Saturday, June 4, 2016
SON TRUNG *LƯƠNG BỔNG VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG
LƯƠNG BỔNG VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG
SƠN TRUNG
SƠN TRUNG
Bài viết này nghiên cứu sơ lược lương bổng và giá cả thị trường Việt Nam chung quanh thập niên 1970.
Chế độ quân chủ và tư bản chọn người theo nguyên tắc tài đức. Đức thì không hiện rõ chỉ học lực là biểu lộ rõ rệt qua bằng cấp, kết quà thi cử. Còn cộng sản chọn người theo lý lịch :” Hồng hơn chuyện”. Bởi vậy, thường con nhà bần cố nông là được cộng đảng tin dùng, còn trí thức thì bị xếp xó. Chủ trương và hành động của Cộng sản cũng giống như một ông chủ muốn xây nhà nhưng không chọn thợ mộc, thợ nề giỏi mà chọn bọn lưu manh. Tại sao vậy? Trong trường hợp ông này là đại tham nhũng, là trưởng băng cướp, lại nắm quyền uy trong thôn xã. Ông bày ra vụ làm nhà cho cô nhi quả phụ, ông lấy bọn lưu manh cho họ làm ăn qua quít để lấy tiền bỏ túi. Nhà dột cột xiêu ông không cần biết. Có lẽ ông biết bọn họ là kẻ phá hoại (Ngu + nhiệt tình = Phá hoại), nhưng ông phải theo đưởng lối chính trị của Đại lão sư Điên, thầy ông! Ông dùng kẻ thân tín, cần người ngu dễ sai bảo, còn bọn trí thức là kẻ thấy cái xấu xa của ông, chúng sẽ phản đối! Đó là bi kịch của xã hội cộng sản.
Khảo về lương bổng của xã hội miền Nam tức là phải nói đến học lực của người lao động. Lao động bao gồm lao động trí óc và lao động chân tay. Lao động trí óc thể hiện khả năng qua bằng cấp, lao động chân tay cũng cần có học lực chút đỉnh, nhưng quan trọng nhất là tay nghề, là kinh nghiệm trong nghề nghiệp.
Ngày xưa VNCH, lương công chức hạng thấp nhất khoảng hai, ba ngàn , tốt nghiệp đại học 7 ngàn, thì tô phở 79 ở đường Võ Tánh Saigòn chỉ có ba đồng, sau 1963, tô phở lên 5 đồng, còn gói xôi 50 xu[1], tạ gạo khoảng 150-200 đồng. Mấy ông xich lô buổi trưa nằm ngủ dưới tàng cây xanh bóng mát, còn các bà vợ của họ tay bồng con, hào hứng tham dự cuộc chiến tranh giữa các sắc màu!
Trên đây chỉ là những hoài niệm xa mờ của quá khứ, một quá khứ yên vui, thanh bình ở miền Nam tự do Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày các tài liệu về lương bổng của hai miền, hai thời Quốc Cộng.
1 . CÁC BẬC LƯƠNG
Chúng tôi chỉ nghiên cứu bậc lương các công chức hạng trung trở xuống, còng chức cao cấp thì không cần thiết.
-Giáo Sư Trung Học Đệ Nhứt Cấp (Professeur de L'enseignement Secondaire du Premier Cycle). Ngạch trật lương bổng : chỉ số 370, ngang Đại Úy thực thụ bậc 1.
- Giáo Sư Trung Học Đệ Nhị Cấp . (Professeur de l'Énseignement Secondaire du Deuxième Cycle), dạy đệ tam, nhị, nhất, tức là lớp 10, 11, 12). Ngạch trật và lương bổng : chỉ số 470 ngang Thiếu Tá. Đó là những Giáo Sư Cử Nhân (Professeur Licencié) - ngang hàng với kỹ sư tốt nghiệp từ Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ (chỉ số 470). -Tốt nghiệp Học Viện Quốc Gia Hành Chánh (Phó Đốc Sự) - kỹ sư Nông Lâm Súc có chỉ số lương là 430 mà thôi (đó là Cử Nhân tự do như Cử Nhân Luật - coi như BA ở Mỹ ngày nay - trong khi ĐHSP và KS Phú Thọ là BS).[2]
- Giáo viên tiểu học mới ra trường có chỉ số là 250, giáo học bổ túc hạng 5 là 320, giáo sư trung học đệ nhất cấp hạng 4 là 400, giáo sư trung học đệ nhị cấp hạng 5 là 430, hạng 4 là 470.[3]
-Tuỳ phái, tống thư văn, lao công thấp nhất là chỉ số 100.
Tiền lương hàng tháng của các công chức chính ngạch của các ngạch trên đây đều được tính theo công thức: (11.50 X Chỉ số lương) + (phụ cấp chức nghiệp + phụ cấp đắt đỏ) = Tiền lương hàng tháng.
-Giáo sư tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm (3 năm) với chỉ số 470 được tính như sau:
(470 X 11.50) + 800 + 1200 = 7.405 đồng một tháng (độc thân). Phụ cấp vợ vào khỏang 1,000 một tháng, và phụ cấp cho mỗi đứa vào khoảng từ 800 đến 1,000 đồng một tháng. Đây là trường hợp các giáo sư ngạch đệ nhị cấp mới ra trường vào năm 1964.
- Một người có bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp được xếp ngạch thư ký hành chánh, hai năm đầu tiên được tính lương hàng tháng như sau:
(11,50 X 220) + 300 + 1.200 = 4.030 đồng một tháng (độc thân)
Qua bản tính lương trên đây, chúng ta thấy, lương hàng tháng của người công chức ngạch thấp nhất là ngạch tùy phái, năm đầu tiên cũng được:
(11,50 X 100) + 1.000 = 2.150 đồng (độc thân) (chỉ có phụ cấp đắt đỏ một ngàn đồng, không có phụ cấp chức nghiệp và cũng không có phụ cấp chức vụ.)
Nguyễn Hội nghiên cứu lương bổng các thời, đưa ra nhận xét như sau:
Bảng 1: lương ngày của thợ tại VN Năm 1956, 2 năm sau khi đất nước chia đôi, người thợ không nghề mỗi ngày nhận được đồng lương tương đương với 11 kg gạo và người thợ có học nghề chuyên môn nhận được mức lương bằng 19,3 kg gạo. Chỉ 4 năm sau lương người lao động không có nghề vượt lên tới 18,1 kg gạo và người thợ chuyên môn nhận được mức lương tương đương với 25,6 kg gạo mỗi ngày. Theo dữ kiện trên đây, đại đa số người dân tại miền Nam Việt Nam có đời sống sung túc nhất vào năm 1960 và khổ nhất vào năm 2006, vì người thợ không có nghề chỉ mua được mỗi ngày 5,1 kg gạo với đồng lương của họ trong năm 2006, chỉ bằng 28% đồng lương của đồng nghiệp trước đó 46 năm và tương đương 72% với mức lương tăng của đồng nghiệp họ trong 4 năm 1956-1960.[4]
Chúng ta cũng cần trình bày sơ lược về hai chính thể cộng sản và Quốc gia.
- Một vài người cộng sản và thân cộng kết tội người quốc gia làm nô lệ, còn họ yêu nước; Mỹ là xâm lược, Nga Xô và Trung Cộng -Việt Nam là đồng chí anh em. Điều này sai vì ông Hồ Chí Minh là tay sai đệ tam quốc tế, một thế lực tân thực dân đó quốc. Và đảng Việt Cộng cũng chỉ là nô lệ của Nga Tàu. Triết lý Marx cũng như nội quy, điều lệ Đệ Tam quốc tế xác nhận cộng sản là chủ nghĩa quốc tế, còn chủ nghĩa dân tộc là kẻ thù của cộng sản! Việt Cộng khởi đầu nêu cao hai ngọn cở giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp chỉ là ván bài bịp bợm, vì sau 1954, Việt Cộng thi hành đấu tranh giai cấp, giết tư sản, địa chủ và thi hành vô sản chuyên chính! Cộng sản chỉ trich Bảo Đại, Ngô Đình Diệm theo Pháp, Mỹ thì Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp cũng chỉ là tay sai Nga Tàu. Có gì mà hãnh diện? Danh ngôn Lê Duẩn còn treo ngang trời Hà Tĩnh:” Cộng sản Việt Nam là lính đánh thuê của Nga, Tàu”, việc Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đông sang quỳ lạy ở Thành Đô, dâng Việt Nam cho Trung Cộng , việc bọn Nguyễn Phú Trọng gục đầu, cúi mặt trước việc Trung Cộng chiếm biển Đông..
- Họ chỉ trích chiến tranh Việt Nam, họ kết tội Mỹ đem vũ khí vào miền Nam mà họ không thấy Nga, Tàu cũng đưa vũ khí cho dân sinh Bắc tử Nam. Người Mỹ đem triệu quân vào Việt Nam mà Trung Cộng cũng đưa hàng triệu quân vào Điện Biên Phủ và chiến trường Miền Nam [5].
`Hai bên cùng đưa vũ khí và người vào chíến tranh Việt Nam nhưng mục đich và ý nghĩa khác nhau. Sau 1954, Pháp rút khỏi Việt Nam, nếu không có Mỹ vào thì nhân Nam kỳ đã đi học tập và ăn bo bo từ đó, mà chắc b ây gi ờ cũng thành dân ngụ cư đói khổ ở Biển Hồ, hay gái xanh mỏ đỏ môi ở khu đèn đỏ Singapore! Mục đich chiến tranh của Cộng sản là nhuộm đỏ thế giới, mục đich của Mỹ là ngăn chận làn sóng đỏ . Trần Đĩnh, Trần Đức Thảo, Hoàng Minh Chính… đã nhìn thấy rõ âm mưu thâm độc của Trung Cộng là viện trợ người và vũ khí cho Việt Cộng để Việt Cộng giết hết người Việt để rồi Trung Cộng sẽ di dân sang Việt Nam rồi đi xuống Thái Lan, Malaysia, Singapore! Chúng biến quân đội và đảng Cộng sản Việt Nam thành đội quân lê dương cho Mao
( Xem Lê Duẩn tố Trung Cộng trong TÀI LIỆU VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM -TRUNG QUỐC - TÀI LIỆU VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM -TRUNG QUỐC). Nhưng Việt Nam làm lính lê dương mà không được trả tiền, lại phải gán biển và biên cương cho Trung Cộng. Nga, Trung Cộng đi đến đâu gây tang tóc, nghèo đói, trái lại các đồng minh và kẻ thù của Mỹ lại trở nên hùng cường.
-Cộng sản chỉ trích Mỹ viện trợ kinh tế cho miền Nam , sự thực thì Nga, Trung Cộng cũng viện trợ cầm hơi nhỏ giọt cho miền Bắc.(Xem Wikipedia). Hai bên đều viện trợ nhưng Mỹ viện trợ kinh tế khá nhiều thế là Mỹ có lòng ưu ái cho dân miền Nam.
-Có ý kiến cho rằng lương lính Miền Nam quá tồi tệ. Nói như vậy là sai hoàn toàn. Dù người lính quốc gia mỗi tháng lĩnh vài trăm bạc, có hơn kh ông, còn lính cộng sản có đồng nào đâu! Không lẽ không tiền sướng hơn có tiền! Như vậy lính Cộng sản xoay xở làm sao? Có ý kiến cho rằng Quân Giải Phóng không có lương, họ sống bằng những loại thuế mà họ đánh rất nặng vào nông dân ở những vùng xôi đậu và vùng họ kiểm soát; họ thu mua lúa gạo để nuôi quân, nhưng phần lớn thì VC là nông dân trong khi hoạt động du kích, họ có thu nhập riêng hoặc sống bám vào gia đình. Thời chiến tranh Pháp Việt, du kích, về vùng tề, chận bắt “ buôn lậu” cũng khối vàng bạc và tiền Đông Dương.Trong những cuộc phục kích chận xe đò ở Trung, Nam, cộng quân “ cũng thu được nhiều chiến lợi phẩm! Sau 1975, “quân ta “ có vô số Honda, vàng bạc, hạt xoàn làm cho dân Băc nghĩ rẳng dân Nam ta ai cũng là mỏ vàng và đá quý cho nên khi vào Nam mà ra về không thấy bà con tặng vàng, ngọc thì họ buồn giận. Sau 1979, quân đội Việt Cộng đánh Kampuchia, về phép anh nào cũng có ngón tay , ngón chân Phật. Nguyễn Hiến Lê tay sai cộng sản, ca tụng quân đội cộng sản có kỷ luật thế mà ông lại nói: đương đêm quân đội tới bắt dọn đồ dạc ra đường để chúng chiếm nhà (tr.35).Cộng sản đẻ con ra không cần nuôi, cứ để nó tự do đi ăn cướp! Họ dùng chính sách “ lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
Cũng có ý kiến cho rẳng lương sĩ quan quốc gia là lương thấp nhất thế giới, nhưng chính báo cộng sản lại nói: Nếu xét về viện trợ thì những gì mà Liên Xô và Trung Quốc cung cấp cho Quân đội Nhân dân tuy lớn nhưng đâu thấm tháp so với khối lượng khổng lồ tiền bạc, vũ khí và quân cụ mà Mỹ đổ vào quân đội Sài Gòn. Nên nhớ, trong hoàn cảnh thời đó, mức lương của một sĩ quan ngụy rất cao, đủ nuôi sống cả gia đình họ.[6]
Ngày xưa quân Tưởng Giới Thạch vào Hà Nội đã biểu biễn một màn đói rách, bài nói chuyện của tướng Lưu Á Châu cho cũng cho ta biết đời sống gia đình quân Trung Cộng càng khốn khổ trăm bề:
Khi đó, tôi đến thăm bộ đội tham gia chiến đấu, để lại ấn tượng rất sâu đậm đối với tôi. Khi ấy, cải cách mở cửa đã bắt đầu, đặc biệt là khi tác chiến ở “Lưỡng Sơn”, hậu phương vẫn ca hát nhảy múa trong thanh bình. Các cán bộ chiến sĩ không những phải đối mặt với thử thách sinh tử, mà đều có gánh nặng cuộc sống. Đặc biệt là cán bộ cơ sở, hầu hết gia đình đều rất khó khăn. Lúc đó, tôi đến viếng một chính trị viên đại đội của Quân đoàn 14, anh ta đã hy sinh. Vợ anh ta gặp tôi, nói rằng, trước khi ra trận, chồng chị vẫn còn nợ tiền, khi phát lương tháng cuối cùng trước khi ra trận, trừ hết các khoản nợ, chỉ còn 5 xu tiền lương trong túi. Cuối cùng, cô ấy đưa cho tôi xem bản kê di vật, chỉ còn đúng 5 xu. Tôi thấy thật xót xa.
Có một chiến sĩ gia đình nghèo đói, di chúc của họ thật đầy máu và nước mắt. Trong di chúc của một chiến sĩ, có đoạn, nếu tôi chết, mong công xã hãy cho gia đình tôi một con bò. Có người khác viết, nếu tôi chết, hãy cởi bộ quân phục của tôi đem về quê, anh em nhà tôi không có quần áo để mặc. Xem những trang viết này thật là xót xa.[7]
Binh sĩ quốc gia có lương bổng và phụ cấp vợ con. Họ có trại gia binh cho gia đình binh sĩ. Họ có Quân tiếp vụ bán giá rẻ cho quân nhân,.
Khi bị thương thì được đồng đội săn sóc trong khi cộng sản bắt trẻ ra chiến trường, xich chân lính vào xe tăng. Quân VIệt Cộng bị thương hoặc chết thì bỏ lại vì lệnh bắt rút gấp. Binh sĩ Công Hòa bị tử trận, được đưa xác về quê làm lễ chôn cất hay hay ít nhân sĩ quan điơn vị cũng về báo tin và chia buồn .
Trong quân đội cộng sản, các tsinh viên, học sinh bị bọn chỉ huy và chính trị viên i-tờ hành hạ, bắt phạt, bắt làm kiểm điểm rất dã man và hà khắc. Binh sĩ thấy sĩ quan như thấy cọp. Bên cộng sản binh lính chết hai ba năm mới được giấy báo, xác để mặc nắng mưa, cát bụi trong rừng sâu hay ruộng đồng vì vây mà vong linh tử sĩ đau khổ ứng mộng yêu cầu gia đình đem xác về quê nhà! Còn miền Nam không có chuyện cầu đến khoa ngoại cảm rầm rộ như miền Bắc. Binh sĩ Cộng Hòa được tống táng trọng thể như tại nghĩa trang Biên Hòa. Sau chiến tranh cộng sản mới lậpcác nghĩa trang liệt sĩ. Một ngàn ngôi mộ thì khai ba, bốn ngàn, rồi làm một giả, lấy xương thú vật làm hài cốt tử sĩ! Té ra các đồng chí coi tử sĩ chẳng khác thú vật. Cán bộ cộng sản từ cao đến thấp chỉ nghĩ đến lừa đảo, gian trá đề lấy tiền!
Chừng đó tài liệu đủ cho ta thấy chính phủ Quốc gia luôn chú ý đến đời sống của quân nhân, chứ không bóc lột và coi khinh tính mạng con người như cộng sản.
- Bọn cộng sản và nằm vùng cho rằng lương công chức quốc gia cũng là đồng lương chết đói. Điều này cũng sai hoàn toàn:
-Năm 1954, một số công chức quốc gia theo cộng sản được cộng sản trả lương như cũ. Sau một thời gian thấy khó nuốt, họ phải làm đơn xin bỏ bớt lương cho “ bình đẳng “ với các cán bộ đảng. Cũng có thể do Việt Cộng bảo họ phải tự giác, phải xung phong. Trong trường hợp này có Đốc học Hoàng Minh Vui ở Đồng Hới xin ở lại làm cháu ngoan bác Hồ! Vậy lương quốc gia cao hay lương cộng sản cao?
-Sau 1975, sau một thời gian chê bai xã hội miền Nam phồn vinh giả tạo, xã hội miền Nam ăn bám, đến khi phát vải vóc quần áo cho cán bộ, mấy ông bà cách mạng năn nỉ bọn lưu dung:” các anh chị trong Nam đã sống đầy đủ, xin nhường quần áo, vải vóc lại cho chúng tôi!” Miền Nam đói rách hay miền Bắc phồn vinh?
Thực trạng Việt Nam trước 1975 thì càng rõ. Tình hình chiến tranh càng càng tồi tệ, cộng sản chiếm giữ kho lúa gạo miền Tây, giao thông vận tải trở ngại vì cộng sản phá cầu đường, đắp mô, bắn tỉa, kinh tế khủng hoảng….nhưng gia đình công chức cũng dàn trải đủ tháng, phần chính là lương bổng khá vững, và một phần do Mỹ đã móc tiền mua gạo Thái Lan cho dân miền Nam. Sau 1975, các vú sữa Nga, Tàu ngưng chảy mà Việt cộng phải trả nợ, một phần tài sản quốc gia lọt vào miệng cọp đói, cho nên toàn dân khốn khổ, lương cán bộ và công nhân viên cộng sản chỉ ăn được nửa tháng hay mười ngày! Vì vậy mà thầy giáo phải đạp xich lô, cô giáo phài bán quà trong lớp! Còn thảm nào hơn?
Sau khi giã từ Đại Học Văn Khoa Saigon, tôi bèn xin làm công nhật cho Thư Viện Khảo Cổ, làm được bao nhiêu lĩnh lương bấy nhiêu. Nhưng sau một thời gian thư viện nói về biên chế. Nếu tôi tiếp tục làm việc theo quy chế mới, tôi chỉ lãnh lương tháng 60 đồng mà không có phụ cấp gạo. Lúc đó một ổ bánh mì quốc doanh dài bẳng bàn tay, nhỏ bằng trái dưa leo nhỏ, không rau, không thịt giá 2 đồng. Như vậy phục vụ cộng đảng tôi chỉ được ăn một bữa, còn hai bữa kia thì không có, mà. tiền nhà, quần áo, thuốc men cũng không. Tôi không thể chịu sự bóc lột dã man của Việt Cộng nên bỏ việc.
