SƠN TRUNG * NHẠC HIỆN THỰC VIỆT NAM
NHẠC HIỆN THỰC VIỆT NAM
Sơn Trung
Sơn Trung
Trong tâm hồn người Việt Nam quốc nội và quốc ngoại trôi chảy ba dòng nhạc:
-Nhạc tình cảm hay nhạc vàng
-Nhạc hiện thực
-Nhạc chế
Nhạc hiện thực và nhạc chế cũng thuộc loại tranh đấu . Nhạc vàng thì ai cũng biết, chỉ xin trình bày tiêu biểu vài bản nhạc hiện thực và nhạc chế.
I. NHẠC HIỆN THỰC
1. NAM LỘC
Trước tiên là Nam Lộc với bản Sài Gòn ơi vĩnh biệt, diễn tả tâm trạng đất nước tang thương, lòng người ra đi chua xót thương nhớ quê hương.
Sài gòn ơi, tôi đã mất người trong cuộc đời
Sài gòn ơi, thôi đã hết thời gian tuyệt vời
Giờ còn đây, những kỷ niệm sống trong tôi
Những nụ cười nát trên môi
Những giọt lệ ôi sầu đắng.
Sài gòn ơi, nắng vẫn có còn vương trên đường
Đưòng ngày xưa, mưa có ướt ngập lối đường về
Rồi mùa thu, lá còn đổ xuống công viên
Bóng gầy còn bước nghiêng nghiêng
Hay đã khóc thương cho người yêu
Tôi giờ như con thú hoang lạc đàn
Từng ngày qua, từng kiếp sống quên thời gian
Kiếp tha hương, lắm đau thương, lắm chua cay
Tôi gọi tên em mãi thôi.
Sài gòn ơi, tôi xin hứa rằng tôi trở về
Người tình ơi, tôi xin giữ trọn mãi lời thề
Dù thời gian, có là một thoáng đam mê
Phố phường vạn ánh sao đêm
Nhưng tôi vẫn không bao giờ quên.
https://youtu.be/I-Id4axCAbI
Nam Lộc cũng có bản Người Di tản buồn rất hay.
Chiều nay có một người đôi mắt buồn
Nhìn xa xăm về quê hương rất xa
Chợt nghe tên Việt Nam ôi thiết tha
Và rưng rưng lệ vương mắt nhạt nhòa...
Bạn ơi đó là người di tản buồn
Ngày ra đi lặng câm trong đớn đau
Rồi đêm khuya về trong đôi mắt sâu
Đời như chôn vào con phố u sầu...
Cho tôi xin lại một ngày, ở nơi nơi thành phố cũ
Cho tôi xin lại một đời, một đời sống với quê hương
Cho tôi đi lại đoạn đường, hàng cây vương dài bóng mát
Cho tôi an phận ngàn đời, bên bờ đê vắng làng tôi
Chiều nay có một người di tản buồn
Gọi tên ai gởi theo cơn gió bay
Tình yêu ơi còn đâu những ngất say
Người yêu ơi giờ thương nhớ dâng đầy !
Này em có bao giờ em biết rằng
Ở nơi đây mùa thu rất ngỡ ngàng
Chiều rơi nhanh và đêm xuống rất mau
Thời gian không còn những phút nhiệm màu...
Cho tôi xin lại nụ cười, nở trên môi người yêu dấu
Cho tôi yêu lại từ đầu, khi vừa chớm biết thương đau
Cho tôi xin lại cuộc tình, từ lâu tôi hằng mơ ước
Xin cho tôi gởi lòng này, đến người yếu dấu ngày xưa
Chiều nay có một người di tản buồn
Gọi anh em còn ai hay mất ai
Còn bao nhiêu thằng xông pha chiến khu
Và bao nhiêu nằm trong những lao tù !
Ở đây có những chiều mưa rất nhiều
Nhiều hơn khi hành quân trong tháng mưa
Buồn hơn đêm rừng thưa vang tiếng bom
Ngày vui ơi giờ đâu nữa không còn
Cho tôi xin lại ngọn đồi, ở nơi tôi dừng quân cũ
Cho tôi xin lại bờ rừng, nơi từng chiến đấu bên nhau
Cho tôi xin một lần chào, chào bao nhiêu người đã khuất
Xin cho tôi một mộ phần, bên ngàn chiến hữu của tôi ...
https://youtu.be/j1Ig5hjp3aM
2. VIỆT DŨNG
Việt Dũng với bài Một chút quà cho quê hương rất xuất sắc.
Một Chút Quà Cho Quê Hương
Em gởi về cho anh dăm bao thuốc lá
Anh đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay
Gởi về cho mẹ dăm chiếc kim may
Mẹ may hộ con tim gan quá đọa đầy
Gởi về cho chị dăm ba xấp vải
Chị may áo cưới hay chị may áo tang
Gởi về cho em kẹo bánh thênh thang
Em ăn cho ngọt vì đời nhiều cay đắng
Con gởi về cho cha một manh áo trắng
Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây
Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy
Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình
Em gởi về cho anh một cây bút máy
Anh vẽ cuộc đời như ước vọng mong manh
Gởi về cho mẹ dăm gói chè xanh
Mẹ pha hộ con nước mắt đã khô cằn
Gởi về cho chị hộp diêm nhóm lửa
Chị đốt cuộc đời trong hoang lạnh mù sương
Gởi về cho em chiếc nhẫn yêu thương
Em bán cho đời tìm đường vượt biên
Con gởi về cho cha vài viên thuốc ngủ
Cha chôn cuộc đời trong trong tử tù chung thân
Gởi về Việt Nam khúc hát ân cần
Mơ ước yên lành...
trong giấc ngủ.... da.... vàng....
https://youtu.be/msj-swjHp64
Anh đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay
Gởi về cho mẹ dăm chiếc kim may
Mẹ may hộ con tim gan quá đọa đầy
Gởi về cho chị dăm ba xấp vải
Chị may áo cưới hay chị may áo tang
Gởi về cho em kẹo bánh thênh thang
Em ăn cho ngọt vì đời nhiều cay đắng
Con gởi về cho cha một manh áo trắng
Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây
Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy
Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình
Em gởi về cho anh một cây bút máy
Anh vẽ cuộc đời như ước vọng mong manh
Gởi về cho mẹ dăm gói chè xanh
Mẹ pha hộ con nước mắt đã khô cằn
Gởi về cho chị hộp diêm nhóm lửa
Chị đốt cuộc đời trong hoang lạnh mù sương
Gởi về cho em chiếc nhẫn yêu thương
Em bán cho đời tìm đường vượt biên
Con gởi về cho cha vài viên thuốc ngủ
Cha chôn cuộc đời trong trong tử tù chung thân
Gởi về Việt Nam khúc hát ân cần
Mơ ước yên lành...
trong giấc ngủ.... da.... vàng....
https://youtu.be/msj-swjHp64
3. DUY KHÁNH
Duy Khánh là nhạc sĩ của xứ Huế với chất giọng miền Trung đặc sệt. Nhạc của ông có nhiều chủ đề quan trọng. Một số có chủ đề về Huế, về quê hương miền Trung như Ai ra xứ Huế , Thương về miền Trung, Lối về đất mẹ, Xin anh giữ trọn tình quê... Anh lên rừng núi cao nguyên.Sầu cố đô...
Ngoài chất Huế và miền Trung, những bài ca của ông nồng thắm tình người như
- Anh về một chiều mưa (1964)
- Bao giờ em quên (1963)
- Biết trả lời sao (1965)
- Chuyện buồn ngày xưa (1962)
- Đâu bóng người xưa (1961)
- Đêm bơ vơ
- Đêm nao trăng sáng (1959)
- Điệu buồn chia xa
. Và một điểm đặc biệt nữa là nhạc của ông phản ảnh nỗi đau khổ của Việt Nam chiến tranh như các bản: Trên 4 vùng chiến thuật", Xuân này con không về, Đêm tiền đồn, Một Mai Giã Từ Vũ Khí,Tôi Sẽ Về, Mấy Độ Thu Về, Lính nghĩ gì, Người Anh Giới Tuyến...
.Lời bài hát: Huế Đẹp Huế Thơ - Duy Khánh
Phiên bản 1/1
Huế mộng Huế mơ
Hỏi rằng khi mô chớ chừ mần răng
mà có Huế đẹp Huế thơ ơi
Huế mộng Huế mơ (Nhạc...)
Trường Tiền nghiêng nghiêng
tiếng dép Trị Thiên nghe não nuột đêm trường,
Tiếng ai sầu thương ôi xót xa bên dòng Hương,
Chừ xa rồi Huế đẹp của mình ơi !
Đường lên Nam Giao chừ mới thiệt là cao
Bao năm ni dài khoai sắn
tấm thân còm cõi mần răng mà leo cho nổi
Ngự Bình với lại Nam Giao dốc chừ mới thiệt là cao
Đông Ba, Gia Hội quanh quanh đường vô Thành Nội
gió dập mưa vùi
Người về ăn nói ngược xuôi,
hỏi chừ ai biết tin ai (Nhạc...)
Ơ ... ơ ... O ơi o, Xưa lên Kim Long xưa về Vỹ Dạ
Nón lá nghiêng nghiêng o cười thong thả
Áo o thì trắng quá nhìn không ra
Tại răng chừ áo cụt lại là mầu đen?
Ơ ... ơ ... Tiếng cười răng đã im lìm
Đi mô (mà) tất tưởi mắt nhìn ngược xuôi
Bài thơ côi nón mô rồi
Mái tóc thề thốt gọi mời cũng đi mô !
Huế đẹp Huế thơ ơi !
Huế mộng Huế mơ ơi!
Hỏi rằng khi mô chớ chừ mần răng
mà có Huế đẹp Huế thơ ơi
Huế mộng Huế mơ (Nhạc...)
Trường Tiền nghiêng nghiêng
tiếng dép Trị Thiên nghe rờn rợn đêm trường
Tiếng ai sầu thương
ôi xót xa bên dòng Hương chừ xa rồi
Huế đẹp của mình ơi,
Chừ xa rồi Huế đẹp của mình ơi!
http://nhac.vui.vn/hue-dep-hue-tho-duy-khanh-m53137c56p208a2664.html
4. VIỆT KHANG
Việt Khang là một thanh niên trẻ ở Saigon đã bày tỏ lòng yêu nước qua hai bản nhạc Việt Nam tôi đâu và Anh là ai. Anh đã bị tù mấy năm nay được thả.
Anh Là Ai
Xin hỏi anh là ai?
Sao bắt tôi tôi làm điều gì sai?
Xin hỏi anh là ai?
Sao đánh tôi chẳng một chút nương tay?
Xin hỏi anh là ai?
Không cho tôi xuống đường để tỏ bày
Tình yêu quê hương này, dân tộc này đã quá nhiều đắng cay!
Xin hỏi anh ở đâu?
Ngăn bước tôi chống giặc Tàu ngoại xâm
Xin hỏi anh ở đâu?
Sao mắng tôi bằng giọng nói dân tôi?
Dân tộc anh ở đâu?
Sao đang tâm làm tay sai cho Tàu?
Để ngàn sau ghi dấu
Bàn tay nào nhuộm đầy máu đồng bào
Tôi không thể ngồi yên
Khi nước Việt Nam đang ngã nghiêng
Dân tộc tôi sắp phải đắm chìm
Một ngàn năm hay triền miên tăm tối
Tôi không thể ngồi yên
Để đời sau cháu con tôi làm người
Cội nguồn ở đâu?
Khi thế giới nay đã không còn Việt Nam
Việt Nam Ơi
Thời gian quá nữa đời người
Và ta đã tỏ tường rồi
Ôi cuộc đời, ngày sau tàn lữa khói
Mẹ Việt Nam đau
Từng cơn xót dạ nhìn đời
Người lầm than đói khổ nghèo nàn
Kẻ quyền uy giàu sang dối gian
Giờ đây
Việt nam còn hay đã mất
Mà giặc Tàu, ngang tàng trên quê hương ta
Hoàng Trường Sa đã bao người dân vô tội
Chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tàu
Là một người con dân Việt Nam
Lòng nào làm ngơ trước ngoại xâm
Người người cùng nhau
Đứng lên đắp lời sống núi
Từng đoàn người đi, chẳng nề chi
Già trẻ gái trai, giơ cao tay
Chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược
Bán nước Việt Nam.
Sao bắt tôi tôi làm điều gì sai?
Xin hỏi anh là ai?
Sao đánh tôi chẳng một chút nương tay?
Xin hỏi anh là ai?
Không cho tôi xuống đường để tỏ bày
Tình yêu quê hương này, dân tộc này đã quá nhiều đắng cay!
Xin hỏi anh ở đâu?
Ngăn bước tôi chống giặc Tàu ngoại xâm
Xin hỏi anh ở đâu?
Sao mắng tôi bằng giọng nói dân tôi?
Dân tộc anh ở đâu?
Sao đang tâm làm tay sai cho Tàu?
Để ngàn sau ghi dấu
Bàn tay nào nhuộm đầy máu đồng bào
Tôi không thể ngồi yên
Khi nước Việt Nam đang ngã nghiêng
Dân tộc tôi sắp phải đắm chìm
Một ngàn năm hay triền miên tăm tối
Tôi không thể ngồi yên
Để đời sau cháu con tôi làm người
Cội nguồn ở đâu?
Khi thế giới nay đã không còn Việt Nam
Việt Nam Tôi Đâu
Việt Nam Ơi
Thời gian quá nữa đời người
Và ta đã tỏ tường rồi
Ôi cuộc đời, ngày sau tàn lữa khói
Mẹ Việt Nam đau
Từng cơn xót dạ nhìn đời
Người lầm than đói khổ nghèo nàn
Kẻ quyền uy giàu sang dối gian
Giờ đây
Việt nam còn hay đã mất
Mà giặc Tàu, ngang tàng trên quê hương ta
Hoàng Trường Sa đã bao người dân vô tội
Chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tàu
Là một người con dân Việt Nam
Lòng nào làm ngơ trước ngoại xâm
Người người cùng nhau
Đứng lên đắp lời sống núi
Từng đoàn người đi, chẳng nề chi
Già trẻ gái trai, giơ cao tay
Chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược
Bán nước Việt Nam.
5 . TRẦN CHÍ PHÚC
Trần Chí Phúc, người nhạc sĩ với những ca khúc viết cho Sài Gòn đã mất tên và thảm cảnh vượt biển. Ca khúc Xác Em Nay Ở Phương Nào viết vào thập niên 80 của anh, tả cảnh người thiếu nữ mất xác trong lòng đại đương, được chọn là một trong những bài tiêu biểu trong chủ đề thuyền nhân Việt Nam.Hai năm trước, bài hát Tìm Em Ghé Chợ Mã Lai nói về một cô gái Việt bị đem bán đấu giá ở một chợ nước Mã Lai và một người đàn ông đã mua cô gái này dẫn đi đâu không biết. Bài hát này đã gây xúc động cho nhiều người từ trong nước đến hải ngọai, nói lên thân phận tủi hờn của người con gái Việt Nam dưới chế độ cai trị của Việt Cộng.
Trong cảm xúc tương tự, anh vừa hòan tất bài hát mới Cô Gái Việt Phố Đèn Đỏ Singapore, diễn tả hòan cảnh đau khổ của những người con gái Việt bán thân trên đường phố ăn chơi của xứ Singapore.
Cô Gái Việt Phố Đèn Đỏ Singapore của Lỗ Trí Thâm Trần Chí Phúc
Người con gái Việt Nam khu đèn đỏ. Màn đêm xuống phố phường Singapore "Người con gái Việt Nam khu đèn đỏ. Màn đêm xuống phố phường Singapore. Đèn lấp lánh em đứng khoe da thịt. Tay vẫy tay chào mời đón khách làng chơi.
Lòng tôi bỗng buồn thương cho số phận. Những cô gái yêu kiều nét quê hương. Đời nổi trôi em đến đây đứng đường. Oi xót xa nào đem bán thân nơi xứ người.
https://youtu.be/VQPP8PIXpjE
6 . BÃO TỐ, SÁU LÈO
Lớp Ba Trường Làng
Hợp soạn
Bảo Tố & Sáu Lèo (quốc nội)
Đảng ta chống phá Quốc Gia,
Bởi vì đảng học Lớp 3 Trường Làng.
Đảng ta một lũ lang bang,
Cũng vì chưa hết Trường Làng Lớp 3.
Đảng trị không hết cùm gà,
Vì đảng chưa tới Lớp 3 Trường Làng.
Đảng ta mất dạy ngang tàng,
Rõ ràng chưa hết Trường Làng Lớp 3.
Nước nhà lắm bệnh SIDA,
Cũng tại vì Đảng Lớp 3 Trường Làng.
Làm cho dân tộc lầm than,
Cũng do cái đảng Trường Làng Lớp 3.
Đảng đem đấu tố Mẹ Cha,
Tại vì trình độ Lớp 3 Trường Làng.
Bản chất của đảng dã man,
Thì ra là đảng Trường Làng Lớp 3.
Nghị quyết 3 - 6 đảng ra,
Ê a chưa hết lớp 3 Trưòng Làng.
Đảng đi bợ đít Nga Tàu,
Tại vì đảng chỉ Trường Làng Lớp 3.
Đảng ta dâng bán San Hà,
Là vì cái thói Lớp 3 Trường Làng.
Cờ Đỏ với cái sao vàng,
Cũng là tác phẩm Trưòng Làng Lớp 3.
Đảng là một lũ bê tha,
Người dân chửi đảng Lớp 3 Trường Làng.
Xì ke, cướp giựt đầy đàng,
Đường lối chỉ đạo Trường Làng Lớp 3.
Đảng gồm một lũ tú bà,
Ma cô lãnh đạo Lớp 3 Trường Làng.
Cháu ngoan Bác quấn khăn quàng,
Cũng từ tác phẩm Trường Làng Lớp 3.
Thấy gái thì mắt sáng ra,
Một lũ dâm tặc Lớp 3 Trường Làng.
Ngu dốt mà lại làm quan,
Không cần học hết Trường Làng Lớp 3.
Người dân đói rách không nhà,
Cũng do cái đảng Lớp 3 Trường Làng.
Phái nữ đem bán ngoại bang,
Việt Cộng một lũ Trường Làng Lớp 3.
Bị kiện vụ cá ba sa, Bán buôn ma giáo Lớp 3 Trường Làng.
Đàn áp Tôn Giáo bạo tàn,Cái đảng sắt máu Trường Làng Lớp 3.
Cõng rắn về cắn gà nhà,
Đảng Lê chiêu Thống Lớp 3 Trưòng Làng.
Đi thờ chủ nghĩa hoang đàng,
Ngu đần là đảng Trường Làng Lớp 3.
Thờ Hồ hơn kính Ông Bà,
Đảng là súc vật Lớp 3 Trường Làng.
Gia đình dân phải ly tan,
Đảng vơ, đảng vét Trường Làng Lớp 3.
Đảng sợ Tôn Giáo thăng hoa,
Đảng vô tôn giáo Lớp 3 Trường Làng.
Ti vi nó chạy đầy đàng,
Cũng vì ngu dốt Trường Làng Lớp Ba.
Luật đảng là luật rừng già,
Sống chung với khỉ Lớp 3 Trường Làng.
Đảng cộng đang học làm sang,
Học đòi theo lối Trường Làng Lớp 3.
Việt Nam Văn Hoá trên đà,
Tụt hậu xuống dốc Lớp 3 Trường Làng.
Đốc tờ Việt Cộng giỏi giang,
Toàn là y tá Trường Làng Lớp 3.
Đuổi Mỹ rồi lạy Mỹ qua,
Rõ phường tráo trở Lớp 3 Trường Làng.
Ai ơi nên nhớ cho rằng,
“Việt Cộng một lũ Trường Làng Lớp 3!”
Ai ơi nên tránh cho xa...
II. NHẠC CHẾ
Về nhạc chế, ta có khá nhiều.
1-Nỗi buồn hoa phượng của Thanh Sơn
Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn
Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương!
thành lời chế:
NS.TUẤN KHANH * DỐI TRÁ VÀ BẠO LỰC
Khi trẻ em bị gieo mầm dối trá và bạo lực
Mo Bo, một trong những người từng là Hồng vệ binh trong thời cách mạng văn hoá ở Trung Quốc đã nói rằng ông cùng rất nhiều bạn bè của mình trở thành những kẻ hoài nghi và mất hoàn toàn niềm cảm hứng với cuộc sống của mình, khi nhìn lại lịch sử và những gì mình đã tham gia.
Mo Bo đã góp tiếng nói của mình trong các hồ sơ về kinh nghiệm bạo lực tuổi thiếu niên trên tạp chí New Internationalist, sau khi đến Anh học ngành nghiên cứu về ngôn ngữ, định cư ở đó.
“Sau những gì đã diễn ra, chúng tôi rơi vào tình trạng hoài nghi, luôn hoài nghi và không còn ai có thể nói với chúng tôi về lý tưởng được nữa, vì chúng tôi sợ hãi mình sẽ rơi vào một vòng xoáy, tạo ra những điều kinh hoàng khác”, ông Mo Bo nói, những kinh nghiệm “kinh hoàng” mà ông ta nói đến là ký ức của thời niên thiếu, khi ông mới 14 tuổi.
Tài liệu trên thư viện điện tử AsianHistoryAbout cho biết vào thời Cách mạng Văn hoá ở Trung Quốc từ năm 1966 – 1976, tư tưởng của Mao Trạch Đông đã tập hợp được hàng chục triệu Hồng vệ binh trẻ tuổi, có người chỉ mới 12 tuổi.
Nhiệm vụ khởi đầu của các đứa trẻ đó là nhận lấy những quyền lực mà thầy cô, bạn bè, nhà trường phải e dè.
Từ chuyện hạch sách những người bạn cùng lứa về kỷ luật học sinh, dần dần chúng phát triển đến chuyện theo dõi quan điểm của thầy cô để tố cáo, lập thành tích.
Không khác gì những câu chuyện điện ảnh kinh dị của Hollywood về các đứa trẻ là hiện thân của quỷ, những Hồng vệ binh trẻ tuổi đó đã phấn khích tràn ra đường, đánh đập thầy cô của mình, lục soát nhà bạn bè mình, đập phá chùa chiền và các di tích cổ, cũng như góp phần vào đại nạn thảm sát hàng chục triệu người trong giai đoạn đó.
Mới đây, báo Tuổi Trẻ có đưa ý kiến của một giáo viên về chuyện nạn Cờ Đỏ trong các nhà trường.
Đây không phải là ý kiến đầu tiên được nói lên, mà lâu nay đã là những điều băn khoăn của giới phụ huynh và các nhà xã hội học, rằng việc trao cho những đứa trẻ trong cùng một môi trường công việc rình mò, theo dõi bạn bè mình và quyền lực “báo cáo” để trừng phạt có phản lại giá trị giáo dục chung hay không?
Hơn nữa, bệnh thành tích và quyền lực giả tạo đó tạo nên những ảo tưởng và sự dối trá như một thói quen cho những đứa trẻ, sẽ tạo ra những nhân cách và phẩm chất gì cho xã hội trong tương lai?
Nhưng không phải chỉ có những đứa trẻ bị trao quyền lực sớm bị tổn thương tinh thần, mà cả những đứa trẻ khác trong môi trường đó cũng bị ảnh hưởng.
Bằng cách làm thân, cầu cạnh, hoặc “lót tay” cho các thành viên đội Cờ Đỏ để không bị ghi sổ khi đi học quên mang khăn quàng, cũng tạo nên một môi trường phản giáo dục và lừa dối thầy cô.
“Không chỉ học sinh sợ thành viên trong đội Cờ Đỏ mà chính thầy cô giáo cũng không muốn làm mất lòng các em đó, bởi chúng nắm trong tay quyền sinh sát của lớp”, cô giáo Phạm Huyền, tác giả của bài viết đăng tải trên báo Tuổi Trẻ ngày 3/4/2016, với tựa đề Đội Cờ Đỏ – “ngáo ộp” trá hình ở trường học đã nói đủ hết hiện trạng của nhiều trường học hiện nay, với chỉ vài dòng chữ.
Trong tài liệu về vệ sinh học đường Việt Nam do UNICEF tài trợ từ năm 2006, có tên “Formative Hygiene Research” với nhóm nghiên cứu hỗn hợp nhiều quốc gia, cũng ghi nhận việc theo dõi các bạn học sinh có “đủ vệ sinh” trong trường hay không, được giao cho các đội Cờ Đỏ (bản tiếng Anh viết là Red Flag Team) ghi vào sổ báo cáo, và rất nhiều em học sinh rất vui mừng khi trở thành người có quyền nhận xét ấy.
Trong sách nghiên cứu về nền giáo dục Việt Nam, có tên Vietnam’s Political Process: How Education Shapes Political Decision Making(2009) của Casey Lucius, giáo sư của trường Naval War College – và từng là trợ lý dự án cho toà đại sứ Mỹ tại Việt Nam, bà cũng giới thiệu về “mô hình” khá đặc biệt về các đội Cờ Đỏ trong các trường học Việt Nam, thường được giới thiệu với tư cách “trợ giúp” cho các học sinh bạn.
Mô hình đội Cờ Đỏ này từ khi xuất hiện xuyên suốt trong cả nước vào năm 1976, đã vô hình trung vô hiệu hoá các công việc của đội ngũ thầy cô giám thị, giáo viên kỷ luật… cũng như các chức danh lớp phó kỷ luật, lớp phó học tập, lớp phó thi đua…
Và hiển nhiên biến hình thái nhóm theo dõi và kiểm tra, thậm chí quyết định giá trị của bạn cùng lứa, trở thành một cơ cấu chính trị trong một môi trường giáo dục.
Cựu thành viên Hồng vệ binh Mo Bo nói rằng thời tuổi trẻ, ông tin rằng những điều mình làm là tạo ra con người và xã hội tốt đẹp.
Cuộc gặp mặt những người bạn cùng thời, sau đó 50 năm, chỉ đem lại một cảm giác chua chát và niềm ước muốn tuyệt vọng: phải chi họ có được một cuộc sống học đường bình thường.
Điều họ mang nặng là tuổi thiếu niên của mình, họ là những kẻ bị gieo mầm dối trá và bạo lực, khiến hôm nay họ ngại ngùng với cả con cháu.
Trong sự cuồng điên và nhiệt thành của mình, các thiếu niên được trao quyền lực ấy luôn là ngọn lửa âm ỉ của nạn bùng phát bạo lực thiếu lý trí.
Lịch sử Trung Quốc ghi nhận rằng hàng triệu các di tích và văn hoá cổ quý giá của đất nước này bị tiêu diệt. Nhiều học giả và giáo sư bị đánh đập chôn sống bởi chính các học sinh và sinh viên của mình, mà ngày hôm qua họ chỉ mới làm nhiệm vụ nhỏ bé là theo dõi và ghi chú về trường học của mình.
Rất nhiều bậc cha mẹ đã khóc và nói rằng họ đã thiếu dứt khoát và tri thức để ngăn con em mình tham gia các đội học sinh được giao quyền hành động ấy.
Một khi môi trường giáo dục bị chi phối bởi những hoạt động không thuần tuý giáo dục, mà nặng về răn đe và trừng phạt, tức môi trường của trẻ em đã bị xoá mờ ranh giới của trừng giới và học đường.
Có thật sự các ngôi trường Việt Nam cần phải giao việc và quyền, khác với tôn chỉ của mình, cho các học sinh?
Ở thế kỷ 21, việc mơ ước rằng các ngôi trường trên đất nước này chỉ có giáo dục – và thuần tuý giáo dục mà thôi – có phải là một điều quá nhiêu khê?
SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Một Bà Mai Khác
Tôi đang lẽo đẽo theo chân Anh Vũ đi lòng vòng Phnom Penh để tìm hiểu về sinh hoạt tôn giáo, và xã hội của một số người Việt đang sống ở thủ đô Cambodia thì nhận được thư của anh Ngô Thế Vinh. Tác giả Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng biểu tôi chạy lên Nam Lào chụp vài tấm ảnh – nơi vừa khởi công xây con đập Don Sahong – để dùng cho ấn bản tiếng Anh (The Nine Dragons Drained Dry The East Sea In Turmoil) cuốn sách sẽ do Giấy Vụn xuất bản nay mai.
Cùng lúc, anh Trịnh Ngọc Lân và bằng hữu cũng rủ tôi qua Hạ Lào. Qúi anh muốn cùng bà quả phụ Nguyễn Văn Đương đến tận chiến trường xưa, để thắp một nén nhang tưởng niệm người anh hùng đã hy sinh trong cuộc Hành Quân Lam Sơn 719, hơn bốn mươi năm trước.
Dù rất ham đi, ham vui, và dễ dụ, tôi vẫn phải từ chối lời đề nghị thứ hai vì không thể đi hainơi trong cùng một lúc. Hơn nữa, tôi cũng thành thực tin rằng khi công luận đã biết đến tình cảnh khó khăn của bà Trần Thị Mai thì ước nguyện thắp một nén nhang – ở nơi xa xôi – cho người quá vãng sẽ không còn là một việc khó khăn.
Nhờ nán lại Cambodia vài hôm nên tôi và Anh Vũ đã gặp được thêm một bà Mai nữa. Chúng tôi tình cờ nhìn thấy bà đang dạo quanh những bàn ăn ở quán cơm Ba Số Bẩy – trong khu chợ Tô Sanh, ở Nam Vang – để chào mời thực khách mua vé số. Loại số sổ hàng ngày, phát hành từ những tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long – Việt Nam.
Bà nhận lời mời ngồi chơi, uống nước, nói chuyện “tâm tình” mươi/mười lăm phút. Nhờ thế, chúng tôi mới biết được những nỗi khó khăn trong cuộc đời của một bà Mai khác – bà Nguyễn Thị Mai. Cũng như bà Trần Thị Mai, bà Nguyễn Thị Mai cũng có chồng là một người lính miền Nam đã mất, và cả hai đều đang chia chung một cảnh đời cùng quẫn.
Một bà Mai khác ở Phnom Penh. Ảnh chụp tháng 3 năm 2016
Ảnh: Đất Việt
Cùng lúc, anh Trịnh Ngọc Lân và bằng hữu cũng rủ tôi qua Hạ Lào. Qúi anh muốn cùng bà quả phụ Nguyễn Văn Đương đến tận chiến trường xưa, để thắp một nén nhang tưởng niệm người anh hùng đã hy sinh trong cuộc Hành Quân Lam Sơn 719, hơn bốn mươi năm trước.
Dù rất ham đi, ham vui, và dễ dụ, tôi vẫn phải từ chối lời đề nghị thứ hai vì không thể đi hainơi trong cùng một lúc. Hơn nữa, tôi cũng thành thực tin rằng khi công luận đã biết đến tình cảnh khó khăn của bà Trần Thị Mai thì ước nguyện thắp một nén nhang – ở nơi xa xôi – cho người quá vãng sẽ không còn là một việc khó khăn.
Nhờ nán lại Cambodia vài hôm nên tôi và Anh Vũ đã gặp được thêm một bà Mai nữa. Chúng tôi tình cờ nhìn thấy bà đang dạo quanh những bàn ăn ở quán cơm Ba Số Bẩy – trong khu chợ Tô Sanh, ở Nam Vang – để chào mời thực khách mua vé số. Loại số sổ hàng ngày, phát hành từ những tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long – Việt Nam.
Bà nhận lời mời ngồi chơi, uống nước, nói chuyện “tâm tình” mươi/mười lăm phút. Nhờ thế, chúng tôi mới biết được những nỗi khó khăn trong cuộc đời của một bà Mai khác – bà Nguyễn Thị Mai. Cũng như bà Trần Thị Mai, bà Nguyễn Thị Mai cũng có chồng là một người lính miền Nam đã mất, và cả hai đều đang chia chung một cảnh đời cùng quẫn.
Một bà Mai khác ở Phnom Penh. Ảnh chụp tháng 3 năm 2016
Bà Mai Nguyễn quê ở huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, nơi mà chỉ cần vài giờ xe là đã bước sang xứ khác – xứ Chùa Tháp. Tuy thế, đã lâu lắm rồi bà không trở lại chốn xưa vì không còn thân bằng quyến thuộc gì nơi cố quốc.
Bà Mai đành nhận Cambodia làm mảnh đất dung thân. Quê hương thứ hai – may thay – đủ lượng dung cho một người dân Việt Nam ở bước đường cùng (không chồng, không con, không tiền, không nhà, và không cả manh giấy tùy thân) vẫn sống được lây lất qua ngày. Mặc dù không thể đi nhiều trên đôi chân đã bắt đầu run rẩy, bà Mai còn có thể kiếm được mười lăm/hai mươi ngàn đồng riels mỗi ngày, nghĩa là khoảng trăm hai đến trăm năm mươi Mỹ Kim hàng tháng. Chỉ cần nửa số tiền này cũng đã đủ để thuê được một chỗ tắm rửa, và ngủ nghỉ qua đêm.
- Ban ngày tôi đi suốt mà, đi mệt thì ngồi, được cái người Miên họ dễ lắm mấy chú à. Họ cho mình ngồi trong quán nghỉ, cho sài cầu tiêu cầu tiểu thoải mái, và có khi còn cho đồ ăn dư luôn nữa.
Ảnh: Đất Việt
Trong khi chuyện trò với chúng tôi, bà Mai hay nhắc đến Chúa và khẳng định nhiều lần: “Chúa chỉ sao thì tui chịu vậy thôi.” Bà khiến tôi tự hỏi ngoài bà Trần Thị Mai và Nguyễn Thị Mai, hiện còn có bao nhiêu bà Mai khác nữa đang “chịu vậy” mà không một lời than van – và cũng chả một ai đoái hoài tới họ – từ nửa thế kỷ qua!
Phải đợi đến mãi thời gian gần đây, mới có những lời kêu gọi “tri ân” và “giúp đỡ” những thương phế binh thuộc QLVNCH. Hai chữ “tri ân” tuy nghe vô cùng trang trọng nhưng sự “giúp đỡ” – xem ra – lại không được nhiều nhặn gì cho lắm, và chỉ có tính cách tượng trưng. Đối với người sống sót (dù sống trong cảnh tàn phế) còn thế thì nói chi đến những bà quả phụ mà chồng đã chết trận tự lâu.
Cuộc chiến Bắc/Nam kết thúc vào năm 1975. Hơn bốn mươi năm đã trôi qua nhưng công luận – dường như – mới chỉ được nghe nhắc đến tên của năm ba
bà quả phụ: Ngụy Văn Thà, Nguyễn Thành Trí, Nguyễn Văn Đương ...
Khi nghe hỏi về ước nguyện hiện tại của mình, bà Mai trả lời với ít nhiều bình thản:
- Tui không có mong ước gì ráo trọi. Bây giờ còn đi bán được ngày nào thì hay ngày đó thôi. Bữa nào cũng phải đi lòng vòng hơi mệt nhưng tui thấy khuây khoả, lúc nào cũng có xấp nhỏ bao quanh, và cả lũ đứa nào cũng sẵn sàng “bán dùm vé ế cho ngoại Mai kẻo tội.” Đêm về thì có sẵn chỗ để nằm, không ai đụng chạm phiền phức gì mình, vậy là được rồi. Chỉ sợ khi chết bỏ xác ở xứ này không ai chôn cất thôi.
Tôi buột miệng:
- Chết là hết chị ơi, hơi đâu mà lo mấy chuyện lùm xùm sau đó. Mình nằm xuống thì mấy người ở lại buộc phải chôn thôi. Nếu không, cái xác thúi rùm tụi nó chịu đời sao thấu.
Câu nói bạt mạng của tôi, không ngờ, lại được bà chị tán thưởng bằng một nụ cười móm mém. Tuy thế, tận trong ánh mắt của người phụ nữ “nhiều nỗi chuân truyên” này, tôi vẫn thấy (thấp thoáng) một nỗi buồn – không kín.
Tôi không đùa (cũng không dám dở giọng khinh bạc) khi nói về những chuyện liên qua đến thân xác của con người, sau khi đã nhắm mắt kìa đời. Chết là hết, chớ còn khỉ gì nữa!
Tôi dặn con nhiều lần: “Không cần mang tro cốt ra biển làm chi, cứ đổ cha nó hết vào cầu tiểu rồi giựt nước là xong. Nếu làm vậy tụi bay thấy hơi khó coi (hay sợ tiếng đời dị nghị) thì bỏ nhúm tro tàn vào bồn rửa chén, mở nước chẩy ri rỉ qua đêm, là bố cũng tà tà ra tới ... biển thôi.”
Khi tao chết chớ mang tao ra biển
Đừng mất công làm chuyện tào lao!
Thế hệ chúng tôi (Ngô Thế Vinh, Trịnh Ngọc Lân, Trần Thị Mai, Nguyễn Thị Mai, Tưởng Năng Tiến ...) rồi sẽ qua, và cũng sắp qua rồi. Điều băn khoăn không phải là chúng tôi sẽ chôn cất ở đâu, hay thiêu đốt ra sao mà là kiếp sống bấp bênh và nhếch nhác của những người còn ở lại – những thanh niên thiếu nữ Việt Nam đang “đồng nghiệp” của ngoại Mai, ở Cambodia. Tôi nhìn họ đang tò mò vây quanh thiết bị thu thanh của Anh Vũ, lắng nghe chúng tôi trò chuyện, mà thấy nặng lòng.
Một đồng hương và “đồng nghiệp” trẻ của “ngoại Mai” ở Phnom Penh. Ảnh chụp tháng 3 năm 2016.
Họ đều còn rất trẻ, đều rất hồn nhiên, và (tất nhiên) đều thất học - dù tuổi chỉ khoảng từ 15 đến 20. Các em từ đâu đến, và tại sao lại quanh quẩn trong hàng quán nơi đây thay vì đang ngồi dưới mái trường? Câu trả lời có thể tìm được trong một bài viết ngắn của nhà báo Hữu Danh:
“Ở vùng ĐBSCL, nhiều doanh nghiệp xổ số nộp ngân sách cả ngàn tỉ đồng/năm. Với nhiều địa phương, thu từ xổ số là nguồn thu chính. Để có nguồn thu này, các công xổ số đều dựa vào lực lượng bán vé số dạo. Họ là ai? Là trẻ em, thay vì được đến trường thì áo quần rách rưới, tay cầm xấp vé số đi ‘bán cái rủi may’; là những ông bà lão bảy - tám mươi tuổi, lẽ ra phải được an hưởng tuổi già, vui vầy cùng con cháu thì phải còng lưng mời từng tờ vé số; là những người tật nguyền, khi mà hệ thống an sinh xã hội còn quá kém, phải vừa bò vừa lết ngoài đường, bò lết dưới chân trai thanh gái lịch trong những quán cà phê, nhà hàng để bán từng tờ vé số bằng cách kêu gọi lòng thương...”
Những đồng hương và “đồng nghiệp” trẻ của “ngoại Mai” ở Phnom Penh. Ảnh chụp tháng 3 năm 2016.
Lòng thương (ngó bộ) đã cạn kiệt ở quê hương, nơi mà người bán nhiều hơn người mua, và “bán vé số không được vào nhà vệ sinh” nên không ít kẻ phải lần dò qua đến tận xứ người. Dù không phải là thầy bói, tôi vẫn có thể đoán được là trong lòng bàn tay của tất cả các em đều có đường xuất ngoại nhưng lại thiếu đường may mắn. Số mệnh của cả một thế hệ (e) đã được an bài.
Sẽ còn có thêm vài ba thế hệ kế tiếp đi chào mời vé số (hay thân xác) nơi xứ lạ, nếu dân Việt vẫn giữ thái độ thản nhiên trước những mảnh đời rách nát và vẫn đồng lòng nhắm mắt để cho chế độ hiện hành tiếp tục hoành hành trên đất nước này.
NGUYỄN THIÊN-THỤ * LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI VÀ DU LỊCH
Lao động ra đi
NGUYỄN THIÊN-THỤ
LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI VÀ DU LỊCH
I. LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI
Khoảng 1985, trong Nam ít nghe nói đến mấy chữ' lao động nước ngoài' hay 'hợp tác lao động'. Trái lại, khi tôi ra Hà Nội, khắp nơi lao xao, rộn rịp, người ta ăn không ngon, ngủ không yên vì mấy chữ này. Có thể nói rằng cả nước loạn lên về việc đi Liên Xô, Tiệp hay Hung.. .Có thể nói rằng cả nước ai cũng muốn bỏ cái nước này để mà đi, ngoại trừ mấy ông giám đốc, tổng trưởng, thứ trưởng, vì quyền lợi, vì thể diện không thể từ chức mà ra đi. Các văn phòng các bộ đầy nghẹt người nạp đơn, xin hồ sơ để đi. Với con mắt của tôi, việc này có gì là vinh dự, lợi lộc mà chen chúc như thế! Đối với dân trong Nam, việc này cũng giống như khoảng 1930, thực dân Pháp mộ phu đi tân thế giới, những nông dân, công nhân nghèo bán mình được đuợc vài ba đồng để lại cho cha mẹ hay vợ con để rồi ra đi biệt tích, bỏ xác nơi đất lạ xứ người! Ngày xưa đế quốc, thực dân, tư bản mộ phu nhưng nay thì chính đảng ta đem nhân dân đi bán, đem đảng viên đi làm nô lệ xứ người ! Đối với nhân dân ngoài bắc, đi lao động
Lao động trở về
hợp tác là một ân huệ, không hối lộ, không phe cánh thì không dễ gì mà đi! Đi lao động là con đường cứu rỗi, là con đường thoát của những con người XHCN. Nếu cứ ở lại cái nước CHXHCNVN , thì cuộc đời mãi mãi sáng đạp xe đi, chiều đạp xe về, ghé chợ mua bó rau muống, để rồi ngày lại ngày tiếp tục sự nghiệp như thế! Nhiều người đi Liên Xô, Tiệp hai ba năm đã gủi tiền về xây nhà,ít nhất khi về cũng được cái đài(radio), cái đổng ( đồng hồ), cái TV, cái tủ lạnh và vài chỉ vàng! Giấc mộng của dân ta đơn giản là thế! Nhiều người khôn hơn, có thế hơn thì xin đi lao động tại các nước tư bản như Pháp, Iran, Irac hay Phi châu. Đi các nước tư bản thì ngon hơn đi các nước cộng sản anh em! Vì vậy mà trước đây, mấy cán bộ cao cấp thành phố đã xin học Pháp văn tại trường Đại học Văn khoa Sai gòn, làm đệ tử các thầy Nghiêm Hồng, Nguyễn Kỉnh Đốc vì giấc mộng tây du vàng son mỹ miều đó! Tôi nói như vậy vì hồi đó chưa có vấn đề bang giao Việt Mỹ, mà chỉ có bang giao Pháp Mỹ cho nên người ta chỉ ngó vào nước Pháp anh em mà thôi, nay thì đương nhiên nước Mỹ và đô la Mỹ là nhất, Pháp không là cái giãi gì!
Có những tay vận động các cơ quan công quyền hay tư nhân ở Pháp gủi giấy mời sang diễn thuyết, sang cộng tác để rồi có cớ hợp lý xin phép xuất cảnh ra ngoài làm ăn! Chính vì điều này chúng ta mới hiểu tại sao dân cán bộ cộng sản lại thích học tiếng Anh mà không chịu học tiếng Nga . Tại sao đảng lại chủ trương xuất cảng lao động? Đã đến lúc Việt Nam phải trả nợ cho Liên Xô. Làm sao có tiền trả nợ? Việt Nam đã xuất cảng gaọ, cá,thịt, gỗ, giày, áo, qua Liên Xô nhưng hàng hóa Việt Nam phẩm chất quá kém và không bao giờ giao đúng hẹn, nếu đúng hẹn lại không đủ số. Bán hàng không đủ thì đảng lại bán người. Xüa và nay khác nhau. Thời thực dân, chỉ người nghèo mới đi mộ phu , còn nay cả nước đi mộ phu, ngay cả người có thế lực.
Thời trước thực dân mộ phu nay thì đảng đứng ra mộ phu. Ngày xưa phu lĩnh tiền đầy đủ nay công nhân bị bóc lột tận xương tủy. Còn nhiều cảnh bóc lột khác nữa cho dù đảng ta đã chửi bới rất nhiều vể tội phong kiến, tư bản, thực dân bóc lột nhân dân ta! Khi làm việc cho ngoại quốc là nhà nước đã ăn chia công khai theo tứ lục( nhà nước 6 phần, lao động 4 phần). Người lao động phải trả tiền ăn, tiền phòng, và tiền cho tổ chức đảng, một tổ chức ăn bám, ngồi không hưởng lợi của đảng mang theo để kìm kẹp công nhân ở nước ngoài! Một số người khi ra nước ngoài phải làm thêm mới có tiền, cho nên họ phải buôn lậu, làm gái giang hồ. Nhiều chuyện đau đớn không thể nói ra xiết. Khi chưa ra nước ngoài, khi còn ở trên tàu, người ta đã công khai ăn ở chung chạ, dù gái đã có chồng, dù trai đã có vợ. Khi ra ngoại quốc, người ta lại càng tự do hơn. Bởi vậy, ca dao xã hội chủ nghĩa có câu:
Lãy vợ mà cho đi tây,
Xe đạp không khóa để ngay bờ hồ!
Trong các nước xã hội chủ nghĩa anh em, Liên Xô là một nuớc lớn, quả đã mang lại nhiều lợi lộc cho Việt Nam nhưng họ cũng đã đem lại nhiều đau khổ cho người Việt Nam. Liên Xô là một nước xã hội chủ nghĩa nhưng họ không như Việt Nam. Liên Xô truyền cho Việt Nam chủ nghĩa cộng sản nhưng Việt nam lại truyền cho Liên Xô tham nhũng, hối lộ. Trong quyển Thiên Đường Mù, Dương Thu Hương đã cho ta biết người Liên Xô thù ghét Viêt Nam, thấy mặt người Việt là họ đánh đập nếu không tàn sát. Tại sao vậy? Tuy Liên Xô cũng nghèo khổ, thiếu thốn nhưng họ có một đời sống kỷ luật, khác với Việt Nam. Khi sang Liên Xô, người Việt Nam đã đi thật sớm để tới trước xếp hàng. Khi người Liên Xô tới, mọi thứ hàng đã hết. Người Việt nam còn hối lộ các cô bán hàng , các trưởng cửa hàng, các thủ kho để họ tuôn hàng cho mình. Với chừng ấy thủ đoạn, người Việt Nam đã gây xáo trộn cho xã hội Liên Xô, thành thử người Liên Xô thù ghét Việt Nam.
Như đã nói ở trên, những người lao động nào đi sang các nước tư bản thì lợi hơn nhiều.Một số người Việt Nam đã sang Iran, Irac làm việc nhưng họ không hưởng được bao tiền bạc vì chiến tranh xảy ra giữa Mỹ và Irac. Các công nhân bèn hỏi tòa đại sứ cộng sản Việt Nam tại Irac: tình hình ra sao ? Phải đối phó như thế nào? Nên ở hay nên đi? Các cán bộ cộng sản bảo Mỹ đã thất bại ở Việt Nam, Mỹ không dám đánh Irac. Các công nhân tin đảng nên đã ở lại. Rốt cuộc Mỹ đánh dữ quá, họ phải bỏ Irac chạy về Việt Nam, không đuợc đồng nào!
Nay thì một số lao động chạy qua Đức, Mỹ, Canada và Pháp. Một số lớn là người yêu tự do, dân chủ, hoặc yêu đời sống kinh tế tư bản nên không muốn về Việt Nam, một đất nước nghèo đói, lạc hậu và độc tài, tàn bạo. Một số là cộng sản nằm vùng, họ âm thầm hoạt động. Chúng ta hy vọng sau một thời gian sống ở xứ tự do, những người lao động, kể cả người cộng sản đã hiểu tự do, dân chủ sẽ góp phần tranh đãu cho tự do dân chủ tại Việt Nam.
Dẫu sao, việc xuất cảng lao động đã đem lại nhiều lợi ích cho đảng. Ngày nay, đảng và tư nhân đã lợi dụng việc xuất cảng lao động để lừa dối đồng bào và bóc lột nhân dân. Nhiều cơ sở lập ra thu tiền rồi bỏ trốn. Một số dân lao động nhận được vé máy bay qua Hồng Kông, Nhật Bản rồi bị bỏ rơi, không có tiền trở về. Ngày nay, danh từ lao động được biến hóa. Ngày nay, người ta dùng việc đưa học sinh du học, và người đi du lịch để đem người đi lao động. Không riêng Việt Nam, bọn đầu nậu ở Trung quốc, Đại Hàn và Phi Luật Tân cũng đã tổ chức đưa người nhập cư bất hợp pháp vào Canada và Mỹ. Công an, hay thành đoàn thường đứng ra tổ chức, móc nối với các tòa đại sứ cộng sản Việt Nam tại địa phương. Tin gần đây 29 người Việt Nam đi lao động tại Brasil bằng Visa du lịch, rồi bị bỏ rơi tại xứ người. Sáng ngày 26 tháng 9 nămn 2001, chị Nguyễn Thị Thêm gửi đơn đến các báo chí trong nước kêu cứu việc chồng chị là Nguyễn Đình Quốc cùng 28 người khác đã bị công ty TNHH Phú Nhuận, là công ty xuất khẩu lao động của thành đoàn CS địa chỉ tại 32 đường Lê Lai, quận Gò Vấp lừa đưa người sang Bresil rồi bỏ mặc.
Bà Nguyễn Thị Thức, mẹ của Nguyễn Đình Quốc kể rằng tháng 2-1999, qua trung gian của bà Trần Thị Dung ở Hà Nội, con trai bà đã ký hợp đồng lao động với ông Lê Đình Nhân là giám đốc công ty TNHH Chế biến lương thực thực phẩm Phú Nhuận ở Sài gòn để sang làm mì ăn liền tại Brasil. Con bà đã nộp cho ông Nhân 7.5000 USD, cộng với 300USD làm hộ chiếu. Theo hợp đồng ký với công ty Lương Thực Thực Phẩm Phú Nhuận, thời hạn làm việc là năm năm, lương mỗi tháng là 500 USD. Nhưng sau 18 tháng làm việc,tại Bresil, gia đình anh chỉ nhận được 1,200USD tiền lương. Bà cho biết hoàn cảnh của bà và đa số gia đình người đi lao động rất khó khăn. Vợ của anh Quốc phải đi buôn bán xa để lấy tiền nuôi gia đình và chữa bệnh cho đứa con trai duy nhất 9 tuổi bị bệnh não, ba năm không học xong lớp I.
Bà hy vọng con trai bà đi lao động tại Bresil để có tiền chữa bệnh cho cháu trai nhưng nay tiền mất tật mang.Vừa rồi con bà gọi điện thoại về cho biết đã bốn tháng nay bị bỏ rơi, không có tiền ăn, và có thể bị bỏ tù vì cư trú bất hợp pháp. Bà cho các ký giả xem đơn đề ngày 20-8-2000 của 15 lao động tại Bresil ,trong đó có đoạn: 'Công ty Phú Nhuận đã đưa chúng tôi đi bằng visa du lịch trong ba tháng. Trong năm qua chỉ có một số được đi làm, còn hầu hết thất nghiệp, bị cắt điện nước, không cơm ăn, hoặc không nơi cư trú. Chúng tôi phải sống nhờ vào sự hảo tâm của công đồng người Việt tại Bresil.'
Mới đây đại diện các gia đình đã đến nhà bà Trần Thị Dung đòi lại tiền và chịu trách nhiệm về việc này thì bà Dung chối bỏ trách nhiệm. Các phóng viên báo chí đã hỏi các cơ quan hữu trách nhưng cơ quan này quy trách cho cơ quan nọ, không một ai chịu trách nhiệm về việc này. Ông Trần Văn Hằng, Cục trưởng cục quản lý lao động với nước ngoài nói rằng ông cũng nhận được thông báo của bộ ngoại giao cùng đơn của các lao động tại Bresil, song trách nhiệm là của UBND Saigon, là nơi đã cấp giấy phép cho công ty Phú Nhuận liên doanh tại Bresil. Việc đưa lao động ra nước ngoài theo hợp đồng liên doanh không thuộc sự quản lý của cục này.Ông cũng thông báo cho công an Hà Nội về việc bà Dung thu tiền nhưng chưa có trả lời. Trong 29 người sang lao động tại Bresil đã có 5 người trở về vì gia đình đã mua vé máy bay cho họ, còn một số đang chờ đợi. Vừa qua cảnh sát Bresil đã thông báo cho họ là trong 20 ngày họ phải trở về nước nếu không thì sẽ bị giam giữ trong 80 ngày để chờ phán quyết của tòa án Bresil.
Trong khoàng 2000, người cộng sản tiến nhanh tiến mạnh, từ việc đưa người đi lao động xã hội chủ nghĩa tiến lên việc buôn người khắp thế giới, Ngày nay gái Việt Nam đã đi làm vợ Đài Loan, Đại Hàn và gái mãi dâm khắp nơi. Ai chịu trách nhiệm về những vấn đề này?
Ngày nay, cộng sản đưa dân ra nước ngoài lao động cũng có mà trộm cắp, đĩ điếm cũng có, chính cộng sản tổ chức và cướp tài sản nhân dân. Gần đây, cộng sản nghĩ ra một chiêu thức mới là bắt những người Việt đi "lao động nước ngoài" đóng tiền bảo hiểm Xã Hội 22%
NLĐ tham gia BHXH bắt buộc ở 2 chế độ hưu trí và tử tuất. Mức đóng hằng tháng bằng 22% tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài (trường hợp đã tham gia BHXH bắt buộc); bằng 22% của 2 lần mức lương cơ sở (trường hợp chưa tham gia BHXH bắt buộc). NLĐ có thể đóng 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng/lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn hợp đồng.
(http://nld.com.vn/cong-doan/bhxh-bat-buoc-doi-voi-lao-dong-xuat-khau-chua-thu-da-be-tac-20160102221815771.htm
Nghị định 115/2015/NĐ-CP “hướng dẫn luật bảo hiểm xã hội (BHXH) về bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa được nhà nước CSVN ban hành. Nghị định sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01-01-2016 cho tất cả người Việt Nam đi xuất khẩu lao động. Người đi lao động nước ngoài sẽ phải nộp mỗi tháng 22% tiền lương cùng các khoản trợ cấp cho nhà cầm quyền CSVN gọi là “phí bảo hiểm xã hội”. Nhưng những quyền lợi về bảo hiểm họ chỉ được hưởng khi về hưu hoặc chết. Vì đây là phí bảo hiểm xã hội bắt buộc nên người đi lao động nào cũng bị buộc phải thực hiện nghĩa vụ này.
So sánh với lao động trong nước người đi lao động nước ngoài phải đóng BHXH với một tỷ lệ rất lớn, lên tới 22% lương cùng các khoản phụ cấp. Trong khi người trong nước chỉ đóng 10,5% với sự hỗ trợ của công ty.
( Vét cạn túi người tha hương cầu thực. https://chantroimoimedia.com/2015/12/27/vet-can-tui-nguoi-tha-huong-cau-thuc/
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/lao-dong-lam-viec-o-nuoc-ngoai-phai-dong-bao-hiem-xa-hoi-3321928.html)
Xuất khẩu lao động, đưa di dân lậu, tổ chức trộm cắp, dĩ điếm đếu là chuyên môn kinh doanh của cộng sản. Thật ra đó cũng là một hình thức buôn bán nô lệ của đảng cộng sản Việt Nam
Mặc Lâm trong bài phóng sự "Đâu là thực tế của vấn đề Lao động Xuất khẩu?" trên RFA cho biết theo những số liệu chính thức của Sở Lao Động và Thương Binh Xã Hội Thành Phố Hồ Chí Minh thì hiện nay trên địa bàn thành phố có 52 công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, trong đó có 8 công ty thuộc quyền quản lý của UBND Thành Phố Hồ Chí Minh số còn lại thuộc quyền quản lý của các bộ ngành đoàn thể thuộc trung ương và các UBND các tỉnh thành phố. Tuy nhiên rất nhiều công ty tư nhân không thuộc sự quản lý của nhà nước kinh doanh lĩnh vực xuất khẩu lao động vì đây là một dịch vụ không tốn kém tiền đầu tư nhưng nguồn lợi thu vào rất đáng kể.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Labour_export_and_its_seriuos_confront_MLam-20070403.html.)
Tờ Thông Tin Pháp Luật ngày 11-12- 2009 cho biết cả nước hiện nay cả nước có hơn 150 doanh nghiệp có chức năng XKLĐ, các doanh nghiệp này mở các trung tâm và cơ sở một cách tràn lan và không có sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ từ các doanh nghiệp, khiến cho tình trạng vi phạm pháp luật xảy ra ngày càng phổ biến
http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/12/11/4210/
Vì nghèo khổ không việc làm, và vì nghe theo những tuyên truyền xảo trá của cộng sản, dân chúng đã đua nhau đi lao động, lấy chồng Đài, chồng Hàn làm gái ở khắp nơi và nhập cư bất hợp pháp.
Cũng theo RFA trong bài trên, trung bình mỗi lao động nộp đơn xin đi lao động nước ngoài phải nộp cho công ty 1200 đôla và nhiều phí phụ thu khác như phí huấn luyện ngoại ngữ, phí huấn luyện chức năng làm việc, khám sức khỏe...
Nhân viên Công ty Hướng Dương cho đài RFA biết :Trong số tiền họ nộp trước khi đi là khỏang hơn 5000 đôla, đã bao gồm hai năm phí quản lý của Việt Nam theo quy định của Bộ cho những người đi lao động nước ngoài dù nước nào chăng nữa thì phải nộp phí này một năm là một tháng lương cơ bản. Sang bên kia thì các bạn sẽ phải chịu khấu trừ những khoảng theo quy định của Đài Loan chẳng hạn như tiền khám sức khỏe định kỳ cứ mỗi ba năm thì khám 4 lần, tiền bảo hiểm y tế, tiền phí dịch vụ Đài Loan.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Labour_export_and_its_seriuos_confront_MLam-20070403.htmlhttp://
Báo TTLC cho biết tổng các khoản phí thu của người lao động trước khi đi là 6.500-7.000 USD/người, gồm phí làm thủ tục tại Mỹ, phí môi giới, dịch vụ, vé máy bay khứ hồi theo qui định hiện hành. Ngoài ra, nhằm hạn chế lao động bỏ trốn, các doanh nghiệp sẽ đặt thêm mức thu tiền đặt cọc "chống trốn" khoảng 15.000 USD/người.
http://www.ttlc.vn/modules.php?name=News&opcase=detailsnews&mid=782&mcid=323&sub=&menuid=
Tờ Vật giá.com ngày 22/08/2008 cho biết như sau:
Khi được trúng tuyển, người lao động sẽ phải đóng các khoản chi phí theo quy định khoảng 12.000 đô la Úc (phía đối tác hỗ trợ 1.000 đô la Úc trau dồi kỹ năng và ngoại ngữ)
http://http//www.vatgia.com/hoidap/4502/39117/dieu-kien-de-duoc-di-lao-dong-xuat-khau-o-my-va-uc.html
Như vậy, người vô sản muốn đi lao động kiếm tiền hay tư sản đỏ muốn di dân chuyển tiền sang Mỹ it nhất phải nộp mỗi người cho giai cấp thống trị hay bọn buôn người trên 20 ngàn đô.Đó là một số tiền mà người bình thường ở Canada và Mỹ khó lòng dành dụm được trong một kiếp người! Tội nghiệp quá, bọn lưu manh ở Việt Nam đã trấn lột người vô sản Việt Nam!
Xuất khẩu Lao động là món hàng béo bỡ nhất. Báo Người Lao Động viết:
So với lao động các nước cùng khu vực Đông Nam Á, lao động VN đi làm việc ở nước ngoài đang phải gánh chịu chi phí cao nhất. Tình trạng doanh nghiệp (DN) xuất khẩu lao động (XKLĐ) thu phí tràn lan, lạm thu, trục lợi đã đẩy chi phí lên cao. Không phải ngẫu nhiên mà giám đốc một trung tâm đào tạo lao động XKLĐ đã ví von rằng: “Làm XKLĐ lời như..buôn súng...
http://www.nld.com.vn/20091026104216853P0C1051/nguoi-lao-dong-bi-bop-co.htm
II .TRỘM CẮP QUỐC TẾ
Lao động nước ngoài cũng là một hình thức của xuất khẩu kỹ nghệ kinh doanh thân xác hay đạo tặc. Đây là một hệ thống tổ chức vì nay Việt Cộng chính là một tổ chức Mafia.
Mới đây, cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật đưa ra thống kê cho thấy số các vụ ăn cắp đồ bị bắt liên quan tới người Việt tăng mạnh tại Nhật, từ 247 vụ năm 1998 lên 999 vụ năm 2012.
Riêng 6 tháng đầu năm 2013 đã có 401 vụ liên quan tới người Việt, chiếm 40% tổng số vụ chôm đồ liên quan tới người nước ngoài tại Nhật.
Số liệu được công bố trên báo Sankei vào ngày 27/02 trong bản tin liên quan tới việc cảnh sát ra trát bắt một tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines vì cáo buộc thông đồng tuồn hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam để tiêu thụ.
Hàng loạt vụ người Việt ăn cắp tại Nhật bị phát giác
Mới đây nhất là vụ một thành viên phi hành đoàn của Hãng Hàng không quốc gia Vietnam (Vietnam Airlines) bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo từ một đường dây ăn cắp tại các siêu thị Nhật Bản và có thể đang tìm cách buôn lậu ra khỏi nước Nhật. Cơ quan cảnh sát cho biết vụ việc được phát hiện vào ngày 26/2 khi cảnh sát mở rộng điều tra qua các cuộc thẩm vấn những kẻ ăn cắp.Một số siêu thị ở Nhật treo biển chống ăn cắp vặt chỉ bằng 2 thứ tiếng là Nhật và Việt.
Năm 2009, một cơ phó của Vietnam Airlines cũng từng bị trục xuất về nước cũng vì liên quan đến đường dây vận chuyển hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam. Tòa án quận Saitama đã tuyên phạt phi công Đặng Xuân Hợp 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, với thời gian thử thách là 4 năm, đồng thời tuyên phạt phi công này 500.000 yen Nhật.
Phi công Việt nam bị bắt tại Nhật
Tháng 12/2013, một nhóm 4 thanh niên Việt Nam khoảng 20 tuổi đã bị phát hiện ăn cắp hàng trong các siêu thị quần áo và mỹ phẩm tại Tokyo. Cảnh sát phát hiện ra rằng phần lớn hàng hóa ăn cắp của nhóm này được chuyển đến nhà của một phụ nữ Việt khoảng 30 tuổi.
Hàng ăn cắp gồm những sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng như mỹ phẩm Shiseido, quần áo hiệu Uniqlo. Hàng được chuyển qua đường bưu điện đến một khách sạn gần sân bay Narita nơi các thành viên đoàn bay ở. Sau đó, người chuyển hàng nhận tiền qua chuyển khoản ngân hàng. Khi cảnh sát phát hiện, hàng ăn cắp vẫn còn nguyên nhãn của siêu thị nơi bày bán sản phẩm.
Riêng trong tháng Một đầu năm nay, quận Fukuoka đã bắt 5 nhóm trộm cắp người Việt. Cảnh sát nhấn mạnh việc khẩn cấp cần làm hiện nay là nhổ tận gốc loại hình ăn cắp vặt này.
Poster vừa kể được một du học sinh theo học tại Học Viện Matsuyama, thành phố Matsudo, Chiba chụp lại khi nhìn thấy nó trong khuôn viên của học viện này rồi đưa lên Internet.
Trên poster, nền đỏ của quốc kỳ Việt Nam được trình bày như một mảng máu. Ngoài cảnh báo “Trộm cắp Stop!” người thiết kế còn dùng một khẩu hiệu mà Đảng CSVN vẫn dùng để nhắc nhở người Việt Nam làm việc, học hành tại Nhật: “Lao động là vinh quang.”
Những cảnh báo tương tự nay nhan nhản trên khắp đất Nhật sau khi người Việt đổ đến Nhật làm thuê, du học. Hồi tháng 4 vừa qua, cảnh sát Nhật công bố một thống kê về tình trạng phạm tội của các sắc dân ngoại quốc đến Nhật làm việc và học hành trong năm 2013.
Poster cảnh cáo người Việt hãy ngưng trộm cắp tại Nhật.Cờ đỏ sao vàng tung bay trên phố Nhật
So với 2012, số vụ phạm tội của người ngoại quốc tại Nhật trong năm 2013 tăng 8%. Dẫn đầu về số vụ phạm tội tại Nhật là người Trung Quốc, kế đó là người Việt và xếp thứ ba là người Đại Hàn. Tuy nhiên, cũng theo thống kê vừa kể thì người Việt dẫn đầu về trộm cắp tại các cửa hàng, siêu thị.
Trong thập niên vừa qua, số vụ phạm pháp của những người Việt trên đất Nhật tăng 60%. Nếu năm 2004 chỉ có 713 người bị bắt thì năm 2013, con số này là 1,118. Đáng chú ý là những vụ trộm cắp hàng hóa trong cáccửa hàng, siêu thị tại Nhật do người Việt thực hiện và bị phát giác đều dính líu đến Vietnam Airlines.
Hồi thượng tuần tháng 4, cảnh sát Nhật lục soát văn phòng của Vietnam Airlines tại Tokyo rồi bắt giữ một nữ tiếp viên 25 tuổi. Cô này bị cáo buộc đã tiêu thụ hàng gian, bằng cách giúp ận chuyển số hàng hóa trộm cắp trị giá 120,000 yen từ Nhật về Việt Nam hồi tháng 9 năm 2013.
Cảnh sát Nhật bảo rằng họ có bằng chứng cho thấy còn đến 20 nhân viên khác của Vietnam Airlines tham gia tiêu thụ hàng gian và đã phát lệnh triệu tập năm nhân viên của Vietnam Airlines, gồm cả phi công của Vietnam Airlines.
Cục trưởng Hàng Không Quốc Doanh Việt Nam thừa nhận, chuỗi scandal vừa kể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả uy tín của các hãng hàng không Việt Nam lẫn thể diện của người Việt. Buôn lậu của nhân viên Vietnam Airlines không chỉ là phạm pháp mà còn “uy hiếp an toàn hàng không” vì họ có thể nhận tiền để vận chuyển cả những vật nguy hiểm.
Đó là lần đầu tiên một viên chức chịu trách nhiệm về an toàn hàng không ở tầm quốc gia thú nhận, buôn lậu của nhân viên hàng không đe doa an toàn hàng không. Trong khi trên thực tế, phi công và tiếp viên của Vietnam Airlines đã buôn lậu đủ thứ và từ khắp nơi, gây tai tiếng khắp thế giới.
Trong hàng chục năm qua, phi công từ chính đến phụ, tiếp viên từ nam đến nữ của Vietnam Airlines liên tục gây ra scandal ở cả Nhật, lẫn Đại Hàn, Úc,... vì tổ chức trộm cắp - tiêu thụ đồ gian, nhân viên của Vietnam Airlines còn buôn lậu, chuyển ngân lậu, dính líu đến các tổ chức buôn bán ma túy.
Cũng trong tháng 4, tờ Người Lao Động lập lại nội dung mà dư luận râm ran từ lâu, đó là để được tuyển làm phi công phải hối lộ 50,000 Mỹ kim, tiếp viên phải hối lộ 25,000 Mỹ kim,... nên những nhân viên Vietnam Airlines phải “làm thêm” để gỡ vốn và khi trò chuyện với ông Lại Xuân Thành, cục trưởng Cục Hàng Không Việt Nam có hỏi ông ta nghĩ sao về dư luận này.
Viên cục trưởng Cục Hàng Không Việt Nam không phủ nhận, đồng thời thú nhận không dễ ngăn ngừa vì tuyển dụng là chuyện của doanh nghiệp. Ông ta bảo rằng “không loại trừ khả năng” nhận hối lộ khi tuyển dụng - một trong những nguyên nhân chính khiến phi công, tiếp viên liên tục phạm pháp.
Không chỉ tật ăn cắp vặt, vào thời gian gần đây dư luận còn đưa tin khá nhiều về cuộc sống của một số người Việt ở Nhật có những biểu hiện không tốt như thiếu trật tự, lộn xộn, trốn vé tàu..., thậm chí sống ngược lại với văn hóa Nhật, tạo nên những kỳ thị của người Nhật đối với người Việt Nam.
Trước tình trạng ăn cắp của người Việt Nam tại Nhật, nhiều siêu thị ở nước này thậm chí đã ghi biển "nhắc nhở" người Việt.
Hồi tháng 6/2013, bức ảnh chụp biển cảnh báo hành vi ăn cắp vặt được viết bằng tiếng Việt, ở dưới là dòng chữ dịch sang tiếng Nhật, đã gây xôn xao cộng đồng mạng. Những lời cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt cụ thể là: “Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm. Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động. Tăng cường điều tra”. Bên dưới là phần dịch sang tiếng Nhật được viết nhỏ hơn.
Tác giả của bức ảnh là anh Đặng Công Trọng, hiện đang là du học sinh tại Nhật Bản.
Theo anh Trọng kể lại, bức ảnh cảnh báo bằng tiếng Việt được chụp vào ngày 19/3/2013, khi anh cùng với một số người bạn khác đi phỏng vấn ở một công ty sản xuất bánh mỳ tại thành phố Saitama (Nhật Bản).
Nhiều tật xấu của người Việt tại Nhật đã tạo nên những kỳ thị của người Nhật đối với người Việt. "Hôm đó, khi nhóm chúng tôi đi xuống công ty sản xuất bánh mỳ tại thành phố Saitama để phỏng vấn, khi ghé vào siêu thị gần ga Nanasato để mua một số đồ thì thấy biển cảnh báo này.
Cảnh báo ở Đài Loan
Biển cánh báo tại một siêu thị ở Nhật Bản.
"Thời gian vừa qua, có rất nhiều vụ việc người Việt Nam ăn cắp vặt bị bắt và bị đuổi về nước. Hơn thế nữa, không ít trường hợp mỗi khi nhắc đến ai đó, người Nhật thường nói cụm từ ""bê tô na mư zin". Lên tàu nhiều khi thấy người Việt Nam thì người Nhật còn kéo khoá túi lại rồi ôm khư khư trước bụng.
Thực sự là rất buồn nên sau đó, chúng tôi mới đưa bức ảnh này lên Facebook cá nhân nhằm mục đích để chính những người Việt đang học tập, làm việc, sinh sống ở Nhật Bản có đọc được thì hãy cùng suy nghĩ và sửa đổi, đừng để cái gì người ta cũng nêu "người Việt Nam" ra, rất đáng xấu hổ", anh Trọng chia sẻ.
Ông Đỗ Thông Minh, một người Việt sống tại Nhật 30 năm đã chia sẻ về vấn nạn này trên BBC: “Từ lâu rồi, cách đây cả chục năm, tôi đã từng đọc những bài báo của những người Nhật đi du lịch Việt Nam, họ đi phố ở Việt Nam và họ thấy rất nhiều hàng Nhật, nhưng một điều ngạc nhiên là giá cả những mặt hàng này còn rẻ hơn cả bên Nhật. Họ nghi ngờ hàng giả thì người bán hàng giải thích đây không phải là hàng giả, nhưng vì nó xuất xứ từ hàng ăn cắp nên nó mới được bán với giá rẻ như vậy…”Ông Minh cũng cho hay, con số thống kê người Việt chiếm 40% trong tổng số các vụ người nước ngoài chôm đồ tại Nhật, một con số quá cao, đã ảnh hưởng không nhỏ tới cộng đồng người Việt tại Nhật. Ông Minh cũng kể câu chuyện năm ngoái có siêu thị ở Nhật còn cấm người Việt vào vì những tật xấu này của người Việt.
Mới đây, tờ Sankei Shimbun của Nhật đã đưa tin, một thành viên phi hành đoàn của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo ăn cắp và có thể đang tìm cách buôn lậu ra khỏi nước Nhật. Tình trạng người Việt Nam ăn cắp đồ tại Nhật cũng có xu hướng gia tăng. Những câu chuyện về người Việt ăn cắp, như giám đốc một công ty tên tuổi ở Saigon vẫn lấy trộm ô dù trong siêu thị tại Nhật, lan truyền nhanh trên mạng xã hội khiến nhiều người cũng cảm thấy xấu hổ. Nhiều siêu thị ở Nhật vì thế đã ghi biển “nhắc nhở”, cảnh báo bằng tiếng Việt. Hồi tháng 6/2013, bức ảnh chụp biển cảnh báo hành vi ăn cắp vặt, cụ thể: “Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm. Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động. Tăng cường điều tra”, đã được đưa lên mạng.
III. THAM ĂN, XẢ RÁC
Hết Thái, Hàn đến Nhật rêu rao người Việt trộm cắp, ăn tham, xả rác . Không những trộm cắp mà dân lao động nước ngoài đều biểu diễn nghê thuật du kích chiến trên bàn ăn trước mắt quốc tế. . Không những trộm cắp mà dân lao động nước ngoài đều biểu diễn nghê thuật du kích chiến trên bàn ăn trước mắt quốc tế.
Một số người Việt ở nước ngoài có hành động xấu như trộm cắp, lấy thức ăn quá nhiều rồi bỏ... khiến hình ảnh Việt Nam đang dần trở nên xấu xí. Một số nước thậm chí đã trưng biển cảnh báo bằng tiếng Việt về tình trạng này. Bức ảnh này tại Thái Lan, ghi lại hình ảnh một tấm biển có dòng chữ Việt nội dung như sau: “Xin vui lòng ăn bấy nhiêu lấy bấy nhiêu, nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 bath đến 500 bath. Xin cám ơn”.
Biển tiếng Việt cảnh báo việc lấy thức ăn thừa ở một nhà hàng buffet Thái Lan. Nhiều thành viên cho rằng đây không phải là một chuyện hiếm gặp tại các nhà hàng Thái Lan.
Người Việt tranh ăn, đại sứ quán VN cúi đầu xin lỗi
21/03/2016 18:52 GMT+7
Vì xấu hổ, vì danh dự của một quốc gia, đại diện Đại sứ quan tại Malaysia phải chắp tay xin lỗi quan khách vì bị lấy hết đồ ăn.
Tiệc đứng tổ chức ngoài trời, lễ kỷ niệm tổ chức trong hội trường. Buổi lễ sẽ rất hoàn hảo nếu người Việt có lòng tự trọng và có ý thức cao hơn. Khi buổi lễ chưa kết thúc, trước bao nhiêu quan khách đã ào vào lấy thức ăn. Tạo ra một khung cảnh hỗn loạn vô cùng xấu hổ. Đến mức khách tham dự không còn gì ăn.
Lúc đó, vì xấu hổ, vì danh dự của một quốc gia, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại đây phải chắp tay xin lỗi quan khách vì bị cướp hết đồ ăn".
Hình ảnh nhiều người Việt Nam tranh cướp nhau khi ăn buffet
Cứ tưởng cảnh tượng trên chỉ diễn ra một lần, tuy nhiên, nó lặp lại y như cũ và năm nào cũng vậy, ông nói."Đến năm sau, rút kinh nghiệm, chúng tôi tổ chức một nửa tiệc ngoài trời, một nửa trong hội trường. Nhưng tình hình cũng không cải thiện được bao nhiêu. Họ ăn hết ngoài trời lại xông vào hội trường, leo lên cả tầng hai cướp đồ ăn luôn. Không biết xấu hổ là gì. Ăn xong còn vứt rác bừa bãi, chỗ nào cũng vứt.
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/295314/nguoi-viet-tranh-an-dai-su-quan-vn-cui-dau-xin-loi.html
- Vừa bị chỉ trích tham ăn hồi đầu tuần vì tranh cướp tôm ở nhà hàng buffet, khách Trung Quốc lại Tại Việt Nam, du khách Trung Quốc cũng mắc bệnh tham ăn, lấy quá nhiều, vứt bừa bãi, và xả rác khắp nơi.
Khách Trung Quốc tranh cướp hoa quả: "6 giây sau, trên đĩa trống trơn"
25/03/2016 09:57 GMT+7
Lúc đầu, nữ nhân viên phục vụ cố giữ lấy hoa quả và chia cho từng khách. Nhưng sau đó các du khách chen lấn, xô đẩy, tranh dành nhau nên nữ nhân viên đành đặt cả khay hoa quả lên bàn. Chiếc đĩa chưa kịp đặt xuống các du khách đã chen nhau dùng tay bốc hoa quả về đĩa của mình. “Chưa đầy 6 giây sau, trên đĩa đã không còn gì”, tờ Shanghaiist mô tả....và cái đĩa trống trơn sau vài giây
Du khách Trung Quốc tại Việt Nam
Trước đó, một đoạn video khác quay tại một bữa buffet ở Thái Lan, cho thấy du khách Trung Quốc xô đẩy nhau lấy tôm. Các cư dân mạng Trung Quốc tỏ ra rất xấu hổ trước những hành vi khó coi này.
http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/296005/khach-trung-quoc-tranh-cuop-hoa-qua-6-giay-sau-tren-dia-trong-tron.html
Dân Việt Nam đói nghèo nên tham ăn, còn dân Trung Cộng mà đi du lịch thì thuộc hạng tư sản đỏ, tại sao cũng tham ăn? Vì ở trong nước sợ hàng độc không dám ăn uống nay ra ngoại quốc tang bồng cho thỏa chí! Dẫu sao mẫu số chung cho Hoa Việt là vô sản chuyên chính, là cộng sản trên dưới toàn là một lũ tham nhũng, cướp bóc quen thân!
IV. KINH DOANH THÂN XÁC, BUÔN NGƯỜI
Quốc tế có lòng tốt, muốn giúp nhân dân Việt Nam có công ăn việc làm và học hỏi kỹ thuật nhưng các đấng trí tuệ đỉnh cao con cháu bác Cáo lợi dụng việc này đưa di dân lậu, bóc lột nhân công, thậm chí làm nghề buôn người.
Cộng sản từ xưa chỉ cần tiền, ai nộp tiền thì được tuyển vào hàbng ngũ lao động nước ngoài, trong đó thực sự là buôn lậu, đĩ điếm trộn cắp do cộng sản làm chủ, có hệ thống tổ chức, từ trung ương đến công an, ngoại giao, hãng máy bay quốc tế chứ không phải riêng cá nhân.
Gái Việt ở Singapore
Gái Việt khu đèn đỏ Singapore
Singapore là điểm đến lý tưởng cho một bộ phận gái mại dâm Việt Nam. Những con phố đèn đỏ Việt Nam ở Joo Chiat, ở Geylang… đã trở nên khét tiếng khắp đảo quốc nhỏ bé này, sánh ngang với những khu China, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Ấn Độ, Banglades…
Chuyến bay của Hãng Tiger Airways từ thành phố b Saigon tới Singapore chật cứng khách. Không khó để nhận ra vài “gà móng đỏ” người Việt, từ phục trang, cách trang điểm cho tới cách nói chuyện qua điện thoại
Singapore là điểm đến lý tưởng cho một bộ phận gái mại dâm Việt Nam. Những con phố đèn đỏ Việt Nam ở Joo Chiat, ở Geylang… đã trở nên khét tiếng khắp đảo quốc nhỏ bé này, sánh ngang với những khu China, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Ấn Độ, Banglades…
Chuyến bay của Hãng Tiger Airways từ thành phố Saigon tới Singapore chật cứng khách. Không khó để nhận ra vài “gà móng đỏ” người Việt, từ phục trang, cách trang điểm cho tới cách nói chuyện qua điện thoại.
Đến Singapore với thị thực dài hạn để chăm con gái đang du học, Nguyen Thi Pho Chau đã bị tòa án Singapore tuyên phạt 12 tháng tù giam vì điều hành đường dây bán dâm.
Bản án được tòa án Singapore tuyên hồi tháng 3, sau khi đường dây mại dâm bất hợp pháp của Chau và 29 người khác bị cơ quan chức năng phát giác.
Cùng trong tháng 3/2015, một đường dây mại dâm trực tuyến có sự tham gia của người Việt đã bị cơ quan chức năng Singapore bắt giữ.
Luong Thi Thu Ngan, 20 tuổi, bị khởi tố cùng 3 nam giới Singapore khác, tuổi từ 27 đến 51, về tội chăn dắt một gái mại dâm người Việt 22 tuổi. Theo tờ Straits times, Luong Thi Thu Ngan đã cố ý đón cô gái trên vào Singapore dù biết người này đến để hoạt động mại dâm phi pháp.
Tờ Straits times cho biết hoạt động của gái mại dâm người Việt tại Singapore đã trở nên rầm rộ và tai tiếng ngay từ những năm 2003-2004, khi nhiều cô gái tìm tới các quán rượu tại khu vực Joo Chiat chào mời khách.
Gái Việt tại Thái Lan
Gái Việt tại Thái Lan bị bắt
. Hiện giờ các cô có nhiều cách đối phó. Họ chỉ cần ăn mặc kín đáo và lịch sự một chút khi nhập cảnh, mở một tài khoản ATM ở ngân hàng Việt Nam rồi yêu cầu mở thêm thẻ tín dụng dạng ghi nợ (debit), khi nhân viên nhập cảnh yêu cầu chứng minh tài chính cho chuyến du lịch thì chìa thẻ ra là có khả năng nhập cảnh.
Còn nhỡ nếu bị trục xuất thì các cô lại tìm cách sang bằng chuyến sau. Hiện giờ các hãng hàng không giá rẻ liên tục có chuyến sang Singapore nên chi phí cũng không thành vấn đề lớn. Thứ nữa, việc kiểm tra tại cửa nhập cảnh không phải ngày nào cũng nghiêm khắc nên cơ hội trót lọt đi qua cửa vẫn có. Mới tháng 6 năm ngoái, giới truyền thông Singapore xôn xao về vụ cảnh sát tổng càn quét vào khu mại dâm Việt ở Geylang và Joo Chiat, bắt giữ hàng chục gái mại dâm người Việt lẫn bảo kê. Liên tục trong vòng 1 tuần, chỉ riêng tại khu Joo Chiat, địa bàn chính của gái mại dâm gốc Việt, 52 gái mại dâm đã bị bắt giữ. Trong vụ đột kích vào một quán bar tại khu vực này, qua lời kể của nhân chứng, gái mại dâm gốc Việt đã câu kéo khách bằng cách không mặc đồ lót và cho phép khách thoải mái sờ soạng.
Nhưng khi màn đêm buông xuống thì mới là lúc gái mại dâm đứng đường ở Geylang tràn xuống phố. Khách qua đường bất kể là ai đều được các cô gái nhiệt tình chào mời bằng đủ thứ ngôn ngữ. Người bắt được khách thì nhanh chóng dắt tay đi về phòng thuê hoặc khách sạn.
Phía sau nền công nghiệp mại dâm sạch ở Bangkok còn có những cô gái mại dâm bất hợp pháp, trong đó có nhiều người từ Việt Nam. Được bán dâm có đóng thuế là ước mơ lớn của họ.
Tại đây, xe mô-bi-lết (mobylette) -đó là loại xe dành riêng cho những gã ma cô dẫn khách đến với các "động" mại dâm “lậu”, bất hợp pháp. Chiếc xe như một biển hiệu đỗ đâu đó quanh các khách sạn có đông khách du lịch
V. DI DÂN LẬU VÀ LÀM HÀNG GIẢ
Du lịch , thăm thân nhân cũng là một cách di dân lậu. Họ xin phép thăm anh chi em, con cái rồi trốn ở lại. Ở lại, họ phải làm chui như trồng cỏ, buôn lâu, làm hang giả và nhiều nghề khác bất hợp pháp do Việt Cộng lãnh đạo và tổ chức. Bởi vậy, không biết ai có muốn một đêm trở thành người Việt Nam hay không chứ cả thế giới , bao gồm dân Nga và các nước đồng chí anh em với Việt Cộng đều ghét Việt Nam khiến cho dám “nguỵ quân, ngụy quyền “ cũng bị vạ lây!
Việc đầu tiên là các tư sản đỏ Việt Cộng, nguồn gốc từ Lê Duẩn và bộ hạ đã đầu tư nhiều ngành lén lút trong đó có ngành may mặc. Dân Nga khoái quần bò, áo phong với nhãn hiệu Mỹ nhưng mang vài bữa là rách, là phai màu. Về nhãn hiệu Mỹ như Lee, Levi’s, Guess.. thì đâu có khó, về Việt Nam khắc vài con dấu đóng lên là xong “Giả mà như thật khó chi mô”, câu thơ của Tố Hữu là một khích lệ lớn lao cho các đồng chí Việt Cộng con tại Nga! Trước đây, Việt Nam mưu mánh hốt hết hàng hóa tại Nga khiến cho dân Nga căm giận và kinh bỉ Việt Nam. Họ hối lộ các cô bán hàng và sắp hàng thiệt sớm khi cửa hàng chưa mở, đến giờ mở cửa, họ vào mua hết. Trời lạnh, dân Nga quen thói ngủ dậy trễ, chín, mười giờ như thường lệ ra phố thì hỡi ôi cửa hàng trống trơn. Hàng đương trên con đường về Việt Nam! Thế mà gần mười năm, dân Bắc “ vội vàng vào vơ vét” hàng Sài gòn thì biết là bao nhiêu của nả mà chẳng ai nổi giận. Không lẽ miền Nam giàu hơn Nga, thành trì của XHCN?
Những Thiên Đường Mù còn cho ta biết về những người Việt Nam tại Liên Xô. Họ bị khinh bỉ, bị hành hung, chửi bới vì buôn bán hàng giả, một thứ hàng mau rách mau hư (172-173) và họ phải sống một cuộc đời rất khổ. Một nghiên cứu sinh Việt Nam đã kêu lên:-i giời ôi, thế này mà ở bên nhà mọi người cứ nghĩ mình đi học nước ngoài là sung sướng lắm đây!. . Thật là thân trâu cày ngựa cưỡi.. . Oam ..oăm .,tr.234)
Dương Thu Hương đã tả những khuôn mặt Việt Nam tại Liên Xô như sau:
Những khuôn mặt bị nỗi âu lo làm cho cằn cỗi tiều tụy, cau có, bụi bặm. . . Những gương mặt nhớn nhác vì sợ hãi. Biết bao nỗi sợ hãi có thể xảy ra.. . Nỗi sợ không mua đựợc hàng hóa, nỗi sợ không gửi hàng hóa về, nỗi sợ một ông bố già hay một bà mẹ già có thể lao lực hoặc ốm nặng trong thời gian chờ đợi mỏi mòn tiền viện trợ còm cõi của đứa con. .. . Trên đường phố, những gương mặt ấy không thể nào hòa trộn với những gương mặt khác, những gương mặt của một nhân loại an hưởng hòa bình, hạnh phúc và tự do. . .(251)
Bà Tâm nhìn Hằng, từ Liên Xô về với con mắt thương xót: Khổ thân cháu tôi, đem thân làm cu ly tận nước người! (266)
Truyền hình vệ tinh VOA Asia 1/8/2013 02.08.2013
Hơn 1.000 người Việt Nam nhập cư bất hợp pháp đã bị bắt trong một cuộc càn quét rộng lớn của cảnh sát Moscow.
Bộ Nội vụ Nga hôm 31/7 loan báo nhân viên cảnh sát đã bắt giữ 1.200 công dân Việt Nam đang ở Nga trái phép tại một địa điểm chứa hàng ở phía đông Moscow.
Bộ này nói thêm, cảnh sát phát hiện 20 xưởng may mặc có thể chứa trên 800 trạm may mặc tại địa điểm chứa hàng này.
Hãng tin RIA Novosti còn cho hay, cuộc càn quét này còn bắt 8 người được cho là những nhà tổ chức các xưởng may bất hợp pháp. 8 người này mang quốc tịch Iraq, Syria, Azerbaijan, và Việt Nam.
Khoảng 900 cảnh sát viên đã tham gia cuộc càn quét.
Trong thời gian vừa qua, cảnh sát Nga đã tung ra nhiều đợt càn quét sau khi một cảnh sát viên bị thương nặng tấn công. (RIA Novosti, http://thepeninsulaqatar.com/)
Hàng trăm công trong một khu chợ trời vì bị thành viên các băng đảng dân Việt Nam đang sinh sống tạm bợ trong những căn lều dã chiến ở phía đông Moscow. Họ là những người nhập cư trái phép bị cảnh sát bắt giữ và sẽ sớm bị trục xuất khỏi Nga.
Chiến dịch truy quét người nhập cư bất hợp pháp bắt đầu vào ngày 31/7, xuất phát từ vụ việc một cảnh sát bị thương nặng lúc đang truy bắt một tội phạm tình dục tại chợ Matveyevsky ở thủ đô. Cảnh sát Moscow sau đó đã tiến hành kiểm tra hơn 4.500 người nước ngoài, bắt giữ hơn 1.000 người cư trú bất hợp pháp.
Những người này đến từ nhiều nước như Việt nam, Ai Cập, Morocco, Syria, Kyrgyzstan, Azerbaijan, Uzbekistan…
Nga bố ráp người Việt bất hợp pháp, bắt 1200 người
Cập nhật lúc 01-08-2013 05:00:09 (GMT+1)
Cảnh sát Nga cho hay, họ vừa mở một cuộc lùng ráp tại một xưởng làm việc nhỏ và bắt giữ 1,200 người Việt, bị cáo buộc tội cư trú trên đất Nga bất hợp pháp.
Bộ Nội Vụ Nga cho biết các công nhân người Việt và gia đình của họ sống chen chúc chật chội trong
các điều kiện không có vệ sinh, nhưng lại không chịu cho biết rõ liệu những người Việt mới bị bắt này có sẽ phải bị trục xuất về quê quán hay không.
Chiều thứ tư 31/7 cảnh sát Nga cho hay họ đã bắt giữ đến 1,200 dân nhập cư gốc Việt, vốn là những người di dân bất hợp pháp vào đất Nga, trong một vụ bố ráp tại một khu vực có nhiều cửa tiệm nhỏ.
Vụ này xảy ra trong một khu ngoại ô thành phố Moscow. Trong một tuyên bố, cảnh sát thủ đô Nga cho biết cuộc ‘hành quân lục soát’ diễn ra bắt đầu vào sáng sớm.
Thân phân người Việt đi lao động nước ngoài một phần bị Việt cộng bóc lột, một phần bị ngoại quốc bóc lột. Các tin tức cho biết những lao động nước ngioài bị bóc lột như trả lương thấp, bắt làm từ 10 giờ đến 16 giờ / ngày, bị đánh đp, cho ăn đói khiến một số phải trốn về, không sung sướng như Việt Cộng vẽ vời để cướp nhà, cướp đất và tiền của nhân dân nghèo! (1)
Nói chung, Việt Cộng là lũ Mafia có giấy phép , chúng giở muôn ngàn thủ đoạn để lừa đảo và bóc lột người Việt. Chỉ khổ là đám vô sản Việt Nam vì nghèo, vì tin Việt Cộng nên ra thân điêu tàn.
______
CHÚ THÍCH
(1). Theo Nghị định này, người lao động Việt Nam ở nước ngoài sẽ đối mặt với khoản tiền phạt tối đa lên đến 80 - 100 triệu đồng nếu họ từ bỏ hợp đồng lao động. Hiện một số lượng lớn người lao động bỏ trốn khỏi sự bóc lột của môi giới lao động khi hợp đồng lao động của họ kết thúc.
http://laodong.com.vn/nguoi-viet-xa-xu/phat-nguoi-lao-dong-viet-nam-o-nuoc-ngoai-den-100-trieu-dong-neu-tu-bo-hop-dong-171712.bld
-Người Việt bị BÓC LỘT SỨC LAO ĐỘNG tại Séc ...-https://www.facebook.com/v.sangueu/photos/a.680241175414265.1073741828.680168578754858/803463979758650/?type=3&theater
- Giải cứu 8 cô gái Việt ở Malaysia
25/10/2010 10:16
Liên minh bài trừ nô lệ mới ở châu Á (CAMSA) cho biết cảnh sát Malaysia vừa giải cứu tám nữ công nhân VN bị chủ giam giữ và bóc lột lao động ở ngay thủ đô Kuala Lumpur. Theo trang web của CAMSA, tháng 9-2010 CAMSA (có trụ sở tại Mỹ) đã nhận được một cuộc điện thoại cầu cứu của người nhà một nữ công nhân VN đang làm việc ở Malaysia.
CAMSA đã liên lạc với văn phòng liên minh ở Malaysia để liên lạc trực tiếp với các nạn nhân. Sự phối hợp hành động sau đó giữa CAMSA với cảnh sát địa phương đã cứu được các nạn nhân này.
Thủ phạm là một phụ nữ VN lấy chồng Malaysia. Hai vợ chồng này mở một phòng trà và tiệm đấm bóp rồi tuyển dụng các cô gái trẻ từ VN sang với nhiều hứa hẹn về lương bổng và điều kiện làm việc.
Nhưng khi vừa đến Malaysia, các cô gái này đã bị họ tịch thu giấy tờ và buộc phải làm từ 21g đến 5g sáng mà không hề được hưởng lương.
THƠ - TỘI ĐỒ HỒ CHÍ MINH
VƯỜN THƠ
PHƠI-PHỚI
Thanh Thanh
Đạp nhẹ chân cho xe chạy chậml
Phổi phồng khoan-khoái khí ban mai.
Trời không nóng, lạnh; trời âm-ấm;
Tôi thấy lâng-lâng nhẹ cả người.
Sớm nay, Xuân mới về theo gió,
Dáng-dấp duyên-duyên những phút đầu.
(Thiên-hạ vô-tình từ vạn thuở
Có cùng thông-cảm với tôi đâu!)
Ngựa xe rộn-rịp qua muôn nẻo,
Hình-ảnh cuồng quay, loạn dấu đường.
Không hội mà tin ngầm mách-lẻo,
Kéo về tụ-họp khách mười phương.
Vớ-vẩn đôi môi nhoẻn nụ cười,
Sớt chia cho họ nỗi lòng tôi.
Chao! quen thân quá, chào không ngớt!
– Bốn bể là nhà, bạn-hữu ơi!
Hoa sống vườn ai nở ngập đường,
Đóa thì lơi-lả, đóa đoan-trang.
Có đàn em nhỏ – ngây-thơ quá –
Trán đẹp xinh như những mái trường.
Đất rộng, sông dài, trời cao xa,
Lượng lòng tôi cũng rộng bao-la.
Những người chỉ đáng cho khinh-ghét
Cũng dễ thương như gái nõn-nà!
Cuộc sống ai tô nét vẽ thuần,
Tươi như hoa thắm buổi đầu xuân,
Xinh như mộng-ảnh ngày xanh trẻ,
Và thiết-tha như khúc nhạc hồng!
Những ý tình xen những nỗi-niềm;
Ước gì thâu-góp lại thành phim,
Ghi trong ký-ức thời niên-thiếu
Để những khi buồn chiếu lại xem!
THANH-THANH
Khi Tôi ChẾt
Nếu làm biếng, cứ nằm nhà thoải mái
Viếng thăm chi, vài phút có thêm gì ?
Mắt đã nhắm. Lạnh thân. Da bầm tái .
Dẫu bôi son, trát phấn cũng thâm chì.
Tôi đi trước, hẹn gặp nhau ở đó,
Ai thay da mãi mãi sống trăm đời .
Kẻ trước người sau, xếp hàng xuống mộ
Biết đâu là khởi điểm cuộc rong chơi.
Nếu có khóc, khóc cho người còn lại,
Bởi từ nay thiếu vắng nỗi đầy vơi .
Cũng mất mát, dáng hình , lời thân ái
Tựa nương nhau, hụt hẫng giữa đất trời.
Đừng đăng báo, phân ưu lời cáo phó
Chuyện thường tình, phí giấy có ích chi ?
Gởi mua gạo, giúp người nghèo đói khó
Dịu đau buồn những kiếp sống hàn vi,
Trỗi nhạc vui cho người người ý thức,
Cuộc nhân sinh sống chết cũng tương đồng,
Khi nằm xuống, xuôi tay và nhắm mắt
Thì đau buồn hạnh phúc cũng hư không.
Đừng xây mộ, khắc bia ghi tên tuổi
Vài trăm năm hoang vắng, chẳng ai hoài .
Vũ trụ vô cùng, thời gian tiếp nối,
Tỉ tỉ người đã chết tự sơ khai.
Khi tôi chết đừng ma chay đình đám,
Hỏa thiêu tàn, tro xác gởi về quê
Dẫu bốn biển, cũng là nhà, bầu bạn
Trong tôi còn tha thiết chút tình mê.
Thì cũng C, H, Ô, N kết lại,
Nắm tro xương hài cốt khác nhau gì,
Nhưng đất mẹ chan hòa niềm thân ái,
Cho tôi về, dù cát bụi vô tri.
TRÀM CÀ MAU
when i have died
If you feel like lazy, lie down at home freely;
What use to visit, some minutes adds nothing really.
Eyes are closed. Body cold. Skin bluish pale.
Even vermilion/paint applied: still dark deep stale.
I have gone first, we will meet there at that place.
Nobody can exuviate to live for ever in this space.
One ahead, others next, queuing to graves pure;
Who knows where is the beginning of the tour.
If you weep, just weep for those remaining
From now on missing confidences entertaining;
They also lose cordial figures and words to nurse:
Such mutual aid, oh, that is a misstep in universe.
Do not publish the obituary, condolences in papers
Since the ordinary things wasted are only vapors;
Instead buy rice to help the poor and indigent
Soothing the grief of people humble but exigent.
Start festal music so everybody aware of the game
That in this world life and death are of the same.
Once lying down, arms loose, eyes shut, all is chill,
Then, happiness or distress both are equally nil.
Do not build, inscribe my name/age on a tombstone;
Years will have passed, no one will have shown.
The macrocosm is immense, time succeeds time,
Billions and billions have died since the prime.
When I am dead, my funeral? do not solemnize.
Cremate it, send the ash to my country to localize.
With friends is like at home on the globe any part;
Inside myself there is still always that fervid heart.
Then, it is what that collects, compacts, maintains:
There is no difference between corpse and remains.
But the native land is with affection overflowing;
Let me return there, even as dull dust, unknowing.
TAO XIN LỖI MÀY…
Chu Tất Tiến.
(Viết thay cho một số chiến hữu đang áo gấm về làng.)
Biết viết gì đây! Nói gì đây?
Khi tâm tư đang xáo trộn, đang say
Lũ kỷ niệm chợt quay cuồng gió lốc
Tao chợt thấy, mày ơi! Tao thèm khóc
Mà mắt khô, không nhỏ được giọt nào!
Trái tim tao đang xáo trộn, lao đao
Vì máu, lệ cứ xôn xao bốc lửa!
Tao nghẹn lời, mày ơi! Tao vẫn nợ
Nợ ngày nào, trên ngưỡng cửa tử sinh
Tao đã bỏ đi, mày ở lại một mình
Súng vẫn cầm tay, mày bình tĩnh như không
Chờ giặc đến, nụ cười khan, nóng bỏng
Khói lửa quanh người, vẫn còn hơi nóng
Mày tỉnh bơ, châm điếu thuốc trên môi…
Còn tao? Tao… đã chạy! Trời ơi!
Giờ nhớ lại…Tao gục đầu xấu hổ!
Khốn nạn nhất, giờ đây..Không còn tiếng nổ!
Tao vênh vang về thăm lại quê hương
Gặp họ hàng, tao giả bộ nhớ thương
Nhưng thực tế, thăm mấy người em gái…
Qua xóm thăm mày, tao mới thấy mình dại..
Vì mày chỉ một chân, nhưng dũng khí hiên ngang
Mày ngồi xe lăn, mỉm nụ cười khan:
“Chào người Việt Kiều! Chúc mừng người bạn!”
Tao cảm thấy thân mình như trúng đạn
B 40 cũng chỉ nổ thế thôi!
Quần áo tao sang, nhưng chợt thấy mùi hôi
Mùi hèn nhát của một thằng bỏ bạn!
Bỏ chiến hữu nằm giữa hai lằn đạn!
Để giữ gìn một sinh mạng nhỏ nhoi
Giờ đây, áo gấm về làng, ôi! Nhục! Trời ơi!
Khi vết máu vẫn còn loang trên cỏ
Bạn bè ta vẫn còn gông quàng cổ!
Vẫn còn thằng nằm tù ngục hoang sơ!
Tao còn nợ mày nhưng lại sống thờ ơ!
Sống hãnh tiến làm môt thằng vô cảm.
Thôi! Tao xin mày! Đừng nhìn tao lãnh đạm!
Nụ cười mày đã đâm thấu tim tao
Tao van mày hãy nhớ lại năm nào
Hai đứa đã chia nhau từng viên đạn
Để tha cho tao! Lần cuối cùng thôi! Nghe bạn!
Cho tao vẫn còn một chiến sĩ như xưa
Giờ đây tay không súng, nhưng không thừa
Tao sẽ chiến đấu trên một mặt trận khác
Và nhất định không bỏ đi, dù một tấc
Đất quê hương, đất bạn đã từng nằm
Cho tao được bắt tay để xiết lại tình thâm
Tao ôm mày nhé! Thằng bạn què dũng sĩ!
Chu Tất Tiến, 2016
Tuổi hưu
Tuổi hưu nào có nể ai !
Cuộc đời bước ngắn bước dài tới nơi !
Tuổi hưu là tuổi ăn chơi;
Sáng, trưa, chiều, tối hết ngồi lại đi.
Tuổi hưu là tuổi dậy thì,
Rất mê bác sĩ, thuốc gì cũng nghe.
Tuổi hưu thích gặp bạn bè;
Liền anh liền chị, dưa lê buôn dài.
Tuổi hưu là tuổi thành tài,
Được con bổ nhiệm trông vài nhân viên.
Tuổi hưu là tuổi thần tiên,
Một mình lo liệu chẳng phiền cháu con.
Tuổi hưu là tuổi trăng tròn,
Khớp xương nhức mỏi, mạch còn vữa xơ…
Tuổi hưu là tuổi mộng mơ,
Đêm đêm thao thức nằm chờ bình minh.
Tuổi hưu là tuổi si tình,
Mắt nhìn đắm đuối một hình hóa hai .
Tuổi hưu như giọt sương mai,
Tinh mơ luyện tập kéo dài tuổi xuân.
Tuổi hưu chưa muốn dừng chân,
Vẫn ham tranh luận chuyện gần chuyện xa.
Tuổi hưu ông vẫn chưa già,
Nếp nhăn trên trán, ấy là sợi yêu.
Tuổi hưu tô phấn hơi nhiều,
Cụ bà chứng tỏ tình yêu mặn mà.
Hết hưu về với ông bà,
“Ngồi sau nải chuối ngắm gà khỏa thân”.
Chẳng ai sống mãi cõi trần,
Về hưu tếu táo, góp phần vui tươi.
Gặp nhau thì hãy vui cười,
Tuổi hưu sống khỏe, vui tươi an lành !
LÊ THANH HOÀNG DÂN * NƯỚC MỸ
Tiết lộ của một Việt kiều về điều hay nhất của nước Mỹ
07/03/2016 02:00 GMT+7
Nước Mỹ không phải thiên đàng, nhưng cũng không phải địa ngục. Nước Mỹ hay nhất thế giới ở chỗ chấp nhận những người đến đây làm việc, cố gắng, cần cù.
Thấy tôi du lịch khắp nơi, nhiều bạn tưởng tôi nhiều tiền. Sự thật tôi chỉ là một người Mỹ trung bình. Thời tuổi trẻ tôi làm việc hùng hục như người Mỹ. Làm việc nhiều, đóng thuế nhiều, để dành nhiều.
Ngày già, tôi cũng như nhiều người Mỹ thuộc giới trung lưu, có lợi tức khả quan, lãnh mỗi tháng đến chết. Những người Việt Nam không may mắn đến đây lúc tuổi già, lãnh tiền nhân đạo mỗi tháng 500-600 đô la đem về Việt Nam sống là vua rồi. Người Mỹ trung bình lương hưu trí nhiều hơn vậy nên cuộc sống đáng sống lắm.
Đầu tháng 5 năm 1975, chúng tôi đã đến New York, theo phái đoàn nhân viên ngân hàng Chase Sài Gòn. Lúc đó, báo chí Mỹ như tờ “The New York Times” đều đăng tin. Mỗi gia đình nhân viên Chase Sài Gòn được một gia đình chức sắc Chase New York nhận về giúp đỡ một thời gian. Lúc chúng tôi hiểu rõ hơn về đời sống ở Mỹ, và thoải mái phần nào với tiếng Mỹ, chúng tôi được ra riêng, dọn về khu phố nhiều người Việt Nam sống.
Ưu điểm của người Việt ở Mỹ là cần cù, cố gắng làm việc, tinh thần trách nhiệm, làm việc hết mình, không so đo, cải cọ hay bực bội với sếp hay đồng nghiệp. (Ảnh minh họa) |
Lúc chúng tôi ra riêng, ở khu tôi ở có một vài gia đình người Việt Nam cũng mới đến đây như tôi. Sống chung với đồng hương trong xóm cũng hay lắm. Thỉnh thoảng, ngày nghỉ đi chợ, nghe họ nói tiếng Việt với nhau, tôi thấy trong lòng vui quá, đỡ nhớ nhà.
Thời mới đến, tôi nhớ nhà nhiều lắm. Mỗi lần nghe John Denver ca bản "Country road take me home" (Đường làng ơi, hãy đưa tôi về nhà...) tôi lại khóc tức tưởi, rất buồn. Hoặc mỗi lần nghe Madonna ca bản “Don’t Cry For Me Argentina” (Argentina ơi, đừng khóc cho tôi...), tôi bắt đầu khóc.
Lúc ban đầu, trong xóm tôi ở chỉ có vài gia đình ngân hàng Chase. Nhân viên Chase Sài Gòn được chia làm hai nhóm định cư.
Nhóm có lợi tức cao, gia đình ít con, mướn nhà ở một khu khang trang bên Hoboken, tiểu bang New Jersey, bên kia sông Hudson.
Nhóm có lợi tức thấp, gia đình đông con, mướn nhà ở một khu rẻ tiền hơn ở quận Queens thành phố New York. Gia đình tôi ở khu này, vợ chồng và 4 con ở chen chúc trong căn hộ (apartment) 2 phòng ngủ.
Dần dà người Việt Nam từ từ dọn đến khu tôi ở, vừa rẻ, vừa có sẵn một nhóm Việt Nam, vui lắm. Người Việt tới đông quá, nên tôi thường gọi đây là Xóm Việt Nam. Lúc đó chúng tôi đối xử với nhau như người Việt Nam sống xa quê hương, không phân biệt Công Giáo, Phật Giáo, hay địa phương.
Hoàn cảnh lịch sử làm chúng tôi hiểu nhau hơn, thương nhau hơn, đời sống tinh thần của chúng tôi phong phú hơn. Người Nam nấu ăn món Nam, xong mời bạn bè Bắc và Trung thưởng thức. Ngược lại, tôi cũng được các gia đình Trung và Bắc mời mọc, nên chúng tôi hiểu văn hóa của nhau nhiều hơn, chấp nhận nhau hơn lúc ở Sài Gòn.
Gia đình của tôi sau này là một nước Việt Nam nho nhỏ. Con rể của tôi là người Bắc Hà Nội di cư. Dâu của tôi người Huế, chưa bao giờ biết Sài Gòn. Đặc biệt gia đình bên dâu của tôi gốc người Hoa (người Việt gốc Hoa). Đúng như một người nào đó nói, Mỹ là một "melting pot - nồi lẩu", một nơi hóa giải mọi khác biệt màu da, chủng tộc, và địa phương.
Nhờ sống chung với nhau trong xóm, nên chúng tôi ủng hộ tinh thần lẫn nhau, mạnh dạn bắt đầu lại. Chúng tôi cùng chung hoàn cảnh, nên hiểu nhau, chia sẻ kinh nghiệm với nhau, nên mặc dầu sống dưới đáy xã hội, chúng tôi cũng chịu được. Ai cũng cố gắng tìm việc làm, ai cũng có gắng gởi thùng đồ về cho gia đình bên Việt Nam bán lại.
Sống trong xóm Việt Nam vui lắm. Lúc đó trong xóm có hai bà, một bà đui và một bà què. Bà đui cõng bà què đi chợ, nói chuyện tiếng Việt inh ỏi, ngồi uống cà phê ngó ra cửa sổ nhìn cảnh tượng này, tôi thấy thương người Việt Nam mình vô cùng.
Nhờ sống gần nhau, nên mỗi dịp cuối tuần, các bà bày ra nấu ăn món này món kia, thí nghiệm cách dùng "ingredient" (nguyên liệu) tìm được ở chợ Mỹ, để biến chế nấu nướng các món ăn Việt Nam. Đây là một kỹ năng quí giá, ai học được, hay nói đúng hơn khám phá ra được cách nấu, truyền thụ và chia sẻ với các bạn trong xóm, nên cuộc đời dễ chịu lắm. Ở Mỹ mà còn ăn được thức ăn Việt Nam, lúc đó quí lắm.
Gần xóm tôi ở có một nhà thờ công giáo. Ở đây có một Cha người Việt từ Rome qua sống. Nhờ ông tổ chức thỉnh thoảng người Việt Nam gặp nhau, ăn cơm Việt, ca hát tiếng Việt. Tinh thần Việt Nam trong xóm nhờ vậy đỡ cô đơn, sống lây lất qua ngày mấy năm. Mỗi lần tổ chức như vậy, vợ tôi nấu nướng một số thức ăn đem tới, con tôi tham gia văn nghệ giúp vui, cuộc sống như vậy cũng bận rộn, nếu không muốn nói là vui.
Tôi bận rộn nhiều, vừa học vừa đi làm. Cuộc đời chỉ dễ thở khi tôi dứt khoác với quá khứ dạy học, viết văn, làm sách ở Sài Gòn, để học MBA chuyên môn về vi tính áp dụng trong thương mại. MBA là Master of Business Administration (Thạc sĩ quản lý kinh doanh). Hơn 35 năm trước, Phố Wall cần tự động hoá (automation), nên những người như tôi dễ kiếm việc làm lắm. Cuộc đời tôi thay đổi từ đó.
“Tôi thấy nhiều bạn hiểu sai về xã hội Mỹ. Nhiều bạn nói đến Mỹ không cần làm gì cả, cuối tháng Obama liệng tiền qua cửa sổ cho bạn xài” (Ảnh minh họa) |
Ưu điểm của người Mỹ gốc Việt thế hệ tôi ra đi năm 1975, là chúng tôi đã có sẵn một mớ kiến thức đại học, nên dễ dàng học lại ở Mỹ. Học xong MBA, tôi còn học thêm nhiều "Advanced Certificate" về Tài Chánh (Finance), và Business Economics (kinh tế học áp dụng trong quản trị xí nghiệp) v.v.., nên khả năng chuyên môn được quí trọng ở Phố Wall lúc đó.
Ở Mỹ nếu các bạn tìm được việc làm đúng khả năng, lương bổng ở đây thoải mái lắm. Làm việc ở Phố Wall vài năm, lần vui nhất là tôi được hãng Consultant (Cố vấn, chuyên viên) nơi tôi làm việc thưởng một chuyến du lịch Âu Châu cho vợ chồng. Lúc đó họ nói là tặng chúng tôi "A trip for two" (một chuyến du hành cho 2 người), hay lắm.
Từ đó cuộc đời tôi đã đổi khác. Thú vui du lịch, đi, thấy, và hiểu thế giới bao la ngoài Việt Nam và Mỹ, bắt đầu nảy nở từ chuyến đi này. Từ Mỹ tôi bay qua London thăm viếng thành phố này, sau đó đi Pháp, Bỉ, Tây Đức, Áo, Ý Đại Lợi, và Paris, sau đó bay trở về Mỹ. Thật là một chuyến du hành mở mang kiến thức về thế giới.
Bây giờ nghĩ lại tôi thấy nước Mỹ không phải thiên đàng, nhưng cũng không phải địa ngục. Nước Mỹ hay nhất thế giới ở chỗ chấp nhận những người đến đây làm việc, cố gắng, cần cù.
Đặc biệt, họ rất đãi ngộ những chuyên viên giúp đất nước này khá hơn. Các bạn nghe nói nhiều về một vài người Việt Nam thành công ở Mỹ, giàu có, tiếng tăm, quyền lực.
Tôi chỉ là một người Mỹ trung bình, không quyền lực, không tiếng tăm, không giàu có nhưng tôi cũng sống được tự do như mọi người. Đó là điểm son của xã hội Mỹ.
Đọc blog các bạn, tôi thấy nhiều bạn hiểu sai về xã hội Mỹ. Nhiều bạn nói đến Mỹ không cần làm gì cả, cuối tháng, Tổng thống Obama liệng tiền qua cửa sổ cho bạn xài. Cứ ở không tha hồ đi chơi, ở Mỹ ăn mì gói, để dành tiền về Việt Nam làm Vua.Thật tình ở Mỹ, nếu các bạn ở không các bạn cũng sống được, nhưng không huy hoàng và đáng sống bằng người cố gắng làm việc.
Người Mỹ trả lương theo khả năng. Nếu các bạn có bằng Kỹ sư mà người Mỹ cần, họ có thể trả bạn trung bình $60,000 lúc mới ra trường, từ đó đi lên.
Ở đây các bạn không cần tham nhũng, ức hiếp dân lành, cũng đủ tiền sống cuộc đời đáng sống. Cháu tôi đang học đại học năm tới ra trường. Mùa hè vừa qua cháu làm việc, lương tương đương với một người $60,000 một năm.
Lê Thanh Hoàng Dân (người Việt sống ở Mỹ từ năm 1975 đến nay)
http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/292147/tiet-lo-cua-mot-viet-kieu-ve-dieu-hay-nhat-cua-nuoc-my.html LÊ DINH * VIỆT CỘNG
Hai tiếng này, tôi không hiểu sao, cho đến ngày nay, nó trở thành hai tiếng xấu xa, kinh tởm nhất trong số những danh từ để ám chỉ những hạng người mà ai ai cũng oán ghét, hận thù và muốn xa lánh. Nhưng hai tiếng Việt Cộng nguyên thủy đâu có gì là xấu xa, nó chỉ là một danh từ ghép thường thôi, như rừng núi, biển khơi, đồng áng… nhưng theo thời gian biến đổi, nó trở thành một danh từ ghê tởm và rùng rợn lúc nào chúng ta không hay.
Nếu ai chỉ một tên nào đó mà nói “Mày là thằng Việt Cộng” thì có nghĩa người đó là một người xấu xa nhất trong xã hội hiện nay. Chẳng thà chửi cha người ta, người ta không giận bằng chửi “Mày là thằng Việt Cộng”. Như vậy đủ biết hai chữ Việt Cộng bị người đời thù ghét như thế nào rồi. Mà nghĩ cũng đúng thôi.
Nhớ lúc tôi còn nhỏ, năm tôi 11 tuổi, còn học ở trường Tiểu học Vĩnh Lợi, cách làng Vĩnh Hựu của tôi chừng ba cây số. Mỗi sáng thứ hai đầu tuần, mẹ tôi phải đưa tôi đến trường và tôi lưu trú tại nhà dì tôi cho đến cuối tuần mới trở về Vĩnh Hựu. Một buổi sáng thứ hai đầu tuần, cũng như mọi khi, mẹ tôi xếp đâu 2 chục trứng gà vào một cái giỏ để khi đưa tôi đến trường xong là mẹ tôi ra chợ bán 2 chục trứng gà đó, lấy tiền mua các thức ăn khô khác. Hai mẹ con đang đi, độ còn nửa đường là tới làng Vĩnh Lợi, thình lình trong một bụi cây rậm rạp, có một người mặc đồ đen, tay cầm khẩu súng ngắn sáng loáng, nhảy ra chận mẹ con tôi lại, quát to: Đứng lại! Anh ta đưa họng súng ngay truớc trán mẹ tôi, rồi đưa sang qua tôi, quơ qua quơ lại trên đầu tôi, hỏi mẹ con tôi có phải đem trứng ra chợ để bán cho Tây không? (Lúc đó, ở tại chợ Vĩnh Lợi, ngay phía bên kia đầu cầu sắt, có một cái đồn của người Pháp đóng tại đó). Mẹ tôi run run nói:
– Dạ thưa ông, đâu phải, tôi đem trứng này ra chợ bán để lấy tiền mua thức ăn.
– Chứ không phải mẹ con bà đem lương thực cung cấp cho Tây sao?
– Dạ thưa ông, đâu có phải như vậy.
– Thôi lần này tôi tha cho mẹ con bà đó, nhưng giỏ trứng thì bị Ủy ban tịch thu. Nhớ lần sau, còn gặp mẹ con bà đem trứng ra chợ như vậy nữa là tôi sẽ
bắn bỏ.
– Dạ mẹ con tôi đội ơn ông.
Thật hú hồn hú vía. Lần đầu tiên trong đời, tôi mới nhìn thấy khẩu súng lục. Sao nó uy dũng, hiên ngang, trông rất dễ sợ. Và cũng lần đầu tiên trong đời tôi mới biết đó là những kẻ gọi là Việt Minh, những người mặc đồ đen, đầu quấn khăn rằn, rồi sau này trở thành Việt Cộng và hai chữ Việt Cộng đã ám ảnh tôi từ suốt thời bé thơ cho đến khi khôn lớn.
Nếu không có lần bị đón đường, bị đe dọa bắn bỏ hôm đó, tôi đã trở thành một tên Việt Minh từ thời trẻ dại này rồi. Tôi còn nhớ rất rõ, ở tuổi 11, 12, tôi say mê những bài hát êm đềm, như:
“Còn đâu trên chiến khu trong rừng chiều
Bên đèo lắng suối reo, ngàn thông reo
Còn đâu trên chiến khu trong rừng chiều
Bên đèo đoàn quân réo, đạn bay vèo…”
Hay hùng dũng, như:
“Mùa thu rồi ngày hăm ba, ta ra đi theo tiếng gọi sơn hà nguy biến…”
Hoặc:
“Đoàn giải phóng quân một lòng ra đi
Nào có sá chi đâu ngày trở về…”
Và còn nữa:
“Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng
Kiếm nguồn tươi sáng…”
Hay là những bài thơ mà giờ đây hơn 60 năm qua, tôi vẫn còn nguyên trong trí nhớ:
“Tôi muốn tôi là một cứu thương
Cạnh theo chiến sĩ đến sa trường
Nằm lăn trên lá hay rơm ủ
Băng trắng đầu mình những vết thương”
Thật là lãng mạn, thật là dễ thương. Làm sao mà tôi không bị quyến rũ bởi nét nhạc, lời thơ như vậy được. Cho nên tôi có ý nghĩ là mình sẽ phải theo mấy anh lớn để được vào bưng, được nghe tiếng suối reo, ngàn thông reo, được nằm lăn trên lá hay rơm ủ, được nữ y tá săn sóc vết thương… Rồi một ngày nọ, tôi được theo đoàn biểu tình đi bộ từ làng Vĩnh Hựu của tôi lên tới tỉnh Gò Công, cách xa làng tôi 14 cây số, để gọi là… ủng hộ Việt Minh. Thức dậy từ 3 giờ khuya, chuẩn bị cơm vắt muối mè, tập hợp lại rồi tháp tùng đoàn người, đi theo nhịp trống quân hành “rập rập thùng, rập rập thùng”… lội bộ suốt 14 cây số, nhờ vừa đi vừa hát “Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng”, cho nên thằng con nít 11 tuổi như tôi, khi đến nơi, nào có thấy chút mệt mỏi gì đâu? Nhưng sau lần gặp gã Việt Minh với khẩu súng giết người đó, tôi đã bừng tỉnh giấc mơ bỏ học, trốn cha mẹ để ra bưng biền.
Việt Cộng! Chỉ hai tiếng thôi, nhưng sao thiên hạ hoảng hốt, kinh hoàng khi nghe đến nó. Năm 1954, một triệu đồng bào miền Bắc, cũng vì hai tiếng Việt Cộng ghê gớm này mà phải bỏ hết của cải, quê hương, làng xóm, mồ mả ông bà để chạy vào miền Nam xa lắc xa lơ, trốn khỏi bè lũ Việt Cộng !!!! Năm 1975 cũng vậy, vì hai tiếng Việt Cộng khủng khiếp này mà hơn hai triệu người dân miền Nam phải liều chết, bằng đủ mọi cách để lánh xa loài quỷ dữ !!! Ở thôn quê miền Nam, khi nghe mấy tiếng “Việt Cộng về” hay “Mấy ổng VC về” là bà con gồng gánh, già trẻ, bé lớn chạy trối chết về phía thành phố để trốn khỏi bọn Việt Cộng !!!!!!
Rồi nào Việt Cộng pháo kích vào thành phố, vào quận lỵ giết hại dân lành, giết hại trẻ thơ nơi trường học. Việt Cộng đào lộ, đấp mô, đặt mìn, phá cầu… Còn Việt Cộng ngày nay ở trên toàn lãnh thổ VN , thì ngoài các tội ác tham nhũng , cướp của , đánh đập , tra tấn dân lành , giết dân , đòi tiền , bóc lột , sống trên xương máu nhân dân thì còn tội bán nước, buôn dân, bàn tay chúng phạm trăm ngàn thứ tội ác độc dữ , kinh khiếp !!!!!!!! Việt Cộng ngày nay bán rừng, bán biển, bán giang sơn cha ông cho Tàu ... Việt Cộng ngày nay độc ác, tàn nhẫn với dân chúng, nhưng co ro, cúm rúm , run sợ trước thằng Tàu Trung quốc còn hơn sợ ông nội, ông cố của chúng, bắt dân bỏ tù nếu dân đứng lên yêu nước chống lại lũ Hán , lũ Tàu chệt xâm lăng !!!!!
Rồi tôi miên man suy gẫm, không biết những tên tồi hèn , vô nhân , vô tâm , vô lương tri , vô đạo như Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng , Nguyễn xuân Phúc ( vô phúc ) , Trần đại Quang ( đại ngu , đại qủy ) .... Bọn chúng suy nghĩ sao – không biết những tên này có óc người để biết suy nghĩ không – chúng có thấy rằng sao mình đi đến đâu, thiên hạ bỏ chạy hết vậy? Mình giành được phân nửa xứ sở miền Bắc, đáng lẽ dân chúng phải ở lại với mình để kiến thiết xứ sở chứ, sao CÓ cả triệu người lại bỏ chạy vào Nam. Rồi mình cướp được luôn phân nửa miền Nam còn lại, thiên hạ lại ùn ùn bỏ chạy nữa, cả hơn hai triệu người xa lánh mình. Tại sao và tại sao ?? Chúng không tự đặt câu hỏi đó với chính chúng sao? Mình đi đến đâu thì người ta chạy trối chết khỏi nơi đó. Mình là thứ gì vậy? Nhìn hình ảnh cuộc di cư năm 1954, trên những chiếc tàu há mồm, nhìn những gương mặt hớt hơ hớt hãi, mất hồn, chạy đôn chạy đáo để rời khỏi Saigon tháng tư năm 1975, rồi nhìn những cảnh liều chết vượt biển lên đến cao điểm, từ năm 1975- 1980, nếu chúng là người, chúng phải suy nghĩ chứ? Mình cũng là người như họ, đầu, mắt , tay chân cũng đầy đủ như họ, tại sao họ sợ mình mà chạy hết như thế ?? Mình có phải là quỷ dữ hay ác thú gì chăng ?? !!! ....
Nhưng tôi nghĩ, Việt Cộng còn đáng sợ hơn là quỷ dữ nữa. Nhìn lại, từ cái thời bé thơ, thuở mà mẹ con tôi đem hai chục trứng gà ra chợ bán để có tiền mua thức ăn cho gia đình, đến ngày nay, đã hơn 60 năm trôi qua, tôi vẫn cảm thấy rùng mình, ghê sợ. Từ những việc bắt người cho mò tôm, thả xác trôi sông thuở đó, cho đến những vụ lường gạt, gian dối cướp giật của Việt Cộng ngày nay, nhìn sự dã man tàn ác của Việt Cộng đối với người dân cùng chung máu mủ … thật không thể nào tưởng tượng nổi. Quỷ chỉ nhát, chỉ hù người ta thôi, chứ không hại người ta, mà nếu quỷ có hại thì chỉ hại một người thôi. Còn Việt Cộng hại cả một dân tộc, tiệu diệt tất cả, đất đai, sông biển, núi rừng không còn, nhưng đó là nói về mặt những gì còn nhìn thấy được. Còn về mặt không nhìn thấy được thì là Việt Cộng tàn phá cả đạo đức, dung dưỡng tội ác, giết chết sự trong trắng trong lòng trẻ thơ, đưa nhiều thế hệ con em chúng ta vào vòng tối ám, dạy chúng dối trá, dạy chúng tội ác…đào tạo ra cả một đám người Ngợm không còn biết danh dự DÂn Tộc , không còn biết 1 chút liêm sĩ hay sợ sệt pháp luật nước ngoài , được du học hay công du ở nước ngoài mà đi ĂN CẮP, để đến nổi nhiều nước phải để bảng cảnh cáo bằng tiếng Việt " Ăn CẮp là tội phạm nặng ".
MẸ Việt Nam ơi !!! Chúng con là bao nhiêu người tốt mà không xóa được vết nhơ nầy. Các TỘi Ác của Việt CỘng nặng quá ...quá sức tưởng tượng... chả trách chi mà thánh Trạng Trình đã gọi chúng là Quỷ " Ma VƯơng sát Quỷ tướng. HOàng Thiên Tru Ma VƯơng "
Nhưng như vậy cũng chưa đủ. Những nguời đã quá sợ chúng mà bỏ xứ ra đi, để xứ cho chúng ở cũng chưa được yên thân. Chúng còn cho tay chân bộ hạ, núp bóng dưới danh nghĩa này, danh nghĩa nọ, chạy theo ra ngọai quốc để quyết hành hạ những người tỵ nạn Cộng Sản này cho đủ… 36 kiểu của chúng. Thật trời không dung, đất không tha. Ngày xưa, chúng đã chiếm được phân nửa nước Việt Nam, tưởng đâu rằng chúng cùng miền Nam thi đua làm cho dân giàu nước mạnh, nhưng như chúng ta đã biết, Việt Cộng cho đến 1975, còn chưa thấy cái thang máy “biết tàng hình” là gì, chưa được nhìn chiếc đồng hồ “12 trụ, 2 cửa sổ, không người lái” là gì, không hiểu cái bồn cầu “để rửa rau” hay để làm gì, trong khi miến Nam lúc đó đã là một trong những quốc gia tân tiến ở Đông Nam Á châu. Rồi lòng tham vô đáy, thực hành chủ nghĩa Cộng sản toàn cầu của chúng, chúng cướp luôn miền Nam. Thiên hạ lại bỏ chạy, chúng rượt theo ra đến ngoại quốc để áp dụng… 36 kiểu lên đầu lên cổ người đã sợ chúng mà bỏ chạy 36 năm trước.
Nếu tôi có làm anh muôn vàn bực tức, xin anh cứ chửi tôi là thằng mất dạy, thằng láu cá, thằng bỉ ổi, thằng đê tiện, thằng vô học, thằng… thằng gì cũng được, hay bảo tôi là thằng không cha không mẹ, hay là thằng do… con gì sanh ra cũng được nốt, nhưng xin đừng bảo tôi là Việt Cộng. Mày là thằng “Việt Cộng”, hai tiếng này nặng lắm, anh biết không? Nói như thế là anh chửi tôi đấy, mà chửi tôi thật nặng, đó là tiếng chửi ghê gớm nhất, đáng sợ nhất trong những tiếng chửi đương thời. Vì hai tiếng này đồng nghĩa với ác nhân, hung đảng, ác quỷ, ác tinh, man di, mọi rợ, lưu manh, gian xảo, côn đồ, thảo khấu…, loại quỷ quái tinh ma, nghĩa là bọn trời đánh thánh đâm, trời tru đất diệt.
Lê Dinh
__,_._,___
DU HỌC SINH VIỆT NAM KHÔNG VỀ NƯỚC
Vì sao 'nhân tài' Việt du học không về?
- 10 tháng 11 2015
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Hòa mới đây được báo Tuổi Trẻ dẫn lại câu hỏi: "vì sao 13 cháu đi du học, 12 cháu không về?" khi nói về sinh viên Việt đi du học.
Cùng thời điểm đó, tại Đà Nẵng, Trung tâm nguồn nhân lực chất lượng cao đã kiện chín học viên để đòi lại tiền đã tài trợ, vì sau khi du học không quay về làm việc như cam kết.
BBC Tiếng Việt đã phỏng vấn Giáo sư Dương Nguyên Vũ – Viện trưởng Viện John von Neumann – Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh về những vấn đề của du học sinh khi quyết định “về hay ở”.
BBC: Theo ông, những người đã đi du học, trước quyết định về Việt Nam, họ mong đợi điều gì?
GS. Dương Nguyên Vũ: Với những du học sinh đi thời gian ngắn như hai năm thì môi trường không phải chuyện rất quan trọng. Trong hai năm họ tiếp cận với môi trường khác, họ sẽ hiểu môi trường ở Việt Nam đang cần, thiếu những gì thì các bạn khi trở về có thể làm môi trường ở đây tốt hơn.
Những bạn đi lâu hơn nhiều sau đại học như làm tiến sỹ thì phải đi bốn, sáu thậm chí bảy năm. Khi về chắc chắn họ có sự bỡ ngỡ. Sự bỡ ngỡ này ở trong đầu của mình, mình vẫn có thể thay đổi nó được.
Tuy nhiên, khi sống thời gian lâu trong môi trường điều kiện tốt hơn thì khi về họ có so sánh và họ vẫn chưa sẵn sàng để nghĩ đến những gì lớn hơn bản thân họ để chấp nhận điều kiện khó hơn.
Họ bắt đầu có suy nghĩ tôi nên ở lại hay đi về?
Ở lại thì môi trường làm việc tốt hơn, điều kiện công việc chuyên môn tốt hơn, điều kiện sống cho gia đình tốt hơn, đã đi học bốn đến sáu năm thì thường họ đã có gia đình và con cái.
Là con người, lúc nào cũng thích điều tốt đẹp hơn cho cuộc sống và gia đình. Và họ quyết định ở lại. Đó không phải là lỗi duy nhất của họ.Nếu chúng ta muốn họ về nước thì phải làm môi trường sẵn sàng cho họ, giúp họ thấy được sự khác biệt không nhiều lắm thì họ vẫn sẽ trở về.
BBC: Vậy một số yếu tố khiến họ không muốn quay về sau khi đi học là gì?
GS. Dương Nguyên Vũ: Trước khi tôi về Việt Nam, một trong những mục tiêu mà Đại Học Quốc Gia mong muốn chúng tôi làm là thu hút nhân tài ở nước ngoài về Việt Nam.
Do đó, chúng tôi làm một khảo sát với một số đông các nhà khoa học trẻ sau đại học ở các nước. Hơn 500 người tham dự. Kết quả khá thú vị:
86% họ đồng ý rằng điểm quan trọng nhất là môi trường làm việc. Tôi xin nhấn mạnh môi trường không phải là cơ sở vật chất mà là không gian gồm cơ sở vật chất, con người cũng như cách sinh hoạt.
Nếu như môi trường tiệm cận được với môi trường quốc tế thì họ sẵn sàng về.
Điểm thứ hai là công việc làm và sự thích thú trong việc làm, môi trường để thăng tiến, đề tài hấp dẫn, vấn đề thách thức và họ có thể giải quyết. Đó cũng là yếu tố giúp họ trở về.
Điểm thứ ba là tài chánh, trước kia tôi nghĩ đây là điều quan trọng nhất nhưng thực ra nó chỉ nằm thứ ba thôi. Nếu họ có một cuộc sống tương đối ổn định một chút, không phải chạy gạo, chạy cơm hàng ngày và không có lương thấp lắm.
Lúc đó tôi khảo sát là năm 2008, với mức lương 1.000 USD có đến 60% đang học và làm ở nước ngoài sẵn sàng về nước.
Điểm thứ tư là khá quan trọng, xảy ra với một số học trò của tôi đã chọn làm ở nước ngoài, đó là vì cuộc sống gia đình nhiều hơn. Ở tuổi của họ 28 - 30, bắt đầu có gia đình và con cái.
Khi có con cái họ có băn khoăn nuôi con, học hành thế nào. Đứa con trở thành trọng tâm tư duy của họ và trọng tâm của tất cả quyết định gia đình. Họ quyết định ở lại là vì con cái nhiều hơn bản thân họ.
Đó là những lý do tôi thấy đóng góp vào quyết định về hay ở của bạn trẻ.
Cam kết trở về là ''danh dự''
BBC: Vậy với những người học quay trở về, vậy lý do họ quay về là gì?
GS. Dương Nguyên Vũ: Trong những người tôi gặp, họ đi về vì ước mơ đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam, ước mơ thay đổi Việt Nam. Các bạn này ít bị nặng nợ gia đình, họ có quyết định tương đối thoải mái. Một số các bạn có gia đình nhưng chưa có con.
Một số có con nhưng theo chương trình học bổng phải về nước làm hai năm nên họ về. Nhưng sau khi về rồi lại không muốn đi nữa.
Nói đơn giản, thì những bạn về họ có sự hi sinh những điều đó để được cái lớn hơn, ví dụ họ khởi nghiệp, họ có một giấc mơ có ý nghĩa, có ảnh hưởng lớn hơn đến xã hội.
BBC: Còn những sinh viên học các ngành công nghệ cao, có lối ra nào cho họ nếu quay về không?
GS. Dương Nguyên Vũ: Hiện giờ Việt Nam chưa đủ môi trường khoa học để học phát huy được tiềm năng. Một bạn vừa xong tiến sĩ, vừa học xong ở mức độ có thể làm được điều thú vị trong khoa học, ở lửa tuổi 28 - 35, giấc mơ vẫn còn là làm việc, khẳng định lại vị trí bản thân trong cộng đồng khoa học.
Khi về Việt Nam nếu không đủ môi trường phát triển như những lĩnh vực đòi hỏi đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cao, thì họ sẽ phân vân.
Tôi có một cậu sinh viên rất mong mỏi về nước, nhưng đến khi xong tiến sỹ rồi thì đam mê nghiên cứu khoa học lớn hơn quyết định ban đầu là về Việt Nam. Bạn chọn ở lại để tiếp tục làm khoa học.
BBC: Ông có từng tiếp xúc với các sinh viên đi theo học bổng nhà nước, có cam kết trở về sau hai đến bốn năm không?
GS. Dương Nguyên Vũ: Tôi từng gặp các bạn theo chương trình 322, sau này gọi là 911 (Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sỹ - PV).
Có bạn theo đề án 322, sau đó qua bên kia và lập gia đình với học trò của tôi theo học bổng của Pháp.
Tôi có gặp và nói chuyện với họ. Một số người lập gia đình, có con cũng khiến quyết định trở về khó khăn.
Nhưng tôi nghĩ khi mình quyết định đi theo học bổng nhà nước, mình ký hợp đồng, trong đó mình có được sự tài trợ và cam kết trở về làm việc. Theo tôi nghĩ đó là danh dự của lời nói. Mình phải tôn trọng danh dự và lời nói của mình.
Chúng ta phải giữ lời. Quyết định lập gia đình, sống bên kia sống... cũng cần đem ra suy nghĩ trước khi đi học. Đơn giản là một con người phải tôn trọng lời nói đầu tiên, đó là danh dự.
Nếu ta không tôn trọng được danh dự của mình, thì chúng ta không thành việc gì cả.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/11/151110_vietnam_talents_not_return
Tại sao sinh viên du học không về nước?
24.12.2015
Mấy tuần nay, trên báo chí trong nước cũng như trong các diễn đàn mạng, người ta bàn tán sôi nổi về hiện tượng hầu hết những học sinh xuất sắc nhất của Việt Nam, sau khi du học ở nước ngoài, đều không về nước. Theo thống kê, hiện nay có trên 100,000 du học sinh rải rác ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Tôi không biết chính xác là bao nhiêu người trong họ quyết định ở lại nước ngoài. Chỉ nghe nói là rất nhiều. Ví dụ thường được nêu lên là trong số 13 học sinh thắng giải “Đường lên đỉnh Olympia” và được đi du học, chỉ có một em, một em duy nhất, chịu về nước. Theo kinh nghiệm của tôi, từ các môn tôi dạy vốn có khá đông sinh viên du học ghi danh, số người nghĩ đến việc về nước sau khi tốt nghiệp chỉ là một phần nhỏ, may lắm là một phần ba. Còn lại, tất cả đều hoặc phân vân hoặc quyết định là sẽ tìm cách ở lại Úc.
Vấn đề là: tại sao nhiều sinh viên không muốn về Việt Nam sau khi tốt nghiệp?
Lý do đầu tiên các sinh viên của tôi nêu lên là họ không tự tin là sẽ tìm ra được việc làm, nhất là những công việc thích hợp với chuyên môn của họ. Thú thật, thoạt nghe lý do này, tôi hết sức băn khoăn. Tôi nghĩ Việt Nam đang phát triển và đang cần nhân tài, những người được đào tạo từ nước ngoài, do đó, trên lý thuyết, sẽ dễ dàng được trọng dụng. Nhưng không phải. Tôi có một số sinh viên và người quen, sau khi học xong Cử nhân hoặc có khi Thạc sĩ ở Úc, trong đó có nhiều người học về Y hoặc Luật, sau khi về Việt Nam, chạy đôn chạy đáo để tìm việc cả năm trời vẫn không được; sau, phải tìm cách quay lại và xin định cư tại Úc. Nguyên nhân, người ta kể, là không có “quan hệ”. Ở Việt Nam, không có “quan hệ” hoặc “tiền tệ” để đút lót, việc kiếm được việc làm tốt coi như vô vọng. Ngược lại, tôi cũng biết khá nhiều người, thuộc “con cháu các cụ” (CCCC), học hành không giỏi giang gì cả, sau khi về nước một thời gian ngắn, được bổ dụng làm giám đốc công ty này công ty nọ. Bởi vậy, ở Việt Nam mới có câu tục ngữ:
Thứ nhất hậu duệ
Thứ nhì quan hệ
Thứ ba tiền tệ
Thứ tư trí tuệ
Trong câu ấy, “trí tuệ”, tức khả năng chuyên môn, nằm ở cuối cùng. Thậm chí, ở một biến thể của câu tục ngữ trên, nó còn không có mặt:
Thứ nhất tiền tệ
Thứ nhì hậu duệ
Thứ ba ngoại lệ
Thứ tư đồ đệ
Lý do thứ hai là lương bổng ở Việt Nam quá thấp. Nhiều người có bằng cử nhân, khi về nước làm việc, lương mỗi tháng chỉ khoảng vài triệu đồng Việt Nam, tương đương với vài trăm dollar; trong khi đó, nếu họ tìm được việc làm ở Úc, lương khởi đầu trung bình là 4,5 chục ngàn dollar. Đành là ở Úc, cũng như các quốc gia Tây phương khác, thuế cao và vật giá đắt đỏ hơn ở Việt Nam, nhưng ngay cả sau khi trừ thuế và các khoản chi tiêu, số tiền còn lại cũng nhiều hơn hẳn lương hướng ở Việt Nam. Ở đây, chúng ta cần ghi nhận một điều: ở Việt Nam, phần lương thường khá khiêm tốn nhưng phần bổng lại nhiều, có khi gấp chục, thậm chí, gấp trăm lần lương thật, tuy nhiên, muốn có bổng lộc cao, người ta phải có chức tước lớn. Mà muốn có chức tước lớn, điều kiện đầu tiên lại là “hậu duệ” hay “quan hệ”. Với những người thân cô thế cô, thu nhập duy nhất chỉ có thể đến từ lương. Mà lương lại èo uột. Trong số bạn bè của tôi ở Việt Nam, khá nhiều người dạy đại học. Lương trung bình của một giảng viên đại học là khoảng 6 triệu đồng (khoảng 300-400 Mỹ kim). Muốn tăng thu nhập, cách duy nhất họ có thể làm được là dạy thật nhiều giờ ở nhiều trường khác nhau. Có người dạy cả 3,4 chục giờ một tuần. Thú thật, nghe số giờ dạy như vậy, tôi không thể tưởng tượng được. Tại Úc, ở bậc đại học, số giờ dạy trung bình mỗi tuần của các giảng viên chỉ khoảng trên dưới 10 tiếng. Thì giờ còn lại là để nghiên cứu. Với số giờ dạy như ở Việt Nam, công việc nghiên cứu hoàn toàn bất khả thi. Kiến thức của các thầy cô giáo, do đó, cứ ngày một lạc hậu và mòn mỏi dần.
Lý do thứ ba là cơ chế và văn hoá làm việc ở Việt Nam hoàn toàn không phù hợp với những người được đào tạo ở nước ngoài. Ở nước ngoài, đi làm, mọi người được khuyến khích phát huy sáng kiến cũng như tinh thần độc lập và việc thăng tiến trong nghề nghiệp được căn cứ chủ yếu trên khả năng của mỗi người. Ở Việt Nam thì sự thành công tuỳ thuộc vào quan hệ hơn là chuyên môn. Trong cái gọi là “quan hệ” ấy, ngoài chuyện con ông cháu cha, còn một yếu tố quan trọng khác: làm sao vừa lòng cấp trên. Để làm vừa lòng cấp trên, người ta thường có hai cách: đút lót hoặc nịnh bợ. Cách nào cũng là một sự sỉ nhục đối với lòng tự trọng.
Không phải chỉ với những sinh viên mới tốt nghiệp, ngay cả những chuyên gia có bằng cấp cao và chức vụ lớn ở hải ngoại, vì nhiệt tình, muốn về Việt Nam để đóng góp vào việc xây dựng đất nước cũng gặp khó khăn với cơ chế và văn hoá làm việc ở Việt Nam. Một trong những lời than thở tôi nghe nhiều nhất là: Các cán bộ lãnh đạo ở Việt Nam rất ít khi lắng nghe ý kiến của họ. Hầu như người ta không thể chịu nổi sự phê phán. Nghe phê phán, dù xuất phát từ nhiệt tình và thiện chí, người ta sa sầm nét mặt ngay tức khắc. Thành ra, những người muốn đóng góp cho đất nước rất dễ vỡ mộng. Phần lớn chỉ làm được một thời gian rồi cũng quay ra hải ngoại trở lại. Điều đó giải thích tại sao mặc dù giới lãnh đạo Việt Nam thường kêu gọi các chuyên gia ở hải ngoại về nước nhưng cho đến nay, số người trở về rất ít ỏi. Số người chịu làm việc lâu dài lại càng ít ỏi. Chuyên gia còn thế, huống gì là sinh viên mới ra trường.
Việc du học sinh, học xong, không về nước không phải là vấn đề liên quan đến cá nhân của họ. Mà nó liên quan đến cả tiền đồ của đất nước. Ai cũng biết, trong thời đại ngày nay, để phát triển, đất nước cần nhiều thứ, trong đó, có một thứ quan trọng nhất là vốn trí thức. Đã đành không phải ai tốt nghiệp ở nước ngoài cũng đều là những người giỏi nhưng ngay cả những người không giỏi cũng là những người được đào tạo bài bản, với những kiến thức được cập nhật và có căn bản ngoại ngữ tốt. Mất họ là một thiệt thòi lớn của đất nước.
Sunday, April 10, 2016
ĐỖ ĐỨC MẬU * HỒ CHÍ MINH LỪA ĐẢO
Hồ Chí Minh và vụ lừa thế kỷ (Phần 1)
Đôi lời về tác giả: Ông Đỗ Đức Mậu năm nay 83 tuổi. Ông nguyên là một giáo viên dạy sử tại Hải Phòng. Trong khi còn công tác và nhiều năm sau khi đã nghỉ hưu, ông đã không dám lên tiếng nhưng đến lúc cuối đời ông phải một lần nói lên sự thật – dù sự thật đó chỉ là một bài viết nhưng ông muốn nhiều người, nhất là thế hệ trẻ biết được chân dung thật sự của Hồ Chí Minh dưới góc nhìn của một người dạy sử đã từng phục vụ chế độ. Bài viết này là một bản đánh máy 18 trang chữ rất nhỏ mà tác giả muốn được đăng trên Danlambao. Danlambao đánh máy lại và chia ra từng phần để gửi đến các bạn đọc.
Việt Nam sau ngày 15/08/1945
Ngày 15/8/1945 kết thúc thế chiến thứ 2, quân Nhật đầu hàng quân đồng minh. Ở Nam vĩ tuyến 16, quân Anh giải giới xong quân Nhật thì đùn đẩy nhiệm vụ cho nước Pháp, nên quân đội Pháp đã ở lại miền Nam Việt Nam. Điều này đã mở đầu cho cuộc chiến chống lại người Pháp của những người Việt yêu nước. Trong khi đó, quân đội Tưởng Giới Thạch được giao nhiệm vụ giải giới quân Nhật ở bắc vĩ tuyến 16.
Ngày 19 tháng 8 năm 1945, Mặt trận Việt Minh phá được cuộc mitting do ông Phan Kế Toại tổ chức, nhằm vận động Tổng hội viên chức ủng hộ lá cờ vàng ba vạch đỏ (của vua Bảo Đại). Khi mitting khai mạc thì người của Mặt trận Việt Minh đã được cài vào, trưng cờ đỏ sao vàng ra, nhảy lên cướp lễ đài và ném lá cờ vàng ba sọc đỏ từ nóc nhà hát lớn Hà Nội xuống (2). Cuộc mitting thành cuộc biểu tình tuần hành và bắt đầu cuộc cướp chính quyền từ chính phủ Trần Trọng Kim.
Ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (3). Ít ngày sau, 20 vạn quân của Tưởng Giới Thạch kéo sang. Ngày đó tôi mới hơn 10 tuổi, nghe người lớn nói nhiều điều không hay về quân “Tầu Ô” nhưng tôi không thấy họ nhũng nhiễu, hay làm điều xằng bậy ở đường phố.
Dưới áp lực của quân Tàu Tưởng, Hồ Chí Minh phải thực hiện tổng tuyển cử tự do, có các đảng đối lập tham gia và thành lập một chính phủ liên hiệp.
Bố tôi nhận xét: Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là thực sự do dân bầu. Đại biểu quốc hội đó là những nhân sĩ có tài có đức được dân tin như các ông: Bùi Bằng Đoàn, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Tường Tam (4). Số đại biểu là đảng viên Cộng Sản chẳng có là bao nên hoàn toàn bị lép về, các đảng phái đối lập thì được quân Tàu bênh che, ông Hồ Chí Minh có nguy cơ bị mất ghế chủ tịch nước và như ông từng diễn tả tình thế bấy giờ là “thù trong giặc ngoài”, “ngàn cây treo sợi tóc”. Đó là tình thế của Hồ Chí Minh và ĐCSVN (chứ không phải tình thế đất nước).
Tình thế VN lúc bấy giờ cũng như các nước khác ở Đông Nam Á: hòa bình, yên ổn. Vì đồng minh đã thỏa thuận để các dân tộc nhược tiểu tự quyết. Vậy mà sao ông Hồ Chí Minh lại rên rỉ “Tình thế ngàn cân treo sợi tóc”? Xin để bạn đọc nhận định (5).
Lẽ đương nhiên là Hồ Chí Minh phải ra tay hóa giải cái tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” này đối với ĐCSVN. Ông ta đã làm cách nào? Không phải khổ công suy nghĩ cũng phải thấy rằng những việc Hồ Chí Minh và ĐCSVN phải làm là đẩy quân Tưởng Giới Thạch đi, tiêu diệt các đảng phái đối lập, lôi kéo cho được đông đảo dân chúng ủng hộ. Đối với tầng lớp trí thức lừng chừng thì dùng các biện pháp buộc những người này phải đi theo lá cờ đỏ sao vàng và khéo léo lợi dụng họ sao có lợi cho đảng cộng sản.
