Sunday, May 29, 2016
VƯỜN THƠ
M.M.
Thoáng đó 4 năm giờ mới gặp
Người thì nhìn đất kẻ nhìn trời
Nhìn đất toàn đường ngang lối dọc
Nhìn trời mây trắng quá đi thôi
Em quá 50 mà quá đẹp
Nhìn em sao giống nụ bông nhài
Anh chắc khéo tu từ bao kiếp
Chiều tàn quá độ nắng lai rai
Lâu lâu cũng ngó nhau chút đỉnh
Ngó xong lại hắt tiếng thở dài
Đường qua lối cũ giờ đã khép
Thoảng chút hương xưa ngạt mũi rồi
Lai hương giờ cũng bay xuông đuột
Nhìn hoa rồi lại tiếc thương đời
Nước mắt vẫn rơi rơi nặng hạt
Tìm hoài chả có mấy cơn vui
Mới đó 4 năm giờ mới gặp
Gặp rồi phút chốc lại đôi nơi
Em có đôi giòng thơ nhí nhảnh
Tôi kéo lưới chài đến hụt hơi
Chả phải sông Tương mà vẫn nát...
CHU VƯƠNG MIỆN
M.M.
Now that we met again, four years had swiftly fled by;
One looked at the ground and the other at the sky.
On the ground were traverses and parallels in sight,
And in the sky, what sign? drifting clouds so white.
You are fifty but you are still a beauty specimen.
I glanced at you: you looked like a bud of jessamine.
I felt as if I had cloistered many previous lives before.
The afternoon grew late, the dragging-on sun hoar.
From time to time one has on the other his eye;
But after that little look there would be a long sigh.
The way to the old walk has already been closed,
The suffocative wafting former perfume I have nosed.
The odour of jessamine now has also away furled;
I look at the flowers to have regrets about the world.
Tears are still flowing down, in heavy drops falling;
Searching always but finding not any fit of joy calling.
Just four years had fled by, now that we met again;
To meet in an instant then each one's a separate lane.
You had written some lines of poetry of play full:
I've got short of breath trying the casting-net to pull.
It is not the River of Lovesick but there exists a bane...
Translation by THANH-THANH
LE XUAN NHUAN
LỜI TỰ TÌNH
Có bản tình ca hát tặng nhau
Ðể chôn sầu hận đã thâm sâu
Ðể quên cay đắng đang dồn nén
Ðể khóc sơn hà cuộc bể dâu !
Có đoạn tình ca viết tặng nhau
Dư âm vang vọng đến ngàn sau
Giang sơn cẩm tú hồi nghiêng ngửa
Ðọc khúc bình ca, bút nhiệm mầu
Có những thâm tình nói với nhau
Từ trong huyết quản vạn niềm đau
Gửi theo tiềm thức mềm nhung nhớ
Về chốn xa xôi … mắt lệ sầu
Có những ngậm ngùi đưa tiễn nhau
Dáng ai khuất dạng dưới chân cầu
Người đi trong dạ buồn tê dại
Kẻ ở đầu non, tóc bạc mầu
Có những chia ly đến trọn đời
Giọt tình ngậm đắng chát bờ môi
Vai mang gánh nặng hồn sông núi
Ðể nét xuân hồng, năm tháng trôi
Có những bàn tay xiết chặt nhau
Ðặt niềm tin, lý tưởng dài lâu
Dù cho biển lỡ, non mòn tận
Vẫn thủy chung cho đến bạc đầu…
nguyễn phan ngọc an - 2016
www.trangthongocan.blogspot.com
MẸ LÀ MÙA XUÂN BẤT TẬN
Thơ Nguyễn Phan Ngọc An
Chín chữ cù lao cao ngất trời
Làm sao đền đáp mẹ hiền ơi
Cưu mang chín tháng đầy gian khổ
Sinh nở nuôi bồng thân tả tơi …
Vừa thoát thai nào khác trứng non
Trắng đêm mẹ thức dỗ dành con
Mẹ lo con đói lo con lạnh
Quên cả cơn đau đến mõi mòn
Kỳ quan tuyệt xảo nhất trần gian
Là trái tim yêu của mẹ hiền
Ðến lúc tuổi cao gần xế bóng
Vẫn thân cò vất vả triền miên
Hỡi anh, hỡi chị hỡi em ơi
Mẹ sống cùng ta chỉ một thời
Bỏ lỡ cơ may lo chữ hiếu
Biết làm sao báo đáp ơn người
Công cha nặng ví thái sơn cao
Tình mẹ bao la tựa biển trời
Ly xứ vời trông về đất mẹ
Ðau lòng lả chả giọt châu rơi
Mùa xuân bất tận đã ra đi
Từ dạo ôm sầu khóc biệt ly
Hăm tám năm vùi trong huyệt lạnh
Mẹ đâu rồi … thân xác còn chi !...
nguyễn phan ngọc an - mùa Mother's Day 2016
www.trangthongocan.blogspot.com
Người Tù Già Kể Chuyện Mình - Thơ Nguyễn Hữu Nhật
Anh chị em ơi
Năm nay tôi gần bảy chục
Bị tù vì yêu tự do
Tự do
Tự do
Tự doNhắc mãi trở thành nhàm chán
Nhưng lòng vẫn muốn hô to
Tự do
Tự do
Tự do
Anh chị em ơi
Ðừng hỏi vì sao tôi gầy
Ðôi mắt vẫn là cửa sổ
Mở ra một hồn đắng cay
Cơm ăn mỗi bữa đếm từng hạt
Mộng lớn đêm nào cũng gối tay
Không có ăn thì người ta ngắc ngoải
Không có không khí người ta chết ngay
Không có tự do người ta vẫn sống
Nhưng đời ngựa kéo trâu cầy
Tôi không phải là con tắc kè đổi sắc
Ở gần cây lá thì xanh
Bò trên mặt đất lại đỏ
Giống y như cỏ đuôi chó
Gió chiều nào ngả theo chiều ấy
Còng lưng uốn lưỡi
Sao cho người gật đầu khen ngoan
Tôi cũng chẳng phải là giò lan
Chịu dãi dầu gió sương để thơm ngát hương
Tôi chỉ là người thích ăn cơm
Tôi chỉ là người thích mặc áo
Cơm áo do mình làm ra
Không quỳ không lạy người ta
Ðể áo cơm mình no ấm
Hạnh phúc không phải là người
Cúi hôn chân người
Ðể được một chút cơm thừa canh cặn
Tôi chỉ muốn làm một ông già
Muốn ho lúc nào thì ho
Tôi không muốn được ăn no
Mà thấy người ta mình chẳng dám ho
Tự do
Tự do
Tự do
Anh chị em ơi
Không hiểu vì sao
Tự nhiên tôi muốn sống
Sống cho ra sống
Còn bây giờ chỉ là tồn tại
Sống mà như chết chưa chôn mỗi ngày
Tuổi già sức yếu
Run chân tay
Ði đứng không ngay
Nhưng tôi hiểu thế nào là sự thẳng thắn
Tự do
Tự do
Tự do
Cái quyền không ai có quyền chiếm đoạt
Cần hơn cả hơi thở
Cần hơn cả hột cơm
Nếu không
Tôi chỉ là con vật
Anh chị em ơi
Tôi xin nói thật
Ðâu phải vì già quá mà tôi không sợ chết
Bất cần đời
Tôi thương nhà tôi lắm
Nước mắt chỉ muốn rơi
Tôi yêu căn phòng
Ở đấy
Nhà tôi thường nằm khóc
Rồi những tiếng khóc khác vang lên
Tiếng khóc giận hờn của người đàn bà
Ðành yên lặng
Nhường chỗ cho con cháu khóc
Khóc chào đời
Khóc nhớ người
Thương Chúa bị đóng đinh vì người
Anh chị em ơi
Tôi không đủ chữ nghĩa
Nên thư nào gửi nhà tôi cũng ngắn
Mình cứ tin tôi
Nơi nào có thể đứng được thì không ngồi
Nơi nào có thể đi được thì không đứng
Hãy đứng dậy anh chị em ơi
Làm việc tốt không bao giờ muộn cả
Hãy bay đi về phía mặt trời
Bằng trái tim ta rực lửa
Vấn đề không phải là can đảm
Mà vì mục đích làm cho ta can đảm
Nếu mục đích không xứng đáng
Thì sự can đảm chỉ làm cho người ta kinh ngạc
Thay vì khâm phục
Anh chị em ơi
Làm sao chúng ta có thể trả lời cho con cháu
Ngày mai
Về một câu hỏi rất giản dị
Sống để làm gì ?
Nếu chính chúng ta hôm nay
Không biết làm gì để sống
Tôi với họ như hai kẻ đấu súng
Sau khi bắn trượt
Tôi không thể quay lại van xin kẻ thù
Cái đất nước mà người ta không hiểu
Cứ cúi đầu nhắm mắt tuân theo
Là đất nước tồi
Ðất nước chúng ta vốn là một chiếc nôi
Nơi mà mọi lòng hòa thuận đều vui sống
Tại sao hôm nay chúng ta không được sống
Khóc hay cười
Câm hay nói
Ðều theo lệnh một người
Anh chị em ơi
Im lặng lâu dần hóa ra ngu
Gần bảy chục năm nay tôi đã im lặng
Tưởng im lặng là khinh bỉ
Có biết đâu vì sợ hãi nên câm
Vì cầu an tôi đã xây lưng lại sự thật
Làm ra vẻ đạo đức khinh đời
Giữa lúc người ta cố tình gieo sương mù vào
Trí tuệ con người
Ðang bị cảnh túng thiếu cô đơn đè nén
Trùm lên đầu con người những mắt xích
Của sự dốt nát
Sống bằng sợ hãi
Ðể phục tùng tội ác
Anh chị em ơi
Có đêm anh bạn kể chuyện
Nói về ông Ma-ki-a-ven, a – viết gì đó
Bảo: Khi người ta chặt đầu người
Cái đầu còn quay lại cám ơn mãi không thôi
Thế mới là làm chính trị
Tôi ít học quá nên không kịp suy nghĩ
Lòng bỗng đau như người cha nghe tin con gái
Phải làm đĩ để nuôi em
Ðã có bao nhiêu người như thế nhỉ ?
Cám ơn ma quỷ đời đời
Có thể không bao giờ tôi mở
Nhưng căn phòng của tôi phải có cửa sổ
Có thể tôi không dùng đến
Nhưng đời tôi phải có tự do
Tự do
Tự do
Tự do
Hãy bắt đầu bằng việc
Không để ai suy nghĩ giùm mình
Anh chị em ơi
Xin nghe tôi một điều nữa thôi
Chúng ta bực mình khi thấy người khác
Lục lọi đồ đạc của mình
Có lý nào chúng ta lại làm thinh
Khi người ta lục lọi một thứ
Quý hơn cả đồ đạc
Quý hơn cả tự do
Ðó là tâm hồn con người!
Tự do
Tự do
Tự do
Tại sao tôi lại khóc
Có phải vì củ sắn nướng chiều nay
Chưa kịp chín
Mà lòng đói quá cứ bâng khuâng
Hay nỗi nhớ thương bạn bè
Ðã làm khổ tôi cả buổi chiều nay
Khi đi qua vũng lội
Thấy bóng tóc mình mây trắng bay
Phải nói cho con cháu biết
Phải nói cho con cháu hay
Tự do hay là chết
Chết hay là tự do
Nguyễn Hữu Nhật
ANH CHẠM TRÁI TIM EM
Anh đến thăm quê Em
Vào một ngày nắng Hạ
Bao người dân vội vã
Ðón từng bước chân Anh
Ôi… đôn hậu hiền lành
Nụ cười Anh rạng rỡ
Không một chút bỡ ngỡ
Dù mới đến lần đầu
Tiếng Việt có dễ đâu
Anh vẫn tập tành nói
Chân tình như mở lối
Ðến triệu trái tim người
Cái bắt tay vui cười
Sao mà gần gũi quá !
Anh bình dân đến lạ !
Ăn nơi quán lề đường
Cùng với người dân thường
Choàng vai không ngần ngại
Thích nghe Anh nói mãi !
Bài diễn thuyết đầu tiên
Ôn hòa và lành hiền !
Những lời Anh hứa hẹn
Giúp Dân Em giữ vẹn
Bờ cõi nước non nhà
Rồi phát triển gần xa
Như một bậc Hiền Triết
Am tường và hiểu biết
Lịch sử đến văn chương
Biết nàng Kiều vấn vương
Bà Trưng rồi Bà Triệu
Ngạc nhiên điều Anh hiểu
Thấu đáo từng lời thơ
Em như đang trong mơ
Khi nghe Anh nói đến
"Nam Quốc Sơn Hà“ ấy
Chỉ có "Nam Ðế cư “
Anh muốn nói gì ư ?
"Dẹp dã tâm Khựa nhé !“
Anh ơi lời Anh khẽ
Chạm đến triệu lòng dân !
Lo lắng đã vạn lần
Mất nước mà không thể
Sao yêu Anh đến thế !
Anh chạm trái tim Em !
PT
25.05.2016
TRẢ LẠI BIỂN XANH.
Biển đang chết hay tình tôi đang chết
Vết thương đau in đậm dấu xót xa
Thương khóc biển bao tiếc nuối thiết tha
Làm sao có ngày dấu yêu cùng biển!
Biển chết mỏi mòn tình tôi vỡ nát
Nỗi sầu thương ác mộng lúc nào nguôi
Biển yêu ơi bao day dứt chơi vơi
Tình yêu biển đắng cay bơ vơ, hồn tan tác!
Trời đất hỡi làm sao có biển xanh
Biển mặn mà tình dấu ái trong lành
Biển ngàn đời sóng vỗ, cát tinh anh
Hãy trả lại cho tôi biển xanh mơ mộng ...
Trả bầu trời trong xanh thiên nhiên trù phú
Ngày tháng yên bình trên mảnh đất quê hương
Trả dân chài biển xanh, đầy tôm đầy cá
Không âu lo ngày đêm, quên hết muộn phiền
Dẫu một đời dầm mưa dãi nắng triền miên
Vẫn muốn cùng biển xanh vui sống an nhiên
Trả dân chài biển xanh trong lành ngàn xưa êm ả
Cá tôm về tung tăng đầy ắp những khoang thuyền...
Phạm Thị Minh-Hưng.
http://tranhthoptmh.blogspot.com/2016/05/tra-lai-bien-xanh.html
https://youtu.be/E5Y9so1VsJw
NGỰA LỒNG TRONG MỘNG
Như con ngựa già trên đồng cỏ cháy
Chợt nghe tiếng hí từ cõi xa xôi
Vó câu qua bao chiều quan ải
Ôi tan chinh chiến mà chẳng luân hồi
Thỉnh thoảng nghe khúc quân hành buồn bả
Như gọi hồn oan kịp trở về
Để khóc cùng kình ngư ngoài biển cả
Lớp lớp sóng nhồi vuợt bến mê
Trên non rừng xanh giờ hoang dã
Từng cơn lũ đuổi năm mươi con xuống nguồn
Năm mươi con từ đại dương về họp lại
Còn chốn nào là chốn của quê hương?
Bốn ngàn năm hết ba ngàn năm chinh chiến
Không lẻ giờ ta chuốc thêm ngàn năm sầu?
Ôi tiếng hí máu xương còn quyện
Tổ tiên ta đâu? Hồn thiêng ta đâu?
Như con ngựa già chỉ lồng trong mộng
Tiếng hí bất thường trong cõi vô thường
Có ai đó thúc quân bằng trống
Nghe tiếng gào than trước cơn lũ triều cường
NGHIÊU MINH
TẠP CHÍ BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG
sẽ có hai chi nhánh:
-DIÊN HỒNG (dien-hong.blogspot.com
- Vanhoavn's Blog (Văn Hóa Việt Nam)
Posted by sontrung at 5:10 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 418
SƠN TRUNG * TRUNG CỘNG XẤU XÍ KINH KHỦNG!
TRUNG CỘNG XẤU XÍ KINH KHỦNG!
SƠN TRUNG
Cả thế giới kính trọng Lão tử, Khổng tử, Mạnh tử, Tôn Dật Tiên nhưng người ta lại cực kỳ khinh bỉ Trung Cộng vì Trung Cộng ngày nay là hinh ảnh một quốc gia man rợ. Bọn họ muốn lập viện Khổng tử khắp nơi nhưng lòng họ, chính trị, ngoại giao và quân sự của họ chẳng có chút nhân nghĩa,lễ, trí tín. Họ không phải con cháu Khổng, Lão mà là nòi giống dã man, tàn bạo của Tần Thủy hoàng, Thành Cát Tư Hãn xâm lăng, tàn sát nhân loại.
Chúng ta xem lại chuyện cổ kim, thì thấy rõ Trung Cộng là một giống dã man.
-Trung Cộng ghét đế quốc xâm lược nhưng chính Trung Cộng là một đế quốc. Sau 1949, Trung Cộng chiếm Tây Tạng, Mông Cổ và nay thôn tính Việt Nam và biển đông, đe dọa hòa bình thế giới.
-Bọn Trung Cộng bao gồm Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ và tình báo Hoa Nam đã gài Hồ Tập Chương người Khách gia (Đài Loan) vào hàng ngũ Việt Cộng để thâu tóm Viêt Nam. Đó là một hành vi man trá của đế quốc Trung Cộng, nhằm lừa bịp bọn Việt Cộng và thế giới trong chiến tranh Việt Nam. Chúng giả nhân nghĩa đem tiền bạc, của cải, súng ống và quân đội vào cướp phá Việt Nam, lấy bọn Việt Cộng là làm quân đội lê dương của chúng để tiến về phương Nam, xâm lược châu Á và thế giới mà chúng vẫn thủ lợi bằng cách bắt bọn Việt Cộng vay nợ , nhượng biên cương và biển cả.
HUỲNH TÂM * HỒ CHÍ MINH
HUỲNH TÂM * GIẶC HÁN ĐỐT PHÁ NHÀ NAM
HỒ TUẤN HÙNG * HỒ CHÍ MINH SINH BÌNH KHẢO
TÀI LIỆU VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM -TRUNG QUỐ
TÀI LIỆU VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM -TRUNG QUỐC
-Mao Trạch Đông với CCRĐ, Bước đại Nhảy Vọt và Cách mạng văn hóa là những hành động không những là xấu xí mà tàn ác, dã man kinh khủng, đã giết hại khoảng trăm triệu dân Trung Quốc. Trung Cộng cũng xuất cảng CCRĐ sang Việt Nam giết hại gần nửa triệu người Việt Nam vô tội bao gồm nông dân, trí thức, tư sản và đảng viên cộng sản.
-Trung cộng bán hàng giả, hàng độc hại khắp thế giới nhằm tấn công thế giới bằng chiến tranh hóa học.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BA%BFt_b%E1%BB%9Fi_Trung_Qu%E1%BB%91c
Dân Trung cộng sang Thái Lan và Việt Nam tranh nhau ăn uống như lũ ma đói!
http://baodatviet.vn/doi-song/du-lich/clip-du-khach-trung-quoc-an-tom-o-thai-lan-gay-soc-3303306/
http://www.baomoi.com/du-khach-trung-quoc-dien-lai-man-gianh-do-an-o-viet-nam/c/18965836.epi
-Trung cộng tàn bạo khi xả chất độc tại Việt Nam làm cá chết, môi trường Việt Nam bị hủy hoại, gây đói khổ, bệnh tật cho dân Việt Nam.
-Trung Cộng sao lại có những hạng xấc xược mang tính kỳ thị khi quảng cáo xà phòng Trung Cộng có thể tẩy da đen thành da vàng! Nói láo vừa thôi! Ăn nói, hành động kiểu đó thì mất khách, tổ cho người ghét và chỉ làm cho thế giới khinh miệt Trung Cộng thiếu văn hóa! Tôi thấy trước đây người Trung Quốc ở Việt Nam trong buôn bán, giao thiệp rất khôn ngoan, mềm mỏng, tế nhị, sao ở lục địa lại có những hạng người cục mịch, xấc xược, kiêu căng như thế? Phải chăng vì ảnh hưởng cộng sản mà có cái bệnh " tự hào cộng sản"?
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160529-hang-bot-giat-trung-quoc-tay-da-den-thanh-da-vang-xin-loi
-Gần đây, Đài Loan bầu cử, Trung Cộng lớn tiếng hăm he, đe dọa.
Trung Quốc cảnh báo rằng các nhà lãnh đạo tương lai của Đài Loan phải thương lượng dựa trên cùng tiền đề đó, nhưng bà Thái Anh Văn muốn cho Đài Loan được tự trị nhiều hơn và đã bác bỏ đề nghị của Trung Quốc.
http://www.voatiengviet.com/content/quan-he-dai-loan-tq-se-tiep-tuc-on-dinh-sau-cuoc-bau-cu/3139945.html
Bắc Kinh cảnh báo bà Thái Anh Văn chuyện đòi độc lập cho Đài Loan
http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/beijing-warn-new-taiwan-leader-on-independence-05202016092739.html
Sau khi bà Thái Anh Văn đắc cử Tổng thống Đài Loan, Trung Cộng bình phẩm lếu láo vào đời tư của bà.
http://thanhnien.vn/the-gioi/bau-cu-dai-loan-trung-quoc-canh-cao-my-chuc-mung-658693.html
http://www.voatiengviet.com/content/thay-gi-tu-viec-trung-quoc-che-tinh-trang-doc-than-cua-nu-tong-thong-dai-loan/3349332.html
Người độc thân cũng giống nhà tu hành, có gì mà chế riễu. Không lẽ các ông bắt thế giới phải ca tụng Mao Trạch Đông Đông dâm ô, ngu xuẩn và tàn bạo ? Tâm lý các ông Cộng sản là tâm lý của anh nhà quê thất học, không biết đạo lý, ưa moi móc và tiểu nhân. Người có giáo dục không dòm ngó, xì xào về đời tư người khác huống hồ trên cương vị quốc gia lại nói xấu công khai thế ư?
- Trước khi Tổng thống Obama đến Việt Nam, tờ Hoàn Cầu thời báo của Trung Cộng nói thánh nói tướng. Bài xã luận trên Thời báo Hoàn Cầu giật tít: “
Obama chẳng có cách nào để biến Việt Nam thành Philippines... Việt Nam cũng hy vọng Hoa Kỳ tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí. Nhưng có thể khẳng định điều này không thể xảy ra
http://www.tintuchangngayonline.com/2016/05/hoa-ky-bo-cam-van-vu-khi-trung-quoc-noi.html
Nhưng khi biết việc " bói nhầm " , họ căm tức, bực bội
Trung Hoa Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã cảnh báo trong một bài xã luận đăng hôm thứ Ba rằng Hoa Kỳ và Việt Nam không nên châm ngòi cho một “mồi lửa trong khu vực”. Tờ báo cho rằng động thái của ông Obama có nghĩa là để “kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc”.
http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-canh-bao-tt-obama-cho-cham-lua-o-chau-a/3344468.html
Tạp chí Người Đưa Tin cho biết
Xung quanh việc Mỹ nới lỏng cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, tờ Tin tức Bắc Kinh ngày 8/10 tỏ ra tức tối bình luận: Bán vũ khí cho Việt Nam là hành động "thiển cận" của Mỹ vì nó làm sâu sắc thêm sự nghi ngờ về ý định của Washington đối với Trung Quốc, gây tổn hại sự tin tưởng lẫn nhau và làm cho Biển Đông thêm căng thẳng....."sự xuất hiện của các loại vũ khí Mỹ ở khu vực không chỉ làm hỏng đồng thuận đạt được giữa các quốc gia, mà còn làm phức tạp thêm các tình huống tranh chấp
http://www.nguoiduatin.vn/bao-trung-quoc-tuc-toi-vi-my-bo-cam-van-voi-viet-nam-a152055.htm
Nếu việc bỏ cấm vận cho Việt Nam là xấu thì sao Trung Quốc cũng đòi Mỹ cấm vận cho họ?
Rõ là "trâu cột thì ghét trâu ăn," Anh hùng sao lại làm thằng ăn mày? Ghen tức, đố kị, thù hận không phải là bản chất người hiểu biết trung bình.Trung Cộng quả là những người xấu xí, dã man, tàn bạo!
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160527-den-luot-trung-quoc-doi-my-do-bo-cam-van-vu-khi
TẠP CHÍ BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG
SẼ CÙNG HIỆN HỮU TẠI
DIÊN HỒNG (dien-hong.blogspot.com
và
Vanhoavn's Blog (Văn Hóa Việt Nam)
Posted by sontrung at 11:51 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 418
CÁ CHẾT
Người Việt ở Nhật biểu tình vì vụ cá chết
6 giờ trước
Image copyright Facebook Nhat Viet TV
Hàng trăm người Việt Nam mang theo những biểu ngữ như "cá chết, nước mắm hết", "Cá cần nước sạch, dân cần minh bạch" ở Tokyo để thể hiện yêu cầu làm rõ nguyên nhân thảm họa cá chết tại Việt Nam.
Hình ảnh trên các trang mạng xã hội của người Việt tại Tokyo, Nhật Bản cho thấy các gia đình tuần hành trên đường phố.
Tường thuật trực tiếp qua Facebook Live cho thấy đoàn tuần hành có xe căng biểu ngữ đi cùng và có người hỗ trợ dẹp đường, chỉ dẫn đường.
Người đại diện cho ngày biểu tình đọc lời khai mạc:
"Tất cả chỉ vì cá, vì dòng nước mắm, vì thảm họa môi trường đang xảy ra tại Việt Nam."
Image copyright Facebook Viet Nhat TV
Image copyright Facebook Viet Nhat TV
'Lo lắng dòng nước mắm'
Cho đến nay, chính phủ Việt Nam vẫn chưa đưa ra một thông cáo chính thức nào về nguyên nhân, về cách khắc phục, về cách phòng ngừa, chưa cho thấy sự quan tâm nghiêm túc đến nguồn nước cho dân, đến môi trường, đến sức khỏe người dân
Diễn văn tại biểu tình
"Cho đến nay, chính phủ Việt Nam vẫn chưa đưa ra một thông cáo chính thức nào về nguyên nhân, về cách khắc phục, về cách phòng ngừa, chưa cho thấy sự quan tâm nghiêm túc đến nguồn nước cho dân, đến môi trường, đến sức khỏe người dân," diễn văn nói tiếp.
"Tuy chúng ta đang sống tại Nhật Bản, chúng ta ăn nước mắm hàng ngày, chúng ta lo lắng dòng nước mắm chúng ta sắp ăn tới đây sẽ được làm từ cá nhiễm độc đó."
Cuộc tuần hành được tuyên bố là "nói rõ ý kiến kêu gọi bảo vệ" môi trường.
Đã gần hai tháng sau thảm họa cá chết tại Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam vẫn chưa đưa ra thông tin chính thức về nguyên nhân gây thảm họa.
Trong tuần qua, đã có hai con cá voi, một con đuối sức dạt vào bờ biển Nghệ An, sau khi giải cứu cũng đã chết.
Một con cá voi nặng bảy tấn sau đó tiếp tục dạt vào khu vực này khi đã chết và bị trương phình.
Trong khi đó, nhiều tàu bè tại các khu vực biển như ở các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh thuộc duyên hải Trung Bộ Việt Nam, bị trùm bạt ngoài bãi biển vì người dân không ra khơi đánh cá.
Image copyright Facebook Viet Nhat TV
Image copyright Facebook Viet Nhat TV
Image copyright Facebook Viet Nhat TV
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/05/160526_vn_protest_fish_japan
Triển lãm không phép ở Huế về cá chết
11 tháng 5 2016
Image copyright Facebook Chung Tu Da
Image caption Bộ sưu tập dao chuyên dùng để cắt cá của các tiểu thương ở Huế nay đã phải nghỉ bán
Một nhóm nghệ sĩ làm nghệ thuật đương đại vừa kết thúc triển lãm mà họ tự nhận làm ‘phi pháp’ ở Huế về chủ đề cá chết.
Triển lãm ‘Quẫy II’ quy tụ tranh, nghệ thuật sắp đặt và trình diễn của các nghệ sĩ Hoàng Ngọc Tú, Trần Tuấn, Trần Hữu Nhật, Trần Chí Thành, Nguyễn Văn Hè, Nguyễn Thị Hà My, Nguyễn An, Chung Tử Dạ…
Trong các hình ảnh về cuộc triển lãm được đăng tải trên mạng xã hội, người ta thấy bộ sưu tập những con dao chuyên dùng để mổ cá của các tiểu thương ở Huế nay đã phải nghỉ bán vì người dân không mua cá; những chai nước mắt dán nhãn ‘Formosa’, những cái khẩu trang hình cá...
Trước ngày mở màn 5/5 tại Then Studio, TP. Huế, mọi thông tin về sự kiện được lan truyền nội bộ để “các tác phẩm được xuất hiện trang trọng, chỉn chu và… an toàn ra mắt với khán giả ít nhất đến sau buổi khai mạc”.
Hôm 11/5, trả lời BBC qua điện thoại từ Huế, nghệ sĩ Trần Tuấn nói: “Hôm nay, triển lãm đã kết thúc êm đẹp mà không bị phạt”.
Ông giải thích: “Các nghệ sĩ tham gia triển lãm này muốn dùng ngôn ngữ thị giác để bày tỏ thái độ và sự quan tâm về môi trường đang bị hủy hoại. Chúng tôi không kêu gào, cổ xúy cho tư tưởng chính trị nào mà chỉ muốn làm nghệ thuật”.
'Nhạy cảm'
“Ở Việt Nam, nói chung thì mọi hoạt động nghệ thuật đều phải xin phép. Nhưng với triển lãm này, chúng tôi xác định là làm ‘phi pháp’, do chủ đề về vụ cá chết dễ bị khép là ‘nhạy cảm’.
“Cuối cùng thì công chúng cũng tiếp cận được tác phẩm trong triển lãm, dù không đông người do có nhiều không dám đến xem. Nếu triển lãm diễn ra rầm rộ thì chắc sẽ gặp vấn đề lớn”, ông nói thêm.
Ông cho hay đã từng có kinh nghiệm về việc bị chính quyền can thiệp vào hoạt động nghệ thuật.
“Thường thì có ba mức độ, nếu lần đầu thì họ răn đe. Lần sau tái phạm thì cảnh cáo. Đến lần ba, họ sẽ phạt tiền từ 15 đến 40 triệu đồng và đóng cửa cơ sở của mình”.
Sau khi triển lãm kết thúc, ông Tuấn và cộng sự đang bắt tay thực hiện chương trình tặng 10.000 khẩu trang hình cá cho những người biểu tình ôn hòa tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Trả lời câu hỏi của BBC: “Các ông làm thế thì có sợ bị chính quyền khép tội kích động biểu tình?”, ông đáp: “Nếu sợ thì chúng tôi đã không làm. Chúng tôi là những nghệ sĩ luôn nhận trách nhiệm về những gì mình làm”.
Trước đó, một nghệ sĩ thuộc nhóm Viet Art Space nói với BBC về buổi trình diễn nghệ thuật đường phố về chủ đề môi trường bị công an tạm dừng giữa chừng tại bờ nam cầu Tràng Tiền, TP Huế, sáng 29/4.
Ý tưởng "Nỗi đau của những con cá” đã được các nghệ sĩ Lê Nguyên Mạnh, Maxime Lacino (người Pháp), Lý Trực Sơn, Nguyễn Văn Hè, Phạm Chí Líp, Trần Nhật, Philip Pham chuyển tải trong màn trình diễn.
“Buổi trình diễn được khoảng 30 phút thì công an xuất hiện, yêu cầu dừng lại. Tôi nghĩ việc công an tham gia tương tác với tác phẩm nghệ thuật cũng là điều tốt và buổi diễn sáng nay đã được công chúng Huế đón nhận nhiệt tình”, nghệ sĩ Lê Nguyên Mạnh nói với BBC.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/05/160511_hue_exhibition_fish_mass
TẠP CHÍ BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG
SẼ CÙNG HIỆN HỮU TẠI
DIÊN HỒNG (dien-hong.blogspot.com
và
Vanhoavn's Blog (Văn Hóa Việt Nam)
Posted by sontrung at 10:57 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 418
VIỆT CỘNG LƯƠN LẸO
Báo chí VC dịch lươn lẹo và nguyên văn Bản Dịch Việt Ngữ Diễn văn TT Obama
Lối dịch thuật lươn lẹo của báo “lề phải”
Ngày 24/5/2016 TT Obama đã phát biểu ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội trước 2000 người Việt. Bản tiếng Anh của diễn văn được công bố trên trang chính thức của TT Mỹ (https://www.whitehouse.gov/…/remarks-president-obama-addres…). Báo Lao Động đã công bố bản dịch mà họ gọi là “Toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Obama trước 2000 người Việt Nam” (http://laodong.com.vn/…/toan-van-bai-phat-bieu-cua-tong-tho…). Tôi xin so sánh những chỗ sai sót đáng kể (bỏ qua những chỗ kém chính xác có thể vì người dịch yếu tiếng Anh). Để ý những lời ông Obama nói về nhân quyền, nhân phẩm, tự do học thuật, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do ứng cử, tự do biểu tình, đã bị bỏ hoàn toàn. Nói về thầy Thích Nhất Hạnh bị cắt bỏ. “Human dignity” (phẩm giá con người) trở thành “sự ổn định”! Ngay cả những lời Obama trích dẫn từ Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh cũng bị lược bỏ, cắt xén khi đụng tới nhân quyền!
Obama: So I come here mindful of the past, mindful of our difficult history, but focused on the future -- the prosperity, security and human dignity that we can advance together
Báo Lao Động: Khi đến đây tôi ý thức về quá khứ, ý thức về một lịch sử khó khăn, nhưng chúng ta hướng về tương lai, sự thịnh vượng, an ninh và SỰ ỔN ĐỊNH để chúng ta có thể thúc đẩy lẫn nhau.
Dịch đúng: Khi đến đây tôi ý thức về quá khứ, ý thức về một lịch sử khó khăn, nhưng hướng về tương lai - sự thịnh vượng, an ninh và PHẨM GIÁ CON NGƯỜI để chúng ta có thể cùng tiến.
Obama: Ho Chi Minh evoked the American Declaration of Independence. He said, “All people are created equal. The creator has endowed them with inviolable rights . Among these rights are the right to life, the right to liberty, and the right to the pursuit of happiness.”
LĐ: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích tuyên ngôn độc lập của Mỹ, rằng mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng và được hưởng các quyền khác nhau trong đó có quyền sống, quyền tự do, mưu cầu hạnh phúc.
Dịch đúng: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích tuyên ngôn độc lập của Mỹ, rằng Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. TẠO HÓA CHO HỌ NHỮNG QUYỀN KHÔNG AI CÓ THỂ XÂM PHẠM ĐƯỢC; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Obama: You’re also raising your voices for causes that you care about, like saving the old trees of Hanoi.
LĐ: [bỏ hẳn một đoạn dài trong đó có câu này].
Dịch đúng: Các bạn cũng đang nâng cao tiếng nói cho các vấn đề mà các bạn quan tâm, như cứu sống những cây cổ thụ của Hà Nội.
Obama: We learned a lesson taught by the venerable Thich Nhat Hanh, who said, “In true dialogue, both sides are willing to change.”
LĐ: [bỏ hẳn một đoạn dài trong đó có câu này].
Dịch đúng: [hai nước] chúng ta đã học được một bài học được giảng dạy bởi thiền sư Thích Nhất Hạnh, người đã nói, "Khi đối thoại thực sự, cả hai bên đều sẵn sàng thay đổi."
Obama: Let’s also not forget that the reconciliation between our countries was led by our veterans who once faced each other in battle.
LĐ: Quá trình hòa giải của hai nước chúng ta không chỉ là liên quan đến các cựu chiến binh.
Dịch đúng: Đừng quên rằng sự hòa giải giữa hai nước chúng ta đã được dẫn đầu bởi các cựu chiến binh hai bên đã từng phải đối mặt với nhau trong trận chiến.
Obama: We've shown that progress and human dignity is best advanced by cooperation and not conflict.
LĐ: Với sự tiến bộ, những giá trị tốt đẹp của con người cần được thúc đẩy chứ không phải là chiến tranh hay xung đột
Dịch đúng: Chúng ta dã cho thấy rằng sự tiến bộ và PHẨM GIÁ CON NGƯỜI được thúc đẩy tốt nhất bằng sự hợp tác chứ không phải bằng xung đột.
Obama: . In our global economy, investment and trade flows to wherever there is rule of law, because no one wants to pay a bribe to start a business. Nobody wants to sell their goods or go to school if they don’t know how they're going to be treated. In knowledge-based economies, jobs go to where people have the freedom to think for themselves and exchange ideas and to innovate.
LĐ: Nền kinh tế sẽ phát triển, đặc biệt ở các nước có pháp quyền và có hành lang pháp lý đúng đắn. Nền kinh tế tri thức sẽ đổ vào các quốc gia ưu tiên cho giáo dục
Dịch đúng: Trong nền kinh tế toàn cầu, đầu tư và thương mại chảy vào bất cứ nơi nào có chế độ pháp trị, vì KHÔNG AI MUỐN TRẢ TIỀN HỐI LỘ ĐỂ KHỞi LẬP MỘT DOANH NGHIỆP. Không ai muốn bán được hàng, đi học NẾU HỌ KHÔNG BIẾT HỌ SẼ ĐƯỢC ĐỐI XỬ RA SAO. Trong nền kinh tế dựa trên tri thức, công ăn việc làm sẽ đi đến những nơi mà NGƯỜI DÂN CÓ QUYỀN TỰ DO TỰ SUY NGHĨ VÀ TRAO ĐỔI Ý KIẾN VÀ ĐỔI MỚI.
Obama: This fall, the new Fulbright University Vietnam will open in Ho Chi Minh City -- this nation’s first independent, non-profit university -- where there will be full academic freedom and scholarships for those in need.
LĐ: mùa thu năm nay đại học Fullbright sẽ đi vào hoạt động tại TPHCM. Đại học này phi lợi nhuận, chất lượng cao sẽ cung cấp nhiều học bổng cho sinh viên Việt Nam và đóng góp cho hợp tác giáo dục giữa hai nước.
Dịch đúng: mùa thu năm nay Đại học Fulbright Việt Nam sẽ đi vào hoạt động tại TPHCM – ĐH ĐỘC LẬP, phi lợi nhuận đầu tiên của VN - NƠI SẼ CÓ TỰ DO HỌC THUẬT HOÀN TOÀN và học bổng cho những người cần.
Obama: [noi về TPP] For the first time here in Vietnam, the right to form independent labor unions and prohibitions against forced labor and child labor.
LĐ: Có thể người lao động tổ chức nghiệp đoàn, thúc đẩy bảo vệ môi trường.
Dịch đúng: [nói về TPP] Lần đầu tiên tại Việt Nam, QUYỀN THÀNH LẬP CÔNG ĐOÀN ĐỘC LẬP và cấm đối với lao động cưỡng bức và lao động trẻ em.
Obama: They're written into the vietnamese constitution, which states that “citizens have the right to freedom of speech and freedom of the press, and have the right of access to information, the right to assembly, the right to association, and the right to demonstrate.” That’s in the Vietnamese Constitution. (Applause.) So really, this is an issue about all of us, each country, trying to consistently apply these principles, making sure that we -- those of us in government -- are being true to these ideals.
LĐ: [bỏ hẳn đoạn này]
Dịch đúng: NHỮNG [QUYỀN] NÀY ĐÃ GHI VÀO HIẾN PHÁP VIỆT NAM, TRONG ĐÓ NÓI RẰNG "CÔNG DÂN CÓ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN VÀ TỰ DO BÁO CHÍ, VÀ CÓ QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN, QUYỀN HỘI HỌP, QUYỀN LẬP HỘI VÀ QUYỀN BIỂU TÌNH." HIẾN PHÁP VIỆT NAM NÓI VẬY ĐÓ. (vỗ tay.) Vì vậy, thực sự, đây là một vấn đề về tất cả chúng ta, mỗi nước, cố gắng để luôn luôn áp dụng những nguyên tắc này, ĐẢM BẢO RẰNG CHÚNG TA - NHỮNG NGƯỜI CHÍNH PHỦ - THỰC TÂM VỚI NHỮNG LÝ TƯỞNG ẤY.
Obama: In recent years, Vietnam has made some progress. Vietnam has committed to bringing its laws in line with its new constitution and with international norms. Under recently passed laws, the government will disclose more of its budget and the public will have the right to access more information. And, as I said, Vietnam has committed to economic and labor reforms under the TPP. So these are all positive steps.
LĐ: [bỏ hẳn đoạn này]
Dịch đúng: Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được một số tiến bộ. việt nam đã cam kết sửa đổi luật pháp của mình cho phù hợp với hiến pháp mới của mình và với tiêu chuẩn quốc tế. theo luật vừa được thông qua, chính phủ sẽ tiết lộ nhiều hơn về ngân sách và công chúng sẽ có quyền truy cập thêm thông tin. Và, như tôi đã nói, Việt Nam đã cam kết cải cách kinh tế và lao động theo TPP. Đây là những bước tích cực.
Obama: When there is freedom of expression and freedom of speech, and when people can share ideas and access the Internet and social media without restriction, that fuels the innovation economies need to thrive. That's where new ideas happen. That's how a Facebook starts. That's how some of our greatest companies began -- because somebody had a new idea. It was different. And they were able to share it. When there’s freedom of the press -- when journalists and bloggers are able to shine a light on injustice or abuse -- that holds officials accountable and builds public confidence that the system works. When candidates can run for office and campaign freely, and voters can choose their own leaders in free and fair elections, it makes the countries more stable, because citizens know that their voices count and that peaceful change is possible. And it brings new people into the system.
When there is freedom of religion, it not only allows people to fully express the love and compassion that are at the heart of all great religions, but it allows faith groups to serve their communities through schools and hospitals, and care for the poor and the vulnerable. And when there is freedom of assembly -- when citizens are free to organize in civil society -- then countries can better address challenges that government sometimes cannot solve by itself. So it is my view that upholding these rights is not a threat to stability, but actually reinforces stability and is the foundation of progress.
LĐ: [bỏ hẳn đoạn này]
Dịch đúng: KHI CÓ TỰ DO PHÁT BIỂU VÀ TỰ DO NGÔN LUẬN, VÀ KHI MỌI NGƯỜI CÓ THỂ CHIA SẺ Ý TƯỞNG VÀ TRUY CẬP INTERNET VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI KHÔNG BỊ HẠN CHẾ, những cái đó sẽ là nhiên liệu mà nền kinh tế sáng tạo cần để phát triển. Đó là nơi những ý tưởng mới xảy ra. Đó là cách Facebook bắt đầu. Đó là cách mà một số công ty lớn nhất của chúng tôi đã bắt đầu - vì ai đó đã có một ý tưởng mới. Nó khác biệt. Và họ có thể chia sẻ nó. Khi có tự do báo chí - khi các nhà báo và blogger có thể chiếu sáng những bất công và lạm dụng quyền lực – cái đó sẽ bắt các quan chức phải chịu trách nhiệm và xây dựng lòng tin của công chúng rằng guồng máy chạy tốt. Khi các ứng cử viên có thể ứng cử và tranh cử tự do, và cử tri có thể lựa chọn các nhà lãnh đạo của mình trong các cuộc bầu cử tự do và công bằng, thì sẽ làm cho nước ổn định hơn, bởi vì người dân biết rằng tiếng nói của họ được tôn trọng và sự thay đổi hòa bình là có thể. Và nó đem những người mới vào guồng máy [chính quyền].
Khi có tự do tôn giáo, không chỉ cho phép mọi người thể hiện đầy đủ tình yêu thương và lòng từ bi cốt yếu của tất cả các tôn giáo lớn, nhưng còn là CHO PHÉP CÁC NHÓM TÔN GIÁO PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG CỦA MÌNH QUA CÁC TRƯỜNG HỌC VÀ BỆNH VIỆN, VÀ CHĂM SÓC CHO NGƯỜI NGHÈO VÀ NGƯỜI YẾU THẾ. VÀ KHI CÓ TỰ DO HỘI HỌP - KHI NGƯỜI DÂN ĐƯỢC TỰ DO TỔ CHỨC TRONG XÃ HỘI DÂN SỰ - THÌ QUỐC GIA SẼ CÓ THỂ ĐỐI PHÓ TỐT HƠN NHỮNG THÁCH THỨC MÀ ĐÔI KHI CHÍNH QUYỀN KHÔNG THỂ TỰ MÌNH GIẢI QUYẾT. Vì vậy, quan điểm của tôi là bảo vệ, khuyến khích các quyền này không đe dọa sự ổn định, mà lại thực sự củng cố sự ổn định và là nền tảng của sự tiến bộ.
Bài dịch của BS Nha Khoa Nguyễn Thục Quyên
27/05/2016
BVN: Trong ba ngày lưu lại ở Việt Nam, từ 23 đến 25-5-2016, Tổng thống Obama đã thể hiện mình là một con người cao thượng, chân thành và rất mực nhân ái. Một nhân vật siêu đẳng không dễ ở đâu và bao giờ ta cũng may mắn được tiếp xúc, được nghìn ngắm ở một cự ly gần. Lời phát biểu của ông tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình sáng ngày 24-5-2016 là một diễn ngôn có tầm thời đại làm cả thế giới phải lắng nghe, nhưng cũng là một lời nhắn nhủ chân tình rút ra từ trái tim đôn hậu. Rất tiếc, một số báo chí quốc doanh sau đó đã dịch không đầy đủ nhưng lại lập lờ không ghi rõ là trích dịch, nên bị dư luận rộng rãi lên tiếng phản đối, coi là "lươn lẹo".
Chúng tôi đã đọc lại diễn từ của vị Tổng thống nước Mỹ và tìm được một cách phán xét thể tình hơn. Bài diễn văn cho thấy ông Obama biết rõ mọi chuyện bê bối mà đất nước chúng ta đang oằn lưng gánh trên vai, biết rõ mọi ý nghĩ, hành vi của người đối thoại với mình như đi guốc trong ruột họ, nhưng ông đã sẵn sàng bỏ qua, và vẫn kiên nhẫn đợi chờ – cách khu xử của ông trong hội ngộ với Việt Nam lần này rõ ràng là "đi nhẹ nói khẽ".
Chắc chắn nhà cầm quyền đã phải đọc ông rất kỹ, đọc ông để học ông mà thay đổi dần thói tệ của mình. Nhưng thay đổi ngay thì đâu đã kịp. Cho nên, một ức đoán không xa sự thật cho lắm là đã có lệnh truyền cho báo chí phải lược bỏ những chỗ mà người trên "nhá" không nổi, lại sợ bàn dân truyền nhau như nuốt vào bụng rồi bỗng... nhìn thấu tỏ chân dung mình thì chí nguy. Đó là lý do khiến ta không nên nặng lời với báo chí. Cách tốt nhất là ta cố gắng công bố những bản dịch trung thực và trọn vẹn, để người dân tự mình tìm đọc, tự mình chiêm nghiệm.
Trên tinh thần ấy, dù đã đăng một bản dịch trong ngày hôm qua, Bauxite Việt Nam vẫn trân trọng gửi đến bạn đọc bản dịch mới của dịch giả Thục Quyên, một bản dịch bám sát từng câu chữ của bản gốc do Nhà Trắng công bố gần đây.
Bauxite Việt Nam
Lời phát biểu của Tổng Thống Obama với nhân dân Việt Nam
(Tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, ngày 24-5-2016, lúc 12 giờ 11 phút ICT, giờ Việt Nam)
Bản dịch trọn vẹn của Thục Quyên
Xin chào. Xin chào Việt Nam! Thank you. Thank you so much.
Xin cám ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho tôi sự chào đón nồng ấm và cho tôi hưởng lòng hiếu khách của người Việt trong chuyến thăm này. Và cũng xin cảm ơn các bạn Việt Nam có mặt ở đây ngày hôm nay, những người đến từ khắp nơi trên đất nước tuyệt vời này, trong đó có rất nhiều người trẻ đại diện cho sự năng động, tài năng và niềm hy vọng của Việt Nam.
Trong chuyến thăm này, bản tính thân thiện đặc trưng của người Việt đã rung động trái tim tôi. Tôi cảm nhận được tình bạn giữa hai dân tộc chúng ta trong đám đông những người đứng dọc hai bên đường vẫy tay chào kèm với nụ cười. Đêm hôm qua, tôi đến thăm phố cổ Hà Nội và được thưởng thức vài món ăn Việt Nam đặc sắc. Tôi có nếm bún chả và uống bia Hà Nội. Tuy nhiên tôi phải nhận xét một điều về những con đường nhộn nhịp của thành phố này: chưa bao giờ trong đời tôi, tôi lại thấy nhiều xe máy như vậy. Tôi chưa thử đi sang đường, nhưng có lẽ sau này khi tôi trở lại thăm Việt Nam, các bạn sẽ chỉ cho tôi cách qua đường như thế nào.
Tính trong những năm gần đây thì tôi không phải là Tổng thống Mỹ đầu tiên đến Việt Nam, nhưng tôi là Tổng thống đầu tiên vừa đến tuổi trưởng thành sau cuộc chiến giữa hai quốc gia chúng ta, như số đông các bạn. Khi lực lượng quân sự Mỹ cuối cùng rời Việt Nam tôi mới 13 tuổi. Lần đầu tiên tôi tiếp xúc với thực thể Việt Nam cũng như với người Việt Nam là ở Hawaii, nơi tôi lớn lên, nơi có một cộng đồng đầy tự tin của người Mỹ gốc Việt.
Đồng thời hiện nay tại Việt Nam cũng có nhiều người còn trẻ tuổi hơn tôi.
Cũng như hai con gái tôi, số lớn các bạn từ khi sinh ra chỉ biết đến một điều duy nhất: đó là nền hòa bình và quan hệ đã bình thường hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Do đó, tuy rất ý thức về quá khứ, ý thức về những khó khăn trong lịch sử chung, nhưng tôi đến đây với chủ đích hướng về tương lai, với thịnh vượng, an ninh và nhân phẩm, là những gì chúng ta có thể cùng góp sức đẩy mạnh.
Tôi cũng đến đây với lòng kính trọng di sản cổ xưa của Việt Nam.
Từ hàng thiên niên kỷ, các nông dân đã trồng cấy trên những mảnh đất này, mà vết tích còn để lại trên trống đồng Đông Sơn. Hà Nội đã đứng vững hơn nghìn năm trong vòng ôm của dòng sông [Hồng]. Thế giới đã biết quý trọng lụa và những bức họa của Việt Nam, và Văn Miếu minh chứng cho sự trau dồi kiến thức không ngừng của dân tộc Việt. Vậy mà trải qua nhiều thế kỷ, rất nhiều khi vận mệnh của Việt Nam từng bị người khác định đoạt. Mảnh đất yêu quý của các bạn không phải lúc nào cũng thuộc về các bạn. Nhưng như cây tre, tinh thần quật cường của dân tộc Việt đã được tinh kết trong câu thơ của Lý Thường Kiệt:
Sông núi nước Nam vua Nam ở,
Rành rành đã định tại sách trời.
Hôm nay chúng ta cũng nên nhớ lại bề dày lịch sử giữa người Việt và người Mỹ mà chúng ta thường lãng quên. Hơn 200 năm trước, vị tổ lập quốc của chúng tôi, Thomas Jefferson, khi tìm kiếm gạo giống cho trang trại của mình, đã chọn gạo Việt Nam mà ông mô tả là "nổi tiếng vừa trắng, vừa ngon, mà năng suất lại cao nhất". Không lâu sau đó, những thuyền buôn của Mỹ đã cập cảng Việt Nam, tìm cơ hội giao thương.
Trong Thế chiến II, người Mỹ đã tới hỗ trợ cuộc kháng chiến của dân tộc Việt chống lại ách đô hộ. Khi máy bay Mỹ bị bắn rơi, người dân Việt Nam đã cứu giúp những viên phi công gặp nạn.
Và ngày tuyên bố độc lập của Việt Nam, khi người dân đổ ra khắp đường phố Hà Nội, ông Hồ Chí Minh đã trích Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ: "Mọi người sinh ra đều bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền bất khả xâm phạm, trong đó có Quyền Sống, Quyền Tự Do, và Quyền Mưu Cầu Hạnh Phúc".
Vào một thời điểm khác, việc chia sẻ với nhau những giá trị nói trên và liên kết đánh đuổi thực dân có thể đã đưa chúng ta xích lại gần nhau sớm hơn. Tuy nhiên những kình địch trong Chiến tranh lạnh và nỗi lo sợ Chủ nghĩa Cộng sản đã dẫn chúng ta đến đối diện với một cuộc chiến. Và giống như tất cả mọi cuộc giao tranh trong lịch sử nhân loại, kết quả chúng ta chỉ học được một sự thật chua chát: chiến tranh dù nhắm mục đích nào cũng chỉ mang lại khổ đau và thảm họa.
Không xa nơi đây là Đài Tưởng niệm Liệt sĩ, cũng như các bàn thờ tại những gia đình Việt Nam khắp nơi trong nước, vẫn đang tưởng niệm khoảng 3 triệu người, là thường dân và quân sĩ của cả hai bên đã thiệt mạng. Tại Bức tường Tưởng niệm Chiến tranh ở Washington, chúng tôi có thể chạm vào tên của 58.315 người Mỹ đã bỏ mình trong cuộc chiến. Trong cả hai quốc gia của chúng ta, những cựu chiến binh và gia đình những người đã nằm xuống vẫn còn quay quắt nhớ đến nhiều bè bạn và người thương đã mất.
Người Mỹ chúng tôi đã học bài học, dù khác quan điểm nhau trong cách nhìn cuộc chiến, chúng ta vẫn luôn phải vinh danh những binh sĩ tham chiến và phải chào đón họ trở về với sự tôn kính mà họ xứng đáng được hưởng. Trong tinh thần đó, người Việt và người Mỹ chúng ta hôm nay có thể cùng nhau nhìn nhận nỗi đau và sự hy sinh cả hai bên đã phải gánh chịu.
Gần đây hơn, trong hơn hai thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ vượt bậc, và ngày nay, thế giới có thể nhìn rõ những thành tựu ngoạn mục của các bạn. Với những đổi mới kinh tế và hiệp định thương mại tự do, kể cả với Mỹ, các bạn đã gia nhập kinh tế toàn cầu, bán hàng ra khắp thế giới. Đầu tư nước ngoài đang vào Việt Nam. Và với một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á, Việt Nam đã vươn lên thành một quốc gia thu nhập trung bình.
Chúng tôi có thể nhìn thấy sự phát triển của Việt Nam qua những tòa nhà chọc trời ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, những trung tâm thương mại và khu đô thị mới. Chúng tôi cũng thấy điều ấy qua những vệ tinh Việt Nam phóng vào không gian, và qua cả một thế hệ đang nối mạng internet để khởi nghiệp và thử hướng đi mới. Chúng tôi còn thấy nó thể hiện với hàng chục triệu người Việt Nam sử dụng Facebook và Instagram, không chỉ để đăng ảnh selfies [tự chụp], dù tôi có được nghe là các bạn hay chụp ảnh selfies lắm và cho tới giờ tôi phải nói là vô khối người đã đề nghị chụp ảnh selfies với tôi. Không chỉ thế, các bạn cũng lên tiếng vì những điều mình quan tâm, như việc cứu những hàng cây cổ thụ ở Hà Nội.
Tất cả những sự năng động đó đã đem lại tiến bộ thật sự trong cuộc sống của người dân. Việt Nam đã giảm nghèo một cách đáng kể, tăng thu nhập gia đình và nâng hàng triệu người nhanh chóng lên tầng lớp trung lưu. Đói nghèo, bệnh tật, tỷ lệ tử vong đối với bà mẹ và trẻ sơ sinh đều đã giảm. Số người được tiếp cận điện nước, số trẻ em trai và gái được đi học, tỉ lệ biết chữ, đều tăng lên. Đó là một tiến bộ phi thường mà các bạn đã làm được trong một thời gian rất ngắn.
Đi cùng với sự thay đổi của Việt Nam cũng là sự thay đổi trong quan hệ giữa hai quốc gia của chúng ta. Chúng ta đã nhận được bài học từ Hòa thượng Thích Nhất Hạnh khi ông dạy: "Đối thoại thực sự là khi cả hai bên đều sẵn sàng thay đổi". Khi đó, chính cuộc chiến từng chia rẽ chúng ta lại trở thành nguồn cho vết thương liền lại.
Nó cho phép chúng ta tìm và đưa những người mất tích trở về nhà, giúp gỡ bỏ những bom mìn chưa nổ vì không thể để bất cứ đứa trẻ nào phải mất chân khi đang chơi đùa bên ngoài. Chúng tôi cũng vừa tiếp tục giúp đỡ người khuyết tật, kể cả trẻ em, vừa giúp khắc phục hậu quả của chất độc da cam – dioxin – để Việt Nam có thể tái sử dụng thêm nhiều đất. Chúng ta tự hào về công việc chung ở Đà Nẵng, và chúng tôi sẽ tiếp tục giúp đỡ các bạn tại Biên Hòa.
Cũng đừng quên quá trình hòa giải giữa hai nước đã được bắt đầu bởi những cựu chiến binh, những người đã từng đối mặt trong cuộc chiến. Như Thượng nghị sĩ John McCain, từng là tù nhân chiến tranh nhiều năm, khi gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói: hai nước chúng ta không nên là kẻ thù mà nên là bạn. Hãy nghĩ tới biết bao cựu chiến binh Việt và Mỹ khác đã chung tay giúp chúng ta hàn gắn và xây dựng những quan hệ mới. Về mặt này trong những năm qua, ít ai có thể làm hơn cựu Trung úy hải quân nay là Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, cũng đang có mặt nơi đây. Thay mặt tất cả, cám ơn John vì những nỗ lực phi thường của ông.
Vì những cựu chiến binh của chúng ta đã chỉ đường, vì những người từng tham chiến đã can đảm đi tìm hòa bình, nhân dân hai nước đã đến gần nhau hơn bao giờ hết. Giao thương đã tăng. Sinh viên, học giả hai nước cùng nhau học tập. Chúng tôi đón nhận sinh viên Việt Nam đến Mỹ học nhiều nhất trong các nước Đông Nam Á. Và mỗi năm du khách Mỹ đến Việt Nam càng nhiều hơn, kể cả những người "khách ba lô" Mỹ trẻ, thăm Hà Nội 36 phố phường và những cửa hàng ở Phố cổ Hội An, thăm Kinh đô Huế.
Chúng ta, Việt và Mỹ, đều có thể đồng cảm với những lời của nhạc sĩ Văn Cao: "Từ đây người biết quê người. Từ đây người biết thương người".
Trên cương vị Tổng thống, tôi đã bắt mình nhìn vào những tiến triển đó. Với mối quan hệ đối tác toàn diện mới, Chính phủ hai nước đang hợp tác chặt chẽ hơn bao giờ hết. Và với chuyến thăm này, chúng ta đã đặt mối quan hệ Việt-Mỹ lên một nền tảng vững chắc hơn cho nhiều thập kỷ tới. Dường như gắn bó lịch sử giữa hai quốc gia, bắt đầu từ Tổng thống Thomas Jefferson 200 năm trước, đến nay đã trọn một vòng. Chúng ta đã mất nhiều tháng năm và nỗ lực, nhưng giờ đây chúng ta có thể nói điều mà trước đây là không tưởng: Việt Nam và Mỹ hôm nay là đối tác của nhau
Kinh nghiệm của chúng ta cũng là bài học cho cả thế giới. Ở một thời điểm mà biết bao xung đột có vẻ không thể giải quyết và dường như không bao giờ chấm dứt, chúng ta đã chứng minh là trái tim có thể đem tới thay đổi,và tương lai sẽ khác đi nếu ta không chấp nhận làm tù nhân cho quá khứ. Chúng ta đã cho thấy rằng hòa bình tốt đẹp hơn chiến tranh, rằng tiến bộ và phẩm giá con người được phát huy tốt nhất qua hợp tác chứ không qua xung đột. Đó là những điều Việt Nam và Mỹ có thể chỉ rõ cho thế giới.
Sự hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam dựa trên những chân lý cơ bản.
Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, không nước nào có thể áp đặt ý muốn hoặc quyết định vận mệnh thay cho các bạn. Điều này là một mối quan tâm của Mỹ. Chúng tôi quan tâm đến sự thành công của Việt Nam. Nhưng quan hệ đối tác toàn diện của chúng ta còn ở những giai đoạn đầu. Và trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ, tôi muốn chia sẻ với các bạn tầm nhìn mà tôi tin là sẽ dẫn lối cho chúng ta trong nhiều thập kỷ tới.
Trước hết, chúng ta hãy cộng tác để đem lại những cơ hội thực thụ và sự thịnh vượng cho nhân dân hai nước. Chúng ta biết những chất liệu tạo nên thành công về kinh tế trong thế kỷ 21: Trong nền kinh tế toàn cầu, đầu tư và thương mại sẽ chuyển đến nơi nào có pháp quyền, vì không ai muốn phải hối lộ để được kinh doanh. Không ai muốn bán hàng hay đi học mà không biết mình sẽ được đối xử như thế nào.
Trong nền kinh tế dựa trên tri thức, việc làm chỉ nảy sinh nơi con người được tư duy độc lập, được trao đổi ý tưởng và sáng tạo. Đối tác kinh tế thực thụ không chỉ là nước này đến khai thác tài nguyên thiên nhiên của nước kia, mà là đầu tư vào nguồn tài nguyên lớn nhất của chúng ta, đó là con người với những kỹ năng và tài năng của họ, dù sống ở thành thị hay làng quê.
Đó chính là hình thức đối tác Hoa Kỳ đề nghị.
Như tôi đã công bố hôm qua, lần đầu tiên Đoàn Hoà Bình (Peace Corps) sẽ đến Việt Nam, tập trung vào công tác giảng dạy tiếng Anh. Sau thế hệ thanh niên Mỹ đến đây tham chiến, sẽ có một thế hệ mới đến để dạy học, xây dựng và thắt chặt mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Một số công ty công nghệ và học viện hàng đầu của Mỹ đang hợp tác với các trường đại học Việt Nam để tăng cường đào tạo khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học và y tế. Vì dù vẫn tiếp tục mở rộng cửa đón sinh viên Việt Nam đến Mỹ học, chúng tôi tin rằng những người trẻ xứng đáng có cơ hội được đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế ngay tại đây, tại Việt Nam.
Và đó là một trong những lý do tại sao chúng tôi rất hứng thú khi mùa thu này Đại học Fulbright sẽ khai trương ở thành phố Hồ Chí Minh. Đây là trường đại học độc lập phi lợi nhuận đầu tiên tại Việt Nam, với nền học thuật hoàn toàn tự do, và có học bổng cho những sinh viên trong hoàn cảnh khó khăn. Sinh viên, học giả, và các nhà nghiên cứu sẽ tập trung vào chính sách cộng đồng, quản trị, kinh doanh, vào kỹ thuật, tin học, vào các ngành học khai phóng – văn học nghệ thuật... Tất cả, từ thơ Nguyễn Du, đến triết lý Phan Châu Trinh đến toán học Ngô Bảo Châu.
Chúng tôi cũng sẽ duy trì hợp tác với lớp người trẻ và doanh nhân, vì chúng tôi tin rằng khi có thể tiếp cận công nghệ, kỹ năng và nguồn vốn cần thiết thì không còn gì ngăn trở được các bạn, cả các bạn gái, những phụ nữ tài giỏi của Việt Nam. Chúng tôi nghĩ bình đẳng giới là một nguyên tắc quan trọng. Từ thời Hai Bà Trưng tới nay, những người phụ nữ mạnh mẽ và tự tin đã vẫn góp phần đưa Việt Nam đi tới. Đây là một điều hiển nhiên, khắp thế giới đi đâu tôi cũng nói điều này, rằng gia đình, cộng đồng và đất nước sẽ thịnh vượng hơn nếu phụ nữ và các em gái có cơ hội bình đẳng để thành công trong trường học, sở làm và trong cơ quan chính quyền. Đúng ở mọi nơi, và cũng đúng ở Việt Nam.
Chúng tôi cũng sẽ nỗ lực phát huy tiềm năng của nền kinh tế Việt Nam qua Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). TPP sẽ giúp Việt Nam bán ra thế giới nhiều sản phẩm hơn, đồng thời thu hút những nguồn đầu tư mới. Nhưng TPP sẽ đòi hỏi cải cách để bảo vệ người lao động, pháp quyền và sở hữu trí tuệ. Hoa Kỳ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam thực hiện hiệu quả những cam kết.
Tôi muốn các bạn biết rằng, là Tổng thống Mỹ, tôi ủng hộ mạnh mẽ TPP cũng vì các bạn có thể sẽ mua thêm nhiều hàng hóa "Made in America" của chúng tôi.
Hơn nữa tôi ủng hộ TPP vì những lợi ích chiến lược quan trọng. Việt Nam sẽ bớt phải phụ thuộc một đối tác kinh tế duy nhất, có thể mở rộng quan hệ với nhiều đối tác, trong đó có Mỹ. TPP sẽ tăng cường hợp tác khu vực, giúp đối phó với sự bất bình đẳng về kinh tế, và thúc đẩy nhân quyền bằng những cải thiện lương bổng cũng như điều kiện làm việc an toàn hơn. Lần đầu tiên tại Việt Nam, có quyền thành lập công đoàn độc lập, có các quy định cấm lao động cưỡng bức và lao động trẻ em. Cũng có những phương thức bảo vệ môi trường và những tiêu chuẩn phòng chống tham nhũng cao hơn bất cứ hiệp định thương mại nào trong lịch sử. Đó là tương lai mà TPP đem lại cho tất cả chúng ta, vì tất cả chúng ta – Hoa Kỳ, Việt Nam và các đối tác khác – sẽ bị ràng buộc bởi những nguyên tắc mà chính chúng ta đã cùng tạo dựng. Tương lai đang chờ đợi chúng ta. Chúng ta cần hoàn thành nó để bảo đảm thịnh vượng kinh tế và an ninh quốc gia.
Điều này đưa đến lĩnh vực thứ hai mà chúng ta có để hợp tác, đó là bảo đảm an ninh cho đôi bên. Trong chuyến thăm này, chúng ta đồng ý đẩy mạnh thêm hợp tác an ninh và củng cố lòng tin giữa hai quân đội. Chúng tôi sẽ tiếp tục huấn luyện và cung cấp thiết bị cho lực lượng tuần duyên để giúp nâng cao năng lực hàng hải Việt Nam. Chúng ta sẽ hợp tác cứu trợ nhân đạo khi có thiên tai. Với công bố tôi đưa ra hôm qua về việc dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí, Việt Nam có cơ hội tiếp cận những thiết bị quân sự cần thiết để bảo đảm an ninh quốc gia. Và nước Mỹ đang thể hiện cam kết bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Việt Nam.
Trong phạm vi rộng hơn, thế kỷ 20 đã dạy cho tất cả các quốc gia, trong đó có Mỹ và Việt Nam, rằng trật tự thế giới mà nền an ninh hỗ tương của chúng ta phụ thuộc, có nền tảng ở một số chuẩn mực và quy tắc nhất định. Mọi quốc gia đều có chủ quyền, dù nhỏ hay lớn, chủ quyền của một quốc gia phải được tôn trọng, và lãnh thổ không thể bị xâm phạm. Nước lớn không được bắt nạt nước nhỏ, tranh chấp phải được giải quyết trong hòa bình.
Các cơ chế khu vực như ASEAN, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (East Asian Summit) cần tiếp tục tăng cường. Đó là điều mà tôi tin tưởng. Mà nước Mỹ tin tưởng. Đó là quan hệ đối tác Mỹ đem lại cho khu vực này. Với lòng mong muốn phát huy tinh thần tôn trọng và hòa giải, tôi sẽ là Tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Lào vào cuối năm nay.
Tại Biển Đông, Mỹ không can dự vào những tranh chấp, nhưng chúng tôi sát cánh với các đối tác giữ vững những nguyên tắc cốt lõi như tự do hàng hải, tự do hàng không, giao thương hợp pháp không thể bị ngăn cản, giải quyết tranh chấp phải bằng biện pháp hòa bình và theo luật pháp quốc tế. Xúc tiến thêm mối quan hệ đối tác, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục vận hành máy bay, tàu thủy đến hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, và ủng hộ quyền của tất cả các nước được làm như vậy.
Ngay cả khi chúng ta hợp tác chặt chẽ hơn trong những lĩnh vực tôi vừa miêu tả, quan hệ đối tác của chúng ta còn có thành tố thứ ba – liên quan tới những bất đồng còn tồn tại giữa hai Chính phủ, trong đó có vấn đề nhân quyền.
Tôi không ám chỉ riêng Việt Nam. Không quốc gia nào hoàn hảo cả. Qua hai thế kỷ, nước Mỹ cũng vẫn phải nỗ lực hầu mong đạt được những lý tưởng chính chúng tôi đã đề ra khi lập quốc. Chúng tôi vẫn đang đối phó với những hạn chế của mình như, tiền bạc chi phối chính trị, gia tăng bất bình đẳng kinh tế, phân biệt chủng tộc trong hệ thống tư pháp, phụ nữ vẫn chưa được hưởng mức lương cao như nam giới.
Chúng tôi vẫn còn nhiều vấn đề, và tôi cam đoan, chúng tôi không miễn nhiễm với chỉ trích. Tôi vẫn nghe chỉ trích mỗi ngày. Nhưng sự giám sát đó, tranh luận cởi mở, đối mặt với khiếm khuyết của mình, cho người dân có tiếng nói, giúp chúng tôi vững mạnh hơn, thịnh vượng hơn, và công bằng hơn.
Như tôi đã nói, Mỹ sẽ không tìm cách áp đặt mô hình Chính phủ của mình lên Việt Nam. Những quyền mà tôi nhắc tới [tôi tin rằng] không chỉ của Mỹ, mà là những giá trị phổ quát, được nêu trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền. Những giá trị này cũng được viết trong Hiến pháp của nước Việt Nam: Người dân có quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin, quyền hội họp, quyền lập hội, và quyền biểu tình. Tất cả những điều này đều nằm trong Hiến pháp của Việt Nam.
Thật vậy, đây là vấn đề liên quan đến tất cả chúng ta, mỗi quốc gia, phải luôn cố gắng áp dụng những nguyên tắc đó, đảm bảo rằng chúng ta, những người giữ chức vụ trong chính quyền, đang trung thành với những lý tưởng đó.
Trong những năm gần đây, Việt nam đã đạt được một số tiến bộ. Việt Nam đã cam kết sửa đổi luật pháp cho phù hợp với Hiến pháp mới của mình và với các tiêu chuẩn quốc tế. Theo những luật mới ban hành, Chính phủ sẽ công khai hóa ngân sách nhiều hơn và người dân có quyền tiếp cận thông tin nhiều hơn. Như tôi cũng đã nhắc tới, Việt Nam đã cam kết cải cách kinh tế và lao động theo TPP. Như vậy, tất cả đều là những bước tiến tích cực.
Cuối cùng thì tương lai của Việt Nam sẽ được quyết định bởi người Việt Nam. Mỗi quốc gia sẽ vạch ra đường đi của riêng mình, vì hai quốc gia chúng ta có những truyền thống khác biệt, hệ thống chính trị cũng như văn hóa khác biệt. Nhưng là một người bạn của Việt Nam, xin cho phép tôi chia sẻ quan điểm của mình: tại sao tôi tin rằng các quốc gia sẽ thành công hơn khi những giá trị phổ quát được duy trì.
Khi có tự do biểu đạt và tự do ngôn luận, và khi người dân có thể chia sẻ ý tưởng cũng như tiếp cận Internet và mạng xã hội mà không bị ngăn cấm, điều đó sẽ thúc đẩy đổi mới, nhiên liệu cần thiết để nền kinh tế phát triển mạnh. Đó là môi trường đưa tới sáng tạo. Facebook đã hình thành như vậy. Một số các công ty lớn của chúng tôi đã bắt đầu như vậy – Vì một người nào đó có một sáng kiến mới, khác lạ. Và người đó được quyền chia sẻ nó.
Khi có tự do báo chí, khi các nhà báo và blogger có thể rọi sáng những bất công, lạm dụng, thì quan chức sẽ phải chịu trách nhiệm và xã hội sẽ thêm niềm tin vào hệ thống chính trị đang vận hành tốt.
Khi ứng cử viên được tự do tranh cử và vận động, cử tri được chọn lãnh đạo qua bầu cử tự do và bình đẳng, quốc gia sẽ ổn định hơn khi người dân biết tiếng nói của mình có tác dụng, và một sự thay đổi ôn hòa là có thể. Như thế, sẽ có thêm người gia nhập vào hệ thống.
Khi có tự do tôn giáo, không những con người có dịp hoàn toàn biểu lộ tình thương và lòng từ bi là cốt lõi của mọi tôn giáo lớn, mà những cộng đồng tôn giáo còn có thể cống hiến nhiều hơn cho xã hội qua những hoạt động giáo dục và y tế, chăm lo những người nghèo và những người bị thua thiệt trong xã hội.
Khi có tự do lập hội, khi người dân được tự do thành lập các tổ chức xã hội dân sự, thì quốc gia có thể đối đầu với nhiều vấn đề mà đôi khi Chính phủ không thể giải quyết một mình.
Do đó theo quan điểm của tôi, thượng tôn các quyền này không đe dọa mà thật ra củng cố sự ổn định, làm nền tảng cho tiến bộ.
Cuối cùng, chẳng phải các dân tộc, trong đó có Việt Nam, khi đánh đổ chủ nghĩa thực dân, đều là để đòi các quyền đó sao? Tôi tin rằng nâng cao các quyền đó chính là thể hiện hoàn hảo nhất sự độc lập mà biết bao người trân trọng, kể cả ở đây, một đất nước với tuyên ngôn là "của dân, do dân, vì dân".
Việt Nam sẽ làm khác Mỹ. Và mỗi chúng ta sẽ làm khác các quốc gia trên thế giới. Nhưng đây là những nguyên tắc cơ bản mà tôi nghĩ chúng ta nên cố gắng áp dụng và cải thiện.
Vì sắp kết thúc nhiệm kỳ, tôi có lợi thế đã từng suy nghiệm suốt 8 năm về cách hệ thống của chúng tôi đã vận hành và tương tác với các quốc gia trên thế giới ra sao, những quốc gia cũng đang không ngừng cố gắng cải thiện hệ thống của họ.
Sau hết, tôi nghĩ quan hệ đối tác sẽ giúp chúng ta đối phó với những thách thức toàn cầu mà không nước nào có thể giải quyết một mình. Nếu chúng ta muốn bảo đảm sức khỏe của người dân và vẻ đẹp của hành tinh này, thì tăng trưởng phải mang sắc thái ổn định và bền vững. Những kỳ quan thiên nhiên như vịnh Hạ Long và hang Sơn Đoòng phải được bảo tồn cho các thế hệ con cháu chúng ta.
Mực nước biển dâng cao đang đe dọa những bờ biển, thủy lộ, nguồn sống của biết bao người dân Việt. Vì vậy, là đối tác trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, chúng ta cần phải tuân thủ những cam kết vừa ký ở Paris. Chúng ta phải giúp đỡ nông dân, ngư dân và những làng mạc sống dựa vào nghề chài lưới để họ có thể thích ứng với tình hình, và phải mang thêm năng lượng sạch đến những nơi như đồng bằng sông Cửu Long – vựa lúa của thế giới mà chúng ta cần để nuôi sống những thế hệ tương lai.
Thật là một điều đáng chú ý là hai quốc gia chúng ta đã từng đối địch với nhau, nay lại sát cánh bên nhau giúp các quốc gia khác tiến đến hoà bình. Như vậy quan hệ đối tác của chúng ta không những song phương mà còn cho phép chúng ta định hình môi trường quốc tế theo những cách tích cực.
Để tầm nhìn như tôi đã trình bày hôm nay hoàn toàn trở thành hiện thực, mọi chuyện sẽ không xảy ra trong một sớm một chiều, và cũng không phải chuyện nào cũng là tất yếu. Có thể có những vấp váp, thụt lùi trên các chặng đường. Sẽ có những lúc hiểu lầm nhau. Cần phải không ngừng cố gắng và đối thoại thực sự mà cả hai bên đều chấp nhận sẵn sàng thay đổi. Nhưng nhìn lại lịch sử và tất cả những rào cản mà chúng ta đã vượt qua, tôi đứng đây trước các bạn ngày hôm nay, với một sự lạc quan rất lớn về tương lai chung của chúng ta.
Niềm tin của tôi, như thường lệ, có nguồn gốc từ tình bạn và khát vọng chung của hai dân tộc.
Tôi nghĩ tới những người Mỹ và Việt đã vượt trùng dương, có những người được đoàn tụ với gia đình lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, và họ đang dang tay, mở rộng trái tim và nhìn thấy cả nhân loại trong nhau, nối vòng tay lớn, như Trịnh Công Sơn đã viết trong bài hát của mình.
Tôi nghĩ tới những người Mỹ gốc Việt đã thành công trong mọi lĩnh vực, những bác sĩ, nhà báo, thẩm phán, công chức ... Một người trong số họ, sinh ra ở đây, đã viết cho tôi một lá thư nói rằng "nhờ ơn Chúa, tôi đã được sống giấc mơ Mỹ. Tôi rất tự hào là một người Mỹ nhưng tôi cũng rất tự hào là một người Việt Nam". Hôm nay ông ta đang ở đây, trở lại mảnh đất nơi mình sinh ra, vì ông ta nói "khát vọng của tôi là nâng cao đời sống của từng người dân Việt".
Tôi nghĩ tới một thế hệ người Việt mới – các bạn, những người trẻ đang ngồi đây – những người đang sẵn sàng để lại dấu ấn của mình trên thế giới. Và tôi muốn nói với tất cả những bạn trẻ đang lắng nghe: Với tài năng, trí thông minh, và những ước mơ của các bạn, Việt Nam đã có sẵn trong tay tất cả những gì cần thiết để phát triển và thịnh vượng.
Vận mệnh nằm trong tay các bạn. Đây là thời điểm của các bạn.
Và trong khi các bạn theo đuổi tương lai mà các bạn muốn, tôi muốn các bạn biết rằng nước Mỹ sẽ ở ngay bên cạnh các bạn, như một đối tác, và một người bạn.
Nhiều năm sau này, khi càng có nhiều người Việt và người Mỹ cùng nhau học tập, sáng tạo và kinh doanh chung, cùng nhau bảo vệ an ninh, phát huy quyền con người và chung sức bảo vệ hành tinh của chúng ta, tôi mong các bạn nhớ về khoảnh khắc này khi tôi chia sẻ tầm nhìn của tôi với các bạn.
