Saturday, November 26, 2016

TUẤN KHANH -TƯỞNG NĂNG TIẾN -NGUYỄN THIÊN THỤ


NGUYỄN VŨ BÌNH * MÔI TRƯỜNG

Thảm họa môi trường quốc gia: giọt nước tràn ly (Bài 2 - tiếp theo)

     ...Những sự việc nêu trên, đã góp phần tạo ra sự mất lòng tin của người dân vào nhà cầm quyền và đảng cộng sản. Tuy nhiên, phản ứng đàn áp những người xuống đường tuần hành vì môi trường, kêu gọi trợ giúp ngư dân, minh bạch thông tin, trừng trị kẻ gây ô nhiễm mới thực sự làm người dân Việt Nam phẫn nộ, sôi sục. Hai cuộc tuần hành vì môi trường vào hai ngày chủ nhật 1/5 và 8/5 đã bị đàn áp nặng nề. Nhà cầm quyền Việt Nam, với lực lượng an ninh làm nòng cốt và chỉ huy, đã huy động và sử dụng các lực lượng dân phòng, thanh niên xung phong, nhân viên bảo vệ...để đàn áp, đánh đập người tuần hành vô cùng dã man. Họ đã đánh đập cả những người phụ nữ, trẻ em và người già trong cuộc tuần hành ôn hòa vì môi trường. Tất cả cộng đồng mạng, người dân sục sôi khi những hình ảnh người phụ nữ có thai bị đánh đập, đá, đạp vào bụng tàn nhẫn; hình ảnh người phụ nữ ôm con nhỏ trong tay bị đánh đập dã man; những thanh niên bị đánh máu me be bết...không còn một lời nào diễn tả sự căm phẫn của người dân với an ninh, với nhà cầm quyền Việt Nam. Nhà cầm quyền Việt Nam đã sử dụng bạo lực để đối phó, đáp trả những người dân tay không tấc sắt, phụ nữ, trẻ em, người già tuần hành vì môi trường sống.
     Và giọt nước đã tràn ly
     Có thể nói, thảm họa môi trường quốc gia này chính là sự kiện, là vấn đề nan giải, không có lối thoát của nhà cầm quyền Việt Nam. Trước hết, môi trường nói chung của Việt Nam đã và đang hàng ngày hàng giờ bị hủy hoại bởi bàn tay con người, bởi sự vô trách nhiệm của nhà cầm quyền Việt Nam. Việc đầu tư vào các ngành công nghiệp của các doanh nghiệp trong và ngoài nước cần có hệ thống xử lý chất thải vô cùng tốn kém. Vì chạy theo tăng trưởng, vì tham nhũng và yếu kém trong hệ thống quản lý, nhà cầm quyền Việt Nam đã xem nhẹ vấn đề xử lý chất thải công nghiệp, đã để xảy ra rất nhiều vụ việc ô nhiễm môi trường. Chúng ta biết rằng, các con sông trước đây, trong xanh, sạch sẽ và đẹp đến nhường nào, nay hầu như đã biến thành các dòng sông chết. Đó là các con sông điển hình như sông Nhuệ, sông Đáy... những con sông khác đang trong quá trình trở thành dòng sông chết vì đã ô nhiễm nặng nề. Việc ô nhiễm môi trường ở khắp nơi, nhưng chỉ đến khi vụ nhiễm độc bờ biển miền trung, với hậu quả vô cùng khủng khiếp, mới trở thành giọt nước tràn ly trong vấn đề môi trường của Việt Nam.
     Về vấn đề kinh tế, toàn bộ hơn 3000km bờ biển Việt Nam, với ngành nuôi trông và đánh bắt hải sản bị khủng hoảng nặng nề, gần như tình trạng phá sản. Ngành du lịch, một ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. Thủy hải sản xuất khẩu cũng lâm nguy, các ngành nghề liên quan liên đới cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Đây là nhát búa tạ đánh vào nền kinh tế vốn đã tiêu điều, khánh kiệt của Việt Nam. Không những không thu được thuế, vì các ngành nghề thất thu, mà nhà cầm quyền Việt Nam còn phải bỏ tiền hỗ trợ ngư dân...chính vì vậy, xét dưới góc độ kinh tế, vụ việc nhiễm độc cá chết hàng loạt này cũng là một giọt nước làm tràn ly về ngân sách, về tài chính.
     Một vấn đề quan trọng, chứng tỏ sự nan giải trong việc giải quyết triệt để, dứt điểm vụ việc. Nếu như nguyên nhân được xác định, ô nhiễm môi trường dẫn tới cá tôm chết hàng loạt là do công ty Formosa xả thải, chất độc ra biển, thì việc xử lý cũng không hề đơn giản. Sau khi xảy ra sự việc cá chết hàng loạt, và người phát ngôn công ty Formosa xúc phạm người dân Việt Nam    bằng việc nêu sự lựa chọn cá hay thép, thì dư luận đã đi sâu tìm hiểu và mọi người ngã ngửa về giá cả cho thuê đất của nhà cầm quyền Việt Nam đối với công ty Formosa. Theo hợp đồng giữa công ty Formosa và Ban quản lý khu công nghiệp Vũng Áng, công ty Formosa đã thuê 3.300 hec-ta đất, tương đương 33 triệu mét vuông đất trong 70 năm, với giá thuê đất chỉ là 80.000 VNĐ/1m2/1 năm. Đây là một mức giá không bình thường, đã làm nhiều người sửng sốt. Hơn nữa, việc cho công ty Formosa thuê đất trong 70 năm đã vượt quá thẩm quyền của tỉnh Hà Tĩnh. Từ việc giá cả cho thuê đất, thời hạn cho thuê, việc công ty Formosa đưa người nước ngoài vào làm việc vượt quá số lao động được cấp phép tới vụ sập giàn giáo chết 13 người, bị thương 29 người, vụ lập miếu thờ trong khu công nghiệp, vụ đổ chất thải trái phép xuống khu đất phường Kỳ Liên tháng 3/2016...đã chứng tỏ công ty Formosa có một thế lực rất mạnh chống lưng. Nếu như thế lực đó, chỉ đơn thuần là sự bao che của lãnh đạo do tham nhũng thì còn đơn giản và có thể giải quyết được. Nhưng nếu thế lực bao che cho công ty Formosa vượt ra ngoài vấn đề kinh tế, là quan hệ chính trị, đối ngoại thì đúng là vấn đề vô cùng nan giải đối với nhà cầm quyền Việt Nam.
     Mặt khác, như chúng ta thường thấy, nhà cầm quyền Việt Nam chưa bao giờ làm được, hoặc xử lý được một việc nào đó một cách rõ ràng, minh bạch, triệt để và khách quan. Chính vì vậy, đối với thảm họa môi trường lần này, chúng ta không hi vọng nhà cầm quyền Việt Nam thực hiện được những yêu cầu và nguyện vọng chính đáng của người dân. Khi mà yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của người dân liên quan tới môi trường, tới đời sống không được giải quyết, tất yếu đẩy tới việc đấu tranh không khoan nhượng của người dân, đó cũng là một khía cạnh của giọt nước tràn ly.
     Kết cục của cuộc đấu tranh này, chúng ta chưa thể biết sẽ đi tới đâu. Nhưng có một điều chắc chắn, mà rất nhiều người trong phong trào dân chủ và người dân thường đã nhận ra. Đó là, nếu người dân, nếu chúng ta không đứng lên đấu tranh cho chính môi trường sống của chúng ta và con cháu, chắc chắn Việt Nam sẽ trở thành vùng đất chết, không thể nào sinh sống nổi. Những điều đã hiển hiện ra trước mắt và xu thế không thể đảo ngược được: biển đã chết, rừng đã hết, các dòng sông đã và đang chết, đất đai cũng đang chết, không khí bị ô nhiễm, thực phẩm nhiễm độc hàng ngày...
     Chúng ta phải đứng lên, vì chính sự tồn vong của chúng ta, và tương lai của dân tộc./.
Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2016
N.V.B

THƯ CỦA NS. TUẤN KHANH

Thư cho người bạn trẻ

tuankhanh's picture


Tin nhắn từ một người không quen, bất ngờ hiện lên trong hộp thư facebook của tôi. Những dòng chữ không khách sáo của một người trẻ tuổi, có một nội dung thật xao xuyến “Chú ơi, tuần này cháu có nên tiếp tục xuống đường hay không?”. Xuống đường – tức bạn trẻ ấy ngụ ý về những cuộc tuần hành ôn hòa ngày Chủ nhật của hàng ngàn người dân Việt Nam, đòi minh bạch về nguyên do thảm họa môi trường, minh bạch về những kẻ có trách nhiệm luôn có những lời nói loanh quanh, vô nghĩa.
Suy nghĩ đó không phải từ một người, bởi tôi đã nhận được không ít câu hỏi băn khoăn và mạnh mẽ như vậy trong gần một tuần, bất chấp những thủ đoạn mà chính quyền áp dụng với con người trong suốt 3 tuần lễ: đánh đập, bắt cóc, gán tội, vu vạ… Rõ ràng, chọn cách dựng lên thành trì bằng bạo lực, chính quyền sẽ không bao giờ có thể ngủ yên nữa bởi các cơn sóng ngầm ngày càng dâng.
Tôi viết thư này như một cách trả lời chung cho các tin nhắn đó. Và đây chỉ là một tâm tình để suy gẫm và chọn lựa, bởi tôi không thể đưa một lời khuyên xác đáng nào trong một bối cảnh đang có quá nhiều dữ kiện dồn dập thay đổi, bao gồm cả sự nôn nao hành động – bất chấp của các bạn trẻ.
Khi tôi viết những dòng chữ này, trên các trang mạng đã có những lời kêu gọi xuống đường ngày 22/5/2016. Nội dung vẫn như 3 tuần trước với một khí thế rất cao, bởi được hưởng ứng từ nhiều thanh phần, kể cả những người đang căm giận vì trở thành nạn nhân của chính quyền, với nhiều kiểu. Một trong những lý do mà nhiều bạn trẻ nhắm đến cho cuộc tuần hành mới, có ý nhằm đánh động tình trạng của Việt Nam theo chiều ngoại giao, với sự có mặt của tổng thống Mỹ Barrack Obama tại Hà Nội và Sài Gòn.
Nhưng tôi nghĩ, tuần lễ này sẽ là một sự bất lợi cho bất kỳ khẩu hiệu nào đòi đối thoại giữa người dân và chính quyền. Nhân danh bảo vệ cho yếu nhân của một cường quốc đến thăm Việt Nam, mọi việc trấn áp sẽ được áp dụng mạnh tay hơn bao giờ hết. Thậm chí, việc trà trộn những kẻ bạo động để làm mất uy tín người biểu tình, tạo thế cho việc trấn áp có thể diễn ra.
Hãy dành tinh thần và sức lực, trí thông minh của các bạn cho việc chào đón một nguyên thủ quốc gia đến Việt Nam, mà câu chuyện về nhân quyền sẽ là một trong những điều được ông ta đề cập. Bản thân của ông Barack Obama cũng không muốn đến nơi mà mọi lý do bất an được đưa ra từ chính quyền sở tại, để ông không có được cuộc tiếp xúc nào.
Tháng 11/2000, khi chuyến xe của TT Bill Clinton đến Sài Gòn, hàng ngàn người đã đứng hai bên đường để chào đón ông. Khi đoàn xe chạy qua ở đoạn đường Nam kỳ khởi nghĩa, các lực lượng canh giữ của chính phủ Việt Nam đã la lên “đừng vỗ tay, không được vỗ tay…” Thế nhưng ngược lại, tiếng vỗ tay lại vang lên rầm rộ đến mức ông bà Tổng thống phải hạ kiếng xe xuống để vẫy chào. Tôi muốn nhắc rằng tiếng vỗ tay đó cũng là một hình thức biểu tình.
Lần đến Việt Nam này, TT Barack Obama có thể sẽ mở ra một chiều thuận lợi với Việt Nam về việc bãi bỏ cấm vận vũ khí sát thương, tức đưa Việt Nam vào thế liên kết tốt hơn để bảo vệ Biển Đông, tách được một bước khỏi quốc gia Cộng sản tồi tệ Trung Quốc. Đây là cơ hội, là hy vọng của bất kỳ ai có lòng với tương lai đất nước mình. Vì vậy hãy chọn lựa cách làm đúng, và tư thế đúng cho thời khắc này.
Hãy để tiếng vỗ tay của mình được cường quốc về nhân quyền và tự do nghe thấy. Hãy để cho họ thấy khát vọng thật sự của người Việt Nam về vận mệnh tổ quốc mình. Hãy tiếp đón TT Barack như cách mà người dân Việt Nam đã tiếp đón Bill Clinton hay George Bush, đồng thời giảm thiểu được những hiểm nguy bất ngờ của chính bạn trước mọi âm mưu.
Sự thông minh của các bạn sẽ giúp đa dạng hóa các hình thái biểu tình, kể cả ngày giờ. Các poster, postcard, thông điệp kèm lời chào mừng gửi vào Tổng lãnh sự, Đại sứ quán, các thư ngỏ thu thập chữ ký, hình ảnh và sự kiện, các bản tuyên bố chung… vào lúc này đều có giá trị không khác gì các cuộc tuần hành. Số lượng các phóng viên, hãng tin quốc tế có mặt tại Việt Nam vào lúc này khao khát mọi sự diễn đạt từ dân chúng. Và đừng quên, không sức mạnh nào bằng sự diễn đạt ôn hòa.
Hãy tự mình chọn lựa, và hãy hy vọng vào tương lai tốt đẹp nhất của đất nước và dân tộc mình. Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng biết uyển chuyển trước thời cuộc và bất bạo động luôn là phương thức tốt nhất để những người cầm quyền phải nhận ra khát vọng cao cả của nhân dân, là con đường để thay đổi mọi thứ tốt nhất cho quê hương mình.
Tôi gửi niềm tin vào các bạn.

SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Thương Một Người (Tầu)

tuongnangtien's picture

Nói nào ngay thì tui thương (rất) nhiều người chớ không phải một. Phần lớn, buồn thay, đều là những phụ nữ đã có chồng con (tùm lum) hết trơn rồi nên kể ra đây e không tiện lắm. Đành chỉ nêu tên một nhân vật mà thôi, một người cùng phái – Khổng Tử – để tránh bớt (phần nào) tiếng đời dị nghị!
Ông mất năm 479 (B.C.E) sau một kiếp nhân sinh không mấy an nhàn, và hơi lận đận. Điều an ủi là sau khi nhắm mắt thì Khổng Tử được suy tôn là Vạn Thế Sư Biểu của dân tộc Trung Hoa.
Tuy nhiên, cũng chính cái danh hiệu lớn lao này đã khiến ông không được an giấc ngàn thu. Năm 1974 (C.E)  Khổng Tử bị đám hậu sinh hạ bệ, bêu riếu, và xỉ vả không tiếc lời chỉ vì Chủ Tịch Mao Trạch Đông Vĩ Đại không thích có bất cứ một người (Tầu) nào khác mà cũng “vĩ đại” quá cỡ ... như mình!
Qua đến đầu thế kỷ XXI (khi khổng/ khi không) Khổng Tử lại được phục hồi, và được cử làm Đại Sứ Văn Hoá Lưu Động “để quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Trung Hoa”  qua vài trăm cái Viện Khổng Tử (VKT) mọc ở khắp nơi.
Thiệt là “nhậm trọng nhi đạo viễn.” Tôi ngó cái trọng trách Bắc Kinh giao cho Khổng Tử mà không khỏi sinh lòng ái ngại, và động lòng ... thương cảm! Lúc còn sống, ông phải bôn ba – đã đành. Giờ đã thác mà hồn vía cũng (lông bông) không khác!
Những VKT ở Châu Phi, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc ... làm ăn ra sao – thiệt tình – tôi hoàn toàn mù tịt. Còn ngay tại Cambodia, nơi tôi tạm trú, hơn một năm qua thì (ôi thôi) chả ra làm sao cả. Chúng có còn hơn không, chớ không “quảng bá” được cái con bà gì ráo.
Ngày 14 tháng 2 năm 2015, nhật báo The Cambodia Daily loan tin: “Spring Festival Gala a Display of China’s Soft Power”.  Xin trích vài đoạn ngắn, theo bản dịch của Hồng Thủy, để rộng đường dư luận:
“... hôm Thứ Ba vừa qua Trung Quốc và Campuchia đã cùng tổ chức một chương trình văn nghệ truyền hình trực tiếp Festival Mùa Xuân tại đảo Koh Pich ở Phnom Penh. Chương trình biểu diễn nghệ thuật hoành tráng kéo dài 2 giờ 30 phút với sự có mặt của vợ chồng Thủ tướng Hun Sen do đài truyền hình quốc gia Campuchia và đài truyền hình tỉnh Vân Nam đồng tổ chức ...
Trung Quốc đã khẳng định vị trí là đối tác thương mại lớn nhất của Campuchia, đồng thời cũng là nhà cung cấp viện trợ nước ngoài hàng đầu, bơm hàng tỉ USD vào Campuchia trong 2 thập kỷ qua. Quan hệ giữa 2 nước tiếp tục được củng cố sau khi Bắc Kinh cam kết gói viện trợ 144 triệu USD cho Campuchia vào tháng 12 năm ngoái.
Bắc Kinh đang muốn gia tăng ảnh hưởng văn hóa của mình tại Campuchia. Viện Khổng Tử do chính phủ Trung Quốc tài trợ đã mở cửa tại Phnom Penh năm 2009, tính đến tháng 6/2013 đã có chi nhánh trên 13 tỉnh thành. Mục tiêu Trung Quốc đặt ra là sẽ ‘phủ sóng’ chi nhánh viện Khổng Tử trên tất cả 24 tỉnh thành của Campuchia.”

Hai diễn viên tỉnh Vân Nam biểu diễn một màn xiệc tại Spring Festival Gala ở Phnom Penh. (Siv Channa/The Cambodia Daily)
Tôi sợ rằng những người thực hiện chương trình Festival Gala (kể trên) đã có chút hiểu lầm giữa xiệc Tầu và văn hoá Trung Hoa. Ghánh xiệc Vân Nam tuy có làm khán giả trầm trồ qua nhiều màn biểu diễn hoành tráng nhưng chắc  không để lại ấn tượng gì sâu đậm lắm, nếu so với vô số dịch vụ thiết thực mà những cơ quan từ thiện (từ nước ngoài) đã thực hiện tại Cambodia.
Tuy Trung Cộng “là đối tác thương mại lớn nhất của Campuchia” nhưng đây không phải là quốc gia duy nhất hiện có mặt tại Xứ Chùa Tháp. Chính phủ Hunsen mở rộng cửa, hân hoan chào đón tất cả những cơ quan thiện nguyện đến với đất nước của họ.
Bởi vậy, cũng như Bangladesh, Cambodia được mệnh danh là Thiên Đường Của NGO (Paradise of NGO) với sự hiện diện của ba ngàn năm trăm Tổ Chức Phi Chính Phủ. Theo tường trình của CCC (Cooperation Committee for Cambodia) thì có khoảng từ hai mươi đến ba mươi phần trăm dân chúng được hưởng những lợi ích trực tiếp từ những cơ quan thiện nguyện này.
Tôi không tin rằng mấy chục cái VKT đang nhận ngân sách, và chỉ thị, từ Bắc Kinh có thể thực hiện được một phần mười những thành quả tương tự ở Cambodia. Ngay ở lãnh vực tương đối giản dị, như giảng dậy tiếng Hoa, họ cũng chả làm được “trò/trống” gì đáng kể.

Ở Phnom Penh, có hàng hàng trăm trường học quốc tế (British International School,  Canadian International School,  Western  International School,  Northbridge International School ...) nhưng không đâu giảng dậy tiếng Tầu cả. Người Miên, chớ bộ người điên sao mà đi học tiếng Hoa -  mấy cha?
NGO không chỉ có mặt ở Thủ Đô hay hay những thành phố lớn. Tôi nhìn thấy nhân viên của họ lẽo đẽo trên mọi nẻo đường quê, hay len lách khắp sông rạch và cồn đất trơ vơ giữa Biển Hồ, bất kể vào mùa khô hay mùa nước nổi.
Có bữa, sau khi xem mấy bức ảnh (của nhiếp ảnh gia NgyThanh) chụp cảnh trẻ con Kampuchea tại núi rác Stung Meanchey, tôi nẩy ra cái ý định là phải ghé qua bãi rác Beuong Chheung Ek. (ở Phnom Penh) để nhìn cho tận mắt. Đến nơi, tôi dặn taxi trở lại đón sau chừng vài tiếng, rồi đeo máy hình hăm hở xuống xe. Cửa vừa mở là tôi đã bị oẹ liền vì không khí nồng nặc mùi hôi thối.
Tôi chui lại ngay vào xe, đưa tay ra dấu cho tài xế chạy liền tức khắc. May mà tôi không có thói quen ăn sáng nên chưa đến nỗi làm bẩn xe của người ta.

Ảnh: NgyThanh
Vậy mà  mỗi ngày nhân viên của cơ quan thiện nguyện PSE (Pour un Sourire d’Enfant, Một Nụ Cười Cho Trẻ Thơ) vẫn đều đặn mang đến bãi rác Stung Meanchey 250/300 phần ăn cho những đứa bé sinh sống ở nơi đây – kể cả sáng cuối tuần. Ngoài bữa điểm tâm, PSE còn cử hai vị bác sĩ làm việc tại chỗ để chăm sóc những vết cắt, vết đâm, vết trầy hay ghẻ lở trên da thịt của lũ trẻ thơ.
"Bởi không có thuốc men gì cả, tôi thấy một bà bác sĩ đành chỉ biết ôm ấp và an ủi các cháu bé, bằng tất cả tình cảm hào phóng của mình.  In the absence of medicine, I observed one doctor prescribe hugs, which she gave out in liberal doses" – theo như nguyên văn lời tường thuật của một phóng viên, đọc được qua trang Tales of Asia.

