Thursday, February 18, 2016
NHỮNG CÂY BONSAI ĐẸP
NHỮNG CÂY BONSAI ĐẸP NHẤT CỦA NHẬT-BẢN
Một cây cảnh được tạo ra bắt đầu với một mẫu nguyên liệu gốc. Đây có thể là một công cụ cắt, cây giống, hoặc cây nhỏ của một loài thích hợp cho phát triển cây cảnh. Bonsai có thể được tạo ra từ gần như bất kỳ cây hoặc cây bụi loài cây thân gỗ có cuống dài ngày. Chi-Sứ sa-mạc
Cây đổ-quyên
Một cây cảnh được tạo ra bắt đầu với một mẫu nguyên liệu gốc. Đây có thể là một công cụ cắt, cây giống, hoặc cây nhỏ của một loài thích hợp cho phát triển cây cảnh. Bonsai có thể được tạo ra từ gần như bất kỳ cây hoặc cây bụi loài cây thân gỗ có cuống dài ngày. Chi-Sứ sa-mạc
Cây đổ-quyên
Một Azalea cũ 30 năm (years)
Azalea khác
Wisteria cây cảnh
Một Hibiscus 30 tuổi
Màu hoa cà
Crabapple Tree 60 tuổi
Việc thực hành của bonsai là đôi khi bị nhầm lẫn với lùn, lùn nhưng thường dùng để nghiên cứu, phát hiện, hoặc tạo ra các giống cây trồng là, tiểu di truyền thường trực của các loài đang tồn tại. Bonsai không đòi hỏi cây lùn di truyền, nhưng thay vì phụ thuộc vào việc phát triển cây nhỏ từ cổ phiếu và các loại hạt thường xuyên.Bonsai sử dụng kỹ thuật canh tác như cắt tỉa, giảm rễ, chậu, làm rụng lá, và ghép để sản xuất cây nhỏ mà bắt chước hình dạng và phong cách trưởng thành, cây kích thước đầy đủ.
Anh đào
Cherry Tree 25 tuổi
Một trong những cây bonsai lâu đời nhất trong lịch sử, đây là một White Pine Nhật Bản, và phỏng đoán của mình rằng sinh nhật của nó là năm 1625, gần 400 năm trước đây.
Chi nhánh và lá (hoặc kim) tăng trưởng trong cây là còn của một quy mô lớn hơn trong tự nhiên. Cây dại thường mọc 5 mét hoặc cao hơn khi trưởng thành, trong khi các cây cảnh lớn nhất hiếm khi vượt quá 1 mét và hầu hết các mẫu vật này nhỏ hơn đáng kể. Những khác biệt này ảnh hưởng đến kích thước trưởng thành, thoát hơi nước, dinh dưỡng, kháng sâu bệnh, và nhiều khía cạnh khác của sinh học cây. Duy trì sức khỏe lâu dài của một cây trong một container đòi hỏi một số kỹ thuật chăm sóc đặc biệt.
Một Bald Cypress
Cây nhỏ trồng trong container, như cây cảnh, yêu cầu chăm sóc đặc biệt. Không giống như các cây trồng trong nhà và các đối tượng khác của vườn container, các loài cây trong tự nhiên, nói chung, phát triển rễ lên đến vài mét dài và cấu trúc rễ bao gồm một vài ngàn lít đất. Ngược lại, một container bonsai điển hình là dưới 25 cm trong kích thước lớn nhất của nó và 2-10 lít khối lượng.
Coast Redwood 40 tuổi
Bonsai trong mùa đông
Bonsai trong mùa thu
Hơn 40 năm Banyan cũ của Trung Quốc
Một loại cây cảnh được thiết kế để bắt chước một khu rừng .
Các nguồn mẫu vật có hình dạng tương đối nhỏ và để đáp ứng các tiêu chuẩn thẩm mỹ của bonsai. Khi bonsai ứng viên tới gần kích thước cuối cùng kế hoạch của nó được trồng trong chậu hiển thị, thường là một thiết kế để hiển thị cây cảnh trong một trong một vài hình được chấp nhận và tỷ lệ. Từ thời điểm đó, sự phát triển của nó bị hạn chế bởi các enviornment được cung cấp bởi các nồi.
Cascade phong cách của bonsai
Bonsai nay đã dứt khoát đạt đến một khán giả trên toàn thế giới. Có hơn hai trăm cuốn sách về cây cảnh và nghệ thuật liên quan đến ít nhất hai mươi sáu ngôn ngữ có sẵn trong hơn chín mươi quốc gia và vùng lãnh thổ. Vì vậy, nếu bạn thích cố gắng để phát triển một số trong những ví dụ đẹp của nghệ thuật cây cảnh, và tạo ra một cái gì đó mà kéo dài suốt đời, có rất nhiều blog onling và video để hướng dẫn bạn thông qua quá trình này.
Gốc trên phong cách rock
Một Maple Nhật Bản là khoảng 100 năm tuổi (qua mùa)
Maple Trident với rễ tiếp xúc
Hơn Atlas Cedar 50 tuổi
Wednesday, February 17, 2016
15 KHU VƯỜN ĐẸP
15 Khu Vườn Đẹp Trên Thế Giới
Nếu là người đam mê các loài hoa và thích đắm mình vào những khung cảnh tự nhiên thơ mộng thì 15 khu vườn đẹp nhất thế giới chắc chắn sẽ là nơi níu giữ bước chân bạn.
15 khu vườn là những tác phẩm tuyệt mỹ của nghệ thuật thiết kế cảnh quan, tập trung chủ yếu ở các nước Châu Âu như Anh, Pháp, Ý, Hoa Lan...
Khu vườn của cung điện Versailles, Pháp.
Vườn Butchart, Canada.
Vườn thực vật quốc gia Kirstenbosch, Nam Phi.
Vườn Boboli, nước Ý.
Vườn thực vật Huntington, Hoa Kỳ.
Vườn Nong Nooch, Thái Lan.
Vườn Dự Viên, Trung Quốc.
Khu vườn Cosmic Speculation, Scotland.
Vườn Keukenhof, Hà Lan.
Khu vườn đầy màu sắc Exbury, Vương quốc Anh.
Vườn thiền Ryoanji, Nhật Bản.
Vườn Mirabell, Áo.
Khu vườn thẳng đứng (Musee du quai Branly), Pháp.
Khu vườn bị thất lạc Heligan, Anh.
Vườn Rikugien, Nhật Bản
THIÊN ĐÀNG GIỮA LÒNG NƯỚC MỸ
Đó chính là vườn Longwood, nằm trong thung lũng Brandywine Creek thuộc bang Pennsylvania. Longwood có một vẻ đẹp cổ tích và người Mỹ gọi đó là thiên đường!
Longwood có diện tích hơn 4,2km2 với cảnh quan rất đa dạng: Từ những khu vườn, đồng cỏ xanh mướt mắt cho đến những cánh rừng yên ả, thanh bình. Đặc biệt, nhà kính của Longwood là một trong những nhà kính lớn nhất thế giới, chứa 5.500 loài thực vật. Ngoài ra, hằng năm có tới 800 sự kiện văn hóa như triển lãm hoa, biểu diễn nhạc nước, hòa nhạc hay bắn pháo hoa được tổ chức tại Longwood. Hai mươi vườn cây ngoài trời và 20 vườn cây trong nhà kính là nơi bảo tồn 11.000 loài cây, hoa khác nhau trên khắp thế giới.
__._,_.___
SƠN TRUNG * ĐÔI BẠN ĐỒNG SONG
ĐÔI BẠN ĐỒNG SONG
SƠN TRUNG
Lữ Vô Phong và Quách Anh Tài cùng học một thầy tại Gia Định. Lữ sinh ngưòi Bình Dương, dáng gầy ốm gió thổi bay, mặt xanh xạm, lộ gân xương không có oai phong như cái tên định mạng. Còn Quách sinh người Gia Định, thì rất có tài. Tài thứ nhất là giỏi chữ Hán, bất cứ văn thơ ai, sinh đọc qua một lần thì thuộc nằm lòng, viết chữ Hán rất đẹp, và thông thạo các lối chữ chân, thảo, triện, lệ. Tài thứ hai là đánh cờ tướng. Sinh đã nhiều lần đoạt giải quán quân bộ môn này. Khắp Nam kỳ lục tỉnh không ai là không nghe danh Quách Anh Tài. Lữ sinh và Quách sinh thi đỗ cử nhân, năm giáp tí tại trường thi Gia Định, sau hai ông đều ra làm giáo quan, một ông về Bến Tre, một ông ở Định tường.
Lữ Vô Phong là người ngay thẳng nhưng nóng nảy, trong các cuộc tranh luận thường tỏ ra hung hăng, mà trong văn chương cũng vậy. Ông hết sức bài xích người này, người kia, với giọng điệu cực đoan và cực tả. Ông còn dám chỉ trích chúa Nguyễn thơ ấu, ngu muội, còn Trương Phúc Loan thì tham nhũng, tàn ác, và các văn võ bá quan chỉ là một lũ ăn hại đái nát. Văn chương và danh tiếng của ông được nhà Tây Sơn chú ý. Họ bèn vận động ông vào phe với họ.
Ông hăng hái nhận lời, bỏ nhiệm sở lên chiến khu. Lúc này nhà Tây Sơn ra sức chiêu dụ các nhân tài ở Phú Xuân và Gia Định cho nên một số đã lên chiến khu chiến đấu, một số ở lại nằm vùng. Lữ Vô Phong và Quách Anh Tài đều cùng một lúc vào chiến khu. Lữ Vô Phong văn chương có thép và người sục sôi máu nóng đuợc đảng Tây Sơn ưu đãi, đưa làm Tả Thị Lang bộ Lễ trong triều Tây Sơn. Còn Quách Anh Tài hiền lành hơn thì giữ một chức vụ gì đó không mấy quan trọng trong bộ Lễ hay bộ Công. Có người kể rằng khi Lữ Vô Phong vào chiến khu thì các bạn cũ ngày nào cũng xúm lại thăm, ác cái là thăm viếng đúng bữa cơm, cho nên quan Tả thị lang phải mời bạn ngồi chung mâm. Thấy ăn chực hoài cũng ngượng, ông bạn nói thật với Lữ Vô Phong rằng:
Tụi tai ở đây khổ lắm. Cơm rau dưa, bữa đói, bữa no, riêng mày và các quan cao là được có tiêu chuẩn gà vịt, nên tụi tao tới ăn ké vài bữa thôi!
Thuyết khác thì cho rằng việc này xảy ra ngoài Bắc Hà. Quân Trịnh chiếm Thuận Hóa, phong cho anh em Nguyễn Nhạc chức Tiên phong tướng quân Tây Sơn hiệu trưởng, hai bên giao hảo rất đẹp. Nguyễn Nhạc muốn dò la tình hình Bắc Hà liền cử một phái đoàn ra Bắc mượn cớ triều cống vua Lê chúa Trịnh. Trong phái đoàn này có quan Tả Thị Lang Lữ Vô Phong. Trong khi một số dân Thanh Nghệ theo chúa Nguyễn vào Nam thì cũng có một số dân Nam Hà ra làm quan hay sinh sống ở Bắc Hà. Nghe tin phái đoàn trong Nam Hà ra tiến cống, các bạn đồng hương Nam Hà ngày nào cũng đến thăm viếng khiến phái đoàn miền Nam rất phấn khởi.
Nhưng qua cuộc tiếp xúc này, Lữ Vô Phong biết được nhiều bí mật. Bắc Hà chính sự thối nát hơn cả Nam Hà, vua Lê ngồi vì, chúa Trịnh thao túng quyền hành, sống trên xương máu nhân dân. Dân chúng thì thầm bàn tán việc chúa Trịnh tham dâm vô độ mà mắc bệnh kín, sợ ánh sáng, suốt ngày đêm ở trong phòng tối. Kinh đô ban đêm cấm thắp đèn.
Đến đời Trịnh Sâm chúa cũng vì tham dâm mà mắc bệnh. Bà chúa Chè thông dâm với Huy Quận công Hoàng Đình Bảo, đầu độc Trịnh Sâm khiến Sâm mới ngoài bốn mươi đã quy tiên, rồi bà giả chiếu chỉ truất phế thế tử Trịnh Khải , lập con trai bà là Trịnh Cán mới bốn, năm tuổi lên làm chúa. Khi Trịnh Cán lên ngôi, em bà chúa Chè là quận mã Đặng Lân coi thường vương pháp, ngang nhiên cướp nhà dân chúng, bắt hiếp con gái dân lành . Quân Trịnh hùng mạnh nhưng dân Bắc Hà nghèo đói quanh năm, các bạn của ông đã than thở rằng từ khi ra Bắc, suốt đời chỉ rau cháo, nay nhờ ông ra mà được trông thấy miếng thịt gà, thịt heo.
Bọn quan lại ngoài đó coi người Nam Hà như nô lệ, hay đúng hơn, một thứ dân ngụ cư chỉ biết chống đối và ăn nhậu! Lúc rảnh rổi, một mình đi chơi ngoại ô, ông thấy cây cối bị chặt trụi, không còn vườn cây bóng mát vì chúa ra lệnh tăng diện tích trồng lúa, khoai, ai trồng hoa hay trồng cây ăn trái phải đốn bỏ. Ao chuôm không còn cá, bầu trời không cánh chim vì dân nghèo đói, con chim sẻ, con cá rô nhỏ trở thành mồi ngon bồi dưỡng cho trẻ con và người lớn. Ngoài đường, dân chúng đều mặc đồ nâu hay đồ đen vá chằng vá đụp.
Ai nấy cúi đầu cắm cổ mà đi, không thấy một nụ cười . Đặc biệt là họ tránh xa khách lạ. Ông nhớ lại khi ra Bình Thuận, sống trong cái nôi cách mạng Tây Sơn, ông cũng nghe nhiều chuyện, trong đó có việc Nguyễn Nhạc hiếp vợ Nguyễn Huệ. Còn ruộng đất nơi đây cằn khô sỏi đá, đa số làm ruộng, một số buôn lậu hay cướp núi như lãnh tụ đảng Nguyễn Nhạc. Chính sách lấy của người giàu chia cho người nghèo của đảng Tây Sơn thực chất chỉ là phỉnh gạt dân đen. Dân nghèo có hàng vạn, hàng triệu, trong khi nhà giàu chỉ có vài chục hay vài trăm.
Lấy vài chục nóc nhà ngói thì chia được cho bao nhà nghèo? Lấy được chục ký vàng thì bao người được một chỉ vàng? Cướp lúa gạo mỗi huyện thì dân nghèo mỗi người được mấy cân gạo, và sống được bao lâu? Thực tế, phần lớn vàng bạc, của cải rốt cuộc vào bọn cướp Lý Tài, Tập Đình và bọn thân tín của Nguyễn Nhạc. Ông nghĩ đến ruộng đồng miền Nam xanh tươi, cò bay thẳng cánh, những vườn cây đầy hoa, nặng trái, và dân chúng nơi đây quanh năm quần lãnh áo hoa, thảnh thơi với câu hò, điệu hát và tiếng cười. Hai bên khác nhau xa.
Hạnh phúc là đâu? Độc lập, tự do là đâu? Chỉ có một thoáng mây bay mà ông đã ngửi thấy mùi chuyên chính bốc lên nồng nặc khắp không gian. Quan Tả thị lang mới tỉnh ngộ, hết tin vào thiên đường miền Bắc và sự sáng suốt cùng đạo đức cách mạng của Nguyễn Nhạc. Vì vậy, sau này, Tây Sơn đại thắng mà ông thì trở thành bất mãn, chống đối triều đình.
Thực ra, ông là người miền Nam ngay thẳng, bộc trực, thấy sao nói vậy chứ không lắt léo như bọn quan lại Bắc Hà tinh ranh, xảo quyệt. Ông thấy chúng nó tham nhũng, tàn ác thì ông chỉ trích chúng cho nên chúng tuyệt thông với ông. Sau khi chiếm Gia Định, họ lập nội các mới, bọn tân tòng tư sản và tiểu tư sản trong đó có ông liền bị chuyển công tác, sa thải hoặc bị bắt giam. Lê Hảo Ngọt, Trương Như Ngưu, Châu Tâm Luồn , Trần Lưu Linh lần lượt bỏ xứ mà đi sau khi đã biết mình mắc điếm!
Riêng vợ chồng Nguyễn Thái Giám, chồng là kiến trức sư hay kỹ sư gì đó, hồi trước là tay xách động sinh viên biểu tình, còn vợ vốn là sinh viên Văn, sau ngày Tây Sơn nhập thành, trở thành một nữ kiệt đứng sau Lý Bất Trung ở hội Trí Thức Yêu Nước Đường. Nghe hai vợ chồng ông cũng bỏ ra nước ngoài it lâu rồi trở về. Phải chăng ông bà chán cảnh lưu đầy, hoặc được triều đình chuyển công tác, được điều về quốc nội lãnh nhiệm vụ mới? Lữ Vô Phong không bỏ nước mà đi, ông ở lại, ngày ngày đến bộ Lễ làm việc, mặc dầu đã mất chức Tả thị lang, song không ai nói năng gì với ông. Hết ngồi lại đứng, hết giờ thì về. Đó là kết quả của bao năm theo Nguyễn Nhạc. Cũng may là ông chưa bị tù, chưa bị què chân cụt tay như bao chiến sĩ vô danh khác đã hy sinh một đời cho mộng cách mạng hảo huyền.
Còn về Quách Anh Tài sau ngày đại thắng, được triều đình giao cho việc tiếp quản cơ sở giáo dục Định Tường. Do đó ông trở thành quan Đốc học Định Tường, tác oai tác quái, báo ân báo oán, đã cách chức và bỏ tù một số bạn cũ trước đây dạy học tại Định Tường học hiệu. Trong thời gian này, Quách đốc học gặp một giai nhân, sống một mình trong một biệt thự ở Gia Định thành. Người đẹp này có cha mẹ là tư sản, bỏ nhà chạy theo chúa Nguyễn. Quan Đốc học làm đơn xin triều đình cưới vợ song triều đình không thuận vì hai lẽ:
- Thứ nhất, đảng ta là đảng vô sản, một đồng chí đảng viên không thể kết hôn với kẻ thù giai cấp.
- Thứ nhì, người phụ nữ kia có cha mẹ phản quốc, bỏ nước chạy theo quân thù. Một đồng chí cách mạng, không thể kết hôn với kẻ thù dân tộc.
Quách Anh Tài không nghe lời đảng, quyết bỏ đảng theo người yêu. Kết cuộc, ông được ở nhà vẽ lông mày cho giai nhân, thỉnh thoảng tham gia đấu cờ quốc tế. Đời người như thế cũng hạnh phúc và vui vẻ chán.
TRUYỆN KÝ = NGUYỄN VĂN VĨNH
CÁNH CÒ * HAI MẸ CON
Hai mẹ con bên chiếc xe rác.
Mon, 02/15/2016 - 10:43 — canhco
Chiều mùng Ba tết, cộng đồng mạng nổi sóng với một tấm ảnh chụp chiếc xe rác và hai mẹ con cùng nhau đẩy nó trong lúc đường xá vắng vẻ và không khí mùa Xuân tràn về khắp ngõ. Tấm ảnh đơn sơ nhưng chiều sâu của nó khiến xã hội dừng lại một phút, một phút ngắn ngủi để tự xem lại mình, xem lại cuộc sống thật sự của gia đình nếu so với hai mẹ con người công nhân vệ sinh kia chắc sẽ rút ra được nhiều điều.
Tấm ảnh không đưa ra một thông điệp nghèo khổ, khó khăn hay dơ bẩn của chiếc xe rác. Người mẹ mặc áo bảo hộ lao động, sạch và gọn gàng. Bé gái con của chị mặc một chiếc đầm màu hồng tươm tất, chiếc nón hơi lớn em đội trên đầu cho thấy mẹ vừa lấy đâu đó cho em đội tránh nắng. Mẹ cầm chổi quét rác và trong chiếc xe rác ấy ngập đầy lá, những chiếc lá còn xanh từ các chậu hoa ngày Tết rơi rớt. Chiếc xe rác chừng như được làm từ thập niên 60 khi người dân Thủ đô lo tem phiếu hơn là lo rác. Tấm ảnh được một người tình cờ chụp được dĩ nhiên không sắp đặt từ trước để có một góc ảnh đẹp và ý nghĩa. Tấm ảnh đưa ra những gì nó vốn có, và hơn thế nó là một thông điệp lạ lùng nhất của ngày Tết năm nay.
Người có tiền ngồi trong nhà với chung quanh là đào, là mai, là quất cùng bánh trái quà cáp ê hề… nhưng chung quy rất nhiều gia đình thiếu cái hồn nhiên của em bé 5 tuổi trong hình. Nếu họ tình cờ thấy được, chắc chắn sự trắc ẩn sẽ dấy lên trong lòng và không hiếm người cố tìm cho được em để tặng một vật phẩm gì đó.
Thật ra, bé gái không cần lòng trắc ẩn ấy. Em tận lực dùng sức mạnh 5 tuổi để phụ mẹ đẩy chiếc xe không phải để nhận tình thương hay xót xa của người khác. Đối với em chiếc xe ấy là nặng nhọc của mẹ, là miếng cơm mẹ kiếm cho gia đình, là mồ hôi mẹ đổ ra hàng ngày cho em lớn lên. Hai cánh tay nhỏ bé ấy có sức mạnh lay chuyển được những con tim vô cảm nhất.
Một điểm sáng trong tấm ảnh là sự dịu dàng của người mẹ. Chị ung dung làm việc và chứng kiến cách tiếp tay của con trong trạng thái hạnh phúc và tận hưởng. Không có mồ hôi trong bức ảnh càng không có sự cùng khổ, vật vã nào khiến người ta liên tưởng đến giai cấp thấp nhất xã hội. Bức ảnh là một tác phầm mô tả hạnh phúc của mẹ và con, thứ hạnh phúc ngàn đời không cần minh họa hay diễn giải.
Tấm ảnh nếu được một tổ chức đánh giá nào đó của quốc tế về thang điềm hạnh phúc của các dân tộc trên thế giới thì có lẽ Việt Nam không khó để về nhất. Mà về nhất là đúng, đúng với hai chữ hạnh phúc mà con người cần có.
Em bé hạnh phúc vì được mặc áo mới trong ngày xuân, cùng với mẹ đang làm việc như một trò chơi mà hiếm khi em có dịp. Mẹ em dù biết là ở nhà không có bánh mứt gì để em nhâm nhi chút ngọt ngào của tết, nhưng chị lại thấy ấm lòng vì hình ảnh tung tăng của con, sự hồn nhiên trẻ thơ là sức mạnh giúp chị quên nỗi nhọc nhằn thường ngày.
Tấm ảnh càng nhìn càng thích, và một điều lạ hơn nữa là cái hồn của nó toát ra chinh phục người xem một cách trọn vẹn. Tấm ảnh như một mặt khác của xã hội, dù khổ sở truân chuyên tới đâu con người vẫn vượt qua để sống. Tấm ảnh cũng nói lên một sự thật khác: người nghèo vẫn sống, vẫn hạnh phúc dù hiếm hoi và dĩ nhiên lòng trắc ẩn của xã hội không được họ chấp nhận như một sự ban ơn, cầu cạnh.
Hai mẹ con của chị Thơm và bé Trang ngay sau khi xuất hiện trên mạng xã hội báo chí tìm tới để chứng kiến căn nhà trơ trọi: một tấm nệm cũ làm giường và chung quanh cái giường ấy là một không gian trống rỗng đến đau lòng. Không có vật dụng gì khác để có thể nói đây là một căn hộ dành cho con người. Vậy mà chị Thơm sống như thế trong 8 năm ròng sau khi ly thân với chồng, làm nghề thu dọn vệ sinh nuôi hai con ăn học. Hai đứa bé ở quê còn chị về Hà Nội lăn lóc với những con đường đầy rác để kiếm tiến cho con. Bé Trang được về ăn tết với mẹ và có lẽ chiếc áo đầm em mặc là chiếc áo đẹp nhất em có trong ngày tết. Thấy cái hậu trường phía sau bức ảnh do phóng viên các báo mô tả, người ta lại càng yêu thương hai mẹ con chị hơn, nhất là bé Trang, mới 5 tuổi, qua chiếc áo đầm xinh xắn cùng với chiếc xe rác, em đã làm nhiều người nhỏ lệ.
Tấm ảnh này xứng đáng chiếm các giải thưởng quốc tế mặc dù giải thưởng quan trọng nhất mà nó đã có đó là sự bình dị của con người luôn chiến thắng trước các trò hể lố bịch nhan nhãn khắp xã hội trong ba ngày tết. Nó làm cho người biết chuyện không còn chấp nhất các cảnh trái tai gai mắt xảy ra hàng năm trong những ngày tết.
Năm nay ăn tết trong niềm vui được san sẻ hạnh phúc từ tấm ảnh này, và có lẽ cũng từ nó mà nhiều người lấy lại sự bình thản trong tâm hồn bởi biết rằng không cần tiền của đầy nhà người ta mới hạnh phúc.
Nhưng cũng đồng thời, lắm khi nghĩ lại mà chợt thương mình, không lẽ chúng ta chỉ có quyền hạnh phúc với con cái còn với xã hội, đất nước nhiều người chúng ta vẫn phải đứng ngoài lề?
Tấm ảnh không đưa ra một thông điệp nghèo khổ, khó khăn hay dơ bẩn của chiếc xe rác. Người mẹ mặc áo bảo hộ lao động, sạch và gọn gàng. Bé gái con của chị mặc một chiếc đầm màu hồng tươm tất, chiếc nón hơi lớn em đội trên đầu cho thấy mẹ vừa lấy đâu đó cho em đội tránh nắng. Mẹ cầm chổi quét rác và trong chiếc xe rác ấy ngập đầy lá, những chiếc lá còn xanh từ các chậu hoa ngày Tết rơi rớt. Chiếc xe rác chừng như được làm từ thập niên 60 khi người dân Thủ đô lo tem phiếu hơn là lo rác. Tấm ảnh được một người tình cờ chụp được dĩ nhiên không sắp đặt từ trước để có một góc ảnh đẹp và ý nghĩa. Tấm ảnh đưa ra những gì nó vốn có, và hơn thế nó là một thông điệp lạ lùng nhất của ngày Tết năm nay.
Người có tiền ngồi trong nhà với chung quanh là đào, là mai, là quất cùng bánh trái quà cáp ê hề… nhưng chung quy rất nhiều gia đình thiếu cái hồn nhiên của em bé 5 tuổi trong hình. Nếu họ tình cờ thấy được, chắc chắn sự trắc ẩn sẽ dấy lên trong lòng và không hiếm người cố tìm cho được em để tặng một vật phẩm gì đó.
Thật ra, bé gái không cần lòng trắc ẩn ấy. Em tận lực dùng sức mạnh 5 tuổi để phụ mẹ đẩy chiếc xe không phải để nhận tình thương hay xót xa của người khác. Đối với em chiếc xe ấy là nặng nhọc của mẹ, là miếng cơm mẹ kiếm cho gia đình, là mồ hôi mẹ đổ ra hàng ngày cho em lớn lên. Hai cánh tay nhỏ bé ấy có sức mạnh lay chuyển được những con tim vô cảm nhất.
Một điểm sáng trong tấm ảnh là sự dịu dàng của người mẹ. Chị ung dung làm việc và chứng kiến cách tiếp tay của con trong trạng thái hạnh phúc và tận hưởng. Không có mồ hôi trong bức ảnh càng không có sự cùng khổ, vật vã nào khiến người ta liên tưởng đến giai cấp thấp nhất xã hội. Bức ảnh là một tác phầm mô tả hạnh phúc của mẹ và con, thứ hạnh phúc ngàn đời không cần minh họa hay diễn giải.
