Thursday, November 24, 2016

NHIỀU TRÁI ĐẤT = HOA HÂU = BÚN BÒ


TRÁI ĐẤT THỨ HAI VÀ THỨ BA



Những bí ẩn mới khám phá về 'Trái Đất thứ hai'

Kepler-452b, hành tinh giống Trái Đất nhất được phát hiện cho đến nay, có thể ấm hơn, rộng lớn hơn, và có nước trên bề mặt.
 
kepler452b-9240-1437735298.jpg
Mô phỏng Kepler-452b và mặt trời của nó. Ảnh: NASA
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ hôm nay tuyên bố tìm ra Kepler-452b, hành tinh được coi như "Trái Đất thứ hai", với nhiều đặc điểm thích hợp cho sự sống phát triển như địa cầu.
Thời gian trên Kepler-452b tương tự như Trái Đất
Một năm trên "Trái Đất thứ hai" - thời gian để Kepler-452b quay quanh sao mẹ là 385 ngày, chỉ hơn 20 ngày so với một năm trên địa cầu.
Đây là sự khác biệt đáng chú ý so với những hành tinh khác gần Trái Đất như sao Kim. Một năm của sao Kim là 88 ngày Trái Đất, còn một năm trên sao Hải Vương - hành tinh xa hơn trong hệ Mặt Trời, là 185 năm Trái Đất.
Nó đã trải qua hàng tỉ năm bay trong vùng thích hợp quanh sao mẹ
Kepler 452 - sao mẹ của Kepler-452b, già hơn Mặt Trời của chúng ta khoảng 1,5 tỷ năm tuổi. Nếu một hành tinh quá gần sao mẹ, nó sẽ quá nóng để hình thành sự sống. Nếu quá xa, nó sẽ quá lạnh, cũng không thể hình thành sự sống.
Kepler-452b giữ khoảng cách lý tưởng
với sao mẹ của nó trong hảng tỉ năm. Theo Jon Jenkins, dữ liệu phân tích của tàu thăm dò vũ trụ Kepler cho thấy, điều này có nghĩa là rất có thể nó thích hợp cho sự sống nảy sinh trên bề mặt, hoặc ít nhất, là từng có sự sống tồn tại.
Có thể có núi lửa đang hoạt động và nước trên bề mặt
Rất có thể Kepler-452b có nhiệt độ thích hợp để nước tồn tại ở dạng lỏng trên bề mặt. Đây là điều cần thiết để hỗ trợ sự sống. 
Theo John Coughlin, nghiên cứu viên Viện SETI, California, Mỹ, nhóm nghiên cứu thuộc dự án Kepler đã hợp tấc với các nhà địa chất học, tìm ra cấu trúc của hành tinh này. Dựa theo kích cỡ và tuổi của nó, đây dường như là một hành tinh đá, đồng nghĩa với việc có thể núi lửa đang hoạt động dưới bề mặt.
keplersurface-3086-1437735298.jpg
Mô phỏng núi lửa đang hoạt động trên bề mặt Kepler-452b. Đồ họa: Independent
Con người có khả năng sống tại nơi có lực hấp dẫn mạnh ở Kepler- 452b
Hành tinh mới to hơn Trái Đất một chút, ước tính có trọng lực mạnh gấp đôi địa cầu. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học dự án Kepler, điều này không có nghĩa là nó không thích hợp cho việc sinh sống trên đó.
Jenkins cho biết, con người có thể "thích nghi" với trọng lực đó, thậm chí cơ thể sẽ "rắn chắc và cơ bắp hơn qua nhiều thế hệ."
"Con người sẵn sàng thích nghi với trọng lượng nặng - loài người được sinh ra để làm điều này. Cơ thể người có khả năng tự sửa chữa tuyệt vời. Vì vậy, theo thời gian, con người có thể thích nghi."
Hệ thực vật phát triển
Sao mẹ của Kepler-452 to hơn Mặt Trời của chúng ta. Ánh sáng và nhiệt năng mà nó nhận được từ sao mẹ không chỉ khiến nó ấm hơn Trái Đất, mà còn đồng nghĩa với việc hệ thực vật có thể phát triển ở đó.
Cây cối quang hợp, sinh ra không khí cho con người hít thở. Theo đó, nếu xây dựng thảm thực vật đủ lớn, sản xuất đủ không khí cho con người và động vật sống ở Kepler 452b.
"Ánh sáng mặt từ sao chủ hệ Kepler gần giống với Mặt Trời của chúng ta. Do đó, cây cối có thể quang hợp tương tự. Trên đó chắc sẽ rất giống Trái Đất," Jenkins cho biết.
Làn da rám nắng
"Kepler 452b nhận cùng một loại quang phổ và cường độ ánh sáng như chúng ta nhận được trên Trái Đất. Do đó, nếu hành tinh này là một hành tinh đá và có khí quyển, cây cối có thể phát triển. Chúng ta thậm chí còn có thể đi nghỉ ở đó, phơi cho làn da rám nắng," tiến sĩ Daniel Brown, chuyên gia thiên văn học, đại học Trent, Nottingham, cho biết.
Các nhà khoa học đang tiến hành rất nhiều nghiên cứu về hành tinh này, để tìm hiểu chắc chắn thứ gì có thể phát triển được trên Kepler 452b.
Du hành đến "Trái Đất thứ hai"
Kepler-452b ấm áp, có thể có nước và sự sống, tuy nhiên, nó cách chúng ta đến 1.400 năm ánh sáng. Một năm ánh sáng là khoảng cách một chùm sáng có thể di chuyển được trong một năm. Ánh sáng di chuyển khoảng 670 triệu dặm (1.078 triệu km) một giờ. Ánh sáng từ Mặt Trời mất đến 8 phút mới rọi tới Trái Đất.
Nếu một con tàu vũ trụ chở người đi đến Kepler 452b, cần mất tới 25,8 triệu năm để tới đó. Đây là thời gian không tưởng đối với con người, trừ phi chúng ta tìm được cách cải thiện tốc độ tàu vũ trụ trong tương lai.
Hồng Hạnh (theo Independent)

TRÁI ĐẤT THỨ BA

Hành tinh này có một bề mặt rắn, có thể chứa nước dạng lỏng và tiềm năng nuôi dưỡng sự sống.

Mới đây các nhà thiên văn học người Úc đã phát hiện ra một hành tinh có tiềm năng rất lớn để trở thành một "Trái đất thứ 3". Hành tinh mang tên: Wolf 1061c.
Hành tinh này có khối lượng gấp 4 lần Trái đất, và là một trong 3 hành tinh có quỹ đạo xoay xung quanh sao lùn Wolf 1061 - ngôi sao có nhiệt độ thấp và khối lượng nhỏ hơn Mặt trời rất nhiều lần. Điểm đặc biệt là hệ thống sao - hành tinh này chỉ cách chúng ta 14 năm ánh sáng - tức là gần hơn rất nhiều so với "Trái đất thứ 2" Kepler 452b.

\


Theo tiến sĩ Duncan Wright tại ĐH New South Wales (Úc): "Phát hiện này thực sự ấn tượng, vì cả 3 hành tinh đều có khối lượng thấp vừa đủ để có một bề mặt rắn. Hành tinh ở giữa - Wolf 1061c - còn nằm trong vùng Goldilocks - cho thấy có khả năng hành tinh này chứa nước dạng lỏng, và thậm chí có sự sống nữa".




Quỹ đạo của Wolf 1061c (giữa) nằm trong vùng Goldilocks - khu vực ở được (màu xanh lá cây)
Bộ 3 hành tinh Wolf 1061 b, c, d có quỹ đạo xoay quanh sao chủ lần lượt là 5, 18 và 67 ngày. Trong đó, Wolf 1061 b và d ở khoảng cách quá gần hoặc quá xa nên không thể hỗ trợ sự sống.
Tiến sĩ Wright chia sẻ thêm: "Do khoảng cách khá gần với sao chủ Wolf 1061, chúng ta sẽ có thể tìm hiểu được bầu khí quyển của những hành tinh này trong tương lai, và xác định xem chúng có thể nuôi dưỡng sự sống hay không".


 
\Wolf 1061c có thể là hi vọng mới cho loài người


Theo một số chuyên gia, các hành tinh có bề mặt rắn có rất nhiều trong vũ trụ nhưng hầu hết đều cách chúng ta hàng ngàn năm ánh sáng - đồng nghĩa với công nghệ hiện tại, việc di chuyển đến đó là bất khả thi. Do đó, Wolf 1061c có thể đang là niềm hi vọng số 1 của nhân loại.
Nguồn: Daily Mail
Theo Oct / Trí Thức Trẻ



CHÂU HIỀN LY * NHÌN LẠI



Nếu không nhìn lại, mình sẽ mất quá khứ và tương lai .


Châu Hiển Lý 
( Bộ đội tập kết 1954 ).

Đã hơn 3 thập kỷ trôi qua, làm ăn cực nhọc là thế, thành tựu không thể nói là nhỏ, thế mà khoảng cách phát triển của VN so với thế giới sao vẫn xa vời! Không định thần nhìn nhận lại tất cả, không khéo chúng ta sẽ ngày càng đi sâu vào con đường đi làm thuê, đất nước có nguy cơ trở thành đất nước cho thuê với triển vọng là bãi thải công nghiệp của các quốc gia khác! Giữa lúc thế giới đang bước vào thời kỳ kinh tế trí thức!
150 năm đã trôi qua, nhưng bài học này còn nguyên vẹn. Đó là 80 năm nô lệ, 40 năm với 4 cuộc chiến tranh lớn (Pháp, Mỹ, Cam Bốt, Tàu) – trong đó 3 thế hệ liên tiếp gánh chịu những hy sinh khốc liệt, 37 năm xây dựng trong hòa bình với biết bao nhiêu lận đận, và hôm nay VN vẫn còn là một nước chậm tiến.

Thảm kịch của đảng cộng sản thực ra đã bắt đầu ngay từ ngày 30-4-1975. Sự bẽ bàng còn lớn hơn vinh quang chiến thắng. Hòa bình và thống nhất đã chỉ phơi bày một miền Bắc xã hội chủ nghĩa thua kém miền Nam, xô bồ và thối nát, về mọi mặt. “Tính hơn hẳn” của chủ nghĩa Mác-Lênin trở thành một trò cười. Sự tồi dở của nó được phơi bày rõ rệt cùng với sự nghèo khổ cùng cực của đồng bào miền Bắc.
Nhìn lại sau hơn nửa thế kỷ dưới chế độ CS, hàng loạt các câu hỏi được đặt ra :
_ Năm 1954 sau khi thắng Pháp, tại sao hơn 1 triệu người Bắc phải bỏ lại nhà cửa ruộng vườn di cư vào miền Nam ?
_ Sau năm 1975 , tại sao dân miền Nam không ồ ạt di cư ra Bắc sinh sống để được hưởng những thành quả của CNXH mà chỉ thấy hàng triệu người Bắc lũ lượt kéo nhau vào Nam lập nghiệp ?
_ Tại sao sau khi được “giải phóng” khỏi gông cùm của Mỹ-Ngụy, hàng triệu người phải vượt biên tìm tự do trong cái chết gần kề, ngoài biển cả mênh mông ?
_ Tại sao nhân viên trong các phái đoàn CS đi công tác thường hay trốn lại ở các nước tư bản dưới hình thức tị nạn chính trị ?

Tất cả những thành phần nêu trên, họ muốn trốn chạy cái gì?
_ Tại sao đàn ông? của các nước tư bản Châu á có thể đến VN để chọn vợ như người ta đi mua một món hàng?
_ Tại sao Liên Xô và các nước Đông âu bị sụp đổ?
_ Tại sao lại có sự cách biệt một trời một vực giữa Đông Đức và Tây Đức, giữa Nam Hàn và Bắc Hàn?
Tại sao nước ta ngày nay phải quay trở lại với kinh tế thị trường, phải đi làm công cho các nước tư bản?
_ Tại sao các lãnh tụ CS lại gởi con đi du học tại các nước tư bản thù nghịch?

Hỏi tức là trả lời, người VN đã bỏ phiếu bằng chân từ bỏ một xã hội phi nhân tính. Mọi lý luận phản biện và tuyên truyền của nhà nước cộng sản đều trở thành vô nghĩa.
Sự thực đã quá hiển nhiên nhưng đảng cộng sản không thể công khai nhìn nhận. Họ không thể nhìn nhận là đã hy sinh bốn triệu sinh mệnh trong một cuộc chiến cho một sai lầm. Nếu thế thì họ không còn tư cách gì để nắm chính quyền, ngay cả để hiện diện trong sinh hoạt quốc gia một cách bình thường.
Nhìn nhận một sai lầm kinh khủng như vậy đòi hỏi một lòng yêu nước, một tinh thần trách nhiệm và một sự lương thiện ở mức độ quá cao đối với những người lãnh đạo cộng sản. Hơn nữa họ đã được đào tạo để chỉ biết có bài bản cộng sản, bỏ chủ nghĩa này họ chỉ là những con số không về kiến thức. Cũng phải nói là trong bản chất con người ít ai chịu từ bỏ quyền lực khi đã nắm được.
Thế là sau cuộc cách mạng long trời lở đất với hơn ba chục năm khói lửa, máu chảy thành sông, xương cao hơn núi, Cộng Sản Hà Nội lại phải đi theo những gì trước đây họ từng hô hào phá bỏ tiêu diệt. Từ ba dòng thác cách mạng chuyên chính vô sản, hy sinh hơn bốn triệu mạng người, đi lòng dòng gần nửa thế kỷ, Cộng Sản Hà Nội lại phải rập khuôn theo mô hình tư bản để tồn tại .
Hiện tượng “Mửa ra rồi nuốt lại” này là một cái tát vào mặt các nhà tuyên giáo trung ương.
Cách mạng cộng sản đã đưa ra những lí tưởng tuyệt vời nhất, cao cả nhất, đã thực hiện những hành động anh hùng vô song, đồng thời cũng gieo vào lòng người những ảo tưởng bền vững nhất.
Nhưng thực tế chuyên chính vô sản đã diễn ra vô cùng bạo liệt, tàn khốc, chà đạp man rợ lên đạo lý, văn hóa và quyền con người ở tất cả các nước cộng sản nắm chính quyền. Sự dã man quỷ quyệt mánh lới và sự bất nhân khéo che đậy của Cộng sản chưa hề thấy trong lịch sử loài người.
Con người có thể sống trong nghèo nàn, thiếu thốn. Nhưng người ta không thể sống mà không nghĩ, không nói lên ý nghĩ của mình. Không có gì đau khổ hơn là buộc phải im lăng, không có sự đàn áp nào dã man hơn việc bắt người ta phải từ bỏ các tư tưởng của mình và “nhai lại” suy nghĩ của kẻ khác.
Nền chuyên chính vô sản này làm tê liệt toàn bộ đời sống tinh thần của một dân tộc, làm tê liệt sự hoạt động tinh thần của nhiều thế hệ, làm nhiều thế hệ con người trở thành những con rối, những kẻ mù chỉ biết nhai như vẹt các nguyên lý bảo thủ giáo điều…
Công dân của nhà nước cộng sản luôn luôn sợ hãi, luôn luôn lo lắng không biết mình có làm gì sai để khỏi phải chứng minh rằng mình không phải là kẻ thù của chủ nghĩa xã hội.
Cơ chế quyền lực cộng sản tạo ra những hình thức đàn áp tinh vi nhất và bóc lột dã man nhất. Vì vậy công dân trong các hệ thống cộng sản hiểu ngay điều gì được phép làm, còn điều gì thì không. Không phải là luật pháp mà là quan hệ bất thành văn giữa chính quyền và thần dân của nó đã trở thành “phương hướng hành động” chung cho tất cả mọi người.
Cơ chế hiện nay đang tạo kẽ hở cho tham nhũng, vơ vét tiền của của Nhà nước. Nhưng cái mà chúng ta mất lớn nhất lại không phải là mất tiền, mất của, dù số tiền đó là hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ. Cái lớn nhất bị mất, đó là suy đồi đạo đức. Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống…

Bác và đảng đã gần hoàn thành việc vô sản hóa và lưu manh hóa con người VN (vô sản lưu manh là lời của Lê Nin). Vô sản chuyên chính (đảng viên) thì chuyển sang làm tư bản đỏ, còn vô sản bình thường (người dân) trở thành lưu manh do thất nghiệp, nghèo đói.
Nền kinh tế Việt Nam bây giờ chủ yếu là dựa trên việc vơ vét tài nguyên quốc gia , bán rẻ sức lao động của công nhân và nông dân cho các tập đoàn kinh tế ngoại bang, vay nước ngoài do nhà nước CS làm trung gian.
Huyền thoại giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp do cộng sản Việt Nam dày công dàn dựng đã tan thành mây khói khi giai cấp “vô sản” âm thầm lột xác trở thành các nhà Tư bản đỏ đầy quyền lực và đô la.
Do vậy, lý thuyết CS dần dần mất đi tính quyến rũ hoang dại. Nó trở nên trần trụi và lai căng. Tất cả điều đó đã làm cho các ĐCS trên toàn thế giới dần dần chết đi. Dù GDP có tăng lên, nhiều công trình lớn được khánh thành do vay mượn quỹ tiền tệ Quốc Tế nhưng đạo đức xã hội cạn dần. Thực tế cho thấy rằng sức mạnh không nằm ở cơ bắp. Vũ khí, cảnh sát và hơi cay chỉ là muỗi mòng giữa bầu trời rộng lớn nếu như lòng dân đã hết niềm tin vào chính quyền.

Học thuyết về xây dựng một xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa chỉ là một loại lý tưởng hóa, nó là chiếc bánh vẽ để lừa gạt dân, không hơn không kém; đảng nói một đằng, làm một nẻo.
Chẳng hạn đảng nói “xây dựng xã hội không có bóc lột” thì chính những đảng viên lại là những người trực tiếp tham nhũng bóc lột người ; đảng nói ” một xã hội có nền dân chủ gấp triệu lần xã hội tư bản” thì chính xã hội ta đang mất dân chủ trầm trọng; đảng nói “đảng bao gồm những người tiên phong nhất, tiên tiến nhất” nhưng thực tế thì đảng đầy rẫy những người xấu xa nhất, đó là những kẻ đục khoét tiền bạc của nhân dân.

Sở dĩ ĐCSVN còn cố giương cao ngọn cờ XHCN đã bị thiêu rụi ở tất cả các nước sản sinh ra nó vì chúng đang còn nhờ vào miếng võ độc “vô sản chuyên chính” là… còng số 8, nhà tù và họng súng để tồn tại !
Nhân dân đang hy vọng rằng Đảng sớm tự ý thức về tội lỗi tầy trời của mình. Đảng sẽ phải thẳng thắn sám hối từ trong sâu thẳm chứ không chỉ thay đổi bề ngoài rồi lại tiếp tục ngụy biện, chắp vá một cách trơ trẻn.
Người dân chẳng còn một tí ti lòng tin vào bất cứ trò ma giáo nào mà chính phủ bé, chính phủ lớn, chính phủ gần, chính phủ xa đưa ra nữa. Họ nhìn vào ngôi nhà to tướng của ông chủ tịch xã, chú công an khu vực, bà thẩm phán, ông chánh án, bác hải quan, chị quản lý thị trường, kể cả các vị “đại biểu của dân” ở các cơ quan lập pháp “vừa đá bóng vừa thổi còi” mà kết luận: “Tất cả đều là lừa bịp!”
Do đó XHCN sẽ được đánh giá như một thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử VN. Con, cháu, chút, chít chúng ta nhắc lại nó như một thời kỳ… đồ đểu ! vết nhơ muôn đời của nhân loại.
Một thời kỳ mà tâm trạng của người dân được thi sĩ cách mạng Bùi Minh Quốc tóm tắt qua 2 vần thơ :
“Quay mặt phía nào cũng phải ghìm cơn mửa !
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi!”
Chẳng lẽ tuổi thanh xuân của bao người con nước Việt dâng hiến cho cách mạng để cuối cùng phải chấp nhận một kết quả thảm thương như thế hay sao ?
Chẳng lẽ máu của bao nhiêu người đổ xuống, vàng bạc tài sản của bao nhiêu kẻ hảo tâm đóng góp để cuối cùng tạo dựng nên một chính thể đê tiện và phi nhân như vậy?
Tương lai nào sẽ dành cho dân tộc và đất nước Việt Nam nếu cái tốt phải nhường chỗ cho cái xấu?
Một xã hội mà cái xấu, cái ác nghênh ngang, công khai dương dương tự đắc trong khi cái tốt, cái thiện phải lẩn tránh, phải rút vào bóng tối thì dân tộc đó không thể có tương lai!
Một kết cục đau buồn và đổ vỡ là điều không tránh khỏi.
Châu Hiển Lý
(Bộ đội tập kết 1954)

HOA HẬU



  

Nữ sinh viên Tây Ban Nha đoạt vương miện Hoa hậu Thế giới 2015


media 

Mireia Lalaguna giành vương miện "Hoa hậu Thế giới 2015" - DR

Chiếc vương miện "Hoa hậu Thế giới 2015" đã đuợc trao cho người đẹp Tây Ban Nha Mireia Lalaguna trong cuộc thi lần thứ 65 tổ chức vào đêm thứ Bảy 19/12/2015, tại thành phố Tam Á, đảo Hải Nam, Trung Quốc.
Cô sinh viên ngành dược khoa, đại học Barcelona, đã đánh bại 113 đối thủ mỹ nhân địa cầu. Mireia Lalaguna tuyên bố « được kết quả này là nhờ vào tình yêu thương ủng hộ của gia đình, của những người mà tôi đã gặp và mong ước thành công. Tôi muốn chứng tỏ với mọi người là tôi xứng đáng với danh hiệu hoa hậu thế giới và tôi sẽ làm cho tất cả hãnh diện ».
Á hậu thế giới 2015 là hoa hậu người Nga Sofia Nikitchouk ? Hạng ba là người đẹp Indonesia Maria Harfani. Cuộc thi hoa hậu diễn ra tại Trung Quốc không hẳn là thành công tốt đẹp. Chính quyền Trung Quốc không cấp visa cho hoa hậu Canada đến tham dự.
Cô Anastasia Lin - Lâm Gia Phàm đã tố cáo chính quyền Trung Quốc trả thù cá nhân vì các hoạt động chống đàn áp nhân quyền tại Trung Quốc. Không riêng cá nhân cô sinh viên gốc Canada bị trừng phạt mà thân nhân ở Hoa lục cũng bị hù dọa.
Hoa hậu Pháp 2016
Tại Pháp, trong hai năm liên tiếp, người đẹp vùng Nord - Pas de Calais đoạt vương miện hoa hậu. Người đoạt giải năm nay là Iris Mittenaere, 22 tuổi, sinh viên Nha khoa năm thứ năm. Còn lần trước là cô Camille Cerf cũng là hoa hậu đến từ vùng Nord - Pas de Calais.
Cuộc thi Hoa hậu Pháp hàng năm thu hút gần 9 triệu khán giả truyền hình. Chủ tịch ban giám khảo xướng tên thí sinh trúng giải trong đêm thứ Bảy 19/12/2015 là nhà thiết kế thời trang lừng danh Jean Paul Gaultier.
 http://vi.rfi.fr/xa-hoi/20151220-nu-sinh-vien-tay-ban-nha-doat-vuong-mien-hoa-hau-the-gioi-2015





Bắc Kinh không cấp visa : Hoa hậu Canada tiếp tục lên tiếng


media 
Hoa hậu Canada Lâm Gia Phàm nhắn tin trên mạng xã hội (DR)
‘‘Không có gì sai trái trong những chuyện tôi làm, không có gì sai trái trong việc tôi lên tiếng’’. Bằng hàng tin nhắn trên các mạng xã hội, cô Lâm Gia Phàm (Anastasia Lin), đại diện cho Canada dự thi Hoa hậu Thế giới, tổ chức tại Trung Quốc tiếp tục nói về việc chính quyền Bắc Kinh không cấp visa nhập cảnh, cũng như quyết định cấm cô đáp chuyến bay từ Hồng Kông sang Hoa lục hôm 26/11/2015.
Cuộc thi Hoa hậu Thế giới dự trù diễn ra hôm 19/12/2015 tại thành phố Tam Á (Sanya), thời hạn chót để nộp visa cho ban tổ chức là 20/11. Các cuộc tập dợt cho lễ trao vương miện Hoa hậu Thế giới 2015 đã bất đầu từ hôm 23/11. Điều đó có nghĩa là cô Lâm Gia Phàm người gốc Hoa hầu như không còn hy vọng nào để đại diện cho Canada trong cuộc thi này.
Trả lời phỏng vấn của báo Huffington Post, cô Lâm Gia Phàm nói thẳng đây không phải là một vấn đề về thủ tục cấp visa hay giấy tờ hành chính, mà là biện pháp trả đũa của Bắc Kinh hầu ‘‘bịt miệng’’ những người bất đồng chính kiến. Cô Lâm Gia Phàm từng tham gia điều trần trước Quốc hội Mỹ hồi tháng Bảy 2015 về tình trạng đàn áp tôn giáo tại Trung Quốc. Cô cũng từng đóng vai một thành viên Pháp Luân Công bị cầm tù trong bộ phim ‘‘The Bleeding Edge’’.
Ngoài việc bày tỏ nỗi thất vọng khi không được trở về nước sau 12 năm sống xa nhà, cô cũng cho biết nỗi lo ngại cho thân phụ của cô còn ở Hoa lục. Cô cho biết là vì sợ bị nghe lén, cha cô không còn muốn nói chuyện qua điện thoại, lần cuối cô nhận được tin nhắn của ông bố là vào ngày 02/11. Tin nhắn chỉ vỏn vẹn có vài chữ : ‘‘Tốt nhất là con đừng về’’.
Cô Lâm Gia Phàm cũng cho biết là cô thất vọng vì chính phủ Canada không có lập trường dứt khoát hơn về vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc. Phía Bộ Ngoại giao Canada cho biết không bình luận gì về quyết định không cấp visa của Trung Quốc. Cả hai ban tổ chức Hoa hậu Thế giới, phía Canada cũng như phía Trung Quốc, cũng không nhận điện thoại của phóng viên Huffington Post.
Trả lời báo New York Times về vụ này, cô Lâm Gia Phàm cho biết cô bức xúc nhưng không ngạc nhiên trước quyết định không cấp visa của Trung Quốc. Trong những năm gần đây, chính quyền Bắc Kinh từng cấm các đợt biểu diễn của Bon Jovi, Oasis hay Bjork. Các diễn viên như Brad Pitt, Christian Bale, Harisson Ford và nhất là Richard Gere cũng bị Trung Quốc từ chối cấp visa, do họ đã từng có phát biểu ủng hộ Tây Tạng hay Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhưng với trường hợp của cô Lâm Gia Phàm, thì đây có lẽ là lần đầu tiên một hoa hậu bị Bắc Kinh cấm cửa.
 http://vi.rfi.fr/xa-hoi/20151129-bac-kinh-khong-cap-visa-hoa-hau-canada-tiep-tuc-len-tieng




Nữ sinh tóc vàng Nord Pas-de-Calais trở thành Hoa hậu Pháp


media 


Zénith d'Orléans, nơi diễn ra cuộc thi Hoa hậu nước Pháp 2015, ngày 06/12/2014.Ảnh Wikipedia


Hôm qua, 06/12/2014, tại Orléans, danh hiệu Hoa hậu Pháp lần thứ 68 đã được trao cho một thiếu nữ 19 tuổi, người vùng Nord Pas-de-Calais. Cuộc thi Hoa hậu đã thu hút 8,5 triệu khán giả kênh truyền hình TF1, kênh độc quyền cuộc thi Hoa hậu nước Pháp.
Camille Cerf - cao 1,80 mét - đã vượt qua 32 đối thủ tuổi từ 18 đến 24 để giành ngôi vị nữ hoàng sắc đẹp nước Pháp. Trong số các ứng cử viên Hoa hậu năm nay, có 8 người tóc vàng, 16 tóc đen và 9 người tóc hạt dẻ. Danh hiệu Hoa hậu nước Pháp do chính các khán giả truyền hình quyết định, trong số 5 ứng cử viên vào vòng chung kết. Camille Cerf sẽ đại diện cho nước Pháp tranh giải Hoa hậu thế giới 2014 tại Luân Đôn (ngày 14/12).
Sinh viên năm thứ hai một trường thương mại ở Lille, Camille Cerf đã từng có dự định trở thành kỹ thuật viên nha khoa, người mẫu hay phóng viên tạp chí mốt. Hiện tại cô muốn làm nghề tùy viên báo chí. Sau khi đoạt giải, cô cho biết sẽ tận dụng những cơ hội để thực hiện một số việc cụ thể như khởi động một hiệp hội giúp những người ung thư sống tốt hơn (Camille Cerf có người cha mất vì ung thư hồi tháng 9). Cô cũng mong muốn phát triển một doanh nghiệp địa phương và nâng nó lên tầm quốc gia. Cuối năm tới, Camille Cerf sẽ trở lại trường học.


Về lý do chiến thắng của Camille Cerf trong cuộc thi, tạp chí L’Express nhận xét Camille Cerf đã giành được cảm tình của rất nhiều người vùng Nord Pas-de-Calais, nơi chưa có ai đoạt vương miện Hoa hậu nước Pháp. Cô đã tiến hành một chiến dịch quảng bá khôn khéo về bản thân, rất sớm trước vòng chung kết. Hoa hậu tương lai từng làm người mẫu và cảm thấy rất thoải mái trên sân khấu…
Về thứ nhì trong cuộc thi là một thiếu nữ người Tahiti, cô Hinarere Taputu. Tahiti là một đảo thuộc Polynésie trên Thái Bình Dương, vùng lãnh thổ hải ngoại của nước Pháp. Đây là lần thứ ba liên tiếp một thiếu nữ Tahiti trở thành Á hậu Miss France. Năm 2013, chính quyền địa phương Polynésie từng khiếu nại vì hơn 122.000 phiếu của dân cư Polynésie không được tính đến. Sau vụ bê bối này, tài tử Alain Delon từ chức « chủ tịch Ban giám khảo suốt đời ».
Có nhiều cách nhìn khác nhau về cuộc thi Hoa hậu. Bên cạnh cuộc thi lớn Miss nước Pháp, một cựu chủ tịch của Miss France - bà Geneviève de Fonteney - đã lập ra một giải Hoa hậu « đối lập » : Miss Prestige National. Giải - hoạt động từ năm 2010 - cũng cử người tham dự Hoa hậu thế giới.


Giải Hoa hậu Nông nghiệp Pháp và những cách nhìn khác về cuộc thi Hoa hậu
Còn năm nay, theo AFP, để phản đối tính độc quyền của cuộc thi Hoa hậu, với các thiếu nữ « trong các trang phục theo quy định và không có sắc thái riêng », Patricia Ferayssac – một phụ nữ làm nghề nuôi bò – tỉnh Cantal, vùng Auvegne, miền Trung nước Pháp, đã lập ra một giải Hoa hậu Nông nghiệp Pháp trên Facebook. Cuộc thi khởi sự đúng vào dịp chung kết Miss France. Hàng trăm bức ảnh được gửi đến dự thi, với hình các phụ nữ với các trang phục đa dạng, trong bối cảnh đời sống hàng ngày của chính mình, trong chuồng trại hoặc trên đồng ruộng.
Cô Milie Marin-Fournier, mang một chiếc tee-shirt với dòng chữ « nông dân và niềm tự hào là chính mình », là người chiến thắng trong cuộc thi này.


Về các cuộc thi Hoa hậu nước Pháp, trên Le Monde có bình luận của phóng viên chuyên về mốt, Carine Bizet (« Hoa hậu Pháp : những bản sao và chất ‘‘cải lương’’ », ngày 06/12/2014). Tác giả lên án các cuộc thi Hoa hậu chỉ là một cỗ máy tạo ra một bản sắc nữ mang tính đồng phục : cao tối thiểu 1m70, hình thể thanh mảnh, ngực không quá to, tóc dài… Các thiếu nữ được tôn vinh thường là những người yêu thể thao, gia đình, hoạt động nhân đạo, muốn làm những công việc được coi là « nữ tính ». Giải Hoa hậu, theo phóng viên Le Monde, truyền đi một thông điệp xưa cũ hàm chứa thái độ phân biệt giới tính : hãy đẹp, hãy ngoan ngoãn, như vậy bạn sẽ có một vương miện.
Về phần mình, trả lời Le Monde (trong bài « Cần nhìn các cuộc thi Hoa hậu nước Pháp với con mắt phê phán », ngày 07/12/2014), nữ phóng viên Raphaelle Peltier - chuyên về thể thao và nữ quyền – cho biết, trên thực tế những người giành thắng lợi trong các kỳ thi Hoa hậu hiểu rõ : họ cần phải chấp nhận nhập thân vào những vai diễn mang tính thời thượng, nhằm thỏa mãn một số định kiến thống trị trong xã hội, để giành chiến thắng. Họ không hề « ngớ ngẩn », không hề « ngốc nghếch » như nhiều người phê bình, họ chỉ « khai thác một hệ thống có sẵn ». Nếu đáng trách, thì phải trách cứ cái xã hội với những định kiến đó. Trên thực tế, thanh niên ngày càng có thái độ phê phán nhiều hơn đối với những điều không ổn trong các cuộc thi. Mỗi năm, trên mạng Twitter, có rất nhiều chế nhạo, chỉ trích. Theo tác giả, điều đáng buồn là, trong hiện tại đằng sau màn hình, có rất nhiều thiếu nữ nhập tâm một thông điệp : « Để thành công, thì phải đẹp, thanh mảnh, cao ráo, v.v. ».
 http://vi.rfi.fr/phap/20141207-nu-sinh-toc-vang-nord-pas-de-calais-tro-thanh-hoa-hau-phap

Như thế nào là vẻ đẹp hoàn mỹ?

  • 22 tháng 12 2015
Image copyright Reuters
Image caption Việc hoa hậu Colombia được tuyên bố thắng giải Hoa hậu Hoàn vũ 2015 nhưng nhanh chóng bị gỡ vương miện chuyển sang cho hoa hậu Philippines gây tranh cãi ồn ào về việc ai là người xứng đáng đăng quang
Nữ diễn viên hài ngoại cỡ Dawn French có lẽ không cho mình là một biểu tượng gợi cảm nhưng có khi nào chỉ là cô đã sinh ra không gặp thời?
“Nếu tôi ra đời lúc họa sỹ Rubens còn vẽ thì đã được tôn thờ như một hình mẫu đáng mơ ước rồi,” cô từng mỉa mai. “Kate Moss ư? Cô ta chỉ là cây cọ vẽ thôi.”
French có lẽ chỉ nói đùa cho vui, nhưng điều mà cô đặt ra là một vấn đề lớn.
Có phải quan điểm về cái đẹp của con người đã thay đổi theo thời gian? Hay là có một số nét được nhìn nhận đại trà qua các thời kỳ và trong các nền văn hóa khác nhau là nét đẹp chung của con người?

Đặc điểm sinh học

Có một số lý do về mặt tiến hóa giải thích cho quan điểm theo đó nói rằng cái đẹp có thể vượt thời gian.
Một số đặc điểm sinh học có thể là dấu hiệu của sự khỏe mạnh, sung mãn và mắn đẻ – những yếu tố làm thành một người bạn giao phối tốt – và chúng ta có thể xem những đặc điểm này là quyến rũ về mặt thể xác.
Tuy nhiên khi các nhà sinh học và các nhà tâm lý học càng tìm hiểu sâu thì họ càng khó xác định một cơ sở của cái đẹp thuần về mặt sinh học.
Hãy xem quan điểm được thừa nhận rộng rãi rằng con người chúng ta thích nét cân đối, hài hòa.
Cách giải thích khoa học nghe có vẻ hợp lý: bệnh tật và sự căng thẳng thời thơ ấu có thể có ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể, tạo ra một sự ‘không ổn định’ khiến cho một bên phát triển hơi khác một chút so với bên kia.
 
Image caption Liệu có phải những người có khuôn mặt cân đối luôn được coi là đẹp không?
Một gương mặt hơi lệch do đó có thể được xem là một dấu hiệu của sự thiếu khỏe mạnh và khiến cho người sở hữu gương mặt đó không thật sự quyến rũ để được chọn làm người phối ngẫu.
Vấn đề là nhiều thử nghiệm trước đây chỉ yêu cầu một nhóm nhỏ đối tượng đánh giá các gương mặt khác nhau – điều này khiến những kết quả kỳ lạ dễ xảy ra.
Khi Stefan Van Dongen tại Đại học Antwerp tổng kết các kết quả trong các thử nghiệm có nhiều người tham gia, ông nhận thấy rằng nếu chúng ta nghiên cứu với số lượng người tham gia đủ mức thì sẽ không còn dẫn đến những kết quả kỳ quặc nữa.
Thật ra, sự cân đối trên gương mặt không cho biết nhiều về sức khỏe của người đó.
Mặc dù các khảo sát trước đây đã tìm ra một số bằng chứng về vấn đề này, một nghiên cứu hồi năm 2014 đã dùng máy quét ba chiều để chụp khuôn mặt của gần 5.000 thiếu niên và hỏi họ về tiền sử sức khỏe của từng người.
Kết quả là những người có khuôn mặt cân đối nhất không hề khỏe mạnh hơn những người khác.

Khác biệt trong cách nhìn nhận

Các nhà sinh học cũng đưa ra giả thiết rằng chúng ta thích những gương mặt thể hiện nét 'nam tính’ hay ‘nữ tính’: chẳng hạn như chiếc cằm rộng của Jon Hamm đối với nam, nét mảnh mai của Miranda Kerr đối với nữ.
Một lần nữa, cơ sở giải thích cho điều này cũng hợp lý: cấu trúc xương phản ánh mức độ hormone sinh sản trong máu do đó nó có thể cho biết một người phụ nữ có mắn đẻ hay không, hay một người đàn ông có mạnh mẽ hay không. Đây là những yếu tố quan trọng khi chọn một người bạn tình.
 
 
mage caption Càng phân tích kỹ khuôn mặt, ta càng khó định nghĩa thế nào là đẹp
Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu mới chỉ được tiến hành trên các cộng đồng xã hội phương Tây.
Khi Isabel Scott tại Đại học Brunel và các đồng sự quyết định mở rộng phạm vi nghiên cứu sang cả các cộng đồng ở châu Á, châu Phi, Nam Mỹ và Nga, họ nhận thấy có sự khác biệt trong quan điểm về cái đẹp.
Thật ra, chỉ ở những vùng đô thị hóa cao nhất họ mới thấy đàn ông có gương mặt nam tính và phụ nữ có gương mặt nữ tính có sức cuốn hút mạnh mẽ, còn ở những cộng đồng nhỏ, xa xôi, nhiều phụ nữ lại thích đàn ông có nét mặt thanh tú như phụ nữ hơn.
Điều này cũng đúng đối với ngoại hình cơ thể.
Ở phương Tây, mọi người thích phụ nữ có chân dài và đàn ông đừng quá cao lêu nghêu.
Tuy nhiên, xã hội du mục Himba ở Namibia lại có cặp mắt thẩm mỹ hoàn toàn trái ngược.
Ngay cả quan điểm về cái đẹp của phương Tây cũng thay đổi theo thời gian.
Bức tranh Thần Vệ nữ của danh họa Ý thời Phục hưng Botticelli – một thời được xem là hình mẫu lý tưởng cho cái đẹp ở phương Tây – có đôi chân ngắn so với toàn bộ cơ thể nhất là nếu so với hình dáng các người mẫu được yêu thích hiện nay.
Dáng người đồng hồ cát ở nữ và vai rộng hình chữ V kéo nhỏ lại ở phần eo ở nam được ưa chuộng ở hầu hết các nước, thế nhưng mức độ ưa chuộng tới đâu, như thế nào là lý tưởng, lại tùy thuộc vào từng xã hội.
 
Image copyright Getty
Image caption Không phải nền văn hóa nào cũng tán thưởng vẻ đẹp của đôi vai rộng ở người đàn ông

Căn cứ vào hoàn cảnh

Có lẽ sự lựa chọn bạn tình ở con người cần phải linh hoạt để họ có thể chọn được đối tượng phù hợp nhất căn cứ vào hoàn cảnh của họ.
“Chẳng hạn như trong các nền văn hóa mà nạn đói là một nguy cơ thực sư, người ta thích bạn tình nặng cân hơn bởi vì những người này có sức đề kháng mạnh nhất khi thực phẩm thiếu hụt,” Anthony Little từ Đại học Stirling nói.
Tương tự, những ai đối mặt với nguy cơ bệnh tật cao nhiều khả năng hơn sẽ thích những người mang dấu hiệu cho thấy có sức khỏe tốt.
Khi cân nhắc tới yếu tố mạnh mẽ, thống trị thì phụ nữ sẽ nhiều khả năng chọn những người đàn ông có cằm vuông và mức độ testosterone cao.
“Chúng tôi đã phát hiện ra rằng nếu người phụ nữ chứng kiến đàn ông đánh nhau thì họ sẽ có khuynh hướng thích những người đàn ông có gương mặt nam tính,” ông nói.

Hiệu ứng bầy đàn

Do đó, quan niệm về cái đẹp của chúng ta có thể không khác nhau ở các thời kỳ khác nhau mà là kết quả trực tiếp của hoàn cảnh cụ thể.
Ngoài ra, ta cũng cần tính đến hiệu ứng bầy đàn: các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nếu bạn nghe hay thấy ai đó thích một kiểu người nào đó thì bạn cũng có xu hướng say mê kiểu người tương tự.
Bằng cách này, thị hiếu đối với cái đẹp có thể lan rộng ra trong một cộng đồng và từ đó định ra những chuẩn mực được xem là đẹp.
Hãy xem xét thí nghiệm mới đây của Trường Kinh doanh Johns Hopkins Carey ở Baltimore.
 
Image copyright Getty
Image caption Phẫu thuật thẩm mỹ cho phép chúng ta tiền gần hơn tới việc có được dáng vẻ hoànn hảo - nhưng như thế nào là hoàn hảo?
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một trang web làm quen cho phép người dùng đánh giá những khuôn mặt bất kỳ.
Sau khi một số người đã đưa ra quyết định của mình, họ được cho xem điểm trung bình từ những người khác.
Mặc dù không có câu trả lời ‘đúng’ hay ‘sai’ ở đây, mọi người nhanh chóng nhận rằng kiểu người nào đang được yêu thích nhiều hơn và bắt đầu đánh giá các gương mặt theo tiêu chuẩn tương tự.
Chẳng mấy chốc, quan điểm thẩm mỹ của mọi người đều trở nên giống nhau và quan niệm về cái đẹp của họ đã thay đổi.
Việc này xảy ra bất chấp việc họ không cần phải nêu danh tính và không có lợi ích gì trong việc hòa nhập với chọn lựa của số đông.
Chúng ta dễ dàng hình dung ra hiệu ứng bầy đàn này có lợi cho một số người nổi tiếng như thế nào.
Ở phạm vi hẹp hơn, bạn có thể đạt được hiệu ứng tương tự khi người ta nhìn thấy bạn đi cùng một người nào đó và hai người được cho là một cặp. Những người khác sẽ cho rằng bạn là người có sức hấp dẫn, và rồi họ sẽ cảm thấy bị bạn hấp dẫn.
Sức hấp dẫn của chúng ta cũng được định hình từ sự giống nhau: càng nhiều người nhìn thấy bạn trong một hình dáng nhất định nào đó, thì hình dáng đó trông càng trở nên hấp dẫn hơn.
Vào cái thời mà giải phẫu thẩm mỹ đang trở thành phong trào, thì điều này đem lại cho chúng ta một bài học quan trọng: Thay vì thay đổi bộ dạng khác thường của mình để phù hợp với thời trang xung quanh, bạn có thể dùng bộ dạng của mình để thay đổi thời trang.
Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Future.
 http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2015/12/151222_the-myth-of-universal-beauty_vert_fut

CÁNH CÒ * MÃ VIỆN

Khi Mã Viện làm giám khảo.


Trong trăm mối của cuộc sống quăng quật hôm nay, người phụ nữ Việt Nam có lẽ là nạn nhân chung của mọi điều đang xảy ra từ gia đình đến xã hội. Từ một gánh hàng rong cho tới cõng con tới trường bằng phương tiện hiện đại của ngày nay là chiếc xe gắn máy, người đà bà nào cũng gánh trên lưng thứ bổn phận ngàn năm chưa thoát được từ khi Mã Viện trút thâm thù tuyệt hận trên lưng hai anh thư xứ Giao Chỉ: Hai bà Trưng.
Cái truyền kiếp Mã Viện ấy không thể chết theo lịch sử, cũng không thể giải thích bằng cách nào khác ngoài cách hiểu duy nhất: Trung Quốc luôn ghi bài học thua cuộc nhục nhã trước một nhóm dân nhỏ bé phương Nam khi hai bà Trưng cho giặc biết thế nào là Giao Chỉ trước móng vuốt quân thù.
Móng vuốt ây chưa bao giờ ngưng đe dọa Việt Nam, kể cả khi hai nước tạm thời là đồng chí. Hai chữ đồng chí lạnh lẽo và đầy tráo trở ấy đã dạy cho Việt Nam rất nhiều bài học mà bài học nào cũng phải trả học phí bằng máu của người dân. Từ việc xâm lược bằng súng đạn ở 6 tỉnh miền Bắc cho tới chiếm trọn Hoàng Sa rồi Gạc Ma cùng các đảo khác ở Trường Sa. Máu người lính chiến hai miền Nam Bắc cùng đổ xuống cho quê hương chưa đủ, người Trung Quốc đang đầu độc cả nước Việt qua thức ăn, hóa chất và ngay cả việc phá hoại hoa màu, nông sản của dân Việt.
Phục Ba tướng quân Mã Viện luôn nằm trong não của người Tàu ở mọi trường hợp, sự căm thù ấy không thể nhạt phai nếu Việt Nam tỏ ra vững mạnh và được thế giới ngưỡng mộ. Tâm lý ghen ăn ghét ở của Trung Quốc thật ra cũng dễ hiểu vì con người không ai có thể bỏ qua mối nhục của nước lớn bị đánh đuổi thảm hại nhiều lần từ các trận xâm lược Việt Nam. Chỉ có ai tin vào tình hữu nghị viễn mơ của hai đảng mới có thể yên tâm sống trong ảo tưởng rằng Chủ nghĩa xã hội có khả năng hàn gắn mối nhục của Trung Quốc hôm xưa, và sự đớn hèn của lãnh đạo Việt ngày nay.
Rõ nét nhất về tâm lý ghen ăn ghét ở của Trung Quốc đối với Việt Nam xảy ra ngay trong cuộc thi Hoa Hậu thế giới 2015 được tổ chức tại Hải Nam trong hơn một tháng qua. Trong 114 thí sinh toàn thế giới có cả đại diện Việt Nam là Trần Ngọc Lan Khuê, một khuôn mặt trong sáng và thông minh của phụ nữ Việt Nam, tuy chưa phải là điển hình vẻ kiều diễm của nhan sắc Việt nhưng có lẽ cô là một ngôi sao hiếm hoi gần như duy nhất trong tất cả mọi người đẹp mà chúng ta biết trên các sàn catwalk hay trong các cuộc thi hoa hậu gần như phá sản khắp nước.
Trần Ngọc Lan Khuê như con thiên nga lộng lẫy trên sân khấu. Tự tin trong ánh mắt, hãnh diện trên từng nụ cười, nhuần nhuyễn mỗi bước đi và lung linh sắc màu trong trang phục đã làm cử tọa bị thuyết phục từ những vòng đầu. Chiến thắng quan trọng nhất của Lan Khuê là giải thưởng do khán giả bình chọn (People’s Choice) và theo như điều lệ thì người đoạt giải thưởng này đương nhiên hưởng quyền đặc cách vào Top 5 có nghĩa là vòng chung kết để chọn ra hoa hậu và á hậu trong 5 thí sinh. Thế nhưng niềm vui này bỗng dưng bị ban tổ chức lạnh lùng phủ nhận và Lan Khuê chỉ còn biết ngồi khóc với người cuồng nhiệt ủng hộ cô trong suốt cuộc thi.
Điều kỳ quặc đáng xấu hỗ này của ban tổ chức cuộc thi do chính phủ Trung Quốc đứng sau chỉ đạo xuất phát từ tâm lý nhỏ mọn của một tay nhà giàu keo bẩn. Nó cho thấy mối thù tiềm ẩn của Bắc Kinh chưa bao giờ quên bất cứ chi tiết nào với cựu thù Hà Nội. Thứ nhất nếu Việt Nam trở thành Hoa hậu thế giới thì Trung Quốc cực kỳ ê mặt, không thể chấp nhận cho con cháu của Hai bà Trưng cỡi voi mà trên đầu mang chiếc vương miện thắng Tàu một lần nữa. Thứ hai, có lẽ quan trọng hơn, chính phủ Trung Quốc không chịu nỗi một cô gái bằng ấy tuổi đầu lại có thể hiên ngang bộc lộ ý chí của nhân dân Việt Nam trong khi cả guồng máy chính trị của Hà Nội không dám bộc lộ.
Báo Thanh Niên tường thuật chi tiết đáng trân trọng của cô gái thông minh này như sau: Trong các giải thưởng giúp cho thí sinh tiến sâu vào vòng chung kết có một giải tên là Beauty with a Purpose, hay còn gọi là Hoa hậu nhân ái. Trần Ngọc Lan Khuê đã tự chọn cho mình một chuyến đi trước đó vào cộng đồng những bệnh nhân ung thư tại Nghệ An, Dak Lak. Lan Khuê đã quay lại một video clip dài 6 phút cho hoạt động này và cô gắn bản đồ Việt Nam vào clip để giám khảo có ý niệm về một đất nước Việt Nam hôm nay với những hình ảnh nao lòng của những con người bất hạnh.
Thế nhưng, cũng chính cái bản đồ ấy làm cho ban tổ chức nổi giận, bất cứ giá nào cũng phải gạch tên Lan Khuê ra khỏi cuộc thi bởi nó đưa hai khu vực mà Trung Quốc cho là của họ: Hoàng Sa và Trường Sa.
Cô gái bé bỏng dường ấy lại có cái chính kiến mạnh mẽ của một nhà kỹ trị thì hỏi sao ban giám khảo dám cho qua nếu không họ muốn bị vào tù. Trách chi giám khảo Trung Quốc mà hãy trách chính phủ mình trước: ngây thơ và dại dột khi chọn bạn mà chơi. Thằng bạn không những là cựu thù khó đối phó mà nó còn được trang bị tận răng thứ vũ khí mà Mã Viện đã đóng xuống thân thể Việt Nam từ khi hai bà Trưng bị chúng giết: Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt (Trụ đồng gãy là ngày tận diệt xứ Giao chỉ)
Viết trên trang facebook của mình, Lan Khuê chia sẻ:
“Điều gì không giết được tôi sẽ khiến tôi mạnh mẽ hơn.
Tôi vẫn tồn tại và vẫy vùng ở tận đáy vì tôi biết có biết bao con người ở đất nước tôi đang ngày đêm chung tay, đoàn kết vì dải băng Việt Nam mà tôi đang đeo.
Tôi khóc cạn nước mắt khi tôi không được xuất hiện mở màn Dances of The World. Tôi sững sờ với điểm số khi các phần thi của mình đều được đánh giá cao và nhận được sự trầm trồ từ các thí sinh. Nhưng không sao sóng gió đã đi qua. Mọi thứ đã ở lại phía sau. Những sóng gió này là động lực để tôi phải làm điều gì trong tương lai để tiếng nói của đất nước tôi mạnh mẽ hơn, có trọng lượng hơn.”
Vâng, Lan Khuê của chúng ta đấy, một nhân cách đáng trọng, một tự hào chung cho phụ nữ Việt Nam nhưng quan trọng hơn cũng là một chứng cứ làm không ít người bẽ bàng. Nếu may mắn tấm gương của em sẽ là tiếng chuông cảnh tỉnh cho những ai còn tự bịt mắt mình đi trên con đường bị rải đinh cùng khắp lại tưởng là hoa hồng nở ra của tình đồng chí.
 
 canhco's blog
 http://www.rfavietnam.com/node/2964

TRẦN KIÊM ĐOÀN * BÚN BÒ HUẾ

BÚN BÒ HUẾ
***
Mạn đàm về “BÚN"


    Bún không phải chỉ đơn thuần là một món ăn truyền thống của Huế, nhưng đối với người Huế, bún còn là một phần lối sống “Kiểu Huế”. Kiểu Huế là nghèo mà vẫn sang, vui rộn rã mà vẫn man mác buồn, ngoài mặt phẳng lặng mà trong lòng dậy sóng, không soi bóng mình trong gương mà soi bóng mình trong đôi mắt của người thương, bè bạn, xóm giềng. Người ngọai quốc như ông Foulon cũng nhận xét về sự mâu thuẫn của Huế: “Tóc tang cười nụ, vui mừng thở than!”(Lê Văn Lân dịch)

    

Huế mâu thuẫn từ buổi mới vào đời, đài các từ ngày mới có tên. Tên đất thì nhỏ như nốt ruồi son: Ô, Rí, Huế… mà tên người lại dài lướt thướt như mái tóc mây dài chấm gót: Công Tằng Tôn Nữ Thị Sông Hương, Nguyễn Khoa Hoàng Thành, Tôn Thất Quỳnh Phương… Huế quá trầm lặng và chật như cái bể cạn mà phải chứa những tâm hồn bão nổi sông hồ, nên dân Huế ngoài mặt hiền khô mà trong lòng cưu mang những bến bờ viễn xứ, sẵn sàng phản kháng và rực lửa đấu tranh “dấy loạn” như Lục Vân Tiên ra đường thấy việc bất bằng chẳng tha. Cái dấy loạn bão liệt nhưng nên thơ và lý tưởng quá đà của những tâm hồn lãng mạn kiểu Huế chỉ làm cho Huế thành đất dấy nghĩa nhưng không thể nuôi lớn Huế thành căn cứ địa, chiến khu như Tân Sở, Ba Lòng. Xưa vua Hàm Nghi và vua Duy Tân chỉ có những phút huy hoàng và chợt tắt ở Huế, để rồi suốt canh thâu le lói ở phương nào.



    Tô bún bò Huế cũng là một biểu hiện của văn hóa Huế vì đây cũng là một sự “dấy nghĩa” trong truyền thống nấu ăn khi cho bò nổi heo chìm trong cùng một nồi, trộn lẫn hai tính chất mâu thuẩn “bò nấu thì teo, heo nấu thì nở” thành một thể hài hòa. Huế đã dùng sả để “chuyên trị” thịt bò chứ không dùng ngủ vị hương để chuyên trị như truyền thống lâu đời ở Trung Hoa và miền Bắc. Tô bún Huế mang hưong vị “rất Huế” để mà cảm nhận và thưởng thức như cảm nhận và thưởng thức mùi khói sóng buổi chiều trên sông Hương. Tự nhiên như: “Nó ngon thì tại nó ngon. Có chồng thì phải nuôi con, thờ chồng”. Cái dễ giận nhất của người Huế là “mình cảm thấy…” mà không cần lý luận. Bởi vậy, hình như càng đem lý tính để phân tích các món ăn Huế, cái hiểu về hương vị thực tế càng xoải cánh bay xa…

    Bún Bò Huế. Ai ở xa nghe như thể Huế là vùng đất thổ sản của bò, giống miền Nam Mỹ Texas. Thật ra, tìm một trại bò trên đất Huế cũng khó như tìm lá Diêu Bông của Hoàng Cầm. Tô bún bò Huế cũng là phản ánh cái tham vọng thu nhỏ của người Huế vì muốn dùng cái “lượng” giới hạn để đạt tới cái “phẩm” vô cùng. Bởi vậy, ngoài những chất liệu cay chua ngọt bùi của trần gian, tô bún Huế còn được “nêm” thêm ít nhiều gia vị vô hình của cái tâm chủ quan và cái linh của hoàn cảnh Bà Bún.




    Suốt cả thời thơ ấu, tôi sống ở làng, quanh năm chỉ có “Đây xóm nghèo quê tôi khi nắng lên…” là đẹp nhất.

    Hàng năm, sau dịp Tết, người trong làng lại bắt đầu chuẩn bị lễ đầu năm. Mẹ tôi lễ vào ngày 19 tháng giêng để kịp ngày 20 đi coi giò gà và dự lễ tế Bà Bún tại làng Vân Cù.

    Mỗi năm, tôi được ăn bún khá nhiều lần nhưng hai lần trọng đại nhất và ngon nhất là trong dịp lễ đầu nămcủa mẹ tôi và trong ngày lễ tế Bà Bún tại Vân Cù.

    Làm sao tôi quên được những buổi sáng hai mươi tháng giêng. Từ sáng tinh mơ còn lạnh cóng, mẹ tôi đã cẩn trọng nhúng bộ giò gà khô queo trong tô rượu trắng, gói trong giấy bổi, lâm râm cầu nguyện rồi chuẩn bị lên đường bói quẻ đầu năm.. Tôi là con trai út, nên được thương nhất nhà và thường bị gọi là “cái đuôi của mạ” vì mẹ tôi đi đâu tôi cũng lon ton dòi chạy theo.



    Sau vụ coi giò gà tại nhà thầy Kiên ở Hương Cần thì mặt trời đã lên quá đọt tre. Mẹ tôi tiếp tục cuộc hành hương cuốc bộ đầu năm về làng Vân Cù. Từ Hương Cần về Vân Cù phải qua một cánh đồng lúa rộng, tôi phải chạy lúp xúp theo mẹ mướt mồ hôi, mặc dầu trời tháng giêng trên quê tôi lạnh đến nỗi “giêng hai cắn tay không ra máu!”. Sau nầy tôi bỗng khám phá ra thêm một bí mật về cái ngọn tuyệt vời của bún xáo Vân Cù trong ngày lễ Bà Bún một phần cũng là do cánh đồng trống nầy vì vượt qua cho được dặm trường thiên lý nầy thì cái bụng đã trống trơn.

    Muốn nói đến Bún Bò Huế thì đừng quên trước hết phải nói đến con bún, vì tô bún là một tổng hợp hài hòa giữa con bún và nước bún. Thiếu một trong hai là kể như có Adam mà không có Eva, có Phạm Lãi mà thiếu Tây Thi! Và, nói đến con bún Huế thì không thể không nhắc đến chiếc nôi của bún là làng Vân Cù. Làng Vân Cù nằm cạnh sông Bồ, là con sông ăn thông với sông Hương qua nhánh sông Đào. Vân Cù cách Huế chừng 10 cây số về phía Tây Bắc. Từ xưa, Vân Cù là lò bún tập thể cung cấp bún cho cả Huế, Thừa Thiên, ra tới Quảng Trị và có khi vào đến Quảng Nam, Đà Nẵng. Hầu hết người làng Vân Cù tuy sống về nghề nông nhưng ai cũng có lò bún trong nhà.

    Cũng như rất nhiều nghề thủ công khác ở Huế như nghề Thợ Rèn ở Làng Hiền Lương, nghề Đan Thúng Mủng ở làng Bồ La, nghề Thợ Vàng ở làng Kế Môn, nghề Nuôi Tằm ở làng Dương Sơn, nghề Chằm Nón ở làng Hương Cần, nghề Đan Nôi Bội ở làng Liễu Hạ, nghề Gạch Ngói ở làng Nam Thanh… nghề Làm Bún ở làng Vân Cù là một công việc làm ăn truyền thống và độc đáo riêng của từng đơn vị sản xuất gia đình trong làng, có tính cách cha truyền con nối từ đời nầy qua đời khác. Tất cả dây chuyền sản xuất đều làm bằng tay với những dụng cụ thô sơ, nhưng thành phẩm thường đạt đến mức tinh luyện mà người khác làng khó lòng bắt chước nổi.

    Thủy tổ của nghề làm bún tại Vân Cù là một bà, tục gọi là Bà Bún. Thời gian đã xoá nhòa danh sách của những người muôn năm cũ nên chẳng còn ai nhớ tên thật của Bà Bún. Trong những câu chuyện dân gian truyền miệng về cuộc đời của Bà Bún, tôi còn nhớ mãi chuyện kể của bác Cửu Am với mẹ tôi rằng:

    Vào một thời xa lắc xa lơ, khi có những người Đàng Ngoài theo chân chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào Nam lập nghiệp, có một nhóm người đến định cư trong vùng những Tháp Chàm cổ xưa đã đổ nát nên sau nầy có tên là làng Cổ Tháp, thuộc huyên Hương Điền. Trong số đó có một người thiếu nữ đẹp, có lẽ cũng mắt lá răm, môi cắn chỉ, má lúm


đồng tiền… nên rất được nhiều người mến chuộng. Trong lúc mọi người chuyên sống bằng nghề canh tác làm ruộng thì người thiếu nữ nầy miệt mài chuyên nghề làm bún. Bún nàng ngon quá hay vì nàng xinh quá mà làm cho bao người ăn quên cả đường về. Rượu không say bún say mới ngại… Vì vậy nên nhiều người ganh tỵ. Rồi một dạo dân trong vùng bị mất mùa liên tiếp 3 năm. Người ta cúng, tế cầu thần linh cứu giúp. Gặp cơ hội nầy, kẻ xấu bụng tung tin rằng, mất mùa là do thần linh quở phạt vì Cô Bún đã đem gạo là “hạt ngọc của Trời, phơi mao ngậm sữa” ra mà ngâm, mà chà, mà xát, mà nghiến nát ra để làm bún. Thế là nhà nông bắt đầu nổi giận. Hội Đồng Thị Tộc của làng họp bàn và ra lệnh cho Cô Bún phải bỏ nghề làm bún hay sẽ bị trục xuất ra khỏi làng, nhưng Cô Bún quyết sống chết với nghề nên chấp nhận ra đi.

    Vì bản chất hiền lương và thuần hậu nên Cô Bún được làng ban ân cho phép chọn lựa hướng đi và cử năm người thanh niên mạnh nhất trong làng theo áp tải. Mỗi thanh niên sẽ cõng cái cối đá làm bún của Cô đi một chặng đuờng cho đến khi mệt đuối sức thì người khác tới thay cho đến hết người thứ năm là vùng đất mới của Cô Bún. Cứ thế, đoàn người đi về hướng Đông cặp theo sông Bồ không nghỉ. Nơi người trai làng thứ năm khuỵu xuống với cái cối đá trên vai là làng Vân Cù sau nầy. Nơi đây đã trở thành “đất lành chim đậu” cho Bà Bún lập nghiệp và truyền nghề làm bún đời đời qua bao nhiêu biến cố thăng trầm của đất nước và dân tộc.

    Người ta thường ví von “mềm như bún” nhưng cái mềm Đông Phương lại là cái dẻo dai bền bỉ để sống còn trên bước đường vạn dặm. Thân gái dặm trường, Bà Bún đã vượt Hoành Sơn vào Huế. Chim đã về núi, Bà đã về dất nhưng Bún Huế vẫn còn tươi rói với nhân gian như có người đã hát nửa chơi, nửa thiệt: “Hoành sơn nhất đái chim về cội. Vạn đại dung thân đọi bún bò”.

    Một “xưởng bún” điển hình ở làng Vân Cù thường bao gồm một cái xay để xay bột, một cái cối có chày đạp, lò nấu , chảo lớn, rây bột, khuôn bún và một số dụng cụ để khuấy, vớt, đong, đựng bột và bún trong từng chặng đường sản xuất.

    Từ hột gạo măng tơ biến ra con bún nõn nà cũng phải cần đến bàn tay, không phép mầu nhưng cũng phải khéo léo và cần cù, của bà tiên lao động. Sợi bún bắt đầu từ hột gạo. Gạo trắng ngâm nước lạnh qua đêm sẽ “mục” ra và được đem xay hay giã nhuyễn thành bột. Tiếp theo, bột gạo được “rây” để lọc ra phần mịn nhất tinh bột của gạo. Bột gạo nguyên chất được rưới nước sôi để nhồi thành một khối bột gọi là “trái bột”. Trái bột gạo được luộc chín sơ, rồi vớt ra và đem trộn với bột lọc theo tỷ lệ cứ 30 lon gạo (khoảng 10 ki-lô), trộn với 2 ki-lô bột lọc. Tổng hợp bột gạo và bột lọc nầy lại được giã, trộn rất nhuyễn cho tới khi trái bột đạt tới mức “vừa đai, vừa đẻo” là đuợc. Giai đoạn cuối cùng là khối bột mượt mà và dẻo quẹo được đưa vào khuôn bún. Dưới sức ép, những đường bột tuôn ra theo lỗ đục sẵn dưới đáy khuôn bún, rơi vào nồi nước sôi và chín thành bún. Bún được vớt ra, xả sạch với nước lạnh và sẵn sàng để ăn.

    Bún tự nó đã là một món ăn thanh đạm của người Huế, nhất là vùng quê. Bún Vân Cù được làm ra dưới ba hình thức: Bún con, bún lá và bún mớ.

    Bún con hay bún vắt là một lọn bún quấn lại với nhau, dài vừa nắm tay như cuộn chỉ thêu, rất tiện lợi cho việc ăn uống đơn giản và đạm bạc trên nương, ngoài đồng, giữa đường. Chỉ cần một chút nước mắm ớt và năm, bảy con bún vắt thì bác nông phu trên đường về, chị chủ quán rộn ràng giữa chợ, em bán hàng rong lang thang… có thể tay cầm con bún chấm vào nước mắm ăn ngon lành ngay trên “hiện trường” vừa ngon miệng, vừa ấm lòng, vừa khỏi lơ là công việc.

    Bún lá là một lớp bún trải trên lá chuối tươi, cuộn tròn cỡ bằng cái bánh tráng trung bình. Bún trắng nổi trên lá xanh mang vẻ đẹp trinh nguyên nên vừa bắt mắt, vừa bắt miệng. Bún lá thường là đơn vị bún cho cá nhân và gia đình: Mỗi người một rá, mỗi lá một tô.

    Bún mớ, còn gọi là bún “ngảo” hay bún kí-lô. “Ngảo” là cái rổ nhỏ thường dùng như một đơn vị đo lường ở các vùng quê của Huế trong khi “kí lô” là đơn vị đo lường mới xuất hiện sau này. Bún mớ là bún sản xuất đại trà với số lượng lớn để buôn bán, đổi chác trên thị trường.

    Thật ra cả ba loại bún cơ bản là giống nhau, đều có màu ngà đục khi sống và màu trắng trong khi đã luộc chín. Người ta thường dùng danh từ “bún tươi” để chỉ bún mang trực tiếp ra từ lò và “bún luộc” để chỉ con bún được luộc chín từ bún khô. Con bún Huế điển hình có độ dai vừa phải, không “đai hoai” như bột lọc nhưng cũng không bở rệt như bột gạo. 

    Thường người ta dùng đinh 3 phân ( khoảng 1/8 inch) để đục lỗ thoát trong khuôn bún hay để ước lượng độ lớn của con bún. Trong thực tế, bún lớn hay nhỏ là do bàn tay khéo léo của người cầm “rây”. Muốn sợi bún nhỏ, ngay khi những con bún sống đang chảy xuống nồi nước sôi để thành bún chín, chỉ cần đưa cái khuôn đầy bột lên cao; muốn có con bún to thì hạ khuôn xuống thấp. Bún nhỏ là bún kim để làm bún khô hay bún Tàu dùng nấu canh và bún to hơn là bún thô dùng để xào trộn thức ăn trong những dịp giỗ, Tết. Bún con và bún lá thường được cho là ngon hơn có lẽ vì được sản xuất đầu nước nên láng lẩy và tươi tắn hơn: “Bún đầu nước thì ngon, con đầu nước thì dại (?)”.

    Ngoài cơm và khoai sắn, có thể nói rằng, bún nói chung là món ăn truyền thống được phổ biến rộng rãi nhất đối với người Việt Nam ở trong nước cũng như khắp năm châu. Các loại bún truyền thống miền Bắc thì có bún riêu, bún thang, bún mộc, bún ốc… Bún từ Đàng Ngoài đã theo bước chân Nam tiến đi vào Đàng Trong, rồi chọn đất Thuận Hóa làm nơi nghỉ bước và đâm chồi nẩy lộc thành bún Huế. Bún Huế gồm nhiều loại, mỗi loại có một lịch sử và tính chất độc đáo khác nhau: Bún nước mắm, bún mắm nêm, bún giấm nuốc, bún riêu, bún xáo, bún măng, bún thịt nướng, bún chả tôm, bún bò, bún giò… và bún bò giò heo. Bún bò Huế, tức là bún bò giò heo được ưa chuộng và phổ biến nhất.

    Theo thời gian và không gian, bún bò Huế có lúc và có nơi chỉ còn là một cái tên nhưng phẩm chất, đặc tính, mùi vị… đã hoàn toàn biến đổi. Nhiều người vẫn tẩn mẩn tự hỏi, không biết tô bún bò Huế thời vua Gia Long lên ngôi năm 1802 và tô bún thời vua Bảo Đại thoái trào năm 1954 có gì khác nhau trong cung đình và ngoài phố chợ. Có điều rõ ràng là khách ăn bún Huế sẽ cảm thấy tô bún An Hoà khác hẳn tô bún An Cựu, nơi nầy có thêm lát chả, nơi kia có thêm miếng huyết, nơi nọ có chút rau thơm và chuối cây xắt mỏng lơ thơ. Càng đi xa, tô bún ở Đà Nẵng không giống tô bún Sài Gòn; tô bún Huế Ca-li khác xa tô bún Huế Texas.

    Trước 1975, tôi có một người ông bà con, quê ở làng Lương Quán, Nguyệt Biều. Mọi người kêu ông là “Ôn Tứ”, có lẽ vì ông làm quan tứ phẩm của triều đình. Cứ một năm vài ba lần, ông sai tôi chở qua cung An Định để vấn an “Đức Từ”, đó là bà Từ Cung, thân mẫu của cựu hoàng Bảo Đại. “Ôn Tứ” tuổi trên 70 mà vẫn còn đẹp lão như một tiên ông với da dẻ hồng hào và tóc trắng như mây, nhưng hễ cứ mỗi lần tôi khen ông là ông lại nói với giọng nửa như tự hào, nửa như ân năn:

- Ôn sống thọ đây là tại trời đày vì tội phạm thượng, dám ăn đồ ăn của vua!

    Ai cũng biết thuở trước, ông là người hầu cận thân tín của vua Bảo Đại từ Việt Nam qua đến Pháp. Tôi nghe lạ, hỏi ông, ông giải thích:

- Ngài Ngự làm vua, nhưng là người Tây học. Ngài xử sự công bằng và lịch sự với tất cả mọi người. Hồi còn ở trong Đại Nội, thường có các cận thần hay hoàng thân quốc thích nấu đủ món sơn hào hải vị dâng lên Ngài ăn khuya. Ngài nhận, nhưng sau đó sợ bị mập nên Ngài cứ đưa hết cho ôn ăn. Con coi, ôn ăn hoài cao lương mỹ vị của hoàng đế, “tội to” như rứa mà Trời không phạt răng được!

    Trong những lần ngồi đợi ông vấn an đức Từ Cung, trong cái mát lạnh thâm u của cung An Định, tôi có dịp nghe các cuộc mạn đàm của giới thân cận cung đình về các món ăn Huế mà giới quý tộc quan tâm. Bún bò Huế vẫn thường được nhắc đến nhiều nhất. Đặc biệt là cuộc thi nấu các thức ăn đem ra đấu xảo tại chợ Tết Gia Lạc có từ thời Minh Mạng, do Định Viễn Công Nguyễn Phước Bình, con thứ tư của vua Gia Long lập ra. Chợ Gia Lạc nằm giữa chợ Mai và chợ Nam Phổ ngày nay và cũng là vùng đất có Tùng Thiện Vương và Tuy LýVương, hai vị hoàng thân nghệ sĩ đã vang bóng một thời. Lúc đầu chợ chỉ mở ra cho các người trong thân nhân phủ đệ, sau thấy đông vui hấp dẫn, dân thường trong vùng lân cận như Dương Nổ, Nam Phổ, Thế Lại, Ngọc Anh… tìm đến và cũng được các ông hoàng bà chúa cho vào tham gia buôn bán và tổ chức các trò chơi. Hàng năm đến ngày 23 tháng Chạp, chợ Mai đông buổi sáng và chợ Nam Phổ đông buổi chiều để nhường chỗ cho chợ Gia Lạc tưng bừng vui hội Tết. Đông vui và nhộn nhịp nhất là trong ba ngày mồng một, mồng hai và mồng ba Tết Nguyên Đán. Đây là phiên chợ của hàng con vua cháu chúa, nhưng đồng thời cũng mở rộng ra cho bàng dân thiên hạ đến vui Xuân. Theo tương truyền, trong một năm, món bún bò giò heo của Mệ Lựu đã chiếm giải nhất và được phê là “Thập toàn. Ngũ đắc”. Thập toàn là mười diều hoàn thiện của một món ăn ngon, đại khái như: ngọt ngào, thơm tho, đậm đà, bổ dưỡng, tinh khiết, bắt mắt, khéo chọn, khéo tay, khéo nấu, khéo bày, bún bò Huế còn được đánh giá cao là vì tính chất bình dân và phổ thông trong bá tính: Mọi người ai cũng biết được, ai cũng ăn được, ai cũng nấu được

ai cũng tìm được vật liệu ngay tại địa phương, ai cũng có thể có dịp mua được (ngũ đắc). Phải chăng vì bún bò giò heo cũng mang tính truyền thống dân gian như bánh chưng, bánh dày thuở trước.

    Nếu gặp một người Huế nào đó ở vào lứa tuổi trung niên hoặc già hơn mà hỏi thăm thế nào mới thật là bún bò Huế và bún bò nơi mô ở Huế là ngon nhất, chắc chắn sẽ có hơn chín mươi phần trăm trả lời là, “bún bò Mụ Rớt”.

“Bún bò Mụ Rớt có nêm sâm nhung quế phụ vô hay răng mà ngon dữ rứa?”. Một lần nào đó đã có người tò mò lên tiếng. Rồi cũng có người đáp lại, “Có chi mô, mụ Rớt cũng ra chợ Đông Ba mua rau, mua thịt như mình nhưng mụ nấu ngon vì có hoa tay”. Hoa tay? Hoa tay của ông đồ Vũ Đình Liên là để thảo những nét chữ như rồng bay, phượng múa, nhưng hoa tay của mụ Rớt là để nấu những tô bún bò thanh nhã, ngọt ngào “ăn ngậm mà nghe”.

Chừ ri hỉ…!

Cứ tưởng tượng mình đang ở Huế.

    Vừa thức dậy sau giấc ngủ trưa, một buổi trưa không biết ở thời nào, một buổi trưa nhè nhẹ trong ca dao, có cu gáy và bướm vàng nữa chứ… Và, có tiếng ve đất cuối mùa kêu sau vườn nhưng nghe như xa lắc. Nắng xế cuối mùa của Huế thường phai như màu tóc muối tiêu. Rồi có tiếng xe đạp của ai đó phanh lại trước sân, ba bốn đứa bạn thân rủ nhau đi ăn bún. Con đường Chi Lăng dẫn về Gia Hội chen giữa hai hàng phố cũ với những căn nhà xưa kiểu Tàu pha một căn hai chái, cột mệ cột con đề huề trông thâm nghiêm nhưng thấp bé một cách tội tình. Trước khi rẽ qua đuờng Ngự Viên đi ngang “mả ông trạng” sau lưng chùa Diệu Đế, hãy ghé lại một căn nhà dãy phố bên phải: Đó là tiệm bún bò Mụ Rớt. Huế làm ăn theo lối “hữu xạ tự nhiên hương”, không bảng hiệu, không quảng cáo mà chỉ cần nghe tiếng tìm vào.

    Khách vô tiệm tự nhiên và lặng lẽ như ghé lại bến đò. Cứ tìm bàn nào trống, ngồi xuống trên chiếc ghế đẩu không có chỗ dựa lưng, ngó một loáng bâng quơ người quen và người lạ, sẽ có người hỏi:

- Mấy o, mấy cậu thời bún chi?

Khách chỉ có lựa chọn giữa bún khô và bún nước:

- Dạ, cho mấy tô bún nước.

    Lát sau, mấy tô bún bò giò heo bốc khói, mùi thơm tỏa ra dìu dịu, được bưng ra đặt trên bàn. Bún được nấu nướng từ sau bức tường của dãy nhà ngang trông vào có vẻ phòng the hơn là bếp núc.

    Tô bún bò Huế mới thoạt nhìn, có vẻ đạm bạc và thanh lịch như chiếc áo dài phin trắng nõn nà. Tô bún chỉ lớn hơn bàn tay búp măng xoè ra một tí. Nước bún trong để lộ những tép bún trắng nằm sóng soãi vươn lên miệng tô. Nước bún không mỡ màng, không bị vẩn đục vì gia vị. Vài loáng ớt màu đỏ nhạt, quyện với dầu sả nổi đốm sao trên mặt tô không che được miếng giò heo búp, mỏng bằng hai phần lóng tay. Miếng giò heo trắng ngả màu vàng với lớp da mỏng, ôm khoanh thịt nạc và mảnh xương tròn ở giữa như nhụy hoa nằm bắt mắt và mời gọi, nửa chìm nửa hở trong tô bún. Che mái cho tô bún là ba bốn lát thịt bò bắp xắt mỏng, những lát bò bắp với thớ thịt chắc nịch nâu đỏ và những đường vân vàng nhạt của nạm, gầu, gân, sách.

    Trên bàn đã có sẵn đũa tre, muỗng sành, nước mắm, ớt tương và rau hành chanh múi. Một dĩa nhỏ hành củ trắng phau và hành lá, rau thơm xanh mưót điểm thêm ngò ta xắt mỏng để rắc lên mặt tô bún cho thêm nồng nàn hương vị. Rau hành của bún không phải là rau sống cuả phở, rau chỉ đóng vai trò “nước hoa” cho tô bún. Trên một góc dĩa là ớt tươi xắt lát. Cái cay của ướt tươi là đậm đà, mọng nước, đủ sức khống chế những cao thủ ớt đã nếm đủ vị giang hồ mà vẫn còn thấy nhạt. Cạnh đó là dĩa ớt tương nhỏ xíu màu huyết dụ; ớt tương của bún bò Mụ Rớt cũng được liệt vào hàng “gia vị bún bò bắc đẩu”, nhìn thì có cái vẻ mềm như nhung với màu đỏ sẫm, điểm những hột ớt vàng hoe nhưng nếm vào mới biết thế nào là cái “hiền” của Huế. Gắp một tí ớt tương đầu múi đũa bỏ vào tô là ớt từ từ bung ra như nhụy hoa trên mặt nước bún. Hoa hồng thường có gai, nên nhụy hoa bún cũng làm cho biết bao người cay giọt ngắn, giọt dài!

    Cung cách nêm tô bún trước khi ăn cũng thể hiện phần nào phong thái của người ăn. Vẻ e dè chờ đợi của khách mới, dáng khoan thai của giới nhàn du, sự xông xáo của người đói bụng, cách lịch lãm của kẻ từng quen… là những biểu hiện thường tình trước tô bún.

    Khi đã nêm xong, húp một muỗng nước bún khai vị để cảm nhận được cái chất ngọt thanh pha đủ mùi gia vị. Mùi sả, mùi ruốc, mùi xương hầm, mùi thịt luộc, mùi chanh, mùi rau, mùi tiêu hành nước mắm… đã biến chất, đã quyện vào nhau tạo thành mùi bún bò có sức hấp dẫn lạ lùng riêng của nó. Miếng giò heo thanh nhã trong tô bún với lớp da mỏng có bìa da úp quanh miếng thịt nạc như đài hoa chưa nở nên thường gọi là giò “búp”. Cắn miếng giò, những sợi thịt trắng vừa béo, vừa ngọt vẫn còn thơm mùi thịt tươi mới chín nhẹ nhàng bốc hơi trên hai cánh mũi. Gắp lát thịt bò bắp. Lát thịt bò mỏng với những đường gân, sứa thịt và viền mỡ dòn tan giữa hai kẻ răng và vị ngọt béo miên man trên đầu lưỡi. Tô bún bò Huế vơi dần nửa như thách thức, nửa như mời gọi khách rằng, chưa cạn hết tô chưa gác đũa.

    Tô bún bò Mụ Rớt được xem là đặc trưng cho tô bún Huế là vì nó mang những nét thanh đạm và đơn giản. Có thể nói cái thanh của bún Huế ví như những nét đan thanh của tà áo trắng, tà áo dài mỏng manh cửa đóng then gài ngỡ như là tử cấm thành của phái đẹp thần kinh, nhưng lại kín đáo phô bày trọn vẹn những nét đẹp trên thân thể của người mặc. Người mặc áo Kimono của Nhật chỉ cần một khuôn mặt đẹp, nhưng người mặc áo dài Việt Nam khó mà che dấu được những nét mỹ miều hay thô thiển của thân hình.. Cũng tương tự như vậy, một tay nấu bún “hạng lông” có thể nấu một tô bún thập cẩm với tấp nập thịt thà rau cải rềnh rang như chiếc áo Kimono, nhưng lại khó có thể nấu một tô “bún-bò-áo-trắng” kiểu Huế thoạt nhìn tưởng như là quá đơn giản mà ẩn dấu lắm công phu.

    Linh hồn của tô bún bò Huế là nước bún. Nước bún là nước được hầm từ xương heo, xương bò, gà tươi, và có khi là cây, củ… Phần khó nhất trong việc nấu nước bún là giữ cho nước trong, ngọt thanh, không mỡ màng, không lềnh bềnh gia vị. Những “trường phái” bún bò khác nhau ở Huế thường dấu bí quyết nấu nước bún vừa trong vừa ngọt, nhưng tất cả đều có điểm cơ bản khá giống nhau là cách chọn xương hầm, cách luộc tái rồi đổ nước đầu tiên, cách vớt và lọai bỏ bọt thải đúng lúc, đúng điệu, thường là yếu tố quyết định trình độ cao thấp của “tay nghề”.

    Bún sợi thật sự là bún tươi, trắng ngà, có độ dẻo và độ lớn vừa phải.
Thịt heo trong tô bún chỉ đơn giản một lát giò có đủ da, đủ nạc và xương. Giò luộc vừa chín, không quá lửa làm cong queo, mềm nhũn, thoang thoảng gia vị vừa ăn; thơm nhưng không mất mùi thịt heo nguyên thủy.


    Thịt bò trong tô bún là bò bắp luộc vừa chín, xắt lát mỏng, xào nhẹ lại với đồ màu và tránh tình trạng quá lửa làm “bò teo, heo nở”.

    Gia vị chủ lực của bún bò Huế là sả, ruốc và ớt, nước mắm. Tinh dầu của cây sả có mùi thơm rất nồng, đủ mạnh để làm trung hòa mùi ruốc và giúp cho mùi thịt trộn tiêu hành nước mắm trở nên dịu và ngào ngạt hơn. Dầu sả nhẹ hơn dầu mỡ nên làm cho nước bún nổi sao óng ánh, tránh được những váng mỡ nặng nề làm cho người ăn ái ngại. Một cây sả tươi cần chọn đoạn giữa vừa thơm, vừa phong phú tinh dầu. Đừng quên sả gốc nồng và chát, sả ngọn ít thơm và dễ làm cho nước bún nhiễm màu xanh của lá.

    Trong nồi bún, nếu sả quyết định cho hương thì ruốc quyết định cho vị. Ruốc phải đánh loãng và thải hết chất bã. Ruốc nêm lúc nước còn lạnh để khỏi nặng mùi. Ruốc nêm đúng phân lượng sẽ làm cho nước bún có vị ngọt đậm đà và mùi thơm phảng phất chất mắm muối quen thuộc của đồ ăn Việt Nam. Ruốc nêm thiếu, nước bún sẽ “ỏn”, nghĩa là lạt lẽo, kém vị, thiếu mùi như nước ốc. Ruốc nêm thừa, nước bún sẽ “hăng”, nghĩa là mùi vị nặng nề, không tỏa ngát quanh tô bún mà có vẻ như chìm lỉm trong nồi nước bún.
    Bên cạnh kỹ thuật và kinh nghiệm của người nấu, chất liệu cũng đóng một vai trò quan trọng cho hương vị của tô bún Huế. Chẳng hạn như thịt heo nấu bún Huế thường lấy từ thịt heo cỏ. Đó là giống heo nhỏ nuôi bằng rau, chuối nấu với cám gạo cốt để vừa lấy phân, vừa lấy thịt. Heo càng lớn càng dài ra và thịt rắn lại chứ không phát triển “sồ sề” như giống heo mẹo nuôi trong kỹ nghệ lấy thịt sau nầy. Giò heo do đó vừa chắc, vừa thơm, vừa ít mỡ. Giò heo lý tưởng cho tô bún là giò sau: “Nấu giò sau, cho nhau giò trước”.

    Ngoài ra, rau hành, gia vị… thường được các bà Huế nêm theo kiểu “luyện công” nên mọi thứ đều được tính toán chi li vừa đủ phân lượng cần thiết. Có dịp nhìn một bà Mỹ vào bếp với dáng kích động như muốn nhảy “Disco” với soong chảo, một bà Nam nếm đồ ăn trên lò, miệng chưa tắt nụ cười vui sau câu cải lương mùi mẫn… mới thấy được hình ảnh tay cầm đũa, mắt đăm đăm, môi chút chíp nêm đi nếm lại như đang “truyền tâm ấn” của một bà Huế trước nồi bún đang sôi là “thục nữ thần kinh”. Chính yếu tố địa phương, hoàn cảnh và tâm lý đã làm cho tô bún bò Huế trở thành ngon và độc đáo hơn vì nó được chuẩn bị, phục vụ và thưởng thức trong mức độ vừa đủ về lượng cũng như về phẩm.

    Sự dễ dãi về hoàn cảnh sinh hoạt và phong phú về điều kiện vật chất có vẻ như có một tác dụng nghịch chiều cho tiến trình tạo nên cái vẻ thanh nhã truyền thống của tô bún bò Huế. Bún bò Huế càng tiến về Nam càng được thêm thắt như tà áo trắng biến thành áo gấm với phượng vẽ rồng thêu. Bún Huế chỉ cần vượt đèo Hải Vân vào Đà Nẵng là đã đổi khác: Tô lớn hơn, mỡ màng và thịt, gân, rau hành nhiều hơn. Bún Huế tiến vào Sài Gòn thành tô “phở bún” xe lửa tàu bay với nước béo, rau sống, giá sống, thịt chả ê hề. Chính bún bò Mụ Rớt Huế vào Nam cũng đã chuyển mình thành “bún bò Mụ Rớt Nam Bộ”. 

    Bún bò Huế càng được chiếu cố rộng rãi chừng nào, sự “sáng tạo” và biến thể càng nẩy mầm trăm hoa dua nở chừng đó. Đến nỗi, một người thích “khảo” về các món ăn miền Trung gần đây như ông Đinh Miên đã phải lên tiếng “xóa óa” khi nhắc về bún bò Huế tại Mỹ trong bài “Cơm Việt, Quê Người”: “Đi đâu cũng nghe bún bò Huế chính gốc mà không biết gốc gì, nên gốc gì cũng đặng!” (Việt IX – 95). Ông Đinh Miên thuộc về trường phái “chịu chơi” khi luận về bún Huế. Ông cởi mở đón nhận sự chuyển mình của tô bún với vẻ cười cợt hồn nhiên như người đã biết là không thể tắm hai lần trên cùng một giòng sông. Cũng có người muốn “ngồi lại bên cầu thương dĩ vãng” lên tiếng cho rằng, tại sao những món ăn truyền thống của thế giới như Pizza của Ý, Kabob của Ba Tư, Taco của Mễ, Kentucky Chicken Fried của Mỹ, Mì Triều Châu của Tàu… đi đâu cũng nghe cùng một hương vị, mà Bún Bò Huế lại có người nấu Sở kẻ nêm Tần như vậy, sợ một ngày kia “mất giống” tìm đâu!? Có lẽ không ai trả lời được câu hỏi đó vì món ăn là một phần của văn hóa mà gốc của văn hóa là con người. Khi đất nước và con người còn đó thì ngại gì tô bún đổi thay.

Những huyền thoại quanh tô Bún Bò Huế

    Tuổi già của Huế thích lui về sống ẩn dật với quê hương, gần gũi với bà con làng xóm và mồ mã tổ tiên, nhưng tuổi trẻ lại thích bay xa tới những phương trời mơ ước. Niềm ước mơ của một đứa trẻ lớn lên sau lũy tre làng như tôi là làm sao được lên Huế học. Thành phố Huế cách làng tôi chưa đầy một giờ đi xe đạp nhưng đối với tôi thời nhỏ nó vừa thực vừa mộng như một vùng đất hứa. Có những buổi chiều đứng đầu ngõ nhìn

những người lên Huế sắm hàng với các món đồ gói trong giấy, trong hộp đầy màu sắc gọi là “đi Dinh mới về”, tôi ước chi mình sẽ được lên Dinh.

    Tuy không có quy định thành văn nhưng con đường duy nhất để được lên Dinh ăn học đối với tuổi trẻ ở làng như tôi là phải thi đậu “Càng Cua” (concours) trước đã, đó là kỳ thi tuyển học sinh vào lớp đệ thất trường công mà trong toàn tỉnh Thừa Thiên chỉ có thành phố Huế mới có. Mẹ tôi thường nhắn gởi: “ Chuyến ni mà con thi đậu “càng cua”, cực mấy mạ cũng gắng lo cho con lên Dinh học”.

    Mẹ tôi dắt tôi lên Huế hai ngày trước khi thi “càng cua”, đi qua đi lại trước trường Hàm Nghi (ngày xưa là Quốc Tử Giám) nhiều lần cho quen đường đi nước bước. Tôi ở lại nhà chị Quyến tôi nơi đường Ô Hồ. Buổi sáng ngủ dậy, chị kêu gánh bún vào ăn điểm tâm.. Gánh bún õng ẹo trên đôi vai o gánh bún, có khói và hơi bốc nhè nhẹ xung quanh như một đầu máy xe lửa xuống đèo. Nghe chị đặt hàng, tôi có cảm giác hơi là lạ:

- O múc cho tô “trung”, bún vừa, nước xắp xắp thôi. Cho giò nạc búp, thêm cái ngoéo. Đổi huyết lấy bò bắp xắt vô. Khoát bớt ớt màu, bỏ hành rau răm rươi rươi thôi, ớt tương nước mắm bỏ riêng…

    Người bán bún chừng như đã quá quen thuộc với lối đặt hàng rắc rối đó nên làm thinh múc bún. Nồi bún nóng thân tròn, miệng uốn trông như chiếc lư đồng cổ không nắp không chân, đặt trên lò lửa riu riu đỏ. Tay o cầm cái vá cán dài, quây một vòng trong nồi bún với dáng tay nhẹ nhàng và điệu nghệ như cô vũ nữ Thái múa điệu cánh sen. Cái vá dừng ở đâu trong nồi nước bún là “bắt” được ngay miếng thịt, miếng giò đang cần, chính xác như ra-đa tìm thủy lôi.
Một lát sau o mới hỏi:

- Ai ăn rứa?
Chị tôi trả lời một cách hãnh diện:


Thằng em tôi dưới làng lên ở lại thi “càng cua”.

    Tự nhiên o bán bún coi bộ quan tâm:

- Nì, nói chuyện vô duyên chơ học trò đi thi không nên ăn giò búp: búp hoài không nở thì mần ăn chi nữa. Để tui múc cho một cặp giò ngoéo: ngoéo trước, ngoéo sau thì rớt đi mô được, thi đậu chắc nụi!

    Chị tôi coi bộ cảm động ra mặt vì gặp được “Thầy”… bún, nên nhiệt liệt ủng hộ ngay:

- May có o nhắc chớ không thì khổ em tui rồi. Rứa! Múc ngoéo vô đi o!
Thật tôi không ngờ bún Huế “linh” như vậy, nên hôm đó ăn tô bún Huế mà cảm thấy trân trọng và ngất ngây như uống rượu thánh.

    Về làng, tôi thường ăn bún với nước mắm ớt.. Mẹ tôi có mấy lu ruốc bự bành ky để ở nhà dưới, nước mắm nhĩ trong vắt nằm một lớp trên mặt. Đem lúa đổi lấy bún vắt hay bún lá, rồi múc nước mắm nhĩ từ trong lu ruốc, ra vườn hái ớt xé vào. Bún tươi chấm với nước mắm nhĩ pha thêm ớt trái mùa Xuân ăn ngon “nhức răng”. Thêm vào đó, một năm đôi ba lần được ăn bún với nước xáo lòng gà, thịt bò nên chú bé quê trong tôi cũng đã bằng lòng lắm với cuộc đời đầy đãi ngộ nầy rồi. Nay được ăn tô bún Huế với những thịt thà thơm phức, với cách nấu bún công phu, cách múc bún điệu nghệ… làm cho tôi cảm thấy được “lây” cái văn minh sang cả của người thành phố.

    Ngày đi thi, tôi dậy sớm trước khi gà gáy lại, hồi hộp chờ trời sáng để tới trường thi, nhưng trong lòng cũng cảm thấy thinh thích khi nghĩ đến tô bún Huế với cặp giò ngoéo có lớp da mềm mềm bao quanh những thớ gân dòn tan như ăn ổi đỏ ở làng. Hình như mới có hai buổi sáng trôi qua mà tôi nghe như đã bị phố phường cám dỗ. Buổi sớm tôi nghe mẹ tôi bàn bạc to nhỏ với chị tôi, rồi tiếp theo đó có người gánh gánh xôi vào trước hiên. Nhìn dĩa xôi đậu xanh chấm muối mè bày ra trước mặt, tôi bắt đầu hoang mang. Mẹ tôi hối:

- Ráng ăn xôi đậu muối mè đi con!

    Khi tôi ngao ngán ngáp dài kêu mệt quá và muốn ăn bún chứ xôi đậu, muối mè khô khan quá nuốt không vô, mẹ tôi dịu dàng an ủi:

- Con thi xong rồi, ưng ăn bún cả gánh mạ cũng cho. Con di thi “càng cua” mà ăn bún vô trơn, nói trời không nghe lỗ miệng, chớ nó truột di thì thi hỏng mất! Lúc trước mấy cậu con thi chi hỏng nấy là vì không nghe lời mệ ngoại, cứ dè ngày thi cử mà ăn bún không kiêng cử nên thi trợt tuốt luốt, phải xếp sách vở về quê đi cày. Chừ con gắng ăn xôi đậu, xôi muối mè dính mô chắc nấy, trời mới cho con đậu.

    Tôi rướn cổ nuốt cho hết dĩa xôi mè vì thương mẹ hơn là sợ thi trượt. Tới ngày treo bảng, nghe loa đọc tên nhưng tôi không tin là mình đậu “càng cua” thứ nhì trường Hàm Nghi trong số hơn một nghìn thi sinh dự tuyển và có hai trăm trúng tuyển năm đó.

    Suốt một đời, tôi không làm sao quên được hình ảnh mẹ tôi với hai hàng nước mắt sung sướng chảy dài trên đôi má phong trần vì lặn lội gieo neo nuôi con. Mẹ tôi nói như đã nắm được bí mật cuộc đời:

- Chộ chưa! Con nghe lời mạ, ăn xôi đậu nên mới thi đậu. Còn thằng Tý xóm Bàu, thằng Rô xóm Cụt, Thằng Lúi lò rèn to béo xắp hai con, nghe nói mỗi đứa ăn hai tô bún để đi thi nên trượt tuốt luốt.
    Tôi muốn nói cho mẹ tôi biết bọn thằng Tý, thằng Rô, thằng Lúi… suốt cả mùa Xuân trốn học, thu sách vở trong bụi tre lá ngà đầu làng đi chơi; trong khi tôi học thuộc cháo sách Sử Ký của Trần Đinh, giải hết 1000 bài toán đố của Một Nhóm Giáo Viên, đọc nhuyễn 50 Bài Luận Mẫu và Tâm Hồn Cao Thượng của Hà Mai Anh… Thế nhưng nghỉ sao tôi lại thôi, vì mẹ cũng có một khung trời riêng của mẹ mà tôi chỉ dám núp sau áo mẹ để lặng im chiêm ngưỡng chứ không dám thả cánh chim lý luận làm huyên náo khung trời đó và làm mẹ buồn lòng.

    Từ đó về sau nầy, tôi thường cố “cữ” ăn bún mỗi lần có thi cử. Ngay cả hơn 30 năm sau, khi tóc đã điểm bạc trên bước đường lưu lạc ở quê người, có những lần đi thi chuyên môn, đi phỏng vấn việc làm, đi thi tốt nghiệp trong trường đại học Mỹ, tôi vẫn “kiêng” ăn bún nhưng chỉ tìm cách né tránh âm thầm chứ không dám nói ra vì sợ bị chọc quê. Thật ra, mỗi lần đụng đến thi cử là tôi lại nhớ mẹ đến quặn lòng, nên tôi cử ăn bún để được cái cảm giác ấm áp thiêng liêng như hôm đó mình đang có mẹ thật gần.

    Đến khi lên Huế học, những huyền thoại về bún bò Huế càng có vẻ mọc cành mọc lá sum sê hơn. Thế giới học trò cũng nhỏ bé và xinh xinh như thành phố. Phía sau trường Hàm Nghi của tôi là Viện Bảo Tàng và nhà thờ Nguyễn Phước Tộc hay là Tôn Nhân Phủ. Bên kia đường là cửa Hiển Nhơn vào Đại Nội. Kế đó, có hai trường văn nghệ nhất Huế, đó là trường Quốc Gia Âm Nhạc và Cao Đẳng Mỹ Thuật mà lũ học sinh nghịch ngợm của chúng tôi thường chọc mấy anh chị sinh viên bằng cách gọi là “Trường Kèn” và “Trường Cọ”. Sinh viên hai trường Kèn Cọ thường la cà ở quán cà phê Tôn, nơi đó, thật ra chỉ là một chiếc xe kiểu xe sinh tố đặt mé trái trước Tôn Nhân Phủ do vợ chồng bác Tôn đứng bán bún bò và cà phê. Giới nghệ sĩ lang thang thường bàn luận một cách công khai rằng, ngày nào vợ chồng bác Tôn không cãi nhau là ngày đó bún bò không ngon vì thiếu đi cái “tinh thần hào sảng” của cặp vợ chồng bác Tôn khi nấu bún.

    Giới văn nghệ sĩ cà phê Tôn còn đi xa hơn khi kháo nhau rằng nếu lỡ một mai kia, lịch sử thành thơ đưa họ lên làm lãnh tụ, thì họ sẽ đặt tên con đưòng từ Vỹ Dạ lên Ga Huế là “Đường Cơm Hến” và đường từ cầu An Cựu lên cầu Trường Tiền là “Đại Lộ Bún Bò” vì mỗi buổi sáng tinh sương, dọc trên con đường nầy có cả đoàn bún gánh phát xuất từ An Cựu tỏa ra khắp thành phố Huế. Khói xanh đun nồi bún bay phơ phất trên đường như một sự

mời gọi êm đềm: Bún bò An Cựu, cơm hến Đò Cồn, trứng lộn Chợ Dinh, bánh canh Nam Phổ… Cũng may hay cũng buồn, lịch sử không phải là thơ nên tuy Huế có những con đường tình cảm mang tên kỷ niệm và giai nhân bất thành văn như đường Hàng Me, đường Áo Trắng, nhưng vẫn chưa có tên đại lộ Bún Bò.

    Bản thân tôi từ một vùng quê ruộng đồng lên tỉnh học, sau mấy năm học đòi văn hóa Huế, cũng bị nhiễm bún bò rất nặng.. Tôi đã ưu tư nhiều về sự hiện diện của bún bò giò heo kể từ khi làm quen với một cô hàng xóm nhân dịp cô đi xe đạp, vạt áo dài tung bay phất phới và cuốn theo chiều gió mà quấn vào trong giây “sên”, trong “ổ líp”. Tôi bèn ra tay cứu khổn phò nguy gỡ áo em ra và không quên bôi thêm dầu sên lên tay lên mặt cho ra vẻ lẫm liệt, can trường. Tên cô là Mộng Hoàng, tất nhiên có cái họ đi trước rất chi là thế gia vọng tộc. Chỉ mới cái tên thôi cũng đủ biến tôi thành Trương Chi bên cạnh Mỵ Nương đi xe đạp mất rồi. ễ làng, tôi đi từ xóm trong ra xóm ngoài để sưu tầm những tên giai nhân đẹp nhất thì cũng chỉ có những Nguyễn Thị Gái, Trần Thị Chắt, Lê Thị Dẹp… đào đâu ra có Mộng, có Hoàng.

    Những buổi sáng, tôi và Hoàng vẫn đạp xe đạp song song chung đường từ Thành Nội, qua cầu Trường Tiền, rồi Hoàng vào Đồng Khánh và tôi vào Quốc Học. Đôi ba lần Hoàng quay sang phía tôi cười, một phiến ớt màu bún bò tí ti đỏ chói nằm trong góc chiếc răng khểnh trắng nõn nà của Hoàng. Tự nhiên tôi cảm thấy hơi mất đi cái cảm giác thanh thoát khi nhìn sự hiện diện vô duyên của ớt màu nằm trên chiếc răng khểnh duyên dáng đã làm tôi xao xuyến bao lần. Tôi lên tiếng, nhẹ nhàng như nắng, sợ làm vỡ những giọt sương tình cảm long lanh. Rồi cả hai đứa dừng lại, đứng khuất sau gốc cây long não, tôi xé mảnh giấy trắng nhất trong tập vở học trò, vo lại thành cây tăm và nín thở khêu chút ớt màu bún bò vô tình nằm chênh vênh không đúng chỗ. Hai đứa nói nhỏ như ngại hàng long não đứng nghe.. Hoàng vùng vằng sợ tôi nhìn sâu hơn đáy mắt:

- Ngó dữ chưa tề, dị chết!

    Tôi thanh minh như Vương Tử Trực:

- Coi tề, không ngó chộ mô mà khêu!

    Khi lên xe đạp đi tiếp, Hoàng phàn nàn, cái phàn nàn mà tôi cho rằng đáng lẽ ra là một sự biết ơn:

- Me phiền dễ sợ! Sáng mô cũng bắt Hoàng ăn bún bò ớn phát sợ luôn.
    Cái “ớn phát sợ” của Hoàng lại là cái ước mơ ngoài tầm tay của đám học trò nghèo như tôi. Cứ tưởng tượng mỗi buổi sáng, khi trời Huế còn lành lạnh mà được ăn một tô bún bò giò heo, có váng mỡ vàng mơ ngã hồng trên mặt, nêm thêm một “múi đũa” ớt tương màu huyết dụ chắc sẽ sáng mắt sáng lòng mà học một nhớ mười. So với một chén cháo gạo với muối trắng của tôi hay một chén cơm chan chút nước mắm ớt của tụi bạn cùng hoàn cảnh ăn điểm tâm trước khi đi học, tự nhiên một cảm giác hơi buồn buồn pha chút tủi thân lặng lẽ dâng lên trong lòng. Bún bò tự nó không có giai cấp, nhưng giai cấp tự nó có bún bò: Phận nghèo bấm bụng nằm co. Giàu thời nem chả, bún bò giò heo!

    Tuổi trẻ của Huế êm đềm và dễ hòa diệu sống như giòng sông Hương. Tôi đã quên rất nhanh hình ảnh tô bún bò của Hoàng và chén cháo gạo của tôi. Hai đứa chưa bao giờ dám nói thương nhau mà chỉ lửng lơ nói chuyện đã cùng “thương con đường đi học”.. Mỗi cô gái Huế đều có một bà chúa trong hồn và mỗi cậu con trai Huế đều có một ông hoàng trong bụng. Bà chúa thì thích sang mà ông hoàng thì thích ngọt, cho nên tôi đã nhẹ dạ nghe Hoàng dỗ ngọt mà hẹn hò lần đầu lên chùa Thiên Mụ và về ăn bún bò Kim Long. Chúng tôi đã phạm vào hai điều tối kỵ làm tan vỡ bao nhiêu mối tình đầu đẹp như mơ của Huế: Đó là hẹn hò lần đầu không được lên chùa Thiên Mụ và không được ăn bún. Đồi Linh Mụ là đất thần kinh, nơi để chiêm bái chứ không phải là nơi tính chuyện ân tình hò hẹn. Tình cảm trai gái chớm mầm trên đất thánh thì sẽ không bén rễ trong tim người. Còn ăn bún là trơn tru, không níu kéo như gừng cay muối mặn, nên cuộc tình rồi cũng theo bún mà trôi đi! Rất có thể bà Linh Mụ đã nhìn thấy tôi và Hoàng hò hẹn, cho nên mới “xui” về Kim Long ăn bún. Bởi vậy, nên tới Hè, Hoàng giã từ Đồng Khánh, chuyển qua Jeanne d’Arc để chuẩn bị đi Tây.

    Kỷ niệm chia tay cũng êm đềm mà nhức buốt như những cơn mưa phùn tháng Giêng của Huế. Hoàng gởi cho tôi cuốn sổ lưu bút có giấy pơ-luya màu xanh, màu trắng, màu hồng; có thắt nơ tím với câu thơ tiếng Tây quá quen thuộc với tuổi học trò của Huế ghi nắn nót ở trang đầu: “Partir, c’est mourir un peu!… Ra đi là chết trong lòng một ít. Biết nói sao bây giờ?!”. Tôi là học trò ban B (Toán – Lý Hóa toàn ròn) nên trong đầu lúc nào cũng lùng bùng ròng những đạo hàm và ẩn số của thầy Trần Tuệ và thầy Hồng Giũ Lưu. Huế lại là vùng đất ưa hò vay trả. Đào đâu cho ra chút văn chương man mác nòi tình mà đáp lại cho Hoàng đây. Tôi bỏ cả việc đi trại Hè để cố đào cho ra dăm câu thơ nếu không “ác liệt” thì ít ra cũng có vẻ môn đăng hộ đối với Hoàng. Bên tê dẫn thơ Tây thì bên ni phải trích thơ Mỹ. Tôi vô thư viện, tìm mục thơ tình lãng mạn để kiếm vài câu làm thuốc. Thơ tình chết tiệt rủ nhau trốn đâu mất cả. Bí quá, bỗng vớ được vài câu thơ đề tựa cuốn sách của Helen Steiner Rice, tôi thấy như mở cờ trong bụng: “Somebody loves you than you know. And will always be with you wherever you go!” (Ai nào thấu hết tình ai.. Chân mây góc biển thương hoài ngàn năm). Và, để phụ đề Việt ngữ tôi chọn hai câu thơ của Hàn Mặc Tử, đọc đi đọc lại đắc ý nổi da gà: “Người đi một nửa hồn tôi mất, Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ!”.

    Kèm với thơ thẩn là cái lược bằng gỗ trầm hương, vật kỷ niệm của mẹ, tôi xin và tặng lại cho Hoàng mà bỗng tự cảm thấy mình sâu sắc như một người tình trong chuyện thần thoại;Năm 1992 về lại con đường cũ, đọc thơ Xuân Hoàng mà nhớ bâng khuâng đốm ớt bún bò và nét cười răng khểnh:

Tôi đi trên đường Lê Lợi dọc sông Hương
Nắng trong suốt lọc qua hai hàng long não
Đất nước đổi thay qua bao mùa giông bão
Con đường xưa vẫn dáng dấp diệu kỳ…
    Hơn mười năm, tôi mới có dịp trở lại chen chân trên đường phố Huế vào một buổi chiều 29 Tết. Đi trong nắng cuối Đông dìu dịu thương quen của Huế mà cứ ngỡ như mình mới xa Huế hôm qua. Nghĩ đến mai xa Huế tự nhiên tôi có cảm gíác như mình là kẻ phụ tình với Huế. Huế vẫn lặng lẽ chờ đợi như người tình trăm năm mà tôi thì cứ dứt áo ra đi lang bạt kỳ hồ.
    Rồi quả đất cũng tròn và thế giới nầy cũng nhỏ nên “những kẻ phụ tình với Huế” vẫn có lúc gặp nhau ở quê người như một sự tình cờ của định mệnh. Hơn 30 năm sau, rất tình cờ, tôi gặp lại Mộng Hoàng ở Little Sàigòn, Quận Cam Ca-li. Tôi nhận ra Hoàng, bà chủ tiệm ăn có tên vừa Tây vừa Huế, nhờ chiếc răng khểnh “thương bắt chết” vẫn tô điểm cho nụ cười duyên dáng ngày xưa. Tất nhiên, tôi từ phương xa ghé vào đây cũng vì món “bún bò Huế chính gốc”. Nhắc chuyện cũ, cả hai đứa cùng cười ngặt nghẽo. Giọng Hoàng tuy phảng phất một chút âm vang trời Tây nhưng vẫn chưa phai màu Huế:
- Thời nớ, răng tụi mình dễ thương dễ sợ hí!
    Tôi cười cười nhắc lại:
-Sau nớ, còn ai khêu ớt trên răng cho Hoàng nữa không?
    Mắt Hoàng bỗng thoáng một chút trầm tư “nhắc làm chi sương khói thuở xa xăm” và ánh lên màu kỷ niệm:
- Lạ chưa tề. Nhắc chi nữa, dị chết!
    Tôi nhìn Hoàng. Mắt bâng quơ đậu trên vài ba sợi tóc loà xòa điểm bạc. Hoàng biết và ngúng nguẩy che đi. Hoàng nói thật bất ngờ, giọng trang đài như đọc câu thơ tình thời cổ:

- Chải lược trầm hương nên sớm thành tóc bạc!
    Tôi hiểu Hoàng nói gì nhưng phản ứng như anh học trò cả ngố:
- Thơ của ai rứa Hoàng?
    Hoàng trả lời “mần đày”:
-Thơ ai? Thơ ông cai bến đò!
    Đàn bà Huế mà đã “mần đày” thì Tần Thủy Hoàng cũng phải biết rằng mình đã lỡ vô tình, cần lẳng lặng chui vào ổ rơm nằm ngủ qua đêm.
    Rứa đó! Dân Huế suốt đời vẫn là những đứa trẻ thơ mỗi lần nhớ Huế, nhớ những kỷ niệm đã thiu thiu ngủ trong ký ức và trên quê mẹ của mình.

    Xa quê, rủ nhau ăn một tô bún bò Huế nấu bằng heo Mỹ, bò Anh, ruốc Tàu, bún Nhật… Miếng ăn có thể khác nhau vì ngon hay dở, nhưng nỗi nhớ quê nhà thì vẫn hiu hắt giống nhau trong cùng thẳm của mỗi tấm lòng. Bún bò Huế đã vượt sông Mỹ Chánh ra Bắc, vượt đèo Hải Vân vô Nam, vượt trùng dương sang Âu tới Mỹ. Giữa những phố phường xa lạ quê người, đọc trên một tấm biển của một tiệm ăn nào đó có ghi “Bún Bò Huế”, người Việt tha hương nào mà khỏi thấy lòng mình ấm lại. Bún Bò Huế không còn là riêng của Huế mà hương sả nồng, vị ớt cay, mùi ruốc mặn đã thấm vào mạch đất quê hương và lòng dân tộc Việt đầy yêu thương nhưng cũng lắm đoạn trường chưa có ngày sum họp.

Trần Kiêm Đoàn
***
__._,_.___

VIỆT CỘNG = Y TẾ VN= HUỲNH GIÁO CHỦ

THÔNG TIN & BÌNH LUẬN VỀ VIỆT NAM

  Lo sợ 'tự diễn biến' xuất phát từ đâu?

20 tháng 12 2015 Cập nhật lúc 22:34 ICT
Nhà phân tích chính trị bình luận căn nguyên của mối quan ngại về 'tự diễn biến' và 'diễn biến hòa bình' trong giới lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong bối cảnh Hội nghị 13 BCHTƯ Đảng này đang diễn ra.
Trong phần hai, và cũng là phần cuối của cuộc trao đổi với BBC hôm 20/12/2015, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) của Singapore, nêu quan điểm:
"Tư duy đấy là một tư duy theo lối mòn thôi. Tôi không biết là nói là nó là lạc hậu hay như thế nào cả.
"Nhưng cái mà người ta bảo rằng là có diễn biến hòa bình hay là gần đây người ta còn thêm một từ nữa gọi là từ 'tự diễn biến', nó đều xuất phát từ Trung Quốc mà ra."

Phong phú vô cùng nhiều

"Đặng Tiểu Bình là người đầu tiên năm 1988 nói đến một cụm từ gọi là cụm từ 'diễn biến hòa bình', nhưng mà ý nghĩa của cụm từ mà Đặng Tiểu Bình nói ra khác với nội hàm mà bây giờ ở Việt Nam người ta dùng.
"Ở Việt Nam người ta nghĩ rằng diễn biến Hòa Bình tức là có một cái diễn biến gì đó mà nó không đổ máu nhưng mà nó dẫn đến sự loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đấy là nội hàm chính mà Việt Nam người ta nói.
"Còn tự diễn biến tức là người ta nói đến chuyện trong nội bộ có một cái gì đó diễn biến, rồi người ta tự thay đổi và bỏ đi vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
"Nhưng cuộc sống cũng như là xu thế của chính Việt Nam cũng như là của thế giới nó phong phú hơn vô cùng nhiều," nhà nghiên cứu chính trị này nói với BBC từ Hà Nội.
Mời quý vị theo dõi phần đầu cuộc phỏng vấn của BBC với TS Hà Hoàng Hợp tại đây.

 http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/12/151220_hahoanghop_vn_election2

 

Hàng chục tỷ USD có thể ‘ngầm’ ra khỏi Việt Nam bằng cách nào?


Hình minh họa.
Hình minh họa.
Mới đây, Global Financial Integrity (Liêm chính Tài chính Toàn cầu, gọi tắt là GFI), nhóm nghiên cứu về chuyển tiền qua biên giới có trụ sở tại Washington (Hoa Kỳ) đã công bố báo cáo “Illicit Financial Flows from Developing Countries: 2004-2013” (Dòng chảy tài chính bất hợp pháp từ các nước đang phát triển giai đoạn 2004-2013”. Điều đáng lưu ý là trong số các nước có tên trong danh sách này, có nhắc đến Việt Nam.
Hàng chục tỷ USD ‘ngầm’ ra nước ngoài mỗi năm
Trước hết, có một số ý kiến cho rằng báo cáo của GIF không có độ tin cậy. Tuy nhiên, dù thông tin về danh sách các nước tuồn “tiền đen” ra nước ngoài chỉ xuất hiện trên trang web chính thức của GIF và được tranh luận mạnh mẽ trên các trang mạng xã hội là chính, nhưng nếu tìm hiểu kỹ thì những con số mà GFI đưa ra, theo tôi, không phải là hoàn toàn không có căn cứ để tin tưởng. Thực tế nghiên cứu của GIF được thực hiện dựa trên báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) – tổ chức thu thập số liệu uy tín hàng đầu thế giới; và số liệu mà GFI có được về sở hữu, chuyển nhượng hoặc sử dụng tiền trái phép của các nước đang phát triển.
Trong báo cáo này, lượng tiền thất thoát của Việt Nam, hay được tuồn từ Việt Nam ra nước ngoài tính trung bình là 9,29 tỷ USD mỗi năm, tức 92,9 tỷ USD trong một thập kỷ vừa qua (2004-2013). Với con số này, Việt Nam xếp hạng thứ 18 sau một số quốc gia có lượng “tiền đen” bị tuồn ra nước ngoài rất cao như Trung Quốc, Nga, Mexico, Ấn Độ, Malaysia… Tuy với thứ hạng này, Việt Nam không được nhắc đến trong tốp các nước tuồn tiền đen ra nước ngoài nhiều nhất, nhưng nếu nhìn vào chỉ số GDP của Việt Nam thì quả thật đáng lưu tâm. Số tiền bất hợp pháp từ Việt Nam đổ ra nước ngoài chiếm đến hơn 9% GDP – tỷ lệ cao hơn so với các nước lân cận như Thái Lan, Myanmar, Indonesia, Philippines…và nhiều nước khác trên thế giới.
Kinh tế vĩ mô của Việt Nam những năm gần đây phát triển không thật sự thuận lợi, nếu như không muốn nói là khó khăn, chật vật trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng. Số tiền “thất thoát” ra nước ngoài hàng năm lên đến gần chục tỷ USD không phải là con số đáng bị lãng quên hay không cần lưu ý, ngay cả khi có nhiều người hoài nghi về tính chính xác của các con số do GFI đưa ra (dù thiếu cơ sở để hoài nghi).
Thông qua dịch vụ VIP?
Tiền bất hợp pháp ra nước ngoài thực tế bằng nhiều con đường khác nhau, có thể qua con đường kinh doanh, đầu tư, hay chuyển tiền, gửi tiền ở các tổ chức tài chính. Ví dụ như Trung Quốc, quốc gia có dòng tài chính bất hợp pháp ước tính đạt gần 1,4 nghìn tỷ USD trong một thập kỷ, mức lớn nhất đối với các quốc gia đang phát triển.
Trong khi theo luật pháp quy định người dân Trung Quốc chỉ được phép chuyển ra nước ngoài số tiền nhiều nhất 50.000 USD/năm, một số ngân hàng ngầm mời khách hàng dùng dịch vụ “VIP” với giao dịch nhanh và lượng chuyển tiền không giới hạn. Gần đây nhất là hồi tháng 11 vừa qua, truyền thông quốc tế đưa tin cơ quan điều tra đã cáo buộc Tổng giám đốc Công ty kỹ thuật cảng Trung Quốc (một doanh nghiệp nhà nước tại Bắc Kinh) đã chuyển 3 triệu USD tiền có được từ tham nhũng thông qua một ngân hàng ngầm của Trung Quốc đại lục.
Cụ thể, các ngân hàng ngầm có dịch vụ “VIP” sử dụng chiêu bài “hàng rào kiểm toán”. Bản chất của chiêu trò này là chuyển đổi 18 triệu nhân dân tệ trong tài khoản của vị tổng giám đốc nói trên thành khoản ngoại tệ tương đương trong tài khoản ở nước ngoài của ngân hàng ngầm. Về lý thuyết, tiền không được chuyển trực tiếp hay bằng điện tử qua biên giới, khiến cho những giao dịch này hoàn toàn không thể phát hiện được. Đó là lý do tại sao giới chuyên môn gọi đó là chiêu tạo “hàng rào” chống lại các cuộc kiểm toán. Dịch vụ “VIP” này, tất nhiên không chỉ xuất hiện tại Trung Quốc, mà hoàn toàn có thể xuất hiện tại nhiều nước khác trên thế giới.
Hay dựa vào các doanh nghiệp ‘ma’?
Bên cạnh đó, người ta có thể chuyển tiền bất hợp pháp ra nước ngoài thông qua việc mở ra các doanh nghiệp “ma”, trá hình chuyển tiền bất hợp pháp. Nhiều “kẻ ma cô” ở Trung Quốc đã mở dịch vụ ngân hàng ngầm trá hình với vỏ bọc giao dịch trong lĩnh vực thương mại và vận tải với hàng chục công ty, còn bản chất thực là chuyển tiền trái phép. Các công ty kinh doanh “ma” giả các dữ liệu xuất nhập khẩu để che đậy các khoản tiền giao dịch ra nước ngoài. Dù Trung Quốc đã ban hành luật quy định cho phép các công ty chuyển đổi hợp pháp số ngoại tệ trong hạn ngạch 50.000 USD/năm, nhưng thực tế từ năm 2013, cảnh sát Trung Quốc cho biết các băng nhóm lợi dụng chính sách khuyến khích xuất khẩu quốc gia để chuyển trái phép ra nước ngoài gần sáu triệu USD.
Rủi ro và hàm ý chính sách
Tác hại của các dòng tài chính “đen” chảy ra nước ngoài đã được nhiều chuyên gia, các nhà làm chính sách nhắc tới trong suốt những năm gần đây, kèm theo đó là các câu chuyện điển hình mà bất cứ quốc gia nào, kể cả Việt Nam – quốc gia “thất thoát” hàng chục tỷ USD mỗi năm, cũng phải lưu tâm.
Điều này được Chủ tịch GFI, Raymond Baker, khẳng định về bản báo cáo của GFI: “Nghiên cứu này chứng minh rất rõ ràng rằng các dòng tài chính bất hợp pháp là một trong những yếu tố gây thiệt hại lớn nhất cho hầu hết các nền kinh tế phát triển và mới nổi của thế giới”. Tất nhiên thứ hạng càng cao, hay tỷ lệ thất thoát so với GDP càng lớn thì gánh nặng tài chính của quốc gia sẽ càng lớn.
Hãy nhìn vào “quán quân” chuyển tài chính “đen” ra nước ngoài – Trung Quốc. Các đánh giá của hãng Bloomberg cho thấy rằng chính thực trạng chuyển tiền ra nước ngoài bất hợp pháp là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mức thâm hụt dự trữ ngoại hối của Trung Quốc lớn nhất trong năm 2015.
Tại Việt Nam, trang tin Infonet (tờ báo của Nhà nước, do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý), hồi tháng 11-2015 cũng cho biết vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong mấy năm gần đây ngày một gia tăng, nhưng hiệu quả thu được từ dòng vốn này vẫn chưa được kiểm soát triệt để, gây lo ngại rằng nguồn vốn sẽ bị lợi dụng để dòng tiền bất hợp pháp “chảy” ra nước ngoài. Chính Cục Đầu tư nước ngoài cũng thừa nhận rằng việc chấp hành chế độ báo cáo của các doanh nghiệp theo luật định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chưa được thực hiện nghiêm túc, ví dụ: thông tin về doanh nghiệp còn thiếu, cơ chế giám sát chưa hiệu quả. Một chuyên gia không tiết lộ tên tuổi cũng phát biểu trên Infonet rằng “Không tránh được những trường hợp lập dự án ảo để chuyển ngoại tệ ra nước ngoài một cách hợp pháp cho nhiều mục đích khác nhau nhằm mục đích lẩn tránh thuế, rửa tiền hoặc không phù hợp với định hướng”.
Trên cả những lo lắng về thất thoát và ảnh hưởng kinh tế, việc dòng tiền bất hợp pháp chảy ra nước ngoài một cách cao ngất tạo ra các lo ngại về tình hình tham nhũng. Dù vừa qua, cả hai thành phố đầu tàu của Việt Nam là Sài Gòn và Hà Nội đều tuyên bố “không tìm thấy tham nhũng”,  hầu hết các cử tri và nhiều người dân vẫn bày tỏ bức xúc về tình trạng tham nhũng đang diễn ra trên thực tế hiện nay, dù chỉ dừng ở hiện tượng và hoài nghi. Thế nên, báo cáo của GFI về số tiền bất hợp pháp của Việt Nam chảy ra nước ngoài cũng là bằng chứng cho thấy tình hình tham nhũng cần được xem xét một cách chính đáng hơn; và các giải pháp ngăn chặn dòng tài chính bất hợp pháp chảy ra nước ngoài là điều bức thiết nếu muốn dân vẫn đặt niềm tin vào nhà nước.
* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

 http://www.voatiengviet.com/content/hang-chuc-ti-usd-co-the-ngam-ra-khoi-viet-nam-bang-cach-nao/3107072.html



Ban Chấp hành Trung ương tiếm quyền Đại hội XII?

Trụ sở đảng Cộng sản Việt Nam tại Hà Nội.
Trụ sở đảng Cộng sản Việt Nam tại Hà Nội.
Cuộc họp Ban Chấp hành Trung ương (BCHTƯ) Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) lần thứ 13/Khóa XI đã diễn ra để «đề cử xong Bộ Chính trị khóa XII».
Chuyện thật mà cứ như đùa.
Vì không thể tưởng tượng được cả 2 cơ quan lãnh đạo cao nhất của đảng CS là BCHTƯ và Bộ Chính trị khóa XI lại mù mờ về Điều lệ đảng đến như vậy.
Điều lệ đảng cuối cùng, thông qua ngày 19/1/2011, không hề có điều khoản nào quy định BCHTƯ khóa trước lại họp đề cử, như là bầu chính thức Bô Chính trị khóa tiếp theo. Theo Điều lệ đảng CSVN đó là hoàn tòan thuộc thẩm quyền của Đại Hội XII, sẽ họp vào tháng 1 năm 2016.

Trong Chương II ghi rõ:
-Điều 9: Nguyên tắc tập trung dân chủ. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc; giữa 2 kỳ Đại hội, cơ quan lãnh đạo của đảng là BCHTƯ.
Do đó việc BCHTƯ hiện tại bỏ ra 3 cuộc hội nghị TƯ liền để bàn riêng việc giới thiệu, bầu cử, đề cử người vào Bộ Chính trị là việc làm phạm nguyên tắc tổ chức của đảng. Việc này còn sẽ bàn xong vào cuộc họp BCHTƯ lần thứ 14 nữa. Thật không thể hiểu nổi. Công việc này xưa nay là hoàn toàn công việc của Đại hội đảng, khi Đại hội đang họp.
Xưa nay chưa có Đại hội nào mà trước đó BCHTƯ khóa trước lại tổ chức giới thiệu, bầu cử, đề cử danh sách tên tuổi cả 16 hay 17 ủy viên Bộ Chính trị khóa sau, như đinh đóng cột như thế.
Đây là việc làm vượt quá quyền hạn, là một kiểu tiếm quyền, phản ánh tình hình chưa bao giờ có cuộc tranh dành ghế căng thẳng khốc liệt như hiện nay, không những tranh nhau 16 hay 17 chức ủy viên Bộ Chính trị, mà đặc biệt là dành nhau 4 chiếc ghế Tổng bí thư, Chủ tịch Nước, Thủ tướng và chủ tịch Quốc hội.
Cuộc tranh dành ngoạn mục, dơ dáng này biểu hiện rõ bản chất xôi thịt của các cường hào kỳ mục thời phong kiến, giành nhau đến chết cái thủ lợn, hai tai lợn hay cái đuôi lợn giữa đình làng.
Cùng lắm là BCHTƯ khóa trước chỉ bàn và giới thiệu một danh sách nhiều hơn hay ít hơn số ủy viên BCT cần bầu, gợi ý một danh sách tham khảo mà thôi. Không làm cũng được, không bắt buộc vì điều lệ không quy định rõ.
Còn việc xem xét, thăm dò, bầu thử rồi bầu thật số lượng bao nhiêu, bao gồm những ai là do Đại hội XII mới tòan quyền quyết định, không có sự can thiệp của ai hết, vì lúc ấy cả BCHTƯ và Bộ Chính trị cũ đều đã mãn hạn, không còn quyền gì nữa hết. Cho nên nếu cần thì BCHTƯ cũ chỉ giới thiệu một danh sách tạm thời, sơ bộ. Xưa nay, các đại hội đảng cũ đều làm như thế. Không lần nào làm như lần này là BCHTƯ cũ bầu ra Bộ Chính trị cho khóa sau, coi đó là chính thức, tuy chưa công bố nhưng rồi mọi người sẽ biết là những ai do cuộc tranh dành sát phạt nhau giữa các phe phái đặc quyền đặc lợi là rất quyết liệt.
Rõ ràng là các cơ quan lãnh đạo cao nhất đã hoặc là mù tịt, coi thường, vi phạm nghiêm trọng Điều lệ đảng, do đó đã “cầm đèn chạy trước ô tô”, hoặc là cố tình chà đạp điều lệ đảng, nghĩa là đạo Luật cao nhất của đảng CSVN.
Đại hội đảng XII hoàn toàn có quyền phớt lờ cuộc bầu cử tiền chế trơ trẽn này, để tự mình tìm ra và bâu lên những con người mới, có đức có tài, bác bỏ hẳn các cánh cường hào xôi thịt CS tham nhũng vô độ, quay lưng lại với nhân dân, bỏ bê việc “cầm quyền” thật sự do chỉ quen thói “cầm tiền”, cầm phong bì.
* Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
 http://www.voatiengviet.com/content/ban-chap-hanh-trung-uong-tiem-quyen/3107163.html

Đảng Cộng sản VN và bầu cử tự do

  • 20 tháng 12 2015




Việt NamImage copyright Hoang Dinh Nam AFP
Image caption Cản trở duy nhất cho dân chủ hóa và bầu cử tự do ở Việt Nam chính là chế độ một Đảng, theo nhà nghiên cứu.

Cản trở 'duy nhất và lớn nhất' cho dân chủ hóa và bầu cử tự do hay 'tự do đầu phiếu' ở Việt Nam hiện nay và trong tương lai chính là chế độ một Đảng, theo nhận định của một nhà quan sát và phân tích chính trị Việt Nam đang làm việc tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore (ISEAS).
Khi so sánh diễn tiến chính trị và dân chủ hóa ở Việt Nam với Myanmar, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp của Viện này, nói với BBC hôm 20/12/2015:
"Với Myanmar, họ có thuận lợi là từ xưa đến nay là một thể chế đa nguyên và đa đảng. Thế còn với Việt Nam, thì cho đến năm 1946, Việt Nam đã có thể chế chính trị đa nguyên và có nhiều đảng.
"Sau đó thì thôi.



"Cho nên điều kiện tiên quyết để mà có bầu cử tự do, gọi là tự do đầu phiếu, thì cái cản trở duy nhất và lớn nhất của nó là chế độ một đảng," nhà nghiên cứu nói.

Ai bảo lãnh cho Đảng?

Trước câu hỏi, ai có thể 'bảo lãnh' hay bảo đảm an nguy' cho Đảng Cộng sản và những người lâu nay gắn bó với bộ máy và chế độ chính trị do Đảng cầm quyền ở Việt Nam, nếu đảng muốn 'đồng ý' để cho tiến hành bầu cử dân chủ tự do, mở đường cho cải tổ chính trị và 'thay đổi chế độ' trên cả nước, Tiến sỹ Hợp đáp:
"Về thủ tục hay bài học thì chúng ta có rất nhiều những bài học về chuyển đổi hay thậm chí là về thay đổi chế độ về mặt chính trị, gần đây nhất là những cuộc thay đổi về mặt chính trị mà không xảy ra đổ máu ở Đông Âu.
"Ở Đông Âu, ví dụ, từng thành viên của khối xã hội chủ nghĩa trước đây người ta thay đổi mà không hề xảy ra đổ máu, mà cũng không xảy ra những chuyện chế độ mới khi mà họ lên rồi họ sẽ trả thù, hay họ thế nọ, thế kia với những người mà đã từng làm việc cho chế độ trước đây, là không có.
"Đấy là những bài học rất cụ thể, nhưng đấy chỉ là thủ tục mà thôi, để mà có được những thay đổi dẫn đến những thủ tục đấy, thì phải có những điều kiện chính trị, xã hội rất là đặc biệt thì rồi mới đến những chỗ đấy.
"Mà những điệu kiện như thế, hiện nay chúng ta có thể thấy ở hai đầu khác nhau, gọi là hai cái cực khác nhau, ở một cực tức là sẽ rất khó khăn, ở một cực thứ hai, ngược lại là nó có thể xảy ra bất kỳ lúc nào," nhà phân tích chính trị nói.

Lo nhiều hơn sợ?

Thời gian gần đây, ngay trước Đại hội 12 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, rất nhiều phát biểu, thông điệp, văn kiện của lãnh đạo Đảng và nhà nước Việt Nam, đặc biệt của Tổng bí thư Đảng, có nhấn mạnh tới các nguy cơ trong đó có việc các 'thế lực thù địch' tiếp tục 'âm mưu chống phá', 'diễn biến hòa bình', và đặc biệt là cảnh báo nguy cơ 'tự diễn biến' trong nội bộ Đảng.
Nhiều động thái tăng cường quyền lực của Đảng và chính thể thông qua tăng cường bạo lực nhà nước, được hiểu là 'chuyên chính vô sản', với các xu hướng đã đang được giới quan sát nhận thấy xuất hiện ngày một nhiều như tăng cường công an, an ninh trong xã hội, tăng bổ nhiệm nhân sự có gốc từ các cơ quan thuộc lực lượng vũ trang, an ninh, trong các ngành các cấp, trấn áp các nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền, siết chặt không gian xã hội dân sự đối với các tổ chức hội đoàn độc lập v.v...


Được hỏi phải chăng đằng sau những động thái này thể hiện những mối 'lo sợ' hay quan ngại nào đó về tương lai của chế độ và đảng cộng sản ở giới lãnh đạo cao cấp nhất của nhà nước và đảng cộng sản, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp trả lời:
"Nói về nỗi sợ thì không có nhiều lắm, nhưng mà cũng có.
"Người ta lo nhiều hơn là người ta sợ.
"Bình thường nếu mà mình đặt vị trí của mình vào những chỗ như vậy, thì không phải là mình sợ mà mình sẽ lo. Tôi chắc là người ta nghĩ như thế."

Đảng được lợi gì?

Khi được hỏi trong lúc đảng cộng sản đang cầm quyền và nhiều thành viên của chính quyền được cho là đang 'hưởng lợi' từ lợi thế này, nếu một ngày họ đồng ý cho phép bầu cử tự do và thay đổi thể chế, chuyển giao hay chia sẻ quyền lực, thì Đảng và các thành viên đó có được lợi gì không, nhà nghiên cứu cao cấp Hà Hoàng Hợp đáp:
"Bây giờ chúng ta quay trở lại tính chính danh của một đảng cầm quyền hay là của một đảng chính trị. Một đảng chính trị mà có vai trò cầm quyền, thì tính chính danh của nó, bản chất của tính chính danh của nó, hay của đảng chính trị ấy, là phải đặt lợi ích quốc gia lên trên hết.
"Nếu không đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, thì trước sau tính chính danh ấy cũng sẽ bị suy giảm và rồi nó sẽ mất đi.
"Và khi đã mất đi rồi thì chính đảng đó sẽ khó mà có thể còn ở chỗ đấy.
"Như là nói đến nỗi sợ hay không, nỗi sợ hay không sợ, thì bây giờ chúng ta phải đặt vấn đề bản chất như vậy.
"Và bây giờ chúng ta thấy rằng là nếu như một chính đảng mà người ta đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, thì chắc chắn những đảng ấy, những người lãnh đạo ở đấy, số ít hay số đông, chắc chắn người ta sẽ biết cách tìm một lối ra hay một lối đi nào đấy...
"Mà có thể bây giờ người ta chưa cụ thể hóa được ngay ở bằng văn bản, hay văn kiện, để rồi người ta sẽ thực hiện cho được nguyên tắc chính trị ấy để đảm bảo tính chính danh của cái đảng ấy," TS. Hà Hoàng Hợp nói với BBC từ Hà Nội, hôm Chủ Nhật, trong bối cảnh Hội nghị lần thứ 13, Ban Chấp hành Trung ương của Đảng CSVN, chuẩn bị cho Đại hội lần thứ 12, đang diễn ra.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/12/151220_hahoanghop_vn_party_democracy


Sắp mở đại học Công giáo ở Việt Nam

  • 21 tháng 12 2015

Image copyright Other
Image caption Giám mục Phero Nguyễn Văn Đệ cho biết Giáo hội Công giáo Việt Nam nhiều lần đề cập và đề xuất mở trường.

Giáo hội Công giáo Việt Nam sẵn sàng cho việc mở đại học Công giáo sau khi Chính phủ Việt Nam cho phép.
Giám mục Giuseppe Đinh Đức Đạo, Chủ tịch Ủy ban đặc trách Giáo dục của Hội đồng Giám mục Việt Nam, được dẫn lời trong bản tin đăng trên trang tin phanxico.vn hôm 19/12 xác nhận việc sẽ mở cửa trường đại học này.
“Chúng tôi đã sẵn sàng cho giai đoạn thực tế. Cơ sở hạ tầng và quy chế đã được chính phủ và Tòa Thánh phê chuẩn. Lễ khánh thành chính thức sẽ diễn ra vào tháng Một, và các khóa học sẽ bắt đầu từ tháng Tư,” Giám mục Đạo nói.
“Năm 2016 sẽ được ghi nhớ là năm mà sự hiện diện và tự do của Giáo hội Công giáo trong lĩnh vực giáo dục không còn là chuyện bị cấm cản.
“Sự kiện này đã được mòn mỏi chờ đợi suốt 60 năm, từ khi chế độ cộng sản loại trừ Giáo hội khỏi lĩnh vực giáo dục,” bản tin viết.
Giám mục Phero Nguyễn Văn Đệ từ Giáo phận Thái Bình nói với BBC hôm 21/12 rằng đây dấu hiệu tương đối lạc quan.
Giám mục Phero Nguyễn Văn Đệ: Tôi được biết nhà nước đã được chấp thuận rồi. Chương trình này là do Hội đồng Giám mục Việt Nam đề xuất.

Image copyright Other
Image caption Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X ở Đà Lạt.
Tiền thân của nó Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X ở Đà Lạt. Ai cũng mong muốn để tái lập lại học viện đó để Giáo hội Việt Nam có cơ sở để tào tạo nhưng cơ sở đó hiện nay nhà nước Việt Nam đang tiếp quản và cũng khó để lấy lại. Ban điều hành thì của dòng Tên nên cuối cùng thì Hội đồng Giám mục Việt Nam đứng đầu là Đức Cha Đinh Đức Đạo ở Xuân Lộc đảm nhận và đề xuất thì Hội đồng Giám mục thống nhất là nên có một học viện cấp cao có khả năng để đào tạo cho các tu sỹ, chủng sinh tại các chủng viện tại Việt Nam để làm bớt đi gánh nặng và kết quả không cao khi phải gửi sinh viên đi ra nước ngoài với chi phí tốn kém và vất vả.
Mọi người đều hưởng ứng chủ trương của Hội đồng Giám mục Việt Nam, sao để đem lại giáo dục và đào tạo tốt hơn cho các sinh viên, linh mục tương lai, tu sỹ và ngay cả giáo dân trong tương lai, nhất là các bộ môn về lĩnh vực thần học và triết học.
BBC: Liệu có khả năng sử dụng trường cũ ở Đà Lạt?
Lúc đầu thì muốn nối tiếp Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X trên Đà Lạt do các cha dòng Tên đảm nhận nhưng sau đó có nhiều vấn đề lệ thuộc vào bên trong. Do đó đi đến một đề xuất mới không liên quan gì tới học viện này nữa, tức là học viện này đang cố gắng để xem có hướng gì tích cực hơn cho học viện này hay không. Tức là đây là việc Hội đồng Giám mục đề xuất một học viện mới cho việc đào tạo cho các dòng tu và ưu tiên cho các chủng viện. Trước mắt là làm sao mở được một cơ sở đầu tiên đã.
BBC: Nếu nhìn rộng ra liệu có thể xem đây là mốc khá quan trọng trong quan hệ giữa Hà Nội và Vatican?

Image copyright Reuters
Image caption Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ Truyền giáo Vatican, thăm Việt Nam trong năm nay, tạo hy vọng cải thiện quan hệ.

Cái này thì tôi thấy không có liên hệ lắm, tuy nhiên chắc cũng có ít nhiều do đề xuất và thiện chí của các nơi nhưng theo tôi thì khởi đầu là xuất phát từ nhu cầu và mong muốn của Hội đồng Giám mục Việt Nam là chính, còn phía nhà nước họ có nhân nhượng trong tương quan với Vatican hay không thì tôi không có được rõ. Còn có liên hệ tới mối ảnh hưởng hoặc tác động trong vấn đề ngoại giao giữa Nhà nước Việt Nam và Vatican hay không thì tôi nghĩ mọi cái tích cực trực tiếp hay gián tiếp thì người ta cũng tìm cách để liên kết với nhau.
BBC: Được biết Giáo hội Công giáo tại Việt Nam từ trước năm 1954 hay trước giai đoạn 1975 đã có cả ngàn cơ sở giáo dục từ mẫu giáo cho tới bậc đại học?

Image copyright Pool
Image caption Đức Giáo hoàng Benedict XVI tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 1/2013
Đúng rồi. Thời bấy giờ là các tổ chức tôn giáo khác nhau chứ không chỉ riêng Công giáo có cơ sở. Nhưng riêng Công giáo thì coi trường học như một lĩnh vực cần thiết để phổ biến nền giáo dục Ki tô giáo vào và được phát triển rất rộng rãi và đều khắp.
Hiện nay Hội đồng Giám mục Việt Nam nhiều lần đề cập và đề xuất với nhà nước để phục vụ cho nhu cầu đào tạo và phong phú hóa chủ đề trường học và đạo tạo hơn nên đang rất mong mỏi và cũng thấy có những dấu hiệu tương đối là lạc quan.
Tất nhiên cũng phải còn mất thêm thời gian nhưng ít nhất là có sự khởi đầu và có chỉ dấu tương đối tích cực. Hiện nay có một số trường mẫu giáo hay mầm non được khởi đầu tương đối tốt. Vì đây là tiến trình và qui luật chung của xã hội nên hy vọng sau này sớm muộn cũng sẽ đi tới thôi. Mọi người cũng khá lạc quan về việc này, vấn đề là còn thời gian thôi.
 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/12/151221_phong_van_giam_muc_nguyen_van_de


 

HUY CƯỜNG * CHUYỆN VUI BUỒN NGÀNH Y VIỆT NAM


CHUYỆN VUI BUỒN NGÀNH Y VIỆT NAM

​Mấy ngày qua tôi nhận được rất nhiều tin nhắn yêu cầu Nhà báo độc lập lên tiếng về vụ Bà Kim Tiến.
Trong sở trường của tôi có hai món rưỡi được ưu tiên: Giao thông, Giáo dục và một phần về Y tế.
Món Y Tế xem ra tôi quan tâm ít hơn bởi lý do tôi cho rằng: tất thảy thần dân của ngành này toàn là trí thức cả, họ cũng như bà con ta biết tỏng tòng tong mọi sự thể cả, chả hơi đâu mà , như một câu ngạn ngữ Việt là :”Dạy đĩ vén váy” cả.
Anh không viết thì nó vẫn …tiêu cực, anh viết nó vẫn tiêu cực, có khi còn tiêu cực hơn ấy nên trong mảng này, tôi cày ít hơn.
Thế nhưng, hôm nay, đáp lại thịnh tình của Quý bạn, tôi xin kể một câu chuyện có thực một trăm phần trăm, tôi chưa xin phép nên tạm đổi tên nhân vật chính , là Giáo sư, hiệu phó một trường Đại học Y khoa lớn của VN, thành ông “Võ Như Lành” cho nó …lành.
Câu chuyện như sau:
.

Năm 2008 tôi về Quảng Ngãi tìm tư liệu và chuẩn bị làm phim về cụ Huỳnh Thúc Kháng. Khi đang chụp ảnh phần mộ của cụ trên núi Thiên Ấn thì một bác già khả kính đến nói với tôi:
- Anh làm ơn chụp cho đoàn bác vài kiểu ảnh kỷ niệm. Máy bác hết phim ( hồi đó con chụp bằng phim).
Nói rồi ông gửi tôi cái danh thiếp và hẹn gặp lại ở nhà khách UBND tỉnh Quảng Ngãi gần đường Hùng Vương.
Nhìn tấm danh thiếp tôi khoái ngay và chỉ sau một giờ tôi đã đem đến nhà khách biếu quý khách một bộ ảnh rất đẹp, không lấy tiền.
Cảm kích vì nghĩa cử đó và nhận ra mình là đồng hương, quê tôi ở Cẩm Khê, nhà ông ở Xuân Huy, Lâm Thao một làng nhiều Tiến sỹ nhất Việt Nam từ năm …1970 chỉ cách nau hơn chục cây số, ông tiếp tôi rất nồng hậu.
Khi tôi khéo léo hỏi ông ( có ghi âm) về chuyện Y đức thì vị giáo sư bạc đầu này nhận ra ngay.
Ông nói:
-Tôi không trả lời anh đâu, nhưng tôi kể cho anh nghe câu chuyện của chính gia đình tôi, rồi anh làm gì thì làm.
.
Tôi nghe xong câu chuyện mà xúc động. Câu chuyện này có lẽ đủ tư cách giải thích tất thảy những chuyện vui buồn của ngành y tế, từ chuyện tiêm vaccines chết người đến chuyện Cát Tường, chuyện dịch sởi v.v…
.
Nghe xong câu chuyện này, thiết nghĩ các bạn sẽ hiểu rằng nếu bây giờ, bà Kim Tiến xuống, bà Kim Tiền lên hoặc ông Kim Lùi nhậm chức, thì cũng rứa cả thôi.
.
Cảm ơn Giáo sư N.N.L kính mến, cảm ơn nhân vật chính trong câu chuyện bi hài này là BS Huy, ông đã nói lên cái code của sự thể, khỏi phải tư duy nhiều hơn khi ta là dân Việt.
Dưới đây là câu chuyện của GS Vỏ Như Lành.
.
-Một lần tôi về phép đúng vào dịp người em tôi bị đau vùng bụng cấp, rất nguy kịch, phải đi bệnh viện ngay ban đêm.
Là nhà nghề tôi leo lên xe đi cùng. Vào khu vực phòng cấp cứu, tôi vui mừng nhận ra vị trưởng phòng cấp cứu là BS Huy, một học trò giỏi của tôi trong trường y.
Khi khiêng băng ca vào phòng, hai lần tôi giáp mặt với BS Huy nhưng tôi chợt nhận thấy hình như anh ta không muốn chào tôi.
Anh đeo khẩu trang nhưng làm sao tôi quên được vầng trán, ánh mắt, dáng đi của một SV đặc biệt đã học tôi 6 năm trời.
Và đêm ấy, theo gợi ý của cô y tá và sự chỉ dẫn của một người lạ, người nhà tôi phải chi ra 2 triệu bôi trơn cho kíp mổ.
Một tuần sau em tôi ra viện.
Tôi cầm tiền lên thanh toán viện phí và chủ trương đối diện với tay sinh viên xưa, nay đã trở thành kẻ bất trị này.
Khi tôi vào phòng y vụ, vừa chìa giấy tờ ra thì cô nhân viên chừng 30 tuổi đứng bật dậy, giọng nói trầm ấm, thân tình:
-Mời thầy đi theo em.
Mặc dù tôi chưa dậy cô này ngày nào nhưng nghe giọng nói thân thiện, tác phong rất chân tình, tôi vô thức bước theo cô.
Cô đưa tôi lên thẳng phòng …cấp cứu. Đến cửa, cô nói:
-Mời thầy vào, Sếp em đang chờ thầy!.
Cô mở cửa ấn tôi vào căn phòng mát rượi và đi ra.
Khi chỉ còn hai người, BS Huy ôm chầm lấy tôi.Anh nói ngay:
-Thầy ngồi đi, em biết là thầy giận em lắm. Rồi em sẽ giải thích ngay để thầy hiểu.
Tôi lắng nghe.
Vẫn con người ấy, thông minh, lanh lợi, tin cậy và thân tình. Anh ta nói:
…………………………………………………………….
…………………………………………………………….
“ Và nếu hôm đó, thầy trò mình nhận nhau, tay bắt mặt mừng thì có thể, người nhà thầy…chết!.
Nếu kíp mổ nhận thấy họ đang phải thức ba tiếng đồng hồ giữa đêm khuya để mổ một ca không – phong – bì thì chất lượng chuyên môn, các biện pháp hỗ trợ sẽ chạy theo kiểu không – phong – bì thầy ạ.
Bởi vậy, khi gặp thầy, em làm lơ, tính sau kíp mổ sẽ gặp lại thì Thầy đã về rồi.
Hôm nay, em xin tạ tội cùng thầy và em phải nói rằng, em có được như ngày hôm nay là nhờ thầy, Xin thầy đừng từ chối món quà này của em, coi như vài thang thuốc bổ để chăm sóc thầy khi không được gần thầy” .
Huy nói rồi lấy một gói giấy mỏng, gói ghém chu đáo sẵn nhanh tay nhét vào túi trong áo veston của tôi.
Tôi hoàn toàn mất tự chủ.
Sự thể diễn ra hoàn toàn ngoài suy đoán, dự cảm của tôi. Huy vẫn như cậu sinh viên hiếu hạnh, chu đáo và giỏi giang nằm xưa.
Cuối cùng, tôi hỏi:
- Tôi có dạy các anh làm thế không?.
- Dạ, thưa thầy, cái lỗi chính nằm ở chỗ ấy ạ. Cái chính là vì các thầy đã không dạy những cái đó, những cái cần – phải – dạy.
Tôi ớ ra, hỏi cho rõ thì BS Huy nhẹ nhàng:
-Ngày làm luận văn tốt nghiệp, các thầy đã cho một câu hỏi: Người BS chế độ XHCN khác với người BS tư bản ở chỗ nào?.
Nếu ai trả lời rằng, điểm khác biệt đó là người BS XHCN không cần tiền bạc vẫn làm tốt chức phận của mình thì được điểm cao.
Thực tế không phải thế.
.
Tôi bắt đầu hiểu ra vấn đề. Hình như toàn bộ bi kịch là ở đây. Hình như chúng tôi có lỗi. Không có BS nào là không cần tiền cả. Tôi ngậm ngùi thăm hỏi hoàn cảnh BS Huy. Anh nói:
.
“ Sau khi ra trường, con về phục vụ tại một bệnh viện chuyên ngành chăm sóc cán bộ tại Hà Nội.
Bệnh nhân của BV này tòan loại VIP.
Đến bữa trưa, con đem cặp lồng cơm đã nguội hắt có vài cọng rau muống đen xì và nửa quả trứng kho mặn vợ chuẩn bị ra ăn trong khi những bệnh nhân kia chơi gà luộc nửa con, giò chả ngập chân răng và họ luôn có quyền bắt ne bắt nét chúng con.
Đến một lúc, con nghĩ: tại sao cùng là người sao họ sướng thế. Sao mình ra sức phục vụ, ăn học từng ấy năm, tận tụy, hiểm nguy mà khổ thế.
Phải “chặt”!.
Lần đầu con chặt, cầm cái phong bì hơi cũng run tay nhưng về sau quen dần, càng chặt càng bén, chặt nhát nào ra nhát ấy.
Về sau con cũng đứng lớp, cũng dạy học trò nghề y cao quý này, ra trường chúng cũng biết chặt, chúng chặt giỏi hơn con, chặt nhát nào ra nhát ấy”.
.
Tôi không biết nói gì lúc này nữa.
Trong không gian này, tôi không biết ai là thầy, ai là trò nữa. Hình như BS Huy đang dạy cho tôi bài học vỡ lòng về sự bất hợp lý trong những vận động xã hội đã xảy ra, đang xảy ra.
.
Trên đường về, tôi giở phong bì ra, đếm được mười triệu. Tôi lẩm cẩm nghĩ: Lãi 8 triệu và một bài học quý từ cuộc sống, thôi thì….
.
Câu chuyện của GS Lành đến đây là hết. Không gian nhà khách UBND tỉnh Quảng Ngãi trầm hẳn xuống. Tôi cũng chẳng biết bình luận gì thêm. Phải chăng, chúng ta đã tạo ra một không gian để phát triển một loại mâu thuẫn xã hội đằng đẵng dăm chục năm và rồi hôm nay ta đắm mình trong bi kịch đó, bi kịch mà một nhà văn đã nói: Cái lò xo bị nén xuống ba tấc, khi bật lên, nó sẽ bật lên chín tấc.
Những tiêu cực trong ngành y tế sẽ còn dài chứ không dừng lại ở đây kể cả khi thay ba bộ trưởng.
Bao giờ cái thiết chế y tế, từ đào tạo đến các nguyên tắc về phúc lợi, nhân đạo, chính trị thay đổi theo hướng tích cực, có lý có tình thì tình hình sẽ tự nó tốt lên, các bạn ạ.

Huy Cường.


__._,_.___

Sự tàn nhẫn và vô nhân đạo.


Thường dân nằm la liệt hành lang bệnh viện‪.
Tôi không có dịp đi nước ngoài nhiều, nên không biết ở ngoài người ta có hệ thống chăm sóc sức khỏe cho lãnh đạo hay không. Nhưng nhìn từ góc độ y đức tôi thấy chuyện dành ra một tài khoản và ban bệ chỉ để lo chuyện sức khỏe cho lãnh đạo thật là vô minh.
Thời còn làm trong bệnh viện nhà nước tôi chứng kiến nhiều cảnh đau lòng. Thường dân không có thuốc phải nằm chờ chết. Cán bộ cao cấp thì được lệnh mua thuốc ngoại, giá bao nhiêu cũng được duyệt.
Thường dân nằm la liệt hành lang bệnh viện. Cán bộ nằm phòng có máy lạnh. Đó là thời 79-85. Nhưng thời nay cũng chẳng có gì khác. Cũng như giữa giàu và nghèo, khoảng cách giữa dân và quan càng ngày càng lớn. Quan thì giàu, dân thì nghèo.
Người ta nói một chuyện. nhưng lại làm một chuyện khác. Nói xóa bỏ giai cấp, nhưng lại tạo nên một giai cấp ăn trên ngồi trước. Nói là đầy tờ nhân dân, nhưng trong thực tế là cha mẹ nhân dân. Ngôn ngữ dưới thời XHCNVN không còn ý nghĩa thật của nó nữa.
Sài Gòn có bệnh viện Thống Nhất dành cho lãnh đạo. Nhưng ít ai biết rằng bất cứ tỉnh nào cũng có một khu trong bệnh viện chỉ dành cho lãnh đạo. Phải bao nhiêu tuổi đảng mới được nằm ở các khu đặc trị đó.
Tôi không có vinh dự điều trị cho các vị lãnh đạo vì tôi đoán lý lịch của mình không "sạch" mấy (do học y thời trước 75). Nhưng tôi được biết đồng nghiệp điều trị cho các lãnh đạo than trời lắm.
Họ nói các vị lãnh đạo coi bác sĩ chẳng ra gì, đối xử với bác sĩ như là cấp trên và cấp dưới. Chán lắm. Bực tức lắm. Nhưng nhiệm vụ và y đức thì phải làm, chứ chẳng ai ham làm trong các khu đặc trị cho lãnh đạo cả.
Thật ra, mấy khu đặc trị là những khu nguy hiểm trong bệnh viện. Dù trang bị tốt hơn các khu khác, nhưng tử vong vẫn cao trong mấy khu đặc trị. Lý do đơn giản là bác sĩ chẳng dám quyết định gì cả. Cái gì cũng hỏi cấp trên.
Có lẽ nhiều người không biết, nhưng có ca phải hỏi ý kiến… cấp ủy. Không có hệ thống y khoa nước nào quái đản như nước ta, bác sĩ xin ý kiến cấp ủy để điều trị!
Có cụ bị để nằm cho đến chết vì chẳng ai dám quyết định, ai cũng sợ trách nhiệm. Có lần tôi tham dự hội chẩn về một trường hợp và bị ám ảnh lâu dài về hệ thống y tế dưới thời XHCN. Ông cụ không phải là cán bộ cao cấp, nhưng là bố của một ông thứ trưởng, nên cũng được nằm khu dành cho lãnh đạo. Ông cụ bị cao huyết áp và tiểu đường, bệnh rất hay gặp.
Người ta hội chẩn mãi, xin ý kiến mãi, thậm chí ông thứ trưởng bay vào Sài Gòn thăm bố. Chẳng ai dám làm gì! Ba tuần sau, ông cụ qua đời. Chính cái hệ thống phân biệt đối xử và giai cấp làm cho ông cụ chết.
Chính cái hệ thống đó đang giết người dân nữa. Đọc blog thấy có tin Thanh Hóa "đầu tư xây dựng trụ sở Ban Bảo vệ – Chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Thanh Hóa". Có cái gì ghê tởm ở đây. Chúng ta biết rằng người dân Thanh Hóa đang đói. Gần 250.000 người đói. Vậy mà người ta thản nhiên xây tập trung tiền bạc vào việc chăm sóc sức khỏe cán bộ!
Đâu chỉ Thanh Hóa mới lo chăm sóc sức khỏe cán bộ. Trung ương cũng thế. Chẳng những huy động, mà còn huy động toàn hệ thống. Thử đọc bản tin Huy động sức mạnh của toàn hệ thống trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ thì biết người ta muốn gì. Đọc bản tin đó gần chục lần tôi vẫn không giải thích được tại sao người ta lại vô cảm, ngạo mạn, ngang nhiên, trắng trợn như thế.
Trong khi bệnh viện các cấp quá tải, trong khi hai ba bệnh nhân phải nằm chung giường, trong khi bệnh nhân nằm ghế bố la liệt ngoài hành lang, mà có một giai cấp ngang nhiên huy động toàn hệ thống để chăm sóc cho một nhúm cán bộ đảng viên.
Họ xem bệnh viện, bác sĩ, y tá, chuyên gia như là tài sản của riêng họ, muốn làm gì thì làm. Không hiểu trong lịch sử nước nhà, đã có một giai cấp thống trị nào chẳng những bất tài mà còn tàn nhẫn với người dân như hiện nay. Tìm hoài trong cổ sử mà chưa thấy.
Tạm thời có thể nói đảng viên là giai cấp tàn nhẫn nhất với người dân trong lịch sử Việt Nam? 


Sunday, December 20, 2015

NGUYỄN VĂN TRẦN * HUỲNH GIÁO CHỦ

SAU 69 NĂM, NGƯỜI PHẬT GIÁO HÒA HẢO VẪN CHỜ THẦY TRỞ LẠI ? TÀI LIỆU XÁC NHẬN RÕ CÁI CHẾT CỦA GIÁO CHỦ

 
Mỗi năm cứ tới ngày Đức Thầy thọ nạn, người Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH) tổ chức lễ tưởng nìệm tuy trong điều kiện vô cùng khó khăn vì nhắc tới Đức Thầy thọ nạn bị nhà cầm quyền cộng sản ngăn cấm . Khi làm lễ tượng niệm, tổ chức trong tư gia, họ vẫn bị cộng sản khủng bố, đàn áp thô bạo vì tội hội họp đông người không có phép . Nhưng vì lòng thương Thầy, mến Đạo, họ vẫn thách thức với cộng sản, vẫn tổ chức lễ trong vòng gia đình, với bà con lối xóm .

Đức Thầy thọ nạn năm Đinh Hợi, năm Bính Thân sẽ là năm thứ 69 . Ngày nay, người Phật Giáo Hòa Hảo vẫn tin Thầy sẽ trở lại, ngồi chờ ? Hay sẽ cùng đứng lên hành động, đòi công lý nếu biết chắc Đức Thầy đã bị cộng sản Hồ Chí Minh ám hại ?

Công cuộc tranh đấu chống thực dân giành độc lập gồm có nhiều thành phần dân tộc đâu chỉ có riêng cộng sản . Vả lại, lúc bấy giờ, cộng sản hãy còn yếu hơn các lực lượng khác . Muốn giành quyền lãnh đạo cuộc kháng chiến, Hồ Chí Minh phải giết những người yêu nước thật sự mà không cộng sản, có uy tín trong xã hội, có tài giỏi hơn những người công sản . Giỏi hơn cả Hồ Chí Minh vạn lần .
Những xung đột đẫm máu giữa lực lượng Quốc gia và cộng sản

Xin nhắc sơ lược một vài biến cố của thời cuộc Việt nam từ năm 1945 để hiểu tại sao cộng sản câm thù PGHH và ra tay ám hại Giáo chủ .

Sau khi Nhựt bổn lật đổ chánh quyền Pháp tại Đông Dương, ngày 10-03-1945, nhà trí thức ái quốc Hồ văn Ngà thành lập Đảng Việt nam Quốc gia từ sự phối hợp với Đảng Nhân dân Cách mạng gồm có các nhà cách mạng ái quốc Phan Khắc Sửu, Võ Oanh, Trấn Quốc Bửu, Trần văn Ân, Ngô Đình Đẩu, Nguyễn văn Sâm, …

Ngày 12-03-1945, Hoàng Đế Bảo Đại ra tuyên cáo hủy bỏ tất cả Hiệp ước bất bình đẳng đã ký với Pháp ngày 6-6-1862 và ngày 15-08-1884 . Hành động của Hoàng Đế Bảo Đại có hiệu lực pháp lý khôi phục nền độc lập dân tộc và sự thống nhứt đất nước .

Ngày 14-08-1945, hưởng ứng lời kêu gọi kết hợp lực lượng tranh đấu của nhà trí thức ái quốc Hồ văn Ngà, Giáo chủ PGHH, các nhân sĩ Trần văn Ân, Nguyễn văn Sâm, Trần văn Thạch, …liên kết các đảng phái để thành lập một tập hợp lớn « Mặt Trận Quốc Gia Thống nhứt » .

Sau khi Nhựt bổn đầu hàng Đồng Minh, Triều tiên, Nam dương tuyên bố Độc lập . Mặt Trận Quốc gia Thống nhứt vừa ra đời đã triệu tập một cuộc biểu tình tuần hành trên khắp các đường phố Sài gòn qui tụ cả 200.000 người tham dự, biểu dương một lực lượng quần chúng hùng hậu chào mừng Việt nam độc lập trước dư luận quốc tế và quốc nội .

Tháng 8 năm 1945, Nhựt bổn chọn trao trả Chánh quyền Nam kỳ cho Hội đồng Nam kỳ do nhơn sĩ Trần văn Ân làm Chủ tịch . 

Nhưng sau đó, ngày 22-08-1945, Việt Minh tổ chức biểu tình trước Nhà Hát lớn Hà nội và cướp Chánh quyền ở chánh phủ Trần Trọng Kim một cách an toàn vì Nhựt đã đầu hàng và Đồng Minh chưa tới . Hoàng Đế Bảo Đại thoái vị để làm « Công dân một nước độc lập hơn làm vua một nước bị nô lệ » .

Trong Nam, ngày 25-08-1945, Việt Minh cướp Chánh quyền bằng cách thành lập một thứ chánh quyền cách mạng theo kiểu cộng sản, Lâm Ủy Hành chánh Nam bộ, với 9 Ủy viên và Trần văn Giàu, cộng sản Đệ tam, tự phong Chủ tịch . 

Ngày 02-09-1945, Hà nội và Sài gòn đều biểu tình, tuyên bố Việt nam độc lập lần nữa . Hồ Chí Minh bỗng nhiên xuất hiện trước đồng bào ở Hà nội và đọc Tuyên ngôn độc lập, tự cho mình Chủ tịch nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa .

Ngày 07-09-1945, các đảng phái Quốc gia và Nhóm Đệ Tứ phản đối quyết liệt, đả đảo Lâm Ủy Hành chánh độc đoán và thiếu lương thiện . Trần văn Giàu đã phải nhượng bộ, mở rộng sự tham dự tổ chức. Phạm văn Bạch thay Trần văn Giàu làm Chủ tịch, do 2 ông Dương văn Giáo và Trần văn Ân giới thiệu .

Ngày 08-09-1945, tại Cần thơ, tín đồ PGHH biểu tình hô hào chống « độc tài », ủng hộ Mặt Trận Quốc gia Thống nhứt . Khẩu hiệu chống « độc tài » lúc bấy giờ của PGHH đưa ra thật hoàn toàn mới mẻ và xa lạ với ngôn ngữ tranh đấu của quần chúng việt nam, nhứt là nông dân Miền Đồng bằng sông Cửu long, làm cho cộng sản bị dị ứng mạnh .

Ngày 09-09-1945, Trần văn Giàu cho công an bao vây Trụ sở Việt nam Độc lập Vận động Hội của Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ ở đường Miche, Sài gòn, để bắt Đức Thầy, nhưng không bắt được . 
Ngày 13-09-1945, công an của Trần văn Giàu do Lý Huê Vinh cầm đầu, bắt đầu khủng bố tiêu diệt những người tranh đấu chống Pháp không theo cộng sản như các Ông Vũ Tam Anh (Nguyễn Ngọc Nhẫn –  " Tam Anh " là 3 chữ N), Hồ văn Ngà, Trần Quang Vinh, Lương Trọng Tường và Lãnh tụ Đảng Lập Hiến Bùi Quang Chiêu . 
Rìêng Hồ văn Ngà bị cộng sản giết ở Bạc liêu . Để giết ông, cộng sản lên án ông là « Việt Gian » . Hồ văn Ngà bình tĩnh bảo với mấy người sẽ giết ông, một cách thật thà của người Nam kỳ « Mấy em có giết qua thì giết nhưng đừng nói qua là việt gian . Qua không bao giờ là việt gian hết ».
Tù binh Pháp ở Sài gòn được Tướng Douglas Gracey của Anh thả ra và phát võ khí nói là để tự vệ, họ tấn công các vị trí quân sự và cơ sở Hành chánh của Nam bộ . 

Ngày 24-09-1945, bốn Sư đoàn Dân quân Cách mạng đồng loạt đứng lên với đồng bào các giới chống lại Pháp với đủ thứ võ khí cả võ khí thô sơ . Nam Bộ Kháng Chiến thật sự bắt đầu .

Ngày 25-09-1945, Lâm Ủy Hành chánh bị Tướng Gracey đuổi ra khỏi Dinh Gia Long, sau đó rút êm về Chợ Đệm, vùng quê hương của Nguyễn văn Trấn và Trần văn Giàu (Gò Đen) . Ở lại Sài gòn, lực lượng Quốc gia gồm có các Ông Trần văn Ân, Nguyễn văn Sâm, Kha vạng Cân, Hồ văn Ngà tổ chức chống Pháp, phong tỏa Sài gòn, làm cho thành phố không điện, không nước, thiếu lương thực, …Dân chúng lớn tuổi, trẻ nít, được lệnh tản cư .

Sài gòn-Chợ lớn gần như một thành phố chết, nhiều nơi chìm trong khói lửa . Pháp kêu gọi hưu chiến để hoãn binh, chờ tiếp vận, nhứt là về lương thực . Lực lượng võ  trang Bình Xuyên, Thanh niên Đoàn, lui về bố trí các yếu điểm chờ lệnh mới .

Lợi dụng tình hình hưu chiến, Việt Minh chui ra lùng bắt các nhà ái quốc, các đảng phái quốc gia, tiêu diệt để kháng chiến chỉ có lãnh đạo là cộng sản . Năm 1946, Trần văn Giàu bị điều động về Hà nội . Trên đường đi, Giàu ghé qua Thái lan để có thể nghe ngóng tình hình để đề phòng số phận . Tại đây, gặp lại Ông Trịnh Hưng Ngẫu, Giàu đưa cho ông xem một danh sách 2500 trí thức ở Miền nam không theo cộng sản mà Giàu phải giết mà chưa kịp giết hết ( Lời tiết lộ của chính Trần văn Giàu với Ông Trịnh Hưng Ngẩu tại Bangkok, ngày 13-03-1946, trên đường về Hà nội, được Ông Trịnh Hưng Ngẩu thuật lại trong hồi ký của Ông tự xuất bản ở Sài gòn ngày 19-09-1973 ) .
Cộng sản xung đột trực tiếp với PGHH

Xung đột giữa cộng sản và lực lượng Quốc gia ngày càng nghiêm trọng , Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ thật lòng muốn tìm cách giải tỏa để giữ sức mạnh chống Pháp . Trong phiên hợp với Lâm Ủy Hành chánh kéo dài, bỗng Lý Huê Vinh tới đưa cho Trần văn Giàu bức điện tín báo tin « Hòa Hảo nổi dậy, đảo chánh chiếm chánh quyền Cần thơ » . 

Giáo chủ PGHH phủ nhận, giải thích PGHH biểu tình, không võ trang, được phép của Chánh quyền Cần thơ, nhằm bày tỏ nguyện vọng « Võ trang quần chúng chống thực dân Pháp, tẩy uế các phần tử thối nát trong Ủy Ban Hành chánh Nam bộ » . Cuộc biểu tình đông gần hai mươi ngàn tín đồ PGHH, biểu dương thanh thế cũng nhằm ủng hộ Mặt Trận Quốc gia Thống nhứt . Trần văn Giàu không thể để cho một thế lực nào khác ngoài công sản lớn mạnh nên đã chủ trương đàn áp triệt để cuộc biểu tình và đã dìm tín đồ PGHH trong biển máu . Sau này, ở nhiêu nơi Miền tây, vào ngày 08-09, có nhiều nơi gần như cả làng cùng làm đám giỗ thân nhân bị cộng sản sát hại trong cuộc biểu tình .

Vào đầu tháng 4-1947, các tổ chức chống Pháp phe Quốc gia cho di chuyển các đơn vị võ trang của Cao Đài, PGHH, Đại Việt, Bình Xuyên về chiếm đống Đồng Tháp Mười . Bị lực lượng của Nguyễn Bình phục kích ám hại trên đường đi nên chỉ có lực lượng PGHH và Đại Việt tới được vì thông thuộc đường đi . Kế hoạch chiếm đống Đồng Tháp Mười do đó không thực hiện được .
Biến cố ngày 16-04-1947

Ngày 16-04-1947 là thời điểm vô cùng trọng đại đối với toàn bộ khối tín đồ PGHH, ngày nay phải lên gần 7 triệu ( phát triển theo dân số vì PGHH bao gồm cả gia đình ) vì ngày đó, Giáo Chủ PGHH « vắng mặt ».

Dư luận bên ngoài khối tín đồ cho rằng cộng sản đã ám hại Ngài . Nhưng người PGHH thì tin tưởng Thầy của họ chỉ tạm thời vắng mặt thôi . Hằng ngày, họ lo trau dồi « đời đạo song tu » để chờ ngày Thầy trở lại . Sự vắng mặt Giáo chủ đã dẫn đến tình trạng thiếu lãnh đạo của PGHH về cả mặt tôn giáo và tranh đấu giành độc lập cho Việt nam .

Từ đây người PGHH phải đối phó sanh tử cùng lúc với hai kẻ thù : Pháp và Việt Minh . Trước kia, họ chỉ chiến đấu với thực dân Pháp, và cảnh giác với người cùng chiến tuyến là Việt Minh . Nay thì họ phải chiến đấu với Việt Minh lẫn núp sát cánh, đang rình rập tiêu diệt họ bằng đủ mọi thủ đoạn gian ác, tàn độc học được từ Lê-nin và Staline .
Nhắc lại đêm 16-04-47, Giáo chủ PGHH, với tư cách Ủy viên Đặc biệt của Ủy Ban Hành chánh Kháng chiến Nam bộ, cương quyết đi tới sào huyệt của Việt minh tại làng Tân Phú, Tỉnh Long Xuyên, theo thư mời của Trần văn Nguyên, Đặc phái viên, kiêm Thanh tra Chánh trị Miền Tây Nam bộ, và Bữu Vinh, dự phiên họp với Ủy viên Quân sự và Thanh tra Chánh trị Miền tây của Việt Minh để tìm cách hóa giải những xung đột giửa các phe để có một sức mạnh đoàn kết cùng đánh thực dân  . Buổi họp lúc bấy giờ thường diển ra ban đêm vì lý do an ninh, tránh bi Tây ruồng bố và oanh tạc . Trong buổi họp hôm đó, Việt Minh đã bố trí sẳn một toán Vệ Quốc đoàn võ trang phục kích bao quanh phòng họp, chờ lúc thuận lợi xả súng bắn thẳng vào Giáo chủ .

Theo tín đồ PGHH thì sau vụ ám hại có chủ mưu đó, Giáo chủ không chết vì còn viết thư trước mặt một tín đồ và sai người này mang thư về trao cho 2 ông chỉ huy Quân sự Nguyễn Giác Ngộ và Trần văn Soái . Bức thư viết tay của Đức Thầy được ông Mai văn Dậu kiểm tra nét chữ viết và chữ ký tên, xác nhận đúng là do Đức Thầy viết *.

Nhưng từ biến cố đó cho tới nay, Giáo chủ vẫn chưa trở lại dìu dắt tín đồ của Ngài. Vậy đúng là Ngài đã chết trong tay Việt Minh sát hại ?
Những tài liệu nói về cái chết của Giáo chủ

Tết Bính Thân sẽ là năm thứ 69 Giáo chủ mất tích . Từ đó tới nay hoàn toàn không có một dấu hiệu nào về sự hiện diện của Ngài ở đâu đó . Trong lúc đó, về cái chết của Ngài, chánh quyền Pháp và cả cộng sản hà nội đã phổ biến những thông tin rất khả tín .
1 - Tài liệu của Pháp

Chánh quyền pháp có nhiều báo cáo của các cơ quan an ninh được Đại Tá Phòng Nhì Pháp, Ông Savani, năm 1951, tập họp và đúc kết thành một tập sách 162 trang cả phụ bản tài liệu dưới nhan đề « Những ghi chú về Giáo phái PGHH » (Notes sur la Secte PGHH, mã số 300 893 của thư viện CHEAM, Paris VI). Theo tài liệu này, Ban Thường vụ của Ủy Ban Hành chánh Nam Nộ, ngày 28/04/1947, lên án Giáo chủ PGHH phản động, Quyết định do Ông Phạm Ngọc Thuần, Phó Chủ tịch Ủy Ban Hành chánh Nam Bộ, ký tên (mà không phải Chủ tịch là Phạm văn Bạch ký) :
1 – Ông Huỳnh Phú Sổ bị cách chức Ủy viên Đặc biệt của Nam bộ kể từ ngày ra Quyết định này,
2 -  Giám đốc Tư Pháp có nhiệm vụ truy tố Ông Huỳnh Phú Sổ về tội phản động,
3 -  Quyết định này sẽ gởi khẩn về Chánh phủ Trung ương,
4 -  Ủy viên Nội vụ và Giám đốc Tư pháp, tùy theo nhiệm vụ của mình, nhận lãnh thi hành Quyết định này .
Gần một tháng sau, ngày 20 tháng 5 năm 1947, Ủy Ban Nam Bộ ra Thông Cáo về Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ và bản án của Ngài :

“ Ban Chấp Hành nam Bộ thông báo với đồng bào những điều sau đây :
Trong buổi hợp bất thường ngày 25 tháng 4 năm 1947,Ban Chấp Hành Nam Bộ đã đề cử Một Tòa Án Đặc biệt cách chức Ủy viên Đặc biệt của Ông Huỳnh Phú Sổ và tuyên án tử hình Ông vì tôi phản động và âm mưu tạo bất ổn tại Miền Tây trong lúc mọi lực lượng nhân dân phải được bảo vệ để theo đuổi Kháng chiến .

“ Ông ấy tổ chức cho riêng Ông những Toán võ trang, Cơ quan An ninh và Tòa Án đặc biệt giống như một Quốc gia trong một Quốc gia .
“ Ông ra lịnh võ trang Dân Xã Đảng và tín đồ PGHH .
“ Ông ra lịnh cho Dân Xã Đảng và tín đồ PGHH nổi dậy, bắt giết cán bộ Chánh phủ và dân chúng .
“ Ông bí mật gởi lực lượng võ trang của Ông tới Miền Tây để bảo vệ và khuyến khích những người cướp bốc và gây bất ổn .
“Đảng viên Dân Xã Đảng và tín đồ PGHH đã hợp tác với Quân đội Pháp để đánh lại Quân đội Chánh phủ và khủng bố đồng bào dân sự .
- Ông Huỳnh Phú Sổ đã bị hành quyết .
 
Bản văn do Ban Chấp Hành Nam Bộ ký chớ không phải do Chủ tịch hay Phó Chủ  tịch ký .

Giáo chủ vắng mặt từ ngày 16/04/1947, tới ngày 20/05/1947 mới có tin chánh thức Ngài bị Tòa án của Nam Bộ Kháng chiến tuyên án và bản án được thi hành . Theo Đại tá Savani, trong « Notes sur la Secte PGHH », sau khi bị giết, thân xác của Ngài bị chặt ra làm 3 khúc, chôn ở 3 nơi khác nhau cách xa . Qua mấy ngày sau, công an cộng sản đào lên kiểm soát coi cả 3 khúc còn ở đó không vì họ sợ 3 phần của thân xác Ngài sẽ ráp lại và Ngài sống lại trở về tiếp tục hoạt động (trg 35-39) .

Ngày 21 tháng 4, tức sau khi Giáo chủ bị cộng sản bắt, Giám đốc Công An Kiều Tân Lập, Thanh Tra Chánh trị Miền Tây Trần văn Nguyên, thay mặt Ban Chấp Hành và Ban Thường Vụ Nam Bộ ra lịnh cho các Cơ quan Hành chánh, Quân đội và Công An truy lùng và thanh toán Dân Xã Đảng ở khắp nơi bắt gặp, xử lý tùy theo sáng kiến của cán bộ .

Vậy phải chăng họ đã giết Ngài rồi mà chưa công bố ?
2– Tài liệu của cộng sản Hà nội

Mười Trí, tức Huỳnh văn Trí, đảng viên cộng sản, hoạt động trong Quân đội Binh Xuyên, năm 1949, được Trung Ương đưa về Miền Tây xâm nhập vào lực lượng Phật Giáo Hòa Hảo làm Sư Thúc Hòa Hảo để vừa chia rẻ và lôi kéo tín đồ PGHH về theo cộng sản vì Giáo chủ đã bị họ sát hại, không còn người lãnh đạo nữa . Trí đóng quân tại Đình Quỳnh, Rạch giá . Một hôm Trí tiếp Bửu Vinh tại văn phòng . Tình cờ, Hồng Anh vào văn phòng Mười Trí, nhìn thấy chiếc đồng hồ vàng Bửu Vinh đang đeo trên tay . Đó là chiếc đồng hồ của Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ từng đeo trước đây (Hồng Anh và Tư Đốc là cán binh võ trang PGHH đi theo Mười Trí) .

Lập tức, Hồng Anh chạy ra ngoài tìm Tư Đốc để hỏi có nhớ chiếc đồng hồ của Thầy không ? Tư Đốc trả lời không nhớ, chỉ nhớ đó là chiếc đồng hồ vàng mà thôi .

Hồng Anh quả quyết là đống hồ của Thầy . Vậy chính Bửu Vinh đã giết Thầy và sau đó đoạt đồng hồ của Thầy . Hồng Anh phải giết Bửu Vinh trả thù Thầy .

Tư Đốc cản Hồng Anh đừng làm ngay để chờ anh ta coi lại . Tư Đốc vào văn phòng Mười Trí phụ dọn cơm đãi khách để có cơ hội quan sát kỹ.

Tư Đốc nhìn thấy khẩu súng lục nhỏ xíu mà trước đây Gìáo chủ thường dấu trong người . Đúng là khẩu súng của Giáo chủ .

Đồng hồ, cây súng là hai tang vật không còn chối cãi được nữa . Nhưng khi biết chuỳện, Mười Trí liền can thiệp . Trí xác nhận Bửu Vinh là người bắt Huỳnh Phú Sổ nhưng giết thì không phải 1 người mà là nhiều người đã bìểu quyết lấy quyết định giết (Nguyên Hùng, Sư Thúc Hòa Hảo, nxb Tổng Hợp Hậu Giang, 1990, trg 325,326, 327) .

Vậy Việt Minh cộng sản đã giết Huỳnh Giáo chủ .
Điện tín về cái chết của Giáo chủ PGHH

Chúng tôi có được những thông tin quan trọng này do một người Mỹ làm nghiên cứu ở Đại học Madison về Hà nội (Trung Tâm Lưu Trữ Quốc gia IV – Hà nội, Phông (Fond) : Ủy Ban Kháng chiến Nam Bộ), tìm tài liệu lịch sử việt nam trong giai đoạn 45-75 gởi cho . Dưới đây, chúng tôi chép lại 3 bức điện liên quan tới PGHH và Giáo chủ :
« Dan xa Cantho da phan dong bat nhon vien chanh phu nap cho dich lay muoi thuoc vai o Traon nap hai xe VM stop Chem VQQ khi dan xep ho da dao HCM stop TU lap hanh cahnh cong an hoi te stop VQQ da dung vo luc de doi pho voi bon qua khich giet nguoi do ket qua do mau stop Yeu cau UBHC NB cho biet thai do doi voi UV Dac biet cua Nam bo stop
17 / 04 - Uy Ban Hanh Chanh Longxuyen goi Uy Vien Noi Vu

Chung toi da bat Huynh Phu So stop Dang giam tai van phong quan su stop Noi vu cho biet phai dua ve Nam bo hay cho tinh quyen xu tai cho stop Bang chung phan quoc da ro ret STOP Xin tra loi cap toc stop
20 / 04 - UY BAN HANH CHANH LGX goi UBHC NAM BO
Duoc cong dien 117/CD chung toi pahi tuan theo nhung toan luc da dem di tieu quan phien loan Phat giao dang muu doat Thay chung va lun bat chung toi phai tron tranh ngay dem nen chi co the lam theo cau chot cua cong dien stop ” .
Điều 3 của Quyết định bắt Giáo chủ PGHH và 2 bức công điện ngày 17 và 20/04 nói rõ cộng sản Việt Minh trong Nam bắt và giết Giáo chủ PGHH, chớ không phải việc làm tự chuyên của cán bộ địa phương trong tình hình bất ổn, như cộng sản Hà nội thường giải thích . Trái lại, việc sát hại Huỳnh Giáo chủ có liên lạc đều đặng với Trung Ương Nam Bộ và báo cáo đầy đủ ra Hà nội . Hồ Chí Minh phải biết. Vả lại, không ngoài chủ trương của Hồ Chí Minh phải tiêu diệt những người tranh đấu ái quốc không cộng sản để giành độc quyền lãnh đạo kháng chiến

Không chỉ lúc kháng chiến chống Pháp, Việt Minh tìm cách thanh toán các tổ chức khác không cộng sản, mà sau 75, cộng sản cũng tập trung tiêu dìệt hàng ngũ lãnh đạo PGHH từ cấp địa phương tới Trung ương vì họ sợ PGHH nổi dậy trả thù Thầy .

Trong Luận văn tốt nghiệp ngành nghiệp vụ Trinh sát của Trường đại học An ninh, Bộ Nội vụ, Thiếu tướng Huỳnh Hữu Chiến nhận xét về hiểm họa thực tế của khối PGHH :
Huỳnh Phú Sổ cho lập Đảng Dân Xã, một tổ chức phản động làm rường cột chủ yếu để nắm PGHH. Cho xây dựng lực lượng quân sự Hòa Hảo để xử dụng chống cách mạng . Lập hệ thống Ban Trị sự để cai trị tín đồ PGHH, ý đồ của Huỳnh Phú Sổ là lợi dụng PGHH, dựa vào đế quốc đánh đổ cộng sản, xây dựng Nam Bộ thành Vương quốc Hòa Hảo do Sổ làm thủ lĩnh.” ( Thiếu tướng Huỳnh Hữu Chiến, Hoạt động lợi dụng PGHH của địch nhằm chống lại chính quyền nhân dân trên địa bàn tỉnh An Giang và công tác đấu tranh của công an tỉnh An Giang từ năm 1975 – 1990, trg 3/40) .
Việt Minh giết Giáo chủ vì lo sợ Dân Xã Đảng sẽ cùng với các Tổ chức khác nắm quyền lãnh đạo kháng chiến ở Nam bộ trong lúc Việt Minh còn yếu . Dân Xã Đảng sẽ là một đảng mạnh vì PGHH lúc bấy giờ có trên 2 triệu tín đồ mà mỗi tín đồ là một đảng viên thực thụ hay tìm lực . Về chủ trương, Dân Xã Đảng đưa ra lý thuyết « Dân chủ Xã hội » là một lý thuyết hoàn toàn mới mẻ lúc bấy giờ, nhưng lại phù hợp với giáo lý Tứ Ân của PGHH mà « Ân Đồng bào và Nhân loại » vốn là nền tảng của tư tưởng dân chủ xã hội mà ngày nay nhiều quốc gia tiên tiến như ở Bắc Âu đang áp dụng .

Ngoài ra, về chủ trương tiêu diệt PGHH của cộng sản Hà nội, một ký giả người Nga có trao cho ông Như Phong Lê văn Tiến, ký giả báo Mỹ (Times, Newsweek, nay đã mất ở Mỹ), một bản tin nói rõ « Chánh quyền Hà nội ban hành chỉ thị phải tiêu diệt triệt để PGHH trong vòng 10 năm, từ 1978-1988 » . Sau khi lùng bắt, thủ tiêu một số Cán bộ Ban Trị Sự, cộng sản nhận thấy số tín đồ, nhứt là thành phần trẻ đã không giảm, mà còn gia tăng . Chưa mãn 10 năm, công sản đã phải hủy bỏ kế hoạch này .

Từ sau 30/04/75, cộng sản vẫn kiểm soát, khủng bố tín đồ PGHH, ngăn cấm triệt để mọi sanh hoạt tôn giáo, lưu hành kinh sách, tịch thu các cơ sở văn hóa xã hội của PGHH và biến mục tiêu sử dụng có tính cách sỉ nhục .

Năm 2000, tín đồ cương quyết tổ chức kỷ niệm 60 năm lập Đạo, không phụ thuộc vào chánh quyền . Thấy không thể ngăn cản được – theo cách “ giết không được, tha làm phước ” -  chánh quyền cho thành lập Ban Trị Sự Lâm thời với ông Mười Tôn, người địa phương, đảng viên cộng sản tập kết về, làm Chủ tịch, để chánh thức tham dự lễ . Hà nội đã không ngờ đã có hơn triệu rưỡi lượt người đi về dự lễ ( Reuter, BBC việt ngữ, RFA việt ngữ, cùng loan báo ) .
Giờ đây, chánh quyền cộng sản hà nội vẫn chưa cho PGHH lập lại những Độc Giảng Đường để phổ biến giáo lý, chưa hoàn trả những cơ sở vật chất tịch thâu trái phép .

Trước đây, khi vận động giành độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh đi ra ngoại quốc và ôm về kinh sách của Nga Tàu để đảng cộng sản học tập và làm theo, rước về xứ những cố vấn Nga, cố vấn Tàu chỉ đạo chánh trị để Việt nam sẽ từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội, lột xác không còn Việt nam nữa . Trong lúc đó, Giáo chủ PGHH đi vào lòng nông dân Miền Tây, vận động sức mạnh của nông dân để đánh đuổi thực dân cho Việt nam độc lập .

Ngày nay, người tín đồ PGHH có đầy đủ chánh nghĩa để đòi công lý cho Giáo chủ và PGHH . Giáo chủ mất tích là tội phạm hoàn toàn ở đảng cộng sản vì tính cách liên tục pháp lý . Các cơ sở vật chất phải trả lại cho PGHH . Quyền hành đạo của 7 triệu tín đồ phải được phục hồi trọn vẹn .

Trường hợp chủ trương tiêu diệt PGHH là tội chống nhân loại điển hình của cộng sản Hà nội . Mà tội chống nhơn loại là tội bất khả thời tiêu .

Thầy đã chết vì bị cộng sản sát hại . Ngày nay, người PGHH vẫn kiên trì bất động chờ Thầy hay phải đứng lên hành động, hỏi tội đảng cộng sản «  Tại sao giết Thầy chúng tôi ? » .
Phụ bản                                                                          




Ghi chú :

* Theo Thành Nam trích dẩn của Vương Kim, PGHH trong dòng lịch sử Dân tộc, Đuốc Từ Bi xuất bản, Cal, huê kỳ, 1991, trg 433 .

*  Tôi hỏi  Ông Phạm Ngọc Thuần ( người ký tên Quyết định ngày 28/04/4, nay đã mất ) trong một buổi gặp nhau ăn cơm trưa tại nhà Ông Đinh văn Hoàng, nguyên Giáo sư, Phó Khoa trưởng Đại Học Khoa Học Sài gòn (vừa mất hôm tháng 03/2011 tại Antony, ngoại ô Tây-Nam Paris), ở Le BlancMesnil, ngoại ô Đông-Bắc Paris, về bản văn trên, Ông Thuần trả lời là ông hoàn toàn không biết bản văn ấy trước khi được phổ biến . Nó được họ làm sẵn và ký tên Ông rồi cho phổ biến . Tôi hỏi theo Ông, Hồ Chí Minh có ra lệnh không ?
Phạm Ngọc Thuần :  Hồ Chí Minh không ra lệnh đi nữa thì cũng phải biết chuyện này .

** Tôi có được các tài liệu trên đây từ năm 1985 . Có gởi cho Ông Thành Nam sử dụng khi Ông biên khảo “PGHH trong dòng lịch sử Dân tộc ” .

Nay tôi mới phổ biến vì trưóc giờ tôi giữ lòng kính trọng sự tin tưởng của đồng bào tín đồ PGHH về “ Đức Thầy tạm vắng mặt, sẽ trở về ” .
Nguyễn văn Trần

DIỄN VĂN CỦA VIÊN CHUNG

Bài diễn thuyết sâu sắc của một vị giáo sư đã phản ánh đúng thực trạng đáng báo động của y khoa hiện nay khiến cả hội trường với hơn 300 người nghe phải tĩnh lặng. 
Trong “Hội nghị quốc tế thường niên về quản lý khoa lâm sàng”, giáo sư Viên Chung, Giám đốc nhà xuất bản đại học Y khoa Dung Hợp đã phát biểu chủ đề diễn thuyết mang tên “Bác sĩ làm việc thích ứng với văn hóa”. Ngữ điệu của ông bình thường nhưng lại chỉ ra những sai lầm khắp nơi, rất nhiều ví dụ làm cho người ta phải suy nghĩ sâu sắc; hội trường với hơn 300 người nghe đều lặng ngắt như tờ. Rốt cục, giáo sư Viên Chung đã nói đến những điều gì?
 
Dưới đây là toàn bộ bài diễn thuyết của ông:
 
Một người tìm anh xem bệnh, họ đem hết những việc riêng tư của mình nói cho anh biết, cởi hết quần áo cho anh kiểm tra, đem hết những thống khổ kể cho anh, đem cả sinh mệnh mà giao cho anh, những người này (bác sĩ) chỉ đứng thứ hai sau Thần, chứ không còn là một người bình thường.
 
Bởi vì có thương yêu mới có việc chữa bệnh và bệnh viện, nếu như sự yêu thương này mất đi thì không thể gọi là chữa bệnh mà nó trở thành giao dịch, một giao dịch sẽ không có sự tôn nghiêm.
 
Khi đài Truyền hình Trung ương truyền bá những quảng cáo giả dối “Ngậm ăn đông trùng hạ thảo”, “Cuộc sống số một”…, thì chúng ta có thể nói trắng ra rằng toàn bộ các nhánh sông đều đã bị ô nhiễm, không có con cá nào có thể thoát khỏi bị ô nhiễm, phương pháp xử lý ô nhiễm chỉ có thể là xử lý từ thượng du.
 
Thường xuyên có nhiều sinh viên hỏi tôi tính nhân văn của y khoa có chỗ lợi ích nào? Tôi muốn từ hai mặt mà nói, mặt thứ nhất là giá trị quan, mặt thứ hai là giá trị nhân văn. Giá trị quan là đạo, giá trị nhân văn là thuật.
 
Sự tôn nghiêm bên trong giá trị quan      
 
Đầu tiên, tôi muốn nói một chút về “đạo”. Hiện nay đã đến cuối năm rồi, rất nhiều bệnh viện đều sẽ mở đại hội tổng kết trong tháng này. Tôi có nghe qua một chút khi viện trưởng bệnh viện bắt đầu đại hội, ông nói: “Một năm đã qua, trải qua nỗ lực không ngừng của toàn thể công nhân viên chức bệnh viện, bệnh nhân nằm ở viện chúng ta tăng 20%, bệnh nhân ở phòng khám bệnh của chúng ta tăng 30%, thu nhập của chúng ta tăng thêm 10%”.
 
Thế đấy, những lời này có phải là có vấn đề gì không? Có thể các vị chủ nhiệm và các bác sĩ ngồi đây đều sẽ cảm thấy đây là một việc rất tự nhiên. Kỳ thực, tôi nói cho mọi người biết, những lời này không nên được nói ra từ một viện trưởng, mà phải là lời của nhà kinh doanh, viện trưởng chúng ta nên nói những điều gì? Điều chúng ta nên nói là: “Chúng ta đã chữa khỏi cho bao nhiêu người, chúng ta đã giúp được cho bao nhiêu người”.
 
Chúng ta đã quên mất cái gì gọi là bệnh viện, chẳng phải giá trị quan đã gặp bất trắc. Cũng có bác sĩ nói cho tôi biết, bản thân anh ta làm bác sĩ là để kiếm tiền. Điều này vốn không sai, nhưng tôi muốn nói cho các vị rằngnếu chỉ muốn kiếm tiền thì đừng bao giờ làm bác sĩ. Có nhiều công việc trong xã hội này so với nghề bác sĩ vẫn kiếm được rất nhiều tiền, buôn bán bất động sản, khai thác mỏ, tài chính, IT… Thế nhưng, chỉ có hai nghề vừa kiếm ra tiền vừa được sự tôn nghiêm, một là bác sĩ, hai là giáo viên. Ở Nhật Bản, chỉ có hai nghề có thể được gọi là “tiên sinh”, đó chính là hai nghề này, bác sĩ và giáo viên.
 
Tôi có một người bạn, là trưởng phòng nghiên cứu khoa học bệnh viện Hiệp Hòa, Bắc Kinh, ông ta là người Tân Cương. Ông ấy từng kể cho tôi một chuyện, người Duy Ngô Nhĩ tin rằng con người khi chết đi có thể lên trời, nhưng không phải ai cũng có cơ hội lên trên đó mà phải trải qua thảo luận tập thể. Tham quan, công an xấu, trật tự đô thị xấu phải bị đọa xuống địa ngục; nhưng chỉ có hai nghề có thể lên trời mà chẳng cần bàn cãi nhiều, đó chính là nghề bác sĩ và giáo viên.
 
Điều gì gọi là tôn nghiêm? Tôi cũng là một bác sĩ, tôi cũng có nhận thức về điều này. Một người tìm tôi xem bệnh, đem hết những tâm tư thầm kín kể cho tôi nghe, cởi hết quần áo cho tôi kiểm tra, đem hết những thống khổ nói cho tôi biết, giao cả sinh mệnh cho tôi, loại người này chỉ xếp sau Thần mà thôi, không phải người bình thường. Nếu như bác sĩ không xem thật kỹ bệnh mà chỉ xem túi tiền của người bệnh, người bệnh sẽ hận các vị đến chết.
 
Cơ Đốc Giáo có hai điều rất quan trọng, một là quan niệm thần thánh, hai là tinh thần bác ái. Quan niệm thần thánh cho tôi biết bác sĩ là tập thể những người ưu tú. Hội trưởng Hiệp hội bác sĩ Trung Quốc là Trương Nhạn Linh từng nói với tôi, ông ấy đến Nhật Bản vào thập niên 90. Ở Nhật lúc đó có một người thường xuyên đến thăm hỏi các bác sĩ, điều này khiến tập thể bác sĩ Trung Quốc rất lấy làm lạ, “Chúng tôi không phải đoàn đại biểu chính trị, cũng không phải đoàn đại biểu kinh tế, cũng không phải đoàn đại biểu ngoại giao, chỉ là một nhóm bác sĩ”. Cuối cùng, người kia mới nói một câu “Tôi cả đời muốn làm bác sĩ, nhưng thi không đậu, thế nên tôi tôn kính bác sĩ”.
 
Chủ tịch bệnh viện Hòa Mục Gia, Bắc Kinh, Lý Bích Tinh, là người Do Thái, bà từng nói với tôi vì sao người Do Thái nhiều người thành công, thông minh hơn những người khác. Kỳ thực là vì người Do Thái có quan niệm thần thánh. Người Do Thái tin rằng họ là con dân của Thượng Đế, cho nên họ so với người khác càng nỗ lực, càng chăm chỉ, cũng càng dễ thành công.
 
Bác sĩ nếu có được quan niệm thần thánh, họ sẽ là những người ưu tú nhất, bất kể là ở phương diện nào, dù cho là thầy thuốc làng, họ cũng sẽ là những người ưu tú nhất nơi đó. Hai ngày trước, Đài Loan có một bác sĩ rất ưu tú là Kha Văn Triết, hiện đã thành thị trưởng thành phố Đài Bắc. Không chỉ là bác sĩ, ông còn là lãnh đạo, một bác sĩ giỏi không chỉ về kỹ thuật mà còn về nhân phẩm, nó giúp ông sự ủng hộ và tán thành của mọi người.
 
Tuy nhiên, ai ai trong chúng ta cũng biết, mấy năm nay xã hội chúng ta phải đối mặt với rất nhiều vấn đề. Sinh viên y khoa Đại học Phục, Thượng Hải, đầu độc chết chính bạn học cùng ký túc xá, cậu ta đã nói một câu “Tôi là ‘cái xác người trống rỗng’, không có giá trị quan”.
 
Tôi không biết mọi người có từng nghĩ tới chưa, tại sao cậu ta là “cái xác người trống rỗng”? Suy nghĩ một chút mấy năm nay vẫn có một số sinh viên đại học giết người, như Mã Gia Tước, Dược Gia Hâm. Những năm nay chúng ta đã sáng tạo ra tài phú vật chất cực lớn, thế nhưng chúng ta đã sáng tạo được tài phú tinh thần chưa? Mọi người có thể để tay lên ngực tự hỏi lòng mình. Quốc gia chúng ta có rất nhiều mỹ đức truyền thống, lòng yêu nước, yêu quê hương, giảng hiếu tận, giảng cần kiệm, giảng lấy đức phục người, giảng thiên hạ công bằng, giảng tiết kiệm phục lễ, khắc kỉ phục lễ (lời của Khổng Tử: ước chế tự thân khôi phục lễ nghĩa), giảng lễ nghĩa nhân trí tín, thế nhưng dường như hiện nay chẳng ai giảng về điều này nữa.
 
Sự cứu rỗi của tinh thần nhân văn
 
Thư cục Trung Hoa vừa xuất bản hai cuốn tài liệu giảng dạy cơ sở văn hóa truyền thống Trung Hoa của Đài Loan. Các bạn Đài Loan của tôi đều cho tôi biết, họ từ nhỏ đều đọc “Luận ngữ”, còn chúng ta thì làm gì? Bài học đạo đức phẩm cách tư tưởng của chúng ta ở tập thể là “bịt tai lại mà đi trộm chuông”. Có giáo sư Bắc Đại nói rằng chúng ta mấy năm nay đều bồi dưỡng rất nhiều “người tư tưởng ích kỷ một cách tinh xảo”, cái gì gọi là người tư tưởng ích kỷ một cách tinh xảo? “Tinh xảo” là thông minh, “tư lợi” là mọi thứ đều lấy tự ngã làm trung tâm.
 
Chúng ta nên thật sự phản tỉnh lại, có một lần tôi và Sa Beining nói chuyện tại Vũ Hán, ông ta hỏi tôi “Ngành nghề chữa bệnh như thế nào?”. Tôi liền đáp lại: “Trước hết đừng nói ngành nghề chữa bệnh như thế nào, khi Đài Truyền hình Trung ương truyền bá những quảng cáo giả dối như “Ngậm ăn đông trùng hạ thảo” “Life No.1”…, đã nói rõ toàn thể dòng sông đã bị ô nhiễm, không có con cá nào thoát khỏi ô nhiễm, cách xử lý ô nhiễm là xử lý từ thượng du. Tổng bí thư trung ương Đảng là ông Tập, hiện đang xử lý thượng du, dòng sông có lẽ rất nhanh sạch sẽ”.
 
Điều này kỳ thực là giá trị quan. Các vị đều là những chuyên gia lớn nắm giữ kỹ thuật tiên tiến các loại, có đầy người bản lĩnh có thể làm hai chuyện. Một là thấy việc nghĩa hăng hái làm, thấy việc bất bình ra tay tương trợ; hai là chặn đường cướp bóc. Làm tốt làm xấu, bản chất văn hóa trong nội tâm người ấy sẽ quyết định lựa chọn cuối cùng của mình.
 
Có vị bác sĩ cho tôi biết, ông ta trong ngày đầu tiên đi làm ở khoa tiêu hóa, mỗi ngày ít nhất phải hoàn thành chỉ tiêu là chữa bệnh được cho 1 người. Thế nhưng hôm đó ông ta cả ngày 1 bệnh nhân cũng không có, mà giờ tan ca sắp đến. Khi ấy, một nông dân bị bệnh tim mạch vì bị đeo sai số nhầm khoa và tìm đến. Do đó, ông đã làm trái lương tâm mà xem bệnh và kê thuốc cho người nông dân này. Khi bệnh nhân lấy thuốc rồi quay lại hỏi, ông ta cảm thấy nội tâm thật sự áy náy. Ông ta bèn bảo người nông dân này hãy tới lấy số lần nữa để đi khám tim mạch, người nông dân đó đột nhiên khóc ròng nói: “Tôi đã dùng hết tiền rồi”. Vị bác sĩ này sau khi đã bộc bạch chuyện của mình với đồng nghiệp, thì cảm giác xấu hổ cứ vây lấy tâm can, từ đó rời bỏ bệnh viện, không làm bác sĩ nữa.
 
Khi các viện trưởng, cán bộ cấp trên chế định chính sách, đừng bao giờ để bác sĩ chúng ta phải phải hi sinh sự lương thiện để đổi lấy quyền lợi chính đáng lúc đó.Vốn dĩ anh ta nên có tiền lương 1 vạn đồng nhưng chỉ phát cho anh ta 2.000, còn 8.000 đồng để anh ta tự mình kiếm lời; đây là hành vi gian ác.
 
Cái gì là bệnh viện? Trong thời trung cổ, xã hội của Cơ Đốc giáo có rất nhiều người nghèo là ăn mày lang thang khắp nơi, không ai quản đến. Vì thế, họ đã bố trí một nơi để họ giảm bớt khổ cực, cuối cùng từ từ tạo thành bệnh viện Cái gì là chữa bệnh? Chữa bệnh khởi nguyên là một tấm lòng đồng cảm, con người quý ở chỗ có tâm đồng cảm, lòng thương xót. Vì chứng kiến thấy người khác bị đau khổ, chịu khổ chịu nạn mà mình cũng cảm thấy  thương xót mà giúp đỡ người ta, đây mới gọi là chữa bệnh.Bởi vì yêu thương mới có chữa bệnh và bệnh viện, nếu mất đi tinh thần này thì không thể gọi là bệnh viện, mà gọi là giao dịch, nó không có tôn nghiêm.
 
Chúng ta cơ hồ đem bệnh viện trở thành một cái xí nghiệp, nhóm lãnh đạo của chúng ta cả đám mở hội họp, điều thích nhất nói đến là “Bệnh viện chúng ta 500 triệu, bệnh viện chúng ta 800 triệu, bệnh viện chúng ta 900 triệu, bệnh viện chúng ta 1,2 tỷ, bệnh viện chúng ta 2 tỷ”. Tại sao chủ nhiệm khoa phụ sản bệnh viện Hiệp Hòa, Lang Cảnh, và viện sĩ nói rằng nhân viên phòng y tế mỗi tuần phải đọc một cuốn sách ngoài chuyên môn, chính là vì để mở rộng mặt tri thức. Bác sĩ chúng ta nên học được cách giao tiếp với người, chúng ta không thể chỉ học mỗi cách giao tiếp với bệnh tật.
 
“Có khi đi trị liệu, thường xuyên giúp đỡ, lại luôn là an ủi”, luôn là an ủi, thế nhưng chúng ta có năng lực an ủi không? Cái này hoàn toàn là nhân văn y học phải được bồi đắp. Chỗ khác biệt giữa bác sĩ Trung Quốc và bác sĩ Mỹ Quốc là ở chỗ nào? Bác sĩ Trung Quốc hiện nay kinh nghiệm lâm sàng vô cùng phong phú, chúng ta đã làm nhiều giải phẫu như thế. Thế nhưng so sánh bác sĩ Trung Quốc và Mỹ Quốc một chút, điều khác biệt ở chỗ “thương yêu”. Bác sĩ Mỹ Quốc làm bệnh nhân cảm nhận được tình yêu, bác sĩ Trung Quốc không làm được.
 
Không đủ tin tưởng khoa học kỹ thuật, đây là một bộ phận rất quan trọng của văn hóa truyền thống dân tộc chúng ta. Toàn thế giới đại đa số dân tộc đều tin rằng con người chết rồi có thể luân hồi, có cuộc đời sau này.Thế nhưng dân tộc chúng ta muốn truy cầu trường sinh bất tử, thế nên chúng ta phát minh ra rất nhiều phương pháp trường sinh bất tử. Chúng ta tuyệt đối là một dân tộc không có sự chuẩn bị cho cái chết. Người Trung Quốc nào cũng có thể nhẫn chịu, mâu thuẫn gia đình, mâu thuẫn công việc, mâu thuẫn xã hội đều có thể nhẫn, thế nhưng khi đối mặt với cái chết thì không nhẫn chịu được. Chúng ta không có chuẩn bị, đối mặt với cái chết, phản ánh tâm lý đầu tiên là phẫn nộ và khiếp sợ. Do đó, văn hóa truyền thống của chúng ta quá cần tinh thần nhân văn y học.
 
Tôi nói một vấn đề cuối cùng, cũng là vấn đề làm thế nào để trở thành một người bác sĩ tốt. Thứ nhất, tôi không muốn nói mọi người ai cũng phải đi học Lôi Phong, học Bạch Cầu Ân, tôi chỉ cần nói cho các vị chuyên gia và lão sư, các vị nhất định phải nghĩ đến khi mình già rồi thì cũng sẽ rơi vào trong tay một bác sĩ nào đó. Các vị trước hết làm một bác sĩ tốt, học trò của các vị mới có thể là bác sĩ tốt, đợi khi các vị già rồi, vị bác sĩ này sẽ chăm sóc các vị. Hiện nay các vị không làm được một bác sĩ tốt, đợi khi các vị già rồi, học trò của các vị sẽ chiếu theo phương pháp của các vị mà trừng phạt các vị. Chúng ta không thể khiến học trò học Lôi Phong khi chính mình đang học theo Hòa Thân.
 
Thứ hai, vì con cái mà làm một người tốt. Rất nhiều việc, người Trung Quốc chỉ có vì con mới làm, vì con mới cải biến. Tôi từng giảng về vấn đề cai thuốc, tuy chúng ta học người nước ngoài trên hộp thuốc lá in hình đầu lâu và phổi đen, nhưng rất nhiều người căn bản sẽ không cai thuốc. Chúng ta dưới tình huống nào mới cai được? Chỉ có khi trên bao thuốc có viết “Hút thuốc sẽ khiến cho con của các bạn biến thành dị dạng”, tôi nghĩ người đọc câu đó nhất định sẽ cai.
 
Thứ ba, con người cả đời này vì cái gì mà đến đây? Nếu như có cơ hội đi trong sa mạc Tân Cương để quan sát 1 lần, nếu như có một vũng nước, thì nhất định phải trồng cỏ, có cỏ mới có dê bò, có dê bò mới có người. Giá trị của cỏ là vì để cho dê bò sống tốt, giá trị của dê bò là để cho con người sống tốt, giá trị của con người là khiến cho những sinh vật khác sống tốt. Xã hội này vì có bạn mới có thêm 1 phần tốt đẹp, đừng vì có bạn mà lại thêm lại một phần thống khổ hoặc bất hảo.
 
Theo sina.cn
 

No comments: