NGUYỄN NGỌC DUY HÂN
LÁ VỆ SINH
Hôm rồi đi dự tiệc Sinh Nhật một người bạn, tình cờ chúng tôi gặp lại vài người quen từng ở cùng trại Tỵ Nạn hồi xưa tại Nam Dương. Chúng tôi vui lắm, nhắc lại nhiều chuyện cũ, trao đổi tin ai còn ai mất, ai đã định cư nơi nào và sinh hoạt, thành công ra sao. Chúng tôi cũng nhắc tới Linh Mục Dominici, nhắc tới báo quán Tự Do với những cuốn báo, cuốn kỷ yếu Đoàn Thanh Niên Công Giáo thực hiện vào lúc ấy, cũng như nhớ lại những bài hát mà đài phát thanh đã cho nghe đến nỗi hầu như ai cũng thuộc lòng. Riêng có một chi tiết nhỏ ở hòn đảo Kuku gần trại tỵ nạn Galang – mà tôi vẫn nhớ, nhưng hôm đó tôi mắc cỡ không dám đề cập tới. Hôm nay tôi kể ra, coi như một dịp để ôn lại đoạn đời tỵ nạn đã qua – hơn 30 năm rồi còn gì!
Số là khi vượt biên rời Việt Nam, thuyền chúng tôi may mắn được đưa vào hòn đảo tạm cư tên là Kuku ở Indonesia. Vừa tìm lại được cảm giác an toàn khi đến bến bờ tự do, biết mình đã thoát khỏi gông cùm Cộng Sản, lại nhìn thấy đảo Kuku thật đẹp với biển xanh và những hàng dừa thơ mộng nên chúng tôi vui lắm. Cả tàu có 56 người, bé nhất là cháu trai gọi tôi bằng cô, lúc đó chỉ mới được 3 tháng, nhờ nó mà cả tàu được cứu vớt.
Trên chuyến hải trình, sau khi bị công an Việt Nam cướp của rồi thả đi chứ không bắt về bỏ tù, chúng tôi trôi dạt tới hải phận quốc tế rồi gặp tàu Tây Đức đi ngang qua. Họ không muốn rắc rối nên chỉ cho thức ăn nước uống để đi tiếp. May quá một người nhanh trí đã ẵm cháu tôi giơ lên cao cho người Đức thấy. Có lẽ vì thương trẻ em cùng với con thuyền bé nhỏ mong manh trên biển cả, họ bảo chúng tôi đục cho tàu ngập nước, rồi gọi về cho cấp trên nói là chúng tôi đang chết chìm nên phải cứu. Chao ôi là mừng, và tàu họ chở chúng tôi tới nơi tạm cư. Chúng tôi thật may mắn so với bao nhiêu đồng bào khác, đã bị cướp bóc, bị cưỡng hiếp, đói khát hoặc chôn thây trong bão biển.
Kuku vào năm 1981 có khoảng vài ngàn người tị nạn như chúng tôi, ngày ngày nhận cơm do Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc cung cấp, chờ được đưa tới trại tị nạn chính thức là Galang để học tiếng Anh & huấn nghệ rồi sẽ đi định cư ở nước thứ ba. Cơm Cao Ủy là một bịch ny-lông gồm gạo, đồ hộp phát cho từng người ăn trong nguyên tuần. Tôi đi vượt biên với hai gia đình anh chị, đa số là con gái nên ăn tạm đủ no, chứ nhiều thanh niên ăn thiếu chịu đói rất tội nghiệp.
Ăn cơm và đồ hộp khô khan thiếu rau xanh, ấy thế nhưng việc đi tiêu vẫn là nhu cầu cần thiết. Trại Kuku chỉ thiết kế sơ sài nên nhà cầu là những tấm vách làm bằng lá khô ghép lại tại một góc biển, “ấy” xong không cần giật nước như toilet bây giờ, mà sóng biển sẽ tự động cuốn trôi và giải quyết “nó” một cách gọn ghẽ. Thế nhưng chuyện lau chùi sau khi xong việc mới thật là vấn đề, vì lúc ấy Cao Ủy không hề phát giấy vệ sinh! Giấy báo, giấy viết cũng là xa xỉ phẩm, người rủng rỉnh tiền có thể mua giấy vệ sinh tại một tiệm nhỏ do người Nam Dương bán, nhưng “con bà phước” như chúng tôi thì bó tay. Được cái trại được bao bọc bởi nhiều cây xanh, cây nào cây nấy lá to và mềm mại, nên chỉ cần hái một nắm là giải quyết chuyện lau chùi tốt đẹp. Công nhận ai là người đầu tiên nghĩ ra việc dùng lá này thật đáng khen thưởng.
Căn lều tạm cư của chúng tôi ở cuối con đường mòn, gần nhà vệ sinh công cộng. Chúng tôi “quởn” lắm vì chưa có việc gì làm, thỉnh thoảng được Cao Ủy cho vài bộ quần áo to tướng của người ngoại quốc thì đem cắt xén, sửa lại thành áo nhỏ để mặc. Dì cháu chúng tôi đang là học sinh, sinh viên có bao giờ may vá đâu, nhất là cả nhà chỉ có một cây kim, bà chị bảo đứa nào không cẩn thận làm gẫy kim là … nhịn ăn. Chúng tôi cũng không có kéo, cắt áo bằng con dao rất cùn, ấy thế mà cuối cùng vẫn có áo mới mặc. Chiều chiều nấu cơm ăn xong dì cháu tôi ngồi hóng gió xây mộng tương lai, xem ông đi qua bà đi lại, mà đi ngang lều chúng tôi thì chỉ là để viếng “lăng Bác Hồ”, chứ có lẽ chẳng còn lý do nào khác.
Chúng tôi để ý thấy có một thanh niên trẻ dáng cao, “đôi mắt buồn vời vợi” hay đi ngang mỗi buổi chiều. Anh chắc trạc tuổi tôi, tức là lúc ấy khoảng trên hai mươi. Đứa cháu gái đặt cho anh biệt danh là “Lucky Luke” vì anh có mái tóc dài bờm xờm trước trán trông khá giống nhân vật trong truyện hoạt họa này. Anh cẩn thận lắm, nhìn quanh quất không thấy ai rồi mới nhảy thót lên chộp vài cái lá, rồi tiến về phía nhà vệ sinh, nhưng chúng tôi ngồi trong lều nhìn ra thấy rõ mồn một.
Hôm đó anh đi ngang – một ngày như mọi ngày – tôi giả vờ không thấy nhưng con cháu nhỏ của tôi tự nhiên lên tiếng:
- Chú đi đâu đó, chú vào đây chơi!
Anh ngập ngừng chưa biết trả lời sao thì con bé lại ngây thơ hỏi tiếp:
- Tay chú cầm gì vậy, chú bỏ xuống ăn bánh bột chiên dì Út cháu mới làm!
Trời ơi, tôi xấu hổ không biết chạy đi đâu. Anh đang cầm mấy cái lá xanh mướt dù đã cuộn tròn trong tay nhưng vẫn không dấu hết được. Anh ngượng thì chớ, mà tôi lại càng “quê” hơn, chúng tôi “nhìn nhau mà lệ ứa” không biết phải nói gì, làm gì. Con bé cháu tôi sao lại vô duyên tệ, tự nhiên chặn người ta lại rồi hỏi câu trớ trêu như vậy. Mấy đứa cháu khác bên trong cũng không nhịn được cười khúc khích. Tôi ấp úng nói vài câu vu vơ rồi giả vờ bận rộn bỏ vào trong. Lucky Luke cũng không dám tiến về nhà cầu, quay ngược về khu lều mình và từ đó không thấy đi ngang căn lều tạm cư của chúng tôi nữa.
Một cô cháu lớn suy luận:
- Cả tuần nay không có chuyến nào đi Galang, vậy là ông Lucky Luke vẫn còn ở đây, nhưng không thể táo bón quá lâu như vậy, ông làm sao để giải quyết “vụ việc”?
Đứa cháu khác nhanh nhẩu trả lời:
- Đầu trại bên kia có thêm một nhà cầu khác, vậy là ông ấy chịu đi xa để tránh không gặp dì cháu mình nữa.
Tội nghiệp, nếu bất ngờ chột bụng không đi xa được thì làm sao!?
Rồi chúng tôi cũng rời Kuku sau mấy tuần tạm trú, được chuyển sang Galang để học Anh Văn chuẩn bị đi Mỹ. Ở Galang thì điều kiện tốt hơn, có nhà cầu dội nước, có trung tâm Youth Center sinh hoạt, có Nhà Thờ và Chùa, có hàng quán và được mệnh danh là “Ngưỡng Cửa của Tự Do và Tình Người”. Nơi đây tôi vẫn nhớ lần duy nhất được uống ly Milo sữa đá, mà sau này ở hải ngoại dù được uống bao nhiêu loại chocolate mắc tiền, vẫn không sao ngon bằng hương vị tại trại Tỵ nạn.
Sau đó chúng tôi định cư ở Cali, dù gặp khó khăn, ít nhiều chúng tôi cũng học hành nên người trên xứ cờ Hoa, nhất là các cháu của tôi. Nhớ ngày nào còn ở trại Tỵ nạn ốm đói, dòm ngó nhau từng miếng ăn, nay đứa là kỹ sư, đứa là bác sĩ, con cái đùm đề, không biết có đứa nào còn nhớ chuyện lá vệ sinh năm xưa. Anh chàng Lucky Luke bây giờ chẳng biết định cư nơi nao, có thể cũng đã là kỹ sư bác sĩ và cái thời phải dùng lá vệ sinh chắc cũng đã phai mờ trong tâm trí.
Riêng tôi thì lại thấy không dễ dàng quên được những ngày tháng cơ cực tại quê nhà, tại trại tỵ nạn ngày nào. Hồi ấy dù không có máy chụp hình, nhưng trong tâm trí tôi hình ảnh căn nhà gỗ xưa tại Tây Ninh – nơi tôi sanh ra và lớn lên – hình ảnh Kuku, trại tỵ nạn Galang với những “barrack” nối dài vẫn rõ như in. Ngày nay dù may mắn có xe có nhà, có Tự Do tôi vẫn không quên chuyện cũ. Tôi phải luôn nhớ để biết mình là ai, nguồn gốc từ đâu để biết thương xót những người nghèo khổ, những kẻ không may mắn vượt thoát được như mình, cũng như quan tâm đến vận mạng đất nước trước sự tàn hại của nạn Cộng Sản và âm mưu thôn tính của Tàu Cộng.
Mà nghĩ cho cùng, nếu vì thiếu thốn nên phải xài lá thay vì giấy vệ sinh, thì đã có gì là xấu. Xấu chăng là những người giàu có sung sướng, nhưng tư cách không ra gì, tệ hơn nữa là những kẻ bán nước hại dân, sâu mọt trong xã hội. Nghe nói tại Việt Nam ngày nay có những “Đại gia” chưng bày giấy vệ sinh giát vàng sang trọng trong phòng tắm, hoặc xài các loại giấy in màu mè kiểu cọ mắc tiền. Xài giấy đi cầu sang trọng làm gì trong khi liêm sĩ, nghĩa khí không có, nhiều chuyện nhục nhã xấu xa biết lấy gì lau chùi che đậy?
Tôi bỗng chạnh lòng, hiện nay dù sống ở thế kỷ thứ 21, nhưng biết bao triệu người dân quê tôi vẫn lầm than khổ cực, đói ăn khát uống quần áo không đủ che thân, vẫn đi vệ sinh trong điều kiện mất vệ sinh thật tồi tệ. Nhất là những người từng ở trong trại tù “Học tập Cải tạo”, họ đã phải ăn ở, dùng các phương tiện vệ sinh thấp kém nhất. Nếu dám lên tiếng phản đối, thắc mắc sẽ bị biệt giam, chịu hành hạ khổ nhục, trong đó có việc đổ bô, đi làm tạp dịch nhặt phân, hoặc có khi bị đày đọa đến chết …
Ngày nay thì có những tù nhân lương tâm, khi mạnh dạn đấu tranh cho Tự Do Dân Chủ thì bị trù dập hành hạ, khi ở tù bị bỏ đói, mang đủ thứ bệnh, nhất là bệnh kiết lỵ, họ phải làm sao? Sự hy sinh của họ biết lấy gì để bù đắp lại? Tôi thật nghiêng mình cảm phục những vị anh hùng này. May mà đất nước vẫn có những người con kiên cường bất khuất như vậy, để chúng ta còn có chút hy vọng một ngày gần đây mọi người sẽ cùng nhau đứng lên dành lại tự do, dân chủ cho dân tộc Việt Nam.
Tôi cũng nhớ tới những cái lá trong văn chương, trong lịch sử. Ngày xưa khi Lê Lợi bắt đầu khởi nghĩa chống Tàu, nhờ mưu trí của Nguyễn Trãi mà cuộc chiến đấu đã thành công. Hồi ấy ông cho lính dùng mật ong viết chữ Lê trên lá rừng, kiến ăn mật nên đục thủng lá cây theo hình chữ Lê. Người dân cho là điềm Trời nên hết lòng tin tưởng và nô nức kéo về đầu quân dưới trướng người anh hùng Áo Vải Lam Sơn, cùng nhau đánh thắng giặc Minh lấy lại nền độc lập cho dân Việt. Sau khi đánh đuổi được quân Minh, Lê Lợi lên ngôi lập ra nhà Hậu Lê, lấy hiệu là Lê thái Tổ. Đây là triều đại lâu dài nhất trong lịch sử nước Việt.
Tích xưa cũng có nhắc tới chuyện ông Châu Trí nhà nghèo đến nỗi phải đốt lá đa lấy ánh sáng thay đèn để học bài, thế mà ông thành nhân.
Ca dao Việt Nam thì kêu gọi “Lá lành đùm lá rách”, “Ðố ai quét sạch lá rừng, để ta khuyên gió, gió đừng rung cây”. Nhà văn Thế Lữ, trong phần lời tựa cho tác phẩm Đôi Bạn của Nhất Linh có nói về việc “Nhặt lá bàng”, tả cảnh hai chị em nhà nghèo chờ gió thổi để lá bàng rụng nhiều, lượm về bán cho người khác sưởi trong những ngày giá rét. Mặc dầu trời đêm rét buốt, mà áo thì rách hở cả hai vai, đứa em trai vẫn cầu khẩn “Gió lên… lạy Giời gió nữa lên”, nghe sao muốn đứt từng khúc ruột, thương cho cảnh đời nghèo khổ của dân mình.
Gần đây thì Mường Mán có viết chuyện “Lá Tương Tư” cho tuổi Ô Mai học trò thật dễ thương.
Bài thơ “Lá Diêu Bông” của Hoàng Cầm được nhiều người biết tới, nhiều nhạc sĩ đã phổ thành nhạc dù cho tới nay vẫn chưa ai hình dung được lá Diêu Bông xanh đỏ tím vàng ra sao, vì lá này không hề có trên đời.
Trong bài thơ “Tống Biệt” do Tản Đà sáng tác, câu thơ “Lá đào rơi rắc lối thiên thai” hầu như ai cũng thuộc, nói lên cảnh thơ mộng thần tiên. Hàn Mặc Tử thì có “lá Trúc che ngang mặt chữ điền” đẹp như trăng rằm.
Bài hát Trường Làng Tôi của Phạm Trọng Cầu với “Cây xanh lá vây quanh … Đời tươi như bao lá xanh, lá xanh…” là bài hát thật dễ thương để nhắc nhớ lúc còn ngây thơ, hàng ngày cắp sách đến trường trên con đường làng quê yêu dấu. Lá Đổ Muôn Chiều của Đoàn Chuẩn & Từ Linh với câu “Thu đi cho lá vàng bay, lá rơi cho đám cưới về” thật vừa buồn vừa nên thơ với dòng nhạc trữ tình êm ái. Tôi cũng nhớ câu chuyện ngắn Chiếc Lá Cuối Cùng của O’ Henry, nói lên được tình người thật sâu sắc với ý tưởng mới lạ.
Còn trong cuộc sống thực tế thì có nhiều loại lá dùng trong nhiều mục đích khác nhau. Các lá rau cải, rau xanh để xào nấu ăn cơm, các loại như dấp cá, tía tô, kinh giới… để ăn sống cho thơm làm món ăn tăng thêm khẩu vị. Lá dừa, cỏ tranh để làm vách, lợp nhà. Lá chuối, lá dong, lá sen dùng trong việc gói bánh, gói thức ăn. Lá cọ, lá cối được chế tạo thành nón lá che mưa nắng nổi tiếng của Việt Nam. Rồi tới các loại lá làm ra thuốc lá, thuốc lào để hút. Lá trầu là món ăn chơi đặc biệt của miền quê xưa, “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Lá xiêm-xâm vò nát trong nước trở thành món uống mát mẻ có vị thuốc. Ngoài ra cũng nên kể tới rất nhiều loại lá đặc biệt dùng làm thuốc Nam, thuốc Bắc trị nhiều loại bệnh. Lá dứa, lá cẩm ngoài việc cho màu sắc đẹp trong bánh trái xôi chè, còn cho hương thơm đặc biệt. Hồi bé chúng tôi thường ngâm lá đa, lá bồ đề trong nước vo gạo để lá chỉ còn gân trông rất đẹp. Khi cần thì ép vài nhánh lá Thuộc Bài vào vở để mong mau học thuộc bài, lá cây Trinh nữ biết thẹn thùng xếp cánh khi có người đụng vào (Cây lá còn biết phản ứng, mà sao có lúc chính con người khôn ngoan lại vô cảm trơ trơ?) Nhiều nghệ nhân còn tỉ mỉ khắc hình nọ hình kia trên lá cây rất nghệ thuật.
Đó là những chuyện hay hay về lá, còn chuyện không hay tại Việt Nam thì có chuyện trường học “Xã Hội Chủ Nghĩa – Đỉnh Cao Trí Tuệ” đã phát huy sáng kiến, nhằm tránh không cho học sinh xin ra ngoài đi nhà cầu thường xuyên, các em đã phải làm đơn và nếu đơn xin được “approve” mới được đi, hậu quả là nhiều em phải “bỉnh” tại chỗ trong khi chờ đơn được cô giáo cứu xét. Chuyện này làm tôi nhớ tới vấn đề Tự Do Tôn Giáo tại quê nhà. Nhà nước Việt Cộng tại nhiều nơi, nhất là các vùng xa xôi đã khó dễ bắt phải làm đơn xin trước cả năm mới được phép cử hành Thánh Lễ, hội họp. Nếu bất ngờ có người qua đời thì đành chịu chết cô đơn không ai hội họp cầu nguyện, vì ai biết được giờ chết để làm đơn xin trước!
Rồi tới việc học sinh khi đến trường phải tự mang theo giấy vệ sinh, nếu không có thì đành xé sách vở ra làm việc ấy.
Trong khi hãng Charmin chế tạo cuộn giấy vệ sinh với chiều cao 2,4 mét & đường kính 2,7 mét được ghi vào sách kỷ lục của thế giới, hoặc nhiều hãng giấy Âu Mỹ sáng kiến làm giấy đi cầu được tẩm hương thơm, có thể tự phát sáng để dùng trong đêm tối, tôi cũng đọc được tin tại Việt Nam người ta xài giấy đi cầu của Ba Tàu nên bị nhiễm trùng, chịu ngứa ngáy dị ứng khổ sở.
Riêng tại nơi tôi đang sống là đất nước Canada xứ lạnh tình nồng này, Liên Hội Người Việt Canada cũng đang cố gắng từng bước thực hiện một viện bảo tàng để trưng bày những hình ảnh về Thuyền Nhân cùng với tội ác của Cộng Sản Việt Nam. Tôi mong cho dự án này được sớm thành công, để con cháu và người ngoại quốc có thể hiểu thêm về Cộng Sản mà tránh xa. Trong viện bảo tàng này nếu có trưng bày những chiếc lá tại Kuku, loại lá đã được đồng bào dùng làm lá vệ sinh, cũng có lý lắm chứ!
Tôi cũng sẽ cố gắng nhắc nhở con cháu về những ngày cơ cực phải dùng lá này, để các cháu thấy mình may mắn hạnh phúc biết bao mà vươn lên góp mặt làm vẻ vang người dân Việt. Nghĩ cũng buồn, các cháu được sinh tại đây đầy đủ tiện nghi sung sướng, đâu hiểu nhiều về sự thiếu thốn nên luôn đòi hỏi chê khen, nào là quần áo giày dép phải là đồ hiệu mắc tiền, nào ăn uống phải món này món kia, không như ý không thèm ăn (Ấy mà đâu phải chỉ các cháu, chính tôi đôi khi cũng thế!). Thật lạ, khi xưa gia đình nghèo khổ thì mọi người luôn gần gũi yêu thương nhau, ngày nay dù đời sống vật chất dư thừa, nhưng ai nấy lại bận rộn không có giờ cho nhau, thậm chí quá căng thẳng về vật chất mà quên đi giá trị tinh thần, nhiều gia đình đã xảy ra chuyện ly dị, con cái bỏ nhà ra đi. Có lẽ chúng ta nên nghĩ lại mà điều hòa cuộc sống cho hợp lý tốt đẹp hơn.
Ước mong với sự thông minh cần cù và các đức tính tốt thừa hưởng từ nhiều thế hệ, dân Việt ta sẽ ngày càng phát triển về mọi mặt. Về vật chất thì ngày càng văn minh tiện nghi hơn, về tinh thần thì luôn đoàn kết bất khuất đầy Tình Người để cùng nhau xây dựng một đất nước phú cường, để những chiếc lá mọc trên quê hương mãi mãi là những chiếc lá xanh tươi đầy tin yêu và hy vọng. Những lá cây ấy cũng sẽ là những chiếc lá thơ mộng trong thi ca, trong văn học, là những chiếc lá làm thành rừng xanh trù phú bên cạnh những cánh đồng với ngàn bông lúa chín vàng, để mọi người được sống trong Thanh Bình No Ấm, và nhất là lá cây không bao giờ bị sử dụng như lá vệ sinh nữa.
Nguyễn Ngọc Duy Hân
Hình trại Tị Nạn Galang, Indonesia: Thu Hằng (Texas)
Chưa có Phê Bình nào
Posted by sontrung at 7:37 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 330
Wednesday, September 24, 2014
TRUYỆN VUI CƯỜI
ĐỪNG TRỞ LẠI NỮA NHÉ
Xế chiều hôm đó, những người trong căn cứ không quân bí mật ở Nevada (Mỹ) ngạc nhiên khi nhìn thấy một chiếc máy bay cỡ nhỏ hạ cánh.
Họ lập tức bao vây chiếc máy bay và lôi viên phi công vào phòng thẩm vấn. Phi công kể rằng ông ta cất cánh ở Las Vegas, bị lạc đường và nhìn thấy căn cứ này khi máy bay sắp hết xăng. Người ta liền tiến hành kiểm tra nhân thân của phi công thông qua FBI và giữ ông ta một đêm để thẩm vấn.
Ngày hôm sau, họ hoàn toàn chắc chắn phi công bị lạc đường chứ không phải là gián điệp. Họ đổ đầy xăng cho máy bay, cảnh cáo phi công, kèm theo lời đe dọa sẽ bỏ tù chung thân ông ta nếu lặp lại điều này rồi cho ông ta đi.
Ngày hôm sau, trước sự sững sờ của cả căn cứ, chiếc máy bay cỡ nhỏ nọ lại hạ cánh một lần nữa. Những người ở căn cứ lại vây quanh nó và lần này họ trông thấy trên máy bay có hai người.
Viên phi công nhảy xuống và nói: “Các ông làm gì tôi thì làm, vợ tôi đang ở trên máy bay và bà ấy đòi các ông phải thề rằng hôm qua tôi ở đây cả ngày đêm bà ấy mới tin”.
TÔI BIẾT! TÔI BIẾT
Một phụ nữ da đen kết hôn với một người đàn ông Trung quốc, it lâu sau sinh một đứa con trai, nhưng được vài ngày, đứa bé chết.
Người đàn bà khóc mà nói: "Tôi biết! tôi biết". Người ta hỏi bà ta: "bà biết cái gì?"
Bà trả lời:" Tôi biết sản phẩm của Trung Quốc không bao giờ dài lâu!"
' '
AI BIẾT RÕ PHỤ NỮ
Trong một cuộc thi “Chúng ta biết gì về phụ nữ?” do tạp chí “Phụ Nữ” tổ chức. Người đoạt giải nhất là cu Tèo 10 tuổi.
Và đây là bức thư gửi ban tổ chức từ một thí sinh:
Tôi biết đàn bà từ năm 18 tuổi, năm nay tôi đã 68 tuổi, vậy mà ban tổ chức lại cho rằng một đứa trẻ ranh lại biết về phụ nữ hơn tôi?
Thư trả lời của ban tổ chức:
Trong câu hỏi đầu tiên của chúng tôi: Ở đâu phụ nữ lông xoăn nhất? (lông với tóc tiếng Nga , Anh chung một từ), cậu bé trả lời đúng “Ở châu Phi”, còn ông trả lời ra sao, lại còn vẽ minh hoạ nữa?
Câu hỏi thứ hai của chúng tôi: Cơ quan quan trọng nhất của phụ nữ là gì? Cậu bé trả lời chính xác là “Hội phụ nữ thế giới”, còn ông trả lời như thế nào, lại còn minh hoạ nữa?
Câu hỏi thứ ba của cúng tôi: Phụ nữ khắc khoải chờ đợi cái gì hàng tháng? Cậu bé trả lời chính xác đó là “Tạp chí Phụ Nữ”. Còn ông, ông trả lời ra sao? May mà ông không có minh hoạ đấy!
Nghe nói bài làm của thí sinh “rất hiểu phụ nữ” này được bầu là bài văn gây sốc nhất trong năm!
GIỜ SINH VẬT
Trong giờ sinh vật, cô giáo hỏi học sinh:
- Tại sao con cá thờn bơn lại mỏng dẹt vậy?
C u Tí giơ tay:
- Thưa cô vì nó bị con cá voi “đè lên”!
Cô giáo không kiềm chế nổi:
- Biến khỏi lớp học, và nếu không có phụ huynh thì đừng có quay lại lớp.
Chúng ta tiếp tục buổi học. Thế còn ai biết, tại sao mắt của con tôm lại to và lồi ra thế không?
Cu Tí đã ra tới cửa còn quay lại nói cố:
- Thưa cô, vì con tôm cũng có mặt ở cạnh đó và trông thấy tất cả.
GIỎI TIẾNG ANH
Cô nàng đang ngồi trong quán bar với một tay ngoại quốc. Cô nàng thủ thỉ: I love you.
Anh chàng ngoại quốc thì thầm lại: I love you too.
Ngẫm nghĩ một hồi, cô nàng đáp: I love you… three.
PHƯƠNG PHÁP TRỪNG TRỊ BỌN CƯỚP NGÂN HÀNG
Một nhà băng bị cướp 200.000 đôla.
Chủ nhà băng nói với phóng viên:
- Anh cứ ghi là nhà băng bị mất nửa triệu đôla. Để xem thằng cha đó thanh minh với vợ hắn ta thế nào.
MẶT THẬT CỦA HÔN NHÂN
1) Hôn nhân là tình yêu. Tình yêu thì mù quáng. Vì vậy hôn nhân là một trường học dành cho người mù.
2) Hôn nhân là học viện nơi đàn ông đánh mất danh hiệu Bachelor (cử nhân, đàn ông độc thân) còn phụ nữ thì nhận được danh hiệu Master (thạc sĩ, người chủ).
3) Tình yêu đúng là mù quáng nhưng hôn nhân chắc chắn là một liều thuốc làm sáng mắt ra.
4) Lập gia đình cũng giống như đi nhà hàng với bạn bè – bạn gọi món của bạn và khi thấy món của người khác bạn ước gì lúc nãy mình gọi món đó.
5) Người đàn ông lầm bầm vài tiếng trong nhà thờ và thấy mình có vợ. Một năm sau anh ta lầm bầm gì đó trong giấc mơ và thấy mình đã li dị.
6) Một hôn nhân hạnh phúc là phải có cho và nhận – người chồng cho và vợ anh ta nhận 7) Con trai: Cưới vợ phải mất bao nhiêu thưa cha?
Cha: Cha không biết con trai à! Nhưng cha vẫn còn đang phải trả nợ cho việc đó.
Con trai: Con nghe nói ở Trung Hoa thời cổ đại, người đàn ông không biết gì về vợ anh ta cho
đến khi nào anh ta lấy vợ, phải vậy không cha?
Cha: Chuyện đó xảy ra ở mọi nơi con trai à. Mọi nơi!
8) Một người đàn ông nói: “Tôi không bao giờ biết hạnh phúc là gì cho đến khi nào tôi lấy vợ…….và sau đó mọi chuyện đã trở nên quá trễ!!”
9) Tình yêu là một giấc mơ dài ngọt ngào, và hôn nhân là chiếc đồng hồ báo thức.
10) Người ta nói rằng khi một người đàn ông nắm tay một phụ nữ trước hôn nhân thì đó là tình yêu; còn sau hôn nhân đó là sự tự vệ.
11) Khi một người đàn ông mới cưới vợ trông vui vẻ, ta hiểu vì sao. Nhưng khi một người đàn ông đã lập gia đình được 10 năm trông vui vẻ, ta tự hỏi vì sao.
12) Một người đàn ông nói với người yêu rằng anh ta sẽ vượt qua địa ngục vì nàng. Và bây giờ anh ta đang vượt qua nó!!!
13) Một người đàn ông thành công là người có thể kiếm được nhiều tiền hơn mức chi tiêu của vợ. Một phụ nữ thành công là người tìm được một người đàn ông như vậy.
14) Hầu hết đàn ông định nghĩa hôn nhân như thế nào? Việc trả một cái giá rất đắt để quần áo được giặt miễn phí.
15) Cách hữu hiệu nhất để nhớ ngày sinh nhật của vợ bạn là hãy quên nó một lần.
CHẾT KHÁT
Một lữ khách trên sa mạc bị lạc đoàn, số nước ngọt ít ỏi mang theo cũng gần cạn. Trong lúc tuyệt vọng ông ta than: “Ôi, Thượng đế ơi! Người nỡ để con chết thế này sao?”
Bỗng từ trên cao có tiếng vọng xuống: “Ta không thể mang nước uống đến cho con được nhưng ta có thể trả lời các câu hỏi của con”.
Lữ khách mừng rỡ hỏi:
- Vậy xin người hãy cho con biết, nơi có nước ở gần đây nhất?
- Gần lắm, nó chỉ cách chỗ con đứng chưa tới nửa dặm.
- Ở hướng nào ạ? Đông, Tây, Nam hay Bắc?
- Hướng đi xuống con ạ!
ÔNG SƯ DU CÔN
Có một thằng bé chạy vào chùa nghịch ngợm. Thế là nó bị các nhà sư đánh cho một trận . Nó chạy về nhà khóc và gọi bố nó ra . Bố nó gặp nhà sư và nói:
- Tại sao ông chửi con tôi
- Thiện tai thiện tai, bần tăng chưa chửi ai bao giờ, nhà sư nói.-
- Thế sao ông đánh con tôi
-Thiện tai thiện tai, bần tăng chưa đánh ai bao giờ .
-Cái ông này, đã đánh con tôi sao còn không nhận. Có giỏi thì đánh tôi đây này.
Nhà sư trả lời: -Thiện tai thiện tai, bần tăng chưa ngán ai bao giờ
Posted by sontrung at 11:20 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 330
Tuesday, September 23, 2014
TIN KHOA HỌC
TIN KHOA HỌC
Lộ diện hình thù khủng long bán thủy sinh đầu tiên
In
Chia sẻ:
Loài khủng long này dành một phần đời sinh sống và săn mồi dưới vùng nước từng bao phủ Bắc Phi 95 triệu năm trước. (Tranh phác họa: Davide Bonadonna, xuất hiện trên ấn bản tháng 10 của tạp chí National Geographic.)
Loài khủng long này dành một phần đời sinh sống và săn mồi dưới vùng nước từng bao phủ Bắc Phi 95 triệu năm trước. (Tranh phác họa: Davide Bonadonna, xuất hiện trên ấn bản tháng 10 của tạp chí National Geographic.)
Phát hiện hóa thạch khủng long ‘nặng bằng cả đàn voi’
Hóa thạch cho thấy khủng long con có thể được chăm trong ổ
Khủng long tuyệt chủng vì ‘thiên thời’ bất lợi
12.09.2014
Các nhà khoa học vừa công bố hình thù của loài khủng long mà họ cho là loài bán thủy sinh đầu tiên trên trái đất - được gọi là Spinosaurus.
Loài khủng long này dành một phần đời sinh sống và săn mồi dưới vùng nước từng bao phủ Bắc Phi 95 triệu năm trước. Sinh vật khổng lồ này dài 15 mét, thậm chí lớn hơn cả khủng long bạo chúa Tyrannosaurus rex.Trên chuyến hải trình, sau khi bị công an Việt Nam cướp của rồi thả đi chứ không bắt về bỏ tù, chúng tôi trôi dạt tới hải phận quốc tế rồi gặp tàu Tây Đức đi ngang qua. Họ không muốn rắc rối nên chỉ cho thức ăn nước uống để đi tiếp. May quá một người nhanh trí đã ẵm cháu tôi giơ lên cao cho người Đức thấy. Có lẽ vì thương trẻ em cùng với con thuyền bé nhỏ mong manh trên biển cả, họ bảo chúng tôi đục cho tàu ngập nước, rồi gọi về cho cấp trên nói là chúng tôi đang chết chìm nên phải cứu. Chao ôi là mừng, và tàu họ chở chúng tôi tới nơi tạm cư. Chúng tôi thật may mắn so với bao nhiêu đồng bào khác, đã bị cướp bóc, bị cưỡng hiếp, đói khát hoặc chôn thây trong bão biển.
Kuku vào năm 1981 có khoảng vài ngàn người tị nạn như chúng tôi, ngày ngày nhận cơm do Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc cung cấp, chờ được đưa tới trại tị nạn chính thức là Galang để học tiếng Anh & huấn nghệ rồi sẽ đi định cư ở nước thứ ba. Cơm Cao Ủy là một bịch ny-lông gồm gạo, đồ hộp phát cho từng người ăn trong nguyên tuần. Tôi đi vượt biên với hai gia đình anh chị, đa số là con gái nên ăn tạm đủ no, chứ nhiều thanh niên ăn thiếu chịu đói rất tội nghiệp.
Ăn cơm và đồ hộp khô khan thiếu rau xanh, ấy thế nhưng việc đi tiêu vẫn là nhu cầu cần thiết. Trại Kuku chỉ thiết kế sơ sài nên nhà cầu là những tấm vách làm bằng lá khô ghép lại tại một góc biển, “ấy” xong không cần giật nước như toilet bây giờ, mà sóng biển sẽ tự động cuốn trôi và giải quyết “nó” một cách gọn ghẽ. Thế nhưng chuyện lau chùi sau khi xong việc mới thật là vấn đề, vì lúc ấy Cao Ủy không hề phát giấy vệ sinh! Giấy báo, giấy viết cũng là xa xỉ phẩm, người rủng rỉnh tiền có thể mua giấy vệ sinh tại một tiệm nhỏ do người Nam Dương bán, nhưng “con bà phước” như chúng tôi thì bó tay. Được cái trại được bao bọc bởi nhiều cây xanh, cây nào cây nấy lá to và mềm mại, nên chỉ cần hái một nắm là giải quyết chuyện lau chùi tốt đẹp. Công nhận ai là người đầu tiên nghĩ ra việc dùng lá này thật đáng khen thưởng.
Căn lều tạm cư của chúng tôi ở cuối con đường mòn, gần nhà vệ sinh công cộng. Chúng tôi “quởn” lắm vì chưa có việc gì làm, thỉnh thoảng được Cao Ủy cho vài bộ quần áo to tướng của người ngoại quốc thì đem cắt xén, sửa lại thành áo nhỏ để mặc. Dì cháu chúng tôi đang là học sinh, sinh viên có bao giờ may vá đâu, nhất là cả nhà chỉ có một cây kim, bà chị bảo đứa nào không cẩn thận làm gẫy kim là … nhịn ăn. Chúng tôi cũng không có kéo, cắt áo bằng con dao rất cùn, ấy thế mà cuối cùng vẫn có áo mới mặc. Chiều chiều nấu cơm ăn xong dì cháu tôi ngồi hóng gió xây mộng tương lai, xem ông đi qua bà đi lại, mà đi ngang lều chúng tôi thì chỉ là để viếng “lăng Bác Hồ”, chứ có lẽ chẳng còn lý do nào khác.
Chúng tôi để ý thấy có một thanh niên trẻ dáng cao, “đôi mắt buồn vời vợi” hay đi ngang mỗi buổi chiều. Anh chắc trạc tuổi tôi, tức là lúc ấy khoảng trên hai mươi. Đứa cháu gái đặt cho anh biệt danh là “Lucky Luke” vì anh có mái tóc dài bờm xờm trước trán trông khá giống nhân vật trong truyện hoạt họa này. Anh cẩn thận lắm, nhìn quanh quất không thấy ai rồi mới nhảy thót lên chộp vài cái lá, rồi tiến về phía nhà vệ sinh, nhưng chúng tôi ngồi trong lều nhìn ra thấy rõ mồn một.
Hôm đó anh đi ngang – một ngày như mọi ngày – tôi giả vờ không thấy nhưng con cháu nhỏ của tôi tự nhiên lên tiếng:
- Chú đi đâu đó, chú vào đây chơi!
Anh ngập ngừng chưa biết trả lời sao thì con bé lại ngây thơ hỏi tiếp:
- Tay chú cầm gì vậy, chú bỏ xuống ăn bánh bột chiên dì Út cháu mới làm!
Trời ơi, tôi xấu hổ không biết chạy đi đâu. Anh đang cầm mấy cái lá xanh mướt dù đã cuộn tròn trong tay nhưng vẫn không dấu hết được. Anh ngượng thì chớ, mà tôi lại càng “quê” hơn, chúng tôi “nhìn nhau mà lệ ứa” không biết phải nói gì, làm gì. Con bé cháu tôi sao lại vô duyên tệ, tự nhiên chặn người ta lại rồi hỏi câu trớ trêu như vậy. Mấy đứa cháu khác bên trong cũng không nhịn được cười khúc khích. Tôi ấp úng nói vài câu vu vơ rồi giả vờ bận rộn bỏ vào trong. Lucky Luke cũng không dám tiến về nhà cầu, quay ngược về khu lều mình và từ đó không thấy đi ngang căn lều tạm cư của chúng tôi nữa.
Một cô cháu lớn suy luận:
- Cả tuần nay không có chuyến nào đi Galang, vậy là ông Lucky Luke vẫn còn ở đây, nhưng không thể táo bón quá lâu như vậy, ông làm sao để giải quyết “vụ việc”?
Đứa cháu khác nhanh nhẩu trả lời:
- Đầu trại bên kia có thêm một nhà cầu khác, vậy là ông ấy chịu đi xa để tránh không gặp dì cháu mình nữa.
Tội nghiệp, nếu bất ngờ chột bụng không đi xa được thì làm sao!?
Rồi chúng tôi cũng rời Kuku sau mấy tuần tạm trú, được chuyển sang Galang để học Anh Văn chuẩn bị đi Mỹ. Ở Galang thì điều kiện tốt hơn, có nhà cầu dội nước, có trung tâm Youth Center sinh hoạt, có Nhà Thờ và Chùa, có hàng quán và được mệnh danh là “Ngưỡng Cửa của Tự Do và Tình Người”. Nơi đây tôi vẫn nhớ lần duy nhất được uống ly Milo sữa đá, mà sau này ở hải ngoại dù được uống bao nhiêu loại chocolate mắc tiền, vẫn không sao ngon bằng hương vị tại trại Tỵ nạn.
Sau đó chúng tôi định cư ở Cali, dù gặp khó khăn, ít nhiều chúng tôi cũng học hành nên người trên xứ cờ Hoa, nhất là các cháu của tôi. Nhớ ngày nào còn ở trại Tỵ nạn ốm đói, dòm ngó nhau từng miếng ăn, nay đứa là kỹ sư, đứa là bác sĩ, con cái đùm đề, không biết có đứa nào còn nhớ chuyện lá vệ sinh năm xưa. Anh chàng Lucky Luke bây giờ chẳng biết định cư nơi nao, có thể cũng đã là kỹ sư bác sĩ và cái thời phải dùng lá vệ sinh chắc cũng đã phai mờ trong tâm trí.
Riêng tôi thì lại thấy không dễ dàng quên được những ngày tháng cơ cực tại quê nhà, tại trại tỵ nạn ngày nào. Hồi ấy dù không có máy chụp hình, nhưng trong tâm trí tôi hình ảnh căn nhà gỗ xưa tại Tây Ninh – nơi tôi sanh ra và lớn lên – hình ảnh Kuku, trại tỵ nạn Galang với những “barrack” nối dài vẫn rõ như in. Ngày nay dù may mắn có xe có nhà, có Tự Do tôi vẫn không quên chuyện cũ. Tôi phải luôn nhớ để biết mình là ai, nguồn gốc từ đâu để biết thương xót những người nghèo khổ, những kẻ không may mắn vượt thoát được như mình, cũng như quan tâm đến vận mạng đất nước trước sự tàn hại của nạn Cộng Sản và âm mưu thôn tính của Tàu Cộng.
Mà nghĩ cho cùng, nếu vì thiếu thốn nên phải xài lá thay vì giấy vệ sinh, thì đã có gì là xấu. Xấu chăng là những người giàu có sung sướng, nhưng tư cách không ra gì, tệ hơn nữa là những kẻ bán nước hại dân, sâu mọt trong xã hội. Nghe nói tại Việt Nam ngày nay có những “Đại gia” chưng bày giấy vệ sinh giát vàng sang trọng trong phòng tắm, hoặc xài các loại giấy in màu mè kiểu cọ mắc tiền. Xài giấy đi cầu sang trọng làm gì trong khi liêm sĩ, nghĩa khí không có, nhiều chuyện nhục nhã xấu xa biết lấy gì lau chùi che đậy?
Tôi bỗng chạnh lòng, hiện nay dù sống ở thế kỷ thứ 21, nhưng biết bao triệu người dân quê tôi vẫn lầm than khổ cực, đói ăn khát uống quần áo không đủ che thân, vẫn đi vệ sinh trong điều kiện mất vệ sinh thật tồi tệ. Nhất là những người từng ở trong trại tù “Học tập Cải tạo”, họ đã phải ăn ở, dùng các phương tiện vệ sinh thấp kém nhất. Nếu dám lên tiếng phản đối, thắc mắc sẽ bị biệt giam, chịu hành hạ khổ nhục, trong đó có việc đổ bô, đi làm tạp dịch nhặt phân, hoặc có khi bị đày đọa đến chết …
Ngày nay thì có những tù nhân lương tâm, khi mạnh dạn đấu tranh cho Tự Do Dân Chủ thì bị trù dập hành hạ, khi ở tù bị bỏ đói, mang đủ thứ bệnh, nhất là bệnh kiết lỵ, họ phải làm sao? Sự hy sinh của họ biết lấy gì để bù đắp lại? Tôi thật nghiêng mình cảm phục những vị anh hùng này. May mà đất nước vẫn có những người con kiên cường bất khuất như vậy, để chúng ta còn có chút hy vọng một ngày gần đây mọi người sẽ cùng nhau đứng lên dành lại tự do, dân chủ cho dân tộc Việt Nam.
Tôi cũng nhớ tới những cái lá trong văn chương, trong lịch sử. Ngày xưa khi Lê Lợi bắt đầu khởi nghĩa chống Tàu, nhờ mưu trí của Nguyễn Trãi mà cuộc chiến đấu đã thành công. Hồi ấy ông cho lính dùng mật ong viết chữ Lê trên lá rừng, kiến ăn mật nên đục thủng lá cây theo hình chữ Lê. Người dân cho là điềm Trời nên hết lòng tin tưởng và nô nức kéo về đầu quân dưới trướng người anh hùng Áo Vải Lam Sơn, cùng nhau đánh thắng giặc Minh lấy lại nền độc lập cho dân Việt. Sau khi đánh đuổi được quân Minh, Lê Lợi lên ngôi lập ra nhà Hậu Lê, lấy hiệu là Lê thái Tổ. Đây là triều đại lâu dài nhất trong lịch sử nước Việt.
Tích xưa cũng có nhắc tới chuyện ông Châu Trí nhà nghèo đến nỗi phải đốt lá đa lấy ánh sáng thay đèn để học bài, thế mà ông thành nhân.
Ca dao Việt Nam thì kêu gọi “Lá lành đùm lá rách”, “Ðố ai quét sạch lá rừng, để ta khuyên gió, gió đừng rung cây”. Nhà văn Thế Lữ, trong phần lời tựa cho tác phẩm Đôi Bạn của Nhất Linh có nói về việc “Nhặt lá bàng”, tả cảnh hai chị em nhà nghèo chờ gió thổi để lá bàng rụng nhiều, lượm về bán cho người khác sưởi trong những ngày giá rét. Mặc dầu trời đêm rét buốt, mà áo thì rách hở cả hai vai, đứa em trai vẫn cầu khẩn “Gió lên… lạy Giời gió nữa lên”, nghe sao muốn đứt từng khúc ruột, thương cho cảnh đời nghèo khổ của dân mình.
Gần đây thì Mường Mán có viết chuyện “Lá Tương Tư” cho tuổi Ô Mai học trò thật dễ thương.
Bài thơ “Lá Diêu Bông” của Hoàng Cầm được nhiều người biết tới, nhiều nhạc sĩ đã phổ thành nhạc dù cho tới nay vẫn chưa ai hình dung được lá Diêu Bông xanh đỏ tím vàng ra sao, vì lá này không hề có trên đời.
Trong bài thơ “Tống Biệt” do Tản Đà sáng tác, câu thơ “Lá đào rơi rắc lối thiên thai” hầu như ai cũng thuộc, nói lên cảnh thơ mộng thần tiên. Hàn Mặc Tử thì có “lá Trúc che ngang mặt chữ điền” đẹp như trăng rằm.
Bài hát Trường Làng Tôi của Phạm Trọng Cầu với “Cây xanh lá vây quanh … Đời tươi như bao lá xanh, lá xanh…” là bài hát thật dễ thương để nhắc nhớ lúc còn ngây thơ, hàng ngày cắp sách đến trường trên con đường làng quê yêu dấu. Lá Đổ Muôn Chiều của Đoàn Chuẩn & Từ Linh với câu “Thu đi cho lá vàng bay, lá rơi cho đám cưới về” thật vừa buồn vừa nên thơ với dòng nhạc trữ tình êm ái. Tôi cũng nhớ câu chuyện ngắn Chiếc Lá Cuối Cùng của O’ Henry, nói lên được tình người thật sâu sắc với ý tưởng mới lạ.
Còn trong cuộc sống thực tế thì có nhiều loại lá dùng trong nhiều mục đích khác nhau. Các lá rau cải, rau xanh để xào nấu ăn cơm, các loại như dấp cá, tía tô, kinh giới… để ăn sống cho thơm làm món ăn tăng thêm khẩu vị. Lá dừa, cỏ tranh để làm vách, lợp nhà. Lá chuối, lá dong, lá sen dùng trong việc gói bánh, gói thức ăn. Lá cọ, lá cối được chế tạo thành nón lá che mưa nắng nổi tiếng của Việt Nam. Rồi tới các loại lá làm ra thuốc lá, thuốc lào để hút. Lá trầu là món ăn chơi đặc biệt của miền quê xưa, “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Lá xiêm-xâm vò nát trong nước trở thành món uống mát mẻ có vị thuốc. Ngoài ra cũng nên kể tới rất nhiều loại lá đặc biệt dùng làm thuốc Nam, thuốc Bắc trị nhiều loại bệnh. Lá dứa, lá cẩm ngoài việc cho màu sắc đẹp trong bánh trái xôi chè, còn cho hương thơm đặc biệt. Hồi bé chúng tôi thường ngâm lá đa, lá bồ đề trong nước vo gạo để lá chỉ còn gân trông rất đẹp. Khi cần thì ép vài nhánh lá Thuộc Bài vào vở để mong mau học thuộc bài, lá cây Trinh nữ biết thẹn thùng xếp cánh khi có người đụng vào (Cây lá còn biết phản ứng, mà sao có lúc chính con người khôn ngoan lại vô cảm trơ trơ?) Nhiều nghệ nhân còn tỉ mỉ khắc hình nọ hình kia trên lá cây rất nghệ thuật.
Đó là những chuyện hay hay về lá, còn chuyện không hay tại Việt Nam thì có chuyện trường học “Xã Hội Chủ Nghĩa – Đỉnh Cao Trí Tuệ” đã phát huy sáng kiến, nhằm tránh không cho học sinh xin ra ngoài đi nhà cầu thường xuyên, các em đã phải làm đơn và nếu đơn xin được “approve” mới được đi, hậu quả là nhiều em phải “bỉnh” tại chỗ trong khi chờ đơn được cô giáo cứu xét. Chuyện này làm tôi nhớ tới vấn đề Tự Do Tôn Giáo tại quê nhà. Nhà nước Việt Cộng tại nhiều nơi, nhất là các vùng xa xôi đã khó dễ bắt phải làm đơn xin trước cả năm mới được phép cử hành Thánh Lễ, hội họp. Nếu bất ngờ có người qua đời thì đành chịu chết cô đơn không ai hội họp cầu nguyện, vì ai biết được giờ chết để làm đơn xin trước!
Rồi tới việc học sinh khi đến trường phải tự mang theo giấy vệ sinh, nếu không có thì đành xé sách vở ra làm việc ấy.
Trong khi hãng Charmin chế tạo cuộn giấy vệ sinh với chiều cao 2,4 mét & đường kính 2,7 mét được ghi vào sách kỷ lục của thế giới, hoặc nhiều hãng giấy Âu Mỹ sáng kiến làm giấy đi cầu được tẩm hương thơm, có thể tự phát sáng để dùng trong đêm tối, tôi cũng đọc được tin tại Việt Nam người ta xài giấy đi cầu của Ba Tàu nên bị nhiễm trùng, chịu ngứa ngáy dị ứng khổ sở.
Riêng tại nơi tôi đang sống là đất nước Canada xứ lạnh tình nồng này, Liên Hội Người Việt Canada cũng đang cố gắng từng bước thực hiện một viện bảo tàng để trưng bày những hình ảnh về Thuyền Nhân cùng với tội ác của Cộng Sản Việt Nam. Tôi mong cho dự án này được sớm thành công, để con cháu và người ngoại quốc có thể hiểu thêm về Cộng Sản mà tránh xa. Trong viện bảo tàng này nếu có trưng bày những chiếc lá tại Kuku, loại lá đã được đồng bào dùng làm lá vệ sinh, cũng có lý lắm chứ!
Tôi cũng sẽ cố gắng nhắc nhở con cháu về những ngày cơ cực phải dùng lá này, để các cháu thấy mình may mắn hạnh phúc biết bao mà vươn lên góp mặt làm vẻ vang người dân Việt. Nghĩ cũng buồn, các cháu được sinh tại đây đầy đủ tiện nghi sung sướng, đâu hiểu nhiều về sự thiếu thốn nên luôn đòi hỏi chê khen, nào là quần áo giày dép phải là đồ hiệu mắc tiền, nào ăn uống phải món này món kia, không như ý không thèm ăn (Ấy mà đâu phải chỉ các cháu, chính tôi đôi khi cũng thế!). Thật lạ, khi xưa gia đình nghèo khổ thì mọi người luôn gần gũi yêu thương nhau, ngày nay dù đời sống vật chất dư thừa, nhưng ai nấy lại bận rộn không có giờ cho nhau, thậm chí quá căng thẳng về vật chất mà quên đi giá trị tinh thần, nhiều gia đình đã xảy ra chuyện ly dị, con cái bỏ nhà ra đi. Có lẽ chúng ta nên nghĩ lại mà điều hòa cuộc sống cho hợp lý tốt đẹp hơn.
Ước mong với sự thông minh cần cù và các đức tính tốt thừa hưởng từ nhiều thế hệ, dân Việt ta sẽ ngày càng phát triển về mọi mặt. Về vật chất thì ngày càng văn minh tiện nghi hơn, về tinh thần thì luôn đoàn kết bất khuất đầy Tình Người để cùng nhau xây dựng một đất nước phú cường, để những chiếc lá mọc trên quê hương mãi mãi là những chiếc lá xanh tươi đầy tin yêu và hy vọng. Những lá cây ấy cũng sẽ là những chiếc lá thơ mộng trong thi ca, trong văn học, là những chiếc lá làm thành rừng xanh trù phú bên cạnh những cánh đồng với ngàn bông lúa chín vàng, để mọi người được sống trong Thanh Bình No Ấm, và nhất là lá cây không bao giờ bị sử dụng như lá vệ sinh nữa.
Nguyễn Ngọc Duy Hân
Hình trại Tị Nạn Galang, Indonesia: Thu Hằng (Texas)
Chưa có Phê Bình nào
Posted by sontrung at 7:37 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 330
Wednesday, September 24, 2014
TRUYỆN VUI CƯỜI
ĐỪNG TRỞ LẠI NỮA NHÉ
Xế chiều hôm đó, những người trong căn cứ không quân bí mật ở Nevada (Mỹ) ngạc nhiên khi nhìn thấy một chiếc máy bay cỡ nhỏ hạ cánh.
Họ lập tức bao vây chiếc máy bay và lôi viên phi công vào phòng thẩm vấn. Phi công kể rằng ông ta cất cánh ở Las Vegas, bị lạc đường và nhìn thấy căn cứ này khi máy bay sắp hết xăng. Người ta liền tiến hành kiểm tra nhân thân của phi công thông qua FBI và giữ ông ta một đêm để thẩm vấn.
Ngày hôm sau, họ hoàn toàn chắc chắn phi công bị lạc đường chứ không phải là gián điệp. Họ đổ đầy xăng cho máy bay, cảnh cáo phi công, kèm theo lời đe dọa sẽ bỏ tù chung thân ông ta nếu lặp lại điều này rồi cho ông ta đi.
Ngày hôm sau, trước sự sững sờ của cả căn cứ, chiếc máy bay cỡ nhỏ nọ lại hạ cánh một lần nữa. Những người ở căn cứ lại vây quanh nó và lần này họ trông thấy trên máy bay có hai người.
Viên phi công nhảy xuống và nói: “Các ông làm gì tôi thì làm, vợ tôi đang ở trên máy bay và bà ấy đòi các ông phải thề rằng hôm qua tôi ở đây cả ngày đêm bà ấy mới tin”.
TÔI BIẾT! TÔI BIẾT
Một phụ nữ da đen kết hôn với một người đàn ông Trung quốc, it lâu sau sinh một đứa con trai, nhưng được vài ngày, đứa bé chết.
Người đàn bà khóc mà nói: "Tôi biết! tôi biết". Người ta hỏi bà ta: "bà biết cái gì?"
Bà trả lời:" Tôi biết sản phẩm của Trung Quốc không bao giờ dài lâu!"
' '
AI BIẾT RÕ PHỤ NỮ
Trong một cuộc thi “Chúng ta biết gì về phụ nữ?” do tạp chí “Phụ Nữ” tổ chức. Người đoạt giải nhất là cu Tèo 10 tuổi.
Và đây là bức thư gửi ban tổ chức từ một thí sinh:
Tôi biết đàn bà từ năm 18 tuổi, năm nay tôi đã 68 tuổi, vậy mà ban tổ chức lại cho rằng một đứa trẻ ranh lại biết về phụ nữ hơn tôi?
Thư trả lời của ban tổ chức:
Trong câu hỏi đầu tiên của chúng tôi: Ở đâu phụ nữ lông xoăn nhất? (lông với tóc tiếng Nga , Anh chung một từ), cậu bé trả lời đúng “Ở châu Phi”, còn ông trả lời ra sao, lại còn vẽ minh hoạ nữa?
Câu hỏi thứ hai của chúng tôi: Cơ quan quan trọng nhất của phụ nữ là gì? Cậu bé trả lời chính xác là “Hội phụ nữ thế giới”, còn ông trả lời như thế nào, lại còn minh hoạ nữa?
Câu hỏi thứ ba của cúng tôi: Phụ nữ khắc khoải chờ đợi cái gì hàng tháng? Cậu bé trả lời chính xác đó là “Tạp chí Phụ Nữ”. Còn ông, ông trả lời ra sao? May mà ông không có minh hoạ đấy!
Nghe nói bài làm của thí sinh “rất hiểu phụ nữ” này được bầu là bài văn gây sốc nhất trong năm!
GIỜ SINH VẬT
Trong giờ sinh vật, cô giáo hỏi học sinh:
- Tại sao con cá thờn bơn lại mỏng dẹt vậy?
C u Tí giơ tay:
- Thưa cô vì nó bị con cá voi “đè lên”!
Cô giáo không kiềm chế nổi:
- Biến khỏi lớp học, và nếu không có phụ huynh thì đừng có quay lại lớp.
Chúng ta tiếp tục buổi học. Thế còn ai biết, tại sao mắt của con tôm lại to và lồi ra thế không?
Cu Tí đã ra tới cửa còn quay lại nói cố:
- Thưa cô, vì con tôm cũng có mặt ở cạnh đó và trông thấy tất cả.
GIỎI TIẾNG ANH
Cô nàng đang ngồi trong quán bar với một tay ngoại quốc. Cô nàng thủ thỉ: I love you.
Anh chàng ngoại quốc thì thầm lại: I love you too.
Ngẫm nghĩ một hồi, cô nàng đáp: I love you… three.
PHƯƠNG PHÁP TRỪNG TRỊ BỌN CƯỚP NGÂN HÀNG
Một nhà băng bị cướp 200.000 đôla.
Chủ nhà băng nói với phóng viên:
- Anh cứ ghi là nhà băng bị mất nửa triệu đôla. Để xem thằng cha đó thanh minh với vợ hắn ta thế nào.
MẶT THẬT CỦA HÔN NHÂN
1) Hôn nhân là tình yêu. Tình yêu thì mù quáng. Vì vậy hôn nhân là một trường học dành cho người mù.
2) Hôn nhân là học viện nơi đàn ông đánh mất danh hiệu Bachelor (cử nhân, đàn ông độc thân) còn phụ nữ thì nhận được danh hiệu Master (thạc sĩ, người chủ).
3) Tình yêu đúng là mù quáng nhưng hôn nhân chắc chắn là một liều thuốc làm sáng mắt ra.
4) Lập gia đình cũng giống như đi nhà hàng với bạn bè – bạn gọi món của bạn và khi thấy món của người khác bạn ước gì lúc nãy mình gọi món đó.
5) Người đàn ông lầm bầm vài tiếng trong nhà thờ và thấy mình có vợ. Một năm sau anh ta lầm bầm gì đó trong giấc mơ và thấy mình đã li dị.
6) Một hôn nhân hạnh phúc là phải có cho và nhận – người chồng cho và vợ anh ta nhận 7) Con trai: Cưới vợ phải mất bao nhiêu thưa cha?
Cha: Cha không biết con trai à! Nhưng cha vẫn còn đang phải trả nợ cho việc đó.
Con trai: Con nghe nói ở Trung Hoa thời cổ đại, người đàn ông không biết gì về vợ anh ta cho
đến khi nào anh ta lấy vợ, phải vậy không cha?
Cha: Chuyện đó xảy ra ở mọi nơi con trai à. Mọi nơi!
8) Một người đàn ông nói: “Tôi không bao giờ biết hạnh phúc là gì cho đến khi nào tôi lấy vợ…….và sau đó mọi chuyện đã trở nên quá trễ!!”
9) Tình yêu là một giấc mơ dài ngọt ngào, và hôn nhân là chiếc đồng hồ báo thức.
10) Người ta nói rằng khi một người đàn ông nắm tay một phụ nữ trước hôn nhân thì đó là tình yêu; còn sau hôn nhân đó là sự tự vệ.
11) Khi một người đàn ông mới cưới vợ trông vui vẻ, ta hiểu vì sao. Nhưng khi một người đàn ông đã lập gia đình được 10 năm trông vui vẻ, ta tự hỏi vì sao.
12) Một người đàn ông nói với người yêu rằng anh ta sẽ vượt qua địa ngục vì nàng. Và bây giờ anh ta đang vượt qua nó!!!
13) Một người đàn ông thành công là người có thể kiếm được nhiều tiền hơn mức chi tiêu của vợ. Một phụ nữ thành công là người tìm được một người đàn ông như vậy.
14) Hầu hết đàn ông định nghĩa hôn nhân như thế nào? Việc trả một cái giá rất đắt để quần áo được giặt miễn phí.
15) Cách hữu hiệu nhất để nhớ ngày sinh nhật của vợ bạn là hãy quên nó một lần.
CHẾT KHÁT
Một lữ khách trên sa mạc bị lạc đoàn, số nước ngọt ít ỏi mang theo cũng gần cạn. Trong lúc tuyệt vọng ông ta than: “Ôi, Thượng đế ơi! Người nỡ để con chết thế này sao?”
Bỗng từ trên cao có tiếng vọng xuống: “Ta không thể mang nước uống đến cho con được nhưng ta có thể trả lời các câu hỏi của con”.
Lữ khách mừng rỡ hỏi:
- Vậy xin người hãy cho con biết, nơi có nước ở gần đây nhất?
- Gần lắm, nó chỉ cách chỗ con đứng chưa tới nửa dặm.
- Ở hướng nào ạ? Đông, Tây, Nam hay Bắc?
- Hướng đi xuống con ạ!
ÔNG SƯ DU CÔN
Có một thằng bé chạy vào chùa nghịch ngợm. Thế là nó bị các nhà sư đánh cho một trận . Nó chạy về nhà khóc và gọi bố nó ra . Bố nó gặp nhà sư và nói:
- Tại sao ông chửi con tôi
- Thiện tai thiện tai, bần tăng chưa chửi ai bao giờ, nhà sư nói.-
- Thế sao ông đánh con tôi
-Thiện tai thiện tai, bần tăng chưa đánh ai bao giờ .
-Cái ông này, đã đánh con tôi sao còn không nhận. Có giỏi thì đánh tôi đây này.
Nhà sư trả lời: -Thiện tai thiện tai, bần tăng chưa ngán ai bao giờ
Posted by sontrung at 11:20 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 330
Tuesday, September 23, 2014
TIN KHOA HỌC
TIN KHOA HỌC
Lộ diện hình thù khủng long bán thủy sinh đầu tiên
In
Chia sẻ:
Loài khủng long này dành một phần đời sinh sống và săn mồi dưới vùng nước từng bao phủ Bắc Phi 95 triệu năm trước. (Tranh phác họa: Davide Bonadonna, xuất hiện trên ấn bản tháng 10 của tạp chí National Geographic.)
Loài khủng long này dành một phần đời sinh sống và săn mồi dưới vùng nước từng bao phủ Bắc Phi 95 triệu năm trước. (Tranh phác họa: Davide Bonadonna, xuất hiện trên ấn bản tháng 10 của tạp chí National Geographic.)
Phát hiện hóa thạch khủng long ‘nặng bằng cả đàn voi’
Hóa thạch cho thấy khủng long con có thể được chăm trong ổ
Khủng long tuyệt chủng vì ‘thiên thời’ bất lợi
12.09.2014
Các nhà khoa học vừa công bố hình thù của loài khủng long mà họ cho là loài bán thủy sinh đầu tiên trên trái đất - được gọi là Spinosaurus.
Những hóa thạch của loài Spinosaurus aegyptiacus đầu tiên được tìm thấy ở Ai Cập từ hơn một thế kỷ trước. Sử dụng những hóa thạch mới được phát hiện trong sa mạc Sahara ở Maroc, công nghệ chụp CT và phục dựng kỹ thuật số, một nhóm các nhà nghiên cứu đã tạo ra một bản sao ba chiều kích cỡ thật, chính xác về mặt giải phẫu từ bộ xương của nó, cho thấy những đặc điểm thích nghi dưới nước trước đây chưa từng biết tới.
Spinosaurus có những lỗ mũi nhỏ ở giữa hộp sọ giúp nó thở khi một phần đầu của nó chìm dưới nước. Cổ dài và chi sau ngắn mạnh mẽ giúp nó di chuyển nhanh nhẹn trong nước, nhưng dường như nó không thể đứng thẳng trên mặt đất như những loài khủng long ăn thịt khác. Các nhà nghiên cứu cho rằng nó có thể có màng ở chân để đi trên bùn mềm bên bờ sông.
Spinosaurus, dài hơn khủng long bạo chúa lớn nhất từng biết hơn ba mét, là loài khủng long khổng lồ thứ hai được công bố trong tháng này. Những hóa thạch của con Dreadnoughtus dài 26 mét được tìm thấy ở miền nam Argentina và được các nhà khoa học Đại học Drexel mô tả vào tuần trước.
http://www.voatiengviet.com/content/lo-dien-hinh-thu-khung-long-ban-thuy-sinh-dau-tien/2448181.html
Phát hiện hóa thạch khủng long ‘nặng bằng cả đàn voi’
In
Chia sẻ:
Hình vẽ phác họa khủng long Dreadnoughtus (Ảnh: Jennifer Hall)
Hình vẽ phác họa khủng long Dreadnoughtus (Ảnh: Jennifer Hall)
[Pin It]
Tin liên hệ
Hóa thạch cho thấy khủng long con có thể được chăm trong ổ
Khủng long tuyệt chủng vì ‘thiên thời’ bất lợi
Tổ tiên loài chim có thể không phải là khủng long
05.09.2014
Khoảng 77 triệu năm sau khi bị chôn vùi trong một trận lũ quét, một trong những sinh vật to lớn nhất từng sống trên trái đất đã được các nhà khoa học tại Đại học Drexel ở thành phố Philadelphia (Mỹ) tìm thấy.
Tiến sĩ Kenneth Lacovara, trưởng nhóm khảo cứu, ước tính con khủng long dài 26 mét Dreadnoughtus schrani nặng hơn 59.000 kg khi còn sống, và nó vẫn chưa hoàn toàn trưởng thành.
Hóa thạch của nó, được khai quật ở miền nam Argentina từ năm 2005 đến năm 2009, bao gồm hơn 70 phần trăm bộ xương, nhiều hơn bất kỳ bộ xương nào khác của những loài khủng long lớn ăn thực vật. Điều này cho các nhà nghiên cứu một cơ hội hiếm hoi để nghiên cứu cấu học giải phẫu, tốc độ tăng trưởng và cơ chế sinh học của loài khủng long này, được gọi là titanosaur.
Tiến sĩ Kenneth Lacovara bên cạnh một phần xương của khủng long DreadnoughtusTiến sĩ Kenneth Lacovara bên cạnh một phần xương của khủng long Dreadnoughtus
Tiến sĩ Lacovara nói ông tưởng tượng rằng con khủng long này phải ăn gần như suốt ngày để nạp đủ lượng calorie mà nó cần.
Tiến sĩ Lacovara lưu ý rằng, với cơ thể to như một căn nhà, nặng bằng cả một đàn voi và quất đuôi làm vũ khí, Dreadnoughtus có lẽ không sợ bất cứ sinh vật nào, vì vậy ông đặt tên nó theo tên những tàu chiến một thế kỷ trước, những chiếc tàu rất lớn, bọc sắt và gần như không thấm nước.
http://www.voatiengviet.com/content/phat-hien-hoa-thach-khung-long-nang-bang-ca-dan-voi/2440477.html
Tàu vũ trụ MAVEN của Mỹ tới Sao Hỏa
Ảnh do NASA cung cấp mô tả tàu vũ trụ MAVEN tiếp cận sao Hỏa. Ảnh do NASA cung cấp mô tả tàu vũ trụ MAVEN tiếp cận sao Hỏa.
Nhiệt độ Trái Đất nóng nhất từ tháng 6 đến tháng 8
Phi thuyền SpaceX đang bay tới Trạm Không gian Quốc tế
Phi hành gia từ Trạm không gian Quốc tế trở về an toàn
22.09.2014
Một tàu vũ trụ của Mỹ đã tới Sao Hỏa để nghiên cứu thượng tầng khí quyền của hành tinh này và giải đáp những câu hỏi về làm cách nào hành tinh này đã thay đổi từ một hành tinh nơi vi trùng có thể đã sống, trở thành 'một thế giới lạnh lẽo và trơ trụi như một sa mạc'.
Tàu vũ trụ có tên gọi tắt là MAVEN đã hoàn tất cuộc hành trình kéo dài 10 tháng, vượt qua 711 triệu km vào chiều tối hôm qua, Chủ nhật.
Tàu MAVEN sẽ đo lường tốc độ chất khí thoát ra từ bầu khí quyển Sao Hỏa để đi vào không gian.
Ông Bruce Jakosky, người dẫn đầu ban khoa học của sứ mạng này, nói mục tiêu là để tìm hiểu điều gì đã tạo ra những thay đổi đáng kể cho khí hậu trên Sao Hỏa trong vài ngàn tỉ năm qua.
Tàu MAVEN sẽ cần 6 tuần lễ trước khi đi vào quỹ đạo của nó quanh Sao Hỏa, và thử nghiệm các dụng cụ máy móc của tàu trước khi bắt đầu thi hành nhiệm vụ kéo dài một năm, với kinh phí lên tới 671 triệu đôla.
Hiện có 3 tàu vũ trụ khác bay quanh Sao Hỏa, hai tàu của Mỹ và một của Âu Châu. Thêm một tàu khác của Ấn Độ sẽ tới nơi vào ngày thứ Tư .
http://www.voatiengviet.com/content/tau-vu-tru-maven-cua-my-toi-sao-hoa/2458244.html
Viên thuốc nghìn đô - Spiegel Online
Loại thuốc điều trị bệnh viêm gan C này tên là Sovaldi, nhưng ở Mỹ người ta gọi nó là “viên thuốc nghìn đô”. Giá một viên thuốc là 905 USD, hay 700 Euro. Tạp chí "Euro" đã tính, giá một gram thuốc Sovaldi đắt gấp 20 lần so với vàng
Theo Spiegel Online
Loại thuốc điều trị bệnh viêm gan C này tên là Sovaldi, nhưng ở Mỹ người ta gọi nó là “viên thuốc nghìn đô”. Giá một viên thuốc là 905 USD, hay 700 Euro. Tạp chí "Euro" đã tính, giá một gram thuốc Sovaldi đắt gấp 20 lần so với vàng.
Thuốc mới được cấp phép lưu hành tại Mỹ hồi tháng 12 năm ngoái, ở Đức và châu Âu từ đầu năm nay, nhưng hãng Gilead đã thu lợi nhuận rất lớn: 5,8 tỷ USD chỉ trong vòng sáu tháng đầu năm. Trước khi thuốc được tung ra thị trường, các nhà phân tích dự báo doanh thu cả năm 2014 ước đạt 1,9 tỷ USD.
Ông Jürgen Peter, giám đốc quỹ bảo hiểm y tế AOK của Đức, cho rằng, “chi phí để sản xuất 84 viên thuốc khoảng 100 Euro, vậy mà quỹ phải thanh toán với giá gần 60.000 Euro, đây là điều không thể chấp nhận". Để điều trị thành công, bệnh nhân phải dùng thuốc liên tục ít nhất 12 tuần lễ, mỗi ngày một viên - tức 84 viên cho một đợt điều trị.
Với người bị bệnh viêm gan C (Hepatitis-C) thì Sovaldi đúng là một “thần dược”. Viêm gan C là bệnh mãn tính, về lâu dài sẽ dẫn đến suy gan, xơ gan hay ung thư gan. Theo kết quả nghiên cứu, với thuốc Sovaldi, tỷ lệ điều trị thành công đạt từ 80 đến 90% - trong khi phương thức điều trị như hiện nay chỉ thành công với tỷ lệ 50 đến 60%. Solvadi cũng được cho là gây ít phản ứng phụ so hơn hẳn so với các loại thuốc cùng công dụng khác. Tuy nhiên giá thuốc cao như vậy có thực sự hợp lý? Giá thuốc này đã hình thành trên cơ sở nào?
"Cái giá này hoàn toàn không thể biện minh được," nhà bào chế đồng thời là bác sỹ Wolfgang Becker-Brüser nói. Ông bất bình về “khoản lợi nhuận khổng lồ” và cách tính giá thành của Gilead.
Tất nhiên ở đây cần tính cả chi phí nghiên cứu cũng như chi phí để được cấp phép lưu hành. Vấn đề là, theo ông Becker-Brüser, khoản chi phí này hoàn toàn không minh bạch.
Theo ước tính của ngành công nghiệp dược phẩm, chi phí để phát triển và đưa được một loại thuốc mới ra thị trường hết từ 1 đến 1,2 tỷ USD. Song bên cạnh đó cũng có những tính toán cho thấy con số này chỉ vào khoảng một phần mười con số đã nêu.
Người ta không biết chi phí nghiên cứu đối với Sovaldi là bao nhiêu. Chỉ biết năm 2011, Gilead đã mua Pharmasset, hãng công nghệ sinh học cỡ nhỏ đã tham gia nghiên cứu chất hữu hiệu của Sovaldi, với giá 11 tỷ USD.
Các hãng dược phẩm thường lập luận, thuốc của phải cáng đáng chi phí cho hàng loạt dự án nghiên cứu bị thất bại. Tuy nhiên Becker-Brüser không chấp nhận lý lẽ này đối với trường hợp Sovaldi. Ông đưa ra các số liệu kinh doanh của Gilead: Kể từ năm 2007, Gilead hằng năm đều đạt lợi tức doanh thu từ 40 đến 50% - chi phí cho nghiên cứu phát triển Sovaldi cũng rơi vào thời kỳ này. "Con số về lợi nhuận của Gilead thực sự là vô đạo đức," Becker-Brüser phát biểu.
Các quỹ bảo hiểm y tế không làm được gì nhiều vì loại thuốc mới này rõ ràng công hiệu hơn so với các loại thuốc cũ vì vậy trước mắt quỹ bảo hiểm y tế phải chấp nhận giá thuốc cực cao - điều này đã được quy định về mặt pháp lý. Hơn nữa, cũng theo luật, trong năm đầu tiên, nhà sản xuất có quyền quyết định về giá bán.
Theo luật thì một năm sau, khi thuốc được bán ra thị trường thì quỹ bảo hiểm y tế có thể thương lượng về giá cả với nhà sản xuất. Nhưng do thuốc có nhiều ưu thế nên nhà sản xuất nắm đằng chuôi. Trong trường hợp cực chẳng đã, nhà sản xuất sẽ rút thuốc khỏi thị trường Đức, nếu các quỹ bảo hiểm eo xèo về giá cả.
Cuối cùng chỉ có một cách để buộc giá thuốc phải hạ, đó là thông qua các đối thủ cạnh tranh. Tập đoàn dược phẩm Janssen-Cilag hồi tháng sáu mới đây đã đưa ra thị trường thuốc Olysio cũng rất triển vọng với bệnh nhân viêm gan C. Theo dự kiến, từ giờ đến cuối năm sẽ có ít nhất một loại thuốc nữa chữa bệnh gan mãn tính được đưa ra thị trường.
Xuân Hoài dịch
Mười cách tập chữa bệnh đau lưng
The Best 10 Exercises To Relieve Lower Back Pain
Lorna Balfour
Most people will experience lower back pain at some point in their life, it is very common. In the old days bed rest was prescribed if your back was ‘playing-up’, whereas today it is recommended to keep exercising. Of course the exercises you do have to be appropriate, we are not suggesting to go for a run or lift heavy weights, that would be stupid. However, there are some great exercises you can do which should help alleviate lower back pain. These exercises are extremely gentle, but of course, listen to your body and stop if you experience any pain.
The exercises work by stretching out muscles that are normally tight when you have lower back pain and strengthening muscles which tend to be weak. Of course, there are many reasons for having lower back pain, so it makes sense to get checked out by a physical therapist.
Make sure you warm-up your muscles before you stretch them. You should never bounce during stretching, and all stretches should be slow and gradual. Avoid over-stretching, stretch your muscles until you feel a slight stretch only, and hold each stretch for 20-30 seconds.
1. Lower Tummy Strengthening
It is important to strengthen your lower tummy muscles because these muscles work in partnership with the lower back. This means if the lower tummy muscles are weak the lower back can tighten up, which can lead to lower back pain.
A great exercise for the lower tummy muscles is shown in the image below. It is extremely gentle and also very effective. Lie on your back with knees bent and feet flat on the floor. Breathe in and as you breathe out bring one knee in towards your chest and as you breathe in return the foot to the floor. Repeat this exercise six to eight times on each leg.
Source: www.webmd.com
2. Deep Abdominal Strengthening
A very important muscle to strengthen is the transverse abdominis, which provides a great deal of support for the lower back. In many people this muscle is extremely weak and this can lead to lower back pain. A very gentle and safe way to strengthen this muscle is shown below. To carry out this exercise lie on your back, place a small cushion under your head, and bend your knees. Your feet should be hip distance apart and placed on the floor. Keep your upper body relaxed and your chin gently tucked in. Take a deep breath in, and as you breathe out focus on drawing your belly button in towards your spine. Hold this gentle contraction for 5 to 10 seconds. As you breathe out relax your tummy muscles. This is a slow, gentle tightening so aim to use less than 25% of your maximum strength. Repeat five times.
Source: www.nhs.uk
3 Bird Dog
Mobilising your lower back is important to aid it’s recovery. The bird dog exercise is shown in the image below and is great for mobilising the lower back. To carry out this exercise get onto all fours, make sure your hands are directly under your shoulders, and knees directly under your hips. Your spine is in a neutral position and you need to keep your head in line with your spine. Take a deep breath in and as you breathe out extend one leg and the opposite arm to inline with your spine. You need to keep your spine in a neutral position at all times, so don’t let your lower back sag down. Hold for 5-10 seconds and as you breathe out lower both your leg and arm to the ground. Repeat this exercise eight to twelve times alternating sides.
Source: www.active.com
4 Bridge
Another great exercise for mobilising the lower back is the bridge, as shown in the image below. To carry out this exercise lie on your back with knees bent and your feet placed hip distance apart on the floor. Take a deep breath in and as you breathe out lift your hips off the floor until shoulders hips and knees are in a straight line. As you breathe in lower your hips to the floor. Repeat eight to twelve times.
Source: www.netfit.co.uk
5 Pelvic Tilts
The Pelvic Tilt is another great exercise for mobilising your lower back muscles. As shown below, lie on your back and place a small cushion under your head. Bend your knees and keep your feet hip-width apart and placed on the floor. Keep your upper body relaxed and your chin gently tucked-in. Gently flatten your lower back into the floor and contract your stomach muscles. Now tilt your pelvis towards your heels until you feel a gentle arch in your lower back, feeling your back muscles contracting and return to the starting position. Place one hand on your stomach and the other under your lower back to feel the correct muscles working. Repeat eight to twelve times, tilting your pelvis back and forth in a slow rocking motion.
Source: www.nhs.uk
6. Lower Back Stretch
Stretching your lower back is going to be really helpful in alleviating your lower back pain. Kneel on all fours, with your knees directly under your hips and hands directly under your shoulders. Ensure your spine is in a neutral position. Keep your head in line with your spine, your shoulders back and avoid locking your elbows. Take a big deep breath in and as you breathe out slowly take your bottom backwards towards your heels. Hold the stretch for 20-30 seconds. As you breathe in bring your body up onto all fours again. Repeat six to eight times.
Source: www.nhs.uk
7. Leg Stretch
It is very common for your hamstring muscles, which are found on the back of your legs, to be very tight when you experience lower back pain. For this reason it is recommended to stretch them out. You can see a great stretch for the hamstrings below. To carry out this exercise, lie on your back with both feet on the floor and knees raised up. Loop a towel under the ball of one foot. Straighten your knee and slowly pull back on the towel. You should feel a gentle stretch down the back of your leg, try not to overdo it. Hold for 20 to 30 seconds. Repeat two times for each leg.
Source: www.webmd.com
8. Butt Stretch
Another muscle which can be tight when you have lower back pain is the piriformis, a muscle in your butt. The stretch below is really effective in stretching this muscle, and very easy to do. To carry out the exercise, lie on your back and cross the right ankle over the left knee. Grip the thigh of your left leg and take a deep breath in. As you breathe out pull the knee in towards you. Hold the stretch for 20-30 seconds. Repeat two times for each side.
Source: www.teachpe.com
9. Hip Stretch
It is also good to stretch out your hip as your hip flexor muscles are very often tight when you have lower back pain. When the hip flexors are tight it can alter your posture leading to what is referred to as ‘donald duck posture’ where your butt sticks out too far. This tightens up your lower back and can lead to lower back pain. To stretch the hip flexors, kneel with one knee on the floor and the other foot in front with the knee bent. Push the hips forward and keep your back upright. Hold the stretch for 20-30 seconds. Repeat two times on each side.
Source: www.teachpe.com
10. Spine Stretch
This final stretch is great at stretching out your spine and it feels good to do, too. Lie on your back and place a small cushion under your head. Keep your knees bent and together. Keep your upper body relaxed and your chin gently tucked in. Take a big deep breath in and as you breathe out roll your knees to one side, followed by your pelvis, keeping both shoulders on the floor. Take a big deep breathe in as you return to the starting position. Repeat six to eight times, alternating sides.
Source: www.nhs.uk
Featured photo credit: pixabay via pixabay.com
Source: http://www.lifehack.org/articles/lifestyle/the-best-10-exercises-relieve-lower-back-pain.html?mid=20140909&ref=mail&uid=155238&group=NA
Bỏ dùng than góp phần chống hâm nóng trái đất
RFI
media
(Ảnh minh họa)Co;ons.Wknight94
Hôm qua, 22/09/2014, tổ chức Climate Action Tracker (CAT) đã công bố một nghiên cứu, theo đó, việc hủy bỏ dùng than, từ nay đến năm 2050, sẽ đóng góp rất nhiều cho việc kìm hãm nhiệt độ tăng trên trái đất.
Theo tính toán của CAT : Nếu thay thế than bằng các năng lượng tái tạo, thì vào năm 2100, nhiệt độ trên trái đất sẽ chỉ tăng thêm trung bình là 3,2° thay vì 3,7°C.
Giải pháp này sẽ cho phép nhích lại gần hơn mục tiêu mà Liên Hiệp Quốc đã đề ra là hạn chế mức nhiệt độ trên trái đất chỉ tăng thêm 2°C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Các tác giả bản nghiên cứu nhắc lại rằng, việc sản xuất điện thải ra tới 40% tổng lượng khí CO2, tác nhân chính gây hiệu ứng nhà kính, làm trái đất nóng lên và 70% tình trạng này là do việc dùng than.
Bản nghiên cứu viết : « Loại trừ hoàn toàn than trong lĩnh vực sản xuất điện, từ nay đến năm 2050, có thể cho phép giảm tới 25% khoảng chênh lệch giữa các mục tiêu của Liên Hiệp Quốc và khả năng nhiệt độ trên trái đất tăng thêm 3,7°C ».
Thế nhưng, giới chuyên gia tỏ ra bi quan về triển vọng này. Xu thế hiện nay là tăng việc sử dụng than trong ngành điện : Từ nay đến 2020, lượng khí thải CO2 sẽ tăng thêm gần 20% và đến năm 2030, tăng khoảng 25%.
Ông Bill Hare, Giám đốc Climate Analytics, một tổ chức đồng tác giả công trình nghiên cứu của CAT, nhận định : Các chính phủ phải khẩn cấp nỗ lực hành động để lật ngược xu thế hiện nay, nhất là việc tăng đầu tư trong lĩnh vực than.
Nhiều nước đang phát triển vẫn dùng than, vì rẻ hơn so với các loại nhiên liệu khác.
Cũng trong ngày hôm qua, tổ chức theo dõi môi trường Carbon Tracker Initiative, đã công bố một báo cáo cảnh báo giới đầu tư trong lĩnh vực than, về những rủi ro tài chính nghiêm trọng, trong lúc nhu cầu về than của Trung Quốc có xu hướng chậm lại.
Theo báo cáo này, với các biện pháp mới nhằm hạn chế việc dùng than và việc Trung Quốc hạn chế nhập khẩu than chất lượng thấp, dường như gió đã đổi chiều, không còn thuận lợi cho các nhà xuất khẩu nữa. Nhu cầu về than của Trung Quốc có thể lên tới đỉnh điểm vào năm 2016, rồi sau đó, sẽ giảm dần.
Hôm thứ Sáu, 19/09, tổ chức WWF đã ra thông cáo chỉ trích nước Pháp tiếp tục ủng hộ việc phát triển các dự án thải ra nhiều khí CO2, như dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện dùng than ở nước ngoài và kể cả trên lãnh thổ Pháp. Sự ủng hộ của Paris, thông qua các doanh nghiệp mà Nhà nước Pháp là cổ đông, như Công ty Điện lực Pháp EDF, thể hiện qua việc tiến hành các dự án đầu tư ở nước ngoài hoặc giảm, miễn thuế cho các dự án nhiệt điện.
Tổ chức này kêu gọi Pháp nhân Thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc về khí hậu, ra thông báo từ bỏ hoàn toàn việc ủng hộ các dự án gây phát thải nhiều CO2.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20140923-bo-dung-than-gop-phan-chong-ham-nong-trai-dat/
Posted by sontrung at 11:20 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 330
Monday, September 22, 2014
TRUNG CỘNG
Trung Cộng Lọt Kế Mỹ?
19/09/2014
Vi Anh
Share on facebook
Mãnh hổ nan địch quần hồ, kinh nghiệm người Trung Hoa để lại. Ô. Đặng tiểu Bình là người Trung Hoa của thời CS đương đại, rất thực tế tin mèo trắng mèo đen con nào bắt chuột được cũng tốt. Chính Ô. Bình là người đã chủ trương chuyển hệ tư duy sang kinh tế thị trường, đã giúp cho TC trổi dậy. Ông Đặng là người cứu sống Đảng, Nhà Nước CS Trung Quốc trong hạ trào cách mạng xã hội chủ nghĩa khi Liên xô đột quị, chủ nghĩa CS thất bại rõ ràng. Chính Ô Đặng tiểu Bình ấy đã khuyên Đảng Nhà Nước TC phải ẩn dật để yên ổn phát triển kinh tế thị trường, giữ vững chánh trị theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhưng các hàng hậu bối say sưa chiến thắng kinh tế thị trường với tỷ lệ tăng gia liên tục hai con số suốt cả mười mấy năm liền, trở nên khoa trương, ngang ngược,trừng lên, trổi dậy, bành trướng, đông tiến, quậy đục nước, ngập đảo của các nước Á châu Thái bình dương - nên sanh chuyện lớn. Mỹ chuyển trục quân sự 60% về Á châu Thái bình dương. Các nước Á châu Thái bình dương đua nhau mua sắm vũ khí để phòng chống TC. TC cũng phải hụt hơi chạy đua võ trang để giương oai diệu võ. Tình hình sao hao hao giống thời Mỹ gài độ Liên xô, Liên xô lọt kế Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao của Mỹ thời TT Reagan, khiến Liên xô dốc hết kinh tế chạy đua võ trang, nên Liên xô đột quị, chết yểu, chấm dứt Chiến tranh Lạnh. Mỹ thắng không cần thả một quân nhân, một GI nào xuống Điện Kremlin, không cần bắn một phát súng nào cả.
Tương tự, trong thời đương đại, trong đối tác kinh tế tài chánh giữa Mỹ và TC, mấy đời tổng thống Mỹ là đã âm thầm thực hiện một mưu kế Mỹ biến TC mới giàu thành chủ nợ, nhưng chủ nợ lệ thuộc người thiếu nợ Mỹ. TC chuyển sang kinh tế thị trường, bòn vét tài nguyên đất nước, ép “giá lương tiền” của nông dân và công nhân để sản xuất, xuất cảng hàng hoá qua Âu, Mỹ bán rẻ mạc, thu hàng ngàn tỷ Đô la cho Mỹ vay. Chủ nợ TC tự đâm đầu vào thế kẹt, phải nuôi nợ, chiều con nợ Mỹ, chớ không thể siết nợ được. Trái lại Mỹ có nhiều lý do để không trả số tiền mồ hôi nước mắt đó của TC. Chỉ cần một bất trắc xảy ra như hai chiếc tàu hay máy bay Mỹ và TC chạm súng với nhau, đổ vỡ thời kỳ hoà bình võ trang giữa TC và Mỹ hay đồng minh của Mỹ có nhiệm vụ bảo vệ như Nhựt, Nam Hàn, Phi luật tân trên biển hay trên không Á châu Thái bình dương. Luật pháp, ngoại giao Mỹ không có tiền lệ Mỹ trả lời, trả vốn cho một nước đang có xung đột võ trang hay chiến tranh với Mỹ.
Trở lại vấn đề Á Châu Thái Bình Dương chạy đua võ trang hiện thời. Góp nhặt thời sự gần đây trong vùng cho thấy nhiều nước Á Châu đang nỗ lực tăng ngân sách quốc phòng, tăng cường quân đội, mua thêm vũ khí, trang bị các phương tiện quân sự hiện đại, mục tiêu không có gì khác hơn là để phòng chống TC. Tiêu biểu, Nhựt đệ tam siêu cường kinh tế, bị TC giành giựt vùng biển vùng trời Sankaku tăng chi phí quân sự gần gấp đôi, tăng ngân sách quốc phòng cao chưa từng thấy, thay thế toàn bộ hạm đội tàu lặn và trang bị các tàu chiến hiện đại hơn.
Việt Nam CS bị TC liên tục chiếm cứ biển đảo, cấm ngư phủ VN đánh cá, đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế. Dù là “đồng chí” nhưng không “nhứt trí” với TC. VNCS không tiếc tiền mua nào tàu lặn, máy bay chiến đấu của Nga, tàu tuần của Hoà Lan, nào hoả tiễn Brahmos siêu thanh của Ấn dộ. Trong 5 năm qua, chi phí quân sự của Việt Nam tăng 83%. Số tàu tuần duyên tăng gấp đôi, lên tới 68 tàu. Quan trọng đến mức Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng “nổi hứng” lên ngồi cho máy bay mới mua của Nga bay thử.
Phi luật tân ký hiệp ước củng cố phòng thủ chung với Mỹ, cho Mỹ sử dụng căn cứ hải quân Subic, cho quân Mỹ được thường trú trên đất Phi, nhận chiến cụ viện trợ và mua vũ khi của Mỹ. Đài Loan mua phản lực cơ chiến đấu đặc biệt của Mỹ.
Nam Hàn nhanh chóng hiện đại hóa quân đội, Hải quân Hàn Quốc được tăng cường các tàu ngầm tấn công lớn.
Ấn Độ cũng mua thêm xe tăng, máy bay tiêm kích và trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Ấn lập một căn cứ với khoảng 100 ngàn binh sĩ, gần những nơi có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh.
Indonesia năm 2013, tăng ngân sách quốc phòng lên đến 18%, khoảng 8,1 tỷ đô la.
Và TC chế độ gây ra cơn sóng gió, nỗi lo ngại cho các nước láng giềng ở Á châu thái bình dương, còn mua vũ khi bạo hơn nữa. Các tổ chức quốc tế theo dõi việc mua bán vũ khí ghi nhận các nước, Á châu mua phân nửa tổng số vũ khí các nước bán ra. TC trong mười năm qua tăng ngân sách quốc phòng lên 400%. Nhiều và cao nhứt là trong vòng ba năm trở lại đây, thời gian Mỹ chuyển trục quân sự về Á châu Thái bình dương và TC tăng cường độ và nhịp độ giành giựt biển đảo của các nước Á châu Thái bình dương. Vì TC cần Hải quân, chiến hạm để tranh giành biển đảo của các nước Á châu Thái bình dương.
Nhưng muốn là một chuyện, thực tế là một chuyện khác. Viện nghiên cứu hòa bình Stockholm cho biết, ngân sách quốc phòng của TC chưa thể chạy theo Mỹ. Ngân sách quốc phòng của Mỹ lớn hơn của TC nhiều. Mỹ lên tới 665 tỷ đô la, gần bằng tổng chi phí quân sự của 24 nước Đông và Nam Á.
Hoàn toàn khác với TC, Mỹ không cần chạy đua võ trang ở Á châu Thái bình dương. Mỹ không cần mua sắm. Mỹ chỉ chuyễn 60% hải lực trên thế giới về đây. Lần đầu tiên trong lịch sử bang giao với Úc, Mỹ đổ quân một lữ đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến cấm chốt thường trực ở Úc. Mỹ rút quân ở Trung Đông dồn kinh phí về trục quân sự Á châu của Mỹ. Tiết kiệm, giảm ngân sách quốc phòng 500 tỷ trong 10 năm, mỗi năm 50 tỷ, nhưng không giảm ở Á châu. Ở đâu Mỹ cũng chỉ tốn chi phí điều hành hải quân thôi. Trái lại do TC trừng lên quá mạnh, Mỹ có lợi bán vũ khí được cho Phi, Úc, Nhựt rất nhiều. Riêng Nhựt còn chia xẻ chi phí điều quân Mỹ trong vùng với Mỹ nữa.
Còn TC kinh tế đang khựng lại, mà phải mua sắm, tăng quân, tăng khí tài, chiến cụ, nên rất dễ hụt hơi. Mãnh hổ nan địch quần hồ. Một mình TC không thể rượt đuổi cả chục nước ở Á châu Thái bình tăng gia kinh phí quân sự. Những nước này trong đó có Nhựt, Ấn tăng gia kinh phí quân sự, nhưng còn có đồng vô đồng ra nhờ bán vũ khí và phương tiện chiến tranh. Nhựt bán tàu lặn tân tiến cho Úc. Ấn bán hoả tiển Brahmos cho VN.
TC dễ chết như chơi. Một là TC đột quị do hụt hơi chạy đua võ trang với các nước. Hai là TC bị quân đội đảo chánh trong khi chạy đua võ trang biến quân đội thành quân phiệt, quân uỷ trung ương của Đảng không kiểm soát quân đội được nữa. TQ có thể rơi vào nội chiến, sứ quân như cuối đời Nhà Thanh vậy./. (Vi Anh).
CON RỒNG GIẤY CHINA VÙNG VẪY GIỮA 2 GỌNG KỀM ẤN – NHẬT -
Nguyễn Vĩnh Long Hồ
“TQ muốn giải quyết các TRANH CHẤP TRÊN BIỂN một cách hòa bình thông qua đàm phán, song sẽ không thỏa hiệp về chủ quyền và cần phải tăng cường năng lực quốc phòng và sẽ không từ bỏ các quyền và lợi hợp pháp, cũng như từ bỏ các lợi ích quốc gia cốt lõi.”
Tập Cận Bình phát biểu trước BCT / ĐCSTQ ngày 31/7/2013: “TQ muốn giải quyết các TRANH CHẤP TRÊN BIỂN một cách hòa bình thông qua đàm phán, song sẽ không thỏa hiệp về chủ quyền và cần phải tăng cường năng lực quốc phòng và sẽ không từ bỏ các quyền và lợi hợp pháp, cũng như từ bỏ các lợi ích quốc gia cốt lõi.” theo Tân Hoa Xã.
Trung tướng Chu Thành Hổ, thuộc học viện Quốc Phòng TC, phát biểu trong một cuộc hội thảo ở New York: “Ở TQ có nhiều quan điểm khác nhau về vần đề nầy. Có người đã hỏi ông Đới Bỉnh Quốc (lãnh đạo cao cấp của ĐCSTQ) là Biển Đông có phải là lợi ích cốt lõi không? Chu Thành Hổ tuyên bố: “KHÔNG MỘT NƯỚC NÀO ĐƯỢC CHIẾM ĐẢO BIỂN ĐÔNG”.
Lưu Tích Quý, Cục trưởng Cục Hải Dương TQ, công khai tuyên bố ngày 1/4/2013, Bắc Kinh quyết định sẽ phái tàu tuần tra thường xuyên ngoài đảo Điếu Ngư / Senkaku và phái lực lượng cấm chốt ngoài bãi cạn Scarborough (TC chiếm quyền kiểm soát từ Philippines vào tháng 4/2012).
Thiếu tướng Khương Hán Bân, GS Đại học Quốc Phòng TQ và Đại tá Âu Kiến Bình, Giám đốc Sở Nghiên Cứu Xây dựng QĐTQ, đã tổ chức hoạt động tuyên truyền “GIẤC MƠ TRUNG HOA” . Theo 2 tên nầy, việc tranh giành quần đảo Senkaku / Điếu Ngư và biển Đông là tất nhiên không thể nhượng bộ, thế giới chỉ phục kẻ mạnh, chứ không phục kẻ yếu.
Thiếu tướng Kiều Lượng và Đại tá Vương Quang Sử là đồng tác giả cuốn “CHIẾN TRANH KHÔNG GIỚI HẠN” đề cập đến vấn đề làm thế nào để TC có thể đánh bại một đối thủ có công nghệ vượt trội như Mỹ và các nước có tranh chấp chủ quyền. Theo ông ta nhận xét: “Mỹ sẽ không để xảy ra chiến tranh nóng với TQ vì Philippines hay các nước ASEAN khác trong vấn đề tranh chấp Biển Đông. Lợi ích chiến lược giữa Mỹ – Trung có một sự ràng buộc lẫn nhau rất lớn, do đó lợi ích giữa 2 nước không thể bị chia rẽ bởi những nước nhỏ.”
CHÂU Á CHI TIÊU 1.400 TỶ USD QUỐC PHÒNG ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI TC:
Sự trỗi dậy của tên côn đồ, hung hăn, hiếu chiến và ngang ngược Trung Cộng, một loại hải tặc SOMILIA ở Biển Đông, sống “NGOÀI VÒNG LUẬT PHÁP QUỐC TẾ” . Điều nầy khiến các quốc gia đồng minh của Mỹ ở Châu Á-TBD như: Ấn, Nhật, Úc, Indonesia, Malyasia, Singapore, Hàn, Thái sẽ đầu tư cho kinh phí quốc phòng khoảng 1400 tỷ USD cho gia đoạn 2013-2018, tăng vọt 55% so với giai đoạn 2008-2012 là 919,5 tỷ USD, chủ yếu là tập trung xây dựng các căn cứ, mua sắm 263 tàu nổi, 31 tàu ngầm, 18 máy trực thăng chống ngầm MH-60 Sea Hawk, 13 máy bay cánh cố định, 5 hệ thống máy bay không người lái…
Chuyên viên cao cấp William Choong, viện Nghiên cứu Chiến lược Singapore, cho biết: “Sự hiện diện của Hải – Lục – Không Quân Hoa Kỳ được trang bị vũ khí hiện đại “siêu khủng” đã cam kết bảo vệ an ninh đối với các quốc gia nhược tiểu tại Đông Nam Á Châu chống lại sự uy hiếp của hạm đội TC. Trung tướng Hải quân SCOTT SWIFT cho biết thêm tất cả hải quân TC hợp lại chỉ mới bằng ĐỆ THẤT HẠM ĐỘI. Hiện nay, nhiều nước ở khu vực Ấn Độ Dương và TBD đang chuyển hóa thực lực kinh tế thành sức mạnh quân sự.
Các học giả Viện Nghiên Cứu Chính Sách Hoa Kỳ đã đánh giá “Chủ nghĩa bành trướng” của TC là “CHÁNH SÁCH PHÁT XÍT CỔ ĐIỂN” (Bejing Embraces Classical Fascism). Bắc Kinh đã đề xướng “DÂN TỘC HÁN VĨ ĐẠI” nhằm phục hồi Đế Quốc Đại Hán, dưới mỹ từ “GIẤC MƠ TRUNG HOA” . Họ ngụy tạo đường lưỡi bò 9 đoạn là Biển Lịch Sử chiếm hơn 80% biển ĐNÁ. Nhưng cho tới nay, Bắc Kinh không bao giờ dám công khai đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền các hải đảo và hải phận tại Biển Đông ra trước cơ quan trọng tài quốc tế LHQ. Vì thuyết ngụy tạo Biển Lịch Sử ngày nay đã lổi thời, nó đã hoàn toàn đi ngược những điều khoản của CÔNG ƯỚC LHQ về LUẬT BIỂN.
Chiếu điều 76 Công ước LHQ về Luật Biển các quốc gia vùng duyên hải được hưởng quy chế THỀM LỤC ĐỊA 200 HẢI LÝ (370 km) để thăm dò và khai thác dầu khí. Đây là chủ quyền chuyên biệt (sovereign exclusive right). Mọi sự tự tiện chiếm hữu của ngoại bang dù có võ trang hay không đều BẤT HỢP PHÁP, vô giá trị và vô hiệu lực. (điều 77 và 81). Về mặt địa lý, quần đảo Hoàng Sa, đảo Tri Tôn chỉ cách Quảng Ngãi 135 hải lý và quần đảo Hoàng Sa chỉ cách thềm lục địa VN 160 hải lý. Tiến sĩ Khoa học Armand Krempf, Giám đốc Viện Hải Học Đông Dương, sau 2 năm nghiên cứu đo đạc và vẽ bản đồ các hải đạo và đáy biển, đã lập phúc trình kết luận rằng: “Về mặt địa chất, các đảo Hoàng Sa là thành phần của VN.” (Geologiqement les Parcels font partie du Vietnam).
Tại Trường Sa cũng vậy, Bãi Thanh Long Tứ Chính là nơi khai thác dầu khí, độ sâu chỉ tới 400 thước và tại quần đảo Trướng Sa độ sâu chỉ tới 200 thước. Như vậy, về mặt địa chất và địa hình đáy biển, cũng giống như Hoàng Sa, các đảo Trường Sa là sự tiếp nối tự nhiên của thềm lục địa VN từ đất liền ra biển. Theo quan điểm của các luật sư Covington và Burling viết trong bản tuờng trình ngày 19/6/1995 gởi Chính phủ VNCS, quần đảo Trường Sa có triển vọng được hưởng quy chế THỀM LỤC ĐIA MỞ RỘNG đến 350 cây số. Trong khi đó, Trường Sa cách bờ biển Quảng Đông có một rãnh nước sâu tới 4.550 thước; vì vậy, TC không được hưởng quy chế thềm lục địa mở rộng 350 hải lý.
THAM VỌNG ĐƯỜNG LƯỠI BÒ CỦA TC:
Đường Lưỡi Bò chiếm hơn 80% hải phận Biển Đông, nó nằm sát bờ biển các quốc gia duyên hải, chỉ cách Quãng Ngãi 40 hải lý, cách Natuna (Indonesia) 30 hải lý và cách Philippines và Malyasia 25 hải lý. Đây là hành vi cực kỳ thô bạo, vi phạm CÔNG ƯỚC LHQ VỀ LUẬT BIỂN dành chủ quyền chuyên biệt cho các quốc gia vùng duyên hải kể trên được hưởng tối thiểu 200 hải lý THỀM LỤC ĐỊA PHÁP LÝ để thăm dò và khai thác dầu khí.
TC không thể coi mình là một ngoại lệ bằng cách ban hành LUẬT BIỂN QUỐC NỘI năm 1992 (Domestic Law of the Sea) để bành trướng lãnh hải (Territorial Sea), Vùng Tiếp Cận (Contiguous Zone) về hải phận và coi Lưỡi Bò là “biên thùy chiến lược” của đảo Hải Nam. TC ngang ngược sử dụng “Luật Rừng” theo chủ trương “MẠNH ĐƯỢC YẾU THUA” lấy thịt đè người. Vì vậy, TC càng ngày càng bị cộng đồng quốc tế cô lập vì tham vọng tranh đoạt Biển Đông.
TC càng hung hăng càng có lợi cho Mỹ, ngoài việc bán vũ khí ồ ạt cho các nước ven vùng duyên hải để chống lại chủ nghĩa bành trướng TC. Điều quan trọng hơn hết là TC đẩy các nước vùng ĐNÁ đang củng cố quan hệ với Hoa Kỳ. Tướng không quân Herbert Carlisie, Chỉ huy lực lượng không quân Hoa Kỳ tại Châu Á-TBD, nói: “Thái độ tuyên bố chủ quyền hung hăng, ngang ngược là một tính toán sai lầm của TC, thực tế đã mang bạn bè chúng tôi lại gần nhau hơn, họ vẫn muốn sự hiện diện ngày càng tăng của Mỹ để đối trọng lại với TC.”
Bộ Trưởng BQP Philippines Voltaire Gazmin nói: “Để bảo vệ chủ quyền trên biển, Philippines không thể đơn độc chiến đấu, chúng tôi cần một liên minh, nếu không sẽ nước lớn bắt nạt.” Một thực tế không thể phủ nhận là phần lớn người dân Philippines mong muốn sự tái hiện diện của Mỹ tại Philippines và tái sử dụng căn cứ Subic. Manila đã chi 230 triệu USD để tu bổ lại hạ tầng cơ sở của căn cứ Subic để có thể tiếp nhận các các phi cơ chiến đấu và tàu chiến Mỹ.
Mối quan hệ giữa Philippines và Nhật Bản cũng tương đồng như quan hệ giữa Philippines với Mỹ. Tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng BQP Nhật Bản Itsunori Onodera đến thăm Manila đã cam kết hợp tác chặt chẽ với Manila trong vấn đề bảo vệ chủ quyền trân Biển Đông. Và sẽ nhanh chóng cung cấp cho Philippines 10 tàu tuần tiểu thế hệ mới. Lực lượng Mỹ và Nhật đến Philippines sẽ mang lại cho nước nầy nhiều lợi ích như giúp Manila huấn luyện binh lính, nâng cao khả năng phối hợp hiệp đồng tác chiến cho lực lượng vũ trang nước nầy. Điều quan trọng nhất là Mỹ và Nhật cam kết sẽ bảo vệ Philippines trong tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông với TC. Tổng thống Aquino gần đây đã hài lòng tuyên bố: “Chúng ta đã có hai đồng minh chiến lược là Mỹ và Nhật Bản.” . Với những diễn biến thực tế đang diễn ra tại Biển Đông, xem ra “GIẤC MƠ TRUNG HOA” của Tập Cận Bình xem ra còn vô vàn thách thức.
TẬP CẬN BÌNH DỰA VÀO CÁI GÌ ĐỂ THỰC HIỆN GIẤC MƠ TRUNG HOA?
Theo nhận định của Le Nouvel Observateur, là cường quốc quân sự thứ ba trên thế giới, chỉ đứng sau Mỹ và Nga, cũng là một trong những quân đội tham nhũng nhất, vô kỷ luật nhất, thiếu nhân tài nhất, vô kỷ luật nhất và thiếu nghiệm chiến đấu. Nạn mua quan bán chức tràn lan. Hàm tướng thì phải cần tới hàng trăm ngàn đô la.
Trong cuốn “TRUNG QUỐC BƯỚC RA THẾ GIỚI” đã khẳng định: “Nhiều người lo ngại về một cuộc chinh phục thế giới của Bắc Kinh, nhưng họ còn xa mới đạt đến tầm thống trị thế giới.” Tuy hiện nay, TC đang là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, có thể một ngày nào đó họ sẽ đứng ở vị trí “số 1″ . Nhưng, so sánh về GDP, tổng thu nhập kinh tế quốc dân của Mỹ hiện chỉ hơn gấp đôi TC, nhưng về thu nhập bình quân đầu người thì Mỹ vượt rất xa gấp 12 lần, còn Nhật Bản cũng hơn gấp 8 lần so với Bắc Kinh.
Mặc dù TC đã đầu tư rất nhiều tiền của để xây dựng quân đội hùng mạnh, với tham vọng trở thành cường quốc quân sự số 1 châu Á. Nhưng, họ không có đồng minh và nhiều căn cứ quân sự như Mỹ ở nước ngoài. Hải quân không có khả năng phát động chiến tranh cách bờ chỉ 300 dặm Anh (tương dương 482 km). Tạp chí “Kanwa Defense Review” số ra tháng 7/2013 cho biết: Quân đội TQ thiếu hụt nhân tài nghiêm trọng. Trong khi 38,4% sĩ quan trong quân đội Hoa Kỳ có trình độ thạc sĩ hoặc tiến sĩ, trong khi đó trong quân đội TQ chưa đầy 2%.
ẤN ĐỘ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CHỐNG TC:
Theo nhận định của Thiếu tướng (hồi hưu) Ấn Độ Raja Menon: “Tàu ngầm & mẫu hạm Ấn Độ sẽ đánh sập “KINH TẾ” Trung Cộng” . Theo ông, chỉ cần khống chế được tuyến giao thông trên biển Ấn Độ Dương, hải quân Ấn Độ có thể đánh sập nền kinh tế Trung Cộng.”
Tờ The Hindu mới đây đã dăng bài phân tích của Thiếu tướng Hải quân hồi hưu Raja Menon chỉ ra rằng: “Rất có thể tuyến đường giao thông trên biển hiện nay sẽ trở thành điểm yếu đối với TC trong tương lai.” Theo ông Raja Menon, chỉ cần chi ra 600 tỷ Rupee (tương đương với 98,2 tỷ USD) tăng cường lực lượng hải quân Ấn Độ đủ khả năng phong tỏa, kiểm soát được tuyến giao thông đường biển chiến lược của TC trên Ấn Độ Dương. Như vậy, toàn bộ đường biên giới ở dãy Hymalaya, quân đội Ấn Độ sẽ kềm chân lực lượng vũ trang TC trên bộ, giúp Hải quân Ấn có thể phong toả đường biển, đánh sập nền kinh tế TC.”
Ý tưởng của tướng Raja Menon bắt nguồn từ mấy món hàng “siêu khủng” mà Hải quân Ấn Độ mới sắm được như: Tàu ngầm hạt nhân lớp AKULA thuê của Nga hơn 1 năm, HKMH Vikramaditya mà Ấn Độ mua của Nga. Tàu ngầm hạt nhân tự chế tạo INS ARIHANT. HKMH tự chế tạo INS VIKRANT. Ngoài ra, Ấn Độ đang lên kế hoạch chế tạo HKMH với lượng choáng nước 65.000 tấn.
Nhiều chuyên gia quân sự và học giả Ấn Độ tin tưởng rằng, nếu khống chế được con đường biển chiến lược trên Ấn Độ Dương sẽ “bóp nghẹt” đường nền kinh tế TC. Đây là một chiến lược đúng đắn vì hiện nay, các công ty TC vơ vét các tài nguyên thiên nhiên như dầu khí để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Nếu như, tuyến đường vận chuyển thương mại quan trọng trên Biển Đông qua eo biển Malacca là mạch máu năng lượng nối liền với Ấn Độ Dương, 40% lượng hàng hóa của thế giới và hầu hết số các tàu dầu nhập cảng vào Hoa Lục và Đông Á đều đi qua eo biển nầy. Đó là “tuyến đường huyết mạch” vì nếu eo biển Malacca bị phong tỏa, TC sẽ vùng vẫy như thế nào trong tình huống đó. Điều này cho thấy, nền kinh tế TC có thể bị đánh sập bất cứ lúc nào.
Theo Times of India, Ấn Độ sắp xây dựng một căn cứ hải quân trên bờ biển phía đông để giám sát và theo dõi các hoạt động của hải quân TC trên Biển Đông và Ấn Độ Dương. Căn cứ nầy nằm trong dự án VARSHA sẽ được xây dựng gần Rambilli trên bờ biển của tiểu bang Andhra Pradesh và cách trụ sở của Bộ Chỉ Huy Hải quân miền Đông khoảng 50 km. Mục đích chính của dự án Varsha là canh chừng các hoạt động của hải quân TC. Một khi dự án nầy hoàn tất sẽ có mặt 3 tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo, 6 tàu ngầm tấn công, tàu ngầm INS Chakra, nhiều loại chiến đấu cơ, máy bay không người lái.
Mới đây, ngày 23/8/2014, tàu hộ vệ INS Kamorta (loại tàu có thể thực hiện nhiệm vụ tác chiến săn ngầm chính thức đi vào hoạt động ở bến cảng Đông Nam Ấn Độ. Một tuần trước đó, tàu khu trục tên lửa INS Calcutta lớn nhất trong các tàu chiến nội địa của Ấn Độ cũng hạ thủy đi vào hoạt động. Trong vấn đề biên giới, Tân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Damodardas Modi đã áp dụng lập trường cứng rắn đối với TC.
Trong buổi lễ hạ thủy tàu khu trục INS Calcutta vào hoạt động, ông Modi cho biết: “Không để nước nào dám coi thường Ấn Độ” . Để đối đầu với TC, chính quyền Narendra Modi đang gấp rút xây dựng quân đội hiện đại. Ngân sách quốc phòng khóa 2014-2015 tăng 12% so với tài khóa trước đó, đạt 2.290 tỷ rupee (37 tỷ USD). Mặt khác, Ấn Độ tranh thủ ký hợp đồng mua ít nhất 126 chiến đấu cơ Rafale của Pháp trước cuối năm nay.
Trong năm 2014, Ấn Độ đã và đang triển khai 5 tàu chiến, trong đó có 2 tàu chiến kể trên và 10 năm tới Ấn Độ đang lên kế hoạch đóng 42 tàu chiến, trong đó có 3 tàu săn ngầm để tăng cường phòng thủ đối với hải quân TC hoàn toàn không giới hạn ở trên biển. Truyền thông Ấn ngày 28/8/2014 dẫn nguồn tin BQP Ấn Độ cho biết: Tên lửa “đất đối không” AKASH kiểu mới do Ấn Độ phát triển đã phối trí ở khu vực Tây Bắc, đề phòng tất cả mối đe dọa máy bay TC đến từ biên giới phía Bắc.
Dù Ấn Độ không tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, nhưng Ấn Độ có một lợi ích là “Tự do hàng hải” (FON). TC ngang ngược coi Biển Đông là ao nhà của họ. Còn New Delhi nhiều lần nêu lập trường “Tự do hàng hải” và bảo vệ lợi ích của mình. Cựu Ngoại trưởng Ấn Độ S. M. Krishma thì khẳng định: “BIỂN ĐÔNG LÀ TÀI SẢN THẾ GIỚI” .
Tờ Fuji Sankei Business của Nhật, số ra ngày 29/8/2014 có bài viết: “Ấn Độ tăng cường nhanh chóng quân bị nhằm vào Trung Cộng” đối với hành động dựa vào sức mạnh quân sự tăng cường bành trướng của TC. Động thái mới đây của quân PLA lấn chiếm khu vực có tranh chấp với ở phía Đông dãy Himalaya và giương biểu ngữ khẳng định chủ quyền: “Đây là lãnh thổ của Trung Quốc, hãy lùi lại” . Ngày 18/8/2014, quân PLA lại xâm nhập vào khu vực Burtse cũng thuộc Ladakh, cũng giương biểu ngữ khẳng định chủ quyền như trên.
Ngoài khu vực Ladakh, TC còn tranh chấp với Ấn Độ bang Arunachal Pradesh mà New Delhi đang kiểm soát. Cuối tháng 6/2014, Ấn Độ lên tiếng phản đối bản đồ mới phi pháp của TC trong đó coi vùng Arunachal Pradesh là một phần của Tây Tạng.
Hiện nay, Ấn Độ đang có kế hoạch thiết lập “quan hệ chiến lược” 4 bên với Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ để cùng nhau đối phó với sự ảnh hưởng ngày càng lớn vào quốc gia đang trỗi dậy là TC. Vì vậy, Ấn Độ hưởng ứng tích cực chiến lược tái cân bằng Châu Á – TBD của Mỹ , tăng cường thực thi chiến lược “ĐÔNG TIẾN” , không ngừng phát triển mối quan hệ với Mỹ, Nhật, Australia và các nước ĐNÁ để gia tăng ảnh hưởng về chính trị của Ấn Độ tại khu vực Biển Đông. Đồng thời Ấn Độ luôn cảnh giác cao độ với sự tiến quân vào Ấn Độ Dương của hải quân TC.
Ngày 28/5/2013, Itar-Tass đưa tin: Không quân Ấn Độ sẽ triển khai 18 chiến đấu cơ Su-30MKI xuống căn cứ phía Nam. Bộ Trưởng BQP Antony cũng xuống phía Nam để chủ tọa lễ khai trương căn cứ không quân Thanjavur thuộc tiểu bang Tamil Nadu. Nước nầy cũng đã điều động 40.000 quân chuyên tác chiến khu vực rừng núi để bịt kín tuyến biên giới và có đủ khả năng chống sự xâm nhập của quân TC. Trong cuộc chiến tranh biên giới Ấn – Hoa năm 1962, TC đòi chủ quyền vùng biên giới Ấn Độ rộng 90.000 km2 thuộc tiểu bang Arunachal Pradesh, phía Đông Bắc Bhutan và Bangladesh.
Trong chuyến công du nước ngoài quan trọng đầu tiên kể từ khi thắng cử hồi tháng 5/2014, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Hai nhà lãnh đạo thúc đẩy hợp tác an ninh, đàm phán một thỏa thuận về năng lượng hạt nhân và ký một hiệp định về đất hiếm. Trong chuyến thăm 4 ngày của Thủ tướng Narendra Modi tới Nhật từ ngày 31/8 tới 3/9/2014. New Delhi đã ký thỏa thuận mua 6 thủy phi cơ Utility Seaplan Mark 2 của Nhật để bảo vệ bờ biển đang có nhu cầu rất lớn về thủy phi cơ phục vụ tuần tra và giám sát bờ biển Ấn Độ Dương, gồm các hòn đảo trên biển Andaman và quần đảo Nicobar. Ngoài ra, Nhật Bản sẽ cùng Ấn Độ hợp tác sản xuất loại máy bay nầy trên lãnh thổ Ấn Độ. Điều nầy đã chứng minh quan hệ quốc phòng giữa 2 nước ngày càng chặt chẽ.
NHẬT BẢN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CHỐNG TC:
Tạp chí Asiaweek của Hồng Kông, số ra ngày 26/08/2013, có đăng bài phỏng vấn ông Toshio Tamogami, Cựu Tư lệnh Tự vệ Trên Không, ông cho biết: Hải – Không quân Nhật Bản hơn rất xa so với TC. Ông đánh giá tàu sân bay Liêu Ninh không có khả năng tác chiến, vì nó sản phẩm phế thải từ thời Liên Xô, sự vá víu của TC cũng khó mà bảo đảm cho nó hoàn thành tốt công tác huấn luyện, chứ đừng nói là khả năng tác chiến.
Hiện nay, quy mô, tính chất và phương pháp huấn luyện của TC vẫn còn theo mô hình mà Nhật đã sử dụng 30 năm trước đây. Trong lúc đó, lực lượng tự vệ trên không Nhật Bản, có một đơn vị tập họp các huấn luyện viên bay lão luyện, có kỹ năng xuất sắc nhất, họ nỗ lực nghiên cứu các phương pháp tấn công của máy bay nước khác. Kết hợp với các số liệu của máy bay tuần tiểu chống ngầm P-3C Orion, có thể theo dõi đối thủ chờ cơ hội thuận lợi là tiêu diệt. Có thể nói là tàu ngầm TC chưa kịp đến mục tiêu thì đã bị đánh chìm.
Nếu một cuộc chiến tranh xảy ra giữa Trung Cộng và Ấn – Nhật. Tại Biển Đông, lực lượng Hải quân Ấn Độ phong tỏa eo biển Malacca thì Nhật dễ dàng bóp nghẹt yết hầu hải quân TC tại eo biển Soya ra Thái Bình Dương, cùng với eo biển Tsushima, đây chính là yết hầu trên con đường độc đạo ra Thái Bình Dương của Hải quân Trung Cộng. Eo biển Soya ở phía Bắc và eo biển Tsushima ở phía Nam là một trong những con đường thông ra biển Thái Binh Dương. Eo biển Soya là con đường “nút cổ chai” là một vị trí chiến lược, có thể dễ dàng bị phong tỏa, cắt đứt chỉ bằng lực lượng hải quân nhỏ.
Để bảo vệ Senkaku, khống chế lối ra vào Thái Bình Dương của Hải quân Trung Quốc, Nhật quyết định xây dựng căn cứ quân sự trên đảo Yonaguni, cách không phận Senkaku 6 phút bay. Yonagumi là một hòn đảo nằm ở cực Tây của Nhật Bản, giáp với Đài Loan và TC, trên đảo có người ở, cách quần đảo Senkaku 150 km. Khu vực biển phụ cận của nó chính là luồng đường chủ yếu của hải quân TC ra vào Thái Bình Dương.
[1] LIÊN MINH VỚI MỸ:
Nhật Bản sẽ không thỏa hiệp trong việc tranh chấp với lãnh thổ với TC trên biển Hoa Đông và không có sự nhượng bộ nào cho Bắc Kinh về vấn đề quần đảo Senkaku / Điếu Ngư. Ngoại trưởng John Kerry cũng đã xác nhận rằng Hoa Kỳ mở rộng hiệu lực của HIỆP ƯỚC AN NINH với Nhật Bản. Theo hiệp ước nầy, có nghĩa Hoa Kỳ có nghĩa vụ bảo vệ đồng minh Châu Á-TBD trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự.
Động thái gần đây của Nhật Bản đã đưa 3 chiến hạm và khoảng 1.000 binh sỹ và 4 chiến đấu cơ đến bờ biển phía Nam tiểu bang California, Hoa Kỳ, trong vòng 2 tuần trong khuôn khổ một cuộc tập trận lớn chưa từng có với Mỹ nhằm để nâng cao khả năng tấn công đổ bộ. Cuộc tập trận đánh dấu lần đầu tiên, chiến hạm Nhật đưa binh lính đi xa như thế. Các lực lượng Hải – Lục – Không quân của Nhật đã tập trận cùng với quân đội đồng minh Hoa Kỳ. Cuộc tập trận nầy được đa số các nước châu Á khác hoan nghênh khi thấy quân đội Nhật thiện chiến hơn.
[2] LIÊN MINH VỚI ẤN ĐỘ:
Bởi thái độ tự phụ, hung hăng và ngang ngược của Bắc Kinh đã khiến Nhật – Ấn liên minh chặt chẽ, tạo thành thế GỌNG KỀM chiến lược để cùng đối đầu với TC. Biển Đông luôn dậy sóng, không có một có một ngày bình yên vì chiến lược “GIÀNH ĐẢO LẤN BIỂN” theo kế sách vết dầu loang trên mặt biển của hải quân TC. Động thái nầy của TC đã khiến Ấn Độ tích cực hành động, thực thi “CHIẾN LƯỢC ĐÔNG TIẾN” để đối phó và ngăn chận sự bành trướng của hải quân TC ở khu vực Ấn Độ Dương. Trong khi đó tại biển Hoa Đông, TC lại gây hấn với Nhật liên quan đến việc tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư / Senkaku.
Theo Thời Báo Hoàn Cầu, trong bối cảnh này, việc New Dehli và Tokyo tăng cường bang giao, tập trận chung đang thành hình một liên minh chiến lược, tạo thành thế gọng kềm, gây sức ép TQ ở Biển Đông & biển Hoa Đông, tiếp tay với Mỹ bao vây và kềm hãm sự trỗi dậy của TC.
Ông Liu Zongyi, viện nghiên cứu Quốc Tế Thượng Hải nói rằng, việc Ấn Độ ra mắt tàu sân bay INS Vikrant vừa hạ thủy tại Kochi ngày 12/8/2013 và Nhật Bản ra mắt tàu sân bay trực thăng lớn nhất của nước nầy kể từ Thế chiến II trong lúc căng thẳng với TC còn đang tiếp diễn, đó là tàu sân bay trực thăng lớp 22DDH có thể mang theo tới 10 chiếc F-35B. Đánh giá việc Ấn Độ hạ thủy tàu sân bay INS Vikrant và Nhật ra mắt tàu sân bay trực thăng là một lời cảnh báo nghiêm trọng cho TQ.
[3] LIÊN MINH VỚI ÚC:
Nhật Bản và Úc bắt tay chặt chẽ bằng hiệp ước an ninh quốc phòng, trao đổi công nghệ tàu ngầm quân sự. Thủ tướng Úc Tony Abbott ủng hộ chính sách “TỰ VỆ TẬP THỂ” của Nhật Bản. Cả một liên minh tứ cường Mỹ – Ấn – Nhật – Úc đang thành hình trên bàn cờ chiến lược thế giới theo học thuyết “TÂN ĐẠI ĐÔNG Á” của Thủ tướng Shinzo Abe để đối phó với sự trỗi dậy hung hăng bá quyền khu vực của Bắc Kinh đang đe dọa cho vùng Châu Á-TBD.
[4] LIÊN MINH VỚI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á:
(1) VỀ MẶT KINH TẾ: Các nền kinh tế kinh tế Đông Nam Á sẽ cung cấp một thị trường đầy tiềm năng cho hàng hóa và dịch vụ của Nhật Bản, giúp đẩy mạnh sự phục hồi của Nhật Bản sau thời kỳ suy thoái kéo dài hàng thập kỷ. ĐNÁ có nhiều thế mạnh được các tập đoàn Nhật Bản đánh giá cao, có cơ sở hạ tầng tốt, lao động có tay nghề cao với giá nhân công hợp lý so với Hoa Lục. Vì vậy, kể từ năm 2009, các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư ngày càng nhiều vào vùng nầy. Việc thành hình CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN sẽ tạo cơ hội cho sự hợp tác Đông Á.
(2) VỀ MẶT CHÍNH TRỊ: Nhật Bản nhận thức được tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực đã bị mất dần vào tay TC. Tokyo muốn bắt tay với ASEAN để kềm chế sự trỗi dậy của TC. Thủ tướng Shinzo Abe không né tránh khi bày tỏ những lo ngại của ông về sự hiện đại hóa quân sự và cách hành sử sự của TC trên Biển Đông. Chiến lược của Nhật Bản là cung cấp sự hỗ trợ về kinh tế, chính trị và an ninh cho các nước ĐNÁ để giải quyết những bất ổn do những tranh chấp lãnh do TC gây ra
Trong năm 2013, Thủ Tướng Shinzo Abe lần lượt công du qua các quốc gia Đông Nam Á như: Việt Nam, Thái lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines, Brunei và Myanmar mà mỗi chặng dừng chân, Thủ tướng Abe và các nhà lãnh đạo Nhật đều cho thấy mong muốn thúc đẩy hợp tác về ngoại giao và kinh tế với các quốc gia thành viên của khối ASEAN. Đặc biệt đối với Philippines, Nhật Bản sẽ cung cấp 10 tàu tuần tiểu cho Philippines theo phương thức viện trợ phát triển của chánh phủ (Viện trợ không hoàn lại – ODA) để nâng cao khả năng tác chiến của lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines.
[5] LIÊN MINH VỚI HÀN:
Mặc dù Nhật và Hàn Quốc là 2 quốc gia thù nghịch trong Thế chiến II và vẫn còn đang tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Takeshima / Dokdo, nhưng phải liên minh với nhau để đối phó kẻ thù chung là TC. Park Young-June, Đại học Quốc Phòng Hàn Quốc, viết: “Nếu mong muốn điều gì đó thì ngày nay chúng tôi cần một nước Nhật Bản mạnh mẽ hơn để duy trì thế cân bằng an ninh trong khu vực.” Như vậy, Hàn Quốc coi TC và Triều Tiên là những mối đe dọa lớn hơn Nhật Bản.
[6] KẾT CHẶT QUAN HỆ VỚI NATO:
Tối ngày 15/4/2013, Thủ tướng Nhật đã tiếp kiến Tổng thư ký Tổ Chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ông Anders Fogh Rasmussen. Lần đầu tiên Nhật Bản & NATO ra “TUYÊN NGÔN CHÍNH TRỊ CHUNG” . Tuyên ngôn nêu rõ, Nhật Bản và các quốc gia thành viên của khối NATO xây dựng những nguyên tắc hợp tác: “Tự do, dân chủ và pháp trị…” , thúc đẩyhợp tác đối phó chung về vấn đề an ninh hải dương và tấn công trên không gian mạng. Tờ Sankei Shimbun bình luận, mục đích của Nhật Bản khi xây dựng mối quan hệ khăng khít với NATO không ngoài mục đích kềm chế TC.
Theo Cao Hoa, thuộc Viện Khoa Học Xã Hội TQ, bình luận: Việc NATO cam kết đưa ra các nguyên tắc bảo đảm an ninh cho Hàn Quốc & Nhật Bản, thực tế là một nổ lực mới của khối nầy đang triển khai trên phạm vi toàn cầu, một tổ chức mới kiểu như “NATO PHƯƠNG ĐÔNG” mà Hoa Kỳ đã bắt đầu khời xướng từ vài năm trước đây. Rõ ràng, mối quan hệ nầy có ý đồ không tốt đối với TQ.
Trước động thái “diệu võ giương oai” gây hấn, khiêu khích của hải quân TC tại biển Hoa Đông trong việc tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư / Senkaku, đã thúc đẩy Nhật Bản chuyển chính sách quốc phòng từ thế phòng thủ thụ động sang thế chủ động tấn công. BQP Nhật tăng thêm khả năng tác chiến cả trên bộ lẫn trên biển và Nhật Bản không có sự lựa chọn nào khác là thành lập lực lượng TQLC trong chiến lược quốc phòng mới của mình. Lực lượng TQLC của Nhật là đơn vị thiện chiến nhất của Nhật trong Thế chiến II.
Từ khi lên cầm quyền, Thủ tướng Shinzo Abe tái khẳng định sẽ tăng cường xây dựng quân sự hóa quốc phòng, nhằm thực hiện độc lập về chính sách quốc phòng, thoát khỏi sự lệ thuộc vào đồng minh Hoa Kỳ. Lập trường cứng rắn của Nhật là do tranh chấp quần đảo Senkaku giữa Nhật – TC gây ra. Với sức mạnh khoa học công nghiệp tân tiến hàng đầu thế giới và đội ngũ khoa học gia tài giỏi. Nếu Nhật Bản muốn, thì chỉ trong một thời gian rất ngắn, Nhật Bản sẽ nhanh chóng trở thành cường quốc quân sự, có thể ngang hàng với Nga, chỉ đứng sau Mỹ. Nước Nhật tự sáng tạo vũ khí chiến lược siêu khủng đều được xếp loại hàng đầu công nghệ thế giới. Nhật không cần sáng tạo những chiến đấu cơ hàng nhái, những phiên bản sao chép từ nước ngoài như TC. Bắc Kinh sẽ làm gì trước lực lượng hải quân hùng mạnh nhất châu Á và hàng loạt vũ khí siêu khủng hàng đầu của Nhật?
Tham vọng siêu cường thống trị thế giới của Trung Cộng bị Mỹ – Ấn – Nhật – Úc – Hàn bủa vây, phong tỏa khắp nơi. Nếu tháo gở yếu tố Hoa Kỳ ra khỏi mạng lưới bủa vây TC. Chỉ riêng giữa gọng kềm chiến lược Ấn – Nhật tại Châu Á-TBD đã làm cho con rồng giấy CHINA khó khăn vùng vẫy. Đây là hậu quả của sự chèn ép, bắt nạt quá đáng các nước nhỏ của TC. Bộ Trưởng BQP Philippines là Voltaire Gazmin đã phản ảnh rất đúng sách lược gây hấn trên Biển Đông của TC: “Để bảo vệ chủ quyền trên biển, Philippines không thể đơn độc chiến đấu. Chúng ta cần liên minh nếu không sẽ bị nước lớn bắt nạt.” (ám chỉ TC) Trung Cộng giờ đây là hiện thân của con “hổ giấy” cô đơn.
Bản chất hung hăng ngang ngược của bọn lãnh đạo Bắc Kinh chỉ dám hiếp đáp, bắt nạt các nước nhỏ như Việt Nam, Philippines. Trong gọng kềm chiến lược bủa vây và khép chặt của Hoa Kỳ – Ấn – Nhật – Úc tại Biển Đông & Hoa Đông. TC phải tìm một liên minh chiến lược làm vây cánh để cân bằng cán cân quân sự với Hoa Kỳ – Ấn – Nhật tại Châu Á-TBD. Trong tầm ngắm của Bắc Kinh đó là nước Nga, cường quốc số 2 về sức mạnh quân sự, chỉ đứng sau Mỹ.
TƯƠNG QUAN LỰC LỰC LƯỢNG GIỮA TRUNG CỘNG & NHẬT:
Nếu Trung – Nhật xảy ra cuộc xung đột quân sự sẽ khó đoán biết ai thắng ai bại, nhưng nếu Ấn Độ nhập cuộc, phong tỏa đường eo biển Malacca và mở cuộc tổng tấn công sườn phía Tây, thọc sâu vào lãnh thổ Hoa Lục thì TC sẽ lâm vào thế “LƯỠNG ĐẦU THỌ ĐỊCH” . Chiến tranh sẽ đưa tới nguy cơ mất ổn định trong nước, có thể dẫn tới hỗn loạn làm sụp đổ của chế độ. Đó là chưa kể sự can thiệp của Hoa Kỳ, gây áp lực quân sự vào miền duyên hải phía Nam Hoa Lục.
Theo Vasily Kashin, nhà nghiên cứu cao cấp Trung Tâm Chiến Lược Nga, đánh giá: “Trên biển, Bắc Kinh hoàn toàn không có ưu thế số lượng mang tính áp đảo, đồng thời về chỉ tiêu chất lượng, tàu chiến TC hoàn toàn thua xa Nhật Bản. Bắc Kinh sở hữu tàu ngầm có thể tạo ra mối đe dọa nhất định đối với Nhật Bản. Bắc Kinh đừng quên rằng, bất kể là kinh nghiệm, thiết bị, chiến thuật thì lực lượng phòng vệ Nhật Bản thậm chí còn MẠNH HƠN CẢ MỸ.” Kashin dự đoán. “Nếu 2 bên xảy ra xung đột, sử dụng lực lượng quân sự cùng số lượng, người TQ sẽ bị tổn thất to lớn, họ chắc chắn sẽ không tấn công cùng cấp độ với Nhật Bản. Hiện nay, vũ khí của Nhật Bản rất nổi bật, tính chất cá nhân tác chiến cao hơn. Trình độ huấn luyện của lính TC cũng không được đánh giá cao, vũ khí của PLA thua xa Nhật Bản một cách toàn diện. Nếu chiến tranh xảy ra, Bắc Kinh sẽ phải hứng chịu thất bại nhục nhã.”
Còn theo Konstantin Sivkov, thuộc Học viện Địa Chính Trị Nga, đánh giá sức mạnh của Hải, Không quân TC cao hơn Nhật một chút: “Về lục quân, PLA hơn nhiều Nhật. TC có 2,5 triệu quân, Nhật chỉ có 250.000 quân. Nhưng, chiến tranh chiếm đảo sẽ chủ yếu dựa vào Hải, Không quân,” ông chỉ ra. “Không quân TC chủ yếu sử dụng máy bay kiểu cũ. Về chất lượng, máy bay chiến đấu của Nhật có ưu thế mang tính quyết định hơn.” Sivkov cho rằng: “Tổn thất của TC sẽ rất lớn, nhưng Nhật chỉ dựa vào sức mạnh của mình sẽ không thể ngăn chận được bước tiến của TC, vì chiến lược của TC lấy “thế công” làm chính, còn Nhật Bản nghiêng về “phòng thủ” . Nhưng, Tokyo còn có một ưu thế khác, đó là đồng minh Hoa Kỳ. Washington có nghĩa vụ phải can thiệp bằng quân sự. TC chắc chắn sẽ đại bại nếu đụng độ với sức mạnh liên minh Nhật – Mỹ, đó là chưa kể đến lực lượng quân sự của Ấn Độ nếu nhập cuộc.
Bắt đầu từ đầu năm 2014, Tokyo đã liên tiếp có động thái giải thích lại Hiến Pháp, dỡ bỏ lệnh cấm “Quyền tự vệ tập thể” , sửa đổi các nguyên tắc xuất khẩu vũ khí, tăng cường sức mạnh quân sự… “SÁCH TRẮNG QUỐC PHÒNG 2014″ đã khiến bọn lãnh đạo Bắc Kinh phản đối rất quyết liệt. Theo “Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản” vừa được công bố ngày 5/8/2014 vừa qua. Nhật Bản đã lên tiếng công khai sức mạnh quân sự hải – lục – không quân vượt trội hơn lực lượng vũ trang của Trung Cộng.
Theo quan điểm của tôi (tác giả), nếu chiến tranh nổ ra giữa Nhật – Trung, chưa cần đến lúc Hoa Kỳ nhập cuộc, mà chỉ cần Ấn Độ mở mặt trận tấn công toàn diện trên dọc tuyến biên giới Ấn – Trung, đồng thời dùng ưu thế tàu sân bay phong tỏa eo biển Malacca để giải tỏa áp lực TC tại mặt trận phía Đông. Con rồng giấy Trung Cộng sẽ lâm vào thế “LƯỠNG ĐẦU THỌ ĐỊCH” và khó có thể vùng vẫy giữa hai gọng kềm chiến lược Nhật – Ấn.
Cập nhật những tài liệu tổng hợp
NGUYỄN VĨNH LONG HỒ
9/12/2014
http://baovecovang2012.wordpress.com/2014/09/13/con-rong-giay-china-vung-vay-giua-2-gong-kem-an-nhat-nguyen-vinh-long-ho/TVQ chuyển
Posted by sontrung at 9:50 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 330
THANH THANH * THƠ SONG NGỮ
ĐỐI BÓNG TÌNH NHÂN
Dòng kỷ niệm tìm người qua nét chữ
Lời tâm tình để lại những vần thơ
Dưới trăng khuya em thao thức đợi chờ
Trông về hướng rừng xa đồi tuyết phủ
Em muốn nhắc đến chuyện tình xưa cũ
Thuyền trôi xuôi nhưng nước cuốn ngược dòng
Bến tình em là bể khổ mênh mông
Nên lần lữa qua bốn mùa lá rụng
Em muốn nói lời yêu trong tuyệt vọng
Muộn màng rồi, đôi ngã đã phân ly
Ray rứt riêng em, dòng lệ trào mi
Di ảnh đó... nhìn em như hờn giận!
Người ở đó, vùng trời xa vô tận
Dõi mắt nhìn, nhưng chỉ biết hoài công
Lạnh mùa đông đâu bằng lạnh trong lòng
Lần vĩnh biệt... ngàn thu không gặp lại!
Dù cách trở, hay ngút ngàn quan tái
Hãy tìm nghe lời tha thiết ân cần:
Xin một lần được đối bóng tình nhân
Dù một thoáng tao phùng trong giấc mộng...
NGỌC AN
FACING MY LOVER’S IMAGE
By your autograph I imagine you thru good hand;
Your bequeathed confidential verses I understand.
In the late moon I restlessly wait still
Looking at the far woods, the snow-covered hill.
I want to reminisce in our old love to immerse
Our boat being smooth but the current adverse.
My shore of affection is a vast sea of grief;
I procrastinated all the year round without relief.
I mean to say a love word in despair;
It is late: two ways have separated here and there.
Tears of torment to me can’t be an avoidance;
Your image, I inherited, looks at me in annoyance.
You are that far, from such an infinite space
Keep an eye on me but know it out of embrace.
Winter is not so cold as the cold in my heart:
Once to depart this life is for ever to part.
Although divided, by immense passes to impede,
Please try to listen, I deeply wish to plead:
Let me have the chance to face my lover’s image
Even once only in a brief dreamy pilgrimage!
Translation by THANH-THANH
LỬA CHÁY NIỀM ÐAU
khói và lửa, máu và nước mắt
chảy tràn lan trên mặt kính tivi
tháng chín, ngày mười một ở Cali
tôi mở máy truyền hình, nhìn rồi tôi bật khóc!
trời New York, trời ơi đang đổ sập
Washington, kìa đất cũng rung rinh...
những tiếng hô: khủng bố! chiến tranh!
tôi nghe rõ như chưa từng nghe rõ!
nước Mỹ thanh bình lâu ngay bỏ ngõ
quân tham tàn đã có cớ xâm lăng
chúng cướp máy bay, chúng lái, chúng đâm
chúng liều mệnh kéo theo ngàn sinh mệnh
Twin Tower chìm trong khói quyện
Ngũ Giác Ðài thép đá tan hoang...
ôi chao ôi cả nước Mỹ kinh hoàng
cả thế giới cũng giật mình kinh tởm
Quân khủng bố thấy máu người không gớm
nhìn cảnh này chúng sướng, có điên thêm?
chúng là ai mà lại ghét ấm êm?
chúng là ai mà chỉ thèm phá hoại?
nước Mỹ có thế nào thì cũng không ai chết đói
nhưng sẽ chết vì buồn khi nhân loại thê lương
nước Mỹ đây dù chẳng phải thiên đường
nhưng sứt mẻ thì còn chi thế giới?
quân khủng bố thật tình làm bối rối
chẳng riêng Hoa Kỳ mà tất cả Năm Châu
nhưng bậc hiền nhân rồi sẽ bưng đầu
cân nhắc kỹ chuyện tầm thù, báo oán...
bạn ơi bạn! lòng tôi đau buổi sáng
tới bây giờ, trọn tháng vẫn còn đau
tôi ngẩn ngơ tôi tự hỏi vì sao:
“quân khủng bố không tình yêu mà lớn mạnh?”
Triệu cánh tay giơ cao lên đòi đánh!
triệu lời kinh thì hạ xuống xin tha!
tôi thấy thương Tổng Thống Bush chi là
ông ứa lệ nói những lời Lịch Sử...
những lá cờ được treo lên trước cửa
trong đau buồn nước Mỹ vẫn hiên ngang!
NGỌC-THUỶ
the flames flared my pain
Smokes and flames, blood and tears
on the television screen spread dyeing.
On September the 11th in California
I tuned in, watched and burst out crying.
Oh, my God! I saw New York tumble,
Washington DC’s heaven and earth quake.
Terrorism! War! yells and shouts resounded
clearer than ever before to make me shake.
The States had been in peace and left open,
the barbarous profited from this to violate;
they hijacked the planes, piloted, crashed
casting their trunks thousands’ fates to waste.
The Twin Towers submerged in the smokes,
the Pentagon’s steel and stones fell into ruin.
Alas! the whole America got in panic,
the whole world started, disgusted at the sin.
The heartless terrorists, seeing human blood
were they satisfied, madder in this condition?
what species are they that hate coziness?
who are they that only thirst for demolition?
Whatever happened nobody’d starve in the US
but would die of pangs if humans pain;
though the States is not a paradise,
were it chipped, what’d of the world remain?
The terrorists did really embarrass
not only this country but the world affiliation;
the élite will make up their minds
considering measures in revenge, retaliation.
Oh, friends! my heart ached all that morning
and has so far suffered such sadness sable;
I have been astonished and wondered why:
though pitiless the terrorists are still able?
Million hands were raised demanding to fight!
million prayers were said asking to excuse!
I felt so compassionate for President Bush:
he was moved the historical course to choose.
Flags and flags are hung, door to door expand;
in melancholy the States is still forever grand.
Translation by THANH-THANH
MÀU XANH
Hôm nay về lại trên Quê Hương.
sao vẫn còn điều gì lưu luyến...
có phải tôi còn cả bầu trời.
vầng tóc em bay bay trong gió...
Chiều nay dừng lại bên quê xưa,
nhìn từng hàng cây, từng cánh lá;
hương vị này, làm xao xuyến mãi,
một bức tranh, màu xanh tĩnh vật...
Vẫn còn hoài nụ cười xứ sở,
Em trao tôi những quả ngọt ngào;
rồi như có điều gì muốn nói...
cùng cái tình sông nước mênh mông.
Nụ cười không phai với tháng năm,
sức trẻ trung nào có thời gian;
người đẹp Bình Dương trong ký ức,
Ký ức từ một thời đã yêu...
LA TOAN VINH
GREEN SCENE
I have already come back to my homeland,
But why I feel missing something today?
Is it that I need the whole sky,
your hair to float and the wind to play...
This afternoon I stop by the old village,
look at each row of trees, each leaf though mean:
this flavor always moves my heart,
just a painting of still-life green.
There remains forever the native smile
as you offered me the fruits so sweet,
and you seemed to have something to say
for the immense scenery with a hearbeat.
Your smile does not fade through the years,
your youth is never by time bound.
Oh my Binh Duong beauty in my memory,
the memory of the prime of love found...
Translation by THANH-THANH
XIN GIỚI THIỆU MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA THANH THANH
Poems by Selected Vietnamese”, thơ tiếng Anh (ISBN 0-9763498-1-7 - LCCN: 2005906908), Xay-Dung, 2005.
*“Biến-Loạn Miền Trung”, hồi-ký (ISBN 978-0-9763498-5-3 - LCCN: 2012900099), Xay-Dung, 2012.
*“Thơ và Người Thơ”, thơ (ISBN 978-0-9763498-6-0 - LCCN: 2012908820), Xây-Dựng, 2012.
*“Vietnamese Choice Poems”, thơ tiếng Anh (ISBN 978-1-4931-2196-0 & 978-1-4931-2197-7 ), Xlibris, 2013.
Posted by sontrung at 6:59 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 330
GS. NGUYỄN VĂN TUẤN * VIỆT CỘNG NÓI LÁO
22-09-2014
Nói láo kiểu VN và thống kê
Gs Nguyễn Văn Tuấn/ FB Nguyen Tuan
Đã từ lâu, các tổ chức quốc tế không tin vào những con số thống kê của VN do các cơ quan Nhà nước sản xuất và cung cấp. Chẳng hạn như con số thất nghiệp (1.84%) gần đây gây ra nhiều tranh cãi, nếu không muốn nói là khó tin. Càng khó tin hơn khi người ta trình làng con số 80% người dân hài lòng về dịch vụ công. Trời ạ!
Trong cái môi trường tham nhũng và nhũng nhiễu tràn lan như VN mà 80% người dân hài lòng với dịch vụ công! Nhưng sốc nhất có lẽ là con số chỉ 1 người không trung thực trong số 1 triệu người kê khai tài sản. Nhưng những con số đó nó có mặt và cứ như là cười cợt và thách thức dư luận công chúng.
Không phải người nước ngoài không tin con số thống kê của VN, mà ngay cả người trong nước cũng không tin. Cách đây không lâu, Thủ tướng Chính phủ, khi bình luận về con số GDP của các tỉnh, ông nói: "Cách tính GDP của các tỉnh thành hiện nay không xác thực, không đúng thực tế và so với quốc tế thì không giống ai cả".
Đúng là chẳng giống ai về định nghĩa. Định nghĩa "thất nghiệp", một quan chức thuộc Viện Nghiên cứu khoa học và xã hội, nói: "Một người không có việc có thể lấy xe máy đi chạy xe ôm, làm gánh rau lên chợ hoặc ra chợ người ngồi đấy, ngày hôm đấy người ta kiếm được một suất thì người ta không thất nghiệp". Tôi không làm về kinh tế, nhưng nghe qua cách lí giải đã thấy ... vô lí. Nếu tôi bị mất việc toàn thời gian, phải đi gánh rau bán hay lái xe ôm thì chỉ là tạm thời, chứ tôi vẫn tìm việc làm. Chính việc "tôi đang tìm việc làm" phản ảnh tôi đang thất nghiệp. Do đó, ở nước ngoài người ta định nghĩa [chung] về người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động đang không có việc làm và tích cực tìm việc làm trong 4 tuần qua. Với định nghĩa đó, Úc có tỉ lệ thất nghiệp khoảng 4-6% (tuỳ tháng và năm). Tôi chưa nghe nước tư bản "giãy chết" nào có tỉ lệ thất nghiệp dưới 2%.
Con số thống kê là sản phẩm của hoạt động xã hội. Nói đúng ra, nó là sản phẩm của con người. Mà, con người thì có lựa chọn, nên con số thống kê có khi cũng là sản phẩm của những lựa chọn. Tôi có thể nói tỉ lệ người dân hài lòng với dịch vụ công là 80% nếu tôi đặt câu hỏi theo ý của tôi mà tôi không cho người trả lời nhiều lựa chọn. Chẳng hạn như kiểu lấy phiếu tín nhiệm Quốc hội, người ta chỉ cho người trả lời 3 lựa chọn "tín nhiệm cao", "tín nhiệm", và "tín nhiệm thấp", mà không có lựa chọn "không tín nhiệm"! Dĩ nhiên, ai cũng biết đó là một trò gian lận rất thấp, nhưng người ta vẫn làm để có kết quả người ta mong muốn.
Đến con số GDP mà các tỉnh thành còn làm "không giống ai" như Thủ tướng nói thì đủ biết các quan chức chẳng xem đạo đức nghiệp vụ và sự trung thực ra gì. Thủ tướng mà còn nói như thế, chẳng khác gì ông nói quan chức các tỉnh ... nói dóc. Nên nhớ rằng ông tổ cộng sản Lenin từng nói "Thống kê là tai là mắt của đảng", vậy mà người ta dám bịt mắt và bịt tai đảng bằng những con số thống kê dóc!
Cựu thủ tướng Anh Benjamin Disraeli từng so sánh con số thống kê với nói dóc. Ông nói: "lies, damned lies, and statistics" (láo, đại láo, và thống kê). Câu này hàm ý nói rằng người ta dùng con số thống kê để biện minh cho các lí giải kém thuyết phục. Câu nói của Disraeli vẫn còn tính thời sự ở VN: những con số tỉ lệ thất nghiệp 1.84% hay 80% hài lòng với dịch vụ công chỉ là những biện minh cho những lí giải quá yếu.
http://bolapquechoa.blogspot.ca/2014/09/noi-lao-kieu-vn-va-thong-ke.html#more
Posted by sontrung at 5:12 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 330
TƯỢNG ĐÀI MARX
Đại học Hungary 'dọn tượng Marx'
Cập nhật: 10:14 GMT - thứ hai, 22 tháng 9, 2014
Google+
chia sẻ
Gửi cho bạn bè
In trang này
Vào giữa tháng 9 năm nay, Đại học Corvinus ở Budapest, thủ đô Hungary đã cho dọn đi bức tượng ông tổ chủ nghĩa cộng sản, triết gia Đức Karl Marx.
Theo phóng viên ảnh Attila Kisbenedek thì đến hôm 16/9, chỗ đặt bức tượng chỉ còn là một khoảng trống.
Đại học Kinh tế và Quản trị Nhà nước Corvinus (Budapest) từng có thời mang tên nhà tư tưởng và kinh tế Đức (1818-1883).
Trang tiếng Việt 'Nhịp cầu Thế giới' ở Budapest trích Hãng Thông tấn Hungary MTI nói chưa rõ là tượng được đưa đi đâu. Hiện nay, sảnh từng để tượng Marx vẫn để trống. Cũng không rõ liệu pho tượng có được đem trở lại trường Corvinus hay là không.
Sau thời cộng sản, Hungary đem nhiều tượng Lenin, Stalin và các biểu tượng Liên Xô ra một công viên ở ngoại ô Budapest. Trong hình là triển lãm tại gallery Pinter hồi tháng 12/2010 bán đấu giá hình Lenin và 200 kỷ vật thời cộng sản từ các công sở để lấy tiền cho nạn nhân bùn đỏ.
Hồi năm 1956 khi phong trào dân chủ bùng phát, người Hungary đã kéo đổ tượng Stalin ở Budapest trước Nhà hát Quốc gia. Cuộc khởi nghĩa bị xe tăng Liên Xô đàn áp đẫm máu.
Posted by sontrung at 5:02 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 330
TIN THẾ GIỚI
Ấn Độ: TQ phải chấp nhận luật toàn cầu trong tranh chấp lãnh hải
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Ahmedabad, ngày 17/9/2014.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Ahmedabad, ngày 17/9/2014.
Tin liên hệ
Thủ tướng VN kêu gọi thúc đẩy Bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông
Ấn Độ: Các lô dầu hợp tác với VN không nằm trong khu vực tranh chấp
Video Philippines và EU thống nhất lập trường về Biển Đông
Tranh chấp Biển Đông trắc nghiệm quan hệ Philippines-TQ
Nghe Trung Quốc phản đối thỏa thuận dầu khí Việt-Ấn ở Biển Đông
Trung Quốc phát hiện mỏ khí lớn ở Biển Đông
Ðường dẫn
Trang chuyên đề: Tranh chấp Biển Ðông
22.09.2014
Thủ tướng Ấn Độ nói Trung Quốc muốn được liên kết với thế giới và vì vậy cần tin tưởng là Bắc Kinh sẽ phải chấp nhận luật lệ toàn cầu trong các tranh chấp lãnh hải với những nước láng giềng.
Trong cuộc phỏng vấn với CNN hôm 21/9 trước khi sang thăm Hoa Kỳ, ông Narendra Modi bác quan điểm so sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế giữa hai nước Ấn-Trung. Ông nhấn mạnh dân chủ là di sản của Ấn Độ và với dân chủ, phát triển kinh tế là một điều khả thi.
Đáp câu hỏi liệu Ấn Độ có thể sánh kịp tăng trưởng GDP của Bắc Kinh, ông Modi quả quyết Ấn Độ có cơ hội trỗi dậy lần nữa thành cường quốc kinh tế toàn cầu và ông có một lộ trình rõ ràng để đạt được điều đó.
Khi được hỏi phản ứng về cách hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông khiến một số chính phủ lo ngại, Thủ tướng Ấn Độ khẳng định Ấn Độ hoàn toàn khác. Ông Modi nói một quốc gia với 1,25 tỷ dân không thể vận hành đất nước nếu lo ngại về từng ‘chuyện nhỏ.’
Ông Modi nói thêm rằng, tuy nhiên, Ấn Độ cũng không thể làm ngơ trước mọi vấn đề, vì trong thời đại đối tác này, tất cả các bên đều phải tìm kiếm và mở rộng sự hỗ trợ lẫn nhau.
Vẫn theo nhà lãnh đạo Ấn Độ, Trung Quốc thừa hiểu họ phải chấp nhận luật toàn cầu và phải đóng vai trò của họ trong việc hợp tác và tiến lên phía trước nếu không muốn bị cô lập.
Trước khi đặt chân tới Hoa Kỳ, ông Modi tuyên bố hai nước Ấn-Mỹ có thể phát triển mối quan hệ đồng minh chiến lược chân thành vì có rất nhiều điểm tương đồng giữa đôi bên.
Chuyến công du Mỹ của Thủ tướng Ấn Độ trong tuần này diễn ra sau khi Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, vừa rời Ấn trong chuyến thăm từ ngày 17 đến ngày 19/9.
Trước đó, nhân chuyến thăm Việt Nam (14-17/9), Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee nhấn mạnh nước ông luôn ủng hộ giải pháp hòa bình, đối thoại theo luật quốc tế, không dùng võ lực hay đe dọa trong các tranh chấp Biển Đông.
Ông Mukherjee cũng bày tỏ tin tưởng mối quan hệ đối tác chiến lược Việt-Ấn sẽ ngày càng mở rộng thêm góp phần vào sự phát triển của khu vực và thế giới.
Trong thông điệp mạnh mẽ gửi tới Trung Quốc ngay ngày Chủ tịch Tập Cận Bình tới Ấn Độ, Tổng thống Mukherjee nói hợp tác dầu khí Việt-Ấn ở Biển Đông từ 1988 tới nay hoàn toàn mang mục đích thương mại, phi chính trị.
Trung Quốc tuyên bố phản đối bất kỳ dự án dầu khí nào giữa Việt Nam với các nước tại những khu vực Bắc Kinh nói nằm dưới sự quản lý của họ ở Biển Đông.
Nguồn: IANS, Newkerala.com, India TV, Business, NDTV, IndiaTVnews, IndiaTimes
http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-can-chap-nhan-luat-toan-cau-trong-tranh-chap-lanh-hai/2458145.html
Trục Nga - Trung: Mối đe dọa cho thế giới
Việt Hà, phóng viên RFA
2014-09-22
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
In trang này
Chia sẻ
Ý kiến của Bạn
09222014-vietha.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
000_DV1733871.jpg
Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Trung Quốc tham dự lễ khai mạc cho cuộc tập trận chung tại trung tâm chỉ huy của căn cứ hải quân Wusong ở Thượng Hải vào ngày 20 tháng 5 năm 2014
AFP photo
Trung tuần tháng 9 vừa qua, tác giả Douglas Schoen, một chiến lược gia hàng đầu của đảng Dân chủ Mỹ và nhà báo Melik Kaylan, giới thiệu một cuốn sách mới có tựa ‘Trục Nga Trung’.
Cuốn sách nói đến mối nguy hiểm của một cuộc chiến tranh lạnh đang tiềm ẩn với sự hình thành của liên minh Nga Trung để đối phó với Hoa Kỳ, và mở rộng tầm ảnh hưởng của họ ra thế giới.
Phương Tây lo ngại
Để tìm hiểu thêm về sự hình thành mối liên minh Nga - Trung và sự nguy hiểm của mối liên minh này với các nước, nhất là ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, Việt Hà phỏng vấn tác giả Melik Kaylan. Trước hết, nói về các nhân tố cho thấy sự hình thành trục Nga Trung, tác giả Kaylan cho biết:
Điều mà chúng ta đã biết rất rõ ràng và hiển nhiên là Trung Quốc và Nga đã có sự hiểu biết về mặt chiến lược với nhau qua sự hình thành của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, đây là một dạng giống như cơ cấu của phương Tây. Họ vẫn đang xây dựng tổ chức này. Họ có khoảng 10 nước hoặc hơn là những nước đã tham gia hoặc là thành viên quan sát. Vấn đề bắt đầu kể từ sau khi Mỹ bắt đầu tham gia vào cuộc chiến ở Afghanistan.
Theo tôi điều này tạo ra một cú sốc với Nga và Trung Quốc vì họ không quen với việc có bất cứ ai vào sân sau của họ như vậy, tìm cách thống trị khu vực đó và sử dụng nguồn tài nguyên ở đó. Cho nên họ đưa ra sáng kiến này mà theo tôi cuối cùng là để khóa chặt khu vực đó và đồng thời để không có sự bất đồng giữa họ với nhau và cho phép họ mở rộng từ đó. Điều này là những gì họ đã làm kể từ khi Nga quay trở lại tham vọng là đế quốc của châu Âu và Trung Quốc thì tiến ra khắp châu Á và nền kinh tế của họ mở rộng ra thế giới. Khi một đế quốc mở rộng về kinh tế thì họ cũng phải tìm cách bảo vệ sự mở rộng của mình bằng quân sự. Trung Quốc đang làm điều đó rất công khai. Họ xây dựng căn cứ quân sự ở Ấn Độ Dương, ở châu Á. Mục đích của họ là để thống trị khu vực vì mục đích kinh tế thương mại. Và đó là điều chúng ta đang chứng kiến trên thế giới.
Hãy nhìn lại thời gian mà chúng ta quá bận rộn ở vùng Trung đông, và Afghanistan, Nga đã lấy lại đế quốc của mình bằng việc xâm lược Georgia, họ có thể có kế hoạch sử dụng nguồn lợi từ dầu mỏ để xây dựng quân đội.
- Melik Kaylan
Việt Hà: Tại sao nước Mỹ và phương Tây bây giờ phải lo ngại về mối nguy của trục Nga - Trung khi mà hiện tại chúng ta có những mối đe dọa khác như nhà nước Hồi giáo ISIS mà hàng ngày chúng ta vẫn đọc thấy trên báo chí và xem trên TV, hay những lo ngại về sự trì trệ của nền kinh tế?
Melik Kaylan: Theo tôi điều chúng ta phải lo lắng là những gì sẽ xảy ra trong vòng 10 hay 20 năm nữa, khi trò chơi kết thúc và chúng ta ‘khó thở’ về kinh tế và không thể bảo vệ các đồng minh của mình và giữ trật tự thế giới trong vòng nửa thế kỷ qua hoặc hơn. Vào lúc này, điều mà chúng ta nhìn thấy trên truyền hình là nhà nước Hồi Giáo – ISIS và các vấn đề về kinh tế nhưng khi chúng ta phải đối đầu với các cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân, bạn phải đối mặt với một vấn đề hoàn toàn khác, và đó là sự đe dọa cho toàn thế giới. Những cường quốc đó có thể có kế hoạch dài hạn.
Hãy nhìn lại thời gian mà chúng ta quá bận rộn ở vùng Trung đông, và Afghanistan, Nga đã lấy lại đế quốc của mình bằng việc xâm lược Georgia, họ có thể có kế hoạch sử dụng nguồn lợi từ dầu mỏ để xây dựng quân đội. Họ có thể xây dựng kế hoạch dài hạn từ đó, và đã làm như vậy từ khi chúng ta bị xao nhãng. Trung Quốc cũng trở thành một cường quốc về kinh tế trên thế giới trong thời gian đó và bây giờ họ có thể tạo nguy hiểm cho các trao đổi vệ tinh của chúng ta ở phương Tây, và các nơi khác.
Chúng ta phải lo lắng về những mối đe dọa đó, vốn là những mối đe dọa có tính tổng thể hơn loại đe dọa chỉ làm chúng ta xao nhãng, những mối đe dọa không trực tiếp hướng vào chúng ta và chỉ có mang nặng kịch tính trên truyền hình.
Chiến tranh lạnh "thế hệ mới"
Việt Hà: Trong cuốn sách, ông nói đến sự tiềm ẩn của một cuộc chiến tranh lạnh thứ hai trên thế giới. Chiến tranh lạnh lần này nếu xuất hiện, sẽ khác với cuộc chiến tranh lạnh trước kia ở điểm nào?
000_DV1733888-400.jpg
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) tham dự lễ khai mạc Hợp tác Hải quân 2014 tại căn cứ hải quân Wusong ở Thượng Hải hôm 20/5/2014. AFP photo
Melik Kaylan: Theo tôi thì chiến tranh lạnh này sẽ nguy hiểm hơn với chúng ta so với trước rất nhiều, vì trong chiến tranh lạnh trước kia, sự chia rẽ giữa các bên rất rõ. Chúng ta có những lựa chọn về tư tưởng rõ ràng và sự ảnh hưởng về kinh tế hoàn toàn tách rời nhau. Điều này bây giờ đã khác. Các đối thủ của chúng ta cũng có quan hệ phụ thuộc với chúng ta. Đức phụ thuộc Nga về đường ống dẫn khí, chúng ta phụ thuộc Trung Quốc về các khoản vay và đầu tư ...
Cho nên bây giờ sẽ khó hơn cho chúng ta khi nói rằng họ là mối đe dọa của chúng ta và chúng ta phải đối mặt với nó vì mối đe dọa đã nằm ngay trong ‘phòng máy’ của chúng ta. Nó làm cho chúng ta khó mà nhìn nhận mối nguy hiểm. Đó là một phần mục đích của cuốn sách mà chúng tôi viết. Nga và Trung Quốc biết họ là ai và họ chống lại ai. Nhưng thực sự là Mỹ và phương Tây đã từ chối nhìn vào bức tranh tổng thể đó.
Việt Hà: Mỹ có chiến lược chuyển trọng tâm về châu Á Thái Bình Dương để đối phó với một Trung Quốc đang lên, theo ông thì chiến lược này có hiệu quả hay không trong việc đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc như ông đề cập?
Điều mà chúng ta thấy là Trung Quốc đã bắt đầu thống trị khu vực về mặt kinh tế và bảo về quyền lợi của mình bằng quân sự.
- Melik Kaylan
Melik Kaylan: Chiến lược chuyển trục về châu Á là một loại kế hoạch chiến lược dài hạn mà chúng ta cần phải làm. Và nó đã mất một phần động lực vì những gì đang diễn ra tại Trung đông và ISIS và đó là lý do vì sao chúng ta cần tập trung vào chiến lược dài hạn thay vì chỉ lo lắng cho những gì ngắn hạn và có tính kịch tính, tức thời mà thực sự cuối cùng cũng không thực sự nguy hiểm.
Điều mà chúng ta thấy là Trung Quốc đã bắt đầu thống trị khu vực về mặt kinh tế và bảo về quyền lợi của mình bằng quân sự. Họ làm những điều này không bằng những sự kiện có tính gây kích động trầm trọng như những gì chúng ta thấy của nhà nước Hồi giáo ISIS. Họ làm bằng những cách khiến chúng ta không thể phản ứng một cách dữ dội. Trung Quốc không làm theo cách để khiến phương Tây phải tập trung lực lượng để đối phó với họ. Không có gì quá lớn mà họ cứ làm từng thứ nhỏ một dần dần.
Trung Quốc sẽ không xâm chiến Senkaku theo một cách rõ ràng mà họ cứ làm dần dần, họ mở rộng tầm ảnh hưởng của mình dần dần để không ai có phản ứng dữ dội với họ và cuối cùng thì những đồng minh của chúng ta ở đó sẽ bị chìm vào trong những đe dọa và ảnh hưởng của Trung Quốc đến một lúc họ không cựa quậy nổi nữa và cho đến lúc đó thì đã là quá muộn.
Việt Hà: Trong cuốn sách, ông nói rằng NATO cần phải đề cao cảnh giác trước mối đe dọa từ trục Nga Trung, nhưng NATO là ở châu Âu, còn ở châu Á thì sao, Hoa Kỳ có thể làm gì với các đồng minh của mình ở châu Á?
Melik Kaylan: Theo tôi vai trò của Mỹ ở khu vực châu Á Thái Bình Dương chính là chất kết dính giữa các nước mà Trung Quốc đang đe dọa từng nước một. Trung Quốc sẽ không thể đe dọa được các nước nếu các nước đi cùng với nhau. Nhưng vấn đề là các nước ở đó thường không có sự thông cảm với nhau. Họ không có mối lợi chung với nhau để khiến họ kết dính với nhau một cách hiệu quả. Điều mà Mỹ đã làm sau chiến tranh thế giới ở châu Âu đã giúp các nước vốn là địch thủ của nhau trở nên gắn kết với nhau. Và mối đe dọa thống nhất từ Liên Xô là điều mà Mỹ có thể áp dụng tương tự như ở châu Á để giúp các nước như Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, Philippines gắn kết với nhau đối đầu với một thế lực có thể gây chia rẽ trong họ và thống trị họ từng nước riêng rẽ.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-russia-china-axis-threat-the-world-vh-09222014142016.html
Chưa thức tỉnh thì mãi mãi tụt hậu
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-09-22
09222014-namnguyen.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
000_Hkg8230443.jpg
Xích lô đợi khách hàng bên ngoài quán cà phê Starbucks đầu tiên tại TPHCM hôm 31/1/2013
AFP photo
Tại diễn đàn Phát triển Châu Á (ADF) tổ chức ngày 19/9/2014 tại Hà Nội, đại diện Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đánh giá Việt Nam sẽ mất 40 năm tức tới 2058 mới vượt ngưỡng thu nhập trung bình. Điều này phản ánh thực trạng kinh tế Việt Nam hay là một đánh giá quá bi quan.
Theo Ngân hàng Thế giới, một quốc gia có thu nhập trung bình có nghĩa là lợi tức bình quân đầu người ở trong khoảng 1.000 USD đến 12.000 USD một năm. Tuy vậy Việt Nam mới chỉ bước vào các nấc thang đầu tiên của nhóm các nước thu nhập trung bình, vì người Việt Nam mới chỉ đạt GDP đầu người khoảng 1.900 USD. Đây là cách tính máy móc lấy tổng sản phẩm nội địa chia cho dân số.
Để người Việt Nam tiến tới mức GDP đầu người 12.000 USD/năm thì có lẽ đã quá tầm mơ ước của Đảng và Nhà nước Việt Nam; vượt qua ngưỡng này và bước vào câu lạc bộ các nước thu nhập cao vào năm 2058 được xem là một đánh giá có phần lạc quan chứ không phải bi quan.
Trả lời chúng tôi, Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long chuyên gia kinh tế từ Hà Nội nhận định rằng Việt Nam có thể bị ách tắc trong bẫy thu nhập trung bình. Ông nói:
... nếu không được giải quyết một cách quyết liệt, thì chắc chắn nền kinh tế Việt Nam sẽ còn tụt hậu, 40 năm nữa không những không thể đuổi kịp mà còn tụt hậu xa hơn nữa so với các nước trong khu vực.
-PGS TS Ngô Trí Long
“Hoàn toàn có thể xảy ra nếu không thực hiện cải cách thể chế, cải cách quyết liệt tạo sự bình đẳng sân chơi giữa các thành phần kinh tế; coi con người là nhân tố quyết định, cốt lõi là phải tạo ra năng suất cao. Hiện nay năng suất lao động so với thế giới và khu vực thì Việt Nam đứng vào loại thấp nhất. Đây là mối nguy hiểm tạo một rào cản rất lớn cho động lực phát triển kinh tế. Cho nên nếu tất cả những thách thức, những khó khăn tồn tại bất cập hiện nay nếu không được giải quyết, không được xử lý một cách quyết liệt triệt để, thì chắc chắn nền kinh tế Việt Nam sẽ còn tụt hậu, 40 năm nữa không những không thể đuổi kịp mà còn tụt hậu xa hơn nữa so với các nước trong khu vực.”
So với láng giềng Việt Nam tụt hậu khá xa, cụ thể năm 2013 Malaysia có GDP đầu người 10.514 USD, Thái Lan 5.779 USD. Những láng giềng này cũng đang nằm trong mức thu nhập trung bình, nhưng theo OECD Malaysia sẽ là quốc gia Đông Nam Á tiến lên nước thu nhập cao vào năm 2020, Thái Lan và năm 2031. Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới có GDP đầu người 6.807 USD và có khả năng thoát ngưỡng thu nhập trung bình vào năm 2026.
Theo VnExpress, phát biểu tại Diễn đàn Phát triển Châu á tổ chức ở Hà Nội, Giáo sư Keun Lee thuộc Đại học Quốc gia Hàn Quốc, lấy kinh nghiệm phát triển thành công của quốc gia mình và lập luận: “yếu tố có thể giúp các nước vươn lên thoát bẫy thu nhập trung bình là con người và sự đổi mới sáng tạo.”
Vì đâu nên nỗi?
Phải chăng những vấn đề vừa nêu đã cản trở sự phát triển của Việt Nam. Phó Giáo sư Ngô Trí Long nhận định:
000_Hkg9412954-400.jpg
Một người buôn bán vỉa hè đang đếm tiền. Ảnh chụp ngày 27/1/2014 tại Hà Nội. AFP photo
“Đây là cách nhận định hoàn toàn đúng mà nhiều chuyên gia cũng đã có kiến nghị với các cơ quan chức năng cũng như với chính phủ. Bởi vì cho tới hiện nay nếu không có sức sáng tạo, cũng như đặc biệt về năng suất lao động mà không phát huy, không đổi mới thể chế thì chắc chắn Việt Nam sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình và sẽ tụt hậu hơn nữa so với các nước trong khu vực. Đây là điều nhà nước Việt Nam cũng đã nhìn thấy và đang quyết tâm đẩy mạnh. Thế thì giữa quyết tâm đấy và việc có thực hiện được hay không hãy chờ xem xét ở phía trước.”
Yếu tố con người và tinh thần đổi mới sáng tạo có thể hiểu như thế nào trong hoàn cảnh Việt Nam. Gần bốn thập niên sau khi Cộng sản Việt Nam thống nhất đất nước và thiết lập thể chế một đảng toàn trị, nền kinh tế Việt Nam được Ngân hàng phát triển Châu Á đánh giá kém sáng tạo và xếp một bậc sau nước Lào. Đánh giá này có thể máy móc dựa vào một số yếu tố, chỉ tiêu và có thể không mang nhiều ý nghĩa lắm.
Thạc sĩ Bùi Ngọc Sơn thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới được báo Đất Việt Online trích lời, đã đề cập đến nhược điểm của người Việt Nam là thích ăn sổi, không thích sáng tạo trong sản xuất, cho đến nay từ cây kim sợi chỉ, cái lược chải đầu cũng nhập từ Trung Quốc. Thạc sĩ Bùi Ngọc Sơn nhấn mạnh, chỉ số thông minh IQ của người Việt cao hơn nhiều nước khác, IQ xét về xử lý bộ não nhưng xử lý cái gì lại là chuyện khác. Theo lời vị chuyên gia Việt Nam có tiềm năng nhưng không đi vào thực tế.
Nhà giáo Đỗ Việt Khoa ở Hà Nội nhìn nhận vấn đề theo cách riêng của mình. Ông nói:
Tư duy bao cấp, tư duy làm ăn dối trá đối phó đó của người Việt nó nặng nề lắm và bây giờ ảnh hưởng nhiều thế hệ, đặc biệt giới lãnh đạo thì nói dối kinh khủng…
- Nhà giáo Đỗ Việt Khoa
“Nguyên nhân chính là do cả cái cơ chế này ở Việt Nam, người ta sống trong một thời kỳ giả dối thời gian rất dài. Giả dối biểu hiện rõ nhất là trong thời kỳ làm ăn hợp tác xã, việc công người ta làm ẩu. Làm hợp tác xã kẻng rồi mãi bà con mới đi, đi thì làm qua quýt chưa kẻng đã thấy về nhà. Tư duy bao cấp, tư duy làm ăn dối trá đối phó đó của người Việt nó nặng nề lắm và bây giờ ảnh hưởng nhiều thế hệ, đặc biệt giới lãnh đạo thì nói dối kinh khủng…
Trong ngành giáo dục chúng tôi tỷ lệ nói dối thật khủng khiếp, thầy cô cũng nói dối, học sinh sẽ học được bệnh nói dối ngay từ sớm và như thế thì còn cái gì là sáng tạo nữa, còn cái gì là động lực trung thực nữa.”
Việc Việt Nam sập bẫy thu nhập trung bình là điều đã được dự báo từ lâu. Nhưng dự báo thẳng thắn là Việt Nam có thể mất 40 năm mới ra khỏi cái “ao” thu nhập trung bình, thì quả là một thông tin gây sốc cho người dân.
Bên cạnh sự kiện Diễn đàn Phát triển Châu Á diễn ra hôm 19/9 tại Hà Nội. Cùng ngày Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) ông Takehiko Nakao có họp báo ở Thủ đô Việt Nam nhân chuyến viếng thăm hai ngày. Ông Nakao khuyến cáo Việt Nam cần thực hiện hiệu quả những luật lệ và qui định trong kinh doanh để tạo sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp và hỗ trợ phát triển một môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn. Theo lời Chủ tịch ADB, khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy năng lực cạnh tranh của Việt Nam và tránh bẫy thu nhập trung bình.
Thế nhưng Việt Nam dường như đã bỏ lỡ một cơ hội để sửa sai thể chế kinh tế ngược đời của mình. Việt Nam kiên định với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và bản Hiến pháp sửa đổi năm 2013 vẫn minh định kinh tế Nhà nước là chủ đạo nền kinh tế.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-needs-40yrs-get-out-of-middle-income-trap-nn-09222014120718.html
Châu Âu bị xé nhỏ sau ví dụ Scotland?
Lê Thành Lâm
Gửi tới BBC từ London
Cập nhật: 13:25 GMT - thứ hai, 22 tháng 9, 2014
Những người đòi độc lập cho Scotland chưa có đủ phiếu sau trưng cầu dân ý
Trong những thập niên gần đây, châu Âu đang phải chứng kiến sự chia rẽ sâu sắc trong một số quốc gia.
Tại Liên bang Nga, nhiều người Chechnya và Dagestan muốn ly khai khỏi đất nước này, trong khi người Karelia tự coi họ là người Phần Lan.
Các bài liên quan
Scotland chọn ở lại, điều gì xảy ra?
Scotland: 'Kẻ khóc người cười'
Trưng cầu dân ý độc lập ở Scotland
Chủ đề liên quan
Châu Âu
Các nhóm dân tộc nói tiếng Pháp và Hà Lan trong nước Bỉ cũng có sự thù địch nhau. Gần đây nhất là việc khu tự trị Crimea của Ukraine tiến hành trưng cầu dân ý về việc gia nhập Nga.
Bên cạnh đó, còn có các phong trào đòi độc lập ở các quốc gia châu Âu khác.
Vùng Catalonia với thủ phủ là thành phố Barcelona, của Tây Ban Nha cũng nêu yêu cầu về một nền độc lập.
Ngày 11/9/2014, trước sự kiện Scotland sẽ trưng cầu dân ý, người dân vùng Catalan cũng xuống đường tuần hành yêu cầu tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý tương tự vào ngày 9/11.
Vào tháng 3/2014, tại miền bắc nước Ý, cư dân vùng Veneto đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý trực tuyến nhằm thành lập một nhà nước độc lập.
Kết quả đạt được là sự ủng hộ của hơn 89% người dân ở đây. Mặc dù vậy, chính phủ Ý tuyên bố không công nhận kết quả này.
Khu vực nói tiếng Hà Lan - Flemish của Bỉ, theo một cuộc khảo sát vài năm trước của tờ Het Laatste, một nửa dân số ở đây muốn độc lập với Bỉ.
Bên rìa châu Âu, ở Thổ Nhĩ Kỳ, người Kurd từ lâu cũng tuyên bố muốn độc lập.
Hai nguyên nhân chính cho phong trào đòi độc lập ở các quốc gia châu Âu trong thời gian qua.
Một là chủ nghĩa dân tộc gắn với một nền văn hóa lịch sử lâu đời của mỗi khu vực, mỗi dân tộc đã tồn tại từ lâu ở châu Âu.
Những trường hợp như Scotland, Catalonia, Veneto hay Flemish đều có di sản và ngôn ngữ riêng. Khi chủ nghĩa dân tộc sống dậy thì quyền dân tộc tự quyết về chính trị, kinh tế, tài nguyên, khu vực địa lý truyền thống và nhiều quyền khác cũng được đưa ra.
Hai là lợi ích kinh tế. Quyền tự quyết về chính sách kinh tế và khai thác nguồn tài nguyên mà không bị chia sẻ cho những nơi khác là nguyên nhân khiến các vùng này muốn độc lập.
Dù kinh tế của Scotland suy yếu nhưng của cải của vùng này, đặc biệt là dầu mỏ lại do chính quyền London kiểm soát khiến phái dân tộc chủ nghĩa nói họ 'bị bóc lột'.
Trong khi đó, nền kinh tế của Catalonia được đánh giá là một trong những vùng mạnh nhất Tây Ban Nha. Vùng này đóng góp 20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và 25% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Do đó, cư dân các vùng này bất bình với việc họ không có quyền quyết định với tài sản thuộc về vùng đất của họ, và việc họ đang phải chia sẻ lợi ích kinh tế cho các vùng khác thông qua các nghĩa vụ thuế.
Trường hợp Scotland
Năm 1707, khối liên hiệp được hình thành với sự hợp nhất của Anh và Scotland. Scotland trở thành một phần của Vương quốc Anh dù hai nước đã từng là kẻ thù của nhau trong lịch sử. Tuy vậy, ngày nay Scotland vẫn có sự độc lập về luật pháp, giáo dục và Giáo hội Scotland.
Ngày 18/9/2014, người dân Scotland bỏ phiếu để quyết định việc ở lại Vương quốc Anh hay tách ra thành một quốc gia độc lập. Thắng lợi của cuộc bỏ phiếu đã thuộc về phe nói ‘Không’ với việc tách khỏi Vương quốc Anh với tỉ lệ 55,30 /44,70% số phiếu bầu.
"Khi bất ổn kinh tế sau chia tách không còn là trở ngại chính cho tiến trình đòi độc lập, châu Âu sẽ cần phải làm gì để ngăn việc tự ‘xé nhỏ’ mình như đã từng xảy ra trong thế chiến."
Trên thực tế, phong trào đòi độc lập ở Scotland đã có từ lâu.
Từ những năm 1970, Scotland đã đưa ra yêu cầu về một nền độc lập. Ủy ban Hoàng gia về Hiến pháp (Royal Commission on the Constitution) đã được hình thành để cân nhắc những thay đổi về hiến pháp.
Trong cuộc trưng cầu dân ý lần đầu tiên diễn ra vào năm 1979, mặc dù giành được sự ủng hộ của 52% số cử tri đi bầu nhưng do tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu chỉ chiếm hơn 63% nên kết quả này không được chấp nhận.
Nhiều người Scotland vẫn không từ bỏ niềm hy vọng về một quốc gia độc lập.
Năm 2011, đảng dân tộc Scotland (SNP) lên nắm quyền trong Nghị viện Edinburgh và phát động chiến dịch đòi độc lập.
Tháng 10/2012, Thủ tướng Anh David Cameron và Thủ hiến Scotland Alex Salmond ký thỏa thuận Edinburg, mở đường cho việc tiến hành trưng cầu dân ý vào năm 2014.
Những hệ lụy cho châu Âu
Khu tự trị Crimea của Ukraine đã về với Nga
Châu Âu đã từng chứng kiến sự phân rã và tự cắt xén lãnh thổ của mình ra từng mảnh sau hai cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất và thứ hai.
Nhiều nước nhỏ đã ra đời từ sự phân rã của các đế quốc và sự phân chia lại lãnh thổ của các cường quốc thắng trận. Điển hình là sự sụp đổ của bốn đế quốc Nga (1917), Đức (1918), Áo-Hung (1918) và Ottoman (1923).
Giờ đây, khi phong trào đòi độc lập đang dâng cao, các nhà lãnh đạo châu Âu đang phải đối mặt với nguy cơ là nguyên tắc về những biên giới hiện hành ở châu Âu sẽ không bị thay đổi kể từ sau chiến tranh thế giới có thể bị phá vỡ.
Mặc dù Scotland chưa thành công trong lần bỏ phiếu này nhưng nó đã cho thấy sự nhượng bộ của London khi phải chấp nhận một cuộc trưng cầu dân ý.
Do đó, đây có thể sẽ là tiền đề cho những đòi hỏi của các vùng ở các quốc gia khác trong châu Âu cũng đang muốn độc lập.
Khi bất ổn kinh tế sau chia tách không còn là trở ngại chính cho tiến trình đòi độc lập, châu Âu sẽ cần phải làm gì để ngăn việc tự ‘xé nhỏ’ mình như đã từng xảy ra trong thế chiến.
Đây là một câu hỏi mà các nhà lãnh đạo châu Âu cần phải tìm lời giải đáp ngay từ lúc này.
Lê Thành Lâm là giảng viên tại Khoa Quan hệ Quốc tế, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM, và hiện đang theo học tại City University London.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/09/140922_scotland_europe_question.shtml
Interpol truy quét hàng giả khắp Châu Á
Anh Vũ
mediaThuốc giả do Trung Quốc sản xuất.Reuters
Hôm qua 22/9/2014, cơ quan Cảnh sát quốc tế (Interpol) thông báo, trong chiến dịch truy quét hàng giả tiến hành từ hồi đầu tháng 5 ở 10 nước châu Á, Interpol đã thu được một số lượng hàng giả trị giá 50 triệu đô la Mỹ và câu lưu 660 người liên quan.
Chiến dịch truy lùng hàng giả phối hợp giữa Interpol và cảnh sát các nước châu Á mang tên « Operation Real » được tiến hành từ ngày 5 đến 11 tháng 5 đã tịch thu gần một triệu sản phẩm bất hợp pháp như rượu, thuốc lá, mỹ phẩm, đồ điện tử gia dụng ở các nước Cam Bốt, Trung Quốc, đảo Fidji, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam.
Theo thông cáo của cơ quan Cảnh sát quốc tế, trong chiến dịch này đã có 660 người bị tạm giữ thẩm vấn để phục vụ điều tra.
Việc sản xuất và phân phối hàng giả đặc biệt phát triển tại Trung Quốc. Interpol cho biết đã phát hiện tại Trung Quốc « một nhóm tội phạm có tổ chức » lập hẳn một nhà máy chuyên sản xuất mỹ phẩm và nhãn mác giả. Tại đây các nhà điều tra đã bắt giữ 589 đối tượng, thu giữ gần 37 triệu đô la. Các xét nghiệm điều tra sau đó cho thấy các mỹ phẩm giả thu giữ có chứa hàm lượng lớn thủy ngân, nhiều chất độc hại cho sức khỏe con người.
Tại Việt Nam, riêng ở Hà Nội các nhà điều tra thu được khoảng 690 món hàng giả tại các cửa hiệu, người bán hàng rong, trong đó giá trị các đồ điện tử giả đã lên tới 3 triệu đô la. Tương tự tại Hàn Quốc, chiến dịch truy quét hàng giả đã thu được 500 nghìn quần áo giả nhãn mác.
Michael Ellis, phụ trách bộ phận chuyên chống hàng giả của Interpol nhận xét : « Chiến dịch Real một lần nữa cho thấy quy mô xuyên quốc gia của việc buôn bán bất hợp pháp hàng giả, và quy mô quốc tế của các tổ chức tội phạm trong lĩnh vực hàng giả» .
http://vi.rfi.fr/chau-a/20140923-interpol-truy-quet-hang-gia-khap-chau-a-thu-hang-chuc-trieu-do-la/
Posted by sontrung at 4:42 PM 1 comment:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 330
KIẾN NGHỊ CỦA BÀ LÊ DUẨN
Kiến nghị của bà Nguyễn Thị Vân
(Vợ thứ hai của ông Lê Duẩn)
LTS. Kiến nghị này do người Lót gạch đăng tải, không biết hư hay thực nhưng cũng chẳng có gì mới lạ vì chúng ta ai cũng biết vụ án Tổng Cục II, và kiến nghị này cũng chỉ là tài liệu thêm về Tổng cục II. Nếu kiến nghị này không do bà vợ hai Lê Duẩn viết thì cũng do nhân viên của Tổng cục II muốn truy sát Võ Nguyên Giáp chứ không ai xa lạ.theo Ngàn Sâu Trần
http://nguoilotgach.blogspot.mx/2014/09/on-kien-nghi-cua-ba-nguyen-thi-vanvo.html
Posted by sontrung at 10:40 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 330
CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
Cải cách ruộng đất 'không nhạy cảm nữa'
Cập nhật: 10:32 GMT - thứ năm, 18 tháng 9, 2014
Google+
chia sẻ
Gửi cho bạn bè
Media Player
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
Sau sáu mươi năm, 'Cải cách ruộng đất' không còn là một đề tài gì đó 'nhạy cảm' nữa nhất là sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nghị quyết sửa sai, lãnh đạo Đảng đã thừa nhận sai lầm và trong các giới nghiên cứu đã có nhiều công trình nghiên cứu, tổng kết khác nhau, theo ý kiến một sử gia từ Hà Nội.
Trao đổi với BBC sau diễn biến một triển lãm đặc biệt của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam về chủ đề Cải cách ruộng đất đã bị đóng cửa vô thời hạn chỉ sau vài ngày ra mắt công chúng, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Quang Hiển, chuyên gia Lịch sử Đảng từ Đại học Quốc gia Hà Nội nói:
"Nó không nhạy cảm gì cả bởi vì biết bao nhiêu công trình khoa học của chúng ta (Việt Nam) đã công bố rồi, rất nhiều công trình nghiên cứu của Việt Nam đã công bố rồi."
'Sai lầm tả khuynh'
"Bản thân Đảng cũng đã kiểm điểm sai lầm của Đảng trong cải cách ruộng đất, đã đánh giá và ra nghị quyết sửa sai, thì tôi nghĩ rằng cũng là sòng phẳng lắm rồi còn gì nữa, chứ không phải đến bây giờ có triển lãm này mới biết đâu"
PGS. TS. Vũ Quang Hiển
"Và bản thân Đảng cũng đã kiểm điểm sai lầm của Đảng trong cải cách ruộng đất, đã đánh giá và ra nghị quyết sửa sai, thì tôi nghĩ rằng cũng là sòng phẳng lắm rồi còn gì nữa, chứ không phải đến bây giờ có triển lãm này mới biết đâu," sử gia nói thêm.
PGS. Vũ Quang Hiển cho rằng mặc dù có những điểm 'tích cực' đáng ghi nhận, cuộc cải cách được coi là đã mắc 'sai lầm tả khuynh' do Đảng phải chịu 'áp lực' từ đồng minh mà ông ám chỉ là một quốc gia láng giềng to lớn để 'đẩy mạnh cải cách' và đổi lại tiếp tục nhận được 'viện trợ chiến tranh'.
"Ở đây là biện pháp, cách thức thực hiện cải cách ruộng đất nó không theo được đường lối cải cách từng bước của Việt Nam trước đây mà bắt đầu chịu ảnh hưởng tả khuynh từ những nước được xem là đồng minh, được xem là có giúp đỡ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp lúc bấy giờ.
"Và việc buộc phải thực thi cải cách ruộng đất một cách mạnh hơn có chịu ảnh hưởng tả khuynh từ bên ngoài, dường như là có sức ép từ một số nước, nếu như mà Việt Nam không tiến hành việc này, thì không thể đối lấy cái điều là nhận được viện trợ để tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp," sử gia nói với BBC.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2014/09/140918_vuquanghien_vn_land_reforms.shtml
Nhìn lại 'Cải cách Ruộng Đất' ở Việt Nam
Cập nhật: 11:04 GMT - thứ năm, 18 tháng 9, 2014
Google+
chia sẻ
Gửi cho bạn bè
In trang này
Mặc dù cuộc cải cách ruộng đất do Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện 60 năm về trước đã trôi qua, nhưng nhiều người vẫn chưa thể 'quên được' 'sự thật' vẫn chưa được Đảng nói ra hết, cũng như Đảng phải nhìn nhận 'tội lỗi' của mình, theo một khách mời của tọa đàm trực tuyến về "Cải cách ruộng đất" do BBC thực hiện hôm 18/9/2014.
Các bài liên quan
Cải cách ruộng đất 'không nhạy cảm nữa'Nghe07:33
Triển lãm về cải cách ruộng đất
Triển lãm mất điện là 'không bình thường'
Chủ đề liên quan
Đảng Cộng sản
Từ Moscow, hôm thứ Năm, ông Nguyễn Minh Cần, nguyên Phó Chủ tịch phụ trách Nông nghiệp của Hà Nội, nguyên cán bộ sửa sai cải cách ruộng đất của Đảng ở ngoại thành Hà Nội, một nhà bất đồng chính kiến nhiều năm tị nạn chính trị ở Nga, cho rằng Đảng và chính quyền phải 'sám hối'. Ông nói:
"Bây giờ cải cách ruộng đất đã qua rồi, chúng ta muốn quên đi, nhưng mà sự thực không quên được. Vì sao, bởi vì tôi đã rất đồng ý với nhà văn Trần Mạnh Hảo, là vì trước hết Nhà nước, Đảng cầm quyền phải nói sự thật, phải nhìn nhận tội lỗi của mình, phải sám hối, mới xóa bỏ được hận thù.
"Mới xóa bỏ được: thôi, ta coi vấn đề cải cách ruộng đất là qua rồi. Điều đó nhà nước chúng ta không làm, cuộc triển lãm vừa qua không làm. Đó là điều thứ nhất tôi xin khẳng định như thế.
"Điều thứ hai là bây giờ rất cần một sự thay đổi về ruộng đất. Không phải là chúng ta làm một cuộc cải cách về ruộng đất theo kiểu của Trung Quốc, theo kiểu 1953 trước nữa, mà là phải đấu tranh để xóa bỏ điều ở trong Hiến pháp là quốc hữu hóa ruộng đất của nông dân"
Ông Nguyễn Minh Cần
"Điều thứ hai là bây giờ rất cần một sự thay đổi về ruộng đất. Không phải là chúng ta làm một cuộc cải cách về ruộng đất theo kiểu của Trung Quốc, theo kiểu 1953 trước nữa, mà là phải đấu tranh để xóa bỏ điều ở trong Hiến pháp là quốc hữu hóa ruộng đất của nông dân và đem ruộng đất trả lại cho nông dân."
'Quyết tìm sự thật'
Nhà văn Trần Mạnh Hảo, một nhân chứng mà gia đình là 'nạn nhân' của cuộc cải cách, như ông tự giới thiệu, nói với cuộc tọa đàm từ Sài Gòn:
"Tôi cho rằng lịch sử phải được thể hiện một cách trung thực, nếu tất cả lịch sử bị bóp méo, và bị dối trá hóa, bị tuyên truyền nhảm, tức là bịa ra lịch sử để sự tuyên truyền, thì chừng đó, sau này dù thời gian sau này chăng nữa, con cháu chúng ta họ vẫn quyết tâm đi tìm sự thật.
"Bởi vì sự thật, chỉ có sự thật mới giải phóng được con người. Chỉ có sự thật mới giúp chúng ta nhìn nhận chân lý, cái gì sai, cái gì đúng, còn cứ bịa chuyện, cứ bịp bợm nhân dân, thì mọi thứ sẽ không bao giờ tốt đẹp."
"Tôi không muốn nói lại cuộc cải cách ruộng đất, bởi vì vết thương của gia đình tôi, bố mẹ tôi. Bố tôi bị bắt, mẹ tôi phải nuôi ba đứa con, tôi phải đi bắt rận thuê để lấy gạo nấu cháo cho mẹ ăn và các em ăn, tức là rất là thảm.
"Và những gia đình bị bắn ở trong làng tôi cũng không bao giờ là địa chủ. Họ đã bắn, đã giết oan hàng mấy, hàng chục vạn người, thế thì làm sao mà có thể nói là một cuộc cải cách tốt đẹp được"
Nhà văn Trần Mạnh Hảo
"Đẩy gia đình chúng tôi vào thảm kịch có thể chết đói cả ba bốn mẹ con. Và cuộc cải cách ruộng đất tôi đã nhìn thấy nông dân ở làng đến lấy ở nhà tôi từng cái đũa, cái bát, cái mâm, cái hòn gạch, phá nhà, phá cửa, cướp hết toàn bộ những tài sản của gia đình chúng tôi, mà một gia đình lao động, không bao giờ là địa chủ.
"Và những gia đình bị bắn ở trong làng tôi cũng không bao giờ là địa chủ. Họ đã bắn, đã giết oan hàng mấy, hàng chục vạn người, thế thì làm sao mà có thể nói là một cuộc cải cách tốt đẹp được."
'Không có cơ sở'
Từ Paris, nhà văn Vũ Thư Hiên, tác giả của cuốn hồi ký chính trị "Đêm giữa ban ngày" đặt vấn đề liệu vào thời điểm tiến hành cuộc cải cách, Đảng có tiến hành một cuộc điều tra 'đàng hoàng không'.
Nhà văn đặt câu hỏi cho ông Nguyễn Minh Cần:
"Thắc mắc của tôi là vào giai đoạn đó, có một cuộc điều tra về cải cách ruộng đất đàng hoàng không, thành lập được mấy đoàn điều tra, đã đi những địa phương nào để điều tra cải cách ruộng đất, trưởng phó đoàn là ai và báo cáo về cải cách ruộng đất để chuẩn bị cho cải cách ruộng đất có hay không?"
"Sự thực ở đây là không chỉ riêng Hà Nội, mà cả toàn quốc, tỷ lệ 5% mà Hồ Chủ Tịch đưa ra, rồi vân vân, thì không có dựa trên một cơ sở điều tra nào cả"
Ông Nguyễn Minh Cần
Khách mời từ Moscow trả lời:
"Sự thực ở đây là không chỉ riêng Hà Nội, mà cả toàn quốc, tỷ lệ 5% mà Hồ Chủ Tịch đưa ra, rồi vân vân, thì không có dựa trên một cơ sở điều tra nào cả," cựu Phó Chủ tịch Hà Nội phụ trách nông nghiệp nói.
"Hoàn toàn không có một điều tra nông thôn để mà quyết định vấn đề thành phần, ruộng đất, rồi vân vân, ở trong nông dân như thế nào cả, nông thôn ra làm sao cả. Đấy là một sự thật."
'Không thể sửa được'
Về vấn đề sửa sai, ông Nguyễn Minh Cần thuật lại những gì mà ông đã trải nghiệm, cựu thành viên ủy ban sửa sai của Đảng ở Hà Nội nói:
"Ngay bản thân tôi, tôi là người phụ trách sửa sai ở ngoại thành Hà Nội, thì ông Võ Nguyên Giáp thời bấy giờ, Ủy viên Bộ chính trị, phụ trách Hà Nội trong việc sửa sai, chúng tôi bàn với nhau có bao nhiêu việc không thể nào sửa được.
"Vợ, chồng, con cái của người ta bị bắn chết thì hỏi sửa sai thế nào? Chúng tôi có mấy người liên lạc trong thời kỳ bí mật ở ngoại thành Hà Nội, thì đội cải cách về, chẳng hiểu thế nào mà họ nghèo, quy là địa chủ, bắn chết. Chúng tôi làm thế nào mà giải quyết được?"
Ông Nguyên Minh Cần
"Vợ, chồng, con cái của người ta bị bắn chết thì hỏi sửa sai thế nào? Chúng tôi có mấy người liên lạc trong thời kỳ bí mật ở ngoại thành Hà Nội, thì đội cải cách về, chẳng hiểu thế nào mà họ nghèo, quy là địa chủ, bắn chết. Chúng tôi làm thế nào mà giải quyết được?
"Rồi nhà cửa người ta chia ra rồi, bây giờ sửa sai, chúng tôi phải trả lại cho những người đó, nhưng mà trả lại thế nào được? Khi mà nông dân đã nhận được nhà cửa thì họ được tin là phải trả lại, thì họ lấy ngói, lấy gạch rồi phá hết tất cả của người ta.
"Mà khi vào chia đấy, thì bao nhiêu gia đình được một ngôi nhà, thì những cây cảnh, những cái chậu v.v..., thì mình phá hết, thì bảo là trả lại thế nào?"
Các khách mời trong cuộc thảo luận cũng nhìn lại hai luồng ý kiến chính trên các mạng xã hội Việt Nam nhân cuộc triên lãm Cải cách Ruộng đất ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tại Hà Nội khai mạc rồi bị đóng cửa vì 'lý do kỹ thuật' sau khi vừa khai trương đầu tháng 9/2014.
Các ý kiến cũng nhằm sáng tỏ bối cảnh chung, tác động của Trung Quốc, việc tiến hành, vai trò của Ban lãnh đạo Việt Nam khi đó như việc lập các đoàn cải cách.
Cố chủ tịch Hồ Chí Minh
Ông Hồ Chí Minh đã thừa nhận Đảng sai lầm và tuyên bố 'sửa sai' sau cải cách ruộng đất.
Cuộc thảo luận cũng nhìn vào ý nghĩa, tác động của Cải cách Ruộng Đất với nông thôn, nông dân Việt Nam tới ngày nay.
'Bài học lịch sử'
Thảo luận còn nêu ý kiến cần có một cuộc cải cách về đất đai hiện nay ở Việt Nam để giải quyết vấn đề tham nhũng đất, khiếu kiện khá phổ biến về đất đai.
Có khách mời cũng cho hay từ kinh nghiệm của Liên Xô thì sau năm 1991 vẫn không hề có sự nhìn lại về các cuộc cải tạo tiêu diệt nông dân thời Stalin.
Nhưng riêng với Việt Nam, có ý kiến thảo luận nói cần khép lại quá khứ dù không được quên những vụ tàn sát thời Cải cách Ruộng Đất.
Về bài học rút ra và thái độ đối với quá khứ, lựa chọn ứng xử trong hiện tại, ông Nguyễn Quang Thạch, nhà vận động 'sách cho nông thôn' nói với BBC:
"Lịch sử là thứ đã qua rồi, chúng ta không được phép quên lịch sử, mà chúng ta phải đánh giá sòng phẳng về nó. Chúng ta không quên quá khứ sai lầm của lịch sử, nhưng cũng không căm hận nó nữa, mà nên hành động để tạo dựng cho tương lai tốt hơn thôi"
Ông Nguyễn Quang Thạch
"Lịch sử là thứ đã qua rồi, chúng ta không được phép quên lịch sử, mà chúng ta phải đánh giá sòng phẳng về nó.
"Chúng ta không quên quá khứ sai lầm của lịch sử, nhưng cũng không căm hận nó nữa, mà nên hành động để tạo dựng cho tương lai tốt hơn thôi.
"Chứ nếu chúng ta, như kiểu vừa rồi, là chỉ đưa trưng bày ra, phô diễn cho người ta, chỉ nói cái tốt, không nói cái sai, khuyết, để rồi cùng nhau nhìn nhận, và không lặp lạih những sai lầm trong tương lai.
"Cho câu chuyện tôi nghĩ là người Việt mình, chính quyền đã đến lúc phải đánh giá lại sai lầm của mình, và sau đó công bố rõ ràng, và chúng ta điều chỉnh chính sách đất đai để không tạo ra sự xung đột giữa chính quyền và người dân. Để không tạo ra sự dồn tích, sự căm phẫn trong đời sống cộng đồng."
'Mong cải cách mới'
"Bây giờ có những người nông dân không còn nhà, không còn một tấc đất để sống, trong khi những kẻ tham nhũng có bốn, năm, bảy cái biệt thự, có hàng trăm héc-ta rừng để bóc lột nhân dân... Vì vậy theo tôi, tôi lại muốn có một cuộc cải cách ruộng đất mới"
Bà Lê Hiền Đức
Cũng hôm thứ Năm, bà Lê Hiền Đức, nhà hoạt động chống tham nhũng và vận động cho nhân quyền, nói với tọa đàm từ Hà Nội:
"Tôi lại muốn cải cách ruộng đất bây giờ nữa, nhưng trên tinh thần của tôi bây giờ là gì: tổ chức cải cách ruộng đất không phải là đấu tố như ngày xưa, nâng thành phần từ phú nông lên địa chủ để giết chóc, đàn áp nhau.
"Nhưng cải cách ruộng đất bây giờ là gì: để người nông dân của tôi bây giờ sống bằng đồng ruộng thì nhiều bà con nông dân đã căng khẩu hiệu là 'Nông dân coi đồng ruộng như máu xương của mình'.
"Nhưng bây giờ mất hết ruộng, mất hết vườn, mất hết rừng, thì hỏi rằng còn gì nữa, vì vậy theo suy nghĩ của tôi, tôi lại mong muốn có cuộc cải cách, nhưng cải cách bây giờ đừng lặp lại những sai lầm dã man, tàn ác, giết chóc như những năm trước đây.
"Mà cải cách bây giờ là gì: để cho những người nông dân đứng lên tố cáo những bọn tham nhũng. Bây giờ có những người nông dân không còn nhà, không còn một tấc đất để sống, trong khi những kẻ tham nhũng có bốn, năm, bảy cái biệt thự, có hàng trăm héc-ta rừng để bóc lột nhân dân...
"Vì vậy theo tôi, tôi lại muốn có một cuộc cải cách ruộng đất mới," nhà vận động năm nay 83 tuổi nói với cuộc tọa đàm của BBC từ Hà Nội.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/09/140915_hoi_luan_cai_cach_ruong_dat.shtml
Thứ hai, 22/09/2014
Nghe
Xem
Trò chuyện với một nhân chứng sống của Cải cách Ruộng đất
In
Ý kiến
Chia sẻ:
Nhà văn Trần Mạnh Hảo
Nhà văn Trần Mạnh Hảo
Video
Truyền hình vệ tinh VOA Asia 20/9/2014
Trà Mi-VOA
21.09.2014
Một sự kiện gây bão dư luận trong tháng này khi chính phủ Hà Nội lần đầu tiên mở triển lãm về cuộc cải cách ruộng đất long trời lở đất những năm 40-50 ở miền Bắc và vội vã đóng cửa sau 3 ngày gặp phản ứng mãnh mẽ từ công chúng, nhất là các cư dân mạng.
Cuộc triển lãm tại Viện Bảo tàng Lịch Sử Quốc Gia ở Hà Nội chuyên đề “Cải cách ruộng đất 1946 – 1957” khai mạc hôm 8/9 đã làm khơi dậy làn sóng phẫn nộ vì điều bị cáo buộc là không phản ánh đúng thực chất sự kiện lịch sử đã giết chết ít nhất 15 ngàn người bị đấu tố là địa chủ mà đa phần trong số đó bị vu oan, cùng hàng ngàn nạn nhân khác bị tra tấn, hành hạ và bỏ đói trong tù.
Với sự hướng dẫn, giúp đỡ của cộng sản Trung Quốc và Liên Xô, chiến dịch Cải cách Ruộng đất của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đảng Lao động Việt Nam tức đảng Cộng sản hiện nay đề mục tiêu xóa bỏ văn hóa phong kiến, tiêu diệt địa chủ và các thành phần bị xem là ‘bóc lột, phản quốc’, để chia lại ruộng đất cho dân cày, lập nền chuyên chính vô sản, nhanh chóng tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Chiến dịch đấu tố thảm sát tàn bạo này đã gây ra bầu không khí nồi da xáo thịt kinh hoàng khi đồng bào- đồng loại truy quét, thảm sát, tận diệt lẫn nhau; khi những người cùng huyết thống trong gia đình đấu tố, vu cáo, ám hại nhau giẫm đạp luân thường đạo lý.
Sự khủng khiếp ấy đã được bộc lộ rõ nét qua mấy vần thơ của Tố Hữu:
«Giết! Giết nữa bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong,
Cho Đảng bền lâu cùng rập bước tơ lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sit-ta-lin bất diệt!»
Trong số trên 172 ngàn người bị quy là địa chủ trong Cải cách Ruộng đất, cứ 10 người thì có tới hơn 7 người bị quy oan, để rồi sau đó ông Hồ Chí Minh đã thừa nhận chính sách này là một sai lầm.
Giới trẻ Việt Nam ít người được biết đến cuộc Cải cách Ruộng đất này vì bấy lâu nay nó không được sử sách nhà trường nói đến hay báo chí nhà nước nhắc lại, và cuộc triển lãm lần đầu tiên đầy tranh cãi và kịch tính ở Bảo tàng Lịch Sử Quốc Gia trong tháng này dường như là một vết dao thêm nữa cứa vào vết thương còn rỉ máu sau gần 6 thập niên.
Để các bạn trẻ hiểu thêm về sự kiện gây sóng gió công luận này, Tạp chí Thanh Niên hôm nay có cuộc trao đổi với một trong những nhân chứng sống, nạn nhân, và cũng là người tham gia cuộc Cải cách Ruộng đất 60 năm về trước: nhà văn, nhà báo Trần Mạnh Hảo, nguyên ủy viên Hội đồng Thơ Hội Nhà văn Việt Nam, người đã bị khai trừ khỏi đảng Cộng sản vào năm 1989 vì tác phẩm ‘Ly Thân’ trong đó có nói tới chiến dịch Cải cách Ruộng đất.
Bấm vào nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn với nhà văn Trần Mạnh Hảo
Danh mục
Tải
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Đại cục của Cải cách ruộng đất là cái xấu xa, đảo lộn đạo lý của dân tộc, là những cuộc đấu tố khủng khiếp xử oán oan người ta, hàng vạn người bị oan. Vết thương đã lành họ lại khoét nó ra. Dư luận trên internet phản ứng. Người ta kể ra sự thật, cho nên họ thấy lợi bất cập hại, họ vội vàng đóng cửa. Đây là một bài học cho sự tuyên truyền dối trá. Bây giờ còn rất nhiều người trong Cải cách Ruộng đất như chúng tôi vẫn còn sống đây, sao lại bịp chúng tôi được?
Trà Mi: Hành động nhắc lại lịch sử có người đánh giá là khoét lại nỗi đau chưa lành, có người cho rằng nên nhìn lại lịch sử để học lại bài học của chính mình. Bấy lâu nay đã có rất nhiều chỉ trích nói rằng nhà cầm quyền Việt Nam muốn né tránh những chuyện sai lầm đã gây ra, nên họ cố quên và muốn nhân dân phải quên đi. Nhưng tới lúc họ nhắc lại thì bị ném đá, bị chỉ trích nặng hơn. Không nhắc thì nói là bưng bít, còn nhắc lại thì bị phản ứng. Nên hiểu thế nào về những gì ẩn sau trong lòng dân chúng Việt Nam? Liệu dư luận Việt Nam có quá khắc khe hay không?
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Cải cách Ruộng đất thật sự là một vết nhơ xấu xa nhất của cộng sản. Cái xấu xa nhất lại đưa ra khoe, triển lãm. Mà triển lãm lại nói phần tốt đẹp chứ không nói phần xấu. Vẫn là một sự bịp bợm, nói dối. Họ cứ quen thói bịp nhân dân mãi. Xưa nhà nước độc quyền các phương tiện truyền thông, chứ giờ internet và Facebook đã là phương tiện truyền thông của mọi người.
Trà Mi: Có ý kíên cho rằng lịch sử không phải để thù hận, cho nên cũng có người ủng hộ sự bạch hóa lịch sử…
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Bạch hóa lại chối tội, gian dối thì làm sao? Anh bắn giết, hành hạ người oan. Người qua không tội gì lại vu cáo, bịa chuyện để đưa ra bắn, thích bắn là bắn. Bắn hàng vạn người như vậy, rồi ngồi khóc là xong tội à? Ai gây ra chuyện căm thù nhau, nồi da xáo thịt? Ai gây chuyện đấu tố địa chủ khủng khiếp như vậy? Chỉ bởi học thuyết sai lầm về đấu tranh giai cấp sinh ra. Họ đưa học thuyết tà đạo về áp dụng cho dân tộc Việt Nam, làm đảo lộn đạo lý của dân tộc, con đấu tố cha, vợ đấu tố chồng, cháu đấu tố ông bà. Toàn tố điêu không. Tôi là người tham gia Cải cách Ruộng đất từ đầu chí cuối.
Gia đình tôi và bản thân tôi là nạn nhân của Cải cách Ruộng đất nên tôi biết. Sao chúng tôi lại không lên tiếng được? Buộc lòng chúng tôi phải viết mấy bài trên Facebook kể lại chuyện gia đình tôi, rất khủng khiếp, mà tôi chỉ kể có mức độ thôi. Họ không biết sám hối mà cốt tuyên truyền, đem cái xấu xa nhất của chế độ khoe ra mà bảo là tốt thì làm sao mà mọi người nhịn được. Nếu họ triển lãm trung thực, kể ra cái ác của Cải cách Ruộng đất ra để sám hối, để nhận lỗi của mình thì không ai phản ứng cả. Đằng này họ lại làm cái cuộc dối trá như vậy. Không coi người dân ra cái gì cả. Cũng không có một thái độ đàng hoàng, tử tế. Khi thấy triển lãm hố, hai ba ngày sau ngưng không triển lãm nữa lấy lý do thiếu ánh sáng. Thái độ rất hèn hạ. Những người đã bị đấu tố hầu hết là những địa chủ phục vụ kháng chiến. Thế nhưng họ lại bắt đưa ra đấu tố. Như bà Nguyễn Thị Năm là người có công vô cùng lớn với chế độ của ông Hồ Chí Minh, đã nuôi ông Hồ Chí Minh và những người lãnh đạo cộng sản trong nhà và mang hết tài sản ra tặng. Thế nhưng cuối cùng họ lại đem bà ra bắn.
Trà Mi: Là một nhà báo để ý quan sát thời cuộc, theo ông, vì sao nhà nước lại mở triển lãm Cải cách Ruộng đất vào lúc này chứ không phải là sớm hơn hay muộn hơn?
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Tôi nghĩ rằng cuộc triển lãm này được cấp cao nhất quyết định lâu rồi. Phải là Bộ Chính trị quyết định chứ Bộ Văn hóa không có quyền làm chuyện này. Họ chủ quan nghĩ rằng đã lừa dối được dân mấy chục năm nay rồi thì giờ muốn nói gì thì nói. Đấy là một cái nhầm vì dân bây giờ đã thức tỉnh.
Trà Mi: Đã có nhiều ngòi bút mô tả Cải cách Ruộng đất như một cuộc cách mạng ‘long trời lở đất.’ Cải cách Ruộng đất dưới ngòi bút của nhà văn-nhà báo Trần Mạnh Hảo, một cựu đảng viên cộng sản Việt Nam, như thế nào?
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Trong tiểu thuyết Ly Thân của tôi nay đã bị nhà nước cấm, tôi có mô tả đến cuộc Cải cách Ruộng đất. Bây giờ tôi cũng không muốn nhắc tới vì con cháu những người trong làng đã đấu tố gia đình nhà tôi, những người tố điêu, những người làm những việc rất xấu xa đê tiện đó hiện giờ vẫn còn sống trong làng. Khi tôi nhắc lại thì con cháu những người đó cũng có gọi điện thoại vào nói ‘Xin bác tha cho vì chúng ta là những người Công giáo, lấy sự tha thứ làm trọng.’ Tôi bảo ‘Không, tôi thì tôi quên rồi, nhưng tự nhiên ông nhà nước triển lãm Cải cách Ruộng đất mà rất là dối trá như vậy thì bắt buộc tôi phải lên tiếng để công luận biết những gì triển lãm kia không phải thực chất của Cải cách Ruộng đất. Thực ra, nếu muốn viết về Cải cách Ruộng đất, tôi đã viết một cuốn sách ít nhất phải là 500 trang vì riêng chuyện gia đình tôi cũng khủng khiếp lắm. Có những điều tôi cũng không muốn nói ra nữa.
Trà Mi: Nhân nói chuyện về cuộc triển lãm nhắc lại thời mốc quá khứ đen tối trong lịch sử Việt Nam, có thể cùng nhà văn Trần Mạnh Hảo nhìn lại những gì đã diễn ra? Là một nạn nhân cũng là ngừơi tham gia đấu tố trong Cải cách Ruộng đất, từng kinh qua những chuỗi ngày Cải cách Ruộng đất trong thời thơ ấu, sau 6 thập niên nhìn lại, những ký ức còn đọng lại trong ông là gì?
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Tôi đã chứng kiến lính Pháp đi càn quét trong làng xã, cũng là kinh khiếp lắm, nhưng không bằng Cải cách Ruộng đất. Tôi đã từng đi xem bắn người, những người tốt nhất trong làng xã tôi bị quy là địa chủ và bị đưa ra bắn rất tàn bạo. Tôi cũng từng đấu tố bố mẹ tôi. Tôi cũng từng chứng kiến thảm cảnh gia đình nhà tôi từ đầu chí cuối thì tôi phải nói là Cải cách Ruộng đất không khác gì Polpot bao nhiêu. Những người bị bắn trong làng xã tôi hầu hết là từng là đảng viên cộng sản. Không hiểu tại sao họ lại lôi ra bắn hết. Chắc họ muốn thanh trừng vì họ sợ. Những lớp người làm kháng chiến chống Pháp trong vùng này đã từng là bí thư chi bộ của cộng sản, chủ tịch xã bị lôi ra bắn hết.
Trà Mi: Ông không hiểu vì sao họ làm như vậy, nhưng chính bản thân ông từng có hành động đấu tố tham gia trong cuộc Cải cách Ruộng đất đó, ông có hiểu vì sao mình làm vậy không?
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Lúc đó tôi mới 10 tuổi thôi. Họ huy động thiếu niên con cái của địa chủ, bắt phải đấu tố bố mẹ thì bố mẹ mới khỏi bị bắn. Bọn chúng tôi đều nghĩ là họ nói thật nên sợ lắm. Tôi bàn với mẹ, mẹ bảo ‘Con không đấu tố thì bố con chết.’ Cuối cùng, chúng tôi phải đứng ra nói theo kịch bản của họ là ‘Bố tôi rất gian ác.’ Họ bảo ‘Chưa được, phải nói nặng thêm.’ Tôi hét lên ‘Bố tôi giết cả làng này.’ Ông đội cải cách rất trẻ tát vào mặt tôi cái bốp, bảo ‘Chửi cha vượt chỉ tiêu trên giao. Trên giao cho mày chửi bố có bằng này thôi, sao mày chửi nhiều vậy?’ Bố mẹ tôi còn bị những người hàng xóm đấu tố. Trước đó, họ là những người Thiên Chúa giáo rất tốt. Đội Cải cách về khuyến khích thế nào thành ra nói dối hết. Tất cả ‘địa chủ’ trong làng xã tôi đều không giàu có gì vì ngoài Bắc ít có người có ruộng thẳng cánh cò bay như trong Nam Bộ. Chỉ vài mẫu ruộng, vài con trâu mà thành ‘địa chủ’ rồi. Họ cứ quy và đấu tố điêu rất gian ác. Trong Cải cách Ruộng đất, không khí khủng khiếp vô cùng.
Trà Mi: Sau lần chính ông đấu tố bố mình, bố ông có lãnh hậu quả thế nào không?
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Bố tôi sau đó bị nhốt mấy tháng được thả vì gia đình tôi được xuống thành phần ‘trung nông lớp D.’ Tôi nhớ bác Luông ở gần làng tôi cũng bị bắn rất tàn bạo. Đến khi họ sửa sai thì họ cho bác ấy xuống thành phần. Người ta đền tội bắn chết ông Luông có 100 cân thóc cho gia đình. Ngay cả em ruột ông nội tôi là một nhà sư rất nổi tiếng ở huyện cũng bị đấu tố đến mức tự treo cổ chết. Sau này, ông cũng được xuống thành phần. Ông sư trong chùa có gì mà là địa chủ. Họ cốt quy ông là địa chủ để phá chùa của ông thôi.
Gần như Cải cách Ruộng đất tiến đến một cuộc diệt chủng. Ví dụ như ông cố sinh ra ông nội tôi, năm đó gần 90 tuổi, râu tóc bạc phơ. Vậy mà họ cũng đem ông ra ruộng đào hố đấu tố ông chỉ vì ông có nhà to nhất làng. Ông cố tôi là một trong những người lập ra cái làng đó. Ông bị đấu tố tới ngất đi. Ông xin xử bắn cho ông được yên mà họ không bắn, đem nhốt ông trong nhà bếp bên cạnh nhà tôi, không cho ăn. Cứ đêm đến ông gọi tôi qua cửa sổ ‘Ông Hảo ơi cho con xin miếng cơm.’ Mẹ tôi thỉnh thoảng lén ném qua cửa sổ cho ông một nắm cơm để ông sống. Nhưng chỉ mấy tháng sau, ông chết.
Trà Mi: Cải cách Ruộng đất nhằm xóa bỏ văn hóa phong kiến; tiêu diệt các thành phần địa chủ, chống chính quyền, hay Việt gian để lấy lại ruộng đất cho bần cố nông. Họ nói mục tiêu đó về cơ bản không sai, nhưng dẫn tới sự đẫm máu và oan sai là do cách thực hiện sai. Ông nghĩ thế nào?
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Cái đó chỉ là họ biện minh cho hành động độc ác của họ. Mục tiêu của họ là giết trí thức và người giàu. Khẩu hiệu ‘Trí-phú-địa-hào, đào tận gốc trốc tận rễ’, khẩu hiệu căn bản của Cải cách Ruộng đất, vẫn rành rành ra đó. Khẩu hiệu này ra đời từ đảng Cộng sản Đông dương 1930. Trí thức và những người biết làm giàu là thành phần tạo nên xã hội văn minh. Không có trí thức, không có người biết làm ra của cải thì không có xã hội văn minh. Ngay mục tiêu ban đầu của họ đã là rất ác độc, sai trái, chống con người mà cứ bảo trên đúng do dưới thực hiện sai thì rất bậy bạ. Họ chỉ tìm cách mị dân thôi.
Trà Mi: Chủ nghĩa cộng sản tin rằng cách mạng ruộng đất là điều kiện để giải phóng dân tộc…
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Họ có giải phóng gì đâu. Họ chia ít ruộng cho bần cố nông. Hai năm sau, đến 1958 là họ thu lại hết. Họ cướp hết, cho vào hợp tác xã. Nông dân vẫn tiếp tục khổ ai, còn khổ ải hơn xưa nữa, khốn khó vô cùng. Năm 1958 họ lấy hết đất của dân dồn vào tay nhà nước gọi là ‘hợp tác xã’, thì đâu thể gọi là ‘dân cày có ruộng?’ Đấy là cuộc cách mạng dân cày mất ruộng chứ. Lúc ấy chúng tôi có một ông địa chủ to vô cùng có tên là ‘hợp tác xã,’ đày đọa con người không thể tưởng tượng được. Tôi từng đi làm hợp tác xã, tôi biết, đói vô cùng, hoa cả mắt, suốt ngày làm không đủ ăn.
Trà Mi: Với con mắt một nhân chứng, một người từng là nạn nhân của Cải cách Ruộng đất, ông sẽ nói gì về những di hại của nó cho tới 6 thập niên sau?
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Tôi chỉ muốn nói rằng dân tộc chúng ta đã kinh qua rất nhiều bi thảm do lỗi lầm của những người mang tà thuyết độc ác, chủ nghĩa duy ác, về đất nước chúng ta. Mong rằng họ sẽ từ bỏ chủ nghĩa duy ác này để trở về với dân tộc, với sự thương yêu hòa đồng với nhau. Chủ nghĩa đấu tranh giai cấp này là một chủ nghĩa rất là sai lầm, làm tai hại cho dân tộc, làm nhân dân cùng đường khốn khổ khốn nạn như thế này. Tôi mong những người cộng sản lãnh đạo đất nước hãy mau thức tỉnh sám hối. Hãy nghĩ rằng không chóng thì chày họ sẽ bị lịch sử lên án. Tôi chỉ mong họ hồi tâm quay lại với đất nước. Mọi người chúng ta hãy cùng nhau nói lên sự thật thì sự thật mới có mặt trên đất nước chúng ta.
Trà Mi: Với thế hệ trẻ ngày nay và ngày mai của nước Việt, theo ông, Cải cách Ruộng đất đã để lại cho họ bài học lịch sử như thế nào?
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Thế hệ chúng tôi bây giờ gần đất xa trời rồi. Thế hệ bố mẹ chúng tôi bị ám ảnh bởi Cải cách Ruộng đất thì chết hết rồi. Bây giờ họ tưởng đã đến lúc họ muốn sáng tác, muốn bịa theo kiểu của họ thế nào cũng được vì lớp trẻ đâu có biết gì, họ muốn nói gì thì nói mà. May mà những người như chúng tôi còn sống và có những bạn trẻ được cha mẹ kể lại những ký ức đau thương của thời Cải cách Ruộng đất, cho nên người ta đã lên tiếng. Không thể nào bịp nhân dân mãi, không thể nào bịt miệng được nhân dân mãi. Internet là phương tiện vô cùng hữu hiệu để chúng ta nói lên sự thật.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn nhà văn Trần Mạnh Hảo đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.
http://www.voatiengviet.com/content/tro-chuyen-voi-mot-nhan-chung-song-cua-cai-cach-ruong-dat/2457370.html
Posted by sontrung at 12:26 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 330
Sunday, September 21, 2014
THẾ GIỚI CHUNG QUANH TA
PHẬT GIÁO TẬY TẠNG
1. Thế giới của bích họa và Chuyển luân kinh
Đi đến bất kỳ ngôi chùa nào của Tây Tạng, chúng ta cũng sẽ nhìn thấy vô số những bức bích họa thật lớn trên các bức tường. Đặc biệt là ở cung Potala, một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Tây Tạng. Cung Potala cao hơn 117m, chiều dài từ Đông sang Tây dài 360m, dựa lưng vào ngọn Hồng Sơn (Marpori) phủ tuyết suốt mùa Đông, gồm 13 tầng, diện tích 12.000m, và là di sản văn hóa thế giới. Cung Potala có Phật điện thật nguy nga, kim đỉnh huy hoàng với hơn 15 gian gồm Phật đường, kinh đường, tháp điện. Đây là ngôi chùa lớn nhất Tây Tạng và là nơi ở của các vị Đạt Lai Lạt Ma.
Tại đây, kiến trúc Mật giáo rõ nét nhất. Các bức tường được tô màu bằng hai màu truyền thống trắng và nâu đỏ, các bức Mandala, bích họa, bảo tháp làm bằng đồng thếp vàng. Cung Potala được chia làm 3 phần: Hồng cung, Bạch cung, Sơn cước hạ tuyết, và cũng là nơi ở của Đức Lạt Ma thứ 14, nơi lưu trữ một bộ Tam tạng kinh được viết bằng 3 thứ tiếng: Tây Tạng, Hán, Mãn Châu.
Ở một nơi nữa, nơi mà tôi cảm thấy như lạc vào thế giới của những ngọn nến bằng bơ, của những bức bích họa, của bức tượng Phật, Bồ - tát nơi mà ta cảm nhận từng bước chân an lạc. Tới Jokhang (chùa Đại Chiêu), ta có cảm giác như sống lại thời xa xưa của khởi nguồn Phật giáo Tây Tạng. Chùa Jokhang tọa Đông hướng Tây, kết hợp giữa gỗ và đá, cao 4 tầng. Trên đỉnh chùa được kiến trúc theo phong cách Mật giáo Tạng truyền chính và mang một sống phong cách kiến trúc đời Đường Trung Hoa.
Theo lịch sử Tây Tạng, thời vua Songsten Gampo (Tùng Tán Cán Bố) có 2 hoàng hậu, một là Xích Tôn – công chúa Nepal, một là Văn Thành – công chúa nhà Đường. Đây cũng là hiện thân của Bồ Tát Quán Thế Âm và Bồ Tát Tara sinh ra từ nước mắt Quán Thế Âm, nàng công chúa Nepal chính là Tara sắc lục, Văn Thành công chúa là Tara sắc trắng.
Khi Văn Thành công chúa lấy chồng, nàng mang theo pho tượng Thích Ca Mâu Ni 12 tuổi và rất nhiều kinh Phật khác. Phần lớn các tranh tượng đều ở tầng 1, tổng thể diện tích trên 2.500m và được chống đỡ bằng các cột gỗ. Các cột gỗ này có từ thế kỷ XVII cho đến nay. Đặc sắc nhất là các bích họa ngoài hành lang của chùa. Trong Phật điện còn bảo tồn được các loại pháp khí đời Đường, tương truyền cho công chúa Văn Thành mang sang. Chúng được chế tác từ đá.
Trong các chùa Tây Tạng, các Chuyển luân kinh đều được thiết lập dọc đường đi. Bên ngoài khắc 6 chữ: Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn. Bất kỳ một ngôi chùa nào ở Tây Tạng cũng đều có trang trí bảo bình, bảo cái, pháp luân… Trước Phật điện có biểu tượng Chuyển pháp luân tại vườn Nai. Những Phật tử hành hương về Tây Tạng, tay cầm kinh luân, xoay chuyển cho kinh luân quay đều, dường như cả vũ trụ thần bí đang âm thầm ở trong lòng bàn tay những con người nhỏ bé đó! Họ đang đi theo dòng chảy của Phật giáo, vừa đi vừa niệm “Ommanipadminhum”, hoặc đi theo thế “tam bộ nhất bái, ngũ thể đầu địa”, hành hương tới đất Phật với một niềm tin bất diệt.
2. Chùa Zhaibung (Triết Bạng) và Samye (Tang Da)
Tại chùa Triết Bạng, ngôi chùa lớn nhất của Hoàng giáo Taya, vẫn duy trì hình thức biện kinh. Từ trên chùa Niết Bạng nhìn xuống, thung lũng đầy mây trắng, hơi nước mờ ảo vẫn còn đọng lại trên những chiếc lá. Biện kinh là một sinh hoạt thường nhật của chưa Tăng Tây Tạng.
Biện kinh cũng giống như hỏi thi vấn đáp của Việt Nam ta, nhưng ở đây, chư Tăng sinh hoạt ngay trên sân, và ngồi quây quần với nhau. Sau đó, một vị Tăng đứng lên đặt ra câu hỏi, và chỉ định người trả lời. Chính vì hình thức hỏi thẳng, đáp nhanh, đúng trọng tâm vấn đề, nên kinh sách và khả năng hùng biện, thuyết pháp, thường được truyền bá rất nhanh và hiệu quả.
Ấn tượng nhất là khi đến thăm Tang Da, ngôi chùa được xây dựng vào thế kỷ thứ VIII, cách Lhasa 300km. Đường đi vô cùng nguy hiểm trên hoang mạc cát, nơi Bồ tát Liên Hoa Sinh (Padma sambhava) đã đến đây và xây dựng chùa Tang Da. Và đây là ngôi chùa có nhiều tượng Phật nhất thuộc Hồng giáo.
Tương truyền rằng Tổ Liên Hoa Sinh vốn sinh ra từ hoa sen tại miền linh địa Ô – trượng – na (Tây Bắc Kashmar). Tổ Liên Hoa Sinh đã dẹp trừ được các thần ma quái, đưa họ về chính pháp, lập ra phái Hồng giáo và để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong lịch sử Hồng giáo Tây Tạng.
Chùa Tang Da nổi tiếng nhất qua 4 bảo tháp trấn bốn phương. Hồng tháp (Pháp luân tháp – theo phong cách Bồ tát thừa), Bạch tháp (Đại Bồ đề tháp – theo phong cách của Thanh Văn thừa), Lam tháp (Thiên long tháp – theo phong cách Như lai thừa), Hắc tháp (Niết bàn tháp – phong cách Phật thừa)… Ngoài ra, chúng ta quan sát có thể thấy hàng ngàn tháp được đặt trên tường bao quoanh toàn bộ chùa Tang Da.
3. Sắc màu huyền bí
Đến Tây Tạng, dẫu lòng người vô tình đến đâu thì cũng có lúc chùng xuống nao lòng trước vẻ đẹp của một nơi dường như chỉ toàn đất đá, hoang mạc, hay núi tuyết. Vẻ đẹp của Tây Tạng, một vẻ đẹp dường như làm ta ngỡ ngàng bởi đất, bởi nắng, bởi gió, tuyết và mây… Mây Tây Tạng thật tuyệt vời. Những áng mây bồng bềnh trên bầu trời, kết hợp với sự hùng vĩ của dãy Himalaya, mây và tuyết, tràn ngập trên những đỉnh núi, tạo nên những sắc màu diệu kỳ.
Người viết thật có duyên, đã chụp được những bức ảnh: “Bạch Tuyết Kỳ Phong, Phật Nhật Tường Vân, Bạch Vân Thanh Sơn, Thiên Quang Vân ảnh, Sơn Tự Tại, Bạch Vân Thuỵ Tuyết”… nhưng dường như vẫn chưa thể nào diễn tả được hết vẻ đẹp của những ngọn núi cô liêu phủ đầy tuyết trắng. “Bạch vân phi khứ thanh sơn tại/Thanh sơn thường tại bạch vân trung”. Những hoang mạc cát bồng bềnh mây trắng không một bóng chim kêu.
Sự im lặng của không gian bao trùm. Phong cách đẹp một cách kỳ lạ, và cảm hứng đã ùa tới, khó kìm nén: “Sơn sắc khê thanh chân thật nghĩa/Thiên quang vân ảnh khứ lai thân”… Thật may mắn khi được chấn kiến cảnh sắc miền đất thánh, dường như ta đang bước nhẹ nhàng vào cõi sắc giới. Khi chụp những bức ảnh này, người viết linh cảm chúng sẽ gây hiệu quả bất ngờ cho chính mình bởi sự huyền ảo và độc đảo, đầy huyền bì về mây, tuyết, và những sa mạc cát hoang vu…
Họa sĩ Tây Tạng là những người làm Mandala, có những bức Mandala, có những bức Mandala thật to, nhưng cũng có bức nhỏ, tùy theo nhu cầu. Họ thường làm theo nghề truyền thống, cha truyền con nối, hay nói cách khác là nghề gia truyền. Màu sắc trên những bức Mandala, thanka thường là các màu nguyên thủy từ đá và cây, nhưng cũng có sự sáng tạo của các họa sĩ. Họ là những người góp phần tạo nên một Tây Tạng huyền bí và linh thiêng.
Tây Tạng, một miền đất mà dường như vẫn còn sức hút mầu nhiệm linh thiêng với tôi. Trên nền đất nâu kia, nơi mà phía xa xôi, trên đỉnh núi gập ghềnh kia, còn là những thất cốc cô độc, nơi ẩn cư của những vị Lạt Ma. Đường đi tới đó, thật là khó khăn, “Núi không cao thì cảnh chẳng kỳ/ Đường không dài, thì lòng người khôn tỏ”, nhưng có kẽ, con đường tu tập là vậy.
Các vị Lạt Ma sẽ ngồi thiền định ở đó, cách biệt thế giới bên ngoài, chỉ liên lạc với bên ngoài bằng một cái ô nhỏ, để bên ngoài đặt thức ăn vào đó. Qua 6 tháng, 12 tháng, 2 năm, 6 năm, 20 năm… Từng đơn vị thời gian nhập thất tăng lên…, đã có vị Lạt ma, qua 12 năm, rồi một ngày nào đó, khi thị giả không thấy thầy mình lấy thức ăn nữa, mở mật thất bước vào, thì Lạt ma đã thị tịch. Khỏi ai không bâng khuâng trước những mật thất như vậy…?
Sắc màu của Tây Tạng có sức lôi cuốn đến lạ kỳ. Từ màu sắc truyền thống trên các bức tường của các đền chùa như nâu, trắng, đỏ, rồi màu đỏ của y phục Tây Tạng, màu tuyết trắng xóa, và màu của mây núi trên cao xanh kia… màu xanh lam lững lờ của dòng sông huyền thoại Yarlung Tsangpo, nơi khởi nguồn của những con sông lớn như Hoàng Hà, Mê Kông, hay màu đỏ hồng trên đôi má đứa trẻ đang nhìn mẹ lần tràng hạt, màu của những của các pho tượng Phật…, tất cả những sắc màu đó, hiển hiện, và trường tồn qua thời gian.
Rời Lhasa Tây Tạng, cảm xúc huyền nhiệm vẫn hiện về, nơi những miền đất chịu nhiều khí hậu khắc nghiệt, nơi “Thượng sơn thượng thủy thượng Laha – sha/ Triều Phật triều thần triều Tà – ra”, nơi Phật giáo đã trải qua biết bao thăng trầm nhưng vẫn tồn tại và phát triển, lòng chợt lưu luyến, nhớ về nơi mà ánh sáng của Đức Phật soi rọi, chiếu sáng trong tâm hồn mỗi người.
15 cựu sinh viên Harvard nổi danh nhất thế giới.
Trang blog kinh tế tài chính - Business Insider đã vừa đưa ra danh sách những cựu sinh viên của trường Đại học Harvard nổi danh nhất thế giới mọi thời đại:
1. Tổng thông Mỹ Barack Obama trở thành sinh viên của ĐH Luật Harvard vào năm 1988. Cuối năm 1988, ông được chọn làm biên tập viên cho tờ Harvard Law Review khi mới chỉ là sinh viên năm nhất và tổng biên tập của tờ tạp chí vào năm học thứ hai. Ông tốt nghiệp với tấm bằng tiến sĩ Luật hạng ưu vào năm 1991. Trong suốt thời gian học tập ở trường, ông còn chơi bóng rổ trong đội của Hiệp hội sinh viên luật da màu.
Tổng thông Mỹ Barack Obama
2. Cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore vào Đại học Harvard năm 1965. Trong thời gian theo học, vị cựu phó tổng thống Mỹ này đã bị xếp vào danh sách các sinh viên có thành tích học tập tệ nhất lớp. Sau khi nhận ra mình không có hứng thú với chuyên ngành ngữ văn Anh, Gore quyết định đổi ngành học và tìm thấy niềm đam mê với chuyên ngành chính trị học. Ông tốt nghiệp hạng danh dự với luận án tốt nghiệp xuất sắc với tựa đề :”Tác động cua truyền hình trong cách lãnh đạo của Tổng thống, 1947-1969” vào năm 1969.
Cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore
3. Ben Bernanke là cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang. Ông đã giành được 1590/1600 điểm SAT và sau đó tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế của Harvard vào năm 1975. Giờ đây, một bài phát biểu kéo dài 40 phút của ông có thể mang lại khoản thù lao nhiều hơn cả mức lương trong một năm ông làm việc.
Ben Bernanke, cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang
4. Bill Gates, Chủ tịch tập đoàn Microsoft, bắt đầu vào học tại Harvard năm 1973, ông quyết định chọn theo học ngành toán học ứng dụng. Trong thời gian học ở Harvard, Bill Gates đã phát triển một phiên bản của ngôn ngữ lập trình BASIC trên máy tính. Sau đó, ông đã bỏ học ở Harvard để dồn hết tâm sức sáng lập ra Microsoft cùng người bạn của mình Paul Allen khi đang là sinh viên năm thứ 3.
Bill Gate, Chủ tịch tập đoàn Microsoft
5. Cố tổng thống Mỹ Franklin Delano Roosevelt bắt đầu học ở Harvard vào năm 1900. Ông tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khóa ở đây như làm chủ tịch cho tờ báo Harvard Crimson, thư ký câu lạc bộ Glee...
Cố tổng thổng Mỹ Franklin Delano Roosevelt
6. Cựu tổng thống Mỹ George W. Bush tốt nghiệp Đại Học Kinh doanh thuộc Harvard năm 1975. Ông là tổng thống duy nhất của Mỹ tốt nghiệp có bằng MBA (Cao học quản trị kinh doanh).
Cựu tổng thống Mỹ George W. Bush
7. Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tốt nghiệp Harvard năm 1950, sau đó ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành Chính trị. Henry Kissinger còn là giảng viên dạy tại Đại học Harvard từ năm 1954-1969.
Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger
8. Jamie Dimon, CEO của JPMorgan Chase, tốt nghiệp thạc sĩ quản trị kinh doanh của Đại học Harvard năm 1982. Ông đứng thứ 22 trong danh sách những người quyền lực nhất thế giới theo Forbes và đang điều hành một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới. Jamie Dimon cũng từng là Chủ tịch FED New York.
Jamie Dimon, CEO của JPMorgan Chase
9. Jill Abramson, Tổng biên tập tờ New York Times. Bà không chỉ là Tổng biên tập của một trong những tờ báo có sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới - New York Times mà còn là người phụ nữ đầu tiên nắm giữ vị trí này trong suốt lịch sử 160 năm của tờ báo. Bà đã lấy bằng cử nhân loại xuất sắc của Harvard năm 1976, chuyên ngành Lịch sử.
Jill Abramson, Tổng biên tập tờ New York Times
10. Cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy tốt nghiệp chuyên ngành quan hệ quốc tế đại học Harvard vào năm 1940. Luận án tốt nghiệp của ông viết về lý do tại sao nước Anh lại chưa sẵn sàng để chống lại Đức trong Thế chiến thứ hai, sau đó nó đã được xuất bản thành cuốn sách với tựa đề "Tại sao nước Anh ngủ mê” và trở thành cuốn sách bán chạy nhất lúc đó.
Cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy
11. Mark Zuckerberg, người sáng lập ra mạng xã hội Facebook. Lúc đang là một sinh viên của Đại học Harvard, anh đã tạo lập trang mạng xã hội Facebook với sự trợ giúp của các bạn học của mình. Hiện nay anh đang là tổng giám đốc điều hành của Facebook. Năm 2008, Zuckerberg xếp thứ 785 trong bảng xếp hạng doanh nhân giàu có của tạp chí Forbes, với số tài sản của anh lên đến 1,5 tỷ USD.
Mark Zuckerberg, người sáng lập ra mạng xã hội Facebook
12. Tổng Thư Kí Liên Hợp Quốc, ông Ban Ki – moon tốt nghiệp thạc sĩ ngành hành chính công năm 1985 tại Đại học Harvard. Ông giữ chức Tổng thư ký Liên hợp quốc kể từ năm 2007 và được bầu lại vào vị trí này năm 2011. Trong nhiệm kỳ thứ hai, ông muốn tập trung vào việc trao nhiều quyền hơn cho phụ nữ và thúc đẩy một xã hội phát triển bền vững. Trước đó, ông còn là Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại của Hàn Quốc.
Tổng Thư Kí Liên Hợp Quốc, ông Ban Ki – moon
13. Tổng thống Liberia Johnson Sirleaf lấy bằng M.A chuyên ngành quản lý công năm 1971. Bà trở thành Tổng thống Liberia năm 2006 và trở thành nữ Tổng thống da màu do dân bầu đầu tiên của thế giới. Bà cũng là Tổng thống nữ đầu tiên của châu Phi. Năm 2011, bà được nhận giải Nobel Hòa Bình vì nỗ lực thúc đẩy quá trình hòa giải của Liberia.
Tổng thống Liberia Johnson Sirleaf
14. Lloyd Blankfein, CEO của Goldman Sachs, tốt nghiệp cử nhân năm 1975 và lấy bằng tiến sĩ Luật năm 1978 tại đại học Harvard. Hiện ông là CEO của một trong những định chế tài chính hùng mạnh nhất thế giới với tài sản 938 tỷ USD. Blanfein nắm giữ vị trí CEO của Goldman Sachs kể từ năm 2006 và đứng ở số 27 trong danh sách những người quyền lực nhất thế giới của Forbes.
Lloyd Blankfein, CEO của Goldman Sachs
15. Đệ nhất phu nhân Michelle Obama tốt nghiệp tiến sĩ ngành luật năm 1988 và là đệ phất phu nhân của Tổng thống đương nhiệm Hoa Kỳ, Barack Obama, Bà luôn mong muốn thế hệ trẻ của nước Mỹ tiến lên phía trước. Bà đứng đầu chiến dịch “Let’s move!” thúc đẩy ăn uống dinh dưỡng và chống lại tệ nạn lạm dụng trẻ em.
Michelle Obama, đệ nhất phu nhân Tổng thống đương nhiệm Hoa Kỳ
Thu Phương
Những thứ sẽ biến mất trong tương lai?
Với tốc độ phát triển như vũ bão hiện nay, kỹ thuật mang lại cho chúng ta ngày một nhiều tiện ích bất ngờ, những trải nghiệm thú vị. Những phát minh tối tân đang hoặc sẽ dần thay thế những công nghệ “lỗi mốt”. Dưới đây là danh sách 15 công nghệ sẽ biến mất trong tương lai không xa.
1. Internet có dây
Internet không dây sẽ chưa thống lĩnh thị trường trong vòng 8 đến 10 năm tới song nó sẽ nhanh chóng “bức tử” mạng có dây vì chi phí thấp và dịch vụ không giới hạn.
2. Máy ảnh và máy quay phim chuyên dụng
Camera tích hợp trên điện thoại thông minh đang dần giết chết máy ảnh và máy quay phim chuyên dụng sử dụng cho gia đình.
Không giống như máy ảnh, vật dụng chúng ta chỉ mang theo khi cần chụp hình, điện thoại thông minh luôn luôn theo sát chúng ta. Thiết bị công nghệ cao này cung cấp tất cả các ứng dụng và bộ lọc để điều chỉnh hình ảnh theo ý muốn đồng thời cho phép người dùng chia sẻ hình ảnh, video trực tuyến ngay khi chúng ta ghi được.
3. Điện thoại cố định
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh năm 2010, chỉ 26% các hộ gia đình Mỹ sử dụng điện thoại không dây. Nhưng đến năm 2017, các chuyên gia dự đoán chỉ còn lại một số ít người già sẽ tiếp tục sử dụng điện thoại cố định. Hầu hết mọi người sẽ thích điện thoại cầm tay vì những lợi ích và thuận tiện mà thiết bị di động này mang lại vô cùng đa dạng.
4. Chờ máy tính khởi động
Chờ đợi máy tính khởi động là một trong những nỗi thất vọng công nghệ lớn nhất trong kỷ nguyên máy tính. Nhưng thất vọng này sẽ nhanh chóng biến mất vì giờ đây với Windows 8, hệ điều hành cực nhanh, cho phép khởi động máy tính trong vòng 1-2 giây.
5. Cửa sổ điều hành
Mặc dù hệ điều hành của Microsoft vẫn tồn tại nhưng chúng ta sẽ sớm nói lời tạm biệt với hệ thống cửa sổ nơi các ứng dụng được hiển thị ở hộp kéo xuống cùng với thanh tiêu đề và ứng dụng vì hãng sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới đã có kế hoạch thay thế cửa sổ bằng giao diện người dùng Metro được mặc định cho Windows 8.
6. Ổ đĩa cứng
Ổ đĩa trạng thái rắn SSD cuối cùng cũng cho phép chúng ta vĩnh biệt cách thức lưu trữ dữ liệu trên đĩa từ. Do không có phần chuyển động nên đĩa SSD nhanh và bền hơn rất nhiều đĩa từ. Hiện giá của SSD vẫn cao hơn đĩa từ song trong tương lai máy tính không thể thiếu ổ đĩa SSD.
7. Rạp chiếu phim
Nhiều chuyên gia dự đoán rạp chiếu phim sẽ bị “khai tử” khi tivi ra đời và giữ vị trí cai trị trong thế giới truyền thông. Đến thời điểm này, dự đoán đang trở thành hiện thực khi tivi HD màn hình lớn xuất hiện ngày càng nhiều trong các hộ gia đình và giá của tivi 3D ngày càng hợp lý hơn.
Ngoài ra, các nhà phát hành phim cũng phát các bộ phim theo yêu cầu của khách hàng cùng thời điểm bộ phim được chiếu tại rạp.
Với công nghệ phục vụ tận nhà như hiện nay, chúng ta sẽ không phải tốn một khoản tiên kha khá để mua vé cho cả gia đình đến rạp chiếu bóng thưởng thức một bộ phim yêu thích.
8. Chuột máy tính
Chuột máy tính có thể không biến mất trong vòng 5 năm nữa nhưng sẽ trở thành lựa chọn thứ hai bởi các nhà sản xuất máy tính đang có xu hướng tung ra thị trường dòng sản phẩm cảm ứng hay điều khiển bằng cử chỉ.
9. Kính 3D
Kể từ khi những bộ phim 3D đầu tiên được công chiếu vào những năm 1950, người xem buộc phải đeo kính chuyên dụng 3D mới có thể trải nghiệm hiệu ứng nổi.
Năm 2011, Toshiba đã tung ra thị trường máy tính xách tay F755. Máy tính mini này sử dụng webcam để theo dõi chuyển động của mắt và phục vụ hình ảnh 3D vô cùng sống động.
Năm ngoái, hai nhà sản xuất điện thoại HTC và LG cũng cho ra mắt 2 thiết bị tích hợp màn hình 3D cho phép người dùng xem phim 3D mà không cần kính.
Với tốc độ này, kính 3D sẽ nhanh chóng trở thành dĩ vãng.
10. Điều khiển từ xa
Điện thoại thông minh sẽ giúp chúng ta chuyển kênh tivi mà không cần tới điều khiển từ xa và người dùng thậm chí có thay đổi chương trình bằng giọng nói hay cử chỉ. Điều khiển từ xa đo đó không còn lý do để tồn tại.
11. Máy tính để bàn
Trong kỷ nguyên công nghệ phát triển từng giờ như hiện nay, các nhà sản xuất máy tính sẽ không tiếp tục sản xuất máy tính để bàn. Thay vào đó là máy tính bảng, máy tính xách tay, điện thoại thông minh…
12. Số điện thoại
Với sự ra đời của dịch vụ chat Voice như Skype, Google Talk và Facebook audio…bạn có thể tha hồ nói chuyện với bạn bè, người thân khắp nơi trên thế giới chỉ cần ghi danh account người dùng. Thế hệ trẻ khi gặp nhau sẽ hỏi ID thay vì hỏi số phone.
13. Chương trình truyền hình phát vào khung giờ cố định
Trước kia mọi người thường phải ngồi quanh tivi vào giờ nhất định để xem chương trình mà họ yêu thích. Giờ đây, tivi internet cung cấp tất cả các chương trình truyền hình miễn phí mà người dùng có thể xem bất cứ khi nào, ở đâu. Chúng ta thậm chí cũng không cần phải ghi lại các chương trình truyền hình vì chúng luôn sẵn có trên mạng.
14. Máy fax
Trong thời đại thư điện tử, nhiều công ty sẽ chấp nhận chữ ký điện tử thay vì chữ ký được gửi qua máy fax. Đây là lý do khiến thiết bị này có thể không tồn tại thêm bao lâu nữa.
15. Đĩa quang học
Với sự tăng trưởng của các dịch vụ tải video từ mạng, đĩa quang học không phải là lựa chọn để người dùng ghi dữ liệu và các nội dung giải trí. Đĩa quang học do đó sẽ khó có chỗ đứng trên thị trường.
10 Động vật quái dị nhất hành tinh
Cò mỏ dày, hươu đùi vằn, thằn lằn quỷ gai, ếch mũi lợn là những động vật kỳ lạ nhất hành tinh. Tuy nhiên, nhiều loài trong số đó đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Thằn lằn quỷ gai (Moloch Horridus) là loài động vật bò sát ở Australia. Nó còn có tên gọi khác là thằn lằn gai, rồng gai hay thằn lằn Moloch. Chúng có thân gai góc và một cái “đầu giả” để đánh lạc hướng động vật săn mồi. Nhờ thân có màu giống cát mà chúng có thể ngụy trang trên sa mạc dễ dàng.
Hươu đùi vằn có hình dáng giống con lừa, với đùi và chân sau có sọc, cổ dài. Đây là loài động vật quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng.
Cò mỏ dày là một loài chim thuộc họ Balaenicipitidae. Con trưởng thành có chiều cao 115–150 cm, chiều dài thân 100–140 cm, chiều dài mỏ trung bình 30 cm, khối lượng từ 4 tới 7 kg, còn chiều dài sải cánh đạt 230–260 cm. Chúng sống ở vùng nhiệt đới phía đông châu Phi, trong những đầm lầy lớn từ Sudan để Zambia. Người ta phát hiện cò mỏ dày từ thế kỷ 19.
Ếch tía Ấn Độ hay ếch mũi lợn là một loài ếch màu tím có hình thù kỳ quái. Người dân Ấn Độ phát hiện chúng ở dãy núi Ghats vào cuối năm 2013. Theo các nhà khoa học, chúng xuất hiện trên trái đất từ hàng triệu năm trước. Tuy nhiên, chúng đào hang sống dưới lòng đất, hiếm khi xuất hiện nên con người không biết tới sự tồn tại của chúng trong một thời gian rất dài. Đến nay tập tính của chúng vẫn còn là điều rất bí ẩn.
Cá vẹt lam hay cá vẹt xanh (Scarus coeruleus), một loài cá có màu xanh lam trong họ cá vẹt, thuộc chi Scarus. Người ta phát hiện loài cá này ở Đại Tây Dương. Cơ thể của chúng có chiều dài 30–75 cm. Chiều dài cơ thể con đực có thể lên tới 1,2 m. Những con trưởng thành có mõm lớn, giống như mỏ chim vẹt.
Rắn vảy sừng Bush Viper (Atheris) là một loài rắn có màu sắc lạ và những vây cứng nhọn trên cơ thể. Chúng phân bố trong những khu rừng nhiệt đới ở châu Phi. Người ta tìm thấy chúng tại khu bảo tồn Takamanda, Cameroon. Ngoài lớp vảy kỳ lạ, chúng có khả năng thay đổi màu sắc cơ thể để hòa lẫn với môi trường xung quanh nhằm trốn tránh kẻ thù hay đánh lừa con mồi. Rắn vảy sừng thường không tấn công con người và các động vật to lớn nhưng lượng nọc độc chúng tiết ra sau mỗi cú đớp có thể khiến người trưởng thành tử vong.
Linh dương Saiga, một loài động vật có sừng dựng đứng, là một trong những động vật có vú lâu đời nhất. Chúng bắt đầu xuất hiện trên địa cầu cách đây 250.000 năm.
Glaucus Atlanticus, một loài sên biển có kích thước nhỏ với chiều dài khoảng 3 cm, còn mang biệt danh là “thiên thần xanh”, “rồng xanh” hay “sên biển xanh”. Chúng có màu xám bạc trên lưng, màu xanh ở dưới bụng và sọc xanh ở trên đầu.
Cá Pacu là một loài cá nước ngọt ở Nam Mỹ. Chúng có bộ răng dạng khối, thẳng và cấu trúc tương tự như răng của con người. Cá Pacu có sở thích quái dị là ăn tinh hoàn người do nhầm lẫn với một loại hạt mà chúng thích.
Lợn biển sống ở đáy của Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Chúng thường kiếm mồi từ lớp trầm tích dưới đáy biển.
Nguyễn Ngọc
Ảnh: Livescience
Posted by sontrung at 10:52 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 330
PHẠM CAO DƯƠNG * VIỆT NAM HẢI NGỌẠI
Người Việt hải ngoại 'càng vững mạnh'
Phạm Cao Dương
Gửi cho BBC từ California
Cập nhật: 10:58 GMT - thứ tư, 17 tháng 9, 2014
Google+
chia sẻ
Gửi cho bạn bè
In trang này
Lễ khánh thành tượng Đức Thánh Trần tại Little Saigon đầu tháng 9
Gần đây có quyết định dựng tượng Đức Thánh Trần ở Little Saigon. Tôi không rõ trên giấy tờ liên lạc với Toà Thị Chính Thành Phố Westminster ban tổ chức đã dùng danh xưng của tượng là gì nhưng ở đây tôi vẫn dùng danh xưng là Tượng Đức Thánh Trần.
Khác với các nhân vật lịch sử khác như Hùng Vương, Hai Bà Trưng, Triệu Quang Phục, Lý Thường Kiệt, Lê Thái Tổ, Quang Trung …, tất cả đều có đền thờ và được dân chúng địa phương quanh năm hương khói, đến ngày kỵ đều được các quan lại địa phương hàng năm chính thức đến tế. Chỉ riêng có Trần Hưng Đạo ngoài đền thờ, còn được coi là đã hiển linh để phù hộ, giúp đỡ đồng bào của mình, che chở mọi người chống lại tà ma, quỉ quái. Đức Thánh Trần với các con trai và các gia tướng của Ngài như Yết Kiêu, Dã Tượng luôn luôn được truyền tụng là đã hiển linh trong các công tác này. Những chuyện như Phạm Nhan chuyên môn tìm ăn máu dơ của phụ nữ làm cho họ mắc bệnh, mảnh chiếu lấy từ đền thờ của ngài là những chuyện phổ thông trước đây ai cũng biết
Các bài liên quan
25 năm Little Saigon
Cộng đồng mình 'có tiếng nói rất mạnh'
'Không muốn kết nghĩa với Nha Trang'
Chủ đề liên quan
Người Việt ở nước ngoài
Sự kiện các dân di cư tị nạn khi ra đi đã mang theo các thần của mình là một sự kiện đã xảy ra từ lâu trong lịch sử nhân loại. Dân Hy Lạp trong các thế kỷ thứ bảy và thứ tám kéo dài đến hết thế kỷ thứ năm trước Thiên Chúa, khi có những cuộc tranh chấp nội bộ ở các đô thị-quốc gia, những city-states, những polis, của họ, điển hình là hai đô thị Athens và Sparta, các phe bại trận bị loại trừ phải bỏ xứ mà đi. Họ đã tạo nên một đường viền Hy Lạp chung quanh Địa Trung Hải với những quốc gia-đô thị, những polis mới ở nam Âu, ở Tây Á và luôn cả ở Phi Châu. Khi ra đi họ đã mang theo văn minh Hy Lạp và đặc biệt là các thần linh Hy Lạp của họ. Với những yếu tố văn minh, văn hóa và đặc biệt là tín ngưỡng này, những đô thị-quốc gia mới của họ, mặc dù vẫn giữ được những liên hệ lịch sử, văn minh và văn hoá, đã trở thành hoàn toàn độc lập với các đô thị-quốc gia mẹ, đã tự mình đứng vững và phát triển, không còn bị các quốc gia-đô thị mẹ chi phối về phương diện chính trị và sinh hoạt hàng ngày nữa.
Người Tầu khi di cư ra khỏi quê hương của họ cũng làm những việc tương tự. Bằng chứng là các “chùa Tầu” đã hiện diện ở khắp thế giới và ở miền Nam Việt Nam rất nhiều, đặc biệt là ở Saigon. Tất cả đã trở thành nhũng nơi thăm viếng mà du khách khi tới Saigon đều phải biết và ít nhiều ghé qua. Chính người viết bài này hồi trước năm 1975, khi dẫn sinh viên đi du khảo quanh vùng Thủ Đô Saigon, cũng đã ghé thăm những nơi này. Điều đáng để ý là những nơi này luôn luôn có nhiều khách hành hương tới viếng trong đó rất đông là người Việt. Nơi đây khói hương ngày đêm nghi ngút, không bao giờ tàn lạnh.
Chiến tranh kết thúc, nhiều người Việt bỏ nước ra đi
Cho tới nay, Cộng Đồng người Việt ở Hải Ngoại đã được gần tròn 40 tuổi, đã trải qua giai đoạn sống còn, đã mỗi ngày mỗi thêm vững mạnh về đủ mọi phương diện để trở thành thành phần thứ hai độc lập với thành phần thứ nhất của dân tộc Việt Nam.
Cộng Đồng Hải Ngoại của chúng ta trẻ trung hơn, năng động hơn,có tiềm năng hiểu biết cập nhật hơn, có nhiều khả năng phát triển hơn nhờ đã hình thành và phát triển trong những quốc gia tân tiến nhất trên thế giới, so với thành phần thứ nhất mỗi ngày già cỗi hơn, mòn mỏi hơn, kiệt lực hơn, không còn đủ khả năng nhận thức và ngay cả sử dụng những khả năng trí tuệ vẫn còn không ít của mình. Tuổi trẻ Việt Nam ở Hải Ngoại có thể vào và đã vào bất cứ một đại học danh tiếng nào nếu các em mong muốn và được cha mẹ khuyến khích. Rất đông các em đã đạt được điều này. Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại đã tự mình hội đủ mọi điều kiện để tự đứng vững.
Chúng ta đã có đầy đủ nếu không nói là khá đông các chuyên viên trí thức thượng thặng từ các khoa học gia, các giáo sư đại học, các học giả tốt nghiệp từ các học viện lớn và hiện đang phục vụ trong các trung tâm, các viện nghiên cứu bậc nhất trên thế giới để góp sự hiện diện của mình với các sắc tộc khác. Chúng ta cũng đã có những chỉ huy cao cao cấp trong quân đội, kể cả tướng lãnh. Chúng ta cũng có những chỉ huy trưởng khu trục hạm tối tân nhất của Hải Quân Hoa Kỳ, những nữ đại tá người nhỏ thó chỉ đứng đến nách những đồng sự hay thuộc cấp của mình nhưng vẫn được họ chào kính một cách trịnh trọng. Họ cũng là con em của chúng ta đó.
Trong địa hạt chính trị, người Việt nay cũng đã đi rất sâu và rất cao trong hệ thống chính quyền của nhiều nước, ở đủ cả ba ngành, ngay cả ở cấp trung ương. Nhiều người trẻ cũng đã xuất hiện và đã thành công xuất sắc. Họ thông thạo ngôn ngữ, được học, được sống và hiểu biết về xã hội nơi họ đang cư ngụ. Họ bắt đầu thay thế cho thế hệ cha anh đã đến tuổi xế chiều, nhưng vẫn hiểu biết về Việt Nam và thông thạo tiếng Việt.
Người Việt nay có cộng đồng lớn tại Mỹ
Sang một địa hạt khác gần gũi với mọi người hơn là địa hạt giáo dục. Ở đây tôi chỉ nói vế các cấp trung tiểu học và mẫu giáo, những cấp học cơ bản liên hệ trực tiếp tới các em nhỏ của chúng ta trong cộng đồng. Con số những thày cô giáo người Việt hiện diện trong các trường địa phương mỗi ngày một nhiều. Nghề làm thày cô giáo không còn bị chê so với các nghề khác như trong những thập niên đầu. Nhiều người tỏ ra đã yêu mến nghề dạy học ngay từ khi còn học ở bậc trung và luôn cả tiểu học. Họ đã đạt được ước vọng và sau nhiều năm hành nghề vẫn tỏ ra yêu nghề hơn bao giờ hết. Nhiều người đã chuyển sang cấp chỉ huy làm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường khi chán phụ trách lớp. Nên nhớ là, ít ra là ở Mỹ, dạy ở cấp nào cùng được coi là quý, là trọng, không nhất thiết là ở bậc đại học, nơi kiếm được một chỗ làm rất khó vì rất hiếm, cạnh tranh giữa các sắc dân Á Châu
rất nhiều, bè cánh phe phái rất nhiều. Điều quan trọng là ở chính mình và hạnh phúc của chính mình.
Cộng đồng của chúng ta đã độc lập, đã tự đứng vững và phát triển trong suốt 39 năm qua không hề phải nhờ và vào chính quốc. Trái lại, hàng chục tỷ đôla hàng năm đã được gửi về làm giàu cho các cán bộ và các đại gia ở trong nước. Có điều thay vì để yên cho thành phần thứ hai của dân tộc này phát triển để hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau song song phát triẻn, cùng hưởng thì các “đỉnh cao trí tuệ” ở trong nước đã coi nó như một con gà đẻ trứng vàng, tìm cách ảnh hưởng tới nó, bắt nó đẻ nhiều hơn, thậm chí bắt và giết nó. Riêng trong phạm vi dạy tiếng Việt có người còn cổ võ đưa các thày ở trong nước ra dạy ở các trường hải ngoại. Cổ võ nhưng vị này không hề quan tâm đến tình trạng suy đồi thậm tệ của tiếng Việt ở ngay chính trong nước mà rất nhiều bài thuyết trình, khảo cứu đã được phổ biến trong nhiều cuộc hội thảo ở khắp nơi trên thế giới, ở Mỹ. ở Canada, ở Úc, ở Pháp, trên báo chí, truyên truyền thanh, truyền hình, trong những năm qua.
"Chúng ta đã có một Siêu Quốc gia Việt Nam không có lãnh thổ, không có chính quyền, không có thủ đô nhưng tất cả đều nằm sâu thẳm trong lòng mọi người dân của nó."
Sự hình thành của Cộng đồng Việt Nam Hải Ngoại coi như thành phần thứ hai của dân tộc là một cơ hội ngàn năm một thuở chúng ta có được, sau khi người dân Việt Nam đã phải trải qua nhiều chục năm dài đầy chiến tranh, đau thương, chết chóc và bất hạnh. Chúng ta đã không có được một lãnh thổ duy nhất, một chính quyền chung nhưng chúng ta có những con người, có chung một lịch sử, một nguồn gốc, đã ra đi trong cùng một hoàn cảnh, một thời điểm. Nói một cách khác, chúng ta đã có một Siêu Quốc gia Việt Nam không có lãnh thổ, không có chính quyền, không có thủ đô nhưng tất cả đều nằm sâu thẳm trong lòng mọi người dân của nó. Một siêu quốc gia như vậy thích hợp hơn với sinh hoạt quốc tế trong thời hiện tại, thời mà biên giới giữa các nước đã mờ dần trước sự phát triển chung của cả nhân loại. Cũng nói cách khác, nếu trong thế kỷ 19, một học sinh người Anh được học rằng “Mặt trời không bao giờ lặn trên Đế Quốc Anh” thì khác đi một chút, kể từ thế kỷ 20, một học sinh Việt Nam phải được học rằng “Từ sau năm 1975, mặt trời không bao giờ lặn trên những miền đất có người Việt Nam cư ngụ.”
Cộng Đồng của chúng ta đã vững mạnh và luôn luôn được các nhà cầm quyền bản xứ che chở. Chúng ta không cần phải có sự giúp đỡ từ bên ngoài, nói trắng ra là từ những người này. Phạm Nhan đã bị chém đầu từ bảy thế kỷ trước tuy vẫn còn lảng vảng khắp nơi để kiếm máu dơ của phụ nữ nhưng y sẽ không làm gì được chúng ta vì chúng ta đã có Đức Thánh Trần và Chúa Liễu Hạnh luôn luôn hiển linh và che chở cho chúng ta. Chúng ta hãy cùng nhau giữ cho tượng ngài quanh năm sạch sẽ và nếu có, hương khói lúc nào cũng nghi ngút, để trở thành một thắng tích bất cứ ai ghé Little Saigon đều phải ghé qua để tỏ lòng tôn kính ngài.
Chúng ta đã khơi lại được mạch sống của bảy trăm năm trước. Chúng ta có sống lại được với sức sống do tiền nhân truyền lại cho chúng ta hay không? Điều này tùy thuộc ở chính chúng ta. Chúng ta sẽ coi quyền lực, danh lợi tiền bạc của cá nhân hay phe nhóm là trọng hay sự tồn vong của cả dân tộc là trọng. Đó là tùy thuộc chúng ta. Những người đang sống trên đất mẹ của chúng ta xem ra khó mà làm được điều này vì dù có muốn họ cũng không làm được và không được phép làm và cũng vì tất cả đều đã quá mòn mỏi, khô cằn, nếu không nói là kiệt lực. Tất cả chỉ còn trông cậy ở chúng ta và con cháu chúng ta.
Bài viết phản ánh quan điểm và cách hành văn riêng của tác giả. Ông Phạm Cao Dương lấy bằng tiến sĩ sử học ở Đại học Paris, và dạy ở nhiều đại học tại Sài Gòn trước 1975. Sau khi sang Mỹ, ông dạy về lịch sử, ngôn ngữ Việt Nam ở một số trường tại Nam California trước khi về hưu.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/09/140917_pham_cao_duong_y_kien.shtml
Posted by sontrung at 10:48 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 330
GIA ĐỊNH * TRONG MẮT NGƯỜI NHẬT
TRONG MẮT NGƯỜI NHẬT, CHÍNH QUYỀN CSVN LÀ "GIÒI BỌ"
Bản tin của Báo điện tử Hanoi Moi & Người Việt Online
medium_VN_271208_nhat_1.jpg
Xấu hổ, phi công Ðặng Xuân Hợp tự cởi áo, che mặt tránh ống kính của báo giới Nhật khi bị bắt giữ tại phi trường Fukuoka. (Hình: Kyodo News)
medium_VN_271208_nhat_2.jpg
Cảnh sát Nhật áp giải phi công Ðặng Xuân Hợp. (Hình: Kyodo News)
Công đoàn tỉnh Aichi dọa kiện đại sứ quán Việt Nam tại Nhật
Sau nhiều vụ việc làm ăn bẩn thỉu, gian lận, trộm cắp của cơ quan chức quyền Việt Nam tại nhật như:
- Vụ PCI (một tập đoàn chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn của Nhật phải đưa hối lộ để được trúng thầu các dự án thực hiện bằng tiền viện trợ của Nhật tại Việt Nam)
- Vụ nhân viên, tiếp viên và phi công của Vietnam Airlines, tổ chức trộm cắp hàng hóa trong các trung tâm mua sắm tại Nhật để vận chuyển hàng gian về Việt Nam tiêu thụ
- Vụ “tu nghiệp sinh” Việt Nam bị các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của chính quyền CSVN bóc lột như nô lệ
- Vụ lãnh sự quán CSVN tại Osaka tại Nhật bán passport Việt Nam cho tất cả mọi người
- Vụ đại sứ quán CSVN bị một công đoàn địa phương tại Nhật kiện
Trên nhiều diễn đàn điện tử tại Nhật, nhiều người Nhật cực đoan đang kêu gọi tẩy chay người Việt, đuổi hết người Việt về nước, cắt vĩnh viễn các khoản viện trợ cho Việt Nam.
Có người so sánh viện trợ cho Việt Nam uổng hơn là đổ tiền vào... cống, bởi tiền thuế của họ đang được dùng để nuôi bọn “giòi bọ” ở Việt Nam...
Cảnh sát Nhật khám xét toàn bộ các văn phòng đại diện của Vietnam Airlines tại Nhật.
Người phát ngôn của Vietnam Airlines vừa chính thức xác nhận: Tất cả các văn phòng đại diện của Vietnam Airlines tại Nhật vừa bị cảnh sát Nhật lục soát để tìm kiếm hàng hóa bị ăn cắp.
Vụ tai tiếng liên quan tới Vietnam Airlines bắt đầu từ ngày 10 tháng 8, sau khi cảnh sát quận Kumamoto bắt quả tang hai “tu nghiệp sinh” người Việt đang ăn cắp hàng hóa của một trung tâm mua sắm. Hai “tu nghiệp sinh” này đến Nhật để làm việc cho một công ty xây dựng hồi tháng 2. Mỗi tháng họ nhận được 70,000 Yen nhưng bị các doanh nghiệp “xuất khẩu lao động” của chính quyền CSVN “trấn lột” 50,000 Yen/tháng nên không đủ sống và được một nhân viên của Vietnam Airlines tại Nhật tuyển mộ để đi ăn cắp mỹ phẩm... Báo chí Nhật cho biết, cảnh sát Nhật đã xác định có tới 85 người Việt liên quan tới tổ chức trộm cắp này. Ðồng thời, cảnh sát Nhật tuyên bố, việc đưa “tu nghiệp sinh” Việt Nam sang Nhật làm việc có dấu hiệu buôn người nên đã đề nghị cảnh sát hình sự quốc tế hợp tác điều tra.
Hôm 17 tháng 12, cảnh sát Nhật đã bắt quả tang Ðặng Xuân Hợp, phi công của Vietnam Airlines đang vận chuyển hàng gian về Việt Nam. Cảnh sát xác định có khoảng 50 nhân viên (bao gồm cả phi công lẫn tiếp viên hàng không) của Vietnam Airlines dính líu đến tổ chức trộm cắp và vận chuyển hàng gian đang bị điều tra. Vì các nghi can cùng cho biết những Văn phòng đại diện của Vietnam Airlines tại Nhật là nơi cất giấu hàng trộm cắp nên một đợt khám xét những văn phòng này vừa được thực hiện.
Theo báo điện tử VnExpress, người phát ngôn của Vietnam Airlines chỉ xác nhận cảnh sát Nhật đã khám xét các văn phòng của hãng này và đã “làm việc” với một số tiếp viên, phi công. Phía Vietnam Airlines từ chối bình luận trước khi giới hữu trách ở Nhật công bố thông tin.
“Tu nghiệp sinh” Việt Nam tại Nhật - một loại nô lệ
Vụ bê bối liên quan tới Vietnam Airlines tại Nhật không chỉ giới hạn trong phạm vi tổ chức-vận chuyển-tiêu thụ hàng ăn cắp. Báo chí Nhật và một số du học sinh tại Nhật đã cung cấp thêm nhiều thông tin để lý giải vì sao “tu nghiệp sinh” Việt Nam tại Nhật phải tham gia vào các tổ chức trộm cắp do nhân viên Vietnam Airlines tổ chức.
Về lý thuyết, “tu nghiệp sinh” là một dạng học nghề nên dù sang Nhật để làm thuê song không được trả lương mà chỉ được hưởng “trợ cấp”. Ðó là sự bất công thứ nhất mà người nghèo ở Việt Nam phải gánh chịu khi chập nhận sang Nhật làm thuê.
Bất công thứ hai là muốn được đi sang Nhật làm “tu nghiệp sinh”, những người nghèo ở Việt Nam phải đóng khoảng 1 triệu Yen/người cho Sovilaco hoặc Suleco (những doanh nghiệp quốc doanh, độc quyền xuất khẩu lao động sang Nhật). Vì sợ “tu nghiệp sinh” bỏ trốn, Nguyễn Gia Liêm - đại diện của Bộ Lao Ðộng Thương Binh Xã Hội CSVN được cử sang Nhật để “giám sát, bảo vệ quyền lợi cho người lao động Việt Nam” đã yêu cầu giới chủ ở Nhật thu giữ passport, thẻ ngoại kiều của “tu nghiệp sinh” nhằm bảo vệ quyền lợi cho Sovilaco hoặc Suleco. Ða số chủ hãng của Nhật chỉ dám giữ passport của “tu nghiệp sinh” vì thu giữ giấy tờ tùy thân của người khác là vi phạm luật pháp của Nhật.
Gần như tất cả “tu nghiệp sinh” tại Nhật phải làm việc khoảng 20 tiếng/ngày và 7 ngày/tuần nhưng chỉ được trả “trợ cấp” 70,000 Yen/tháng (khoản thu nhập chỉ bằng một nửa mức thu nhập tối thiểu) vì là... “tu nghiệp sinh”. Bất công thứ ba là 50% khoản trợ cấp 70,000 Yen/tháng đó được giới chủ Nhật chuyển vào tài khoản của Sovilaco hoặc Suleco tại Nhật, để Sovilaco hoặc Suleco khống chế “tu nghiệp sinh”: Một mặt ngăn ngừa họ bỏ trốn do lao động cực nhọc, lương thấp, mặt khác để hưởng tiền lời. Nếu “tu nghiệp sinh” đau bệnh, xin trở về nguyên quán sớm hoặc có lỗi lầm dẫn tới bị sa thải trước khi “hợp đồng gửi đi làm tu nghiệp sinh” hết hạn, Sovilaco hoặc Suleco sẽ tịch thu toàn bộ số tiền 50% đã giữ mỗi tháng để “bồi thường các thiệt hại do vi phạm hợp đồng”. Ðó là chưa kể, mỗi tháng, một tu nghiệp sinh còn phải trả cho Sovilaco hoặc Suleco 10,000 Yen “quản lý phí”.
Một blogger người Việt có nickname là “Minh T”, sống tại Nhật khẳng định: “Với 25,000 Yen còn lại, phải dành 10,000 Yen trả tiền nhà/tháng, 15,000 Yen để trả các loại chi phí ăn, uống, điện, nước, ga,... gái không làm điếm, trai không ăn cắp cho bọn hàng không Việt Nam mới là chuyện lạ vì họ đã bị bóc lột đến tận xương tủy. Mong sao cảnh sát Nhật phối hợp với ICPO (Hình cảnh Quốc tế), điều tra, hốt hết bọn bất lương trong các đường dây buôn người của chính phủ Việt Nam như họ đã tuyên bố”.
Viên chức ngoại giao Việt Nam tại Nhật: Bẩn thỉu và thô lỗ
Bên cạnh các scandal “PCI”, “Vietnam Airlines”, “Tu nghiệp sinh”,... các viên chức ngoại giao của Việt Nam tại Nhật cũng đang tạo ra vô số tai tiếng.
Từ dư luận, báo chí Nhật đã cử phóng viên điều tra việc các cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại Nhật bán giấy tờ giả. Một phóng viên Nhật đã thử liên lạc và cuối cùng mua được một passport từ lãnh sự quán CSVN tại Osaka với giá chỉ có 30,000 Yen, dù anh ta hoàn toàn không phải là công dân Việt Nam và không biết nói tiếng Việt.
Ngoài vụ “Quốc tịch Việt Nam trị giá 30,000 Yen”, tòa đại sứ CSVN tại Tokyo cũng đang nằm trong tầm ngắm do bị nghi chuyên chứng thực các bằng lái xe giả (để người sử dụng được miễn thi lấy bằng lái xe tại Nhật). Sở Cảnh sát Tokyo đã ban hành một chỉ thị, theo đó, những giấy tờ do tòa đại sứ CSVN chứng thực chỉ có giá trị sử dụng sau khi đã được Bộ Ngoại Giao Nhật chứng thực lại, rằng con dấu của Tòa Ðại sứ CSVN trên giấy tờ là dấu... thực.
Vụ mới nhất, đang khiến dân chúng Nhật phẫn nộ đó là việc một viên chức của tòa đại sứ CSVN tại Nhật lăng mạ công đoàn tỉnh Aichi (Airoren), một chi nhánh thuộc Tổng Công Ðoàn Nhật. Trước đó, Airoren đã nhận sự ủy thác của tổ chức công đoàn đại diện cho các công nhân làm việc cho Toyota, yêu cầu bảo vệ quyền lợi cho 64 “tu nghiệp sinh” Việt Nam, vốn đang bị Sovilaco, Suleco của phía chính quyền CSVN và các công ty trung gian ở Nhật bóc lột.
Sau khi Airoren liên lạc với 64 “tu nghiệp sinh” này để làm các thủ thục thay mặt họ nộp đơn kiện đòi quyền lợi, cả 64 người đã bị viên chức của tòa đại sứ CSVN tại Nhật gọi lên “làm việc”. Trong buổi “làm việc” đó, “tu nghiệp sinh” được yêu cầu chấm dứt quan hệ với Airoren bởi Airoren là một “tổ chức phi pháp” hoạt động như “Mafia”. Ai đó trong số 64 “tu nghiệp sinh” đã bí mật ghi âm và sau khi băng ghi âm được chuyển cho Airoren, Airoren đã gửi văn bản phản kháng cho chính quyền CSVN, yêu cầu thủ tướng CSVN phải xin lỗi, nếu không, họ sẽ kiện đại sứ quán CSVN ra tòa án Nhật.
Trước sự kiện này, blogger có nickname “Minh T” nhận xét: “Chắc chắn những nhân viên của tòa đại sứ là đảng viên cộng sản. Họ phải hiểu rằng Ðảng cộng sản là đại diện của giai cấp công nhân nhưng họ đã không đứng về phía công nhân mà còn sỉ nhục người ta. Họ là nhân viên ngoại giao nhưng quên mất nghiệp đoàn lao động là biểu tượng của nhân dân lao động Nhật”. Cũng blogger “Minh T” kể tiếp: “Tanaka Masao - một cảnh sát viên của tỉnh Gunma đang tham gia điều tra vụ hàng không Việt Nam, có cha từng là cố vấn quân sự cao cấp của Việt Minh, nói như thế này với báo chí Nhật: Tôi không thể tưởng tưởng và hiểu được, tại sao một dân tộc có 4,000 năm văn hiến, dũng cảm, lại để thế hệ con cháu phải đi làm nô lệ ở xứ người như vậy”.
Gia Ðịnh
Posted by sontrung at 10:31 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 330
GS. NGUYỄN VĂN TUẤN * ĐÈN CÙ
277573797"
Đèn cù và Những lời trăn trối
Gs Nguyễn Văn Tuấn/FB Nguyen Tuan
Tôi đọc 2 cuốn "Đèn cù" (của Trần Đĩnh) và " Những lời trăng trối " (Trần Đức Thảo) một lúc. Vì đọc chưa xong nên chỉ có thể viết linh tinh vài cảm nhận đầu tiên. Cả hai cuốn sách đều nói về chế độ cộng sản cùng những con người trong chế độ đó, và qua đó chúng ta có thể giải thích tại sao VN bị lệ thuộc vào Tàu suốt mấy mươi năm qua và tại sao VN vẫn còn ở dưới đáy của bậc thang phát triển như hiện nay và có thể cả tương lai.
Nhưng cách tiếp cận hay cấu trúc thì rất khác nhau giữa hai tác phẩm. Đèn cù có vẻ tập trung vào những cá nhân gầy dựng chế độ và những con người yểm trợ chế độ cộng sản ở VN. Tác giả được sống gần các nhân vật đó một thời gian dài và có thể tiếp cận nhiều thông tin có thể nói là thú vị. Chẳng hạn như tác giả được phân công viết một phần tiểu sử ông Hồ và có dịp tiếp cận thông tin về cá nhân ông ở địa phương, và ông cả Khiêm (anh ruột ông Hồ) cho biết ông Hồ sinh năm 1891 (chứ không phải 1890) nhưng tác giả không đào sâu phân tích chi tiết này.
Tác giả cũng không viết một cách rạch ròi về gia phả của ông Hồ. Thật ra, hầu như bất cứ nhân vật nào, tác giả chỉ phác hoạ sơ sơ, bề mặt, chứ không hề có đào sâu. Tuy nhiên, cảm nhận của tôi khi đọc những đoạn trong Đèn cù, ông cụ Hồ là một người có vẻ thờ ơ và lạnh lùng với thân nhân, anh em của ông. Ông không hề nhắc đến cha mẹ, anh chị em, và từ ngày ông đạt được quyền lực tột đỉnh, cũng không về thăm và ở lại quê.
Lại có những đoạn mô tả các nhân vật chóp bu trong đảng làm cho độc giả ngạc nhiên về trình độ văn hoá và nhận thức của họ. Chẳng hạn như đoạn tác giả thuật lại chuyện Lê Duẩn hỏi Bs Phạm Ngọc Thạch rằng rau muống luột và rau muống xào cái nào tốt hơn. Một đoạn khác, tác giả cho chúng ta biết về quan điểm của Lê Duẩn liên quan đến in tiền. Chuyện kể rằng ông Duẩn phàn nàn với Thành uỷ Hà Nội sao không bán giường tủ cho công nhân viên và trừ lương hàng tháng, nhưng Thành uỷ nói không có tiền, ông Duẩn bèn phán không có tiền thì in tiền. Ông giảng giải thêm: "Không sợ lạm phát!
Tư bản đế quốc in tiền mới lạm phát chứ ta, chuyên chính vô sản thì sao lại là lạm phát mà sợ?”
Ở một đoạn khác, tác giả thuật lại một chuyện khá bi hài về số phận của ông Trần Đức Thảo (TĐT). Chuyện kể rằng Lê Duẩn mới viết xong một đề cương về con người, và triệu tập TĐT đến để nghe và cho ý kiến. Khi ông Duẩn đọc xong đề cương, ông TĐT im lặng không nói gì, nhưng khi được đốc thúc thì ông Thảo nói ông chẳng hiểu gì cả. Thế là ông Duẩn đùng đùng nổi giận "hai tay quàng ôm lấy ngực triết gia, xốc lên, dội xuống mấy lần, rồi 'buông thịch' xuống một cái cho ông giáo sư rơi xuống ghế ngồi."
Có lẽ điểm làm cho Đèn cù thu hút nhiều độc giả là ở cái tính cá nhân, mà theo đó, tác giả mô tả có vẻ rất thật cá tính của từng người mà ông có dịp tiếp xúc. Thỉnh thoảng trong sách tác giả còn chêm vào những câu chuyện sex hay có màu sắc sex, rất dễ thu hút những người Việt tò mò. Có những chi tiết buồn cười như tác giả chạy theo để dòm ông Hồ Chí Minh … đi tiểu, và khi bị phát hiện, tác giả "liếc nhanh vào chỗ kia của Cụ. Và chỉ thấy vùng ấy hơi tôi tối - nâu nâu hay hồng hồng? Ô, cũng như mọi người?” Đọc đoạn đó chỉ làm cho chúng ta tức cười.
Nhưng cũng có vài đoạn làm cho người đọc phẫn nộ về sự dã man của quân du kích khi họ dẫm đạp thi thể bà Nguyễn Thị Năm xuống áo quan vốn quá hẹp so với thân thể của bà. Có lẽ chi tiết quan trọng nhất trong phần "Cải cách ruộng đất" là ông Hồ từng viết bài dưới bút hiệu "CB" tố cáo bà Nguyễn Thị Năm, và ông cũng bịt râu để xem đấu tố bà Năm. Chi tiết này cho thấy ông Hồ hoàn toàn đứng đằng sau vụ đấu tố chứ không phải chỉ làm theo áp lực của cố vấn Tàu như nhiều người nghĩ.
Qua cách mô tả rất sinh động của Trần Đĩnh, độc giả sẽ thấy được những con người trong hệ thống đảng đã và đang được hệ thống tuyên truyền đề cao (hay thậm chí thần thánh hoá) chỉ là những con người rất bình thường và rất tầm thường. Họ không tỏ ra là những người minh triết hay có những phát kiến gì đáng chú ý. Qua ngòi bút của tác giả, ai cũng có thể thấy họ là những người cực kì giáo điều, tin tưởng vào Mao và Stalin gần như tuyệt đối. Họ sẵn sàng chấp nhận "giáo lí" Mao – Stalin, và có vẻ háo hức tình nguyện được làm "tín đồ" của tôn giáo đó. Họ muốn đưa VN thành một thành viên trong cái thế giới đại đồng mà tôn giáo Mao-Stalin vẽ ra. Còn sự tầm thường của họ sẽ làm cho nhiều người hâm mộ cảm thấy thần tượng bị sụp đổ hay khó tin.
Khác với "Đèn cù" có xu hướng tập trung vào nhân vật trong hệ thống, cuốn "Những lời trăng trối" thì tập trung vào phân tích nền móng của chế độ và chủ thuyết cộng sản. Những lời trăng trối cũng có những đoạn mô tả cá nhân, nhưng đó chỉ là một chất liệu để tác giả TĐT phân tích và diễn giải thêm. Chẳng hạn như đoạn mô tả TĐT gặp ông Hồ trong An Toàn Khu (ATK cũng được Trần Đĩnh nhắc đến) đầy kịch tính. Người ta phải đến nói cho ông TĐT biết về qui tắc gặp lãnh tụ ra sao, như phải đứng cách lãnh tụ 3 mét, không được giơ tay bắt tay trước mà phải chờ, không được nói leo, phải xưng là "bác" và "cháu" chứ không được xưng "tôi", v.v. Đến khi lãnh tụ đến nơi, cuộc diện kiến chỉ có 1-2 phút với chưa đầy 4 câu nói:
- À! Chào chú Thảo! Chú về đây đã được bao lâu rồi?
- Cháu xin kính cháo bác! Cháu về đây được 5 hôm rồi.
- À này chú Thảo! Bác biết ở bên Tây, chú đã đọc nhiều sách vở, nhưng bây giờ về đây, thì chú phải gắng mà học tập nhân dân, nghe không? Thôi bác có hẹn nên phải đi kẻo trễ.
Thế là "bác đi". Nhưng cái câu "nhưng bây giờ về đây, thì chú phải gắng mà học tập nhân dân, nghe không" được TĐT bỏ ra gần chục trang để phân tích! Ông cảm thấy ông là một đối tượng có vấn đề, và vấn đề là nhiễm tư tưởng phương Tây. Ông cảm thấy mình bị răn đe. Ông phân tích rằng trong cái nhìn của đảng, nhân dân chính là đảng, thành ra học tập nhân dân tức là học tập đảng! Ông TĐT lật đi lật lại cái câu "học tập nhân dân" và lí giải trong bối cảnh của ông. Ông đi đến kết luận rằng ông Hồ là một người rất phức tạp, hành tung bí mật (lúc thì đóng vai tình báo, lúc là sĩ quan mang lon thiếu tá trong Bát bộ quân, lúc vận áo cà sa, v.v.), thái độ khó hiểu, lời nói có khi đầy mâu thuẫn. Ông TĐT kết luận rằng đó là một "con người có tung tích bí ẩn, có tâm thức đa nghi, có phản xạ đa diện, nhạy bén, sẵn sàng chụp bắt mọi cơ hội, dù là mâu thuẫn với lí tưởng, với học thuyết, đối nghịch với lương tri, nhưng điều cốt yếu là để đạt tới mục tiêu."
Trong Những lời trăng trối không có những câu chuyện cá nhân mang tín vụn vặt như Đèn cù. Thay vào đó, Những lời trăng trối có những kiến giải theo tôi là sâu sắc về chế độ và những phân tích tâm lí rất đáng học hỏi. Những kiến giải đó chỉ để tác giả kết luận rằng "Chính ông Marx đã sai", và "không một ai muốn phấn đấu để trở thành con người vô sản". Tác giả lặp đi lặp lại 2 khẳng định đó như để nói rằng chủ thuyết cộng sản (mà tác giả từng có thời ủng hộ) là sai, là nguyên do của những thất bại và đau khổ cho một thế giới không nhỏ trong một thời gian dài.
Ông giải thích:
"Chính vì lâu đài tư tưởng của Marx, mà từ đó đi ra nhữg lãnh tụ đã thành những ác quỉ tuỳ tiện, lộng hành quyền lực, khiến hàng vạn chiến sĩ cộng sản đã bị hi sinh một cách oan uổng và vô ích … và ở nước ta có hàng triệu người bỏ làng mạc, bỏ mổ mả tổ tiên để di tản vào Nam năm 1954, và rồi đã có hàng triệu người đã liều chết bỏ cửa bỏ nhà chạy ra biển gây thảm cảnh "thuyền nhân" sau 1975 … làm cả thế giới rơi lệ. Thành phần dân chúng khốn khổ ấy, vì đã hiểu, đã nếm mùi lâu đài 'thế giới đại đồng' của Marx, nên họ đã liều chết bỏ chạy! Là vì họ muốn đi tìm nơi có công bằng, bác ái, có tự do và hạnh phúc thật sự" (Trang 342).
Một đoạn khác, ông giải thích cái gọi là "quỉ" như sau:
"Quỉ ấy là thứ đầu óc đầy gian sảo, hung bạo của quyền lực. Quỉ ấy là ý thức đấu tranh giai cấp, là thứ cuồng tín bạo lực và hận thù, là những khái niệm sai trái, độc ác ở trong đầu con người, nó thúc đẩy con người lao vào đam mê tìm thắng lợi bằng mọi thủ đoạn của tội ác, bằng đủ thứ quỉ kế, để mưu đồ củng cố cho chế độ độc tài, độc đảng. Những vinh quang độc tài, độc đảng ấy đều là phù phiếm, vì chúng làm khổ con người! Xét như vậy là thấy rõ là quỉ nó vẫn ở với người, vẫn ở trong con người lãnh đạo."
Còn rất nhiều đoạn như tôi vừa trích để cho thấy TĐT không quan tâm nhiều đến cá nhân, mà chỉ kiến giải hành vi của cá nhân. Một số người cho rằng một điểm yếu của Những lời trăng trối là do người khác ghi lại lời nói của ông TĐT, và nghi ngờ chẳng biết ghi chép có chính xác. Đến nay thì người ghi chép đã công bố cuốn băng có lời nói của ông TĐT:
http://bit.ly/Xe2fTC
Có thể nói rằng Những lời trăng trối có hàm lượng tri thức hơn hẳn cuốn Đèn cù. Nhưng trong thực tế, tôi thấy hai cuốn này bổ sung cho nhau. Một cuốn phân tích những sai lầm của chủ thuyết từ cơ bản, và một cuốn thì mô tả sự ứng dụng của chủ thuyết đó bởi những con người cuồng tín đầy ấp những bất cập và khiếm khuyết. Hệ quả là đất nước lâm vào cảnh điêu tàn trong một thời gian dài, và cho đến ngày nay vẫn còn nằm dưới đáy của bậc thang phát triển.
Theo FB Nguyen Tuan
Posted by sontrung at 5:15 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 330
Saturday, September 20, 2014
BBC * ĐÈN CÙ
'Đèn Cù có ích cho đánh giá lại lịch sử'
Cập nhật: 14:18 GMT - chủ nhật, 14 tháng 9, 2014
Google+
chia sẻ
Gửi cho bạn bè
Media Player
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
Những cuốn sách như 'Đèn Cù' là 'cần có và nên có', nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nói với BBC về cuốn hồi ký mới được công bố của tác giả Trần Đĩnh, người từng được phân công viết tiểu sử, hồi ký cho nhiềuquan chức cao cấp trong bộ máy lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Theo ông Nguyên, cuốn sách với nhiều thông tin có tính thâm cung bí sử về Đảng CSVN là 'có ích'.
Ông nói: "Cuốn 'Đèn Cù' tôi nghĩ là nó cần thiết và sẽ có ích cho việc nhìn nhận, đánh giá lại lịch sử.
"Tâm thế, tác giả Trần Đĩnh chắc cũng đã chuẩn bị việc viết Đèn Cù và cho in Đèn Cù hiện nay, và sự kiện, tôi nghĩ sẽ tác động tích cực cho đời sống tư duy, đời sống văn hóa, đời sống chính trị, xã hội của người Việt"
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên
"Và nó mở đường cho việc tiếp cận lại lịch sử cả về phía chính thống, cả về phía người dân, tiếp cận lịch sử gần hơn và đúng hơn như nó đã diễn ra, như nó đã từng có."
'Tác động tích cực'
Khi được hỏi về mặt thời điểm, liệu cuốn 'Đèn Cù' được xuất bản trong khi tác giả, nhiều bạn bè và người thân vẫn còn đang sống ở trong nước có 'nhạy cảm' không, nhà phê bình văn học nêu quan điểm:
"Cuốn 'Đèn Cù' đã được viết trong một quá trình lâu, đã trải qua những suy ngẫm, và bây giờ ông quyết định cho công bố, thì tôi nghĩ ông cũng đã chọn thời điểm, lường hết những hậu quả, hệ quả có thể xảy đến với mình.
"Nhưng thứ nhất tôi nghĩ là những cuốn như Đèn Cù là nên có và cần có, ở những người có vị trí như tác giả Trần Đĩnh, thì những thông tin, những sự thực được nói ra nó mang tính khả tín rất cao, và nó được bảo đảm bằng thẩm quyền mà ông đã nói ra.
"Cho nên độ xác thực, đáng tín cậy là sẽ cao, và như vậy nó cần thiết để soi rọi vào nhiều mặt, nhiều góc của lịch sử Việt Nam hiện đại.
"Thứ hai, ở vị thế như của Trần Đĩnh, cũng như Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, thì tôi nghĩ là dù có chuyện gì, cũng không đến nỗi nặng nề, hoặc là đều có thể chấp nhận được.
"Tâm thế tác giả Trần Đĩnh chắc cũng đã chuẩn bị việc viết Đèn Cù và cho in Đèn Cù hiện nay, và sự kiện tôi nghĩ sẽ tác động tích cực cho đời sống tư duy, đời sống văn hóa, đời sống chính trị, xã hội của người Việt," ông Nguyên nói với BBC từ Hà Nội.
Trước hết ông cho biết đôi nét về ông Trần Đĩnh.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2014/09/140914_phamxuannguyen_dencu.shtml
Đèn Cù 'giải ảo Hồ Chí Minh'
Cập nhật: 15:22 GMT - thứ bảy, 20 tháng 9, 2014
Google+
chia sẻ
Gửi cho bạn bè
In trang này
Cuốn Đèn Cù của Trần Đĩnh
Cuốn Đèn Cù của Trần Đĩnh là một 'quả bom' nổ vào những sự thực bị che đậy.
Cuốn sách 'Đèn cù' xuất bản ở hải ngoại của tác giả Trần Đĩnh đã 'lột mặt' của chế độ và nhiều huyền thoại cách mạng của Đảng Cộng sản ở Việt Nam theo nhà báo Bùi Tín từ Paris.
Trong khi đó, một sử gia trong nước, Vũ Quang Hiển, nói với BBC rằng cuốn sách 'có hư cấu, xuyên tạc'.
Các bài liên quan
'Đèn Cù là trái bom vào sự thật che đậy'Nghe10:31
'Lúc đầu tôi cũng rất mến ông Hồ'
'Đèn Cù có ích cho đánh giá lại lịch sử'Nghe05:37
Chủ đề liên quan
Đảng Cộng sản,
Xã hội Việt Nam
Trao đổi với BBC hôm 20/9/2014, cựu Đại tá cộng sản, nguyên Phó Tổng biên tập Báo Nhân dân, Bùi Tín, cho rằng cuốn sách của Trần Đĩnh có tác động như một 'quả bom' đánh vào những gì mà chính quyền lâu nay muốn 'che đậy, giấu diếm'.
Ông Bùi Tín nói: "Lột mặt, hay lật mặt cũng như thế, tức là những anh hùng hảo hớn ghi tên đường phố, thì rõ ràng người ta phải đánh giá lại, bởi vì cả một chế độ đánh giá những giá trị sai, cho nên bây giờ phải đánh giá lại tất cả những giá trị của từng người một bằng những nhận thức của mỗi người.
"Mỗi người có một cái đầu, có những suy nghĩ của mình, làm sao cho mỗi người có một suy tư độc lập, không bị ảnh hưởng.
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
"Do đó mà cuốn sách là quả bom, nổ từ những nhân vật cao nhất. Nói thẳng ra là tác phẩm của Trần Đĩnh cũng như cuốn hồi ký trăng trối của Trần Đức Thảo (Trần Đức Thảo - Những Lời Trăn Trối) là đụng đến ông Hồ Chí Minh."
Theo nhà báo Bùi Tín, tuy tác giả viết một cách 'nhẹ nhàng', sự 'đụng chạm' vào các huyền thoại, thần tượng cách mạng của Đảng lại không phải là 'nhẹ'.
Ông Bùi Tín là nhân vật bất đồng chính kiến đã nhiều năm tị nạn chính trị ở Pháp và nay là một nhà vận động cho dân chủ và nhân quyền của Việt Nam ở hải ngoại
Ông Bùi Tín bình luận tiếp: "Ông viết một cách nhẹ nhàng, nhưng đụng mạnh lắm, có thể nói là cái phi thần thánh hóa, cái giải ảo, giải một lầm lẫn cực lớn, bởi vì người ta vẫn đề ra là 'Học tập đạo đức của ông Hồ Chí Minh', thế nhưng cuốn sách này, nói không nhiều lắm, nhưng chi tiết rõ đến như thế.
"Tức là ông Hồ Chí Minh cũng chuyên đóng kịch thôi. Ông Hồ Chí Minh nói không thể cải cách ruộng đất bắn chết người phụ nữ đầu tiên được, và đối với phụ nữ không thể đánh ngay cả bằng một nhánh hoa, thế mà chính ông bịt râu, ông dự cuộc đấu đó để mà đem bắn bà Nguyễn Thị Năm."
"Tôi muốn nói rõ một điểm: tôi gửi in ở ngoài vì ở trong nước không ai in và phát hành cho tôi, không phải tại vì sách có nhiều bí mật. Hai lý do khác nhau"
Tác giả Trần Đĩnh
Theo cựu Phó Tổng Biên tập Báo Nhân dân, bài 'Địa chủ ác ghê' được cố lãnh tụ của Đảng ký tên là CB, mà theo ông Tín: "lúc bấy giờ ở báo Nhân Dân, tất cả những bài nào đề chữ "CB" là "Của Bác", là coi như thiêng liêng, là phải in ngay ở trang một, ở ngay dưới măng-séc, không được sai một dấu chấm, dấu phẩy nào".
Nhà báo Bùi Tín nói: "Và ai cũng biết đấy là của bác, tức là của ông Hồ Chí Minh. Ông ấy viết bài 'Địa chủ ác ghê' kể tội bà Nguyễn Thị Năm một cách kinh khủng đến mức như thế và đưa ra bắn chết.
"Mà chính ông lại đi xem, đi dự cuộc đó, thế mà ông còn nói đạo đức là ông sẽ hứa với ông Hoàng Quốc Việt là sẽ can thiệp với cố vấn Trung Quốc để không thể bắn bà Năm được."
'Không ai phát hành'
Trong một trao đổi gần đây với BBC, tác giả cuốn 'Đèn Cù - Truyện tôi' giải thích thêm với BBC vì sao cuốn sách đã phải xuất bản ở nước ngoài.
Cố chủ tịch Hồ Chí Minh
Ông Trần Đĩnh có dịp gần cận nhiều lãnh tụ, cán bộ lãnh đạo của Đảng ở An toàn khu.
Ông Trần Đĩnh chia sẻ: "Tôi muốn nói rõ một điểm: tôi gửi in ở ngoài vì ở trong nước không ai in và phát hành cho tôi, không phải tại vì sách có nhiều bí mật. Hai lý do khác nhau."
Về khả năng cuốn sách có thể được chấp nhận cho xuất bản ở Việt Nam hay không, nhà báo Bùi Tín nhận định: "Hiện nay thì chắc chắn họ không dám xuất bản rồi. Quyển sách của Trần Đĩnh và cuốn sách mới nhất của nhà triết học Trần Đức Thảo cũng thế, cuốn Hồi ký Trăng trối, là không thể xuất bản ở trong nước.
"Bởi vì nó đụng chạm ghê quá, bởi vì chế độ ở trong nước dị ứng với sự thật. Họ rất sợ sự thật. Cho nên những cuốn sách nói lên sự thật, tất cả là sự thật nguyên vẹn như thế thì họ không thể chịu được.
"Đây là quả bom rất mạnh nổ vào tất cả những lừa dối, những cái che dấu đấy, cho nên tôi thấy cuốn sách của Trần Đĩnh cũng như cuốn sách của Trần Đức Thảo là hai của quý của tự do, của những ngòi bút tự do, của những người có lương tâm trong sáng."
Theo ông Bùi Tín, điểm đáng quý ở Trần Đĩnh là sau gần như cả đời phải làm phận 'viết thuê', viết 'theo lệnh của trên' nhưng vẫn giữ nguyên trong lòng được 'sự thật' để cống hiến trong cuốn "Đèn Cù".
'Xuyên tạc'
"Tôi có đọc qua cuốn sách..., nhưng tôi không hào hứng, vì nhiều chỗ viết thô tục quá, không ra báo, không ra văn, cũng không ra lịch sử. Có cái gì đó bất mãn"
PGS. TS. Vũ Quang Hiển
Hiện ở trong nước, báo chí và truyền thông chính thức chưa có bình luận, đánh giá chính thức về cuốn sách, thế nhưng trong một trao đổi với BBC, một sử gia chuyên về Lịch sử Đảng của Đại học Quốc gia Hà Nội nêu nhận xét:
"Tôi có đọc qua cuốn sách..., nhưng tôi không hào hứng, vì nhiều chỗ viết thô tục quá, không ra báo, không ra văn, cũng không ra lịch sử. Có cái gì đó bất mãn. Nhiều chỗ viết theo cái nghe được đâu đó, như kiểu vô tuyến truyền mồn, thông tấn xã vỉa hè; có hư cấu, xuyên tạc, bịa đặt", Phó Giáo sư Vũ Quang Hiển nhận xét.
"Về khoa học thì không thể chấp nhận nhiều chỗ, ví dụ việc lập Đảng Cộng sản Việt Nam là do Quốc tế Cộng sản chỉ đạo. Hoàn toàn không phải, vì Quốc tế Cộng sản chỉ đạo thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương, chứ không chỉ đạo thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; đây là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau.
"Năm 1943 Quốc tế Cộng sản giải thể rồi, làm sao mà đến năm 1950 hay 1953 còn lãnh đạo cách mạng Việt Nam?"
'Mặt tối, mặt sáng'
Tư liệu Đèn cù
Trần Đĩnh không hề 'phiến diện, thiên kiến' khi trình bày các sự thực lịch sử, theo ông Bùi Tín.
Hôm thứ Bảy, khi được hỏi liệu cuốn sách có nên đề cập tới những điều được cho là chi tiết đời tư của một số nhân vật, quan chức, cựu quan chức, lãnh đạo các cấp trong Đảng hay không, nhất là khi nhiều người trong số đó đã qua đời nên không thể có điều kiện tự bảo vệ hay biện minh, ông Bùi Tín nói:
"Tôi thấy rằng, những người lãnh đạo đối với quốc gia, thì không có gì có thể được coi là riêng tư được nữa hết. Tất nhiên có một nguyên lý là đời tư của người công dân thì không nên đụng đến. Tư là tư, công là công.
"Nhưng cũng có một quy luật nữa là gì: là những người lãnh đạo cao nhất, người ta có quyền đòi hỏi những người đó phải gương mẫu, cả trong cuộc sống chung, cuộc sống công và cuộc sống tư."
"Có nhiều cuốn sách, nhiều tác giả, mỗi tác giả có quyền tự mình đề cập đến mức nào, ví dụ như Trần Đĩnh, ông có nói rõ ông tôn trọng, quý hóa đối với ông Hồ Chí Minh, ông cũng coi ông Trường Chinh là bậc thầy cơ mà, chứ có phải là cách viết một chiều đâu"
Nhà báo Bùi Tín
Còn khi được hỏi liệu cuốn sách, có bị 'phiến diện', 'thiên kiến' chỉ nghiêng về 'góc tối', 'u ám' khi nói về chế độ, các lãnh tụ và nhiều cán bộ cốt cán, lãnh đạo của Đảng, nhà nước ở các cấp hay không, cựu Phó Tổng biên tập Báo nhân dân nêu quan điểm:
"Tôi nghĩ rằng có nhiều cuốn sách, nhiều tác giả, mỗi tác giả có quyền tự mình đề cập đến cái mức nào, ví dụ như Trần Đĩnh, ông có nói rõ ông có những tôn trọng, quý hóa đối với ông Hồ Chí Minh cơ mà, ông cũng có cái coi ông Trường Chinh là bậc thầy cơ mà, chứ có phải là cách viết một chiều đâu.
"Tất nhiên ông có quyền đưa ra những chi tiết tiêu cực, những mặt tối, nhưng mà ông cũng đưa ra những mặt sáng đấy chứ, và ông cho rằng ông đã viết những mặt sáng đã đủ rồi, bởi vì chính Trần Đĩnh là người đã viết lên cuốn Tiểu sử chính thức của ông Hồ Chí Minh.
"Chính ông là người đã viết ra và ông Hồ Chí Minh chữa lại, được in, coi như tài liệu chính thức về cuộc đời, tiểu sử chính thức, được dịch ra hơn mười thứ tiếng," cựu Đại tá Bùi Tín nói với BBC.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/09/140920_buitin_dencu_trandinh.shtml
Đèn Cù là trái bom vào sự thật che đậy'
PHỎNG VẤN BÙI TÍN
Cập nhật: 15:31 GMT - thứ bảy, 20 tháng 9, 2014
Google+
chia sẻ
Gửi cho bạn bè
Media Player
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
Cựu đại tá cộng sản Bùi Tín, nguyên Phó Tổng biên tập Báo Nhân Dân, bình luận về cuốn sách "Đèn Cù" mới xuất bản ở hải ngoại của tác giả Trần Đĩnh.
Theo ông Bùi Tín, Đèn Cù có tác dụng như một 'quả bom' nổ vào những sự thật bị 'che đậy, giấu diếm' của Đảng và làm 'lột mặt' của chế độ khi cung cấp các sự thực 'đụng chạm mạnh' tới nhiều cựu lãnh tụ, lãnh đạo, cán bộ cao cấp của Đảng, đặc biệt là cố Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ông Bùi Tín cho hay, bản thân ông đã 'đọc rất say sưa' cuốn sách và càng đọc càng bị lôi cuốn, hấp dẫn vì những gì tác giả trình bày mà ông tin là rất 'trong sáng, chân thực và tâm huyết'.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2014/09/140920_bui_tin_den_cu.shtml
Posted by sontrung at 11:49 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 330
NGUYỄN THỊ CỎ MAY * ĐÈN CÙ
HỒ CHÍ MINH QUA ÁNH SÁNG ĐÈN CÙ
Nguyễn thị Cỏ May
19-9-2014
Sách nói đúng . « Đèn Cù » đưa thâm cung cộng sản Hà Nội ra ánh sáng . Hà nội đã lật đật tổ chức triển lãm Cải Cách Ruộng Đất để nói cho dân chúng biết cái hay chỉ cộng sản mới có, đó là cuộc cách mạng long trời lở đất do Hồ Chí Minh vâng lời Staline và Mao-trạch-đông ban hành, nhằm tước đoạt bằng bạo lực ruộng đất của người giàu đem chia cho người nghèo để rồi năm sau, đưa người nghèo địa chủ mới vào Hợp tác xã, trở thành công nhơn nông nghiệp . Lao động tùy sức, hưởng thụ tùy khả năng !
« Đèn Cù » phát hành được nửa tháng . Cả trên internet miễn phí . Lời khen nhiều mà lời phê bình cũng có tuy ít . Có độc giả không đồng ý, nêu lên những điểm mà họ cho rằng làm lợi cho cộng sản . Tây có hơn 300 thứ phó-mác nên khó có được sự nhứt trí . Việt nam mình cũng có lắm thứ phở, tái, nạm, gầu, dòn, béo, …nên nếu vấn đề có được sự đồng ý nhưng cách đưa ra không thích hợp hay không bìết cách đưa vấn đề ra thì vẫn khó có được sự đồng thuận .
Vì vậy nhận xét « Đèn Cù » mà làm hài lòng hết mọi người là việc khó làm . Khó hơn việc đánh đổ được cộng sản hà nội hiện nay nữa .
Giờ đây, Cỏ May chỉ dám lướt qua, ghi lại vài nét về con người Hồ Chí Minh qua ánh sáng Đèn Cù .
Đèn cù
Khi nhận được thông tin, vào cuối tháng 8/2014, nhựt báo Người Việt sẽ phát hành quyển sách « Đèn Cù » của Trần Đĩnh . Cỏ May chưa nghe nói tới tên Trần Đĩnh bao giờ nên chưa biết ông này là ai ? Làm gì, ở đâu ,,, ? Còn « Đèn Cù », Cỏ May ngờ ngợ phải chăng Đèn Cù là Đèn Kéo quân của ngày Tết Trung thu người ta treo trước nhà ? Còn đèn ông sao, đèn bươm bướm, …mà trẻ con cầm đi vào tối vừa hát « Tết Trung Thu đốt đèn đi chơi … Đi khắp phố phường …*» có phải là biến thể của Đèn Cù không ?
Khi biết chắc Đèn Cù đúng là Đèn Kéo quân, Cỏ May bỗng nhớ tới một giai thoại về Đèn Kéo quân mà ngày nay đọng lại ở chữ Song Hỉ thường thấy trong lễ cưới .
Vào thế kỷ XI đời nhà Tống ở bên Tàu, có một sĩ tử tên Vương An Thạch, 20 tuổi, sau này làm tới Tể tướng, trên đường đi tới Kinh đô dự thi Trạng Nguyên, dừng chơn lại ở một Thị trấn nghỉ qua đêm . Họ Vương trông thấy trước nhà Mã Viên ngoại có treo một lồng đèn, tức Đèn Cù hay Đèn Kéo quân, với một vế câu đối kẻ trên hông đèn « Tẩu mã đăng, đăng tẩu mã, đăng tức, mã đình bộ » (Đèn kéo quân, quân kéo đèn, đèn tắt, quân ngừng đi ) .
Liếc mắt đọc qua, Vương An Thạch buộc miệng « Câu này dễ đối mà ! » . Nói rồi, ông bỏ đi cho kịp trường thi .
Đèn, Đèn Cù hay đèn gì cũng vậy, phải tỏa ánh sáng . Nhưng Đèn Cù hay Đèn Kéo quân chắc chắn không cho ánh sáng mạnh có thể đẩy lùi xa bóng tối hay làm cho người ta trông thầy rõ ràng, rành mạch người và vật . Dưới ánh sáng của Đèn Cù, người ta chỉ trông thấy lờ mờ mà thôi . Mà Đèn Cù soi rọi vào chuyện cũ, chuyện lịch sử, thì người và vật lại chỉ hiện ra mông lung lắm . Ai muốn nhận diện Hồ Chí Minh, có lẽ chỉ thấy được một con người lung linh mà thôi . Nhưng nếu thấy được con người đó, qua Đèn Cù, mặc dầu có mông lung nhưng đúng hắn, con người thật của hắn, thì cũng hay lắm rồi . Người làm nên Đèn Cù như vậy cũng đã đóng góp rất lớn cho vìệc đẩy lui được phần nào cái bóng đêm dày đặc bao trùm lên đất nước Việt nam từ gần thế kỷ nay .
Hồ chí Minh dưới ánh sáng Đèn Cù
Một nét mặt thật khá nổi cộm của riêng Hồ Chí Minh và của nhóm lãnh đạo cộng sản hà nội được Trần Đĩnh phơi bày ra trong vụ án Bà Nguyễn thị Năm Cát Hanh Long bị Tòa án Cải Cách Ruộng Đất hành quyết . Khi nghe Hoàng Quốc Việt về Hà nội báo cáo vụ xử tử Bà Nguyễn thị Năm, Hồ Chí Minh bảo ; « Không ổn ! Không thể mở đầu chiến dịch bằng cách nổ súng vào một phụ nữ, và lại là một người từng nuôi cán bộ cộng sản và mẹ một chính uỷ trung đoàn Quân đội Nhân dân đang tại chức.’ Ông hẹn sẽ can thiệp, sẽ nói với Trường Chinh về chuyện hệ trọng và cấp bách này ”.
Nhưng trước đó, Hồ Chí Minh viết bài « Địa chủ ác ghê » cổ vũ tiến hành Cải Cách Ruộng Đất phải triệt để đối với địa chủ, dưới tên tác giả ẩn danh CB, tức « Của Bác », đăng trên báo Nhân Dân . Trong đó, Hồ Chí Minh còn bịa chuyện kể ra số nạn nhơn của Bà Nguyễn thị Năm để xách động lòng câm thù của nông dân và giải thích lý do tử hình Bà Nguyễn thị Năm là chánh đáng .
Gian ác hơn nữa là cả hai người đầu não Cải Cách Ruộng Đất, Hồ Chí Minh và Trường Chinh, đều tới dự khán phiên xử án Bà Nguyễn thị Năm . Hồ Chí Minh bịt bộ râu cá chốt ngụy trang . Trường Chinh mang kiếng đen che bớt cái mặt .
Khi sửa sai, Hồ Chí Minh khóc và xin lỗi đã phạm những sai lầm . Nhưng theo kế hoặch, Cải Cách Ruộng đất đã hoàn tất .
Về quan hệ mật thiết với Tàu, Trần Đĩnh kể lại rất chi tiết . Lý Ban có mặt sát cánh và trong nội tình cộng sản việt nam ngay từ đầu kháng chiến . Tên này là người tàu 100%, có vợ cũng người tàu, làm Hoa kiều vận của đảng cộng sản hà nội, vừa là Tỉnh ủy viên Tỉnh Quảng đông của cộng sản tàu . Hắn ta hướng dẫn Hồ Chí Minh qua Tàu lần đầu tiên với tư cách Chủ tịch nước để yết kiến Mao trạch đông sau khi Mao chiếm được lục địa hai tháng. Cùng với Lý Ban có thêm mấy tên tàu nữa, Tắc Vầy, Trương Đức Duy, …với Tàu là vô danh tìểu tốt nhưng sau đó làm Đại sứ Tàu ở Hà nội và « lời lời vào tai Hà nội đều nặng cân lạng vô cùng » .
Hồ Chí Minh qua Tàu là để kiểm thảo với Mao trạch-đông, Lưu Thiếu kỳ và Châu Ân lai vì đảng cộng sản Hà nội được thừa nhận là một Chi bộ của Quốc tế cộng sản . Được làm Chi bộ Quốc tế cộng sản là nhờ Mao giới thiệu Hồ chí Minh cho Staline và Staline phân công cho Mao phụ trách cộng sản Hà nội . Hệ lụy của sự phân công này đã nằm sâu trong vô thức của đảng viên việt nam nên từ đó, Hà nội luôn luôn ý thức rõ địa vị của mình là đàn em, kẻ dưới, yên phận đời đời biết ơn Mao Chủ tịch, đã trở thành nền móng văn hóa cộng sản hà nội phục tùng Tàu .
Xuân Trường cho biết « bác nhà mình chủ động khẳng định với bác Mao quan hệ giữa hai nước theo phương chăm môi hở răng lạnh » .
Tôn ti này, chính Hồ Chí Minh tự đặt ra . Và cũng chính Hồ Chí Minh tự nguyện mình chỉ có thể nêu ra được tác phong, còn tư tưởng, lý luận thì để cho Mao . Hồ Chí Mình đề cao Mao, đem chủ trương phụ thuộc Tàu làm bài học giáo dục cho đảng viên . Ông thêm vào Bản Điều lệ đảng câu « Lấy tư tưởng Mao trạch-đông làm kim chỉ nam » . Còn gởi đìện văn cho đảng cộng sản tàu « Đảng Lao động việt nam nguyện học tập đảng cộng sản trung quốc, học tập tư tưởng Mao trạch-đông, tư tưởng lãnh đạo của nhân dân trung quốc » .
Từ 1951, trên báo Nhân Dân, tuần nào cũng có vài mẫu chuyện của CB (Của Bác) phổ biến kinh nghiệm mọi mặt của Tàu . Đảng viên hãnh diện làm đàn em của Liên-xô, Anh Cả, và Tàu, Anh Hai . Sau đó, Việt nam sẽ làm Anh Ba với các nước cộng sản ở Phi châu và Nam mỹ .
Trần Đĩnh nói ra vài chi tiết rất thú vị . Từ tên Đảng Cộng sản Đông dương, Đảng Lao động, đều do Staline đặt cho . Mới thấy ở con người Hồ chí Minh, không có cái gì thật tình là của hắn ta, do chính hắn sáng tạo cả, ngoại trừ tinh thần tuân phục và bản tánh gian ác cùng cực ! Có thể nói trong đời, kẻ đánh cha, chém chú, lắt vú chị dâu, cạo đầu bà thím, cũng phải bái Hồ Chí Minh làm sư phụ !
Nhắc lại 2 tên tàu Lý Ban, sau này có lúc làm Chánh án, quyền uy tột bực, thủ tiêu không biết bao nhiêu đảng viên hà nội và Trương Đức Duy là người thu xếp hướng dẩn Đỗ Muời, Lê Đức Anh, Nguyễn văn Linh, Phạm văn Đồng tham dự Hội nghị Thành Đô năm 1990 .
Hà nội lệ thuộc Bắc kinh không phải ở ngày nay, mà đã bắt đầu từ ngày Hồ Chí Minh tự tuyên bố Chủ tịch nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa . Và mối quan hệ « sông liền sông, núi lìền núi » đã ngấm sâu vào tiềm thức của cộng sản hà nội . Họ không có ý thức phân biệt Việt nam là một nước riêng biệt, người việt nam là một dân tộc khác hơn người tàu . Nên trong suy nghĩ của người cộng sản hà nội không có vấn đề mất nước cho Tàu . Chỉ có những người việt nam không cộng sản hay không còn cộng sản nữa mới thấy đất nước bị mất .
Đọc Đèn Cù sẽ gặp nhiều chi tiết về ngôn ngữ lạ quắc mà Cỏ May vì lúc nhỏ ham chơi, không chịu học kỹ, nên đành ngớ ra . Số những chữ lạ này không ít .
Và khó quên giai thoại về câu đối « Đèn kéo quân, quân kéo đèn, đèn tắt, quân ngừng đi » . Và vế đối « Cờ bay hổ, hổ bay cờ, cờ cuộn lại, hổ biến mất » .
Không biét lúc nào Đèn Cù tắt để quân cộng sản ngừng đi, đi bán nước, đi cướp giựt tài sản của nhơn dân. Và ngày nào lá cờ vẽ hinh con hổ bị gió cuộn lại, hổ biến mất ? Đảng cộng sản ác ôn sẽ biến mất !
Thi đậu Trạng nguyên và đối được câu đối, Vương An Thạch được vợ . Hai cái vui song song . Song Hỉ !
Hết cộng sản hà nội, Việt nam sẽ có cả ngàn cái vui . Vạn cái Vui . Vạn Hỉ !
Nguyễn thị Cỏ May
Trí Nhân Media:
Posted by sontrung at 11:30 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 330
ĐÈN CÙ
TS Phan Văn Song viết về Đèn Cù
Đừng Để Ánh Sáng Ảo Của « Đèn Cù »Che Quyền Người Dân Lật Đổ Bạo Quyền?
****
Bài 1
A/ Chế độ Hà nội qua ánh sáng ảo « Đèn Cù » :
1/ Tranh giành quyền lực giữa hai đám gia nô :
Suốt mấy tuần qua, dư luận cộng đồng Hải ngoại bổng rộn lên bởi một cuốn sách, thiên hạ rủ rê, kháu nhau, cùng nhau bàn tán, quảng cáo cho nhau, cùng rầm rộ đọc cuốn Hồi ký Đèn Cù của Trần Đĩnh. Chúng tôi cũng (như mọi người) nhận được cuốn sách ấy do chú em bên Mỹ gởi tặng. Và hơn một tuần qua, đêm nào cũng bỏ ra nửa giờ (một sự cố gắng hết mình không thể vượt qua nổi) để ráng đọc ( nói theo Tây « pour ne pas mourir idiot » gọi là để biết cũng như người ta) để xem tác giả muốn nói gì ? Đến hôm nay đã trên mười đêm vẫn chưa đọc hết nổi nửa cuốn. Để biết gì ? Chẳng gì ngoài những gì mình đã biết rồi, bởi những kinh nghiệm cá nhơn, qua những chung đụng suốt 5 năm (với 4 năm ngục tù) với những người của chế độ đương quyền cộng sản, từ những cán bộ quản giáo, binh sĩ hoặc công an gát tù kém học, hay những cán bộ kinh tế hay quân đội với một trình độ tương đối văn hóa và hiểu biết khá hơn qua 14 tháng « làm việc » với ban quân quản thuộc K9 điều hành cơ sở BGI.
Nói tóm lại, tất cả, mọi sự mọi việc, từ những chế độ đối đải, hay quan hệ trao đổi khi làm việc - (xin lỗi bà con khi dùng từ ngữ nầy, vì không có từ miền Nam tương đương khác để dùng). Không có từ ngữ miền Nam để dịch từ ngữ chế độ của miền Bắc ! vì từ chế độ của định nghĩa cộng sản ngầm nói quy chế, cách thức làm việc, quan hệ, cư xử lẫn nhau, giữa con người và con người - đến cá nhơn của những nhơn vật được nói, được kể, được tả trong « Đèn Cù » đều là những điển hình, « con đẻ » của một chế độ ( nghĩa miền Nam) chánh trị rỗng tếch, thùng rỗng kêu to, bề ngoài, đạo đức giả, giả tạo, đểu cán, khốn nạn, lấy cái nói láo, cái xạo, cái đểu, làm phương châm, lấy cái lường gạt làm phương tiện, để sống còn, để tranh nhau, chiếm đoạt địa vị chức vụ, … hại dân hại nước ! Và cái nguy hiểm hơn cả, là cùng nhau bảo vệ, kẻ gia nô Liên Xô, người gia nô Tàu Cộng. Đại diện chế độ chánh trị gia nô nầy là câu nói của Lê Duẩn, câu nói đã ngu, và lại càng ngu xuẩn hơn là buộc người nhà mình hãnh diện viết trên tấm bia nơi mộ chôn của mình « Chúng ta đánh Mỹ là chúng ta đánh giùm cho Liên Sô và cho Trung Quốc ! ». Đây cũng là tất cả cái tinh thần của cả cuốn hồi ký của tác giả Trần Đĩnh !
Tác giả tự cho là người yêu « Hòa Bình chống Chiến Tranh ». Thật sự tác giả thuộcphe Gia nô thân Liên Sô vi trung thành với học thuyết, được huấn luyện Mác-Xítchống phe Gia nô thân Trung Cộng, với chủ nghĩa Mao-ít lai căng. Tác giả cũng tự cho anh là nạn nhơn vụ án Xét Lại. Có thể đúng ! nhưng tác giả không thuyết phục người đọc, cá nhơn tôi vẫn nghi ngờ, vì Trần Đĩnh không cắt nghĩa rõ ràng tại sao anh « không bị đi tù » như những người khác (Vũ Thư Hiên …), chỉ bị đi « làm việc », nói theo từ cộng sản là « hỏi cung », « chất vấn » kiểm thảo » ( chúng tôi người viết chỉ bị « tạm giữ để điều tra » thôi, đã ngồi tù 4 năm.
Chúng tôi khi được thả về nhà, hoàn toàn không tội vì sau 4 năm, chúng được nhận giấy « tạm tha », tạm tha vì không có tội vì không có án. Không án mà đã 4 năm ! Vậy án Xét lại là bao nhiêu năm tù ở ? Tác giả không ngày tù nào ! Tác giả nay đã 84 tuồi (tác giả già hơn cá nhơn tôi đúng một con giáp - nếu ngày sanh khai đúng ? vì cả chế độ miền Bắc cộng sản, ít ai có hồ sơ lý lịch đúng đắn cả, đứng đầu sổ, với Hồ Chí Minh ngày sanh cũng đã là hai ba cái, còn ngày chết khỏi nói cũng sai, lần nầy không phải lỗi tại lão nhưng do các đệ tử sợ xúi quẩy nên cho lão sống thêm một ngày-chết ngày 2 /09 khai ngày 3/09 ! - thì tuy tác giả sanh cùng ngày cùng tháng với tôi, nhưng anh sanh năm con Ngựa lớn 1930 còn tôi cũng con Ngựa nhưng nhỏ hơn một giáp), anh tự khai rằng anh đã bất mãn chế độ ? trước năm 1975 rồ.
Vì là nạn nhơn Vụ Án Xét lại, anh vào Nam trễ, nhưng cũng được vài lần từ sau 1975, nhưng sao anh không tỉnh ngộ (như Dương Thu Hương) ngay những lúc ấy ? hay vài năm sau nầy, khi trong nước đã có những phong trào đấu tranh đòi Nhơn quyền ? đòi Dân chủ ? hay chống Tàu ? anh phải chờ đến ngày nay, năm 2014, mới tỉnh ngộ để viết, để chê bai, để chưởi bới, để tố cáo đồng bọn từ Hồ chí Minh đến Trường Chinh Lê Duẩn, Lê Đức Thọ … là những tay bịp bợm, đểu cán vân vân và vân vân … nhưng khổ một nỗi là nay tất cả đề chết cả, không một tay còn sống để tự biện hộ. Tác giả chưởi, chê một chế độ chánh trị mà tác giả không nói rõ rằng tác giả là một tòng phạm, vì tác giả đã phục vụ trong giới tuyên truyền, trong giới báo chí, tác giả từng viết tiểu sử những Hồ Chí Minh, những Trường Chinh và những tay đại ma đầu khác.
Tác giả đúng là một tội phạm, một tội phạm chánh vì đã lường gạt, vì đã, bằng ngòi bút tác giả hô hào nhơn dân Việt Nam xung phong bỏ mình vào cái gọi là Cứu Nước. . bằng ngòi bút, đã xúi dục nhơn dân Việt Nam, quần chúng Việt Nam … nhứt là những thanh niên, thanh nữ Việt Nam suốt bao năm tháng, suốt bao thế hệ, hy sanh cả tuổi xuân mình lao đầu vào chổ chết để …con cháu của họ ngày nay vẫn tiếp tục làm nô lệ, công nhơn hạng bét, cu li, cửu vạn cho tư bản ngoại quốc vào đầu tư làm giàu cho các hậu duệ của bạn bè tòng phạm với tác giả. Còn đất nước Việt Nam ? Tác giả có lý, tác giả đã thua, vì Việt Nam ngày naykhông được làm chư hầu cho Poutine mà là do nhóm Mao-ít Tàu Cộng chiếm giữ. Có lẽ vì thế mà tác giả đã cay cú phanh phui chưởi bới ? Còn cái gì làm cá nhơn chúng tôi dị ứng cuốn Hồi ký Đèn Cù, đó là văn phong. Chúng tôi đã đọc nhiều sách do các tác giả gốc miền Bắc cộng sản, Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Dương Thu Hương, Nguyễn Huy Thiệp, Tô Hoài.… nhưng với văn phong của Trần Đĩnh thật rất xa lạ với chúng tôi …
2/ Văn Phong ngoại lai :
Phải !Tác giả Trần Đĩnh dùng một giọng văn rất xa lạ đối với người miền Nam như chúng tôi. Nhiều đoạn tôi phải đọc đi đọc lại để hiểu, nhiều từ ngữ xa lạ của miền Bắc cộng sản, hoàn toàn xa lạ với chúng tôi. Hai ba lần tôi gọi điện thoại cầu cứu anh bạn, cựu thầy giáo Việt Văn ở các trường trung học ở Sài gòn ( bạn tôi cũng được chú em tôi gởi tặng cuốn Đèn Cù) bạn tôi cũng không hiểu các từ ngữ ấy. Cách hành văn lối kể chuyện cộng sản thật tình không thuận lỗ nhỉ, những câu văn nửa chừng xuân, lơ lững con cá vàng, nói không hết ý, lấp lững kiểu cộng sản, tự ý kiểm duyệt, hay tự ý đục bỏ, tôi thua. Mình dân sống miền Nam, muốn gì nói nấy, phát ý phải nói rõ ý. Đã gọi là dám viết sách chưởi lung tung, mà còn sợ húy, phải viết tắt PM, viết tắt là X,…mình không biết PM là ai, X là X ?. Phải cần phụ đề Việt ngữ. « Đèn Cù » là một cuốn sách viết cho các người cộng sản trong cuộc đọc. Phải ở phải sống phải theo thời luận Cộng sản đọc mới hiểu. Đây là một loại sách cho những « initiés - người trong cuộc » đọc, người cùng « clan – nhóm » đọc.
Chúng tôi người Việt Nam ngoài cuộc, hoàn toàn không hiểu ; và chẳng có ích lợi gì cho vận mệnh tương lai của dân tộc và của đất nước Việt Nam khi đọc cuốn sách nầy ! Mất toi một lô thì giờ. Thật là mất tiền không tiếc 25 dollars cộng cước phí, chỉ tiếc công chú em và công mình đọc, thêm thời gian viết những giòng nầy-mà phải viết, sợ bà con bị ánh Đèn Cù ảo, sợ lời thật ảo.. lóa mắt, lừa tai ! …… Đèn Cù cũng được trình bày dưới dạng « người trong cuộc, nhơn chứng sống biết nhiều hiểu nhiều, (kiểu tôi không phải thằng mù sờ voi, mà tôi là thằng sáng mắt thấy rõ) dưới dạng hồi ký sống, và viết sự thật về những chuyện « thâm cung bí sử của triều đình cộng sản », nhưng nhìn kỹ, đọc kỹ đây cũng là một bài « biện hộ Hồ Chí Minh »
: Ông Cụ không biết gì cả, ông Cụ không tán thành …và ông Cụ (cũng như Võ Nguyên Giáp và cả Trần Đĩnh..) ngậm miệng ăn tiền. Thật là thằng chống cũng hèn, thằng gia nô cũng hèn ! Vì phe gia nô Nga đấm đá giành giựt quyền lực với phe gia nô Tàu, thế thôi, that’s it ! Tất cả đều hèn, kẻ thắng được cầm quyền, đưa vận mệnh Việt Nam vào con đường Hán hóa, cũng như kẻ mất quyền ngậm miệng ăn tiền, bắt đầu bằng Hồ Chí Minh, qua Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh hay Phạm Văn Đồng…hay cả Lê Duẩn và Lê Đức Thọ cặp bài trùng Mao-ít, họ đều là những tay hèn số một, nhưng đại diện điển hình cho cái Hèn của nhóm cộng sản Việt Nam phải nói là Tố Hữu, khi làm thơ Khóc Xì Ta Lin đã là một cái biểu tượng một cái Hèn rồi, nhưng khi tỏ ra uất hận khi các đồng chí mình chê Mao, lại là một cái Đại Hèn thứ hai. Thử hỏi ở miền Nam mình có ai khóc Kennedy hơn cha hơn mẹ mình không ? Thử hỏi miền Nam mình có ai uất hận khi Nixon bị nạn Watergate mất chức không ? (đáng uất hận lắm chứ ! vì Watergate mở đầu cho « sự mất miền Nam » !
3/ Nhóm Xét lại = nhóm Phản tỉnh, đại diện cho Chánh nghĩa ? Ảo tưởng :
Đèn Cù đối với chúng tôi, chỉ là một chiến dịch được dàn dựng lên, như một bức tường ảo để chứng minh rõ rằng ở chế độ (chánh trị) miền Bắc ( hồi đó trước năm 1975) vẫn đã có những người « bất đồng ý kiến » rồi - xin quý bà con nhận rõ tôi không nói chánh kiến mà là dùng từ ý kiến – và như vậy chứng minh một cách tự nhiên, qua vai trò Trần Đĩnh, người kể chuyện, với một giọng văn cố gắng trá hình vô thưởng vô phạt đại diện một nhóm người, chống chế độ, yêu hòa bình, chống chiến tranh (sic) đã có mặt ( Trần Đĩnh cũng quơ luôn ông Hồ cho ông già Hồ ăn có vào nhóm luôn, on ne prête aux riches, người ta chỉ cho nhà giàu thiếu nợ) Nhóm người được mệnh danh là Nhóm Xét lại, và đã bị trù dập. Ở đây, chúng ta không cần bàn tán về nhóm xét lại, hay chủ nghĩa xét lại, chẳng qua chỉ là một nhóm chánh trị tranh giành quyền lực đó thôi. Xét lại, thân Nga, yêu Hòa binh, chống Chiến tranh ? Láo phét ! Quên sao thời kỳ chiến tranh lạnh ? Quên sao Blocus Berlin ? Quên sao chạy đua Vũ trang ? Quên sao giàn hỏa tiễn ở Cuba ? Và làm sao quên được vai trò Liên Sô trong chiến tranh xâm lăng miền Nam, chống Việt Nam Cộng Hòa miền Nam, chống quân đội Mỹ và đồng minh đến cứu Việt Nam ? Súng AK của ai ? Giàn hỏa tiễn SAM của ai ?
Chiến đấu cơ MIG 15, 17, 21 của ai ? Xe tăng T54 của ai ? Và vai trò của các cố vấn Nga ? Và vai trò các xạ thủ cao xạ của mạng lưới bảo vệ Hà nội ? Trong Đèn Cù Trần Đĩnh hoàn toàn bỏ qua những vai trò ấy chỉ nói đến Chống Tàu để hợp thức hóa hay cập nhựt hóa, và thời đại hóa, một hình ảnh do « Đèn Cù » sáng tạo chạy theo thời luận ngày nay của nhơn dân Việt Nam trên đà đấu tranh đòi quyền Tự chủ và chống Họa Hán hóa ! Phải đúng, Việt Nam và chế độ miền Bắc Cộng sản có theo Tàu, nhưng cũng như có theo Nga, rồi theo Nga chống Tàu, rồi 1979 lãnh bài học Tàu, đáng lý phải sáng mắt nhưng sau năm 1989 khi Đông Âu sụp đổ lại mặc áo thụng qua triều cống ở Thành Đô-Cheng Du « khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca » với Tàu.
Cả một quá trình gia nô ! Từ ngày khởi đầu Cách mạng tháng tám rồi đến ngày nay là một chuổi dài gia nô… Ngày nay đám gia nô vẫn cầm quyền. Gia nô Tàu, nhưng vẫn gởi người đi triều cống cầu cạnh Huê kỳ mong được làm gia nô Huê kỳ. Và nhóm cựu Xét lại gia nô Nga, trở cờ dùng Đèn Cù đưa ra một ánh sáng ảo để nhơn dân Việt Nam, cùng dư luận những người yêu nước Việt Nam ở Hải ngoại cũng như ở quốc nộitin tưởng vào những con người nầy, và mong người trong nước và cả Hải ngoại tin cậy sẽ trao cờ chánh nghĩa cho các người cựu Xét lại, nay Phản tỉnh cầm quyền… Đừng hòng, dân Việt Nam không có ngu lần thứ hai nữa đâu ! Quá khứ Gia nô Nga, quá khứ gia nô bọn quyền lực gia nô Tàu còn đó, ngày nay chả nhẽ bước sang gia nô Mỹ mà nhơn dân tin sao ? Đừng mong …
Lợi dụng Phong trào Chúng Tôi Muốn Biết, tác giả Trần Đĩnh được một nhóm người ( ai ? với dụng đích gì ? ) tung sách Đèn Cù ra với hy vọng rọi một ánh sáng trả lời với một cái gọi là sự thật với những chuyện gọi là thâm cung bí sử hay sự thật bề trái của những tay đầu sỏ thuở xưa. Thế nhưng những sự thật ấy không trả lời được những sự thật của Phong trào Chúng Tôi Muốn Biết. Đấy chỉ là những chuyện đấm đá thuở xưa của hai thế lực phe phái. Phong Trào Chúng Tôi muốn
Biết làMuốn Biết Sự Thật Ngày nay : tình hình tham nhũng ? gia tài tài sản của nhưững tên đầu sỏ ngày nay ? Hay hãy thử kiểm điểm những thất thoát, những phần của gia tài, tài sản quốc gia Việt Nam, bị thất thoát, rút ruột, ăn cắp …bởi toàn bộ các đảng viên Đảng Cộng sản cầm quyền, và đòi hỏi những trả lời thật, bằng những con số thật ! …. Cũng trong hướng trả lời Phong Trào Chúng Tôi muốn Biết, Nhà Cầm Quyền Cộng sản Hà Nội đã tổ chức cuộc triễn lãm Cải Cách Ruộng Đất cũng chỉ để chứng tỏ cái mở lòng mình, thật tình nói thật. Nhưng đi đêm mãi cũng gặp ma, vỏ quýt dày móng tay nhọn, .. bị khinh mãi người dân đâm ra khôn, dân chúng rủ nhau mặc áo đỏ, cầm biểu ngữ tụ tập trước Phòng Triễn lãm « Hỏi Giấy Nhà Cầm Quyền ».
Triễn lãm Cải Cách Ruộng Đất hồi xưa, để cho Nông Dân hồi xưa có Ruộng có Đất ? Vậy thì hãy trả lời những chuyện Nhà Đất ngày nay, của Nông và Dân ngày nay bị Đảng ngày nay ăn cắp ? Trả lời sao đây ? và Phong Trào nầy đã buộc Nhà Cầm quyến Cộng sản phải đóng cửa dẹp cái Triễn lãm Cải Cách Ruộng Đất. Thật là Gậy Ông Đập Lưng Ông.Triễn lãm là để Giải Độc Chuyện Đất Đai ngày xưa, nhưng lại bị Chuyện Đất Đai ngày nay phá bỏ. Trần Đĩnh dùng ánh sáng ảo của Đèn Cù để soi ánh sáng vàosự thật ngày xưa, nhưng sự thật ngày nay đang bị những đòi hỏi của Nhơn dân dùng Đèn Pha Dân Chủ, Đèn Pha Nhơn Quyền soi vào và phá vỡ những huyền thoại Cách mạng do đảng Cộng sản dùng Bạo Quyền dùng độc tài đảng trị kềm kẹp Nhơn dân .
Kết luận : Đã đến lúc Nhơn quyền phải lật đổ Bạo Quyền.
Chỉ có Lật đổ Bạo quyền Cộng sản mới Biết được những sự thật. Một cuốn Đèn Cù, hai cuốn Đèn Cù không kể hết được… 600 trang, 1200 trang một Trần Đĩnh, hai Trần Đĩnh cũng chưa kể đủ sự thật !…dù Trần Đĩnh đầy tài nghệ với quá trình viết tiểu sử Hồ Chí Minh, tiểu sử Trường Chinh cũng không viết được tất cả những sự thật mà Nhơn dân Việt Nam ngày nay muốn biết. Dù sao đi nữa, với một quá trình chuyên nghiệp viết những tiểu sử của những nhơn vật đầu sỏ cộng sản, thì đấy chỉ chứng minh rõ là chẳng qua, chỉ là quá trình của một tay viết mướn đầy tài nghệ, giỏi dùng những mỹ từ đầy láo khoét. Vì tất cả chúng ta ngày nay ai ai cũng biết rõ là Hồ Chí Minh với một tiểu sử, một lý lịch, từ gia cảnh, gia thế, gia tộc, đến hành trình cuộc đời đều mang một quá khú, một lịch sử đầy mờ ám, láo khoét :
Từ tên giả, ngày sanh giả, ngày chết giả, con người sống đã giả, và đến ngày nay cả xác chết nằm trong cái lăng tuy xây bằng xi măng cốt sắt kiên cố, cũng giả nốt - bụng không nội tạng, đầu không óc não, chưa kể một lô sửa sai, che dấu bằng sáp son, nhựa phấn ! Vậy thì làm sao tin tưởng trác giả Trần Đĩnh nói thiệt ? Ai làm chứng ? Các chứng nhơn chết cả rồi ! Chuyện thâm cung bí sử ? từ Hồ Chí Minh, đến Trường Chinh, qua những người bạn cùng lứa với Trần Đĩnh như Chế Lan Viên, Phan Kế An, Lê Liêm … đâu rồi ? Nhưng có một sự thật, ấy là lòng dạ con người, quan hệ đối đãi với nhau của những đồng chí ấy với nhau ! Tất cả đều đối đãi với nhau bằng bề mặt, bằng láo khoét cả. Cả cuốn Đèn Cù của Trần Đĩnh có thấy gọi ai là bạn không ? âu là tình bạn ? Tình Bạn với cái nghĩa của người miền Nam mình, có tao có mầy, parce que c’est toi, parce que c’est moi, chết sống bên nhau !
Đôi hàng chia sẻ :
Tiện đây, chúng tôi cũng xin được nói đến những người trí thức nạn nhơn cộng sản mà anh em Hải ngoại mình hùa nhau thương tiếc, chắc lưỡi hít là. Đây xin nói riêng đến là hai vị Ngưyễn Mạnh Tường vàTrần Đức Thảo, xin chỉ nói đến hai vị ấy thôi và nói rằng : chúng tôi không thương tiếc gì các Cụ ấy cả, trái lại chúng tôi trách hai Cụ ấy một cái tội rất lớn.
Các Cụ đã làm cái gương để bao nhiêu thế hệ đàn em đi lầm đường. Lỗi hai Cụ ấy to lắm. Hai Cụ học giỏi, hai Cụ là thần tượng của bao nhiêu đàn em trí thức. Hai Cụ bị lường gạt vì hai Cụ kém cái tài nhận xét, kém cái thông minh nhận thức -Tây nó gọi là discernement .Các Cụ không có discernement. Cụ Trần đậu Agrégation về Philosophie, một sức học vượt bực, Cụ làm luận án về Marx mà không biết gì về Marx cả. Năm 1950, Cụ sống ở Pháp mà Cụ không biết bao nhiêu người Đông Đức vượt ngục bức thành Bá linh, Cụ cũng không biết Blocus Berlin, vậy thì Cụ sống với ai ? Cụ sống trong Tháp Ngà trí thức Mác Xít !
Trong Đèn Cù Trần Đĩnh kể Cụ Trần vào Sài gòn thấy Sài gòn sống thoải mái và nghe được nhạc Trịnh Công Sơn, mới hiểu rõ chế độ miền Nam không bị kềm kẹp như Hà nội tuyên truyền !. Chán quá Cụ Trần Đức Thảo ơi ! Bà Dương Thu Hương suốt đời sống ở Hà nội, sắp hàng tem phiếu quen rồi, vào Sài gòn thấy mình bị lầm còn « biết » ngồi xuống vệ đường khóc cho thân phận mình. Còn Cụ Trần Đức Thảo ? Cụ Thảo từng sống ở Việt Nam thời Tây đô hộ, Cụ có sắp hàng và lãnh tem phiếu không ? Cụ qua Pháp du học thời chiến tranh vừa dứt, Cụ có lãnh tem phiếu và sắp hàng, thời Tây đô hộ mình không ? Thế mà khi về ở Hà nội, Cụ, tuy xếp hàng tem phiếu, Cụ vẫn tin rằng miền Nam bị Mỹ kềm kẹp không có chén sành ăn cơm, ,phải lấy vỏ dừa thay chén, không có gạo ăn, dân miền Nam đói. Người dân miền Bắc ngu, vì thất học, vì sợ, đã đành,
Cụ với bằng Agrégation de Philosophie, sống bên Pháp bao nhiêu năm, Cụ sao cũng ngu như vậy. ? Vì Cụ ngu mà đàn em tưởng Cụ khôn nên một lô đàn em theo Cụ về Bắc chết cả. …Tội các Cụ to lắm, .. Các Cụ đáng tội chết là đúng, các Cụ còn lôi theo một lô đàn em. Chúng tôi hoàn toàn chẳng những không phục Cụ mà còn oán Cụ nữa, vì các Cụ hơn mọi người chúng tôi. Các Cụ được đất nước nuôi đưỡng, hưởng Tứ Ơn.
Hưởng Tú Ơn : Hưởng Ơn Trời Đất cho cái may mắn, thông minh hơn người học một biết mười. Hưởng Ơn Đất Nước tạo những người Việt Nam cần cù, hiếu học, học hành khoa bảng, kiến thức ngang ngữa với Tây phương. Hưởng Ơn Đồng Bào cực khổ làm ăn, để đưa những cái trí thông minh đặc biệt người Việt Nam mình xuất ngoại so sánh không thua gì ngoại quốc. Và hưởng Ơn Cha mẹ, dấng sanh thành nuôi dưởng.
Các Cụ đáng lý phải biết trả cái Trung cái Hiếu rằng mình thành công thành tài giúp Đất Nước, giúp Nhơn dân, giúp Gia đình, giúp Đồng bào. Hai Cụ lại không, hai Cụ về phục vụ Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản lường gạt Nhơn dân, gây chiến tranh máu lửa. Cuối cùng Cụ Nguyễn Mạnh Tường chết trong đau khổ kéo theo bà vợ và đứa con. Còn Cụ Trần Đức Thảo, trở về Pháp sống nhờ tiền bố thí của đám đàn em. Uổn công ! vô tích sự. !
Xác các Cụ, thân thể các Cụ đời sống các Cụ, sự nghiệp các Cụ, các Cụ có quyền đi sai, làm sai. nhưng các Cụ không có quyền để đảng Cộng sản dùng các Cụ làm vũ khí tuyên truyền lôi các đàn em theo. Tội các Cụ to lắm !Tôi nghiệp ! Tội Nghiệp. ! Ngày nay muốn dứt cái vòng lẫn quẫn phải dứt bỏ Bạo quyền. Đấu tranh đầu tiên là đấu tranh đòi Nhơn quyền. Một trong những Nhơn quyền là quyền lật đổ bạo quyền, hôn quân. Đó là quyền Công dân. Đấu tranh cho Dân Chủ là đấu tranh với Nhà cầm quyền, trong quan hệ trao đổi, xin cho. Đấu tranh cho Nhơn quyền là lật đổ Bạo quyền trả quyền cho Nhơn dân. Ngày Nay phải lấy cái Nhơn quyền số một là lật đổ Bạo quyền . Lật đổ Đảng Cộng sản là giải quyết tất cả. Lật đổ Đảng
Cộng sản là thành lập một chế độ Dân Chủ, Công Bằng, Luật Pháp, Hiến Định. Lật Đổ Đảng Cộng sản là tìm lại Tự Do, tìm lại Tự Quyết ! Mong lắm !
Hết Kỳ 1.
*****
Tuần tới : Nhơn quyền là Lật đổ Bạo quyền.
Hồi Nhơn Sơn, Mùa Thu 2014
Phan Văn Song
TÁC PHẨM ĐÈN CÙ TRONG NƯỚC CỜ
THÍ XE GIỮ TƯỚNG CỦA CS HÀNỘI
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
Cuốn sách được quảng bá rầm rộ và đón nhận ân cần nhất vào lúc này trong cộng đồng người Việt tỵ nạn là cuốn Đèn Cù. Từ tác giả cho đến tác phẩm, có rất nhiều điểm đặc biệt và độc đáo [quảng cáo nói thế] khiến nó trở thành cuốn sách đặc biệt, tức khác mọi người, tức không giống ai. Chẳng thế mà người giới thiệu cuốn Đèn Cù, nhà báo Ngô Nhân Dụng, đã kết luận ở ngay trên đầu bài viết của ông như thế này: "Nếu không phải là kho chứng liệu quan trọng và đầy đủ nhất thì đây là cuốn sách đọc lý thú nhất …"
Người viết cuốn Đèn Cù là nhà thơ kiêm nhà báo Trần Đĩnh. Ông Trần Đĩnh có năng khiếu thi ca, viết lách, nên nghiễm nhiên trở thành nhà báo vào lúc còn rất trẻ [19 tuổi] ngay khi vừa mới bước chân vào ATK (An toàn khu) của đảng cộng sản VN trong khu rừng già Việt Bắc. Ông được nâng đỡ và dậy dỗ nghề làm báo bởi người thầy đầy quyền lực lúc đó là TBT Trường Chinh, người đang nắm giữ tờ báo cơ quan ngôn luận và tuyên truyền của đảng là tờ Sự Thật, mà nhiều giới viết lách trong "đảng Kaki" ở miền Nam quen thòng vào mấy chữ "nó nói láo" để giải thích, thành ra là "Sự thật, nó nói láo".
Cũng nhờ có cái bóng của tên sư phụ Trường Chinh nên Trần Đĩnh được sống ung dung thoải mái với nghề báo bổ của ông suốt cả cuộc đời cho đến ngày nay, bên cạnh những cây cổ thụ trong đảng từ tên cáo già cho đến hầu hết bọn đàm em, tôi tớ. Tài viết lách của ông dĩ nhiên là số dzách, nhưng tên ông thì ngày nay bỗng dưng người ta mới khám phá ra trong tác phẩm Đèn Cù. Ông chuyên về nghề viết tiểu sử cho vua quan, từ Hồ Chí Minh trở xuống. Chính vì được ở cạnh và quen biết nhiều nhân vật nắm quyền lực trong đảng nên cuốn Đèn Cù - theo quảng cáo - mới trở thành cuốn sách độc đáo và hấp dẫn, có thể được kể là bestseller trong cộng đồng người tỵ nạn vì những câu chuyện có tính cách thâm cung bí sử, ít người biết tới.
Tác phẩm Đèn Cù từ trong nước không biết đi theo con đường mòn nào ra hải ngoại, người ta chưa biết được. Ngày xưa, khi quân đội cũng như vũ khí, tiếp liệu của Bắc Việt xâm nhập miền Nam, trưóc khi lên đường, chúng tập trung tại Thanh Hóa, qua đường mòn Hồ Chí Minh, điểm cuối cùng khi vô đến miền Nam là Lộc Ninh, rồi mới phân tán đi các chiến trường. Cuốn Đèn Cù xâm nhập cộng đồng hải ngoại bằng con đường nào thì không biết.
Nó tập trung ở đâu trước khi xuất hiện tại hải ngoại, điểm này xin nói sau, nhưng điểm dừng chân cuối cùng của nó là tờ báo Người Việt tại Nam California. Người ta không mấy ngạc nhiên khi thấy điểm hẹn của cuốn Đèn Cù cũng giống như các cuốn Thằng Hèn của Tô Hải, hay cuốn Bên Thắng Cuộc của Huy Đức. Từ đó người ta có thể suy ra - mà chắc là trúng - điểm xuất phát của Đèn Cù là ở đường Yết Kiêu, Hànội, và như hế là nó cũng xâm nhập vào cộng đồng tỵ nạn tại hải ngoại qua con đường mòn mang tên lão giặc già. Lại nữa, khi tới điểm hẹn là tờ Người Việt, cuốn sách này còn được các nhà bình luận của trường phái "Trăng Liên Sô tròn hơn trăng Mỹ" thổi ống đu đủ lên đến tận tầng mây xanh, hơn cả Thằng Hèn của Tô Hải hay Bên Thắng Cuộc của Huy Đức.
Có mấy cái ống loa tham gia tiếp hơi của mấy ông trong Khối 8406 chuyên viên chống cộng bằng nghề chuyển bài của người khác. Nghe thổi, người ta có thể biết chắc, các vị đó chưa biết mặt biết mũi cuốn Đèn Cù ra răng ra rứa. Các ngài cứ thấy cái loa gốc hót thế nào thì cũng hót theo như làm vậy.
Như thường lệ, cứ mỗi lần có một cuốn sách lạ xuất hiện thì tôi đoán lại sẽ có điện thoại và chờ. Quả đúng là như vậy. Cú phone reo lên là của một người bạn, xưa kia là sĩ quan không quân, và nay là bác sĩ châm cứu. Mấy cái nghề của anh chẳng liên hệ gì đến chữ nghĩa, nhưng cái đầu anh lại là một thư viện lớn. Nói là một tủ sách thì có hơi hẹp hòi. Phải nói là thư viện mới đúng. Sách gì anh cũng đọc nên biết rất nhiều, và biết tường tận. Tôi phục bạn ở chỗ đó. Khi vừa nghe mấy cái loa đài ca lên bài Đèn Cù thì hôm sau anh gọi tôi hỏi đã có quyển sách này chưa, và khoe liền: "Tôi mới mua một cuốn và đang đọc". Tôi trả lời ậm ừ là chưa mua, nhưng cũng đọc được dăm ba chục trang trên internet ở dạng PDF.
Tôi chưa kịp hỏi thì anh đã than phiền: "sao văn chương gì mà đọc lủng cà lửng của, khó nuốt quá". Thì ra không phải một mình tôi, mà bạn tôi cũng có chung một cảm tưởng như thế. Thú thật lúc đó tôi đọc chưa hết cuốn sách, nhưng rất tin vào lời giới thiệu của nhà bình luận trường phái "Trăng Liên Sô tròn hơn trăng Mỹ". Tôi dự tính viết về cuốn Đèn Cù vì tin vào một lý lẽ rất đơn giản là nhà bình luận của tờ báo đứng ra xuất bản cuốn sách thì nhất định "mèo phải khen mèo dài đuôi" là cái cẳng. Quả thật nhà báo Ngô Nhân Dụng khen tờ Đèn Cù và tác giả, ông Trần Đĩnh, hết cỡ thợ mộc, không còn chừa chỗ để ai khen gì được nữa. Khá khen nhà báo Ngô Nhân Dụng, thế mà cũng rành business, show hàng toàn đồ xịn khỏi chê vào đâu được.
Lời giới thiệu của ông Ngô Nhân Dụng cho thấy nội dung toàn đồ xịn của cuốn sách thì nhất định Đèn Cù sẽ đắt như tôm tươi. Trước hết theo ông Ngô Nhân Dụng, văn phong của tác giả Trần Đĩnh là number one. Nhà phê bình họ Ngô hạ bút viết như đinh đóng cột rằng: "Trần Đĩnh gọi cuốn sách này là "truyện Tôi" … Truyện Tôi là một loại văn xuôi mới, do Trần Đĩnh tạo ra. Mai mốt có thể sẽ không còn ai viết Truyện Tôi nữa. Mà có ai viết thì chắc chắn cũng không viết giống như Trần Đĩnh. Đèn Cù là một cuốn sách độc đáo". Nó độc đáo thế nào thì ông Ngô Nhân Dụng cho biết: "Cuốn sách này tuyệt nhiên không dung lối văn viết báo.
Nhà báo không ai mở đầu bằng mấy chữ: "Viết này vất vả," rồi chấm câu. "Lười là rõ," lại chấm câu. Cái khí văn đó tràn suốt tác phẩm. Có thể gọi đó là khí văn Trần Đĩnh. Một nhận định nhỏ mà bần bút xin mạn phép thêm vào đây là, cuốn Đèn Cù viết theo thể văn xuôi, nhưng nếu tác giả Trần Đĩnh muốn biến nó thành một tác phẩm văn vần - tức là thơ - thì cũng rất dễ dàng. Chỉ cần với cái "khí văn" độc dáo của mình, ông Trần Đĩnh dựa theo lối mần thơ của đại thi hào Du Tử Lê, cứ vài ba, hay dăm bẩy chữ, ông ngắt câu, xuống dòng là thành thơ rồi. Ông Trần Đĩnh sẽ có cuốn trường thi Đàn Cù không mấy chốc.
Ông Trần Đĩnh viết văn có "khí" đã vậy mà lại còn có "đức" nữa. Cái đức trong văn chương của ông theo nhà phê bình Ngô Nhân Dụng là "kể sự thật". Như thế phải hiểu là toàn bộ tác phẩm của ông Trần Đĩnh không có cái gì là phịa hay dối trá (fake or fiction) cả. Chẳng hạn như khi ông thuật lại cảnh xác bà Nguyễn Thị Năm địa chủ bị đấu tố chết đem chôn. Chiếc quan tài quá nhỏ, bọn du kích phải đứng lên trên tử thi mà đạp, xác bà Năm mới lọt vào áo quan.
Thuật lại màn dựng tóc gáy này xong, ông Trần Đĩnh mới bật mí người kể là nhà báo Tiêu Lang. Tiêu Lang thố lộ: "Nghe xương kêu răng rắc mà tớ không dám chạy, sợ bị qui là thương địa chủ". Đúng là sự thật không còn gì thật bằng. Xin nhớ, Tiêu Lang chứ không phải Trần Đĩnh sợ bị qui là thương địa chủ. Sự thật rất thật ở điểm là Tiêu Lang sợ chứ không phải Trần Đĩnh sợ. Muốn biết lý do tại sao thì xin cứ hỏi ông Trần Đĩnh. Hay như một thí dụ khác, Tác giả đứng với Tô Hoài trên lề đường nhìn toán tù binh Mỹ bị đưa diễu trên đường phố cho dân chửi rủa, ném đá. Khi người phi công cuối cùng qua trước mặt, bỗng Tô Hoài chạy ra với tay đấm vào mặt người tù binh, nhưng cố ý đấm hụt. Tô Hoài giải thích với Trần Đĩnh: "Mình phải bầy tỏ lập trường, nếu không có đứa nào nó báo cáo mình đứng ngoài coi trong lúc nhân dân căm thù thì nguy".
Lạ nhỉ, có hai người là bạn bè đi với nhau, Tô Hoài biểu diễn màn kịch "đấm hụt" vì sợ bị báo cáo. Tô Hoài sợ ai? Còn Trần Đĩnh tại sao không đóng kịch, tại sao không sợ bị báo cáo? Đây lại cũng là một sự thật rất thật nữa. Nhưng sự thật này cũng chỉ là một nửa. Còn nửa kia là Trần Đĩnh không đóng màn kịch đấm hụt vì ông đếch sợ Tô Hoài báo cáo. Lý do tại sao thì có lẽ Tô Hoài cũng biết, nhưng biết để bụng thôi chứ sức mấy mà dám nói. Những sự thật này tác giả Trần Đĩnh chỉ viết có một nửa, còn nửa quan trọng tại sao ông lại không viết ra cho bà con đọc cho vui.
Rồi một chuyện này nữa mới là động trời. Trần Đĩnh dám nắm tay người yêu của "Bác" là cô Nông Thị Xuân và dám lấy tên cô làm bút hiệu. Như thế có gan trời không? Trần Đĩnh đã chứng kiến tận mắt, và biết rất rõ Hồ Chí Minh lưu manh và tàn ác đến cỡ nào. Biết Hồ dùng nickname để viết báo kể tội bà Nguyễn Thị Năm địa chủ, người từng chứa chấp và nuôi ăn lũ đàn em của Hồ, nhưng chính Hồ quyết định cho đấu tố để giết bà. Bà Năm chết rồi một cỗ hòm tử tế cũng không có, chỉ có nhà báo Tiêu Lang thương hại, mà cũng chỉ dám thương thầm trong bụng. Biết Hồ giả dạng đi thị sát các cuộc đấu tố để giữ cho đúng chính sách triệt hạ hữu khuynh mà hắn đã đề ra. Biết Hồ dâm dục và trác táng đến cỡ nào, thế mà cả gan "cua" người tình của hắn. Trần Đĩnh bản lãnh gì mà không sợ mó dái ngựa, không sợ cả cô Xuân tố cáo? Cái nửa sự thật này cũng không được Trần Đĩnh nhắc tới.
Cả đến nhân vật Z, ngưòi con gái hộ lý của Hồ trong sách là ai, Trần Đĩnh cũng vẫn giấu. Hơn nữa thế kỷ rồi, ông còn sợ cái gì nữa! Vẫn là cái sự thật một nửa. Như vậy thì cái gì che lấp một nửa "Cái Đức viết báo" của tác giả Trần Đĩnh, làm mất đi sự vuông tròn mọi góc cạnh của sự thật. Câu trả lời ông Ngô Nhân Dụng đã xì ra, mà có lẽ vì thổi ống đu đủ quá trớn nên sự thật trần truồng và rất lộ liễu? Ngô Nhân Dụng viết: "Độc giả sẽ không ngạc nhiên khi đọc những tình cảm thân mến của tác giả (Trần Đĩnh) với nhân vật Hồ Chí Minh". Ông Ngô Nhân Dụng nói không sai, bằng chứng là trong toàn cuốn sách, tác giả Trần Đĩnh luôn luôn cẩn trọng gọi Hồ là Bác (viết hoa) hoặc Cụ (viết hoa) với một lòng tôn kính, và xưng cháu với Hồ. Tóm tắt lại là tác giả Trần Đĩnh muốn bảo vệ cái thần tượng Hồ Chí Minh của ông. Và chúng tôi xin nhấn mạnh thêm, đó cũng là nỗ lực và là công tác quan trọng nhất của đảng Việt gian cộng sản hiện naỵ
Đến đây thì người ta đã có đủ lý do để xác định được mục đích của tác phẩm Đèn Cù là gì, nó xuất xứ từ đâu, đi theo con đường mòn nào để tới được điểm hẹn cuối cùng là tòa soạn nhật báo Người Việt tại Nam California. Sự thành công của tác phẩm Đèn Cù ra sao thì chúng ta phải chờ. Thời gian sẽ trả lời. Bởi vì kết quả này tùy thuộc vào yếu tố chính là tinh thần và nhận thức của mọi người. Chúng ta có ý thức đúng không và có đủ sáng suốt để nhận thức không. Chúng tôi buồn lòng phải nói ra rằng, cái trở ngaị nhất trong công cuộc chống cộng hiện nay trong cộng đồng tỵ nạn chúng ta là tình trạng bát nháo và vô ý thức của cộng đồng. Tình trạng này, Lenin sư tổ của đảng CS Liên Sô đã cảnh giác các đồng chí của hắn. Chúng ta cũng nên lấy đó mà tự răn mình:
Nhiệt tình và Dốt nát trở thành Phá hoại
Câu hỏi đặt ra là tại sao đảng VGCS lại phải bảo vệ cái thần tượng Hồ Chí Minh của chúng, và chúng đã thực hiện công việc bảo vệ này như thế nào.
Câu trả lời nên coi là một nguyên lý bất biến. Nguyên lý rất rõ ràng là nếu thần tượng Hồ Chí Minh bị sụp đổ thì tất nhiên đảng VGCS cũng sẽ phải sụp đổ theo. Vì thế, VGCS phải ra sức củng cố địa vị của Hồ Chí Minh cho thật vững chắc và bảo vệ nó. Điều đáng tiếc là nhiều tổ chức và cá nhân chống cộng, kể cả giới trí thức, vì quá xô bồ và bát nháo đã tiếp sức cho VGCS trong công tác này.
Có hai tội trạng chắc chắn đưa đến sự sụp đổ thần tượng Hồ Chí Minh nếu người chống cộng biết khai thác. Cả hai tội ác này Hồ đều phạm phải. Đó là tội bán nước và tội xua quân chiếm VNCH.
1. Tội bán nước - Sự kiện Hồ làm Việt gian và bán nước thì chúng tôi đã đề cập đến trong bài viết "Sự thật về Hồ Chí Minh, không biết hay biết mà không dám nói" rồi. Nhờ nhà báo Việt Thường cung cấp tài liệu là những văn kiện chính thức của đảng CSVN, và do sự tìm tòi thêm của mình, chúng tôi đã chứng minh tường tận và tương đối đầy đủ về hai tội trạng này của Hồ. Bài viết của chúng tôi nhằm phê bình đĩa DVD của Lm Nguyễn Hữu Lễ. DVD tố cáo các tội ác của Hồ Chí Minh [điều đó là đúng] nhưng lại làm ngơ cái tội ác lớn nhất là tội bán nước của hắn. Chúng tôi không dám dị nghị về tinh thần chống cộng của cha Lễ, nhưng quả thật có nghi ngờ rằng chung quanh cha Lễ có bàn tay của VC hay Việt Tân nhúng vào với mục đích gián tiếp gỡ tội cho Hồ để củng cố địa vị cho hắn. Dù muốn dù không thì thiển nghĩ, đây cũng là một hình thức tiếp tay cho VGCS và nằm trong sách lược của chúng là bảo vệ Hồ để giữ đảng.
Dư luận cũng như báo chí hiện nay đang ì xèo về chuyện VGCS bán nước. Để ý một chút, chúng ta không mấy khó khăn nhìn ra rằng dư luận đang có xu hướng kết án "sự kiện Thành Đô" - tức là tội bán nước - bằng cách tất cả tội trạng đổ trên đầu Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khá Phiêu v.v. nhưng lại bỏ sót cái tên Hồ Chí Minh. Đó là chủ tâm của bọn cầm quyền Hànội hiện nay. Có phải chỉ có những tên CS này bán nước, còn Hồ Chí Minh thì không? Như chúng tôi đã trưng dẫn trong bài viết "Sự thật về Hồ Chí Minh ….. ", có những sự kiện chứng tỏ Hồ là Việt gian bán nước. Cũng có những sự kiện khác, kẻ thi hành việc bán nước lúc hồ còn sống là Ung Văn Khiêm hay Phạm Văn Đồng, và ngày nay là các đồng đảng thế hệ sau của Hồ.
Nhưng dù ai đi nữa, theo chế độ đảng trị của CS thì chủ tịch đảng tức Hồ Chí Minh phải chịu trách nhiệm chứ không đổ thừa cho ai được. Hồ không thể bịp bợm, vừa lau nước mắt vừa xin lỗi trước quốc dân như trong vụ Cải Cách Ruộng Đất: "các chú làm thế chứ bác đâu có muốn thế". Trong mọi trường hợp mỗi khi tố cáo và lên án tội bán nước của VGCS, lờ đi tên Hồ Chí Minh trong vấn đề này, chúng tôi không tin là vô tình, mà là một dụng ý nằm trong sách lược của bọn đầu sỏ Hànội. Chúng thà hy sinh cả một lũ chốt thí cũng không sao, miễn là địa vị "cha già dân tộc" của Hồ phải được bảo vệ. Với đảng VGCS, Hồ Chí Minh không thể bị kết tội là Việt gian bán nước. Luận điểm chúng tôi đặt ra là, bảo vệ sự tồn tại của Hồ tức là bảo vệ sự tồn tại của đảng VGCS. Đảng VGCS luôn theo đuổi sát luận điểm này.
2. Tội xâm lược miền Nam - VGCS cần phải phủ dụ để giữ yên dân chúng miền Nam, đồng thời để chinh phục hơn 3 triệu người miền Nam tỵ nạn tại hải ngoại. Sách lược của những tên đầu sỏ BCT là đổ cái tội xâm lược miền Nam lên đầu kẻ khác để giữ thanh danh và uy tín cho Hồ. Các người bị đổ tội là Lê Duẫn và Lê Đức Thọ. Cuốn Đèn Cù là một cố gắng, nhưng tin rằng chưa phải là cố gắng cuối cùng cho chính sách này. Chính sách trút trách nhiệm này - không chối cãi được - được bàng bạc thể hiện trong cuốn Đèn Cù của Trần Đĩnh. Chúng ta hãy đọc bình luận Gia Ngô Nhân Dụng viết về vấn đề này: "Đối với bên ngoài, Lê Duẫn bám sát chủ trương của Mao gây cuộc chiến tranh xâm chiếm miền Nam. Theo Trần Đĩnh thì Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp không muốn đánh, nhưng không chiếm được đa số nên chịu phục tùng …"
Luận điệu đổ tội này, như chúng ta thấy, xuất phát từ những thành phần dân chủ cuội trong nước trước đây là Hoàng Minh Chính, Nguyễn Thanh Giang, Trần Khuê, Nguyễn Văn Trấn v.v. rồi lan ra hải ngoại. Nhiều trí thức và đảng phái quốc gia tại hải ngoại đã dễ dàng rơi vào cái bẫy chuột chù này của bọn dân chủ cuội trong nước. Xin nêu một thí dụ điển hình là GS Trần Nhã Nguyên với cuốn "Lịch Sử Việt Nam 1940 - 2007". Ông Trần Nhã Nguyên là một giáo sư trung học, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm thời VNCH. Sau 30-4-1975 ông chạy ra hải ngoại viết báo và viết sách.
Trong cuốn Lịch Sử VN 1940 - 2007, ông Nhã Nguyên trích dẫn một số nhân vật vốn là đối thủ của Lê Duẫn và Lê Đức Thọ cho rằng về cuối đời, Hồ đã mất hết quyền hành về tay bọn Duẫn - Thọ, và ông đi đến kết luận: "Ai ngờ con người đầy huyền thoại như Hồ Chí Minh, xác của ông đến nay còn được bảo trì ở lăng Ba Đình, lại mang nhiều niềm uất hận. Đến giờ phút cuối đời, chỉ trối trăn vài lời di chúc, cũng bị liên minh Lê Duẫn-Lê Đức Thọ xóa tẩy, thêm bớt, ngày qua đời cũng đổi. Đặc biệt là bao nhiêu thập niên qua, xác của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn giá trị như một kho báu trong chính sách bùa chú cho sự sống còn của đảng" (Lịch Sử Việt Nam 1940 - 2007 trang 746).
Bọn dân chủ cuội trong nước và lũ theo voi hít bã mía tại hải ngoại, về hình thức, có vẻ chống tập đoàn đương quyền tại Hànội, nhưng thật bất hạnh, chúng lại rơi đúng vào cái bẫy mà bọn ma đầu Hanội giương ra, tức là cái sách lược đổ hết tội lên đầu đàn em để cứu Hồ. Sự thực rõ ràng lắm nếu chúng ta chịu khó nhìn vào cái lăng mộ của Lê Duẫn và để tâm suy nghĩ một chút. Thật là mưu mô cao siêu và vô cùng thâm độc! Quí vị tưởng rằng bọn cầm quyền Hànội xây lăng mộ để thờ Lê Duẫn thật sao? Hoàn toàn không phải. Mà ngược lại, chúng cố tình hổ hắc ín lên cái thây ma Lê Luẫn đang nằm trong mồ.
Nếu thực tâm xây lăng mộ để thờ Lê Duẫn thì lũ ma đầu Bắc Bộ Phủ đã chẳng trương lên ngay trước tiền đình tấm bảng ghi câu nói vô cùng ngu xuẩn của Lê Duẫn để muôn đời ngưòi VN mỉa mai: "Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Sô, cho Trung Quốc". Còn gì là tinh thần yêu nước, là công trạng, là danh dự của một ông Tổng Bí Thư? Qua tấm bảng này, Lê Duẫn hiện nguyên hình là một tên đầy tớ của ngoại bang, vâng lệnh quan thầy Nga Tầu xua quâm xâm chiếm miền Nam.
Bán nước chứ còn gì nữa. Nếu đuổi Mỹ để "giải phóng" miền Nam là tội, thì kẻ phạm tội ác này là Lê Duẫn chứ không phải Hồ. Đúng logic là thế. Thâm độc chưa! Dù đền thờ nguy nga đồ sộ, nhưng với cái bảng đề công kiểu này, Lê Duẫn gánh hết mọi tội lỗi thay cho Hồ Chí Minh trong chủ trương xâm lược miền Nam. Thế mà cũng có nhiều người tỵ nạn, kẻ cả bọn trí thức cục phân vẫn cứ tưởng là thật. VGCS xây lăng mộ cho Lê Duẫn để ghi nhớ công ơn của Duẫn là thật! Thế có buồn không!
Chỉ cần bỏ một chút xíu công sức thôi, người ta đã có thể dễ dàng lật tẩy sự gian manh của bọn Bắc Bộ Phủ. Này nhá, nếu Hồ Chí Minh không chủ trương gây chiến để xâm lược miền Nam, thì tại sao trước tết Mậu Thân 1968 hắn lại gởi mấy câu thơ này vào miền Nam để động viên tinh thần bộ đội của hắn đang đánh nhau trong đó:
Xuân này hơn hẳn mấy Xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp nước nhà.
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ,
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta.
Hồ chí Minh hồi tết Mậu Thân tuy có già, nhưng không phải là đã lú lẫn. Bằng chứng là hắn vẫn còn tỉnh táo để làm thơ kia mà. Hơn nữa, trong hệ thống cầm quyền của chế độ độc tài toàn trị miền Bắc, ai dám có những quyết định quan trọng vượt quyền của chủ tịch đảng? Chạy tội cho Hồ Chí Minh trong vấn đề xâm lược miền Nam chỉ là một mánh lới lừa bịp người dân ít học và bọn trí thức đầu bò gía trị không bằng cục phân. Kể cũng tội Lê Duẫn, nhưng hắn đã chết rồi chẳng biết được, con xe bị thí để cho con tướng tội đồ được yên vị. Tác phẩm Đèn Cù đã góp công không nhỏ trong nước cờ thí này của bọn đầu lãnh Hànội.
Nhưng dù sao Đèn Cù cũng là một cuốn sách chứa đựng ít nhiều những dữ kiện được coi là sử liệu. Tác giả, để chứng tỏ sự trung thực của các dữ kiện ông viết ra, đã dám thẳng thắn thách thức: "Vâng, tôi xin đối mặt với công luận đây. Tôi ăn gian nói dối thì các ông cứ việc vạch ra". Đây là một thái độ thành khẩn đáng khen, nhưng đồng thời cũng là một thách thức có vẻ kiêu căng và tự mãn. Có lẽ bởi vì xưa nay ai cũng cho rằng đảng VGCS là một đảng chuyên môn gian dối và lừa bịp, cho nên thiển nghĩ, tác giả Trần Đĩnh, một đảng viên kỳ cựu, mới cảm thấy cần phải mạnh mẽ tự khẳng định mình và thách thức như thế. Kẻ hèn này không dám tự coi mình là một tiếng nói công luận, thành thử không muốn làm công việc gọi là vạch ra sự ăn gian nói dối, nếu có, của tác giả Trần Đĩnh.
Thế nhưng, theo nhận xét riêng của chúng tôi, ý tưởng chính (main idea) trong cuốn Đèn Cù của tác giả Trần Đĩnh là muốn tố cáo tội ác gây ra cuộc chiến tranh Nam - Bắc. Vì thế, chúng tôi muốn nêu lên điều khẳng định này là, người chủ trương gây chiến tranh để chiếm miền Nam là Lê Duẫn là sai, sai lầm hoàn toàn. Kẻ gây ra tai họa này không phải ai khác hơn là Hồ Chí Minh. Trút tội lên đầu Lê Duẫn là sách lược "thí xe để giữ tướng" hiện nay của VGCS. Trong nước, VGCS mở hết chiến dịch này đến chiến dịch khác ca tụng đạo đức và công ơn của Hồ. Trong khi tại hải ngoại, chúng hướng dẫn có kế hoạch dư luận đi theo con đường này bằng truyền thông và các tác phẩm văn học trong đó có Đèn Cù.
Tác giả Trần Đĩnh tin rằng Lê Duẫn đi theo chủ trương của Mao gây ra cuộc chiến tranh xâm chiếm miền Nam, trong khi đó Hồ và Võ Nguyên Giáp không muốn đánh là sự hiểu biết và cách suy nghĩ của tác giả. Chúng tôi tôn trọng quyền tự do tư tưởng của ông, nhưng khẳng định rằng cách suy nghĩ đó phù hợp với sách lược của đảng là bằng mọi giá phải bảo vệ địa vị Hồ để giữ vững sự tồn tại của đảng, cho dù phải hy sinh cả những đảng viên có công và trung kiên nhất của đảng.
Chuyện ngoài lề. Anh bạn bác sĩ châm cứu của người viết như đã nói đến ở trên, sáng nay lại phone than phiền: "…. Loại sách viết về vấn đề VN luôn luôn rất hấp dẫn đối với tôi, nhưng từ trước tới nay, tôi chưa đọc cuốn sách nào tầm thường như cuốn Đèn Cù. Toàn là chuyện … khổ lắm, biết rồi. Nói mãi. Chán!"
Ngày 10-9-2014
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
Posted by sontrung at 10:43 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 330
Posted by vanhoa at 12:53 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0330
No comments:
Post a Comment