Hay là nói một cách khác, với những câu Kiều mà các bạn quá thân thuộc:
Rằng trăm năm cũng từ đây
Của tin gọi một chút này làm ghi.
Cam on cac ban. Thank you very much. Thank you, Vietnam. Thank you.
Bài bằng tiếng Mỹ do Nhà Trắng công bố
https://www.whitehouse.gov/the-press-office/2016/05/24/remarks-president-obama-address-people-vietnam
Remarks by President Obama in Address to the People of Vietnam
National Convention Center
Hanoi, Vietnam
12:11 P.M. ICT
PRESIDENT OBAMA: Xin chào! (Applause.) Xin chào Vietnam! (Applause.) Thank you. Thank you so much. To the government and the people of Vietnam, thank you for this very warm welcome and the hospitality that you have shown to me on this visit. And thank all of you for being here today. (Applause.) We have Vietnamese from across this great country, including so many young people who represent the dynamism, and the talent and the hope of Vietnam.
On this visit, my heart has been touched by the kindness for which the Vietnamese people are known. In the many people who have been lining the streets, smiling and waving, I feel the friendship between our peoples. Last night, I visited the Old Quarter here in Hanoi and enjoyed some outstanding Vietnamese food. I tried some Bún Chả. (Applause.) Drank some bia Ha Noi. But I have to say, the busy streets of this city, I’ve never seen so many motorbikes in my life. (Laughter.) So I haven’t had to try to cross the street so far, but maybe when I come back and visit you can tell me how.
I am not the first American President to come to Vietnam in recent times. But I am the first, like so many of you, who came of age after the war between our countries. When the last U.S. forces left Vietnam, I was just 13 years old. So my first exposure to Vietnam and the Vietnamese people came when I was growing up in Hawaii, with its proud Vietnamese American community there.
At the same time, many people in this country are much younger than me. Like my two daughters, many of you have lived your whole lives knowing only one thing -- and that is peace and normalized relations between Vietnam and the United States. So I come here mindful of the past, mindful of our difficult history, but focused on the future -- the prosperity, security and human dignity that we can advance together.
I also come here with a deep respect for Vietnam’s ancient heritage. For millennia, farmers have tended these lands -- a history revealed in the Dong Son drums. At this bend in the river, Hanoi has endured for more than a thousand years. The world came to treasure Vietnamese silks and paintings, and a great Temple of Literature stands as a testament to your pursuit of knowledge. And yet, over the centuries, your fate was too often dictated by others. Your beloved land was not always your own. But like bamboo, the unbroken spirit of the Vietnamese people was captured by Ly Thuong Kiet -- “the Southern emperor rules the Southern land. Our destiny is writ in Heaven’s Book.”
Today, we also remember the longer history between Vietnamese and Americans that is too often overlooked. More than 200 years ago, when our Founding Father, Thomas Jefferson, sought rice for his farm, he looked to the rice of Vietnam, which he said had “the reputation of being whitest to the eye, best flavored to the taste, and most productive.” Soon after, American trade ships arrived in your ports seeking commerce.
During the Second World War, Americans came here to support your struggle against occupation. When American pilots were shot down, the Vietnamese people helped rescue them. And on the day that Vietnam declared its independence, crowds took to the streets of this city, and Ho Chi Minh evoked the American Declaration of Independence. He said, “All people are created equal. The Creator has endowed them with inviolable rights. Among these rights are the right to life, the right to liberty, and the right to the pursuit of happiness.”
In another time, the profession of these shared ideals and our common story of throwing off colonialism might have brought us closer together sooner. But instead, Cold War rivalries and fears of communism pulled us into conflict. Like other conflicts throughout human history, we learned once more a bitter truth -- that war, no matter what our intentions may be, brings suffering and tragedy.
At your war memorial not far from here, and with family altars across this country, you remember some 3 million Vietnamese, soldiers and civilians, on both sides, who lost their lives. At our memorial wall in Washington, we can touch the names of 58,315 Americans who gave their lives in the conflict. In both our countries, our veterans and families of the fallen still ache for the friends and loved ones that they lost. Just as we learned in America that, even if we disagree about a war, we must always honor those who serve and welcome them home with the respect they deserve, we can join together today, Vietnamese and Americans, and acknowledge the pain and the sacrifices on both sides.
More recently, over the past two decades, Vietnam has achieved enormous progress, and today the world can see the strides that you have made. With economic reforms and trade agreements, including with the United States, you have entered the global economy, selling your goods around the world. More foreign investment is coming in. And with one of the fastest-growing economies in Asia, Vietnam has moved up to become a middle-income nation.
We see Vietnam’s progress in the skyscrapers and high-rises of Hanoi and Ho Chi Minh City, and new shopping malls and urban centers. We see it in the satellites Vietnam puts into space and a new generation that is online, launching startups and running new ventures. We see it in the tens of millions of Vietnamese connected on Facebook and Instagram. And you’re not just posting selfies -- although I hear you do that a lot -- (laughter) -- and so far, there have been a number of people who have already asked me for selfies. You’re also raising your voices for causes that you care about, like saving the old trees of Hanoi.
So all this dynamism has delivered real progress in people’s lives. Here in Vietnam, you’ve dramatically reduced extreme poverty, you've boosted family incomes and lifted millions into a fast-growing middle class. Hunger, disease, child and maternal mortality are all down. The number of people with clean drinking water and electricity, the number of boys and girls in school, and your literacy rate -- these are all up. This is extraordinary progress. This is what you have been able to achieve in a very short time.
And as Vietnam has transformed, so has the relationship between our two nations. We learned a lesson taught by the venerable Thich Nhat Hanh, who said, “In true dialogue, both sides are willing to change.” In this way, the very war that had divided us became a source for healing. It allowed us to account for the missing and finally bring them home. It allowed us to help remove landmines and unexploded bombs, because no child should ever lose a leg just playing outside. Even as we continue to assist Vietnamese with disabilities, including children, we are also continuing to help remove Agent Orange -- dioxin -- so that Vietnam can reclaim more of your land. We're proud of our work together in Danang, and we look forward to supporting your efforts in Bien Hoa.
Let’s also not forget that the reconciliation between our countries was led by our veterans who once faced each other in battle. Think of Senator John McCain, who was held for years here as a prisoner of war, meeting General Giap, who said our countries should not be enemies but friends. Think of all the veterans, Vietnamese and American, who have helped us heal and build new ties. Few have done more in this regard over the years than former Navy lieutenant, and now Secretary of State of the United States, John Kerry, who is here today. And on behalf of all of us, John, we thank you for your extraordinary effort. (Applause.)
Because our veterans showed us the way, because warriors had the courage to pursue peace, our peoples are now closer than ever before. Our trade has surged. Our students and scholars learn together. We welcome more Vietnamese students to America than from any other country in Southeast Asia. And every year, you welcome more and more American tourists, including young Americans with their backpacks, to Hanoi’s 36 Streets and the shops of Hoi An, and the imperial city of Hue. As Vietnamese and Americans, we can all relate to those words written by Van Cao -- “From now, we know each other’s homeland; from now, we learn to feel for each other.”
As President, I’ve built on this progress. With our new Comprehensive Partnership, our governments are working more closely together than ever before. And with this visit, we’ve put our relationship on a firmer footing for decades to come. In a sense, the long story between our two nations that began with Thomas Jefferson more than two centuries ago has now come full circle. It has taken many years and required great effort. But now we can say something that was once unimaginable: Today, Vietnam and the United States are partners.
And I believe our experience holds lessons for the world. At a time when many conflicts seem intractable, seem as if they will never end, we have shown that hearts can change and that a different future is possible when we refuse to be prisoners of the past. We've shown how peace can be better than war. We've shown that progress and human dignity is best advanced by cooperation and not conflict. That’s what Vietnam and America can show the world.
Now, America’s new partnership with Vietnam is rooted in some basic truths. Vietnam is an independent, sovereign nation, and no other nation can impose its will on you or decide your destiny. (Applause.) Now, the United States has an interest here. We have an interest in Vietnam’s success. But our Comprehensive Partnership is still in its early stages. And with the time I have left, I want to share with you the vision that I believe can guide us in the decades ahead.
First, let’s work together to create real opportunity and prosperity for all of our people. We know the ingredients for economic success in the 21st century. In our global economy, investment and trade flows to wherever there is rule of law, because no one wants to pay a bribe to start a business. Nobody wants to sell their goods or go to school if they don’t know how they're going to be treated. In knowledge-based economies, jobs go to where people have the freedom to think for themselves and exchange ideas and to innovate. And real economic partnerships are not just about one country extracting resources from another. They’re about investing in our greatest resource, which is our people and their skills and their talents, whether you live in a big city or a rural village. And that’s the kind of partnership that America offers.
As I announced yesterday, the Peace Corps will come to Vietnam for the first time, with a focus on teaching English. A generation after young Americans came here to fight, a new generation of Americans are going to come here to teach and build and deepen the friendship between us. (Applause.) Some of America’s leading technology companies and academic institutions are joining Vietnamese universities to strengthen training in science, technology, engineering, mathematics, and medicine. Because even as we keep welcoming more Vietnamese students to America, we also believe that young people deserve a world-class education right here in Vietnam.
It's one of the reasons why we're very excited that this fall, the new Fulbright University Vietnam will open in Ho Chi Minh City -- this nation’s first independent, non-profit university -- where there will be full academic freedom and scholarships for those in need. (Applause.) Students, scholars, researchers will focus on public policy and management and business; on engineering and computer science; and liberal arts -- everything from the poetry of Nguyen Du, to the philosophy of Phan Chu Trinh, to the mathematics of Ngo Bao Chau.
And we're going to keep partnering with young people and entrepreneurs, because we believe that if you can just access the skills and technology and capital you need, then nothing can stand in your way -- and that includes, by the way, the talented women of Vietnam. (Applause.) We think gender equality is an important principle. From the Trung Sisters to today, strong, confident women have always helped move Vietnam forward. The evidence is clear -- I say this wherever I go around the world -- families, communities and countries are more prosperous when girls and women have an equal opportunity to succeed in school and at work and in government. That's true everywhere, and it's true here in Vietnam. (Applause.)
We’ll keep working to unleash the full potential of your economy with the Trans-Pacific Partnership. Here in Vietnam, TPP will let you sell more of your products to the world and it will attract new investment. TPP will require reforms to protect workers and rule of law and intellectual property. And the United States is ready to assist Vietnam as it works to fully implement its commitments. I want you to know that, as President of the United States, I strongly support TPP because you'll also be able to buy more of our goods, “Made in America.”
Moreover, I support TPP because of its important strategic benefits. Vietnam will be less dependent on any one trading partner and enjoy broader ties with more partners, including the United States. (Applause.) And TPP will reinforce regional cooperation. It will help address economic inequality and will advance human rights, with higher wages and safer working conditions. For the first time here in Vietnam, the right to form independent labor unions and prohibitions against forced labor and child labor. And it has the strongest environmental protections and the strongest anti-corruption standards of any trade agreement in history. That’s the future TPP offers for all of us, because all of us -- the United States, Vietnam, and the other signatories -- will have to abide by these rules that we have shaped together. That's the future that is available to all of us. So we now have to get it done -- for the sake of our economic prosperity and our national security.
This brings me to the second area where we can work together, and that is ensuring our mutual security. With this visit, we have agreed to elevate our security cooperation and build more trust between our men and women in uniform. We’ll continue to offer training and equipment to your Coast Guard to enhance Vietnam’s maritime capabilities. We will partner to deliver humanitarian aid in times of disaster. With the announcement I made yesterday to fully lift the ban on defense sales, Vietnam will have greater access to the military equipment you need to ensure your security. And the United States is demonstrating our commitment to fully normalize our relationship with Vietnam. (Applause.)
More broadly, the 20th century has taught all of us -- including the United States and Vietnam -- that the international order upon which our mutual security depends is rooted in certain rules and norms. Nations are sovereign, and no matter how large or small a nation may be, its sovereignty should be respected, and it territory should not be violated. Big nations should not bully smaller ones. Disputes should be resolved peacefully. (Applause.) And regional institutions, like ASEAN and the East Asia Summit, should continue to be strengthened. That’s what I believe. That's what the United States believes. That’s the kind of partnership America offers this region. I look forward to advancing this spirit of respect and reconciliation later this year when I become the first U.S. President to visit Laos.
In the South China Sea, the United States is not a claimant in current disputes. But we will stand with partners in upholding core principles, like freedom of navigation and overflight, and lawful commerce that is not impeded, and the peaceful resolution of disputes, through legal means, in accordance with international law. As we go forward, the United States will continue to fly, sail and operate wherever international law allows, and we will support the right of all countries to do the same. (Applause.)
Even as we cooperate more closely in the areas I’ve described, our partnership includes a third element -- addressing areas where our governments disagree, including on human rights. I say this not to single out Vietnam. No nation is perfect. Two centuries on, the United States is still striving to live up to our founding ideals. We still deal with our shortcomings -- too much money in our politics, and rising economic inequality, racial bias in our criminal justice system, women still not being paid as much as men doing the same job. We still have problems. And we're not immune from criticism, I promise you. I hear it every day. But that scrutiny, that open debate, confronting our imperfections, and allowing everybody to have their say has helped us grow stronger and more prosperous and more just.
I’ve said this before -- the United States does not seek to impose our form of government on Vietnam. The rights I speak of I believe are not American values; I think they're universal values written into the Universal Declaration of Human Rights. They're written into the Vietnamese constitution, which states that “citizens have the right to freedom of speech and freedom of the press, and have the right of access to information, the right to assembly, the right to association, and the right to demonstrate.” That’s in the Vietnamese constitution. (Applause.) So really, this is an issue about all of us, each country, trying to consistently apply these principles, making sure that we -- those of us in government -- are being true to these ideals.
In recent years, Vietnam has made some progress. Vietnam has committed to bringing its laws in line with its new constitution and with international norms. Under recently passed laws, the government will disclose more of its budget and the public will have the right to access more information. And, as I said, Vietnam has committed to economic and labor reforms under the TPP. So these are all positive steps. And ultimately, the future of Vietnam will be decided by the people of Vietnam. Every country will chart its own path, and our two nations have different traditions and different political systems and different cultures. But as a friend of Vietnam, allow me to share my view -- why I believe nations are more successful when universal rights are upheld.
When there is freedom of expression and freedom of speech, and when people can share ideas and access the Internet and social media without restriction, that fuels the innovation economies need to thrive. That's where new ideas happen. That's how a Facebook starts. That's how some of our greatest companies began -- because somebody had a new idea. It was different. And they were able to share it. When there’s freedom of the press -- when journalists and bloggers are able to shine a light on injustice or abuse -- that holds officials accountable and builds public confidence that the system works. When candidates can run for office and campaign freely, and voters can choose their own leaders in free and fair elections, it makes the countries more stable, because citizens know that their voices count and that peaceful change is possible. And it brings new people into the system.
When there is freedom of religion, it not only allows people to fully express the love and compassion that are at the heart of all great religions, but it allows faith groups to serve their communities through schools and hospitals, and care for the poor and the vulnerable. And when there is freedom of assembly -- when citizens are free to organize in civil society -- then countries can better address challenges that government sometimes cannot solve by itself. So it is my view that upholding these rights is not a threat to stability, but actually reinforces stability and is the foundation of progress.
After all, it was a yearning for these rights that inspired people around the world, including Vietnam, to throw off colonialism. And I believe that upholding these rights is the fullest expression of the independence that so many cherish, including here, in a nation that proclaims itself to be “of the People, by the People and for the People.”
Vietnam will do it differently than the United States does. And each of us will do it differently from many other countries around the world. But there are these basic principles that I think we all have to try to work on and improve. And I said this as somebody who's about to leave office, so I have the benefit of almost eight years now of reflecting on how our system has worked and interacting with countries around the world who are constantly trying to improve their systems, as well.
Finally, our partnership I think can meet global challenges that no nation can solve by itself. If we’re going to ensure the health of our people and the beauty of our planet, then development has to be sustainable. Natural wonders like Ha Long Bay and Son Doong Cave have to be preserved for our children and our grandchildren. Rising seas threaten the coasts and waterways on which so many Vietnamese depend. And so as partners in the fight against climate change, we need to fulfill the commitments we made in Paris, we need to help farmers and villages and people who depend on fishing to adapt and to bring more clean energy to places like the Mekong Delta -- a rice bowl of the world that we need to feed future generations.
And we can save lives beyond our borders. By helping other countries strengthen, for example, their health systems, we can prevent outbreaks of disease from becoming epidemics that threaten all of us. And as Vietnam deepens its commitment to U.N. peacekeeping, the United States is proud to help train your peacekeepers. And what a truly remarkable thing that is -- our two nations that once fought each other now standing together and helping others achieve peace, as well. So in addition to our bilateral relationship, our partnership also allows us to help shape the international environment in ways that are positive.
Now, fully realizing the vision that I’ve described today is not going to happen overnight, and it is not inevitable. There may be stumbles and setbacks along the way. There are going to be times where there are misunderstandings. It will take sustained effort and true dialogue where both sides continue to change. But considering all the history and hurdles that we've already overcome, I stand before you today very optimistic about our future together. (Applause.) And my confidence is rooted, as always, in the friendship and shared aspirations of our peoples.
I think of all the Americans and Vietnamese who have crossed a wide ocean -- some reuniting with families for the first time in decades -- and who, like Trinh Cong Son said in his song, have joined hands, and opening their hearts and seeing our common humanity in each other. (Applause.)
I think of all the Vietnamese Americans who have succeeded in every walk of life -- doctors, journalists, judges, public servants. One of them, who was born here, wrote me a letter and said, by “God’s grace, I have been able to live the American Dream…I'm very proud to be an American but also very proud to be Vietnamese.” (Applause.) And today he’s here, back in the country of his birth, because, he said, his “personal passion” is “improving the life of every Vietnamese person.”
I think of a new generation of Vietnamese -- so many of you, so many of the young people who are here -- who are ready to make your mark on the world. And I want to say to all the young people listening: Your talent, your drive, your dreams -- in those things, Vietnam has everything it needs to thrive. Your destiny is in your hands. This is your moment. And as you pursue the future that you want, I want you to know that the United States of America will be right there with you as your partner and as your friend. (Applause.)
And many years from now, when even more Vietnamese and Americans are studying with each other; innovating and doing business with each other; standing up for our security, and promoting human rights and protecting our planet with each other -- I hope you think back to this moment and draw hope from the vision that I’ve offered today. Or, if I can say it another way -- in words that you know well from the Tale of Kieu -- “Please take from me this token of trust, so we can embark upon our 100-year journey together.” (Applause.)
Cam on cac ban. Thank you very much. Thank you, Vietnam. Thank you. (Applause.)
> T.Q. dịch
> __._,_.___
Posted by sontrung at 10:12 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 418
VƯỜN THƠ
M.M.
Thoáng đó 4 năm giờ mới gặp
Người thì nhìn đất kẻ nhìn trời
Nhìn đất toàn đường ngang lối dọc
Nhìn trời mây trắng quá đi thôi
Em quá 50 mà quá đẹp
Nhìn em sao giống nụ bông nhài
Anh chắc khéo tu từ bao kiếp
Chiều tàn quá độ nắng lai rai
Lâu lâu cũng ngó nhau chút đỉnh
Ngó xong lại hắt tiếng thở dài
Đường qua lối cũ giờ đã khép
Thoảng chút hương xưa ngạt mũi rồi
Lai hương giờ cũng bay xuông đuột
Nhìn hoa rồi lại tiếc thương đời
Nước mắt vẫn rơi rơi nặng hạt
Tìm hoài chả có mấy cơn vui
Mới đó 4 năm giờ mới gặp
Gặp rồi phút chốc lại đôi nơi
Em có đôi giòng thơ nhí nhảnh
Tôi kéo lưới chài đến hụt hơi
Chả phải sông Tương mà vẫn nát...
CHU VƯƠNG MIỆN
M.M.
Now that we met again, four years had swiftly fled by;
One looked at the ground and the other at the sky.
On the ground were traverses and parallels in sight,
And in the sky, what sign? drifting clouds so white.
You are fifty but you are still a beauty specimen.
I glanced at you: you looked like a bud of jessamine.
I felt as if I had cloistered many previous lives before.
The afternoon grew late, the dragging-on sun hoar.
From time to time one has on the other his eye;
But after that little look there would be a long sigh.
The way to the old walk has already been closed,
The suffocative wafting former perfume I have nosed.
The odour of jessamine now has also away furled;
I look at the flowers to have regrets about the world.
Tears are still flowing down, in heavy drops falling;
Searching always but finding not any fit of joy calling.
Just four years had fled by, now that we met again;
To meet in an instant then each one's a separate lane.
You had written some lines of poetry of play full:
I've got short of breath trying the casting-net to pull.
It is not the River of Lovesick but there exists a bane...
Translation by THANH-THANH
LE XUAN NHUAN
LỜI TỰ TÌNH
Có bản tình ca hát tặng nhau
Ðể chôn sầu hận đã thâm sâu
Ðể quên cay đắng đang dồn nén
Ðể khóc sơn hà cuộc bể dâu !
Có đoạn tình ca viết tặng nhau
Dư âm vang vọng đến ngàn sau
Giang sơn cẩm tú hồi nghiêng ngửa
Ðọc khúc bình ca, bút nhiệm mầu
Có những thâm tình nói với nhau
Từ trong huyết quản vạn niềm đau
Gửi theo tiềm thức mềm nhung nhớ
Về chốn xa xôi … mắt lệ sầu
Có những ngậm ngùi đưa tiễn nhau
Dáng ai khuất dạng dưới chân cầu
Người đi trong dạ buồn tê dại
Kẻ ở đầu non, tóc bạc mầu
Có những chia ly đến trọn đời
Giọt tình ngậm đắng chát bờ môi
Vai mang gánh nặng hồn sông núi
Ðể nét xuân hồng, năm tháng trôi
Có những bàn tay xiết chặt nhau
Ðặt niềm tin, lý tưởng dài lâu
Dù cho biển lỡ, non mòn tận
Vẫn thủy chung cho đến bạc đầu…
nguyễn phan ngọc an - 2016
www.trangthongocan.blogspot.com
MẸ LÀ MÙA XUÂN BẤT TẬN
Thơ Nguyễn Phan Ngọc An
Chín chữ cù lao cao ngất trời
Làm sao đền đáp mẹ hiền ơi
Cưu mang chín tháng đầy gian khổ
Sinh nở nuôi bồng thân tả tơi …
Vừa thoát thai nào khác trứng non
Trắng đêm mẹ thức dỗ dành con
Mẹ lo con đói lo con lạnh
Quên cả cơn đau đến mõi mòn
Kỳ quan tuyệt xảo nhất trần gian
Là trái tim yêu của mẹ hiền
Ðến lúc tuổi cao gần xế bóng
Vẫn thân cò vất vả triền miên
Hỡi anh, hỡi chị hỡi em ơi
Mẹ sống cùng ta chỉ một thời
Bỏ lỡ cơ may lo chữ hiếu
Biết làm sao báo đáp ơn người
Công cha nặng ví thái sơn cao
Tình mẹ bao la tựa biển trời
Ly xứ vời trông về đất mẹ
Ðau lòng lả chả giọt châu rơi
Mùa xuân bất tận đã ra đi
Từ dạo ôm sầu khóc biệt ly
Hăm tám năm vùi trong huyệt lạnh
Mẹ đâu rồi … thân xác còn chi !...
nguyễn phan ngọc an - mùa Mother's Day 2016
www.trangthongocan.blogspot.com
Người Tù Già Kể Chuyện Mình - Thơ Nguyễn Hữu Nhật
Anh chị em ơi
Năm nay tôi gần bảy chục
Bị tù vì yêu tự do
Tự do
Tự do
Tự doNhắc mãi trở thành nhàm chán
Nhưng lòng vẫn muốn hô to
Tự do
Tự do
Tự do
Anh chị em ơi
Ðừng hỏi vì sao tôi gầy
Ðôi mắt vẫn là cửa sổ
Mở ra một hồn đắng cay
Cơm ăn mỗi bữa đếm từng hạt
Mộng lớn đêm nào cũng gối tay
Không có ăn thì người ta ngắc ngoải
Không có không khí người ta chết ngay
Không có tự do người ta vẫn sống
Nhưng đời ngựa kéo trâu cầy
Tôi không phải là con tắc kè đổi sắc
Ở gần cây lá thì xanh
Bò trên mặt đất lại đỏ
Giống y như cỏ đuôi chó
Gió chiều nào ngả theo chiều ấy
Còng lưng uốn lưỡi
Sao cho người gật đầu khen ngoan
Tôi cũng chẳng phải là giò lan
Chịu dãi dầu gió sương để thơm ngát hương
Tôi chỉ là người thích ăn cơm
Tôi chỉ là người thích mặc áo
Cơm áo do mình làm ra
Không quỳ không lạy người ta
Ðể áo cơm mình no ấm
Hạnh phúc không phải là người
Cúi hôn chân người
Ðể được một chút cơm thừa canh cặn
Tôi chỉ muốn làm một ông già
Muốn ho lúc nào thì ho
Tôi không muốn được ăn no
Mà thấy người ta mình chẳng dám ho
Tự do
Tự do
Tự do
Anh chị em ơi
Không hiểu vì sao
Tự nhiên tôi muốn sống
Sống cho ra sống
Còn bây giờ chỉ là tồn tại
Sống mà như chết chưa chôn mỗi ngày
Tuổi già sức yếu
Run chân tay
Ði đứng không ngay
Nhưng tôi hiểu thế nào là sự thẳng thắn
Tự do
Tự do
Tự do
Cái quyền không ai có quyền chiếm đoạt
Cần hơn cả hơi thở
Cần hơn cả hột cơm
Nếu không
Tôi chỉ là con vật
Anh chị em ơi
Tôi xin nói thật
Ðâu phải vì già quá mà tôi không sợ chết
Bất cần đời
Tôi thương nhà tôi lắm
Nước mắt chỉ muốn rơi
Tôi yêu căn phòng
Ở đấy
Nhà tôi thường nằm khóc
Rồi những tiếng khóc khác vang lên
Tiếng khóc giận hờn của người đàn bà
Ðành yên lặng
Nhường chỗ cho con cháu khóc
Khóc chào đời
Khóc nhớ người
Thương Chúa bị đóng đinh vì người
Anh chị em ơi
Tôi không đủ chữ nghĩa
Nên thư nào gửi nhà tôi cũng ngắn
Mình cứ tin tôi
Nơi nào có thể đứng được thì không ngồi
Nơi nào có thể đi được thì không đứng
Hãy đứng dậy anh chị em ơi
Làm việc tốt không bao giờ muộn cả
Hãy bay đi về phía mặt trời
Bằng trái tim ta rực lửa
Vấn đề không phải là can đảm
Mà vì mục đích làm cho ta can đảm
Nếu mục đích không xứng đáng
Thì sự can đảm chỉ làm cho người ta kinh ngạc
Thay vì khâm phục
Anh chị em ơi
Làm sao chúng ta có thể trả lời cho con cháu
Ngày mai
Về một câu hỏi rất giản dị
Sống để làm gì ?
Nếu chính chúng ta hôm nay
Không biết làm gì để sống
Tôi với họ như hai kẻ đấu súng
Sau khi bắn trượt
Tôi không thể quay lại van xin kẻ thù
Cái đất nước mà người ta không hiểu
Cứ cúi đầu nhắm mắt tuân theo
Là đất nước tồi
Ðất nước chúng ta vốn là một chiếc nôi
Nơi mà mọi lòng hòa thuận đều vui sống
Tại sao hôm nay chúng ta không được sống
Khóc hay cười
Câm hay nói
Ðều theo lệnh một người
Anh chị em ơi
Im lặng lâu dần hóa ra ngu
Gần bảy chục năm nay tôi đã im lặng
Tưởng im lặng là khinh bỉ
Có biết đâu vì sợ hãi nên câm
Vì cầu an tôi đã xây lưng lại sự thật
Làm ra vẻ đạo đức khinh đời
Giữa lúc người ta cố tình gieo sương mù vào
Trí tuệ con người
Ðang bị cảnh túng thiếu cô đơn đè nén
Trùm lên đầu con người những mắt xích
Của sự dốt nát
Sống bằng sợ hãi
Ðể phục tùng tội ác
Anh chị em ơi
Có đêm anh bạn kể chuyện
Nói về ông Ma-ki-a-ven, a – viết gì đó
Bảo: Khi người ta chặt đầu người
Cái đầu còn quay lại cám ơn mãi không thôi
Thế mới là làm chính trị
Tôi ít học quá nên không kịp suy nghĩ
Lòng bỗng đau như người cha nghe tin con gái
Phải làm đĩ để nuôi em
Ðã có bao nhiêu người như thế nhỉ ?
Cám ơn ma quỷ đời đời
Có thể không bao giờ tôi mở
Nhưng căn phòng của tôi phải có cửa sổ
Có thể tôi không dùng đến
Nhưng đời tôi phải có tự do
Tự do
Tự do
Tự do
Hãy bắt đầu bằng việc
Không để ai suy nghĩ giùm mình
Anh chị em ơi
Xin nghe tôi một điều nữa thôi
Chúng ta bực mình khi thấy người khác
Lục lọi đồ đạc của mình
Có lý nào chúng ta lại làm thinh
Khi người ta lục lọi một thứ
Quý hơn cả đồ đạc
Quý hơn cả tự do
Ðó là tâm hồn con người!
Tự do
Tự do
Tự do
Tại sao tôi lại khóc
Có phải vì củ sắn nướng chiều nay
Chưa kịp chín
Mà lòng đói quá cứ bâng khuâng
Hay nỗi nhớ thương bạn bè
Ðã làm khổ tôi cả buổi chiều nay
Khi đi qua vũng lội
Thấy bóng tóc mình mây trắng bay
Phải nói cho con cháu biết
Phải nói cho con cháu hay
Tự do hay là chết
Chết hay là tự do
Nguyễn Hữu Nhật
ANH CHẠM TRÁI TIM EM
Anh đến thăm quê Em
Vào một ngày nắng Hạ
Bao người dân vội vã
Ðón từng bước chân Anh
Ôi… đôn hậu hiền lành
Nụ cười Anh rạng rỡ
Không một chút bỡ ngỡ
Dù mới đến lần đầu
Tiếng Việt có dễ đâu
Anh vẫn tập tành nói
Chân tình như mở lối
Ðến triệu trái tim người
Cái bắt tay vui cười
Sao mà gần gũi quá !
Anh bình dân đến lạ !
Ăn nơi quán lề đường
Cùng với người dân thường
Choàng vai không ngần ngại
Thích nghe Anh nói mãi !
Bài diễn thuyết đầu tiên
Ôn hòa và lành hiền !
Những lời Anh hứa hẹn
Giúp Dân Em giữ vẹn
Bờ cõi nước non nhà
Rồi phát triển gần xa
Như một bậc Hiền Triết
Am tường và hiểu biết
Lịch sử đến văn chương
Biết nàng Kiều vấn vương
Bà Trưng rồi Bà Triệu
Ngạc nhiên điều Anh hiểu
Thấu đáo từng lời thơ
Em như đang trong mơ
Khi nghe Anh nói đến
"Nam Quốc Sơn Hà“ ấy
Chỉ có "Nam Ðế cư “
Anh muốn nói gì ư ?
"Dẹp dã tâm Khựa nhé !“
Anh ơi lời Anh khẽ
Chạm đến triệu lòng dân !
Lo lắng đã vạn lần
Mất nước mà không thể
Sao yêu Anh đến thế !
Anh chạm trái tim Em !
PT
25.05.2016
TRẢ LẠI BIỂN XANH.
Biển đang chết hay tình tôi đang chết
Vết thương đau in đậm dấu xót xa
Thương khóc biển bao tiếc nuối thiết tha
Làm sao có ngày dấu yêu cùng biển!
Biển chết mỏi mòn tình tôi vỡ nát
Nỗi sầu thương ác mộng lúc nào nguôi
Biển yêu ơi bao day dứt chơi vơi
Tình yêu biển đắng cay bơ vơ, hồn tan tác!
Trời đất hỡi làm sao có biển xanh
Biển mặn mà tình dấu ái trong lành
Biển ngàn đời sóng vỗ, cát tinh anh
Hãy trả lại cho tôi biển xanh mơ mộng ...
Trả bầu trời trong xanh thiên nhiên trù phú
Ngày tháng yên bình trên mảnh đất quê hương
Trả dân chài biển xanh, đầy tôm đầy cá
Không âu lo ngày đêm, quên hết muộn phiền
Dẫu một đời dầm mưa dãi nắng triền miên
Vẫn muốn cùng biển xanh vui sống an nhiên
Trả dân chài biển xanh trong lành ngàn xưa êm ả
Cá tôm về tung tăng đầy ắp những khoang thuyền...
Phạm Thị Minh-Hưng.
http://tranhthoptmh.blogspot.com/2016/05/tra-lai-bien-xanh.html
https://youtu.be/E5Y9so1VsJw
NGỰA LỒNG TRONG MỘNG
Như con ngựa già trên đồng cỏ cháy
Chợt nghe tiếng hí từ cõi xa xôi
Vó câu qua bao chiều quan ải
Ôi tan chinh chiến mà chẳng luân hồi
Thỉnh thoảng nghe khúc quân hành buồn bả
Như gọi hồn oan kịp trở về
Để khóc cùng kình ngư ngoài biển cả
Lớp lớp sóng nhồi vuợt bến mê
Trên non rừng xanh giờ hoang dã
Từng cơn lũ đuổi năm mươi con xuống nguồn
Năm mươi con từ đại dương về họp lại
Còn chốn nào là chốn của quê hương?
Bốn ngàn năm hết ba ngàn năm chinh chiến
Không lẻ giờ ta chuốc thêm ngàn năm sầu?
Ôi tiếng hí máu xương còn quyện
Tổ tiên ta đâu? Hồn thiêng ta đâu?
Như con ngựa già chỉ lồng trong mộng
Tiếng hí bất thường trong cõi vô thường
Có ai đó thúc quân bằng trống
Nghe tiếng gào than trước cơn lũ triều cường
NGHIÊU MINH
TẠP CHÍ BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG
sẽ có hai chi nhánh:
-DIÊN HỒNG (dien-hong.blogspot.com
- Vanhoavn's Blog (Văn Hóa Việt Nam)
Posted by sontrung at 5:10 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 418
SƠN TRUNG * TRUNG CỘNG XẤU XÍ KINH KHỦNG!
TRUNG CỘNG XẤU XÍ KINH KHỦNG!
SƠN TRUNG
Cả thế giới kính trọng Lão tử, Khổng tử, Mạnh tử, Tôn Dật Tiên nhưng người ta lại cực kỳ khinh bỉ Trung Cộng vì Trung Cộng ngày nay là hinh ảnh một quốc gia man rợ. Bọn họ muốn lập viện Khổng tử khắp nơi nhưng lòng họ, chính trị, ngoại giao và quân sự của họ chẳng có chút nhân nghĩa,lễ, trí tín. Họ không phải con cháu Khổng, Lão mà là nòi giống dã man, tàn bạo của Tần Thủy hoàng, Thành Cát Tư Hãn xâm lăng, tàn sát nhân loại.
Chúng ta xem lại chuyện cổ kim, thì thấy rõ Trung Cộng là một giống dã man.
-Trung Cộng ghét đế quốc xâm lược nhưng chính Trung Cộng là một đế quốc. Sau 1949, Trung Cộng chiếm Tây Tạng, Mông Cổ và nay thôn tính Việt Nam và biển đông, đe dọa hòa bình thế giới.
-Bọn Trung Cộng bao gồm Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ và tình báo Hoa Nam đã gài Hồ Tập Chương người Khách gia (Đài Loan) vào hàng ngũ Việt Cộng để thâu tóm Viêt Nam. Đó là một hành vi man trá của đế quốc Trung Cộng, nhằm lừa bịp bọn Việt Cộng và thế giới trong chiến tranh Việt Nam. Chúng giả nhân nghĩa đem tiền bạc, của cải, súng ống và quân đội vào cướp phá Việt Nam, lấy bọn Việt Cộng là làm quân đội lê dương của chúng để tiến về phương Nam, xâm lược châu Á và thế giới mà chúng vẫn thủ lợi bằng cách bắt bọn Việt Cộng vay nợ , nhượng biên cương và biển cả.
HUỲNH TÂM * HỒ CHÍ MINH
HUỲNH TÂM * GIẶC HÁN ĐỐT PHÁ NHÀ NAM
HỒ TUẤN HÙNG * HỒ CHÍ MINH SINH BÌNH KHẢO
TÀI LIỆU VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM -TRUNG QUỐ
TÀI LIỆU VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM -TRUNG QUỐC
-Mao Trạch Đông với CCRĐ, Bước đại Nhảy Vọt và Cách mạng văn hóa là những hành động không những là xấu xí mà tàn ác, dã man kinh khủng, đã giết hại khoảng trăm triệu dân Trung Quốc. Trung Cộng cũng xuất cảng CCRĐ sang Việt Nam giết hại gần nửa triệu người Việt Nam vô tội bao gồm nông dân, trí thức, tư sản và đảng viên cộng sản.
-Trung cộng bán hàng giả, hàng độc hại khắp thế giới nhằm tấn công thế giới bằng chiến tranh hóa học.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BA%BFt_b%E1%BB%9Fi_Trung_Qu%E1%BB%91c
Dân Trung cộng sang Thái Lan và Việt Nam tranh nhau ăn uống như lũ ma đói!
http://baodatviet.vn/doi-song/du-lich/clip-du-khach-trung-quoc-an-tom-o-thai-lan-gay-soc-3303306/
http://www.baomoi.com/du-khach-trung-quoc-dien-lai-man-gianh-do-an-o-viet-nam/c/18965836.epi
-Trung cộng tàn bạo khi xả chất độc tại Việt Nam làm cá chết, môi trường Việt Nam bị hủy hoại, gây đói khổ, bệnh tật cho dân Việt Nam.
-Trung Cộng sao lại có những hạng xấc xược mang tính kỳ thị khi quảng cáo xà phòng Trung Cộng có thể tẩy da đen thành da vàng! Nói láo vừa thôi! Ăn nói, hành động kiểu đó thì mất khách, tổ cho người ghét và chỉ làm cho thế giới khinh miệt Trung Cộng thiếu văn hóa! Tôi thấy trước đây người Trung Quốc ở Việt Nam trong buôn bán, giao thiệp rất khôn ngoan, mềm mỏng, tế nhị, sao ở lục địa lại có những hạng người cục mịch, xấc xược, kiêu căng như thế? Phải chăng vì ảnh hưởng cộng sản mà có cái bệnh " tự hào cộng sản"?
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160529-hang-bot-giat-trung-quoc-tay-da-den-thanh-da-vang-xin-loi
-Gần đây, Đài Loan bầu cử, Trung Cộng lớn tiếng hăm he, đe dọa.
Trung Quốc cảnh báo rằng các nhà lãnh đạo tương lai của Đài Loan phải thương lượng dựa trên cùng tiền đề đó, nhưng bà Thái Anh Văn muốn cho Đài Loan được tự trị nhiều hơn và đã bác bỏ đề nghị của Trung Quốc.
http://www.voatiengviet.com/content/quan-he-dai-loan-tq-se-tiep-tuc-on-dinh-sau-cuoc-bau-cu/3139945.html
Bắc Kinh cảnh báo bà Thái Anh Văn chuyện đòi độc lập cho Đài Loan
http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/beijing-warn-new-taiwan-leader-on-independence-05202016092739.html
Sau khi bà Thái Anh Văn đắc cử Tổng thống Đài Loan, Trung Cộng bình phẩm lếu láo vào đời tư của bà.
http://thanhnien.vn/the-gioi/bau-cu-dai-loan-trung-quoc-canh-cao-my-chuc-mung-658693.html
http://www.voatiengviet.com/content/thay-gi-tu-viec-trung-quoc-che-tinh-trang-doc-than-cua-nu-tong-thong-dai-loan/3349332.html
Người độc thân cũng giống nhà tu hành, có gì mà chế riễu. Không lẽ các ông bắt thế giới phải ca tụng Mao Trạch Đông Đông dâm ô, ngu xuẩn và tàn bạo ? Tâm lý các ông Cộng sản là tâm lý của anh nhà quê thất học, không biết đạo lý, ưa moi móc và tiểu nhân. Người có giáo dục không dòm ngó, xì xào về đời tư người khác huống hồ trên cương vị quốc gia lại nói xấu công khai thế ư?
- Trước khi Tổng thống Obama đến Việt Nam, tờ Hoàn Cầu thời báo của Trung Cộng nói thánh nói tướng. Bài xã luận trên Thời báo Hoàn Cầu giật tít: “
Obama chẳng có cách nào để biến Việt Nam thành Philippines... Việt Nam cũng hy vọng Hoa Kỳ tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí. Nhưng có thể khẳng định điều này không thể xảy ra
http://www.tintuchangngayonline.com/2016/05/hoa-ky-bo-cam-van-vu-khi-trung-quoc-noi.html
Nhưng khi biết việc " bói nhầm " , họ căm tức, bực bội
Trung Hoa Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã cảnh báo trong một bài xã luận đăng hôm thứ Ba rằng Hoa Kỳ và Việt Nam không nên châm ngòi cho một “mồi lửa trong khu vực”. Tờ báo cho rằng động thái của ông Obama có nghĩa là để “kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc”.
http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-canh-bao-tt-obama-cho-cham-lua-o-chau-a/3344468.html
Tạp chí Người Đưa Tin cho biết
Xung quanh việc Mỹ nới lỏng cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, tờ Tin tức Bắc Kinh ngày 8/10 tỏ ra tức tối bình luận: Bán vũ khí cho Việt Nam là hành động "thiển cận" của Mỹ vì nó làm sâu sắc thêm sự nghi ngờ về ý định của Washington đối với Trung Quốc, gây tổn hại sự tin tưởng lẫn nhau và làm cho Biển Đông thêm căng thẳng....."sự xuất hiện của các loại vũ khí Mỹ ở khu vực không chỉ làm hỏng đồng thuận đạt được giữa các quốc gia, mà còn làm phức tạp thêm các tình huống tranh chấp
http://www.nguoiduatin.vn/bao-trung-quoc-tuc-toi-vi-my-bo-cam-van-voi-viet-nam-a152055.htm
Nếu việc bỏ cấm vận cho Việt Nam là xấu thì sao Trung Quốc cũng đòi Mỹ cấm vận cho họ?
Rõ là "trâu cột thì ghét trâu ăn," Anh hùng sao lại làm thằng ăn mày? Ghen tức, đố kị, thù hận không phải là bản chất người hiểu biết trung bình.Trung Cộng quả là những người xấu xí, dã man, tàn bạo!
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160527-den-luot-trung-quoc-doi-my-do-bo-cam-van-vu-khi
TẠP CHÍ BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG
SẼ CÙNG HIỆN HỮU TẠI
DIÊN HỒNG (dien-hong.blogspot.com
và
Vanhoavn's Blog (Văn Hóa Việt Nam)
Posted by sontrung at 11:51 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 418
CÁ CHẾT
Người Việt ở Nhật biểu tình vì vụ cá chết
6 giờ trước
Image copyright Facebook Nhat Viet TV
Hàng trăm người Việt Nam mang theo những biểu ngữ như "cá chết, nước mắm hết", "Cá cần nước sạch, dân cần minh bạch" ở Tokyo để thể hiện yêu cầu làm rõ nguyên nhân thảm họa cá chết tại Việt Nam.
Hình ảnh trên các trang mạng xã hội của người Việt tại Tokyo, Nhật Bản cho thấy các gia đình tuần hành trên đường phố.
Tường thuật trực tiếp qua Facebook Live cho thấy đoàn tuần hành có xe căng biểu ngữ đi cùng và có người hỗ trợ dẹp đường, chỉ dẫn đường.
Người đại diện cho ngày biểu tình đọc lời khai mạc:
"Tất cả chỉ vì cá, vì dòng nước mắm, vì thảm họa môi trường đang xảy ra tại Việt Nam."
Image copyright Facebook Viet Nhat TV
Image copyright Facebook Viet Nhat TV
'Lo lắng dòng nước mắm'
Cho đến nay, chính phủ Việt Nam vẫn chưa đưa ra một thông cáo chính thức nào về nguyên nhân, về cách khắc phục, về cách phòng ngừa, chưa cho thấy sự quan tâm nghiêm túc đến nguồn nước cho dân, đến môi trường, đến sức khỏe người dân
Diễn văn tại biểu tình
"Cho đến nay, chính phủ Việt Nam vẫn chưa đưa ra một thông cáo chính thức nào về nguyên nhân, về cách khắc phục, về cách phòng ngừa, chưa cho thấy sự quan tâm nghiêm túc đến nguồn nước cho dân, đến môi trường, đến sức khỏe người dân," diễn văn nói tiếp.
"Tuy chúng ta đang sống tại Nhật Bản, chúng ta ăn nước mắm hàng ngày, chúng ta lo lắng dòng nước mắm chúng ta sắp ăn tới đây sẽ được làm từ cá nhiễm độc đó."
Cuộc tuần hành được tuyên bố là "nói rõ ý kiến kêu gọi bảo vệ" môi trường.
Đã gần hai tháng sau thảm họa cá chết tại Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam vẫn chưa đưa ra thông tin chính thức về nguyên nhân gây thảm họa.
Trong tuần qua, đã có hai con cá voi, một con đuối sức dạt vào bờ biển Nghệ An, sau khi giải cứu cũng đã chết.
Một con cá voi nặng bảy tấn sau đó tiếp tục dạt vào khu vực này khi đã chết và bị trương phình.
Trong khi đó, nhiều tàu bè tại các khu vực biển như ở các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh thuộc duyên hải Trung Bộ Việt Nam, bị trùm bạt ngoài bãi biển vì người dân không ra khơi đánh cá.
Image copyright Facebook Viet Nhat TV
Image copyright Facebook Viet Nhat TV
Image copyright Facebook Viet Nhat TV
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/05/160526_vn_protest_fish_japan
Triển lãm không phép ở Huế về cá chết
11 tháng 5 2016
Image copyright Facebook Chung Tu Da
Image caption Bộ sưu tập dao chuyên dùng để cắt cá của các tiểu thương ở Huế nay đã phải nghỉ bán
Một nhóm nghệ sĩ làm nghệ thuật đương đại vừa kết thúc triển lãm mà họ tự nhận làm ‘phi pháp’ ở Huế về chủ đề cá chết.
Triển lãm ‘Quẫy II’ quy tụ tranh, nghệ thuật sắp đặt và trình diễn của các nghệ sĩ Hoàng Ngọc Tú, Trần Tuấn, Trần Hữu Nhật, Trần Chí Thành, Nguyễn Văn Hè, Nguyễn Thị Hà My, Nguyễn An, Chung Tử Dạ…
Trong các hình ảnh về cuộc triển lãm được đăng tải trên mạng xã hội, người ta thấy bộ sưu tập những con dao chuyên dùng để mổ cá của các tiểu thương ở Huế nay đã phải nghỉ bán vì người dân không mua cá; những chai nước mắt dán nhãn ‘Formosa’, những cái khẩu trang hình cá...
Trước ngày mở màn 5/5 tại Then Studio, TP. Huế, mọi thông tin về sự kiện được lan truyền nội bộ để “các tác phẩm được xuất hiện trang trọng, chỉn chu và… an toàn ra mắt với khán giả ít nhất đến sau buổi khai mạc”.
Hôm 11/5, trả lời BBC qua điện thoại từ Huế, nghệ sĩ Trần Tuấn nói: “Hôm nay, triển lãm đã kết thúc êm đẹp mà không bị phạt”.
Ông giải thích: “Các nghệ sĩ tham gia triển lãm này muốn dùng ngôn ngữ thị giác để bày tỏ thái độ và sự quan tâm về môi trường đang bị hủy hoại. Chúng tôi không kêu gào, cổ xúy cho tư tưởng chính trị nào mà chỉ muốn làm nghệ thuật”.
'Nhạy cảm'
“Ở Việt Nam, nói chung thì mọi hoạt động nghệ thuật đều phải xin phép. Nhưng với triển lãm này, chúng tôi xác định là làm ‘phi pháp’, do chủ đề về vụ cá chết dễ bị khép là ‘nhạy cảm’.
“Cuối cùng thì công chúng cũng tiếp cận được tác phẩm trong triển lãm, dù không đông người do có nhiều không dám đến xem. Nếu triển lãm diễn ra rầm rộ thì chắc sẽ gặp vấn đề lớn”, ông nói thêm.
Ông cho hay đã từng có kinh nghiệm về việc bị chính quyền can thiệp vào hoạt động nghệ thuật.
“Thường thì có ba mức độ, nếu lần đầu thì họ răn đe. Lần sau tái phạm thì cảnh cáo. Đến lần ba, họ sẽ phạt tiền từ 15 đến 40 triệu đồng và đóng cửa cơ sở của mình”.
Sau khi triển lãm kết thúc, ông Tuấn và cộng sự đang bắt tay thực hiện chương trình tặng 10.000 khẩu trang hình cá cho những người biểu tình ôn hòa tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Trả lời câu hỏi của BBC: “Các ông làm thế thì có sợ bị chính quyền khép tội kích động biểu tình?”, ông đáp: “Nếu sợ thì chúng tôi đã không làm. Chúng tôi là những nghệ sĩ luôn nhận trách nhiệm về những gì mình làm”.
Trước đó, một nghệ sĩ thuộc nhóm Viet Art Space nói với BBC về buổi trình diễn nghệ thuật đường phố về chủ đề môi trường bị công an tạm dừng giữa chừng tại bờ nam cầu Tràng Tiền, TP Huế, sáng 29/4.
Ý tưởng "Nỗi đau của những con cá” đã được các nghệ sĩ Lê Nguyên Mạnh, Maxime Lacino (người Pháp), Lý Trực Sơn, Nguyễn Văn Hè, Phạm Chí Líp, Trần Nhật, Philip Pham chuyển tải trong màn trình diễn.
“Buổi trình diễn được khoảng 30 phút thì công an xuất hiện, yêu cầu dừng lại. Tôi nghĩ việc công an tham gia tương tác với tác phẩm nghệ thuật cũng là điều tốt và buổi diễn sáng nay đã được công chúng Huế đón nhận nhiệt tình”, nghệ sĩ Lê Nguyên Mạnh nói với BBC.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/05/160511_hue_exhibition_fish_mass
TẠP CHÍ BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG
SẼ CÙNG HIỆN HỮU TẠI
DIÊN HỒNG (dien-hong.blogspot.com
và
Vanhoavn's Blog (Văn Hóa Việt Nam)
Posted by sontrung at 10:57 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 418
VIỆT CỘNG LƯƠN LẸO
Báo chí VC dịch lươn lẹo và nguyên văn Bản Dịch Việt Ngữ Diễn văn TT Obama
Lối dịch thuật lươn lẹo của báo “lề phải”
Ngày 24/5/2016 TT Obama đã phát biểu ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội trước 2000 người Việt. Bản tiếng Anh của diễn văn được công bố trên trang chính thức của TT Mỹ (https://www.whitehouse.gov/…/remarks-president-obama-addres…). Báo Lao Động đã công bố bản dịch mà họ gọi là “Toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Obama trước 2000 người Việt Nam” (http://laodong.com.vn/…/toan-van-bai-phat-bieu-cua-tong-tho…). Tôi xin so sánh những chỗ sai sót đáng kể (bỏ qua những chỗ kém chính xác có thể vì người dịch yếu tiếng Anh). Để ý những lời ông Obama nói về nhân quyền, nhân phẩm, tự do học thuật, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do ứng cử, tự do biểu tình, đã bị bỏ hoàn toàn. Nói về thầy Thích Nhất Hạnh bị cắt bỏ. “Human dignity” (phẩm giá con người) trở thành “sự ổn định”! Ngay cả những lời Obama trích dẫn từ Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh cũng bị lược bỏ, cắt xén khi đụng tới nhân quyền!
Obama: So I come here mindful of the past, mindful of our difficult history, but focused on the future -- the prosperity, security and human dignity that we can advance together
Báo Lao Động: Khi đến đây tôi ý thức về quá khứ, ý thức về một lịch sử khó khăn, nhưng chúng ta hướng về tương lai, sự thịnh vượng, an ninh và SỰ ỔN ĐỊNH để chúng ta có thể thúc đẩy lẫn nhau.
Dịch đúng: Khi đến đây tôi ý thức về quá khứ, ý thức về một lịch sử khó khăn, nhưng hướng về tương lai - sự thịnh vượng, an ninh và PHẨM GIÁ CON NGƯỜI để chúng ta có thể cùng tiến.
Obama: Ho Chi Minh evoked the American Declaration of Independence. He said, “All people are created equal. The creator has endowed them with inviolable rights . Among these rights are the right to life, the right to liberty, and the right to the pursuit of happiness.”
LĐ: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích tuyên ngôn độc lập của Mỹ, rằng mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng và được hưởng các quyền khác nhau trong đó có quyền sống, quyền tự do, mưu cầu hạnh phúc.
Dịch đúng: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích tuyên ngôn độc lập của Mỹ, rằng Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. TẠO HÓA CHO HỌ NHỮNG QUYỀN KHÔNG AI CÓ THỂ XÂM PHẠM ĐƯỢC; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Obama: You’re also raising your voices for causes that you care about, like saving the old trees of Hanoi.
LĐ: [bỏ hẳn một đoạn dài trong đó có câu này].
Dịch đúng: Các bạn cũng đang nâng cao tiếng nói cho các vấn đề mà các bạn quan tâm, như cứu sống những cây cổ thụ của Hà Nội.
Obama: We learned a lesson taught by the venerable Thich Nhat Hanh, who said, “In true dialogue, both sides are willing to change.”
LĐ: [bỏ hẳn một đoạn dài trong đó có câu này].
Dịch đúng: [hai nước] chúng ta đã học được một bài học được giảng dạy bởi thiền sư Thích Nhất Hạnh, người đã nói, "Khi đối thoại thực sự, cả hai bên đều sẵn sàng thay đổi."
Obama: Let’s also not forget that the reconciliation between our countries was led by our veterans who once faced each other in battle.
LĐ: Quá trình hòa giải của hai nước chúng ta không chỉ là liên quan đến các cựu chiến binh.
Dịch đúng: Đừng quên rằng sự hòa giải giữa hai nước chúng ta đã được dẫn đầu bởi các cựu chiến binh hai bên đã từng phải đối mặt với nhau trong trận chiến.
Obama: We've shown that progress and human dignity is best advanced by cooperation and not conflict.
LĐ: Với sự tiến bộ, những giá trị tốt đẹp của con người cần được thúc đẩy chứ không phải là chiến tranh hay xung đột
Dịch đúng: Chúng ta dã cho thấy rằng sự tiến bộ và PHẨM GIÁ CON NGƯỜI được thúc đẩy tốt nhất bằng sự hợp tác chứ không phải bằng xung đột.
Obama: . In our global economy, investment and trade flows to wherever there is rule of law, because no one wants to pay a bribe to start a business. Nobody wants to sell their goods or go to school if they don’t know how they're going to be treated. In knowledge-based economies, jobs go to where people have the freedom to think for themselves and exchange ideas and to innovate.
LĐ: Nền kinh tế sẽ phát triển, đặc biệt ở các nước có pháp quyền và có hành lang pháp lý đúng đắn. Nền kinh tế tri thức sẽ đổ vào các quốc gia ưu tiên cho giáo dục
Dịch đúng: Trong nền kinh tế toàn cầu, đầu tư và thương mại chảy vào bất cứ nơi nào có chế độ pháp trị, vì KHÔNG AI MUỐN TRẢ TIỀN HỐI LỘ ĐỂ KHỞi LẬP MỘT DOANH NGHIỆP. Không ai muốn bán được hàng, đi học NẾU HỌ KHÔNG BIẾT HỌ SẼ ĐƯỢC ĐỐI XỬ RA SAO. Trong nền kinh tế dựa trên tri thức, công ăn việc làm sẽ đi đến những nơi mà NGƯỜI DÂN CÓ QUYỀN TỰ DO TỰ SUY NGHĨ VÀ TRAO ĐỔI Ý KIẾN VÀ ĐỔI MỚI.
Obama: This fall, the new Fulbright University Vietnam will open in Ho Chi Minh City -- this nation’s first independent, non-profit university -- where there will be full academic freedom and scholarships for those in need.
LĐ: mùa thu năm nay đại học Fullbright sẽ đi vào hoạt động tại TPHCM. Đại học này phi lợi nhuận, chất lượng cao sẽ cung cấp nhiều học bổng cho sinh viên Việt Nam và đóng góp cho hợp tác giáo dục giữa hai nước.
Dịch đúng: mùa thu năm nay Đại học Fulbright Việt Nam sẽ đi vào hoạt động tại TPHCM – ĐH ĐỘC LẬP, phi lợi nhuận đầu tiên của VN - NƠI SẼ CÓ TỰ DO HỌC THUẬT HOÀN TOÀN và học bổng cho những người cần.
Obama: [noi về TPP] For the first time here in Vietnam, the right to form independent labor unions and prohibitions against forced labor and child labor.
LĐ: Có thể người lao động tổ chức nghiệp đoàn, thúc đẩy bảo vệ môi trường.
Dịch đúng: [nói về TPP] Lần đầu tiên tại Việt Nam, QUYỀN THÀNH LẬP CÔNG ĐOÀN ĐỘC LẬP và cấm đối với lao động cưỡng bức và lao động trẻ em.
Obama: They're written into the vietnamese constitution, which states that “citizens have the right to freedom of speech and freedom of the press, and have the right of access to information, the right to assembly, the right to association, and the right to demonstrate.” That’s in the Vietnamese Constitution. (Applause.) So really, this is an issue about all of us, each country, trying to consistently apply these principles, making sure that we -- those of us in government -- are being true to these ideals.
LĐ: [bỏ hẳn đoạn này]
Dịch đúng: NHỮNG [QUYỀN] NÀY ĐÃ GHI VÀO HIẾN PHÁP VIỆT NAM, TRONG ĐÓ NÓI RẰNG "CÔNG DÂN CÓ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN VÀ TỰ DO BÁO CHÍ, VÀ CÓ QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN, QUYỀN HỘI HỌP, QUYỀN LẬP HỘI VÀ QUYỀN BIỂU TÌNH." HIẾN PHÁP VIỆT NAM NÓI VẬY ĐÓ. (vỗ tay.) Vì vậy, thực sự, đây là một vấn đề về tất cả chúng ta, mỗi nước, cố gắng để luôn luôn áp dụng những nguyên tắc này, ĐẢM BẢO RẰNG CHÚNG TA - NHỮNG NGƯỜI CHÍNH PHỦ - THỰC TÂM VỚI NHỮNG LÝ TƯỞNG ẤY.
Obama: In recent years, Vietnam has made some progress. Vietnam has committed to bringing its laws in line with its new constitution and with international norms. Under recently passed laws, the government will disclose more of its budget and the public will have the right to access more information. And, as I said, Vietnam has committed to economic and labor reforms under the TPP. So these are all positive steps.
LĐ: [bỏ hẳn đoạn này]
Dịch đúng: Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được một số tiến bộ. việt nam đã cam kết sửa đổi luật pháp của mình cho phù hợp với hiến pháp mới của mình và với tiêu chuẩn quốc tế. theo luật vừa được thông qua, chính phủ sẽ tiết lộ nhiều hơn về ngân sách và công chúng sẽ có quyền truy cập thêm thông tin. Và, như tôi đã nói, Việt Nam đã cam kết cải cách kinh tế và lao động theo TPP. Đây là những bước tích cực.
Obama: When there is freedom of expression and freedom of speech, and when people can share ideas and access the Internet and social media without restriction, that fuels the innovation economies need to thrive. That's where new ideas happen. That's how a Facebook starts. That's how some of our greatest companies began -- because somebody had a new idea. It was different. And they were able to share it. When there’s freedom of the press -- when journalists and bloggers are able to shine a light on injustice or abuse -- that holds officials accountable and builds public confidence that the system works. When candidates can run for office and campaign freely, and voters can choose their own leaders in free and fair elections, it makes the countries more stable, because citizens know that their voices count and that peaceful change is possible. And it brings new people into the system.
When there is freedom of religion, it not only allows people to fully express the love and compassion that are at the heart of all great religions, but it allows faith groups to serve their communities through schools and hospitals, and care for the poor and the vulnerable. And when there is freedom of assembly -- when citizens are free to organize in civil society -- then countries can better address challenges that government sometimes cannot solve by itself. So it is my view that upholding these rights is not a threat to stability, but actually reinforces stability and is the foundation of progress.
LĐ: [bỏ hẳn đoạn này]
Dịch đúng: KHI CÓ TỰ DO PHÁT BIỂU VÀ TỰ DO NGÔN LUẬN, VÀ KHI MỌI NGƯỜI CÓ THỂ CHIA SẺ Ý TƯỞNG VÀ TRUY CẬP INTERNET VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI KHÔNG BỊ HẠN CHẾ, những cái đó sẽ là nhiên liệu mà nền kinh tế sáng tạo cần để phát triển. Đó là nơi những ý tưởng mới xảy ra. Đó là cách Facebook bắt đầu. Đó là cách mà một số công ty lớn nhất của chúng tôi đã bắt đầu - vì ai đó đã có một ý tưởng mới. Nó khác biệt. Và họ có thể chia sẻ nó. Khi có tự do báo chí - khi các nhà báo và blogger có thể chiếu sáng những bất công và lạm dụng quyền lực – cái đó sẽ bắt các quan chức phải chịu trách nhiệm và xây dựng lòng tin của công chúng rằng guồng máy chạy tốt. Khi các ứng cử viên có thể ứng cử và tranh cử tự do, và cử tri có thể lựa chọn các nhà lãnh đạo của mình trong các cuộc bầu cử tự do và công bằng, thì sẽ làm cho nước ổn định hơn, bởi vì người dân biết rằng tiếng nói của họ được tôn trọng và sự thay đổi hòa bình là có thể. Và nó đem những người mới vào guồng máy [chính quyền].
Khi có tự do tôn giáo, không chỉ cho phép mọi người thể hiện đầy đủ tình yêu thương và lòng từ bi cốt yếu của tất cả các tôn giáo lớn, nhưng còn là CHO PHÉP CÁC NHÓM TÔN GIÁO PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG CỦA MÌNH QUA CÁC TRƯỜNG HỌC VÀ BỆNH VIỆN, VÀ CHĂM SÓC CHO NGƯỜI NGHÈO VÀ NGƯỜI YẾU THẾ. VÀ KHI CÓ TỰ DO HỘI HỌP - KHI NGƯỜI DÂN ĐƯỢC TỰ DO TỔ CHỨC TRONG XÃ HỘI DÂN SỰ - THÌ QUỐC GIA SẼ CÓ THỂ ĐỐI PHÓ TỐT HƠN NHỮNG THÁCH THỨC MÀ ĐÔI KHI CHÍNH QUYỀN KHÔNG THỂ TỰ MÌNH GIẢI QUYẾT. Vì vậy, quan điểm của tôi là bảo vệ, khuyến khích các quyền này không đe dọa sự ổn định, mà lại thực sự củng cố sự ổn định và là nền tảng của sự tiến bộ.
Bài dịch của BS Nha Khoa Nguyễn Thục Quyên
27/05/2016
BVN: Trong ba ngày lưu lại ở Việt Nam, từ 23 đến 25-5-2016, Tổng thống Obama đã thể hiện mình là một con người cao thượng, chân thành và rất mực nhân ái. Một nhân vật siêu đẳng không dễ ở đâu và bao giờ ta cũng may mắn được tiếp xúc, được nghìn ngắm ở một cự ly gần. Lời phát biểu của ông tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình sáng ngày 24-5-2016 là một diễn ngôn có tầm thời đại làm cả thế giới phải lắng nghe, nhưng cũng là một lời nhắn nhủ chân tình rút ra từ trái tim đôn hậu. Rất tiếc, một số báo chí quốc doanh sau đó đã dịch không đầy đủ nhưng lại lập lờ không ghi rõ là trích dịch, nên bị dư luận rộng rãi lên tiếng phản đối, coi là "lươn lẹo".
Chúng tôi đã đọc lại diễn từ của vị Tổng thống nước Mỹ và tìm được một cách phán xét thể tình hơn. Bài diễn văn cho thấy ông Obama biết rõ mọi chuyện bê bối mà đất nước chúng ta đang oằn lưng gánh trên vai, biết rõ mọi ý nghĩ, hành vi của người đối thoại với mình như đi guốc trong ruột họ, nhưng ông đã sẵn sàng bỏ qua, và vẫn kiên nhẫn đợi chờ – cách khu xử của ông trong hội ngộ với Việt Nam lần này rõ ràng là "đi nhẹ nói khẽ".
Chắc chắn nhà cầm quyền đã phải đọc ông rất kỹ, đọc ông để học ông mà thay đổi dần thói tệ của mình. Nhưng thay đổi ngay thì đâu đã kịp. Cho nên, một ức đoán không xa sự thật cho lắm là đã có lệnh truyền cho báo chí phải lược bỏ những chỗ mà người trên "nhá" không nổi, lại sợ bàn dân truyền nhau như nuốt vào bụng rồi bỗng... nhìn thấu tỏ chân dung mình thì chí nguy. Đó là lý do khiến ta không nên nặng lời với báo chí. Cách tốt nhất là ta cố gắng công bố những bản dịch trung thực và trọn vẹn, để người dân tự mình tìm đọc, tự mình chiêm nghiệm.
Trên tinh thần ấy, dù đã đăng một bản dịch trong ngày hôm qua, Bauxite Việt Nam vẫn trân trọng gửi đến bạn đọc bản dịch mới của dịch giả Thục Quyên, một bản dịch bám sát từng câu chữ của bản gốc do Nhà Trắng công bố gần đây.
Bauxite Việt Nam
Lời phát biểu của Tổng Thống Obama với nhân dân Việt Nam
(Tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, ngày 24-5-2016, lúc 12 giờ 11 phút ICT, giờ Việt Nam)
Bản dịch trọn vẹn của Thục Quyên
Xin chào. Xin chào Việt Nam! Thank you. Thank you so much.
Xin cám ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho tôi sự chào đón nồng ấm và cho tôi hưởng lòng hiếu khách của người Việt trong chuyến thăm này. Và cũng xin cảm ơn các bạn Việt Nam có mặt ở đây ngày hôm nay, những người đến từ khắp nơi trên đất nước tuyệt vời này, trong đó có rất nhiều người trẻ đại diện cho sự năng động, tài năng và niềm hy vọng của Việt Nam.
Trong chuyến thăm này, bản tính thân thiện đặc trưng của người Việt đã rung động trái tim tôi. Tôi cảm nhận được tình bạn giữa hai dân tộc chúng ta trong đám đông những người đứng dọc hai bên đường vẫy tay chào kèm với nụ cười. Đêm hôm qua, tôi đến thăm phố cổ Hà Nội và được thưởng thức vài món ăn Việt Nam đặc sắc. Tôi có nếm bún chả và uống bia Hà Nội. Tuy nhiên tôi phải nhận xét một điều về những con đường nhộn nhịp của thành phố này: chưa bao giờ trong đời tôi, tôi lại thấy nhiều xe máy như vậy. Tôi chưa thử đi sang đường, nhưng có lẽ sau này khi tôi trở lại thăm Việt Nam, các bạn sẽ chỉ cho tôi cách qua đường như thế nào.
Tính trong những năm gần đây thì tôi không phải là Tổng thống Mỹ đầu tiên đến Việt Nam, nhưng tôi là Tổng thống đầu tiên vừa đến tuổi trưởng thành sau cuộc chiến giữa hai quốc gia chúng ta, như số đông các bạn. Khi lực lượng quân sự Mỹ cuối cùng rời Việt Nam tôi mới 13 tuổi. Lần đầu tiên tôi tiếp xúc với thực thể Việt Nam cũng như với người Việt Nam là ở Hawaii, nơi tôi lớn lên, nơi có một cộng đồng đầy tự tin của người Mỹ gốc Việt.
Đồng thời hiện nay tại Việt Nam cũng có nhiều người còn trẻ tuổi hơn tôi.
Cũng như hai con gái tôi, số lớn các bạn từ khi sinh ra chỉ biết đến một điều duy nhất: đó là nền hòa bình và quan hệ đã bình thường hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Do đó, tuy rất ý thức về quá khứ, ý thức về những khó khăn trong lịch sử chung, nhưng tôi đến đây với chủ đích hướng về tương lai, với thịnh vượng, an ninh và nhân phẩm, là những gì chúng ta có thể cùng góp sức đẩy mạnh.
Tôi cũng đến đây với lòng kính trọng di sản cổ xưa của Việt Nam.
Từ hàng thiên niên kỷ, các nông dân đã trồng cấy trên những mảnh đất này, mà vết tích còn để lại trên trống đồng Đông Sơn. Hà Nội đã đứng vững hơn nghìn năm trong vòng ôm của dòng sông [Hồng]. Thế giới đã biết quý trọng lụa và những bức họa của Việt Nam, và Văn Miếu minh chứng cho sự trau dồi kiến thức không ngừng của dân tộc Việt. Vậy mà trải qua nhiều thế kỷ, rất nhiều khi vận mệnh của Việt Nam từng bị người khác định đoạt. Mảnh đất yêu quý của các bạn không phải lúc nào cũng thuộc về các bạn. Nhưng như cây tre, tinh thần quật cường của dân tộc Việt đã được tinh kết trong câu thơ của Lý Thường Kiệt:
Sông núi nước Nam vua Nam ở,
Rành rành đã định tại sách trời.
Hôm nay chúng ta cũng nên nhớ lại bề dày lịch sử giữa người Việt và người Mỹ mà chúng ta thường lãng quên. Hơn 200 năm trước, vị tổ lập quốc của chúng tôi, Thomas Jefferson, khi tìm kiếm gạo giống cho trang trại của mình, đã chọn gạo Việt Nam mà ông mô tả là "nổi tiếng vừa trắng, vừa ngon, mà năng suất lại cao nhất". Không lâu sau đó, những thuyền buôn của Mỹ đã cập cảng Việt Nam, tìm cơ hội giao thương.
Trong Thế chiến II, người Mỹ đã tới hỗ trợ cuộc kháng chiến của dân tộc Việt chống lại ách đô hộ. Khi máy bay Mỹ bị bắn rơi, người dân Việt Nam đã cứu giúp những viên phi công gặp nạn.
Và ngày tuyên bố độc lập của Việt Nam, khi người dân đổ ra khắp đường phố Hà Nội, ông Hồ Chí Minh đã trích Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ: "Mọi người sinh ra đều bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền bất khả xâm phạm, trong đó có Quyền Sống, Quyền Tự Do, và Quyền Mưu Cầu Hạnh Phúc".
Vào một thời điểm khác, việc chia sẻ với nhau những giá trị nói trên và liên kết đánh đuổi thực dân có thể đã đưa chúng ta xích lại gần nhau sớm hơn. Tuy nhiên những kình địch trong Chiến tranh lạnh và nỗi lo sợ Chủ nghĩa Cộng sản đã dẫn chúng ta đến đối diện với một cuộc chiến. Và giống như tất cả mọi cuộc giao tranh trong lịch sử nhân loại, kết quả chúng ta chỉ học được một sự thật chua chát: chiến tranh dù nhắm mục đích nào cũng chỉ mang lại khổ đau và thảm họa.
Không xa nơi đây là Đài Tưởng niệm Liệt sĩ, cũng như các bàn thờ tại những gia đình Việt Nam khắp nơi trong nước, vẫn đang tưởng niệm khoảng 3 triệu người, là thường dân và quân sĩ của cả hai bên đã thiệt mạng. Tại Bức tường Tưởng niệm Chiến tranh ở Washington, chúng tôi có thể chạm vào tên của 58.315 người Mỹ đã bỏ mình trong cuộc chiến. Trong cả hai quốc gia của chúng ta, những cựu chiến binh và gia đình những người đã nằm xuống vẫn còn quay quắt nhớ đến nhiều bè bạn và người thương đã mất.
Người Mỹ chúng tôi đã học bài học, dù khác quan điểm nhau trong cách nhìn cuộc chiến, chúng ta vẫn luôn phải vinh danh những binh sĩ tham chiến và phải chào đón họ trở về với sự tôn kính mà họ xứng đáng được hưởng. Trong tinh thần đó, người Việt và người Mỹ chúng ta hôm nay có thể cùng nhau nhìn nhận nỗi đau và sự hy sinh cả hai bên đã phải gánh chịu.
Gần đây hơn, trong hơn hai thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ vượt bậc, và ngày nay, thế giới có thể nhìn rõ những thành tựu ngoạn mục của các bạn. Với những đổi mới kinh tế và hiệp định thương mại tự do, kể cả với Mỹ, các bạn đã gia nhập kinh tế toàn cầu, bán hàng ra khắp thế giới. Đầu tư nước ngoài đang vào Việt Nam. Và với một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á, Việt Nam đã vươn lên thành một quốc gia thu nhập trung bình.
Chúng tôi có thể nhìn thấy sự phát triển của Việt Nam qua những tòa nhà chọc trời ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, những trung tâm thương mại và khu đô thị mới. Chúng tôi cũng thấy điều ấy qua những vệ tinh Việt Nam phóng vào không gian, và qua cả một thế hệ đang nối mạng internet để khởi nghiệp và thử hướng đi mới. Chúng tôi còn thấy nó thể hiện với hàng chục triệu người Việt Nam sử dụng Facebook và Instagram, không chỉ để đăng ảnh selfies [tự chụp], dù tôi có được nghe là các bạn hay chụp ảnh selfies lắm và cho tới giờ tôi phải nói là vô khối người đã đề nghị chụp ảnh selfies với tôi. Không chỉ thế, các bạn cũng lên tiếng vì những điều mình quan tâm, như việc cứu những hàng cây cổ thụ ở Hà Nội.
Tất cả những sự năng động đó đã đem lại tiến bộ thật sự trong cuộc sống của người dân. Việt Nam đã giảm nghèo một cách đáng kể, tăng thu nhập gia đình và nâng hàng triệu người nhanh chóng lên tầng lớp trung lưu. Đói nghèo, bệnh tật, tỷ lệ tử vong đối với bà mẹ và trẻ sơ sinh đều đã giảm. Số người được tiếp cận điện nước, số trẻ em trai và gái được đi học, tỉ lệ biết chữ, đều tăng lên. Đó là một tiến bộ phi thường mà các bạn đã làm được trong một thời gian rất ngắn.
Đi cùng với sự thay đổi của Việt Nam cũng là sự thay đổi trong quan hệ giữa hai quốc gia của chúng ta. Chúng ta đã nhận được bài học từ Hòa thượng Thích Nhất Hạnh khi ông dạy: "Đối thoại thực sự là khi cả hai bên đều sẵn sàng thay đổi". Khi đó, chính cuộc chiến từng chia rẽ chúng ta lại trở thành nguồn cho vết thương liền lại.
Nó cho phép chúng ta tìm và đưa những người mất tích trở về nhà, giúp gỡ bỏ những bom mìn chưa nổ vì không thể để bất cứ đứa trẻ nào phải mất chân khi đang chơi đùa bên ngoài. Chúng tôi cũng vừa tiếp tục giúp đỡ người khuyết tật, kể cả trẻ em, vừa giúp khắc phục hậu quả của chất độc da cam – dioxin – để Việt Nam có thể tái sử dụng thêm nhiều đất. Chúng ta tự hào về công việc chung ở Đà Nẵng, và chúng tôi sẽ tiếp tục giúp đỡ các bạn tại Biên Hòa.
Cũng đừng quên quá trình hòa giải giữa hai nước đã được bắt đầu bởi những cựu chiến binh, những người đã từng đối mặt trong cuộc chiến. Như Thượng nghị sĩ John McCain, từng là tù nhân chiến tranh nhiều năm, khi gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói: hai nước chúng ta không nên là kẻ thù mà nên là bạn. Hãy nghĩ tới biết bao cựu chiến binh Việt và Mỹ khác đã chung tay giúp chúng ta hàn gắn và xây dựng những quan hệ mới. Về mặt này trong những năm qua, ít ai có thể làm hơn cựu Trung úy hải quân nay là Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, cũng đang có mặt nơi đây. Thay mặt tất cả, cám ơn John vì những nỗ lực phi thường của ông.
Vì những cựu chiến binh của chúng ta đã chỉ đường, vì những người từng tham chiến đã can đảm đi tìm hòa bình, nhân dân hai nước đã đến gần nhau hơn bao giờ hết. Giao thương đã tăng. Sinh viên, học giả hai nước cùng nhau học tập. Chúng tôi đón nhận sinh viên Việt Nam đến Mỹ học nhiều nhất trong các nước Đông Nam Á. Và mỗi năm du khách Mỹ đến Việt Nam càng nhiều hơn, kể cả những người "khách ba lô" Mỹ trẻ, thăm Hà Nội 36 phố phường và những cửa hàng ở Phố cổ Hội An, thăm Kinh đô Huế.
Chúng ta, Việt và Mỹ, đều có thể đồng cảm với những lời của nhạc sĩ Văn Cao: "Từ đây người biết quê người. Từ đây người biết thương người".
Trên cương vị Tổng thống, tôi đã bắt mình nhìn vào những tiến triển đó. Với mối quan hệ đối tác toàn diện mới, Chính phủ hai nước đang hợp tác chặt chẽ hơn bao giờ hết. Và với chuyến thăm này, chúng ta đã đặt mối quan hệ Việt-Mỹ lên một nền tảng vững chắc hơn cho nhiều thập kỷ tới. Dường như gắn bó lịch sử giữa hai quốc gia, bắt đầu từ Tổng thống Thomas Jefferson 200 năm trước, đến nay đã trọn một vòng. Chúng ta đã mất nhiều tháng năm và nỗ lực, nhưng giờ đây chúng ta có thể nói điều mà trước đây là không tưởng: Việt Nam và Mỹ hôm nay là đối tác của nhau
Kinh nghiệm của chúng ta cũng là bài học cho cả thế giới. Ở một thời điểm mà biết bao xung đột có vẻ không thể giải quyết và dường như không bao giờ chấm dứt, chúng ta đã chứng minh là trái tim có thể đem tới thay đổi,và tương lai sẽ khác đi nếu ta không chấp nhận làm tù nhân cho quá khứ. Chúng ta đã cho thấy rằng hòa bình tốt đẹp hơn chiến tranh, rằng tiến bộ và phẩm giá con người được phát huy tốt nhất qua hợp tác chứ không qua xung đột. Đó là những điều Việt Nam và Mỹ có thể chỉ rõ cho thế giới.
