Tuesday, November 29, 2016

TÔ HẢI=SƠN TRUNG

Sunday, October 23, 2016

TÔ HẢI * NGUYỄN ĐÌNH HƯONG NGU!

 

ÔI! THẢM HẠI CHO MỘT CÁI LÃO NÝ SỰ CỰC NGU! (Tô Hải )


Đọc những gì mà lão ta càng ngày cang huyên thuyên mà thấy nó càng nói càng ngu đến thảm hại.
Nghe này:

 'Nhà hỏng từ trong, gió nhẹ là đổ'

  • 20 tháng 10 2016


Ông Nguyễn Đình HươngImage copyright Infonet
Image caption Ông Nguyễn Đình Hương nguyên là Phó Ban Tổ chức Trung ương Đảng CSVN
Một cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam nêu định nghĩa 'tự diễn biến' trong tầng lớp quan chức chính là hành vi 'lợi dụng chức quyền để tham nhũng, vơ vét'.
Cựu phó Ban Tổ chức Trung ương của Đảng Cộng sản, ông Nguyễn Đình Hương, được VietnamNet (19/10/2016) trích lời nói:
"Với tư cách cá nhân, tôi cho rằng 'tự diễn biến' ở đây trước hết là đi ngược lý tưởng phục vụ nhân dân, đi ngược lý tưởng làm cho đất nước 'đàng hoàng hơn, to đẹp hơn' - đó là những ai vô cảm trước khó khăn, bức xúc của dân, lợi dụng chức quyền để tham nhũng, vơ vét."
Nhắc đến các phát biểu của lãnh đạo đương chức tại Hội nghị Trung ương 4 vừa qua, ông Nguyễn Đình Hương cảnh báo:
"Trước đây, Liên Xô sụp đổ vì nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân đã được báo chí quốc tế mổ xẻ là nhiều cán bộ cấp cao tham nhũng, đặc quyền đặc lợi, không quan tâm tới đời sống người dân."


Liên Xô 'sụp đổ vì nhiều lãnh đạo cao cấp tham nhũng'
Image caption Liên Xô 'sụp đổ vì nhiều lãnh đạo cao cấp tham nhũng'
"Nhà hỏng từ bên trong thì chỉ cần gió nhẹ cũng đổ."
Ông kêu gọi "mỗi cán bộ, đảng viên hãy nghiêm túc xem xét mình đã sống lành mạnh, sống bằng lao động của mình hay chưa…"
Nói về 'tự suy thoái'
Có vẻ như định nghĩa cá nhân của ông Nguyễn Đình Hương về hiện tượng 'tự suy thoái', 'tự diễn biến' nhắm vào một góc độ khác những gì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu ra từ vài năm qua.


TBT Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Trần Đại Quang tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội 20/10/2016Image copyright EPA
Hồi tháng 2/2013, phát biểu tại Phú Thọ, Giáo sư Trọng nói nhiều hơn đến góc độ thay đổi quan điểm chính trị của "tự suy thoái'.
Ông hỏi: "Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không?"
"Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! … Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể … thì đó là cái gì?"
Sang dịp Xuân 2014, ông nhắc lại trên Truyền hình Việt Nam:
"Đảng phải tự chỉnh đốn, ngày càng trong sạch, vững mạnh, phải chống cho được sự thoái hóa tư tưởng, đạo đức.


"Đấu tranh chống tham nhũng phức tạp, khó khăn vì nó xảy ra ngay trong nội bộ chúng ta...
"Phải làm mạnh hơn nữa công tác phòng ngừa, răn đe, làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục, để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải thấm nhuần sâu sắc nguy cơ về tham nhũng với một Đảng cầm quyền, nếu không làm thì sẽ có nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng."
Đến tháng 10/2016, ông Nguyễn Phú Trọng nhắc lại chủ đề 'tự diễn biến', 'tự suy thoái' tại Hội nghị Trung ương 4 tại Hà Nội.
Theo ông, tình trạng suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hoá vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, có thể gây ra những hậu quả khôn lường.
 
Ông "tiến sỹ xây dựng đảng" duy nhất trên thế gian này, nhà "đại ný sự về biến chứng" (Không phải biện chứng đâu nhé), mỗi lần phát ra một điều gì "mới lạ" đều làm cả thế giới, mọi tầng lớp trẻ già trai gái nghe xong phát phì cười về những sáng tạo "chưa ai nghe thấy bao giờ". . . Tỉ như "Ngoại giao là liều thuốc cho Hòa Bình" (???) "Làm cán bộ ngoại giao là phải thuộc bài"(??? "Đánh nội xâm là. . "Ta" đánh "Ta" (???). . . . Và định nghĩa cái tự diễn biến củả lão ta thì. . . . cả thế giới này đều bị lão ta cho. . . vô tù hoặc. . . hòa cả làng vì cả thế giới đã "tự diễn biến" , đang "tự suy thoái" và đang tự diễn biến thành những thứ lão đang hăng say lên án. . .
Và ngu hơn nữa là chính cái đảng lão ta đang mò mẫm dắt lối, chỉ đường cũng đang 100% tự diễn biến để rời bỏ cái thứ đảng cộng sản Mác-Lê nhà lão từ lâu rồi !. . . đâu còn chi nữa mà "tồn vong" !? (Chính ngoại trưởng Mỹ J. Kerry, mới đây cũng phải công nhận là "đảng cộng sản ở Vietnam đã trở thành. . . tư bản! (nhưng đang ở thời "cổ lỗ" nên tha hồ bóc lột nhau tàn mạt, . . . . nhiều đến nỗi không ai còn có thể trị nổi ai nữa!)

Thế cho nên lần này lão Tổng mới đánh lộn sòng gọi "Ta là Địch-Địch là Ta" là lão ta ra cái đều CHỈ CÒN MỘT MÌNH TA LÀ MÁC LÊ CHÍNH HIỆU. . còn lại cả thế giới này đều tự chuyển biến, , tự suy thoái hết rồi. . . . Điềm báo trước: LÃO TA SẮP RA ĐI THEO CHÂN 2 ÔNG TÂY RÂU XỒM ĐẦU HÓI hoặc ít nhất cũng còn sức mang theo tượng Bác Hồ bằng vàng (nếu có) bay sang Thiên Triều ẩn nấp kỹ trong Tử Cấm Thành để chờ chết trong những ngày tàn còn lại. . . .

Buồn thay cho những kẻ mang tiếng là có đầu óc, có học hành, dù chỉ tí chút, cho tới hôm nay vẫn cúc cung "thu giọn vệ sinh" những gì vua Trọng nhả ra. . . và những tên đã tự suy thoái, tự diễn biến cao độ cho đến hôm nay vẫn giơ tay hua-ra ông vua đặc biệt có một không hai trong lịch sử loài người của họ, với chỉ một mục đích tối thượng:"Đua nhau vơ vét thật nhiều".
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

(2 ngày, ngồi lên, nằm xuống mò mẫm viết lại để. . . "ra vẻ ta đây" chưa chịu rời vũ khí dù mắt đã mù 60%, tắc thở liên tục do bênh luôn lịch phát. . . . nhưng không sao chết được. Mong các bạn đọc hãy mừng cho tớ tí chút!)
TÔ HẢI

HOÀNG THỦY * HẬU DUỆ VUA HÀM NGHI

Sự trở về của cô gái Pháp mang dòng máu vua Hàm Nghi
Một câu chuyện kì lạ khác về vua Hàm Nghi vừa làm ngỡ ngàng người Sài Gòn, khi một nữ trí thức trẻ người pháp trở về nhận là hậu duệ của ông và cho biết đang làm luận án tiến sĩ lịch sử nghệ thuật về chính bậc tiền nhân của mình.
Amandine Dabat tại buổi trò chuyện tại TP.HCM - Ảnh: ST.

Hàm Nghi là vị hoàng đế có số phận kì lạ, từ chuyện ông được chọn lên ngôi, truyền hịch Cần Vương chống pháp, bị bắt lưu đày biệt xứ, từ chối học tiếng Pháp và cả việc ông vẽ hàng trăm bức tranh mà mãi sau này mới được biết đến.

Sống lại hình ảnh tuổi trẻ vua Hàm Nghi trong mắt cô cháu gái Nữ trí thức trẻ ấy có gương mặt xinh đẹp, thanh tú rất Pháp và cái tên cũng hoàn toàn Pháp: Amandine Dabat, sinh năm 1987 ở Paris, tốt nghiệp cử nhân Việt Nam học tại Pháp năm 2012. Vẻ đẹp rạng rỡ, phong cách ứng xử tinh tế và diễn ngôn lưu loát của cô làm dịu đi cái nắng xuân oi bức Sài Gòn tháng 3.2015. Điều gây ngạc nhiên cho mọi người là cô lại mang trong mình dòng máu của vị hoàng đế yêu nước Hàm Nghi, mà theo cách gọi của người Pháp thời thuộc địa là “ông hoàng An Nam”.

Bằng kiến văn sâu sắc và khách quan, cô đã giúp làm sáng tỏ thêm nhiều điều bất ngờ thú vị về ông vua có tâm hồn nghệ sĩ.


Amandine Dabat mang trong mình dòng máu của Vua Hàm Nghi - Ảnh: ST.

Lịch sử cho biết, Hàm Nghi tên huý Nguyễn Phúc Ưng Lịch là hoàng đế thứ 8 của triều đình nhà Nguyễn, do phái chủ chiến mà đứng đầu là hai đại thần Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường dựng lên làm vua khi ông mới 13 tuổi. Là con thứ 5 của Kiên Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Nhàn, ông là một trong ba vị vua là ba anh em ruột được sinh trưởng trong cùng một gia đình hoàng tộc: Kiến Phúc, Hàm Nghi và Đồng Khánh. Ông cũng là một trong ba vị vua nhà Nguyễn được lịch sử tôn vinh yêu nước chống giặc Pháp xâm lược: Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân. Và sau ba năm phất cờ khởi nghĩa Cần Vương, ông bị kẻ phản bội chỉ điểm và bị thực dân Pháp bắt xuống tàu đày sang an trí tận thủ đô Alger của Algeria năm 1888.

Bị giam lỏng xứ người xa xôi, sống buồn tủi trong ngôi biệt thự Rừng Thông (Villa des Pins, thuộc làng El Biar), cựu hoàng trẻ tuổi vẫn giữ cách ăn mặc, sinh hoạt của người Việt, từ chối học tiếng Pháp, vì ông cho đó là ngôn ngữ của kẻ thù xâm lược Tổ quốc mình. Tuy nhiên, cuối cùng nhận thấy người Pháp ở Algeria tỏ ra tử tế hơn người Pháp ở Việt Nam và cũng do nhu cầu giao tiếp, nên ông dần học và nói, viết rành tiếng Pháp.

Đến năm 1904, Hàm Nghi đã kết hôn với bà Marcelle Laloe ở Alger và lần lượt sinh hạ ba người con: hai công chúa Như Mai, Như Lý và hoàng tử Minh Đức. Trong đó, công chúa Như Lý (hoặc Như Luân, 1908 - 2005) từng tốt nghiệp tiến sĩ y khoa và lập gia đình với công tước Frangois Barthomivat de la Besse, mà cô Amandine Dabat là cháu đời thứ 4; cũng có nghĩa Amandine là hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi.

