CỘNG SẢN GHÉT, CỘNG SẢN YÊU
SƠN TRUNG
SƠN TRUNG
1. BIẾN CHẤT HAY BẢN CHẤT?
Nếu lúc đầu tốt, sau xấu thì gọi là biến chất. Còn từ đầu đến cuối đều xấu thì đó là bản chất. Ban đầu mình thấy nó tốt sau mới nhận ra nó xấu tệ vì mình ngu và đối phương quá che đậy gỉỏi. Đó là Trần Đức Thảo, một tay thông minh tài trí đến già mới thấy cộng sản xấu!
Cộng sản cực kỳ tàn ác. Chủ trương căm thù, lý thuyết giai cấp đấu tranh đã làm cho con người cộng sản trở thành man rợ. Chúng giả nhân nghĩa, nêu cao chủ trương xóa bỏ giai cấp, xậy dựng đại đồng thế giới với những hành động cực kỳ dối trá và dã man:
II. CỘNG SẢN GHÉT TƯ BẢN BÓC LỘT
Năm 1917, Lenin cưóp chính quyền, trừ nước Anh đã tiến lên tư bản, còn hầu hết theế giới còn trong tình trạng nông nghiệp lạc hậu. Không có tư bản sao có công nhân?
Vậy mà Lenin, Stalin đã tạo nên đảng Cộng sản tung hoành khắp thế giới.
Tại Việt Nam, địa chủ là ai? Địa chủ phần lớn là trung nông hay bần nông đuợc đôn lên cho thành địa chủ theo đúng tiêu chuẩn 5% dân số của Mao. Thật ra, CCRĐ chỉ là bình phong để cộng sản cướp tài sản nhân dân và khủng bố nhân dân để cho mọi người sợ hãi mà tuân theo chính sách cộng sản bắt dân làm nô lệ.
Cộng sản chống bóc lột ư? Chính cộng sản sau khi cướp được chính quyền thì trở thành giai cấp thống trị, toàn dân trở thành giai cấp bị trị. Về nông nghiệp, chúng lập các HTX, người khỏe hất công điểm hạng nhất là một ký thóc ( hai bơ gạo), cuối mùa mới được lãnh. Hai bơ gạo chỉ ăn hai bữa còn đói, còn tiền nhà, thuốc men, cá mắm, quấn áo không có. Mỗi năm chỉ ba thước vải thô phải bỏ tiền ra mua:
Mỗi năm ba thước vải thô,
Lấy gì che kín cụ Hồ hỡi em?
Gian ác nhất là thuế nông nghiệp. Các thời trước nông dân phải nộp tô khoảng 10- 25% (1), trong khi cộng sản bắt nông dân nộp 70 % lợi tức.. Nguyễn Chí Thiệp viết:
Thuế đánh trên 70% trị giá sản xuất, nhà nước chỉ cho phép mỗi nhân khẩu giữ lại 15 kg thóc mỗi tháng. Còn bao nhiêu phải bán với giá quy định, mười lăm ki lô thóc mỗi đầu người mỗi tháng, qui ra chưa được 10 kg gạo nên nông dân đói và ăn độn quanh năm. Sau khi tất cả phải vào hợp tác thì nhà nước qui định chế độ bình công chấm điểm, đời sống nông dân càng tồi tệ hơn, nông dân quần quật làm suốt ngày công điểm cũng không được qui định cao bằng cán bộ quản lý, mỗi hợp tác xã nông nghiệp phải gánh một số cán bộ đảng viên không sản xuất. Sản phẩm sau khi thu hoạch trừ các khoản phí tổn, thuế khóa, đóng góp nghĩa vụ, những khoản giao tế, lễ lạt đón tiếp phái đoàn. Cuối cùng người nông dân không còn được chia bao nhiêu trên sản phẩm chính họ làm ra.(Trại Kiên Giam)
Từ 1945, Cộng sản mạt sát thực dân sưu thuế nặng nề nhưng từ chính phủ Hồ Chí Minh cho đến nay người dân phải đống hằng trăm thứ tiền cho cộng sản. Luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết:
Nước Mỹ với hơn 300 triệu dân đóng thuế, họ chỉ phải nuôi 2,7 triệu nhân viên Nhà nước. Việt Nam với 90 triệu dân, phải nuôi hơn 2,1 triệu nhân viên Nhà nước và quan chức đảng cộng sản.
Ngân sách hàng năm của đảng cộng sản chưa bao giờ được công khai cho những người dân đóng thuế được biết. Trong khi đó ở nhiều nơi trụ sở, trang thiết bị làm việc của các cơ quan đảng còn to lớn, hoành tráng hơn cả trụ sở của các cơ quan chính quyền.
Đa số người dân Việt Nam còn nghèo, chỉ đủ ăn, mặc, chưa được chăm sóc đầy đủ về y tế, văn hóa, giáo dục, xã hội,….. và càng chưa có được các điều kiện để hưởng thụ các thành quả phát triển. Trong khi đó, hàng phải nộp cả trăm loại thuế, phí, quĩ,… khác nhau.(Người dân Việt Nam: Một cổ ba tròng. nguyenvandai's blog http://www.rfavietnam.com/node/2814 )
Công nhân, viên chức nhỏ lương chỉ đủ mười ngày hay nửa tháng. Khoảng 1980. cộng sản đưa ra kế hoạch lao động XHCN, đưa dân qua Nga, Hung, Tiêp bán sức lao động để trả tiền chíến tranh. Một số lương của họ bị khấu trừ để trả nợ quốc tế, một số vào tay Cộng sản. Thời thực dân mộ phu, dân ta được trả tiền trước, không bị khấu trừ khoản nào.
Ngày nay, cộng sản đưa dân ra nước ngoài lao động cũng có mà trộm cắp, đĩ điếm cũng có, chính cộng sản tổ chức và cướp tài sản nhân dân. Gần đây, cộng sản nghĩ ra một chiêu thức mới là bắt những người Việt đi "lao động nước ngoài" đóng tiền bảo hiểm Xã Hội 22%
NLĐ tham gia BHXH bắt buộc ở 2 chế độ hưu trí và tử tuất. Mức đóng hằng tháng bằng 22% tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài (trường hợp đã tham gia BHXH bắt buộc); bằng 22% của 2 lần mức lương cơ sở (trường hợp chưa tham gia BHXH bắt buộc). NLĐ có thể đóng 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng/lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn hợp đồng. (http://nld.com.vn/cong-doan/bhxh-bat-buoc-doi-voi-lao-dong-xuat-khau-chua-thu-da-be-tac-20160102221815771.htm
Nghị định 115/2015/NĐ-CP “hướng dẫn luật bảo hiểm xã hội (BHXH) về bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa được nhà nước CSVN ban hành. Nghị định sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01-01-2016 cho tất cả người Việt Nam đi xuất khẩu lao động. Người đi lao động nước ngoài sẽ phải nộp mỗi tháng 22% tiền lương cùng các khoản trợ cấp cho nhà cầm quyền CSVN gọi là “phí bảo hiểm xã hội”. Nhưng những quyền lợi về bảo hiểm họ chỉ được hưởng khi về hưu hoặc chết. Vì đây là phí bảo hiểm xã hội bắt buộc nên người đi lao động nào cũng bị buộc phải thực hiện nghĩa vụ này.
So sánh với lao động trong nước người đi lao động nước ngoài phải đóng BHXH với một tỷ lệ rất lớn, lên tới 22% lương cùng các khoản phụ cấp. Trong khi người trong nước chỉ đóng 10,5% với sự hỗ trợ của công ty.
( Vét cạn túi người tha hương cầu thực. https://chantroimoimedia.com/2015/12/27/vet-can-tui-nguoi-tha-huong-cau-thuc/
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/lao-dong-lam-viec-o-nuoc-ngoai-phai-dong-bao-hiem-xa-hoi-3321928.html
Và công nhân làm cho các hãng xưởng ngoại quốc tại Việt Nam bị lột bao nhiêu? Xuất khẩu lao động, đưa di dân lậu, tổ chức trộm cắp, dĩ điếm đếu là chuyên môn kinh doanh của cộng sản. Thật ra đó cũng là một hình thức buôn bán nô lệ của đảng cộng sản Việt Nam
Mặc Lâm trong bài phóng sự "Đâu là thực tế của vấn đề Lao động Xuất khẩu?" trên RFA cho biết theo những số liệu chính thức của Sở Lao Động và Thương Binh Xã Hội Thành Phố Hồ Chí Minh thì hiện nay trên địa bàn thành phố có 52 công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, trong đó có 8 công ty thuộc quyền quản lý của UBND Thành Phố Hồ Chí Minh số còn lại thuộc quyền quản lý của các bộ ngành đoàn thể thuộc trung ương và các UBND các tỉnh thành phố. Tuy nhiên rất nhiều công ty tư nhân không thuộc sự quản lý của nhà nước kinh doanh lĩnh vực xuất khẩu lao động vì đây là một dịch vụ không tốn kém tiền đầu tư nhưng nguồn lợi thu vào rất đáng kể.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Labour_export_and_its_seriuos_confront_MLam-20070403.htmlhttp://
Tờ Thông Tin Pháp Luật ngày 11-12- 2009 cho biết cả nước hiện nay cả nước có hơn 150 doanh nghiệp có chức năng XKLĐ, các doanh nghiệp này mở các trung tâm và cơ sở một cách tràn lan và không có sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ từ các doanh nghiệp, khiến cho tình trạng vi phạm pháp luật xảy ra ngày càng phổ biến
http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/12/11/4210/
Vì nghèo khổ không việc làm, và vì nghe theo những tuyên truyền xảo trá của cộng sản, dân chúng đã đua nhau đi lao động, lấy chồng Đài, chồng Hàn làm gái ở khắp nơi và nhập cư bất hợp pháp.
Cũng theo RFA trong bài trên, trung bình mỗi lao động nộp đơn xin đi lao động nước ngoài phải nộp cho công ty 1200 đôla và nhiều phí phụ thu khác như phí huấn luyện ngoại ngữ, phí huấn luyện chức năng làm việc, khám sức khỏe...
Nhân viên Công ty Hướng Dương cho đài RFA biết :Trong số tiền họ nộp trước khi đi là khỏang hơn 5000 đôla, đã bao gồm hai năm phí quản lý của Việt Nam theo quy định của Bộ cho những người đi lao động nước ngoài dù nước nào chăng nữa thì phải nộp phí này một năm là một tháng lương cơ bản. Sang bên kia thì các bạn sẽ phải chịu khấu trừ những khoảng theo quy định của Đài Loan chẳng hạn như tiền khám sức khỏe định kỳ cứ mỗi ba năm thì khám 4 lần, tiền bảo hiểm y tế, tiền phí dịch vụ Đài Loan.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Labour_export_and_its_seriuos_confront_MLam-20070403.htmlhttp://
III. CỘNG SẢN GHÉT TƯ SẢN, TIỂU TƯ SẢN, VÀ PHONG KIẾN
Trong chiến tranh, tại chiến khu và vùng cộng sản chiếm đóng, cộng sản tự hào là giai cấp bần nông, vô sản, khinh miệt trí thức và nhục mạ họ bằng danh từ " tạch tạch sè" (tiểu tư sản). Khốn khổ cho dám văn nghệ sĩ dân Hà Nội phải ăn bốc, nói tục, mặc áo rách, không đánh răng rửa mặt, thậm chí có anh xung phong lấy vợ bần nông để giải phóng giai cấp mình. Ngay khi vào Saigòn, một số áo dài biến mất, Cộng sản tự hào văn hóa rừng rú của họ, ghét phong cách "văn hóa đồi trụy Sài gòn" nên chúng đã cắt quần những ai mang quần bó, cắt tóc những ai để tóc quăn Một nữ anh thư Sài gòn đã phản ứng dữ dội bằng cách cởi truồng ra. Từ đó cộng sản cũng biết xấu hổ mà bỏ trò độc tài man rợ ấy.
Trong khi dân chúng khốn khổ, tệ trạng xã hội nảy sinh nhanh chóng như việc thầy lấy cắp xe đạp học trò, cô giáo bàn quà trong lớp, thầy giáo đạp xe xích lô, trong khi con gái Trường Chinh có biệt thự nguy nga tại Đà Lạt, hàng triệu cán bộ cao cấp có tiền gửi ngân hàng ngoại quốc, mua nhà tại ngọai quốc, mua xe hơn triệu Mỹ kim. Trong quốc hội Trung cộng, đa số là tư sản đỏ. Tại Việt nam, những vô sản Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt,... có hàng tỷ đô la..
Mao Trạch Đông tuyên bố sau này vàng chỉ để lót cầu tiêu nhưng thực tế Cộng sản yêu vàng , đô la và thích hưởng thụ . Sau khi Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, người ta mới khám phá ra những cung vàng điện ngọc của các ông vua vô sản! Chúng ghét tư bản, thực dân và tư sản nhưng thích những ngôi nhà của thực dân, tư sản, thich tôi tớ nịnh hót và hầu hạ, Khi ở trong rừng xanh núi đỏ, không ai biết bọn họ sinh sống ra sao, nhưng về Hà Nội năm 1954, mặt thật cộng sản lộ rõ.
Vũ Thư Hiên cho chúng ta biết sự thật về lòng tham vinh hoa phú quý mà người cộng sản chỉ trích là tàn dư phong kiến, tàn dư thực dân, đế quốc.
Vừa về tới Hà Nội mỗi vị lãnh tụ đã chiếm một dinh thự khang trang, của Tây hoặc của các nhà giàu bỏ chạy vào Nam, mỗi nhà là một hành dinh với đầy đủ các bộ phận phục vụ, thư ký, lái xe, bảo vệ, cần vụ, cấp dưỡng. Các vị làm việc tại nhà, các thư ký, giao thông viên chạy như đèn cù giữa các hành dinh để các vị liên lạc với nhau.
Khó chịu nhất là cái sự phải gò mình vào trong cái gọi là dân chủ tập trung. Bất cứ quyết định nào của Trung ương cũng là chân lý, là duy nhất đúng đắn và vô cùng sáng suốt, cấp dưới chỉ có việc học tập cho thông để thực hiện.
Không còn đâu bóng dáng của sự bình đẳng giữa những người cùng chung một chiến hào
( ĐGBN, Chương 3)
Cộng sản cũng thich nhà lầu xe hơi. Khi ở ngoài Bắc, nhưng cộng sản nông dân thấy nhà ngói vườn cây là mỉa mai là địa chủ. Khi vào miền Nam thấy nhà cao cửa rộng, các anh nông dân căm thù bảo là bóc lột. Nhưng các anh anh bần nông chẳng hiểu tâm tư tình cảm các vị đại cán. Một ông Việt Cộng cao cấp thích biệt thự của Nguyễn Văn Vĩnh đã kết tội Nguyễn Văn Phổ , con trai Nguyễn Văn Vĩnh, một tay cộng sản nằm vùng là gián điệp tống giam rồi tịch thu biệt thự này.
Sau 1975, không thấy cộng sản nói đến XHCN, ăn tập thể, ở tập thể. Bọn họ khoái có tư sản. Sau 1975, cộng sản chiếm miền Nam, đại cán chiếm các biệt thự ở Sai gòn, Huế, Đà Lạt, sau đó bán rẻ các nhà cửa cho các đàn em. Một cộng sản được năm bảy nhà,tha hồ lấy tiền, sống huy hoàng. Rồi chúng cho ngoại quốc thuê, có khi được ngàn đô la mỗi tháng. Vợ con cộng sản làm chủ ngân hàng, chủ khách sạn, chủ đồn điền, có trong tay hẳng trăm triệu, hàng tỷ đô la.Và vợ con chúng cũng ở vào vị trí giám đốc, thứ trưởng, bộ trưởng, đại biểu quốc hội, không còn ai khai là thành phần vô sản. Bên Trung Quốc cũng thế. Chỉ tội nghiệp cho thanh niên nam nữ nghe công sản tuyên truyền ra ngoại quốc hàng tháng lãnh mấy chục ngàn đô la, đã cầm coố nhà cửa bán ruộng đất , nộp cho cộng sản để đi theo chương triình lao động nước ngoài, lấy chồng ngoại quốc, đi bán dâm dưới nhãn hiệu du lịch, đi ăm trộm, ăn cắp dưới nhãn hiệu học nghề do cộng sản tổ chức, có tổ chức liên quan quan đến công an, bộ ngoại ngoại giai, công ty hàng không, hải quan.Tất cả cũng vì mộng giàu sang, phú quý mà bị bán làm nô lệ. Cộng sản bán nước và buôn dân là như thế đó.
Trong khi công sản ghét xã hội Tây phương, xã hội miền Nam đồi truỵ, như Đào Duy Anh vào Nam thấy con trai miền Nam để tóc dài thì mắng mỏ là đồi trụy, nhưng đa số dân Bắc rất khoái xã hội miền nam tự do.
Một sinh viên bộ đội học Đại Học Tổng Hợp Saigon về hè thăm quê Bắc , gặp tôi, lúc bấy giờ còn học tập chính trị tại đại học Văn Khoa, tôi hỏi sao anh vào sớm vậy? Anh nói: "Thưa thầy, ngoài Bắc chán lắm. Con gái một con mà vú nhão nhẹt và lép kẹp , da nhăn nheo như bà già, còn đàn bà trong Nam, 40-50 vẫn tươi mát như con gái mười tám"!
Trần Đĩnh ca tụng cái Ng. học ở Đức về đi xăng đan cao gót, cậu bảo bàn chân con gái tự nhiên trông thành một đường arabesque - uốn lượn quá đẹp… Đúng, nhưng cậu mới thấy cái chất vật lý của bàn chân con gái gói bọc trong những quai da. Tớ còn thấy ở đó động thái ưỡn dướn của cơn mê nhục cảm.(ĐC, 497)
Trần Đĩnh chỉ thấy một cái Ng. đi giày cao gót mà ca tụng ầm lên, còn trong Nam có cả triệu đôi chân với động thái ưỡn dướn đầy nhục cảm! Và hàng triệu cái mông có gânnổi cộm rất khêu gợi!
Các ông Cộng sản oang oang cái miệng độc thân, hy sinh hạnh phúc cá nhân cho dân tộc, nhưng bác Hồ, chú Lê Duẩn đều năm thê bảy thiếp mặc dầu các ông luôn ghét phong kiến, tư sản, đề cao giai cấp tính, đảng tính.
Theo giáo sư HỨA HOÀNH, anh Ba đã có vợ cả , ở quê nhà Quảng Trị, tên Cao Thị Khê.
( Wikipedia ghi tên bà cả là Lê Thị Sương (25 tháng 12 năm 1910 - 6 tháng 8 năm 2008) kết hôn năm 1929 ở quê. Có bốn người con: Anh Ba. cũng có đệ nhị phòng tên là Võ Thị Sảnh, con ông Võ Văn Kính, người Quảng Nam, đồng nghiệp công nhân hỏa xa. Sau vào Nam mê cô Đỗ Thị Thúy Nga ( nay tên là Nguyễn Thị Vân, đã viết kiến nnghị triệt hạ Võ Nguyên Giáp), con điền chủ Cần thơ, dòng Đỗ Hữu Vị. Bọn trung ương cục miền nam làm bổn phận ma cô nhưng cô không ưng lấy lão già nhà quê. Lê Duẩn lập kế mời cô vào chiến khu họp rồi ép liễu nài hoa.
Năm 1955, cô Nga ra Bắc, bà Đỗ Thi Khê đem con đến gặp cô Nga, bà cả hung dữ làm ầm ĩ khiến đảng xấu hổ phải đưa cô Nga đi Trung quốc học chính trị, thỉnh thoảng Lê Duẩn sang thăm. Nhự vậy là Lê Duẩn phạm tội lợi dụng chức vụ cưỡng hiếp phụ nữ, lường gạt gái tơ và tội song hôn.? Ngoài ra Lê Duẩn cũng có nhiều phụ nữ khác nữa chứ không phải là đạo đức cách mạng phòng không gối chiếc. Lê Đức Thọ, Trần Văn Trà cũng đòi trung ương cục cưới vợ, cũng là vợ bé trẻ đẹp con nhà điền chủ, không phải giai cấp vô sản.
Việt cộng tuyên truyền trong Nam dân chúng bị Mỹ Ngụy bóc lột nên đói khổ. Đến khi vào Saigon, cán bộ mới thấy Saigon đẹp đẽ biết là bao.
Trần Đĩnh thuật lại cảm tưởng của ông khi vào đến Đà Nẵng, một vùng trời bình yên và tươi sáng hiện ra, và ông nói đến những tặng vật mang từ ngoài Bắc vào:
Đêm miền Nam đầu tiên nghỉ ở Đà Nẵng. Hành khách ngủ vạ vật trên đường quanh xe. Sáng sớm, mở mắt tôi thấy một vùng loá trắng, tinh khiết, ngỡ như mênh mang ngay ở trên đầu: pho tượng Phật. Chợt thấy lòng êm ả lạ. Nhờ ánh sáng an ủi mà một đức Phật bằng lặng và nguy nga như tảng băng Nam cực kia trôi đến ban cho. Sau biết đó là pho tượng Phật Quan Âm lớn nhất Việt Nam ở Chùa Linh Ứng, Bãi Bụt. Hay thật, sao đêm đầu tiên gửi mộng trên đất miền Nam tôi lại ở Bãi Bụt!
Tôi tới nhà, cô em út trông thấy tôi đầu tiên.
Cách đây hai mươi năm, ở Đại học Bắc Kinh, tôi nhận được một bưu thiếp, sản phẩm đặc biệt của cái thời “tạm chia cắt.” Hân, mười sáu tuổi, viết: “Em mơ thấy anh được Nobel, à, nhưng anh có biết Nobel là gì không? Em khoe với bọn bạn là anh rất giống Marlon Brando và Anthony Perkins, ôi, chúng nó ghen quá, đã đẹp trai lại giỏi nữa chứ. À, nhưng anh có biết hai diễn viên Mỹ này không?”
Nay Hân ngẩn ra nhìn mãi cái người tiều tụy đang cố rút chân ra khỏi đống bị, sọt, can, ba lô tha vào cứu tế chất đầy sàn xích lô. Gắng rút được chân thì một chiếc dép nhựa nâu văng lên thành một parabol hoàn hảo của một chiếc lá đa già, mỏng sắc, nó liệng vồng lên qua đường rồi rơi đánh đạch một cái trước khung cửa gỗ tăm tối của nhà tôi: tiền trạm của tôi lại là cái gót rỗ kỳ khu nằm trình diện kia! Khi xỏ lại chân vào nó, tôi chợt thấy mình đúng là khố dây đi đất. Tôi không có nền móng gì ở dưới chân. Nhẹ bỗng. Trống trơ. Trừ tình gia đình, bố con anh em… Tôi đồng thời cũng thấy một ngỡ ngàng lớn trên mặt em gái (ĐC, 483)
Trần Đĩnh nói đến cảm giác của các cán bộ cộng sản vào Nam trong những năm đầu 1975 :
" Thương miền Nam đang sướng rồi khổ đây thì mọi người cũng lại xuýt xoa trong kia dân nó ối chà giàu ơi là giàu. Vàng chỉ năm chục đồng Cụ một cây. Tủ lạnh vài chục đồng một chiếc. Lạnh cứ là liên lu liền lù suốt năm. Bảo cho tay vào lâu là hoá ra đá.
Một sáng P. K. bên giáo dục chuyển sang làm báo mời tôi ăn phở Phú Gia. Lúc chờ, anh nói: - Chỉ với anh thì tôi mới nói thật cái này: nhà tôi là tư sản anh ạ.
Thấy vẻ sung sướng trên mặt anh, tôi mừng thay nhưng cũng lo. Tôi nói khéo sẽ mất hết. K. nói: - Tôi đã mách cách phân tán cả rồi. Sao để họ lấy không được chứ? Trả lời tôi hỏi trong ấy họ sống thế nào, anh nói: - Đủ hết nhưng nay nhà tôi đã cho nghỉ máy lạnh. Giả nghèo. Buồng nào cũng máy lạnh. Xin lỗi anh, tôi thấy sướng nhất là đi toa lét. Ối trời, anh biết không, rộng, thoáng, mát., sạch… Buồng trưởng phó ban báo ta thua xa…(ĐC, 480 ).
Nguyễn Chí Thiệp cũng trình bày cảm tưởng của ông chú từ Băc vào Nam
Cuộc sống của gia đình người anh, một thương gia hạng trung ở Đà Nẵng đã làm chú choáng ngộp, phương tiện vật chất, xe hơi, xe Honda của các cháu, TV, tủ lạnh, quạt máy đầy đủ tiện nghi, tương quan trong gia đình tôn ti trật tự cha con, chồng vợ, anh chị em không khác thời nhỏ chú được dạy và giờ đây chú mới lại tìm thấy. Chú Bình đã khóc ngon lành trước sự kinh ngạc của mọi người.
( Trai Kiên Giam, ch.2)
Cộng sản ghét phong kiến. Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh hô hào đánh đổ phong kiến, lập chế độ dân chủ. Đó là những lời tuyên truyền xảo trá. Marx chủ trương " vô sản chuyên chính" , Stalin lập kiểu cách " sùng bái cá nhân" thì làm sao có dân chủ? Trong chế độ cộng sản, người ta đề bảng "Cộng Hỏa Sô Viết" ," Cộng hòa nhân dân Trung Quớc, " Việt Nam dân chủ cộng hòa" và "Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam" nhưng đâu có cộng hòa, dân chủ! Đảng nắm quyền, lãnh tụ đảng quyết định mọi sự không hỏi ý kiến hội đồng chính phủ, lãnh tụ đảng ngồi lỳ suốt đời, chỉ có cái chết mới thay đổi ngôi vị. Vỉ vậy tranh chấp, chém giết trong đảng, Đặng Tiểu Bình đề ra tuổi hưu cho các lãnh tụ. Nhưng gì đi nữa, các chức vụ quan trọng từ Tổng Bí thư, bộ trưởng, giám đốc đều là phe phái mạnh của đảng. Họ đưa vơ con, anh em ra nắm chức vị quan trọng. Họ vẫn theo lệ " cha truyền con nối". Ai bảo cộng sản ghét phong kiến?
IV. CỘNG SẢN XÓA GIAI CẤP
Marx cuồng tín và nhiều ảo tưởng.Ông tin rằng vô sản sẽ thành công, sẽ đem lại tự do, ấm no và hòa bình. Người cộng sản lại càng cuồng tín và tự hào về chủ nghĩa Marx bách chiến bách thắng cho nên họ càng say sưa thực hiện các chương trình không tưởng bất chấp tốn nhân tài vật lực và sự phản đối của nhân dân.
Milovan Djilas nhận định về chủ nghĩa Marx như sau:
Nhưng ảo tưởng lớn nhất chính là ảo tưởng rằng cùng với việc công nghiệp hoá và tập thể hoá nghĩa là cùng với việc thủ tiêu sở hữu tư bản chủ nghĩa, Liên Xô sẽ trở thành xã hội phi giai cấp. Năm 1936, nhân dịp công bố Hiến pháp mới, Stalin tuyên bố rằng ở Liên Xô đã không còn giai cấp bóc lột, nhưng trên thực tế người ta không chỉ thực hiện xong quá trình thủ tiêu các nhà tư sản và các giai cấp khác của chế độ cũ mà còn thiết lập một giai cấp hoàn toàn mới, chưa từng có trong lịch sử ..[...].Cách mạng cộng sản và hệ thống cộng sản cố tình che giấu bản chất của mình trong một thời gian dài. Tương tự như vậy, quá trình hình thành giai cấp mới không chỉ được che đậy bằng những thuật ngữ xã hội chủ nghĩa mà quan trọng hơn, bằng hình thức sở hữu mới, sở hữu tập thể. Một hình thức sở hữu mới, sở hữu tập thể, hay như thường gọi là sở hữu xã hội xã hội chủ nghĩa là cần thiết cho quá trình công nghiệp hoá, nhưng thực ra đấy chính là hình thức sở hữu của tầng lớp quan liêu chính trị. Bản chất giai cấp của hình thức sở hữu này được che đậy bằng bình phong quyền lợi của toàn dân tộc. (GIAI CẤP MỚI III )
Richard Pipes viết như sau về giai cấp mới (Nomenclatura ) ở Liên Xô:
Các viên chức cao cấp của Đảng và chính phủ, vẫn thường được gọi là tầng lớp Nomenclatura, xuất phát từ đây; họ không chỉ độc chiếm các chức vụ có nhiều quyền lực mà còn có những đặc lợi không thể tưởng tượng nổi, đấy chính là một giai cấp bóc lột mới. Có chân trong tầng lớp này là được đảm bảo một địa vị xã hội vững chắc và trên thực tế địa vị của họ cũng mang tính cha truyền con nối. Khi Liên Xô sụp đổ, Nomenclatura có 750 ngàn người, nếu tính cả giai đình thì giai cấp này có tổng cộng 3 triệu người, nghĩa là 1,5% dân số, gần tương đương thành phần quí tộc phục vụ dưới thời các Sa hoàng thế kỉ XVIII. Họ cũng có bổng lộc y như các lãnh chúa thời xưa. Đây là lời của một người trong tầng lớp tinh hoa đó:
“… Nomenclatura sống như trên một hành tinh khác. Như trên sao hoả. Vấn đề không chỉ là những chiếc ô tô hay các căn hộ cao cấp. Đây là sự đáp ứng ngay lập tức những ước muốn đỏng đảnh của bạn, lúc nào cũng có một lũ nịnh thần, chúng tạo cho bạn khả năng làm việc mà chẳng phải lo nghĩ gì. Những viên chức cấp thấp trong bộ máy sẵn sàng làm bất cứ những gì bạn muốn. Tất cả các ước muốn của bạn đều được thực hiện. Bạn có thể vào rạp hát bất cứ lúc nào, có thể bay thẳng từ các khu săn bắn của bạn đến Nhật Bản. Cái gì cũng có mà lại chẳng phải khó nhọc gì… Giống như một vị hoàng đế: bạn chỉ cần giơ ngón tay lên là xong.Các đảng viên thường, “bọn nịnh thần”, ngay dưới thời Stalin cũng đã đông lắm, trở thành đầy tớ cho tầng lớp ưu tú. (CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN III ,5)
Thật vậy, Cộng sản muốn san bằng giai cấp nhưng chính họ đã tạo ra giai cấp mới .Vũ Thư Hiên cho chúng ta biết một sự thật nguồn gốc văn minh Trung Cộng;
Chiến thắng Cao-Bắc-Lạng (1950) không chỉ xóa sổ hai binh đoàn cơ động Le Page và Charton, giải phóng một vùng rừng núi rộng lớn, nó còn mở tung cửa biên giới phía Bắc, chấm dứt tình trạng cô lập của nước Việt Nam kháng chiến.
Ngay lập tức sau khi biên giới hai nước được nối liền, người anh em cộng sản phương Bắc đã viện trợ cho nước Việt Nam kháng chiến đủ thứ - lương thực, vũ khí, quân dụng. Cùng với các thứ hàng hóa thiết yếu, đời sống tinh thần của chúng tôi phong phú hẳn lên với những điệu Ương ca tưng bừng, những buổi chiếu bóng lưu động ngoài trời với những bộ phim hấp dẫn : Bạch Mao Nữ, Nam Chinh Bắc Chiến, Chiến Sĩ Gang Thép...Chúng tôi được phát bát men, ca men thay cho cái gáo dừa khổ hạnh của nhà chùa. Trên ngực chúng tôi chói sáng huy hiệu Mao chủ tịch.
Chẳng bao lâu sau tôi phát hiện ra rằng kèm theo những niềm vui mới, sự nối liền biên giới Việt-Trung còn đem đến cho chúng tôi những điều khó chịu.
Ðập vào mắt chúng tôi là sự phân biệt phẩm trật kỳ cục trong Giải phóng quân. Ðàng sau khẩu hiệu "tất cả để phục vụ cách mạng", những anh lính trơn và hạ sĩ quan sống như trâu ngựa, cúc cung tận tụy phục vụ cấp trên, bảo gì làm nấy, như những cái máy. Cuộc cách mạng Việt Nam khởi đầu bằng một lối sống khác hẳn, làm cho chúng tôi sững sờ trước những cảnh tượng khó hiểu nọ. Chúng không phải chỉ khó hiểu mà còn khó chịu. Chúng tôi không phải quá ngu để không thấy được Ðảng Việt Nam hoàn toàn tin theo hình mẫu Trung Quốc, do đó nếp sống của quân đội Trung Quốc anh em sẽ là nếp sống tương lai của quân đội Việt Nam. Lần đầu tôi được thấy tận mắt trong quân đội cách mạng cũng có lính hầu là ở trạm Quảng Nạp, một trong cửa ngõ vào ATK từ ngả Thái Nguyên. Trước đó tôi không bao giờ hình dung có người đi làm cách mạng chỉ để hầu ai đó. Trong quân đội Việt Nam cũng có các vệ sĩ , hồi mới kháng chiến còn gọi là gác-đờ-co nhưng họ hoàn toàn không phải là lính hầu. Cơn sốt rét rừng bất chợt buộc tôi phải nằm lại trạm này đã cho tôi có dịp quan sát mấy đoàn cố vấn Giải phóng quân đi ngang. Những cố vấn Trung Quốc, thường là cấp tướng, đến Việt Nam mang theo cả đoàn lính hầu nhộn nhịp, nào bảo vệ, nào cần vụ, nào cấp dưỡng, nào giám mã. Khi cố vấn lên đường công tác, anh cấp dưỡng quảy nồi niêu xoong chảo lên vai, anh cần vụ lỉnh kỉnh chăn màn gối đệm trên vai, anh giám mã chạy tới cúi gập mình xuống làm cái kê cho cấp trên đạp lên lưng mình mà leo lên ngựa. Cố vấn đến nơi cần nghỉ ngơi thì cần vụ kê giường trải nệm, bày ra nào chậu nào thau cho cấp trên rửa mặt rửa chân, cấp dưỡng te tái lo nấu cơm nấu nước, bảo vệ lăm lăm súng đứng gác, giám mã te tái đi cắt cỏ ngựa. Răm rắp, răm rắp, không chê vào đâu được.
Nhìn cảnh đó tôi vừa ngạc nhiên vừa ghê tởm. Có lẽ không có quân đội nào trên thế giới có thứ lính hầu khốn khổ khốn nạn như lính cần vụ Trung Quốc.
Ăn uống trong quân đội Trung Quốc cũng phân biệt rõ rệt theo cấp bậc, hay nói cho đúng hơn, theo đẳng cấp. Lính trơn cho tới cấp chỉ huy trung đội thì ăn tiêu chuẩn đại táo, tức là mức ăn phổ thông, thấp nhất. Trên đại táo là trung táo, dành cho cấp chỉ huy đại đội tới tiểu đoàn. Tiểu táo là mức ăn dành cho cấp trung đoàn trở lên. Cao nhất là đặc táo, dành riêng cho các nhà lãnh đạo, để đãi khách, bữa nào cũng như tiệc.
Nỗi kinh ngạc của chúng tôi kéo dài không lâu - cả về mặt này quân đội Việt Nam cũng nhanh chóng tiếp cận quân đội đàn anh. May mắn thay, cái sự phân biệt các thứ táo tồn tại không lâu, và ở mức độ thấp hơn nhiều. ê ngoài mặt trận không ai dám liều lĩnh sao chép nguyên bản cái trật tự đẳng cấp kỳ cục ấy. Trước mặt người lính là kẻ thù xâm lược, người lính có thể nổi giận. Mà ở chiến trường thì chẳng ai biết được người lính nổi giận sẽ hành động thế nào. Ðiều chắc chắn là sức chiến đấu của quân đội sẽ giảm sút.( ĐGBN, Chương 9)
Tôn ti trật tự của xã hội mới được thiết lập ngay từ những ngày đầu chúng tôi từ chiến khu về Hà Nội. Một thí dụ nhỏ : theo quy định trong quân đội, từ binh nhì tới chỉ huy trung đội phải mặc áo đại quân có hai túi trên, vai áo có đệm dày (để mang vác) với nhiều đường chỉ máy cho bền, tôi không đếm có bao nhiêu đường, lính tráng gọi là "ba mươi hai đường gian khổ". Cán bộ từ cấp bậc đại đội trở lên được mặc áo không có "ba mươi hai đường gian khổ", thêm hai túi dưới, gọi là đại cán.
Cán bộ dân chính, cũng theo quy định, phải mang đại cán nhưng khác màu bộ đội. Ðó là thứ áo cổ đứng cài đủ cúc, được những ông phó may gọi là kiểu Tôn Trung-sơn . Khi lệnh này ban ra đoàn quay phim chúng tôi đang ở thành phố Nam Ðịnh vừa giải phóng. Trên không kịp cấp phát quần áo, người trong đoàn được lĩnh tiền tự đi may. Tôi không thích cái kiểu Tôn Trung-sơn, bèn dùng tiền may quần áo thường : áo sơ-mi, quần ximili. Thế là sóng gió nổi lên, tôi bị phê bình gay gắt về tội vô kỷ luật. Ðành phải thành khẩn nhận khuyết điểm trước tập thể, hứa sẽ may một bộ đại cán đúng quy định, tôi mới được buông tha.
Kỳ cục nhất, buồn cười nhất là chuyện quy định về sử dụng xe cộ. Cấp cục, vụ được đi chung xe Mốt-cô-vích (Moskovich). Cấp thứ, bộ trưởng được đi xe Pobeđa (Pobeda), đi riêng, với rèm che hai kính hông. Cấp ủy viên Trung ương đi xe có che thêm rèm ở kính hậu. Còn các ủy viên Bộ Chính trị, Ban bí thư đi xe Von-ga (Voga), thêm rèm ở hai kính cửa trước. Lãnh tụ tối cao, tổng bí thư sang hơn nữa, có Chai-ka (Tsaika). Khi tiếp khách hoặc trong những dịp khánh tiết thì dùng xe Din (Zil) bọc thép có kính chống đạn. (ĐGBN, Chương3)
Tại Việt Nam càng ngày cộng sản lộ hình những giai cấp mới. Các cộng sản gộc được phân chia khu vực hưởng thụ tùy theo cấp bậc. Họ có nhà thương riệng, cửa hàng riêng, bần cố nông, công nhân đừng có hòng bước chân vào:
Tôn Đản là chợ Vua Quan,
Nhà Thờ là chợ những gian nịnh thần,
Đồng Xuân là là chợ thương nhân,
Vỉa hè là chợ nhân dân anh hùng.
Tôn Đản là chợ vua quan
Vân Hồ là chợ trung gian nịnh thần
Bắc Qua là chợ thương nhân
Vỉa hè là chợ nhân dân anh hùng"
V. CỘNG SẢN GHÉT TRÍ THỨC
Thời chiến tranh, vô sản lên ngôi, vô học là tinh hoa dân tốc, là trí tuệ đỉnh cao của loài người. Người ta ghét trí thức, mỉa mai chúng là "tạch tạch sè" Ai ma mang bảng hiệu " tạch tạch sè" là suốt đồi khốn khổ khốn nạn. Nhưng thực tế, sự thù ghét đó là do mặc cảm tự ty, là do lòng ghen ghét, thấy người có học thì sinh lòng đố kị. Tính xấu cá nhân trở thành quan điểm chính thống của thế giới cộng sản. Họ tự ty cho cả giống cộng sản vì cậu Ba lãnh tụ của họ chỉ học lớp ba trường làng. Trong khi Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim... đỗ nọ đỗ kia mới vào trường Thực dân, anh học trò lớp ba trường làng mà cũng đòi học trưởng Thuộc Địa ư? Lại đòi học nội trú nữa! Oach quá đ mất!Rõ là đũa mốc chòi mâm son! Vì thấy tủi hổ cho nên cậu Ba mới chôm danh hiệu và tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc của các ông Phan Chu Trinh, Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh là những cử nhân tiến sĩ lừng danh!
Rồi câu va bọn tay sai hô hoán là bác học trường Quốc Học mấy ngày, giáo viên trường Dục Thanh mấy ngày, học trường Công nhân ở Saigon mấy ngày, nghe đầy đủ oai phong trí thức và vô sản toàn khoa! Sang Nga, bác chỉ học loanh quanh vài tháng chi đó rồi bác và đồng bọn khoa khoang bác học Trường Đông Phương bên Nga. Bà Sophie Quinn Judge tìm hoài mà chẳng thấy tên bác!Vì thấy Âu Mỹ, các chính trị gia ai cũng Tiến sĩ, bọn Việt Cộng ở Paris cũng thổi ống đu đủ giới thiệu cậu cũng là tiến sĩ nọ kia! Rồi ngày nay, xấu hổ quá nên cộng sản đồng loạt phong cho nhau hàng chục ngàn tiến sĩ ma! Ngày xưa họ tự hào bần cố nông, nay họ tự hào:
" Cha là ông tú / chú là ông nghè"
rất oai phong! Ai bảo cộng sản ghét khoa bảng!
Cùng một lúc, cộng sản mang tính tư ty và tự tôn.Họ tự tôn vì chủ nghĩa Marx gọi họ là giai cấp tiên phong, có nơi gọi họ là giai cấp lãnh đạo. Dù ngu hay thông minh, ai học qua chủ thuyết Marx-Lenin là có tài xuất quỷ nhập thần, di sơn đảo hải. Bởi vậy, Lernin, Stalin. Mao, Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trần Đức Thảo, Trương Tửu rất tự cao, tự đại! Đó là tính tự tôn toàn cầu của cộng sản. Kẻ ngu được cầm quyền thì càng hống hách, khinh miệt trí thức để trả thù. Tại sao Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 nêu trí thức đầu bảng tội nhân?
Trí phú địa hào,
Đào tận gốc
Trốc tận rễ!
Bùi Công Trùng đã nói với Vũ Thư Hiên:
”Cháu nhớ lấy, ở đời dốt nát với hiểu biết như nước với lửa. Họ dốt (tức các nhà lãnh đạo), đã thế lại không chịu học, thánh nhân phải học sao còn là thánh nhân, thành ra đã dốt lại càng dốt thêm. Dốt ghét giỏi là lẽ thường tình. Trí thức nước mình còn khổ, chừng nào thằng dốt còn đè đầu thằng giỏi. Cái đó là bi kịch không phải của một mình nước ta mà của tất cả các nước xã hội chủ nghĩa. Bác già rồi, số tận rồi, nghĩ mà thương các cháu”.( ĐGBN, ch.14)
VI. CỘNG SẢN GHÉT MỸ
Chủ nghĩa cộng sản là đối chọi với chủ nghĩa tư bản cho nên từ Marx cho đến Mao Hồ đều căm thù Mỹ. Liên Xô và Trung Cộng ganh với Mỹ, con ếch muốn bằng con bò, ra sức sản xuất cho hơn Mỹ nhưng dục tốc bất đạt. Khi Nixon qua Liên Xô, Trung Cộng, cả hai đón tiếp niềm nở, không ai tỏ ra vẻ tẩy chay Mỹ cả! Tẩy chay sao được khi Mỹ hứa hện bỏ tỷ đô la vào túi họ Mao! Trần Đĩnh cho biết cái bề ngoài chống Mỹ của cộng sản ẩn tàng bên trong sự khát khao chơi với Mỹ . Ông viết : "Chưa biết chửi khỏe Mỹ cũng là giấu nỗi thèm chơi với Mỹ.(ĐC, ch.34)
Năm 1975, dân Nam bỏ nuước ra đi, cộng sản kết tội họ phản quốc , chạy theo "Mỹ Ngụy" . Sau LHQ cho tiền, Cộng sản mới thả tù nhân, cho đi theo chường trình "Ra đi trật tự". Các sĩ quan Miền Nam trước khi ra đi, được cộng sản dạy về lòng yêu nước, và cho nghe bài" Chùm khế ngột " của Đỗ Trung Quân! Nhưng ô kìa sao năm 1979, cộng sản đuổi " nạn kiều" mà một số dân Việt ăn theo cũng tìm đường cứu nước qua Lạng Sơn, Cao Bằng hay Mông Cái để qua Trung Cộng, rồi đến Hồng Kông và cuối cùng tìm cách qua các nước tư bản! Và cũng kỳ lạ, khoảng 1990-2000, Đông Âu , Liên Xô sụp đổ, các lao động XGCN hầu hết là con ông cháu cha không trở về phục vụ cờ đỏ sao vàng mà chạy qua Đức, và các nước tư bản. Tại sao các ông bà, anh chị này được đảng giáo dục trong lòng XHCN lại khoái tư bản, mà nhất là nước Mỹ!
Cũng sau năm 1975, học sinh Miền Nam được học tiếng Trung Hoa, tiếng Nga, nhưng con cán bộ Bắc Kỳ nhất thiết phải học tiếng Anh. Các cán bộ cha mẹ đến trường hùng hổ bắt nhà trường phải cho con cái họ học tiếng Anh để đi làm nô lệ các nước tư bản chứ không chịu ở nhà làm chủ đất nước đói nghèo!
Đài RFA cho hay hiện nay 39% bố mẹ Việt đầu tư tiền bạc cho việc học ngoại ngữ của con. Con số này đứng thứ hai khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chỉ sau Hàn Quốc (46%)
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/WomenMagazine/learning-english-for-life-chaning-hv-03132016124501.html
Tại sao không học tiếng Nga, tiếng Tàu?
Vì thấy đường lối chống Mỹ và kinh tế chỉ huy thất bại, Đặng Tiểu Bình phải trở lại tư bản chủ nghĩa. Trở lại cũ mà hai đảng Trung Cộng và Việt Công hoan hô đổi mới! Thế là mở cửa cho Mỹ và tư bản đầu tư. Việt Cộng cũng theo thầy Trung Cộng mở cửa:
Ngày xưa chống Mỹ chống Tây,
Ngày nay chống cửa rước ngay Mỹ vào!
Trung Cộng và Việt Cộng tỏ vẻ kiêu hùng nhưng anh Việt Cộng chắc cũng hiểu rõ câu tục ngữ Việt Nam:
Gần nhà giàu mỏi miệng ăn cốm.
Gần anh kẻ trộm, ốm lưng chịu đòn!
Gần Trung Cộng tàn bạo ác gian Việt Cộng pghải chịu đựng vì đã bị Trung Cộng điểm huyệt.
Sự thật ngày nay, Trung Cộng, Việt Cộng đều di dân sang Mỹ, cho con du học Mỹ, gửi tiền ngân hàng Mỹ, mua nhà cửa đất đai ở Mỹ. Mặc dầu một số là gián điệp nhưng đa số là ngán cộng sản lắm rồi, phải tháo chạy thôi! Bọn cộng sản gộc ăn tiền Trung cộng và sợ Trung Cộng trong khi chính họ đã chuẩn bị nước rút sang các nước tư bản. Cụ thể là Nguyễn Tấn Dũng.
Ôi lòng người tráo trở, lờng bọn Cộng sản lại tinh ma, quỷ quái hơn. Những điều ông Marx, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ chí Minh nói đều là dối trá.
Lần nữa, chúng ta thấy những vĩ nhân của chế độ cộng sản đã nhận định rất đúng về chủ nghĩa cộng sản mà họ đã kinh nghiệm.
Mikhail Gorbachev nói : "Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Hôm nay tôi đau buồn mà thú nhận rằng: cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá.
(I have devvoted half of my life for communism. Today, I am sad to say that The Communist Party only spreads propaganda and deceives ).
Aleksandr Solzhenitsyn viết : "Trong một xứ sở của chúng ta, dối trá không phải là một thứ đạo đức mẫu mực mà là một loại cột trụ cho quốc gia.
(In our country the lie has become not just a moral category but a pillar of the State ).
___
CHÚ THÍCH
(1).Nội dung cải cách điền địa của Ngô Đình Diệm trong 1955-1956::
Dụ số 2 (8/1/1955) quy định mức thu tô (giá thuê đất) tối đa và lãi suất mà điền chủ được áp dụng.
Mức tô tối đa từ 10 đến 15% trên số lúa thu hoạch cho ruộng làm 1 mùa / năm.
Mức tô tối đa từ 15 đến 25% cho mùa gặt chính của ruộng 2 mùa / năm.
(1b) Tư vấn mức tiền thuế sử dụng đất nông nghiệp. https://luatminhkhue.vn/tu-van-luat-dat-dai/tu-van-muc-tien-thue-su-dung-dat-nong-nghiep-.aspx
(2). Người dân Việt Nam: Một cổ ba tròng. nguyenvandai's blog
http://www.rfavietnam.com/node/2814
VIỆT CÔNG -TRUNG CÔNG- BẢO ĐẠI
TIN TỨC VÀ BÌNH LUẬN QUỐC TẾ
Nợ vượt trần, bội chi quá giới hạn
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2016-03-09
2016-03-09
Trước khi mãn nhiệm kỳ trong vài tháng sắp tới, chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lãnh đạo lần đầu tiên nhìn nhận nợ chính phủ, cũng như bội chi ngân sách năm 2015 đã vượt giới hạn mà Quốc hội cho phép.
Nếu như ông Nguyễn Xuân Phúc lên làm thủ tướng nhiệm kỳ 2016-2021 như xếp đặt của Đại hội đảng lần thứ 12 vừa qua, thì ông Phúc và chính phủ mới sẽ tiếp nhận di sản nợ nần đầy bi quan do chính phủ nhiệm kỳ trước để lại. Thật ra ông Phúc trong vai trò Phó Thủ tướng và trước đó là Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ, thì ông cũng chẳng là người ngoài cuộc trong hai nhiệm kỳ 10 năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trả lời chúng tôi vào tối 3/8/2016, TS Huỳnh Thế Du chuyên gia về chính sách công của chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright nhận định:
Mất cân đối ngân sách rất là nghiêm trọng và chi tiêu thường xuyên của bộ máy quá cồng kềnh, trùng lắp chiếm tới 70% tổng số chi ngân sách và số nợ công tăng lên.
- TS Lê Đăng Doanh
“Nợ của chính phủ tăng triền miên, đó là thực tế của rất nhiều chính phủ trên thế giới. Còn câu chuyện của Việt Nam, nợ công bội chi ngân sách tất cả các thứ…vấn đề là có hiệu quả hay không ? Đánh giá hiệu quả đó như thế nào trên thực tế đó là bức tranh có cả điểm sáng lẫn điểm tối. Có những khoản đầu tư không hiệu quả, nhưng cũng có những khoản đầu tư hiệu quả thể hiện ở mức tăng trưởng của Việt Nam khá cao, thời gian qua chỉ số ICOR hệ số sử dụng vốn cũng giảm đi nhiều. Rủi ro của Việt Nam vẫn là câu chuyện bội chi ngân sách và nợ công mà nhiều người nói đến…Chính phủ mới hay chính phủ cũ thì chính sách cũng vẫn vậy thôi.”
Chi tiêu và nợ nần của Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa được cập nhật bổ sung trong báo cáo trình bày với ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 7/3/2016. Theo đó dư nợ công đến cuối năm 2015 bằng 62,2% GDP tổng sản phẩm quốc nội, nợ chính phủ 50,3%, nợ nước ngoài của Việt Nam là 43,1%. Ngoài ra bội chi ngân sách 2015 thực tế lên tới 6,1% trong khi Quốc hội chỉ cho phép dưới 4,5%. Như vậy chính phủ nhìn nhận phần nợ chính phủ và tỷ lệ bội chi ngân sách đều vượt qua giới hạn Quốc hội cho phép.
TS Lê Đăng Doanh, Thành viên Uỷ ban Chính sách phát triển Liên hiệp Quốc, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, từng nhiều lần cảnh báo:
“Mất cân đối ngân sách rất là nghiêm trọng và chi tiêu thường xuyên của bộ máy quá cồng kềnh, trùng lắp chiếm tới 70% tổng số chi ngân sách và số nợ công tăng lên. Mặc dù Bộ Tài chính liên tục công bố là nợ công vẫn an toàn nhưng nhiều người lấy làm lo ngại là chính phủ vay quá nhiều, vượt số nợ công đã công bố rất nhiều, vì vậy câu hỏi đặt ra là vay nhiều như thế để trả khoản nợ nào và trả như thế nào mà gánh nặng trả nợ ấy ngày càng tăng lên.”
Kinh tế Saigon Thời báo trích báo cáo của chính phủ gởi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy, tình trạng nợ đọng vốn xây dựng cơ bản, nợ ứng trước ngân sách cao và số liệu nợ thiếu chính xác. Thất thoát lãng phí trong đầu tư còn rất lớn.
Nợ chính phủ là một thành phần của nợ công tức nợ quốc gia. Những khoản tiền mà chính phủ từ trung ương cho tới địa phương đi vay. Nợ chính phủ có thể là nợ vay trong nước hoặc nợ nước ngoài. Chính phủ thường vay nợ dưới dạng phổ biến là phát hành trái phiếu trong nước hoặc phát hành ra nước ngoài. Nợ chính phủ được quốc hội qui định là không quá 50% GDP, do đã vượt trần nên chính phủ dự định xin nâng trần nợ lên 55% GDP.
Trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 7/3/2016 Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng dự kiến nợ công năm 2016 sẽ sát trần với mức 64,5% GDP, nợ Chính phủ tối đa ở mức 52,2%. Theo ông Bộ trưởng tính cả vay để đảo nợ, trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách, bao gồm cả trả nợ gốc và lãi sẽ vượt ngưỡng cho phép từ năm 2018, năm 2019 sẽ lên tới gần 30% trong khi mức Quốc hội cho phép là không qúa 25% tổng nguồn thu. Theo báo mạng VnEconomy, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã bày tỏ sự lo lắng với phát biểu nguyên văn: “Nợ công 5 năm tới tăng theo tốc độ như vừa rồi là chết…”
Chính phủ Trung ương đồng ý với các địa phương, xây nhà, xây đường xá, ông nào cũng đòi xây cái này xây cái kia. Và nhiều khi họ chưa có ngân sách mà đã bắt đầu xây rồi.
- TS Vũ Quang Việt
Theo các số liệu được công bố bội chi ngân sách đã trở thành một căn bệnh trầm kha của Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lãnh đạo. Năm 2011 tỷ lệ bội chi ngân sách so với GDP tổng sản phẩm quốc nội mới là 4,4%, qua năm 2012 là 5,36% GDP, năm 2013 là 6,6% GDP, năm 2014 là 5,69% GDP và năm 2015 lên tới 6,1% GDP. Ngoài trừ năm 2011 là không vượt mức Quốc hội cho phép, còn lại đều vượt quá giới hạn năm sau nhiều hơn năm trước.
TS Vũ Quang Việt, nguyên chuyên gia cao cấp của Liên Hiệp Quốc, từng cho rằng chính phủ Việt Nam có vẻ mất khả năng kiểm soát chi tiêu. Ông nói:
“Chính phủ Trung ương đồng ý với các địa phương, xây nhà, xây đường xá, ông nào cũng đòi xây cái này xây cái kia. Và nhiều khi họ chưa có ngân sách mà đã bắt đầu xây rồi. Do làm việc thiếu hiệu quả nên hầu như công trình nào chi phí cũng vượt dự toán ban đầu, công trình nào cũng vậy cả. Thành ra với tình trạng này tôi thấy rất là khó, khả năng nợ ngày càng tăng nhanh và hiệu quả thì thấp. Khả năng trả nợ chắc chắn là sẽ khó khăn.”
Xin nhắc lại các đại biểu Quốc hội khóa 13, từng dẫn các số liệu chính thức cho biết năm 2015 chính phủ đã có tổng các khoản vay lớn gấp đôi tổng nợ đã trả. Cụ thể trong năm 2015 chính phủ trả nợ 150.000 tỷ đồng, nhưng phải vay giải quyết bội chi ngân sách tới 226.000 tỷ đồng và vay trái phiếu chính phủ 85.000 tỷ đồng. Như vậy, chính phủ Việt Nam đã cố gắng vay rất nhiều tiền để trả một phần nợ, kỳ dư là để chi tiêu thường xuyên.
Bức tranh màu xám về bội chi ngân sách, nợ công, nợ chính phủ, đã khiến Chủ tịch Quốc Nguyễn Sinh Hùng đề nghị không xem xét bản báo cáo bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2015 và triển khai kế hoạch năm 2016; cũng như bản báo cáo về kế hoạch đầu tư trung hạn của Chính phủ. Ông Nguyễn Sinh Hùng muốn dành trách nhiệm đó cho Quốc hội Khóa 14 hình thành sau cuộc bầu cử ngày 22/5/2016 sắp tới.
Sản xuất TQ 'chậm lại' ảnh hưởng thế giới
- 4 giờ trước
Sản xuất của các ngành công nghiệp Trung Quốc đang ở mức tăng trưởng thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, làm dấy lên lo ngại cho hồi phục kinh tế toàn cầu.
Sản lượng chỉ tăng 4,5% vào tháng Một và tháng Hai là những kết quả tệ nhất kể từ 2008 trở lại.Trung Quốc đang tìm cách tái tập trung vào kinh tế từ đầu tư cho đến xuất khẩu nhằm tăng tiêu dùng.
Bộ trưởng Tài chính của Anh George Osborne nói sự tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc là một trong những “yếu tố rủi ro” làm cản trở hồi phục từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
Thống kê gần đây cho thấy xuất khẩu Trung Quốc giảm 25,4% trong tháng Hai, so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây cũng là giảm sút lớn nhất kể từ 2009, cao hơn hẳn tỉ lệ 11,2% ghi nhận được trong tháng 01/2016.
Vẫn khá ảm đạm
Các hoạt động bán lẻ trong hai tháng đầu năm 2016 tăng 10,2%, thấp hơn dự đoán của các chuyên gia là 10,9%.Một nhà kinh tế học của ngân hàng Commerzbank, ông Zhou Hao, nói với Bloomberg sản xuất chậm lại cộng với tiêu dùng hạ thấp “cho thấy mối quan ngại”.
Tuy nhiên, thống đốc Ngân hàng Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên cho biết Chính phủ vẫn có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% trong vòng 5 năm tới mà không cần áp dụng các biện pháp thúc đẩy kinh tế.
“Các chính sách kích thích tiền tệ quá mức là không cần thiết cho việc đạt mục tiêu,” Thống đốc Chu nói.
“Nếu không có các cuộc khủng hoảng lớn về kinh tế và tài chính, chúng tôi sẽ vẫn giữ những chính sách tiền tệ thận trọng”
Viết trên tờ báo Anh, The Sun, số Chủ Nhật, Bộ trưởng Tài chính Anh, ông Osborne nói giá dầu giảm, tỉ giá hối đoái thay đổi và tình hình chính trị Trung Đông bất ổn đồng nghĩa với “hy vọng cho sự hồi phục của kinh tế toàn cầu đã biến mất”
Biển Đông: ‘TQ hành xử kiểu chiếu trên'
11 tháng 3 2016 Cập nhật lúc 19:28 ICT
Một học giả tại Anh cho rằng Anh khó can dự chính trị trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông tuy rằng London sẽ dùng nỗ lực ngoại giao.
Mỹ: Trung Quốc “đủ tiềm năng tấn công lớn” từ Trường Sa
Một tàu tuần duyên của Trung Quốc ở Trường Sa ngày 29/02/2016.Reuters
Chỉ trong vài tháng tới đây, với các căn cứ tại Trường Sa , quân đội Trung Quốc đủ khả năng mở những cuộc tấn công đáng kể trên toàn Biển Đông. Trên đây là nhận định của Giám đốc Tình báo Mỹ James Claper với lập pháp Hoa Kỳ mới được tiết lộ.
Trong một bản báo cáo gửi thượng nghị sĩ John McCain, chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Thượng viện Hoa Kỳ, đề ngày 23/02/2016, giám đốc Tình báo Quốc gia James Claper cho biết những hải đảo ở Biển Đông bị Trung Quốc tranh đoạt chủ quyền và bồi đắp làm căn cứ quân sự đã giúp cho Bắc Kinh có “tiềm năng tấn công đáng kể” trong vài tháng tới đây.
Theo Reuters trích dẫn trong bản tin hôm nay 11/03/2016, khả năng “tấn công quân sự ” của Trung Quốc vượt xa những gì được xem là “ tiền đồn phòng thủ”.
Cụ thể, giám đốc Tình báo Mỹ James Claper thẩm định ngay trong năm nay, với nhịp độ xây dựng “các tiền đồn” này, Trung Quốc sẽ đủ sức bố trí, triển khai một loạt phương tiện tấn công và phòng thủ, cũng như tăng cường yểm trợ cho hải quân và lực lượng tuần duyên. Một khi các cơ sở tiền phương này hoàn tất vào cuối năm nay hay đầu năm 2017 thì lúc đó Trung Quốc thừa khả năng phát huy nhanh chóng sức mạnh tấn công quan trọng trong vùng.
Nếu Hoàng Sa và Trường sa là ngư trường sinh tử của ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc thao túng, thì Biển Đông nói chung là đường giao thương chiến lược của thương mại thế giới. Các căn cứ tiền phương của Trung Quốc biến Trường Sa thành điểm nóng, nhất là Bắc Kinh không che dấu tham vọng thống trị 80% diện tích Biển Đông.
Khi gặp tổng thống Barack Obama tại Washington vào tháng 9/2015, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trấn an Mỹ nào là Bắc Kinh không có ý định quân sự hóa Trường Sa , nào là Trung Quốc đã ngừng bồi đắp từ tháng 8.
Theo Reuters, cho dù lãnh đạo Trung
Quốc gạt bỏ mọi cáo buộc, nhưng đích thân Tư lệnh lực lượng Hoa kỳ tại Thái Bình dương Harry Harris hồi tháng hai đã xác nhận là hành động quân sự hóa Biển Đông đã rõ ràng là nằm trong mục tiêu “thống trị Đông Nam châu Á”.
Trong thư gửi chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Thượng viện Mỹ, giám đốc Tình báo Mỹ James Claper cho biết thêm là tuy chưa thấy Trung Quốc bố trí trang thiết bị và vũ khí quan trọng trên quần đảo Trường Sa, nhưng các cơ sở đã xây xong có khả năng đón tiếp máy bay chiến đấu và các loại vũ khí yểm trợ.
Trong số các trang bị đã được đưa ra các đảo nhân tạo, có trạm ra đa quân sự và cơ sở dành cho tên lửa địa-không và địa đối hải. Hoa Kỳ cũng chưa thấy máy bay quân sự Trung Quốc hoạt động trong vùng, nhưng tàu chiến đủ loại, kể cả tàu trang bị tên lửa, hiện diện rất đông trong khu vực. Phi đạo trên đá Chử Thập đủ khả năng đón máy bay chiến đấu và vận tải.
Bản báo cáo của giám đốc Tình báo Mỹ nói thêm là, tuy không có bằng cớ Trung Quốc sẽ chiếm thêm và bồi đắp đảo đá ngầm tại Trường Sa, nhưng ông cho biết trong vùng còn ít nhất 400 hecta có thể khai thác được.
Trong khi đó, theo bộ quốc phòng Mỹ, cho đến nay Trung Quốc đã xây xong 1.170 hecta đảo nhân tạo tại Trường Sa trong ý đồ lấn chiếm hầu hết Biển Đông.
Liệu chiến dịch tuần tra của Mỹ và nỗ lực dấn thân của Nhật Bản với Đông Nam Á có đủ sức ngăn chận tham vọng bá quyền của Bắc Kinh?
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160311-my-trung-quoc-%E2%80%9Cdu-tiem-nang-tan-cong-lon%E2%80%9D-tu-truong-sa
Theo Reuters trích dẫn trong bản tin hôm nay 11/03/2016, khả năng “tấn công quân sự ” của Trung Quốc vượt xa những gì được xem là “ tiền đồn phòng thủ”.
Cụ thể, giám đốc Tình báo Mỹ James Claper thẩm định ngay trong năm nay, với nhịp độ xây dựng “các tiền đồn” này, Trung Quốc sẽ đủ sức bố trí, triển khai một loạt phương tiện tấn công và phòng thủ, cũng như tăng cường yểm trợ cho hải quân và lực lượng tuần duyên. Một khi các cơ sở tiền phương này hoàn tất vào cuối năm nay hay đầu năm 2017 thì lúc đó Trung Quốc thừa khả năng phát huy nhanh chóng sức mạnh tấn công quan trọng trong vùng.
Nếu Hoàng Sa và Trường sa là ngư trường sinh tử của ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc thao túng, thì Biển Đông nói chung là đường giao thương chiến lược của thương mại thế giới. Các căn cứ tiền phương của Trung Quốc biến Trường Sa thành điểm nóng, nhất là Bắc Kinh không che dấu tham vọng thống trị 80% diện tích Biển Đông.
Khi gặp tổng thống Barack Obama tại Washington vào tháng 9/2015, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trấn an Mỹ nào là Bắc Kinh không có ý định quân sự hóa Trường Sa , nào là Trung Quốc đã ngừng bồi đắp từ tháng 8.
Theo Reuters, cho dù lãnh đạo Trung
Quốc gạt bỏ mọi cáo buộc, nhưng đích thân Tư lệnh lực lượng Hoa kỳ tại Thái Bình dương Harry Harris hồi tháng hai đã xác nhận là hành động quân sự hóa Biển Đông đã rõ ràng là nằm trong mục tiêu “thống trị Đông Nam châu Á”.
Trong thư gửi chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Thượng viện Mỹ, giám đốc Tình báo Mỹ James Claper cho biết thêm là tuy chưa thấy Trung Quốc bố trí trang thiết bị và vũ khí quan trọng trên quần đảo Trường Sa, nhưng các cơ sở đã xây xong có khả năng đón tiếp máy bay chiến đấu và các loại vũ khí yểm trợ.
Trong số các trang bị đã được đưa ra các đảo nhân tạo, có trạm ra đa quân sự và cơ sở dành cho tên lửa địa-không và địa đối hải. Hoa Kỳ cũng chưa thấy máy bay quân sự Trung Quốc hoạt động trong vùng, nhưng tàu chiến đủ loại, kể cả tàu trang bị tên lửa, hiện diện rất đông trong khu vực. Phi đạo trên đá Chử Thập đủ khả năng đón máy bay chiến đấu và vận tải.
Bản báo cáo của giám đốc Tình báo Mỹ nói thêm là, tuy không có bằng cớ Trung Quốc sẽ chiếm thêm và bồi đắp đảo đá ngầm tại Trường Sa, nhưng ông cho biết trong vùng còn ít nhất 400 hecta có thể khai thác được.
Trong khi đó, theo bộ quốc phòng Mỹ, cho đến nay Trung Quốc đã xây xong 1.170 hecta đảo nhân tạo tại Trường Sa trong ý đồ lấn chiếm hầu hết Biển Đông.
Liệu chiến dịch tuần tra của Mỹ và nỗ lực dấn thân của Nhật Bản với Đông Nam Á có đủ sức ngăn chận tham vọng bá quyền của Bắc Kinh?
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160311-my-trung-quoc-%E2%80%9Cdu-tiem-nang-tan-cong-lon%E2%80%9D-tu-truong-sa
Khó khăn kinh tế buộc Trung Quốc giảm mức tăng ngân sách quân sự
Lần đầu tiên sau nhiều năm, Trung Quốc giảm nhịp độ tăng ngân sách Quốc phòng. Ảnh: Tên lửa đạn đạo chống tàu chiến DF-21D của Trung Quốc diễu hành ngày 3/9/2015, tại Bắc Kinh.REUTERS/Andy Wong/Pool/Files
Trong bối cảnh kinh tế ngày càng nhiều khó khăn, Trung Quốc buộc phải giảm bớt mức tăng chi tiêu quân sự trong năm nay, đúng vào lúc chủ tịch Tập Cận Bình muốn tiến hành một cuộc cải tổ sâu rộng nhất từ nhiều thập niên qua trong quân đội nước này.
Theo bản báo cáo về ngân sách được công bố hôm nay, 05/03/2016, tại buổi khai mạc kỳ họp của Quốc hội Trung Quốc, Bắc Kinh dự trù là chi tiêu quân sự của nước này trong năm 2016 sẽ tăng 7,6%, mức tăng thấp nhất từ một thập kỷ qua.
Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc trong năm 2016 sẽ là khoảng 954 tỷ nhân dân tệ ( 146 tỷ đôla ). Con số này cho thấy là sau nhiều năm liên tục gia tăng mạnh ngân sách để hiện đại hóa Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, gây lo ngại cho các nước láng giềng, nay Bắc Kinh phải giảm bớt nhịp điệu tăng chi tiêu quân sự. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc vẫn tăng với tỷ lệ trên 10%, chẳng hạn như năm ngoái đã tăng 10,1% lên đến hơn 886 tỷ nhân dân tệ.
Trong bài xã luận hôm nay, tờ Hoàn Cầu Thời Báo biện minh rằng giảm mức tăng quân sách quốc phòng là phù hợp với « nhu cầu kinh tế ». Tờ báo này cũng khẳng định rằng chính phủ Trung Quốc « không muốn gây khó chịu cho các quốc gia khác và gây ra một cuộc chạy đua vũ trang ». Hoàn Cầu Thời Báo nói thêm là, về đối nội, chính phủ cũng « không muốn làm cho người dân lo lắng, như thể là sắp xảy ra xung đột quân sự lớn ».
Nhưng chính Tân Hoa Xã hôm nay nhìn nhận rằng, mức tăng của chi tiêu quân sự chậm lại như vậy là do tình hình kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khăn ngày càng nhiều và cũng do Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc sẽ phải cắt giảm mạnh quân số.
Chủ tịch Tập Cận Bình, với tư cách tổng tư lệnh tối cao của quân đội, vào tháng 9 năm ngoái đã loan báo cắt giảm 300 ngàn quân, trên tổng quân số 2,3 triệu người của quân đội Trung Quốc, quân đội lớn nhất thế giới hiện nay. Việc cắt giảm quân số là nằm trong khuôn khổ một kế hoạch cải tổ sâu rộng nhất trong quân đội Trung Quốc từ nhiều thập kỷ qua.
Kế hoạch do ông Tập Cận Bình đề ra chủ yếu là nhằm thống nhất các bộ tư lệnh binh chủng hải, lục, không quân và lực lượngtên lửa trong một bộ chỉ huy hỗn hợp theo kiểu của Mỹ, để quân đội này có thể bảo vệ tốt hơn chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc và lợi ích của quốc gia này ở nước ngoài.
Trong bài phát biểu hôm nay tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội Trung Quốc, thủ tướng Lý Khắc Cường cũng đã nêu lên các yêu cầu đối với quân đội nước này, đó là phải đẩy mạnh hiện đại hóa và đi theo đúng các chuẩn mực của quốc tế, đồng thời bảo đảm vững chắc an ninh cho Nhà nước. Nhưng ông Lý Khắc Cường cũng không quên nhấn mạnh đến « nguyên tắc căn bản », đó là đảng nắm vai trò lãnh đạo tuyệt đối quân đội.
Tuy mức tăng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc có chậm lại trong năm nay, nhưng Bắc Kinh tuyên bố sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh hải và các quyền của nước này trên biển, giữa lúc tranh chấp Biển Đông ngày càng gay gắt và căng thẳng khu vực gia tăng do việc Trung Quốc đẩy mạnh quân sự hóa các đảo nhân tạo. Trong bối cảnh đó, hai nước tranh chấp chủ quyền nhiều nhất với Trung Quốc ở Biển Đông là Philippines và Việt Nam đều phải tăng chi tiêu quân sự để đối phó với tham vọng lãnh thổ Bắc Kinh.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160305-kho-khan-kinh-te-buoc-trung-quoc-giam-muc-tang-ngan-sach-quan-su
Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc trong năm 2016 sẽ là khoảng 954 tỷ nhân dân tệ ( 146 tỷ đôla ). Con số này cho thấy là sau nhiều năm liên tục gia tăng mạnh ngân sách để hiện đại hóa Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, gây lo ngại cho các nước láng giềng, nay Bắc Kinh phải giảm bớt nhịp điệu tăng chi tiêu quân sự. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc vẫn tăng với tỷ lệ trên 10%, chẳng hạn như năm ngoái đã tăng 10,1% lên đến hơn 886 tỷ nhân dân tệ.
Trong bài xã luận hôm nay, tờ Hoàn Cầu Thời Báo biện minh rằng giảm mức tăng quân sách quốc phòng là phù hợp với « nhu cầu kinh tế ». Tờ báo này cũng khẳng định rằng chính phủ Trung Quốc « không muốn gây khó chịu cho các quốc gia khác và gây ra một cuộc chạy đua vũ trang ». Hoàn Cầu Thời Báo nói thêm là, về đối nội, chính phủ cũng « không muốn làm cho người dân lo lắng, như thể là sắp xảy ra xung đột quân sự lớn ».
Nhưng chính Tân Hoa Xã hôm nay nhìn nhận rằng, mức tăng của chi tiêu quân sự chậm lại như vậy là do tình hình kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khăn ngày càng nhiều và cũng do Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc sẽ phải cắt giảm mạnh quân số.
Chủ tịch Tập Cận Bình, với tư cách tổng tư lệnh tối cao của quân đội, vào tháng 9 năm ngoái đã loan báo cắt giảm 300 ngàn quân, trên tổng quân số 2,3 triệu người của quân đội Trung Quốc, quân đội lớn nhất thế giới hiện nay. Việc cắt giảm quân số là nằm trong khuôn khổ một kế hoạch cải tổ sâu rộng nhất trong quân đội Trung Quốc từ nhiều thập kỷ qua.
Kế hoạch do ông Tập Cận Bình đề ra chủ yếu là nhằm thống nhất các bộ tư lệnh binh chủng hải, lục, không quân và lực lượngtên lửa trong một bộ chỉ huy hỗn hợp theo kiểu của Mỹ, để quân đội này có thể bảo vệ tốt hơn chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc và lợi ích của quốc gia này ở nước ngoài.
Trong bài phát biểu hôm nay tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội Trung Quốc, thủ tướng Lý Khắc Cường cũng đã nêu lên các yêu cầu đối với quân đội nước này, đó là phải đẩy mạnh hiện đại hóa và đi theo đúng các chuẩn mực của quốc tế, đồng thời bảo đảm vững chắc an ninh cho Nhà nước. Nhưng ông Lý Khắc Cường cũng không quên nhấn mạnh đến « nguyên tắc căn bản », đó là đảng nắm vai trò lãnh đạo tuyệt đối quân đội.
Tuy mức tăng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc có chậm lại trong năm nay, nhưng Bắc Kinh tuyên bố sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh hải và các quyền của nước này trên biển, giữa lúc tranh chấp Biển Đông ngày càng gay gắt và căng thẳng khu vực gia tăng do việc Trung Quốc đẩy mạnh quân sự hóa các đảo nhân tạo. Trong bối cảnh đó, hai nước tranh chấp chủ quyền nhiều nhất với Trung Quốc ở Biển Đông là Philippines và Việt Nam đều phải tăng chi tiêu quân sự để đối phó với tham vọng lãnh thổ Bắc Kinh.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160305-kho-khan-kinh-te-buoc-trung-quoc-giam-muc-tang-ngan-sach-quan-su
Rumani mở cửa lâu đài “Ác Quỷ” của nhà độc tài Ceausescu
Từ ngày 12/03/2016, dinh thự từng thuộc về nhà độc tài Rumani, Nicolae Ceausescu, tại Bucarest mở cửa cho công chúng. 26 năm sau ngày chế độ Ceausescu bị lật đổ, đời sống xa hoa của gia đình “tên bạo chúa” này được phơi bày trước công chúng.
Thông tín viên đài RFI Jonas Mercier từ thủ đô Bucarest gửi về bài tường trình:
«Nhìn bề ngoài, dinh thự của cựu lãnh đạo Rumani có vẻ kín đáo, cho dù đó là một quần thể kiến trúc khá đồ sộ, được cây cối che khuất. Thế nhưng, khi bước vào bên trong, thì đời sống xa hoa của các chủ nhân tòa nhà đã không khỏi khiến khách tham quan phải sửng sốt. Có ít nhất 80 phòng ngủ được trang hoàng vô cùng sang trọng, rồi lại có một bể bơi, một phòng chiếu phim và một boongker được xây trong lòng đất.
Trong gần một phần tư thế kỷ, chỉ có hai ông bà Ceausescu và ba người con của họ được quyền hưởng thụ đời sống vương giả này. Khi chế độ Cộng sản sụp đổ vào năm 1989, dinh thự này trở thành tài sản của nhà nước, và được dùng để tiếp đón các vị thượng khách nước ngoài của chính phủ.
Phải mất 26 năm, chính quyền Bucarest mới đồng ý mở cửa tòa lâu đài cho công chúng Rumani và xem. Tới nay đã có 300 người giữ vé trước để được tham quan miễn phí ngôi nhà quá sang trọng của gia đình Ceausescu vào ngày đầu tiên hôm thứ Bảy 12/03/2016.
Đến cuối tuần sau, dinh thự của nhà độc tài Ceausescu chính thức mở cửa rộng rãi cho công chúng vào xem, giá vào cửa là 6,5 euro. Chính quyền hy vọng thu hút được nhiều du khách, đặc biệt là khách ngoại quốc đến tham quan. Vé vào cửa sẽ giúp Bucarest giảm bớt gánh nặng tài chính để bảo quản ngôi biệt thự nguy nga này».
Thanh Hà
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160313-rumani-dinh-thu-nha-doc-tai-ceausescu-thanh-lau-dai-ac-quy
Thông tín viên đài RFI Jonas Mercier từ thủ đô Bucarest gửi về bài tường trình:
«Nhìn bề ngoài, dinh thự của cựu lãnh đạo Rumani có vẻ kín đáo, cho dù đó là một quần thể kiến trúc khá đồ sộ, được cây cối che khuất. Thế nhưng, khi bước vào bên trong, thì đời sống xa hoa của các chủ nhân tòa nhà đã không khỏi khiến khách tham quan phải sửng sốt. Có ít nhất 80 phòng ngủ được trang hoàng vô cùng sang trọng, rồi lại có một bể bơi, một phòng chiếu phim và một boongker được xây trong lòng đất.
Trong gần một phần tư thế kỷ, chỉ có hai ông bà Ceausescu và ba người con của họ được quyền hưởng thụ đời sống vương giả này. Khi chế độ Cộng sản sụp đổ vào năm 1989, dinh thự này trở thành tài sản của nhà nước, và được dùng để tiếp đón các vị thượng khách nước ngoài của chính phủ.
Phải mất 26 năm, chính quyền Bucarest mới đồng ý mở cửa tòa lâu đài cho công chúng Rumani và xem. Tới nay đã có 300 người giữ vé trước để được tham quan miễn phí ngôi nhà quá sang trọng của gia đình Ceausescu vào ngày đầu tiên hôm thứ Bảy 12/03/2016.
Đến cuối tuần sau, dinh thự của nhà độc tài Ceausescu chính thức mở cửa rộng rãi cho công chúng vào xem, giá vào cửa là 6,5 euro. Chính quyền hy vọng thu hút được nhiều du khách, đặc biệt là khách ngoại quốc đến tham quan. Vé vào cửa sẽ giúp Bucarest giảm bớt gánh nặng tài chính để bảo quản ngôi biệt thự nguy nga này».
Thanh Hà
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160313-rumani-dinh-thu-nha-doc-tai-ceausescu-thanh-lau-dai-ac-quy
Hòn ngọc Viễn Đông 'mất duyên'
06.03.2016
Sài Gòn, nơi từng được mệnh danh là ‘Hòn ngọc Viễn Đông’, đang ngày càng kém duyên và biến thành một đô thị xô bồ, ô nhiễm. Những ngợi khen về con người Sài Gòn chân tình, hào sảng đang dần mất dạng để nhường chỗ cho một xã hội bon chen, trộm cướp hoành hành.
Vì đâu nên nỗi? Làm cách nào lấy lại được những tiếng thơm đã mất và khôi phục lại vẻ đẹp vốn có của thành phố năng động này?
Đó là chủ đề của Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay, với 3 khách mời là những cư dân trẻ của Sài thành: Phạm Văn Lộc, Nguyễn Trần Hoàng, và Hoàng Kim Sơn. Mời các bạn cùng gặp gỡ.
Hòn ngọc Viễn Đông 'mất duyên'
Hòn ngọc Viễn Đông 'mất duyên'i
- Danh mục
- Tải
Trà Mi: Các bạn thấy hình ảnh Sài Gòn ngày nay khác xưa thế nào?
Phạm Văn Lộc: Sài Gòn bây giờ đã thay đổi rất nhiều, một thành phố khói bụi ô nhiễm, và đã mất đi nét văn minh của Sài Gòn xưa từ cách ứng xử của từng người. Ra đường chỉ cần một va quẹt nhỏ là người ta ứng xử với nhau thiếu văn hóa.
Phạm Văn Lộc: Sài Gòn bây giờ đã thay đổi rất nhiều, một thành phố khói bụi ô nhiễm, và đã mất đi nét văn minh của Sài Gòn xưa từ cách ứng xử của từng người. Ra đường chỉ cần một va quẹt nhỏ là người ta ứng xử với nhau thiếu văn hóa.
Trà Mi: So sánh Sài Gòn xưa và nay, Lộc nghĩ ngay tới những hình ảnh chưa đẹp. Còn Sơn, cảm nhận của bạn về Sài Gòn thế nào?
Hoàng Kim Sơn: Xưa dưới thời Việt Nam Cộng hòa, Sài Gòn giữ được những nét cổ, đẹp theo văn hóa, quy hoạch của người Pháp. Nay, sau một thời quản lý của nhà nước này, có vẻ như hơi chệch choạt về quy hoạch đô thị cũng như về đạo đức con người. Dân ở đây giờ chủ yếu là dân nhập cư, chứ người gốc Sài Gòn rất ít. Do mặt bằng chung của xã hội và giáo dục đạo đức, không riêng ở Sài Gòn mà trên cả nước, đạo đức con người đã đi xuống, an sinh giáo dục cũng kém. Nói chung do quản lý thôi.’
Sài Gòn bây giờ đã thay đổi rất nhiều, một thành phố khói bụi ô nhiễm, và đã mất đi nét văn minh của Sài Gòn xưa từ cách ứng xử của từng người. Ra đường chỉ cần một va quẹt nhỏ là người ta ứng xử với nhau thiếu văn hóa.
Trà Mi: Nói tới Sài Gòn, người ta nghĩ ngay tới các tòa cao ốc, khu mua sắm, dinh thự nguy nga tráng lệ, hay những hàng quán sang trọng. Những hình ảnh đó không là niềm hãnh diện của Sài Gòn hay sao?
Hoàng Kim Sơn: Sài Gòn lâu nay vẫn là nơi giàu nhất Việt Nam mà.
Phạm Văn Lộc: Bây giờ rất xô bồ, không có nét gì để hãnh diện hết.
Trà Mi: Đất chật người đông, khó tránh được sự xô bồ hay ô nhiễm. Các bạn có thông cảm điều đó không?
Phạm Văn Lộc: Bây giờ rất xô bồ, không có nét gì để hãnh diện hết.
Trà Mi: Đất chật người đông, khó tránh được sự xô bồ hay ô nhiễm. Các bạn có thông cảm điều đó không?
Phạm Văn Lộc: Người lãnh đạo phải sáng suốt thì thành phố mới sạch, đẹp, văn minh. Đó chính là điều gây trăn trở. Sau năm 1975, nền giáo dục của mình xuống cấp. Những thế hệ sau bị nhồi sọ. Những sự dối trá từ miền Bắc đem vào. Tất cả ảnh hưởng đến thế hệ trẻ rất nhiều, chủ yếu từ nền giáo dục.
Hoàng Kim Sơn: Môi trường xã hội ảnh hưởng con người. Đạo đức con người là do môi trường xã hội. Khi cuộc sống quan trọng đồng tiền trên hết, người ta không còn quan tâm đến đạo đức và tự trọng nữa. Người ta làm mọi giá để kiếm được tiền dù làm chuyện xấu.
Trà Mi: Nếu cuộc do sống kim tiền khiến con người thay đổi thì xung quanh cũng có nhiều nơi phát triển hơn mình, họ chạy theo đồng tiền còn vội vã hơn nhưng vẫn giữ được nét văn minh-lịch sử, chẳng hạn như Thái Lan hay Singapore?
Hoàng Kim Sơn: Bần nông không được học lại lên làm cán bộ. Cho nên, chiếm vị trí trong xã hội không phải là người giỏi nhất mà là những kẻ giang hồ nhất. Họ làm điều xấu để họ vươn lên. Từ cái gốc đã xấu rồi thì cái ngọn đâu có đẹp nữa?
Môi trường xã hội ảnh hưởng con người. Đạo đức con người là do môi trường xã hội. Khi cuộc sống quan trọng đồng tiền trên hết, người ta không còn quan tâm đến đạo đức và tự trọng nữa. Người ta làm mọi giá để kiếm được tiền dù làm chuyện xấu.
Trà Mi: Có khách quan không khi đổ lỗi ở những người có vị trí, có trách nhiệm? Hay cũng có một phần nào đó do ý thức của từng cá nhân trong xã hội này?
Hoàng Kim Sơn: Đúng, mỗi người là một yếu tố trong xã hội. Bản thân mỗi người phải tự ‘vươn ra’, chứ cứ kiếm sống và an phận đến chết thì cuộc đời họ chỉ giống một con ốc trong một chuỗi ốc thôi, không được gì cả. Phải có ý chí ‘vươn ra ngoài’, vượt ra khỏi nhà tù nhỏ của cộng sản để đầu óc sáng sủa hơn, để biết cách sống và đóng góp cho xã hội, chứ không phải chỉ biết tích góp cho bản thân mà thôi.
Phạm Văn Lộc: Mình sống trong một xã hội không được tự do. Có rất nhiều nhân tài nhưng họ không được trọng dụng thì đất nước cũng khó phát triển. Sinh viên đại học bây giờ hai, ba bằng đại học vẫn không xin được việc làm vì không có thân thế. Con cháu của cán bộ thì được đưa vào. Nhân tài thì bị mai một. Đó là điều người trẻ trăn trở.
Trà Mi: Các bạn mong muốn những thay đổi như thế nào từ giới hữu trách?
Phạm Văn Lộc: Sống giữa chế độ độc đảng này, khó lắm, không thể nào nói được. Dân cất tiếng, họ vùi dập liền. Khi nào đất nước thật sự có tự do-dân chủ thì người trẻ mới phát huy được năng lực của mình.
Trà Mi: Ngoài những kỳ vọng ở giới hữu trách, trách nhiệm của người trẻ ra sao để thúc đẩy mọi việc khá hơn?
Nguyễn Trần Hoàng: Mỗi người trong xã hội đều phải có trách nhiệm. Từng người sống tốt thì xã hội tự nhiên sẽ tốt hơn. Đừng lường gạt, đừng hơn thua, đừng làm gì sai trái mà hãy sống một cách chân chính.
Ước muốn Sài Gòn ngày càng thay đổi tốt đẹp hơn phải từ con người thay đổi. Khi con người thay đổi, sống chân thật, tâm thiện, đối xử tốt với người khác thì xã hội mới đẹp hơn.
Phạm Văn Lộc: Mình mơ ước trước tiên thay đổi được nền giáo dục từ gốc thì mình mới tạo nên được những nét đẹp bên ngoài. Nếu vẫn theo nền giáo dục xã hội chủ nghĩa thì các thế hệ tiếp nối sẽ khó giữ được nét đẹp trong con người để từ đó có thể xây dựng được một thành phố tốt đẹp hơn. Ra nước ngoài thấy nhiều nơi họ treo bảng đề phòng người Việt trộm cắp, mình thấy xấu hổ cho một nền giáo dục dối trá.
Nguyễn Trần Hoàng: Ước muốn Sài Gòn ngày càng thay đổi tốt đẹp hơn phải từ con người thay đổi. Khi con người thay đổi, sống chân thật, tâm thiện, đối xử tốt với người khác thì xã hội mới đẹp hơn.
Hoàng Kim Sơn: Với Việt Nam, không đơn giản chỉ thay đổi giáo dục là được, mà phải thay đổi từ hệ thống nhà nước, từ luật lệ. Giống như Tổng thống Obama nói, muốn thấy sự thay đổi, bản thân mỗi người hãy tự thay đổi. Chỉ cần 30% dân Việt Nam thay đổi thì sẽ thấy được sự ‘cách mạng’ , không cần phải gì đâu.