Ảnh: NgyThanh
Giới lãnh đạo ở Bắc Kinh có thể chi hàng tỉ Mỹ Kim cho 24 Viện Khổng Tử (ở Cambodia) để đổi lại những tràng pháo tay của giới qúi tộc và quan chức đất nước này, sau những màn màn xiệc Tầu ngoạn mục. Tuy thế, họ không thể mang đến bãi rác Stung Meanchey một vòng tay thân ái hay một nụ cười chỉ vì họ không biết cười và cũng chả có lòng nhân ái. Người ta không thể cho cái mà mình không có.
Cũng thế, cũng có thể nói mà không sợ mang tiếng cường điệu rằng Trung Cộng không thể xử dụng quyền lực mềm (ở bất cứ nơi đâu) giản dị chỉ vì họ không hề thủ đắc thứ quyền lực đó. Chút “credit” (Nhân/ Nghĩa/ Lễ/ Trí/ Tín) của Đại Sứ Văn Hoá Khổng Phu Tử, cùng toàn bộ Tứ Thư Ngũ Kinh của Nho Giáo, không sao che lấp được những hành vi vô văn hóa mà hàng triệu người Tầu vẫn phô diễn - hàng ngày - ở khắp mọi nơi:

Kiểu ăn "buffet" của du khách Trung Hoa. Ảnh: VTC

Trung Cộng không phải là Trung Hoa. Cố tráo (trở) giữa Văn Minh Trung Hoa với Văn Minh Trung Cộng là một cố gắng vô vọng. Ép Khổng Tử phải làm cán bộ tuyên truyền cho cái thứ "Văn Hoá Cộng Sản" thì rõ ràng là đã biến ông thành một kẻ lố bịch và rất đáng thương. Tôi thương ông lắm!

NGUYỄN THIÊN -THỤ * TRIẾT LÝ VÀ TÂM LÝ


TRIẾT LÝ VÀ TÂM LÝ

NGUYỄN THIÊN -THỤ


Từ xưa đến nay có hàng trăm triết lý nổi danh trên thế giới. Ta có thể chia làm hai loại, một loại là lý trí thuần túy, một loại triết lý có màu sắc tâm lý. Tâm lý đó là khêu gợi lòng tham danh lợi, hạnh phúc và vinh quang.Các tôn giáo phần lớn đều lấy yếu tố tâm lý để tuyên truyền và phát triển đạo. Họ đưa ra thuyết thiên đàng, địa ngục, Niết bàn, Cõi tiên. Có tôn giáo chủ trương mở rộng nước Trời bằng thanh kiếm. Có tôn giáo chủ trương ôm bom tự sát để về với Thượng Đế. Có mấy ông mục sư đưa ra ngày tận thế vào năm 2013, rồi 2015 để người ta lo sợ phải về quỳ lạy dưới trướng các ông, và cũng để phát triển dân số nước Trời!

Họ đã khêu gợi tâm tham của con người. Dù là các vị tu hành vẫn còn tâm tham, tâm phạm tội ác mà tôn giáo nào cũng có. Khi nào các tín đồ, các vị tu hành thật sự vô tham, vô cầu thì họ mới là kẻ tu hành chân chính. Truyện "Tiếng chim hót trong bụi mận gai (nguyên gốc The Thorn Birds) là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nữ văn sĩ người Úc Colleen McCulough, được xuất bản năm 1977" đã cho ta thấy tâm tư một số vị tu hành còn vướng bụi trần!

Có lẽ bản chất con người là nửa thiện nửa ác như Cáo Tử (性,猶湍水也) [1],và Pascal nhận định ( L'homme n'est ni ange ni bête ). Trong năm 2000 đến nay, các tôn giáo đã lộ ra những vị tu hành phạm tội ấu dâm, theo cộng sản, bán chùa, lừa đảo, tham quyền cố vị...xấu lắm nhưng biết làm sao! Từ khởi đầu em đức Phật là Đề-bà-đạt-đa phản bội đức Phật và Judas đã bán chúa.



Chúng ta tin rằng trong thiên hạ có nhiều người tốt. Và thuyết về Thiên Đàng, Địa Ngục, Niết Bàn, Tịnh Độ, cõi Tiên...cũng có ý hướng tốt vì có mục đích khuyến thiện phạt ác. Các triết gia này phần nhiều là các vị đại tông sư các tôn giáo và các nhà giáo dục. Thuyết của họ căn cứ hai điều chính yếu:

-Tin vào Thượng Đế chí công

Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất thất.
Lưới Trời lồng lộng, thưa mà chẳng lọt. [2]

Sách Minh Tâm Bửu Giám, chương Kế Thiện thu thập lời nói của các triết gia cổ điển.
Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu.[3]

Vi thiện giả, thiên báo chi dĩ phúc;
vi bất thiện giả, thiên báo chi dĩ họa.[4].

Tác thiện giáng chi bách tường, tác bất thiện giáng chi bách ương.[5]
-Thiện ác đáo đầu chung hữu báo, cao phi viễn tẩu dã nan tàng".[6]

-Tin vào luật nhân quả, quả báo luân hồi.

-Tich thiện phùng thiện, tich ác phùng ác,[7]
-Chủng qua đắc qua, chủng đậ đắc đậu.[8]
-Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh;
tích bất thiện chi gia, tất hữu dư ương.[9]



Lý luận của các triết cổ điển có ít nhiều hữu lý mặc dù là duy tâm.Và những lý thuyết này không gây tại họa như đói khồ, chết chóc, tù đày như chủ thuyết Marx. Hơn nữa những thuyết này nhằm nâng cao đạo đức con người.. Triết thuyết cổ điển lại  được đa số nhân dân ưa thích vì phù hợp với ước muốn công bằng, sống thiện  và hạnh phúc.
Marx tự hào triết thuyết của ông là khoa học, khách quan và có giá trị hiện thực.Triết thuyết Marx chưa được kiểm nghiệm mà đưa ra thực hành ,. Con chuột bạch còn có vinh dự được các nhà khoa học thí nghiệm, còn nhân dân Liên Xô, Đông Âu, Trung quốc, Việt nam, Bắc Hàn, Kampuchia thì bị bọn y tá lớp ba trường làng và bọn du kich thí nghiệm. Triết thuyết của Marx là ngụy biện, gian dối và chủ quan.
-Muốn chứng minh sự tất yếu của chủ nghĩa cộng sản. Marx đưa ra thuyết năm giai đoạn của lịch sử, thuyết phủ định của phủ định, nhưng thời Marx cho đến nay các xã hội vẫn sống đồng thời. Hiện nay, thế giới đang sống trong chế độ tư bản và dân chủ nhưng vẫn có nhiều quốc gia quân chủ, và có nhiều bộ lạc sống trong rừng xanh. hơn nữa lý thuyết năm giai đoạn của ông cũng bị Lenin phủ định khi ông nói có thể bỏ quan giai đoạn phát triển tư bản. Nếu bỏ qua phát triển tư bản thì cũng có thể bỏ qua phát triển cộng sản. Quả thật cuối thế kỷ XX cộng sản đã chết còn Trung Quốc, Việt Nam thì bỏ kinh tế chỉ huy..
.- Để chứng minh cộng sản chủ nghĩa là tất yếu, Marx dựa vào thuyết tiến hóa của Darwin nhưng thuyết này nay cũng là sai lầm [10], nhiểu chủng loại đã bị tiêu diệt, bị thoái hóa chứ không phải lớp sau tốt hơn lớp trước . Thực tế cho thấy xã hội cộng sản lạc hậu, nghèo đói, dã man, không thể sánh với quân chủ và tư bản. Và thực  tế cũng cho thấy cuối thế kỷ XX, chủ nghĩa cộng sản đã chết!


Dẩu sao, trong các triết gia thì Karl Marx là một triết gia rất khôn ngoan đã đánh trúng tâm lý con người. Ông quảng cáo đủ thứ.

1.Triết lý Marx là triết lý thực tiễn.

Các triết gia cổ điển chỉ đưa ra một thiên đàng, Niết bàn địa ngục trong tương lai xa vời, còn Marx thực hiện một thiên đường tại thế. Ông khoe khoang, quảng cáo rằng các triết gia phi cộng sản là lý thuyết suông, chỉ giải thich vớ vẩn, còn triết lý của ông là triết lý thực tiễn, khoa học, khách quan, có mục đich thay đổi xã hội [11]

Đây làm một chiêu thức tuyên truyền rất hiệu nghiệm. Dân nghèo (ai mà chẳng dân nghèo) và bọn trí thức rỡm rất tâm đắc.

Bao xã hội cộng sản ra đời và thất bại vì tin rằng

" bàn tay ta làm nên tất cả". Tay trắng tất là khốn khó. Marx khôn hơn đưa ra chủ trương cướp của tư sản, tịch thu tài sản quốc dân vào tay mình, như thế là cộng sản của Marx giàu mạnh. Marx lại đề cao giai cấp vô sản, thế là vô sản hớn hở vì được tài sản và quyền bính! Chủ nghĩa Marx không khác gì bọn cướp lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo cho nên đông người đi theo bọn cướp!


2. Lý tưởng bình đẳng, vô giai cấp, hết bóc lột

Ông đánh vào tâm lý bọn đạo đức giả, bọn tham làm kẻ đạo nghĩa, làm thánh nhân như ông Hồ hàng tá tình nhân, hàng chục bà vợ tạm thời và chính thức mà cứ bô bô cái miệng là hy sinh hạnh phúcc cá nhân cho độc lập dân tộc! Cảm động quá! Triết lý Marx cũng quyến rũ bọn con nhà giàu vô công rồi nghề muốn làm nhân nghĩa bằng cách cướp của, giết người.Vì vậy ông đã đưa ra chiêu bài xóa tan bóc lột, lập một xã hội bình đẳng không giai cấp, mọi người đều bình đẳng, không còn vua tôi, không còn thằng lính gác cửa, không còn thằng hầu cận, con thị tỳ, thị nữ. Tự do đến độ không cần chính phủ cai trị, không còn công an đi bắt bớ, đánh đập nhân dân, không còn nhà tù, không còn quân đội vì bốn bể là nhà đâu còn bọn thực dân ,đế quốc xâm lược và nhân dân hạnh phúc không ai bị bóc lột, bị lừa đảo, và không ai bị cướp nhà cướp đất thì đâu có ai chống chính phủ mà cần công an trấn áp và khủng bố!


3. Phủ định của phủ định

Ông đưa ra thuyết duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, quả quyết xã hội sau tiến lên phủ định xã hội trước nó, và lịch sử xã hội sẽ đi lên từ thấp đến trình độ cao hơn, vận động theo hình xoáy ốc và đỉnh cao của nó là xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Ông còn đưa ra lời khẳng định chắc nịch: chủ nghĩa cộng sản sẽ văn minh, giàu mạnh gấp trăm, gấp ngàn tư bản. Của cải quá nhiều, vàng phải đem lót cầu tiêu, thế giới không còn mua bán do đó không dùng tiền, không có chợ búa !

Điều này Marx nói không có có cơ sở, vì trong cuộc thế, thuyết vô thường của Phật giáo, thuyết biến dịch của Dịch kinh và của Khổng tử cho thấy thế sự thăng trầm, các biểu đồ khoa học về kinh tế, về y học không phải lúc nào cũng theo chiều xoắn ốc. Nhưng chiều xoắn ốc có lên, có xuống chứ không phải đi lên. Tư bản chưa chết mà cộng sản đã chết. Ông già 80-90 còn thọ hơn chàng trai 30-40! Sự thật sờ sờ trước mắt cho thấy Marx chỉ tuyên truyền dối trá! Hơn nữa, Marx mâu thuẩn với ông. Một mặt ông cho rằng lịch sử luôn thay đổi nhưng ông lại bảo rằng chủ nghĩa cộng sản là đỉnh cao, sau nó không còn xã hội nào khác? Sao vậy? Quả đất ngừng quay à? Hay sau xã hội cộng sản vẫn là xã hội tư bản?

4. Cộng sản giàu mạnh

Đây cũng là một chiêu thức tuyên truyền, hứa hảo để dụ dỗ trẻ con! Ông hứa hẹn "làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu"! Thiên hạ tin rầm rầm như tin ông Mao khuyến dụ dân vào công xã bằng cách cho ăn ngày năm bữa, sáu bảy món cao lương mỹ vị nhưng chỉ được vài tháng thôi. Khi đàn chim non đã vào ào ào là tên thợ săn sập bẫy; và bọn chim non hết lối quay về trời xanh!

Marx tuyên truyền cho đời sống tự do, hạnh phuc trong công xã. Trong quyển Hệ Tư Tưởng Đức (1845), Marx đã mơ mộng hay dối trá:

“Trong xã hội cộng sản, nơi không có ai bị giới hạn lĩnh vực hoạt động nhất định… xã hội điều tiết toàn bộ quá trình sản xuất và vì vậy sẽ tạo điều kiện cho tôi hôm nay làm việc này, ngày mai làm việc khác, sáng đi săn, giữa trưa đi câu cá, chiều chăn gia súc, sau bữa ăn tối thì làm phê bình - tuỳ thích – và không vì thế mà biến tôi thành thợ săn, ngư dân, người chăn nuôi hay nhà phê bình.” (CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN I , 5,

Lenin còn tô xanh điểm vàng cho cái tự do và phát triển của chủ nghĩa cộng sản [12]... Đó là nền dân chủ "gấp triệu lần dân chủ tư sản". ...[12]
Trong một chế độ tài sản bị tịch thu, cá nhân bị cưỡng bách lao động và sống trong gọng kìm vô sản chuyên chính thì làm sao có tự do, dân chủ và hạnh phúc?Cộng sản sao có thể tự hào tự do dân chủ khi đầy ải hàng vạn nông dân (Kulaks) trong vùng sa mạc Siberia và giết gần 200 triệu người khắp thế giới!
Thực tế cho thấy xã hội cộng sản là một xã hội nghèo nàn trừ bọn tư sản đỏ. Điều này thì người Việt Nam,Trung Quốc, Kampuchia, và Bắc Hàn đã thấy rõ!


5. Đấu tranh giai cấp

-Ông Marx rất khôn, lập ra thuyết đấu tranh giai cấp để cho thiên hạ chia rẽ, cấu xé nhau..Ấy là ông lợi dụng tâm lý ghen ghét, thù hận của loài người vì ai cũng cho mình là nghèo và ghét người hơn mình:

-Trâu cột thì ghét trâu ăn,
Quan võ thì ghét quan văn dài quần!

-Trời ơi, Trời ở không cân,
Kẻ ăn không hết, người mần không ra!

Ngoài ra trong xứ cộng sản còn sinh nhiều thứ ganh ghét, hận thù khác.

Vì óc địa phương, dân Bắc ghét dân Trung Kỳ, dân Quảng Bình ghét dân Thừa Thiên (Bình Trị Thiên) , dân Nam Ngãi ghét dân Huế, người nhà tranh ghét người nhà ngói, người gầy ghét người mập, dân trong rừng về Saigòn ghét trai Sài gòn để tóc dài, gái Saigon mặc quần loe, quần ống túm, tóc uốn quăn, móng tay sơn đỏ...

Sau 1945, dân Hà Nội tản cư về thôn quê, bị khinh là tạch tạch sè (Tiểu tư sản).
Đặc biệt là sau 1975, những kẻ chiến thắng khinh dân Nam không lao động chỉ ăn bám,trai trộm cướp, gái đứng đường vẫy gọi.., phảo cho họ đi miền kinh tế mới để biết " lao động là vinh quang"!

Nói tóm lại, Marx khơi dậy tính dã thú của con ngưoời, và lợi dụng nó để gây ra sự tàn phá đất nước và gây chiến tranh thế giới..

Thuyết " đấu tranh giai cấp " của Marx bị nhiều người phản đối trong đó có Trần Đức Thảo. Ông nhận định:

Không có một thứ lý luận biện chứng nào có thể chứng minh rằng một xã hội đầy đen tối, đầy dối trá, độc ác, quỷ quyệt, đầy hận thù , tranh chấp , đầy chia rẽ và tham nhũng của hôm nay sẽ đẻ ra một thế giới đại đồng chân thật, đoàn kết, thương yêu, tốt đẹp cho nhân loại …tung tích của thủ phạm đưa tới sai lầm cơ bản của cách mạng là : sự thiếu vắng của thực tế hiện tại trong lý luận- (Tri Vũ, Ch.IX, 207)…

6. Marx đội lốt vô sản và cho giai cấp vô sản đi tàu bay giấy

Marx, Engels, Lenin...không thuộc giai cấp vô sản mà là con nhà tư sản. Marx rất khôn khi lấy giai cấp vô sản là bình phong, dối trá khi tuyên bố giai cấp vô sản là giai cấp tiên phong... để cho bọn này hăng hái xã thân cho cộng sản ngồi mát ăn bát vàng!

Cừng ấy chiêu bài cũng đủ cho trí thức, công nhân, nông dân tin tưởng và hy sinh tài sản, tính mạng cho cộng sản. Marx đã thành công khi lợi dụng tâm lý hiếu danh, tham lợi, và ông đã tạo ra bọn cộng sản mang nhiều tính cách bất thiện: "Giàu thì nó ghét, đói rét thì nó khinh, thông minh thì nó tìm cách tiêu diệt!"


Nhiều người cho rằng Marx lừa đảo vì những điều ông đưa ra không điều nào được thực hiện. Marx và bè lũ cộng sản càng nói những điều tốt đẹp nhưng thực tế lại vô cùng bi thảm và đểu cáng. Marx khôn ngoan xảo trá khi đưa ra những lời đường mật dụ dỗ những kẻ có cái tâm nông nổi và tham lam nhưng quên tâm lý của nhân dân nay trở thành giai cấp bị trị, tệ hơn nữa là nô lệ của cộng sản.

Những người cộng sản cao cấp (không phải là phản động, là CIA) như Khrutchev tố cáo tội ác Stalin và tệ sùng bái cá nhân; Gorbachev chôn sống chủ nghĩa cộng sản; Triệu Tử Dương (1919- 2005) đòi hỏi Trung Quốc phải theo nền dân chủ Tây phương [14]

Trong chương cuối cùng, Triệu Tử Dương ca ngợi hệ thống nghị viện dân chủ phương tây và nói rằng đó chính là con đường duy nhất mà Trung Quốc có thể giải quyết nạn tham nhũng và sự cách biệt ngày càng to lớn giữa người giàu và người nghèo. Ông cũng nói trăm năm nữaTrung Quốc cũng thể đi đến cộng sản chủ nghĩa. (Wikipedia).

Đặng Tiểu Bình đã bỏ kinh tế chỉ huy mà theo kinh tế thị trường; Giang Trạch Dân công nhận tư hữu va đưa ra thuyết "Ba đại diện"...

Và sự thực lịch sử đã làm cho thế giới thấy cuối thế kỷXX, thành trì Liên Xô bốc cháy và khối Đông Âu tan rã. Sự thực , lịch sử và nhân loại đã phủ nhận Marx.

Nhiều người cộng sản cao cấp và danh nhân thế giới đã xác nhận chủ nghĩa Marx lừa đảo. Gorbachev viết:" The Communist Party only spreads propaganda and deceives.( cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá.)

Aleksandr Solzhenitsyn tuyên bố:
In our country the lie has become not just a moral category but a pillar of the State.(Trong một xứ sở của chúng ta, dối trá không phải là một thứ đạo đức mẫu mực mà là một loại cột trụ cho quốc gia).

Chính Lenin công nhận dối trá là nghệ thuật cộng sản (A lie told often enough becomes the truth.”) và làm chính trị theo kiểu cộng sản là vô đạo đức (“There are no morals in politics; the is only experience. A scoundrel may be of use because he is a scoundrel”)
Nếu Marx là một kẻ dối trá thì chủ thuyết của ông khá hoàn hảo và thành công đến độ nửa thế giới theo ông. Nếu ông là một triết gia thuần lý thì triết lý của ông rất mạnh về tâm lý vì đã thuyết phục nhiều người trong đó có nhiều triết gia, học giả và văn gia, nhưng vẫn có sai lầm về tâm lý. Các triết gia chuyên về lý luận nhưng bỏ quên yếu tố tâm lý. Marx sai phạm về những điểm sau:

(1). Marx chủ trương tiêu diệt tư sản, hủy tư hữu.

Ông và một số triết gia khác cho rằng tư hũu là trộm cắp, bãi bỏ tư hữu là diệt lòng tham của con người, là xây dựng một xã hội bình đẳng. Nhưng Marx lầm. Con người ai cũng có óc tư hữu. Loài vật sống đàn bầy nhưng vẫn có óc tư hữu. Loài chim, loài gà vịt, trâu bò, voi, beo, cọp tuy theo chủ nghĩa cộng sản nhưng vẫn có tư hữu. Có những con vật sống với nhau trọn đời, có những loài vật cậy sức mạnh chiếm thực phẩm ngon, chỗ nằm tốt và nhiều con cái đẹp nhất cho mình! con ngà mẹ yêu con mình, bảo vệ con mình nhưng khi gà con của cặp khác đến ăn chung với đàn con của mình thì cắn xé dữ tợn!

Marx khôn ngoan xảo trá khi đưa ra những lời đường mật dụ dỗ những kẻ có cái tâm nông nổi và tham lam nhưng quên tâm lý của nhân dân nay trở thành giai cấp bị trị, tệ hơn nữa là nô lệ của cộng sản. 
a. Hủy bỏ tư hữu có tác dụng ngược về phía nhân dân. 

Tư hữu là động cơ tâm lý cho người lao động trí óc và lao động chân tay ra sức làm việc.Hủy bỏ tư hữu, lao động cưỡng bách với những chính sách không tưởng và phản khoa học, cộng thêm sự đày đọa, thiếu thực phẩm, thiếu thuốc men và bất công trong xã hội cộng sản đã làm cho công nông sinh ra chán chường, đi đến chống lại cộngsản:
Hủy bỏ tư hữu có tác dụng ngược về phía nhân dân. Hủy bỏ tư hữu, lao động cưỡng bách với những chính sách không tưởng và phản khoa học, cộng thêm sự đày đọa, thiếu thực phẩm, thiếu thuốc men và bất công trong xã hội cộng sản đã làm cho công nông sinh ra chán chường, đi đến chống lại cộngsản:

-Một người làm bằng ba,
Để cho cán bộ mua nhà, sắm xe!

- Thằng làm thì đói
Thằng nói thì no
Thằng bò thì sướng
Thằng bướng thì chết
Thằng bết thì tôn
Thằng khôn thì đập


b. Hủy bỏ tư hữu cũng có tác dụng ngược về phía cộng đảng  
Cộng sản chủ trương đánh đổ tư bản bóc lột nhưng  cũng có tác dụng ngược về phía cộng đảng và nhân dân.
Thổi phồng bóng ma vô sản là một kế hoạch lừa dối nhân loại. Về chính trị đây là một thủ đoạn lừa bịp. Đầu thế kỷXX, thế giới vẫn sống nhờ nông nghiệp, chỉ có nước Anh là đã tiến đến cách mạng khoa học kỹ thuật và trở thanh một nước tư bản. Khoàng 1917, Liên Xô, Trung Quốc vẫn chưa có tư bản nghĩa là cũng không có công nhân. Cộng sản bơm phồng giai cấp công nông và lưu manh, đưa họ lên nắm chính quyền. Bọn này tự hào là giai cấp tiên phong nhưng thực sự là nô lệ của đảng cộng sản mặc dầu một số công nông, lưu manh trở thành đảng viên cộng sản. Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam không có ai thực sự là vô sản, là công nhân theo đỉnh nghĩa của Engels:

Công nhân cũng là phát minh của thời đại mới. Giống như máy móc vậy ... công nhân Anh là đứa con đầu lòng của nền công nghiệp hiện đại”

C.Mác và Ph.Ăngghen đều gọi giai cấp công nhân dưới chủ nghĩa tư bản là giai cấp vô sản.
http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Nh%E1%BB%AFng_nguy%C3%AAn_l%C3%BD_c%C6%A1_b%E1%BA%A3n_c%E1%BB%A7a_ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_M%C3%A1c_-_L%C3%AAnin/P3.VII.1

Giai cấp công nhân là giai cấp vô sản có trình độ lao động công nghiệp cao, là đứa con của nền đại công nghiệp hiện đại.(Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, trang 364)

Nếu giai cấp vô sản thực sự cách mạng thì sao họ không đứng lên mà phải nhờ những trí thức như Marx, Engels là con nhà tư bản khởi xướng thuyết cộng sản, bọn Trần Độc Tú, Chu Ân Lai, Nguyễn Tất Thành , Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp là con nhà phong kiến xây dựng , và các tay hoạt đầu cộng sản giả làm công nhân để tuyên truyền và sách động?

Cộng sản là những tay hoạt đầu chính trí, do các trí thức khởi xướng. Họ không phài là vô sản, là cộng nhân. Công nhân, người lao động muôn đời vẫn nghèo khổ chỉ một số theo cộng sản mà chiém địa vị cao! Cộng sản là đảng cầm đầu cai trị nhân dân, trong đó giai cấp vô sản chi là hình nộm. Khi cướp được chính quyèn, cộng sản trở thành giai cáp thống tri, độc tài, tham, nhũng và tàn bạo. Cái tham nhũng, độc tài đã thúc đẩy bọn cộng sản đầu gấu ngang nhiêm chiếm tài sản quốc gia làm của riêng.
Trong xứ cộng sản không hề có dân chủ như Lenin gào thét. Quyền uy thuộc vào một vài người hay  một người, Lãnh tụ cộng sản có quyền uy, ai chống đối  hay bị nghì là bất tuân thì bị giam bị giết.
 Trong đợt « đại khủng bố » từ tháng 8/1937 đến tháng 11/1938, hơn 1,5 triệu người bị bắt và 800.000 bị xử bắn mà phần lớn… là đảng viên đảng cộng sản.Trong hàng ngũ quân đội, thì có đến trên 41.000 sĩ quan và binh lính bị xử tử, kể cả nhiều nguyên soái, các tướng lĩnh cho đến binh nhì. Đó là chưa nói đến hàng trăm nghìn người thuộc các dân tộc không phải Nga bị cưỡng bức di dân đến các vùng khác phải bỏ mình trên đường đi . 139 ủy viên Trung ương được Ðại hội XVII (1934) bầu ra đã có tới 98 người bị bắn và tống giam. Vị chi là trên hai phần ba. Không một ai trong những người còn sống sót dám lên tiếng. Stalin đã thành công trong việc đánh thức bản năng sinh tồn trong mỗi người. Ai cũng sợ cái chết cầm chắc khi động tới lãnh tụ vĩ đại. Không cứ Ban chấp hành Trung ương, trong số 1.956 đại biểu đi dự Ðại hội XVII có tới 1.108 người sau này bị kết án phản cách mạng, bị bắt và bị giết.
Vì tâm lý tham quyền bính, các lãnh tụ cộng sản ngồi lì cho đến chết, ra sức cướp của công làm của tư và ra tay tàn sát những ai mà nghĩ là có thể tranh quyền hay chống đối họ.
Miệng họ hô hào hủy bỏ tư hữu nhưng họ say mê tư hữu điên cuồng Sau khi Đông Âu và Liên Xô tan rã, người ta khám phá ra những lãnh tụ cộng sản có những biệt thư nguy nga, tráng lệ và sống một đời huy hoắc. Nay cộng sản Trung Quốc. Việt Nam đã công nhận tư hữu nghĩa là công nhận tài sản cướp đoạt là hợp pháp. Và bọn họ trở thành giai cấp mới ( tư sản đỏ), có trong tay vài trăm triệu, vài tỷ Mỹ kim gửi ngân hàng ngoại quốc!

Marx mơ mộng hay đối trá ?Cộng sản không xây dựng một thế giới gấp nghìn tư bản, mà toàn là một lũ trộm cướp, tàn hại quốc gia!
Chủ nghĩa Marx nâng cấp công nhân làm cho họ tự hào là giai cấp tiên phong, giai cấp lãnh đạo.Về mặt tâm lý chủ trương này làm cho người công nông " hồ hởi phấn khởi" theo cộng đảng. Đó là một điểm thanh công về tâm lý của cộng sản. Nhưng về mặt tâm lý việc này chỉ đem lại đau đớn cho giới hạ lưu.

Khổng Tử nói : " Y phục xứng kỳ đức". Ta phải hiểu rộng  là địa vị phải xứng tài năng. Ở địa vị cao ma ngu dốt chỉ làm quần chúng cười chê và  chính mình sinh ra tự ty trước mắt quần chúng. Một mặt họ phải quát thét ầm ĩ đề che đậy cái xấu hổ của họ như Đinh Đức Đức Thiện khinh miệt trí thức (Vũ Thư Hiên,DGBN).

Một mặt họ phải làm oai, một mặt phải dối trá khoe khoang. Như Engels đinh nghĩa ở trên, vô sản hay công nhân phải là người thợ có tay nghề cao, làm việc trong hãng xưởng tư bản.

Theo điều kiện trên, Bác Ba không có tay nghề cao, chỉ là phụ bếp, bố là phong kiến tay sai thực dân, có nợ máu với nhân dân; Bác Chí Công chỉ là thợ sơn theo kinh tế cá thể, ông Đỗ Mười là thợ hoạn dùng dao kéo bằng tay chứ không dùng máy móc tân tiến của tư bản; đại tướng Nguyễn Chí Thanh luôn lên gân Mác Lê là nông dân, là thành phần phản động, Trần Quốc Hoàn là vô sản lưu manh vì y là trộm cắp đâm chém ngoài chợ. Phần lớn cấp lãnh đạo cộng sản không ai thực sự là vô sản, là công nhân.Vì muốn khoác áo công nhân cho nên các ông cộng sản kiếm cho mình một cái gì liên quan đến công nhân. Cậu Ba khai là học xưởng Ba Son vài tuần, ông Ba khai làm bẻ ghi tàu hỏa. Thiệt không? Thời đó, nếu Lê Duẩn có bằng tiểu học tệ lắm cũng xếp ga, xếp tàu đâu phải bẻ ghi! Thế mà họ khai là công nhân, thiết mắc cười quá xá!


Chủ nghĩa cộng sản thực tế là do những trí thức con nhà tư sản, phong kiến thành lập, nhưng họ mạo danh vô sản,là công nhân để lừa đảo nhân dân và lợi dụng xương máu đa số.
Đa số đảng viên cộng sản được giáo dục cái tính kiêu căng cộng sản. Chủ nghĩa cộng sản chấp cánh cho tính tự kiêu, tự hào của bọn cộng sản trí thức cũng như bình dân. Do tâm lý này họ hòa nhập với cộng sản tạo thành sức mạnh cho cộng sản. Được lợi thế chính trị nhưng chính bọn này lại phá hoại quốc gia :  NHIỆT TÌNH + NGU DỐT+ PHÁ HOẠI

Trước khi tự tử, Phạm Thiều đã đã nhờ đại tá hồi hưu Xuân Diệu ( không phải thi sĩ Xuân Diệu) nhắn dùm ông trước Ðại hội đảng Q3, thành phố Saigon:

"Dốt mà lãnh đạo nên làm Dại,
Dại mà muốn thành tích nên báo cáo Dối,
Dốt , Dại, Dối,
Ðó là ba điều làm cho các nước Xã Hội Chủ Nghĩa sụp đổ, làm cho nước ta đi từ sai lầm nầy đến sai lầm khác


http://www.saigonline.com/thaithuyvy/BKBienHungLietSuHTML/NhonSuTranNguonPhieu


Trước 1975, người cộng sản khinh bỉ bọn tạch tạch sè và tự hào là vô sản nhưng chính lúc đó người cộng sản xấu hổ vì thân phận thấp hèn của mình. Càng tủi hổ họ càng căm thù trí thức. Ông Bùi Công Trừng(14) nói với tôi:”Cháu nhớ lấy, ở đời dốt nát với hiểu biết như nước với lửa. Họ dốt (tức các nhà lãnh đạo), đã thế lại không chịu học, thánh nhân phải học sao còn là thánh nhân, thành ra đã dốt lại càng dốt thêm. Dốt ghét giỏi là lẽ thường tình. Trí thức nước mình còn khổ, chừng nào thằng dốt còn đè đầu thằng giỏi. Cái đó là bi kịch không phải của một mình nước ta mà của tất cả các nước xã hội chủ nghĩa. Bác già rồi, số tận rồi, nghĩ mà thương các cháu”.(DGBN, Ch.XIV)

Ông Hồ chỉ là học sinh tiểu học lớp ba trường làng. Cái thân thế như thế làm cho ông Hồ nhức nhối mà bọn đàn em thêm xấu hổ. Vì vậy họ phải nâng cấp ông Hồ là học sinh Quốc Học, đỗ bằng Thành chung, thầy giáo (vài ba tháng ở trưởng Dục Thanh) và học sinh công nhân Ba son tại Saigon (vài ba ngày). Ông cũng khoe rùm benglà sinh viên trường Đông Phương Nga làm cho bà Sophie Quinn-Judge mất công tìm kiếm mấy năm mà không ra!

Vì cái tâm lý tự ty đó mà sau này bọn vô sản lại thay đổi miệng lưỡi. Chúng bảo chúng thuộc gia đình khoa bảng:" Cha là ông tú, chú là ông nghè".
Và từ năm 2000, họ phải tự phong tự cấp cho nhau bằng Thạc Sĩ, Tiến sĩ, Giáo sư, Phó giáo sư chứ ra nước ngoài họặc nói chuyện với người ngoại quốc người ta tiến sĩ, thạc sĩ mà mình"trên răng dưới dế" xem bộ không ổn. Và việc làm văn bằng ma này cũng đem lại tai họa cho đất nướcvà cũng là vô đạo đức mà cũng là niềm đau của vô sản!


Tóm lại các triết gia cổ điển đem lại it nhiều an lạc cho thế giới còn chủ thuyết của Marx là tai họa cho nhân loại và cho giai cấp vô sản. Trái với những gì Marx và bọn đàn em gióng trống khua chiêng inh ỏi, ai cũng thấy trong chế độ cộng sản, chỉ trừ một nhóm độc quyền thống trị và cướp bóc, toàn dân, kể cả vô sản đều bị bóc lột tận xương tủy. Để giữ ngai vàng, cộng sản dùng bạo lực (chuyên chính vô sản) và dối trá để lường gạt dân chúng. Chủ thuyết Marx chẳng qua là những lời khoa trương đã đánh trúng vào tâm lý hận thù, tham danh lợi của dân nghèo và trí thức mà chạy theo nó. Và nó và cái bóng ma vô sản mà chúng đội lốt dều dùng bọn gian manh, tàn ác khơi dậy tâm lý gian manh tàn bạo để cai trị và khủng bố nhân dân với bàn tay sắt theo chủ trương " vô sản chuyện chính", chứ không dùng người tài đức với chủ trương nhân nghĩa như bao xã hội khác. Chủ thuyết của Marx là một khoa triết lý, chính trị lừa bịp, dối trá, chỉ thành công nhất thời nhưng gây tai hại muôn đời cho xã hội vì Cộng sản đã dùng người ngu phá hoại đất nước, dùng kẻ gian ác để lưu manh hóa và bần cùng hóa xã hội.
Như vậy, các triết gia trong khi chú trọng về lý luận, cần phải lưu tâm đến khía cạnh tâm lý của con người.
_____

CHÚ THICH
[1]. Cáo Tử: Tính do kỷ liễu dã, nghĩa do bôi quyển dã. Dĩ nhân tính vi nhân nghĩa, do dĩ kỷ liễu vi bôi quyển.告子曰:“性犹杞柳也,义犹桮棬也。以人性为仁义,犹以杞柳为桮
Ông cho tính người như cây kỷ liễu,  không cứng, không mềm, nghĩa là không thiện,không ác. Lấy tính con người làm điều nhân nghĩa cũng như lấy cây kỷ liễu làm chén bát.
Ông lại nói: 性,猶湍水也,決諸東方則東流,決諸西方則西流。人性之無分於善不善也 Tính do thoan thủy dã. Quyết chư đông phương,tắc đông lưu.Quyết chư tây phương tắc tây lưu. Nhân tính chi vô phân ư thiện bất thiện dã. do thủy tính vô phân ư đông tây dã. (Tính người như nước chảy, Khơi về phương đông thì chảy về phương đông, khơi về phương tây thì chảy về phương tây.Tính người không phân biệt thiện ác vậy. Cũng như nước không phân đông hay tây vậy.)(Mạnh tử- Cáo tử thương.ch.XI)
[2]. Lão Tử  viết: Đạo Đức Kinh chương 73 :  天 網 恢 恢, 疏 而 不 失.
Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất thất.
Lưới Trời lồng lộng, thưa mà chẳng lọt.
[3].-天罔恢恢,疏而不漏。” (Lưới trời lồng lộng, thưa mà chẳng lọt.)
4].子曰:
為善者,天報之以福; 為不善者,天報之以禍。
Tử viết:
Vi thiện giả, thiên báo chi dĩ phúc; vi bất thiện giả, thiên báo chi dĩ họa.
Khổng Tử nói: người làm điều tốt lành thì trời lấy phúc báo đáp lại người đó. Kẻ làm điều không tốt lành trời lấy họa báo đáp lại kẻ đó.
[5]. 尚書云:
作善降之百祥,作不善降之百殃。
Thượng Thư vân:
Tác thiện giáng chi bách tường, tác bất thiện giáng chi bách ương.
Sách Thượng Thư viết: hễ làm điều thiện thì [trời] giáng xuống cho trăng điều lành, hễ làm điều chẳng lành thì [trời] giáng xuống trăm điều họa.
[6]. 善惡到頭終有報,高飛遠走也難藏。
Thiện ác đáo đầu chung hữu báo, cao phi viễn tẩu dã nan tàng.
Thiện ác cuối cùng sẽ có báo ứng, cao chạy xa bay cũng không thoát
[7]. 積善逢善,積惡逢惡 Tich thiên phùng thiện, tich ác phùng ác,
Làm thiện thì gặp điều lành, làm ác thì gặp tai họa

[8].種瓜得瓜,種豆得豆. Chủng qua đắc qua, chủng đậu đắc đậu. Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đâu

[9].易云:
積善之家,必有餘慶; 積不善之家,必有餘殃。
Dịch vân:
Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh; tích bất thiện chi gia, tất hữu dư ương.
Sách Kinh Dịch rằng: Nhà chứ điều tốt lành, ắc sẽ có phước dư thừa; nhà mà chứa điều không tốt lành, ắc sẽ có tai họa dư thừa.
[10] .Về Darwin:Theo Thuyết tiến hóa của Darwin, thừa nhận rằng mọi động vật đều tiến hóa từ thấp lên cao, theo thuyết này, con người tiến hóa từ vượn cổ. Theo các văn vật khảo cổ được phát hiện, người ta xác định tuổi của các hóa thạch vượn cổ ấy, kết quả phân tích cacbon phóng xạ cho thấy rằng quá trình vượn cổ tiến hóa thành người không quá 10 triệu năm.Một nữa là, quá trình vượn cổ tiến hóa thành người, rồi từ đó con người dần dần hình thành nên nền văn minh của mình hiện nay. Nói cách khác thì như vậy chỉ có một nền văn minh duy nhất của con người hiện nay, vì con người là tiến hóa duy nhất từ một loài vượn cổ tới hôm nay rồi mới hình thành nên nền văn minh. Trên trái đất có nền văn minh lâu đời nhất là 5000 ngàn năm, theo một số văn vật khảo cổ người ta nói nó khỏang 7000 năm. Như vậy cũng nói, quá trình vượn tiến hóa thành người rồi hình thành nên nền văn minh, dù thế nào đi nữa sự tồn tại của nền văn minh ấy cũng không quá 10000 năm.
Nhưng có những bằng chứng khảm cổ phát hiện hôm nay, lại rất mâu thuẩn với điều trên.

Bằng chứng thứ nhất, Tại Ấn độ người ta phát hiện một thanh sắt có tỉ lệ đến 99,72% là sắt tinh khiết. Trích từ cáo cáo hội nghị “DELHI IRON PILLAR” tổ chức vào năm 2005.
“The chemical analysis carried out in the earlier years have indicated that it is made of pure wrought iron of 99.72 containing a high proportion of phosphorous and little sulphur. Subsequent investigations carried out by researchers using electron probe examination reported the presence of Cu (0.03%), Ni (0.05%) and Mn (0.07%).”
Tạm dịch là: “Các phân tích hóa học thực hiện trong các năm trước đó đã chỉ ra rằng nó được làm bằng sắt tinh khiết 99,72 chứa một tỷ lệ cao của phốt pho và ít lưu huỳnh. Điều tra tiếp theo được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu sử dụng kiểm tra thăm dò điện tử báo cáo sự hiện diện của Cu (0,03%), Ni (0,05%) và Mn (0,07%).”Trình độ luyện kim của con người hiện tại không thể sản xuất được sắt với sự tinh khiết đến như vậy, vậy ai đã sản xuất ra nó? Con người hiện tại không thể sản xuất ra nó, vậy quay ngược lịch sử lại, nếu theo thuyết tiến hoá của Darwin, lẽ nào các chú khỉ của bao nhiêu triệu năm trước đã có được một trình độ luyện kim vượt bậc so với loài người ngày nay. Như vậy đây là một bằng chứng chứng tỏ con người không thể nào tiến hoá từ vượn cổ.

