HAI BỨC THƯ
Tam thu cua sinh vien Nhat ve VN, va tam thu tra loi cua mot sinh vien VN.
HAI BỨC TÂM THƯ NẦY ĐÃ ĐƯỢC CHUYỂN TIẾP NHIỀU LẦN ! NHƯNG KHI ĐỌC LẠI VẪN THẤY THẤM THÍA LÀM SAO !!!...
Tâm Thư Sinh Viên Nhật Gởi Thế Hệ Trẻ Việt Nam
Một bạn trẻ người Nhật từng du học ở Việt Nam vừa có bài viết gửi giới trẻ Việt Nam khiếndư luận xôn xao.
“Việt Nam – nhà giàu và những đứa con chưa ngoan”
Tôi đang là một du học sinh Nhật, có hơn 4 năm sinh sống tại Việt Nam. Với ngần ấy thời gian, tôi đã kịp hiểu một đạo lý giản đơn của người Việt: “Sự thật mất lòng”.Song không vì thế mà tôi sẽ ngoảnh ngơ trước những điều chưa hay, chưa đẹp ở đây.
Hy vọng những gì mình viết ra, không gì ngoài sự thật, như một ly cà phê ngon tặng cho mảnh đất này, tuy đắng nhưng sẽ giúp người ta thoát khỏi cơn ngủ gục – ngủ gật trước những giá trị ảo và vô tình để những giá trị thật bị mai một.
Tôi có một nước Nhật để tự hào
nhat | Tulip Châu Sa
tulipoems.wordpress.com
TÁM (8) Nguyên Tắc Tham Gia Phản Hồi Và Quyền Của Tulip Phan Trà Giang..... Bạn đọc phản hồi bài viết do Tulip đăng tải xin tuân ...
Tôi tự hào vì nơi tôi lớn lên, không có rừng vàng biển bạc. Song, “trong đêm tối nhất, người ta mới thấy được, đâu là ngôi sao sáng nhất”. Thế đấy, với một xứ sở thua thiệt về mọi mặt, nghèo tài nguyên, hàng năm gánh chịu sự đe dọa của hàng trăm trận động đất lớn nhỏ lại oằn mình gánh chịu vết thương chiến tranh nặng nề,vươn lên là cách duy nhất để nhân dân Nhật tồn tại và cho cả thế giới biết “cómột nước Nhật như thế”.
Tôi tự hào vì đất nước tôi không có bề dày văn hiến lâu đời nên chúng tôi sẵn sàng học hỏi và tiếp nhận tinh hoa mà các dân tộc khác “chia sẻ”. Từ trong trứng nước, mỗi đứa trẻ đã được học cách cúi chào trước người khác. Cái cúi chào ấy là đại diện cho hệ tư tưởng của cả một dân tộc biết trọng thị, khiêm nhường nhưng tự trọng cao ngời.
Tôi tự hào vì đất nước tôi được thử thách nhiều hơn bất kỳ ai. Khi thảm họa động đất sóng thần kép diễn ra, cả thế giới gần như “chấn động”. Chấn động vì giữa hoang tàn, đổ nát, đói khổ và biệt lập, người ta chỉ nhìn thấy từng dòng người kiên nhẫn xếp hàng nhận cứu trợ và cúi đầu từ tốn cảm ơn. Không có cảnh hôi của,lên giá, cướp bóc, bạo lực nào diễn ra giữa sự cùng khổ. Chỉ chưa đầy một năm sau khi hàng loạt thành phố bị xóa sổ hoàn toàn, sự sống lại bắt đầu hồi sinh như chưa từng có biến cố nào đã xảy ra. Thế đấy, không có những thành tích to lớn để nói về nước Nhật nhưng thương hiệu “made in Japan”, là thương hiệu uy tín vượt trên mọi khuôn khổ, tiêu chuẩn khắt khe, được toàn cầu tôn trọng nhất mà tôi từng biết.
Bạn cũng có một nước Việt để tự hào
Nói Việt Nam là một “nhà giàu”, quả là không ngoa. Giàu tài nguyên, giàu truyền thống, giàu văn hóa… Nhưng con cháu của nhà giàu, sẽ phải đối mặt với những vấn đề nan giải của nhà giàu. Và không phải ai cũng biết cách sống có trách nhiệm trong sự giàu có ấy.
Thật đáng tự hào nếu bạn được lớn lên ở một đất nước được thiên nhiên ưu đãi với rừng vàng biển bạc. Đáng xấu hổ nếu xem đó là khoản thừa kế kếch xù, không bao giờ cạn.Thật tiếc đó lại là những gì tôi thấy. Tại các thành phố, chỉ cần nhà mình sạch sẽ là được, ngoài phạm vi ngôi nhà, bẩn đến đâu, không ai quan tâm. Ở cácnhà máy, nếu không biết dồn rác thải ở đâu, họ sẽ cho chúng ra ngoài đường,sông suối, biển cả vì đó là “tài sản quốc gia” – đã có quốc gia lo, không phảiviệc của mỗi người dân. Tại một đất nước mà 80% dân số sống bằng nghề nông,đất đai, nước ngầm hầu như đã bị nhiễm độc, đến nỗi, người ta nói vui trong năm nữa thôi sẽ là thời đại của ung thư vì ăn gì cũng độc, không ít thì nhiều,không thể khác. Vì sao nên nỗi?
Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường. Thật buồn vì đó cũng là điều tôi thấy mỗi ngày.
Hãy chỉ cho tôi thấy rằng tôi đã sai nếu nói: Người Việt không biết xếp hàng, xếp hàng chỉ dành cho học sinh tiểu học; người Việt không biết tự hào về người Việt, nếu không thì Flappy Bird đã không phải chết yểu đau đớn; người Việt chửi hay còn hơn hát, cứ xách ba lô ra tới thủ đô một chuyến thì sẽ được mục sở thị; người Việt vẫn còn luyến tiếc văn hóa làng xã, giai cấp nếu không phải thế thì họ đã không đứng thẳng người chửi đổng và cúi rạp mình trước quyền lực bất công mà chẳng dám lên tiếng; người Việt có đôi mắt siêu hạng nhất vì nhìn đâu cũng thấy cơ hội để mánh mung, lọc lừa.
Tôi chưa từngthấy đất nước nào mà các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gắng học hành để sau này là bác sỹ, phi công, thuyền trưởng… mà xuất phát không vì đam mê mà vì phong bì nhiều, đút lót dễ, giàu sang mấy hồi… Vì đâu nên nỗi?
Người Việt có một nền di sản độc đáo, một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, ai cũng nhìn thấy,chỉ có người Việt là không thấy hoặc từ chối nhìn thấy. Vì sao nên nỗi?
Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt – khó lắm! Thật vậy sao?”
Nguồn Đất Việt:
HỒI ÂM CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM
Bạn thân mến,
Lâu lắm rồi giới trẻ chúng tôi mới nhận được một bài viết nói lên sự thật ở đất nước tôi, dù sự thật ấy làm chúng tôi hết sức đau buồn.
Xin cám ơn bạn. Ở đất nước tôi có câu “sự thật mất lòng” nhưng cũng có câu “thương cho roi cho vọt”,“thuốc đắng dả tật”.Bức thư của bạn đã làm thức dậy trong tôi niềm tự ái dân tộc lâu nay được ru ngủ bởi những bài học giáo điều từ nhà trường như “Chúng ta tự hào là một nước nhỏ đã đánh thắng hai cường quốc Pháp và Mỹ”.
Bạn đã nói đúng:“Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt, khó lắm. Thật vậy sao?”
Bạn biết đặt câu hỏi như thế là bạn đã có câu trả lời rồi. Những gì tôi viết sau đây chỉ là những lời tâm tìnhcủa một người trẻ thiếu niềm tin, với một người bạn đến từ một đất nước vững tin vào dân tộc mình, vào chính bản thân mình.Bạn nói đúng. So với nước Nhật, nước Việt chúng tôi đẹp lắm. Đối với tôi không có tấm bản đồ của nước nào đẹp như tấm bản đồ của nước tôi. Tấm bản đồ ấy thon thả đánh một đường cong tuyệt đẹp bên bờ Thái Bình Dương ấm áp. Trên đất nước tôi không thiếu một thứ gì cho sự trù phú của một dân tộc . Nhưng chúng tôi thiếu một thứ.Đó là Tự Do,Dân Chủ.Lịch sử của chúng tôi là lịch sử của một dân tộc buồn.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.Người đã từng nhận được đĩa vàng tại đất nước Nhật của các bạn năm 1970 (bán được trên 2 triệu bản) với bài hát “Ngủ Đi Con” đã từng khóc cho đất nước mình như sau:
“Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm nô lệ giặc Tây
Hai mươi Năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ để lại cho con
Gia tài của mẹ là nước Việt buồn”.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong “hai mươi Năm nội chiến từng ngày” ông sống tại miền nam Việt Nam nên nỗi đau của ông còn nhẹ hơn nỗi đau của người miền Bắc chúng tôi. Ông còn có hạnh phúc được tự do sáng tác, tự do gào khóc cho một đất nước bị chiến tranh xâu xé, được “đi trên đồi hoang hát trên những xác người” được mô tả người mẹ điên vì đứa con “chết hai lần thịt xương nát tan”.Nếu ông sống ở miền Bắc ông đã bị cấm sáng tác những bài hát như thế hoặc nếu âm thầm sáng tác ông sẽ viết như sau:
“Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm nô lệ giặc TâyBảy mươi năm Cộng Sản đọa đày
Gia tài của mẹ, để lại cho con
Gia tài của mẹ là nước Việt Buồn”
Bị đô hộ bởi một nước Tàu tự coi mình là bá chủ ở phương Bắc, bị một trăm năm Pháp thuộc . Một ít thờigian không bị ngoại bang đô hộ chúng tôi không có minh quân như Minh Trị Thiên Hoàng ở nước bạn. Huống gì thay vào đó chúng tôi bị cái xui là một trong những nước hiếm họi bị thống trị bởi một chế độ bị coi là quái vật của thế kỷ.Tại sao người Việt tham vặt.???
Vì họ đã từng đói kinh khủng.Trong cuộc chiến tranh gọi là chống Mỹ chống Pháp người dân miền Bắc chúng tôi đã đói đến độ mất cả tình người.Vì một ký đường, một cái lốp xe đạp, vài lạng thịt người ta tố cáo nhau, chơi xấu nhau dù trước đó họ là người trí thức.
Cho nên ăn cắp là chuyện bình thường.
Tôi cũng xin nhắc cho bạn , năm 1945 hàng triệu người Việt miền Bắc đã chết đói vì một lý do có liên quan đến người Nhật các bạn đấy. Xin bạn tìm hiểu phần này trong lịch sử quân Phiệt Nhật ở Việt Nam.
Tất nhiên người Việt vẫn nhớ câu “nghèo cho sạch, rách cho thơm” nhưng“thượng bất chính, hạ tắc loạn”.
Khi chấm dứt chiến tranh.Người Việt biết họ phải tự cứu đói mình chứ không ai khác. Kẻ có quyền hành tranh dành nhau rừng vàng biển bạc, kẻ nghèo xúm lại hôi của những xe chở hàng bị lật nhào.
Thật là nhục nhã,thật là đau lòng.
Bạn bảo rằng ở nước bạn người dân giữ gìn vệ sinh công cộng rất tốt. Còn ở ViệtNam cái gì dơ bẩn đem đổ ra đường.
Đúng vậy. Nhưng Tự Do , Dân Chủ đã ăn vào máu của các bạn để các bạn ý thức rõ đây là đất nước của mình.Còn chúng tôi?Chúng tôi chưa thấy nước Việt thực sự là của mình.!
Ngày trước Nước Việt là của Vua , Có khi nước Việt thuộc Tàu, rồi nước Việt thuộc Pháp,rồi nước Việt là của Đảng Cộng Sản.
Ruộng của cha ông để lại đã từng trở thành của hợp tác xã,rồi ruộng là của nhà nước chỉ cho dân mượn trong một thời gian nhất định. Đất là của nhà nướcnếu bị quy hoạch người dân phải lìa bỏ ngôi nhà bao năm yêu dấu của mình để ra đi.Cái gì không phải là của mình thì người dân không cảm thấy cần phải gìn giử.
Nhưng sự mất mát đau lòng nhất trên đất nước chúng tôi là mất văn hóa và không còn nhuệ khí.
Biết làm sao được khi chúng tôi được dạy để trở thành công cụ chứ không được dạy để làm người.
Tiếc thay bản chất thông minh còn sót lại đã cho chúng tôi nhận ra chúng tôi đang bị dối gạt. Nhất là trong những giờ học về lịchsử, văn chương.
Lớp trẻ chúng tôi đã mất niềm tin và tìm vui trong những trò rẻ tiền trên TV trên đường phố.
Nhớ năm nào nước của bạn cất công đem hoa anh đào qua Hà Nội cho người Hà Nội chúng tôi thưởng ngoạn. Và thanh niên Hà Nội đã nhào vô chụp giựt , bẻ nát cả hoa lẫn cành , chà đạp lên chính một nơi gọi là “ngàn năm Thăng Long văn hiến”.Nhục thật bạn ạ. Nhưng lớp trẻ chúng tôi hầu như đang lạc lối,thiếu ngườidẫn đường thật sự chân thành thương yêu chúng tôi, thương yêu đất nước ngàn năm tang thương , đau khổ.
Thật buồn khi hàng ngày đọc trên báo bạn thấy giới trẻ nước tôi hầu như chỉ biết chạy theo một tương lai hạnh phúc dựa trên sắc đẹp và hàng hiệu. Họ không biết rằng nước Hàn có những hot girls, hot boys mà họ say mê còn là một quốc gia cực kỳ kỷ luật trong học hành, lao động.Bạn nói đúng. Ngay cả bố mẹ chúng tôi thay vì nói với chúng tôi “con hãy chọn nghề nào làm cuộc sống con hạnh phúc nhất” thì họ chỉ muốn chúng tôi làm những công việc, ngồi vào những cái ghế có thể thu lợi tối đa dù là bất chính.
Chính cha mẹ đã chi tiền để con mình được làm tiếp viên hàng không, nhân viên hải quan, công an giao thông… với hy vọng tiền thu được dù bất minh sẽ nhiều hơn bội phần.
Một số người trẻ đã quên rằng bên cạnh các ca sĩ cặp với đại gia có nhà trăm tỉ, đi xe mười tỉ còn có bà mẹ cột hai con cùng nhảy sông tự tử vì nghèo đói. Mới đây mẹ 44 tuổi và con 24 tuổi cùng nhảy cầu tự tử vì không có tiền đóng viện phí cho con. Và ngày càng có nhiều bà mẹ tự sát vì cùng quẩn sau khi đất nước thái bình gần 40 năm.
Bạn ơi.Một ngày nào chúng tôi thực sự có tự do, dân chủ chúng ta sẽ sòng phẳng nói chuyện cùng nhau. Còn bây giờ thì:
“trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.
Dù sao cũng biết ơn bạn đã dám nói ra những sự thật dù có mất lòng.
Và chính bạn đã giúp tôi mạnh dạn nói ra những sự thật mà lâu nay tôi không biết tỏ cùng ai !!!
GIA MINH * NHÀ VỆ SINH
Nhà vệ sinh cho những nước nghèo
Gia Minh, PGĐ Ban Việt Ngữ
2016-06-21
2016-06-21
Nhà vệ sinh là một yêu cầu tối thiểu giúp cho môi trường sống của con người trong cộng đồng không bị ô nhiễm bởi chính chất thải của bản thân họ. Tại những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nhà vệ sinh vẫn còn thiếu ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; trong khi đó ngay tại các thành thị nhà vệ sinh vẫn chưa đạt chuẩn về môi sinh.
Thực tiễn
‘Tái sáng tạo nhà vệ sinh- Reinventing the Toilet’ là đề tài sáng chế khoa học do Viện Công nghệ Châu Á- AIT tiến hành nghiên cứu từ tháng 9 năm 2011 cho đến cuối tháng 10 năm nay.
Trong thời gian qua, các thành viên nghiên cứu của dự án đi tìm hiểu thực tế tại nhiều quốc gia đang phát triển tại các khu vực Đông Nam Á, Nam Á và Phi Châu.
Qua nghiên cứu thực tế, các nhà nghiên cứu thuộc dự án đưa ra một số thống kê như sau: có chừng 15% dân số thế giới tương đương khoảng 1 tỷ mốt người đi đại tiện ngoài trời. Đất nước Ấn Độ, nơi 839 triệu dân xứ này có điện thoại di động; thế nhưng có đến 626 triệu người không có được nhà vệ sinh phù hợp. Tại Campuchia chỉ có chừng 31% dân chúng có thể tiếp cận nhà vệ sinh hay hệ thống vệ sinh cái tiến. Ở thành phố Hồ Chí Minh, thống kê cho thấy chỉ có 1/5 các xe hút hầm cầu đưa chất thải đến đổ tại những cơ sở xử lý mà thôi.
Một cư dân sinh sống tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về thực trạng nhà vệ sinh cho người dân ở khu vực này như sau:
“Ở đồng bằng Sông Cửu Long cầu tiêu bắc trên sông. Nhà trên sông thì bắc ngay cầu trên sông. Rồi ao cá tra; vẫn chưa triệt để dùng hố xí, dùng cầu tiêu tự hoại, vẫn chấp nhận ‘cầu tỏm’ trên sông, trên kênh rạch và trong ao hồ.
Có thể nói ghê lắm; bây giờ ‘khuất mắt trông coi ‘ vậy thôi! Ở đây tôi dùng nước máy của Nhà máy nước Sông Hậu, chỉ trông cậy nhà máy nước họ lọc nhiều vòng kỹ thì tốt. Còn nói đến nông thôn thì vẫn cứ tình trạng nước thủy triều, con nước lớn, nước ròng rồi kênh rạch. Cầu tiêu vẫn bắc trên sông, hồ, ao luôn!”
Trong khi đó ở Thái Lan, 100% người dân được tiếp cận nhà vệ sinh; tuy nhiên 85% chất thải hầm cầu lại xả một cách không phân biệt vào hệ thống thoát nước, hay thải ra những khu ngoài trời ở thành thị, đổ vào nguồn nước trong đất liền, xả ra đồng ruộng, nhánh sông, và cả ra biển nữa.
Sản phẩm được sáng chế
Sau thời gian nghiên cứu, sáng chế vào ngày 26 tháng 5 vừa qua, tại thủ đô Bangkok, Thái Lan nhóm nghiên cứu công bố bốn sản phẩm của dự án ‘tái sáng tạo nhà vệ sinh’ do họ nghiên cứu ra.
Sản phẩm thứ nhất được gọi là nhà vệ sinh ống xoáy, tạm dịch theo từ tiếng Anh ‘cyclone toilet’. Dạng ống xoáy này sử dụng lực hấp dẫn và ly tâm để tách chất thải đặc ra khỏi chất thải lỏng. Chất thải đặc được tách ra như thế sẽ được khử trùng bằng sức nóng, trong khi đó chất thải lỏng được khử trùng bằng phương pháp điện hóa. Đây là một dạng công nghệ vệ sinh bảo đảm việc xử lý ngay tại chỗ.
Kỹ thuật làm sạch tại chỗ được nghiên cứu sáng chế nhằm giảm bớt việc phải vận chuyển chất thải từ nhà vệ sinh đến tại những cơ sở xử lý.
Sản phẩm thứ hai có tên gọi theo tiếng Anh là ‘Cess to fit system’. Hệ thống này là một hệ thống khép kín không gây ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm. Hệ thống được trang bị với một ống thông hơi giúp thoát biogas (khí sinh học) được hình thành trong quá trình chất thải hữu cơ đặc phân hủy. Thêm vào đó là một hệ thống xả nước thủy lực hòa trộn các chất thải trong hầm.
Sản phẩm thứ ba trong dự án là hệ thống bể phốt tự hoại bổ sung sử dụng máy đun nóng bằng năng lượng mặt trời. Đây là một công nghệ vệ sinh hữu hiệu khi giúp tăng cường tiến trình tiêu diệt các tác nhân gây bệnh; đầy nhanh tiến trình phân hủy các chất hữu cơ. Chất thải đặc được giảm đến phân nửa so với loại bể phốt truyền thống lâu nay.
Sản phẩm thứ tư là xe vệ sinh tiệt trùng. Loại xe được cải tiến này có khoang chân không với hệ thống phân tách chất đặc khỏi chất lỏng và hệ thống khử trùng cho cả hai loại này. Như thế giúp giảm chi phí vận chuyển và xử lý. Nó cũng giúp tăng cường tính hiệu quả quản lý chất thải.
Tất cả 4 sản phẩm vừa nêu là kết quả nghiên cứu sáng chế trong thời gian 5 năm qua. Các chuyên gia của AIT cho rằng bốn loại sản phẩm vê sinh như thế giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân tại các quốc gia Châu Á và Châu Phi.
AIT đã cho tiến hành ứng dụng công nghệ này tại Thái Lan và Việt Nam. Hiện nay AIT đang trong giai đoạn đàm phán tại Ấn Độ để các sản phẩm được sử dụng trong chiến dịch có tên Ấn Độ Sạch (Clean India Campaign). Những người tham gia dự án còn cho biết công nghệ được sáng chế ra sẽ được ứng dụng tại các nước thuộc khối ASEAN và rộng ra nữa.
Ở đồng bằng Sông Cửu Long cầu tiêu bắc trên sông. Nhà trên sông thì bắc ngay cầu trên sông. Rồi ao cá tra; vẫn chưa triệt để dùng hố xí, dùng cầu tiêu tự hoại, vẫn chấp nhận ‘cầu tỏm’ trên sông, trên kênh rạch và trong ao hồ.
- Một cư dân ĐBSCL
Theo tiến sĩ Thammarat Kotatep thì bốn sản phẩm được giới thiệu hôm ngày 26 tháng 5 vừa qua đã có đặt hàng để sản xuất cho người tiêu dùng ở Việt Nam và Thái Lan.
Đối với Việt Nam thì đơn vị đứng ra đặt hàng là Ngân hàng Phát triển Châu Á- ADB thuộc dự án nhằm phục vụ cho một số địa phương được gọi là những thành phố hay thị trấn hạng hai ở Việt Nam. Dù tên của những nơi đó vẫn chưa được thông báo cụ thể nhưng ADB cho biết những thành phố và thị trấn thuộc dự án nằm ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Ông Thammarat Kotatep cũng thông báo cho biết qui cách của những nhà vệ sinh được lắp đặt các hệ thống cải tiến như vừa nêu sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng cho hộ gia đình có 5 người.
Giá cả của một nhà vệ sinh như thế tối thiểu là 250 đô la Mỹ, tuy nhiên mỗi công nghệ có những dạng khác nhau và giá cả cũng thay đổi theo dạng thức công nghệ được áp dụng. Đắt nhất trong hệ thống là những thiết bị năng lượng mặt trời. Đắt nhất sẽ lên đến 2000 đô la Mỹ cho một nhà vệ sinh với ba hệ thống công nghệ của AIT.
Tiến sĩ Thammarat Kotatep còn cho biết thêm loại bể phốt truyền thống lâu nay thường chỉ có thể giữ chất thải trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 năm; còn loại cải tiến với ba hệ thống công nghệ của AIT sáng chế ra có thể tăng thời gian đó lên chừng 15% nhờ vảo hiệu quả của việc được xử lý tại chỗ; tuy nhiên lợi điểm là có thể giúp trừ khử những loại vi khuẩn gây bệnh, những chất gây ô nhiễm cũng như giảm biogas trong bể phốt.
Ý kiến đánh giá
Giáo sư Vorsak Kanok-Nukulchai, chủ tịch Viện Công nghệ Châu Á- AIT, cho rằng hiện chúng ta đang phải đối diện với vô số những thách thức toàn cầu; đặc biệt những thách thức liên quan đến cuộc sống bền vững của con người trên Trái Đất. Đó là những thách thức và mối liên quan giữa lương thực, năng lượng, nguồn nước và vệ sinh không chỉ tại khu vực Me kong mà ở nhiều khu vực khác ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh.
Vị giáo sư này cũng cho rằng công tác quản trị nước thải và vệ sinh được nâng cao rất thiết yếu đối với vấn đề an ninh nguồn nước và phát triển bền vững. Tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, mặc dù mục tiêu thiên niên kỷ Liên hiệp quốc về nước uống an toàn được đánh giá đã đạt; thế nhưng các mục tiêu vệ sinh vẫn chưa thể. Theo thống kê của Tổ chứ Y tế Thế giới WTO trên toàn thế giới vẫn còn thì có đến 2 tỷ 600 triệu người vẫn chưa tiếp cận được các phương tiện vệ sinh cải tiến. Có 46 quốc gia mà ít hơn phân nửa người dân có được các phương tiện như thế.
Tiến sĩ Subin Pinkayan, chỉ tịch Hội đồng Quản Trị của AIT thì cho rằng việc mỗi công sở, mỗi gia đình hay ở một nơi công cộng đều phải có một nhà vệ sinh vẫn chưa đủ mà vấn đề nếu như chất thải của nhà vệ sinh không được xử lý triệt để thì lại gây nên những mối nguy cho sức khỏe con người, gây ra những vấn nạn môi trường khác.
Tài trợ cho dự án
Dự án “Tái sáng tạo nhà vệ sinh" như vừa nêu nhận được nguồn kinh phí hỗ trợ của Sáng hội Bill & Melinda Gates.
Giáo sư chủ tịch AIT cho biết Sáng hội Bill & Melinda Gates đưa ra thách thức và AIT chấp nhận thực hiện dự án với mục tiêu xử lý phù hợp chất thải từ nhà vệ sinh ở một mức giá có thể chấp nhận được đối với những cư dân nghèo tại thành phố.
Còn tiến sĩ Doulay Kone, phó giám đốc phân ban Nguồn nước, Vệ sinh (WASH) của Sáng hội Bill $ Melianda Gates trong dịp công bố bốn sản phẩm của dự án ‘Tái Sáng chế Nhà Vệ Sinh’ cho biết hiện nay công nghệ đã sẵn sàng, do vậy vấn đề áp dụng rộng ra ở cả hai châu Á và Phi là điều mà nhà tài trợ rất mong mỏi.
Đại diện nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Thammarat Kootatep cho biết hiện nhóm nghiên cứu cũng đang xem xét khả năng chuyển giao kỹ thuật cho những nơi khác để có thể nhanh chóng ứng dụng các sáng chế được nghiên cứu ra.
Sáng hội Bill & Melinda Gates là quĩ từ thiện do hai vợ chồng tỷ phú Bill Gates góp vốn để thành lập nên. Sáng hội ra đời vào tháng giêng năm 2000 qua sự hợp nhất hai quỹ là Quỹ Khuyến học Gates và Quỹ William H. Gates.
Tôn chỉ trên trang mạng của Sáng hội Bill & Melinda Gates nêu rõ ‘Mọi sinh mạng có giá trị ngang nhau, chúng tôi là những người lạc quan thiếu kiên nhẫn đang làm việc để giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng’.
CA DAO MỚI
CA DAO MỚI.
Miền Bắc có lắm thằng điên
Trong túi nhiều tiền nó bảo rằng không
Suốt ngày nó chạy long nhong
Nói thánh nói tướng, nhưng không làm gì
Nhưng mà hắn được cái lì
Chỉ thị, Nghị quyết, cái gì cũng thông
Miền Trung có lắm thằng khôn
Nó chun ngõ trước, nó luồn ngỏ sau
Một khi nó quyết làm giàu
Nó đi đúng chỗ, nó cân đúng người
Sinh ra vốn ở xứ nghèo
Nghiên cứu nghị quyết nên theo điều gì
Miền Nam có lắm thằng tham
Nó ăn như hạm, nó làm như điên
Trong túi nó muốn nhiều tiền
Nó cưới vợ một, nghĩ liền vợ hai
Suốt ngày nó nhậu lai rai
Một chữ Nghị quyết, học hoài không thông
Mang danh Dân Chủ Cộng Hòa
Đi ra khỏi tỉnh phải qua cửa quyền
Xuất trình giấy phép liên miên
Chứng từ thị thực ở miền nào qua
Trăm năm trong cõi người ta
Ở đâu cũng được đi ra đi vào
Xa xôi như xứ Bồ Đào
Người ta cũng được đi vào đi ra
Đen đủi như Ăng Gô La
Người ta cũng được đi ra đi vào
Chậm tiến như ở nước Lào
Người ta cũng được đi vào đi ra
Chỉ riêng có ở nước ta
Người ta không được đi ra đi vào
Chưa đi, chưa biết Sài Gòn
Đi rồi, trong túi chẳng còn đồng xu
Đêm nằm, ngẩm lại thấy ngu.
Thằng cha ăn ít thằng cu ăn nhiều
Tiếc thay cây quế còn soan
Để cho đám mọi Đài Loan nó trèo
Tìm em như thể tìm chim
Chim bay biển Bắc, anh tìm biển Đông
Tìm chi cho phải mất công
Đài Loan, Hàn Quốc em dông mất rồi.
Ngày xưa đại tướng cầm quân
Ngay nay đại tướng cầm quần chị em
Trăm năm bia đá cũng mòn
Bia chai cũng vỡ, chỉ còn bia ôm.
Phong lan, phong chức, phong bì
Trong ba thứ ấy, thứ gì quý hơn?
Phong lan ngắm mãi cũng buồn
Phong chức thì phải cúi luồn vào ra
Chỉ còn cái phong thứ ba
Mở ra thơm nức, cả nhà cùng vui.
Thank cha, thank mẹ, thank gì ?
Hễ có phong bì thì nó thank you
Ngày đi: Ðảng gọi Việt gian
Ngày về: Ðảng lại chuyển sang Việt kiều
Chưa đi: phản động trăm chiều
Ði rồi: thành khúc ruột yêu ngàn trùng
Trốn đi: Ðảng bắt đến cùng
Trở về: mời gọi, săn lùng Đô la
Việt Minh, Việt Cộng, Việt kiều
Trong ba Việt ấy, Đảng yêu Việt nào
Việt Minh tuổi đã khá cao
Việt Cộng ốm yếu xanh xao gầy mòn
Việt Kiều tuổi hãy còn non
Đảng yêu, Đảng quý như con đầu lòng
Ngày xưa: chửi Mỹ hơn người
Ngày nay: nịnh Mỹ hơn mười lần xưa
Ngày xưa: đánh Mỹ không chừa
Ngày nay: con cái lại lùa sang đây
Ngày xưa: Mỹ xấu, Ðảng hay
Ngày nay: Ðảng ngửa hai tay xin tiền!
Miền Bắc có lắm thằng điên
Trong túi nhiều tiền nó bảo rằng không
Suốt ngày nó chạy long nhong
Nói thánh nói tướng, nhưng không làm gì
Nhưng mà hắn được cái lì
Chỉ thị, Nghị quyết, cái gì cũng thông
Miền Trung có lắm thằng khôn
Nó chun ngõ trước, nó luồn ngỏ sau
Một khi nó quyết làm giàu
Nó đi đúng chỗ, nó cân đúng người
Sinh ra vốn ở xứ nghèo
Nghiên cứu nghị quyết nên theo điều gì
Miền Nam có lắm thằng tham
Nó ăn như hạm, nó làm như điên
Trong túi nó muốn nhiều tiền
Nó cưới vợ một, nghĩ liền vợ hai
Suốt ngày nó nhậu lai rai
Một chữ Nghị quyết, học hoài không thông
Mang danh Dân Chủ Cộng Hòa
Đi ra khỏi tỉnh phải qua cửa quyền
Xuất trình giấy phép liên miên
Chứng từ thị thực ở miền nào qua
Trăm năm trong cõi người ta
Ở đâu cũng được đi ra đi vào
Xa xôi như xứ Bồ Đào
Người ta cũng được đi vào đi ra
Đen đủi như Ăng Gô La
Người ta cũng được đi ra đi vào
Chậm tiến như ở nước Lào
Người ta cũng được đi vào đi ra
Chỉ riêng có ở nước ta
Người ta không được đi ra đi vào
Chưa đi, chưa biết Sài Gòn
Đi rồi, trong túi chẳng còn đồng xu
Đêm nằm, ngẩm lại thấy ngu.
Thằng cha ăn ít thằng cu ăn nhiều
Tiếc thay cây quế còn soan
Để cho đám mọi Đài Loan nó trèo
Tìm em như thể tìm chim
Chim bay biển Bắc, anh tìm biển Đông
Tìm chi cho phải mất công
Đài Loan, Hàn Quốc em dông mất rồi.
Ngày xưa đại tướng cầm quân
Ngay nay đại tướng cầm quần chị em
Trăm năm bia đá cũng mòn
Bia chai cũng vỡ, chỉ còn bia ôm.
Phong lan, phong chức, phong bì
Trong ba thứ ấy, thứ gì quý hơn?
Phong lan ngắm mãi cũng buồn
Phong chức thì phải cúi luồn vào ra
Chỉ còn cái phong thứ ba
Mở ra thơm nức, cả nhà cùng vui.
Thank cha, thank mẹ, thank gì ?
Hễ có phong bì thì nó thank you
Ngày đi: Ðảng gọi Việt gian
Ngày về: Ðảng lại chuyển sang Việt kiều
Chưa đi: phản động trăm chiều
Ði rồi: thành khúc ruột yêu ngàn trùng
Trốn đi: Ðảng bắt đến cùng
Trở về: mời gọi, săn lùng Đô la
Việt Minh, Việt Cộng, Việt kiều
Trong ba Việt ấy, Đảng yêu Việt nào
Việt Minh tuổi đã khá cao
Việt Cộng ốm yếu xanh xao gầy mòn
Việt Kiều tuổi hãy còn non
Đảng yêu, Đảng quý như con đầu lòng
Ngày xưa: chửi Mỹ hơn người
Ngày nay: nịnh Mỹ hơn mười lần xưa
Ngày xưa: đánh Mỹ không chừa
Ngày nay: con cái lại lùa sang đây
Ngày xưa: Mỹ xấu, Ðảng hay
Ngày nay: Ðảng ngửa hai tay xin tiền!
T.LAN * TÌNH THƠ NGUYÊN SA
TÌNH THƠ NGUYÊN SA
Nhà thơ Nguyên Sa được nhắc đến nhiều qua tác phẩm “ Paris có gì lạ không em ” và những dòng thơ tình khác. Người bạn đời của ông chia xẻ về những tình huống của những cảm hứng ấy nhân ngày giỗ của người nghệ sỹ.
Từ mươi năm nay, vào thời điểm này của tháng Tư bạn hữu với thi sĩ Nguyên Sa lại nhắc nhớ đến ông.
Nguyên Sa Trần Bích Lan từ trần ngày 18 tháng Tư 1998. Thời gian trôi qua như thế là đã 10 năm. Đối với người thân yêu thì hẳn là những tháng năm đó dài … dài lắm. Irvine, thành phố mà ông cùng gia đình tới định cư, nơi ông sinh hoạt báo chí, thơ văn trong hai mươi năm cuối cuộc đời, chỉ cách đường Bolsa một quãng xa lộ.
Từ xa lộ vào con đường này một chốc là thấy ngay thảm cỏ xanh mướt và khung cảnh êm ả của nghĩa trang, nơi an nghỉ của hầu hết người Việt vùng này. Thi sĩ Nguyên Sa được chôn cất tại đó, “hạt cát nguyên vẹn” óng ánh giữa chốn hồng trần, đã trở về với cát bụi.
“Tiễn biệt” Hải Lý hát …
Từ ngày Nguyên Sa qua đời, vợ ông - nhân vật trong bài thơ độc đáo mang tên “Nga” - đã đóng cửa nhà in, và trung tâm băng nhạc.
Với bà, Thy Nga có mối cảm tình đặc biệt, phải chăng vì cùng tên? Hay vì có một số điểm tương đồng? Lần này điện thoại sang thăm, Thy Nga yêu cầu bà đọc cho nghe thơ của ông. Bài gì thì chỉ nói tựa đề, là bà biết ngay ở trang mấy trong cuốn nào, như về bài thơ “Sợi tóc” khắc trên mộ Nguyên Sa, bà Nga thuật lại:
“ Mộ của Nguyên Sa gần một hồ nước nhỏ, như là trong góc một khu rừng nhỏ. Khi anh ấy làm bài thơ này, không ngờ nó lại giống nơi anh ấy được nằm ở đó:
‘Nằm chơi ở góc rừng này
Chưa thiên thu cũng đã đầy cỏ hoang
Xin em một sợi tóc vàng
Làm hoa khởi sự cho ngàn kiếp sau
Biết đâu thảo mộc bớt đau
Biết đâu có bản kinh cầu dâng lên? ’
Những vần thơ cuối
Khi biết là mình sắp ra đi, tinh thần vẫn bình thản, chấp nhận, anh ấy làm bài thơ “Thủy chung”. Thường thường, các cụ cứ dặn dò là chôn cất ra làm sao, nhưng mà Nguyên Sa vẫn tếu trong cái bài dặn dò như thế này:
‘ … Anh nói anh muốn Saigon,
anh muốn đường Phan Thanh Giản,
anh muốn nước Mỹ, vùng biển Thái Bình,
anh muốn Montpellier, muốn Nice,
muốn Cannes, muốn Saint Tropez,
muốn tất cả những thị trấn miền Nam nước Pháp,
nhất là những thành phố quanh Địa Trung Hải,
nhưng anh chỉ có hai chân,
anh chỉ xin em ném dùm anh
xuống những mảnh đất đầu đời:
chỗ bãi phù sa anh tắm mỗi chiều,
con lộ mỗi ngày chúng mình cùng nhau đi học.’
Đó là khi người thi sĩ tếu dặn vợ là chôn cất ra làm sao.”
Đọc đến câu này thì bà Nga đã rất xúc động. Thời gian cùng học ở Paris, gặp gỡ rồi yêu nhau, là quãng đời đẹp nhất của hai người. Do đó, những nơi mà sau khi từ trần, Nguyên Sa muốn linh hồn mình tìm về, là những địa điểm từng ghi dấu kỷ niệm một đời.
“Paris có gì lạ không em”
( âm thanh bài hát do Ngô Thụy Miên phổ nhạc,Tuấn Ngọc hát …)
File photo
Thy Nga: Hay là mình đừng nói chuyện buồn nữa … Chị kể lại tình cảnh viết nên các bài thơ nhé, nhất là các bài mà nhiều người yêu thích, như “Paris có gì lạ không em” Vì sao đang học mà lại có chuyện người phải ra đi, kẻ ở lại “Kinh thành hoa lệ ” ?
Bà Nga: Năm 1953, ông cụ thân sinh anh Lan mất tại Hà Nội. Anh Lan thấy cần phải ngưng học ở bên Pháp để về giúp đỡ gia đình, thế nhưng mà chị đang học đại học ở Paris thành ra anh ấy mới làm bài thơ :
“ Paris có gì lạ không em?
Mai anh về, em có còn ngoan …”
tức là anh ấy đi Việt Nam rồi sẽ về lại Paris. Anh ấy mới hỏi:
“Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm
Chả biết tay ai làm lá sen?”
là Chị có chịu theo anh ấy không?
Đến lúc mà Chị bằng lòng thì mới là có cái bài “Nga”
“Nga” qua giọng hát Duy Quang …
Bà Nga: Tụi này chỉ có đi ra Mairie 15è làm đám cưới. Sinh viên du học mà lại sau khi Hiệp Định Genève chia cắt đất nước (gia đình không gửi tiền qua được) sinh viên Việt Nam ở bên ấy nghèo lắm. Tụi này không có nhẫn nữa mà. Thành ra in bài thơ Nga đề là thay cho thiệp báo hỷ. Cái bài thơ thì mọi người nghe thích quá, nói là ngộ nghĩnh. Xong rồi, bạn bè đông lắm, sinh viên thì đông lắm, kéo nhau sang cái quán cà-phê trước cửa, uống cà-phê, mọi người chung tiền trả phần cho cô dâu chú rể. Thế thôi!
Cuối tháng 12 đó (năm 1955) là xuống tàu tại Marseille đi về Saigon. Về đến Sài Gòn thì cả hai vợ chồng đều đi dạy học. Cứ bước vào lớp là bị học sinh nó hát mấy câu đó, mình phải làm rất là nghiêm trang.
Kế tiếp, Nguyên Sa cùng với vợ mở tư thục. Trong nắng ấm chan hòa ở Saigon, hình ảnh những tà áo dài, lụa nội hóa, gợi cảm hứng cho Nguyên Sa viết nên bài thơ “Áo lụa Hà Đông”.
“Áo lụa Hà Đông” Quang Dũng hát …
Thơ Nguyên Sa là thơ của những rung động tình yêu đầu đời, chân thành đến vụng dại, những xúc cảm mà ta khó thể có lại về sau.
“Không có anh, lấy ai đưa em đi học về
Lấy ai viết thư cho em mang vào lớp học …
Ai cầm tay cho đỏ má em hồng
Ai thở nhẹ cho mây vào trong tóc …
Không có anh, lấy ai cười trong mắt
Ai ngồi nghe em nói chuyện thu phong
Ai cầm tay mà dắt mùa Xuân
Nghe đường máu run từng cành lộc biếc …” (trích đoạn bài thơ “Cần thiết”)
Đã biết bao chàng trai nhờ thơ Nguyên Sa để ngỏ ý với cô bạn mà mình thầm yêu trộm nhớ. Và cũng đã biết bao thiếu nữ học thuộc, hay là nắn nót chép, rồi ướp tập thơ Nguyên Sa để dưới gối mà dệt mộng:
“ … Sài Gòn gối đầu trên cánh tay
Những năm mười sáu, mắt nhìn mây
Cánh tay tròn ánh trăng mười bốn
Tiếng nhạc đang về dang cánh bay
Sài Gòn nắng hay Sài Gòn mưa
Thứ Bảy Sài Gòn đi Bonard
Guốc cao gót nhỏ mây vào gót
Áo lụa trăng mềm bay xuống thơ …”(trích đoạn bài thơ “Tám phố Sài Gòn”)
Dòng thơ và giòng đời
Nhưng rồi, biến cố 1975 xảy tới, Nguyên Sa và vợ lại phải
từ giã thành phố thân thương, lần này là Sài Gòn.
Bà Nga cho biết là ông bà ra đi ngày 24 tháng Tư đến đảo Guam, rồi tới trại Pendleton miền Nam California.
Bà Nga: Chúng tôi ra khỏi Camp Pendleton từ tháng 7 năm 1975, sang Pháp để đoàn tụ với hai đứa con đang du học bên ấy. Chúng tôi được học bổng của Đại học Pháp, hai vợ chồng cùng đi học Cao học Kinh Tế tuy nhiên, được hai năm thì tôi sang Mỹ định cư. Nhà tôi ở lại học cho xong Cao học Kinh Tế, sang Cali sau đó một năm (năm 1978) nhưng rồi lại không xài cái bằng đó.
Đầu tiên thì tôi đi làm tại Đại học UC Irvine. Nhà tôi lại còn đi học nghề điện tử, thì có cái bài thơ “Thi sĩ qua Mỹ làm thợ điện” đó. Ông ấy đi làm Electronic technician hai, ba tháng gì đó thì ông ấy chán cái sự đi làm, sáng đi chiều về, thành ra ông ấy đi làm báo Việt Nam từ năm 81. Tạp chí Đời đến khắp các nơi mà có người Việt tỵ nạn định cư, gửi sang Úc nữa. Đến năm 82 thì chúng tôi thành lập công ty (corporation). Tới năm 98 nhà tôi mất thì tôi đóng cửa cái business đó, tôi dẹp hết.
Nguyên Sa Trần Bích Lan từng dạy học (nhất là về Triết), mở tư thục, làm báo, viết văn, thành lập nhà in, và trung tâm băng nhạc, nhưng được biết đến nhiều nhất là về thơ, và nổi bật là các bài thơ tình của lứa tuổi đôi mươi.
Được coi là “Thi sĩ của Tình Yêu”, Nguyên Sa qua bài “ Chia tay ” gửi lời “ cám ơn những người yêu nhau, những người làm trăng thành trăng, biển thành biển, núi non thành núi non, làm suối trở thành ngọn suối tuyệt vời ca hát …”
Và qua bài “Có phải em về đêm nay”, Nguyên Sa nói lên
ý muốn được làm thơ đến hơi thở cuối cùng:
“… Vì lòng anh (em đã biết)
có bao giờ thèm khát vô biên
có bao giờ anh mong đừng chết, dù để làm thơ
nên tất cả chỉ vì yêu em
và làm thơ cho đến chết.”
Thật thế, khi lâm bệnh nặng, Nguyên Sa vẫn làm thơ, các bài thơ chở đầy ký ức những ngày xa xưa, lẫn vào là các bài với chút hoang mang trước cái chết. Và trong bệnh viện, ông vẫn gắng điện thoại, dặn dò nhà in về việc in quyển thơ tập 4.
Nga, người yêu và là người bạn đời, luôn luôn bên cạnh ông qua những trôi nổi của thế sự cho đến giây phút cuối của cuộc sống. Và như thế, câu hỏi của Nguyên Sa trong bài thơ “Paris có gì lạ không em” :
“Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm
Chả biết tay ai làm lá sen ?”
đã được trả lời một cách trọn vẹn. Không chỉ là cái gật đầu, ưng thuận kết hôn, mà Nga nguyện làm chiếc lá sen ấp ủ hương cốm Nguyên Sa mãi mãi.
Sau khi Nguyên Sa qua đời, chính bà đã tiến hành, in tất cả các tập thơ, sách, truyện, và cuốn hồi ký của ông.
Ca khúc “Paris có gì lạ không em” kết thúc chương trình tưởng nhớ nhà thơ Nguyên Sa. Thy Nga tạm biệt quý thính giả và các bạn.
T Lan
Bà Nga: Năm 1953, ông cụ thân sinh anh Lan mất tại Hà Nội. Anh Lan thấy cần phải ngưng học ở bên Pháp để về giúp đỡ gia đình, thế nhưng mà chị đang học đại học ở Paris thành ra anh ấy mới làm bài thơ :
“ Paris có gì lạ không em?
Mai anh về, em có còn ngoan …”
tức là anh ấy đi Việt Nam rồi sẽ về lại Paris. Anh ấy mới hỏi:
“Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm
Chả biết tay ai làm lá sen?”
là Chị có chịu theo anh ấy không?
Đến lúc mà Chị bằng lòng thì mới là có cái bài “Nga”
“Nga” qua giọng hát Duy Quang …
Bà Nga: Tụi này chỉ có đi ra Mairie 15è làm đám cưới. Sinh viên du học mà lại sau khi Hiệp Định Genève chia cắt đất nước (gia đình không gửi tiền qua được) sinh viên Việt Nam ở bên ấy nghèo lắm. Tụi này không có nhẫn nữa mà. Thành ra in bài thơ Nga đề là thay cho thiệp báo hỷ. Cái bài thơ thì mọi người nghe thích quá, nói là ngộ nghĩnh. Xong rồi, bạn bè đông lắm, sinh viên thì đông lắm, kéo nhau sang cái quán cà-phê trước cửa, uống cà-phê, mọi người chung tiền trả phần cho cô dâu chú rể. Thế thôi!
Cuối tháng 12 đó (năm 1955) là xuống tàu tại Marseille đi về Saigon. Về đến Sài Gòn thì cả hai vợ chồng đều đi dạy học. Cứ bước vào lớp là bị học sinh nó hát mấy câu đó, mình phải làm rất là nghiêm trang.
Kế tiếp, Nguyên Sa cùng với vợ mở tư thục. Trong nắng ấm chan hòa ở Saigon, hình ảnh những tà áo dài, lụa nội hóa, gợi cảm hứng cho Nguyên Sa viết nên bài thơ “Áo lụa Hà Đông”.
“Áo lụa Hà Đông” Quang Dũng hát …
Thơ Nguyên Sa là thơ của những rung động tình yêu đầu đời, chân thành đến vụng dại, những xúc cảm mà ta khó thể có lại về sau.
“Không có anh, lấy ai đưa em đi học về
Lấy ai viết thư cho em mang vào lớp học …
Ai cầm tay cho đỏ má em hồng
Ai thở nhẹ cho mây vào trong tóc …
Không có anh, lấy ai cười trong mắt
Ai ngồi nghe em nói chuyện thu phong
Ai cầm tay mà dắt mùa Xuân
Nghe đường máu run từng cành lộc biếc …” (trích đoạn bài thơ “Cần thiết”)
Đã biết bao chàng trai nhờ thơ Nguyên Sa để ngỏ ý với cô bạn mà mình thầm yêu trộm nhớ. Và cũng đã biết bao thiếu nữ học thuộc, hay là nắn nót chép, rồi ướp tập thơ Nguyên Sa để dưới gối mà dệt mộng:
“ … Sài Gòn gối đầu trên cánh tay
Những năm mười sáu, mắt nhìn mây
Cánh tay tròn ánh trăng mười bốn
Tiếng nhạc đang về dang cánh bay
Sài Gòn nắng hay Sài Gòn mưa
Thứ Bảy Sài Gòn đi Bonard
Guốc cao gót nhỏ mây vào gót
Áo lụa trăng mềm bay xuống thơ …”(trích đoạn bài thơ “Tám phố Sài Gòn”)
Dòng thơ và giòng đời
Nhưng rồi, biến cố 1975 xảy tới, Nguyên Sa và vợ lại phải
từ giã thành phố thân thương, lần này là Sài Gòn.
Bà Nga cho biết là ông bà ra đi ngày 24 tháng Tư đến đảo Guam, rồi tới trại Pendleton miền Nam California.
Bà Nga: Chúng tôi ra khỏi Camp Pendleton từ tháng 7 năm 1975, sang Pháp để đoàn tụ với hai đứa con đang du học bên ấy. Chúng tôi được học bổng của Đại học Pháp, hai vợ chồng cùng đi học Cao học Kinh Tế tuy nhiên, được hai năm thì tôi sang Mỹ định cư. Nhà tôi ở lại học cho xong Cao học Kinh Tế, sang Cali sau đó một năm (năm 1978) nhưng rồi lại không xài cái bằng đó.
Đầu tiên thì tôi đi làm tại Đại học UC Irvine. Nhà tôi lại còn đi học nghề điện tử, thì có cái bài thơ “Thi sĩ qua Mỹ làm thợ điện” đó. Ông ấy đi làm Electronic technician hai, ba tháng gì đó thì ông ấy chán cái sự đi làm, sáng đi chiều về, thành ra ông ấy đi làm báo Việt Nam từ năm 81. Tạp chí Đời đến khắp các nơi mà có người Việt tỵ nạn định cư, gửi sang Úc nữa. Đến năm 82 thì chúng tôi thành lập công ty (corporation). Tới năm 98 nhà tôi mất thì tôi đóng cửa cái business đó, tôi dẹp hết.
Nguyên Sa Trần Bích Lan từng dạy học (nhất là về Triết), mở tư thục, làm báo, viết văn, thành lập nhà in, và trung tâm băng nhạc, nhưng được biết đến nhiều nhất là về thơ, và nổi bật là các bài thơ tình của lứa tuổi đôi mươi.
Được coi là “Thi sĩ của Tình Yêu”, Nguyên Sa qua bài “ Chia tay ” gửi lời “ cám ơn những người yêu nhau, những người làm trăng thành trăng, biển thành biển, núi non thành núi non, làm suối trở thành ngọn suối tuyệt vời ca hát …”
Và qua bài “Có phải em về đêm nay”, Nguyên Sa nói lên
ý muốn được làm thơ đến hơi thở cuối cùng:
“… Vì lòng anh (em đã biết)
có bao giờ thèm khát vô biên
có bao giờ anh mong đừng chết, dù để làm thơ
nên tất cả chỉ vì yêu em
và làm thơ cho đến chết.”
Thật thế, khi lâm bệnh nặng, Nguyên Sa vẫn làm thơ, các bài thơ chở đầy ký ức những ngày xa xưa, lẫn vào là các bài với chút hoang mang trước cái chết. Và trong bệnh viện, ông vẫn gắng điện thoại, dặn dò nhà in về việc in quyển thơ tập 4.
Nga, người yêu và là người bạn đời, luôn luôn bên cạnh ông qua những trôi nổi của thế sự cho đến giây phút cuối của cuộc sống. Và như thế, câu hỏi của Nguyên Sa trong bài thơ “Paris có gì lạ không em” :
“Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm
Chả biết tay ai làm lá sen ?”
đã được trả lời một cách trọn vẹn. Không chỉ là cái gật đầu, ưng thuận kết hôn, mà Nga nguyện làm chiếc lá sen ấp ủ hương cốm Nguyên Sa mãi mãi.
Sau khi Nguyên Sa qua đời, chính bà đã tiến hành, in tất cả các tập thơ, sách, truyện, và cuốn hồi ký của ông.
Ca khúc “Paris có gì lạ không em” kết thúc chương trình tưởng nhớ nhà thơ Nguyên Sa. Thy Nga tạm biệt quý thính giả và các bạn.
T Lan
VĂN HÓA VÀ NHÂN VẬT VIỆT NAM
Bộ sưu tập sách bằng vàng ròng của nhà Nguyễn
Kim sách triều Nguyễn là một loại thư tịch cổ đặc biệt được làm bằng vàng, bạc hoặc bạc mạ vàng để ghi lại các sự việc diễn ra trong cung đình.
Từ nay tới tháng 8/2016, lần đầu tiên Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam mở cửa trưng bày chuyên đề giới thiệu một phần bộ sưu tập kim sách triều Nguyễn - một loại thư tịch cổ đặc biệt trong lịch sử Việt Nam.
Đây là những cuốn sách được làm bằng vàng, bạc hoặc bạc mạ vàng để ghi lại sắc mệnh, chiếu dụ vua ban về các việc chính sự, lễ nghi triều đình.
Đó là sự kiện các hoàng đế lên ngôi, lập hoàng thái tử, tấn phong hoàng hậu, vương phi hoặc ghi công, phong tước và dâng, ban tôn hiệu, thụy hiệu cho hoàng thân, quốc thích...
Việc chế tạo kim sách giao cho Hữu ty thuộc bộ Lễ thực hiện. Lời sách do đích thân các hoàng đế tự biên soạn hoặc sai các danh nho, đại thần đương thời chấp bút.
Quy cách kim sách được điển chế vương triều quy định rất nghiêm cẩn. Tùy theo tước hiệu được tôn phong cao thấp khác nhau mà chất liệu, kích thước, trọng lượng và số tờ kim sách khác nhau.
Bố cục sách văn thường gồm 3 phần: mở đầu ghi niên hiệu và tên người dâng, ban kim sách; chính văn nêu lý do, ca ngợi phẩm hạnh, công đức người được dâng, ban kim sách và cuối cùng là tước hiệu được tôn, phong cùng những lời chúc tụng, những điều răn bảo cho được xứng với tước hiệu mới.
Nội dung kim sách không những chứa đựng những thông tin giá trị về lịch sử, tư tưởng đạo đức, điển chế, điển lễ đương triều mà còn phản ảnh chân thực chân dung cuộc đời, sự nghiệp của các hoàng đế và các nhân vật ghi trong kim sách.Hộp đựng kim sách thường được làm bằng bạc, được chế tác rất tinh xảo.
Mặc dù quy định về kim sách rất nghiêm ngặt, nhưng tùy tình hình thực tế mà các hoàng đế đương triều cũng có những thay đổi linh động, mềm dẻo cho phù hợp.
Năm 1862, sau khi ký hòa ước Nhâm Tuất với thực dân Pháp, hoàng đế Tự Đức đã phải thu hồi nhiều kim sách, kim ấn đã ban cho các hoàng thân, công chúa trước đây, nấu thành thỏi để bồi thường chiến phí. Nhưng theo mẫu cũ cải cấp lại bằng sách đồng để lưu giữ đời đời.
Từ đời vua Đồng Khánh (1885 – 1889) về sau, do tình hình quốc khố nghèo nàn, những kim sách, kim bảo theo lệ cũ làm bằng vàng đều đổi thành bạc mạ vàng.
Một số hình ảnh khác về các Kim sách nhà Nguyễn đang được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Theo KIẾN THỨC
Nỗi khổ của nghiệp làm bầu gánh hát cải lương
Ngành Mai, thông tín viên RFA
2016-07-09
2016-07-09
3 năm bầu cải lương bằng 10 năm khổ sai
Soạn giả Nguyễn Huỳnh trước khi vào nghiệp cải lương, ông là sĩ quan ở Nha Cảnh Sát Đô Thành, ông thường nói: Nếu tôi làm chánh phủ, thay vì với một phạm nhân nào đó đáng lãnh án 10 năm khổ sai, tôi chỉ bắt nó làm bầu gánh hát ba năm thôi cũng đủ đền tội rồi! Đó là câu nói nửa đùa nửa thật. Nói đùa là để dọa những ai chập rộp muốn làm bầu. Nói thật là tại chính ông cũng đã từng làm bầu năm bảy năm gánh Hoài Dung – Hoài Mỹ, và là soạn giả vở hát Tướng Cướp Bạch Hải Đường, nên đã thắm thía với trách vụ đó.
Thành thật mà nói, ở mỗi đầu óc một đào kép chánh nào lúc làm công cho người cũng đều có nuôi mộng làm bầu. Làm bầu để được tự chủ, làm bầu cho thỏa chí bình sinh, và làm bầu cũng để... dễ vay những món nợ lớn, mà họ cho rằng có phước làm quan có gan làm giàu. Nhưng sự thật thì những đào kép từng một phen làm bầu đã ra sao? Nữ nghệ sĩ tiền phong Bảy Nam vang bóng một thời, bà là thân mẫu của kỳ nữ Kim Cương, và là em của nữ nghệ sĩ Năm Phỉ lừng danh tên tuổi thời thập niên 1930. Nghệ sĩ Bảy Nam từng được mời tham gia ban tuyển chọn giải Thanh Tâm giải Diễn Viên Xuất Sắc, là một trong những thành viên giám khảo từng chấm giải diễn viên xuất sắc cho nghệ sĩ Thành Được, Thanh Nga, Bạch Tuyết, Lệ Thủy... và câu chuyện dưới đây do bà kể lại vào khoảng giữa thập niên 1960, hôm ấy nhằm bữa ban tuyển chọn giải Thanh Tâm họp để chấm điểm hằng năm.
19 tuổi lập gánh hát
Vào nghiệp cầm ca từ năm 1926, nghệ sĩ Bảy Nam phục vụ sân khấu cải lương suốt bốn thập niên, và trong cuộc đời nghệ thuật, những năm đầu thập 1930 đã làm bầu gánh hát và cũng gian nan vinh nhục với nghiệp làm bầu. Theo bà kể lại thì năm mới 19 tuổi đã dám đứng ra lập gánh hát, dành dụm bao nhiêu vốn liếng đều trút ra để lập gánh, thiếu thốn tới đâu vay nợ tới đó, nữ trang, vật dụng trong nhà có thứ nào cầm thế được là cầm ráo hết.
Trước ngày khai trương là gởi thiệp mời tứ tung, lựa mấy hàng ghế thật tốt mời chính quyền, mời nhà báo, thân bằng quyến thuộc, mời chủ nợ và cả mấy chủ tiệm cầm đồ. Phải mời để rộng đường giao thiệp, mời để đền ơn trả nghĩa, nhứt là để có đông khán giả mới hăng hái trổ hết tài năng, bởi danh dự và được hát là trên hết.
Tin ở tài năng của mình, bà bao gồm hết mọi việc, không phân công cho ai cả, vì ai làm bà cũng không vừa ý, tuồng nào bà cũng lãnh vai chánh, sợ người khác sẽ không đóng vai trò được như mình. Thế mà gánh hát càng ngày càng xuống dốc, khán giả dần dần thưa thớt, thậm chí đến những giấy mời cũng chỉ thấy mấy chị giúp việc nhà, hoặc trẻ nhỏ lên ghế danh dự ngồi coi. Nhiều đêm vắng khách muốn trả vé, nhưng danh dự của gánh hát và của cá nhân, biết ăn nói làm sao đây? Bà nói giá lúc đó mà trời đổ mưa xuống thì khỏe biết mấy! Tình trạng hát ế ẩm ấy làm cho bà mất hết tinh thần, tiền bạc chạy không ra, hát thì không ai coi. Thử hỏi làm sao gánh hát sống được!
Một trường hợp làm bầu khác, đó là hai anh Việt Hùng – Minh Chí, hai chàng này cũng là danh tài một thời làm mưa gió trên các sân khấu lớn. Và cảm thấy đôi bên hát với nhau rất “ăn rơ” cho nên họ cùng ngoéo tay nhau ra trước bàn tổ thề lập gánh, ăn đồng chia đủ, sống chết có nhau.
Ban đầu thì bảng hiệu để Việt Hùng trước, Minh Chí sau. Phen ấy chỉ có hát hai vở rồi không thèm tập tuồng mới nữa nên hết vốn. Đến phen sau bảng hiệu để Minh Chí trước, Việt Hùng sau, cũng chỉ tập vài ba vở rồi mạnh ai nấy xả hơi chơi, khiến cho gánh ngày càng lụn bại.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/TraditionalMusic/vnm268-070916-07092016073926.html
Vũ Khanh, tiếng hát của tình yêu và niềm tin
Cát Linh, phóng viên RFA
2016-07-10
2016-07-10
Đó là tiếng hát Vũ Khanh.
Từ một duyên may…
“Tôi xa Hà Nội năm lên 18 khi vừa biết yêu…” (Nỗi lòng người đi)
Vũ Khanh là con út trong một gia đình có 11 người anh em và là người duy nhất theo nghiệp đàn ca. Anh nói vui rằng chưa có ông thầy tướng số nào ‘chấm’ cho anh cái mệnh ca sĩ trong lá số tử vi, mà tất cả là:
“Tất cả chỉ là một cái duyên may mắn thôi chứ tôi không phải là một con gà nòi, không phải như là Ý Lan, bố mẹ là nghệ sĩ rồi mình bước vào sự nghiệp ca hát ca tự nhiên như vậy. Tất cả là tình cờ thôi. Hồi đó tại Mỹ này thì anh em nghệ sĩ chưa nhiều, mình chỉ là một nhóm anh em sinh viên đi học rồi ngao nghêu những buổi văn nghệ bỏ túi. Quay qua quay lại ở bên này đã 40 năm rồi, và tôi đóng góp cũng trên 30 năm trong lĩnh vực ca nhạc này.”
“Bản nhạc đầu tiên mà tôi bước lên sân khấu là bản nhạc Cô hàng nước của anh Vũ Huyến.”
Bản nhạc đầu tiên mà tôi bước lên sân khấu là bản nhạc Cô hàng nước của anh Vũ Huyến.“Anh còn còn có mỗi mỗi cây đàn
- Ca sĩ Vũ Khanh
Anh đem là đem anh bán nốt
Anh theo, theo cô hàng, hàng chè xanh
Tình tính tang, tang tính tình
Cô hàng rằng, cô hàng ơi
Rằng có nhớ, nhớ hay chăng…” (Cô hàng nước)
Với ca khúc Cô hàng nước, chàng thanh niên Vũ Công Khanh đã chinh phục hơn 5000 khán giả của đêm đại nhạc hội ở San Diego năm đó, năm 1978. Và cũng chính Cô hàng nước là nốt nhạc đầu tiên mở đầu cho bản tình ca hơn 30 năm về cuộc đời nghệ sĩ của Vũ Khanh.
Để rồi từ đó, anh chính thức bước vào trái tim của khán giả khắp nơi với hình ảnh lãng tử rất riêng của mình và giọng hát trầm ấm thấm sâu vào lòng người.
Khi kể lại kỷ niệm của đêm khởi đầu ấy, Vũ Khanh không nghĩ rằng chỉ “từ việc cầm đàn, hát những bản nhạc như một thói quen, rồi đón nhận những lời khen. Từ những lời khen đó, mình bắt đầu gia nhập vào những sinh hoạt văn nghệ, rồi trở thành ca sĩ của hải ngoại từ lúc nào tôi cũng không biết nữa.”
“Hôm xưa tôi đến nhà em
Ra về mới nhớ rằng quên, quên cây đàn…” (Cây đàn bỏ quên)
Theo như lời kể lại, ca khúc Cây đàn bỏ quên chính là nấc thang đưa tiếng hát Vũ Khanh tới ngôi vị cao của nền âm nhạc Việt Nam hải ngoại.
Rất nhiều nhạc sĩ nổi tiếng chỉ sau một lần nghe tiếng hát của Vũ Khanh đã gửi gắm cho anh niềm tin đối với những tác phẩm đầu tiên của mình. Đó là những nhạc phẩm chưa được giới thiệu với người nghe. Người nhạc sĩ lúc ấy vẫn tìm cho mình một tiếng hát để chuyển tải hết tất cả những điều họ muốn nói bằng lời ca, bằng âm nhạc. Ca khúc “Lời tiền thân của cát” của cố nhạc sĩ họ Trầm, Trầm Tử Thiêng, là một trong những bản nhạc được viết ra để chờ một ngày, ông gặp được Vũ Khanh.
Anh ngồi mãi đó, một chấm nhân sinh
Có hay không có trong cõi vô tình
Anh ngồi mãi đó, Anh ngồi mãi đó, một chấm nhân sinh!
Anh lại trở về bên bờ sông đó
Còn nỗi thương quê mất tròn tuổi nhỏ
Có phải mưa nguồn xóa phăng bờ cát.
Cơn lũ nào tuôn, triền dâu xơ xác.
Tuôn về biển mẹ sâu rộng muôn trùng.
Sông thì nhỏ bé, máu góp sao cùng.
Sông thì nhỏ bé, máu góp sao cùng... (Lời tiền thân của cat)
Có lẽ khi Trầm Tử Thiêng chọn Vũ Khanh để thực hiện ca khúc này, ông đã biết rằng tiếng hát trầm và rõ trong từng âm vực, sắc nét trong những nốt cao lẫn thấp của người ca sĩ này sẽ cùng ông nói lên một triết lý nhân sinh, nhỏ như dấu chấm trong cõi vô tình.
“Nó khởi nguồn từ khi tôi gặp anh Trầm Tử Thiêng, ngồi chung máy bay khi đi qua trại Parawang ở Philippines để thăm các đồng bào tỵ nạn bên đó. Khi gặp anh, qua ca khúc ‘Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng’, anh rất quí tôi, anh bảo rằng kỳ này về anh sẽ đưa cho em một số tác phẩm của anh. Khi tôi thực hiện thì anh lại ra đi, người tác giả không ở bên cạnh mình để nói cho mình biết hết tất cả chi tiết của bản nhạc đó. Thế là mình chỉ hát qua những cảm xúc của những âm thanh, melody thôi.”
Chính vì điều này mà sau khi đưa ca khúc “Lời tiền thân của cát” đến với khán thính giả, mặc dù rất nhiều người cho rằng ca khúc này như mặc định dành cho tiếng hát Vũ Khanh, nhưng anh chưa bao giờ hài lòng với lần thu âm ca khúc đó và cả những lần mình trình diễn.
“Có nhiều người khen tôi hát bản đó nhưng thú thật tôi cảm thấy thẹn thùng lắm. Thứ nhất là khó hát. Điểm thứ hai nữa là mình chưa đủ để chuyển tải. Mỗi lần tôi nghe thấy bản đó tôi ấy náy lắm. Nếu có dịp tôi sẽ thâu lại cho thật trọn vẹn hơn. Tôi chưa cho tôi được điểm tốt về bản nhạc đó. Mình cần phải hát hay hơn nữa. 10 phần thì tôi chỉ mới có chuyển tải được mới có 6 thôi. Tôi tiếc là không có anh ấy ở bên cạnh.”
Tiếng hát từ tình yêu
Mỗi một người nghệ sĩ thường hay chọn một dòng nhạc của một nhạc sĩ phù hợp với phong cách và giọng hát của mình. Vũ Khanh tự nhận mình không có cái may mắn ấy.
“Mỗi một ca sĩ đàn anh đàn chị bước lên thì thường có một nhạc sĩ sau lưng. Nhưng khi mình qua bên này, mình không có được may mắn đó, mình tự chọn bản nhạc. Ví dụ như tôi hát nhạc của Trịnh Công Sơn thì làm sao bằng Khánh Ly được nhưng có một bản nhạc mà tôi rất yêu, và có lẽ tôi tự chấm cho tôi, tôi tự khen tôi là tôi chuyển tải đầy đủ, đó là bài ‘Sóng về đâu’ của Trịnh Công Sơn.”
“Biển sóng biển sóng đừng xô tôi
Đừng xô tôi ngã dưới chân người
Biển sóng biển sóng đừng xô nhau
Ta xô biển lại sóng về đâu…”(Sóng về đâu)
Hơn 30 năm đi hát, là hơn 30 năm Vũ Khanh gắn liền với những tình khúc bất tử của nhiều nhạc sĩ. Anh là người thể hiện rất thành công các ca khúc nổi tiếng của nhiều người như Trầm Tử Thiêng, Phạm Duy, Vũ Thành An, Từ Công Phụng, Song Ngọc…
Người ta có thể nghe một Vũ Khanh “rất Hà Nội” với Hà Nội ngày tháng cũ của Song Ngọc thì cũng có thể nhìn thấy một Vũ Khanh rất hào hoa, lãng mạn với Áo lụa Hà Đông.
“Tôi thích những bản nhạc thơ mộng hơn. Một bản nhạc như ‘Ta đưa em vào cõi chết’ và một bản là ‘Áo lụa Hà Đông’ sẽ khác nhau nhiều lắm. Nếu có chọn lựa thì tôi sẽ chọn Áo lụa Hà Đông vì nó thơ mộng, nó lãng mạn. Những hình ảnh nó tác dụng đến đời sống của mình.”
Nếu có người đã từng ví von rằng “nửa đêm nghe Sỹ Phú hát như đắp chăn bông vào người” thì tiếng hát của Vũ Khanh làm cho người ta cảm thấy như từng nốt nhạc đang chạy thẳng vào huyết mạch của họ, như họ đang được kể cho nghe một câu chuyện vừa mới ngày hôm qua, trên trần thế, nơi phố núi đầy sương.
“Phố núi cao phố núi đầy sương.
Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn.
Anh khách lạ đi lên đi xuống. May mà có em đời còn dễ thương.
Em Pleiku má đỏ môi hồng đây buổi chiều quanh năm mùa đông.
Nên tóc em ướt và mắt em ướt...” (Còn chút gì để nhớ)
Rồi cũng có những khi, tiếng hát trầm ấm của Vũ Khanh như chia sẻ cùng người nghe những hương vị đắng, cay, ngọt, mặn, khi cao vút, khi thủ thỉ nhẹ nhàng sâu tận trong tim.
“Khi em về chừng như sang đông
Trời tháng năm mà nghe lành lạnh
Khi em về ngồi nghe biển hát
Chiều qua nhanh như em xa anh…” (Tiễn đưa)
Và niềm tin, độ lượng
Khi Vũ Khanh hát một ca khúc, người nghe có thể cảm nhận như anh đang ôm trọn cả bản nhạc ấy vào trong từng câu từng chữ. Lúc đó, mỗi một nốt nhạc anh hát lên, tình tứ, nhẹ nhàng, có cả vị tha và độ lượng.
“Ta cho em tất cả. Hỡi nụ hôn tình đầu!
Có một bản nhạc mà tôi rất yêu, và có lẽ tôi tự chấm cho tôi, tôi tự khen tôi là tôi chuyển tải đầy đủ, đó là bài ‘Sóng về đâu’ của Trịnh Công Sơn.Bây giờ tình tan vỡ, ta còn lại thương đau
- Ca sĩ Vũ Khanh
Ta yêu em lầm lỡ. Ôm vòng tay dại khờ.
Em là loài hoang thú. Ta vất vả tinh khôn.
Loài cổ hoang (ngu si) mắt mờ.
Bạc vàng phấn son mơ.
Nơi mộ hoang lạc thú. Em bướm hồng lửng lơ
Ôi! Chông gai đầy lối. Cất bước đi về đâu
Một lần ta lầm lỡ, Trăm đường còn sầu đau!” (Ta yêu em lầm lỡ)
Ta yêu em lầm lỡ là một ca khúc của cố nhạc sĩ Phạm Duy. Ai đã từng nghe Vũ Khanh thể hiện ca khúc này chắc chắn sẽ giật mình ngoảnh lại vì “bản nhạc này tôi hát cách đây cũng khoảng 25 năm rồi.”
Tất cả những tác phẩm của người nghệ sĩ khi được tạo ra từ trái tim thì chắc chắn sẽ đi đến hàng triệu trái tim khác. Vũ Khanh hát bằng chính những thăng trầm của cuộc đời mình, cộng với niềm tin tôn giáo mà anh có được đã góp phần làm cho tiếng hát của anh độ lượng càng thêm độ lượng.
“Chuyện người đàn bà 2000 năm trước
Áo rách tả tơi, xác thân mệt nhoài.
Chuyện người đàn bà nơi thành cổ đó
Dấu tích hành thân.
Vì đâu? Vì đâu? Vì đâu,
Nên tội tình mang nhục hình.
Vì yêu, tội yêu, tội tình yêu…” (Chuyện người đàn bà 2000 năm trước)
“Tôi hiểu về kinh thánh, và tôi biết được câu chuyện kinh điển về người đàn bà bị phạm tội và bị ném đá.
Bản nhạc này được thể hiện cái kinh điển của kinh thánh, vừa nói được cuộc đời vừa nói trong lĩnh vực về tâm linh nữa. Hai mặt của cuộc đời, nên nó có một ý nghĩa đối với tôi. Nếu kết tội một người khác thì mình nhìn mình xem mình có tội hay không. Mình chưa phạm tội thì đó là một cái may mắn của mình. Biết đâu ngày hôm nay mình phạm tội thì sao. Tôi bám vào triết lý sống đó mà tôi răn dạy tôi.”
Vũ Khanh đến với âm nhạc với tình yêu trân trọng như niềm tin anh dành cho Đức Chúa trời của mình. Chính vì thế mà những ca khúc nói về triết lý nhân sinh hay những tình yêu có màu sắc của thánh đường được anh diễn tả rất trọn vẹn và sâu lắng.
“Ngày xưa áo nhuộm hoàng hôn
Áo nhuộm hoàng hôn
Áo nhuộm hoàng hôn
Bóng ai cắp rổ cắp rổ lên cồn
Lên cồn hái dâu hái dâu…” (Gọi em là đoá hoa sầu)
“Gọi em là đoá hoa sầu là cảm xúc của một tu sĩ khi ông gục đầu trên bàn và ông ấy mơ. Mơ về những hình ảnh đẹp.”
Không phải là tu sĩ, không phải là người rao giảng kinh thánh, cũng không phải người sinh ra trong gia đình nghệ thuật, nhưng bằng tình yêu và niềm tin của mình, tiếng hát trầm ấm như ru hồn người của người đàn ông lãng tử đã mang đến cho cuộc đời những khúc tình ca đẹp và trong như ngôi giáo đường. Tuổi trẻ rồi sẽ qua. Người rồi sẽ xa. Tác phẩm và tiếng hát sẽ còn mãi. Những gì Vũ Khanh muốn gửi lại cho một “chấm nhân sinh” trong cuộc đời này là sự bình lặng và sự cân bằng trong một kiếp.
“Anh ngồi mãi đó, một chấm nhân sinh
Có hay không có trong cõi vô tình
Xin làm hạt cát quay bến sông này.
Xin làm kiếp khác thay kiếp bèo mây...”
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/MusicForWeekend/vu-khanh-sing-of-love-n-faith-cl-07102016085336.html
Bác Sĩ Daniel Trương Dũng , một "siêu anh hùng" được bệnh nhân tặng $1 triệu
(VienDongDaily.Com - 05/03/2016)
Bác sĩ Daniel còn tiết lộ cho chúng tôi biết, vị bác sĩ riêng của vua Thái Lan hiện nay cũng do ông huấn luyện, và bác sĩ Nguyễn Phi Hùng, Giám Đốc bệnh viện Nguyễn Tri Phương Sài Gòn cũng đã qua Hoa K ỳ tu nghiệp với ông.
Tại văn phòng của ông, trên bàn làm việc có một chiếc máy nhỏ, gọn. Bác sĩ cho chúng tôi biết đó là cái Webcam, ông mua nó khi đang ở Tây Ban Nha. Webcam là một thiết bị thu chuyển hình ảnh, chỉ cần cắm nó vào máy điện toán để có thể thấy sự cử động của bệnh nhân dù đang ở xa vạn dặm.
Bác Sĩ Daniel Trương Dũng , một vinh dự lớn cho người Việt Nam
Bác Sĩ Daniel Trương Dũng , một 'siêu anh hùng' được bệnh nhân tặng $1 triệu, từng huấn luyện bác sĩ riêng của Vua Thái Lan
(kỳ 2)
Bài THANH PHONG
“Đằng sau sự thành công của người đàn ông luôn có bóng dáng người đàn bà.” Bác sĩ Daniel và phu nhân tại văn phòng của ông ở Fountain Valley, Quận Cam. (Thanh Phong/ Viễn Đông)
Ngày 7 tháng 12, 2015, tại hội nghị các bác sĩ tâm thần và bệnh Parkinson toàn thế giới họp tại Milan, Ý, những người tham dự đã bỏ phiếu bầu bác sĩ Daniel Trương Dũng làm Chủ Tịch Hội Các Bác Sĩ Chuyên Về Bệnh Parkinson Và Những Bệnh Liên Quan Trên Toàn Thế Giới. Đây là một vinh dự rất lớn cho toàn thể người Việt Nam nói chung, và cho người Việt hải ngoại nói riêng. Dù rất bận rộn chữa trị cho hàng ngàn bệnh nhân khắp toàn cầu, bác sĩ Daniel Trương cũng dành cho Viễn Đông một buổi tiếp xúc đặc biệt tại văn phòng của ông ở địa chỉ: 9940 Talber Ave, #204 Fountain Valley, CA 92708 vào ngày thứ Năm, 3 tháng 3, 2016. Kỳ 1 đã được đăng trên số báo ra ngày thứ Bảy. Sau đây là bài tiếp theo.
“Tôi tưởng tượng như mình vừa trồi lên từ đêm đen, tôi như người mù vừa được sáng mắt.” Đó là lời chia sẻ của cô Barbara Rood sau hai năm bị tắt tiếng hoàn toàn và được bác sĩ Daniel chữa khỏi. Cô Deadmon, một cô gái trẻ, sau một đêm ngủ, sáng thức dậy cô thấy mình bị tắt tiếng, ngỡ bị viêm thanh quản, cô đã uống nhiều loại thuốc trị viêm nhưng vô hiệu.
Bảy năm trời sống như người câm, trong nỗi tuyệt vọng, cô được giới thiệu và tìm đến bác sĩ Daniel Trương với hy vọng cuối cùng. Không ngờ, bác sĩ Daniel Trương đã chữa trị và làm cho cô có giọng nói trở lại bình thường. Quá vui mừng và xúc động, cô Deadmon đã thốt ra những lời trên với giới truyền thông Hoa K ỳ.
Một bệnh nhân khác tên là bà Susan Becraft bị chứng xơ cứng xương đòn gánh, một sự rối loạn về cơ bắp. Sau khi được bác sĩ Daniel Trương chữa lành, bà nói với báo chí Mỹ, “Đối với tôi, bác sĩ Daniel Trương là một siêu anh hùng.”
Bác sĩ Daniel Trương cho chúng tôi biết, ông đã đem lại cuộc sống bình thường cho hàng chục ngàn bệnh nhân trên khắp thế giới, trong đó có những xướng ngôn viên, diễn viên điện ảnh, chính khách v.v. khỏi chứng bệnh Parkinson và bệnh mất tiếng nói.
Một bệnh nhân quá mừng rỡ sau khi được chữa lành đã tặng ông một triệu Mỹ kim. Ông nhận nhưng tặng hết số tiền đó cho bệnh viện. Một cựu Giám Đốc Nhân Sự dưới thời ông Bill Clinton làm Thống Đốc Tiểu Bang Arkansas đề nghị tặng bác sĩ Daniel bộ óc sau khi ông qua đời để bác sĩ dùng trong nghiên cứu y khoa.
Bác sĩ Daniel còn tiết lộ cho chúng tôi biết, vị bác sĩ riêng của vua Thái Lan hiện nay cũng do ông huấn luyện, và bác sĩ Nguyễn Phi Hùng, Giám Đốc bệnh viện Nguyễn Tri Phương Sài Gòn cũng đã qua Hoa K ỳ tu nghiệp với ông.
Tại văn phòng của ông, trên bàn làm việc có một chiếc máy nhỏ, gọn. Bác sĩ cho chúng tôi biết đó là cái Webcam, ông mua nó khi đang ở Tây Ban Nha. Webcam là một thiết bị thu chuyển hình ảnh, chỉ cần cắm nó vào máy điện toán để có thể thấy sự cử động của bệnh nhân dù đang ở xa vạn dặm.
Bác sĩ Daniel cho biết, “Với các bệnh nhân Parkinson, cử động là yếu tố then chốt để tôi thẩm định việc chữa trị cho họ.” Và với công cụ Webcam, bác sĩ đã chữa cho nhiều người khỏi bệnh Parkinson mà không cần tới gặp ông.
Trong số các bệnh nhân đó có cụ Thanh An ở Hà Nội đã gần 80 tuổi trước đây phải ngồi xe lăn, ông không chịu uống thuốc vì mỗi lần uống đều bị phản ứng phụ. Nhìn qua Webcam, bác sĩ Daniel yêu cầu ông ngọ nguậy ngón tay và kêu người nhà đỡ cụ từ đằng sau. Thông qua thiết bị Webcam, bác sĩ nói, “Cụ không sao, chữa được,” và hướng dẫn cụ uống thuốc trở lại để ông theo dõi các phản ứng phụ cũng như sự tiến triển trong việc chữa trị. Kết quả thật khả quan, dù cụ Thanh An và bác sĩ Daniel Trương chưa một lần gặp mặt.
Bác sĩ Daniel Trương được nhiều người ca ngợi ông là một nhà bác học vì ông đã có công nghiên cứu tạo bệnh myoclonus (bệnh co giật) trên chuột để tìm ra phương thức chữa trị ở người và thành công, dù trước đó một bác sĩ cựu Chủ Tịch Hội Thần Kinh Hoa K ỳ, cũng là thầy dạy bác sĩ Daniel đã thất bại với nghiên cứu này.
Bác sĩ Daniel Trương cũng là người đầu tiên nghiên cứu và sử dụng thuốc Botulinum toxin loại B hay còn gọi là botox để chích vào da, giúp tái tạo bắp thịt bị lão hóa. Đối với bệnh tắt tiếng, bác sĩ Daniel là người đi tiên phong trong việc nghiên cứu chữa bệnh tắt tiếng do thanh quản không hoạt động hoặc khi não bộ bị thiếu dưỡng khí, và phương pháp của ông đã cứu bao nhiêu người hồi phục tiếng nói một cách bình thường.
Tuy bệnh nhân của bác sĩ Daniel rất nhiều nhưng ông cũng không quên những đồng bào của mình ở quê nhà đang mắc các chứng bệnh trên. Khi chúng tôi hỏi bác sĩ đã về Việt Nam được mấy lần? Ông nói, “Rất nhiều lần. Từ 20 năm trước tôi đã mời các giáo sư danh tiếng quốc tế cùng tôi về Sài Gòn, Việt Nam để huấn luyện cho các bác sĩ tại quê nhà để họ có kiến thức và phương pháp hữu hiệu chữa bệnh Parkinson và bệnh tắt tiếng cho đồng bào, nhất là những người nghèo khổ.”
Tiến Sĩ Y Khoa, bác sĩ Lê Hinh , Chủ Tịch Hội Thần Kinh Việt Nam khi đề cử bác sĩ Daniel Trương vào chức vụ Ủy Viên Giám Sát Hội Đồng Các Bác Sĩ Thần Kinh Thế Giới đã nói, “Bác sĩ Daniel Trương là một bác sĩ tài năng và có tâm huyết. Thay mặt Hội Thần Kinh Quốc Gia Việt Nam, tôi đề cử bác sĩ Daniel Trương và tôi tin tưởng ông ấy xứng đáng với chức vụ này.”
Đề cập đến chuyện về Việt Nam, bác sĩ Daniel cho chúng tôi biết, “Nếu mời một vài bác sĩ Việt Nam sang Hoa K ỳ học rất tốn kém, và khi trở về, với số lượng ít ỏi bác sĩ như vậy cũng không đủ sức để làm thay đổi cả một lề lối làm việc, nên tôi đã mời các bác sĩ, chuyên viên thần kinh hàng đầu thế giới cùng về với tôi để huấn luyện kỹ năng cho các bác sĩ thần kinh Việt Nam. Và tôi phải thường xuyên trở về để tiếp tục việc huấn luyện bổ túc cũng như mở các cuộc hội thảo.”
Năm 2004, được sự hỗ trợ của Bộ Y Tế VN, bác sĩ Daniel Trương đã cùng bác sĩ Robert Daroff đưa trên 100 bác sĩ và chuyên gia của 15 quốc gia trên thế giới về Việt Nam tổ chức diễn đàn INFO, và hội thảo giúp các bác sĩ Việt Nam chữa trị bệnh Parkison và các bệnh liên quan.
Ngoài Việt Nam, bác sĩ Daniel cũng đi thuyết giảng ở Đức, Nga, Tây Ban Nha, Indonesia, Mông Cổ, Ấn Độ, Pakistan và các nước đang phát triển. Được hỏi, với vai trò Chủ Tịch Toàn Thế Giới Về Bệnh Parkison và Bệnh Tắt Tiếng, bác sĩ sẽ phải làm những gì? Bác sĩ Daniel Trương cho biết, “Trước tiên tôi phải sắp xếp tổ chức buổi họp Hội Đồng Các Bác Sĩ Thần Kinh họp vào năm tới 2017. Về phần giáo dục, tôi phải tổ chức các buổi huấn luyện ở khắp nơi nhất là tại các nước đang phát triển. Vào tháng Sáu tới này, tôi phải tổ chức buổi huấn luyện tại Uzbekistan.”
Người ta thường nói: “Bên cạnh sự thành công của người đàn ông luôn có bóng dáng người đàn bà.” Câu này rất đúng trong trường hợp bác sĩ Daniel Trương Dũng. Chúng tôi cũng may mắn được gặp phu nhân bác sĩ Trương Dũng trong buổi tiếp xúc với bác sĩ. Bà là một phụ nữ việt Nam có gương mặt hiền lành và phúc hậu. Tuy cũng đang bận rộn với công việc, bà niềm nở tiếp chúng tôi và cho biết, bà luôn sát cánh bên chồng để trợ giúp ông, đồng thời bà cũng dành thì giờ giao tiếp với nhiều phụ nữ trong cộng đồng để làm các công việc bác ái xã hội, giúp người nghèo khó tại quê nhà.
Trước khi rời văn phòng, chúng tôi xin bác sĩ cho biết cảm tưởng của ông khi được bầu vào chức vụ Chủ Tịch Các Bác Sĩ Toàn Thế Giới Chuyên Về Bệnh Parkison và Bệnh Tắt Tiếng? Bác sĩ đã khiêm tốn, chỉ cười và nói vắn tắt, “Câu này khó nói quá!” và chúng tôi cám ơn ông đã dành cho Viễn Đông buổi tiếp xúc đặc biệt này dù ông đang quá bận.
Bác sĩ Daniel Trương hiện có hai văn phòng tại Nam California, một tại số 9940 Talbert Ave # 204, Fountain Valley, CA 92708. Điện thoại (714) 378-5062
Và một tại 3745 Long Beach Bl #100 Long Beach, CA 90807. Điện thoại (714) 378-5062.
(VienDongDaily.Com - 05/03/2016)
Bác sĩ Daniel còn tiết lộ cho chúng tôi biết, vị bác sĩ riêng của vua Thái Lan hiện nay cũng do ông huấn luyện, và bác sĩ Nguyễn Phi Hùng, Giám Đốc bệnh viện Nguyễn Tri Phương Sài Gòn cũng đã qua Hoa K ỳ tu nghiệp với ông.
Tại văn phòng của ông, trên bàn làm việc có một chiếc máy nhỏ, gọn. Bác sĩ cho chúng tôi biết đó là cái Webcam, ông mua nó khi đang ở Tây Ban Nha. Webcam là một thiết bị thu chuyển hình ảnh, chỉ cần cắm nó vào máy điện toán để có thể thấy sự cử động của bệnh nhân dù đang ở xa vạn dặm.
Bác Sĩ Daniel Trương Dũng , một vinh dự lớn cho người Việt Nam
Bác Sĩ Daniel Trương Dũng , một 'siêu anh hùng' được bệnh nhân tặng $1 triệu, từng huấn luyện bác sĩ riêng của Vua Thái Lan
(kỳ 2)
Bài THANH PHONG
“Đằng sau sự thành công của người đàn ông luôn có bóng dáng người đàn bà.” Bác sĩ Daniel và phu nhân tại văn phòng của ông ở Fountain Valley, Quận Cam. (Thanh Phong/ Viễn Đông)
Ngày 7 tháng 12, 2015, tại hội nghị các bác sĩ tâm thần và bệnh Parkinson toàn thế giới họp tại Milan, Ý, những người tham dự đã bỏ phiếu bầu bác sĩ Daniel Trương Dũng làm Chủ Tịch Hội Các Bác Sĩ Chuyên Về Bệnh Parkinson Và Những Bệnh Liên Quan Trên Toàn Thế Giới. Đây là một vinh dự rất lớn cho toàn thể người Việt Nam nói chung, và cho người Việt hải ngoại nói riêng. Dù rất bận rộn chữa trị cho hàng ngàn bệnh nhân khắp toàn cầu, bác sĩ Daniel Trương cũng dành cho Viễn Đông một buổi tiếp xúc đặc biệt tại văn phòng của ông ở địa chỉ: 9940 Talber Ave, #204 Fountain Valley, CA 92708 vào ngày thứ Năm, 3 tháng 3, 2016. Kỳ 1 đã được đăng trên số báo ra ngày thứ Bảy. Sau đây là bài tiếp theo.
“Tôi tưởng tượng như mình vừa trồi lên từ đêm đen, tôi như người mù vừa được sáng mắt.” Đó là lời chia sẻ của cô Barbara Rood sau hai năm bị tắt tiếng hoàn toàn và được bác sĩ Daniel chữa khỏi. Cô Deadmon, một cô gái trẻ, sau một đêm ngủ, sáng thức dậy cô thấy mình bị tắt tiếng, ngỡ bị viêm thanh quản, cô đã uống nhiều loại thuốc trị viêm nhưng vô hiệu.
Bảy năm trời sống như người câm, trong nỗi tuyệt vọng, cô được giới thiệu và tìm đến bác sĩ Daniel Trương với hy vọng cuối cùng. Không ngờ, bác sĩ Daniel Trương đã chữa trị và làm cho cô có giọng nói trở lại bình thường. Quá vui mừng và xúc động, cô Deadmon đã thốt ra những lời trên với giới truyền thông Hoa K ỳ.
Một bệnh nhân khác tên là bà Susan Becraft bị chứng xơ cứng xương đòn gánh, một sự rối loạn về cơ bắp. Sau khi được bác sĩ Daniel Trương chữa lành, bà nói với báo chí Mỹ, “Đối với tôi, bác sĩ Daniel Trương là một siêu anh hùng.”
Bác sĩ Daniel Trương cho chúng tôi biết, ông đã đem lại cuộc sống bình thường cho hàng chục ngàn bệnh nhân trên khắp thế giới, trong đó có những xướng ngôn viên, diễn viên điện ảnh, chính khách v.v. khỏi chứng bệnh Parkinson và bệnh mất tiếng nói.
Một bệnh nhân quá mừng rỡ sau khi được chữa lành đã tặng ông một triệu Mỹ kim. Ông nhận nhưng tặng hết số tiền đó cho bệnh viện. Một cựu Giám Đốc Nhân Sự dưới thời ông Bill Clinton làm Thống Đốc Tiểu Bang Arkansas đề nghị tặng bác sĩ Daniel bộ óc sau khi ông qua đời để bác sĩ dùng trong nghiên cứu y khoa.
Bác sĩ Daniel còn tiết lộ cho chúng tôi biết, vị bác sĩ riêng của vua Thái Lan hiện nay cũng do ông huấn luyện, và bác sĩ Nguyễn Phi Hùng, Giám Đốc bệnh viện Nguyễn Tri Phương Sài Gòn cũng đã qua Hoa K ỳ tu nghiệp với ông.
Tại văn phòng của ông, trên bàn làm việc có một chiếc máy nhỏ, gọn. Bác sĩ cho chúng tôi biết đó là cái Webcam, ông mua nó khi đang ở Tây Ban Nha. Webcam là một thiết bị thu chuyển hình ảnh, chỉ cần cắm nó vào máy điện toán để có thể thấy sự cử động của bệnh nhân dù đang ở xa vạn dặm.
Bác sĩ Daniel cho biết, “Với các bệnh nhân Parkinson, cử động là yếu tố then chốt để tôi thẩm định việc chữa trị cho họ.” Và với công cụ Webcam, bác sĩ đã chữa cho nhiều người khỏi bệnh Parkinson mà không cần tới gặp ông.
Bác sĩ Daniel tại văn phòng của ông ở Fountain Valley, Quận Cam. (Thanh Phong/ Viễn Đông)
Trong số các bệnh nhân đó có cụ Thanh An ở Hà Nội đã gần 80 tuổi trước đây phải ngồi xe lăn, ông không chịu uống thuốc vì mỗi lần uống đều bị phản ứng phụ. Nhìn qua Webcam, bác sĩ Daniel yêu cầu ông ngọ nguậy ngón tay và kêu người nhà đỡ cụ từ đằng sau. Thông qua thiết bị Webcam, bác sĩ nói, “Cụ không sao, chữa được,” và hướng dẫn cụ uống thuốc trở lại để ông theo dõi các phản ứng phụ cũng như sự tiến triển trong việc chữa trị. Kết quả thật khả quan, dù cụ Thanh An và bác sĩ Daniel Trương chưa một lần gặp mặt.
Bác sĩ Daniel Trương được nhiều người ca ngợi ông là một nhà bác học vì ông đã có công nghiên cứu tạo bệnh myoclonus (bệnh co giật) trên chuột để tìm ra phương thức chữa trị ở người và thành công, dù trước đó một bác sĩ cựu Chủ Tịch Hội Thần Kinh Hoa K ỳ, cũng là thầy dạy bác sĩ Daniel đã thất bại với nghiên cứu này.
Bác sĩ Daniel Trương cũng là người đầu tiên nghiên cứu và sử dụng thuốc Botulinum toxin loại B hay còn gọi là botox để chích vào da, giúp tái tạo bắp thịt bị lão hóa. Đối với bệnh tắt tiếng, bác sĩ Daniel là người đi tiên phong trong việc nghiên cứu chữa bệnh tắt tiếng do thanh quản không hoạt động hoặc khi não bộ bị thiếu dưỡng khí, và phương pháp của ông đã cứu bao nhiêu người hồi phục tiếng nói một cách bình thường.
Tuy bệnh nhân của bác sĩ Daniel rất nhiều nhưng ông cũng không quên những đồng bào của mình ở quê nhà đang mắc các chứng bệnh trên. Khi chúng tôi hỏi bác sĩ đã về Việt Nam được mấy lần? Ông nói, “Rất nhiều lần. Từ 20 năm trước tôi đã mời các giáo sư danh tiếng quốc tế cùng tôi về Sài Gòn, Việt Nam để huấn luyện cho các bác sĩ tại quê nhà để họ có kiến thức và phương pháp hữu hiệu chữa bệnh Parkinson và bệnh tắt tiếng cho đồng bào, nhất là những người nghèo khổ.”
Tiến Sĩ Y Khoa, bác sĩ Lê Hinh , Chủ Tịch Hội Thần Kinh Việt Nam khi đề cử bác sĩ Daniel Trương vào chức vụ Ủy Viên Giám Sát Hội Đồng Các Bác Sĩ Thần Kinh Thế Giới đã nói, “Bác sĩ Daniel Trương là một bác sĩ tài năng và có tâm huyết. Thay mặt Hội Thần Kinh Quốc Gia Việt Nam, tôi đề cử bác sĩ Daniel Trương và tôi tin tưởng ông ấy xứng đáng với chức vụ này.”
Đề cập đến chuyện về Việt Nam, bác sĩ Daniel cho chúng tôi biết, “Nếu mời một vài bác sĩ Việt Nam sang Hoa K ỳ học rất tốn kém, và khi trở về, với số lượng ít ỏi bác sĩ như vậy cũng không đủ sức để làm thay đổi cả một lề lối làm việc, nên tôi đã mời các bác sĩ, chuyên viên thần kinh hàng đầu thế giới cùng về với tôi để huấn luyện kỹ năng cho các bác sĩ thần kinh Việt Nam. Và tôi phải thường xuyên trở về để tiếp tục việc huấn luyện bổ túc cũng như mở các cuộc hội thảo.”
Năm 2004, được sự hỗ trợ của Bộ Y Tế VN, bác sĩ Daniel Trương đã cùng bác sĩ Robert Daroff đưa trên 100 bác sĩ và chuyên gia của 15 quốc gia trên thế giới về Việt Nam tổ chức diễn đàn INFO, và hội thảo giúp các bác sĩ Việt Nam chữa trị bệnh Parkison và các bệnh liên quan.
Ngoài Việt Nam, bác sĩ Daniel cũng đi thuyết giảng ở Đức, Nga, Tây Ban Nha, Indonesia, Mông Cổ, Ấn Độ, Pakistan và các nước đang phát triển. Được hỏi, với vai trò Chủ Tịch Toàn Thế Giới Về Bệnh Parkison và Bệnh Tắt Tiếng, bác sĩ sẽ phải làm những gì? Bác sĩ Daniel Trương cho biết, “Trước tiên tôi phải sắp xếp tổ chức buổi họp Hội Đồng Các Bác Sĩ Thần Kinh họp vào năm tới 2017. Về phần giáo dục, tôi phải tổ chức các buổi huấn luyện ở khắp nơi nhất là tại các nước đang phát triển. Vào tháng Sáu tới này, tôi phải tổ chức buổi huấn luyện tại Uzbekistan.”
Người ta thường nói: “Bên cạnh sự thành công của người đàn ông luôn có bóng dáng người đàn bà.” Câu này rất đúng trong trường hợp bác sĩ Daniel Trương Dũng. Chúng tôi cũng may mắn được gặp phu nhân bác sĩ Trương Dũng trong buổi tiếp xúc với bác sĩ. Bà là một phụ nữ việt Nam có gương mặt hiền lành và phúc hậu. Tuy cũng đang bận rộn với công việc, bà niềm nở tiếp chúng tôi và cho biết, bà luôn sát cánh bên chồng để trợ giúp ông, đồng thời bà cũng dành thì giờ giao tiếp với nhiều phụ nữ trong cộng đồng để làm các công việc bác ái xã hội, giúp người nghèo khó tại quê nhà.
Trước khi rời văn phòng, chúng tôi xin bác sĩ cho biết cảm tưởng của ông khi được bầu vào chức vụ Chủ Tịch Các Bác Sĩ Toàn Thế Giới Chuyên Về Bệnh Parkison và Bệnh Tắt Tiếng? Bác sĩ đã khiêm tốn, chỉ cười và nói vắn tắt, “Câu này khó nói quá!” và chúng tôi cám ơn ông đã dành cho Viễn Đông buổi tiếp xúc đặc biệt này dù ông đang quá bận.
Bác sĩ Daniel Trương hiện có hai văn phòng tại Nam California, một tại số 9940 Talbert Ave # 204, Fountain Valley, CA 92708. Điện thoại (714) 378-5062
Và một tại 3745 Long Beach Bl #100 Long Beach, CA 90807. Điện thoại (714) 378-5062.
No comments:
Post a Comment