Trà Mi: Cảm ơn các bạn rất nhiều đã đóng góp trong chương trình Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay.
NGUYỄN THỊ TỪ HUY * VĂN BẢN
Đọc văn bản như thế nào?
Sat, 03/05/2016 - 16:20 — nguyenthituhuy
Cuộc chiến thông tin trong thời kỳ đại hội XII và động cơ điều khiển dư luận quá lộ liễu, thể hiện tràn lan trên các website có tuổi đời đôi khi còn ngắn hơn cả nhộng tằm và bởi các bút danh mọc như nấm sau mưa, khiến cho các kỹ năng tiếp cận văn bản trở nên rất cần thiết đối với người đọc. Vì thế, tôi quyết định chia sẻ một vài « mẹo » tiếp cận văn bản sau đây. Tôi cũng cảm phiền trước đối với những người đã rất thành thục các kỹ năng này.
Đối với một người viết, khi ngồi trước trang giấy trắng hay trước màn hình trắng, trước khi viết, họ thường đối diện với bốn câu hỏi cơ bản sau đây :
- Viết cho ai ? (đối tượng mà bài viết muốn tác động)
- Viết để làm gì ? (động cơ, mục đích của bài viết)
- Viết cái gì ? (nội dung của bài viết)
- Viết như thế nào ? (hình thức diễn đạt của bài viết, ở các cấp độ khác nhau : cấu trúc, trình bày, văn phong, nghệ thuật viết, ngôn ngữ, câu chữ…)
Và người đọc, khi đối diện với một văn bản, cần trả lời bốn câu hỏi trên đây, cộng thêm câu hỏi thứ 5 :
- Ai viết ?
Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay có 8000 dư luận viên, nếu theo con số công bố trên báo chính thống, và khi các phe phái đã sử dụng truyền thông như một vũ khí nhằm tiến hành cuộc chiến tranh thông tin và chiến tranh mạng, như những gì mà ta đã được chứng kiến trong mấy năm qua, người đọc chúng ta cần phải trả lời thêm câu hỏi thứ 6 này :
- Ai đứng đằng sau người viết ?
Một cách chủ quan, tôi cho rằng một khi người đọc trả lời đủ 6 câu hỏi trên đây thì sẽ có thể hiểu được ý đồ chủ đạo của văn bản, và tránh không bị điều khiển bởi người viết ra văn bản, trong trường hợp người viết có ý định đó. Tôi nói như vậy, bởi vì có những người viết không có ý định điều khiển dư luận, mà họ chỉ muốn đưa ra cách nhìn của họ, hay họ chỉ muốn tìm hiểu thực tế và tìm hiểu sự thật. Một khi chúng ta đã thành thạo các kỹ năng đọc, thì chúng ta sẽ dễ dàng nhận diện những người viết để truy tìm sự thật và những người viết nhằm thao túng và điều khiển dư luận. Ngoài ra, đặc thù của xã hội chúng ta đẻ ra một tiêu chí khác mà chúng ta ai cũng đã biết, đó là người viết để truy tìm sự thật sẽ phải trả giá, tùy mức độ khác nhau (nặng thì phải vào tù như Trương Duy Nhất, nhẹ hơn thì bị mất cơ hội công việc, bị gạt ra ngoài hệ thống báo chí chính thống, như Huy Đức, Nguyễn Đức Kiên), kể cả khi sử dụng bút danh như Nguyễn Ngọc Già. Còn những người viết để thao túng dư luận thì không phải trả giá, mà ngược lại, rất có thể sẽ được trả tiền hậu hĩnh, nếu ta dựa lô-gic « vàng » của xã hội chúng ta để suy đoán.
Văn phong (viết như thế nào ?) là thứ thường bị chúng ta bỏ qua, nhưng chính văn phong, trong nhiều trường hợp, lại là thứ « tố cáo » ý đồ người viết nhiều nhất.
Chẳng hạn, giờ đây đã có một độ lùi nhất định, chúng ta hãy tìm đọc lại các bài của những bút danh chỉ mới xuất hiện trong thời kỳ đại hội XII, nhất là các bút danh xuất hiện với tần số cao, và hãy thử làm theo « mẹo » trên đây, có thể chúng ta sẽ hiểu hơn về bản chất của cái mà ta gọi là « cuộc chiến quyền lực » vừa qua, và có thể sẽ hiểu hơn về các phản ứng của dư luận.
Chúng ta còn có điều kiện hiểu rõ hơn, nếu các website như « Ý kiến đảng viên », « Câu lạc bộ nhà báo trẻ », « Chân dung quyền lực »… không biến mất. Nhưng chúng đã biến mất, bài vở trên đó đã bị phi tang. Không sao, vậy thì ta hãy đặt câu hỏi về sự biến mất của chúng để tìm hiểu sự việc : « Vì sao chúng phải biến mất ? », « Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng không biến mất ? »…Dĩ nhiên, không nên quên câu hỏi này : « Sự xuất hiện của chúng nhằm mục đích gì và có lợi cho ai ? » Chỉ cần chúng ta tìm đọc lại một vài bài đã được đăng lại trên các website khác thì có thể trả lời những câu hỏi này, chẳng mấy khó khăn.
Hãy cảm ơn những trang web như Anh Ba Sàm, Dân luận, Tin tức hàng ngày… những nơi đã lưu giữ dấu vết của trò thao túng truyền thông và thao túng dư luận này, để giúp chúng ta có điều kiện tìm hiểu cái thảm trạng bẩn thỉu của một nền chính trị thối nát. Rồi sẽ đến lúc có các nghiên cứu về văn bản học và ngôn ngữ học để nhận diện cái dòng « văn bản dư luận viên » này, những bồi bút không chỉ của bộ máy đảng, mà có thể còn là bồi bút của các cá nhân. Lúc đó các website như Anh Ba Sàm, Dân luận, Tin tức hàng ngày… sẽ là nơi mà những người nghiên cứu cần tìm đến để lấy tư liệu.
Nhìn từ một góc độ nào đó thì có thể nói rằng cuộc đấu tranh vì dân chủ chính là cuộc đấu tranh chống lại « bóng tối của sự thiếu hiểu biết », ý này tôi mượn lại của E. Kant, triết gia của thế kỷ khai sáng. Đó chính là cuộc đấu tranh vì sự hiểu biết, vì kiến thức, vì nhận thức, vì sự độc lập trong tư duy và vì khả năng tự mình quyết định, tức là vì sự khai minh, như Kant đã nói. Chúng ta, trong tư cách độc giả, sẽ đi những bước đầu tiên của công cuộc khai minh bằng cách dùng trí tuệ của mình lôi ra ánh sáng những ý đồ tối tăm ẩn giấu sau các giòng chữ của những người muốn mượn truyền thông mạng để thao túng chúng ta.
Paris, 29/1/2016
Nguyễn Thị Từ Huy
Đối với một người viết, khi ngồi trước trang giấy trắng hay trước màn hình trắng, trước khi viết, họ thường đối diện với bốn câu hỏi cơ bản sau đây :
- Viết cho ai ? (đối tượng mà bài viết muốn tác động)
- Viết để làm gì ? (động cơ, mục đích của bài viết)
- Viết cái gì ? (nội dung của bài viết)
- Viết như thế nào ? (hình thức diễn đạt của bài viết, ở các cấp độ khác nhau : cấu trúc, trình bày, văn phong, nghệ thuật viết, ngôn ngữ, câu chữ…)
Và người đọc, khi đối diện với một văn bản, cần trả lời bốn câu hỏi trên đây, cộng thêm câu hỏi thứ 5 :
- Ai viết ?
Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay có 8000 dư luận viên, nếu theo con số công bố trên báo chính thống, và khi các phe phái đã sử dụng truyền thông như một vũ khí nhằm tiến hành cuộc chiến tranh thông tin và chiến tranh mạng, như những gì mà ta đã được chứng kiến trong mấy năm qua, người đọc chúng ta cần phải trả lời thêm câu hỏi thứ 6 này :
- Ai đứng đằng sau người viết ?
Một cách chủ quan, tôi cho rằng một khi người đọc trả lời đủ 6 câu hỏi trên đây thì sẽ có thể hiểu được ý đồ chủ đạo của văn bản, và tránh không bị điều khiển bởi người viết ra văn bản, trong trường hợp người viết có ý định đó. Tôi nói như vậy, bởi vì có những người viết không có ý định điều khiển dư luận, mà họ chỉ muốn đưa ra cách nhìn của họ, hay họ chỉ muốn tìm hiểu thực tế và tìm hiểu sự thật. Một khi chúng ta đã thành thạo các kỹ năng đọc, thì chúng ta sẽ dễ dàng nhận diện những người viết để truy tìm sự thật và những người viết nhằm thao túng và điều khiển dư luận. Ngoài ra, đặc thù của xã hội chúng ta đẻ ra một tiêu chí khác mà chúng ta ai cũng đã biết, đó là người viết để truy tìm sự thật sẽ phải trả giá, tùy mức độ khác nhau (nặng thì phải vào tù như Trương Duy Nhất, nhẹ hơn thì bị mất cơ hội công việc, bị gạt ra ngoài hệ thống báo chí chính thống, như Huy Đức, Nguyễn Đức Kiên), kể cả khi sử dụng bút danh như Nguyễn Ngọc Già. Còn những người viết để thao túng dư luận thì không phải trả giá, mà ngược lại, rất có thể sẽ được trả tiền hậu hĩnh, nếu ta dựa lô-gic « vàng » của xã hội chúng ta để suy đoán.
Văn phong (viết như thế nào ?) là thứ thường bị chúng ta bỏ qua, nhưng chính văn phong, trong nhiều trường hợp, lại là thứ « tố cáo » ý đồ người viết nhiều nhất.
Chẳng hạn, giờ đây đã có một độ lùi nhất định, chúng ta hãy tìm đọc lại các bài của những bút danh chỉ mới xuất hiện trong thời kỳ đại hội XII, nhất là các bút danh xuất hiện với tần số cao, và hãy thử làm theo « mẹo » trên đây, có thể chúng ta sẽ hiểu hơn về bản chất của cái mà ta gọi là « cuộc chiến quyền lực » vừa qua, và có thể sẽ hiểu hơn về các phản ứng của dư luận.
Chúng ta còn có điều kiện hiểu rõ hơn, nếu các website như « Ý kiến đảng viên », « Câu lạc bộ nhà báo trẻ », « Chân dung quyền lực »… không biến mất. Nhưng chúng đã biến mất, bài vở trên đó đã bị phi tang. Không sao, vậy thì ta hãy đặt câu hỏi về sự biến mất của chúng để tìm hiểu sự việc : « Vì sao chúng phải biến mất ? », « Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng không biến mất ? »…Dĩ nhiên, không nên quên câu hỏi này : « Sự xuất hiện của chúng nhằm mục đích gì và có lợi cho ai ? » Chỉ cần chúng ta tìm đọc lại một vài bài đã được đăng lại trên các website khác thì có thể trả lời những câu hỏi này, chẳng mấy khó khăn.
Hãy cảm ơn những trang web như Anh Ba Sàm, Dân luận, Tin tức hàng ngày… những nơi đã lưu giữ dấu vết của trò thao túng truyền thông và thao túng dư luận này, để giúp chúng ta có điều kiện tìm hiểu cái thảm trạng bẩn thỉu của một nền chính trị thối nát. Rồi sẽ đến lúc có các nghiên cứu về văn bản học và ngôn ngữ học để nhận diện cái dòng « văn bản dư luận viên » này, những bồi bút không chỉ của bộ máy đảng, mà có thể còn là bồi bút của các cá nhân. Lúc đó các website như Anh Ba Sàm, Dân luận, Tin tức hàng ngày… sẽ là nơi mà những người nghiên cứu cần tìm đến để lấy tư liệu.
Nhìn từ một góc độ nào đó thì có thể nói rằng cuộc đấu tranh vì dân chủ chính là cuộc đấu tranh chống lại « bóng tối của sự thiếu hiểu biết », ý này tôi mượn lại của E. Kant, triết gia của thế kỷ khai sáng. Đó chính là cuộc đấu tranh vì sự hiểu biết, vì kiến thức, vì nhận thức, vì sự độc lập trong tư duy và vì khả năng tự mình quyết định, tức là vì sự khai minh, như Kant đã nói. Chúng ta, trong tư cách độc giả, sẽ đi những bước đầu tiên của công cuộc khai minh bằng cách dùng trí tuệ của mình lôi ra ánh sáng những ý đồ tối tăm ẩn giấu sau các giòng chữ của những người muốn mượn truyền thông mạng để thao túng chúng ta.
Paris, 29/1/2016
Nguyễn Thị Từ Huy
NS TUẤN KHANH
Đừng bứng người dân khỏi gốc rễ quê hương
Cuộc giằng co của những ngư dân ở biển Sầm Sơn với chính quyền tỉnh Thanh Hoá từ nhiều ngày qua đã bột phát thành sự kiện lớn, thu hút sự quan tâm của mọi nơi.
Từ cuối tháng 2, con số ngư dân và gia đình ở biển Sầm Sơn tập hợp lạingày càng đông, để phản đối dự án quy hoạch bờ biển làm du lịch đã lên đến đỉnh điểm vào ngày 5/3, khi người ta nghe tiếng súng nổ và có xô xát giữa hai bên. Bên phía ngư dân muốn giữ lại vùng đất để sinh tồn của họ, vốn đã có từ hàng trăm năm. Còn phía chính quyền thì quyết giải toả vùng ngư nghiệp này để thực hiện dự án xây dựng cho du lịch cao cấp, đã thoả thuận với tập đoàn FLC.
Câu chuyện của ngư dân Sầm Sơn không phải là mới mẻ trên thế giới. Theo tài liệu của tổ chức Inclusive Development International, mỗi năm có khoảng 15 triệu người bị bứng khỏi nơi sinh sống của họ để dọn đường cho những dự án gọi là “phát triển”. Đây là ngọn sóng thần chậm rãi và tàn nhẫn xua đuổi những dòng người chạy tán loạn muôn hướng, để thế vào đó những kế hoạch làm ra tiền cho một nhóm người nhưng luôn có bề mặt bóng bẩy là dành cho cộng đồng. Cuộc khủng hoảng thực tế – ảo đó đang lan tràn khắp nơi, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển, vốn đầy sơ hở về luật pháp và các quan chức hám lợi.
Trong nhiều ngày, hai luồng thông tin trong nước mô tả về sự kiện nóng có hàng trăm người xuống đường với tâm trạng phân vân: một bên là những thông cáo báo chí của Nhà nước và nhà đầu tư được viết lại một cách đanh thép, một bên là các bản tin xót xa của người làm báo khi chứng kiến cuộc đối thoại bị đổ vỡ, thay vào đó là dùi cui, nắm đấm, thậm chí là tiếng súng. Hình ảnh đó, dự báo cho một cuộc hỗn loạn im lặng, xói mòn tuyệt đối mối quan hệ giữa dân chúng và chính quyền, với tốc độ kinh khủng chưa từng thấy, dĩ nhiên đó là một tương lai không lấy gì làm tốt đẹp của cái gọi là “phát triển”.
Mặc dù các dự án như ở biển Sầm Sơn luôn được xoa dịu bằng những hình ảnh đầy hứa hẹn trong tương lai là các việc làm được chu cấp, cũng như cuộc sống sẽ được cải thiện. Tuy vậy, bất kỳ ai cũng có thể nhận thấy rằng sự tổn thương của giai cấp nghèo khó nhất của Việt Nam sẽ là một thảm trạng kéo dài không có hồi kết. Họ buộc phải chọn lựa để trở thành những lao động ngoài ý muốn phục vụ cho sự giàu có của những kẻ sở hữu tư liệu sản xuất ngoặc nhau với chính quyền địa phương, hoặc lìa bỏ quê hương của mình để mong chờ một cuộc đời khác không bị áp đặt. Người ta hay nói về bề mặt của phát triển và sự hưởng thụ như một thành đạt, nhưng rất nhiều tài liệu nghiên cứu trên thế giới cho thấy, nếu không có một giải pháp đủ văn minh, mọi thứ giống như bạn cố quét rác ở điểm A và dồn vào, bỏ mặc ở điểm B bên cạnh, mở cửa cho vô số loại lạm dụng, nhưng được vỗ tay và gọi đó là thành công.
David Pred (người lừng danh trên các diễn đàn vấn đề con người và phát triển) đã từng viết thư chỉ trích World Bank, về các dự án cho vay đối với các nước đang phát triển, lên đến 50 tỉ USD/năm, vốn giỏi tập trung mọi thứ nhưng bỏ quên con người. “Sự đổ vỡ của các gia đình nghèo là quá rõ. Người ta không thể nào nói là tốt khi phải rời khỏi nhà của mình cho ai đó lớn mạnh, giàu có hơn. Mọi tài liệu nghiên cứu đã chứng minh rõ rằng việc mất đi thu nhập, mất nhà cửa, tổn thương tâm lý cùng nhiều tác động khốn khó khác, chỉ là một vòng xoay dữ dội khác của đói nghèo nhưng được phủ hào quang lên đó”, năm 2014, thạc sĩ về quyền con người của trường đại học Essex và cử nhân khoa học chính trị và quan hệ quốc tế của trường đại học Florida, đã viết như vậy cho Jim Yong Kim, chủ tịch của World Bank. Ông David Pred cũng làm việc nhiều năm ở Campuchia nhằm cảmh báo tình trạng phát triển mang hình thái cường quyền hoang dã.
Đừng bao giờ quên, 50 triệu hay 70 triệu đồng cho một hộ ngư dân ở Sầm Sơn, để đánh đổi việc rời khỏi vĩnh viễn cuộc sống lâu đời của họ chôn nhau cắt rốn là thứ đổi chác đê tiện: không có số tiền nào bù đắp đủ, ngoại trừ kế hoạch phát triển đó nhìn thấy bộ mặt con người và tính tới việc chia sẻ không gian sống tương đối cho cả hai. Sầm Sơn sẽ mãi mãi không bao giờ còn nguồn cá như niềm tự hào của một địa phương từ ngàn đời, nhưng được thay vào đó là khu resort và các bữa cá mua từ tàu Trung Quốc, rất thanh thản từ chủ đầu tư cũng như chính quyền. Năm 1980, rất nhiều ngân hàng quốc tế hào hứng với chiến dịch phát triển rầm rộ này nên đã đầu tư vào nhiều dự án lớn, tái định cư hàng chục ngàn người.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara sau khi rời khỏi chiến tranh Việt Nam, đã trở thành giám đốc của World Bank (từ năm 1968 – 1981) và vẫn chưa rũ bỏ được cảm giác quyền lực của mình nên đã tài trợ – cho vay việc di dời 70.000 người để làm đập thuỷ điện ở Brazil. Hôm nay người ta vẫn biết đến đập thuỷ điện đó nhưng ít ai nhắc đến một cộng đồng sinh sống bị huỷ diệt, đẩy vào khốn khó, bao gồm các bộ tộc thiểu số trong khu vực. Mỉa mai hơn, chính World Bank được ca ngợi như là những nhà hảo tâm giúp giảm thiểu đói nghèo ở khu vực.
Bài học đó cho thấy khi người ta chỉ chú mục vào sự phát triển, nhưng chỉ cho mình, và quên mất chung quanh. Trong những cuộc di dời ở vùng rừng núi Brazil cho dự án thuỷ điện Itaipu cũng có những vụ cưỡng chế, đánh đập, tiếng khóc và sự phẫn nộ không khác gì ở Sầm Sơn lúc này. Không cần phải cam kết gì với con người và môi trường sống cũng là một vấn nạn ở Việt Nam.
Những cuộc biểu tình chống lại các nhà máy, chủ đất… ngày càng nhiều trước tình trạng ứng xử tồi tệ với thiên nhiên và con người, hoặc lạm dụng trong sự cho phép của giới quan chức địa phương được chia sẻ quyền lợi. Khi ngư dân Sầm Sơn phản ứng mạnh mẽ, không phải vì tham những số tiền bồi thường như các bài báo vẫn viết, mà họ cảm thấy sợ hãi cho việc bị bứng khỏi gốc rễ của mình cùng với tương lai đói nghèo vô định.
Sự kiện ứng xử thô lậu và kém cỏi của tỉnh Thanh Hoá chỉ cho thấy thêm rằng quyền đối thoại của con người và con người đang bị dập tắt. Đất nước này không thể tràn ngập những dự án và bề nổi huy hoàng, còn nhân dân thì sống sót bằng bỏ nghề đi kiếm sống ở các khu công nghiệp, hoặc lang thang lưu vong ngay trên chính quê hương mình.
Saturday, March 12, 2016
SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN
Những Cánh Bèo Trôi Ở Bangkok
Thỉnh thoảng (trên bàn nhậu) tôi vẫn góp vui bằng câu chuyện sau, sau khi nghe những bạn đồng ẩm bàn luận về hiện trạng tôn giáo ở Việt Nam:
- Thưa cha con muốn xưng tội.
- ...
- Trước năm 75, có mấy nguời cán bộ cộng sản nằm vùng bị truy lùng đến xin tá túc, và con có chứa họ dưới hầm nhà …
- Trước năm 75, có mấy nguời cán bộ cộng sản nằm vùng bị truy lùng đến xin tá túc, và con có chứa họ dưới hầm nhà …
- Giúp đỡ tha nhân khi họ kêu cứu trong lúc bị hiểm nguy không phải là một cái tội.
- Nhưng thưa cha…
- Nhưng thưa cha…
- Con cứ yên tâm. Ðiều con làm hoàn toàn hợp với tinh thần bác ái của Chúa Ky Tô và văn hoá của dân tộc Việt. “Thương người như thể thương thân. Rét thời cho mặc, đói thời cho ăn.” Gia Huấn Ca cũng có dậy như vậy. Chúng ta không thể vì chính kiến hay lòng thù hận mà bỏ nguời ta đói khát trong cơn hoạn nạn; hoặc tệ hơn nữa là tố giác những kẻ ở bước đường cùng.
- Thưa vâng nhưng thưa …
- Cha hiểu …đó không phải lỗi của con. Nếu những kẻ được cứu giúp trong cơn hoạn nạn – sau này – trở mặt, lấy ân báo oán hoặc lại tiếp tục con đường tà đạo thì đó là tội lỗi của họ…
- Dạ vâng nhưng điều khiến con áy náy là…
- Là gì nữa?
- Là vì họ… vẫn còn dưới hầm nhà…
- Con nói sao?
- Thưa cha, qúi vị cán bộ cộng sản trốn dưới hầm nhà con vẫn còn sống ở duới đó cho mãi đến bây giờ.
- Ối, Giêsu Ma… lậy Chúa tôi! Sao lại thế, hả con?
- Ối, Giêsu Ma… lậy Chúa tôi! Sao lại thế, hả con?
- Vì con vẫn chưa cho họ biết là “cách mạng” … đã thành công!
- Nhưng… sao… sao… con lại … lại … đãng trí đến như thế được?
- Tại con rút kinh nghiệm hồi kháng chiến chống Tây. Thuở ấy, bố con cũng chứa cán bộ cộng sản trong nhà; sau này, chính những nguời này đã “dàn dựng” để “nhân dân” mang ông cụ ra … đấu tố cho đến chết! Bởi vậy nên con sợ…
- Kể thì cũng như nuôi rắn trong nhà, đáng sợ thật chứ chả phải chuyện đùa!
- Xin cha giúp con…
- Thôi thế này con ạ, về lấy xi măng lấp luôn cái hầm nhà lại cho… xong! Ðỡ được đứa nào hay đứa đó. Tội nghiệt này, xin Chúa nhân từ chứng giám, ta xin chịu thay con.
- Con xin lĩnh ý cha; tuy nhiên, cũng xin Chúa nhân từ chứng giám đây là chuyện “riêng” của con chứ không liên hệ gì đến cha hoặc bất cứ ai.
Tôi không phải là tác giả của “tiểu phẩm” vừa ghi. Đây chỉ là sáng tác chung của người dân xứ Việt, nơi mà “... giữa cảnh đèn nhang nghi ngút của chùa Quán Sứ, giữa bao nhiêu cụ bà thành tâm cúng vái, lại thấy một vị sư tuổi còn thanh niên, có nét mặt trông như một trung đoàn trưởng, tiểu đoàn trưởng nào đó, mà tôi từng thấy ở các mặt trận” – theo như nhận xét của một nhân chứng thế giá, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn.
Ủa, chớ mấy ổng “nằm vùng” trong chùa làm chi vậy cà? Blogger Bùi Quang Vơm lý giải: “... bây giờ, nhìn vào đâu, đảng cũng thấy có kẻ thù, ở chỗ nào, cũng có âm mưu lật đổ. Đảng đang hoạt động trong lòng địch. Dân đã thành địch rồi.”
Giới tu sĩ cũng vậy (chắc) cũng hoá thành địch hết trơn hết trọi nên Đảng phải “gài” người vào tu viện, thiền viện, chùa chiền, thánh thất, giáo đường... cho nó chắc ăn – đúng như lời cảnh báo của những vị tai mắt:
- Đại Biểu Quốc Hội Nguyễn Kim Khoa: Hiện có 3 vấn đề nổi lên hiện nay trong đó có tình hình xu hướng hoạt động tín ngưỡng tôn giáo ngày càng tăng lên đặc biệt là các địa bàn chiến lược, trong đó có các loại đạo tín ngưỡng trái phép gia tăng và diễn biến phức tạp.
- Phó Chủ Tịch Quốc Hội Tòng Thị Phóng: Không được lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo để chống phá nhà nước.
Mối lo ngại về “các loại đạo tín ngưỡng trái phép gia tăng và diễn biến phức tạp,” cùng chuyện “lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo để chống phá nhà nước” – dường như – chỉ có tại Việt Nam. Ở những quốc gia láng giềng, nhiều sinh hoạt tôn giáo còn “phức tạp” hơn nhiều nhưng không thấy chính phủ, cũng như những vị đại diện dân cử, của họ bầy tỏ sự “quan tâm” tương tự.
Ở Thái, hằng năm, vào tháng 12 đều có hàng chục ngàn tu sĩ cùng lượt đi khất thực. Riêng năm vừa qua, vào hôm 27 tháng 12 năm 2015: “Mười nghìn vị Tôn đức Tăng già trang nghiêm pháp phục, đắp Ca sa ôm bình bát, thứ tự tuần hành khất thực quanh thành phố Chiangmai, Thái Lan.”
Ảnh: Jonathan Look
Nếu cùng ngày này, ở thành phố Hải Phòng, cũng có chừng vài trăm vị sư xuống đường khất thực thì Thiếu Tướng Giám Đốc Công An Đỗ Hữu Ca chắc phải mừng hết lớn. Ổng dám huy động luôn đến cả trực thăng vũ trang để chuẩn bị thêm một “trận đánh đẹp có thể viết thành sách” (nữa) chớ chả phải chuyện đùa đâu.
Tôi không có mặt tại Chiangmai vào hôm 27 tháng 12 năm 2015 nhưng có đến tham dự lễ tạ ơn ở Bangkok, vào hôm 28 tháng 2 vừa qua, với Giám Mục Nguyễn Thái Hợp, OP.
Hơn nửa số giáo dân Việt Nam ở Vọng Các, nghĩa là khoảng ít nhất cũng phải đến một ngàn năm trăm tín đồ đã tập họp lại để chào đón và dâng thánh lễ tạ ơn với vị Mục Tử của họ, tại giáo đường St Joseph (Bangkok). Tất cả họ đều còn trẻ, rất trẻ, chỉ độ khoảng tuổi từ 18 đến 30.
Tôi chưa bao giờ được dịp đặt chân ra đến miền Trung nên có cảm tưởng là mình đang lạc giữa một rừng người ngoại quốc vì cách phát âm tiếng Việt của các bạn trẻ hơi nhanh, và cũng hơi lạ nữa. Tuy không nghe rõ những mẩu đối thoại, chuyện trò của họ nhưng tôi vẫn cảm nhận nỗi an bình trên nét mặt của từng em. Sự bình an mà chưa chắc đã có thể tìm thấy tại quê nhà, nơi mà có những ông “tiểu đoàn trưởng/ trung đoàn trưởng” (đóng đô) ngay giữa cửa thiền, và những vị “đại biểu quốc hội” luôn bị ám ảnh bởi chuyện “lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo để chống phá nhà nước!”
Vì nhà thờ không còn đủ chỗ (kể cả chỗ đứng) và vì là một người ngoại đạo nên thay vì chen chân vào bên trong giáo đường, tôi lặng lẽ tìm một bóng cây ngồi ghe Giám Mục Nguyễn Thái Hợp nhỏ nhẹ tâm tình qua hệ thống phát thanh. Tuyệt nhiên, không có lời lẽ “phản động” hay “chống phá nhà nước” nào ráo trọi. Ông chỉ chia sẻ với hàng ngàn những tín đồ trẻ tuổi những khó khăn của họ nơi đất lạ xứ người: văn hóa, đạo lý, đức tin. Ông cũng rất tế nhị khi nói đến những trở ngại về pháp lý, kinh tế, xã hội ... mà di dân Việt đang phải đối đầu.
Giám Mục Nguyễn Thái Hợp tại giáo đường St Joseph, Bangkok. Ảnh: vietcatholic
Trước đây chưa lâu, vào hôm 3 tháng 7 năm 2014 – trên trang Nation – ký giả Petchanet Pratruangkrai cũng có đề cập đến những di dân Á Châu tại Thái, trong số này có khoảng năm mươi ngàn người Việt đang làm việc “chui” ở đất nước này. (Among the roughly 2 million Myanmar workers, 300,000 Cambodians and 50,000 Vietnamese in Thailand, many are working illegally…)
Theo tiểu luận (“Những Cơ Hội & Thách Đố Cho Lao Động Di Dân Việt Nam Tại Thái Lan”) của Linh Mục Antôn Lê Ngọc Đức, SVD, lao động di dân Việt Nam tại Thái Lan có một số những đặc điểm chung:
Thứ nhất, hầu hết đến từ các tỉnh miền bắc và miền trung, trong đó Hà Tĩnh và Nghệ An chiếm phần đa số. Ngoại trừ một số trường hợp, hầu hết xuất thân từ những gia đình nông thôn...
Tính chất của một số công việc mà các lao động di dân Việt Nam làm tại Thái Lan lệ thuộc phần nào về tuổi tác và giới tính. Những công việc như xây dựng (cọ xang), trông bãi xe (rắp rốt), tẩm quất trong phòng vệ sinh nam (nuad hong nám) chỉ dành cho lao động nam. Các công việc giúp việc nhà (mae ban), chăm sóc người già trẻ con trong gia đình chủ thuê, bán hoa hồng dạo…thường dành cho lao động nữ. Ngoài ra những công việc như may quần áo (yep pha), bán dạo (kem, trái cây, nước giải khát), mở quầy hàng (áo quần, thức ăn, hoa quả…), bán hàng trong các cửa tiệm bán lẻ… thì cả lao động nam và nữ đều tham gia.
Tất cả đều là những công việc nặng nhọc, bấp bênh, và thu nhập rất thấp chỉ dành cho đám di dân Miến, Miên, và Việt. Việt Nam ra sao mà những thanh niên thanh nữ, rường cột và tương lai của đất nước, phải chấp nhận một cuộc sống tủi cực đến thế ở nước láng giềng?
Xin nghe qua đôi lời tâm tình của họ với Trà Mi, qua phóng sự (“Người Việt Ở Thái Vẫn Chọn Mảnh Đất Này Bất Chấp Bạo Động, Nổ Bom”) nghe được vào vào hôm 24 tháng 8 năm 2015:
- Ngọc Hưng: Tới Thái Lan ngay từ lúc đặt chân tới sân bay, họ rất vui vẻ, niềm nở, lịch sự. Mình qua đây làm ăn sinh sống với mong muốn thay đổi một môi trường sống khác. Từ những người thấp nhất trong xã hội Thái như xe ôm cho tới cảnh sát, họ đều giúp đỡ mình hết mình.
-Nhung: Qua đây từ 2008 thấy Thái Lan cũng có một thời rất là xáo trộn nhưng rồi họ vượt qua mạnh mẽ. Nhung muốn sống ở đây nên luôn hy vọng nơi này sẽ bình yên trở lại. Mình không thấy thất vọng về đất nước Thái Lan.
-Tâm: Mình thấy thật ra không phải là Việt Nam yên bình đâu. Ở Thái, bạn có thể cầm hai tay 2 smart phone đi ngoài đường mà cũng chẳng bị sao hết, chứ ở Việt Nam bạn có dám hé ra một tí xíu không? Sẽ bị giật mất liền... Ở Việt Nam chỉ cần sơ hở một chút là bị giật liền chứ đừng nói là bỏ quên. Không phải mình nói xấu đâu. Mình nói về độ yên tâm, về sự ổn định trong cuộc sống.
Ảnh chụp hôm 28 tháng 2 năm 2016 tại giáo đường St. Joseph, Bangkok.
Cái giá mà kẻ tha hương phải trả để có được “độ yên tâm” và “sự ổn định trong cuộc sống” – tất nhiên – không rẻ. Tại sân giáo đường St Joseph, chiều nay, lần đầu tôi mới được chứng kiến “cả rừng” đồng hương của mình tề chỉnh với áo trắng/quần bò hay với những tà áo dài thướt tha (và lạ mắt) trên đất Thái.
Trước đó, tôi chỉ thấy các em nhẫn nại và lầm lũi sau những xe kem, xe nước dừa, xe trái cây loanh quanh trên khắp nẻo đường của thủ đô Vọng Các. Đôi khi, tôi cũng bắt gặp các em tất bật trong những quán ăn bình dân hay nhễ nhại mồ hôi nơi các công trường (cháy nắng) ở Thái Lan.
Ảnh chụp vào mùa mưa năm 2015, không nhớ ngày nào
Xin cảm ơn những giọt mồ hôi, cũng như nước mắt, tảo tần/thương khó của tất cả những người bạn trẻ – những con dân Việt tha hương đang góp phần (không nhỏ) để để giữ cho dân tộc này chưa đến nỗi phải bị bị diệt vong.
Xin cảm ơn những giọt mồ hôi, cũng như nước mắt, tảo tần/thương khó của tất cả những người bạn trẻ – những con dân Việt tha hương đang góp phần (không nhỏ) để để giữ cho dân tộc này chưa đến nỗi phải bị bị diệt vong.
TS. PHẠM CAO DƯƠNG * HOÀNG ĐẾ BẢO ĐẠI
Nhìn Lại Những Nỗ Lực Của Cựu Hoàng Đế Bảo Đại Trong Cuộc Đấu Tranh Giành Độc Lập Và Thống Nhất Cho Đất Nước Và Dân Tộc Việt Nam
TS. PHẠM CAO DƯƠNG
Nhân Dịp Căm Bốt Làm Lễ Quốc Tang Cho Cựu Hoàng Sihanouk, Nhìn Lại Những Nỗ Lực Của Cựu Hoàng Đế Bảo Đại Trong Cuộc Đấu Tranh Giành Độc Lập Và Thống Nhất Cho Đất Nước Và Dân Tộc Việt Nam
Nhu cầu cần được xét lại
Nỗ lực canh tân đầu tiên với Phạm Quỳnh và Ngô Đình Diệm
Trở về với những cuộc tranh đấu của Cựu Hoàng Bảo Đại. Nhà vua đã bắt đầu sự nghiệp này của mình từ rất sớm, ngay từ khi ông mới từ Pháp trở về nước đế chính thức lên ngôi, sau hơn mười năm du học và hấp thụ được cả hai nền văn hóa Đông Tây qua sự rèn luyện của Cựu Khâm Sứ Charles về phía người Pháp và Cử Nhân Lê Như Lâm với tư cách là giảng tập hồi nhà vua còn ở Việt Nam rồi phụ đạo trong suốt thời gian ông ở Pháp về phía người Việt, chưa kể tới những gì ông học được ở các trường trung học Pháp nhất là ở trường Khoa Học Chính Tri ở Paris trong các năm 1922-1932, rèn luyện để làm vua và làm nguyên thủ quốc gia, điều những nhà lãnh đạo trong lịch sử Việt Nam sau này không có.
Tranh đấu này mang tính cách của một cuộc cải cách và đã được khơi mào bởi những vận động của giới trí thức đương thời trước đó, đại diện là học giả Phạm Quỳnh của báo Nam Phong xuyên qua những bài viết của họ Phạm về một chế độ quân chủ lập hiến và về nhu cầu trả lại cho nhà vua quyền nội trị ở hai xứ Bắc Kỳ và Trung Kỳ và trả lại tổ quốc cho ngươòi Việt Nam. Mở đầu, ngay từ tháng 9 năm 1932 Phạm Quỳnh đã được cử làm Ngự Tiền Tổng Lý Văn Phòng hàm Thượng Thư để trực tiếp làm việc với nhà vua. Tiếp theo, ngày 10 tháng 12 năm 1932 bằng một đạo dụ, nhà vua loan báo chính thức cầm quyền qua một chính thể quân chủ lập hiến kèm theo với nhũng dự án cải tổ guồng máy cai trị, hệ thống quan lại, tổ chức giáo dục và tư pháp, Viện Dân Biểu Trung Kỳ… Để thực thi những dự án này, ngày 2 tháng 5 năm 1933, như một biến cố bất ngờ, Bảo Đại lại ký một dụ khác loan báo tự mình chấp chánh và thay thế sáu vị thượng thư già bằng những nhân vật trẻ trong đó có Ngô Đình Diệm giữ Bộ Lại, Phạm Quỳnh giữ Bộ Học, Bùi Bằng Đoàn Bộ Hình…
Những việc làm đầu tiên kể trên của Bảo Đại, mặc dầu đã đem lại những tia hy vọng cho người dân ở hai xứ Bắc và Trung Kỳ về một vận hội mới cho đất nước, đã không tồn tại lâu dài, một phần vì người Pháp cản trở vì trả lại quyền nội trị ở Bắc Kỳ và ở Trung Kỳ là trở lại với Hòa Ước 1884 từ đó sẽ động tới các chức thống sứ Bắc Kỳ và Khâm sứ Trung Kỳ, một phần là do mâu thuẫn nội bộ giữa phe quan lại cũ và những trí thức mới, giữa những người đi vào hoạn lộ qua ngả quan trường và những ngưuời đi vào đường này qua đường tắt cũng như giữa hai nhân vật chủ cốt là Phạm Quỳnh và Ngô Dình Diệm mà nhà vua đặt hết tin tưởng vào coi như đôi xe bổ khuyết, hỗ trợ cho nhau. Cuối cùng Ngô Đình Diệm đã từ chức, lôi cuốn theo một vài nhân vật mà nhà vua tin cậy khác.
Thất bại trong cố gắng đầu đời, nhà vua trở thành “cô đơn, chỉ có một mình” để đến khi Hoàng Xuân Hãn nhắc ông là phải làm gì vì giới thanh niên mong đợi, nhà vua đã hỏi lại “Làm gì? Làm với ai?” Có điều ông vẫn không hoàn toàn mất hết hy vọng như sau này ông ghi trong hồi ký của ông: “Dù sao đi nữa, sự có mặt của tôi trên ngôi vẫn làm cho giới trẻ giữ được niềm hy vọng. Những người như Ngô Dình Diệm và Nguyễn Đệ lúc ấy sẽ lại ra giúp tôi theo chiều hướng này” “Chắc ngưòi Pháp cho rằng tôi đã ngoan ngoãn biết nghe theo lời của họ. Dù họ có tin rằng họ đã thắng một cách dễ dàng, tôi cũng chẳng nên có lý do gì ngờ vực tôi. Tôi tin rằng nhân dân sẽ hiểu các hình thái buông thả bên ngoài của tôi, bởi cái hình thái ấy cho thấy sự thờ ơ, lơ là với nhiệm vụ của tôi…” và ông đã sống sót để chờ thời, không bị rơi vào số phận của các VuaThành Thái và Duy Tân mà ông hiểu rõ hơn ai hết cũng như bị mất tinh thần và trở thành một con người vô dụng.
Cơ hội mới: Nhật đảo chính Pháp, 9 tháng 3 năm 1945 – Chính Phủ Trần Trọng Kim hay là Cuộc Cách Mạng Phi Bạo Lực bị bỏ lỡ
Niềm hy vọng và sự kiên nhẫn của Bảo Đại kể trên đã không uổng. Mười hai năm sau, năm 1945, cơ hội lại đến với nhà vua một lần nữa. Lần này do người Nhật mang lại sau cuộc đảo chính ngày 9 tháng 3 năm 1945 lật đổ người Pháp của họ. Không còn con đường nào khác tốt hơn và cũng không để lỡ cơ hội bước đi nhũng bước khởi đầu, khi được người Nhật yêu cầu nhà vua đã cho công bố bản Tuyên Ngôn Độc Lập đầu tiên trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Chính Phủ Trần Trọng Kim đã được thành lập với các bộ trưởng đều là những nhà tân học có khả năng, và đạo đức nổi tiếng đương thời đứng đầu bởi nhà giáo kiêm học giả Trần Trọng Kim, tác giả của những bộ sách Giáo Khoa Thư và nhất là bộ Việt Nam Sử Lược cho tới khi bài này được viết vẫn còn thông dụng, với sự cộng tác của những tên tuổi quen thuộc với học giới dương thời như Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn, Luật Sư Vũ Văn Hiền, Luật Sư kiêm nhà báo Phan Anh, Luật Sư Trần Văn Chương…
Mặc dầu không tồn tại lâu dài, tất cả chỉ được hơn bốn tháng, thực tế còn ngắn hơn nhiều, hoạt động trong hoàn cảnh chiến tranh, bị Việt Minh đánh phá ngay từ đầu rồi tuyên truyền phá hoại và thiếu thốn đủ mọi phương tiện, Chính Phủ Trần Trọng Kim đã tạo được những thành tích đáng ca ngợi. Cả một chương trình hành động nhằm xây dựng một nước Việt Nam mới đã được dự trù bao trùm mọi phạm vi sinh hoạt từ soạn thảo hiến pháp, cải tổ thuế má, Việt Nam hóa giáo dục, thu hồi các nhượng địa, kể cả xứ Nam Kỳ, cứu đói, chống nạn mù chữ … đều đã đồng thời được thực hiện. Quốc hiệu Việt Nam với danh xưng đầy đủ là Đế Quốc Việt Nam đã được lựa chọn cùng với bài Đăng Đàn Cung làm quốc ca, cờ quẻ ly nền vàng ba sọc đỏ với hai sọc trên liền, sọc giữa đứt đoạn làm quốc kỳ. Danh xưng bộ trưởng để gọi những người đứng đầu các bộ được dùng để thay thế bằng danh xưng thượng thư của thời trước, các tên Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ thay thế cho các tên Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ mang nặng dấu vết của thời thuộc địa.
Chương trình giáo dục bằng tiếng Việt được biết dưới tên Chương Trình Hoàng Xuân Hãn đã được soạn thảo và áp dụng và đã trở thành nền tảng cho nền giáo dục sau này, rõ hơn những năm đầu của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, thời Quốc Gia Việt Nam và hai thời Đệ Nhất và Đệ Nhi Cộng Hoà ở Miền Nam. Bài Đăng Đàn Cung tuy được chọn làm quốc ca nhưng trên thực tế thì bài Tiếng Gọi Sinh Viên đã được giới thanh thiếu niên, dưới sự hướng dẫn của các thày giáo ở các trường hát mỗi ngày một nhiều, đã được phổ biến hơn không phải chỉ ở miền Bắc và miền Trung mà luôn cả ở Miền Nam, miền đất cho đến khi Chính Phủ của Thủ Tướng họ Trần được thành lập vẫn chưa thực sự được trả về với lãnh thổ quốc gia, để sau này trở thành quốc ca, một hiện tương đã nằm trong ký ức của những người thuộc thế hệ trẻ đương thời tới nay vẫn chưa hề phai nhạt.
Nỗ lực lần thứ hai của Bảo Đại tuy nhiên cũng không tồn tại được lâu dài. Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt với sự đầu hàng của Nhật Bản đã một lần nữa làm cho nhà vua phải bỏ dở. Lợi dụng cơ hội, Việt Minh cướp chính quyền ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc và áp lực những thành phần thiên Cộng khiến cho ngày 25 tháng 8 năm 1945 ông phải xuống chiếu thoái vị trao quyền cho Hồ Chí Minh và chính phủ lâm thời của ông này do Việt Minh lãnh đạo. Với Chiếu Thoái Vị, Bảo Đại đã trở thành nổi tiếng với câu nói: “ Trẫm để hạnh phúc của dân Việt Nam lên trên ngai vàng của Trẫm. Trẫm thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ.”
Nỗ lực lần thứ ba: Hiệp Định Élysée và sự thành Lập Quốc Gia Việt Nam – Thâu Hồi xứ Nam Kỳ về cho lãnh thổ của dân tộc
Bỏ qua những cố gắng của ông thời đầu thập niên ba mươi của thế kỷ trước và những cố gắng của ông sau khi ông tuyên bố độc lập ngày 11 tháng 3 năm 1945 mà tôi tóm tắt như trên, những biến cố ít người được biết đến, công lao lớn nhất mà Hoàng Đế Bảo Đại đã thực hiện được cho những người Việt Quốc Gia không chấp nhận chế độ Cộng Sản hay không sống nổi với chế độ Cộng Sản, đã ở lại, đã về hay dự tính về những vùng kiểm soát của người Pháp vào nửa cuối thập niên 1940 là Hiệp Định Élysée mà ông đã đạt được ngày 8 tháng 3 năm 1949, sau một thời gian dài thương thuyết, dưới hình thức trao đổi văn kiện giữa ông và Tổng Thống Pháp Vincent Auriol. Với Hiệp Định Élysée Quốc Gia Việt Nam đã hình thành để những ai không chấp nhận chính quyền Cộng Sản do Hồ Chí Minh lãnh đạo có chỗ trở về trong danh nghĩa của những công dân của một nước Việt Nam độc lập. Không có Bảo Đại, không có Quốc Gia Việt Nam, tất cả đều được nhìn hoặc như là theo Pháp để trở thành Việt gian làm bồi cho thực dân, đế quốc, hoặc là phải ở lại vùng Việt Minh kiểm soát để sớm muộn cũng bị loại trừ và tiêu diệt. Điều này đã xảy ra.
Nói cách khác, Bảo Đại và Hiệp Định Élysée đã đem lại chính nghĩa cho những người đương thời không chấp nhận chủ nghĩa và chế độ Cộng Sản. Chưa hết, với Hiệp Định Élysée, Bảo Đại đã thâu hồi lại xứ Nam Kỳ cho Tổ Quốc Việt Nam một cách hòa bình, không đổ máu mà Hồ Chí Minh và Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trước đó qua những thỏa ước 6 tháng 3 rồi 14 tháng 9 năm 1946 hay hội nghị Đà Lạt và Fontainebleau đã không làm được. Lễ thâu hồi đã chính thức được cử hành vào ngày 14 tháng 6 năm 1949. Với tư cách Quốc Trưởng của Quốc Gia Việt Nam, lần đầu tiên ông đã từ Đà Lạt, thủ đô tạm thời của ông về Saigon để long trọng đón phần đất đã từng là thuộc địa của Pháp từ năm 1862 trở về với lãnh thổ quốc gia và người dân Nam Kỳ đã trở thành công dân của Quốc Gia Việt Nam để cùng tham gia xây dựng lại đất nước dù là ở miền Nam, miền Trung hay miền Bắc. Một người dân miền Nam không lâu sau đó đã được bổ nhiệm đứng đầu miền Bắc. Đó là Đốc Phủ Sứ Nguyễn Văn Tâm, với danh vị Thủ Hiến Bắc việt. Đây là một sự thực không ai có thể chối cãi được và khi nói xấu ông người ta chỉ còn cách lơ đi không nói tới mà thôi.
Quốc Gia Việt Nam thường được hiếu là tiền thân của Việt Nam Cộng Hòa, từ đó bị ngộ nhận là có lãnh thổ chỉ là lãnh thổ của Miền Nam Việt Nam sau này tức từ vĩ tuyến 17 trở xuống. Điều này không đúng. Bắt đầu từ thời điểm 14 tháng 6 năm 1949, khi Nam Kỳ trở về với lãnh thổ của Quốc Gia Việt Nam và cho đến khi Hiệp Định Genève được thông qua và trớ thành có hiệu lực, Chính Quyền Quốc Gia Việt Nam của Quốc Trưởng Bảo Đại đã chính thức và hợp pháp kiểm soát những miền đất phía trên vĩ tuyến này, từ Lào Kay, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn, Móng Cáy… cho tới Hà Tiên và mũi Cà Mau, từ đồng bằng cho tới các cao nguyên do người Pháp chiếm giữ trước đó và trao trả. Nói cách khác, Quốc Gia Việt Nam có lãnh thổ bao trùm đất đai của người Việt từ Bắc chí Nam, từ Biển Đông với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà Thủ Tướng Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Trần Văn Hữu đã long trọng xác nhận ở Hội Nghị San Francisco vào hai ngày 6 và 7 tháng 9 năm 1951) tới các cao nguyên và miền núi, sau này, từ ngày 14 tháng 6 năm 1949, bao gồm luôn cả Miền Nam hay Nam Kỳ Lục Tỉnh thay vì chỉ có Miền Nam Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở xuống tức lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà về sau này.
Cờ vàng ba sọc đỏ và bài Tiếng Gọi Thanh Niên sau này là Tiếng Gọi Công Dân đã được tung bay hay được hát ở kháp nơi hay đới với giới trẻ đương thời, được học sinh các trường trung và tiểu học, mới được mở cửa trở lại sau những ngày đầu của chiến tranh, hát lên buổi sáng trước khi vào lớp. Quốc kỳ này và quốc ca này đã được lựa chọn cùng thời với danh xưng Quốc Gia Việt Nam đã liên tục được duy trì qua các thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hoà của Miền Nam Việt Nam trong suốt hai mươoi năm tồn tại. Sau này cà hai vẫn được bảo tồn và bảo vệ ở Hải Ngoại coi như tượng hai biểu tương vừa thiêng liêng vừa thân thiết nhất của người Việt ở khắp nơi trên thế giới. Một sinh hoạt bình thuờng đã thực sự hồi sinh. Các cơ cấu từ chính trị, hành chánh, quân sự, văn hóa, giáo dục mang màu sắc nhân bản vừa cổ truyền, vừa tân tiến theo trào lưu mới đã từng bước một thành hình và làm nền tảng cho các sinh hoạt ở Miền Nam trước khi bị những người Cộng Sản phá bỏ để thay thế bằng những tổ chức riêng của họ. Nên nhớ là với Thỏa Ước Sơ Bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946 Hồ Chí Minh ký với đại diện Cao Ủy Pháp ở Đông Dương Jean Sainteny và Tạm Ước 14 tháng 9 ký với Bộ Trướng Pháp Quốc Hải Ngoại Marius Moutet vấn đề thống nhất xứ Nam Kỳ chưa được giải quyết. Nói cách khác Nam kỳ cho tới ngày 14 tháng 6, trước khi được Bảo Đại thu hồi vẫn thuộc quyền cai quản của người Pháp theo các Hòa Ước 1862 và 1874. Sau ngày 14 tháng 6 năam 1954, xứ này mới thực sự trở về với lãnh thổ của Quốc Gia Việt Nam, sau này là Việt Nam Cộng Hòa và luôn luôn nằm ngoài lãnh thổ của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà cho mãi đến sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Đối với những người thuộc thế hệ sinh từ cuối thập niên 1920 và hai thập niên 1930, 1940, sự hình thành của Quốc Gia Việt Nam đã đem lại cho họ một nền giáo dục nhân bản và tiến bộ, vừa mang những đặc tính của thời xưa, vừa cởi mở, khai phóng để đón nhận những tinh hoa của thời đại thay vì lang thang không được đi học trong nhiều năm trong vùng “kháng chiến”. Nền giáo dục này đã cung cấp cho họ những điều kiện cơ bản để tiến xa hơn về sau này. Cũng vậy với sự thành lập Quân Đội Quốc Gia Việt từ đầu thập niên 1950 mà người ta hầu như đã quên.
Đối với những người làm văn chương, âm nhạc và nghệ thuật sự thành lập Quốc Gia Việt Nam là thời kỳ mở dầu cho một giai đoạn phát triển mới vừa tiếp nối giai đoạn canh tân, trẻ trung, đầy sinh lực và lãng mạn của thời cuối thập niên 1930, đầu thập niên 1940 vừa tràn ngập hân hoan, hào hứng và tin tưởng vào cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất lãnh thổ và phát triển quốc gia dưới một chính quyền mới không Cộng Sản. Rõ rệt nhất trong hiện tượng này là trường hợp của các nhạc sĩ trong đó có Phạm Duy, Thẩm Oánh, Hùng Lân, Phạm Định Chương…, chỉ kể một vài tên tuổi quen thuộc.
Nói về Hiệp Định Élysée và những thỏa thuận giữa Bảo Đại và người Pháp trước đó, nhiều người cho rằng Cựu Hoàng đã vội vã và không đòi hỏi đúng mức những gì co thể đòi hỏi được. Các vị này chủ trương là phải đòi độc lập hoàn toàn. Điều này đúng nhưng không thực tế. Thời điểm của những năm 1948, 1949 với sự thắng thế mỗi ngày một rõ của Hồng Quân Trung Hoa ở Trung Quốc, cả hai phía người Pháp và Bảo Đại phải cấp tốc giải quyết vấn đề. Không những thế, đuổi Pháp đi thì ngay lập tức lấy gì để chống Việt Minh và ngay lập tức điều hành toàn thể mọi sinh hoạt của đất nước? Vấn dề không đơn giản.Người ta không thể điều đình mà không tương nhượng và dự trù cho những sự hợp tác tương lai.
Đóng góp cuối cùng: Hiệp Ước Paris 04 tháng 06 năm 1954 – một nền Độc Lập hoàn Toàn cho Quốc Gia Việt Nam
Hiệp Định Élysée chỉ là khởi đầu. Nền độc lập do hiệp ước này mang lại chưa thực sự hoàn toàn. Nhiều bước tiến khác còn phải được thực hiện. Bảo Đại đã tiếp tục và đã hoàn tất được công tác này với sự trợ giúp của những trí thức hiểu rõ nước Pháp và người Pháp, giỏi về chính trị và luật pháp có mặt ngay trên đất Pháp và giảng dạy ngay tại các đại học Pháp, những người có đầy đủ học vị, thực học và kinh nghiệm. Đích thân ông, ông đã phải sang Pháp, ở tại chỗ nhằm tự mình theo dõi và đôn đốc. Sau một tiến trình đàm phán gay go và lâu dài, hai hiệp ước đã thành hình. Với hiệp ước thứ nhất, Pháp công nhận hoàn toàn nền độc lập và chủ quyền toàn vẹn của Quốc Gia Việt Nam và qua hiệp ước thứ hai, Việt Nam thỏa thuận gia nhập Liên Hiệp Pháp. Đại Diện cho nước Pháp là Thủ Tướng Joseph Laniel và đại diện cho Việt Nam là Thủ Tướng Bửu Lộc.
Ngày được ghi là 04 tháng 6 năm 1954 và địa điểm là Paris, thủ đô của nước Pháp. Bảo Đại đã không có được niềm hạnh phúc mà cả đời ông ấp ủ là được chứng kiến lễ ký kết những hiệp ước này. Ngày 7 tháng 5, Điện Biên Phủ thất thủ, Hiệp Định Genève đang thành hình và cả hai văn bản đã bị vĩnh viễn xếp lại. Một lần nữa thành công của vị Hoàng Đế cuối củng của Triều Nguyễn đã không trọn vẹn. Điều ta nên nhớ là trong nỗ lực cuối cùng này, ông đã phải dời bỏ quê hương của ông sang Pháp để đích thân gặp các nhân vật lãnh đạo Pháp, kể cả Tổng Thống Auriol, theo dõi và đôn đốc các đại diện của mình, bị báo chí Pháp công kích vì đã đòi hỏi quá nhiều, sau này lại còn bị mang tiếng là ham sống ở nước ngoài không chịu về nước. Dù sao với hai hiệp ước đề ngày 04 tháng 6 này, ông đã đem lại được những gì ông mong ước cho đất nước và cho thần dân Việt Nam của ông. Thiên Mạng của ông sau đó không còn nữa. Điều đáng tiếc là ông đã không còn trờ về quê hương của ông để làm công dân một nưóc độc lập như ông mong muốn được nữa. Người đời đã quên ông và thần dân của ông dã quên ông hay nếu nhớ tới ông chỉ là nhớ để trách cứ.
Mà trách cứ thì luôn luôn dễ hơn là ghi nhận và nhất là ghi ơn. Người ta đã đòi hỏi ở ông quá nhiều mà quên mất một điều là dù là vua, là thiên tử, ông vẫn chỉ là con người, con người với tât cả mọi nhược điểm của con người, nhiều khi không phải do bản chất của người ấy mà do hoàn cảnh gây ra. Bảo Đại đã lên ngôi vào lúc chế độ quân chủ ở Việt Nam đang ở tình trạng suy đồi và bị tấn công từ nhiều phía trong lúc chủ trương dân chủ mỗi ngày mỗi thêm thắng thế. Người ta không biết có bao nhiêu giọt nước mắt đã nhỏ xuống cho ông khi ông qua đời như chúng đã được nhỏ xuống khi ông đọc chiếu thoái vị trước cửa Ngọ Môn hồi năm 1945. Phải chăng sau hơn nửa thế kỷ, hơn 52 năm sau, tất cả đều đã thay đổi? Có điều đất nước Việt Nam vẫn không hề tiến bộ hơn, lãnh thổ quốc gia mà Bảo Đại đã thâu hồi hay xác nhận chủ quyền và để lại cho những người kế vị ông đã bị hao mòn không ít, và người dân Việt Nam bình thường vẫn chưa tìm lại được cuộc sống thanh bình, no ấm mà bất cứ một vị vua nào trong lịch sử nước nhà đều mong mỏi với một xã hội trong đó “Triệu tính âu ca lạc thịnh thì” như Trần Nguyên Đán đã miêu tả xã hội Đại Việt cuối thời Nhà Trần.
Huntington Beach, CA ngày 03 tháng 02 năm 2013
TS Phạm Cao DươngLịch Sử Nào Cho Tuổi Trẻ Việt Nam?
TS. PHẠM CAO DƯƠNG
Nhân Dịp Căm Bốt Làm Lễ Quốc Tang Cho Cựu Hoàng Sihanouk, Nhìn Lại Những Nỗ Lực Của Cựu Hoàng Đế Bảo Đại Trong Cuộc Đấu Tranh Giành Độc Lập Và Thống Nhất Cho Đất Nước Và Dân Tộc Việt Nam
Bài này được viết theo lời yêu cầu của một số người trẻ trong đó nhiều người là sinh viên đại học nhằm bổ khuyết cho sự hiểu biết của anh chị em này nói riêng và giới trẻ Việt Nam nói chung về vị vua cuối cùng của Nhà Nguyễn nhân dịp 100 năm năm sinh của ông cũng như về một giai đoạn lịch sử có quá nhiều góc tối hay góc khuất luôn cả oan khuất và cũng nhân dịp đầu Xuân Quý Tỵ 2013 sắp tới. Yêu cầu này cũng đến không lâu khi Cựu Hoàng Norodom Sihanouk của nước láng giềng thân cận nhất của Việt Nam, Vương Quốc Khmer hay quen thuộc hơn, Căm Bốt, vừa mới băng hà và thi thể còn được quàn tại hoàng cung chờ ngày quốc táng. Khi liên lạc với tôi, như để chắc ăn, một trong những vị này đã dùng cả điện thoại lẫn điện thư và để lại lời nhắn. Để đáp lễ, tôi cũng trả lời anh bằng điện thư trước rồi sau đó gọi điện thoại cho anh. Hai chúng tôi thảo luận với nhau rất lâu, không dưới một giờ đồng hồ về đề tài không mấy đơn giản nhưng vô cùng cần thiết này. Câu chuyện phải nói là vô cùng hào hứng giữa hai người không cùng thế hệ. Vì vậy thay vì viết một bài dưới hình thức khảo cứu, tìm hiểu hay bài học dùng trong lớp học như tôi thường làm, tôi xin được tóm tắt những gì chúng tôi đã chia sẻ với nhau cho bài viết bớt khô khan và nhẹ nhàng hơn hầu người bạn trẻ của tôi có thể đăng trên báo xuân của anh và các bạn của anh. Tôi cũng tránh không nêu tên anh và tổ chức của anh để bài viết có thể được dễ dàng phổ biến rộng rãi hơn cho những anh chị em thuộc những nhóm khác.
Nhu cầu cần được xét lại
Cựu Hoàng Bảo Đại, như sau này người ta thường gọi ông kể từ ngày ông thoái vị, thường bị nhiều người, Việt Nam có, ngoại quốc có, tệ hơn trong đó có cả các sử gia, máy móc theo nhau gọi là vua bù nhìn, tay sai của hết Tây đến Nhật, một ông vua chỉ ham ăn chơi đàng điếm, một thứ playboy do người Pháp nặn ra và đặt lên ngôi để dễ sai bảo. Ngay cả Sử Gia Trần Trọng Kim, khi được Học Giả Hoàng Xuân Hãn khuyên là nên gặp ông để tìm hiểu, lúc đầu cũng đã từ chối, gọi ông là “thằng ngốc”- “thằng ngốc, gặp nó làm gi?”- nhưng sau khi đã gặp rồi, nhà học giả kiêm sử gia này đã phải thay đổi hoàn toàn nhận định mà ông đã có từ trước. Ở đây tôi không bàn về chuyện này mà chỉ nói tới những gì Bảo Đại đã làm ngay từ khi vị cựu hoàng này còn là Đương Kim Hoàng Đế hay sau này là Cựu Hoàng và là Quốc Trưởng của Quốc Gia Việt Nam. Đây là những đóng góp tôi nghĩ là không nhỏ, nếu không nói là vô cùng lớn lao so với những đóng góp của những lãnh tụ khác của Việt Nam, trong công cuộc đấu tranh giành độc lập và thống nhất cho quốc gia và dân tộc của ông bằng đường lối hòa bình, phi bạo lực. Cho cá nhân ông, những nỗ lực của ông đã không mang lại được những thành quả mà ông mong muốn. Ông đã không bảo vệ được di sản mà tổ tiên ông để lại, đã không xây dựng được một chế độ quân chủ lập hiến cho đất nước và thần dân của ông, điều ông muốn làm ngay từ đầu, không giữ được sự đoàn kết dân tộc mà ông trịnh trọng ghi trong chiếu thoái vị…
Cuối cùng ông đã bị mọi người trách cứ, bỏ rơi và chết ở xứ người. Thần dân cũ của ông không mấy ai để ý tới sự qua đời của ông, trái với cái chết của một quốc vương khác trẻ hơn ông nhưng đồng thời với ông và cũng phải đối phó với vấn đề độc lập của quốc gia giống như ông sau này. Tôi muốn nói tới Cựu Hoàng Norodom Sihanouk của xứ Căm Bốt. Giống nhưng khác với Bảo Đại ở đường lối đấu tranh vì trong đời ông, Sihanouk đã có thời dùng bạo lực để đàn áp đối lập, đã cộng tác với Khmer Đỏ, tổ chức Cộng Sản Căm Bốt chịu ảnh hưởng của Trung Cộng của các lãnh tụ Pol Pot và Ieng Sary, một thời đã mang họa diệt chủng đến cho xứ Căm Bốt khiến cho hàng triệu người dân của xứ này bị tàn sát bằng đủ mọi phương tiện với hàng núi xương được phát hiện, cho đến nay vẫn được bảo tồn coi như di tích của một thời đen tối nhất trong lịch sử của dân tộc Khmer. Còn Bảo Đại thì tuyệt đối không, kể cả việc ông đã từ chối không chấp nhận cho người Nhật đứng ra bảo vệ lãnh thổ, hoàng cung và an ninh cho chính ngôi vị và bản thân ông, chống lại cuộc nổi dậy của Việt Minh và những người Cộng Sản hối Tháng Tám năm 1945 theo trách nhiệm giữ gìn trật tự mà quốc tế giao cho họ. Lý do đơn giản là vì Bảo Đại không muốn dùng ngưới ngoại quốc để chống lại người Việt Nam, đồng bào của ông và thần dân của ông. Sihanouk đã được chính quyền và người dân Căm Bốt thương tiếc bằng những giọt nước mắt nhỏ xuống bên lề đường hay ở trên công viên trước hoàng cung ở Nam Vang hay ở nhiều nơi ở Căm Bốt. Người ta đã long trọng đón thi hài của ông từ Bắc Kinh được đưa về Nam Vang và long trọng làm quốc tang cho ông trong bốn ngày đầu tháng 2 năm 2013, vào lúc người Việt Nam ở trong nước cũng như ở Hải Ngoại sửa soạn mừng đón Xuân Quý Tỵ.
Nỗ lực canh tân đầu tiên với Phạm Quỳnh và Ngô Đình Diệm
Trở về với những cuộc tranh đấu của Cựu Hoàng Bảo Đại. Nhà vua đã bắt đầu sự nghiệp này của mình từ rất sớm, ngay từ khi ông mới từ Pháp trở về nước đế chính thức lên ngôi, sau hơn mười năm du học và hấp thụ được cả hai nền văn hóa Đông Tây qua sự rèn luyện của Cựu Khâm Sứ Charles về phía người Pháp và Cử Nhân Lê Như Lâm với tư cách là giảng tập hồi nhà vua còn ở Việt Nam rồi phụ đạo trong suốt thời gian ông ở Pháp về phía người Việt, chưa kể tới những gì ông học được ở các trường trung học Pháp nhất là ở trường Khoa Học Chính Tri ở Paris trong các năm 1922-1932, rèn luyện để làm vua và làm nguyên thủ quốc gia, điều những nhà lãnh đạo trong lịch sử Việt Nam sau này không có.
Tranh đấu này mang tính cách của một cuộc cải cách và đã được khơi mào bởi những vận động của giới trí thức đương thời trước đó, đại diện là học giả Phạm Quỳnh của báo Nam Phong xuyên qua những bài viết của họ Phạm về một chế độ quân chủ lập hiến và về nhu cầu trả lại cho nhà vua quyền nội trị ở hai xứ Bắc Kỳ và Trung Kỳ và trả lại tổ quốc cho ngươòi Việt Nam. Mở đầu, ngay từ tháng 9 năm 1932 Phạm Quỳnh đã được cử làm Ngự Tiền Tổng Lý Văn Phòng hàm Thượng Thư để trực tiếp làm việc với nhà vua. Tiếp theo, ngày 10 tháng 12 năm 1932 bằng một đạo dụ, nhà vua loan báo chính thức cầm quyền qua một chính thể quân chủ lập hiến kèm theo với nhũng dự án cải tổ guồng máy cai trị, hệ thống quan lại, tổ chức giáo dục và tư pháp, Viện Dân Biểu Trung Kỳ… Để thực thi những dự án này, ngày 2 tháng 5 năm 1933, như một biến cố bất ngờ, Bảo Đại lại ký một dụ khác loan báo tự mình chấp chánh và thay thế sáu vị thượng thư già bằng những nhân vật trẻ trong đó có Ngô Đình Diệm giữ Bộ Lại, Phạm Quỳnh giữ Bộ Học, Bùi Bằng Đoàn Bộ Hình…
Những việc làm đầu tiên kể trên của Bảo Đại, mặc dầu đã đem lại những tia hy vọng cho người dân ở hai xứ Bắc và Trung Kỳ về một vận hội mới cho đất nước, đã không tồn tại lâu dài, một phần vì người Pháp cản trở vì trả lại quyền nội trị ở Bắc Kỳ và ở Trung Kỳ là trở lại với Hòa Ước 1884 từ đó sẽ động tới các chức thống sứ Bắc Kỳ và Khâm sứ Trung Kỳ, một phần là do mâu thuẫn nội bộ giữa phe quan lại cũ và những trí thức mới, giữa những người đi vào hoạn lộ qua ngả quan trường và những ngưuời đi vào đường này qua đường tắt cũng như giữa hai nhân vật chủ cốt là Phạm Quỳnh và Ngô Dình Diệm mà nhà vua đặt hết tin tưởng vào coi như đôi xe bổ khuyết, hỗ trợ cho nhau. Cuối cùng Ngô Đình Diệm đã từ chức, lôi cuốn theo một vài nhân vật mà nhà vua tin cậy khác.
Thất bại trong cố gắng đầu đời, nhà vua trở thành “cô đơn, chỉ có một mình” để đến khi Hoàng Xuân Hãn nhắc ông là phải làm gì vì giới thanh niên mong đợi, nhà vua đã hỏi lại “Làm gì? Làm với ai?” Có điều ông vẫn không hoàn toàn mất hết hy vọng như sau này ông ghi trong hồi ký của ông: “Dù sao đi nữa, sự có mặt của tôi trên ngôi vẫn làm cho giới trẻ giữ được niềm hy vọng. Những người như Ngô Dình Diệm và Nguyễn Đệ lúc ấy sẽ lại ra giúp tôi theo chiều hướng này” “Chắc ngưòi Pháp cho rằng tôi đã ngoan ngoãn biết nghe theo lời của họ. Dù họ có tin rằng họ đã thắng một cách dễ dàng, tôi cũng chẳng nên có lý do gì ngờ vực tôi. Tôi tin rằng nhân dân sẽ hiểu các hình thái buông thả bên ngoài của tôi, bởi cái hình thái ấy cho thấy sự thờ ơ, lơ là với nhiệm vụ của tôi…” và ông đã sống sót để chờ thời, không bị rơi vào số phận của các VuaThành Thái và Duy Tân mà ông hiểu rõ hơn ai hết cũng như bị mất tinh thần và trở thành một con người vô dụng.
Cơ hội mới: Nhật đảo chính Pháp, 9 tháng 3 năm 1945 – Chính Phủ Trần Trọng Kim hay là Cuộc Cách Mạng Phi Bạo Lực bị bỏ lỡ
Niềm hy vọng và sự kiên nhẫn của Bảo Đại kể trên đã không uổng. Mười hai năm sau, năm 1945, cơ hội lại đến với nhà vua một lần nữa. Lần này do người Nhật mang lại sau cuộc đảo chính ngày 9 tháng 3 năm 1945 lật đổ người Pháp của họ. Không còn con đường nào khác tốt hơn và cũng không để lỡ cơ hội bước đi nhũng bước khởi đầu, khi được người Nhật yêu cầu nhà vua đã cho công bố bản Tuyên Ngôn Độc Lập đầu tiên trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Chính Phủ Trần Trọng Kim đã được thành lập với các bộ trưởng đều là những nhà tân học có khả năng, và đạo đức nổi tiếng đương thời đứng đầu bởi nhà giáo kiêm học giả Trần Trọng Kim, tác giả của những bộ sách Giáo Khoa Thư và nhất là bộ Việt Nam Sử Lược cho tới khi bài này được viết vẫn còn thông dụng, với sự cộng tác của những tên tuổi quen thuộc với học giới dương thời như Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn, Luật Sư Vũ Văn Hiền, Luật Sư kiêm nhà báo Phan Anh, Luật Sư Trần Văn Chương…
Mặc dầu không tồn tại lâu dài, tất cả chỉ được hơn bốn tháng, thực tế còn ngắn hơn nhiều, hoạt động trong hoàn cảnh chiến tranh, bị Việt Minh đánh phá ngay từ đầu rồi tuyên truyền phá hoại và thiếu thốn đủ mọi phương tiện, Chính Phủ Trần Trọng Kim đã tạo được những thành tích đáng ca ngợi. Cả một chương trình hành động nhằm xây dựng một nước Việt Nam mới đã được dự trù bao trùm mọi phạm vi sinh hoạt từ soạn thảo hiến pháp, cải tổ thuế má, Việt Nam hóa giáo dục, thu hồi các nhượng địa, kể cả xứ Nam Kỳ, cứu đói, chống nạn mù chữ … đều đã đồng thời được thực hiện. Quốc hiệu Việt Nam với danh xưng đầy đủ là Đế Quốc Việt Nam đã được lựa chọn cùng với bài Đăng Đàn Cung làm quốc ca, cờ quẻ ly nền vàng ba sọc đỏ với hai sọc trên liền, sọc giữa đứt đoạn làm quốc kỳ. Danh xưng bộ trưởng để gọi những người đứng đầu các bộ được dùng để thay thế bằng danh xưng thượng thư của thời trước, các tên Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ thay thế cho các tên Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ mang nặng dấu vết của thời thuộc địa.
Chương trình giáo dục bằng tiếng Việt được biết dưới tên Chương Trình Hoàng Xuân Hãn đã được soạn thảo và áp dụng và đã trở thành nền tảng cho nền giáo dục sau này, rõ hơn những năm đầu của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, thời Quốc Gia Việt Nam và hai thời Đệ Nhất và Đệ Nhi Cộng Hoà ở Miền Nam. Bài Đăng Đàn Cung tuy được chọn làm quốc ca nhưng trên thực tế thì bài Tiếng Gọi Sinh Viên đã được giới thanh thiếu niên, dưới sự hướng dẫn của các thày giáo ở các trường hát mỗi ngày một nhiều, đã được phổ biến hơn không phải chỉ ở miền Bắc và miền Trung mà luôn cả ở Miền Nam, miền đất cho đến khi Chính Phủ của Thủ Tướng họ Trần được thành lập vẫn chưa thực sự được trả về với lãnh thổ quốc gia, để sau này trở thành quốc ca, một hiện tương đã nằm trong ký ức của những người thuộc thế hệ trẻ đương thời tới nay vẫn chưa hề phai nhạt.
Nỗ lực lần thứ hai của Bảo Đại tuy nhiên cũng không tồn tại được lâu dài. Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt với sự đầu hàng của Nhật Bản đã một lần nữa làm cho nhà vua phải bỏ dở. Lợi dụng cơ hội, Việt Minh cướp chính quyền ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc và áp lực những thành phần thiên Cộng khiến cho ngày 25 tháng 8 năm 1945 ông phải xuống chiếu thoái vị trao quyền cho Hồ Chí Minh và chính phủ lâm thời của ông này do Việt Minh lãnh đạo. Với Chiếu Thoái Vị, Bảo Đại đã trở thành nổi tiếng với câu nói: “ Trẫm để hạnh phúc của dân Việt Nam lên trên ngai vàng của Trẫm. Trẫm thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ.”
Nỗ lực lần thứ ba: Hiệp Định Élysée và sự thành Lập Quốc Gia Việt Nam – Thâu Hồi xứ Nam Kỳ về cho lãnh thổ của dân tộc
Bỏ qua những cố gắng của ông thời đầu thập niên ba mươi của thế kỷ trước và những cố gắng của ông sau khi ông tuyên bố độc lập ngày 11 tháng 3 năm 1945 mà tôi tóm tắt như trên, những biến cố ít người được biết đến, công lao lớn nhất mà Hoàng Đế Bảo Đại đã thực hiện được cho những người Việt Quốc Gia không chấp nhận chế độ Cộng Sản hay không sống nổi với chế độ Cộng Sản, đã ở lại, đã về hay dự tính về những vùng kiểm soát của người Pháp vào nửa cuối thập niên 1940 là Hiệp Định Élysée mà ông đã đạt được ngày 8 tháng 3 năm 1949, sau một thời gian dài thương thuyết, dưới hình thức trao đổi văn kiện giữa ông và Tổng Thống Pháp Vincent Auriol. Với Hiệp Định Élysée Quốc Gia Việt Nam đã hình thành để những ai không chấp nhận chính quyền Cộng Sản do Hồ Chí Minh lãnh đạo có chỗ trở về trong danh nghĩa của những công dân của một nước Việt Nam độc lập. Không có Bảo Đại, không có Quốc Gia Việt Nam, tất cả đều được nhìn hoặc như là theo Pháp để trở thành Việt gian làm bồi cho thực dân, đế quốc, hoặc là phải ở lại vùng Việt Minh kiểm soát để sớm muộn cũng bị loại trừ và tiêu diệt. Điều này đã xảy ra.
Nói cách khác, Bảo Đại và Hiệp Định Élysée đã đem lại chính nghĩa cho những người đương thời không chấp nhận chủ nghĩa và chế độ Cộng Sản. Chưa hết, với Hiệp Định Élysée, Bảo Đại đã thâu hồi lại xứ Nam Kỳ cho Tổ Quốc Việt Nam một cách hòa bình, không đổ máu mà Hồ Chí Minh và Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trước đó qua những thỏa ước 6 tháng 3 rồi 14 tháng 9 năm 1946 hay hội nghị Đà Lạt và Fontainebleau đã không làm được. Lễ thâu hồi đã chính thức được cử hành vào ngày 14 tháng 6 năm 1949. Với tư cách Quốc Trưởng của Quốc Gia Việt Nam, lần đầu tiên ông đã từ Đà Lạt, thủ đô tạm thời của ông về Saigon để long trọng đón phần đất đã từng là thuộc địa của Pháp từ năm 1862 trở về với lãnh thổ quốc gia và người dân Nam Kỳ đã trở thành công dân của Quốc Gia Việt Nam để cùng tham gia xây dựng lại đất nước dù là ở miền Nam, miền Trung hay miền Bắc. Một người dân miền Nam không lâu sau đó đã được bổ nhiệm đứng đầu miền Bắc. Đó là Đốc Phủ Sứ Nguyễn Văn Tâm, với danh vị Thủ Hiến Bắc việt. Đây là một sự thực không ai có thể chối cãi được và khi nói xấu ông người ta chỉ còn cách lơ đi không nói tới mà thôi.
Quốc Gia Việt Nam thường được hiếu là tiền thân của Việt Nam Cộng Hòa, từ đó bị ngộ nhận là có lãnh thổ chỉ là lãnh thổ của Miền Nam Việt Nam sau này tức từ vĩ tuyến 17 trở xuống. Điều này không đúng. Bắt đầu từ thời điểm 14 tháng 6 năm 1949, khi Nam Kỳ trở về với lãnh thổ của Quốc Gia Việt Nam và cho đến khi Hiệp Định Genève được thông qua và trớ thành có hiệu lực, Chính Quyền Quốc Gia Việt Nam của Quốc Trưởng Bảo Đại đã chính thức và hợp pháp kiểm soát những miền đất phía trên vĩ tuyến này, từ Lào Kay, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn, Móng Cáy… cho tới Hà Tiên và mũi Cà Mau, từ đồng bằng cho tới các cao nguyên do người Pháp chiếm giữ trước đó và trao trả. Nói cách khác, Quốc Gia Việt Nam có lãnh thổ bao trùm đất đai của người Việt từ Bắc chí Nam, từ Biển Đông với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà Thủ Tướng Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Trần Văn Hữu đã long trọng xác nhận ở Hội Nghị San Francisco vào hai ngày 6 và 7 tháng 9 năm 1951) tới các cao nguyên và miền núi, sau này, từ ngày 14 tháng 6 năm 1949, bao gồm luôn cả Miền Nam hay Nam Kỳ Lục Tỉnh thay vì chỉ có Miền Nam Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở xuống tức lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà về sau này.
Cờ vàng ba sọc đỏ và bài Tiếng Gọi Thanh Niên sau này là Tiếng Gọi Công Dân đã được tung bay hay được hát ở kháp nơi hay đới với giới trẻ đương thời, được học sinh các trường trung và tiểu học, mới được mở cửa trở lại sau những ngày đầu của chiến tranh, hát lên buổi sáng trước khi vào lớp. Quốc kỳ này và quốc ca này đã được lựa chọn cùng thời với danh xưng Quốc Gia Việt Nam đã liên tục được duy trì qua các thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hoà của Miền Nam Việt Nam trong suốt hai mươoi năm tồn tại. Sau này cà hai vẫn được bảo tồn và bảo vệ ở Hải Ngoại coi như tượng hai biểu tương vừa thiêng liêng vừa thân thiết nhất của người Việt ở khắp nơi trên thế giới. Một sinh hoạt bình thuờng đã thực sự hồi sinh. Các cơ cấu từ chính trị, hành chánh, quân sự, văn hóa, giáo dục mang màu sắc nhân bản vừa cổ truyền, vừa tân tiến theo trào lưu mới đã từng bước một thành hình và làm nền tảng cho các sinh hoạt ở Miền Nam trước khi bị những người Cộng Sản phá bỏ để thay thế bằng những tổ chức riêng của họ. Nên nhớ là với Thỏa Ước Sơ Bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946 Hồ Chí Minh ký với đại diện Cao Ủy Pháp ở Đông Dương Jean Sainteny và Tạm Ước 14 tháng 9 ký với Bộ Trướng Pháp Quốc Hải Ngoại Marius Moutet vấn đề thống nhất xứ Nam Kỳ chưa được giải quyết. Nói cách khác Nam kỳ cho tới ngày 14 tháng 6, trước khi được Bảo Đại thu hồi vẫn thuộc quyền cai quản của người Pháp theo các Hòa Ước 1862 và 1874. Sau ngày 14 tháng 6 năam 1954, xứ này mới thực sự trở về với lãnh thổ của Quốc Gia Việt Nam, sau này là Việt Nam Cộng Hòa và luôn luôn nằm ngoài lãnh thổ của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà cho mãi đến sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Đối với những người thuộc thế hệ sinh từ cuối thập niên 1920 và hai thập niên 1930, 1940, sự hình thành của Quốc Gia Việt Nam đã đem lại cho họ một nền giáo dục nhân bản và tiến bộ, vừa mang những đặc tính của thời xưa, vừa cởi mở, khai phóng để đón nhận những tinh hoa của thời đại thay vì lang thang không được đi học trong nhiều năm trong vùng “kháng chiến”. Nền giáo dục này đã cung cấp cho họ những điều kiện cơ bản để tiến xa hơn về sau này. Cũng vậy với sự thành lập Quân Đội Quốc Gia Việt từ đầu thập niên 1950 mà người ta hầu như đã quên.
Đối với những người làm văn chương, âm nhạc và nghệ thuật sự thành lập Quốc Gia Việt Nam là thời kỳ mở dầu cho một giai đoạn phát triển mới vừa tiếp nối giai đoạn canh tân, trẻ trung, đầy sinh lực và lãng mạn của thời cuối thập niên 1930, đầu thập niên 1940 vừa tràn ngập hân hoan, hào hứng và tin tưởng vào cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất lãnh thổ và phát triển quốc gia dưới một chính quyền mới không Cộng Sản. Rõ rệt nhất trong hiện tượng này là trường hợp của các nhạc sĩ trong đó có Phạm Duy, Thẩm Oánh, Hùng Lân, Phạm Định Chương…, chỉ kể một vài tên tuổi quen thuộc.
Nói về Hiệp Định Élysée và những thỏa thuận giữa Bảo Đại và người Pháp trước đó, nhiều người cho rằng Cựu Hoàng đã vội vã và không đòi hỏi đúng mức những gì co thể đòi hỏi được. Các vị này chủ trương là phải đòi độc lập hoàn toàn. Điều này đúng nhưng không thực tế. Thời điểm của những năm 1948, 1949 với sự thắng thế mỗi ngày một rõ của Hồng Quân Trung Hoa ở Trung Quốc, cả hai phía người Pháp và Bảo Đại phải cấp tốc giải quyết vấn đề. Không những thế, đuổi Pháp đi thì ngay lập tức lấy gì để chống Việt Minh và ngay lập tức điều hành toàn thể mọi sinh hoạt của đất nước? Vấn dề không đơn giản.Người ta không thể điều đình mà không tương nhượng và dự trù cho những sự hợp tác tương lai.
Đóng góp cuối cùng: Hiệp Ước Paris 04 tháng 06 năm 1954 – một nền Độc Lập hoàn Toàn cho Quốc Gia Việt Nam
Hiệp Định Élysée chỉ là khởi đầu. Nền độc lập do hiệp ước này mang lại chưa thực sự hoàn toàn. Nhiều bước tiến khác còn phải được thực hiện. Bảo Đại đã tiếp tục và đã hoàn tất được công tác này với sự trợ giúp của những trí thức hiểu rõ nước Pháp và người Pháp, giỏi về chính trị và luật pháp có mặt ngay trên đất Pháp và giảng dạy ngay tại các đại học Pháp, những người có đầy đủ học vị, thực học và kinh nghiệm. Đích thân ông, ông đã phải sang Pháp, ở tại chỗ nhằm tự mình theo dõi và đôn đốc. Sau một tiến trình đàm phán gay go và lâu dài, hai hiệp ước đã thành hình. Với hiệp ước thứ nhất, Pháp công nhận hoàn toàn nền độc lập và chủ quyền toàn vẹn của Quốc Gia Việt Nam và qua hiệp ước thứ hai, Việt Nam thỏa thuận gia nhập Liên Hiệp Pháp. Đại Diện cho nước Pháp là Thủ Tướng Joseph Laniel và đại diện cho Việt Nam là Thủ Tướng Bửu Lộc.
Ngày được ghi là 04 tháng 6 năm 1954 và địa điểm là Paris, thủ đô của nước Pháp. Bảo Đại đã không có được niềm hạnh phúc mà cả đời ông ấp ủ là được chứng kiến lễ ký kết những hiệp ước này. Ngày 7 tháng 5, Điện Biên Phủ thất thủ, Hiệp Định Genève đang thành hình và cả hai văn bản đã bị vĩnh viễn xếp lại. Một lần nữa thành công của vị Hoàng Đế cuối củng của Triều Nguyễn đã không trọn vẹn. Điều ta nên nhớ là trong nỗ lực cuối cùng này, ông đã phải dời bỏ quê hương của ông sang Pháp để đích thân gặp các nhân vật lãnh đạo Pháp, kể cả Tổng Thống Auriol, theo dõi và đôn đốc các đại diện của mình, bị báo chí Pháp công kích vì đã đòi hỏi quá nhiều, sau này lại còn bị mang tiếng là ham sống ở nước ngoài không chịu về nước. Dù sao với hai hiệp ước đề ngày 04 tháng 6 này, ông đã đem lại được những gì ông mong ước cho đất nước và cho thần dân Việt Nam của ông. Thiên Mạng của ông sau đó không còn nữa. Điều đáng tiếc là ông đã không còn trờ về quê hương của ông để làm công dân một nưóc độc lập như ông mong muốn được nữa. Người đời đã quên ông và thần dân của ông dã quên ông hay nếu nhớ tới ông chỉ là nhớ để trách cứ.
Mà trách cứ thì luôn luôn dễ hơn là ghi nhận và nhất là ghi ơn. Người ta đã đòi hỏi ở ông quá nhiều mà quên mất một điều là dù là vua, là thiên tử, ông vẫn chỉ là con người, con người với tât cả mọi nhược điểm của con người, nhiều khi không phải do bản chất của người ấy mà do hoàn cảnh gây ra. Bảo Đại đã lên ngôi vào lúc chế độ quân chủ ở Việt Nam đang ở tình trạng suy đồi và bị tấn công từ nhiều phía trong lúc chủ trương dân chủ mỗi ngày mỗi thêm thắng thế. Người ta không biết có bao nhiêu giọt nước mắt đã nhỏ xuống cho ông khi ông qua đời như chúng đã được nhỏ xuống khi ông đọc chiếu thoái vị trước cửa Ngọ Môn hồi năm 1945. Phải chăng sau hơn nửa thế kỷ, hơn 52 năm sau, tất cả đều đã thay đổi? Có điều đất nước Việt Nam vẫn không hề tiến bộ hơn, lãnh thổ quốc gia mà Bảo Đại đã thâu hồi hay xác nhận chủ quyền và để lại cho những người kế vị ông đã bị hao mòn không ít, và người dân Việt Nam bình thường vẫn chưa tìm lại được cuộc sống thanh bình, no ấm mà bất cứ một vị vua nào trong lịch sử nước nhà đều mong mỏi với một xã hội trong đó “Triệu tính âu ca lạc thịnh thì” như Trần Nguyên Đán đã miêu tả xã hội Đại Việt cuối thời Nhà Trần.
Huntington Beach, CA ngày 03 tháng 02 năm 2013
TS Phạm Cao DươngLịch Sử Nào Cho Tuổi Trẻ Việt Nam?
No comments:
Post a Comment