Đây không phải là chuyến trở về Việt Nam đầu tiên của Amandine Dabat, nhưng là lần đầu cô có buổi trò chuyện trước hàng trăm người tại Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. HCM, lại nói về cuộc đời kì lạ của một người thân thích của mình là hoàng đế - nghệ sĩ Hàm Nghi. Điều đó gây xúc động trong từng lời nói của nữ trí thức trẻ này và xúc động cả người nghe đông đảo khán phòng.

Hình ảnh vị vua yêu nước trẻ tuổi có số phận đặc biệt từ hơn một trăm năm trước như sống lại trong mỗi ánh mắt, cử chỉ thông minh của người chắt ngoại xa lạ mà dễ gần của ông. Mọi người bắt gặp phía trong hình hài rất Pháp của cô gái trẻ là một tâm hồn rất Việt, với tinh thần tự tôn về tổ tiên và tình yêu cháy bỏng đối với di sản yêu nước và nghệ thuật mà cụ tổ là hoàng đế Hàm Nghi để lại.
Amandine Dabat đang làm luận án tiến sĩ lịch sử nghệ thuật về chính bậc tiền nhân của mình - Ảnh: ST.

Amandine Dabat cho biết, cô càng nghiên cứu kho sử liệu gia đình thì càng tự hào vì trong mình có dòng máu của vị vua người Việt Nam yêu nước, một nghệ sĩ có cuộc đời thật kì lạ. Khi bị lưu đày tại Algeria, vua Hàm Nghi vẫn bị người Pháp cho rằng có thể quay về Việt Nam làm vua và xem ông như một quân bài dự bị chiến lược. Cả người quản gia cũng là nhân viên an ninh theo dõi nhà vua và đã làm báo cáo nhiều trang gửi chính quyền thực dân. Thư từ hoàn toàn bị kiểm soát và chỉ một số ít đến được tay của nhà vua.

Hàm Nghi là một trong hai hoạ sĩ Việt Nam đầu tiên theo phong cách phương Tây

Đối với thế giới nghệ thuật, cựu hoàng Hàm Nghi với nghệ danh Tử Xuân ký dưới các bức tranh, là một hoạ sĩ đích thực với niềm đam mê hội hoạ lớn lao và có thành tựu, chứ ông không chỉ đơn giản dùng tranh để khuây khoả những năm tháng bị đày ải biệt xứ.

“Thực sự lúc đầu tôi nghĩ rằng ông vẽ như một cách để tìm niềm vui. Nhưng qua tư liệu cho thấy, khi đã khởi đầu thì ông đam mê vẽ cả ngày, vẽ như một hoạ sĩ thực sự. Và theo tôi, ông đã trở thành hoạ sĩ một cách tự nhiên”. Amandine Dabat cũng nói rằng, nhà vua đã vượt ra khỏi sự giam lỏng của chính quyền thực dân Pháp để tìm đến với nghệ thuật như một cách bày tỏ nỗi nhớ cố hương đang chìm trong bóng giặc. Tác phẩm của ông không bộc lộ quan điểm chính trị.

Hành trình đến với nghệ thuật của cựu hoàng Hàm Nghi cũng khá đặc biệt. Ông vốn không tỏ ra có năng khiếu mỹ thuật. Vào năm 1899, từ Alger ông sang Paris và thích thú khi xem một cuộc triển lãm của danh họa Paul Gauguin, từ đó khơi lên trong ông ngọn lửa tình yêu hội họa. Và cũng từ đó ông dần đắm chìm trong sắc màu.
Vua Hàm Nghi - Ảnh: ST.

Tranh của ông chịu ảnh hưởng của trường phái ấn tượng của nước Pháp và châu Âu. Người gần gũi dạy vẽ trực tiếp cho ông 15 năm là hoạ sĩ Pháp Marius Reynaud sống ở Algeria. Ngoài ra, Hàm Nghi cũng từng “thọ giáo” nhà điêu khắc vĩ đại nhất nước Pháp August Rodin, mà tại cuộc triển lãm năm 1979, trong phần Rodin với vùng Viễn Đông có xác thực điều này.

Nhờ những chuyến du hành hạn chế sang Pháp và trên đất nước Algeria mà ông đã vẽ nhiều bức phong cảnh, tĩnh vật và điêu khắc một số tượng chân dung bằng đồng, thạch cao. Tranh tượng của Hàm Nghi dùng bút pháp phương Tây nhưng hoà quyện tinh thần văn hoá phương Đông, nơi sinh thành ra ông với những hình ảnh thân thuộc như cánh đồng, cây cối, hoa trái, cánh cò cánh vạc vào buổi hoàng hôn. Điều đó giúp ông giải toả nỗi nhớ cố hương và cũng là hồn cốt tạo nên sự khác biệt trong tác phẩm của ông.

Kì lạ là hơn nửa thế kỉ sau khi cựu hoàng Hàm Nghi qua đời, mọi người mới lơ mơ biết rằng ông từng vẽ tranh khắc tượng. Thông tin về các tác phẩm của ông chỉ được biết qua thư từ mà ông trao đổi với bạn bè, nhất là catalogue của cuộc triển lãm riêng vào năm 1926 tại Paris dưới bút danh Tử Xuân; còn đa số tranh của ông đã bị thất lạc, nhất là khi căn nhà ông ở bị cháy trong biến cố chiến tranh ở Algeria năm 1962.

Đến nay tranh của ông còn lại khoảng dưới 100 tác phẩm, về bức tranh Chiều tà (Déclin du jour) của Hàm Nghi được phát hiện và bán đấu giá 8.800 euro ở Paris ngày 24.11.2010, Amandine Dabat nói rằng cô và gia đình không hề hay biết cho tới khi nghe thông tin qua báo chí.

Vì sao Hàm Nghi ký tên dưới các bức tranh là Tử Xuân, chứ không phải Xuân Tử vốn là tên được cha mẹ đặt cho? Ông kí tên bằng chữ quốc ngữ rất rõ ràng nhưng không có dấu, theo kiểu tiếng Pháp: Tu Xuan. Vấn đề này được đặt ra và tranh luận nhỏ tại buổi giao lưu.

Theo lý giải của Amandine Dabat, khi chống Pháp và bị bắt lưu đày, Hàm Nghi chưa tiếp cận chữ quốc ngữ mà chỉ dùng chữ Pháp và chữ Hán. Về sau, những người Việt sang Pháp du học mới dạy cho cựu hoàng chữ quốc ngữ và ông đã sử dụng nó để kí tên vào tác phẩm của mình.
Bức tranh Chiều tà của vua Hàm Nghi - Ảnh: ST.

Có mặt tại buổi giao lưu, Tiến sĩ văn học Trần Hoài Anh cho rằng, việc Hàm Nghi đã viết tên mình theo ngữ pháp tiếng Việt chứ không phải ngữ pháp tiếng Hán cho thấy ý thức khát khao độc lập về văn hoá của vị vua yêu nước. Với trình độ Hán học uyên thâm, không thể có chuyện cựu hoàng viết nhầm Xuân Tử thành Tử Xuân được. Đây chắc chắn là một biểu hiện có chủ ý của vua Hàm Nghi.

Amandine Dabat cho hay, cô đã tập hợp trên 2.500 tư liệu thư từ gia đình, thư viện, chứng từ hành chính trong thời kỳ lịch sử có liên quan đến vua Hàm Nghi để dựng lại cuộc đời của ông. Cô đang hoàn thành hai công trình để xuất bản thành sách, đó là luận án tiến sĩ lịch sử nghệ thuật tại Đại học Sorbonne mà cô thực hiện năm 2010 có chủ đề: “Tử Xuân: danh mục các tác phẩm tranh ảnh, điêu khắc của Hàm Nghi (1871-1944), vị hoàng đế Việt Nam lưu vong” và luận án tiến sĩ ngành lịch sử nghệ thuật và khảo cổ với chủ đề “Vua An Nam: khảo cổ học nhân học”.

Ngoài thư viện gia đình, Amandine Dabat đã tiến hành nhiều chuyến đi khảo cứu ở Algeria, Việt Nam và ngay tại Paris có liên quan tới cuộc đời vua Hàm Nghi. Cô nói: “Tôi hi vọng sẽ sớm xuất bản cuốn sách phát triển từ luận án về vua Hàm Nghi viết bằng tiếng Pháp và tiếng Việt. Mọi thông tin cần biết về vị vua yêu nước và là một nghệ sĩ tài năng đích thực sẽ là niềm tự hào cho tất cả chúng ta”.

Trong câu chuyện, cô hay nói từ “chúng ta” bằng tình cảm chân thành và gần gũi của một người con xa xứ trở về cố hương với bao trăn trở về quá khứ đau thương xen lẫn tự hào về bậc tiền nhân “vị quốc vong thân”!

Chúng ta đã biết Hàm Nghi là vị hoàng đế yêu nước và đã thể hiện được bản lĩnh tâm hồn, nhân cách Việt khi bị lưu đày ở xứ lạ quê người. Qua “giọt máu” đáng quý của ông là Amandine Dabat, nhất định rồi đây chúng ta sẽ biết rõ thêm một Hàm Nghi nghệ sĩ, có thể là người tiên phong của nền mỹ thuật Việt Nam đương đại.

Như nhận định của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân: “Luận án tiến sĩ của Amandine nghiên cứu về toàn bộ cuộc đời làm nghệ thuật của vua Hàm Nghi. Hàm Nghi nghệ sĩ vẽ tranh, Hàm Nghi nặn tượng và Hàm Nghi nhiếp ảnh. Khi luận án này trình xong, cùng với Lê Văn Miến, vua Hàm Nghi sẽ được khẳng định là một trong hai họa sĩ Việt Nam đầu tiên vẽ tranh, nặn tượng theo phong cách phương Tây”.
Hoàng Thủy
 

VĂN QUANG * THANH NAM

Đây là bài thứ nhất tôi viết về Thanh Nam, một người bạn thân trong số vài người bạn thân của tôi từ xưa tới nay. Khi Thanh Nam mất ở Mỹ, tôi hoàn toàn không biết và dù có biết cũng chưa thể “nói gì” với nhau được khi VN còn “mù internet” và hoàn cảnh của tôi cũng chẳng dễ chịu chút nào.
Thấm thoát thế mà đã hơn hai mươi năm. Ngày giỗ Thanh Nam lại đến. Tôi chỉ còn nhớ có một người bạn nào đó gửi cho tôi một bài và vài tấm hình về những ngày tháng cuối cùng của Thanh Nam, có các cháu Mai Hương, Quỳnh Giao… đến bên giường bệnh hát cho chú nghe lần cuối. Những chi tiết làm tôi cảm động. Bùi ngùi nhớ lại khoảng thời gian dài chúng tôi sống và làm việc cùng nhau từ tòa soạn báo Điện Ảnh của anh Nguyễn Ngọc Linh rồi đến Kịch Ảnh của ông Quốc Phong đến tòa báo Chiến sĩ Cộng Hòa của Quân Đội. Nhưng nhiều kỷ niệm nhất vẫn là những ngày tháng Thanh Nam chưa lập gia đình. Hầu như mỗi buổi tối chúng tôi thường ngồi với nhau hoặc ở một quán cà phê, hoặc ở một quán ăn, hoặc ở một dancing nào đó, mà thường là Tự Do, Mỹ Phụng giữa Sài Gòn. Có Thanh Nam là có Mai Thảo, Hoài Bắc, đôi khi có cả các anh Vũ Khắc Khoan, 
Mặc Đỗ. Các ông này uống rượu tì tì, tôi thì không dám uống vì bịnh bao tử, nên chỉ ngồi ăn giỗ mồi. Có khi các ông ấy say khướt, người tỉnh nhất là tôi nên phải lái xe đưa các ông về từng nhà. Có lúc hứng, tan tầm ở tiệm nhảy Baccara đã là 3-4 giờ sáng, các ông ấy đòi đi Vũng Tàu - Đà Lạt cùng với mấy em ca-nhe nổi máu điên bất tử, tôi cũng lại là người lái xe. Đúng là những anh tỉnh táo thường bị thiệt.
Từ ngày Thanh Nam lập gia đình với chị Túy Hồng, chàng có vẻ ngoan hơn và tôi cũng ít có dịp đi chơi với Thanh Nam. Chúng tôi vẫn cứ nói lén là chỉ có cô gái Huế mới làm chàng lãng tử dừng bước chân giang hồ. Một điều dễ nhận ra là Thanh Nam đã từng quen biết khá thân thiết với với ít nhất 3 người đẹp, toàn là danh ca, kể cả tân nhạc và cải lương, nổi tiếng ở Sài Gòn thời đó mà không một người nào giữ chân Thanh Nam được. Chỉ có Túy Hồng mới làm được việc này.
Tuy nhiên, trước khi kể về những ngày tháng đó, tôi phải xin lỗi chị Túy Hồng vì kỷ niệm nào “thời son trẻ” cũng không… qua ải mỹ nhân. Chính vì điều này nên tôi cứ ngần ngại mãi, định dành cho một dịp khác. Nhưng chị Lai Hồng và thêm chị Lê Thị Huệ chủ biên website gio-o cứ khuyến khích mãi, kể rằng chị Túy Hồng biết hết những chuyện đó rồi, chính chị ấy cũng viết về những “người đẹp” mà Thanh Nam đã từng quen biết. Cứ viết đi, không sao đâu. Vậy nếu chị Túy Hồng có buồn thì nhớ buồn luôn cả những người đã “xúi” tôi đấy nhé. Thật tình tôi cũng mong có một lần được “sống lại” cùng một người bạn trên những dòng chữ này. Tuy nhiên, ở đây tôi chỉ xin nhắc lại một vài kỷ niệm nhỏ đủ để “góp giỗ” cùng bạn bè.
Thời Thanh Nam mới ra lò
Tôi quen biết Thanh Nam từ năm 1951 hay 1952 gì đó khi tôi từ Hải Phòng đi với Cuồng Phong lên Hà Nội. Tôi gặp Thanh Nam, Huy Quang, Phan Nghị, Nguyễn Minh Lang trong một khu hội chợ bên Hồ Gươm. Lúc đó các ông này làm thành một tổ phụ trách về công việc phát thanh trong hội chợ. Toàn những anh mới lớn mà đã được giao một nhiệm vụ khá quan trọng. Bởi dù sao thì những anh “nhóc mới lớn” này, mỗi anh đều đã từng có tiểu thuyết xuất bản hẳn hoi. Người lớn tuổi và nổi tiếng nhất thời đó vẫn là Nguyễn Minh Lang với những cuốn tiểu thuyết đầy vẻ “lãng đãng” như “cuộc đời một thiếu nữ”. N.M.Lang như cái đầu tàu. Sau đó là Thanh Nam, hai người như lá bài trùng, chỉ khác cái là Nguyễn Minh Lang đã có vợ con và còn có cả một người yêu mà anh thường tự phụ là “đệ nhất danh ca Bắc hà”. Sau này Nguyễn Minh Lang cũng điêu đứng vì niềm tự hào ấy. Chỉ có Thanh Nam là vẫn nhởn nhơ ngoài vòng cương tỏa.
Bẵng đi một thời gian, tôi được động viên vào trường Thủ Đức, ra trường tôi ở Trường commandos Nha Trang rồi sau đó về làm ở ban Báo Chí cục Tâm lý chiến, tôi mới có dịp gặp Thanh Nam nhiều hơn.
Những nơi Thanh Nam sống và làm việc
Khi đó Thanh Nam làm việc ở Đài Phát Thanh Quân Đội với ông Vũ Quang Ninh và Huy Quang Vũ Đức Vinh cùng một lô các nghệ sĩ nổi tiếng như Đan Thọ, Anh Ngọc, Vũ Huyến, Nhật Bằng, Ngọc Bích, Xuân Tiên, Xuân Lôi… Công việc của anh là biên tập viên, có lẽ anh phải làm đầu bếp, “nấu nướng” đủ các móm hầm bà làng từ tin tức đến bình luận, phóng sự và hợp tác trong những chương trình ca nhạc đặc biệt. Ngoài ra trong chương trình phát thanh “Tao Đàn” trên đài phát thanh Sài Gòn, do cố thi sĩ Đinh Hùng phụ trách cũng có Thanh Nam.
Hồi đó ba chàng nghệ sĩ Thanh Nam, Thái Thủy, Hoàng Thư thường thuê nhà ở chung. Có lẽ vì cả ba người đều không có gia đình cùng vào miền Nam. Từ ngõ Phan Văn Trị, đến con hẻm bên rạp Quốc Thanh và cuối cùng là building Cửu Long nằm trên đường Hai Bà Trưng. Cả ba ông nghệ sĩ nổi tiếng này chỉ có một căn phòng hẹp téo, chiều ngang chừng 2m, vừa đủ kê một chiếc giường cá nhân và một lối đi. Thường là các ông ấy chia phiên nhau, một anh nằm trên giường, hai anh nằm dưới sàn nhà. Mãi sau này Thanh Nam mới sắm được một cái tủ lạnh, trong chứa la de nhiều hơn đồ ăn.
Cuộc đời quân ngũ dính liền với nghiêp phóng viên
Thanh Nam vào quân đội theo diện “đồng hóa”, nói cho rõ hơn là không phải lính động viên mà là lính theo nhu cầu chuyên môn, được nhập ngũ theo khả năng phục vụ. Những văn nghệ sĩ có tiếng thường được nhập ngũ vào những phòng “tác động tinh thần” hay là phòng 5, sau này là Chiến tranh tâm lý. Cũng như các anh Phạm Xuân Ninh (Hà Thượng Nhân), Phạm Văn Sơn, Nguyễn Mạnh Côn… Phục vụ một thời gian nhất định rồi giải ngũ.
Sau thời gian phục vụ ở Đài phát thanh Quân Đội, Thanh Nam được giải ngũ. Anh quay về với nghề làm báo. Cái số của tôi và Thanh Nam hay đi liền với nhau ở các tờ báo dân sự. Từ Truyện Phim, Kịch Ảnh, Tiếng Vang, Thời Thế đến những tờ báo của những ông chủ báo miền Nam như Tiếng Chuông, Phụ nữ Diễn Đàn… đều có mặt. Thời kỳ này, Thanh Nam vẫn ở building Cửu Long, nơi có khá nhiều nghệ sĩ, những nhà quay phim, phóng viên thuê phòng ở trọ bên cạnh phòng năm ba em cave ở Sài Gòn. Đã ở chung thường coi nhau như “người nhà” chứ không có những chuyện lộn xộn khác.
Buổi tối chúng tôi thường ngồi ở phòng trà Hòa Bình của anh Ngọc Bích. Hầu hết các ca sĩ trẻ hạng A, đều “chạy sô” qua đây. Từ Bạch Quyện, Minh Hiếu, Bích Chiêu, Băng Tâm, Thùy Nhiên, Thanh Thúy, Ngân Hà, Trúc Mai… đến những ca sĩ hạng B mới ra lò nhiều triển vọng cũng được các ông bầu gửi đến cho tập tành “xuống núi”.
Chúng tôi viết ở vài tờ báo có nhiều độc giả chuyên về sân khấu kịch trường nên quen biết khá nhiều và cũng có khối những chuyện lơ mơ… cho vui cuộc đời. Thanh Nam là một chàng thanh niên rất dễ thương, nhưng có “tật” thích những cô đào hạng nhất của các sân khấu, nhất là sân khấu cải lương. Tôi nói là thích chứ không phải yêu. Rất nhiều lần, sau khi ngà ngà say, Thanh Nam rủ tôi và Mai Thảo đến phía sau sân khấu đoàn Thanh Nga… xem đào cải lương trang điểm và… rung đùi ngồi sau cánh gà xem diễn.
Thanh Nga
Tài đạo diễn
Hôm nào có tuồng tích mới, bà bầu Thơ gửi vé mời, chúng tôi có ghế hàng đầu ngồi, như những VIP chính hiệu. Tôi nhớ có một lần ngồi ở hàng ghế đầu xem vở diễn mới, khán giả chật ních. Mai Thảo xem được một lát bèn dựa đầu vào thành ghế ngủ ngon lành, ngáy o o. Cuối đêm diễn, bà bầu Thơ mời đi ăn đêm ở nhà hàng nổi Mỹ Cảnh bên sông Sài Gòn, tất nhiên là có cả cô con gái cưng và là “đào nhất” Thanh Nga. Bà bầu Thơ chỉ nói “chắc là vở diễn hôm nay không hay nên các anh không chú ý”. Thanh Nam hiểu ý nên càu nhàu với Mai Thảo: “Mày hại tao rồi”. Chắc bạn hiểu vì sao. Mai Thảo vốn chiều bạn nên chỉ cười xòa.
Bức ảnh đẹp nhất của nữ nghệ sĩ Bích Sơn do anh Cao Lĩnh chụp và do Thanh Nam đạo diễn. Khi lên phòng Thanh Nam, tôi thấy bức ảnh đó, Thanh Nam kể: “Bích Sơn có mái tóc dài rất đẹp, chưa ai khai thác thành công bằng tao. Mày biết không, trên tấm drap trắng trên giường tao kìa, Bích Sơn nằm nghiêng, trải mái tóc ra, uốn nắn lại một tí, xoay ngang tấm ảnh lại, giống hệt gió đang bay “mái tóc thiên thần” chứ có phải chụp ở ngoài trời đâu”. Tôi lại biết Thanh Nam có thêm một cái tài đạo diễn nữa.
Nhưng tất cả những chuyện tạm gọi là những mối tình “lửng lơ” như thế chấm dứt lúc nào không biết. Bởi anh chàng nhà văn này lúc bình thường, không uống rượu thì rất đàng hoàng và với tôi đó là một anh rất “nhát gái”. Cứ ngồi nói chuyện như một cuộc phỏng vấn chứ không dám tỏ một thái độ “thân thiện” nào. Nhưng khi uống rượu rồi thì chân tay quờ quạng, như chiếc xe vọt hết tốc độ. Những người đẹp đâm hoảng. Thật ra chỉ vài ly la de là đã đủ “vật ngã” anh chàng hiền lành đó rồi. Vì thế ngoài cái biệt danh “người rung đùi”, anh còn một biệt danh nữa là “ba băm ba”, tức là chỉ ba ly bia 33 là đã say. Bình thường Thanh Nam rất chiều bạn, nhưng đến lúc đó thì hầu như tất cả bạn bè đều chiều anh.
Đáng lẽ của ông Thanh Nam lại là cái tội của tôi.
Tôi với Thanh Nam còn một chuyện khá “khôi hài” nữa. Sau khi Thanh Nam tái ngũ, anh về làm báo Chiến Sĩ Công Hòa với tôi suốt thời gian tại ngũ lần thứ hai.
Vào dịp tiểu đoàn 30 Chiến Tranh Chính Trị tổ chức tuyển chọn ca sĩ vào phục vụ. Tôi và Nhật bằng được cử làm đại diện cho Phòng Báo chí và Đài PTQĐ, kéo theo Thanh Nam sang làm giám khảo. Có một cô rất xinh, khỏe mạnh và hát cũng rất khá, được ban giám khảo chấm điểm cao. Tôi và Nhật Bằng đều đã có gia đình nên bàn nhau giới thiệu cho Thanh Nam. Vài hôm sau, khi đi ăn tối với nhau xong, tôi đề nghị Thanh Nam đưa cô bé đi xem phim. Nhưng cô bé níu lấy tay tôi nói là anh Thanh Nam say rồi, em đi với anh được không? Thế là ông Thanh Nam lại cho tôi thêm một cái tội nữa. Cũng may cho tôi, cuộc tình chỉ kéo dài vài tháng rồi chia tay… trong êm đềm.
Tất cả những cuộc tình của Thanh Nam đều nhẹ nhàng, dường như chẳng có chuyện nào làm anh mất ăn mất ngủ, kể cả khi người đẹp sang ngang. Chỉ có một cuộc tình, theo tôi đó là “đáng kể” nhất.
Thanh Nam được giải ngũ, một vài năm sau vì nhu cầu quân lực mở rộng, lại được lệnh tái ngũ. Trung Tâm nhập ngũ Quang Trung gần Sài Gòn, đông quá nên một số quân nhân được gửi ra Trung Tâm nhập ngũ ngoài Đà Nẵng học tập. Vào thời gian Tết Nguyên Đán, tôi thường đi làm phóng sự Tết Đơn Vị. Lần đó, tôi xin sự vụ lệnh đi miền Trung, tất nhiên trong đó đã tính tới chuyện ghé qua Đà Nẵng “lôi” Thanh Nam ra khỏi Trung Tâm Huấn Luyện đi giang hồ. Ngày 28 tết đi xe lửa ra đến Đà Nẵng, tôi đến thẳng tư dinh của tướng Đỗ Cao Trí thăm ông vì đã có thời gian tôi làm việc với ông ở Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 ở Pleiku. Nói là thăm nhưng mục đích là xin ông cho Thanh Nam đi cùng tôi làm phóng sự trong quân đoàn của ông từ đây cho đến Bến Hải.
Đêm trên đèo Hải Vân
Tướng Đỗ Cao Trí rất “hắc búa” nhưng cũng rất “chịu chơi”. Ông điện thoại ngay choTrung Tâm yêu cầu cho Thượng sĩ Trần Đại Việt (tên thật của Thanh Nam) trình diện tư lệnh quân đoàn. Hôm đó là ngày Trung tâm được nghỉ, cả bộ chỉ huy chạy tán loạn, bủa đi tìm ông Trần Đại Viêt khắp Thành phố Đà Nẵng. Họ có biết đâu rằng tôi và Thanh Nam đã gặp nhau ở nhà một người bạn. Tôi phải điện thoại cảm ơn tướng Trí đã tìm thấy rồi. Tết đó tôi và Thanh Nam trên chiếc xe jeep đi khá nhiều đơn vị. Một đơn vị đáng nhớ nhất là đồn Bảo An đóng trên đỉnh đèo Hải Vân, cao chót vót. Chúng tôi ăn một cái Tết trên đỉnh đèo với sương mù dăng ngang túi quần.
Nhưng trước khi tôi đi Đà Nẵng, một nữ ca sĩ, tôi coi như cháu gái, đã cẩn thận gửi theo một túi quà cho “chàng”. Tất nhiên không thể thiếu một “cánh thư hồng”, chở đầy nước mắt nhớ thương.
Thú thật lúc đó tôi mới biết chắc rằng mối tình này của Thanh Nam là “nặng” và là “thật”. Lâu nay tôi cứ ngỡ, đó chỉ là chuyện “nhẹ nhàng” giữa “chú cháu” rồi lại như “ngàn năm mây bay”, như những chuyện trước đây tôi đã từng chứng kiến. Anh chàng quân nhân ngoài… tiền tuyến đó suốt cuộc hành trình ôm gói quà bên mình. Anh lấy ra một chiếc khăn, nhưng không phải là khăn thêu mà là một chiếc khăn len quàng cổ, có vẻ như người tình mới mua ở chợ Bến Thành. Anh đứng giữa ba quân dõng dạc tuyên bố rằng đây là quà của người yêu tôi gửi từ Sài Gòn ra, tôi sẽ làm giải thưởng cho bạn nào kể chuyện tình hay nhất. Cuộc thi kể chuyện tình đó vào đêm 29 Tết trên đỉnh đèo Hải Vân, một anh lính láu cá chiếm được giải thưởng hí hửng lắm. Chẳng biết anh còn giữ được đến bao giờ hay cũng mang tặng cho người yêu của mình? Đúng ngày 1 Tết, chúng tôi ra đến Bến Hải vào những đơn bị pháo binh, bộ binh, rồi sau đó nghỉ lại nhà ông Ninh con và bà Phượng vài ngày, lúc đó đang ở Huế.
Nhưng cuối cùng rồi “những cuộc tình” cũng đã qua, chỉ còn lại một. Cuộc đời cũng đã qua, chỉ còn lại những kỷ niệm. Kỷ niệm thì quá nhiều, nói làm sao cho hết.
Tôi viết những hàng này như một nén hương cho bạn tôi vào đúng ngày giỗ Thanh Nam 2-6-2007.
Văn Quang

Saturday, October 22, 2016

CÁNH CÒ * LỜI NÓI THẬT

Khi lời nói thật bị mạt sát

Người ta thường nói sự thật mất lòng, ngay cả một người tự nhận là mình vừa hiếp dâm, giết người, hay nhẹ hơn như ăn cắp, đốt nhà…cho dù là thành thật thì người nghe ban đầu vẫn nghi ngờ cho sự thành thật đó và với bản năng của con người ít nhất một thời gian sau người ta mới có thể hoàn toàn cảm thông, chia sẻ hay tha thứ.
Nhưng có cái thành thật thú nhận lại bị người ta mạt sát và thời gian càng lâu, sự mạt sát càng tăng cường độ bởi lời trần tình ấy được phân tích qua lăng kính một sự thật khác, sự thật của tội ác và lòng tham lam vô tận của một tập đoàn, một chế độ.
Khi ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố giữa nhân dân rằng: “Chống tham nhũng khó vì ta tự đánh ta” thì đó là lời thú nhận chân thành nhất. Nó hoàn toàn không lú, không ngớ ngẩn như rất nhiều người cười cợt. Nó thành thật, thành thật đến ngu xuẩn và vì vậy nó bị mạt sát.
Nó bị mạt sát vì đã thò ra đuôi cáo. Con cáo luôn giả vờ ngây ngô để được yên vị trên chiếc ghế cao nhất. Luôn kêu gọi chống tham nhũng để cuối cùng phải tự nhận bọn tham nhũng là chúng ta, những người đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà tôi, Nguyễn Phú Trọng là người đảng trưởng. Tôi cũng như các đồng chí, chúng ta đều không ít thì nhiều đều tham nhũng vì vậy thật là khó đánh, vì đánh càng trúng thì tôi và chúng ta cùng đau, cùng vỡ đầu sứt trán.
Có lời thú nhận nào khẩn thiết và đáng …mạt sát như vậy hay không, nhất là trong thời điểm này, một thời điểm mà cả nước đang căng lưng dưới bầu trời u ám của bão lũ, của ô nhiễm, từ tiếng khóc đứt ruột của hơn 30 gia đình có người thân vùi thây trong dòng nước cuồng nộ bởi những chiếc đập thủy điện “đúng quy trình”.
Lời thú nhận ấy sẽ còn âm vang sâu rộng trong các bài viết phân tích của nhiều tác giả sau này ngay cả khi ông Trọng và đảng của ông may mắn hạ cánh an toàn và đảng của ông may mắn không bị trả thù theo kiểu “mắt đền mắt, răng đền răng” của người Do Thái. Lời thú nhận ấy cũng sẽ bị đem ra làm bằng chứng cho hành vi của Đảng Cộng sản từng làm trên mảnh đất Việt Nam.
Ông Nguyễn Phú Trọng vắng mặt lúc người dân đau khổ và khi xuất hiện trở lại càng làm cho họ thù hằn uất hận nhiều hơn.
Giá như ông cứ giả bệnh nằm viện trong khi dân chúng lặn hụp trong trùng trùng sóng nước thì người dân sẽ làm ngơ cho ông. Đàng này ông được xum xuê bợ đỡ như một lãnh tụ đạo đức. Ông cười cợt chúc người này, tiếp người khác như ông là người ngoại quốc tới thăm Việt Nam. Ông không ý thức một việc nhỏ nhưng lại lãnh chức lớn nhất Việt Nam chỉ có hai giải thích: Một là hơn bốn triệu đảng viên đều đáng nguyền rủa như ông bởi họ thành tâm muốn ông làm lãnh tụ cho họ. Hai là hơn bốn triệu đảng viên ấy lợi dụng sự lú lẫn của ông để họ tiếp tục được vơ vét bởi tin chắc rằng ông cũng tham nhũng như họ. Hai giải thích tương đối giống nhau nhưng gộp chung lại đó là cách lý giải hay nhất cho vai trò của ông Trọng từ trước tới nay.
Ông là người lãnh đạo Cộng sản đáng được toàn đảng yêu nhất mặc dù bị toàn dân khó chịu và ghét bỏ nhất.
Đó là nguyên do sự thật ông tỏ bày một cách thảnh thật nhất lại đáng bị mạt sát hơn bất cứ lời tự thú nào.
Chính ông ra lệnh đánh Trịnh Xuân Thanh nhưng cũng ra lệnh hoãn binh đối với Đinh La Thăng là thầy của Thanh khi còn ở Tập đoàn dầu khí. Ông đánh thằng nhỏ nhưng lại sợ thằng lớn hơn. Ông đánh kẻ chạy đi nhưng lại phân vân với người đang trừng mắt nhìn ông ngay tại cái thành phố to nhất nước này. Vậy thì ông ơi, nếu người khác là ông họ sẽ không dại gì thú nhận cái sự thật chúng ta đều tham nhũng. Có nghĩa là ông cũng là Thanh là Thăng là hàng ngàn kẻ khác trong cái Đảng này.
Bời vậy người dân mạt sát ông là phải.
Chọn lựa bị mạt sát để đưa ra thông điệp đồng cảm cho hơn bốn triệu đảng viên là một thái độ khôn ngoan. Vì vậy nếu là đảng viên tôi cũng tuyên bố sẽ bầu cho ông thêm một nhiệm kỳ nữa cho tới khi nào lời tuyên bố sắp tới của ông hết bị mạt sát mới thôi.