Tấm ảnh nếu được một tổ chức đánh giá nào đó của quốc tế về thang điềm hạnh phúc của các dân tộc trên thế giới thì có lẽ Việt Nam không khó để về nhất. Mà về nhất là đúng, đúng với hai chữ hạnh phúc mà con người cần có.
Em bé hạnh phúc vì được mặc áo mới trong ngày xuân, cùng với mẹ đang làm việc như một trò chơi mà hiếm khi em có dịp. Mẹ em dù biết là ở nhà không có bánh mứt gì để em nhâm nhi chút ngọt ngào của tết, nhưng chị lại thấy ấm lòng vì hình ảnh tung tăng của con, sự hồn nhiên trẻ thơ là sức mạnh giúp chị quên nỗi nhọc nhằn thường ngày.
Tấm ảnh càng nhìn càng thích, và một điều lạ hơn nữa là cái hồn của nó toát ra chinh phục người xem một cách trọn vẹn. Tấm ảnh như một mặt khác của xã hội, dù khổ sở truân chuyên tới đâu con người vẫn vượt qua để sống. Tấm ảnh cũng nói lên một sự thật khác: người nghèo vẫn sống, vẫn hạnh phúc dù hiếm hoi và dĩ nhiên lòng trắc ẩn của xã hội không được họ chấp nhận như một sự ban ơn, cầu cạnh.
Hai mẹ con của chị Thơm và bé Trang ngay sau khi xuất hiện trên mạng xã hội báo chí tìm tới để chứng kiến căn nhà trơ trọi: một tấm nệm cũ làm giường và chung quanh cái giường ấy là một không gian trống rỗng đến đau lòng. Không có vật dụng gì khác để có thể nói đây là một căn hộ dành cho con người. Vậy mà chị Thơm sống như thế trong 8 năm ròng sau khi ly thân với chồng, làm nghề thu dọn vệ sinh nuôi hai con ăn học. Hai đứa bé ở quê còn chị về Hà Nội lăn lóc với những con đường đầy rác để kiếm tiến cho con. Bé Trang được về ăn tết với mẹ và có lẽ chiếc áo đầm em mặc là chiếc áo đẹp nhất em có trong ngày tết. Thấy cái hậu trường phía sau bức ảnh do phóng viên các báo mô tả, người ta lại càng yêu thương hai mẹ con chị hơn, nhất là bé Trang, mới 5 tuổi, qua chiếc áo đầm xinh xắn cùng với chiếc xe rác, em đã làm nhiều người nhỏ lệ.
Tấm ảnh này xứng đáng chiếm các giải thưởng quốc tế mặc dù giải thưởng quan trọng nhất mà nó đã có đó là sự bình dị của con người luôn chiến thắng trước các trò hể lố bịch nhan nhãn khắp xã hội trong ba ngày tết. Nó làm cho người biết chuyện không còn chấp nhất các cảnh trái tai gai mắt xảy ra hàng năm trong những ngày tết.
Năm nay ăn tết trong niềm vui được san sẻ hạnh phúc từ tấm ảnh này, và có lẽ cũng từ nó mà nhiều người lấy lại sự bình thản trong tâm hồn bởi biết rằng không cần tiền của đầy nhà người ta mới hạnh phúc.
Nhưng cũng đồng thời, lắm khi nghĩ lại mà chợt thương mình, không lẽ chúng ta chỉ có quyền hạnh phúc với con cái còn với xã hội, đất nước nhiều người chúng ta vẫn phải đứng ngoài lề?
VIETTUSAIGON * MÙA XUÂN
Mùa Xuân 1979 và mùa Xuân 2016
Wed, 02/17/2016 - 19:47 — VietTuSaiGon
Những con người sống sót qua khói lửa chiến tranh năm 1979 ở biên giới phía Bắc Việt Nam nay về đâu? Làm gì? Và thời gian có làm thay đổi được số phận chất ngất nỗi đau mất mát, làm lành vết thương lòng của họ hay không? Đó là những câu hỏi mà tôi muốn tìm câu trả lời dù rất mảy may chính xác trong bài viết này.
Có lẽ, cũng cần phải nói rằng đối với nhiều người Việt Nam và đối với lịch sử Việt Nam, cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc do Trung Quốc gây ra đã cướp đi hàng chục ngàn sinh mệnh con dân Việt Nam là một cuộc chiến tranh tàn khốc và biểu hiện rõ nét tính man rợ của người Trung Quốc trong chiến trận kể cả lúc người ta thắng hay thua.
Và cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979, mặc dù nhà cầm quyền đã cố ém nhẹm, lấp liếm bằng nhiều cách, mãi đến năm 2016, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mới có hành động đến viếng mộ những liệt sĩ của cuộc chiến tranh này và công khai hình ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng như một sự vớt vát về trách nhiệm lãnh đạo cũng như lương tri con người. Nhưng trước đó, vết thương chiến tranh đã khảm sâu vào tâm hồn dân tộc. Vết thương vẫn chưa bao giờ nguôi mưng đau khi nhà nước còn cố giấu giếm.
Và đã có bao nhiêu số phận, bao nhiêu con người vĩnh viễn ngã xuống, cũng như đã có bao nhiêu cuộc đời trở nên trơ trọi vì mất người thân, mất chỗ dựa bởi cuộc chiến tranh gây ra? Con số khó bề mà đếm xuể.
Nhưng dù sao đi nữa, dù không nói ra nhưng vẫn có nhiều gia đình liệt sĩ Cộng sản được công nhận, được truy lĩnh tiền tuất. Nhưng, đó cũng chỉ là những con số đầy chất tượng trưng, nó tỉ lệ với bia mộ liệt sĩ và những cuốn danh sách quân nhân chưa bị đốt cháy, thất lạc (có thể lý do sẽ là chiến tranh tàn phá!).
Đó là chưa muốn nói đến hàng triệu người dân mất tất cả, từ người thân cho đến nhà cửa, tài sản, thậm chí một phần thân thể giúp họ duy trì sinh nhai cũng bị mất. Và những con người, những số phận bị chiến tranh vùi dập này đã về đâu?
Cũng xin nhắc lại là hiện tại, đang là mùa Xuân, những ngày này, trước đây ba mươi bảy năm, họ là em bé, là thanh niên mới lớn, là người mẹ trẻ, là đứa bé mới ra đời… Và chiến tranh đi qua đã cướp đi nhiều thứ có ý nghĩa nhất trong cuộc đời của họ. Họ phải đối diện với sự cô đơn, trơ trọi, phải tiếp tục sống suốt ba mươi bảy mùa Xuân kế tiếp và những mùa Xuân sau nữa. Những mùa Xuân Tây Bắc.
Tôi nhấn mạnh mấy chữ Mùa Xuân Tây Bắc để thấy rằng dường như đất trời, thời gian và con người Tây Bắc chưa bao giờ thoát khỏi sự khổ nạn có tên Trung Quốc.
Bởi lẽ, trước đây ba mươi bảy năm, trong một ngày đẹp trời, một buổi sáng bình yên, hoa lan rừng nở, chim hót và sương mù giăng mắc, hương rừng ngào ngạt, đất trời khởi sắc… Bỗng dưng súng nổ, khói thuốc bay, tiếng khóc, cái chết và máu tràn ngập, sự sống trở nên lạc lỏng và mong manh chưa từng thấy!
Cái chết đến từ Trung Quốc, đến từ một quốc gia “núi liền núi, sông liền sông”, từ một “người anh em quốc tế Cộng sản”, từ một “anh cả Cộng sản chủ nghĩa”… Và ai phải chết? Đó là những người lính cả hai phía, những người lính bị nhồi sọ giết tróc vô tội vạ của hồng vệ binh Trung Quốc và những người lính say chiến khi ngửi phải thuốc súng của quân đội Cộng sản Việt Nam. Cả hai phía, một bên xâm lược, một bên chống chọi bảo vệ đất nước. Nhưng cả hai bên đều được đào tạo dưới mái trường Cộng sản và cả hai bên đều xuất thân từ dân đen khốn khó.
Chỉ có những dân đen, những người lính phải trả giá cho cuộc chơi đầy thách thức và bốc đồng của Đặng Tiểu Bình với trung ương Cộng sản Việt Nam thời bấy giờ. Họ Đặng đã tuyên bố “dạy cho Việt Nam một bài học!”. Và không hiểu cái bài học đó có thấm nhuần gì với mấy ông Cộng sản Việt Nam hay không nhưng rõ ràng là nhân dân đã trả học phí cho bài học đó bằng xương máu và nỗi đau dai dẳng!
Và sau bài học đó, cả Cộng sản Trung Quốc và Cộng sản Việt Nam vẫn vinh thân phì gia, chẳng hề hấn gì. Chỉ có nhân dân là mất mát mọi thứ, mất cả lẽ sống. Và cũng sau mùa Xuân chết chóc 1979, những con em người Việt may mắn sống sót, lại tiếp tục chết trong tay Trung Quốc bởi một cuộc chiến tranh khác. Cuộc chiến tranh này cũng không gây hề hấn gì tới giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, thậm chí nó còn tạo ra những cái bắt tay chứa đầy lợi lộc cho hai tay trùm Cộng sản này.
Nếu như năm 1979, những con em bơ vơ, lạc lõng sau chiến tranh phải chật vật bới từng hạt gạo trong đống đổ nát chiến tranh để cầm hơi mà sống thì hiện tại, những con dân sống sót lại tiếp tục oằn lưng cõng một cuộc chiến tranh khác, đó là chiến tranh của miếng ăn.
Thật là đau lòng khi hầu hết những cửu vạn thồ hàng, bốc hàng lậu từ Trung Quốc về Việt Nam lại chính là những người từng mất mát, đau đớn trong cuộc chiến tranh biên giới 1979! Bởi sau khi cuộc chiến đi qua, họ trơ trọi và nghèo khổ, họ kiếm sống bằng nhiều cách. Và cuối cùng, đi làm cửu vạn là cách khả dĩ nhất đối với những người chỉ còn biết hy vọng vào đôi tay, tấm lưng và đôi chân tõe ngón vì bươn bả với cuộc đời của họ.
Nếu như cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 đã cướp đi hàng chục ngàn sinh mạng, tài sản và niềm hy vọng tương lai của hàng vạn gia đình thì cuộc chiến tranh hiện tại mà vũ khí chính là hàng giả, hàng độc hại từ Trung Quốc đang ồ ạt tấn công vào từng cơ thể, từng sinh mệnh Việt Nam ( xin giới hạn đây chỉ là cuộc tấn công ở biên giới phía Bắc và có tác động đến những con người từng trải qua cuộc chiến 1979). Và thay vì chiến đấu chống với nó, những nạn nhân cuộc chiến tranh 1979 lại tự biến họ thành những người lính của Trung Cộng, mang thứ vũ khí chết bằng đường miệng, đường tiêu dùng về đầu độc đồng bào, dân tộc của mình.
Thật là đáng sợ khi nghĩ về miếng ăn, chỗ ở và cái mặc. Dường như con người đã tê liệt hoàn toàn bởi cái nghèo và sự sợ hãi về nó. Những người làm cửu vạn mang hàng Trung Quốc vào Việt Nam có đáng trách hay không? Nói đáng trách cũng đúng mà nói đáng thương cũng không sai. Đáng trách bởi họ đã không vượt qua được sự bế tắc cũng như sự cám dỗ của đồng tiền (mặc dù phải trả giá bằng mồ hôi nước mắt mới có được nó!). Nhưng đáng thương bởi họ đâu có cơ hội nào khác để mà lựa chọn!
Suy cho cùng, hàng hóa Trung Quốc ồ ạt sang Việt Nam, kẻ có lợi vẫn là kẻ có quyền thế trong bộ máy nhà nước, từ những quan chức hải quan, cửa khẩu, biên phòng cho đến quan chức cấp tỉnh, cấp trung ương… Tất cả bọn họ đều được hưởng một phần không nhỏ lợi lộc bởi các kênh hối lộ, đút lót, đổi chác quyền lực với chỉ thị bề trên Trung Cộng…
Và, cái chết vẫn thuộc về dân đen, từ người tiêu dùng cho đến người vận chuyện, họ lao lực với đồng tiền công chỉ đủ để tồn tại mỗi ngày, không có bảo hiểm, không có lương hưu và cũng không có gì bảo đảm rằng ngày mai họ ngã bệnh, những ông chủ, bà chủ đã thuê họ thồ hàng, bốc hàng sẽ ghé đến và cho họ một lon sữa. Suy cho cùng, nhân dân bao giờ cũng là nạn nhân của kẻ bán nước, kẻ thỏa hiệp và kẻ cơ hội!
Và bây giờ, mùa Xuân 2016, khi mà lịch sử một lần nữa phải được minh bạch, thì có những cuộc đời, những số phận của nhân dân đi qua cuộc chiến tranh ấy phải mãi mãi trôi và chìm. Họ trôi vào dòng lãng quên, ém nhẹm của chế độ và họ chìm dần vào những cơn đau mới, cái chết mới do Trung Quốc mang đến dưới sự bảo trợ, nội ứng của nhà nước Cộng sản Việt Nam.
Có thể nói rằng người dân Tây Bắc, người dân của những tỉnh gần Trung Quốc đã sống như những bông hoa lan rừng, sống âm thầm, lặng lẽ tự hút tinh chất của gió trời để vặn mình trổ hoa, để rồi khi sức tàn lực tận, lại chết một cách lặng lẽ nơi núi rừng, im hơi và lặng tiếng. Lại một mùa Xuân mới trên biên giới phía Bắc Việt nam, mùa Xuân thứ 37. Nó đủ dài để biến một đứa bé thành một người cha, người mẹ và nó cũng đủ dài để biến một mùa Xuân thành một tiếng thở dài. Hun hút!
Có lẽ, cũng cần phải nói rằng đối với nhiều người Việt Nam và đối với lịch sử Việt Nam, cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc do Trung Quốc gây ra đã cướp đi hàng chục ngàn sinh mệnh con dân Việt Nam là một cuộc chiến tranh tàn khốc và biểu hiện rõ nét tính man rợ của người Trung Quốc trong chiến trận kể cả lúc người ta thắng hay thua.
Và cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979, mặc dù nhà cầm quyền đã cố ém nhẹm, lấp liếm bằng nhiều cách, mãi đến năm 2016, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mới có hành động đến viếng mộ những liệt sĩ của cuộc chiến tranh này và công khai hình ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng như một sự vớt vát về trách nhiệm lãnh đạo cũng như lương tri con người. Nhưng trước đó, vết thương chiến tranh đã khảm sâu vào tâm hồn dân tộc. Vết thương vẫn chưa bao giờ nguôi mưng đau khi nhà nước còn cố giấu giếm.
Và đã có bao nhiêu số phận, bao nhiêu con người vĩnh viễn ngã xuống, cũng như đã có bao nhiêu cuộc đời trở nên trơ trọi vì mất người thân, mất chỗ dựa bởi cuộc chiến tranh gây ra? Con số khó bề mà đếm xuể.
Nhưng dù sao đi nữa, dù không nói ra nhưng vẫn có nhiều gia đình liệt sĩ Cộng sản được công nhận, được truy lĩnh tiền tuất. Nhưng, đó cũng chỉ là những con số đầy chất tượng trưng, nó tỉ lệ với bia mộ liệt sĩ và những cuốn danh sách quân nhân chưa bị đốt cháy, thất lạc (có thể lý do sẽ là chiến tranh tàn phá!).
Đó là chưa muốn nói đến hàng triệu người dân mất tất cả, từ người thân cho đến nhà cửa, tài sản, thậm chí một phần thân thể giúp họ duy trì sinh nhai cũng bị mất. Và những con người, những số phận bị chiến tranh vùi dập này đã về đâu?
Cũng xin nhắc lại là hiện tại, đang là mùa Xuân, những ngày này, trước đây ba mươi bảy năm, họ là em bé, là thanh niên mới lớn, là người mẹ trẻ, là đứa bé mới ra đời… Và chiến tranh đi qua đã cướp đi nhiều thứ có ý nghĩa nhất trong cuộc đời của họ. Họ phải đối diện với sự cô đơn, trơ trọi, phải tiếp tục sống suốt ba mươi bảy mùa Xuân kế tiếp và những mùa Xuân sau nữa. Những mùa Xuân Tây Bắc.
Tôi nhấn mạnh mấy chữ Mùa Xuân Tây Bắc để thấy rằng dường như đất trời, thời gian và con người Tây Bắc chưa bao giờ thoát khỏi sự khổ nạn có tên Trung Quốc.
Bởi lẽ, trước đây ba mươi bảy năm, trong một ngày đẹp trời, một buổi sáng bình yên, hoa lan rừng nở, chim hót và sương mù giăng mắc, hương rừng ngào ngạt, đất trời khởi sắc… Bỗng dưng súng nổ, khói thuốc bay, tiếng khóc, cái chết và máu tràn ngập, sự sống trở nên lạc lỏng và mong manh chưa từng thấy!
Cái chết đến từ Trung Quốc, đến từ một quốc gia “núi liền núi, sông liền sông”, từ một “người anh em quốc tế Cộng sản”, từ một “anh cả Cộng sản chủ nghĩa”… Và ai phải chết? Đó là những người lính cả hai phía, những người lính bị nhồi sọ giết tróc vô tội vạ của hồng vệ binh Trung Quốc và những người lính say chiến khi ngửi phải thuốc súng của quân đội Cộng sản Việt Nam. Cả hai phía, một bên xâm lược, một bên chống chọi bảo vệ đất nước. Nhưng cả hai bên đều được đào tạo dưới mái trường Cộng sản và cả hai bên đều xuất thân từ dân đen khốn khó.
Chỉ có những dân đen, những người lính phải trả giá cho cuộc chơi đầy thách thức và bốc đồng của Đặng Tiểu Bình với trung ương Cộng sản Việt Nam thời bấy giờ. Họ Đặng đã tuyên bố “dạy cho Việt Nam một bài học!”. Và không hiểu cái bài học đó có thấm nhuần gì với mấy ông Cộng sản Việt Nam hay không nhưng rõ ràng là nhân dân đã trả học phí cho bài học đó bằng xương máu và nỗi đau dai dẳng!
Và sau bài học đó, cả Cộng sản Trung Quốc và Cộng sản Việt Nam vẫn vinh thân phì gia, chẳng hề hấn gì. Chỉ có nhân dân là mất mát mọi thứ, mất cả lẽ sống. Và cũng sau mùa Xuân chết chóc 1979, những con em người Việt may mắn sống sót, lại tiếp tục chết trong tay Trung Quốc bởi một cuộc chiến tranh khác. Cuộc chiến tranh này cũng không gây hề hấn gì tới giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, thậm chí nó còn tạo ra những cái bắt tay chứa đầy lợi lộc cho hai tay trùm Cộng sản này.
Nếu như năm 1979, những con em bơ vơ, lạc lõng sau chiến tranh phải chật vật bới từng hạt gạo trong đống đổ nát chiến tranh để cầm hơi mà sống thì hiện tại, những con dân sống sót lại tiếp tục oằn lưng cõng một cuộc chiến tranh khác, đó là chiến tranh của miếng ăn.
Thật là đau lòng khi hầu hết những cửu vạn thồ hàng, bốc hàng lậu từ Trung Quốc về Việt Nam lại chính là những người từng mất mát, đau đớn trong cuộc chiến tranh biên giới 1979! Bởi sau khi cuộc chiến đi qua, họ trơ trọi và nghèo khổ, họ kiếm sống bằng nhiều cách. Và cuối cùng, đi làm cửu vạn là cách khả dĩ nhất đối với những người chỉ còn biết hy vọng vào đôi tay, tấm lưng và đôi chân tõe ngón vì bươn bả với cuộc đời của họ.
Nếu như cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 đã cướp đi hàng chục ngàn sinh mạng, tài sản và niềm hy vọng tương lai của hàng vạn gia đình thì cuộc chiến tranh hiện tại mà vũ khí chính là hàng giả, hàng độc hại từ Trung Quốc đang ồ ạt tấn công vào từng cơ thể, từng sinh mệnh Việt Nam ( xin giới hạn đây chỉ là cuộc tấn công ở biên giới phía Bắc và có tác động đến những con người từng trải qua cuộc chiến 1979). Và thay vì chiến đấu chống với nó, những nạn nhân cuộc chiến tranh 1979 lại tự biến họ thành những người lính của Trung Cộng, mang thứ vũ khí chết bằng đường miệng, đường tiêu dùng về đầu độc đồng bào, dân tộc của mình.
Thật là đáng sợ khi nghĩ về miếng ăn, chỗ ở và cái mặc. Dường như con người đã tê liệt hoàn toàn bởi cái nghèo và sự sợ hãi về nó. Những người làm cửu vạn mang hàng Trung Quốc vào Việt Nam có đáng trách hay không? Nói đáng trách cũng đúng mà nói đáng thương cũng không sai. Đáng trách bởi họ đã không vượt qua được sự bế tắc cũng như sự cám dỗ của đồng tiền (mặc dù phải trả giá bằng mồ hôi nước mắt mới có được nó!). Nhưng đáng thương bởi họ đâu có cơ hội nào khác để mà lựa chọn!
Suy cho cùng, hàng hóa Trung Quốc ồ ạt sang Việt Nam, kẻ có lợi vẫn là kẻ có quyền thế trong bộ máy nhà nước, từ những quan chức hải quan, cửa khẩu, biên phòng cho đến quan chức cấp tỉnh, cấp trung ương… Tất cả bọn họ đều được hưởng một phần không nhỏ lợi lộc bởi các kênh hối lộ, đút lót, đổi chác quyền lực với chỉ thị bề trên Trung Cộng…
Và, cái chết vẫn thuộc về dân đen, từ người tiêu dùng cho đến người vận chuyện, họ lao lực với đồng tiền công chỉ đủ để tồn tại mỗi ngày, không có bảo hiểm, không có lương hưu và cũng không có gì bảo đảm rằng ngày mai họ ngã bệnh, những ông chủ, bà chủ đã thuê họ thồ hàng, bốc hàng sẽ ghé đến và cho họ một lon sữa. Suy cho cùng, nhân dân bao giờ cũng là nạn nhân của kẻ bán nước, kẻ thỏa hiệp và kẻ cơ hội!
Và bây giờ, mùa Xuân 2016, khi mà lịch sử một lần nữa phải được minh bạch, thì có những cuộc đời, những số phận của nhân dân đi qua cuộc chiến tranh ấy phải mãi mãi trôi và chìm. Họ trôi vào dòng lãng quên, ém nhẹm của chế độ và họ chìm dần vào những cơn đau mới, cái chết mới do Trung Quốc mang đến dưới sự bảo trợ, nội ứng của nhà nước Cộng sản Việt Nam.
Có thể nói rằng người dân Tây Bắc, người dân của những tỉnh gần Trung Quốc đã sống như những bông hoa lan rừng, sống âm thầm, lặng lẽ tự hút tinh chất của gió trời để vặn mình trổ hoa, để rồi khi sức tàn lực tận, lại chết một cách lặng lẽ nơi núi rừng, im hơi và lặng tiếng. Lại một mùa Xuân mới trên biên giới phía Bắc Việt nam, mùa Xuân thứ 37. Nó đủ dài để biến một đứa bé thành một người cha, người mẹ và nó cũng đủ dài để biến một mùa Xuân thành một tiếng thở dài. Hun hút!
NHẠC SĨ TUẤN KHANH
Mật mã hạnh phúc
Wed, 02/17/2016 - 19:17 — tuankhanh
Đầu tháng 1/2016, tại Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), người dân ở đây được giới thiệu bộ Hạnh phúc, do bà Ohood Al Roumi làm bộ trưởng, mà theo như chính quyền thông báo, thì bộ này có quyền hạn bổ sung, lèo lái các chính sách chung nhằm đem lại “niềm vui và sự thoả lòng” của dân chúng trong đời sống hiện tại.
Những thập niên đầu của thế kỷ 21, lịch sử nhân loại ghi nhận rất nhiều những thành công về kinh tế, khoa học… của loài người đến mức vượt bậc. Hôm nay con người có thể thay ghép thân thể cho nhau, có thể mơ đến việc chống lại tự nhiên, kéo dài tuổi thọ… nhưng tranh cãi và băn khoăn vô cùng về cách làm sao để hạnh phúc.
Hạnh phúc, quả có một hạnh phúc cho mỗi cuộc đời con người trên trần thế, nhưng mong manh và hư ảo làm sao. Thậm chí con người vẫn luôn lầm tưởng rằng mình đang hạnh phúc, với những nhu cầu được biện giải giản đơn của trần thế như tiền bạc, xác thịt, danh vọng…
Hạnh phúc vẫn có thể bị lãng quên hoặc lạc nơi xó xỉnh nào đó giữa những nhu cầu con người ngày càng phức tạp, đến mức Liên Hiệp Quốc phải ấn định ngày 20.3 hàng năm là ngày International Day of Happiness để mỗi người tự xem lại đời mình đã thật sự có phút giây hạnh phúc nào chưa?
Tuy nhiên, vùng đất Hồi giáo rất hà khắc UAE này không phải là nơi đầu tiên nghĩ ra việc biến một khái niệm trừu tượng thành cơ sở hoạt động hành chính cụ thể. Năm 2013, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro cũng đã tuyên bố thành lập một thứ trưởng phụ trách “hạnh phúc xã hội tối cao” là ông Rafael Rios.
Nhân vật được phó thác đi tìm hạnh phúc của quốc gia này nói với tờ NPR rằng lý tưởng của chính phủ là sẽ tạo ra số tiền thu nhập lớn nhất để đem lại hạnh phúc cho con người. Freddy Ehlers, bộ trưởng ngôi sao truyền hình và du lịch, thì nói đơn giản hơn: “buen vivir”. Hạnh phúc”, một cụm từ mà nôm na là “sống tốt”, vậy thôi.
Ngay cả cách nói "sống tốt", tưởng chừng là dễ hiểu, cũng rất mông lung. Báo cáo của Human Rights Watch năm 2015 cho biết tất cả những lao động của Bắc Triều Tiên đưa ra nước ngoài lao động tập thể bị chính quyền lấy đi hết 70% lương mỗi tháng, nhưng khi được báo chí hỏi đến, họ đều nói là “rất hạnh phúc”.
Nhà văn lừng danh của Nga M. A. Solokhov (1905 – 1984) khi bị mật vụ Nga tố tập 2 của bộ tiểu thuyết Họ đã chiến đấu vì tổ quốc “có vấn đề”, ông buộc phải đốt bản thảo này, và trả lời với an ninh văn hoá rằng “tôi hạnh phúc với miếng bánh mì của mình”.
Liệu một quốc gia sẽ mạnh miệng tuyên bố mình là đất nước hạnh phúc như thế nào, với khái niệm quá ư ảo diệu này? Và một chính phủ có thể điều chỉnh suy nghĩ về hạnh phúc của dân chúng như thế nào?
Năm 1972, vua Jigme Singye Wangchuc của Bhutan đã từng gợi ý rằng nước này sẽ đặt ra một chỉ số đánh giá mang tên “Tổng hạnh phúc quốc gia” (Gross National Happiness/GNH) và coi trọng hơn hoạt động kinh tế của mọi chính sách công.
Tuy không có cấp bộ nhưng Ủy ban hạnh phúc quốc gia Bhutan được giao nhiệm vụ khảo sát mức độ hạnh phúc hàng năm trong cả nước. Các thông tin mà họ thu thập được sau đó được sử dụng bởi các chính phủ để đưa ra các chính sách quyết định.
Ấy vậy mà, dựa theo hoạt động của chính Bhutan, báo cáo của Liên hiệp quốc về Hạnh phúc thế giới gần đây nhất, Bhutan chỉ đứng thứ 79 ra trên 158 quốc gia. Hiện định kiến về vấn đề giới tính, một người bị tố cáo là gay sẽ phải chịu án giam từ một tháng đến một năm, có lẽ chỉ số hạnh phúc của Bhutan với thế giới trong năm nay sẽ còn giảm nữa.