Trên các báo cộng đảng, người ta không còn nghe giọng điệu hồ hởi của thời Đại thắng mùa xuân nữa mà chỉ nghe những tiếng than não nuột.
-Theo khảo sát của CĐ công ty, chi phí hằng tháng của một công nhân độc thân đã là 4,15 triệu đồng. Như vậy, lương tối thiểu phải tăng 25% mới đáp ứng đủ nhu cầu thiết yếu.[8]
-Lương kỹ sư xây dựng không bằng thợ cắt tóc vỉa hè
Chúng tôi một tháng làm cả 30 ngày, cộng với làm đêm khoảng 12-15 buổi (thường làm đến 2-3h sáng, hôm sau làm việc bình thường từ 8h sáng). Vậy mà lương chỉ nhận được 8 triệu đồng/tháng nhưng công ty chỉ trả một nửa và chậm 4 tháng lương.[9]
-"Muốn làm thầy giáo phải học 4 năm đại học, vậy mà ra trường lãnh lương thua một anh bảo vệ. Bảo vệ bây giờ lương 4 triệu đồng người ta không chịu làm đâu. Nếu chúng ta thay đổi được lương giáo viên là thay đổi rất nhiều thứ.[10]
Một ông bạn Biệt Động quân của tôi từ Đả Nẵng vượt biển vào Saigon, tại cảng Đà Nẵng, vợ anh bị cộng sản pháo kích mà chết. Vào Saigon anh đạp xích lô nuôi hai con. Anh nói: Tôi đố ông dánh vần chữ khổ.
Tôi ngơ ngác. Anh bạn giải thích: Ngày xưa mình đánh vần là CA-HÁT - Ô- KHÔ-HỎI -KHỔ.
Nay Việt cộng đánh vần: KHỜ- Ô-KHÔ-HỎI-KHỔ!
Sự khác biệt là ngày xưa ta khổ nhưng ta còn ca hát, còn ngày nay khổ quá, khỏ đến khờ người !
_____
Trong quân đội cộng sản, các tsinh viên, học sinh bị bọn chỉ huy và chính trị viên i-tờ hành hạ, bắt phạt, bắt làm kiểm điểm rất dã man và hà khắc. Binh sĩ thấy sĩ quan như thấy cọp. Bên cộng sản binh lính chết hai ba năm mới được giấy báo, xác để mặc nắng mưa, cát bụi trong rừng sâu hay ruộng đồng vì vây mà vong linh tử sĩ đau khổ ứng mộng yêu cầu gia đình đem xác về quê nhà! Còn miền Nam không có chuyện cầu đến khoa ngoại cảm rầm rộ như miền Bắc. Binh sĩ Cộng Hòa được tống táng trọng thể như tại nghĩa trang Biên Hòa. Sau chiến tranh cộng sản mới lậpcác nghĩa trang liệt sĩ. Một ngàn ngôi mộ thì khai ba, bốn ngàn, rồi làm một giả, lấy xương thú vật làm hài cốt tử sĩ! Té ra các đồng chí coi tử sĩ chẳng khác thú vật. Cán bộ cộng sản từ cao đến thấp chỉ nghĩ đến lừa đảo, gian trá đề lấy tiền!
Chừng đó tài liệu đủ cho ta thấy chính phủ Quốc gia luôn chú ý đến đời sống của quân nhân, chứ không bóc lột và coi khinh tính mạng con người như cộng sản.
- Bọn cộng sản và nằm vùng cho rằng lương công chức quốc gia cũng là đồng lương chết đói. Điều này cũng sai hoàn toàn:
-Năm 1954, một số công chức quốc gia theo cộng sản được cộng sản trả lương như cũ. Sau một thời gian thấy khó nuốt, họ phải làm đơn xin bỏ bớt lương cho “ bình đẳng “ với các cán bộ đảng. Cũng có thể do Việt Cộng bảo họ phải tự giác, phải xung phong. Trong trường hợp này có Đốc học Hoàng Minh Vui ở Đồng Hới xin ở lại làm cháu ngoan bác Hồ! Vậy lương quốc gia cao hay lương cộng sản cao?
-Sau 1975, sau một thời gian chê bai xã hội miền Nam phồn vinh giả tạo, xã hội miền Nam ăn bám, đến khi phát vải vóc quần áo cho cán bộ, mấy ông bà cách mạng năn nỉ bọn lưu dung:” các anh chị trong Nam đã sống đầy đủ, xin nhường quần áo, vải vóc lại cho chúng tôi!” Miền Nam đói rách hay miền Bắc phồn vinh?
Thực trạng Việt Nam trước 1975 thì càng rõ. Tình hình chiến tranh càng càng tồi tệ, cộng sản chiếm giữ kho lúa gạo miền Tây, giao thông vận tải trở ngại vì cộng sản phá cầu đường, đắp mô, bắn tỉa, kinh tế khủng hoảng….nhưng gia đình công chức cũng dàn trải đủ tháng, phần chính là lương bổng khá vững, và một phần do Mỹ đã móc tiền mua gạo Thái Lan cho dân miền Nam. Sau 1975, các vú sữa Nga, Tàu ngưng chảy mà Việt cộng phải trả nợ, một phần tài sản quốc gia lọt vào miệng cọp đói, cho nên toàn dân khốn khổ, lương cán bộ và công nhân viên cộng sản chỉ ăn được nửa tháng hay mười ngày! Vì vậy mà thầy giáo phải đạp xich lô, cô giáo phài bán quà trong lớp! Còn thảm nào hơn?
Sau khi giã từ Đại Học Văn Khoa Saigon, tôi bèn xin làm công nhật cho Thư Viện Khảo Cổ, làm được bao nhiêu lĩnh lương bấy nhiêu. Nhưng sau một thời gian thư viện nói về biên chế. Nếu tôi tiếp tục làm việc theo quy chế mới, tôi chỉ lãnh lương tháng 60 đồng mà không có phụ cấp gạo. Lúc đó một ổ bánh mì quốc doanh dài bẳng bàn tay, nhỏ bằng trái dưa leo nhỏ, không rau, không thịt giá 2 đồng. Như vậy phục vụ cộng đảng tôi chỉ được ăn một bữa, còn hai bữa kia thì không có, mà. tiền nhà, quần áo, thuốc men cũng không. Tôi không thể chịu sự bóc lột dã man của Việt Cộng nên bỏ việc.
Trên các báo cộng đảng, người ta không còn nghe giọng điệu hồ hởi của thời Đại thắng mùa xuân nữa mà chỉ nghe những tiếng than não nuột.
-Theo khảo sát của CĐ công ty, chi phí hằng tháng của một công nhân độc thân đã là 4,15 triệu đồng. Như vậy, lương tối thiểu phải tăng 25% mới đáp ứng đủ nhu cầu thiết yếu.[8]
-Lương kỹ sư xây dựng không bằng thợ cắt tóc vỉa hè
Chúng tôi một tháng làm cả 30 ngày, cộng với làm đêm khoảng 12-15 buổi (thường làm đến 2-3h sáng, hôm sau làm việc bình thường từ 8h sáng). Vậy mà lương chỉ nhận được 8 triệu đồng/tháng nhưng công ty chỉ trả một nửa và chậm 4 tháng lương.[9]
-"Muốn làm thầy giáo phải học 4 năm đại học, vậy mà ra trường lãnh lương thua một anh bảo vệ. Bảo vệ bây giờ lương 4 triệu đồng người ta không chịu làm đâu. Nếu chúng ta thay đổi được lương giáo viên là thay đổi rất nhiều thứ.[10]
Một ông bạn Biệt Động quân của tôi từ Đả Nẵng vượt biển vào Saigon, tại cảng Đà Nẵng, vợ anh bị cộng sản pháo kích mà chết. Vào Saigon anh đạp xích lô nuôi hai con. Anh nói: Tôi đố ông dánh vần chữ khổ.
Tôi ngơ ngác. Anh bạn giải thích: Ngày xưa mình đánh vần là CA-HÁT - Ô- KHÔ-HỎI -KHỔ.
Nay Việt cộng đánh vần: KHỜ- Ô-KHÔ-HỎI-KHỔ!
Sự khác biệt là ngày xưa ta khổ nhưng ta còn ca hát, còn ngày nay khổ quá, khỏ đến khờ người !
_____
CHÚ THÍCH:
[1] Giá gói xôi ngày ấy là 2 hào, giờ đã là 10 ngàn đồng (Tư Chơi Cầu Gặp lại Bà Bán Xôi(trên 60 năm) trên đường phố Saigon.
https://kontumquetoi.com/2014/05/14/gap-lai-ba-ban-xoitren-60-nam-tai-saigon/)
[2] GS Phạm Đức Liên. Giáo chức thời Việt Nam Độc Lập (9 tháng 3 năm 1945) và Việt Nam Cộng Hòa 1954-75) http://nsvietnam.blogspot.ca/2015/10/giao-chuc-thoi-viet-nam-oc-lap-9-thang.html)
[3] Giáo dục Việt Nam Cộng hòa. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia/
-Huỳnh Minh Tú. Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến
https://tuxtini.com/2013/12/01/nhin-lai-nen-giao-duc-vnch-su-tiec-nuoi-vo-bo-ben/
- Nguyễn Thanh Liêm. Nền giáo dục ở miền nam 1954-1975 (trích) – https://hocthenao.vn/2013/10/16/n
[4] Nguyễn Hội - 31.10.2010. Thời nào dân Việt sướng nhất. http://ngodinhdiem.net/KinhTe/Thoi_nao.html
[5]HUỲNH TÂM * HỒ CHÍ MINH --HUỲNH TÂM * GIẶC HÁN ĐỐT PHÁ NHÀ NAM.- TÀI LIỆU VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM -TRUNG QUỐC--TÀI LIỆU VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM -TRUNG QUỐC
[6] Kỷ niệm 40 năm thống nhất đất nước. http://vov.vn/blog/cung-khach-quan-nhin-lai-che-do-viet-nam-cong-hoa-396862.vov
[7]. Lưu Hồng Ngự. Đọc Lưu Á Châu để hiểu thêm một vài vấn đề về Trung Quốc (kỳ 1. Cuộc chiến Việt Nam 1979). http://honvietquochoc.com.vn/bai-viet/2443-doc-luu-a-chau-de-hieu-them-mot-vai-van-de-ve-trung-quoc-ky-1-cuoc-chien-viet-nam-1979.aspx
[8] Bao giờ người lao động sống "đủ" với lương tối thiểu? http://nld.com.vn/cong-doan/bao-gio-nguoi-lao-dong-song-du-voi-luong-toi-thieu-2015082110033365.htm
[9].http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/luong-ky-su-xay-dung-khong-bang-tho-cat-toc-via-he-2858025.html
[10] (TS Huỳnh Công Minh. Lương giáo viên thua bảo vệ http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20151212/luong-giao-vien-thua-bao-ve/1019191.html )
[1] Giá gói xôi ngày ấy là 2 hào, giờ đã là 10 ngàn đồng (Tư Chơi Cầu Gặp lại Bà Bán Xôi(trên 60 năm) trên đường phố Saigon.
https://kontumquetoi.com/2014/05/14/gap-lai-ba-ban-xoitren-60-nam-tai-saigon/)
[2] GS Phạm Đức Liên. Giáo chức thời Việt Nam Độc Lập (9 tháng 3 năm 1945) và Việt Nam Cộng Hòa 1954-75) http://nsvietnam.blogspot.ca/2015/10/giao-chuc-thoi-viet-nam-oc-lap-9-thang.html)
[3] Giáo dục Việt Nam Cộng hòa. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia/
-Huỳnh Minh Tú. Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến
https://tuxtini.com/2013/12/01/nhin-lai-nen-giao-duc-vnch-su-tiec-nuoi-vo-bo-ben/
- Nguyễn Thanh Liêm. Nền giáo dục ở miền nam 1954-1975 (trích) – https://hocthenao.vn/2013/10/16/n
[4] Nguyễn Hội - 31.10.2010. Thời nào dân Việt sướng nhất. http://ngodinhdiem.net/KinhTe/Thoi_nao.html
[5]HUỲNH TÂM * HỒ CHÍ MINH --HUỲNH TÂM * GIẶC HÁN ĐỐT PHÁ NHÀ NAM.- TÀI LIỆU VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM -TRUNG QUỐC--TÀI LIỆU VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM -TRUNG QUỐC
[6] Kỷ niệm 40 năm thống nhất đất nước. http://vov.vn/blog/cung-khach-quan-nhin-lai-che-do-viet-nam-cong-hoa-396862.vov
[7]. Lưu Hồng Ngự. Đọc Lưu Á Châu để hiểu thêm một vài vấn đề về Trung Quốc (kỳ 1. Cuộc chiến Việt Nam 1979). http://honvietquochoc.com.vn/bai-viet/2443-doc-luu-a-chau-de-hieu-them-mot-vai-van-de-ve-trung-quoc-ky-1-cuoc-chien-viet-nam-1979.aspx
[8] Bao giờ người lao động sống "đủ" với lương tối thiểu? http://nld.com.vn/cong-doan/bao-gio-nguoi-lao-dong-song-du-voi-luong-toi-thieu-2015082110033365.htm
[9].http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/luong-ky-su-xay-dung-khong-bang-tho-cat-toc-via-he-2858025.html
[10] (TS Huỳnh Công Minh. Lương giáo viên thua bảo vệ http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20151212/luong-giao-vien-thua-bao-ve/1019191.html )
PHẬT GIÁO - THIÊN AN MÔN -TƯỞNG NĂNG TIẾN
THÔNG ĐIỆP PHẬT GIÁO
PARIS, ngày 9.5.2016 (PTTPGQT) – Viện Tăng Thống và Viện Hoá Đạo vừa gửi đến Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế để phổ biến Thông điệp Phật Đản 2640 (2016) của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, và Thông bạch Phật Đản của Viện trưởng Viện Hoá Đạo. Xin xem toàn văn hai văn kiện ấy sau đây :
THÔNG ĐIỆP PHẬT ĐẢN 2640 (2016)
Nhân danh Hội đồng Lưỡng Viện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, tôi gửi lời trân trọng chúc quý liệt vị Trưởng lão, Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni, cùng đồng bào Phật tử các giới, trong và ngoài nước, một Mùa Phật Đản được Pháp thân thanh tịnh đức Thế Tôn toả chiếu tràn đầy.
Hãy rước Phật vào lòng để cho mọi phiền não đoạn diệt, và chào đón Phật Đản như Mùa Gặt Mới của Giác ngộ.
Thế giới đang trầm luân với thiên tai sinh thái, và nhân tai bạo hành, khủng bố, tham giành quyền lực độc tôn. Sự có mặt của người Phật tử, bất cứ ở đâu, phải là nguồn ban phát an lạc và hoà điệu cho tha nhân, là điều nhân loại trông chờ tha thiết kể từ cuộc chiến tranh lạnh chấm dứt đến nay.
Thời cuộc 41 năm qua đã không để cho dân tộc nói chung, và người Phật tử nói riêng, phát huy bản sắc Việt và Phật tính Chân Như, giúp nước ta kết cánh cùng thế giới văn minh, tạo cõi an lành, đạo vị trên lãnh thổ quê hương.
Từ năm 1970, qua Thông điệp “Con Đường Hoá Giải”, Đức Cố Đệ Nhất Tăng Thống Thích Tịnh Khiết nói lên một sự thật bi thống. Ngài bảo :
“Đích thực từ trước tới nay, dân chúng Việt Nam chưa bao giờ được nói tiếng nói chân thành của mình, được thể hiện nguyện vọng chính đáng của mình. Chúng ta, người Việt yêu nước thương nòi nhất định không để cho bất cứ ai lợi dụng danh nghĩa của Dân chúng, mưu đồ quyền hành danh lợi và thực hiện chủ trương xâm lăng nữa”.
Trước đó, qua Thông điệp Phật Đản 2513 (1969), Đức Cố Đệ Nhất Tăng Thống đã khẳng định :
“Lịch sử đã chứng minh, dân tộc Việt Nam có sức hóa giải bền bỉ, phi thường. Sức hóa giải đó là bản chất của dân tộc mà cũng chính là bản chất của Phật giáo. Vì Phật giáo xây dựng trên tinh thần Trí Tuệ, Từ Bi và Hùng lực. Việt Nam vượt qua được giai đoạn bị đồng hóa là nhờ ở đức bao dung, sự đãi lọc và lòng kiên trì phát triển. Chính nhờ ở những căn bản quý giá ấy, mà đã hơn một lần, Phật giáo trợ duyên cho dân tộc hóa giải những lối sống xuất thế và nhập thế của các luồng tư tưởng Đông phương, tạo ra sự quân bình tư tưởng cho Việt Nam dưới thời tự chủ Lý – Trần kéo dài trên ba thế kỷ. (…) Trong cuộc xung đột ý thức hệ của nhân loại hiện nay, Việt Nam bị chọn làm nơi thử thách, để biến thành cuộc chiến tranh khốc liệt. Khi chiến tranh chấm dứt, chưa phải là cuộc xung đột ý thúc hệ đã kết thúc ; trái lại, nó còn quyết liệt hơn bao giờ hết. Nếu không có một sức mạnh HÓA GIẢI”.
Hàng chục năm qua, dân chúng thuộc các tầng lớp xã hội, nhất là giới nông dân công nhân cùng tín đồ các tôn giáo, vô cùng mong đợi, thiết tha đòi hỏi nhân quyền, dân chủ, và tự do tôn giáo. Bởi họ biết các điều căn bản này chưa hiện hữu trong thực tế, thì đời sống tinh thần và cơm no áo ấm càng mất hút, quốc gia không thể phát triển để sánh vai với các nước láng giềng trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Tự do tôn giáo và tư tưởng là mẹ đẻ của mọi tự do cơ bản. Khi tư tưởng của người dân, cách sống đạo theo tôn giáo của người dân bị cấm đoán, thì các thứ tự do khác, như ngôn luận, báo chí, lập hội, biểu tình v.v… cũng vĩnh viễn mất theo.
Kể từ năm 1930 đến nay, suốt 86 năm ròng, Đảng Cộng sản nắm trọn trong tay quyền tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận và báo chí, nhất là từ ngày nắm hết quyền thống trị nhân dân. Tín ngưỡng Đảng càng độc tôn, mọi tôn giáo và tư tưởng Việt càng bị tiêu diệt. Ngôn luận Đảng càng toàn năng, quyền sống và quyền ăn nói của nhân dân càng bị thu hẹp để biến mất trong hư vô.
Nhân ngày Phật Đản của Đạo từ bi và hòa bình, những người lãnh đạo Đảng Cộng sản nên suy nghĩ lại mà học tập lòng bao dung thương người của giáo lý đạo Phật, để biết ưu tư, lo lắng cho chủ quyền đất nước và 90 triệu dân lành, thay vì chia sớt đặc quyền đặc lợi cho riêng thiểu số đảng viên 4 triệu người.
Kính thưa chư liệt vị Trưởng lão, Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni, nam nữ Cư sĩ Phật tử trong và ngoài nước,
Để có sự đổi thay, an lạc cho quê hương, tôi kêu gọi chư vị hãy trau dồi đạo hạnh như Đức Cố Đệ Tam Thăng Thống Thích Đôn Hậu căn dặn trước khi Ngài về cõi Phật :
“Trong lịch sử truyền bá Phật giáo Việt Nam cũng như thế giới, có lúc bi thảm đầy tủi nhục, nhưng có lúc cũng vẻ vang rất đáng tự hào. Lúc bi thảm là lúc bản thể của Tăng bị lu mờ, nội bộ của Tăng bị phân hoá và thành phần của Tăng có nhiều quan điểm dị biệt, giới hạnh suy hoá và hiểu biết đạo lý một cách cục bộ, phiến diện. Trái lại lúc vẻ vang, là lúc nội bộ chúng Tăng hoà hiệp, biết gạt bỏ những quyền lợi riêng tư, những ngã chấp tầm thường để tiến xa trên con đường tịnh hạnh, lấy giác ngộ giải thoát làm cứu cánh, lấy bản nguyện độ sinh làm sự nghiệp”.