VIETTUSAIGON * LŨ VÀ LÒNG

Lũ và lòng

Người Việt Nam từ thời ông bà, cha mẹ đã có thói quen chia sẻ, lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá nát, lá nát đùm lá te tua… Cái đạo lý ấy đôi khi chẳng là đạo lý gì cả, chẳng có ai dạy ai mà chính lòng trắc ẩn, lòng lân mẫn giữa người với người để rồi khi có sự cố, thấy đồng loại khó khăn, đau khổ, người ta lại chìa bàn tay ấm áp của mình ra để chia sẻ chút hơi ấm, chút tình người với những bàn tay đói rét, lạnh căm…
Điều ấy cũng phù hợp với sứ mệnh của đôi bàn tay, những tưởng đôi bàn tay có nhiều sứ mệnh lắm trong đời sống con người nhưng chung qui vẫn xoay quanh ba sứ mệnh: Úp, Ngửa và Phủi!
Bàn tay con người biết úp xuống, che chở và chia sẻ chút hơi ấm tình thương với những bàn tay đói lạnh, khốn khó đang ngửa ra trông đợi sự chia sẻ của đồng loại.
Trong một lúc nào đó giữa cuộc đời, nỗi buồn, sự không may mắn và cô đơn đến vây khốn, dù đã cố gắng chống chọi đến phút cuối mà bạn vẫn không thể đứng vững được, bạn trở nên đau khổ, yếu mềm, lúc đó, dù không nói ra, không ngửa bàn tay ra nhưng trong lòng bạn đã có một bàn tay ngửa ra chờ đón hơi ấm của đồng loại. Bởi chính hơi ấm ấy cho bạn thấy rằng cuộc đời này đáng sống, đáng để tiếp tục tồn tại và nỗ lực.
Và, trong một phút giây nào đó, bạn lại vốc một nắm đất hay một nắm cát, thả theo áo quan của người thân, bạn bè, người quen để tiễn biệt. Hành động phủi hai bàn tày vào nhau để tiễn những hạt đất cuối cùng vào nắp quan như một thông điệp chia ly, nó nói lên rằng giữa bạn và người nằm trong áo quan kia từ nay vĩnh viễn không nhìn thấy nhau trên cõi đời này. Và mọi nợ nần, ân oán gì cũng đã trả về cát bụi!
Nói về đôi bàn tay, có lẽ câu chuyện xoay quanh ba sứ mệnh này còn dài lắm. Nhưng chưa bao giờ tôi nhìn thấy sứ mệnh úp xuống của bàn tay lại ấm áp và đẹp như trong lần đến vùng lũ Quảng Bình, lũ Hà Tĩnh này.
Từ những người thoáng qua, dừng xe trên đường 1A, thuê một chiếc ca nô chạy thẳng vào khu rốn lũ Lệ Thủy, ghé thăm từng nhà, tặng mấy ổ bánh mì thịt gói ghém trong giấy giữ nhiệt, tặng một phong bì hai trăm ngàn đồng, hỏi thăm vài câu, động viên vài câu. Chủ nhà hỏi tên gì thì xưng tên nhưng sau đó không cho biết thêm chi tiết nào nữa, không muốn cho báo chí chụp hình hay quay phim.
Rồi một anh tài xế chạy xe từ Lệ Thủy đến Ba Đồn, lẽ ra đến bến Ba Đồn thì anh trả khách và đậu xe ở bến để ngày mai tiếp tục đón khách thì anh lại chở khách đi băng một con đường mà hai bên là hai biển nước, một độc đạo bằng bê tông, nằm chơi vơi giữa biển nước để đi đến cuối con đường này thì gặp một con đường vòng bằng đất, khách có thể đi bộ trên đường này về xóm rồi gọi người nhà bơi ghe ra đón. Khoảng cách giữa bến xe Ba Đồn và chỗ anh tự trả khách cuối cùng dài gần ba chục cây số, xe đi vô cùng khó nhưng anh vẫn đi. Hỏi ra mới biết là anh lo hành khách đi về bị nước cuốn nếu như họ nôn nóng về nhà, lội vào những con đường còn ngập nước.
Rồi nhóm anh Nguyễn Lân Thắng, Dũng VoVa và nhiều nghệ sĩ, doanh nghiệp đã đứng ra vận động, kêu gọi lòng hảo tâm để quyên góp tiền mang tặng bà con vùng lũ. Và trong mấy ngày đó, có một hiện tượng cứu trợ chính là MC Phan Anh. Anh này nhanh chóng vận động được số tiền ngót nghét mười lăm tỉ đồng để mang đến tặng bà con vùng lũ. Anh trở thành hiện tượng với những câu hỏi khác nhau, sự cảm mến cũng khác nhau…
Những người dân Quảng Ninh thì nghe tin bão đổ bộ vào tỉnh nhà thì vỗ tay reo mừng. Hỏi tại sao bão lớn, siêu bão đổ bộ vào tỉnh mình sẽ gây thiệt hại mà vỗ tay reo mừng thì hầu hết người dân trả lời rằng ban đầu dự kiến sẽ đổ bộ vào Quảng Bình, Hà Tĩnh. Mà nếu bão đổ bộ vào thì chắc miền Trung chết chóc, tang thương nhiều hơn nữa nên nghe bão tránh được miền Trung, đổ bộ vào Quảng Ninh thì xin cám ơn bão!
Có những tấm lòng, những hành động, những nghĩa cử làm rơi nước mắt, làm người ta cảm phục và thấy đời sống đáng yêu, đáng sống và Thượng Đế vẫn còn để cho cuộc đời này tươi đẹp bằng lòng yêu thương của Ngài!
Đó là những mẩu chuyện về lòng yêu thương trong hàng triệu mẩu chuyện như vậy của người Việt Nam khi miền Trung lũ lụt. Nhưng ở đây, tôi muốn nói đến tấm lòng của con người, nói đến lũ lụt và lũ lòng. Có lẽ, miền Trung vừa đón đến hai trận lũ, lũ lụt ở Quảng Bình, Hà Tĩnh và lũ lòng sau khi “hiện tượng Phan Anh” vận động nhanh chóng được số tiền to lớn để giúp đỡ bà con vùng lũ.
Có rất nhiều ý kiến cho rằng Phan Anh đánh bóng tên tuổi bằng cách làm từ thiện. Cũng có nhiều ý kiến phản đối. Nhưng tại sao lại phản đối nhỉ?! Giả sử như động cơ lớn nhất của Phan Anh là đánh bóng cái tên Phan Anh trong đợt cứu trợ này. Thì tôi cho rằng chẳng có gì là sai trái cả! Trước nhất, phải hỏi thế nào là đánh bóng tên tuổi? Xin thưa, đánh bóng là làm sạch, làm cho thứ mình đang đánh bóng sáng ra, đẹp ra. Làm người có ai không muốn cái tên của mình sạch sẽ và đẹp ra? Và có chính trị gia nào dám bảo tôi không bao giờ đánh bóng tên tuổi của tôi?
Điển hình như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong lúc miền Trung đang hứng chịu trận xả lũ của thủy điện Hố Hô và nhà nhà lo dọn dẹp đồ đạt mà vẫn không kịp bởi tốc độ nước dâng qúa nhanh thì tại Sài Gòn, Thủ tướng Phúc cũng đi đến từng hàng quán, cầm cái bát, cái dĩa lên kiểm tra vệ sinh, rồi kiểm tra từng trái cây thử có đạt chất lượng hay không, rồi ngồi ăn phở, uống cà phê vỉa hè… tất cả những hành vi đó đều là diễn, là đánh bóng tên tuổi của một người làm chính trị. Bởi thực tâm “vi hành” xem đời sống ra sao, dân tình thế thái như thế nào thì chẳng có ai đi mà cả bầu đàn lâu la kéo đi như vậy và ống kính thì có cả trăm cái chụp lấy chụp để. Rồi Thủ tướng nhắn tin ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung. Tất cả những trò diễn đó cũng chỉ để đánh bóng tên tuổi của Thủ tướng, để cho thấy Thủ tướng có quan tâm đến đời sống người dân.
Giả sử Phan Anh đánh bóng tên tuổi thì giữa Phan Anh và Thủ tướng Phúc có điểm giống nhau, đó là cùng quan tâm về miếng ăn, cái mặc. Nhưng ông Phúc chọn Sài Gòn, Phan Anh chọn miền Trung, ông Phúc chọn hàng quán thì Phan Anh chọn nhà nhà, ông Phúc chọn những cái dĩa, cái bát sạch và chứa thức ăn thì Phan Anh chọn những cái dĩa dính bùn non và trống trơn thức ăn. Suy cho cùng, cũng là đành bóng tên tuổi nhưng cách đánh bóng nào ẩn chứa lòng trắc ẩn, lân mẫn tha nhân đều có vẻ đẹp và giá trị của nó.
Và nói về lũ lụt với lũ lòng. Thường thì người còn nhân tính, nhân cảm, khi nhìn đồng bào của mình đói khổ, đau thương, cơn lũ lòng sẽ dâng tròa và người ta sẽ bất chấp, bất luận khó khăn hay tai tiếng gì đó để đến, để chia sẻ. Ngược lại, với những kẻ cơ hội, vô cảm và thiếu tình người, thiếu cả tính người thì thây kệ nỗi đau của đồng loại, miễn sao túi của mình được đầy.
Có không thiếu những cán bộ nhà nước mà chỉ mới vài ngày sau lũ họ đã có thành tích ăn chặn quà cứu trợ lên đến hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỉ đồng. Và đặc biệt, đây không phải là lần xả lũ đầu tiên của thủy điện Hố Hô, người dân Quảng Bình, Hà Tĩnh từng đau khổ, mất trắng do trận xả lũ năm 2010 của thủy điện Hố Hô. Nhưng dường như thủy điện này chưa từng đền bù gì cho người dân miền Trung. Sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi! Và nhà nước, chính phủ, có vẻ như họ cũng hô hào, cũng to tiếng lắm. Nhưng có vẻ như mọi thứ đều có tính chất hình thức, hoa hòe, màu mè! Tất cả đều cho thấy lũ lụt đi qua mà lũ lòng thì ở lại. Lũ lòng lớn hay nhỏ lại hoàn toàn phụ thuộc vào tri thức, đạo đức và lòng trắc ẩn của người với người!

SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Những Người Đàn Bà Còn Ở Lại

Ảnh của tuongnangtien
Ở tù về chiều hôm trước, sáng hôm sau ông công an khu vực đã ghé “thăm” và nhắc nhở đôi điều cần thiết:
  • Vì không có hộ khẩu ở thành phố nên tôi sẽ phải đi kinh tế mới.
  • Trong khi chờ đợi, bắt đầu từ ngày mai phải sắm  “một cuốn sổ đi lại.” Khi đi đâu phải ghi ngày giờ khởi hành với chữ ký xác nhận của tổ trưởng dân phố, và đến đâu cũng phải có sự xác minh của người ở nơi đó.
  • Mỗi tuần phải mang sổ lên phường để kiểm tra.
  • ...
  • ...
Nghe xong, mẹ tôi lặng lẽ móc túi đưa cho thằng con hai đồng cùng lời dặn:
  • Mua cái bút nữa con ạ. Đi đâu, đến đâu cũng phải nhờ người ký thì dắt viết theo luôn cho nó tiện ...
  • Dạ.
Tôi cầm tiền bước ra khỏi nhà, ghé vào một cái quán nhỏ mua một ly rượu trắng và mấy điếu Vàm Cỏ. Ực xong ly rượu, tôi châm điếu thuốc rồi lủi thủi đi và đi luôn cho đến bây giờ.
Năm ấy, tôi hai mươi sáu tuổi.
Hai năm sau tôi bò đến được một trại tị nạn ở Thái Lan (tả tơi, ủ dột, eo xèo, và bèo nhèo như một cái mền Sakymen ngấm nước)   vào đúng ngày sinh nhật của mình.
Hôm nay tôi hăm tám
Sáng tôi cầm gương soi
Tôi nhìn tôi bối rối
Tôi tưởng mình bốn mươi
Bây giờ thì tôi đã ngoài sáu mươi, đã sống gần hết đời (và tàn đời trong ngõ hẹp) ở xứ người nhưng chưa bao giờ bước chân trở lại chốn xưa – dù đôi lúc cũng nhớ nhà và nhớ quê muốn ứa nước mắt luôn. Bố mẹ tôi đều tự an ủi rằng vì “thằng con có số xa nhà” nên cả hai đành lặng lẽ từ trần trong cô quạnh!
Kiếp sống chung thân biệt xứ của tôi, xem ra, chả có gì là thú vị. Tuy thế, theo blogger Song Chi:
“Dòng người ra đi chưa bao giờ dừng lại. Chỉ trong một ngày, chat với người quen, bạn bè qua facebook, viber … cả 3 câu chuyện đều cùng một chủ đề: ra đi khỏi Việt Nam.
Nhưng họ muốn ra đi trước hết vì môi trường sống ở VN ngày càng tệ khiến con người luôn ở trong cảm giác bất an, lo lắng. Từ thực phẩm không an toàn, cho tới nguồn nước, không khí, biển…nhiều nơi bị ô nhiễm/nhiễm độc nặng nề; đạo đức xã hội xuống cấp, những vụ án cướp giết hiếp ngày nào cũng xảy ra với mức độ ngày càng dã man, con người dễ dàng bức hại nhau, lừa lọc nhau, giết nhau chỉ vì một lý do vặt vãnh; chế độ an sinh xã hội không có để bảo đảm cho người dân một sư hỗ trợ khi cần thiết, lúc ốm đau, tai nạn, thương vong; pháp luật không bảo đảm cho con người được xét xử công bằng, công lý được thực thi, những quyền lợi tối thiểu về tự do, dân chủ, nhân quyền không có, không được tôn trọng v.v…
Quan trọng hơn, họ ra đi vì không tin rằng chế độ này, nhà nước này sẽ tốt đẹp hơn hoặc sẽ đưa đất nước, dân tộc đến một tương lai sáng sủa-thời gian đảng cộng sản cầm quyền đã quá lâu đủ để chứng minh điều đó.
Đây không phải là lần đầu, ngược lại, rất nhiều lần, tôi chứng kiến những người quen, bạn bè, họ hàng chuẩn bị rời bỏ VN. Nhưng có vẻ như càng ngày số người tính chuyện ra đi càng nhiều hơn, thành phần đa dạng hơn, tạo cảm giác đất nước như một con thuyền đang đắm!”
Tiến sĩ Nguyễn Phương Mai gợi ra ý niệm “tị nạn niềm tin,” và blogger Lam Thủy  gọi đây là “một cuộc di cư đau lòng.” Dù “đau” nhưng nhà văn Dương Thu Hương vẫn khẳng định: “Trong thâm tâm, ai cũng mong ‘Thoát Việt!’, ra khỏi mảnh đất bùn lầy tối tăm này bằng mọi giá.”
Sự thực, cũng không hẳn thế. Không phải “ai cũng muốn thoát khỏi mảnh đất bùn lầy tôi tăm này.”  Vẫn có những người quyết định, và quyết liệt, với một thái độ sống (hoàn toàn) khác: Dù thế nào cũng ở lại đây!


Tranh: Tuấn Khanh
Cái giá của sự lựa chọn dũng cảm này, tất nhiên, không rẻ. Ngày 10 tháng 10 vừa qua, Mạng Lưới Blogger Việt Nam (MLBVN) cho biết:
“Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – tức Mẹ Nấm đã bị công an bắt khẩn cấp trái phép với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88 bộ luật hình sự.
Blogger Mẹ Nấm là người hoạt động tranh đấu cho nhân quyền, cải thiện dân sinh, chủ quyền biển đảo trong nhiều năm qua và là người được tổ chức Civil Rights Defenders trao giải thưởng Người Bảo Vệ Nhân Quyền 2015.
Trong suốt thời gian gần đây, blogger Mẹ Nấm đã tập trung nỗ lực tranh đấu của mình vào việc bảo vệ môi sinh, tố cáo Formosa và những dự án có ảnh hưởng nguy hại đến môi trường. Đây là những hoạt động dẫn đến việc công an bắt giam khẩn cấp blogger Mẹ Nấm.”
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là người mới nhất, chứ không phải là duy nhất, vừa bị bắt giữ tại Việt Nam. Ba tuần lễ trước đó, một phụ nữ khác cũng đã bị mang ra xét xử với với cáo buộc gây rối trật tự công cộng – theo tin của BBC:
“Tòa án Nhân dân quận Đống Đa, Hà Nội, tuyên phạt bà Cấn Thị Thêu 20 tháng tù giam trong lúc một số người ủng hộ bà bị câu lưu.
Bà Cấn Thị Thêu, người từng bị bắt vì đấu tranh giữ đất trong vụ 'dân oan Dương Nội', lại bị công an bắt tháng 6/2016 do 'gây rối trật tự công cộng' ở Hà Nội.
Hôm 20/9, hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy nhiều người giăng biểu ngữ đòi trả tự do cho bà Thêu bên ngoài phiên tòa.”

Ảnh: Trịnh Bá Phương
Nếu “dòng người ra đi chưa bao giờ dừng lại” thì những kẻ lựa chọn ở lại, và sẵn sàng đối mặt với cường quyền (như bà Cấn Thị Thêu và bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) cũng chưa bao giờ ngưng nghỉ. Bởi vậy, biên tập viên Mặc Lâm nêu ra câu hỏi:
  • Sau Mẹ Nấm là ai?
Trong một xã hội mà tất cả các thành viên đều là “tù nhân dự khuyết” thì kẻ kế tiếp có thể là bất cứ ai. Tuy thế, sự “rủi ro” này đã được tiên liệu và chấp nhận một cách bình thản nhiên – như lời của blogger Phạm Thanh Nghiên:
“Từ lúc Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt, số lần tôi nhận những tin nhắn đe doạ bị bắt, bị đánh gia tăng một cách đột biến.
Dạ xin kính thưa các loại đe doạ. Tôi biết, tôi biết là tôi hay bất cứ cựu TNLT nào cũng có thể trở lại nhà tù lần 2, thậm chí lần 3.
Điều này tôi đã xác định được ngay khi bước chân khỏi nhà tù Trại 5 Thanh Hoá rồi. Nói thẳng là tôi thích ở ngoài hơn, không thích đi tù. Nhưng nếu phải trả giá cho ước nguyện tự do, công bằng và dân chủ mà phải trở lại nhà tù một lần nữa, xin sẵn lòng.”
Dù “đất nước như một con thuyền đang đắm” nhưng bao giờ ở Việt Nam vẫn còn những vị nữ lưu vì “tự do, công bằng và dân chủ” mà “sẵn lòng ... trả giá cho ước nguyện tự do, công bằng và dân chủ thì dân Việt hy vọng vẫn còn đường thoát.
Mảnh đất này, tất nhiên, cũng có những công dân nam giới. Tuy nhiên, vì bài viết đã khá dài; vả lại, tui cũng sắp có độ nhậu (đang nóng như hơ) nên xin tạm ngưng tở nơi đây – kẻo trễ hẹn!

NS.TUẤN KHANH * QUYỀN CÔNG DÂN

Quyền của bạn, quyền của mỗi con người

Ảnh của tuankhanh
Tôi, và có lẽ nhiều người khác thật sự thất vọng về thư ngỏ của công ty Taxi Mai Linh giãi bày sự cố ngày 18/10, khi những người dân ở huyện Quỳnh Lưu đi taxi nộp đơn kiện Formosa ra toà, đã bị các tài xế của công ty Mai Linh đuổi xuống theo lệnh trên. Tệ hơn, các tài xế của cty này đã nhận tiền trước nhưng cũng không trả lại cho người đặt xe.
Thư ngỏ của cty Mai Linh, biện bạch loanh quanh về sự việc đã diễn ra, lại càng vô giá trị hơn nữa khi linh mục Đặng Hữu Nam chính thức trần tình về việc này. Đành phải thú nhận, nếu phải chọn lựa tin vào ai, thì tôi xin đặt niềm tin vào một linh mục đang dấn thân cho con người, hơn là một doanh nghiệp bề thế.
Tôi thấy mình không hối tiếc trong việc đã bày tỏ thái độ về việc cty Mai Linh ra lệnh cho tài xế đã bỏ khách hàng loạt, bất tín theo đơn đặt hàng. Những người dân nghèo huyện Quỳnh Lưu đã khốn khó vì thảm hoạ do ngoại bang gieo xuống vùng đất họ đang sinh sống, lại còn bị nhấn chìm trong sự bạc đãi của chính người cùng màu da và tiếng nói. Những người quay lưng với nỗi đau đồng loại.
Có vài ý kiến bênh vực cách làm của cty Mai Linh, nói rằng bởi doanh nghiệp không muốn liên quan đến "chính trị". Ngay trong tin riêng của một người trong ban lãnh đạo cty nhắn cho tôi cũng nhắc như vậy. Nhưng thực tế từ câu chuyện đó chỉ tố cáo về một dịch vụ tệ hại, không có gì là chính trị cả. Sự kỳ thị khách hàng của Mai Linh mới thật sự là một thái độ chính trị.
Từ chối một dịch vụ hay một tổ chức bất xứng với con người, là quyền hạn cuối cùng của con người - của bạn, mà cần phải gìn giữ như phần tự vệ cuối cùng của mình.
Cũng có ý kiến cho rằng từ chối Mai Linh là gây hại cho nhiều lao động trong hệ thống này. Nhưng đó chỉ là loại trắc ẩn mang tính phân rã và trì trệ. Người ta không thể chống sản phẩm Tân Hiệp Phát hay chuyện Formosa xả thải độc mà lo rằng công nhân ở đó sẽ mất việc.
Bất bạo động từ Gandhi cho đến Gene Sharp đều cho thấy một yếu tố quan trọng: con người trần trụi trong xã hội hôm nay chỉ còn hai thứ của mình, là 'từ chối' hoặc 'chấp nhận'. Chúng ta sẽ từ chối những gì bất xứng và vô đạo với chúng ta - con người, cho đến khi nhìn thấy sự đổi thay và tái chấp nhận nó như một dấu hiệu về sự tiến bộ cần thiết.
Sự kiện Mai Linh chỉ là một trong những điều bất cập đang diễn ra trên đất nước này, nơi mà những kẻ có tiền, có quyền vẫn đang tạo ra những điều phi lý mà thường xuyên không gặp phản ứng nào. Chuỗi hành động từ chối từ cộng đồng, có thể coi là phần diễn tập quan trọng để người dân lấy lại tư thế và tên gọi đúng về sự tồn tại của mình, vốn đang bị quên lãng trong một quốc gia.
Tôi cũng tập lấy lại tư thế của mình, bằng cách đứng lên và từ chối, ngay hôm nay.
-----------------------
Tham khảo thêm, qua lời kể của linh m5uc Đặng Hữu Nam / video do Con Đường Việt Nam thực hiện:
https://www.facebook.com/plugins/video.php?href=https%3A%2F%2Fwww.facebo...</a> width="560" height="315" style="border:none;overflow:hidden" scrolling="no" frameborder="0" allowTransparency="true" allowFullScreen="true">