Trong khi đó, Hà Lan, Thuỵ Sĩ, Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy… rất “vô danh” trong những hoạt động có tên gọi xây dựng hạnh phúc nhưng lại nằm trong top 10 những quốc gia Hạnh phúc thế giới, với chú thích rằng người dân ở đây khi được hỏi, họ nói rằng họ cảm thấy mình đủ quyền của một con người, và hơn hết, là tự do.
Tự do, lại thêm một khái niệm gây tranh cãi. Nhưng rõ ràng hạnh phúc và tự do rất gần nhau, đặc biệt, khi người được hỏi có quyền tự do diễn đạt mình có hạnh phúc hay không mà không lo ngại gì. Những phụ nữ bị buộc phải lấy chồng là chiến binh ISIS ở Syria cũng luôn nói rằng mình hạnh phúc, cho đến khi đào thoát được sang vùng đất khác.
Trên Twitter, Người ta bắt đầu thấy những câu bình luận được đánh dấu “If_you_were_the_happiness_minister” để chế giễu về việc áp đặt và nhận dạng hạnh phúc của người khác. Những câu bình luận cho mục nói trên (nếu như tôi là bộ trưởng bộ Hạnh phúc) có thể dành cho bất cứ ai, bất cứ quốc gia nào một cách nghiêm túc dù phải nở chút đỉnh nụ cười.
Nếu tôi là bộ trưởng Hạnh phúc, tôi sẽ làm gì? Công việc của tôi chắc là nhiều lắm, nhưng để làm vài việc đầu tiên, chẳng hạn, tôi sẽ đến U Minh, Cà Mau để hỏi xem người dân bị cưỡng chế đập nhà để xây cầu, né không làm hại nhà của chị ông chủ tịch thị trấn có hạnh phúc không?
Tôi sẽ tìm đến các luật sư của em thiếu niên Nguyễn Mai Trung Tuấn để hỏi họ có hạnh phúc không, khi mọi chứng cứ buộc tội em bị báo chí bóc trần là cố ý sai lệch, vu cáo… nhưng toà án tỉnh Long An vẫn khư khư cố chấp? Hoặc tôi sẽ đến Sơn La, nơi các học sinh phải bắt chuột để ăn khi tết này rực pháo hoa hàng trăm tỉ vô nghĩa – rằng các em có hạnh phúc không?
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết rằng “khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi thăm”… Chúng ta hãy cùng nhau đi thăm mọi nơi, và nhớ ghi chú rằng “hạnh phúc không nằm trong chỉ số”.
Hạnh phúc là nơi gương mặt con người, nơi tự do và lời nói về cuộc đời mình đang có. Hạnh phúc không rõ ràng như thấy ở đám đông vui cười mặc veste, đi xe hơi và nói tiền tỉ. Hạnh phúc có thể nằm ẩn sâu trong những đôi mắt im lặng nhìn chúng ta, những cái nhìn có thể làm chúng ta thao thức.
Những thập niên đầu của thế kỷ 21, lịch sử nhân loại ghi nhận rất nhiều những thành công về kinh tế, khoa học… của loài người đến mức vượt bậc. Hôm nay con người có thể thay ghép thân thể cho nhau, có thể mơ đến việc chống lại tự nhiên, kéo dài tuổi thọ… nhưng tranh cãi và băn khoăn vô cùng về cách làm sao để hạnh phúc.
Hạnh phúc, quả có một hạnh phúc cho mỗi cuộc đời con người trên trần thế, nhưng mong manh và hư ảo làm sao. Thậm chí con người vẫn luôn lầm tưởng rằng mình đang hạnh phúc, với những nhu cầu được biện giải giản đơn của trần thế như tiền bạc, xác thịt, danh vọng…
Hạnh phúc vẫn có thể bị lãng quên hoặc lạc nơi xó xỉnh nào đó giữa những nhu cầu con người ngày càng phức tạp, đến mức Liên Hiệp Quốc phải ấn định ngày 20.3 hàng năm là ngày International Day of Happiness để mỗi người tự xem lại đời mình đã thật sự có phút giây hạnh phúc nào chưa?
Tuy nhiên, vùng đất Hồi giáo rất hà khắc UAE này không phải là nơi đầu tiên nghĩ ra việc biến một khái niệm trừu tượng thành cơ sở hoạt động hành chính cụ thể. Năm 2013, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro cũng đã tuyên bố thành lập một thứ trưởng phụ trách “hạnh phúc xã hội tối cao” là ông Rafael Rios.
Nhân vật được phó thác đi tìm hạnh phúc của quốc gia này nói với tờ NPR rằng lý tưởng của chính phủ là sẽ tạo ra số tiền thu nhập lớn nhất để đem lại hạnh phúc cho con người. Freddy Ehlers, bộ trưởng ngôi sao truyền hình và du lịch, thì nói đơn giản hơn: “buen vivir”. Hạnh phúc”, một cụm từ mà nôm na là “sống tốt”, vậy thôi.
Ngay cả cách nói "sống tốt", tưởng chừng là dễ hiểu, cũng rất mông lung. Báo cáo của Human Rights Watch năm 2015 cho biết tất cả những lao động của Bắc Triều Tiên đưa ra nước ngoài lao động tập thể bị chính quyền lấy đi hết 70% lương mỗi tháng, nhưng khi được báo chí hỏi đến, họ đều nói là “rất hạnh phúc”.
Nhà văn lừng danh của Nga M. A. Solokhov (1905 – 1984) khi bị mật vụ Nga tố tập 2 của bộ tiểu thuyết Họ đã chiến đấu vì tổ quốc “có vấn đề”, ông buộc phải đốt bản thảo này, và trả lời với an ninh văn hoá rằng “tôi hạnh phúc với miếng bánh mì của mình”.
Liệu một quốc gia sẽ mạnh miệng tuyên bố mình là đất nước hạnh phúc như thế nào, với khái niệm quá ư ảo diệu này? Và một chính phủ có thể điều chỉnh suy nghĩ về hạnh phúc của dân chúng như thế nào?
Năm 1972, vua Jigme Singye Wangchuc của Bhutan đã từng gợi ý rằng nước này sẽ đặt ra một chỉ số đánh giá mang tên “Tổng hạnh phúc quốc gia” (Gross National Happiness/GNH) và coi trọng hơn hoạt động kinh tế của mọi chính sách công.
Tuy không có cấp bộ nhưng Ủy ban hạnh phúc quốc gia Bhutan được giao nhiệm vụ khảo sát mức độ hạnh phúc hàng năm trong cả nước. Các thông tin mà họ thu thập được sau đó được sử dụng bởi các chính phủ để đưa ra các chính sách quyết định.
Ấy vậy mà, dựa theo hoạt động của chính Bhutan, báo cáo của Liên hiệp quốc về Hạnh phúc thế giới gần đây nhất, Bhutan chỉ đứng thứ 79 ra trên 158 quốc gia. Hiện định kiến về vấn đề giới tính, một người bị tố cáo là gay sẽ phải chịu án giam từ một tháng đến một năm, có lẽ chỉ số hạnh phúc của Bhutan với thế giới trong năm nay sẽ còn giảm nữa.
Trong khi đó, Hà Lan, Thuỵ Sĩ, Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy… rất “vô danh” trong những hoạt động có tên gọi xây dựng hạnh phúc nhưng lại nằm trong top 10 những quốc gia Hạnh phúc thế giới, với chú thích rằng người dân ở đây khi được hỏi, họ nói rằng họ cảm thấy mình đủ quyền của một con người, và hơn hết, là tự do.
Tự do, lại thêm một khái niệm gây tranh cãi. Nhưng rõ ràng hạnh phúc và tự do rất gần nhau, đặc biệt, khi người được hỏi có quyền tự do diễn đạt mình có hạnh phúc hay không mà không lo ngại gì. Những phụ nữ bị buộc phải lấy chồng là chiến binh ISIS ở Syria cũng luôn nói rằng mình hạnh phúc, cho đến khi đào thoát được sang vùng đất khác.
Trên Twitter, Người ta bắt đầu thấy những câu bình luận được đánh dấu “If_you_were_the_happiness_minister” để chế giễu về việc áp đặt và nhận dạng hạnh phúc của người khác. Những câu bình luận cho mục nói trên (nếu như tôi là bộ trưởng bộ Hạnh phúc) có thể dành cho bất cứ ai, bất cứ quốc gia nào một cách nghiêm túc dù phải nở chút đỉnh nụ cười.
Nếu tôi là bộ trưởng Hạnh phúc, tôi sẽ làm gì? Công việc của tôi chắc là nhiều lắm, nhưng để làm vài việc đầu tiên, chẳng hạn, tôi sẽ đến U Minh, Cà Mau để hỏi xem người dân bị cưỡng chế đập nhà để xây cầu, né không làm hại nhà của chị ông chủ tịch thị trấn có hạnh phúc không?
Tôi sẽ tìm đến các luật sư của em thiếu niên Nguyễn Mai Trung Tuấn để hỏi họ có hạnh phúc không, khi mọi chứng cứ buộc tội em bị báo chí bóc trần là cố ý sai lệch, vu cáo… nhưng toà án tỉnh Long An vẫn khư khư cố chấp? Hoặc tôi sẽ đến Sơn La, nơi các học sinh phải bắt chuột để ăn khi tết này rực pháo hoa hàng trăm tỉ vô nghĩa – rằng các em có hạnh phúc không?
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết rằng “khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi thăm”… Chúng ta hãy cùng nhau đi thăm mọi nơi, và nhớ ghi chú rằng “hạnh phúc không nằm trong chỉ số”.
Hạnh phúc là nơi gương mặt con người, nơi tự do và lời nói về cuộc đời mình đang có. Hạnh phúc không rõ ràng như thấy ở đám đông vui cười mặc veste, đi xe hơi và nói tiền tỉ. Hạnh phúc có thể nằm ẩn sâu trong những đôi mắt im lặng nhìn chúng ta, những cái nhìn có thể làm chúng ta thao thức.
SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN
h ngồi giữa ở hàng giữa.
Bài phỏng vấn Bác Sĩ Đính và Bà Nguyễn Nga Mỹ
của Trọng Thịnh trên báo Tiền PhongGia đình Học Giả Nguyễn Văn Vĩnh
Qua Ký Ức
của Những Người Cháu NộiMột buổi sáng cuối thu, có người phụ nữ đã luống tuổi tìm đến văn phòng đại diện báo Tiền Phong tại TP. HCM. Bà tự giới thiệu tên là Nguyễn Nga Mỹ - con của ông Nguyễn Dương và là cháu nội của học giả Nguyễn Văn Vĩnh.Bà Mỹ đưa một lá đơn đề nghị nói lại cho cụ thể về hai bài viết đăng cách đây chưa lâu trên báo Tiền Phong: “Người đàn bà đứng sau học giả Nguyễn Văn Vĩnh” và bài “Tuổi thơ Nguyễn Nhược Pháp” của tác giả Khúc Hà Linh.Tuy nhiên lá đơn không đứng tên bà Mỹ mà đứng tên của một người cháu nội của học giả Nguyễn Văn Vĩnh khác: Ông Nguyễn Lân Đính - con ông Nguyễn Hải.Chúng tôi đã gặp cả hai người cháu nói trên của học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Trong cuộc trao đổi, cả ông Đính và bà Vĩnh khẳng định, những vấn đề chưa đúng trong hai bài báo đều không lớn, nhưng có thể gây hiểu nhầm cho người đọc cũng như làm sai lệch lịch sử. Cụ thể, với bài báo “Người đàn bà đứng sau học giả Nguyễn Văn Vĩnh”.- Chi tiết thứ nhất: học giả Nguyễn Văn Vĩnh được cải táng sau hơn 3 năm chôn cất theo đúng phong tục tập quán của người miền Bắc chứ không phải chỉ sau vài tháng như bài báo đã nêu. Bà Nguyễn Thị Mười - Con gái cụ Vĩnh sinh năm 1919 hiện vẫn còn sống và còn minh mẫn đã khẳng định điều đó.- Chi tiết thứ hai: về ngôi nhà số 25 Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) mà cụ ông và cụ bà Vĩnh đã từng sống. Ông Nguyễn Lân Đính khẳng định ngôi nhà đó là của anh em bên mẹ ông mua và cho mẹ cùng anh em ông ở từ năm 1942, tức là sau 6 năm cụ Vĩnh mất thì làm sao cụ Vĩnh có thể ở đó được. Và tới năm 1954, trước khi cả gia đình ông bà Nguyễn Hải di cư vào Nam, bà Hải đã mời bà Vĩnh về ở.- Chi tiết thứ 3: theo ông Đính, cụ bà Vĩnh là một người rất đảm đang, khéo thu vén, tần tảo nên không chỉ lo cho mười mấy người con trong đó có nhiều người thành đạt mà còn giúp đỡ chồng rất nhiều khi cụ Vĩnh gặp khó khăn về tài chính. Thậm chí dù Nguyễn Nhược Pháp là con riêng của chồng nhưng bà vẫn nhận nuôi và coi như con ruột. Trong kháng chiến chống Pháp, bà Vĩnh cũng giúp đỡ tài chính rất nhiều để các con tham gia kháng chiến.Về bài báo “Tuổi thơ Nguyễn Nhược Pháp” cũng có một chi tiết sai là “Được tin anh Hải mất trong Nam, Nguyễn Nhược Pháp buồn đau…”. Điều này là không thể bởi Nguyễn Nhược Pháp mất năm 1938, còn Nguyễn Hải mất năm 1939 thì sao người mất trước có thể buồn đau người mất sau được? Ngoài ra tên người con trai của cụ Vĩnh là Nguyễn Văn Phổ chứ không phải là Nguyễn Phổ.Trong gia tộc họ Nguyễn Văn Vĩnh, chỉ trừ Nguyễn Văn Phổ là có tên đệm chữ Văn và những người con riêng có tên đệm, còn lại các con trai cụ Vĩnh chỉ có tên và họ. Tuy nhiên đến đời thứ 3 trở đi thì đa số con trai đều được đặt tên chữ đệm là Lân còn con gái thì có tên cuối là Mỹ.Ngay từ khi còn đi học, ông Nguyễn Lân Đính đã bị nhiều người nhầm là con của gia đình nhà giáo Nguyễn Lân - Một dòng họ nổi tiếng về sự học ở Việt Nam. Ông Đính còn nhớ vào khoảng năm 1943 - 1944, khi ông đang theo học tại trường Albert Sarraut, ông có được theo học thầy Nguyễn Lân.Bà Mỹ và ông Đính cũng cám ơn tác giả Khúc Hà Linh đã quan tâm tới gia tộc của dòng họ Nguyễn Văn Vĩnh, tuy nhiên trong quá trình tìm hiểu, tham khảo cần có sự đối chứng kỹ hơn nữa để tránh những sai sót. Con cháu cụ Vĩnh hiện đã lên tới 6 đời với vài trăm người.Ngoài ra, cách đây 5 năm, Nguyễn Hồng Phúc – Con trai trưởng của Nguyễn Lân Chi (Cháu đích tôn của cụ Nguyễn Văn Vĩnh) đã bỏ công sức đi sưu tầm những tài liệu, hình ảnh liên quan đến gia tộc Nguyễn Văn Vĩnh, trong đó có những tư liệu ghi nhận, chọn lọc và tổng hợp từ trí nhớ của rất nhiều người trong dòng tộc nên có những cơ sở khoa học để làm căn cứ khi nghiên cứu.Hiện nay, trang web nguyenvanvinh.net do Nguyễn Hồng Phúc có lưu rất nhiều tư liệu và đã được nhiều người trong dòng tộc công nhận là trang web có những thông tin chính xác nhất.Ông Nguyễn Lân Đính là con thứ 3 của ông Nguyễn Hải - Con trưởng của cụ Vĩnh. Ông Hải du học bên Pháp, nhưng giữa chừng thì về nước cưới vợ. Vợ ông Hải là bà Trần Thị Kim, con gái của ông Trần Văn Thông, Tổng đốc thành Nam Định.Bà Kim còn có người anh trai khá nổi tiếng sau này là ông Trần Văn Chương, từng làm đến chức đại sứ của Việt Nam cộng hoà tại Mỹ và có cô con gái tên Trần Lệ Xuân - nổi tiếng với vai trò bà Cố vấn - tức phu nhân của cố vấn Ngô Đình Nhu trong chính quyền Sài Gòn.Ông Trần Văn Thông quê ở Biên Hoà nhưng được triều Nguyễn cử ra làm tổng trấn Nam Định.Sau khi cưới vợ, ông Hải đã đưa vợ sang Pháp và đã sinh hạ được hai người con là Nguyễn Lân Chi (1928) và Nguyễn Thị Khuê Mỹ (1930).Cũng trong năm này, bà Kim tiếp tục mang thai đứa con thứ 3 tại Pháp nhưng bà lại trở lại Việt Nam và sinh con tại Nam Định vào ngày 21-2-1931: Đó chính là Nguyễn Lân Đính. Tuy không phải là cháu đích tôn của cụ Vĩnh nhưng ông Đính lại có may mắn là đứa cháu được sống nhiều nhất với ông nội.Sau khi sinh 15 ngày, bà Kim đã giao ông Đính cho bên nội nuôi và ông Đính được sống một thời gian trong ngôi nhà ở Thuỵ Khuê cùng với ông bà nội và các cô chú ruột.Nhưng vì ông nội mất sớm (1936) nên trong tâm trí của đứa trẻ mới vài tuổi đầu, ông Đính chỉ nhớ là ông nội hay cho ông cháu ngồi lên đùi để ông nựng, có lần khi đi Lào về ông nội vừa bế ông khi ngồi trên ghế vừa xoay xoay chiếc lọ thủy tinh đựng mạt vàng, khoe với mọi người.Một chi tiết nữa ông Đính vẫn nhớ là có một lần do ông khóc, đòi ngồi ăn cùng bàn với mọi người nên đã bị chú Pháp (Nguyễn Nhược Pháp) tát một cái. Tuy nhiên cũng như nhiều cô chú khác, chú Pháp cũng rất chiều cháu và hay chở cháu đi chơi, thậm chí chở vào cả toà báo để xem chú làm việc.Mãi tới năm 1939, sau khi ông Hải mất tại miền Nam, bà Kim mới đưa các con ra Hà Nội sinh sống và ông Đính mới được sống cùng anh chị em ruột. Tuy nhiên ông vẫn qua lại với bà nội và các cô chú.Như nhiều cô chú trong dòng tộc Nguyễn Văn Vĩnh, ông Đính học cũng rất giỏi và tốt nghiệp tú tài 2 vào năm 1950 tại trường Albert Sarraut (nay là trường PTTH Trần Phú - Quận Hoàn Kiếm).Năm 1951, ông Đính đi du học tại Pháp và lấy bằng tiến sỹ Y khoa năm 1958 với chuyên môn về dinh dưỡng. Thời điểm đó tại Việt Nam chưa có một ai có chuyên môn sâu về dinh dưỡng đến như thế.Vì là đề tài tự đăng ký nên ban đầu ông Đính không được theo học chính quy. Và năm 1954 Pháp rút khỏi Việt Nam nên ông Đính trở thành du học sinh tự do.Muốn làm được tiến sỹ chuyên ngành dinh dưỡng, ông phải có học bổng của chính phủ. Bí quá, ông đã nhờ em gái liên lạc với Trần Lệ Xuân để nhờ giúp đỡ.Theo em gái ông kể lại thì khi nghe trình bày, bà Xuân đã nhấc điện thoại gọi cho ai đó và chỉ một tuần sau, ông đã có học bổng để tiếp tục làm luận án tiến sỹ.Năm 1959 ông Đính trở về nước (thời điểm này cả gia đình ông đã đi cư vào Nam nên ông bay thẳng từ Pháp về Sài Gòn) và tham gia làm việc tại Phòng thí nghiệm khảo cứu dinh dưỡng.Năm 1967, ông bị trưng tập vào Cục Quân y Quân lực Cộng hòa và sau đó làm Giám đốc Chương trình dinh dưỡng cho đến năm 1975.Sau khi đất nước thống nhất, ông Đính không đi nước ngoài như nhiều người mà ở lại, làm qua nhiều công việc trước khi về làm giám đốc Trung tâm dinh dưỡng trẻ em thuộc Sở Y tế TP. HCM.Tại đây, với khả năng chuyên môn của mình cùng với những mối quan hệ với nhiều tổ chức y tế trên thế giới có từ trước năm 1975, ông Đính đã cùng nhiều y bác sỹ có tâm huyết xây dựng trung tâm thành trung tâm chăm sóc, tư vấn về dinh dưỡng hàng đầu của Việt Nam.______________________________________________
Về một hậu duệ của học giả Nguyễn Văn Vĩnh
Bây giờ thì bộ phim tài liệu gia đình của gia tộc Nguyễn Văn Vĩnh mang tên “Mạn đàm về Người Man di hiện đại” dài tới 4 tiếng đã được chiếu tới 30 lần, ngoài những buổi chiếu tại gia đình, Trung tâm văn hoá Pháp thì có những buổi chiếu cho hàng trăm sinh viên trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Đại học Văn hoá và Đại học Sư Phạm Hà Nội đều nhận được những phản hồi tích cực. Đây có lẽ là bộ phim tài liệu lịch sử duy nhất về một gia tộc được làm công phu, đồ sộ và… hoàn toàn bằng kinh phí độc lập. Người dám làm một việc “không giống ai” ấy là anh Nguyễn Lân Bình, một công chức ở Bộ Ngoại giao, cháu nội học giả Nguyễn Văn Vĩnh…
Anh Lân Bình bên bộ tràng kỷ, kỷ vật duy nhất của cụ Vĩnh
I- Tôi quen anh Lân Bình từ năm 2002 khi lấy tư liệu viết bài về cha anh, ông Nguyễn Dực, người có công đặc biệt trong việc xây dựng Đài Tiếng nói Việt Nam, tháng 8 năm 1945 .Ấn tượng đầu tiên về người đàn ông này là niềm tự hào và say mê đặc biệt khi nói về gia tộc mình. Khi nghe rồi mới thấy niềm tự hào ấy hoàn toàn có lý bởi đó là gia tộc có quá nhiều người tài, nổi tiếng với những tên tuổi đã “đóng đinh” vào lịch sử văn hoá, văn học nước nhà như học giả, nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh, nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp, nhà thơ Nguyễn Giang…
Khi có dịp ngồi nói chuyện với nhau, anh Bình thường nhắc nhiều về ông nội mình, một trong những người có công lớn trong việc truyền bá chữ quốc ngữ ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX .
Cần phải nói một chút về học giả Nguyễn Văn Vĩnh. với tư cách là một nhà báo, dịch giả đã làm hết sức mình để chữ Quốc ngữ trở thành chữ viết Quốc gia đầu thế kỷ XX.
Những nỗ lực của học giả Nguyễn Văn Vĩnh trong việc truyền bá và phổ biến chữ quốc ngữ ở Việt Nam đã đóng góp rất lớn vào việc nâng cao dân trí, mở mang tri thức cho người dân Việt Nam, giúp cho dân tộc Việt Nam được dùng một thứ chữ viết riêng hiện đại, tiện lợi, trên con đường hội nhập với các dân tộc khác trên thế giới.
Trong cuộc đời mấy chục năm làm báo của mình, ông đã là chủ bút của 8 tờ báo tiếng Việt và tiếng Pháp, Nguyễn Văn Vĩnh đã dịch hàng chục tác phẩm văn học, triết học, như “Kim Vân Kiều” (dịch từ chữ Nôm sang chữ quốc ngữ, rồi dịch từ chữ quốc ngữ sang Pháp văn); dịch “Triết học yếu lược”; rồi “Thơ ngụ ngôn” của La Fontaine; ” Ba người lính ngự lâm pháo thủ” (24 cuốn) của Alexandre Dumas; “Những người khốn khổ” của Victor Hugo; ” Miếng da lừa” của O.de Balzac… sang chữ quốc ngữ, mục đích để phổ biến chữ quốc ngữ với người Việt, đồng thời mở ra một cửa sổ giúp cho người dân tiếp cận với văn học, văn hoá thế giới…
Từng làm chủ nhà in và những tờ báo nổi tiếng nhất Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX bằng cả tiếng Việt (Đông Dương tạp chí, Trung Bắc tân văn – Tờ nhật báo đầu tiên trong lịch sử báo chí VN ) và tiếng Pháp ( Notre Journal, L’Annam nouveau – An nam mới…), nhưng do không chịu khuất phục người Pháp mà Nguyễn Văn Vĩnh đã bị chính quyền o ép tới mức phải phá sản.
Giữa năm 1935, với lý do Nguyễn Văn Vĩnh bị vỡ nợ, chính phủ thuộc địa đã tịch thu toàn bộ tài sản của ông đem bán đấu giá, số tiền bán đấu giá vẫn chưa đủ để trả hết nợ. Người Pháp đã đưa ra 3 lựa chọn cho Nguyễn Văn Vĩnh: nếu vào Huế làm quan, sẽ được trả lại toàn bộ tài sản như cũ; Ngồi tù ở Hỏa Lò dù chỉ 1 ngày; hoặc biệt xứ sang Lào với danh nghĩa đi tìm vàng để trả nợ! Với cái “máu” của người làm báo đậm chất kẻ sĩ, ông đã lựa chọn đi Lào. Tiếng là đi tìm vàng, nhưng chỉ trong 1 tháng ở Lào, Nguyễn Văn Vĩnh đã viết thiên phóng sự dài kỳ “Một tháng với những người đi tìm vàng”, gồm 11 bài đăng trên báo L’Annam Nouveau. Khi loạt phóng sự này đang dở dang thì ngày 1- 5-1936, Nguyễn Văn Vĩnh đột ngột qua đời trong một chiếc thuyền độc mộc trên sông SêPôn, một cái chết cho tới bây giờ vẫn còn là bí ẩn…
Ông Vĩnh có tới 15 người con, với những biến cố của lịch sử đất nước, đại gia đình ấy cũng phải ly tán mỗi người một nơi và cũng có những người con của ông Vĩnh gặp phải hoàn cảnh không may mắn như Nguyễn Phổ, người cùng hoạt động tình báo với nhà văn Vũ Bằng nhưng vì một sự hiểu lầm mà đã bị bắt ngồi tù oan hơn 17 năm…
Bức tranh “Sự ra đời của chữ Quốc ngữ- Cái chết siêu việt của ông Nguyễn Văn Vĩnh” do Tiến sĩ vật lý hạt nhân – hoạ sĩ Nguyễn Đình Đăng vẽ năm 2001 tại Tokyo-Nhật Bản.
Anh Bình kể : Một thời gian dài, anh hầu như không hiểu gì về lịch sử gia đình, bởi một thời, vì nhiều lý do mà ngay trong nhà cũng không dám thường xuyên treo ảnh cụ Vĩnh. Thời đi học, anh chỉ biết đơn giản rằng ông nội mình là một người tài, rồi bị phá sản… Mãi tới cuối những năm 80 lần về quê đầu tiên với người chu ruột, rồi cuối những năm 90 vì được gia tộc tin cậy giao lại cái kho tư liệu mà các bác các chú anh đã cất giữ, anh Bình mới bàng hoàng lờ mờ nhận thấy :hóa ra sự nghiệp của ông nội mình quá lớn.! Vậy mà phần đông con cháu đều biết hoặc biết rất ít về cụ… Phải làm gì để con cháu không quên cội nguồn, phải làm gì để mọi người trong gia tộc đều dược biết rằng gia tộc mình có quá nhiều những điều kỳ vĩ mà vì sao lại phải chịu nhiều thăng trầm , đắng cay đến như vậy ? Câu hỏi ấy ám ảnh Nguyễn Lân Bình nhiều năm. Cho tới năm 2006, anh quyết định với di sản đồ sộ của ông nội và các bác để lại, nên làm một bộ phim tài liệu về gia tộc mình chí ít là để con cháu trong nhà cùng biết! Ngày đó, khi nghe anh nói ý định ấy, tôi và tất cả bạn bè anh đều nghĩ có lẽ ông bạn mình..có vấn đề rồi?!
II- Giờ đây, khi bộ phim đã hoàn thành và đã chiếu tới 30 buổi cho nhiều đối tượng từ các nhà văn, nhà báo, sử học, nhà nghiên cứu văn hoá trong và ngoài nước, các nhà quản lý về văn hoá- văn nghệ, sinh viên các trường đại học và ở đâu,lúc nào cũng nhận được phản hồi tích cực. Nhắc lại hành trình suốt 1 năm làm phim, anh Bình tâm sự : “ nhiều lúc không dám nghĩ mọi chuyện lại trở thành hiện thực, vì khi bắt tay vào làm phim , không biết phải bắt đầu từ đâu và sẽ lựa chọn những chi tiết nào ? !” . Để có bộ phim dài 4 tiếng ấy, nhóm làm phim đã quay tới 1.500 phút ở Hà Tây, Hà Nội, Hà Tĩnh, Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Lào và đi tới 5 thành phố ở Pháp.
Chuyện lo tiền làm phim cũng là điều rùng mình …” Lúc đầu, đạo diễn Trần Văn Thuỷ vì lo tôi sẽ quá tốn kém , ông bàn chỉ quay từ tư liệu trong nước thôi, bởi chỉ riêng vé máy bay khứ hồi Hà Nội- Paris đã là 20 triệu đồng/ người là giá năm 2006 . Ai cũng biết muốn có tư liệu về Việt Nam thời Pháp thuộc thì phải đến được các kho lưu trữ ở Pháp. Để cho bộ phim sinh động và sát thực dù tốn kém cũng phải đi. Nhưng tiền ở đâu khi mà những bạn bè thân thiết thì anh đều… đã vay cả rồi , anh cũng.muốn có lời với những ngừoi họ hàng song việc giải trình thật nan giải vì chính những người thân của anh cũng chưa hình dung được mục đích của anh sẽ đi về đâu ?” Anh quyết định vay ngân hàng theo thể thức thế chấp. Có lẽ đó là quyết định mạo hiểm nhất trong quá trình làm phim, kể cả có sự đồng thuận của chính gia đình nhỏ của mình thì sau này sẽ trả bằng cách nào ?!. Ở cái thế không thể lùi thì chỉ còn cách là tiến lên và sổ đỏ được mang đi “gửi” ngân hàng. Biết chuyện, những người ruột thịt của anh đều “choáng” và lo lắng trước quyết định có thể gọi là quá liều lĩnh này (mãi tới giữa năm 2007, người chú ruột của anh khi bán ngôi nhà riêng đã đưa tiền để anh đi trả ngân hàng chuộc lại sổ đỏ, lấy lại sự bình tâm cho gia đình).
III- Tôi đã xem bộ phim tài liệu dài 4 tập với thời lượng tới 215 phút và thực sự bị hấp dẫn tới phút cuối cùng, quả thực nếu thiếu đi những trường đoạn quay ở SêPôn và 5 thành phố ở Pháp với rất nhiều tư liệu và nhân vật thì chắc chắn bộ phim sẽ thiếu thuyết phục, hoặc có cố làm thì cũng sẽ khô khan.
Với một đống tư liệu “chết”, nhưng nhóm làm phim đã làm rất công phu khi không chỉ đi gặp rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà sử học, con cháu của cụ Vĩnh ở trong và ngoài nước, rồi còn lặn lội sang Lào theo hành trình “Một tháng với những người đi tìm vàng” mà cụ Vĩnh đã đi năm 1936 từ Hà Nội sang Sê Pôn… Với cách làm phim theo kiểu kể chuyện, qua lời kể của các con, cháu và những nhận xét, đánh giá của các nhà nghiên cứu xã hội có uy tín … bộ phim đã dựng lên thân thế, sự nghiệp của Học giả Nguyễn Văn Vĩnh và cả những người con tài hoa của cụ… Trong những phản hồi về bộ phim, có những lời nhận xét rất cảm động, như của Phó giám đốc Sở Y tế Quảng Nam Nguyễn Như Chính sau khi xem phim rằng “thật xúc động lòng người. Bộ phim đã dùng hình ảnh để chứng minh cho những ai còn mơ hồ về cụ do thiếu thông tin vì không có điều kiện tìm hiểu. Tôi đã nhiều lần rơi lệ khi xem hết bộ phim…”. Đặc biệt Giáo sư Sử học Phan Huy Lê – Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã thốt lên với chính anh Bình rằng : “Chưa bao giờ ở Việt Nam lại có một bộ phim lịch sử do cá nhân thực hiện lại không có một sự trợ giúp tài chính của bất kỳ một tổ chức nào và lại đạt được sự cuốn hút tuyệt đối đến phút chót như bộ phim này!”
IV- Bây giờ, tại ngôi nhà ở 55 ngõ Lương Sử C, Nguyễn Lân Bình vẫn lưu giữ được kỷ vật duy nhất của ông nội mình để lại, đó là bộ ghế tràng kỷ mà cụ Vĩnh đã rất cầu kỳ thuê thợ chạm khắc công phu ở các chỗ tựa hai bài thơ ngụ ngôn của La Fontaine do cụ dịch. Anh Bình vẫn đang tất bật với bộ phim, anh cho biết bộ phim đã được dịch hoàn chỉnh sang tiếng Pháp, và tiếng Anh.
Một thoáng xa xăm khi anh nhìn lên bức tranh “Sự ra đời của chữ Quốc ngữ- Cái chết siêu việt của ông Nguyễn Văn Vĩnh” của Tiến sĩ vật lý hạt nhân- hoạ sĩ Nguyễn Đình Đăng vẽ tại Tokyo treo trang trọng ở phòng thờ. Anh Bình nói : sau những biến cố của lịch sử, cháu chắt cụ Vinh giờ ở nước ngoài khá đông, mà thế hệ thứ 3, thứ 4 nhiều người không nói được tiếng Việt nên anh cho dịch sang tiếng Anh, tiếng Pháp để những thế hệ cháu chắt của cụ, dù ở đâu cũng sẽ hiểu được về lịch sử gia tộc của mình khi xem phim, mà lịch sử của một gia tộc cũng chính là lịch sử của một Dân tộc.
Dường như, với anh, những câu chuyện của quá khứ vẫn còn ám ảnh…
Nguyễn Thiêm
Bé Như Sợi Chỉ
Wed, 02/17/2016 - 07:11 — tuongnangtien
S. T.T. D Tưởng Năng Tiến
Phục hoạt tiểu vương quốc Champa chỉ cần những việc làm rất nhỏ nhưng là một bước tiến vĩ đại của tình yêu dân tộc và sự trưởng thành của chính dân tộc Việt Nam.
Võ Thanh Liêm & Lê Huy Lượng
Dù chào đời tại Sài Gòn nhưng vì sinh sau đẻ muộn nên tôi không hiểu gì nhiều về ông Công Tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy, tức Ba Huy. Nhờ đọc bài (“Cuộc Đời Nghèo Khó Của Con Trai Công Tử Bạc Liêu”) trên trang Vnexpress nên mới biết thêm được đôi ba chi tiết, hơi buồn:
“Đốt tiền nấu trứng” là câu đồn thổi về công tử Bạc Liêu. Vậy mà ngày nay con trai ông lại đang phải chạy vạy kiếm từng bữa ăn trên chính mảnh đất của tổ tiên.
Giọng nghèn nghẹn, ông Đức kể, sau hai năm trốn nợ bên đất khách quê người, năm 2000 ông Đức dẫn vợ con về lại TP HCM sống với nghề chạy xe ôm. Ông phải làm việc từ 5h sáng đến tận nửa đêm nhưng cuộc sống vẫn mãi nghèo túng vì ngoài chi phí sinh hoạt, gia đình ông phải mua thuốc điều trị cho con gái. Đến tháng 7 vừa qua, gia đình ông về cố hương tìm chốn dung thân.
Trở lại khuôn viên dinh thự của dòng họ Trần Trinh giàu nhất xứ Bạc Liêu xưa, nay được trùng tu thành khách sạn Công tử Bạc Liêu, ông Đức con trai của Công tử Bạc Liêu với người vợ thứ hai quê Mỹ Tho cho biết cha mình có đến 4 người vợ…
Xuất thân giàu có, ảnh hưởng sự phong lưu của cha nên những năm tháng vàng son, không chỗ vui chơi nào ở Sài Gòn mà ông Đức không biết đến bởi đêm nào cũng đi nhảy đầm. Người em cô cậu ruột của ông là ông Phan Kim Khánh khi ấy cũng học ở Sài Gòn và “ham vui” có tiếng.
Ông này biết trong “nhà lớn” có 5 cặp bình màu xanh lục (lục bình) có dấu ấn vua chúa được ông ngoại Hội đồng Trạch mua được từ bên Tàu. Mỗi lần vui chơi hết tiền, ông Khánh được một đại gia nổi tiếng trong giới kinh doanh xe máy ở Sài Gòn “xúi” về quê “chôm” cặp lục bình mang lên bán với giá 250.000-300.000 đồng/cặp (thời ấy giá lúa chỉ có 1,7 đồng/giạ) để lấy tiền tiêu xài.
Đến năm 1975, khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, ông Khánh chính là người trực tiếp bàn giao 3 cặp lục bình còn lại cùng với toàn bộ tài sản là khu “nhà lớn”, đất đai, các khu phố… ở Bạc Liêu cho chính quyền cách mạng.
Kiểu “bàn giao” này ngó bộ (hơi) trắng trợn nên blogger Truong Huy San bèn có một đề nghị nhỏ:
Tại sao Khách sạn "Công Tử Bạc Liêu" không thu xếp một phần nhà đưa ông Trần Trinh Đức về ở trong đó, mời ông làm người hướng dẫn khách tham quan và tìm hiểu về dòng tộc nhà ông. Cho dù phải thu hẹp hơn phần nhà cho thuê nhưng nếu được ở cùng với "công tử" chắc chắn khách sẽ ghé nhiều hơn, trả giá cao hơn, kinh doanh phát đạt hơn. Tôi đã từng ở trong khách sạn này, tìm hỏi gặp người thân nhà công tử mà không ai biết.
Không chỉ riêng khu nhà Công Tử Bạc Liêu, lên Hà Giang, thấy người nhà vua Mèo Vương Chí Sình bị trục khỏi Nhà Vương (ra ở mấy căn nhà phố xây rất phản cảm trong không gian kiến trúc ấy) hay thấy dinh thự Hoàng A Tưởng ở Bắc Hà, Lào Cai, trống không, mới thấy Chính quyền vừa tham vừa thiển cận.
Lẽ ra phải tôn trọng quyền thừa kế tài sản của những người thân trong dòng tộc nhưng yêu cầu quản lý khu nhà nhà một di sản cần bảo tồn. Hướng dẫn họ khai thác kinh doanh và nhà nước thu thuế.
Vương quốc Champa Campapura 192 - 1832. Nguồn ảnh: wikipedia
Ý Kiến của nhà báo Huy Đức khiến tôi nhớ đến một đề nghị lớn (“Một Monaco Champa Cho Việt Nam”) hết sức chí tình, của hai tác giả Võ Thanh Liêm và Lê Huy Lượng. Xin trích dẫn vài đoạn chính để rộng đường dư luận:
Phần giới thiệu
Trong bài viết này chúng tôi đưa ra đề nghị tái lập vương quốc nhỏ bé Champa tại Phan Rang. Tái lập trên danh nghĩa để bảo tồn di sản văn hóa và lịch sử, không tự trị và không biệt lập. Như tựa đề bài viết, một đề nghị mô phỏng theo tiểu vương quốc Monaco ở cạnh nuớc Pháp. Chúng tôi cũng đồng thời nêu lên những sự việc bảo tồn văn hóa đa nguyên, đa dạng đáng được khích lệ tại Việt Nam. Chúng tôi cũng đưa ra những yếu tố lịch sử, nhân đạo, văn hóa, kinh tế và ngoại giao để biện minh cho ý kiến của chúng tôi. Mọi ý kiến ủng hộ, phản bác từ các giới trí thức và học giả Việt Nam đều mang tính tích cực trong thời đại ánh sáng và trí tuệ ngày hôm nay.
Nước Việt Nam là một quốc gia có nhiều nguồn gốc văn hóa và nhiều pha trộn chủng tộc; yếu tố này làm cho nước và người Việt Nam trở nên phong phú và đa dạng. Lịch sử và văn hóa Việt Nam đã và đang tạo sự hấp dẫn và thán phục từ người ngoại quốc, điều mà chúng ta có thể cùng hãnh diện. Ở thế kỷ 21 thế giới văn minh đang tiến đến một thời đại mới, chúng ta có thể gọi là thời đại Nhân Bản. Ngày nay thế giới văn minh bao dung và trân quí sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ.
Ảnh: the-wild-beauty-of-cham-girl-with-different-colored-eyes
Những khác biệt được người ta tìm hiểu và bảo tồn cho bức gấm lịch sử nhân loại thêm màu sắc rực rỡ. Khi chúng ta và thế giới đang quan tâm đến việc bảo tồn các loài như voi, tê giác, cá sấu, gấu rừng, chim muông quí giá của Việt Nam đang bị đe dọa tuyệt chủng thì tại sao chúng ta có thể làm ngơ với dân tộc và văn hóa Chăm đang bị mai một, đồng hóa và nguy cơ tuyệt chủng là có thật vì hiện nay chỉ còn 100.000 người Việt gốc Chăm giữa 82 triệu người Kinh (0.0012% dân số).
Trường hợp Monaco, Tô Cách Lan và Tân Tây Lan
Sự thành công về kinh tế và văn hóa của tiểu vương quốc (principality) Monaco là một sự hãnh diện cho chính phủ Pháp từ số thuế thu được cho đến lợi ích du lịch, thương mãi, tài chính, và ngoại giao. Monaco có diện tích đất đai là 150 héc-ta, nhỏ bằng 1 cái đồn điền cà phê, chỉ có 30.000 dân nói tiếng Pháp và lệ thuộc Pháp. Monaco nhờ kinh doanh vào du lịch, tài chính và sòng bạc nên trở nên phồn thịnh. Kinh tế của tiểu vương quốc này đã tăng nhanh từ 3.2 tỉ năm 1975 lên đến 40 tỉ tiền Phật Lăng năm 1995. Lợi tức đầu người năm 1999 là $27.000 US. Sự hiện diện của Monaco không là một mối nguy mà chỉ mang lại nhiều phúc lợi cho nước Pháp.
Tô Cách Lan (Scotland) thuộc liên hiệp các Vương quốc Anh (United Kingdom) vào ngày 1 tháng 7 năm 1999 cũng có được quốc hội riêng sau gần 300 năm bị sáp nhập vào Anh quốc bằng đạo luật “Acts of Union 1707”. Ngày nay Tô Cách Lan vẫn phát triển cùng nhịp với Anh quốc, mọi liên hệ sâu sắc về kinh tế, luật pháp và hoàng gia vẫn duy trì một cách tốt đẹp.
Gần với Việt Nam hơn là Tân Tây Lan (New Zealand), cũng từ lâu có sự hiện diện của một tiểu vương tượng trưng cho thổ dân Maori. Vị nữ vương bộ lạc Maori vừa mới từ trần vào ngày 15 tháng 8 năm 2006 là Te Arikinui Dame Te Atairangikaahu. Con trai của bà là Tuhetia Paki đã lên ngôi vua bộ lạc với sự ca ngợi của nhân dân và chính phủ Tân Tây Lan, nhân dân và chính phủ Úc và các nước đa đảo châu Á Thái Bình Dương. Sự ca ngợi đây phải được hiểu rằng dành cho tâm lý trưởng thành, tinh thần bao dung, chung sống hài hòa và ý thức bảo tồn văn hóa Tân Tây Lan của chính nhân dân Tân Tây Lan. Dân tộc Maori là cư dân địa phương của Tân Tây Lan và họ chiếm 15% dân số Tân Tây Lan. Số còn lại đa số là người gốc Anh và di dân Ấn Độ, Việt Nam.
Ảnh: ponagar.blogspot
Tất cả những trường hợp điển hình trên đây đều mang lại sự phồn thịnh, hài hòa và quan trọng hơn cả là một bằng chứng của sự trưởng thành của những dân tộc này. Trừ Monaco có duy trì đại diện tại Liên Hiệp Quốc nhưng Pháp nắm giữ an ninh và chia tiền thuế, tiểu vương Maori của Tân Tây Lan và Tô Cách Lan chỉ có sự công nhận của Nữ hoàng Elizabeth đệ Nhị và vẫn thuộc Liên hiệp Anh (Commonwealth).
Một vương quốc tí hon trên thực tế nhưng to lớn trong ý nghĩa bao dung
Phan Rang (Panduranga, tỉnh Ninh Thuận) có diện tích đất đai là 3360 km2 và dân số là 532.000 người,trong số đó có 60.000 người Chăm. Tức là ngay cả ở cứ điểm cuối cùng của mình, dân tộc Chăm vẫn là thiểu số. Tuy nhiên Panduranga dưới triều Hoàng đế Gia Long vẫn còn giữ tên gọi Chiêm Thành quốc. Đề nghị tái lập tên gọi Vương quốc Champa tại Phan Rang rất hợp lý và không thiệt hại gì cho người Việt mà chỉ có lợi về nhiều mặt. Phục hoạt tiểu vương quốc Champa chỉ cần những việc làm rất nhỏ nhưng là một bước tiến vĩ đại của tình yêu dân tộc và sự trưởng thành của chính dân tộc Việt Nam. Sự trưởng thành ở lòng tin vào nhau, sự trưởng thành ở sự không sợ hãi sự thật, sự trưởng thành ở quyết tâm hàn gắn vết thương lịch sử...” (hết phần trích dẫn).
Bao dung là ý niệm xuyên suốt trong bài viết (“Một Monaco Champa Cho Việt Nam”) của hai tác giả Võ Thanh Liêm và Lê Huy Lượng. Hạn từ này, buồn thay, không có trong tự điển của người CSVN. Tầm nhìn của họ chỉ thấp cỡ như loài kiến, và lòng dạ thì (chắc) không lớn hơn sợi chỉ.
Điều đáng buồn không kém là đức bao dung, xem chừng, cũng không dễ thấy trong lòng dân Việt. Trong ánh mắt của rất nhiều người ở xứ sở này (chứ chả riêng gì những kẻ hiện thuộc giới cầm quyền) đồng bào Mường, đồng bào Thượng – chưa chắc – đã phải là đồng bào (thiệt) nói chi đến người Chăm!
Dù trong lãnh thổ Việt Nam hiện nay chứa không ít mồ hôi, nước mắt và máu xương của nòi giống Champa nhưng ngay cả một con đường (nhỏ) mang tên những đấng quân vương – như Chế Chí, Chế Mân, Chế Bồng Nga ... mà tìm đỏ mắt còn chưa ra thì giấc mơ (“Một Monaco Champa Cho Việt Nam”) của nhị vị thức giả Võ Thanh Liêm và Lê Huy Lượng, xem ra, còn rất xa vời.
Lòng dạ chúng ta, có lẽ, không đến nỗi bé như sợi chỉ nhưng e cũng không lớn hơn cái tăm là mấy. Dân tộc Việt sẽ còn gặp nhiều thảm kịch khác nữa – trong tương lai gần, ngay cả sau khi những người cộng sản đã đội nón ra đi – nếu sự thiển cận và hẹp hòi này không được nhận diện và loại bỏ.
K’ Tien
Phục hoạt tiểu vương quốc Champa chỉ cần những việc làm rất nhỏ nhưng là một bước tiến vĩ đại của tình yêu dân tộc và sự trưởng thành của chính dân tộc Việt Nam.
Võ Thanh Liêm & Lê Huy Lượng
Dù chào đời tại Sài Gòn nhưng vì sinh sau đẻ muộn nên tôi không hiểu gì nhiều về ông Công Tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy, tức Ba Huy. Nhờ đọc bài (“Cuộc Đời Nghèo Khó Của Con Trai Công Tử Bạc Liêu”) trên trang Vnexpress nên mới biết thêm được đôi ba chi tiết, hơi buồn:
“Đốt tiền nấu trứng” là câu đồn thổi về công tử Bạc Liêu. Vậy mà ngày nay con trai ông lại đang phải chạy vạy kiếm từng bữa ăn trên chính mảnh đất của tổ tiên.
Giọng nghèn nghẹn, ông Đức kể, sau hai năm trốn nợ bên đất khách quê người, năm 2000 ông Đức dẫn vợ con về lại TP HCM sống với nghề chạy xe ôm. Ông phải làm việc từ 5h sáng đến tận nửa đêm nhưng cuộc sống vẫn mãi nghèo túng vì ngoài chi phí sinh hoạt, gia đình ông phải mua thuốc điều trị cho con gái. Đến tháng 7 vừa qua, gia đình ông về cố hương tìm chốn dung thân.
Trở lại khuôn viên dinh thự của dòng họ Trần Trinh giàu nhất xứ Bạc Liêu xưa, nay được trùng tu thành khách sạn Công tử Bạc Liêu, ông Đức con trai của Công tử Bạc Liêu với người vợ thứ hai quê Mỹ Tho cho biết cha mình có đến 4 người vợ…
Xuất thân giàu có, ảnh hưởng sự phong lưu của cha nên những năm tháng vàng son, không chỗ vui chơi nào ở Sài Gòn mà ông Đức không biết đến bởi đêm nào cũng đi nhảy đầm. Người em cô cậu ruột của ông là ông Phan Kim Khánh khi ấy cũng học ở Sài Gòn và “ham vui” có tiếng.
Ông này biết trong “nhà lớn” có 5 cặp bình màu xanh lục (lục bình) có dấu ấn vua chúa được ông ngoại Hội đồng Trạch mua được từ bên Tàu. Mỗi lần vui chơi hết tiền, ông Khánh được một đại gia nổi tiếng trong giới kinh doanh xe máy ở Sài Gòn “xúi” về quê “chôm” cặp lục bình mang lên bán với giá 250.000-300.000 đồng/cặp (thời ấy giá lúa chỉ có 1,7 đồng/giạ) để lấy tiền tiêu xài.
Đến năm 1975, khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, ông Khánh chính là người trực tiếp bàn giao 3 cặp lục bình còn lại cùng với toàn bộ tài sản là khu “nhà lớn”, đất đai, các khu phố… ở Bạc Liêu cho chính quyền cách mạng.
Dinh thự của Công tử Bạc Liêu giờ thành khách sạn. Ảnh và chú thích: Vnexpress |
Tại sao Khách sạn "Công Tử Bạc Liêu" không thu xếp một phần nhà đưa ông Trần Trinh Đức về ở trong đó, mời ông làm người hướng dẫn khách tham quan và tìm hiểu về dòng tộc nhà ông. Cho dù phải thu hẹp hơn phần nhà cho thuê nhưng nếu được ở cùng với "công tử" chắc chắn khách sẽ ghé nhiều hơn, trả giá cao hơn, kinh doanh phát đạt hơn. Tôi đã từng ở trong khách sạn này, tìm hỏi gặp người thân nhà công tử mà không ai biết.
Không chỉ riêng khu nhà Công Tử Bạc Liêu, lên Hà Giang, thấy người nhà vua Mèo Vương Chí Sình bị trục khỏi Nhà Vương (ra ở mấy căn nhà phố xây rất phản cảm trong không gian kiến trúc ấy) hay thấy dinh thự Hoàng A Tưởng ở Bắc Hà, Lào Cai, trống không, mới thấy Chính quyền vừa tham vừa thiển cận.
Lẽ ra phải tôn trọng quyền thừa kế tài sản của những người thân trong dòng tộc nhưng yêu cầu quản lý khu nhà nhà một di sản cần bảo tồn. Hướng dẫn họ khai thác kinh doanh và nhà nước thu thuế.
Vương quốc Champa Campapura 192 - 1832. Nguồn ảnh: wikipedia
Ý Kiến của nhà báo Huy Đức khiến tôi nhớ đến một đề nghị lớn (“Một Monaco Champa Cho Việt Nam”) hết sức chí tình, của hai tác giả Võ Thanh Liêm và Lê Huy Lượng. Xin trích dẫn vài đoạn chính để rộng đường dư luận:
Phần giới thiệu
Trong bài viết này chúng tôi đưa ra đề nghị tái lập vương quốc nhỏ bé Champa tại Phan Rang. Tái lập trên danh nghĩa để bảo tồn di sản văn hóa và lịch sử, không tự trị và không biệt lập. Như tựa đề bài viết, một đề nghị mô phỏng theo tiểu vương quốc Monaco ở cạnh nuớc Pháp. Chúng tôi cũng đồng thời nêu lên những sự việc bảo tồn văn hóa đa nguyên, đa dạng đáng được khích lệ tại Việt Nam. Chúng tôi cũng đưa ra những yếu tố lịch sử, nhân đạo, văn hóa, kinh tế và ngoại giao để biện minh cho ý kiến của chúng tôi. Mọi ý kiến ủng hộ, phản bác từ các giới trí thức và học giả Việt Nam đều mang tính tích cực trong thời đại ánh sáng và trí tuệ ngày hôm nay.
Nước Việt Nam là một quốc gia có nhiều nguồn gốc văn hóa và nhiều pha trộn chủng tộc; yếu tố này làm cho nước và người Việt Nam trở nên phong phú và đa dạng. Lịch sử và văn hóa Việt Nam đã và đang tạo sự hấp dẫn và thán phục từ người ngoại quốc, điều mà chúng ta có thể cùng hãnh diện. Ở thế kỷ 21 thế giới văn minh đang tiến đến một thời đại mới, chúng ta có thể gọi là thời đại Nhân Bản. Ngày nay thế giới văn minh bao dung và trân quí sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ.
Ảnh: the-wild-beauty-of-cham-girl-with-different-colored-eyes
Những khác biệt được người ta tìm hiểu và bảo tồn cho bức gấm lịch sử nhân loại thêm màu sắc rực rỡ. Khi chúng ta và thế giới đang quan tâm đến việc bảo tồn các loài như voi, tê giác, cá sấu, gấu rừng, chim muông quí giá của Việt Nam đang bị đe dọa tuyệt chủng thì tại sao chúng ta có thể làm ngơ với dân tộc và văn hóa Chăm đang bị mai một, đồng hóa và nguy cơ tuyệt chủng là có thật vì hiện nay chỉ còn 100.000 người Việt gốc Chăm giữa 82 triệu người Kinh (0.0012% dân số).
Trường hợp Monaco, Tô Cách Lan và Tân Tây Lan
Sự thành công về kinh tế và văn hóa của tiểu vương quốc (principality) Monaco là một sự hãnh diện cho chính phủ Pháp từ số thuế thu được cho đến lợi ích du lịch, thương mãi, tài chính, và ngoại giao. Monaco có diện tích đất đai là 150 héc-ta, nhỏ bằng 1 cái đồn điền cà phê, chỉ có 30.000 dân nói tiếng Pháp và lệ thuộc Pháp. Monaco nhờ kinh doanh vào du lịch, tài chính và sòng bạc nên trở nên phồn thịnh. Kinh tế của tiểu vương quốc này đã tăng nhanh từ 3.2 tỉ năm 1975 lên đến 40 tỉ tiền Phật Lăng năm 1995. Lợi tức đầu người năm 1999 là $27.000 US. Sự hiện diện của Monaco không là một mối nguy mà chỉ mang lại nhiều phúc lợi cho nước Pháp.
Tô Cách Lan (Scotland) thuộc liên hiệp các Vương quốc Anh (United Kingdom) vào ngày 1 tháng 7 năm 1999 cũng có được quốc hội riêng sau gần 300 năm bị sáp nhập vào Anh quốc bằng đạo luật “Acts of Union 1707”. Ngày nay Tô Cách Lan vẫn phát triển cùng nhịp với Anh quốc, mọi liên hệ sâu sắc về kinh tế, luật pháp và hoàng gia vẫn duy trì một cách tốt đẹp.
Gần với Việt Nam hơn là Tân Tây Lan (New Zealand), cũng từ lâu có sự hiện diện của một tiểu vương tượng trưng cho thổ dân Maori. Vị nữ vương bộ lạc Maori vừa mới từ trần vào ngày 15 tháng 8 năm 2006 là Te Arikinui Dame Te Atairangikaahu. Con trai của bà là Tuhetia Paki đã lên ngôi vua bộ lạc với sự ca ngợi của nhân dân và chính phủ Tân Tây Lan, nhân dân và chính phủ Úc và các nước đa đảo châu Á Thái Bình Dương. Sự ca ngợi đây phải được hiểu rằng dành cho tâm lý trưởng thành, tinh thần bao dung, chung sống hài hòa và ý thức bảo tồn văn hóa Tân Tây Lan của chính nhân dân Tân Tây Lan. Dân tộc Maori là cư dân địa phương của Tân Tây Lan và họ chiếm 15% dân số Tân Tây Lan. Số còn lại đa số là người gốc Anh và di dân Ấn Độ, Việt Nam.
Ảnh: ponagar.blogspot
Tất cả những trường hợp điển hình trên đây đều mang lại sự phồn thịnh, hài hòa và quan trọng hơn cả là một bằng chứng của sự trưởng thành của những dân tộc này. Trừ Monaco có duy trì đại diện tại Liên Hiệp Quốc nhưng Pháp nắm giữ an ninh và chia tiền thuế, tiểu vương Maori của Tân Tây Lan và Tô Cách Lan chỉ có sự công nhận của Nữ hoàng Elizabeth đệ Nhị và vẫn thuộc Liên hiệp Anh (Commonwealth).
Một vương quốc tí hon trên thực tế nhưng to lớn trong ý nghĩa bao dung
Phan Rang (Panduranga, tỉnh Ninh Thuận) có diện tích đất đai là 3360 km2 và dân số là 532.000 người,trong số đó có 60.000 người Chăm. Tức là ngay cả ở cứ điểm cuối cùng của mình, dân tộc Chăm vẫn là thiểu số. Tuy nhiên Panduranga dưới triều Hoàng đế Gia Long vẫn còn giữ tên gọi Chiêm Thành quốc. Đề nghị tái lập tên gọi Vương quốc Champa tại Phan Rang rất hợp lý và không thiệt hại gì cho người Việt mà chỉ có lợi về nhiều mặt. Phục hoạt tiểu vương quốc Champa chỉ cần những việc làm rất nhỏ nhưng là một bước tiến vĩ đại của tình yêu dân tộc và sự trưởng thành của chính dân tộc Việt Nam. Sự trưởng thành ở lòng tin vào nhau, sự trưởng thành ở sự không sợ hãi sự thật, sự trưởng thành ở quyết tâm hàn gắn vết thương lịch sử...” (hết phần trích dẫn).
Bao dung là ý niệm xuyên suốt trong bài viết (“Một Monaco Champa Cho Việt Nam”) của hai tác giả Võ Thanh Liêm và Lê Huy Lượng. Hạn từ này, buồn thay, không có trong tự điển của người CSVN. Tầm nhìn của họ chỉ thấp cỡ như loài kiến, và lòng dạ thì (chắc) không lớn hơn sợi chỉ.
Điều đáng buồn không kém là đức bao dung, xem chừng, cũng không dễ thấy trong lòng dân Việt. Trong ánh mắt của rất nhiều người ở xứ sở này (chứ chả riêng gì những kẻ hiện thuộc giới cầm quyền) đồng bào Mường, đồng bào Thượng – chưa chắc – đã phải là đồng bào (thiệt) nói chi đến người Chăm!
Dù trong lãnh thổ Việt Nam hiện nay chứa không ít mồ hôi, nước mắt và máu xương của nòi giống Champa nhưng ngay cả một con đường (nhỏ) mang tên những đấng quân vương – như Chế Chí, Chế Mân, Chế Bồng Nga ... mà tìm đỏ mắt còn chưa ra thì giấc mơ (“Một Monaco Champa Cho Việt Nam”) của nhị vị thức giả Võ Thanh Liêm và Lê Huy Lượng, xem ra, còn rất xa vời.
Lòng dạ chúng ta, có lẽ, không đến nỗi bé như sợi chỉ nhưng e cũng không lớn hơn cái tăm là mấy. Dân tộc Việt sẽ còn gặp nhiều thảm kịch khác nữa – trong tương lai gần, ngay cả sau khi những người cộng sản đã đội nón ra đi – nếu sự thiển cận và hẹp hòi này không được nhận diện và loại bỏ.
K’ Tien
SƠN TRUNG * CỘNG SẢN DỐI TRÁ, CƯỚP CỦA, GIẾT NGƯỜI
CỘNG SẢN DỐI TRÁ, CƯỚP CỦA, GIẾT NGƯỜI
SƠN TRUNG
Cộng sản có đủ ba tính chất dối trá, cướp của và giết người. Những cộng sản cao cấp là những đại quỷ, trừ những người cộng sản giác ngộ. Một số người bảo rằng Marx chỉ là một lý thuyết gia, chính những người hoạt động thực thi chủ nghĩa Marx mới có tội. Thật ra Marx chính là đại tội nhân, dối trá, cướp của và giết người đã nằm sẵn trong Tuyên Ngôn Cộng Sản của Marx và Engels.
I. KARL MARX
1 . Chủ trương diệt tư sản, tịch thu tài sản tư bản, cấm tư hữu là một hình thức cướp tài sản nhân dân chứ không riệng tư sản.
2. Cưỡng bách lao động, lâp công trường, nông trường là bắt nhân dân làm nô lệ.
3. Xây dựng cộng sản chủ nghĩa văn minh giàu mạnh, xóa tan bất công, san bằng giai cấp xã hội , diệt trừ bóc lột, cộng sản tự do gấp triệu làn tư bản, làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu là những lời dối trá.
II , LENIN, STALIN, MAO, .
Cả bọn họ đã bắt nhân dân làm lao động khổ sai trong thời tiết và địa lý khắc nghiệt, làm việc quá sức thiếu dụng cụ, lương thực và thuốc men ...đã làm chết hàng chục trục triệu ngừi. Bọn họ khủng bốm, trừng phạt, tàn sát, giam cầm, gây chiến tranh , nâng tổng số nạn nhân lên hàng trăm triệu.
Lenin, Stalin, Mao miệng hô hào chống tư bản bóc lột, chống đế quốc xâm lược nhưng thưc chất công sản cũng là đế quốc xâm lược. Nga chiếm các nước xung quang làm liên bang Nga và chiếm xa hơn nữa lập Liên bang Xô Viết. Nga xâm lược Đông Âu, lập Đệ tam quốc tế, bắt các đảng cộng sản thần phục.
Mao đã chiếm Mông Cổ Tây Tạng, nay chiếm Biển Đông nhắm tiến tới thống trị châu Á và thế giới. Trung Cộng đã chiếm biển, biên cương và sở hữu đất đai, núi rừng Việt Nam, vài năm nữa Trung Công sẽ sát nhập Việt Nam vào bản đồ Trung quốc.
III. HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN
1. Nguyễn Tất Thành và bọn cộng sản rầm rộ quảng cáo cậu Ba tìm đường cứu nước, nhưng Nguyễn Thế Anh, Vũ Ngự Chiêu đã vạch mặt việc cậu Ba lạy lục Pháp để vào trường Thuộc Địa của thực dân Pháp.
2. Nguyễn Tất Thành tiếm danh Nguyễn Ái Quốc và tác phẩm của các bậc thầy như Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Tạ Thu Thâu, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền.
3. Nguyễn Tất Thành tiếm danh Hồ Chí Minh của Hồ Học Lãm và danh hiệu Việt Nam Độc Lập Đồng Minh hội của ông
4. Nguyễn Tất Thành bán Phan Bội Châu và các đảng viên Cộng sản không theo y cho Pháp.
5. Mao Trạch Đông và tình báo Hoa Nam đã đưa Hồ Tập Chương, người Khách gia, gốc Đài Loan thay thế Nguyễn Ái Quốc khi Nguyễn Ái Quốc chết năm 1932.
6. Hò Chí Minh giết các đảng phái Đệ tứ và đảng phái quốc gia, lãnh tụ và tín đồ tôn giáo trong 1945-1946.
7.Hồ Chí Minh , Võ Nguyên Giáp cùng Pháp ra tay tàn sát Quốc Dân đảng, Việt Quốc, Việt Cách tại Ôn Như hầu năm 1946.
8.Hồ Chi Minh tuân lệnh Nga , Trung cộng thi hành CCRD để khủng bố, tàn sát và cướp tài sản nhân dân Việt Nam.
9.Lê Duẩn lấy 16 tấn vàng đưa sang Nga rồi vu cho Nguyễn Văn Thiệu lấy. Lê Duẩn, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh đánh tư sản, đánh văn hóa đồi trụy tịch thu tài sản nhân dân bỏ túi.
10. Lê Duẩn bỏ tù hàng triệu sĩ quan, quân nhân, viên chức, văn nghệ sĩ, chính trị gia, gây ra nạn vượt biên có nửa triệu người chết trên biển Đông.. Mai Chí Thọ tổ chức bán xuất cảnh chính thức, thu hàmng tấn vàng gây cho hàng trăm ngàn người bị chết vì thuyền chở quá tải.
11.Cộng sản Việt Nam bóc lột và lường gạt lao động, và buôn bán nô lệ dưới các chiêu bài lao động XHCN, lao động nước ngoài. Cộng sản Việt Nam đã bắt các nạn nhân nộp tiền, cầm cố nhà cửa, ruộng đất để được xuất khầu. Hàng nửa triệu phụ nữ đã trở thành gái điếm phục vụ cho túi tiền Cộng sản. Các lao động nước ngoài và trong nước làm cho công ty nước ngòi bị bóc lột bao nhiêu? Nay thông tư mới, Cộng sản bắt lao động nước ngoài nộp 22% lợi tức.
Ngày xưa Pháp mộ phu, dân nghèo được trả tiền trước, nay cộng sản lại cướp cơm chim. Một người đi xuất khẩu lao động, đi làm dịch vụ trong đó có dịch vụ xuất khẩu gái đứng đường, mỗi cá nhân phải nộp tiền khoảng 10 ngàn đô, phải cầm nhà cửa ruộng đất cho cộng sản và nộp 22% lợi tức về cho cộng đảng.
-Xuất khẩu lao động là một cách cướp đoạt sưc lao động của dân lao động. Ngoài ra đó cũng là mưu mánh lừa gạt dân chúng trong các cdịch vụ du lịch, học nghề, hôn nhân, giúp việc..
Khi Liên Xô và Đôog Âu tồn tại, Việt Nam dụ lao động ra nước ngoài để trừ nợ, và chúng gọi đó là " lao động xã hội chủ nghĩa"
Ngày nay cộng sản gọi là xuất khẩu lao động. Đó là một hình thức bóc lột lao động và buôn bán nô lệ,.
Nghị định 115/2015/NĐ-CP “hướng dẫn luật bảo hiểm xã hội (BHXH) về bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa được nhà nước CSVN ban hành. Nghị định sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01-01-2016 cho tất cả người Việt Nam đi xuất khẩu lao động. Người đi lao động nước ngoài sẽ phải nộp mỗi tháng 22% tiền lương cùng các khoản trợ cấp cho nhà cầm quyền CSVN gọi là “phí bảo hiểm xã hội”. Nhưng những quyền lợi về bảo hiểm họ chỉ được hưởng khi về hưu hoặc chết. Vì đây là phí bảo hiểm xã hội bắt buộc nên người đi lao động nào cũng bị buộc phải thực hiện nghĩa vụ này.
So sánh với lao động trong nước người đi lao động nước ngoài phải đóng BHXH với một tỷ lệ rất lớn, lên tới 22% lương cùng các khoản phụ cấp. Trong khi người trong nước chỉ đóng 10,5% với sự hỗ trợ của công ty.
( Vét cạn túi người tha hương cầu thực. https://chantroimoimedia.com/2015/12/27/vet-can-tui-nguoi-tha-huong-cau-thuc/
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/lao-dong-lam
12.Vào ngày 4 tháng 1, 2016, Trần Đại Quang ký Thông tư 01/2016/TT-BCA cho phép bất kỳ một công an nào, ở mọi cấp bậc, đều có quyền "trưng dụng" bất cứ thứ gì và từ bất cứ ai. Như vậy là nay Cộng sản, nhất là công an có quyền cướp tài sản bất cứ ai., không phân biệt người ngoại quốc, Việt kiều hay đảng viên cộng sản. Trước đây, cộng sản cướp của còn che mật nạ, nay cường đạo cướp của có giấy phép của nhà nước. Công an lên ngôi, đạo tặc lên ngôi!
-Từ 1945 đến nay, cộng sản lập nên bộ máy đàn áp , bóc lột nhân dân, công khai cướp nhà cửa, đất đai của nhân dân, công an đánh chết nhân dân... và làm tay sai Trung Cộng trong ý đồ biến Việt Nam thành châu quận Trung Quốc. Bọn họ đã phá hoại kinh tế quốc dân, đạo đức dân tộc.
Cộng sản là đại họa của Việt Nam và thế giới. Muốn Độc lập, Tự do, Dân Chủ và Hạnh phúc, chúng ta phải diệt trừ cộng sản.
VIỆT MỸ = BIỂN ĐÔNG
Saturday, February 20, 2016
VIỆT MỸ
Việt Nam có thực sự quan trọng với Hoa Kỳ?
- 19 tháng 2 2016
Một ý kiến trong thảo luận Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt đặt ra câu hỏi rằng liệu Việt Nam có thực sự quan trọng đối với Hoa Kỳ khi Tổng thống Obama đã nhiều lần tới châu Á nhưng chưa từng đến Việt Nam.
"Chuyến thăm gần đây nhất của một Tổng thống Hoa Kỳ tới Việt Nam là năm 2006. Trong khi đó Tổng thống Hoa Kỳ đã đến khu vực Asean rất nhiều lần."Vì vậy mà chúng ta đặt ra câu hỏi, liệu Việt Nam có quan trọng đến mức như thế đối với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong khu vực hay không," bà Thảo Griffiths, đại diện Quỹ Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam phát biểu với tư cách cá nhân hôm 18/02.
"Nhưng muộn còn hơn không," bà Thảo Griffiths nói thêm.
Xem video thảo luận giữa các khách mời tại: http://bbc.in/249MlHD
Chia sẻ ý kiến trên, nhà báo Trần Nhật Phong từ California nhận xét thêm, giữa Hoa Kỳ và Việt Nam "còn có nhiều điều bất đồng trong hồ sơ quan hệ giữa hai nước, đặc biệt là về nhân quyền".
Nhà báo, đạo diễn Trần Nhật Phong cũng dự đoán rằng, có khả năng ông Obama sẽ phải hủy chuyến thăm Việt Nam vào tháng Năm "do đây là thời điểm bầu cử quan trọng ở Hoa Kỳ. Và nếu có bất kỳ điều gì xảy ra trên trường quốc tế mà tác động trực tiếp tới Hoa Kỳ".
Tiến sỹ Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng viện Chiến lược Ngoại giao, Học viện Quan hệ Quốc tế cho biết, lựa chọn thời điểm tháng Năm là quyết định của phía Hoa Kỳ.
"Nhưng dù tháng nào đi nữa, thì tổng thống Mỹ sang Việt Nam và đặt chân đến Việt Nam là điều đáng mừng," ông Thái nói.
Ai tiếp đón?
Trả lời câu hỏi của BBC Tiếng Việt nếu Tổng thống Hoa Kỳ tới thăm vào thời điểm Việt Nam dự tính có đợt bầu cử quan trọng, thì sẽ là thủ tướng mới hay thủ tướng cũ tiếp đón ông Obama, Tiến sỹ Trần Việt Thái cho rằng, nhiều khả năng là giàn lãnh đạo mới, tuy ông chưa rõ chuyến thăm của Hoa Kỳ dự định vào ngày nào.
"Ngày 20/05 sẽ có bầu cử Quốc hội. Hiện nay chưa biết chuyến đi diễn ra vào thời điểm nào của tháng Năm. Nhưng nếu là sau bầu cử, thì có lẽ là ban lãnh đạo mới sẽ tiếp đón.
"Còn hiện nay tôi chưa biết chính xác thời điểm khi nào ông ấy sẽ sang nên không trả lời chính xác được," ông Thái bổ sung thêm với BBC sau chương trình, rằng dù là "mới hay cũ", thì Việt Nam cũng sẽ tiếp đón Hoa Kỳ một cách long trọng.
Tiến sỹ Jonathan London nhận xét ông rất ấn tượng với hình ảnh giữa Tổng thống Hoa Kỳ và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị thượng đỉnh ở Sunnylands vừa qua.
"Nhìn vào quan hệ Việt Nam và Mỹ mà cụ thể hơn là giữa ông Obama và Nguyễn Tấn Dũng rất thân thiện, mà là một nhà quan sát tôi thấy rất ấn tượng."
Hoa Kỳ - Asean - Trung Quốc
Trái với quan điểm của Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp từ Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore cho rằng cuộc họp thượng đỉnh Hoa Kỳ - Asean ở Sunnylands không tạo được bước đột phá, đa số khách mời trong chương trình của BBC nhận xét đây là hoạt động ngoại giao quan trọng.
Học giả từ Học viện Quốc tế, ông Trần Việt Thái nói, từ năm 1977 đến nay, "chưa bao giờ quan hệ Mỹ - Asean bước nhanh như trong khoảng thời gian trở lại đây dưới thời của ông Obama".
"Nếu so sánh như vậy, có chiều sâu lịch sử một chút thì ta thấy rằng quan hệ Mỹ - Asean đã có bước tiến rất dài. Nếu nhìn vào bản Tuyên bố chung gồm 17 điểm thì bản thân tôi đếm được 10 chữ Commitment [cam kết], 9 chữ Share [chia sẻ].
"Có thể nói là hiếm có tuyên bố nào mà mức độ cam kết sâu rộng như vậy," ông Thái nói.
Bà Thảo Griffiths chỉ ra ba điểm thành công của hội nghị tại Sunnylands, mà đặc biệt đối với Việt Nam là quyết định thăm Việt Nam vào tháng Năm và thăm Lào vào tháng Chín.
Bên cạnh đó, "các bên đã đưa ra được thống nhất 17 nguyên tắc để xây dựng quan hệ chiến lược như vậy là đã có bước tiến rất rõ rệt, đưa ra được nguyên tắc cụ thể.
"Và điều này gãi đúng chỗ ngứa của các nước Asean vì không chỉ Việt Nam lo sợ rằng Hoa Kỳ trở lại rồi lại có thể ra đi."
"...Sunnylands là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên diễn ra với tự thân của nó chứ không phải bên lề bất kỳ một hội nghị nào khác," bà Thảo nói.
Bình luận về bản Tuyên bố chung không nhắc tới Trung Quốc và cụ thể biển Đông, ông Jonathan London cho rằng điều này không quan trọng.
"Ai cũng biết con voi trong phòng là ai, ai có hành động bành trướng, ai có động thái quá đáng. Quan trọng là nội dung của những gì mà họ đã tuyên bố rõ ở hội nghị."
Hôm 17/02 có thông tin cho biết Trung Quốc đã phát triển hệ thống hỏa tiễn trên đảo nhân tạo ở vùng đảo Hoàng Sa. Việt Nam cũng đã gửi công hàm phản đối tới Đại sứ quán Trung Quốc và Liên Hiệp Quốc.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi nói trong cuộc họp báo ngày 18/02 rằng Trung Quốc sẽ họp với khối Asean vào tháng 9/2016.
Tiến sỹ Trần Việt Thái cho rằng Asean đang ở vào thế 'rất đẹp', nhưng vấn đề là khối này "sẽ cư xử như thế nào khi cuộc chơi đang ngày càng mở ra và sự can dự của các nước lớn vào cuộc chơi ở biển Đông ngày một thú vị."
Hồ sơ nhân quyền
Các khách mời trong chương trình có ý kiến khá khác nhau về hồ sơ nhân quyền của Việt Nam trong quan hệ với Hoa Kỳ.
Nhà quan sát Việt Nam, tiến sỹ xã hội học Jonathan London cho rằng vấn đề này cần được tiếp cận theo cách khác, và "hy vọng những lãnh đạo mới được chọn ra có thể cho thế giới biết rằng họ thực sự quan tâm vấn đề nhân quyền".
"Tôi rất muốn biết trường hợp của anh Nguyễn Hữu Vinh - anh Ba Sàm - sẽ được đề cập như thế trong vài tháng trước chuyến đi của Obama sang Việt Nam," Tiến sỹ London nói.
Trong phỏng vấn thực hiện tại Việt Nam, phóng viên Nguyễn Hoàng cũng đưa ra câu hỏi về vấn đề với Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường, nguyên Vụ trưởng ban Nghiên cứu Lịch sử Ngoại giao Việt Nam.
Ông Trường cho rằng Việt Nam và Hoa Kỳ có những tiêu chuẩn khác biệt, "không thể mang những khuôn mẫu của Hoa Kỳ áp đặt cho Việt Nam".
"Nêu thì cứ nêu, còn chúng ta cứ để những vấn đề này cho cuộc sống nó tự giải quyết," Tiến sỹ Trường hiện cũng là Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế (CSSD) trả lời.
Tuy nhiên nhà báo Trần Nhật Phong từ California cho rằng, trả lời của Tiến sỹ Trường cho thấy, "đối với họ [Việt Nam], nhân quyền là chuyện để trao đổi, không phải là quyền của con người được tôn trọng.
"Văn hóa có thể khác biệt nhưng quyền con người không thể khác biệt."
Ông nói thêm, trái với hy vọng về tương lai của Tiến sỹ Jonathan London, ông không hy vọng nhiều vào tình trạng nhân quyền của Việt Nam.
Bà Thảo Griffiths cũng nhận xét, vấn đề không thể 'tự nó giải quyết', mà tuy Hoa Kỳ và Việt Nam còn nhiều khác biệt, nhưng trong 'hành trình mới' - theo như cách gọi của Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, thì hai bên cùng tập trung vào những điểm tương đồng.
"Đồng thời hai bên cùng phải nỗ lực để quan điểm về những khác biệt này được gần nhau hơn nữa, chứ tự nó không thể tự giải quyết được."
Xem lại thảo luận chi tiết về chiến lược ngoại giao, lợi ích của các bên và vấn đề nhân quyền tại: http://bbc.in/249MlHD
]
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/02/160218_sunnylands_obama_visit_vietnam
Mỹ-Việt: 'Quan hệ chung lớn hơn cá nhân'
- 19 tháng 2 2016
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nói sẽ không có một yếu tố 'giọt nước làm tràn ly' duy nhất trong tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
Trả lời phỏng vấn với BBC tiếng Việt tại Hà Nội vào đầu tháng Hai, ông Ted Osius cũng bình luận về nhân sự Đại hội 12 cũng như chủ đề nhân quyền Việt Nam.BBC: Tổng thống Obama nói rằng "TPP cho phép Hoa Kỳ - chứ không phải các quốc gia như Trung Quốc – soạn ra luật lệ và lộ trình trong thế kỷ 21, đặc biệt quan trọng trong một khu vực năng động như khu vực châu Á-Thái Bình Dương". Liệu có khả thi để đưa ra các luật chơi tương tự nhằm đối phó với các vấn đề như tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông hay không?
Trong cả hai trường hợp, chúng ta đang nói về việc tăng cường pháp quyền và tạo ra luật lệ để khu vực được thịnh vượng hơn. Trong trường hợp Biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông, đó là đảm bảo rằng luật pháp quốc tế được tuân thủ.
BBC: Hoa Kỳ đã kêu gọi dừng cải tạo và bồi đắp đảo nhân tạo tại các khu vực có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Hoa Kỳ cũng đã đưa tàu chiến vào khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Vậy ông nghĩ liệu có yếu tố 'giọt nước làm tràn ly' hay không?
Tôi không nghĩ rằng sẽ có một biến cố giọt nước làm tràn ly duy nhất. Đã và đang có ba khía cạnh diễn ra. Thứ nhất là về pháp lý. Đã có vụ kiện ra tòa trọng tài quốc tế ở The Hague. Tôi nghĩ rằng yếu tố này sẽ góp phần tác động tới tiến trình ngoại giao. Thứ hai là tiến trình ngoại giao liên quan đến việc bảo đảm rằng tất cả các quốc gia trong khu vực cam kết hệ thống pháp luật chứ không phải ỷ mạnh hiếp yếu. Và thứ ba là có quá trình xây dựng năng lực cho các quốc gia trong khu vực.
Việt Nam đang xây dựng năng lực an ninh hàng hải của mình, Philippines đang xây dựng năng lực an ninh hàng hải của mình. Và chúng tôi đang ở khu vực này. Hoa Kỳ hiện diện trong khu vực này. Chúng tôi sẽ không đi đâu cả. Chúng tôi sẽ tiếp tục bay, đi tàu và hoạt động trong khu vực này theo luật pháp quốc tế.
BBC: Ông có theo dõi Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 không? Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vừa có các khuôn mặt mới trong lãnh đạo Đảng tại các thành phố này và họ ít nhiều là giới kỹ trị. Một số người tỏ ra khá bất ngờ trước kết quả bầu chọn lãnh đạo cấp cao trong kỳ Đại hội Đảng. Liệu cá nhân ông có thấy “ngạc nhiên” về dàn lãnh đạo mới của Việt Nam?
Chúng tôi theo dõi Đại hội Đảng vừa qua rất cẩn trọng và với sự quan tâm rất lớn. Điều khiến tôi thấy quan tâm nhiều nhất trước hết là đã có các quyết định sớm về việc nhất trí cho chính sách hội nhập quốc tế. Thứ hai là việc tán thành TPP.
Tôi nghĩ cả hai quyết định về chính sách đó là các yếu tố để tôi tiếp tục lạc quan rất nhiều về quỹ đạo của mối quan hệ của chúng tôi với Việt Nam.
Xét về mặt nhân sự, tôi nghĩ rằng mối quan hệ song phương thì lớn hơn bất kỳ các cá nhân nào. Vì vậy, thực tế là có những thay đổi về thế hệ mới vừa khởi sắc chỉ là điều tốt đẹp mà thôi. Và thực tế rằng Đảng Cộng sản Việt Nam rất rõ ràng khi ủng hộ TPP và tiếp tục hội nhập quốc tế chỉ có thể là điều tích cực cho mối quan hệ với Hoa Kỳ.
BBC: Giới cổ súy cho nhân quyền và dân chủ nói về thực trạng "có vấn đề" ở Việt Nam, cụ thể như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, và tự do tôn giáo... Nhân quyền dường như là một trong những trở ngại chính ngăn cản Hoa Kỳ và Việt Nam hợp tác toàn diện hơn. Ông lạc quan ở mức nào rằng chủ đề nhân quyền này có thể được cải thiện hoặc được thay đổi?
Tôi đồng ý rằng nhân quyền là vấn đề cản trở trong quan hệ song phương. Tôi nghĩ rằng quan hệ đối tác của chúng ta không thể đạt được đầy đủ tiềm năng trừ khi có sự tiến bộ tiếp tục và bền vững đối với việc tôn trọng nhân quyền và pháp quyền. Chẳng hạn như việc chuẩn thuận TPP do Quốc hội Hoa Kỳ sẽ không thể là việc cứ đương nhiên được thông qua.
Vì vậy, nhân quyền là một vấn mà tôi quan tâm nghiêm túc và tôi dành rất nhiều thời gian để làm việc về vấn đề này. Tổng thống Obama nói với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu dục rằng nhân quyền kể như một phần định hình ra người Mỹ và rằng người Mỹ nói rằng chúng tôi rất coi trọng tự do ngôn luận, tự do thờ phụng, tự do báo chí và rằng Việt Nam cần tiếp tục trông đợi chúng tôi quan tâm và đề cập tới những chủ đề này với sự nhiệt thành và có tính lâu dài.
Thực ra là người đã theo dõi những gì đã và đang diễn ra ở Việt Nam trong 20 qua thì nay tôi nghĩ rằng có nhiều chiều hướng chung diễn ra tốt. Tôi chỉ muốn lấy một ví dụ là khi tôi đến thăm Tây Nguyên lần đầu tiên cách đây 20 năm thì thấy một chủng viện trống vắng ngoại trừ có ba tu sỹ lớn tuổi ở đó. Cách đây vài tháng tôi có tới thăm lại nơi này thì ở đó toàn người trẻ. Có khoảng 150 chủng sinh từ cộng đồng thiểu số sống gần đó, rồi có các tu sỹ trung niên, và các linh mục lớn tuổi hơn, và có rất nhiều các lớp giảng đạo tại đây.
Vì vậy, tôi nghĩ rằng có nhiều điều đáng quan ngại nhưng tôi cũng nghĩ rằng theo thời gian thì đã và đang có một số tiến bộ. Và vì vậy chúng tôi ngoài lập trường cứng rắn thì thực ra cũng phải thừa nhận sự tiến bộ khi chứng kiến sự tiến bộ này.
THÔNG TIN & BÌNH LUẬN THẾ GIỚI
TQ nói Mỹ 'quân sự hóa Biển Đông'
- 19 tháng 2 2016
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Mỹ quân sự hóa Biển Đông, và khẳng định đảo Phú Lâm, Hoàng Sa là lãnh thổ Trung Quốc.
Việt Nam trước đó cho biết đã gửi công hàm đến Đại sứ quán Trung Quốc và Liên Hiệp Quốc phản đối Trung Quốc đưa tên lửa ra quần đảo Hoàng Sa.Tin tức mới đây nói Trung Quốc xây dựng căn cứ trực thăng quân sự trên đảo Quang Hòa và bố trí tên lửa đất đối không HQ-9 trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Tại cuộc họp báo thứ Sáu, người phát ngôn Trung Quốc Hồng Lỗi nói đảo Phú Lâm, mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng, là lãnh thổ Trung Quốc.
“Từ 1959, chính phủ Trung Quốc đã thiết lập văn phòng hành chính và cơ sở liên quan của chính quyền trên đảo Vĩnh Hưng.”
“Từ nhiều năm Trung Quốc đã xây dựng và điều chuyển các thiết bị quốc phòng cần thiết.”
“Một số nước liên quan cần hiểu rõ lịch sử và dữ kiện căn bản về Nam Hải trước khi bình phẩm,” theo ông Hồng Lỗi.
Ông Hồng đáp trả bình luận của người phát ngôn ngoại giao Mỹ John Kirby, nói rằng tên lửa trên đảo Phú Lâm mới được lắp đặt và không có dấu hiệu Trung Quốc ngừng quân sự hóa trên đảo này.
Phú Lâm là đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa.
Ông Hồng Lỗi cáo buộc Mỹ quân sự hóa Biển Đông.
“Mỹ liên tục gia tăng lực lượng quân đội trên Nam Hải, thường xuyên gửi tàu chiến, máy bay ra Nam Hải để do thám quân sự và gửi tàu khu trục có tên lửa và máy bay đánh bom ra Nam Sa và vùng biển xung quanh.”
“Mỹ cũng thu hút và thúc ép các đồng minh, đối tác tiến hành các chuyến đi và tập trận trên Nam Hải,” ông Hồng nói.
Cũng ngày 19/2, người phát ngôn ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói: “Đây là những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.”
Ông Bình nói Trung Quốc “đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.”
http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/02/160219_tq_noi_my_quansuhoa
Trung Quốc sẽ làm gì tiếp ở Biển Đông?
17 tháng 2 2016 Cập nhật lúc 22:23 ICT
Trung Quốc có thể sẽ mở vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) và đưa máy bay quân sự tới các sân bay trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông, trong một động thái có thể gây ra mất cân bằng 'rất cực đoan' về tương quan quân sự ở khu vực.
Trung Quốc: Sẵn sàng đâm vào tàu Mỹ nếu đến gần Hoàng Sa
Chiến hạm Mỹ USS Curtis Wilbur ( trong ảnh ) đã đi vào khu vực 12 hải lý chung quanh một đảo do Trung Quốc kiểm soát ở Biển Đông ngày 30/01/2016.REUTERS/U.S. Navy/Mass Communication Specialist 3rd Class Declan
Khẩu chiến Mỹ-Trung về vụ Bắc Kinh triển khai tên lửa phòng không tại quần đảo Hoàng Sa (Biển Đông) càng lúc càng gay gắt. Bắc Kinh ngày 19/02/2016 đã cho báo chí lên tiếng đe dọa Washington là lực lượng Trung Quốc phòng thủ Hoàng Sa sẵn sàng bắn súng cảnh cáo, thậm chí đâm vào chiến hạm Mỹ nếu dám tiến lại gần Hoàng Sa.
Chính tờ Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng Sản Trung Quốc đã tung ra lời đe dọa kể trên trong một bài viết đăng trên một trang mạng xã hội của tờ People’s Daily, ấn bản hải ngoại của tờ báo.
Theo bài bình luận, Trung Quốc cần phải có những hành động cứng rắn để “ dậy cho Mỹ một bài học ”, lập lại nguyên văn lời lẽ mà Bắc Kinh đã đưa ra đối với Hà Nội cách nay đúng 37 năm khi xua quân đánh vào miền Bắc Việt Nam.
Đối với tác giả bài bình luận, quần đảo Hoàng Sa - dưới quyền kiểm soát của Trung Quốc từ hơn 40 năm nay – là chiến tuyến tối hậu của Trung Quốc trong việc bảo vệ khu vực Biển Đông, do đó Trung Quốc phải tỏ rõ lập trường của mình bằng những hành động cứng rắn chống lại bất kỳ một cuộc xâm nhập nào.
Biện pháp chống lại bao gồm việc áp tải tàu ngoại quốc ra khỏi khu vực, thậm chí trong trường hợp xấu nhất, sẵn sàng cho tàu Trung Quốc đâm vào tàu Mỹ.
Bắc Kinh cũng dùng phiên bản phổ thông đại chúng của tờ Nhân Dân Nhật Báo là Hoàn Cầu Thời Báo (Global Times) để hù dọa Washington. Trong một bài xã luận công bố hôm qua, 18/02, tờ báo nổi tiếng với những luận điệu hiếu chiến này cho rằng Trung Quốc cần tăng cường năng lực “ tự vệ ” của mình ở Biển Đông để đối phó với các “ hành động khiêu khích càng lúc càng thường xuyên hơn từ phía quân đội Mỹ ”.
Tờ báo không ngần ngại xác định là kết quả của việc triển khai tên lửa tại Hoàng Sa là “ Chiến đấu cơ của Mỹ hay của nước nào khác, sẽ cảm thấy bất an khi thực hiện các chuyến bay khiêu khích trong khu vực ”.
Theo các nhà quan sát, Bắc Kinh đã rất giận dữ sau hai chiến dịch tuần tra mà hải quân Mỹ đã thực hiện bên trong vùng 12 hải lý của các đảo đá mà Bắc Trung Quốc kiểm soát, cụ thể là Đá Xu Bi, quần đảo Trường Sa vào cuối năm ngoái, và Đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa vào đầu năm nay. Ngoài ra Mỹ còn cho B-52 bay trên không phận các đảo này.
Trả lời nhật báo Hồng Kông South China Morning Post hôm nay, một nhà nghiên cứu thuộc Học Viện Hải Quân Trung Quốc còn cho rằng Bắc Kinh có khả năng triển khai tên lửa chống hạm đến Hoàng Sa, bố trí thêm các loại vũ khí trên các đảo nhỏ khác trong quần đảo này, chứ không riêng gì trên đảo lớn Phú Lâm.
Theo bài bình luận, Trung Quốc cần phải có những hành động cứng rắn để “ dậy cho Mỹ một bài học ”, lập lại nguyên văn lời lẽ mà Bắc Kinh đã đưa ra đối với Hà Nội cách nay đúng 37 năm khi xua quân đánh vào miền Bắc Việt Nam.
Đối với tác giả bài bình luận, quần đảo Hoàng Sa - dưới quyền kiểm soát của Trung Quốc từ hơn 40 năm nay – là chiến tuyến tối hậu của Trung Quốc trong việc bảo vệ khu vực Biển Đông, do đó Trung Quốc phải tỏ rõ lập trường của mình bằng những hành động cứng rắn chống lại bất kỳ một cuộc xâm nhập nào.
Biện pháp chống lại bao gồm việc áp tải tàu ngoại quốc ra khỏi khu vực, thậm chí trong trường hợp xấu nhất, sẵn sàng cho tàu Trung Quốc đâm vào tàu Mỹ.
Bắc Kinh cũng dùng phiên bản phổ thông đại chúng của tờ Nhân Dân Nhật Báo là Hoàn Cầu Thời Báo (Global Times) để hù dọa Washington. Trong một bài xã luận công bố hôm qua, 18/02, tờ báo nổi tiếng với những luận điệu hiếu chiến này cho rằng Trung Quốc cần tăng cường năng lực “ tự vệ ” của mình ở Biển Đông để đối phó với các “ hành động khiêu khích càng lúc càng thường xuyên hơn từ phía quân đội Mỹ ”.
Tờ báo không ngần ngại xác định là kết quả của việc triển khai tên lửa tại Hoàng Sa là “ Chiến đấu cơ của Mỹ hay của nước nào khác, sẽ cảm thấy bất an khi thực hiện các chuyến bay khiêu khích trong khu vực ”.
Theo các nhà quan sát, Bắc Kinh đã rất giận dữ sau hai chiến dịch tuần tra mà hải quân Mỹ đã thực hiện bên trong vùng 12 hải lý của các đảo đá mà Bắc Trung Quốc kiểm soát, cụ thể là Đá Xu Bi, quần đảo Trường Sa vào cuối năm ngoái, và Đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa vào đầu năm nay. Ngoài ra Mỹ còn cho B-52 bay trên không phận các đảo này.
Trả lời nhật báo Hồng Kông South China Morning Post hôm nay, một nhà nghiên cứu thuộc Học Viện Hải Quân Trung Quốc còn cho rằng Bắc Kinh có khả năng triển khai tên lửa chống hạm đến Hoàng Sa, bố trí thêm các loại vũ khí trên các đảo nhỏ khác trong quần đảo này, chứ không riêng gì trên đảo lớn Phú Lâm.
DÂY THẮT CỔ TÀU CỘNG ĐANG HÌNH THÀNH
Trước tết có nhiều tin vui về những hành động của chính phủ Hoa Kỳ nhằm siết Tàu Cộng vào phép.
1- Sau vụ thử nghiệm thành công phiên bản chống tàu chiến của tên lửa Tomahawk có thể bắn chìm tàu chiến cách xa 1000 dặm thì nay bộ quốc phòng đã duyệt xin 2 tỷ mua tên lửa này nhằm bố trí canh phòng TQ . Giá Tomahawk thông thường khoảng 1 triệu 1 trái . Giá phiên bản chống tàu khoảng 1.5 triệu . Thêm tiền chi phí lặt vật như vậy 2 tỷ mua được 1000 trái . Đủ để Hoa Kỳ nằm xa tuốt ngoài Thái Bình Dương nhấn chìm hải quân Tàu Khựa .
2- Bộ trưởng Carter cho biết sau thời gian phát triển và thử nghiệm bí mật nay ông công bố tên lửa SM-6 đã có đủ các chức năng chống tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, máy bay, mục tiêu mặt đất và tàu chiến . SM-6 có tốc độ Mach 3.5 và rất maneuverability.
3- Bộ quốc phòng duyệt xin 2.9 tỷ mua SM-6 . Quan trọng hơn là chuẩn bị kế hoặch bố trí SM-6 trên các hòn đảo bao vây TQ . Hiện TQ gặp khó khăn rất lớn trong việc chống SM-6 . Nếu Mỹ bố trí SM-6 bao vây TQ thì máy bay tàu chiến TQ coi như chỉ có thể bơi trong vũng nước nhà mà thôi.
4- 1 tỷ được duyệt xin mua tên lửa chống tàu tàng hình LRASM . Đây là vũ khí chống chiến hạm chính của Hoa Kỳ . Nó tàng hình và có thể hoạt động độc lập tự động trong trường hợp hệ thống vệ tinh của Mỹ ngưng hoạt động
5- 3 tỷ để mua các loại bom đạn thông minh bao gồm cả JSOW là loại bom bay tàng hình tầm 450km có phiên bản chuyên chống tàu chiến
Phen này Tàu Khựa im thin thít
con CSVN phe than Tau,ban nuoc thi sao...???...
CHÍNH SÁCH PHÒNG THỦ THỤ ĐỘNG
CỦA HOA KỲ TẠI BIỂN ĐÔNG
Đại-Dương
Bắc Kinh thất bại trong mưu đồ khuất phục Tokyo nhằm nối liền Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa trên đường tiến ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Nhưng, Bắc Kinh đã vấp phải một địch thủ như Nhật Bản từng chiến thắng Hải quân Trung Hoa nên đành tập trung binh lực trong mưu đồ biến Nam Hải thành chiếc ao nhà vào năm 2030.
Nhật Bản đã bố trí nhiều loại hoả tiễn tại các chuỗi đảo phía Nam của Biển Đông Trung Hoa như tính siết chặt yết hầu của Hải quân Trung Quốc.
Biển Đông Nam Á liên quan mật thiết đến vận mệnh của 600 triệu cư dân mà còn có tầm quan trọng về thương mại quốc tế lưu thông trị giá 5,000 tỉ USD mỗi năm khiến Bắc Kinh phải mắc kẹt.
Sau Đệ nhị Thế chiến, Hải quân Hoa Kỳ tự nhận trách nhiệm bảo vệ, duy trì tự do lưu thông và an toàn hàng hải trên Biển Đông và Nam Trung Hoa.
Năm 2009, Bắc Kinh công khai mưu đồ biến Biển Nam Trung Hoa thành chiếc ao nhà bằng các hành động ngang ngược với láng giềng, thách đố luật pháp quốc tế buộc Hoa Kỳ phải tiến hành kế hoạch tái cân bằng lực lượng tại Châu Á-Thái Bình Dương từ năm 2010.
Chính phủ Obama tuyên bố cho đến năm 2020 sẽ điều động 60% lực lượng Hải quân Mỹ vào CA-TBD, kể cả các loại chiến cụ tiên tiến, vũ khí tối tân nhất.
Vì sao Hoa Kỳ không ngăn chặn được thái độ hung hãn, hành động thô bạo của Trung Quốc đối với chủ quyền của các quốc gia duyên hải Đông Nam Á và mưu đồ độc chiếm Nam Hải?
Thứ nhất, Chủ tịch Tập Cận Bình đánh giá Hoa Kỳ đang trên đà suy thoái cần được thay thế trong vai trò siêu cường; Tổng thống Barack Obama không có khả năng sử dụng lực lượng quân sự khi có tranh chấp hoặc xung đột.
Bảng thăm dò dư luận mới nhất của Gallup ghi nhận chỉ có 49% người Mỹ tin vào sự bảo vệ của lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới so với 59% hồi năm ngoái. Quân đội Hoa Kỳ không hoàn tất nhiệm vụ như từng làm nhiều thập niên trước. Tỉ lệ tin tưởng thấp nhất trong 23 năm khi Gallup bắt đầu thăm dò vấn đề này. Dĩ nhiên, vị Tổng tư lệnh Quân lực Hoa Kỳ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thứ hai, Obama đang kẹt trong các vụ xung đột nóng tại Châu Âu, Trung Đông, Bắc Phi, A Phú Hãn mà chưa tìm được lối ra.
Thứ ba, các chuyên gia quốc tế không tin tưởng vào khả năng lãnh đạo của Obama trên trường quốc tế, đặc biệt ở Biển Đông.
Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc gia tại Đại học Quốc phòng Mỹ, Patrick Cronin nhận xét “Chiến lược xoay trục của Tổng thống Obama nửa vời nên chẳng răn đe được Tập Cận Bình”.
Jon Huntsman Jr, cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc cho biết “vấn đề Biển Đông không có đáp án chính xác và đơn giản, bởi chẳng ai muốn thua vì nước nào cũng coi nơi đây là giá trị cốt lõi”.
Theo dõi phương thức lãnh đạo của Obama trong 7 năm qua thì ai cũng thấy nhà lãnh đạo siêu cường duy nhất đã giải quyết vấn đề chỉ chú trọng đến phần tuyên bố. Phần này dễ vì chỉ trình bày suy nghĩ chưa được kiểm chứng mà dễ thu hút sự chú ý của dư luận.
Giai đoạn thiết kế chính sách thì kéo dài lê thê do các viên chức trách nhiệm cần cụ-thể-hoá phần tuyên bố chưa được suy nghĩ chín chắn, chu đáo của Obama.
Giai đoạn thực thi chính sách thì do dự, chần chừ làm mất yếu tố đột biến, bất ngờ nên khó thay đổi cuộc diện.
Giới chuyên gia quốc tế, viên chức thi hành thường chuẩn bị biện pháp đi trước quyết định của Toà Bạch Ốc. Đôi khi bị Toà Bạch Ốc chặn lại như trường hợp thực hiện chiến dịch tự do hàng hải bên trong vùng biển 12 hải lý tại Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trong năm 2015 và 2016.
Tổng thống Obama đã mời 10 nhà lãnh đạo của Cộng đồng Kinh tế ASEAN đến California để nghe giảng về những điều từng phát biểu công khai “không quân-sự-hoá, ngưng cải tạo đá thành đảo, tự kiềm chế, giải quyết tranh chấp trong hoà bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, cam kết tiếp tục tuần tiễu Hải quân bất cứ vùng biển nào mà luật pháp quốc tế cho phép”.
Chẳng có giải pháp cụ thể nào được nêu ra, và không chỉ trích đích danh Trung Quốc là nguồn gốc phát sinh tình hình căng thẳng trên Biển Đông. Cả Obama và 4/10 nhà lãnh đạo hết nhiệm vụ vào cuối năm 2016 nên khó thực hiện lời hứa.
Trong khi đó, Fox News trích dẫn hình ảnh từ ImageSat International cho thấy 2 hệ thống phòng không HQ-9 với 8 bệ phóng cùng dàn radar đã được bố trí tại đảo Phú Lâm (Woody Island, Vĩnh Hưng Đảo) vào khoảng 3 đến 14 tháng 2-2016.
Hoả tiễn đất-đối-không Hồng Kỳ, HQ-9, có tầm bắn 200 km nhằm tiêu diệt phi cơ, hoả tiễn phỏng theo kỹ thuật S-300P của Nga.
Chuyên gia cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Tân Gia Ba, Tiến sĩ Ian Storey nói rằng Trung Quốc đã xây dựng các cơ sở quân sự tại Hoàng Sa từ vài năm qua nhằm “phản ứng các hoạt động quân sự của Mỹ ở Nam Hải”.
Trung Quốc đã xây dựng căn cứ trực thăng tại đảo Quang Hoà (Ducan Island, Sâm Hàng Đảo).
Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris tuyên bố trong cuộc họp báo ngắn ở Tokyo hôm 17-02-2016 “Chúng tôi không ngạc nhiên mà đáng lo ngại, nhưng không có ý định chấm dứt chiến dịch tự do lưu thông hàng hải, hàng không trên Biển Đông”.
Obama giải quyết vấn đề Biển Đông bằng giai đoạn I, Tập Cận Bình giải quyết bằng giai đoạn III nên Trung Quốc luôn luôn giữ ưu thế chiến lược.
Đề án ngân sách quốc phòng Mỹ năm 2017 lên tới 582 tỉ USD được Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter biện hộ “Nga và Trung Quốc đang chế tạo vũ khí, hoạch định phương án tác chiến trước khi chúng ta kịp phản ứng. Do đó, chúng ta phải có khả năng trấn áp những đối thủ tiên tiến nhất nhằm tạo ra thiệt hại khiến chúng không thể gánh chịu nỗi mà từ bỏ hành vi khiêu khích hoặc phải hối hận vì chọc giận người Mỹ”.
Hoa Kỳ đã điều động 2 Hải đội Xung kích Hàng không Mẫu hạm USS Ronald Reagan và USS John Stennis cùng đồn trú ở Nhật Bản và hoạt động trên 2 Biển Đông và Nam Trung Hoa. USS John Stennis sẽ tập trận chung với Đại Hàn vào tháng 3-1016.
Một số tiềm thuỷ đỉnh nguyên tử hạng nhất của Hoa Kỳ cũng đang hoạt động tại Đông Á.
Khu trục hạm tàng hình USS Zumwalt cũng được chuyển vào Biển Đông Trung Hoa.
Nhật Bản sẽ dùng phi cơ hải tuần P-3 Orion tuần tiễu Biển Đông và Úc Đại Lợi cũng như Ấn Độ có thể tham gia. Tân Gia Ba cho phép phi cơ hải tuần P-8A Poseidon đồn trú để giám sát Biển Đông.
Hoạt động dồn dập, kể cả việc Phi Luật Tân cho phép Hoa Kỳ chọn 8 căn cứ quân sự để đóng quân luân phiên khiến cho Bắc Kinh cảm thấy bất an, lo sợ bị tấn công.
Tập Cận Bình có thực sự lo sợ bị Obama tấn công hay chỉ dùng cơ hội này để kích thích chủ nghĩa cực đoan, và tiếp tục gia tăng hoạt động trên Biển Nam Trung Hoa, kể cả thiết lập Vùng Nhận diện Phòng không?
Đại-Dương
Feb 18, 2016
TƯỞNG NIỆM VĂN HÀO NGUYỄN VĂN VĨNH
Người đàn bà đứng sau học giả Nguyễn Văn Vĩnh
TP - Tân Nam tử Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) chủ bút báo Đăng Cổ tùng báo có ba bà vợ với 15 người con. Nhưng gắn bó với ông suốt 36 năm, chịu đựng biết bao khốn khó, chia sẻ với ông những niềm vui và tủi cực… chỉ có bà. Sách vở viết về ông rất nhiều, nhưng hầu như không có mấy dòng viết về bà.
Học giả Nguyễn Văn Vĩnh. |
Ông như con ngựa (tuổi Nhâm Ngọ), phi trên thảo nguyên, tung hoành, ngang dọc. Còn bà giữ bếp lửa trong chiếc lều phía sau…
Bà Đinh Thị Tính, quê quán làng Phượng Dực, Phú Xuyên, (nay thuộc Hà Nội) là người vợ tao khang, tấm cám của học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Lớn hơn chồng một tuổi, bà tuổi Tân Tỵ. Tử vi phán: nữ mạng Tân tỵ cuộc đời tân toan âu lo, không được sung túc vào trung vận. Tình duyên buồn bực, lao đao.
Tử vi cũng báo hậu vận an nhàn, hợp duyên với Nhâm Ngọ… Chẳng biết hư thực ra sao, nhưng lớn lên, năm 1900, vào tuổi 19, bà lấy chồng.
Chồng bà làm thông phán. Cưới xong, hai vợ chồng về Hải Phòng sinh sống. Một căn nhà nhỏ gọn ghẽ ở phố Cầu Đất là tổ ấm của cặp vợ chồng công chức.
Năm 1901 sinh con trai đầu lòng, đặt tên là Hải. Mấy năm sau, Nguyễn Văn Vĩnh chuyển về tòa công sứ Bắc Giang, bà lại đi theo. Tại đây, năm 1904 lại thêm con trai thứ hai, đặt tên Nguyễn Giang để kỷ niệm nơi lấy giấy khai sinh.
Chồng bà là người thông minh, siêng năng công việc, rất có thiện cảm với thượng cấp, được sủng ái. Nên khi Công sứ Bắc Giang Hauser được bổ nhiệm làm Đốc lý Hà Nội, ông đã đưa cả vợ chồng bà Vĩnh về Hà Nội.
Sau nhiều năm tần tảo, dành dụm từ Hải Phòng, Bắc Giang được ít tiền, bà Vĩnh đã mua được một ngôi nhà nhỏ ở số nhà 39 phố Mã Mây. Nhà có hai tầng, bên dưới dùng làm nơi sinh hoạt cho gia đình. Tầng trên là phòng làm việc ông Vĩnh. Một gian gác nhỏ để tiếp khách
Ngôi nhà phố Mã Mây đã gắn bó với ông bà Vĩnh 15 năm, kể từ khi ông được theo Công sứ Bắc Giang về Hà Nội. Cũng ngôi nhà này, đã chứng kiến bao nhiêu niềm vui, mỗi khi bà Vĩnh khai hoa. Và theo lẽ tự nhiên vốn có tạo hoá ban phát cho con người, những người con của ông bà nối tiếp nhau ra đời:
Nguyễn Thị Loan, sinh năm 1907
Nguyễn Thị Nội , sinh năm 1910
Nguyễn Thị Vân, sinh năm 1913
Nguyễn Dương , sinh năm 1914
Nguyễn Phổ, sinh 1917
Nguyễn Kỳ, sinh 1918
Nguyễn Thị Mười, 1919
Nguyễn Dực, 1921
Nguyễn Hồ, sinh 1923.
Ông bà Vĩnh và các con. |
Những người con của bà, đều là nam thanh nữ tú. Trong đó Nguyễn Thị Vân xinh đẹp có năng khiếu âm nhạc, chơi dương cầm tài năng, đến nỗi có lần người Pháp đánh tiếng mai mối cho Vĩnh Thụy (tức Bảo Đại sau này).
Nguyễn Giang vừa là nhà thơ, vừa là họa sĩ, điêu khắc, có tên tuổi trong cuốn Thi nhân Việt Nam. Nguyễn Dực, có công lắp đặt hệ thống âm thanh cho Lễ tuyên ngôn Độc lập 2-9-1945 tại Ba Đình, rồi thành một trong những người mở đầu ngành phát thanh đất nước. Đặc biệt Nguyễn Phổ từng làm công tác tình báo, từng chịu đa truân…
Trọn 36 năm làm vợ của một công chức, rồi làm chủ những tờ báo, bà Vĩnh đã trải qua những niềm vui hãnh diện, tự hào. Nhưng thật trớ trêu, cuộc đời mang đến cho bà những khổ đau, vò xé và có những khi không tài nào đứng dậy được. Bà phụng thờ nhà chồng, trọn đạo làm vợ, làm mẹ.
Hơn hai chục năm, sinh nở 12 bận, nuôi con mình, con chồng, lần lượt tất cả hơn chục đứa, đứng mũi chịu sào, chèo chống, nuốt nhịn những nỗi cay đắng âm thầm. Ấy là hai lần ông Vĩnh lấy thêm vợ bé. Mà những người đến sau, đều tài năng trẻ đẹp hơn hẳn mình.
Ba trong bốn tố nữ của bà Vĩnh. |
Bà vẫn tìm được cách để sống chung, để không làm lỡ sự nghiệp của chồng. Ngần ấy năm, bà lẽo đẽo theo chồng đồng cam cộng khổ. Lúc ra Hải Phòng buôn bán, khi lên Bắc Giang heo hút gió rừng. Tất cả là vì chồng, vì sự nghiệp của ông mà bà đứng đằng sau làm hậu thuẫn.
Năm ông Vĩnh mất, bà vào tuổi 55, chẳng còn trẻ nhưng cũng chưa thể già. Lại một mình đưa con thuyền đi lên phía trước, khi bánh lái đã gãy!
Rồi cái đận, ông Vĩnh và các con Nguyễn Thị Nội, Nguyễn Thị Vân, Nguyễn Ngược Pháp (tức nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp, con riêng của chồng), Nguyễn Thị Loan nối tiếp nhau bỏ bà tìm về nơi vĩnh viễn, bà tan nát cõi lòng.
Trọn 10 năm (1932-1942), bà Vĩnh 5 lần chít khăn tang, một lần tang chồng, bốn lần tang con. Những vành khăn trắng buốt lạnh cứ chồng đè lên nhau, quặn thắt trên đầu người đàn bà khổ hạnh.
Kinh hoàng nhất là những ngày tháng năm 1936. Đúng là họa vô đơn chí. Đám tang ông Vĩnh ngày 8-5, thì chỉ 4 tháng sau, (tháng 9 năm 1936), giữa lúc mồ chưa xanh cỏ, đất chưa khép liền… thì người mua được số tài sản phát mại, đòi quyền sử dụng đất và ép gia đình bà phải chuyển ngay mộ đi, trả lại khuôn đất.
Đã đến lúc sa cơ thất thế, chẳng còn đường nào khác. Con cháu đành phải đào mộ lên để chuyển về quê. Mỗi nhát cuốc bập xuống mồ, như mũi dao khía vào trái tim bà.
Nhìn những bàn tay nhợt nhạt, run rẩy chuyển thi hài ông từ chiếc quan tài bằng kẽm, sang chiếc quan tài gỗ, bà như đứt từng khúc ruột, bởi như thế có khác chi ông Vĩnh bị chết hai lần?
Đất làng Phượng Dực thuộc vùng chiêm trũng. Ngôi mộ lúc mới hung táng, còn nằm trên mảnh đất khô khan. Mùa mưa úng lụt đã biến thành cái hồ mênh mông nước. Ông Vĩnh nằm chìm trong dòng nước của quê mình. Những ngày ấy, bạn hữu, gia đình có muốn thắp cho ông nén hương, cũng đành đứng từ xa bái vọng.
Câu ca “Sống ngâm da, chết ngâm xương” chỉ những vùng chiêm trũng, bây giờ vận vào ông… Hình ảnh ấy bà Vĩnh còn chôn chặt trong lòng….
Bà cũng chưa thể cắt nghĩa tại sao cuộc đời ông lại rất gần với nước? Ngày đầu tiên mua ngôi nhà Mã Mây, rất gần sóng nước sông Hồng. Lần chuyển đến ở số 25 Nguyễn Gia Thiều, thì lưng nhà quay về hồ Thiền Quang ngày đêm thì thầm tiếng sóng. Rồi chuyển đến nhà 13-15 Thụy Khuê, hướng bốn mùa sóng nước Tây Hồ. Cho đến lúc ông chết, là chết trên sông, chứ không phải một cái túp lều nào trên đất.
Cuối cùng khi về với cố hương, ông Vĩnh vẫn cứ chìm trong nước. Hóa ra số ông sống chết với nước?
Những tưởng đến ngày hòa bình, là yên hàn, gia đình được đoàn tụ. Ai ngờ hoàn cảnh thận phận mỗi người lại tạo nên cảnh chia lìa. Nguyễn Dương, Nguyễn Hải và mẹ con bà ba Suzanne và Nguyễn Hiến vào Nam, Nguyễn Phùng thì ở Pháp, kẻ đông người tây, tan đàn xẻ nghé.
Rồi 2 cú sét quất xuống gia đình năm 1955 cải cách ruộng đất: Nguyễn Dực con trai bà bị bắt suýt nữa bị tử hình, may được cứu thoát. Còn Nguyễn Phổ thì bị đi tù, với lời thị phi làm gián điệp nằm vùng phá hoại miền Bắc… Bà Vĩnh đã vào tuổi 74 xưa nay hiếm.
Bấy giờ ngoài Bắc chỉ có 4 người: Nguyễn Giang đã về nước, sống bằng vẽ tranh, Nguyễn Kỳ 37 tuổi, Nguyễn Thị Mười 36 tuổi, Nguyễn Hồ 32… mỗi người có thân phận riêng. Họ sống co mình lại. Bà Vĩnh như con chim sợ cây cong, lúc nào cũng thon thót giật mình.
Khốn khổ nhất là cái lần con trai Nguyễn Phổ bị đi tù, liên can đến vụ cháy nhà máy in Tiến Bộ năm 1955 (mà sau 23 năm, Nguyễn Phổ mới được giải oan, được trả lại quyền lợi, được phân nhà và tặng thưởng Huân chương kháng chiến).
Ngôi nhà số 25 Nguyễn Gia Thiều bị tịch thu, bà phải về ở nhà con trai Nguyễn Giang số 59 - Trần Quốc Toản. Sống chung với vợ chồng con trai được vừa 8 năm (1955-1963), thì tự nhiên nhà chức trách yêu cầu thu lại, vì ngôi nhà không đủ cơ sở pháp lý. Cũng may họ đổi cho hai căn hộ khác.
Một là căn hộ rộng 24m2 ở số 34 phố Lê Đại Hành, và một nhà khác ở 119 phố Triệu Việt Vương, có 2 buồng, rộng 36m2. Bà cụ già goá bụa, lúc ấy 82 tuổi, không thể sống một mình ở căn nhà 24m2, càng không thể về sống chung với vợ chồng Nguyễn Giang, bởi quá chật chội. Các con trai bà lại bàn nhau đưa mẹ về nhà Nguyễn Dực ở 43 Hàng Bài.
Khổ thay, ngôi nhà này lại là của bố vợ Nguyễn Dực cho con gái và con rể ở nhờ!
Năm 1964. Tiếng máy bay Mỹ bắt đầu gầm rú ở Vịnh Hạ Long, dư âm của một cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của Đế quốc Mỹ phát động, đang đến gần. Đâu đó người ta rục rịch bàn nhau câu chuyện sắp đi sơ tán.
Trong bối cảnh ấy, người vợ cả của học giả Nguyễn Văn Vĩnh, đành phải chia tay các con cháu, bỏ lại phía sau đất Hà thành, từng gắn bó bao nhiêu kỷ niệm, cả niềm vui và cay đắng, cả thiên đường và địa ngục, trở về quê chồng Phượng Dực (Hà Đông cũ) sinh sống, thoát khỏi những ánh mắt nhìn ghẻ lạnh của người đời.
Bà về đây sống với người con nuôi của chú ruột chồng, tên là Nguyễn Văn Vần. Đây là đất hương hoả từ đời các cụ để lại. Ông Vần đã giữ gìn, để bây giờ bà quả phụ học giả Nguyễn Văn Vĩnh mới có chốn nương thân.
Bà Vĩnh sống âm thầm như thế, đến năm 1965 thì qua đời, hưởng thọ 84 tuổi, không dám nghĩ tới ngày gặp lại người con bị oan sai mà tù tội. Bà Vĩnh cũng chẳng ngờ rằng, người con dâu của bà (vợ Nguyễn Phổ) phải vào tận miền nam sinh sống, rồi đến tuổi 62 còn xuống tóc tu ở tịnh xá Tòng Lâm, Sài Gòn, với pháp danh Trí Tuệ, tới chức Tỳ kheo.
Lúc còn sống bà từng chịu quá nhiều đàm tiếu. Người ta đồn thổi rằng Nguyễn Văn Vĩnh không làm tay sai cho Tây, làm sao có nhiều tiền tài, sản nghiệp lớn đến vậy? Ý nói ngôi nhà số 13-15 Thụy Khuê bên cạnh hồ Tây…
Thực ra ông Schneider, một công chức Pháp, từng công tác với Nguyễn Văn Vĩnh về làm báo. Sau 38 năm làm việc ở Việt Nam, năm 1918 ông đến tuổi về hưu. Vì cảm phục, yêu mến Nguyễn Văn Vĩnh, mà trước khi về Pháp, Schneider đã nhượng lại cho ông Vĩnh toàn bộ nhà in, cơ sở thiết bị và hai tờ báo (Trung Bắc tân văn và Học báo - tức Đông Dương tạp chí đã bị Toàn quyền Sarraut đóng cửa). Ông trở thành chủ nhà in, chủ nhiệm hai tờ báo nói trên.
Nhờ có vốn, ông Vĩnh tậu ngôi nhà 13 và 15 ở Thụy Khuê, hướng gió mát Tây hồ để cho vợ con sinh sống. Nhưng đến năm 1935 thì bị ngân hàng phát mại, hóa giá.
Bãi bể nương dâu, thời vận xoay vòng, cuối cùng nhà của ông chủ báo Đăng Cổ tùng báo, Đông Dương tạp chí… sau nay vẫn được chọn làm Tòa soạn một tờ báo ngành của nước ta.
Câu chuyện 18 năm trước của năm người con của Học giả Nguyễn Văn Vĩnh
Ngày 31/1/1995 tại Hà Nội, nhân dịp đón xuân mới, năm anh em ruột cùng nhau ngồi tâm sự, hồi tưởng lại những người anh ruột quá cố của mình là bác sỹ Nguyễn Hải; nhà thơ, nhà báo, nhà dịch thuật và là họa sỹ Nguyễn Giang. BBT chúng tôi xin được biên tập lại những ghi chép của buổi gặp tâm sự này, vừa để giới thiệu với các quý vị độc giả một cách khái quát về hai người con trai đầu của học giả Nguyễn Văn Vĩnh, vừa để tưởng nhớ đến những người đã khuất trong số năm con người của buổi tâm sự này. Đây cũng là một lối hành sử theo tập quán và đạo lý của người Việt từ lâu đời. Thường cứ đến cuối năm, giáp Tết, người ta hay hồi tưởng, nhớ đến những người thân đã mất. Cầu cho vong linh của các bậc tiên liệt, luôn được mát mẻ và linh thiêng!
Năm người em của Nguyễn Giang chụp trong buổi gặp mặt năm 1995.
Thứ tự từ trái sang phải: Bùi Tường Trác (em rể, chồng của bà Nguyễn Thị Mười),
Nguyễn Kỳ, Nguyễn Phổ, Nguyễn Hồ và Nguyễn Dực.
Ông Nguyễn Giang sinh ngày 4/8/1904 tại tỉnh Bắc Giang, là con trai thứ hai của học giả Nguyễn Văn Vĩnh và cụ bà Đinh Thị Tính, năm đó cụ Vĩnh làm việc tại Tòa xứ Bắc Giang. Cũng như người con đầu, cụ Vĩnh lấy tên địa danh nơi mình đang sống và làm việc để đặt tên con. Năm 1901, cụ làm việc cho Tòa xứ Hải Phòng, nên người con đầu có tên là Nguyễn Hải (1901-1938). Năm 1906, cụ Vĩnh được chuyển về làm việc tại Tòa Đốc lý Hà Nội. Cụ bà Vĩnh lặn lội thu vén, mua được một ngôi nhà nhỏ trên phố Mã Mây. Tại đây, hai anh em Nguyễn Hải và Nguyễn Giang đã cùng nhau đi học vỡ lòng ở trường Trí Tri số 37 phố Hàng Quạt.
Cho đến năm 1923, Nguyễn Hải và Nguyễn Giang có thêm 8 người em nữa cùng ở tại ngôi nhà 34 (39)(1)phố Mã Mây. Từ năm 1918 đến năm 1921, hai anh em cùng nhau học tại trường Lít-xê Anbe-Sarô (Lycéc Albert Sarraut).
Nguyễn Giang vẽ bút chì năm 1935. Bức họa người em trai Nguyễn Phổ.
Năm 1920, sau khi Nguyễn Văn Vĩnh dịch thành công một loạt các câu truyện hài kịch của Môlie (Molière) từ Pháp văn sang chữ Quốc ngữ, như: “Trưởng giả học làm sang”, “Người biển lận”, “Người bệnh tưởng”… Cụ thấm nhuần triết lý sống của các nhà văn hóa khai sáng châu Âu. Cụ bất bình sâu sắc với lối sống trưởng giả, hợm mình của loại người coi vật chất là nhất, coi danh vị là nhất, và cụ muốn quảng bá lối tư duy tiến bộ của các bậc thánh hiền. Nguyễn Văn Vĩnh đã quyết định tổ chức đóng và diễn để trình bày nội dung của các tác phẩm này trước công chúng, đồng thời quảng bá một loại hình nghệ thuật mới của Âu châu trước người dân Việt, đó là kịch nói. Cho đến lúc đó, đối với người Việt Nam cả hai nội dung là truyện hài kịch và kịch nói đều mới lạ.
Thật đáng tiếc, vì để thực hiện công việc này, cụ Vĩnh đã động viên các con trai lớn của mình cùng bố tham gia đóng các vai trong vở kịch để thể hiện tác phẩm, đồng thời mời thêm một vài người quen cùng tham gia. Anh Nguyễn Hải lúc này đã mười chín, đôi mươi, cụ Vĩnh đặt vào vai Cléonte trong vở kịch “Trưởng giả học làm sang”. Sắm vai nữ, cụ Vĩnh đã mượn một người con gái có tên Tửu.
Ảnh Nguyễn Hải chụp tại Paris năm 1930
Vở kịch được trình diễn ngay trên sân khấu Nhà hát lớn Hà Nội, một sân khấu quá sang trọng và dễ làm các diễn viên xúc động. Thật không ngờ, anh Nguyễn Hải và cô đào Tửu đã phải lòng nhau và yêu nhau thật. Mọi chuyện trở nên phiền toái và nan giải… Để thoát khỏi sự việc ngoài mong muốn này, hai cụ quyết định dồn tiền và đưa cả hai anh em Nguyễn Hải và Nguyễn Giang đi học xa… sang Pháp.
Nguyễn Giang đã nhờ anh mà được đến Paris diễm lệ, mảnh đất, nơi đã làm thay đổi bao nhiêu bậc danh tài trong lịch sử…
Hai anh em Nguyễn Hải và Nguyễn Giang đều đỗ tú tài toàn phần. Nguyễn Hải đã thi và đỗ vào học tại Đại học Y khoa ở Paris. Riêng Nguyễn Giang, vì học ban A nên đã được học cả tiếng Latin và Hy Lạp, hình như anh Giang đã say mê văn chương từ đây. Nguyễn Giang quyết định theo học tự do và sống luôn tại “xóm” Mông-Mác (Mont Matre), vốn là nơi quy tụ nhiều sinh viên, học sinh du học của các nước khác nhau. Trong số những người bạn thân nổi tiếng của anh Giang, có họa sỹ Anđrê Mácsan (André Marchand) người Pháp và Komatsu Kiyoshi người Nhật Bản(2). Nguyễn Giang đã sống và chịu ảnh hưởng lớn của môi trường này, sau này anh trở thành họa sỹ thực thụ. Trong gia đình đã chứng kiến: suốt cuộc đời họa sỹ của Nguyễn Giang, anh đã vẽ và có đến hàng trăm tác phẩm, cả bút sắt và cả tranh sơn dầu.
Năm 1930, khi Chính phủ thuộc địa đã thực sự mâu thuẫn và tìm cách loại trừ con người và ảnh hưởng của Nguyễn Văn Vĩnh ra khỏi đời sống chính trị xã hội, họ đã tịch thu cơ sở vật chất, bắt đóng cửa các tòa báo do cụ là chủ bút, các cơ sở xuất bản, cùng với giới tài phiệt Thực dân, họ dựng lên sự kiện vỡ nợ… Tất cả đều vì Nguyễn Văn Vĩnh đã không chấp nhận những chính sách và đường lối cai trị của Chính quyền Thực dân. Chính lúc này, cũng là lúc anh Nguyễn Hải đỗ bác sỹ và trở về Việt Nam. Việc trở về Việt Nam trong bối cảnh những khó khăn của gia đình ngày càng chồng chất, đã cản trở không ít những ước vọng của bác sỹ Nguyễn Hải trong việc hành nghề. Anh đã phải chấp nhận làm tạm tại một bệnh viện ở tỉnh Ninh Bình. Một năm sau, anh trở về Hà Nội và mở phòng khám tư tại số 6 phố Nam Ngư. Sau giai đoạn này, anh mắc bệnh lao. Đó là quãng thời gian vô cùng khó khăn đối với y học khi chưa có thuốc kháng sinh. Anh quyết định vào miền Nam với hy vọng được tĩnh dưỡng. Nhưng căn bệnh hiểm nghèo càng ngày càng hành hạ anh và anh đã qua đời tại Rạch Giá khi mới có 37 tuổi.
Cũng những khó khăn như người anh cả đã trải qua, anh Nguyễn Giang không còn hy vọng được sự trợ giúp của thày mẹ. Tuy vẫn ở lại Paris nhưng lại chưa có được mảnh bằng nào. Cụ bà Vĩnh đã gồng mình, khuyên con và cam kết sẽ trợ giúp tài chính cho anh Giang ở lại Pháp thêm 3 năm nữa, mục đích là để học và lấy được bằng cấp, khỏi lãng phí cả chục năm trời đã qua. Vốn bản tính khoáng đạt, thông minh không thiếu, chỉ trong ba năm, Nguyễn Giang đã đỗ cử nhân luật tại Paris.
Năm 1933, anh Nguyễn Giang trở lại Việt Nam. Gia đình lúc này đã dần rơi vào cảnh khánh kiệt. Cụ Vĩnh đang vật lộn với sự o ép điên cuồng của Chính quyền Thực dân. Liên tiếp các cuộc mặc cả về chính trị giữa Chính phủ và Nguyễn Văn Vĩnh kéo dài hết năm này sang năm khác. Những miếng ngon nức nở dành cho Nguyễn Văn Vĩnh cũng không làm lay chuyển được lập trường chính trị của cụ. Nào ghế Thượng thư, nào Bắc đẩu Bội tinh, nào sẽ được tháo nợ… Cụ bà Vĩnh vẫn với bản chất của người đàn bà hàng phố, vừa nghiến răng chịu đựng, vừa lao vào việc buôn bán kiếm từng hào, vẫn kiên cường nuôi dạy cả đàn con có đến quá cả tiểu đội.
Thật lạ, với hoàn cảnh nguy cấp như trên, nhưng anh Giang vẫn luôn lạc quan. Anh lạc quan đến mức kéo cả nhà hưởng ứng theo, nào vẽ tranh, nào làm thơ, nào tổ chức triển lãm… Năm 1934, anh Nguyễn Giang đã chọn trong cả trăm bức vẽ của mình ra 30 bức. Anh đóng khung trang trọng, anh xin phép cả nhà để mời khách đến giới thiệu và thưởng lãm. Không khí cả nhà tưng bừng, khách khen ngợi, đánh giá và tán thưởng hết lời… Làm cho không khí trong gia đình bớt được sự ngột ngạt, căng thẳng do Chính quyền gây ra. Họa sỹ Tô Ngọc Vân đã viết bài nhận xét Nguyễn Giang và đăng trên báo Nước Nam mới ngày 16/5/1935 (BBT.chúng tôi sẽ cho đăng bài viết này trong thời gian sớm nhất).
Cũng vào năm tháng cơ cực này của gia đình học giả Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Giang, lần đầu tiên, với sự giúp đỡ của người em ruột là Nguyễn Dương (1914-1967) đã cho xuất bản tập thơ “Trời xanh thẳm”. Tập thơ bao gồm các bài thơ do anh sáng tác theo thể Đường luật khi còn ở Pháp. Cuốn sách được minh họa bằng tranh vẽ của người bạn Pháp là họa sỹ André Marchand. Quan điểm của Nguyễn Giang là: vẽ tranh và làm thơ đều có những nguyên tắc giống nhau. Cả hai công việc này đều cần sự rung động của tâm hồn, đều cần không gian và những tiêu chí cụ thể. Hỡi ôi, Nguyễn Giang biết rất rõ rằng, tranh vẽ không nuôi được họa sỹ và thơ làm ra cũng chẳng nuôi nổi thi sỹ. Những năm tháng này anh vẫn phải sống nhờ mẹ nên cũng chưa dám lập gia đình!
Ngày 1/5/1936, ngày đại họa của gia đình học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Suốt một thời gian dài, Chính quyền Thực dân đã mặc cả đi mặc cả lại với Nguyễn Văn Vĩnh. Họ muốn gì? Họ muốn Nguyễn Văn Vĩnh phải chấm dứt việc viết bài, chỉ cần chấm dứt việc viết bài là sẽ triệt tiêu được ảnh hưởng mang tính tư tưởng của Nguyễn Văn Vĩnh đối với xã hội, đối với những khuynh hướng đòi cải cách, đòi tự do, dân chủ và bình đẳng. Bất chấp những “phần thưởng”, những ưu ái của chính thể, cuối cùng, Nguyễn Văn Vĩnh đã chọn con đường sang Lào tìm vàng (theo sự “dàn xếp” của Chính phủ Thuộc địa). Cụ chọn con đường này, vì không muốn phản bội lại lý tưởng mình đã theo đuổi. Cụ Vĩnh từ biệt vợ, các con, cháu để đi vào nơi thâm sơn cùng cốc, đến với một loại hình “công việc” hoàn toàn xa lạ, nhưng trong lòng cụ vẫn hy vọng sẽ gặp may (Thông qua loạt bài phóng sự cuối cùng của ông viết từ Sê Pôn gửi về) và… sẽ được trở về để vẫn sẽ được cầm bút!
Sau cái đêm mưa gió não nùng trên dòng sông Sê Băng Hiêng ở miền Nam nước Lào, cụ đã không bao giờ trở lại. Sáng ngày 2 tháng 5 năm 1936, người ta tìm thấy Nguyễn Văn Vĩnh, một thân một mình, trên một con thuyền độc mộc lênh đênh giữa dòng nước, toàn thân đã tím đen… “Người ta” thông báo: “Ông chết vì sốt rét và kiết lỵ…!”
Nguyễn Văn Vĩnh ra đi trong cảnh nhà sa sút, sự nghiệp bị nghiền nát, tai tiếng về chuyện “vỡ nợ” làm cho những người thân không ngửng đầu lên được. Cụ bà Vĩnh quyết định, cử người sang Sê Pôn (Tchépone) để làm tang cho cụ ông, sau 3 năm sẽ cho cải táng và đưa cốt về quê là làng Phượng Vũ, xã Phượng Dực, huyện Thường Tín, phủ Hà Đông (nay là Phú Xuyên Hà Nội).
Vào cái ngày bi thương ấy, khi gia đình Nguyễn Văn Vĩnh đang lúng túng trước cái tin sét đánh, người em rể của học giả Nguyễn Văn Vĩnh là bác sỹ Trần Văn Lai (1894-1975)(3) đã đứng ra đề nghị xin được gánh vác việc tang lễ cho người anh vợ của mình. Bác sỹ Trần Văn Lai đã tìm đến Hội Tam điểm(4) và Hội Nhân quyền Hà Nội(5) kết hợp với Nhà tang lễ Louis Chức đưa ba người trong gia đình cụ Vĩnh sang Sê Pôn rước thi thể Nguyễn Văn Vĩnh về quàn tại trụ sở Hội Tam điểm ở 117 đường Gambeta (nay là phố Trần Hưng Đạo) Hà Nội. Cùng với bà Suzan Vĩnh, anh Giang đã đi “đón” bố về… Vậy nhưng sự kiện cay đắng này, đã làm thay đổi cuộc đời của thi sỹ Nguyễn Giang.
Cho đến lúc đó, Chính quyền Đông Dương cũng như Thực dân Pháp đã hoàn thành mục đích tàn ác, hạ gục con người bất khuất Nguyễn Văn Vĩnh, con người đã làm khuynh đảo cả guồng máy chính trị, đe dọa sự tồn vong của chế độ thực dân ở Đông Dương. Cũng chính Nguyễn Văn Vĩnh là người Việt Nam hiếm hoi hiểu được sâu sắc nguồn gốc, bản chất, tính cách của dân tộc Pháp và cả sự ám muội trong chủ trương bóp nghẹt dân tộc An Nam của những người Pháp thực dân. Nguyễn Văn Vĩnh đã hiểu người Pháp đến mức họ không còn bình tĩnh mỗi khi nghe đến tên mình. Không phải chỉ một vài ai đó giật mình khi chứng kiến ba ngày tang lễ tiễn đưa Nguyễn Văn Vĩnh (từ 6 đến 8/5/1936) đã minh chứng sự quý trọng vô bờ của các tầng lớp dân chúng thủ đô, của các nhân sỹ hàng đầu Việt Nam, của chính các thành viên tiến bộ trong bộ máy cai trị là người Pháp. Họ không phải chỉ đến tiễn đưa Nguyễn Văn Vĩnh bằng việc ngả mũ chào vĩnh biệt, mà còn cả bằng những bài điếu văn lắng đọng với giấy trắng mực đen, ca ngợi, kính trọng và tiếc thương con người được vinh danh là Người công dân vĩ đại.
Dù bản chất của Chính quyền là nham hiểm nhưng họ vẫn bị giày vò… bởi lẽ bản thân Chính quyền Thực dân, bản thân những người Pháp đến Đông Dương đô hộ cũng không thể phủ nhận được sự xuất chúng, tài năng thiên phú và con người nhân ái của Nguyễn Văn Vĩnh cùng với những đóng góp xuất sắc, tiêu biểu cho nền văn hóa Pháp Việt, là cây cầu nối của hai nền văn hóa Đông-Tây, nên họ đã lập tức nghĩ ngay đến việc“đền bù”, đúng hơn là sám hối trước nước cờ đã rồi.
Ngay trong những ngày tang lễ đau thương của gia đình Nguyễn Văn Vĩnh, nhà thơ Nguyễn Giang đã nhận được thông báo của ngài (Đại biện) Toàn quyền Đông Dương là Giăng Luiz Renơ Rôbin (Jean Louis Rene Robin) nhờ bác sỹ Trần Văn Lai chuyển tới ý kiến rằng: muốn giúp đỡ Nguyễn Giang để kế tục sự nghiệp và vai trò của cha. Đặc biệt là phụ trách tờ Đông Dương tạp chí và Trung tâm sách Âu Tây tư tưởng!
Đúng 10 ngày sau, để phản hồi ý kiến của ngài Toàn quyền, Nguyễn Giang đã đặt bút viết loạt bài “Món nợ văn chương” (La dette poetique) đăng liên tục trong gần 20 số trên tờ báo Nước Nam mới – L’Annam nouveau. Xin được chứng minh nhận định nêu trên bằng chính bài điếu văn của một người Pháp tiến bộ là nhà báo Henri Tirard đọc trong đám tang Nguyễn Văn Vĩnh ngày 8/5/1936 như sau: “Rất tiếc là ông Nguyễn Văn Vĩnh, một trí thức An Nam và Pháp đã phải đấu tranh chống lại bọn tài phiệt thuộc địa, chính nó đã buộc ông phải rời bỏ con đẻ của ông, tờ báo Nước Nam mới. Nó cũng đã buộc ông phải trở thành một kẻ đi tìm vàng, một loại hình công việc mà Nguyễn Văn Vĩnh không được chuẩn bị, và điều đó đã giết chết ông…”.
Sau 1945, anh Giang đi kháng chiến, đóng tại Thái Nguyên. Năm 1947, sau khi diễn ra vụ nhẩy dù của lính Pháp tại Bắc Cạn, cơ quan nơi ông tham gia làm việc tan tác, anh chị Nguyễn Giang bỏ về tản cư ở Phúc Yên và bị Ủy ban Kháng chiến bắt giữ. Sau khi được tha, năm 1948, anh Giang trở lại Hà Nội làm Giám đốc Đại chúng Học vụ và làm việc cho Nhà Xuất bản Hoành Sơn.
Nguyễn Giang vẽ bút chì năm 1935. Bức vẽ cô Nghiêm Thị Kim Thanh, sau đó Nguyễn Giang cưới làm vợ năm 1938.
Ảnh chụp ông bà Nguyễn Giang năm 1953 tại Hà Nội.
Từ năm 1955 đến 1961 là Phó Hiệu trưởng trường Albert Sarraut Hà Nội.
Ngày 10/4/1969, anh Nguyễn Giang qua đời tại Hà Nội sau một thời gian đau màng não.
Từ cõi lòng sâu thẳm, Nguyễn Giang cũng muốn theo gót người cha của mình trong nghiệp làm văn hóa. Xin khái quát một số những sản phẩm, tác phẩm đã được xuất bản mà anh đã để lại để chúng ta cùng biết:
Sách dịch:
Tác giả Sếc xpia (Shakespeare) có: Kịch Giấc mộng đêm hè.
Macbet.
Hamlet.
Racine có: Andromarque
Victor Hugo có: Hernanie
Chuyện cổ Grim
Hômmerơ (Homère) có: Iliat và Ôđixê ( Iliade et L’Odyssée)
Etsyle có: Quân Ba Tư, Prômêtê bị xích
Xôphôclơ có: Antigon, Vua Ơđíp, Êlectrơ
Một số bi kịch của Ơripit và hài kịch của Arixtophan
Danh nhân Âu Mỹ
Tập thơ “Trời xanh thẳm”
Sách dạy tiếng Việt “cách đặt câu”
Những ngày cuối năm, ngẫm lại chuyện xưa, năm anh em chúng tôi không thể không bùi ngùi, cay đắng nghĩ về những mất mát của thầy mẹ mình, của các anh chị mình. Chúng tôi ghi lại những dòng này, vừa để chia sẻ với những người thân, vừa để con cháu đừng quên quá khứ xót xa của các bậc sinh thành để coi đó là những điều nhắc nhở, đừng sống thiển cận và ích kỷ!
Nhân dịp Tết Ất Hợi, chúng tôi mừng cho nhau một mùa Xuân mới luôn luôn khỏe mạnh và đón Tết vui vẻ.
Tết Ất Hợi
Ngày 31/1/1995 Năm người em ruột của các anh
Nguyễn Hải, Nguyễn Giang,
Nguyễn Dương và Nguyễn Nhược Pháp.
Ghi chú:
Khi gặp nhau tại buổi tâm tình này, năm anh em chúng tôi gồm:
Nguyễn Phổ 79 tuổi, Nguyễn Kỳ 77 tuổi, Nguyễn Thị Mười 75 tuổi, Nguyễn Dực 74 tuổi và Nguyễn Hồ 72 tuổi.
Người ghi chép: Nguyễn Kỳ
Hiệu đính và chú thích: Nguyễn Lân Bình
Chú thích:
(1) Trong gia đình, đều nói số nhà là 34 phố Mã Mây. Nhà văn Nguyễn Vỹ và một vài người cùng thời lại khẳng định là 39.
(2) Mời xem bài: “Komatsu Kiyoshi và Cuộc tái ngộ”.
(3) Bác sỹ Trần Văn Lai là Thị Trưởng đầu tiên của Hà Nội trong giai đoạn Chính phủ Trần Trọng Kim. Thị Trưởng Trần Văn Lai là người đã quyết định đổi tên các phố mang tên Pháp sang tên Việt.
Sau 1954 là Thứ Trưởng Bộ Thương binh Xã hội.
Năm 1964 là Đại biểu Quốc hội nước VNDCCH.
Năm 2011 đã đặt tên phố Trần Văn Lai tại khu đô thị Mỹ Đình – HN.
(4) Hội Tam điểm: tiếng Pháp: Franc-maçonnerie tiếng Anh: Freemasonry. Hiểu theo tiếng Việt là Nền tảng tự do.
Là Hội đoàn có xuất xứ từ thế kỷ 17 ở nước Anh, lúc đầu bao gồm các công nhân xây dựng tiến bộ hoạt động kín (Tam điểm chính là mật hiệu chỉ ba góc của chiếc êke – giải thích của nhà sử học Nguyễn Đình Đầu). Tôn chỉ của hội là hành động vì sự tiến bộ của nhân loại.
Nguyễn Văn Vĩnh gia nhập chi hội Conficius năm 1925. Chi hội có 8 người, trong đó có 5 người Việt và 3 người Pháp.
TƯỞNG NIỆM VĂN HÀO NGUYỄN VĂN VĨNH
h ngồi giữa ở hàng giữa.
Bài phỏng vấn Bác Sĩ Đính và Bà Nguyễn Nga Mỹ
của Trọng Thịnh trên báo Tiền PhongGia đình Học Giả Nguyễn Văn Vĩnh
Qua Ký Ức
của Những Người Cháu NộiMột buổi sáng cuối thu, có người phụ nữ đã luống tuổi tìm đến văn phòng đại diện báo Tiền Phong tại TP. HCM. Bà tự giới thiệu tên là Nguyễn Nga Mỹ - con của ông Nguyễn Dương và là cháu nội của học giả Nguyễn Văn Vĩnh.Bà Mỹ đưa một lá đơn đề nghị nói lại cho cụ thể về hai bài viết đăng cách đây chưa lâu trên báo Tiền Phong: “Người đàn bà đứng sau học giả Nguyễn Văn Vĩnh” và bài “Tuổi thơ Nguyễn Nhược Pháp” của tác giả Khúc Hà Linh.Tuy nhiên lá đơn không đứng tên bà Mỹ mà đứng tên của một người cháu nội của học giả Nguyễn Văn Vĩnh khác: Ông Nguyễn Lân Đính - con ông Nguyễn Hải.Chúng tôi đã gặp cả hai người cháu nói trên của học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Trong cuộc trao đổi, cả ông Đính và bà Vĩnh khẳng định, những vấn đề chưa đúng trong hai bài báo đều không lớn, nhưng có thể gây hiểu nhầm cho người đọc cũng như làm sai lệch lịch sử. Cụ thể, với bài báo “Người đàn bà đứng sau học giả Nguyễn Văn Vĩnh”.- Chi tiết thứ nhất: học giả Nguyễn Văn Vĩnh được cải táng sau hơn 3 năm chôn cất theo đúng phong tục tập quán của người miền Bắc chứ không phải chỉ sau vài tháng như bài báo đã nêu. Bà Nguyễn Thị Mười - Con gái cụ Vĩnh sinh năm 1919 hiện vẫn còn sống và còn minh mẫn đã khẳng định điều đó.- Chi tiết thứ hai: về ngôi nhà số 25 Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) mà cụ ông và cụ bà Vĩnh đã từng sống. Ông Nguyễn Lân Đính khẳng định ngôi nhà đó là của anh em bên mẹ ông mua và cho mẹ cùng anh em ông ở từ năm 1942, tức là sau 6 năm cụ Vĩnh mất thì làm sao cụ Vĩnh có thể ở đó được. Và tới năm 1954, trước khi cả gia đình ông bà Nguyễn Hải di cư vào Nam, bà Hải đã mời bà Vĩnh về ở.- Chi tiết thứ 3: theo ông Đính, cụ bà Vĩnh là một người rất đảm đang, khéo thu vén, tần tảo nên không chỉ lo cho mười mấy người con trong đó có nhiều người thành đạt mà còn giúp đỡ chồng rất nhiều khi cụ Vĩnh gặp khó khăn về tài chính. Thậm chí dù Nguyễn Nhược Pháp là con riêng của chồng nhưng bà vẫn nhận nuôi và coi như con ruột. Trong kháng chiến chống Pháp, bà Vĩnh cũng giúp đỡ tài chính rất nhiều để các con tham gia kháng chiến.Về bài báo “Tuổi thơ Nguyễn Nhược Pháp” cũng có một chi tiết sai là “Được tin anh Hải mất trong Nam, Nguyễn Nhược Pháp buồn đau…”. Điều này là không thể bởi Nguyễn Nhược Pháp mất năm 1938, còn Nguyễn Hải mất năm 1939 thì sao người mất trước có thể buồn đau người mất sau được? Ngoài ra tên người con trai của cụ Vĩnh là Nguyễn Văn Phổ chứ không phải là Nguyễn Phổ.Trong gia tộc họ Nguyễn Văn Vĩnh, chỉ trừ Nguyễn Văn Phổ là có tên đệm chữ Văn và những người con riêng có tên đệm, còn lại các con trai cụ Vĩnh chỉ có tên và họ. Tuy nhiên đến đời thứ 3 trở đi thì đa số con trai đều được đặt tên chữ đệm là Lân còn con gái thì có tên cuối là Mỹ.Ngay từ khi còn đi học, ông Nguyễn Lân Đính đã bị nhiều người nhầm là con của gia đình nhà giáo Nguyễn Lân - Một dòng họ nổi tiếng về sự học ở Việt Nam. Ông Đính còn nhớ vào khoảng năm 1943 - 1944, khi ông đang theo học tại trường Albert Sarraut, ông có được theo học thầy Nguyễn Lân.Bà Mỹ và ông Đính cũng cám ơn tác giả Khúc Hà Linh đã quan tâm tới gia tộc của dòng họ Nguyễn Văn Vĩnh, tuy nhiên trong quá trình tìm hiểu, tham khảo cần có sự đối chứng kỹ hơn nữa để tránh những sai sót. Con cháu cụ Vĩnh hiện đã lên tới 6 đời với vài trăm người.Ngoài ra, cách đây 5 năm, Nguyễn Hồng Phúc – Con trai trưởng của Nguyễn Lân Chi (Cháu đích tôn của cụ Nguyễn Văn Vĩnh) đã bỏ công sức đi sưu tầm những tài liệu, hình ảnh liên quan đến gia tộc Nguyễn Văn Vĩnh, trong đó có những tư liệu ghi nhận, chọn lọc và tổng hợp từ trí nhớ của rất nhiều người trong dòng tộc nên có những cơ sở khoa học để làm căn cứ khi nghiên cứu.Hiện nay, trang web nguyenvanvinh.net do Nguyễn Hồng Phúc có lưu rất nhiều tư liệu và đã được nhiều người trong dòng tộc công nhận là trang web có những thông tin chính xác nhất.Ông Nguyễn Lân Đính là con thứ 3 của ông Nguyễn Hải - Con trưởng của cụ Vĩnh. Ông Hải du học bên Pháp, nhưng giữa chừng thì về nước cưới vợ. Vợ ông Hải là bà Trần Thị Kim, con gái của ông Trần Văn Thông, Tổng đốc thành Nam Định.Bà Kim còn có người anh trai khá nổi tiếng sau này là ông Trần Văn Chương, từng làm đến chức đại sứ của Việt Nam cộng hoà tại Mỹ và có cô con gái tên Trần Lệ Xuân - nổi tiếng với vai trò bà Cố vấn - tức phu nhân của cố vấn Ngô Đình Nhu trong chính quyền Sài Gòn.Ông Trần Văn Thông quê ở Biên Hoà nhưng được triều Nguyễn cử ra làm tổng trấn Nam Định.Sau khi cưới vợ, ông Hải đã đưa vợ sang Pháp và đã sinh hạ được hai người con là Nguyễn Lân Chi (1928) và Nguyễn Thị Khuê Mỹ (1930).Cũng trong năm này, bà Kim tiếp tục mang thai đứa con thứ 3 tại Pháp nhưng bà lại trở lại Việt Nam và sinh con tại Nam Định vào ngày 21-2-1931: Đó chính là Nguyễn Lân Đính. Tuy không phải là cháu đích tôn của cụ Vĩnh nhưng ông Đính lại có may mắn là đứa cháu được sống nhiều nhất với ông nội.Sau khi sinh 15 ngày, bà Kim đã giao ông Đính cho bên nội nuôi và ông Đính được sống một thời gian trong ngôi nhà ở Thuỵ Khuê cùng với ông bà nội và các cô chú ruột.Nhưng vì ông nội mất sớm (1936) nên trong tâm trí của đứa trẻ mới vài tuổi đầu, ông Đính chỉ nhớ là ông nội hay cho ông cháu ngồi lên đùi để ông nựng, có lần khi đi Lào về ông nội vừa bế ông khi ngồi trên ghế vừa xoay xoay chiếc lọ thủy tinh đựng mạt vàng, khoe với mọi người.Một chi tiết nữa ông Đính vẫn nhớ là có một lần do ông khóc, đòi ngồi ăn cùng bàn với mọi người nên đã bị chú Pháp (Nguyễn Nhược Pháp) tát một cái. Tuy nhiên cũng như nhiều cô chú khác, chú Pháp cũng rất chiều cháu và hay chở cháu đi chơi, thậm chí chở vào cả toà báo để xem chú làm việc.Mãi tới năm 1939, sau khi ông Hải mất tại miền Nam, bà Kim mới đưa các con ra Hà Nội sinh sống và ông Đính mới được sống cùng anh chị em ruột. Tuy nhiên ông vẫn qua lại với bà nội và các cô chú.Như nhiều cô chú trong dòng tộc Nguyễn Văn Vĩnh, ông Đính học cũng rất giỏi và tốt nghiệp tú tài 2 vào năm 1950 tại trường Albert Sarraut (nay là trường PTTH Trần Phú - Quận Hoàn Kiếm).Năm 1951, ông Đính đi du học tại Pháp và lấy bằng tiến sỹ Y khoa năm 1958 với chuyên môn về dinh dưỡng. Thời điểm đó tại Việt Nam chưa có một ai có chuyên môn sâu về dinh dưỡng đến như thế.Vì là đề tài tự đăng ký nên ban đầu ông Đính không được theo học chính quy. Và năm 1954 Pháp rút khỏi Việt Nam nên ông Đính trở thành du học sinh tự do.Muốn làm được tiến sỹ chuyên ngành dinh dưỡng, ông phải có học bổng của chính phủ. Bí quá, ông đã nhờ em gái liên lạc với Trần Lệ Xuân để nhờ giúp đỡ.Theo em gái ông kể lại thì khi nghe trình bày, bà Xuân đã nhấc điện thoại gọi cho ai đó và chỉ một tuần sau, ông đã có học bổng để tiếp tục làm luận án tiến sỹ.Năm 1959 ông Đính trở về nước (thời điểm này cả gia đình ông đã đi cư vào Nam nên ông bay thẳng từ Pháp về Sài Gòn) và tham gia làm việc tại Phòng thí nghiệm khảo cứu dinh dưỡng.Năm 1967, ông bị trưng tập vào Cục Quân y Quân lực Cộng hòa và sau đó làm Giám đốc Chương trình dinh dưỡng cho đến năm 1975.Sau khi đất nước thống nhất, ông Đính không đi nước ngoài như nhiều người mà ở lại, làm qua nhiều công việc trước khi về làm giám đốc Trung tâm dinh dưỡng trẻ em thuộc Sở Y tế TP. HCM.Tại đây, với khả năng chuyên môn của mình cùng với những mối quan hệ với nhiều tổ chức y tế trên thế giới có từ trước năm 1975, ông Đính đã cùng nhiều y bác sỹ có tâm huyết xây dựng trung tâm thành trung tâm chăm sóc, tư vấn về dinh dưỡng hàng đầu của Việt Nam.______________________________________________
Về một hậu duệ của học giả Nguyễn Văn Vĩnh
Bây giờ thì bộ phim tài liệu gia đình của gia tộc Nguyễn Văn Vĩnh mang tên “Mạn đàm về Người Man di hiện đại” dài tới 4 tiếng đã được chiếu tới 30 lần, ngoài những buổi chiếu tại gia đình, Trung tâm văn hoá Pháp thì có những buổi chiếu cho hàng trăm sinh viên trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Đại học Văn hoá và Đại học Sư Phạm Hà Nội đều nhận được những phản hồi tích cực. Đây có lẽ là bộ phim tài liệu lịch sử duy nhất về một gia tộc được làm công phu, đồ sộ và… hoàn toàn bằng kinh phí độc lập. Người dám làm một việc “không giống ai” ấy là anh Nguyễn Lân Bình, một công chức ở Bộ Ngoại giao, cháu nội học giả Nguyễn Văn Vĩnh…
Anh Lân Bình bên bộ tràng kỷ, kỷ vật duy nhất của cụ Vĩnh
I- Tôi quen anh Lân Bình từ năm 2002 khi lấy tư liệu viết bài về cha anh, ông Nguyễn Dực, người có công đặc biệt trong việc xây dựng Đài Tiếng nói Việt Nam, tháng 8 năm 1945 .Ấn tượng đầu tiên về người đàn ông này là niềm tự hào và say mê đặc biệt khi nói về gia tộc mình. Khi nghe rồi mới thấy niềm tự hào ấy hoàn toàn có lý bởi đó là gia tộc có quá nhiều người tài, nổi tiếng với những tên tuổi đã “đóng đinh” vào lịch sử văn hoá, văn học nước nhà như học giả, nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh, nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp, nhà thơ Nguyễn Giang…
Khi có dịp ngồi nói chuyện với nhau, anh Bình thường nhắc nhiều về ông nội mình, một trong những người có công lớn trong việc truyền bá chữ quốc ngữ ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX .
Cần phải nói một chút về học giả Nguyễn Văn Vĩnh. với tư cách là một nhà báo, dịch giả đã làm hết sức mình để chữ Quốc ngữ trở thành chữ viết Quốc gia đầu thế kỷ XX.
Những nỗ lực của học giả Nguyễn Văn Vĩnh trong việc truyền bá và phổ biến chữ quốc ngữ ở Việt Nam đã đóng góp rất lớn vào việc nâng cao dân trí, mở mang tri thức cho người dân Việt Nam, giúp cho dân tộc Việt Nam được dùng một thứ chữ viết riêng hiện đại, tiện lợi, trên con đường hội nhập với các dân tộc khác trên thế giới.
Trong cuộc đời mấy chục năm làm báo của mình, ông đã là chủ bút của 8 tờ báo tiếng Việt và tiếng Pháp, Nguyễn Văn Vĩnh đã dịch hàng chục tác phẩm văn học, triết học, như “Kim Vân Kiều” (dịch từ chữ Nôm sang chữ quốc ngữ, rồi dịch từ chữ quốc ngữ sang Pháp văn); dịch “Triết học yếu lược”; rồi “Thơ ngụ ngôn” của La Fontaine; ” Ba người lính ngự lâm pháo thủ” (24 cuốn) của Alexandre Dumas; “Những người khốn khổ” của Victor Hugo; ” Miếng da lừa” của O.de Balzac… sang chữ quốc ngữ, mục đích để phổ biến chữ quốc ngữ với người Việt, đồng thời mở ra một cửa sổ giúp cho người dân tiếp cận với văn học, văn hoá thế giới…
Từng làm chủ nhà in và những tờ báo nổi tiếng nhất Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX bằng cả tiếng Việt (Đông Dương tạp chí, Trung Bắc tân văn – Tờ nhật báo đầu tiên trong lịch sử báo chí VN ) và tiếng Pháp ( Notre Journal, L’Annam nouveau – An nam mới…), nhưng do không chịu khuất phục người Pháp mà Nguyễn Văn Vĩnh đã bị chính quyền o ép tới mức phải phá sản.
Giữa năm 1935, với lý do Nguyễn Văn Vĩnh bị vỡ nợ, chính phủ thuộc địa đã tịch thu toàn bộ tài sản của ông đem bán đấu giá, số tiền bán đấu giá vẫn chưa đủ để trả hết nợ. Người Pháp đã đưa ra 3 lựa chọn cho Nguyễn Văn Vĩnh: nếu vào Huế làm quan, sẽ được trả lại toàn bộ tài sản như cũ; Ngồi tù ở Hỏa Lò dù chỉ 1 ngày; hoặc biệt xứ sang Lào với danh nghĩa đi tìm vàng để trả nợ! Với cái “máu” của người làm báo đậm chất kẻ sĩ, ông đã lựa chọn đi Lào. Tiếng là đi tìm vàng, nhưng chỉ trong 1 tháng ở Lào, Nguyễn Văn Vĩnh đã viết thiên phóng sự dài kỳ “Một tháng với những người đi tìm vàng”, gồm 11 bài đăng trên báo L’Annam Nouveau. Khi loạt phóng sự này đang dở dang thì ngày 1- 5-1936, Nguyễn Văn Vĩnh đột ngột qua đời trong một chiếc thuyền độc mộc trên sông SêPôn, một cái chết cho tới bây giờ vẫn còn là bí ẩn…
Ông Vĩnh có tới 15 người con, với những biến cố của lịch sử đất nước, đại gia đình ấy cũng phải ly tán mỗi người một nơi và cũng có những người con của ông Vĩnh gặp phải hoàn cảnh không may mắn như Nguyễn Phổ, người cùng hoạt động tình báo với nhà văn Vũ Bằng nhưng vì một sự hiểu lầm mà đã bị bắt ngồi tù oan hơn 17 năm…
Bức tranh “Sự ra đời của chữ Quốc ngữ- Cái chết siêu việt của ông Nguyễn Văn Vĩnh” do Tiến sĩ vật lý hạt nhân – hoạ sĩ Nguyễn Đình Đăng vẽ năm 2001 tại Tokyo-Nhật Bản.
Anh Bình kể : Một thời gian dài, anh hầu như không hiểu gì về lịch sử gia đình, bởi một thời, vì nhiều lý do mà ngay trong nhà cũng không dám thường xuyên treo ảnh cụ Vĩnh. Thời đi học, anh chỉ biết đơn giản rằng ông nội mình là một người tài, rồi bị phá sản… Mãi tới cuối những năm 80 lần về quê đầu tiên với người chu ruột, rồi cuối những năm 90 vì được gia tộc tin cậy giao lại cái kho tư liệu mà các bác các chú anh đã cất giữ, anh Bình mới bàng hoàng lờ mờ nhận thấy :hóa ra sự nghiệp của ông nội mình quá lớn.! Vậy mà phần đông con cháu đều biết hoặc biết rất ít về cụ… Phải làm gì để con cháu không quên cội nguồn, phải làm gì để mọi người trong gia tộc đều dược biết rằng gia tộc mình có quá nhiều những điều kỳ vĩ mà vì sao lại phải chịu nhiều thăng trầm , đắng cay đến như vậy ? Câu hỏi ấy ám ảnh Nguyễn Lân Bình nhiều năm. Cho tới năm 2006, anh quyết định với di sản đồ sộ của ông nội và các bác để lại, nên làm một bộ phim tài liệu về gia tộc mình chí ít là để con cháu trong nhà cùng biết! Ngày đó, khi nghe anh nói ý định ấy, tôi và tất cả bạn bè anh đều nghĩ có lẽ ông bạn mình..có vấn đề rồi?!
II- Giờ đây, khi bộ phim đã hoàn thành và đã chiếu tới 30 buổi cho nhiều đối tượng từ các nhà văn, nhà báo, sử học, nhà nghiên cứu văn hoá trong và ngoài nước, các nhà quản lý về văn hoá- văn nghệ, sinh viên các trường đại học và ở đâu,lúc nào cũng nhận được phản hồi tích cực. Nhắc lại hành trình suốt 1 năm làm phim, anh Bình tâm sự : “ nhiều lúc không dám nghĩ mọi chuyện lại trở thành hiện thực, vì khi bắt tay vào làm phim , không biết phải bắt đầu từ đâu và sẽ lựa chọn những chi tiết nào ? !” . Để có bộ phim dài 4 tiếng ấy, nhóm làm phim đã quay tới 1.500 phút ở Hà Tây, Hà Nội, Hà Tĩnh, Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Lào và đi tới 5 thành phố ở Pháp.
Chuyện lo tiền làm phim cũng là điều rùng mình …” Lúc đầu, đạo diễn Trần Văn Thuỷ vì lo tôi sẽ quá tốn kém , ông bàn chỉ quay từ tư liệu trong nước thôi, bởi chỉ riêng vé máy bay khứ hồi Hà Nội- Paris đã là 20 triệu đồng/ người là giá năm 2006 . Ai cũng biết muốn có tư liệu về Việt Nam thời Pháp thuộc thì phải đến được các kho lưu trữ ở Pháp. Để cho bộ phim sinh động và sát thực dù tốn kém cũng phải đi. Nhưng tiền ở đâu khi mà những bạn bè thân thiết thì anh đều… đã vay cả rồi , anh cũng.muốn có lời với những ngừoi họ hàng song việc giải trình thật nan giải vì chính những người thân của anh cũng chưa hình dung được mục đích của anh sẽ đi về đâu ?” Anh quyết định vay ngân hàng theo thể thức thế chấp. Có lẽ đó là quyết định mạo hiểm nhất trong quá trình làm phim, kể cả có sự đồng thuận của chính gia đình nhỏ của mình thì sau này sẽ trả bằng cách nào ?!. Ở cái thế không thể lùi thì chỉ còn cách là tiến lên và sổ đỏ được mang đi “gửi” ngân hàng. Biết chuyện, những người ruột thịt của anh đều “choáng” và lo lắng trước quyết định có thể gọi là quá liều lĩnh này (mãi tới giữa năm 2007, người chú ruột của anh khi bán ngôi nhà riêng đã đưa tiền để anh đi trả ngân hàng chuộc lại sổ đỏ, lấy lại sự bình tâm cho gia đình).
III- Tôi đã xem bộ phim tài liệu dài 4 tập với thời lượng tới 215 phút và thực sự bị hấp dẫn tới phút cuối cùng, quả thực nếu thiếu đi những trường đoạn quay ở SêPôn và 5 thành phố ở Pháp với rất nhiều tư liệu và nhân vật thì chắc chắn bộ phim sẽ thiếu thuyết phục, hoặc có cố làm thì cũng sẽ khô khan.
Với một đống tư liệu “chết”, nhưng nhóm làm phim đã làm rất công phu khi không chỉ đi gặp rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà sử học, con cháu của cụ Vĩnh ở trong và ngoài nước, rồi còn lặn lội sang Lào theo hành trình “Một tháng với những người đi tìm vàng” mà cụ Vĩnh đã đi năm 1936 từ Hà Nội sang Sê Pôn… Với cách làm phim theo kiểu kể chuyện, qua lời kể của các con, cháu và những nhận xét, đánh giá của các nhà nghiên cứu xã hội có uy tín … bộ phim đã dựng lên thân thế, sự nghiệp của Học giả Nguyễn Văn Vĩnh và cả những người con tài hoa của cụ… Trong những phản hồi về bộ phim, có những lời nhận xét rất cảm động, như của Phó giám đốc Sở Y tế Quảng Nam Nguyễn Như Chính sau khi xem phim rằng “thật xúc động lòng người. Bộ phim đã dùng hình ảnh để chứng minh cho những ai còn mơ hồ về cụ do thiếu thông tin vì không có điều kiện tìm hiểu. Tôi đã nhiều lần rơi lệ khi xem hết bộ phim…”. Đặc biệt Giáo sư Sử học Phan Huy Lê – Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã thốt lên với chính anh Bình rằng : “Chưa bao giờ ở Việt Nam lại có một bộ phim lịch sử do cá nhân thực hiện lại không có một sự trợ giúp tài chính của bất kỳ một tổ chức nào và lại đạt được sự cuốn hút tuyệt đối đến phút chót như bộ phim này!”
IV- Bây giờ, tại ngôi nhà ở 55 ngõ Lương Sử C, Nguyễn Lân Bình vẫn lưu giữ được kỷ vật duy nhất của ông nội mình để lại, đó là bộ ghế tràng kỷ mà cụ Vĩnh đã rất cầu kỳ thuê thợ chạm khắc công phu ở các chỗ tựa hai bài thơ ngụ ngôn của La Fontaine do cụ dịch. Anh Bình vẫn đang tất bật với bộ phim, anh cho biết bộ phim đã được dịch hoàn chỉnh sang tiếng Pháp, và tiếng Anh.
Một thoáng xa xăm khi anh nhìn lên bức tranh “Sự ra đời của chữ Quốc ngữ- Cái chết siêu việt của ông Nguyễn Văn Vĩnh” của Tiến sĩ vật lý hạt nhân- hoạ sĩ Nguyễn Đình Đăng vẽ tại Tokyo treo trang trọng ở phòng thờ. Anh Bình nói : sau những biến cố của lịch sử, cháu chắt cụ Vinh giờ ở nước ngoài khá đông, mà thế hệ thứ 3, thứ 4 nhiều người không nói được tiếng Việt nên anh cho dịch sang tiếng Anh, tiếng Pháp để những thế hệ cháu chắt của cụ, dù ở đâu cũng sẽ hiểu được về lịch sử gia tộc của mình khi xem phim, mà lịch sử của một gia tộc cũng chính là lịch sử của một Dân tộc.
Dường như, với anh, những câu chuyện của quá khứ vẫn còn ám ảnh…
Nguyễn Thiêm
No comments:
Post a Comment