THÔNG BẠCH
Kính gởi :
– Chư Tôn Giáo Phẩm, Chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni
– Văn Phòng II Viện Hóa Đạo
– Đồng Bào Phật Tử các giới trong và ngoài nước.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Hè đã về, hương sen đã lan tỏa từ phố phường đô thị đến quê nghèo xa xôi hẻo lánh gợi nhớ mùa Hoa Vô Ưu ngày Đức Thế Tôn “vì chúng sanh Ta Bà thị hiện”.
Gần ba ngàn năm có Phật, ba ngàn năm hương vị Giải Thoát từ lưu vực Sông Hằng thấm nhuần toàn cỏi Diêm Phù Đề, ngăn chận những làn sóng vô minh đưa nhân loại xuống vực thẳm hủy diệt, để hôm nay, ngày Phật Đản không còn là Ngày Riêng Của Phật Giáo mà là ngày của Thế Kỷ Tâm Linh với gần 200 Quốc Gia trên Thế Giới vinh danh Ngài, vinh danh Giáo Pháp Từ Bi, Trí Tuệ và Bình Đẳng của Ngài như phương thuốc tối thượng cho tranh chấp, hận thù và vọng động.
THÔNG ĐIỆP PHẬT ĐẢN 2640 (2016)
của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Gần ba nghìn năm qua, mỗi năm Phật Đản lại về, mang niềm hoan lạc và ánh đạo trải xuống trái đất, vào tâm hồn người con Phật, như bóng trăng Rằm tỏ sáng trời đêm.Nhân danh Hội đồng Lưỡng Viện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, tôi gửi lời trân trọng chúc quý liệt vị Trưởng lão, Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni, cùng đồng bào Phật tử các giới, trong và ngoài nước, một Mùa Phật Đản được Pháp thân thanh tịnh đức Thế Tôn toả chiếu tràn đầy.
Hãy rước Phật vào lòng để cho mọi phiền não đoạn diệt, và chào đón Phật Đản như Mùa Gặt Mới của Giác ngộ.
Thế giới đang trầm luân với thiên tai sinh thái, và nhân tai bạo hành, khủng bố, tham giành quyền lực độc tôn. Sự có mặt của người Phật tử, bất cứ ở đâu, phải là nguồn ban phát an lạc và hoà điệu cho tha nhân, là điều nhân loại trông chờ tha thiết kể từ cuộc chiến tranh lạnh chấm dứt đến nay.
Thời cuộc 41 năm qua đã không để cho dân tộc nói chung, và người Phật tử nói riêng, phát huy bản sắc Việt và Phật tính Chân Như, giúp nước ta kết cánh cùng thế giới văn minh, tạo cõi an lành, đạo vị trên lãnh thổ quê hương.
Từ năm 1970, qua Thông điệp “Con Đường Hoá Giải”, Đức Cố Đệ Nhất Tăng Thống Thích Tịnh Khiết nói lên một sự thật bi thống. Ngài bảo :
“Đích thực từ trước tới nay, dân chúng Việt Nam chưa bao giờ được nói tiếng nói chân thành của mình, được thể hiện nguyện vọng chính đáng của mình. Chúng ta, người Việt yêu nước thương nòi nhất định không để cho bất cứ ai lợi dụng danh nghĩa của Dân chúng, mưu đồ quyền hành danh lợi và thực hiện chủ trương xâm lăng nữa”.
Trước đó, qua Thông điệp Phật Đản 2513 (1969), Đức Cố Đệ Nhất Tăng Thống đã khẳng định :
“Lịch sử đã chứng minh, dân tộc Việt Nam có sức hóa giải bền bỉ, phi thường. Sức hóa giải đó là bản chất của dân tộc mà cũng chính là bản chất của Phật giáo. Vì Phật giáo xây dựng trên tinh thần Trí Tuệ, Từ Bi và Hùng lực. Việt Nam vượt qua được giai đoạn bị đồng hóa là nhờ ở đức bao dung, sự đãi lọc và lòng kiên trì phát triển. Chính nhờ ở những căn bản quý giá ấy, mà đã hơn một lần, Phật giáo trợ duyên cho dân tộc hóa giải những lối sống xuất thế và nhập thế của các luồng tư tưởng Đông phương, tạo ra sự quân bình tư tưởng cho Việt Nam dưới thời tự chủ Lý – Trần kéo dài trên ba thế kỷ. (…) Trong cuộc xung đột ý thức hệ của nhân loại hiện nay, Việt Nam bị chọn làm nơi thử thách, để biến thành cuộc chiến tranh khốc liệt. Khi chiến tranh chấm dứt, chưa phải là cuộc xung đột ý thúc hệ đã kết thúc ; trái lại, nó còn quyết liệt hơn bao giờ hết. Nếu không có một sức mạnh HÓA GIẢI”.
Hàng chục năm qua, dân chúng thuộc các tầng lớp xã hội, nhất là giới nông dân công nhân cùng tín đồ các tôn giáo, vô cùng mong đợi, thiết tha đòi hỏi nhân quyền, dân chủ, và tự do tôn giáo. Bởi họ biết các điều căn bản này chưa hiện hữu trong thực tế, thì đời sống tinh thần và cơm no áo ấm càng mất hút, quốc gia không thể phát triển để sánh vai với các nước láng giềng trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Tự do tôn giáo và tư tưởng là mẹ đẻ của mọi tự do cơ bản. Khi tư tưởng của người dân, cách sống đạo theo tôn giáo của người dân bị cấm đoán, thì các thứ tự do khác, như ngôn luận, báo chí, lập hội, biểu tình v.v… cũng vĩnh viễn mất theo.
Kể từ năm 1930 đến nay, suốt 86 năm ròng, Đảng Cộng sản nắm trọn trong tay quyền tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận và báo chí, nhất là từ ngày nắm hết quyền thống trị nhân dân. Tín ngưỡng Đảng càng độc tôn, mọi tôn giáo và tư tưởng Việt càng bị tiêu diệt. Ngôn luận Đảng càng toàn năng, quyền sống và quyền ăn nói của nhân dân càng bị thu hẹp để biến mất trong hư vô.
Nhân ngày Phật Đản của Đạo từ bi và hòa bình, những người lãnh đạo Đảng Cộng sản nên suy nghĩ lại mà học tập lòng bao dung thương người của giáo lý đạo Phật, để biết ưu tư, lo lắng cho chủ quyền đất nước và 90 triệu dân lành, thay vì chia sớt đặc quyền đặc lợi cho riêng thiểu số đảng viên 4 triệu người.
Kính thưa chư liệt vị Trưởng lão, Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni, nam nữ Cư sĩ Phật tử trong và ngoài nước,
Để có sự đổi thay, an lạc cho quê hương, tôi kêu gọi chư vị hãy trau dồi đạo hạnh như Đức Cố Đệ Tam Thăng Thống Thích Đôn Hậu căn dặn trước khi Ngài về cõi Phật :
“Trong lịch sử truyền bá Phật giáo Việt Nam cũng như thế giới, có lúc bi thảm đầy tủi nhục, nhưng có lúc cũng vẻ vang rất đáng tự hào. Lúc bi thảm là lúc bản thể của Tăng bị lu mờ, nội bộ của Tăng bị phân hoá và thành phần của Tăng có nhiều quan điểm dị biệt, giới hạnh suy hoá và hiểu biết đạo lý một cách cục bộ, phiến diện. Trái lại lúc vẻ vang, là lúc nội bộ chúng Tăng hoà hiệp, biết gạt bỏ những quyền lợi riêng tư, những ngã chấp tầm thường để tiến xa trên con đường tịnh hạnh, lấy giác ngộ giải thoát làm cứu cánh, lấy bản nguyện độ sinh làm sự nghiệp”.
Cầu xin Đức Thế Tôn hộ trì cho tất cả chúng ta.
Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Thanh Minh Thiền viện, Rằm tháng Tư
năm Bính Thân, 2016 – Phật Đản P.l. 2560
Đệ Ngũ Tăng Thống
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
(ấn ký)Sa môn THÍCH QUẢNG ĐỘ
năm Bính Thân, 2016 – Phật Đản P.l. 2560
Đệ Ngũ Tăng Thống
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
(ấn ký)Sa môn THÍCH QUẢNG ĐỘ
Thông bạch Phật Đản của Viện trưởng Viện Hoá Đạo
THÔNG BẠCH
ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2560-2016
———————————————
VIỆN TRƯỞNG VIỆN HÓA ĐẠO
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN TRƯỞNG VIỆN HÓA ĐẠO
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
Kính gởi :
– Chư Tôn Giáo Phẩm, Chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni
– Văn Phòng II Viện Hóa Đạo
– Đồng Bào Phật Tử các giới trong và ngoài nước.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Hè đã về, hương sen đã lan tỏa từ phố phường đô thị đến quê nghèo xa xôi hẻo lánh gợi nhớ mùa Hoa Vô Ưu ngày Đức Thế Tôn “vì chúng sanh Ta Bà thị hiện”.
Gần ba ngàn năm có Phật, ba ngàn năm hương vị Giải Thoát từ lưu vực Sông Hằng thấm nhuần toàn cỏi Diêm Phù Đề, ngăn chận những làn sóng vô minh đưa nhân loại xuống vực thẳm hủy diệt, để hôm nay, ngày Phật Đản không còn là Ngày Riêng Của Phật Giáo mà là ngày của Thế Kỷ Tâm Linh với gần 200 Quốc Gia trên Thế Giới vinh danh Ngài, vinh danh Giáo Pháp Từ Bi, Trí Tuệ và Bình Đẳng của Ngài như phương thuốc tối thượng cho tranh chấp, hận thù và vọng động.
Phụng hành Thông Điệp Phật Đản Phật Lịch 2560-2016 của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN), thay mặt Ban Chỉ Đạo Viện Hóa Đạo, tôi xin gởi đến Chư Liệt Vị niềm hân hoan vô tận của ngày Phật Đản Sinh, để hôm nay chúng ta có 2000 năm Phật Việt đồng hành cùng Dân Tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước của Cha Ông.
Trong Thông Điệp Phật Đản Phật Lịch 2560 Đức Đương Kim Tăng Thống dạy rằng : “Hãy rước Phật vào lòng để cho mọi phiền não đọan diệt và chào đón Phật Đản như một Mùa Gặt Mới của Giác Ngộ”.
Thể hiện tích cực lời dạy của Ngài, Viện Hóa Đạo kêu gọi toàn thể Tăng, Tín đồ hãy hóa thân vào nền văn minh của Trí Tuệ Bát Nhã, làm bản tâm của bậc nhân đức, cứu nguy cho đất nước và loài người bằng phương tiện và hành động hiện hữu trong cơn Quốc nạn và Pháp nạn hiện nay :
1/. Đối với bản thân : Hãy Thanh Tịnh thân tâm, nâng cao năng lượng tâm linh hóa giải những bất an trong tam giới. Đồng thời Vô Úy trong hành động để đưa nhân loại, quốc gia, dân tộc ra khỏi chảo lửa âm ỷ chiến tranh, cướp đoạt, và nô lệ.
2/. Đối với gia đình : Hãy Phật Hóa thân bằng quyến thuộc, chay tịnh, nhằm đền đáp ân đức cha mẹ, ân đức chúng sinh, ân đức Tam Bảo, tham gia các hoạt động xã hội để đền đáp ân đức Hồn Thiêng Sông Núi.
3/. Đối với các Đoàn thể Phật Tử : Hãy khơi dậy tinh thần Lục Độ trong cộng nghiệp bằng những hình thức từ thiện, tu bát quan trai, các khóa lễ, nâng cao ý thức thời đại : Phật Giáo là sự đối diện với xã hội chứ không quay lưng với xã hội, nhất là xã hội độc tài toàn trị hiện nay.
4/. Đối với các Ban Đại Diện GHPGVNTN tại các Tỉnh, Thành, Quận, Huyện :
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vẫn đang đối mặt với sự khủng bố, áp bức từ Nhà Cầm quyền Cọng Sản, phải ý thức rằng những chùa chiền, tháp miếu, những lễ hội Phật Giáo hoành tráng do nhà nước dựng lên chỉ mang tính cách mê tín, chỉ là lớp son phấn che mất tinh thần bất dung tôn giáo. Do đó chúng ta quyết bảo vệ truyền thống cố hữu dù phải hy sinh.
Viện Hóa Đạo yêu cầu các Ban Đại Diện tùy hoàn cảnh địa phương mà kiến tạo một mùa Phật Đản đầy đủ ý nghĩa, trang nghiêm, thanh tịnh để đồng bào nói chung và Phật Giáo Đồ nói riêng được chiêm bái và hành lễ dù trong điều kiện khắc nghiệt mà Giáo Hội đã, đang và còn sẽ gánh chịu.
5/. Lễ Đài Chính sẽ được thiết trí tại Tu Viện Long Quang (trụ sở của Viện Hóa Đạo GHPGVNTN) thuộc Phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đại lễ chính thức sẽ cử hành lúc 07 giờ sáng ngày Rằm Tháng Tư (21.5.2016)
Trân trọng cung thỉnh Chư Tôn Đức cùng Phật tử các giới tùy duyên tham dự.
6/. Đối với Văn Phòng II Viện Hóa Đạo, qua tinh thần Thông Cáo Báo Chí của Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế : HƯỚNG VỀ NGÀY PHẬT ĐẢN phổ biến ngày 14.4.2016, Viện Hóa Đạo kính xin tán dương tinh thần Chư Tôn Túc và Toàn Thể Phật Tử Hải Ngoại và cầu nguyện một mùa Đản Sanh viên mãn nơi đất khách quê người.
Đặc biệt Đại Lễ Phật Đản năm nay trở về trong bối cảnh đồng bào các tỉnh Miền Bắc, Miền Nam và Tây Nguyên thân yêu đắm chìm trong hạn hán và ngập mặn chưa từng có. Dọc bờ biển của Miền Trung hoa gấm lại xảy ra nạn ô nhiễm môi trường trầm trọng làm cho ngư dân vô cùng khốn đốn. Viện Hóa Đạo kính xin chia xẻ nỗi thống khổ cùng cực của Đồng Bào ruột thịt khắp mọi nẻo quê hương nói chung, và các tỉnh Miền Trung mắc nạn do Công ty Formosa gây ra nói riêng.
Vì vậy, qua Thông Bạch Phật Đản nầy, Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất xin kính cẩn trước niềm bi thiết của Đức Cố Đệ Tứ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Thích Huyền Quang gởi cho Đảng Cọng Sản Việt Nam năm 2000, dù đã 16 năm qua nhưng giá trị của niềm bi thiết ấy vẫn là chân lý mà Đảng Cọng Sản cần thực hiện ngay để năng lượng Từ Bi có thể hóa giải mọi gian nguy cho Đất Nước đem lại hạnh phúc cho Dân Tộc :
“Hãy trả lại Linh Quyền cho người chết và Nhân Quyền cho người sống, đây là ý nghĩa của Lễ Chúc Sinh. Xưa các vua chúa Tế Trời mỗi năm tại Đàn Nam Giao cầu cho Quốc Thái Dân An. Nay ở thời đại mới, Nhà Nước nên áp dụng Luật Pháp, bảo đảm các Quyền Tự Do căn bản về Dân Sự và Chính Trị cho mọi Công Dân như một cách tế thờ Người”.
Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất kêu gọi Nhà Nước Cọng Sản hãy thực hiện “Lời Kêu Gọi Đảng Sám Hối” của Đức Cố Tăng Thống Thích Huyền Quang, như một nghĩa vụ đối với Tổ Quốc và Nhân Dân trong tình huống lâm nguy của Đất Nước.
NAM MÔ LÂM TỲ NI VIÊN VÔ ƯU THỌ HẠ
BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Tu viện Long Quang, Mùa Phật Đản năm Bính Thân 2016
Viện Trưởng Viện Hoá Đạo
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
(ấn ký)Tỳ Kheo THÍCH THANH QUANG
Viện Trưởng Viện Hoá Đạo
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
(ấn ký)Tỳ Kheo THÍCH THANH QUANG
HUỲNH ANH TÚ * NGƯỜI LÍNH QUỐC GIA
Viết về một người lính VNCH
Huỳnh Anh Tú (Danlambao) - Nhắc đến chính thể Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), tôi luôn nghĩ tới những hình ảnh thân thương của người lính năm xưa. Nhất là những người đã chôn lấp một phần thân thể trên mảnh đất Việt Nam thân yêu này.
Sau biến cố năm 1975, hầu hết những người từng phục vụ trong “chế độ văn minh cũ” VNCH đều bị “chế độ lạc hậu mới” cộng sản trả thù và bách hại. Phần đông những người ấy bị dồn vào các nhà tù với lý do đi “tập trung cải tạo”. Số khác phải bỏ nước ra đi với hy vọng đến được miền đất tự do, để rồi không ít người đã phải bỏ mạng trên biển cả. Những người còn lại, phần lớn là thương phế binh, phải sống kiếp tủi buồn, cơ cực và là thành phần bị phân biệt đối xử, bị nhà cầm quyền o ép trù dập.
Họ sống như thế đã hơn 40 năm qua.
Câu chuyện này tôi xin kể về một người quen mà sự sống của ông chỉ còn được đếm từng ngày. Căn bệnh ung thư gan thời kỳ cuối đang hành hạ và trút lên cơ thể ông những cơn đau cuối cùng trong cuộc đời.
Câu chuyện này tôi xin kể về một người quen mà sự sống của ông chỉ còn được đếm từng ngày. Căn bệnh ung thư gan thời kỳ cuối đang hành hạ và trút lên cơ thể ông những cơn đau cuối cùng trong cuộc đời.
Thời gian chưa bao giờ chờ đợi bất cứ một ai. Mới hôm nào tôi gặp ông tại văn phòng Công Lý & Hòa Bình, Dòng Chúa Cứu Thế - Sài Gòn. Bằng giọng nói khoan thai đầy tự tin, ông đã kể cho tôi nghe những câu chuyện bi tráng trong đời lính. Và cả những câu chuyện cơ cực trong cuộc sống mưu sinh.
Hôm nay, người Thương Phế binh ấy tiếp tôi trên giường bệnh. Vết thương do chiến tranh và cơn đau bởi căn bệnh ung thư quái ác đang cùng lúc hành hạ ông.
Nói chuyện với tôi, ông vẫn gượng cười. Nhưng nụ cười đã héo hắt và ánh mắt chậm chạp, hơi thở khó khăn.
Cuộc đời chinh chiến
Ông là Nguyễn Văn Sinh, năm nay 66 tuổi.
Tháng 3/1968 ông nhập ngũ và học tại Trung Tâm Huấn Luyện Quốc gia Vạn Kiếp, tỉnh Phước Tuy, nay là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Sau 3 tháng quân trường, ông được bổ sung vào đơn vị thuộc tiểu đoàn 181, sư đoàn 18 Bộ binh, đóng quân tại Long Khánh.
Sau đó ông xin chuyển về tiểu đoàn 2, trung đoàn 10 thuộc sư đoàn 7 Bộ binh - đóng quân tại Mỹ Tho.
Ông từng tham gia nhiều trận chiến ác liệt tại vùng đất Cam-pu-chia.
Nhìn vào vết thương ở bàn tay phải, ông nói: “Bàn tay bị thương này là tôi bị trúng đạn của quân thù tại Cam-pu-chia”.
Ông bùi ngùi kể lại:
“Tôi còn nhớ rất rõ, vào tháng 4/1972 (Mùa Hè Đỏ Lửa), tại tỉnh Kam Poon Rao- Cam-pu-chia, lúc bấy giờ tôi là tiểu đội trưởng tiểu đội 1, đại đội 1, tiểu đoàn 2, trung đoàn 10 thuộc sư đoàn 7 bộ binh.
Trong cuộc giao tranh với quân thù, tôi đi phía sau 7 người lính thuộc cấp của mình, hai tay cầm hai trái lựu đạn và ra lệnh họ cứ tiến thẳng, đằng sau đã có tôi yểm trợ. Vừa nói xong thì có làn pháo từ phía trước ập tới. Tôi hô to “tiểu đội 1 nằm xuống! phía sau có tôi yểm trợ”. Ngay lúc đó bỗng có một loạt tiếng AK từ bên cánh rừng bắn vào bàn tay tôi. Cũng may hai trái lựu đạn của tôi chưa được rút chốt, nếu không mạng sống của tôi không giữ được từ lúc đó.”
Sau một tháng, tôi xuất viện, bác sĩ phân loại vết thương của tôi là loại 3 (50%), từ đó tôi phải giải ngũ.”
Quãng đời còn lại
Năm 1974, ông gặp được và kết duyên cùng người con gái dịu hiền tên Trần Thị Lan. Hạnh phúc của hai người chưa được bao lâu thì biến cố 1975 lại ập đến.
Kết quả là ông “được” nhà cầm CS “ban tặng” cho 3 ngày “tập trung cải tạo”. Từ đó về sau ông cũng như tất cả những người từng phục vụ cho chế độ Miền Nam đều bước sang một cuộc sống khác, cuộc sống như không phải của mình.
Mặc dù bàn tay phải hầu như không còn tác dụng nữa, thậm chí đôi lúc nó còn làm ông đau đớn, nhưng ông phải tảo tần sớm hôm để mưu sinh. Ông phải chèo xuồng đi lấy củi từ các đại lý, sau đó mang về nhà chẻ nhỏ ra và bó nhỏ lại chất lên chiếc xe ba gác đạp, đi khắp các phố phường để rao bán.
Được một thời gian ông phải đổi nghề “cao quí” hơn là đạp xích lô.
Ông dí dỏm khoe với tôi: “mình bị thương ở bàn tay chứ đâu phải cái chân đâu, mà không đạp xích lô được”.
Cuộc sống của ông bà nghèo khó, vất vả nhưng đầm ấm, thuận hòa. Họ có 5 người con và các con ông bà đến nay tất cả đều đã đã trưởng thành.
Thần chết đang cận kề
Vào đầu tháng 4/2016, ông cảm thấy đau ở thắt lưng và da chuyển sang màu vàng. Trong lần khám bệnh tại “Chương Trình Tri Ân Thương phế Binh VNCH” - Dòng Chúa Cứu Thế, Sài Gòn, các bác sĩ đã phát hiện có khối u ngay túi mật. Sau đó ông phải nhập bệnh viện. Bác sĩ kết luận ông bị ung thư di căn, đang ở giai đoạn cuối.
Biết là không thể cứu chữa được nên vợ con ông đã quyết định đưa ông về an dưỡng tại nhà để được quây quần bên con cháu những ngày cuối đời.
Chiến tranh bao giờ cũng gây nên biết bao sự chết chóc tang thương. Chính những người lính là những con người phải gánh chịu mất mát thiệt thòi nhiều nhất. Họ chấp nhận đứng trước lằn tên mũi đạn để che chắn bảo vệ sự bình yên cho quê hương đất nước.
Những người Thương phế binh năm xưa, nay cứ thưa dần, thưa dần. Hôm qua là đồng đội của ông Sinh đã ra đi. Hôm nay là ông Sinh. Ngày mai sẽ là những người còn lại. Chúng ta, lần lượt đều phải chia lìa cõi vô thường này.
Nhưng nỗi đau của Dân tộc, bao giờ mới vơi?
VIETTUSAIGON * NƠI ĐÂY
Nơi đây tôi chờ, nơi kia em chờ…
Sat, 06/04/2016 - 08:25 — VietTuSaiGon
Xin mượn mấy ca từ này của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để diễn ta nỗi niềm của người Việt Nam bây giờ. Nếu như trước đây hơn nửa thế kỉ, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết những ca từ này để diễn ta nỗi trông chờ, hoài mong của dân tộc về một ngày bình yên không đạn bom, không máu chảy và nước mắt rơi… Thì sau đó hơn nửa thế kỉ, nỗi mong chờ về một ngày bình yên của người Việt Nam vẫn chưa hề nguôi, nếu không muốn nói rằng nỗi mong chờ ấy ngày càng trở nên tha thiết hơn, mãnh liệt hơn. Mong chờ một ngày có tự do, mong chờ một ngày ấm no, hạnh phúc, mong chờ thoát khỏi sự kìm kẹp, mong chờ thoát khỏi bóng tối u mê và tao loạn, mong chờ một chính phủ, nhà nước minh bạch, do dân, vì dân…!
Nói về nỗi mong chờ của người Việt Nam bây giờ, có cả một ngàn lẻ một nỗi mong chờ. Và nếu như trước đây hơn nửa thế kỉ, trong nỗi mong chờ của người Việt Nam, có cả mong chờ Nam Bắc một nhà, thoát khỏi chia li, thì đến bây giờ, nỗi mong chờ thoát khỏi chia li ngay trong một mái nhà, mong chờ được bình yên, được thoát những bất an của thời đại không cần tiếng súng mà người ta vẫn luôn nơm nớp.
Sự nơm nớp, bất an này đến từ nhiều hướng, trong đó, hướng quản lý nhà nước vẫn là hướng chủ yếu. Bởi chưa bao giờ nhà nước Cộng sản Việt Nam mang lại cho người dân cảm giác bình an, tin tưởng hay cảm thấy họ không nguy hiểm. Đây là sự thật sau 41 năm gọi là thống nhất hai miền Nam – Bắc, điều mà người dân Việt Nam cảm nhận được để rút ra cho mình một bài học kinh nghiệm chính là không nên nói thật, không nên phát biểu thật và không nên tin tưởng những gì nhà nước nói. Những ai lỡ tin vào những thứ đó thì cái giá phải trả hoàn toàn không nhỏ.
Cái thời xếp hàng để nhận từng ký gạo, ký sắn, lát thịt đã qua rồi, cái thời hé môi nói đụng đến chính quyền là bị kêu lên trụ sở ủy bàn xã để đánh đến không còn răng ăn cơm cũng qua rồi. Nhưng, thay vào đó, thay vào cái thời người ta phải xếp hàng nhận từng miếng ăn là cái thời hàng triệu người trẻ phải xếp hàng, phải trả giá bằng cả phẩm hạnh để chờ cái chỗ đào ra miếng ăn, còn gọi là việc làm, thay vào cái thời hống hách của ông thuế vụ, bà lương thực là cái thời của những ông hiệu trưởng, bà giám đốc, ông chủ tịch sẵn sàng mở miệng đòi tiền, đòi tình với những người cần việc.
Và thay vào cái thời chỉ cần hé môi nói động đến chính quyền thì bị gọi lên trụ sở ủy ban đập đến gãy răng là cái thời người ta cắt cử công an chìm nổi đến vây nhà, giả bộ ngồi chơi, nhậu nhẹt ngay trước nhà và nếu lỡ lên tiếng thì nhất định sẽ có chuyện. Cái thời của bưng bít, giấu nhẹm mọi thứ, kể cả nguyên nhân dẫn đến sự diệt vong của dân tộc cũng được giấu nhẹm.
Thông tin về cá chết trên khắp biển miền Trung bị giấu nhẹm trong nhiều ngày, mãi đến lúc các báo không thuộc nhà nước đưa tin rộng rãi và rầm rộ thì các hãng tin nhà nước mới vào cuộc, đưa vài tin lêu bêu cho có đưa và trong đó vẫn cố bẻ lái cho câu chuyện trở nên nhẹ đi. Đặc biệt là suốt hai tháng trời, cả đất nước nháo nhào, đảo lộn từ kinh tế đến đời sống, văn hóa, thậm chí bữa ăn của người dân cũng trở nên èo ọp, bèo nhèo vì thiếu lương thực cơ bản, đó là hải sản. Vì suy cho cùng, người Việt Nam đã sống dựa vào biển quá lâu, mất hải sản cũng cò nghĩa là mất đi hơn một nửa lương thực hằng ngày.
Và mối nghi Trung Quốc thải độc xuống biển, Formosa xả độc ra biển không phải là vô căn cứ. Điều này từ giới khoa học cho đến người dân lao động đều nhìn thấy. Chỉ có nhà nước, chỉ có đảng Cộng sản Việt Nam là không nhìn thấy. Và chỉ riêng việc trả lời một cách minh bạch, công khai nguyên nhân cá chết hàng loạt ở biển miền Trung cũng như nhiều nơi khác trên toàn cõi Việt Nam, người dân cũng phải hóng tin đến dài cổ trước sự mập mờ, dấm dúi của nhà nước.
Vài cuộc họp kín của các bộ ngành, vài lần trả lời mập mờ. Vì sao phải họp kín? Vì sao phải trả lời mập mờ? Chuyện cá chết là chuyện công khai, chuyện khoa học là chuyện minh bạch. Khoa học càng công khai càng có sức thuyết phục. Lẽ ra nhà nước, các bộ ngành phải có những cuộc họp được truyền hình trực tiếp, các tham luận cũng như các kết quả nghiên cứu khoa học phải được công khai để từ đó người dân có thể nhìn rõ trắng đen, sáng tối. Và khoa học mãi mãi là khoa học, nó không thể là chính trị, nó phải được minh bạch về kết quả. Đằng này nhà nước đã biến câu chuyện khoa học, câu chuyện liên quan đến sinh quyển tồn tại của nhân dân trở thành câu chuyện quyền lợi chính trị nội bộ của nhà cầm quyền. Đã biến câu chuyện công khai về kết quả xét nghiệm, kết quả nghiên cứu khoa học thành câu chuyện bí mật chính trị.
Tại sao nhà nước phải làm một việc hết sức kì quặc và vô lý như vậy? Rõ ràng đằng sau sự vô lý này có sự hợp lý của nó, chí ít cũng là hợp lý trong mối quan hệ giữa Cộng sản Việt Nam và Cộng sản Trung Quốc hoặc giả là sự hợp lý của thói quen nhận đút lót, hối lộ và biến trắng thành đen của giới quan chức Cộng sản Việt Nam từ nhiều năm nay. Đến đây, mối nghi vấn về việc lót tay của Fomorsa đối với giới lãnh đạo chóp bu Cộng sản không phải là không có cơ sở. Rất có thể vì mối dây mơ rễ má về những khoản tiền đen mà người ta đã trắng trợn đẩy câu chuyện từ chỗ tội lỗi sang chỗ thuận tình hợp lý, từ chỗ là tác nhân gây tội lỗi trở thành nạn nhân chịu búa rìu dư luận oan uổng!?.
Và người dân chờ vẫn cứ chờ, những ai đưa tin gần với sự thật một chút thì bị đấu tố. Câu chuyện đấu tố truyền hình của VTV do Tạ Bích Loan và Hồng Thanh Quang cùng với một đám khoa học gia mũ cối trên chương trình 60 phút mở vẫn còn sờ sờ ra đó, chẳng có gì đáng xấu hổ và nhục nhã hơn. Nhà nước hứa vẫn cứ hứa, thông tin, câu trả lời về nguyên nhân cá chết vẫn cứ mịt mùng xa lắc xa lơ… Không chừng, đến một lúc nào đó, khi mà độc tố đã đủ tan đều trên biển Đông, trở thành biển chết và mọi người, mọi quốc gia trở nên chán nản, hết muốn bàn đến biển nữa, người Trung Quốc cũng đã cắm đầy trên biển thì nhà nước lại trả lời một cách minh bạch về nguyên nhân cá chết hàng loạt. Lúc đó trả lời để làm gì?
Phải chăng kiểu câu giờ câu trả lời, kiểu làm việc ì ạch và mờ ám của nhà nước là có một chủ ý, để người dân đi từ sự chờ đợi này sang sự chờ đợi khác. Hiện tại thì chờ đợi câu trả lời về nguyên nhân cá chết, nhưng sau này lại chờ đợi đến phiên thần chết gọi tên mình, gọi tên xã mình, phường mình, thị trấn mình, huyện mình, tỉnh mình và cuối cùng là đất nước mình. Một đất nước mãi sống trong sự chờ đợi cùng những lời hứa có cánh. Đã nhiều năm, nhiều lắm rồi những năm tháng như vậy!
NGUYỄN TƯỜNG THỤY * PHÓNG SỰ BÌNH MINH
Phóng sự video “Bình minh ở Đông Yên”
Sat, 06/04/2016 - 11:50 — nguyentuongthuy
Bình minh ở Đông Yên. Những tia sáng đầu ngày vẫn rực rỡ. Biển vẫn xanh mênh mông nhưng là biển chết. Chỉ thấy những con sóng xô bờ như giận dữ, bất lực. Những con thuyền nhớ biển trùm bạt nằm trên bãi. Những ngư dân không biết làm gì đành ra bờ biển ngồi cho đỡ nhớ. Bình minh ở Đông Yên lặng như tờ nhuốm màu tang tóc, cái tang cho những loài cá, cái tang cho nghề bám biển. Đau buồn thật.
Những ngư dân trong phóng sự đang nói lên sự thật, khác với những gì đài báo tuyên truyền. Rằng biển đã chết, cá không còn, người dân cũng không dám tiếp cận biển vì sợ ô nhiễm. Rằng khoản tiền hỗ trợ 5 triệu đồng cho ngư dân đánh bắt ven bờ không thấy đâu. “5 triệu vô trong túi (ai) hay vô mô cả rồi chú ạ chỉ nghe tin vậy thôi”. Rằng nếu có đánh bắt được ít cá cũng “chẳng ai thu mua, nói trên môi miệng thôi chú ạ, nói rứa thôi chứ thực hành không có mô”. Và rằng “đừng có tin họ. giờ tin Đảng là sai sách rồi đó”.
Để làm những phóng sự như thế này, có những người đã phải trả giá như Trương Minh Tam, như Chu Mạnh Sơn. Tuy vậy, không thể ngăn cấm được bước chân những con người thông minh, dũng cảm, quyết vạch ra sự thật, như Nguyễn Lân Thắng, như nhóm làm video này...
Trong cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường, chia sẻ với Miền Trung, có nhiều giọng khích bác hoặc phê phán nặng nề rằng các anh đã làm gì cho ngư dân Miền Trung chưa? Cần phải biết, tuy không nắm ngân sách trong tay để giúp ngư dân về tiền, về gạo (và giúp luôn cho mình làm giàu bằng cách bớt xén), những người yêu biển thực sự đã và đang làm đấy chứ, bằng cách xuống đường đòi hỏi sự minh bạch, bằng những phóng sự vạch ra sự thật như thế này, bằng việc chịu đựng đòn tra tấn của công an....
Đây là video được thực hiện vào ngày 4/6/2016 ở Đông Yên, xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Người thực hiện phải chui vào thùng một chiếc xe tải đi thẳng đến Đông Yên, thực hiện xong lại chạy ngay về Hà Nội để tránh công an lùng bắt, và cũng vì thế không dám ghi tên tác giả. Đó là những nhà báo vô danh trên mặt trận thầm lặng.
Trong nguy hiểm rình rập khắp nơi, các bạn đã làm được những phóng sự quý giá như thế này, đáng khâm phục biết bao. Tự nhiên, tôi vừa gõ, vừa thấy bàn phím không rõ con chữ. Xin cảm ơn các bạn - những đồng đội.
Nguyễn Tường Thụy
Những ngư dân trong phóng sự đang nói lên sự thật, khác với những gì đài báo tuyên truyền. Rằng biển đã chết, cá không còn, người dân cũng không dám tiếp cận biển vì sợ ô nhiễm. Rằng khoản tiền hỗ trợ 5 triệu đồng cho ngư dân đánh bắt ven bờ không thấy đâu. “5 triệu vô trong túi (ai) hay vô mô cả rồi chú ạ chỉ nghe tin vậy thôi”. Rằng nếu có đánh bắt được ít cá cũng “chẳng ai thu mua, nói trên môi miệng thôi chú ạ, nói rứa thôi chứ thực hành không có mô”. Và rằng “đừng có tin họ. giờ tin Đảng là sai sách rồi đó”.
Để làm những phóng sự như thế này, có những người đã phải trả giá như Trương Minh Tam, như Chu Mạnh Sơn. Tuy vậy, không thể ngăn cấm được bước chân những con người thông minh, dũng cảm, quyết vạch ra sự thật, như Nguyễn Lân Thắng, như nhóm làm video này...
Trong cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường, chia sẻ với Miền Trung, có nhiều giọng khích bác hoặc phê phán nặng nề rằng các anh đã làm gì cho ngư dân Miền Trung chưa? Cần phải biết, tuy không nắm ngân sách trong tay để giúp ngư dân về tiền, về gạo (và giúp luôn cho mình làm giàu bằng cách bớt xén), những người yêu biển thực sự đã và đang làm đấy chứ, bằng cách xuống đường đòi hỏi sự minh bạch, bằng những phóng sự vạch ra sự thật như thế này, bằng việc chịu đựng đòn tra tấn của công an....
Đây là video được thực hiện vào ngày 4/6/2016 ở Đông Yên, xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Người thực hiện phải chui vào thùng một chiếc xe tải đi thẳng đến Đông Yên, thực hiện xong lại chạy ngay về Hà Nội để tránh công an lùng bắt, và cũng vì thế không dám ghi tên tác giả. Đó là những nhà báo vô danh trên mặt trận thầm lặng.
Trong nguy hiểm rình rập khắp nơi, các bạn đã làm được những phóng sự quý giá như thế này, đáng khâm phục biết bao. Tự nhiên, tôi vừa gõ, vừa thấy bàn phím không rõ con chữ. Xin cảm ơn các bạn - những đồng đội.
Nguyễn Tường Thụy
NGUYỄN THỊ TỪ HUY * OBAMA VÀ CHÚNG TA
Obama và chúng ta
Wed, 05/25/2016 - 21:12 — nguyenthituhuy
Obama đã đến, và đã đi. Bây giờ chỉ còn lại người Việt Nam chúng ta với nhau, với xiềng xích của chế độ treo lơ lửng trên đầu, với cái chết từ từ được mặc định sẵn cùng sự hủy diệt của môi trường ở trước mặt, và với sự đe dọa của người láng giềng Trung Quốc ở ngoài biển Đông cũng như ở trên lãnh thổ.
Từ góc nhìn của cá nhân tôi, Obama đã thực hiện một cách xuất sắc chuyến công du của ông ấy ở Việt Nam.
nguyenthituhuy's blog
http://www.rfavietnam.com/node/3274
Từ góc nhìn của cá nhân tôi, Obama đã thực hiện một cách xuất sắc chuyến công du của ông ấy ở Việt Nam.
Người dân Việt Nam có dịp chứng kiến và tiếp xúc với một chính khách có phong cách chính trị, tư tưởng chính trị, diễn ngôn chính trị và hành động chính trị hoàn toàn khác với những gì mà họ vẫn phải chứng kiến hàng ngày từ trước đến nay.
Obama đã để lại dấu ấn đặc biệt của mình ở Việt Nam. Cùng với quyết định gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí, ông ấy đã mang tặng cho Việt Nam một hy vọng. Dĩ nhiên hy vọng ấy có biến thành hiện thực hay không hoàn toàn tùy thuộc vào lãnh đạo Việt Nam, điều này ông ấy cũng đã nói rõ trong cuộc họp báo khi đề cập đến các điều kiện của việc bán vũ khí. Mọi thứ đều rõ ràng, minh bạch, trong suốt.
Với tư cách là người lãnh đạo cao nhất của nước Mỹ, nếu Obama hành động vì lợi ích của nước Mỹ thì không có gì khó hiểu. Điều ấy là bình thường. Chỉ những lãnh đạo nào làm hại lợi ích quốc gia mới là bất thường.
Và giả sử Obama có đặt lợi ích của nước Mỹ lên trên lợi ích của Việt Nam thì cũng hoàn toàn dễ hiểu, hoàn toàn không thể trách ông ấy. Nhưng Obama đã hành động theo nguyên tắc win-win, cả hai bên cùng có lợi, ông ấy đặt lợi ích của hai nước trong thế cân bằng. Quyết định gỡ bỏ cấm vận vũ khí của ông ấy là một quyết định mang lại lợi ích cho Việt Nam. Điều này chúng ta cần phải ghi nhận.
Vậy còn vấn đề nhân quyền thì sao ?
Chúng ta phải hiểu rằng đó là vấn đề của chúng ta, của người Việt Nam, và người Việt Nam cần phải đứng ra tự mình giải quyết. Tôi thực sự cảm thấy buồn khi thấy Obama qua Việt Nam chỉ có ba ngày mà có hàng bao nhiêu đơn thư của người Việt gửi đến nhờ ông ấy giải quyết hàng loạt các vấn đề của mình. Làm sao Obama có thể giải quyết tất cả những vấn đề ấy thay cho chúng ta ? Và phải đặt câu hỏi theo một cách khác nữa : Vì sao Obama phải giải quyết tất cả những vấn đề ấy thay cho chín mươi triệu người chúng ta, vì sao ?
Không, Obama, hay bất kỳ ai khác, không có nghĩa vụ phải giải quyết các vấn nạn của Việt Nam thay cho người Việt Nam. Chúng ta không thể trông chờ và ỷ lại vào người khác. Obama hay nước Mỹ hay chính phủ và nhân dân của các nước tiến bộ trên thế giới có thể hỗ trợ chúng ta khi và chỉ khi người Việt Nam chúng ta tự tiến hành các giải pháp nhằm tháo gỡ các vấn đề của mình.
Bây giờ, còn lại là câu hỏi : người Việt Nam chúng ta cần phải làm gì để giải quyết các vấn nạn của mình, để tránh bị diệt vong, tránh bị đầu độc, để có thể tiếp tục sống và để có thể phát triển ?
Câu hỏi này mỗi người cần phải tự trả lời. Không chỉ là một vài người hay một vài nhóm nhỏ (một vài người hay một vài nhóm nhỏ sẽ chẳng làm được gì), mà chín mươi triệu người Việt Nam cần tự đặt câu hỏi đó cho mình và tự tìm câu trả lời cho mình.
Paris, 25/5/2016
Nguyễn Thị Từ Huy
nguyenthituhuy's blog
http://www.rfavietnam.com/node/3274
NGUYỄN VŨ BÌNH * BIỂU TÌNH *
Biểu tình và trấn áp biểu tình (Bài 1: Biểu tình)
Sun, 05/22/2016 - 17:25 — nguyenvubinh
Biểu tình là một hoạt động biểu đạt công khai những ý kiến của cá nhân hoặc nhóm người về một số vấn đề tại một không gian công cộng. Biểu tình là một hoạt động hợp hiến và hết sức thông thường ở xã hội văn minh. Quyền biểu tình của người dân được quy định trong điều 25, chương II, Hiến pháp Việt Nam 2013 (điều 25, chương II quy định như sau: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định). Mệnh đề "do pháp luật quy định" khiến người dân lúng túng, do dự khi thực hiện quyền biểu tình, và nhà cầm quyền dựa vào đó để phủ nhận quyền biểu tình của công dân trên thực tế. Phải hiểu "do pháp luật quy định" hay "trong khuôn khổ pháp luật" là tuân theo những quy định thuộc về pháp luật - nếu đã có. Chưa có luật tương ứng thì có nghĩa là chưa có hạn chế, bởi không thể dùng cái chưa có để hạn chế thực tại. Chúng ta cần hiểu và khẳng định rằng: không thể bắt cuộc sống dừng lại, để đợi đến khi cơ quan lập pháp ban hành đủ luật. Như vậy, khi không (hoặc chưa) có luật nào quy định cụ thể hơn về việc biểu tình, thì có nghĩa là pháp luật không (hoặc chưa) có hạn chế nào cả, và công dân hoàn toàn có quyền biểu tình, như Hiến pháp cho phép.
Trong thực tế, ở Việt Nam trước đây hầu như không có biểu tình. Chỉ có các cuộc xuống đường của các thành phần dân chúng mà nhà cầm quyền Việt Nam huy động để ủng hộ hoặc phản đối một hành động, sự việc hay cuộc chiến tranh trên thế giới. Những cuộc xuống đường này không thể gọi là biểu tình được, vì không xuất phát từ nhu cầu và nguyện vọng của những người tham gia. Ở Việt Nam, cuộc biều tình chính thức dưới chế độ cộng sản, được biết đến, đó là vào ngày 09/12/2007. Đã có hàng ngàn người ở Hà Nội và Sài Gòn xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc về vấn đề biển Đông. Sau đó, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc rải rác xuất hiện vào các năm 2008, 2009 và 2010. Đến năm 2011 thì các cuộc biểu tình được tổ chức quy mô và mật độ dày hơn, số người tham gia ngày một tăng lên.
Đối với phong trào dân chủ Việt Nam, việc biểu tình của người dân và những người đấu tranh dân chủ có ý nghĩa rất lớn. Ý nghĩa đầu tiên, quan trọng nhất đó là người dân xóa bỏ sự sợ hãi, thực thi quyền biểu đạt một cách công khai, những việc từ trước tới nay chưa từng có, và ít người nghĩ rằng có thể thực hiện được. Ban đầu, đó là việc biểu đạt sự phẫn nộ đối với Trung Quốc, thể hiện lòng yêu nước. Nhưng sau này, các cuộc biểu tình chuyển qua cả những vấn đề đời sống nhân sinh như tuần hành bảo vệ cây xanh, tuần hành phản đối thảm họa cá chết, bảo vệ môi trường, đòi hỏi, yêu cầu giải quyết khiếu nại, tố cáo. Việc biểu tình của người dân, thông qua các trang mạng xã hội và hệ thông Internet đã thức tỉnh rất nhiều người quan tâm tới vận mệnh đất nước.
Những cuộc biểu tình của người dân và những chiến sĩ dân chủ cho thấy sự hòa nhập của phong trào yêu nước vào phong trào dân chủ, và quan trọng hơn, phong trào dân chủ đã hòa nhập vào cuộc sống của người dân, đã kích hoạt được sự quan tâm và khơi gợi được tinh thần yêu nước của người dân. Hoạt động của phong trào dân chủ thâm nhập vào đời sống người dân, hòa nhịp với cuộc sống của người dân cuối cùng đã động viên được người dân tự giác tham gia vào cuộc đấu tranh chung. Khi quần chúng nhân dân đã tự giác tham gia thì phong trào đấu tranh cho tự do, dân chủ ngày càng mở rộng, phát triển và không thể đảo ngược.
Các cuộc biểu tình của người dân cũng là những màn tập dượt, từ nhỏ lẻ, ít người tham gia, tới các cuộc biểu tình lớn, tổ chức tốt hơn, các thành phần tham gia đa dạng và đông đảo hơn, cho một phương diện quan trọng trong cuộc đấu tranh chung đòi tự do - dân chủ. Các cuộc biểu tình ban đầu chỉ có ở Hà Nội, Sài Gòn nhưng sau này đã lan rộng tới các tỉnh, thành phố khác như Đà Nẵng, Vũng Tàu, Nghệ An, Hải Phòng...đối tượng tham gia ban đầu chỉ là những trí thức, văn nghệ sĩ nhưng sau này mở rộng ra tất cả các thành phần, đủ mọi lứa tuổi, giới tính.
Với những mục đích và ý nghĩa tốt đẹp như vậy, nhưng các cuộc biểu tình ở Việt Nam đã diễn ra trong tình thế hết sức khó khăn ở một môi trường vô cùng khắc nghiệt. Chúng ta đều biết, dưới chế độ cộng sản nói chung và cộng sản Việt Nam nói riêng, nơi mọi tự do của con người bị bóp nghẹt và hạn chế tối đa, việc biểu tình, công khai bày tỏ thái độ, quan điểm là một điều đại kỵ. Sau một vài lần đầu thả lỏng việc biểu tình, một phần cũng bởi nhà cầm quyền Việt Nam muốn người dân thể hiện thái độ với Trung Quốc, thì các cuộc biểu tình sau đã bị bóp nghẹt và đàn áp rất dã man, triệt để. Ngoài những kế hoạch và quyết tâm trấn áp biểu tình của nhà cầm quyền Việt Nam (sẽ làm rõ ở bài sau) thì bản thân việc biểu tình và thực tế của phong trào dân chủ cũng hàm chứa những khó khăn cho các cuộc biểu tình.
Bản thân việc biểu tình, tập hợp một số lượng lớn người, cần có sự thông báo và kêu gọi rộng khắp, đồng thời có sự bàn bạc nhất định, cả trong thực tế và không gian mạng. Điều này dẫn tới việc hầu như tất cả các cuộc biểu tình an ninh đều nắm được thời gian, địa điểm và thành phần tham gia. Từ những thông tin này, họ sẽ lên phương án để đối phó, bằng cách khống chế, phá rối hoặc ngăn chặn các cuộc biểu tình. Một vấn đề khác, do sự cài cắm, thâm nhập của mạng lưới đặc tình của an ninh vào phong trào dân chủ khá quy mô và sâu rộng, mọi kế hoạch về biểu tình của các tổ chức xã hội dân sự, hoặc của các nhóm chủ trương (do người của các tổ chức khác nhau thực hiện) đều có thể bị rò rỉ thông tin và phía an ninh biết được. Có một nghịch lý trong biểu tình mà phía an ninh đã tận dụng triệt để, đó là các cuộc biểu tình muốn có đông người tham gia thì bắt buộc phải công khai sớm thời gian, địa điểm và lộ trình biểu tình để kêu gọi và động viên người tham gia. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc công an càng có thời gian lên kế hoạch xử lý và trấn áp biểu tình. Trong bối cảnh ngặt nghèo như vậy, việc có được các cuộc biểu tình, tuần hành của người dân là rất đáng khích lệ. Đặc biệt, cuộc biểu tình có hàng ngàn người tham gia, xuống đường vì môi trường, thảm họa cá chết ở ven biển miền trung ngày 01/5 vừa qua là một thắng lợi quan trọng của người dân và phong trào dân chủ./.
Hà Nội, ngày 23/5/2016
N.V.BBiểu tình và trấn áp biểu tình (Bài 2: Trấn áp biểu tình)
Sun, 05/29/2016 - 14:29 — nguyenvubinh
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, hơn ai hết, hiểu rất rõ ý nghĩa và sức mạnh của các cuộc biểu tình của người dân và những chiến sĩ dân chủ. Chính vì vậy, họ đã có cả một chiến lược tổng hợp để đối phó với các cuộc biểu tình. Việc đầu tiên, về mặt pháp lý, họ đã trì hoãn liên tục, vô thời hạn không đưa ra thảo luận tại Quốc hội luật biểu tình của người dân. Cùng với điều đó, họ quy định trong các điều luật hình sự việc gây rối trật tự công cộng, có tính tới yếu tố mà họ gọi là tụ tập đông người. Ngoài ra, với lực lượng báo chí hùng hậu, họ sẵn sàng chỉ thị để các báo bóp méo, xuyên tạc sự thật về các cuộc biểu tình, xuống đường của người dân.
Phương châm hành động mà nhà cầm quyền Việt Nam đã sử dụng để trấn áp, đối phó với các cuộc biểu tình, khiến cho các cuộc biểu tình và phong trào biểu tình ở Việt Nam không thể phát triển được, đó là việc bất chấp mọi vấn đề về pháp luật, vi phạm mọi điều luật được ghi trong hiến pháp và pháp luật về quyền con người. Với việc bất chấp mọi quy định của pháp luật, nhà cầm quyền Việt nam đã thực hiện nhiều biện pháp để trấn áp các cuộc biểu tình của người dân.
Canh giữ trái phép người dân ngay tại nhà của họ. Một hành động nổi bật, được thực hiện từ lâu, và liên tục trong các cuộc xuống đường và biểu tình. Hầu như tất cả những người thuộc phong trào dân chủ, và người hoạt động dân sự, những người tham gia các cuộc biểu tình đều bị canh giữ ngay tại nhà của mình. Nhà cầm quyền Việt Nam đã sử dụng những nhân viên an ninh, công an mặc thường phục (thỉnh thoảng xen kẽ công an mặc sắc phục) với số lượng lớn 5-7 người, thậm chí nhiều khi số lượng người đông hơn để ngăn cản người dân không được đi ra khỏi nhà. Họ thực hiện việc này mà không hề có một văn bản, quy định, hoặc điều luật nào. Khi ai có ý định, hoặc bất chấp ngăn cản để đi khỏi nơi cư trú, ngay lập tức, một nhóm người xông vào khống chế, đẩy người đó vào nhà của mình. Đối với những người có quyết tâm ra khỏi nhà sớm hơn kế hoạch biểu tình (trước khi bị canh giữ), an ninh thực hiện việc canh trước tại nhà bình thường là hai ngày, trường hợp đặc biệt, có thể cho người canh giữ trước 3-5 ngày.
Biện pháp thô thiển vi phạm nghiêm trọng quyền tự do đi lại của công dân này đã phát huy tác dụng. Phần lớn những người trong danh sách bị canh giữ đã bị không chế ở nhà hoàn toàn, không thể tham gia các cuộc tuần hành, biểu tình chính đáng của mình. Điều đáng buồn, đó lại là những người nhiệt tình, can đảm và là hạt nhân của các cuộc biểu tình.
Phương châm hành động mà nhà cầm quyền Việt Nam đã sử dụng để trấn áp, đối phó với các cuộc biểu tình, khiến cho các cuộc biểu tình và phong trào biểu tình ở Việt Nam không thể phát triển được, đó là việc bất chấp mọi vấn đề về pháp luật, vi phạm mọi điều luật được ghi trong hiến pháp và pháp luật về quyền con người. Với việc bất chấp mọi quy định của pháp luật, nhà cầm quyền Việt nam đã thực hiện nhiều biện pháp để trấn áp các cuộc biểu tình của người dân.
Canh giữ trái phép người dân ngay tại nhà của họ. Một hành động nổi bật, được thực hiện từ lâu, và liên tục trong các cuộc xuống đường và biểu tình. Hầu như tất cả những người thuộc phong trào dân chủ, và người hoạt động dân sự, những người tham gia các cuộc biểu tình đều bị canh giữ ngay tại nhà của mình. Nhà cầm quyền Việt Nam đã sử dụng những nhân viên an ninh, công an mặc thường phục (thỉnh thoảng xen kẽ công an mặc sắc phục) với số lượng lớn 5-7 người, thậm chí nhiều khi số lượng người đông hơn để ngăn cản người dân không được đi ra khỏi nhà. Họ thực hiện việc này mà không hề có một văn bản, quy định, hoặc điều luật nào. Khi ai có ý định, hoặc bất chấp ngăn cản để đi khỏi nơi cư trú, ngay lập tức, một nhóm người xông vào khống chế, đẩy người đó vào nhà của mình. Đối với những người có quyết tâm ra khỏi nhà sớm hơn kế hoạch biểu tình (trước khi bị canh giữ), an ninh thực hiện việc canh trước tại nhà bình thường là hai ngày, trường hợp đặc biệt, có thể cho người canh giữ trước 3-5 ngày.
Biện pháp thô thiển vi phạm nghiêm trọng quyền tự do đi lại của công dân này đã phát huy tác dụng. Phần lớn những người trong danh sách bị canh giữ đã bị không chế ở nhà hoàn toàn, không thể tham gia các cuộc tuần hành, biểu tình chính đáng của mình. Điều đáng buồn, đó lại là những người nhiệt tình, can đảm và là hạt nhân của các cuộc biểu tình.
Một hành động vi phạm pháp luật tiếp theo của an ninh và nhà cầm quyền Việt nam khi thực hiện trấn áp biểu tình. Đó là cho rất nhiều an ninh, dân phòng, hoặc thanh niên xung phong tới các địa điểm tập trung biểu tình để khống chế và bắt giữ những người biểu tình. Họ thực hiện việc này khi những người biểu tình vừa tập hợp được với nhau, cũng như khi những người thoát khỏi sự canh giữ tại nhà của họ, đang trên đường đi, hoặc ở bất cứ đâu mà họ có ý định biểu tình.
Với hai hoạt động phi pháp nêu trên, an ninh Việt Nam, về cơ bản đã vô hiệu hóa được các cuộc biểu tình có sự kêu gọi và chuẩn bị trước của giới đấu tranh và người dân. Ngoài hai hoạt động đó, để tăng hiệu quả cho các đợt trấn áp và tạo sự sợ hãi cho những người tham gia biểu tình, an ninh Việt Nam còn thực hiện một số các biện pháp sau.
- Khi những người dân mới tham gia biểu tình, an ninh đã bắt họ về các đồn công an, về các trung tâm bảo trợ xã hội. Những người này sau đó đều bị bắt buộc khai tên tuổi, địa chỉ và thực hiện việc lăn tay như người vi phạm pháp luật trong khi họ thực hiện những quyền công dân của mình. Những việc làm này là để an ninh lên danh sách theo dõi, dọa nạt và khống chế khi có các cuộc biểu tình tiếp theo.
- Khi các cuộc biểu tình diễn ra, an ninh sử dụng những người của họ, mặc thường phục trà trộn vào đoàn người biểu tình, để tìm kiếm, phát hiện những người nhiệt tình, có vai trò trong đoàn biểu tình nhằm tách riêng, khống chế và bắt giữ. Đồng thời họ còn sử dụng các phương tiện như xe buýt, xe lam (xe đò) làm vật cản khống chế, chia tách đoàn biểu tình để dễ cô lập và ngăn chặn.
- Một hành vi vô cùng man rợ, đáng lên án của nhà cầm quyền Việt Nam trong việc trấn áp người biểu tình là dùng vũ lực, đánh người biểu tình. Họ sử dụng vũ lực, đánh các thanh niên, phụ nữ, trẻ em và người già vô cùng dã man. Họ đã kẹp cổ, đấm đá, khiêng, ném người biểu tình lên những chiếc xe buýt chờ sẵn. Không những vậy, khi về tới đồn công an, hoặc các trung tâm bảo trợ xã hội, họ còn giam giữ người biểu tình rất lâu và tiếp tục đánh đập rất tàn nhẫn. Một làn sóng phẫn nộ trong nhân dân khi nhìn thấy những kẻ mặc thường phục, được sự bảo kê của nhà cầm quyền, của công an đánh đập dã man người phụ nữ đang mang thai, mẹ con cháu nhỏ và những người già cả. Không còn bút mực nào tả xiết lòng căm phẫn của người dân đối với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trong việc trấn áp biểu tình.
Với lực lượng người vượt trội, được trang bị tận răng, lại sử dụng các hành động vô đạo và phi pháp, nhà cầm quyền Việt Nam từng bước khống chế được các cuộc biểu tình. Tuy nhiên, ngay cả những kẻ chuyên ra lệnh thực hiện việc trấn áp phi pháp biểu tình này cũng không còn chắc chắn được, họ sẽ giữ được chế độ này bao lâu nữa, khi lòng dân đang cuồn cuộn sự hờn căm và những bế tắc toàn diện trong cuộc sống, mà thảm họa môi trường ven biển miền trung đang đẩy cả một xã hội và đất nước tới thảm họa diệt vong, cùng với tất cả những vấn nạn vốn có của nó./.
Hà Nội, ngày 29/5/2016
N.V.B
NS. TUẤN KHANH * THẢM SÁT THIIÊN AN MÔN
Thảm sát Thiên An Môn: Bắc Kinh cố xóa ký ức, các bà mẹ thì thề sẽ bảo vệ sự thật
(AP) – Các bà mẹ của những người thiệt mạng trong vụ đàn áp đẫm máu vì phong trào dân chủ tại Thiên An Môn, Trung Quốc vào năm 1989, cho biết rằng họ đã sống qua 27 năm trong sự liên tục 'khủng bố và nghẹt thở “ của chính quyền Bắc Kinh. Những bà mẹ này tâm nguyện rằng dù như thế nào, thì họ cũng vẫn tiếp tục sống để khơi gợi sự thật, nhất là vào các dịp lễ tưởng niệm 4-6.
Một bức thư ngỏ có chữ ký của 131 bà mẹ được nhóm Nhân quyền Hải ngoại Thông tin công bố, đã xuất hiện ở Trung Quốc. Thư cho biết gia đình của các nạn nhân đã phải khứng chịu việc sách nhiễu và đe dọa, liên tục từ nhiều năm qua từ giới an ninh, mật vụ của Trung Quốc, chỉ vì họ quyết tâm tìm kiếm công lý cho những người thân đã khuất của họ.
"Với chúng tôi, thân nhân của của các nạn nhân, sự khủng bố và trấn áp nghẹt thở từ chính quyền kéo dài đến nay đã 27 năm”, lá thư viết, “công an đã cử ra những người để đối phó với chúng tôi với nhiều thủ đoạn như cắt điện, theo dõi từng người, áp đặt các cáo buộc và đe dọa".
"Tất cả những hành động này, rõ ràng đã xúc phạm đến hương hồn của những người đã chết (trong cuộc đàn áp 1989), cũng như sỉ nhục danh dự của người còn sống", lá thư ngỏ viết. Nội dung của thư ngỏ lên án Bắc Kinh về thái độ làm ngơ cho tội ác diễn ra. Các bà mẹ cáo buộc chính quyền đã phớt lờ lời thỉnh cầu từ gia đình các nạn nhân, cũng như tìm cách xóa bỏ ký ức của công chúng về phong trào dân chủ đã bị đàn áp đẫm máu vào tối ngày 03 và 04 Tháng Sáu, 1989, mà trong đó có hàng trăm hay có thể là hàng ngàn người đã bị giết chết.
Cho tới nay, Bắc Kinh vẫn khẳng định mình vẫn đã làm đúng khi đưa xe tăng và quân đội vào Thiên An Môn năm 1989 để dập tắt cuộc biểu tình, mà ước muốn chân chính của giới trẻ đã bị chụp mũ là nổi dậy bạo loạn nhằm chống lại luật của Đảng Cộng sản đề ra. Cho tới nay, chính quyền vẫn khước từ mọi lời kêu gọi điều tra hay thậm chí chỉ là thảo luận về sự kiện này. Hầu hết những nhà lãnh đạo sinh viên đều phải tỵ nạn ở nước ngoài sau cuộc đàn áp, lệnh cấm những người này trở về vẫn còn hiệu lực.
Tuy vậy, những người mẹ, cùng với gia đình và những người ủng hộ của họ - qua nhiều năm đã trở thành một Phong trào được biết đến như hiện nay - với cái tên các Bà Mẹ Thiên An Môn. Phong trào này đã dần tạo ra được một lớp người hiểu biết, quan tâm và chia sẻ mục đích hành động của họ. Lá thư ngỏ cũng nhân dịp này nhắc lại tình trạng an ninh mật vụ Trung Quốc tăng cường áp sát sau cái chết của Jiang Peikun, chồng của bà Ding Zilin. "Người phụ nữ này là một trong những bà mẹ Thiên An Môn có hoạt động nổi bật nhất", bà Yin Min, một người trong Phong trào và đồng ký thư ngỏ cho biết như vậy.
Công an đã ngăn chận không cho bất kỳ ai trong Phong trào, cũng như những người đã cùng ký trong lá thư đến thăm bà Ding Zilin từ ngày 22 tháng 4 vừa rồi. Bà Ding Zilin là người có đứa con trai 17 tuổi Jiang Jielian đã chết trong cuộc đàn áp Thiên An Môn 1989. Là bộ mặt tiêu biểu của Phong trào, Bà Ding đã phải chịu đựng những sự cấm cản khó khăn nhất.
“Cảm giác như là một con đường dài không bao giờ có thể đến. Chúng tôi chỉ là tập hợp của nhiều độ tuổi mà cái chết có thể ập đến bất cứ ngày nào nhưng chúng tôi mong mỏi nhìn thấy sự thật được hiển lộ và công lý được duy trì vào lúc chúng tôi vẫn còn đang sống”, bà Yin Min, người có đứa con trai 19 tuổi, tên là Ye Weihang, cũng đã bị giết chết trong cuộc đàn áp. “Chúng tôi tin rằng chúng tôi có nghĩa vụ và quyền phải được nói với công chúng rằng 27 năm qua, chúng tôi đã sống như thế nào, và đòi hỏi chính phủ phải có hành động đúng”, bà Yin Min cho biết qua điện thoại.
Một bà mẹ Thiên An Môn khác, bà Zhang Xianling, cho biết bà vẫn lạc quan. “Không phải đã có những tin tức về chuyện ai đó đã sống đến 105 tuổi sao? Tôi nghĩ rằng tôi sẽ sống cho đến ngày công lý sáng tỏ”, bà Zhang, người cũng mất con trai 19 tuổi của bà, tên là Wang Nan trong cuộc đàn áp 1989, nói.
Mỗi năm khi đến ngày tưởng niệm thảm sát Thiên An Môn, mọi thủ đoạn trấn áp lại xiết chặt hơn. Gia đình của các nạn nhân 1989 đều bị giam lỏng trong nhà, hoặc buộc phải đi đâu đó ra khỏi Bắc Kinh. Với sự kiểm soát truyền thông luôn tìm cách làm lờ đi ý nghĩa của ngày 4-6-1989, các bà mẹ luôn bị cấm không được công khai làm lễ tưởng niệm những đứa con của mình.
Ngay cả việc tưởng niệm, tụ họp mang tính riêng tư, nhưng có ý tưởng liên quan đến những người đã chết trong các cuộc đàn áp cũng đều bị cấm. Các nhóm nhân quyền Trung Quốc ở hải ngoại đã cho biết công an đã bắt cóc mang đi ít nhất là ba nhà hoạt động ủng hộ dân chủ, do những người này đến tham dự một bữa ăn tối tưởng niệm trong một gia đình tại Bắc Kinh, trước ngày trước ngày 4-6. Mới đây, một tờ báo Hong Kong cũng cho biết có hai người đàn ông bị bắt giữ vì quảng cáo các chai rượu Trung Quốc với nhãn hiệu có gợi ý về ngày 4-6.
Bất chấp các mối đe dọa rình ập họ, các Bà Mẹ Thiên An Môn mặc nhiên viết trong bức thư, bày tỏ niềm tin rằng công lý cuối cùng cũng sẽ phải đến.
“Trong tâm thế của tình mẫu tử bao la, chúng tôi gửi lời đến mọi nơi, cho các thế hệ tương lai: Rằng đừng bao giờ khuất phục trước bạo lực dã thú, hãy đối đầu với tất cả điều bạo ác bằng lòng can đảm, và rồi công lý sẽ chiến thắng”, bức thư ngỏ của các Bà Mẹ Thiên An Môn viết.
-------------------------------
Bài của Didi TANG - (gửi từ Bắc Kinh), đăng trên Washington Post (01-06-2016), tựa gốc “27 years on, Chinese moms of Tiananmen victims vow to fight”.
SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Dép & Giầy Sau Những Cơn Mưa
Theo thứ tự (a/b/c/d) xin được phép mượn lời của một nhà văn để nói về dép trước:
“Một lần tôi quay cảnh ông thăm đồng bào nông dân ở Hải Dương, mùa hè năm 1957. Sáng sớm hôm ấy trời mưa to, trên đường còn lại những vũng nước lớn. Ðến một đoạn đường lầy lội ông tụt dép, cúi xuống xách lên. Trong ống ngắm của máy quay phim tôi nhìn rõ hai bên vệ cỏ không bị ngập. Tôi chợt hiểu: ông không đi men vệ đường bởi vì ông muốn chưng đôi dép.
Vì lòng kính trọng đối với ông, không muốn rồi đây người xem sẽ nhận ra trên màn ảnh lớn diễn xuất lộ liễu, tôi tắt máy. Nghe tiếng cái Eymo 35 đang kêu xè xè đột ngột im tiếng, ông ngẩng lên nhìn tôi, nhưng ngay đó ông hiểu ra.” (Vũ Thư Hiên. Đêm Giữa Ban Ngày. California: Văn Nghệ, 1997).
Nhờ “lòng kính trọng” của tác giả đoạn văn thượng dẫn nên màn “chưng dép” của ông Hồ Chí Minh đã không gây ra điều tiếng gì đáng tiếc. Thiệt là qúi hoá và may mắn.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có sự may mắn tương tự. Mới đây, một ông quan cách mạng (khác) chỉ vì sợ ướt giầy mà bị “ném đá” tơi bời hoa lá – theo như tin loan của Tuổi Trẻ Online:
Ảnh: Facebook
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tấm ảnh được chụp trước bậc tam cấp của hội trường 1 Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (cổng 135 Nguyễn Phong Sắc – Hà Nội), sáng 25-5, nơi chuẩn bị tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XII Đảng, dành cho trên 850 lãnh đạo các cơ quan báo chí, xuất bản của 25 tỉnh, thành phố phía Bắc.
Úy Trời, Đất, Quỷ/Thần ơi, báo Tuổi Trẻ có “sắp chữ lộn” không ta? Không lẽ chỉ nội trong “25 tỉnh, thành phố phía Bắc” mà có tới “trên 850 lãnh đạo các cơ quan báo chí” lận sao? Lãnh đạo ở đâu ra mà nhiều dữ vậy cà? Đã thế, ông nào cũng dùng “xe con bảng xanh” và tài xế riêng nữa chớ!
Hèn gì mà công luận cứ hậm hực hoài về chuyện thuế/phí ở Việt Nam:
Thảo nào mà Việt Nam được báo Dân Trí vinh danh là “đất nước cao nhất khu vực ... về thuế khóa.” Tuy “thuế chồng lên thuế” và “cao gấp 3 so với các nước khác trong khu vực” nhưng Việt Nam lại là nơi duy nhất mà người có thể bắt cá (ngay trước cửa nhà) sau những cơn mưa, hay phải uống “nước sạch có giun ngoe nguẩy” xả từ vòi.
Ảnh: Dân Trí
Như vậy là cơ sở hạ tầng ở Việt Nam có vấn đề mà nguyên do, theo Thanh Niên Online (đọc được vào hôm 21 tháng 3 năm 2016) chỉ vì “tổng thu ngân sách không đủ chi tiêu và trả nợ.”
Ô, thì ra thế!
Và nếu thế thì chỉ cần rà soát và khắc phục ở khâu thu/chi cho nó quân bằng là mọi việc sẽ đâu ra đó thôi. Về “thu” thì đã ... “tận thu” rồi, không còn gì cần phải bàn thêm nữa. Vấn đề chỉ còn ở khoản “chi” thôi. Tôi e là đất nước đã “tiêu” hơi quá nhiều cho những chuyện hoàn toàn không cần thiết nên dân chúng mới bắt được cá ngay trước nhà, và uống nước có giun đang ngoe nguẩy.
Để chấm dứt tình trạng này tôi xin có một “đề xuất” nhỏ bằng cách tiếp tục câu chuyện còn đang bỏ dở, chuyện “850 lãnh đạo các cơ quan báo chí, xuất bản của 25 tỉnh, thành phố phía Bắc... học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XII Đảng.”
Vụ này có thể thực hiện online, chớ cần gì phải có tài xế đưa đến Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh làm chi – hả Trời? Vừa tốn săng, vừa tốn công, và còn phiền những đồng chí bảo vệ phải cõng từng ông vô phòng họp nữa. Cứ gửi cho tất cả một cái email, đính kèm Nghị Quyết của Đảng, cùng với lời phụ chú “phải quán triệt cấp kỳ” là xong ngay. Trước giờ, có ông/bà “lãnh đạo các cơ quan báo chí” nào dám nói “không” hay nói khác ý Đảng đâu – đúng không?
Mô hình “quán triệt online” cũng có thể áp dụng cho rất nhiều sinh hoạt chính trị khác, kể cả những kỳ họp quốc hội. Đảng lãnh đạo hết trơn, hết trọi cả ba ngành (lập pháp - hành pháp - tư pháp) Quốc Hội Việt Nam chỉ còn mỗi việc là “đồng thuận” mọi đường lối, chính sách, và chủ trương (lớn) thôi thì bầy chuyện họp hành làm chi, cho má nó khi, và thêm tốn kém.
Hãy nghe lại câu nói để đời của đại biểu Dương Trung Quốc về chuyện khai thác bauxite Tây Nguyên: “Nhưng Bộ Chính trị đã quyết rồi thì bây giờ ta chỉ bàn làm sao cho tốt, cho an toàn thôi.” Thế là tất cả các bạn đồng viện đều im phăng phắc. “Làm sao cho tốt, cho an toàn” là việc của những chuyên viên khai thác hầm mỏ và môi trường, chớ mắc mớ gì tới quốc hội – cha nội?
Mới đây, mới tháng trước, tôi nhận được youtube trên qua email của một anh bạn, cùng lời bình và lời nhắn: “Quá tuyệt vời ... xem nhanh kẻo bị kéo xuống!” Vô coi thì thấy Đại Biểu Quốc Hội tỉnh Quảng Nam – sau nhiều năm “cố gắng ép suy nghĩ của mình” – trước khi chấm dứt nhiệm kỳ (và vì tuổi tác “sẽ không có cơ hội làm đại biểu nữa”) mới dám “lên tiếng” về hai vấn đề khiến ông “bức xúc” từ lâu: Chủ quyền quốc gia bị xâm phạm và nạn tham nhũng tràn lan!
Trời, đất, tưởng gì? Nguyên một nhiệm kỳ dân biểu kéo dài năm năm mà ông Lai chỉ phát biểu có ba phút thôi, về những điều mà ... bà nội trợ Việt Nam nào cũng biết hết trơn. Tuy thế, cả nước vẫn vỗ tay tán thưởng và suýt xoa không ngớt là “quá tuyệt vời” rồi!
Mà nghĩ cho cùng thì cũng “tuyệt” thiệt, nếu so với hàng chục ngàn ông bà dân biểu từ khóa này đến khoá khác chưa bao giờ dám mở miệng lần nào, về bất cứ chuyện gì. Với loại quốc hội câm của VN thì cứ ngồi nhà bấm nút online cũng vậy thôi. Đã là nghị gật thì ngủ (gật) ở đâu không được, cần chi phải đến nghị trường ngồi ngáy, mấy cha?
Và khi không còn cần đến nghị trường thì cũng khỏi phải bận tâm về ngân sách để xây cất và bảo trì toà nhà quốc hội nữa. Đúng là ... lưỡng tiện, và đỡ được cả đống tiền chứ không phải chuyện chơi.
Bữa rồi, ngồi nhậu với Trương Duy Nhất. Rượu vào (lời ra) tôi hăm hở trình bầy “đề xuất” (online ) của mình. Nghe xong, ông nhà báo mặt buồn rười rượi rồi nhỏ giọng tâm sự:
Trong thành phần Chính phủ, tôi cũng có quen vài người. Hôm nọ ngồi tiếp chuyện một vị, ổng bất chợt hỏi:
– Nghe nói chú có nhiều bài viết hay lắm, tìm thế nào để đọc được?
Tôi thật thà:
– Ôi, anh nhiều việc thế chắc nói dài dòng không nhớ nổi đâu. Tốt nhất cứ vào gút- gồ gõ chữ Trương Duy Nhất là ra hết !
Vậy mà ổng trợn tròn mắt:
– Gút- gồ là cái chi rứa ?
Rứa là “bótay.com.” Rứa là nhân dân Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục bắt cá trước nhà, và nhân viên bảo vệ sẽ vẫn tiếp tục phải cõng lãnh đạo vào phòng họp (cho khỏi ướt giầy) sau những cơn mưa. Mưa ơi, sao thảm vậy?
“Một lần tôi quay cảnh ông thăm đồng bào nông dân ở Hải Dương, mùa hè năm 1957. Sáng sớm hôm ấy trời mưa to, trên đường còn lại những vũng nước lớn. Ðến một đoạn đường lầy lội ông tụt dép, cúi xuống xách lên. Trong ống ngắm của máy quay phim tôi nhìn rõ hai bên vệ cỏ không bị ngập. Tôi chợt hiểu: ông không đi men vệ đường bởi vì ông muốn chưng đôi dép.
Vì lòng kính trọng đối với ông, không muốn rồi đây người xem sẽ nhận ra trên màn ảnh lớn diễn xuất lộ liễu, tôi tắt máy. Nghe tiếng cái Eymo 35 đang kêu xè xè đột ngột im tiếng, ông ngẩng lên nhìn tôi, nhưng ngay đó ông hiểu ra.” (Vũ Thư Hiên. Đêm Giữa Ban Ngày. California: Văn Nghệ, 1997).
Nhờ “lòng kính trọng” của tác giả đoạn văn thượng dẫn nên màn “chưng dép” của ông Hồ Chí Minh đã không gây ra điều tiếng gì đáng tiếc. Thiệt là qúi hoá và may mắn.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có sự may mắn tương tự. Mới đây, một ông quan cách mạng (khác) chỉ vì sợ ướt giầy mà bị “ném đá” tơi bời hoa lá – theo như tin loan của Tuổi Trẻ Online:
Từ chiều 25-5, trên mạng xã hội lan truyền tấm ảnh một người đàn ông vừa rời khỏi chiếc xe con biển xanh được một anh bảo vệ cõng đưa lên bậc tam cấp của hội trường.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tấm ảnh được chụp trước bậc tam cấp của hội trường 1 Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (cổng 135 Nguyễn Phong Sắc – Hà Nội), sáng 25-5, nơi chuẩn bị tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XII Đảng, dành cho trên 850 lãnh đạo các cơ quan báo chí, xuất bản của 25 tỉnh, thành phố phía Bắc.
Úy Trời, Đất, Quỷ/Thần ơi, báo Tuổi Trẻ có “sắp chữ lộn” không ta? Không lẽ chỉ nội trong “25 tỉnh, thành phố phía Bắc” mà có tới “trên 850 lãnh đạo các cơ quan báo chí” lận sao? Lãnh đạo ở đâu ra mà nhiều dữ vậy cà? Đã thế, ông nào cũng dùng “xe con bảng xanh” và tài xế riêng nữa chớ!
Hèn gì mà công luận cứ hậm hực hoài về chuyện thuế/phí ở Việt Nam:
- Thuế nặng hàng loạt nông dân bỏ ruộng hoang
- Mua 100.000 tiền xăng đóng 54.700 đồng thuế phí
- Đường chưa xong đã thu phí
- Đừng đẩy nông dân vào đường cùng
- Hầm chưa xong đã thu phí
- Một quả trứng năm lần đóng phí
Trung ương, tỉnh, huyện, xã: Cả 4 cấp thu thuế phí DN
- Ra ngõ gặp trạm thu phí
Anh bạn quen mới cho hay ảnh nhận được cái tờ thu tiền của khu phố mà không có mộc hay hóa đơn gì hết. Tụi nó lại kiếm tiền ăn tết đây. Bà con nhớ không đóng cái mả mẹ gì hết nha nếu gặp cái tờ giấy lộn này, dù đich thân ông tổ trưởng xuống vòi hay đứa CAKV xuống kiếm cũng phải đòi cho ra cái hóa đơn mộc đỏ của phường hay đại loại tờ giấy có giá trị chút nha. Tiên sư cuối năm lắm cô
hồn.
Ảnh: F.BThảo nào mà Việt Nam được báo Dân Trí vinh danh là “đất nước cao nhất khu vực ... về thuế khóa.” Tuy “thuế chồng lên thuế” và “cao gấp 3 so với các nước khác trong khu vực” nhưng Việt Nam lại là nơi duy nhất mà người có thể bắt cá (ngay trước cửa nhà) sau những cơn mưa, hay phải uống “nước sạch có giun ngoe nguẩy” xả từ vòi.
Như vậy là cơ sở hạ tầng ở Việt Nam có vấn đề mà nguyên do, theo Thanh Niên Online (đọc được vào hôm 21 tháng 3 năm 2016) chỉ vì “tổng thu ngân sách không đủ chi tiêu và trả nợ.”
Ô, thì ra thế!
Và nếu thế thì chỉ cần rà soát và khắc phục ở khâu thu/chi cho nó quân bằng là mọi việc sẽ đâu ra đó thôi. Về “thu” thì đã ... “tận thu” rồi, không còn gì cần phải bàn thêm nữa. Vấn đề chỉ còn ở khoản “chi” thôi. Tôi e là đất nước đã “tiêu” hơi quá nhiều cho những chuyện hoàn toàn không cần thiết nên dân chúng mới bắt được cá ngay trước nhà, và uống nước có giun đang ngoe nguẩy.
Để chấm dứt tình trạng này tôi xin có một “đề xuất” nhỏ bằng cách tiếp tục câu chuyện còn đang bỏ dở, chuyện “850 lãnh đạo các cơ quan báo chí, xuất bản của 25 tỉnh, thành phố phía Bắc... học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XII Đảng.”
Vụ này có thể thực hiện online, chớ cần gì phải có tài xế đưa đến Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh làm chi – hả Trời? Vừa tốn săng, vừa tốn công, và còn phiền những đồng chí bảo vệ phải cõng từng ông vô phòng họp nữa. Cứ gửi cho tất cả một cái email, đính kèm Nghị Quyết của Đảng, cùng với lời phụ chú “phải quán triệt cấp kỳ” là xong ngay. Trước giờ, có ông/bà “lãnh đạo các cơ quan báo chí” nào dám nói “không” hay nói khác ý Đảng đâu – đúng không?
Mô hình “quán triệt online” cũng có thể áp dụng cho rất nhiều sinh hoạt chính trị khác, kể cả những kỳ họp quốc hội. Đảng lãnh đạo hết trơn, hết trọi cả ba ngành (lập pháp - hành pháp - tư pháp) Quốc Hội Việt Nam chỉ còn mỗi việc là “đồng thuận” mọi đường lối, chính sách, và chủ trương (lớn) thôi thì bầy chuyện họp hành làm chi, cho má nó khi, và thêm tốn kém.
Hãy nghe lại câu nói để đời của đại biểu Dương Trung Quốc về chuyện khai thác bauxite Tây Nguyên: “Nhưng Bộ Chính trị đã quyết rồi thì bây giờ ta chỉ bàn làm sao cho tốt, cho an toàn thôi.” Thế là tất cả các bạn đồng viện đều im phăng phắc. “Làm sao cho tốt, cho an toàn” là việc của những chuyên viên khai thác hầm mỏ và môi trường, chớ mắc mớ gì tới quốc hội – cha nội?
Mới đây, mới tháng trước, tôi nhận được youtube trên qua email của một anh bạn, cùng lời bình và lời nhắn: “Quá tuyệt vời ... xem nhanh kẻo bị kéo xuống!” Vô coi thì thấy Đại Biểu Quốc Hội tỉnh Quảng Nam – sau nhiều năm “cố gắng ép suy nghĩ của mình” – trước khi chấm dứt nhiệm kỳ (và vì tuổi tác “sẽ không có cơ hội làm đại biểu nữa”) mới dám “lên tiếng” về hai vấn đề khiến ông “bức xúc” từ lâu: Chủ quyền quốc gia bị xâm phạm và nạn tham nhũng tràn lan!
Trời, đất, tưởng gì? Nguyên một nhiệm kỳ dân biểu kéo dài năm năm mà ông Lai chỉ phát biểu có ba phút thôi, về những điều mà ... bà nội trợ Việt Nam nào cũng biết hết trơn. Tuy thế, cả nước vẫn vỗ tay tán thưởng và suýt xoa không ngớt là “quá tuyệt vời” rồi!
Mà nghĩ cho cùng thì cũng “tuyệt” thiệt, nếu so với hàng chục ngàn ông bà dân biểu từ khóa này đến khoá khác chưa bao giờ dám mở miệng lần nào, về bất cứ chuyện gì. Với loại quốc hội câm của VN thì cứ ngồi nhà bấm nút online cũng vậy thôi. Đã là nghị gật thì ngủ (gật) ở đâu không được, cần chi phải đến nghị trường ngồi ngáy, mấy cha?
Và khi không còn cần đến nghị trường thì cũng khỏi phải bận tâm về ngân sách để xây cất và bảo trì toà nhà quốc hội nữa. Đúng là ... lưỡng tiện, và đỡ được cả đống tiền chứ không phải chuyện chơi.
Bữa rồi, ngồi nhậu với Trương Duy Nhất. Rượu vào (lời ra) tôi hăm hở trình bầy “đề xuất” (online ) của mình. Nghe xong, ông nhà báo mặt buồn rười rượi rồi nhỏ giọng tâm sự:
Trong thành phần Chính phủ, tôi cũng có quen vài người. Hôm nọ ngồi tiếp chuyện một vị, ổng bất chợt hỏi:
– Nghe nói chú có nhiều bài viết hay lắm, tìm thế nào để đọc được?
Tôi thật thà:
– Ôi, anh nhiều việc thế chắc nói dài dòng không nhớ nổi đâu. Tốt nhất cứ vào gút- gồ gõ chữ Trương Duy Nhất là ra hết !
Vậy mà ổng trợn tròn mắt:
– Gút- gồ là cái chi rứa ?
Rứa là “bótay.com.” Rứa là nhân dân Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục bắt cá trước nhà, và nhân viên bảo vệ sẽ vẫn tiếp tục phải cõng lãnh đạo vào phòng họp (cho khỏi ướt giầy) sau những cơn mưa. Mưa ơi, sao thảm vậy?
TS. PHẠM CAO DƯƠNG * LỊCH SỬ CHO TUỔI TRẺ
Lịch sử nào cho tuổi trẻ học đường VN?
Ts Phạm Cao Dương
Trong một bài tham luận nhan đề “Lịch Sử, Sự Thật và Sử Học” đăng trên tờ Đoàn Kết số 403, ấn hành vào tháng 6 năm 1988 tại Paris, nước Pháp, có lẽ in lại từ tờ Tổ Quốc số tháng Giêng năm 1988, Hà Văn Tấn, một sử gia có uy tín đương thời [i], đã nêu lên một số những nhận định quan trọng liên hệ đến tình trạng nghiên cứu lịch sử nước nhà ở miền Bắc hồi trước năm 1975 và ở toàn quốc từ sau năm này.
Đối với những người làm công việc nghiên cứu lịch sử, bài viết của Giáo Sư Hà Văn Tấn có thể được coi là đơn giản và ngắn cho một vấn vô cùng rộng lớn và là chủ yếu trong sinh hoạt tư tưởng nói riêng và văn hóa nói chung ở Việt Nam hiện tại; nhưng đối với những người theo dõi các biến chuyển xảy ra ở trong nước trong ngót ba thập niên vừa qua, nó đã phản ảnh một sự thay đổi trong cách nhìn những công trình sử học đã được thực hiện, từ đó cuộc sống, điều kiện làm việc và ước vọng của các nhà sử học Việt Nam dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa là như thế nào.
Vào thời điểm bài của Hà Văn Tấn được viết, người ta đã kỳ vọng rất nhiều vào một sự thay đổi và sự thay đổi này đã được tờ Tổ Quốc gắn liền với công cuộc mà người Cộng Sản gọi là đổi mới.[ii] Điều này tiếc thay đã không xảy ra. Ngược lại, sau ngót ba mươi năm nền sử học lại lâm vào một tình trạng nhiều người cho là khủng hoảng: môn Sử có một lúc đã bị loại khỏi chương trình học của bậc trung học phổ thông, sau đó được Quốc Hội Việt Nam quyết định giữ lại; nhưng những người quan tâm đến vấn đế này và tương lai của nền giáo dục Việt Nam vẫn không mấy tin tưởng mà vẫn còn thắc mắc là sử nào sẽ được dạy và dạy như thếnào?
Trở về với bài của Giáo Sư Hà Văn Tấn, trong phần giới thiệu bài này, tờ Tổ Quốc đã viết: “Trong cuộc đổi mới ở trong nước, có lẽ các nhà khoa học xã hội là giới im lìm, thụ động nhất. Liệu bài phê bình của Hà Văn Tấn có phải là con én báo hiệu mùa xuân của một ngành đáng ra phải đi đầu trong việc suy nghĩ, nghiên cứu, và đặt lại một số vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước?””
Mở đầu bài tham luận, Hà Văn Tấn dẫn hai câu cuối cùng trong bài thơ cuối cùng của mười bốn bàiMạn thuật của Nguyễn Trãi:
Ai ai đều đã bằng câu hết
Nước chẳng còn có Sử Ngư![iii]
và ông viết:
“”Thật là cay đắng khi mà mọi người bị uốn cong như lưỡi câu, và chẳng ai nói lên sự thật nữa, chẳng còn ai như Sử Ngư nữa. Sử Ngư là người chép sử nước Vệ đời Xuân Thu nổi tiếng vì thẳng thắn, trung thực.
............
“ Ngày nay chúng ta đang sống trong một giai đoạn mà nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật là yêu cầu của nhân dân, của đất nước. Đã đến lúc những người chép sử, những nhà sử học phải tự hỏi rằng: Sử bút của mình đã thật nghiêm chưa, đã viết đúng sự thật lịch sử hay chưa?””
Hà Văn Tấn đã không trực tiếp trả lời câu hỏi kể trên nhưng gián tiếp người ta hiểu là chưa! và nói trắng như qua lời giới thiệu của tờ Tổ Quốc, ông là người viết bài đầu tiên phê bình một số bệnh ấu trĩ của nền sử học (Mácxít, chữ chua thêm của người viết bài này) Việt Nam từ ba bốn chục năm nay.”Sự ấu trĩ này đã được Hà Văn Tấn vạch ra qua hai phần nghiên cứu chuyên môn là phê phán sử liệu và miêu tả sử liệu một bên, giải thích và đánh giá sử liệu một bên.
Gs Trần Văn Giàu và phu nhân (ngồi) cùng các qui vị đứng từ trái: GS. Trần Quốc Vượng, GS. Đinh Xuân Lâm, GS. Hà Văn Tấn và GS. Phan Huy Lê.
Trong sự phê phán sử liệu và miêu tả sử liệu, theo Hà Văn Tấn nhiều công trình nghiên cứu sử học của Hà Nội đã sử dụng những nguồn sử liệu gián tiếp một cách thiếu thận trọng để tìm hiểu lịch sử hiện đại, lịch sử đảng Cộng Sản cũng như lịch sử của thời xa xưa, từ đó đã mắc phải những sai lầm trầm trọng.
Ba trường hợp điển hình đã được ông nêu ra là trường hợp của bài thơ Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư, trường hợp quyển Binh Thư Yếu Lược và trường của một bức thư của Hồ Chí Minh gửi các học sinh. Bài Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư thường được người ta hiểu là của Lý Thường Kiệt. Nhưng theo Hà Văn Tấn không có một sử liệu nào cho biết điều này cả và do đó không một nhà sử học nào có thể chứng minh điều này được.
Cũng theo ông thì quyển Binh Thư Yếu Lược là một quyển sách giả từ đầu đến cuối, đã được các nhà nghiên cứu ở Viện Hán Nôm của Hà Nội chứng minh là giả nhưng khi viết về cuộc kháng chiến chống Nguyên hay về Trần Hưng Đạo, một số người vẫn sử dụng quyển sách giả này. Thậm chí có lãnh tụ đã trích dẫn nó trong diễn văn của mình. Còn bức thư của Hồ Chí Minh thì sai rất nhiều so với văn bản đầu tiên còn được cất giữ ở Cục Lưu Trữ Trung Ương.[iv] Nhiều văn kiện khác, theo Hà Văn Tấn, cũng vậy.
Trong việc giải thích và đánh giá sử liệu, tác giả của bài tham luận đã chỉ trích các nhà sử học Mácxít Hà Nội đã mắc bệnh thiên lệch, do đó đã bỏ qua nhiều sự thực lịch sử. Để chứng minh, ông đã nêu lên sự kiện là do nhu cầu phải tập trung tinh lực cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các nhà viết sử chỉ chú ý đến các trang sử chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc, trong khi hàng loạt những vấn đề về kinh tế, xã hội đã không được chú ý đến một cách đầy đủ. Đồng thời cũng để đề cao truyền thống, các vị này thường chỉ đánh giá một chiều, chỉ nhìn thấy cái tốt và dường như không chấp nhận có truyền thống xấu. Trong địa hạt kỹ thuật, ông cho việc đề cao quá đáng truyền thống kỹ thuật của người Việt như trường hợp của ông Nghè Vũ Hữu hồi cuối thế kỷ XVI , người đã tính đủ số gạch xây tường không thừa, không thiếu một viên là một việclàm lố bịch. Cũng vậy đối với cách định giá truyền thống làng xã cổ truyền hay các nhân vật lịch sử.
Nhìn chung và đứng về phương diện nghiên cứu sử học thuần túy mà xét, những nhận xét của Hà Văn Tấn kể trên là rất nghiêm chỉnh và vô tư, khách quan, đặc biệt khi ông viết về những nhận định của các nhà sử học Hà Nội về các nhân vật lịch sử. Ông viết:
“ “Cũng thường thiên lệch, khi chúng ta đánh giá các nhân vật lịch sử. Con người là cả một hệ thống những mối liên hệ phức tạp, bị qui định bởi các điều kiện xã hội, tự nhiên và lịch sử. Thiếu một sự xuất phát từ chủ nghĩa lịch sử dường như là căn bệnh chung của chúng ta. Một số người đã chê trách các nhân vật lịch sử vì họ không giống ta. Một số lại quá yêu các nhân vật đó, đến chỗ miêu tả tư duy và hành động của họ cứ y như là họ đã được học tập chủ nghĩa Mác-Lênin”.”
Nhưng chi tiết hơn và kỹ hơn để tìm kiếm những triệu chứng của sự đổi mới, người đọc khó có thể đồng ý với người viết lời giới thiệu trên tờ Tổ Quốc, chưa nói tới chuyện đi xa hơn, dù cho người ta có tính lạc quan cho rằng Hà Văn Tấn đã mượn lời Nguyễn Trãi để nói lên tâm trạng của mình, đặc biệt khi ông viết:
“Cho đến nay đọc câu thơ Nguyễn Trãi, chúng ta vẫn như tê tái với nỗi đau của ông. Làm sao có thể sống nổi trong một xã hội mà mọi sự thật đều bị che đậy hay xuyên tạc. Trong những thời kỳ như vậy, người chép sử, nhà sử học, những người nói lên sự thật, không biết bị dằn vặt đến thế nào?””
Lý do chính yếu khiến cho người ta phải dè dặt là những sự bất ổn - tôi không muốn dùng hai chữ ấu trĩ của báo Tổ Quốc mà tôi nghĩ là quá nặng - kể trên chỉ là những bất ổn có tính cách cục bộ nhất thời do một cá nhân hay một số các nhà nghiên cứu sử hay liên hệ đến sử học mắc phải, còn bản chất của nền sử học Mác- Xít thì vẫn còn nguyên vẹn. Các nhà sử học ở miền Bắc thời trước năm 1975 và ở toàn quốc Việt Nam kể từ sau năm 1975, những đồng nghiệp của Hà Văn Tấn vẫn tự coi là người Mácxít; đồng thời cũng theo Hà Văn Tấn có nhiều học giả tư sản vẫn nghi ngờ tính cách khách quan của sử học, do đó trách nhiệm của những người này là phải bác bỏ những luận điệu đó bằng cách chứng minh rằng nền sử học của họ có khả năng đạt được sự thật khách quan thay vì tiếp tục góp thêm chứng cứ cho những luận điệu đó.
Có điều ai cũng biết là ở chế độ Cộng Sản kết quả của những công trình nghiên cứu của các nhà chuyên môn trong các ngành học, đặc biệt là sử học, kể cả những tác giả lớn, không được tự do phổ biến mà phải qua nhiều sự kiểm soát vô cùng kỹ càng nếu không nói là khắt khe trước khi được đem ấn hành bởi các cơ sở của nhà nước. Vậy tại sao các sơ hở kể trên lại có thể xảy ra được? Lỗi ấy nếu đổ cho cá nhân các nhà nghiên cứu thì thật là tội nghiệp cho họ. Còn nếu không đổ lỗi cho họ thì đổ lỗi cho ai bây giờ? Không lẽ bảo nó là lỗi của cả chế độ hay đúng hơn của chính chủ nghĩa Mác-Lênin mà quan điểm của chủ nghĩa này đã được các nhà sử học Việt Nam của chế độ vận dụng để tìm hiểu lịch sử nước nhà chỉ là một phần.
Trong bài tham khảo kể trên, trong phần nói về truyền thống đánh giặc giữ nước trong lịch sử dân tộc, Hà Văn Tấn viết rằng: “Các nhà viết sử chỉ chú ý đến các trang sử chống ngoại xâm…” Nhưng một sử gia khác, Văn Tạo,Viện Trưởng Viện Sử Học, trong “Lời Giới Thiệu” tác phẩm Sử Học Việt Nam Trên Đường Phát Triển do Ủy ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam thuộc Viện Sử Học biên soạn [v], cũng như trong bài Khoa học lịch sử Viêt Nam trong mấy chục năm qua in trong tác phẩm này [vi], lại khẳng định một cách rõ ràng là Đại Hội Lần Thứ IV của Đảng đã chỉ ra rằng: Nhiệm vụ hàng đầu của các ngành khoa học xã hội (trong đó có sử học -Văn Tạo chú thích thêm) là tiếp tục làm sáng tỏ những đường lối, chính sách của cách mạng Việt nam dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin và trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm cách mạng đã tích lũy được[vii] và sử học có thể cần thiêt phải đóng góp một phần nhất định của mình vào nhiệm vụ trọng đại này[viii] nhằm góp phần đẩy mạnh sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước hiện nay”[ix].
Các tác giả khác có bài in trong tác phẩm kể trên cũng luôn luôn nói tới (hay bắt buộc phải nói tới) vai trò lãnh đạo của Đảng và nhiệm vụ của sử học theo chiều hướng tương tự. Nguyễn Hồng Phong lại còn nói rõ hơn về nhiệm vụ chính trị của sử học trong phần mở đầu của bài viết của ông như sau:
“”Bởi vì sự phát triển của khoa học không bao giờ chỉ là do những nhu cầu đại học, có tính hàn lâm viện, hoặc do sự xuất hiện những tài năng bác học nào đó, mà trước hết là do yêu cầu của cuộc sống, của thực tiễn đấu tranh và phát triển xã hội, cho nên sử học, một bộ môn khoa học xã hội có tính cách chiến đấu, tính chính trị cao, đã phát triển mạnh trong hai cuộc kháng chiến vừa qua, nhất là thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mỹ cứu nước là có thể cắt nghĩa được.”
Trong hoàn cảnh kể trên, bảo rằng các nhà viết sử chỉ chú ý đến các trang sử chống ngoại xâm thì quả là tội nghiệp cho họ. Nhu cầu đã được nêu lên, mục tiêu đã được vạch rõ, đường lối, quan điểm đã có sẵn coi như ánh sánh soi đường, dưới ngọn cờ của chủ nghĩa Mác-Lênin bách chiến bách thắng, qua những văn kiện, những nghị quyết của Đảng, bằng những lời căn dặn của các lãnh tụ như Trường Chinh..., với tư cách thay mặt cho Trung Ương Đảng trong hội nghị tổng kết 10 năm công tác sử học (tháng 12 năm 1963), các nhà sử học kể trên còn có thể làm gì khác hơn là ráng sức tuân theo, không còn con đường nào khác.
Trong khi đó trong việc lựa chọn đề tài nghiên cứu, người ta không thể loại ra ngoài ý muốn, sự thích thú, khả năng và kinh nghiệm chuyên môn của người làm công tác. Không có cảm tình, không cảm thấy thú vị, không thấy việc làm hấp dẫn, người ta khó có thể chuyên tâm, dốc hết thì giờ, lòng dạ vào công tác được. Những lỗi lầm do đó dễ dàng bị nhắm mắt bỏ qua, đặc biệt khi những lỗi lầm đó lại phục vụ cho nhu cầu chính trị liên hệ tới nhiệm vụ mà ngành sử học bị Đảng đòi hỏi phải có, dẫn xuất từ Đảng tính và chiến đấu tính của nó.
Cũng vậy, sử học đã mất đi tính cách nghệ thuật phần nào nó có. Trường hợp của Văn Tạo khi ông viết và cho xuất tác phẩm Sử Học và Hiện Thực là điển hình trong đó ông đã dùng 10 chương để viết về 10 cuộc đổi mới trong lịch sử Việt Nam[x]. Sách được xuất bản năm 1999, sau hơn mười năm chính sách đổi mới được thi hành và chế độ Cộng Sản tỏ ra vẫn còn vững mạnh. Hai chữ đổi mới đã được ông dùng song hành với hai chữ cải cách và thay thế cho hai chữ cách mạng thông dụng trước đó, đặc biệt trong thời gian người Cộng Sản mới chiếm được miền Nam., thời cách mạng đã trở thành đồng nghĩa với chế độ, với chính quyền, với quyền uy, với quyền sinh, quyền sát.
Liên hệ tới sự thực và sử học, sau Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng , một sử gia kiêm giáo sư sử học uy tín khác của miền Bắc Việt Nam thời trước năm 1975 và của cả Việt Nam sau năm này, trong dịp qua Mỹ vào cuối thập niên 1980 đầu thập niên 1990 khi cho xuất bản một tuyển tập trong đó có 5 bài viết của ông ở hải ngoại dưới nhan đề Trong Cõi, Những Ý Kiến về Lịch Sử, Truyền Thống và Hiện Trạng Dân Tộc của Một Sử Gia Trong Nước[xi] cũng hé mở cho người thấy ít nhiều chi tiết quan trọng.
Tiếc rằng, nói như lời của Nhà Xuất Bản của tác phẩm này, ông chỉ là con chim lạ đến đây ngứa cổ hót chơi, nhưng lại không được hót trên quê hương mình[xii]. Người ta chờ đợi ông viết thêm nhưng cũng theo nhà xuất bản sách của ông: “Sau này, chúng tôi đã đọc được một số bài viết đả kích đích danh cá nhân của ông trên các báo chí nhà nước. Ông được cho nghỉ dạy, cô lập, về hưu non, với số lương hàng tháng mà ông cho là chỉ vừa đủ uống 3 chai bia (ông vẫn đùa với chính mình). Chúng tôi cũng nghe nói, tên tuổi của ông, cũng như Bùi Tín hay Dương Thu Hương, đã trở nên một điều cấm kị trên những cơ sở truyền thông trong nước”.[xiii]
Mới hơn và được nhiều người biết tới hơn là sự tiết lộ của một sử gia kiêm giáo sư uy tín khác, Phan Huy Lê. Giáo Sư Phan Huy Lê ngoài tư cách là một giáo sư sử học với nhiều công trình xuất bàn có giá trị còn là chủ tịch Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam, khi trả lời một cuộc phỏng vấn của Nhật Báo Người Việt xuất bản ở Orange County thuộc tiểu bang California, Hoa Kỳ, ngày 18 tháng Ba năm 2005 và được lập lại trong cuộc phỏng vấn của ký giả Khôi Nguyên, cũng của Nhật báo Người Việt và được đăng trong giai phẩm Xuân Bính Tuất của báo này về hình tượng anh hùng Lê Văn Tám, một nhân vật hoàn toàn không có thật[xiv] cũng như một số nhân vật lịch sử khác như Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn....
Theo Giáo Sư Lê, nhân vật Lê Văn Tám này do Trần Huy Liệu, một sử gia tiền bối của ông, người đã từng làm viện trưởng Viện Sử Học và chủ biên của tờ Nghiên Cứu Lịch Sử trong thời chiến tranh, ngụy tạo ra và Trần Huy Liệu có nhờ Giáo Sư Lê sau này nói lại khi có dịp. Giáo Sư Lê có hứa là sẽ công bố sự thật một cách dầy dủ trong nay mai thôi và khuyên độc giả hãy kiên nhẫn chờ.
Nhưng không cần phải có thêm chi tiết, chỉ riêng với mấy chữ hoàn toàn không có thật là đủ để người ta đánh giá Trần Huy Liệu và những công trình của sử gia Mácxít này, cũng như của một phần không nhỏ của những công trình của nền sử học Mácxít Việt Nam. Nhiều câu hỏi cần phải được đặt ra và các người nghiên cứu lịch sử Việt Nam trong tương lai sẽ phải vô cùng vất vả mới tìm ra sự thật.
Đó là chưa kể tới nguồn gốc bộ trưởng Bộ Tuyên Truyền trong chính phủ đầu tiên của Trần Huy Liệu trong chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh thời cuối năm 1945. Một người cầm đầu guồng máy tuyên truyền mà lại cầm đầu ngành sử học ở trong nước thì ngành sử học ấy sẽ là như thế nào?
Bên cạnh Trần Huy Liệu, ta cũng cần phải kể thêm Trần Văn Giàu, một giáo sử học tiên khởi khác của nền sử học Mác xít Việt Nam, người đã bị người dân miền Nam, đặc biệt là các tín đồ của Phật Giáo Hòa Hảo tố giác là đã có trách nhiệm trong vụ ám hại Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ của họ cũng như nhiều nhân vật lịch sử của miền Nam khác trong đó có Bùi Quang Chiêu. Ông Trần Văn Giàu vẫn còn sống và đã giữ im lặng khi bị hỏi về sự kiện này kể cả hỏi trực tiếp ở trong nước cũng như khi ông sang Pháp, viện cớ “là chuyện đã xảy ra lâu rồi và vì hồi đó Cách Mạng còn ấu trĩ” theo lời một giáo sư đại học Việt Nam ở Pháp.
Không trả lời khi bị hỏi phần nào cho phép người hỏi tự trả lời rằng điều mình muốn biết là có thật, không còn gì phải thắc mắc nữa nhất là cho một sự kiện quan trọng như vậy. Nhưng đó mới chỉ là một vấn đề liên hệ tới con người như là một con người bình thường. Trong phạm vi nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu ngụy tạo ra sự kiện, ngụy tạo ra nhân vật là một việc làm không thể tha thứ được. Tuy nhiên có một điều người ta thắc mắc là các vị giáo sư tiên khởi của nền sử học Mácxít Việt Nam này đã được huấn luyện ở đâu và như thế nào để sau này lãnh những nhiệm vụ mà họ được trao phó?
Bây giờ nói tới quan điểm Mácxít, quan điểm được những người Cộng Sản Việt Nam (phân biệt với các sử giavà các nhà sử học) ca tụng như một nền sử học tiến bộ của cả nhân loại, là siêu việt. Quan điểm này đã hình thành từ trong hoàn cảnh của thế giới tây phương của hơn một thế kỷ trước, căn cứ vào những hiểu biết về lịch sử nhân loại, được hiểu là nhân loại tây phương của hơn một thế kỷ trước và bởi một nhà tư tưởng có căn bản học vấn và kiến thức nặng về triết học hơn là sử học, ở đây là triết học và sử học của thế giới tây phương thời đó. Từ đó tới nay nhân loại đã không dậm chân tại chỗ và sử học đã trở thành một khoa học vừa độc lập vừa tổng hợp.
Những thành quả của sử học trong hơn một thế kỷ qua ở hay về tất cả các lục địa, Âu Châu, Á Châu, Mỹ Châu chắc chắn đã vượt xa khả năng nhận định của một cá nhân rất nhiều, nếu nói một cách khiêm nhường như vậy. Các nhà sử học bị gán cho, bị bắt buộc phải, hay tự nhận là Mác xít Việt Nam trong hoàn cảnh của ít ra là quá khứ trước đây, chắc chắn đã không có dịp thấy được tất cả những tiến bộ đó. Thế nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng các vị này đã đưa ra những nhận xét như đã hết thời rồi các quan điểm coi sử học như là sử ký, tức chỉ ghi lại những sự kiện lịch sử mà thôi, hay sử học tư sản và phong kiến chỉ qui vào nhiệm vụ xác định sử liệu miêu tả biến cố..., hay các sử gia phong kiến, tư sản coi lịch sử chủ yếu là lịch sử cá nhân xuất chúng, còn quần chúng nhân dân thì bị gạt ra ngoài đối tượng của sử học, xem lịch sử là sự kết hợp ngẫu nhiên những mặt sinh hoạt và hoạt động khác nhau của con người trong xã hội, mà trong đó hoạt động trí thức, hoạt động tư tưởng, văn hóa... có vai trò chi phối, thậm chí quyết định nhất, xem lịch sử chỉ là những hoạt động của những cộng đồng người đã đạt tới một trình độ văn minh nào đó.
Còn hàng loạt dân tộc bị coi là dã man đều bị loại ra bên lề đối tượng của sử học... Thật là đáng tiếc! Phải chi những nhận xét này chỉ áp dụng giới hạn vào Việt Nam thì may ra còn có thể chấp nhận được. Từ những qui luật đã có sẵn, người ta đã buộc các sử gia Việt Nam phải tìm ra những giai đoạn - cũng được vạch sẵn - phát triển của dân tộc, cũng nguyên thủy, cũng chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa..vân...vân...
Trong khi đó thì các sự kiện căn bản liên hệ tới toàn thể mọi khía cạnh của cuộc sống của dân tộc chưa được khôi phục một cách đầy đủ, trọn vẹn và chính xác, cũng như các tài liệu chưa được sưu tầm đầy đủ và cặn kẽ, vô tư vì hoàn cảnh chiến tranh, nghèo nàn, chậm tiến của đất nước.
Trong khi đó thì các sự kiện căn bản liên hệ tới toàn thể mọi khía cạnh của cuộc sống của dân tộc chưa được khôi phục một cách đầy đủ, trọn vẹn và chính xác, cũng như các tài liệu chưa được sưu tầm đầy đủ và cặn kẽ, vô tư vì hoàn cảnh chiến tranh, nghèo nàn, chậm tiến của đất nước.
Người ta không thể chỉ dựa trên một khía cạnh đơn thuần của tổ chức xã hội, luôn cả một khía cạnh của sinh hoạt của một xã hội ở một thời điểm nào đó để xác định bản chất nào đó , từ đó qui luật phát triển của xã hội đó. Lý do là vì đời sống con người phức tạp, xã hội con người do đó không đơn giản để người ta có thể qui về một lý luận có tính cách nhất nguyên và quyết định.
Nhưng những người chủ trương theo quan điểm Mácxít phải hiểu là tại sao ở các nước không Cộng Sản, nơi các sử gia không có Đảng lãnh đạo, không có các lãnh tụ căn dặn, chỉ đường lại không mấy ai theo Mácxít. Lý do là vì trong việc tìm hiểu quá khứ vô cùng phong phú, vô cùng phức tạp của một dân tộc, nói riêng, của cả loài người, nói chung, người ta không muốn tự đóng khuôn mình vào một đường lối duy nhất để rồi phải uốn cong các sự kiện lịch sử, các biến cố lịch sử theo một phong cách lý luận đã có sẵn, giống hệt như khi đi du ngoạn trên một cánh đồng đầy hoa cỏ, chim muông mà phải đi theo một con đường độc đạo vào lúc mặt trời đã khuất, dưới ánh sáng của môt ngọn đèn bấm.
Người du ngoạn trong trường hợp này chỉ còn nhận ra sự vật bằng thị giác qua ánh sáng của ngọn đèn bấm mà thôi, còn bao nhiêu những chỗ khác đã bỏ sót, những hiện tượng khác đã không thấy được. Bao nhiêu giác quan khác đã không được sử dụng. Đó là ta chưa nói tới hình thể, màu sắc của sự vật dưới ánh sáng của ngọn đèn bấm đã bị đổi dạng, đổi màu. Các giai đoạn của quá khứ của dân tộc đó đã bị gán cho những cái tên chưa chắc đã có. Giới nông dân bị biến thành giai cấp trong khi thực sự thì trong những thế kỷ trước và luôn cả trong thế kỷ vừa qua hoạt động kinh tế căn bản của giới này có gì khác hơn là làm ruộng và đa số người Việt Nam ai chẳng xuất thân từ giới làm ruộng.
Làm gì có một giai cấp nông dân, làm gì có một giai cấp của những người làm ruộng với tất cả những điều kiện hình thành và tồn tại của nó giống như ở các nước tây phương hay Ấn Độ thời cổ. Ở đây người ta phải ghi nhận một thái độ khách quan của một số các nhà sử học Hà Nội khi các vị này đã khẳng định là không có nô lệ trong xã hội cổ Việt nam, mặc dầu để làm vừa lòng chế độ, các vị này đã phải đã nói đến chế độ nô tì. Cũng vậy khi nói đến vấn đề suy tàn của chế độ bị gọi là phong kiến trong lịch sử nước nhà. Nhưng tất cả đã bị ngừng ở đó.
Sử học ở miền Bắc Việt Nam trong những năm 50 và 60 của thế kỷ trước và luôn cả trong hiện tại (hy vọng người viết không hoàn toàn đúng ở thời điểm này) vẫn do Đảng lãnh đạo, vẫn chỉ có một chủ nghĩa là chủ nghĩa Mác-Lênin soi đường, vẫn coi Hồ Chí Minh là người đặt nền móng, vẫn có những lãnh tụ như Trường Chinh, Lê Duẩn căn dặn, chỉ đường, vẫn phải mang nhưng tính như tính đảng, tính chiến đấu, với những mục tiêu giai đoạn, kể cả mục tiêu chống bá quyền của Trung Quốc, mục tiêu chống Mỹ cứu nước, chống những thế lực thù nghịch...bây giờ là hỗ trợ đổi mới, vẫn chỉ có những nhà xuất bản do nhà nước quản lý. Nói cách khác, sử học luôn luôn phải lý luận theo quan điểm nhị nguyên, luôn luôn có ta và địch, có yêu nước và phản quốc, có cách mạng và phản cách mạng... Con én Hà Văn Tấn - nếu quả thật là con én - còn rất lâu mới kéo theo được cả đàn én để đem lại mùa xuân như câu hỏi người viết lời giới thiệu bài tham luận của ông nêu lên trên báo Tổ Quốc non hai chục năm trước đây.
Các nhà sử học Mácxít Việt Nam như vậy có nhiều phần còn phải giữ im lặng một cách xót xa hay ít ra là trong dằn vặt - dùng chữ của Hà Văn Tấn - trước những vấn đề trong đại và căn bản của đất nước, y hệt họ đã giữ im lặng trước vấn đề các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong những thập niên 50, 60 và đầu 70 của thế kỷ trước. Cũng vậy, các vị này cũng phải tránh né một số vấn đề liên hệ tới Chủ Tịch Hồ Chí Minh và nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trong nửa thế kỷ qua hay xa hơn nữa, vì nói gì được khi Hồ Chí Minh đã được thần thánh hóa coi như biểu tượng của chế độ cũng như của chính phủ do ông thành lập. Dè dặt nhưng những ai đã để tâm theo dõi lịch sử nước nhà vẫn có quyền chờ đợi và hy vọng. Chờ đợi và hy vọng câu trả lời cho câu hỏi đã được Hà Văn Tấn nêu lên: ‘Đã đến lúc những người chép sử, những nhà sử học phải tự hỏi rẳng “Sử bút của mình đã thật nghiêm chưa, đã viết đúng sự thật lịch sử chưa?””
Để kết luận, người ta có thể nói rằng nền sử học Mácxít Việt Nam, phân biệt với nền sử học Việt Nam dù là ở miền Bắc trước năm 1975 và trên toàn quốc sau năm 1975, với những thành tích sửa đổi văn bản, ngụy tạo nhân vật, uốn cong các dữ kiện lịch sử, tránh né sự thật hay chỉa đưa ra một phần sự thật, chắc chắn thay vì mở đường cho việc tìm hiểu lịch sử nước nhà sẽ làm cho các nhà sử học tương lai phải mệt nhọc lắm mới tìm ra được một số không nhỏ những sự thực...
Nỗi chua xót, dằn vặt và cay đắng của Hà Văn Tấn phải chăng phần lớn nằm ở chỗ này, chưa kể dù muốn hay không ông cũng vẫn là người Việt Nam và là người Việt Nam yêu nước, một nhà sử học và một người thày cả đời làm bạn với bảng đen, phấn trắng và với những thế hệ tương lai. Tất cả những hoạt động của ông cũng như của hai sử gia đồng nghiệp với ông không cho phép ông lẩn tránh và nhất là chấp nhận những gì phản lại sự thật.
Phạm Cao Dương
[i] Bài này sau được in lại trong tác phẩm nhan đề Một Số Vấn Đề Lý Luận Sử Học của tác giả do Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội ấn hành năm 2007, tr. 29-40.
[ii] Gọi là đổi mới nhưng thực sự thì đó chỉ là một sự trở lại với cuộc sông bình thường của nhân loại hay của một dân tộc sống bình thường, diễn tiến bình thường , không trải qua những đột biến, nhất là đột biến bằng bạo lực..
[iii] Nguyên Trãi Toàn Tập. Hà Nội: Ủy Ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam, Viện Sử Học, 1976, tr. 407.
[iv] Hà Văn Tấn không nói rõ thư gửi năm nào. Nếu là bức thư mở đầu bằng câu Các em hãy nghe lời tôi, lời của một người anh lớn...” thì đúng là bức thư mà mọi học sinh trung và tiểu học thời đó, thời 1945 -1946, trong đỗ có người viết bài này, đã phải đọc và học thuộc lòng và nhớ mãi. Một câu hỏi được đặt ra là phải chăng Hồ Chí Minh là người đầu tiên và chính thức gọi cacù học sinh ở tuổi con nhỏ nhất hay cháu nội ngoại của mình là em, là các em thay vì các con mở đầu cho một cách xưng hô mới giữa thày và trò trong học đường Việt Nam về sau này. Trước đó nó chỉ được dùng bỉ các huấn luyện viên thể dục .
[v] Hà Nội, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, 1981
[vi] Sử Học Việt Nam Trên Đương Phát Triển, tr. 9 - 35.
[vii] - nt -, tr.7.
[viii] - nt -
[ix] - nt -, tr.10.
[x] Hà Nội, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, 1999.
[xi] Garden Grove, California, USA, 1993.
[xii] - nt - , tr. 286.
[xiii] - nt - , tr. 287.
[xiv] Khôi Nguyên, Trò truyện cùng Giáo Sư Phan Huy Lê, Chủ Tịch Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam, Ai sẽ viết lịch sử của người Việt tị nạn, trong Người Việt, Giai Phẩm Xuân Bính Tuất 2006, Westminster, California, tr. 45 - 48..
No comments:
Post a Comment