Và ông Hồ Chí Minh đã thực hiện được các điều trên một cách thành công phải gọi là “Quỷ khốc thần sầu”!
Đó là một đêm cuối năm 1945 hoặc đầu năm 1946 tôi không biết chính xác ngày nào – dân Hải Phòng nghe tiếng súng nổ ran (không lớn lắm) ở phía sông Cửa Cấm. Sau này mọi người biết là có hai chiến hạm Pháp bị quân Tàu bắn chìm đêm đó. Dân Hải Phòng được ăn đồ hộp móc lên từ các chiếm hạm (bày bán ở hai bên đường phố Phan Bội Châu – từ phố Bắc Ninh đến cổng chợ Sắt, suốt năm 1946).
Gần đây một bộ phim truyền hé lộ chi tiết Mặt trận Việt Minh đã thỏa thuận với St. Teney là đại diện của nước Pháp ở Hà Nội để quân Pháp vào thay quân Tàu làm nhiệm vụ sau giải giới. Báo chí khi đó thì đưa tin là Tàu và Pháp đánh nhau vì tranh nhau cướp nước Việt Nam! Không may cho Hồ Chí Minh là chẳng có chuyện đánh nhau gì cả. Còn quân Pháp thì ngậm cay mà lui vì biết mình sai do nhẹ dạ.
Sau đó, Lư Hán (tướng Tàu) hoạnh họe Hồ Chí Minh sao lại như vậy? Hồ Chí Minh phải vét kho dâng cho tướng Tàu là Lư Hán, Trương Phát Khuê, Bạch Sùng Hy (và cả Bộ trưởng ngoại giao của Tưởng là Hà Ứng Khâm) không biết bao nhiêu là vàng. Riêng Lư Hán còn được Hồ Chí Minh tặng thanh kiếm của Bảo Đại (Đàm Quang Trung kể lại) và sự việc đã được cho qua.
Vậy là kế hoạch lui quân Tàu của Hồ Chí Minh đã thất bại lần đầu.
Thế thì Hồ Chí Minh đã lui được 20 vạn quân Tàu bằng cách nào? Hồ Chí Minh đã cho ngài Bidault – thủ tướng Pháp ăn một quả lừa đắng.
Tục ngữ Việt Nam có câu “thua keo này, bày keo khác”. Hồ Chí Minh đã nghĩ ra một kế khác và đã thành công ngoài ý muốn.
Tháng 3 năm 1946 Hồ Chí Minh dẫn đoàn đại biểu chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang thăm nước Pháp. Ông đã ký với nước Pháp một tạm ước tại Fontaineblau (6/3/1946) theo đó 5 vạn quân Pháp thay thế 20 vạn quân Tàu, đóng ở 5 thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Lạng Sơn và Huế trong 5 năm để làm nhiệm vụ sau giải giới quân Nhật. Còn những điều khoản gì gì nữa dân thường đâu mà biết được.
Thế là 20 vạn quân Tàu phải nhanh chóng rút lui êm ru!
Các đảng đối lập cũng nhanh chóng bị quét sạch sau vụ án “Ôn Như Hầu”. Quân pháp, quân Tàu cũng êm ru, dân không hề biết (như bộ phim “Ngọn nến hoàng cung” cho thấy cảnh” lính Pháp được đóng vào hòm gỗ to, mỗi hòm có 3-4 người”!).
Chuyến đi Pháp đó Hồ Chí Minh cũng thu lợi lớn: Chính phủ Pháp cho theo ông về nước không biết bao nhiêu là“ Lính khố đỏ” mà người pháp đã điều sang Châu Âu để đánh nhau với Đức, ngày ấy gọi là lính kiều bào về đóng đầy ở các trường học, các đình làng Hàng Kênh, làng Vẻn, Miếu Hai Xã… Cùng về nước với ông còn có rất đông các trí thức du học ở Châu Âu như Tạ Quang Bửu, Nguyễn Học Lễ, Trần Đức Thảo, Lê Văn Thiêm… để trở thành những thứ trang trí cho uy danh của Hồ Chí Minh.
Quân Pháp ở Hải Phòng như ếch bị bỏ giỏ cua: Nay chỗ này quân Pháp đụng độ với tự vệ, mai chỗ kia trại đóng quân Pháp bị đột nhập, đại bác bị kéo xuống sông… Người Pháp phải yêu cầu hàng ngày có xe liên kiểm đi tuần, trên xe lính Pháp ngồi một bên, vệ quốc đoàn ngồi một bên. Tình trạng này kéo dài chừng 8 tháng thì ngày 20/12/1946 ông Hồ Chí Minh la lên “Ta đã nhân nhượng mà giặc Pháp ngày càng lấn tới… Đồng bào hãy đứng lên! Toàn quốc kháng chiến!”
Tôi xin mạn phép có lời bàn: nếu người Pháp là giặc có dã tâm xâm lược nước ta thì hẳn là bọn giặc này quá ngu, chẳng biết gì về binh pháp cả! Khi đã ngồi trong nhà chủ mà lại dùng dằng từng bước, từng bước để cho chủ nhà có thời gian chuẩn chị đối phó (từ tháng 3 đến 12 năm 1946). Việc ông Hồ Chí Minh nói giặc Pháp “ngày càng lấn tới” chỉ là lời của ông ta thực hiện các điều đã cam kết trong Tạm ước 6-3. Nếu làm theo thì hóa ra cũng chẳng khác gì khi có người Tàu: hẳn là bất lợi cho Hồ Chí Minh và DCSVN nên Hồ chí Minh đã lần nữa trì hoãn kéo dài thời gian chuẩn bị để… đánh thì đánh! Đó mới là sự thật, vì việc, đánh nhau với người Pháp đã là lựa chọn của Hồ Chí Minh từ trước khi đi Pháp.
Ông ta từng nói với thuộc hạ “đánh nhau với Tàu thì khó vì nước Tàu ở sát nước ta mà quân Tàu lại đông, nhưng đánh nhau với Pháp thì không khó vì nước Pháp ở xa và quân không nhiều” (Đàm Q Trung nói).
HỒ CHÍ MINH VÀ VỤ LỪA THẾ KỶ (PHẦN 2)
Có 3 lẽ để khẳng định rằng Hồ Chí Minh rắp tâm tạo ra cuộc chiến tranh với nước Pháp…
Chiến tranh là giải pháp để vứt bỏ Tạm ước 6-3:
Hồ Chí Minh ký Tạm ước 6-3 chỉ nhằm buộc quân Tàu rút khởi VN. Quân Tàu đã đi, Tạm ước 6-3 chỉ còn cái dằm gây nhức nhối khó chịu, cần phải vứt bỏ. Vứt bỏ cánh nào? Ngày 20/12/1946 người Pháp gửi tối hậu thư (chi tiết này xem kỹ là tối hậu thư gì) thế là được thể ông đã quyết định: đánh thì đánh. Hồ Chí Minh đã chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh. Chiến tranh là lối thoát để ông không còn phải chống đỡ những thúc ép khó chịu mà lại là cái cớ để vu cho nước Pháp là xâm lược.
Hồ Chí Minh tạo ra cuộc chiến tranh để biến mình thành một nhà ái quốc:
Vì cho tới lúc đó tiếng tăm và uy tín của Hồ Chí Minh không thể so sánh với các vị Nguyễn Thái Học, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. Chẳng lẽ phô ra rằng tôi là tông đồ của Lê Nin, là thành viên thâm niên của quốc tế thứ ba, là thuộc hạ của Stalin thống soái! Như thế nghe ra chẳng mùi mẫn mấy, chi bằng đánh nhau với người Pháp một phen và vu cho nước Pháp là xâm lược VN. Điều đó, biến HCM thành một nhân vật cứu nước.
Cuộc chiến tranh phi nghĩa đã tạo cho Hồ Chí Minh một bộ mặt mới: Nhà ái quốc, một anh hùng dân tộc chống thực dân xâm lược. Sau thế chiến II các nước Đồng minh đã thỏa thuận để các dân tộc nhược tiểu tự quyết.
Vì thế mà Pháp không được giao nhiệm vụ giải giới quân Nhật ở Đông Dương. Pháp là Ủy viên thường trực của Hội Đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã bị mang tiếng là xâm lược VN! Liên Hiệp Quốc vì thế mà bị ảnh hưởng uy tín.
Thật là gian dối và xảo trá.
Cuộc chiến tranh đã biến Hồ Chí Minh từ một tông đồ quốc tế vô sản của Lê Nin thành một nhà cách mạng ái quốc. Hồ Chí Minh là kể tự châm lửa đốt nhà rồi lại la lối kẻ kia đốt nhà và đánh nhau để được tiếng có công. Hồ Chí Minh đã dàn dựng để tạo cho mình thanh thế là anh hùng yêu nước chống quân xâm lược. Đó là kẻ giả danh yêu nước, là gian hung bá đạo (Machiavellian).
Cuộc chiến tranh đã giúp Hồ Chí Minh hóa giải hoàn toàn tình thế ngàn cân treo sợi tóc, tạo ra một thời thế mới có lợi cho mình và ĐCSVN
Hồ Chí Minh rất biết thế nào là anh hùng tạo thời thế và thời thế tạo anh hùng. Ông ta lại rất rõ tâm lý chống Pháp và lòng khát khao độc lập của người dân Việt Nam. Nên cuộc chiến tranh là cơ hội để ông lợi dụng lòng yêu nước của người VN để mưu đồ cho sự nghiệp riêng, thay đổi tình thế bất lợi của ĐCSVN.
Bởi vì nếu đất nước yên bình mà lúc ấy chỉ đem tư tưởng đấu tranh giai cấp và cái chủ nghĩa xã hội kiểu Xô Viết vốn bị giới trí thức lạnh nhạt, với toàn dân thì nó lạ hoắc, chẳng hấp dẫn được ai.
Bởi vì lúc ấy tuy đã dọn dẹp được các đảng phái đối lập nhưng cái quốc hội “ngang ngạnh” thì vẫn còn, vẫn còn những người như ông Bùi Bằng Đoàn, Huỳnh Thúc Kháng, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Thế Truyền… thì Hồ Chí Minh và ĐCS không thể toàn quyền muốn làm gì thì làm? Chưa kể những người như ông Trần Dần, Lê Đạt, Nguyễn Hữu Đang, Phan Khôi, Trương Tửu, Văn Cao… đâu có chịu răm rắp nghe lời Hồ Chí Minh và ĐCS. Bên cạnh, người Pháp thúc ép thực hiện các cam kết! Cuộc chiến tranh với lệnh “Toàn quốc kháng chiến”, Hồ Chí Minh đã thay đổi mọi tình thế. Đó là ông Hồ “tạo thời thế”.
Cuộc chiến tranh cho phép ông dùng lệnh toàn quốc kháng chiến vô hiệu hóa phần còn lại của quốc hội đã bị phá dỡ, tập trung quyền lực vào tay ủy ban kháng chiến do ông lựa chọn. Từ nay ông không còn run lên mỗi khi trông thấy ông Nguyễn Thế Truyền, ông đã rũ tung “hang ổ” của các tầng lớp chống đối và lực lượng tư sản dân chủ, tất cả phải rời thành phố để về nông thôn, lên rừng núi nơi mà ĐCS chiếm ưu thế, ai lọt lại hoặc bỏ sang bên kia thì bị chụp mũ là “Việt gian, theo giặc, tề, ngụy…” Lệnh toàn quốc kháng chiến đã giúp Hồ Chí Minh hốt được số lớn viên chức của vua Bảo Đại mà khỏi phải trả lương cao. Rất nhiều anh tài của đất nước, dù không muốn cũng phải theo lá cờ đỏ như các ông Phạm Khắc Hòe, Dương Quảng Hàm, Nguyễn Văn Huyên, Nghiêm Xuân Yêm, Trương Tửu, Trần Dần, Văn Cao… thậm chí ông Bùi Diễn, là thân tín của ông Trương Tử Anh (đảng Đại Việt) cũng phải ra vùng kháng chiến.
Với lệnh toàn quốc kháng chiến, ông Hồ Chí Minh đã nắm được ngọn cờ dân tộc độc lập và lật ngược tình thế. Cuộc chiến tranh đã nhanh chóng làm cho đảng Cộng Sản mạnh lên (lấy chiến tranh nuôi chiến tranh). Chỉ sau lần chỉnh quân, chỉnh đảng là Hồ Chí Minh đã thanh lọc được bộ máy quân sự, nắm chắc thanh kiếm của mình.
Cuộc chiến tranh còn là một thứ bùa mê làm mê mẩn không biết bao nhiêu thanh niên có nhiệt huyết, học sinh, sinh viên bỏ học hành để theo việc đạo cung. Bao nhiêu người đã không do dự biến của cải công sức và cả xương máu cho Hồ Chí Minh mà không biết mình bị lừa dối thảm hại.
Hồ Chí Minh đã không chỉ lừa được người Pháp ký tạm ước 6-3 rồi kéo người Pháp vào cuộc chiến tranh mà ông ta cần có để lừa cả nước VN.
Cho đến tận ngày nay – năm 2015 – còn rất nhiều người độ tuổi tôi (82) vẫn còn tin rằng nước Pháp gây ra chiến tranh để hòng chiếm nước Việt Nam. Thậm chí cả các bậc đại danh đại trí như Hoảng Xuân Hãn, Ngụy Như Không Tum, Tôn Thất Tùng, Phan Anh… cũng tin rằng người Pháp muốn cướp nước VN. Hồ Chí Minh đã làm được cái việc mà đảng của ông gọi là “kết hợp tài tình” chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội. Các ông Phạm Duy, Văn Cao và nhiều nhạc sĩ được đào tạo ở các trường học thời Bảo Đại đã say sưa cảm hứng sáng tác ra những ca khúc chống pháp làm rung động lòng người như Làng Tôi, Trường ca Sông Lô… Rất nhiều nhân tài, vì căm thù người Pháp xâm lược mà bỏ công danh sự nghiệp giàu sang phú quý để đi theo Hồ Chí Minh; chịu đựng gian khổ thiếu thốn mà vẫn tự hào. Giới trí thức đã như vậy, còn đại đa số người dân kém hiểu biết, nhận thức thấp kém thì ôi thôi! Họ hoàn toàn mê muội, tin tưởng mù quáng Đảng, bác bảo sao nghe vậy, nói gì cũng tin. Không chỉ mấy tháng mấy năm mà đã hơn nửa thế kỷ, chưa mấy người tỉnh ra được. Những điều đó giải thích tại sao người Pháp không đè bẹp được cuộc kháng chiến của Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đã lợi dụng được lòng yêu nước của dân Việt Nam. Hồ Chí Minh đã thực hiện thành công cú lừa thế kỷ.
Ôi! Việt Nam, niềm kiêu hãnh của loài người!
Việt Nam, trái tim đau của nhân loại!
HỒ CHÍ MINH VÀ VỤ LỪA THẾ KỶ
(PHẦN 3)
Người Pháp đã mắc những sai lầm gì?
Người Pháp đã mắc sai lầm khi để bị kéo vào cuộc chiến tranh và không thấy được tấm áo giáp thần kỳ dệt bằng lòng yêu nước của người Việt Nam mà Hồ Chí Minh đã mặc được. Vì thế người Pháp đã tính nhầm rằng chỉ cần dăm tháng là có thể bắt được Hồ Chí Minh đem ra tòa án Nuremberg xét xử kẻ tội phạm chiến tranh. Người Pháp lại mắc một sai lầm nữa là kiêu căng, bắt chấp kẻ địch xảo quyệt điêu ngoa và coi thường sức mạnh Việt Nam. Nếu như người Pháp biết dùng tiếng Việt chữ Việt để chống Hồ Chí Minh; người pháp kiên nhẫn, né tránh không bị mắc mưu Hồ Chí Minh, kiên quyết, mềm dẻo bắt ông ta phải thực hiện các cam kết ở tạm ước 6-3; nâng vực lực lượng dân chủ một cách vô tư, làm cho người Việt Nam hiểu ý định của người Pháp và nhận ra mặt thật của Hồ Chí Minh cùng đảng Cộng sản Việt Nam thì tình hình sẽ đã khác; nước Pháp không bị mất mặt với Hồ Chí Minh và đã làm được chức trách của một ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Ký tạm ước 6-3 là sai lầm lớn nhất của nước Pháp.
Vì nước pháp theo đuổi tham vọng thành lập khối Liên Hiệp Pháp mà VN là một đối tượng nước Pháp muốn lôi kéo. Gần đây đài truyền hình Việt Nam hé lộ thông tin: Nước pháp hứa viện trợ cho Hồ Chí Minh 30 tỉ franc. Người Pháp đã không biết rằng Hồ Chí Minh nói đó là chủ nghĩa thực dân mới, sẽ không bao giờ chấp nhận điều đó. Mà cho dù Hồ Chí Minh có muốn thì Nga Xô đâu có chịu, họ có nhiều con bài khác thay thế Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh rất sợ điều này, ký tạm ước 6-3 là người Pháp đã bị lừa.
Có lẽ người Pháp không hiểu tham vọng của Hồ Chí Minh. Ông ta không hề có tham vọng lập nên triều Hồ thay thế triều Nguyễn vì không đủ sức và thời đại cũng không cho phép. Ông ta cũng không muốn thử cộng hòa theo kiểu nước Pháp mặc dù ông ta thừa biết rằng cái đó tốt đẹp (cho mọi người) vì ông ta đã có một thời gian kha khá sống trên đất Pháp. Ông ta không thích kiểu nước Pháp vì nó quá dân chủ còn mình thì chẳng có tài năng thế lực gì để mà tranh chức tổng thống. Sau khi vào đảng xã hội Pháp, ông đã tìm đường Nga Xô. Ông đã kêu lên, đây chính là con đường mình phải đi! Sao vậy? vì ông thấy con đường này rất phù hợp với ông, ông sẽ lôi kéo được dân nghèo ít học mà nhiều lòng đố kỵ, mong được đổi đời, dễ dàng bị phỉnh gạt và kích động, theo ông để lập nên trật tự xã hội mới như Lê Nin đã làm được. Và một kiểu nhà nước gọi là xã hội chủ nghĩa với một nền dân chủ mới mà họ thường gọi là dân chủ tập trung. Nghĩa là một dạng cực quyền chuyên chế đảng trị mà đảng này lại do ông tạo dựng (đảng cầm quyền), như thế thì ông thực hiện được ý nguyện của cả đời: Làm chủ tịch suốt đời để hai tay xây dựng lại sơn hà (Nhật ký trong tù), không còn sợ ai hất ông đi. Hồ Chí Minh muốn một thể chế đảng chủ, để rồi cũng tiếp tục cuộc thí nghiệm hoang tưởng mà Nga Xô đang làm, thay tạo hóa xóa bỏ tính tư hữu của nhân loại! Xóa hết giai cấp tư sản, công hữu hóa thị trường tự do để nguyên tắc phân phối xã hội chủ nghĩa (tem phiếu) có uy lực chỉ huy người lao động làm ra nhiều sản phẩm (của cải tuôn ra như nước). Khi đó ông và số ít cận thần ung dung có chế độ hưởng theo thu cầu (còn dân thường thì hãy chờ đến muôn đời muôn kiếp).
Đó là khát vọng của Hồ Chí Minh.
Đó là quyết tâm chiến tranh của Hồ Chí Minh với những ai cản trở ông ta. Hồ Chí Minh ký tạm ước 6-3 là để có cuộc chiến tranh này.
Nước Pháp được gì, mất gì sau 9 năm chiến tranh?
Nước pháp muốn kéo Việt Nam vào khối LHP… và Đông Dương vẫn là thị trường tiêu thụ hàng hóa của nước Pháp. Lúc đầu Hồ Chí Minh cũng chỉ dám nói đó là chủ nghĩa thực dân mới, chứ không dám nói Pháp xâm lược Việt Nam. Nhưng thấy được người dân tin nghe thế là ông ta thả phanh nói mạnh.
Người Pháp đã chủ quan cho rằng 80 năm chịu ảnh hưởng của Pháp, giới trí thức Việt Nam đã có được tính văn minh, tự do, dân chủ của nền cộng hòa Pháp, sẽ là một lực lượng lớn ủng hộ Pháp trong cuộc chiến tranh. Nhưng sự thực thì đáng buồn cho nước Pháp, một ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc! Rất nhiều tri thức Việt Nam lại tin và theo Hồ Chí Minh chứ đâu có biết thiện ý vì nền văn minh, tự do, bình đẳng và bác ái của nước Pháp. Nước Pháp đã chẳng xét xử được Hồ Chí Minh như một tội phạm chiến tranh, khối LHP… cũng không lập được mà bao nhiêu ký ức tốt đẹp về văn hóa văn minh Pháp tạo dựng ở Việt Nam đã bị Hồ Chí Minh xóa sạch. Những tài danh như Dương Quảng Hàm, Nguyễn Văn Huyên, Nghiêm Xuân Yêm, Nguyễn Xiển, Phạm Khắc Hòe, Phạm Ngọc Thạch, Tôn Thất Tùng… thành người của Hồ Chí Minh hoặc thứ trang trí cho Hồ Chí Minh. (Tôi cũng có một người anh bên họ mẹ là Trần Văn Đệ là thẩm phán ở Sở đốc lý Hải Phòng. Cả nhà ông này lớn bé đều nói thạo tiếng Pháp vì có quốc tịch Pháp – thời ấy gọi là vào làng Tây); cũng phải đi kháng chiến và sau 9 năm thành cán bộ “ cụ Hồ”. Cây cầu Long Biên mà người Pháp tự hào là cây cầu thép dài nhất thế giới thời bây giờ, vậy mà nhiều người VN nói rằng người Pháp làm cầu đó để chuyên chở của cải cướp của Việt Nam về Pháp! Tôi chẳng biết người pháp chở gì qua cầu Long Biên về Pháp?!
Người Pháp mất hơn 80 năm để tạo dựng ảnh hưởng văn hóa văn minh Pháp ở Việt Nam thì bị Hồ chí Minh xóa sạch bằng sự điêu ngoa rồi thay vào bằng văn hóa Nga, hàng hóa Nga thay hàng hóa Pháp mà phải được bình bầu mới được mua chiếc quạt tai voi.
Tuy nhiên người Pháp cũng buộc được Hồ Chí Minh phải chấp nhận hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 chia đôi đất nước VN. (Bạn đọc cần chú ý rằng trước năm 1954 thì vĩ tuyến 16 đã chia nước VN. Nay thì đường phân chia bị đẩy lên vĩ tuyến 17. Huế bây giờ thuộc Việt Nam Cộng Hòa). Tại sao Hồ Chí Minh phải chấp nhận điều đó? Xin để bạn đọc tự lý giải. Vậy là 9 năm người Pháp mất cả chì lẫn chài, nhưng cũng buộc được Hồ Chí Minh phải chấp nhận hiệp định Giơ ne Vơ năm 1954 thay cho Tạm ước 6-3.
HỒ CHÍ MINH VÀ VỤ LỪA THẾ KỶ
(PHẦN 4)
Hồ Chí Minh đã được gì và mất gì?
Hồ Chí Minh chỉ được một nửa Việt Nam mà so với trước chiến tranh thì thiệt hơn vì không có tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhưng Hồ Chí Minh được một công danh lớn – do ĐCS phong- là “anh hùng dân tộc” chống thực dân xâm lược cứu nước. Dù đó là gian dối, nhưng trớ trêu thay lại được dân miền Bắc tin! Đó là một lợi thế tâm lý rất lớn, một vốn chính trị đồ sộ mà Hồ Chí Minh đã kiếm được từ cuộc chiến tranh “chống thực dân Pháp xâm lược”. Dựa vào đó Hồ Chí Minh lại một lần nữa xóa bỏ hiệp định Giơ ne Vơ gây ra chiến tranh ở Nam VN với chiêu bài “chống Mỹ cứu nước” (thực ra đó là chống Mỹ cứu đảng (vì nước Mỹ đâu có xâm lược Việt Nam mà chỉ vào để đánh VC… thôi). Nếu nước Mỹ muốn xâm lược Việt Nam thì ngay từ tháng 9-1945 chiến hạm Mỹ đã neo đậu ở ngoài phao số 0 (Đồ Sơn Hải Phòng) sao họ không làm điều đó?).
Muốn thống nhất đất nước là một ý tốt. Nước Đức cũng bị chia cắt đông-tây (do cuộc chiến tranh lạnh). Vậy mà nước Đức đã thống nhất một cách hòa bình. Đó là cách thần thánh. Còn cách làm của Hồ Chí Minh và ĐCSVN thì phải gọi là gì? Cuộc chiến tranh ở VN là toan tính giết anh em trong nhà để dành quyền làm chủ cả ngôi nhà. Vì nếu cứ để miền nam Việt Nam yên ổn phát triển như Hàn Quốc thì khó khăn cho việc xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội và miền bắc Việt Nam sẽ lâm vào cảnh như Bắc Triều Tiên ngày nay. Còn một điều cũng cần nói rõ là khi đang tổng tiến công mùa xuân năm 1975 thì nước anh em của đảng CSVN là Trung Hoa đã chiếm nốt Tây Hoàng Sa. Mặc dù đài phát thanh Việt Nam Cộng Hòa kêu gọi miền Bắc hãy dừng cuộc chiến để cùng nhau giữ lấy Hoàng Sa nhưng thái độ của những người cầm quyền miền Bắc thế nào? Mọi người hãy xem xét kỹ việc này. Rõ ràng là đảng của ông Hồ Chí Minh chỉ đặt lợi ích bè đảng trên hết!
Tới nay, chừng nào còn người Việt Nam tin rằng nước Pháp muốn cướp nước Việt Nam và Hoa Kỳ một ủy viên thường trực khác của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cũng xâm lược Việt Nam, còn Liên Xô, Trung Hoa là anh em đồng chí của Hồ Chí Minh thì ĐCSVN vẫn rung đùi yên tâm rằng thành trì của họ còn vững, họ còn ngạo nghễ coi thường quần chúng và dẫm lên tự do dân chủ, nhân quyền. Sau 9 năm chiến tranh và cả sau này nữa là 30 năm thì Hồ Chí Minh mất gì? Ông ta chẳng mất gì cả. Vì ông ta có gì mà mất? Có chăng sức hò hét: “Dù chiến tranh có kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hay lâu hơn nửa thì cũng quyết đánh thằng giặc Mỹ!”. Bởi vì chiến tranh ác liệt chỉ dân khổ chứ ông ta có khổ đâu, hàng triệu hàng đứa chết thay chứ ông ta đâu chết. Chỉ sau thất bại của cuộc chiến Tết Mậu Thân, ông ta tiêu mất không biết bao nhiêu đặc công, biệt động tinh nhuệ mà chẳng nên cơm cháo gì. Thế mới uất chảy máu mắt mà chết vì bệnh. Chỉ có nước Việt Nam mất và dân Việt Nam mất.
Nước VN mất gần nửa thế kỷ không được hòa bình yên ổn để xây dựng kinh tế như Hàn Quốc, Thái Lan, Indonexia, và các nước Đông Nam Á khác. Đó là cái mất không sao lấy lại được, rồi còn bao nhiêu đình chùa, đền miếu, nhà thờ tổ, nhà thờ họ, bao nhiêu di sản văn hóa của chính tổ tiên ở làng Đình Hương Nam, đã bị Hồ Chí Minh và ĐCSVN mượn tay người Pháp phá bằng các hoạt động du kích và lệnh tiêu thổ kháng chiến. Người dân Việt Nam mất gì? Người mất của mất nhà, người mất cha, mất chồng, mất con. Nếu xương những người chết cho hai cuộc chiến tranh gom lại được thì chắc phải chất lên thành núi!.
Còn biết bao nhiêu người mất đi một phần cơ thể, biết bao nhiêu cô gái thanh niên xung phong mất đi tuổi xuân đẹp đẽ, mất quyền làm vợ làm mẹ, rồi sống âm thầm đơn độc. Bao nhiêu nạn nhân chất độc da cam vì bị đẩy vào vùng có rải chất độc đó để phải chịu di hại suốt đời. cả cho đến con đời cháu – mà còn bị kiện mấy công ty hóa chất Mỹ (chứ không dám kiện quân đội Mỹ, nước Mỹ!) để làm trò cười cho cả thế giới.
Thực hiện hai cuộc chiến tranh tàn khốc với nước Pháp rồi với Mỹ, có phải Hồ Chí Minh có lòng yêu nước và tha thiết thương đồng bào không? Không, tuyệt nhiên là không. Bởi vì ông ta đâu có chủ nghĩa yêu nước? Ông ta chỉ có chủ nghĩa Mác Lê Nin mà thôi, và chỉ có bốn phương vô sản là anh em. Những người cộng sản nói ông ra đi từ Bến Nhà Rồng để tìm đường cứu nước! Vậy thì hãy nêu những sự việc trước đó để chứng tỏ ông đã có những việc làm “cứu nước”? Phần lớn cuộc đời ông từ năm 1911 ông sống và làm gì? ở đâu? dựa vào người tài chính nào để đi đây đi đó khắp thế giới? Liệu có phải vì lòng hào hiệp, vì đất nước Việt Nam mà người Nga chu cấp để ông hoạt động? Không! Tất cả ông ta chỉ làm cho cái gọi là “Quốc tế thứ ba” Tổ Quốc và đồng bào Việt Nam không có trong tim ông. Chỉ vì ông ta cuồng tín mơ ước về thế giới đại đồng vô sản nên mới có hai cuộc chiến tranh với nước Pháp và Mỹ, gây ra bao nhiêu mất mát và đau thương cho đất nước và dân tộc!. Hồ Chí Minh không có việc làm cứu nước mà chỉ có việc làm hại nước.
Vậy mà Hồ Chí Minh nói cả đời ông ta chỉ có mong ước là đồng bào được ấm no hạnh phúc! Hạnh phúc là như thế ư? Vậy thì nếu nước Việt Nam không có Hồ Chí Minh thì sẽ như thế nào?
Hồ Chí Minh và vụ lừa thế kỷ
(phần 5)
Nếu nước Việt Nam không có Hồ Chí Minh thì sẽ như thế nào?
Đỗ Đức Mậu (Danlambao) - Ta hãy suy ngẫm về các nước Đông Nam Á khác. Họ không có cuộc cách mạng vô sản điên khùng mà các nước phát triển văn minh như Pháp, Mỹ không muốn. Chỉ vì Hồ Chí Minh cuồng tín về cái điều “bốn phương vô sản đều là anh em” mà nước VN phải hứng chịu chiến tranh - thành điểm nóng của cuộc chiến tranh lạnh. Nước Mỹ hùng cường đã dẫn đầu trong việc chống “Làn sóng đỏ” cũng như ngày nay họ lại dẫn đầu trong việc chống chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan. Vậy mà VN đối đầu với nước Mỹ chỉ có Hồ Chí Minh.
Như phần trước đã chứng minh, nếu không do Hồ Chí Minh rắp tâm thì VN không có cuộc chiến tranh với nước Pháp và sau này cuộc chiến tranh với Mỹ cũng vì Hồ Chí Minh muốn xóa sổ VNCH ở miền Nam. Năm 1950 nước Mỹ phải giương lá cờ LHQ để ngăn quân Bắc Triều Tiên tràn xuống miền nam thì ngày nay thế giới mới còn Hàn Quốc. Những năm 60 Hồ Chí Minh đã không làm như Kim Nhật Thành mà chỉ kích động miền nam đồng khởi và lén đưa quân bắc vào nam vì vậy dẫn đến sự can thiệp của nước Mỹ ở nam Việt Nam.
Năm 1972 tuy Hồ Chí Minh đã chết bệnh vì uất do thất bại cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân, nhưng người miền Bắc quá mê mẩn với lời hịch “chống Mỹ cứu nước” nên năm 1975 ĐCSVN đã hoàn tất cuộc xâm lược VNCH, nước VN "thống nhất" sau đó phải trải qua hai chục năm xây dựng Xã hội Chủ Nghĩa lởm khởm để rồi phải bỏ cuộc, phải đổi mới - thực ra là đổi cũ - là quay về hình thái xã hội tư hữu, mở cửa hội nhập với thế giới tư bản. Khi đó hàng vạn hàng vạn con dân đất Việt phải túa ra đi làm “ô sin cửu vạn” ở khắp năm châu bốn biển! Thành tựu mong ước của Hồ Chí Minh là như thế ư? Rõ ràng là nếu không có Hồ Chí Minh, không có ĐCSVN thì nước VN đã không phải đi con đường luẩn quẩn đầy gian khổ, ngày nay nước VN đã chẳng bị tụt hậu, chẳng được như Hàn Quốc thì chí ít không thua kém Thái Lan.
Ma-hat-ma-găng-di chắc cũng muốn dân Ấn Độ được ấm no hạnh phúc mà thu hồi độc lập bằng con đường đàm phán hiểu biết, không bạo lực. Người Ấn Độ không hề mất xương máu cửa nhà mà nước Ấn Độ vẫn độc lập và phát triển tốt đẹp. Mong ước cả Găng Đi là của Thánh, còn mong ước của Hồ Chí Minh là của gì... xin để bạn đọc nhận định. Bởi vì Việt Nam có Hồ Chí Minh!
Ngày 15/8/1945 nước Indonesia tuyên bố độc lập. Từ đó đến nay In Đô yên ổn hòa bình, có ai xâm lược In Đô? Tại sao nước Việt Nam hết bị thực dân Pháp xâm lược lại bị đế quốc Mỹ xâm lược? Bởi vì Việt Nam có Hồ Chí Minh hay vì sao chổi quét?!
Hồ Chí Minh và ĐCSVN cho quân vào miền Nam “đánh Mỹ cứu nước” sao không đàng hoàng giương cờ đỏ sao vàng lên mà đánh mà phải dùng lá cờ nửa xanh nửa đỏ? Những người nhiễm chất độc da cam sao chỉ dám đi kiện công ty hóa chất Mỹ?
Chỉ ĐCSVN có quyền nói người dân phải nghĩ và nói theo cách của ĐCSVN không ai có quyền nghĩ khác nói khác. Đó là nhân quyền ở nước CHXHCNVN vì VN có Hồ Chí Minh.
Ngày xưa có truyện: Tử Không Minh tẩu sinh Trọng Đạt. Ngày nay ở nước Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN cũng có chuyện Hồ Chí Minh chết suýt lừa được cả UNESCO thật là xứng danh kim cổ.
Rất thường tình là người ta trước hết vì gia đình, vợ con, anh em ruột thịt mình rồi mới đến họ hàng gần. Hồ Chí Minh thì sao? Một người không gia đình, không vợ con, không anh em họ hàng thân thích (thậm chí bà Thanh là chị ruột, sau bao năm xa cách ra thăm mà ông không tiếp được một bữa cơm với cớ bác quá bận việc quốc gia, hay ông quên hẳn người đã từng bế ẩm hay cổng ông đi chơi ngày còn bé). Con người này đã toàn tâm toàn ý là người của bốn phương vô sản (bốn phương vô sản đều là anh em - thư chúc tết của Hồ Chí Minh). Mong ước của ông ta là thế giới đại đồng vô sản. Đừng ai đem tình cảm riêng tư quấy rầy ông ta.
Vậy Hồ Chí Minh thực sự vì ai? Vì cái gì? Thưa rằng Hồ Chí Minh chỉ vì mình thôi. Bởi vì ông ta tứ cố vô thân, vô gia đình, vô tổ quốc, để nuôi ảo tưởng có được vòng hào quang làm á thánh, được đứng sau các thánh tổ Mác-Lê Nin.
Tuy Putin quả đã biết của biết người khi đục tượng đồng để thưởng công Hồ Chí Minh.
Mỗi người sẽ đặt câu hỏi: Hồ Chí Minh có công gì với nước Nga mà đáng được Puntin đúc tượng đồng?
Thưa rằng đáng quá đi chứ! Sau thế chiến II, thế giới ở tình trạng chiến tranh lạnh. Có 3 điểm nóng là Đức, Triều Tiên và Việt Nam. Hồ Chí Minh đã có công làm cho Việt Nam thành điểm nóng nhất thành chiến trường thử vũ khí của Nga Xô, thành nơi mà lá cờ đỏ búa liềm chói ngang ngửa với lá cờ sao vạnh. Máu của nhiều triệu người Việt Nam làm cho lá cờ búa liềm trụ vững ở Đông Nam Á thay cho máu người Nga. Hồ Chí Minh đã có công đưa chủ nghĩa Mác Lê Nin tức chủ nghĩa xã hội Xô Viết vào Việt Nam. Đưa văn hóa Nga thay văn hóa Pháp ở Việt Nam. Tuy Putin đúc tượng đồng Hồ Chí Minh là tính toán không tồi vì Hồ Chí Minh đã không uổng những miếng bánh mì Nga.
Chủ nghĩa CS giờ đã bị vứt ra bãi rác. ĐCSVN đã phải đổi cũ, hội nhập với thế giới văn minh, từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa mờ mịt, thậm chí cho phép đảng viên làm giàu (thời HCM ai dám khoe mình giàu?!). Vong linh ông Hồ Chí Minh chắc phải điên lên. Còn nữa ĐCS Malaxia tuyên bố giải tán. Đó là điểm báo chủ nghĩa CS sắp biến khỏi hành tinh này. Bởi bì thế giới không còn nơi nào nghèo nàn lạc hậu để chủ nghĩa CS ươm mầm, bởi vì các phương tiện thông tin đại chúng ngày nay qúa tiên tiến không cho phép đảng CS bưng bít mê hoặc, bởi vì thứ bùa ngải đấu tranh giai cấp chẳng còn hiệu nghiệm để ĐCS kiếm chác được ở những người kém hiểu biết, bởi vì những thực tiễn ở Việt Nam, Triều Tiên, Cu Ba... Làm người ta rung mình và thấy rõ rằng những thứ lóng lánh mà các tay lái buôn CS bán rao nào là giải phóng, chống áp bức bóc lột, tự do, dân chủ, chủ nghĩa xã hội tươi sáng đáng mơ ước... rặt là đồ rởm.
Cuộc cách mạng vô sản Nga đã từng làm rung chuyển thế giới vì xóa hết thành tựu mà cách mạng cộng hòa đã đem đến cho con người. Cuộc thí nghiệm về kiểu nhà nước quái thai xã hội chủ nghĩa sau 70 năm đã thất bại hoàn toàn. Còn cách mạng Cộng Hòa mà nước Pháp là quê hương đã tồn tại hơn hai thế kỷ thì ngày càng hoàn thiện (nay là nền cộng hòa thứ V) và phát triển, chẳng cần bưng bít, độc quyền hay áp đặt.
Những nhà chính trị CS sao còn chưa chịu nhìn vào thực tiễn? Thực tiễn mới là chân lý, sao còn cứ hoang tưởng, hy vọng về tạo dựng một xã hội đột biến bằng áp đặt ý tưởng ngông cuồng của một vài người. Đó không thể là sự lựa chọn của cả nhân loại.
Con đường để đưa nhân loại đi lên phải do cả loài người cùng tạo dựng dần dần. Phải phát triển bền vững về mọi mặt kinh tế, khoa học kỹ thuật phục vụ dân sinh, đời sống xã hội là đa dạng và sáng sủa - những điều này đâu có trong bảng tổng kết 70 năm thí nghiệm của Liên Xô.
Phải vun trồng lương tri, phát triển lý trí sáng tạo và tôn trọng nhân quyền (không thể có thứ nhân quyền riêng của một nước nào), thì mới có được xã hội tốt đẹp.
Thế giới sẽ không yên bình khi lòng thù hận bị kích động và sự dối trá ngự trị.
Tôi viết bài này chẳng vì có thù oán gì với Hồ Chí Minh và ĐCSVN của ông ta. Cũng chẳng phải tôi bất mãn gì gì... Có kẻ sẽ nói như vậy. Tôi đã giành gần nửa cuộc đời để suy nghĩ về những gì tôi đã thấy. Tôi viết bài này vì sự thôi thúc của lương tri. Vì nhân phẩm của chính tôi, vì lòng mong muốn phơi bày sự thật về dã tâm của kẻ giết dân hại nước và cực kỳ gian dối Hồ Chí Minh. Cũng vì tôi không thể chịu đựng mãi cái cách chân dắt của CSVN, cái cách mà đảng này miệt thị con người qua việc họ nói xuôi rồi lại nói ngược tùy thích, mọi người cứ phải câm lặng mà nghe hoặc chỉ được nói như những con vẹt. Tôi không thể là một con vẹt. Tôi viết bài này với xót xa vì chính mình cũng đã từng bị lừa và muốn gửi tới những ai đang bị lừa dối, hãy thức tỉnh đừng để cháu chắt chúng ta tiếp tục bị lừa dối.
Tôi tha thiết mong đất nước ta có một không khí chính trị trong lành, thẳng thắn, có một nền dân chủ, thực hợp với kỷ nguyên văn minh, dân tộc Việt Nam không còn thù hận, trong ngoài hòa hợp để cùng xây dựng đất nước, con cháu chúng ta được yên ổn vui sống, học hành.
Tôi viết bài này cũng để kính tặng nước Cộng Hòa Pháp mà tôi ngưỡng mộ, thanh minh cho điều nước Pháp bị bôi nhọ, hóa giải những ngộ nhận và thù địch mà người Việt Nam bị nhồi nhét. Bài viết này cũng để gửi tới gia đình các quân nhân Mỹ vì nghĩa khí mà ngã xuống ở Việt Nam, thay cho những bông hồng gửi tới tượng dài chữ V ở Wellington - Wahington DC.
Vì năng lực có hạn, bài viết này có thể có nhiều khiếm khuyết, mong bạn đọc bổ sung những gì cần và bạn đọc nào đồng tình in thêm 3 bản để nhiều người khác được đọc.
Ngày 10 tháng 7 năm 2015
Về tác giả: Ông Đỗ Đức Mậu năm nay 83 tuổi. Ông nguyên là một giáo viên dạy sử tại Hải Phòng. Trong khi còn công tác và nhiều năm sau khi đã nghỉ hưu, ông đã không dám lên tiếng nhưng đến lúc cuối đời ông phải một lần nói lên sự thật - dù sự thật đó chỉ là một bài viết nhưng ông muốn nhiều người, nhất là thế hệ trẻ biết được chân dung thật sự của Hồ Chí Minh dưới góc nhìn của một người dạy sử đã từng phục vụ chế độ.
PHẠM CAO DƯƠNG - MÀU TÍM HOA SIM -BS. NGUYỄN LƯƠNG TUYỀN * ĐẠI HỌA MẤT NƯỚC
TS. PHẠM CAO DƯƠNG * BIỂN ĐÔNG
Ts Phạm Cao Dương: Đổi tên "Biển Nam Trung Hoa" thành
"Biển Đông Nam Á?"
NHÂN SỰ KIỆN HOA KỲ, NHẬT BẢN, ÚC, ẤN ĐỘ, PHI LUẬT TÂN… NHẬP CUỘC VÀ BIỂN ĐÔNG ĐANG ĐƯỢC QUỐC TẾ HÓA
NHẮC LẠI GỢI Ý VỀ MỘT SỐ CÔNG TÁC CẦN PHẢI LÀM
* Tên South China Sea hay Mer de Chine hay Mer de Chine Méridionale cần phải được thay thế bằng Southeast Asia Sea hay Mer de l’Asie du Sud-Est hay Mer du Sud-Est Asiatique hay Biển Đông Nam Á.
Tiến sĩ Phạm Cao Dương
Lời tòa soạn: Theo Văn Hóa được biết, Giáo sư Sử gia Phạm Cao Dương là một trong các Diễn giả ở California được ban tổ chức Hội nghị Quốc tế về Biển ở Manila thỉnh mời; nhưng bất ngờ vào giờ chót, Giáo sư Dương ngã bệnh khá nặng, bác sĩ không cho phép ông đi xa được. Tuy nhiên, với tấm lòng yêu nước nồng nàn, với tâm thức về những diễn biến "sinh tử" trong giai đoạn Quốc tế hóa biển Đông ở đầu thế kỷ 21, nhất là sau khi đọc tin Hội nghị Manila kết thúc, ông đã viết ngay một bài "góp ý" với Hội nghị, gời cho báo Văn Hóa. Văn Hóa xin trân trọng cảm tạ Giáo sư Phạm Cao Dương.
Vài hàng tiểu sử tác giả:
Giáo Sư Phạm Cao Dương, trước năm 1975 giảng dạy tại Đại Học Sư Phạm và Đại Học Văn Khoa Saigon, đồng thời là Giáo Sư Thỉnh Giảng tại các Đại Học Huế, Cần Thơ, Vạn Hạnh, Đà-Lạt, Cao Đài...Ngoài việc dạy học, GS Phạm Cao Dương còn là Hội Viên của các Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục, Hội Đồng Quốc Gia Khảo Cứu Khoa Học và Ủy Ban Điển Chế Văn Tự của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa.
Trong phạm vi khảo cứu, Giáo Sư Phạm Cao Dương là tác giả của nhiều sách và bài nghiên cứu về lịch sử và văn hóa Việt Nam xuất bản bằng tiếng Việt, tiếng Pháp và tiếng Anh trong đó có các tác phẩm Vietnamese Peasants Under French Domination, do Trung Tâm Nam và Đông Nam Á, Đại Học Berkeley và University Press of America cùng ấn hành năm 1985 và nhiều sách hay tài liệu giáo khoa khác. Giáo Sư Dương cũng từng là cộng tác viên của Trung Tâm Nghiên Cứu Nam và Đông Nam Á của Đại Học Berkeley Hoa Kỳ và Trung Tâm Quốc Gia Khảo Cứu Khoa Học Pháp.
Sau năm 1975, ông định cư tại Hoa Kỳ và tiếp tục hoạt động trong các ngành giáo dục và nghiên cứu. Ông đã từng giảng dạy các môn về lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam Học tại các Đại Học UCI, UCLA, CSU Long Beach, CSU Fullerton, đặc biệt là UCLA nơi ông vẫn còn giảng dạy hàng năm vào mùa xuân mặc dầu ông đã bắt đầu đứng lớp toàn thời gian tại trường Trung Học Võ trường Toản Saigon từ năm 1961, tức từ hơn nửa thế kỷ trước đây, liên tục cho đến tận ngày nay, tổng cộng trên nửa thế kỷ. Ông cũng là một diễn giả quen thuộc của nhiều hội đoàn của người Việt ở nhiều nơi ở Hoa Kỳ cũng như trên các đài phát thanh và truyền hình quốc tế trong đó có các đài BBC, Á Châu Tự Do và Quốc Tế Pháp RFI. Gần đây nhất, ông đã phụ trách chương trình Đại Họa Mất Nước trên đài SBTN trong 2 năm 2012-2014 ở Hoa Kỳ.
Tiến sĩ Phạm Cao Dương
Lời tòa soạn: Theo Văn Hóa được biết, Giáo sư Sử gia Phạm Cao Dương là một trong các Diễn giả ở California được ban tổ chức Hội nghị Quốc tế về Biển ở Manila thỉnh mời; nhưng bất ngờ vào giờ chót, Giáo sư Dương ngã bệnh khá nặng, bác sĩ không cho phép ông đi xa được. Tuy nhiên, với tấm lòng yêu nước nồng nàn, với tâm thức về những diễn biến "sinh tử" trong giai đoạn Quốc tế hóa biển Đông ở đầu thế kỷ 21, nhất là sau khi đọc tin Hội nghị Manila kết thúc, ông đã viết ngay một bài "góp ý" với Hội nghị, gời cho báo Văn Hóa. Văn Hóa xin trân trọng cảm tạ Giáo sư Phạm Cao Dương.
Vài hàng tiểu sử tác giả:
Giáo Sư Phạm Cao Dương, trước năm 1975 giảng dạy tại Đại Học Sư Phạm và Đại Học Văn Khoa Saigon, đồng thời là Giáo Sư Thỉnh Giảng tại các Đại Học Huế, Cần Thơ, Vạn Hạnh, Đà-Lạt, Cao Đài...Ngoài việc dạy học, GS Phạm Cao Dương còn là Hội Viên của các Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục, Hội Đồng Quốc Gia Khảo Cứu Khoa Học và Ủy Ban Điển Chế Văn Tự của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa.
Trong phạm vi khảo cứu, Giáo Sư Phạm Cao Dương là tác giả của nhiều sách và bài nghiên cứu về lịch sử và văn hóa Việt Nam xuất bản bằng tiếng Việt, tiếng Pháp và tiếng Anh trong đó có các tác phẩm Vietnamese Peasants Under French Domination, do Trung Tâm Nam và Đông Nam Á, Đại Học Berkeley và University Press of America cùng ấn hành năm 1985 và nhiều sách hay tài liệu giáo khoa khác. Giáo Sư Dương cũng từng là cộng tác viên của Trung Tâm Nghiên Cứu Nam và Đông Nam Á của Đại Học Berkeley Hoa Kỳ và Trung Tâm Quốc Gia Khảo Cứu Khoa Học Pháp.
Sau năm 1975, ông định cư tại Hoa Kỳ và tiếp tục hoạt động trong các ngành giáo dục và nghiên cứu. Ông đã từng giảng dạy các môn về lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam Học tại các Đại Học UCI, UCLA, CSU Long Beach, CSU Fullerton, đặc biệt là UCLA nơi ông vẫn còn giảng dạy hàng năm vào mùa xuân mặc dầu ông đã bắt đầu đứng lớp toàn thời gian tại trường Trung Học Võ trường Toản Saigon từ năm 1961, tức từ hơn nửa thế kỷ trước đây, liên tục cho đến tận ngày nay, tổng cộng trên nửa thế kỷ. Ông cũng là một diễn giả quen thuộc của nhiều hội đoàn của người Việt ở nhiều nơi ở Hoa Kỳ cũng như trên các đài phát thanh và truyền hình quốc tế trong đó có các đài BBC, Á Châu Tự Do và Quốc Tế Pháp RFI. Gần đây nhất, ông đã phụ trách chương trình Đại Họa Mất Nước trên đài SBTN trong 2 năm 2012-2014 ở Hoa Kỳ.
Về quá trình học hỏi, GS Dương tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm, Cử Nhân Giáo Khoa và Cao Học Sử Học Đại Học Văn Khoa Saigon và Tiến Sĩ Sử Học Đại Học Paris, Pháp.
***
Xin được thưa ngay là vấn đề này đã từng được người viết nêu ra sau khi vụ Hội Địa Lý Quốc Gia (National Geographic Society) của người Mỹ ghi chú không đúng về quần đảo Hoàng Sa đã tạm thời được giải quyết vói sự đồng ý sửa lại của tổ chức này.
Đây là một thành công quan trọng mà người Việt Nam nói chung đã đạt nhờ sự lên tiếng và tranh đấu của các giáo sư, học giả, các cơ quan hay tổ chức nghiên cứu chuyên môn và của những người Việt yêu nước bình thường cả trong lẫn ngoài nước. Có điều đây mới chỉ là bước mở đầu vì National Geogaphic Society không phải là cơ quan hay nhà xuất bản duy nhất sản xuất và phát hành bản đồ ở Hoa Kỳ và trên thế giới. Còn rất nhiều cơ quan và nhà xuất bản khác cũng làm những công việc tương tự. Việc làm sáng tỏ và tranh đấu để có sự điều chỉnh cho đúng sự thực do đó cần phải được tiếp nối. Trong bài này người viết xin được lập lại hai gợi ý cần phải làm vào lúc này:
Thứ nhất là người Việt ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các nước lớn như Pháp, Anh, Úc, Nhật, Đức, Gia Nã Đại và các nước Bắc Âu… cần phải duyệt lại tất cả những tài liệu đã được phổ biến liên hệ tới không riêng Quần Đảo Hoàng Sa mà luôn cả Quần Đảo Trường Sa và nếu cần, phải vận động để điều chỉnh.
Thứ hai là phải xét lại danh xưng South China Sea (Biển Nam Trung Hoa) hay Mer de Chine (Biển Trung Hoa) hay Mer de Chine Méridionale và đổi thành Southeast Asia Sea hay Mer de l’Asie du Sud-Est (Biển Đông Nam Á).
Cả hai gợi ý này đều có những lý do riêng và đều có thể thực hiện được nếu mọi người Việt Nam nhất là các nhà cầm quyền ở trong nước đều muốn làm vì chúng ta đang ở vào những vị thế và thời điểm vô cùng thuận lợi, có thể làm được. Tôi xin được trình bày với những chi tiết như sau:
Thứ nhất: Thường xuyên duyệt xét lại tất cả những bản đồ đã được quốc tế ấn hành hay phổ biến trên mạng
Lý do của việc làm này là bản đồ có thể được phổ biến dưới nhiều hình thức khác nhau: trên mạng, in rời từng bản để treo tường hay in trong sách hay thành tập gọi là atlas dưới nhiều khổ lớn nhỏ, dầy mỏng khác nhau, có tỷ lệ khác nhau, từ đó chi tiết được trình bày hay ghi chú khác nhau, đồng thời cũng có thể là những cầu đồ (globes). Gợi ý để mọi người cùng làm ở đây là người Việt ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các nước lớn như Mỹ, Pháp, Anh, Úc, Nhật, Đức và các nước Bắc Âu… cần phải duyệt lại tất cả những tài liệu đã được phổ biến này và nếu cần, có thể vận động để điều chỉnh. Hoa Kỳ là một trường hợp điển hình. Chúng ta thử bắt đầu một bằng quốc gia có nhiều liên hệ với Việt Nam này. Điều nên nhớ là công việc duyệt xét này, vói một kiến thức không cần thật cao về các ngôn ngữ liên hệ, ai cũng có thể làm được, nhất là các thanh thiếu niên thuộc thế hệ trẻ ở các học đường, chưa nói tới các người làm ở các thư viện.
Ở Hoa Kỳ, ngoài National Geographic, còn có những nhà xuất bản khác không kém quen thuộc đối với học giới nói chung, các nhà địa lý học hay các thày dạy sử địa nói riêng, như Hammond, Rand McNally, DK, Oxford University Press, Merriam-Webster, Random House, Smithsonian, Harper Collins…Các tài liệu này vì được ấn hành bằng tiếng Anh nên cùng lúc được xuất bản và phổ biến ở các nước nói tiếng Anh như Gia Nã Đại, Úc, Anh…Các bản đồ của các nhà xuất bản này phần lớn dùng các tên Paracel hay Spratly, những tên quốc tế, rồi đã hoặc là để trống (Oxford Atlas of the World, 2005; Oxford New Concise World Atlas, 2009; Random House Compact World Atlas, 2006; Smithsonian Handy World Atlas, 2004) hoặc đề sovereignty disputed hay disputed - chủ quyển tranh chấp hay tranh chấp ( Hammond World Atlas,2009; Hammond Concise World Atlas,(?); DK World Atlas, Digital Mapping for the 21th Century, 2007, DK Concise Atlas of the World, 2007) hoặc đề là claimed by (đòi chủ quyền bởi) rồi kể tên các quốc gia (Rand Mcnally, Answer Atlas , the Geography Resource for Students, 2006).
Đây là một thành công quan trọng mà người Việt Nam nói chung đã đạt nhờ sự lên tiếng và tranh đấu của các giáo sư, học giả, các cơ quan hay tổ chức nghiên cứu chuyên môn và của những người Việt yêu nước bình thường cả trong lẫn ngoài nước. Có điều đây mới chỉ là bước mở đầu vì National Geogaphic Society không phải là cơ quan hay nhà xuất bản duy nhất sản xuất và phát hành bản đồ ở Hoa Kỳ và trên thế giới. Còn rất nhiều cơ quan và nhà xuất bản khác cũng làm những công việc tương tự. Việc làm sáng tỏ và tranh đấu để có sự điều chỉnh cho đúng sự thực do đó cần phải được tiếp nối. Trong bài này người viết xin được lập lại hai gợi ý cần phải làm vào lúc này:
Thứ nhất là người Việt ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các nước lớn như Pháp, Anh, Úc, Nhật, Đức, Gia Nã Đại và các nước Bắc Âu… cần phải duyệt lại tất cả những tài liệu đã được phổ biến liên hệ tới không riêng Quần Đảo Hoàng Sa mà luôn cả Quần Đảo Trường Sa và nếu cần, phải vận động để điều chỉnh.
Thứ hai là phải xét lại danh xưng South China Sea (Biển Nam Trung Hoa) hay Mer de Chine (Biển Trung Hoa) hay Mer de Chine Méridionale và đổi thành Southeast Asia Sea hay Mer de l’Asie du Sud-Est (Biển Đông Nam Á).
Cả hai gợi ý này đều có những lý do riêng và đều có thể thực hiện được nếu mọi người Việt Nam nhất là các nhà cầm quyền ở trong nước đều muốn làm vì chúng ta đang ở vào những vị thế và thời điểm vô cùng thuận lợi, có thể làm được. Tôi xin được trình bày với những chi tiết như sau:
Thứ nhất: Thường xuyên duyệt xét lại tất cả những bản đồ đã được quốc tế ấn hành hay phổ biến trên mạng
Lý do của việc làm này là bản đồ có thể được phổ biến dưới nhiều hình thức khác nhau: trên mạng, in rời từng bản để treo tường hay in trong sách hay thành tập gọi là atlas dưới nhiều khổ lớn nhỏ, dầy mỏng khác nhau, có tỷ lệ khác nhau, từ đó chi tiết được trình bày hay ghi chú khác nhau, đồng thời cũng có thể là những cầu đồ (globes). Gợi ý để mọi người cùng làm ở đây là người Việt ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các nước lớn như Mỹ, Pháp, Anh, Úc, Nhật, Đức và các nước Bắc Âu… cần phải duyệt lại tất cả những tài liệu đã được phổ biến này và nếu cần, có thể vận động để điều chỉnh. Hoa Kỳ là một trường hợp điển hình. Chúng ta thử bắt đầu một bằng quốc gia có nhiều liên hệ với Việt Nam này. Điều nên nhớ là công việc duyệt xét này, vói một kiến thức không cần thật cao về các ngôn ngữ liên hệ, ai cũng có thể làm được, nhất là các thanh thiếu niên thuộc thế hệ trẻ ở các học đường, chưa nói tới các người làm ở các thư viện.
Ở Hoa Kỳ, ngoài National Geographic, còn có những nhà xuất bản khác không kém quen thuộc đối với học giới nói chung, các nhà địa lý học hay các thày dạy sử địa nói riêng, như Hammond, Rand McNally, DK, Oxford University Press, Merriam-Webster, Random House, Smithsonian, Harper Collins…Các tài liệu này vì được ấn hành bằng tiếng Anh nên cùng lúc được xuất bản và phổ biến ở các nước nói tiếng Anh như Gia Nã Đại, Úc, Anh…Các bản đồ của các nhà xuất bản này phần lớn dùng các tên Paracel hay Spratly, những tên quốc tế, rồi đã hoặc là để trống (Oxford Atlas of the World, 2005; Oxford New Concise World Atlas, 2009; Random House Compact World Atlas, 2006; Smithsonian Handy World Atlas, 2004) hoặc đề sovereignty disputed hay disputed - chủ quyển tranh chấp hay tranh chấp ( Hammond World Atlas,2009; Hammond Concise World Atlas,(?); DK World Atlas, Digital Mapping for the 21th Century, 2007, DK Concise Atlas of the World, 2007) hoặc đề là claimed by (đòi chủ quyền bởi) rồi kể tên các quốc gia (Rand Mcnally, Answer Atlas , the Geography Resource for Students, 2006).
Riêng cuốn Merriam-Webster’s Geographic Dictionary, 2007, vì là từ điển nên ngoài tên quốc tế lại ghi thêm các tên Xi-sha Qndao (Trung Hoa), Quần Đảo Hoàng Sa (Việt Nam) và Hi-ra-ta gun-tô (Nhật Bản) trước khi ghi các chi tiết khác. National Geographic có lẽ là một trường hợp cá biệt. Các bản đồ in của hội này cũng đã ghi chú y như họ đã ghi chú trên mạng (National Geographic Family Reference Atlas of the World, 2010; National Geographic Visual of the World Atlas,2009; National Geographic Collegiate Atlas of the World (?). Cần để ý là trong thời gian chiến tranh Việt Nam, ngay từ những ngày đầu, National Geographic Society đã chú ý rất nhiều đến cuộc chiến đấu chống Cộng của người Việt. Họ đã viết và đã phổ biến rất nhiều bài về đề tài này một cách có cảm tình với phía ngưòi Việt Quốc Gia. Vậy tại sao với tư cách là một hội khoa học họ lại thay đổi thái độ một cách vội vã, thiếu vô tư và thiếu thận trọng so với những nhà xuất bản khác nặng về kinh doanh thương mại hơn như vậy? Qua sự kiện này câu hỏi được đặt ra người ta có thể tin tưởng vào tinh thần khoa học, vô vị lợi của người Mỹ đến mực nào? Một câu hỏi khác: Còn ở Việt Nam thì sao?
Việt Nam (miền Bắc) cũng dùng các danh xưng Tây Sa (Xisha) và Nam Sa (Nansha) của Trung Quốc trên các bản đồ của mình
Trở về với Việt Nam, việc dùng các danh xưng Tây Sa và Nam Sa, gốc của người Tàu, thay vì Hoàng Sa và Trường Sa trong tiếng Việt, không phải là không có. Sự kiện này sở dĩ đã xảy ra có thể là do sự dễ dãi, dẫn xuất từ tính thế nào xong thôi của người Việt. Nó cũng có thể là do sự cẩu thả của người làm sách hay vẽ bản đồ nhưng nó cũng có thể do chủ trương của người cầm quyền đương thời liên hệ tới quốc tế chủ nghĩa và nhu cầu của tình thế và của chiến tranh thể hiện qua văn thư của Thủ Tướng Chính Phủ Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng gửi cho đồng chí của ông là Tổng Lý Quốc Vụ Viện Nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa Chu Ân Lai, ngày 14 tháng 9 năm 1958 và cách giải thích của những người có trách nhiệm ở miền Bắc đương thời. Có điều giải thích ra sao cũng vậy. Bút sa là gà phải chết! Khi những tranh chấp xảy ra, người Tàu đã dùng những tài liệu do chính người Việt tạo ra mà họ có được trong tay này làm chứng cớ để biện minh cho chủ quyền của họ ở các quần đảo hai bên đang tranh chấp.
Việt Nam (miền Bắc) cũng dùng các danh xưng Tây Sa (Xisha) và Nam Sa (Nansha) của Trung Quốc trên các bản đồ của mình
Trở về với Việt Nam, việc dùng các danh xưng Tây Sa và Nam Sa, gốc của người Tàu, thay vì Hoàng Sa và Trường Sa trong tiếng Việt, không phải là không có. Sự kiện này sở dĩ đã xảy ra có thể là do sự dễ dãi, dẫn xuất từ tính thế nào xong thôi của người Việt. Nó cũng có thể là do sự cẩu thả của người làm sách hay vẽ bản đồ nhưng nó cũng có thể do chủ trương của người cầm quyền đương thời liên hệ tới quốc tế chủ nghĩa và nhu cầu của tình thế và của chiến tranh thể hiện qua văn thư của Thủ Tướng Chính Phủ Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng gửi cho đồng chí của ông là Tổng Lý Quốc Vụ Viện Nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa Chu Ân Lai, ngày 14 tháng 9 năm 1958 và cách giải thích của những người có trách nhiệm ở miền Bắc đương thời. Có điều giải thích ra sao cũng vậy. Bút sa là gà phải chết! Khi những tranh chấp xảy ra, người Tàu đã dùng những tài liệu do chính người Việt tạo ra mà họ có được trong tay này làm chứng cớ để biện minh cho chủ quyền của họ ở các quần đảo hai bên đang tranh chấp.
Bài viết nhan đề “Xisha and Nansha Islands belong to China” (Tây Sa và Nam Sa thuộc Trung Quốc) đăng trên tờ Beijing Review, cơ quan ngôn luận chính thức của chính quyền Cộng Sản Bắc Kinh bằng Anh ngữ, số 21, ra ngày 25 tháng 5 năm 1979 cho người ta thấy điều đó. Bài này không ghi tên tác giả mà chỉ ghi là một bài bình luận của ký giả Tân Hoa Xã, có lẽ để tránh không bị coi là chính thức, nhưng ai cũng biết Tân Hoa Xã là cơ quan thông tấn chính thức của nhà nước Trung Hoa Cộng Sản. Trong bài bình luận này, ngoài những lập luận và chứng cớ bằng ngôn từ, tác giả đã viện dẫn tới các bản đồ chính thức của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (miền Bắc) ấn hành trước năm 1975. Các bản đồ này đã gọi các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng tên Trung Hoa đọc theo tiếng Việt là Tây Sa và Nam Sa của chúng kèm theo những ghi chú chứng tỏ các quần đảo này là thuộc Trung Hoa. Tác giả bài báo đã nêu lên một số trường hợp làm thí dụ:
Thí dụ thứ nhất: Bản đồ thế giới vẽ và ấn hành bởi Cục Địa Đồ (?) của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Nhân Dân Việt Nam năm 1960 đã ghi rõ bằng tiếng Việt “Quần Đảo Tây Sa (Trung Hoa)” và “Quần Đảo Nam Sa (Trung Hoa)”. Nguyên bản tiếng Anh để chữ China (Trung Hoa) trong ngoặc đơn rồi tất cả trong ngoặc kép “ the Xisha Islands (China)”, “the Nansha Islands (China)” thành người viết bài này (PCD) không rõ chữ China này là ghi đúng như trên bản đồ của Việt Nam hay do tác giả bài viết trên tờ Beijing Review thêm vô.
Thí dụ thứ hai: Những bản đồ Việt Nam xuất bản bởi Cục Địa Đồ vào tháng 5 năm 1964 và những bản đồ thế giới ấn hành tháng 5 năm 1972 cùng những bản đồ chính trị thế giới do Cục Đo Đạc và Bản Đồ Quốc Gia(?) ấn hành tháng 3 năm 1974 ghi các quần đảo này bằng tên Trung hoa viết bằng tiếng Việt Nam. Không bao giờ các quần đảo này được ghi bằng tên tiếng Việt là “Quần Đảo Hoàng Sa” và “Quần Đảo Trường Sa” như sau này, theo tác giả bài báo.
Thí dụ thứ ba: Một bài học về Trung Quốc dành cho lớp 9 trong một cuốn sách giáo khoa về địa lý do Nhà Xuất Bản Giáo Dục Hà Nội ấn hành năm 1974 có câu “Vòng cung hợp bởi các quần đảo Nam Sa và Tây Sa, đảo Hải Nam, Đài Loan, Quần Đảo Bành Hồ… tạo thành một bức “trường thành” che chở cho Trung Hoa Lục Địa.” Có nhiều diễn tả tương tự đã được thấy trong các sách giáo khoa của Việt Nam. Xin độc giả lưu ý tới hai chữ “trường thành” ngay từ năm 1974 này đã được dùng thay vì mãi đến năm 2015 mới được vị đô đốc tư lệnh Hạm Đội 7 của Mỹ nhắc tới.
Thí dụ thứ tư, Kinh độ phía đông của Việt Nam: Ngày 15 tháng 5 năm 1975, non một tháng sau ngày quân đội Việt Nam (Cộng Sản) tiến chiếm sáu đảo của Quần Đảo Trường Sa, tờ Quân Đội Nhân Dân cho đăng một bản đồ Việt Nam bao gồm cả Quần Đảo Trường Sa và khẳng định là địa điểm cực đông của lãnh thổ Việt Nam nằm ở 109 độ 29 phút Đông. Điều này (theo bài báo) chứng tỏ Việt Nam đã chiếm đóng lãnh thổ của Trung Quốc. Mặt khác, một tài liệu nhan đề Địa Lý Thiên Nhiên Việt Nam và Các Vùng Thiên Nhiên của Lãnh Thổ Việt Nam (?) do Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam và Nhà Xuất Bản Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam ấn hành năm 1970 lại xác định điểm cực đông của lãnh thổ Việt Nam nằm ở 109 độ 21 phút Đông thay vì 109 độ 29 phút Đông, chênh nhau 8 phút. Tác giả bài báo cho rằng dù có tăng thêm 8 phút cho lãnh thổ Việt Nam, Nam Sa vẫn không thuộc Việt Nam vì Nam Sa nằm ở 109 độ 30 phút đông của lãnh thổ Việt Nam (cũng theo bài báo).
Qua những thí dụ kể trên, người ta thấy lập luận của phía Trung Hoa có những điều bất ổn. Ba thí dụ đầu căn cứ vào những tài liệu được ấn hành từ trước năm 1975, khi Việt Nam còn bị chia đôi và có xuất xứ từ miền Bắc Việt Nam trong khi các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo Hiệp Định Genève mà Trung Quốc có tham dự và đóng vai trò tích cực, là do miền Nam quản trị. Lập luận của Trung Quốc trong trường hợp này không có giá trị vì nó cũng giống như lập luận của họ đối với văn thư Phạm Văn Đồng gửi cho Châu Ân Lai. Nói cách khác, những gì miền Bắc làm đối với Hoàng Sa và Trường Sa là không có giá trị pháp lý căn cứ vào Hiệp Định Genève. Có điều khi đặt vấn đề này người ta lại phải đặt lại toàn bộ vấn đề Việt Nam từ biến cố 30 tháng Tư năm 1975 vì Miền Bắc là phía thắng trận nên những gì Miền Bắc làm là hợp pháp. Một câu hỏi khác liên hệ trực tiếp với bài này cần được nêu lên là tại sao các nhà làm sách và làm bản đồ ở miền Bắc thời trước năm 1975 lại dùng những danh xưng của người Tàu thay vì các danh xưng của người Việt để gọi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa? Câu trả lời có thể là vì thời gian đó là thời gian Việt Nam và Trung Hoa là hai nước Cộng Sản “anh em”, em không giữ được thì đưa cho anh thay vì để người ngoài chiếm mất, đồng thời đó cũng là thời gian chiến tranh,
Thí dụ thứ nhất: Bản đồ thế giới vẽ và ấn hành bởi Cục Địa Đồ (?) của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Nhân Dân Việt Nam năm 1960 đã ghi rõ bằng tiếng Việt “Quần Đảo Tây Sa (Trung Hoa)” và “Quần Đảo Nam Sa (Trung Hoa)”. Nguyên bản tiếng Anh để chữ China (Trung Hoa) trong ngoặc đơn rồi tất cả trong ngoặc kép “ the Xisha Islands (China)”, “the Nansha Islands (China)” thành người viết bài này (PCD) không rõ chữ China này là ghi đúng như trên bản đồ của Việt Nam hay do tác giả bài viết trên tờ Beijing Review thêm vô.
Thí dụ thứ hai: Những bản đồ Việt Nam xuất bản bởi Cục Địa Đồ vào tháng 5 năm 1964 và những bản đồ thế giới ấn hành tháng 5 năm 1972 cùng những bản đồ chính trị thế giới do Cục Đo Đạc và Bản Đồ Quốc Gia(?) ấn hành tháng 3 năm 1974 ghi các quần đảo này bằng tên Trung hoa viết bằng tiếng Việt Nam. Không bao giờ các quần đảo này được ghi bằng tên tiếng Việt là “Quần Đảo Hoàng Sa” và “Quần Đảo Trường Sa” như sau này, theo tác giả bài báo.
Thí dụ thứ ba: Một bài học về Trung Quốc dành cho lớp 9 trong một cuốn sách giáo khoa về địa lý do Nhà Xuất Bản Giáo Dục Hà Nội ấn hành năm 1974 có câu “Vòng cung hợp bởi các quần đảo Nam Sa và Tây Sa, đảo Hải Nam, Đài Loan, Quần Đảo Bành Hồ… tạo thành một bức “trường thành” che chở cho Trung Hoa Lục Địa.” Có nhiều diễn tả tương tự đã được thấy trong các sách giáo khoa của Việt Nam. Xin độc giả lưu ý tới hai chữ “trường thành” ngay từ năm 1974 này đã được dùng thay vì mãi đến năm 2015 mới được vị đô đốc tư lệnh Hạm Đội 7 của Mỹ nhắc tới.
Thí dụ thứ tư, Kinh độ phía đông của Việt Nam: Ngày 15 tháng 5 năm 1975, non một tháng sau ngày quân đội Việt Nam (Cộng Sản) tiến chiếm sáu đảo của Quần Đảo Trường Sa, tờ Quân Đội Nhân Dân cho đăng một bản đồ Việt Nam bao gồm cả Quần Đảo Trường Sa và khẳng định là địa điểm cực đông của lãnh thổ Việt Nam nằm ở 109 độ 29 phút Đông. Điều này (theo bài báo) chứng tỏ Việt Nam đã chiếm đóng lãnh thổ của Trung Quốc. Mặt khác, một tài liệu nhan đề Địa Lý Thiên Nhiên Việt Nam và Các Vùng Thiên Nhiên của Lãnh Thổ Việt Nam (?) do Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam và Nhà Xuất Bản Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam ấn hành năm 1970 lại xác định điểm cực đông của lãnh thổ Việt Nam nằm ở 109 độ 21 phút Đông thay vì 109 độ 29 phút Đông, chênh nhau 8 phút. Tác giả bài báo cho rằng dù có tăng thêm 8 phút cho lãnh thổ Việt Nam, Nam Sa vẫn không thuộc Việt Nam vì Nam Sa nằm ở 109 độ 30 phút đông của lãnh thổ Việt Nam (cũng theo bài báo).
Qua những thí dụ kể trên, người ta thấy lập luận của phía Trung Hoa có những điều bất ổn. Ba thí dụ đầu căn cứ vào những tài liệu được ấn hành từ trước năm 1975, khi Việt Nam còn bị chia đôi và có xuất xứ từ miền Bắc Việt Nam trong khi các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo Hiệp Định Genève mà Trung Quốc có tham dự và đóng vai trò tích cực, là do miền Nam quản trị. Lập luận của Trung Quốc trong trường hợp này không có giá trị vì nó cũng giống như lập luận của họ đối với văn thư Phạm Văn Đồng gửi cho Châu Ân Lai. Nói cách khác, những gì miền Bắc làm đối với Hoàng Sa và Trường Sa là không có giá trị pháp lý căn cứ vào Hiệp Định Genève. Có điều khi đặt vấn đề này người ta lại phải đặt lại toàn bộ vấn đề Việt Nam từ biến cố 30 tháng Tư năm 1975 vì Miền Bắc là phía thắng trận nên những gì Miền Bắc làm là hợp pháp. Một câu hỏi khác liên hệ trực tiếp với bài này cần được nêu lên là tại sao các nhà làm sách và làm bản đồ ở miền Bắc thời trước năm 1975 lại dùng những danh xưng của người Tàu thay vì các danh xưng của người Việt để gọi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa? Câu trả lời có thể là vì thời gian đó là thời gian Việt Nam và Trung Hoa là hai nước Cộng Sản “anh em”, em không giữ được thì đưa cho anh thay vì để người ngoài chiếm mất, đồng thời đó cũng là thời gian chiến tranh,
Cộng Sản Việt Nam cần sự giúp đỡ của Cộng Sản Trung Quốc và vai trò của Trung Quốc nói chung và của các cố vấn Trung Quốc nói riêng rất mạnh, không ai có thể chống lại. Do đó, việc dùng ngôn từ của Trung Quốc hay việc chép nguyên văn từ các tài liệu do các cố vấn Trung Quốc đưa cho ở đây cũng chỉ là một điều bình thường giống hệt như trong các cuộc chỉnh huấn trong quân đội hay cải cách ruộng đất và việc dùng danh xưng Quân Đội Nhân Dân thay thế cho danh xưng Vệ Quốc Đoàn mang nặng tinh thần quốc gia chủ nghĩa. Khó ai có thể ngờ Trung Quốc trước sau như một khiến cho những gì các nhà làm bản đồ hay sách giáo khoa về địa lý ở miền Bắc đã làm ở thời đó sau này đã gây ra bất lợi cho cả đất nước Việt Nam. Tưởng ta cũng nên để ý là về vấn đề kinh độ, 109 độ 21 hay 29 phút chỉ là của Việt Nam lục địa tức phần chính của Việt Nam mà thôi. Các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa không được trình bày trong tài liệu được viện dẫn. Ngoài ra người ta cũng phải để ý hơn nữa là tháng 5 năm 1975 miền Bắc mới chiếm được miền Nam và tự coi là có trách nhiệm trên toàn thể lãnh thổ của miền Nam trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa. Thời gian quá ngắn nên những tài liệu tờ Quân Đội Nhân Dân dùng cho bài viết của họ vẫn là tài liệu cũ của miền Bắc. Họ chưa có đủ thì giờ để cập nhật hóa những gì phải làm.
Tên South China Sea hay Mer de Chine hay Mer de Chine Méridionale cần phải được thay thế bằng Southeast Asia Sea hay Mer de l’Asie du Sud-Est hay Mer du Sud-Est Asiatique hay Biển Đông Nam Á
Đây là một vấn đề lẽ ra phải được nêu lên từ lâu nhưng hầu như ít ai để ý đến hoặc chưa có dịp. Người viết đã thử làm hồi cuối thập niên 1980 của thế kỷ trước bằng các gửi thư cho các bộ ngoại giao của các nước Đông Nam Á, nhưng như mọi người có thể đoán được, với tư cách cá nhân vô danh, nhỏ bé, thư chắc chắn đã được nằm trong sọt rác. Sau này một tổ chức lớn hơn, Nguyễn Thái Học Foundation cũng đã làm nhưng cũng chưa đạt được ý muốn. Một thời điểm đầu tiên rất tốt đã xảy ra trong năm 2010, một thời điểm có thể coi là ngàn năm một thuở vì Việt Nam vào năm 2010 là chủ tịch luân phiên của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN), đồng thời trong tháng 4 năm đó cuộc họp thượng đỉnh của Hiệp Hội đã diễn ra ở Hà Nội. Với tư cách chủ nhà và ở cương vị chủ tịch, nhà nước Cộng Sản Việt Nam có thể đưa ra đề nghị để hội nghị cứu xét và thông qua. Rất tiếc là nhà nước này Cộng Sản Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội này. Tuy nhiên thời điểm hiện tại cũng không đến nỗi là đã quá muộn. Lý do là vì hiện tại Quốc Tế nói chung, trong đó có Nhật Bản, có Úc, có Ấn Độ…, không phải chỉ riêng Hoa Kỳ, đã chú ý nhiều hơn tới nguy cơ Biển Đông và đã có những hành động cụ thể. Một vận động mới cần phải được khởi động.
Có nhiều lý do phải đổi tên:
Thứ nhất: Tên South China Sea (Biển Nam Trung Hoa) trong tiếng Anh và tên Mer de Chine (Biển Trung Hoa) hay Mer de Chine Méridionale trong tiếng Pháp không thích hợp với thực tại địa lý nói chung của biển này. Chúng đã được đặt ra và được chấp nhận từ nhiều thế kỷ trước, khi người Âu Châu mới tới vùng này. Lúc đó họ đã biết hay đã quen với Trung Quốc nhiều hơn là với các xứ Đông Nam Á đương thời, trong khi trên thực tế biển này ba mặt phía nam, phía tây, phía đông được vây quanh bởi các nước Đông Nam Á, chỉ một phần phía bắc là tiếp giáp với Trung Quốc. Khi một danh xưng do người ngoài đặt cho và không hợp lý với thực tại địa phương, người ta cần phải đổi đi cho hợp lý hơn thay vì để nguyên một cách thụ động và cứ thế mà dùng từ đó gây ra những hiểu lầm lẽ ra có thể tránh được. Nên để ý là Indonesia xưa kia bị gọi là Nam Dương quần đảo. Sau khi độc lập nước này đã được đổi tên là Indonesia hay In-đô-nê-xia.
Thứ hai: Biển này nằm ở giữa các quốc gia Đông Nam Á, trong tương lai, với đà phát triển trên nhiều mặt của Hiệp Hội ASEAN, sẽ là một cái hồ, một thứ Địa Trung Hải của toàn vùng. Nó sẽ giúp cho mọi sự tiếp xúc, trao đổi và hợp tác, nói chung, từ kinh tế, tài chánh, thương mại đến văn hóa, giáo dục… được dễ dàng vì giao thông bằng đường thủy luôn luôn dễ dàng với những số lượng lớn hơn gấp bội so với đường bộ hay đường hàng không nếu người ta biết tổ chức và khai thác. Tên South China Sea hay Mer de Chine hay Mer de Chine Méridionale không nói lên được tầm quan trọng này, chưa kể tới những ý nghĩa tiềm ẩn có thể bị khai thác của hai chữ China hay Chine trong hai danh xưng này.
Thứ ba: Đổi tên từ South China Sea (Biển Nam Trung Hoa) hay Mer de Chine (Biển Trung Hoa)hay Mer de Chine Méridionale (Biển Nam Trung Hoa) thành Biển Đông Nam Á không có nghĩa là ta từ bỏ danh xưng Biển Đông hay Đông Hải của Việt Nam vì Biển Đông hay Đông Hải là những tên riêng của người Việt để dùng trong nội bộ mình. Các nước khác chắc chắn cũng có những tên riêng của để gọi biển này của họ, điển hình là Phi Luật Tân. Vì là của riêng người ta vẫn có thể tiếp tục dùng những danh xưng này như những danh xưng truyền thống với những ý nghĩa vừa đúng với vị trí của biển này đối với người dân địa phương, vừa tình cảm của chúng. Southeast Asia Sea hay Mer de l’Asie du Sud-Est sẽ chỉ là những danh xưng quốc tế thích hợp hơn để dùng trên các văn kiện hay trong các buổi họp quốc tế, trên các địa đồ thế giới và cho các nước không nằm trong vùng.
Thứ tư: Dùng danh xưng Biển Đông Nam Á hay Southeast Asia Sea hay Mer de l’Asie du Sud-Est hay Mer du Sud-Est Asiatique sẽ giúp cho các học giả, các nhà ngoại giao, các chính khách Việt Nam, mỗi khi phải tiếp xúc với thế giới bên ngoài, tránh được sự khó chịu khi phải dùng những tên vừa không do mình đặt ra vừa không đúng với thực tại địa lý mà còn hàm chứa ảnh hưỏng và sức mạnh quá lớn của Trung Quốc. Không những thế chúng còn mang các quốc gia Đông Nam Á lại gần với nhau hơn, đồng thời có thể tạo ra cho người dân của các quốc gia này một ý thức mới, ý thức thuộc về một khối người có nhiều điểm tương đồng, có những quyền lợi chung cần được khai thác với nhau trong hòa bình và cùng nhau bảo vệ nhất là trong phạm vi môi trường thiên nhiên vào lúc Trung Quốc đang nỗ lực kỹ nghệ hóa các tỉnh đông nam của họ hay xa hơn nữa trước tham vọng bành trướng nhằm làm bá chủ thế giới của nước này.
Kết luận: Với những lý do trên đây, và còn nhiều lý do khác nữa mà người viết, trong một bài báo ngắn gọn hay vì nhất thời tế nhị, không thể kể ra hết, việc thay thế các danh xưng South China Sea trong tiếng Anh và Mer de Chine hay Mer de Chine Méridionale trong tiếng Pháp bằng danh xưng Southeast Asia Sea hay Mer de l ‘Asie du Sud-Est hay Mer du Sud-Est Asiatique là một việc làm cần thiết và thích hợp cho sự phát triển nhanh chóng và mỗi ngày mỗi thêm vững mạnh của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) như người ta đã và đang thấy. Nó nói lên sự bình đẳng và ý chí kết hợp của các nước trong vùng. Ngưòi ta có thể không thích ý kiến quốc tế hóa các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vì nó liên hệ tới chủ quyền về lãnh thổ và lãnh hải của riêng từng nước, nhưng người ta có thể chấp nhận, nếu không nói là hoan nghênh việc làm này như một cái tên thuần túy và đơn giản. Các quốc gia Đông Nam Á đã có một tổ chức chung; đã đến lúc các quốc gia này phải có một cái gì cụ thể chung. Một vùng biển chung mang danh Biển Đông Nam Á ít ra qua danh xưng của nó là biểu tượng cho cái gì chung đó vậy. Trở về với Việt Nam. Như đã nói ở trên, năm 2010 Việt Nam đã bỏ lỡ một cơ hội có thể nói ngàn năm một thuở. Tuy nhiên lỡ không phải là quá trễ. Với sự nhập cuộc mỗi ngày một mạnh hơn, mỗi ngày một sâu hơn của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Phi Luật Tân, Úc và luôn cả Ấn Độ… trong một thế giới đang đổi mới, một cuộc vận động mạnh hơn cần được khởi động trở lại. Nên nhớ là chúng ta đang ở Thế Kỷ 21 chứ không còn ở Thế Kỷ 20 nữa.
Vì chủ đề của bài này là Trường Sa và Hoàng Sa nên người viết thấy cần phải nêu lên một gợi ý khác để các nhà cầm quyền Cộng Sản ở trong nước hiện tại chứng tỏ sự ghi nhận công ơn của các chiến sĩ, bất kể là từ miền Nam hay miền Bắc trước kia, đã hy sinh bảo vệ lãnh thổ nước nhà. Gợi ý đó là : Hãy dùng tên của họ để đặt cho những chiến hạm mới mà Việt Nam mới đặt mua hay mới tự đóng để bảo vệ vùng biển của đất nước. Sự đặt tên này cũng gống như sự dựng tượng đài kỷ niệm chắc chắn sẽ được mọi người hoan nghênh kể cả các chiến sĩ hải quân của nước Việt Nam hiện tại vì trong khi chiến đấu chống hải quân Trung Cộng ở Trận Chiến Hoàng Sa hay Trường Sa họ chỉ hướng tới một mục tiêu duy nhất là bảo vệ lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam hay đồng bào của họ trước sự xâm lăng của ngoại bang. Trong hoàn cảnh đó họ không còn là người của miền Nam hay của miền Bắc nữa mà là của chung của cả dân tộc hay hơn thế nữa họ là những anh hùng chung của cả dân tộc của thế kỷ hai mươi. Riêng Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà, ông người hạm trưởng đầu tiên của Hải Quân Việt Nam đã quyết dịnh ở lại, chết theo tàu trong cuộc chiến bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải phía đông của tổ quốc mình trước một kẻ thù truyền kiếp, đông và mạnh hơn gấp bội.
Tên South China Sea hay Mer de Chine hay Mer de Chine Méridionale cần phải được thay thế bằng Southeast Asia Sea hay Mer de l’Asie du Sud-Est hay Mer du Sud-Est Asiatique hay Biển Đông Nam Á
Đây là một vấn đề lẽ ra phải được nêu lên từ lâu nhưng hầu như ít ai để ý đến hoặc chưa có dịp. Người viết đã thử làm hồi cuối thập niên 1980 của thế kỷ trước bằng các gửi thư cho các bộ ngoại giao của các nước Đông Nam Á, nhưng như mọi người có thể đoán được, với tư cách cá nhân vô danh, nhỏ bé, thư chắc chắn đã được nằm trong sọt rác. Sau này một tổ chức lớn hơn, Nguyễn Thái Học Foundation cũng đã làm nhưng cũng chưa đạt được ý muốn. Một thời điểm đầu tiên rất tốt đã xảy ra trong năm 2010, một thời điểm có thể coi là ngàn năm một thuở vì Việt Nam vào năm 2010 là chủ tịch luân phiên của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN), đồng thời trong tháng 4 năm đó cuộc họp thượng đỉnh của Hiệp Hội đã diễn ra ở Hà Nội. Với tư cách chủ nhà và ở cương vị chủ tịch, nhà nước Cộng Sản Việt Nam có thể đưa ra đề nghị để hội nghị cứu xét và thông qua. Rất tiếc là nhà nước này Cộng Sản Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội này. Tuy nhiên thời điểm hiện tại cũng không đến nỗi là đã quá muộn. Lý do là vì hiện tại Quốc Tế nói chung, trong đó có Nhật Bản, có Úc, có Ấn Độ…, không phải chỉ riêng Hoa Kỳ, đã chú ý nhiều hơn tới nguy cơ Biển Đông và đã có những hành động cụ thể. Một vận động mới cần phải được khởi động.
Có nhiều lý do phải đổi tên:
Thứ nhất: Tên South China Sea (Biển Nam Trung Hoa) trong tiếng Anh và tên Mer de Chine (Biển Trung Hoa) hay Mer de Chine Méridionale trong tiếng Pháp không thích hợp với thực tại địa lý nói chung của biển này. Chúng đã được đặt ra và được chấp nhận từ nhiều thế kỷ trước, khi người Âu Châu mới tới vùng này. Lúc đó họ đã biết hay đã quen với Trung Quốc nhiều hơn là với các xứ Đông Nam Á đương thời, trong khi trên thực tế biển này ba mặt phía nam, phía tây, phía đông được vây quanh bởi các nước Đông Nam Á, chỉ một phần phía bắc là tiếp giáp với Trung Quốc. Khi một danh xưng do người ngoài đặt cho và không hợp lý với thực tại địa phương, người ta cần phải đổi đi cho hợp lý hơn thay vì để nguyên một cách thụ động và cứ thế mà dùng từ đó gây ra những hiểu lầm lẽ ra có thể tránh được. Nên để ý là Indonesia xưa kia bị gọi là Nam Dương quần đảo. Sau khi độc lập nước này đã được đổi tên là Indonesia hay In-đô-nê-xia.
Thứ hai: Biển này nằm ở giữa các quốc gia Đông Nam Á, trong tương lai, với đà phát triển trên nhiều mặt của Hiệp Hội ASEAN, sẽ là một cái hồ, một thứ Địa Trung Hải của toàn vùng. Nó sẽ giúp cho mọi sự tiếp xúc, trao đổi và hợp tác, nói chung, từ kinh tế, tài chánh, thương mại đến văn hóa, giáo dục… được dễ dàng vì giao thông bằng đường thủy luôn luôn dễ dàng với những số lượng lớn hơn gấp bội so với đường bộ hay đường hàng không nếu người ta biết tổ chức và khai thác. Tên South China Sea hay Mer de Chine hay Mer de Chine Méridionale không nói lên được tầm quan trọng này, chưa kể tới những ý nghĩa tiềm ẩn có thể bị khai thác của hai chữ China hay Chine trong hai danh xưng này.
Thứ ba: Đổi tên từ South China Sea (Biển Nam Trung Hoa) hay Mer de Chine (Biển Trung Hoa)hay Mer de Chine Méridionale (Biển Nam Trung Hoa) thành Biển Đông Nam Á không có nghĩa là ta từ bỏ danh xưng Biển Đông hay Đông Hải của Việt Nam vì Biển Đông hay Đông Hải là những tên riêng của người Việt để dùng trong nội bộ mình. Các nước khác chắc chắn cũng có những tên riêng của để gọi biển này của họ, điển hình là Phi Luật Tân. Vì là của riêng người ta vẫn có thể tiếp tục dùng những danh xưng này như những danh xưng truyền thống với những ý nghĩa vừa đúng với vị trí của biển này đối với người dân địa phương, vừa tình cảm của chúng. Southeast Asia Sea hay Mer de l’Asie du Sud-Est sẽ chỉ là những danh xưng quốc tế thích hợp hơn để dùng trên các văn kiện hay trong các buổi họp quốc tế, trên các địa đồ thế giới và cho các nước không nằm trong vùng.
Thứ tư: Dùng danh xưng Biển Đông Nam Á hay Southeast Asia Sea hay Mer de l’Asie du Sud-Est hay Mer du Sud-Est Asiatique sẽ giúp cho các học giả, các nhà ngoại giao, các chính khách Việt Nam, mỗi khi phải tiếp xúc với thế giới bên ngoài, tránh được sự khó chịu khi phải dùng những tên vừa không do mình đặt ra vừa không đúng với thực tại địa lý mà còn hàm chứa ảnh hưỏng và sức mạnh quá lớn của Trung Quốc. Không những thế chúng còn mang các quốc gia Đông Nam Á lại gần với nhau hơn, đồng thời có thể tạo ra cho người dân của các quốc gia này một ý thức mới, ý thức thuộc về một khối người có nhiều điểm tương đồng, có những quyền lợi chung cần được khai thác với nhau trong hòa bình và cùng nhau bảo vệ nhất là trong phạm vi môi trường thiên nhiên vào lúc Trung Quốc đang nỗ lực kỹ nghệ hóa các tỉnh đông nam của họ hay xa hơn nữa trước tham vọng bành trướng nhằm làm bá chủ thế giới của nước này.
Kết luận: Với những lý do trên đây, và còn nhiều lý do khác nữa mà người viết, trong một bài báo ngắn gọn hay vì nhất thời tế nhị, không thể kể ra hết, việc thay thế các danh xưng South China Sea trong tiếng Anh và Mer de Chine hay Mer de Chine Méridionale trong tiếng Pháp bằng danh xưng Southeast Asia Sea hay Mer de l ‘Asie du Sud-Est hay Mer du Sud-Est Asiatique là một việc làm cần thiết và thích hợp cho sự phát triển nhanh chóng và mỗi ngày mỗi thêm vững mạnh của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) như người ta đã và đang thấy. Nó nói lên sự bình đẳng và ý chí kết hợp của các nước trong vùng. Ngưòi ta có thể không thích ý kiến quốc tế hóa các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vì nó liên hệ tới chủ quyền về lãnh thổ và lãnh hải của riêng từng nước, nhưng người ta có thể chấp nhận, nếu không nói là hoan nghênh việc làm này như một cái tên thuần túy và đơn giản. Các quốc gia Đông Nam Á đã có một tổ chức chung; đã đến lúc các quốc gia này phải có một cái gì cụ thể chung. Một vùng biển chung mang danh Biển Đông Nam Á ít ra qua danh xưng của nó là biểu tượng cho cái gì chung đó vậy. Trở về với Việt Nam. Như đã nói ở trên, năm 2010 Việt Nam đã bỏ lỡ một cơ hội có thể nói ngàn năm một thuở. Tuy nhiên lỡ không phải là quá trễ. Với sự nhập cuộc mỗi ngày một mạnh hơn, mỗi ngày một sâu hơn của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Phi Luật Tân, Úc và luôn cả Ấn Độ… trong một thế giới đang đổi mới, một cuộc vận động mạnh hơn cần được khởi động trở lại. Nên nhớ là chúng ta đang ở Thế Kỷ 21 chứ không còn ở Thế Kỷ 20 nữa.
Vì chủ đề của bài này là Trường Sa và Hoàng Sa nên người viết thấy cần phải nêu lên một gợi ý khác để các nhà cầm quyền Cộng Sản ở trong nước hiện tại chứng tỏ sự ghi nhận công ơn của các chiến sĩ, bất kể là từ miền Nam hay miền Bắc trước kia, đã hy sinh bảo vệ lãnh thổ nước nhà. Gợi ý đó là : Hãy dùng tên của họ để đặt cho những chiến hạm mới mà Việt Nam mới đặt mua hay mới tự đóng để bảo vệ vùng biển của đất nước. Sự đặt tên này cũng gống như sự dựng tượng đài kỷ niệm chắc chắn sẽ được mọi người hoan nghênh kể cả các chiến sĩ hải quân của nước Việt Nam hiện tại vì trong khi chiến đấu chống hải quân Trung Cộng ở Trận Chiến Hoàng Sa hay Trường Sa họ chỉ hướng tới một mục tiêu duy nhất là bảo vệ lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam hay đồng bào của họ trước sự xâm lăng của ngoại bang. Trong hoàn cảnh đó họ không còn là người của miền Nam hay của miền Bắc nữa mà là của chung của cả dân tộc hay hơn thế nữa họ là những anh hùng chung của cả dân tộc của thế kỷ hai mươi. Riêng Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà, ông người hạm trưởng đầu tiên của Hải Quân Việt Nam đã quyết dịnh ở lại, chết theo tàu trong cuộc chiến bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải phía đông của tổ quốc mình trước một kẻ thù truyền kiếp, đông và mạnh hơn gấp bội.
Lê Văn Tám là một nhân vật hoàn toàn ngụy tạo trong Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Nhất là điều bây giờ ai cũng biết, nhưng tên của nhân vật ngụy tạo này vẫn được giữ làm tên các trường học, tên đường, tên công viên. Tại sao ngưòi ta vẫn lờ đi không nói tới Ngụy Văn Thà và các chiến hữu bất kể Nam, Bắc của ông, những nhân vật lịch sử có thật, đặc biệt là vào lúc mà Hoàng Sa và Trường Sa là đề tài nóng bỏng của thời cuộc? Nhưng dù công nhận hay không, những ai còn tin vào sự linh thiêng của các anh hùng liệt sĩ của dân tộc, vẫn thường dành một phút trong các buổi lễ để tưởng niệm và tri ân, hẳn phải nghĩ rằng từ trên nền trời cao bao la, xanh thẳm của Biển Đông, Ngụy Văn Thà và các chiến hữu của ông vẫn luôn luôn theo dõi và phù trợ cho các hậu duệ của ông trong sứ mạng thiêng liêng bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải phía đông của chung của cả dân tộc và che chở cho những đồng bào của ông vẫn ngày ngày kiếm sống trong những vùng biển từ xưa vẫn là của dân tộc mình. Tất nhiên là khi làm công việc này, nhà nước Cộng Sản Việt Nam hãy làm cho 64 liệt sĩ đã hy sinh trong Trận Chiến Trường Sa ngày 14 tháng 3 năm 1988 của mình trước. Điều mà cho đến tận năm 2015 này họ vẫn chưa làm được hay chỉ cho làm một cách rụt rè.
Có điều vinh danh hay không vinh danh đối với các chiến sĩ này chắc chắn chẳng có gì là quan trọng so với sứ mạng vô cùng lớn lao và cao cả là bảo vệ đất nước, bảo vệ đồng bào của họ.
Phạm Cao Dương
(Nhân dịp Hội Nghị Quốc Tế về Biển Đông họp tại Manila cuối tháng 3 năm 2015).
Các bài viết của GS Phạm Cao Dương
http://www.vietthuc.org/active-users/?uid=358
Thêm Chuyện 70 Năm Trước: Trận Đói Tháng Ba Năm Ất Dậu 1945
Nhân Dịp Đầu Năm Ất Mùi - 2015, Một Chút Lịch Sử Gửi Tuổi Trẻ Việt Nam: Lẽ Ra Ngay Từ Năm 1945 Dân Tộc Ta Đã Có Dân Chủ - Tự Do Rồi
Nhân Vụ Thượng Đỉnh Asean Nhóm Họp Ở Naypyidaw, Miễn Điện, 12-13 Tháng 11 Năm 2014 Và Tranh Chấp Biển Đông Sẽ Là Một Chủ Đề Tranh Cãi, Nhắc Lại Gợi Ý Về Hai Công Tác Cần Phải Làm
Đính chính một sai lầm: Không Thể Hiểu Nam Hải là Biển Trung Hoa hay Biển Nam Trung Hoa được
Việt Nam 1945: Những Ngày Cuối Cùng Trong Cuộc Đời Làm Chính Trị Của Học Giả Phạm Quỳnh
Tôi Hãnh Diện Có Quá Khứ Làm Người Tị Nạn Cộng Sản Việt Nam
Dựng Tượng Đức Thánh Trần ở Little Saigon :Một Quyết Định Hợp Với Truyền Thống Lịch Sử , Tín Ngưỡng và Hoàn Cảnh của Người Việt Hải Ngoại
Một chút tài liệu để chia sẻ nhân ngày 30 tháng Tư: Đảng Lao Động và Chủ Trương Chiếu Cố Miền Nam: Chiến Tranh Phát Xuất Từ Đâu, Từ Bao Giờ, và Được Chỉ Đạo Từ Đâu?
VIDEO: Tàn Sát Trường Sa năm 1988
Chúng Ta Đã và Đang Thực Sự Mất Nước
REAL & CLEAR POLITICS VIDEO: Hiểm Hoạ Mất Nước --- Thảm Họa Diệt Vong Mới của Người Chàm
Cộng Sản Việt Nam Bắt Đầu Lệ Thuộc Vào Cộng Sản Trung Quốc Từ Bao Giờ?
Nhìn Lại Những Nỗ Lực Của Cựu Hoàng Đế Bảo Đại Trong Cuộc Đấu Tranh Giành Độc Lập Và Thống Nhất Cho Đất Nước Và Dân Tộc Việt Nam
Chung quanh hai chữ "Văn Hiến” trong bài “Bình Ngô Đại Cáo" của Nguyễn Trãi: Ai Đã Gọi Việt Nam Là Một Nước Văn Hiến?
Đặc Tính Lãng Mạn Trong Những Năm Đầu Của Cuộc Kháng Chiến Chống Pháp (1946-1954) và Thi Ca Việt Nam Thời Chiến
Sáu Mươi Bảy Năm Nhìn Lại (1945-2012), Từ Bảo Đại đến Hồ Chí Minh: HAI BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
Góp Phần Nhận Định về Sự Du Nhập Của Nho Giáo Vào Việt Nam Dưới Thời Bắc Thuộc
Khi Người Tàu Nghiên Cứu Về Việt Nam
Trước Hiểm Họa Mất Nước Một Lần Nữa: Nhắc Lại Chuyện Nhà Minh Cướp Sách Của Ta Đem Về Tàu
Ngày Xuân, Lại Nói Chuyện Tháng Giêng
Sự Liên Tục Lịch Sử Trong Nền Giáo Dục Của Miền Nam Thời Trước Năm 1975
Từ Lĩnh Nam Chích Quái Và Kiến Văn Tiểu Lục Đến Những Tài Liệu Bị Quân Minh Tịch Thu Đem Về Tàu
Từ Bài Ca“Đáp Lời Sông Núi” Của Trúc Hồ: Nhìn Lại Hai Bài “Tiếng Gọi Sinh Viên” Của Lưu Hữu Phước và “Tiến Quân Ca” của Văn Cao
Sự Thực Lịch Sử và Các Nhà Sử Học Mác-xít Việt Nam
65 Năm Nhìn Lại, Từ Bảo Đại đến Hồ Chí Minh: Hai Bản Tuyên Ngôn Độc Lập
Một vài Ghi Chú về Một Nhân Vật Lịch Sử Sắp Vĩnh Viễn Ra Đi: Đại Tướng Cộng Sản Việt Nam Võ Nguyên Giáp
Hãy trả lại sự thật cho sự thật: Hoàng đế Bảo Đại đã thật sự giành lại Độc lập cho Việt Nam từ ngày 11 tháng 3 năm 1945
-------Thuyết Trình của GS Phạm Cao Dương ngày 28 tháng Ba, 2015 : Về Hoàng Đế Bảo Đại và Chính Phủ Trần Trọng Kim .
1) Phần phát biểu của GS. Phạm Cao Dương:
https://www.youtube.com/watch?v=4iRvSui49VY
B. http://www.vietthuc.org/bien-dong-2015-nhan-su-kien-hoa-ky-nhat-ban-uc-an-do-phi-luat-tan-nhap-cuoc-va-bien-dong-dang-duoc-quoc-te-hoa-nhac-lai-goi-y-ve-mot-so-cong-tac-can-phai-lam/
http://www.vietthuc.org/active-users/?uid=358
Thêm Chuyện 70 Năm Trước: Trận Đói Tháng Ba Năm Ất Dậu 1945
Nhân Dịp Đầu Năm Ất Mùi - 2015, Một Chút Lịch Sử Gửi Tuổi Trẻ Việt Nam: Lẽ Ra Ngay Từ Năm 1945 Dân Tộc Ta Đã Có Dân Chủ - Tự Do Rồi
Nhân Vụ Thượng Đỉnh Asean Nhóm Họp Ở Naypyidaw, Miễn Điện, 12-13 Tháng 11 Năm 2014 Và Tranh Chấp Biển Đông Sẽ Là Một Chủ Đề Tranh Cãi, Nhắc Lại Gợi Ý Về Hai Công Tác Cần Phải Làm
Đính chính một sai lầm: Không Thể Hiểu Nam Hải là Biển Trung Hoa hay Biển Nam Trung Hoa được
Việt Nam 1945: Những Ngày Cuối Cùng Trong Cuộc Đời Làm Chính Trị Của Học Giả Phạm Quỳnh
Tôi Hãnh Diện Có Quá Khứ Làm Người Tị Nạn Cộng Sản Việt Nam
Dựng Tượng Đức Thánh Trần ở Little Saigon :Một Quyết Định Hợp Với Truyền Thống Lịch Sử , Tín Ngưỡng và Hoàn Cảnh của Người Việt Hải Ngoại
Một chút tài liệu để chia sẻ nhân ngày 30 tháng Tư: Đảng Lao Động và Chủ Trương Chiếu Cố Miền Nam: Chiến Tranh Phát Xuất Từ Đâu, Từ Bao Giờ, và Được Chỉ Đạo Từ Đâu?
VIDEO: Tàn Sát Trường Sa năm 1988
Chúng Ta Đã và Đang Thực Sự Mất Nước
REAL & CLEAR POLITICS VIDEO: Hiểm Hoạ Mất Nước --- Thảm Họa Diệt Vong Mới của Người Chàm
Cộng Sản Việt Nam Bắt Đầu Lệ Thuộc Vào Cộng Sản Trung Quốc Từ Bao Giờ?
Nhìn Lại Những Nỗ Lực Của Cựu Hoàng Đế Bảo Đại Trong Cuộc Đấu Tranh Giành Độc Lập Và Thống Nhất Cho Đất Nước Và Dân Tộc Việt Nam
Chung quanh hai chữ "Văn Hiến” trong bài “Bình Ngô Đại Cáo" của Nguyễn Trãi: Ai Đã Gọi Việt Nam Là Một Nước Văn Hiến?
Đặc Tính Lãng Mạn Trong Những Năm Đầu Của Cuộc Kháng Chiến Chống Pháp (1946-1954) và Thi Ca Việt Nam Thời Chiến
Sáu Mươi Bảy Năm Nhìn Lại (1945-2012), Từ Bảo Đại đến Hồ Chí Minh: HAI BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
Góp Phần Nhận Định về Sự Du Nhập Của Nho Giáo Vào Việt Nam Dưới Thời Bắc Thuộc
Khi Người Tàu Nghiên Cứu Về Việt Nam
Trước Hiểm Họa Mất Nước Một Lần Nữa: Nhắc Lại Chuyện Nhà Minh Cướp Sách Của Ta Đem Về Tàu
Ngày Xuân, Lại Nói Chuyện Tháng Giêng
Sự Liên Tục Lịch Sử Trong Nền Giáo Dục Của Miền Nam Thời Trước Năm 1975
Từ Lĩnh Nam Chích Quái Và Kiến Văn Tiểu Lục Đến Những Tài Liệu Bị Quân Minh Tịch Thu Đem Về Tàu
Từ Bài Ca“Đáp Lời Sông Núi” Của Trúc Hồ: Nhìn Lại Hai Bài “Tiếng Gọi Sinh Viên” Của Lưu Hữu Phước và “Tiến Quân Ca” của Văn Cao
Sự Thực Lịch Sử và Các Nhà Sử Học Mác-xít Việt Nam
65 Năm Nhìn Lại, Từ Bảo Đại đến Hồ Chí Minh: Hai Bản Tuyên Ngôn Độc Lập
Một vài Ghi Chú về Một Nhân Vật Lịch Sử Sắp Vĩnh Viễn Ra Đi: Đại Tướng Cộng Sản Việt Nam Võ Nguyên Giáp
Hãy trả lại sự thật cho sự thật: Hoàng đế Bảo Đại đã thật sự giành lại Độc lập cho Việt Nam từ ngày 11 tháng 3 năm 1945
-------Thuyết Trình của GS Phạm Cao Dương ngày 28 tháng Ba, 2015 : Về Hoàng Đế Bảo Đại và Chính Phủ Trần Trọng Kim .
1) Phần phát biểu của GS. Phạm Cao Dương:
https://www.youtube.com/watch?v=4iRvSui49VY
B. http://www.vietthuc.org/bien-dong-2015-nhan-su-kien-hoa-ky-nhat-ban-uc-an-do-phi-luat-tan-nhap-cuoc-va-bien-dong-dang-duoc-quoc-te-hoa-nhac-lai-goi-y-ve-mot-so-cong-tac-can-phai-lam/
MÀU TÍM HOA SIM
Rơi nước mắt vì tự sự đớn đau của cha đẻ 'Màu tím hoa sim'
Những tự sự của nhà thơ Hữu Loan, cha đẻ "Màu tím hoa sim nổi tiếng" đã tạo ra niềm xúc động lớn trong với cộng đồng mạng. Tự sự đớn đau này được chia sẻ rất nhiều trên Facebook tạo nên nhiều thổn thức. "Rất cảm động, vì sự chân thành, vì tình người, tính người. Và có thể hình dung cả bối cảnh một thời cuộc tao loạn. Mỗi số phận cá nhân đều chứa trong lòng nó những bi kịch của lịch sử" - (Kim Dung)
Những người yêu thơ tình, không ai không biết đến bài thơ "Màu tím hoa sim đầy xúc động". Đằng sau đó là một câu chuyện còn sâu sắc hơn, đau đáu hơn của tác giả Hữu Loan.
Nhà thơ Hữu Loan
Nàng có ba người anh Đi bộ đội Những em nàng còn chưa biết nói Khi tóc nàng xanh xanh. Tôi là người chiến binh Xa gia đình Yêu nàng như tình yêu em gái Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo cưới, Tôi mặc đồ quân nhân Đôi giày đinh bết bùn đất hành quân, Nàng cười xinh xinh Bên anh chồng độc đáo. Tôi ở đơn vị về Cưới nhau xong là đi! Từ chiến khu xa Nhớ về ái ngại Lấy chồng đời chiến chinh Mấy người đi trở lại Lỡ khi mình không về Thì thương người vợ chờ Bé bỏng chiều quê ... Nhưng không chết người trai khói lửa Mà chết người gái nhỏ hậu phương Tôi về không gặp nàng Má tôi ngồi bên mộ con Đầy bóng tối Chiếc bình hoa ngày cưới Thành bình hương Tàn lạnh vây quanh ... Tóc nàng xanh xanh Ngắn chưa đầy búi Em ơi! Giây phút cuối Không được nghe nhau nói Không được trông thấy nhau một lần. Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím áo nàng màu tím hoa sim Ngày xưa một mình đèn khuya bóng nhỏ Nàng vá cho chồng tấm áo ngày xưa... Một chiều rừng mưa Ba người anh Trên chiến trường Đông Bắc, Biết tin em gái mất Trước tin em lấy chồng. Gió sớm thu về Rờn rợn nước sông Đứa em nhỏ lớn lên Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị Khi gió thu về Cỏ vàng chân mộ chí. Chiều hành quân Qua những đồi sim .. Những đồi hoa sim ..., Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết Màu tím hoa sim Tím cả chiều hoang biền biệt Nhìn áo rách vai Tôi hát trong màu hoa. Áo tôi sứt chỉ đường tà, Vợ tôi chết sớm mẹ già chưa khâu
Hữu Loan
|
Xin trích đăng những dòng tự thuật của chính nhà thơ Hữu Loan:
"Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, hồi nhỏ không có cơ may cắp sách đến trường như bọn trẻ cùng trang lứa, chỉ được cha dạy cho dăm chữ bữa có bữa không ở nhà. Cha tôi tuy là tá điền nhưng tư chất lại thông minh hơn người. Lên trung học, theo ban thành chung tôi cũng học tại Thanh Hóa, không có tiền ra Huế hoặc Hà Nội học.
Đến năm 1938 – lúc đó tôi cũng đã 22 tuổi – Tôi ra Hà Nội thi tú tài, để chứng tỏ rằng con nhà nghèo cũng thi đỗ đạt như ai. Tuyệt nhiên tôi không có ý định dấn thân vào chốn quan trường. Ai cũng biết thi tú tài thời Pháp rất khó khăn. Số người đậu trong kỳ thi đó rất hiếm, hiếm đến nỗi 5-6 chục năm sau những người cùng thời còn nhớ tên những người đậu khóa ấy, trong đó có Nguyễn Đình Thi , Hồ Trọng Gin, Trịnh Văn Xuấn, Đỗ Thiện và…tôi – Nguyễn Hữu Loan.
Với mảnh tú tài Tây trong tay, tôi rời quê nhà lên Thanh Hóa để dạy học. Nhãn mác con nhà nghèo học giỏi của tôi được bà tham Kỳ chú ý, mời về nhà dạy cho hai cậu con trai. Tên thật của bà tham Kỳ là Đái Thị Ngọc Chất, bà là vợ của của ông Lê Đỗ Kỳ, tổng thanh tra canh nông Đông Dương, sau này đắc cử dân biểu quốc hội khóa đầu tiên.
Ở Thanh Hóa, bà tham Kỳ có một cửa hàng bán vải và sách báo, tôi thường ghé lại xem và mua sách, nhờ vậy mới được bà để mắt tới. Bà tham Kỳ là một người hiền lành, tốt bụng, đối xử với tôi rất tốt, coi tôi chẳng khác như người nhà.
Nhớ ngày đầu tiên tôi khoác áo gia sư, bà gọi mãi đứa con gái – lúc đó mới 8 tuổi - mới chịu lỏn lẻn bước ra khoanh tay, miệng lí nhí: ” Em chào thầy ạ!” Chào xong, cô bé bất ngờ mở to đôi mắt nhìn thẳng vào tôi. Đôi mắt to, đen láy, tròn xoe như có ánh chớp ấy đã hằn sâu vào tâm trí tôi, theo tôi suốt cả cuộc đời.
Thế là tôi dạy em đọc, dạy viết. Tên em là Lê Đỗ Thị Ninh, cha làm thanh tra nông lâm ở Sài Gòn nên sinh em trong ấy, quen gọi mẹ bằng má. Em thật thông minh, dạy đâu hiểu đấy nhưng ít nói và mỗi khi mở miệng thì cứ y như một “bà cụ non”.
Đặc biệt em chăm sóc tôi hằng ngày một cách kín đáo: em đặt vào góc mâm cơm chỗ tôi ngồi ăn cơm lúc thì vài quả ớt đỏ au, lúc thì quả chanh mọng nước em vừa hái ở vườn, những buổi trưa hè, nhằm lúc tôi ngủ trưa, em lén lấy áo sơ mi trắng tôi treo ở góc nhà mang ra giếng giặt …..
Có lần tôi kể chuyện ”bà cụ non” ít nói cho hai người anh của em Ninh nghe, không ngờ chuyện đến tai em, thế là em giận! Suốt một tuần liền, em nằm lì trong buồng trong, không chịu học hành… Một hôm bà tham Kỳ dẫn tôi vào phòng nơi em đang nằm thiếp đi. Hôm ấy tôi đã nói gì, tôi không nhớ nữa, chỉ nhớ là tôi đã nói rất nhiều, đã kể chuyện em nghe, rồi tôi đọc thơ…
Trưa hôm ấy, em ngồi dậy ăn một bát to cháo gà và bước ra khỏi căn buồng. Chiều hôm sau, em nằng nặc đòi tôi đưa lên khu rừng thông. Cả nhà không ai đồng ý: “Mới ốm dậy còn yếu lắm, không đi được đâu” Em không chịu nhất định đòi đi cho bằng được. Sợ em lại dỗi nên tôi đánh bạo xin phép ông bà tham Kỳ đưa em lên núi chơi …..
Xe kéo chừng một giờ mới tới được chân đồi. Em leo đồi nhanh như một con sóc, tôi đuổi theo muốn đứt hơi. Lên đến đỉnh đồi, em ngồi xuống và bảo tôi ngồi xuống bên em.Chúng tôi ngồi thế một hồi lâu, chẳng nói gì.
Bất chợt em nhìn tôi, rồi ngước mắt nhìn ra tận chân trời, không biết lúc đó em nghĩ gì. Bất chợt em hỏi tôi:
- Thầy có thích ăn sim không ?
Tôi nhìn xuống sườn đồi tím ngắt một màu sim. Em đứng lên đi xuống sườn đồi, còn tôi vì mệt quá nên nằm thiếp đi trên thảm cỏ…
Khi tôi tỉnh dậy, em đã ngồi bên tôi với chiếc nón đầy ắp sim. Những quả sim đen láy chín mọng.
- Thầy ăn đi.
Tôi cầm quả sim từ tay em đưa lên miệng trầm trồ:
- Ngọt quá!
Như đã nói, tôi sinh ra trong một gia đình nông dân, quả sim đối với tôi chẳng lạ lẫm gì, nhưng thú thật tôi chưa bao giờ ăn những quả sim ngọt đến thế!
Cứ thế, chúng tôi ăn hết qủa này đến qủa khác. Tôi nhìn em, em cười. Hai hàm răng em đỏ tím, đôi môi em cũng đỏ tím, hai bên má thì… tím đỏ một màu sim. Tôi cười phá lên, em cũng cười theo!
Cuối mùa đông năm ấy, bất chấp những lời can ngăn, hứa hẹn can thiệp của ông bà tham Kỳ, tôi lên đường theo kháng chiến.
Hôm tiễn tôi, em theo mãi ra tận đầu làng và lặng lẽ đứng nhìn theo. Tôi đi… lên tới bờ đê, nhìn xuống đầu làng ,em vẫn đứng đó nhỏ bé và mong manh. Em giơ bàn tay nhỏ xíu như chiếc lá sim ra vẫy tôi. Tôi vẫy trả và lầm lũi đi…Tôi quay đầu nhìn lại… em vẫn đứng yên đó… Tôi lại đi và nhìn lại đến khi không còn nhìn thấy em nữa.
Những năm tháng ở chiến khu, thỉnh thoảng tôi vẫn được tin tức từ quê lên, cho biết em vẫn khỏe và đã khôn lớn. Sau này, nghe bạn bè kể lại, khi em mới 15 tuổi đã có nhiều chàng trai đên ngỏ lời cầu hôn nhưng em cứ trốn trong buồng, không chịu ra tiếp ai bao giờ …
Chín năm sau, tôi trở lại nhà… Về Nông Cống tìm em. Hôm gặp em ở đầu làng, tôi hỏi em, hỏi rất nhiều, nhưng em không nói gì, chỉ bẽn lẽn lắc hoặc gật đầu. Em giờ đây không còn cô học trò Ninh bướng bỉnh nữa rồi.
Em đã gần 17 tuổi, đã là một cô gái xinh đẹp… Yêu nhau lắm nhưng tôi vẫn lo sợ vì hai gia đình không môn đăng hộ đối một chút nào. Mãi sau này mới biết việc hợp hôn của chúng tôi thành công là do bố mẹ em ngấm ngầm ”soạn kịch bản”.
Một tuần sau đó chúng tôi kết hôn. Tôi bàn việc may áo cưới thì em gạt đi, không đòi may áo cưới trong ngày hợp hôn, bảo rằng là: "yêu nhau, thương nhau cốt là cái tâm và cái tình bền chặt là hơn cả”.
Tôi cao ráo, học giỏi, Làm thơ hay…lại đẹp trai nên em thường gọi đùa là anh chồng độc đáo. Đám cưới được tổ chức ở ấp Thị Long, huyện Nông Công, tỉnh Thanh Hóa của gia đình em, nơi ông Lê Đỗ Kỳ có hàng trăm mẫu ruộng.
Đám cưới rất đơn sơ, nhưng khỏi nói, hai chúng tôi hạnh phúc hơn bao giờ hết! Hai tuần phép của tôi trôi qua thật nhanh, tôi phải tức tốc lên đường hành quân, theo sư đoàn 304, làm chủ bút tờ Chiến Sĩ.
Hôm tiễn tôi lên đường, em vẫn đứng ở đầu làng, nơi chín năm trước em đã đứng. Chỉ có giờ em không còn cô bé Ninh nữa mà là người bạn đời yêu quý của tôi. Tôi bước đi, rồi quay đầu nhìn lại…..
Nếu như chín năm về trước, nhìn lại chỉ thấy một nỗi buồn man mác thì lần này, tôi thật sự đau buồn. Đôi chân tôi như muốn khuỵu xuống. Ba tháng sau, tôi nhận được tin dữ: vợ tôi qua đời! Em chết thật thảm thương: Hôm đó là ngày 25 tháng 5 âm lịch năm 1948, em đưa quần áo ra giặt ngoài sông Chuồn (thuộc ấp Thị Long, Nông Cống), vì muốn chụp lại tấm áo bị nước cuốn trôi đi nên trượt chân chết đuối!
Con nước lớn đã cuốn em vào lòng nó, cướp đi của tôi người bạn lòng tri kỷ, để lại tôi tôi nỗi đau không gì bù đắp nỗi. Nỗi đau ấy, gần 60 năm qua, vẫn nằm sâu thẳm trong trái tim tôi.Tôi phải giấu kín nỗi đau trong lòng, không được cho đồng đội biết để tránh ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của họ. Tôi như một cái xác không hồn…
Dường như càng kìm nén thì nỗi đau càng dữ dội hơn. May sao, sau đó có đợt chỉnh huấn, cấp trên bảo ai có tâm sự gì cứ nói ra, nói cho hết. Chỉ chờ có thế, cơn đau trong lòng tôi được bung ra. Khi ấy chúng tôi đang đóng quân ở Nghệ An, tôi ngồi lặng đi ở đầu làng, hai mắt tôi đẫm nước, tôi lấy bút ra ghi chép.
Chẳng cần phải suy nghĩ gì, những câu những chữ mộc mạc cứ trào ra: “Nhà nàng có ba người anh đi bộ đội… Những em nàng có em chưa biết nói. Khi tóc nàng đang xanh…” Tôi về không gặp nàng…
Về viếng mộ nàng, tôi dùng chiếc bình hoa ngày cưới làm bình hương, viết lại bài thơ vào chiếc quạt giấy để lại cho người bạn ở Thanh Hóa… Anh bạn này đã chép lại và truyền tay nhau trong suốt những năm chiến tranh.
Đó là bài thơ Màu tím hoa Sim. Đến đây, chắc bạn biết tôi là Hữu Loan, Nguyễn Hữu Loan, sinh ngày 2-4-1916 hiện tại đang “ở nhà trông vườn” ở làng Nguyên Hoàn – nơi tôi gọi là chỗ “quê đẻ của tôi đấy” thuộc xã Mai Lĩnh, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa.
Em Ninh rất ưa mặc áo màu tím hoa sim. Lạ thay nơi em bị nước cuốn trôi dưới chân núi Nưa cũng thường nở đầy những bông hoa sim tím. Cho nên tôi viết mới nổi những câu : “Chiều hành quân, qua những đồi sim…
Những đồi sim, những đồi hoa sim.. Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết.. Màu tím hoa sim, tím cả chiều hoang biền biệt…Và chiều hoang tím có chiều hoang biết…Chiều hoang tim tím thêm màu da diết.”
Mất nàng, mất tất cả, tôi chán đời... từ giã văn đàn về quê làm ruộng, một phần cũng vì tính tôi” hay cãi, thích chống đối, không thể làm gì trái với suy nghĩ của tôi”. Bọn họ chê tôi ủy mị, hoạch hoẹ đủ điều... Mặc kệ! Tôi thương tôi, tôi nhớ hoa sim của tôi quá!
Làm thơ lúc bấy giờ là phải ca tụng, trong khi đó tôi lại đề cao tình yêu, tôi khóc người vợ tử tế của mình, người bạn đời hiếm có của mình. Lúc đó tôi khóc như vậy họ cho là khóc cái tình cảm riêng…
Y như trong thơ nói ấy, tôi lấy vợ rồi ra mặt trận, mới lấy nhau chưa được hơn một tháng, ở nhà vợ tôi đi giặt rồi chết đuối ở sông…
Tôi thấy đau xót, tôi làm bài thơ ấy tôi khóc, vậy mà họ cho tôi là phản động. Tôi phản động ở chỗ nào? Cái đau khổ của con người, tại sao lại không được khóc? Bọn họ xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng của tôi đối với người vợ mà tôi hằng yêu quý...
Tôi bỏ tôi về, tôi phải đi cày đi bừa, đi đốn củi, đi xe đá để bán. Bọn họ bắt giữ xe tôi, đến nỗi tôi phải đi xe cút kít, loại xe đóng bằng gỗ, có một bánh xe cũng bằng gỗ ở phía trước, có hai cái càng ở phía sau để đủn hay kéo.
Xe cút kít họ cũng không cho, tôi phải gánh bộ. Gánh bằng vai tôi, tôi cũng cứ gánh, không bao giờ tôi bị khuất phục. Họ theo dõi, ngăn cản...
Định mệnh đưa đẩy, dắt tôi đến với một phụ nữ khác, sống cùng tôi cho đến tận bây giờ. Cô tên Phạm Thị Nhu, cũng là phụ nữ có tâm hồn sâu sắc. Cô vốn là một nạn nhân của chiến dịch cải cách ruộng đất, đấu tố địa chủ năm 1954, 1955. Lúc đó tôi còn là chính trị viên của tiểu đoàn. Tôi thấy tận mắt những chuyện đấu tố. Là người có học, lại có tâm hồn nghệ sĩ nên tôi cảm thấy chán nản quá, không còn hăng hái nữa.
Thú thật, lúc đó tôi thất vọng vô cùng. Trong một xã thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách xa nơi tôi ở 15 cây số, có một gia đình địa chủ rất giàu, nắm trong gần năm trăm mẫu tư điền. Trước đây, ông địa chủ đó giàu lòng nhân đạo và rất yêu nước.
Ông thấy bộ đội sư đoàn 304 của tôi thiếu ăn nên ông thường cho tá điền gánh gạo đến chỗ đóng quân để ủng hộ. Tôi là trưởng phòng tuyên huấn và chính trị viên của tiểu đoàn nên phải thay mặt anh em ra cám ơn tấm lòng tốt của ông, đồng thời đề nghị lên sư đoàn trưởng trao tặng bằng khen ngợi để vinh danh ông .
Thế rồi, một hôm, tôi nghe tin gia đình ông đã bị đấu tố. Gia đình ông bà địa chủ bị xử tử hết, chỉ có một cô con gái 17 tuổi được tha chết nhưng bị đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo cũ rách.
... Tôi vẫn chưa thể nào quên được hình ảnh của một cô bé cứ buổi chiều lại lén lút đứng núp bên ngoài cửa sổ nghe tôi giảng Kiều ở trường Mai Anh Tuấn. Lúc gần tới xã, tôi gặp cô ta áo quần rách rưới, mặt mày lem luốc....
Quá xúc động, nước mắt muốn ứa ra, tôi đến gần và hỏi thăm và được cô kể lại rành rọt hôm bị đấu tố cha mẹ cô bị chết ra sao. Cô khóc rưng rức và nói rằng gặp ai cũng bị xua đuổi; hằng ngày cô đi mót khoai ăn đỡ đói lòng, tối về ngủ trong chiếc miếu hoang, cô rất lo lắng, sợ bị làm bậy và không biết ngày mai còn sống hay bị chết đói. Tôi suy nghĩ rất nhiều, bèn quyết định đem cô về làng tôi, và bất chấp lệnh cấm, lấy cô làm vợ.
Sự quyết định của tôi không lầm. Quê tôi nghèo, lúc đó tôi còn ở trong bộ đội nên không có tiền, nhưng cô chịu thương chịu khó, bữa đói bữa no… Cho đến bây giờ cô đã cho tôi 10 người con – 6 trai, 4 gái – và cháu nội ngoại hơn 30 đứa!
Trong mấy chục năm dài, tôi về quê an phận thủ thường, chẳng màng đến thế sự, ngày ngày đào đá núi đem đi bán, túi dắt theo vài cuốn sách cũ tiếng Pháp, tiếng Việt đọc cho giải sầu, lâu lâu nổi hứng thì làm thơ...
Năm 1988, tôi "tái xuất giang hồ” sau 30 năm tự chôn và bị chôn mình ở chốn quê nghèo đèo heo hút gió. Tôi lang bạt gần một năm trời theo chuyến đi xuyên Việt do hội văn nghệ Lâm Đồng và tạp chí Langbian tổ chức.
Vào tuổi gần đất xa trời, cuối năm 2004, công ty Viek VTB đột nhiên đề nghị mua bản quyển bài Màu tím hoa Sim của tôi với giá 100 triệu đồng. Họ bảo đó là một hình thức bảo tồn tài sản văn hóa. Thì cũng được đi. Khoản tiền 100 triệu trừ thuế đi còn 90 triệu, chia “lộc” cho 10 đứa con hết 60 triệu đồng, tôi giữ lại 30 triệu đồng, phòng đau ốm lúc tuổi già, sau khi trích một ít để in tập thơ khoảng 40 bài mang tên Thơ Hữu Loan.
Sau vụ này cũng có một số công ty khác xin ký hợp đồng mua mấy bài thơ khác, nhưng tôi từ chối, thơ tôi làm ra không phải để bán".
Nhà thơ Hữu Loan
BS. NGUYỄN LƯƠNG TUYỀN * ĐẠI HỌA MẤT NƯỚC
Đại hoạ mất nước
Nguyễn Lương Tuyền MD (Danlambao) - Năm 1954, một nửa quê hương VN bị những người CS của ông Hồ Chí Minh với sự hỗ trợ rất tích cực của Nga Sô, Trung Cộng, tiến chiếm, theo đúng tiến trình bành trướng của Chủ Nghĩa CS. CS Quốc tế, với những tên lính xung kích là ông Hồ Chí Minh cùng đám cộng sản tay chân, đã thành công đặt được một đầu cầu ở Đông Nam Á. Viễn tượng một cuộc chinh phục toàn vùng để đưa chế độ Bolchevik đến bờ Thái Bình Dương cũng như đến bờ Ấn Độ Dương làm người ta lo sợ: chẳng bao lâu nữa, chế độ Cộng Sản sẽ được thiết lập trên toàn thế giới... Hồ Chí Minh và các đồng chí từ núi rừng Việt Bắc về tiếp thu một nửa đất nước, từ Ải Nam cho đến vĩ tuyến 17. Đó là một tặng phẩm ''từ trên trời rơi xuống'' vượt ra ngoài sự mơ ước của các đồng chí CSVN. Một chế độ độc tài toàn trị - họ gọi là chuyên chính vô sản - được thiết lập ở Bắc Việt. Người Việt Quốc Gia cùng với 1 triệu người dân không chấp nhận chế độ Cộng Sản, dắt díu nhau kéo vào Miền Nam.
Tóm lại sau chiến tranh Đông Dương lần thứ nhứt (1946-1954), một nửa đất Việt bị rơi vào tay CS. Hơn lúc nào hết, đại họa mất nước đang đè nặng lên tương lai dân tộc. Hồ Chí Minh và Đảng CSVN chỉ là một lũ thừa sai, một lũ lính xung kích của Cộng Sản Quốc Tế.
Tiến xuống phía Nam, chinh phục toàn vùng Đông Nam Á là mộng ước, ý đồ của Cộng Sản Quốc Tế trong khi đó CSVN muốn làm nhưng người lính CS tiên phong, nhưng trong giai đoạn đầu phải ''giải phóng'' Miền Nam. Ý đồ chiếm cả nước của Hồ và đảng CSVN lúc nào cũng tiềm tàng trong đầu óc của người CSVN. Sau khi Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm từ chối hiệp thương, tổng tuyển cử để thống nhất đất nước vào năm 1956, dự trù bởi Hiệp Định Genève, Bộ Chính Trị ở Hà Nội - đứng đầu là Lê Duẩn, Lê Đức Thọ... cho rằng để giải phóng (?) Miền Nam, chỉ có 1 giải pháp, đó là giải pháp quân sự. Kế hoạch xâm lăng Miền Nam được bắt đầu:
- Các cán binh CS nằm vùng tại Miền Nam được lệnh đào vũ khí cất dấu để bắt đầu các hành động phá hoại cũng như ám sát các viên chức nhất là các viên chức ở nông thôn cùng các chiến dịch khủng bố nhắm vào các viên chức, các cơ quan của Miền Nam.
- CS Bắc Việt bắt đầu xâm nhập người và vũ khí váo Miền Nam qua đường biển, đường mòn Hồ Chí Minh (vượt qua dẫy Trường Sơn). Đường mòn này đã được tên Đại Tá CS Võ Bẩm khai thông năm 1959. Trận Tour Hai ở Trãng Lớn, Tây Ninh năm 1959 trong đó 1 đơn vị lớn của VNCH bị tràn ngập ị bất ngờ, là trận báo hiệu các hoạt động quân sự càng ngày càng lớn của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.
Thiếu Tướng Võ Bẩm (1915-2005)
Nguồn Internet.
|
Cuộc xâm lăng do CS miền Bắc, được sự hỗ trợ của toàn thế giới CS, gây ra. Quân dân Miền Nam chỉ ở thế phòng vệ thụ động. Đó là một cuộc xâm lăng toàn diện, trên mọi lãnh vực: chánh trị, kinh tế, tâm lý, tôn giáo... bên cạnh các hành động quân sự. Trong cuộc chiến, người ta đã thấy được sự tàn bạo, mất nhân tính, cực kỳ ác độc... của người CS đối với nhân dân Miền Nam. Các bản chất thú vật, độc ác mất nhân tính được các ''đồng chí'' phát huy mãnh liệt tại các nơi bị rơi vào tay của các đồng chí. Thí dụ điển hình là những sự kiện xẩy ra cho người dân của cố đô Huế trong Tết Mậu Thân.
Chiến tranh tại Miền Nam chấm dứt ngày 30 tháng 4 năm 1975. Miền Nam bị CSVN chiếm đóng do sự thỏa thuận của các bàn tay lông lá, của các phù thủy mắt xanh tóc vàng.
Các đồng chí đã chen nhau ''đi Nam'' để làm các công cuộc thổ phỉ, ăn cắp, ăn cướp tái sản của đồng bào Miền Nam. Các chiến dịch đổi tiền, kiểm kê tài sản, đánh tư sản mại bản... chỉ thuần là các công cuộc ăn cướp trắng trợn, công khai tài sản của đồng bào Miền Nam. Trong các cuộc ăn cướp công khai này, đồng bào Miền Nam nhận ra những người từ Bắc vào Nam để ''hôi của, thổ phỉ, ăn cướp các đồng bào miền Nam'' hoàn toàn khác chúng ta, những người Miền Nam, tuy rằng họ và chúng ta nói cùng một ngôn ngữ. Họ là ''người ngoại quốc'', sau khi chiến thắng, chiếm được Miền Nam, vào nước ta để thổ phỉ, ăn cướp. Người Pháp, người Bỉ, người Thụy Sĩ, người Lục Xâm Bảo... nói cùng một thứ tiếng nhưng họ không cùng một tổ quốc, giống như bọn người Miền Bắc đi vào Nam sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Tuy nói cùng một thứ tiếng như chúng ta, đồng bào Miền Nam, nhưng họ là người có một tổ quốc khác chúng ta. Tâm tình cũng như tâm hồn của họ hoàn toàn khác chúng ta. Tổ tiên của họ là Các Mác, Lê Nin..., quê hương của họ là là Nga Sô, là Tầu. Đích thực Miền Nam chúng ta bị xâm lăng bởi những người ngoại quốc đến từ miền Bắc của giải đất hình chữ S. Một cuộc xâm lăng do những người ngoại quốc cùng ngôn ngữ để ăn cướp không hơn không kém!
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, CSVN nhanh chóng cho các tổ chức ngoại vi như Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, Thành phần thứ 3... đi chỗ khác chơi vì Đảng không cần họ nữa. Các tổ chức đó âm thầm giải tán không kèn không trống.
Năm 1976, sau một cái gọi là Hội Nghị ngắn ngủi, CSVN tuyên bố đất nước VN được Đảng CSVN thống nhứt, hai miền Nam Bắc thu về một mối.
Ngay sau khi Cộng Sản Miền Bắc chiếm hoàn toàn Miền Nam, ''thống nhất Việt Nam'', TC đã tỏ ra bất bình. TC từ từ ngưng các viện trợ cho VN Cộng Sản, đồng thời họ mau chóng rút đoàn chuyên viên kỹ thuật về nước.
Tại biên giới với Campuchia, tình hình căng thẳng. Quân đội Khmer, được viện trở từ Trung Cộng, đã không ngớt tấn công các tỉnh ở biên giới. Họ giết hại nhiều dân lành, không phải hàng trăm mà là hàng ngàn người. Các cuộc tấn công ở biên giới kéo dài từ năm 1976 tới tháng 12 năm 1978. Cuối năm 1978, VN phản công qui mô trên toàn cõi Campuchia. Nam Vang thất thủ trước sức tấn công của quân đội của CSVN. Quân Khmer đỏ rút chạy về miền biên giới với Thái Lan. VN đã đóng quân ở lại Campuchia trong 10 năm, mặc những phản đối quốc tế.
Cuộc tấn công và chiếm đóng Campuchia làm buồn lòng nhiều quốc gia nhứt là Trung Cộng. Chiến tranh giữa VNCS và TC khó tránh khỏi theo nhận định vào lúc đó của mọi người.
Ngày 17 tháng 2 năm 1979, 300 000 quân của TC thình lình, tiến đánh VN trên toàn biên giới giữa VN và TC ở Miền Bắc. Cuộc chiến mà lãnh tụ của TC là Đặng Tiểu Bình gọi là: ''cuộc trừng phạt để dậy đứa em bất nghĩa một bài học''.
Cuộc chiến chỉ kéo dài có 1 tháng nhưng đã gây nhiều thiệt hại cho cà đôi bên, mang lại nhiều chỉ trích đến từ khắp mọi nơi.
Cuộc chiến, tuy ngắn ngủi, nhưng đã khiến TC rút ra vài bài học:
- Giải Phóng Quân của TC còn quá yếu kém cả về trang bị lẫn khả năng tác chiến.
- TC cũng nhận ra: Vào thời điểm này, thế kỷ 21, khó có thể chỉ dùng quân đội để chinh phục một nước khác nhứt là ''nước khác đó'' không phải là một tiểu quốc.
TC đã nhanh chóng canh tân quân đội bằng các cải cách to lớn. Đồng thời họ đổi chiến thuật cũng như chiến lược để chinh phục Việt Nam.
Thập niên 90's, thế giới CS tan vỡ. Chế độ CS cáo chung tại nhiều nước kể cả tại Nga Sô, vốn là cái nôi xuất phát của phong trào CS Quốc Tế. Thế giới chỉ còn có 4 nước theo chế độ CS. Đó là: Tầu, VN, Bắc Hàn và Cuba. VNCS bị ''mồ côi'' bèn phải quay về thần phục Trung Cộng với mục đích bảo vệ Đảng. Đối với người CS, Tổ Quốc, quê hương không quan trọng bằng việc tồn tại sống còn của Đảng.
Trước khi Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười sang Tầu ký Hiệp Ước (bán nước) Thành Đô, nhiều cuộc đụng độ đã xẩy ra ở vùng biên giới giữa 2 nước. Kết quả là VN đã mất về tay TC một giải đất hàng ngàn km2 ở vùng biên giới, kể cả Ải Nam Quan. Trên biển, TC đã chiếm hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa cùng 1 số đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Năm 1988, TC chiếm đảo Gạc Ma của VN. Hải Quân của VNCS được lệnh Lê Đức Anh (lúc đó là Bộ Trưởng Quốc Phòng) không chống cự. Kết quả là họ bị TC tàn sát tất cả. TC đã chiếm cứ Biển Đông. Lãnh hải của VN bị thu hẹp lại. Các tầu đánh cá của VN không còn có thể vào Biển Đông để đánh cá.
Về nội dung của Mật ước Thành Đô, các người cầm đầu CSVN cũng như phía TC đang cố tình che dấu mật ước này. Cho tới năm nay, tức 15 năm sau khi ký kết, không một chi tiết nào được tiết lộ cho mọi người biết.
VN đang phải đối đầu với viễn tượng mất nước về tay TC.
Biết giải pháp quân sự không thể nào thực hiện được. Quốc tế không thể nào ngồi yên không can thiệp khi một nước ỷ mạnh, dùng quân đội xâm chiếm một nước khác, ''nước khác'' đây là 1 nước VN với dân số trên dưới 90 triệu người. TC bèn thay đổi chiến thuật để từ từ ''nuốt'' Việt Nam.
TC hiện đang xâm lấn Việt Nam tong nhiều lãnh vực:
1/ Về kinh tế: hàng hóa từ TC, chánh thức nhập cảng hay nhập cảng lậu, đang tràn ngập VN. Nhiều mặt hàng có nhuốm chất độc. Năm 2015, 80%-90% là các hàng hóa nhập từ TC trong khi xuất cảng qua TC rất ít.
Thâm thủng mậu dịch lên tới hơn 32 tỷ Mỹ Kim. Thí dụ khác là các công ty Trung Quốc trúng thầu rất nhiều dự án tại VN, hơn 90% các dự án về tay các Công Ty của TC.
2/ Người Tầu đang di dân qua VN, người sống cũng như người chết. Các nghĩa địa Tầu an táng các quân nhân Tầu tử trận trong chiến tranh biên giới 1979 được an táng ở các nghĩa địa Tầu rất ''hoành tráng'' ở gần biên giới Việt - Trung... Họ có mặt trên toàn nước Việt, từ biên giới miền Bắc với TC cho đến cực Nam của Miền Nam tức Mũi Cà Mâu. Họ sống biệt lập, không theo luật của VN.
3/ Trên vùng biển Đông, TC đã chiếm toàn thể vùng biển này. Thuyền bè của VN bị cấm di chuyển, đánh cá...
4/ Miền Tây nguyên cũng đầy người Tầu. Họ sang VN gọi là ''để khai thác bô xít''. Người ta cho rằng đó là các chiến binh trá hình.
5/ Năm nay, miền Nam bị hạn hán nặng. Nước mặn đã tràn vào đồng bằng sông Cửu Long, tàn phá ngàn, ngàn mẫu đất trồng trọt. Trong lịch sử VN chưa bao giờ bị hạn hán như vậy. Thủ phạm của đại họa này chính là TC. Võ khí của họ là các đập xây dựng tại thượng nguồn sông Mekong. VNCS phải lậy van TC tháo nước các đập ở thượng nguồn, để nước ngọt đổ vào hạ nguồn của sông Cử Long. Với các đập ở thượng nguồn, TC đã có toàn nước Việt hay ít nhất Miền Nam nước Việt, làm con tin.
Tình trạng ngập nước mặn
ở Miền Nam do hạn hán
(vùng bị hạn hán được in đậm).
Nguồn Internet
|
6/ TC dùng sức mạnh của quân đội để đe dọa trừng phạt VN. Thỉnh thoảng tin rò rỉ từ TC cho biết kế hoạch đánh chiếm VN. Thực sự TC đang chiếm VN bằng kinh tế, di dân, chính trị... Quân sự chỉ để hỗ trợ các các phương pháp khác như các phương tiện kinh tế, di dân...
Tóm lại, TC đang vây hãm, bức tử VN bằng 3 gọng kìm chiến lược:
- Gọng kìm phía Đông: Hải Quân của TC đang chiếm lãnh toàn Biển Đông. Lãnh hải của VN bị thu hẹp vào vùng ven bờ biển hình chữ S.
- Gọng kìm phía Tây chính là dòng nước của sông Cửu Long: nguồn nước chánh của đồng bằng Miền Nam. Với các đập ở thượng nguồn của sông, TC tha hồ làm mưa làm gió trên số phận của dân VN
- Trong nước Việt, dân Tầu đang tràn ngập quê hương, từ Nam chí Bắc, không gì cản nổi làn sóng di dân này.
VNCS đang để quê hương rơi vào bàn tay của kẽ thù truyền kiếp của dân tộc. Đại họa mất nước đang như lưỡi dao kề vào cổ dân Việt.
Chỉ có một cuộc vùng lên của toàn dân, làm sạch bóng người CS, mới cứu được quê hương cho dù hành động này hơi quá trễ.
Xin hồn thiêng sông núi độ trì dân tộc Việt vượt qua cơn khó khăn này.
Tóm lại, Việt Nam đang trở thành một phần của nước Tầu. Các lãnh tụ CSVN quả thực là những tên phản quốc đã bán nước Việt cho Tầu. Lịch sử VN sẽ đời đời kết tội, nguyền rủa các tên này: Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh Đặng Xuân Khu... Đảng CSVN chỉ là một lũ phản quốc.
Montréal, Québec, Canada 11/4/2016
danlambaovn.bGIÁO SƯ PHẠM CAO DƯƠNG TRÌNH BÀY VỀ ĐẠI HỌA MẤT NƯỚC
CẦU NGÓI BÀ CHÚA TRỊNH
Cầu ngói của bà chúa Trịnh
Cách TP Nam Định khoảng 15 km, cầu ngói chợ Thượng là di tích cấp quốc gia được xây dựng nhờ công đức của bà chúa Trịnh từ hơn 300 năm trước.
Cầu ngói chợ Thượng, xã Bình Minh (Nam Trực, Nam Định), được xây dựng từ thời Hậu Lê, với sự đóng góp công đức của bà chúa Nguyễn Thị Ngọc Xuân, cung phi của chúa Trịnh cũng là người con gái làng Thượng Nông. Cầu kết cấu kiểu thượng gia, hạ kiều (trên là nhà, dưới là cầu).
Theo tư liệu cổ, mố cầu được xây dựng hoàn toàn bằng đá tảng nằm chắc chắn hai bên bờ sông Ngọc. Các tảng đá to nhỏ khác nhau, được xếp khéo léo theo thứ tự lớn ở dưới, nhỏ ở trên. Tính từ mặt nước trung bình thì mố cầu rộng 3,7 m, được xây vuốt theo hình thang cân, với cạnh trên là 2,84 m. Hai mố cách nhau 4,5 m tạo khoảng trống cho dòng nước lưu thông và thuyền bè qua lại.
Dầm cầu được làm bằng hai cây gỗ lim, đường kính 0,4 m. Bên trên hai thanh dầm dọc là 4 thanh dầm ngang cũng bằng gỗ lim đường kính 0,2 m, có đầu nhô ra ngoài (dùng để đỡ chân cột bên trên).
Nhà cầu có 11 gian, mỗi gian từ 1,45 m đến 1,65 m tạo nên một công trình dài 17,35 m nối hai bờ sông Ngọc. Hai hàng cột cái mỗi hàng 10 cột cạnh vuông 0,2 m, cao 2 m đặt sát hai bên lòng xà cầu. Các cột quân lại được làm bằng trụ tròn đường kính 0,17 m, cao 1,65 m đặt trên các đòn ngang hai bên hông cầu.
Đường giữa cầu rộng 1,74 m, được lát đá tảng. Hai bên hành lang cũng lát đá tảng tạo phần gờ cao hơn phần mặt cầu 0,15 m. Ở 3 gian giữa cầu xây bệ cao 0,4 m dọc hai bên hành lanh, phía ngoài có lan can. Đây là chỗ ngồi nghỉ ngơi, ngắm cảnh sông nước lý tưởng cho nhân dân địa phương và những người đi chợ xa.
Bên trên cột là hệ thống vì kèo đỡ mái với 10 bộ được làm kiểu kèo cầu đơn giản. Cầu được lợp bằng ngói nam.
Hai đầu cầu xây tường, có đại tự đắp nổi “Thượng gia kiều” bằng chữ Hán, có mở cửa rộng 1,7 m, cao 2 m.
Cầu ngói là dạng kiến trúc cầu đặc biệt nhất ở Việt Nam. Hiện nay, chỉ còn một số cây cầu như: Cầu ngói chùa Lương ở huyện Hải Hậu (Nam Định); cầu ngói Thanh Toàn ở Hương Thủy (Thừa Thiên - Huế); cầu ngói Phát Diệm ở Kim Sơn (Ninh Bình). Đây là loại cầu có mái khá phổ biến trong thời nhà Mạc. Những cây cầu này được bắc qua ngòi hoặc sông nhỏ, dọc theo đường giao thông và thường gắn với chợ, đền thờ.
Tháng 6/2012, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã có quyết định công nhận cầu ngói chợ Thượng và Phủ Bà (xã Bình Minh, huyện Nam Trực) là di tích cấp quốc gia.
No comments:
Post a Comment