Bằng chứng thứ hai, William J. Meister, một người Mỹ, là người thu thập hóa thạch nghiệp dư đầy khao khát, và đã tiến hành một khám phá kinh ngạc vào ngày 01 tháng Sáu năm 1968. Tại Antelope Springs, khoảng 43 dặm về phía Tây Bắc của Delta, tiểu bang Utah, một nơi giàu hóa thạch, William J. Meister đã tìm thấy một tảng đá lớn với một vết chân người. Vết chân này, tuy nhiên, có vẻ như được tạo ra bởi một chiếc dép (xăng đan). Chiếc dép đo được 10 inch (khoảng 26 cm) chiều dài, lòng bàn chân rộng 3 inch (hay 8,9 cm) và gót chân có chiều rộng 3 inch (hay 7,6 cm). Gót chân có vẻ xấp xỉ 1/8 chiều dày (hay 1,7 cm). Ngạc nhiên thay, ông cũng tìm thấy hoá thạch loài Tam diệp trùng (bọ ba thùy) ngay trong dấu chân ấy.
Tam diệp trùng là một loài sinh vật biển nhỏ, tồn tại trong khoảng từ 260 đến 600 triệu năm trước, và điều này là một dấu hiệu cho thấy khám phá này có giá trị đối với nguồn gốc của cuộc sống con người thời tiền sử. Khoảng 260 đến 600 năm trước, Theo thuyết tiến hoá của Darwin, con người lúc ấy còn chưa là khỉ, vậy hỏi ai đã để lại dấu chân ấy, lúc ấy cũng chưa có nền văn minh nào, con khỉ lẽ nào có đôi chân như thế, điều này chẳng phải lại là một bằng chứng đang chứng tỏ người tiến hóa từ vượn là sai.Bằng chứng thứ ba, Năm 1880, nhà địa chất J. D. Whitney đến từ California, Hoa Kỳ đã cho xuất bản một bài báo dài, trong đó mô tả các công cụ được tìm thấy trong những mỏ vàng tại California. Những công cụ này bao gồm vài mũi giáo, bát đá và chày đá. Chúng được tìm thấy trong một lớp đá núi nửa chưa từng được động tới, nằm sâu dưới mỏ vàng. Các nhà địa chất đã xác nhận rằng những lớp đá này có thể đã được hình thành từ 9 đến 55 triệu năm trước. Nếu chiểu theo thuyết tiến hoá của Darwin thì không thể nào giải thích nổi.

Thêm một bằng chứng khác, Năm 1865, một chiếc đinh vít kim loại dài 2 inch đã được tìm thấy trong một mẫu khoáng vật được khai quật từ các mỏ vàng ở thành phố Treasure, Neveda. Chiếc đinh vít đã bị oxy-hóa từ lâu nhưng vẫn giữ nguyên được hình dạng – đặc biệt là hình dạng các đường xoắn của nó – có thể nhìn rất rõ từ mẫu khoáng vật. Mẫu vật này được ước tính có niên đại khoảng 21 triệu năm tuổi. Như vậy thời điểm đó, các chú vượn cổ còn chưa có, vậy ai đã làm ra nó?Một bằng chứng nữa, Năm 1844, Ngài David Brewster đã gửi một báo cáo tới Hiệp hội Tiến bộ Khoa học Anh quốc, và gây ra một chấn động trong giới khoa học. Một chiếc móng, rõ ràng là nhân tạo, đã được tìm thấy với một nửa bị gắn sâu vào một khối đá sa thạch được khai thác từ khu mỏ Kindgoodie gần Inchyra, miền Bắc nước Anh. Nó đã bị ăn mòn rất nhiều, nhưng dù sao vẫn nhận dạng được. Miếng sa thạch này được xác định có niên đại ít nhất 40 triệu năm tuổi. Điều này chẳng phải lại là một bằng chứng chứng tỏ Thuyết tiến hóa là sai.
https://www.tindachieu.com/news/2013/12/bang-chung-chung-minh-thuyet-tien-hoa-la-sai.html
 [11].“The philosophers have only interpreted the world, in various ways. The point, however, is to change it.[These words are also inscribed upon his grave]” ― Karl Marx, Eleven Theses on Feuerbac
[12].  Communism is a social system under which the free development of each is a condition for the free development of all"The CPSU's Tasks In Perfecting Socialism And Making A Gradual Transition To Communism". Program of the CPSU, 27th Congress, 1986 – Part Two. Eurodos. 1998. Retrieved 26 October 2014.
[13].V.I. Lê-nin: Toàn tập, Sđd, t. 37, tr. 312 - 313;
Vladimir Lenin, The Proletarian Revolution and the Renegade Kautsky (1918)
Bourgeois And Proletarian Democracy
 Proletarian democracy is a million times more democratic than any bourgeois
democracy; Soviet power is a million times more democratic than the most
democratic bourgeois republic

https://www.marxists.org/archive/lenin/works/1918/prrk/democracy.htm
[14]. Triệu Tử Dương:Ông hoàn toàn đứng về quan điểm cho rằng Trung Quốc cần chế độ dân chủ đại nghị như Phương Tây. Bác bỏ chủ nghĩa cộng sản, Triệu Tử Dương cảnh báo nếu không cải tổ, Trung Quốc sẽ thành một quốc gia do sự liên kết bè phái giữa đảng cộng sản, các nhóm quyền lợi kinh tế và một số trí thức thượng lưu làm chủ.
Theo ông, họ không chỉ lũng đoạn nền chính trị mà sẽ luôn đặt quyền lợi của tập đoàn lên trên số phận của dân tộc Trung Hoa (www.bbc.com/.../05/090518_zhaoziyang_book.shtml )
Triệu Tử Dương ca ngợi hệ thống nghị viện dân chủ phương tây và nói rằng đó chính là con đường duy nhất mà Trung Quốc có thể giải quyết nạn tham nhũng và sự cách biệt ngày càng to lớn giữa người giàu và người nghèo (Wikipedia)

VIỆT MỸ

QUAN ĐIỂM NHÂN DÂN

 
Người dân Việt Nam hào hứng chờ đón TT Obama

Tổng thống Barack Obama đáp chuyên cơ Air Force One lên đường tới Việt Nam, ngày 21/5/2016.
Tổng thống Barack Obama đáp chuyên cơ Air Force One lên đường tới Việt Nam, ngày 21/5/2016.
Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ bắt đầu chuyến thăm Việt Nam vào đêm 22/5 với chặng dừng chân đầu tiên là Hà Nội. Lúc này, nhiều người trong thành phố bày tỏ sự quan tâm lớn đến chuyến thăm cũng như hy vọng nhờ sự kiện này mà quan hệ hai nước sẽ phát triển hơn nữa. An Tôn tường trình từ Hà Nội.
Ít ngày trước khi Tổng thống Obama đến Hà Nội, thông tin liên quan đến chuyến thăm xuất hiện càng thường xuyên trên các phương tiện truyền thông, làm nhiều người trong thành phố càng tò mò, quan tâm. Đối với những người hay phải đi lại trên đường, họ quan tâm đến danh sách 25 tuyến phố sẽ bị cấm hoặc hạn chế xe cộ để phục vụ đoàn xe của tổng thống Mỹ. Đồng thời, tùy theo lứa tuổi và công việc, mối quan tâm của từng người đến các khía cạnh cụ thể của chuyến thăm cũng khác nhau.
Nam thanh niên tên Thảo, 27 tuổi, nói anh ấn tượng về thông tin có đến 1600 người đi theo để phục vụ chuyến thăm thứ ba của một vị tổng thống Mỹ đương nhiệm đến Việt Nam. Ngoài ra, Thảo cho rằng chuyến thăm là kết quả của hơn hai thập niên hai nước bình thường hóa quan hệ. Anh nói:
“Đến thời điểm này thì hơn 20 năm bình thường hóa quan hệ rồi thì tôi thấy cũng có nhiều cái mới, Mỹ đầu tư nhiều, hỗ trợ Việt Nam nhiều trong các lĩnh vực, như thế có nhiều khả năng là đất nước mình phát triển hơn”.
Còn Phạm Hương Giang, nữ sinh viên tại Đại học Ngoại thương Hà Nội, ngôi trường được nhiều người gọi là Harvard của Việt Nam, lại quan tâm đến bài phát biểu mà Tổng thống Obama dự kiến sẽ đọc trước khoảng 2000 khách mời tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Giang nói:
“Tôi hy vọng là trong bài phát biểu của ông có thể nêu lên vấn đề dân chủ hơn, tự do hơn ở Việt Nam. Về vấn đề về môi trường cũng nên cần phải quan tâm. Đó là những vấn đề tôi nghĩ cần thiết để phát triển”.
Cũng tại Đại học Ngoại thương, nam sinh viên tên Đạt cho rằng Tổng thống Obama không đơn thuần chỉ thăm xã giao mà có những mục đích cụ thể. Đạt nêu nhận định:
“Xét về tình hình hiện nay thì chắc là sẽ có những biện pháp tăng cường quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ, như là trong vấn đề Biển Đông hiện nay, chắc sẽ có vấn đề đó. Thứ hai là tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam. Hợp tác giữa hai bên có thể được củng cố thêm. Ngoài về chính trị còn có cả về kinh tế nữa”.
Từ góc nhìn của người đi trước một vài thế hệ so với những người thuộc lứa tuổi 20, ông Nguyễn Hồng Sơn, 74 tuổi, nhận xét về chuyến thăm sắp tới:
“Tôi nghĩ rằng chuyến thăm của Tổng thống Obama rất có lợi cho quan hệ hai nước. Hiện nay trên thế giới cán cân lực lượng có nhiều thay đổi. Tôi nghĩ Mỹ mà quan hệ với Việt Nam rất chặt chẽ thì rất có lợi cho Việt Nam cũng như cho Mỹ, cân bằng cán cân lực lượng trên thế giới”.
Ông Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao Việt Nam.Ông Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao Việt Nam.
Ông Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao Việt Nam.
Ông Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao Việt Nam.
Đối với những người trẻ tuổi trong số gần 70% dân số Việt Nam dưới 40 tuổi, tức là sinh ra sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975, họ chú ý đến tương lai của mối quan hệ hai nước hơn là việc hai nước từng là kẻ thù của nhau. Ngay cả ông Sơn, thuộc thế hệ đã trải qua cuộc chiến mà Việt Nam gọi là “Chống Mỹ cứu nước”, cũng cho rằng xây đắp cho tương lai mới quan trọng.
Ông Sơn nói: “Quá khứ đã khép lại rồi. Nhân dân Việt Nam rất rộng lượng, quên đi quá khứ. Và bây giờ tất cả nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân Mỹ là nghĩ đến tương lai và xây dựng quan hệ hữu nghị giữa hai nước, để cùng phát triển kinh tế, cùng ổn định chính trị. Mặc dù chế độ chính trị hai nước khác nhau nhưng cái đó không hề quan trọng. Mục đích là để giúp nhau phát triển kinh tế, thì đó là một cái rất tuyệt vời khi quan hệ hai nước ngày càng thắt chặt”.
Với thái độ hồ hởi, ông Sơn cũng chia sẻ điều ông muốn thấy ở quan hệ Việt Nam-Mỹ trong tương lai: “Cầu mong quan hệ Việt-Mỹ ngày càng phát triển, ngày càng thắt chặt, để giúp đỡ nhau phát triển kinh tế”.
Điều ông Sơn nói cũng là ý nghĩ của những người trẻ tuổi như Hương Giang và Đạt, các sinh viên của một trường đại học hàng đầu Việt Nam. Họ đều đặc biệt quan tâm đến khía cạnh kinh tế của mối quan hệ, điều thiết thực nhất đối với họ.
Hương Giang cho biết: “Đương nhiên là tôi nghĩ quan hệ hai nước ngày càng tiến triển, và trở nên thân thiết, đó là điều bình thường, để cho kinh tế hai nước ngày càng phát triển”.
Anh Đạt nói: “Khi hai bên có những hợp tác thắt chặt thì những cái rào cản sẽ được xóa bỏ, kinh tế sẽ phát triển. Khi cháu tham gia vào lực lượng kinh tế thì lương có thế cao hơn, nhiều doanh nghiệp vào Việt Nam thì sẽ tạo cho cháu nhiều công ăn việc làm, lương cao”.
Trong khi những người dân bình thường hướng sự chú ý đến những khía cạnh trực tiếp và thiết thực, các chuyên gia và nhà nghiên cứu có cái nhìn sâu hơn về chuyến thăm của ông Obama cũng như quan hệ Việt-Mỹ.
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, đánh giá chuyến thăm của ông Obama là một bước phát triển trong quan hệ hai nước trong bối cảnh Việt Nam vừa tăng cường hội nhập quốc tế vừa gặp những thách thức về an ninh, chủ quyền ở Biển Đông. Ông Doanh cho rằng hai nước có những thuận lợi khi tăng cường hơn nữa quan hệ vì Mỹ và Việt Nam không có mâu thuẫn về lợi ích chiến lược trong khi về mặt kinh tế hai nước không cạnh tranh với nhau mà lại bổ sung cho nhau.
Ông Doanh nói: “Hai nhà nước lại cũng chia sẻ những lợi ích chiến lược với nhau. Không có những mâu thuẫn lợi ích chiến lược nào quan trọng. Vậy cho nên là giữa hai nhà nước Việt Nam và Hoa Kỳ hoàn toàn có khả năng sẽ xây dựng những mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn nữa. Tôi hy vọng là sẽ có những hợp đồng hợp tác được ký kết trong chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama”.
Từ góc độ người nghiên cứu và cố vấn chính sách đối ngoại, ông Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao Việt Nam, đưa ra quan điểm thận trọng hơn về quan hệ hai nước.
Ông phân tích rằng trong quan hệ Việt-Mỹ có 4 khác biệt mà cũng là những khó khăn, thách thức. Thứ nhất, Mỹ là siêu cường toàn cầu nên Mỹ nhìn Việt Nam như một nhân tố trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, trong khi Việt Nam nhìn Mỹ chủ yếu từ góc độ song phương. Hai nước có những mối quan tâm chung ở khu vực Đông Nam Á, ở Biển Đông, song Việt Nam chưa phải là đối tác ưu tiên hàng đầu của Mỹ.
Khác biệt thứ hai, theo ông Thái, là về hợp tác Mỹ muốn đi nhanh vì có tiềm lực lớn trong khi Việt Nam muốn đi từ từ vì tiềm lực có hạn. Khác biệt thứ ba là Việt Nam muốn ưu tiên thúc đẩy quan hệ trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư vì có nhu cầu cấp bách để phát triển, thế nhưng Mỹ đã là nước phát triển nên chú trọng đến các lĩnh vực an ninh, quân sự và quốc phòng. Cuối cùng, khác biệt ở những vấn đề do chiến tranh và lịch sử để lại.
Ông Thái nói: “Nhìn lại 20 năm qua, quan hệ Việt-Mỹ từ đối thủ, từ kẻ thù thành bạn bè, từ bạn bè thành đối tác, bước tiến rất quan trọng, rất dài. Nhưng bên cạnh đó lực cản không phải là ít. Nhưng tôi muốn chuyển đến một thông điệp thế này, chúng ta cần nhìn quan hệ Việt-Mỹ bằng con mắt thực tế. Phải thấy rằng hợp tác là có lợi, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập. Cái thứ hai rất quan trọng là phải xử lý quan hệ Việt-Mỹ bằng cái đầu lạnh. Nhìn vào thực tế mà nói, hợp tác là con đường duy nhất đúng đắn để mà thúc đẩy quan hệ Việt-Mỹ có lợi cho cả hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định ở khu vực”.
Liệu các nhà lãnh đạo, những người hoạch định chính sách của Việt Nam cũng có nhận thức về những điều quan trọng mà giới nghiên cứu, cố vấn nêu ra như trên hay không? Vị phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thuộc Bộ Ngoại gia Việt Nam cho rằng trong thời đại thông tin ngày nay, các lãnh đạo Việt Nam nhận thức được đầy đủ các vấn đề đó.
Ông Thái cho biết: “Nếu không có được những nhân tố như vậy, có lẽ quan hệ Việt-Mỹ đã không thể như ngày hôm nay. Chiến tranh đã lùi xa, 41 năm rồi. Đã đến lúc phải đưa quan hệ song phương sang một trang mới. Cái tốt nhất là cùng nhau nhìn về tương lai. Đó chính là những gì lãnh đạo Việt Nam đang làm và đang suy nghĩ. Có thể tốc độ, cách làm khác nhau, nhưng rõ ràng những gì đang diễn ra trong quan hệ Việt-Mỹ đang đi đúng xu hướng như vậy”.
Chỉ còn hơn một ngày nữa, chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Obama sẽ thực sự diễn ra. Những gì các nhà lãnh đạo cấp cao nhất của hai nước sẽ thỏa thuận hoặc tuyên bố sẽ đặt ra lộ trình hoặc định hướng cho quan hệ hai nước trong nhiều năm tới. Lúc này, căn cứ vào những điều hai nước đã đạt được trong những năm qua, nhiều người dân và giới quan sát, phân tích trông đợi chuyến thăm sẽ đi đến những kết quả cụ thể, hữu ích chứ không chỉ dừng lại ở một cuộc thăm viếng xã giao.

 Dân Hà Nội nói gì về chuyến thăm Obama?

4 giờ trước
Người dân làm ở nhiều lĩnh vực khác nhau như vệ sinh môi trường, tiệm ảnh, thợ may, người lái xích lô ở Hà Nội nói về mong đợi của họ khi Tổng thống Hoa Kỳ sang Việt Nam.
Ông Barack Obama dự kiến sẽ tới Hà Nội vào hôm 23/05, với lịch trình cụ thể đã được tòa Bạch Ốc công bố.
Anh Kiều Trí Huy, chủ một tiệm ảnh ở Hà Nội cho biết, mơ ước của anh là được gặp Tổng thống Obama.
Ca sỹ Mai Khôi cũng trả lời hãng Reuters về mong đợi của mình với chính quyền Việt Nam trong chuyến thăm của ông Obama, khi cô tham dự một sự kiện ở Hà Nội.

'Tôi hoan nghênh chuyến thăm Obama'

Một nhà hoạt động xã hội dân sự hàng đầu ở Việt Nam nói với BBC ông hoan nghênh chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ vì 'nó đánh dấu sự phát triển mới' của quan hệ giữa hai nước.
Trao đổi với BBC hôm 21/5/2016, trước thềm chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 23-25/5 của ông Barack Obama, Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A cho rằng chuyến thăm 'chắc chắn sẽ củng cố' sự hợp tác và mối quan hệ 'ngày càng tốt lên' hai nước.
Mời quý vị theo dõi nội dung chính của cuộc phỏng vấn ở dưới đây:

BBC:Theo ông trong chuyến thăm Việt Nam đợt này khi gặp gỡ các nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng và Nhà nước Việt Nam, ông Obama có đả động gì, có chúc mừng hay không kỳ bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp khóa 14 hay là ông ý sẽ lờ đi?
Tiến sỹ Nguyễn Quang A: Tôi không biết là ông Obama sẽ ứng xử thế nào nhưng tôi nghĩ là ông ý sẽ không đả động gì đến chuyện đó. Bởi vì ông ý đến thì cũng chưa biết là kết quả như thế nào, bởi vì kết quả thì cũng vài tuần mới biết thì ông ý chả có lý do gì để chúc mừng.
Tôi nghĩ là ông ý không đả động đến chuyện đó, vì (người ta đã bảo là) giả sử mà có nói cái gì chê trách chẳng hạn thì nó thành ra mang tiếng can thiệp thế nọ thế kia. Tôi nghĩ là riêng về việc bầu cử thì có thể là ông ý sẽ không nói gì cả.
Nhưng trong khung cảnh chung về quyền con người, thì ông ý có thể đụng đến một chút căng là chuyện quyền ứng cử thế này thế nọ thì có thể. Nhưng tôi nghĩ là ông ý sẽ không mất nhiều thời gian vào việc [bình luận] liên quan đến bầu cử.

Bác bỏ 'vu cáo'






Image copyright Facebook Nguyen Quang A
Image caption Tiến sỹ Nguyễn Quang A (thứ tư, trái sang) trong cuộc gặp mới đây với ông Tom Malinowski (thứ ba, từ trái).

BBC:Vừa rồi được biết ông được mời và tiếp xúc với ông Tom Malinowski, trợ lý ngoại trưởng Mỹ - đặc trách dân chủ, nhân quyền và lao động, người đi 'tiền trạm' cho chuyến thăm của ông Obama. Trong cuộc gặp đó, ông đã nghe được gì và đã trao đổi gì với ông Malinowski?
TS. Nguyễn Quang A: Thực sự là hôm đó tôi bị chặn và phải ngồi ở công an đến 1 giờ rưỡi (13h30). Sau khi tôi gọi điện và họ nói là họ đến muộn. Tôi đến cũng hơi muộn nên gặp được một ít, cũng không có trao đổi gì nhiều cả.
Tôi chỉ có lắng nghe một chút và ông Malinowski cũng có nói chủ yếu (vì ông ý liên quan) đến vấn đề nhân quyền và chuyện bỏ cấm vận. Chỉ có thế, còn bản thân tôi cũng không có thời gian để góp ý cho họ gì nhiều cả.



BBC:Gần đây, một phóng sự trên Đài Truyền hình Quốc gia Việt Nam (VTV1) có nêu danh (hay bêu danh) một số nhà hoạt động trong nước trong đó có các vị trí thức như Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, nhà thơ Hoàng Hưng. Ông bình luận thế nào về những điều mà VTV đã nói về các ông?
TS. Nguyễn Quang A: Ngay sau khi mà đài An Ninh TV có đưa chương trình đấy lên thì ngay ngày hôm sau, Giáo sư Huệ Chi, nhà thơ Hoàng Hưng và tôi đã lên tiếng bác bỏ sự vu cáo hết sức thô bỉ và trắng trợn ấy của bên An Ninh TV.
Sau đó 1-2 hôm, thì VTV cũng lại lặp lại cái chương trình 11 phút đó. Sau khi VTV đưa ra, chúng tôi cùng với nhiều trí thức khác cũng có tuyên bố lên tiếng bác bỏ sự vu cáo đó của An Ninh TV và VTV.
BBC: Như ông cũng biết, vừa rồi nhà cầm quyền ở Việt Nam đã thả tù trước vài tháng đối với linh mục Nguyễn Văn Lý. Theo ông, họ có còn thả ai ra nữa không, có nhượng bộ gì nữa không trong chuyến thăm của ông Obama? Và sau chuyến đi ấy, tình hình nhân quyền và đối xử của nhà nước đối với giới hoạt động vì nhân quyền, tự do và dân chủ hóa, sẽ 'mềm đi' hay là vẫn được cho là 'nặng tay' như trước hay thế nào?

Ngày càng tốt lên



Image copyright Other
Image caption Linh mục Nguyễn Văn Lý (người cúi, bên phải) vừa được nhà cầm quyền Việt Nam thả ra tù vài tháng sớm hơn thời hạn.
TS. Nguyễn Quang A: Một tập quán hết sức đáng lên án đối với nhà cầm quyền là họ dùng các tù nhân chính trị như những món hàng để trao đổi với Hoa Kỳ, để chứng tỏ rằng có sự cải thiện gì đó về nhân quyền trước những cuộc viếng thăm như của Tổng thống Obama.
Hoặc là dùng cái đấy để trao đổi lấy một cái gì đó, ví dụ như việc bãi bỏ sự cấm vận vũ khí của Mỹ chẳng hạn. Tôi có nói rất thẳng thắn với các nhà chức trách Hoa Kỳ khi tôi có cơ hội gặp nhiều lần từ cũng lâu rồi, chứ không phải mới đây là tôi hoan nghênh các chính phủ EU hoặc Hoa Kỳ đưa những người tù nhân sang nước của họ trên cơ sở nhân đạo. Nhưng biến một con người trở thành một món hàng trao đổi là điều mà tôi cực lực phản đối.

Tôi đề nghị họ bằng mọi cách, cũng như những người dân ở Việt Nam, là phải đòi hỏi [nhà chức trách] thả hết những tù nhân lương tâm một cách vô điều kiện. Chứ không phải dùng họ để làm một món hàng để trao đổi như vậy.
Tôi nghĩ rằng việc thả cha Lý trước khi ông Obama đến hai ngày có lẽ cũng là nhằm mục đích như vậy. Và cũng chỉ trước một vài tháng khi hạn tù của cha Lý hết hạn. Hoặc là cái việc người ta ép anh Trần Huỳnh Duy Thức phải đi sang Mỹ chẳng hạn, thì tôi nghĩ đấy là dấu hiệu không phải cải thiện gì cả mà là rất xấu. Có lẽ là kể cả trước khi tổng thống Obama đến đây tình hình nhân quyền đã xấu đi một cách đáng kể. Tôi e ngại là sau cuộc viếng thăm thì nó cũng vậy.
BBC: Ông có được phía Mỹ mời để tham gia các cuộc tiếp xúc nào đó với Tổng thống Obama trong chuyến đi của ông ấy tới Việt Nam hay không? Trong trường hợp được gặp, nếu muốn nói điều gì đó với ông Obama, ông sẽ nói gì?
TS. Nguyễn Quang A: Tôi chưa biết về những kế hoạch như vậy, cho nên tôi xin không phát biểu gì về chuyện này này vì đây là những chuyện trong tương lai chưa chắc sẽ xảy ra. Tôi không muốn nói những điều gì mà chưa chắc chắn.
BBC: Nhưng ông có kỳ vọng gì về chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Việt Nam hay không?
TS. Nguyễn Quang A: Tôi hoan nghênh chuyến thăm Việt Nam của ông Obama bởi vì nó đánh dấu một sự phát triển mới của quan hệ giữa hai nước. Chắc chắn nó sẽ củng cố sự hợp tác mối quan hệ ngày càng tốt lên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Mời quý vị đón theo dõi phần âm thanh toàn văn cuộc phỏng vấn với TS Nguyễn Quang A từ Hà Nội trong mục nghe xem sẽ được BBC giới thiệu tới đây.
 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/05/160521_nguyenquanga_obama_trip

Việt - Mỹ: Thế chiến lược quan trọng hơn

18 tháng 5 2016 Cập nhật lúc 21:51 ICT
Nhân quyền vẫn nằm trong chính sách 'cây gậy và củ cà-rốt trong quan hệ Mỹ - Việt và chiếm một 'tỷ lệ' nhỏ, trong khi 'thế chiến lược' giữa hai nước quan trọng hơn, theo một nhà quan sát thời sự, chính trị Việt Nam từ Nhật Bản.
Bình luận với BBC về chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Tổng thống Barack Obama, nhà báo Đỗ Thông Minh nói:
"Vấn đề nhân quyền cũng chỉ là chính sách 'cây gậy và củ cà-rốt', thành ra tùy tình hình, chiến lược..., vấn đề nhân quyền đối với Mỹ có lẽ cũng chỉ chiếm 3-5% thôi, chứ nó không phải là yếu tố quá quyết định. Yếu tố đó được nhắc tới, nhưng nó không phải là yếu tố quyết định cuối cùng, quan trọng nhất là thế chiến lược giữa hai bên."

'Có lợi hơn cho Đảng CS'


Trước câu hỏi liệu chuyến thăm Việt Nam tới đây của ông Obama có lợi cho tính chính danh của Đảng Cộng sản Việt Nam nhiều hơn là cho tình trạng nhân quyền của người dân nước này, nhà báo Đỗ Thông Minh nói tiếp:
"Đối với phía nhà cầm quyền (Việt Nam) thì đúng là họ sẽ tận dụng cơ hội này và cái lối truyền thông mà họ hay sử dụng có nghĩa là Mỹ bây giờ bắt tay rồi, thì việc gì các anh phải chống (chính quyền) nữa v.v...? Hoặc là chuyến thăm của ông Tổng Bí thư (Đảng CSVN) Nguyễn Phú Trọng coi như là sự xác định rằng Mỹ không cần phải là một thể chế tương đồng, và mặc dù là một thể chế cộng sản thì vẫn có thể bắt tay với nhau, thành ra chắc chắn là phía nhà quyền hiện nay sẽ tận dụng việc này để mà xác nhận vị trí của mình.
"Nhưng mà Mỹ vẫn luôn luôn nhắc rằng vấn đề nhân quyền cũng luôn luôn là một ưu tiên mà không thể bỏ được, mặc dầu có thể là nó không có nặng ký lắm, nhưng mà chúng tôi có thể tạm coi là nó có thể là 3 hay 5% trong chính sách ngoại giao của Mỹ," nhà báo Đỗ Thông Minh nói với BBC từ Tokyo.//www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2016/05/160518_dothongminh_obama_visits

Nhân ngày Đức Phật Đản Sinh, suy tư về Phật Giáo

LS Đào Tăng Dực (Danlambao) - Dưới con mắt của những người Việt Nam bình thường, sự kiện hằng trăm và trong tương lai có thể hằng ngàn tấn cá và thủy tộc bị chết phơi thây có thể chỉ là những thiệt hại về môi sinh và kinh tế. Tuy nhiên trong cái nhìn của những Phật tử thuần thành ăn chay, và nhất là giới tu sĩ Phật Giáo, thì hằng triệu, hằng tỉ cá và thủy tộc phơi thây này đều là những sinh linh trong tam giới và sự tàn sát của đảng CSVN liên kết với tư bản đỏ từ Trung Quốc là một sự lạm sát chưa từng có và làm chư Bồ Tát cũng phải rơi lệ...


*
I. Dẫn nhập:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Đối với người Phật tử như chúng tôi thì ngày Phật Đản Sinh trong lòng cũng vui mừng và biết ơn như những người Công Giáo hoặc Tin Lành nhân ngày Giáng Sinh vậy. Những tôn giáo lớn như Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành đều chủ trương từ bi, bác ái, vị tha thay vì hận thù và đấu tranh giai cấp như chủ thuyết cộng sản. 
Tuy nhiên niềm vui năm nay không trọn vẹn vì Đại Họa môi sinh Vũng Áng đe dọa không những các loài thủy sản mà đe dọa ngay cả sự tồn vong của giống nòi Việt Tộc. Chúng ta tham dự Phật Đản cũng không quên thắp nén hương lòng, hồi hướng công đức về đồng bào tại quê nhà đang sống dưới tai ương độc tài đảng trị. 
Ớ Úc, tại vùng đô thị Sydney và trong cộng đồng người Việt mà thôi đã có hằng chục ngôi chùa hoặc tự viện lớn nhỏ. Ngoài các ngôi chùa lớn và nổi tiếng như Pháp Bảo, Phước Huệ, Quang Minh, Thiên Ấn, Trúc Lâm, Huyền Quang còn nhiều chùa hoặc tự viện nhỏ hơn khác. Thông thường phật tử ngoài việc thăm viếng và kính Phật tại chùa “ruột” của mình, cũng thường lễ Phật tại các chùa khác. 
Nhiều người không có niềm tin tôn giáo mạnh, nhưng cũng thỉnh thoảng đi chùa tham quang thắng cảnh, chụp hình lưu niệm. Các chùa Viêt Nam đóng góp rất nhiều vào các thắng cảnh và nền đa văn hóa của Úc Châu.
Một trong những tai họa lớn lao của nhân loại là chủ thuyết tam vô Mác Lê. Vô gia đình, vô tổ quốc và vô tôn giáo. Sự tàn phá của ý thức hệ Mác Lê trên đất nước Việt Nam trong gần một thế kỷ của lịch sử cận kim trở thành một quốc nạn lớn lao và một phương trình chính trị nan giải.
Theo quan điểm của tôi, nếu chúng ta học theo trí tuệ vô biên và lòng từ bi vô lượng của chư Phật, chúng ta sẽ góp phần không nhỏ vào đáp án cho phương trình chính trị bí hiểm nêu trên.
Như một Phật tử thuần thành, tôi tin rằng Phật pháp vô biên và sự hiểu biết của tôi rất nông cạn. Tuy nhiên, nhân ngày lễ thiêng liêng này, cũng xin mạo muội góp ý của mình và nêu lên vài nét chính về tôn giáo của mình, như một trong những tôn giáo cao đẹp của nhân loại.
II. Nguồn gốc Phật Giáo:
Phật giáo khởi đầu 26 thế kỷ trước đây từ một người sinh trong một gia đình vương giả có tên là Tất Đạt Đa, thuộc giòng họ Thích Ca. Người này không phải là một vị thần thánh hoặc một tiên tri mà chỉ là một con người, bằng sức mạnh của trí tuệ, đã phá tan mọi sự ràng buộc và kiềm tỏa cố hữu của mọi chúng sinh trong hằng hà sa số đại thế giới của vũ trụ vô thỉ vô chung này. Trong khi những chúng sinh khác đang oằn oại trong bể khổ của các thành kiến, lòng tham, và dục vọng vị kỷ thì Đức Phật đã vượt thoát lên trên tất cả những vô minh đó để trở thành đấng giác ngộ. Đây chính là ý nghĩa của chữ “Phật” bởi vì theo tiếng phạn (Sanskrit) thì chữ gốc “budh” có nghĩa là tỉnh thức và hiểu biết. Sau khi đã đạt đến sự chánh đẳng và chánh giác thì trí tuệ của Ngài chinh phục tất cả các huyền vi của vũ trụ cũng như soi sáng đến những điều kiện nhân sinh bi thiết của loài người. 
III. Tứ Diệu Đế:
Cũng vì lòng từ bi đối với chúng sinh và nhân loại, Đức Phật đã quyết định đi chân hành đạo trong vùng lưu vực sông Hằng Hà tại Ấn Độ suốt 45 năm để truyền đạt một trong những luận đề giải thoát nổi tiếng nhất thế giới, đó là “Tứ Diệu Đế”.

1. Diệu Đế thứ nhất là Khổ Đế: một sự phân tách chi tiết những sự đau khổ của chúng sinh để đưa đến định đề sinh là Khổ (tiếng Phạn là dukkha).

2. Diệu Đế thứ nhì là Tập Đế: vốn là một sự phân tích chi tiết về nguyên nhân của sự khổ để đưa đến định đề là nguyên nhân của Khổ chính là Dục (tiếng Phạn là tanha). Tuy nhiên như Huston Smith có nói rõ tanha là một loại dục vọng đặc thù, có thể định nghĩa như là dục vọng “cá nhân vị kỷ”. Theo ông, dục vọng theo Đức Phật là “tất cả mọi sự vị kỷ, mà cốt tủy là lòng tham dục cho cá nhân, bất chấp đến sự sống của muôn loài khác” (The Religions Of Man, Huston Smith, 1965, tr.113-4).
3. Diệu Đế thứ ba là Diệt Đế: sự chấp nhận kết luận dĩ nhiên là để diệt khổ và đạt đến sự giác ngộ chúng ta cần phải giải thoát khỏi sự ràng buộc của dục vọng vị kỷ.
4. Diệu Đế thứ tư là Đạo Đế: nêu rõ một cách cụ thể phương pháp giải thoát. Phương pháp này theo danh từ phật học còn gọi là Bát Chánh Đạo. 
IV. Bát Chánh Đạo:
Bát Chánh Đạo là một tấm bản đồ chi tiết để đưa con người và mỗi chúng sinh đến tận bờ giác và gồm những giai đoạn sau đây mà mỗi phật tử, hoặc tu sĩ phật giáo cần phải noi theo, từ một ngôi chùa tại Đông Kinh, (Nhật Bản), một ngôi Wat (chùa) tai Bangkok (Thai Lan) hay tại chùa Pháp Bảo ở Sydney (Úc Đại Lợi) do người Việt Nam xây dựng:
1. Chính Kiến.
2. Chính Tư Duy.
3. Chính Ngữ.
4. Chính Nghiệp.
5. Chính Mạng.
6. Chính Tinh Tấn.
7. Chính Niệm.
8. Chính Định.
Ý nghĩa toàn vẹn của mỗi giai đoạn được giải thích rõ trong nhiều kinh điển của phật giáo và mỗi chúng sinh đều có thể đạt tới sự giác ngộ bằng cách thực thi Bát Chánh Đạo.
V. Vũ trụ quan và giải thoát luận:
Trên con đường giải thoát của Phật giáo, không có chỗ đứng, hoặc vai trò cho bất cứ một vị thần linh nào (dù thần linh hiểu theo nghĩa thần thoại của những người Hy Lạp, của Ấn Độ hay của người Do Thái). Trong vũ trụ quan của đạo Phật, Thiên đế hay những vị thần linh, nếu có hiện hữu, cũng chỉ là những ảo tưởng trong tâm thức vô minh của loài người, hoặc chính Thiên đế hay những vị thần linh đó cũng chỉ là những chúng sinh trầm luân trong dục vọng và bể khổ và cần được giải thoát như chúng ta mà thôi. Sự kiện những vị thần linh hay Thiên đế đó có thực hiện được một vài phép lạ hoàn toàn không giải đáp vấn đề, mà thậm chí còn đem lại cho các vị này một sự củng cố bản ngã vị kỷ lớn lao, đưa họ lún sâu vào vòng vô minh phiền não. Cũng chính vì thế, thiền tông thường chú tâm đến những sự bình thường trong cuộc sống. Cho nên thiền học chủ trương: “Khi ta đi, hãy ý thức rằng ta đang đi”.
Sự tìm kiếm phép mầu và ham mê lý thuyết viễn vông là những điều mà Đức Phật thường cấm đoán nghiêm cẩn. Sự giác ngộ là một sự chứng nghiệm của cá nhân trực tiếp, khi cá nhân đó, bằng sự thực thi Bát Chánh Đạo, đã vượt ra khỏi sự kiềm tỏa của dục vọng thấp hèn, chứ không phải là tác động có tính cách trí thức, luận lý hoặc ngôn ngữ học.
Thông điệp của Đức Phật trở nên một cuộc cách mạng về phương diện tri thức và tâm linh đánh đổ sự cứng nhắc và những định kiến lỗi thời của Ấn Độ Giáo lúc bấy giờ. Ngài được các vị vua chúa tôn sùng lúc sanh tiền và suốt 1500 năm sau khi ngài mất, tức là đến khoảng năm 1000 stl. thông điệp của ngài được hằng triệu người tại Ấn Độ tiếp nhận. 
Tuy nhiên sau đó, Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo đã từ từ chiếm được ưu thế nơi vùng đất khai sinh ra Phật pháp. Chính Trung Hoa và Viễn Đông lại trở nên vùng đất để Phật Giáo phát triển và đóng góp vào gia sản tâm linh của nhân loại.
VI. Đại Thừa hoặc Tiểu Thừa:
Phật giáo chia làm hai chi phái khác nhau: Đại Thừa (Mahayana) và Tiểu Thừa (Hinayana hay Theravada). Trên bình diện nguyên tắc, Đại Thừa nhấn mạnh đến Từ Bi (karuna) như là hạnh lớn nhất, và Tiểu Thừa nhấn mạnh đến Trí Tuệ (bodhi). Một bên nhấn mạnh ở giác tha và một bên ở tự giác. Tuy nhiên sự sai biệt thật sự chỉ có tính cách phiến diện bởi vì bất cứ một phật tử đại thừa nào cũng thừa nhận ngay rằng sự từ bi vô bờ bến của một vị Bồ Tát chỉ có thể đến từ Trí Tuệ, và trong khi đó thì bất cứ một phật tử tiểu thừa nào cũng xác nhận rằng sự kiện Đức Phật đã bỏ ra 45 năm ròng rã của cuộc đời Ngài đi truyền chánh pháp đủ chứng minh một cách hùng hồn sự từ bi vô lượng của Ngài. Hơn nữa sự sai biệt chỉ có tính cách lý thuyết và có rất ít giá trị thực tiễn đối với một phật tử hành đạo.
Lý do là vì đối với một phật tử đại thừa Nhật Bổn hay một phật tử tiểu thừa Thái Lan, trong sự cô tịch và tĩnh mịch của chính định theo đúng tinh thần của Bát Chánh Đạo, thì tất cả các lý thuyết đều trở nên vô ý nghĩa bởi vì cả hai đều cố gắng để đạt tới một trạng thái tâm linh giải thoát bất khả tư nghị mà Đức Phật đã chứng ngộ 26 thế kỷ về trước. Trạng thái này vượt lên trên biên giới của lý thuyết, tư tưởng, khả năng nhận thức của giác quan và ý thức con nguời.
Chi nhánh Đại Thừa (tức Bắc Tông của Ấn Độ) phát triển qua Mông Cổ, Tây Tạng, Trung Hoa, Đại Hàn, Nhật Bổn và Việt Nam. Chi nhánh Tiểu Thừa (tức Nam Tông của Ấn Độ) phát triển qua Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào và Cam Bốt. Bởi vì sự khác biệt chỉ là một sự khác biệt về khuynh hướng (emphasis), hơn nữa giáo điều hoặc lý thuyết chỉ giữ một vai trò thứ yếu đối với Phật giáo, nên chưa bao giờ có chiến tranh tôn giáo hoặc ngay cả những xung đột nhỏ giữa hai trường phái này. Ở miền nam Việt Nam, hiện tượng người Việt đi chùa Cam Bốt hoặc người Cam Bốt đi chùa Việt Nam là một chuyện bình thường, mặt dầu hai dân tộc vốn có sự hận thù truyền thống.
VII. Bồ Tát Đạo:
Truyền thống Đại Thừa với khuynh hướng nhấn mạnh đến lòng Từ Bi từ từ khai triển quan điểm những vị Bồ Tát như là những vị trợ thủ đắc lực cho Đấng Như Lai. Các vị Bồ Tát này, mặc dầu đã thi hành Bát Chánh Đạo một cách viên mãn và có thể tự tại bước sang bờ của giác ngộ, đã dũng cảm từ khước sự giác ngộ cho chính cá nhân mình và quyết tâm không bao giờ nhập niết bàn cho đến khi nào tất cả mọi chúng sinh, kể cả mỗi cọng cỏ, con sâu hay sinh vật nhỏ nhoi nào trong vũ trụ vô thủy vô chung này đã đạt được sự toàn giác.
Phật giáo dân gian Việt Nam nằm trong truyền thống Đại Thừa này và sự thờ phụng các vị Bồ Tát cũng như Đức Phật như là những vị thần linh thật sự trở thành một tập tục. Tuy nhiên thông điệp của Đức Thích Ca Mâu Ni vẫn luôn luôn được tập thể Tăng Ni và giới trí thức phật tử tôn trọng và bảo tồn. Ở một mức độ nào đó thì Phật giáo dân gian đáp ứng được một số nhu cầu của đại đa số quần chúng và tạo nên một môi trường tốt để lưu truyền những tập tục và các kinh sách có thể in ấn, trao lại cho các thế hệ sau. 
Trong đại khối dân gian, luôn luôn có những cá nhân xuất chúng, vượt lên trên và nắm bắt được cốt tủy của thông điệp mà Đấng Giác ngộ muốn để lại cho nhân loại. 
Cuối cùng luận đề giải thoát của Đức Phật đưa đến một trạng thái giác ngộ vượt lên trên bình diện tương đối. Chính vì thế sự khác biệt giữa một kẻ mộ đạo và một vị Bồ Tát hay một Đấng Giác Ngộ sự thật chỉ là một ảo tưởng trong tâm thức của những kẻ còn lăn lộn trong vòng vô minh, trong khi đó đứng trên quan điểm của một bậc Giác Ngộ hoặc một vị Bồ Tát, từ bình diện tuyệt đối, thì tất cả mọi chúng sinh vốn đã được giải thoát rồi.
Trên quan điểm của các vị này thì không có sự khác biệt giữa quá khứ, hiện tại, vị lai, đau khổ hoặc giải thoát. Bằng một sự biến thiên đột ngột, dưới con mắt của một chúng sinh bình thường thì một vị Bồ Tát nào đó có thể được nhận thức như là chịu muôn vàn ách nạn để đeo đuổi lời trọng thệ phải độ cho mọi chúng sinh trong vũ trụ vô biên này, trước khi chịu nhập niết bàn, và mọi chúng sinh đều ngưỡng mộ và thấm nhuần ơn huệ. Tuy nhiên đối với vị Bồ Tát này, thật sự không có chúng sinh nào cần cứu khổ, không có khổ nạn nào để tiêu trừ, không có sự ngưỡng mộ hoặc biết ơn nào cần thiết, không có sự giác ngộ để tìm về và cũng không có luận đề hoặc giáo điều nào để tuân theo. Kinh Kim Cang còn đó để đập tan tất cả mọi chấp kiến của loài người trên con đường đưa đến Chánh đẳng Chánh giác. (Kinh Kim Cang do Sa Môn Thích Thiện Hoa dịch, ấn bản 1982).
VIII. Những khuyết điểm cận kim:
Cũng cần nhấn mạnh ở đây rằng, mặc dầu Phật giáo là một tôn giáo cao đẹp và ưu việt, nhưng chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận sự kiện không phải Phật giáo, nhất là Phật giáo Việt Nam, lúc nào cũng thể hiện đúng tinh thần toàn thiện đó. Như bất cứ những tôn giáo nào khác đối với dân tộc mà tôn giáo đó hội nhập, Phật giáo Việt Nam đã có những đóng góp vĩ đại cho tiền đồ của dân tộc vào các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần.
Tuy nhiên vào thời đại Nguyễn Triều đã quá thiên về tịnh độ tông mà lơ là khía cạnh thiền tông vốn là cốt lũy của Phật pháp. Nghiêng hẳn về tịnh độ tông có ưu điểm là dễ dàng hội nhập vào quần chúng, nhưng có những khuyết điểm nghiêm trọng như có khuynh hướng mê tín dị đoan, giai cấp tăng lữ chú tâm nhiều về tụng niệm mà coi nhẹ việc trau dồi trình độ giáo lý. Nguy hiểm nhất là tăng đoàn có nhiều khuynh hướng trở thành nạn nhân của quá trình định chế hóa phương tiện (institutionalisation des moyens), biến thành những tổ chức cồng kềnh, đầy quyền lực, và đôi khi trở nên công cụ cho những thế lực chính trị có tham vọng lợi dụng từ bên ngoài, hoặc làm công cụ cho những chính trị gia có tham vọng, đội lốt tăng lữ, từ bên trong.
Khi chúng ta đánh giá lại quá trình tranh đấu của Phật giáo vào các giai đoạn đệ nhất và đệ nhị cộng hòa tại miền Nam Việt Nam, chúng ta có thể kết luận (với tất cả mọi sự dè dặt), rằng sự tranh đấu đó đã đóng góp - dĩ nhiên là một phần chứ không phải toàn diện - vào sự thành công của người cộng sản và sự thất bại của những người không cộng sản.
Vào tời điểm này của lịch sử, một trong những trách nhiệm hàng đầu của người Phật Tử Việt Nam từ trong nước đến hải ngoại là dũng cảm đứng lên, lật đổ độc tài độc đảng CSVN và góp phần xây dựng một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên cho đất nước, theo tinh thần Bi, Trí và Dũng của các Bậc Thầy Tổ trong quá khứ.
IX. Kết luận:
Mừng ngày Phật Đản Sinh năm nay, chúng ta không quên nhớ tới Đại Họa Vũng Áng tại quê hương Việt Nam. Đại họa môi sinh này là một hậu quả tất nhiên của Ý thức hệ giáo điều Mác Lê và chế độ độc tài độc đảng CSVN.
Sự hủy diệt môi trường sống tại Việt Nam không những đem lại những thiệt hại không thể bồi hoàn về kinh tế mà về lâu dài còn làm tàn phế giống nòi Việt Nam như một chủng tộc, trong cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt với Hán Tộc để sống còn trên vòm trời Đông Á.
Dưới con mắt của những người Việt Nam bình thường, sự kiện hằng trăm và trong tương lai có thể hằng ngàn tấn cá và thủy tộc bị chết phơi thây có thể chỉ là những thiệt hại về môi sinh và kinh tế.
Tuy nhiên trong cái nhìn của những Phật tử thuần thành ăn chay, và nhất là giới tu sĩ Phật Giáo, thì hằng triệu, hằng tỉ cá và thủy tộc phơi thây này đều là những sinh linh trong tam giới và sự tàn sát của đảng CSVN liên kết với tư bản đỏ từ Trung Quốc là một sự lạm sát chưa từng có và làm chư Bồ Tát cũng phải rơi lệ.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

21.05.2016

>
LS Đào Tăng Dực
danlambaovn.blogspot.com

 Liên Minh Việt – Mỹ, không thể khác!

Bùi Quang Vơm (Danlambao)
19-5-2016
1- Đồng bằng sông Cửu Long đã khô kiệt. Nhiễm mặn theo những con sông đã lấn sâu vào đất liền 90 km. Gần 90% lúa và hoa mầu trên toàn bộ đồng bằng sẽ mất trắng. Hơn 20 triệu con người đang bị đói và khát từng ngày. Việt Nam đang từ quốc gia đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo, đang có nguy cơ phải nhập gạo cứu đói. Nền đất tiếp tục lún sụt, ngày càng xuống thấp. Nước biển thâm nhập ngày càng sâu trong nội địa. Hơn 10% đất trồng lúa của cả nước sẽ trở thành đất phi canh tác. Hơn 20 triệu con người đang bị đe dọa không còn nguồn sống. Sẽ có cuộc di tản hướng tới các thành phố. Sẽ có bất ổn và rối loạn.
Đồng bằng sông Cửu Long đã chết. Không ai, không có biện pháp nào cứu vãn được ngoài Trung Quốc. Chỉ có cách xả đủ nước cho sông Mê kông, chỉ có cách trả lại lượng phù sa và lượng cát như trước đây mới cứu được nạn khô kiệt, mới làm cho đất toàn bộ đồng bằng ngừng lún sụt, và mới cứu được nạn xâm mặn từ biển.
Giáo sư Marvin Ott, từ trường Johns Hopkins ở Hoa Kỳ, nói: “Các con đập trên dòng Mekong có ý nghĩa chiến lược vì chúng cho phép Trung Quốc quyền lực quyết định sự sống hay cái chết với các nền kinh tế ở hạ nguồn trên cả vùng Đông Nam Á lục địa“.
Với 8 con đập khổng lồ đã xây, 5 con đập đang xây, và 7 con đập khác nằm trong kế hoạch sẽ tiếp tục xây trên suốt chiều dài 2.200 km sông Lan Thương thuộc địa phận Trung Quốc, lưu lượng nước sông Mêkông sẽ bị chặn lại trên đất Trung Quốc, dòng chảy trên dòng sông Mê kông hòan toàn do các đập nước của Trung Quốc đóng hay mở quyết định. Đồng bằng sông Cửu Long có thể sống hay chết hòan toàn phụ thuộc vào ý chí của những người nắm quyền ra lệnh Trung Quốc.
2- Đảo Chữ Thập có đường băng dài 3.250m m là đảo nhân tạo lớn nhất khu vực Trường Sa do Trung Quốc kiểm soát, một đường băng dài 2644m trên đảo đá Vành Khăn, nếu so với Trường sa lớn, thủ đô của huyện đảoTrường sa Việt Nam, có chiều dài toàn đảo chưa đến 600m, đường băng không qúa 500m, với tiềm lực quân sự vượt rất xa Việt Nam trên toàn bộ bảy hòn đảo nhân tạo được bồi đắp, cơi nới, khả năng khống chế và kiểm soát toàn bộ khu vực Trường sa là không thể chối cãi. Trong tình huống chiến sự xảy ra, Việt nam lập tức mất quyền kiểm soát đối với đảo Trường Sa lớn ngay sau một loạt hoả lực áp đảo đầu tiên, tất cả những gì Việt Nam có thể kháng cự không kéo dài quá một giờ. Những đảo đá và những nhà giàn còn lại, Trung Quốc không phải mất thêm súng đạn. Cùng với tên lửa chiến lược và tầu ngầm hạt nhân của căn cứ hải quân Du Lâm trên đảo Hải Nam, vòng cung Hoàng Sa và Trường Sa sẽ kiểm soát toàn bộ biển Đông.
Thực chất thì đến thời điểm này, Hoàng sa của Việt Nam đã mất hẳn, Trường Sa không có cách gì giữ được. Biển sát bờ thì chất thải từ các khu công nghiệp từ Quảng Ninh, Hải Phòng xuống Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế có thể sẽ được sử dụng cho mục đích xâm lược, sẽ đầu độc cá chết và môi trường sống của con người bất cứ lúc nào, gây hoảng sợ, tạo ra rối loạn xã hội. Biển xa bờ thì Trung Quốc chặn suốt vòng cung Hoàng Sa và Trường Sa bằng tàu tuần duyên sẵn sàng bắt giữ và tịch thu ngư cụ, phạt tiền, bằng lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương. Việt Nam đã trở thành quốc gia không có biển.
3- Đất chết, biển mất, nội địa khắp các vùng hiểm yếu trên cả nước, người Trung quốc chiếm giữ dưới danh nghĩa đầu tư 50 năm, 70 năm. Nếu kết hợp với khu vực Vũng Áng, Hà Tĩnh, Khu nghỉ dưỡng trên đèo Hải Vân, Hội An, Đà Nẵng, khu du lịch Thưà thiên Huế của các chủ đầu tư do chính quyền Trung Quốc trá hình quản lý, cùng với vùng Tây nguyên với Bôxít Nhân cơ và Tân Rai, thì toàn bộ miền Bắc Việt Nam bị cô lập và cách ly hòan toàn.
Sau khi oanh tạc Hà Nội bằng hoả lực chiến lược, từ căn cứ tên lửa Quảng Tây và căn cứ hải quân Du Lâm, đủ để cắt đứt mọi liên lạc giữa Hà Nội với các quân khu, hơn 2 triệu bộ binh Trung Quốc, ém sẵn từ hàng trăm km đường hầm, âm thầm chuẩn bị từ sau cuộc chiến 1979, dọc suốt 1640 km biên giới phía Bắc, chỉ trong vòng 3 tiếng, sẽ tràn ngập lãnh thổ. Biển Đông bị cách ly. Tầu ngầm sẽ khép kín vịnh Bắc bộ từ căn cứ Du Lâm tới Vũng Áng. Hoành Sơn bị kiểm soát. Toàn bộ Tây Nguyên bị khống chế. Trong vòng ba ngày, toàn bộ miền bắc Việt Nam từ Nam Hà Tĩnh trở lên lọt hòan toàn vào tay Trung Quốc. Không một sức mạnh nào kịp can thiệp. Không một lực lượng nào có thể đảo ngược tình huống. Trung Quốc sẽ tuyên bố với thế giới rằng Trung Quốc thu hồi lãnh thổ chủ quyền theo Hiệp định Pháp Thanh năm 1885, biên giới nước cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa kéo xuống tới dãy Hoành Sơn, Hà Tĩnh.
4- Đó là một nguy cơ, một âm mưu được Trung Quốc chuẩn bị từ rất lâu và thực hiện từng bước, không còn ai nghi ngờ, nhưng không thể ngăn chặn. Một câu hỏi được đặt ra với mỗi người dân Việt, là phải làm gì, làm như thế nào hay ngồi nhìn đất nước từng tí một đang mất dần từng ngày vào tay Trung Quốc? Với tiềm lực quân sự không bằng một phần hai mươi, Việt Nam không thể tự bảo vệ. Nếu phải hy sinh phát triển kinh tế, giành hết phần ngân sách quá sức cho quốc phòng, thì Việt Nam chỉ vài năm cũng sẽ chết do tự sụp đổ. Việt Nam cần hòa bình, Việt Nam muốn có hòa bình và của cải tài lực tập trung cho phát triển kinh tế, để nhanh chóng thành một quốc gia hùng cường. Nhưng Việt Nam cần một sức mạnh hạt nhân, một sức mạnh quân sự đủ để răn đe và đối diện với sức mạnh dã tâm của Trung Quốc. Như Nhật Bản, như Nam Hàn, như Đài Loan, và như Philipinnes, không có con đường nào khác là liên minh với Mỹ. Và cũng vì có Mỹ, có sự có mặt của Mỹ trong quan hệ với Việt Nam, với vai trò người bảo vệ tự do trên toàn thế giới mà chiến tranh xâm lược còn chưa diễn ra, còn phải chờ thời.
– Ngày 2/9/1945, ngay sau Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh, diễn văn tiếp theo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: “Mỹ là nước dân chủ, không có tham vọng về đất đai mà lại có công nhất trong việc đánh bại kẻ thù của ta… nên ta coi Mỹ như một người bạn tốt”, theo tư liệu Lịch sử Chính phủ Việt Nam, Tập 1 (1945—1955), NXB Chính trị Quốc gia.
– Trải bao thăng trầm trong quan hệ đầy khó khăn giữa hai nước, ông John Kerry không che dấu sự xúc động: “Không ai có thể tưởng tượng nổi Hoa Kỳ và Việt Nam bắt tay cùng mười quốc gia khác để đạt được một cơ hội giao thương vô giá”, ông nói về Hiệp định TPP như thế.
– Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden khi chủ trì tiệc chiêu đãi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng , đã lẩy hai câu Kiều đầy ý nghĩa, chân thành như hai người thân quen:
“Trời còn để có hôm nay,
Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời”.
– Người Mỹ đã sẵn sàng, chỉ còn đợi một thiện chí, một quyết tâm từ phía Việt Nam, để dứt khoát đi cùng đường vì một nền hòa bình, ổn định cho khu vực, vì một nền tự do hàng hải phục vụ lợi ích của mỗi quốc gia, vì một thế giới bình đẳng, tôn trọng chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải phù hợp với luật pháp quốc tế, chống lại một cách hiệu quả mọi ý đồ và hành vi bành trướng nước lớn, tham lam và ích kỷ, trong quan hệ quốc tế.
5- Trước một Trung Quốc không che đậy dã tâm xâm lược và bành trướng lãnh thổ. Trước một Trung Quốc luôn chủ trương một chính sách thù địch với toàn bộ phần còn lại của thế giới, thèm khát mộng bá chủ siêu cường, Việt Nam không thể cứ giữ quan điểm làm bạn với tất cả. Trong khi Trung Quốc cố thủ chủ trương đối đầu và giành giật ngôi bá chủ thế giới với Mỹ, nếu lệnh cấm vận vũ khí sát thương được dỡ bỏ, những vũ khí tối tân mà Mỹ giúp Việt Nam, có khả năng lọt vào tay Trung Quốc thông qua cơ chế láng giềng hữu nghị Trung – Việt. Đấy là điều không thể chấp nhận đối với lợi ích của Mỹ.
6- Một chính phủ Việt Nam chưa thực sự dân chủ, quyền quyết định tối cao vẫn nằm trong tay một số ít nhà lãnh đạo, đó là nguy cơ rủi ro, là tính bất ổn định, tính dễ thay đổi, khó đoán trước của chính sách, là điều không phù hợp đối với một Hiệp định An ninh cao cấp luôn mang tính nhạy cảm. Vì vậy, cho dù không thay đổi thể chế chính trị, lập trường chính trị không thể không dứt khoát giữa hòa bình, phát triển và sinh mệnh quốc gia. Cho dù thể chế chính trị có thể khác biệt, nhưng bạn và thù là lập trường phải được thống nhất. Không thể cùng lúc là bạn với tất cả các phía đối kháng. Không đối đầu với bất cứ ai, không là kẻ thù của ai, nhưng bạn thì không thể là với tất cả. Với truyền thống nhân văn 4000 năm, người Việt Nam yêu tự do và trân trọng tự do của mọi dân tộc. Chính phủ Việt Nam cam kết thả ngay lập tức, vô điều kiện và triệt để các tù nhân chính trị, từng bước khắc phục tình trạng cảnh sát hoá chế độ hiện tại, cùng với các cải cách theo hướng dân chủ khác.
7- Việt Nam là một nước yêu hòa bình. Việt nam không chủ trương gây chiến tranh với bất cứ ai. Việt Nam không liên minh với người này để chống người khác. Việt Nam không liên minh với bất kỳ nước nào để chống lại nước thứ ba, nhưng Việt Nam có quyền và Việt Nam cần liên minh với những sức mạnh chính đáng để tự bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích quốc gia. Trước nguy cơ mất chủ quyền biển đảo và nguy cơ mất nước vào tay chủ nghĩa bành trướng, Việt Nam cần một Hiệp định an ninh chung với Mỹ. Đó là một nhu cầu thiết yếu và phù hợp với hoàn cảnh và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam.
8- Mỹ là nước không có tham vọng lãnh thổ và không có truyền thống xâm lược và nô dịch dân tộc khác. Nước Mỹ có lợi ích gắn với chủ quyền của từng dân tộc và tự do trên toàn thế giới. Nước Mỹ là nước duy nhất hiện nay quan tâm và tự chịu trách nhiệm với nền hòa bình ổn định vì phát triển và thịnh vượng của mỗi nước. Nước Mỹ hiện là nước duy nhất trên thế giới có mối quan tâm và tự có trách nhiệm bảo vệ tự do toàn cầu. Nước Mỹ là quốc gia duy nhất có sức mạnh kinh tế và quốc phòng đủ để trấn áp mọi tham vọng phi lý, mọi hành vi vi phạm luật pháp quốc tế.
9- Trung Quốc biết điều đó. Trung quốc biết rất rõ rằng Mỹ là người duy nhất và đang là người nguy hiểm nhất đối với âm mưu độc chiếm biển Đông của Trung Quốc. Một Hiệp định An ninh chung giữa Việt Nam và Mỹ sẽ là lưỡi gươm cắt đứt cái lưỡi bò tham vọng ngông cuồng nhưng ngu dốt của Trung Quốc. Bằng các thủ đoạn, vừa tung con bài hữu nghị láng giềng vừa uy hiếp trừng phạt kinh tế, vừa chặn nước gây hạn và nạn đói cho đồng bằng sông Cửu Long, vừa cho Formosa và thuyền đánh cá thả, xả hóa chất độc làm chết cá suốt bờ biển bốn tỉnh miền Trung, vừa đe dọa bằng âm mưu gây bạo loạn lật đổ chế độ nếu theo Mỹ. Nhưng Trung Quốc đã sai. Cách xử sự thâm độc và hèn hạ đã làm thức tỉnh những cái đầu còn lú lẫn cuối cùng trong những nhà lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam, đẩy những người này tới quyết tâm nhượng bộ Mỹ để đạt bằng được một Hiệp định hợp tác toàn diện thực sự với chính phủ Mỹ, bắt đầu bằng việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương.
9- Mỹ tuyên bố dỡ bõ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam và cam kết hỗ trợ Việt Nam trong cố gắng bảo vệ chủ quyền chính đáng và hợp pháp của mình.
10- Dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương biểu hiện lòng tin chiến lược giữa hai nước cựu thù Việt – Mỹ, là cản trở cuối cùng để hai nước tiến tới Hiệp định đối tác toàn diện, tạo điều kiện để hai nước phát triển đồng đều các mối quan hệ tương quan, tiến tới nhất thể hoá các khác biệt về thể chế chính trị và các đặc điểm về nhân quyền.
11- Chúng ta không chống nhân dân Trung Quốc. Nhưng một chính sách gắn kết với Trung Quốc chỉ có thể thực hiện với một Trung Quốc dân chủ, ủng hộ hòa bình, tôn trọng chủ quyền của quốc gia láng giềng. Chúng ta sẽ cùng nhân loại và cùng nhân dân Trung Quốc đấu tranh để Trung Quốc trở thành một siêu cường dân chủ, giàu có và xứng đáng. Chủ nghĩa bành trướng lãnh thổ lạc hậu, chủ nghĩa Đại Hán ích kỷ sẽ bị tiêu diệt cùng với sự hoàn thiện nền dân chủ và chủ nghĩa nhân văn hiện đại. Người Việt Nam và người Trung quốc sẽ sống mãi trong một nền hòa bình thịnh vượng chung. Cương giới lãnh địa sẽ không còn là giới hạn ngăn cách hai dân tộc rất gần nhau về truyền thống văn hóa và cũng như những gắn kết với các dân tộc Bách Việt anh em. Không có độc đảng, không có chủ nghĩa Mác, chỉ có quyền tự do, hòa bình và thịnh vượng.
12- Việt Nam quyết tâm bằng mọi giá liên minh với Mỹ và cùng với Mỹ từng bước hoàn thiện đưa quan hệ hai nước thành mẫu mực cho mối quan hệ nhân văn hiện đại
__._,_.___



HAN PHAN * NGƯỜI VIỆT HÈN HẠ

“Người việt nam hèn hạ” - 

Một đoản văn làm sôi mạng xã hội

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-05-21
Han-Phan-622.jpg
Tác giả bài viết người việt nam hèn hạ, Cô Hân Phan, sinh năm 1979, tốt nghiệp ngành Luật, đang là Giám đốc của một công ty Truyền thông ở Sài Gòn.
Hình do Cô cung cấp
Trang mạng xã hội lại một lần nữa dậy sóng bởi bài viết ngắn của một cô gái rất trẻ nói về thực trạng đời sống xã hội cũng như tâm tính, văn hóa, thói quen ứng xử của người Việt Nam mà dưới ánh mắt của cô nó đáng được gọi là hèn hạ cùng với hai chữ Việt Nam không được viết hoa.

Thuyết phục

Bài viết dài nhưng thuyết phục và rất dễ gây tranh cãi nếu người đọc nó với tư duy của những năm tháng mà đất nước được tô đầy những màu hồng rực rỡ. Màu của chiến thắng, màu của lòng tự hào dân tộc, màu của cường điệu và đôi khi tự cho phép vượt cả sự thật để xoa bóp cơ bắp teo tóp của mình về mọi thứ, kể cả lòng nhân đạo và sự tự trọng cần thiết.
Bài viết có tên: “Người việt nam hèn hạ”, bắt đầu bằng một mệnh đề ngắn nhưng với sức mạnh của một trái bộc phá:
“Bài viết này sẽ không có một chữ việt nam nào được viết hoa. Bởi chúng ta có xứng đáng được trân trọng như vậy không? Không hề.”
Lần lượt từng vấn đề một, tác giả bảy ra dưới ánh sáng của chiếc đèn giải phẩu. Cô soi rọi những góc ẩn mà không ai muốn nhắc tới. Trước nhất, Hân Phan viết về thế hệ của cô, những người lớn lên 40 năm sau khi đất nước gom vể một mối:
“Gần 40 năm thống nhất, việt nam có hơn gì thời chiến ngoài đống xe máy chạy đầy đường… trong túi ai cũng có một cái điện thoại di động? Dù nhà ở không có, đất đai không có, bảo hiểm không có, tương lai cho con cái không có… nhưng bia rượu chảy tràn lan mỗi ngày trong quán nhậu. Người ta được ru giấc suốt 40 năm bằng niềm ước mơ cháy bỏng “cơm no, áo ấm.” Hạnh phúc chỉ thế thôi! Muốn hạnh phúc hơn thì hãy làm giàu, làm giàu, làm giàu! “Doanh nhân là chiến sĩ thời bình.” Cứt! Tôi ỉa vào cái khẩu hiệu sặc mùi con buôn, đầy phân chợ trời đó! Tiếng súng không còn nổ ngoài đường.
Một cuộc chiến khác đậm chất mafia, côn đồ, đảo Sicily chắc còn phải chào thua nhà cầm quyền việt nam trước khả năng dùng “luật im lặng” của họ với dân mình. Cuộc chiến đó là rình mò, là theo dõi, là cấm cản, là kiểm duyệt, là vu cáo, là bắt bớ, là dùi cui, là tù đày, là chết không lý do, là bị bịt miệng tại tòa, là con cháu theo lời lãnh đạo cầm gậy gộc ra ngoài đồng ức hiếp ông bà cha mẹ chòm xóm của mình vì họ đang giữ đất.
Trong khi họ giữ đất cho ai? Những đứa thanh niên đó nó đang nghĩ gì khi quay lưng lại với dân tộc mình? Ðơn giản thôi. Nó tin rằng nếu trung thành với cái thể chế mà nó đang phục vụ, thể chế đó sẽ cho nó công việc ổn định, đặc quyền, đặc lợi hơn người. Vậy là nó nhắm mắt làm theo, coi nhân dân là cỏ rác, cũng vì lợi ích cá nhân … gia đình nó- nếu nó có nghĩ tới. Chứ ngoài ra, liệu còn cái lý tưởng cao đẹp nào có thể tin vào lúc này? Ðừng nói với tôi là “lý tưởng Hồ Chí Minh” hay “lý tưởng cộng sản” nhé! Hỏi những đứa mặc áo xanh cán bộ đoàn thử xem, nó nói có trôi chảy không? Tôi đã thử rồi, rốt cuộc là ngồi im nghe tôi nói huyên thuyên toàn những điều mà trường học gọi là “phản động.”
Đọc tới đây chắc nhiều người trong chúng ta vẫn cho rằng cô gái này đang nói ai đấy chứ không phải mình….nhưng khoan đã, hãy bình tỉnh với những giòng kế tiếp. Tôi chắc rằng trong đó sẽ có chúng ta, kể cả tôi, người đang đọc thật kỹ từng con chữ để mong tìm ra có gì quá đà trong bài viết này không, thế nhưng tôi chỉ thấy mình là một cá nhân trong đám người khổ sở, sợ sệt, yếu ớt.
“Cuộc chiến này được khoác lên chiếc áo bảo vệ hòa bình, tự do, hạnh phúc. Còn bên trong là để bảo vệ quyền lợi, quyền lực cho một nhóm người gắn kết với nhau bằng những chiếc răng cùng gặm vào xương máu người nghèo, người thất học, người bán buôn lương thiện hàng ngày. Những người mỗi ngày chỉ biết tạ ơn trời phật đã cho chúng con một ngày yên ổn làm ăn, không bị cán bộ thuế đến nhũng nhiễu, không bị CSGT thổi phạt kiếm ăn, không bị đội dân phòng rượt đuổi, không bị ông chủ đẩy vào toa-lét để sờ soạng, không bị cắt tiền tăng ca, không bị cho ăn cơm thiu ngộ độc, không bị bệnh đột ngột phải vào bệnh viện nằm gầm giường chờ chết…
Thế là cái dân tộc đầy sợ sệt, bất an đó cuống cuồng kiếm tiền, cuống cuồng vơ chỗ này, cấu chỗ kia để lo cho cái thân mình. Họ còn biết làm gì nữa?
Và khi họ chăm chắm vào tiền và sự yên ổn cho mình, họ để mặc cho một bọn ác khác lên ngôi, bọn này là sản phẩm của công thức: Bên trên, chúng nhìn thấy cách hành xử của một chính quyền côn đồ, có tiền là ra luật + Bên cạnh, chúng nhìn thấy những con người thờ ơ với người khác, chỉ còn biết nghĩ tới mình + Bên dưới, chúng nhận ra một đám người khổ sở, sợ sệt, yếu ớt = Chúng chợt nhận ra chúng có khả năng luồn cúi bên trên, tránh né bên cạnh… ức hiếp bên dưới.”
Tác giả bài viết này là Hân Phan, cô sinh năm 1979, tốt nghiệp Luật, đang là Giám đốc của 1 cty Truyền thông ở Sài Gòn. Sau một lúc vẽ ra khung cảnh thật đang xảy ra chung quanh mình, tác giả lặng lẽ than thở:

“Sao mà tôi sợ bọn người đó như thế?”

Bọn đó tập trung vào các cơ quan công quyền, làm quản lý, làm công an, làm công chức,… làm “đầy tớ” của nhân dân!
DongYenbipha-622
Một cuộc cưỡng chế đập nhà xứ cũ của Đông Yên hồi năm 2014.
Bọn công bộc đó đã cùng nhau đẩy những cụ già bỏ quê bỏ xứ, lên Sài Gòn ngồi vạ vật dầm mưa dãi nắng suốt ngày đêm, ngày này qua tháng nọ để kêu oan.
Tôi sợ bọn chúng vì bọn chúng đông quá, đông như kiến cỏ. Chúng nhan nhản khắp nơi, ngày ngày bóp chết mọi ước mơ, triệt tiêu mọi khao khát, thêm sự dốt nát của chúng vào nữa là hoàn hảo để tạo ra một nền kinh tế xã hội thụt lùi đến chóng mặt, quay cuồng trong dối trá và danh lợi. Ðáng sợ hơn, cuộc sống ấm êm no đủ của chúng nhờ vào tính cơ hội – thu vén lại là sự thèm khát của những tầng lớp khác. Khiến cho những con thiêu thân non trẻ khác lao vào như một cơ hội ngàn vàng.
Bọn này tiếp tay cho bọn con buôn cũng lưu manh không kém. Thế là chúng ta ăn thức ăn có độc mỗi ngày, con cháu chúng ta uống sữa độc mỗi ngày, chúng ta đi trên những con đường hiểm họa mỗi ngày, chúng ta tiêu dùng những gì chúng mang tới, chúng ban phát, với giá mà chúng ấn định, với mức thuế mà chúng muốn,… không còn một lựa chọn nào khác. Không biết làm gì khác, không có phản ứng gì khác! Vì chúng ta lương thiện.
Tôi nghĩ đến bọn này khi tôi đọc tin về tên bác sĩ lợi dụng lúc mẹ của bệnh nhi đi lấy giấy xét nghiệm, hắn hãm hiếp đứa bé mới 3 tuổi.
Tôi đọc tin ông bà chủ đánh trẻ làm công đến thương tật.
Tôi đọc tin một gã thanh niên có học chặt chém bạn gái mình thành từng khúc chỉ vì một chiếc xe máy và chút ít tài sản.
Tôi đọc tin bọn chủ… lơ xe vứt xác hành khách bị lèn chết giữa đường mà cả xe không ai phản ứng.
Tôi đọc tin nữ sinh phải ngủ với thầy giáo để được điểm tốt.
Tôi đọc tin người đi đường bị cướp, may mắn giật lại được túi tiền, nhưng túi rách, tiền bay ra, xung quanh thiên hạ xúm lại nhặt, nhưng không phải nhặt giúp, mà nhặt hết đi không chừa lại đồng nào. Thay vì bị 1 đứa cướp, anh ta bị cả con đường đè ra mà cướp… Còn rất nhiều tin.
Một dân tộc gì mà độc ác và hèn hạ thế? Dĩ nhiên không chỉ có mình tôi biết đau đớn vì những điều đó.”
Còn văn chương xã hội chủ nghĩa thì sao? Hân Phan không ngại chút nào khi lôi ra từng cuốn sách đóng mốc lên meo của chủ thuyết văn chương phải đạo, hay văn chương than khóc, cho chúng ta nhìn ngắm:
Chúng ta có cả một thứ to tát mà tôi tạm gọi là “nền văn chương than khóc.”
Trong những tác phẩm thi ca xuất bản từ khoảng 20 năm trở lại đây, tôi không dám nói mình đọc nhiều hay nghe nhiều, nhưng tôi cố gắng đọc, nghe, cố gắng tìm tòi, cố gắng tìm kiếm một tác phẩm nó xứng đáng làm cho tôi thấy dân tộc việt nam của tôi thực sự là “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” một cách đúng nghĩa.
– Loại mờ nhạt, rẻ tiền, xúc cảm vu vơ, vụn vặt, vô thưởng vô phạt.
– Loại có trăn trở, có suy tư, nhưng toàn đau đáu những nồi niềm xưa cũ, tương lai chả biết phải vứt đi đâu và vứt cho ai?
– Loại mạnh mẽ hơn, trực diện hơn, nhưng tầm vóc tác phẩm chỉ ở mức gẩy lên 1 tiếng đàn, rồi thôi!
Tinh thần chúng ta đang được nuôi dưỡng bằng những thứ chỉ đến mức đó thôi.”
Nút thắt của những điều mà tác giả vừa nói phải chăng chỉ do mô hình sai lầm là chủ nghĩa cộng sản hay do sự dung túng, lộng hành và tiếm quyền của người cộng sản? hay do xã hội đang run sợ trước họng súng đến nỗi không còn một phản ứng nào đáng được gọi là con người? Hân Phan thẳng thắn chỉ ra, chỉ một phần thôi, tuy rất lớn, và tất cả người Việt phải nhìn thấy trách nhiệm ấy thuộc về mình, từng người một. Tác giả viết:
“Vậy cái gì đã gây nên nông nỗi? Tôi không muốn tạo ra sự hiểu lầm là cái gì cũng do lỗi cộng sản.
Nhiều người rất cực đoan, nói ra cái gì sai, họ cũng đổ vấy hết cho cộng sản. Nhưng cộng sản tệ đến thế mà cai trị được chúng ta đến ngày giờ này, thì chúng ta cũng tệ không kém!
Tôi chỉ nghĩ đến một điều, cái gì đã làm cộng sản tồn tại lâu như thế?
Ngoài sự cấu kết quyền lực-quyền lợi để cùng bảo vệ lẫn nhau, cộng sản đã làm gì để chúng ta thành ra một dân tộc việt nam hèn hạ tự trên xuống dưới, từ già tới trẻ như ngày hôm nay? Ngoài sự mafia, côn đồ, trấn áp bằng sợ hãi, giáo dục một cách ngu dân ra, chúng còn làm gì nữa?”
Là một người tốt nghiệp trường luật, Hân Phan hiểu rõ mình đang nói gì khi chứng minh rằng đạo đức hỗ trợ pháp luật trong những ngóc ngách mà pháp luật không thể vói tới. Đạo đức, tiếc thay đã biến dạng thành khuôn mặt tươi cười của ác quỷ.
“Ai từng học luật đều biết, khi quy phạm pháp luật không điều chỉnh được, thì hành vi con người sẽ phải điều chỉnh bởi quy phạm đạo đức. Pháp luật không theo con người lên giường, vào toa-lét, xuống bếp. Nhưng đạo đức theo ta khắp nơi, tận trong ngõ ngách tâm hồn. Pháp luật cũng không ép tạo ra đạo đức. Chính sự vô thần vô thánh, không thừa nhận đức tin mà cộng sản triệt để nhồi nhét từ khi họ nắm được dân tộc này đã hun đúc ra những con người sẵn sàng bán thịt thối cho người ta ăn, đút sữa độc vào miệng con nít, chém mẹ ruột, giết con đẻ, …Vì những người này họ không sợ, hoặc họ tin rằng họ sẽ tránh được sự trừng trị của pháp luật. Khi pháp luật không trị được mà người ta không sợ luân hồi, không sợ quả báo, không sợ bị đày xuống địa ngục… thì họ còn sợ gì nữa? Việc gì mà họ không dám làm?”
Tác giả hỏi mình mà sức mạnh của nó làm cho hầu hết chúng ta phải thổn thức, tác giả viết: “Tôi có cảm giác như mình đang sống giữa một bầy đàn hỗn loạn nhưng hoang vu, hỗn loạn về vật chất – nhưng hoang vu về tinh thần. Bạn có thấy như thế không?”
Và bây giờ là chúng ta, tất cả chúng ta, những người có trách nhiệm với ngôi nhà mang tên Việt Nam nhưng đang giương mắt nhìn ngoại bang cấu kết với bọn lãnh đạo làm mất dần đất nước, hay ít ra mất hẳn cái gọi là lòng yêu nước, vốn luôn bị lợi dụng trong các cuộc chiến tranh “thần thánh”.
“Mặt phải, chúng ta ra rả trên báo mỗi ngày là “Mỹ đã đến biển Ðông,” “bà Hillary dọa TQ không nên gây hấn,”… để mong lòng dân yên ổn. Mặt trái, chúng ta tổ chức ngày hội gặp gỡ những lớp cán bộ đã từng được Tàu đào tạo để cám ơn họ đã “dạy dỗ” cả đám chóp bu việt nam. “Ðĩ” chưa từng thấy! Chưa có cái chính quyền nào mà “đĩ” như chính quyền việt nam hiện tại. Dựa hơi mà cũng không biết dựa hẳn bên nào cho trót. Lá mặt lá trái như thế bảo sao quốc tế nó không khinh?
Còn dân việt nam thì sao? Dám cầm súng đánh TQ hay đánh bất cứ thằng nào xâm lược việt nam nữa không? Mà cầm súng để làm gì? Kết quả của gần 40 năm độc lập, ai cũng thấy cả rồi, không cần nói nữa.
Và cả bọn hèn hạ chúng ta đang ôm lấy nhau, hồi hộp chờ đợi hồi chuông báo tử.”
Hân Phan thố lộ với chúng tôi bài viết đã xuất hiện cách đây nhiều năm, và mỗi lần nó ồn ào trở lại thì một lần gây tranh cãi. Cô cũng có ý định sửa lại nó nhưng sau vài năm sự mong muốn ngày một nhạt dần vì không có một dấu hiệu nào cho thấy một chút hy vọng, dù mong manh có thể thay đổi xã hội và con người Việt Nam.
“Thật ra nếu mà cháu sửa thì cái ý nó sẽ khác đi một chút chứ không phải là sửa từ ngữ, vì bài đó rất dài mà lúc đó còn lãng mạn, còn kỳ vọng nhiều thứ lắm nhưng bây giờ thực sự nó khó làm cho người ta hy vọng. Khi viết thì ý tứ bài đó nó có thể khác đi một chút.”
Khi được hỏi phản ứng của người đọc ra sao trước bài viết nặng ký như vậy, Hân cho biết:
“Trời ơi, người ta khen thì cũng có khen nhưng người ta vào người ta chửi cháu không còn gì hết! Nhưng cháu không có phản hồi ai hết vì những gì muốn nói thì mình đã nói hết rồi. Mình viết bài đó không phải để tranh luận, nếu có người suy nghĩ khác người ta không đồng ý họ chửi mình là thiếu giáo dục, không có tinh thần dân tộc…nhưng cháu nghĩ không cần thiết tranh luận với những người đó. Chuyện người ta nghĩ khác mình thì cũng là chuyện bình thường.
Hơn nữa thực ra cháu nghĩ là mình bị theo dõi lâu rồi, trong inbox hay trong mail cháu vẫn để đó cho họ đọc vì họ càng đọc thì càng thấy mình không có động cơ gì xấu hết mà mình chỉ muốn cho xã hội tốt hơn thôi nên kệ họ. Cháu có rất nhiều bạn bè làm an ninh làm này làm kia nhưng cháu vẫn coi mỗi người một con đường, mỗi người một chí hướng thì họ làm gì họ làm còn mình cũng không có ý nghĩ hằn học hay cái gì cũng đổ cho cộng sản…cho nên cháu không sợ.  Việc gì phải sợ, sợ thì mình đã không viết rồi.”
Đóng bài giới thiệu này lại tôi nhận ra thêm một điều nữa về mình: Suốt cả bài viết mặc dù tác giả không hể viết hoa hai chữ Việt Nam, nhưng tôi lại thiếu can đảm để làm điều ấy. Có một cảm giác mong manh nào đó vẫn thiêng liêng lắm trong tiềm thức của tôi mặc dù biết rằng chính mình không xứng đáng để viết hoa hai chữ Việt Nam nữa.

HOÀNG NGỌC TUẤN * CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Hoàng Ngọc-Tuấn (11.18.2013)

Ngày 23/10/2013 vừa rồi, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố trước Quốc Hội: “Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.” Câu nói của ông Trọng đã gây nên một làn sóng dư luận đầy phẫn nộ và chua chát, bởi nó hàm ý rằng nhân dân Việt Nam phải tiếp tục chịu đựng và hy sinh “tất cả vì chủ nghĩa xã hội” thêm một trăm năm nữa, thậm chí đến lúc đó thì cũng chưa chắc đã có kết quả gì!
http://tuoitre.vn/chinh-tri-xa-hoi/576098/du-thao-chua-vang-vong-nhu-loi-hieu-trieu.html
Ngay sau khi đọc câu nói đó của ông Trọng trên báo Tuổi Trẻ, tôi không thể nín cười, vì thấy cái trò hứa hẹn hão của Đảng CSVN giờ đây đã đi tới mức tận cùng của sự lố bịch.
“Chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” là cái quái gì vậy?
Nó chưa từng có trên đời này, nên chẳng ai có thể biết nó là cái quái gì, ngoại trừ những hình ảnh do Marx và Engels tưởng tượng và viết ra trong mấy cuốn sách cách đây gần hai thế kỷ. Tuy nhiên, có lẽ cho đến nay đại đa số người trên thế giới đều đã biết rõ rằng những hình ảnh tưởng tượng đó đã làm tiêu phí hàng trăm triệu sinh mạng trong nhân loại.
Từ những năm 20 của thế kỷ trước, Stalin đã không ngừng hứa hẹn với nhân dân Liên Xô về những hình ảnh của một “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” trong tưởng tượng; và để biến những hình ảnh tưởng tượng đó thành hiện thực, Stalin đã tịch thu tài sản, ruộng đất của hàng chục triệu người, đã bắt bớ, giam cầm, đày ải hàng chục triệu người, đã giết hàng chục triệu người, và đã đẩy gần 170 triệu người vào một cuộc sống khốn cùng. Sau khi Stalin chết (1953), Nikita Khrushchev lên thay thế và tiết lộ một phần của những tội ác ngút trời của Stalin, nhưng chính Khrushchev vẫn tiếp tục hứa hẹn với nhân dân Liên Xô về một “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện”. Rồi cứ thế, các lãnh tụ tiếp theo vẫn tiếp tục lải nhải cái điệp khúc “xây dựng chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” cho đến khi Liên Xô hoàn toàn sụp đổ vào năm 1991.
Ở Trung Quốc cũng vậy. Suốt hơn 60 năm nay, nhân dân Trung Quốc vẫn phải luôn luôn nghe cái điệp khúc “xây dựng chủ nghĩa xã hội hoàn thiện”, và chỉ riêng dưới thời Mao Trạch Đông thì đã có gần 70 triệu người phải chết oan để lót đường cho cái “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” ấy. Và đến bây giờ thì Đảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn cho rằng Trung Quốc chỉ mới xây dựng “những bước đầu tiên” của “chủ nghĩa xã hội”, nghĩa là chưa biết đến chừng nào mới có được một cái gọi là “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện”!
Không chỉ ở những nước lớn như Liên Xô hay Trung Quốc, mà cả ở một nước cộng sản nhỏ bé và nghèo đói triền miên, như Cuba chẳng hạn, nhân dân cũng phải luôn luôn nghe cái điệp khúc quái ác đó. Trước khi Liên Xô sụp đổ, Chủ tịch Fidel Castro của Cuba vừa không ngừng ngửa tay nhận viện trợ của Liên Xô, vừa không ngừng gáy vang cái khẩu hiệu “xây dựng chủ nghĩa xã hội hoàn thiện”, làm ra vẻ như đó không phải một ảo ảnh, nhưng là một thực tế trước mắt, dù năm 1970 ông ta đã phải thú nhận sự thất bại thảm hại về kinh tế của Cuba. Thế rồi, năm 1991 Liên Xô sụp đổ, và chỉ 2 năm sau đó, chính Fidel Castro lại tuyên bố vào ngày 26/7/1993: “Hôm nay chúng ta không thể nói về cái chủ nghĩa xã hội tinh tuyền, lý tưởng, hoàn thiện mà chúng ta mơ ước, bởi vì cuộc sống bắt buộc chúng ta phải thoái bộ.”
Thì ra, khi Cuba còn nhận viện trợ của Liên Xô thì Fidel Castro làm ra vẻ như cái “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” đang trở thành hiện thực, nhưng khi Liên Xô sụp đổ và Cuba bắt đầu đói, thì cái “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” ấy lại chỉ còn là một… giấc mơ!
Một năm sau đó, năm 1994, Cuba bắt đầu lâm vào cảnh khốn đốn. Em ruột của Fidel là Raúl Castro, lúc đó là bộ trưởng quốc phòng, tuyên bố: “Sự đe doạ chính yếu không phải là những khẩu súng của Mỹ, mà là những hạt đậu — những hạt đậu mà dân Cuba không thể có để ăn”.
A ha, khi đói thì cũng phải dẹp luôn cả cái giấc mơ “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện”! Nhưng ai đã đẩy dân Cuba vào cảnh khốn cùng, không có đậu để ăn? Tất nhiên Fidel và Raúl Castro cũng như toàn Đảng không hề thú nhận rằng chính họ là thủ phạm. Họ đổ lỗi cho một thủ phạm vô cùng mơ hồ: thủ phạm đó là… “cuộc sống”, như lời tuyên bố của Fidel năm 1993: “… cuộc sống bắt buộc chúng ta phải thoái bộ.”
Sau đó, tình trạng kinh tế của Cuba càng lúc càng trở nên tệ hại, và đến năm 2008 thì Fidel Castro… chạy làng, nhường ghế Chủ tịch lại cho Raúl Castro. Tháng 12/2010, Raúl Castro tuyên bố trước Quốc Hội: “Chúng ta đang dẫm bước lên một con đường mà con đường đó chạy dọc theo một bờ vực thẳm; chúng ta phải chỉnh đốn lại tình trạng này ngay bây giờ, nếu không thì quá trễ và chúng ta sẽ rơi xuống vực thẳm.”
Điều khôi hài lố bịch là Raúl Castro cố làm ra vẻ rằng cái “con đường chạy dọc theo bờ vực thẳm” ấy là do một thứ thiên tai vô hình và huyền bí nào đó thình lình tạo ra chứ không phải là do anh em nhà Castro và Đảng đã tạo ra sau suốt 50 năm cầm quyền. Trong tình trạng kinh tế khốn cùng, Raúl Castro kêu lên như vậy là để tự bào chữa cho việc chuyển hướng sang dạng thức kinh tế thị trường, cái dạng thức kinh tế tư bản chủ nghĩa mà suốt mấy mươi năm ròng rã Fidel Castro đã không ngừng chống lại và xem như là kẻ thù của “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện”. Tiếp lời Raúl Castro, Ricardo Alarcón, Chủ tịch Quốc Hội, nói: “Vâng, Cuba sẽ mở cửa để đón nhận thị trường thế giới — đón nhận chủ nghĩa tư bản. Chúng ta sẽ ráng hết sức để duy trì chủ nghĩa xã hội, không phải là cái chủ nghĩa xã hội hoàn thiện mà tất cả chúng ta mơ ước, nhưng loại chủ nghĩa xã hội có thể có được ở đây, dưới những điều kiện mà chúng ta đang đối phó. Và chúng ta đã có sẵn những cơ chế thị trường ở Cuba.”
A ha, sau hơn 50 năm Castro và Đảng gáy vang về một “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện”, rốt cuộc thì cái “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” ấy vẫn chỉ là một giấc mơ, rồi thậm chí họ không còn dám mơ cái giấc mơ ấy nữa, đành phải “ráng hết sức để duy trì” một thứ “chủ nghĩa xã hội” sống nhờ đường lối kinh tế tư bản!
Đó là chỉ mới nói đến sự thất bại ê chề của đường lối kinh tế xã hội chủ nghĩa, chứ chưa nói đến những hậu quả khủng khiếp khác. Thực trạng hiện nay ở mấy nước Cộng Sản cuối cùng trên thế giới cho thấy rằng, sau nhiều thập kỷ “xây dựng chủ nghĩa xã hội”, mọi phương diện của đời sống ở những nước đó đều trở nên càng ngày càng thảm hại, đạo đức càng ngày càng suy đồi, lương tâm càng ngày càng táng tận, những sự tham nhũng, thối nát, bất công, bạo ngược, áp bức, gian dối, lừa đảo càng ngày càng tăng nhanh. Nghĩa là, chỉ cần nhìn vào hiện trạng của những nước Cộng Sản hiện nay, thì một kẻ ngây dại nhất cũng có thể thấy ngay rằng cái hình ảnh của một “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” là một điều tuyệt đối bất khả.
Thế thì tại sao cho đến bây giờ các nhà cầm quyền của mấy nước Cộng Sản cuối cùng trên thế giới vẫn cố bám vào cái hình ảnh “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện”? Liệu họ có thực tâm tin rằng “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” là cái mà họ sẽ có thể xây dựng được thành hiện thực?
Tôi cho rằng đến hôm nay thì trong hàng ngũ các nhà cầm quyền của mấy nước Cộng Sản cuối cùng trên thế giới không còn ai ngây thơ và ngu xuẩn đến mức tin rằng “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” là cái có thể trở thành hiện thực. Họ dư biết đó chỉ là ảo tưởng, nhưng họ vẫn cố sử dụng cái hình ảnh “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” để lừa đảo nhân dân của họ, hòng tiếp tục duy trì quyền lực, mà trong khối nhân dân ấy có những người vì đã bị tẩy não suốt nhiều thập kỷ nên vẫn tin theo, còn những người chưa bị tẩy não thì bị bạo lực vây quanh và chưa có điều kiện để chống lại và lật đổ chế độ.
Cộng Sản duy trì quyền lực bằng cách liên tục tung ra những chiêu bài “chính nghĩa” và “lý tưởng” dối trá nhằm lừa đảo nhân dân, và dùng mọi biện pháp quỷ quyệt và tàn ác nhất để tẩy não nhân dân và khống chế nhân dân.
Nguyễn Phú Trọng nói: “Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.” Nói như thế là tận cùng của sự lố bịch, nhưng chẳng có gì đáng ngạc nhiên.
Suốt bao nhiêu năm qua, trên đường phố ở Việt Nam, ta vẫn luôn luôn thấy những khẩu hiệu to tướng: “NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM MUÔN NĂM” và “ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM QUANG VINH MUÔN NĂM”. Đọc kỹ những khẩu hiệu đó và ngẫm nghĩ một chút thì nhiều người có thể thấy ra cả một sự lừa đảo khủng khiếp.
Theo lý thuyết Marx-Lenin thì Chủ Nghĩa Xã Hội chỉ là giai đoạn chuyển tiếp lên Chủ Nghĩa Cộng Sản. Khi lên đến Chủ Nghĩa Cộng Sản rồi thì nhà nước tự tan rã, không còn Đảng Cộng Sản lãnh đạo nữa. Thế nhưng cái khẩu hiệu “NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM MUÔN NĂM” lại hàm ý là cái giai đoạn chuyển tiếp “xã hội chủ nghĩa” này sẽ dài “MUÔN NĂM”, nghĩa là cho đến “MUÔN NĂM” nữa, nước Việt Nam này vẫn còn là “NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”, và sẽ không bao giờ tiến lên đến Chủ Nghĩa Cộng Sản! Và vì vậy cho nên “ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM” sẽ tiếp tục lãnh đạo một cách “QUANG VINH” cho đến “MUÔN NĂM”! Xin nhấn mạnh: “MUÔN NĂM” chứ không phải chỉ một hay vài thế kỷ!
Điều này chứng tỏ rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam có tham vọng quyền lực vô hạn; và để thoả mãn tham vọng quyền lực vô hạn này, họ đã, đang và sẽ sử dụng mọi biện pháp và thủ đoạn gian manh và tàn độc nhất để cai trị nhân dân. Đối với những kẻ có tham vọng quyền lực vô hạn thì xương máu của nhân dân chỉ là bạc lẻ.
Hoàng Ngọc-Tuấn
Sydney, Australia

SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Bãi Mả

tuongnangtien's picture

Trong những câu thơ bút tre, đang lưu truyền rộng rãi ở Việt Nam, tôi thích nhất hai câu:
Tin nghe như sét đánh ngang
Bác Hồ đang sống chuyển sang từ trần!

Khách quan mà nói, ý thích của tôi dễ gây ngộ nhận là mình có hơi bị ác cảm với ông Hồ. Không dám đâu. Xin đừng ai nghĩ như vậy mà tội chết. Tôi khoái hai câu thơ trên chỉ vì sự duyên dáng của chính nó, thế thôi. Có những câu thơ bút tre khác nữa, cũng nói đến cái chết của ông Hồ nhưng tôi không thích mấy ─ thí dụ như:
Tin nghe như sét đánh gần
Bác Hồ đang sống từ trần chuyển sang!

Hoặc:
Vào trong hang Bác âm u
Chị em phụ nữ dở mũ ra chào!

Riêng hai vừa dẫn, theo thiển ý, đã kém duyên dáng lại thiếu phần thanh nhã. Nó diễn tả sự khinh miệt một cách sỗ sàng, của “chị em phụ nữ”, truớc vong linh của ông Hồ Chí Minh. Mà tỏ sự bất kính đối với một nguời đã khuất (cho dù họ là ai chăng nữa) là điều trái với văn hoá của dân tộc Việt, ở khắp mọi miền ─ nhất là miền nguợc, nơi mà phong tục tập quán có vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày hơn ở miền xuôi.
Nhân nhắc chuyện phong tục/tập quán của miền xuôi/ miền nguợc, tôi lại chợt nhớ cách đây không lâu, thi sĩ Trần Đăng Khoa, lúc cao hứng có tâm sự như sau:
“Vừa rồi tôi có đi Tây Nguyên dự lễ bỏ mả của gia đình ông Y Ngông Niết Đam. Nguời Eđê có một tục lệ rất đặc biệt. Khi nhà có nguời chết, gia đình con cháu hàng ngày vẫn nuôi nấng, vẫn mang cơm nuớc ra mộ, khi có điều kiện họ làm lễ bỏ mả.
Đó là bữa tiệc linh đình chia tay vĩnh viễn với nguời chết. Sau đó họ không quan tâm đến ngôi mộ ấy nữa, để linh hồn nguời chết được siêu thoát, không còn vướng víu cõi trần. Tôi cũng đã làm xong cái lễ bỏ mả cho thơ ca thời niên thiếu của tôi” [Trần Đăng Khoa, Chân Dung Và Đối Thoại (Hà Nội: Thanh Niên, 1988)].
Bỏ mả, thực ra, không phải là tập tục “rất đặc biệt” của nguời Eđê ở Tây Nguyên mà là tập tục chung ─ ở nhiều nơi ─ của nhiều nhóm nguời khác nữa. Nguời Roglai, nguời Rhadé, nguời Bahnar, nguời Djarai… ở miền Nam và miền Trung nước Việt đều có tục lệ
tương tự. Hơn nửa thế kỷ trước, học giả Toan Ánh có một bài viết ngắn và rất cô đọng về tập tục này ─ xin trích dẫn một đoạn ngắn:
“Đối với nguời Roglai ─ sắc dân sống rải rác các tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, và Lâm Đồng ─ lễ cúng bỏ mả có nghĩa là nguời sống từ giã nguời chết. Lễ này đuợc cử hành sau mùa gặt hái đầu tiên, tính từ ngày nguời chết qua đời. Mùa gặt hái hòan tất, mọi nguời đều rảnh rang nên lễ cúng bỏ mả làm linh đình lắm. Có giết trâu mổ bò, mới thầy cúng làm lễ cho nguời khuất rồi đãi làng nuớc. Sau lễ bỏ mả là hết, ngôi mộ không đưọc ai chăm sóc nữa.
Nguời Rhadé, đa số sinh sống tỉnh Darlac và Quảng Đức, cũng có lệ bỏ mả vào mùa gặt năm sau. Nguời nhà ra mộ khóc lóc một lần cuối rồi mộ bị bỏ hẳn. Kỷ niệm của người chết cũng chìm dần vào quên lãng.
Người Bahnar ─ sắc dân sống ở Đông Nam Kômtum, Tây Bắc Pleiku, và phía Tây Bình Định ─ cũng chỉ chăm sóc mộ phần một năm... Sau đó họ làm lễ tạ rồi san phẳng, và từ đây không còn ai ngó tới. (“Tang Lễ Của Đồng Bào Thượng” ─ nhật báo Cách Mạng Quốc Gia, Sài Gòn, ngày 1 tháng 9 năm 1963).
Trong phần kết luận của bài báo này, Toan Ánh viết như thêm: “Gần đây nhiều đồng bào Thuợng đã di cư về gần chúng ta, có lẽ rồi đây phong tục của họ sẽ bị ảnh huởng của chúng ta mà có sự biến cải. Ánh sáng văn minh đã rọi vào nuớc Việt Nam, lẽ tất nhiên sự tiến bộ của chúng ta sẽ thúc đẩy sự tiến bộ của đồng bào Thượng, anh em chúng ta.”
Tôi rất quí trọng tinh thần bao dung, coi tất cả mọi nguời sống trong nuớc Việt đều là anh em đồng bào, của học giả Toan Ánh; tuy nhiên, khi quan niệm là “có lẽ rồi đây phong tục của họ sẽ bị ảnh huởng của chúng ta mà có sự biến cải” nhưng không viết thêm rằng “và nguợc lại để cùng tiến bộ” thì tôi sợ ông hơi quá tự mãn về phong tục và tập quán của văn hoá miền xuôi.
Nói cách khác, và nói một cách hơi vô lễ, tôi e là Toan Ánh có hơi ethnocentric. (Và nói thiệt tình thì tôi chưa bao giờ gặp được bất cứ một nguời Việt Nam nào, ở miền xuôi, biết tỏ ra khiêm tốn chút đỉnh về văn hoá của họ. Và đây là một thảm kịch, sẽ còn nhiều màn, của dân tộc Việt)!
Giao lưu là hệ quả tất yếu khi có sự tiếp xúc giữa hai hay nhiều nền văn hoá. Xin đơn cử một thí dụ về vấn đề này, bằng cách tiếp tục câu chuyện đang bỏ dở ─ chuyện “Bác Hồ đang sống chuyển sang từ trần.”
Tập tục bỏ mả của nguời miền cao, tôi trộm nghĩ, có nguồn gốc từ đời sống du canh. Do sự di chuyển không ngừng để tìm đất đai canh tác mới nên cơ hội trở lại nơi chốn cũ thăm viếng mộ nguời đã khuất rất mỏng manh; do đó, người ta cần làm lễ tạ mả để bớt áy náy khi phải bỏ mồ mả nguời thân.
Với thời gian, dân số mỗi lúc một tăng nhưng đất đai thì không. Diện tích đất đai giới hạn không cho phép phương thức tác du canh tiếp tục mãi mãi. Con người phải từ dần bỏ nếp sống này và làm quen với đời sống định canh hay bán định canh nơi miền sơn cuớc.
Từ đây, tuy có nhiều cơ hội gần gũi với mồ mả của những nguời đã khuất hơn nhưng tập tục bỏ mả vẫn còn được lưu truyền. Lý do, phần vì văn hoá bao giờ cũng biến đổi chậm hơn những đổi thay trong đời sống thường nhật; phần khác, quan trọng hơn, vì lý do kinh tế.
Khi những phuơng tiện kỹ thuật để hỗ trợ cho việc sản xuất vẫn còn ở mức độ thô sơ, khi đất đai canh tác bị giới hạn, và khi nhân khẩu mỗi lúc một tăng thì việc “hàng ngày vẫn nuôi nấng, vẫn mang cơm nuớc ra mộ” cho nguời đã khuất ─ theo phong tục của người Eđê, qua lời kể của Trần Đăng Khoa ─ là một thứ lễ nghi xa xỉ không thể kéo dài; do thế, bỏ mả là một tập tục thực tế và cần thiết cho chuyện sinh tồn của những nguời còn sống.
Cũng theo Toan Ánh, qua bài báo thượng dẫn: “Lễ tạ mả có thể cử hành ngay sau khi chôn cất nếu tang chủ quá nghèo. Chôn cất xong là thôi, nguời nhà cũng như dân làng không ai nhắc nhở đến nguời quá cố nữa vì mộ đã tạ rồi.”
Tôi uớc ao sao một số những nguời dân “làng” Ba Đình (ở đất ngàn năm văn vật) học được một phần nào sự khôn ngoan và thực tế ─ về tục lệ bãi mả này ─ từ những đồng bào Eđé, Rhađé, Bahnar, Djarai… Họ sẽ ra lăng hay ra mả ông Hồ Chí Minh khóc lóc thảm thiết một lần cuối rồi… san bằng nó đi cho cả nuớc được nhờ!
Tôi còn nhớ, Báo Nhân Dân – số ra ngày 31 tháng 8 năm 1999 ─ có đi tin “Cố Vấn Đỗ Muời Thăm Bộ Tư Lệnh Bảo Vệ Lăng Hồ Chủ Tịch”. Chỉ cái tiêu đề của bản tin không thôi cũng đủ khiến cho một nguời vô tâm nhất hoá phải băn khoăn. Có cả một Bộ Tư Lệnh chỉ để bảo vệ mộ phần của một nguời đã chết à?
Nguời dân Việt sùng bái ông Hồ Chí Minh đến độ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc mà vẫn hy sinh hàng vạn lực lượng lao động chỉ để thoả mãn cái thị dục hiếu danh cho một cá nhân hay sao? Theo chỗ tôi biết, e rằng không phải vậy đâu. Chỉ qua vài câu thơ bút tre, đã dẫn, cũng đủ biết dân chúng chán ngán ông Hồ (và cái lăng thổ tả của ông ấy) đến cỡ nào rồi.
Mà đâu có riêng chi quần chúng. Hãy nghe lời ta thán của một cán bộ cộng sản, ông Hoàng Hữu Quýnh: “…cái nấm mồ của Bác quá khổng lồ, quá tốn kém. Dại dột xây to hơn cả nấm mồ của Lê-nin. Cái lăng nằm trơ trọi ở Ba Đình, trong đó chỉ có một cái xác xanh xao tái nhợt mà có đến hàng ngàn, hàng vạn con nguời cung phụng ở đó…” ( Tôi Bỏ Đảng, tập I, trích từ Minh Võ. Phản Tỉnh Phản Kháng Thực Hay Hư, California: Thông Vũ 1999).
Vì dân trí thấp, và toàn toàn là đồ mất dậy vô giáo dục, nên không ai nhìn thấu được công ơn của Bác đối với dân tộc Việt chăng? Tất cả thành tích của Hồ Chí Minh đều được thêu dệt, tuởng tượng và ghi lại thành sách bởi chính ông ta nhưng làm bộ đề tên nguời khác ─ cho nó có vẻ khách quan và khả tín. Loại “sử liệu quí báu” này được Đảng khai thác đến cùng để thần thánh hóa ông Hồ, và biến ông ta thành một thứ mộc che cho tội ác của họ.
Nó cũng được dịch ra rất nhiều ngoại ngữ để các sử gia nước ngoài có cơ hội tìm hiểu về “thân thế và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ”, một ông “Thánh Francois bưng biền” Việt Nam, nếu nói theo nguyên văn ─ một cách cuờng điệu ─ của một ông ký giả ngoại quốc nào đó.
Suốt cuộc đời ông Hồ Chí Minh chỉ chuyên xài bạc giả. Sở dĩ ông ta bịp được nhiều nguời, trong nhiều năm là nhờ vào sự đồng lõa tích cực của cả một băng đảng chuyên làm bạc giả ─ Đảng Lao Động Việt Nam.
Cái lăng của ông Hồ Chí Minh cũng chỉ là biểu tượng cho sự tôn kính giả tạo đó mà thôi. Thực chất, “dân làng Ba Đình Hà Nội” đang thờ cúng ông Hồ Chí Minh như một thứ ma xó (với hy vọng) để giữ nhà và hù doạ những nguời yếu bóng vía.
Tôi thực tình không muốn xía vô chuyện phong tục tập quán và tín nguỡng của bất nhóm nguời nào, kể cả những nguời sống bằng xác chết. Tôi sẽ thôi không nhắc nhở đến ông Hồ Chí Minh nữa, nếu những nguời “dân làng Ba Đình Hà Nội” cũng thôi dùng những đồng tiền mồ hôi nuớc mắt của đồng bào tôi vào chuyện thờ phuợng ông Hồ.
Bòn rút xuơng máu của nguời sống để cung phụng cho nguời chết là điều bất trí. Dựa hơi nguời chết để sống là chuyện bất nhân. Có cái dân tộc nào bất hạnh đến độ phải chịu sự “lãnh đạo” của một đám nguời vừa bất nhân vừa bất trí như vậy không? 
tuongnangtien's blog
 http://www.rfavietnam.com/node/3258

No comments: