệnh cấm vận còn ngặt nghèo,Anh Đăng-anh Thành,chú Khâm,anh Lê Hoàn Sơn,trong lưu ký ai cũng có mấy triệu đồng nhưng chỉ để nhìn mà không mua được,muốn giúp anh em cũng không có để giúp,có lần Thành nói với tôi trên tay mân mê tấm ngân phiếu
-Bố chúng nó,tiền thì có đây nhưng đành phải chịu nhìn anh em thiếu đói.Cái bọn này ác thật.
Tháng 1 năm 1997,Bs Nguyễn Kim Long ngã bệnh,anh bị lao phổi nhưng không biết,anh nằm liệt mấy ngày trời,ho rất nhiều.
L ăn chung với anh là thường phạm,quê Nghệ An,L là người công giáo,anh Long thương yêu L như con,những ngày này có L chăm sóc cho anh Long,cũng đỡ cho anh em rất nhiều.Hôm anh Long bị .khái.huyết,L dọn dẹp chu đáo.Tôi nằm cạnh anh, lúc đầu cũng thấy sợ nhưng tôi cố gắng dẹp bỏ ý tưởng sợ hãi đó.Anh Long đối với tôi như một người anh cả,nghe tin anh Long khái..huyết anh em ai cũng đến thăm.Tôi chưa từng thấy nơi đâu như ở trong tù này,người ta đối xữ với nhau thân tình đến vậy.Ai cũng biết bệnh lao phổi là căn bệnh nguy hiểm,nhưng chẳng có ai sợ hải cả,Anh em đến thăm anh Long ngồi quanh nói chuyện hàng giờ
Chúng tôi báo cho BGT biết bệnh tình của anh Long và đề nghị đưa anh đi bệnh viện,họ chỉ ầm ờ rồi thôi.
Cả tuần trôi qua chẳng ai hỏi han gì.Anh em rất phân vân,anh Long ở đây được sự chăm sóc của anh em cũng tốt nhưng nếu bệnh diễn biến nặng hơn thì không biết làm sao.
Còn đi ra ngoài trạm xá của họ thì chẳng biết việc gì sẽ xảy ra với anh Long.Chúng tôi chỉ còn biết trông chờ vào số mệnh.
Nửa tháng sau anh Long quá yếu, đã mê man không biết gì,anh nằm thiêm thiếp chỉ còn có da và xương,anh em vẫn đến để chăm sóc anh,Anh Long nằm đó,hai tay xuôi hai bên,bàn tay to và gầy của anh quờ quạng dưới chiếu như muốn lấy vật gì.Dân gian người ta gọi là “bắt cá”,đó là biểu hiện nguy cập,người bệnh sắp lìa đời.Đến lúc này chẳng còn cách nào khác chúng tôi cử đại diện lên gặp BGT để đòi hỏi cho anh Long được đi bệnh viện.Để tránh sự căng thẳng với chúng tôi họ đồng ý cho anh Long đi bệnh viện,hơn nữa họ cũng biết tình trạng của anh Long quá nguy cập ..chẳng còn bao lâu nữa.
Chúng tôi cũng lượng định được điều đó và sẵn sàng đón nhận tin xấu nhất.
Anh Nguyễn Ngọc Đăng giả vờ ốm làm đơn xin khám bệnh.Họ không thể từ chối được vì anh là công dân Canada.Đến bệnh xá .Thanh Hoá,khi đã khám bênh xong anh Đăng xin phép vào thăm anh Long.Rất may lúc đó có hai cô con gái của anh Long ra thăm bố định kỳ.Ba con anh Long đã gặp nhau trong hoàn cảnh như vậy.Nghe anh Đăng về kể lại,hai cô con gái của anh Long khóc rất nhiều,tình hình của anh Long ngày một xấu đi.
Tôi đã từng ra bệnh xá....để khám bệnh cách đây mấy tháng khi bị một viên đá bằng ngón tay cái văng đập vào,lúc đó tôi tưởng mắt trái của mình đã hỏng.Tôi đề nghị BGT cho đi khám,họ trả lời mắt tôi không có vẫn đề gì.Tôi không đồng ý,tôi nói với họ là tôi muốn được Bác sĩ nhãn khoa khám cẩn thận.Còn y sĩ Phong không phải là bác sĩ nhãn khoa làm sao khám được,hơn nữa đây là tai nạn lao động,trại phải chịu trách nhiệm về việc này chứ.Sau mấy ngày tranh luận gay gắt,họ buộc tôi phải làm đơn xin phép.
Lúc đầu tôi thấy thật phi lý nên từ chối vì tôi cho đây là trách nhiệm của trại.Họ trả lời tôi nếu không làm đơn thì sẽ không được đi.Anh em khuyên tôi nên làm đơn đi khám để chửa lành mắt đã,chuyện gì tính sau.Tôi đành phải chấp nhận điều kiện đó.Tôi làm đơn và mấy ngày sau được ra bệnh xá Nông trường
Tôi thấy kinh khủng khi nhìn thấy cái gọi là bệnh xá..Đó chỉ là một dãy nhà tồi tàn,bẩn thỉu,không hề có bất cứ một thiết bị gì .Phương tiện khám ,chửa bệnh ở đây là mấy cái ống nghe và mấy cái đồ đo huyết áp cổ lỗ.
Phòng chụp X-Quang là một căn nhà tối tăm bẫn thỉu với chiếc máy X-Quang từ những năm 60 của thế kỷ trước,lúc hoạt động được,lúc thì không
Tôi gặp một người bác sĩ làm việc ở đây,anh ta người thấp đậm,nước da trắng,hiền lành.Sau khi vạch mắt tôi để nhìn(vì ở đây không có thiết bị soi đáy mắt cũng chẳng có thiết bị gì cả)vị Bs kia kết luận mắt tôi không bị gì cả,vẫn tốt.Mắt bị đau và thị lực giảm vì va chạm mạnh nhưng không bị tổn thương
Tôi không biết ông ta nói có đúng không?hay nói theo chỉ thị của cấp trên nhưng nhìn khuôn mặt nhân hậu của anh ta tôi tin anh ta nói thật và tôi yên tâm được một chút,rất may mắt tôi không có vẫn đề gì.
Khi anh Đăng từ bệnh xá Nông trường về kể cho mọi người biết về tình trạng sức khoẻ của anh Long,ai cũng buồn vì họ biết rằng sẽ mất đi một người bạn,một chiến hữu đã từng chia xẻ những tháng ngày gian nguy.(kể từ đó chúng tôi chẳng có tin tức gì về anh Long nữa.).Chúng tôi có kiến nghị lên BGT xin cho anh Long được chữa ở một bệnh viện tốt hơn,đầy đủ phương tiện và bác sĩ chuyên khoa,chứ ở cái bệnh xá đó thì làm sao chửa trị được.Họ trả lời để xin ý kiến cấp trên
Mấy tháng sau đó chúng tôi mới biết là anh Long đã từ trần vào lúc 22h ngày.mồng 1.tháng.tư âm lịch.năm.1997.,sau ngày anh Đăng ra thăm mấy hôm.
Như vậy là chế độ CSVN đã thành công mỹ mãn trong việc loại trừ anh Nguyễn Kim Long-một tù nhân chính trị.kiên cường.
Chúng tôi biết mình như cái gai trong mắt của Đảng CS và họ cố làm mọi cách để triệt hạ,loại trừ chúng tôi,những anh em nào vẫn giữa lập trường,vẫn đứng ngay thẳng hiên ngang trong nhà tù như tôi,anh Đăng,anh Thành,anh Phương,anh Chinh,anh Long đều là mục tiêu ưu tiên để tiêu diệt.Những anh em hải ngoại thì được ưu tiên hơn một chút chứ không hoàn toàn”bất khả xâm phạm”
Mùa Đông năm 1997,tôi bị ốm mấy hôm liền không ăn uống gì được.Phía bên phải của bụng dưới đau dữ dội,đau từng cơn quặng cả người.Tôi xuống bệnh xá để khám,họ không nói gì,chỉ tiêm thuốc giảm đau rồi cho tôi về,cứ như vậy mấy ngày trời,tôi bị cơn đau hành hạ,mấy ngày sau đó không đi được nữa,anh em phải cõng tôi xuống trạm xá nhưng cán bộ Vỹ(lúc đó là Thượng uý trực trại đã nhiều lần xung đột với tôi vì thái độ nghiệt ngã và hống hách của y)trực tiếp chỉ đạo việc điều trị cho tôi.Gọi là “điều trị”,thực ra họ chỉ tiêm thuốc giảm đau rồi để tôi nằm đó.Rất may cho tôi là có một người tôi xin được giấu tên vì an ninh của anh ta báo cho tôi biết là y sĩ phụ trách trạm xá là Doãn Hồng Phong bảo rằng tôi bị viêm đường tiết niệu.
Tôi hỏi anh ta viêm đường tiết niệu thì dùng thuốc gì..anh ta bảo dùng Peniciline hoặc Amociline.Tôi về nói với anh em như vậy và đi hỏi anh em ai có thuốc đó không.Rất may Phạm Văn Thành có..hộp Amox của Pháp.Anh Thành đưa cho tôi mấy hộp.Tôi uống mỗi ngày 4 viên chia làm hai lần,thêm mấy chục viên Peniciline tôi mua của một người thường phạm giúp việc tại trạm xá của trại.
Một ngày sau cơn đau dứt hẳn,một hôm tôi đi tiểu thấy đau buốt,một mảnh sạn rơi ra cùng với một ít máu..vậy là hết hẳn.
Nhưng hoạ vô đơn chí,những căn bệnh như từ trên trời rơi xuống.Tôi bị thừa axit ,ăn vào là đau bụng dữ dội,sau đó buồn nôn,thức ăn vẫn còn nguyên,tôi ói ra rau thịt cá,mặc dầu ăn rất ít nhưng từ sáng đến khuya vẫn không tiêu được.Anh Đăng có dự trữ mấy hộp thuốc đau bao tử ,cả thuốc viên và thuốc dạng sữa..anh đưa cả cho tôi,toàn là thuốc Canada tôi uống vào vẫn không có tác dụng gì..vẫn đau và không ăn được
Tôi uống sữa thì thấy khoẻ,anh Phan Văn Lợi mang cho tôi mấy muỗng thuốc của anh,thuốc trị dạ dày của Thanh Hoá,hình như là Binamon gì đó,một thứ thuốc gia truyền,hôi và mặn kinh khủng nhưng thật may,tôi uống vào mấy muỗng là hết ngay.Tôi ăn uống trở lại bình thường nhưng ông Trời không thương tôi,chắc là cái nghiệp của tôi đến hồi phải trả.Một buổi chiều khi đi dạo ngoài sân,tôi cảm thấy choáng như bị sụt xuống,người mất thăng bằng,tôi đi vào nằm và có cảm giác như bị cảm cúm.
Một tháng sau cái bệnh cảm cúm này vẫn không hết,tôi thấy đau ở ngực từng cơn,phía sau lưng cũng đau một vài chỗ nhất định.Ban đêm thỉnh thoảng thức giấc,mồ hôi ướt áo ,người lạnh toát.Tôi bị sốt buổi chiều và mệt lã cho đến 9h tối người mới khoẻ lại.Tôi nghĩ đến bệnh lao phổi.
Tôi xuống bệnh xá để khám,y sĩ Doãn Hồng Phong nói tôi nhiễm lao phổi.Tôi yêu cầu được điều trị,anh ta Ok ngay và tiêm cho tôi mỗi ngày(đây là sai lầm của tôi) một lọ Streptomicin,20 ngày sau tôi thấy người khoẻ hẳn,ăn rất ngon,mặt mày rạng rỡ,ai cũng khen.Doãn Hồng Phong bảo tôi,bệnh đã khỏi không cần tiêm Streptomicine nữa,tôi phản đối,tôi nói bệnh lao người ta chữa cả một năm,ít ra cũng 8 tháng,mới 20 ngày mà nghỉ sẽ dẫn đến kháng thuốc.
Đoàn Hồng Phong vẫn lạnh lùng nói,
-Tôi không lý luận với anh,ở đây tôi là người quyết định,tôi đã xin ý kiến của BGT rồi
Một số anh em đi khám bệnh với tôi cũng phản đối.Anh Đăng nói
Thà cán bộ đừng chữa,còn chữa thì phải dứt khoát,nếu không con vi trùng lao sẽ kháng thuốc sau này không chữa được.
Doãn Hồng Phong vẫn như người điếc,không hề nghe thấy gì.Tôi nói
-Đề nghị cán bộ tiêm cho tôi đúng 6 tháng,tiền thuốc tôi chịu trả
Đoàn Hồng Phong trịch thượng
-Ở đây chúng tôi thừa thuốc chữa cho anh,vẫn đề là bệnh của anh đã hết,trường hợp của anh tôi điều trị 20 ngày,người khác tôi điều trị 10-15 ngày là hết.
Nghe vậy anh Đăng nỗi nóng
-Cán bộ nói như thần tiên:trên thế giới này có quốc gia nào kể cả Mỹ chữa bệnh lao 15 ngày.
Hắn ngạo mạn.
.Ở đây chúng tôi chữa như thế đấy,không hài lòng các anh cứ đi kiện
Hắn vừa nói vừa bỏ đi
Trên đường về anh Đăng nói với tôi:
Đây là kế hoạch họ dùng để loại trừ ông vì những việc ông làm,vẫn đề là mình chủ quan quá,không lường trước ý đồ của họ.
Tôi cảm thấy choáng váng.Tại sao tôi lại mắc sai lầm ấu trĩ như vậy?
Làm gì có chuyện người ta chữa bệnh cho tôi.Họ sẽ dùng căn bệnh quái ác này để tiêu diệt tôi.
Đây là một tội ác..nhưng nói đến tội ác làm gì..ở cái chế độ CS này,tôi ác của chúng cao hơn núi.Có thể nói:”Trúc Lam sơn không ghi hết tội-Nước Nam hải không rửa sạch mùi”.Tay chúng đã nhúng vào máu để xây dựng chế độ này và chúng tiếp tục nhúng tay vào máu để giữ chế độ.CSVN nhận thức được một việc:Tội ác của chúng Trời không dung-Đất không tha.Chúng không còn đường lui..Tội ác nối tiếp tội ác,dùng tội ác để bảo vệ tội ác.
Tôi ở nhà không còn đi làm nữa,họ biết tôi bị bệnh nên không nói gì(anh em vẫn đi làm),ở nhà với những người bệnh..Sulayman cũng bị lao như tôi..anh Trần Minh Tuấn cũng vậy:hai người này thể trạng khoẻ hơn tôi.Anh Tuấn vẫn còn chơi đàn ghi ta và làm công việc trồng trọt mà anh ưa thích.
Sulayman và tôi thì đánh cờ cho đở buồn ,Sulayman cùng tuổi với tôi.Anh không vợ không con nên cuộc sống thanh thản nói cười suốt ngày.Còn tôi tuy được ở nhà dưỡng bệnh nhưng trong đầu lúc nào cũng nặng nề.Các con tôi còn bé,việc học hành tốn kém..không biết các cháu có được ăn uống đầy đủ không, đường đi học lại xa,vừa đi vừa về hơn 10km,con đường lầy lội không đi xe đạp được nên các cháu phải đi bộ.Hình dung các cháu co ro trong chiếc áo mưa trên con đường heo hút như thế lòng tôi đau quặn.Tôi không hiểu CS họ làm gì với cái đỉnh cao trí tuệ của họ mà sao sau 20 năm”giải phóng”họ vẫn chưa làm nỗi một con đường cho dù đơn sơ nhất cho học sinh đi học.(Cho đến khi ngồi viết những dòng này vào mùa Đông 2008,con đường đó vẫn còn lầy lội như xưa)
Tôi suy nghĩ nhiều về cuộc đời,về thân phận con người.Anh Lê Hoàng Sơn vẫn động viên tôi,không bao giờ quên được những gì anh dành cho tôi,tôi thấy mình không xứng đáng với tình cảm đó.Tôi vẫn chưa hiểu anh,một con người nhân hậu,cuộc sống của anh đôi lúc dể dải ham vui.Tôi thấy mình đòi hỏi ở anh quá nhiều(tuy không phải là quá đáng).Con người không ai toàn bích cả.Tất nhiên với điều kiện của anh anh có thể làm được nhiều hơn thế và có một vị trí cao hơn thế trong anh em tù chính trị..Có thể anh có những thiếu sót nhưng với tôi anh là một người anh tốt.
Có một lần tôi bị bại liệt một bên vai trái với những cơn đau dữ dội...cả người.
Tôi đã kiệt sức vì nhiều căn bệnh..bây giờ lại thêm căn bệnh quái ác này,tôi như người sắp chết.
Anh hỏi tôi đau như thế nào,tôi nói những triệu chứng cho anh biết,anh bảo không sao..anh nói là bị nhiễm gió gì đó.Chỉ cần xoa bóp và bấm huyệt là khỏi.
Anh mang qua một lọ cao xoa bóp và bẫm huyệt cho tôi,thật lạ lùng,lần thứ nhất tôi đỡ đau 50% qua ngày hôm sau,ngày hôm sau nữa thì hết hẳn.Nếu không có anh tôi không biết phải làm sao.Khi viết những dòng này,hồi tưởng lại những gì anh dành cho tôi tôi thấy xấu hổ vì đã không hiểu anh không biết trân trọng những gì anh dành cho tôi.
Cuộc sống trong tù thật nghiệt ngã,thật căng thẳng,giữ được sự bình tĩnh sự sáng suốt để nhận định về một con người thật khó.
Mong anh thông cảm cho tôi.Xin anh nhận nơi đây lời cảm ơn và xin lỗi của tôi
Tôi vẫn nhận được thư và hình của các con..năm nay cu Hiếu lên 9 tuổi,đã viết thư được cho ba,chỉ có hai dòng ngắn ngủi với vài nét vụng về”con là cu Hiếu của Ba đây-Con rất nhớ ba rất thương ba”cầm tấm hình trên tay,tôi thấy cu Hiếu thật đẹp trai thật dể thương.Tôi không sao cầm được nước mắt
Tôi chỉ có một ước mơ là được về với các con,chỉ có thế thôi.Tôi đã làm gì,chỉ viết một tập truyện mà phải đi tù sao?thử hỏi trên thế giới này có luật pháp nào như thế,nỗi bất hạnh và đau đớn này của ba con chúng tôi ai chịu trách nhiệm đây?
Tôi tự bảo mình.Không được.Mình phải cứng rắn lên,cố giữ gìn sức khoẻ để trở về với các con,để tiếp tục đấu tranh,để cho công lý được thực thi,để người dân làm chủ được vận mệnh của mình,làm chủ đất nước mình,để Tự do Nhân quyền trở thành những giá trị tối thượng..và cái ác phải bị trừng trị.Tôi phải cố gắng sống cho đến cái ngày ấy,cái ngày gông cùm xiềng xích của chế độ CS đang trói buộc dân tộc tan ra từng mảnh vụn và cái lâu đài tội ác kia sụp đổ trước sức mạnh của giá trị Tự do và sức mạnh quần chúng và tôi tin rằng ngày đó sẽ đến ..không quá lâu xa
Mùa Đông năm 1997 đã qua,Tết đã gần kề,hằng ngày tôi vẫn đi dạo quanh vườn(khu giam giữ chúng tôi đã trở thành một mảnh vườn nhỏ với đủ loại hoa trái do anh em trồng,ngoài mấy chậu hoa của trại mang vào như Tùng Cúc Hồng Quỳnh,và mấy chậu phong lan nhỏ không hoa,anh em đã trồng rất nhiều rau xanh,bí đao,mướp,đu đủ,chuối,khổ qua,cúc tần)Trời càng lạnh mấy luống cải xà lách càng xanh càng ngon.
Một ngày , anh Đăng nói nhỏ với tôi là gia đình thông báo cho anh biết đã có sự tiến bộ trong đòi hỏi của các nước về số phận những công dân của họ.Phía VN cũng đã có sự tương nhượng,anh hy vọng sẽ được trở lại Canada trong năm 1998.Tôi không dám tin vào những gì anh nói vì từ trước đến nay CS vẫn hay nói một đằng làm một nẽo,không thể biết chắc đuợc điều gì nơi họ,cũng có thể họ thay đổi vào phút chót thì sao?Đã có bao nhiêu những hiệp ước công ước họ đã ký kết,ký xong là vứt vào thùng rác luôn.Không ai có thể buộc họ phải thực hiện cả.Tôi không nói ra những gì tôi nghĩ sợ anh buồn nhưng trong lòng tôi không tin.
Tôi không biết anh Đăng có đuợc thông tin gì hay anh có một trực giác nhạy bén mà anh chuẩn bị ăn Tết rất to...anh nói
Ăn cái Tết cuối cùng với anh em.ở đây.
Anh có tài nấu ăn,anh nấu rất ngon rất khéo,làm gì cũng khéo léo cẩn thận.
Anh mua mấy con gà mái to nhốt trong chuồng ở gần nhà bếp (chuồng gà Cường và anh Đăng tự làm)bằng những vật liệu thô sơ,để cho gà không chạy mất, anh đánh một cái vòng sắt nhỏ vào chân với một sợi dây cột hờ.
Anh tự tay nấu xôi để làm rượu ngâm trước Tết một tuần,mùi rượu thơm lừng.Những ngày cuối năm thật là vui,anh rất siêng đi căngtin,mỗi lần ở căng tin về anh mang theo đủ thứ.Tôi thấy chúng tôi đầy đủ quá,tôi giật mình nhìn lại một số anh em không có gì,họ buồn xo với bữa cơm rau muối hằng ngày..tôi nói với anh Đăng khi anh vừa gặp gia đình ra thăm nuôi với rất nhiều quà:
-Anh nên chia xẻ với anh em,mình đầy đủ quá,tôi sợ anh em buồn,họ chẳng có gì.
Anh Đăng là một người vui vẻ,đôi lúc anh vui quá quên mất những gì đang diễn ra chung quanh anh.Nghe tôi nói anh giật mình
-Ông không nhắc,Tôi quên mất,không khéo thành ra vô tình,.
tôi nhờ ông lên danh sách những anh em nào thiếu,họ cần gì để tôi mua cho họ,như vậy thiết thực hơn
Vậy là tôi đi nói chuyện với một số anh em để biết họ cần gì.Sau đó anh Đăng xuống Căngtin mua rất nhiều hàng,tôi và Cường đi cùng anh để mang về..tay cán bộ bán căngtin hỏi.
-Anh Đăng mua làm gì nhiều thế,mới thăm nuôi mà
Anh Đăng nửa đùa nửa thật,nhưng xét kỷ đây là câu trả lời khôn ngoan nhất
-Tôi sắp về Canada rồi,đây là cái Tết cuối cùng ở VN tôi phải ăn thật lớn chứ,phải không cán bộ.
Tay cán bộ hằng ngày vẫn cau có cười rất tươi,nhưng hắn vẫn không quên tính với giá cắt cổ.
Tôi phục anh Đăng,bình thường anh ăn nói dể sơ xuất nhưng khi cần anh lại có những câu trả lời rất khôn khéo,nếu là tôi, tôi không biết trả lời sao trong tình huống như vậy.
Chúng tôi đã ăn một cái Tết thịnh soạn nhất trong những năm tháng ở tù.
Rồi những ngày Tết cũng đi qua nhưng cái lạnh vẫn còn.Những ngày này tôi rất buồn,ở trong tù tôi có hai người thân thiết là anh Nguyễn Kim Long và anh Nguyễn Ngọc Đăng.Một người thì đã ra đi vĩnh viễn để lại hai cô con gái tuổi mới đôi mươi...Tôi và anh Long có nhiều kỷ niệm,có một lần tôi thấy anh Long khóc khi đọc thư,tôi không biết là có việc gì,muốn hỏi anh nhưng ngại.Anh hiểu ý tôi..anh vẫy tôi lại..giọng anh vẫn còn xúc động
-Mình làm một ly cafe cứ anh bạn.?
Tôi mang bình nước và bộ ấm chén ra,tôi và anh nằm gần nhau sát chiếu nên không cần phải di chuyển,ai ngồi chổ người ấy.Anh Long lấy ra 3 gói cafe,2 cho anh và 1 cho tôi.Anh nghiện cafe,mỗi lần chế hai gói,tôi không thích cafe lắm,chỉ thích uống trà.
Anh nhấp một ngụm cafe nói:Ngon quá và cười để lộ hàm răng thưa thớt vì đã rụng nhiều ,nụ cười vẫn không dấu được nỗi buồn.Anh nói quan hệ giữa anh và vợ có trục trặc,đây cũng là điều mà rất nhiều anh em chúng tôi gặp phải khi họ đi tù.Người vợ ở nhà cô đơn trong một thời gian quá dài..cuộc sống thì nghiệt ngã,cũng đành vậy thôi.Anh đưa lá thư của con gái anh cho tôi xem.Chúng tôi vẫn hay trao đổi thư từ của gia đình cho nhau đọc..tôi không đọc hết thư,chỉ đọc mấy dòng:Cô con gái tâm sự với ba..là cô có bạn trai và người ấy đã bỏ cô.Cô buồn và viết thư chia xẻ với ba những lời thật thắm thiết.Tôi nhận ra cái tình cảm Cha con thật thiêng liêng làm sao!.Khoảng cách của không gian và thời gian có thể làm thay đổi nhiều mối quan hệ , nhưng với tình cha con thì khoảng cách đó càng làm cho họ gần nhau hơn.Tôi có 3 con nhỏ,Thục Vy lúc đó(1997)12 tuổi,Khánh Vy 10 tuổi,Trọng Hiếu 8 tuổi cho nên tôi rất hiểu anh,đồng cảm với anh và tôi đã khóc,anh cũng khóc.Bây giờ bên cạnh tôi chỉ có anh Đăng là tri kỷ.
Tôi đi dạo trong vườn nhìn những luống cải salat nở hoa.Tôi rất thích màu vàng của hoa cải lúc cuối mùa nhưng bây giờ tôi không còn tâm trạng gì để thưởng thức cái vẻ đẹp đó.Tôi đang bị căn bệnh quái ác hành hạ,một người bạn tri kỷ ra đi vĩnh viễn và một người bạn sắp xa tôi.Trong lòng trống rỗng,tôi hờ hững bước đi mặc cho những đoá cúc vàng cúc trắng đong đưa như vẫy chào và khoe khoang vẻ đẹp yêu kiều.
Giờ đây tôi chỉ còn là một người vô tình vô cảm...chắc nỗi buồn nhớ thương con đã hút hết những cảm xúc trong lòng tôi.Tôi như một thân cây khô héo,mỏi mòn không còn nhựa sống.
Tuy biết tôi bị bệnh lao phổi nhưng các bạn của tôi không hề sợ hãi mà xa lánh tôi,họ càng gần gũi với tôi hơn.Anh Dương Văn Sỹ,chú Phan Văn Bàn,vẫn dành cho tôi những tình cảm nồng hậu,thỉnh thoảng họ kéo tôi đến mâm trà của họ để uống vài chén và bàn bạc một chút về thời cuộc.
Anh Dương Văn Sỹ và Vũ Đình Thuỵ bây giờ đã hồi phục sức khoẻ,tôi nhớ khi chúng tôi từ Xuân Phước ra đi,tôi đến trại 5 Thanh Hoá,.còn anh Dương Văn Sỹ và Vũ Đình Thuỵ và một số anh em khác(13 người)đi trại Thanh Cẩm.6tháng sau họ mới chuyển xuống trại 5.
Buổi trưa hôm đó chúng tôi bàng hoàng khi cánh cổng khu mở ra và 13 con người xanh xao mõi mệt,kiệt sức đang lê từng bước tiến vào.Chúng tôi không còn tin vào mắt mình,họ không còn là người nữa,họ là những bóng ma vật vờ,những bộ xương biết nói.
Sau này họ kể cho chúng tôi nghe 6 tháng hãi hùng ở Thanh Cẩm.13 người họ bị nhốt vào một căn phòng nhỏ tối tăm,đầy Dán và Dòi bọ, từ nhà tiêu..những con dòi to tướng bò ngổn ngang trên sàn chui cả vào chăn màn của họ.
6 tháng trong bóng tối,chỉ mở cửa mỗi khi đi tắm,mùa hè thì một tuần được ra tắm sông một lần,mùa đông lạnh thấu xương được BGT “chiếu cố” cho đi tắm mỗi ngày.
Không được nhận quà của gia đình,không được mua căngtin,không được nấu ăn,mỗi người một ngày chỉ được lưng một bát cơm và vài củ sắn hoặc lưng một bát cơm và cũng lưng một bát ngô ăn với muối...mọi người ai cũng chuẩn bị tinh thần để “ra đi.”
Anh Dương Văn Sỹ không có gia đình thăm nuôi nên cuộc sống rất khó khăn,có một điều là anh luôn được mọi người yêu thương đùm bọc cho nên anh mới sống sót được...hiện nay anh sinh hoạt chung với anh Phạm Văn Thành.Mâm anh PVT rất đông,có anh Thành,anh Dũng,anh Thố,chú Bàn những người này cuộc sống tương đối thoải mái,những người còn lại là những anh em khó khăn như anh VĐT.Còn lại anh TNP,HXC,TVS,DVS gần như hoàn toàn không có gì.
Cách đây mấy tháng(khoảng tháng 6/1996)khi biết ở trại 5 có một đội khoảng 12 người của Tổ chức Việt Tân..họ thuộc nhóm Đông Tiến 3 do anh Trần Quang Đô (tức Đào Bá Kế)chỉ huy về VN.Họ sống rất khổ cực,anh PAD và PVT tìm cách liên lạc với những anh em đó.Cũng không khó khăn gì vì họ thỉnh thoảng vẫn gặp nhau trên đường đi làm,gặp nhau ở Căngtin hoặc gặp nhau ở nhà bếp.
Đỗ Bạch Thố là người của Đông Tiến 3 và qua Đỗ Bạch Thố anh Dũng và anh Thành đã chi viện cho họ..nhưng sự việc này khó qua mắt được hệ thống an ninh dày đặc của trại,vậy là một số người đội bên kia bị cùm..bên chúng tôi thì Đỗ Bạch Thố xuống nằm ở biệt giam.
Thật không hiểu được việc giúp đỡ bạn bè mà phải trả bằng cái giá cùm kẹp.Không thể hiểu được những người cộng sản họ có trái tim không,não trạng có bình thường không?khi đàn áp những người cho và nhận quà..mà có gì lớn lao đâu..mỗi người chỉ được vài gói thuốc lá và mấy gói mì tôm.
Trong thời gian từ năm 1996-2000..anh em tù chính trị đã công khai bảo vệ quan điểm của mình mà không sợ bị trù dập..trước đây chỉ những người can đảm nhất mới dám làm điều này.
Phải công nhận rằng sau khi CSVN được phía Mỹ rút ra khỏi danh sách những nước bị cấm vận và bình thường hoá quan hệ ngoại giao thì CSVN cũng nới lỏng một chút cho chúng tôi được sống.Một chút thôi để tỏ thiện chí với Mỹ chăng?hay đây chỉ là thủ đoạn để tiếp tục đạt được những mục tiêu ngoại giao trước mắt.Đối với những người có quốc tịch nước ngoài thì được ưu đãi..thân phận của họ khác với chúng tôi xa lắm.Trường hợp anh Nguyễn ngọc Đăng-Phạm anh Dũng và Nguyễn văn Muôn là điển hình nhất.
Anh Phạm anh Dũng là một con người kiên nghị luôn sát cánh với anh em.Trong bất cứ cuộc đấu tranh nào của anh em tù chính trị chống lại sự khủng bố và đàn áp của chính quyền CSVN.Anh Dũng luôn là người đi đầu...với tinh thần trách nhiệm với anh em,với lòng dũng cảm,và với danh dự của một người trí thức,với lập trường kiên định của một người dân chủ.Anh sẵn sàng đối đầu với CS mà không hề sợ hãi.
Có thể vì anh là công dân Pháp,có thể vì anh là một trí thức am hiểu về Luật pháp Quốc tế (điều mà những người đấu tranh trong nước không phải ai cũng hiểu ở thời điểm này)cho nên CSVN rất nể nang anh.Tôi nghĩ là cả hai.
Khi tôi bắt tay viết hồi ký này đang xảy ra sự việc Thái Hà.Cuộc đấu tranh đòi công lý và đất đai đã bị chính quyền CSVN cưỡng đoạt.Và lời của Đức Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt nói trong một cuộc họp với chính quyền CS Hà Nội.:”Chúng tôi đi ra nước ngoài nhiêù lần,chúng tôi cảm thấy nhục vì cầm cái hộ chiếu VN trong tay,đi đâu cũng bị người ta soi xét,không như anh Nhật bản ,cầm Hộ chiếu trên tay muốn đi đâu cũng được,anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế” và .lời....Đức GM Ngô quang Kiệt bị CSVN cắt xén để phê phán Đức Cha Kiệt là không yêu nước,xúc phạm đến lòng tự tôn dân tộc.Chính quyền lợi dụng việc này để kích động công luận chống Công giáo.Một lần nữa họ nhân danh Dân tộc để chia rẽ Dân tộc
Tôi tự nghĩ không cần phải đi ra nước ngoài,cứ ở VN vào nhà tù sẽ thấy,chính CSVN đã dựng lên bức tường đẳng cấp giữa một người VN và công dân ngoại quốc..nhất là những nước lớn như Mỹ Anh Pháp Nhật Úc Canada.CSVN đã dựng lên bức tường chia cắt giữa hai thân phận ..một bên trọng một bên khinh rõ rệ nhất và thô thiễn nhất.
Chính CSVN là thủ phạm tạo ra cái bi kịch này
Cho dù cuộc sống trong tù có nghiệt ngã đến mấy ,anh em chúng tôi đa phần vẫn giữ được sĩ khí,tuỳ thời cuộc cũng như bản lỉnh và cá tính của từng người...họ có một cách thể hiện khác nhau.
Anh Nguyễn Văn Muôn là một nhân vật có cá tính đặc biệt.Anh Muôn là công dân Mỹ đi nhiều sống nhiều nên kiến thức của anh rất phong phú,với cách nói chuyện kiểu người miền Tây,thỉnh thoảng anh chửi thề..không giống như các anh PVT-NNĐ-PAD luôn luôn kề vai sát cánh với anh em trong những cuộc đấu tranh chống lại sự đàn áp khủng bố của chế độ..anh Nguyễn Văn Muôn không tích cực tham dự nhưng luôn bảo vệ lý tưởng của mình,bảo vệ và thể hiện niềm tự hào của anh về Quân lực Việt Nam Cộng hoà.
Anh là một người lính già,luôn sống với quá khứ vinh quang của mình,bất cứ ở đâu anh cũng thể hiện sự tự hào đó..đôi lúc anh muốn dùng sự tự hào về quân lực VNCH để thách thức chế độ CS.
Anh nhờ chú NĐVL thêu vào chiếc mũ của anh Ancil binh chủng hải quân -binh chủng mà anh phục vụ trước năm 1975 và cả quân hàm của anh.
Anh đội chiếc mũ này với niềm tự hào và mãn nguyện.Đi đâu anh cũng đội nó,khi đi dạo ngoài vườn..khi đi mua căngtin,khi đi khám bệnh và cả khi đi làm việc với cán bộ..những người thường phạm trẻ họ hay tò mò nhìn chiếc mũ của anh.Có một lần ở Căngtin tôi và anh đi mua hàng ,một anh bạn trẻ hỏi.
Chú đội chiếc mũ gì vậy chú
Anh trả lời đầy tự hào:
-Chú là sĩ quan của Hải quân VNCH.Đây là Ancil của binh chủng hải quân.
Cầm chiếc mũ trên tay anh giải thích tường tận với niềm vui thích đặc biệt cho người thường phạm trẻ tò mò này hiểu về quân đội VNCH,tay cán bộ bán hàng ở Căngtin khó chịu bực tức nhưng không thể làm gì được anh nên hắn đổ sự tức giận lên đầu người thường phạm trẻ tuổi kia.
-Mày mua hàng rồi cút đi,đừng có hỏi vớ vẩn
Anh Nguyễn văn Muôn không phải là người nổi bậc trong anh em nhưng với cá tính của anh đã để lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng tôi và mọi người.
Cái ngày mà anh Đăng nói với tôi cũng đã tới,tuy trong lòng không tin nhưng tôi cầu mong việc đó là sự thật.
Cán bộ an ninh của trại vào thông báo cho anh Nguyễn ngọc Đăng ,Nguyễn văn Muôn,và Phạm anh Dũng dọn đồ đạc chuyển trại.Ba người này có quốc tịch nước ngoài,Mỹ -Pháp-Canada.
Chúng tôi chia tay nhau,đó là buổi sáng tháng 3 năm 1998
Việc những người có quóc tịch ra đi làm cho những người còn lại trong tổ chức Liên Đảng vừa vui mừng vừa lo âu.
Bốn người còn lại là anh Lê Hoàng Sơn -Phạm Văn Thành-Đỗ Hông Vân-Đỗ Hườn là những thường trú nhân của Mỹ và của Pháp
Một thời gian sau chúng tôi chuyển chỗ ở.
Họ chuyển chúng tôi sang khu nhà đối diện..khu bên này chỉ có một buồng giam.Anh Lê Hoàng Sơn đại diện cho anh em cùng cán bộ chia chỗ nằm.
Số lượng người trước đây ở hai buồng bây giờ dồn lại một buồng nên quá chật,mỗi người chỉ được 40cm
Chúng tôi nhận thấy rất rõ..là những ưu đãi mà chúng tôi hưởng được như chỗ ở rộng rãi là dành cho mấy người có quốc tịch nước ngoài,chúng tôi chỉ ăn theo..bây giờ họ đi rồi,quy chế dành cho chúng tôi thay đổi cho dù vẫn còn có các anh PVT-LHS-ĐHV-ĐH nhưng họ chỉ là thường trú nhân.
Chúng tôi tiên liệu những ngày sắp tới sẽ rất cam go.Anh em họp lại để ký vào kiến nghị gởi BGT là chỗ ở quá chật chội không đúng với pháp lệnh thi hành án và cũng không thể sinh hoạt được,chúng tôi quyết định không dọn vào phòng...sau hai giờ dằn co,BGT chấp nhận nhượng bộ một chút.Họ cho chuyển bớt một số thường phạm sang khu khác..cán bộ an ninh tập họp chúng tôi trước sân đưa ra quyết định đó và kèm theo lời đe doạ.
-Nếu ai không đồng ý thì sẽ chuyển đi buồng khác,khu khác.
Chúng tôi biết lời đe doạ này không phải để nói suông..họ sẽ đàn áp những ai dám chống đối họ.
Chúng tôi dọn vào phòng,bây giờ thì mọi người phải thu vén cho gọn gàng,mỗi người chỉ được 60cm,không được một chiếc chiếu cá nhân.
Đây là một bằng chứng cho thấy chính quyền CSVN khinh mịêt nngười dân của mình ngay trên đất nước VN.Có sự phân biệt đối xữ giữa công dân VN và công dân Mỹ-Pháp.Chính cộng sản đã tạo ra cái tiền lệ xấu xa này.
Đối với CSVN lòng yêu nước hay tự hào dân tộc chỉ là chiêu bài mị dân để lừa phỉnh những người nhẹ dạ cả tin và thiếu hiểu biết.Chúng ta thương xót cho những người con VN tuổi còn rất trẻ bị bắt buộc hoặc tự nguyện hy sinh cho một thứ chiêu bài “Giải phóng dân tộc giả hiệu”.Sự mất mát của họ lấy gì để bù đắp để chuộc lại...cuộc sống và tuổi trẻ của họ bị hy sinh để thực hiện tham vọng quyền lực của một nhóm người.
Bây giờ cuộc sống chúng tôi quay lại với sự khó khăn.
Mùa Đông năm 1998 và 1999 là hai mùa Đông nghiệt ngã.Ở quê tôi Quãng Nam lũ lụt nặng nề,gia đình tôi các con tôi phải sống cảnh màn trời chiếu đất...nước lũ cuốn trôi nhà cửa đồ đạc,sự giúp đỡ của các hội từ thiện không đến được tay gia đình tôi vì bị chính quyền CS phong toả và cũng do chính sự thờ ơ của một xã hội mà con người đã trở nên chai lỳ với tất cả những chuyện chung quanh mình.
Khi viết những dòng này là mùa đông 2008,tôi càng đau buồn và thất vọng vì một xã hội VN đã bị nhiễm độc.CS họ đã thành công rất lớn khi họ biến mỗi một con người thành ốc đảo,thành những người máy,vô tình vô cảm...trơ trơ như tượng đá trước những vấn nạn xã hội và nỗi đau đồng loại,cảm giác thất vọng và bất lực khiến tôi lo sợ rằng con người VN sẽ vĩnh viễn thoát ly khỏi những giá trị truyền thống Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín vốn đã rất mong manh vì thời cuộc nhiễu nhương trước đây.Con người VN thời này vốn chỉ là những con người thực dụng ấu trỉ.Họ chỉ còn có hai bản năng về nhu cầu thoã mãn tình dục và ham thích ăn uống hưởng thụ...không có hy vọng gì để cứu dân tộc này nữa.!?
Nhưng theo tôi vẫn còn có hy vọng: đó là phải biết vận dụng lòng tham lam và ích kỷ của họ khi thời cuộc thay đổi.Chính sự tham lam và ích kỷ mà chế độ CSVN đã tạo nên trong mỗi con người VN(một cách liên tục và đầy thủ đoạn với nhiều tốn kém về tiền của và công sức)sẽ tiêu diệt chế độ CS khi thời cơ đến.
Nó cũng giống như con thú dữ sẽ quay lại ăn thịt người chủ của nó khi đói khát và khi người chủ trở nên bất lực,không kiềm chế được nó nữa.
Mùa Đông năm 1998 những người trong Tổ chức Liên Đảng không còn ở đây,họ được các quốc gia cho họ thường trú đón nhận..chỉ còn có anh Đỗ Hườn thường trú nhân của Mỹ là còn ở lại.Không hiểu tại sao,có nhiều cách giải thích nhưng cũng không ai biết được cụ thể chính xác.Anh Đỗ Hườn bị suy sụp hoàn toàn.
Tôi nói chuyện với anh động viên anh nhưng không có kết quả mấy vì một lý do đơn giản không ai có thể cứu mình ngoài bản thân mình.
BGT trại 5 cũng thay đổi cách ứng xữ với chúng tôi..nghiệt ngã hơn,họ đưa ra những hạn chế mới để khủng bố chúng tôi về tinh thần và vật chất.Những anh em của tổ chức Viết Tân đến đây từ cuối những năm 1980 chuyển đến ở chung với chúng tôi ,những người CS đã thành công như ý khi họ làm mọi cách để nhắc nhở chúng tôi,hoặc buộc chúng tôi phải nhân thức rằng thân phận của người VN là thấp kém,vì chúng tôi là người Việt Nam 100%
Không gian sinh hoạt của chúng tôi cũng chật hẹp.Không có vườn hoa cây cảnh..không có đất để trồng cây,trồng rau xanh,mọi người tù .....đi lại cứ va chạm vào nhau và họ cũng đưa thêm tù thường phạm đến ở chung với chúng tôi và những người này đã làm cuộc sống chúng tôi xáo trộn hoàn toàn.
Để cho chỗ ở mới của chúng tôi bớt đơn địệu buồn chán,Thầy Mai Đức Chương nhờ cán bộ quản giáo mang vào cho mấy gốc hoa Huệ.Chúng tôi trồng mấy gốc huệ đó sát bờ tường phân cách hai khu nhà với nhau...cây hoa Huệ ở đây hợp thổ nhưỡng nên phát triển rất nhanh.Thân cây không cao như hoa huệ trồng ở miền Nam nhưng hương thơm ngào ngạt.
Mùa hè năm 1999 chúng tôi chịu thêm một mất mát nữa.Chú Nguyễn Trưởng ra đi vì tai biến mạch máu não.
Buổi trưa trời nóng,anh em đang nghĩ,tôi không ngủ được ngồi tập Yoga.Lê Văn Tiến chạy vào đánh thức anh em dậy.
-Chú Trưởng bị trúng gió rồi anh em ơi
Tôi bỏ dở buổi tập bước xuống-tôi nằm ở sàn trên..anh em khiêng chú Trưởng vào chỗ của chú..Tôi thấy chú ôm đầu,miệng ú ớ..như muốn nói gì đó...Chúng tôi đi gọi cấp cứu nhưng không có ai trả lời.Anh em chúng tôi cho người khoẻ đứng ở cửa khu gọi to:Cấp cứu,cấp cứu.Tôi và những người khác xoa bóp cho chú,người bấm huyệt,người xoa ngực xoa đầu.Chú Trưởng vẫn la ú ớ trong miệng mắt nhắm nghiền.
Lúc đầu tiếng la còn rõ sau đó yếu dần,mười phút sau chú Trưởng không còn rên được nữa..chú nằm yên bất động..Tôi theo dõi mạch nơi cổ tay của chú,mạch yêú rất nhanh rồi im hẳn,tôi kiểm tra mạch cổ,lúc đầu còn rõ sau đó mất luôn.
Anh em vẫn gọi cấp cứu,những người ở khu bên cạnh không ngủ được họ nhìn qua khung cửa sổ hoặc chồm người qua bức tường ngăn cách hỏi sang,
-Có việc gì thế..
Ai đó trả lời,
-Có người sắp chết đang gọi cấp cứu.
-Thế thì gây rồi,giờ chúng nó đang còn ngủ trưa,đợi đên giờ hành chính thì toi mất,mẹ chúng nó coi mạng người như rác
Tôi cứ loay hoay chạy ra chạy vào..không biết làm sao,cánh cổng khu vẫn đóng im ỉm.
Đến 13h15,một anh trật tự đến mở cửa để chuẩn bị đi làm..chúng tôi chuyển chú trưởng đi bệnh xá,chỉ có anh Thuỵ được đi theo,còn những người kia là người của trại.
30 phút sau,anh Thuỵ về báo lại là chú Trưởng đã mất.
Tôi về nằm dài và thấy buồn kinh khủng..tại sao những người gần gũi thân thiết với tôi cứ lần lượt ra đi.Tuy rằng ở trong tù quan hệ anh em rất thân mật,nhưng ai cũng có một vài mỗi quan hệ đặc biệt thân mật nào đó.Với tôi,tôi có nhiều mối quan hệ thân thiết và cũng được nhiều anh em thương quý.Chú Trưởng là một trong những người rất thương yêu tôi.Tôi bằng tuổi người con đầu của chú.Chú là một nông dân tỉnh Quãng Ngãi,vào Ninh Thuận lập nghiệp vào những năm cuối của thập niên 1950.Thời “Ngô Tổng thống”,đối với chú..Tổng thống Ngô Đình Diệm là một cứu tinh dân tộc,một thần tượng của chú,một vị lãnh tụ mà chú luôn kính trọng và bày tỏ lòng tri ân.Người đã mang đến cho chú và nhiều người khác một tài sản lớn từ đôi bàn tay trắng.Một vị lãnh tụ anh minh,khó có người sánh kịp.Chú là một người đơn giản,chân chất,nhân hậu,chú sẵn sàng giúp đỡ người khác,những đồng bạc cuối cùng chú có.Ở trong tù chú không phải là người giàu nhất,nhưng là người hào phóng nhất.
Trước đó mấy tháng chú hay tâm sự với tôi,chú nói là chú sắp “ra đi” rồi.Tôi nghĩ là chú nói đùa vì chú còn rất khoẻ mạnh.Nước da đen bóng,mái tóc gợn sóng bạc phau,người thấp và đậm,chú ăn rất ít,chỉ lưng hai bát cơm,một ít canh và một ít thức ăn.Năm đó chú 67 tuổi nhưng khoẻ mạnh hơn tôi nhiều.Tôi nói với chú,
-Sức khoẻ của chú thế này ít nhất chú phải sống hơn 10 năm nữa.
Không ai có thể tin được điều đó.
Cánh anh em trẻ ai cũng yêu quý chú..vì chú có cuộc sống giản dị luôn sang sẻ và hy sinh cho người khác.Trước ngày chú mất hai tháng,gia đình chú từ Ninh Thuận ra thăm,chú vào đem chia hết quà cho mọi người..nhất là những anh em khó khăn.Tôi nhận được rất nhiều quà của chú.Tôi ngần ngại nói
-Chú phải để lại một ít để dùng chứ!
Chú khoát tay..sống được mấy ngày..sau đó chú đến từng người để nói:Ai cần gì thì chú cho mượn tiền mua..khi nào có thì trả..chú cười nói thêm trả cũng được không trả cũng được.Lê Văn Tiến nghe vậy liền nói
-Hoan hô chú Trưởng,
những anh em trẻ khác vây quanh chú.Tôi rất cảm động vì tình cảm thân thiết như cha con của họ.Qua những trại tù chưa có người nào được anh em thương yêu như vậy
Chú hay nói với anh em..mấy anh còn trẻ cần phải ăn uống đầy đủ,chú già rồi không cần.
Chú cầm tờ giấy lưu ký có hai triệu đồng đến nói với tôi
-Đi căngtin với chú,cần gì chú mua,sau này trả...
Gia đình tôi mấy tháng nay không gởi gì cho tôi nên rất thiếu thốn,đây là giai đoạn khó khăn nhất của tôi từ ngày tôi ở tù.Tôi biết trận lũ lụt Mùa đông năm 1998 vừa qua cuốn trôi hết,rất may là những người thân của tôi vẫn bình an.
Sau này trở về tôi mới biết,lúc đó có rất nhiều đợt quyên góp được thực hiện,số tiền quyên góp được cũng rất lớn,rồi nhà nước xuất ngân sách quốc gia để hổ trợ cho mỗi gia đình bị sụp nhà..mất tài sản mổi hộ 1 triệu 500 nghìn.Nhưng riêng nhà tôi thì không có gì cả.Không được sự giúp đỡ nào cả,một gói mì tôm cũng không.
Hai cô em gái tôi vất vả lắm mới nuôi được các cháu và dựng lại nhà với sự giúp đỡ của mấy người hàng xóm(Cái ý đồ triệt hạ gia đình tôi được thực hiện nghiêm túc quá!!.)
Tôi đi căngtin với chú để mua một số đồ dùng cá nhân,một bàn chải,một hộp kem,một cục xàbông tắm.Đây là ba thứ mà tôi cần từ mấy tháng nay..Chú mua thêm cho tôi một kg đường và một kg thịt.
Chú nói:
-Cho con cái này để bồi dưỡng,đợt này con sút lắm.
Không sút sao được,6 tháng trời chỉ có cơm trại ăn với muối
Tôi vô cùng cảm động và biết ơn chú
Trưa hôm đó tôi ăn một bữa cơm thật ngon,có thịt kho rau sống.
Cơm xong tôi đánh răng và đi tắm,mấy tháng nay mới được gội đầu bằng xaphòng thơm,đánh răng bằng bàn chải mới thật dể chịu.
Mùi xaphòng rất thơm vì lâu không dùng,cái bàn chải đánh răng bị gãy tôi nhờ chú Nguyễn Đình Văn Long nối lại để dùng,bàn chải quá mòn không sạch răng được.
lại đánh răng bằng muối nữa.Bây giờ được tắm,được đánh răng băng bàn chải mới.Trong người thấy nhẹ nhàng.
Một tháng sau vẫn không nhận được quà hay tiền của gia đình.Tôi lại tiếp tục sống trong cảnh thiếu thốn.Tôi đành phải mượn chú 50.000đ.
Bây giờ chú đột nghột ra đi,tôi vẫn còn nợ chú.
Tôi thầm bảo với chú:”Số tiền con nợ chú..con sẽ không trả cho chú đâu.Con sẽ giữ nó như một kỷ niệm của chú cháu mình,mãi mãi con nợ chú,và con vui vì điều đó,được an ủi rất nhiều vì điều đó”
Cái Tết năm 1998 là một cái Tết buồn tẻ với tôi và mọi người
Anh Đăng đã về Canada,anh Dũng anh Sơn anh Thành họ đã về lại với Thế giới Tự do và văn minh.Còn chúng tôi vì mang quốc tịch VN nên đành phải ở lại để chịu ngược đãi của chính quyền luôn mồm đề cao chiêu bài dân tộc,nhưng trong não trạng của những người cộng sản,cái tâm thức nô lệ vẫn chế ngự..tự nô lệ mình và nô lệ người khác.Anh em tù chính trị vẫn gọi bọn CS bao giờ cũng”Thượng đội, hạ đạp”.Chúng tôi bị BGT siết chặt về mọi mặt cuộc sống như để trả thù thời gian trước đây họ đã nhượng bộ vì trong anh em chúng tôi có một số người mang quốc tịch nước ngoài.Bây giờ họ đã về,mọi thông tin ở bên ngoài được phong toả hết.Không phái đoàn đại sứ nào đến thăm nên BGT có thể trù dập chúng tôi mà quốc tế không hay biết.
Những phần quà Tết bị cắt,khẩu phần bị cắt,chúng tôi ăn một cái Tết thiếu thốn,gần như không có gì.Chỉ mới đây thôi,cái Tết năm vừa rồi khi những người có quốc tịch nước ngoài còn ở chung với chúng tôi,ngày Tết chúng tôi được nhận một khẩu phần”bất ngờ”.Họ muốn tạo một ấn tượng tốt đẹp để cho những người sắp ra về qua bên Âu-Mỹ nghĩ rằng CSVN đã có những tiến bộ nhân bản hơn.
Khi họ trình bày với chính phủ nước sở tại..
CSVN họ khôn ngoan thật!?:Bất cứ lúc nào,bất cứ việc gì họ cũng dùng để tuyên truyền bịp bợm người khác.Từ chuyện lớn như Ứng cử bầu cử,Tự do tôn giáo cho đến việc nhỏ như giúp đỡ người nghèo khổ-neo đơn tàn tật.Cho đến việc cỏn con như...chế độ cho một số người tù cũng được sữ dụng như vũ khí để tuyên truyền...CSVN nói dối,nói một đường làm một nẽo...một cách rất thành thục rất tự nhiên.Họ sẵn sàng nói dối về một việc mà ai cũng biết.Họ lừa gạt người khác,lừa gạt chính mình và bị người khác lừa
Mùa hè năm 1999 cuộc sống của tôi bớt khó khăn khi anh Nguyễn Ngọc Đăng gởi quà về cho tôi.Lúc đó anh không còn ở Canada nửa mà đã chuyển sang Úc,cũng mùa hè năm 1999 này chúng tôi phải đối phó với những thủ đoạn vặt vảnh của BGT trại Thanh Hoá.
Khẩu phần ăn của chúng tôi bị cắt xén,không có rau xanh như mọi lần,họ mang vào cho chúng tôi những mớ dây rau muống già mà bò cũng không ăn được,nửa kg cá tươi cho mỗi tháng như quy định của pháp lệnh thì họ mang vào cho chúng tôi một thứ cá tạp nham muối đã hư hỏng meo mốc.và mùi hôi thối bốc lên nồng nặc cả khu trại giam ,ám vào quần áo những ai đứng gần.Họ mang vào chia ra cho mỗi người..tôi và một số anh em không nhận ,hơn một nửa người còn lại vì sợ kỷ luật nên phải nhận,người ta nhận rồi vứt vào thùng rác vì không ăn được.Trong nhà tù cộng sản nghiệt ngã đã biến một số anh em chúng tôi thành những người phản bội lại chính mình.Họ phản bội vì sợ hãi cũng có,nhưng rất đau lòng, có nhiều người họ phản bội lại anh em để được giảm án,được sớm trở về với gia đình.Những người này họ đứng ngoài tất cả các cuộc đấu tranh để đòi quyền lợi chung,như điều kiện sinh hoạt trong đó có chỗ ở thoáng mát sạch sẽ đúng pháp lệnh,tiêu chuẩn lương thực thực phẩm,việc khám chữa bệnh,những tiêu chuẩn về áo quần chăn màn về qui chế, thời gian thăm gặp gia đình,thư từ.Đã có rất nhiều kháng thư,kiến nghị của tôi hay các anh em khác cần chữ ký ủng hộ của họ,họ đều từ chối,điều này đã đẩy tôi và một số anh em khác vào thế cô lập nhưng tôi cũng như một vài người đã khẳng định lập trường của mình.Dù khi chỉ còn có mỗi một mình vẫn đấu tranh để bảo vệ phẩm giá và quyền lợi của người tù chính trị...những người này luôn luôn được hưởng lợi...Nếu cuộc đấu tranh của chúng tôi thành công họ được hưởng,nếu thất bại họ cũng không bị kỷ luật không bị trù dập và vẫn được giảm án.
Có thể đưa ra sự phân định rạch ròi trong những người tù chính trị,những ai hợp tác ,hoặc “nín thở qua sông” (từ chúng tôi chỉ những người thoả hiệp với CS )là những thành phần phản bội,còn những ai kiên dũng giữ lập trường ,khí tiết danh dự nhân phẩm thì luôn phải chịu sự ngược đãi trù dập trả thù..và phải ở hết bản án mà họ đã bị tuyên phạt một cách bất công và bất hợp pháp.
Cứ mỗi 6 tháng chúng tôi phải viết kiểm điểm,nội dung gồm có phần lý lịch về cá nhân ,như tên tuổi quê quan sắc tộc văn hoá tội danh mức án.Phần còn lại chúng tôi phải ghi
1,Tư tưởng:
Những ai có Sỹ khí thì ghi: Kiên trì...quan điểm lập trường mục đích,lý tưởng đã đấu tranh,minh định việc làm của mình là đúng.
Còn những ai muốn giảm án thì tự nhận mình đã sai ,đã vi phạm luật pháp và mong nhận được sự khoan hồng của đảng cộng sản
2/Học tập:
Ai kiên định thì viết:Học tập để nâng cao kiến thức phục vụ xã hội dân tộc.
Ai .phản bội thì viết:Học tập để thông suốt đường lối chính sách của đảng.
3/Lao động
Những ai kiên định thì viết:Phản đối mọi hình thức lao động khổ sai và từ chối lao động.Hoặc những ai ôn hoà hơn thì viết:Lao động theo năng lực và sức khoẻ.
Những ai muốn giảm án thì viết:Phấn đấu lao động để cải tạo bản thân góp phần cho sự phát triển của trại,của đất nước.
4/Nội quy
Những ai kiên dũng vẫn tiếp tục con đường đấu tranh của mình,bảo vệ lý tưởng của mình thì ghi:Chấp hành nội quy trên cơ sở tôn trọng nhân quyền,tôn trọng công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị cũng như những công ước quốc tế về nhân quyền.
Những ai phản bội muốn giảm án thì viết:Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của trại,hứa không vi phạm.
CSVN dùng những ưu đãi về thư từ ,thăm nuôi giảm án để khuyến khích cho sự phản bội chống lại anh em....những ai làm Anten hoặc cộng tác.với CS thì sẽ được ưu ái, những con người này đã có những hành vi đê tiện xấu xa.Có khi công khai có khi kín đáo,có khi thô thiễn có lúc tinh vi.Nhưng có thể khẳng định được một cách chính xác công bằng vô tư rằng:Những ai được giảm án là những kẻ phản bội,giảm an nhiều phản bội nhiều,giảm án ít phản bội ít.
Đây là thước đo để minh định phẩm giá của từng tù nhân chính trị ,nó như lửa thử vàng không có chuyện nhầm lẫn.
Vào năm 1999,chúng tôi biết rằng chúng tôi đang rất đơn độc ,đội ngũ của những con người kiên dũng đã không còn như xưa,chỉ còn lại rất ít và đang gặp nguy hiểm vì bị trù dập.
Tôi và một số anh em biết điều đó nhưng tôi và họ đã chọn lựa.Chúng tôi sẵng sàng cho cái chết để bảo vệ danh dự và lý tưởng của mình.
Bây giờ không còn có những người có quốc tịch nước ngoài như anh NNĐ.PAD.NVM để có thể thông báo tình hình của chúng tôi cho quốc tế biết một cách thường xuyên và cụ thể ..cũng không còn có những người có thẻ xanh(Quy chế thường trú nhân như anh PVT)để thông báo với gia đình của họ biết về sự đàn áp tù nhân chính trị của chế độ CSVN,nhưng tôi và họ vẫn đấu tranh cho chính mình và cho mọi người trên cơ sở những thông tin chúng tôi có được từ gia đình.
Gia đình tôi rất quan tâm đến những diễn biến xảy ra trên TG và Việt Nam cũng như quan hệ VN và quốc tế vì các cô em gái của tôi-các anh tôi biết rằng:an ninh của tôi trong nhà tù tuỳ thuộc rất nhiều vào cục diện chung.
..Những ngày này,thông tin từ gia đình tôi mang vào là hy vọng gần như duy nhất của anh em chúng tôi đang bị bao vây cấm vận.Mỗi một lần gia đình tôi đi thăm,anh em đều quan tâm hỏi han và gia đình tôi đã không phụ lòng tin cậy của họ.
Mùa đông năm 1999 là một mùa đông hãi hùng đối với tôi.Bão lụt tại miền Trung là một hiểm hoạ thường trực với quê tôi,nhưng mùa Đông1999 này theo những dự báo thời tiết lại nghiệt ngã hơn rất nhiều.
..Mấy hôm nay Tivi đưa tin về tình hình lũ lụt tại Quãng Nam,mưa lớn kéo dài nhiều ngày làm cho mực nước các sông dâng cao vượt trên mức báo động 3(Theo cách nói của Chế độ CSVN),vượt trên các đỉnh lũ lịch sữ...Hồ Phú Ninh bị đe doạ nghiêm trọng,có thể vỡ đê bất cứ lúc nào.Có tin là những người lãnh đạo của Tỉnh QN đang nghĩ đến giải pháp là cho nổ một đập tràng nào đó hy sinh một số người để cứu những người còn lại.Tôi không thể tin ở tai mình..nếu họ thực hiện kế hoạch này thì gia đình tôi sẽ gặp nguy hiểm.:Gia đình anh tôi có hai cháu nhỏ,ở chỗ thấp không có phương tiện để di tán.Còn gia đình tôi có 3 cháu nhỏ,hai cô em gái và một mẹ già,chỉ toàn phụ nữ và trẻ con,không phương tiện không tiền bạc,nhà ở gần sông như vậy là chết chắc rồi!.
Tôi không hiểu não trạng của những người CS như thế nào mà họ lại dám nghĩ đến phương án xữ lý tình trạng khẩn cấp như thế...Hy sinh một bộ phận này để cứu bộ phận kia.Thật tàn nhẫn phi nhân tính.Nếu làm như vậy,những gia đình giàu họ có phương tiện di tản hoặc những gia đình CS sẽ được ưu tiên di tản ..còn lại những người dân nghèo thấp cổ bé miệng sẽ bị hy sinh.Tôi lo sợ đến mất ăn mất ngủ vì tôi biểt rằng trong lịch sữ của đảng CS ,trong đó có đảng CSVN những dự kiến điên khùng,những chính sách ngu ngốc tàn bạo ,những quyết định bất nhân đã từng được mang ra thực hiện bất chấp hậu quả.Cuộc chiến tranh gọi là “Giải phóng Miến Nam”là một điển hình,hàng triệu những người trẻ, tuổi đôi mươi bị ném vào lò lửa chiến tranh và họ không ao giờ trở về ..đến hôm nay vẫn chưa tìm được hết..tính mạng của họ chỉ là công cụ đựơc người lãnh đạo xữ dụng vào mục đích điên rồ ngu xuẩn.Chỉ vì tham vọng quyền lực mà họ đã đẩy hàng triệu gia đình vào cảnh chết chóc ly tán,đất nước bị tàn phá lệ thuộc
Rồi Cãi cách ruộng đất ở miền Bắc,Cuộc chiến tranh mở rộng chủ nghĩa CS và sự tranh giành ảnh hưởng giữa Liên Xô và Trung cộng mà VC là công cụ,
Sau khi cưỡng chiếm miền nam,họ tiến hành đánh tư sản mại bản trong cái gọi là “cải tạo công thương nghiệp”và đến Hợp tác xã nông nghiệp” đã đẩy đất nước vào chỗ khánh kiệt...Những việc như vậy mà họ còn dám làm thì có việc gì mà họ không dám.
Nhưng thật may mắn cho những người dân QN và may mắn cho gia đình tôi ,cái ý tưởng điên rồ (cho dù chỉ là của một số người lảnh đạo) đang còn xem xét thì trời bớt mưa...Cái áp lực vở hồ Phú Ninh đã đở dần.Ông trời đã cứu người dân trong gang tấc.
Mùa Đông năm 1999 là một mùa đông thật tồi tệ..quê tôi hứng chịu hai cơn lũ trong vòng một tháng..những mất mác trong cơn lũ trước chưa khắc phục được,nhà cửa dựng lại còn tạm bợ thì phải hứng chịu cơn lũ thứ hai.Gia đình tôi lâm vào cảnh màn trời chiếu đất...đồ đạt vật dụng trong nhà bị cuốn trôi hết, và đây là cơ hội cho bọn CSVN phong toả trừng phạt gia đình tôi một lần nữa.Không biết đã có sự chỉ đạo từ đâu,mà những phái đoàn cứu trợ bão lụt đến địa phương để cứu tế,thì trong danh sách đó không hề có tên gia đình tôi...họ chỉ đi qua nhìn vào rồi sang nhà khác.
Tôi sống với CS VN nhiều năm..tôi không lạ gì những thủ đoạn tàn độc mà Đảng CS vẫn thực hiện.Ở cái đất VN này đảng CS la chủ nhân ông của tất cả:Từ đất đai tài nguyên thiên nhiên đên rừng núi sông hồ biển,luôn cả ánh mặt trời và không khí đều là của Đảng CS.Họ công khai bảo với tôi rằng những gì họ có ngày hôm nay là do máu xương họ bỏ ra để cướp giành lấy nên tất cả là của họ.
Cho nên tại VN tất cả những tổ chức chính quyền từ trung ương đến địa phương là của Đảng,những tổ chức dân sự như Hội hồng Thập tự,hội nhà báo,hội y sĩ,hội nhà thơ-nhà văn,Đoàn thanh niên,Hội phụ nữ là của đảng.Các tôn giáo hiện nay cũng ở trong sự kiềm toả và chi phối của Đảng.Người của Đảng có mặt khắp mọi nơi,từ thành thị đến nông thôn,hang cùng ngõ hẽm.Trường học Bệnh viện Chùa chiền Thánh thất là của Đảng CS.Đảng CS như một thế lực ma quỷ đứng trên cao chi phối chỉ đạo đến từng bữa cơm của người dân.Ai theo đảng thì ăn ngon mặc đẹp,nhà cao cửa rộng và luật pháp là để bảo vệ họ hổ trở họ.Còn ai không theo đảng,hoặc nặng hơn là chống lại sự độc tôn của Đảng thì sẽ bị trừng trị đến cùng đường mạt vận.
Đảng CS có toàn quyền thưởng phạt.Luật pháp chính là Đảng.Ý của Đảng là luật pháp.Người dân VN bị bắt buộc phải đóng vai ông chủ.Đây là một sự đùa cợt độc nhất vô nhị một sự mỉa mai cay độc mà trong lịch sữ 4500 năm chưa bao giờ có.Một sự sĩ nhục mà người dân VN phải cúi đầu hứng chịu,nhưng cúi đầu hứng chịu cũng chưa vừa lòng đảng mà phải ca ngợi Đảng.Ca ngợi sự vinh quang sáng suốt lỗi lạc của Đảng,sự vĩ đại của lãnh tụ.Còn sự bất hạnh nào lớn hơn là phải ca ngợi bọn người đàn áp mình,tước đoạt hết tất cả những quyền căn bản của mình,sống xa hoa trên đầu trên cổ trên sự đói nghèo của mình và của cả dân tộc.
Những ngày cuối cùng của mùa Đông cũng dần qua,nhưng có lẽ đây cũng là thời gian rét nhất ở Đất bắc này...gia đình tôi ra thăm để thông báo cho tôi biết những hoạn nạn mà gia đình đã trải qua nhưng rất may mọi người đều bình an.Các con tôi vẫn đi học cho dù rất thiếu thốn.Những giọt nướ mắt tôi chảy dài khi nghe anh tôi kể chuyện gia đình,các con các cháu tôi phải chịu cảnh khổ cực nguy hiểm như thế nào.Giọng anh bùi ngùi đau xót.Anh Long của tôi là một người hiền lành và yếu đuối nên hoàn cảnh gia đình tôi hiện nay vượt quá sức chịu đựng của anh.Trông anh thất thần vì khiếp sợ.
Anh kể cho tôi mỗi lần đi chứng giấy tờ thăm tôi là một lần gia đình tôi phải chịu sự căng thẳng khốn đốn vì mấy tay CA phường.Đặc biệt là thiếu tá Bàng..hắn tìm mọi cách để phạt hành chính gia đình tôi,buộc gia đình tôi phải nộp những khoảng tiền mà đối với gia đình tôi không phải là nhỏ với những lý do vớ vẩn...nhưng không nộp không được.
Tôi vào kể lại cho các bạn tù của tôi nghe..ai cũng lắc đầu nhưng không ai ngạc nhiên cả vì gia đình họ cũng chịu nhiều đắng cay hơn cả gia đình tôi,mất mát nhiều hơn gia đình tôi,vì đa phần họ tham gia vào những tổ chức đấu tranh chống cộng sớm hơn tôi rất nhiều và tất nhiên hoàn cảnh VN lúc đó nghiệt ngã hơn nguy hiểm hơn rất nhiều.
Ngày cuối cùng của năm 1999,chúng tôi bị chuyển trại một lần nữa.Tôi không biết chắc là chúng tôi sẽ đi đâu...Nam Hà hay Thanh Cẩm.Những câu chuyện về trại Thanh Cẩm hải hùng mà anh Dương Văn Sỹ-Vũ Đình Thuỵ đã từng ở qua kể lại cho anh em nghe loáng thoáng hiện lên trong tưởng tượng của tôi,nhưng nó cũng chỉ gợi lên một chút lo âu thôi vì tôi cũng đã quen với những nguy hiểm và nghiệt ngã trong nhà tù CS.Tôi vội vàng xếp đồ đạt cá nhân,cố gắng làm sao để gọn gàng nhất,cũng như những lần chuyện trại trước,họ hối thúc chúng tôi,mục đích của họ là tạo nên sự căng thẳng cho chúng tôi càng nhiều càng tốt và cũng để thị uy..thể hiện cái quyền vô hạn của họ của chế độ để nhắc nhở cho chúng tôi biết họ là chủ nhân ông của cái đất nước này.Có quyền sinh sát trong tay định đoạt tất cả :từ việc quản lý đất nước cho đến việc quản lý cuộc sống của chúng tôi...họ đi lại tấp nập tay cầm dùi cui điện,miệng quát tháo vẻ mặt làm ra nghiêm trọng...chúng tôi măc kệ họ..đối với chúng tôi cả cái chế độ này cũng chẳng ra gì chứ đừng nói đến những con người đó làm gì..họ chỉ là bọn tiểu nhân đắc chí,họ đang tưởng mình đang ở đỉnh cao nhân loại và mãi mãi ở trên đỉnh cao đó.Họ có biết đâu trong lịch sữ nhân loại và VN..có biết bao triều đại cứ tưởng mình “vạn tuế” trường tồn cũng nhật nguyệt nhưng cũng chỉ tồn tại một sớm một chiều..Những người cộng sản họ là ai chứ,cũng chỉ là tập đoàn dựa vào ngoại bang để cướp chính quyền hình thành nhờ bên ngoài tồn tại nhờ bên ngoài và cũng sẽ tiêu vong vì bên ngoài.
Chỉ có những giá trị đích thực VN, đích thực vì con người VN phù hợp với văn minh nhân loại,nó sinh ra từ khát vọng và ước mơ của con người thì mới có thể tồn tại vững bền và phát triển thăng hoa.
Tôi có một niềm tin mãnh liệt và thường trực rằng cái chế độ tàn độc này rồi sẽ tiêu vong vì nó đơn giản chỉ là một cái quái thai của thời đại..nó mang trong người nhiều căn bệnh nan y và nó sẽ tự kết liễu khi thời cuộc thay đổi .Thế giới,nhân loại.lúc thăng lúc trầm.Có lúc tiến lên có lúc dừng lại,có lúc đi lùi nhưng dù là tiến lên dừng lại hay giật lùi mục đích cuối cùng cũng chỉ mưu tìm sự hoàn mỹ và chân thiện và tất nhiên trong quá trình hoàn thiện sẽ diễn ra quá trình đào thải những cái gì không phù hợp với bản tính tốt đẹp của con người không vì con người,không phục vụ con người tất yếu sẽ bị đào thải.
Nhân loại văn minh có thể chọn lựa phương tiện nào đó để loại trừ cái ác..cái phản văn minh và nhân tính,tôi không phải là một nhà tiên tri,một nhà chiến lược để có thể biết chắc điều gì sẽ xảy ra..nhân loại sẽ chọn lựa phương tiện nào?chiến tranh hay hoà bình ..vũ khí công nghệ cao hay liệu pháp kinh tế xã hội...nhưng tôi tin rằng Thế giới,nhân loại văn minh sẽ phải chọn lựa,phán quyết..khi bị bắt buộc phải lựa chọn, phải phán quyết đó là cái điểm cuối cùng,thời gian cuối cùng cho một chu kỳ vận hành của trời đất của nhân loại.”Cùng tất biến-biến tất thông”đó là quy luật muôn thuở của vũ trụ nhân sinh.
Chúng tôi khệ nệ vất vả chuyển đồ đạt của mình đến một khoảng sân rộng ..đây là sân phơi của trại,hằng ngày đi làm chúng tôi vẫn ngang qua đó.Một chiếc xe chở khách hiệu HuynDai đậu ở sân
Lại bắt đầu một cuộc lục xét trước khi lên xe..Họ cấp cho chúng tôi mổi người một ổ bánh mì và một chai nước lã.Chúng tôi bị còng dính vào nhau,người ngồi giữa thì hai tay chung một còng với hai người bên cạnh..hai người ngoài cùng một tay còng vào thành xe.
Xe chạy lòng vòng làm chúng tôi mất phương hướng mãi đến khi ra đến đường quốc lộ,chúng tôi mới biết là đi Nam Hà.Xe đến trại Nam Hà lúc 2h chiều,
Chúng tôi được tháo còng và xuống xe...
Tập trung trên một khoảng sân rộng trước cổng trại.Tôi nhìn quanh, trên kia những triền núi đá rất đẹp,ở đó người ta xây những ngôi nhà khang trang sang trọng..đó là nơi làm việc của BGT và cán bộ
Trại Nam Hà một bên là núi,một bên là đầm lầy.Núi rất đẹp những căn nhà trên đó cũng rất đẹp.
Tôi thấy tiếc vô cùng,ở một nơi tuyệt đẹp như thế này mà là một nơi giam giữ người khủng khiếp và khắc tiếng của Miền Bắc và của VN sao?!
Tôi không biết tiền nhân của chúng ta ..những người khai phá và giữ gìn cái giang sơn cẩm tú này nghĩ gì.khi trao truyền lại cho con cháu chúng ta một vùng đất tuyệt đẹp này để hôm nay dùng làm nhà tù giam giữ những người yêu nước thương dân...những người đấu tranh cũng chỉ để giữ gìn đất nước và mong muốn cho đất nước cho dân tộc được thăng hoa..hay ít ra cũng để bằng người.
Tôi biết rồi đây tại mảnh đất tuyệt đẹp này sẽ có người trong chúng tôi nằm xuống, mong họ khi đi gặp tổ tiên họ sẽ nói hộ chúng tôi rằng:Chúng con mãi mãi yêu thương trân quý mảnh đất này và sẽ không ngại hy sinh cho mảnh đất này dân tộc này để xứng đáng với liệt tông liệt tổ.
Chúng tôi xếp thành ba hàng ngồi trên sân ..
Từ sáng đến giờ ngồi trên xe ai cũng buồn tiểu..chúng tôi đề nghị với một cán bộ cho chúng tôi đi tiểu..tên công an thô lỗ trả lời chúng tôi với thái độ hung dữ
-Chưa được đi đâu cả,để ổn định đã.
Chúng tôi phẩn đối..chú Phan Văn Bản là người lớn nhất trong chúng tôi giơ tay ý kiến.
-Từ sáng đến giờ chúng tôi ngồi xe,cán bộ phải để chúng tôi đi tiểu chứ làm sao chịu nỗi..cán bộ muốn chúng tôi chết à,tại sao một cái việc bình thường như đi tiểu mà cũng cấm..nhân đạo như thế sao?
Thấy chúng tôi phản ứng quyết liệt một cán bộ trông rất oai phong béo tốt có vẻ như người chỉ huy ở đây..Sau này tôi biết đó là Đại uý công an Phạm Quang Sáng..phụ trách văn hoá của trại nói với tay CA hống hách kia..
-Để cho họ đi tiểu,từ sáng đến giờ cũng lâu rồi.
Anh ta vừa nói vừa cười..tôi không hiểu anh ta cười cái gì?
Cười vì sự oái oăm mà chúng tôi phải chịu sao?hay chỉ là cái cười thường trực của người có quyền.
Chúng tôi chỉ được đi từng người một..chỗ đi tiểu cách đó 10m.
Sau đó chúng tôi mang đồ đạc cá nhân của mình để cán bộ kiểm tra,họ buộc chúng tôi vứt bỏ đồ dùng cá nhân với lý do buồng giam chật hẹp,họ thu giữa tất cả vật dụng như lọ thuỷ tinh,dao cạo râu,dây nilon,với lý do vật dụng này có thể gây nguy hiểm cho người khác
Chúng tôi biết đây là cái cớ để họ trả thù trù dập chúng tôi.Họ muốn đẩy chúng tôi tới giới hạn cuối cùng của sự thiếu thốn.Họ buộc chúng tôi sống như những
con người của thời tiền sữ.Họ dùng sự khó khăn thiếu thốn để làm nhụt nhuệ khí của chúng tôi và cái đích cuối cùng mà ho muốn đạt tới là chúng tôi sẽ gục ngã.
Tất cả sách vở,kinh điển của chúng tôi bị giữ lại.Mấy bộ kinh Phật tôi mang theo người như Kinh Kim Cương,Kinh Duy Ma,Viên Giác,Kinh Thắng Man và cả từ điển Hán Việt cúng bị giữ.
Những anh em khác là người tin lành,người công giáo thì bị giữ Kinh Thánh.Chúng tôi phản đối quyết định đó của BGT vì đây là niềm tin tôn giáo của chúng tôi.Cấm chúng tôi đọc kinh là bài xích tôn giáo,bài xích niềm tin thiên liêng của chúng tôi.Mấy người cán bộ kiểm tra chỉ trả lời:
-Đây là quyết định của BGT,sau này các anh sẽ làm việc với cán bộ phụ trách văn hoá,nhưng hiện nay quan điểm của chúng tôi là nội quy cấm những loại kinh sách này...
Chúng tôi biết rằng có tranh luận với họ lúc này cũng chẳng giải quyết được điều gì.
Có một việc chúng tôi không nhịn được cười...khi một người trong anh em chúng tôi có cuốn Đạo đức kinh của Lão Tử và Nam Hoa kinh của Trang Tử anh đó giải thích với cán bộ đây không phải là Kinh Thánh hay Kinh Phật..mà đơn giản chữ “Kinh” ở đây nghĩa là “sách”.Đạo Đức kinh và Nam Hoa kinh chỉ là hai tác phẩm triết học.Người cán bộ đi tìm BGT để hỏi xin ý kiến về việc này và được trả lời:
-”Kinh gì cũng là Kinh thôi!Cấm tất”.
Chúng tôi thực sự kinh ngạc trước những hiểu biết của những “đỉnh cao trí tuệ” này
Chúng tôi dọn vào buồng số 6 của Trại Nam Hà ...lúc đó là 3 giờ chiều.Ra đón chúng tôi là những anh em Xuân Phước được chuyển ra đây năm 1995..5 năm bây giờ lại gặp nhau.
Buồng giam ở Nam Hà khác Thanh Hoá,bẩn thỉu hơn chật chội hơn và đặc biệt làm những người tù lo lắng là cửa sổ ở đây rất hẹp..không khí trong phòng rất ngột ngạt.Từ ngoài bước vào tôi hơi khó thở vì mùi khói thuốc lào và mùi hôi thối của nhà vệ sinh.
Chúng tôi được chỉ định chổ nằm,như để trừng phạt và để phủ đầu chúng tôi bằng sự nghiệt ngã,BGT trại Nam Hà bất chấp pháp lệnh thi hành án họ dành cho chúng tôi hai người một chiếu..nghĩa là chúng tôi phải nằm nghiên mới đủ chỗ,..còn đồ dùng cá nhân của chúng tôi sau khi đã bị thu giữ khá nhiều cũng chẳng biết để ở đâu.Tôi biết rằng chúng tôi bị buộc phải bước vào một cuộc đấu tranh mới,với lực lượng càng ngày càng suy yếu vì những người có thói quen dựa vào người khác bị mất tinh thần vì không còn chỗ dựa
Buổi chiều và đêm hôm đó,tôi chỉ loay hoay sắp xếp chỗ nằm cho ổn thoả..và cũng rất căng thẳng vì sự ngược đãi của BGT trại Nam Hà đối với chúng tôi.Tôi đang suy nghĩ chúng tôi còn được bao nhiêu người dám đấu tranh để sinh tồn trong cái nhà tù nghiệt ngã này.Tôi ngủ được rất ít vì bệnh lao hành hạ,vì bất bình trước sự bất nhân của CSVN...họ muốn chúng tôi gục ngã bằng những thủ đoạn thấp hèn,bằng sự trả thù ti tiện.Tôi không biết cái não trạng của những người lãnh đạo của Đảng CSVN và Bộ CA như thế nào mà lại có lối hành xữ man rợ như vậy khi nhân loại đang bước vào thế kỷ 21?..họ là người của thời đại nào?Nhưng dù ở bất cứ thời đại nào thì con người vẫn là con người vì con người có nhân tính,con người không còn có nhân tính thì không thể gọi là người được,nó là quái vật.Bất hạnh cho dân tộc chúng tôi khi phải chịu sự điều hành,lãnh đạo của một nhóm người phi nhân tính.
Tôi vẫn nghĩ rằng sự bất hạnh lớn nhất của dân tộc chúng tôi-đất nước chúng tôi không phải là sự nghèo nàn lạc hậu mà đó chính là giềng mối đạo đức bị suy đồi,nhân cách của con người bị mai một ,lương tri của con người bị phỉ báng.Tôi nhìn một nước như Đông Timo-một quốc gia nhỏ vừa mới hình thành với số dân chỉ bằng 1/5 số dân tỉnh Quảng Nam.Họ không có được bề dày Lịch sữ 4000 năm như dân tộc chúng tôi nhưng điều may mắn là họ có những nhà lãnh đạo tốt,yêu thương quý trọng dân tộc đất nước mình.Những nhà lãnh đạo của Đông Timo làm tôi thấy xấu hổ và đau buồn cho đất nước của tôi..một đất nước một dân tộc lớn hơn Đông Timo rất nhiều nhưng được điều hành lãnh đạo bởi một nhóm người,một Đảng sẵn sàng làm bất cứ điều gì để duy trì quyền lực,bảo vệ sự thống trị với đặc quyền đặc lợi.
Đất nước tôi dân tộc tôi đang bị lâm nguy ..bị đe doạ ngay từ chính những con người của mình.Chúng tôi gọi đó là giặc nội xâm.
Ngày hôm sau BGT trại Nam Hà tổ chức cho chúng tôi học nội quy .Cứ mỗi lần chuyển đến trại mới là phải học nội quy
Người cán bộ cao to phụ trách an ninh của trại tập hợp chúng tôi lại trước sân buồng 6,anh ta tự giới thiệu
-Tôi là Hoàng Xuân Nam,Đại uý thay mặt BGT thông báo cho các anh em biết Trại tổ chức học nội quy yêu cầu các anh đi đông đủ..ngoại trừ những trường hợp ốm nặng không thể đi được,còn mọi người ai cũng phải tham gia.
Cán bộ Nam cùng với hai cán bộ ôm súng dài dẫn chúng tôi đi, bước qua cánh cửa sắt to đùng nặng nề và rất kiên cố,cán bộ trực trại cùng với những cán bộ quản giáo ngồi rất đông trong phòng trực nhìn chúng tôi đi qua với đôi mắt đầy ác cảm.Tôi đọc thấy sự thù hận dâng lên đằng đằng trong những ánh mắt kia.Đoàn người chúng tôi trong những bộ quần áo rét xộc xệch..ai cũng ốm tong và xanh xao yếu đuối,khác hẳn với họ,béo tốt hồng hào,khoẻ mạnh ăn mặc sang trọng,nhẫn vàng đồng hồ đắt tiền lấp lánh,mùi nước hoa thoang thoảng và có cả mùi rượu, mùi thuốc lá.
Sau năm 1975 tôi nghe những người cộng sản họ lên án các quan chức của VNCH là xa hoa,tham nhũng,lối sống tiểu tư sản đồi bại,sùng bái vật chất,làm tay sai cho ngoại bang,sống hoang phí trên sự nghèo đói của nhân dân!?.
Họ tỏ ra thù ghét đồ trang sức đắt tiền,rượu ngoại và thuốc lá ngoại ,còn nước hoa và mỹ phẩm là sản phẩm của sự đồi bại,là rác rửi của bọn tư bản là “kẻ thù giai cấp”nếu ai xử dụng nó.
Bây giờ thì sao?Những cán bộ của giai cấp “vô sản” này trông rất là “tư sản”,cái cốt cách thô kệch, quê mùa,những đôi dép lốp,bọc thuốc rê của họ đâu rồi?Nó đã ra đi nhường chỗ cho sự xa hoa vô độ từ khi CS mở cửa cho Tư bản tràn vào..và những người con yêu của giai cấp vô sản bây giờ đã quên mất cội nguồn của mình...đã trở thành những tên “Tư bản đỏ”,thích Dolar Mỹ,Rượu Pháp,Xe Nhật,mở miệng là nói đến “Đẳng cấp”.Ông tổ của CNCS là Carl Marx nếu sống lại cũng sẽ ngẩn ngơ không nhận ra đám con cháu của mình. Marx không thể hình dung được cái đám người đã từng giương cao ngọn cờ giải phóng giai cấp đã gieo rắc kinh hoàng và chết chóc khắp nơi,với chiêu bài giải phóng nhân loại khỏi sự bóc lột và đồi truỵ của CNTB,bây giờ đang sùng bái “đẳng cấp”,cái mà Macx muốn xoá bỏ. Áo quần cũng đẳng cấp cao,xe cộ..đồng hồ..rượu..thuốc lá..điện thoại di động ”tất tần tật” đều phải là đẳng cấp cao!!?Nhất là gái điếm..thì đẳng cấp là số 1!.
Hoan hô đẳng cấp..Đẳng cấp muôn năm..Macx là một thằng điên-kẻ mộng du..Dolar ..vàng ..Kim cương ...Vạn tuế.Những người cộng sản họ nghĩ như thế nhưng không bao giờ dám nói ra sự thật vì sợ ”mất quan điểm” sợ bọn dân đen nó biết thì còn đâu là lý tưởng CS.Phải cần một thời gian nữa..để cho những người lãnh đạo Đảng CS và ban Tư tưởng Văn hoá đề ra những chiêu thức,hợp thức hoá sự giàu có,coi sự giàu có là một phẩm chất mà người CS cần phải đạt tới(Khi viết những dòng này thì những người CS đã làm xong điều đó).Làm giàu là lý tưởng của mọi người VN kể cả Đảng viên CS ! Hay thật ,tài tình quá!
Chúng tôi những người tù yêu nước chậm chạp đi qua trước anh mắt thù hận của những người CS(Không!họ là Tư bản mới thì đúng hơn).
Họ thù ghét chúng tôi vì chúng tôi trong sạch..chúng tôi yêu nước thương dân.Chúng tôi muốn có Tự do và Dân chủ cho VN..chúng tôi chưa hề quen biết họ với tư cách là một cá nhân chưa hề đắc tội với họ.
Họ căm thù chúng tôi vì chúng tôi đấu tranh để bảo vệ công lý và lương tri vì chúng tôi đấu tranh để bảo vệ cái thiện,và cũng có một phần chúng tôi là chứng nhân là nguyên cáo để vạch trần sự dối trá trước toà án lịch sữ.
Từng con dốc dẫn dắt chúng tôi lên cao dần..không khí ở đây thật trong lành,tôi đi chậm và hít từng hơi thật dài thật sâu,trong người thấy nhẹ nhàng và khoang khoái, trên đầu trời rộng mênh mông một bên là đầm lầy,một bên là những ngọn núi cao với rất nhiều lùm cây mọc cheo leo...Khu làm việc của BGT được xây tựa lưng vào những vách núi...đường rải nhựa phẳng phiu,những hàng cây xanh mượt.Văn phòng làm việc của BGT và cán bộ lãnh đạo của trại là những kiến trúc kiên cố khéo léo và hiện đại.
Nó khác rất xa nhà những người dân nơi chúng tôi đã đi qua trước khi vào đây.Con đường 7-8km từ Phủ Lý vào đây chúng tôi đi qua những làng mạc nghèo nàn ,những ruộng lúa bạc màu,những vườn cây chật hẹp xác xơ. Khác xa với nơi đây.Sự giàu sang xa hoa tương phản.
Chúng tôi được hướng dẫn vào một căn phòng rộng với những dãy bàn ghế học sinh,căn phòng bày trí sơ sài,chung quanh là vườn hoa .Đây là hội trường của trại dùng để tổ chức những buổi học Văn hoá Chính trị Nội quy cho người tù..Phụ trách buổi học nội quy gồm có:Thiếu tá Trịnh Thường Xuyên-Phó giám thị,Đại uý Hoàng Xuân Nam-cán bộ an ninh.Đại uý Phạm Quang Sáng và thiếu tá phụ trách văn hoá.
Tôi ngồi thoải mái bên cửa sổ rộng tranh thủ hít thở không khí trong lành mặc cho cán bộ nói gì đó về nội quy..cái này đã nhàm chán với mọi người rồi.
Trở về trên con đường núi quanh co thật đẹp..đó là buổi chiều đầu năm 2000-đầu Thế kỷ.Một buổi chiều thật thơ mộng, tôi thấy ung dung tự tại bất chấp căn bệnh lao phổi đang hành hạ-bất chấp mang thân phận lưu đày.
Ngày thứ 3 trôi qua,chúng tôi chấm dứt chương trình học nội quy,viết thu hoạch và thảo luận.
Chúng tôi không viết thu hoạch theo kiểu thức mà BGT hướng dẫn.Chúng tôi trình bày quan điểm của mình về chế độ giam giữ chúng tôi, qua đó chúng tôi phản đối và lên án biện pháp chế tài ngặt nghèo của trại giam vi phạm những quyền căn bản của con người...như quyền được sống,an ninh về tính mạng,quyền chữa bệnh quyền đọc sách báo,quyền được viết thư và nhận thư của gia đình.Đây là những quyền mà chúng tôi bị tước đoạt -bị vi phạm một cách có hệ thống và đầy ác ý.
Chúng tôi trình bày quan điểm của mình về chế độ độc tài toàn trị đẩy đất nước và dân tộc vào chỗ khốn cùng trước đây và bây giờ với cái gọi là đổi mới thực chất chỉ là sự sao chép vụng về mô hình Kinh tế tự do.
Cái gọi là:”Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”chỉ là một quái thai của CNTB.Nó chỉ là thứ Kinh tế thị trường Đầu voi Đuôi chuột chỉ phục vụ cho tầng lớp lãnh đạo..làm giàu cho giai cấp thống trị bằng cách bần cùng hoá giai cấp bị trị.
Chúng tôi đòi có một nhà nước pháp trị với Tam quyền phân lập và một chế độ Đa Đảng để có một sự cạnh tranh công bằng trong ứng cử bầu cử..vì mô hình dân chủ đa nguyên là một mô hình chính trị tốt nhất mà nhân loại có được hiện nay.
Chúng tôi khuyến cáo họ đừng đưa ra những mục tiêu đao to búa lớn để mị dân về một nhà nước ưu việt gấp triệu lần nhà nước Tư bản Dân chủ.
Chúng tôi yêu cầu họ hãy làm những gì mà nhân loại đã thử nghiệm và thành công..hãy nhìn vào những quốc gia có cùng những nét tương đồng về văn hoá và điểm xuất phát với VN như Hàn Quốc, Đài Loan..đừng bắt nhân dân VN phải hy sinh cho cái thiên đường hoang tưởng,đánh mất thời cơ của cả đất nước cho một toan tính thiễn cận vị kỷ.
Tất nhiên chúng tôi biết những gì chúng tôi trình bày với họ chỉ là “Nước đổ lá khoai”,chỉ đón nhận nơi họ một thái độ miệt thị,một nụ cười khinh bạc,nhưng chúng tôi vẫn phải nói dù biết rằng sẽ gặp nhiều rắc rổi trong tương lai...
Đến phần thảo luận:Chúng tôi cực lực phản đối việc giam chúng tôi chung với thường phạm.Điều này đi ngược lại với thông lệ quốc tế.Chúng tôi là tù nhân lương tri-tù nhân chính trị và chúng tôi nói thẳng rằng đây là một mưu đồ một thủ đoạn dùng bọn đầu gấu để đe doạ ,khủng bố chúng tôi và BGT trại Nam Hà phải chịu trách nhiệm về những nguy hiểm đã gây ra cho chúng tôi.
Chúng tôi đòi hỏi được giam riêng tại một khu dành cho tù chính trị với những tiêu chuẩn quy chế riêng.
Để trả lời chúng tôi,đại diện cho trại là Thiếu tá Trịnh Thường Xuyên nói là Họ khẳng định ở VN không có tù chính trị hay lương tâm nào cả..nhà nước CHXHCNVN chỉ trừng phạt và giam giữ những người vi phạm Pháp luật..còn việc giam chúng tôi chung với thường phạm là đúng vì mọi phạm nhân đều bình đẳng
Trong cuộc tiếp xúc với giám thị Trưởng trại Nam Hà-Đại tá Nguyễn Tiến Lấn,tôi cũng trình bày với BGT về những yêu cầu của chúng tôi...và coi chuyện dùng bọn đầu gấu để trấn áp chúng tôi là một tội ác và việc làm này vi phạm cả Pháp lệnh thi hành án.Tôi được sự đồng tình ủng hộ của anh em,Anh Trần Nam Phương,chú Phan Văn Bàn,anh Vũ Đình Thuỵ,anh Trương Văn Sương,anh Lê Thiện Quang,và rất nhiều anh em khác.Họ cũng trình bày quan điểm của mình trong buổi tiếp xúc này.
Chúng tôi chỉ nhận được lời hứa của ông GT trưởng về chỗ nằm quá chật của chúng tôi là sẽ xem xét.
Tất cả sách vở,kinh điển của chúng tôi bị giữ lại.Mấy bộ kinh Phật tôi mang theo người như Kinh Kim Cương,Kinh Duy Ma,Viên Giác,Kinh Thắng Man và cả từ điển Hán Việt cúng bị giữ.
Những anh em khác là người tin lành,người công giáo thì bị giữ Kinh Thánh.Chúng tôi phản đối quyết định đó của BGT vì đây là niềm tin tôn giáo của chúng tôi.Cấm chúng tôi đọc kinh là bài xích tôn giáo,bài xích niềm tin thiên liêng của chúng tôi.Mấy người cán bộ kiểm tra chỉ trả lời:
-Đây là quyết định của BGT,sau này các anh sẽ làm việc với cán bộ phụ trách văn hoá,nhưng hiện nay quan điểm của chúng tôi là nội quy cấm những loại kinh sách này...
Chúng tôi biết rằng có tranh luận với họ lúc này cũng chẳng giải quyết được điều gì.
Có một việc chúng tôi không nhịn được cười...khi một người trong anh em chúng tôi có cuốn Đạo đức kinh của Lão Tử và Nam Hoa kinh của Trang Tử anh đó giải thích với cán bộ đây không phải là Kinh Thánh hay Kinh Phật..mà đơn giản chữ “Kinh” ở đây nghĩa là “sách”.Đạo Đức kinh và Nam Hoa kinh chỉ là hai tác phẩm triết học.Người cán bộ đi tìm BGT để hỏi xin ý kiến về việc này và được trả lời:
-”Kinh gì cũng là Kinh thôi!Cấm tất”.
Chúng tôi thực sự kinh ngạc trước những hiểu biết của những “đỉnh cao trí tuệ” này
Chúng tôi dọn vào buồng số 6 của Trại Nam Hà ...lúc đó là 3 giờ chiều.Ra đón chúng tôi là những anh em Xuân Phước được chuyển ra đây năm 1995..5 năm bây giờ lại gặp nhau.
Buồng giam ở Nam Hà khác Thanh Hoá,bẩn thỉu hơn chật chội hơn và đặc biệt làm những người tù lo lắng là cửa sổ ở đây rất hẹp..không khí trong phòng rất ngột ngạt.Từ ngoài bước vào tôi hơi khó thở vì mùi khói thuốc lào và mùi hôi thối của nhà vệ sinh.
Chúng tôi được chỉ định chổ nằm,như để trừng phạt và để phủ đầu chúng tôi bằng sự nghiệt ngã,BGT trại Nam Hà bất chấp pháp lệnh thi hành án họ dành cho chúng tôi hai người một chiếu..nghĩa là chúng tôi phải nằm nghiên mới đủ chỗ,..còn đồ dùng cá nhân của chúng tôi sau khi đã bị thu giữ khá nhiều cũng chẳng biết để ở đâu.Tôi biết rằng chúng tôi bị buộc phải bước vào một cuộc đấu tranh mới,với lực lượng càng ngày càng suy yếu vì những người có thói quen dựa vào người khác bị mất tinh thần vì không còn chỗ dựa
Buổi chiều và đêm hôm đó,tôi chỉ loay hoay sắp xếp chỗ nằm cho ổn thoả..và cũng rất căng thẳng vì sự ngược đãi của BGT trại Nam Hà đối với chúng tôi.Tôi đang suy nghĩ chúng tôi còn được bao nhiêu người dám đấu tranh để sinh tồn trong cái nhà tù nghiệt ngã này.Tôi ngủ được rất ít vì bệnh lao hành hạ,vì bất bình trước sự bất nhân của CSVN...họ muốn chúng tôi gục ngã bằng những thủ đoạn thấp hèn,bằng sự trả thù ti tiện.Tôi không biết cái não trạng của những người lãnh đạo của Đảng CSVN và Bộ CA như thế nào mà lại có lối hành xữ man rợ như vậy khi nhân loại đang bước vào thế kỷ 21?..họ là người của thời đại nào?Nhưng dù ở bất cứ thời đại nào thì con người vẫn là con người vì con người có nhân tính,con người không còn có nhân tính thì không thể gọi là người được,nó là quái vật.Bất hạnh cho dân tộc chúng tôi khi phải chịu sự điều hành,lãnh đạo của một nhóm người phi nhân tính.
Tôi vẫn nghĩ rằng sự bất hạnh lớn nhất của dân tộc chúng tôi-đất nước chúng tôi không phải là sự nghèo nàn lạc hậu mà đó chính là giềng mối đạo đức bị suy đồi,nhân cách của con người bị mai một ,lương tri của con người bị phỉ báng.Tôi nhìn một nước như Đông Timo-một quốc gia nhỏ vừa mới hình thành với số dân chỉ bằng 1/5 số dân tỉnh Quảng Nam.Họ không có được bề dày Lịch sữ 4000 năm như dân tộc chúng tôi nhưng điều may mắn là họ có những nhà lãnh đạo tốt,yêu thương quý trọng dân tộc đất nước mình.Những nhà lãnh đạo của Đông Timo làm tôi thấy xấu hổ và đau buồn cho đất nước của tôi..một đất nước một dân tộc lớn hơn Đông Timo rất nhiều nhưng được điều hành lãnh đạo bởi một nhóm người,một Đảng sẵn sàng làm bất cứ điều gì để duy trì quyền lực,bảo vệ sự thống trị với đặc quyền đặc lợi.
Đất nước tôi dân tộc tôi đang bị lâm nguy ..bị đe doạ ngay từ chính những con người của mình.Chúng tôi gọi đó là giặc nội xâm.
Ngày hôm sau BGT trại Nam Hà tổ chức cho chúng tôi học nội quy .Cứ mỗi lần chuyển đến trại mới là phải học nội quy
Người cán bộ cao to phụ trách an ninh của trại tập hợp chúng tôi lại trước sân buồng 6,anh ta tự giới thiệu
-Tôi là Hoàng Xuân Nam,Đại uý thay mặt BGT thông báo cho các anh em biết Trại tổ chức học nội quy yêu cầu các anh đi đông đủ..ngoại trừ những trường hợp ốm nặng không thể đi được,còn mọi người ai cũng phải tham gia.
Cán bộ Nam cùng với hai cán bộ ôm súng dài dẫn chúng tôi đi, bước qua cánh cửa sắt to đùng nặng nề và rất kiên cố,cán bộ trực trại cùng với những cán bộ quản giáo ngồi rất đông trong phòng trực nhìn chúng tôi đi qua với đôi mắt đầy ác cảm.Tôi đọc thấy sự thù hận dâng lên đằng đằng trong những ánh mắt kia.Đoàn người chúng tôi trong những bộ quần áo rét xộc xệch..ai cũng ốm tong và xanh xao yếu đuối,khác hẳn với họ,béo tốt hồng hào,khoẻ mạnh ăn mặc sang trọng,nhẫn vàng đồng hồ đắt tiền lấp lánh,mùi nước hoa thoang thoảng và có cả mùi rượu, mùi thuốc lá.
Sau năm 1975 tôi nghe những người cộng sản họ lên án các quan chức của VNCH là xa hoa,tham nhũng,lối sống tiểu tư sản đồi bại,sùng bái vật chất,làm tay sai cho ngoại bang,sống hoang phí trên sự nghèo đói của nhân dân!?.
Họ tỏ ra thù ghét đồ trang sức đắt tiền,rượu ngoại và thuốc lá ngoại ,còn nước hoa và mỹ phẩm là sản phẩm của sự đồi bại,là rác rửi của bọn tư bản là “kẻ thù giai cấp”nếu ai xử dụng nó.
Bây giờ thì sao?Những cán bộ của giai cấp “vô sản” này trông rất là “tư sản”,cái cốt cách thô kệch, quê mùa,những đôi dép lốp,bọc thuốc rê của họ đâu rồi?Nó đã ra đi nhường chỗ cho sự xa hoa vô độ từ khi CS mở cửa cho Tư bản tràn vào..và những người con yêu của giai cấp vô sản bây giờ đã quên mất cội nguồn của mình...đã trở thành những tên “Tư bản đỏ”,thích Dolar Mỹ,Rượu Pháp,Xe Nhật,mở miệng là nói đến “Đẳng cấp”.Ông tổ của CNCS là Carl Marx nếu sống lại cũng sẽ ngẩn ngơ không nhận ra đám con cháu của mình. Marx không thể hình dung được cái đám người đã từng giương cao ngọn cờ giải phóng giai cấp đã gieo rắc kinh hoàng và chết chóc khắp nơi,với chiêu bài giải phóng nhân loại khỏi sự bóc lột và đồi truỵ của CNTB,bây giờ đang sùng bái “đẳng cấp”,cái mà Macx muốn xoá bỏ. Áo quần cũng đẳng cấp cao,xe cộ..đồng hồ..rượu..thuốc lá..điện thoại di động ”tất tần tật” đều phải là đẳng cấp cao!!?Nhất là gái điếm..thì đẳng cấp là số 1!.
Hoan hô đẳng cấp..Đẳng cấp muôn năm..Macx là một thằng điên-kẻ mộng du..Dolar ..vàng ..Kim cương ...Vạn tuế.Những người cộng sản họ nghĩ như thế nhưng không bao giờ dám nói ra sự thật vì sợ ”mất quan điểm” sợ bọn dân đen nó biết thì còn đâu là lý tưởng CS.Phải cần một thời gian nữa..để cho những người lãnh đạo Đảng CS và ban Tư tưởng Văn hoá đề ra những chiêu thức,hợp thức hoá sự giàu có,coi sự giàu có là một phẩm chất mà người CS cần phải đạt tới(Khi viết những dòng này thì những người CS đã làm xong điều đó).Làm giàu là lý tưởng của mọi người VN kể cả Đảng viên CS ! Hay thật ,tài tình quá!
Chúng tôi những người tù yêu nước chậm chạp đi qua trước anh mắt thù hận của những người CS(Không!họ là Tư bản mới thì đúng hơn).
Họ thù ghét chúng tôi vì chúng tôi trong sạch..chúng tôi yêu nước thương dân.Chúng tôi muốn có Tự do và Dân chủ cho VN..chúng tôi chưa hề quen biết họ với tư cách là một cá nhân chưa hề đắc tội với họ.
Họ căm thù chúng tôi vì chúng tôi đấu tranh để bảo vệ công lý và lương tri vì chúng tôi đấu tranh để bảo vệ cái thiện,và cũng có một phần chúng tôi là chứng nhân là nguyên cáo để vạch trần sự dối trá trước toà án lịch sữ.
Từng con dốc dẫn dắt chúng tôi lên cao dần..không khí ở đây thật trong lành,tôi đi chậm và hít từng hơi thật dài thật sâu,trong người thấy nhẹ nhàng và khoang khoái, trên đầu trời rộng mênh mông một bên là đầm lầy,một bên là những ngọn núi cao với rất nhiều lùm cây mọc cheo leo...Khu làm việc của BGT được xây tựa lưng vào những vách núi...đường rải nhựa phẳng phiu,những hàng cây xanh mượt.Văn phòng làm việc của BGT và cán bộ lãnh đạo của trại là những kiến trúc kiên cố khéo léo và hiện đại.
Nó khác rất xa nhà những người dân nơi chúng tôi đã đi qua trước khi vào đây.Con đường 7-8km từ Phủ Lý vào đây chúng tôi đi qua những làng mạc nghèo nàn ,những ruộng lúa bạc màu,những vườn cây chật hẹp xác xơ. Khác xa với nơi đây.Sự giàu sang xa hoa tương phản.
Chúng tôi được hướng dẫn vào một căn phòng rộng với những dãy bàn ghế học sinh,căn phòng bày trí sơ sài,chung quanh là vườn hoa .Đây là hội trường của trại dùng để tổ chức những buổi học Văn hoá Chính trị Nội quy cho người tù..Phụ trách buổi học nội quy gồm có:Thiếu tá Trịnh Thường Xuyên-Phó giám thị,Đại uý Hoàng Xuân Nam-cán bộ an ninh.Đại uý Phạm Quang Sáng và thiếu tá phụ trách văn hoá.
Tôi ngồi thoải mái bên cửa sổ rộng tranh thủ hít thở không khí trong lành mặc cho cán bộ nói gì đó về nội quy..cái này đã nhàm chán với mọi người rồi.
Trở về trên con đường núi quanh co thật đẹp..đó là buổi chiều đầu năm 2000-đầu Thế kỷ.Một buổi chiều thật thơ mộng, tôi thấy ung dung tự tại bất chấp căn bệnh lao phổi đang hành hạ-bất chấp mang thân phận lưu đày.
Ngày thứ 3 trôi qua,chúng tôi chấm dứt chương trình học nội quy,viết thu hoạch và thảo luận.
Chúng tôi không viết thu hoạch theo kiểu thức mà BGT hướng dẫn.Chúng tôi trình bày quan điểm của mình về chế độ giam giữ chúng tôi, qua đó chúng tôi phản đối và lên án biện pháp chế tài ngặt nghèo của trại giam vi phạm những quyền căn bản của con người...như quyền được sống,an ninh về tính mạng,quyền chữa bệnh quyền đọc sách báo,quyền được viết thư và nhận thư của gia đình.Đây là những quyền mà chúng tôi bị tước đoạt -bị vi phạm một cách có hệ thống và đầy ác ý.
Chúng tôi trình bày quan điểm của mình về chế độ độc tài toàn trị đẩy đất nước và dân tộc vào chỗ khốn cùng trước đây và bây giờ với cái gọi là đổi mới thực chất chỉ là sự sao chép vụng về mô hình Kinh tế tự do.
Cái gọi là:”Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”chỉ là một quái thai của CNTB.Nó chỉ là thứ Kinh tế thị trường Đầu voi Đuôi chuột chỉ phục vụ cho tầng lớp lãnh đạo..làm giàu cho giai cấp thống trị bằng cách bần cùng hoá giai cấp bị trị.
Chúng tôi đòi có một nhà nước pháp trị với Tam quyền phân lập và một chế độ Đa Đảng để có một sự cạnh tranh công bằng trong ứng cử bầu cử..vì mô hình dân chủ đa nguyên là một mô hình chính trị tốt nhất mà nhân loại có được hiện nay.
Chúng tôi khuyến cáo họ đừng đưa ra những mục tiêu đao to búa lớn để mị dân về một nhà nước ưu việt gấp triệu lần nhà nước Tư bản Dân chủ.
Chúng tôi yêu cầu họ hãy làm những gì mà nhân loại đã thử nghiệm và thành công..hãy nhìn vào những quốc gia có cùng những nét tương đồng về văn hoá và điểm xuất phát với VN như Hàn Quốc, Đài Loan..đừng bắt nhân dân VN phải hy sinh cho cái thiên đường hoang tưởng,đánh mất thời cơ của cả đất nước cho một toan tính thiễn cận vị kỷ.
Tất nhiên chúng tôi biết những gì chúng tôi trình bày với họ chỉ là “Nước đổ lá khoai”,chỉ đón nhận nơi họ một thái độ miệt thị,một nụ cười khinh bạc,nhưng chúng tôi vẫn phải nói dù biết rằng sẽ gặp nhiều rắc rổi trong tương lai...
Đến phần thảo luận:Chúng tôi cực lực phản đối việc giam chúng tôi chung với thường phạm.Điều này đi ngược lại với thông lệ quốc tế.Chúng tôi là tù nhân lương tri-tù nhân chính trị và chúng tôi nói thẳng rằng đây là một mưu đồ một thủ đoạn dùng bọn đầu gấu để đe doạ ,khủng bố chúng tôi và BGT trại Nam Hà phải chịu trách nhiệm về những nguy hiểm đã gây ra cho chúng tôi.
Chúng tôi đòi hỏi được giam riêng tại một khu dành cho tù chính trị với những tiêu chuẩn quy chế riêng.
Để trả lời chúng tôi,đại diện cho trại là Thiếu tá Trịnh Thường Xuyên nói là Họ khẳng định ở VN không có tù chính trị hay lương tâm nào cả..nhà nước CHXHCNVN chỉ trừng phạt và giam giữ những người vi phạm Pháp luật..còn việc giam chúng tôi chung với thường phạm là đúng vì mọi phạm nhân đều bình đẳng
Trong cuộc tiếp xúc với giám thị Trưởng trại Nam Hà-Đại tá Nguyễn Tiến Lấn,tôi cũng trình bày với BGT về những yêu cầu của chúng tôi...và coi chuyện dùng bọn đầu gấu để trấn áp chúng tôi là một tội ác và việc làm này vi phạm cả Pháp lệnh thi hành án.Tôi được sự đồng tình ủng hộ của anh em,Anh Trần Nam Phương,chú Phan Văn Bàn,anh Vũ Đình Thuỵ,anh Trương Văn Sương,anh Lê Thiện Quang,và rất nhiều anh em khác.Họ cũng trình bày quan điểm của mình trong buổi tiếp xúc này.
Chúng tôi chỉ nhận được lời hứa của ông GT trưởng về chỗ nằm quá chật của chúng tôi là sẽ xem xét.
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 421
No comments:
Post a Comment