SƠN TRUNG * CỘNG SẢN BẠO TÀN



Cộng sản tấn công thành phố 


CỘNG SẢN BẠO TÀN
 Cộng sản nổi lên như cơn bão lớn tàn phá khắp nơi Chiến thuật của chúng gồm tuyên truyền dụ dỗ và tàn sát. Chúng điêu ngoa xảo trá, hứa hẹn nọ kia, dân chúng vì lầm mà ủng hộ chúng. . Nếu ai không theo thì chúng bắt giam và giết. Dù theo chúng,  hoạt động trung thành chúng cũng giết như trong CCRD,  và chỉnh đốn đảng, không biết chúng đã giết bao nhiêu cán bộ, thế mà khi thả họ ra, theo Võ Nguyên Giáp, số cán bộ được thả ra là hơn mười ngàn! Rồi Nguyễn Văn Trấn, Trần Văn Giàu đã thủ tiêu Huỳnh giáo chủ và các đạo hữu Cao Đài, Hòa Hảo lên đến hàng chục ngàn người. Cộng thêm là số Cộng sản đệ tứ, đảng phái quốc gia cũng đến hàng ngàn.Đây là thủ đoạn tàn ác của Cộng sản nhằm khủng bố nhân dân. Trong thời chiến tranh, cộng sản vỗ ngực xưng cách mạng, yêu nước, ra tay giết hại cácviên chức xã thôn và người yà người vô tội. chúng bắn sẻ, giật mìn, phá cầu đường, pháo kích ngày đêm, gây kinh hoàng cho nhân dân.
Cộng sản gây kinh hoàng cho mọi người, mọi nơi. Chính người cộng sản cũng sợ các đồng chí của họ.Hoàng Văn Hoan, Nguyễn Bình, Chu Văn Tấn, Hoàng Văn Thái ,Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt....đã chết âm thầm do bàn tay các đồng chí cộng sản của họ.


I. VÕ NGUYÊN GIÁP,  TRÙM KHỦNG BỐ 
 Huế mậu thân (1968)
Võ Nguyên Giáp là thủ lãnh đội sát thủ của Việt Cộng, ẩn dưới danh nghĩa hiền lành Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại chiến khu Trần Hưng Đạo với 34 người, được trang bị 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp và 1 súng máy. Trong đám bộ hạ của Võ Nguyên Giáp có Văn Cao là một người kieêm tài văn võ. Văn Cao đã ám sát các tư sản, hội tề, công lao lớn lao tràn ngập máu dân lành, được Võ Nguyên Giáp ban cho một khẩu súng. Chính đám sát thủ này đã gây ra vụ thảm sát Ôn Như Hầu, và các thành phần quốc gia như Dương Quảng Hàm, Khái Hưng, Lan Khai... Hơn nữa, Võ Nguyên Giáp đã nước quân tự vệ thành, Sư đoàn thủ Đô để diệt cho hết mầm móng tư sản.

 II. MẸ CỘNG SẢN SỢ CỘNG SẢN

  Kỳ Vân hoạt động bí mật. Nhà giàu, Kỳ Vân chuyên bị Nguyễn Lương Bằng bảo mua súng. Mua được năm khẩu súng trường rồi Kỳ Vân từ chối. “Cứ nã khống tiền tớ!”. Bằng bèn đưa tiền để Kỳ


CCRĐ 

Vân mua năm khẩu pặc hoọc. Sau Kỳ Vân bị Pháp bắt .  Tù ở Sơn La quá đông, Pháp giãn một số trong có Kỳ Vân về căng Bá Vân, Thái Nguyên. Đến đây, phớt lờ chi bộ, anh vượt ngục về Hải Phòng, sống ở Lạch Tray – mẹ anh có hàng dẫy nhà ở Hải Phòng và nhiều ruộng ở Kiến An – dặn mẹ ai hỏi thì bảo anh vẫn bị tù. “Vì sao?” Mẹ hỏi. “Vì không thì người ta giết con”, “Ai giết?”. “Các đồng chí của con… Con tự ý trốn tù mà…” (Tôi hỏi ngay: “Biết thế sao còn trốn?”. Kỳ Vân cười: “Thế triệt để tôn trọng pháp luật Tây mới là cách mạng à? Có thể trốn thì cứ trốn chứ. Cách mạng cần người hay cần tù?” (Đèn Cù. Ch.II)

III. CON CỘNG SẢN SỢ CỘNG SẢN

Lê Duẩn cũng là tay bạo tàn, đã gây nhiều chết chóc tù đày cho các đồng chí của ông. Sau khi ông chết, Lê Đức Thọ, đồng chí thân cận của ông đã từng hợp tác chặt chẽ với ông trong việc kìm chế Hồ Chí Minh và hạ nhuịc Võ Nguyên Giáp. Lê Đức Thọ và Lê Duẩn đã tạo ra vụ án xét lại mục đích là giết Võ Nguyên Giáp, khiến Võ Đại Tướng phải mặc áo đàn bà, deo trên mình những bao cao su! Cuối đời Lê Duẩn, Lê Đức Thọ muốn đạp Lê Duẩn để làm vua. Lê Duẩn chết, phe cánh Lê Đức Thọ muốn làm thịt gia đình Lê Duẩn .Ðoàn duy Thành kể rõ như sau:

“ Ra đến Hà Nội được 2, 3 ngày thì anh Ba mất. Tôi chạy lại gia đình anh. Chị và các cháu xúm lại 


Mậu thân
hỏi tôi đi đâu mấy tháng. “ Lúc anh Ba yếu nặng sao không lại?” Tôi nói vì chuyến đi công tác ở miền Nam nên thất lễ với anh Ba trong những ngày cuối cùng. Cả nhà anh Ba lo lắng, nhất là mấy cháu gái Cừ, Muội, Hồng, các con rễ Lê bá Tôn, Hồ ngọc Ðại. Nói là cháu, nhưng các cháu nhỏ chỉ kém tôi 5, 7 tuổi. Tất cả xúm lại hỏi tôi và lo lắng:

Ba cháu mất rồi..liệu họ có giết gia đình nhà cháu không?
Tôi nói:
Tại sao các cháu lại có ý nghĩ lạ như vậy? Ba cháu là con người vĩ đại, một người hiền triết mới kế nghiệp cụ Hồ, giải phóng miền Nam. Không có Ba, làm sao giải phóng được miền Nam, thống nhất được đất nước, không để xảy ra lắm máu ? Ai dám hại gia đình nhà mình? Ðừng nghĩ linh tinh.Ðảng mình là đảng vĩ đại, nhân dân yêu quý Ba. Các cháu sao lại nghĩ vớ vẩn như vậy? Các cháu yên tâm, chú nghĩ không bao giờ có chuyện đó. Còn bao nhiêu người có mặt..ai dám làm bậy?
Bấy giờ các cháu mới yên tâm, Hồ ngọc Ðại nói chen vào ;
“ – Còn bao nhiêu các chú.. Họ chẳng dám làm bậy đâu!
(Hồi ký Đoàn Duy Thành)

IV. DÂN SỢ CỘNG SẢN 

Hiệp định Geneve được ký kết, năm 1954, hàng triệu người di cư vào Nam.Trong cuộc tổng tấn công của Việt Cộng từ 1968, dân Quảng Trị đã bỏ nhà cửa chạy vào Huế. Khi Việt Cộng chiếm Huế, dân miền Trung chạy vào Sài gòn. Khi Việt Cộng chiếm Miền Nam, dân ta đã liều chết vượt biển. Trong thế giới khoảng 1975, chưa có một dân tộc nào  căm thù mà xa lánh quân thù như vậy.

Trong "Truyện Kể Năm 2000 ", Bùi Ngọc Tấn nói đến cái bất hạnh của người tù trong chế độ cộng sản. Vào truyện, tác giả cho biết thân phận người tù và thời gian ngồi tù:
Người một lệnh, người hai lệnh, người ba lệnh. Nhiều người tới sáu, bảy lệnh. Mỗi lệnh ba năm. [. . ] Nhưng chưa ai tù một lệnh (ba năm) mà được trở về. Chưa hết bọp này đã được dí thêm bọp khác. Cái án cao-su. Cái án tù mù. (2). Số phận người tù không phải là do công an một mình quyết định, mà còn do đảng, và cơ quan văn hóa (161, 267).
Họ là những con người hiền lành, yêu nước và tin đảng như già Đô bên Pháp, bỏ vợ con mà về Việt Nam cứu nước lời theo lời kêu gọi của Hồ Chí Minh để rồi ngồi tù vì bị nghi là gián điệp. Tất cả bọn họ, thường dân, bộ đội, nhà văn theo tác giả đều chung một tội ''Sự ngây thơ. Nhẹ dạ. Cả tin. Và đều phải trả giá ''(26).
Xã hội cộng sản là một nhà tù vĩ đại, hầu hết cư dân đều là tù nhân. Khi ra tù, người cựu tù nhân thấy dường như đâu cũng là bạn tù:
Gặp ai, ở đâu hắn cũng tưởng như gặp lại bạn tù cũ. Nhìn những người đi trên đường, hắn giật mình : "Quái nhỉ, ở trại nào nhỉ. Quen quá. Không biết đã gặp ở đâu rồi. Được về bao giờ nhỉ [.. .]. Hắn luôn gặp những khuôn mặt tù quen quen. Những khuôn mặt tù ngờ ngợ. Không biết ở trại nào. Hẳn họ cũng như hắn. Mới được ra trại (165).
 
Và sau đây là môn "tuốt nứa" của Trại Đầm Đùn do Trần Văn Thái thuật lại:
Đầu Trâu nhấc cây nứa đã lựa rồi bảo thợ rèn:Bổ làm tư.Thợ rèn ngồi xuống lúi húi sửa soạn.. .. Tù thợ rèn thận trọng nhấc một trong bốn mảnh nứa, vòng ra sau lưng 983, lom khom cúi xuống, lựa khe hở giữa hai bắp đùi, đút đầu nứa cho lọt qua chừng gang tay. Y ngắm nghía sửa lại cho hai mép nứa ngậm đều vào bắp đùi nạn nhân. Mặc dầu 983 gầy gò nhưng vì hai đầu gối bi cột khít với nhau nên hai cạnh của mảnh nứa úp chặt vào thớ thịt, chỉ khẽ cử động là tinh nứa cắt đứt bắp đùi liền. Mãy người tù trong phòng tra tấn lấm lét nhìn nhau rợn người. Họ thừa biết tinh nứa sắc là đường nào. Hai cẳng chân Toàn run lẩy bẩy, đứng không vững. Trong mảnh nứa sắc sắp cắt lem lém da thit người đồng cảnh, anh rợn khắp chân thân liên tiếp. .
. Một tiếng rú rùng rợn nổi lên, xiên vào óc mọi người.. . .Y đảy ngược mảnh nứa để ấy đà tay rồi giật xuôi mạnh một cái. Tức thì 983 thét lên một tiếng rùng rợn.Giám thị lại lùi theo một tốc độ đồng đều, đến đoạn chót của mảnh nứa dài thì vừa vặn ngưng như đã có cỡ tay. .
 
Trần Độ kể lại lời chị họ của ông:" Tôi có một bà chị có chồng là tù nhân trong thời đế quốc phong kiến, nay có con rể là tù cách mạng. Chị có kể chuyện về hai cuộc đi thăm tù : trước đi thăm chồng, nay (sau năm 1975) đi thăm con rể. Chị có một ấn tượng rất nặng nề khi phải so sánh hai cuộc đi thăm ấy : tù nhân thời nay cực hơn thời đế quốc (BÚT kÝ * MỘT CÁI NHÌN TRỞ LẠI I, 4)
 

                                  Việt cộng


Sau 30-4-1975, Việt cộng tập họp dân khu phố để tuyên truyền. Cán bộ hỏi: "Đồng bào suy nghĩ gì về đất nước thống nhất? Một bà già đứng lên trả lởi:
"Nhờ ơn Đảng và Bác vào giải phóng chúng tôi kịp thời , chứ ở trong này chúng tôi sợ Việt Cộng pháo kích ngày đêm"!

V. CỘNG SẢN SỢ CỘNG SẢN

1- Cộng sản từ lâu theo chủ nghĩa sùng bái cá nhân. Bọn thủ hạ Hồ Chí Minh tôn sùng Hồ Chí Minh. Trước 1945, Hồ Chí Minh là kẻ vô danh, còn Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Trần Văn giàu niổi danh. Hoàng Tùng cho biết trong cuộc Chỉnh phong 1942-1943, phe Hồ Chí Minh tra khảo Trương Ái Dân như sau:

Trương Ái Dân trong thời gian kháng chiến chống Pháp làm công tác công vận ở Liên khu III do tôi phụ trách. Đồng chí ấy nói với tôi rằng, sau cuộc khủng bố của Pháp năm 1930-31, đồng chí ấy sang Trung Quốc hoạt động cách mạng, được đi Diên An. Trong cuộc vận động chỉnh phong năm 1942-43, đồng chí ấy bị thẩm vấn lí lịch. Người ta hỏi người đứng đầu Đảng Cộng sản là ai, đồng chí ấy trả lời là Trần Văn Giàu, liền bị chôn một nửa người xuống hố sâu .HOÀNG TÙNG * HỒI KÝ
2Đoàn Duy Thành bị Pháp bắt ở Quỳnh Côi Nam Định , đến 1954-1954 mới được thả. Cộng sản nghi ngờ các đảng viện đã khai báo hoặc cộng tác với Pháp nên khi ra khỏi nhà tù Pháp họ liền được đem vào nhà tù của Cộng sản để thẩm vấn. Có kẻ bị giết, sa thải. Đoàn Duy Thành may mắn được sống sót, cho trở về làm việc cho Cộng sản. Cuộc thẩm vấn rất ghê rợn. Đoàn Duy Thành viết:
Sau khoảng một tuần nghỉ ngơi cho lại sức, tôi bước vào giai đoạn thẩm tra việc bị bắt, bị tù... Thành uỷ lập riêng một tổ thẩm tra do đồng chí Hoàng Mậu, Khu uỷ viên Khu uỷ Tả Ngạn, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng làm tổ trưởng (cựu tù chính trị Côn Đảo thời kì 1930-1936); đồng chí Lê Thành Dương, Phó ban Tổ chức Thành uỷ và đồng chí Đào Luyện, Trưởng phòng chính trị Ti Công an làm uỷ viên.
Trong hơn hai tháng thẩm tra, tôi chỉ ở nhà chú Siêu thôn Đồn Xá, trừ 3 ngày phải di chuyển sang Hải Dương vì có tin địch tấn công vào Thái Bình phải tạm lánh sang huyện Ninh Giang, Hải Dương.[..].Trong thời gian ấy nhiều người ngoài cuộc tưởng như tôi bị giam lỏng ở nhà chú Siêu đợi thẩm tra, nên ít bè bạn đến chơi. Có một số đồng chí, bạn thân, đến nói nhỏ cho biết về tình hình cải cách ruộng đất chỉnh đốn tổ chức, đấu đá cường hào, địa chủ khắp nơi, nhất là tin Thái Nguyên đã bắn Nguyễn Thị Năm, liền khuyên tôi không nên đi đâu, không liên hệ với nhiều người. Các đồng chí còn kể cho nghe về vụ án H122 ở Hải Phòng và Hồng Quảng, bắt oan hơn 100 người, Trưởng phòng chính trị Ti Công an Hồng Quảng là An (hay đi ngựa) bị truy ép quá đã tự tử..[...].Rất nhiều chuyện đấu tố trong giảm tô, Cải cách ruộng đất, có nơi như ở thôn Lan, Kim - Can, Thanh Hà mới đấu tố về giảm tô đã đánh chết ngay trong đêm đó 3 người là địa chủ, cường hào (?). Không khí ngay ở Đồn Xá nơi tôi ở, thấy cũng căng thẳng. Nhà hàng xóm chú Siêu, người bà con có con bò cày, thỉnh thoảng rỗi rãi ngồi viết báo cáo mãi cũng muốn đi lao động đôi chút, tôi bảo gia chủ để tôi cày giúp. Được 2 buổi thì có cán bộ xã bảo: “Gia đình địa chủ đấy, đồng chí đừng làm như vậy, mất lập trường...”.[...].Trừ một vài người khi cùng cấp với mình thì vồn vã “bù khú”, nay thấy mình họ bắt tay hơi hờ hững, cũng không đến thăm mình. Có những anh trước là cấp dưới mình, nay tỏ ra lạnh nhạt, đúng là “Nhất tự cách trùng” tôi học lúc thiếu thời, nay mới được chứng minh bằng nghĩa thật của nó!
Tôi phải viết rất nhiều báo cáo, riêng báo cáo về nhà tù Côn Đảo. Tôi viết xong ngày 9-12-1953 đã hàng mấy chục trang, nay còn lưu trữ ở Cục Lưu trữ Trung ương Đảng. Đến gần Tết âm lịch 1953-1954, việc thẩm tra việc tôi bị bắt và bị tù đã xong.(ĐOÀN DUY THÀNH * HỒI KÝ Ch.V)

3.Vũ Thư Hiên nổi tiếng với tác phẩm Đêm Giữa Ban Ngày. Tuy nhiên tác phẩm này đem lại cho độc giả nhiều thắc mắc. Trong tác phẩm trên cũng như trong các cuộc phỏng vấn, Vũ Thư Hiên ghét ông Hồ nhưng cũng bênh vực Hồ Chí Minh và Cộng sản. Bố mẹ ông, ông bà Vũ Đình Huỳnh là người phò tá Hồ Chí Minh, thân cận với Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng..Ông có vinh hạnh nằm chung với bác Hồ yêu quái của ông. 15 tuổi ông đã đi lính Vệ Quốc Đoàn. Lý lịch bản thân và gia đình "hoành tráng " là như thế mà không được vinh hạnh làm "đảng viên cộng sản". Lúc bấy giờ, Việt Cộng vẫn cử người đi du học Nga, Tiệp, Hung. Và lúc ấy, đảng giữ quyền chọn học sinh, sinh viên và ngành nghề cho họ theo tiêu chuẩn của Việt Cộng:Nhất Y, nhì Dược,
 tạm được Bách khoa, 
Sư phạm bỏ qua, 
Nông lâm vứt xó”.
Thế sao "đảng quang vinh " của ông không cho ông học Y dược mà lại học Kịch nghệ là một ngành ở dưới Nông Lâm Súc? Phải chặng ông bà Huỳnh tận tụy với lãnh đạo mà lãnh đạo không coi gia đình ông ra ra kí lô gam nào! Đã thế, khi Lê Duẩn, Lê Đức Thọ bắt giam ông Huỳnh, ông Hồ không can thiệp.

Trong Đêm Giữa Ban Ngày, Vũ Thư Hiên ghi lại lời mẹ ông, bà Vũ Đình Huỳnh, người đã có kinh nghiệm với mật thám Pháp đã đưa ra một nhận định để đời:
Chúng nó đến, con có tưởng tượng được không, còn tệ hơn cả mật thám Pháp nữa kia! ....Thời Pháp thuộc, mẹ còn chống chọi được, bọn thực dân tiếng thế chứ không đến nỗi ác như bọn này. Bây giờ khó lắm, mọi sự làm ăn đều khó, chúng nó bít kín mọi đường, bắt mọi người muốn sống phải phụ thuộc chúng nó (DGBN, tr.28, 139).[...]. Từ Nam Ðịnh trở về, nhìn cảnh nhà tan hoang, tôi hỏi mẹ chuyện xảy ra thì bà cười cay đắng, mắt ướt nhòe:
- Chúng nó đến, con có tưởng tượng được không, còn tệ hơn cả mật thám Pháp nữa kia. Tay bố to, còng không vừa, chúng nó cố ních khóa vào đến bật máu ra mà chúng nó vẫn cố khóa bằng được. Ðến khi biết không khóa nổi, chúng nó lấy thừng trói giật cánh khuỷu rồi điệu bố ra xe bịt bùng chở đi. Lúc chúng nó khám nhà, mẹ quẳng cái khung kính có giấy chứng nhận Huân chương Kháng chiến hạng nhất của bố vào mặt chúng nó: "Các người khám kỹ cái này đi, xem ở mặt trái nó có gì?". Chúng nó xử sự, hừm, đúng như cụ Nguyễn Du tả:" Người nách thước, kẻ tay đao. Ðầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi..." Trong lòng bà ông Hồ Chí Minh chết vào đêm cha tôi bị bắt.
- Lòng người khôn lường, con ạ! Mới biết không thiếu gì kẻ quên đạo làm người khi ngồi vào ghế vương giả. Bàng hoàng trước sự việc bất ngờ, bà không sao tin được rằng nó xảy ra, không sao tin được rằng chính quyền được xây dựng nên bởi cuộc cách mạng mà vợ chồng bà hiến dâng cả đời mình lại có thể nhẫn tâm với vợ chồng bà đến thế[...]. Bà như hóa đá. Linh tính người mẹ báo cho bà biết tôi đã gặp tai họa. Phân tích mọi dữ kiện bà tin chắc tôi đã bị bắt một cách ám muội. - Trong những ngày ấy mẹ lo nhất con bị thủ tiêu. Chúng nó có thể làm chuyện đó lắm. Bà nghẹn ngào nói, ôm chặt đứa con trai đầu lòng. Cuối cùng, rồi nó cũng đã vượt qua được cái chết để trở về với bà, chín năm sau đó. (Ch.I)
Các nhân vật trong Đèn Cù đã cho ta thấy rõ tính " ưu việt" của chủ nghĩa cộng sản là tàn bạo, dã man hơn thực dân. Khi công an bắt Vũ Đình Huỳnh, ông nói: " - Các đồng chí cho tôi vào hôn mấy cháu bé.
- Thằng phản động, ai đồng chí với mày hả?
Sau ông Huỳnh nói với Trần Đĩnh: - Mật thám Tây đến bắt không vô văn hóa như vậy (ĐC, 338).
4.Không những dân chúng sợ cộng sản pháo kích mà chính bộ đôi cộng sản cũng sợ cộng sản pháo kích :
Này anh đồng đội người bạn pháo binh.
Đã đến giờ chưa nhỉ mà tôi nghe như trại giặc tan tành.
Anh rót cho khéo kẻo nhầm nhà tôi.
Nhà tôi ở cuối thôn đồi.
Có giàn hoa lý có người tôi thuơng.(Yên Thao-Nhà tôi)

Mọi người kể cả đảng viện cộng sản đều ghét cộng sản bạo tàn, gian dối. Ở đâu có áp bức là có đáu tranh. Muốn được độc lập, tự do, hạnh phúc thì phải diệt cộng sản.

No comments: