THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 9-5-2016
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 9-5-2016
Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ viết thư xin Tổng Thống Hoa Kỳ Obama tạo nên cơ hội lịch sử cất tiếng cho nhân quyền, dân chủ, tự do tôn giáo trong chuyến viếng thăm Việt Nam sắp tới
PDF: http://tinyurl.com/jrzugye
PARIS, ngày 9.5.2016 (PTTPGQT) — Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ vừa viết bức thư gửi Tổng Thống Hoa Kỳ Barack. H. Obama nói lên thảm trạng nhân quyền và tôn giáo tại Việt Nam nhân chuyến viếng thăm của Tổng Thống Hoa Kỳ cuối tháng 5 này. Thư viết từ Saigon ngày 30 tháng Tư, gửi sang Paris nhờ Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế chuyển đến toà Bạch Ốc. Chúng tôi đã thực hiện việc này và thư đã đến tận tay Tổng Thống Obama.
Đức Tăng Thống “Xin Tổng Thống sử dụng chuyến đi này để nói lên cho thân phận hằng nghìn người Việt Nam, nam phụ lão ấu, nông dân và công nhân, trí thức nhân sĩ, nhà báo, nhà bloggers và tín đồ các tôn giáo đang mỏi mòn trong nhà tù, hay bị quản chế, bị bạo hành hay sách nhiễu, vì dấn thân đòi hỏi tự do tôn giáo, dân chủ và tôn trọng nhân quyền”.
Ngài nhận định : “Những năm gần đây, Việt Nam mở cửa kinh tế và trở thành một diễn viên ngày càng tác động trong vùng Á châu Thái Bình dương cũng như trên sân khấu toàn cầu. Thế nhưng chính quyền chẳng có tí nỗ lực nào trong việc mở cửa chính trị, hay xây dựng những thiết chế cần thiết để bảo vệ các quyền của người công dân. Bốn mươi mốt năm sau chiến tranh chấm dứt, người dân Việt chúng tôi vẫn không hề có tự do báo chí, không hề có các thành phần đối lập, không hề có xã hội dân sự”.
Kết thúc bức thư, Đức Tăng Thống mời gọi Tổng Thống Obama “Hãy cùng đứng bên chúng tôi, và cất tiếng cho nhân quyền trong cuộc viếng thăm Việt Nam sắp tới. Làm như thế, Tổng Thống tạo nên cơ hội lịch sử, mà chúng tôi sẽ ghi nhớ như sự lật trang cho phong trào tự do và dân chủ tại Việt Nam”.
Bạn đọc có thể vào Trang Nhà Quê Mẹ xem nguyên văn tiếng Anh bức thư này. Sau đây là bản Việt dịch của Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế :
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN TĂNG THỐNG
Thanh Minh Thiền Viện, 90 Trần Huy Liệu, Phường 15, Quận Phú Nhuận, TP Saigon
Phật lịch 2560
Số 20/TT/VTT
Thư Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ
gửi Tổng Thống Hoa Kỳ Barack H. Obama
bản Việt dịch
Kính gửi Tổng Thống Barak H. Obama,
Tổng Thống Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ
Toà Bạch Ốc
Washington D.C 20500
Hoa Kỳ
Saigon, ngày 30 tháng 4 năm 2016
Thưa Tổng Thống,
Tháng 5 này, Tổng Thống sẽ đến thăm Việt Nam lần đầu tiên. Nhân dân Việt Nam trông đợi cuộc viếng thăm của Tổng Thống, và mừng vui đón chào Tổng Thống trên mảnh đất thương yêu của chúng tôi.
Trước hết, tôi muốn gửi lời cảm tạ, do bản thân tôi có món nợ tri ân với Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ. Năm 1998, Ngoại trưởng Madeleine Albright viếng thăm Việt Nam lần đầu tiên. Thời ấy tôi bị giam tại nhà tù quái ác Ba Sao gần Hà Nội. “Tội” của tôi là đã dẫn đầu phái đoàn cứu trợ các nạn nhân bão lụt ở đồng bằng Sông Cửu Long. Trong chuyến viếng thăm này, Ngoại trưởng Albright lên tiếng tại Hà Nội yêu cầu trả tự do cho ba tù nhân chính trị — Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Đan Quế và tôi. Liền sau đó, cả ba chúng tôi được trả tự do trong một kỳ ân xá. Nếu không có lời kêu gọi của Ngoại trưởng Albright và sự can thiệp của Hoa Kỳ, chúng tôi sẽ phải mòn mỏi trong tù không biết bao nhiêu năm nữa.
Hôm nay, tôi vẫn còn bị quản chế, dưới sự theo dõi thường trực của công an, và bị mất hết mọi quyền công dân. Nhưng thư này tôi không viết để xin Tổng Thống can thiệp trả tự do cho bản thân tôi. Quan trọng hơn, tôi chân thành xin Tổng Thống sử dụng chuyến đi này để nói lên cho thân phận hằng nghìn người Việt Nam, nam phụ lão ấu, nông dân và công nhân, trí thức nhân sĩ, nhà báo, nhà bloggers và tín đồ các tôn giáo đang mỏi mòn trong nhà tù, hay bị quản chế, bị bạo hành hay sách nhiễu, vì dấn thân đòi hỏi tự do tôn giáo, dân chủ và tôn trọng nhân quyền.
Những năm gần đây, Việt Nam mở cửa kinh tế và trở thành một diễn viên ngày càng tác động trong vùng Á châu Thái Bình dương cũng như trên sân khấu toàn cầu. Thế nhưng chính quyền chẳng có tí nỗ lực nào trong việc mở cửa chính trị, hay xây dựng những thiết chế cần thiết để bảo vệ các quyền của người công dân. Bốn mươi mốt năm sau chiến tranh chấm dứt, người dân Việt chúng tôi vẫn không hề có tự do báo chí, không hề có các thành phần đối lập, không hề có xã hội dân sự. Việt Nam là quốc gia trẻ, thế hệ trẻ năng động của nước tôi sử dụng truyền thông xã hội và Internet để trao đổi, học hỏi các ý tưởng mới. Thế nhưng sự khao khát kết nối toàn cầu đã đưa họ vào nhà tù, hay bị kết án theo những điều luật lạc hậu thời Chiến tranh lạnh như “tuyên truyền chống phá Nhà nước”, “phá hoại tình đoàn kết quốc gia”, hay “lợi dụng tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước”. Kinh tế hoá toàn cầu dẫn tới những thách thức mới cho giới công nhân, đông đảo giới này sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt không xứng với đồng lương. Họ chẳng có Công đoàn tự do nói lên những nỗi bất bình hay bảo vệ quyền lợi người công nhân.
Chuyến đi của Tổng Thống đang sát lại gần, thì nhân quyền tại Việt Nam càng bị đàn áp và gia tăng. Bao là lời hứa hẹn tại Đại hội Đảng lần thứ XII hồi tháng giêng đã bay mất, và giới lãnh đạo thuộc phe cứng rắn nắm hết quyền bính. Ông cựu Bộ trưởng Công an nay lên làm Chủ tịch Nước, khí hậu đàn áp được thấy rõ rành rành. Tháng 3 đầu năm nay, trong thời gian 2 tuần lễ, bảy nhà hoạt động nhân quyền bị kết án tổng cộng 22 năm tù, chỉ vì họ hành xử chính đáng quyền tự do ngôn luận và hội họp. Những điều luật cấm đoán mới được thông qua, như Luật Báo chí sửa đổi, Luật Tiếp cận Thông tin, Thông tư số 13 về biểu tình trước toà án, và Luật Hội, Luật Tôn giáo sẽ được Quốc hội thông qua trong năm nay. Các Luật mới này đều trái ngược với nghĩa vụ Việt Nam trong tư cách thành viên quốc gia đối với Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị của LHQ.
Thưa Tổng Thống,
Nhân dân Việt Nam chào đón sự tăng cường quan hệ giữa hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam, chúng tôi tin rằng điều này sẽ giúp cho chính quyền Việt Nam bước lên đường cải cách chính trị. Đồng thời, chúng tôi vững tin rằng mối quan hệ này chỉ có thể duy trì khi được thiết lập trên nền tảng hỗ tương tôn trọng dân chủ, tự do và nhân quyền đã được toàn thế giới công nhận.
Một trong những quyền này — mẹ đẻ của mọi nhân quyền — là quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng. Việt Nam là chiếc nôi của nhiều tôn giáo khác biệt, nhưng đa số nhân dân theo Phật giáo. Trên 2000 năm qua, giáo lý bao dung và từ bi của đức Phật đã thấm đẫm vào văn hoá và bản sắc người dân, gợi hứng cho tinh thần yêu chuộng tự do, công bình xã hội, và tự chủ bàng bạc cho đến ngày hôm nay. Chính nền văn hoá tự do và tinh thần tự chủ quốc gia này mà nhà cầm quyền Việt Nam tìm hết cách dập tắt và đàn áp.
Trong bài diễn văn đọc tại Cuba tháng Ba vừa qua, Tổng Thống nói rằng : “Tôi tin vào dân chủ — là điều giúp cho người công dân được tự do nói lên ý kiến họ mà chẳng cần sợ hãi, được lập hội, được phê phán chính quyền họ, và được biểu tình ôn hoà ; đó là nền pháp quyền vắng bóng các cuộc bắt bớ tuỳ tiện những ai hành xử các quyền của họ. Tôi tin rằng mọi người đều có tự do thực hiện đức tin của mình một cách hoà ái và công khai. Và, đúng như vậy, tôi tin vào lá phiếu để chọn lựa người cầm quyền qua các cuộc bầu cử tự do và dân chủ”.
Nhân dân Việt Nam chúng tôi chia sẻ niềm tin của Tổng Thống, và chúng tôi tiếp tục cuộc vận động ôn hoà để thực hiện các điều này dù phải trả với bất cứ giá nào. Xin Tổng Thống hãy cùng đứng bên chúng tôi, và cất tiếng cho nhân quyền trong cuộc viếng thăm Việt Nam sắp tới. Làm như thế, Tổng Thống tạo nên cơ hội lịch sử, mà chúng tôi sẽ ghi nhớ như sự lật trang cho phong trào tự do và dân chủ tại Việt Nam.
Với lòng trân trọng kính cẩn(ấn ký)Sa Môn Thích Quảng ĐộĐệ Ngũ Tăng Thống
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
VĂN QUANG * CHUYỆN CÁ CHẾT
Lẩm cẩm từ Sài Gòn:
Chuyện con cá chết và những ông tiến sĩ VN
Văn Quang
Trong tuần vừa qua và cho đến nay, dư luận ở VN bùng lên gay gắt với những con cá bỗng dưng lăn đùng ra chết từ gần một tháng nay. Thật ra cá biển chết hàng loạt từ bao giờ không ai biết, có thể cá chết từ mấy tháng trước, người dân chỉ biết đến gần một tháng nay. Bằng ấy ngày mà các cơ quan chức năng của VN không ai chú ý tới. Cho tới khi người dân la lối om xòm và hội nghề cá VN lên tiếng trên các diễn đàn thì các cơ quan gọi là “chức năng” của VN mới quýnh quáng họp nhau đi tìm nguyên nhân. Nhưng con cá chết sao lại có liên quan đến các ông tiến sĩ ở VN? Rất giản dị bởi trong các “cơ quan chức năng” ấy toàn những ông bằng cấp đầy mình, toàn những ông tiến sĩ nắm giữ những chức vụ hàng đầu để lo cho đời sống của người dân. Thế nên người dân mới đặt câu hỏi các ông tiến sĩ ấy đi đâu, làm gì trong khi người dân chết lên chết xuống vì cá nhiễm độc. Chằng phải chỉ có cá chết, chim ở “vương quốc đảo chim” cũng chết sạch, cây cối ở rừng ngập mặn cũng đang chết.
Và cũng rất trùng hợp, trong thời gian này chuyện “lò đào tạo tiến sĩ” lại được dư luận đặt vấn đề về chất lượng và con đường ngắn nhất lấy bằng tiến sĩ của những cái “lò đào tạo” đó. Thì ra hai chuyện con cá chết và ông tiến sĩ tưởng khác nhau mà thật ra chỉ là một. Nhu cầu kiếm cái bằng tiến sĩ bằng mọi cách, mọi giá ở VN ngày càng cần thiết hơn bao giờ hết, nhất là các ông học hành chẳng ra sao lại muốn làm quan to hoặc đã làm quan to nhưng chưa có cái bằng tiến sĩ. Có cầu tất có cung nên từ đó tới nay các lò đào tạo tiến sĩ vẫn đắt hàng như tôm tươi. Học hành như thế làm sao các ông ấy trả lời được vì sao cá chết. Đó là nguyên nhân chính cho cái sự liên quan giữa con cá chết và ông tiến sĩ.
Trong hình chụp ngày 20 tháng Tư, 2016, một em trai đang xem một con cá chết
tại bãi biển Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. (Getty Images)
Trước hết về cái “thảm hoạ” cá chết hàng loạt đã và đang xảy ra tại VN. Phải nói đó là một cơn bão mạng, có quá nhiều bài từ trong nước đến nước ngoài, tôi tường thuật những nét chính và sự thật khách quan để bạn đọc tiện theo dõi.
Tai hại trước mắt và lâu dài
Vụ cá chết hàng loạt và hiểm hoạ đang đến với người dân, không chỉ ở những vùng có cá chết như ở miền Trung bởi cá thường được chở từ nơi này sang nơi khác bán ở các chợ và ngay ở các siêu thị trong toàn quốc, người dân ăn cá chẳng biết con nào có độc con nào không. Cho nên người ở đâu cũng có thể gặp chất độc hại trong con cá chết. Cá chết, điều đó cũng có nghĩa là tính mạng của người dân bị đe dọa bởi nguồn thức ăn từ biển có nguy cơ độc hại.
Chuyện được biết đến bắt đầu từ ngày 6 tháng 4, hiện tượng cá biển chết hàng loạt bắt đầu xuất hiện ở gần khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh), sau đó lan rộng ra suốt dọc trên 300 km bờ biển 4 tỉnh miền Trung: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, môi trường sống và sinh kế của người dân. Thống kê đến ngày 25/4 vừa qua cho biết, bốn tỉnh ven biển phát hiện gần 70 tấn cá tự nhiên chết dạt vào bờ.
Một bé gái 8 tuổi, ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình bị ngộ độc phải nhập viện cấp cứu do ăn phải cá chết. Một thợ lặn ở cảng Sơn Dương (Vũng Áng, Hà Tĩnh) tử vong sau khi lặn xuống biển để xây dựng đê chắn sóng và 5 thợ lặn khác cũng phải vào viện để kiểm tra sức khỏe. Đó là những “hệ luỵ” đầu tiên mà người dân phải gánh chịu. Còn những tàn phá ngầm trong cơ thể người dân và trong toàn xã hội chưa ai có thể thống kê được. Nó là thứ có thể tàn phá cơ thể từ từ như cái chết chậm không được báo trước.
Chỉ cần 2 tiếng thí nghiệm đã biết vì sao cá chết
Trước sự chứng kiến của đại diện Trung Tâm Quan Trắc Môi Trường - Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Hà Tĩnh và nhiều người dân, phóng viên đài Truyền Hình VTC đổ nước vàng đục lấy từ vùng biển Vũng Áng - nơi Formosa xả thải khỏi nhà máy luyện thép, bị nghi là nguyên nhân gây ra tình trạng cá chết hàng loạt trong 21 ngày qua - ra thau nhựa rồi cho 2 con cá đang sống khỏe vào. Sau 2 phút tung tăng, 2 con cá đuối dần rồi chết ngay đơ.
Không cần nói nhiều, bấy nhiêu đã đủ khẳng định nước biển chỗ Formosa cực độc!
Trở lại với cuộc họp báo của Formosa, trả lời phóng viên về việc nhập gần 300 tấn hóa chất về súc rửa đường ống, lãnh đạo công ty này nói Formosa có nhập “một ít axít” về rửa đường ống nhà máy nhưng không phải là dùng cho đường ống xả thải (!?). Vậy khi “rửa đường ống nhà máy” xong, nước thải ấy không xả ra biển thì xả đi đâu?
Tất nhiên, thực nghiệm nói trên của VTC chưa có cơ sở khoa học đầy đủ để “buộc tội” nhưng lý do vì sao nước biển ở Vũng Áng chỗ nhà máy luyện thép độc hại đến như vậy? Chẳng ai trả lời! Mới chỉ có “biện pháp giám sát tiếp cận.”
Vào 2 giờ chiều 27-4-2016, đại diện của bảy bộ gồm: Tài Nguyên và Môi Trường, Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Khoa Học và Công Nghệ, Công Thương, Y tế, Công An, Quốc Phòng cùng Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam, cuộc họp đầu tiên giữa các bên cũng có sự tham gia của nhà khoa học từ Tokyo, Nhật Bản. Lãnh đạo bốn tỉnh ven biển đã có cuộc họp kín kéo dài năm tiếng. Sau đó đã công bố trước hàng trăm phóng viên báo chí chầu chực từ trưa tới tối, cuộc họp báo tối 27-4 diễn ra trong vòng 10 phút.
Thứ trưởng Tài Nguyên và Môi Trường Võ Tuấn Nhân công bố kết quả điều tra ban đầu. Có thể tóm tắt công bố đó như sau:
Ông Nhân nói: “Một là do tác động của độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người trên đất liền và trên biển. Hai là do hiện tượng dị thường của tự nhiên kết hợp với tác động của con người tạo nên hiện tượng tảo nở hoa mà trên thế giới gọi là thủy triều đỏ.” Và "Chưa có bằng chứng kết luận mối liên hệ của Formosa đến cá chết hàng loạt. Số liệu quan trắc cho thấy các thông số môi trường chưa vượt chuẩn quy định."
Thế là hết, vẫn cứ đi tìm nguyên nhân. Các nhà báo chỉ còn biết nói “hụt hẫng,” “phẫn nộ,” “thất vọng.”
Người dân hãy chờ đó. Theo lời tuyên bố này thì nhà máy Formosa vẫn cứ đứng vững như kiềng ba chân. Ông chủ cứ yên tâm.
Tuy nhiên những câu hỏi của Hội Nghề Cá VN vẫn còn đó. Họ cần phải biết, có quyền được biết rõ nguyên nhân để yên tâm sinh sống. Dù cho ông Bộ Trưởng Tài Nguyên Môi Trường thừa nhận cá chết hàng loạt ở miền Trung là thảm họa môi trường lớn, việc ứng phó chậm và lúng túng "xin nhận khuyết điểm” và mấy ông chủ công ty có cúi đầu xin lỗi vì môt câu nói ngu xuẩn của tên Chu Xuân Phàm cũng chẳng giải quyết được gì và cũng chẳng làm người dân bớt nổi giận.
Việc các quan đầu tỉnh Đà Nẵng nhảy xuống biển tắm và mời các nhà báo cùng ăn cá ở cửa hàng là một “chiêu chào hàng” hay nhưng mới chỉ là phần ngọn. Điều họ cần được thông tin minh bạch là vì sao cá chết, nguy hiểm ở những vùng nào, giải quyết ra sao để loại trừ hậu hoạ.
Lương tâm cũng chết luôn rồi
Làm việc với lãnh đạo Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS), Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định:
“Đối với pháp luật VN, hệ thống xả thải mà lắp đặt ngầm là không cho phép. Chúng tôi đề nghị phải có biện pháp để giám sát, tiếp cận và quan sát hệ thống này.”
Lý giải thêm về phát ngôn trái chiều giữa Bộ Trưởng và Thứ Trưởng TN-MT Võ Tuấn Nhân về việc đường ống xả thải ngầm của Formosa đặt có đúng pháp luật hay không, ông nói:
“Tôi khẳng định pháp luật Việt Nam không cho phép vì điều 101 Luật bảo vệ môi trường có hiệu lực từ năm 2015 đã thể hiện, trong đó quy định: bất cứ đường ống nào - nhất là đường ống xả thải - đều phải tạo điều kiện cho quá trình giám sát, tiếp cận, kiểm tra một cách dễ dàng, như vậy không thể đi ngầm được. Còn Thứ Trưởng Nhân có nói về sự hợp pháp là do nhìn vào hồ sơ thấy có sự cho phép của cơ quan chức năng”.
Nếu cái gọi là “cơ quan chức năng” có bao che hay nhận hối lộ thì lương tâm cũng chết luôn rồi. Còn mong gì cứu vãn!
Trong khi đó nhiều biểu ngữ được giăng cao thể hiện thái độ dứt khoát của người dân:
“Chúng tôi chọn tôm cá, không chọn nhà máy”
“Đuổi Formosa ra khỏi đất Việt Nam”
“Hãy trả lại biển sạch cho chúng tôi”…
Cần phải nói rõ là chẳng phải chỉ có ở Vũng Áng, Hà Tĩnh mà cả nước đòi “trả biển cho dân.” Trên các trang web như Youtube, Facebook, bạn bè gửi cho nhau có hàng trăm video thông tin về thảm họa này. Cả thế giới cũng đang nổi giận (trừ Trung Quốc). May mà cho đến nay các nhà khoa học Mỹ, Đức, Israel đã đồng ý giúp đỡ VN tìm nguyên nhân.
Liên quan các ông tiến sĩ
Theo dư luận báo chí VN: Có bao nhiêu nhà khoa học trong số 24,000 tiến sĩ khả kính của nước ta có thể trả lời được vì sao mà cá chết?
Trong những ngày mà cá chết xuất hiện trên trang nhất của tất cả mọi tờ báo vì người đọc chờ mãi vẫn không biết thực hư nguyên nhân là vì sao thì Dự Án Trắc Lượng Khoa Học Việt Nam công bố số tiền ngân sách được cấp cho tổ chức khoa học quan trọng nhất đất nước là Viện Hàn Lâm Khoa Học Việt Nam trong 5 năm qua là 2,000 tỷ đồng ($88.6 triệu Mỹ kim).
Tiền tấn để bảo vệ luận án!?
GS Võ Khánh Vinh, Giám đốc Học Viện Khoa Học Xã Hội - Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam, cho hay học phí của nghiên cứu sinh (NCS) – tức là những anh theo học tại học viện– rất thấp, khoảng 15 triệu đồng/năm ($665). Nếu tính theo mức học phí quy định thì tổng chi phí cho một NCS chỉ khoảng 50 triệu đồng ($2,215) nhưng trên thực tế, để có được tấm bằng, số tiền NCS phải bỏ ra cao hơn khoảng 15-20 lần. Thầy ở xa tới thì chi phí đội lên không biết bao nhiêu mà tính. Chỉ cần một câu trả lời cũng đủ biết các ông tiến sĩ đó mua bằng chứ có học hành gì đâu.
Và còn một chuyện khôi hài đen nữa là nhiều nhà khoa học nhận được e mail mời mua vinh danh.
Thư mời kèm hợp đồng kinh phí hỗ trợ
Cụ thể như Tiến sĩ Nguyễn Công Lý, Khoa Văn Học Ngôn Ngữ kiêm Phó giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Tôn Giáo, trường ĐH Khoa Học và Xã Hội Nhân Văn - ĐH QG TP. Sài Gòn cho biết, tôi nhận được Email với 6 nội dung là: thư mời, đề án vinh danh, phiếu đăng ký, đề cử xét vinh danh, bảng thông báo dự trù kinh phí tổ chức chương trình và thông báo tên tôi có trong 200 người được vinh danh đợt này… đặc biệt kèm theo cả Hợp Đồng Kinh Phí Hỗ Trợ tổ chức của Liên Hiệp Các Hội UNESCO Việt Nam, Công ty cổ phần truyền thông và phát triển thương hiệu Đại Việt.
Ngoài ra, PGS.TS Nguyễn Công Lý còn nhận nhiều cuộc điện thoại của người Ban tổ chức này hỏi có tham gia cuộc vinh danh này không và thông báo nếu tham gia đóng góp 20 triệu đồng.
PGS Lý cho biết thêm, khi họ nói như thế, tôi nói: Nhà giáo làm gì có tiền? và họ thông báo là giảm giá xuống cho tôi còn 10 triệu đồng.
“Một đồng tôi cũng không mua danh hão đó. Tôi thấy đây là một sự sỉ nhục, mua bán. Hiện nay có tình trạng, chạy chức, chạy quyền, chạy chức danh khoa học, chạy bằng cấp, chạy học vị… bây giờ thêm chạy danh. Tôi không ngờ đạo đức của trí thức lại xuống cấp như vậy. Tôi cũng không ngờ nhiều người có tiếng trong giới khoa học lại tham gia Hội Đồng Xét Duyệt như vậy.”
Bạn đọc đã thấy tình hình học và mua bán bằng tiến sĩ, mua cả cái “vinh danh” ở VN trong thời đại này cũng mặc cả cù cưa bớt một thêm hai giống hàng tôm hàng cá ở chợ như thế nào. Thế cho nên cá cứ việc chết, người cứ việc lăn đùng ra chết theo, tiến sĩ vẫn ầm ầm ra lò. Người dân Việt nào cũng cảm thấy xấu hổ và đau lòng cho văn hoá Việt tàn tạ như ngày nay.
Văn Quang – Viết từ Sài Gòn
(VienDongDaily.Com - 06/05/2016)
Monday, May 9, 2016
THÔNG TIN VÀ BÌNH LUẬN QUỐC TẾ
Tổng thống Obama thăm Việt Nam, Nhật Bản từ 21/5 - 28/5
Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Viện Nghiên Cứu Thuộc Quốc Hội Về Người Mỹ Gốc Á Châu Thái Bình Dương (APAICS) ở Washington, ngày 4/5/2016.
10.05.2016
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc sáng 10/5 cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ thăm Việt Nam và Nhật Bản từ ngày 21/5 đến 28/5 trong chuyến công du thứ 10 của ông đến châu Á. Chuyến thăm sẽ nêu bật cam kết không ngừng của tổng thống với chiến lược tái cân bằng của Mỹ sang châu Á và Thái Bình Dương. Đây là chiến lược nhằm tăng can dự của Mỹ về ngoại giao, kinh tế và an ninh với các nước và nhân dân trong khu vực.
Tòa Bạch Ốc cho hay tổng thống Mỹ sẽ thăm Việt Nam trước. Ông sẽ gặp giới lãnh đạo Việt Nam để bàn thảo các cách thức để Quan hệ Đối tác Toàn diện thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực, bao gồm kinh tế, quan hệ giữa nhân dân hai nước, an ninh, nhân quyền, và các vấn đề toàn cầu cũng như khu vực.
Tại Hà Nội, Tổng thống Obama sẽ đọc bài diễn văn về quan hệ Mỹ-Việt. Tại các cuộc gặp và các sự kiện ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tổng thống sẽ thảo luận về tầm quan trọng của việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương trong năm nay. Tổng thống cũng sẽ gặp các thành viên của xã hội dân sự, chương trình Sáng kiến Thủ lĩnh Trẻ Đông Nam Á, các chủ doanh nghiệp và cộng đồng kinh doanh.
Tòa Bạch Ốc cho hay tổng thống Mỹ sẽ thăm Việt Nam trước. Ông sẽ gặp giới lãnh đạo Việt Nam để bàn thảo các cách thức để Quan hệ Đối tác Toàn diện thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực, bao gồm kinh tế, quan hệ giữa nhân dân hai nước, an ninh, nhân quyền, và các vấn đề toàn cầu cũng như khu vực.
Tại Hà Nội, Tổng thống Obama sẽ đọc bài diễn văn về quan hệ Mỹ-Việt. Tại các cuộc gặp và các sự kiện ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tổng thống sẽ thảo luận về tầm quan trọng của việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương trong năm nay. Tổng thống cũng sẽ gặp các thành viên của xã hội dân sự, chương trình Sáng kiến Thủ lĩnh Trẻ Đông Nam Á, các chủ doanh nghiệp và cộng đồng kinh doanh.
Sau Việt Nam, ông Obama sẽ đến Nhật Bản tham gia Hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Ise-Shima. Ông cũng sẽ có chuyến thăm lịch sử đến thành phố Hiroshima cùng thủ tướng Nhật để nêu bật cam kết không ngừng của ông đối với việc mưu cầu hòa bình và an ninh của một thế giới không có vũ khí hạt nhân.
Trước đó, tại một cuộc họp báo ở Hà Nội ngày 10/5, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel đã nhận được câu hỏi liệu Tổng thống Obama có dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam sau chuyến thăm hay không. Nhà ngoại giao Mỹ trả lời rằng “chưa có quyết định nào” về lệnh cấm này.
Tuy nhiên, vị trợ lý ngoại trưởng đặc trách Đông Á-Thái Bình Dương nói lệnh cấm vốn đã được áp đặt trong nhiều thập kỷ vẫn được xem xét định kỳ. Ông Russel nói Mỹ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm này đối với Việt Nam trong năm 2014 để Việt Nam mua một số mặt hàng quốc phòng giúp bảo vệ vùng ven biển và mặt biển. Ông nhận xét rằng việc dỡ bỏ một phần thể hiện quan hệ an ninh-quốc phòng chiến lược đang tăng lên giữa hai nước.
Trợ lý Ngoại trưởng Russel lưu ý rằng Mỹ đã nói rõ hồi năm 2014 và hiện nay vẫn duy trì quan điểm rằng để đưa ra quyết định về lệnh cấm bán vũ khí, Mỹ xem xét các tiến bộ Việt Nam đạt được trong các vấn đề nhân quyền quan trọng.
Ông nói: “Chúng tôi đã nói rõ ở thời điểm đó và điều đó vẫn đúng ở thời điểm này, đó là một trong những yếu tố quan trọng có thể dẫn đến dỡ bỏ lệnh cấm là tiếp tục đà tiến trong việc Việt Nam đạt các tiêu chuẩn nhân quyền phổ quát cũng như đạt tiến bộ trong các cải cách tư pháp quan trọng. Với sự phát triển của Quan hệ Đối tác Chiến lược, chúng tôi sẽ xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc”.
Việt Nam trong mấy năm gần đây nhiều lần kêu gọi Mỹ xem xét dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương. Việt Nam coi đó là biểu hiện về mối quan hệ hoàn toàn bình thường hóa giữa hai nước.
Hồi cuối tháng Tư, tại Austin, Texas, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh đã phát biểu tại một hội thảo về Chiến tranh Việt Nam rằng: “Việt Nam kêu gọi Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương, và tin rằng rào cản của quá khứ này nên được dỡ bỏ nhằm chứng tỏ sự bình thường hóa quan hệ toàn diện giữa hai nước bắt đầu hai thập kỷ trước, và mối quan hệ đối tác toàn diện diện nay”.
Ông Murray Hiebert, chuyên gia về khu vực thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nói với VOA hôm 9/5 rằng ngay cả khi lệnh cấm được dỡ bỏ “điều đó không có nghĩa là Việt Nam có thể thực sự và sẽ được cho phép mua những mặt hàng cụ thể”. Ông nói Mỹ vẫn có thể từ chối các hồ sơ mua những vũ khí cụ thể nếu có những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Lời kêu gọi của Việt Nam về dỡ bỏ lệnh cấm xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng gia tăng vì tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.
Tại cuộc họp báo hôm 10/5, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Russel nói tình hình Biển Đông là mối quan tâm lớn của tất cả các nước, không chỉ đối với các nước có tuyên bố chủ quyền trong vùng biển này như Việt Nam, Philippines hay Malaysia mà còn là mối quan tâm của các nước khác trong khu vực và cộng đồng quốc tế.
"Không chỉ là vấn đề một hòn đảo thuộc sở hữu của ai mà vấn đề là cách hành xử như thế nào trong vùng biển quốc tế và đây là mối quan tâm của toàn thế giới", ông Russel nói.
Ông Russel nhấn mạnh nhiều quốc gia đã bày tỏ quan ngại về các hành động của Trung Quốc trong việc cải tạo các thực thể, xây dựng quy mô lớn và quân sự hóa các tiền đồn ở Biển Đông.
Nhà ngoại giao Mỹ nhắc lại Mỹ không đứng về phía nước nào trong số các nước tuyên bố chủ quyền, và Mỹ đứng về phía luật pháp quốc tế. Ông khẳng định các chuyến tuần tra tự do hàng hải của Hải quân Mỹ được thực hiện theo luật pháp quốc tế. “Đây là quyền của không chỉ Mỹ mà còn của tất cả các nước khác," Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nói như vậy và bổ sung rằng “Mỹ không có tuyên bố chủ quyền, cũng như không có ý định chiếm đảo của ai cả, mà chỉ muốn làm 2 điều: đó là đảm bảo quyền tự do đi lại cho tất cả các bên liên quan, và đảm bảo quyền và luật pháp quốc tế không bị xói mòn”.
http://www.voatiengviet.com/content/tong-thong-obama-sap-den-tham-vietnam-nhat-ban-/3323261.html
Vụ cá chết ở Việt Nam ‘lan’ tới Quốc hội Mỹ
Bà Hoàng Mỹ Uyên và con gái được cho là nạn nhân trong vụ xô xát giữa lực lượng an ninh Việt Nam với người biểu tình hôm 8/5 ở Sài Gòn.
11.05.2016
Một dân biểu Hoa Kỳ quan tâm tới tình hình Việt Nam nói ông hy vọng rằng trong chuyến thăm sắp tới, Tổng thống Barack Obama sẽ nêu vấn đề cá chết hàng loạt ở miền Trung cũng như các cuộc biểu tình của người dân Việt.
Nhà lập pháp Mỹ Chris Smith nói với VOA Việt Ngữ như vậy, sau khi chủ trì một phiên điều trần về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, cụ thể là vụ bắt giữ luật sư Nguyễn Văn Đài, hôm nay, 10/5.
Dân biểu thuộc phe Cộng hòa nói rằng các vụ trấn áp hàng trăm người tuần hành vì môi trường ở Hà Nội và TP HCM đầu tuần này cho thấy rõ “sự độc tài và bất dung đối lập” của chính quyền Việt Nam.
Ông nói tiếp: “Tôi nghĩ rằng chính phủ Việt Nam rất giỏi ngăn chặn những tiếng nói bất đồng. Theo tôi, những quan điểm trái chiều, có hiểu biết và bất bạo động chỉ giúp xã hội tốt đẹp lên. Tôi hy vọng rằng chính quyền Việt Nam sẽ bao dung hơn nữa trước các tiếng nói khác với họ như ở Hoa Kỳ để xã hội tốt đẹp hơn và đi đến nhiều chính sách tốt hơn. Có những khi ta tưởng như đã tìm ra mọi câu trả lời, nhưng thực tế thì chưa, nếu chưa có sự phản biện”.
Chính phủ Việt Nam bấy lâu nay luôn bác bỏ các cáo buộc cho rằng Hà Nội “bịt miệng” những tiếng nói trái chiều cũng như bắt giữ những người bất đồng chính kiến.
Cuối tháng trước, một người Việt từ Hà Tĩnh đã viết thư kiến nghị lên Nhà Trắng, đề nghị chính quyền Mỹ “giúp đánh giá độc lập” về vụ cá chết hàng loạt, cũng như kêu gọi ông Obama nêu vấn đề này khi tới Việt Nam.
Tới 10/5, tức hơn 10 ngày trước chuyến công du của Tổng thống Mỹ, có 140 nghìn người đã ký vào lá thư ngỏ nổi bật ngay trên trang chủ của “We the People” (Tiếng nói người dân).
"Tình người với người"
Nhà lập pháp Mỹ Chris Smith nói với VOA Việt Ngữ như vậy, sau khi chủ trì một phiên điều trần về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, cụ thể là vụ bắt giữ luật sư Nguyễn Văn Đài, hôm nay, 10/5.
Dân biểu thuộc phe Cộng hòa nói rằng các vụ trấn áp hàng trăm người tuần hành vì môi trường ở Hà Nội và TP HCM đầu tuần này cho thấy rõ “sự độc tài và bất dung đối lập” của chính quyền Việt Nam.
Ông nói tiếp: “Tôi nghĩ rằng chính phủ Việt Nam rất giỏi ngăn chặn những tiếng nói bất đồng. Theo tôi, những quan điểm trái chiều, có hiểu biết và bất bạo động chỉ giúp xã hội tốt đẹp lên. Tôi hy vọng rằng chính quyền Việt Nam sẽ bao dung hơn nữa trước các tiếng nói khác với họ như ở Hoa Kỳ để xã hội tốt đẹp hơn và đi đến nhiều chính sách tốt hơn. Có những khi ta tưởng như đã tìm ra mọi câu trả lời, nhưng thực tế thì chưa, nếu chưa có sự phản biện”.
Bản đồ màu đen của Việt Nam trong bảng xếp hạng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới của tổ chức Phóng viên Không Biên giới năm 2016. Việt Nam đứng thứ 175/180 nước.
Bản đồ màu đen của Việt Nam trong bảng xếp hạng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới của tổ chức Phóng viên Không Biên giới năm 2016. Việt Nam đứng thứ 175/180 nước.
Chính phủ Việt Nam bấy lâu nay luôn bác bỏ các cáo buộc cho rằng Hà Nội “bịt miệng” những tiếng nói trái chiều cũng như bắt giữ những người bất đồng chính kiến.
Cuối tháng trước, một người Việt từ Hà Tĩnh đã viết thư kiến nghị lên Nhà Trắng, đề nghị chính quyền Mỹ “giúp đánh giá độc lập” về vụ cá chết hàng loạt, cũng như kêu gọi ông Obama nêu vấn đề này khi tới Việt Nam.
Tới 10/5, tức hơn 10 ngày trước chuyến công du của Tổng thống Mỹ, có 140 nghìn người đã ký vào lá thư ngỏ nổi bật ngay trên trang chủ của “We the People” (Tiếng nói người dân).
"Tình người với người"
Hình ảnh ghi lại được trong cuộc tuần hành vì môi trường ở Sài Gòn hôm 8/5.
Về lời kêu gọi chính quyền của Tổng thống Obama giúp Việt Nam điều tra vụ cá chết, Dược sỹ Nguyễn Mậu Trinh, đại diện cho Nghị hội Toàn quốc người Việt tại Hoa Kỳ tham dự buổi điều trần, nói với VOA Việt Ngữ rằng đây là “điều nên làm” vì “tình người với người”.
Dù ở cách Việt Nam nửa vòng trái đất, ông Trinh nói ông vẫn quan tâm tới tình hình xã hội và môi trường ở Việt Nam, cũng như các cuộc biểu tình hôm 8/5:
“Người dân, họ không có một phương tiện nào khác, ngoài tiếng nói của mình và đôi chân của mình, đi ra đường cùng nhau, thành một đám đông để nói tiếng nói chung, đòi quyền sống của mình được bảo vệ, môi sinh, môi trường sống của mình được bảo vệ. Chuyện ngăn chặn, đàn áp, tôi không hiểu chính quyền có một đường hướng nào, bảo vệ một quyền lợi nào mà không đặt quyền lợi của người dân lên trên hết”.
Những hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy tình trạng người xuống đường bị “mạnh tay” và “giải đi trên xe buýt”.
Thông qua báo chí nhà nước, chính quyền Việt Nam những ngày qua cáo buộc một số tổ chức mà họ gọi là “phản động” của người Việt “lôi kéo, giật dây các vụ biểu tình".
"Hãy giúp đỡ cho dân tộc Việt Nam"
Dân biểu Chris Smith chụp ảnh chung với bà Vũ Minh Khánh (giữa) sau buổi điều trần hôm 10/5.
Cuộc điều trần kéo dài một giờ đồng hồ do ông Smith chủ trì có một nhân chứng duy nhất là bà Vũ Minh Khánh, vợ luật sư Nguyễn Văn Đài, nhà bất đồng chính kiến mới bị nhà nước bắt hồi cuối năm ngoái vì tội “Tuyên truyền chống nhà nước”.
Khi được chủ tọa hỏi về những điều muốn nói với ông Obama, bà Khánh nói: “Nếu như có Tổng thống [Barack Obama] tại đây, tôi muốn gửi đến Tổng thống rằng xin hãy giúp đỡ cho dân tộc Việt Nam, xin hãy đấu tranh cho Việt Nam có nhân quyền, bởi vì người Việt Nam đã rất là khổ trong nhiều năm, và xin ông hãy có tiếng nói khi mà tới Việt Nam về việc trả tự do cho các tù nhân lương tâm, và tôi mong muốn ông nhấn mạnh tới trường hợp của anh Đài”.
Trong khi đó, dân biểu Cộng hòa Ed Royce, Chủ tịch Tiểu ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, phát biểu rằng “trong khi duy trì hòa bình ở biển Đông và cải thiện quan hệ thương mại là mục tiêu quan trọng chung, chính quyền [của Tổng thống Obama] cần phải chú tâm tới vấn đề trấn áp nhân quyền ở Việt Nam trong khi phát triển mối quan hệ”, và rằng “nhân quyền cần phải nằm đầu trong nghị trình của Tổng thống [Obama]”.
Nhân quyền lâu nay vẫn được coi là một trở ngại lớn trong quan hệ Việt – Mỹ, nhưng quan chức hai nước nhiều lần tuyên bố rằng đôi bên luôn thẳng thắn trao đổi về điều họ nói còn nhiều khác biệt này.
Cuộc điều trần diễn ra một ngày trước khi cộng đồng người Việt ở Mỹ đánh dấu Ngày Nhân quyền cho Việt Nam, 11/5.
http://www.voatiengviet.com/content/vu-ca-chet-o-viet-nam-lan-toi-quoc-hoi-my/3324536.html
Thành phần nhân sự của chính phủ Trump sẽ ra sao?
Ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump và Thống đốc bang New Jersey Chris Christie trong cuộc họp báo tại tiểu bang Florida, ngày 1/3/2016.
10.05.2016
Ứng cử viên có triển vọng được Đảng Cộng Hoà chọn ra tranh chức tổng thống Mỹ Donald Trump đã bắt đầu thăm dò các cố vấn chủ chốt vào các chức vụ trong Tòa Bạch Ốc, trong trường hợp ông giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử toàn quốc vào tháng 11.
Tỷ phú địa ốc này hôm qua đề cử Thống đốc New Jersey Chris Christie, một trong những đối thủ trong cuộc vận động để được Đảng Cộng Hoà đề cử đã bị ông Trump đánh bại, vào vị trí chủ tịch toán chuyển tiếp của ông, nếu ông đắc cử để lên kế vị Tổng Thống Obama.
Ông Christie đã từ bỏ cuộc đua vào tháng Hai sau khi về hạng 6 trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng ông ở bang New Hampshire.
Sau đó ông tuyên bố chính thức ủng hộ ông Trump trong chiến dịch vận động để được đề cử đại diện cho Đảng Cộng Hoà ra tranh chức tổng thống Mỹ, và xuất hiện với ông Trump nhiều lần trong các cuộc vận động.
Một số nhà phân ích đã nhắc tới ông Christie, 53 tuổi, một cựu công tố viên liên bang, là người có triển vọng trở thành ứng cử viên phó tổng thống của ông Trump, mặc dù ông Trump chưa công khai nói tới vấn đề ông định chọn ai.
Ông Trump chưa hề nắm một chức vụ dân cử nào, đã đề cử con rể của ông, Jared Kushner, chủ nhiệm tuần san The New York Observer, và là giám Đốc một công ty phát triển địa ốc, phụ trách việc vạch ra kế hoạch chuyển tiếp vào Tòa Bạch Ốc.
Một số nhân vật nổi bật trong Đảng Cộng Hoà, kể cả hai cựu Tổng Thống George Bush cha và con, đã từ chối ủng hộ ông Trump. Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan nói 'chưa sẵn sàng để hậu thuẫn ông Trump'.
Nhiều cuộc thăm dò tại Mỹ cho thấy ông Trump về sau người có triển vọng làm ứng cử viên Đảng Dân Chủ là cựu Ngoại Trưởng Hillary Clinton, đang vận động để trở thành vị nữ tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ.
Bà Clinton chưa chính thức được Đảng Dân Chủ đề cử, nhưng đang dẫn trước khá xa đối thủ duy nhất của bà là Thượng nghị sĩ Bernie Sanders.
http://www.voatiengviet.com/content/thanh-phan-nhan-su-cua-chinh-phu-trump-se-ra-sao/3323302.html
Tỷ phú địa ốc này hôm qua đề cử Thống đốc New Jersey Chris Christie, một trong những đối thủ trong cuộc vận động để được Đảng Cộng Hoà đề cử đã bị ông Trump đánh bại, vào vị trí chủ tịch toán chuyển tiếp của ông, nếu ông đắc cử để lên kế vị Tổng Thống Obama.
Ông Christie đã từ bỏ cuộc đua vào tháng Hai sau khi về hạng 6 trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng ông ở bang New Hampshire.
Sau đó ông tuyên bố chính thức ủng hộ ông Trump trong chiến dịch vận động để được đề cử đại diện cho Đảng Cộng Hoà ra tranh chức tổng thống Mỹ, và xuất hiện với ông Trump nhiều lần trong các cuộc vận động.
Một số nhà phân ích đã nhắc tới ông Christie, 53 tuổi, một cựu công tố viên liên bang, là người có triển vọng trở thành ứng cử viên phó tổng thống của ông Trump, mặc dù ông Trump chưa công khai nói tới vấn đề ông định chọn ai.
Ông Trump chưa hề nắm một chức vụ dân cử nào, đã đề cử con rể của ông, Jared Kushner, chủ nhiệm tuần san The New York Observer, và là giám Đốc một công ty phát triển địa ốc, phụ trách việc vạch ra kế hoạch chuyển tiếp vào Tòa Bạch Ốc.
Một số nhân vật nổi bật trong Đảng Cộng Hoà, kể cả hai cựu Tổng Thống George Bush cha và con, đã từ chối ủng hộ ông Trump. Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan nói 'chưa sẵn sàng để hậu thuẫn ông Trump'.
Nhiều cuộc thăm dò tại Mỹ cho thấy ông Trump về sau người có triển vọng làm ứng cử viên Đảng Dân Chủ là cựu Ngoại Trưởng Hillary Clinton, đang vận động để trở thành vị nữ tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ.
Bà Clinton chưa chính thức được Đảng Dân Chủ đề cử, nhưng đang dẫn trước khá xa đối thủ duy nhất của bà là Thượng nghị sĩ Bernie Sanders.
http://www.voatiengviet.com/content/thanh-phan-nhan-su-cua-chinh-phu-trump-se-ra-sao/3323302.html
Philippines tố cáo Trung Quốc đổ hoá chất, đầu độc Biển Đông
Ảnh minh họa: Ngư dân Philippines đứng bên cạnh các xô đầy cá chết ở thị trấn Rosario, tỉnh Cavite, phía nam Manila, Philippines. Nhóm KAI cáo buộc rằng họ đã tìm thấy bằng chứng các tàu đánh cá Trung Quốc đổ hóa chất xuống biển gần quần đảo Trường Sa để gây hại đến ngành công nghiệp đánh bắt cá ở Palawan.
Một nhóm thanh niên có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa của Philippines cáo buộc chính phủ Trung Quốc đầu độc một khu vực rộng lớn ở Biển Đông để ngăn cản ngư dân Philippines và các nước khác được hưởng lợi từ nguồn tài nguyên biển, nhằm củng cố quyền kiểm soát khu vực.
Phong trào Kalayaan Atin Ito (KAI) mô tả mục tiêu của họ là tập hợp “10.000 tình nguyện viên tham gia với chúng tôi trong một cuộc biểu tình ôn hòa chống lại sự hung hăng và xây dựng đảo nhân tạo, căn cứ quân sự bất hợp pháp của Trung Quốc ở các rạn san hô tại Biển Tây Philippines" (Việt Nam gọi là Biển Đông).
Nhóm KAI cáo buộc rằng họ đã tìm thấy bằng chứng các tàu đánh cá Trung Quốc đổ hóa chất xuống biển gần quần đảo Trường Sa để gây hại đến ngành công nghiệp đánh bắt cá ở Palawan, hòn đảo của Philippines gần vùng biển tranh chấp.
Nhóm này cho biết trong một bài đăng trên trang Facebook: “Khi chúng tôi ở đó vào năm ngoái, người dân khẳng định với chúng tôi rằng tàu Trung Quốc thường xuyên thả hóa chất để tiêu diệt các loài san hô và sinh vật biển”.
“Trung Quốc đang hung hăng loại bỏ các hoạt động kinh tế của cộng đồng dân cư ở nhóm đảo Kalayaan [Quần đảo Trường Sa] để xua đuổi dân thường và cô lập quần đảo. Một khi dân cư bỏ đi, các hoạt động chiếm giữ quần đảo của quân đội Trung Quốc sẽ dễ dàng hơn”, nhóm KAI cáo buộc và đăng tải hình ảnh cá chết dạt vào các hòn đảo.
Cả chính phủ Philippines lẫn Trung Quốc đều không có phát biểu nào về cáo buộc này, và đây là lần đầu tiên có cáo buộc như vậy.
Tuy nhiên, Manila đã cáo buộc Trung Quốc phá hủy môi trường ở khu vực quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, nơi Bắc Kinh tuyên bố hầu hết chủ quyền.
Tháng 7 năm 2015, thẩm phán toà án tối cao Philippines Antonio Carpio đã đưa ra một tuyên bố lên án Trung Quốc phá hủy 17 rạn san hô gần quần đảo Trường Sa khi xây dựng đảo nhân tạo cho các cơ sở quân sự ở đó.
Trong khi đây là lời buộc tội đầu tiên đối với chính phủ Trung Quốc về việc cố tình đầu độc vùng biển nước ngoài, các cuộc biểu tình về vụ cá chết hàng loạt đã bùng ra ở Việt Nam.
Sáng ngày 8 tháng 5, công an Việt Nam đã bắt giữ hàng chục người và nhanh chóng giải tán biểu tình tại Hà Nội.
Chính phủ Việt Nam, quốc gia có liên quan đến tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông với Trung Quốc, tuyên bố sẽ điều tra vụ việc nhưng cho tới nay vẫn chưa quy lỗi cho ai. Trong khi đó tập đoàn Formosa Plastics trở thành mục tiêu công kích của người biểu tình.
Trước khi xảy ra vụ cá chết hàng loạt, đã có nhiều sự cố tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam, Philippines và Indonesia ở ngư trường.
Tàu Trung Quốc đã đánh chìm ít nhất 2 tàu cá Việt Nam trong vòng 2 năm qua khi các tàu này đang đánh bắt trong hải phận của Việt Nam được quốc tế công nhận.
Đầu năm nay, tàu tuần duyên Trung Quốc đã đâm một tàu ở vùng biển Indonesia. Quốc gia này đã phản đối sự hiện diện của lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc trong lãnh thổ của họ.
Theo Breitbart, VOA
Ngoại trưởng Kerry tiết lộ chuyện xuống dưới lăng ông Hồ
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trao đổi với đạo diễn phim tài liệu Ken Burns (trái) về những trải nghiệm liên quan tới Chiến tranh Việt Nam hôm 27/4.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố “không có thỏa thuận nào” với Trung Quốc về Hoàng Sa hơn 40 năm trước, giữa cáo buộc Mỹ làm ngơ để Bắc Kinh chiếm từ tay Việt Nam Cộng hòa.
28.04.2016
AUSTIN, TEXAS— Ngoại trưởng Mỹ John Kerry lần đầu tiên kể chuyện đi xuống bên dưới lăng ông Hồ Chí Minh để tìm binh sĩ Hoa Kỳ mất tích, trong khi hai bên đang tìm cách bình thường hóa quan hệ nhiều năm trước.
Trong cuộc trao đổi với một đạo diễn phim tài liệu nổi tiếng của Mỹ, nhân sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh Chiến tranh Việt Nam ở Texas, người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ nói rằng đáng lẽ ông để dành thông tin đó cho cuốn tự truyện của mình trong tương lai, nhưng ông kể ra để cho thấy hai nước đã vượt qua nhiều trở ngại để có được ngày hôm nay.
Ông cho biết thêm: “Tôi đã phải vào văn phòng của tổng bí thư Đảng Cộng sản và chủ tịch nước để thuyết phục họ cho tôi và một vị thượng nghị sĩ khác đi xuống phía dưới lăng ông Hồ Chí Minh vì có thông tin tình báo nói rằng dưới đó có hầm ngầm để xem có quân nhân Mỹ mất tích nào bị giữ ở dưới đó không”.
Ông cho biết rằng thật tuyệt vời là ông đã được phép xuống nhưng không tìm thấy ai cả.
Đương kim Ngoại trưởng Mỹ có nhiều gắn bó với Việt Nam, từng chiến đấu rồi sau đó phản đối Chiến tranh Việt Nam.
Sau đó, trên cương vị Thượng nghị sĩ Mỹ, ông cũng tham gia tiến trình bình thường hóa quan hệ với Việt Nam những năm 90.
Tôi chắc là năm 1968 có lẽ không ai có thể tưởng tượng được rằng tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng lại tới Washington vào năm ngoái, và Tổng thống Obama dự định sẽ tới Việt Nam tháng tới. Tôi nóng lòng cùng tham gia chuyến công du này cùng Tổng thống.
Ngoại trưởng John Kerry nói.
Trong khoảng một tiếng đồng hồ hôm 27/4, nhà ngoại giao cấp cao của Hoa Kỳ còn nói rằng hai nước đã tiến một bước dài về nhiều mặt, và có những bước tiến khó có thể hình dung được hàng chục năm trước.
Ông nói thêm: “Tôi chắc là năm 1968 có lẽ không ai có thể tưởng tượng được rằng tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng lại tới Washington vào năm ngoái, và Tổng thống Obama dự định sẽ tới Việt Nam tháng tới. Tôi nóng lòng cùng tham gia chuyến công du này cùng Tổng thống".
Ông nói tiếp: "Không ai có thể tưởng tượng được các lĩnh vực hợp tác song phương trên nhiều mặt từ giáo dục cho tới quân sự. Hai thập kỷ trước, khi Hoa Kỳ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ, ta có thể đoán trước được rằng hai nước rồi sẽ hợp tác về kinh tế, nhưng có một thứ khó đoán định hơn rất nhiều, và nay đã trở thành bình thường, đó là việc hai nước hợp tác về an ninh, trong đó có biển Đông cùng nhiều vấn đề khác”.
"Cần Mỹ"
Ông Kerry nói thêm rằng Washington và Hà Nội sẽ “tiếp tục có những khác biệt về quan điểm, nhưng tin tốt lành là đôi bên trao đổi thường xuyên, thẳng thắn và hiệu quả về những điều đó”.
Ngoại trưởng John Kerry đi thuyền dọc sông Mekong ở Việt Nam hôm 15/12/2013, lần đầu tiên trở về nơi ông từng chiến đấu trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ.
Tháng tới, ông sẽ tháp tùng Tổng thống Obama tới Hà Nội, và tin cho hay quan chức hai nước vẫn đang thương thảo về chuyến công du này.
Dẫn các nguồn tin của cả Hoa Kỳ và Việt Nam, tạp chí The Diplomat đưa tin rằng Washington có thể cân nhắc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam nhân chuyến thăm của người đứng đầu Nhà Trắng. Năm 2014, Mỹ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm này.
Ngoại trưởng John Kerry gặp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cuối năm 2013.
Cựu phóng viên ảnh chiến trường Nick Út, một diễn giả trong chương trình thảo luận của Hội nghị Thượng đỉnh Chiến tranh Việt Nam, nhận định với VOA Việt Ngữ rằng quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam đã gần gũi hơn trước rất nhiều.
Ông Út cho rằng chính Bắc Kinh đã đẩy Hà Nội lại gần với Hoa Kỳ. Ông nói thêm: “Bây giờ chính phủ Việt Nam cần nhiều chính phủ Mỹ hơn vì Trung Quốc càng ngày càng lấn vào Việt Nam. Vừa rồi tôi có về Việt Nam kỷ niệm 40 năm ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam, tôi thấy quân đội Việt Nam vẫn dùng vũ khí cũ của Mỹ. Trong vấn đề bang giao gần gũi, Mỹ cũng muốn giải quyết cho Việt Nam các vũ khí mới của Mỹ bây giờ để chống lại Trung Quốc”.
Trong lần xuất hiện tại Austin, Texas, ông Kerry không đề cập tới tin mà The Diplomat nêu ra. Lâu nay, quan chức Việt Nam đã thúc giục Mỹ về vấn đề này.
Hiện chưa rõ Việt Nam sẽ mua gì nếu phía Mỹ đi tới quyết định dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm.
Nhưng trong khi vấn đề biển Đông đang dậy sóng, theo các nhà quan sát, Hà Nội có lẽ muốn tăng cường hải quân để bảo vệ lãnh hải trước sự lấn lướt của Trung Quốc.
http://www.voatiengviet.com/content/ngoai-truong-my-john-kerry-tiet-lo-chuyen-xuong-duoi-lang-ong-ho/3306279.htmlÔng Kissinger nói gì việc Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc?
27.04.2016
AUSTIN, TEXAS— Cựu Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố “không có thỏa thuận nào” với Trung Quốc về Hoàng Sa hơn 40 năm trước, giữa cáo buộc Mỹ làm ngơ để Bắc Kinh chiếm quần đảo này từ tay Việt Nam Cộng hòa.
Ông Henry Kissinger nhấn mạnh như vậy hôm 26/4 tại Hội nghị Thượng đỉnh về Chiến tranh Việt Nam ở Thư viện Tổng thống Lyndon Baines Johnson ở Austin, Texas.
Sau khi bị một người tham dự cáo buộc là người đã đồng ý “về mặt chiến thuật” để Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, người từng làm cố vấn an ninh cho tổng thống Mỹ nói: “Mỹ từ trước tới nay không đưa ra quan điểm ủng hộ chủ quyền của bất kỳ nước nào đối với quần đảo Hoàng Sa. Năm 1974, giữa lúc xảy ra vụ Watergate và cuộc chiến ở Trung Đông, tôi có thể dám chắc với quý vị rằng Hoàng Sa không trong tâm trí của chúng tôi".
Ông nói tiếp: "Nhưng không hề có thỏa thuận nào trao cho Trung Quốc quyền chiếm quần đảo Hoàng Sa và Trung Quốc chưa từng đưa ra tuyên bố nào như vậy. Không có cuộc đàm phán cụ thể nào [về vấn đề này]”.
Giới quan sát cho rằng đây là lần đầu tiên cựu ngoại trưởng Mỹ 93 tuổi lên tiếng trực tiếp về vấn đề vẫn còn gây nhức nhối này.
Trung Quốc đã chiếm toàn bộ Hoàng Sa sau trận hải chiến làm 74 binh sĩ Việt Nam Cộng hòa thiệt mạng ngày 19/1/1974.
Một số người Mỹ gốc Việt cho rằng Washington có thể đã có thỏa thuận ngầm với Bắc Kinh trong vụ này vì quyền lợi của mình.
Ban tổ chức cho biết rằng đây có thể là lần cuối cùng ông Kissinger phát biểu về Chiến tranh Việt Nam, nên ông đã yêu cầu được trao đổi với người nghe một cách thẳng thắn và “không hạn chế”.
"Phản bội đồng minh"
Sau khi một cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa kể lại câu chuyện phải ngồi tù nhiều năm sau Hiệp định Paris, và hỏi rằng nước Mỹ học được gì từ việc “phản bội” và “bỏ rơi” đồng minh Việt Nam Cộng hòa, ông Kissinger nói: “Tôi thực sự cảm thông với những người Việt Nam. Ngày phải di tản Sài Gòn là một trong những ngày đau buồn nhất cuộc đời tôi cũng như của tất cả những người đã chứng kiến sự cống hiến của người Việt Nam [Cộng hòa] cũng như các binh sĩ Mỹ chiến đấu tại Việt Nam. Tôi thực sự cảm thông".
Ông nói thêm: "Tôi hy vọng không một nhà lãnh đạo Mỹ nào trong thời đại này sẽ lại nhận được câu hỏi như vậy nữa. Thất bại lớn nhất, đó chính là sự chia rẽ tại đất nước chúng ta”.
Ông Kissinger có ảnh hưởng lớn đến chính sách đối ngoại Mỹ trong những năm cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970.
Năm 1973, ông trở thành người đầu tiên sinh ra ở nước ngoài đảm nhận cương vị ngoại trưởng Mỹ. Ông từng nắm giữ ngành ngoại giao Mỹ dưới cả thời Tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford.
"Chính người Mỹ tự gây ra"
Trong một cuộc hội thảo do Bộ Ngoại giao tổ chức năm 2010 về chủ đề “Kinh nghiệm của Mỹ tại Đông Nam Á trong thời kỳ 1946 – 1975”, ông Kissinger nói rằng thất bại của Hoa Kỳ ở Việt Nam là do chính người Mỹ tự gây ra, và trước hết là đã đánh giá thấp sự kiên trì của giới lãnh đạo Bắc Việt.
Vị cựu cố vấn về chính sách an ninh của Mỹ cũng lên tiếng tán dương ông Lê Đức Thọ, đối thủ của ông trong cuộc hòa đàm Paris. Ông Kissinger nói: “Ông ấy đã mổ xẻ chúng tôi như một bác sĩ giải phẫu với con dao mổ – với sự khéo léo vô cùng”.
Washington và Hà Nội đã ký kết một hiệp định hòa bình vào tháng giêng năm 1973, và trong năm đó ông Kissinger và ông Lê Đức Thọ đã được trao giải Nobel Hòa bình vì vai trò của họ trong cuộc hòa đàm. Tuy nhiên, quan chức Việt Nam từ chối không nhận giải.
Trong khi đó, cũng liên quan tới vấn đề biển Đông, khi được hỏi liệu có phải yếu tố Trung Quốc đã khiến Mỹ và Việt Nam xích lại gần nhau không, ông Tom Johnson, Cựu trợ lý điều hành cho Tổng thống Lyndon B. Johnson, một trong các diễn giả của Hội nghị Thượng đỉnh Chiến tranh Việt Nam, nói với VOA Việt Ngữ:
“Tôi không thể nói thay cho Washington hoặc Hà Nội. Tôi biết là có người cho rằng Mỹ cần phải tìm cách cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Tôi cũng biết là hiện có các quan ngại về việc Trung Quốc củng cố quốc phòng và xây dựng các đảo nhân tạo [trên biển Đông]. Nhưng tôi nghĩ rằng đôi bên cũng nhận thấy tầm quan trọng của thương mại”.
Ông Johnson nói ông hy vọng rằng ví dụ về sự cải thiện quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ về mặt thương mại và kinh tế sẽ tốt đẹp hơn nữa cả về mặt chính trị.
Đương kim Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh vào ngày 27/4, và dự kiến sẽ đề cập tới mối quan hệ từ thù thành bạn giữa Hà Nội và Washington.
Ông Henry Kissinger nhấn mạnh như vậy hôm 26/4 tại Hội nghị Thượng đỉnh về Chiến tranh Việt Nam ở Thư viện Tổng thống Lyndon Baines Johnson ở Austin, Texas.
Sau khi bị một người tham dự cáo buộc là người đã đồng ý “về mặt chiến thuật” để Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, người từng làm cố vấn an ninh cho tổng thống Mỹ nói: “Mỹ từ trước tới nay không đưa ra quan điểm ủng hộ chủ quyền của bất kỳ nước nào đối với quần đảo Hoàng Sa. Năm 1974, giữa lúc xảy ra vụ Watergate và cuộc chiến ở Trung Đông, tôi có thể dám chắc với quý vị rằng Hoàng Sa không trong tâm trí của chúng tôi".
Ông nói tiếp: "Nhưng không hề có thỏa thuận nào trao cho Trung Quốc quyền chiếm quần đảo Hoàng Sa và Trung Quốc chưa từng đưa ra tuyên bố nào như vậy. Không có cuộc đàm phán cụ thể nào [về vấn đề này]”.
Giới quan sát cho rằng đây là lần đầu tiên cựu ngoại trưởng Mỹ 93 tuổi lên tiếng trực tiếp về vấn đề vẫn còn gây nhức nhối này.
Ông Henry Kissinger bắt tay với Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ tại Diễn đàn Phát triển Trung Quốc ở Bắc Kinh hồi tháng Ba năm ngoái.
Một số người Mỹ gốc Việt cho rằng Washington có thể đã có thỏa thuận ngầm với Bắc Kinh trong vụ này vì quyền lợi của mình.
Ban tổ chức cho biết rằng đây có thể là lần cuối cùng ông Kissinger phát biểu về Chiến tranh Việt Nam, nên ông đã yêu cầu được trao đổi với người nghe một cách thẳng thắn và “không hạn chế”.
"Phản bội đồng minh"
Ngày phải di tản Sài Gòn là một trong những ngày đau buồn nhất cuộc đời tôi cũng như của tất cả những người đã chứng kiến sự cống hiến của người Việt Nam [Cộng hòa] cũng như các binh sĩ Mỹ chiến đấu tại Việt Nam. Tôi thực sự cảm thông.
Cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger nói.
Ông nói thêm: "Tôi hy vọng không một nhà lãnh đạo Mỹ nào trong thời đại này sẽ lại nhận được câu hỏi như vậy nữa. Thất bại lớn nhất, đó chính là sự chia rẽ tại đất nước chúng ta”.
Ông Kissinger có ảnh hưởng lớn đến chính sách đối ngoại Mỹ trong những năm cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970.
Năm 1973, ông trở thành người đầu tiên sinh ra ở nước ngoài đảm nhận cương vị ngoại trưởng Mỹ. Ông từng nắm giữ ngành ngoại giao Mỹ dưới cả thời Tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford.
"Chính người Mỹ tự gây ra"
Trong một cuộc hội thảo do Bộ Ngoại giao tổ chức năm 2010 về chủ đề “Kinh nghiệm của Mỹ tại Đông Nam Á trong thời kỳ 1946 – 1975”, ông Kissinger nói rằng thất bại của Hoa Kỳ ở Việt Nam là do chính người Mỹ tự gây ra, và trước hết là đã đánh giá thấp sự kiên trì của giới lãnh đạo Bắc Việt.
Ông Kissinger nói về ông Lê Đức Thọ: “Ông ấy đã mổ xẻ chúng tôi như một bác sĩ giải phẫu với con dao mổ – với sự khéo léo vô cùng”.
Vị cựu cố vấn về chính sách an ninh của Mỹ cũng lên tiếng tán dương ông Lê Đức Thọ, đối thủ của ông trong cuộc hòa đàm Paris. Ông Kissinger nói: “Ông ấy đã mổ xẻ chúng tôi như một bác sĩ giải phẫu với con dao mổ – với sự khéo léo vô cùng”.
Washington và Hà Nội đã ký kết một hiệp định hòa bình vào tháng giêng năm 1973, và trong năm đó ông Kissinger và ông Lê Đức Thọ đã được trao giải Nobel Hòa bình vì vai trò của họ trong cuộc hòa đàm. Tuy nhiên, quan chức Việt Nam từ chối không nhận giải.
Trong khi đó, cũng liên quan tới vấn đề biển Đông, khi được hỏi liệu có phải yếu tố Trung Quốc đã khiến Mỹ và Việt Nam xích lại gần nhau không, ông Tom Johnson, Cựu trợ lý điều hành cho Tổng thống Lyndon B. Johnson, một trong các diễn giả của Hội nghị Thượng đỉnh Chiến tranh Việt Nam, nói với VOA Việt Ngữ:
“Tôi không thể nói thay cho Washington hoặc Hà Nội. Tôi biết là có người cho rằng Mỹ cần phải tìm cách cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Tôi cũng biết là hiện có các quan ngại về việc Trung Quốc củng cố quốc phòng và xây dựng các đảo nhân tạo [trên biển Đông]. Nhưng tôi nghĩ rằng đôi bên cũng nhận thấy tầm quan trọng của thương mại”.
Ông Johnson nói ông hy vọng rằng ví dụ về sự cải thiện quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ về mặt thương mại và kinh tế sẽ tốt đẹp hơn nữa cả về mặt chính trị.
Đương kim Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh vào ngày 27/4, và dự kiến sẽ đề cập tới mối quan hệ từ thù thành bạn giữa Hà Nội và Washington.
Mỹ ‘giải mã’ Chiến tranh VN trước chuyến thăm của ông Obama
Tổng thống Johnson thăm các binh sĩ Mỹ tại Vịnh Cam Ranh cùng với các quan chức Việt Nam Cộng hòa tháng Mười năm 1966.
25.04.2016
AUSTIN, TEXAS— Hàng nghìn người ở Mỹ sẽ tham dự một sự kiện lớn, đánh giá lại cuộc chiến "nồi da xáo thịt" ở Việt Nam hàng chục năm trước, trước thềm chuyến công du sắp tới của Tổng thống Barack Obama.
Hội nghị Thượng đỉnh Chiến tranh Việt Nam sẽ diễn ra trong ba ngày tuần này tại Texas trong khuôn viên Thư viện Lyndon Baines Johnson, vị tổng thống thứ 36 của nước Mỹ bị coi là “làm leo thang sự can dự của Hoa Kỳ” vào một trong những cuộc chiến gây tranh cãi nhất nước Mỹ ở cách xa nửa vòng trái đất.
Hội nghị Thượng đỉnh chiến tranh Việt Nam sẽ khai mạc ngày 26/4 và kết thúc ngay trước ngày đánh dấu 41 năm năm Sài Gòn thất thủ.
Bà Amy Barbee, một thành viên ban tổ chức và hiện là Giám đốc Điều hành của Quỹ LBJ, cho VOA Việt Ngữ biết rằng đây là lần đầu tiên một cuộc hội thảo quy mô lớn về chiến tranh Việt Nam, với sự tham gia của khoảng 5 nghìn người, diễn ra trên đất Mỹ.
Bà cho biết thêm: “Đây là một sự kiện quan trọng. Hội nghị thượng đỉnh kéo dài 3 ngày về cuộc chiến Việt Nam nhắm mục đích tìm hiểu về những bài học cũng như di sản của cuộc chiến này, đồng thời tôn vinh các binh sĩ tham chiến ở Việt Nam”.
Tới dự sự kiện này có nhiều quan chức Mỹ, cả cựu lẫn đương thời, từng có mối ràng buộc với cuộc chiến làm hàng triệu người thiệt mạng ở cả hai phía.
Trước khi tháp tùng Tổng thống Obama thực hiện chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam vào tháng tới, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ có bài phát biểu mà nhiều nhà quan sát cho rằng sẽ nhìn lại cuộc chiến khốc liệt cũng như mối quan hệ nảy nở từ thù thành bạn của Hà Nội và Washington.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger cũng sẽ có mặt, và dự kiến sẽ tham gia cuộc thảo luận thẳng thắn với người tham dự về Chiến tranh Việt Nam, sau khi lên tiếng về cuộc chiến từng giúp ông giành giải Nobel Hòa Bình.
"Từ thù thành bạn"
Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc gặp lịch sử với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu dục tháng Bảy năm ngoái.
Ngoài ra, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, ông Phạm Quang Vinh, cũng sẽ phát biểu, nhưng theo đại diện ban tổ chức, ông không trả lời bất kỳ câu hỏi cũng như cuộc phỏng vấn nào.
Bà Amy Barbee nói thêm với VOA Việt Ngữ: “Lý do chúng tôi mời Đại sứ Việt Nam tới dự và phát biểu vì chúng tôi muốn lắng nghe tiếng nói từ phía Việt Nam, muốn nghe Ngài Đại sứ nói về mối quan hệ và trao đổi giữa hai nước hiện nay cũng như các cơ hội về kinh tế và thương mại".
Bà nói tiếp: "Chúng tôi cũng có một số cựu chiến binh Việt Nam Cộng hòa tham dự. Nhưng trọng tâm của hội nghị thượng đỉnh lần này là về những trải nghiệm của phía Mỹ”.
Bà cho biết thêm rằng thời điểm sự kiện diễn ra ngay trước chuyến công du Việt Nam lần đầu tiên của Tổng thống Barack Obama hoàn toàn “ngẫu nhiên” và công tác chuẩn bị đã được tiến hành hơn một năm trước.
Trong tháng này, phát biểu tại Đại học Virginia, Đại sứ Vinh cũng đề cập tới việc khắc phục hậu quả chiến tranh của Việt Nam và Hoa Kỳ.
Ông cũng cho biết thêm rằng cả Hà Nội và Washington “đang tích cực chuẩn bị” cho chuyến thăm Việt Nam của người đứng đầu Nhà Trắng vào tháng tới.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Việt Nam ở thủ đô Washington còn cho rằng, trong thời gian tới, “hai bên cần tiếp tục tăng cường các lĩnh vực hợp tác được đề ra trong khuôn khổ Đối tác Toàn diện, trên cơ sở các nguyên tắc quan hệ về bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng lợi ích và thể chế chính trị của mỗi nước”.
Tin cho hay, tổ chức có tên gọi Cộng đồng người Việt ở Houston và vùng phụ cận dự kiến sẽ thực hiện một cuộc biểu tình ôn hòa bên ngoài Thư viện Tổng thống LBJ vì cho rằng những người từng thuộc lực lượng Việt Nam cộng hòa không có cơ hội phát biểu tại sự kiện này.
Một lý do khác dẫn tới cuộc tuần hành là ban tổ chức đã mời Đại sứ Phạm Quang Vinh tới phát biểu. Tổ chức trên cho rằn đây là hành động “không thể chấp nhận được" vì “Việt Nam là nước độc tài, áp chế người dân, khiến hàng triệu người phải bỏ tổ quốc đi tị nạn vào tháng Tư năm 1975”.
Hiện chưa rõ nhà ngoại giao đại diện cho Việt Nam ở Mỹ có đề cập tới vấn đề hòa giải dân tộc trong bài phát biểu của mình hay không.
Hội nghị Thượng đỉnh Chiến tranh Việt Nam sẽ diễn ra trong ba ngày tuần này tại Texas trong khuôn viên Thư viện Lyndon Baines Johnson, vị tổng thống thứ 36 của nước Mỹ bị coi là “làm leo thang sự can dự của Hoa Kỳ” vào một trong những cuộc chiến gây tranh cãi nhất nước Mỹ ở cách xa nửa vòng trái đất.
Hội nghị Thượng đỉnh chiến tranh Việt Nam sẽ khai mạc ngày 26/4 và kết thúc ngay trước ngày đánh dấu 41 năm năm Sài Gòn thất thủ.
Bà Amy Barbee, một thành viên ban tổ chức và hiện là Giám đốc Điều hành của Quỹ LBJ, cho VOA Việt Ngữ biết rằng đây là lần đầu tiên một cuộc hội thảo quy mô lớn về chiến tranh Việt Nam, với sự tham gia của khoảng 5 nghìn người, diễn ra trên đất Mỹ.
Bà cho biết thêm: “Đây là một sự kiện quan trọng. Hội nghị thượng đỉnh kéo dài 3 ngày về cuộc chiến Việt Nam nhắm mục đích tìm hiểu về những bài học cũng như di sản của cuộc chiến này, đồng thời tôn vinh các binh sĩ tham chiến ở Việt Nam”.
Tới dự sự kiện này có nhiều quan chức Mỹ, cả cựu lẫn đương thời, từng có mối ràng buộc với cuộc chiến làm hàng triệu người thiệt mạng ở cả hai phía.
Trước khi tháp tùng Tổng thống Obama thực hiện chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam vào tháng tới, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ có bài phát biểu mà nhiều nhà quan sát cho rằng sẽ nhìn lại cuộc chiến khốc liệt cũng như mối quan hệ nảy nở từ thù thành bạn của Hà Nội và Washington.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger cũng sẽ có mặt, và dự kiến sẽ tham gia cuộc thảo luận thẳng thắn với người tham dự về Chiến tranh Việt Nam, sau khi lên tiếng về cuộc chiến từng giúp ông giành giải Nobel Hòa Bình.
"Từ thù thành bạn"
Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc gặp lịch sử với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu dục tháng Bảy năm ngoái.
Bà Amy Barbee nói thêm với VOA Việt Ngữ: “Lý do chúng tôi mời Đại sứ Việt Nam tới dự và phát biểu vì chúng tôi muốn lắng nghe tiếng nói từ phía Việt Nam, muốn nghe Ngài Đại sứ nói về mối quan hệ và trao đổi giữa hai nước hiện nay cũng như các cơ hội về kinh tế và thương mại".
Bà nói tiếp: "Chúng tôi cũng có một số cựu chiến binh Việt Nam Cộng hòa tham dự. Nhưng trọng tâm của hội nghị thượng đỉnh lần này là về những trải nghiệm của phía Mỹ”.
Bà cho biết thêm rằng thời điểm sự kiện diễn ra ngay trước chuyến công du Việt Nam lần đầu tiên của Tổng thống Barack Obama hoàn toàn “ngẫu nhiên” và công tác chuẩn bị đã được tiến hành hơn một năm trước.
Trong tháng này, phát biểu tại Đại học Virginia, Đại sứ Vinh cũng đề cập tới việc khắc phục hậu quả chiến tranh của Việt Nam và Hoa Kỳ.
Ông cũng cho biết thêm rằng cả Hà Nội và Washington “đang tích cực chuẩn bị” cho chuyến thăm Việt Nam của người đứng đầu Nhà Trắng vào tháng tới.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Việt Nam ở thủ đô Washington còn cho rằng, trong thời gian tới, “hai bên cần tiếp tục tăng cường các lĩnh vực hợp tác được đề ra trong khuôn khổ Đối tác Toàn diện, trên cơ sở các nguyên tắc quan hệ về bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng lợi ích và thể chế chính trị của mỗi nước”.
Tin cho hay, tổ chức có tên gọi Cộng đồng người Việt ở Houston và vùng phụ cận dự kiến sẽ thực hiện một cuộc biểu tình ôn hòa bên ngoài Thư viện Tổng thống LBJ vì cho rằng những người từng thuộc lực lượng Việt Nam cộng hòa không có cơ hội phát biểu tại sự kiện này.
Một lý do khác dẫn tới cuộc tuần hành là ban tổ chức đã mời Đại sứ Phạm Quang Vinh tới phát biểu. Tổ chức trên cho rằn đây là hành động “không thể chấp nhận được" vì “Việt Nam là nước độc tài, áp chế người dân, khiến hàng triệu người phải bỏ tổ quốc đi tị nạn vào tháng Tư năm 1975”.
Hiện chưa rõ nhà ngoại giao đại diện cho Việt Nam ở Mỹ có đề cập tới vấn đề hòa giải dân tộc trong bài phát biểu của mình hay không.
Siêu vận tải cơ C-17 bất ngờ xuất hiện tại Nội Bài
Chiều tối 6/5, nhiều hành khách rất ngạc nhiên trước sự xuất hiện bất ngờ của chiếc siêu vận tải cơ C-17 tại sân bay quốc tế Nội Bài.
"Chim sắt khổng lồ" này là máy bay vận tải siêu hạng C-17 Globemaster III, chuyên phục vụ Tổng thống Mỹ.Được biết, trong tháng 5, Tổng thống Mỹ sẽ có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Chiếc Boeing C-17 xuất hiện ở sân bay Nội Bài có lẽ là "người tiềm trạm" để chuẩn bị cho chuyến thăm.
C-17 Globemaster III là máy bay vận tải quân sự hạng nặng, được Không quân Mỹ phát triển từ thập niên 80 đến 90 của thế kỷ trước với sự hỗ trợ của hãng hàng không McDonnell Douglas.
Trọng lượng chở hàng tối đa của C-17 là hơn 77 tấn. Khi chở theo 70 tấn hàng và bay ở độ cao hành trình 8.500m, C-17 có thể bay liên tiếp 4.400km không cần tiếp nhiên liệu. Tốc độ bay hành trình của C-17 vào khoảng 830km/h.
Khoang đựng hàng hóa của C-17 dài 26,82m, rộng 5,49m và cao 3,76m. Khoang chứa có bánh lăn giúp di chuyển hàng dễ dàng. Xe tăng hạng nặng M1 Abrams nặng 69 tấn đã từng được chuyên chở trên Boeing C-17 một cách dễ dàng.
C-17 được thiết kế nhằm vận hành ở đường băng chỉ dài 1.000m và hẹp 27m. Ngoài ra, đường băng không bằng phẳng cũng không hề hấn gì với C-17. Chiếc C-17 sau hàng chục năm phục vụ Không quân Mỹ và hàng nhiều quốc gia khác đã đến lúc nghỉ ngơi. Chiếc cuối cùng trong tổng số 223 chiếc từng xuất xưởng đã được đại diện hãng Boeing thông báo ngừng sản xuất trong tháng 12/2015. Mục đích chính của C-17 là chuyên chở chiếc limousine bọc thép hạng nặng của Tổng thống và các thiết bị hỗ trợ an ninh khác. Đôi khi C-17 cũng được dùng để chuyên chở Tổng thống trong trường hợp Không lực Một yêu cầu. "> > Thông thường, C-17 thực hiện các nhiệm vụ không vận chiến lược, vận chuyển binh lính, hàng hóa, cứu hộ cứu nạn và tiếp tế. Máy bay C-17 có chiều dài 53m và có sải cánh một bên là 52m. Động cơ của C-17 là 4 turbin Pratt & Whitney F117-PW-100, loại tương tự dùng trên máy bay thương mại Boeing 757. Mỗi động cơ sản ra lực đẩy lên tới 180kN. Để thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa, C-17 cần 3 người chuyên trách: 2 phi công và một người phụ trách hàng.> 1_1462747523303_8082"> Trọng lượng và kích thước chiếc máy bay này đã được cải tiến khá nhiều trong thời gian qua, giúp tăng khả năng vận tải đường không và vận chuyển hàng hóa siêu trường siêu trọng.
PHAN LẠC TIẾP * TRẦN NGUƠN PHIÊU
Gió Mùa Đông Bắc
Chủ Nhật, ngày 03 tháng 4 năm 2011
Phan Lạc Tiếp
Gió Mùa Đông Bắc là tên cuốn “tự truyện” của Bác Sỹ Trần Nguơn Phiêu, do nhà xuất bản Hải Mã phát hành. Sách dày 506 trang, gồm 37 chương, in bìa cứng, chữ mạ vàng rất trang trọng. Bằng tất cả sự thận trọng và trân quý, chúng tôi đã đọc cuốn sách và có đôi hàng nhận xét về cuốn sách.
Đây là một cuốn bút ký hiếm quý. Hiếm vì cuốn sách hầu như chứa đựng được hầu hết những biến cố quan trọng của đất nước chúng ta từ sau đệ nhị thế chiến cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, đặc biệt ở Miền Nam. Tác giả từng là một thiếu niên tham gia vào những sinh hoạt tranh đấu dành độc lập cho xứ sở. Phụ trách báo Nam Thanh của tổ chức Nam Bộ Thanh Niên Kháng Chiến Đoàn. Đã trực tiếp thấy bộ mặt tàn bạo của Cộng Sản, ông bỏ vào thành tiếp tục đi học và trở thành Bác Sĩ Y Khoa Hải Quân. Biến cố nào tác giả cũng có những dữ kiện chứng minh thật cụ thể do chính mình tham dự, hay do những nhân chứng đáng tin cậy. Quý, bởi xuyên suốt 500 trang sách ta thấy được tấm lòng tha thiết của tác giả với đất nước, với thân tộc, cũng như với bằng hữu. Có người ở phe này, kẻ ở phe kia, khi là người cùng chung sống lúc hàn vi, khi là những kẻ bên kia chiến tuyến. Giữa những cảnh huống éo le, tác giả luôn thể hiện được tấm lòng chung hậu. Và bẳng một bút pháp êm đềm, rộng lượng của Miền Nam, tác giả đã cho chúng ta thấy được lòng bao dung, đơn giản của người Miền Nam cùng sự sung túc của đất nước này bao phủ lên mọi cảnh huống của thời cuộc trong hoà bình cũng như trong thời ly loạn. Qua những trang sách ta gặp những người từng là danh nhân của thời cuộc, nhưng ta cũng thấy họ từ những ngày còn trẻ thơ, đã được nuôi dưỡng trong những gia đình nề nếp. Riêng với những người cộng Sản thì lại khác. Từ trong trứng nước họ là những người khác, suy nghĩ khác, đầy xảo quyệt, dối trá và cực kỳ tàn bạo. Hệt như những người Cộng Sàn ở Bắc, họ đã thẳng tay tàn sát những người tuy cùng chiến đấu chống Pháp, nhưng khác chính kiến với họ. Ta hãy nghe Dương bạch Mai nói với Phan văn Hùm: “ ‘Anh Hùm, tôi nhớ lúc ở Côn Đảo, trong những bữa ăn như chiều hôm nay, anh thường ngồi bìa, đưa lưng hứng chịu roi vọt của cai tù để anh em được ăn yên ổn. Nhưng nay chúng tôi lãnh đạo cách mạng. Chúng tôi không chấp nhận đường lối: Đánh chung, Đi riêng của các anh’. Sau bữa chiều đó, nhóm chiến sĩ đệ tứ đã bị đưa đi, không còn hiện diện trong trại giam nữa.” ( trang 300). Từ đó người ta không ai gặp Phan văn Hùm ở đâu nữa. Những cảnh huống như thế tràn đầy trong sách. Kể từ 30 tháng 4 năm 1975, người Cộng Sản đã tạm thời cướp được đất nước chúng ta. Nhưng đất nước sẽ đi về đâu. Ta có thể lấy lời của Giáo Sư Phạm Thiều, một người đã bỏ cả cuộc đời đi theo Cộng Sản, khi về già từ Bắc về lại Miền Nam, ông nhận xét về người Cộng Sản như sau :
“Dốt mà lãnh đạo nên làm Dại.
Dại mà muốn thành tích nên báo cáo Dối.
Dốt, Dại, Dối, đó là ba điều làm cho các nước Xã Hội Chủ Nghĩa sụp đổ, làm cho nước ta đi từ sai lầm này đến sai lầm khác”. ( trang 37).
Bỏ ra ngoài vấn đề của một thời oan trái, cuốn sách còn lấp lánh những góc cạnh rất đẹp của đời sống. Nói về những kỷ niệm khi còn bé được mẹ dội nước tắm cho, ông viết : “Nắng chiều chiếu qua những giọt nước còn đọng trên mi, mặt mẹ Triệu cúi gần mặt Triệu, nên khi mở mắt Triệu thấy hình ảnh mẹ lung linh tuyệt đẹp…” Trong văn chương Việt Nam, có lẽ đây là lần đầu tiên hình ảnh người Mẹ được ghi lại thân thương, đơn giản mà đẹp đẽ như thế, khiến “Tám chục năm về sau, mỗi lần tưởng nhớ đến mẹ, Triệu vẫn còn giữ mãi nét mặt của mẹ qua ánh nước long lánh của buổi chiều ngày đó.” (trang 23).
Và suốt chiều dài của đời sống, từ một ngưởi học trò sống ở vùng quê, mồ côi mẹ rất sớm, lớn lên ở Sài Gòn dưới sự trông nom của ông bà ngoại, rồi đi du học tại Pháp để trở thành vị Bác Sĩ Y Khoa của Hải Quân Việt Nam. Với biết bao thay đổi, nhưng dưới nhận xét tinh tế của ông, hầu như không có cảnh trí nào đặc biệt mà ông không ghi nhận. Sống ở Bordeaux, Pháp trong 6 năm trời, cái nôi của rượu vang, ta hãy nghe ông nói về cách thưởng thức rượu vang của xứ này : “... Khách sành điệu cần nhìn bề mặt rượu trong ly. Ven bờ rượu thấy trong sáng và tròn trịa là rượu còn non ngày tháng. Ven bờ rượu màu hổ phách là rượu đúng tuổi uống. Nếu màu ven rượu chuyển sang màu đỏ như gạch thì quả đã quá già ... để biết tuổi rượu là nên nghiêng ly cho rượu sắp trào rổi nhanh nhẹn dựng ly trở lại. Nếu chân rượu rút từ từ xuống ven bờ là độ cồn đã cao, không phải rượu non tuổi. Theo chủ quán tiếng nhà nghề gọi là ‘chân rượu’ ( jambe).” Những ghi nhận chi ly như thế nhiều lắm. Một ghi nhận khác về Hải Quân, khi ông nhắc đến khiến tôi giật mình. Đó là trên chuyến hải hành vượt Thái Bình Dương của chiến hạm Nhật Tảo, HQ 10, kỳ hiệu M được kéo lên trên kỳ đài khi có sự hiện diện của vị y sỹ trên chiến hạm. Điều ấy ai là những sĩ quan Hải Quân cũng biết, cũng được học, nhưng hầu như không phải xử dụng bao giờ, nên không nhớ. Và cũng trên hải trình lịch sử từ Mỹ vượt Thái Bình Dương về Việt Nam, tôi cũng đã trải qua. Khi đã ra khỏi eo biển của Phi Luật Tân, radio trên tàu HQ 504 đã bắt được làn sóng thân thương của đài Sài Gòn, quê nhà đã gần, bỗng có một nhân viên thần trí bất thường vì những ngày dài hải hành trên đại dương mông mênh, bốn phương không bờ bến, nên anh ta phát khiếp, bỗng lấy dao cứa nát bắp tay mình, máu phun như tưới. Anh y tá cuốn chặt cánh tay người bị thương để cầm máu, rồi Hạm Trưởng phải liên lạc gấp với Sài Gòn, xin trực thăng bay ra, đáp xuống sân chiến hạm bốc anh ta về bịnh viện Cộng Hoà. Khi ấy, nếu gặp chiến hạm có kéo cờ M (Medecin), thì mọi việc đã được giải quyết gọn gàng. Chính ghi nhận này đã chứng tỏ rằng Bác Sĩ Trần Nguơn Phiêu là một người rất chi tiết, ông không bỏ sót một sự kiện gì đáng chú ý trong cuộc sống. Song cũng chính suy nghĩ này khiến tôi tìm chưa ra ý nghiã tên sách: Gió Mùa Đông Bắc. Trong 500 trang sách, Mùa Gió Đông Bắc chỉ được ông nhắc đến hai lần. Lần một khi ông tham dự đón đồng bào Miền Trung đi định cư ở Miền Nam. Ông đã chứng kiến cảnh sóng gió như thế nào khi Gió Mùa Đông Bắc thổi, khiến mọi người trên tàu nôn mửa, có mấy ngưởi đàn bà đẻ non, được Bác Sĩ Phiêu săn sóc, mẹ tròn con vuông. Và chót hết ở cuối sách ông viết sau khi đã thắp hương lên bàn thờ gia tiên và bàn thờ Phật, cung kính khấn lời giã từ, chính lúc ấy đài phát thanh loan tin tức khí tượng và ông đã ghi lại: “Tin tức cho tàu chạy ven biển: Hôm nay gió mùa Đông Bắc thổi mạnh trên biển Nam Hải. Trời không nhiều mây nhưng sẽ có mưa rào rải rắc. Biển động mạnh.”
Cuốn sách đã được đóng lại với hàng chữ này, khiến lòng tôi ngẩn ngơ.
Phải chăng cuộc đời ông đã bị Gió Muà Đông Bắc mời gọi. Ngọn gió làm điêu đứng những người đi biển, những người lính mà ông, tuy không phải dày dạn với gió mưa, nhưng ông đã suốt đời gắn bó với họ qua bao nhiêu nỗi vui buồn. Khi vận nước đã khác, như đa số những người lăn lộn với thời cuộc, tất cả đã phải bỏ nước hướng ra biển khơi, không biết ngày mai ra sao. Giữa lúc ấy, cuối tháng 4 năm 1975, là cuối mùa Đông Bắc, “biển động mạnh.”
Phải chăng đó là kỷ niệm, là nỗi niềm của vị Hải Quân Y Sỹ Đại Tá Trần Nguơn Phiêu, nguyên Trưởng Khối Quân Y Hải Quân, nguyên Cục Phó Cục Quân Y, nguyên Tổng Trưởng Xã Hội của chính phủ VNCH?
Nghĩ thế, là một người đi biển, người viết xin trân trọng cám ơn Bác Sỹ và luôn nghĩ rằng, ở ngoài tuổi 80, ông đã có một món quà hiếm quý để lại cho mai sau. Một tấm gương trong sáng của người trí thức Miền Nam.
Phan Lạc Tiếp
25 tháng 1 năm 2010.
at 10:07 SA
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 415
TÀI LIỆU PANAMA -
Tuesday, May 10, 2016
HỒ SƠ PANAMA
Hồ sơ Panama được đưa lên mạng
10.05.2016
Hồ sơ Panama được tiết lộ trong tháng trước lại được chú ý đến khi một kho dữ liệu khổng lồ các văn kiện liên hệ đến các chính trị gia giàu có và những nhân vật nổi tiếng với những nơi an toàn về thuế tại nước ngoài được đưa lên mạng. Những tài liệu này xác nhận điều đã được nghi ngờ từ lâu là những nhân vật nổi tiếng trên toàn thế giới đã dùng những công ty vỏ bọc để che giấu của cải và trốn thuế. Kho dữ liệu -- bao gồm thông tin của hơn 200.000 tài khoản ở nước ngoài, do công ty luật Mossack và Fonseca ở Panama điều hành, được Tổ chức các nhà báo Điều tra Quốc tế ICIJ đưa lên mạng ngày hôm qua. Thông tín viên Zlatica Hoke của đài VOA tường thuật.
Công bố những dữ liệu để công chúng có thể tiếp cận được sẽ ra nên những chấn động mạnh mẽ hơn là những tiết lộ trước đây. Mọi người trên toàn thế giới sẽ có thể truy tìm trong kho dữ liệu những tài khoản ở nước ngoài liên hệ đến hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Bà Marina Walker Guevara, Phó giám đốc ICIJ Hội Nhà báo Điều tra Quốc tế, nói:
“Tôi nghĩ ảnh hưởng lớn nhất là chúng ta có thể đưa quyền lực trở lại vào tay người dân.”
Những tin tức trong tháng qua về những tài khoản ở nước ngoài làm một vài lãnh tụ chính trị lúng túng, trong đó có Thủ tướng Anh David Cameron và Tổng thống Nga Vladimir Putin và làm cho các giới chức cao cấp ở Iceland và Tây Ban Nha phải từ chức. Các nhà báo điều tra hiện đang thúc đẩy người dân trên toàn thế giới tham gia vào những nỗ lực để cải thiện sự minh bạch tài chánh toàn cầu.
Bà Marina Walker Guevara, phó giám đốc ICIJ nói tiếp:
"Do đó, xin quí vị nói cho chúng tôi biết -- tại những quốc gia chúng tôi không có cơ hội để làm việc - và có nhiều những quốc gia như vậy – xin cho chúng tôi biết chúng tôi đã không biết tới những ai có công ty vỏ bọc ở nước ngoài?"
Tổ hợp luật có trụ sở tại Panama và những thân chủ của tổ hợp này được nêu tên trong tài liệu Panama phủ nhận là họ không có hành động sai trái nào cả. Những nơi an toàn về thuế tuy không bất hợp pháp nhưng rất có hại, vì nó giúp cho người giàu không phải trả thuế và đặt thêm gánh nặng lên vai những công dân có thu nhập trung bình và thu nhập thấp.
Ngày hôm qua, 300 kinh tế gia đã ký một bức thư để hối thúc các nhà lãnh đạo thế giới hủy bỏ những nơi trốn thuế, vì những nơi này làm gia tăng bất bình đẳng và làm hại cho nền kinh tế toàn cầu.
Bà Marina Walker Guevara, phó giám đốc ICIJ nói thêm:
“Bí mật của các nơi an toàn về thuế thường bị lạm dụng, và những công ty vỏ bọc, những công ty vô danh, thường được dùng trong một loạt các tội phạm từ rửa tiền đến buôn lậu ma túy, buôn lậu vũ khí, và những vụ gian lận nghiêm trọng khác…”
Những thông tin trong Hồ sơ Panama có thể được truy tìm theo quốc gia, tên tuổi, địa chỉ... Những thông tin nhạy cảm - như tài khoản ngân hàng và lý lịch cá nhân, không thể tìm được.
http://www.voatiengviet.com/content/ho-so-panama-len-mang/3323103.html
Tài liệu Panama qua các con số:
Theo ICIJ, tài liệu rò rỉ:
Gồm có 11,5 triệu hồ sơ.
Các tài liệu trải dài từ cách đây 40 năm, khiến nó trở thành vụ rò rỉ thông tin lớn nhất trong lịch sử các lãnh thổ ngoài biển.
Tiết lộ tài sản tại các lãnh thổ ngoài biển của 140 chính trị gia và các công chức trên khắp thế giới – bao gồm 12 nhà lãnh đạo hiện tại hoặc đã về hưu trên thế giới.
Chứa thông tin chi tiết của hơn 214.000 tổ chức tại các lãnh thổ ngoài biển liên quan đến những người ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tiết lộ con số khoảng 2 tỷ đô la trong các giao dịch bí mật luồn lách qua các ngân hàng và các công ty ảo bởi những người thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Nêu tên ít nhất 33 người và các công ty nằm trong danh sách đen của chính phủ Hoa Kỳ vì có bằng chứng cho thấy họ đã tham gia vào các việc làm sai trái, như làm ăn với những tên trùm ma túy, các tổ chức khủng bố như Hezbollah, hoặc các quốc gia như Triều Tiên và Iran.
Hơn 500 ngân hàng: các chia nhánh và bộ phậncủa họ, bao gồm HSBC, UBS, và Société Générale – đã tạo ra hơn 15.000 công ty tại các lãnh thổ ngoài biển cho các khách hàng của mình thông qua công ty luật Mossack Fonseca.
Tài liệu Panama mới nhất ám chỉ các chính trị gia hàng đầu Trung Quốc
http://vietdaikynguyen.com/v3/96843-tai-lieu-panama-moi-nhat-chi-cac-chinh-tri-gia-hang-dau-trung-quoc/
Tác giả: Frank Fang, Epoch Times | Dịch giả: X Toàn
10 Tháng Tư, 2016
(Từ trái sang phải) Cựu phó chủ tịch Trung Quốc Tăng Khánh Hồng, và các Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Vân Sơn, Trương Cao Lệ là ba lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ có các thành viên trong gia đình sở hữu các công ty ma ở nước ngoài, theo một bộ tài liệu khổng lồ bị rò rỉ được gọi là Tài liệu Panama. (Nguồn ảnh: Feng Li / Getty Images)
Tài liệu Panama, một tập hợp hơn 11 triệu tài liệu bị rò rỉ được công bố gần đây, đã tiết lộ mối liên hệ giữa các chính trị gia hàng đầu trên khắp thế giới với những giao dịch thương mại nước ngoài bị nghi là mờ ám. Trong danh sách các nhà lãnh đạo thế giới này có tên của một vài nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Theo một báo cáo của Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) hôm 6 tháng Tư, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, các Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ Lưu Vân Sơn, Trương Cao Lệ, cựu phó chủ tịch Trung Quốc Tăng Khánh Hồng, và một vài người khác đều có người thân đã mua các công ty nước ngoài thông qua Mossack Fonseca, một công ty luật ở Panama chuyên giúp thiết lập các công ty ma ở nước ngoài cho các khách hàng có nhu cầu. Tổ chức ICIJ là một trong một vài kênh truyền thông nghiên cứu chi tiết các tài liệu bị rò rỉ từ công ty Mossack Fonseca vào năm 2015.
Đặng Gia Quý, anh rể của Tập Cận Bình, dùng chính tên của mình để đăng ký cho ba công ty là Supreme Victory Enterprises Ltd., Best Effect Enterprises Ltd., và Wealth Ming International Ltd.
Supreme Victory Enterprises Ltd đã giải thể trong năm 2007, và hai công ty còn lại đã không hoạt động từ khoảng năm 2012, thời điểm Tập Cận Bình trở thành Tổng Bí thư ĐCSTQ.
Dường như quyết định từ bỏ tài sản ở nước ngoài của Đặng Gia Quý là do bị thúc đẩy bởi những toan tính chính trị, và phù hợp với một động thái tương tự liên quan tới tập đoàn Vạn Đạt, nhà đầu tư bất động sản lớn nhất ở Trung Quốc,.
Trong một bài phát biểu tại Đại học Harvard tháng Mười năm ngoái, Vương Kiện Lâm, chủ tịch của Tập đoàn Vạn Đạt (Wanda Group), nói rằng gia đình ông Đặng Gia Quý từng sở hữu cổ phần của công ty Vạn Đạt trong sáu năm, nhưng đã bán chúng trước khi công ty này được đưa lên sàn chứng khoán và bỏ lỡ cơ hội thu lấy của trời cho.
Sự việc này cũng phù hợp với các báo cáo lưu hành trên báo chí tiếng Trung ở nước ngoài nói rằng khi Tập Cận Bình đang chờ được thăng chức lãnh đạo, ông đã gọi các thành viên trong gia đình lại và bảo họ từ bỏ công việc làm ăn kinh doanh – có lẽ đây là một cách để cách ly chính ông Tập khỏi hậu quả chính trị có thể xảy đến bất ngờ với những ai bị phát hiện có các thành viên gia đình được hưởng lợi từ tham nhũng.
Người thân của ông Lưu, Trương, và Tăng vẫn giữ các tài sản ở nước ngoài trong thời điểm các ông này đang nắm giữ các vị trí chủ chốt.
Ví dụ, Giả Lệ Thanh (贾丽青), con dâu của người đứng đầu hệ thống tuyên truyền ĐCSTQ Lưu Vân Sơn, là một cổ đông và giám đốc của Ultra Time Investment, một công ty ma có tư cách pháp nhân ở quần đảo Virgin của Anh Quốc vào năm 2009.
Cha của Giả Lệ Thanh là Giả Xuân Vượng (贾春旺), đã từng giữ các vị trí lãnh đạo trong các cơ quan an ninh và pháp luật trong hai thập kỷ – Bộ trưởng An ninh Quốc gia từ 1985-1998, Bộ trưởng Bộ Công an 1998-2002; và Kiểm sát viên trưởng (một chức vụ tương đương với Tổng Chưởng lý ở Hoa Kỳ), từ năm 2003 đến năm 2008.
Lý Thánh Bát (李圣泼), con rể của Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ, là cổ đông của ba công ty đăng ký tại quần đảo Virgin của Anh Quốc là Zennon Capital Management, Sino Reliance Networks, và Glory Top Investments Ltd.
Và Tăng Khánh Hoài, em trai của Tăng Khánh Hồng, là giám đốc của Hiệp hội Giao lưu Văn hóa Trung Quốc, một công ty ban đầu được thành lập tại Niue, một quốc đảo ở Thái Bình Dương và sau đó lại được chuyển tới Samoa, một đảo quốc khác ở Thái Bình Dương vào năm 2006.
189 cá nhân, tổ chức ở Việt Nam bị Hồ sơ Panama "điểm danh"
gồm những ai ?
Vào 2 giờ chiều ngày 9/5/2016 (giờ Mỹ), tức 2 giờ sáng ngày 10/5 (giờ Việt Nam), Hiệp hội Các nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) đã hoàn tất việc công bố Hồ sơ Panama dưới dạng cơ sở dữ liệu có thể tìm kiếm được tại địa chỉ https://offshoreleaks.icij.org.
Như vậy, từ thời điểm hiện tại, bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận được với những thông tin "gây sốc" toàn thế giới chỉ với những thao tác tương tự như tìm kiếm thông tin trên Google và biết được những ai đứng sau 320.000 công ty hải ngoại.
Riêng độc giả tại Việt Nam có thể truy cập vào địa chỉ Offshore Leaks như đã nói ở trên để tra cứu những cái tên Việt hoặc công ty do người Việt đứng sau.
Nếu như trong ngày 9/5, dữ liệu tại website cho thấy có 104 cá nhân và tổ chức ở Việt Nam "lọt" vào tài liệu Panama thì đến nay số lượng đã lên tới 189. Phân nửa trong số này là những cái tên "thuần Việt", còn lại có tên ngoại quốc. Trong số đó có những cái tên doanh nhân, doanh nghiệp khá quen thuộc.
Cùng với đó, tài liệu này cũng công khai danh tính 23 cá nhân, tổ chức trung gian; 19 công ty vỏ bọc được thành lập ở nước ngoài và 185 địa chỉ ở Việt Nam (chủ yếu là tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh). Đây chỉ là một phần trong 200.000 doanh nghiệp ở nước ngoài do các cá nhân giàu có trên thế giới lập ra mà ICIJ công bố.
19 công ty hải ngoại có liên quan đến các cá nhân, tổ chức ở Việt Nam chủ yếu được đặt tại Quần đảo British Virgin thuộc Anh, chỉ có 1 công ty trong số đó là đặt tại Panama.
Quần đảo British Virgin nằm trong vùng biển Carribe, phía nam Haiti, được xem là thiên đường trốn thuế lớn nhất do luật lệ thành lập doanh nghiệp rất thoáng nên được giới giàu có chọn là nơi tẩu tán tải sản lẫn rửa tiền.
Tại đây, mức thuế 0% áp dụng cho cả doanh nghiệp lẫn lợi nhuận từ các khoản đầu tư hoặc thương mại, quà biếu, tiêu thụ hoặc tài sản thừa kế. Nếu chủ các công ty hoặc nhà đầu tư bất động sản trở thành cư dân bán thời gian (6 tháng trong 1 năm) của British Virgin thì họ chỉ phải đóng mỗi thuế tài sản mang tính danh nghĩa - khoảng 1,5% trên tổng giá trị tài sản hàng năm.
Đáng chú ý là tài liệu Panama cho phép truy cập thông tin cụ thể mỗi cá nhân/tổ chức sẽ có quan hệ với công ty vỏ bọc nào, chức vụ vị trí ra sao, đảm nhiệm từ thời điểm nào và trú ở đâu (địa chỉ rất chi tiết) chỉ thông qua một cú nhấp chuột.
Tuy nhiên, đúng như tuyên bố của đại diện ICIJ, “kho dữ liệu không bao gồm hồ sơ tài khoản ngân hàng, giao dịch tài chính, email và các thông tin liên lạc khác, hộ chiếu, số điện thoại. Thông tin có chọn lọc và hạn chế được công bố vì lợi ích công chúng.”
Hồ sơ Panama gồm 11,5 triệu tài liệu nằm trong 2,6 terabyte dữ liệu liên quan đến chứng từ thuế của công ty luật Mossack Fonseca (ở Panama) trong suốt 40 năm từ năm 1977 đến tháng 12/2015. Những thông tin đầu tiên của tài liệu này đã được công bố vào ngày 4/4 và đã gây chấn động toàn cầu.
Hồ sơ này tiết lộ tài sản ở nước ngoài của khoảng 140 chính trị gia và quan chức trên toàn thế giới, trong đó có liên quan đến 12 người đã hoặc đang là nguyên thủ quốc gia như gia đình và cộng sự. Ngoài ra còn có 29 tỷ phú trong danh sách 500 người giàu có nhất thế giới theo bình chọn của tạp chí Forbes (Mỹ).
Liên quan đến vụ rò rỉ tài liệu này, nhiều chính trị gia đã gặp rắc rối và thậm chí "mất ghế". Có thể kể đến Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson, Bộ trưởng công nghiệp Tây Ban Nha Jose Manuel Soria phải từ chức. Thủ tướng Anh David Cameron phải công khai hồ sơ thuế...
Mặc dù thành lập các công ty ở nước ngoài không phạm pháp, nhưng nhiều cá nhân giàu có bị ngờ là đã trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua Mossack Fonseca để lập vô số công ty, phần lớn bị nghi ngờ là công ty “ma” với mục tiêu che giấu tài sản, trốn thuế, rửa tiền hoặc che giấu những hành vi phạm tội khác.
Nếu như trong ngày 9/5, dữ liệu tại website cho thấy có 104 cá nhân và tổ chức ở Việt Nam "lọt" vào tài liệu Panama thì đến nay số lượng đã lên tới 189. Phân nửa trong số này là những cái tên "thuần Việt", còn lại có tên ngoại quốc. Trong số đó có những cái tên doanh nhân, doanh nghiệp khá quen thuộc.
7 công ty có tên trong "Hồ sơ Panama" và 12 công ty có trong hồ sơ "Offshore Leaks"
BICH DIỆP
Officers & Master Clients (104)/ 104 cá nhân hoặc công ty quản lý công ty offshore
Abdel-Karim Itum
Adil Ahmad
ADRIANO RINALDI
Alain Mallart
Alexander Egert
Anthony Cox
Batholomew Knaggs
Bowie Ho-tung Leung
Brett Gordon
Brett Sheradon Gordon
Carl August Henrik Wingardh
Charlotte Jane Francis Rollo Walker
Christelle Laure Gabrielle Thomas
Dam Bich Thuy
Dam Khanh Hung
DANH THI TRANG
Dietrich J Doerp
Dirk Salewski
Do Le Quan
Doan Thi Viet Ha
Doan Thi Viet Ha and Ly Hoa Quynh Jusuf
Doan Van An
Dung Chi Nguyen
Dzung Hoang
E. F. Foley
Ernst Moller Jensen Lyth
FONG WAI MUN
Geoffrey Robert Jones
Gil C. Cabarrubia
HA Quoc Huan
Hajo Sauer
Hans-Juergen Braunbach
Hirotami Yanai
HOANG HAI ANH
Hoang Tien Dzung
Ian G. Phillips
Iwasaki Kazu, Iwasaki Mieko and Iwasaki Yukiko
Jean Lee
Johannes Maria Somers
Kenneth Richard CLARK
Kristof L. J. CLAES
Lai Thong
Le Quang Vinh
Le Thi Bich Thuy
Le Thi Hong Van
Le Thi Quyen
Le Vinh Quang
Le Y Linh
Lee Tak Kuen, Kenny
Lo Ka Wo
LUONG Vu Quang
Ly Hoa Quynh Jusuf
Lynda Lim
Mai Thi Quynh Hoa
MARISA VIVANI
Michael Anthony Langrish- Smith
Michael Harald Osswald
Michael John LAWRENCE
Mr. Dang Thanh Phong
Ngo Thanh Hang
Ngo Thanh Hang
Nguyen Bao Nguyen
Nguyen Canh Hong Linh
Nguyen Canh Hong Linh
Nguyen Long Hung
NGUYEN MINH TUONG
Nguyen Nhat Quang
Nguyen Son Ha
Nguyen Thi Bich Thuy
Nguyen Thu Ha
Nguyen Thu Phuong
Nguyen Vinh Son
Nicole Vooijs
PARK JUNGSIK
Pascal Najadi
Per Dalin
Perry Esculier
Peter Dirk Ryan
Peter R. Ryder
Peter Ryder
PHAM Mai Hien
Pham Ngoc Tuan
Pham Thai Linh
Phan Cong Binh
Preben Hjortlund
Quoc Huan HA
Richard James Burrage
Richard James BURRAGE
Richard William, CRANDALL
Robert Weber
Romain David Paul Duval
SGL Capital Investment Management Limited
SONG Moon Gul
Stephen Lam
Thomas Bruce Speeger
Tran Hai Yen
TRUONG THI HUONG
Ulrika Margareta Wingardh
V-TRAC HOLDINGS LTD
V-Trac International Leasing Company.
Vo Thi Hong Thuy
Wieger D. Otter
WONG Kelly Yin Hon
YUEN Suzan
Tầm vóc của vụ rò rỉ này
Tài liệu Panama là lượng tài liệu bị rò rỉ lớn nhất trong lịch sử. Cuộc điều tra tài liệu này lớn hơn vụ Wikileaks và vụ cựu nhân viên CIA Edward Snowden làm rò rỉ thông tin của NSA. Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế nói rằng họ đã mất một năm để đọc hết 11,5 triệu tập tin này, với sự giúp đỡ của tờ báo Đức Süddeutsche Zeitung và hơn 100 đối tác truyền thông khác. Các nhà báo đã lên mục lục, sắp xếp, và phân tích 2,6 terabyte dữ liệu, làm việc với các phóng viên đến từ gần 80 quốc gia với 25 ngôn ngữ khác nhau.
Cựu nhân viên CIA, Edward Snowden viết trên Twitter của mình rằng: Vụ rò rỉ dữ liệu lớn nhất trong lịch sử báo chí tài liệu đã xuất hiện, và đó là về tham nhũng
Công bố những dữ liệu để công chúng có thể tiếp cận được sẽ ra nên những chấn động mạnh mẽ hơn là những tiết lộ trước đây. Mọi người trên toàn thế giới sẽ có thể truy tìm trong kho dữ liệu những tài khoản ở nước ngoài liên hệ đến hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Bà Marina Walker Guevara, Phó giám đốc ICIJ Hội Nhà báo Điều tra Quốc tế, nói:
“Tôi nghĩ ảnh hưởng lớn nhất là chúng ta có thể đưa quyền lực trở lại vào tay người dân.”
Những tin tức trong tháng qua về những tài khoản ở nước ngoài làm một vài lãnh tụ chính trị lúng túng, trong đó có Thủ tướng Anh David Cameron và Tổng thống Nga Vladimir Putin và làm cho các giới chức cao cấp ở Iceland và Tây Ban Nha phải từ chức. Các nhà báo điều tra hiện đang thúc đẩy người dân trên toàn thế giới tham gia vào những nỗ lực để cải thiện sự minh bạch tài chánh toàn cầu.
Bà Marina Walker Guevara, phó giám đốc ICIJ nói tiếp:
"Do đó, xin quí vị nói cho chúng tôi biết -- tại những quốc gia chúng tôi không có cơ hội để làm việc - và có nhiều những quốc gia như vậy – xin cho chúng tôi biết chúng tôi đã không biết tới những ai có công ty vỏ bọc ở nước ngoài?"
Tổ hợp luật có trụ sở tại Panama và những thân chủ của tổ hợp này được nêu tên trong tài liệu Panama phủ nhận là họ không có hành động sai trái nào cả. Những nơi an toàn về thuế tuy không bất hợp pháp nhưng rất có hại, vì nó giúp cho người giàu không phải trả thuế và đặt thêm gánh nặng lên vai những công dân có thu nhập trung bình và thu nhập thấp.
Ngày hôm qua, 300 kinh tế gia đã ký một bức thư để hối thúc các nhà lãnh đạo thế giới hủy bỏ những nơi trốn thuế, vì những nơi này làm gia tăng bất bình đẳng và làm hại cho nền kinh tế toàn cầu.
Bà Marina Walker Guevara, phó giám đốc ICIJ nói thêm:
“Bí mật của các nơi an toàn về thuế thường bị lạm dụng, và những công ty vỏ bọc, những công ty vô danh, thường được dùng trong một loạt các tội phạm từ rửa tiền đến buôn lậu ma túy, buôn lậu vũ khí, và những vụ gian lận nghiêm trọng khác…”
Những thông tin trong Hồ sơ Panama có thể được truy tìm theo quốc gia, tên tuổi, địa chỉ... Những thông tin nhạy cảm - như tài khoản ngân hàng và lý lịch cá nhân, không thể tìm được.
http://www.voatiengviet.com/content/ho-so-panama-len-mang/3323103.html
Tài liệu Panama qua các con số:
Theo ICIJ, tài liệu rò rỉ:
Gồm có 11,5 triệu hồ sơ.
Các tài liệu trải dài từ cách đây 40 năm, khiến nó trở thành vụ rò rỉ thông tin lớn nhất trong lịch sử các lãnh thổ ngoài biển.
Tiết lộ tài sản tại các lãnh thổ ngoài biển của 140 chính trị gia và các công chức trên khắp thế giới – bao gồm 12 nhà lãnh đạo hiện tại hoặc đã về hưu trên thế giới.
Chứa thông tin chi tiết của hơn 214.000 tổ chức tại các lãnh thổ ngoài biển liên quan đến những người ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tiết lộ con số khoảng 2 tỷ đô la trong các giao dịch bí mật luồn lách qua các ngân hàng và các công ty ảo bởi những người thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Nêu tên ít nhất 33 người và các công ty nằm trong danh sách đen của chính phủ Hoa Kỳ vì có bằng chứng cho thấy họ đã tham gia vào các việc làm sai trái, như làm ăn với những tên trùm ma túy, các tổ chức khủng bố như Hezbollah, hoặc các quốc gia như Triều Tiên và Iran.
Hơn 500 ngân hàng: các chia nhánh và bộ phậncủa họ, bao gồm HSBC, UBS, và Société Générale – đã tạo ra hơn 15.000 công ty tại các lãnh thổ ngoài biển cho các khách hàng của mình thông qua công ty luật Mossack Fonseca.
http://vietdaikynguyen.com/v3/96843-tai-lieu-panama-moi-nhat-chi-cac-chinh-tri-gia-hang-dau-trung-quoc/
Tác giả: Frank Fang, Epoch Times | Dịch giả: X Toàn
10 Tháng Tư, 2016
(Từ trái sang phải) Cựu phó chủ tịch Trung Quốc Tăng Khánh Hồng, và các Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Vân Sơn, Trương Cao Lệ là ba lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ có các thành viên trong gia đình sở hữu các công ty ma ở nước ngoài, theo một bộ tài liệu khổng lồ bị rò rỉ được gọi là Tài liệu Panama. (Nguồn ảnh: Feng Li / Getty Images)
Tài liệu Panama, một tập hợp hơn 11 triệu tài liệu bị rò rỉ được công bố gần đây, đã tiết lộ mối liên hệ giữa các chính trị gia hàng đầu trên khắp thế giới với những giao dịch thương mại nước ngoài bị nghi là mờ ám. Trong danh sách các nhà lãnh đạo thế giới này có tên của một vài nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Theo một báo cáo của Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) hôm 6 tháng Tư, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, các Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ Lưu Vân Sơn, Trương Cao Lệ, cựu phó chủ tịch Trung Quốc Tăng Khánh Hồng, và một vài người khác đều có người thân đã mua các công ty nước ngoài thông qua Mossack Fonseca, một công ty luật ở Panama chuyên giúp thiết lập các công ty ma ở nước ngoài cho các khách hàng có nhu cầu. Tổ chức ICIJ là một trong một vài kênh truyền thông nghiên cứu chi tiết các tài liệu bị rò rỉ từ công ty Mossack Fonseca vào năm 2015.
Đặng Gia Quý, anh rể của Tập Cận Bình, dùng chính tên của mình để đăng ký cho ba công ty là Supreme Victory Enterprises Ltd., Best Effect Enterprises Ltd., và Wealth Ming International Ltd.
Supreme Victory Enterprises Ltd đã giải thể trong năm 2007, và hai công ty còn lại đã không hoạt động từ khoảng năm 2012, thời điểm Tập Cận Bình trở thành Tổng Bí thư ĐCSTQ.
Dường như quyết định từ bỏ tài sản ở nước ngoài của Đặng Gia Quý là do bị thúc đẩy bởi những toan tính chính trị, và phù hợp với một động thái tương tự liên quan tới tập đoàn Vạn Đạt, nhà đầu tư bất động sản lớn nhất ở Trung Quốc,.
Trong một bài phát biểu tại Đại học Harvard tháng Mười năm ngoái, Vương Kiện Lâm, chủ tịch của Tập đoàn Vạn Đạt (Wanda Group), nói rằng gia đình ông Đặng Gia Quý từng sở hữu cổ phần của công ty Vạn Đạt trong sáu năm, nhưng đã bán chúng trước khi công ty này được đưa lên sàn chứng khoán và bỏ lỡ cơ hội thu lấy của trời cho.
Sự việc này cũng phù hợp với các báo cáo lưu hành trên báo chí tiếng Trung ở nước ngoài nói rằng khi Tập Cận Bình đang chờ được thăng chức lãnh đạo, ông đã gọi các thành viên trong gia đình lại và bảo họ từ bỏ công việc làm ăn kinh doanh – có lẽ đây là một cách để cách ly chính ông Tập khỏi hậu quả chính trị có thể xảy đến bất ngờ với những ai bị phát hiện có các thành viên gia đình được hưởng lợi từ tham nhũng.
Người thân của ông Lưu, Trương, và Tăng vẫn giữ các tài sản ở nước ngoài trong thời điểm các ông này đang nắm giữ các vị trí chủ chốt.
Ví dụ, Giả Lệ Thanh (贾丽青), con dâu của người đứng đầu hệ thống tuyên truyền ĐCSTQ Lưu Vân Sơn, là một cổ đông và giám đốc của Ultra Time Investment, một công ty ma có tư cách pháp nhân ở quần đảo Virgin của Anh Quốc vào năm 2009.
Cha của Giả Lệ Thanh là Giả Xuân Vượng (贾春旺), đã từng giữ các vị trí lãnh đạo trong các cơ quan an ninh và pháp luật trong hai thập kỷ – Bộ trưởng An ninh Quốc gia từ 1985-1998, Bộ trưởng Bộ Công an 1998-2002; và Kiểm sát viên trưởng (một chức vụ tương đương với Tổng Chưởng lý ở Hoa Kỳ), từ năm 2003 đến năm 2008.
Lý Thánh Bát (李圣泼), con rể của Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ, là cổ đông của ba công ty đăng ký tại quần đảo Virgin của Anh Quốc là Zennon Capital Management, Sino Reliance Networks, và Glory Top Investments Ltd.
Và Tăng Khánh Hoài, em trai của Tăng Khánh Hồng, là giám đốc của Hiệp hội Giao lưu Văn hóa Trung Quốc, một công ty ban đầu được thành lập tại Niue, một quốc đảo ở Thái Bình Dương và sau đó lại được chuyển tới Samoa, một đảo quốc khác ở Thái Bình Dương vào năm 2006.
189 cá nhân, tổ chức ở Việt Nam bị Hồ sơ Panama "điểm danh"
gồm những ai ?
Vào 2 giờ chiều ngày 9/5/2016 (giờ Mỹ), tức 2 giờ sáng ngày 10/5 (giờ Việt Nam), Hiệp hội Các nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) đã hoàn tất việc công bố Hồ sơ Panama dưới dạng cơ sở dữ liệu có thể tìm kiếm được tại địa chỉ https://offshoreleaks.icij.org.
Như vậy, từ thời điểm hiện tại, bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận được với những thông tin "gây sốc" toàn thế giới chỉ với những thao tác tương tự như tìm kiếm thông tin trên Google và biết được những ai đứng sau 320.000 công ty hải ngoại.
Riêng độc giả tại Việt Nam có thể truy cập vào địa chỉ Offshore Leaks như đã nói ở trên để tra cứu những cái tên Việt hoặc công ty do người Việt đứng sau.
Nếu như trong ngày 9/5, dữ liệu tại website cho thấy có 104 cá nhân và tổ chức ở Việt Nam "lọt" vào tài liệu Panama thì đến nay số lượng đã lên tới 189. Phân nửa trong số này là những cái tên "thuần Việt", còn lại có tên ngoại quốc. Trong số đó có những cái tên doanh nhân, doanh nghiệp khá quen thuộc.
Cùng với đó, tài liệu này cũng công khai danh tính 23 cá nhân, tổ chức trung gian; 19 công ty vỏ bọc được thành lập ở nước ngoài và 185 địa chỉ ở Việt Nam (chủ yếu là tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh). Đây chỉ là một phần trong 200.000 doanh nghiệp ở nước ngoài do các cá nhân giàu có trên thế giới lập ra mà ICIJ công bố.
19 công ty hải ngoại có liên quan đến các cá nhân, tổ chức ở Việt Nam chủ yếu được đặt tại Quần đảo British Virgin thuộc Anh, chỉ có 1 công ty trong số đó là đặt tại Panama.
Quần đảo British Virgin nằm trong vùng biển Carribe, phía nam Haiti, được xem là thiên đường trốn thuế lớn nhất do luật lệ thành lập doanh nghiệp rất thoáng nên được giới giàu có chọn là nơi tẩu tán tải sản lẫn rửa tiền.
Tại đây, mức thuế 0% áp dụng cho cả doanh nghiệp lẫn lợi nhuận từ các khoản đầu tư hoặc thương mại, quà biếu, tiêu thụ hoặc tài sản thừa kế. Nếu chủ các công ty hoặc nhà đầu tư bất động sản trở thành cư dân bán thời gian (6 tháng trong 1 năm) của British Virgin thì họ chỉ phải đóng mỗi thuế tài sản mang tính danh nghĩa - khoảng 1,5% trên tổng giá trị tài sản hàng năm.
Đáng chú ý là tài liệu Panama cho phép truy cập thông tin cụ thể mỗi cá nhân/tổ chức sẽ có quan hệ với công ty vỏ bọc nào, chức vụ vị trí ra sao, đảm nhiệm từ thời điểm nào và trú ở đâu (địa chỉ rất chi tiết) chỉ thông qua một cú nhấp chuột.
Tuy nhiên, đúng như tuyên bố của đại diện ICIJ, “kho dữ liệu không bao gồm hồ sơ tài khoản ngân hàng, giao dịch tài chính, email và các thông tin liên lạc khác, hộ chiếu, số điện thoại. Thông tin có chọn lọc và hạn chế được công bố vì lợi ích công chúng.”
Hồ sơ Panama gồm 11,5 triệu tài liệu nằm trong 2,6 terabyte dữ liệu liên quan đến chứng từ thuế của công ty luật Mossack Fonseca (ở Panama) trong suốt 40 năm từ năm 1977 đến tháng 12/2015. Những thông tin đầu tiên của tài liệu này đã được công bố vào ngày 4/4 và đã gây chấn động toàn cầu.
Hồ sơ này tiết lộ tài sản ở nước ngoài của khoảng 140 chính trị gia và quan chức trên toàn thế giới, trong đó có liên quan đến 12 người đã hoặc đang là nguyên thủ quốc gia như gia đình và cộng sự. Ngoài ra còn có 29 tỷ phú trong danh sách 500 người giàu có nhất thế giới theo bình chọn của tạp chí Forbes (Mỹ).
Liên quan đến vụ rò rỉ tài liệu này, nhiều chính trị gia đã gặp rắc rối và thậm chí "mất ghế". Có thể kể đến Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson, Bộ trưởng công nghiệp Tây Ban Nha Jose Manuel Soria phải từ chức. Thủ tướng Anh David Cameron phải công khai hồ sơ thuế...
Mặc dù thành lập các công ty ở nước ngoài không phạm pháp, nhưng nhiều cá nhân giàu có bị ngờ là đã trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua Mossack Fonseca để lập vô số công ty, phần lớn bị nghi ngờ là công ty “ma” với mục tiêu che giấu tài sản, trốn thuế, rửa tiền hoặc che giấu những hành vi phạm tội khác.
Nếu như trong ngày 9/5, dữ liệu tại website cho thấy có 104 cá nhân và tổ chức ở Việt Nam "lọt" vào tài liệu Panama thì đến nay số lượng đã lên tới 189. Phân nửa trong số này là những cái tên "thuần Việt", còn lại có tên ngoại quốc. Trong số đó có những cái tên doanh nhân, doanh nghiệp khá quen thuộc.
7 công ty có tên trong "Hồ sơ Panama" và 12 công ty có trong hồ sơ "Offshore Leaks"
BICH DIỆP
Qua cơ sở dữ liệu này, người truy cập cũng có thể tìm được tên của một số tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có mở công ty vỏ bọc (công ty offshore) ở nước ngoài.
Theo đó, trong mục All countries, bấm chọn Vietnam. Tích chọn tất cả các mục Officers & Master Clients, Offshore Entities, Listed Addresses rồi click vào nút Search. Ngay lập tức, danh sách các cá nhân, tổ chức tại Việt Nam có liên quan tới các công ty vỏ bọc tại nước ngoài sẽ hiển thị như dưới đây.
Theo đó, trong mục All countries, bấm chọn Vietnam. Tích chọn tất cả các mục Officers & Master Clients, Offshore Entities, Listed Addresses rồi click vào nút Search. Ngay lập tức, danh sách các cá nhân, tổ chức tại Việt Nam có liên quan tới các công ty vỏ bọc tại nước ngoài sẽ hiển thị như dưới đây.
Chọn quốc gia Việt Nam và sau đó bấm nút "Search".
Cơ sở dữ liệu sẽ hiện ra những cái tên, địa chỉ tại Việt Nam.
Bạn đọc cũng thể truy cập đường link: https://offshoreleaks.icij.org/search?country=VM&q=&ppl=on&ent=on&adr=on
để thấy danh sách dữ liệu của Việt Nam.
Liên quan đến Việt Nam, khi truy cập công cụ tìm kiếm của Hiệp hội các Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ), có 12 công ty bình phong (Offshore Entities), 96 địa chỉ được tìm thấy trong hồ sơ (Listed Addresses), 104 cá nhân hoặc công ty quản lý công ty bình phong/nhà trung gian giúp khách hàng lập công ty bình phong (Officiers & Master Clients), trong đó khoảng 40 người mang tên Việt Nam, số còn lại là người nước ngoài và người Hoa.
Sau khi dữ liệu đã lọc ra những cái tên có liên quan tại Việt Nam, hãy click vào tên của các cá nhân, doanh nghiệp, hoặc địa chỉ được lưu để tìm kiếm thêm thông tin chi tiết.
Sau khi dữ liệu đã lọc ra những cái tên có liên quan tại Việt Nam, hãy click vào tên của các cá nhân, doanh nghiệp, hoặc địa chỉ được lưu để tìm kiếm thêm thông tin chi tiết.
Ví dụ, trong mục "Officiers & Master Client", chọn tên "Dam Bich Thuy", thông tin chi tiết về cá nhân này hiện ra Dam Bich Thuy là Giám đốc của "ANZ/V-Trac International Leasing Company" từ 15/5/2006, địa chỉ tại "41 Ly Thuong Kiet Street, Hoan Kiem District, Hanoi VIETNAM".
Theo Hiệp hội
Nhà báo điều tra quốc tế, toàn bộ danh sách chi tiết mối quan hệ giữa 368.000 người và 300.000 các công ty ở nước ngoài liên quan tới vụ "Hồ sơ Panama", sẽ được công bố vào lúc 2h ngày 9/5 theo giờ Mỹ, tức khoảng 2h sáng ngày 10/5 theo giờ Việt Nam. ICIJ cũng tiết lộ dữ liệu mới này sẽ bao gồm các thông tin về hơn 100.000 công ty từng có trong danh sách vụ rò rỉ dữ liệu Offshore Leaks năm 2013 cũng do ICIJ điều tra.
VietnamFinance sẽ tiếp tục cập nhật danh sách khi cơ sở dữ liệu này được công bố.
Dưới đây là danh sách (bằng tiếng Anh) các tổ chức, cá nhân Việt Nam có liên quan tới các công ty vỏ bọc ở nước ngoài đang có trong cơ sở dữ liệu của ICJI.
Officers & Master Clients (104)/ 104 cá nhân hoặc công ty quản lý công ty offshore
Abdel-Karim Itum
Adil Ahmad
ADRIANO RINALDI
Alain Mallart
Alexander Egert
Anthony Cox
Batholomew Knaggs
Bowie Ho-tung Leung
Brett Gordon
Brett Sheradon Gordon
Carl August Henrik Wingardh
Charlotte Jane Francis Rollo Walker
Christelle Laure Gabrielle Thomas
Dam Bich Thuy
Dam Khanh Hung
DANH THI TRANG
Dietrich J Doerp
Dirk Salewski
Do Le Quan
Doan Thi Viet Ha
Doan Thi Viet Ha and Ly Hoa Quynh Jusuf
Doan Van An
Dung Chi Nguyen
Dzung Hoang
E. F. Foley
Ernst Moller Jensen Lyth
FONG WAI MUN
Geoffrey Robert Jones
Gil C. Cabarrubia
HA Quoc Huan
Hajo Sauer
Hans-Juergen Braunbach
Hirotami Yanai
HOANG HAI ANH
Hoang Tien Dzung
Ian G. Phillips
Iwasaki Kazu, Iwasaki Mieko and Iwasaki Yukiko
Jean Lee
Johannes Maria Somers
Kenneth Richard CLARK
Kristof L. J. CLAES
Lai Thong
Le Quang Vinh
Le Thi Bich Thuy
Le Thi Hong Van
Le Thi Quyen
Le Vinh Quang
Le Y Linh
Lee Tak Kuen, Kenny
Lo Ka Wo
LUONG Vu Quang
Ly Hoa Quynh Jusuf
Lynda Lim
Mai Thi Quynh Hoa
MARISA VIVANI
Michael Anthony Langrish- Smith
Michael Harald Osswald
Michael John LAWRENCE
Mr. Dang Thanh Phong
Ngo Thanh Hang
Ngo Thanh Hang
Nguyen Bao Nguyen
Nguyen Canh Hong Linh
Nguyen Canh Hong Linh
Nguyen Long Hung
NGUYEN MINH TUONG
Nguyen Nhat Quang
Nguyen Son Ha
Nguyen Thi Bich Thuy
Nguyen Thu Ha
Nguyen Thu Phuong
Nguyen Vinh Son
Nicole Vooijs
PARK JUNGSIK
Pascal Najadi
Per Dalin
Perry Esculier
Peter Dirk Ryan
Peter R. Ryder
Peter Ryder
PHAM Mai Hien
Pham Ngoc Tuan
Pham Thai Linh
Phan Cong Binh
Preben Hjortlund
Quoc Huan HA
Richard James Burrage
Richard James BURRAGE
Richard William, CRANDALL
Robert Weber
Romain David Paul Duval
SGL Capital Investment Management Limited
SONG Moon Gul
Stephen Lam
Thomas Bruce Speeger
Tran Hai Yen
TRUONG THI HUONG
Ulrika Margareta Wingardh
V-TRAC HOLDINGS LTD
V-Trac International Leasing Company.
Vo Thi Hong Thuy
Wieger D. Otter
WONG Kelly Yin Hon
YUEN Suzan
Offshore Entities (12)/ 12 công ty vỏ bọc
Computers, Consultancy & Services Company Lim
DRAGON AGE INVESTMENTS LTD.
SGL Vietnam Asset Limited
SGL Vietnam Development Estate Limited
SGL Vietnam Development Gateway Limited
SGL Vietnam Development Industry Limited
SGL Vietnam Land Limited
SGL Vietnam Real Estate Limited
StratCap International Ltd
V-Trac Holdings Limited
Vietnam Educational Development Company Incorporated
Vietnam International School Investment Company Incorporated
Computers, Consultancy & Services Company Lim
DRAGON AGE INVESTMENTS LTD.
SGL Vietnam Asset Limited
SGL Vietnam Development Estate Limited
SGL Vietnam Development Gateway Limited
SGL Vietnam Development Industry Limited
SGL Vietnam Land Limited
SGL Vietnam Real Estate Limited
StratCap International Ltd
V-Trac Holdings Limited
Vietnam Educational Development Company Incorporated
Vietnam International School Investment Company Incorporated
Listed Addresses (96)/ 96 địa chỉ
024 LO B5 C/C,Phuong 03 P.03, District 4 Ho Chi Minh City, Vietnam
1 Area, Thanh Phu Village, Vinh Cuu District Bien Hoa City Dong Nai Province VIETNAM
10 Alexandre de Rhodes District 1, Hochiminh City, Vietnam
107/8 Truong Dinh Street, District 3 Ho Chi Minh City, Socialist Republic of Vietnam
12 A 2-1-13 Panorama Phu My Hung District 7 Ho Chi Minh City Vietnam Republic
13 North, Avalon Apartments 53 Nguyen Thi Minh Khai District 1, Ho Chi Minh City, Vietnam
14 Le Thai T-Street Hanoi VIETNAM
14 Thuy Khue Hanoi Vietnam
14 Thuy Khue Hanoi, Vietnam
145 Hai Ba Trung District 1 Ho Chi Minh City Vietnam
14B Tran Qcu Khoach P.Tan Dinh Q.1 Ho Chi Minh City Vietnam
15 ngach 135/2 Nui Truc Kim Ma Ba Dinh, Hanoi VIETNAM
16 Bui Thui Xuan Hanei Vietnam
16th Floor, Hoa Binh Tower 106 Hoang Quoc Viet, Cau Giay Dist., Hanoi VIETNAM
17 Tulip Road, An Phu Compound, 36 An Dien Road Thao Dien Ward, District 2, Ho Chi Minh city VIETNAM
18 BIS/41 Nguyen Thi Minh Khai Quan/District 1, Ho Chi Minh city Vietnam
18 Ward 100, Hoang Cau Dong Da District Hanoi Vietnam
186 Nguyen Tri Phuong Phuong 4 Quan 10 TP Ho Chi Minh Vietnam
215 F6 Nguyen Hurng, Thao Dien Ward District 2, Ho Chi Minh City, Vietnam
21A Ton That Tung Dong Da District Hanoi VIETNAM
22 Le Thanh Ton District 1, Ho Chi Minh City Vietnam
230 Nguyen van Huong District 2, Ho Chi Minh City Vietnam
26 Dinh Bo Linh Street, Ward, 24 Binh Chanh District, Ho Chi Minh City, Vietnam
28 Lau/Floor 9, Miue Noi Dinh Tien Hoang P/ Ward 3, Quan/District Binh Thanh Ho Chi Minh city, Vietnam
28/1/47 Phan Dinh Giot Tan Binh District, Ho Chi Minh City, Vietnam
2A, Street 12, Thao Dien, An Phu, District 2, HCMC, Vietnam
3-5A My An St, Tan Phong Ward District 7, Ho Chi Minh City, Vietnam
30 Hang Bun St., Hanoi, Vietnam
304/65 Ho Van Hue St. Phu District Ho Chi Minh City Vietnam
315/6C Le Van Sy, District 3 Ho Chi Minh City, Vietnam
317 Block E1 Trung Tu Diplomatic Qtr Hanoi Vietnam 9999
32-34 Hoa Rang Building #702 Ngo Duc Ke Street, Dist. 1 HCMC, Vietnam
338 Ba Trieu Street Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
343/64 Nguyen Trong Tuyen, Ward 1 Tan Binh District, Ho chi Minh city, Vietnam
34B Tran Phu Street Hanoi SR OF VIETNAM
38 Nguyen Khac Hieu Street, Truc Bach Ward, Hanoi
38/26 Phan Than Tri Street, Ward 2, District 5, Ho Chi Minh City, Vietnam
40A Iam Son Street Ward 6 Binh Thanh District Ho Chi Minh City Vietnam
41 Ly Thuong Kiet Street Hoan Kiem District Hanoi VIETNAM
46 Dang Dung St. District 1 Ho Chi Minh City Vietnam Republic
46 Dang Dung Street, District 1 Ho Chi Minh City, Vietnam Republic
477 Nguyen Tri Phuong F8 Q10, Vietnam
48A Ly Thuong Kiet, Hoan Kiem, Ha Noi Viet Nam
49 Quan Thanh Street Hanoi Vietnam
5/32 Xo Viet Nghe Tinh, Ward 19, Bunh Thanh District, Ho Chi Minh City, Vietnam
56 Nguyen Chi Thanh Hanoi Vietnam
58/13, Ho Thi KY2 Fl., Q10 T/P Ho Chi Minh City Vietnam
6 Yen Thanh Hanoi Vietnam
6B Le Quy Don District 3, Ho Chi Minh City Vietnam
771 Thao Dien Thao Dien Ward, District 2 Ho Chi Minh City Vietnam
8/2 NGUYEN DANG GIAI, DISTRICT 2, HCMC VIETNAM
83C TRAN KE XUONG, PHU NHUAN DISTRICT, Ho Chi Minh City VIETNAM
9 Lê Thánh-Ton, P.B-NghéQ1, T.P. Hò ChíMinh. Vietnam
91/12 Hoa Hung, District 10, HCMC, Vietnam
93-A1 Caugiay Street, Hanoi, Vietnam.
9A Nguyen Du Str., HaiBa Trung Distr., Hanoi City, Vietnam
A3-21 Hung Thai Town, Phu My Hung, District 7, Ho Chi Minh City, Vietnam
A9, Duong D2, Van Thanh Bac quan Binh Thanh, thanh pho Ho Chi Minnh Vietnam
Apartment 1A 27 AB Tran Nhat Duat Tan Dinh Ward, District 1 Ho Chi Minh City Vietnam
App. 501, 1604/3 Hamplet 3 An Phu Dong, Distr. 12 Ho Chi Minh City VIETNAM
B6, Hoang Cau Phuong O Cho Dua Ha Noi Vietnam
B6, Hoang Cau, Phuong O Cho Dua Ha Noi Vietnam
C/- Omni Saigaon Hotel 253 Nguyen Van Troi Str Phu Nhuan District Ho Chi Min City Vietnam
c/o 2 Ngo Duc Ke Street Melinh Point Tower, Room 1404, District 1, Ho Chi Minh City, Vietnam
C/O EMBASSY OF ITALY 9, LE PHUNG HIEU HANOI, VIETNAM
c/o ICCC Smartkids Ltd, 1172 Thao Dien, Q2, Ho Chi Minh City, VIETNAM
c/o Invensys #11-02 Fortuna Tower 6B Lang Ha Street Hanoi, Vietnam
c/o. StratCap International Ltd N29 Nguyen Van Huong Street, Thao Dien 2 Compound, Thao Dien Ward District 2, Ho Chi Minh City Vietnam
Chief Representative Officer (Vietnam) SESA Limited 2C Tran Khanh Du Street, Tan Dinh Ward, District 1, Ho Chi Minh City Vietnam
France Vietnam Architecture, 73B Ly Nam De Street, Hoan Kiem District, Hanoi, Vietnam
Hai Hau Nam Dinh No. 11, Phu Doan Hanoi Vietnam
Hanoi Vietnam,126, Hoang quoc viet Road.
HITC Building, 239 XUAN Thuy Road Cau Giay District, IPO Box 240, Hanoi-Vietnam
Ho Chi Minh City Project Office c/o 81 Phan Ke Binh Dakao, District 1 HCMC, Vietnam
Ho Chi Minh City, United 615A, Melinh Point Tower, Corporate Executive Offices, 2 Ngo Duc Ke Street, District 1, Ho Chi Minh City, Vietnam
House No. 306A Central Commission for Finance and Management 222A, Doi Can Street, Ba Dinh District, Hanoi City, Vietnam
Huyen Kien Luong Sonha 515, Sa Ha Tien Vietnam
Level 7, Me Linh Point Tower, No. 2 Ngo Duc Ke Street District 1, Ho Chi Minh City Vietnam
Morgan Song (in Palace Hotel #305) No.1. Nguyen Trai street. Ward 1. Vung Tau city, Vietnam
Nguyen Huu Canh 91, The Manor, AE A1203 VN-8853, Ho Chi Minh City, Vietnam
No 7B Lane 21 Van Bao Ba Dinh Dist., Hanoi Vietnam
No. 1 Alley 12/70 Dang Tai Mai Street Tay Ho District Hanoi-Vietnam
No. 18B Yen Phu Village Tay Ho District, Hanoi, Vietnam
No. 73E, Hai Ba Trung Hai Phong Vietnam
No.1 Alley 12/70 Dang Thai Mai Street Tay Ho District Hanoi-Vietnam
of 93-A1,Caugiay str.,Hanoi, Vietnam
P.O. Box 950 Saigon Central Post Office HCMC Vietnam
Parkland Serviced Apartments 628A An Binh, An Phu District 2, Ho Chi Minh city VIETNAM
Room 301, A6, Trai Gang Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Room 403, TORSECO Building, Van Phuc, Ba Dinh, Ha Noi, Vietnam.
Shades Apartments. ( Bong Mat Ltd) Khu Pho 1. Ham Tien. Mui Ne. Vietnam
Social Republic of Vietnam
Suite 4004, The Press Club Centre 59 A, Ly Thai To Street, Hanoi, Vietnam
THANG LOH HOTEL YENPHU STREET TAY HO HANOI VIETNAM
trung Doan TW Hai noi
Unit 19, 2nd Floor 63 Ly Thai To Hanoi Vietnam
024 LO B5 C/C,Phuong 03 P.03, District 4 Ho Chi Minh City, Vietnam
1 Area, Thanh Phu Village, Vinh Cuu District Bien Hoa City Dong Nai Province VIETNAM
10 Alexandre de Rhodes District 1, Hochiminh City, Vietnam
107/8 Truong Dinh Street, District 3 Ho Chi Minh City, Socialist Republic of Vietnam
12 A 2-1-13 Panorama Phu My Hung District 7 Ho Chi Minh City Vietnam Republic
13 North, Avalon Apartments 53 Nguyen Thi Minh Khai District 1, Ho Chi Minh City, Vietnam
14 Le Thai T-Street Hanoi VIETNAM
14 Thuy Khue Hanoi Vietnam
14 Thuy Khue Hanoi, Vietnam
145 Hai Ba Trung District 1 Ho Chi Minh City Vietnam
14B Tran Qcu Khoach P.Tan Dinh Q.1 Ho Chi Minh City Vietnam
15 ngach 135/2 Nui Truc Kim Ma Ba Dinh, Hanoi VIETNAM
16 Bui Thui Xuan Hanei Vietnam
16th Floor, Hoa Binh Tower 106 Hoang Quoc Viet, Cau Giay Dist., Hanoi VIETNAM
17 Tulip Road, An Phu Compound, 36 An Dien Road Thao Dien Ward, District 2, Ho Chi Minh city VIETNAM
18 BIS/41 Nguyen Thi Minh Khai Quan/District 1, Ho Chi Minh city Vietnam
18 Ward 100, Hoang Cau Dong Da District Hanoi Vietnam
186 Nguyen Tri Phuong Phuong 4 Quan 10 TP Ho Chi Minh Vietnam
215 F6 Nguyen Hurng, Thao Dien Ward District 2, Ho Chi Minh City, Vietnam
21A Ton That Tung Dong Da District Hanoi VIETNAM
22 Le Thanh Ton District 1, Ho Chi Minh City Vietnam
230 Nguyen van Huong District 2, Ho Chi Minh City Vietnam
26 Dinh Bo Linh Street, Ward, 24 Binh Chanh District, Ho Chi Minh City, Vietnam
28 Lau/Floor 9, Miue Noi Dinh Tien Hoang P/ Ward 3, Quan/District Binh Thanh Ho Chi Minh city, Vietnam
28/1/47 Phan Dinh Giot Tan Binh District, Ho Chi Minh City, Vietnam
2A, Street 12, Thao Dien, An Phu, District 2, HCMC, Vietnam
3-5A My An St, Tan Phong Ward District 7, Ho Chi Minh City, Vietnam
30 Hang Bun St., Hanoi, Vietnam
304/65 Ho Van Hue St. Phu District Ho Chi Minh City Vietnam
315/6C Le Van Sy, District 3 Ho Chi Minh City, Vietnam
317 Block E1 Trung Tu Diplomatic Qtr Hanoi Vietnam 9999
32-34 Hoa Rang Building #702 Ngo Duc Ke Street, Dist. 1 HCMC, Vietnam
338 Ba Trieu Street Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
343/64 Nguyen Trong Tuyen, Ward 1 Tan Binh District, Ho chi Minh city, Vietnam
34B Tran Phu Street Hanoi SR OF VIETNAM
38 Nguyen Khac Hieu Street, Truc Bach Ward, Hanoi
38/26 Phan Than Tri Street, Ward 2, District 5, Ho Chi Minh City, Vietnam
40A Iam Son Street Ward 6 Binh Thanh District Ho Chi Minh City Vietnam
41 Ly Thuong Kiet Street Hoan Kiem District Hanoi VIETNAM
46 Dang Dung St. District 1 Ho Chi Minh City Vietnam Republic
46 Dang Dung Street, District 1 Ho Chi Minh City, Vietnam Republic
477 Nguyen Tri Phuong F8 Q10, Vietnam
48A Ly Thuong Kiet, Hoan Kiem, Ha Noi Viet Nam
49 Quan Thanh Street Hanoi Vietnam
5/32 Xo Viet Nghe Tinh, Ward 19, Bunh Thanh District, Ho Chi Minh City, Vietnam
56 Nguyen Chi Thanh Hanoi Vietnam
58/13, Ho Thi KY2 Fl., Q10 T/P Ho Chi Minh City Vietnam
6 Yen Thanh Hanoi Vietnam
6B Le Quy Don District 3, Ho Chi Minh City Vietnam
771 Thao Dien Thao Dien Ward, District 2 Ho Chi Minh City Vietnam
8/2 NGUYEN DANG GIAI, DISTRICT 2, HCMC VIETNAM
83C TRAN KE XUONG, PHU NHUAN DISTRICT, Ho Chi Minh City VIETNAM
9 Lê Thánh-Ton, P.B-NghéQ1, T.P. Hò ChíMinh. Vietnam
91/12 Hoa Hung, District 10, HCMC, Vietnam
93-A1 Caugiay Street, Hanoi, Vietnam.
9A Nguyen Du Str., HaiBa Trung Distr., Hanoi City, Vietnam
A3-21 Hung Thai Town, Phu My Hung, District 7, Ho Chi Minh City, Vietnam
A9, Duong D2, Van Thanh Bac quan Binh Thanh, thanh pho Ho Chi Minnh Vietnam
Apartment 1A 27 AB Tran Nhat Duat Tan Dinh Ward, District 1 Ho Chi Minh City Vietnam
App. 501, 1604/3 Hamplet 3 An Phu Dong, Distr. 12 Ho Chi Minh City VIETNAM
B6, Hoang Cau Phuong O Cho Dua Ha Noi Vietnam
B6, Hoang Cau, Phuong O Cho Dua Ha Noi Vietnam
C/- Omni Saigaon Hotel 253 Nguyen Van Troi Str Phu Nhuan District Ho Chi Min City Vietnam
c/o 2 Ngo Duc Ke Street Melinh Point Tower, Room 1404, District 1, Ho Chi Minh City, Vietnam
C/O EMBASSY OF ITALY 9, LE PHUNG HIEU HANOI, VIETNAM
c/o ICCC Smartkids Ltd, 1172 Thao Dien, Q2, Ho Chi Minh City, VIETNAM
c/o Invensys #11-02 Fortuna Tower 6B Lang Ha Street Hanoi, Vietnam
c/o. StratCap International Ltd N29 Nguyen Van Huong Street, Thao Dien 2 Compound, Thao Dien Ward District 2, Ho Chi Minh City Vietnam
Chief Representative Officer (Vietnam) SESA Limited 2C Tran Khanh Du Street, Tan Dinh Ward, District 1, Ho Chi Minh City Vietnam
France Vietnam Architecture, 73B Ly Nam De Street, Hoan Kiem District, Hanoi, Vietnam
Hai Hau Nam Dinh No. 11, Phu Doan Hanoi Vietnam
Hanoi Vietnam,126, Hoang quoc viet Road.
HITC Building, 239 XUAN Thuy Road Cau Giay District, IPO Box 240, Hanoi-Vietnam
Ho Chi Minh City Project Office c/o 81 Phan Ke Binh Dakao, District 1 HCMC, Vietnam
Ho Chi Minh City, United 615A, Melinh Point Tower, Corporate Executive Offices, 2 Ngo Duc Ke Street, District 1, Ho Chi Minh City, Vietnam
House No. 306A Central Commission for Finance and Management 222A, Doi Can Street, Ba Dinh District, Hanoi City, Vietnam
Huyen Kien Luong Sonha 515, Sa Ha Tien Vietnam
Level 7, Me Linh Point Tower, No. 2 Ngo Duc Ke Street District 1, Ho Chi Minh City Vietnam
Morgan Song (in Palace Hotel #305) No.1. Nguyen Trai street. Ward 1. Vung Tau city, Vietnam
Nguyen Huu Canh 91, The Manor, AE A1203 VN-8853, Ho Chi Minh City, Vietnam
No 7B Lane 21 Van Bao Ba Dinh Dist., Hanoi Vietnam
No. 1 Alley 12/70 Dang Tai Mai Street Tay Ho District Hanoi-Vietnam
No. 18B Yen Phu Village Tay Ho District, Hanoi, Vietnam
No. 73E, Hai Ba Trung Hai Phong Vietnam
No.1 Alley 12/70 Dang Thai Mai Street Tay Ho District Hanoi-Vietnam
of 93-A1,Caugiay str.,Hanoi, Vietnam
P.O. Box 950 Saigon Central Post Office HCMC Vietnam
Parkland Serviced Apartments 628A An Binh, An Phu District 2, Ho Chi Minh city VIETNAM
Room 301, A6, Trai Gang Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Room 403, TORSECO Building, Van Phuc, Ba Dinh, Ha Noi, Vietnam.
Shades Apartments. ( Bong Mat Ltd) Khu Pho 1. Ham Tien. Mui Ne. Vietnam
Social Republic of Vietnam
Suite 4004, The Press Club Centre 59 A, Ly Thai To Street, Hanoi, Vietnam
THANG LOH HOTEL YENPHU STREET TAY HO HANOI VIETNAM
trung Doan TW Hai noi
Unit 19, 2nd Floor 63 Ly Thai To Hanoi Vietnam
*****
Liệu có tên chính khách của Việt Nam trong vụ "Panama Papers"?
Ben Ngô
Dự là vụ Panama Papers sẽ còn nóng sốt trong nhiều ngày tới.
Một nhóm những nhà báo quốc tế, làm việc với những tài liệu rò rỉ từ một công ty luật ở Panama, kết luận rằng những cộng sự của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chuyển tới 2 tỉ đôla qua những tài khoản ngân hàng ở nước ngoài trong khoảng thời gian gần 40 năm.
Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế, liên minh với tờ báo Sueddeutsche Zeitung của Đức và hơn 100 hãng tin khác, cho biết trong một báo cáo hôm Chủ nhật rằng 11,5 triệu tài liệu từ công ty luật Mossack Fonseca của Panama cho thấy hàng chục giao dịch "dính dáng tới những người hoặc những công ty liên kết với Putin" từ năm 1977 đến cuối năm 2015.
Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) là một tổ chức phi lợi nhuận đặt ở thủ đô Washington của Mỹ.
Hồ sơ Panama tiết lộ một số nhà lãnh đạo đã sử dụng những thiên đường thuế ở nước ngoài để che giấu tài sản khổng lồ.
Một trong số đó được tiết lộ là tài khoản của anh rể ông Tập Cận Bình là ông Đặng Gia Quý.
Là chồng bà Tập Kiều Kiều, chị gái ông Tập Cận Bình, ông Đặng Gia Quý thành lập hai công ty tại Quần đảo Virgin thuộc Anh vào năm 2009.
Tại thời điểm đó ông Tập Cận Bình chưa lên làm Chủ tịch nước, mới là Ủy viên Ban thường vụ Bộ Chính trị.
Báo chí nước ngoài từng cho rằng thân nhân của ông Tập có tài sản gửi ở nước ngoài.
Trong hồ sơ Panama cũng có tên người gửi tiền là bà Lý Tiểu Lâm, con gái cựu Thủ tướng Lý Bằng và bà Jasmine Li, cháu gái của ông Giả Khánh Lâm, cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tầm vóc của vụ rò rỉ này
Tài liệu Panama là lượng tài liệu bị rò rỉ lớn nhất trong lịch sử. Cuộc điều tra tài liệu này lớn hơn vụ Wikileaks và vụ cựu nhân viên CIA Edward Snowden làm rò rỉ thông tin của NSA. Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế nói rằng họ đã mất một năm để đọc hết 11,5 triệu tập tin này, với sự giúp đỡ của tờ báo Đức Süddeutsche Zeitung và hơn 100 đối tác truyền thông khác. Các nhà báo đã lên mục lục, sắp xếp, và phân tích 2,6 terabyte dữ liệu, làm việc với các phóng viên đến từ gần 80 quốc gia với 25 ngôn ngữ khác nhau.
Cựu nhân viên CIA, Edward Snowden viết trên Twitter của mình rằng: Vụ rò rỉ dữ liệu lớn nhất trong lịch sử báo chí tài liệu đã xuất hiện, và đó là về tham nhũng
Nhiều người Việt có tên trong hồ sơ Panama
Eric Van Nguyen, 32 tuổi, là người Canada gốc Việt đầu tiên bị tiết lộ trong danh sách vụ rò rỉ tài liệu mật gây chấn động thế giới có tên ‘Hồ sơ Panama’
10.05.2016
Hàng trăm người Việt có tên trong hàng triệu tài liệu rò rỉ cho thấy hiện tượng trốn thuế diễn ra ở quy mô lớn.
Dữ liệu của hơn 100.000 công ty bí mật, tài sản ủy thác, và các quỹ được thành lập ở nhiều nơi như quần đảo British Virgin, Cayman, Cook và Singapore đã được trang web offshoreleaks.icij.org cho phép công khai tìm kiếm bắt đầu từ ngày 9 tháng 5.
Eric Van Nguyen, 32 tuổi, là người Canada gốc Việt đầu tiên bị tiết lộ trong danh sách vụ rò rỉ tài liệu có tên 'Hồ sơ Panama'.
Sau khi việc tìm kiếm thông tin được công khai, tên của hàng trăm người Việt đã xuất hiện trong cơ sở dữ liệu của offshoreleaks.icij.org, trong đó có tên ông Johnathan Hanh Nguyen.
Theo kết quả tìm kiếm, vai trò của ông Johnathan Hanh Nguyen là người có cổ phần trong Imex Asia Pacific International Limited và IMEX PAN PACIFIC GROUP INC.
Cơ sở dữ liệu của công ty vừa kể chứa thông tin về gần 320 thực thể ở nước ngoài nằm trong khuôn khổ các cuộc điều tra về Hồ sơ Panama. Dữ liệu ghi nhận thông tin trong gần 40 năm, tính đến cuối năm 2015, và liên kết với công dân và các công ty tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tuy nhiên, ICIJ cũng khuyến cáo người sử dụng rằng có nhiều người và tổ chức có tên tương tự hoặc trùng nhau.
ICIJ đề nghị người sử dụng xác minh danh tính của bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nằm trong cơ sở dữ liệu, nếu phát hiện sai sót có thể liên hệ với ICIJ.
ICIJ cùng với báo Sueddeutsche Zeitung của Đức và hơn 100 tổ chức thông tấn khác cho biết rằng 11,5 triệu tài liệu họ có được từ một công ty luật ở Panama cho thấy những chính trị gia và quan chức công cử, bao gồm 12 nhà lãnh đạo thế giới hiện tại và trước đây, có dính líu tới việc trốn thuế.
Ngoài Thủ tướng Iceland, ICIJ nói những tư liệu từ công ty luật Mossack Fonseca ở Panama cho thấy hàng chục những giao dịch dính dáng đến những người hoặc công ty có liên hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin từ năm 1977 đến năm 2015.
Những nhân vật cao cấp khác bao gồm thủ tướng Pakistan, Tổng thống Ukraine và Argentina, và quốc vương Ả rập Xê út.
Theo ICIJ, VOA
Dữ liệu của hơn 100.000 công ty bí mật, tài sản ủy thác, và các quỹ được thành lập ở nhiều nơi như quần đảo British Virgin, Cayman, Cook và Singapore đã được trang web offshoreleaks.icij.org cho phép công khai tìm kiếm bắt đầu từ ngày 9 tháng 5.
Eric Van Nguyen, 32 tuổi, là người Canada gốc Việt đầu tiên bị tiết lộ trong danh sách vụ rò rỉ tài liệu có tên 'Hồ sơ Panama'.
Sau khi việc tìm kiếm thông tin được công khai, tên của hàng trăm người Việt đã xuất hiện trong cơ sở dữ liệu của offshoreleaks.icij.org, trong đó có tên ông Johnathan Hanh Nguyen.
Theo kết quả tìm kiếm, vai trò của ông Johnathan Hanh Nguyen là người có cổ phần trong Imex Asia Pacific International Limited và IMEX PAN PACIFIC GROUP INC.
Cơ sở dữ liệu của công ty vừa kể chứa thông tin về gần 320 thực thể ở nước ngoài nằm trong khuôn khổ các cuộc điều tra về Hồ sơ Panama. Dữ liệu ghi nhận thông tin trong gần 40 năm, tính đến cuối năm 2015, và liên kết với công dân và các công ty tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tuy nhiên, ICIJ cũng khuyến cáo người sử dụng rằng có nhiều người và tổ chức có tên tương tự hoặc trùng nhau.
ICIJ đề nghị người sử dụng xác minh danh tính của bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nằm trong cơ sở dữ liệu, nếu phát hiện sai sót có thể liên hệ với ICIJ.
ICIJ cùng với báo Sueddeutsche Zeitung của Đức và hơn 100 tổ chức thông tấn khác cho biết rằng 11,5 triệu tài liệu họ có được từ một công ty luật ở Panama cho thấy những chính trị gia và quan chức công cử, bao gồm 12 nhà lãnh đạo thế giới hiện tại và trước đây, có dính líu tới việc trốn thuế.
Ngoài Thủ tướng Iceland, ICIJ nói những tư liệu từ công ty luật Mossack Fonseca ở Panama cho thấy hàng chục những giao dịch dính dáng đến những người hoặc công ty có liên hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin từ năm 1977 đến năm 2015.
Những nhân vật cao cấp khác bao gồm thủ tướng Pakistan, Tổng thống Ukraine và Argentina, và quốc vương Ả rập Xê út.
Theo ICIJ, VOA
http://www.voatiengviet.com/content/nhieu-nguoi-viet-co-ten-trong-ho-so-panama/3323056.html
CON ÔNG HỒ DIỆU BANG DỌA KIỆN VÌ CÁO BUỘC TRONG HỒ SƠ PANAMA
12.04.2016
Con trai của cố Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc Hồ Diệu Bang phủ nhận những tin tức cho rằng ông đã dùng địa chỉ của cha ông ở Bắc Kinh để đăng ký một công ty vỏ bọc hải ngoại vào năm 2003. Theo tường thuật của thông tín viên Ye Bing của đài VOA tại Bắc Kinh, ông Hồ Đức Hoa còn doạ kiện những cơ quan truyền thông nào tiếp tục tường thuật về những cáo giác được phanh phui trong Hồ Sơ Panama.
Ông Hồ Đức Hoa nói với báo chí ở Hồng Kông rằng ông không có gì để che giấu. Ông cho biết việc đăng ký công ty của ông có tên là Fortalent International Holdings ở Quần đảo Virgin đã được thực hiện “một cách công khai” và ông lập công ty này với tên thật và hộ chiếu của chính ông.
Hôm thứ hai, ông nói với đài VOA rằng “Tôi đã kiểm tra lại giấy tờ đăng ký và tôi có thể bảo đảm với quí vị là địa chỉ đăng ký không phải là ‘tư thất của Tổng bí thư Hồ Diệu Bang’ như họ tường thuật.”
Ông nói thêm rằng để bảo vệ cho thanh danh của gia đình, ông sẽ thông qua hành động pháp lý để chống lại những cáo giác không đúng sự thật của giới truyền thông.
Ông nói “Các cơ quan truyền thông và các hãng thông tấn tạo ra điều dối trá này phải trưng ra bằng chứng. Nếu không, tôi sẽ sử dụng quyền hạn pháp lý của mình. Bởi vì tin tức mà họ loan tải đã bôi nhọ cựu Tổng bí thư của đảng Cộng Sản Trung Quốc và cá nhân tôi. Họ phải chịu trách nhiệm đối với những hậu quả nghiêm trọng mà hành động của họ đã gây ra, và họ phải công khai xin lỗi và bồi thường một cách thoả đáng.”
Ông Hồ Đức Hoa cho biết báo chí Hồng Kông gọi ông là “người Trung Quốc đầu tiên và duy nhất dám lớn tiếng phản đối” những tố cáo về những hoạt động đầu tư có thể là bất hợp pháp ở hải ngoại.
Ông nói “Sự thật là mọi người Trung Quốc bình thường, ngay cả người nước ngoài, ai nấy cũng đều có thể đăng ký một công ty ở Hồng Kông. Tôi tin rằng đó là quyền của họ, trong đó có tôi.”
Ông Hồ Đức Hoa sinh sống ở Hồng Kông ông khi thành lập công ty vỏ bọc được tiết lộ trong Hồ Sơ Panama.
Đề tài cấm kỵ
Tuy việc sở hữu công ty vỏ bọc hải ngoại không phải là bất hợp pháp, nhưng những công ty đó có thể được dùng để rửa tiền hoặc trốn thuế. Những số của cải khổng lồ mà người thân của các đảng viên đảng Cộng Sản đương quyền tích luỹ là một mối quan tâm lớ n ở Trung Quốc nhưng nó cũng là một đề tài nhạy cảm và bị kiểm soát hết sức nghiêm nhặt.
Trong vài tuần qua, Trung Quốc đã tăng cường việc kiểm duyệt những tin tức và bình luận trên mạng về Hồ Sơ Panama do Hội Nhà báo Điều tra Quốc tế tiết lộ. Tổ chức này nói rằng hơn 11 triệu hồ sơ mà họ có được từ một công ty luật ở Panama cho thấy các ngân hàng, các công ty luật và những người hoạt động trong lãnh vực đầu tư hải ngoại thường không tuân thủ những đòi hỏi pháp lý là phải bảo đảm rằng khách hàng của họ không dính líu tới các hoạt động tội phạm, trốn thuế hay tham nhũng.
Nhân viên kiểm duyệt Trung Quốc đã xoá những đường dẫn trên mạng xã hội về vụ rò rỉ thông tin này và Panama đã trở thành một trong những chữ bị kiểm duyệt nhiều nhất trên internet ở Trung Quốc.
Trấn áp tham nhũng
Hội Nhà báo Điều tra Quốc tế cho biết cuộc phân tích của họ cho thấy tính tới cuối năm 2015, công ty luật Mossack Fonseca đã thu phí của hơn 16,300 công ty vỏ bọc từ Trung Quốc và Hồng Kông, chiếm khoảng 29% doanh thu toàn cầu của công ty này. Trong số những văn phòng ở khắp thế giới của công ty này, văn phòng ở Hồng Kông là văn phòng bận rộn nhất.
Ông Hồ Đức Hoa nói với báo chí ở Hồng Kông rằng ông không có gì để che giấu. Ông cho biết việc đăng ký công ty của ông có tên là Fortalent International Holdings ở Quần đảo Virgin đã được thực hiện “một cách công khai” và ông lập công ty này với tên thật và hộ chiếu của chính ông.
Hôm thứ hai, ông nói với đài VOA rằng “Tôi đã kiểm tra lại giấy tờ đăng ký và tôi có thể bảo đảm với quí vị là địa chỉ đăng ký không phải là ‘tư thất của Tổng bí thư Hồ Diệu Bang’ như họ tường thuật.”
Ông nói thêm rằng để bảo vệ cho thanh danh của gia đình, ông sẽ thông qua hành động pháp lý để chống lại những cáo giác không đúng sự thật của giới truyền thông.
Ông nói “Các cơ quan truyền thông và các hãng thông tấn tạo ra điều dối trá này phải trưng ra bằng chứng. Nếu không, tôi sẽ sử dụng quyền hạn pháp lý của mình. Bởi vì tin tức mà họ loan tải đã bôi nhọ cựu Tổng bí thư của đảng Cộng Sản Trung Quốc và cá nhân tôi. Họ phải chịu trách nhiệm đối với những hậu quả nghiêm trọng mà hành động của họ đã gây ra, và họ phải công khai xin lỗi và bồi thường một cách thoả đáng.”
Ông Hồ Đức Hoa cho biết báo chí Hồng Kông gọi ông là “người Trung Quốc đầu tiên và duy nhất dám lớn tiếng phản đối” những tố cáo về những hoạt động đầu tư có thể là bất hợp pháp ở hải ngoại.
Ông nói “Sự thật là mọi người Trung Quốc bình thường, ngay cả người nước ngoài, ai nấy cũng đều có thể đăng ký một công ty ở Hồng Kông. Tôi tin rằng đó là quyền của họ, trong đó có tôi.”
Ông Hồ Đức Hoa sinh sống ở Hồng Kông ông khi thành lập công ty vỏ bọc được tiết lộ trong Hồ Sơ Panama.
Đề tài cấm kỵ
Trung Quốc đã tăng cường kiểm duyệt những tin tức và bình luận trên mạng về Hồ Sơ Panama do Hội Nhà báo Điều tra Quốc tế tiết lộ.
Từ những người trong gia đình của cố Chủ tịch Mao Trạch Đông cho tới đương kim Chủ tịch Tập Cận Bình, những dữ liệu trong Hồ Sơ Panama cho thấy việc bỏ tiền vào các công ty vỏ bọc hải ngoại là một việc phổ biến trong giới quyền thế ở Trung Quốc. Những thông tin bị tiết lộ cho tới giờ này cho thấy có sự dính líu của thân nhân của ít nhất 9 người đang giữ hoặc từng giữ chức Uỷ viên thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan có nhiều quyền hành nhất nước.Tuy việc sở hữu công ty vỏ bọc hải ngoại không phải là bất hợp pháp, nhưng những công ty đó có thể được dùng để rửa tiền hoặc trốn thuế. Những số của cải khổng lồ mà người thân của các đảng viên đảng Cộng Sản đương quyền tích luỹ là một mối quan tâm lớ n ở Trung Quốc nhưng nó cũng là một đề tài nhạy cảm và bị kiểm soát hết sức nghiêm nhặt.
Trong vài tuần qua, Trung Quốc đã tăng cường việc kiểm duyệt những tin tức và bình luận trên mạng về Hồ Sơ Panama do Hội Nhà báo Điều tra Quốc tế tiết lộ. Tổ chức này nói rằng hơn 11 triệu hồ sơ mà họ có được từ một công ty luật ở Panama cho thấy các ngân hàng, các công ty luật và những người hoạt động trong lãnh vực đầu tư hải ngoại thường không tuân thủ những đòi hỏi pháp lý là phải bảo đảm rằng khách hàng của họ không dính líu tới các hoạt động tội phạm, trốn thuế hay tham nhũng.
Nhân viên kiểm duyệt Trung Quốc đã xoá những đường dẫn trên mạng xã hội về vụ rò rỉ thông tin này và Panama đã trở thành một trong những chữ bị kiểm duyệt nhiều nhất trên internet ở Trung Quốc.
Trấn áp tham nhũng
Chủ tịch Tập Cận Bình, người chủ trương tiến hành cuộc trấn át tham nhũng ở Trung Quốc, bị cáo buộc có em rể sử dụng công ty luật ở Panama để thành lập 3 công ty ở nước ngoài.
Vụ Hồ Sơ Panama bùng ra trong lúc Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp tục chiến dịch chống tham nhũng qui mô lớn, trong đó ông đã công khai một số vụ án của những quan chức cấp cao để tìm cách chứng tỏ là Đảng Cộng Sản có thái độ nghiêm túc trong việc bài trừ tham nhũng. Một số người chỉ trích cho rằng cuộc trấn áp của ông Tập Cận Bình chỉ nhắm tới mục tiêu loại trừ đối thủ chính trị.Hội Nhà báo Điều tra Quốc tế cho biết cuộc phân tích của họ cho thấy tính tới cuối năm 2015, công ty luật Mossack Fonseca đã thu phí của hơn 16,300 công ty vỏ bọc từ Trung Quốc và Hồng Kông, chiếm khoảng 29% doanh thu toàn cầu của công ty này. Trong số những văn phòng ở khắp thế giới của công ty này, văn phòng ở Hồng Kông là văn phòng bận rộn nhất.
Mỹ điều tra hình sự vụ Hồ sơ Panama
Giới hữu trách Hoa Kỳ cho hay ưu tiên hàng đầu trong cuộc điều tra là xác định xem có sai trái nào từ các cá nhân hay tập đoàn tại Mỹ hay không.
21.04.2016
Hoa Kỳ loan báo mở cuộc điều tra hình sự về các thông tin rò rỉ từ công ty luật Panama tiết lộ các vụ trốn thuế trên toàn thế giới.
Một công tố viên nổi tiếng của Mỹ, ông Preet Bharara từ New York, tiết lộ tin về cuộc điều tra cho một nhóm ký giả điều tra có trụ sở tại Washington.
Trong tháng này, nhóm ký giả vừa kể đã đăng nhiều bài viết về hơn 11 triệu tài liệu bị rò rỉ từ công ty luật Mossack Fonseca cho thấy công ty này đã tạo ra hàng trăm công ty nước ngoài do những người giàu có, quyền lực và nổi tiếng làm chủ.
Công tố viên Bharara nói ông muốn gặp đại diện của nhóm ký giả điều tra này, tức Hiệp hội Ký giả Điều tra Quốc tế, để tìm hiểu về hồ sơ Panama.
Nhóm nhà báo xác nhận đã được thư mời của công tố viên Bharara, nhưng chưa đưa ra bình luận.
Giới hữu trách Hoa Kỳ cho hay ưu tiên hàng đầu trong cuộc điều tra là xác định xem có sai trái nào từ các cá nhân hay tập đoàn tại Mỹ hay không. Các nước khác cũng đã mở các cuộc điều tra liên quan tới hồ sơ Panama.
Khi thông tin về các tài khoản ở nước ngoài được tiết lộ đầu tháng 4, Tổng thống Barack Obama đã tuyên bố rằng nạn trốn thuế trên toàn cầu là một vấn đề lớn. Mà vấn đề nằm ở chỗ, theo ông Obama, nhiều vụ trốn thuế lại hợp pháp chứ không phải bất hợp pháp.
Tổng thống Mỹ nói các gia đình trung lưu là nạn nhân gánh chịu hậu quả từ những kẽ hở này vì thất thoát thuế phải được bù trừ bằng cách này hay cách khác.
Một công tố viên nổi tiếng của Mỹ, ông Preet Bharara từ New York, tiết lộ tin về cuộc điều tra cho một nhóm ký giả điều tra có trụ sở tại Washington.
Trong tháng này, nhóm ký giả vừa kể đã đăng nhiều bài viết về hơn 11 triệu tài liệu bị rò rỉ từ công ty luật Mossack Fonseca cho thấy công ty này đã tạo ra hàng trăm công ty nước ngoài do những người giàu có, quyền lực và nổi tiếng làm chủ.
Công tố viên Bharara nói ông muốn gặp đại diện của nhóm ký giả điều tra này, tức Hiệp hội Ký giả Điều tra Quốc tế, để tìm hiểu về hồ sơ Panama.
Nhóm nhà báo xác nhận đã được thư mời của công tố viên Bharara, nhưng chưa đưa ra bình luận.
Giới hữu trách Hoa Kỳ cho hay ưu tiên hàng đầu trong cuộc điều tra là xác định xem có sai trái nào từ các cá nhân hay tập đoàn tại Mỹ hay không. Các nước khác cũng đã mở các cuộc điều tra liên quan tới hồ sơ Panama.
Khi thông tin về các tài khoản ở nước ngoài được tiết lộ đầu tháng 4, Tổng thống Barack Obama đã tuyên bố rằng nạn trốn thuế trên toàn cầu là một vấn đề lớn. Mà vấn đề nằm ở chỗ, theo ông Obama, nhiều vụ trốn thuế lại hợp pháp chứ không phải bất hợp pháp.
Tổng thống Mỹ nói các gia đình trung lưu là nạn nhân gánh chịu hậu quả từ những kẽ hở này vì thất thoát thuế phải được bù trừ bằng cách này hay cách khác.
Cơn bão Hồ sơ Panama tiếp tục càn quét Trung Quốc
Cơn bão Hồ sơ Panama lại vừa quét qua Hồng Kông và Trung Quốc đại lục một lần nữa. Thông tin mới tiết lộ nhiều tên tuổi lớn, trong đó có lãnh đạo cấp cao Trương Cao Lệ của Trung Quốc và ngôi sao điện ảnh quốc tế Thành Long (Jackie Chan).
>> Nhân vật bí ẩn đứng sau Hồ sơ Panama chính thức lộ diện
>> Hồ sơ Panama nêu tên hàng loạt quan chức, tỷ phú Hong Kong
Hàng loạt quan chức dính chấu
Ngày 3/4, “Liên minh Phóng viên Điều tra Quốc tế” (ICIJ) tiết lộ thông tin về Hồ sơ Panama liên quan đến 9 quan to Trung Quốc (mãn nhiệm và đương nhiệm) thành lập công ty ở nước ngoài để trốn thuế và giấu của cải, trong đó có ông Tăng Khánh Hoài, em của cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Tăng Khánh Hồng; con rể Lý Thánh Bát của ông Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trương Cao Lệ; cháu dâu Giả Lệ Thanh của Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Lưu Vân Sơn.
Ngày 4/5, tờ Minh Báo của Hồng Kông lại tiếp tục đưa tin, vào ngày 2/5 phóng viên của Minh Báo đã tìm đến nhà riêng con gái Trương Hiểu Yên của ông Trương Cao Lệ ở Palm Springs, Hồng Kông. Bà Trương Hiểu Yên nói tiếng Quảng Đông trôi chảy, cho biết người chồng đang đi giải quyết công việc ở ngoài. Về vấn đề danh phận là người Hồng Kông, bà Trương nói không muốn trả lời. Sau đó bà đã nhận danh thiếp của phóng viên kèm theo thư đặt câu hỏi qua khe cửa nhà.
Hồ sơ Panama đã tiết lộ ông Lý Thánh Bát (con rể Trương Cao Lệ) từng sở hữu 3 công ty tại “thiên đường thuế” BVI, một trong số đó có địa chỉ ở Palm Springs. Tờ báo này còn điều tra và phát hiện bà Trương Hiểu Yên và ông Lý Thánh Bát sở hữu chung căn nhà ở Palm Springs, mua bằng danh phận là người Hồng Kông, tên tiếng Anh viết phiên âm ra tiếng Quảng Đông.
Cũng theo Hồ sơ Panama, ông Lý Thánh Bát đã nhờ Công ty Luật Mossack Fonseca mở 3 công ty ở nước ngoài, bao gồm Công ty Cổ phần Internet Trường Tín Hoa Hạ thành lập năm 2001, Top Glory Investments Limited thành lập 2007, và Công ty Đầu tư Chính Nguyên thành lập năm 2012, trong đó ông Lý Thánh Bát và Ủy viên Chính hiệp Trương Vĩnh Khang của thành phố Thượng Hải cùng là thành viên Hội đồng quản trị Công ty Đầu tư Chính Nguyên, nhưng trách nhiệm nghiệp vụ không rõ ràng.
Theo thông tin, ông Lý Thánh Bát nắm cổ phần của Công ty Internet Trường Tín Hoa Hạ thông qua Công ty Internet Tín Nghĩa (Hồng Kông). Theo hồ sơ Công ty Cổ phần Trường Tín Hoa Hạ, Lý cùng ba người khác ở Trung Quốc Đại Lục hiện nay đã từ nhiệm vai trò thành viên Hội đồng quản trị của công ty này vào năm 2003, bàn giao toàn cổ phần cho Công ty Cleverlearn Inc.
Vào ngày 27/4, Bowenpress đưa tin, vì vấn đề Hồ sơ Panama, ông Tập Cận Bình đã yêu cầu cho thẩm tra hầu hết tài sản giới quan chức (chủ yếu từ cấp tỉnh trở lên), trong đó trọng tâm là vấn đề sở hữu công ty ở nước ngoài, dĩ nhiên phạm vi thẩm tra bao gồm cả vợ chồng, con cái các quan chức.
Mới đây, một người trong nội bộ chính quyền Trung Quốc chia sẻ thông tin cho biết, sau ba tuần bí mật điều tra, ông Vương Kỳ Sơn đã gửi một phần báo cáo điều tra nội bộ tới ông Tập Cận Bình.
Thành Long đang bắt tay Tăng Khánh Hồng
Thông tin mới tiết lộ danh sách 18 người có tên tuổi lớn, nổi tiếng ở Hồng Kông và Ma Cao, trong đó có ngôi sao điện ảnh quốc tế Thành Long (Jackie Chan), người được cho là đã thành lập một số công ty phức hợp ở nước ngoài.
Trong danh sách cũng có người đàn ông giàu nhất Hồng Kông là Lý Gia Thành (Li Ka-shing) và Lý Triệu Cơ (Lee Shau Kee) – Chủ tịch công ty bất động sản Henderson Land. Một số nhân vật nổi tiếng, chẳng hạn như phó chủ tịch Đảng Dân chủ mới Michael Tien Puk-sun, đã xin lỗi vì đã không khai báo những lợi lợi ích của mình trong việc đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên, Thành Long vẫn im lặng cho đến nay.
Thành Long đã luôn luôn là một nhân vật yêu thích của Ban Công tác Mặt trận Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Hồ sơ Panama đã tiết lộ mạng lưới chính trị và kinh doanh được ĐCSTQ sử dụng để mua chuộc Thành Long. Mạng lưới bao gồm 7 ông trùm Đại lục, hoạt động kinh doanh với Thành Long, trong đó 4 người là những tỷ phú nổi tiếng.
Là thành viên của Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC), Thành Long cũng hăng hái hòa đồng với các quan chức chính phủ và doanh nhân hàng đầu ở Trung Quốc đại lục.
Một tài liệu Panama đã nói rằng công ty [luật] Mossack Fonseca đã là một đại diện được ủy quyền của ít nhất 6 công ty nước ngoài thuộc về Thành Long.
Các giám đốc bao gồm Lâm Phụng Kiều (Joan Lin) – vợ Thành Long, và Phòng Tổ Danh – con trai của họ. Một trong những công ty của Thành Long là công ty TNHH Dragon Stream, được thành lập bởi 10 người tại quần đảo Virgin của Anh vào năm 2008.
Trong khi Thành Long là cổ đông lớn nhất, nắm giữ hơn 50 triệu cổ phiếu, 7 trong số 9 cổ đông còn lại là những người Trung Quốc Đại lục giàu có, bao gồm Qi Jianhong – chủ tịch công ty Sparkle Roll Holdings, Yu Mingfang – sáng lập viên của công ty Belle International Holdings, Chen Yihong – chủ tịch tập đoàn China Dongxiang Group, và Shen Guojun, chủ tịch tập đoàn Siêu thị Intime, mỗi người nắm giữ từ 2% đến 9,75% cổ phần của Dragon Stream.
Hai cổ đông khác là Solon So – quản lý kinh doanh của Thành Long và Zhao Xiaodong – cựu giám đốc điều hành của Sparkle Roll Holdings.
Epoch Times đã xem xét nhiều tài liệu [trong Hồ sơ Panama] nhưng không thể tìm thấy bản chất kinh doanh của công ty Dragon Stream. Tuy nhiên, trên [trang mạng] LinkedIn, một sơ yếu lý lịch của một phó tổng giám đốc tự xưng của Công ty TNHH Nước giải khát (Bắc Kinh) Thành Long, đã tiết lộ rằng công ty này được thành lập trước thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008 bởi Thành Long và 7 doanh nhân nổi tiếng Đại lục.
Với 200 triệu Nhân dân tệ (30 triệu USD) vốn đầu tư, Công ty Nước giải khát Thành Long đã tham gia vào việc sản xuất và kinh doanh các loại đồ uống cao cấp và nước khoáng ở thị trường trong nước. Thông tin cá nhân của 7 doanh nhân là giống hệt với 7 cổ đông giàu có của công ty Dragon Stream.
Trong số 7 cổ đông giàu có ở Đại lục, Shen Guojun – chủ tịch của công ty Intime, có tài sản ròng cao nhất, trị giá 20,2 tỷ Nhân dân tệ (3 tỷ USD). Ông Shen là một người bạn tốt của chủ tịch Alibaba Jack Ma.
Ông Shen gia nhập Đảng Lợi ích công Trung Quốc (Zhi Gong) trong năm 2009. Đảng Lợi ích công là một trong 8 “đảng dân chủ” được công nhận chính thức bởi ĐCSTQ.
Đảng Lợi ích Công bao gồm khoảng 30.000 thành viên, chủ yếu đến từ tầng lớp trung lưu và thượng lưu của những Hoa kiều trở về Trung Quốc. Mục đích chính của đảng Lợi ích Công là nhằm kiểm soát Hoa kiều ở trong nước và nước ngoài cho ĐCSTQ.
Ông Shen cũng thường xuyên tham gia các hoạt động cùng với các quan chức của Ban Công tác Mặt trận Trung ương. Nhưng vai trò chính trị của ông Shen vẫn chưa được biết.
Cả ông Shen và Thành Long đều là thành viên của Ủy ban Toàn quốc CPPCC của ĐCSTQ. Ngoài việc hợp tác kinh doanh, Thành Long thường xuyên tham dự các hoạt động do công ty Intime tổ chức.
Trong năm 2013, công ty Intime đã liên đới vào một vụ kiện ở Hồng Kông. Công ty Continental Century Investment Management Group Limited – nhà điều hành của khách sạn nổi tiếng của Nhật Inagiku Restaurant – đã nộp đơn kiện [công ty Intime] tại Tòa án Tối cao, cáo buộc rằng công ty Intime và Chủ tịch Shen đã sử dụng báo cáo sai sự thật để lừa dối khiến cho Inagiku mở một chi nhánh tại Trung tâm Anh Đài Bắc Kinh (Beijing Yintai Center).
Ngoài ra, công ty Intime bị cáo buộc là đã gửi một số người đến để lục soát và tịch thu tài sản của Inagiku. Công ty Continental Century đã yêu cầu công ty Intime đền bù 300 triệu Nhân dân tệ.
Ngày 7/4 năm nay là ngày sinh nhật lần thứ 62 của Thành Long. Vào ngày đó, Thành Long, như một cổ đông nổi tiếng, đã tự giới thiệu mình trên Sàn Chứng khoán Thượng Hải khi tham dự nghi lễ đổi tên và tái cơ cấu Công ty TNHH Cultural Investment Holdings (CIH).
Qi Jianhong – chủ tịch của CIH , là một người Đại lục nữa siêu giầu, có tên trong danh sách cổ đồng của công ty Dragon Stream.
Ông Qi, nổi tiếng với mạng lưới rộng lớn của mình với các ông trùm Trung Quốc, đang điều hành câu lạc bộ Sparkle Roll Glory, với 3.000 thành viên là những triệu phú và tỷ phú.
Ông Qi là người sáng lập của Tập đoàn Sparkle Roll Holdings, chủ yếu là tham gia vào các hoạt động như một đại lý của những thương hiệu cao cấp hàng đầu thế giới và trở thành đại lý duy nhất ở Đại lục cho [những hãng sản xuất ô tô] Bentley, Rolls-Royce và Lamborghini. Đây cũng là đại lý độc quyền của thương hiệu Jackie Chan.
Trong năm 2010, Tập đoàn Sparkle Roll Holdings đã hợp tác với Thành Long để thành lập Xưởng phim Jackie Chan Lai Yiu International Studios, quản lý 36 chi nhánh ở Đại lục. Đồng thời, Tập đoàn Sparkle Roll tham gia vào việc sản xuất rượu Thành Long Moutai và những hàng hoá khác ở Đại lục.
Qi Zhenkang, con trai cả của Qi Jianhong, là trợ lý giám đốc kế hoạch của Thành Long tại Trung Quốc. Trong Lễ hội mùa xuân Hồ Nam Gala 2010, Thành Long cũng đã hát một bài hát có tựa đề “Tổ quốc” với Qi Meihe, con gái của Qi Jianhong. “Tổ quốc” là “màu đỏ”, hay cộng sản, đó là bài hát mà Thành Long đã hát trong Lễ kỷ niệm (Gala) 60 năm [ngày thành lập] của ĐCSTQ.
Thành Long và Bạc Qua Qua
Việc để lộ Hồ sơ Panama về các mối quan hệ kích thích sự tò mò giữa Thành Long và các quan chức và doanh nhân của ĐCSTQ, không những gây sự chú ý vào Thành Long, mà còn làm nổi lên một làn sóng mới tiết lộ những bí mật của Thành Long tại Hồng Kông và Trung Quốc đại lục. Ngày 5/4, một tài khoản công khai trên trang mạng đại lục WeChat, đã xuất bản một bài báo có tựa đề “Những khía cạnh chưa được biết của Thành Long”, tiếp theo Hồ sơ Panama, tiết lộ những bí mật của Thành Long.
Bài báo nói rằng, bên cạnh một vài doanh nhân đại lục giàu có được đề cập bởi Hồ sơ Panama, những bạn bè giàu có của Thành Long tại Hồng Kông cũng bao gồm Albert Yeung – ông chủ của Tập đoàn Emperor Group.
Bài báo bổ sung rằng Thành Long có thể có tham gia vào việc Tập đoàn Emperor Group mua lại khu đất trên Đại lộ Trường An ở Bắc Kinh.
Trong năm 2006, Tập đoàn Emperor Group đã giành được khu đất để xây dựng Trung tâm Bắc Kinh Emperor Group. Tuy nhiên dự án đã không được triển khai cho đến năm 2015, 9 năm sau khi giành được khu đất.
Trong năm 2014, khi Thành Long tham gia vào các cuộc họp hàng năm của ĐCSTQ, Thành Long nói rằng mình sở hữu một mảnh đất ở Đại lục. Tuy nhiên, dự án trên khu đất đã phải chờ 8 năm để phê duyệt.
Một số cộng đồng internet ở Bắc Kinh nói rằng mảnh đất của Thành Long có thể cũng chính là khu đất Trung tâm Bắc Kinh Emperor Group. Thành Long và ông Yeung đã giành được khu đất vào năm 2006 thông qua Lưu Chí Hoa, phó thị trưởng thành phố Bắc Kinh đã bị sa thải.
Trang mạng truyền thông Đại lục Caixin Net đã báo cáo vào năm 2015 rằng 7 năm sau khi cựu giám đốc Văn phòng Nhà Đất Bắc Kinh An Jiasheng nghỉ hưu, ông An không được phép rời khỏi Trung Quốc vì bị tình nghi nhận hối lộ. Trường hợp của ông An có thể liên quan đến Tập đoàn Bắc Kinh Emperor Group. Lưu Chí Hoa cũng có thể đã tham gia...
Phương tiện truyền thông Hồng Kông cũng báo cáo rằng Thành Long đã có một mối quan hệ chặt chẽ với Bạc Qua Qua, con trai của Bạc Hy Lai – cựu Bí thư thành phố Trùng Khánh đang bị cầm tù. Trước kia Thành Long đã có lần bay sang Anh để hỗ trợ chiến dịch tranh cử của Bạc Qua Qua cho vị trí Chủ tịch Hội sinh viên trường Đại học Oxford...
Vào tháng 1/2015, Phòng Tổ Danh đã bị kết án tù 6 tháng vì sử dụng ma túy... Thành Long được cho là đã nỗ lực hết sức để giải cứu con trai của mình, nhưng đã bị thất bại...
Theo Th.Long/ Epoch Times
PetroTimes
Tài liệu Panama: Hơn 33.000 cá nhân Trung Quốc có liên quan
Thủy Thu |
Trong hơn 200.000 tài khoản ngân hàng vừa được công bố trong Tài liệu Panama, xuất hiện hàng loạt nhân vật "trùng tên" với các quan chức cao cấp Trung Quốc.
Hiệp hội phóng viên điều tra quốc tế (ICIJ) ngày 9/5 (theo giờ GMT) đã công bố dữ liệu về hơn 200.000 tài khoản ngân hàng do các cá nhân, tổ chức lập ở nước ngoài, Apple Daily (Đài Loan) đưa tin.
Khi tra cứu kho dữ liệu này thì Trung Quốc có 33.290 cá nhân, 4.188 công ty hải ngoại và 657 công ty trung gian trong danh sách Tài liệu Panama.
Đặc biệt, trong bảng danh sách này xuất hiện nhiều nhân vật "trùng tên" với các quan chức cao cấp của Trung Quốc.
Có phân tích chỉ ra, thời điểm các công dân Trung Quốc thông qua công ty luật Mossack Fonseca để đăng ký trụ sở tại nước ngoài nhiều nhất tập trung vào năm 2006, 2007 với 706 và 610 công ty.
Số liệu về các cá nhân, doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký thành lập công ty ngoại biên ghi nhận từ năm 2004 với 210 công ty.
Trong buổi tọa đàm do Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) tổ chức hôm 15/4, các học giả đánh giá, công khai Tài liệu Panama là một sự kiện hợp tác lớn nhất trong lịch sử của các các cơ quan báo chí quốc tế.
Tài liệu Panama được công bố vào đầu tháng 4 vừa qua đã khiến nhiều nhà lãnh đạo thế giới lao đao.
Có thể kể đến việc Thủ tướng Iceland Sigmundur Gunnlaugsson phải từ chức, hay Thủ tướng Anh David Cameron phải công khai việc đóng thuế cá nhân trước sức ép về nghi vấn quỹ đen liên quan đến người cha quá cố.
Một nguồn tin dẫn lời nhân vật trực tiếp tiết lộ thông tin Tài liệu Panama nhận định, mục đích của ông này muốn ngăn chặn hành vi trốn thuế của các cá nhân, doanh nghiệp cũng như đề cao cuộc đại cách mạng điện tử hóa.
Ngày 8/4, trả lời phỏng vấn VOA, bà Alexa Olesen - người phụ trách của ICIJ mảng Trung Quốc cho biết, ICIJ hy vọng những thông tin trong Tài liệu Panama sẽ có lợi cho chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình.
"Chúng tôi đã cung cấp đầu mối cho họ", bà nhấn mạnh.
Hiện nhà chức trách Trung Quốc chưa có thông tin phản hồi về vấn đề này.
Panama Papers: Quý tộc đỏ Trung Quốc lộ diện
Một tấm biển ghi tên công ty Mossack Fonseca, chi nhánh tại Hồng Kông. Ảnh chụp ngày 05/04/2016.REUTERS / Bobby Yip
Phải chăng « Panama Papers » là một vụ xì căn đan về Trung Quốc ? Theo nhật báo Anh The Guardian ngày 07/04/2016, một phần ba (1/3) số công ty bình phong offshore do công ty luật Mossack Fonseca thiết lập để giúp trốn thuế hay che giấu tài sản đều do đề xuất của gần một chục văn phòng tại Trung Quốc của công ty luật này. Các tiết lộ trong « Hồ Sơ Panama » đang làm rõ hình ảnh của các thành phần gọi là giới quý tộc đỏ tại Trung Quốc.
Theo Stéphane Lagarde, nguyên thông tín viên RFI tại Bắc Kinh, dựa theo những lời chế diễu trên mạng Trung Quốc hôm thứ Năm tuần qua – Nếu không phải là ngươi, thì là anh vợ ngươi – thì vụ tai tiếng Panama Papers đã tạo ra một nạn nhân đầu tiên ở Trung Quốc : đó là từ ngữ « jie fu », tức là tả phu hay tỷ phu, nghĩa là anh rể.
Hai từ "tỷ phu" và "Panama" : Nạn nhân của kiểm duyệt Trung Quốc !
Từ ngữ này đã hoàn toàn biến mất khỏi các màn hình vi tính dưới nhát kéo của guồng máy kiểm duyệt, nhất là trên mạng Vi Bác, tương đương với mạng Twitter tại Trung Quốc. Cùng số phận với « tỷ phú » là từ ngữ « Panama », tên gọi quốc gia là xuất phát điểm của cơn bão táp. Chỉ trong một sớm một chiều, Panama đã bị các nhà kiểm duyệt gạch bỏ, nếu không phải là trên bản đồ thì ít ra là trên các công cụ tìm kiếm.
Nhưng tại sao từ « anh rể » lại bị kiểm duyệt ? Rất đơn giản : Đó là vì trong danh sách các đại gia bị nêu tên trong « Panama Papers » có ông Đặng Gia Quý (Deng Jiagui), và nhân vật này không ai khác hơn là anh rể của đương kim chủ tịch Tập Cận Bình, tức là chồng của bà Tề Kiều Kiều (Qi Qiao
Hai từ "tỷ phu" và "Panama" : Nạn nhân của kiểm duyệt Trung Quốc !
Từ ngữ này đã hoàn toàn biến mất khỏi các màn hình vi tính dưới nhát kéo của guồng máy kiểm duyệt, nhất là trên mạng Vi Bác, tương đương với mạng Twitter tại Trung Quốc. Cùng số phận với « tỷ phú » là từ ngữ « Panama », tên gọi quốc gia là xuất phát điểm của cơn bão táp. Chỉ trong một sớm một chiều, Panama đã bị các nhà kiểm duyệt gạch bỏ, nếu không phải là trên bản đồ thì ít ra là trên các công cụ tìm kiếm.
Nhưng tại sao từ « anh rể » lại bị kiểm duyệt ? Rất đơn giản : Đó là vì trong danh sách các đại gia bị nêu tên trong « Panama Papers » có ông Đặng Gia Quý (Deng Jiagui), và nhân vật này không ai khác hơn là anh rể của đương kim chủ tịch Tập Cận Bình, tức là chồng của bà Tề Kiều Kiều (Qi Qiao
Qiao), chị lãnh đạo Trung Quốc.
Ông Đặng Gia Quý là người điều hành hai công ty đăng ký ở đảo Virgin thuộc Anh trong một năm rưỡi. Hai công ty bình phong này đã bị dẹp bỏ ngay trước khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền năm 2012.
8 « hoàng đế đỏ » trong tầm nhắm của Hồ Sơ Panama
Trong những tên tuổi Trung Quốc bị vạch trần trong Panama Papers, có những nhân vật quan trọng trong các gia đình lãnh đạo, phần lớn đều thuộc diện « quý tộc đỏ », trong đó có 8 thành viên của Ủy Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Trung Quốc, đương nhiệm và mãn nhiệm. Và đây chính là đỉnh của kim tự tháp quyền lực, những người thường được mệnh danh là các « hoàng đế » của Trung Quốc hiện đại.
Theo Stéphane Lagarde, giới lãnh đạo Trung Quốc rất thận trọng. Họ hiếm khi trực tiếp dính vào những vụ chuyển tiền ra nước ngoài. Những ai cả gan làm việc này như cựu lãnh đạo ngành công an Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang) đã phải trả giá đắt.
Thông thường, chính những người thân của các lãnh đạo cao cấp đứng ra làm trung gian. Một ví dụ là người con rể của ông Trương Cao Lệ (Zhang Gaoli), hiện là nhân vật đứng thứ 7 trong Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Trương Cao Lệ đồng thời là con rể cố lãnh tụ tối cao Trung Quốc Đặng Tiểu Bình. Người con rể này xuất hiện trong hồ sơ của công ty luật Mossack-Fonseca.
Một ví dụ khác là trường hợp của Lưu Vân Sơn (Liu Yunshan), cũng là thành viên bộ Chính Trị. Tên tuổi nhiều người thân cận của ông đã bị nêu lên trong hồ sơ Panama Papers.
Cả phe cải cách lẫn bảo thủ đều có liên can
Việc các lãnh đạo cao cấp Trung Quốc bị các « thiên đường thuế » thu hút không có gì mới lạ, và không phe cánh nào thoát khỏi. Những người cho là cởi mở, theo xu hướng tự do, cũng như cánh bảo thủ đều bị liên can trong các tiết lộ tai tiếng.
Trong phe đối nghịch với chủ tịch Trung Quốc, thì một cái tên đã trở đi trở lại : đó là bà Cốc Khai Lai (Gu Kailai), người trước đây là vợ của Bạc Hy Lai, và đã bị kết án tù chung thân do tham nhũng và vụ ám sát một người Anh. Một phần tài sản của gia đình này nằm trong sổ sách của công ty luật Panama, trong đó có một biệt thự ở Pháp mà báo chí Trung Quốc đã nhắc đến nhiều vào thời diễn ra phiên xét xử.
Trong những cái tên bị Panama Papers nêu lên và có tác dụng như sấm nổ trong tai chính quyền Trung Quốc còn có Lý Tiểu Lâm (Li Xiaolin), được mệnh danh là « Nữ hoàng quyền lực » và là con gái của cựu thủ tướng Lý Bằng, người đàn áp phong trào Thiên An Môn năm 1989.
Điều mỉa mai của lịch sử, hay đúng hơn là của thời sự, là bên cạnh bà Lý Tiểu Lâm, Panama Papers cũng nêu tên của con trai ông Hồ Diệu Bang, cựu tổng bí thư đã bị phe bảo thủ mà Lý Bằng là điển hình gạt khỏi chính quyền sau khi ủng hộ đòi hỏi của sinh viên Thiên An Môn.
Kiểm duyệt
Ngay từ đầu vụ việc, guồng máy kiểm duyệt thông tin ở Bắc Kinh như đã chạy hết công suất, không để một chút sơ hở nào. Nếu giới lãnh đạo Trung Quốc nhắc đi nhắc lại là họ không có gì phải che giấu, nhật báo Mỹ Wall Street Journal đã ghi nhận là họ vẫn đang giấu giếm điều gì đó, vì đài CNN bị nhiều lần cắt sóng.
Trung Quốc còn là một trong những quốc gia hiếm hoi mà báo chí không nói về « Panama Papers ». Nếu chính thức mà nói, không có gì cấm cản một người nào đó đầu tư vào các công ty offshore, nhưng những tiết lộ như vừa qua gây ra nhiều phiền phức vì nó được đưa ra ngay giữa chiến dịch chống tham nhũng tại Trung Quốc, một chiến dịch chưa bao giờ mạnh bạo như thế mà chủ tịch Tập Cận Bình đã phát động từ khi lên nắm quyền.
Ông Tập Cận Bình luôn nhắc đi nhắc lại là lãnh đạo phải làm gương, phải cho thấy lối sống đơn giản,chừng mực. Nếp sống xa hoa, đồi trụy trong đảng giờ đây đã bị chính thức đàn áp.
Việc giới lãnh đạo Trung Quốc bị các « thiên đường thuế » quyến rũ có thể được giải thích bằng việc đó là cách duy nhất cho phép họ che giấu một khối tài sản quá lộ liễu và không phải lúc nào cũng tích lũy được một cách hợp pháp. Hoa Lục và Hồng Kông đã nổi lên thành thị trường lớn của công ty luật Panama Mossack Fonseca. Ho đã mở không dưới tám văn phòng tại Trung Quốc và các chi nhánh này đã làm việc không ngơi tay trong suốt mười lăm năm qua.
Sắp tới đây, chắc chắn sẽ có nhiều tên tuổi Trung Quốc khác bị Hồ Sơ Panama tiết lộ, và người ta có cảm giác là chế độ Bắc Kinh đang phải chứng kiến thực tế ngày càng được phơi bày và tìm cách đối phó bằng việc kiểm duyệt thông tin.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160413-panama-papers-quy-toc-do-trung-quoc-lo-dien
Ông Đặng Gia Quý là người điều hành hai công ty đăng ký ở đảo Virgin thuộc Anh trong một năm rưỡi. Hai công ty bình phong này đã bị dẹp bỏ ngay trước khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền năm 2012.
8 « hoàng đế đỏ » trong tầm nhắm của Hồ Sơ Panama
Trong những tên tuổi Trung Quốc bị vạch trần trong Panama Papers, có những nhân vật quan trọng trong các gia đình lãnh đạo, phần lớn đều thuộc diện « quý tộc đỏ », trong đó có 8 thành viên của Ủy Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Trung Quốc, đương nhiệm và mãn nhiệm. Và đây chính là đỉnh của kim tự tháp quyền lực, những người thường được mệnh danh là các « hoàng đế » của Trung Quốc hiện đại.
Theo Stéphane Lagarde, giới lãnh đạo Trung Quốc rất thận trọng. Họ hiếm khi trực tiếp dính vào những vụ chuyển tiền ra nước ngoài. Những ai cả gan làm việc này như cựu lãnh đạo ngành công an Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang) đã phải trả giá đắt.
Thông thường, chính những người thân của các lãnh đạo cao cấp đứng ra làm trung gian. Một ví dụ là người con rể của ông Trương Cao Lệ (Zhang Gaoli), hiện là nhân vật đứng thứ 7 trong Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Trương Cao Lệ đồng thời là con rể cố lãnh tụ tối cao Trung Quốc Đặng Tiểu Bình. Người con rể này xuất hiện trong hồ sơ của công ty luật Mossack-Fonseca.
Một ví dụ khác là trường hợp của Lưu Vân Sơn (Liu Yunshan), cũng là thành viên bộ Chính Trị. Tên tuổi nhiều người thân cận của ông đã bị nêu lên trong hồ sơ Panama Papers.
Cả phe cải cách lẫn bảo thủ đều có liên can
Việc các lãnh đạo cao cấp Trung Quốc bị các « thiên đường thuế » thu hút không có gì mới lạ, và không phe cánh nào thoát khỏi. Những người cho là cởi mở, theo xu hướng tự do, cũng như cánh bảo thủ đều bị liên can trong các tiết lộ tai tiếng.
Trong phe đối nghịch với chủ tịch Trung Quốc, thì một cái tên đã trở đi trở lại : đó là bà Cốc Khai Lai (Gu Kailai), người trước đây là vợ của Bạc Hy Lai, và đã bị kết án tù chung thân do tham nhũng và vụ ám sát một người Anh. Một phần tài sản của gia đình này nằm trong sổ sách của công ty luật Panama, trong đó có một biệt thự ở Pháp mà báo chí Trung Quốc đã nhắc đến nhiều vào thời diễn ra phiên xét xử.
Trong những cái tên bị Panama Papers nêu lên và có tác dụng như sấm nổ trong tai chính quyền Trung Quốc còn có Lý Tiểu Lâm (Li Xiaolin), được mệnh danh là « Nữ hoàng quyền lực » và là con gái của cựu thủ tướng Lý Bằng, người đàn áp phong trào Thiên An Môn năm 1989.
Điều mỉa mai của lịch sử, hay đúng hơn là của thời sự, là bên cạnh bà Lý Tiểu Lâm, Panama Papers cũng nêu tên của con trai ông Hồ Diệu Bang, cựu tổng bí thư đã bị phe bảo thủ mà Lý Bằng là điển hình gạt khỏi chính quyền sau khi ủng hộ đòi hỏi của sinh viên Thiên An Môn.
Kiểm duyệt
Ngay từ đầu vụ việc, guồng máy kiểm duyệt thông tin ở Bắc Kinh như đã chạy hết công suất, không để một chút sơ hở nào. Nếu giới lãnh đạo Trung Quốc nhắc đi nhắc lại là họ không có gì phải che giấu, nhật báo Mỹ Wall Street Journal đã ghi nhận là họ vẫn đang giấu giếm điều gì đó, vì đài CNN bị nhiều lần cắt sóng.
Trung Quốc còn là một trong những quốc gia hiếm hoi mà báo chí không nói về « Panama Papers ». Nếu chính thức mà nói, không có gì cấm cản một người nào đó đầu tư vào các công ty offshore, nhưng những tiết lộ như vừa qua gây ra nhiều phiền phức vì nó được đưa ra ngay giữa chiến dịch chống tham nhũng tại Trung Quốc, một chiến dịch chưa bao giờ mạnh bạo như thế mà chủ tịch Tập Cận Bình đã phát động từ khi lên nắm quyền.
Ông Tập Cận Bình luôn nhắc đi nhắc lại là lãnh đạo phải làm gương, phải cho thấy lối sống đơn giản,chừng mực. Nếp sống xa hoa, đồi trụy trong đảng giờ đây đã bị chính thức đàn áp.
Việc giới lãnh đạo Trung Quốc bị các « thiên đường thuế » quyến rũ có thể được giải thích bằng việc đó là cách duy nhất cho phép họ che giấu một khối tài sản quá lộ liễu và không phải lúc nào cũng tích lũy được một cách hợp pháp. Hoa Lục và Hồng Kông đã nổi lên thành thị trường lớn của công ty luật Panama Mossack Fonseca. Ho đã mở không dưới tám văn phòng tại Trung Quốc và các chi nhánh này đã làm việc không ngơi tay trong suốt mười lăm năm qua.
Sắp tới đây, chắc chắn sẽ có nhiều tên tuổi Trung Quốc khác bị Hồ Sơ Panama tiết lộ, và người ta có cảm giác là chế độ Bắc Kinh đang phải chứng kiến thực tế ngày càng được phơi bày và tìm cách đối phó bằng việc kiểm duyệt thông tin.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160413-panama-papers-quy-toc-do-trung-quoc-lo-dien
Tài liệu Panama mới nhất ám chỉ các chính trị gia hàng đầu Trung Quốc
Tác giả: Frank Fang, Epoch Times | Dịch giả: X Toàn
10 Tháng Tư, 2016
(Từ trái sang phải) Cựu phó chủ tịch Trung Quốc Tăng Khánh Hồng, và các Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Vân Sơn, Trương Cao Lệ là ba lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ có các thành viên trong gia đình sở hữu các công ty ma ở nước ngoài, theo một bộ tài liệu khổng lồ bị rò rỉ được gọi là Tài liệu Panama. (Nguồn ảnh: Feng Li / Getty Images)
Tài liệu Panama, một tập hợp hơn 11 triệu tài liệu bị rò rỉ được công bố gần đây, đã tiết lộ mối liên hệ giữa các chính trị gia hàng đầu trên khắp thế giới với những giao dịch thương mại nước ngoài bị nghi là mờ ám. Trong danh sách các nhà lãnh đạo thế giới này có tên của một vài nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Theo một báo cáo của Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) hôm 6 tháng Tư, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, các Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ Lưu Vân Sơn, Trương Cao Lệ, cựu phó chủ tịch Trung Quốc Tăng Khánh Hồng, và một vài người khác đều có người thân đã mua các công ty nước ngoài thông qua Mossack Fonseca, một công ty luật ở Panama chuyên giúp thiết lập các công ty ma ở nước ngoài cho các khách hàng có nhu cầu. Tổ chức ICIJ là một trong một vài kênh truyền thông nghiên cứu chi tiết các tài liệu bị rò rỉ từ công ty Mossack Fonseca vào năm 2015.
Đặng Gia Quý, anh rể của Tập Cận Bình, dùng chính tên của mình để đăng ký cho ba công ty là Supreme Victory Enterprises Ltd., Best Effect Enterprises Ltd., và Wealth Ming International Ltd.
Supreme Victory Enterprises Ltd đã giải thể trong năm 2007, và hai công ty còn lại đã không hoạt động từ khoảng năm 2012, thời điểm Tập Cận Bình trở thành Tổng Bí thư ĐCSTQ.
Dường như quyết định từ bỏ tài sản ở nước ngoài của Đặng Gia Quý là do bị thúc đẩy bởi những toan tính chính trị, và phù hợp với một động thái tương tự liên quan tới tập đoàn Vạn Đạt, nhà đầu tư bất động sản lớn nhất ở Trung Quốc,.
Trong một bài phát biểu tại Đại học Harvard tháng Mười năm ngoái, Vương Kiện Lâm, chủ tịch của Tập đoàn Vạn Đạt (Wanda Group), nói rằng gia đình ông Đặng Gia Quý từng sở hữu cổ phần của công ty Vạn Đạt trong sáu năm, nhưng đã bán chúng trước khi công ty này được đưa lên sàn chứng khoán và bỏ lỡ cơ hội thu lấy của trời cho.
Sự việc này cũng phù hợp với các báo cáo lưu hành trên báo chí tiếng Trung ở nước ngoài nói rằng khi Tập Cận Bình đang chờ được thăng chức lãnh đạo, ông đã gọi các thành viên trong gia đình lại và bảo họ từ bỏ công việc làm ăn kinh doanh – có lẽ đây là một cách để cách ly chính ông Tập khỏi hậu quả chính trị có thể xảy đến bất ngờ với những ai bị phát hiện có các thành viên gia đình được hưởng lợi từ tham nhũng.
Người thân của ông Lưu, Trương, và Tăng vẫn giữ các tài sản ở nước ngoài trong thời điểm các ông này đang nắm giữ các vị trí chủ chốt.
Ví dụ, Giả Lệ Thanh (贾丽青), con dâu của người đứng đầu hệ thống tuyên truyền ĐCSTQ Lưu Vân Sơn, là một cổ đông và giám đốc của Ultra Time Investment, một công ty ma có tư cách pháp nhân ở quần đảo Virgin của Anh Quốc vào năm 2009.
Cha của Giả Lệ Thanh là Giả Xuân Vượng (贾春旺), đã từng giữ các vị trí lãnh đạo trong các cơ quan an ninh và pháp luật trong hai thập kỷ – Bộ trưởng An ninh Quốc gia từ 1985-1998, Bộ trưởng Bộ Công an 1998-2002; và Kiểm sát viên trưởng (một chức vụ tương đương với Tổng Chưởng lý ở Hoa Kỳ), từ năm 2003 đến năm 2008.
Lý Thánh Bát (李圣泼), con rể của Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ, là cổ đông của ba công ty đăng ký tại quần đảo Virgin của Anh Quốc là Zennon Capital Management, Sino Reliance Networks, và Glory Top Investments Ltd.
Và Tăng Khánh Hoài, em trai của Tăng Khánh Hồng, là giám đốc của Hiệp hội Giao lưu Văn hóa Trung Quốc, một công ty ban đầu được thành lập tại Niue, một quốc đảo ở Thái Bình Dương và sau đó lại được chuyển tới Samoa, một đảo quốc khác ở Thái Bình Dương vào năm 2006.
GIÁO SĨ ẤU DÂM - BIỂN ĐÔNG
Thursday, May 12, 2016
LÊ DUNG * TRUNG CỘNG
Bàn Về Trung Cộng
LedungHCM
Gần đây tôi cũng thường theo dõi báo đài, các bản tin từ Vietnamnet, BBC, VOA đến tận mạng sina, mạng fenghuang, mạng renmin của Trung Quốc. Bản thân cũng đã thu lượm được một bức tranh tương đối hoàn chỉnh với nhiều ý kiến khác nhau từ những bên khác nhau. Và dường như tôi càng đọc, tôi chỉ thấy được một điều rằng: mọi hành động của Trung Quốc là rất quá đáng, hung bạo, mang tính chất của một tên xâm lược còn mang nặng tư tưởng Đại Hán.
bộ Ngoại giao Trung Quốc (ảnh ghép - RFI)
Nếu ai biết tiếng Trung đọc một số bài gần đây nhất của một số học giả Trung Quốc, chúng ta còn thấy họ chửi VN thậm tệ, không ra gì. Nhưng đã có ai trong số các bạn thử suy ngẫm xem đằng sau mọi hành động, mọi phát ngôn của Trung Quốc từ bà Khương Du đến các học giả được coi là “chính danh” của họ ẩn chứa mục đích gì? Đã bao giờ bạn liên hệ với thực tế trước đó với hành động & phát ngôn TQ hiện tại để phát hiện ra được điều gì chưa? Như trong một bài Note gần đây, tôi đã dịch một bài trên mạng “Quân sự thiên thiên” của Trung Quốc – một trong những trang mạng được coi như cứng rắn và “dân tộc chủ nghĩa” nhất tại TQ, bài viết có tên là “TQ sử dụng vũ lực giải quyết vấn đề biển Đông, nước nào là đối tượng đầu tiên”.
Trong bài viết này, dù là những đối tượng ôn hòa hay hiếu chiến nhất cũng đều công nhận “4 điểm bất lợi khi TQ tiến hành tấn công các đảo tại biển Đông của VN”, và những người này đều khẳng định rằng: cái lợi mà TQ thu về không bằng những thiệt hại mà TQ phải hứng chịu khi tiến hành cuộc tấn công. Và trên những trang mạng như sina hay fenghuang, người TQ (những quan chức quân sự) cũng đã thừa nhận mục đích của những hành động mà họ gây ra với Việt Nam hay Phillipines đều nhắm vào một thỏa thuận có lợi với Mĩ tại diễn đàn quân sự Shangri La.
Ngoài ra TQ còn có mục đích khác chính là muốn thử thái độ cuả Việt Nam chúng ta và còn để thỏa mãn một bộ phận tại TQ “muốn dùng vũ lực giải quyết tranh chấp” tại biển Đông. Chứ thực sự những nhà lãnh đạo cũng còn lâu mới dám phát động một cuộc chiến tranh tổng lực tại biển Đông trong điều kiện TQ chưa phải là số một của thế giới và nên nhớ thực lực của TQ còn thua xa Mĩ. Còn nếu những nhà lãnh đạo này mù quáng thực thi một chính sách diều hâu thì chắc chắn tự họ sẽ chôn vùi dưới đáy biển Đông không chỉ tính mạng của binh sĩ, tàu bè, đạn dược mà còn là thành tựu kinh tế của quá trình Cải cách mở cửa trong suốt hơn 30 năm qua.
Thực lực của TQ cũng không cho phép TQ quá tự tin tiến hành những hành động quân sự đơn phương như Mĩ, không phép cho TQ thoát khỏi tình trạng “thao quang dưỡng hối”. Bởi nếu họ từ bỏ những gì mà họ đã tuyên bố, họ từ bỏ lời răn dạy của Đặng Tiểu Bình, từ bỏ một nước “TQ phát triển cùng thế giới” để trở thành một “cường quốc xét lại” thì họ chỉ đi theo vết xe đổ của các nước phát xít trước kia. Mà nên nhớ ngày xưa Phát xít còn có cả 1 phe Trục, còn nay TQ chỉ có một mình!
Các bạn à! Chúng ta đều là những con người yêu nước, đều là những con người có học, chúng ta cũng không thể phát ngôn hay hành động một cách thiếu suy nghĩ trước những vấn đề nhạy cảm như vậy. Bạn nên nhớ trong chính trị, trong quan hệ quốc tế, để giải quyết một vấn đề thì cái đầu luôn đi trước trái tim. Chúng ta phải nhìn cho thấu cho rõ sự việc rồi mới hành động. TQ thực sự vi phạm chủ quyền của VN và có những tuyên bố phi đạo lý. Đúng là như vậy! Nhưng những người làm những điều này là những kẻ mang nặng đầu óc Đại Hán của Trung Quốc – chỉ là một bộ phận nhỏ trong hơn 1 tỷ 3 dân TQ.
Chúng ta chống ở đây là chống tư tưởng cường quyền, Đại Hán, chống những hành động phi đạo lý chứ chúng ta không chống nhân dân TQ, không phỉ báng tiếng Trung, không phỉ báng những thành tựu mà nhân dân Trung Quốc đã gian khổ lao động để cống hiến cho nhân loại.
Nhân dân TQ họ cũng giống như nhân dân VN vậy, họ cũng là những con người bình dị, cần cù, chịu khó và trọng lễ tín. Những con người TQ đó bạn phải tiếp xúc thực sự mới hiểu được họ! Trong xã hội nào cũng vậy thôi bạn ạ, cũng có người tốt kẻ xấu. Ngay cả ở VN ta cũng vậy. Vẫn còn tồn tại những kẻ miệng thì nói tôi chống “Tàu khựa”, tôi yêu đồng bào tôi lắm trên Facebook, nhưng còn ra bên ngoài sẵn sàng chửi bới, đánh những người đồng bào của mình sứt đầu mẻ trán chỉ vì những vụ việc nhỏ nhặt trên đường, vẫn còn những kẻ sống hoang tàn, phá hoại, là con sâu ăn bám của xã hội.. Và đó chỉ là những kẻ muốn mượn thời cuộc để đánh bóng bản thân, thực sự đó chỉ là những kẻ bỏ đi mà thôi.
Vẫn có những kẻ ở hải ngoại muốn lợi dụng tinh thần chống Trung Quốc của người Việt Nam để chia rẽ dân tộc, muốn áp đặt lại cái tư tưởng “Nam- Bắc kỳ”. Hay chính những tay gián điệp của TQ muốn kích động, lợi dụng quần chúng tại VN, nhằm thực hiện những mục tiêu phá hoại.
Bạn ạ, thái độ nhẫn nhịn của ta với TQ là có nguồn gốc truyền thống rồi, từ thời Trần Hưng Đạo khi triều đình chịu cảnh sứ giả "uốn lưỡi cú diều mà xỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ", rồi thời Lê Lợi, giết được Liễu Thăng, nhưng mà vẫn phải cống cho nhà Minh 1 tượng Liễu Thăng bằng vàng.. TQ rõ ràng chỉ thử chúng ta, TQ nếu mà đánh thì bản thân TQ cũng không được lợi gì đâu.. Nên ở đây nói là nhẫn nhịn chứ không phải là nhục! Chúng ta chỉ hành động khi nào TQ có những hành động thực sự xâm phạm. Làm ngoại giao hay chính trị cái quan trọng là giữ được bình tĩnh và đừng nôn nóng.
Bạn à, hãy nhìn vào dân tộc Nhật Bản. Tại sao xuất phát điểm của họ từ một nước ngang hàng VN từ trước thế kỷ XIX mà họ đã vươn lên trở thành một cường quốc. Tôi cũng đã gặp gỡ nhiều người Nhật Bản và cái tôi nhận ra ở họ chính là sự điềm tĩnh, lòng can đảm.
Ở Nhật, trẻ em được dậy, trầm tĩnh là biểu hiện của can đảm, không để bị giao động vì những bất ngờ, không có gì có thể làm giao động, bình thản trong trận mạc, giữ bình tĩnh trước tai ương. Động đất không làm Samurai xao xuyến, Samurai cười trước bão tố, giữ được tự chủ làm thơ khi đợi cái chết đến.. Người Nhật Bản khiến tôi phải khâm phục, họ đã chỉ cho tôi những bài học về lòng can đảm, về sự bình tĩnh. Phải chăng chính lòng cam đảm, sự bình tĩnh đó đã giúp họ vượt qua được sự mặc cảm thấp kém, vượt qua được ảnh hưởng của những “ông thánh Trung Hoa” và trở thành một thực thể độc lập hòan toàn với Trung Quốc!
Bạn à! Hãy đừng có dễ dàng và vô tâm nói đến hai chữ “Chiến tranh”. Hãy đừng nói hai chữ đó, khi bản thân bạn chỉ là một kẻ suốt ngày ngồi trong phòng máy lạnh và giết thời gian một cách vô ích. Hãy đừng nói hai chữ đó khi bản thân bạn chưa hiểu việc binh đao là như thế nào! Cũng đừng nói hai chữ đó khi bạn chưa hiểu độ thảm khốc của “Chiến tranh”. Bạn nên giữ bình tĩnh, bạn nên tỉnh táo! Bạn hãy yêu nước một cách thiết thực nhất, hãy biến những gì bạn suy nghĩ thành những hành động cụ thể và lí trí hơn. Theo tôi, những hành động đó tùy theo suy nghĩ của mỗi người nhưng mà đều có chung một cái nền tảng đó là “lí trí” và “trí tuệ”!
Chiến tranh không phải là điều mà 87 triệu con ngườ VN mong muốn, cũng không phải là điều mà 1,3 tỷ người TQ mong muốn. Chiến tranh chỉ là sản phẩm bẩn thỉu của những kẻ bá quyền mà thôi! Bản thân tôi, tôi yêu những người thân quanh tôi, tôi yêu con phố nơi tôi sống, tôi yêu mái trường nơi tôi học, tôi yêu đất nước nơi tôi sinh ra, tôi cũng có thể sẵn sàng bình thản chấp nhận cái chết khi đánh đổi bản thân tôi với những gì mà tôi yêu quí. Bản thân tôi cũng rất coi trọng, quí mến những con người TQ bình dị, những người bạn TQ của tôi, gia đình bác Diệp Kiến Quân- giảng viên trường Bắc Đại, những người đã gắn bó với gia đình tôi trong suốt 15 năm qua.. Và với tôi, để thể hiện tình yêu đó, nhiệm vụ duy nhất của tôi vẫn chỉ là học tiếng Trung thật tốt, nghiên cứu TQ thật sâu và luôn mong muốn một nền hòa bình thực sự lâu bền.
LedungHCM
Nguồn tác giả gửi
http://sachhiem.net/THOISU_CT/ChuP/PhanHDuy_01.php
http://sachhiem.net/THOISU_CT/ChuP/PhanHDuy_01.php
GIÁO SĨ ẤU DÂM
Vatican điều trần trước LHQ về ấu dâm
- 16 tháng 1 2014
Các quan chức Vatican dự kiến sẽ đối mặt với các câu hỏi quyết liệt của Liên Hiệp Quốc về việc các giáo sỹ Thiên chúa giáo lạm dụng tình dục hàng ngàn trẻ em.
Một số quan chức Tòa Thánh sẽ bị một ủy ban của Liên Hiệp Quốc truy vấn ở Geneva.Trước đó, Tòa Thánh đã từ chối yêu cầu cung cấp thông tin với lý do rằng những vụ việc này là trách nhiệm của tư pháp các nước nơi các vụ lạm dụng xảy ra.
Giáo hoàng đã lên tiến rằng giải quyết vụ bê bối này là hết sức quan trọng đối với uy tín của Giáo hội.
Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã đã đối mặt với hàng loạt cáo buộc về các linh mục lạm dụng tình dục trẻ em trên toàn thế giới cũng như bị lên án về phản ứng yếu ớt của các giám mục.
Nghĩa vụ Công ước
Hồi tháng trước, Giáo hoàng Francis loan báo rằng một ủy ban Vatican sẽ được thành lập để chống tình trạng lạm dụng trẻ em trong phạm vi Giáo hội cũng như giúp đỡ các nạn nhân bị lạm dụng.Ông cũng siết chặt luật pháp của Vatican về lạm dụng trẻ em, đưa lạm dụng tình dục trẻ em vào nội hàm khái niệm các tội ác nhằm vào trẻ vị thành niên.
Vatican là một bên ký kết Công ước về Quyền Trẻ em của Liên Hiệp Quốc, một văn bản có tính ràng buộc về pháp lý yêu cầu các nước ký kết có nghĩa vụ bảo vệ và chăm sóc những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội.
Cho đến nay, phúc trình đầu tiên và duy nhất của Vatican về vấn đề này được đệ trình lên Liên Hiệp Quốc hồi năm 2012 sau khi họ bị lên án mạnh mẽ sau các vụ tiết lộ về lạm dụng tình dục trẻ em ở châu Âu và các nước khác.
Ủy ban Quyền trẻ em (UNCRC) dự kiến sẽ đưa ra rất nhiều câu hỏi. Đây là lần đầu tiên Vatican phải tự biện hộ trước công luận.
Họ sẽ phải đối diện với cáo buộc rằng họ đã tạo điều kiện cho hàng ngàn trẻ em bị lạm dụng bằng cách bảo vệ cho các linh mục ấu dâm.
Tháng Bảy năm ngoái, UNCRC đã yêu cầu cung cấp chi tiết về tất cả các vụ ấu dâm đã được báo cáo lên Vatican kể từ năm 1995.
Các câu hỏi chất vấn bao gồm có hay không việc các linh mục phạm tội ấu dâm vẫn được phép tiếp xúc với trẻ em, đã có hành động pháp lý nào với các linh mục phạm tội nào không và liệu những người tố cáo có bị buộc phải giữ im lặng hay không.
Tòa Thánh một mực nói rằng họ là một cơ quan riêng rẽ với Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã và việc cung cấp thông tin về việc kỷ luật các linh mục không phải là việc của họ trừ khi họ được giới chức các nước nơi các linh mục hoạt động yêu cầu.
Họ nhấn mạnh rằng họ đã thay đổi các tiêu chuẩn lựa chọn linh mục và sửa đổi các điều luật của Giáo hội để đảm bảo rằng các giáo sỹ phạm tội bị kỷ luật thích đáng.
http://www.bbc.com/vietnamese/world/2014/01/140116_vatican_un_hearing
Giáo hoàng Francis: "2% giáo sỹ ấu dâm”
- 13 tháng 7 2014
Giáo hoàng Francis nói dữ liệu tin cậy cho thấy "khoảng 2%" trong hàng giáo sĩ thuộc Giáo hội Công giáo là những người ấu dâm.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo La Repubblica của Ý, Đức Giáo Hoàng nói rằng lạm dụng trẻ em như một chứng bệnh "phong" lây nhiễm trong Giáo Hội.
Ngài tuyên bố sẽ "đối đầu với nó với sự nghiêm khắc mà việc này đòi hỏi".
Trong cùng cuộc phỏng vấn, Giáo hoàng nói Ngài tin rằng vấn đề có thể do việc các linh mục bị cấm kết hôn.
Giáo hoàng Francis nói con số ước tính 2% đến từ các cố vấn.
Điều này có nghĩa khoảng 8.000 linh mục gặp vấn đề trong tổng số 414.000 linh mục trên toàn cầu.
"Trong số 2% ấu dâm này là các linh mục, giám mục và Hồng y...
"Tôi thấy tình trạng này là không thể chấp nhận," Giáo hoàng Francis nói.
'Sẽ tìm ra giải pháp'
Trong cuộc phỏng vấn, tờ La Repubblica chạy tiêu đề:
"Giáo hoàng nói: Giống như Chúa Giêsu, tôi sẽ sử dụng một cây gậy chống lại các linh mục ấu dâm."
Năm ngoái, Giáo hoàng Francis đã tăng cường luật lệ của Vatican chống lại lạm dụng đối với trẻ em.
Và hồi đầu tháng này Ngài đã cầu xin sự tha thứ từ các nạn nhân của lạm dụng tình dục do các linh mục gây ra, tại cuộc gặp đầu tiên của Ngài với các nạn nhân kể từ khi Ngài được bầu vào chức vụ lãnh đạo giáo hội.
Nhiều người còn sống sót là nạn nhân của lạm dụng tình dục bởi các linh mục đang tức giận với những gì mà họ cho là sự thất bại của Vatican trong việc trừng phạt các giáo sỹ cấp cao bị cáo buộc bao che cho các vụ bê bối.
Được hỏi về quy tắc sống độc thân đối với các linh mục, Giáo hoàng Francis nhắc lại rằng việc này đã được thông qua 900 năm sau cái chết của Chúa Giêsu Kitô và chỉ ra rằng Nhà thờ Công giáo Đông phương cho phép các linh mục của họ được kết hôn.
"Vấn đề chắc chắn tồn tại nhưng nó không phải là trên một quy mô lớn.
"Sẽ cần có thời gian nhưng các giải pháp là có và tôi sẽ tìm ra," Ngài nói.
Trong lúc tỷ lệ ấu dâm trong người dân nói chung còn chưa được biết chính xác, một số ước tính cho rằng con số nằm ở mức dưới năm phần trăm.
Catholic Church sex abuse scandals around the world
- 14 September 2010
- From the section Europe
The Catholic Church has faced a raft of allegations of child sex abuse by priests and an inadequate response by bishops. Here is a round-up of some of those events:
BELGIUM
The bishop of Bruges, Roger Vangheluwe, resigned in April 2010 after admitting that he had sexually abused a boy for years when he was a priest and after being made a bishop.The scandal drew in the former head of the Catholic Church in Belgium, Cardinal Godfried Danneels, who had advised the victim in April not to go public with his story until Vangheluwe had retired in 2011.
After the Vangheluwe case came to light, a commission set up to investigate the extent of abuse in the Belgian Church received a flood of calls.
Police controversially raided the commission and Church offices, suspecting some evidence was being covered up - but this move was ruled illegal by a Belgian court.
In September 2010 the head of the commission released harrowing details of some 300 cases of alleged sexual abuse by Belgian clergy.
The abuse was found in nearly every diocese, and 13 alleged victims had committed suicide, he said.
However, he found no indication that the Church had systematically sought to cover up cases.
The Church pledged to set up a victims' support centre in a first attempt to rebuild public trust, and to co-operate more with the police.
IRELAND
Two major reports into allegations of paedophilia among Irish clergy last year revealed the shocking extent of abuse, cover-ups and hierarchical failings involving thousands of victims, and stretching back decades.In one, four Dublin archbishops were found to have effectively turned a blind eye to cases of abuse from 1975 to 2004.
The Dublin archdiocese, it said, operated in a culture of concealment, placing the integrity of its institutions above the welfare of the children in its care.
In the wake of the report, all Irish bishops were summoned to the Vatican to give an account of themselves in person before the Pope.
Four bishops, named in the report, handed in their resignations. The Pope accepted two but told the other two he wanted them to continue.
Six months earlier, another report - the result of a nine-year investigation - documented some six decades of physical, sexual and emotional abuse at residential institutions run by 18 religious orders.
With the Church still reeling from the reports' findings, a fresh scandal erupted in March 2010 when it emerged the head of the Irish Catholic Church, Cardinal Sean Brady, was present at meetings in 1975 where children signed vows of silence over complaints against a paedophile priest, Fr Brendan Smyth.
Cardinal Brady resisted calls to resign but issued an apology for mishandling the matter.
A few days later, on 20 March, Pope Benedict XVI apologised to victims of child sex abuse by Catholic priests in Ireland.
He then accepted the resignation of Bishop John Magee, an aide to three popes before being assigned to Ireland, who was found to have mishandled allegations of clerical sex abuse in his County Cork diocese.
Pope Benedict has now appointed a panel of nine prelates to investigate child abuse in Ireland's Catholic institutions.
UNITED STATES
Over the past two decades, the Roman Catholic Church in the US - with the archdiocese of Boston in particular - has been embroiled in a series of child sex scandals.There was public outrage after abuses in the 1990s by two Boston priests, Paul Shanley and John Geoghan, came to light, with suspicions that Church leaders had sought to cover up their crimes by moving them from post to post.
In 2002 the then-Pope John Paul II called an emergency meeting with US cardinals, but allegations continued to emerge.
Despite an apology and pledge to take a tougher line, Archbishop Bernard Law resigned over the scandal at the end of the year.
A series of huge payouts has been made by US diocese to alleged victims of abuse - the largest being some $660m from the Los Angeles Archdiocese in 2007.
During a tour of the US in 2008, the Pope met privately with victims of abuse by priests and spoke of "the pain and the harm inflicted by the sexual abuse of minors".
In March 2010 documents emerged suggesting that Cardinal Joseph Ratzinger, before he became Pope, failed to respond to letters from US clergy about cases of alleged child sex abuse by a priest in Wisconsin.
Archbishops had complained about Fr Lawrence Murphy in 1996 to a Vatican office led by the future Pope, but apparently received no response.Fr Murphy, who died in 1998, is suspected of having abused some 200 boys at St John's School for the Deaf in St Francis, Wisconsin, between 1950 and 1974.
One of his alleged victims told the BBC the Pope had known for years about the accusations yet failed to take action.
GERMANY
Since the start of 2010, at least 300 people have made allegations of sexual or physical abuse by priests across the Pope's home country.Claims are being investigated in 18 of Germany's 27 Roman Catholic dioceses.
Accusations include the abuse of more than 170 children by priests at Jesuit schools, three Catholic schools in Bavaria, and within the Regensburg Domspatzen school boys' choir that was directed for 30 years by Monsignor Georg Ratzinger, the Pope's brother.
In June, prosecutors said they were investigating the head of Germany's Roman Catholic bishops. Archbishop Robert Zollitsch of Freiburg is suspected of allowing the re-appointment of a priest accused of child abuse in 1987. The archdiocese rejected the charge.
In March, Father Peter Hullermann, who was convicted of molesting boys during his time in the archdiocese of Munich and Freising, was suspended from his duties after breaching a ban on working with children.
Days earlier, the Pope's former diocese said Benedict had unwittingly approved housing for Fr Hullermann when serving as archbishop of Munich; the Vatican denounced what it called "aggressive" efforts to link the Pope to the scandal.
The Regensburg diocese confirmed on 22 March new allegations of child sexual abuse against four priests and two nuns, saying most of the incidents occurred in the 1970s.
Two days later the German government announced it was forming a committee of experts to investigate all the abuse claims.
ITALY
In June 2010 a high-profile former priest was charged with sexual abuse.Pierino Gelmini, 85, is alleged to have abused 12 young people at a drug rehabilitation centre he founded.
Meanwhile, a number of deaf men have come forward to say they were abused as children at the Antonio Provolo Institute for the Deaf in the northern city of Verona between the 1950s and the 1980s.
The allegations were first reported in the Italian press in January 2009.
Later last year the Associated Press news agency obtained a written statement from 67 of the school's former pupils naming 24 priests, brothers and lay religious men who they accused of sexual abuse, paedophilia and corporal punishment.
The diocese of Verona said it intended to interview the victims following a request from the Vatican to do so.
NETHERLANDS
In March 2010, Dutch bishops ordered an independent inquiry into more than 200 allegations of sexual abuse of children by priests, in addition to three cases dating from 1950 to 1970.Allegations first centred on Don Rua monastery school in the eastern Netherlands, with people saying they were abused by Catholic priests in the 1960s and 70s.
This prompted dozens more alleged victims from other institutions to come forward.
AUSTRIA
A series of claims of sexual abuse by priests has emerged in the Vorarlberg region.Some 16 people have reported 27 alleged incidents there, spanning half a century.
Ten children are also alleged to have been abused at a monastery in Mehrerau in the 1970s and early 80s.
Meanwhile five priests at a monastery in Kremsmuenster in Upper Austria have been suspended after complaints of sexual and physical abuse of boys there.
Separately, the head of a Salzburg monastery, Bruno Becker, resigned after confessing to having abused a boy 40 years ago, when he was a monk.
SWITZERLAND
A commission set up by the Swiss Bishops Conference in 2002 has been investigating allegations of abuse involving the Catholic Church there.
A member of the commission, Abbot Martin Werlen, said in a newspaper interview this month that about 60 people have said they were abused by Catholic priests. The alleged incidents are reported to have occurred over the past 15 years.
A priest in the canton of Thurgau was arrested on 19 March on suspicion of sexual abuse of minors, police said.
MALTA
Three priests have been accused of sexually abusing 10 orphan children in Malta during the 1980s and 1990s.
Pope Benedict visited the island in April and held an emotional meeting with victims, pledging to bring those responsible to justice and to protect young people in the future.
SPAIN
Police have launched an investigation into three members of staff at a care home run by a Catholic order.
There have also been formal accusations against a Carmelite monk in eastern Spain and Franciscan brothers in the south.
‘Ấu dâm không phải tội riêng Công giáo’
- 25 tháng 9 2013
Cựu Giáo hoàng Benedict XVI đã bác bỏ cáo buộc rằng Ngài có vai trò trong việc che giấu hành vi ấu dâm của các linh mục.
Đây là phát biểu công khai đầu tiên của Ngài kể từ khi lui về ở ẩn.
Nhiều người cho rằng đây là lần đầu tiên cựu giáo hoàng công khai bác bỏ trách nhiệm cá nhân trong việc bao che các hành động không đàng hoàng trong nhà thờ.
Một số người cho rằng khi còn làm giáo hoàng, Benedict XVI chắc hẳn đã biết những hành động nhằm bao che cho các linh mục làm sai.
‘Nỗi đau đớn’
Lá thư của Benedict XVI là thư riêng gửi đến Giáo sư Toán học Piergiorgio Odifreddi. Nó được đăng tải trên tờ Republica sau khi vị giáo sư này được Benedict XVI cho phép.
Đây là những lời phát biểu đầu tiên của vị cựu giáo hoàng kể từ khi Ngài thoái vị để lui về ẩn tu. Rõ ràng cựu giáo hoàng không muốn xuất hiện để làm lu mờ người kế nhiệm là Giáo hoàng Francis.
Về những cáo buộc liên tiếp về các hành vi ấu dâm của linh mục dưới thời Ngài chưởng quản Vatican, Benedict XVI nói rằng Ngài không hề làm gì để ngăn chặn các cuộc điều tra.
Mặc dầu thừa nhận hành vi ấu dâm là nỗi kinh hoàng, Ngài cũng nhấn mạnh rằng hành vi ấu dâm của các linh mục không xảy ra thường xuyên hơn so với thế giới đời thường.
Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì cũng không thể khăng khăng xem hành vi tội lỗi này như là một tội của chỉ riêng Công giáo.
“Tôi chưa bao giờ tìm cách che giấu những việc như thế này cả. Việc quỷ dữ đã thâm nhập đến mức độ đó vào thế giới của đức tin, đối với chúng tôi, là một nỗi đau đớn,” Ngài viết trong thư.
“Một mặt chúng tôi phải thừa nhận nỗi đau đớn đó, mặt khác chúng tôi phải làm mọi thứ có thể để những chuyện như thế không xảy ra nữa.”
Ngài cũng dẫn các nghiên cứu xã hội học để chỉ ra rằng tỷ lệ các linh mục ấu dâm không hề cao hơn tỷ lệ ấu dâm trong các ngành nghề khác của xã hội.
“Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì cũng không thể khăng khăng xem hành vi tội lỗi này như là một tội của chỉ riêng Công giáo,” Ngài viết.
Lá thư của Ngài là câu trả lời trực tiếp đối với những điểm được đưa ra trong cuốn sách của Giáo sư Odifreddi có tựa đề ‘Thưa Giáo hoàng, tôi viết gửi cho Ngài’ được xuất bản hồi năm 2011. Cuốn sách này được viết để đáp lại một cuốn sách trước đó của Benedict XVI là ‘Dẫn nhập về Thiên chúa giáo’.
Benedict XVI cũng đã phản hồi một số chỉ trích khác của các học giả Ý, trong đó có việc liệu có thể xem Thần học là khoa học hay không và lịch sử biết gì về Chúa Giê-su.
Giáo sư Odifreddi nói ông đánh giá cao giọng điệu trong cuộc tranh luận của ông với cựu giáo hoàng và rằng mặc dù ông không đồng ý với Benedict XVI trên hầu hết các điểm thì cả hai ít nhất cũng có chung một mục đích: tìm kiếm chân lý.
ĐỨC HÒANG * CHÍNH KIẾN BẤT ĐỒNG
12/05/2016
Chính kiến bất đồng
Đức Hoàng
Ở một góc đường Ratchaprarop, Bangkok chúng tôi gặp một người lái xe taxi. Anh ở độ tuổi ngoài 40 và nói được tiếng Anh. Chúng tôi bảo muốn đi ăn cơm. Anh lái xe đi vòng vèo rồi rẽ vào một ngõ nhỏ, nơi có một quán cơm “bình dân”.
Chúng tôi mời anh vào ngồi ăn cùng. Trên bàn, tôi hỏi anh một câu bâng quơ như với tất cả những người Thái nói được tiếng Anh khác: “Anh là áo vàng hay áo đỏ?”. Đó là đầu năm 2015, bà Yingluck Shinawatra vừa bị buộc phải từ chức thủ tướng ít lâu và cuộc đấu tranh giữa những người áo đỏ (ủng hộ nhà Shinawatra) và những người áo vàng vẫn còn đang rất căng thẳng.
Anh lái taxi cười trừ im lặng một lúc rồi gõ tay lên bàn. Chiếc bàn ăn màu đỏ. Anh nói rất nhỏ: “Tôi màu này, nhưng đừng nói to ở đây. Madame chủ quán là màu vàng. Tôi không muốn tranh cãi. Tôi quý madame chủ quán lắm. Bà ấy cũng quý tôi”. Sau anh tâm sự thêm, rằng anh là con nhà nông dân. Người nông dân Thái thì ủng hộ anh em nhà Shinawatra như một lẽ tất nhiên.
Cuộc đối đầu của những người áo vàng và áo đỏ Thái Lan đã dai dẳng suốt cả thập kỷ qua. Họ không dễ chịu với nhau: những cuộc biểu tình của hai phe luôn có dáng dấp của những cuộc nổi dậy; có gạch đá, có tiếng súng và thậm chí là cả những vụ ám sát bằng súng bắn tỉa. Bangkok đã nhiều phen chìm trong bạo lực, với những chiến lũy dựng trên phố.
Nhưng ở đó, trong một quán cơm nhỏ của khu Ratchaprarop, tôi vẫn thấy hai con người bình thường yêu mến nhau theo một lẽ rất thông thường của cuộc sống. Một vị khách quen và một “madame chủ quán”. Anh lái xe có lý tưởng chứ: anh là con nhà nông dân - là một người áo đỏ, những người luôn cảm thấy phải chịu bất công trước phe áo vàng, những nhà tư sản Bangkok. Nhưng anh thậm chí không muốn nói to trong quán của bà. Anh đã đi vòng vèo mấy con phố để đưa khách đến đây, nơi madame áo vàng chủ quán.
Cứ mỗi lần chứng kiến một cuộc tranh luận trên mạng là tôi lại nhớ đến người lái taxi hiền hiền ấy. Ở anh, có một sự phân biệt rất rõ ràng giữa “quan điểm” và “nhân cách”. Anh có thể mặc bất kỳ màu áo nào, nhưng đó chỉ là quan điểm chính trị của anh. Và madame chủ quán, tôi tin, cũng biết anh là áo đỏ. Họ đã cư xử với nhau không dựa trên sự đồng nhất hay khác biệt về quan điểm chính trị. Những người mang quan điểm đối lập không cần phải coi là kẻ thù.
Tất nhiên, không phải ai cũng mang được tinh thần ấy. Nhiều người vẫn sẵn sàng đánh đồng “quan điểm” và “nhân cách”; sẵn sàng lăng mạ cá nhân những người nêu quan điểm khác biệt.
Tôi biết những cây viết đã chìm trong cơn trầm cảm trước cuộc “ném đá” của dư luận sau bài của họ. Một vị tiến sĩ tôi quen được gọi là “thần kinh lảm nhảm” sau khi nêu quan điểm về sự khác biệt giữa xã hội phương Tây và Việt Nam. Tôi nhìn thấy cả những bản “bêu tên” ai ủng hộ một cô ca sĩ đang bị nhiều người ghét như là một danh sách kẻ thù...
Và tất nhiên, nhân thân của tôi cũng thường xuyên trở thành đề tài sỉ vả trên mạng sau các bài viết không phù hợp quan điểm của nhiều người.
Nếu “mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn là tiền đề của phát triển” - như Marx nói - thì chúng ta đang làm ngược lại, là tạo ra thêm mâu thuẫn (về cá nhân) bên cạnh mâu thuẫn quan điểm. Ở Bà Rịa - Vũng Tàu, cách đây không lâu có một người bị giết sau một cuộc tranh cãi rằng con bò trên lon nước bò húc là đực hay cái. Có thể ma men đã làm việc đó, hoặc có thể đó là biểu hiện đỉnh điểm của một văn hoá coi chính kiến đối lập là kẻ thù.
Người ta có thể thù ghét nhau vì quan điểm. Nhưng người ta cũng có thể chọn sống như người lái xe tôi đã gặp ở Bangkok, phân biệt rõ quan điểm và con người.
Đ.H.
Wednesday, May 11, 2016
BIỂN ĐÔNG
Căn cứ Cam Ranh sẽ quyết định số phận Biển Đông
\Vịnh Cam Ranh từng là nơi Nga đóng căn cứ Hải Quân (1979-2001). Ảnh chụp trong chuyến thăm vịnh của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta ngày 03/06/ 2012.REUTERS/Jim Watson/Pool
Sự kiện ngày càng có nhiều chiến hạm quốc tế trở lại thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam trong thời gian gần đây đã thu hút sự chú ý của giới quan sát. Trong một bài phân tích mới công bố hôm 08/05/2016, chuyên san Mỹ The National Interest đã không ngần ngại cho rằng hải cảng này của Việt Nam có giá trị quyết định cho việc kiểm soát toàn bộ Biển Đông. Việt Nam hiện đang thận trọng trong việc ưu tiên mở cửa cảng cho một cường quốc cụ thể, nhưng vấn đề có thể khác đi nếu tình hình Biển Đông xấu đi vì Trung Quốc làm quá !
Theo tác giả bài báo Yevgen Sautin, từng nghiên cứu tại Đại Học Quốc Gia Đài Loan và trung tâm nghiên cứu Mỹ Carnegie Endowment for International Peace, vào lúc Trung Quốc đang ngày càng tăng cường hoạt động lấn chiếm Biển Đông, vấn đề cần biết là nước nào trong khu vực sẵn sàng đối đầu với Bắc Kinh.
Câu trả lời của chuyên gia này rất rõ : « Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á có nhiều năng lực và quyết tâm nhất để thách thức các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông ».
Đối với chuyên gia này, với một lực lượng đã từng nhiều lần xung trận chống Trung Quốc và đang tìm cách phối hợp với các nước khác để cùng hoạt động gần các đảo tranh chấp, Hải Quân Việt Nam cũng đã quen với những hành động táo bạo.
Câu trả lời của chuyên gia này rất rõ : « Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á có nhiều năng lực và quyết tâm nhất để thách thức các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông ».
Đối với chuyên gia này, với một lực lượng đã từng nhiều lần xung trận chống Trung Quốc và đang tìm cách phối hợp với các nước khác để cùng hoạt động gần các đảo tranh chấp, Hải Quân Việt Nam cũng đã quen với những hành động táo bạo.
Vùng nhận dạng phòng khôngTrung Quốc ở Biển Đông : Lợi bất cập hại
Đòi hỏi chủ quyền của các quốc gia ven Biển Đông.Nguồn : US defense department
Từ khi Bắc Kinh tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông cuối năm 2013, nhiều người tự hỏi liệu Trung Quốc sẽ dấn lên tương tự tại Biển Đông hay không. Đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc đang huy động nhiều chiến hạm hiện đại tập trận rầm rộ ở Biển Đông, bên cạnh đó còn huấn luyện ngư dân thành « dân quân » trên biển.
Nhà nghiên cứu Felix K.Chang của Foreign Policy Research Institut nhận định trên Eurasia Review, từ đầu năm nay, Hoa Kỳ đã công khai cảnh cáo Trung Quốc, sẽ không chấp nhận, nếu Bắc Kinh tự tiện lập ADIZ trên Biển Đông. Lời cảnh báo của Washington có vẻ như nhằm lường trước phản ứng của Bắc Kinh, vào thời điểm phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye trong vụ Philippines kiện có thể được tuyên trong tháng Năm.
Tuyên bố của Bắc Kinh lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông trước đây đã gây ra nhiều bất ngờ. Theo ông Felix Chang, có lẽ để tránh tái diễn sự việc này, phía Mỹ đã chọn cách cảnh báo trước. Đương nhiên bộ Quốc Phòng Trung Quốc đáp trả, là có quyền lập ADIZ trên Biển Đông - nơi Bắc Kinh vẫn coi là « ao nhà » của mình với đường lưỡi bò tự vạch. Tuy vậy phát ngôn viên của bộ này nhanh nhẩu nói thêm là Trung Quốc không có ý định đó.
Nhà nghiên cứu trên cho rằng, ngoài mục đích xoa dịu Mỹ, còn có các lý do khác khiến Trung Quốc không muốn lập ADIZ tại Biển Đông. Đó là vì việc này còn liên quan đến hai thành viên có ảnh hưởng lớn trong khối ASEAN : Malaysia và Indonesia.
Nếu ADIZ Trung Quốc tại Biển Hoa Đông chỉ nhắm vào Nhật Bản, thì một ADIZ Trung Quốc khác trên Biển Đông sẽ tác động không chỉ vào hai đối thủ Việt Nam và Philippines, mà còn ảnh hưởng đến các nước khác trong khu vực, trong đó có Malaysia và Indonesia.
Từ nhiều thập kỷ qua, Malaysia đã gượng nhẹ trong tranh chấp quần đảo Trường Sa với Trung Quốc. Thay vì đối đầu với Bắc Kinh như Philippines và Việt Nam, nước này cố gắng âm thầm dùng biện pháp ngoại giao để thuyết phục về lợi ích của một giải pháp đa phương cho tranh chấp trong khu vực.
Chiến lược này đạt đến đỉnh điểm vào năm 2002, khi Trung Quốc chịu ký Tuyên bố ứng xử tại Biển Đông với ASEAN, không mang tính ràng buộc. Mặc dù sau đó Bắc Kinh đã vi phạm, Malaysia vẫn trung thành với chủ trương trên. Thậm chí hai lần Trung Quốc tập trận hải lục quân gần bãi cạn James mà Malaysia đòi hỏi chủ quyền (James Shoal, Trung Quốc gọi là Tăng Mẫu) chỉ cách bờ biển Malaysia có 80 km, Kuala Lumpur vẫn chọn lựa không gây căng thẳng.
Tương tự, Indonesia cũng giảm thiểu các tranh cãi với Trung Quốc. Các nhà ngoại giao nước này luôn nhắc đi nhắc lại rằng Jakarta không tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh. Dù đúng là không tranh chấp chủ quyền, nhưng tranh chấp trên biển thì có. Đường lưỡi bò do Trung Quốc vẽ ra bao trùm lên cả một số mỏ dầu khí lớn nhất ngoài khơi Indonesia. Hơn nữa, Bắc Kinh còn gia tăng sự hiện diện trong khu vực. Chỉ mới tháng trước, hai tàu hải cảnh Trung Quốc đã dùng vũ lực xông vào giải thoát cho một tàu cá xâm nhập vùng biển Indonesia khỏi bị cơ quan chức năng bắt giữ. Sự cố này khiến giới quân sự Indonesia phải cảnh giác, nhưng Jakarta vẫn do dự chưa muốn tăng cường phương tiện cho quân đội để bảo vệ khu vực quần đảo Natuna.
Một vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc bao trùm lên toàn bộ Biển Đông chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cả Malaysia lẫn Indonesia. Sẽ rất khó cho Bắc Kinh để biện minh, và điều này cũng đi ngược lại chiến lược dài hơi của Trung Quốc về Biển Đông.
Từ nhiều năm qua, Trung Quốc luôn tìm cách chia rẽ các đối thủ Đông Nam Á, khuyến dụ từng nước nên giải quyết tranh chấp riêng rẽ với Bắc Kinh. Một ADIZ được tuyên bố trên toàn Biển Đông sẽ khó giúp đạt được mục đích này, thậm chí còn ngược lại !
Quyết định này có thể đẩy Malaysia và Indonesia vào tình thế « cùng hội cùng thuyền » với Việt Nam và Philippines, khiến các nước liên quan phải đoàn kết lại. Hơn nữa, vùng nhận dạng phòng không trên toàn Biển Đông sẽ làm những ai tin rằng thái độ dịu nhẹ sẽ làm Trung Quốc bớt hung hăng với mình, phải suy nghĩ lại.
Mặt khác, nếu Trung Quốc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên nửa phía bắc Biển Đông mà thôi – có nghĩa là phía trên các khu vực tranh chấp với Philippines và Việt Nam – Bắc Kinh có thể lý sự là chỉ nhằm bảo vệ khỏi bị phi cơ hai nước này xâm nhập mà thôi. Cả Việt Nam và Philippines đều đang tăng cường Không quân để đối phó với Trung Quốc, và Malaysia, Indonesia có thể theo chân. Hơn nữa, một ADIZ bán phần của Trung Quốc có thể khiến các nước khác chạnh lòng, nghĩ đến việc vùng nhận dạng phòng không này có thể bị mở rộng ra trong tương lai.
Tác giả Felix K.Chang kết luận, như vậy trước khả năng ADIZ, dù toàn phần hay bán phần, có thể khiến cho các nước chủ chốt của ASEAN liên kết với nhau để chống lại mình, Trung Quốc có lý do để tỏ ra thận trọng.
Vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông có thể tạo ra nhiều vấn đề cho Bắc Kinh hơn là giải quyết. ADIZ có thể đẩy Malaysia ra khỏi giới hạn tự đặt lâu nay, và khiến Indonesia chính thức lao vào cuộc tranh chấp. Các nước xung quanh như Úc và Nhật Bản cũng ngờ vực hơn, và làm thế nào có thể tin vào thiện chí của sáng kiến « Một vành đai, một con đường (tức Con đường tơ lụa trên biển) » do Bắc Kinh đưa ra ?
Nhìn rộng hơn, một ADIZ bao trùm lên Biển Đông có thể đánh dấu một bước ngoặt thực sự, trong chủ trương của Trung Quốc không chỉ về tranh chấp chủ quyền trên biển, mà cả đối với khu vực Đông Á. Điều đó có nghĩa là Bắc Kinh đã trở nên quá tự tin để hành động, bất chấp các hậu quả trên trường quốc tế.
Trong trường hợp này, dù Trung Quốc vẫn đối phó được, nhưng theo Felix Chang, Bắc Kinh cần phải học được một điều là vùng lên thì có nguy cơ bị những làn gió ngược mãnh liệt quật lại.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160505-lieu-trung-quoc-se-lap-vung-nhan-dang-phong-khong-tai-bien-dongGiáo sư TQ: Không dùng quân sự, không chiếm được Biển Đông
- Ngày đăng 12-05-2016
- ...
Chúng tôi nhận ra rằng, nếu không có sức mạnh quân sự chúng tôi sẽ không giành được chiến thắng trận này ở Biển Đông.
Thời Ân Hoằng, giáo sư Đại học Nhân Dân Trung Quốc, ảnh: udn.com.
South China Morning Post ngày 12/5 bình luận, căng thẳng đang bùng phát trên Biển Đông chỉ một vài tuần trước khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan ra phán quyết vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc (áp dụng sai, giải thích sai, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 - UNCLOS) ở Biển Đông.
Bắc Kinh tuyên bố có hơn một chục quốc gia châu Á, châu Âu và châu Phi ít nhất đã hỗ trợ một phần lập luận của Trung Quốc rằng, tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông cần được giải quyết bởi đàm phán giữa các bên liên quan trực tiếp mà không nên có sự can thiệp từ bên thứ 3. Đứng đầu nhóm này là Nga, Ấn Độ, Ba Lan, Sudan, Pakistan, Belarus và Brunei.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc thì ra sức tuyên truyền, vụ kiện của Philippines là "mưu mô của Mỹ nhằm kích động chống Trung Quốc, kiềm chế Trung Quốc. Vấn đề Biển Đông chỉ là cái cớ để Mỹ can thiệp vào các vấn đề khu vực, khuấy động căng thẳng để cô lập Trung Quốc", xã luận tờ Nhân Dân nhật báo hôm Thứ Sáu 11/5 viết.
Mặc dù vẫn chưa chắc chắn Bắc Kinh sẽ phản ứng ra sao với phán quyết của PCA, nhưng một phán quyết có lợi cho Philippines sẽ giáng một đòn mạnh vào yêu sách của Trung Quốc, thiết lập tiền lệ cho các bên tranh chấp khác, South China Morning Post dẫn lời các nhà phân tích cho biết.
Tiến sĩ Bonnie Glaser từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ (CSIS) cho hay, những nỗ lực của Trung Quốc trong cuộc chiến ngoại giao về vụ kiện đã không thành công, ngay cả khi Bắc Kinh sử dụng thủ đoạn cây gậy và củ cà rốt. Quyền lợi của Trung Quốc không thể quan trọng hơn lợi ích của các nước khác và bạn bè không thể có được bằng đe dọa.
Tháng trước, Bắc Kinh tuyên bố đạt được cái gọi là "đồng thuận 4 điểm" với Brunei, Campuchia và Lào về vấn đề Biển Đông. Người phát ngôn Chính phủ Campuchia Phay Siphan lập tức bác bỏ tuyên bố này.
Pang Zhongyig, một giáo sư từ Đại học Nhân Dân Trung Quốc cảnh báo Bắc Kinh chớ đánh giá quá cao những ủng hộ này. Ông nói: "Ảnh hưởng của họ khá hạn chế và đòi hỏi của họ khá rõ ràng về lợi ích kinh tế."
Tiến sĩ Daniel Wei Boon Chua từ Đại học Công nghệ Nam Dương Singapore cảnh báo hậu quả nếu ASEAN bị Trung Quốc chia rẽ trong vấn đề Biển Đông sẽ chỉ làm các bên yêu sách liên minh lại với nhau.
Ngay cả truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng cảnh báo Bắc Kinh chớ lạc quan thái quá, bởi hầu hết đồng minh của Trung Quốc không nhất thiết ủng hộ yêu sách chủ quyền và hàng hải của Trung Quốc trên Biển Đông một cách hoàn toàn.
Thời Ân Hoằng, giáo sư về quan hệ quốc tế Đại học Nhân Dân nói rằng, lập luận cho yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông dựa trên (cái gọi là) lịch sử, không phải là phổ biến với các nước láng giềng nên chưa chắc Bắc Kinh đã giành được ủng hộ lớn hơn.
Ông Thời Ân Hoằng nói: "Không thể phủ nhận rằng, về cơ bản chúng ta đơn thương độc mã trong cuộc chiến này ở Biển Đông. Quan hệ với các nước láng giềng của chúng tôi là quan trọng, nhưng chúng tôi nhận ra rằng, nếu không có sức mạnh quân sự chúng tôi sẽ không giành được chiến thắng trận này ở Biển Đông.
Đó là lý do tại sao có những dấu hiệu ngày càng tăng rằng, các nhà lãnh đạo hiện nay rõ ràng ưu tiên đề cao tăng cường sức mạnh cứng trong 30 năm qua và dường như không lùi bước trước sức ép quốc tế".
Một số nhà phân tích khác thì cho rằng, những lời lẽ hiếu chiến sắp tới của Bắc Kinh chủ yếu diễn cho dân Trung Quốc xem. Bắc Kinh thường tìm cách kích động tinh thần dân tộc để chuyển hướng sự chú ý của công chúng khỏi những quan tâm về các vấn đề chính trị, kinh tế trong nước.
Tiến sĩ Jay Batongbacal từ Đại học Philippines cho biết: "Trung Quốc đang thua trong trận chiến tại Tòa án và dư luận quốc tế, nhưng đây là một tình huống phần lớn do họ tự tạo ra".
Giáo sư Jerome Cohen từ Đại học Luật New York có chung đánh giá như Tiến sĩ Glaser, việc Trung Quốc từ chối tuân thủ luật pháp quốc tế chỉ làm cho nước này giống như một kẻ bắt nạt trong mắt phần còn lại của thế giới này. Những nỗ lực chống lại phán quyết của PCA chỉ tiếp tục làm hại sự theo đuổi của Trung Quốc xây dựng quyền lực mềm.
Thời Ân Hoằng cho hay, va chạm Trung - Mỹ trên Biển Đông nhiều khả năng sẽ trở thành trạng thái bình thường mới: "Căng thẳng sẽ tiếp tục leo thang bởi vì, đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, mục tiêu cuối cùng của họ là làm cho quân đội đủ mạnh để chống lại hoạt động tự do hàng hải của quân đội Hoa Kỳ, dần dần tiến tới xiết chặt tất cả các bên tranh chấp đối thủ trên Biển Đông".
Mỹ và vấn đề Biển Đông
- Ngày đăng 12-05-2016
- Báo Đất Việt
Thiếu tá Mỹ nói tiếng Hoa trôi chảy, bị tình nghi tuồn các bí mật quốc gia có thể khiến Hải quân Mỹ thất thế trước Trung Quốc trên Biển Đông.
Thiếu tá hải quân Mỹ Edward Lin
Điểm yếu chết người
Như tin đã đưa hồi đầu tháng 4 vừa qua, một sĩ quan Hải quân Mỹ bị cáo buộc làm gián điệp vì đã tuồn các bí mật quốc gia có thể là cho Trung Quốc hoặc Đài Loan. Bí mật này liên quan tới cách thức Mỹ giám sát Biển Đông.
Theo hồ sơ của Hải quân Mỹ, nghi can là Thiếu tá Hải quân Edward Lin. Lin được sinh ra tại Đài Loan, sau đó nhập quốc tịch Mỹ và từng có cơ hội được tiếp cận với thông tin tình báo nhạy cảm của Mỹ.
Một cáo trạng của Hải quân Mỹ chỉ rõ Lin đã được phân tới trụ sở của Nhóm Tuần tra và Trinh sát - đơn vị có nhiệm vụ giám sát các hoạt động thu thập thông tin tình báo. Lin đã 2 lần truyền thông tin mật ra ngoài và 3 lần tìm cách truyền tin mật cho một đại diện của chính phủ nước ngoài.
Mặc dù cáo trạng không chỉ đích danh quốc gia có liên quan tới vụ này, nhưng quan chức trên tiết lộ cả Trung Quốc và Đài Loan đều có khả năng, đồng thời cho biết công tác điều tra vẫn đang được tiến hành.
Trong khi đó, Hãng tin USNI cho biết Lin nói tiếng Hoa trôi chảy và từng quản lý công tác thu thập các tín hiệu điện tử từ máy bay trinh sát EP3-E Aries II.
Bộ Ngoại giao và Quốc phòng Trung Quốc không phản ứng với yêu cầu phát biểu về vụ trên. Trong khi Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết họ không có thông tin về vụ việc, còn Bộ Ngoại giao Đài Loan từ chối phát biểu.
Theo giới phân tích, với nghề nghiệp và kiến thức của Thiếu tá Lin về phương pháp thu thập thông tin tình báo nhạy cảm của Mỹ, Mỹ có rất nhiều lý do để lo ngại.
Lin từng là nhân viên của Thư ký phụ tá bộ phận quản lý tài chính và Trưởng ban tài chính. Lin có thể tiếp cận các kế hoạch vũ khí chiến lược có độ mật cao, trước khi được bổ nhiệm vào phi đội máy bay tuần tra đặc biệt của Marine Corps Air Station ở Kaneohe Bay như một nhân viên chuyến bay vào năm 2014.
Kinh nghiệm của Lin trong phi đội tuần tra là một mối quan ngại an ninh nghiêm trọng đối với Mỹ. Là một thành viên phi đội bay, Lin đã có kinh nghiệm quản lý việc thu thập tín hiệu điện tử từ máy bay EP-3E Aries II thu thập tín hiệu tình báo, đồng thời có nhiệm vụ tác chiến chống tàu mặt nước, tác chiến chống tàu ngầm, trinh sát và giám sát.
Máy bay trinh sát EP-3E của Mỹ |
Các máy bay Aries đã được nâng cấp đáng kể trong những năm gần đây và hiện cung cấp khả năng tình báo tín hiệu và video chuyển động, cho phép Hải quân xác định các mối đe dọa và nghe trộm các quân đội nước ngoài.
Ngoài ra, Lin có thể có quyền truy cập vào các máy bay do thám P-8A Poseidon.
Giới phân tích cho rằng ảnh hưởng của vụ gián điệp này là hết sức sâu rộng, nhất là ở khu vực Biển Đông, nơi căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục gia tăng do các hoạt động của quân đội Mỹ.
Hiện nay, cả P-8A và EP-3E đều đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi hoạt động Hải quân Trung Quốc trong khu vực. Như vậy, việc xác định khả năng chính xác và điểm yếu của mỗi loại máy bay này có tầm quan trọng sống còn đối với Bắc Kinh.
Mỹ đã tăng các chuyến bay giám sát ở khu vực này trong những tháng trước. Trong tháng 12/2015, Mỹ đã lần đầu tiên triển khai P-8A tới Singapore, động thái mà Trung Quốc mô tả là "quân sự hóa khu vực".
Trước khi đưa tới Singapore, Mỹ đã triển khai luân phiên P-8A ở Philippines để thực hiện chuyến bay giám sát trên Biển Đông.
Trong tình hình Biển Đông hiện nay, việc nắm các thông tin tình báo liên quan là một lợi thế chiến lược, giảm phán đoán không chắc chắn về hành động của các nước khác và mang lại thông tin rõ ràng về ý định của những nước này.
Đổi bí mật lấy tình?
Báo chí Mỹ đang đặt ra khả năng Edward Lin có thể đã bị “gạ tình” để đánh đổi bí mật tình báo.
Tờ The Daily Beast của Mỹ viết rằng hồi năm 2008, Lin từng nói rằng anh ta “luôn mơ được tới Mỹ, một miền đất hứa”. Lin nói: “Tôi lớn lên với niềm tin rằng mọi con đường ở Mỹ đều dẫn tới Disneyland”.
Thế nhưng giờ đây Lin bị cáo buộc làm gián điệp và có thể là để đánh đổi lấy sex, - The Daily Beast viết.
Thiếu tá này bắt đầu bị nghi ngờ khi tự ý rời vị trí và nói dối về điểm đến. Giới chức Hải quân Mỹ đã tình nghi trong một chuyến đi cá nhân như vậy, Lin đã gặp một người có quốc tịch Đài Loan và chuyển giao thông tin cho người này. Rất nhiều đồng nghiệp cũng tỏ ý nghi ngờ về hành vi của Lin khi được hỏi.
Một quan chức quốc phòng Mỹ tiết lộ thiếu tá Lin còn bị buộc tội mua dâm và rất có thể đã đổi tin tình báo lấy tình.
Edward Lin bị tình nghi đổi bí mật tình báo lấy tình |
Lin từng thể hiện thái độ “miệt thị” đối với Trung Quốc và đây có thể là dấu hiệu đáng ngờ. Từ năm 2008, Lin đi du lịch rất nhiều nơi như Dubai, Trung Quốc, Đài Loan, Jordan và Anh.
Đáng chú ý trong số này có chuyến đi tới Đài Loan năm 2011 cùng một nhóm bạn. Một người bạn tiết lộ rằng chuyến du lịch do chính quyền Đài Loan tài trợ với hình thức du lịch văn hóa. Tham gia chuyến đi kéo dài 6 ngày này có cả các chuyên gia và học giả Mỹ nghiên cứu Trung Quốc.
Chị gái của thiếu tá này là Jenny Lin đã bác bỏ mọi cáo buộc đối với em trai mình. Jenny Lin nói: “Chỉ một điều tôi có thể nói rằng cậu ấy là một người Mỹ yêu nước và đáng tự hào. Eddy sẽ không bao giờ làm hại đất nước của mình. Eddy không bao giờ làm những gì bị cáo buộc”.
Trong khi tờ The Daily Beast thiên về khả năng Edward Lin tiết lộ thông tin tình báo cho Đài Loan thì tờ The Washington Times lại cho rằng thiếu tá này nhiều khả năng đã cung cấp thông tin cho Trung Quốc.
Máy bay P-8A Poseidon của Mỹ |
Tờ này dẫn lời một cựu sĩ quan Thủy quân lục chiến Mỹ tên là Dakota Wood nói: “Một người như thiếu tá Lin có thể hiểu biết không chỉ về tính năng kỹ thuật của máy bay mà còn biết máy bay thực hiện nhiệm vụ như thế nào, cũng như người Mỹ đã biết gì về tín hiệu từ tàu ngầm và tàu nổi của các quốc gia khác”.
Theo chuyên gia này, một khi những thông tin như vậy được chuyển cho Trung Quốc, Trung Quốc sẽ thay đổi phương thức và trang thiết bị nhằm đánh bại khả năng và công nghệ giám sát của Mỹ, làm cho các chiến dịch của mình trở nên hiệu quả hơn và chiếm ưu thế trong thời chiến”.
Cũng theo The Washington Times, khi bị bắt thiếu tá Lin đã cố gắng lên một chuyến bay để tới Trung Quốc đại lục.
Những thông tin trên hiện vẫn chưa được xác thực, song có lý do để người Mỹ lo lắng khả năng bị Trung Quốc bắt bài, không chỉ ở Biển Đông mà còn trong một cuộc chiến tương lai.
http://www.biendong.net/bi-n-nong/6485-my-va-van-de-bien-dong.htmlMỹ bóp nghẹt TQ với “liên hoàn trận” tên lửa
- Ngày đăng 12-05-2016
Phát biểu về Học thuyết chiến lược quân sự mới của Mỹ tháng 2. 2012, tổng thống Obama tuyên bố, những lợi ích của Mỹ trong lĩnh vực kinh tế và an ninh quốc gia liên quan chặt chẽ với những sự kiện đang diễn ra trên khu vực Hoa Đông, Biển Đông và Ấn Độ Dương.
Tổ hợp tên lửa đối hạm Rubezh của Việt Nam
Tổng thống Mỹ cho biết, song song với việc thay đổi chiến lược sử dụng quân đội Mỹ và đồng minh trong trường hợp nổ ra cuộc xung đột vũ trang tại đây, nước Mỹ sẽ đặc biệt quan tâm đến tình hình và các mối quan hệ của khu vực này.
Những phân tích của các chuyện gia địa chính trị nước Mỹ cho thấy, Trung Quốc đang nhanh chóng thay đổi cán cân chiến lược trên biển đông về phía mình phương pháp bồi đắp các đảo nhân tạo, triển khai vũ khí trang bị ngăn chặn việc tiếp cận (anti-access/area-denial, A2/AD) những khu vực có lợi ích sống còn đối với Mỹ và các đồng minh.
Từ những động thái của Trung Quốc trên biển Đông, sự gia tăng về số lượng và chất lượng vũ khí trang bị, cường quốc khu vực này có thể đe dọa nghiêm trọng vị thế duy nhất của người Mỹ trên bình diện toàn cầu.
Từ nguyên nhân trên, quân đội và hải quân Mỹ cần vận dụng những quan điểm mới, bảo đảm sự cân bằng chiến lược quân sự trên Biển Đông và Biển Hoa Đông trong lĩnh vực vũ khí thông thường, giảm thiểu tối đa nguy cơ từng bước bị đẩy ra khỏi vùng nước chiến lược quan trọng này.
Ý tưởng tối ưu trong việc gây sức ép và kiềm chế các hành động của Bắc Kinh là đe dọa phong tỏa các tuyến đường vận tải nhiên liệu và thương mại của Trung Quốc. Nền kinh tế sản xuất Trung Quốc là nền tảng của sức mạnh quân sự PLA, nếu bị bóp nghẹt, Bắc Kinh sẽ phải lùi bước.
\
Tuyến đường vận tải thương mại của Trung Quốc
Một trong những quan điểm như vậy chính là Air-Sea Battle Concept (Khái niệm tác chiến không-hải), nhất thể hóa sức mạnh của không quân hải quân nhằm bảo vệ những căn cứ quân sự Mỹ trong khu vực trước các mối đe dọa tên lửa đạn đạo, thay đổi cán cân lực lượng trong lĩnh vực vũ khí tấn công thông thường, tăng cường hiệu quả các chiến dịch dưới biển, hoàn thiện hệ thống C4I2 (Chỉ huy, kiểm soát, truyền thông, máy tính, tình báo, liên kết thông tin), hoàn thiện khả năng tác chiến điện tử và khả năng tác chiến không gian ảo.
Giải pháp then chốt để triển khai một thế trận tiến công – phòng ngự không biển và hình thành khả năng phong tỏa khu vực là phương pháp hiệp đồng lực lượng Không quân – Hải quân Mỹ và lực lượng đồng minh để có thể phong tỏa các khu vực biển khi cần thiết và có khả năng chọc thủng thế trận A2/AD của đối phương.
Nghiên cứu này dẫn đến việc quân đội Mỹ phải gia tăng các loại vũ khí hiện đại như hệ thống phòng không, phòng thủ tên lửa, hệ thống tên lửa chống tàu trên các căn cứ, các đảo quan trọng, triển khai thêm các căn cứ hậu cần kỹ thuật và tăng cường lực lượng tàu sân bay, khu trục hạm Aegis trên biển Đông và biển Hoa Đông. Chưa có những tính toán cụ thể về binh lực, nhưng rõ ràng số lượng thực sự rất lớn.
Sức mạnh hải quân Trung Quốc gia tăng hàng năm
Theo bản báo cáo do Ủy ban Mỹ- Trung về kinh tế và an ninh (US-China Economic and Security Review Commission), tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn JL-2 đã đạt cấp độ sẵn sàng chiến đấu cuối năm 2013. Tầm bắn 4.000 hải lý (7.408 km). Trang bị cho tàu ngầm nguyên tử Type 094 (định danh Jin), tên lửa JL-2 sẽ đe dọa trực tiếp lãnh thổ Mỹ. Hiện nay hải quân PLA có 3 tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo loại này, 2 chiếc nữa dự kiến sẽ được đưa vào trang bị trước năm 2020.
Trung Quốc hiện đang đóng 2 nguyên mẫu tàu ngầm nguyên tử trang bị tên lửa-ngư lôi mẫu Type 095 và tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo Type 096. Type 096 dự kiến sẽ trang bị tới 24 tên lửa SLBM JL-3, với tầm bắn 10.000km. Bất cứ chiếc tàu nào cũng có thể tấn công Mỹ từ các vị trí an toàn thuộc Trung Quốc. Như vậy, rõ ràng căn cứ quân sự trên đảo Guam cũng không an toàn.
Mặc dù hiện tại Trung Quốc không sử dụng tên lửa hành trình trên đất liền, nhưng hải quân PLA có khả năng tiến công các mục tiêu trên bộ bằng tên lửa hành trình phóng đi từ các chiến hạm. Tàu ngầm nguyên tử trang bị tên lửa-ngư lôi Type 095 và khu trục hạm Type 052D (mật danh Luyang III) sẽ được trang bị các tên lửa hành trình. Với các chiến hạm này, PLA có thể tiến công tất cả các mục tiêu bố trí ở phần Tây Thái Bình Dương, gồm cả đảo Guam.
Hiện nay, không quân hải quân PLA sở hữu 15 máy bay ném bom, đó là các máy bay H-6K mới mang tên lửa hành trình để tiêu diệt những mục tiêu mặt đất và có tầm hoạt động xa hơn so với phiên bản tên lửa hành trình trước đó.
PLA đưa vào biên chế phiên bản cải tiến của tên lửa đạn đạo DF-21 là DF-21D. Tầm bay đạt khoảng 810 hải lý (1.500 km). Ngoài ra còn có tên lửa đạn đạo DF – 26 có tầm bắn 4000 km, có thể tiêu diệt những mục tiêu trên đảo Guam, nằm cách lãnh thổ Trung Quốc 1.600 hải lý (3.000 km). Tên lửa DF – 41 có tầm bắn đến 14.500 km, bao trùm toàn bộ lãnh thổ Mỹ.
Hải quân PLA vào năm 2012 đã biên chế thêm 2 lớp chiến hạm mới: khu trục hạm trang bị tên lửa có điều khiển Luyang III và khinh hạm Thanh Đảo (mẫu thiết kế 056). Trung Quốc cũng đang đóng khu trục hạm mang tên lửa điều khiển Luyang II. Tiếp tục đóng hàng loạt khinh hạm Jiangkai-2 (mẫu thiết kế 054A). Tới năm 2020, dù hải quân Mỹ có gia tăng tốc độ đóng tàu thì Trung Quốc vẫn sẽ là nước có nhiều tàu chiến nhất thế giới và con số hàng năm hoàn thiện các chiến hạm nổi và tàu ngầm nhiều nhất.
Việc gia tăng binh lực ở khu vực biển Đông, Hoa Đông làm gia tăng ngân sách quân sự, quân đội Mỹ sẽ phải giảm bớt sự hiện diện ở các khu vực chiến lược khác. Vấn đề kiềm chế Trung Quốc không thể có giới hạn thời gian, do đó sẽ gặp sự phản kháng dữ dội của Lưỡng viện và hoàn toàn không khả thi bằng lực lượng Hải quân Mỹ.
Một phương pháp khả thi khác là thúc đẩy sự hình thành các hệ thống vũ khí phong tỏa các khu vực chiến lược, không làm gia tăng ngân sách quân sự Mỹ nhưng làm gia tăng đáng kể chi phí quân sự của Bắc Kinh, đẩy Trung Quốc vào cuộc chạy đua vũ trang tương tự như Liên xô trước đây. Hơn thế nữa, ngay cả khi hệ thống kiềm chế và làm suy sụp Trung Quốc thất bại, cuộc xung đột chuyển sang giai đoạn công khai, Trung Quốc cũng không thể gây thiệt hại quá lớn cho đồng minh châu Á và biến xung đột trên biển thành chiến tranh hạt nhân.
Tính hiệu quả của việc sử dụng tên lửa đối hạm tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Tình thế địa chính trị trên khu vực biển Đông, Hoa Đông đã có những thay đổi rất lớn, Washington phải tính đến sự tham gia của các đồng minh khu vực nhằm gia tăng sức ép lên Trung Quốc, xây dựng một hệ thống vành đai phong tỏa khu vực đồng thời không gia tăng binh lực Hải quân Mỹ, có nghĩa là không tăng ngân sách quốc phòng.
Từ khái niệm phong tỏa khu vực vận tải thương mại và năng lượng, vấn đề sử dụng tên lửa đối hạm trên đất liền càng trở nên cấp thiết. Nếu lực lượng quân đội Mỹ bố trí các tên lửa chống hạm trong khu vực chiến thuật, tên lửa có thể được sử dụng để bảo vệ lợi ích của các quốc gia đồng minh và đối minh, đồng thời có thể thực hiện nhiệm vụ phong tỏa đường biển của kẻ thù tiềm năng trong điều kiện căng thẳng gia tăng và xung đột có giới hạn.
Tuyến phòng thủ của Không quân - Hải quân Mỹ vùng Tây Thái Bình Dương
Điều này có thể được hiểu như một liên minh quân sự trong khái niệm tác chiến “Không – Biển” mở rộng.
Hiện nay trong khu vực biển Đông và biển Hoa Đông có đến 45 loại tên lửa chống tàu khác nhau, có trong trang bị của quân đội các nước như Indonesia, Malaisia, Việt Nam, Bruney và tất nhiên là cả Trung Quốc. Tính năng kỹ-chiến thuật của những loại phổ biến nhất trong số đó và dự kiến đưa vào trang bị được giới thiệu trong bảng dưới đây.
Các nhà phân tích của hãng RAND đã đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng các tên lửa đối hạm dựa trên những khả năng về kỹ thuật của chúng và vị thế của tên lửa đối hạm trong chiến lược mà Mỹ đang tích cực tiến hành nhằm phong tỏa sự tiếp cận của hải quân PLA, trong trường hợp PLA tiến hành các hoạt động quân sự chống lại đồng minh và đối tác của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Quan điểm tiếp cận là luận điểm phải kiềm chế tối đa lực lượng hải quân PLA trong lãnh hải Trung Quốc, không cho phép các phương tiện mang tên lửa đối hạm vượt ra ngoài vùng nước quốc tế để tiến hành các hoạt động tác chiến.
Vành đai phong tỏa chống các hoạt động vận tải thương mai và triển khai lực lượng của PLA
Tất nhiên kiềm chế hải quân PLA bằng tên lửa đối hạm bố trí trên đất liền không là không thể, cần phải có sự phối hợp của không quân và hải quân Mỹ, vai trò của loại vũ khí này chỉ có thể có hiệu quả trong chiến lược kiềm chế tổng thể.
Ưu điểm của loại vũ khí chống hạm trên đất liền, theo hãng RAND nhận định, gây khó khăn đáng kể cho hoạt động của quân đội và hải quân PLA khi xuất hiện nguy cơ xung đột công khai với đồng minh và đối tác của Mỹ.
Tên lửa chống hạm – tên lửa phòng thủ bờ biển có tính cơ động cao và rất thuận tiện cho khai thác sử dụng. Nếu các tên lửa này được bố trí dọc theo hành lang vận tải và tuyến đường cơ động của Trung Quốc sẽ tạo ra áp lực rất lớn, buộc hải quân PLA phải sử dụng các nguồn dự trữ chiến tranh lớn hơn nhiều để chế tạo các phương tiện phát hiện và đánh chặn tên lửa đối hạm. Phối hợp với lực lượng khu trục hạm, tàu ngầm tấn công và không quân Mỹ, việc phong tỏa đường biển đối với Trung Quốc sẽ có hiệu quả cao nhất.
Tính năng kỹ-chiến thuật của các loại tên lửa đối hạm bố trí trên đất liền phổ biến nhất ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương
Các chuyên gia RAND đã phân tích vai trò của các hệ thống tên lửa đối hạm của các nước trong chiến lược kiềm chế Trung Quốc. Khi lực lượng của Mỹ bố trí tại khu vực này tương đối hạn chế tại các nước đồng minh và đối tác ở Đông Á, phát huy năng lực của lực lượng tên lửa đối hạm không đòi hỏi những chi phí quá tốn kém cho quân đội Mỹ.
Quân đội các nước sở tại đã đảm bảo các tổ hợp vũ khí này hoạt động bình thường, điều quan trọng cần thiết là các những quân nhân Mỹ có thể tham gia vào các hoạt động của quân đội nước sở tại, đang những tên lửa đối hạm này trong quá trình diễn tập chung nhằm đưa tất cả các lực lượng tên lửa phục vụ cho mục đích kiềm chế hải quân Trung Quốc.
Hơn thế nữa, trong điều kiện thuận lợi, lực lượng hải quân các nước khu vực Đông Nam Á có thể tiếp cận hệ thống thông tin tình báo, xác định và định vị các mục tiêu quan trọng trong các vùng nước cần thiết, cũng cấp dịch vụ dẫn đường vệ tinh, định vị mục tiêu, đây là vấn đề quan trong và thực sự cần thiết. Những cơ sở dữ liệu này sẽ khiến lực lượng Hải quân Trung Quốc rơi vào tình trạng bị đe dọa tấn công trên mọi vùng nước biển Đông và Hoa Đông.
http://www.biendong.net/xung-dot-chien-tranh/6475-my-bop-nghet-tq-voi-lien-hoan-tran-ten-lua.html
gioi/my-ra-tay-khong-thuong-tiec-neu-trung-quoc-khai-chien-bien-dong-55463.html
Mỹ “ra tay không thương tiếc” nếu Trung Quốc khai chiến Biển Đông
VietTimes -- Theo trang tin tiếng Trung Worldjournal ngày 11/5, Đô đốc Harry Harris trả lời phỏng vấn tờ Thời báo New York cho hay, lực lượng dưới quyền ông đã làm tốt chuẩn bị để có thể sẵn sàng “ngày đêm khai chiến”.
Lê Việt Dũng - /
Theo Worldjournal, phát biểu này của Đô đốc Harry Harris được chuyên gia cho là đã tiết lộ kế hoạch sử dụng vũ lực tiềm tàng của Quân đội Mỹ tại khu vực Biển Đông.
Vào tháng trước, Trung tâm nghiên cứu Toàn cầu hóa Canada công bố một báo cáo cho rằng, hiện nay, Mỹ triển khai hành động tự do đi lại thực chất là để bảo đảm cho các tàu chiến Mỹ có thể tự do ra vào Biển Đông. Đây là một phần trong kế hoạch sẵn sàng chiến đấu với Trung Quốc của Lầu Năm Góc.
Chiến lược tác chiến hợp nhất không-hải quân của Mỹ cho thấy, nếu xảy ra một cuộc chiến tranh với Trung Quốc, một là Mỹ sẽ tiến hành ném bom quy mô lớn đối với Trung Quốc, hai là Mỹ sẽ ngăn chặn tàu thuyền Trung Quốc vận chuyển năng lượng và nguyên vật liệu trên Biển Đông.
Dự kiến, Toà trọng tài thường trực Liên hợp quốc sẽ nhanh chóng đưa ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông của Philippines. Dư luận quốc tế phổ biến cho rằng, tòa sẽ đưa ra phán quyết bất lợi cho Bắc Kinh, điều này sẽ làm cho quan hệ Trung-Mỹ đang ngày càng yếu ớt có sự thay đổi đột ngột.
Theo trang thông tin tiếng Trung Quốc này, tổng chỉ huy của Quân đội Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris sẽ "ra tay không thương tiếc" đối với Trung Quốc. Các phát biểu cứng rắn của ông không chỉ đã chọc giận Bắc Kinh, mà còn khiến cho Washington khó xử.
Khi được hỏi về khả năng khai chiến vì bãi cạn Scarborough, Đô đốc Harry Harris cho hay, để bảo vệ lợi ích của Mỹ, "tôi không thể không sử dụng công cụ mà mình có, đó là công cụ quân sự, là công cụ rất tuyệt vời".
Tướng Harry Harris cho rằng, ông hoàn toàn không lo ngại giữa Quân đội Trung Quốc và quân đội các nước khác ở Biển Đông sẽ xảy ra hiểu lầm. "Tôi cho rằng, họ là quân đội chuyên nghiệp".
Rủi ro lớn hơn ở chỗ, các cuộc xung đột do tàu bán quân sự của Trung Quốc gây ra có thể sẽ buộc lực lượng Mỹ phải triển khai công tác phòng thủ của đồng minh Mỹ.
Hiện nay, Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc sắp đưa ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông của Philippines. Việc Trung Quốc một mực từ chối tham gia, chấp nhận vụ kiện này được nhiều học giả dự báo là, 99% Trung Quốc sẽ thua kiện Philippines.
Các học giả cho rằng, một khi Trung Quốc thua kiện, các nước xung quanh Biển Đông như Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia sẽ đi theo Philippines, khởi kiện Trung Quốc ra tòa, khiến cho Trung Quốc phải mệt mỏi ứng phó. Đồng thời, các nước như Mỹ, Nhật Bản đã sẵn sàng cho một cuộc bao vây toàn diện đối với Trung Quốc, ngoại giao Trung Quốc sẽ rơi vào cục diện bất lợi.
Vấn đề chủ yếu mà Đô đốc Harry Harris quan tâm là, Trung quốc sẽ đưa ra phản ứng cứng rắn thế nào đối với phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế. Nếu Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy hoạt động kiểm soát tuyến đường hàng hải Biển Đông, bất kể là ngắn hạn hay dài hạn, Mỹ đều phải áp dụng đáp trả quân sự nhất định.
Gần đây, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng cảnh báo, nếu bất cứ bên nào liên quan đến vụ kiện Biển Đông không tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài sẽ tạo ra tiền lệ nguy hiểm cho trật tự quốc tế và biện pháp giải quyết hòa bình tranh chấp được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi.
Bốn năm trước, Trung Quốc cướp đi bãi cạn Scarborough từ tay Philippines. Một quan chức Mỹ cho rằng, sự lợi hại có liên quan là cực kỳ lớn. Bởi vì, khi gặp gỡ nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình ở Washington gần đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama từng cảnh báo, Trung Quốc không được có hành động ở bãi cạn Scarborough hoặc lập ra cái gọi là "vùng nhận dạng phòng không" (ADIZ).
Bất kỳ bên nào đều không hy vọng để xảy ra xung đột vì những đảo đá bé nhỏ trên Biển Đông. Nhưng, khả năng này cần phải cân nhắc. Quan chức Lầu Năm Góc cho rằng, Mỹ có thể sẽ làm rõ lập trường đối với bãi cạn Scarborough.
Điều cần lưu ý là, hiện nay, Mỹ đã tăng cường hiện diện quân sự ở Philippines. Philippines đã mở cửa 5 căn cứ quân sự cho Quân đội Mỹ triển khai luân phiên, tạo khả năng cho Mỹ triển khai các hành động phản ứng nhanh khi Biển Đông xảy ra xung đột.
Trong các cuộc tập trận thường niên giữa Mỹ-Philippines như Balikatan, hai nước đã tổ chức diễn tập nhiều khoa mục, trong đó có tập đổ bộ đánh chiếm đảo. Ngoài ra, vào tháng 4 vừa qua, Mỹ đã phô trương sức mạnh quân sự răn đe Trung Quốc bằng cách điều 6 máy bay tấn công A-10C và 2 máy bay trực thăng Pave Hawk bay trên bầu trời bãi cạn Scarborough, khu vực Trung Quốc cưỡng đoạt của Philippines từ năm 2012.
Lê Việt Dũng
Vào tháng trước, Trung tâm nghiên cứu Toàn cầu hóa Canada công bố một báo cáo cho rằng, hiện nay, Mỹ triển khai hành động tự do đi lại thực chất là để bảo đảm cho các tàu chiến Mỹ có thể tự do ra vào Biển Đông. Đây là một phần trong kế hoạch sẵn sàng chiến đấu với Trung Quốc của Lầu Năm Góc.
Chiến lược tác chiến hợp nhất không-hải quân của Mỹ cho thấy, nếu xảy ra một cuộc chiến tranh với Trung Quốc, một là Mỹ sẽ tiến hành ném bom quy mô lớn đối với Trung Quốc, hai là Mỹ sẽ ngăn chặn tàu thuyền Trung Quốc vận chuyển năng lượng và nguyên vật liệu trên Biển Đông.
Dự kiến, Toà trọng tài thường trực Liên hợp quốc sẽ nhanh chóng đưa ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông của Philippines. Dư luận quốc tế phổ biến cho rằng, tòa sẽ đưa ra phán quyết bất lợi cho Bắc Kinh, điều này sẽ làm cho quan hệ Trung-Mỹ đang ngày càng yếu ớt có sự thay đổi đột ngột.
Theo trang thông tin tiếng Trung Quốc này, tổng chỉ huy của Quân đội Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris sẽ "ra tay không thương tiếc" đối với Trung Quốc. Các phát biểu cứng rắn của ông không chỉ đã chọc giận Bắc Kinh, mà còn khiến cho Washington khó xử.
Khi được hỏi về khả năng khai chiến vì bãi cạn Scarborough, Đô đốc Harry Harris cho hay, để bảo vệ lợi ích của Mỹ, "tôi không thể không sử dụng công cụ mà mình có, đó là công cụ quân sự, là công cụ rất tuyệt vời".
Tướng Harry Harris cho rằng, ông hoàn toàn không lo ngại giữa Quân đội Trung Quốc và quân đội các nước khác ở Biển Đông sẽ xảy ra hiểu lầm. "Tôi cho rằng, họ là quân đội chuyên nghiệp".
Rủi ro lớn hơn ở chỗ, các cuộc xung đột do tàu bán quân sự của Trung Quốc gây ra có thể sẽ buộc lực lượng Mỹ phải triển khai công tác phòng thủ của đồng minh Mỹ.
Hiện nay, Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc sắp đưa ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông của Philippines. Việc Trung Quốc một mực từ chối tham gia, chấp nhận vụ kiện này được nhiều học giả dự báo là, 99% Trung Quốc sẽ thua kiện Philippines.
Các học giả cho rằng, một khi Trung Quốc thua kiện, các nước xung quanh Biển Đông như Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia sẽ đi theo Philippines, khởi kiện Trung Quốc ra tòa, khiến cho Trung Quốc phải mệt mỏi ứng phó. Đồng thời, các nước như Mỹ, Nhật Bản đã sẵn sàng cho một cuộc bao vây toàn diện đối với Trung Quốc, ngoại giao Trung Quốc sẽ rơi vào cục diện bất lợi.
Vấn đề chủ yếu mà Đô đốc Harry Harris quan tâm là, Trung quốc sẽ đưa ra phản ứng cứng rắn thế nào đối với phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế. Nếu Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy hoạt động kiểm soát tuyến đường hàng hải Biển Đông, bất kể là ngắn hạn hay dài hạn, Mỹ đều phải áp dụng đáp trả quân sự nhất định.
Gần đây, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng cảnh báo, nếu bất cứ bên nào liên quan đến vụ kiện Biển Đông không tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài sẽ tạo ra tiền lệ nguy hiểm cho trật tự quốc tế và biện pháp giải quyết hòa bình tranh chấp được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi.
Bốn năm trước, Trung Quốc cướp đi bãi cạn Scarborough từ tay Philippines. Một quan chức Mỹ cho rằng, sự lợi hại có liên quan là cực kỳ lớn. Bởi vì, khi gặp gỡ nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình ở Washington gần đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama từng cảnh báo, Trung Quốc không được có hành động ở bãi cạn Scarborough hoặc lập ra cái gọi là "vùng nhận dạng phòng không" (ADIZ).
Bất kỳ bên nào đều không hy vọng để xảy ra xung đột vì những đảo đá bé nhỏ trên Biển Đông. Nhưng, khả năng này cần phải cân nhắc. Quan chức Lầu Năm Góc cho rằng, Mỹ có thể sẽ làm rõ lập trường đối với bãi cạn Scarborough.
Điều cần lưu ý là, hiện nay, Mỹ đã tăng cường hiện diện quân sự ở Philippines. Philippines đã mở cửa 5 căn cứ quân sự cho Quân đội Mỹ triển khai luân phiên, tạo khả năng cho Mỹ triển khai các hành động phản ứng nhanh khi Biển Đông xảy ra xung đột.
Trong các cuộc tập trận thường niên giữa Mỹ-Philippines như Balikatan, hai nước đã tổ chức diễn tập nhiều khoa mục, trong đó có tập đổ bộ đánh chiếm đảo. Ngoài ra, vào tháng 4 vừa qua, Mỹ đã phô trương sức mạnh quân sự răn đe Trung Quốc bằng cách điều 6 máy bay tấn công A-10C và 2 máy bay trực thăng Pave Hawk bay trên bầu trời bãi cạn Scarborough, khu vực Trung Quốc cưỡng đoạt của Philippines từ năm 2012.
Lê Việt Dũng
NS.TUẤN KHANH * QUÁI VẬT
Đối diện con quái vật
NS.TUẤN KHANH
Thái độ công dân đối với quốc gia mình, phản ánh rất nhiều điều để nghĩ. Nó có thể người người hân hoan vỗ tay cười, và có thể khiến từng cá nhân gục mặt khóc âm thầm.
Tháng 11/2015, sau khi nước Pháp bị tấn công bởi quân IS, số lượng thanh niên xin tòng quân để bảo vệ tổ quốc và đáp trả lại những kẻ đã giết hại đồng bào mình tăng gấp bốn lần. Các cơ sở tuyển quân của Pháp cho biết họ bất ngờ trước các lời xin nhập ngũ và các thư thắc mắc về tiêu chuẩn nhập ngũ lên đến 1500 hồ sơ, mỗi tuần. Theo ước tính, từ đây đên năm sau, Pháp sẽ nhận thêm 25.000 tân binh nữa. Hầu hết các lý do trong đơn xin nhập ngũ, được ghi rõ rằng họ muốn bảo vệ tổ quốc mình.
Tổ quốc là cái gì đó rất mơ hồ, không cụ thể. Nhưng đứng trước những hình ảnh nơi sinh sống của mình đang lâm nguy, những người chung tiếng nói, quốc tịch của mình bị giết, bị đe doạ, ý thức về tổ quốc bừng dậy như một bản năng cao quý.
Nước Pháp không phải là ngoại lệ. Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ cũng đã khiến tinh thần ái quốc của người Mỹ đa chủng tộc lên cao bất ngờ. Các thống kê cho thấy chỉ một tháng sau vụ đánh vào toà tháp đôi, trang mlive.com cho biết hàng chục ngàn thanh niên đã xin đăng lính vào nhiều binh chủng, đặc biệt ghi rõ là họ sẳn lòng đi đến bất cứ nơi đâu để tiêu diệt kẻ tấn công vào đất nước mình, người dân của mình. Năm 2002, nước Mỹ đón nhận thêm 80.000 tân binh. Tình trạng bùng nổ bất ngờ này làm gợi nhớ số lượt đăng lính tăng vọt sau vụ người Nhật tấn công Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) vào năm 1941.
Đọc những tin tức này, những ai yêu lẽ phải và mang trong mình lòng tự hào dân tộc đều có thể ứa nước mắt vì xúc động. Dâng hiến cuộc sống cho tổ quốc mình và giờ phút nguy nan, là niềm hãnh diện và cao quý mà không phải nền giáo dục nào, văn hoá nào cũng có thể may mắn có được.
Đã từ nhiều năm nay, các bản tin về tàu Trung Quốc tấn công ngư dân Việt mỗi lúc càng nhiều, càng hung hãn. Tàu “bạn hữu nghị” từ phương Bắc tràn xuống, cướp, giết, bắt cóc… kể cả bao vây đường biển của Việt Nam – nói chính xác là một cuộc xâm lăng trong thời đại mới. Thanh niên Việt trong đời sống xã hội chủ nghĩa đã làm gì?
Thật kinh ngạc, tăng dần theo thời gian là số lượng cha mẹ đưa con cái đi du học, đi xa đất nước như một cuộc đào thoát lớn lao và kiên nhẫn, bao gồm trong đó là các bậc phụ huynh có chức vụ, miệng luôn hô hào xây dựng đất nước và tồn tại hoà bình, 16 chữ vàng với Bắc Kinh.
Bối cảnh Việt Nam luôn thấp thỏm trước các lời đe doạ sẽ bị tiến và chiếm trong 24 giờ từ báo chí chính thống Trung Quốc, thì thống kê cho thấy nạn trốn nghĩa vụ quân sự ở Việt Nam cũng tăng cao bất ngờ. Thậm chí. Trên các trang mạng xã hội, giới thanh niên nồng nhiệt bàn với nhau cách trốn nghĩa vụ quân sự. Thậm chí cẩm nang có 17 cách thoát chuyện đi lính được chia sẻ khắp nơi. Mệt mỏi đối phó với tình trạng này, năm 2013, Trung tướng Trần Đình Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội cũng đã từng đề nghị cho phép hợp pháp việc không phải đi lính, bằng việc đóng tiền thế thân.
Quả là một nghịch cảnh mà lịch sử Việt Nam từ thời sơ khai đến giờ mới có. Một dân tộc từng đánh bại mọi quân đội ngoại bang, ngay cả lúc túng cùng nhất, lại rơi vào thảm cảnh như vậy. Lẽ nào dân tộc Việt Nam hôm nay không còn yêu nước, hay không còn tin vào những món hàng vũ trang quân sự “khủng” hàng đầu thế giới vẫn được thông tin là đã về đến, đã trang bị cho cho quân đội nước mình?
Đây là một vấn đề thật đáng suy nghiệm lâu dài, nhưng để trả lời nhanh, rõ ràng con người đang mất niềm tin. Trong mọi sự hy sinh cho tổ quốc mình, chắc chắc nhân dân không ngại, nhưng họ muốn sự dâng hiến của mình phải có ý nghĩa. Và thật là ngu ngốc, nếu chết không cho ai, để làm gì, và chết thay một cách ngu ngốc.
Ngày 26/11/2015, thêm một ngư dân Việt bị bắn chết thảm thương trên biển ở Trường Sa, Quảng Ngãi. Ông bị bắn không có thông báo, không có lời cảnh cáo, bị bắn đến 2 phát đạn vào một cơ thể chỉ biết quăng lưới và thả câu.
Người ngư dân này bị bắn chết trên biển, bởi niềm tin được thúc giục từ các nhà lãnh đạo trên bờ vẫn khẳng định rằng hãy cứ ra khơi và cứ đánh bắt như một cách “thực thi chủ quyền của tổ quốc”.
Những người còn sống hãi hùng đã đưa thi thể của người ngư dân này về đất mẹ, thật cô đơn, vì bởi hàng trăm hải lý đầy kẻ thù đó, cũng có những tàu cảnh sát biển đi tuần tra “khống”, báo cáo láo để ăn tiền dầu, tiền hoạt động, để được vui vẻ an sinh trên bờ.
Người ngư dân bị bắn chết ngày 26/11, đến ngày 30 thì thi thể mới giao được cho gia đình. Thế nhưng trong những ngày di chuyển về nhà, chiếc tàu cá này thật cô đơn vì chỉ có một mình, dù đã báo với bộ đội biên phòng chuyện mình bị tấn công và có người tử nạn. Không có tàu kiểm ngư nào ra đón, không có ai đi cùng nỗi kinh hoàng của họ trong chuyến quay về. Mọi trang thiết bị hiện đại trên biển luôn được lên giọng tuyên truyền, như chỉ nặng phần trình diễn cùng sự thờ ơ của chính quyền.
Dân tộc Việt Nam hôm nay mới đáng thương làm sao, đi biển mà yếu ớt như trẻ nhỏ. Ai cũng có thể bắt nạt. Ai cũng có thể cướp và giết. Láng giềng thì mặt cười thân thiện, quay lưng thì tay súng, tay dao. Nhưng đáng thương hơn bao giờ hết là chuyện ngư dân chết trên biển đã ngày càng nhiều và thường hơn, còn những người trên bờ nghe chuyện tang thương ngoài khơi, giờ chỉ mệt mỏi, nhíu mày thương hại mà cũng không thấy cần phải làm gì.
Người Việt Nam như đang được các chính sách đối ngoại của chế độ tập quen dần thói quen ích kỷ, sợ mình bị mất mát, nhưng lại im lặng và chọn lựa thay thế bằng mất mát của những ngư dân nghèo khó. Nó giống như những câu chuyện cổ tích về các ngôi làng xưa phải hiến tế ai đó cho con quái vật để được yên. Vẫn có những người tin rằng việc hiến tế không bao giờ đến lượt mình, và mỗi ngày vẫn ăn ngon ngủ yên với những con cá đẫm máu đồng loại. Họ không muốn một cuộc chiến đối diện thẳng với con quái vật vì chỉ sợ mất mát cho riêng họ.
Cũng như những ngôi làng khiếp nhược và u mê ấy, có bao giờ chúng ta tự hỏi rằng chúng ta sẽ mất – mất rất nhiều – thậm chí mất tất cả, mà các loại quái vật không cần mất sức cho bất kỳ một cuộc chiến tranh nào.
Và những người lãnh đạo ngôi làng, nếu không có dũng khí để đối diện với cái ác để bảo vệ mọi người, thì họ tồn tại để làm gì?
https://nhacsituankhanh.wordpress.com/2015/12/02/doi-dien-con-quai-vat/Tháng 11/2015, sau khi nước Pháp bị tấn công bởi quân IS, số lượng thanh niên xin tòng quân để bảo vệ tổ quốc và đáp trả lại những kẻ đã giết hại đồng bào mình tăng gấp bốn lần. Các cơ sở tuyển quân của Pháp cho biết họ bất ngờ trước các lời xin nhập ngũ và các thư thắc mắc về tiêu chuẩn nhập ngũ lên đến 1500 hồ sơ, mỗi tuần. Theo ước tính, từ đây đên năm sau, Pháp sẽ nhận thêm 25.000 tân binh nữa. Hầu hết các lý do trong đơn xin nhập ngũ, được ghi rõ rằng họ muốn bảo vệ tổ quốc mình.
Tổ quốc là cái gì đó rất mơ hồ, không cụ thể. Nhưng đứng trước những hình ảnh nơi sinh sống của mình đang lâm nguy, những người chung tiếng nói, quốc tịch của mình bị giết, bị đe doạ, ý thức về tổ quốc bừng dậy như một bản năng cao quý.
Nước Pháp không phải là ngoại lệ. Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ cũng đã khiến tinh thần ái quốc của người Mỹ đa chủng tộc lên cao bất ngờ. Các thống kê cho thấy chỉ một tháng sau vụ đánh vào toà tháp đôi, trang mlive.com cho biết hàng chục ngàn thanh niên đã xin đăng lính vào nhiều binh chủng, đặc biệt ghi rõ là họ sẳn lòng đi đến bất cứ nơi đâu để tiêu diệt kẻ tấn công vào đất nước mình, người dân của mình. Năm 2002, nước Mỹ đón nhận thêm 80.000 tân binh. Tình trạng bùng nổ bất ngờ này làm gợi nhớ số lượt đăng lính tăng vọt sau vụ người Nhật tấn công Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) vào năm 1941.
Đọc những tin tức này, những ai yêu lẽ phải và mang trong mình lòng tự hào dân tộc đều có thể ứa nước mắt vì xúc động. Dâng hiến cuộc sống cho tổ quốc mình và giờ phút nguy nan, là niềm hãnh diện và cao quý mà không phải nền giáo dục nào, văn hoá nào cũng có thể may mắn có được.
Đã từ nhiều năm nay, các bản tin về tàu Trung Quốc tấn công ngư dân Việt mỗi lúc càng nhiều, càng hung hãn. Tàu “bạn hữu nghị” từ phương Bắc tràn xuống, cướp, giết, bắt cóc… kể cả bao vây đường biển của Việt Nam – nói chính xác là một cuộc xâm lăng trong thời đại mới. Thanh niên Việt trong đời sống xã hội chủ nghĩa đã làm gì?
Thật kinh ngạc, tăng dần theo thời gian là số lượng cha mẹ đưa con cái đi du học, đi xa đất nước như một cuộc đào thoát lớn lao và kiên nhẫn, bao gồm trong đó là các bậc phụ huynh có chức vụ, miệng luôn hô hào xây dựng đất nước và tồn tại hoà bình, 16 chữ vàng với Bắc Kinh.
Bối cảnh Việt Nam luôn thấp thỏm trước các lời đe doạ sẽ bị tiến và chiếm trong 24 giờ từ báo chí chính thống Trung Quốc, thì thống kê cho thấy nạn trốn nghĩa vụ quân sự ở Việt Nam cũng tăng cao bất ngờ. Thậm chí. Trên các trang mạng xã hội, giới thanh niên nồng nhiệt bàn với nhau cách trốn nghĩa vụ quân sự. Thậm chí cẩm nang có 17 cách thoát chuyện đi lính được chia sẻ khắp nơi. Mệt mỏi đối phó với tình trạng này, năm 2013, Trung tướng Trần Đình Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội cũng đã từng đề nghị cho phép hợp pháp việc không phải đi lính, bằng việc đóng tiền thế thân.
Quả là một nghịch cảnh mà lịch sử Việt Nam từ thời sơ khai đến giờ mới có. Một dân tộc từng đánh bại mọi quân đội ngoại bang, ngay cả lúc túng cùng nhất, lại rơi vào thảm cảnh như vậy. Lẽ nào dân tộc Việt Nam hôm nay không còn yêu nước, hay không còn tin vào những món hàng vũ trang quân sự “khủng” hàng đầu thế giới vẫn được thông tin là đã về đến, đã trang bị cho cho quân đội nước mình?
Đây là một vấn đề thật đáng suy nghiệm lâu dài, nhưng để trả lời nhanh, rõ ràng con người đang mất niềm tin. Trong mọi sự hy sinh cho tổ quốc mình, chắc chắc nhân dân không ngại, nhưng họ muốn sự dâng hiến của mình phải có ý nghĩa. Và thật là ngu ngốc, nếu chết không cho ai, để làm gì, và chết thay một cách ngu ngốc.
Ngày 26/11/2015, thêm một ngư dân Việt bị bắn chết thảm thương trên biển ở Trường Sa, Quảng Ngãi. Ông bị bắn không có thông báo, không có lời cảnh cáo, bị bắn đến 2 phát đạn vào một cơ thể chỉ biết quăng lưới và thả câu.
Người ngư dân này bị bắn chết trên biển, bởi niềm tin được thúc giục từ các nhà lãnh đạo trên bờ vẫn khẳng định rằng hãy cứ ra khơi và cứ đánh bắt như một cách “thực thi chủ quyền của tổ quốc”.
Những người còn sống hãi hùng đã đưa thi thể của người ngư dân này về đất mẹ, thật cô đơn, vì bởi hàng trăm hải lý đầy kẻ thù đó, cũng có những tàu cảnh sát biển đi tuần tra “khống”, báo cáo láo để ăn tiền dầu, tiền hoạt động, để được vui vẻ an sinh trên bờ.
Người ngư dân bị bắn chết ngày 26/11, đến ngày 30 thì thi thể mới giao được cho gia đình. Thế nhưng trong những ngày di chuyển về nhà, chiếc tàu cá này thật cô đơn vì chỉ có một mình, dù đã báo với bộ đội biên phòng chuyện mình bị tấn công và có người tử nạn. Không có tàu kiểm ngư nào ra đón, không có ai đi cùng nỗi kinh hoàng của họ trong chuyến quay về. Mọi trang thiết bị hiện đại trên biển luôn được lên giọng tuyên truyền, như chỉ nặng phần trình diễn cùng sự thờ ơ của chính quyền.
Dân tộc Việt Nam hôm nay mới đáng thương làm sao, đi biển mà yếu ớt như trẻ nhỏ. Ai cũng có thể bắt nạt. Ai cũng có thể cướp và giết. Láng giềng thì mặt cười thân thiện, quay lưng thì tay súng, tay dao. Nhưng đáng thương hơn bao giờ hết là chuyện ngư dân chết trên biển đã ngày càng nhiều và thường hơn, còn những người trên bờ nghe chuyện tang thương ngoài khơi, giờ chỉ mệt mỏi, nhíu mày thương hại mà cũng không thấy cần phải làm gì.
Người Việt Nam như đang được các chính sách đối ngoại của chế độ tập quen dần thói quen ích kỷ, sợ mình bị mất mát, nhưng lại im lặng và chọn lựa thay thế bằng mất mát của những ngư dân nghèo khó. Nó giống như những câu chuyện cổ tích về các ngôi làng xưa phải hiến tế ai đó cho con quái vật để được yên. Vẫn có những người tin rằng việc hiến tế không bao giờ đến lượt mình, và mỗi ngày vẫn ăn ngon ngủ yên với những con cá đẫm máu đồng loại. Họ không muốn một cuộc chiến đối diện thẳng với con quái vật vì chỉ sợ mất mát cho riêng họ.
Cũng như những ngôi làng khiếp nhược và u mê ấy, có bao giờ chúng ta tự hỏi rằng chúng ta sẽ mất – mất rất nhiều – thậm chí mất tất cả, mà các loại quái vật không cần mất sức cho bất kỳ một cuộc chiến tranh nào.
Và những người lãnh đạo ngôi làng, nếu không có dũng khí để đối diện với cái ác để bảo vệ mọi người, thì họ tồn tại để làm gì?
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 415
No comments:
Post a Comment