Sự hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam dựa trên những chân lý cơ bản.
Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, không nước nào có thể áp đặt ý muốn hoặc quyết định vận mệnh thay cho các bạn. Điều này là một mối quan tâm của Mỹ. Chúng tôi quan tâm đến sự thành công của Việt Nam. Nhưng quan hệ đối tác toàn diện của chúng ta còn ở những giai đoạn đầu. Và trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ, tôi muốn chia sẻ với các bạn tầm nhìn mà tôi tin là sẽ dẫn lối cho chúng ta trong nhiều thập kỷ tới.
Trước hết, chúng ta hãy cộng tác để đem lại những cơ hội thực thụ và sự thịnh vượng cho nhân dân hai nước. Chúng ta biết những chất liệu tạo nên thành công về kinh tế trong thế kỷ 21: Trong nền kinh tế toàn cầu, đầu tư và thương mại sẽ chuyển đến nơi nào có pháp quyền, vì không ai muốn phải hối lộ để được kinh doanh. Không ai muốn bán hàng hay đi học mà không biết mình sẽ được đối xử như thế nào.
Trong nền kinh tế dựa trên tri thức, việc làm chỉ nảy sinh nơi con người được tư duy độc lập, được trao đổi ý tưởng và sáng tạo. Đối tác kinh tế thực thụ không chỉ là nước này đến khai thác tài nguyên thiên nhiên của nước kia, mà là đầu tư vào nguồn tài nguyên lớn nhất của chúng ta, đó là con người với những kỹ năng và tài năng của họ, dù sống ở thành thị hay làng quê.
Đó chính là hình thức đối tác Hoa Kỳ đề nghị.
Như tôi đã công bố hôm qua, lần đầu tiên Đoàn Hoà Bình (Peace Corps) sẽ đến Việt Nam, tập trung vào công tác giảng dạy tiếng Anh. Sau thế hệ thanh niên Mỹ đến đây tham chiến, sẽ có một thế hệ mới đến để dạy học, xây dựng và thắt chặt mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Một số công ty công nghệ và học viện hàng đầu của Mỹ đang hợp tác với các trường đại học Việt Nam để tăng cường đào tạo khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học và y tế. Vì dù vẫn tiếp tục mở rộng cửa đón sinh viên Việt Nam đến Mỹ học, chúng tôi tin rằng những người trẻ xứng đáng có cơ hội được đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế ngay tại đây, tại Việt Nam.
Và đó là một trong những lý do tại sao chúng tôi rất hứng thú khi mùa thu này Đại học Fulbright sẽ khai trương ở thành phố Hồ Chí Minh. Đây là trường đại học độc lập phi lợi nhuận đầu tiên tại Việt Nam, với nền học thuật hoàn toàn tự do, và có học bổng cho những sinh viên trong hoàn cảnh khó khăn. Sinh viên, học giả, và các nhà nghiên cứu sẽ tập trung vào chính sách cộng đồng, quản trị, kinh doanh, vào kỹ thuật, tin học, vào các ngành học khai phóng – văn học nghệ thuật... Tất cả, từ thơ Nguyễn Du, đến triết lý Phan Châu Trinh đến toán học Ngô Bảo Châu.
Chúng tôi cũng sẽ duy trì hợp tác với lớp người trẻ và doanh nhân, vì chúng tôi tin rằng khi có thể tiếp cận công nghệ, kỹ năng và nguồn vốn cần thiết thì không còn gì ngăn trở được các bạn, cả các bạn gái, những phụ nữ tài giỏi của Việt Nam. Chúng tôi nghĩ bình đẳng giới là một nguyên tắc quan trọng. Từ thời Hai Bà Trưng tới nay, những người phụ nữ mạnh mẽ và tự tin đã vẫn góp phần đưa Việt Nam đi tới. Đây là một điều hiển nhiên, khắp thế giới đi đâu tôi cũng nói điều này, rằng gia đình, cộng đồng và đất nước sẽ thịnh vượng hơn nếu phụ nữ và các em gái có cơ hội bình đẳng để thành công trong trường học, sở làm và trong cơ quan chính quyền. Đúng ở mọi nơi, và cũng đúng ở Việt Nam.
Chúng tôi cũng sẽ nỗ lực phát huy tiềm năng của nền kinh tế Việt Nam qua Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). TPP sẽ giúp Việt Nam bán ra thế giới nhiều sản phẩm hơn, đồng thời thu hút những nguồn đầu tư mới. Nhưng TPP sẽ đòi hỏi cải cách để bảo vệ người lao động, pháp quyền và sở hữu trí tuệ. Hoa Kỳ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam thực hiện hiệu quả những cam kết.
Tôi muốn các bạn biết rằng, là Tổng thống Mỹ, tôi ủng hộ mạnh mẽ TPP cũng vì các bạn có thể sẽ mua thêm nhiều hàng hóa "Made in America" của chúng tôi.
Hơn nữa tôi ủng hộ TPP vì những lợi ích chiến lược quan trọng. Việt Nam sẽ bớt phải phụ thuộc một đối tác kinh tế duy nhất, có thể mở rộng quan hệ với nhiều đối tác, trong đó có Mỹ. TPP sẽ tăng cường hợp tác khu vực, giúp đối phó với sự bất bình đẳng về kinh tế, và thúc đẩy nhân quyền bằng những cải thiện lương bổng cũng như điều kiện làm việc an toàn hơn. Lần đầu tiên tại Việt Nam, có quyền thành lập công đoàn độc lập, có các quy định cấm lao động cưỡng bức và lao động trẻ em. Cũng có những phương thức bảo vệ môi trường và những tiêu chuẩn phòng chống tham nhũng cao hơn bất cứ hiệp định thương mại nào trong lịch sử. Đó là tương lai mà TPP đem lại cho tất cả chúng ta, vì tất cả chúng ta – Hoa Kỳ, Việt Nam và các đối tác khác – sẽ bị ràng buộc bởi những nguyên tắc mà chính chúng ta đã cùng tạo dựng. Tương lai đang chờ đợi chúng ta. Chúng ta cần hoàn thành nó để bảo đảm thịnh vượng kinh tế và an ninh quốc gia.
Điều này đưa đến lĩnh vực thứ hai mà chúng ta có để hợp tác, đó là bảo đảm an ninh cho đôi bên. Trong chuyến thăm này, chúng ta đồng ý đẩy mạnh thêm hợp tác an ninh và củng cố lòng tin giữa hai quân đội. Chúng tôi sẽ tiếp tục huấn luyện và cung cấp thiết bị cho lực lượng tuần duyên để giúp nâng cao năng lực hàng hải Việt Nam. Chúng ta sẽ hợp tác cứu trợ nhân đạo khi có thiên tai. Với công bố tôi đưa ra hôm qua về việc dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí, Việt Nam có cơ hội tiếp cận những thiết bị quân sự cần thiết để bảo đảm an ninh quốc gia. Và nước Mỹ đang thể hiện cam kết bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Việt Nam.
Trong phạm vi rộng hơn, thế kỷ 20 đã dạy cho tất cả các quốc gia, trong đó có Mỹ và Việt Nam, rằng trật tự thế giới mà nền an ninh hỗ tương của chúng ta phụ thuộc, có nền tảng ở một số chuẩn mực và quy tắc nhất định. Mọi quốc gia đều có chủ quyền, dù nhỏ hay lớn, chủ quyền của một quốc gia phải được tôn trọng, và lãnh thổ không thể bị xâm phạm. Nước lớn không được bắt nạt nước nhỏ, tranh chấp phải được giải quyết trong hòa bình.
Các cơ chế khu vực như ASEAN, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (East Asian Summit) cần tiếp tục tăng cường. Đó là điều mà tôi tin tưởng. Mà nước Mỹ tin tưởng. Đó là quan hệ đối tác Mỹ đem lại cho khu vực này. Với lòng mong muốn phát huy tinh thần tôn trọng và hòa giải, tôi sẽ là Tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Lào vào cuối năm nay.
Tại Biển Đông, Mỹ không can dự vào những tranh chấp, nhưng chúng tôi sát cánh với các đối tác giữ vững những nguyên tắc cốt lõi như tự do hàng hải, tự do hàng không, giao thương hợp pháp không thể bị ngăn cản, giải quyết tranh chấp phải bằng biện pháp hòa bình và theo luật pháp quốc tế. Xúc tiến thêm mối quan hệ đối tác, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục vận hành máy bay, tàu thủy đến hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, và ủng hộ quyền của tất cả các nước được làm như vậy.
Ngay cả khi chúng ta hợp tác chặt chẽ hơn trong những lĩnh vực tôi vừa miêu tả, quan hệ đối tác của chúng ta còn có thành tố thứ ba – liên quan tới những bất đồng còn tồn tại giữa hai Chính phủ, trong đó có vấn đề nhân quyền.
Tôi không ám chỉ riêng Việt Nam. Không quốc gia nào hoàn hảo cả. Qua hai thế kỷ, nước Mỹ cũng vẫn phải nỗ lực hầu mong đạt được những lý tưởng chính chúng tôi đã đề ra khi lập quốc. Chúng tôi vẫn đang đối phó với những hạn chế của mình như, tiền bạc chi phối chính trị, gia tăng bất bình đẳng kinh tế, phân biệt chủng tộc trong hệ thống tư pháp, phụ nữ vẫn chưa được hưởng mức lương cao như nam giới.
Chúng tôi vẫn còn nhiều vấn đề, và tôi cam đoan, chúng tôi không miễn nhiễm với chỉ trích. Tôi vẫn nghe chỉ trích mỗi ngày. Nhưng sự giám sát đó, tranh luận cởi mở, đối mặt với khiếm khuyết của mình, cho người dân có tiếng nói, giúp chúng tôi vững mạnh hơn, thịnh vượng hơn, và công bằng hơn.
Như tôi đã nói, Mỹ sẽ không tìm cách áp đặt mô hình Chính phủ của mình lên Việt Nam. Những quyền mà tôi nhắc tới [tôi tin rằng] không chỉ của Mỹ, mà là những giá trị phổ quát, được nêu trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền. Những giá trị này cũng được viết trong Hiến pháp của nước Việt Nam: Người dân có quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin, quyền hội họp, quyền lập hội, và quyền biểu tình. Tất cả những điều này đều nằm trong Hiến pháp của Việt Nam.
Thật vậy, đây là vấn đề liên quan đến tất cả chúng ta, mỗi quốc gia, phải luôn cố gắng áp dụng những nguyên tắc đó, đảm bảo rằng chúng ta, những người giữ chức vụ trong chính quyền, đang trung thành với những lý tưởng đó.
Trong những năm gần đây, Việt nam đã đạt được một số tiến bộ. Việt Nam đã cam kết sửa đổi luật pháp cho phù hợp với Hiến pháp mới của mình và với các tiêu chuẩn quốc tế. Theo những luật mới ban hành, Chính phủ sẽ công khai hóa ngân sách nhiều hơn và người dân có quyền tiếp cận thông tin nhiều hơn. Như tôi cũng đã nhắc tới, Việt Nam đã cam kết cải cách kinh tế và lao động theo TPP. Như vậy, tất cả đều là những bước tiến tích cực.
Cuối cùng thì tương lai của Việt Nam sẽ được quyết định bởi người Việt Nam. Mỗi quốc gia sẽ vạch ra đường đi của riêng mình, vì hai quốc gia chúng ta có những truyền thống khác biệt, hệ thống chính trị cũng như văn hóa khác biệt. Nhưng là một người bạn của Việt Nam, xin cho phép tôi chia sẻ quan điểm của mình: tại sao tôi tin rằng các quốc gia sẽ thành công hơn khi những giá trị phổ quát được duy trì.
Khi có tự do biểu đạt và tự do ngôn luận, và khi người dân có thể chia sẻ ý tưởng cũng như tiếp cận Internet và mạng xã hội mà không bị ngăn cấm, điều đó sẽ thúc đẩy đổi mới, nhiên liệu cần thiết để nền kinh tế phát triển mạnh. Đó là môi trường đưa tới sáng tạo. Facebook đã hình thành như vậy. Một số các công ty lớn của chúng tôi đã bắt đầu như vậy – Vì một người nào đó có một sáng kiến mới, khác lạ. Và người đó được quyền chia sẻ nó.
Khi có tự do báo chí, khi các nhà báo và blogger có thể rọi sáng những bất công, lạm dụng, thì quan chức sẽ phải chịu trách nhiệm và xã hội sẽ thêm niềm tin vào hệ thống chính trị đang vận hành tốt.
Khi ứng cử viên được tự do tranh cử và vận động, cử tri được chọn lãnh đạo qua bầu cử tự do và bình đẳng, quốc gia sẽ ổn định hơn khi người dân biết tiếng nói của mình có tác dụng, và một sự thay đổi ôn hòa là có thể. Như thế, sẽ có thêm người gia nhập vào hệ thống.
Khi có tự do tôn giáo, không những con người có dịp hoàn toàn biểu lộ tình thương và lòng từ bi là cốt lõi của mọi tôn giáo lớn, mà những cộng đồng tôn giáo còn có thể cống hiến nhiều hơn cho xã hội qua những hoạt động giáo dục và y tế, chăm lo những người nghèo và những người bị thua thiệt trong xã hội.
Khi có tự do lập hội, khi người dân được tự do thành lập các tổ chức xã hội dân sự, thì quốc gia có thể đối đầu với nhiều vấn đề mà đôi khi Chính phủ không thể giải quyết một mình.
Do đó theo quan điểm của tôi, thượng tôn các quyền này không đe dọa mà thật ra củng cố sự ổn định, làm nền tảng cho tiến bộ.
Cuối cùng, chẳng phải các dân tộc, trong đó có Việt Nam, khi đánh đổ chủ nghĩa thực dân, đều là để đòi các quyền đó sao? Tôi tin rằng nâng cao các quyền đó chính là thể hiện hoàn hảo nhất sự độc lập mà biết bao người trân trọng, kể cả ở đây, một đất nước với tuyên ngôn là "của dân, do dân, vì dân".
Việt Nam sẽ làm khác Mỹ. Và mỗi chúng ta sẽ làm khác các quốc gia trên thế giới. Nhưng đây là những nguyên tắc cơ bản mà tôi nghĩ chúng ta nên cố gắng áp dụng và cải thiện.
Vì sắp kết thúc nhiệm kỳ, tôi có lợi thế đã từng suy nghiệm suốt 8 năm về cách hệ thống của chúng tôi đã vận hành và tương tác với các quốc gia trên thế giới ra sao, những quốc gia cũng đang không ngừng cố gắng cải thiện hệ thống của họ.
Sau hết, tôi nghĩ quan hệ đối tác sẽ giúp chúng ta đối phó với những thách thức toàn cầu mà không nước nào có thể giải quyết một mình. Nếu chúng ta muốn bảo đảm sức khỏe của người dân và vẻ đẹp của hành tinh này, thì tăng trưởng phải mang sắc thái ổn định và bền vững. Những kỳ quan thiên nhiên như vịnh Hạ Long và hang Sơn Đoòng phải được bảo tồn cho các thế hệ con cháu chúng ta.
Mực nước biển dâng cao đang đe dọa những bờ biển, thủy lộ, nguồn sống của biết bao người dân Việt. Vì vậy, là đối tác trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, chúng ta cần phải tuân thủ những cam kết vừa ký ở Paris. Chúng ta phải giúp đỡ nông dân, ngư dân và những làng mạc sống dựa vào nghề chài lưới để họ có thể thích ứng với tình hình, và phải mang thêm năng lượng sạch đến những nơi như đồng bằng sông Cửu Long – vựa lúa của thế giới mà chúng ta cần để nuôi sống những thế hệ tương lai.
Thật là một điều đáng chú ý là hai quốc gia chúng ta đã từng đối địch với nhau, nay lại sát cánh bên nhau giúp các quốc gia khác tiến đến hoà bình. Như vậy quan hệ đối tác của chúng ta không những song phương mà còn cho phép chúng ta định hình môi trường quốc tế theo những cách tích cực.
Để tầm nhìn như tôi đã trình bày hôm nay hoàn toàn trở thành hiện thực, mọi chuyện sẽ không xảy ra trong một sớm một chiều, và cũng không phải chuyện nào cũng là tất yếu. Có thể có những vấp váp, thụt lùi trên các chặng đường. Sẽ có những lúc hiểu lầm nhau. Cần phải không ngừng cố gắng và đối thoại thực sự mà cả hai bên đều chấp nhận sẵn sàng thay đổi. Nhưng nhìn lại lịch sử và tất cả những rào cản mà chúng ta đã vượt qua, tôi đứng đây trước các bạn ngày hôm nay, với một sự lạc quan rất lớn về tương lai chung của chúng ta.
Niềm tin của tôi, như thường lệ, có nguồn gốc từ tình bạn và khát vọng chung của hai dân tộc.
Tôi nghĩ tới những người Mỹ và Việt đã vượt trùng dương, có những người được đoàn tụ với gia đình lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, và họ đang dang tay, mở rộng trái tim và nhìn thấy cả nhân loại trong nhau, nối vòng tay lớn, như Trịnh Công Sơn đã viết trong bài hát của mình.
Tôi nghĩ tới những người Mỹ gốc Việt đã thành công trong mọi lĩnh vực, những bác sĩ, nhà báo, thẩm phán, công chức ... Một người trong số họ, sinh ra ở đây, đã viết cho tôi một lá thư nói rằng "nhờ ơn Chúa, tôi đã được sống giấc mơ Mỹ. Tôi rất tự hào là một người Mỹ nhưng tôi cũng rất tự hào là một người Việt Nam". Hôm nay ông ta đang ở đây, trở lại mảnh đất nơi mình sinh ra, vì ông ta nói "khát vọng của tôi là nâng cao đời sống của từng người dân Việt".
Tôi nghĩ tới một thế hệ người Việt mới – các bạn, những người trẻ đang ngồi đây – những người đang sẵn sàng để lại dấu ấn của mình trên thế giới. Và tôi muốn nói với tất cả những bạn trẻ đang lắng nghe: Với tài năng, trí thông minh, và những ước mơ của các bạn, Việt Nam đã có sẵn trong tay tất cả những gì cần thiết để phát triển và thịnh vượng.
Vận mệnh nằm trong tay các bạn. Đây là thời điểm của các bạn.
Và trong khi các bạn theo đuổi tương lai mà các bạn muốn, tôi muốn các bạn biết rằng nước Mỹ sẽ ở ngay bên cạnh các bạn, như một đối tác, và một người bạn.
Nhiều năm sau này, khi càng có nhiều người Việt và người Mỹ cùng nhau học tập, sáng tạo và kinh doanh chung, cùng nhau bảo vệ an ninh, phát huy quyền con người và chung sức bảo vệ hành tinh của chúng ta, tôi mong các bạn nhớ về khoảnh khắc này khi tôi chia sẻ tầm nhìn của tôi với các bạn.
Hay là nói một cách khác, với những câu Kiều mà các bạn quá thân thuộc:
Rằng trăm năm cũng từ đây
Của tin gọi một chút này làm ghi.
Cam on cac ban. Thank you very much. Thank you, Vietnam. Thank you.
Bài bằng tiếng Mỹ do Nhà Trắng công bố
https://www.whitehouse.gov/the-press-office/2016/05/24/remarks-president-obama-address-people-vietnam
Remarks by President Obama in Address to the People of Vietnam
National Convention Center
Hanoi, Vietnam
12:11 P.M. ICT
PRESIDENT OBAMA: Xin chào! (Applause.) Xin chào Vietnam! (Applause.) Thank you. Thank you so much. To the government and the people of Vietnam, thank you for this very warm welcome and the hospitality that you have shown to me on this visit. And thank all of you for being here today. (Applause.) We have Vietnamese from across this great country, including so many young people who represent the dynamism, and the talent and the hope of Vietnam.
On this visit, my heart has been touched by the kindness for which the Vietnamese people are known. In the many people who have been lining the streets, smiling and waving, I feel the friendship between our peoples. Last night, I visited the Old Quarter here in Hanoi and enjoyed some outstanding Vietnamese food. I tried some Bún Chả. (Applause.) Drank some bia Ha Noi. But I have to say, the busy streets of this city, I’ve never seen so many motorbikes in my life. (Laughter.) So I haven’t had to try to cross the street so far, but maybe when I come back and visit you can tell me how.
I am not the first American President to come to Vietnam in recent times. But I am the first, like so many of you, who came of age after the war between our countries. When the last U.S. forces left Vietnam, I was just 13 years old. So my first exposure to Vietnam and the Vietnamese people came when I was growing up in Hawaii, with its proud Vietnamese American community there.
At the same time, many people in this country are much younger than me. Like my two daughters, many of you have lived your whole lives knowing only one thing -- and that is peace and normalized relations between Vietnam and the United States. So I come here mindful of the past, mindful of our difficult history, but focused on the future -- the prosperity, security and human dignity that we can advance together.
I also come here with a deep respect for Vietnam’s ancient heritage. For millennia, farmers have tended these lands -- a history revealed in the Dong Son drums. At this bend in the river, Hanoi has endured for more than a thousand years. The world came to treasure Vietnamese silks and paintings, and a great Temple of Literature stands as a testament to your pursuit of knowledge. And yet, over the centuries, your fate was too often dictated by others. Your beloved land was not always your own. But like bamboo, the unbroken spirit of the Vietnamese people was captured by Ly Thuong Kiet -- “the Southern emperor rules the Southern land. Our destiny is writ in Heaven’s Book.”
Today, we also remember the longer history between Vietnamese and Americans that is too often overlooked. More than 200 years ago, when our Founding Father, Thomas Jefferson, sought rice for his farm, he looked to the rice of Vietnam, which he said had “the reputation of being whitest to the eye, best flavored to the taste, and most productive.” Soon after, American trade ships arrived in your ports seeking commerce.
During the Second World War, Americans came here to support your struggle against occupation. When American pilots were shot down, the Vietnamese people helped rescue them. And on the day that Vietnam declared its independence, crowds took to the streets of this city, and Ho Chi Minh evoked the American Declaration of Independence. He said, “All people are created equal. The Creator has endowed them with inviolable rights. Among these rights are the right to life, the right to liberty, and the right to the pursuit of happiness.”
In another time, the profession of these shared ideals and our common story of throwing off colonialism might have brought us closer together sooner. But instead, Cold War rivalries and fears of communism pulled us into conflict. Like other conflicts throughout human history, we learned once more a bitter truth -- that war, no matter what our intentions may be, brings suffering and tragedy.
At your war memorial not far from here, and with family altars across this country, you remember some 3 million Vietnamese, soldiers and civilians, on both sides, who lost their lives. At our memorial wall in Washington, we can touch the names of 58,315 Americans who gave their lives in the conflict. In both our countries, our veterans and families of the fallen still ache for the friends and loved ones that they lost. Just as we learned in America that, even if we disagree about a war, we must always honor those who serve and welcome them home with the respect they deserve, we can join together today, Vietnamese and Americans, and acknowledge the pain and the sacrifices on both sides.
More recently, over the past two decades, Vietnam has achieved enormous progress, and today the world can see the strides that you have made. With economic reforms and trade agreements, including with the United States, you have entered the global economy, selling your goods around the world. More foreign investment is coming in. And with one of the fastest-growing economies in Asia, Vietnam has moved up to become a middle-income nation.
We see Vietnam’s progress in the skyscrapers and high-rises of Hanoi and Ho Chi Minh City, and new shopping malls and urban centers. We see it in the satellites Vietnam puts into space and a new generation that is online, launching startups and running new ventures. We see it in the tens of millions of Vietnamese connected on Facebook and Instagram. And you’re not just posting selfies -- although I hear you do that a lot -- (laughter) -- and so far, there have been a number of people who have already asked me for selfies. You’re also raising your voices for causes that you care about, like saving the old trees of Hanoi.
So all this dynamism has delivered real progress in people’s lives. Here in Vietnam, you’ve dramatically reduced extreme poverty, you've boosted family incomes and lifted millions into a fast-growing middle class. Hunger, disease, child and maternal mortality are all down. The number of people with clean drinking water and electricity, the number of boys and girls in school, and your literacy rate -- these are all up. This is extraordinary progress. This is what you have been able to achieve in a very short time.
And as Vietnam has transformed, so has the relationship between our two nations. We learned a lesson taught by the venerable Thich Nhat Hanh, who said, “In true dialogue, both sides are willing to change.” In this way, the very war that had divided us became a source for healing. It allowed us to account for the missing and finally bring them home. It allowed us to help remove landmines and unexploded bombs, because no child should ever lose a leg just playing outside. Even as we continue to assist Vietnamese with disabilities, including children, we are also continuing to help remove Agent Orange -- dioxin -- so that Vietnam can reclaim more of your land. We're proud of our work together in Danang, and we look forward to supporting your efforts in Bien Hoa.
Let’s also not forget that the reconciliation between our countries was led by our veterans who once faced each other in battle. Think of Senator John McCain, who was held for years here as a prisoner of war, meeting General Giap, who said our countries should not be enemies but friends. Think of all the veterans, Vietnamese and American, who have helped us heal and build new ties. Few have done more in this regard over the years than former Navy lieutenant, and now Secretary of State of the United States, John Kerry, who is here today. And on behalf of all of us, John, we thank you for your extraordinary effort. (Applause.)
Because our veterans showed us the way, because warriors had the courage to pursue peace, our peoples are now closer than ever before. Our trade has surged. Our students and scholars learn together. We welcome more Vietnamese students to America than from any other country in Southeast Asia. And every year, you welcome more and more American tourists, including young Americans with their backpacks, to Hanoi’s 36 Streets and the shops of Hoi An, and the imperial city of Hue. As Vietnamese and Americans, we can all relate to those words written by Van Cao -- “From now, we know each other’s homeland; from now, we learn to feel for each other.”
As President, I’ve built on this progress. With our new Comprehensive Partnership, our governments are working more closely together than ever before. And with this visit, we’ve put our relationship on a firmer footing for decades to come. In a sense, the long story between our two nations that began with Thomas Jefferson more than two centuries ago has now come full circle. It has taken many years and required great effort. But now we can say something that was once unimaginable: Today, Vietnam and the United States are partners.
And I believe our experience holds lessons for the world. At a time when many conflicts seem intractable, seem as if they will never end, we have shown that hearts can change and that a different future is possible when we refuse to be prisoners of the past. We've shown how peace can be better than war. We've shown that progress and human dignity is best advanced by cooperation and not conflict. That’s what Vietnam and America can show the world.
Now, America’s new partnership with Vietnam is rooted in some basic truths. Vietnam is an independent, sovereign nation, and no other nation can impose its will on you or decide your destiny. (Applause.) Now, the United States has an interest here. We have an interest in Vietnam’s success. But our Comprehensive Partnership is still in its early stages. And with the time I have left, I want to share with you the vision that I believe can guide us in the decades ahead.
First, let’s work together to create real opportunity and prosperity for all of our people. We know the ingredients for economic success in the 21st century. In our global economy, investment and trade flows to wherever there is rule of law, because no one wants to pay a bribe to start a business. Nobody wants to sell their goods or go to school if they don’t know how they're going to be treated. In knowledge-based economies, jobs go to where people have the freedom to think for themselves and exchange ideas and to innovate. And real economic partnerships are not just about one country extracting resources from another. They’re about investing in our greatest resource, which is our people and their skills and their talents, whether you live in a big city or a rural village. And that’s the kind of partnership that America offers.
As I announced yesterday, the Peace Corps will come to Vietnam for the first time, with a focus on teaching English. A generation after young Americans came here to fight, a new generation of Americans are going to come here to teach and build and deepen the friendship between us. (Applause.) Some of America’s leading technology companies and academic institutions are joining Vietnamese universities to strengthen training in science, technology, engineering, mathematics, and medicine. Because even as we keep welcoming more Vietnamese students to America, we also believe that young people deserve a world-class education right here in Vietnam.
It's one of the reasons why we're very excited that this fall, the new Fulbright University Vietnam will open in Ho Chi Minh City -- this nation’s first independent, non-profit university -- where there will be full academic freedom and scholarships for those in need. (Applause.) Students, scholars, researchers will focus on public policy and management and business; on engineering and computer science; and liberal arts -- everything from the poetry of Nguyen Du, to the philosophy of Phan Chu Trinh, to the mathematics of Ngo Bao Chau.
And we're going to keep partnering with young people and entrepreneurs, because we believe that if you can just access the skills and technology and capital you need, then nothing can stand in your way -- and that includes, by the way, the talented women of Vietnam. (Applause.) We think gender equality is an important principle. From the Trung Sisters to today, strong, confident women have always helped move Vietnam forward. The evidence is clear -- I say this wherever I go around the world -- families, communities and countries are more prosperous when girls and women have an equal opportunity to succeed in school and at work and in government. That's true everywhere, and it's true here in Vietnam. (Applause.)
We’ll keep working to unleash the full potential of your economy with the Trans-Pacific Partnership. Here in Vietnam, TPP will let you sell more of your products to the world and it will attract new investment. TPP will require reforms to protect workers and rule of law and intellectual property. And the United States is ready to assist Vietnam as it works to fully implement its commitments. I want you to know that, as President of the United States, I strongly support TPP because you'll also be able to buy more of our goods, “Made in America.”
Moreover, I support TPP because of its important strategic benefits. Vietnam will be less dependent on any one trading partner and enjoy broader ties with more partners, including the United States. (Applause.) And TPP will reinforce regional cooperation. It will help address economic inequality and will advance human rights, with higher wages and safer working conditions. For the first time here in Vietnam, the right to form independent labor unions and prohibitions against forced labor and child labor. And it has the strongest environmental protections and the strongest anti-corruption standards of any trade agreement in history. That’s the future TPP offers for all of us, because all of us -- the United States, Vietnam, and the other signatories -- will have to abide by these rules that we have shaped together. That's the future that is available to all of us. So we now have to get it done -- for the sake of our economic prosperity and our national security.
This brings me to the second area where we can work together, and that is ensuring our mutual security. With this visit, we have agreed to elevate our security cooperation and build more trust between our men and women in uniform. We’ll continue to offer training and equipment to your Coast Guard to enhance Vietnam’s maritime capabilities. We will partner to deliver humanitarian aid in times of disaster. With the announcement I made yesterday to fully lift the ban on defense sales, Vietnam will have greater access to the military equipment you need to ensure your security. And the United States is demonstrating our commitment to fully normalize our relationship with Vietnam. (Applause.)
More broadly, the 20th century has taught all of us -- including the United States and Vietnam -- that the international order upon which our mutual security depends is rooted in certain rules and norms. Nations are sovereign, and no matter how large or small a nation may be, its sovereignty should be respected, and it territory should not be violated. Big nations should not bully smaller ones. Disputes should be resolved peacefully. (Applause.) And regional institutions, like ASEAN and the East Asia Summit, should continue to be strengthened. That’s what I believe. That's what the United States believes. That’s the kind of partnership America offers this region. I look forward to advancing this spirit of respect and reconciliation later this year when I become the first U.S. President to visit Laos.
In the South China Sea, the United States is not a claimant in current disputes. But we will stand with partners in upholding core principles, like freedom of navigation and overflight, and lawful commerce that is not impeded, and the peaceful resolution of disputes, through legal means, in accordance with international law. As we go forward, the United States will continue to fly, sail and operate wherever international law allows, and we will support the right of all countries to do the same. (Applause.)
Even as we cooperate more closely in the areas I’ve described, our partnership includes a third element -- addressing areas where our governments disagree, including on human rights. I say this not to single out Vietnam. No nation is perfect. Two centuries on, the United States is still striving to live up to our founding ideals. We still deal with our shortcomings -- too much money in our politics, and rising economic inequality, racial bias in our criminal justice system, women still not being paid as much as men doing the same job. We still have problems. And we're not immune from criticism, I promise you. I hear it every day. But that scrutiny, that open debate, confronting our imperfections, and allowing everybody to have their say has helped us grow stronger and more prosperous and more just.
I’ve said this before -- the United States does not seek to impose our form of government on Vietnam. The rights I speak of I believe are not American values; I think they're universal values written into the Universal Declaration of Human Rights. They're written into the Vietnamese constitution, which states that “citizens have the right to freedom of speech and freedom of the press, and have the right of access to information, the right to assembly, the right to association, and the right to demonstrate.” That’s in the Vietnamese constitution. (Applause.) So really, this is an issue about all of us, each country, trying to consistently apply these principles, making sure that we -- those of us in government -- are being true to these ideals.
In recent years, Vietnam has made some progress. Vietnam has committed to bringing its laws in line with its new constitution and with international norms. Under recently passed laws, the government will disclose more of its budget and the public will have the right to access more information. And, as I said, Vietnam has committed to economic and labor reforms under the TPP. So these are all positive steps. And ultimately, the future of Vietnam will be decided by the people of Vietnam. Every country will chart its own path, and our two nations have different traditions and different political systems and different cultures. But as a friend of Vietnam, allow me to share my view -- why I believe nations are more successful when universal rights are upheld.
When there is freedom of expression and freedom of speech, and when people can share ideas and access the Internet and social media without restriction, that fuels the innovation economies need to thrive. That's where new ideas happen. That's how a Facebook starts. That's how some of our greatest companies began -- because somebody had a new idea. It was different. And they were able to share it. When there’s freedom of the press -- when journalists and bloggers are able to shine a light on injustice or abuse -- that holds officials accountable and builds public confidence that the system works. When candidates can run for office and campaign freely, and voters can choose their own leaders in free and fair elections, it makes the countries more stable, because citizens know that their voices count and that peaceful change is possible. And it brings new people into the system.
When there is freedom of religion, it not only allows people to fully express the love and compassion that are at the heart of all great religions, but it allows faith groups to serve their communities through schools and hospitals, and care for the poor and the vulnerable. And when there is freedom of assembly -- when citizens are free to organize in civil society -- then countries can better address challenges that government sometimes cannot solve by itself. So it is my view that upholding these rights is not a threat to stability, but actually reinforces stability and is the foundation of progress.
After all, it was a yearning for these rights that inspired people around the world, including Vietnam, to throw off colonialism. And I believe that upholding these rights is the fullest expression of the independence that so many cherish, including here, in a nation that proclaims itself to be “of the People, by the People and for the People.”
Vietnam will do it differently than the United States does. And each of us will do it differently from many other countries around the world. But there are these basic principles that I think we all have to try to work on and improve. And I said this as somebody who's about to leave office, so I have the benefit of almost eight years now of reflecting on how our system has worked and interacting with countries around the world who are constantly trying to improve their systems, as well.
Finally, our partnership I think can meet global challenges that no nation can solve by itself. If we’re going to ensure the health of our people and the beauty of our planet, then development has to be sustainable. Natural wonders like Ha Long Bay and Son Doong Cave have to be preserved for our children and our grandchildren. Rising seas threaten the coasts and waterways on which so many Vietnamese depend. And so as partners in the fight against climate change, we need to fulfill the commitments we made in Paris, we need to help farmers and villages and people who depend on fishing to adapt and to bring more clean energy to places like the Mekong Delta -- a rice bowl of the world that we need to feed future generations.
And we can save lives beyond our borders. By helping other countries strengthen, for example, their health systems, we can prevent outbreaks of disease from becoming epidemics that threaten all of us. And as Vietnam deepens its commitment to U.N. peacekeeping, the United States is proud to help train your peacekeepers. And what a truly remarkable thing that is -- our two nations that once fought each other now standing together and helping others achieve peace, as well. So in addition to our bilateral relationship, our partnership also allows us to help shape the international environment in ways that are positive.
Now, fully realizing the vision that I’ve described today is not going to happen overnight, and it is not inevitable. There may be stumbles and setbacks along the way. There are going to be times where there are misunderstandings. It will take sustained effort and true dialogue where both sides continue to change. But considering all the history and hurdles that we've already overcome, I stand before you today very optimistic about our future together. (Applause.) And my confidence is rooted, as always, in the friendship and shared aspirations of our peoples.
I think of all the Americans and Vietnamese who have crossed a wide ocean -- some reuniting with families for the first time in decades -- and who, like Trinh Cong Son said in his song, have joined hands, and opening their hearts and seeing our common humanity in each other. (Applause.)
I think of all the Vietnamese Americans who have succeeded in every walk of life -- doctors, journalists, judges, public servants. One of them, who was born here, wrote me a letter and said, by “God’s grace, I have been able to live the American Dream…I'm very proud to be an American but also very proud to be Vietnamese.” (Applause.) And today he’s here, back in the country of his birth, because, he said, his “personal passion” is “improving the life of every Vietnamese person.”
I think of a new generation of Vietnamese -- so many of you, so many of the young people who are here -- who are ready to make your mark on the world. And I want to say to all the young people listening: Your talent, your drive, your dreams -- in those things, Vietnam has everything it needs to thrive. Your destiny is in your hands. This is your moment. And as you pursue the future that you want, I want you to know that the United States of America will be right there with you as your partner and as your friend. (Applause.)
And many years from now, when even more Vietnamese and Americans are studying with each other; innovating and doing business with each other; standing up for our security, and promoting human rights and protecting our planet with each other -- I hope you think back to this moment and draw hope from the vision that I’ve offered today. Or, if I can say it another way -- in words that you know well from the Tale of Kieu -- “Please take from me this token of trust, so we can embark upon our 100-year journey together.” (Applause.)
Cam on cac ban. Thank you very much. Thank you, Vietnam. Thank you. (Applause.)
> T.Q. dịch
> __._,_.___
Posted by sontrung at 10:12 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 418
MỸ VÀ VIỆT NAM
Sunday, May 29, 2016
MỸ VÀ VIỆT NAM
Người Đà Nẵng lạc quan về quan hệ Mỹ-Việt sau chuyến thăm của TT Obama:
Tổng thống Obama phát biểu trong buổi nói chuyện với các thành viên của Sáng kiến Lãnh đạo Trẻ Đông Nam Á (YSEALI) tại TPHCM, ngày 25/5/2016.
Tổng thống Obama phát biểu trong buổi nói chuyện với các thành viên của Sáng kiến Lãnh đạo Trẻ Đông Nam Á (YSEALI) tại TPHCM, ngày 25/5/2016.
Một cuộc tranh luận trên truyền hình Việt Nam về 'động cơ' chia sẻ tin cá chết trên Facebook đang 'gây sốt' dư luận và bị nhiều người coi là một cuộc 'đấu tố' công khai
An Tôn
31.05.2016
ĐÀ NẴNG— Tổng thống Mỹ Barack Obama mới đây đã có chuyến thăm lịch sử đến Việt Nam. Mặc dù ông không ghé thăm Đà Nẵng, nhưng nhiều người ở thành phố này vẫn theo dõi chặt chẽ chuyến thăm của ông Obama và tỏ ra lạc quan về những kết quả của chuyến thăm. An Tôn tường trình từ thành phố ven biển được xem là một trung tâm kinh tế, du lịch ở miền trung Việt Nam.
Nằm gần như ở giữa quãng đường nối thủ đô Hà Nội ở miền bắc và trung tâm kinh tế hàng đầu của Việt Nam là thành phố Hồ Chí Minh ở miền nam, Đà Nẵng nổi tiếng về các bãi biển đẹp, đường sá được quy hoạch đẹp đẽ và bộ máy công chức được cho là nghiêm túc, gần dân hơn so với các tỉnh thành khác.
Tuy nhiên, với dân số hơn 1 triệu người và không có nhiều trao đổi thương mại, giáo dục với Mỹ, những người sắp xếp chương trình cho Tổng thống Mỹ hẳn là đã khó tìm ra lý do để ông ghé thăm thành phố trong khoảng thời gian quý báu của ông.
Dù không được trực tiếp đón ông, song đối với người dân Đà Nẵng, những thỏa thuận đạt được giữa Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Việt Nam mới là điều quan trọng.
Việc Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh cấp giấp phép cho Đại học Fulbright, hai nước nỗ lực thông qua hiệp định Xuyên Thái Bình Dương TPP, cũng như hai nước nhất trí về dự định thực hiện Sáng kiến Hợp tác Cất trữ Thiết bị Y tế và Cứu trợ Nhân đạo là những kết quả được nhiều người Đà Nẵng quan tâm đặc biệt.
Theo em, quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam, quan hệ ngoại giao sẽ phát triển hơn. Mỹ sẽ giúp đỡ nhiều cho nước ta nhiều hơn. Và tình hữu nghị giữa hai quốc gia sẽ ngày càng gắn bó, thân thiết hơn.
Nữ Sinh Trương Thị Trọng nói.
Nhận xét chung về tương lai quan hệ Việt-Mỹ sau chuyến thăm của ông Obama, tất cả những người dân mà thông tín viên của VOA gặp gỡ trên đường phố đều nói những điều tốt đẹp. Hầu hết mọi người đều nhìn vào khía cạnh kinh tế của mối quan hệ.
Trương Thị Trọng, 20 tuổi, hiện là một nữ sinh tại Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng, nói:
“Theo em, quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam, quan hệ ngoại giao sẽ phát triển hơn. Mỹ sẽ giúp đỡ nhiều cho nước ta nhiều hơn. Và tình hữu nghị giữa hai quốc gia sẽ ngày càng gắn bó, thân thiết hơn”.
Nữ sinh viên Nguyễn Thị Thu Thảo, 20 tuổi, tại Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng, kỳ vọng:
“Theo em thì quan hệ hai nước sẽ phát triển hơn. Mỹ sẽ tài trợ cho Việt Nam nhiều hơn để phát triển kinh tế. Mình sẽ mở rộng giao lưu với Mỹ nhiều hơn. Về kinh tế, Mỹ sẽ hỗ trợ nguồn vốn để Việt Nam phát triển về nhiều mặt”.
Ông Ba, 60 tuổi, chủ một trạm cung cấp dịch vụ bãi biển, đưa ra nhận xét:
“Anh thấy đó là cái đường lối rất là tốt, đúng theo quan điểm của dân, của đảng và nhà nước. Đó là một cái đường lối đúng đắn, rất tốt. Mà hiện tại mình cũng rất cần quan hệ với Mỹ, về nhiều phương diện”.
Chuyến thăm của Tổng thống Obama đem đến nhiều sự thuận lợi và tương lai tốt đẹp hơn trong quan hệ hai nước, thí dụ như việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương, cũng như trao đổi thương mại mậu dịch, thì nó sẽ mở ra một số cái tốt hơn sau này. Trước mắt, quan hệ với Mỹ thì mình lợi về mặt kinh tế, giáo dục, và một số giá trị căn bản của nhân loại, một số giá trị phổ quát của nhân loại.
Ông Tạ Thanh Hải, viên chức nhà nước, nói.
Là người đã theo dõi tin thời sự nhiều năm và ở tuổi 67, ông Sinh, một người hưu trí, cho rằng dù Tổng thống Obama sắp kết thúc nhiệm kỳ song những thỏa thuận quan trọng mà Mỹ và Việt Nam vừa đạt được sẽ tiếp tục được thực thi:
“Rõ ràng ông Obama chuẩn bị hết nhiệm kỳ rồi, thì ông cũng tạo ra nhiều niềm tin cho Việt Nam, giữa Mỹ và Việt Nam, để hợp tác, để sau này kế nhiệm của ông sẽ tiếp tục hợp tác”.
Ngoài những ý kiến nêu lên sự lạc quan về quan hệ kinh tế, cũng có người thể hiện niềm tin rằng quan hệ tốt lên với Mỹ sẽ giúp ích cho nhân quyền v cải thiện nền dân chủ ở Việt Nam, cho dù hai từ này đã không được nêu ra trực tiếp trong câu trả lời phỏng vấn. Ông Tạ Thanh Hải, 46 tuổi, một viên chức nhà nước nói:
“Chuyến thăm của Tổng thống Obama đem đến nhiều sự thuận lợi và tương lai tốt đẹp hơn trong quan hệ hai nước, thí dụ như việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương, cũng như là cái trao đổi thương mại mậu dịch, thì nó sẽ mở ra một số cái tốt hơn sau này. Cái trước mắt, quan hệ với Mỹ thì mình lợi về mặt kinh tế, giáo dục, và một số giá trị căn bản của nhân loại, một số giá trị phổ quát của nhân loại”.
Ở một nước mà các đề tài về nhân quyền, dân chủ bị coi là “nhạy cảm”, nhiều người hoạt động để thúc đẩy nhân quyền, dân chủ bị sách nhiễu, thậm chí bị khép vào một số tội danh hình sự để nhận án tù, việc một viên chức dùng các từ “giá trị phổ quát của nhân loại” để thay thế là điều dễ hiểu.
Trong khi đa số người được phỏng vấn tỏ ra phấn khích về tương lai của mối quan hệ song phương, cũng có ý kiến cho rằng sẽ không có gì thay đổi. Bùi Phi Long, 21 tuổi, nam sinh viên Đại học Kiến trúc Đà Nẵng, nói:
“Em nghĩ thì cũng vẫn vậy, không khác được”.
Trên thực tế, đa số vẫn có kỳ vọng quan hệ Mỹ-Việt sẽ ngày càng tốt lên.
Những người được phỏng vấn nói với VOA rằng Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ mối quan hệ.
Ông Nguyễn Văn Phước, 54 tuổi, người làm công tại một nhà hàng ven biển, nêu ra suy nghĩ:
“Rất có lợi cho Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam mình sẽ rất có cơ hội. Và những nhân tài của nước mình sẽ đưa qua nước ngoài học để mà có những nhân tài đưa về nước mình hỗ trợ cho nước mình có một cái nền kinh tế xóa đói giảm nghèo, sẽ đi lên”.
Nữ sinh viên tên Trọng cũng chú ý đến các khía cạnh giáo dục và kinh tế:
“Ngành giáo dục nước ta sẽ được Mỹ hỗ trợ. Du học sinh sẽ được Mỹ hỗ trợ nhiều học bổng hơn. Những trường đại học của Mỹ sẽ mở rộng để du học sinh của ta có thể qua đó phát triển về giáo dục. Mỹ sẽ mở rộng thị trường để hàng hóa Việt Nam vào thị trường. Ngoài ra thì Mỹ có thể hỗ trợ nhiều nguyên vật liệu và những công nghệ hiện đại cho Việt Nam phát triển về hàng hóa”.
Còn ông Sinh, người về hưu, nói:
“Phía Việt Nam sẽ có lợi rất nhiều, vì Mỹ là nước kinh tế phát triển rất mạnh, khoa học kỹ thuật cũng rất tốt. Thì cái đó là Việt Nam sẽ hưởng lợi từ cái đó nhiều”.
Rất có lợi cho Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam mình sẽ rất có cơ hội. Và những nhân tài của nước mình sẽ đưa qua nước ngoài học để mà có những nhân tài đưa về nước mình hỗ trợ cho nước mình có một cái nền kinh tế xóa đói giảm nghèo, sẽ đi lên.
Ông Nguyễn Văn Phước, người dân ở Đà Nẵng, nói.
Trong Tuyên bố chung của hai nguyên thủ Mỹ và Việt Nam có nói hai nước đã ký ý định thư về Sáng kiến Hợp tác Cất trữ Thiết bị Y tế và Cứu trợ Nhân đạo (CHAMSI) ở Đà Nẵng, thành phố có vị trí chiến lược ven Biển Đông. Điều này được nhiều người Đà Nẵng xem là một việc tốt.
Viên chức nhà nước tên Hải nói:
“Cái đấy thì quá tốt cho người dân cũng như cho chính phủ hai nước, vì trước đây Mỹ cũng có hỗ trợ một số tàu hải cảnh, cảnh sát biển. Nếu như thiết lập những cái đấy, tôi nghĩ rằng an ninh, chủ quyền của Việt Nam càng tốt hơn”.
Với ký ức về miền nam của Việt Nam trước năm 1975, ông chủ điểm dịch vụ bãi biển tên Ba bình luận về CHAMSI trong một bối cảnh rộng hơn:
“Trước năm 75, hồi đó ở miền nam, có những căn bệnh gì đó mà nó không chữa được, thì Mỹ đưa ra hạm đội chữa hết, và đem trả về lại. Đến bây giờ mà quan hệ được như vậy mà Mỹ đặt cái gì đó ở tại Đà Nẵng thì cái lợi ích trước mắt là người dân Đà Nẵng, cái thứ hai là cả đất nước của mình, và kèm theo đó là vấn đề về Biển Đông, rồi kể cả châu Á nữa”.
Đánh giá về tác động của quan hệ Mỹ-Việt đến việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, nữ sinh viên Trọng nói:
“Mỹ có thể là nước đứng sau Việt Nam để có thể hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề Biển Đông”.
Còn ông Sinh và ông Hải cho rằng vai trò của Mỹ sẽ làm Trung Quốc phải dè chừng với ý định dùng lợi thế là nước lớn để bắt nạt nước nhỏ. Ông Sinh nói:
“Cái này giúp ích cho Việt Nam rất là lớn. Tại vì dù sao cũng có một nước cường quốc đặt quan hệ với Việt Nam chặt chẽ về vấn đề an ninh, quốc phòng. Thì dĩ nhiên là Trung Quốc cũng phải dè dặt, không phải đơn giản mà ỷ nước lớn được”.
Ông Hải lưu ý thêm về vai trò của Mỹ trong bảo vệ tự do hàng hải:
“Vấn đề Biển Đông là vấn đề tất cả các nước đều quan tâm, chứ không riêng gì Trung Quốc với Việt Nam, trực tiếp tranh chấp. Mỹ thì người ta muốn tự do hàng hải và một số giá trị pháp lý cần phải được tôn trọng, không phải là cứ lấy nước lớn đi đè nén các nước nhỏ, nhất là trong vấn đề chủ quyền”.
Riêng sinh viên Long có quan điểm khác:
“Chắc là cũng không tốt đâu vì Biển Đông thì mình tự giúp mình thôi chứ Mỹ nó không giúp được mấy đâu”.
Cái này giúp ích cho Việt Nam rất là lớn. Tại vì dù sao cũng có một nước cường quốc đặt quan hệ với Việt Nam chặt chẽ về vấn đề an ninh, quốc phòng. Thì dĩ nhiên là Trung Quốc cũng phải dè dặt, không phải đơn giản mà ỷ nước lớn được.
Ông Sinh, một người về hưu, nói.
Trong tuyên bố chung của hai nguyên thủ cũng như khi phát biểu tại một số sự kiện lớn khác nhau, Tổng thống Obama đề cập việc Mỹ sẽ tiếp tục làm việc cùng Việt Nam để giải quyết những vấn đề di sản chiến tranh như tẩy độc Chất Da cam/dioxin và rà phá bom mìn sót lại sau chiến tranh.
Đà Nẵng là một trong những nơi ở Việt Nam có điểm nóng ô nhiễm Chất Da Cam/dioxin là sân bay của thành phố. Mới đầu tháng này, trước chuyến thăm của Tổng thống Obama, dự án tẩy độc sân bay do Mỹ cung cấp phần lớn tài chính đã hoàn tất giai đoạn 1, với 45.000 mét khối đất được làm sạch.
Liệu người dân Đà Nẵng có còn xem các vấn đề di sản chiến tranh này là những khúc mắc trong quan hệ hai nước hay không? Ông Hải trả lời:
“Cũng đã có quá trình để mà xúc tiến các việc thí dụ như là bom mìn sau chiến tranh hay là chất độc da cam. Ngay tại sân bay Đà Nẵng, theo tôi biết, đã cơ bản xử lý về kho chất độc da cam. Chính phủ Mỹ cũng hỗ trợ hết sức về kỹ thuật và tài chính để giải quyết tận gốc vấn đề này. Thì tôi nghĩ cái đấy là cả quá trình làm rồi chứ không còn vướng mắc gì nữa, chỉ chờ kết quả cuối cùng thôi”.
Ông Sinh có ý kiến:
“Thì hiện tại Mỹ cũng đang làm các cái đó rồi, cũng đang giải quyết từng nơi rồi. Sân bay Đà Nẵng đã làm xong rồi. Còn lại thì chính phủ Việt Nam phải tìm hiểu cũng còn nơi nào nhiễm chất độc da cam thì yêu cầu phía Mỹ phải giải quyết cái đó luôn”.
Những người ở Đà Nẵng mà VOA tiếp xúc được đa số đều lạc quan và nhìn một cách tích cực về tương lai quan hệ Mỹ-Việt. Họ mong sẽ có lần đầu tiên được đón tiếp một tổng thống Mỹ đến thành phố. Hy vọng của họ có thể trở thành hiện thực hay không phải chờ đến cuối năm 2017 mới rõ, khi Đà Nẵng là chủ nhà của Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương APEC. http://www.voatiengviet.com/content/nguoi-da-nang-lac-quan-ve-quan-he-my-viet-sau-chuyen-tham-cua-obama/3355308.html
Thứ ba, 31/05/2016
Đối với nhiều cựu quân nhân Mỹ, chiến tranh Việt Nam vẫn tiếp diễn
Cựu quân nhân Mỹ đứng trước Bức tường đá đen khắc tên hơn 58.000 chiến binh Mỹ tử trận hay mất tích trong chiến tranh Việt Nam tại thủ đô Washington.
Cựu quân nhân Mỹ đứng trước Bức tường đá đen khắc tên hơn 58.000 chiến binh Mỹ tử trận hay mất tích trong chiến tranh Việt Nam tại thủ đô Washington.
18.05.2016
Chủ nhật tuần này, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ đến thăm Việt Nam, nơi mà nước Mỹ từng trú đóng hơn nửa triệu binh sĩ để chiến đấu trong một cuộc xung đột hết sức khốc liệt và đã làm cho nước Mỹ bị chia rẽ trầm trọng. Cuộc xung đột đó đến nay vẫn còn làm bùng ra những cuộc tranh luận, nhất là trong số những người từng tham gia chiến đấu. Thông tín viên Greg Flakus của đài VOA tường thuật.
Cuối tháng tư vừa qua, nhiều cựu chiến binh cùng với các cựu quan chức chính phủ và các nhà báo đã tụ tập tại Thư viện Tổng thống Lyndon Johnson ở tiểu bang Texas để dự cuộc hội thảo được đặt tên Thượng đỉnh Chiến tranh Việt Nam.
Trước một cử toạ gồm nhiều người từng chiến đấu ở Việt Nam và những người phản đối cuộc chiến tranh đó, nhạc sĩ Joe McDonald đã hát lại bài hát phản chiến nổi tiếng một thời của ông. Ông cho biết như sau về bài hát này.
"Điều đặc biệt của bài hát là nó không qui lỗi chiến tranh cho các chiến sĩ. Tôi vẫn thường nói là qui lỗi chiến tranh cho các chiến sĩ cũng giống như qui lỗi hoả hoạn cho lính cứu hoả."
Những cựu chiến binh có những cảm xúc lẫn lộn khi nghĩ tới cuộc xung đột đã kết thúc cách nay hơn 40 năm. Họ không đồng ý với nhau về vấn đề là cuộc chiến tranh đó có chính đáng hay không và có thể thắng hay không, nhưng tất cả đều cảm thấy cuộc chiến đó đã làm cho cuộc đời của họ thay đổi rất nhiều.
Ông Kerry Orr, một cựu chiến binh bị thương năm 1969 ở Việt Nam, cho biết như sau.
"Thật khó để nghĩ là chúng ta đã thua bởi vì chúng ta đã không muốn thắng và cho tới giờ tôi vẫn không hiểu được tại sao chúng ta không muốn thắng."
Cảm giác đó còn mãnh liệt hơn đối với những người lính Việt Nam Cộng hoà, như cựu Đại uý Michael Đỗ.
"Tổng thống Nixon đã hứa là ông ấy sẽ giúp đỡ chúng tôi bằng mọi cách để bảo vệ đất nước trong trường hợp phe Cộng Sản tấn công trở lại."
Nhà văn Robert Schenkkan cho biết công chúng Mỹ khi đó đã cảm thấy chán ngán đối với cuộc chiến tranh Việt Nam và các hồ sơ chính phủ cho thấy những nhà hoạch định chính sách tin rằng cuộc chiến tranh đó là một cuộc chiến không thể thắng.
"Những hồ sơ lịch sử cho thấy một cách rất rõ ràng là nhiều người không nghĩ là sẽ có được một chiến thắng quân sự, xét theo hoàn cảnh chính trị và xã hội lúc đó."
Cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger, một trong những kiến trúc sư trưởng chính sách của Mỹ trong thời chiến Việt Nam.
Cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger, một trong những kiến trúc sư trưởng chính sách của Mỹ trong thời chiến Việt Nam.
Kiến trúc sư trưởng của chính sách của Mỹ lúc đó là Ngoại trưởng Henry Kissinger. Nhiều người chỉ trích nói ông đã phạm tội ác chiến tranh qua việc đề nghị Tổng thống Richard Nixon dội bom Campuchia, một nước trung lập nằm cạnh Việt Nam.
Ông Kissinger nói rằng chiến dịch oanh tạc đó là một hành động chính đáng vì quân đội Bắc Việt đã đưa 4 sư đoàn tới Campuchia.
"Trong tuần lễ thứ ba của nhiệm kỳ tổng thống của ông Nixon, họ đã phát động một chiến dịch phản công làm cho 500 người Mỹ bị thiệt mạng mỗi tuần."
Cuộc hội thảo Thượng đỉnh Chiến tranh Việt Nam được tổ chức tại thư viện Tổng thống Lyndon Johnson, người đã quyết định tăng mạnh sự can thiệp của Mỹ vào cuộc chiến ở Việt Nam.
Bà Luci Baines Johnson, con gái của cố Tổng thống Johnson, nói đã tới lúc để chữa lành vết thương.
"Có lẽ là tất cả chúng ta, tất cả chúng ta, với tất cả những gì mà chúng ta có, đã thật sự cố gắng để làm những việc đúng đắn cho đất nước của mình."
Ngoại trưởng John Kerry là người từng tham chiến ở Việt Nam rồi trở thành một nhân vật hoạt động phản chiến. Ông cho rằng tiến trình chữa lành vết thương chiến tranh đang tiếp diễn với chuyến viếng thăm của Tổng thống Obama đến Việt Nam. Ông nói rằng các mối quan hệ giữa Washington và Hà Nội có thể là một kiểu mẫu cho sự hoà giải giữa các nước cựu thù.
http://www.voatiengviet.com/content/doi-voi-nhieu-cuu-quan-nhan-my-chien-tranh-vietnam-van-tiep-dien/3335292.html
Thanh niên tình nguyện hòa bình Mỹ trở lại Việt Nam
Kính Hòa, phóng viên RFA
2016-05-30
BVPhu_20160528_PeaceCorps_H03_GroupPhoto_Arrival-622.jpg
Đoàn thiện nguyện viên Peace Corps vừa đến Togo, tháng 6 năm 1983.
Hình do Anh Phú cung cấp Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Trong chuyến viếng thăm chính thức Việt Nam vừa qua của Tổng thống Mỹ Barack Obama, hai nước đã chính thức công bố rằng Tổ chức thanh niên tình nguyện hòa bình của Hoa Kỳ (gọi tắt là Peace Corps) được phép đến Việt Nam thực hiện các công tác tình nguyện của tổ chức này.
Giúp các quốc gia có nhu cầu cần phát triển
Từ California, một cựu thành viên Peace Corps là nhà báo tự do Bùi Văn Phú dành cho Kính Hòa buổi trao đổi về vấn đề này, trước hết ông nói về việc thành lập tổ chức Peace Corps:
Bùi Văn Phú: Peace Corps của Hoa Kỳ được cố Tổng thống John Kennedy thành lập vào năm 1961. Từ đó đến nay, Hoa Kỳ đã gửi các tình nguyện viên đến các nước cần sự phát triển để giúp các nước đó. Mục đích của Peace Corps, thứ nhất là giúp các quốc gia có nhu cầu cần phát triển. Thứ hai là giúp những người Mỹ hiểu biết những quốc gia mà họ đến đó phục vụ. Thứ ba là giúp các dân tộc mà có đoàn tình nguyện tới làm việc hiểu biết thêm về nước Mỹ. Tới nay theo tôi biết thì có khoảng 220 ngàn tình nguyện viên được gửi đi khắp nơi trên thế gới.
Tôi nghĩ hoạt động nổi bật là giáo dục. Như ở những nước Châu Phi tôi qua, cần rất nhiều thầy cô dạy các môn về khoa học như toán, lý, hóa, rồi còn có nhu cầu học tiếng Anh.
-Bùi Văn Phú
Kính Hòa: Việc tuyển chọn người làm việc cho Peace Corps diễn ra như thế nào?
Bùi Văn Phú: Mình có thể vào Website của Peace Corps để nộp đơn. Trong đơn đó thì có nhiều câu hỏi liên quan đến bản thân của mình, cũng như là những gì mình đã học hỏi, học những lớp nào, đại học nào, và mình muốn đi phục vụ trong lĩnh vực nào.
Ngoài ra cũng cần có sự giới thiệu, như những giáo sư đã từng dạy mình, bạn bè mình, người chủ mình làm việc trước đây. Sau khi nộp đơn thì văn phòng Peace Corps sẽ có một buổi gặp gỡ phỏng vấn, giống như một buổi phỏng vấn xin việc. Họ sẽ hỏi những câu hỏi như là lý do tại sao mình muốn làm việc này, hay là cái khả năng của mình đến những nước thiếu tiện nghi, thiếu điện, thiếu nước, thì mình có sống được không.
Sau đó chắc cũng phải chờ 3 đến 4 tháng, khi họ thấy khả năng mình làm việc được thì họ sẽ gửi thư yêu cầu mình đi làm hồ sơ sức khỏe, còn vấn đề an ninh thì họ sẽ yêu cầu cơ quan FBI xem hồ sơ của mình có phạm pháp hay không.
BVPhu_20160528_PeaceCorps_H11_Classroom_Chemistry-400.jpg
Anh Bùi Văn Phú trong giờ dạy hóa học ở Togo. Hình do Anh Phú cung cấp.
Kính Hòa: Ứng viên cho Peace Corps phải là công dân Mỹ?
Bùi Văn Phú: Chắc chắn phải là công dân Mỹ.
Kính Hòa: Điểm qua những hoạt động của Peace Corps từ khi thành lập đến giờ ông thấy họ có những hoạt động nào nổi bật?
Bùi Văn Phú: Tôi nghĩ hoạt động nổi bật là giáo dục. Như ở những nước Châu Phi tôi qua, cần rất nhiều thầy cô dạy các môn về khoa học như toán, lý, hóa, rồi còn có nhu cầu học tiếng Anh. Rồi nếu cần có nước uống thì có những toán đi đào giếng nước. Tức là những nhu cầu căn bản, đơn sơ nhất của con người ở những khu vực sâu xa đó.
Kính Hòa: Ngân sách hoạt động của Peace Corps lấy từ nguồn nào?
Bùi Văn Phú: Peace Corps là một cơ quan độc lập, mỗi năm Quốc hội sẽ biểu quyết ngân sách cho chương trình đó. Theo tôi biết thì hiện nay ngân sách là 400 triệu đô la Mỹ một năm, hoạt động độc lập, không phụ thuộc Bộ ngoại giao hay các cơ quan nào khác.
Tùy theo sự phát triển quan hệ Việt - Mỹ
Kính Hòa: Trong chuyến viếng thăm của Tổng thống Obama ở Việt Nam, được biết là đã có sự đồng ý cho Peace Corps hoạt động ở Việt Nam. Theo kinh nghiệm của ông, theo sự quan sát của ông về tình hình Việt Nam thì ông có thấy sự phát triển tốt đẹp cho hoạt động đó không?
Trong giai đoạn đầu tôi nghĩ là có khoảng 20 người. Nhưng trong năm nay tôi cho là không có đủ thời gian để huấn luyện và đưa về Việt Nam, mà sẽ là sang năm mới bắt đầu hoạt động ở Hà Nội và Sài Gòn.
-Bùi Văn Phú
Bùi Văn Phú: Peace Corps đã được vào Việt Nam nhân dịp có chuyến viếng thăm của Tổng Thống Obama trong tuần qua. Đó là một tiến trình theo tôi hiểu là có rất nhiều khó khăn. Tại vì Peace Corps chỉ gửi tình nguyện viên tới khi hai nước là thân thiện với nhau. Chứ ít khi gửi đến những nước không có cảm tình hay thù địch với Hoa Kỳ.
Hồi năm 2008 tôi có gặp ông Michael Michalak đại sứ Mỹ tại Việt Nam vào thời đó, tôi có hỏi ông là quan hệ giữa hai nước có gì đặc biệt hơn, thì ông trả lời là chương trình Peace Corps đã được hai bên thảo luận. Tôi có hỏi chi tiết của chương trình là thế nào, thì ông nói là sẽ đưa tình nguyện viên vào Việt Nam để dạy tiếng Anh, cũng như huấn luyện sư phạm về tiếng Anh. Tôi chờ hoài, và thỉnh thoảng liên lạc với văn phòng của Peace Corps thì họ trả lời là chưa có gì hết. Vào tháng bảy năm ngoái khi tôi gặp ông đại sứ Ted Osius tại San Jose, thì tôi tiếp tục hỏi chuyện đó thì ông trả lời bảo đảm với tôi rằng trong năm nay sẽ có.
BVPhu_20160528_PeaceCorps_H05_AuthorAndNeighbors-400.jpg
Anh Bùi Văn Phú và hàng xóm ở Togo trong một buổi ăn nhậu. Hình do Anh Phú cung cấp.
Theo những thông tin tôi được biết thì ông Trần Đại Quang, lúc đó là Bộ trưởng Bộ công an, đã có chuyến thăm Mỹ, và chính ông là người đã đồng ý cho Peace Corps vào Việt Nam. Vì nó mang tính cách quan trọng trong bang giao hai nước nên phải chờ đến khi Tổng thống Obama sang Việt Nam trong tuần qua mới công bố và ký thỏa hiệp giữa chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ.
Trong giai đoạn đầu tôi nghĩ là có khoảng 20 người. Nhưng trong năm nay tôi cho là không có đủ thời gian để huấn luyện và đưa về Việt Nam, mà sẽ là sang năm mới bắt đầu hoạt động ở Hà Nội và Sài Gòn.
Kính Hòa: Ngoài việc giảng dạy tiếng Anh, ông có nghĩ là Peace Corps sẽ mở rộng hoạt động khác trong tương lai ở Việt Nam?
Bùi Văn Phú: Tôi nghĩ đối với Việt Nam mình còn có các lĩnh vực như là nông nghiệp. Tôi từng gặp những bạn đồng hành Peace Corps làm việc đào giếng. Tôi thấy cái đó có thể giúp Việt Nam được ở những vùng sâu xa. Còn ở thành phố lớn thì có thể làm những việc như là IT, việc quản trị thương mại. Cái đó cũng tùy theo chính phủ Việt Nam nữa, nếu họ thấy họ có nhu cầu.
Kính Hòa: Thưa ông, ông có thấy là hoạt động của Peace Corps ở Việt Nam có thể có khó khăn hay không, vì hiện nay hoạt động của các tổ chức dân sự độc lập ở Việt Nam chưa được khởi sắc, chưa được quen?
Bùi Văn Phú: Có thể là đó là vấn đề nhạy cảm giữa hai nước nên chỉ muốn các tình nguyện viên tập trung ở hai thành phố lớn, là Hà Nội và Sài Gòn mà thôi. Trong tương lai nếu có sự tin tưởng giữa hai quốc gia thì người tình nguyện viên có thể đi bất cứ vùng nào vùng sâu vùng xa của Việt Nam. Tôi nghĩ là nó có tăng lên hay phát triển hơn nữa là tùy theo sự phát triển của quan hệ hai nước Mỹ và Việt Nam.
Kính Hòa: Xin cám ơn ông.
Nhà báo tự do Bùi Văn Phú Tốt nghiệp Đại Học Berkeley tại California, từng là tình nguyện viên Peace Corps dạy lý, hóa cấp ba tại Togo, châu Phi. HIện nay dạy toán tại đại học cộng đồng ở California.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/peace-corps-back-in-vietnam-kh-05302016060612.html
Người Mỹ gốc Việt và lễ Chiến sĩ Trận vong ở Hoa Kỳ
Hòa Ái, phóng viên RFA
2016-05-25
H2.jpg
Tiến sĩ Grant McClure phát biểu trong buổi họp mặt.
RFA PHOTO
00:00/00:00
Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Your browser does not support the audio element.
Nhân ngày lễ Chiến sĩ Trận Vong của Hoa Kỳ, vào chiều Chủ Nhật, ngày 21 tháng 5 năm 2016, Nhà Việt Nam-Vietnamese American Cultural Center tổ chức một buổi họp mặt để tri ân các cựu quân nhân Hoa Kỳ cùng các cựu chiến binh Việt Nam Cộng hòa (VNCH) trong chiến tranh Việt Nam (VN).
Chúng tôi làm một bữa tiệc nhỏ để tri ân những người lính Mỹ đã chết, những người lính Mỹ còn lại ngày hôm nay cũng như ngậm ngùi nhớ đến những đồng bào cùng quân nhân VNCH đã chết trong cuộc chiến thảm khốc
- Nhà văn Lê Thị Nhị
Cuộc chiến VN đã chấm dứt 41 năm nhưng dư âm của cuộc chiến này vẫn mãi đọng lại trong lòng của nhiều người Việt tại Hoa Kỳ. Đặc biệt, trong không khí ngày lễ Chiến sĩ Trận vong hàng năm, dân chúng Mỹ tưởng nhớ những người lính đã ngã xuống ở các chiến trường trên khắp thế giới vì lý tưởng tự do của người dân Hiệp chủng quốc, đây cũng là thời điểm nhắc nhở về 58 ngàn quân nhân Mỹ đã hy sinh ở chiến trường VN. Sau hơn 4 thập niên qua, Vietnamese American Cultural Center-Nhà Việt Nam lần đầu tiên tổ chức một buổi họp mặt các cựu quân nhân Mỹ và VNCH tại hội trường trong khuôn viên Đại học Nova, ở thành phố Annandale, tiểu bang Virginia. Đại diện của Nhà Việt Nam, nhà văn Lê Thị Nhị cho Đài ACTD biết ý nghĩa của buổi họp mặt này:
“Trong chiều hướng nhớ ơn những người lính Mỹ thì hôm nay chúng tôi làm một bữa tiệc nhỏ để tri ân những người lính Mỹ đã chết, những người lính Mỹ còn lại ngày hôm nay cũng như ngậm ngùi nhớ đến những đồng bào cùng quân nhân VNCH đã chết trong cuộc chiến thảm khốc, một cuộc chiến dùng rất nhiều súng đạn, một cuộc chiến mà người ta không biết đặt tên là gì, có người gọi là cuộc chiến ý thức hệ, có người gọi cuộc nội chiến... Dù tên là gì đi nữa thì theo tôi đó là cuộc chiến thảm khốc nhất trong lịch sử dân tộc mình.”
Buổi họp mặt hôm chiều Chủ Nhật, ngày 21/5/2016, Hòa Ái ghi nhận có sự hiện diện của các cựu quân nhân Hoa Kỳ cùng cựu chiến binh VNCH và nhiều người Mỹ gốc Việt đến tham dự. Lần lượt đại diện cho các thế hệ người Việt ở Mỹ bày tỏ lòng biết ơn đối với những người lính đã anh dũng chiến đấu cho người dân Việt. Họ ngậm ngùi tưởng niệm 58 ngàn binh sĩ Mỹ cùng khoảng 260 ngàn tử sĩ VNCH và hàng trăm ngàn đồng bào đã bỏ mình trong cuộc chiến VN. Những người Mỹ gốc Việt thuộc thế hệ thứ 2, thứ 3 chia sẻ không bao giờ quên sự hy sinh cao cả của những người lính Mỹ và những người lính thuộc quân lực VNCH và không ít người Mỹ gốc Việt thuộc các thế hệ tiếp nối đã chọn con đường binh nghiệp để tiếp tục dấn thân bảo vệ cho lý tưởng tự do mà thế hệ cha chú của họ hằng đeo đuổi như lời khẳng định của Trung tá Hải quân Thiệp Võ trong buổi họp mặt này.
Untitled-12.jpg
Vietnamese American Cultural Center tổ chức buổi họp mặt các cựu quân nhân Hoa Kỳ cùng cựu chiến binh VNCH và nhiều người Mỹ gốc Việt. RFA PHOTO
Về phần cựu quân nhân Mỹ và cựu chiến binh VNCH, họ cùng ôn lại kỷ niệm thời thanh xuân ở chiến trường VN, dường như quá khứ vẫn đong đầy trong tâm thức của những người lính nay đã già. Mặc dù nhiều kỷ niệm buồn vui được hàn huyên tâm sự nhưng câu chuyện về đất nước VN hiện tại là chủ đề chính để họ thảo luận cùng nhau. Tham dự buổi họp mặt, Tiến sĩ Grant McClure, từng là cố vấn trong thời chiến tranh VN, nói với Đài RFA:
“Tôi rất vui khi gặp lại những người bạn VN trong quân ngũ và tôi luôn có mặt trong các sinh hoạt của cộng đồng cũng như luôn hỗ trợ họ trong khả năng của mình. Chúng tôi luôn cố gắng giúp đỡ các tổ chức của đồng VN trên khắp nước Mỹ trong việc thúc đẩy tiến trình tự do dân chủ hóa và nhân quyền ở VN. Quá trình tranh đấu này sẽ không chấm dứt cho đến khi những điều đó thành hiện thực ở VN. Đối với tôi, cuộc chiến này chưa hề dứt kể từ năm 1975.”
Cùng tham dự trong buổi họp mặt tri ân những người lính do Nhà Việt Nam tổ chức, Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh chia sẻ ký ức tuổi thơ trong những giờ phút cuối cùng ngày 30/4/75 rời quê hương VN, bà vẫn luôn nhớ về hình ảnh những người lính đã quên mình cố gắng bảo vệ sự an nguy cho người dân trong đó có bà. Và trong suốt 4 thập niên qua, Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh tin rằng chính bà cũng như cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ hấp thụ được lý tưởng tự do dân chủ công bằng của xã hội Mỹ và bà nhấn mạnh đó là trách nhiệm tiếp tục gìn giữ lý tưởng này đối với quốc gia đã mở rộng vòng tay đón nhận những người tị nạn như bà.
Trao đổi với Hòa Ái, Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh cho biết bà đến tham dự buổi họp mặt với tâm trạng buồn vui lẫn lộn. Buồn vì ký ức về chiến tranh VN vẫn hiển hiện và mỗi khi có dịp đi ngang Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam ở Washington DC, bà cảm thấy xót xa vì người dân Mỹ chưa thực sự hiểu rõ về cuộc chiến tranh này cũng như chưa có đài tưởng niệm dành cho tử sĩ VNCH do Chính phủ Hoa Kỳ dựng lên ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Còn niềm vui đối với nữ Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh là được nghe những người lính Hoa Kỳ chia sẻ luôn cùng cộng đồng người Mỹ gốc Việt hỗ trợ cho hơn 90 triệu người Việt trong nước vẫn đang đấu tranh tìm kiếm tự do dân chủ.
Chúng tôi luôn cố gắng giúp đỡ các tổ chức của đồng VN trên khắp nước Mỹ trong việc thúc đẩy tiến trình tự do dân chủ hóa và nhân quyền ở VN.
- Tiến sĩ Grant McClure
“Niềm vui hơn nữa là khi gặp những thế hệ sau của người Mỹ gốc Việt như anh Trung tá Hải quân lúc nãy thì mình nhìn thấy thế hệ tương lai VN, người trẻ VN ở Hoa Kỳ đang cố gắng tiếp bước cha anh để tiếp tục chiến đấu bảo vệ cho tự do và bình an của tất cả chúng ta ở quê hương mới này. Và lại liên tưởng đến những người trẻ người VN trong nước đang cố sức tranh đấu trong một hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt dưới sự đàn áp dã man của nhà cầm quyền để giành quyền sống, để đòi được những quyền căn bản nhất của con người là được tự do mưu tìm hạnh phúc của mình.”
Buổi họp mặt tri ân các cựu quân nhân Mỹ-Việt do Nhà Việt Nam tổ chức kết thúc trong tình thân ái của những người tham dự. Các cựu chiến binh và quan khách chia tay với ước nguyện cùng nhau hỗ trợ cho người Việt trong nước sớm được hưởng giá trị “tự do-dân chủ-nhân quyền” thật sự như mọi người đang thụ hưởng trên đất nước Hoa Kỳ.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnamese-community-w-memorial-day-ha-05242016081305.html
Lễ tưởng niệm các binh sĩ Mỹ và Đồng Minh hy sinh ở Việt Nam
Nguyễn Khanh, RFA
2015-04-30
tuong-niem-622.jpg
Lễ tưởng nhớ những chiến binh hy sinh ở chiến trường Việt Nam ở thủ đô Washington DC hôm 30/4/2015.
RFA
Tường trình lễ tưởng niệm binh sĩ Mỹ và Đồng minh hy sinh ở Việt Nam
00:00/00:00
Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Your browser does not support the audio element. Nhân dịp tưởng niệm ngày 30 tháng Tư năm nay, một trong những sinh hoạt của Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại là tổ chức buổi lễ tưởng nhớ những chiến binh Mỹ hy sinh ở chiến trường Việt Nam. Từ địa điểm buổi lễ ở thủ đô Washington.
Hy sinh cho tự do
Trước lễ đài, mọi người bùi ngùi nhớ đến 58,000 binh sĩ Hoa Kỳ hy sinh ở chiến trường Việt Nam, những người đã chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng tự do.
Phần lớn những người nằm xuống là những thanh niên rất trẻ, trong đó có những người mới tốt nghiệp trung học, cũng có người vừa học xong đại học, cũng có người mới lập gia đình, và cũng có người nằm xuống mà không nhìn thấy mặt của đứa con đầu lòng.
Trưởng Ban tổ chức, Cô Nguyễn Thị Ngọc Giao cho biết:
“Buổi lễ ngày hôm nay là để tưởng niệm 40 năm ngày 30/04/1095, là ngày chúng ta – những người miền Nam Việt Nam bị mất nước vào tay cộng sản. Cho đến ngày hôm nay vẫn còn rất nhiều người tại Việt Nam phải chịu đau khổ dưới chế độ cộng sản.
Nhưng hôm nay tại Tượng đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam ở Washington DC chúng ta tỏ lòng cảm ơn những người đã hy sinh trong chiến tranh Việt Nam.
Ngoài các chiến sĩ Hoa Kỳ, chúng ta còn trân trọng vinh danh và ghi ơn các chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng hòa và tất cả các chiến sĩ Đồng Minh. Điều này một lần nữa muốn nói rõ rằng chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến giữa những người Việt với cộng sản.
Và chúng ta hôm nay đứng đây cám ơn các chiến sĩ Hoa Kỳ và Đồng Minh đã chiến đấu cùng với chúng ta; trong khi đó cuộc chiến chống lại cộng sản tại Việt Nam vẫn còn đang tiếp diễn.
Với chiếc ba lô đeo sau lưng và khẩu súng cầm trong tay, họ bước lên máy bay rời nước Mỹ để đến một vùng đất thật xa lạ mang tên Việt Nam, vùng đất mà có lẽ hầu hết đều không biết nằm ở vị trí nào trên bản đồ thế giới.
Vì lý tưởng bảo vệ tự do, họ chấp nhận rời mái nhà thân yêu, giã từ người thân, để đi đến vùng đất xa lạ đó, hãnh diện cầm súng chiến đấu với những người không nói chung ngôn ngữ, không cùng một màu da với họ.
Ông Cựu quân nhân Mỹ tên Grant McLure kể lại câu chuyện này với Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do chúng tôi:
“Tôi là Grant McLure, trưởng toán liên lạc với quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Làm việc trong nhóm chúng tôi có những người Việt Nam. Nhóm gồm cả cố vấn quân sự lẫn dân dự, chẳng hạn như tôi làm việc với toán quân y phục vụ ở Ban Mê Thuột từ 1969 đến 1971. Hôm nay chúng tôi có mặt ở đây để bày tỏ lòng kính trọng với những binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa mà chúng tôi đã có dịp làm việc chung trong thời chiến tranh”.
Những kỷ niệm chiến trường
tuong-niem-400.jpg
Các cựu binh tham dự Lễ tưởng nhớ những chiến binh hy sinh ở chiến trường Việt Nam ở thủ đô Washington DC hôm 30/4/2015. RFA PHOTO.
Nhiều mẩu chuyện ngắn ngủi khác cũng được nhiều người kể lại khi nói về người bạn đồng minh của mình 40 năm trước đây. Có người nhắc lại lần đầu tiên đi hành quân chung với anh lính Mỹ, có người nhắc lại chuyến trực thăng đổ quân xuống giữa rừng già do một anh phi công Mỹ cầm lái, cũng có người nhắc lại chuyện từng cầm máy truyền tin gọi cho đơn vị pháo binh Hoa Kỳ để nhờ bắn yểm trợ.
Nhưng quan trọng nhất, điều mà những người Việt có mặt trong buổi lễ tưởng niệm muốn nói đến vẫn là tình đồng đội giữa người lính Việt Nam Cộng Hòa và người lính Mỹ.
Riêng với ông Trần Ngọc Huế, kỷ niệm mà ông bao giờ quên là những ngày sát cánh cùng các người bạn đồng minh trong trận chiến kéo dài nhiều ngày để lấy lại thành phố Huế:
“Tôi muốn kể lại một kỷ niệm mà tôi với người cố vấn Mỹ của tôi hồi tôi chỉ hy Đại đội Hắc Báo trong trận Mậu Thân để đánh tan sự chiếm đóng của quân cộng sản tại thành phố Huế.
Tuần đầu tiên thì chúng tôi, Đại đội Hắc Báo, không có cố vấn vì cố vấn trưởng của tôi lúc đó phải chống cự với sự tấn công của quan cộng sản tại căn cứ ở phía Nam Sông Hương. 10 ngày sau thì ông cố vấn này đã qua với chúng tôi; và lúc đó chúng tôi rất vui mừng là đã có một người bạn đồng minh ở bên cạnh hổ trợ để cùng nhau chia sẻ những gánh nặng như là tải thương, như là yêu cầu những phi pháo của phía Mỹ.
Chúng tôi rất là cám ơn những người đồng minh đó từ phía Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ và Sư đoàn 101 Nhảy dù của Mỹ đã cùng các quân binh chủng của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã lấy lại Thành Huế sau 26 ngày đêm bị quân cộng sản vây hãm, đem lại sự thanh bình cho người dân Huế cho đến năm 1975.”
Bùi ngùi, xúc động
Không ai bảo ai, trong nhìn ánh mắt của những người tham dự, mọi người dường như muốn nói lên rằng điều đau buồn nhất là cuộc chiến Việt Nam đã không được quyết định ở chiến trường, mà lại được quyết định ở chính trường Washington.
Những ánh mắt đó như thầm bảo không chỉ người lính của quân đội miền Nam mà ngay chính những người lính Mỹ đã phải chiến đấu, chấp nhận mọi gian khổ, kể cả chấp nhận hy sinh chính thân xác của chính mình, cũng không được quyền chiến thắng.
Vì thế, ánh mắt của những người Việt có mặt trong buổi lễ tưởng niệm như thầm bảo với những người bạn Mỹ đã nằm xuống cho lý tưởng tự do rằng: chúng tôi không bao giờ quên những gì bạn đã làm cho đất nước chúng tôi, và xin hứa với các bạn rằng con đường chúng ta đã đi dù còn dài đến đâu đi chăng nữa, nhưng cuối cùng, chắc chắn chúng tôi sẽ đi cho đến đích.
Buổi lễ không chỉ là dịp để Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại cám ơn sự hy sinh cao cả của những người bạn đồng minh Hoa Kỳ, mà cũng là dịp để một số binh sĩ Mỹ gặp nhau, nhắc lại đoạn đường chiến đấu mà họ đã trải qua, đặc biệt với toán binh sĩ của Đại Đội C, Trung Đội 3, Tiểu đoàn 1/9 Thủy Quân Lục Chiến, ngày 30 tháng Tư năm nay là dịp để họ nhắc lại cũng ngày này 40 năm trước đây, họ chính là toán binh sĩ Mỹ cuối cùng lên chiếc trực thăng cất cánh từ Tòa Đại Sứ Mỹ:
“Chúng tôi thuộc toán binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến cuối cùng được đưa vào Saigon hôm 25 tháng Tư 1975, giữ trách nhiệm bảo vệ an ninh cho Tòa Đại Sứ Mỹ. Anh em chúng tôi hãnh diện đã làm tròn trách nhiệm cho tới phút chót, đồng thời cũng hãnh diện đá giúp di tản được một số người ra khỏi Việt nam vào giờ chót”.
Một cựu quân nhân trong toán là ông Carl Stroud còn cho chúng tôi xem hình chụp 2 lá cờ, một Mỹ, một Việt Nam Cồng Hòa, mà ông mang ra được từ Tòa Đại Sứ. Hai lá cờ này hiện đang được giữ ở Viện Bảo Tàng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.
Cũng cần nói thêm là ngoài 58,000 binh sĩ Mỹ hy sinh ở chiến trường Việt Nam còn có gần 2,000 binh sĩ nằm trong danh sách mất tích.
40 năm sau ngày cuộc chiến kết thúc, các toán tìm kiếm mới thu nhặt được hơn 700 thi hài, và không thể biết đến bao giờ mới tìm được hài cốt của những người lính cuối cùng, để đưa họ về an nghỉ ở nơi mà họ đã sinh ra, lớn lên và trưởng thành, trước ngày họ rời quê nhà để lên đường sang Việt Nam chiến đấu.
(Nguyễn Khanh, tường trình từ Washington).
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/in-memo-of-us-soldiers-who-died-in-vn-04302015155758.html
CSVN Và TQ Thua TT Obama
Vi Anh
Hai chế độ chung sức CS Việt Nam và Trung Quốc vẫn thua một TT Obama tại Việt Nam.
Một, CS thua TT Obama ngay trận mở màn Mỹ xả cấm vận, bán vũ khí sát thương cho CSVN. Ngay ngày đầu tới Hà nội, trong cuộc họp báo với Chủ Tịch Nước CSVN, TT Obama xác nhận xả cấm vận. Một hư chiêu, có tiếng nhưng không có miếng, chỉ lấy lòng CSVN và làm cho TC nghi kỵ CSVN. Vì từ lời nói tới hành động mua bán vũ khí sát thương, còn phải qua nhiều cửa ải, quốc hội, nhân quyền, pháp lý gắt gao lắm. TT Obama cũng có kể ra một số. TT Obama nói, "Việc bán này vẫn sẽ phải đáp ứng những điều kiện gắt gao, bao gồm những điều kiện về nhân quyền…"
Nhưng TC tức CSVN cành hông. Phát ngôn viên ngoại giao TC nói đánh đầu CSVN, hăm CSVN mẻ răng, rằng Bắc Kinh lấy làm vui về việc Mỹ xả cấm vận cho CSVN. Nhưng truyền thông đại chúng TC tố xả láng CSVN. Nào Tân Hoa Xã tố Việt Nam và Hoa Kỳ có thể gây ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định trong khu vực. Nào Mỹ lợi dụng mối bang giao Việt-Mỹ để dùng làm công cụ đe dọa hay thậm chí gây tổn hại đối với các lợi ích chiến lược của một nước thứ 3. Nào cảnh cáo Mỹ đổ dầu vào lửa. Và cảnh cáo Việt Nam cần thận trọng trước những kế hoạch "có động cơ không thành thật" của Hoa Kỳ. Còn tờ Hoàn Cầu Thời Báo ở Bắc Kinh, một phiên bản tiếng Anh nặng tinh thần thượng tôn Hán tộc của Nhân Dân Nhựt báo tiếng nói chánh thức của Đảng viết rằng Hoa Kỳ đang dùng Việt Nam để khuấy động Biển Đông.
Hai, CS thua TT Obama trong mặt trận nhân quyền. Nhân quyền vốn là trở ngại trung tâm trong bang giao Hà nội- Washington, nhân quyền sẽ là cục xương khó cho Hà Nội nuốt khi Hà nội mua vũ khi sát thương nữa. Quốc Hội xét việc gỡ cấm vận, xét từng hợp đồng bán, từng loại vũ khí mua, công dụng để bảo vệ biển đảo hay để trấn áp nhân dân. Và quan trọng nhứt, CSVN có cải thiện nhân quyền đủ hay chưa, gánh nặng dẫn chứng phải do CSVN và Hành pháp Mỹ làm trình Quốc Hội.
Ba, CS thua TT Obama ngay trong mặt trận kinh tế và giao thương. CSVN lợi quả theo thần bánh ít đi bánh qui lại mới toại lòng nhau khi Mỹ gỡ cấm vận. CSVN móc hầu bao ngoại tệ quí hiếm 11.3 tỷ mỹ kim để cho hãng hàng không giá rẻ VietJet đổi từ tiền Việt ra Mỹ Kim trả tiền mua 100 máy bay Boeing 737 MAX 200 của Mỹ. Việc mua bán này cũng làm cho Liên Âu bực mình vì CSVN làm một cuộc đảo chánh đối với Airbus của Liên Âu, giúp cho Boeing lên ngôi ở VNCS. Từ khi thành lập hồi năm 2011, VietJet chỉ hoạt động bằng máy bay A320 của Air bus là đối thủ châu Âu của Boeing. CSVN còn dự định mua máy bay không người lái của Mỹ nữa.
Bốn, CS thua TT Obama trong mặt trận dân vận và địch vận của Mỹ. Trước khi TT Obama đến VN, nhờ Mỹ bang giao, giao thương, chuyển trục quân sự Mỹ về Á châu Thái bình dương và Mỹ đặc cách giúp CSVN vào TPP, để bao vây quân sự và kinh tế TC, thăm dò của PEW cho biết 78% dân VN có cái nhìn thiện cảm và tích cực về Mỹ, muốn chánh quyền xích lại gần Mỹ để có thể thoát Trung về kinh tế và giải toả áp lực TC xâm lấn biển đảo VN, áp chế chủ quyền và độc lập của quốc gia dân tộc VN. Dân chúng ở Hà nội và Saigon chào đón, hoan hô TT Obama nhiều hơn, nồng nhiệt hơn TT Clinton và Bush.
Phải nói TT Obama là người hùng biện, hấp dẫn nhưng bình dân có tài thu hút quần chúng. Ông không mặc đồ lớn, không cà vạt, đi ăn hai tô bún chả Hà nội, uống hai chai bia, không dùng ly, cầm chai uống cùng với một người đầu bếp nổi tiếng trên truyền hình nước Mỹ là ông Anthony Bourdain tại một tiệm ăn nhỏ ở trung tâm Hà Nội. Ông còn mua thêm 4 tô "to go", để chứng tỏ Ông rất thích và người thân cũng thích.
Dân chúng bắt tay Ông nhiều quá, Ông tháo nhẫn cưới bỏ vào túi quần chứng tỏ rất trân quí quà cưới và không muốn người siết tay Ông bị đau tay. Một cử chỉ nhỏ nhưng ý nghĩa lớn, nam nữ đều khen Ông là người chung tình và trọng tha nhân.
Ở Hà Nội cũng như Sài Gòn, Ông gặp gỡ đại diện những tổ chức xã hội dân sự, đọc bài diễn văn gửi nhân dân Việt Nam, nói chuyện trước các doanh nghiệp, và lớp trẻ VN. Ông công khai nói nhiều người Việt yêu tự do, dân chủ được toà đại sứ mời bị công an VNCS ngăn trở không đến được chứng tỏ Ông biết rõ CS lén cản đường, bắt thẩy lên xe.
Trong bài diễn văn gửi nhân dân Việt Nam, 2.000 người ngồi chật cứng hội trường, TT Obama mở lời bằng tiếng Việt "Xin Chào, Xin Chào Việt Nam." Ông dẫn dụ câu thơ về chủ quyền VN của Lý thường Kiệt, "Nam Quốc sơn hà Nam đế cư, Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư" chữ Hán dich ra quốc ngữ VN.
Ông nhấn mạnh độc lập, chủ quyền đất nước phải "do người dân Việt Nam quyết định". Ông quả quyết Hoa Kỳ sẽ đưa tàu và máy bay di chuyển ở bất kỳ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép, và ủng hộ quyền của các nước khác hành động như vậy.
Ông nói "Khi có quyền tự do bày tỏ ý kiến, tự do ngôn luận, và khi mọi người có thể chia sẻ ý tưởng qua internet và mạng xã hội mà không gặp một cấm đoán nào thì điều đó sẽ thúc đẩy sự sáng tạo mà mọi nền kinh tế đều cần để phát triển."… "Khi có tự do báo chí, khi các nhà báo và bloggers có thể đưa ra ánh sáng những nỗi bất công, những sự lạm quyền, điều đó bắt các giới chức có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm, và điều đó làm cho công chúng tin rằng chúng ta đang có một chế độ tốt"…
"Khi mọi người có thể ra ứng cử, và vận động tranh cử một cách tự do, khi mà cử tri có thể lựa chọn người lãnh đạo của mình trong những cuộc bầu cử công bằng, thì điều đó làm cho đất nước ổn định, bởi vì dân chúng biết rằng tiếng nói của họ được lắng nghe, và những thay đổi hòa bình có thể xảy ra. Và xã hội sẽ giang rộng vòng tay đón những người mới"…
"Khi có tự do tín ngưỡng, điều đó không chỉ giúp con người có điều kiện biểu đạt tình yêu của họ đối với tôn giáo, mà còn cho các nhóm thuộc những tôn giáo khác nhau phục vụ cộng đồng bằng các hoạt động giáo dục, giúp đỡ bệnh viện, những người nghèo, và những người dễ bị tổn thương của xã hội. Và khi người dân có quyền tự do tụ tập thì họ được tự do thành lập các tổ chức xã hội dân sự. Điều đó sẽ giúp chính quyền giải quyết các thách thức mà đôi khi họ không thể một mình làm được. Vì thế nhân quyền không làm tổn hại sự ổn định mà giúp nền tảng xã hội ổn định hơn, và tiến bộ hơn".
Về nhân quyền, Ông nói "Nói cho cùng, nhân quyền đã thôi thúc mọi người khắp nơi trên thế giới, kể cả Việt Nam, vùng lên lật đổ chế độ thuộc địa. Và tôi tin rằng tôn trọng nhân quyền là cách diễn đạt đầy đủ nhất ý nghĩa của độc lập, kể cả ở nơi đây, ở một quốc gia hãnh diện tuyên bố rằng chính quyền của mình là chính quyền của dân, do dân và vì dân".
Sau cùng, Ông nói dùm cho dân VN bị CS cấm, không được công khai nói lên khát vọng của mình, nên dân chúng VN rất hoa nghinh Ông, công khai cho CSVN, CSTQ một bài học, một tất yếu sẽ xảy ra, ánh sáng tự do dân chủ sẽ đến, lùa độc tài vào bóng tối lich sử./. (Vi Anh)
Blogger Đoan Trang: An ninh Việt Nam nói dối
Blogger Phạm Đoan Trang.
Blogger Phạm Đoan Trang.
VOA Tiếng Việt
24.05.2016
Một nhà báo tự do ở Việt Nam cho biết an ninh trong nước thách thức bà đâm đơn kiện sau khi “chặn” bà tới gặp Tổng thống Barack Obama, đồng thời, theo lời bà, nói rằng người đứng đầu Nhà Trắng “nói dối”.
Blogger Đoan Trang cho biết, sau hơn một ngày bị giữ, bà được thả chiều 24/5, ít lâu sau khi Tổng thống Barack Obama có cuộc gặp với một số thành viên của xã hội dân sự Việt Nam.
Bà Trang kể lại rằng một số người mặc thường phục, tự xưng là từ "Cục Bảo vệ An ninh Chính trị, Tổng cục an ninh của Bộ Công an", đã giữ bà lại tại một nhà khách ở tỉnh Ninh Bình trong khi bà đang trên đường từ Sài Gòn trở về Hà Nội để tới gặp Tổng thống Mỹ.
Bà nói tiếp: “Mọi người đều hiểu bắt để chặn đi gặp ông Obama, nhưng mà họ không muốn nói như thế. Họ bảo là bắt để làm việc, liên quan tới các tài liệu ở trên Facebook. Họ giữ rõ ràng là vì mục đích khác, nhưng họ lại cứ nói theo kiểu là không phải vì chuyện ông Obama mà chuyện trên Facebook. Lúc mình nói rằng chúng ta không cần phải diễn kịch với nhau như thế này, và tôi nghĩ rằng việc chặn một người đi gặp tổng thống một nước khác là chuyện không đúng về mặt ngoại giao và nó không đàng hoàng. Họ nói rằng ‘chúng tôi không giữ chị vì việc của Obama, mà vì Facebook’. Chị muốn kiện tụng thì cứ việc kiện. Họ có nói thêm rằng thực ra cuộc gặp của ông Obama và khối xã hội dân sự độc lập là một sự dối trá của Obama bởi vì theo như nguồn tin của phía họ, thì trong lịch trình hoạt động thực sự của Obama ở Việt Nam thì không có màn nào là màn gặp các đại diện của xã hội dân sự độc lập cả, nghĩa là Obama nói dối.”
Theo đoạn video đăng tải trên trang web của Nhà Trắng, chỉ có một số nhà hoạt động ở Việt Nam tham gia cuộc gặp với ông Obama tại một khách sạn ở Hà Nội. Sau cuộc gặp, Tổng thống Mỹ cho báo giới hay rằng “một số nhà hoạt động đã bị ngăn không cho tới gặp ông”.
Nhà Trắng chưa đưa ra phản ứng sau các cáo buộc của phía an ninh Việt Nam, như theo lời của blogger Đoan Trang. Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng chưa lên tiếng về tuyên bố của Tổng thống Obama.
VOA Việt Ngữ cũng không thể liên lạc với cơ quan công an mà bà Trang nêu ra để phỏng vấn.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A chuẩn bị đi gặp Tổng thống Obama. Ông post trên trang Facbook của mình: Có thể bị chặn, bị bắt. Báo trước để bà con được rõ. Khổ các bạn an ninh thức thâu đêm (23 giờ hôm qua cả chục cậu ngồi bên nhà đối diện).
Tiến sĩ Nguyễn Quang A chuẩn bị đi gặp Tổng thống Obama. Ông post trên trang Facbook của mình: Có thể bị chặn, bị bắt. Báo trước để bà con được rõ. Khổ các bạn an ninh thức thâu đêm (23 giờ hôm qua cả chục cậu ngồi bên nhà đối diện).
x
Tiến sĩ Nguyễn Quang A chuẩn bị đi gặp Tổng thống Obama. Ông post trên trang Facbook của mình: Có thể bị chặn, bị bắt. Báo trước để bà con được rõ. Khổ các bạn an ninh thức thâu đêm (23 giờ hôm qua cả chục cậu ngồi bên nhà đối diện).
Tiến sĩ Nguyễn Quang A chuẩn bị đi gặp Tổng thống Obama. Ông post trên trang Facbook của mình: Có thể bị chặn, bị bắt. Báo trước để bà con được rõ. Khổ các bạn an ninh thức thâu đêm (23 giờ hôm qua cả chục cậu ngồi bên nhà đối diện).
Trong khi đó, tiến sỹ Nguyễn Quang A cho biết, ông “không có duyên với ông Obama”, sau khi sáng nay, 24/5, bị các nhân viên an ninh Việt Nam “quăng lên xe” rồi đưa ra khỏi Hà Nội cho tới khi Tổng thống Hoa Kỳ rời thủ đô của Việt Nam để vào TP HCM.
Trong bài phát biểu tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Hà Nội hôm 24/5, Tổng thống Obama cũng nhắc tới vấn đề mà Việt Nam và Mỹ vẫn còn khác biệt, đó là nhân quyền.
Ông Obama cho rằng việc cho phép người dân tự do bày tỏ ý kiến, và tiếp cận thông tin chỉ làm cho xã hội tốt đẹp hơn.
Ông nói thêm: “Các quốc gia thường thành công hơn khi người dân được tự do bày tỏ suy nghĩ, được phép hội họp mà không sợ bị trấn áp, hay có thể tiếp cận Internet và mạng xã hội. Bảo đảm các quyền đó không đe dọa tới ổn định mà thực ra còn củng cố ổn định, và là nền tảng cho phát triển.”
Phát biểu của ông Obama được đưa ra một ngày sau khi nhà lãnh đạo Mỹ công bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam.
Thông điệp mình muốn nói với ông Obama nó không phải xấu như họ nghĩ. Nó có lợi chung cho lợi ích quốc gia. Họ không cần biết mình nói gì thì đã chặn rồi. Trước hết, mình hoan nghênh dỡ bỏ việc cấm vận vũ khí với Việt Nam. Trong bối cảnh, Trung Quốc tiếp tục gây hấn trên biển Đông, thì bắt buộc Việt Nam phải tăng cường vũ khí, càng hiện đại càng tốt, tốt nhất là từ Mỹ...Về vấn đề nhân quyền, mình muốn 4 quyền sau đây được cải thiện, một là quyền tự do ngôn luạn; hai là quyền tự do lập hội và tụ tập ôn hòa; ba là quyền tự do tham gia vào chính trị, và vấn đề thứ tư mà mình muốn đề nghị đó là thúc đẩy quyền được xét xử công bằng ở Việt Nam.
Blogger Đoan Trang nói.
Quyết định này sau đó vấp phải sự chỉ trích của một số tổ chức nhân quyền, trong đó có Human Rights Watch. Ông Phil Robertson, giám đốc phụ trách châu Á của cơ quan thúc đẩy nhân quyền này, nói với đài VOA rằng Hoa Kỳ đã “tặng thưởng” Việt Nam ngay cả khi chính quyền Hà Nội chưa thực hiện điều gì nổi bật về nhân quyền.
Trong khi đó, blogger Đoan Trang cho biết bà ủng hộ việc dỡ bỏ lệnh cấm vận:
“Thông điệp mình muốn nói với ông Obama nó không phải xấu như họ nghĩ. Nó có lợi chung cho lợi ích quốc gia. Họ không cần biết mình nói gì thì đã chặn rồi. Trước hết, mình hoan nghênh dỡ bỏ việc cấm vận vũ khí với Việt Nam. Trong bối cảnh, Trung Quốc tiếp tục gây hấn trên biển Đông, thì bắt buộc Việt Nam phải tăng cường vũ khí, càng hiện đại càng tốt, tốt nhất là từ Mỹ. Do vậy, việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí là cần thiết. Việc đó độc lập với chuyện cải thiện nhân quyền. Nó không phải là việc loại trừ nhau, anh chỉ được chọn một trong hai. Về vấn đề nhân quyền, mình muốn 4 quyền sau đây được thực hiện, một là quyền tự do ngôn luận; hai là quyền tự do lập hội và tụ tập ôn hòa; ba là quyền tự do tham gia vào chính trị, và vấn đề thứ tư mà mình muốn đề nghị đó là thúc đẩy quyền được xét xử công bằng ở Việt Nam.”
Ngoài ra, blogger này cho biết bà cũng tính sẽ kêu gọi chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama giúp điều tra vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung.
Vừa qua, có hơn 100.000 người đã gửi kiến nghị lên Nhà Trắng, đề nghị Tổng thống Mỹ nêu vấn đề cá chết và thảm họa tự nhiên ở miền Trung trong các cuộc gặp với giới lãnh đạo Việt Nam.
Hiện chưa rõ là trong các cuộc trao đổi kín, ông Obama nêu lên vấn đề như theo lời kêu gọi của người Việt hay không.
Cập nhật: Chính phủ Mỹ mới cho biết đã lên tiếng phản đối Việt Nam ‘ngăn cản’ các nhà hoạt động gặp ông Obama ở Hà Nội. Phó Cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng, ông Ben Rhodes, hôm nay nói rằng chính quyền của ông Obama và đích thân Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã nêu vấn đề này với phía Việt Nam. Quan chức thân cận với Tổng thống Obama nói rằng vụ việc cho thấy cuộc gặp là “nguồn cơn gây khó chịu” cho chính phủ Việt Nam. Ông Rhodes cho biết thêm rằng ông sẽ tiếp tục theo dõi để bảo đảm rằng các nhà hoạt động được tự do và không bị trừng phạt
http://www.voatiengviet.com/content/blogger-doan-trang-an-ninh-vietnam-bao-ong-obama-noi-doi/3343613.html
Đại học Fulbright VN là môi trường cho suy nghĩ độc lập và sáng tạo
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chúc mừng các sinh viên tốt nghiệp Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP) ở TP.HCM ngày 14/12/2013. Ngoại trưởng Kerry và Bí thư Đinh La Thăng đã chính thức tuyên bố thành lập Đại học Fulbright Việt Nam trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chúc mừng các sinh viên tốt nghiệp Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP) ở TP.HCM ngày 14/12/2013. Ngoại trưởng Kerry và Bí thư Đinh La Thăng đã chính thức tuyên bố thành lập Đại học Fulbright Việt Nam trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama.
An Tôn
27.05.2016
Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam mới đây của Tổng thống Mỹ Barack Obama, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng đã chính thức tuyên bố thành lập Đại học Fulbright Việt Nam (FUV), trường đại học độc lập, phi lợi nhuận đầu tiên của Việt Nam. Các chuyên gia giáo dục cho rằng đây sẽ là một mô hình giáo dục hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam, là môi trường cho suy nghĩ độc lập và sáng tạo. An Tôn tường trình chi tiết sau đây.
Cựu Thượng nghị sỹ Mỹ Bob Kerrey, chủ tịch Hội đồng Tín thác của Đại học Fulbright Việt Nam (FUV), đã nhận giấy phép do Bí thư Thăng trao.
Giấy phép này cho phép trường FUV tuyển sinh học viên cao học khóa đầu tiên vào cuối năm nay. Đồng thời trường cũng sẽ bắt đầu chuẩn bị xây dựng trụ sở chính ở Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh tại Quận 9. Sẽ mất ít nhất 2 năm để hoàn thành xây dựng cơ sở vật chất cho giai đoạn một của FUV.
Trong một thông cáo, bà Đàm Bích Thủy, Hiệu trưởng sáng lập FUV, nói trường này sẽ là một đại học Việt Nam “kiểu mới”. Bà cho biết thêm trường “sẽ đưa vào những tiến bộ mới nhất về công nghệ và giảng dạy nhằm đem lại cho sinh viên một trải nghiệm giáo dục giúp họ trang bị những kỹ năng để thành công trong bất kỳ lĩnh vực khó khăn nào mà họ theo đuổi”.
Đại diện trường cho hay FUV sẽ cấp bằng Việt Nam và sẽ phấn đấu đạt kiểm định chất lượng của các tổ chức kiểm định Mỹ. Tiếng Anh sẽ là ngôn ngữ giảng dạy chính. Trường được tiên liệu sẽ có số lượng sinh viên từ 6.000 đến 10.000 khi đạt giai đoạn phát triển ổn định. Thông cáo của trường cho biết thêm rằng FUV mong muốn tạo ra tác động tích cực mang tính hệ thống thông qua chia sẻ kiến thức với cách tiếp cận “học liệu mở”.
FUV sẽ xây dựng một đội ngũ giảng viên quốc tế và sẽ đặc biệt chú trọng tuyển dụng những học giả và nhà khoa học người Việt đã được đào tạo quốc tế. FUV sẽ sử dụng đòn bẩy công nghệ bao gồm những nền tảng học tập từ xa để tối thiểu chi phí và cho phép giảng viên có thể giảng dạy cũng như hướng dẫn sinh viên ở vùng sâu vùng xa.
Đơn vị học thuật đầu tiên của FUV sẽ là Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright, một trường đào tạo cao học chuyên ngành. Trường này sẽ khai giảng vào mùa thu năm nay với sự kế thừa đội ngũ nhân lực và các khóa học của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP) đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua.
Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright sẽ mở các khóa cao học và các chương trình đào tạo cao cấp về chính sách công, kinh doanh và những lĩnh vực có liên quan.
Giảng viên Nguyễn Hữu Lam thuộc Đại học Kinh tế TP.HCM, đồng thời cũng giảng dạy cho FETP, đã nhận xét với VOA Việt ngữ về tầm quan trọng của việc thành lập FUV như sau:
“Việc nâng cấp lần này có ý nghĩa rất là lớn, vì ngoài việc đào tạo cán bộ cho Việt Nam, thì mô hình của một trường đại học phi lợi nhuận, độc lập, tự do về học thuật sẽ đóng góp rất là lớn cho vấn đề về xây dựng và phát triển hệ thống đại học Việt Nam. Và điều đó sẽ rất là tốt cho tương lai của Việt Nam”.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, người bảo trợ cho Chương trình Fulbright ở Việt Nam trong nhiều năm, đã tuyên bố kế hoạch thành lập trường FUV hồi tháng 8 năm ngoái.
Thực sự mô hình phát triển hiện đại là sáng tạo tri thức, và đồng thời là mô hình không chỉ dạy cho người ta kiến thức mà các thế hệ trước đã tích lũy, mà còn là mô hình giúp người ta độc lập suy nghĩ, sáng tạo, và phát triển. Đây là môi trường mà tôi nghĩ sẽ đóng góp rất là lớn cho sự phát triển của từng cá nhân cũng như phát triển chung cả hệ thống đại học Việt Nam.
Giảng viên Nguyễn Hữu Lam.
Những người sáng lập trường ở cả hai phía Mỹ và Việt Nam đều tin rằng trường sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dân Việt Nam, nhất là những người trẻ tuổi khao khát được hưởng nền giáo dục tiêu chuẩn quốc tế ngay tại Việt Nam.
Ông Lam, người cũng đã từng du học ở Mỹ với học bổng Fulbright, cho biết sự háo hức về FUV rất cao và những ngày này ông liên tục nhận các cuộc điện thoại để hỏi về việc tuyển sinh, chương trình học của trường. Ông phân tích thêm về lý do của sự háo hức này:
“Thực sự mô hình phát triển hiện đại là sáng tạo tri thức, và đồng thời là mô hình không chỉ dạy cho người ta kiến thức mà các thế hệ trước đã tích lũy, mà còn là mô hình giúp người ta độc lập suy nghĩ, sáng tạo, và phát triển. Đây là môi trường mà tôi nghĩ sẽ đóng góp rất là lớn cho sự phát triển của từng cá nhân cũng như phát triển chung cả hệ thống đại học Việt Nam”.
Ở một đất nước có hệ thống giáo dục lâu nay bị xem là lạc hậu và phương thức quản lý còn bảo thủ. Liệu một trường có tính sáng tạo như Đại học Fulbright Việt Nam có tạo ra xung đột hay thách thức gì đối với các nhà quản lý của Việt Nam hay không? Giảng viên Nguyễn Hữu Lam đưa ra nhận định:
“Tôi nghĩ những người làm khoa học thực sự họ sẽ nhìn vấn đề này một cách rất là thoải mái và họ sẽ tiếp thu cái hệ thống này. Và rất nhiều vị lãnh đạo của nhà nước và của Bộ Giáo dục-Đào tạo sẽ tiếp thu được. Nhưng tất nhiên là sẽ có những cái xung đột. Thế cho nên vừa rồi tôi thấy có tuyên bố của Tổng thống Obama và đồng thời là của Ngoại trưởng John Kerry về trường đại học độc lập, tự do học thuật, như thế thì tôi nghĩ nếu chính phủ Việt Nam cam kết cái điều đó thì có nghĩa là trường sẽ làm được và dần các trường đại học Việt Nam cũng đang trong xu thế đó. Tại vì hiện nay Việt Nam cũng đang trao quyền tự chủ cho các đại học. Và nếu trường FUV mà phát triển tốt thì sẽ giúp rất nhiều cho cái nỗ lực vì thử nghiệm, làm thí điểm về các trường đại học độc lập ở Việt Nam”.
Mặc dù là một tổ chức tư nhân và phi lợi nhuận, FUV nhận được hỗ trợ từ chính phủ Mỹ và Việt Nam. Đến nay chính phủ Mỹ đã cam kết tài trợ hơn 20 triệu đôla để hỗ trợ việc thành lập trường. Còn chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã dành cho FUV 25 hecta đất ở Quận 9.
FUV đã nhận được cam kết tài trợ bằng tiền mặt hay các hình thức khác trị giá hơn 60 triệu đôla. Tuy nhiên, sẽ cần nhiều hơn nữa để có thể hiện thực hóa những kế hoạch đầy tham vọng của bà Hiệu trưởng Thủy. Bà cho biết ước tính sẽ cần huy động tối thiểu 100 triệu đôla trong ba năm tới.
Theo kế hoạch, năm 2018, FUV sẽ thành lập Trường Khoa học xã hội và Nhân văn Fulbright với chương trình giáo dục cử nhân bốn năm cho các ngành khai phóng (liberal arts) và khoa học-kỹ thuật.
http://www.voatiengviet.com/content/dai-hoc-fulbright-viet-nam-la-moi-truong-cho-suy-nghi-doc-lap-va-sang-tao/3348900.html
TNS Mỹ đề xuất trừng phạt công dân Việt vi phạm nhân quyền
Chính quyền Việt Nam huy động đông đảo tất cả các lực lượng để ngăn, vây bắt người biểu tình.
Chính quyền Việt Nam huy động đông đảo tất cả các lực lượng để ngăn, vây bắt người biểu tình.
26.05.2016
Thượng nghị sĩ Cộng hòa John Cornyn từ tiểu bang Texas hôm 23/5 cho biết ông đề nghị sửa đổi một dự luật quốc phòng, theo đó sẽ xử phạt những người Việt Nam bị coi là đồng lõa trong việc đàn áp nhân quyền.
Ông Cornyn nói: “Điều quan trọng cần nhớ là, ngay cả khi Tổng thống Obama đến Việt Nam, Việt Nam vẫn là một chế độ cộng sản tàn bạo, tiếp tục coi thường các quyền cơ bản của con người. Hai quốc gia sẽ không bao giờ đạt được mối quan hệ gần gũi mà tôi biết rằng nhiều người ở Việt Nam và Hoa Kỳ mong muốn cho đến khi Việt Nam thả hết tù nhân chính trị, thể hiện sự tôn trọng cơ bản cho các quyền con người mà chúng ta coi là chuyện đương nhiên ở Mỹ”.
Đề xuất của ông Cornyn được đưa ra vài giờ sau khi Tổng thống Obama tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam.
Các nhóm nhân quyền và các nhà lập pháp Hoa Kỳ chỉ trích ông Obama vì dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí kéo dài 50 năm với Việt Nam, cho rằng ông đã từ bỏ một lá bài thương lượng quan trọng để gây sức ép với cộng sản Hà Nội nhằm cải thiện hồ sơ nhân quyền của quốc gia này.
Ông Phil Robertson, Giám đốc tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch ở khu vực châu Á, nói: “Tổng thống Obama đã từ bỏ lợi thế còn lại của Mỹ để cải thiện nhân quyền tại Việt Nam – và cơ bản không nhận được lại gì.
Ông Robertson lưu ý rằng chính quyền Việt Nam đã bắt giữ một nhà báo, các blogger và các nhà hoạt động nhân quyền trong khi ông Obama dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí.
Các nhóm theo dõi nhân quyền cho biết ngay cả trong chuyến thăm của ông Obama, Hà Nội đã tống giam ít nhất 6 nhà hoạt động, sách nhiễu nhiều người Việt Nam khác cố gắng thể hiện quyền tự do ngôn luận, và chặn các trang mạng xã hội.
Ông Rafendi Djamin, giám đốc Tổ chức Ân xá Quốc tế khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương cho biết: “Ngay cả khi phải đối mặt với sự chú ý gắt gao trên toàn cầu trong chuyến thăm của Tổng thống Obama, chính quyền Việt Nam, thật đáng hổ thẹn, vẫn thực hiện các hành động đàn áp như thường lệ”.
Theo The Washington Times, Reuters
http://www.voatiengviet.com/content/tns-my-de-xuat-trung-phat-cong-dan-viet-vi-pham-nhan-quyen/3346013.html
Thứ hai, 30/05/2016
Cần Thơ đánh giá cao trợ giúp của Mỹ về ứng phó biến đổi khí hậu
Thành phố Cần Thơ trong những năm gần đây đã cảm nhận rõ tác động của biến đổi khí hậu, thể hiện qua các chỉ dấu như mức tăng nhiệt độ không khí, lượng mưa, mức độ ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn và một số thiên tai khác.
Thành phố Cần Thơ trong những năm gần đây đã cảm nhận rõ tác động của biến đổi khí hậu, thể hiện qua các chỉ dấu như mức tăng nhiệt độ không khí, lượng mưa, mức độ ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn và một số thiên tai khác.
An Tôn
29.05.2016
Các nhà khoa học đã cảnh báo Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Điều này cũng được Tổng thống Mỹ Obama nhắc đến khi ông thăm Việt Nam mới đây. Từ lâu, Mỹ đã hợp tác và giúp đỡ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó có việc lập Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu thuộc Đại học Cần Thơ. Viện đã có nhiều chương trình hiệu quả.
Thành phố Cần Thơ trong những năm gần đây đã cảm nhận rõ tác động của biến đổi khí hậu, thể hiện qua các chỉ dấu như mức tăng nhiệt độ không khí, lượng mưa, mức độ ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn và một số thiên tai khác.
Các số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường của Cần Thơ cho thấy nhiệt độ không khí trung bình trong một năm của thành phố từ năm 1978 đến 2012 có xu hướng tăng khoảng 0,7-0,8 oC, với mức nhiệt trung bình khoảng 27,3oC.
Bên cạnh đó lượng mưa trung bình hàng năm của thành phố giảm khoảng 200 mm. Từ năm 2010 đến nay, lượng mưa dao động từ 1200 đến 1500 mm. Đi kèm với lượng mưa giảm là hạn hán và tình trạng xâm nhập mặn tăng cao.
Trước đây, Cần Thơ hầu như không bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn do cách biển hơn 65 km. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xâm nhập mặn đã bắt đầu ảnh hưởng đến nguồn nước sông của thành phố. Đặc biệt trong đầu năm nay, nạn hạn hán và xâm nhập mặn tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng trở nên đặc biệt nghiêm trọng.
Ứng phó với biến đổi khí hậu là việc không phải một mình thành phố Cần Thơ có thể làm được, thậm chí, ở tầm quốc gia, một mình Việt Nam cũng không thể làm được. Đồng thời, biến đổi khí hậu không chỉ là vấn đề của một vùng hay một quốc gia, mà có tác động toàn cầu. Chính vì vậy, Mỹ đã sớm có hợp tác với Việt Nam trong theo dõi, nghiên cứu về vấn đề này.
Cách đây 8 năm, Mỹ và Việt Nam đã lập dự án mang tên Mạng lưới Nghiên cứu Đồng bằng và Quan sát Toàn cầu, viết tắt là DRAGON. Tiếp đến, dự án đã lập ra Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, đặt tại trường Đại học Cần Thơ.
Viện này được thành lập với sự giúp đỡ của tổ chức USGS của Hoa Kỳ. Mục tiêu là tạo ra một viện nghiên cứu, một trung tâm nghiên cứu mà trong đó sẽ kết hợp được các nhà khoa học của Việt Nam cũng như của Mỹ để tìm ra những hướng giải quyết cho ĐBSCL.
Phó giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Hiếu Trung nói.
Về hoạt động của viện, Phó giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Hiếu Trung, Phó Viện trưởng, cho VOA biết: “Viện này được thành lập với sự giúp đỡ của tổ chức USGS của Hoa Kỳ. Mục tiêu là tạo ra một viện nghiên cứu, một trung tâm nghiên cứu mà trong đó sẽ kết hợp được các nhà khoa học của Việt Nam cũng như của Mỹ để tìm ra những hướng giải quyết cho ĐBSCL. Chúng tôi tổ chức được những dự án. Thí dụ, đối với Mỹ họ cử người qua đây hướng dẫn, tập huấn cho chúng tôi, nâng cao năng lực trong vấn đề sử dụng ảnh vệ tinh để giải đoán vấn đề thay đổi điều kiện đất, điều kiện nước, thì cũng rất là hữu dụng. Rồi những dự án quan trắc, đánh giá về thay đổi các loài cá ở trên sông Mekong. Rồi họ tổ chức một đoàn đi đánh giá về các thay đổi về phù sa trong nước”.
Vị Phó viện trưởng cho biết thêm sự hợp tác của trường Đại học Cần Thơ với Mỹ về môi trường đã bắt đầu từ rất lâu trước khi có Viện Nghiên cứu Biển đổi Khí hậu, nhất là các nhóm nghiên cứu về đất ngập nước.
Ông Trung đánh giá cao sự hỗ trợ kỹ thuật từ phía Mỹ: “Tài trợ về mặt kinh phí thì không có nhiều. Nhưng mà cái quan trọng là những cái hỗ trợ về kỹ thuật. Ở đây, ở Việt Nam, những nhà khoa học luôn luôn đón chào các nhà khoa học Mỹ đến để xây dựng các kế hoạch để mà hợp tác. Thực ra ở đây chúng tôi rất là hiểu cái đặc điểm của vùng này. Mà bên Mỹ thì các nhà khoa học có các phương
pháp nghiên cứu mới, có các cái công cụ như ảnh vệ tinh hay mô hình toán như thế nào để phân tích rất là tốt. Có những phần phân tích đánh giá sâu, có những góc nhìn khác mà nhiều khi chủ quan chúng tôi không thấy được, thì các nhà khoa học các nước khác nhau, đặc biệt là Mỹ, họ có thể giúp được rất tốt”.
Tuy nhiên, Phó giáo sư Tiến sỹ Trung chỉ ra rằng hiện nay hợp tác trong khuôn khổ của viện ông với Mỹ vẫn là các chương trình nhỏ. Theo ông, về lâu dài các nhà khoa học Việt Nam và Mỹ cần có những kế hoạch lớn hơn.
Ông nói: “Tôi nghĩ nếu mà được, mình cần có chương trình hợp tác dài hơi, thí dụ trong giai đoạn 5 năm, 10 năm”.
Ông Trung lý giải rằng Mỹ mới dành một phần nhỏ kinh phí cho việc nghiên cứu ở Việt Nam vì Mỹ thấy tầm quan trọng của các vấn đề ở thượng nguồn sông Mekong và đến nay đã ưu tiên khu vực đó hơn.
Họ có những cái nghiên cứu ở trên thượng nguồn, trên vùng Lào, Campuchia, Thái Lan rất nhiều. Và tôi nghĩ cái đó cũng đúng thôi tại vì thực sự là ở trên đó là cái nguồn gốc của vấn đề xuống ĐBSCL, thì họ phải tìm hiểu cái đó đầu tiên.
Phó giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Hiếu Trung
Ông nói: “Họ có những cái nghiên cứu ở trên thượng nguồn, trên vùng Lào, Campuchia, Thái Lan rất nhiều. Và tôi nghĩ cái đó cũng đúng thôi tại vì thực sự là ở trên đó là cái nguồn gốc của vấn đề xuống ĐBSCL, thì họ phải tìm hiểu cái đó đầu tiên”.
Sự biến đổi khí hậu ở ĐBSCL gắn liền với các hoạt động khai thác sông Mekong chảy từ Trung Quốc qua nhiều nước khác trước khi đến Việt Nam. Do vậy, các nhà khoa học đã khuyến cáo rằng cần có cách tiếp cận xuyên biên giới về ứng phó với biến đổi khí hậu ở cả lưu vực sông chứ không chỉ ở từng nước riêng rẽ.
Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu Nguyễn Hiếu Trung cho rằng các nước ven sông Mekong cần đi đến ký kết một hiệp ước về khai thác con sông với những cam kết về lượng nước sông mà từng nước có thể khai thác cũng như bảo đảm chất lượng nước của sông.
Việt Nam là nước cuối nguồn nên khả năng kiểm soát, tác động lên con sông không nhiều. Tuy nhiên, nếu các nước thượng nguồn khai thác sông Mekong tới mức ĐBSCL bị thiệt hại nặng thì Việt Nam không phải là nạn nhân duy nhất mà những mất mát của Việt Nam sẽ có tác động ở tầm quốc tế.
Phó Giáo sư Tiến sỹ Trung phân tích thêm: “Nếu con sông này nó không sống khỏe mạnh thì mình có làm gì đi nữa thì đồng bằng của mình cũng không thể nào tồn tại được. Mà cái đồng bằng của mình thì xuất khẩu tới 20% cái thị trường gạo của quốc tế, của thế giới. Nếu ĐBSCL có vấn đề gì thì ta thấy là cái thiệt hại này không chỉ cho riêng ĐBSCL mà cho cả các nước mà sử dụng gạo trên thế giới và trong đó có rất nhiều nước nghèo. Thì cái tác động là toàn cầu chứ không phải riêng ĐBSCL”.
Chung quan điểm với nhiều chính khách và các nhà khoa học quốc tế khác, vị Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Biển đổi Khí hậu nhấn mạnh sông Mekong không chỉ của riêng các nước trong khu vực mà là con sông của cả thế giới, cộng đồng quốc tế cần hành động cùng nhau để bảo vệ.
Các nước đã có kinh nghiệm quản lý các con sông xuyên biên giới như Mỹ, Canada, một số nước châu Âu có thể chia sẻ nhiều điều hữu ích cho Việt Nam và các nước ven sông Mekong.
http://www.voatiengviet.com/content/can-tho-danh-gia-cao-tro-giup-cua-my-ve-bien-doi-khi-hau/3350167.html
Blog / Phạm Chí Dũng
Ẩn số lớn nhất trong chuyến đi VN của Obama bắt đầu được giải mã
Tổng thống Obama trong cuộc họp báo chung với Chủ tịch Trần Đại Quang tại Hà Nội, ngày 23/5/2016.
Tổng thống Obama trong cuộc họp báo chung với Chủ tịch Trần Đại Quang tại Hà Nội, ngày 23/5/2016.
Blog Phạm Chí Dũng
Phạm Chí Dũng
30.05.2016
Giải đáp cho câu hỏi hỏi về mục đích lớn nhất trong chuyến đến Việt Nam của Tổng thống Obama bắt đầu hé lộ
‘Mỹ tiếp cận Cam Ranh’
Trước ngày Tổng thống Obama đến Việt Nam, có rất ít tin tức được coi là thực chất về chuyến đi này. Chỉ có vài tờ báo quốc tế như The Nikkei hé lộ “mấu chốt là cảng Cam Ranh”. The Nikkey, một tờ báo lớn của Nhật Bản, dường như có nguồn tin nội bộ về mối quan hệ “giao lưu hải quân” giữa Nhật Bản và Việt Nam, đặc biệt về cuộc diễn tập chung tại Đà Nẵng của hải quân hai quốc gia này vào tháng 4/2016 – một sự kiện không hề được công bố trên báo chí nhà nước Việt Nam.
Sau quyết định bất ngờ của Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam, một vài nhà phân tích thuộc phái “phản biện trung thành” cho rằng quyết định trên chỉ đơn giản là Washington cảm thấy lệnh cấm vận đã tồn tại quá lâu và “đã đến lúc gỡ bỏ”, và “điều đó tốt cho lợi ích của hai quốc gia”.
Nhưng ngay sau khi Obama rời Việt Nam, một hiện tượng đáng ngạc nhiên là báo nhà nước bắt đầu công khai đưa tin “Mỹ tiếp cận Cam Ranh”, mô tả chi tiết hơn về mục đích chuyến thăm và hàm ý những gì mà Mỹ và Việt Nam có thể đã thỏa thuận với nhau.
Đài truyền hình Việt Nam (VTV), một kênh báo đảng, vừa tiết lộ một lời giải cho động thái trên của Mỹ. Trong một bài phỏng vấn TS Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thuộc Bộ Ngoại giao, VTV đã đặt tựa đề “Lý do Tổng thống Obama dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam vào phút chót”.
Một trong những lý do mà ông Trần Việt Thái nêu ra để lý giải về quyết định của Tổng thống Obama là: “Tiếp đến, điều này cũng mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội, nhiều sự lựa chọn hơn trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Mặc dù không đề cập đến cụm từ “vào phút chót” như hàm ý trong tựa đề bài phỏng vấn của VTV, nhưng lý do “bảo vệ Tổ quốc” mà ông Thái nêu ra rất có thể là nguồn cơn chủ yếu dẫn đến sự kết thúc quá trình mặc cả giữa Mỹ và Việt Nam về những nội dung liên quan đến cấm vận vũ khí, quân sự và quốc phòng.
Trong khi VTV hé lộ về quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đã chỉ xảy ra “vào phút chót”, báo VietTimes đưa tin theo đường gián tiếp “Các nhà hoạch định hải quân Mỹ muốn tiếp cận nhiều hơn vào cảng tại vịnh Cam Ranh của Việt Nam, cảng nước sâu tốt nhất Đông Nam Á. Một cảng quốc tế đã được Việt Nam khai trương vào tháng 3/2016 sẽ đem lại nhiều cơ hội hợp tác với Việt Nam, đô đốc Scott Swift phát biểu trên Navy Times”.
Những câu hỏi về Cam Ranh
Không bị vòng kim cô của Ban Tuyên giáo trung ương kiềm chế, báo chí quốc tế đã đề cập đến vấn đề cảng Cam Ranh một cách trực tiếp và thoải mái hơn nhiều. Bài của tác giả James Holmes trên tạp chí Foreign Policy mới đây đã nêu ra những nội dung rất đáng chú ý:
“Điều khiến bất kỳ thủy thủ Hoa Kỳ nào cũng quan tâm nhất lại là thông tin Hà Nội có thể mở cửa trở lại cảng nước sâu Cam Ranh cho tàu chiến Mỹ như một phần của món quà để đổi lấy việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí.
“Một số điều cần dõi theo khi cuộc phiêu lưu tuyệt vời của Tổng thống Obama được tiết lộ: Thứ nhất, vấn đề hệ trọng là ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam có quyết định cho phép hải quân Mỹ quay lại hay không? Thứ hai, việc cho phép đó kèm theo những điều kiện nào? Hà Nội sẽ chỉ chấp nhận một sự ‘hiện diện luân phiên’, theo đó tàu thuyền trú tại Cam Ranh trong những quãng thời gian dài nhưng sau đó phải quay về nước? Hay họ sẵn sàng đồng ý với những điều khoản thoáng hơn, chẳng hạn như việc thiết lập một hải cảng lâu dài cho một đội tàu? Thứ ba, Hà Nội sẽ cho phép quy mô hiện diện như thế nào? Bao nhiêu tàu được phép cập cảng, và những loại tàu nào?
“Đối với Washington, một hạm đội với các chiến hạm lớn như khu trục hạm hay tuần dương hạm - tàu được trang bị thiết bị cảm biến cùng vũ khí đủ loại - là một công cụ chính sách hoàn toàn khác so với một đội tàu bao gồm những tàu trang bị nhẹ quanh quẩn ven bờ. Đồng thời nó cũng chuyển tải một thông điệp hoàn toàn khác tới Bắc Kinh về năng lực và quyết tâm của Hoa Kỳ và Việt Nam.
“Và cuối cùng, Hà Nội sẽ cho phép tàu thuyền Hoa Kỳ được làm gì khi chúng đồn trú tại Cam Ranh? Chào đón một cựu thù quay lại lãnh thổ Việt Nam không phải là một động thái nhỏ nhặt, ngay cả khi điều đó xẩy ra sau cuộc chiến tranh Việt Nam bốn thập niên. Liệu hai lực lượng hải quân có tiến hành hoạt động tuần tra chung trên vùng biển tranh chấp hay không? Hay Hà Nội sẽ cho phép các tư lệnh Hoa Kỳ tự do thực hiện các yêu cầu của Washington?”.
Trong bối cảnh Trung Quốc triển khai hệ thống tên lửa phòng không hiện đại trên quần đảo Hoàng Sa, được tờ báo La Croix và Les Echos đánh giá là “một bước tiến tới âm mưu quân sự hóa khu vực Biển Đông”, nguy cơ Việt Nam bị tấn công là có thật. Nguy cơ này, cùng với những tin tức tình báo mà Hà Nội có thể đã thu thập được, đã giải thích tại sao từ đầu năm 2016 đến nay, chính quyền Việt Nam dường như có một số biểu hiện mang hơi hướng “giãn Trung”, trong đó đặc biệt là vào tháng 2/2016 lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Việt Nam dám đưa ra tuyên bố về “tàu Mỹ đi qua vô hại” ở khu vực Biển Đông, và lần đầu tiên hải quân Việt Nam dám bắt giữ tàu chở dầu của Trung Quốc vào tháng 3/2016.
Bây giờ thì đừng mãi tuyên truyền về “Mỹ cần Việt Nam”. Không có Cam Ranh, các tàu khu trục và máy bay của Hạm đội 7 Mỹ vẫn chẳng ngần ngại tuần tra vùng hải phận và không phận Biển Đông. Nhưng không có Mỹ ở Cam Ranh, làm sao bảo đảm Việt Nam sẽ chống đỡ nổi một chiến dịch tập kích cả đường biển lẫn đường không của Trung Quốc trong tương lai gần?\
Vừa chơi vừa sợ
Có thể cho rằng “món quà” bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đã được đổi lại bằng một thứ đáng giá không kém. Giả thiết về Cam Ranh đã có căn cứ, thậm chí là căn cứ có độ xác thực cao.
Và rất có thể Cam Ranh là quân hậu trên bàn cờ của một “thỏa thuận quân sự” nào đó giữa Mỹ và Việt Nam đã được đàm phán trong một thời gian dài trước chuyến đi Việt Nam của Obama, nhưng chỉ được quyết định “vào phút chót” với sự hiện diện đầy ẩn ý của Cố vấn an ninh Susan Rice.
Tuy nhiên, rất có thể cả Mỹ lẫn Việt Nam đều không muốn công bố thông tin tuyệt mật về “thỏa thuận quân sự” ấy. Nhưng chỉ cần nhìn vào phản ứng của Trung Quốc cũng có thể đánh giá và xác nghiệm xem những nội dung đã được thỏa thuận có tầm quan yếu đến đâu.
Trong khi đó, vài tờ báo quốc tế đã bắt đầu đề cập việc Trung Quốc “nổi giận” khi chứng kiến Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí cho Việt Nam.
Theo logic đó, nếu Trung Quốc tái diễn hành vi gây hấn với mức độ cao hơn đối với Việt Nam trong những tháng tới, cùng lúc diễn ra những hoạt động “giao lưu hải quân” dày hơn của Mỹ tại Đà Nẵng và đặc biệt là Cam Ranh, có thể cho rằng “thỏa thuận quân sự” giữa Mỹ và Việt Nam đang được triển khai.
Khi đó, chính sách “không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam” của Việt Nam sẽ có thể ít hoặc không được giới ngoại giao nắng mưa thất thường của nước này nhắc đến nữa.
Việt Nam cũng vì thế sẽ dấn thân hơn vào “quỹ đạo” của Mỹ. Không chỉ “bình thường hóa hoàn toàn quan hệ” mà còn “chơi với Mỹ”.
Tuy nhiên, tiến độ “chơi” đến đâu và “giao lưu hải quân” giữa Mỹ và Việt Nam nhanh chóng đến mức nào còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có mức độ phản ứng của Trung Quốc trong thời gian tới và bản lĩnh bớt sợ của giới lãnh đạo Việt Nam.
Một chi tiết được giới quan sát ghi nhận là trong cuộc viếng thăm của Tổng thống Mỹ vào tháng 5/2016, trong lúc Obama luôn tươi cười và thoải mái, gương mặt giới lãnh đạo cao cấp Việt Nam lại luôn toát lộ vẻ lo lắng và căng thẳng. Có người giải thích: cuối cùng thì những quan chức này đã buộc phải quyết định việc không thể mãi đu dây và cách nào đó trở thành “đồng minh” của Mỹ, nhưng vẫn lo ngay ngáy sẽ làm cho Bắc Kinh nổi giận.
* Blog của Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Phạm Chí Dũng
Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm việc tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài chống tham nhũng, từng bị công an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2014, cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Cũng trong năm 2014, được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh 'Anh hùng thông tin'.
http://www.voatiengviet.com/content/an-so-lon-nhat-trong-chuyen-di-vietnam-cua-obama-duoc-giai-ma/3351510.html
TẠP CHÍ BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG
SẼ CÙNG HIỆN HỮU TẠI
DIÊN HỒNG (dien-hong.blogspot.com
và
Vanhoavn's Blog (Văn Hóa Việt Nam)
Posted by sontrung at 10:44 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 418
MỸ VÀ VIỆT NAM
Người Đà Nẵng lạc quan về quan hệ Mỹ-Việt sau chuyến thăm của TT Obama:
Tổng thống Obama phát biểu trong buổi nói chuyện với các thành viên của Sáng kiến Lãnh đạo Trẻ Đông Nam Á (YSEALI) tại TPHCM, ngày 25/5/2016.
Tổng thống Obama phát biểu trong buổi nói chuyện với các thành viên của Sáng kiến Lãnh đạo Trẻ Đông Nam Á (YSEALI) tại TPHCM, ngày 25/5/2016.
Một cuộc tranh luận trên truyền hình Việt Nam về 'động cơ' chia sẻ tin cá chết trên Facebook đang 'gây sốt' dư luận và bị nhiều người coi là một cuộc 'đấu tố' công khai
An Tôn
31.05.2016
ĐÀ NẴNG— Tổng thống Mỹ Barack Obama mới đây đã có chuyến thăm lịch sử đến Việt Nam. Mặc dù ông không ghé thăm Đà Nẵng, nhưng nhiều người ở thành phố này vẫn theo dõi chặt chẽ chuyến thăm của ông Obama và tỏ ra lạc quan về những kết quả của chuyến thăm. An Tôn tường trình từ thành phố ven biển được xem là một trung tâm kinh tế, du lịch ở miền trung Việt Nam.
Nằm gần như ở giữa quãng đường nối thủ đô Hà Nội ở miền bắc và trung tâm kinh tế hàng đầu của Việt Nam là thành phố Hồ Chí Minh ở miền nam, Đà Nẵng nổi tiếng về các bãi biển đẹp, đường sá được quy hoạch đẹp đẽ và bộ máy công chức được cho là nghiêm túc, gần dân hơn so với các tỉnh thành khác.
Tuy nhiên, với dân số hơn 1 triệu người và không có nhiều trao đổi thương mại, giáo dục với Mỹ, những người sắp xếp chương trình cho Tổng thống Mỹ hẳn là đã khó tìm ra lý do để ông ghé thăm thành phố trong khoảng thời gian quý báu của ông.
Dù không được trực tiếp đón ông, song đối với người dân Đà Nẵng, những thỏa thuận đạt được giữa Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Việt Nam mới là điều quan trọng.
Việc Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh cấp giấp phép cho Đại học Fulbright, hai nước nỗ lực thông qua hiệp định Xuyên Thái Bình Dương TPP, cũng như hai nước nhất trí về dự định thực hiện Sáng kiến Hợp tác Cất trữ Thiết bị Y tế và Cứu trợ Nhân đạo là những kết quả được nhiều người Đà Nẵng quan tâm đặc biệt.
Theo em, quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam, quan hệ ngoại giao sẽ phát triển hơn. Mỹ sẽ giúp đỡ nhiều cho nước ta nhiều hơn. Và tình hữu nghị giữa hai quốc gia sẽ ngày càng gắn bó, thân thiết hơn.
Nữ Sinh Trương Thị Trọng nói.
Nhận xét chung về tương lai quan hệ Việt-Mỹ sau chuyến thăm của ông Obama, tất cả những người dân mà thông tín viên của VOA gặp gỡ trên đường phố đều nói những điều tốt đẹp. Hầu hết mọi người đều nhìn vào khía cạnh kinh tế của mối quan hệ.
Trương Thị Trọng, 20 tuổi, hiện là một nữ sinh tại Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng, nói:
“Theo em, quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam, quan hệ ngoại giao sẽ phát triển hơn. Mỹ sẽ giúp đỡ nhiều cho nước ta nhiều hơn. Và tình hữu nghị giữa hai quốc gia sẽ ngày càng gắn bó, thân thiết hơn”.
Nữ sinh viên Nguyễn Thị Thu Thảo, 20 tuổi, tại Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng, kỳ vọng:
“Theo em thì quan hệ hai nước sẽ phát triển hơn. Mỹ sẽ tài trợ cho Việt Nam nhiều hơn để phát triển kinh tế. Mình sẽ mở rộng giao lưu với Mỹ nhiều hơn. Về kinh tế, Mỹ sẽ hỗ trợ nguồn vốn để Việt Nam phát triển về nhiều mặt”.
Ông Ba, 60 tuổi, chủ một trạm cung cấp dịch vụ bãi biển, đưa ra nhận xét:
“Anh thấy đó là cái đường lối rất là tốt, đúng theo quan điểm của dân, của đảng và nhà nước. Đó là một cái đường lối đúng đắn, rất tốt. Mà hiện tại mình cũng rất cần quan hệ với Mỹ, về nhiều phương diện”.
Chuyến thăm của Tổng thống Obama đem đến nhiều sự thuận lợi và tương lai tốt đẹp hơn trong quan hệ hai nước, thí dụ như việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương, cũng như trao đổi thương mại mậu dịch, thì nó sẽ mở ra một số cái tốt hơn sau này. Trước mắt, quan hệ với Mỹ thì mình lợi về mặt kinh tế, giáo dục, và một số giá trị căn bản của nhân loại, một số giá trị phổ quát của nhân loại.
Ông Tạ Thanh Hải, viên chức nhà nước, nói.
Là người đã theo dõi tin thời sự nhiều năm và ở tuổi 67, ông Sinh, một người hưu trí, cho rằng dù Tổng thống Obama sắp kết thúc nhiệm kỳ song những thỏa thuận quan trọng mà Mỹ và Việt Nam vừa đạt được sẽ tiếp tục được thực thi:
“Rõ ràng ông Obama chuẩn bị hết nhiệm kỳ rồi, thì ông cũng tạo ra nhiều niềm tin cho Việt Nam, giữa Mỹ và Việt Nam, để hợp tác, để sau này kế nhiệm của ông sẽ tiếp tục hợp tác”.
Ngoài những ý kiến nêu lên sự lạc quan về quan hệ kinh tế, cũng có người thể hiện niềm tin rằng quan hệ tốt lên với Mỹ sẽ giúp ích cho nhân quyền v cải thiện nền dân chủ ở Việt Nam, cho dù hai từ này đã không được nêu ra trực tiếp trong câu trả lời phỏng vấn. Ông Tạ Thanh Hải, 46 tuổi, một viên chức nhà nước nói:
“Chuyến thăm của Tổng thống Obama đem đến nhiều sự thuận lợi và tương lai tốt đẹp hơn trong quan hệ hai nước, thí dụ như việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương, cũng như là cái trao đổi thương mại mậu dịch, thì nó sẽ mở ra một số cái tốt hơn sau này. Cái trước mắt, quan hệ với Mỹ thì mình lợi về mặt kinh tế, giáo dục, và một số giá trị căn bản của nhân loại, một số giá trị phổ quát của nhân loại”.
Ở một nước mà các đề tài về nhân quyền, dân chủ bị coi là “nhạy cảm”, nhiều người hoạt động để thúc đẩy nhân quyền, dân chủ bị sách nhiễu, thậm chí bị khép vào một số tội danh hình sự để nhận án tù, việc một viên chức dùng các từ “giá trị phổ quát của nhân loại” để thay thế là điều dễ hiểu.
Trong khi đa số người được phỏng vấn tỏ ra phấn khích về tương lai của mối quan hệ song phương, cũng có ý kiến cho rằng sẽ không có gì thay đổi. Bùi Phi Long, 21 tuổi, nam sinh viên Đại học Kiến trúc Đà Nẵng, nói:
“Em nghĩ thì cũng vẫn vậy, không khác được”.
Trên thực tế, đa số vẫn có kỳ vọng quan hệ Mỹ-Việt sẽ ngày càng tốt lên.
Những người được phỏng vấn nói với VOA rằng Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ mối quan hệ.
Ông Nguyễn Văn Phước, 54 tuổi, người làm công tại một nhà hàng ven biển, nêu ra suy nghĩ:
“Rất có lợi cho Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam mình sẽ rất có cơ hội. Và những nhân tài của nước mình sẽ đưa qua nước ngoài học để mà có những nhân tài đưa về nước mình hỗ trợ cho nước mình có một cái nền kinh tế xóa đói giảm nghèo, sẽ đi lên”.
Nữ sinh viên tên Trọng cũng chú ý đến các khía cạnh giáo dục và kinh tế:
“Ngành giáo dục nước ta sẽ được Mỹ hỗ trợ. Du học sinh sẽ được Mỹ hỗ trợ nhiều học bổng hơn. Những trường đại học của Mỹ sẽ mở rộng để du học sinh của ta có thể qua đó phát triển về giáo dục. Mỹ sẽ mở rộng thị trường để hàng hóa Việt Nam vào thị trường. Ngoài ra thì Mỹ có thể hỗ trợ nhiều nguyên vật liệu và những công nghệ hiện đại cho Việt Nam phát triển về hàng hóa”.
Còn ông Sinh, người về hưu, nói:
“Phía Việt Nam sẽ có lợi rất nhiều, vì Mỹ là nước kinh tế phát triển rất mạnh, khoa học kỹ thuật cũng rất tốt. Thì cái đó là Việt Nam sẽ hưởng lợi từ cái đó nhiều”.
Rất có lợi cho Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam mình sẽ rất có cơ hội. Và những nhân tài của nước mình sẽ đưa qua nước ngoài học để mà có những nhân tài đưa về nước mình hỗ trợ cho nước mình có một cái nền kinh tế xóa đói giảm nghèo, sẽ đi lên.
Ông Nguyễn Văn Phước, người dân ở Đà Nẵng, nói.
Trong Tuyên bố chung của hai nguyên thủ Mỹ và Việt Nam có nói hai nước đã ký ý định thư về Sáng kiến Hợp tác Cất trữ Thiết bị Y tế và Cứu trợ Nhân đạo (CHAMSI) ở Đà Nẵng, thành phố có vị trí chiến lược ven Biển Đông. Điều này được nhiều người Đà Nẵng xem là một việc tốt.
Viên chức nhà nước tên Hải nói:
“Cái đấy thì quá tốt cho người dân cũng như cho chính phủ hai nước, vì trước đây Mỹ cũng có hỗ trợ một số tàu hải cảnh, cảnh sát biển. Nếu như thiết lập những cái đấy, tôi nghĩ rằng an ninh, chủ quyền của Việt Nam càng tốt hơn”.
Với ký ức về miền nam của Việt Nam trước năm 1975, ông chủ điểm dịch vụ bãi biển tên Ba bình luận về CHAMSI trong một bối cảnh rộng hơn:
“Trước năm 75, hồi đó ở miền nam, có những căn bệnh gì đó mà nó không chữa được, thì Mỹ đưa ra hạm đội chữa hết, và đem trả về lại. Đến bây giờ mà quan hệ được như vậy mà Mỹ đặt cái gì đó ở tại Đà Nẵng thì cái lợi ích trước mắt là người dân Đà Nẵng, cái thứ hai là cả đất nước của mình, và kèm theo đó là vấn đề về Biển Đông, rồi kể cả châu Á nữa”.
Đánh giá về tác động của quan hệ Mỹ-Việt đến việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, nữ sinh viên Trọng nói:
“Mỹ có thể là nước đứng sau Việt Nam để có thể hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề Biển Đông”.
Còn ông Sinh và ông Hải cho rằng vai trò của Mỹ sẽ làm Trung Quốc phải dè chừng với ý định dùng lợi thế là nước lớn để bắt nạt nước nhỏ. Ông Sinh nói:
“Cái này giúp ích cho Việt Nam rất là lớn. Tại vì dù sao cũng có một nước cường quốc đặt quan hệ với Việt Nam chặt chẽ về vấn đề an ninh, quốc phòng. Thì dĩ nhiên là Trung Quốc cũng phải dè dặt, không phải đơn giản mà ỷ nước lớn được”.
Ông Hải lưu ý thêm về vai trò của Mỹ trong bảo vệ tự do hàng hải:
“Vấn đề Biển Đông là vấn đề tất cả các nước đều quan tâm, chứ không riêng gì Trung Quốc với Việt Nam, trực tiếp tranh chấp. Mỹ thì người ta muốn tự do hàng hải và một số giá trị pháp lý cần phải được tôn trọng, không phải là cứ lấy nước lớn đi đè nén các nước nhỏ, nhất là trong vấn đề chủ quyền”.
Riêng sinh viên Long có quan điểm khác:
“Chắc là cũng không tốt đâu vì Biển Đông thì mình tự giúp mình thôi chứ Mỹ nó không giúp được mấy đâu”.
Cái này giúp ích cho Việt Nam rất là lớn. Tại vì dù sao cũng có một nước cường quốc đặt quan hệ với Việt Nam chặt chẽ về vấn đề an ninh, quốc phòng. Thì dĩ nhiên là Trung Quốc cũng phải dè dặt, không phải đơn giản mà ỷ nước lớn được.
Ông Sinh, một người về hưu, nói.
Trong tuyên bố chung của hai nguyên thủ cũng như khi phát biểu tại một số sự kiện lớn khác nhau, Tổng thống Obama đề cập việc Mỹ sẽ tiếp tục làm việc cùng Việt Nam để giải quyết những vấn đề di sản chiến tranh như tẩy độc Chất Da cam/dioxin và rà phá bom mìn sót lại sau chiến tranh.
Đà Nẵng là một trong những nơi ở Việt Nam có điểm nóng ô nhiễm Chất Da Cam/dioxin là sân bay của thành phố. Mới đầu tháng này, trước chuyến thăm của Tổng thống Obama, dự án tẩy độc sân bay do Mỹ cung cấp phần lớn tài chính đã hoàn tất giai đoạn 1, với 45.000 mét khối đất được làm sạch.
Liệu người dân Đà Nẵng có còn xem các vấn đề di sản chiến tranh này là những khúc mắc trong quan hệ hai nước hay không? Ông Hải trả lời:
“Cũng đã có quá trình để mà xúc tiến các việc thí dụ như là bom mìn sau chiến tranh hay là chất độc da cam. Ngay tại sân bay Đà Nẵng, theo tôi biết, đã cơ bản xử lý về kho chất độc da cam. Chính phủ Mỹ cũng hỗ trợ hết sức về kỹ thuật và tài chính để giải quyết tận gốc vấn đề này. Thì tôi nghĩ cái đấy là cả quá trình làm rồi chứ không còn vướng mắc gì nữa, chỉ chờ kết quả cuối cùng thôi”.
Ông Sinh có ý kiến:
“Thì hiện tại Mỹ cũng đang làm các cái đó rồi, cũng đang giải quyết từng nơi rồi. Sân bay Đà Nẵng đã làm xong rồi. Còn lại thì chính phủ Việt Nam phải tìm hiểu cũng còn nơi nào nhiễm chất độc da cam thì yêu cầu phía Mỹ phải giải quyết cái đó luôn”.
Những người ở Đà Nẵng mà VOA tiếp xúc được đa số đều lạc quan và nhìn một cách tích cực về tương lai quan hệ Mỹ-Việt. Họ mong sẽ có lần đầu tiên được đón tiếp một tổng thống Mỹ đến thành phố. Hy vọng của họ có thể trở thành hiện thực hay không phải chờ đến cuối năm 2017 mới rõ, khi Đà Nẵng là chủ nhà của Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương APEC. http://www.voatiengviet.com/content/nguoi-da-nang-lac-quan-ve-quan-he-my-viet-sau-chuyen-tham-cua-obama/3355308.html
Thứ ba, 31/05/2016
Đối với nhiều cựu quân nhân Mỹ, chiến tranh Việt Nam vẫn tiếp diễn
Cựu quân nhân Mỹ đứng trước Bức tường đá đen khắc tên hơn 58.000 chiến binh Mỹ tử trận hay mất tích trong chiến tranh Việt Nam tại thủ đô Washington.
Cựu quân nhân Mỹ đứng trước Bức tường đá đen khắc tên hơn 58.000 chiến binh Mỹ tử trận hay mất tích trong chiến tranh Việt Nam tại thủ đô Washington.
18.05.2016
Chủ nhật tuần này, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ đến thăm Việt Nam, nơi mà nước Mỹ từng trú đóng hơn nửa triệu binh sĩ để chiến đấu trong một cuộc xung đột hết sức khốc liệt và đã làm cho nước Mỹ bị chia rẽ trầm trọng. Cuộc xung đột đó đến nay vẫn còn làm bùng ra những cuộc tranh luận, nhất là trong số những người từng tham gia chiến đấu. Thông tín viên Greg Flakus của đài VOA tường thuật.
Cuối tháng tư vừa qua, nhiều cựu chiến binh cùng với các cựu quan chức chính phủ và các nhà báo đã tụ tập tại Thư viện Tổng thống Lyndon Johnson ở tiểu bang Texas để dự cuộc hội thảo được đặt tên Thượng đỉnh Chiến tranh Việt Nam.
Trước một cử toạ gồm nhiều người từng chiến đấu ở Việt Nam và những người phản đối cuộc chiến tranh đó, nhạc sĩ Joe McDonald đã hát lại bài hát phản chiến nổi tiếng một thời của ông. Ông cho biết như sau về bài hát này.
"Điều đặc biệt của bài hát là nó không qui lỗi chiến tranh cho các chiến sĩ. Tôi vẫn thường nói là qui lỗi chiến tranh cho các chiến sĩ cũng giống như qui lỗi hoả hoạn cho lính cứu hoả."
Những cựu chiến binh có những cảm xúc lẫn lộn khi nghĩ tới cuộc xung đột đã kết thúc cách nay hơn 40 năm. Họ không đồng ý với nhau về vấn đề là cuộc chiến tranh đó có chính đáng hay không và có thể thắng hay không, nhưng tất cả đều cảm thấy cuộc chiến đó đã làm cho cuộc đời của họ thay đổi rất nhiều.
Ông Kerry Orr, một cựu chiến binh bị thương năm 1969 ở Việt Nam, cho biết như sau.
"Thật khó để nghĩ là chúng ta đã thua bởi vì chúng ta đã không muốn thắng và cho tới giờ tôi vẫn không hiểu được tại sao chúng ta không muốn thắng."
Cảm giác đó còn mãnh liệt hơn đối với những người lính Việt Nam Cộng hoà, như cựu Đại uý Michael Đỗ.
"Tổng thống Nixon đã hứa là ông ấy sẽ giúp đỡ chúng tôi bằng mọi cách để bảo vệ đất nước trong trường hợp phe Cộng Sản tấn công trở lại."
Nhà văn Robert Schenkkan cho biết công chúng Mỹ khi đó đã cảm thấy chán ngán đối với cuộc chiến tranh Việt Nam và các hồ sơ chính phủ cho thấy những nhà hoạch định chính sách tin rằng cuộc chiến tranh đó là một cuộc chiến không thể thắng.
"Những hồ sơ lịch sử cho thấy một cách rất rõ ràng là nhiều người không nghĩ là sẽ có được một chiến thắng quân sự, xét theo hoàn cảnh chính trị và xã hội lúc đó."
Cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger, một trong những kiến trúc sư trưởng chính sách của Mỹ trong thời chiến Việt Nam.
Cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger, một trong những kiến trúc sư trưởng chính sách của Mỹ trong thời chiến Việt Nam.
Kiến trúc sư trưởng của chính sách của Mỹ lúc đó là Ngoại trưởng Henry Kissinger. Nhiều người chỉ trích nói ông đã phạm tội ác chiến tranh qua việc đề nghị Tổng thống Richard Nixon dội bom Campuchia, một nước trung lập nằm cạnh Việt Nam.
Ông Kissinger nói rằng chiến dịch oanh tạc đó là một hành động chính đáng vì quân đội Bắc Việt đã đưa 4 sư đoàn tới Campuchia.
"Trong tuần lễ thứ ba của nhiệm kỳ tổng thống của ông Nixon, họ đã phát động một chiến dịch phản công làm cho 500 người Mỹ bị thiệt mạng mỗi tuần."
Cuộc hội thảo Thượng đỉnh Chiến tranh Việt Nam được tổ chức tại thư viện Tổng thống Lyndon Johnson, người đã quyết định tăng mạnh sự can thiệp của Mỹ vào cuộc chiến ở Việt Nam.
Bà Luci Baines Johnson, con gái của cố Tổng thống Johnson, nói đã tới lúc để chữa lành vết thương.
"Có lẽ là tất cả chúng ta, tất cả chúng ta, với tất cả những gì mà chúng ta có, đã thật sự cố gắng để làm những việc đúng đắn cho đất nước của mình."
Ngoại trưởng John Kerry là người từng tham chiến ở Việt Nam rồi trở thành một nhân vật hoạt động phản chiến. Ông cho rằng tiến trình chữa lành vết thương chiến tranh đang tiếp diễn với chuyến viếng thăm của Tổng thống Obama đến Việt Nam. Ông nói rằng các mối quan hệ giữa Washington và Hà Nội có thể là một kiểu mẫu cho sự hoà giải giữa các nước cựu thù.
http://www.voatiengviet.com/content/doi-voi-nhieu-cuu-quan-nhan-my-chien-tranh-vietnam-van-tiep-dien/3335292.html
Thanh niên tình nguyện hòa bình Mỹ trở lại Việt Nam
Kính Hòa, phóng viên RFA
2016-05-30
BVPhu_20160528_PeaceCorps_H03_GroupPhoto_Arrival-622.jpg
Đoàn thiện nguyện viên Peace Corps vừa đến Togo, tháng 6 năm 1983.
Hình do Anh Phú cung cấp Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Trong chuyến viếng thăm chính thức Việt Nam vừa qua của Tổng thống Mỹ Barack Obama, hai nước đã chính thức công bố rằng Tổ chức thanh niên tình nguyện hòa bình của Hoa Kỳ (gọi tắt là Peace Corps) được phép đến Việt Nam thực hiện các công tác tình nguyện của tổ chức này.
Giúp các quốc gia có nhu cầu cần phát triển
Từ California, một cựu thành viên Peace Corps là nhà báo tự do Bùi Văn Phú dành cho Kính Hòa buổi trao đổi về vấn đề này, trước hết ông nói về việc thành lập tổ chức Peace Corps:
Bùi Văn Phú: Peace Corps của Hoa Kỳ được cố Tổng thống John Kennedy thành lập vào năm 1961. Từ đó đến nay, Hoa Kỳ đã gửi các tình nguyện viên đến các nước cần sự phát triển để giúp các nước đó. Mục đích của Peace Corps, thứ nhất là giúp các quốc gia có nhu cầu cần phát triển. Thứ hai là giúp những người Mỹ hiểu biết những quốc gia mà họ đến đó phục vụ. Thứ ba là giúp các dân tộc mà có đoàn tình nguyện tới làm việc hiểu biết thêm về nước Mỹ. Tới nay theo tôi biết thì có khoảng 220 ngàn tình nguyện viên được gửi đi khắp nơi trên thế gới.
Tôi nghĩ hoạt động nổi bật là giáo dục. Như ở những nước Châu Phi tôi qua, cần rất nhiều thầy cô dạy các môn về khoa học như toán, lý, hóa, rồi còn có nhu cầu học tiếng Anh.
-Bùi Văn Phú
Kính Hòa: Việc tuyển chọn người làm việc cho Peace Corps diễn ra như thế nào?
Bùi Văn Phú: Mình có thể vào Website của Peace Corps để nộp đơn. Trong đơn đó thì có nhiều câu hỏi liên quan đến bản thân của mình, cũng như là những gì mình đã học hỏi, học những lớp nào, đại học nào, và mình muốn đi phục vụ trong lĩnh vực nào.
Ngoài ra cũng cần có sự giới thiệu, như những giáo sư đã từng dạy mình, bạn bè mình, người chủ mình làm việc trước đây. Sau khi nộp đơn thì văn phòng Peace Corps sẽ có một buổi gặp gỡ phỏng vấn, giống như một buổi phỏng vấn xin việc. Họ sẽ hỏi những câu hỏi như là lý do tại sao mình muốn làm việc này, hay là cái khả năng của mình đến những nước thiếu tiện nghi, thiếu điện, thiếu nước, thì mình có sống được không.
Sau đó chắc cũng phải chờ 3 đến 4 tháng, khi họ thấy khả năng mình làm việc được thì họ sẽ gửi thư yêu cầu mình đi làm hồ sơ sức khỏe, còn vấn đề an ninh thì họ sẽ yêu cầu cơ quan FBI xem hồ sơ của mình có phạm pháp hay không.
BVPhu_20160528_PeaceCorps_H11_Classroom_Chemistry-400.jpg
Anh Bùi Văn Phú trong giờ dạy hóa học ở Togo. Hình do Anh Phú cung cấp.
Kính Hòa: Ứng viên cho Peace Corps phải là công dân Mỹ?
Bùi Văn Phú: Chắc chắn phải là công dân Mỹ.
Kính Hòa: Điểm qua những hoạt động của Peace Corps từ khi thành lập đến giờ ông thấy họ có những hoạt động nào nổi bật?
Bùi Văn Phú: Tôi nghĩ hoạt động nổi bật là giáo dục. Như ở những nước Châu Phi tôi qua, cần rất nhiều thầy cô dạy các môn về khoa học như toán, lý, hóa, rồi còn có nhu cầu học tiếng Anh. Rồi nếu cần có nước uống thì có những toán đi đào giếng nước. Tức là những nhu cầu căn bản, đơn sơ nhất của con người ở những khu vực sâu xa đó.
Kính Hòa: Ngân sách hoạt động của Peace Corps lấy từ nguồn nào?
Bùi Văn Phú: Peace Corps là một cơ quan độc lập, mỗi năm Quốc hội sẽ biểu quyết ngân sách cho chương trình đó. Theo tôi biết thì hiện nay ngân sách là 400 triệu đô la Mỹ một năm, hoạt động độc lập, không phụ thuộc Bộ ngoại giao hay các cơ quan nào khác.
Tùy theo sự phát triển quan hệ Việt - Mỹ
Kính Hòa: Trong chuyến viếng thăm của Tổng thống Obama ở Việt Nam, được biết là đã có sự đồng ý cho Peace Corps hoạt động ở Việt Nam. Theo kinh nghiệm của ông, theo sự quan sát của ông về tình hình Việt Nam thì ông có thấy sự phát triển tốt đẹp cho hoạt động đó không?
Trong giai đoạn đầu tôi nghĩ là có khoảng 20 người. Nhưng trong năm nay tôi cho là không có đủ thời gian để huấn luyện và đưa về Việt Nam, mà sẽ là sang năm mới bắt đầu hoạt động ở Hà Nội và Sài Gòn.
-Bùi Văn Phú
Bùi Văn Phú: Peace Corps đã được vào Việt Nam nhân dịp có chuyến viếng thăm của Tổng Thống Obama trong tuần qua. Đó là một tiến trình theo tôi hiểu là có rất nhiều khó khăn. Tại vì Peace Corps chỉ gửi tình nguyện viên tới khi hai nước là thân thiện với nhau. Chứ ít khi gửi đến những nước không có cảm tình hay thù địch với Hoa Kỳ.
Hồi năm 2008 tôi có gặp ông Michael Michalak đại sứ Mỹ tại Việt Nam vào thời đó, tôi có hỏi ông là quan hệ giữa hai nước có gì đặc biệt hơn, thì ông trả lời là chương trình Peace Corps đã được hai bên thảo luận. Tôi có hỏi chi tiết của chương trình là thế nào, thì ông nói là sẽ đưa tình nguyện viên vào Việt Nam để dạy tiếng Anh, cũng như huấn luyện sư phạm về tiếng Anh. Tôi chờ hoài, và thỉnh thoảng liên lạc với văn phòng của Peace Corps thì họ trả lời là chưa có gì hết. Vào tháng bảy năm ngoái khi tôi gặp ông đại sứ Ted Osius tại San Jose, thì tôi tiếp tục hỏi chuyện đó thì ông trả lời bảo đảm với tôi rằng trong năm nay sẽ có.
BVPhu_20160528_PeaceCorps_H05_AuthorAndNeighbors-400.jpg
Anh Bùi Văn Phú và hàng xóm ở Togo trong một buổi ăn nhậu. Hình do Anh Phú cung cấp.
Theo những thông tin tôi được biết thì ông Trần Đại Quang, lúc đó là Bộ trưởng Bộ công an, đã có chuyến thăm Mỹ, và chính ông là người đã đồng ý cho Peace Corps vào Việt Nam. Vì nó mang tính cách quan trọng trong bang giao hai nước nên phải chờ đến khi Tổng thống Obama sang Việt Nam trong tuần qua mới công bố và ký thỏa hiệp giữa chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ.
Trong giai đoạn đầu tôi nghĩ là có khoảng 20 người. Nhưng trong năm nay tôi cho là không có đủ thời gian để huấn luyện và đưa về Việt Nam, mà sẽ là sang năm mới bắt đầu hoạt động ở Hà Nội và Sài Gòn.
Kính Hòa: Ngoài việc giảng dạy tiếng Anh, ông có nghĩ là Peace Corps sẽ mở rộng hoạt động khác trong tương lai ở Việt Nam?
Bùi Văn Phú: Tôi nghĩ đối với Việt Nam mình còn có các lĩnh vực như là nông nghiệp. Tôi từng gặp những bạn đồng hành Peace Corps làm việc đào giếng. Tôi thấy cái đó có thể giúp Việt Nam được ở những vùng sâu xa. Còn ở thành phố lớn thì có thể làm những việc như là IT, việc quản trị thương mại. Cái đó cũng tùy theo chính phủ Việt Nam nữa, nếu họ thấy họ có nhu cầu.
Kính Hòa: Thưa ông, ông có thấy là hoạt động của Peace Corps ở Việt Nam có thể có khó khăn hay không, vì hiện nay hoạt động của các tổ chức dân sự độc lập ở Việt Nam chưa được khởi sắc, chưa được quen?
Bùi Văn Phú: Có thể là đó là vấn đề nhạy cảm giữa hai nước nên chỉ muốn các tình nguyện viên tập trung ở hai thành phố lớn, là Hà Nội và Sài Gòn mà thôi. Trong tương lai nếu có sự tin tưởng giữa hai quốc gia thì người tình nguyện viên có thể đi bất cứ vùng nào vùng sâu vùng xa của Việt Nam. Tôi nghĩ là nó có tăng lên hay phát triển hơn nữa là tùy theo sự phát triển của quan hệ hai nước Mỹ và Việt Nam.
Kính Hòa: Xin cám ơn ông.
Nhà báo tự do Bùi Văn Phú Tốt nghiệp Đại Học Berkeley tại California, từng là tình nguyện viên Peace Corps dạy lý, hóa cấp ba tại Togo, châu Phi. HIện nay dạy toán tại đại học cộng đồng ở California.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/peace-corps-back-in-vietnam-kh-05302016060612.html
Người Mỹ gốc Việt và lễ Chiến sĩ Trận vong ở Hoa Kỳ
Hòa Ái, phóng viên RFA
2016-05-25
H2.jpg
Tiến sĩ Grant McClure phát biểu trong buổi họp mặt.
RFA PHOTO
00:00/00:00
Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Your browser does not support the audio element.
Nhân ngày lễ Chiến sĩ Trận Vong của Hoa Kỳ, vào chiều Chủ Nhật, ngày 21 tháng 5 năm 2016, Nhà Việt Nam-Vietnamese American Cultural Center tổ chức một buổi họp mặt để tri ân các cựu quân nhân Hoa Kỳ cùng các cựu chiến binh Việt Nam Cộng hòa (VNCH) trong chiến tranh Việt Nam (VN).
Chúng tôi làm một bữa tiệc nhỏ để tri ân những người lính Mỹ đã chết, những người lính Mỹ còn lại ngày hôm nay cũng như ngậm ngùi nhớ đến những đồng bào cùng quân nhân VNCH đã chết trong cuộc chiến thảm khốc
- Nhà văn Lê Thị Nhị
Cuộc chiến VN đã chấm dứt 41 năm nhưng dư âm của cuộc chiến này vẫn mãi đọng lại trong lòng của nhiều người Việt tại Hoa Kỳ. Đặc biệt, trong không khí ngày lễ Chiến sĩ Trận vong hàng năm, dân chúng Mỹ tưởng nhớ những người lính đã ngã xuống ở các chiến trường trên khắp thế giới vì lý tưởng tự do của người dân Hiệp chủng quốc, đây cũng là thời điểm nhắc nhở về 58 ngàn quân nhân Mỹ đã hy sinh ở chiến trường VN. Sau hơn 4 thập niên qua, Vietnamese American Cultural Center-Nhà Việt Nam lần đầu tiên tổ chức một buổi họp mặt các cựu quân nhân Mỹ và VNCH tại hội trường trong khuôn viên Đại học Nova, ở thành phố Annandale, tiểu bang Virginia. Đại diện của Nhà Việt Nam, nhà văn Lê Thị Nhị cho Đài ACTD biết ý nghĩa của buổi họp mặt này:
“Trong chiều hướng nhớ ơn những người lính Mỹ thì hôm nay chúng tôi làm một bữa tiệc nhỏ để tri ân những người lính Mỹ đã chết, những người lính Mỹ còn lại ngày hôm nay cũng như ngậm ngùi nhớ đến những đồng bào cùng quân nhân VNCH đã chết trong cuộc chiến thảm khốc, một cuộc chiến dùng rất nhiều súng đạn, một cuộc chiến mà người ta không biết đặt tên là gì, có người gọi là cuộc chiến ý thức hệ, có người gọi cuộc nội chiến... Dù tên là gì đi nữa thì theo tôi đó là cuộc chiến thảm khốc nhất trong lịch sử dân tộc mình.”
Buổi họp mặt hôm chiều Chủ Nhật, ngày 21/5/2016, Hòa Ái ghi nhận có sự hiện diện của các cựu quân nhân Hoa Kỳ cùng cựu chiến binh VNCH và nhiều người Mỹ gốc Việt đến tham dự. Lần lượt đại diện cho các thế hệ người Việt ở Mỹ bày tỏ lòng biết ơn đối với những người lính đã anh dũng chiến đấu cho người dân Việt. Họ ngậm ngùi tưởng niệm 58 ngàn binh sĩ Mỹ cùng khoảng 260 ngàn tử sĩ VNCH và hàng trăm ngàn đồng bào đã bỏ mình trong cuộc chiến VN. Những người Mỹ gốc Việt thuộc thế hệ thứ 2, thứ 3 chia sẻ không bao giờ quên sự hy sinh cao cả của những người lính Mỹ và những người lính thuộc quân lực VNCH và không ít người Mỹ gốc Việt thuộc các thế hệ tiếp nối đã chọn con đường binh nghiệp để tiếp tục dấn thân bảo vệ cho lý tưởng tự do mà thế hệ cha chú của họ hằng đeo đuổi như lời khẳng định của Trung tá Hải quân Thiệp Võ trong buổi họp mặt này.
Untitled-12.jpg
Vietnamese American Cultural Center tổ chức buổi họp mặt các cựu quân nhân Hoa Kỳ cùng cựu chiến binh VNCH và nhiều người Mỹ gốc Việt. RFA PHOTO
Về phần cựu quân nhân Mỹ và cựu chiến binh VNCH, họ cùng ôn lại kỷ niệm thời thanh xuân ở chiến trường VN, dường như quá khứ vẫn đong đầy trong tâm thức của những người lính nay đã già. Mặc dù nhiều kỷ niệm buồn vui được hàn huyên tâm sự nhưng câu chuyện về đất nước VN hiện tại là chủ đề chính để họ thảo luận cùng nhau. Tham dự buổi họp mặt, Tiến sĩ Grant McClure, từng là cố vấn trong thời chiến tranh VN, nói với Đài RFA:
“Tôi rất vui khi gặp lại những người bạn VN trong quân ngũ và tôi luôn có mặt trong các sinh hoạt của cộng đồng cũng như luôn hỗ trợ họ trong khả năng của mình. Chúng tôi luôn cố gắng giúp đỡ các tổ chức của đồng VN trên khắp nước Mỹ trong việc thúc đẩy tiến trình tự do dân chủ hóa và nhân quyền ở VN. Quá trình tranh đấu này sẽ không chấm dứt cho đến khi những điều đó thành hiện thực ở VN. Đối với tôi, cuộc chiến này chưa hề dứt kể từ năm 1975.”
Cùng tham dự trong buổi họp mặt tri ân những người lính do Nhà Việt Nam tổ chức, Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh chia sẻ ký ức tuổi thơ trong những giờ phút cuối cùng ngày 30/4/75 rời quê hương VN, bà vẫn luôn nhớ về hình ảnh những người lính đã quên mình cố gắng bảo vệ sự an nguy cho người dân trong đó có bà. Và trong suốt 4 thập niên qua, Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh tin rằng chính bà cũng như cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ hấp thụ được lý tưởng tự do dân chủ công bằng của xã hội Mỹ và bà nhấn mạnh đó là trách nhiệm tiếp tục gìn giữ lý tưởng này đối với quốc gia đã mở rộng vòng tay đón nhận những người tị nạn như bà.
Trao đổi với Hòa Ái, Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh cho biết bà đến tham dự buổi họp mặt với tâm trạng buồn vui lẫn lộn. Buồn vì ký ức về chiến tranh VN vẫn hiển hiện và mỗi khi có dịp đi ngang Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam ở Washington DC, bà cảm thấy xót xa vì người dân Mỹ chưa thực sự hiểu rõ về cuộc chiến tranh này cũng như chưa có đài tưởng niệm dành cho tử sĩ VNCH do Chính phủ Hoa Kỳ dựng lên ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Còn niềm vui đối với nữ Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh là được nghe những người lính Hoa Kỳ chia sẻ luôn cùng cộng đồng người Mỹ gốc Việt hỗ trợ cho hơn 90 triệu người Việt trong nước vẫn đang đấu tranh tìm kiếm tự do dân chủ.
Chúng tôi luôn cố gắng giúp đỡ các tổ chức của đồng VN trên khắp nước Mỹ trong việc thúc đẩy tiến trình tự do dân chủ hóa và nhân quyền ở VN.
- Tiến sĩ Grant McClure
“Niềm vui hơn nữa là khi gặp những thế hệ sau của người Mỹ gốc Việt như anh Trung tá Hải quân lúc nãy thì mình nhìn thấy thế hệ tương lai VN, người trẻ VN ở Hoa Kỳ đang cố gắng tiếp bước cha anh để tiếp tục chiến đấu bảo vệ cho tự do và bình an của tất cả chúng ta ở quê hương mới này. Và lại liên tưởng đến những người trẻ người VN trong nước đang cố sức tranh đấu trong một hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt dưới sự đàn áp dã man của nhà cầm quyền để giành quyền sống, để đòi được những quyền căn bản nhất của con người là được tự do mưu tìm hạnh phúc của mình.”
Buổi họp mặt tri ân các cựu quân nhân Mỹ-Việt do Nhà Việt Nam tổ chức kết thúc trong tình thân ái của những người tham dự. Các cựu chiến binh và quan khách chia tay với ước nguyện cùng nhau hỗ trợ cho người Việt trong nước sớm được hưởng giá trị “tự do-dân chủ-nhân quyền” thật sự như mọi người đang thụ hưởng trên đất nước Hoa Kỳ.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnamese-community-w-memorial-day-ha-05242016081305.html
Lễ tưởng niệm các binh sĩ Mỹ và Đồng Minh hy sinh ở Việt Nam
Nguyễn Khanh, RFA
2015-04-30
tuong-niem-622.jpg
Lễ tưởng nhớ những chiến binh hy sinh ở chiến trường Việt Nam ở thủ đô Washington DC hôm 30/4/2015.
RFA
Tường trình lễ tưởng niệm binh sĩ Mỹ và Đồng minh hy sinh ở Việt Nam
00:00/00:00
Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Your browser does not support the audio element. Nhân dịp tưởng niệm ngày 30 tháng Tư năm nay, một trong những sinh hoạt của Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại là tổ chức buổi lễ tưởng nhớ những chiến binh Mỹ hy sinh ở chiến trường Việt Nam. Từ địa điểm buổi lễ ở thủ đô Washington.
Hy sinh cho tự do
Trước lễ đài, mọi người bùi ngùi nhớ đến 58,000 binh sĩ Hoa Kỳ hy sinh ở chiến trường Việt Nam, những người đã chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng tự do.
Phần lớn những người nằm xuống là những thanh niên rất trẻ, trong đó có những người mới tốt nghiệp trung học, cũng có người vừa học xong đại học, cũng có người mới lập gia đình, và cũng có người nằm xuống mà không nhìn thấy mặt của đứa con đầu lòng.
Trưởng Ban tổ chức, Cô Nguyễn Thị Ngọc Giao cho biết:
“Buổi lễ ngày hôm nay là để tưởng niệm 40 năm ngày 30/04/1095, là ngày chúng ta – những người miền Nam Việt Nam bị mất nước vào tay cộng sản. Cho đến ngày hôm nay vẫn còn rất nhiều người tại Việt Nam phải chịu đau khổ dưới chế độ cộng sản.
Nhưng hôm nay tại Tượng đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam ở Washington DC chúng ta tỏ lòng cảm ơn những người đã hy sinh trong chiến tranh Việt Nam.
Ngoài các chiến sĩ Hoa Kỳ, chúng ta còn trân trọng vinh danh và ghi ơn các chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng hòa và tất cả các chiến sĩ Đồng Minh. Điều này một lần nữa muốn nói rõ rằng chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến giữa những người Việt với cộng sản.
Và chúng ta hôm nay đứng đây cám ơn các chiến sĩ Hoa Kỳ và Đồng Minh đã chiến đấu cùng với chúng ta; trong khi đó cuộc chiến chống lại cộng sản tại Việt Nam vẫn còn đang tiếp diễn.
Với chiếc ba lô đeo sau lưng và khẩu súng cầm trong tay, họ bước lên máy bay rời nước Mỹ để đến một vùng đất thật xa lạ mang tên Việt Nam, vùng đất mà có lẽ hầu hết đều không biết nằm ở vị trí nào trên bản đồ thế giới.
Vì lý tưởng bảo vệ tự do, họ chấp nhận rời mái nhà thân yêu, giã từ người thân, để đi đến vùng đất xa lạ đó, hãnh diện cầm súng chiến đấu với những người không nói chung ngôn ngữ, không cùng một màu da với họ.
Ông Cựu quân nhân Mỹ tên Grant McLure kể lại câu chuyện này với Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do chúng tôi:
“Tôi là Grant McLure, trưởng toán liên lạc với quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Làm việc trong nhóm chúng tôi có những người Việt Nam. Nhóm gồm cả cố vấn quân sự lẫn dân dự, chẳng hạn như tôi làm việc với toán quân y phục vụ ở Ban Mê Thuột từ 1969 đến 1971. Hôm nay chúng tôi có mặt ở đây để bày tỏ lòng kính trọng với những binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa mà chúng tôi đã có dịp làm việc chung trong thời chiến tranh”.
Những kỷ niệm chiến trường
tuong-niem-400.jpg
Các cựu binh tham dự Lễ tưởng nhớ những chiến binh hy sinh ở chiến trường Việt Nam ở thủ đô Washington DC hôm 30/4/2015. RFA PHOTO.
Nhiều mẩu chuyện ngắn ngủi khác cũng được nhiều người kể lại khi nói về người bạn đồng minh của mình 40 năm trước đây. Có người nhắc lại lần đầu tiên đi hành quân chung với anh lính Mỹ, có người nhắc lại chuyến trực thăng đổ quân xuống giữa rừng già do một anh phi công Mỹ cầm lái, cũng có người nhắc lại chuyện từng cầm máy truyền tin gọi cho đơn vị pháo binh Hoa Kỳ để nhờ bắn yểm trợ.
Nhưng quan trọng nhất, điều mà những người Việt có mặt trong buổi lễ tưởng niệm muốn nói đến vẫn là tình đồng đội giữa người lính Việt Nam Cộng Hòa và người lính Mỹ.
Riêng với ông Trần Ngọc Huế, kỷ niệm mà ông bao giờ quên là những ngày sát cánh cùng các người bạn đồng minh trong trận chiến kéo dài nhiều ngày để lấy lại thành phố Huế:
“Tôi muốn kể lại một kỷ niệm mà tôi với người cố vấn Mỹ của tôi hồi tôi chỉ hy Đại đội Hắc Báo trong trận Mậu Thân để đánh tan sự chiếm đóng của quân cộng sản tại thành phố Huế.
Tuần đầu tiên thì chúng tôi, Đại đội Hắc Báo, không có cố vấn vì cố vấn trưởng của tôi lúc đó phải chống cự với sự tấn công của quan cộng sản tại căn cứ ở phía Nam Sông Hương. 10 ngày sau thì ông cố vấn này đã qua với chúng tôi; và lúc đó chúng tôi rất vui mừng là đã có một người bạn đồng minh ở bên cạnh hổ trợ để cùng nhau chia sẻ những gánh nặng như là tải thương, như là yêu cầu những phi pháo của phía Mỹ.
Chúng tôi rất là cám ơn những người đồng minh đó từ phía Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ và Sư đoàn 101 Nhảy dù của Mỹ đã cùng các quân binh chủng của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã lấy lại Thành Huế sau 26 ngày đêm bị quân cộng sản vây hãm, đem lại sự thanh bình cho người dân Huế cho đến năm 1975.”
Bùi ngùi, xúc động
Không ai bảo ai, trong nhìn ánh mắt của những người tham dự, mọi người dường như muốn nói lên rằng điều đau buồn nhất là cuộc chiến Việt Nam đã không được quyết định ở chiến trường, mà lại được quyết định ở chính trường Washington.
Những ánh mắt đó như thầm bảo không chỉ người lính của quân đội miền Nam mà ngay chính những người lính Mỹ đã phải chiến đấu, chấp nhận mọi gian khổ, kể cả chấp nhận hy sinh chính thân xác của chính mình, cũng không được quyền chiến thắng.
Vì thế, ánh mắt của những người Việt có mặt trong buổi lễ tưởng niệm như thầm bảo với những người bạn Mỹ đã nằm xuống cho lý tưởng tự do rằng: chúng tôi không bao giờ quên những gì bạn đã làm cho đất nước chúng tôi, và xin hứa với các bạn rằng con đường chúng ta đã đi dù còn dài đến đâu đi chăng nữa, nhưng cuối cùng, chắc chắn chúng tôi sẽ đi cho đến đích.
Buổi lễ không chỉ là dịp để Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại cám ơn sự hy sinh cao cả của những người bạn đồng minh Hoa Kỳ, mà cũng là dịp để một số binh sĩ Mỹ gặp nhau, nhắc lại đoạn đường chiến đấu mà họ đã trải qua, đặc biệt với toán binh sĩ của Đại Đội C, Trung Đội 3, Tiểu đoàn 1/9 Thủy Quân Lục Chiến, ngày 30 tháng Tư năm nay là dịp để họ nhắc lại cũng ngày này 40 năm trước đây, họ chính là toán binh sĩ Mỹ cuối cùng lên chiếc trực thăng cất cánh từ Tòa Đại Sứ Mỹ:
“Chúng tôi thuộc toán binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến cuối cùng được đưa vào Saigon hôm 25 tháng Tư 1975, giữ trách nhiệm bảo vệ an ninh cho Tòa Đại Sứ Mỹ. Anh em chúng tôi hãnh diện đã làm tròn trách nhiệm cho tới phút chót, đồng thời cũng hãnh diện đá giúp di tản được một số người ra khỏi Việt nam vào giờ chót”.
Một cựu quân nhân trong toán là ông Carl Stroud còn cho chúng tôi xem hình chụp 2 lá cờ, một Mỹ, một Việt Nam Cồng Hòa, mà ông mang ra được từ Tòa Đại Sứ. Hai lá cờ này hiện đang được giữ ở Viện Bảo Tàng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.
Cũng cần nói thêm là ngoài 58,000 binh sĩ Mỹ hy sinh ở chiến trường Việt Nam còn có gần 2,000 binh sĩ nằm trong danh sách mất tích.
40 năm sau ngày cuộc chiến kết thúc, các toán tìm kiếm mới thu nhặt được hơn 700 thi hài, và không thể biết đến bao giờ mới tìm được hài cốt của những người lính cuối cùng, để đưa họ về an nghỉ ở nơi mà họ đã sinh ra, lớn lên và trưởng thành, trước ngày họ rời quê nhà để lên đường sang Việt Nam chiến đấu.
(Nguyễn Khanh, tường trình từ Washington).
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/in-memo-of-us-soldiers-who-died-in-vn-04302015155758.html
CSVN Và TQ Thua TT Obama
Vi Anh
Hai chế độ chung sức CS Việt Nam và Trung Quốc vẫn thua một TT Obama tại Việt Nam.
Một, CS thua TT Obama ngay trận mở màn Mỹ xả cấm vận, bán vũ khí sát thương cho CSVN. Ngay ngày đầu tới Hà nội, trong cuộc họp báo với Chủ Tịch Nước CSVN, TT Obama xác nhận xả cấm vận. Một hư chiêu, có tiếng nhưng không có miếng, chỉ lấy lòng CSVN và làm cho TC nghi kỵ CSVN. Vì từ lời nói tới hành động mua bán vũ khí sát thương, còn phải qua nhiều cửa ải, quốc hội, nhân quyền, pháp lý gắt gao lắm. TT Obama cũng có kể ra một số. TT Obama nói, "Việc bán này vẫn sẽ phải đáp ứng những điều kiện gắt gao, bao gồm những điều kiện về nhân quyền…"
Nhưng TC tức CSVN cành hông. Phát ngôn viên ngoại giao TC nói đánh đầu CSVN, hăm CSVN mẻ răng, rằng Bắc Kinh lấy làm vui về việc Mỹ xả cấm vận cho CSVN. Nhưng truyền thông đại chúng TC tố xả láng CSVN. Nào Tân Hoa Xã tố Việt Nam và Hoa Kỳ có thể gây ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định trong khu vực. Nào Mỹ lợi dụng mối bang giao Việt-Mỹ để dùng làm công cụ đe dọa hay thậm chí gây tổn hại đối với các lợi ích chiến lược của một nước thứ 3. Nào cảnh cáo Mỹ đổ dầu vào lửa. Và cảnh cáo Việt Nam cần thận trọng trước những kế hoạch "có động cơ không thành thật" của Hoa Kỳ. Còn tờ Hoàn Cầu Thời Báo ở Bắc Kinh, một phiên bản tiếng Anh nặng tinh thần thượng tôn Hán tộc của Nhân Dân Nhựt báo tiếng nói chánh thức của Đảng viết rằng Hoa Kỳ đang dùng Việt Nam để khuấy động Biển Đông.
Hai, CS thua TT Obama trong mặt trận nhân quyền. Nhân quyền vốn là trở ngại trung tâm trong bang giao Hà nội- Washington, nhân quyền sẽ là cục xương khó cho Hà Nội nuốt khi Hà nội mua vũ khi sát thương nữa. Quốc Hội xét việc gỡ cấm vận, xét từng hợp đồng bán, từng loại vũ khí mua, công dụng để bảo vệ biển đảo hay để trấn áp nhân dân. Và quan trọng nhứt, CSVN có cải thiện nhân quyền đủ hay chưa, gánh nặng dẫn chứng phải do CSVN và Hành pháp Mỹ làm trình Quốc Hội.
Ba, CS thua TT Obama ngay trong mặt trận kinh tế và giao thương. CSVN lợi quả theo thần bánh ít đi bánh qui lại mới toại lòng nhau khi Mỹ gỡ cấm vận. CSVN móc hầu bao ngoại tệ quí hiếm 11.3 tỷ mỹ kim để cho hãng hàng không giá rẻ VietJet đổi từ tiền Việt ra Mỹ Kim trả tiền mua 100 máy bay Boeing 737 MAX 200 của Mỹ. Việc mua bán này cũng làm cho Liên Âu bực mình vì CSVN làm một cuộc đảo chánh đối với Airbus của Liên Âu, giúp cho Boeing lên ngôi ở VNCS. Từ khi thành lập hồi năm 2011, VietJet chỉ hoạt động bằng máy bay A320 của Air bus là đối thủ châu Âu của Boeing. CSVN còn dự định mua máy bay không người lái của Mỹ nữa.
Bốn, CS thua TT Obama trong mặt trận dân vận và địch vận của Mỹ. Trước khi TT Obama đến VN, nhờ Mỹ bang giao, giao thương, chuyển trục quân sự Mỹ về Á châu Thái bình dương và Mỹ đặc cách giúp CSVN vào TPP, để bao vây quân sự và kinh tế TC, thăm dò của PEW cho biết 78% dân VN có cái nhìn thiện cảm và tích cực về Mỹ, muốn chánh quyền xích lại gần Mỹ để có thể thoát Trung về kinh tế và giải toả áp lực TC xâm lấn biển đảo VN, áp chế chủ quyền và độc lập của quốc gia dân tộc VN. Dân chúng ở Hà nội và Saigon chào đón, hoan hô TT Obama nhiều hơn, nồng nhiệt hơn TT Clinton và Bush.
Phải nói TT Obama là người hùng biện, hấp dẫn nhưng bình dân có tài thu hút quần chúng. Ông không mặc đồ lớn, không cà vạt, đi ăn hai tô bún chả Hà nội, uống hai chai bia, không dùng ly, cầm chai uống cùng với một người đầu bếp nổi tiếng trên truyền hình nước Mỹ là ông Anthony Bourdain tại một tiệm ăn nhỏ ở trung tâm Hà Nội. Ông còn mua thêm 4 tô "to go", để chứng tỏ Ông rất thích và người thân cũng thích.
Dân chúng bắt tay Ông nhiều quá, Ông tháo nhẫn cưới bỏ vào túi quần chứng tỏ rất trân quí quà cưới và không muốn người siết tay Ông bị đau tay. Một cử chỉ nhỏ nhưng ý nghĩa lớn, nam nữ đều khen Ông là người chung tình và trọng tha nhân.
Ở Hà Nội cũng như Sài Gòn, Ông gặp gỡ đại diện những tổ chức xã hội dân sự, đọc bài diễn văn gửi nhân dân Việt Nam, nói chuyện trước các doanh nghiệp, và lớp trẻ VN. Ông công khai nói nhiều người Việt yêu tự do, dân chủ được toà đại sứ mời bị công an VNCS ngăn trở không đến được chứng tỏ Ông biết rõ CS lén cản đường, bắt thẩy lên xe.
Trong bài diễn văn gửi nhân dân Việt Nam, 2.000 người ngồi chật cứng hội trường, TT Obama mở lời bằng tiếng Việt "Xin Chào, Xin Chào Việt Nam." Ông dẫn dụ câu thơ về chủ quyền VN của Lý thường Kiệt, "Nam Quốc sơn hà Nam đế cư, Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư" chữ Hán dich ra quốc ngữ VN.
Ông nhấn mạnh độc lập, chủ quyền đất nước phải "do người dân Việt Nam quyết định". Ông quả quyết Hoa Kỳ sẽ đưa tàu và máy bay di chuyển ở bất kỳ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép, và ủng hộ quyền của các nước khác hành động như vậy.
Ông nói "Khi có quyền tự do bày tỏ ý kiến, tự do ngôn luận, và khi mọi người có thể chia sẻ ý tưởng qua internet và mạng xã hội mà không gặp một cấm đoán nào thì điều đó sẽ thúc đẩy sự sáng tạo mà mọi nền kinh tế đều cần để phát triển."… "Khi có tự do báo chí, khi các nhà báo và bloggers có thể đưa ra ánh sáng những nỗi bất công, những sự lạm quyền, điều đó bắt các giới chức có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm, và điều đó làm cho công chúng tin rằng chúng ta đang có một chế độ tốt"…
"Khi mọi người có thể ra ứng cử, và vận động tranh cử một cách tự do, khi mà cử tri có thể lựa chọn người lãnh đạo của mình trong những cuộc bầu cử công bằng, thì điều đó làm cho đất nước ổn định, bởi vì dân chúng biết rằng tiếng nói của họ được lắng nghe, và những thay đổi hòa bình có thể xảy ra. Và xã hội sẽ giang rộng vòng tay đón những người mới"…
"Khi có tự do tín ngưỡng, điều đó không chỉ giúp con người có điều kiện biểu đạt tình yêu của họ đối với tôn giáo, mà còn cho các nhóm thuộc những tôn giáo khác nhau phục vụ cộng đồng bằng các hoạt động giáo dục, giúp đỡ bệnh viện, những người nghèo, và những người dễ bị tổn thương của xã hội. Và khi người dân có quyền tự do tụ tập thì họ được tự do thành lập các tổ chức xã hội dân sự. Điều đó sẽ giúp chính quyền giải quyết các thách thức mà đôi khi họ không thể một mình làm được. Vì thế nhân quyền không làm tổn hại sự ổn định mà giúp nền tảng xã hội ổn định hơn, và tiến bộ hơn".
Về nhân quyền, Ông nói "Nói cho cùng, nhân quyền đã thôi thúc mọi người khắp nơi trên thế giới, kể cả Việt Nam, vùng lên lật đổ chế độ thuộc địa. Và tôi tin rằng tôn trọng nhân quyền là cách diễn đạt đầy đủ nhất ý nghĩa của độc lập, kể cả ở nơi đây, ở một quốc gia hãnh diện tuyên bố rằng chính quyền của mình là chính quyền của dân, do dân và vì dân".
Sau cùng, Ông nói dùm cho dân VN bị CS cấm, không được công khai nói lên khát vọng của mình, nên dân chúng VN rất hoa nghinh Ông, công khai cho CSVN, CSTQ một bài học, một tất yếu sẽ xảy ra, ánh sáng tự do dân chủ sẽ đến, lùa độc tài vào bóng tối lich sử./. (Vi Anh)
Blogger Đoan Trang: An ninh Việt Nam nói dối
Blogger Phạm Đoan Trang.
Blogger Phạm Đoan Trang.
VOA Tiếng Việt
24.05.2016
Một nhà báo tự do ở Việt Nam cho biết an ninh trong nước thách thức bà đâm đơn kiện sau khi “chặn” bà tới gặp Tổng thống Barack Obama, đồng thời, theo lời bà, nói rằng người đứng đầu Nhà Trắng “nói dối”.
Blogger Đoan Trang cho biết, sau hơn một ngày bị giữ, bà được thả chiều 24/5, ít lâu sau khi Tổng thống Barack Obama có cuộc gặp với một số thành viên của xã hội dân sự Việt Nam.
Bà Trang kể lại rằng một số người mặc thường phục, tự xưng là từ "Cục Bảo vệ An ninh Chính trị, Tổng cục an ninh của Bộ Công an", đã giữ bà lại tại một nhà khách ở tỉnh Ninh Bình trong khi bà đang trên đường từ Sài Gòn trở về Hà Nội để tới gặp Tổng thống Mỹ.
Bà nói tiếp: “Mọi người đều hiểu bắt để chặn đi gặp ông Obama, nhưng mà họ không muốn nói như thế. Họ bảo là bắt để làm việc, liên quan tới các tài liệu ở trên Facebook. Họ giữ rõ ràng là vì mục đích khác, nhưng họ lại cứ nói theo kiểu là không phải vì chuyện ông Obama mà chuyện trên Facebook. Lúc mình nói rằng chúng ta không cần phải diễn kịch với nhau như thế này, và tôi nghĩ rằng việc chặn một người đi gặp tổng thống một nước khác là chuyện không đúng về mặt ngoại giao và nó không đàng hoàng. Họ nói rằng ‘chúng tôi không giữ chị vì việc của Obama, mà vì Facebook’. Chị muốn kiện tụng thì cứ việc kiện. Họ có nói thêm rằng thực ra cuộc gặp của ông Obama và khối xã hội dân sự độc lập là một sự dối trá của Obama bởi vì theo như nguồn tin của phía họ, thì trong lịch trình hoạt động thực sự của Obama ở Việt Nam thì không có màn nào là màn gặp các đại diện của xã hội dân sự độc lập cả, nghĩa là Obama nói dối.”
Theo đoạn video đăng tải trên trang web của Nhà Trắng, chỉ có một số nhà hoạt động ở Việt Nam tham gia cuộc gặp với ông Obama tại một khách sạn ở Hà Nội. Sau cuộc gặp, Tổng thống Mỹ cho báo giới hay rằng “một số nhà hoạt động đã bị ngăn không cho tới gặp ông”.
Nhà Trắng chưa đưa ra phản ứng sau các cáo buộc của phía an ninh Việt Nam, như theo lời của blogger Đoan Trang. Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng chưa lên tiếng về tuyên bố của Tổng thống Obama.
VOA Việt Ngữ cũng không thể liên lạc với cơ quan công an mà bà Trang nêu ra để phỏng vấn.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A chuẩn bị đi gặp Tổng thống Obama. Ông post trên trang Facbook của mình: Có thể bị chặn, bị bắt. Báo trước để bà con được rõ. Khổ các bạn an ninh thức thâu đêm (23 giờ hôm qua cả chục cậu ngồi bên nhà đối diện).
Tiến sĩ Nguyễn Quang A chuẩn bị đi gặp Tổng thống Obama. Ông post trên trang Facbook của mình: Có thể bị chặn, bị bắt. Báo trước để bà con được rõ. Khổ các bạn an ninh thức thâu đêm (23 giờ hôm qua cả chục cậu ngồi bên nhà đối diện).
x
Tiến sĩ Nguyễn Quang A chuẩn bị đi gặp Tổng thống Obama. Ông post trên trang Facbook của mình: Có thể bị chặn, bị bắt. Báo trước để bà con được rõ. Khổ các bạn an ninh thức thâu đêm (23 giờ hôm qua cả chục cậu ngồi bên nhà đối diện).
Tiến sĩ Nguyễn Quang A chuẩn bị đi gặp Tổng thống Obama. Ông post trên trang Facbook của mình: Có thể bị chặn, bị bắt. Báo trước để bà con được rõ. Khổ các bạn an ninh thức thâu đêm (23 giờ hôm qua cả chục cậu ngồi bên nhà đối diện).
Trong khi đó, tiến sỹ Nguyễn Quang A cho biết, ông “không có duyên với ông Obama”, sau khi sáng nay, 24/5, bị các nhân viên an ninh Việt Nam “quăng lên xe” rồi đưa ra khỏi Hà Nội cho tới khi Tổng thống Hoa Kỳ rời thủ đô của Việt Nam để vào TP HCM.
Trong bài phát biểu tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Hà Nội hôm 24/5, Tổng thống Obama cũng nhắc tới vấn đề mà Việt Nam và Mỹ vẫn còn khác biệt, đó là nhân quyền.
Ông Obama cho rằng việc cho phép người dân tự do bày tỏ ý kiến, và tiếp cận thông tin chỉ làm cho xã hội tốt đẹp hơn.
Ông nói thêm: “Các quốc gia thường thành công hơn khi người dân được tự do bày tỏ suy nghĩ, được phép hội họp mà không sợ bị trấn áp, hay có thể tiếp cận Internet và mạng xã hội. Bảo đảm các quyền đó không đe dọa tới ổn định mà thực ra còn củng cố ổn định, và là nền tảng cho phát triển.”
Phát biểu của ông Obama được đưa ra một ngày sau khi nhà lãnh đạo Mỹ công bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam.
Thông điệp mình muốn nói với ông Obama nó không phải xấu như họ nghĩ. Nó có lợi chung cho lợi ích quốc gia. Họ không cần biết mình nói gì thì đã chặn rồi. Trước hết, mình hoan nghênh dỡ bỏ việc cấm vận vũ khí với Việt Nam. Trong bối cảnh, Trung Quốc tiếp tục gây hấn trên biển Đông, thì bắt buộc Việt Nam phải tăng cường vũ khí, càng hiện đại càng tốt, tốt nhất là từ Mỹ...Về vấn đề nhân quyền, mình muốn 4 quyền sau đây được cải thiện, một là quyền tự do ngôn luạn; hai là quyền tự do lập hội và tụ tập ôn hòa; ba là quyền tự do tham gia vào chính trị, và vấn đề thứ tư mà mình muốn đề nghị đó là thúc đẩy quyền được xét xử công bằng ở Việt Nam.
Blogger Đoan Trang nói.
Quyết định này sau đó vấp phải sự chỉ trích của một số tổ chức nhân quyền, trong đó có Human Rights Watch. Ông Phil Robertson, giám đốc phụ trách châu Á của cơ quan thúc đẩy nhân quyền này, nói với đài VOA rằng Hoa Kỳ đã “tặng thưởng” Việt Nam ngay cả khi chính quyền Hà Nội chưa thực hiện điều gì nổi bật về nhân quyền.
Trong khi đó, blogger Đoan Trang cho biết bà ủng hộ việc dỡ bỏ lệnh cấm vận:
“Thông điệp mình muốn nói với ông Obama nó không phải xấu như họ nghĩ. Nó có lợi chung cho lợi ích quốc gia. Họ không cần biết mình nói gì thì đã chặn rồi. Trước hết, mình hoan nghênh dỡ bỏ việc cấm vận vũ khí với Việt Nam. Trong bối cảnh, Trung Quốc tiếp tục gây hấn trên biển Đông, thì bắt buộc Việt Nam phải tăng cường vũ khí, càng hiện đại càng tốt, tốt nhất là từ Mỹ. Do vậy, việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí là cần thiết. Việc đó độc lập với chuyện cải thiện nhân quyền. Nó không phải là việc loại trừ nhau, anh chỉ được chọn một trong hai. Về vấn đề nhân quyền, mình muốn 4 quyền sau đây được thực hiện, một là quyền tự do ngôn luận; hai là quyền tự do lập hội và tụ tập ôn hòa; ba là quyền tự do tham gia vào chính trị, và vấn đề thứ tư mà mình muốn đề nghị đó là thúc đẩy quyền được xét xử công bằng ở Việt Nam.”
Ngoài ra, blogger này cho biết bà cũng tính sẽ kêu gọi chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama giúp điều tra vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung.
Vừa qua, có hơn 100.000 người đã gửi kiến nghị lên Nhà Trắng, đề nghị Tổng thống Mỹ nêu vấn đề cá chết và thảm họa tự nhiên ở miền Trung trong các cuộc gặp với giới lãnh đạo Việt Nam.
Hiện chưa rõ là trong các cuộc trao đổi kín, ông Obama nêu lên vấn đề như theo lời kêu gọi của người Việt hay không.
Cập nhật: Chính phủ Mỹ mới cho biết đã lên tiếng phản đối Việt Nam ‘ngăn cản’ các nhà hoạt động gặp ông Obama ở Hà Nội. Phó Cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng, ông Ben Rhodes, hôm nay nói rằng chính quyền của ông Obama và đích thân Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã nêu vấn đề này với phía Việt Nam. Quan chức thân cận với Tổng thống Obama nói rằng vụ việc cho thấy cuộc gặp là “nguồn cơn gây khó chịu” cho chính phủ Việt Nam. Ông Rhodes cho biết thêm rằng ông sẽ tiếp tục theo dõi để bảo đảm rằng các nhà hoạt động được tự do và không bị trừng phạt
http://www.voatiengviet.com/content/blogger-doan-trang-an-ninh-vietnam-bao-ong-obama-noi-doi/3343613.html
Đại học Fulbright VN là môi trường cho suy nghĩ độc lập và sáng tạo
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chúc mừng các sinh viên tốt nghiệp Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP) ở TP.HCM ngày 14/12/2013. Ngoại trưởng Kerry và Bí thư Đinh La Thăng đã chính thức tuyên bố thành lập Đại học Fulbright Việt Nam trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chúc mừng các sinh viên tốt nghiệp Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP) ở TP.HCM ngày 14/12/2013. Ngoại trưởng Kerry và Bí thư Đinh La Thăng đã chính thức tuyên bố thành lập Đại học Fulbright Việt Nam trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama.
An Tôn
27.05.2016
Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam mới đây của Tổng thống Mỹ Barack Obama, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng đã chính thức tuyên bố thành lập Đại học Fulbright Việt Nam (FUV), trường đại học độc lập, phi lợi nhuận đầu tiên của Việt Nam. Các chuyên gia giáo dục cho rằng đây sẽ là một mô hình giáo dục hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam, là môi trường cho suy nghĩ độc lập và sáng tạo. An Tôn tường trình chi tiết sau đây.
Cựu Thượng nghị sỹ Mỹ Bob Kerrey, chủ tịch Hội đồng Tín thác của Đại học Fulbright Việt Nam (FUV), đã nhận giấy phép do Bí thư Thăng trao.
Giấy phép này cho phép trường FUV tuyển sinh học viên cao học khóa đầu tiên vào cuối năm nay. Đồng thời trường cũng sẽ bắt đầu chuẩn bị xây dựng trụ sở chính ở Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh tại Quận 9. Sẽ mất ít nhất 2 năm để hoàn thành xây dựng cơ sở vật chất cho giai đoạn một của FUV.
Trong một thông cáo, bà Đàm Bích Thủy, Hiệu trưởng sáng lập FUV, nói trường này sẽ là một đại học Việt Nam “kiểu mới”. Bà cho biết thêm trường “sẽ đưa vào những tiến bộ mới nhất về công nghệ và giảng dạy nhằm đem lại cho sinh viên một trải nghiệm giáo dục giúp họ trang bị những kỹ năng để thành công trong bất kỳ lĩnh vực khó khăn nào mà họ theo đuổi”.
Đại diện trường cho hay FUV sẽ cấp bằng Việt Nam và sẽ phấn đấu đạt kiểm định chất lượng của các tổ chức kiểm định Mỹ. Tiếng Anh sẽ là ngôn ngữ giảng dạy chính. Trường được tiên liệu sẽ có số lượng sinh viên từ 6.000 đến 10.000 khi đạt giai đoạn phát triển ổn định. Thông cáo của trường cho biết thêm rằng FUV mong muốn tạo ra tác động tích cực mang tính hệ thống thông qua chia sẻ kiến thức với cách tiếp cận “học liệu mở”.
FUV sẽ xây dựng một đội ngũ giảng viên quốc tế và sẽ đặc biệt chú trọng tuyển dụng những học giả và nhà khoa học người Việt đã được đào tạo quốc tế. FUV sẽ sử dụng đòn bẩy công nghệ bao gồm những nền tảng học tập từ xa để tối thiểu chi phí và cho phép giảng viên có thể giảng dạy cũng như hướng dẫn sinh viên ở vùng sâu vùng xa.
Đơn vị học thuật đầu tiên của FUV sẽ là Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright, một trường đào tạo cao học chuyên ngành. Trường này sẽ khai giảng vào mùa thu năm nay với sự kế thừa đội ngũ nhân lực và các khóa học của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP) đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua.
Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright sẽ mở các khóa cao học và các chương trình đào tạo cao cấp về chính sách công, kinh doanh và những lĩnh vực có liên quan.
Giảng viên Nguyễn Hữu Lam thuộc Đại học Kinh tế TP.HCM, đồng thời cũng giảng dạy cho FETP, đã nhận xét với VOA Việt ngữ về tầm quan trọng của việc thành lập FUV như sau:
“Việc nâng cấp lần này có ý nghĩa rất là lớn, vì ngoài việc đào tạo cán bộ cho Việt Nam, thì mô hình của một trường đại học phi lợi nhuận, độc lập, tự do về học thuật sẽ đóng góp rất là lớn cho vấn đề về xây dựng và phát triển hệ thống đại học Việt Nam. Và điều đó sẽ rất là tốt cho tương lai của Việt Nam”.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, người bảo trợ cho Chương trình Fulbright ở Việt Nam trong nhiều năm, đã tuyên bố kế hoạch thành lập trường FUV hồi tháng 8 năm ngoái.
Thực sự mô hình phát triển hiện đại là sáng tạo tri thức, và đồng thời là mô hình không chỉ dạy cho người ta kiến thức mà các thế hệ trước đã tích lũy, mà còn là mô hình giúp người ta độc lập suy nghĩ, sáng tạo, và phát triển. Đây là môi trường mà tôi nghĩ sẽ đóng góp rất là lớn cho sự phát triển của từng cá nhân cũng như phát triển chung cả hệ thống đại học Việt Nam.
Giảng viên Nguyễn Hữu Lam.
Những người sáng lập trường ở cả hai phía Mỹ và Việt Nam đều tin rằng trường sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dân Việt Nam, nhất là những người trẻ tuổi khao khát được hưởng nền giáo dục tiêu chuẩn quốc tế ngay tại Việt Nam.
Ông Lam, người cũng đã từng du học ở Mỹ với học bổng Fulbright, cho biết sự háo hức về FUV rất cao và những ngày này ông liên tục nhận các cuộc điện thoại để hỏi về việc tuyển sinh, chương trình học của trường. Ông phân tích thêm về lý do của sự háo hức này:
“Thực sự mô hình phát triển hiện đại là sáng tạo tri thức, và đồng thời là mô hình không chỉ dạy cho người ta kiến thức mà các thế hệ trước đã tích lũy, mà còn là mô hình giúp người ta độc lập suy nghĩ, sáng tạo, và phát triển. Đây là môi trường mà tôi nghĩ sẽ đóng góp rất là lớn cho sự phát triển của từng cá nhân cũng như phát triển chung cả hệ thống đại học Việt Nam”.
Ở một đất nước có hệ thống giáo dục lâu nay bị xem là lạc hậu và phương thức quản lý còn bảo thủ. Liệu một trường có tính sáng tạo như Đại học Fulbright Việt Nam có tạo ra xung đột hay thách thức gì đối với các nhà quản lý của Việt Nam hay không? Giảng viên Nguyễn Hữu Lam đưa ra nhận định:
“Tôi nghĩ những người làm khoa học thực sự họ sẽ nhìn vấn đề này một cách rất là thoải mái và họ sẽ tiếp thu cái hệ thống này. Và rất nhiều vị lãnh đạo của nhà nước và của Bộ Giáo dục-Đào tạo sẽ tiếp thu được. Nhưng tất nhiên là sẽ có những cái xung đột. Thế cho nên vừa rồi tôi thấy có tuyên bố của Tổng thống Obama và đồng thời là của Ngoại trưởng John Kerry về trường đại học độc lập, tự do học thuật, như thế thì tôi nghĩ nếu chính phủ Việt Nam cam kết cái điều đó thì có nghĩa là trường sẽ làm được và dần các trường đại học Việt Nam cũng đang trong xu thế đó. Tại vì hiện nay Việt Nam cũng đang trao quyền tự chủ cho các đại học. Và nếu trường FUV mà phát triển tốt thì sẽ giúp rất nhiều cho cái nỗ lực vì thử nghiệm, làm thí điểm về các trường đại học độc lập ở Việt Nam”.
Mặc dù là một tổ chức tư nhân và phi lợi nhuận, FUV nhận được hỗ trợ từ chính phủ Mỹ và Việt Nam. Đến nay chính phủ Mỹ đã cam kết tài trợ hơn 20 triệu đôla để hỗ trợ việc thành lập trường. Còn chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã dành cho FUV 25 hecta đất ở Quận 9.
FUV đã nhận được cam kết tài trợ bằng tiền mặt hay các hình thức khác trị giá hơn 60 triệu đôla. Tuy nhiên, sẽ cần nhiều hơn nữa để có thể hiện thực hóa những kế hoạch đầy tham vọng của bà Hiệu trưởng Thủy. Bà cho biết ước tính sẽ cần huy động tối thiểu 100 triệu đôla trong ba năm tới.
Theo kế hoạch, năm 2018, FUV sẽ thành lập Trường Khoa học xã hội và Nhân văn Fulbright với chương trình giáo dục cử nhân bốn năm cho các ngành khai phóng (liberal arts) và khoa học-kỹ thuật.
http://www.voatiengviet.com/content/dai-hoc-fulbright-viet-nam-la-moi-truong-cho-suy-nghi-doc-lap-va-sang-tao/3348900.html
TNS Mỹ đề xuất trừng phạt công dân Việt vi phạm nhân quyền
Chính quyền Việt Nam huy động đông đảo tất cả các lực lượng để ngăn, vây bắt người biểu tình.
Chính quyền Việt Nam huy động đông đảo tất cả các lực lượng để ngăn, vây bắt người biểu tình.
26.05.2016
Thượng nghị sĩ Cộng hòa John Cornyn từ tiểu bang Texas hôm 23/5 cho biết ông đề nghị sửa đổi một dự luật quốc phòng, theo đó sẽ xử phạt những người Việt Nam bị coi là đồng lõa trong việc đàn áp nhân quyền.
Ông Cornyn nói: “Điều quan trọng cần nhớ là, ngay cả khi Tổng thống Obama đến Việt Nam, Việt Nam vẫn là một chế độ cộng sản tàn bạo, tiếp tục coi thường các quyền cơ bản của con người. Hai quốc gia sẽ không bao giờ đạt được mối quan hệ gần gũi mà tôi biết rằng nhiều người ở Việt Nam và Hoa Kỳ mong muốn cho đến khi Việt Nam thả hết tù nhân chính trị, thể hiện sự tôn trọng cơ bản cho các quyền con người mà chúng ta coi là chuyện đương nhiên ở Mỹ”.
Đề xuất của ông Cornyn được đưa ra vài giờ sau khi Tổng thống Obama tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam.
Các nhóm nhân quyền và các nhà lập pháp Hoa Kỳ chỉ trích ông Obama vì dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí kéo dài 50 năm với Việt Nam, cho rằng ông đã từ bỏ một lá bài thương lượng quan trọng để gây sức ép với cộng sản Hà Nội nhằm cải thiện hồ sơ nhân quyền của quốc gia này.
Ông Phil Robertson, Giám đốc tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch ở khu vực châu Á, nói: “Tổng thống Obama đã từ bỏ lợi thế còn lại của Mỹ để cải thiện nhân quyền tại Việt Nam – và cơ bản không nhận được lại gì.
Ông Robertson lưu ý rằng chính quyền Việt Nam đã bắt giữ một nhà báo, các blogger và các nhà hoạt động nhân quyền trong khi ông Obama dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí.
Các nhóm theo dõi nhân quyền cho biết ngay cả trong chuyến thăm của ông Obama, Hà Nội đã tống giam ít nhất 6 nhà hoạt động, sách nhiễu nhiều người Việt Nam khác cố gắng thể hiện quyền tự do ngôn luận, và chặn các trang mạng xã hội.
Ông Rafendi Djamin, giám đốc Tổ chức Ân xá Quốc tế khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương cho biết: “Ngay cả khi phải đối mặt với sự chú ý gắt gao trên toàn cầu trong chuyến thăm của Tổng thống Obama, chính quyền Việt Nam, thật đáng hổ thẹn, vẫn thực hiện các hành động đàn áp như thường lệ”.
Theo The Washington Times, Reuters
http://www.voatiengviet.com/content/tns-my-de-xuat-trung-phat-cong-dan-viet-vi-pham-nhan-quyen/3346013.html
Thứ hai, 30/05/2016
Cần Thơ đánh giá cao trợ giúp của Mỹ về ứng phó biến đổi khí hậu
Thành phố Cần Thơ trong những năm gần đây đã cảm nhận rõ tác động của biến đổi khí hậu, thể hiện qua các chỉ dấu như mức tăng nhiệt độ không khí, lượng mưa, mức độ ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn và một số thiên tai khác.
Thành phố Cần Thơ trong những năm gần đây đã cảm nhận rõ tác động của biến đổi khí hậu, thể hiện qua các chỉ dấu như mức tăng nhiệt độ không khí, lượng mưa, mức độ ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn và một số thiên tai khác.
An Tôn
29.05.2016
Các nhà khoa học đã cảnh báo Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Điều này cũng được Tổng thống Mỹ Obama nhắc đến khi ông thăm Việt Nam mới đây. Từ lâu, Mỹ đã hợp tác và giúp đỡ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó có việc lập Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu thuộc Đại học Cần Thơ. Viện đã có nhiều chương trình hiệu quả.
Thành phố Cần Thơ trong những năm gần đây đã cảm nhận rõ tác động của biến đổi khí hậu, thể hiện qua các chỉ dấu như mức tăng nhiệt độ không khí, lượng mưa, mức độ ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn và một số thiên tai khác.
Các số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường của Cần Thơ cho thấy nhiệt độ không khí trung bình trong một năm của thành phố từ năm 1978 đến 2012 có xu hướng tăng khoảng 0,7-0,8 oC, với mức nhiệt trung bình khoảng 27,3oC.
Bên cạnh đó lượng mưa trung bình hàng năm của thành phố giảm khoảng 200 mm. Từ năm 2010 đến nay, lượng mưa dao động từ 1200 đến 1500 mm. Đi kèm với lượng mưa giảm là hạn hán và tình trạng xâm nhập mặn tăng cao.
Trước đây, Cần Thơ hầu như không bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn do cách biển hơn 65 km. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xâm nhập mặn đã bắt đầu ảnh hưởng đến nguồn nước sông của thành phố. Đặc biệt trong đầu năm nay, nạn hạn hán và xâm nhập mặn tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng trở nên đặc biệt nghiêm trọng.
Ứng phó với biến đổi khí hậu là việc không phải một mình thành phố Cần Thơ có thể làm được, thậm chí, ở tầm quốc gia, một mình Việt Nam cũng không thể làm được. Đồng thời, biến đổi khí hậu không chỉ là vấn đề của một vùng hay một quốc gia, mà có tác động toàn cầu. Chính vì vậy, Mỹ đã sớm có hợp tác với Việt Nam trong theo dõi, nghiên cứu về vấn đề này.
Cách đây 8 năm, Mỹ và Việt Nam đã lập dự án mang tên Mạng lưới Nghiên cứu Đồng bằng và Quan sát Toàn cầu, viết tắt là DRAGON. Tiếp đến, dự án đã lập ra Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, đặt tại trường Đại học Cần Thơ.
Viện này được thành lập với sự giúp đỡ của tổ chức USGS của Hoa Kỳ. Mục tiêu là tạo ra một viện nghiên cứu, một trung tâm nghiên cứu mà trong đó sẽ kết hợp được các nhà khoa học của Việt Nam cũng như của Mỹ để tìm ra những hướng giải quyết cho ĐBSCL.
Phó giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Hiếu Trung nói.
Về hoạt động của viện, Phó giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Hiếu Trung, Phó Viện trưởng, cho VOA biết: “Viện này được thành lập với sự giúp đỡ của tổ chức USGS của Hoa Kỳ. Mục tiêu là tạo ra một viện nghiên cứu, một trung tâm nghiên cứu mà trong đó sẽ kết hợp được các nhà khoa học của Việt Nam cũng như của Mỹ để tìm ra những hướng giải quyết cho ĐBSCL. Chúng tôi tổ chức được những dự án. Thí dụ, đối với Mỹ họ cử người qua đây hướng dẫn, tập huấn cho chúng tôi, nâng cao năng lực trong vấn đề sử dụng ảnh vệ tinh để giải đoán vấn đề thay đổi điều kiện đất, điều kiện nước, thì cũng rất là hữu dụng. Rồi những dự án quan trắc, đánh giá về thay đổi các loài cá ở trên sông Mekong. Rồi họ tổ chức một đoàn đi đánh giá về các thay đổi về phù sa trong nước”.
Vị Phó viện trưởng cho biết thêm sự hợp tác của trường Đại học Cần Thơ với Mỹ về môi trường đã bắt đầu từ rất lâu trước khi có Viện Nghiên cứu Biển đổi Khí hậu, nhất là các nhóm nghiên cứu về đất ngập nước.
Ông Trung đánh giá cao sự hỗ trợ kỹ thuật từ phía Mỹ: “Tài trợ về mặt kinh phí thì không có nhiều. Nhưng mà cái quan trọng là những cái hỗ trợ về kỹ thuật. Ở đây, ở Việt Nam, những nhà khoa học luôn luôn đón chào các nhà khoa học Mỹ đến để xây dựng các kế hoạch để mà hợp tác. Thực ra ở đây chúng tôi rất là hiểu cái đặc điểm của vùng này. Mà bên Mỹ thì các nhà khoa học có các phương
pháp nghiên cứu mới, có các cái công cụ như ảnh vệ tinh hay mô hình toán như thế nào để phân tích rất là tốt. Có những phần phân tích đánh giá sâu, có những góc nhìn khác mà nhiều khi chủ quan chúng tôi không thấy được, thì các nhà khoa học các nước khác nhau, đặc biệt là Mỹ, họ có thể giúp được rất tốt”.
Tuy nhiên, Phó giáo sư Tiến sỹ Trung chỉ ra rằng hiện nay hợp tác trong khuôn khổ của viện ông với Mỹ vẫn là các chương trình nhỏ. Theo ông, về lâu dài các nhà khoa học Việt Nam và Mỹ cần có những kế hoạch lớn hơn.
Ông nói: “Tôi nghĩ nếu mà được, mình cần có chương trình hợp tác dài hơi, thí dụ trong giai đoạn 5 năm, 10 năm”.
Ông Trung lý giải rằng Mỹ mới dành một phần nhỏ kinh phí cho việc nghiên cứu ở Việt Nam vì Mỹ thấy tầm quan trọng của các vấn đề ở thượng nguồn sông Mekong và đến nay đã ưu tiên khu vực đó hơn.
Họ có những cái nghiên cứu ở trên thượng nguồn, trên vùng Lào, Campuchia, Thái Lan rất nhiều. Và tôi nghĩ cái đó cũng đúng thôi tại vì thực sự là ở trên đó là cái nguồn gốc của vấn đề xuống ĐBSCL, thì họ phải tìm hiểu cái đó đầu tiên.
Phó giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Hiếu Trung
Ông nói: “Họ có những cái nghiên cứu ở trên thượng nguồn, trên vùng Lào, Campuchia, Thái Lan rất nhiều. Và tôi nghĩ cái đó cũng đúng thôi tại vì thực sự là ở trên đó là cái nguồn gốc của vấn đề xuống ĐBSCL, thì họ phải tìm hiểu cái đó đầu tiên”.
Sự biến đổi khí hậu ở ĐBSCL gắn liền với các hoạt động khai thác sông Mekong chảy từ Trung Quốc qua nhiều nước khác trước khi đến Việt Nam. Do vậy, các nhà khoa học đã khuyến cáo rằng cần có cách tiếp cận xuyên biên giới về ứng phó với biến đổi khí hậu ở cả lưu vực sông chứ không chỉ ở từng nước riêng rẽ.
Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu Nguyễn Hiếu Trung cho rằng các nước ven sông Mekong cần đi đến ký kết một hiệp ước về khai thác con sông với những cam kết về lượng nước sông mà từng nước có thể khai thác cũng như bảo đảm chất lượng nước của sông.
Việt Nam là nước cuối nguồn nên khả năng kiểm soát, tác động lên con sông không nhiều. Tuy nhiên, nếu các nước thượng nguồn khai thác sông Mekong tới mức ĐBSCL bị thiệt hại nặng thì Việt Nam không phải là nạn nhân duy nhất mà những mất mát của Việt Nam sẽ có tác động ở tầm quốc tế.
Phó Giáo sư Tiến sỹ Trung phân tích thêm: “Nếu con sông này nó không sống khỏe mạnh thì mình có làm gì đi nữa thì đồng bằng của mình cũng không thể nào tồn tại được. Mà cái đồng bằng của mình thì xuất khẩu tới 20% cái thị trường gạo của quốc tế, của thế giới. Nếu ĐBSCL có vấn đề gì thì ta thấy là cái thiệt hại này không chỉ cho riêng ĐBSCL mà cho cả các nước mà sử dụng gạo trên thế giới và trong đó có rất nhiều nước nghèo. Thì cái tác động là toàn cầu chứ không phải riêng ĐBSCL”.
Chung quan điểm với nhiều chính khách và các nhà khoa học quốc tế khác, vị Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Biển đổi Khí hậu nhấn mạnh sông Mekong không chỉ của riêng các nước trong khu vực mà là con sông của cả thế giới, cộng đồng quốc tế cần hành động cùng nhau để bảo vệ.
Các nước đã có kinh nghiệm quản lý các con sông xuyên biên giới như Mỹ, Canada, một số nước châu Âu có thể chia sẻ nhiều điều hữu ích cho Việt Nam và các nước ven sông Mekong.
http://www.voatiengviet.com/content/can-tho-danh-gia-cao-tro-giup-cua-my-ve-bien-doi-khi-hau/3350167.html
Blog / Phạm Chí Dũng
Ẩn số lớn nhất trong chuyến đi VN của Obama bắt đầu được giải mã
Tổng thống Obama trong cuộc họp báo chung với Chủ tịch Trần Đại Quang tại Hà Nội, ngày 23/5/2016.
Tổng thống Obama trong cuộc họp báo chung với Chủ tịch Trần Đại Quang tại Hà Nội, ngày 23/5/2016.
Blog Phạm Chí Dũng
Phạm Chí Dũng
30.05.2016
Giải đáp cho câu hỏi hỏi về mục đích lớn nhất trong chuyến đến Việt Nam của Tổng thống Obama bắt đầu hé lộ
‘Mỹ tiếp cận Cam Ranh’
Trước ngày Tổng thống Obama đến Việt Nam, có rất ít tin tức được coi là thực chất về chuyến đi này. Chỉ có vài tờ báo quốc tế như The Nikkei hé lộ “mấu chốt là cảng Cam Ranh”. The Nikkey, một tờ báo lớn của Nhật Bản, dường như có nguồn tin nội bộ về mối quan hệ “giao lưu hải quân” giữa Nhật Bản và Việt Nam, đặc biệt về cuộc diễn tập chung tại Đà Nẵng của hải quân hai quốc gia này vào tháng 4/2016 – một sự kiện không hề được công bố trên báo chí nhà nước Việt Nam.
Sau quyết định bất ngờ của Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam, một vài nhà phân tích thuộc phái “phản biện trung thành” cho rằng quyết định trên chỉ đơn giản là Washington cảm thấy lệnh cấm vận đã tồn tại quá lâu và “đã đến lúc gỡ bỏ”, và “điều đó tốt cho lợi ích của hai quốc gia”.
Nhưng ngay sau khi Obama rời Việt Nam, một hiện tượng đáng ngạc nhiên là báo nhà nước bắt đầu công khai đưa tin “Mỹ tiếp cận Cam Ranh”, mô tả chi tiết hơn về mục đích chuyến thăm và hàm ý những gì mà Mỹ và Việt Nam có thể đã thỏa thuận với nhau.
Đài truyền hình Việt Nam (VTV), một kênh báo đảng, vừa tiết lộ một lời giải cho động thái trên của Mỹ. Trong một bài phỏng vấn TS Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thuộc Bộ Ngoại giao, VTV đã đặt tựa đề “Lý do Tổng thống Obama dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam vào phút chót”.
Một trong những lý do mà ông Trần Việt Thái nêu ra để lý giải về quyết định của Tổng thống Obama là: “Tiếp đến, điều này cũng mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội, nhiều sự lựa chọn hơn trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Mặc dù không đề cập đến cụm từ “vào phút chót” như hàm ý trong tựa đề bài phỏng vấn của VTV, nhưng lý do “bảo vệ Tổ quốc” mà ông Thái nêu ra rất có thể là nguồn cơn chủ yếu dẫn đến sự kết thúc quá trình mặc cả giữa Mỹ và Việt Nam về những nội dung liên quan đến cấm vận vũ khí, quân sự và quốc phòng.
Trong khi VTV hé lộ về quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đã chỉ xảy ra “vào phút chót”, báo VietTimes đưa tin theo đường gián tiếp “Các nhà hoạch định hải quân Mỹ muốn tiếp cận nhiều hơn vào cảng tại vịnh Cam Ranh của Việt Nam, cảng nước sâu tốt nhất Đông Nam Á. Một cảng quốc tế đã được Việt Nam khai trương vào tháng 3/2016 sẽ đem lại nhiều cơ hội hợp tác với Việt Nam, đô đốc Scott Swift phát biểu trên Navy Times”.
Những câu hỏi về Cam Ranh
Không bị vòng kim cô của Ban Tuyên giáo trung ương kiềm chế, báo chí quốc tế đã đề cập đến vấn đề cảng Cam Ranh một cách trực tiếp và thoải mái hơn nhiều. Bài của tác giả James Holmes trên tạp chí Foreign Policy mới đây đã nêu ra những nội dung rất đáng chú ý:
“Điều khiến bất kỳ thủy thủ Hoa Kỳ nào cũng quan tâm nhất lại là thông tin Hà Nội có thể mở cửa trở lại cảng nước sâu Cam Ranh cho tàu chiến Mỹ như một phần của món quà để đổi lấy việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí.
“Một số điều cần dõi theo khi cuộc phiêu lưu tuyệt vời của Tổng thống Obama được tiết lộ: Thứ nhất, vấn đề hệ trọng là ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam có quyết định cho phép hải quân Mỹ quay lại hay không? Thứ hai, việc cho phép đó kèm theo những điều kiện nào? Hà Nội sẽ chỉ chấp nhận một sự ‘hiện diện luân phiên’, theo đó tàu thuyền trú tại Cam Ranh trong những quãng thời gian dài nhưng sau đó phải quay về nước? Hay họ sẵn sàng đồng ý với những điều khoản thoáng hơn, chẳng hạn như việc thiết lập một hải cảng lâu dài cho một đội tàu? Thứ ba, Hà Nội sẽ cho phép quy mô hiện diện như thế nào? Bao nhiêu tàu được phép cập cảng, và những loại tàu nào?
“Đối với Washington, một hạm đội với các chiến hạm lớn như khu trục hạm hay tuần dương hạm - tàu được trang bị thiết bị cảm biến cùng vũ khí đủ loại - là một công cụ chính sách hoàn toàn khác so với một đội tàu bao gồm những tàu trang bị nhẹ quanh quẩn ven bờ. Đồng thời nó cũng chuyển tải một thông điệp hoàn toàn khác tới Bắc Kinh về năng lực và quyết tâm của Hoa Kỳ và Việt Nam.
“Và cuối cùng, Hà Nội sẽ cho phép tàu thuyền Hoa Kỳ được làm gì khi chúng đồn trú tại Cam Ranh? Chào đón một cựu thù quay lại lãnh thổ Việt Nam không phải là một động thái nhỏ nhặt, ngay cả khi điều đó xẩy ra sau cuộc chiến tranh Việt Nam bốn thập niên. Liệu hai lực lượng hải quân có tiến hành hoạt động tuần tra chung trên vùng biển tranh chấp hay không? Hay Hà Nội sẽ cho phép các tư lệnh Hoa Kỳ tự do thực hiện các yêu cầu của Washington?”.
Trong bối cảnh Trung Quốc triển khai hệ thống tên lửa phòng không hiện đại trên quần đảo Hoàng Sa, được tờ báo La Croix và Les Echos đánh giá là “một bước tiến tới âm mưu quân sự hóa khu vực Biển Đông”, nguy cơ Việt Nam bị tấn công là có thật. Nguy cơ này, cùng với những tin tức tình báo mà Hà Nội có thể đã thu thập được, đã giải thích tại sao từ đầu năm 2016 đến nay, chính quyền Việt Nam dường như có một số biểu hiện mang hơi hướng “giãn Trung”, trong đó đặc biệt là vào tháng 2/2016 lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Việt Nam dám đưa ra tuyên bố về “tàu Mỹ đi qua vô hại” ở khu vực Biển Đông, và lần đầu tiên hải quân Việt Nam dám bắt giữ tàu chở dầu của Trung Quốc vào tháng 3/2016.
Bây giờ thì đừng mãi tuyên truyền về “Mỹ cần Việt Nam”. Không có Cam Ranh, các tàu khu trục và máy bay của Hạm đội 7 Mỹ vẫn chẳng ngần ngại tuần tra vùng hải phận và không phận Biển Đông. Nhưng không có Mỹ ở Cam Ranh, làm sao bảo đảm Việt Nam sẽ chống đỡ nổi một chiến dịch tập kích cả đường biển lẫn đường không của Trung Quốc trong tương lai gần?\
Vừa chơi vừa sợ
Có thể cho rằng “món quà” bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đã được đổi lại bằng một thứ đáng giá không kém. Giả thiết về Cam Ranh đã có căn cứ, thậm chí là căn cứ có độ xác thực cao.
Và rất có thể Cam Ranh là quân hậu trên bàn cờ của một “thỏa thuận quân sự” nào đó giữa Mỹ và Việt Nam đã được đàm phán trong một thời gian dài trước chuyến đi Việt Nam của Obama, nhưng chỉ được quyết định “vào phút chót” với sự hiện diện đầy ẩn ý của Cố vấn an ninh Susan Rice.
Tuy nhiên, rất có thể cả Mỹ lẫn Việt Nam đều không muốn công bố thông tin tuyệt mật về “thỏa thuận quân sự” ấy. Nhưng chỉ cần nhìn vào phản ứng của Trung Quốc cũng có thể đánh giá và xác nghiệm xem những nội dung đã được thỏa thuận có tầm quan yếu đến đâu.
Trong khi đó, vài tờ báo quốc tế đã bắt đầu đề cập việc Trung Quốc “nổi giận” khi chứng kiến Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí cho Việt Nam.
Theo logic đó, nếu Trung Quốc tái diễn hành vi gây hấn với mức độ cao hơn đối với Việt Nam trong những tháng tới, cùng lúc diễn ra những hoạt động “giao lưu hải quân” dày hơn của Mỹ tại Đà Nẵng và đặc biệt là Cam Ranh, có thể cho rằng “thỏa thuận quân sự” giữa Mỹ và Việt Nam đang được triển khai.
Khi đó, chính sách “không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam” của Việt Nam sẽ có thể ít hoặc không được giới ngoại giao nắng mưa thất thường của nước này nhắc đến nữa.
Việt Nam cũng vì thế sẽ dấn thân hơn vào “quỹ đạo” của Mỹ. Không chỉ “bình thường hóa hoàn toàn quan hệ” mà còn “chơi với Mỹ”.
Tuy nhiên, tiến độ “chơi” đến đâu và “giao lưu hải quân” giữa Mỹ và Việt Nam nhanh chóng đến mức nào còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có mức độ phản ứng của Trung Quốc trong thời gian tới và bản lĩnh bớt sợ của giới lãnh đạo Việt Nam.
Một chi tiết được giới quan sát ghi nhận là trong cuộc viếng thăm của Tổng thống Mỹ vào tháng 5/2016, trong lúc Obama luôn tươi cười và thoải mái, gương mặt giới lãnh đạo cao cấp Việt Nam lại luôn toát lộ vẻ lo lắng và căng thẳng. Có người giải thích: cuối cùng thì những quan chức này đã buộc phải quyết định việc không thể mãi đu dây và cách nào đó trở thành “đồng minh” của Mỹ, nhưng vẫn lo ngay ngáy sẽ làm cho Bắc Kinh nổi giận.
* Blog của Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Phạm Chí Dũng
Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm việc tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài chống tham nhũng, từng bị công an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2014, cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Cũng trong năm 2014, được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh 'Anh hùng thông tin'.
http://www.voatiengviet.com/content/an-so-lon-nhat-trong-chuyen-di-vietnam-cua-obama-duoc-giai-ma/3351510.html
TẠP CHÍ BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG
SẼ CÙNG HIỆN HỮU TẠI
DIÊN HỒNG (dien-hong.blogspot.com
và
Vanhoavn's Blog (Văn Hóa Việt Nam)
Posted by sontrung at 10:44 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 418
TRUNG CỘNG -
PHẠM HY SƠN * TRUNG CỘNG
Trung Quốc đi về đâu ? (Phần 1)
Phạm Hy Sơn (Danlambao)
Lời nói đầu: Trung Hoa là một dân tộc kém may mắn.
So với Ai Cập ở bắc châu Phi hay Hy Lạp ở đông nam Châu Âu vào thời đại cổ tuy văn hóa và văn minh Trung Hoa kém xa cả về thời điểm lẫn trình độ, nhưng ở vùng Đông Á và Đông Nam Á Trung Hoa đã phát triển sớm nhất.
Về văn hóa, đó là triết học của Khổng Tử, Lão Tử, Dương vương Minh...; về văn minh, đã chế tạo được giấy và thuốc súng trước cả phương Tây. Nhưng dân tộc này bị tư tưởng tồn cổ và tôn quân của Khổng, Mạnh chế ngự hơn hai ngàn năm nên biến thành một nước chậm tiến. Vừa khi thoát khỏi ách đô hộ của người Mãn Thanh và chế độ quân chủ phong kiến năm 1911 với cuộc cách mạng Tân Hợi thì lại rơi vào sự kiềm chế của chủ thuyết Cộng Sản gần một thế kỷ nay.
Dưới thời Mao, qua Bước Tiến Nhảy Vọt và Cách Mạng Văn Hóa, số người bị giết và chết đói khoảng 57 triệu người. Nếu kể cả số người chết vì Cải Cách Ruộng Đất và thanh trừng, tù tội cũng như đói rét, đau ốm không thuốc men, con số phải trên một 100 triệu!
Chỉ sau khi Trung Quốc đứng bên bờ vực thẳm suy sụp thì một lãnh tụ Cộng Sản khác, sắt máu không kém gì Mao (vụ đàn áp Thiên An Môn và bỏ tù đến chết 2 Tổng Bí Thư là Hồ diệu Bang và Triệu tử Dương) lên cầm quyền chặt bỏ phần kinh tế của Marx để theo chế độ kinh tế Tư Bản nhưng vẫn giữ nguyên phần còn lại của chủ nghĩa Cộng Sản về độc tài chuyên chế (hay độc tài chuyên chính theo lối nói của người Cộng Sản).
Vì thế, sau khi phát triển được hơn 30 năm, nay kinh tế Trung Quốc bị xuống dốc và xã hội Trung Quốc rối bời: đạo đức suy vi, người bóc lột người nên giàu thì giàu quá, nghèo thì nghèo quá, dân chúng bất mãn, oán hận. Khổng và Mao khác nhau ở chỗ một đằng theo chủ nghĩa tôn quân, một đằng theo chủ nghĩa cộng sản nhưng giống nhau ở chỗ tạo ra các chế độ phong kiến: quân chủ phong kiến, cộng sản phong kiến. Mao, Đặng vượt Khổng, Mạnh vì Khổng Mạnh phải mất hàng ngàn năm mới tạo ra tầng lớp cường hào ác bá cướp bóc nhà cửa, ruộng đất của dân chúng trong khi Mao Đặng với chủ nghĩa Cộng Sản, chỉ mất vài chục năm! Không biết bao giờ dân tộc Trung Hoa mới thoát ách Cộng Sản để có đời sống tự do và phát triển, còn hiện nay thì đang gặp nhiều vấn đề nan giải.
I - Kinh Tế Trung Quốc: Một cơn mộng du?
Trước khi ông Tập cận Bình lên thay thế ông Hồ cẩm Đào nền kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu xuống dốc và xã hội đầy xáo trộn. Ôn Châu là thành phố phát triển nhanh nhất lúc kinh tế đang đà đi lên nhưng cũng là thành phố tiêu biểu lúc kinh tế bắt đầu xuống dốc: Vỡ nợ, thất nghiệp, dân tháo chạy, trong thành phố nhiều khu vực bỏ hoang! Người dân Ô Khảm tỉnh Quảng Đông nổi lên đòi nợ máu "Huyết trái huyết hoàn" và truất phế chính quyền Cộng Sản thay vào chính quyền do dân Ô Khảm bầu lên. Phong trào lan nhanh sang những làng xã lân cận làm Bắc Kinh phải xuống nước chỉ thị cho tỉnh Quảng Đông tìm cách ngăn chặn và hòa giải, xoa dịu dân chúng. Câu nói nổi tiếng mô tả Trung Quốc lúc bấy giờ của ông Chu minh Quốc, Bí Thư thành phố Lục Phong, tỉnh Quảng Đông: "Trung Quốc như một quả táo, vỏ ngoài còn tươi nhưng bên trong đã rũa nát".
Từ khi ông Tập cận Bình thay ông Hồ cẩm Đào đến bây giờ, qua 3 năm, một mặt phải tả xung hữu đột thanh toán phe Giang trạch Dân dưới hình thức diệt trừ tham nhũng để lấy lòng dân, một mặt lo đối phó với tình trạng suy thoái kinh tế càng ngày càng trầm trọng.
Lúc cao điểm là khoảng từ 2002 – 2008 tăng trưởng GDP của Trung Quốc đạt 10,8%. Khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 làm tăng trưởng năm 2009 rớt xuống 9,2%. Năm 2010 bùng lên được 10,3% mấy tháng đầu nhờ có 800 tỷ đô la đổ vào kích thích nhưng 3 tháng cuối năm (quý 4) tụt xuống 9,7% để từ từ suy giảm. Năm 2011 mức tăng trưởng lần lượt qua 4 kỳ 3 tháng (quý) là 9,7% - 9,6% - 9,4% - 9,2%, qua năm 2012 sự xuống dốc thật đáng quan ngại: 8,1% - 7,8% - 7,7% - 7,8%... Năm 2015 mức tăng trưởng chỉ còn 6,9%, 3 tháng đầu năm 2016 là 6,5%. Đó là những con số chính thức của nhà nước Trung Quốc công bố. Nhiều cơ quan và các nhà nghiên cứu cho rằng năm 2015 mức tăng trưởng của nước này chỉ từ 3,6 đến 4%, thậm chí có thể là 0% vì những con số thống kê của Trung Quốc “do con người làm ra và vì vậy không đáng tin cậy”, Lý khắc Cường khi còn là Bí Thư Tỉnh Ủy Liêu Ninh năm 2007 nói với đại sứ Mỹ. Tức là nó không phải sự thật, những con số tuyên truyền hay những số liệu “phục vụ cho các mục tiêu chính trị” theo tiến sĩ Tạ Điền. Thời Mao các đài phát thanh ngày nào cũng ra rả nông nghiệp vượt chỉ tiêu, tăng gia năng xuất 20%, 30%... mà dân chết đói như rạ, 37 triệu người thời Bước Tiến Nhảy Vọt.
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 làm cho Trung Quốc bắt đầu suy sụp dù đã đổ ra gần 1.000 tỷ USD cứu vãn nhưng không có hiệu quả. Tờ Le Monde ra ngày 29-11-2011 cho rằng tháng 11/2011 là tháng Trung Quốc bị xáo trộn nhất, mở đầu tại Ôn Châu rồi lan ra các thành phố khác ở Quảng Đông, Quảng Tây, Chiết Giang... Các công ty vỡ nợ hàng loạt, chủ bỏ trốn hay tự tử, công nhân biểu tình đòi trả lương. Hai tỉnh Giang Tô và Chiết Giang ngành may mặc giảm 33%, plastic 50%, cao su 60%, các xưởng đóng giày ở Hải Ninh đóng cửa tới 60%, tỉnh Quảng Đông xuất cảng giảm 9%, nhà tại 30 thành phố xuống giá, riêng Bắc Kinh tháng 10-2011 có 120.000 căn nhà không bán được, 177 văn phòng địa ốc đóng cửa.
Theo tờ Kinh Tế Thế Kỷ Thứ 21, từ đầu năm đến tháng 10-2011, riêng tỉnh Chiết Giang có 228 ông chủ bỏ trốn biết tăm, 9 ông tự tử vì thua lỗ, có trường hợp tự tử cả nhà làm chính quyền tỉnh này phải giám sát chặt chẽ 5.000 công ty còn đang hoạt động. (RFI ngày 09-12-2011)
Tập cận Bình hưởng cái di sản không có gì là tốt đẹp của Hồ cẩm Đào để lại. Kinh tế tiếp tục đi xuống, các địa phương, các xí nghiệp nợ nần chồng chất nhất là các xí nghiệp, các tập đoàn quốc doanh, cái đuôi Cộng Sản, mảnh đất màu mỡ ưu ái dành riêng cho con cái các công thần của chế độ. Những xí nghiệp này có quá nhiều ưu tiên về vay vốn Ngân Hàng, thị trường nhưng lại thường thua lỗ, tiền thuế của dân luôn phải bù đắp. Ngày 18-3-2014, Thủ Tướng Lý khắc Cường có cuộc họp báo sau khi kết thúc họp Quốc Hội kỳ 2, khóa 12 cảnh cáo sẽ có nhiều doanh nghiệp bị phá sản. Tính chung cả nợ của nhà nước và nợ của tư nhân đã lên hơn 200% Tổng Lợi Tức Quốc Gia (GDP).
Theo công ty thẩm định Tài Chánh Standard and Poor’s, các doanh nghiệp Trung Quốc “đang ngồi trên một núi nợ 13.800 tỷ USD”, cao hơn cả khối nợ của Mỹ. Năm 2008 tổng số nợ dưới dạng trái phiếu của 945 tập đoàn tham gia sàn Chứng Khoán Trung Quốc lên tới 1.820 tỷ yuan # 300 tỷ USD, năm 2014 số nợ đó lên gấp hơn 2 lần: 4.700 tỷ yuan (783 tỷ USD).
Vì vậy (năm 2014) báo chí Trung Quốc do nhà nước kiểm soát thổi lên cơn sốt Chứng Khoán làm thị trường này tăng 150% trong khoảng 1 năm tương tự như cơn sốt chim cút ở Sài Gòn năm 1970 do người Hoa trong vùng Chợ Lớn chủ động tạo ra. Chiến dịch này có 2 điều lợi: 1, đánh lạc hướng tình hình bi quan về kinh tế; 2, các xí nghiệp, tập đoàn quốc doanh kiếm được khá nhiều tiền nên nhà nước đỡ phải bù lỗ.
Có lẽ đây là một loại thuốc liều bắt buộc phải uống, vì ngân sách còn phải tăng cho Quốc Phòng do tình hình căng thẳng ở Biển Đông và Hoa Đông, nhất là cho ngành mật vụ công an để đề phòng bất ổn xã hội, lại thêm cả gánh nặng nuôi đoàn quân “Dư Luận Viên” đông đảo hơn 2 triệu mới thành lập trải từ thành thị tới nông thôn nhằm tuyên truyền và theo dõi dân chúng trong khi ngành xuất cảng liên tục giảm sút, các công ty, xí nghiệp mất khả năng thanh toán, đóng cửa hoặc thiếu thuế. Chỉ riêng 45 công ty địa ốc trong đó có các tập đoàn như Agile, Soho China, Vanke đáng lẽ phải đóng 4.600 tỷ yuan nhưng chỉ trả được 800 tỷ, còn thiếu 3.800 tỷ hay 623 tỷ USD.
Dù đã hết sức chống chọi che chắn, tất cả những khuyết điểm của nền kinh tế Trung Quốc cuối cùng cũng phải bộc lộ ra. Trước hết và mạnh nhất là thị trường Chứng Khoán được cổ võ, nâng lên trước đây thì kể từ sau ngày 12-6-2015 xẹp xuống và liên tục mất giá làm bao nhiêu người phá sản, nhiều người tự tử. Trong thời gian 2 tuần lễ, từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 - 2015 thị trường này sụt gần 30% và mất khoảng 3.800 tỷ USD. Chính quyền vội vã bơm tiền từ Ngân Hàng Trung Ương hay lấy từ quỹ hưu bổng để ngăn chặn nhưng kết quả không đạt mong muốn và tiếp tục tuột dốc. Cuối tháng 7-2015 chỉ số Composite Thượng Hải 3 lần giảm giá, có lần tới hơn 8%, hạ tuần tháng 8/2015 có 6 ngày và ngày 24-8 là Thứ Hai Đen: Composite Thượng Hải giảm 8,5%, nặng nhất trong 8 năm trước đó.
Đến đầu năm 2016 thì những chứng bệnh trầm kha của nền kinh tế Trung Quốc không còn che giấu được nữa: Hơn 70 triệu căn nhà không bán được, 50 thành phố có những khu vực là thành phố ma, ngành sản xuất thép, than dự trù sa thải 8 triệu công nhân (Rueters), hàng trăm nhà máy luyện thép, hàng ngàn mỏ than đóng cửa, ngày 15-3 nhiều ngàn công nhân than tỉnh Hắc Long Giang tràn vào các công sở đòi 6 tháng lương chưa được trả.
Ngành công nghiệp, theo tạp chí Caixin và Market Economics chỉ số sản xuất PMI 10 tháng liền giảm dưới 50, riêng tháng 12-2015 giảm xuống mức 48,5. Xuất cảng tháng 12-2015 giảm 25,4%(so với 12/2014), nhập cảng giảm 13,8%!
Ngành Tài Chánh, nợ xấu (khó đòi) của các ngân hàng Trung Quốc lên tới 1.300 tỷ USD, đồng Nhân Dân Tệ (yuan) năm 2015 phá giá 5 lần.
Ngày 26-2-2016 Thống Đốc Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc Chu tiểu Xuân trấn an các nước G20 họp ở Thương Hải rằng trong thời gian tới Trung Quốc không phá giá đồng NDTệ, nhưng 3 ngày sau, 29-2 đồng NDTệ bị phá giá 0,17%, 6,545 NDTệ = 1 USD. Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc không giữ được lời hứa vì quá quẫn bách. Nợ công + nợ tư của Trung Quốc lên tới 236% GDP, Chứng Khoán trong tháng 1-2016 có 6 ngày sụt giá.
Người ta tháo chạy. Các đại công ty nước ngoài như Yahoo, Best Buy đóng cửa chạy trước, các hãng nhỏ chạy sau. Ba tháng đầu năm 2016 các công ty nước ngoài bán cơ sở, xí nghiệp thu khoảng 73 tỷ đô la để chạy (3 tháng đầu năm 2015 là 6,2 tỷ USD). Các đại gia Trung Quốc, các hoàng tử đỏ cũng tháo chạy ào ạt: 30% trong Hồ Sơ Panama mới bị tiết lộ là người Trung Quốc, trong đó có nhiều thân nhân của những lãnh tụ vô sản đã, hay đang tại chức.
Tờ Le Monde, Les Echos, Tỷ phú Soros... từng tiên đoán kinh tế Trung Quốc đang đi đến đoạn kết. Và ngày 14-4-2016, một trong những cơ quan có thẩm quyền nhất về kinh tế trên thế giới là Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) dự báo: Kinh tế Trung Quốc "sẽ không hạ cánh nhẹ nhàng" (web RFI 14/4/2016).
Lời văn thông báo giữ tính lịch sự của một cơ quan quốc tế, sự thực thì phải nói: "Kinh tế Trung Quốc sẽ hạ cánh nặng nề".
(Còn tiếp)
Phạm Hy Sơn
danlambaovn.blogspot.com
Trung Quốc đi về đâu? (Phần 2)
Phạm Hy Sơn (Danlambao)
II - Đảng Cộng Sản Trung Quốc: Con đường cùng trước mặt.
Tượng Mao trạch Đông mạ vàng, cao 37 mét, tạo dựng ở tỉnh Hà Nam mất 9 tháng, tốn 3 triệu nhân dân tệ, tương đương 500.000 USD, khánh thành tháng 12/2015, mới mấy ngày đã được lệnh phá hủy. Tượng bị cắt thành 3 khúc, vất trên xe tải chở đi.
Hơn 40 năm trước, Mao là đấng cứu tinh của nhân dân Trung Quốc, là cha già dân tộc, là vị thần linh mà mỗi người dân sau 1 ngày làm việc tới trước bức ảnh Mao treo trên tường cúi đầu, chắp tay ăn năn xám hối về những sai phạm trong ngày để xin được tha thứ. Mao Tuyển là kinh thánh đọc sớm tối, đọc để xin khỏi bệnh, đọc lúc giải phẫu mà không cần thuốc gây mê?
Tại sao đảng Cộng Sản Trung Quốc vội vã ra lệnh phá hủy tượng Mao tốn bao công của xây dựng, trong khi Mao vẫn là vị thần linh bảo trợ cho đảng Cộng Sản Trung Quốc bấy lâu nay?
Đơn giản là kinh tế Trung Quốc đang hồi xuống dốc: than, thép chất đầy trong kho, xuất cảng đình đốn, chứng khoán đổ vỡ làm hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, hàng trăm triệu nông dân ra tỉnh làm việc nay phải trở về quê quán. Tình trạng u ám không khác gì thời Bước Tiến Nhảy Vọt của những năm 1950, 1960 do Mao phát động: kinh tế càng ngày càng đi xuống với kết quả là người dân Trung Hoa phải ăn thịt người, phải chết đói 37 triệu nhân mạng.
Bức tượng vĩ đại của Mao dựng lên ở tỉnh Hà Nam mau chóng gợi lại trong tâm trí người Trung Hoa cảnh chết đói thảm khốc đã qua và tưởng đến tương lai đen tối sắp đến!
Không bám vào Mao thì đảng CSTQ không có lý do để tồn tại mà dựng tượng Mao để tôn thờ thì gặp phản ứng bất lợi trong dân chúng. Đó là lý do giải thích sự lung túng của đảng CSTQ dựng tượng rồi đập tượng trong tháng 12/2015 vừa qua.
Được thành lập năm 1921 trong khung cảnh xã hội suy kiệt, người dân nghèo đói vì bị chế độ phong kiến kìm hãm, cường hào ác bá bóc lột, dùng mọi cách cướp nhà, cướp đất... đảng Cộng Sản Trung Quốc lúc bấy giờ đưa ra khẩu hiệu tuyên truyền lật đổ phong kiến, diệt trừ cường hào ác bá, tịch thu ruộng đất của địa chủ phân phát cho dân nghèo, mọi người đều bình đẳng, tự do, dân chủ, ấm no, hạnh phúc... để lôi cuốn dân chúng.
Nhưng khi đã nắm được quyền hành vào năm 1949, những lãnh tụ Cộng Sản còn khắc nghiệt, tàn bạo gấp trăm lần vua chúa thời phong kiến, những cường hào ác bá đỏ của Cộng sản còn thủ đoạn, nham hiểm gấp mấy lần cường hào ác bá thời xưa. Những địa chủ, những người giàu có, những người chống đối không những bị xử bắn mà anh em, họ hàng con cháu bị gạt ra ngoài tất cả các sinh hoạt và đời sống, bị coi như những công dân ghẻ lở trong xã hội Cộng Sản.
Cũng chỉ vì sự độc đoán của Mao mà Bước Tiến Nhảy Vọt đưa đến gần 40 triệu người chết đói, cũng vì bảo vệ địa vị độc tôn của mình bị lung lay sau khi Bước tiến Nhảy Vọt thất bại mà Mao thanh toán các đồng chí của mình và những thành phần có tiềm năng chống đối lên tới 20 triệu người gồm cả Lưu thiếu Kỳ, Bành đức Hoài, Lâm Bưu, Chu Đức, Hạ Long...; trong dân chúng đó là những trí thức, giáo viên, giáo sư, con cháu của những địa chủ, những người chống đối đã bị xử tử. Chiến dịch thanh toán này được ngụy trang dưới chiêu bài Cách Mạng Văn Hóa từ 1966 đến 1976. (Trong lịch sử Trung Hoa không biết có ông vua nào giết dân và làm cho dân chết đói khủng khiếp như vậy không?)
Người dân Trung Hoa trong giai đoạn đó không dám nổi lên chống đối vì bị công an, mật vụ, đảng viên Cộng sản dày đặc kiềm chế, theo dõi và nhất là chế độ hộ khẩu, chế độ sổ lương thực đảng Cộng Sản kiểm soát rất gắt gao, chống đối bị cắt hộ khẩu, cắt lương thực lấy gì mà sống.
Bụng đói nhưng vẫn phải đời đời nhớ ơn Mao chủ tịch, quần áo tả tơi rét mướt nhưng vẫn phải hoan hô Đảng vinh quang. Những sự cưỡng bách tinh thần đó có tiêu diệt hẳn được sự bất mãn của người dân Trung Hoa hay chỉ tạm thời kìm hãm nó khỏi bị bộc phát?
Đất nước Trung Hoa suy bại cùng kiệt, nhưng phải đợi đến khi Mao chết năm 1976 và sau khi diệt được bọn Tứ Nhân Bang do vợ Mao là Giang Thanh cầm đầu, Đặng tiểu Bình và phe cánh phải đổi mới về kinh tế để cứu vãn sự sụp đổ của chế độ và đảng Cộng sản Trung Quốc:
“Không cải cách Trung Quốc chỉ có nước chết mà thôi!” (Đặng tiểu Bình, Nam Tuần Giảng Thoại, 1992)
Cửa mở rộng ra, thảm đỏ trải ra để tư bản các nước đem tiền của đến khai thác một thị trường lớn nhất thế giới mà xưa kia “Bát quốc liên quân” dùng súng đạn để chiếm mà không được.
Người dân Trung Hoa vốn cần cù, khéo tay, đem bán sức lao động kiếm đồng lương rẻ mạt nhưng vẫn khá hơn khi làm lao động cho các hợp tác xã nông nghiệp hay trong các xí nghiệp, nhà máy của Đảng.
Đời sống có khá hơn vì bao nhiêu ngàn tỷ đô-la đổ vào và những đồng bạc cắc rơi rớt vào tay người dân sau khi đã tràn đầy túi các lãnh đạo vô sản. Những nhà máy, những cơ sở kinh doanh mọc lên nhanh chóng, tổng sản lượng gia tăng nhưng không thể phát triển bền vững, lâu dài vì cơ chế xã hội không thay đổi, đảng CSTQ vẫn ngự trị trên xã hội Trung Quốc với tất cả đặc tính của nó như:
- Thứ nhất là tính độc tôn: đảng Cộng Sản giữ địa vị tối thượng, tự tạo ra Hiến Pháp, luật lệ bắt dân tuân phục. Mọi ý kiến khác với ý Đảng đều bị coi là bất tuân, phản động. Dự án đập thủy điện trên sông Dương Tử là 1 thí dụ. Vị kỹ sư đưa ra ý kiến về những bất lợi phải gánh hậu quả, nhưng sau khi nhà máy điện hoạt động được ít năm người ta mới thấy hậu quả tại hại của nó đối với môi trường và nông nghiệp, ngư nghiệp. Tính độc tôn truyền thống của đảng Cộng sản cộng với trình độ rất có giới hạn của những lãnh tụ vô sản “hồng hơn chuyên” này là những người lãnh đạo đất nước không có cái nhìn sâu và xa (viễn kiến), nhất là về các ngành như kinh tế, tài chánh, phát triển đòi hỏi phải có kiến thức cao để nghiên cứu và hoạch định hướng tiến lâu dài.
- Thứ hai là uy quyền tuyệt đối từ trên xuống dưới đối với người dân (trung ương, tỉnh, quận, xã), người dân làm bất cứ công việc gì cũng phải có phép, phải bị kiểm soát nên cách tốt nhất là lo lót, hối lộ. Đó là nguyên nhân của nạn tham nhũng: quyền lực đẻ ra tham nhũng.
- Thứ ba là đặc quyền đặc lợi dành cho giai cấp đảng, chỉ có đảng viên mới được giữ các chức vụ chỉ huy. Sĩ quan công an, quân đội đều là đảng viên. Con cháu các lãnh tụ lần lượt thay thế các lãnh tụ hoặc được “biên chế” vào những cơ quan, xí nghiệp có nhiều bổng lộc dù chẳng có tài cán gì, nắm quyền chỗ nào thì tan hoang chỗ đó.
Kết quả là sau hơn 30 năm phát triển Trung Quốc gặp đủ thứ rối loạn. Hơn 90% sông hồ và nước ngầm bị ô nhiễm, hơn 1/3 diện tích đất đai, phần nhiều là những vùng đất có dân cư, đất trồng trọt bị nhiễm các kim loại nặng và hóa chất độc hại. Các thành phố lớn, nhất là Bác Kinh không khí bị ô nhiễm nặng gây ra bịnh tật như ung thư, viêm phổi - có những làng ung thư ở Trung Quốc.
Về mặt xã hội, hố cách biệt giàu nghèo, nạn tham nhũng, cường hào ác bá, con cái của những cán bộ cao cấp (Lệnh kế Hoạch, tướng công an Lý Cường, tướng quân đội Lý long Giang...) thác loạn, lộng hành làm cho dân chúng bất mãn, những vụ nổi lên chống đối chính quyền càng ngày càng tăng.
Những năm 2010, 2011, 2012 mỗi năm có trên 180.000 vụ biểu tình, đốt phá công sở, lật xe công an, cho nổ bom, đốt lửa tự thiêu... vì bị kéo nhà, cướp đất, sưu thuế nặng, đòi tăng lương, chống ô nhiễm, chống công an đánh chết dân. Những vụ phản đối nhiều nhất là bị cường hào ác bá cướp nhà, cướp đất, khoảng 120.000 vụ /năm.
Khi Tập cận Bình lên cầm quyền thì: "Trung Quốc như một trái táo, vỏ ngoài còn tươi nhưng bên trong đã rũa nát." và: “Trung Quốc sẽ phải đối phó với nhiều cuộc nổi dậy trong tương lai”, lời ông Chu minh Quốc, Bí Thư thành phố Lục Phong, tỉnh Quảng Đông phát biểu cuối tháng 12/2011.
Điều này cả nhân dân Trung Quốc đều biết vì báo Nhân Dân ngày 3-11-2011, Hoàn Cầu Thời Báo ngày 25-9-2011 rồi Thủ Tướng họ Ôn đều kêu lên: nhân dân “bất mãn”, “oán ghét”, “căm thù” chế độ “và người hiểu rõ hơn hết là ông Tập cận Bình.
Đầu tháng 3/2012, Phó Chủ Tịch Trung Quốc Tập cận Bình phát biểu tại Trường Đảng về những tệ nạn trong đảng CSTQ đăng trên báo đảng Cầu Thị ngày 16-3-2012: “Thiếu lý tưởng, sa đọa, vô nguyên tắc, vô trách nhiệm xâm nhập mọi cấp đảng viên.” và: “Họ vào đảng chỉ vì được hưởng đặc quyền, đặc lợi cá nhân.”
Ai cũng biết ông này, ông nọ, báo này, báo nọ của Đảng nói ra như để xả van an toàn, cho dân hiểu rằng Đảng biết rồi, yên chí chờ Đảng sửa sai!
Nhưng dù sao thì đó cũng là sự thật và sự thật là Trung Quốc như một bãi mìn, bãi bom đụng chỗ nào cũng nổ: Nơi biên cương thì Tân Cương, Tây Tạng, Mông Cổ, bên trong thì Tứ Xuyên, Hà Bắc, Đại Liên, Thẩm Quyến, Long Thủ, Ô Khảm... hoặc tự thiêu, hoặc tấn công đồn bốt công an, hoặc đòi trả nợ máu, “huyết trái huyết hoàn”, lật đổ chính quyền địa phương.... Đối với đảng CSTQ, cách tốt nhất là tạm lùi xa (bãi mìn) để tìm cách tháo gỡ.
Khi lên cầm quyền, Tập cận Bình của Đảng CSTQ thay đổi chiến thuật: Một mặt xoa dịu tập thể dân chúng bằng cách bớt đi những vụ cướp nhà, cướp đất - một mặt mở chiến dịch bài trừ tham nhũng nhưng thực tế là một cuộc thanh trừng nội bộ khốc liệt giữa phe Ôn, Tập và phe Giang trạch Dân, Chu vĩnh Khang, Bạc hy Lai. Nếu Chu, Bạc có 5,10 tỷ USD thì riêng gia đình Ôn đã có hơn 2 tỷ, gia đình Tập 3,4 trăm triệu đô la. Do đó tham nhũng, cường hào ác bá vẫn còn, dân chúng vẫn nổi loạn. Cuộc thanh trừng chưa chấm dứt, Tập càng ngày càng lộng vì quyền hành đã nắm vững làm giới đảng viên, giới thái tử đỏ lo lắng và bắt đầu tỏ thái độ chống đối.
Nhưng điểm quan trọng nhất là Tập không đảo lộn được tình hình kinh tế đang suy thoái trầm trọng. Sự tăng trưởng GDP đều đều giảm sút, chỉ số sản xuất PMI hạ thấp liên tục, xuất cảng trì trệ, thị trường Chứng Khoán mất giá, đồng Nhân Dân Tệ phá giá, giới kinh doanh trong nước và ngoài nước ào ào tháo chạy: năm 2015 có 1.000 tỷ đô la ra khỏi Trung Quốc. Than, thép, cement, hóa chất đầy kho nhưng vẫn phải sản xuất để công nhân không bị thất nghiệp, không nổi loạn. Bảy mươi triệu căn nhà không bán được, nợ Ngân Hàng, nợ nhà nước chồng chất. Sản xuất giảm, xuất nhập cảng giảm nên thuế không thu được trong khi phải tăng ngân sách cho quân đội và công an, hai lực lượng bảo vệ sự sống còn của Đảng.
Nếu trước đây chính quyền Bắc Kinh đưa ra khẩu hiệu "Ổn định để phát triển" làm lý do đàn áp dân, thì nay không thể nêu khẩu hiệu "Ổn định để thụt lùi" làm lý do giữ cho xã hội ổn định và đảng Cộng Sản thong dong ngồi trên đầu dân.
Những trái bom 1.000 cân nổ chậm Mông Cổ, Tân Cương, Tây Tạng bên hông - Dân chúng bất mãn, căm phẫn, đụng đến là biểu tình chống đối - Biển Đông, Biển Bắc tự làm thành chảo dầu sôi, tàu bè súng ống ngợp trời, hoả tiễn tua tủa từ Nhật qua Đài Loan, Phillippines, Indonesia, Mã Lai - Kinh tế sa sút, Tập cận Bình đối phó cách nào để Trung Quốc ổn định, đảng CSTQ khỏi đi theo bước chân của Liên Xô, Ba Lan, Roumanie, Đông Đức?
Thực ra sự sụp đổ của Trung Quốc đã được 1 thái tử Đảng là Trung Tướng Lưu á Châu, con rể Lý tiên Niệm tiên đoán từ 5, 7 năm trước và những tờ báo có uy tín trên thế giới như Le Monde, Wall Street Journal, Les Echos, Le Figaro... đã có những bài viết nói về đề tài này.
Mới đây nhà nghiên cứu nổi tiếng của Trung Tâm Nghiên Cứu An Ninh Hoa Kỳ, Robert D. Kaplan trong bài Eurasia’s Coming Anarchy (Sự hỗn loạn vô chính phủ sắp tới của lục địa Âu - Á) đăng trên Tạp Chí Foreign Affairs số tháng 3&4 năm 2016 tiên đoán Nga và Trung Quốc, do sự suy thoái về kinh tế và chế độ độc đoán sẽ tạo ra những hỗn loạn, tan rã trong tương lai gần và đề nghị chính phủ Mỹ nên sửa soạn kế hoạch ứng phó với tình thế mới.
Tình hình Trung Quốc sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến Việt Nam. Những nhà chính trị Việt đã nghĩ đến kế hoạch đáp ứng chưa và những người cầm quyền ở Hà Nội có biết rằng nếu tình hình Trung Quốc xảy ra như dự đoán thì những lời thề nguyền ở Thành Đô năm xưa liệu có còn giữ được đến lúc đầu bạc răng long?
Cách tốt nhất là đảng CSVN hãy quay trở về với dân tộc để chuộc lại những lỗi lầm đã phạm phải từ xưa tới nay.
Bài đã đăng: http://danlambaovn.blogspot.com/2016/05/trung-quoc-i-ve-au.html
Phạm Hy Sơn
danlambaovn.blogspot.com
Posted by sontrung at 12:55 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 418
BIỂN ĐÔNG
Washington thống lĩnh « liên minh phòng thủ » chống Trung Quốc
Tú Anh Đăng ngày 31-05-2016 Sửa đổi ngày 31-05-2016 17:00
media
President Barack Obama (2nd R) speaks during a bilateral meeting with Vietnam's President Tran Dai Quang (not pictured), accompanied by National Security Advisor Susan Rice, Secretary of State John Kerry (3-R) at the presidential palace in Hanoi, 23/05/16REUTERS/Carlos Barria
Trong khi mối đe dọa hòa bình, theo giới chuyên gia địa chính trị, phải xuất phát từ vòng cung khủng hoảng Hồi giáo võ trang, kéo dài từ Maroc đến Pakistan, thì mầm chiến tranh lại đến từ một vùng kinh tế trù phú, đó là châu Á. Chúng ta không thấy vì chúng ta bị khói lửa khủng bố che mắt. Nhưng một người đã thấy bên trên « cơ xưởng thế giới » là một đám mây mù chiến tranh : tổng thống Mỹ Barack Obama.
Chính phủ xã hội Pháp trước áp lực đình công. Chế độ cánh tả Venezuela trước nguy cơ sụp đổ gần kề.Thánh chiến Daech bị phản công ở Trung Đông. Trung Quốc trong vũng lầy than đá. Chiến lược « xoay trục » xuyên suốt của Barack Obama ngăn chận tham vọng bá quyền của Bắc Kinh là để bảo vệ phồn vinh của Châu Á. Trên đây là một số chủ đề của báo chí Pháp ngày 31/05/2016.
Tình hình xã hội tại Pháp có rối như tơ vò hay không ? Gần đến Cúp bóng đá châu Âu và mùa nghĩ Hè, mùa bãi trường, nhưng phong trào chống dự luật lao động không giảm áp lực. Nêu đích danh thủ tướng Manuel Valls và tổng thư ký Tổng Liên đoàn Lao động CGT, ông Philippe Martinez, Libération cho rằng thái độ không khoan nhượng của đôi bên là nguyên do gây bế tắt hiện nay. Với tựa « Lối ra là ở đây » nhật báo cánh tả cảnh báo hai bên coi chừng « ngã về không » : CGT không đòi được gì mà còn mất uy tín. Phía chính quyền cánh tả coi chừng thảm bại trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới.
Trong khi Libération « thăm dò » một số giải pháp để thoát ngõ cụt tránh cho đất nước bị tê liệt vì đình công, thì Le Figaro, cánh hữu, cho biết tổng thống François Hollande sẽ ký một loạt ngân phiếu. Đây là chiến thuật « gỡ ngòi nổ » xoa dịu một số thành phần nghề nghiệp đang tranh đấu đòi tăng lương, như ngành giáo dục ; chống giảm ngân sách như giới nghiên cứu, hay muốn bảo vệ thụ đắc an sinh xã hội như giới nghệ sĩ công nhật.
Nhật báo Công giáo La Croix không bàn luận đến những toan tính chính trị của các phe, nhưng tập trung vào căn nguyên nguồn cội : hai chủ trương, hai logic. Theo La Croix, nếu chỉ nghe tranh cãi giữa chính phủ và các công đoàn với nhau thì không thể hiểu tại sao dự luật lao động lại bị chống đối. Trên thực tế, bất đồng then chốt nằm ở trong điều 2 về thời lượng làm việc.
Dự luật muốn dành ưu tiên cho nghiệp đoàn đàm phán với chủ nhân. Công đoàn CFDT gần quan điểm với đảng Xã hội đã đồng ý sau khi chính phủ thêm vào các chốt chận bảo vệ nhân viên. Ngược lại, CGT, thân với đảng Cộng sản, cương quyết khước từ vì e rằng công nhân một mình không đủ sức đưong đầu với xí nghiệp, cần phải bảo vệ bằng luật nghiêm minh. Nói tóm lại, nước Pháp bị phân chia giữa hai « triết lý lao động đối nghịch ». Một bên là xu hướng nhà nước phải can thiệp, còn bên kia đặt tin tưởng vào giá trị của hợp đồng, tuy bất trắc nếu chủ nhân không tuân thủ, nhưng có thể nẩy sinh ra nhiều mới mẽ, nhật báo Công giáo kết luận.
Còn theo Les Echos, lãnh đạo CGT, trong cuộc tranh luận tối thứ hai với lãnh đạo công đoàn CFDT đã chấp thuận không đòi rút bỏ toàn bộ dự luật lao động nữa. Không rõ đây là lời hứa thật hay chỉ là chiến thuật nước đôi trước cuộc họp với chính phủ. Le Monde thì chọn tuyên bố của chủ tịch nghiệp đoàn chủ nhân lên án lãnh đạo CGT là « kẻ côn đồ », làm tựa trên trang nhất.
Obama kéo Hà Nội vào liên minh chống Trung Quốc
Người đưa ra nhận định này là nhà phân tích địa chính trị Pháp Renaud Girard trên trang « Ý kiến » của Le Figaro.
Trong bài « Khúc quanh châu Á của Washington », tác giả cho rằng an ninh thế giới đụng đầu với sự mâu thuẫn. Trong khi mối đe dọa hòa bình, theo giới chuyên gia địa chính trị, phải xuất phát từ vòng cung khủng hoảng Hồi giáo võ trang, kéo dài từ Maroc đến Pakistan, thì mầm chiến tranh lại đến từ một vùng kinh tế trù phú, đó là châu Á. Chúng ta không thấy vì chúng ta bị khói lửa khủng bố che mắt. Nhưng một người đã thấy bên trên « cơ xưởng thế giới » là một đám mây mù chiến tranh : tổng thống Mỹ Barack Obama.
Tổng thống Mỹ hiểu rõ nguy cơ này và đã đi công du Việt Nam và Nhật Bản từ 21 đến 28/05. Tại Hà Nội, ông thông báo bỏ cấm bán vũ khí cho Việt Nam, trong khi lệnh cấm này vẫn còn hiệu lực với Trung Quốc. Theo một kết quả thăm dò ý kiến, 78% người Việt mến mộ nước Mỹ. Tại sao ? Tại vì chính sách bá quyền của Trung Quốc làm Việt Nam lo sợ hơn là dư âm của cuộc chiến tranh đẩm máu trong thập niên 1960. Hành động xâm lấn biển đảo của Bắc Kinh làm cho người Việt Nam lo âu, nhất là trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc độ có thể làm cho Tập Cận Bình, vì muốn củng cố quyền lực bên trong, sẽ sử dụng chiến thuật đánh lạc hướng dư luận trong nước bằng hành động hung hăng ở bên ngoài.
Trong tình thế căng thẳng này, Hoa Kỳ được Việt Nam xem là một đồng minh đáng quý. Hà Nội biết rằng Washington không tìm cơ hội gây chiến với Việt Nam, trong khi không có gì bảo đảm là Trung Quốc không đánh Việt Nam một lần nữa như đã tấn công vào năm 1979.
Trong địa chính trị, mối hận thù lịch sử bao giờ cũng sâu đậm hơn xung khắc nhất thời đến từ một lục địa khác.
Thái độ thực tiễn của tổng thống Mỹ đã xóa tan những lời chỉ trích là ông không có chính sách ngoại giao. Đúng là ông đã làm ngơ trước những khó khăn kinh tế của châu Âu. Đúng là ông thất bại trong các hồ sơ Ả Rập. Nhưng tổng thống Mỹ đã gặt hái thành công trong ba hồ sơ quốc tế khác : hoà giải giữa Bắc Mỹ với châu Mỹ la tinh, giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran và kéo cường quốc vùng Ba Tư vào bàn cờ khu vực.
Cuối cùng, ông đã thành công đưa nước Mỹ vào vai trò chủ động tại châu Á. Bằng cách nào ? Tổng thống Obama biết phối hợp cương nhu với Trung Quốc. Đối với quần đảo Senkaku/Điếu ngư, tổng thống Mỹ tuyên bố bảo vệ đồng minh Nhật Bản, nhưng ông cũng tỏ thái độ tôn trọng Trung Quốc, khi cho rằng hãy để cho Toà án trọng tài La Haye phân xử ai là chủ nhân.
Từ nay, các nước châu Á tìm sự trợ giúp của Mỹ. Washington đã thật sự lãnh đạo một liên minh bán chính thức chống Trung Quốc gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei, Singapore, Đài Loan, Philippines và Úc (mới mua 12 chiếc tàu ngầm của Pháp), và New Zealand.
Chiến thuật của Việt Nam trong thế liên hoàn
Theo nhà báo Renaud Girard, Việt Nam là cột trụ trong chiến lược đê điều bao vây Trung Quốc. Ở biển Đông giàu tài nguyên, Việt Nam là mục tiêu số một của lòng tham Trung Quốc. Ở thế yếu, Việt Nam chọn chiến lược của kẻ yếu đối với kẻ mạnh. Trong lãnh vực ngoại giao, Việt Nam dựa vào hai cường quốc là Nga và Mỹ. Dựa vào Nga để « giảm nhiệt » Trung Quốc, vì Matxcơva hiện nay là bạn của Bắc Kinh. Hải quân Việt Nam cũng bắt đầu thao dượt chung với Mỹ. Về quân sự Việt Nam tăng cường vũ trang, nhập khẩu vũ khí tăng 700% chỉ trong vòng 4 năm từ 2011 đến 2015.
Trong thế trận này, Việt Nam biết mình không đủ sức tấn công Trung Quốc, nhưng phải chuẩn bị « cơ bắp » để có thể trả đòn và chiến thắng, khi Trung Quốc tấn công như trường hợp 1979.
Trung Quốc, thủ phạm gây ô nhiễm không khí
Trên trang quốc tế, Libération đưa tin quân đội Irak vào được Falloujah thành trì của Daech, cách Bagdad 5 cây số. Cựu tổng thống Tchad, Hisséne Habré trả giá cho chế độ độc tài của ông với bản án chung thân. Liên quan đến môi trường, nhật báo cánh tả dành hai trang để giải thích vì sao Trung Quốc bị tố gây ô nhiễm không chỉ cho nước mình mà còn cả Hàn Quốc.
Vì lời hứa giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, Bắc Kinh buộc đóng cửa hàng loạt mỏ than đá. Chỉ cách nay 10 năm, chủ mỏ than có tiếng là những tay giàu có. Ngày nay, công nghiệp than đá của quốc gia sử dụng năng lượng gây ô nhiễm hàng đầu thế giới xuống dốc thê thảm. Từ 25.000 mỏ xuống 10.000, một con số vẫn còn quá lớn. Dù vậy, hệ quả xã hội được dự báo rất nghiêm trọng theo con số của chính phủ :1,3 triệu người bị sa thải.
Venezuela bên bờ vực thẩm
Thời sự châu Mỹ la-tinh cũng chiếm nhiều trang báo Pháp hôm nay. Xin điểm hai tựa tiêu biểu trên Le Monde : « Văn hóa hãm hiếp » bị tố cáo ở Brazil sau vụ một thiếu nữ bị 30 thanh niên tấn công. « Venezuela trong tình trạng nổ bùng ». Dầu hỏa rớt giá cộng với lạm phát phi mã và khủng hoảng chính trị ở Venezuela, theo nhật báo độc lập, là chuyện tất yếu. Nhân danh xã hội chủ nghĩa, nhà nước tóm thâu tài sản quốc gia . Chính quyền Venezuela áp dụng một chủ nghĩa xã hội cổ lỗ : quốc hữu hóa, kiểm soát siêu thị, kiểm soát giá cả, kiểm soát hối đoái.
Dân chúng đặt hàng loạt câu hỏi gây bối rối cho chế độ : Tiền bán dầu hỏa chạy đi đâu trong mấy năm nay ? Vì sao siêu thị khan hiếm hàng hóa , thực phẩm? Vì sao chợ đen nở rộ và ai là kẻ thủ lợi ?
Theo Le Monde, do quan chức chế độ không phải là những người dậy từ mờ sáng xếp hàng chờ mua nhu yếu phẩm hay ra đường ban đêm, nên chẳng quan tâm gì đến nổi thống khổ của người dân thiếu ăn và bị cướp bóc.
Tổng thống Maduro quy cho CIA âm mưu khuynh đảo, nhưng theo Le Monde, Hoa Kỳ và các quốc gia láng giềng của Venezuela tìm cách giúp chính quyền và đối lập đối thoại. Nếu đối thoại không thành công thì Venezuela khó tránh được thảm họa trong những tuần lễ tới.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160531-washington-thong-linh-%C2%AB-lien-minh-phong-thu-%C2%BB-chong-trung-quoc
VTV viết tựa sai về G7 và Biển Đông?
2 giờ trước
mage copyright Getty
Image caption G7 chỉ 'bày tỏ quan ngại về Biển Đông và biển Hoa Đông'
Một tựa đề trên trang mạng VTV viết về hội nghị G7 tại Nhật Bản và vấn đề Biển Đông bị phê là dịch sai.
Bản tin hôm 26/05/2016 của VTV viết "G7 tuyên bố đóng vai trò lãnh đạo giải quyết vấn đề Biển Đông" dù bản tiếng Anh của thông báo mà G7 đưa ra không nói như thế.
Điều này đã có một số người trong cộng đồng mạng tiếng Việt chỉ ra.
Nội dung trong bài của bản tin VTV cũng viết tương tự rằng:
"Các nhà lãnh đạo G7 đã kết thúc ba phiên thảo luận đầu tiên và sắp bước vào phiên ăn tối kết hợp thảo luận - phiên thảo luận cuối cùng trong Hội nghị Thượng đỉnh G7 ngày 26/5."
"Tới thời điểm này, các nước G7 tuyên bố phải đóng vai trò lãnh đạo các nỗ lực quốc tế để giải quyết vấn đề Biển Đông."
Tuy thế, trong tuyên bố chung của lãnh đạo khối G7 họp ở Ise Shima không có câu nào như thế.
Làm mềm quan điểm
Họ chỉ bày tỏ quan ngại về tình hình căng thẳng ở cả hai vùng biển Hoa Đông và Nam Trung Hoa (theo tên tiếng Anh của Biển Đông):
"Chúng tôi quan ngại về tình hình ở biển Hoa Đông và Nam Trung Hoa, và nhấn mạnh tầm quan trọng cơ bản của cách quản trị và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình."
Image copyright VTV
Image caption Bản tin đăng ngày 26/5/2016 trên trang mạng của VTV, tính đến đêm muộn 31/5 vẫn giữ nguyên dòng tựa đề sai
Ngoài ra, G7 cũng nhấn mạnh đến pháp quyền trên biển, các quyền tự do hàng hải, hàng không.
Báo chí Nhật có trích dẫn quan chức nước này nói Thủ tướng Shinzo Abe đã "dẫn cuộc thảo luận" (led discussion) về hai vùng biển trên tại hội nghị G7.
Nhưng điều này không có nghĩa là G7 nhận vai trò "lãnh đạo các nỗ lực quốc tế" để giải quyết vấn đề Biển Đông như VTV đăng tải.
Đây không phải là lần đầu tiên dư luận chú ý đến bản tin quốc tế của VTV.
Hồi tháng 5/2015 bản tin quốc tế của đài này chiếu cả hình Tổng thống Barack Obama đón nhà bất đồng chính kiến Việt Nam, ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải tại Nhà Trắng.
Image copyright XINHUA
Image caption TQ đã bay ra Trường Sa sau khi xây sân bay lớn
Trên thực tế, theo báo Hong Kong viết, các lãnh đạo cao nhất gồm các tổng thống, thủ tướng những nước trong khối G7 đã chọn quan điểm "mềm mỏng" hơn so với thông cáo của các bộ trưởng G7 trước đó.
Các bộ trưởng G7 nhắc đến "các biện pháp gây sức ép, đe dọa và khiêu khích đơn phương" tại Biển Đông, với ngôn từ mà trang South China Morning Post cho là "ám chỉ Trung Quốc".
Các lãnh đạo G7 cuối cùng chỉ nói là họ "quan ngại" về tình hình căng thẳng nói chung mà không nêu tên quốc gia nào.
Dù vậy, Trung Quốc, qua lời nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, bà Hoa Xuân Oánh đã lên tiếng chỉ trích trực tiếp Nhật Bản và G7.
Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI) trích lời bà Hoa Xuân Oánh:
"Làm nước đăng cai G7, Nhật Bản đã làm thổi lên vấn đề Biển Nam Hải (là tên mà Trung Quốc dùng để gọi Biển Đông) và làm bùng thêm căng thẳng. Trung Quốc cực lực bày tỏ thái độ bất bình với Nhật Bản và những gì G7 vừa làm."
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/05/160531_vtv_current_affairs_g7
Posted by sontrung at 12:43 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 418
QUÂN TRUNG CỘNG THAM DỰ CHIẾN TRANH VIỆT NAM
Tài liêu quan trọng: 320.000 lính Trung cộng giả trang Bộ đội tham chiến tại Việt Nam !!!
Năm 1989, Trung Quốc lần đầu tiên thừa nhân gởi 320.000 quân qua tham chiến ở Việt Nam trong năm 1965-1968 và viện trợ Hà Nội 20 tỷ đô la – Liên Xô viện trợ 11 tỷ đô la Posted by hoangtran204 on 04/01/2014
Thế là đã rõ: Đảng CSVN không phải là lực lượng duy nhất có công lao chống Mỹ như lâu nay vẫn kể công. Ông HCM, Lê Duẩn, và Đảng CSVN đã mời 320.000 quân Trung Quốc đã qua VN trong thập niên 1960s. Đảng CSVN và Nhà Nước chỉ là bọn cõng rắn cắn gà nhà, là bọn mãi quốc cầu vinh; đảng CSVN đã mời TQ qua VN để chúng có cớ chiếm HS, TS, Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, Móng Cái, Núi Lão Sơn… và nhiều đất đai biên giới phía bắc.
Đảng đã mời 320.000 quân Trung Cộng và một số lượng không rõ lính Bắc Triều Tiên, và Liên Xô đến Miền Bắc trong thời gian 1964-1975 để cùng nhau chống Mỹ. Trung Quốc “đã viện trợ 20 tỷ USD cho quân đội chính quy Bắc Việt của Hà Nội và các đơn vị quân du kích Việt Cộng. “
Đánh Điện Biên Phủ thì đảng CSVN cầu viện quân đội Trung Cộng qua đánh giúp. Quân đội Trung Cộng và các tướng lãnh La Quý Ba, Trần Canh, đã giúp đánh trận Điện Biên Phủ 1954.
Chiếm được Miền Bắc năm 1954 là nhờ Trung Quốc điều đình với Mỹ và Pháp qua Hiệp Định Geneve 20-7-1054
Qua đến cuộc Chiến Tranh Việt Nam 1954-1975, Đảng CSVN và ông HCM lại cầu viện ngoại quốc qua giúp đỡ đánh chiếm Miền Nam. Lần này, có quân Trung Cộng, quân Liên Xô, và quân lính Bắc Triều Tiên. Trung Quốc viện trợ 20 tỷ Mỹ kim, Liên Xô viện trợ cho VN nhiều hơn TQ nhưng chưa bao giờ tiết lộ, gần đây chỉ nhắc đến 11,5 tỷ Mỹ kim (xem cuối bài).
Tóm lại: Với nhiều sự kiện lịch sử ngày càng nhiều và cho thấy rằng: Đảng CSVN không phải là lực lượng duy nhất chống Mỹ và đánh chiếm Miền Nam VN như lâu nay vẫn kể công nhằm mục đích giành quyền lãnh đạo Việt Nam vô thời hạn!
Mời các bạn đọc các bài báo liên quan đến vấn đề này dưới đây... (tiếp theo)
~~~~~~~~~~~~~~~~~~
CHINA ADMITS IT SENT TROOPS TO FIGHT THE U.S. IN VIETNAM
http://www.deseretnews.com/article/46743/CHINA-ADMITS-IT-SENT-TROOPS-TO-FIGHT-THE-US-IN-VIETNAM.html?pg=all
China has admitted for the first time that it sent more than 300,000 combat troops to Vietnam to fight against U.S. forces and their South Vietnamese allies.
Th semiofficial China News Service said Tuesday in a report monitored in Hong Kong that China sent 320,000 soldiers to Vietnam during the 1960s. It also spent over $20 billion to support Hanoi's regular North Vietnamese Army and Viet Cong guerrilla units.The agency report cited "The History of the People's Republic of China," published by the official State Archives Publishing House, as saying that more than 4,000 Chinese soldiers were killed in the war.
Fighting finally ended when victorious North Vietnamese tanks battered their way into the grounds of Doc Lap Palace in Saigon on April 30, 1975.
During the war China repeatedly denied U.S. allegations that its soldiers were operating in Vietnam.
U.S. intelligence reports at the time spoke of U.S. combat units finding soldiers dressed in Chinese combat gear and wearing Chinese insignia.
During the 10 years of direct U.S. involvement American troop levels reached over 500,000. Estimates of North Vietnamese Army units varied, but Hanoi maintained throughout the war its soldiers went only as volunteers to help the southern Viet Cong guerrilla movement.
Units from South Korea, Australia and New Zealand fought alongside U.S. and South Vietnamese soldiers, with logistical support from Thailand and the Philippines.
Both presidents Lyndon Johnson and Richard Nixon were extremely wary of allowing U.S. aircraft to bomb too close to the Chinese border with North Vietnam for fear of involving the Chinese on a larger scale.
But pressure groups seeking news on Americans listed as missing-in-action in Indochina say a small handful of U.S. pilots bailed out over Chinese territory after their planes were hit by Vietnamese ground fire.
Posted by sontrung at 12:11 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 418
NGUYỄN THỊ CỎ MAY * CÁ CHẾT
Hôm nay, cá chết
Nguyễn thị Cỏ May
Theo nhiều tin tức mới thì tới nay, cá chết đã lan rộng tới Đà nẳng . Có tin nói đã tới biển Nha trang . Về mức độ nghiêm trọng thì phải nói đây là một thảm nạn xảy ra lần đầu tiên ở Việt nam . Vì quan hệ « Sông liền sông, Núi liền núi » . Người dân, ai cũng biết đó là do chất độc hóa chất của nhà máy Formosa ở Vũng Áng thải ra qua một ống cống có đường kính khổng lồ. Dân chúng trên cả nước xuống đường biểu tình phản đối với thái độ khẩn trương nhưng nhà cầm quyền cộng sản vẫn giử thái độ ứng xử binh thản . Như không có chuyện gì xảy ra .
Hay thiệt !
Sự trầm tỉnh này còn thấy rỏ khi hiện tượng cá chết đã xảy ra, dân chúng đã la ó, thì hơn hai tuần sau, nhà cầm quyền mới từ từ lên tiếng, nêu lý do xa vời « do tảo nở, dòng thủy triều đỏ » để giải thích trấn an dân chúng .
Cho tới nay, nhà cầm quyền ở Hà nội vẫn chưa nói rỏ thủ phạm cá chết trên biển là gì ? Là ai vào đây ?Nhắc lại khu kỷ nghệ Vũng Áng
Có tin, với cả hình ảnh kèm theo rất thuyết phục, « Vũng Áng là Tô giới Trung quốc » . Tô giới trung quốc ngay trên lãnh thổ Việt nam, một quốc gia độc lập, được sao ? Tô giới là một sự kiện pháp lý . Vậy phải có văn bản qui định lý do tô giới . Ai dã trông thấy tài liệu này ? Chuyện xảy ra lúc nào, ở đâu ? Tầm bảng dựng lên, với cổng lớn vắt qua đường, có ghi rỏ « Tô giới Trung quốc . Cấm người Việt nam lai vảng » là sự thật hay lại thứ sản phẩm của photoshop ?
Đây là chuyện nghiêm trọng, chết sống của dân tộc, chắc không ai dám dựng chuyện lên để khiêu khích hoặc gây thêm căm thù Tàu . Thật ra mọi người Việt Nam, ai cũng đang căm thù Tàu cộng tới tận cổ rồi . Ngoại trừ người cộng sản . Đúng vậy vì tên Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Hà Tỉnh, đã có thể nói được với dân chúng « Cứ yên tâm ăn cá, tắm biển ở Vũng Áng » .
Mặc dầu Vũng Áng không phải là tô giới trung quốc đi nữa, nhưng số nhà thầu trung quốc và công nhơn trung quốc chiếm đa số thì đây cũng biến thành một vùng lãnh thổ việt nam mất chủ quyền về xã hội và cả chánh trị . Nhưng chưa mất nước hẳn !
Formosa
Tập đoàn Formosa là một đại công ty có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Công ty Formosa đã nhận giải “ Hành tinh đen” năm 2009 . Đây là một giải do Ethecon – tổ chức bảo vệ môi trường ở Đức dành cho những cá nhân hay tổ chức có thành tích “ đóng góp” vào việc phá hủy môi trường .
Tập đoàn Formosa, tên đầy đủ là Formosa Plastics Group (FPG), là một tổ hợp công nghiệp đa ngành của Đài Loan (hóa, dầu mỏ, chất dẻo, công nghệ sinh học, nhà máy phát điện, máy móc điện tử, quang sợi, công nghiệp ô tô…).
Cùng với các thành tựu rất lớn đóng góp vào công nghiệp hóa Đài Loan, tập đoàn này cũng mang nhiều tai tiếng về vi phạm môi trường tại chính Đài Loan cũng như một số nước khác .
Tại Đài Loan, các nhà khoa học của Đại Học Quốc Gia Đài Loan đã công bố về ô nhiễm các chất gây ung thư và phá hủy mô gan, do công nghệ cracking dầu mỏ của Formosa tại Yulin gây ra .
Và hiện tại,Việt Nam có 196 Khu công nghiệp, Khu chế xuất, … mọc rải rác từ Bắc chí Nam, làm ô nhiễm hầu hết các sông ngòi, đất đai chung quanh…vì có thể nói 99% Khu công nghiệp nầy đều không có hệ thống thanh lọc phế thải cho nên phế thải đặc, lỏng, khí đều được thải thẳng vào môi trường (Ts Mai Thanh Truyết, Blog mtt) .
Formosa hoạt động chùa
Theo một thông tin nhận được từ một giới chức cao cấp, Giáo sư và Đại biểu chánh phủ, ở Hà nội, gởi cho người em dâu ở Pháp, thì Formosa đang « hoạt động chùa » ở Vũng Áng !
Qua vụ cá chết hàng loạt, người ta đều quan tâm tới Công ty Formosa nhưng hiểu mối quan hệ, nguồn gốc của Tập đoàn TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh lại là một bí hiểm sâu kín khác .
Chủ Công ty Formosa là ông bà Wang Yung-ching, tỷ phú ở Đài loan . Ông Wang mất năm 2008, hưởng thọ 91 tuổi . Hai người có 2 con trai, 8 con gái . Ông Wang lấy tỳ thiếp, có người con trai lớn tên là Winston Wang, làm Chủ tịch Formosa Plastics Group và là bạn thân của Jiang Mìanheng, con trai của Jiang Zemin (Giang Trạch dân, cựu Chủ tịch đảng cộng sản trung quốc)) .
Hai người cùng sáng lập Công ty Trung quốc Grace Semiconducteur Manufacturing chuyên sản xuất linh kiện điện tử cho Bộ Quốc phòng trung quốc, đặt cơ sở tại Shanghai .
William Wong, Chủ tịch Formosa Chemicals & Fibre, là cháu của ông Wang Yung-Ching, cùng với cậu là Winston Wang, Chủ tịch Formosa Plastics Group, góp vốn mở Tập đoàn Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh cấp phép đầu tư 70 năm cho Formosa, nghe nói khi chưa được chánh phủ đồng ý (?) .
Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh là một Công Ty Đài Loan, tuy nhiên sự "dây mơ rễ má" lại liên quan ruột thịt với Quốc Phòng Trung Quốc qua người chủ sáng lập . Hay đây chính là hoạt động ẩn danh của Bộ Quốc phòng Bắc kinh ?
Formosa đã được nhà cầm quyền cộng sản Hà Tĩnh cho thuê hơn 33 triệu m2 đất, thời hạn 70 năm, giá thuê đất là 80 đồng/m2/năm, giá thuê mặt nước là 10 triệu đồng/km2/năm. Khu Công Nghiệp nầy được hưởng chế độ ưu đãi là miễn thuê đất 15 năm đầu và chỉ thu tiền thuê đất trong thời hạn 55 năm về sau .
Như vậy hiện nay Formosa được hoạt động CHÙA, không cần phải trả tiền cho Hà Tĩnh . Hơn nữa, tiền đặt cọc để thuê đất, Formosa đã thiếu nợ 46 tỉ không chịu trả, xù luôn 136,76 tỉ thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường. Tính đến nay, Formosa đã thiếu Ban Quản lý khu kinh tế Vũng Áng và Chánh quyền Hà Tĩnh là 182,76 tỉ đồng .
Hà Tĩnh đã phải bỏ tiền túi ra chi trả gần 33 tỉ đồng cho việc "Giải Phóng Mặt Bằng", bồi thường gần 42 ha đất cũng như chi trả 15,5 tỉ đồng bồi thường di dời các hộ trong khu vực .
Formosa hiện nay khước từ, không chịu trả cho Hà Tĩnh 182,76 tỉ tiền nợ thuê đất và thuế, đồng thời, trước đó, đã bắt Hà Tĩnh phải ứng trước số tiền 48,5 tỉ để đuổi hằng nghìn hộ gia đình ở Vũng Áng đi nơi khác để chiếm đất làm Khu Công Nghiệp .
Formosa không phải trả thuê đất trong vòng 15 năm đầu, không đóng thuế cho Việt Nam, đồng thời hủy hoại môi trường biển trầm trọng..
Vậy mà ngày 25/4/2016, Chu Xuân Phàm, trưởng Văn phòng Formosa tại Hà Nội, đã phát biểu : "Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi ! Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được ”...
Người Việt nam nên đặc biệt quan tâm hiện tượng cá chết hôm nay để kịp có cái nhìn về môi trường đất nước ở ngày mai .
Theo nhà khoa học người Pháp, ông Jean Hetzel, trả lời Đài RFI của Pháp, thì sự di hại sẽ vô cùng thảm hai và kéo dài ít nhứt 50 năm nữa, trong một phạm vi rộng lớn chưa thể uớc tính được . Ogiải thích :
« Khi nước biển bị ô nhiễm nặng, hậu quả nghiêm trọng là điều khó tránh vì : thứ nhất, khó cô lập vùng ô nhiễm, thứ hai, các phân tích của mẫu được thu thập dễ bị sai lệch, và thứ ba, chuỗi thức ăn tự nhiên trong vùng như chim, động-thực vật dưới biển bị lây nhiễm. Cuối cùng là ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, nhất là ung thư . Nếu có những độc chất không thể hòa tan, quá trình luân chuyển và hậu quả có thể kéo dài đến 50 năm, …. »
Thật tình mà nói, trong quan hệ làm ăn, chưa thấy có thứ chánh quyền nào u mê hơn cộng sản ở Hà nội . Chỉ u mê thiệt hay có cái gì thầm kín khác ?
16 chữ vàng và 4 tốt
Nên thấy trong lịch sử bang giao, chưa có nước nào tự trồng vào cổ mình phương châm hữu nghị « 16 chữ vàng, 4 tốt » . Vàng đâu không thấy, tốt đâu không thấy . Chỉ thấy cá chết, môi sinh chết và người Việt nam đang chết vì bịnh tật do nhiểm độc thực phẩm .
Có người bắt đầu giựt mình, lo sợ, đề nghị yêu cầu Trung quốc cải thiện những hơạt động kỷ nghệ để tránh ô nhiểm môi trường . Trung quốc sẽ làm được không ?
Trong một bài viết, Giáo sư Canada gốc Hoa, Khương Văn Nhiên (Wenran Jiang) của Đại học Alberta, nhận xét : « … Trung Quốc đang tàn phá nghiêm trọng hệ sinh thái nước họ trong quá trình hiện đại hóa cực nhanh, thì làm thế nào có thể hy vọng họ áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn phương Tây ở những nơi khác ? » .
Cùng với việc xuất khẩu lực lượng lao động, xuất khẩu hàng hóa, Trung Quốc còn xuất khẩu luôn cả văn hóa bê bối và bất lương trong đầu tư-kinh doanh . Bất cứ nơi nào họ tới, họ cũng tàn phá và hủy diệt môi trường không khác như họ đối xử với con người và môi trường ở đất nước họ . Ở những nước như Việt Nam, nơi có hệ thống luật môi trường lỏng lẻo và nhứt là nhà cầm quyền cộng sản có truyền thống khuất phục « Ông Trung quốc » từ hơn nửa thế kỷ nay, thì khó có thể can thiệp khi họ mang đến những tai họa thảm khốc .
Các nước châu Phi cũng không khá hơn từ khi mở cửa rước giới đầu tư Trung Quốc . Nhưng điều đáng nói là không quốc gia nào giống Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực của Trung Quốc. Không quốc gia nào bị thảm nạn khủng khiếp do Trung quốc đem tới bằng Việt Nam .
Tại sao vậy ?
Bởi vì xưa nay không có chánh phủ nào tỉnh táo và khôn ngoan lại cúi mình rước chủ thuyết ngoại lai về làm chủ thuyết chính trị cai trị đất nước . Hậu quả của chánh sách vĩ mô về quan hệ Trung Quốc-Việt Nam nói chung, không phải bây giờ, mà từ thập niên 1940, cuối cùng đã biến Việt Nam thành một phiên bản của Trung Quốc . Bất kỳ cái xấu nào xuất hiện ở Trung Quốc, từ gian lận, buôn bán bằng cấp, buôn gian bán dối, đầu độc con người, bất tín và tàn ác, đạo đức suy bại, tham nhũng có hệ thống, thần thánh hóa lãnh tụ,…, đều có y hệt tại Việt Nam . Trung Quốc xuất khẩu rất nhanh những điều tồi tệ vào Việt Nam và Việt Nam tiếp nhận cũng rất nhanh những điều tồi tệ từ Trung Quốc . Về kinh tế, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc . Về chánh trị, Việt nam cũng nhập siêu cả những thuật ngữ mà Bắc Kinh thường dùng, như “ thế lực thù địch”, “ diễn biến hòa bình ”, …Giờ đây, cái gì còn lại không giống Trung quốc thì đang lần lượt được tiêu hủy. Lịch sử đánh Tàu phải hủy bỏ hoặc sửa lại cho phù hợp vai trò Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam là nước chư hầu . Thậm chí, binh sĩ hy sinh trong mặt trận chống Tàu xâm lược năm 1979, ngày nay, dân chúng không được làm lễ tưởng niệm .
Giáo sư Khương Văn Nhiên nhấn mạnh như để đánh thức lờng yêu nước ở người Việt nam « Vấn đề không chỉ là những con cá chết do Formosa Hà Tĩnh gây ra . Cái chết của một dân tộc đang mất gốc mới là điều đáng suy nghĩ và lo âu . Rồi sẽ có những “Formosa Hà Tĩnh” khác. Rồi sẽ có những kỳ “ Đền Hùng thất thủ ” tiếp theo . Một quốc gia không có « căn cước » luôn đi rất nhanh đến bờ vực sụp đổ mà người ta thấy rõ nhất ở cách mà con người sống và hành xử . Một đất nước đã tự đánh mất định tính dân tộc khi chấp nhận dùng hệ thống định tính khác để quy chiếu và áp dụng thì sự lệ thuộc và ảnh hưởng là điều không thể tránh khỏi . Nếu không đủ dũng khí và can đảm tự cởi nút thòng lọng khỏi cái giá treo cổ lủng lẳng “ 16 chữ vàng và 4 tốt ”, thì Việt nam sẽ còn lại gì, ngoài mớ tro tàn của mảnh căn cước bị thiêu hủy…. »
Nguyễn thị Cỏ May
__,_._,___
Posted by sontrung at 12:01 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 418
Tuesday, May 31, 2016
THÔNG BÁO
TẠP CHÍ BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG THÔNG BÁO
TẠP CHÍ BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG
nay có thêm hai cvhi nhánh tại:
-DIÊN HỒNG (dien-hong.blogspot.com)
- Vanhoavn's Blog (Văn Hóa Việt Nam)
Tin tức, thư tín xin gửi về:
-sontrung@yahoo.com
-dienhong2014@gmail.com
Xin cảm ơn quý vị độc giả và bạn hữu
Posted by sontrung at 2:05 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 418
Monday, May 30, 2016
VIỆT NAM! VIỆT NAM
Vụ ‘đấu tố’ MC: Cá chết nóng trở lại sau cơn sốt Obama
MC Phan Anh.
MC Phan Anh.
Phát biểu của Tổng thống Mỹ trong bài diễn văn với nhân dân Việt Nam bị báo nhà nước xuyên tạc hoặc né tránh tại những đoạn liên quan tới nhân quyền
31.05.2016
Một cuộc tranh luận trên truyền hình Việt Nam về “động cơ” chia sẻ tin cá chết trên Facebook đang “gây sốt” dư luận và bị nhiều người coi là một cuộc “đấu tố” công khai.
Nữ MC kỳ cựu của VTV Tạ Bích Loan dẫn dắt chương trình “60 phút mở” với sự tham gia của MC Phan Anh cùng một số các khách mời khác.
Bà Loan hỏi ông Phan Anh về “động cơ” chia sẻ clip thử nghiệm hai con cá chết được thả vào nước được cho là lấy từ khu công nghiệp Vũng Áng, do kênh VTC thực hiện.
MC này trả lời: “Chúng ta có quyền thể hiện quan điểm của mình. Mọi quan điểm cần được lắng nghe và được tôn trọng. Cái quan trọng tôi muốn toàn xã hội phải có tiếng nói trao đổi cởi mở, dân chủ, và thẳng thắn hơn nữa”.
Bà Loan sau đó tiếp tục dẫn dắt những người tham gia trao đổi và đặt câu hỏi liên quan tới việc chia sẻ trên mạng xã hội, và nhiều lần nhắc tới từ “động cơ”.
Chúng ta có quyền thể hiện quan điểm của mình. Mọi quan điểm cần được lắng nghe và được tôn trọng. Cái quan trọng tôi muốn toàn xã hội phải có tiếng nói trao đổi cởi mở, dân chủ, và thẳng thắn hơn nữa.
MC Phan Anh trả lời.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh nói rằng vụ việc “cuốn trôi đi dư luận về Obama và về vụ tuyệt thực của anh Trần Huỳnh Duy Thức”.
Blogger Nguyễn Chí Tuyến nhận định với VOA Việt Ngữ rằng cuộc thảo luận có thể được coi là “màn đấu tố” đối với MC Phan Anh và là một phần trong “chiến dịch của nhà cầm quyền”.
Nhà hoạt động từng xuống đường biểu tình vụ cá chết nói tiếp:
“Họ đang muốn bịt thông tin, che đậy thông tin, không cho hệ thống truyền thông của nhà nước đưa tin về chuyện cá chết, biển chết, và thảm họa môi trường nữa. Có nghĩa là họ sẽ lờ đi, theo chiến thuật các cụ hay dùng ‘để lâu cứt trâu hóa bùn’. Người dân đòi minh bạch thông tin, đòi những biện pháp mà chính phủ phải đưa ra để khắc phục hậu quả đỏ thì họ cũng lờ tịt đi. Cho tới nay là ngày 54 đã qua mà họ không có câu trả lời, hay đưa ra nguyên nhân, giải pháp.”
Blogger Tuyến nói thêm rằng “chưa nói chuyện thực nghiệm đúng sai, việc ông Phan Anh dẫn lại clip đó với những bình luận mang tính cá nhân về chuyện xã hội liên quan tới cuộc sống của người dân là chuyện rất bình thường”.
“Người ta lôi ông Phan Anh lên bởi vì ông ấy có một số lượng người theo dõi đông và có một chút ảnh hưởng trong xã hội”, ông Tuyến nói thêm.
VOA Việt Ngữ không thể liên lạc với người dẫn chương trình Tạ Bích Loan cũng như VTV để lấy ý kiến.
MC Phan Anh từng nêu chuyện hai mẹ con người phụ nữ “bị đàn áp” trong cuộc biểu tình về vụ cá chết trong tháng này.
Trong một diễn biến khác liên quan tới vụ cá chết, chiều 31/5, luật sư Trần Vũ Hải đã thay mặt hơn 30 chuyên gia và nhà khoa học đến trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi thư liên quan đến thảm hoạ môi trường tại 4 tỉnh miền Trung để “yêu cầu cung cấp thông tin” và nêu ra “một số kiến nghị”.
http://www.voatiengviet.com/content/vu-dau-to-mc-phan-anh-ca-chet-nong-tro-lai-sau-con-sot-obama/3355261.html
Cà Mau đối mặt với nạn đói và trẻ hư hỏng do hạn hán
Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-05-17
CaMau.jpg
Một người đàn ông kéo hàng thuê ở chợ Đất Mũi, Cà Mau.
RFA PHOTO
00:00/00:00
Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Your browser does not support the audio element.
Sụt lở đất, hạn, mặn, tội phạm gia tăng, nạn quỵt hụi, quỵt tiền bán lúa, đó là tất cả những gì mà người dân Cà Mau đang đối mặt trong thời gian này. Có rất nhiều gia đình vùng sâu vùng xa đang lún sâu vào nợ nần, nhiều trẻ em bỏ học đi tìm việc làm và đi bụi đời, kinh tế bấp bênh. Có thể nói rằng trong suốt nhiều năm nay, đây là lần tai ương ập xuống với người dân nghèo miệt Cà Mau nặng nhất và tương lai của người dân càng thêm mờ mịt.
Nguy cơ đói kém và trẻ em bỏ học
Hạn hán quá nên tôm chết hết, mình thả vào là chết, lúa cũng không lên nổi. Ở đây không trồng lúa được luôn. Bà con nghèo lắm.
- Chị Út
Chị Út, hiện sống ở huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, chia sẻ:
“Hạn hán quá nên tôm chết hết, mình thả vào là chết, lúa cũng không lên nổi. Ở đây không trồng lúa được luôn. Bà con nghèo lắm. Nghe đâu ở các tỉnh khác có chính sách gì đó hỗ trợ cho bà con nhưng Cà Mau thì chưa. Nếu tiếp tục thế này chắc nhà nước phải hỗ trợ thôi. Hạn hán giờ không bơm cây nước như ngày xưa đâu, mình phải mồi lâu lắm, hạn hán thế này cứ tiếp tục thì…”
Theo chị Út, tình trạng mất mùa ở một số huyện có canh tác lúa nước và thất thu ở các đầm nuôi tôm đã nhanh chóng đẩy người nông dân đến chỗ thất nghiệp, mất đường sinh sống. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ lúa bị ách tắc do các kênh, lạch khô cạn, không có ghe thuyền vào mua lúa, một số tay lừa đảo đã vào các xã ở huyện U Minh để lừa bà con mua lúa nợ, ghi giấy nợ, chở lúa đi tiêu thụ rồi trốn mất. Người nông dân thêm phần thiếu thốn, khổ nạn.
Số đông tìm lên các thành phố để kiếm việc làm nhưng lượng người thất nghiệp từ miền Trung kéo vào đã khiến cho các thành phố thừa thải lao động phổ thông. Người Cà Mau lên thành phố chỉ đủ khả năng làm việc để kiếm tiền duy trì ba bữa cơm chứ không thể tích lũy được gì bởi làm một ngày mà nghỉ đến ba bốn ngày.
Nhưng đáng sợ nhất vẫn là đề đóm, cờ bạc, rượu chè đã ngấm vào đời sống của những nông dân thất nghiệp. Họ lấy việc nhậu nhẹt như một thú vui giải sầu, cờ bạc như một sự đấu trí có hên xui may rủi để kiếm tiền và đề đóm như một vận may, thần tài gõ cửa. Và những thứ này nhanh chóng làm cho những nông dân vốn dĩ đã nghèo nhanh chóng trắng tay, thậm chí không còn nhà để ở.
Chị Út cho biết thêm là nếu như những gia đình nông dân thất nghiệp chỉ ham mê đánh đề, cờ bạc một cách bình thường thì sẽ không đến mức phải mất nhà mất cửa. Nhưng thời gian hai năm trở lại đây, một số tay cho vay nặng lãi đã tổ chức những đường dây chuyên đưa người sang Campuchia để đánh bạc và nếu thua thì họ sẵn sàng cho vay với số tiền lớn, mức lãi cũng rất cao để gỡ bạc.
000_Hkg10259051.jpg
ột nông dân khoan giếng để lấy nước vào ruộng lúa bị hạn hán. Ảnh chụp ngày 2 tháng 3 năm 2016. AFP PHOTO
Chưa có người dân Cà Mau nói riêng và miệt Tây Nam Bộ nói chung nào khi đi sang các casino đánh bạc mà thắng để mang tiền về. Hầu hết là thua bạc, mất nhà cửa vì khoản tiền vay nhanh chóng phình to do lãi suất quá cao. Người thua bạc chỉ còn một cách duy nhất là giao sổ đỏ cho chủ nợ và viết giấy bán nhà trá hình cho họ. Một căn nhà cấp bốn tọa lạc trong khu vườn rộng vài ngàn mét vuông có khi chỉ bán với giá hai trăm triệu đồng. Trong khi đó, thực giá của căn nhà và mảnh vườn đó có khi lên đến hàng tỉ đồng.
Và đây cũng là lúc nhiều cô gái mới lớn buộc lòng phải bỏ học, lên phố kiếm việc.
Cùng suy nghĩ giống như chị Út, ông Đài, sống ở huyện U Minh chia sẻ thêm:
“Ở đây hạn hán quá. Ở U Minh bây giờ rau, củ, trái, dưa hấu, mía… thua cháy lá hết. Lúa không trồng được. Nước sinh hoạt phải dùng nước giếng hết, hạn quá!”
Trẻ em hư hỏng, hít keo con chó
Ông Nam, hiện đang sống ở Đất Mũi, Cà Mau, chia sẻ:
“Mua cái hũ keo đâu có mấy ngàn bạc đó. Rồi nó bỏ vào cái bọc ni lông mà người ta hay đựng nửa ký đường xong rồi nó hít. Đa số là tụi bụi đời không à. Ít khi trẻ có cha mẹ mà dám làm vậy vì cha mẹ sẽ đánh. Mấy đứa đó nhiều khi gia đình có chuyện nên chúng bỏ đi, tụ tập lại…”
Ông Nam cho biết thêm là hiện nay, số lượng trẻ em dưới mười sáu tuổi ở Cà Mau rơi vào nghiện ngập là khá cao. Đa số trẻ em nghiện ngập đều có hoàn cảnh gần giống nhau là không có nhà cửa ổn định, cha mẹ bươn bả làm ăn trên thành phố hoặc đang ngồi tù, ông bà nội ngoại tuổi cao sức yếu và quá nghèo khổ nên không đủ sức cưu mang các em.
Mua cái hũ keo đâu có mấy ngàn bạc đó. Rồi nó bỏ vào cái bọc ni lông mà người ta hay đựng nửa ký đường xong rồi nó hít. Đa số là tụi bụi đời không à.
- Ông Nam
Trong tình cảnh thiếu vắng chỗ dựa, các em rủ nhau lên thành phố xin ăn. Nhưng rồi lại bị những đợt bố ráp của công an và dân phòng trên thành phố trong chiến dịch thành phố xanh, sạch, đẹp, không có người xin ăn, không có trẻ em lang thang cơ nhỡ. Các em lại trốn về quê để tránh phải vào các trại tập trung của thành phố.
Và khi về quê thì cảnh nghèo ở quê chẳng giúp được gì cho các em, xin ăn cũng khó, các em chọn việc bốc vác, làm thuê đủ các công việc. Thường thì mức tiền lương trả cho các em ở quê rất thấp, có khi chưa tới một triệu đồng mỗi tháng bởi tiền công mỗi ngày bưng bê, quét dọn, rửa chén bát có khi chỉ vỏn vẹn ba chục ngàn đồng.
Vừa thiếu người thân, vừa phải bươn bả kiếm sống và thiếu trước hụt sau, các em nhanh chóng kết bè lại với nhau thành từng nhóm bạn để cùng chơi, cùng chia sẻ buồn vui. Và thường thì các em hút thuốc, tìm thuốc lắc để chơi. Nhưng những thứ đó quá đắt đỏ, các em chuyển sang dùng keo con chó hít cho đỡ ghiền bởi keo con chó có giá rất rẻ nhưng lại dùng được nhiều lần.
Hít keo con chó là thú gây nghiện mạnh nhất mà trẻ em sa đọa nhà nghèo thường chọn. Chỉ cần bỏ ra năm ngàn đồng hoặc mười ngàn đồng mua một bình keo con chó. Sau đó ba bốn em tụm lại và đổ keo vào bao nilon rồi thổi hơi vào và bịt kín miệng bao. Chừng hai phút sau, khi hơi keo tỏa ra khắp trong bao, mỗi đứa cầm bao, mở miệng bao he hé đưa lên mũi và hít một hơi thật sâu. Hơi keo con chó xộc vào mũi tạo cảm giác lạ, không ngây ngất, không ảo giác thiên đường nhưng lại cho ảo giác về sự đau đớn cùng cực.
Chính ảo giác đau đớn cùng cực này làm các em thấy nhẹ nhõm, hết còn mặt cảm, sợ sệt bất kì chuyện gì. Và có thể nói rằng hít keo con chó là thứ mau gây nghiện nhất bởi mức độ hoành hành của nó đối với cơ thể con người rất cao.
Ông Nam tỏ ra không vui khi bàn về hiện tại cũng như tương lai của người nông dân Cà Mau quê ông.
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/ca-mau-in-time-of-hunger-n-crime-ttvn-05172016113147.html
Cá chết hàng loạt ở cửa sông Lạch Bạng, Tĩnh Gia, Thanh Hóa
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2016-05-11
ca_chet_th1_2mgstnkfppsqc.jpg
Cá chết trong lồng, bè tại Thanh Hóa.
Youtube screenshot
00:00/00:00
Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Your browser does not support the audio element.
Việc cá chết trên sông Bưởi gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng của người nông dân chưa kịp nguôi thì liền sau đó, trên cửa sông Lạch Bạng, xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa lại xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt. Theo thống kê sơ bộ của những chủ gia đình nuôi cá lồng, cá bè ở đây thì tổng số thiệt hại có thể lên đến hai tỉ đồng. Đối với người nông dân lấy sức lao động và sự cần mẫn làm phương tiện phát triển kinh tế thì con số thiệt hại vừa nói là quá khủng khiếp.
Chưa tìm ra nguyên nhân
Tuy nhiên, tình trạng hiện tại của người nông dân có lồng và bè cá bị chết hiện nay ở Tĩnh Gia là rất lo lắng và thất vọng bởi phía chính quyền vẫn chưa tìm ra nguyên nhân dẫn đến cá chết hàng loạt.
Như lời của một nông dân nuôi cá lồng tên Sơn:
Thiệt hại thì nhiều lắm, chả thằng nào nói cho nó ra hồn cả, thằng thì bảo thế này, thằng thì bảo thế kia. Chúng nó cứ bảo đợi… đợi… đợi... Đợi cho đến bao giờ.
- Anh Dũng
“Xả các chất thải ra, có nhiều yếu tố nguyên nhân lắm, cho nên mình cũng không khẳng định được. Cần phải có hỗ trợ đền bù chứ! Trong đó có nguyên nhân chất thải và tàu bè ra vào liên tục ở ngay cảng, chỗ có cá bị chết.”
Ông Sơn tỏ ra lo lắng bởi vấn đề sẽ còn đi rất xa nếu như nhà nước không tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá chết. Chí ít là sắp tới đây, nghề nuôi cá lồng, cá bè ở Thanh Hóa sẽ có chiều hướng xấu đi và không ít người phải phá sản vì cá chết, thất thu.
Điều này đồng nghĩa với chuyện những con sông đang ngày càng thêm ô nhiễm và người dân luôn mù mờ thông tin về những gì diễn ra chung quanh mình. Hoặc đến một lúc nào đó, có một nhà máy xả thải chưa xử lý vào sông và khi phát hiện cá chết, người nông dân khiếu kiện thì phía nhà nước hẹn chờ kết quả điều tra, khi các chuyên gia đến lấy mẫu nước thì mọi việc đã xong bởi dòng nước độc đã chảy ra biển.
Cũng theo ông Sơn, cá chết hàng loạt ở vùng cửa sông Lạch Bạng, xã Hải Thanh xảy ra cách đây bốn ngày. Hiện tượng cá chết nặng nhất vào chiều ngày 7 tháng 5, số lượng cá chết mà các gia đình nông dân vớt lên bờ có thể lên đến hàng chục tấn. Nhiều gia đình đã khóc rất nhiều khi nhìn thành quả lao động của họ bị xóa trắng sau một buổi trưa.
Ông Đặng Văn Tý, ngụ ở thôn Thanh Đình, xã Hải Thanh là một người nuôi cá lâu năm ở xã Hải Thanh, ông có 4 lồng cá, phân ra làm 34 ô nuôi nhỏ. Cá của các ô nuôi nhà ông Tý bắt đầu chết vào khoảng 8h sáng và càng về trưa, cá chết phơi bụng trắng cả mặt nước. Với ông Tý, đây là vụ mùa thất thu có thể đẩy gia đình ông vào nợ nần vì khoản tiền đầu tư mua thức ăn cho cá vẫn chưa thanh toán hết.
Hầu hết chủng loại cá nuôi ở khu vực này đều là cá cao sản, gồm cá bớp, cá mú, cá hồng mỹ và cá vượt. Những đàn cá bị chết ở vào độ cân nặng chuẩn bị thu hoạch, nặng từ 1kg đến 2kg và chúng vẫn khỏe mạnh bình thường trước đó vài giờ đồng hồ.
000_Hkg10130486.jpg-400.jpg
Một bè cá nuôi ở Bình Thuận hôm 12/9/2014. AFP photo
Một nông dân khác tên Dũng, chia sẻ thêm:
“Thiệt hại thì nhiều lắm, chả thằng nào nói cho nó ra hồn cả, thằng thì bảo thế này, thằng thì bảo thế kia. Chúng nó cứ bảo đợi… đợi… đợi... Đợi cho đến bao giờ. Dân làm thì dân chịu thôi.”
Ông Dũng cho biết thêm, hầu hết cá cao sản đều có giá thành dao động từ 150 ngàn đồng đến 250 ngàn đồng. Nhiều gia đình bị chết cả vài tấn cá và thiệt hại vài trăm triệu đồng. Thậm chí có gia đình thiệt hại lên đến 500 triệu đồng bởi lượng cá chết đếm không xuể, hầu như có bao nhiêu cá trong lồng thì chết bấy nhiêu.
Và có một thực tế là hầu hết những lồng đã có cá bị chết, những con còn sống sót sẽ bị tư thương ép giá xuống còn chưa được một nửa so với giá thị trường. Thậm chí có thể chỉ còn 10% giá thị trường, nghĩa là dao động từ 15 ngàn đồng đến 25 ngàn đồng. Cơ hội vớt vát của người nuôi cá là rất thấp.
Theo ông Dũng dự tính sau khi tham khảo và thống kê thiệt hại của gia đình ông và những gia đình bạn nghề thì tổng số thất thu ở Lạch Bạng có thể lên đến gần hai tỉ đồng. Và để bù cho số thiệt hại này, người nông dân tốn ít nhất ba năm mới nuôi cá trong tình trạng không có bất kì rủi ro nào.
Với người dân là vậy, trong khi đó, chiều ngày 7 tháng 5, ông Đỗ Xuân Chung, Chủ tịch xã Hải Thanh lại đưa ra ý kiến cho rằng số lượng cá chết không nhiều như người nông dân khai báo và sắp tới đây nhà nước sẽ tiến hành điều tra nguyên nhân.
Điều này dẫn đến một nỗi lo lắng khác trong giới nuôi cá lồng, cá bè bởi vì nguyên nhân cá chết, theo họ là do nhà máy chết biến thức ăn chăn nuôi Lạch Bạng thải ra. Bây giờ mà không điều tra, thử mẫu thì đến khi các chuyên gia đến lấy mẫu nước có thể mọi chuyện đã khác. Người nông dân như ông Dũng không có hi vọng gì từ lời hứa của ông Chủ tịch xã.
Nguy cơ thất nghiệp của người nông dân
Một người nông dân tên Phụng, hiện đang sống tại Tĩnh Gia, Thanh Hóa, chia sẻ:
Làm nghề chăn nuôi này không tài nào nói lên điều gì trước được. Khi nào bán xong rồi nhét tiền vào túi thì mới nói được.
- Ông Phụng
“Nó bị ô nhiễm thì mấy hôm nay công an có tới. Ô nhiễm từ nhà máy đường của Ninh Bình (đóng ở Thanh Hóa). Cá chỗ đây nuôi chủ yếu là cá lồng, mà cá lồng thì cho thu nhập cao hơn. Mà làm nghề chăn nuôi này không tài nào nói lên điều gì trước được. Khi nào bán xong rồi nhét tiền vào túi thì mới nói được. Như nuôi con lợn con gà, có khi chuẩn bị thu hoạch rồi mà nó lăn đùng ra thì cũng bỏ. Nói chung nghề chăn nuôi bấp bênh khó nói được chuyện gì lắm!”
Theo ông Phụng, nguy cơ thất nghiệp của người nông dân như ông đang là rất cao. Bởi hầu hết các miền trên đất nước đều có cá chết nên nếu như các nông dân đổ xô đi tìm việc ở các thành phố lớn thì e rằng khó có thành phố nào có thể dung chứa số lượng người thất nghiệp khổng lồ.
Nhưng có một vấn đề chắc chắn là nếu như tình trạng chăn nuôi thất thu kéo dài thì những người nông dân như ông Phụng buộc lòng phải bỏ quê đi tìm việc làm nơi khác. Hiện tại, bài toán đi tìm việc làm nơi khác đang là bài toán không có đáp số của gia đình ông Phụng.
Ông Phụng cho biết thêm là nghề chăn nuôi thất thu, nghề đánh bắt thất thu và nghề trồng trọt cũng chẳng hơn gì. Bởi lúa năm nay bị mất mùa ở một số huyện trong tỉnh Thanh Hóa nói riêng và miền Trung nói chung.
Hiện tại, vấn đề cá chết hàng loạt đã không còn giới hạn ở khu vực biển miền Trung mà hầu hết các miền trên đất nước Việt Nam đã có tình trạng cá chết hàng loạt. Ông Phụng cho rằng nếu như cá chết ở biển miền Trung do độc tố lẫn trong nước biển thì cá chết ở các vùng biển khác cũng rất có thể là do độc tố trong nước. Độc tố đã làm cho các vùng biển, các con sông Việt Nam trở thành môi trường chết chóc ở nhiều nơi!
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/mass-fish-deaths-estuary-lach-bang-river-ttvn-05112016112528.html
Khánh Hòa ngộp thở vì người Trung Quốc
Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-05-13
620.jpg
Người Trung Quốc đổ xô vào Nha Trang.
RFA photo
00:00/00:00
Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Thành phố biển Nha Trang vốn dĩ là điểm du lịch nổi tiếng thơ mộng từ những năm trước 1975. Người dân nơi đây cũng đã quen với công nghiệp du lịch từ rất sớm, dường như khách du lịch mọi quốc gia đều từng ghé đến Nha Trang. Thế nhưng thời gian gần đây, lượng khách du lịch Trung Quốc đổ xô vào Nha Trang đã khiến người dân nơi đây cảm thấy ngộp thở và đời sống trở nên đảo lộn, phức tạp và bất an.
Khách Trung Quốc quá đông và ồn ào
Một tài xế taxi chuyên chở khách du lịch từ sân bay Cam Ranh về thành phố Nha Trang, tên Thiệp, chia sẻ: “Nó xài tiền mặt không à, bọn họ cũng keo kiệt lắm, chở đi hoài chứ ít khi nào nó boa tiền cho mình, không có đâu. Thì nói chung thì Trung Quốc nó nhiều lắm đó, nó ồn ào lắm. vừa rồi nó có quậy trên sân bay nữa. Hễ có người Trung Quốc thì có ồn ào à. Đông lắm, ở đầy Nha Trang à!”.
Ông Thiệp cho biết thêm là tình trạng khách du lịch Trung Quốc đổ xô đến Nha Trang đã diễn ra cách đây gần một năm, các tuyến đường ven thành phố Nha Trang, đặc biệt là đường Trần Phú bao giờ cũng đầy ắp khách Trung Quốc và nơi nào có họ thì nơi đó không có khách Tây trú ngụ.
Nó xài tiền mặt không à, bọn họ cũng keo kiệt lắm, chở đi hoài chứ ít khi nào nó boa tiền cho mình, không có đâu.
- Một tài xế taxi
Hầu hết khách du lịch phương Tây đều chọn các khách sạn trung tâm tuy rằng các khách sạn này có giá tương đối đắt đỏ so với vùng ngoại vi. Ngược lại, khách du lịch Trung Quốc thường chọn các khách sạn hạng áp chót và hạng có giá rẻ bèo hoặc nhà trọ và motel để trú. Và khi đến Việt Nam, khách du lịch Trung Quốc không bao giờ đi lẻ loi một vài người, họ thường đi cả một phái đoàn từ vài chục người đến vài trăm người.
Tình trạng lộn xộn ở sân bay Cam Ranh tối ngày 2 tháng 5 cũng một phần do lượng khách Trung Quốc quá tải cộng với sự ồn ào cố hữu của họ. Các nhân viên kiểm soát sân bay không tài nào quản lý hết được số lượng khách quá đông đúc như vậy nên dẫn đến những va chạm giữa nhân viên hải quan Việt Nam với người Trung Quốc.
Cũng theo ông Thiệp, người Trung Quốc đi đông nhưng lại rất thích đến những điểm du lịch gần khu quân sự. Như đảo Bình Ba đã được xếp vào diện khu quân sự nhưng có rất nhiều nhóm khách người Trung Quốc thuê tàu nhỏ hoặc ca nô chở họ đi tham quan đảo. Nếu không vào được đảo thì họ yêu cầu khách chở họ đi lòng vòng bên ngoài đảo để chụp hình, ngắm cảnh.
Một chủ doanh nghiệp ở Nha Trang, không muốn nêu tên, chia sẻ thêm: “Trung Quốc nó trọ nhiều, nó ở khách sạn. Nó ở chủ yếu là đường Trần Phú, nó ở nhiều trên đường Trần Phú. Nó đi tập đoàn không à! Nó không đi một hai người như khách Tây đâu. Nó qua đây đông lắm, chật cả Nha Trang kia!”
Theo vị này, có vẻ như giữa người Việt Nam và người Trung Quốc luôn có một bức tường ngăn cách của sự nghi kị. Khác với khách du lịch phương Tây luôn tỏ ra thân thiện và gần gũi với người Việt Nam.
Tiếp lời của vị này, vợ của ông cho biết thêm: “Đông lắm, toàn khách du lịch Trung Quốc không à. Họ ồn ào, hỗn tạp lắm. Họ không có tế nhị, văn minh bằng Tây. Ăn nói cũng không có tế nhị. Hôm trước em còn thấy họ cãi nhau, trên Tháp Bà cũng thế. Nói chung bây giờ toàn người Trung Quốc với người Nga thôi…”
Nguy cơ ồn ào lâu dài…
400.jpg
Tháp Bà Nha Trang và các đoàn khách Trung Quốc. RFA photo
Một người dân thành phố Nha Trang, không muốn nêu tên, chia sẻ: “Trung Quốc thì nó đi lung tung, nó ở khắp ấy mà. Mấy cái khách sạn nhỏ thì nó ở hết. Thì nó cũng đi khắp ấy!”.
Theo anh này cho biết thì hiện nay, một số lô đất ở những khu qui hoạch theo diện mở rộng du lịch tại Nha Trang nói riêng và Khánh Hòa nói chung có vẻ như đã rơi vào tay người Trung Quốc dưới danh nghĩa một người Việt Nam đứng tên.
Anh cũng muốn báo chí phải đào sâu vào vấn đề đất và người Trung Quốc tại Khánh Hòa bởi hầu hết các báo khi phanh phui thì mọi chuyện nghe ra gạo đã thành cơm, không còn hi vọng gì về một sự thay đổi nào đó. Bởi hiện tại, họ chỉ mới du lịch sang Việt Nam không thôi mà mọi chuyện đã đảo lộn, nếu như họ định cư tại Việt Nam thì khó mà lường được chuyện gì sẽ xảy ra. Và thành phố Nha Trang thanh bình, thơ mộng một thuở sẽ nhanh chóng biến mất giống như có một Sài Gòn xưa từng mất dấu.
Hầu hết người Trung Quốc sang Việt Nam mua đất đều nhờ người Việt Nam đứng tên và một khi người Việt Nam đó được họ nhờ đứng tên thì chắc chắn phải là chân rết trong vòng kiềm tỏa của họ. Có thể là họ dùng tiền bạc để mua chuộc nhưng vấn đề này không đáng sợ bằng những đường dây xã hội đen do người Trung Quốc đứng đầu.
Từ đường dây cho vay nóng cho đến đường dây buôn hàng quốc cấm đều có họ dính dự. Một khi họ đã nhúng tay vào thì đương nhiên dưới tay họ phải là một đầu gấu con nhà quyền thế và bên dưới người này phải có tay chân bộ hạ đông đúc.
Đông lắm, toàn khách du lịch Trung Quốc không à. Họ ồn ào, hỗn tạp lắm. Họ không có tế nhị, văn minh bằng Tây.
- Một chủ doanh nghiệp
Những người đứng tên mua đất giúp người Trung Quốc chỉ là những con tép trong đường dây này, họ có thể là con nợ của các ông trùm và khi đứng tên mua đất giùm các ông trùm người Trung Quốc này, họ sẽ được xóa nợ. Chính vì luôn đứng ở kèo dưới nên những người Việt đứng tên để mua đất cho người Trung Quốc không bao giờ dám lật kèo. Bởi lật kèo thì họ vừa đụng cả xã hội đen và xã hội đỏ.
Vị này cho biết thêm là hiện tại, vấn đề an ninh tâm lý của người Việt Nam đang rơi vào tình trạng bất an triền miên bởi không có gì đáng sợ hơn sau một đêm, tự dưng sáng ra thấy đất sát sườn nhà mình đã có chủ mới mà không biết chủ của nó là ai, hỏi kĩ thì biết rằng chủ mới của nó là một người Việt Nam nhưng ông hay bà ta chẳng bao giờ đến đây để ở mà đến để chăm sóc, trông nom khu vườn mới hoặc ngôi nhà mới.
Và thi thoảng lại xuất hiện ông chủ hay bà chủ người Trung Quốc đến thăm, họ tuy không đứng tên sổ đỏ nhưng cách hành xử của họ lại cho thấy họ mới là chủ đích thực, những người Việt Nam kia chỉ là osin của họ. Điều đó đã thành nỗi lo chung của người Việt Nam khi người Trung Quốc xuất hiện dày đặc trên đất nước này!
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/cn-swarm-in-nha-trang-ttvn-05132016085232.html
Bí ẩn người Trung Quốc ở Hội An
Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-05-06
00:00/00:00
Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Bờ biển các xã Duy Nghĩa, Duy Hải, Duy Xuyên, nơi đang chuẩn bị trở thành khu du lịch sinh thái của vùng Nam Hội An tỉnh Quảng Nam nhờ vào đường nối cầu Cửa Đại đang dần rơi vào tay người Trung Quốc một cách bí ẩn. Hầu hết những bãi phi lao do bà con nông dân tự trồng và lấn biển cách đây hai mươi, hai mươi lăm năm đã nghiễm nhiên trở thành đất vàng để bán cho những ông chủ “lạ” mà người nông dân không hề hay biết. Câu chuyện bờ biển Quảng Nam đang là một ẩn số đối với người dân.
Khai thác Titan và chiếm trọn
Một cán bộ quản lý địa chính vẫn đương chức ở Quảng Nam, không muốn nêu tên, tỏ ra bức xúc: “Qua bên khỏi cầu Cửa Đại, diện tích cho người ta thuê là gần 1000 hectare. Xây dựng trong vòng 35 năm thành một khu phức hợp giải trí, sòng bạc, và nhiều thứ khác… của tụi Đài Loan và Hồng Kông thì cũng là Trung Quốc thôi. Bây giờ tụi Trung Trung Quốc nó lừa lọc đủ thứ, nó nấp bóng đủ thứ để lừa lọc. Ai mà lường được tụi nó…”.
Theo vị này, hầu hết vùng bãi biển đẹp, thơ mộng chạy dọc từ Nam Hội An vào đến Quảng Ngãi đã rơi vào tay người Trung Quốc theo nhiều cách. Trong đó có cả chuyện mượn tay người Việt Nam để mua và chính người Trung Quốc thuê lâu dài để khai thác quặng titan rồi sau đó trồng dừa, tiếp tục xây thành bao chia khu và cuối cùng là trở thành biệt địa của họ.
Trước đây vài năm, hầu hết các vùng bãi biển này là của người dân các xã biển Duy Xuyên trồng phi lao để giữ đất và lấn biển. Mỗi năm, sau một mùa mưa lụt, cát biển lại bồi thêm một lớp vào bờ, người nông dân, ngư dân lại ra đó trồng thêm vài cây phi lao để giữ cát, giữ đất. Và theo thời gian, rừng phi lao dọc bờ biển Duy Xuyên thêm mở rộng nhờ vào công trồng cây, chăm sóc, tưới tắm của bà con nhân dân nơi đây.
Thế rồi những năm 2010, đồng thời với hàng loạt dự án khai thác quặng titan ở khắp bờ biển miền Trung, vùng bờ biển Duy Hải, Duy Nghĩa cũng không tránh khỏi tình trạng này. Đất của bà con nông dân lấn biển mấy chục năm nay đã bị nhà nước thu hồi một cách khéo léo. Thay vì nói rõ rằng đất sẽ bị thu hồi, chính quyền địa phương lại mời bà con có rừng phi lao lên họp và nói rằng hiện tại cần khai thác quặng nên tạm thời mượn đất để rút quặng và sẽ đền bù mỗi cây phi lao với giá hai chục ngàn đồng.
Bà con đã đồng ý để nhà nước khai thác quặng với hy vọng sau khi khai thác quặng thì nhà nước sẽ giao lại diện tích cho bà con tiếp tục trồng phi lao chắn sóng, tạo rừng phòng hộ. Bởi vì dù sao đây cũng là đất mà bà con ở đây đã khám phá, khai thác và gìn giữ mấy chục năm nay. Thế nhưng câu chuyện lại lệch sang hướng khác. Thay vì trả đất hoặc giao đất cho bà con nông dân, ngư dân Duy Xuyên thì chính quyền lại âm thầm cho thuê hoặc bán cho các nhà đầu tư mà người dân không hề hay biết.
Bây giờ tụi Trung Trung Quốc nó lừa lọc đủ thứ, nó nấp bóng đủ thứ để lừa lọc. Ai mà lường được tụi nó…
- Một cán bộ ở Quảng Nam
Vị cán bộ địa chính này cho rằng trên phương diện quản lý đất đai và căn cứ theo luật nhà đất thì hành vi này của chính quyền địa phương là hoàn toàn sai luật. Bởi lẽ đất của bà con nông dân, ngư dân bản địa đã khám phá, khai thác và giữ gìn mấy mươi năm nay, trước cả Khoán 10. Lẽ ra đến Khoán 10 năm 1995 thì nhà nước phải phân chia cho người dân theo đúng tính thần Khoán 10 và cấp sổ đỏ cho bà con nông dân tiện bể canh tác, làm ăn.
Đằng này không những không cấp sổ đỏ mà chính quyền địa phương còn tìm cách lấy đất của bà con với lý lẽ ban đầu là khai thác Titan dể rồi sau đó cho thuê, bán mà người dân không hề hay biết. Thậm chí người ta xây dựng ngay sau lưng khu dân cư của người dân mà người dân vẫn không biết rằng ai đang xây dựng, ai đang trồng dừa và xây dựng, trồng dừa để làm gì. Bởi đúng nguyên tắc thì người dân phải có một cuộc trưng cầu dân ý để được đưa ra những nguyện vọng của mình cũng như được đặt ra những câu hỏi, bày tỏ thắc mắc khi các khu du lịch hay khu nghỉ mát mọc lên thì có gây ảnh hưởng gì đến bà con nhân dân? Hơn nữa, vấn đề bán cho ai và cho ai thuê vẫn vô cùng quan trọng. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của bà con nông dân, ngư dân.
Và chắc chắn một điều nếu như người Trung Quốc thuê hoặc mua đất ở khu vực này thì chẳng khác nào cõng rắn cắn gà nhà bởi ngư dân vùng biển Duy Xuyên từng nhiều lần bị Trung Quốc rượt đuổi trên biển Đông và những người câu mực muốn được yên thân phải mua phiếu đánh bắt của họ với giá cả mấy ngàn đô la mỗi năm. Bây giờ nếu người Trung Quốc đặt chân đến đất Duy Xuyên, làm mưa làm gió thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra với người dân nơi đây.
Người dân muốn minh bạch
Một người từng là chủ của vườn phi lao đang bị trưng thu và đất rừng của chị đã bị giao cho một người ẩn danh ở Duy Hải, chia sẻ: “Dân địa phương mình ví dụ như trồng dương liễu thì nó đền từ mười đến mười lăm ngàn đồng một cây dương liễu. Một lô họ được bù cao nhất là ba chục triệu đồng. Làm xong thì nó trồng dừa và được nhà nước cấp sổ đỏ. Bây giờ bà con thua rồi, mất thế rồi vì nó được nhà nước cấp bìa đỏ rồi. Giờ nó làm chi thì làm sao mình biết được. Khổ lắm…!”
Chị này cho biết thêm là theo chỗ chị tìm hiểu, có cả hàng ngàn hecta đất kéo dài dọc bờ biển từ khu nam Hội An vào đến Núi Thành, Quảng Ngãi đã bị cho thuê hoặc bán mà người dân sống gần đó không hề hay biết. Chủ của những khu đất này cũng rất bí ẩn, thỉnh thoảng có người Trung Quốc đi xe hơi đến và được những người đang giữ đất chào một cách cung kính. Ông ta hoặc bà ta sẽ chỉ đạo người này làm việc này, người kia làm việc nọ. Sau đó móc tiền túi ra thưởng hay trả lương gì đó rồi đi một cách bí ẩn.
Bây giờ bà con thua rồi, mất thế rồi vì nó được nhà nước cấp bìa đỏ rồi. Giờ nó làm chi thì làm sao mình biết được. Khổ lắm…!
- Một ngườidân địa phương
Chị này cho biết thêm là khu vực bờ biển Quảng Nam cũng như rừng dừa nước ở đây vốn là căn cứ địa của người lính Cộng sản trong những năm chiến tranh. Chính địa hình eo óc và rừng dừa nước bao phủ, rừng phi lao che chở nên hầu hết cán bộ Cộng sản nằm vùng cũng như lực lượng đặc công tăng cường đều chọn nơi đây làm căn cứ.
Và cũng chính vì căn cứ từ Quảng Lăng, Cổ Lưu kéo dài xuống Duy Hải, Duy Nghĩa rồi đảo ngược lên Duy Trung, Mỹ Sơn, chuyển qua vùng B Đại Lộc, Quảng Nam. Vành đai nằm vùng của cán bộ Cộng sản dày đặc ở đây nhờ vào rừng phi lao, rừng dừa nước tự nhiên và rừng cây nồi tiếp Trường Sơn đã biến vùng Hội An, Duy Xuyên Quảng Nam thành vùng xôi đậu, ban ngày Quốc Gia, ban đêm Cộng sản.
Chị này tỏ ra lo lắng bởi người Trung Quốc đã chọn ngay vành đai chiến lược trong kế hoạch nằm vùng của người Cộng sản trước đây để mua, thuê và kinh doanh. Chị bày tỏ mong muốn chính quyền tỉnh và trung ương khẩn cấp điều tra và làm rõ danh tánh cũng như mục đích của những người mua và thuê đất tại vùng bờ biển Quảng Nam. Bởi đó là chuyện sinh tử và hơn ai hết, đảng và nhà nước phải có trách nhiệm làm sáng tỏ để an dân!
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/mysterious-cn-owner-of-coastal-land-in-hoian-05062016092621.html
Quần áo từ thiện” tại Sài Gòn17/05/16
Những người lao động nghèo có thể chọn cho mình vài chiếc quần, áo tại quầy “ Quần áo từ thiện”
Với hàng loạt các nghĩa cử hào hiệp của người Sài Gòn như miễn phí ổ bánh mì, nước trà đá, tiệm sách, bơm vá xe, đổi và tặng mũ bảo hiểm… thì quầy “Quần áo từ thiện” tại đường Nguyễn Hoàng (Q.2 – TP.HCM) của chú Ba như càng tô thêm nét đẹp và sự thân thiện của người Sài Gòn trong nhịp sống xô bồ, ồn ào và náo nhiệt của thành phố công nghiệp này.
Cứ 6h sáng thứ 4 và thứ 7 hằng tuần, vợ chồng chú Ba lại đẩy quầy quần áo từ thiện ra đặt trước cửa hàng kinh doanh về chậu hoa, cây cảnh của mình. Khi tiếp xúc và hỏi chuyện, xin chụp hình, chú Ba từ chối “Chuyện này nhỏ như hạt cát, có gì đâu mà, mình thấy việc tốt cho mọi người thì nên làm”.
Những bộ quần, áo... vẫn còn mới được mọi người đóng góp tại quầy
Chú Ba quê gốc ở Quế Sơn – Quảng Nam nhưng lớn lên và sinh sống tại Sài Gòn. Sau một lần theo một đoàn từ thiện về vùng sâu xa ở Quảng Nam, chú mang mong muốn được làm gì đó giúp đỡ những người khó khăn hơn mình trong lòng. “Nhìn đất nước ngày càng phát triển cũng mừng, nhưng bà con ở vùng sâu, vùng xa còn khó khăn lắm. Cái ăn, cái mặc còn thiếu thốn lắm. Nhìn mấy đứa trẻ ở đó, ăn mặc rách rứa, mình nhìn chạnh lòng lắm” , chú Ba tâm sự.
Về lại thành phố, thấy anh chị công nhân, bà bán vé số, bác chạy xe ôm… cuộc sống còn khó khăn, vợ chồng chú Ba quyết định việc mở cái quầy áo này, có thể góp phần giúp được những người lao động nghèo có thể sở hữu một vài bộ quần áo mà họ cần thiết trong cuộc sống.
Khi mới mở quầy quần áo từ thiện, chú Ba lựa chọn trong những bộ quần áo không dùng nữa đem ra quầy. Về sau, tranh thủ các mối quan hệ bạn bè, người thân đóng góp nên “bộ sưu tập” của quầy ngày càng trở nên phong phú, đủ chủng loại, lứa tuổi, màu sắc… Đến nay quầy quần áo từ thiện được nhiều người biết tới và ủng hộ. Kể cả những người nước ngoài ở các khu chưng cư ở khu vực Thảo Điền (Q.2) cũng tới đóng góp.
Chị Duyên – quê ở Vĩnh Long , làm phụ hồ tại một công trình ở Q.2 tranh thủ kiếm bộ quần áo lao động.
Quầy quần áo từ thiện của chú Ba thường đông đúc vào buổi sáng. Trên đường đi làm hay tan ca mọi người đi làm về, họ ghé qua quầy này có thể lựa chọn cho mình hoặc người thân một vài cái quần, áo phù hợp với thân hình. Đối tượng chủ yếu là những người lao động nghèo, anh chị công nhân, bà bán vé số, bác chạy xem ôm…có thu nhập thấp. Sau hơn hai tháng mở, quầy “Quần áo từ thiện” ít nhiều cũng mang đến niềm vui mọi người. Chị Duyên quê ở Vĩnh Long lên TP. Hồ Chí Minh làm nghề phụ hồ, đang hí hoáy tìm vài bộ đồ cho mấy đứa trẻ ở nhà, thấy phóng viên hỏi chuyện, cười xởi lởi “cũ người mới ta, có sao đâu, nó còn đẹp lắm”.
Trò chuyện với chú Ba, chú bảo: “Nếu như quầy quần áo từ thiện này được mọi người ủng hộ và nhu cầu lao động nghèo càng nhiều, chú sẽ bỏ ra một ít vốn, xây cái tiệm cho nó đoàng hoàng, rồi trưng bày chúng (quần áo) cho đẹp mắt và sạch sẽ, kết hợp luôn phát bánh mì và trà đá miễn phí.”
Chú Ba đang giúp hai vợ chồng mới từ công trường về chọn quần áo. “Có hợp không, nếu không chú vào lấy mấy cái quần jean ra cho mà lựa
Nườm nượp người lao động nghèo đến quầy "Quần áo từ thiện" của chú Ba
Không những chỉ mở quầy quần áo từ thiện tại Sài Gòn, vợ chồng chú Ba cũng là địa chỉ tiếp nhận những đóng góp quần áo từ những người hào hiệp. Tranh thủ về đêm, hai vợ chú Ba lại phân loại, tuyển ra, xếp lại ngay ngắn, đóng thùng và khi liên hệ được đoàn thiện nguyện nào, lại gửi tới vùng sâu vùng xa.
Sỹ Đồng
VIỆT CỘNG VÀ TIẾN SĨ DỎM
TƯ KIÊN
Cách nay vài năm tôi được đọc một bài phê bình của Nhạc Sĩ Lê Dinh phê bình nền âm nhạc của CSVN hiện nay, nhận xét của nhạc sĩ Lê Dinh (theo tôi) là khá chính xác, trong đó ông thẳng thắn phê phán một nền âm nhạc què quặt của bọn CSVN ngày nay, suốt gần 40 năm không có lấy một bản nhạc nào cho ra hồn, không có được 1 bài Nhạc Xuân đi vào lòng người, thật đau lòng cho cả dân tộc đang sống dưới ách cai trị của bọn ngu xuẩn, đang tìm mọi cách để làm cho dân trí ngày một xuống dốc, ngày một man rợ để chúng dễ bề bóp hầu bóp cổ, để chúng dễ bề thao túng.
Qua những nhận xét của nhạc sĩ Lê Dinh, thử điểm lại nền Tân Nhạc của Miền Nam trong 21 năm tồn tại chúng ta thấy rõ cái mà bọn VC chê bai, khinh bỉ, ra sức cấm đoán, thậm chí bỏ tù những ai hát loại nhạc đó, loại nhạc mà bọn chúng gọi là Nhạc Vàng, ấy vậy mà ngày nay chúng đành chịu thua vì dân chúng Việt Nam không chỉ Miền Nam mà cả nước đề thích Nhạc Vàng, nhất là những bản nhạc trước 1975 và những bản nhạc tại Hải Ngoại sau 1975. Tại sao?
- Có phải các Nhạc sĩ ở Miền Nam trước nay toàn là những trí thức có bằng cao, học rộng, có danh hiệu vĩ đại như "nghệ sĩ ưu tú", nghệ sĩ nhân dân" không?
- Thế nào là "nghệ sĩ ưu tú"? thế nào là "nghệ sĩ nhân dân"? thật không hiểu nổi nếu so sánh những người này với những nghê sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ ở Miền Nam trước 1975 và tại Hải Ngoại bây giờ? tài năng, sức thu hút?
Điểm lại những khuôn mặt nghệ sĩ của Miền Nam trước 1975, từ những bậc lão thành tới những người thành danh sau 1954 không thấy nói ai có bằng cấp học vị TS hoặc Thạc Sĩ, chẳng ai được phong là nghệ sĩ ưu tú hoặc là nghệ sĩ nhân dân cả, thế nhưng sự mến mộ những người này suốt hơn nửa Thế Kỷ qua vẫn không bị giảm sút và ngược lại tên tuổi của họ vẫn sống mãi trong nền văn hóa Việt Nam và vang dội đến cả một phần của Thế Giới qua một số Nhạc Phẩm như:
* Hang Belem của nhạc sĩ Hải Linh
* Cao Cung Lên của LM Hoài Đức
* Ly Rượu Mừng của Nhạc sĩ Phạm Đình Chương
* Rất nhiều nhạc phẩm của Phạm Duy
* Khá nhiều nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn như Diễm Xưa, Hạ Trắng đã được dịch qua Tiếng Nhựt
* Nhạc phẩm Không của Nhạc Sĩ Nguyễn Ánh 9 cũng được dịch qua tiếng Nhựt, tiếng Tàu
Và còn rất nhiều Nhạc Sĩ tên tuổi sống mãi với người Việt như Trần Thiện Thanh, Lê Dinh, Anh Bằng, Từ Công Phụng, Trầm Tử Thiêng, Ngô Thụy Miên, các ca sĩ như Thái Thanh, Khánh Ly, Mai Hương, Kim Tước, Thanh Thúy, Hà Thanh, Nhật Trường, Sĩ Phú, Jo Marcel, AVT...
Có ai trong những người này có học vị TS, PTS hoặc Cử Nhân không?
Có ai trong những người này được phong danh hiệu nghệ sĩ ưu tú hoặc nghệ sĩ nhân dân không?
Còn những TS, ThS âm nhạc của VNCS hiện nay thì sao? có ai biết đến họ không? họ nổi danh vì những nhạc phẩm gì hoặc công trình nghiên cứu âm nhạc gì, có ích gì cho dân tộc, cho thế hệ mai sau không?
Các nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân mà bọn VC phong tặng bao nhiêu người trong số gần 90 triệu người Việt biết đến? ở Hải Ngoại và trên Thế Giới có ai biết đến họ không?
Có cái nhục nào bằng những cái nhục mà người CSVN hiện nay đang bôi lọ cả 1 dân tộc, thí dụ bài diễn văn mà ông Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết phát biểu khi qua thăm Cuba vẫn còn là trò cười cho người người đàm tiếu vì tư tưởng ấu trĩ dốt nát của hắn, những trò ăn cắp của MC Kiều Trinh với các giấy tờ chứng minh cô ta bị tâm thần cho mỗi lần phạm pháp vẫn còn hằn trong trí óc mọi người hơn hẳn những bằng cấp mà bọn VC khoa trương.
Tư Kiên
TẠP CHÍ BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG
SẼ CÙNG HIỆN HỮU TẠI
DIÊN HỒNG (dien-hong.blogspot.com
và
Vanhoavn's Blog (Văn Hóa Việt Nam)
Posted by sontrung at 12:48 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 418
Trung Quốc đi về đâu ? (Phần 1)
Phạm Hy Sơn (Danlambao)
Lời nói đầu: Trung Hoa là một dân tộc kém may mắn.
So với Ai Cập ở bắc châu Phi hay Hy Lạp ở đông nam Châu Âu vào thời đại cổ tuy văn hóa và văn minh Trung Hoa kém xa cả về thời điểm lẫn trình độ, nhưng ở vùng Đông Á và Đông Nam Á Trung Hoa đã phát triển sớm nhất.
Về văn hóa, đó là triết học của Khổng Tử, Lão Tử, Dương vương Minh...; về văn minh, đã chế tạo được giấy và thuốc súng trước cả phương Tây. Nhưng dân tộc này bị tư tưởng tồn cổ và tôn quân của Khổng, Mạnh chế ngự hơn hai ngàn năm nên biến thành một nước chậm tiến. Vừa khi thoát khỏi ách đô hộ của người Mãn Thanh và chế độ quân chủ phong kiến năm 1911 với cuộc cách mạng Tân Hợi thì lại rơi vào sự kiềm chế của chủ thuyết Cộng Sản gần một thế kỷ nay.
Dưới thời Mao, qua Bước Tiến Nhảy Vọt và Cách Mạng Văn Hóa, số người bị giết và chết đói khoảng 57 triệu người. Nếu kể cả số người chết vì Cải Cách Ruộng Đất và thanh trừng, tù tội cũng như đói rét, đau ốm không thuốc men, con số phải trên một 100 triệu!
Chỉ sau khi Trung Quốc đứng bên bờ vực thẳm suy sụp thì một lãnh tụ Cộng Sản khác, sắt máu không kém gì Mao (vụ đàn áp Thiên An Môn và bỏ tù đến chết 2 Tổng Bí Thư là Hồ diệu Bang và Triệu tử Dương) lên cầm quyền chặt bỏ phần kinh tế của Marx để theo chế độ kinh tế Tư Bản nhưng vẫn giữ nguyên phần còn lại của chủ nghĩa Cộng Sản về độc tài chuyên chế (hay độc tài chuyên chính theo lối nói của người Cộng Sản).
Vì thế, sau khi phát triển được hơn 30 năm, nay kinh tế Trung Quốc bị xuống dốc và xã hội Trung Quốc rối bời: đạo đức suy vi, người bóc lột người nên giàu thì giàu quá, nghèo thì nghèo quá, dân chúng bất mãn, oán hận. Khổng và Mao khác nhau ở chỗ một đằng theo chủ nghĩa tôn quân, một đằng theo chủ nghĩa cộng sản nhưng giống nhau ở chỗ tạo ra các chế độ phong kiến: quân chủ phong kiến, cộng sản phong kiến. Mao, Đặng vượt Khổng, Mạnh vì Khổng Mạnh phải mất hàng ngàn năm mới tạo ra tầng lớp cường hào ác bá cướp bóc nhà cửa, ruộng đất của dân chúng trong khi Mao Đặng với chủ nghĩa Cộng Sản, chỉ mất vài chục năm! Không biết bao giờ dân tộc Trung Hoa mới thoát ách Cộng Sản để có đời sống tự do và phát triển, còn hiện nay thì đang gặp nhiều vấn đề nan giải.
I - Kinh Tế Trung Quốc: Một cơn mộng du?
Trước khi ông Tập cận Bình lên thay thế ông Hồ cẩm Đào nền kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu xuống dốc và xã hội đầy xáo trộn. Ôn Châu là thành phố phát triển nhanh nhất lúc kinh tế đang đà đi lên nhưng cũng là thành phố tiêu biểu lúc kinh tế bắt đầu xuống dốc: Vỡ nợ, thất nghiệp, dân tháo chạy, trong thành phố nhiều khu vực bỏ hoang! Người dân Ô Khảm tỉnh Quảng Đông nổi lên đòi nợ máu "Huyết trái huyết hoàn" và truất phế chính quyền Cộng Sản thay vào chính quyền do dân Ô Khảm bầu lên. Phong trào lan nhanh sang những làng xã lân cận làm Bắc Kinh phải xuống nước chỉ thị cho tỉnh Quảng Đông tìm cách ngăn chặn và hòa giải, xoa dịu dân chúng. Câu nói nổi tiếng mô tả Trung Quốc lúc bấy giờ của ông Chu minh Quốc, Bí Thư thành phố Lục Phong, tỉnh Quảng Đông: "Trung Quốc như một quả táo, vỏ ngoài còn tươi nhưng bên trong đã rũa nát".
Từ khi ông Tập cận Bình thay ông Hồ cẩm Đào đến bây giờ, qua 3 năm, một mặt phải tả xung hữu đột thanh toán phe Giang trạch Dân dưới hình thức diệt trừ tham nhũng để lấy lòng dân, một mặt lo đối phó với tình trạng suy thoái kinh tế càng ngày càng trầm trọng.
Lúc cao điểm là khoảng từ 2002 – 2008 tăng trưởng GDP của Trung Quốc đạt 10,8%. Khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 làm tăng trưởng năm 2009 rớt xuống 9,2%. Năm 2010 bùng lên được 10,3% mấy tháng đầu nhờ có 800 tỷ đô la đổ vào kích thích nhưng 3 tháng cuối năm (quý 4) tụt xuống 9,7% để từ từ suy giảm. Năm 2011 mức tăng trưởng lần lượt qua 4 kỳ 3 tháng (quý) là 9,7% - 9,6% - 9,4% - 9,2%, qua năm 2012 sự xuống dốc thật đáng quan ngại: 8,1% - 7,8% - 7,7% - 7,8%... Năm 2015 mức tăng trưởng chỉ còn 6,9%, 3 tháng đầu năm 2016 là 6,5%. Đó là những con số chính thức của nhà nước Trung Quốc công bố. Nhiều cơ quan và các nhà nghiên cứu cho rằng năm 2015 mức tăng trưởng của nước này chỉ từ 3,6 đến 4%, thậm chí có thể là 0% vì những con số thống kê của Trung Quốc “do con người làm ra và vì vậy không đáng tin cậy”, Lý khắc Cường khi còn là Bí Thư Tỉnh Ủy Liêu Ninh năm 2007 nói với đại sứ Mỹ. Tức là nó không phải sự thật, những con số tuyên truyền hay những số liệu “phục vụ cho các mục tiêu chính trị” theo tiến sĩ Tạ Điền. Thời Mao các đài phát thanh ngày nào cũng ra rả nông nghiệp vượt chỉ tiêu, tăng gia năng xuất 20%, 30%... mà dân chết đói như rạ, 37 triệu người thời Bước Tiến Nhảy Vọt.
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 làm cho Trung Quốc bắt đầu suy sụp dù đã đổ ra gần 1.000 tỷ USD cứu vãn nhưng không có hiệu quả. Tờ Le Monde ra ngày 29-11-2011 cho rằng tháng 11/2011 là tháng Trung Quốc bị xáo trộn nhất, mở đầu tại Ôn Châu rồi lan ra các thành phố khác ở Quảng Đông, Quảng Tây, Chiết Giang... Các công ty vỡ nợ hàng loạt, chủ bỏ trốn hay tự tử, công nhân biểu tình đòi trả lương. Hai tỉnh Giang Tô và Chiết Giang ngành may mặc giảm 33%, plastic 50%, cao su 60%, các xưởng đóng giày ở Hải Ninh đóng cửa tới 60%, tỉnh Quảng Đông xuất cảng giảm 9%, nhà tại 30 thành phố xuống giá, riêng Bắc Kinh tháng 10-2011 có 120.000 căn nhà không bán được, 177 văn phòng địa ốc đóng cửa.
Theo tờ Kinh Tế Thế Kỷ Thứ 21, từ đầu năm đến tháng 10-2011, riêng tỉnh Chiết Giang có 228 ông chủ bỏ trốn biết tăm, 9 ông tự tử vì thua lỗ, có trường hợp tự tử cả nhà làm chính quyền tỉnh này phải giám sát chặt chẽ 5.000 công ty còn đang hoạt động. (RFI ngày 09-12-2011)
Tập cận Bình hưởng cái di sản không có gì là tốt đẹp của Hồ cẩm Đào để lại. Kinh tế tiếp tục đi xuống, các địa phương, các xí nghiệp nợ nần chồng chất nhất là các xí nghiệp, các tập đoàn quốc doanh, cái đuôi Cộng Sản, mảnh đất màu mỡ ưu ái dành riêng cho con cái các công thần của chế độ. Những xí nghiệp này có quá nhiều ưu tiên về vay vốn Ngân Hàng, thị trường nhưng lại thường thua lỗ, tiền thuế của dân luôn phải bù đắp. Ngày 18-3-2014, Thủ Tướng Lý khắc Cường có cuộc họp báo sau khi kết thúc họp Quốc Hội kỳ 2, khóa 12 cảnh cáo sẽ có nhiều doanh nghiệp bị phá sản. Tính chung cả nợ của nhà nước và nợ của tư nhân đã lên hơn 200% Tổng Lợi Tức Quốc Gia (GDP).
Theo công ty thẩm định Tài Chánh Standard and Poor’s, các doanh nghiệp Trung Quốc “đang ngồi trên một núi nợ 13.800 tỷ USD”, cao hơn cả khối nợ của Mỹ. Năm 2008 tổng số nợ dưới dạng trái phiếu của 945 tập đoàn tham gia sàn Chứng Khoán Trung Quốc lên tới 1.820 tỷ yuan # 300 tỷ USD, năm 2014 số nợ đó lên gấp hơn 2 lần: 4.700 tỷ yuan (783 tỷ USD).
Vì vậy (năm 2014) báo chí Trung Quốc do nhà nước kiểm soát thổi lên cơn sốt Chứng Khoán làm thị trường này tăng 150% trong khoảng 1 năm tương tự như cơn sốt chim cút ở Sài Gòn năm 1970 do người Hoa trong vùng Chợ Lớn chủ động tạo ra. Chiến dịch này có 2 điều lợi: 1, đánh lạc hướng tình hình bi quan về kinh tế; 2, các xí nghiệp, tập đoàn quốc doanh kiếm được khá nhiều tiền nên nhà nước đỡ phải bù lỗ.
Có lẽ đây là một loại thuốc liều bắt buộc phải uống, vì ngân sách còn phải tăng cho Quốc Phòng do tình hình căng thẳng ở Biển Đông và Hoa Đông, nhất là cho ngành mật vụ công an để đề phòng bất ổn xã hội, lại thêm cả gánh nặng nuôi đoàn quân “Dư Luận Viên” đông đảo hơn 2 triệu mới thành lập trải từ thành thị tới nông thôn nhằm tuyên truyền và theo dõi dân chúng trong khi ngành xuất cảng liên tục giảm sút, các công ty, xí nghiệp mất khả năng thanh toán, đóng cửa hoặc thiếu thuế. Chỉ riêng 45 công ty địa ốc trong đó có các tập đoàn như Agile, Soho China, Vanke đáng lẽ phải đóng 4.600 tỷ yuan nhưng chỉ trả được 800 tỷ, còn thiếu 3.800 tỷ hay 623 tỷ USD.
Dù đã hết sức chống chọi che chắn, tất cả những khuyết điểm của nền kinh tế Trung Quốc cuối cùng cũng phải bộc lộ ra. Trước hết và mạnh nhất là thị trường Chứng Khoán được cổ võ, nâng lên trước đây thì kể từ sau ngày 12-6-2015 xẹp xuống và liên tục mất giá làm bao nhiêu người phá sản, nhiều người tự tử. Trong thời gian 2 tuần lễ, từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 - 2015 thị trường này sụt gần 30% và mất khoảng 3.800 tỷ USD. Chính quyền vội vã bơm tiền từ Ngân Hàng Trung Ương hay lấy từ quỹ hưu bổng để ngăn chặn nhưng kết quả không đạt mong muốn và tiếp tục tuột dốc. Cuối tháng 7-2015 chỉ số Composite Thượng Hải 3 lần giảm giá, có lần tới hơn 8%, hạ tuần tháng 8/2015 có 6 ngày và ngày 24-8 là Thứ Hai Đen: Composite Thượng Hải giảm 8,5%, nặng nhất trong 8 năm trước đó.
Đến đầu năm 2016 thì những chứng bệnh trầm kha của nền kinh tế Trung Quốc không còn che giấu được nữa: Hơn 70 triệu căn nhà không bán được, 50 thành phố có những khu vực là thành phố ma, ngành sản xuất thép, than dự trù sa thải 8 triệu công nhân (Rueters), hàng trăm nhà máy luyện thép, hàng ngàn mỏ than đóng cửa, ngày 15-3 nhiều ngàn công nhân than tỉnh Hắc Long Giang tràn vào các công sở đòi 6 tháng lương chưa được trả.
Ngành công nghiệp, theo tạp chí Caixin và Market Economics chỉ số sản xuất PMI 10 tháng liền giảm dưới 50, riêng tháng 12-2015 giảm xuống mức 48,5. Xuất cảng tháng 12-2015 giảm 25,4%(so với 12/2014), nhập cảng giảm 13,8%!
Ngành Tài Chánh, nợ xấu (khó đòi) của các ngân hàng Trung Quốc lên tới 1.300 tỷ USD, đồng Nhân Dân Tệ (yuan) năm 2015 phá giá 5 lần.
Ngày 26-2-2016 Thống Đốc Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc Chu tiểu Xuân trấn an các nước G20 họp ở Thương Hải rằng trong thời gian tới Trung Quốc không phá giá đồng NDTệ, nhưng 3 ngày sau, 29-2 đồng NDTệ bị phá giá 0,17%, 6,545 NDTệ = 1 USD. Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc không giữ được lời hứa vì quá quẫn bách. Nợ công + nợ tư của Trung Quốc lên tới 236% GDP, Chứng Khoán trong tháng 1-2016 có 6 ngày sụt giá.
Người ta tháo chạy. Các đại công ty nước ngoài như Yahoo, Best Buy đóng cửa chạy trước, các hãng nhỏ chạy sau. Ba tháng đầu năm 2016 các công ty nước ngoài bán cơ sở, xí nghiệp thu khoảng 73 tỷ đô la để chạy (3 tháng đầu năm 2015 là 6,2 tỷ USD). Các đại gia Trung Quốc, các hoàng tử đỏ cũng tháo chạy ào ạt: 30% trong Hồ Sơ Panama mới bị tiết lộ là người Trung Quốc, trong đó có nhiều thân nhân của những lãnh tụ vô sản đã, hay đang tại chức.
Tờ Le Monde, Les Echos, Tỷ phú Soros... từng tiên đoán kinh tế Trung Quốc đang đi đến đoạn kết. Và ngày 14-4-2016, một trong những cơ quan có thẩm quyền nhất về kinh tế trên thế giới là Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) dự báo: Kinh tế Trung Quốc "sẽ không hạ cánh nhẹ nhàng" (web RFI 14/4/2016).
Lời văn thông báo giữ tính lịch sự của một cơ quan quốc tế, sự thực thì phải nói: "Kinh tế Trung Quốc sẽ hạ cánh nặng nề".
(Còn tiếp)
Phạm Hy Sơn
danlambaovn.blogspot.com
Trung Quốc đi về đâu? (Phần 2)
Phạm Hy Sơn (Danlambao)
II - Đảng Cộng Sản Trung Quốc: Con đường cùng trước mặt.
Tượng Mao trạch Đông mạ vàng, cao 37 mét, tạo dựng ở tỉnh Hà Nam mất 9 tháng, tốn 3 triệu nhân dân tệ, tương đương 500.000 USD, khánh thành tháng 12/2015, mới mấy ngày đã được lệnh phá hủy. Tượng bị cắt thành 3 khúc, vất trên xe tải chở đi.
Hơn 40 năm trước, Mao là đấng cứu tinh của nhân dân Trung Quốc, là cha già dân tộc, là vị thần linh mà mỗi người dân sau 1 ngày làm việc tới trước bức ảnh Mao treo trên tường cúi đầu, chắp tay ăn năn xám hối về những sai phạm trong ngày để xin được tha thứ. Mao Tuyển là kinh thánh đọc sớm tối, đọc để xin khỏi bệnh, đọc lúc giải phẫu mà không cần thuốc gây mê?
Tại sao đảng Cộng Sản Trung Quốc vội vã ra lệnh phá hủy tượng Mao tốn bao công của xây dựng, trong khi Mao vẫn là vị thần linh bảo trợ cho đảng Cộng Sản Trung Quốc bấy lâu nay?
Đơn giản là kinh tế Trung Quốc đang hồi xuống dốc: than, thép chất đầy trong kho, xuất cảng đình đốn, chứng khoán đổ vỡ làm hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, hàng trăm triệu nông dân ra tỉnh làm việc nay phải trở về quê quán. Tình trạng u ám không khác gì thời Bước Tiến Nhảy Vọt của những năm 1950, 1960 do Mao phát động: kinh tế càng ngày càng đi xuống với kết quả là người dân Trung Hoa phải ăn thịt người, phải chết đói 37 triệu nhân mạng.
Bức tượng vĩ đại của Mao dựng lên ở tỉnh Hà Nam mau chóng gợi lại trong tâm trí người Trung Hoa cảnh chết đói thảm khốc đã qua và tưởng đến tương lai đen tối sắp đến!
Không bám vào Mao thì đảng CSTQ không có lý do để tồn tại mà dựng tượng Mao để tôn thờ thì gặp phản ứng bất lợi trong dân chúng. Đó là lý do giải thích sự lung túng của đảng CSTQ dựng tượng rồi đập tượng trong tháng 12/2015 vừa qua.
Được thành lập năm 1921 trong khung cảnh xã hội suy kiệt, người dân nghèo đói vì bị chế độ phong kiến kìm hãm, cường hào ác bá bóc lột, dùng mọi cách cướp nhà, cướp đất... đảng Cộng Sản Trung Quốc lúc bấy giờ đưa ra khẩu hiệu tuyên truyền lật đổ phong kiến, diệt trừ cường hào ác bá, tịch thu ruộng đất của địa chủ phân phát cho dân nghèo, mọi người đều bình đẳng, tự do, dân chủ, ấm no, hạnh phúc... để lôi cuốn dân chúng.
Nhưng khi đã nắm được quyền hành vào năm 1949, những lãnh tụ Cộng Sản còn khắc nghiệt, tàn bạo gấp trăm lần vua chúa thời phong kiến, những cường hào ác bá đỏ của Cộng sản còn thủ đoạn, nham hiểm gấp mấy lần cường hào ác bá thời xưa. Những địa chủ, những người giàu có, những người chống đối không những bị xử bắn mà anh em, họ hàng con cháu bị gạt ra ngoài tất cả các sinh hoạt và đời sống, bị coi như những công dân ghẻ lở trong xã hội Cộng Sản.
Cũng chỉ vì sự độc đoán của Mao mà Bước Tiến Nhảy Vọt đưa đến gần 40 triệu người chết đói, cũng vì bảo vệ địa vị độc tôn của mình bị lung lay sau khi Bước tiến Nhảy Vọt thất bại mà Mao thanh toán các đồng chí của mình và những thành phần có tiềm năng chống đối lên tới 20 triệu người gồm cả Lưu thiếu Kỳ, Bành đức Hoài, Lâm Bưu, Chu Đức, Hạ Long...; trong dân chúng đó là những trí thức, giáo viên, giáo sư, con cháu của những địa chủ, những người chống đối đã bị xử tử. Chiến dịch thanh toán này được ngụy trang dưới chiêu bài Cách Mạng Văn Hóa từ 1966 đến 1976. (Trong lịch sử Trung Hoa không biết có ông vua nào giết dân và làm cho dân chết đói khủng khiếp như vậy không?)
Người dân Trung Hoa trong giai đoạn đó không dám nổi lên chống đối vì bị công an, mật vụ, đảng viên Cộng sản dày đặc kiềm chế, theo dõi và nhất là chế độ hộ khẩu, chế độ sổ lương thực đảng Cộng Sản kiểm soát rất gắt gao, chống đối bị cắt hộ khẩu, cắt lương thực lấy gì mà sống.
Bụng đói nhưng vẫn phải đời đời nhớ ơn Mao chủ tịch, quần áo tả tơi rét mướt nhưng vẫn phải hoan hô Đảng vinh quang. Những sự cưỡng bách tinh thần đó có tiêu diệt hẳn được sự bất mãn của người dân Trung Hoa hay chỉ tạm thời kìm hãm nó khỏi bị bộc phát?
Đất nước Trung Hoa suy bại cùng kiệt, nhưng phải đợi đến khi Mao chết năm 1976 và sau khi diệt được bọn Tứ Nhân Bang do vợ Mao là Giang Thanh cầm đầu, Đặng tiểu Bình và phe cánh phải đổi mới về kinh tế để cứu vãn sự sụp đổ của chế độ và đảng Cộng sản Trung Quốc:
“Không cải cách Trung Quốc chỉ có nước chết mà thôi!” (Đặng tiểu Bình, Nam Tuần Giảng Thoại, 1992)
Cửa mở rộng ra, thảm đỏ trải ra để tư bản các nước đem tiền của đến khai thác một thị trường lớn nhất thế giới mà xưa kia “Bát quốc liên quân” dùng súng đạn để chiếm mà không được.
Người dân Trung Hoa vốn cần cù, khéo tay, đem bán sức lao động kiếm đồng lương rẻ mạt nhưng vẫn khá hơn khi làm lao động cho các hợp tác xã nông nghiệp hay trong các xí nghiệp, nhà máy của Đảng.
Đời sống có khá hơn vì bao nhiêu ngàn tỷ đô-la đổ vào và những đồng bạc cắc rơi rớt vào tay người dân sau khi đã tràn đầy túi các lãnh đạo vô sản. Những nhà máy, những cơ sở kinh doanh mọc lên nhanh chóng, tổng sản lượng gia tăng nhưng không thể phát triển bền vững, lâu dài vì cơ chế xã hội không thay đổi, đảng CSTQ vẫn ngự trị trên xã hội Trung Quốc với tất cả đặc tính của nó như:
- Thứ nhất là tính độc tôn: đảng Cộng Sản giữ địa vị tối thượng, tự tạo ra Hiến Pháp, luật lệ bắt dân tuân phục. Mọi ý kiến khác với ý Đảng đều bị coi là bất tuân, phản động. Dự án đập thủy điện trên sông Dương Tử là 1 thí dụ. Vị kỹ sư đưa ra ý kiến về những bất lợi phải gánh hậu quả, nhưng sau khi nhà máy điện hoạt động được ít năm người ta mới thấy hậu quả tại hại của nó đối với môi trường và nông nghiệp, ngư nghiệp. Tính độc tôn truyền thống của đảng Cộng sản cộng với trình độ rất có giới hạn của những lãnh tụ vô sản “hồng hơn chuyên” này là những người lãnh đạo đất nước không có cái nhìn sâu và xa (viễn kiến), nhất là về các ngành như kinh tế, tài chánh, phát triển đòi hỏi phải có kiến thức cao để nghiên cứu và hoạch định hướng tiến lâu dài.
- Thứ hai là uy quyền tuyệt đối từ trên xuống dưới đối với người dân (trung ương, tỉnh, quận, xã), người dân làm bất cứ công việc gì cũng phải có phép, phải bị kiểm soát nên cách tốt nhất là lo lót, hối lộ. Đó là nguyên nhân của nạn tham nhũng: quyền lực đẻ ra tham nhũng.
- Thứ ba là đặc quyền đặc lợi dành cho giai cấp đảng, chỉ có đảng viên mới được giữ các chức vụ chỉ huy. Sĩ quan công an, quân đội đều là đảng viên. Con cháu các lãnh tụ lần lượt thay thế các lãnh tụ hoặc được “biên chế” vào những cơ quan, xí nghiệp có nhiều bổng lộc dù chẳng có tài cán gì, nắm quyền chỗ nào thì tan hoang chỗ đó.
Kết quả là sau hơn 30 năm phát triển Trung Quốc gặp đủ thứ rối loạn. Hơn 90% sông hồ và nước ngầm bị ô nhiễm, hơn 1/3 diện tích đất đai, phần nhiều là những vùng đất có dân cư, đất trồng trọt bị nhiễm các kim loại nặng và hóa chất độc hại. Các thành phố lớn, nhất là Bác Kinh không khí bị ô nhiễm nặng gây ra bịnh tật như ung thư, viêm phổi - có những làng ung thư ở Trung Quốc.
Về mặt xã hội, hố cách biệt giàu nghèo, nạn tham nhũng, cường hào ác bá, con cái của những cán bộ cao cấp (Lệnh kế Hoạch, tướng công an Lý Cường, tướng quân đội Lý long Giang...) thác loạn, lộng hành làm cho dân chúng bất mãn, những vụ nổi lên chống đối chính quyền càng ngày càng tăng.
Những năm 2010, 2011, 2012 mỗi năm có trên 180.000 vụ biểu tình, đốt phá công sở, lật xe công an, cho nổ bom, đốt lửa tự thiêu... vì bị kéo nhà, cướp đất, sưu thuế nặng, đòi tăng lương, chống ô nhiễm, chống công an đánh chết dân. Những vụ phản đối nhiều nhất là bị cường hào ác bá cướp nhà, cướp đất, khoảng 120.000 vụ /năm.
Khi Tập cận Bình lên cầm quyền thì: "Trung Quốc như một trái táo, vỏ ngoài còn tươi nhưng bên trong đã rũa nát." và: “Trung Quốc sẽ phải đối phó với nhiều cuộc nổi dậy trong tương lai”, lời ông Chu minh Quốc, Bí Thư thành phố Lục Phong, tỉnh Quảng Đông phát biểu cuối tháng 12/2011.
Điều này cả nhân dân Trung Quốc đều biết vì báo Nhân Dân ngày 3-11-2011, Hoàn Cầu Thời Báo ngày 25-9-2011 rồi Thủ Tướng họ Ôn đều kêu lên: nhân dân “bất mãn”, “oán ghét”, “căm thù” chế độ “và người hiểu rõ hơn hết là ông Tập cận Bình.
Đầu tháng 3/2012, Phó Chủ Tịch Trung Quốc Tập cận Bình phát biểu tại Trường Đảng về những tệ nạn trong đảng CSTQ đăng trên báo đảng Cầu Thị ngày 16-3-2012: “Thiếu lý tưởng, sa đọa, vô nguyên tắc, vô trách nhiệm xâm nhập mọi cấp đảng viên.” và: “Họ vào đảng chỉ vì được hưởng đặc quyền, đặc lợi cá nhân.”
Ai cũng biết ông này, ông nọ, báo này, báo nọ của Đảng nói ra như để xả van an toàn, cho dân hiểu rằng Đảng biết rồi, yên chí chờ Đảng sửa sai!
Nhưng dù sao thì đó cũng là sự thật và sự thật là Trung Quốc như một bãi mìn, bãi bom đụng chỗ nào cũng nổ: Nơi biên cương thì Tân Cương, Tây Tạng, Mông Cổ, bên trong thì Tứ Xuyên, Hà Bắc, Đại Liên, Thẩm Quyến, Long Thủ, Ô Khảm... hoặc tự thiêu, hoặc tấn công đồn bốt công an, hoặc đòi trả nợ máu, “huyết trái huyết hoàn”, lật đổ chính quyền địa phương.... Đối với đảng CSTQ, cách tốt nhất là tạm lùi xa (bãi mìn) để tìm cách tháo gỡ.
Khi lên cầm quyền, Tập cận Bình của Đảng CSTQ thay đổi chiến thuật: Một mặt xoa dịu tập thể dân chúng bằng cách bớt đi những vụ cướp nhà, cướp đất - một mặt mở chiến dịch bài trừ tham nhũng nhưng thực tế là một cuộc thanh trừng nội bộ khốc liệt giữa phe Ôn, Tập và phe Giang trạch Dân, Chu vĩnh Khang, Bạc hy Lai. Nếu Chu, Bạc có 5,10 tỷ USD thì riêng gia đình Ôn đã có hơn 2 tỷ, gia đình Tập 3,4 trăm triệu đô la. Do đó tham nhũng, cường hào ác bá vẫn còn, dân chúng vẫn nổi loạn. Cuộc thanh trừng chưa chấm dứt, Tập càng ngày càng lộng vì quyền hành đã nắm vững làm giới đảng viên, giới thái tử đỏ lo lắng và bắt đầu tỏ thái độ chống đối.
Nhưng điểm quan trọng nhất là Tập không đảo lộn được tình hình kinh tế đang suy thoái trầm trọng. Sự tăng trưởng GDP đều đều giảm sút, chỉ số sản xuất PMI hạ thấp liên tục, xuất cảng trì trệ, thị trường Chứng Khoán mất giá, đồng Nhân Dân Tệ phá giá, giới kinh doanh trong nước và ngoài nước ào ào tháo chạy: năm 2015 có 1.000 tỷ đô la ra khỏi Trung Quốc. Than, thép, cement, hóa chất đầy kho nhưng vẫn phải sản xuất để công nhân không bị thất nghiệp, không nổi loạn. Bảy mươi triệu căn nhà không bán được, nợ Ngân Hàng, nợ nhà nước chồng chất. Sản xuất giảm, xuất nhập cảng giảm nên thuế không thu được trong khi phải tăng ngân sách cho quân đội và công an, hai lực lượng bảo vệ sự sống còn của Đảng.
Nếu trước đây chính quyền Bắc Kinh đưa ra khẩu hiệu "Ổn định để phát triển" làm lý do đàn áp dân, thì nay không thể nêu khẩu hiệu "Ổn định để thụt lùi" làm lý do giữ cho xã hội ổn định và đảng Cộng Sản thong dong ngồi trên đầu dân.
Những trái bom 1.000 cân nổ chậm Mông Cổ, Tân Cương, Tây Tạng bên hông - Dân chúng bất mãn, căm phẫn, đụng đến là biểu tình chống đối - Biển Đông, Biển Bắc tự làm thành chảo dầu sôi, tàu bè súng ống ngợp trời, hoả tiễn tua tủa từ Nhật qua Đài Loan, Phillippines, Indonesia, Mã Lai - Kinh tế sa sút, Tập cận Bình đối phó cách nào để Trung Quốc ổn định, đảng CSTQ khỏi đi theo bước chân của Liên Xô, Ba Lan, Roumanie, Đông Đức?
Thực ra sự sụp đổ của Trung Quốc đã được 1 thái tử Đảng là Trung Tướng Lưu á Châu, con rể Lý tiên Niệm tiên đoán từ 5, 7 năm trước và những tờ báo có uy tín trên thế giới như Le Monde, Wall Street Journal, Les Echos, Le Figaro... đã có những bài viết nói về đề tài này.
Mới đây nhà nghiên cứu nổi tiếng của Trung Tâm Nghiên Cứu An Ninh Hoa Kỳ, Robert D. Kaplan trong bài Eurasia’s Coming Anarchy (Sự hỗn loạn vô chính phủ sắp tới của lục địa Âu - Á) đăng trên Tạp Chí Foreign Affairs số tháng 3&4 năm 2016 tiên đoán Nga và Trung Quốc, do sự suy thoái về kinh tế và chế độ độc đoán sẽ tạo ra những hỗn loạn, tan rã trong tương lai gần và đề nghị chính phủ Mỹ nên sửa soạn kế hoạch ứng phó với tình thế mới.
Tình hình Trung Quốc sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến Việt Nam. Những nhà chính trị Việt đã nghĩ đến kế hoạch đáp ứng chưa và những người cầm quyền ở Hà Nội có biết rằng nếu tình hình Trung Quốc xảy ra như dự đoán thì những lời thề nguyền ở Thành Đô năm xưa liệu có còn giữ được đến lúc đầu bạc răng long?
Cách tốt nhất là đảng CSVN hãy quay trở về với dân tộc để chuộc lại những lỗi lầm đã phạm phải từ xưa tới nay.
Bài đã đăng: http://danlambaovn.blogspot.com/2016/05/trung-quoc-i-ve-au.html
Phạm Hy Sơn
danlambaovn.blogspot.com
Posted by sontrung at 12:55 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 418
BIỂN ĐÔNG
Washington thống lĩnh « liên minh phòng thủ » chống Trung Quốc
Tú Anh Đăng ngày 31-05-2016 Sửa đổi ngày 31-05-2016 17:00
media
President Barack Obama (2nd R) speaks during a bilateral meeting with Vietnam's President Tran Dai Quang (not pictured), accompanied by National Security Advisor Susan Rice, Secretary of State John Kerry (3-R) at the presidential palace in Hanoi, 23/05/16REUTERS/Carlos Barria
Trong khi mối đe dọa hòa bình, theo giới chuyên gia địa chính trị, phải xuất phát từ vòng cung khủng hoảng Hồi giáo võ trang, kéo dài từ Maroc đến Pakistan, thì mầm chiến tranh lại đến từ một vùng kinh tế trù phú, đó là châu Á. Chúng ta không thấy vì chúng ta bị khói lửa khủng bố che mắt. Nhưng một người đã thấy bên trên « cơ xưởng thế giới » là một đám mây mù chiến tranh : tổng thống Mỹ Barack Obama.
Chính phủ xã hội Pháp trước áp lực đình công. Chế độ cánh tả Venezuela trước nguy cơ sụp đổ gần kề.Thánh chiến Daech bị phản công ở Trung Đông. Trung Quốc trong vũng lầy than đá. Chiến lược « xoay trục » xuyên suốt của Barack Obama ngăn chận tham vọng bá quyền của Bắc Kinh là để bảo vệ phồn vinh của Châu Á. Trên đây là một số chủ đề của báo chí Pháp ngày 31/05/2016.
Tình hình xã hội tại Pháp có rối như tơ vò hay không ? Gần đến Cúp bóng đá châu Âu và mùa nghĩ Hè, mùa bãi trường, nhưng phong trào chống dự luật lao động không giảm áp lực. Nêu đích danh thủ tướng Manuel Valls và tổng thư ký Tổng Liên đoàn Lao động CGT, ông Philippe Martinez, Libération cho rằng thái độ không khoan nhượng của đôi bên là nguyên do gây bế tắt hiện nay. Với tựa « Lối ra là ở đây » nhật báo cánh tả cảnh báo hai bên coi chừng « ngã về không » : CGT không đòi được gì mà còn mất uy tín. Phía chính quyền cánh tả coi chừng thảm bại trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới.
Trong khi Libération « thăm dò » một số giải pháp để thoát ngõ cụt tránh cho đất nước bị tê liệt vì đình công, thì Le Figaro, cánh hữu, cho biết tổng thống François Hollande sẽ ký một loạt ngân phiếu. Đây là chiến thuật « gỡ ngòi nổ » xoa dịu một số thành phần nghề nghiệp đang tranh đấu đòi tăng lương, như ngành giáo dục ; chống giảm ngân sách như giới nghiên cứu, hay muốn bảo vệ thụ đắc an sinh xã hội như giới nghệ sĩ công nhật.
Nhật báo Công giáo La Croix không bàn luận đến những toan tính chính trị của các phe, nhưng tập trung vào căn nguyên nguồn cội : hai chủ trương, hai logic. Theo La Croix, nếu chỉ nghe tranh cãi giữa chính phủ và các công đoàn với nhau thì không thể hiểu tại sao dự luật lao động lại bị chống đối. Trên thực tế, bất đồng then chốt nằm ở trong điều 2 về thời lượng làm việc.
Dự luật muốn dành ưu tiên cho nghiệp đoàn đàm phán với chủ nhân. Công đoàn CFDT gần quan điểm với đảng Xã hội đã đồng ý sau khi chính phủ thêm vào các chốt chận bảo vệ nhân viên. Ngược lại, CGT, thân với đảng Cộng sản, cương quyết khước từ vì e rằng công nhân một mình không đủ sức đưong đầu với xí nghiệp, cần phải bảo vệ bằng luật nghiêm minh. Nói tóm lại, nước Pháp bị phân chia giữa hai « triết lý lao động đối nghịch ». Một bên là xu hướng nhà nước phải can thiệp, còn bên kia đặt tin tưởng vào giá trị của hợp đồng, tuy bất trắc nếu chủ nhân không tuân thủ, nhưng có thể nẩy sinh ra nhiều mới mẽ, nhật báo Công giáo kết luận.
Còn theo Les Echos, lãnh đạo CGT, trong cuộc tranh luận tối thứ hai với lãnh đạo công đoàn CFDT đã chấp thuận không đòi rút bỏ toàn bộ dự luật lao động nữa. Không rõ đây là lời hứa thật hay chỉ là chiến thuật nước đôi trước cuộc họp với chính phủ. Le Monde thì chọn tuyên bố của chủ tịch nghiệp đoàn chủ nhân lên án lãnh đạo CGT là « kẻ côn đồ », làm tựa trên trang nhất.
Obama kéo Hà Nội vào liên minh chống Trung Quốc
Người đưa ra nhận định này là nhà phân tích địa chính trị Pháp Renaud Girard trên trang « Ý kiến » của Le Figaro.
Trong bài « Khúc quanh châu Á của Washington », tác giả cho rằng an ninh thế giới đụng đầu với sự mâu thuẫn. Trong khi mối đe dọa hòa bình, theo giới chuyên gia địa chính trị, phải xuất phát từ vòng cung khủng hoảng Hồi giáo võ trang, kéo dài từ Maroc đến Pakistan, thì mầm chiến tranh lại đến từ một vùng kinh tế trù phú, đó là châu Á. Chúng ta không thấy vì chúng ta bị khói lửa khủng bố che mắt. Nhưng một người đã thấy bên trên « cơ xưởng thế giới » là một đám mây mù chiến tranh : tổng thống Mỹ Barack Obama.
Tổng thống Mỹ hiểu rõ nguy cơ này và đã đi công du Việt Nam và Nhật Bản từ 21 đến 28/05. Tại Hà Nội, ông thông báo bỏ cấm bán vũ khí cho Việt Nam, trong khi lệnh cấm này vẫn còn hiệu lực với Trung Quốc. Theo một kết quả thăm dò ý kiến, 78% người Việt mến mộ nước Mỹ. Tại sao ? Tại vì chính sách bá quyền của Trung Quốc làm Việt Nam lo sợ hơn là dư âm của cuộc chiến tranh đẩm máu trong thập niên 1960. Hành động xâm lấn biển đảo của Bắc Kinh làm cho người Việt Nam lo âu, nhất là trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc độ có thể làm cho Tập Cận Bình, vì muốn củng cố quyền lực bên trong, sẽ sử dụng chiến thuật đánh lạc hướng dư luận trong nước bằng hành động hung hăng ở bên ngoài.
Trong tình thế căng thẳng này, Hoa Kỳ được Việt Nam xem là một đồng minh đáng quý. Hà Nội biết rằng Washington không tìm cơ hội gây chiến với Việt Nam, trong khi không có gì bảo đảm là Trung Quốc không đánh Việt Nam một lần nữa như đã tấn công vào năm 1979.
Trong địa chính trị, mối hận thù lịch sử bao giờ cũng sâu đậm hơn xung khắc nhất thời đến từ một lục địa khác.
Thái độ thực tiễn của tổng thống Mỹ đã xóa tan những lời chỉ trích là ông không có chính sách ngoại giao. Đúng là ông đã làm ngơ trước những khó khăn kinh tế của châu Âu. Đúng là ông thất bại trong các hồ sơ Ả Rập. Nhưng tổng thống Mỹ đã gặt hái thành công trong ba hồ sơ quốc tế khác : hoà giải giữa Bắc Mỹ với châu Mỹ la tinh, giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran và kéo cường quốc vùng Ba Tư vào bàn cờ khu vực.
Cuối cùng, ông đã thành công đưa nước Mỹ vào vai trò chủ động tại châu Á. Bằng cách nào ? Tổng thống Obama biết phối hợp cương nhu với Trung Quốc. Đối với quần đảo Senkaku/Điếu ngư, tổng thống Mỹ tuyên bố bảo vệ đồng minh Nhật Bản, nhưng ông cũng tỏ thái độ tôn trọng Trung Quốc, khi cho rằng hãy để cho Toà án trọng tài La Haye phân xử ai là chủ nhân.
Từ nay, các nước châu Á tìm sự trợ giúp của Mỹ. Washington đã thật sự lãnh đạo một liên minh bán chính thức chống Trung Quốc gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei, Singapore, Đài Loan, Philippines và Úc (mới mua 12 chiếc tàu ngầm của Pháp), và New Zealand.
Chiến thuật của Việt Nam trong thế liên hoàn
Theo nhà báo Renaud Girard, Việt Nam là cột trụ trong chiến lược đê điều bao vây Trung Quốc. Ở biển Đông giàu tài nguyên, Việt Nam là mục tiêu số một của lòng tham Trung Quốc. Ở thế yếu, Việt Nam chọn chiến lược của kẻ yếu đối với kẻ mạnh. Trong lãnh vực ngoại giao, Việt Nam dựa vào hai cường quốc là Nga và Mỹ. Dựa vào Nga để « giảm nhiệt » Trung Quốc, vì Matxcơva hiện nay là bạn của Bắc Kinh. Hải quân Việt Nam cũng bắt đầu thao dượt chung với Mỹ. Về quân sự Việt Nam tăng cường vũ trang, nhập khẩu vũ khí tăng 700% chỉ trong vòng 4 năm từ 2011 đến 2015.
Trong thế trận này, Việt Nam biết mình không đủ sức tấn công Trung Quốc, nhưng phải chuẩn bị « cơ bắp » để có thể trả đòn và chiến thắng, khi Trung Quốc tấn công như trường hợp 1979.
Trung Quốc, thủ phạm gây ô nhiễm không khí
Trên trang quốc tế, Libération đưa tin quân đội Irak vào được Falloujah thành trì của Daech, cách Bagdad 5 cây số. Cựu tổng thống Tchad, Hisséne Habré trả giá cho chế độ độc tài của ông với bản án chung thân. Liên quan đến môi trường, nhật báo cánh tả dành hai trang để giải thích vì sao Trung Quốc bị tố gây ô nhiễm không chỉ cho nước mình mà còn cả Hàn Quốc.
Vì lời hứa giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, Bắc Kinh buộc đóng cửa hàng loạt mỏ than đá. Chỉ cách nay 10 năm, chủ mỏ than có tiếng là những tay giàu có. Ngày nay, công nghiệp than đá của quốc gia sử dụng năng lượng gây ô nhiễm hàng đầu thế giới xuống dốc thê thảm. Từ 25.000 mỏ xuống 10.000, một con số vẫn còn quá lớn. Dù vậy, hệ quả xã hội được dự báo rất nghiêm trọng theo con số của chính phủ :1,3 triệu người bị sa thải.
Venezuela bên bờ vực thẩm
Thời sự châu Mỹ la-tinh cũng chiếm nhiều trang báo Pháp hôm nay. Xin điểm hai tựa tiêu biểu trên Le Monde : « Văn hóa hãm hiếp » bị tố cáo ở Brazil sau vụ một thiếu nữ bị 30 thanh niên tấn công. « Venezuela trong tình trạng nổ bùng ». Dầu hỏa rớt giá cộng với lạm phát phi mã và khủng hoảng chính trị ở Venezuela, theo nhật báo độc lập, là chuyện tất yếu. Nhân danh xã hội chủ nghĩa, nhà nước tóm thâu tài sản quốc gia . Chính quyền Venezuela áp dụng một chủ nghĩa xã hội cổ lỗ : quốc hữu hóa, kiểm soát siêu thị, kiểm soát giá cả, kiểm soát hối đoái.
Dân chúng đặt hàng loạt câu hỏi gây bối rối cho chế độ : Tiền bán dầu hỏa chạy đi đâu trong mấy năm nay ? Vì sao siêu thị khan hiếm hàng hóa , thực phẩm? Vì sao chợ đen nở rộ và ai là kẻ thủ lợi ?
Theo Le Monde, do quan chức chế độ không phải là những người dậy từ mờ sáng xếp hàng chờ mua nhu yếu phẩm hay ra đường ban đêm, nên chẳng quan tâm gì đến nổi thống khổ của người dân thiếu ăn và bị cướp bóc.
Tổng thống Maduro quy cho CIA âm mưu khuynh đảo, nhưng theo Le Monde, Hoa Kỳ và các quốc gia láng giềng của Venezuela tìm cách giúp chính quyền và đối lập đối thoại. Nếu đối thoại không thành công thì Venezuela khó tránh được thảm họa trong những tuần lễ tới.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160531-washington-thong-linh-%C2%AB-lien-minh-phong-thu-%C2%BB-chong-trung-quoc
VTV viết tựa sai về G7 và Biển Đông?
2 giờ trước
mage copyright Getty
Image caption G7 chỉ 'bày tỏ quan ngại về Biển Đông và biển Hoa Đông'
Một tựa đề trên trang mạng VTV viết về hội nghị G7 tại Nhật Bản và vấn đề Biển Đông bị phê là dịch sai.
Bản tin hôm 26/05/2016 của VTV viết "G7 tuyên bố đóng vai trò lãnh đạo giải quyết vấn đề Biển Đông" dù bản tiếng Anh của thông báo mà G7 đưa ra không nói như thế.
Điều này đã có một số người trong cộng đồng mạng tiếng Việt chỉ ra.
Nội dung trong bài của bản tin VTV cũng viết tương tự rằng:
"Các nhà lãnh đạo G7 đã kết thúc ba phiên thảo luận đầu tiên và sắp bước vào phiên ăn tối kết hợp thảo luận - phiên thảo luận cuối cùng trong Hội nghị Thượng đỉnh G7 ngày 26/5."
"Tới thời điểm này, các nước G7 tuyên bố phải đóng vai trò lãnh đạo các nỗ lực quốc tế để giải quyết vấn đề Biển Đông."
Tuy thế, trong tuyên bố chung của lãnh đạo khối G7 họp ở Ise Shima không có câu nào như thế.
Làm mềm quan điểm
Họ chỉ bày tỏ quan ngại về tình hình căng thẳng ở cả hai vùng biển Hoa Đông và Nam Trung Hoa (theo tên tiếng Anh của Biển Đông):
"Chúng tôi quan ngại về tình hình ở biển Hoa Đông và Nam Trung Hoa, và nhấn mạnh tầm quan trọng cơ bản của cách quản trị và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình."
Image copyright VTV
Image caption Bản tin đăng ngày 26/5/2016 trên trang mạng của VTV, tính đến đêm muộn 31/5 vẫn giữ nguyên dòng tựa đề sai
Ngoài ra, G7 cũng nhấn mạnh đến pháp quyền trên biển, các quyền tự do hàng hải, hàng không.
Báo chí Nhật có trích dẫn quan chức nước này nói Thủ tướng Shinzo Abe đã "dẫn cuộc thảo luận" (led discussion) về hai vùng biển trên tại hội nghị G7.
Nhưng điều này không có nghĩa là G7 nhận vai trò "lãnh đạo các nỗ lực quốc tế" để giải quyết vấn đề Biển Đông như VTV đăng tải.
Đây không phải là lần đầu tiên dư luận chú ý đến bản tin quốc tế của VTV.
Hồi tháng 5/2015 bản tin quốc tế của đài này chiếu cả hình Tổng thống Barack Obama đón nhà bất đồng chính kiến Việt Nam, ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải tại Nhà Trắng.
Image copyright XINHUA
Image caption TQ đã bay ra Trường Sa sau khi xây sân bay lớn
Trên thực tế, theo báo Hong Kong viết, các lãnh đạo cao nhất gồm các tổng thống, thủ tướng những nước trong khối G7 đã chọn quan điểm "mềm mỏng" hơn so với thông cáo của các bộ trưởng G7 trước đó.
Các bộ trưởng G7 nhắc đến "các biện pháp gây sức ép, đe dọa và khiêu khích đơn phương" tại Biển Đông, với ngôn từ mà trang South China Morning Post cho là "ám chỉ Trung Quốc".
Các lãnh đạo G7 cuối cùng chỉ nói là họ "quan ngại" về tình hình căng thẳng nói chung mà không nêu tên quốc gia nào.
Dù vậy, Trung Quốc, qua lời nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, bà Hoa Xuân Oánh đã lên tiếng chỉ trích trực tiếp Nhật Bản và G7.
Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI) trích lời bà Hoa Xuân Oánh:
"Làm nước đăng cai G7, Nhật Bản đã làm thổi lên vấn đề Biển Nam Hải (là tên mà Trung Quốc dùng để gọi Biển Đông) và làm bùng thêm căng thẳng. Trung Quốc cực lực bày tỏ thái độ bất bình với Nhật Bản và những gì G7 vừa làm."
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/05/160531_vtv_current_affairs_g7
Posted by sontrung at 12:43 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 418
QUÂN TRUNG CỘNG THAM DỰ CHIẾN TRANH VIỆT NAM
Tài liêu quan trọng: 320.000 lính Trung cộng giả trang Bộ đội tham chiến tại Việt Nam !!!
Năm 1989, Trung Quốc lần đầu tiên thừa nhân gởi 320.000 quân qua tham chiến ở Việt Nam trong năm 1965-1968 và viện trợ Hà Nội 20 tỷ đô la – Liên Xô viện trợ 11 tỷ đô la Posted by hoangtran204 on 04/01/2014
Thế là đã rõ: Đảng CSVN không phải là lực lượng duy nhất có công lao chống Mỹ như lâu nay vẫn kể công. Ông HCM, Lê Duẩn, và Đảng CSVN đã mời 320.000 quân Trung Quốc đã qua VN trong thập niên 1960s. Đảng CSVN và Nhà Nước chỉ là bọn cõng rắn cắn gà nhà, là bọn mãi quốc cầu vinh; đảng CSVN đã mời TQ qua VN để chúng có cớ chiếm HS, TS, Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, Móng Cái, Núi Lão Sơn… và nhiều đất đai biên giới phía bắc.
Đảng đã mời 320.000 quân Trung Cộng và một số lượng không rõ lính Bắc Triều Tiên, và Liên Xô đến Miền Bắc trong thời gian 1964-1975 để cùng nhau chống Mỹ. Trung Quốc “đã viện trợ 20 tỷ USD cho quân đội chính quy Bắc Việt của Hà Nội và các đơn vị quân du kích Việt Cộng. “
Đánh Điện Biên Phủ thì đảng CSVN cầu viện quân đội Trung Cộng qua đánh giúp. Quân đội Trung Cộng và các tướng lãnh La Quý Ba, Trần Canh, đã giúp đánh trận Điện Biên Phủ 1954.
Chiếm được Miền Bắc năm 1954 là nhờ Trung Quốc điều đình với Mỹ và Pháp qua Hiệp Định Geneve 20-7-1054
Qua đến cuộc Chiến Tranh Việt Nam 1954-1975, Đảng CSVN và ông HCM lại cầu viện ngoại quốc qua giúp đỡ đánh chiếm Miền Nam. Lần này, có quân Trung Cộng, quân Liên Xô, và quân lính Bắc Triều Tiên. Trung Quốc viện trợ 20 tỷ Mỹ kim, Liên Xô viện trợ cho VN nhiều hơn TQ nhưng chưa bao giờ tiết lộ, gần đây chỉ nhắc đến 11,5 tỷ Mỹ kim (xem cuối bài).
Tóm lại: Với nhiều sự kiện lịch sử ngày càng nhiều và cho thấy rằng: Đảng CSVN không phải là lực lượng duy nhất chống Mỹ và đánh chiếm Miền Nam VN như lâu nay vẫn kể công nhằm mục đích giành quyền lãnh đạo Việt Nam vô thời hạn!
Mời các bạn đọc các bài báo liên quan đến vấn đề này dưới đây... (tiếp theo)
~~~~~~~~~~~~~~~~~~
CHINA ADMITS IT SENT TROOPS TO FIGHT THE U.S. IN VIETNAM
http://www.deseretnews.com/article/46743/CHINA-ADMITS-IT-SENT-TROOPS-TO-FIGHT-THE-US-IN-VIETNAM.html?pg=all
China has admitted for the first time that it sent more than 300,000 combat troops to Vietnam to fight against U.S. forces and their South Vietnamese allies.
Th semiofficial China News Service said Tuesday in a report monitored in Hong Kong that China sent 320,000 soldiers to Vietnam during the 1960s. It also spent over $20 billion to support Hanoi's regular North Vietnamese Army and Viet Cong guerrilla units.The agency report cited "The History of the People's Republic of China," published by the official State Archives Publishing House, as saying that more than 4,000 Chinese soldiers were killed in the war.
Fighting finally ended when victorious North Vietnamese tanks battered their way into the grounds of Doc Lap Palace in Saigon on April 30, 1975.
During the war China repeatedly denied U.S. allegations that its soldiers were operating in Vietnam.
U.S. intelligence reports at the time spoke of U.S. combat units finding soldiers dressed in Chinese combat gear and wearing Chinese insignia.
During the 10 years of direct U.S. involvement American troop levels reached over 500,000. Estimates of North Vietnamese Army units varied, but Hanoi maintained throughout the war its soldiers went only as volunteers to help the southern Viet Cong guerrilla movement.
Units from South Korea, Australia and New Zealand fought alongside U.S. and South Vietnamese soldiers, with logistical support from Thailand and the Philippines.
Both presidents Lyndon Johnson and Richard Nixon were extremely wary of allowing U.S. aircraft to bomb too close to the Chinese border with North Vietnam for fear of involving the Chinese on a larger scale.
But pressure groups seeking news on Americans listed as missing-in-action in Indochina say a small handful of U.S. pilots bailed out over Chinese territory after their planes were hit by Vietnamese ground fire.
Posted by sontrung at 12:11 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 418
NGUYỄN THỊ CỎ MAY * CÁ CHẾT
Hôm nay, cá chết
Nguyễn thị Cỏ May
Theo nhiều tin tức mới thì tới nay, cá chết đã lan rộng tới Đà nẳng . Có tin nói đã tới biển Nha trang . Về mức độ nghiêm trọng thì phải nói đây là một thảm nạn xảy ra lần đầu tiên ở Việt nam . Vì quan hệ « Sông liền sông, Núi liền núi » . Người dân, ai cũng biết đó là do chất độc hóa chất của nhà máy Formosa ở Vũng Áng thải ra qua một ống cống có đường kính khổng lồ. Dân chúng trên cả nước xuống đường biểu tình phản đối với thái độ khẩn trương nhưng nhà cầm quyền cộng sản vẫn giử thái độ ứng xử binh thản . Như không có chuyện gì xảy ra .
Hay thiệt !
Sự trầm tỉnh này còn thấy rỏ khi hiện tượng cá chết đã xảy ra, dân chúng đã la ó, thì hơn hai tuần sau, nhà cầm quyền mới từ từ lên tiếng, nêu lý do xa vời « do tảo nở, dòng thủy triều đỏ » để giải thích trấn an dân chúng .
Cho tới nay, nhà cầm quyền ở Hà nội vẫn chưa nói rỏ thủ phạm cá chết trên biển là gì ? Là ai vào đây ?Nhắc lại khu kỷ nghệ Vũng Áng
Có tin, với cả hình ảnh kèm theo rất thuyết phục, « Vũng Áng là Tô giới Trung quốc » . Tô giới trung quốc ngay trên lãnh thổ Việt nam, một quốc gia độc lập, được sao ? Tô giới là một sự kiện pháp lý . Vậy phải có văn bản qui định lý do tô giới . Ai dã trông thấy tài liệu này ? Chuyện xảy ra lúc nào, ở đâu ? Tầm bảng dựng lên, với cổng lớn vắt qua đường, có ghi rỏ « Tô giới Trung quốc . Cấm người Việt nam lai vảng » là sự thật hay lại thứ sản phẩm của photoshop ?
Đây là chuyện nghiêm trọng, chết sống của dân tộc, chắc không ai dám dựng chuyện lên để khiêu khích hoặc gây thêm căm thù Tàu . Thật ra mọi người Việt Nam, ai cũng đang căm thù Tàu cộng tới tận cổ rồi . Ngoại trừ người cộng sản . Đúng vậy vì tên Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Hà Tỉnh, đã có thể nói được với dân chúng « Cứ yên tâm ăn cá, tắm biển ở Vũng Áng » .
Mặc dầu Vũng Áng không phải là tô giới trung quốc đi nữa, nhưng số nhà thầu trung quốc và công nhơn trung quốc chiếm đa số thì đây cũng biến thành một vùng lãnh thổ việt nam mất chủ quyền về xã hội và cả chánh trị . Nhưng chưa mất nước hẳn !
Formosa
Tập đoàn Formosa là một đại công ty có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Công ty Formosa đã nhận giải “ Hành tinh đen” năm 2009 . Đây là một giải do Ethecon – tổ chức bảo vệ môi trường ở Đức dành cho những cá nhân hay tổ chức có thành tích “ đóng góp” vào việc phá hủy môi trường .
Tập đoàn Formosa, tên đầy đủ là Formosa Plastics Group (FPG), là một tổ hợp công nghiệp đa ngành của Đài Loan (hóa, dầu mỏ, chất dẻo, công nghệ sinh học, nhà máy phát điện, máy móc điện tử, quang sợi, công nghiệp ô tô…).
Cùng với các thành tựu rất lớn đóng góp vào công nghiệp hóa Đài Loan, tập đoàn này cũng mang nhiều tai tiếng về vi phạm môi trường tại chính Đài Loan cũng như một số nước khác .
Tại Đài Loan, các nhà khoa học của Đại Học Quốc Gia Đài Loan đã công bố về ô nhiễm các chất gây ung thư và phá hủy mô gan, do công nghệ cracking dầu mỏ của Formosa tại Yulin gây ra .
Và hiện tại,Việt Nam có 196 Khu công nghiệp, Khu chế xuất, … mọc rải rác từ Bắc chí Nam, làm ô nhiễm hầu hết các sông ngòi, đất đai chung quanh…vì có thể nói 99% Khu công nghiệp nầy đều không có hệ thống thanh lọc phế thải cho nên phế thải đặc, lỏng, khí đều được thải thẳng vào môi trường (Ts Mai Thanh Truyết, Blog mtt) .
Formosa hoạt động chùa
Theo một thông tin nhận được từ một giới chức cao cấp, Giáo sư và Đại biểu chánh phủ, ở Hà nội, gởi cho người em dâu ở Pháp, thì Formosa đang « hoạt động chùa » ở Vũng Áng !
Qua vụ cá chết hàng loạt, người ta đều quan tâm tới Công ty Formosa nhưng hiểu mối quan hệ, nguồn gốc của Tập đoàn TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh lại là một bí hiểm sâu kín khác .
Chủ Công ty Formosa là ông bà Wang Yung-ching, tỷ phú ở Đài loan . Ông Wang mất năm 2008, hưởng thọ 91 tuổi . Hai người có 2 con trai, 8 con gái . Ông Wang lấy tỳ thiếp, có người con trai lớn tên là Winston Wang, làm Chủ tịch Formosa Plastics Group và là bạn thân của Jiang Mìanheng, con trai của Jiang Zemin (Giang Trạch dân, cựu Chủ tịch đảng cộng sản trung quốc)) .
Hai người cùng sáng lập Công ty Trung quốc Grace Semiconducteur Manufacturing chuyên sản xuất linh kiện điện tử cho Bộ Quốc phòng trung quốc, đặt cơ sở tại Shanghai .
William Wong, Chủ tịch Formosa Chemicals & Fibre, là cháu của ông Wang Yung-Ching, cùng với cậu là Winston Wang, Chủ tịch Formosa Plastics Group, góp vốn mở Tập đoàn Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh cấp phép đầu tư 70 năm cho Formosa, nghe nói khi chưa được chánh phủ đồng ý (?) .
Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh là một Công Ty Đài Loan, tuy nhiên sự "dây mơ rễ má" lại liên quan ruột thịt với Quốc Phòng Trung Quốc qua người chủ sáng lập . Hay đây chính là hoạt động ẩn danh của Bộ Quốc phòng Bắc kinh ?
Formosa đã được nhà cầm quyền cộng sản Hà Tĩnh cho thuê hơn 33 triệu m2 đất, thời hạn 70 năm, giá thuê đất là 80 đồng/m2/năm, giá thuê mặt nước là 10 triệu đồng/km2/năm. Khu Công Nghiệp nầy được hưởng chế độ ưu đãi là miễn thuê đất 15 năm đầu và chỉ thu tiền thuê đất trong thời hạn 55 năm về sau .
Như vậy hiện nay Formosa được hoạt động CHÙA, không cần phải trả tiền cho Hà Tĩnh . Hơn nữa, tiền đặt cọc để thuê đất, Formosa đã thiếu nợ 46 tỉ không chịu trả, xù luôn 136,76 tỉ thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường. Tính đến nay, Formosa đã thiếu Ban Quản lý khu kinh tế Vũng Áng và Chánh quyền Hà Tĩnh là 182,76 tỉ đồng .
Hà Tĩnh đã phải bỏ tiền túi ra chi trả gần 33 tỉ đồng cho việc "Giải Phóng Mặt Bằng", bồi thường gần 42 ha đất cũng như chi trả 15,5 tỉ đồng bồi thường di dời các hộ trong khu vực .
Formosa hiện nay khước từ, không chịu trả cho Hà Tĩnh 182,76 tỉ tiền nợ thuê đất và thuế, đồng thời, trước đó, đã bắt Hà Tĩnh phải ứng trước số tiền 48,5 tỉ để đuổi hằng nghìn hộ gia đình ở Vũng Áng đi nơi khác để chiếm đất làm Khu Công Nghiệp .
Formosa không phải trả thuê đất trong vòng 15 năm đầu, không đóng thuế cho Việt Nam, đồng thời hủy hoại môi trường biển trầm trọng..
Vậy mà ngày 25/4/2016, Chu Xuân Phàm, trưởng Văn phòng Formosa tại Hà Nội, đã phát biểu : "Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi ! Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được ”...
Người Việt nam nên đặc biệt quan tâm hiện tượng cá chết hôm nay để kịp có cái nhìn về môi trường đất nước ở ngày mai .
Theo nhà khoa học người Pháp, ông Jean Hetzel, trả lời Đài RFI của Pháp, thì sự di hại sẽ vô cùng thảm hai và kéo dài ít nhứt 50 năm nữa, trong một phạm vi rộng lớn chưa thể uớc tính được . Ogiải thích :
« Khi nước biển bị ô nhiễm nặng, hậu quả nghiêm trọng là điều khó tránh vì : thứ nhất, khó cô lập vùng ô nhiễm, thứ hai, các phân tích của mẫu được thu thập dễ bị sai lệch, và thứ ba, chuỗi thức ăn tự nhiên trong vùng như chim, động-thực vật dưới biển bị lây nhiễm. Cuối cùng là ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, nhất là ung thư . Nếu có những độc chất không thể hòa tan, quá trình luân chuyển và hậu quả có thể kéo dài đến 50 năm, …. »
Thật tình mà nói, trong quan hệ làm ăn, chưa thấy có thứ chánh quyền nào u mê hơn cộng sản ở Hà nội . Chỉ u mê thiệt hay có cái gì thầm kín khác ?
16 chữ vàng và 4 tốt
Nên thấy trong lịch sử bang giao, chưa có nước nào tự trồng vào cổ mình phương châm hữu nghị « 16 chữ vàng, 4 tốt » . Vàng đâu không thấy, tốt đâu không thấy . Chỉ thấy cá chết, môi sinh chết và người Việt nam đang chết vì bịnh tật do nhiểm độc thực phẩm .
Có người bắt đầu giựt mình, lo sợ, đề nghị yêu cầu Trung quốc cải thiện những hơạt động kỷ nghệ để tránh ô nhiểm môi trường . Trung quốc sẽ làm được không ?
Trong một bài viết, Giáo sư Canada gốc Hoa, Khương Văn Nhiên (Wenran Jiang) của Đại học Alberta, nhận xét : « … Trung Quốc đang tàn phá nghiêm trọng hệ sinh thái nước họ trong quá trình hiện đại hóa cực nhanh, thì làm thế nào có thể hy vọng họ áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn phương Tây ở những nơi khác ? » .
Cùng với việc xuất khẩu lực lượng lao động, xuất khẩu hàng hóa, Trung Quốc còn xuất khẩu luôn cả văn hóa bê bối và bất lương trong đầu tư-kinh doanh . Bất cứ nơi nào họ tới, họ cũng tàn phá và hủy diệt môi trường không khác như họ đối xử với con người và môi trường ở đất nước họ . Ở những nước như Việt Nam, nơi có hệ thống luật môi trường lỏng lẻo và nhứt là nhà cầm quyền cộng sản có truyền thống khuất phục « Ông Trung quốc » từ hơn nửa thế kỷ nay, thì khó có thể can thiệp khi họ mang đến những tai họa thảm khốc .
Các nước châu Phi cũng không khá hơn từ khi mở cửa rước giới đầu tư Trung Quốc . Nhưng điều đáng nói là không quốc gia nào giống Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực của Trung Quốc. Không quốc gia nào bị thảm nạn khủng khiếp do Trung quốc đem tới bằng Việt Nam .
Tại sao vậy ?
Bởi vì xưa nay không có chánh phủ nào tỉnh táo và khôn ngoan lại cúi mình rước chủ thuyết ngoại lai về làm chủ thuyết chính trị cai trị đất nước . Hậu quả của chánh sách vĩ mô về quan hệ Trung Quốc-Việt Nam nói chung, không phải bây giờ, mà từ thập niên 1940, cuối cùng đã biến Việt Nam thành một phiên bản của Trung Quốc . Bất kỳ cái xấu nào xuất hiện ở Trung Quốc, từ gian lận, buôn bán bằng cấp, buôn gian bán dối, đầu độc con người, bất tín và tàn ác, đạo đức suy bại, tham nhũng có hệ thống, thần thánh hóa lãnh tụ,…, đều có y hệt tại Việt Nam . Trung Quốc xuất khẩu rất nhanh những điều tồi tệ vào Việt Nam và Việt Nam tiếp nhận cũng rất nhanh những điều tồi tệ từ Trung Quốc . Về kinh tế, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc . Về chánh trị, Việt nam cũng nhập siêu cả những thuật ngữ mà Bắc Kinh thường dùng, như “ thế lực thù địch”, “ diễn biến hòa bình ”, …Giờ đây, cái gì còn lại không giống Trung quốc thì đang lần lượt được tiêu hủy. Lịch sử đánh Tàu phải hủy bỏ hoặc sửa lại cho phù hợp vai trò Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam là nước chư hầu . Thậm chí, binh sĩ hy sinh trong mặt trận chống Tàu xâm lược năm 1979, ngày nay, dân chúng không được làm lễ tưởng niệm .
Giáo sư Khương Văn Nhiên nhấn mạnh như để đánh thức lờng yêu nước ở người Việt nam « Vấn đề không chỉ là những con cá chết do Formosa Hà Tĩnh gây ra . Cái chết của một dân tộc đang mất gốc mới là điều đáng suy nghĩ và lo âu . Rồi sẽ có những “Formosa Hà Tĩnh” khác. Rồi sẽ có những kỳ “ Đền Hùng thất thủ ” tiếp theo . Một quốc gia không có « căn cước » luôn đi rất nhanh đến bờ vực sụp đổ mà người ta thấy rõ nhất ở cách mà con người sống và hành xử . Một đất nước đã tự đánh mất định tính dân tộc khi chấp nhận dùng hệ thống định tính khác để quy chiếu và áp dụng thì sự lệ thuộc và ảnh hưởng là điều không thể tránh khỏi . Nếu không đủ dũng khí và can đảm tự cởi nút thòng lọng khỏi cái giá treo cổ lủng lẳng “ 16 chữ vàng và 4 tốt ”, thì Việt nam sẽ còn lại gì, ngoài mớ tro tàn của mảnh căn cước bị thiêu hủy…. »
Nguyễn thị Cỏ May
__,_._,___
Posted by sontrung at 12:01 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 418
Tuesday, May 31, 2016
THÔNG BÁO
TẠP CHÍ BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG THÔNG BÁO
TẠP CHÍ BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG
nay có thêm hai cvhi nhánh tại:
-DIÊN HỒNG (dien-hong.blogspot.com)
- Vanhoavn's Blog (Văn Hóa Việt Nam)
Tin tức, thư tín xin gửi về:
-sontrung@yahoo.com
-dienhong2014@gmail.com
Xin cảm ơn quý vị độc giả và bạn hữu
Posted by sontrung at 2:05 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 418
Monday, May 30, 2016
VIỆT NAM! VIỆT NAM
Vụ ‘đấu tố’ MC: Cá chết nóng trở lại sau cơn sốt Obama
MC Phan Anh.
MC Phan Anh.
Phát biểu của Tổng thống Mỹ trong bài diễn văn với nhân dân Việt Nam bị báo nhà nước xuyên tạc hoặc né tránh tại những đoạn liên quan tới nhân quyền
31.05.2016
Một cuộc tranh luận trên truyền hình Việt Nam về “động cơ” chia sẻ tin cá chết trên Facebook đang “gây sốt” dư luận và bị nhiều người coi là một cuộc “đấu tố” công khai.
Nữ MC kỳ cựu của VTV Tạ Bích Loan dẫn dắt chương trình “60 phút mở” với sự tham gia của MC Phan Anh cùng một số các khách mời khác.
Bà Loan hỏi ông Phan Anh về “động cơ” chia sẻ clip thử nghiệm hai con cá chết được thả vào nước được cho là lấy từ khu công nghiệp Vũng Áng, do kênh VTC thực hiện.
MC này trả lời: “Chúng ta có quyền thể hiện quan điểm của mình. Mọi quan điểm cần được lắng nghe và được tôn trọng. Cái quan trọng tôi muốn toàn xã hội phải có tiếng nói trao đổi cởi mở, dân chủ, và thẳng thắn hơn nữa”.
Bà Loan sau đó tiếp tục dẫn dắt những người tham gia trao đổi và đặt câu hỏi liên quan tới việc chia sẻ trên mạng xã hội, và nhiều lần nhắc tới từ “động cơ”.
Chúng ta có quyền thể hiện quan điểm của mình. Mọi quan điểm cần được lắng nghe và được tôn trọng. Cái quan trọng tôi muốn toàn xã hội phải có tiếng nói trao đổi cởi mở, dân chủ, và thẳng thắn hơn nữa.
MC Phan Anh trả lời.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh nói rằng vụ việc “cuốn trôi đi dư luận về Obama và về vụ tuyệt thực của anh Trần Huỳnh Duy Thức”.
Blogger Nguyễn Chí Tuyến nhận định với VOA Việt Ngữ rằng cuộc thảo luận có thể được coi là “màn đấu tố” đối với MC Phan Anh và là một phần trong “chiến dịch của nhà cầm quyền”.
Nhà hoạt động từng xuống đường biểu tình vụ cá chết nói tiếp:
“Họ đang muốn bịt thông tin, che đậy thông tin, không cho hệ thống truyền thông của nhà nước đưa tin về chuyện cá chết, biển chết, và thảm họa môi trường nữa. Có nghĩa là họ sẽ lờ đi, theo chiến thuật các cụ hay dùng ‘để lâu cứt trâu hóa bùn’. Người dân đòi minh bạch thông tin, đòi những biện pháp mà chính phủ phải đưa ra để khắc phục hậu quả đỏ thì họ cũng lờ tịt đi. Cho tới nay là ngày 54 đã qua mà họ không có câu trả lời, hay đưa ra nguyên nhân, giải pháp.”
Blogger Tuyến nói thêm rằng “chưa nói chuyện thực nghiệm đúng sai, việc ông Phan Anh dẫn lại clip đó với những bình luận mang tính cá nhân về chuyện xã hội liên quan tới cuộc sống của người dân là chuyện rất bình thường”.
“Người ta lôi ông Phan Anh lên bởi vì ông ấy có một số lượng người theo dõi đông và có một chút ảnh hưởng trong xã hội”, ông Tuyến nói thêm.
VOA Việt Ngữ không thể liên lạc với người dẫn chương trình Tạ Bích Loan cũng như VTV để lấy ý kiến.
MC Phan Anh từng nêu chuyện hai mẹ con người phụ nữ “bị đàn áp” trong cuộc biểu tình về vụ cá chết trong tháng này.
Trong một diễn biến khác liên quan tới vụ cá chết, chiều 31/5, luật sư Trần Vũ Hải đã thay mặt hơn 30 chuyên gia và nhà khoa học đến trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi thư liên quan đến thảm hoạ môi trường tại 4 tỉnh miền Trung để “yêu cầu cung cấp thông tin” và nêu ra “một số kiến nghị”.
http://www.voatiengviet.com/content/vu-dau-to-mc-phan-anh-ca-chet-nong-tro-lai-sau-con-sot-obama/3355261.html
Cà Mau đối mặt với nạn đói và trẻ hư hỏng do hạn hán
Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-05-17
CaMau.jpg
Một người đàn ông kéo hàng thuê ở chợ Đất Mũi, Cà Mau.
RFA PHOTO
00:00/00:00
Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Your browser does not support the audio element.
Sụt lở đất, hạn, mặn, tội phạm gia tăng, nạn quỵt hụi, quỵt tiền bán lúa, đó là tất cả những gì mà người dân Cà Mau đang đối mặt trong thời gian này. Có rất nhiều gia đình vùng sâu vùng xa đang lún sâu vào nợ nần, nhiều trẻ em bỏ học đi tìm việc làm và đi bụi đời, kinh tế bấp bênh. Có thể nói rằng trong suốt nhiều năm nay, đây là lần tai ương ập xuống với người dân nghèo miệt Cà Mau nặng nhất và tương lai của người dân càng thêm mờ mịt.
Nguy cơ đói kém và trẻ em bỏ học
Hạn hán quá nên tôm chết hết, mình thả vào là chết, lúa cũng không lên nổi. Ở đây không trồng lúa được luôn. Bà con nghèo lắm.
- Chị Út
Chị Út, hiện sống ở huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, chia sẻ:
“Hạn hán quá nên tôm chết hết, mình thả vào là chết, lúa cũng không lên nổi. Ở đây không trồng lúa được luôn. Bà con nghèo lắm. Nghe đâu ở các tỉnh khác có chính sách gì đó hỗ trợ cho bà con nhưng Cà Mau thì chưa. Nếu tiếp tục thế này chắc nhà nước phải hỗ trợ thôi. Hạn hán giờ không bơm cây nước như ngày xưa đâu, mình phải mồi lâu lắm, hạn hán thế này cứ tiếp tục thì…”
Theo chị Út, tình trạng mất mùa ở một số huyện có canh tác lúa nước và thất thu ở các đầm nuôi tôm đã nhanh chóng đẩy người nông dân đến chỗ thất nghiệp, mất đường sinh sống. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ lúa bị ách tắc do các kênh, lạch khô cạn, không có ghe thuyền vào mua lúa, một số tay lừa đảo đã vào các xã ở huyện U Minh để lừa bà con mua lúa nợ, ghi giấy nợ, chở lúa đi tiêu thụ rồi trốn mất. Người nông dân thêm phần thiếu thốn, khổ nạn.
Số đông tìm lên các thành phố để kiếm việc làm nhưng lượng người thất nghiệp từ miền Trung kéo vào đã khiến cho các thành phố thừa thải lao động phổ thông. Người Cà Mau lên thành phố chỉ đủ khả năng làm việc để kiếm tiền duy trì ba bữa cơm chứ không thể tích lũy được gì bởi làm một ngày mà nghỉ đến ba bốn ngày.
Nhưng đáng sợ nhất vẫn là đề đóm, cờ bạc, rượu chè đã ngấm vào đời sống của những nông dân thất nghiệp. Họ lấy việc nhậu nhẹt như một thú vui giải sầu, cờ bạc như một sự đấu trí có hên xui may rủi để kiếm tiền và đề đóm như một vận may, thần tài gõ cửa. Và những thứ này nhanh chóng làm cho những nông dân vốn dĩ đã nghèo nhanh chóng trắng tay, thậm chí không còn nhà để ở.
Chị Út cho biết thêm là nếu như những gia đình nông dân thất nghiệp chỉ ham mê đánh đề, cờ bạc một cách bình thường thì sẽ không đến mức phải mất nhà mất cửa. Nhưng thời gian hai năm trở lại đây, một số tay cho vay nặng lãi đã tổ chức những đường dây chuyên đưa người sang Campuchia để đánh bạc và nếu thua thì họ sẵn sàng cho vay với số tiền lớn, mức lãi cũng rất cao để gỡ bạc.
000_Hkg10259051.jpg
ột nông dân khoan giếng để lấy nước vào ruộng lúa bị hạn hán. Ảnh chụp ngày 2 tháng 3 năm 2016. AFP PHOTO
Chưa có người dân Cà Mau nói riêng và miệt Tây Nam Bộ nói chung nào khi đi sang các casino đánh bạc mà thắng để mang tiền về. Hầu hết là thua bạc, mất nhà cửa vì khoản tiền vay nhanh chóng phình to do lãi suất quá cao. Người thua bạc chỉ còn một cách duy nhất là giao sổ đỏ cho chủ nợ và viết giấy bán nhà trá hình cho họ. Một căn nhà cấp bốn tọa lạc trong khu vườn rộng vài ngàn mét vuông có khi chỉ bán với giá hai trăm triệu đồng. Trong khi đó, thực giá của căn nhà và mảnh vườn đó có khi lên đến hàng tỉ đồng.
Và đây cũng là lúc nhiều cô gái mới lớn buộc lòng phải bỏ học, lên phố kiếm việc.
Cùng suy nghĩ giống như chị Út, ông Đài, sống ở huyện U Minh chia sẻ thêm:
“Ở đây hạn hán quá. Ở U Minh bây giờ rau, củ, trái, dưa hấu, mía… thua cháy lá hết. Lúa không trồng được. Nước sinh hoạt phải dùng nước giếng hết, hạn quá!”
Trẻ em hư hỏng, hít keo con chó
Ông Nam, hiện đang sống ở Đất Mũi, Cà Mau, chia sẻ:
“Mua cái hũ keo đâu có mấy ngàn bạc đó. Rồi nó bỏ vào cái bọc ni lông mà người ta hay đựng nửa ký đường xong rồi nó hít. Đa số là tụi bụi đời không à. Ít khi trẻ có cha mẹ mà dám làm vậy vì cha mẹ sẽ đánh. Mấy đứa đó nhiều khi gia đình có chuyện nên chúng bỏ đi, tụ tập lại…”
Ông Nam cho biết thêm là hiện nay, số lượng trẻ em dưới mười sáu tuổi ở Cà Mau rơi vào nghiện ngập là khá cao. Đa số trẻ em nghiện ngập đều có hoàn cảnh gần giống nhau là không có nhà cửa ổn định, cha mẹ bươn bả làm ăn trên thành phố hoặc đang ngồi tù, ông bà nội ngoại tuổi cao sức yếu và quá nghèo khổ nên không đủ sức cưu mang các em.
Mua cái hũ keo đâu có mấy ngàn bạc đó. Rồi nó bỏ vào cái bọc ni lông mà người ta hay đựng nửa ký đường xong rồi nó hít. Đa số là tụi bụi đời không à.
- Ông Nam
Trong tình cảnh thiếu vắng chỗ dựa, các em rủ nhau lên thành phố xin ăn. Nhưng rồi lại bị những đợt bố ráp của công an và dân phòng trên thành phố trong chiến dịch thành phố xanh, sạch, đẹp, không có người xin ăn, không có trẻ em lang thang cơ nhỡ. Các em lại trốn về quê để tránh phải vào các trại tập trung của thành phố.
Và khi về quê thì cảnh nghèo ở quê chẳng giúp được gì cho các em, xin ăn cũng khó, các em chọn việc bốc vác, làm thuê đủ các công việc. Thường thì mức tiền lương trả cho các em ở quê rất thấp, có khi chưa tới một triệu đồng mỗi tháng bởi tiền công mỗi ngày bưng bê, quét dọn, rửa chén bát có khi chỉ vỏn vẹn ba chục ngàn đồng.
Vừa thiếu người thân, vừa phải bươn bả kiếm sống và thiếu trước hụt sau, các em nhanh chóng kết bè lại với nhau thành từng nhóm bạn để cùng chơi, cùng chia sẻ buồn vui. Và thường thì các em hút thuốc, tìm thuốc lắc để chơi. Nhưng những thứ đó quá đắt đỏ, các em chuyển sang dùng keo con chó hít cho đỡ ghiền bởi keo con chó có giá rất rẻ nhưng lại dùng được nhiều lần.
Hít keo con chó là thú gây nghiện mạnh nhất mà trẻ em sa đọa nhà nghèo thường chọn. Chỉ cần bỏ ra năm ngàn đồng hoặc mười ngàn đồng mua một bình keo con chó. Sau đó ba bốn em tụm lại và đổ keo vào bao nilon rồi thổi hơi vào và bịt kín miệng bao. Chừng hai phút sau, khi hơi keo tỏa ra khắp trong bao, mỗi đứa cầm bao, mở miệng bao he hé đưa lên mũi và hít một hơi thật sâu. Hơi keo con chó xộc vào mũi tạo cảm giác lạ, không ngây ngất, không ảo giác thiên đường nhưng lại cho ảo giác về sự đau đớn cùng cực.
Chính ảo giác đau đớn cùng cực này làm các em thấy nhẹ nhõm, hết còn mặt cảm, sợ sệt bất kì chuyện gì. Và có thể nói rằng hít keo con chó là thứ mau gây nghiện nhất bởi mức độ hoành hành của nó đối với cơ thể con người rất cao.
Ông Nam tỏ ra không vui khi bàn về hiện tại cũng như tương lai của người nông dân Cà Mau quê ông.
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/ca-mau-in-time-of-hunger-n-crime-ttvn-05172016113147.html
Cá chết hàng loạt ở cửa sông Lạch Bạng, Tĩnh Gia, Thanh Hóa
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2016-05-11
ca_chet_th1_2mgstnkfppsqc.jpg
Cá chết trong lồng, bè tại Thanh Hóa.
Youtube screenshot
00:00/00:00
Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Your browser does not support the audio element.
Việc cá chết trên sông Bưởi gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng của người nông dân chưa kịp nguôi thì liền sau đó, trên cửa sông Lạch Bạng, xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa lại xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt. Theo thống kê sơ bộ của những chủ gia đình nuôi cá lồng, cá bè ở đây thì tổng số thiệt hại có thể lên đến hai tỉ đồng. Đối với người nông dân lấy sức lao động và sự cần mẫn làm phương tiện phát triển kinh tế thì con số thiệt hại vừa nói là quá khủng khiếp.
Chưa tìm ra nguyên nhân
Tuy nhiên, tình trạng hiện tại của người nông dân có lồng và bè cá bị chết hiện nay ở Tĩnh Gia là rất lo lắng và thất vọng bởi phía chính quyền vẫn chưa tìm ra nguyên nhân dẫn đến cá chết hàng loạt.
Như lời của một nông dân nuôi cá lồng tên Sơn:
Thiệt hại thì nhiều lắm, chả thằng nào nói cho nó ra hồn cả, thằng thì bảo thế này, thằng thì bảo thế kia. Chúng nó cứ bảo đợi… đợi… đợi... Đợi cho đến bao giờ.
- Anh Dũng
“Xả các chất thải ra, có nhiều yếu tố nguyên nhân lắm, cho nên mình cũng không khẳng định được. Cần phải có hỗ trợ đền bù chứ! Trong đó có nguyên nhân chất thải và tàu bè ra vào liên tục ở ngay cảng, chỗ có cá bị chết.”
Ông Sơn tỏ ra lo lắng bởi vấn đề sẽ còn đi rất xa nếu như nhà nước không tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá chết. Chí ít là sắp tới đây, nghề nuôi cá lồng, cá bè ở Thanh Hóa sẽ có chiều hướng xấu đi và không ít người phải phá sản vì cá chết, thất thu.
Điều này đồng nghĩa với chuyện những con sông đang ngày càng thêm ô nhiễm và người dân luôn mù mờ thông tin về những gì diễn ra chung quanh mình. Hoặc đến một lúc nào đó, có một nhà máy xả thải chưa xử lý vào sông và khi phát hiện cá chết, người nông dân khiếu kiện thì phía nhà nước hẹn chờ kết quả điều tra, khi các chuyên gia đến lấy mẫu nước thì mọi việc đã xong bởi dòng nước độc đã chảy ra biển.
Cũng theo ông Sơn, cá chết hàng loạt ở vùng cửa sông Lạch Bạng, xã Hải Thanh xảy ra cách đây bốn ngày. Hiện tượng cá chết nặng nhất vào chiều ngày 7 tháng 5, số lượng cá chết mà các gia đình nông dân vớt lên bờ có thể lên đến hàng chục tấn. Nhiều gia đình đã khóc rất nhiều khi nhìn thành quả lao động của họ bị xóa trắng sau một buổi trưa.
Ông Đặng Văn Tý, ngụ ở thôn Thanh Đình, xã Hải Thanh là một người nuôi cá lâu năm ở xã Hải Thanh, ông có 4 lồng cá, phân ra làm 34 ô nuôi nhỏ. Cá của các ô nuôi nhà ông Tý bắt đầu chết vào khoảng 8h sáng và càng về trưa, cá chết phơi bụng trắng cả mặt nước. Với ông Tý, đây là vụ mùa thất thu có thể đẩy gia đình ông vào nợ nần vì khoản tiền đầu tư mua thức ăn cho cá vẫn chưa thanh toán hết.
Hầu hết chủng loại cá nuôi ở khu vực này đều là cá cao sản, gồm cá bớp, cá mú, cá hồng mỹ và cá vượt. Những đàn cá bị chết ở vào độ cân nặng chuẩn bị thu hoạch, nặng từ 1kg đến 2kg và chúng vẫn khỏe mạnh bình thường trước đó vài giờ đồng hồ.
000_Hkg10130486.jpg-400.jpg
Một bè cá nuôi ở Bình Thuận hôm 12/9/2014. AFP photo
Một nông dân khác tên Dũng, chia sẻ thêm:
“Thiệt hại thì nhiều lắm, chả thằng nào nói cho nó ra hồn cả, thằng thì bảo thế này, thằng thì bảo thế kia. Chúng nó cứ bảo đợi… đợi… đợi... Đợi cho đến bao giờ. Dân làm thì dân chịu thôi.”
Ông Dũng cho biết thêm, hầu hết cá cao sản đều có giá thành dao động từ 150 ngàn đồng đến 250 ngàn đồng. Nhiều gia đình bị chết cả vài tấn cá và thiệt hại vài trăm triệu đồng. Thậm chí có gia đình thiệt hại lên đến 500 triệu đồng bởi lượng cá chết đếm không xuể, hầu như có bao nhiêu cá trong lồng thì chết bấy nhiêu.
Và có một thực tế là hầu hết những lồng đã có cá bị chết, những con còn sống sót sẽ bị tư thương ép giá xuống còn chưa được một nửa so với giá thị trường. Thậm chí có thể chỉ còn 10% giá thị trường, nghĩa là dao động từ 15 ngàn đồng đến 25 ngàn đồng. Cơ hội vớt vát của người nuôi cá là rất thấp.
Theo ông Dũng dự tính sau khi tham khảo và thống kê thiệt hại của gia đình ông và những gia đình bạn nghề thì tổng số thất thu ở Lạch Bạng có thể lên đến gần hai tỉ đồng. Và để bù cho số thiệt hại này, người nông dân tốn ít nhất ba năm mới nuôi cá trong tình trạng không có bất kì rủi ro nào.
Với người dân là vậy, trong khi đó, chiều ngày 7 tháng 5, ông Đỗ Xuân Chung, Chủ tịch xã Hải Thanh lại đưa ra ý kiến cho rằng số lượng cá chết không nhiều như người nông dân khai báo và sắp tới đây nhà nước sẽ tiến hành điều tra nguyên nhân.
Điều này dẫn đến một nỗi lo lắng khác trong giới nuôi cá lồng, cá bè bởi vì nguyên nhân cá chết, theo họ là do nhà máy chết biến thức ăn chăn nuôi Lạch Bạng thải ra. Bây giờ mà không điều tra, thử mẫu thì đến khi các chuyên gia đến lấy mẫu nước có thể mọi chuyện đã khác. Người nông dân như ông Dũng không có hi vọng gì từ lời hứa của ông Chủ tịch xã.
Nguy cơ thất nghiệp của người nông dân
Một người nông dân tên Phụng, hiện đang sống tại Tĩnh Gia, Thanh Hóa, chia sẻ:
Làm nghề chăn nuôi này không tài nào nói lên điều gì trước được. Khi nào bán xong rồi nhét tiền vào túi thì mới nói được.
- Ông Phụng
“Nó bị ô nhiễm thì mấy hôm nay công an có tới. Ô nhiễm từ nhà máy đường của Ninh Bình (đóng ở Thanh Hóa). Cá chỗ đây nuôi chủ yếu là cá lồng, mà cá lồng thì cho thu nhập cao hơn. Mà làm nghề chăn nuôi này không tài nào nói lên điều gì trước được. Khi nào bán xong rồi nhét tiền vào túi thì mới nói được. Như nuôi con lợn con gà, có khi chuẩn bị thu hoạch rồi mà nó lăn đùng ra thì cũng bỏ. Nói chung nghề chăn nuôi bấp bênh khó nói được chuyện gì lắm!”
Theo ông Phụng, nguy cơ thất nghiệp của người nông dân như ông đang là rất cao. Bởi hầu hết các miền trên đất nước đều có cá chết nên nếu như các nông dân đổ xô đi tìm việc ở các thành phố lớn thì e rằng khó có thành phố nào có thể dung chứa số lượng người thất nghiệp khổng lồ.
Nhưng có một vấn đề chắc chắn là nếu như tình trạng chăn nuôi thất thu kéo dài thì những người nông dân như ông Phụng buộc lòng phải bỏ quê đi tìm việc làm nơi khác. Hiện tại, bài toán đi tìm việc làm nơi khác đang là bài toán không có đáp số của gia đình ông Phụng.
Ông Phụng cho biết thêm là nghề chăn nuôi thất thu, nghề đánh bắt thất thu và nghề trồng trọt cũng chẳng hơn gì. Bởi lúa năm nay bị mất mùa ở một số huyện trong tỉnh Thanh Hóa nói riêng và miền Trung nói chung.
Hiện tại, vấn đề cá chết hàng loạt đã không còn giới hạn ở khu vực biển miền Trung mà hầu hết các miền trên đất nước Việt Nam đã có tình trạng cá chết hàng loạt. Ông Phụng cho rằng nếu như cá chết ở biển miền Trung do độc tố lẫn trong nước biển thì cá chết ở các vùng biển khác cũng rất có thể là do độc tố trong nước. Độc tố đã làm cho các vùng biển, các con sông Việt Nam trở thành môi trường chết chóc ở nhiều nơi!
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/mass-fish-deaths-estuary-lach-bang-river-ttvn-05112016112528.html
Khánh Hòa ngộp thở vì người Trung Quốc
Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-05-13
620.jpg
Người Trung Quốc đổ xô vào Nha Trang.
RFA photo
00:00/00:00
Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Thành phố biển Nha Trang vốn dĩ là điểm du lịch nổi tiếng thơ mộng từ những năm trước 1975. Người dân nơi đây cũng đã quen với công nghiệp du lịch từ rất sớm, dường như khách du lịch mọi quốc gia đều từng ghé đến Nha Trang. Thế nhưng thời gian gần đây, lượng khách du lịch Trung Quốc đổ xô vào Nha Trang đã khiến người dân nơi đây cảm thấy ngộp thở và đời sống trở nên đảo lộn, phức tạp và bất an.
Khách Trung Quốc quá đông và ồn ào
Một tài xế taxi chuyên chở khách du lịch từ sân bay Cam Ranh về thành phố Nha Trang, tên Thiệp, chia sẻ: “Nó xài tiền mặt không à, bọn họ cũng keo kiệt lắm, chở đi hoài chứ ít khi nào nó boa tiền cho mình, không có đâu. Thì nói chung thì Trung Quốc nó nhiều lắm đó, nó ồn ào lắm. vừa rồi nó có quậy trên sân bay nữa. Hễ có người Trung Quốc thì có ồn ào à. Đông lắm, ở đầy Nha Trang à!”.
Ông Thiệp cho biết thêm là tình trạng khách du lịch Trung Quốc đổ xô đến Nha Trang đã diễn ra cách đây gần một năm, các tuyến đường ven thành phố Nha Trang, đặc biệt là đường Trần Phú bao giờ cũng đầy ắp khách Trung Quốc và nơi nào có họ thì nơi đó không có khách Tây trú ngụ.
Nó xài tiền mặt không à, bọn họ cũng keo kiệt lắm, chở đi hoài chứ ít khi nào nó boa tiền cho mình, không có đâu.
- Một tài xế taxi
Hầu hết khách du lịch phương Tây đều chọn các khách sạn trung tâm tuy rằng các khách sạn này có giá tương đối đắt đỏ so với vùng ngoại vi. Ngược lại, khách du lịch Trung Quốc thường chọn các khách sạn hạng áp chót và hạng có giá rẻ bèo hoặc nhà trọ và motel để trú. Và khi đến Việt Nam, khách du lịch Trung Quốc không bao giờ đi lẻ loi một vài người, họ thường đi cả một phái đoàn từ vài chục người đến vài trăm người.
Tình trạng lộn xộn ở sân bay Cam Ranh tối ngày 2 tháng 5 cũng một phần do lượng khách Trung Quốc quá tải cộng với sự ồn ào cố hữu của họ. Các nhân viên kiểm soát sân bay không tài nào quản lý hết được số lượng khách quá đông đúc như vậy nên dẫn đến những va chạm giữa nhân viên hải quan Việt Nam với người Trung Quốc.
Cũng theo ông Thiệp, người Trung Quốc đi đông nhưng lại rất thích đến những điểm du lịch gần khu quân sự. Như đảo Bình Ba đã được xếp vào diện khu quân sự nhưng có rất nhiều nhóm khách người Trung Quốc thuê tàu nhỏ hoặc ca nô chở họ đi tham quan đảo. Nếu không vào được đảo thì họ yêu cầu khách chở họ đi lòng vòng bên ngoài đảo để chụp hình, ngắm cảnh.
Một chủ doanh nghiệp ở Nha Trang, không muốn nêu tên, chia sẻ thêm: “Trung Quốc nó trọ nhiều, nó ở khách sạn. Nó ở chủ yếu là đường Trần Phú, nó ở nhiều trên đường Trần Phú. Nó đi tập đoàn không à! Nó không đi một hai người như khách Tây đâu. Nó qua đây đông lắm, chật cả Nha Trang kia!”
Theo vị này, có vẻ như giữa người Việt Nam và người Trung Quốc luôn có một bức tường ngăn cách của sự nghi kị. Khác với khách du lịch phương Tây luôn tỏ ra thân thiện và gần gũi với người Việt Nam.
Tiếp lời của vị này, vợ của ông cho biết thêm: “Đông lắm, toàn khách du lịch Trung Quốc không à. Họ ồn ào, hỗn tạp lắm. Họ không có tế nhị, văn minh bằng Tây. Ăn nói cũng không có tế nhị. Hôm trước em còn thấy họ cãi nhau, trên Tháp Bà cũng thế. Nói chung bây giờ toàn người Trung Quốc với người Nga thôi…”
Nguy cơ ồn ào lâu dài…
400.jpg
Tháp Bà Nha Trang và các đoàn khách Trung Quốc. RFA photo
Một người dân thành phố Nha Trang, không muốn nêu tên, chia sẻ: “Trung Quốc thì nó đi lung tung, nó ở khắp ấy mà. Mấy cái khách sạn nhỏ thì nó ở hết. Thì nó cũng đi khắp ấy!”.
Theo anh này cho biết thì hiện nay, một số lô đất ở những khu qui hoạch theo diện mở rộng du lịch tại Nha Trang nói riêng và Khánh Hòa nói chung có vẻ như đã rơi vào tay người Trung Quốc dưới danh nghĩa một người Việt Nam đứng tên.
Anh cũng muốn báo chí phải đào sâu vào vấn đề đất và người Trung Quốc tại Khánh Hòa bởi hầu hết các báo khi phanh phui thì mọi chuyện nghe ra gạo đã thành cơm, không còn hi vọng gì về một sự thay đổi nào đó. Bởi hiện tại, họ chỉ mới du lịch sang Việt Nam không thôi mà mọi chuyện đã đảo lộn, nếu như họ định cư tại Việt Nam thì khó mà lường được chuyện gì sẽ xảy ra. Và thành phố Nha Trang thanh bình, thơ mộng một thuở sẽ nhanh chóng biến mất giống như có một Sài Gòn xưa từng mất dấu.
Hầu hết người Trung Quốc sang Việt Nam mua đất đều nhờ người Việt Nam đứng tên và một khi người Việt Nam đó được họ nhờ đứng tên thì chắc chắn phải là chân rết trong vòng kiềm tỏa của họ. Có thể là họ dùng tiền bạc để mua chuộc nhưng vấn đề này không đáng sợ bằng những đường dây xã hội đen do người Trung Quốc đứng đầu.
Từ đường dây cho vay nóng cho đến đường dây buôn hàng quốc cấm đều có họ dính dự. Một khi họ đã nhúng tay vào thì đương nhiên dưới tay họ phải là một đầu gấu con nhà quyền thế và bên dưới người này phải có tay chân bộ hạ đông đúc.
Đông lắm, toàn khách du lịch Trung Quốc không à. Họ ồn ào, hỗn tạp lắm. Họ không có tế nhị, văn minh bằng Tây.
- Một chủ doanh nghiệp
Những người đứng tên mua đất giúp người Trung Quốc chỉ là những con tép trong đường dây này, họ có thể là con nợ của các ông trùm và khi đứng tên mua đất giùm các ông trùm người Trung Quốc này, họ sẽ được xóa nợ. Chính vì luôn đứng ở kèo dưới nên những người Việt đứng tên để mua đất cho người Trung Quốc không bao giờ dám lật kèo. Bởi lật kèo thì họ vừa đụng cả xã hội đen và xã hội đỏ.
Vị này cho biết thêm là hiện tại, vấn đề an ninh tâm lý của người Việt Nam đang rơi vào tình trạng bất an triền miên bởi không có gì đáng sợ hơn sau một đêm, tự dưng sáng ra thấy đất sát sườn nhà mình đã có chủ mới mà không biết chủ của nó là ai, hỏi kĩ thì biết rằng chủ mới của nó là một người Việt Nam nhưng ông hay bà ta chẳng bao giờ đến đây để ở mà đến để chăm sóc, trông nom khu vườn mới hoặc ngôi nhà mới.
Và thi thoảng lại xuất hiện ông chủ hay bà chủ người Trung Quốc đến thăm, họ tuy không đứng tên sổ đỏ nhưng cách hành xử của họ lại cho thấy họ mới là chủ đích thực, những người Việt Nam kia chỉ là osin của họ. Điều đó đã thành nỗi lo chung của người Việt Nam khi người Trung Quốc xuất hiện dày đặc trên đất nước này!
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/cn-swarm-in-nha-trang-ttvn-05132016085232.html
Bí ẩn người Trung Quốc ở Hội An
Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-05-06
00:00/00:00
Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Bờ biển các xã Duy Nghĩa, Duy Hải, Duy Xuyên, nơi đang chuẩn bị trở thành khu du lịch sinh thái của vùng Nam Hội An tỉnh Quảng Nam nhờ vào đường nối cầu Cửa Đại đang dần rơi vào tay người Trung Quốc một cách bí ẩn. Hầu hết những bãi phi lao do bà con nông dân tự trồng và lấn biển cách đây hai mươi, hai mươi lăm năm đã nghiễm nhiên trở thành đất vàng để bán cho những ông chủ “lạ” mà người nông dân không hề hay biết. Câu chuyện bờ biển Quảng Nam đang là một ẩn số đối với người dân.
Khai thác Titan và chiếm trọn
Một cán bộ quản lý địa chính vẫn đương chức ở Quảng Nam, không muốn nêu tên, tỏ ra bức xúc: “Qua bên khỏi cầu Cửa Đại, diện tích cho người ta thuê là gần 1000 hectare. Xây dựng trong vòng 35 năm thành một khu phức hợp giải trí, sòng bạc, và nhiều thứ khác… của tụi Đài Loan và Hồng Kông thì cũng là Trung Quốc thôi. Bây giờ tụi Trung Trung Quốc nó lừa lọc đủ thứ, nó nấp bóng đủ thứ để lừa lọc. Ai mà lường được tụi nó…”.
Theo vị này, hầu hết vùng bãi biển đẹp, thơ mộng chạy dọc từ Nam Hội An vào đến Quảng Ngãi đã rơi vào tay người Trung Quốc theo nhiều cách. Trong đó có cả chuyện mượn tay người Việt Nam để mua và chính người Trung Quốc thuê lâu dài để khai thác quặng titan rồi sau đó trồng dừa, tiếp tục xây thành bao chia khu và cuối cùng là trở thành biệt địa của họ.
Trước đây vài năm, hầu hết các vùng bãi biển này là của người dân các xã biển Duy Xuyên trồng phi lao để giữ đất và lấn biển. Mỗi năm, sau một mùa mưa lụt, cát biển lại bồi thêm một lớp vào bờ, người nông dân, ngư dân lại ra đó trồng thêm vài cây phi lao để giữ cát, giữ đất. Và theo thời gian, rừng phi lao dọc bờ biển Duy Xuyên thêm mở rộng nhờ vào công trồng cây, chăm sóc, tưới tắm của bà con nhân dân nơi đây.
Thế rồi những năm 2010, đồng thời với hàng loạt dự án khai thác quặng titan ở khắp bờ biển miền Trung, vùng bờ biển Duy Hải, Duy Nghĩa cũng không tránh khỏi tình trạng này. Đất của bà con nông dân lấn biển mấy chục năm nay đã bị nhà nước thu hồi một cách khéo léo. Thay vì nói rõ rằng đất sẽ bị thu hồi, chính quyền địa phương lại mời bà con có rừng phi lao lên họp và nói rằng hiện tại cần khai thác quặng nên tạm thời mượn đất để rút quặng và sẽ đền bù mỗi cây phi lao với giá hai chục ngàn đồng.
Bà con đã đồng ý để nhà nước khai thác quặng với hy vọng sau khi khai thác quặng thì nhà nước sẽ giao lại diện tích cho bà con tiếp tục trồng phi lao chắn sóng, tạo rừng phòng hộ. Bởi vì dù sao đây cũng là đất mà bà con ở đây đã khám phá, khai thác và gìn giữ mấy chục năm nay. Thế nhưng câu chuyện lại lệch sang hướng khác. Thay vì trả đất hoặc giao đất cho bà con nông dân, ngư dân Duy Xuyên thì chính quyền lại âm thầm cho thuê hoặc bán cho các nhà đầu tư mà người dân không hề hay biết.
Bây giờ tụi Trung Trung Quốc nó lừa lọc đủ thứ, nó nấp bóng đủ thứ để lừa lọc. Ai mà lường được tụi nó…
- Một cán bộ ở Quảng Nam
Vị cán bộ địa chính này cho rằng trên phương diện quản lý đất đai và căn cứ theo luật nhà đất thì hành vi này của chính quyền địa phương là hoàn toàn sai luật. Bởi lẽ đất của bà con nông dân, ngư dân bản địa đã khám phá, khai thác và giữ gìn mấy mươi năm nay, trước cả Khoán 10. Lẽ ra đến Khoán 10 năm 1995 thì nhà nước phải phân chia cho người dân theo đúng tính thần Khoán 10 và cấp sổ đỏ cho bà con nông dân tiện bể canh tác, làm ăn.
Đằng này không những không cấp sổ đỏ mà chính quyền địa phương còn tìm cách lấy đất của bà con với lý lẽ ban đầu là khai thác Titan dể rồi sau đó cho thuê, bán mà người dân không hề hay biết. Thậm chí người ta xây dựng ngay sau lưng khu dân cư của người dân mà người dân vẫn không biết rằng ai đang xây dựng, ai đang trồng dừa và xây dựng, trồng dừa để làm gì. Bởi đúng nguyên tắc thì người dân phải có một cuộc trưng cầu dân ý để được đưa ra những nguyện vọng của mình cũng như được đặt ra những câu hỏi, bày tỏ thắc mắc khi các khu du lịch hay khu nghỉ mát mọc lên thì có gây ảnh hưởng gì đến bà con nhân dân? Hơn nữa, vấn đề bán cho ai và cho ai thuê vẫn vô cùng quan trọng. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của bà con nông dân, ngư dân.
Và chắc chắn một điều nếu như người Trung Quốc thuê hoặc mua đất ở khu vực này thì chẳng khác nào cõng rắn cắn gà nhà bởi ngư dân vùng biển Duy Xuyên từng nhiều lần bị Trung Quốc rượt đuổi trên biển Đông và những người câu mực muốn được yên thân phải mua phiếu đánh bắt của họ với giá cả mấy ngàn đô la mỗi năm. Bây giờ nếu người Trung Quốc đặt chân đến đất Duy Xuyên, làm mưa làm gió thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra với người dân nơi đây.
Người dân muốn minh bạch
Một người từng là chủ của vườn phi lao đang bị trưng thu và đất rừng của chị đã bị giao cho một người ẩn danh ở Duy Hải, chia sẻ: “Dân địa phương mình ví dụ như trồng dương liễu thì nó đền từ mười đến mười lăm ngàn đồng một cây dương liễu. Một lô họ được bù cao nhất là ba chục triệu đồng. Làm xong thì nó trồng dừa và được nhà nước cấp sổ đỏ. Bây giờ bà con thua rồi, mất thế rồi vì nó được nhà nước cấp bìa đỏ rồi. Giờ nó làm chi thì làm sao mình biết được. Khổ lắm…!”
Chị này cho biết thêm là theo chỗ chị tìm hiểu, có cả hàng ngàn hecta đất kéo dài dọc bờ biển từ khu nam Hội An vào đến Núi Thành, Quảng Ngãi đã bị cho thuê hoặc bán mà người dân sống gần đó không hề hay biết. Chủ của những khu đất này cũng rất bí ẩn, thỉnh thoảng có người Trung Quốc đi xe hơi đến và được những người đang giữ đất chào một cách cung kính. Ông ta hoặc bà ta sẽ chỉ đạo người này làm việc này, người kia làm việc nọ. Sau đó móc tiền túi ra thưởng hay trả lương gì đó rồi đi một cách bí ẩn.
Bây giờ bà con thua rồi, mất thế rồi vì nó được nhà nước cấp bìa đỏ rồi. Giờ nó làm chi thì làm sao mình biết được. Khổ lắm…!
- Một ngườidân địa phương
Chị này cho biết thêm là khu vực bờ biển Quảng Nam cũng như rừng dừa nước ở đây vốn là căn cứ địa của người lính Cộng sản trong những năm chiến tranh. Chính địa hình eo óc và rừng dừa nước bao phủ, rừng phi lao che chở nên hầu hết cán bộ Cộng sản nằm vùng cũng như lực lượng đặc công tăng cường đều chọn nơi đây làm căn cứ.
Và cũng chính vì căn cứ từ Quảng Lăng, Cổ Lưu kéo dài xuống Duy Hải, Duy Nghĩa rồi đảo ngược lên Duy Trung, Mỹ Sơn, chuyển qua vùng B Đại Lộc, Quảng Nam. Vành đai nằm vùng của cán bộ Cộng sản dày đặc ở đây nhờ vào rừng phi lao, rừng dừa nước tự nhiên và rừng cây nồi tiếp Trường Sơn đã biến vùng Hội An, Duy Xuyên Quảng Nam thành vùng xôi đậu, ban ngày Quốc Gia, ban đêm Cộng sản.
Chị này tỏ ra lo lắng bởi người Trung Quốc đã chọn ngay vành đai chiến lược trong kế hoạch nằm vùng của người Cộng sản trước đây để mua, thuê và kinh doanh. Chị bày tỏ mong muốn chính quyền tỉnh và trung ương khẩn cấp điều tra và làm rõ danh tánh cũng như mục đích của những người mua và thuê đất tại vùng bờ biển Quảng Nam. Bởi đó là chuyện sinh tử và hơn ai hết, đảng và nhà nước phải có trách nhiệm làm sáng tỏ để an dân!
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/mysterious-cn-owner-of-coastal-land-in-hoian-05062016092621.html
Quần áo từ thiện” tại Sài Gòn17/05/16
Những người lao động nghèo có thể chọn cho mình vài chiếc quần, áo tại quầy “ Quần áo từ thiện”
Với hàng loạt các nghĩa cử hào hiệp của người Sài Gòn như miễn phí ổ bánh mì, nước trà đá, tiệm sách, bơm vá xe, đổi và tặng mũ bảo hiểm… thì quầy “Quần áo từ thiện” tại đường Nguyễn Hoàng (Q.2 – TP.HCM) của chú Ba như càng tô thêm nét đẹp và sự thân thiện của người Sài Gòn trong nhịp sống xô bồ, ồn ào và náo nhiệt của thành phố công nghiệp này.
Cứ 6h sáng thứ 4 và thứ 7 hằng tuần, vợ chồng chú Ba lại đẩy quầy quần áo từ thiện ra đặt trước cửa hàng kinh doanh về chậu hoa, cây cảnh của mình. Khi tiếp xúc và hỏi chuyện, xin chụp hình, chú Ba từ chối “Chuyện này nhỏ như hạt cát, có gì đâu mà, mình thấy việc tốt cho mọi người thì nên làm”.
Những bộ quần, áo... vẫn còn mới được mọi người đóng góp tại quầy
Chú Ba quê gốc ở Quế Sơn – Quảng Nam nhưng lớn lên và sinh sống tại Sài Gòn. Sau một lần theo một đoàn từ thiện về vùng sâu xa ở Quảng Nam, chú mang mong muốn được làm gì đó giúp đỡ những người khó khăn hơn mình trong lòng. “Nhìn đất nước ngày càng phát triển cũng mừng, nhưng bà con ở vùng sâu, vùng xa còn khó khăn lắm. Cái ăn, cái mặc còn thiếu thốn lắm. Nhìn mấy đứa trẻ ở đó, ăn mặc rách rứa, mình nhìn chạnh lòng lắm” , chú Ba tâm sự.
Về lại thành phố, thấy anh chị công nhân, bà bán vé số, bác chạy xe ôm… cuộc sống còn khó khăn, vợ chồng chú Ba quyết định việc mở cái quầy áo này, có thể góp phần giúp được những người lao động nghèo có thể sở hữu một vài bộ quần áo mà họ cần thiết trong cuộc sống.
Khi mới mở quầy quần áo từ thiện, chú Ba lựa chọn trong những bộ quần áo không dùng nữa đem ra quầy. Về sau, tranh thủ các mối quan hệ bạn bè, người thân đóng góp nên “bộ sưu tập” của quầy ngày càng trở nên phong phú, đủ chủng loại, lứa tuổi, màu sắc… Đến nay quầy quần áo từ thiện được nhiều người biết tới và ủng hộ. Kể cả những người nước ngoài ở các khu chưng cư ở khu vực Thảo Điền (Q.2) cũng tới đóng góp.
Chị Duyên – quê ở Vĩnh Long , làm phụ hồ tại một công trình ở Q.2 tranh thủ kiếm bộ quần áo lao động.
Quầy quần áo từ thiện của chú Ba thường đông đúc vào buổi sáng. Trên đường đi làm hay tan ca mọi người đi làm về, họ ghé qua quầy này có thể lựa chọn cho mình hoặc người thân một vài cái quần, áo phù hợp với thân hình. Đối tượng chủ yếu là những người lao động nghèo, anh chị công nhân, bà bán vé số, bác chạy xem ôm…có thu nhập thấp. Sau hơn hai tháng mở, quầy “Quần áo từ thiện” ít nhiều cũng mang đến niềm vui mọi người. Chị Duyên quê ở Vĩnh Long lên TP. Hồ Chí Minh làm nghề phụ hồ, đang hí hoáy tìm vài bộ đồ cho mấy đứa trẻ ở nhà, thấy phóng viên hỏi chuyện, cười xởi lởi “cũ người mới ta, có sao đâu, nó còn đẹp lắm”.
Trò chuyện với chú Ba, chú bảo: “Nếu như quầy quần áo từ thiện này được mọi người ủng hộ và nhu cầu lao động nghèo càng nhiều, chú sẽ bỏ ra một ít vốn, xây cái tiệm cho nó đoàng hoàng, rồi trưng bày chúng (quần áo) cho đẹp mắt và sạch sẽ, kết hợp luôn phát bánh mì và trà đá miễn phí.”
Chú Ba đang giúp hai vợ chồng mới từ công trường về chọn quần áo. “Có hợp không, nếu không chú vào lấy mấy cái quần jean ra cho mà lựa
Nườm nượp người lao động nghèo đến quầy "Quần áo từ thiện" của chú Ba
Không những chỉ mở quầy quần áo từ thiện tại Sài Gòn, vợ chồng chú Ba cũng là địa chỉ tiếp nhận những đóng góp quần áo từ những người hào hiệp. Tranh thủ về đêm, hai vợ chú Ba lại phân loại, tuyển ra, xếp lại ngay ngắn, đóng thùng và khi liên hệ được đoàn thiện nguyện nào, lại gửi tới vùng sâu vùng xa.
Sỹ Đồng
VIỆT CỘNG VÀ TIẾN SĨ DỎM
TƯ KIÊN
Cách nay vài năm tôi được đọc một bài phê bình của Nhạc Sĩ Lê Dinh phê bình nền âm nhạc của CSVN hiện nay, nhận xét của nhạc sĩ Lê Dinh (theo tôi) là khá chính xác, trong đó ông thẳng thắn phê phán một nền âm nhạc què quặt của bọn CSVN ngày nay, suốt gần 40 năm không có lấy một bản nhạc nào cho ra hồn, không có được 1 bài Nhạc Xuân đi vào lòng người, thật đau lòng cho cả dân tộc đang sống dưới ách cai trị của bọn ngu xuẩn, đang tìm mọi cách để làm cho dân trí ngày một xuống dốc, ngày một man rợ để chúng dễ bề bóp hầu bóp cổ, để chúng dễ bề thao túng.
Qua những nhận xét của nhạc sĩ Lê Dinh, thử điểm lại nền Tân Nhạc của Miền Nam trong 21 năm tồn tại chúng ta thấy rõ cái mà bọn VC chê bai, khinh bỉ, ra sức cấm đoán, thậm chí bỏ tù những ai hát loại nhạc đó, loại nhạc mà bọn chúng gọi là Nhạc Vàng, ấy vậy mà ngày nay chúng đành chịu thua vì dân chúng Việt Nam không chỉ Miền Nam mà cả nước đề thích Nhạc Vàng, nhất là những bản nhạc trước 1975 và những bản nhạc tại Hải Ngoại sau 1975. Tại sao?
- Có phải các Nhạc sĩ ở Miền Nam trước nay toàn là những trí thức có bằng cao, học rộng, có danh hiệu vĩ đại như "nghệ sĩ ưu tú", nghệ sĩ nhân dân" không?
- Thế nào là "nghệ sĩ ưu tú"? thế nào là "nghệ sĩ nhân dân"? thật không hiểu nổi nếu so sánh những người này với những nghê sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ ở Miền Nam trước 1975 và tại Hải Ngoại bây giờ? tài năng, sức thu hút?
Điểm lại những khuôn mặt nghệ sĩ của Miền Nam trước 1975, từ những bậc lão thành tới những người thành danh sau 1954 không thấy nói ai có bằng cấp học vị TS hoặc Thạc Sĩ, chẳng ai được phong là nghệ sĩ ưu tú hoặc là nghệ sĩ nhân dân cả, thế nhưng sự mến mộ những người này suốt hơn nửa Thế Kỷ qua vẫn không bị giảm sút và ngược lại tên tuổi của họ vẫn sống mãi trong nền văn hóa Việt Nam và vang dội đến cả một phần của Thế Giới qua một số Nhạc Phẩm như:
* Hang Belem của nhạc sĩ Hải Linh
* Cao Cung Lên của LM Hoài Đức
* Ly Rượu Mừng của Nhạc sĩ Phạm Đình Chương
* Rất nhiều nhạc phẩm của Phạm Duy
* Khá nhiều nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn như Diễm Xưa, Hạ Trắng đã được dịch qua Tiếng Nhựt
* Nhạc phẩm Không của Nhạc Sĩ Nguyễn Ánh 9 cũng được dịch qua tiếng Nhựt, tiếng Tàu
Và còn rất nhiều Nhạc Sĩ tên tuổi sống mãi với người Việt như Trần Thiện Thanh, Lê Dinh, Anh Bằng, Từ Công Phụng, Trầm Tử Thiêng, Ngô Thụy Miên, các ca sĩ như Thái Thanh, Khánh Ly, Mai Hương, Kim Tước, Thanh Thúy, Hà Thanh, Nhật Trường, Sĩ Phú, Jo Marcel, AVT...
Có ai trong những người này có học vị TS, PTS hoặc Cử Nhân không?
Có ai trong những người này được phong danh hiệu nghệ sĩ ưu tú hoặc nghệ sĩ nhân dân không?
Còn những TS, ThS âm nhạc của VNCS hiện nay thì sao? có ai biết đến họ không? họ nổi danh vì những nhạc phẩm gì hoặc công trình nghiên cứu âm nhạc gì, có ích gì cho dân tộc, cho thế hệ mai sau không?
Các nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân mà bọn VC phong tặng bao nhiêu người trong số gần 90 triệu người Việt biết đến? ở Hải Ngoại và trên Thế Giới có ai biết đến họ không?
Có cái nhục nào bằng những cái nhục mà người CSVN hiện nay đang bôi lọ cả 1 dân tộc, thí dụ bài diễn văn mà ông Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết phát biểu khi qua thăm Cuba vẫn còn là trò cười cho người người đàm tiếu vì tư tưởng ấu trĩ dốt nát của hắn, những trò ăn cắp của MC Kiều Trinh với các giấy tờ chứng minh cô ta bị tâm thần cho mỗi lần phạm pháp vẫn còn hằn trong trí óc mọi người hơn hẳn những bằng cấp mà bọn VC khoa trương.
Tư Kiên
TẠP CHÍ BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG
SẼ CÙNG HIỆN HỮU TẠI
DIÊN HỒNG (dien-hong.blogspot.com
và
Vanhoavn's Blog (Văn Hóa Việt Nam)
Posted by sontrung at 12:48 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 418
No comments:
Post a Comment