CHUYỆN GÌ XẢY RA?
Thiết giáp rầm rập giữa đêm – Chuyện gì đang xảy ra tại Sài Gòn?
Bạn đọc Danlambao - Khuya 25, rạng sáng 26/6/2016, người dân Sài Gòn bất ngờ chứng kiến cảnh hàng loạt xe thiết giáp quân đội di chuyển rầm rập giữa trung tâm thành phố.
Bắt đầu từ trụ sở Bộ tư lệnh TP.HCM tại quận 10, đoàn xe thiết giáp đã di chuyển rất nhanh trên đường Cách mạng tháng 8 theo hướng tiến về khu vực trung tâm quận 1.
Video phổ biến trên mạng xã hội cho thấy đoàn xe quân sự đi thành một hàng dài dằng dặc, đa số thuộc loại xe thiết giáp chở quân BRT do Liên Xô tài trợ.
Tháp tùng trên xe là lực lượng mặc trang phục lục quân Việt Nam, những người này vừa đi vừa la hét, quát tháo người dân tránh sang hai bên, mặc dù tiếng còi hú giành đường ưu tiên vẫn vang lên inh ỏi.
Hiện không rõ nguyên nhân thực sự cũng như điểm đến của đợt xuất quân trên quy mô lớn lần này. Tuy nhiên, sự kiện các khí tài quân sự xuất hiện rầm rập ngay giữa thời bình đã khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi đầy hoài nghi.
Động thái này khiến nhiều người nhớ lại sự kiện tương tự hồi tháng 7/2015, giữa lúc bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh vắng mặt với lý do “sang Pháp chữa bệnh”, các khí tài quân sự cũng đã được lệnh di chuyển mà không nói rõ lý do.
Khi ấy, một số lời đồn đoán cho rằng việc vận chuyển vũ khí liên quan đến vấn đề căng thẳng tại khu vực biên giới Tây Nam. Tuy nhiên, có ý kiến khác cho rằng, động thái này có liên quan đến các diễn biến quyền lực trong nội bộ đảng CSVN, mà kết quả sau đó là Phùng Quang Thanh bị loại ra khỏi chiếc ghế chủ tịch nước, vị trí mà chỉ vài tháng trước đó ông này gần như đã nắm chắc trong tay.
* Video: Facebook Vo Son Hoang Tuan, Phat Huu Tran, Do Duc Hop
* Video: Facebook Vo Son Hoang Tuan, Phat Huu Tran, Do Duc Hop
CHIM CHÌM, CÁ NỔI
Đảng, nhà nước, chính phủ vào cuộc nhưng tàu New Zealand phát hiện ra CASA 212
CTV Danlambao - Thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng cho biết kể từ khi 2 chiếc Su 30 và CASA 212 bị mất tích thì "Đảng, Nhà nước, Chính phủ cùng nhiều địa phương, ngư dân đã cùng vào cuộc tìm kiếm máy bay và phi hành đoàn." Không biết đảng nhập cuộc làm cái công việc gì trong "cuộc" này. Và toàn bộ cái gọi là đảng, nhà nước, chính phủ... kết hợp đã "thành công" nhờ:
Su-30 MK2: phát hiện bởi ngư dân Lê Văn Cương đang đánh bắt cá trên biển (đánh bắt cá kiếm ăn chứ không "vào cuộc" với đảng, nhà nước, chính phủ...)
CASA 212: phát hiện bởi tàu New Zealand đi ngang qua (đi ngang chứ cũng không phải là thành phần "vào cuộc").
Theo ông Võ Văn Tuấn - "Dù điều kiện khó khăn nhưng quân đội đã được trang bị hệ thống dò tín hiệu tối tân SONA, hệ thống tìm hộp đen, robot lặn, kết hợp các phương tiện truyền thống như tàu giã cào... giúp việc tìm kiếm hiệu quả trong điều kiện ban đêm, sóng to, gió lớn..." Việc tìm kiếm "hiệu quả" này cuối cùng cũng đã có kết quả: một tàu New Zealand đã phát hiện được được vị trí máy bay CASA 212 bị rơi và gửi thông báo, dừng chờ Việt Nam đến xác nhận.
Điều lạ là trước đây Bộ Quốc phòng đã khẳng định vị trí Su 30 bị rơi cách đông bắc đảo Mắt khoảng 40 km, CASA 212 rơi ở vị trí khoảng 30 km phía nam đông nam đảo Bạch Long Vỹ. Tọa độ rơi được khẳng định nhưng cả đảng, nhà nước, chính phủ với quân đội được trang bị tối tân cùng nhau vào cuộc cũng bó tay và may mắn là ngư dân và tàu ngoại quốc tìm được 2 máy bay... "tan xác".
Phi công Trần Quang Khải của chiếc tiêm kích Su 30 bị tử nạn. Bộ Quốc phòng cũng đã xác nhận 9 phi hành đoàn trên chiếc CASA 212 cũng tử nạn - tức là đã tìm thấy thi thể ở vùng có các mảnh vụn của CASA212 do tàu New Zealand phát hiện.
Cho đến nay hộp đen trên chiếc tuần thám CASA 212 cũng chưa được ngư dân hay tàu ngoại quốc nào tìm thấy và nguyên nhân bị rớt thì Bộ Quốc phòng cũng còn đang phân vân - giống như đảng và nhà nước đang phân vân về nguyên nhân tại sao cá chết.
25.06.2016
danlambaovn.blogspot.comCó yếu tố Tàu cộng trong sự kiện rớt máy bay?
Le Nguyen (Danlambao) - Có lẽ đến thời điểm này, chỉ có những kẻ mù đảng, cuồng Hồ mới không nhìn thấy âm mưu làm suy yếu dần rồi tiến tới thôn tính Việt Nam của bá quyền Đại Hán. Riêng những người Việt Nam nhận ra dã tâm thâm độc, biết rõ tham vọng bành trướng của Tàu Cộng, không chỉ giới hạn trong đại bộ phận quần chúng nhân dân mà có cả những "trí thức" Mác-Lê xã nghĩa, những lãnh đạo trung, cao cấp còn tại chức, sắp về hưu lẫn đã về hưu của đảng CSVN.
Vài năm gần đây ngày càng có nhiều "trí thức", quan chức, tướng lãnh nguyên là lãnh đạo cơ quan, sở bộ của đảng, nhà nước đã sáng mắt, sáng lòng nên lên tiếng phê phán chính sách thân Tàu, cũng như cùng đứng đơn ký tên tập thể kiến nghị yêu cầu đảng, nhà nước thay đổi chính sách mang tính chiến lược, liên quan đến quan hệ ngoại giao Việt-Trung, có nhiều bất lợi cho Việt Nam. Nói chính xác hơn là phản đối chủ trương, chính sách của đảng, nhà nước gây nguy hại đến an ninh quốc phòng, xâm hại đến độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, có cả "trí thức", tướng lãnh lãnh đạo nguyên là... lẫn đang là... tham gia.
Hiện tượng tập thể cán bộ, quan chức lãnh đạo lên tiếng phê phán gay gắt chủ trương, chính sách cũng như ký tên tập thể gởi lên đảng, nhà nước những bức xúc liên quan đến yếu tố Tàu cộng. Lúc khởi sự chỉ co cụm trong những "trí thức", tướng tá lãnh đạo trung, cao cấp đã về hưu. Gần đây hiện tượng phê phán chủ trương, chính sách “bám váy” đưa Việt Nam ngập sâu vào vòng nô thuộc Tàu cộng của đảng, nhà nước CSVN như hiệu ứng dây chuyền lan sang các quan chức, lãnh đạo sắp về hưu cùng một số đang tại chức và phản ứng “tố cộng bài Trung” của họ đã được sự đồng tình ủng hộ của đại bộ phận quần chúng nhân dân.
Từ góc độ phản đối chủ trương chính sách của tập thể các quan chức, công thần đã về hưu, sắp về hưu và một số đương chức, giúp cho chúng ta có cơ sở để kết luận, là mọi người Việt Nam ai ai cũng thấy được dã tâm của “đồng chí” 16 vàng, 4 tốt cùng chung ý thức hệ Mác-Lê, cùng theo đuổi con đường xã hội chủ nghĩa, cùng diễn trò thần tượng Mao-Hồ, giữ gìn tài sản quý báu Mao-Hồ!
Nói cách khác là người Việt Nam, ngoài đảng hay trong đảng, đảng viên quèn hay đảng viên lãnh đạo cao cấp - trừ những kẻ ngu dốt, mù đảng cuồng hồ ra thì ai ai cũng nhận biết tên láng giềng to xác, xấu tính Tàu cộng ngoài miệng thơn thớt nói cười nhưng trong bụng thì chứa một bồ dao găm chờ lóc thịt lột da làm thịt Việt Nam.
Chuyện Tàu cộng mần thịt Việt Nam chỉ còn là thời gian đếm ngược từng ngày, không còn là sự mơ hồ hay hiểu lệch lạc như loa đài của đảng, nhà nước cố tình tuyên truyền đánh lạc hướng về quan hệ thấm thiết của hai đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước Việt-Tàu! (sic)
Sau nhiều chục năm âm thầm thực hiện kế hoạch đầu độc, lùng diệt tinh hoa, trí tuệ Việt nam nhằm làm suy yếu dần tinh thần dân tộc Việt Nam để tiến tới xóa sổ đất nước Việt Nam bằng cách cho quân Tàu nhập Việt ẩn mình trong vỏ bọc dân tộc, thực hiện các vụ việc nổi cộm, làm tiêu hao sức mạnh Việt Nam qua một số sự kiện như: Hô hào cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân; Thực hiện cải cách ruộng đất, triệt hạ nhân văn giai phẩm; Ký công hàm giao nộp Hoàng Sa, Trường Sa; Phát động chiến tranh xâm lược miền Nam; Tổng tấn công Mậu Thân 68; Vi phạm hiệp định Hòa bình Paris năm 73; giết dần mòn quân cán chính VNCH trong trại cải tạo; Đánh tư sản mại bản, cải tạo công thương nghiệp sau cái ngày đảng CSVN gọi là đại thắng mùa xuân năm 1975...
Những vụ việc nổi cộm vừa nêu là do quân Tàu nhập Việt của Tàu Mao, phối hợp với các tên tay sai bản xứ thực hiện trong âm thầm, kín đáo, tinh vi không dễ để phát hiện chứ không ngang ngược lộ liễu như Tàu Tập ngày nay.
Đến thời điểm này, đội quân bí mật của Tàu Mao sau nhiều lần ra tay thanh toán các lãnh đạo cộng sản có tinh thần độc lập dân tộc với ‘tội danh” Việt gian phản động, xét lại chống đảng... Song song với việc xen vào công việc nội bội thay đổi cơ cấu tổ chức đảng, nhà nước làm cho nó phình to, cồng kềnh để cho chúng dễ bề thao túng, can thiệp sắp xếp nhân sự vào bộ máy cai trị của đảng CSVN.
Hiện nay với kế hoạch can thiệp sâu vào nội bộ Việt Nam, Tàu cộng đã khống chế, vô hiệu hóa sức đề kháng của lãnh đạo đảng, nhà nước CSVN và chúng đang bước vào giai đoạn cuối của kế hoạch sáp nhập, thôn tính Việt Nam. Thế cho nên ngay thời điểm này Tàu cộng không cần phải ngụy trang dưới vỏ bọc “đồng chí” xã hội chủ nghĩa anh em như trước kia nữa, vì qua các hiệp ước hợp tác toàn diện về văn hóa, kinh tế, chính trị... Tàu cộng đã gián tiếp cai trị Việt Nam qua quyền lực độc tôn, độc tài, độc quyền lãnh đạo của đảng CSVN.
Về văn hóa, cộng đảng Tàu đã đưa các phim dã sử, lịch sử Tàu công chiếu vào “giờ vàng” trên các kênh truyền hình Việt Nam, cũng như âm thầm mua đứt các quan chức ngu dốt phá bỏ các kiến trúc cổ mang sắc thái đặc thù của dân tộc Việt Nam như đình chùa, miếu mạo, cố đô... trùng tu, xây mới rập khuôn kiến trúc Tàu. Song song đó là chúng lập viện Khổng Tử, tổ chức lễ hội văn hóa sặc mùi mê tín với y phục cổ trang mang màu sắc man di của các sắc tộc thiểu số trong các phim lịch sử của Tàu cho dân Việt diễu hành trong các lễ hội truyền thống dân tộc của Việt Nam.
Về kinh tế, cộng đảng Tàu sử dụng các hiệp ước kinh tế làm vỏ bọc đưa Việt Nam vào vòng lệ thuộc và chiếm lĩnh các vị trí chiến lược, trọng điểm kinh tế phục vụ mục tiêu quân sự như rừng đầu nguồn, các khu công nghiệp Bauxite Tây Nguyên, đặc khu liên hợp Formosa Vũng Áng... làm thành tô giới nội bất xuất ngoại bất nhập, cùng với các khu làng Tàu, phố Tàu và đội quân thương lái nghênh ngang đi lại khắp mọi miền lãnh thổ Việt Nam, sử dụng đồng nhân dân tệ giao dịch mua bán như trên lãnh thổ của Tàu.
Về chính trị cộng đảng Tàu cùng với cộng đảng Việt giương cao khẩu hiệu giữ gìn tài sản quý báu của Mao-Hồ nhằm ru ngủ nhân dân Việt Nam cùng với các đảng viên cộng sản chưa bị Hán hóa ngủ mê trong ảo tưởng 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” cùng với 16 vàng “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” để những tay sai Tàu nằm vùng mớm ý cho tập thể lãnh đạo đảng CSVN thống nhất ý kiến ba không về chuyện Biển Đông: “...Không liên minh quân sự với nước này chống nước khác, không quốc tế hóa về vấn đề tranh chấp Biển Đông, không để nước ngoài thiết lập căn cứ quân sự tại Việt Nam để chống nước thứ ba...”
Thực chất của chính sách ba không, không đơn thuần là chuyện Biển Đông. Chính sách ba không của đảng CSVN cũng chính là âm mưu thâm độc của Tàu cộng nhằm bao vây cô lập, tách rời Việt Nam khỏi thế liên kết, liên minh khu vực và thế giới nhằm tạo thế mạnh cho Việt Nam bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ trong thời đại toàn cầu hóa.
Không còn nghi ngờ gì nữa, chính sách ba không là thỏa thuận ngầm của hai đảng cộng sản Việt-Trung, làm tấm bình phong cho Tàu Cộng tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa, tôn tạo các bãi đá ngầm, xây dựng hải cảng, sân bay đưa nhân lực, khí tài quân cụ tên lửa, chiến hạm, chiến đấu cơ vào các căn cứ quân sự trên các đảo cưỡng chiếm của Việt Nam nhằm xác lập chủ quyền bản đồ hình lưỡi bò tự vẽ dưới biển và thiết lập vùng cấm bay, vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên không của khu vực Biển Đông.
Mảng vỡ của CASA-212
Tàu cộng đơn phương tuyên bố chủ quyền bản đồ hình lưỡi bò và xác lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông qua quá trình thực hiện lâu dài, có hơn nửa thế kỷ và âm mưu chiếm trọn Biển Đông có sự tiếp tay của nội tuyến Tàu cài cấm trong nội bộ đảng CSVN. Âm mưu cướp Biển Đông bắt đầu từ câu “đảo hoang chim ỉa...” của Hồ Chí Minh hình thành công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958, đến sử dụng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa năm 1974, Trường Sa năm 1988 và tiến sang tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa năm 2012.
Cuối cùng chúng ngang nhiên tôn tạo, xây dựng các đảo chìm, thiết lập hải cảng, phi cảng phục vụ mục tiêu quân sự để làm thành cột mốc chủ quyền hình lưỡi bò trên Biển Đông. Mới đây để hoàn thành kế hoạch xâm lược biển đảo, Tàu cộng xác lập vùng cấm bay không trên cơ sở luật pháp quốc tế đã gặp sự chống đối của cộng đồng quốc tế nhưng Tàu cộng vẫn phớt lờ phản đối tuyên bố chủ quyền vô lý trên Biển Đông của cộng đồng quốc tế.
Không những phớt lờ, Tàu cộng còn bịa đặt ra “kịch bản” liên minh 60 nước ủng hộ lập trường Biển Đông và đã bị các nước liên quan đến vụ việc Biển Đông lên tiếng bóc mẽ, cải chính như Poland, Slovenia, Bosnia - Herzegovina, Qatar, Lao, Campuchia, Fiji... và cái gọi là liên minh 60 nước ủng hộ lập trường Biển Đông của Tàu. Thật sự chỉ có trên dưới 10 nước nhỏ bé vùng rừng núi phi châu, sa mạc Trung Đông, đảo quốc ngoài khơi biển Thái Bình Dương gồm Afghanistan, Gambia, Kenya, Niger, Sudan, Togo, Vanuatu và Lesotho...(*)
Chuyện Tàu cộng tuyên bố chủ quyền bản đồ hình lưỡi bò và thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) chỉ có Việt Nam xã nghĩa là bị mất trắng vùng biển, vùng trời Biển Đông mà còn phải năn nỉ, khóc lóc van xin lòng thương hại của đàn anh xã hội chủ nghĩa, môi hở răng lạnh, 16 vàng 4 tốt hổ trợ tìm kiếm hai chiếc máy bay Việt Nam rơi không rõ nguyên nhân trên Biển Đông?!
Cụ thể vụ việc máy bay SU-30MK2 với CASA-212 rất có khả năng là mục tiêu để cho Tàu Cộng vừa thử nghiệm vũ khí, vừa biểu dương sức mạnh quân sự nhằm nắn gân Hoa Kỳ với các đồng minh của Hoa Kỳ, cũng như nhằm vào mục tiêu đối phó với phán quyết của tòa án quốc tế sắp tuyên về vụ việc Philipines kiện Tàu cộng liên quan đến chủ quyền vùng biển tranh chấp ở bãi cạn Scarborough vào những ngày tới đây.
Hơn ai hết, Tàu cộng biết không thể sử dụng luật rừng đối với cộng đồng quốc tế nên chúng vừa sử dụng tiền, sử dụng sức mạnh kinh tế mua chuộc các nước nghèo ủng hộ lập trường Biển Đông của chúng. Cùng lúc Tàu cộng sử dụng sức mạnh quân sự lấn áp, khủng bố các nước nhỏ nhu nhược và diễu võ dương oai, gầm gừ với các nước có đủ sức mạnh ngăn chận tham vọng cấm mốc chủ quyền lưỡi bò và thiết lập vùng cấm bay (ADIZ) trên không phận Biển Đông một cách rừng rú vô nguyên tắc, bất chấp luật pháp quốc tế.
Qua một chuỗi sự kiện từ quá khá xa xưa đến việc tuyên bố vùng nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông và Biển Đông trong chiêu trò dương đông kích tây, đánh lạc hướng dư luận quốc tế. Không khó để cho chúng ta thấy sự kiện chiến đấu hiện đại SU-30MK2 của Nga và chiếc máy bay tuần thám hiện đại CASA-212 của Hoa Kỳ gặp “sự cố” rơi tự do không rõ nguyên nhân trong hai ngày liên tục cướp đi mạng sống của 10 sĩ quan phòng không, không quân của quân đội nhân dân Việt Nam. Sự kiện máy bay rơi chắc hẳn không phải là do tai nạn thông thường và không loại trừ khả năng có yếu tố Tàu cộng can dự vào.
Chuyện Tàu cộng táo tợn can thiệp sâu vào công việc nội bộ đảng CSVN, xem người dân Việt Nam như con nít không biết gì về vụ việc cá chết bất thường trắng bờ biển miền Trung và vụ việc chiến đấu cơ, chiếc máy bay tuần thám hiện đại rơi tự do không rõ nguyên nhân trên vùng biển đảo Việt Nam, là sự bỉ mặt, sỉ nhục dân tộc Việt Nam!
Tham vọng xâm lăng của Tàu cộng không còn là bí mật quốc gia, không còn là bí mật của hai đảng cộng sản Việt-Tàu và đại bộ phận người dân đến "trí thức", tướng tá đảng viên lãnh đạo trung, cao cấp nguyên là... lẫn đang là... đều biết! Thế thì tại sao vẫn mũ ni che tai, để yên cho bọn bán nước với quân cướp nước lộng hành trên đất nước Việt Nam?
_____________________________________
Chú thích:
Sự mất tích của chiến đấu cơ tối tân Su-30MK2 và những vấn đề đáng bàn
Phát hiện vật nghi là áo phao của phi công Su-30MK2 bị mất tích (Ảnh: Báo Giao thông) |
Nguyễn Tường Tâm (Danlambao) - Là một sĩ quan bộ binh tác chiến của Quân Đội Miền Nam cách nay gần 50 năm, và cũng đã từng làm công tác tham mưu ở Trung Tâm Hành Quân (TOC: Tactical Operations Center) của Sư Đoàn Việt Nam lẫn Sư Đoàn Hoa Kỳ (sĩ quan liên lạc hành quân (liaison officer) tại Sư Đoàn 5 Cơ Giới Hoa Kỳ-5th Mechanized Infantry Division) tôi xin có nhận xét về một số vấn đề thiếu sót của Không Quân Việt Nam hiện nay qua việc tìm kiếm và tiếp cứu hai phi cơ mất tích trong 2 ngày 14 và 16 tháng 6, 2016 hầu mong góp ý để Không Quân Việt Nam cải thiện tăng cường khả năng chiến đấu để bảo vệ hữu hiệu vùng biển và vùng trời của tổ quốc.
Phi công chiến đấu của bất cứ quân đội nước nào khi kéo ghế thoát hiểm thì sẽ được kèm theo "túi mưu sinh thoát hiểm", thường được gắn dưới ghế thoát hiểm; trong đó đựng những thứ tối cần thiết để người phi công có thể hoặc tự tìm đường về phòng tuyến bạn, hoặc liên lạc với đơn vị bạn để được cấp cứu. Trung tướng "anh hùng" Phạm Tuân của không quân Bắc Việt cũng xác định như vậy. Toàn thể phi công chiến đấu của Không Quân Miền Nam và đồng minh Hoa Kỳ trước 1975 cũng được trang bị như vậy. Và vì thế, mỗi khi bị trúng đạn phòng không, hoặc khi bị trục trặc kỹ thuật, người phi công khi đáp xuống đất trong vùng quân bạn, sẽ được cấp cứu gần như ngay tức khắc.
Được như vậy là vì, ngoài những khí tài khác, người phi công lâm nạn được trang bị máy vô tuyến và súng phóng trái sáng (flare); và đơn vị cấp cứu có máy xác định tọa độ; đó là ba điều kiện cơ bản để cấp cứu một phi công lâm nạn. Một khi sóng liên lạc được kết nối, đơn vị cấp cứu có thể xác định tọa độ của phi công lâm nạn ngay tức khắc. Đó là nói về thời điểm cách nay trên dưới 50 năm trong cuộc chiến tranh Việt Nam, chứ đừng nói là thời bây giờ với máy định vị tọa độ (GPS) cầm tay được phổ biến tới cả dân thường. Vả lại, thời nay ai cũng biết, một khi mình dùng điện thoại di động thì ngay lập tức, nếu cần, cơ quan điều tra có thể biết ngay vị trí của người xử dụng chiếc điện thoại đó. Do đó những tay trùm tội phạm hay khủng bố như Bin Laden đã tuyệt đối không dùng điện thoại di động để tránh bị phát hiện.
Được như vậy là vì, ngoài những khí tài khác, người phi công lâm nạn được trang bị máy vô tuyến và súng phóng trái sáng (flare); và đơn vị cấp cứu có máy xác định tọa độ; đó là ba điều kiện cơ bản để cấp cứu một phi công lâm nạn. Một khi sóng liên lạc được kết nối, đơn vị cấp cứu có thể xác định tọa độ của phi công lâm nạn ngay tức khắc. Đó là nói về thời điểm cách nay trên dưới 50 năm trong cuộc chiến tranh Việt Nam, chứ đừng nói là thời bây giờ với máy định vị tọa độ (GPS) cầm tay được phổ biến tới cả dân thường. Vả lại, thời nay ai cũng biết, một khi mình dùng điện thoại di động thì ngay lập tức, nếu cần, cơ quan điều tra có thể biết ngay vị trí của người xử dụng chiếc điện thoại đó. Do đó những tay trùm tội phạm hay khủng bố như Bin Laden đã tuyệt đối không dùng điện thoại di động để tránh bị phát hiện.
Một điều thông thường của mọi cuộc hành quân là ngay khi bắt đầu hành quân (hành quân thật hay thực tập) thì đơn vị cấp cứu đã phải được hình thành và ở tình trạng chờ đợi thi hành nhiệm vụ (stand by). Và ngay sau khi xác định được vị trí của phi công lâm nạn thì đơn vị cấp cứu được trực thăng vận tới địa điểm, lâu hay mau tùy khoảng cách. Nhưng một khi đơn vị cấp cứu đã tới bãi đáp, và với tất cả cản trở và nguy hiểm trong lòng địch thì cuộc cấp cứu cũng sẽ hoàn tất trong không tới 7 phút. Đó là cuộc cấp cứu đại úy phi công chiến đấu Hoa Kỳ bị bắn hạ ngày 2 tháng 6, 1995, tức cách nay đã 21 năm. Viên phi công này phải nhảy dù rơi ở hậu phương địch trong cuộc chiến tại Bosnia. Ngay khi chạm đất, anh ta lập tức kéo theo túi cấp cứu dưới gầm ghế thoát hiểm và chạy trốn.
Trong 4 ngày đầu tiên anh ta giữ "im lặng vô tuyến" vì bài học mưu sinh thoát hiểm dạy rằng hầu hết các phi công lâm nạn sau phòng tuyến địch bị bắt là vì liên lạc quá sớm với đơn vị hành quân. Vì thế mãi 4 ngày sau anh ta mới mở máy phát sóng để báo cho biết vị trí của anh ta. Để hạn chế pin, anh ta chỉ phát sóng từng quãng thời gian ngắn một. Các phi công bay hành quân trên vùng này đều bắt được làn sóng mà họ nghĩ là có thể của đại úy O'Grady. Mãi 2 ngày sau, sau khi thấy địa điểm đủ an toàn để kêu cấp cứu, anh ta mới nói chuyện với phi công bạn. Lúc đó là sau nửa đêm mùng 8 tháng 6, tức 6 ngày sau khi lâm nạn, đại úy O'Grady mới dám nói chuyện với một phi công chiến đấu lái F-16 khác bay ngang vùng trời. Sau khi xác nhận chắc chắn đó là đại úy phi công lâm nạn trước đó 6 ngày, bộ tư lệnh hành quân quyết định thi hành kế hoạch cấp cứu ngay tức khắc.
Trong 4 ngày đầu tiên anh ta giữ "im lặng vô tuyến" vì bài học mưu sinh thoát hiểm dạy rằng hầu hết các phi công lâm nạn sau phòng tuyến địch bị bắt là vì liên lạc quá sớm với đơn vị hành quân. Vì thế mãi 4 ngày sau anh ta mới mở máy phát sóng để báo cho biết vị trí của anh ta. Để hạn chế pin, anh ta chỉ phát sóng từng quãng thời gian ngắn một. Các phi công bay hành quân trên vùng này đều bắt được làn sóng mà họ nghĩ là có thể của đại úy O'Grady. Mãi 2 ngày sau, sau khi thấy địa điểm đủ an toàn để kêu cấp cứu, anh ta mới nói chuyện với phi công bạn. Lúc đó là sau nửa đêm mùng 8 tháng 6, tức 6 ngày sau khi lâm nạn, đại úy O'Grady mới dám nói chuyện với một phi công chiến đấu lái F-16 khác bay ngang vùng trời. Sau khi xác nhận chắc chắn đó là đại úy phi công lâm nạn trước đó 6 ngày, bộ tư lệnh hành quân quyết định thi hành kế hoạch cấp cứu ngay tức khắc.
Khởi đầu vào lúc 4:40 sáng, tướng tư lệnh lực lượng hành quân triệu tập đơn vị thủy quân lục chiến đi cấp cứu. 51 thủy quân lục chiến được chở trên hai trực thăng vũ trang đổ bộ. Hai trực thăng này được hộ tống bởi hai trực thăng vũ trang chiến đấu (không phải loại đổ quân) và hai phản lực chiến đấu cơ. Cả sáu chiếc phi cơ đi cấp cứu này được hỗ trợ bởi hàng chục phi cơ trang bị đủ loại khí tài trong đó có các phi cơ trang bị máy móc tác chiến điện tử và phi cơ trang bị radar (electronic warfare planes & a NATO AWACS radar plane.) Ngoài ra còn có cả trực thăng vũ trang đổ bộ chuẩn bị thay thế 2 trực thăng vũ trang chở đơn vị đổ bộ cấp cứu trong trường hợp hai trực thăng này trúng đạn không hoàn thành được nhiệm vụ. Chưa đầy 2 tiếng sau (lúc 6:35 sáng), theo các tín hiệu cấp báo (signal beacon) của đại úy O'Grady, các trực thăng cấp cứu đã tới hiện trường.
Phi công trực thăng cấp cứu nhìn thấy khói sáng vàng tỏa lên từ chùm cây gần một cánh đồng cỏ lởm chởm đá (a rocky pasture) nơi đại úy O'Grady đã bắn trái sáng. Chiếc trực thăng cấp cứu thứ nhất hạ cánh và 20 thủy quân lục chiến nhảy ra tạo vòng vây an toàn (a defensive perimeter). Khi chiếc trực thăng thứ nhì vừa hạ cánh thì một bóng người cầm súng lục chạy tới, đó là đại úy O'Grady trước đó bị mất tích. Khi cánh cửa hông của trực thăng vừa mở, đại úy O'Grady đã được kéo lên trước khi toán 20 thủy quân lục chiến trên chiếc trực thăng này mặc dù đã chuẩn bị rời phi cơ nhưng chưa kịp hành động. Họ được lệnh trở lại chỗ ngồi. Và số thủy quân lục chiến đang làm hàng rào phòng thủ dưới đất cũng được lệnh trở lại trực thăng của họ. Sau khi lẹ làng đếm đủ quân số, hai chiếc trực thăng cấp cứu cất cánh. Tổng cộng họ chỉ ở dưới đất không quá 7 phút. Có hỏa lực của đối phương bắn theo trực thăng nhưng không ai bị thương. Vào lúc 7:15 sáng giờ địa phương, tức là chỉ 30 phút sau khi bốc được phi công lâm nạn, toán cấp cứu báo cáo đã bay ra tới biển an toàn để trở về hạm đội đang chờ ngoài khơi (1).
Phi công trực thăng cấp cứu nhìn thấy khói sáng vàng tỏa lên từ chùm cây gần một cánh đồng cỏ lởm chởm đá (a rocky pasture) nơi đại úy O'Grady đã bắn trái sáng. Chiếc trực thăng cấp cứu thứ nhất hạ cánh và 20 thủy quân lục chiến nhảy ra tạo vòng vây an toàn (a defensive perimeter). Khi chiếc trực thăng thứ nhì vừa hạ cánh thì một bóng người cầm súng lục chạy tới, đó là đại úy O'Grady trước đó bị mất tích. Khi cánh cửa hông của trực thăng vừa mở, đại úy O'Grady đã được kéo lên trước khi toán 20 thủy quân lục chiến trên chiếc trực thăng này mặc dù đã chuẩn bị rời phi cơ nhưng chưa kịp hành động. Họ được lệnh trở lại chỗ ngồi. Và số thủy quân lục chiến đang làm hàng rào phòng thủ dưới đất cũng được lệnh trở lại trực thăng của họ. Sau khi lẹ làng đếm đủ quân số, hai chiếc trực thăng cấp cứu cất cánh. Tổng cộng họ chỉ ở dưới đất không quá 7 phút. Có hỏa lực của đối phương bắn theo trực thăng nhưng không ai bị thương. Vào lúc 7:15 sáng giờ địa phương, tức là chỉ 30 phút sau khi bốc được phi công lâm nạn, toán cấp cứu báo cáo đã bay ra tới biển an toàn để trở về hạm đội đang chờ ngoài khơi (1).
Từ một cuộc cấp cứu phi công tác chiến Hoa Kỳ bị rớt máy bay vào năm 1995, cách nay 21 năm, chúng ta quay trở lại cuộc cấp cứu hai phi công phản lực của chúng ta bị rơi máy bay trong thời bình, trên lãnh thổ của mình, và không xa bộ tư lệnh hành quân (37 km). Cuộc cấp cứu diễn ra trong hơn 30 tiếng đồng hồ, từ 7 giờ 13 phút sáng ngày 14 tháng 6 là lúc máy bay mất liên lạc, đến 13 giờ 30 trưa ngày hôm sau là lúc mang được thiếu tá phi công Cường sống sót về lại đất liền. Được biết máy bay Sukhoi Su-30MK2 là phiên bản nâng cấp của Su-30 do Nga sản xuất. Việt Nam đã thực hiện 3 hợp đồng mua máy bay chiến đấu đa năng Su-30 MK2, với số lượng 32 chiếc.
Theo giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia Úc nghiên cứu về quốc phòng thì nhìn chung công nghệ máy bay của Nga được cho là tốt cũng tương tự như máy bay F16 của Mỹ. Với một phản lực cơ chiến đấu tối tân như thế người phi công cũng phải được trang bị những khí tài tối tân tương tự. Nhưng tại sao thiếu tá Cường không được trang bị máy vô tuyến cá nhân? Vì thế trong suốt thời gian bị rơi, thiếu tá Cường không liên lạc được với bộ chỉ huy hành quân. Không một ai từng là quân nhân có thể hiểu được điều này. Một buồn cười nữa là ngay sau khi được thuyền ngư dân cứu sống, thiếu tá Cường liền mượn điện thoại di động của ngư dân để liên lạc về gia đình. Báo chí thuật lời của ngư dân Lệ, người cứu phi công Cường, như sau "Lên được thuyền, anh ấy nói cảm ơn tôi rồi nói "tôi sống rồi". Tôi lấy quần áo mới cho anh rồi đưa sữa, sâm để anh ấy ăn nhưng anh liền mượn điện thoại tôi để gọi về cho vợ con, về gia đình báo tin mình còn sống."
Theo giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia Úc nghiên cứu về quốc phòng thì nhìn chung công nghệ máy bay của Nga được cho là tốt cũng tương tự như máy bay F16 của Mỹ. Với một phản lực cơ chiến đấu tối tân như thế người phi công cũng phải được trang bị những khí tài tối tân tương tự. Nhưng tại sao thiếu tá Cường không được trang bị máy vô tuyến cá nhân? Vì thế trong suốt thời gian bị rơi, thiếu tá Cường không liên lạc được với bộ chỉ huy hành quân. Không một ai từng là quân nhân có thể hiểu được điều này. Một buồn cười nữa là ngay sau khi được thuyền ngư dân cứu sống, thiếu tá Cường liền mượn điện thoại di động của ngư dân để liên lạc về gia đình. Báo chí thuật lời của ngư dân Lệ, người cứu phi công Cường, như sau "Lên được thuyền, anh ấy nói cảm ơn tôi rồi nói "tôi sống rồi". Tôi lấy quần áo mới cho anh rồi đưa sữa, sâm để anh ấy ăn nhưng anh liền mượn điện thoại tôi để gọi về cho vợ con, về gia đình báo tin mình còn sống."
Và một buồn cười kế tiếp là bộ chỉ huy hành quân chỉ được biết tin thiếu tá Cường đã được ngư dân cứu sống nhờ gia đình thiếu tá Cường thông báo. Có một bộ chỉ huy hành quân nào hoạt động như vậy không?
Khu vực tìm thấy thiếu tá Cường cách khoảng 28 hải lý về phía Đông Bắc đảo Mắt.
Rồi điều buồn cười nữa là sau khi biết tin ngư dân đã cứu sống thiếu tá Cường thì đơn vị hành quân vẫn không liên lạc được với ngư dân để tìm vị trí con thuyền! Khi liên lạc điện thoại được với thuyền ngư dân rồi, đơn vị cấp cứu vẫn không xác định được vị trí con thuyền mà phải nhờ ngư dân trên thuyền cho biết vị trí con con thuyền. Báo chí thuật, "Ngư dân Dậu cho báo chí biết, "Chia sẻ về những khó khăn trong công việc liên lạc, xác định vị trí của thuyền cứu được anh Cường cho các lực lượng chức năng trên bờ biết, ông Dậu cho biết: “Lúc đó đang ở giữa biển, sóng liên lạc chập chờn, đặc biệt máy điện thoại của ai cũng hết pin nên công tác liên lạc gặp rất nhiều khó khăn. Rất may, sau một thời gian cố gắng liên lạc qua bộ đàm, lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã tiếp cận được thuyền và đưa chúng tôi lên bờ an toàn”." Trời đất ơi, để xác định vị trí của người sử dụng điện thoại di động thì phải có máy móc rất phổ biến trong kỹ nghệ công nghệ cao hiện nay chứ sao lại bảo người bị nạn xác định vị trí? Cuối cùng, đơn vị tiếp cứu bảo ngư dân neo thuyền tại chỗ chờ tầu của đơn vị tiếp cứu.
Một chuyện khác có thể gọi là "tiếu lâm" hết chỗ nói khi thiếu tá Cường thấy được thuyền đánh cá, đã dùng một "que diêm" để bật sáng cầu cứu. Báo chí thuật lời ngư dân, "Nhìn ra xa, ông Lệ thấy một bóng đen, sau đó là những tiếng gọi "thuyền ơi, thuyền ơi, cứu với". "Tôi lấy đèn pin ra soi, thấy ánh sáng như lửa của que diêm phát ra từ phía bóng đen." Dĩ nhiên từ "que diêm" là do ngư dân mô tả, nhưng quân đội cho biết thiếu tá Cường được cấp phát 10 trái sáng và đã bắn 9 trái bị hỏng, trái cuối cùng thì cũng không khá gì, chỉ lóe sáng bằng một que diêm. Làm sao mà phi công của một phi cơ chiến đấu tối tân loại hạng nhất thế giới mà lại được trang bị loại trái sáng cấp cứu yếu kém như vậy?
Lại chuyện buồn cười nữa, như tôi đã viết, thông thường trước khi hành quân phải có sẵn đơn vị cấp cứu, trong đó có trực thăng cấp cứu để khi phát hiện quân nhân lâm nạn thì phái trực thăng tới bốc về chứ sao lại không có trực thăng mà phải dùng tầu ra đón thiếu tá Cường, khiến cho việc mang thiếu tá Cường vào bờ, thay vì chỉ mất không quá nửa tiếng với tốc độ của trực thăng so với khoảng cách vớt được phi công Cường là không quá 60 km, lại phải mất tới 9 tiếng rưỡi sau khi thiếu tá Cường được ngư dân cứu (4 giờ sáng thiếu tá Cường được ngư dân cứu vớt nhưng mãi tới 13 giờ 30 mới được tầu cấp cứu đưa vào đất liền.) May là thiếu tá Cường chỉ bị xây xước nhẹ. Nếu bị thương nặng e thiếu tá Cường không qua khỏi với cung cách cấp cứu hành quân kiểu này.
Một câu hỏi khác cũng cần đặt ra là với lộ trình bay huấn luyện đã biết, thời gian bay đã biết, và vùng hoạt động của phi cơ quá nhỏ (bề dài không tới 60 km từ bờ), tại sao ngay lúc đầu đơn vị không dùng phi cơ quan sát ra tìm kiếm mà lại dùng tầu có tầm nhìn rất hạn chế so với tầm nhìn từ trên không của phi cơ quan sát và tốc độ cũng quá chậm so với phi cơ? Phi cơ quan sát là loại phi cơ nhỏ thông dụng gồm chỉ một phi công và một quan sát viên ngồi phía sau dùng ống nhòm quan sát phía dưới. Trong chiến tranh Việt Nam, phi cơ này luôn luôn được dùng (hàng ngày) để quan sát viên quan sát mục tiêu dưới đất chỉ điểm cho phi cơ chiến đấu oanh tạc hay pháo binh bắn vào mục tiêu đối phương. Nếu dùng phi cơ quan sát ngay từ đầu thì nhiều phần trăm chắc chắn sẽ tìm thấy phi công lâm nạn chỉ sau vài tiếng đồng hồ chứ không mất gần 24 tiếng như thực tế.
Một câu hỏi khác cũng cần nêu lên là tại sao ngay sau khi tai nạn xảy ra, tòa đại sứ Hoa Kỳ đã đề nghị giúp tìm kiếm mà Việt Nam không chấp nhận? Việc tìm kiếm này hoàn toàn là vấn đề nhân đạo, không có tích cách bí mật quốc phòng gì cả. Ai cũng biết, với phương tiện kỹ thuật hiện đại, nếu Hoa kỳ giúp sức thì việc tìm kiếm phi công mất tích sẽ mau chóng hơn nhiều. Ít ra là người dân thường cũng biết rằng Hoa Kỳ mà tìm kiếm thì họ sẽ dùng không ảnh chụp từ vệ tinh, chưa kể nhiều máy móc tối tân khác mà chúng ta không biết. Nhưng trong khi từ chối sự giúp sức của Hoa Kỳ thì Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh lại yêu cầu Trung Quốc giúp đỡ. Hành động này càng khiến người dân thắc mắc.
Một câu hỏi khác là tại sao Không Quân Việt Nam lại đưa chiếc Casa-212 bay đi tìm kiếm hai phi cơ mất tích trong khi phi cơ này chỉ là phi cơ vận tải loại nhỏ, không phải là loại phi cơ tìm kiếm hay cấp cứu người bị nạn (CASA Cargolifters: xin xem đường link kèm phía dưới) (2).
Và câu hỏi cuối cùng là tại sao bay đi tìm kiếm hai chiếc máy bay mất tích lại phải cử phi hành đoàn có tới 9 người? Ngoài phi công và quan sát viên thì 7 người còn lại trong phi hành đoàn làm công tác gì? Rõ ràng người dân có quyền nghi ngờ là 7 người còn lại tham gia đoàn cấp cứu chỉ vì tò mò đi chơi vì họ không có nhiệm vụ gì cả. Nếu như vậy thì là một hành động hết sức vô nguyên tắc trong quân đội và sự mất mát của họ là một thiệt hại vô ích cho quân đội và cho cá nhân họ. Liệu sự thiệt mạng của 7 người ngày có được coi là một sự hy sinh trong khi thi hành nhiệm vụ hay không?
Những vấn đề nêu trên thuộc 4 loại vấn đề, trong nhiều loại vấn đề khác, của tiêu lệnh hành quân là 1-chỉ huy & tham mưu 2-Trang bị & tiếp liệu 3-Thông tin & liên lạc và 4-Tìm kiếm & cấp cứu & tản thương. Tôi biết chắc chắn quân đội miền Bắc đã thực hiện tốt 4 loại vấn đề này trong mọi cuộc hành quân trước kia. Không hiểu tại sao Không Quân Việt Nam ngày nay lại có những thiếu sót trầm trong như vậy. Nếu không sớm cải tiến thì không thể đảm đương được nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc chống ngoại xâm đang nhòm ngó đất nước ta.
25.6.2016
danlambaovn.blogspot.com
Kền kền rỉa thịt đồng đội và lũ ruồi trâu
Thạch Đạt Lang (Danlambao) - Việc mất 2 chiếc phi cơ, một chiến đấu, một tìm kiếm cứu cấp trong vòng 2 ngày, cùng 10 quân nhân, rồi sẽ chìm vào quên lãng. Sẽ không có một nguyên nhân hay một lời giải thích rõ ràng nào được đưa ra. Tất cả sẽ giống như vụ cá chết ở khu công nghiệp Formosa, hạn hán ở đồng bằng sông Cửu Long. Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường sau khi xuất viện, chắc sẽ được đề nghị về hưu sớm. Thôi thì... hãy cố quên đi mà sống, lâu rồi đời người cũng qua - và cũng quên....
*
Cái chết của thượng tá phi công Trần Quang Khải, một trong 2 phi công lái chiếc SU-30MK2 mới cáu chỉ vào ngày 14.06.2016, cùng 9 nhân viên và phi công của chiếc máy bay “đặc chủng” CASA-212, hai ngày sau đó trên biển Đông, trong hải phận Việt Nam đã gây tranh cãi, bình luận ồn ào suốt hơn một tuần lễ qua.
Có lẽ không có tai nạn máy bay trong khi huấn luyện nào lại được báo chí, truyền thông, trong cũng như ngoài nước đem ra, vừa mổ vừa xẻ, nhiều như vụ việc này.
Bên cạnh các tranh luận, bàn cãi về nguyên nhân gây ra tai nạn của báo lề dân, việc nướng hai chiếc máy bay đắt tiền trong thời gian Trung Cộng đang tập bắn đạn thật ở biển Đông đang được báo chí, truyền thông lề đảng, vừa bưng bít vừa xào nấu cho hợp khẩu vị của các lãnh đạo đảng CSVN lẫn của anh bạn 4 tốt và 16 chữ vàng (khè), người dân còn thấy sự lên đồng tập thể của một quân đội từng tự cao, tự đại, huyên hoang, khoác lác đã đánh thắng 2 “đế quốc” sừng sỏ Pháp, Mỹ.
Hình ảnh khóc lóc, mếu máo như cha chết của hai sĩ quan, một nam, một nữ, thuộc QĐNDVN trong tang lễ tiễn đưa đồng đội, thượng tá Trần Quang Khải, được phổ biến trên facebook khiến nhiều người liên tưởng đến cảnh tượng người dân Bắc Hàn (Triều Tiên) thi nhau khóc trong đám tang của lãnh tụ Kim Jong-Il.
Nhiều câu hỏi được đặt ra. Lý do nào 10 người lính thiệt mạng gồm 3 phi công, 7 nhân viên phi hành trong 2 tai nạn máy bay xảy ra liên tiếp trong 2 ngày, tại sao chỉ có phi công Trần Quang Khải được tuyên dương, được thăng cấp đặc cách, coi là anh dũng hy sinh trong khi thi hành nhiệm vụ huấn luyện?
Trong khi huấn luyện, bị tai nạn chết được truy tặng danh hiệu anh hùng thì trong khi chiến đấu bị bắn “tan xác” nên được truy tặng danh hiệu gì?
Chẳng lẽ công việc tìm kiếm phi công lâm nạn của phi hành đoàn chiếc CASA-212 không được chế độ CSVN đánh giá quan trọng bằng việc huấn luyện bay SU-30MK2 hay vì giá trị của chiếc CASA-212 không đắt tiền như SU-30?
Bài viết này không bàn đến những lùm sùm, phỏng đoán chưa có lời giải quanh cái chết của đại tá Trần Quang Khải, vì sao không tháo được dây dù khi rơi xuống biển, để bị quấn vào người, mà chỉ muốn nói đến những con kền kền và lũ ruồi nhặng đang bấu vào cái xác chết của thượng tá Trần Quang Khải để rỉa rói, hút máu, kiếm chác:
1. Con kền kền to nhất là Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ra chỉ thị cho sở giáo dục thâu nhận ngay vợ phi công Trần Quang Khải vào dạy học tại trường trung học phổ thông Chu Văn An, dù không biết khả năng “đứng lớp” của bà Khải ra sao.
2. Con kền kền thứ hai, nữ doanh nhân tên Trần Uyên Phương nhận đỡ đầu cho con gái Trần Quang Khải là cháu Khánh Vân, bằng cách trợ cấp toàn phần cho mọi phí tổn ăn học đến hết năm 18 tuổi.
3. Tập đoàn kền kền Mường Thanh tặng vợ con đại tá Khải một căn hộ 80m² ở khu đô thị Thanh Hà, Hà Đông-Hà Nội đang được xây dựng dù ông Khải đang là chủ 2 căn nhà khang trang, một ở, một cho thuê, theo như giới nghệ sĩ nói về đại tá Khải.
4. Tập đoàn kền kền VTV tặng hai năm dịch vụ miễn phí truyền hình cáp và Quỹ Tấm Lòng Việt –-Đài Truyền Hình tặng một tivi.
Khi đám kền kền đang chen lấn, giành giật, xô đẩy nhau bu vào cái chết của đại tá Khải thì một cô giáo tên Trần Thị Mỹ Hà ở trường trung học phổ thông Trần Nhân Tông “bức xúc” lên tiếng bày tỏ quan điểm, phản đối quyết định thu nhận vợ đại tá Khải vào làm giáo viên giảng dạy ở THPT Chu Văn An là không hợp lý khi chưa biết khả năng, nghề nghiệp của bà vợ ông Khải.
Khoan nói đến vì lý do gì, việc phê phán quyết định của Nguyễn Đức Chung là một phê phán chính xác, hợp lý hay không? Người ta không thể bổ nhiệm một người vào một chức vụ, một vị trí nào đó, khi chưa biết được khả năng người đó có thích hợp với công việc được phân nhiệm không?
Khi chưa biết khả năng chuyên môn của bà Hà, vợ đại tá Khải như thế nào mà đã ra quyết định thâu nhận, đặc cách vào việc giảng dạy là một hành động hoàn toàn có tính cách mị dân, cố tình bịt miệng, không muốn cho vợ đại tá Khải đặt câu hỏi hay có những phát biểu bất lợi cho chế độ CS Hà Nội về cái chết của chồng mình, đồng thời nói lên việc tùy tiện, lạm quyền của Nguyễn Đức Chung.
Thế là một lũ ruồi trâu ào ào bay đến tấn công tới tấp cô giáo Trần Thị Mỹ Hà vì tội (dám) có ý kiến ngược lại với con kền kền chúa, đến nỗi con kền kền chúa đang rỉa thịt đại tá Khải là Nguyễn Đức Chung thấy cũng không ổn nên vội vàng đập cánh xua lũ ruồi trâu bay đi bớt. Cô giáo Mỹ Hà chỉ bị khiển trách và khai trừ khỏi đảng.
Cùng lúc, trong một status trên Diễn đàn Nhà Báo Trẻ ở facebook, nhà báo Mai Phan Lợi, trưởng văn phòng đại diện của báo Pháp Luật thành phố HCM tại Hà Nội, trong một Poll thăm dò, đã dùng chữ “tan xác” diễn tả tình trạng chiếc máy bay CASA-212 bị rơi và đặt các câu hỏi về nguyên nhân tai nạn xảy ra cho chiếc phi cơ này.
Nhà báo Mai Phan Lợi không được may mắn như cô giáo Mỹ Hà. Ông bị bộ trưởng Thông Tin & Truyền Thông rút thẻ nhà báo. Hơn thế nữa, trong số những con kền kền cuồng đảng có ông “tướng” Lê Mã Lương phê bình, chỉ trích Lợi là xúc phạm QĐNDVN, đòi áp dụng kỷ luật nặng nề với ông vì đã cả gan dùng hai chữ “tan xác” để chỉ tình trạng chiếc CASA-212 khi bị rơi.
Sống và làm báo trong chế độ cộng sản VN, ông Lợi mất cảnh giác khi viết (lách). Lẽ ra khi ông Lợi mô tả tình trạng của chiếc CASA-212, nên dùng chữ (tan) vỡ thành nhiều mảnh, (xác) bay tứ tán khắp nơi thì chắc không ai bắt lỗi được.
Hai chữ “tan xác” chỉ dành cho kẻ thù, ta chết vì không biết tháo dù hay dù không bọc ngay cả khi huấn luyện cũng phải nói là “hy sinh anh dũng khi chiến đấu” (với những sợi dây dù).
Trở lại câu hỏi, tại sao lũ kền kền và ruồi trâu chỉ bâu vào cái chết của đại tá Khải mà rỉa, bỏ qua, không đếm xỉa, dòm ngó gì đến 2 phi công và 7 nhân viên của chiếc CASA-212 mất tích đã hơn 8 ngày? Hai thi thể trong số 9 người đó đã được tìm thấy, nhưng chỉ được nói đến trong sự hờ hững, lơ là của truyền thông, báo chí trong nước?
Cũng không thấy có nhà “hảo tâm”, “từ thiện” nào lên tiếng ủy lạo, giúp đỡ tiền bạc, vật chất cho gia đình, con em của 9 nhân viên phi hành đoàn chiếc CASA-212.
Phải chăng những món quà tặng cho vợ đại tá Trần Quang Khải là lời nhắn nhủ cũng như đe dọa (ngầm) đến thiếu tá Nguyễn Hữu Cường, người phi công sống sót trên chiếc SU-30MK2 là: hãy ngậm miệng lại thì sẽ yên thân và có những đền bù xứng đáng, còn nếu tuyên bố lăng nhăng, lộ bí mật quốc gia thì liệu hồn.
Việc mất 2 chiếc phi cơ, một chiến đấu, một tìm kiếm cứu cấp trong vòng 2 ngày, cùng 10 quân nhân, rồi sẽ chìm vào quên lãng. Sẽ không có một nguyên nhân hay một lời giải thích rõ ràng nào được đưa ra. Tất cả sẽ giống như vụ cá chết ở khu công nghiệp Formosa, hạn hán ở đồng bằng sông Cửu Long.
Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường sau khi xuất viện, chắc sẽ được đề nghị về hưu sớm. Thôi thì... hãy cố quên đi mà sống, lâu rồi đời người cũng qua (và cũng quên).
26.06.2016
TRẦN MẠNH HẢO * LIÊN MINH VỚI MỸ
Việt Nam tứ bề thọ địch - nếu không liên minh với Mỹ sẽ mất nước về tay Trung Quốc trong nay mai
Trần Mạnh Hảo (Danlambao) - Nước Nga của “đại đế” Putin đã chính thức ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, như một mũi dao đâm sau lưng “bạn vàng Việt Nam” một thuở.
Chưa hết, hai “ông em ruột” của Việt Nam là Lào và Cămpuchia cũng đứng hẳn về phía Trung Quốc, gián tiếp (ngầm) ủng hộ đường lưỡi bò của bọn giặc Trung cộng…
Than ôi, Việt Nam từng moi ông Hunsen từ trong túi quần của bè lũ Pôn Pốt để dựng ông này lên thành “lãnh tụ” hôm nay, hi sinh cả mấy vạn sinh mạng “bộ đội tình nguyện” và tiêu tốn hàng tỉ đô la cho chế độ bạn vàng Hunsen để hôm nay ông này thọc lưỡi dao Trung Quốc vào sườn tây nam đất nước.
Việt Nam cũng đã hi sinh nhiều vạn “bộ đội tình nguyện” và hàng tỉ đô la từ kháng chiến chống Pháp đến hôm nay cho nước Lào đỏ. Nay Lào miệng thì vẫn hô Việt Nam là ruột thịt số một, nhưng đứng hẳn về phía Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, gián tiếp thọc lưỡi dao vào sườn Tây tổ quốc.
Nếu Trung Quốc phát động chiến tranh đánh cướp đảo và đất liền Việt Nam, chắc chắn hai “ông em ruột” Miên - Lào sẽ cho Trung Quốc mượn đất và hợp tác với giặc Tầu bao vây toàn diện nước ta, hòng cho Việt Nam vào rọ thép không đường thoát.
Như vậy, chiến lược ngoại giao của nhà nước Việt Nam: “làm bạn với tất cả các nước, không liên minh với nước này để chống lại nước khác” đã hoàn toàn thất bại.
Chưa bao giờ Việt Nam bị cô lập như bây giờ, hoàn toàn không có “bạn vàng” hoặc ông lớn nào giúp đỡ bảo vệ khi Trung Quốc tiến đánh.
Cũng chưa bao giờ vận mệnh dân tộc, tổ quốc nguy nan, nghìn cân treo sợi tóc như hôm nay. Buộc người dân yêu nước phải lo lắng và lên tiếng.
Rằng đúng như lời ông Lê Duẩn (kẻ chống Trung Quốc triệt để nhất) đã nói đại ý: Trung Quốc không chỉ là kẻ thù truyền kiếp của cha ông ta trong quá khứ mà còn là kẻ thù nguy hiểm nhất mãi mãi về sau vì nó không bao giờ bỏ mộng chiếm Việt Nam và toàn bộ Đông Nam Á…
Nhìn vào những diễn biến gần đây trên Biển Đông và trong nước, không cần nhậy cảm cũng có thể biết Trung Quốc sẽ tiến đánh Việt Nam trong nay mai, hòng chiếm tất cả các đảo Trường Sa của Việt Nam, cấm Việt Nam và thế giới bay vào vùng trời lưỡi bò của chúng vẽ ra, trong thời cơ thuận lợi Mỹ đang bận bầu cử tổng thống.
Ngày 17-2-1979 Trung Quốc đã mang hàng chục vạn quân bất ngờ đánh vào dọc tuyến biên giới phía Bắc nước ta nhưng bạn vàng Liên Xô (ngầm ký kết liên minh quân sự với Việt Nam) vẫn bình chân như vại, không hề làm động tác giả động binh trên biên giới Xô - Trung.
Con tem của Việt Nam 1954, chiến lược gắn kết VN
với hai siêu cường
cộng sản của đảng CS VN đã hoàn toàn thất bại, gây hiệu ứng ngược.
Trong thời gian cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược ấy, hàng trăm, thậm chí hàng nghìn bài báo chống Trung Quốc, vạch ra cơ man tội ác của bọn xâm lược phương Bắc với nước ta được in trên các báo: Nhân Dân, Quân Đội nhân dân, Công an nhân dân, Tiền Phong, Hà Nội mới, Sài Gòn giải phóng…
Rằng chính Trung Quốc đã phá hỏng cuộc kháng chiến chống Pháp của ta. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Pháp gần như phải hàng thì Trung Quốc ép ta ký hiệp định đình chiến Geneve, đến nỗi ngoại trưởng Phạm Văn Đồng phải vừa khóc vừa ký... Như vậy Việt Nam đâu phải quốc gia độc lập? Độc lập sao được khi ta đã thắng giặc Pháp sau Điện Biên Phủ, Pháp sắp đầu hàng, lại phải khóc nghe lệnh Trung Quốc ký hiệp định Geneve chia đôi đất nước?
Rằng trước ngày 30-4-1975, khi Sài Gòn bị Cộng quân bao vây tứ phía, Trung Quốc vẫn nhờ sứ quán Pháp móc nối với ông Dương Văn Minh, hứa nếu ông Minh lên tiếng yêu cầu, Trung Quốc sẽ cho triệu quân đổ bộ vào Sài Gòn cứu Việt Nam cộng hòa, đánh tan năm cánh quân Việt cộng đang bao vây đô thành…
Trung Quốc rất sợ Việt Nam thống nhất, chúng muốn bắt Bắc Việt làm lính đánh thuê cho chúng mãi mãi như lời Mao Trạch Đông: “chúng ta sẽ đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”. Ông Lê Duẫn cũng từng nói toẹt ra: “Chúng ta đánh Mỹ cho Liên Xô và Trung Quốc”.
Chiến lược ngoại giao của đảng CSVN từ những năm 50 của thế kỷ trước dựa hẳn vào Liên Xô Trung Quốc, tự mình chui vào cái rọ của chúng, được chúng nuôi bằng quá nhiều tiền, dùng tiền để sai khiến, đưa máu Việt Nam ra làm phương tiện cho mục đích bá quyền của hai đế quốc Xô-Trung đã hoàn toàn thất bại.
Trung Quốc ngay từ thời “Trung Hoa Dân quốc” trước năm 1949 của Tưởng Giới Thạch đã vẽ bản đồ lưỡi bò, toan tính chiếm hết Biển Đông của mấy nước Đông Nam Á: Việt Nam, Philippin, Indonesia, Malaisia…
Năm 1949, Mao Trạch Đông chiến thắng Tưởng Giới Thạch, tiếp nhận bản đồ lưỡi bò của Tưởng, nhất quyết chiếm Biển Đông. Bọn Hán tặc mới này biết rằng nếu vẫn để Mỹ đứng chân ở miền Nam Việt Nam thì mãi mãi chúng không dám xía vào vùng biển mà chúng gọi là lưỡi bò này.
Phải tìm cách đuổi Mỹ đi nên Mao đã chọn Việt Nam làm con bài, chọn xương máu Việt Nam để thực thi ý đồ chiến lược của chúng là chiếm Việt Nam và chiếm toàn bộ Đông Nam Á, bằng cách bày ra trò “giải phóng miền Nam” để Việt Nam làm tiên phong trên bàn cờ bá quyền của chúng. Chúng viện trợ hết cỡ cho Việt Nam, bốc các ông lãnh đạo CSVN là anh hùng thời đại, dám đánh Mỹ cứu mình và cứu thế giới. Do đó Tố Hữu mới làm thơ như sau: “Ta vì ta ba chục triệu người / Cũng vì ba ngàn triệu trên đời”, “Vui sướng bao nhiêu trên tuyến đầu diệt Mỹ”…
Năm 1973 Mỹ rút quân khỏi Nam Việt Nam. Năm 1974, Trung Quốc chiếm đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Lúc này Mỹ đã chơi con bài Trung Quốc để bao vây Liên Xô; vì Mỹ đã thua con bài Trung Quốc là Việt Nam: đánh mãi không thắng!
Không thực hiện được việc chia đôi đất nước Việt Nam vĩnh viễn, Trung Quốc vô cùng căm thù ban lãnh đạo Việt Nam dám thống nhất đất nước, bèn dùng bọn tay sai Pôn Pốt, Iêng xa ri, sai bọn ác ôn Cămpuchia này mở cuộc chiến tranh đánh vào sườn Tây Nam đất nước gây bao tang thương chết chóc cho nhân dân Việt Nam.
Trung Quốc dìm Việt Nam trong biển máu chiến tranh với Khơ me đỏ, để năm 1979 chúng tổng tấn công, đánh toàn diện biên giới phía Bắc gây ra núi xương sông máu cho nhân dân Việt Nam. May mà cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, Việt Nam chống cự mãnh liệt, khiến Trung Quốc của Đặng Tiểu bình bị thiệt hại quá mức nên chúng phải rút.
Năm 1990, thấy tình hình cộng sản Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, Việt Nam bí mật “hàng” Trung Quốc bằng hiệp ước Thành Đô mờ ám... Trung Quốc chỉ dùng vũ khí có tên là chủ nghĩa cộng sản mà không cần dùng xương máu đã thâu tóm được Việt Nam trong cái thòng lọng có tên là “bốn tốt và mười sáu chữ vàng”…
Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng cùng với
bạo chúa Giang Trạch Dân, Lý Bằng ký kết hiệp định Thành Đô 1990.
Năm 1988, Trung Quốc chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam (là một đảo lớn trên quần đảo Trường Sa của VN)... Đoạn, Trung Quốc liên tục chiếm các đảo đá ngầm bồi đắp đất làm các đảo nhân tạo trên vùng biển của Việt Nam, đưa máy bay và vũ khí ra các đảo mới chiếm tuyên bố sẽ mở vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Đông, khóa hẳn đường ra biển của Việt Nam. Mối quan hệ hữu hảo giữa Việt Cộng và Trung cộng hiện nay chỉ bằng lỗ miệng, còn thực chất vẫn là chiến tranh ngầm, chiến tranh không tuyên bố…
Giờ đây, việc Trung Quốc sắp mở vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông sẽ là lời tuyên chiến với Việt Nam.
Việt Nam không liên kết với Mỹ, sẽ mất nước trong nay mai. Nếu không có Mỹ liên tục đưa tàu đến Biển Đông để tuần tiễu, Việt Nam đã bị bạn vàng Thành Đô là bọn xâm lược Trung Quốc chiếm lâu rồi.,.
Sài Gòn ngày 25-6-2016
NS.TUẤN KHANH * NGƯỜI LÀM BÁO
Đời làm chó, người làm báo
Một ngày 21/6 nữa đã bước qua, thêm một vạch kỷ niệm về báo chí Việt Nam thật ảm đạm. Có lẽ là lần đầu tiên trong lòng Báo chí Cách mạng, người ta nói trắng ra, việc làm nghề báo được coi như đời của chó. Và rồi thì báo giới rúng động, nói với nhau về chuyện húy kỵ chữ nghĩa, khiến người thì bị rút thẻ, người mất chỗ. Và quan trọng hơn là cả một năm dài, ngoài các đỉnh điểm trên, nghề báo không có gì tỏa sáng hơn được trên đất nước này, bao gồm cố rườm rà các câu chuyện lịch sử ẩn khuất, cá nhiễm độc, biển chết, cho đến việc tử nạn trên biển lạ thường của các sĩ quan quân đội.
Kỷ niệm nền báo chí cách mạng, người ta còn rút ra được một bài học lớn của báo chí Việt Nam: làm báo hôm nay, không phải để mở rộng biên giới của thông tin và ngôn luận. Làm báo phải học cách chuyên sâu tay nghề, rằng có viết ngàn con chữ, cũng phải luyện đủ công phu để khiển bao nhiêu ngôn từ ấy phải tự trói mình vô nghĩa, vô thanh.
Nghề báo bị ví với chó. Thậm chí được khuyên là đừng buồn nếu bị coi là chó, vì bởi dù sao cũng có sự cao quý của nó, do biết vâng lời và trung thành.
Chuyện làm báo biết vâng lời, gợi nhớ về vụ án Slansky (1952) tại Prague, thủ đô Tiệp Khắc cũ, bây giờ là Cộng hòa Czech. Đó là vụ án các nhà lãnh đạo CS Tiệp xử nhau, mà có đến 11 người bị xử treo cổ, 3 người tù chung thân. Trong số đó, Rudolf Slansky (1901-1952) là nguyên Tổng bí thư Đảng cộng sản đồng Phó chủ tịch Quốc hội. Một trong những lý do ngầm của việc thanh trừng, do ông Slanksy là một người gốc Do thái.
Cũng từ phiên tòa này, “phát minh” có một không hai của tòa án Cộng sản Tiệp đã trở thành sách giáo khoa về truyền thông thú tội trong thế giới tòa án và báo chí của Cộng sản. Tội nhân được cho thu sẳn lời thú tội vào băng nhựa, sau đó, khi ra tòa, thì băng được mở rì rì thay cho phần tội nhân tự nói (tội nhân mặt đối với quan tòa, quay lưng lại người đến dự phiên tòa với một khoảng cách xa). Nếu tội nhận có ý muốn phản cung, băng sẽ bị ngắt, tội nhân sẽ bị cho ngồi xuống với 2 công an kề bên cặp nách, kiểu như vì mệt quá hay do bị tạm ngất đi.
Nhiều thập niên liền, phương thức “nhận tội” hiện đại ấy lan rộng các phiên xử của chế độ cộng sản, được bổ sung bằng bản viết tay, video cắt xén qua thẩm vấn. Các buổi xử “công khai” ấy chỉ truyền thanh hay truyền hình qua phòng bên cạnh, chứ không cho vào xem trực tiếp, dù chỉ nhau cách một cánh cửa. Sau khi Liên Xô và cộng sản Đông âu sụp đổ, hiện còn một vài quốc gia áp dụng hình thức thô bỉ này.
Nói về chuyện này, để nhắc cho các bạn tôi nhớ rằng nhiều thập niên trước, không ít “con chó” của các triều đại cộng sản vẫn chép lại trên báo các nội dung ghi âm đẫm máu và nước mắt đó, chép lại các bản tin do công an gửi đến, và gọi đó là nghề làm báo thời sự – tường thuật. Họ vẫn được vinh danh, được thưởng không khác gì đã khó nhọc đi săn tin. Quả là không có gì so sánh sống động hơn nghề làm báo trong các triều đại cộng sản như vậy, là thời huy hoàng những loài chó săn tin và báo tin, trung thành và cao quý.
Thế còn những người làm báo tự do? Tôi nghĩ có bổng lộc đến mấy, chắc họ cũng không nhận mình là chó. Vì chó thì phải có chủ và được cho ăn. Còn người làm báo tự làm chủ tư duy của mình, họ kiếm sống lương thiện để phục vụ cho sự thật, cho con người nói chung.
Trong Luận ngữ viết vào năm 2015 của ông Lưu Hiểu Ba: “Hôm qua chó nhà tang, hôm nay chó gác cửa”, người nhận giải Nobel Hòa bình năm 2010 này có nói về những loại chó học đòi một lý tưởng nhưng lại không có nổi một quê hương tinh thần trong đời mình, vì vậy chỉ còn cách chọn chủ để sủa hay cắn xé một ai đó theo lệnh. Nếu xui rủi mất chủ thì cũng chỉ là một loài chó lang thang hèn hạ, chứ không thể nào có được sự tự do kiêu hãnh của một con chó sói trên đồng hoang hay núi cao.
Nói chuyện chó, chợt thấy ngạc nhiên vì trùng hợp đến lễ ăn thịt chó hàng năm ở Ngọc Lâm (Quảng Tây, Trung Quốc), cũng vào cuối tháng Sáu hàng năm. Nơi đó, chó trung thành hay cao quý cũng đều bị đem làm thịt. Vì bản chất nuôi và tuyển chọn chó ở một số nơi, rốt cuộc chỉ là để mua vui và kiếm lợi cho kẻ làm chủ. Chó có được tuyển chọn và huấn luyện tốt như nào, cũng là phần để hy sinh cho mục đích cuối cùng của lễ hội. Phần ăn hôm qua, luôn bị trả giá cho hôm nay.
Chắc chắn chó thì không thể có nỗi đau như của con người, nên trong vụ án Slansky 1952, người ta chỉ thấy giá trị phục vụ chứ không thấy giá trị đạo đức truyền thông của ngành báo chí. Nói đến đây, tôi lại muốn kể với bạn rằng những ngày biểu tình của người dân đòi minh bạch lý do cá chết, có những nhà báo âm thầm xuống đường ghi nhận mọi thứ dù không được tòa soạn phái đi. Những con người đó bị thúc đẩy bởi tính đạo đức nghề nghiệp nên xông vào chỗ mà họ cũng không có quyền được đến. Họ cũng bị bắt, bị đánh, bị nhốt vào sân Hoa Lư đến tận đêm, chỉ vì muốn chia sẻ mọi hiện trạng khốn cùng của người dân. Có những nhà báo bị đuổi việc, mất chỗ làm khi cùng đứng với nhân dân. Dù có bị ví hay răn đe là phải sống như “chó”, họ cũng không thể là vậy.
21 tháng 6 năm nay, chẳng có ai vinh danh các nhà báo không ăn lương nhà nước. Nhưng nếu nhiều năm nay, không có họ, những con người làm báo tự nguyện ấy, không biết người dân sẽ sống sao với đất nước đang dẫy đầy chuyện mù mờ. Chính họ là người đã điều chỉnh mọi thứ về cái đúng. Từ chuyện giải dịch đúng “tàu lạ” thành “tàu Trung Quốc” cho đến “sai quy trình” thành “vấn nạn.” Bóc trần từ ngữ “công trình thế kỷ” thành “bê-tông cốt tre” hay “ra văn bản” rõ thành “lạm quyền.” Những nhà báo đó góp phần tố cáo những kẻ đạp trên luật pháp, minh bạch những án oan và giải cứu cả tử tù.
Biển nhiễm độc, cá chết, các loại quan tham giấu mặt bằng ngôn từ mị dân… kể cả các loại quan lớn luôn thích tuyên ngôn mà không giữ được lời đều bị đưa ra trước ánh sáng và nhân dân. Video về biển miền Trung của Nguyễn Lân Thắng có lẽ là tường trình duy nhất minh bạch hiện trạng môi trường và con người khốn cùng lúc này, trong buổi truyền thông chung bị khép chặt mọi thứ, cùng tiếng sỉ vả “với động cơ nào?.” Nhờ truyền thông tự do của con người – dành cho con người – như trang Ba Sàm hay trang Nguyễn Xuân Diện…, mà nhân dân mới biết được kẻ mang lon tướng như Phạm Xuân Thệ, cướp công đồng đội Bùi Văn Tùng, đã đạo đức giả như thế nào khi lên giọng về tình chiến hữu. Và âu cũng là dịp để người người được biết về đức phục vụ và trung thành như thế nào của ông Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, khi mau mắn rút thẻ của nhiều nhà báo như Đỗ Hùng, Mai Phan Lợi… giúp chứng minh rõ hơn những gì người ta ví von về đời làm báo ở Việt Nam.
Ngày kỷ niệm nhà báo cách mạng nghe mỗi lúc càng nhạt. Chính làng báo chí nhà nước cũng cảm thấy ngại ngùng khi tự ca hát về mình trong ngày này. Không còn cách mạng trong truyền thông. Mà chỉ còn nẹp lưng vào tường, lần mò theo định hướng, lần mò tự kiểm duyệt để không ốm đau từ các con chữ mang dấu sắc cho đến lúc tan xác.
Thật buồn cho một nền báo chí mà từ thời khai sinh, đã luôn xiển dương ý thức tự do. Buồn cho một nền truyền thông chỉ còn sứ mạng xô đẩy các phong trào cảm xúc đời sống, để tiện che chắn cho những điều mà nhân dân cần được biết, cần được nói tới. Buồn cho những nhà báo dẫu có ăn lương nhà nước nhưng trái tim trong sáng, vẫn phải lặng nghe miệng kẻ ví von mình là chó.
Hãy mơ đến một ngày mới. Tôi và bạn nhất định phải ước mơ đến, nhé. Ngày của người làm báo bình thường và chân chính chỉ muốn tận hiến cho sự thật và cho quê hương. Ngày đó chẳng có ai sẽ phải bị gọi tên là “chó”. Và dù có bị khoác áp lên mình bộ lông sặc sỡ đến đâu, họ cũng sẽ rũ sạch và đứng lên, bắt đầu lại với một sứ mạng duy nhất: chuyển tải sự thật và lẽ phải. Ngày đó, mới thật sự là của những con người làm báo.
VIETTUSAIGON * ĐỨA CON CỦA CHẾ ĐỘ
Đứa con của biển và đứa con của chế độ
Mon, 06/20/2016 - 22:10 — VietTuSaiGon
Trong vòng chưa đầy ba năm, có gần 4,500 tàu cá của ngư dân Việt Nam bị bắn phá, đâm chìm và bắt bớ trên biển Đông. Cũng trong vòng chưa đầy ba năm, có hơn 2000 ngư dân bị bắt bớ, đánh đập và bắn giết. Đây là một con số quá khủng khiếp cho một làng nghề! Và cái chết, sự mất mát của những người chịu nắng, chịu gió, chịu mọi khổ đau của chính trị nhược tiểu để bám biển, để thực thi chủ quyền lãnh hải chỉ có Mẹ Biển chứng kiến, ôm lấy thân thể họ cùng tiếng ai điếu của trùng khơi. Họ là những người con của biển cả, của danh dự trong âm thầm và anh hùng trong bóng tối. Họ là đứa con của biển Việt Nam.
Điều này khác xa với những anh hùng của chế độ, đương nhiên, cái chết và sự mất mát của những phi công đã tập dượt, tìm kiếm cứu nạn và cuối cùng mất tích trên biển Đông là một sự mất mát lớn của chế độ, cũng là sự mất mát của dân tộc. Bởi suy cho cùng, dân tộc, nhân dân đã cưu mang, che chở và nuôi sống chế độ. Từ chiếc áo cho đến chén cơm, chiếc máy bay, xăng để bay và mọi thứ trang bị cho người phi công đều do nhân dân mà có. Những phi công đã mất tích và tử nạn trên biển Đông cũng là những đứa con của nhân dân, con của biển cả!
Nhưng, sự khác nhau rất rõ rệt giữa những ngư dân và các phi công nằm ở chỗ, ngư dân vừa đóng vai trò nhân dân để nuôi chế độ, vừa đóng vai trò người lính giữ vững tiền tiêu và bảo vệ chủ quyền lãnh hải lại vừa đóng vai trò đứa con của biển khơi khi cái chết ghé đến, sự im lặng, không tên tuổi mang cái chết của họ đi như bọt sóng trong một ngày gió lớn. Cái chết đầy bi hùng của người vạn chài chìm trong im lặng và hình như quốc gia đã không hay biết để đưa tang cho họ.
Ngược lại, cái chết của những đứa con chế độ thì khác, cái chết của họ vô hình trung làm khuấy động bầu không khí vốn đóng băng suốt nhiều năm nay trong lòng chế độ. Sự đóng băng của tính tham lam, ích kỉ và vô cảm. Sự đóng băng của những đố kị, kèn cựa địa vị, thủ đoạn hất nhau tranh quyền lực đã được hâm nóng bởi một vở kịch mà ở đó, cả báo chí nhà nước lẫn giới quan chức cấp cao trong quân đội, không ai nói ai, tất cả tự biến mình thành một kịch sĩ của nước mắt và bi ai.
Cái chết của những đứa con chế độ được bi kịch hóa đến đỉnh điểm, ở đó, người ta khóc mếu máo… Từ tướng lĩnh cho đến trí thức nhà nước, quan chức và những người lính… Tất cả họ chìm trong một trận bi ai của một kịch bản soạn sẵn, những ai chứng kiến đều phải rơi nước mắt. Có thể nước mắt của nhiều binh sĩ, sĩ quan quân đội Cộng sản là nước mắt thật chảy ra từ đáy lòng. Bởi hơn ai hết, họ thấu hiểu nỗi đau của đồng nghiệp, đồng chí và họ cũng thấu hiểu nỗi khốn khó của một người lính phải sống, học tập và chiến đấu trong một thứ cơ chế mà ở đó hiện hữu tất cả sự gian trá và đau khổ dành cho họ. Thậm chí, có thể họ hiểu cả nguyên nhân của cái chết, một nguyên nhân không phải bởi sự sơ xuất của người lính hay viên đạn, hòn tên của kẻ thù mà chính ở sự mất nhuệ khí, sự bạc nhược của chế độ mà họ đang phục vụ.
Và, có một vấn đề then chốt để thấy rằng cái chết của những người con biển cả khác xa cái chết của những người con chế độ. Bởi cái chết của những người con biển cả âm thầm và lặng lẽ, thậm chí thiếu cả những tiếng kèn trống ai điếu. Nhưng bên trong cái chết không tên tuổi ấy là sức mạnh của của một dân tộc là niềm tin vào lẽ phải và sự quyết liệt của con dân Việt Nam trong ý chí bảo vệ biển đảo, bảo vệ lãnh hải.
Những cái chết không tên tuổi, không tiếng vang của các ngư dân đã để lại trong lòng biển Đông những con sóng, những làn sóng yêu nước và quyết tâm giữ lấy biển đảo quê hương. Không ai nói ai, tự trong lòng mỗi người nhận ra sự tàn khốc của kẻ thù và chuẩn bị cho mình một tư thế để chiến đấu với quân xâm lược. Những cái chết tưởng chừng nhỏ nhoi ấy lại thắp lên ngọn lửa yêu nước và niềm hy vọng chống quân bành trướng, xua kẻ thù ra khỏi lãnh địa, lãnh hải quốc gia mạnh hơn bao giờ hết.
Ngược lại, những cái chết của đứa con chế độ, tuy kèn trống rình rang, lời bi ai tràn ngập trên các mặt báo và có vẻ người ta còn có khuynh hướng biến những cái chết ấy thành một bản anh hùng ca của thời đại. Nhưng rất tiếc, những cái chết ấy lại gieo một nỗi tuyệt vọng cho dân tộc, cho nhân dân hơn bao giờ hết.
Bởi khác xa với những ngư dân bám biển tay không tất sắt, không viên đạn phải đối đầu với sóng gió, tàu sắt và súng đạn của Trung Quốc, những người con chế độ được trang bị đầy đủ, từ chiến đấu cơ hiện đại cho đến cơ số đạn dược và các loại công cụ hỗ trợ tối tân nhất. Bên cạnh đó, họ là những con người mà mỗi kĩ năng họ có được có thể đánh đổi bằng tài sản của một gia đình ngư dân. Họ là những người mà nhân dân tin rằng một khi họ xuất kích thì câu chuyện an ninh và chủ quyền quốc gia được đảm bảo bất khả xâm phạm.
Thế nhưng (xin lỗi anh Khải và các sĩ quan, binh sĩ trên CASA 212!), cái chết quá ư đơn giản và có chút gì đó chưa sạch nước cản trên đường bay của các anh đã làm sụp đổ hoàn toàn niềm hi vọng của nhân dân vào chủ quyền quốc gia. Cái chết của các anh chỉ cho thấy sự yếu ớt và mất khả năng đề kháng của quân đội Việt Nam.
Báo chí trong nước từng ca ngợi đội bay của không quân Việt Nam là biệt đội ưu tú nhất, sẵn sàng chiến đấu với mọi kẻ thù và là biệt đội thần thánh. Thế nhưng cái gọi là biệt đội thần thánh của các anh lại là mới bay tập dượt đã lâm nạn và những người đi tìm kiếm cứu nạn bằng phương tiện hiện đại như CASA 212 mà người lái là một con chim đầu đàn trong đội bay, có kinh nghiệm lão luyện , trong điều kiện thời tiết bình thường cũng không thoát khỏi tử thần, cùng tám đồng đội oan uổng.
Thử nghĩ, suốt nhiều năm nay, dù muốn hay không thì nhân dân vẫn kì vọng vào quân đội, bởi chức năng lớn nhất của quân đội là bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải quốc gia. Nhân dân đã góp từng đồng thuế để nuôi quân, góp từng đứa con để tạo nên quân đội. Thay vào đó, quân đội lại cho nhân dân nỗi tuyệt vọng khôn tả! Và lẽ ra, trong tình thế hiện tại, cái chết của những phi công tử nạn trên đường tập dượt cũng như tìm kiếm cứu nạn phải được biến thành lời thề máu của quân đội, thành quyết tâm chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ những gì còn lại và lấy lại những gì đã mất của quốc gia, dân tộc. Thì đằng này, cái chết của các anh được biến thành vở kịch mếu máo, khóc sướt mướt và đánh động bi tâm, đánh động lòng thương xót của nhân dân.
Đúng, nhân dân sẽ thương xót những người đã ngã xuống. Nhưng chắc chắn một điều, nhân dân thương xót các anh một thì nhân dân thương xót cho vận mệnh đất nước đến mười. Nhân dân sẽ thương xót cho những người thân các anh bị mất con, mất chồng, mất cha. Nhưng nhân dân còn thương xót gấp triệu lần nữa vì dân tộc đã mất đi nhuệ khí, nhân dân đã mất đi chỗ dựa là sức mạnh quân đội và niềm tin chiến thắng quân ngoại xâm hoàn toàn mất đi.
Trong lúc này, ông Nguyễn Chí Vịnh, một chỉ huy cấp cao của quân đội Cộng sản Việt Nam đã im lặng, từ chối sự giúp đỡ của Mỹ để tìm kiếm cứu nạn những nạn nhân trên chiếc CASA 212, trong khi đó ông ta lại tiếp tục khẳng định mối quan hệ răng môi với Trung Quốc và kêu gọi Trung Quốc mang bốn tàu hải quân, hai tàu tuần cảnh và hai tàu cứu hộ, cứu nạn cùng hai máy bay tiến thẳng vào biển Việt Nam.
Và đáng sợ nhất là ông Vịnh đã bắn tiếng xin Trung Quốc hỗ trợ, cho phép tàu thuyền Việt Nam tìm kiếm, cứu hộ người Việt Nam ngay trên biển Việt Nam! Vô hình trung, cái chết của những người con chế độ làm lộ rõ gương mặt thật đớn hèn và bạc nhược của cả quân đội và chế độ Cộng sản.
Và đám tang của Đại tá Khải cũng song hành với đám tang của dân tộc Việt Nam đưa tiễn những tháng ngày bi hùng về nơi chín suối. Những gì còn sót lại chỉ là sự đớn hèn!
Biết đâu, trong buổi hội ngộ nơi suối vàng, linh hồn anh Khải lại gặp linh hồn của những ngư dân bám biển, và họ sẽ cùng ngồi với nhau để nhìn lại nước non ngàn dặm héo mòn!
SON TRUNG * CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT VÀ QUẢ THỰC
Mùa hè 1952, Mao Trạch Đông gọi Hồ Chí Minh sang nhận mệnh lệnh. Khi Hồ sang đến nơi thì Mao đã đi Mạc Tư Khoa phó hội cùng Stalin. Hồ bèn lót tót chạy sang Nga.Stalin và Mao Trạch Đông lệnh bắt họ Hồ thực hiện Cải cách ruộng đất..
Việt Công theo đường lối Liên Xô và Trung Cộng trong cách giết người cướp. Họ đã cử người sang Trung Cộng học nghề đạo tặc và sát nhân. Tổng số cán bộ được điều động vào công tác là 48.818 người. (Wikipedia) Mặt khác, bọn họ cũng tổ chức quy mô, nào pháp luật, quy tắc nghe rất xôm tụ.Năm 1953, thực tế là năm bắt đầu tiến hành CCRĐ, năm ĐCS chuẩn bị toàn bộ đường lối, chính sách và “luật pháp hoá” các chính sách của Đảng bằng quyết nghị của Quốc hội, sắc lệnh và nghị định của Chính phủ, thông tư của các bộ.
Hồ Chí Minh phát biểu theo kiểu " nhân nghĩa bà Tú Đễ" như sau: "Luật cải cách ruộng đất của ta chí nhân, chí nghĩa, hợp lí hợp tình, chẳng những là làm cho cố nông, bần nông, trung nông ở dưới có ruộng cày, nhưng đồng thời chiếu cố đồng bào phú nông, đồng thời chiếu cố đồng bào địa chủ".( Bài nói tại Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Khóa I, Kỳ họp thứ ba)
". Đường lối của Đảng ở nông thôn là dựa vào bần cố nông (cố nông là vô sản, bần nông là nửa vô sản ở nông thôn), đoàn kết trung nông, liên hiệp với phú nông về chính trị, bảo tồn kinh tế của họ, tiêu diệt chế độ bóc lột phong kiến từng bước và có phân biệt ( Báo Nhân dân ngày 1 Tháng Một 1954).
Văn bản chính sách của Đảng về các quy định cải cách ruộng đất có ba đối tượng được hành xử khác biệt:
1 - Bản thân và gia đình đã tham gia vào cuộc chiến tranh giành độc lập.
2 - Tham gia vào ngành công nghiệp và thương mại của nhà nước.
3 - Hiến đất và tài sản.
Nhưng những lời nói đó, bài viết , văn bản cộng sản là dối gạt, là ba hoa, chich chòe không đáng một xu!
Việt Cộng đưa ra Luật Cải cách ruộng đất không biết do tay nào văn hoa và dối trá viết ra:
Thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và của đế quốc xâm lược khác ở Việt Nam, xoá bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ,
Để thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân,
Điều 3. - Đối với địa chủ Việt gian, phản động, cường hào gian ác, thì tuỳ tội nặng nhẹ mà tịch thu toàn bộ hoặc một phần ruộng đất, trâu bò, nông cụ, lương thực thừa, nhà cửa thừa và tài sản khác.
Để thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân,
Điều 3. - Đối với địa chủ Việt gian, phản động, cường hào gian ác, thì tuỳ tội nặng nhẹ mà tịch thu toàn bộ hoặc một phần ruộng đất, trâu bò, nông cụ, lương thực thừa, nhà cửa thừa và tài sản khác.
Phần không tịch thu thì trưng thu.
Tuyên ngôn Cộng sản tuyên bố mục đich quan trọng của Cộng sản là bãi bỏ quyền tư hữu.CCRĐ là tịch thu ruộng đất của nhân dân, nhân dân mất đất, mất quyền tư hữu mà trở thành nô lệ trong các công trường, nông trường với lương thực chết đói. Thành thử mục đich thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân là dối trá, là mồi ngon dụ dỗ, phỉnh gạt nhân dân.
Trưng thu là mua không trả tiền. Thực tế thì tịch thu hay trưng thu đều giống nhau, nghĩa là bị cướp sạch!
Trưng thu toàn bộ ruộng đất hiện có cùng trâu bò và nông cụ.
Không đụng đến tài sản khác.
Giá trưng mua ruộng đất là giá sản lượng trung bình hàng năm của ruộng đất trưng mua.
Giá trưng mua trâu bò, nông cụ là giá thị trường ở địa phương.
Giá trưng mua được trả bằng một loại công phiếu riêng.
Công phiếu ấy được trả lãi 1,5 phần trăm mỗi năm.
Sau thời hạn mười năm sẽ hoàn vốn.
Điều 12. - Những người có ít ruộng đất, nhưng vì tham gia công tác kháng chiến, vì thiếu sức lao động, vì bận làm nghề khác mà phải phát canh hoặc thuê người làm, thì không coi là địa chủ.
Không đụng đến tài sản khác.
Giá trưng mua ruộng đất là giá sản lượng trung bình hàng năm của ruộng đất trưng mua.
Giá trưng mua trâu bò, nông cụ là giá thị trường ở địa phương.
Giá trưng mua được trả bằng một loại công phiếu riêng.
Công phiếu ấy được trả lãi 1,5 phần trăm mỗi năm.
Sau thời hạn mười năm sẽ hoàn vốn.
Điều 12. - Những người có ít ruộng đất, nhưng vì tham gia công tác kháng chiến, vì thiếu sức lao động, vì bận làm nghề khác mà phải phát canh hoặc thuê người làm, thì không coi là địa chủ.
Không đụng đến ruộng đất và tài sản của họ.
Ruộng đất và tài sản của phú nông. Điều 13. - Kinh tế phú nông được bảo tồn.
Ruộng đất và tài sản của phú nông. Điều 13. - Kinh tế phú nông được bảo tồn.
Không đụng đến ruộng đất, trâu bò, nông cụ và tài sản khác của phú nông.
Ruộng đất và tài sản của trung nông Điều 14. - Bảo hộ ruộng đất, trâu bò, nông cụ và tài sản khác của trung nông.
Ruộng đất và tài sản của trung nông Điều 14. - Bảo hộ ruộng đất, trâu bò, nông cụ và tài sản khác của trung nông.
Trung nông thiếu ruộng đất được chia thêm ruộng đất.
Điều 36 quy định: “Đối với kẻ phạm pháp thì xét xử theo pháp luật, nghiêm cấm việc bắt bớ và giết chóc trái phép, đánh đập hoặc dùng mọi thứ nhục hình khác”.
Các điều trên đều dối trá.
Việt Cộng theo lệnh Trung Quốc phải kết tội 5% dân chúng cho đúng chỉ tiêu. Ban đầu ít người xứng đáng là địa chủ, Việt Cộng phải bắt phú nông trung nông, có nơi bần nông cũng được "kich " lên cho đủ tỷ lệ %5. Có nơi như Hà Tĩnh vượt chỉ tiêu lên đến 6%-7%.
Vì vậy điều 13 bị chính Việt Cộng vứt sọt rác!
Còn điều 4 và 12 cũng là VẸM nói cho vui và để bịp thiên hạ. Thực tế Cán bộ, nhân sĩ , tư sản yêu nước bị giết, bị tù , bị cách chức, hoặc loại bỏ.
Tổng số cán bộ, đảng viên bị từng bị chỉnh đốn là 84000 người, chiếm tỷ lệ hơn 55%. Có những chi bộ tốt bị coi là chi bộ phản động, bí thư hoặc chi ủy viên chịu hình phạt nặng. Tình hình chỉnh đốn ở cấp huyện và cấp tỉnh cũng hỗn loạn. Số cán bộ lãnh đạo các cấp này bị xử lý oan sai cũng chiếm tỷ lệ lớn. Hà Tĩnh là tỉnh cá biệt, có 19 cán bộ tỉnh ủy viên, công an, huyện đội dự chỉnh đốn đều bị xử lý.
-Trường hợp Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Tư lệnh Đại đoàn 308, nguyên Tư lệnh Mặt trận Hà Nội năm 1946, Chủ tịch Ủy ban Quân quản Hà Nội bị các cán bộ cải cách bắt ở ngoại thành Hà Nội vì có người đấu tố ông là "địa chủ, có xuất thân là tư sản, lập trường chính trị không rõ ràng".
-Các cháu nội của cụ Phan Bội Châu, trong đó có một người là trung đội trưởng, nhà nghèo, 3 sào đất cho 3 mẹ con, nhưng cũng bị quy là địa chủ và bị tù một thời gian.
-Phó Bảng Đặng Văn Hướng, Bộ trưởng phụ trách Thanh - Nghệ - Tĩnh của Chính phủ bị dân chúng đấu tố (vì họ thấy ông từng làm quan cho triều Nguyễn) và chết tại quê nhà Diễn Châu.
-Hoàng Giáp Thượng Thư Nguyễn Khắc Niêm, cha của nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện cũng bị dân đấu tố vì từng làm quan to cho triều Nguyễn, bị giam trong chuồng nuôi hươu, phải ăn cơm thiu và chết tại quê nhà Hương Sơn, Hà Tĩnh.(CCRĐ-Wikipedia)
-Trường hợp bà Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm ở Thái Nguyên.
Trước Cách mạng tháng Tám, gia đình bà Năm từng ủng hộ Việt Minh 20.000 đồng bạc Đông Dương (tương đương bảy trăm lạng vàng lúc bấy giờ). Khi chính phủ Dân chủ Cộng hòa Việt Nam tổ chức "Tuần lễ vàng", bà đóng góp hơn 120 lạng vàng. Trong suốt thời gian kháng chiến chống Pháp, bà Nguyễn Thị Năm tham gia các cấp lãnh đạo của Hội Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên và Liên khu Việt Bắc, trong đó có 3 năm làm Chủ tịch hội Phụ nữ. Khi thực hiện lệnh "tiêu thổ kháng chiến", bà đã cho san bằng khu biệt thự Đồng Bẩm. Nhiều cán bộ cộng sản, nhiều đơn vị bộ đội thường tá túc trong đồn điền của bà. Bà Nguyễn Thị Năm cũng từng nuôi ăn, giúp đỡ nhiều cán bộ Việt Minh sau này giữ những cương vị quan trọng như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Hoàng Hữu Nhân, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Tùng, Vũ Quốc Uy, Hoàng Thế Thiện, Lê Thanh Nghị...[Hai người con trai Nguyễn Hanh và Nguyễn Cát đều tham gia chống Pháp. Nguyễn Hanh quân hàm Đại tá Trung đoàn trưởng 351, Sư đoàn 380, một trong những quân nhân cao cấp nổi tiếng chống Pháp. Người con thứ là ông Nguyễn Cát học "Trường thiếu niên Việt Nam Lư Sơn" tỉnh Quảng Tây Trung Quốc. Năm 1953 Nguyễn Hanh và Nguyễn Cát bị bắt giam đưa đi cải tạo đến cuối năm 1956 mới được thả về nhà.
-Trung nông còn bị đôn lên địa chủ cho đủ số 5%.
Cán bộ đảng viên bị" chỉnh đốn" lên đến 84.000 . Võ Nguyên Giáp nói đã thả 12 ngàn cán bộ. vậy 74.000 cán bộ ưu tú, đảng kiên trung kiên đi đâu? Cán bộ bị nạn 84 ngàn vậy con số địa chủ phải gấp năm, gấp mười!
Cái vô lý nhất là Việt Cộng theo lệnh Trung Cộng kết tội 5% nhân dân là địa chủ. Vì vậy số dân nghèo, có khi là bần nông bị kích lên làm địa chủ. Theo phương pháp tính toán khoa học nào để đi đến kết luân 5% dân chúng là địa chủ. Nhiều nơi hăng tiết vịt tăng số địa chủ lên ^5-7%.
Cộng sản dấu diếm, bưng bít nên ta khó biết rõ con số nạn nhân CCRD.
Theo nhiều nguồn tin khác nhau, số lượng người bị giết dao động khá lớn:
-Theo Wikipedia, tổng số người bị quy trong Cải cách ruộng đất đã được thống kê là 172.008 người; số người bị oan sai là 123.266 người, chiếm tỷ lệ 71,66%. Theo tài liệu của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều nông dân trong tầng lớp trung nông đã bị đấu tố là địa chủ và việc đấu tố oan là do "bị địch lũng đoạn".
-Theo tuần báo Time ngày 1 tháng 7 năm 1957 thì khoảng 15.000 người bị xử tử.
-Theo Gareth Porter: từ 800 đến 2.500;
-Theo Edwin E. Moise (sau một công cuộc nghiên cứu sâu rộng hơn): vào khoảng 5.000;
-Theo giáo sư sử học James P. Harrison: vào khoảng 1.500 cộng với 1.500 bị cầm tù.
-Theo soạn giả Arthur Dommen thì cho rằng tính đến năm 1956 có khoảng 32.000 người bị hành hình trong vụ cải cách ruộng đất.
-Vũ Thư Hiên cho rằng con số nạn nhân là ít hơn con số 15.000 dẫn ở trên rất nhiều, tuy vậy ông chỉ có thể ước tính, chứ không có số liệu hoặc tài liệu nào cụ thể:-
- "Người ta thường nói tới con số khoảng 15.000 người. Tôi nghĩ con số có thổi phồng. Trong tài liệu của Bernard Fall và Wesley Fishel con số còn được đẩy tới 50.000. Nếu tính tổng số xã đã cải cách ruộng đất là khoảng 3.000, mỗi xã có trung bình một hoặc hai người bị bắn, bị bức tử, bị chết trong tù (những xã có số người bị bắn lên tới ba hoặc bốn rất ít gặp, có những xã không có ai bị) thì số người chết oan (kể cả trong Chỉnh đốn Tổ chức, tính cả người bị bức tử) nằm trong khoảng từ 4.000 đến 5.000 người. Nói chung, đó cũng là đoán phỏng. Chẳng bao giờ chúng ta biết được con số chính xác nếu không có một cuộc điều tra khoa học."(DGBN, Ch,24)
-Đài RFA cho biết: Năm 1956 cũng là năm mà Việt Cộng công khai lên tiếng nhận sai sót trong quá trình thực hiện cuộc cải cách ruộng đất, rồi thực hiện một số biện pháp kỷ luật và tiến hành sửa sai. Bản thống kê chính thức cho biết là trong số 172.008 ngừơi bị quy là địa chủ và phú nông trong cải cách ruộng đất thì 123.266 người bị quy sai, tức là bị oan. Tính theo tỷ lệ là 71,66%. Có lẽ chưa bao giờ và ở đâu tỷ lệ giữa số bị oan và nạn nhân lại cao đến như thế…”
- Michel Tauriac, nhà văn người Pháp đưa ra 500.000 Con số nầy cũng hợp lý nếu kể cả người bị giết, bị chết trong tù, bị chết sau khi thả ra và tự tử” (Wikipedia tiếng Việt online ngày 19-5-2006)
Theo sách Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000 tập 2, viết về giai đoạn 1955-1975, xuất bản tại Hà Nội năm 2004, tức là một tài liệu mới của nhà cầm quyền Hà Nội, cho biết cuộc CCRĐ đợt 5 (1955-1956) được thực hiện ở 3,563 xã, có khoảng 10 triệu dân, và tổng số người bị sát hại trong CCRĐ đợt nầy lên đến 172,008 người, trong đó có 123, 266 người (71,66%) sau nầy được xác nhận đã bị giết oan.
Trong số 172,008 nạn nhân, bảng thống kê cho biết cụ thể như sau:
Những tác giả bộ Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000 tập 2 dựa trên số thống kê do tài liệu của nhà cầm quyền cộng sản lưu trữ, nếu không đúng thì cũng thấp hơn số người thật sự bị giết, chứ không thể cao hơn, vì thông thường, CSVN hạ bớt những số liệu bất lợi cho họ. Nói cách khác, số người bị giết tối thiểu là 172,008 người, còn số thật sự bị giết không thể biết được, ngoài con số dự đoán tối đa của giáo sư Lâm Thanh Liêm là 200,000 người.
Tài liệu của Việt Cộng tương đối chính xác hơn các tài liệu phỏng đoán của các ông Tây mặc dù chê đậy, giấu diếm là " nghề của chàng". Cộng sản đưa ra 172.008 (có số lẻ nữa, chánh xác ghê! ), nhưng theo kinh nghiệm thực tế con số có thể gấp ba, gấp bốn! Thực tế có thể là khoảng 500.000. Giả sử mỗi gia đình có hai vợ chồng và ba con thì số tội nhân lên đến hai triệu rưởi người!
Nhà văn Tô Hoài cho biết
Tài liệu của Việt Cộng đưa ra có nhiều điểm không thực.
-Tài liệu Wikipedia cho biết có 6 đợt CCRD.
-Các số xã bị tỉnh lược.
Thanh Hóa 577 xã , chỉ khai đợt hai 66 xã, đợt ba 115 xã ,đợt bốn 207 xã,Bắc Ninh có 126 xã, khai đợt ba 60 xã; đợt tư 8 xã .
Thanh Hóa có 577 xã ( Wikipedia) , chỉ nói đến 207 xã
Phú thọ có 227 phường xã, khai 17 và 106..
Tài liệu Việt Cộng nói miền Bắc dân số 10 triệu cũng không chính xác.Theo điều tra của Tổng cục thống kê (Việt Nam) tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, trên toàn Việt Nam có 85.846.997 người, quy mô phân bố ở các vùng kinh tế - xã hội, trong đó đông dân nhất là vùng đồng bằng sông Hồng với khoảng 19,5 triệu người, kế tiếp là vùng bắc Trung bộ và duyên hải nam Trung bộ với khoảng 18,8 triệu người, thứ ba là vùng đồng bằng sông Cửu Long với khoảng 17,1 triệu người. Vùng ít dân nhất là Tây Nguyên với khoảng 5,1 triệu người. Theo số liệu ước tính của The World Factbook do CIA công bố thì vào tháng 7 năm 2011, dân số Việt Nam là 90.549.390 người, đứng thứ 14 trên thế giới
Phần lớn các tài liệu cho rằng dân số Việt Nam khoảng 1954 là 24 triệu. Huỳnh Tâm viết :Theo một số tác phẩm lịch sử kinh tế của Việt Nam, miền Bắc Việt Nam dân số khoảng mười lăm triệu (15triệu) vào những năm 1953, vùng giải phóng dân số khoảng một triệu. Nhìn trung bình, theo "Chỉ thị ngày 04 tháng 5" (ngũ tứ chỉ kì), miền Bắc Việt Nam có khoảng 12.000-30.000 địa chủ bị thủ tiêu, 172.008 nông dân bị giết, thực thi theo tỷ lệ của chính sách cải cách ruộng đất. (Quê hương tôi cứ mãi điêu linh -Kỳ 2.
http://danlambaovn.blogspot.com/2015/06/que-huong-toi-cu-mai-ieu-linh-ky-2.html )
Cứ lấy con số 15 triệu trong thời gian 1954 cho dân miền từ Nam Quan đến sông Bến Hải thì tỷ lệ 5% là khoảng 800.000 địa chủ! Mỗi gia đình thường có vợ chồng, ba con, chưa kể cháu thì nạn nhân là 4 triệu, chưa kể cường hào ác bá, "Việt gian", Quốc dân đảng và cán bộ đảng viện bị chính đốn, con số thật khủng khiếp!
Vũ Thư Hiên bênh vực cho cái đảng đã hành hạ cha con ông Người ta thường nói tới con số khoảng 15.000 người. Tôi nghĩ con số có thổi phồng. Trong tài liệu của Bernard Fall và Wesley Fishel con số còn được đẩy tới 50.000.[...]. thì số người chết oan (kể cả trong Chỉnh đốn Tổ chức, tính cả người bị bức tử) nằm trong khoảng từ 4.000 đến 5.000 người.(DGBN, Ch,XXIV, chú 3)
Ông còn sai lầm khi nói đến xã. Dưới xã còn có làng, xóm, giáp...Nhưng đơn vị chính là làng. Làng quan trọng nhất: " Phép vua thua lệ làng". Thế hệ Vũ Thư Hiên tất biết làng là đơn vị hành chánh trong thực tế và trong tâm thức người Việt. Đào Duy Anh cho biết; :" Những xã lớn chia ra nhiều thôn...Cũng có làng lớn chia ra nhiều giáp (VNVHSC, Bốn Phương,SG, 1961.tr.128).
Tài liệu Wikipedia về xã cho biết: Một xã bao gồm nhiều thôn (hoặc ấp, xóm, làng, bản) hợp thành. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, các đơn vị nhỏ hợp thành một xã không được coi là thuộc vào một cấp đơn vị hành chính chính thức nào của Nhà nước Việt Nam.
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2009, Việt Nam có 9.121 xã. Tỉnh có nhiều xã nhất là Thanh Hóa với 585 xã, tiếp theo là Nghệ An với 437 xã và Hà Nội với 401 xã. Đà Nẵng có ít xã nhất trong các đơn vị hành chính cấp tỉnh - 11 xã.. 10 tỉnh và thành phố có số xã lớn nhất (từ 207 đến 586) chiếm 1/3 số xã của cả nước.
Thôn tức là làng. Xã có khoảng 10 làng tùy theo xã lớn nhỏ. Theo tài liệu trên, Miền Bắc có 3.563 xã. Mỗi làng giả thiết có 3 địa chủ, thì số địa chủ toàn miền Bắc là:3.563 X10X5 tức là gần 2 triệu nạn nhân chết chóc, tù đày, đói khổ, bị mất quyền làm người. Còn cường hào, ác bá nữa thì không biết là bao nhiêu!
Wikipedia cho biết tổng số cán bộ, đảng viên bị từng bị chỉnh đốn là 84000 người, chiếm tỷ lệ hơn 55%, còn Võ Nguyên Giáp trong CCRĐ có nói hai vạn bị oan. .....Tại cuộc mít tinh tối 29.10.1956, ông Võ Nguyên Giáp chỉ cho biết con số 12 nghìn cán bộ và đảng viên đã được trả tự do mà thôi! ( Nguyễn Minh Cần- Xin Đừng Quên Nửa Thế Kỷ Trước)
Vậy hơn 70 ngàn cán bộ đảng viên đi đâu? Phải chăng họ đi thăm cụ Mác?Riêng đảng viên bị chỉnh đốn là 84 ngàn , không lẽ tài liệu đảng thổi phồng?Đảng vu khống đảng à?
Vũ Thư Hiên nói ông thoát khỏi đam mê cộng sản. Trong tác phẩm Đêm Giữa Ban Ngày ông tố Hồ Chí Minh nhưng cũng bênh vực Hồ Chí Minh. Trong các tài liệu khác cũng vậy. Như Hồ Tuấn Hùng tố Hồ Tập Chương người Miêu Lật Đài Loan chính là Hồ Chí Minh. Ông cũng như Bùi Tín, Dương Thu Hương, cải chính nhưng không nêu được lý do chính xác,. Ông theo Cộng sản tỏ vẻ thù hận Quốc Dân Đảng và Nguyễn Chí Thiện! Việc CCRD, ông cũng bảo người ta thổi phồng, ông căn cứ vào đâu? Nay chính tài liệu VIệt Cộng nói có nạn nhân CCRD là 172.008 cộng với 84 ngàn cán bộ đảng viên trong Chỉnh Đốn Đảng, Ông có thấy ông quá lố không? Tài liệu của người ông cho là thổi phồng, còn tài liệu của ông nói có thành không, to thành nhỏ.
Việc nghiên cứu , nhất là nghiên cứu sử phải khách quan, chính xác, không phải như việc viết Lê Văn Tám thiêu mình làm bó đuốc xông vào đồn giặc, , Dũng sĩ dùng tay không hạ máy bay Mỹ...Việc này ta thấy rõ ông cũng như Bùi Tín, Dương Thu Hương cũng một duộc, lâu rồi cũng lộ đuôi cáo dài lê thê!
CCRD ở Việt Nam tàn ác tiếng tăm đồn về Trung Quốc.HòngVăn Hoan viết về việc này
- Michel Tauriac, nhà văn người Pháp đưa ra 500.000 Con số nầy cũng hợp lý nếu kể cả người bị giết, bị chết trong tù, bị chết sau khi thả ra và tự tử” (Wikipedia tiếng Việt online ngày 19-5-2006)
Theo sách Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000 tập 2, viết về giai đoạn 1955-1975, xuất bản tại Hà Nội năm 2004, tức là một tài liệu mới của nhà cầm quyền Hà Nội, cho biết cuộc CCRĐ đợt 5 (1955-1956) được thực hiện ở 3,563 xã, có khoảng 10 triệu dân, và tổng số người bị sát hại trong CCRĐ đợt nầy lên đến 172,008 người, trong đó có 123, 266 người (71,66%) sau nầy được xác nhận đã bị giết oan.
Trong số 172,008 nạn nhân, bảng thống kê cho biết cụ thể như sau:
Thành phần
|
Số bị giết
|
Bị oan
|
Tỷ lệ
|
-Địa chủ cường hào:
|
26,453 người
|
20, 493
|
77,4 %
|
-Địa chủ thường:
|
82,777
|
51,480
|
62%
|
-Địa chủ kháng chiến:
|
586
|
290
|
49%
|
-Phú nông
|
62,192
|
51,003
|
82%
|
172,008
|
123,266
|
71,66 %
|
Những tác giả bộ Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000 tập 2 dựa trên số thống kê do tài liệu của nhà cầm quyền cộng sản lưu trữ, nếu không đúng thì cũng thấp hơn số người thật sự bị giết, chứ không thể cao hơn, vì thông thường, CSVN hạ bớt những số liệu bất lợi cho họ. Nói cách khác, số người bị giết tối thiểu là 172,008 người, còn số thật sự bị giết không thể biết được, ngoài con số dự đoán tối đa của giáo sư Lâm Thanh Liêm là 200,000 người.
Tài liệu của Việt Cộng tương đối chính xác hơn các tài liệu phỏng đoán của các ông Tây mặc dù chê đậy, giấu diếm là " nghề của chàng". Cộng sản đưa ra 172.008 (có số lẻ nữa, chánh xác ghê! ), nhưng theo kinh nghiệm thực tế con số có thể gấp ba, gấp bốn! Thực tế có thể là khoảng 500.000. Giả sử mỗi gia đình có hai vợ chồng và ba con thì số tội nhân lên đến hai triệu rưởi người!
Nhà văn Tô Hoài cho biết
“Thế mà vượt hết, thắng lợi lớn, toàn đoàn truy được hơn năm trăm địa chủ lọt lưới, đến bước ba đưa tỷ lệ 5% lên 7,24% đánh đổ hoàn toàn giai cấp địa chủ về chính trị cũng như về kinh tế”. (Ba người khác- trang 206)Nhà văn Trần Mạnh Hảo, nói về cái tỷ lệ giết người trong chiến dịch CCRĐ ở làng của ông cao hơn các nơi khác:
“Làng tôi là làng công giáo Bùi Chu Phát Diệm, là làng tề, làng bị gọi là ác ôn, nên chỉ tiêu địa chủ trên giao nặng nhất: phải bắt cho được 15% địa chủ là Bình Hải Đoài. Nghĩa là cứ 100 người dân thì phải nộp cho bác và đảng 15 tên địa chủ”. (Thời Luận ngày 1-4-2006)Nguyễn Minh Cần đưa ra lời kể của một người bạn : Đội mà ông bạn có chân về một làng nghèo ở Thái Bình, không thể nào tìm đâu ra đủ số địa chủ, và cũng không thể nào tìm ra địa chủ ác bá để bắn. Họ lo lắm. Thế là họ đưa một ông chăn vịt vào danh sách bị bắn!. Làng nào cũng thế thôi, mấy ông "gột vịt" (ấp trứng nuôi vịt con) chẳng bao giờ được dân làng ưa cả, vì lùa vịt con xơi thóc lúa của dân, thế mà lại hay to mồm cãi lại, gây gổ. Thế là "đủ yếu tố cấu thành tội", trong đó có tội "bị dân làng ghét cay ghét đắng". Địa chủ bóc lột thóc của nông dân, vịt cũng ăn cướp thóc của nông dân, vịt không thể bắn được thì chủ nó phải chịu thay! Ai cũng vui vẻ cả. Ông bạn biết là sai nhưng không dám mở miệng khi "cổ máy nghiền thịt" của Đảng đã khởi động rồi!
Tài liệu của Việt Cộng đưa ra có nhiều điểm không thực.
-Tài liệu Wikipedia cho biết có 6 đợt CCRD.
-Các số xã bị tỉnh lược.
Thanh Hóa 577 xã , chỉ khai đợt hai 66 xã, đợt ba 115 xã ,đợt bốn 207 xã,Bắc Ninh có 126 xã, khai đợt ba 60 xã; đợt tư 8 xã .
Thanh Hóa có 577 xã ( Wikipedia) , chỉ nói đến 207 xã
Phú thọ có 227 phường xã, khai 17 và 106..
Tài liệu Việt Cộng nói miền Bắc dân số 10 triệu cũng không chính xác.Theo điều tra của Tổng cục thống kê (Việt Nam) tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, trên toàn Việt Nam có 85.846.997 người, quy mô phân bố ở các vùng kinh tế - xã hội, trong đó đông dân nhất là vùng đồng bằng sông Hồng với khoảng 19,5 triệu người, kế tiếp là vùng bắc Trung bộ và duyên hải nam Trung bộ với khoảng 18,8 triệu người, thứ ba là vùng đồng bằng sông Cửu Long với khoảng 17,1 triệu người. Vùng ít dân nhất là Tây Nguyên với khoảng 5,1 triệu người. Theo số liệu ước tính của The World Factbook do CIA công bố thì vào tháng 7 năm 2011, dân số Việt Nam là 90.549.390 người, đứng thứ 14 trên thế giới
Phần lớn các tài liệu cho rằng dân số Việt Nam khoảng 1954 là 24 triệu. Huỳnh Tâm viết :Theo một số tác phẩm lịch sử kinh tế của Việt Nam, miền Bắc Việt Nam dân số khoảng mười lăm triệu (15triệu) vào những năm 1953, vùng giải phóng dân số khoảng một triệu. Nhìn trung bình, theo "Chỉ thị ngày 04 tháng 5" (ngũ tứ chỉ kì), miền Bắc Việt Nam có khoảng 12.000-30.000 địa chủ bị thủ tiêu, 172.008 nông dân bị giết, thực thi theo tỷ lệ của chính sách cải cách ruộng đất. (Quê hương tôi cứ mãi điêu linh -Kỳ 2.
http://danlambaovn.blogspot.com/2015/06/que-huong-toi-cu-mai-ieu-linh-ky-2.html )
Cứ lấy con số 15 triệu trong thời gian 1954 cho dân miền từ Nam Quan đến sông Bến Hải thì tỷ lệ 5% là khoảng 800.000 địa chủ! Mỗi gia đình thường có vợ chồng, ba con, chưa kể cháu thì nạn nhân là 4 triệu, chưa kể cường hào ác bá, "Việt gian", Quốc dân đảng và cán bộ đảng viện bị chính đốn, con số thật khủng khiếp!
Vũ Thư Hiên bênh vực cho cái đảng đã hành hạ cha con ông Người ta thường nói tới con số khoảng 15.000 người. Tôi nghĩ con số có thổi phồng. Trong tài liệu của Bernard Fall và Wesley Fishel con số còn được đẩy tới 50.000.[...]. thì số người chết oan (kể cả trong Chỉnh đốn Tổ chức, tính cả người bị bức tử) nằm trong khoảng từ 4.000 đến 5.000 người.(DGBN, Ch,XXIV, chú 3)
Ông còn sai lầm khi nói đến xã. Dưới xã còn có làng, xóm, giáp...Nhưng đơn vị chính là làng. Làng quan trọng nhất: " Phép vua thua lệ làng". Thế hệ Vũ Thư Hiên tất biết làng là đơn vị hành chánh trong thực tế và trong tâm thức người Việt. Đào Duy Anh cho biết; :" Những xã lớn chia ra nhiều thôn...Cũng có làng lớn chia ra nhiều giáp (VNVHSC, Bốn Phương,SG, 1961.tr.128).
Tài liệu Wikipedia về xã cho biết: Một xã bao gồm nhiều thôn (hoặc ấp, xóm, làng, bản) hợp thành. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, các đơn vị nhỏ hợp thành một xã không được coi là thuộc vào một cấp đơn vị hành chính chính thức nào của Nhà nước Việt Nam.
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2009, Việt Nam có 9.121 xã. Tỉnh có nhiều xã nhất là Thanh Hóa với 585 xã, tiếp theo là Nghệ An với 437 xã và Hà Nội với 401 xã. Đà Nẵng có ít xã nhất trong các đơn vị hành chính cấp tỉnh - 11 xã.. 10 tỉnh và thành phố có số xã lớn nhất (từ 207 đến 586) chiếm 1/3 số xã của cả nước.
Thôn tức là làng. Xã có khoảng 10 làng tùy theo xã lớn nhỏ. Theo tài liệu trên, Miền Bắc có 3.563 xã. Mỗi làng giả thiết có 3 địa chủ, thì số địa chủ toàn miền Bắc là:3.563 X10X5 tức là gần 2 triệu nạn nhân chết chóc, tù đày, đói khổ, bị mất quyền làm người. Còn cường hào, ác bá nữa thì không biết là bao nhiêu!
Wikipedia cho biết tổng số cán bộ, đảng viên bị từng bị chỉnh đốn là 84000 người, chiếm tỷ lệ hơn 55%, còn Võ Nguyên Giáp trong CCRĐ có nói hai vạn bị oan. .....Tại cuộc mít tinh tối 29.10.1956, ông Võ Nguyên Giáp chỉ cho biết con số 12 nghìn cán bộ và đảng viên đã được trả tự do mà thôi! ( Nguyễn Minh Cần- Xin Đừng Quên Nửa Thế Kỷ Trước)
Vậy hơn 70 ngàn cán bộ đảng viên đi đâu? Phải chăng họ đi thăm cụ Mác?Riêng đảng viên bị chỉnh đốn là 84 ngàn , không lẽ tài liệu đảng thổi phồng?Đảng vu khống đảng à?
Vũ Thư Hiên nói ông thoát khỏi đam mê cộng sản. Trong tác phẩm Đêm Giữa Ban Ngày ông tố Hồ Chí Minh nhưng cũng bênh vực Hồ Chí Minh. Trong các tài liệu khác cũng vậy. Như Hồ Tuấn Hùng tố Hồ Tập Chương người Miêu Lật Đài Loan chính là Hồ Chí Minh. Ông cũng như Bùi Tín, Dương Thu Hương, cải chính nhưng không nêu được lý do chính xác,. Ông theo Cộng sản tỏ vẻ thù hận Quốc Dân Đảng và Nguyễn Chí Thiện! Việc CCRD, ông cũng bảo người ta thổi phồng, ông căn cứ vào đâu? Nay chính tài liệu VIệt Cộng nói có nạn nhân CCRD là 172.008 cộng với 84 ngàn cán bộ đảng viên trong Chỉnh Đốn Đảng, Ông có thấy ông quá lố không? Tài liệu của người ông cho là thổi phồng, còn tài liệu của ông nói có thành không, to thành nhỏ.
Việc nghiên cứu , nhất là nghiên cứu sử phải khách quan, chính xác, không phải như việc viết Lê Văn Tám thiêu mình làm bó đuốc xông vào đồn giặc, , Dũng sĩ dùng tay không hạ máy bay Mỹ...Việc này ta thấy rõ ông cũng như Bùi Tín, Dương Thu Hương cũng một duộc, lâu rồi cũng lộ đuôi cáo dài lê thê!
CCRD ở Việt Nam tàn ác tiếng tăm đồn về Trung Quốc.HòngVăn Hoan viết về việc này
Tham dự xong Hội nghị Trung ương về cải cách ruộng đất, tôi lại trở ra Bắc Kinh. Thủ tướng Chu Ân Lai được biết tin và rất quan tâm về vấn đề sai lầm trong cải cách ruộng đất, khi gặp tôi liền hỏi: Việc sai lầm trong cải cách ruộng đất có liên quan gì đến các đồng chí cố vấn Trung Quốc không? Tôi trả lời: Kinh nghịệm cải cách ruộng đất của Trung Quốc là rất tốt. Ủy ban cải cách ruộng đất ở Việt Nam phạm sai lầm, như coi thành phần địa chủ lên quá nhiều, đánh vào phần lớn phú nông và trung nông, đánh vào những người chỉ có một ít ruộng đất nhưng nguồn thu nhập chính là ở nghề nghiệp khác, đánh vào những địa chủ kháng chiến, địa chủ có công lao với cách mạng, đặc biệt là đánh tràn lan cả vào cơ sở Đảng, thì đó là sai lầm của Ủy ban cái cách ruộng đất Việt Nam, chứ không phải là sai lầm của các cố vấn Trung Quốc. (1)
Mệnh lệnh bắt Hồ chí Minh thực hiện có ba mục đích:
-Biến Việt Nam thành cộng sản như Nga và Trung Quốc đã thực hiện
-Cải cách ruộng đất thì tịch thu nhà cửa, ruộng đất vàng bạc. Tịch thu ruộng đất để lập nông trường,HTX, cộng sản nắm quyền lợi kinh tế do đó có thể trả nợ cho Nga và Trung Quốc. CCRDĐ cũng cướp được một số vàng và nộp cho Nga và Trung Cộng. Tôi nghĩ rằng Việt Cộng và Trung Cộng rất khát vàng, bạc và các kim khí khác vì trong cuộc tra khảo "địa chủ" và con cháu "địa chủ" cộng sản hỏi rất kỹ về vàng bạc và mâm thau, chậu đồng... Trung Cộng huy động một số đông đảo cán bộ sang Việt Nam để thẳng tay giết người và cướp vàng bạc một cách trực tiếp.
-Trung Cộng có mục đich tàn sát các nhà kinh doanh giỏi và các thành phần ưu tú ở miền Bắc nhằm dọn đường cho cuộc xâm lăng Việt Nam và chiếm biển Đông cùng xưng hùng xưng bá trên thế giới.
-Tàn sát nhân dân để dân chúng sợ hãi mà nộp tài sản, đem thân làm nô lệ cho Việt công sản Việt Cộng bước qua giai đoạn thi hành chủ nghĩa cộng sản.
-Biến Việt Nam thành cộng sản như Nga và Trung Quốc đã thực hiện
-Cải cách ruộng đất thì tịch thu nhà cửa, ruộng đất vàng bạc. Tịch thu ruộng đất để lập nông trường,HTX, cộng sản nắm quyền lợi kinh tế do đó có thể trả nợ cho Nga và Trung Quốc. CCRDĐ cũng cướp được một số vàng và nộp cho Nga và Trung Cộng. Tôi nghĩ rằng Việt Cộng và Trung Cộng rất khát vàng, bạc và các kim khí khác vì trong cuộc tra khảo "địa chủ" và con cháu "địa chủ" cộng sản hỏi rất kỹ về vàng bạc và mâm thau, chậu đồng... Trung Cộng huy động một số đông đảo cán bộ sang Việt Nam để thẳng tay giết người và cướp vàng bạc một cách trực tiếp.
-Trung Cộng có mục đich tàn sát các nhà kinh doanh giỏi và các thành phần ưu tú ở miền Bắc nhằm dọn đường cho cuộc xâm lăng Việt Nam và chiếm biển Đông cùng xưng hùng xưng bá trên thế giới.
-Tàn sát nhân dân để dân chúng sợ hãi mà nộp tài sản, đem thân làm nô lệ cho Việt công sản Việt Cộng bước qua giai đoạn thi hành chủ nghĩa cộng sản.
Khi phát động CCRD, tịch thu ruộng đất, nhà cửa, gia súc ,dụng cụ gia đình, cộng sản đem chia những thứ này cho nông dân để khêu gợi lòng tham của dân nghèo khiến họ hăng hái đấu tố và thi hành mọi chính sách của cộng sản. Những thứ tài vật được chia được gọi là "quả thực", một danh từ nhập cảng từ CCRD ở Trung quốc.(2 )
Tác phẩm "Ba Người Khác" của Tô Hoài do Đà Nẵng xuất bản 2007, 250 trang khổ nhỏ, tường thuật kỹ càng về việc đấu tố và chia quả thực này. Nhân vật chính tên Bối, xưng tôi, không phải tự truyện của Tô Hoài. Tô Hoài cho thấy gái nông thôn đa dâm cho nên cán bộ Cải cách tha hồ hủ hóa. Người thôn quê cũng biết tính toán. Họ thả con tép để băt con tôm.
-Duyên đòi Bối cho nàng và bố nàng được kết nạp đảng.
--Đương lúc ấy Duyên lại ỡm ờ bảo tôi: “Cắm thẻ nhận ruộng xong rồi em mới về nhà chồng chứ không thì để chúng nó cướp không công em đấu tranh à? Sao im thế? Hay là anh muốn truất phần em để anh chia cho con Đơm cháu địa ác ác? Thề đi, anh không thể chia cho em cho ruộng nhất đồng điền thì từ giờ đừng có đụng vào em mà chết gẫy xương đấy”.- Duyên cười tăng tả đi, rồi quay lại:
“Anh phải giúp em cái này.”
“Giúp thế nào?”
“Tối nay, anh với em đến nhà địa chủ Thìn khuân cái cối đá.”
Cán bộ cải cách về thôn nghèo, không tìm đâu ra địa chủ. Họ phải kích các phú nông, trung nông, có khi cả bần nông lên địa chủ cho đủ chỉ tiêu 5% dân số. Họ theo đuờng lối "giết lầm hơn bỏ sót". Quan trọng hơn, họ theo tài liệu đảng :"ở đâu có nông dân là ở đấy có địa chủ, . Chỗ nào có nông dân, có ruộng, tất có bóc lột", Cả thôn 4 địa chủ, 2 phản động, xã có37 địa chủ, mật thám, quốc dân đảng và các thành phần linh tinh.
Thôn Chuôm có thể nặng nhất bước này. Địa chủ Thìn nhiều ruộng đất, tôi cũng chưa đếm được nhiều bao nhiêu, ruộng nhà địa rải rác các xứ đồng, lại ruộng xâm canh bên kia sông. Trong thôn lại có bốn thằng phú, sáu trung nông cũng có thể vào diện vậ động san xẻ ruộng cho nông dân. Mà ở đâu, ruộng chia thế nào thì cũng thiếu. Công lao người ta cả tháng hội họp, tố khổ đấu tranh rồi, cái cây đợi ngày hái quả, bao nhiêu quả. [....]..
Họ xun xoe với anh đội và tự hào là được vào xâu chuổi. “Chào anh đội, đêm qua anh đội đã bắt được rễ, yên chí rồi thì hôm nay vào nhà em được chứ? Anh xâu chuỗi em đi. Đố anh tìm được thằng chuỗi nào hơn em. Hôm qua mà anh vào nhà em thì em đã được là rễ rồi, rễ cái chứ chẳng chơi, nói thật đấy.”
Họ cũng muốn leo cao làm trửởng thôn có quyền uy đấu tố địa chủ thỏa thích:
“Ối, anh đã bảo được đấy nhé. Làm giấy cam đoan đi rồi cho tôi làm trưởng thôn, phế thằng tư Nhỡ đi. Tôi sẽ vạch cho đội lôi ra hàng đàn địa chủ. Cứ tính đứa nào có ruộng thì ghi tên nó là thằng địa, nhiều ít mặc kệ, có ruộng có đất chẳng là thằng địa thì là con hùm ăn thịt người à, có phải không anh đội?”
Mọi người nao nức nhận quả thực. Họ cãi cọ, giành giật.
( đến bước chia ruộng, chia quả thực, nông hội cãi nhau mấy đêm không xong, anh đội chắp tay quỳ xuống giữa cuộc họp: "Em lạy đội, em lạy các ông các bà nông dân, thế này thì em xin về, em chịu không làm được)
Họ giành nhau cái áo, cái khố.Có người cậy thế, họ trấn lột chứ không phải chờ chia quả thực (3)
lột quần áo địa chủ mặc luôn vào ngườiTrưởng thôn Cối ở đâu xồng xộc chạy vào, cúi xuống, lột cái áo vét dạ đen địa chủ Thìn đương mặc, ngẩng lên cười hê hê: "Để cho mày khỏi vướng" rồi Cối xỏ tay vào mặc áo luôn.
Tịch thu, trưng thu, trưng mua để đống đấy rồi chia. Ngoài kia trẻ con đánh trống rong cờ, tôi càng rối cả ruột. Các nhà địa chủ đứng ngồi rúm vào một xó, mấy người còn đến xỉa xói kể tội. Một lát, người ta đi lùng khắp nhà, lấy vôi vạch sẵn đánh dấu cái tủ, cái chum "những đồ này của nhà tôi, tôi đánh dấu sẵn kẻo mang đi đâu nữa thì lẫn mất". Người gánh, người khiêng, ai cũng gầy đói hom hem, nhợt nhạt, mới chỉ đem lên chỗ tập trung tạm, chẳng biết còn đưa đi đâu nữa mà đã hăm hở như đương khuân về nhà mình. [...].“Địa chủ cường hào gian ác Đoàn Văn Thìn có: ruộng 5 mẫu, 1 nhà ngói năm gian, 1 nhà gỗ ba gian, 1 trâu, 1 nghé, 10 chum, 15 vại, 4 giường, 2 phản, 1 yến gạo, 2 yến thóc, 7 cái nồi năm, nồi tám, nồi mười, mâm đồng 2 chiếc, mâm gỗ 8 chiếc... Tổ tịch, trưng, mua quyết định: tịch thu toàn bộ nhà ngói, nhà gỗ và diện tích ao vườn. Để lại cho nhà nó ở cái bếp đầu bờ rào. Tịch thu tất cả nồi đồng, sanh đồng, mâm đồng, cũi bát đĩa, hương án, đồ thờ. Trưng mua các phản gỗ, bàn toạ, ghế tràng kỷ, ván áo quan. Không mua thóc gạo đương có, không mua quần áo chăn chiếu đương mặc, đương đắp, không mua nồi niêu ang đất, tôn trọng tín ngưỡng không đụng đến đồ thờ, bát hương. Tôi yêu cầu đội khuân vác làm việc, đem các đồ đạc tịch trưng thu kể trên lên bãi quả thực.”(Ch.IV)
Rồi người ta khiêng đồ lên bãi quả thực trên xã hay đã vác trộm về, tôi nào phân biệt được. Tuyên bố xong, tôi nhảy xuống giữa những lộn xộn. Chẳng biết tổ trật tự lẫn lộn vào đâu, cũng chẳng biết ai đội khuân vác, ai hôi của. Có người đội ra cái thớt to như cái nón Chuông trên đầu.
Vách chưa lấy được cái gì, lon ton chạy. "Đứa nào kiếm cho tao cái quần, chọn cái mới ấy. Tao đã đóng khố sẵn để đợi mặc quần mới đây". Nhưng chẳng khi nào tôi còn để mắt đến Vách. Có người bê ra cái chĩnh, hét vào mặt tôi: "Em xin cái này về đựng nước cáy. Bao nhiêu đời bây giờ mới được cái chĩnh". Nhiều người chạy ra vườn thục cái thuốn vào gốc xoan, vào bụi hoa nhài nghi ngờ có chôn của. Trong nháy mắt, đống quả thực chỉ còn lại cái hương án, cái tràng kỷ và cỗ áo quan phải khiêng vác, không ai lôi đi được. [...]. Một bà lão nhặt được trong đống đồ đạc và quần áo bề bộn một cái cối đồng giã trầu, lấy ra nghiền xong một miếng trầu bỏm bẻm nhai, như con trâu già đêm nằm trong chuồng trệu trạo nhai lại. Rồi lại xăm xăm đi. Bà lão này khôn vặt, cứ la liếm nhặt những cái yếm, cái thắt lưng, cái ống đũa, chẳng ai để ý.(Ch.IV)
Việc chia quả thực rất náo nhiệt:
Ấy là quang cảnh những hôm các thôn rộn rịch lần lượt mít tinh tuyên bố xoá giai cấp địa chủ. Công tác lại tuần tự: chiều gọi loa, hô khẩu hiệu, tối họp xóm xong từng nhà về còn mạn đàm trao đổi ngày mai là ngày sung sướng nhất của nông dân, ngày mai giai cấp địa chủ bị tiêu diệt hoàn toàn ở xã ta và trên cả nước nữa. Mỗi thôn thành lập bốn tổ: tổ đem gia đình địa chủ ra đấu, phân hoá tại chỗ. Tổ sục sạo xem đồ đạc còn giấu diếm ở đâu và tịch thu sổ sách, giấy tờ trong nhà. Tổ vận chuyển quả thực ra để ngoài sân đền. Tổ làm trật tự kiêm ghi chép phân minh. Cuộc mít tinh xử án toàn bộ giai cấp địa chủ làm ở thôn Đìa, các thôn khác đến tham quan rồi về cứ theo thế mà làm hôm sau. Ở Chuôm, tôi làm trưởng ban, họp đến ba giờ sáng mới thành lập xong ban tịch, trưng, mua. Hội nghị đã nhất trí phương án mua những gì, cái gì tịch thu, cái gì không mua. Không mua lặt vặt cái thớt, bó đũa, cái vai cày. Những tấm ván áo quan thì tịch thu. Địa chủ chết được nằm hòm sang trọng à? Tao nhắm mắt chưa biết bó chiếu hay bó cót đây. Tịch thu cái cũi đựng bát đĩa chứ cái chậu cám lợn thì mua làm thèm vào. Phải làm mọi cái to nhỏ đúng chính sách đã bàn. (Ch.IV)
Cuộc chia quả thực đã biến thành hôi của, trộm cắp với đủ thứ mánh mung.
Rồi người ta khiêng đồ lên bãi quả thực trên xã hay đã vác trộm về, tôi nào phân biệt được. Tuyên bố xong, tôi nhảy xuống giữa những lộn xộn. Chẳng biết tổ trật tự lẫn lộn vào đâu, cũng chẳng biết ai đội khuân vác, ai hôi của. Có người đội ra cái thớt to như cái nón Chuông trên đầu.
Vách chưa lấy được cái gì, lon ton chạy. "Đứa nào kiếm cho tao cái quần, chọn cái mới ấy. Tao đã đóng khố sẵn để đợi mặc quần mới đây". Nhưng chẳng khi nào tôi còn để mắt đến Vách. Có người bê ra cái chĩnh, hét vào mặt tôi: "Em xin cái này về đựng nước cáy. Bao nhiêu đời bây giờ mới được cái chĩnh". Nhiều người chạy ra vườn thục cái thuốn vào gốc xoan, vào bụi hoa nhài nghi ngờ có chôn của. Trong nháy mắt, đống quả thực chỉ còn lại cái hương án, cái tràng kỷ và cỗ áo quan phải khiêng vác, không ai lôi đi được. [...]. Một bà lão nhặt được trong đống đồ đạc và quần áo bề bộn một cái cối đồng giã trầu, lấy ra nghiền xong một miếng trầu bỏm bẻm nhai, như con trâu già đêm nằm trong chuồng trệu trạo nhai lại. Rồi lại xăm xăm đi. Bà lão này khôn vặt, cứ la liếm nhặt những cái yếm, cái thắt lưng, cái ống đũa, chẳng ai để ý. [...]. Các thôn đã lần lượt mít tinh tuyên bố xoá bỏ giai cấp địa chủ, tiếp theo tịch thu, trưng thu, trưng mua đúng như kế hoạch. Đội trưởng Cự đi kiểm tra, đến thôn Am, thôn Chuôm thấy mít tinh đã xong ngay buổi sáng, bấy giờ chỉ còn một đám ở thôn khác chạy đến hôi của và mấy người đứng lẩn quẩn ngắm cái hương án có vẻ tiếc rẻ giá đem về bổ làm củi, nhưng nặng không ai dám khiêng. [...].Hơn ba mươi gia đình nhà địa ngồi một phía đen ngòm bãi như quạ đậu. Các nhà phú nông đại diện được đến tham quan thì ngồi hàng ngoài. Người suốt chín thôn cơm nắm cơm đùm từ tinh mơ kéo đến bạt ngàn trong tiếng chiêng, trống, tù và inh ỏi. Đã đốt hết dưới thôn rồi thế mà trên xã không biết còn khiêng ở đâu ra những cái tủ đựng sách báo chữ Nho chữ ta chất cao như cây rơm, mồi lửa đã châm đốt cháy rừng rực như những cây đình liệu.[...]..Cuộc mít tinh xử án. Người ta sán đến chỗ các nhà địa chủ, im lặng nhìn như xem những con vật lạ, con gà mới mua hay cái rọ chuột. Anh đội nói: "Mặc kệ, không cần trật tự, cho quần chúng thoả lòng căm thù". Một đám vây lại chỗ một bà lão địa, hai mắt cùi nhãn đã loà hẳn. Bà lão mặc lồng hai cặp áo nâu da bò, khăn vuông láng thâm mới, nhai trầu thong thả, không biết điếc thật hay giả điếc, dửng dưng không để ý xung quanh. Đằng kia, một lão địa - lão này không có tội ác, không bị giam, lão chít khăn, áo bông dài sa tanh mới, hai tay chắp trước bụng áo như đứng hầu quan. Tiếng ai như tiếng thằng Vách quát: "A ha! Chúng nó mặc tất cả quần áo vào người để khỏi phải tịch thu đấy. Lột ra, lột hết ra. Tao có quần rồi, tao cần thêm một cái áo, đứa nào lấy cho tao". Một người hất tay trật cái khăn vố của lão địa. Nhưng cũng không ai lột váy, cởi áo lão địa ông, địa bà ấy. Cái khăn bị lệch mà lão địa cũng không dám giơ tay sửa lại, mồ hôi đậu từng nốt trên mũi lão. Chốc chốc, lão lại mắm môi ưỡn người đảo mắt nhìn xuống, ngước lên như cố nhịn đái hay nhịn ỉa chẳng biết.[...]. Các thôn vẫn đương kéo lên cả thôn Am, thôn Chuôm, mà tôi không biết, vì tôi quên không cho lệnh lên. Chỉ là còn ngửi thấy hơi của, người ta gọi nhau đi. Trên bờ tường, trẻ con leo ngồi đánh trống. Dưới kia, loa trõ xuống đầu đồng: A lô!A lô!. Nắng đã hẩng, người đi ồn ào, tiếng tù và ánh ỏi.(Ch.IV)
Chia ruộng đất, đồ đạc đưa đến kèn cựa, tức giận, hận thù, gây chia rẽ gĩa nông dân với nhau:
Những buổi họp bàn chia ruộng, quả thực, chưa đâu vào đâu, ai cũng té tát, hằm hè tím tái vặc nhau. Ruộng đồng cạn, đồng sâu, và quả thực, cái nhà đầu hồi hay ở gian giữa, cả cái cối đá, cái bắp cày trên gác bếp cũng tranh nhau không ai nhường ai. Hôm sau mới chia thử đã loạn xạ. Chỉ có cái cối đã mà mấy người hét: Vần đi, vần đi. Người khác đá lại. Một người ở đâu tới, thủ sẵn cái thừng, đánh thòng lọng xuống lưng cối, khoác thừng vào vai, kéo xềnh xệch cái cối đá.
Tôi chặn lại:
- Không được, chưa chia.
Em chỉ ra xem thử để lúc em được chia thì mang đi cho dễ, em thử thôi mà. Rồi cười khà khà, đi vào. Trong này còn khối thứ, bỏ vào ngồi họp thì đứa khác ra cướp mất. Cứ đứng đây, tôi cái này, cái này. Ôi trời, còn biết đằng nào mà lần. Hai tai nghe quang quác, khoành khoạch, át cả tiếng anh đội cổ đã khản đặc nhìn những người nhà có đám phải rặn ra khóc.
Cuộc họp đối đáp chan chát.
- Ruộng tốt, ruộng xấu, ruộng mặn, ruộng chua, lấy ráo. Bần cố chúng tôi đã mấy đời đói ruộng như con đói sữa mẹ.
- Cho tôi cái xướng mạ, tôi chỉ xin một thứ thế thôi.
- Cả lũ địa còn đánh đổ được nữa là chia cái ruộng đã có trong tay, khoan đã, rồi đâu vào đấy.
- Tôi không có màn. Anh đội ơi! Cho tôi một cái màn mới là thoả mãn bần cố nông.
- Đấy là sang mực quả thực. Mấy hôm nữa.
- Mấy hôm nữa thì bàn bây giờ làm mẹ gì cho tốn nước bọt.
Rồi lại nói ngay:
- Nhưng mà tôi cứ nói trước, tôi phải được cái áo ấm. Đáng nhẽ tôi khiêng địa chủ Thìn thì tôi được cái áo bành tô của nó, thế mà trưởng thôn Cối đã nẫng tay trên của con tôi. Cả đời mới trông thấy cải cách mà không được cái áo thì rét lắm. Mà tôi là cố nông, cố nông ba đời, bố tôi cần cái hòrn đến nơi rồi. Cái hòm ở nhà địa chủ Thìn là phần tôi, chưa dùng đến thì mùa hè để ông cụ được nằm cho mát cái lưng. Hề, hề, hề…
- Nhà tôi chỉ rặt giống nồi đất, đội về mà kiểm tra. Tien nhan đứa nào bảo bà có cái nồi tư đem giấu đi!
Rồi cuộc họp lại lái về ruộng đất, lại lung tung.
- Trung nông nhận ruộng giao canh của địa chủ thì hoa mầu tính sao? Tôi chỉ có hai miếng chó ỉa ấy, đổi nước mạ, nước khoai lấy ruộng có được không? Tôi là trung nông yếu, các ông các bà ạ.
- Yếu hay khoẻ thì cũng là trung nông, ai cho trung nông đổi chác mà đòi.
- Nói như cái nhà chị thì mấy tháng nay tôi đi đấu công toi à?
- Nguyên canh là thế nào, cào bằng đi, chia lại.
- Ruộng tôi cấy, động chệ đến mồ mả nhà ai mà chia lại!
- Báo cáo đầy đủ này. Tôi chưa có đất vườn, tôi chưa có cái chum, cái vại tử tể đựng nước cáy. Tôi xin nhận chỗ ao dừa nhà tư Nhỡ.
- Tôi phải được chia cái áo bông của thằng Thìn mới là đoàn kết bần cố, thằng Thìn còn cái áo bông dài năm ngoái vẫn thấy nó mặc rét.
- Các người ơi, để mắt đến thằng trung nông ọp ẹp này một tý. Nhà toàn ruộng nuôi giang sếu, bồ nông đồng chua, phải cho lên cắm thẻ đồng cao chứ.
- Đã bảo trung nông thì đợi ngõ ngoài nữa.
- Hay là nông hội tư túi chia cả ruộng cho con mẹ công thương bán bánh đúc chợ huyện?
- Đứa nào bảo ông tư túi, ông gang họng ra!
- Tôi như con chó hóng cứt, từ chặp tối điếc cả tai mà chưa được cục cứt nào đây.(Ch.IV)
MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA của Nguyễn Khắc Trường được nhà xuất bản Hồng Lĩnh in tại Hoa kỳ 1991, sách dày 459 trang. Tác phẩm này cũng đề cập đến việc phân chia ruộng đất của thời Cải cách đưa đến đánh nhau, thù hận nhau. Đoạn va78n sau đây tả cuộc ấu đả củaz hai phe tranh giành nhau.
Bà Đồ Ngật xồng xộc chạy vào cuộc họp:- ơƠi các ông, các bà đảng viên ơi! Người ta đánh nhau ngoài đồng kia kìa! Người ta tranh đất, tranh ruộng đánh nhau to ở Đồng Chùa kia kìa!
- Thế thì nghỉ đã! - Một tiếng hô át cả lời ông Chỉnh. Rồi vẫn đúng thói quen tự do thoải mái, rùng rùng đến dăm người đứng tụt dậy. Chủ tọa chưa kịp nói gì thì mấy người đó đã huơ tay lao la cửa. Trong lúc nhốn nháo, ông Phúc, ông Địch vẫn nhận đó là những đàn em của Thủ.
Không muốn thì cuộc họp cũng dứt đoạn. Mọi người vội vã chạy tắt ra phía cổng làng. ở đấy là cánh đồng Chùa. Đồng Chùa nằm ở cửa ngõ phía nam của làng. Đó là tiền sảnh, là bộ mặt kiêu hãnh của làng. Đồng Chùa là một cánh đồng phăng phiu chỉ rộng hơn 20 mẫuBắc Bộ với những thửa, những ô ruộng có từ thời sơ khai của vùng này. Đây là nơi thượng đẳng điền duy nhất, là cơm giữa nồi, gái giữa làng, là nơi ngày xưa các bậc kỳ hào tranh giành nhau đến chết để được là người chủ điền có ruộng ở Đồng Chùa. Ngoài sự mầu mỡ của đất đai, cày cấy được hai vụ, cái chính Đồng Chùa là niềm tự hào, là tiếng tăm của chủ nhân, là đầu gà má lợn của ngôi thứ. Chính nơi đây năm xưa chi họ Trịnh Bá đã phải nhượng lại cả mẫu ruộng sâu cho chi họ Vũ Đình khi tên Trịnh Bá liều đánh canh bạc cuối cùng mà cái chức lý trưởng vẫn tuột khỏi tay. Phải nhượng lại ruộng ở Đồng Chùa, dù có được giá gấp năm gấp mười nơi khác, nhưng như thế là có nghĩa đã phải bán cả máu của mình để ăn! Chỉ đến khi có hợp tác xã, những chủ nhân của Đồng Chùa mới chịu nhả đất ra không một lời cò kè, mặc dù ruột gan quặn lại như muối xát.
Bây giờ đi vào khoán, giao đất cho từng hộ, thì nơi khó điều hòa, khó chia bôi nhất lại vẫn Đồng Chùa.Hai anhem Hảo - Hán và Vu con ông Vi đúng là những đảng viên tiền phong đi đâu. Bà Đồ mới hào hển kể xong, họ đã băng đi, lao vọt qua ô cổng như ụ súng, chạy phóng ra cánh đồng. Kia rồi! Cuộc chiến vì đất đai giữa những anh em, xóm giềng với nhau đang nổ tung giữa nắng quái đỏ khé. Một đám đông nhốn nháo ầm ĩ. Hai chục, hay ba chục? Cả đàn ông, đàn bà, đang hò hét vung tay, vung nón giữa thửa ruộng vừa gạt xong, còn lô nhô những đụn rạ. Bỗng đám đông tóe rát ra khi một tiếng chửi tục gầm lên, rồi hai người đàn ông cùng quần đùi áo cộc, vung gậy lên đập chát vào nhau. Chát bốp! chát bốp? Chát choáng! Chát...
Tiếng gậy tre già phang thẳng cánh nghe rợn thấu xương! Mấy người đàn bà kêu la oai
oái. Bỗng một tiếng hét phía sau trùm lên tất cả, rồi một bóng người cao lớn xách gậy từ xa lao bổ lại. Cũng quần đùi, áo cộc, còn thêm mái tóc chờm vai. Mọi người kêu lên khi nhận ra tay dao búa nhất nhì của làng - Uởng? Đúng, lại U&ởng! Ưởng gầm vang cái giọng ồm ồm của mình nghe đây hả hê thách thức:
- Bác Hàm lui ra
Phải? Một trong hai người đang giao đấu để chiếm mảnh ruộng dưới chân chính là ông
Hàm. Và thật may cho ông, ông đang phải chống đỡ với một đối thủ trẻ, khỏe và nhanh
hơn ông rất nhiều. Tiếng thét của ưởng làm cả hai cùng sững ra. Ông Hàm vừa né người sang bên, thì Ưởng đã nhảy chồm tới như hổ thấy mồi. Mặt mũi tía sẫm lên như đồng hun.
- Thằng Hoạt hôm nay biết tay tao!
Vừa hét lên như tuyên án, ưởng vừa múa gậy vù vù thị uy. Đầu cây gậy cứ hoa lên nhoáng nhoáng như chớp. ưởng đang mong có dịp thực thi thấy miếng vừa học được! Thực ra không phải ưởng bảo vệ ông Hàm tới mức xả thân đâu, mà chính là Ưởng khoái đánh nhau! Hễ cứ được ục là chân tay Uởng như được nối dài ra, toàn thân say sưa bừng bừng như kẻ nghiện được rượu, kẻ háo sắc được gái? Riêng với Hoạt thì ưởng đã có ý chờ dịp. Hoạt có họ hàng xa với chi họ Vũ Đình, hơn Ưởng dăm tuổi, đôi bên đã vài lần va chạm. Giữa cái hôm bác cháu ông Hàm đi đào bới kia, khi Ưởng đã bị trói bằng chạc trâu, Hoạt còn dí đầu gậy vào trán ưởng. Ưởng đã rắp tâm sẽ chơi lại Hoạt từ hôm ấy.
Quả nhiên Hoạt thấy chờn trước sự hung hãn của con hổ non dám sẵn sàng thí cả tính
mạng. Hoạt cũng đã là tay liều, nhưng liều để thắng: để được sống mà hưởng, chứ Hoạt không thích liều chết! Hoạt vừa lùi, vừa tìm cách chống đỡ, thì thật cũng phúc tổ cho Hoạt:Anh em Hảo - Hán đã lao tới. Đôi bên cũng có họ xa với nhau, anh em Hảo - Hán còn là cành trên. Hán xông lại nắm ngay lấy gậy của Ưởng, nói giật giọng:
- Cậu Ưởng, thôi ngay - Rồi Hán quay sang Hoạt, giọng rất hách - Còn anh, cũng liệu đấy!Ưởng văng tay Hán ra rít lên:
- Phải táng bỏ mẹ nó đi chứ!
Nhưng Hán vẫn nắm cứng lấy cây gậy của Ưởng, cây gậy cũng nóng như vùi vào lửa?
Hán quay sang nói nhỏ: Thôi đi cậu đứng có ngốc! Việc chủ yếu là để bác Hàm lấy lại
ruộng. Nếu nó còn láo thì sẽ choảng! ưởng bỗng rời tay ra, người đầm đìa nhẫy nhược
mồ hôi như một cây cột mỡ, Hoạt đã nhanh chân chõm ngay lấy dịp may biến sớm rồi.
Bây giờ các đảng viên mới chạy tới nơi. Thủ giận đến tái mặt trừng mắt nhìn Ưởng, nhìn ông Hàm mặt mũi tối sầm sầm đang lùi lùi lên bờ. Bà mẹ của Hoạt đầu tóc xác xơ, đi chui chúi sấn lại phía Thủ, nói the thé:
- Có ông Thủ mấy lại đủ mặt các ông tác bà đảng viên của làng chứng giám đây. Cái thửa đồng này ban chủ nhiệm đã cho tôi làm từ vụ chiêm, nói là ưu tiên gia đình liệt sĩ. Thế mà bây giờ ông Hàm lại bảo là đất hương hỏa của nhà ông ấy, phải giả ông ấy. Ông Hàm
bảo ruộng này từ đời ông bà của họ Trịnh Bá dã đánh dấu bằng cột đá ong chôn ở đâu
bờ, gia phả nhà ông ấy ghi như thế. Tôi chả biết gia phả với đá ong đá ve gì suất! Bây giờ
còn làm gì áo đất hương hỏa. Ruộng đất là của hợp tác, thì hợp tác giao cho ai phải thuộc
về người ấy chứ. Nói như ông Hàm thì chả hóa ra ai tách thửa ruộng nào chỉ việc đi đánh
dấu trộm vào đâu bờ, bảo đấy là đất hương hỏa của nhà mình à?
Thủ đang lúng túng, thì bà mẹ của ưởng cũng không phải tay vừa, sấn tới trước mặt mẹ
Hoạt nói như xóc ốc:
- Vụ chiêm vừa rồi hợp tác mới là tạm giao, chưa thuận. Bà không nhớ ngày ấy người ta
đã thắc mắc ầm lên à? Bây giờ phải lại cho đúng. Ruộng từ thời cha mẹ ông bà nhà
người ta phải đổ mồ hôi sôi nước mắt mới có. Bây giờ hợp tác không bắt góp tập trung
nữa thì phải giả lại. Bà mẹ Hoạt cứ bám vào cái lý ưu tiên gia đình liệt sĩ, nên cũng không
chịu. Ruộng này chính là xương máu của Bát, em Hoạt đã hy sinh ở đường 9 - Nam Lào.
- Bà không có con là liệt sĩ thì bà mới bảo phải chia lại!
Nghe vậy mẹ ưởng nhảy thách ngay lên. A thì ra bà ta kháy thằng ưởng nhà bà đi bộ đội
chưa được một năm thì bị loại ngũ đây.
- Bà đừng có cậy suất ưu tiên liệt sĩ! Nếu ưu tiên thì phải là bà Điều, ông Diễm, cụ Một
đang không có ai trông nom kia, con người ta cũng bỏ xác ở biên giới đấy, chưa đến lượt
bà?
Nhưng mọi người đã không cho hai bà đành hanh phá ngang câu chuyện. Những tiếng
nhao nhao át đi:
- Đề nghị xã và ban chủ nhiệm nhanh chóng giao đất giao ruộng cho chúng tôi. Vụ chiêm
vừa rồi mới là giao thử chưa hợp lý? bây giờ vào làm mùa rồi phải giao lại, không nhanh
thì để ruộng hoang à?
- Phải giao cho công bằng, chứ vừa rồi bao nhiều ruộng tốt là cán bộ với những người
thân tín dấm dúi chia nhau, còn lại đầu trâu mõm bò đẩy cho dân là không được. Chúng
tôi đã làm đơn xin tách khỏi hợp nhất để về hợp tác xã nhỏ, sao bây giờ vẫn ỉm đi? Hợp
nhất mới chả hợp bét, làm ăn nát như tương, bắt chúng tôi đánh đu vào để mà ăn mày cả
lũ à?
Một giọng đàn ông thủng thẳng như một lời kết luận:
- Không giao đất nhanh, không công bằng, còn choảng nhau to!
Xuân Tươi lại vỗ tay bồm bộp vào nhau, cao giọng:
- Đề nghị bà con giải tán. Chúng tôi sẽ báo cáo lên xã, lên huyện giải quyết nhanh chóng
những yêu cầu của bà con. Những vấn đề này chúng tôi không đủ quyền hạn giải quyết.
Còn việc chia đất thì tôi được biết chỉ vài hôm nữa ban chủ nhiệm sẽ công bố.
Một tiếng đế theo nghe đã có mùi bông đùa. Xuân Tươi quả là một cái van xì hơi rất hữu
hiệu:
- Bà con cũng không dám yêu cầu bác Xuân Tươi giải quyết đâu, vì toàn những việc tẹp
nhẹp cả, mà bác Xuân Tươi thì chỉ quen lo cách mạng thế giới thôi! Mấy hôm nay có vị
tổng thống nào bị ám sát trượt nữa không? Hôm trước bác Xuân Tươi còn hỏi thầm tôi
một mẫu là bao nhiều sào? Hớ hớ!
Thủ đi từng bước ủ rũ về phía bụi hóp ở đầu bờ, nơi ông Hàm và ưởng đang ngồi, như
vẫn chờ để nhảy vào cuộc giao đấu mới. Lại cả chị Bé vừa chạy ai nữa. Vẫn quần xắn
ống thấp ống cao, mặt chín rờ. Hai con mắt rừng rực như lên cơn sốt. Chị vừa cầm nón
quạt phe phẩy, vừa nhìn ông Hàm với ánh mắt trung thành tuyệt đối, như sẵn sàng xông
vào những cuộc giành giật nếu ông sai bảo. Chính chị lúc nãy đã nhận đi thay Đào ra thửa
ruộng vừa đụng độ kia để phát bờ và khơi lại con mương cho nước vào để mai cày vỡ
chuẩn bị làm mùa. Vừa phát được một quãng bờ thì Hoạt đã ra sừng sộ. Chị chạy về báo.
Ông Hàm bỏ tràng đục, sập sểnh đi ra, nói ầm è:
- Tôi đã báo bà cụ nhà anh từ hôm trước rồi, rằng là thửa ruộng này của ông bà tôi từ
ngày xưa, văn tự nhà tôi có ghi vẫn còn kia. Ngày làm chiêm nhà anh cày cấy, tôi lên mạn
ngược mua gỗ không biết. Lúc về tôi đã nói ngay với ban chủ nhiệm giao ruộng thế là sai,
anh Vinh đã hứa tới mùa sẽ điều chỉnh lại. Bây giờ ruộng ai phải về nhà ấy.
Hoạt mới bốn mươi tuổi, nhưng trông đã già và cũ kỹ, vốn cũng là anh bặm trợn nghe mẹ
nói là phải giữ thửa ruộng này bằng được, nên khăng khăng:
- Của nhà ông từ thuở tám hoánh nào, bây giờ ai biết? Hợp tác xã bảo đây là ưu tiên ưu
tiên cho u tôi có con liệt sĩ. Ông thắc mắc thì đi gọi ban chủ nhiệm ra đây.
Ông Hàm cũng quyết giữ cái lý của mình:
- Thì tôi đã bảo là ông Vinh chủ nhiệm đã hứa rồi. Ruộng đất bây giờ phải trả về tận gốc
của nó. Anh không tin thì tôi sẽ cuốc cái góc ở chỗ đâu bờ kia cho anh xem. Dưới ấy có
một cột đá ong dài nửa mét chôn đứng, có đánh dấu riêng của họ nhà tôi.
Thấy Hoạt bán tín bán nghi, lại pha chút hoang mang. ông Hàm liền xăm xăm vác cuốc lại
chỗ góc đầu bờ, rồi bổ xuống hùng hục đầy tự tin. Mươi phút sau quả nhiên một cọc đá
ong sần sùi màu da lươn hiện ra trước sự sửng sốt của Hoạt và một tốp gần chục người
nghe thấy tiếng đã chạy đến. Nhưng khi ông Hàm nhờ một thanh niên nhảy xuống lay lay,
rồi rút chiếc cột đá hình trụ nhỏ bằng gốc tre và dài tới đầu gối vứt lên bờ, thì Hoạt bỗng
sực tỉnh như mình vừa bị đánh bùa mê, và kẻ bỏ bùa sắp công nhiên nẫng cả báu vật
trước mắt mình. Hoạt liền lấy lại giọng sừng sộ:
- Không được, ông đừng có bịp bợm! Đừng có chơi cái trò cột mốc ăn người ấy!
Thế là cuộc cãi lý, cãi vã bắt đầu. Người đi làm xung quanh đổ đến. Người bênh Hoạt, kẻ
bảo vệ ông Hàm. Rất nhanh đám đông chia thành hai phái, ầm ầm như chợ. Đến khi mẹ
ưởng, tức người chị họ ông Hàm và bà mẹ của Hoạt đã kịp thời ra chi viện, mổ tay choi
choi vào mặt nhau, thì bà Đồ Ngật lúc ấy trên đường đi đến nhà người tình, tức ông Quản
Ngư Tây học để làm cám, dừng lại đóng vai quan sát viên liền nảy ra sáng kiến hòa bình
là lao đến nhà mẫu giáo, nơi cả làng đang thì thầm bàn tán là các ông ấy đang cạo nhau
như cạo khoai để thông báo cho chi bộ một tin rất.... cực!
- Giữa lúc này mà bác làm như thế là chỉ thêm rối việc, hỏng việc - Thủ nhìn lướt cả ba
người, giọng khàn hẳn đi, mặt buồn rầu u uất. Chị Bé cúi đầu nhìn xeo xéo sang bên ông
Hàm mặt vẫn tím sàm vì nắng. Cặp mất cá rói của ông lại vằn lên thách thức. Ông nói nhỏ,
nhưng rành rẽ:
- Đây là việc của tôi, không động gì tới chú. Tôi đã nghe dân chúng đang sui nhau phải
nhanh chóng chia phần chiếm hết cánh đồng Chùa này, đến khi ban chủ nhiệm lập xong
phương án chia thì sự đã rồi. Ai có đất hương hỏa ở đâu phải đánh dấu trước, tức là phải
phát bờ cuốc góc trước, chậm thì mất trắng mắt! Thửa ruộng này là cái túi, cái bao của cả
Đồng chùa. Lộc cả đồng đều tụ hết vào đây. Gia phả nhà ta các cụ đã dặn dù thế nào
cung phải giữ bằng được. Ngày xưa có lúc túng quá, các cụ đã phải mang ruộng ra gán
nợ, nhưng qua vụ gặt có thóc liền chuộc lại ngay, mà cũng chỉ cần chuộc có cái mảnh ba
sào này thôi. Con mẹ thằng Hoạt nó cũng biết cái thế đất ấy. Hôm trước tôi đã nói thẳng
với ban chủ nhiệm là riêng thửa ruộng này, tôi còn sống thì đừng có ai động vào. Bao
nhiều năm hợp tác hợp tếch làm ăn phá gia chi tử đã đủ lắm rồi! Ngay làm chiêm mới
sểnh mắt một tý mà mấy anh đã chia bậy, chính dạo ấy chú vừa trúng bí thư, nên đã
khuyên tôi nán chịu. Giờ thì mặc tôi! Mang tiếng là nhà nông, nhưng chú đã biết gì chuyện
đất cát! Với nhà nông đất là ngọc điền. Đất phải thuận, phải vượng, thì cái lộc cái thọ mới
ban. Mẹ con thằng Lộc có mọc thêm tay thêm đầu cũng không nhảy được vào thửa độc
điền này
ưởng nhanh nhảu tiếp ngay:
- Mai cậu cứ cho người ra cày, cháu sẽ đứng kèm!
Ông Hàm ư hừm trong cổ định nói nữa, thì ngoài kia lại có tiếng tranh cãi ầm ầm. Lại có
hai chủ hộ cùng quả quyết nhận thửa ruộng này dứt khoát phải là ruộng nhà tôi!. Xuân
Tươi vẫy tay gọi Thủ. Ông Hàm đứng dậy lững thững bỏ về. Chị Bé vác cuốc men mén đi
theo sau, lặng lẽ và cúc cung như cái bóng của ông Hàm hắt lại. Mặc dù mấy hôm nay chị
em Đào có vẻ chờn chờn không ngấm nguýt chị nữa, bởi đêm đêm về khuya, Đào cứ
nghe thầy chị thầm thào như nói với ai dưới nhà ngang, rồi lại có mùi trầm hương thoang
thoảng bay ra, đầy vẻ bí hiểm. Nhưng ban ngày chị vẫn rất nhũn nhặn và phục tùng ông
Hàm thật là vô điều kiện. Chị cứ như chiếc lạt mềm xoắn dần vào mấy bố con ông chủ nhà
ghê gớm. Mặc! Ghê thì chị cũng có cách của kẻ ghê! Cách ấy là vừa trần tục, lại vừa phù
thủy, nào!
Trên Đồng Chùa vẫn nhấp nhô đây người. Chỗ túm năm, chỗ tụm bảy. Thửa ruộng phía
cuối mương nước ai đó lại đang đốt ra, khói bốc um tùm. Ông Hàm nói đúng, người ta
đang âm thầm chuẩn bị một kế hoạch lấn chiếm thật ráo riết. Tùng ở dưới đồng quay lên,
bỗng trông thấy bà Sang trong tốp mấy bà đang nghe mẹ Hoạt kể lể, giọng đã khàn đặc.
Tùng đi lại nói dấm dằn:
- U đi về, ra đây làm gì. Chuyện không liên quan gì đến nhà mình.
Rồi Tùng quay lên chỗ ông Chỉnh đang ngồi bên bụi hóp, nơi ông Hàm vừa lúc nãy giải
thích cho Thủ tại sao phải giữ bằng được thửa ruộng hương hoá kia. Ông Chỉnh đưa cho
Tùng điếu thuốc. Cả hai dùng im lặng nhả khói, lim dim nhìn ra Đồng Chùa trải dài hun hút
xuống tận Soi Dâu giáp sông Công. Nắng nhạt nhòa đã phải sương chiều, đuối dần rồi tắt
lịm dưới những chân rạ. Đúng là Đồng Chùa đẹp thật, phẳng phiu vuông vức như một cơ
thể sực dài vai rộng. Vậy mà cái cơ thể này đã nhiều phen ốm o đói rách. Và bây giờ
người ta đang dùng cả luật rừng để xâu xé giành giật, như giành giật một miếng mồi.
Ông Chỉnh quay sang Tùng, giọng bỗng trở nên xa xăm:
- Cái chính sách này, cái khoán về từng hộ ấy mà đúng đáy Tùng ạ. Vấn đề đất đai đối với
nông dân bao giờ cũng là cơn sốt, ở đây là cơn sốt vỡ da để lớn!
Tùng hỏi ngờ vực:
- Đúng thì phải vui, chứ đánh nhau như trâu đực nhốt chung chuồng sao còn đúng?
Ông Chỉnh bỗng trở nên sôi nổi:
Cái đúng là thường phải trả giá đau đớn! Chứ cái vui trước đây chỉ là vui bề mặt, vui lấy
lòng! Cái vui cha chung không ai khóc! Nhớ ngày tao được về học ở trường quân chính
trên tỉnh kia, vì gần nên tối nào cũng mò về, thấy dân làng cư xao xác về những nghị quyết,
những chỉ thị. Nào là chỉ thị 100, nghị quyết 64, chỉ thị 28 về ruộng đất. Nông dân mà nhiều
chỉ thị hơn cả lính. Nghe cứ rồi mù mù. Ao vườn của dân phá đi. Rời làng rời xóm để lấy
mặt bằng tăng diện tích cho sản xuất của hợp tác. Thoạt nghe cũng thấy bùi tai. Cứ tưởng
ra tay phen này thì đất cát phải nhả ra thóc gạo ê hề. Nhưng hóa ra đó là cái hăng máu vịt
của anh thích mơ mộng và liều chí mạng. Cấm thèm nghe ai! Cho nên mới thành ra cứ
sau một đợt chỉ thị như vậy thì xóm làng lại xơ xác tham, mặt người cứ méo như bị! Tao
còn nhớ cái hôm vừa ở bến đò lên, bụng đang đói bỏ mẹ, bất chợt gặp ông Đáng lúc ấy
đang là bí thư đảng ủy, thế là ông ấy túm ngay lấy tuyên truyền mô hình cấp huyện. Mỗi
huyện sẽ là một pháo đài về kinh tế và quân sự, nghe hách lắm. Không chừng phen này
chúng ta lại làm một điểm tựa để bênh cả thế giới lên không biết chừng! Rồi thì khối anh
da đen da đỏ ở cùng trời cuối đất, cũng phải tiền lưng gạo bị đến đây để ta dạy cho cách
xây dựng mô hình cấp huyện! A phải, đúng hôm ấy ông Đáng vừa đi tham quan Quỳnh
Lưu và Định Công ở trong kia về. May mà ta chưa kịp triển khai làm theo hai cái mô hình
ấy! Chứ không thì còn đói nữa? Dạo ấy dân đã chán ruộng lắm rồi, họ dắt nhau đi đào
vàng, đi chặt gỗ trộm của lâm nghiệp để xuôi sông bán. Ngày mùa mà lúa ở Đồng Chùa
chó chạy hở đuôi. Vì anh nông dân đã chán đất thì còn lấy đâu ai thóc. Giống như thằng
lính bất mãn, vào trận mà vứt súng thì còn làm được trò trống gì? Nhưng từ vụ chiêm đến
giờ người ta lại ham đất, quý đất, thế tức là cái anh khoán này đã hợp với lòng họ. Những
người đi lang thang đã mò vào hết rồi đấy. Đến lão Tám lé đào được vàng cũng bổ về xin
thanh toán nợ nần để chuộc lại đất. Vấn đề bây giờ là ở người điều hành. Các cha ở đây
chưa điều hành tốt vì có nhiều ràng buộc quá, như con rết bị vướng víu quá nhiều chân
cẳng nên không bứt mình lên được.
- Nhưng người ta không muốn cắt những ràng buộc đâu chú à - Tùng nói dăm chiêu - Vừa
rồi ở dưới đồng kia, ông cậu, ông dượng bên nhà cháu nhìn cháu có vẻ bực bõ lắm. Vừa
nghe bác Xuân Tươi nhắc sáng mai các đảng viên tiếp tục họp, thế là cậu Phúc nháy
dượng Tính dượng Địch về ngay. Đi qua chỗ cháu đang đứng mà cả ba ông đều lờ đi!
- Đã run rồi hả? - ông Chỉnh bật cười khùng khục. Cười mà nghe chua chát như phải uống
hàn the! - Thấy chưa? Động vào tim họ có phải đùa đâu. Anh em ruột rà họ cũng cắt
phéng! Nhưng thôi đừng lo vẫn còn đến dăm người ủng hộ ta với cậu. lúc chạy ra đây ông
Bằng, ông Hải: cô Xuân, cậu Dụ bảo rằng ta nói thế là phải, đã đến lúc cần mạnh bạo rũ
cái chăn chấy rận này ra! Đây là cuộc thi gan, cưỡi lưng hổ rồi đấy, đừng có nản nhảy
xuống mà toi! Ông Thủ đến đấy!
Chỉnh nói nhỏ. Tùng ngửng lên. Theo bờ mương, Thủ đang đi thong thả đến chỗ hai
người. Vẫn dáng người dong dỏng thanh thoát, gương mặt trái xoan ưa nhìn, nhưng bây
giờ đượm buồn nên trông lạnh lạnh. Dẫu vậy Thủ vẫn lịch lãm hơn hẳn cái cách phản ứng
mặt nặng mày nhẹ của anh em ông Quàng. Cả Chỉnh và Tùng bỗng trở nên ngượng nghịu
chưa biết nói gì, thì Thủ đã tươi ngay nét mặt, khẽ gật đầu, rồi ngồi xuống nói vừa thân tình
vừa khiêm tốn quá thể:
- Bác Chỉnh với anh Tùng thấy chưa? Mới chỉ có chia đất chậm một tí mà đã đủ thứ
chuyện rầy rà. Anh Vinh và ban chủ nhiệm phân chia vừa không tỉ mỉ, lại không cương
quyết, ai đến gặp riềng cũng đều hứa hẹn để cho đẹp lòng, thế là hỏng to. Còn ithững
điều hai đồng chí nói hôm nay - Thủ hạ giọng trầm trầm: - Tôi thấy đúng cả! Những nhận
xét về tôi, tôi cũng không phản đối! Nhưng tôi chỉ xin các đồng chí hai điều. Thứ nhất là
giữa lúc trong đảng và ngoài quần chúng đang có nhiều thông tin sai lạc, lòng người bất
an, thì chúng ta nên xử trí với nhau thế nào? Đã cần thay luôn cả bộ máy chưa? Không
khéo ta lại làm rối thêm, lợi bất cập hại! Bây giờ trình độ đảng viên và quần chúng nâng
cao lắm rồi không dễ dàng để cho người lãnh đạo làm sai đâu. Thứ hay là việc phát triển
đảng ở đây. Đúng là chậm và có nhiều thiếu sót. Nhưng đổ chỉ cho tôi thi thật là oan quá!
Vì các tổ đảng người ta không đưa lên, thì tôi biết làm thế nào? Chả nhẽ tôi ép họ. Các
đồng chí quen tác phong nói thẳng, nói hết của quân đội, tôi rất quý. Nhưng đặc điểm ở
nông thôn ta nó khác lắm. Làm đúng, làm phải, nhưng không được lòng họ thì cũng không
tác dụng. Đồng chí Tùng phụ trách xã đội, vì là việc chuyên ngành, nên hàng ngày ít va
chạm. Rồi ở cương vị khác đồng chí sẽ thấy, phải giải quyết trăm thứ bà giằn. ở nông
thôn công việc không phân chia tách bạch được đâu. Nhiều lúc thấy để một mình anh Sửu
giải quyết thì sẽ hỏng, thế là phải nhảy vào tham gia. Lúc khác thì chính anh Sửu đề nghị
tôi cùng xem xét. Nhưng đến lúc họp lại mang tiếng là bao sân. Rồi các đồng chí làm sẽ
rõ, khổ lắm.
Thủ vẫn tiếp tục kể lể về nỗi vất vả của người cán bộ nông thôn bằng giọng vừa nhũn
nhặn,vừa ngán ngẩm, vì cứ phải ôm rơm nhặm bụng khiến Chỉnh và Tùng bỗng thấy mình
đã quá lời với Thủ trong cuộc họp! Mặc dù Tùng đã biết Thủ có tài cảm hoá, tài xoay
chuyển tình thế, đến chao chát như bà Chung hội trưởng hội phụ nữ xã, cũng là đảng ủy
viên, bên ngoài cũng hay bất bình với Thủ, nhưng cứ vào họp, nghe Thủ ngọt nhạt phân
tích với giọng vẫn vi, thế là bà Chung lại đuối lý, tịt ngòi. Tùng biết những ca cẩm của bà
Chung là đúng, là Thủ cùng không chối! Nhưng có điều sau đó Thủ lẳng lặng phủi những ý
kiến của đồng chí rất là quý hoá như phủi bụi! Nên ngay từ lúc nãy khi nghe Thủ nói, Tùng
đã thầm tự nhắc minh là hãy tỉnh táo, tỉnh táo! Lá thư của người vô danh nào đó đã ném
qua cửa sổ cho rơi đúng vào giường của Tùng trưa nay đang hé mở cho Tùng và ông
Chỉnh thấy những bộ mặt của Thủ thật hãi hùng quá! Có thật Thủ dám làm những việc như
thế không? Phải thận trọng xem xét. Và muốn cho rõ hư thực ra sao thì hãy đứng xa xa
mới nhìn thấu đáo nhưng tròn méo lồi lõm, chứ đừng nhập thẳng vào thì không khác gì
như ngồi dưới chân đèn, để biến thành cái chân đèn th
Chính lúc ở ngoài Đồng
Chùa nổ ra cuộc tranh giành đất cát đến mức đôi bên vác gậy phang nhau chan chát như
trâu húc, thì cô thống lúc đó đang nằm ở trong buồng ngang người đắp chiếu chăn đơn vì
cô thấy khó ở từ lúc trưa. Nghe thằng Hữu cháu đích tôn phồng mồm trợn mắt kể lể về
cuộc giao đấu cực kỳ ở ngoài đồng, cô lắc lắc mái đầu bỗng gáo nói rất tỉnh táo: Đấy, có
đúng là ma sống nổi lên thì chẳng có bùa ngải nào trị nổi, phải không nào? Bùa ngải chỉ
yểm được ma chết, chứ ma sống thì chịu! Rồi cô sai bà Thành là con dâu cả đi hái lá
hương nhu và ngải cứu về nấu một nồi nước lớn để cô tắm rửa, thay đồ, rồi cô gọi ông
Hiển tức anh ruột chủ nhiệm Lê Văn Vinh, là trưởng nam vào dặn dò. Ông Hiển vội vã giục
con đi gọi chú Vinh tới Khi con cháu đã tề tựu đông đủ quanh giường, cô thống giương
cặp mắt bạc mờ nhìn khắp lượt tỏ ý mãn nguyện. Cặp môi mỏng ăn trầu cắn chỉ khẽ mấp
máy, nhưng đã không ra tiếng. Cô giơ tay lên bắt chuồn chuồn, rồi bỗng chới với hững hụt
đổ xuống. Cô thoát tục, hiển thánh! Người cao niên nhất cuối cùng của làng chuyên sống
bằng nghề yểm tà trị quỷ có tới non non một thế kỷ, nhưng bây giờ phải tự nhận là hết
phép, là bất lực trước những con ma sống đã chính thức vĩnh biệt Giếng Chùa! Chim chết
để lông, người chết để tiếng, cô thống hỡi! dầu cho cô được mát mẻ nơi chín suối, và xin
cô hãy rộng lượng chín bỏ làm mười đừng quên phù hộ độ trì cho bà c
Cuộc chiến vì đất đai giữa những anh em, xóm giềng với nhau đang
nổ tung giữa nắng quái đỏ khé. Một đám đông nhốn nháo ầm ĩ. Hai chục, hay ba chục? Cả
đàn ông, đàn bà, đang hò hét vung tay, vung nón giữa thửa ruộng vừa gạt xong, còn lô nhô
những đụn rạ. Bỗng đám đông tóe rát ra khi một tiếng chửi tục gầm lên, rồi hai người đàn
ông cùng quần đùi áo cộc, vung gậy lên đập chát vào nhau. Chát bốp! chát bốp? Chát
choáng! Chát...
Tiếng gậy tre già phang thẳng cánh nghe rợn thấu xương! Mấy người đàn bà kêu la oai
oái. Bỗng một tiếng hét phía sau trùm lên tất cả, rồi một bóng người cao lớn xách gậy từ
xa lao bổ lại. Cũng quần đùi, áo cộc, còn thêm mái tóc chờm vai. Mọi người kêu lên khi
nhận ra tay dao búa nhất nhì của làng - ưởng? Đúng, lại ưởng! ưởng gầm vang cái giọng
ồm ồm của mình nghe đây hả hê thách thức:
- BácHàm lui ra
Phải? Một trong hai người đang giao đấu để chiếm mảnh ruộng dưới chân chính là ông
Hàm. Và thật may cho ông, ông đang phải chống đỡ với một đối thủ trẻ, khỏe và nhanh
hơn ông rất nhiều. Tiếng thét của ưởng làm cả hai cùng sững ra. Ông Hàm vừa né người
sang bên, thì ưởng đã nhảy chồm tới như hổ thấy mồi. Mặt mũi tía sẫm lên như đồng hun.
- Thằng Hoạt hôm nay biết tay tao!
Vừa hét lên như tuyên án, ưởng vừa múa gậy vù vù thị uy. Đầu cây gậy cứ hoa lên nhoáng
nhoáng như chớp. ưởng đang mong có dịp thực thi thấy miếng vừa học được! Thực ra
không phải ưởng bảo vệ ông Hàm tới mức xả thân đâu, mà chính là ưởng khoái đánh
nhau! Hễ cứ được ục là chân tay ưởng như được nối dài ra, toàn thân say sưa bừng
bừng như kẻ nghiện được rượu, kẻ háo sắc được gái? Riêng với Hoạt thì ưởng đã có ý
chờ dịp. Hoạt có họ hàng xa với chi họ Vũ Đình, hơn ưởng dăm tuổi, đôi bên đã vài lần va
chạm. Giữa cái hôm bác cháu ông Hàm đi đào bới kia, khi ưởng đã bị trói bằng chạc
trâu, Hoạt còn dí đầu gậy vào trán ưởng. ưởng đã rắp tâm sẽ chơi lại Hoạt từ hôm ấy.
Quả nhiên Hoạt thấy chờn trước sự hung hãn của con hổ non dám sẵn sàng thí cả tính
mạng. Hoạt cũng đã là tay liều, nhưng liều để thắng: để được sống mà hưởng, chứ Hoạt
không thích liều chết! Hoạt vừa lùi, vừa tìm cách chống đỡ, thì thật cũng phúc tổ cho Hoạt:
anh em Hảo - Hán đã lao tới. Đôi bên cũng có họ xa với nhau, anh em Hảo - Hán còn là
cành trên. Hán xông lại nắm ngay lấy gậy của ưởng, nói giật giọng:
- Cậu ưởng, thôi ngay - Rồi Hán quay sang Hoạt, giọng rất hách - Còn anh, cũng liệu đấy!
ưởng văng tay Hán ra rít lên:
- Phải táng bỏ mẹ nó đi chứ!
Nhưng Hán vẫn nắm cứng lấy cây gậy của ưởng, cây gậy cũng nóng như vùi vào lửa?
Hán quay sang nói nhỏ: Thôi đi cậu đứng có ngốc! Việc chủ yếu là để bác Hàm lấy lại
ruộng. Nếu nó còn láo thì sẽ choảng! ưởng bỗng rời tay ra, người đầm đìa nhẫy nhược
mồ hôi như một cây cột mỡ, Hoạt đã nhanh chân chõm ngay lấy dịp may biến sớm rồi.
Bây giờ các đảng viên mới chạy tới nơi. Thủ giận đến tái mặt trừng mắt nhìn ưởng, nhìn
ông Hàm mặt mũi tối sầm sầm đang lùi lùi lên bờ. Bà mẹ của Hoạt đầu tóc xác xơ, đi chui
chúi sấn lại phía Thủ, nói the thé:
- Có ông Thủ mấy lại đủ mặt các ông tác bà đảng viên của làng chứng giám đây. Cái thửa
đồng này ban chủ nhiệm đã cho tôi làm từ vụ chiêm, nói là ưu tiên gia đình liệt sĩ. Thế mà
bây giờ ông Hàm lại bảo là đất hương hỏa của nhà ông ấy, phải giả ông ấy. Ông Hàm
bảo ruộng này từ đời ông bà của họ Trịnh Bá dã đánh dấu bằng cột đá ong chôn ở đâu
bờ, gia phả nhà ông ấy ghi như thế. Tôi chả biết gia phả với đá ong đá ve gì suất! Bây giờ
còn làm gì áo đất hương hỏa. Ruộng đất là của hợp tác, thì hợp tác giao cho ai phải thuộc
về người ấy chứ. Nói như ông Hàm thì chả hóa ra ai tách thửa ruộng nào chỉ việc đi đánh
dấu trộm vào đâu bờ, bảo đấy là đất hương hỏa của nhà mình à?
Thủ đang lúng túng, thì bà mẹ của ưởng cũng không phải tay vừa, sấn tới trước mặt mẹ
Hoạt nói như xóc ốc:
- Vụ chiêm vừa rồi hợp tác mới là tạm giao, chưa thuận. Bà không nhớ ngày ấy người ta
đã thắc mắc ầm lên à? Bây giờ phải lại cho đúng. Ruộng từ thời cha mẹ ông bà nhà
người ta phải đổ mồ hôi sôi nước mắt mới có. Bây giờ hợp tác không bắt góp tập trung
nữa thì phải giả lại. Bà mẹ Hoạt cứ bám vào cái lý ưu tiên gia đình liệt sĩ, nên cũng không
chịu. Ruộng này chính là xương máu của Bát, em Hoạt đã hy sinh ở đường 9 - Nam Lào.
- Bà không có con là liệt sĩ thì bà mới bảo phải chia lại!
Nghe vậy mẹ ưởng nhảy thách ngay lên. A thì ra bà ta kháy thằng ưởng nhà bà đi bộ đội
chưa được một năm thì bị loại ngũ đây.
- Bà đừng có cậy suất ưu tiên liệt sĩ! Nếu ưu tiên thì phải là bà Điều, ông Diễm, cụ Một
đang không có ai trông nom kia, con người ta cũng bỏ xác ở biên giới đấy, chưa đến lượt
bà?
Nhưng mọi người đã không cho hai bà đành hanh phá ngang câu chuyện. Những tiếng
nhao nhao át đi:
- Đề nghị xã và ban chủ nhiệm nhanh chóng giao đất giao ruộng cho chúng tôi. Vụ chiêm
vừa rồi mới là giao thử chưa hợp lý? bây giờ vào làm mùa rồi phải giao lại, không nhanh
thì để ruộng hoang à?
- Phải giao cho công bằng, chứ vừa rồi bao nhiều ruộng tốt là cán bộ với những người
thân tín dấm dúi chia nhau, còn lại đầu trâu mõm bò đẩy cho dân là không được. Chúng
tôi đã làm đơn xin tách khỏi hợp nhất để về hợp tác xã nhỏ, sao bây giờ vẫn ỉm đi? Hợp
nhất mới chả hợp bét, làm ăn nát như tương, bắt chúng tôi đánh đu vào để mà ăn màmày cả
lũ à?
Một giọng đàn ông thủng thẳng như một lời kết luận:
- Không giao đất nhanh, không công bằng, còn choảng nhau to!
Xuân Tươi lại vỗ tay bồm bộp vào nhau, cao giọng:
- Đề nghị bà con giải tán. Chúng tôi sẽ báo cáo lên xã, lên huyện giải quyết nhanh chóng
những yêu cầu của bà con. Những vấn đề này chúng tôi không đủ quyền hạn giải quyết.
Còn việc chia đất thì tôi được biết chỉ vài hôm nữa ban chủ nhiệm sẽ công bố.
Một tiếng đế theo nghe đã có mùi bông đùa. Xuân Tươi quả là một cái van xì hơi rất hữu
hiệu:
- Bà con cũng không dám yêu cầu bác Xuân Tươi giải quyết đâu, vì toàn những việc tẹp
nhẹp cả, mà bác Xuân Tươi thì chỉ quen lo cách mạng thế giới thôi! Mấy hôm nay có vị
tổng thống nào bị ám sát trượt nữa không? Hôm trước bác Xuân Tươi còn hỏi thầm tôi
một mẫu là bao nhiều sào? Hớ hớ!
Thủ đi từng bước ủ rũ về phía bụi hóp ở đầu bờ, nơi ông Hàm và ưởng đang ngồi, như
vẫn chờ để nhảy vào cuộc giao đấu mới. Lại cả chị Bé vừa chạy ai nữa. Vẫn quần xắn
ống thấp ống cao, mặt chín rờ. Hai con mắt rừng rực như lên cơn sốt. Chị vừa cầm nón
quạt phe phẩy, vừa nhìn ông Hàm với ánh mắt trung thành tuyệt đối, như sẵn sàng xông
vào những cuộc giành giật nếu ông sai bảo. Chính chị lúc nãy đã nhận đi thay Đào ra thửa
ruộng vừa đụng độ kia để phát bờ và khơi lại con mương cho nước vào để mai cày vỡ
chuẩn bị làm mùa. Vừa phát được một quãng bờ thì Hoạt đã ra sừng sộ. Chị chạy về báo.
Ông Hàm bỏ tràng đục, sập sểnh đi ra, nói ầm è:
- Tôi đã báo bà cụ nhà anh từ hôm trước rồi, rằng là thửa ruộng này của ông bà tôi từ
ngày xưa, văn tự nhà tôi có ghi vẫn còn kia. Ngày làm chiêm nhà anh cày cấy, tôi lên mạn
ngược mua gỗ không biết. Lúc về tôi đã nói ngay với ban chủ nhiệm giao ruộng thế là sai,
anh Vinh đã hứa tới mùa sẽ điều chỉnh lại. Bây giờ ruộng ai phải về nhà ấy.
Hoạt mới bốn mươi tuổi, nhưng trông đã già và cũ kỹ, vốn cũng là anh bặm trợn nghe mẹ
nói là phải giữ thửa ruộng này bằng được, nên khăng khăng:
- Của nhà ông từ thuở tám hoánh nào, bây giờ ai biết? Hợp tác xã bảo đây là ưu tiên ưu
tiên cho u tôi có con liệt sĩ. Ông thắc mắc thì đi gọi ban chủ nhiệm ra đây.
Ông Hàm cũng quyết giữ cái lý của mình:
- Thì tôi đã bảo là ông Vinh chủ nhiệm đã hứa rồi. Ruộng đất bây giờ phải trả về tận gốc
của nó. Anh không tin thì tôi sẽ cuốc cái góc ở chỗ đâu bờ kia cho anh xem. Dưới ấy có
một cột đá ong dài nửa mét chôn đứng, có đánh dấu riêng của họ nhà tôi.
Thấy Hoạt bán tín bán nghi, lại pha chút hoang mang. ông Hàm liền xăm xăm vác cuốc lạichỗ góc đầu bờ, rồi bổ xuống hùng hục đầy tự tin. Mươi phút sau quả nhiên một cọc đá
ong sần sùi màu da lươn hiện ra trước sự sửng sốt của Hoạt và một tốp gần chục người
nghe thấy tiếng đã chạy đến. Nhưng khi ông Hàm nhờ một thanh niên nhảy xuống lay lay,
rồi rút chiếc cột đá hình trụ nhỏ bằng gốc tre và dài tới đầu gối vứt lên bờ, thì Hoạt bỗng
sực tỉnh như mình vừa bị đánh bùa mê, và kẻ bỏ bùa sắp công nhiên nẫng cả báu vật
trước mắt mình. Hoạt liền lấy lại giọng sừng sộ:
- Không được, ông đừng có bịp bợm! Đừng có chơi cái trò cột mốc ăn người ấy!
Thế là cuộc cãi lý, cãi vã bắt đầu. Người đi làm xung quanh đổ đến. Người bênh Hoạt, kẻ
bảo vệ ông Hàm. Rất nhanh đám đông chia thành hai phái, ầm ầm như chợ. Đến khi mẹ
ưởng, tức người chị họ ông Hàm và bà mẹ của Hoạt đã kịp thời ra chi viện, mổ tay choi
choi vào mặt nhau, thì bà Đồ Ngật lúc ấy trên đường đi đến nhà người tình, tức ông Quản
Ngư Tây học để làm cám, dừng lại đóng vai quan sát viên liền nảy ra sáng kiến hòa bình
là lao đến nhà mẫu giáo, nơi cả làng đang thì thầm bàn tán là các ông ấy đang cạo nhau
như cạo khoai để thông báo cho chi bộ một tin rất.... cực!
- Giữa lúc này mà bác làm như thế là chỉ thêm rối việc, hỏng việc - Thủ nhìn lướt cả ba
người, giọng khàn hẳn đi, mặt buồn rầu u uất. Chị Bé cúi đầu nhìn xeo xéo sang bên ông
Hàm mặt vẫn tím sàm vì nắng. Cặp mất cá rói của ông lại vằn lên thách thức. Ông nói nhỏ,
nhưng rành rẽ:
- Đây là việc của tôi, không độngĐây là việc của tôi, không động gì tới chú. Tôi đã nghe dân chúng đang sui nhau phải
nhanh chóng chia phần chiếm hết cánh đồng Chùa này, đến khi ban chủ nhiệm lập xong
phương án chia thì sự đã rồi. Ai có đất hương hỏa ở đâu phải đánh dấu trước, tức là phải
phát bờ cuốc góc trước, chậm thì mất trắng mắt! Thửa ruộng này là cái túi, cái bao của cả
Đồng chùa. Lộc cả đồng đều tụ hết vào đây. Gia phả nhà ta các cụ đã dặn dù thế nào
cung phải giữ bằng được. Ngày xưa có lúc túng quá, các cụ đã phải mang ruộng ra gán
nợ, nhưng qua vụ gặt có thóc liền chuộc lại ngay, mà cũng chỉ cần chuộc có cái mảnh ba
sào này thôi. Con mẹ thằng Hoạt nó cũng biết cái thế đất ấy. Hôm trước tôi đã nói thẳng
với ban chủ nhiệm là riêng thửa ruộng này, tôi còn sống thì đừng có ai động vào. Bao
nhiều năm hợp tác hợp tếch làm ăn phá gia chi tử đã đủ lắm rồi! Ngay làm chiêm mới
sểnh mắt một tý mà mấy anh đã chia bậy, chính dạo ấy chú vừa trúng bí thư, nên đã
khuyên tôi nán chịu. Giờ thì mặc tôi! Mang tiếng là nhà nông, nhưng chú đã biết gì chuyện
đất cát! Với nhà nông đất là ngọc điền. Đất phải thuận, phải vượng, thì cái lộc cái thọ mới
ban. Mẹ con thằng Lộc có mọc thêm tay thêm đầu cũng không nhảy được vào thửa độc
điền này
ưởng nhanh nhảu tiếp ngay:
- Mai cậu cứ cho người ra cày, cháu sẽ đứng kèm!
Ông Hàm ư hừm trong cổ định nói nữa, thì ngoài kia lại có tiếng tranh cãi ầm ầm. Lại có
hai chủ hộ cùng quả quyết nhận thửa ruộng này dứt khoát phải là ruộng nhà tôi!. Xuân
Tươi vẫy tay gọi Thủ. Ông Hàm đứng dậy lững thững bỏ về. Chị Bé vác cuốc men mén đi
theo sau, lặng lẽ và cúc cung như cái bóng của ông Hàm hắt lại. Mặc dù mấy hôm nay chị
em Đào có vẻ chờn chờn không ngấm nguýt chị nữa, bởi đêm đêm về khuya, Đào cứ
nghe thầy chị thầm thào như nói với ai dưới nhà ngang, rồi lại có mùi trầm hương thoang
thoảng bay ra, đầy vẻ bí hiểm. Nhưng ban ngày chị vẫn rất nhũn nhặn và phục tùng ông
Hàm thật là vô điều kiện. Chị cứ như chiếc lạt mềm xoắn dần vào mấy bố con ông chủ nhà
ghê gớm. Mặc! Ghê thì chị cũng có cách của kẻ ghê! Cách ấy là vừa trần tục, lại vừa phù
thủy, nào!
Trên Đồng Chùa vẫn nhấp nhô đây người. Chỗ túm năm, chỗ tụm bảy. Thửa ruộng phía
cuối mương nước ai đó lại đang đốt ra, khói bốc um tùm. Ông Hàm nói đúng, người ta
đang âm thầm chuẩn bị một kế hoạch lấn chiếm thật ráo riết. Tùng ở dưới đồng quay lên,
bỗng trông thấy bà Sang trong tốp mấy bà đang nghe mẹ Hoạt kể lể, giọng đã khàn đặc.
Tùng đi lại nói dấm dằn:
- U đi về, ra đây làm gì. Chuyện không liên quan gì đến nhà mình.
Rồi Tùng quay lên chỗ ông Chỉnh đang ngồi bên bụi hóp, nơi ông Hàm vừa lúc nãy giải
thích cho Thủ tại sao phải giữ bằng được thửa ruộng hương hoá kia. Ông Chỉnh đưa cho
Tùng điếu thuốc. Cả hai dùng im lặng nhả khói, lim dim nhìn ra Đồng Chùa trải dài hun hút
xuống tận Soi Dâu giáp sông Công. Nắng nhạt nhòa đã phải sương chiều, đuối dần rồi tắt
lịm dưới những chân rạ. Đúng là Đồng Chùa đẹp thật, phẳng phiu vuông vức như một cơ
thể sực dài vai rộng. Vậy mà cái cơ thể này đã nhiều phen ốm o đói rách. Và bây giờ
người ta đang dùng cả luật rừng để xâu xé giành giật, như giành giật một miếng mồi.
Ông Chỉnh quay sang Tùng, giọng bỗng trở nên xa xăm:
- Cái chính sách này, cái khoán về từng hộ ấy mà đúng đáy Tùng ạ. Vấn đề đất đai đối với
nông dân bao giờ cũng là cơn sốt, ở đây là cơn sốt vỡ da để lớn!
Tùng hỏi ngờ vực:
- Đúng thì phải vui, chứ đánh nhau như trâu đực nhốt chung chuồng sao còn đúng?
Ông Chỉnh bỗng trở nên sôi nổi:
Cái đúng là thường phải trả giá đau đớn! Chứ cái vui trước đây chỉ là vui bề mặt, vui lấy
lòng! Cái vui cha chung không ai khóc! Nhớ ngày tao được về học ở trường quân chính
trên tỉnh kia, vì gần nên tối nào cũng mò về, thấy dân làng cư xao xác về những nghị quyết,
những chỉ thị. Nào là chỉ thị 100, nghị quyết 64, chỉ thị 28 về ruộng đất. Nông dân mà nhiều
chỉ thị hơn cả lính. Nghe cứ rồi mù mù. Ao vườn của dân phá đi. Rời làng rời xóm để lấy
mặt bằng tăng diện tích cho sản xuất của hợp tác. Thoạt nghe cũng thấy bùi tai. Cứ tưởng
ra tay phen này thì đất cát phải nhả ra thóc gạo ê hề. Nhưng hóa ra đó là cái hăng máu vịt
của anh thích mơ mộng và liều chí mạng. Cấm thèm nghe ai! Cho nên mới thành ra cứ
sau một đợt chỉ thị như vậy thì xóm làng lại xơ xác tham, mặt người cứ méo như bị! Tao
còn nhớ cái hôm vừa ở bến đò lên, bụng đang đói bỏ mẹ, bất chợt gặp ông Đáng lúc ấy
đang là bí thư đảng ủy, thế là ông ấy túm ngay lấy tuyên truyền mô hình cấp huyện. Mỗi
huyện sẽ là một pháo đài về kinh tế và quân sự, nghe hách lắm. Không chừng phen này
chúng ta lại làm một điểm tựa để bênh cả thế giới lên không biết chừng! Rồi thì khối anh
da đen da đỏ ở cùng trời cuối đất, cũng phải tiền lưng gạo bị đến đây để ta dạy cho cách
xây dựng mô hình cấp huyện! A phải, đúng hôm ấy ông Đáng vừa đi tham quan Quỳnh
Lưu và Định Công ở trong kia về. May mà ta chưa kịp triển khai làm theo hai cái mô hình
ấy! Chứ không thì còn đói nữa? Dạo ấy dân đã chán ruộng lắm rồi, họ dắt nhau đi đào
vàng, đi chặt gỗ trộm của lâm nghiệp để xuôi sông bán. Ngày mùa mà lúa ở Đồng Chùa
chó chạy hở đuôi. Vì anh nông dân đã chán đất thì còn lấy đâu ai thóc. Giống như thằng
lính bất mãn, vào trận mà vứt súng thì còn làm được trò trống gì? Nhưng từ vụ chiêm đến
giờ người ta lại ham đất, quý đất, thế tức là cái anh khoán này đã hợp với lòng họ. Những
người đi lang thang đã mò vào hết rồi đấy. Đến lão Tám lé đào được vàng cũng bổ về xin
thanh toán nợ nần để chuộc lại đất. Vấn đề bây giờ là ở người điều hành. Các cha ở đây
chưa điều hành tốt vì có nhiều ràng buộc quá, như con rết bị vướng víu quá nhiều chân
cẳng nên không bứt mình lên được.
- Nhưng người ta không muốn cắt những ràng buộc đâu chú à - Tùng nói dăm chiêu - Vừa
rồi ở dưới đồng kia, ông cậu, ông dượng bên nhà cháu nhìn cháu có vẻ bực bõ lắm. Vừa
nghe bác Xuân Tươi nhắc sáng mai các đảng viên tiếp tục họp, thế là cậu Phúc nháy
dượng Tính dượng Địch về ngay. Đi qua chỗ cháu đang đứng mà cả ba ông đều lờ đi!
- Đã run rồi hả? - ông Chỉnh bật cười khùng khục. Cười mà nghe chua chát như phải uống
hàn the! - Thấy chưa? Động vào tim họ có phải đùa đâu. Anh em ruột rà họ cũng cắt
phéng! Nhưng thôi đừng lo vẫn còn đến dăm người ủng hộ ta với cậu. lúc chạy ra đây ông
Bằng, ông Hải: cô Xuân, cậu Dụ bảo rằng ta nói thế là phải, đã đến lúc cần mạnh bạo rũ
cái chăn chấy rận này ra! Đây là cuộc thi gan, cưỡi lưng hổ rồi đấy, đừng có nản nhảy
xuống mà toi! Ông Thủ đến đấy!
Chỉnh nói nhỏ. Tùng ngửng lên. Theo bờ mương, Thủ đang đi thong thả đến chỗ hai
người. Vẫn dáng người dong dỏng thanh thoát, gương mặt trái xoan ưa nhìn, nhưng bây
giờ đượm buồn nên trông lạnh lạnh. Dẫu vậy Thủ vẫn lịch lãm hơn hẳn cái cách phản ứng
mặt nặng mày nhẹ của anh em ông Quàng. Cả Chỉnh và Tùng bỗng trở nên ngượng nghịu
chưa biết nói gì, thì Thủ đã tươi ngay nét mặt, khẽ gật đầu, rồi ngồi xuống nói vừa thân tình
vừa khiêm tốn quá thể:
- Bác Chỉnh với anh Tùng thấy chưa? Mới chỉ có chia đất chậm một tí mà đã đủ thứ
chuyện rầy rà. Anh Vinh và ban chủ nhiệm phân chia vừa không tỉ mỉ, lại không cương
quyết, ai đến gặp riềng cũng đều hứa hẹn để cho đẹp lòng, thế là hỏng to. Còn ithững
điều hai đồng chí nói hôm nay - Thủ hạ giọng trầm trầm: - Tôi thấy đúng cả! Những nhận
xét về tôi, tôi cũng không phản đối! Nhưng tôi chỉ xin các đồng chí hai điều. Thứ nhất là
giữa lúc trong đảng và ngoài quần chúng đang có nhiều thông tin sai lạc, lòng người bất
an, thì chúng ta nên xử trí với nhau thế nào? Đã cần thay luôn cả bộ máy chưa? Không
khéo ta lại làm rối thêm, lợi bất cập hại! Bây giờ trình độ đảng viên và quần chúng nâng
cao lắm rồi không dễ dàng để cho người lãnh đạo làm sai đâu. Thứ hay là việc phát triển
đảng ở đây. Đúng là chậm và có nhiều thiếu sót. Nhưng đổ chỉ cho tôi thi thật là oan quá!
Vì các tổ đảng người ta không đưa lên, thì tôi biết làm thế nào? Chả nhẽ tôi ép họ. Các
đồng chí quen tác phong nói
Ch.XXIV,219
Đừng tưởng đất này đã hết ma. Ma còn đang đẻ sinh đôi sinh ba nữa cơ đấy! Các vị có nhớ hôm trước hợp tác họp để đòi chia ruộng khoán không? Cứ như cuộc chọi gà, chọi trâu ngày xưa! Chả ai chịu nhả miếng nào. Cả làng có mỗi xứ Đồng Chùa là thượng đẳng điền, thì từ ông cán bộ đến bà xã viên, ai cũng muốn vơ giật về mình. Có đời thuở nào anh em ruột cũng cãi nhau, tranh nhau đất hương hoả ngay ở đấy. Vợ chồng ông Tý Hỏi mới kinh, bỏ nhau mỗi người một niêu, hợp tác giao ruộng, ai cũng tranh thửa tốt. Vợ chồng thách nhau giữa làng: mày mà làm ông phá. Mấy là đòi ruộng cũ không được thì bù lu bù loa lên, cứ nhao nhao như chào mào ăn dom! Xưa nay người ta chỉ sợ người chết chứ ai sợ người sống? Có đúng không hở? Chỉ sợ ma chứ ai sợ người. có phải không hở? Thế mà hôm ấy tôi đi nhận ruộng hộ con cháu, thấy hốt quá Nhìn chả thấy người đâu, toàn ma. Những thân người sống ngồi đấy mà mà cấm còn nhận ra ai nữa.
Càng nhìn càng thấy đúng là những ụ mối, những bao bì dựng ngược, cái cao cái thấp lố nhìn đây nhà! Những con ma tham, ma ác từ đấy chui ra, con nào cùng lành chanh lành chói mồm năm miệng mười, chả còn bùa đâu mà yểm cho xuể! Đấy, các người đừng có vội tí toé, ma nó vẫn ngủ gà ngủ gật ngay trong lòng các người! (Ch.I,tr.9)
Cô Thống Biệu, một tay phù thủy, đã nói bóng bảy như là một triết gia về những con người xã hội chủ nghĩa: - Đừng tưởng đất này đã hết ma. Ma còn đương đẻ sinh đôi, sinh ba nữa cơ đấy! Các vị còn nhớ hôm trước hợp tác họp để chia ruộng khoán không? Cứ như cuộc chọi gà, chọi trâu ngày xưa! Chả ai chịu nhả miếng nào. Cả làng có mỗi xứ Đồng Chùa là thượng đẳng điền, thì từ ông cán bộ đến bà xã viên, ai cũng muốn vơ giật về mình. Có thuở đời nhà ai anh em ruột cũng cãi nhau, tranh nhau đất hương hỏa ngay ở đãy. Vợ chồng ông Tý Hôi mới kinh, bỏ nhau, mỗi người một niêu, hợp tác giao ruộng, ai cũng tranh thửa đất tốt. Vợ chồng thách nhau giữa làng [.. . .]. Xưa nay người ta chỉ sợ người chết chứ ai sợ người sống, có đúng không hở? Chỉ sợ ma chớ ai sợ người, có đúng không hở? Thế mà hôm ấy tôi đi nhận ruộng hộ con cháu, thấy hốt quá! Nhìn chả thấy người đâu, toàn ma! Những thân người sống ngồi đấy mà cấm còn nhận ra ai nữa.[ .. ]Đấy các người đừng có vội tí toét, ma nó vẫn ngủ gà ngủ gật trong lòng các người! (15)
_____
CHÚ THÍCH:
(1). Hoàng Văn Hoan. Giọt Nước Trong Biển Cả.
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=5641&rb=08 )
(2).Quả thực 果實 có nghĩa gốc là trái, quả và là một danh từ thực vật học còn nghĩa bóng là kết quả vật chất do lao động tạo ra hay do đấu tranh đem lại. Nghĩa bóng này đã được cho trong Từ hải, bản hiệu đính 1989: “Dụ chỉ thông qua lao động hoặc đấu tranh sở thủ đắc đích thành quả”. Đảng Cộng sản Trung Quốc từng quan niệm rằng cải cách ruộng đất ở Trung Quốc là một cuộc cách mạng long trời lở đất và trong cuộc cách mạng này, của cải vật chất của địa chủ hoặc những người bị quy là địa chủ bị tịch thu để chia cho bần cố nông. Những thứ bị tịch thu đó gọi là quả thực. Trong cải cách ruộng đất ở miền Bắc trước đây, ta cũng mượn hai tiếng quả thực mà dùng theo nghĩa này. http://petrotimes.vn/qua-thuc-la-gi-106981.html
(3). -Trưởng thôn Cối ở đâu xồng xộc chạy vào, cúi xuống, lột cái áo vét dạ đen địa chủ Thìn đương mặc, ngẩng lên cười hê hê: "Để cho mày khỏi vướng" rồi Cối xỏ tay vào mặc áo luôn
-Vách mặc cái áo nâu bạc, đóng cái khố đuôi lươn, đít hóp lại, hai đầu gối nhô ra như hai hòn cuội tay cầm chiếc đòn xóc, chốc chốc lại hoa lên múa. Trong bộ râu quai nón, phùn phụt ra những tiếng hét: Hoan hô... Hoan hô...T rong bộ râu quai nón, phùn phụt ra những tiếng hét: Hoan hô... Hoan hô... Có người hỏi: Đi mít tinh mà lại đóng khố à? - ấy, ra đây kiếm cái quần địa chủ để mặc, khỏi phải cởi truồng sẵn cho đỡ vướng.
No comments:
Post a Comment