Monday, November 28, 2016

CÁCH MẠNG = HO XI = KIM TUYEN=FORMOSA= BÚN BÒ HUẾ


Saturday, August 6, 2016



VIETTUSAIGON * CÁCH MẠNG

Cách mạng đang ở đâu?

Suốt bốn mươi năm dài sống trong dày vò, khổ nhục và đau đớn vì chịu bất công nhưng người Việt Nam vẫn chưa bao giờ có một cuộc cách mạng cho ra hồn.
Cá chết, biển chết, cả một đất nước đầy rẫy công trình đầy tính mờ ám của người Trung Quốc và cả một dải bờ biển miền Trung trở thành cái ao độc, người dân Việt Nam vẫn không thể làm gì khác để thay đổi vận mệnh.
Sau khi nhân viên hải quan Việt Nam có hành vi khiếm nhã với một du khách người Trung Quốc, liền sau đó những tin tặc Trung Quốc đã dằn mặt hệ thống an ninh mạng Việt Nam bằng cách cho hai cảng hàng không lớn nhất Việt Nam là Tân Sơn Nhất và Nội Bài một phen náo loạn vì hệ thống thông tin bị đánh cắp, phá rối trong vòng vài giờ đồng hồ.
Trung Quốc vẫn chưa bao giờ ngưng luận điệu tuyên chiến đối với Việt Nam. Mới đây, họ còn tuyên bố sẽ có chiến tranh trên biển Đông, cùng lúc, họ tiếp tục đưa hàng ngàn tàu cá phong tỏa khu vực biển Đông, trong đó chủ yếu là khu vực biển của Việt Nam.
Người Trung Quốc đã mua đất làm nhà, thuê đất lâu dài từ 50 năm đến 70 năm tại Việt Nam ở hầu hết các vị trí đắc địa và họ thả sức tung hoành tại Việt Nam như chốn không nhà.
Thế nhưng người Việt Nam cũng chẳng có động tịnh gì về cái gọi là một cuộc cách mạng nhằm bảo vệ đất nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Các hoạt động, phản ứng của giới trí thức, văn nghệ sĩ và nhà hoạt động xã hội dân sự, hoạt động dân chủ, nhân quyền vẫn cứ là đếm trên đầu ngón tay cho cả ba miền đất nước.
Các nhà hoạt động đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam hiếm hoi và lẻ loi đến độ nếu chịu khó theo dõi và đếm, một người bình thường cũng có thể điểm tên từng người cho cả hai miền sau khi loại trừ trường hợp còn ẩn danh, trong vòng bí mật!
Và mặc dù đất nước đang trong nguy cơ mất nước từng ngày, bất công, tội lỗi và cái ác, cái xấu đầy rẫy ngoài xã hội cũng như trong hệ thống cầm quyền nhưng nghe có vẻ như đại đa số người Việt vẫn không nghe, không thấy, không biết! Tại sao lại có chuyện thảm hại như thế này? Phải chăng người dân Việt Nam đã không còn quan tâm đến đất nước hoặc không có tinh thần yêu nước?
Câu trả lời lại nằm trong một câu hỏi khác: Đảng Cộng sản đã làm gì để đất nước này đi đến chỗ như ngày hôm nay? Và câu trả lời cũng không khó khi mà đảng Cộng sản Việt Nam, kể từ năm 1986, chấp nhận nền kinh tế thị trường, chấp nhận mở cửa đến nay, họ vẫn giữ tư thế khu biệt một cách toàn triệt.
Tính khu biệt được đảng Cộng sản Việt Nam cấy gửi vào các chủ trương, đường lối và pha trộn trong các văn bản pháp luật xã hội chủ nghĩa. Và đối tượng chịu áp lực của sự khu biệt này chính là nhân dân, mặc dù đảng Cộng sản đã hoàn thiện về mặt hình thức để đối phó với cộng đồng quốc tế bằng cách luôn giữ cho mình lớp vỏ tiến đến dân chủ, công bằng, văn minh… Nhưng trong thực tế, người dân vẫn chưa bao giờ được tự do, kể cả tự do phát biểu suy nghĩ của mình.
Và dù muốn hay không muốn, người Việt Nam vẫn bị khu biệt trong thế giới chuồng trại do đảng Cộng sản đã bài trí từ trứng nước. Nếu như những năm trước 1995, khi mà thế giới internet còn khá xa lạ đối với hầu hết người dân Việt Nam và mọi kênh thông tin đều bị bao vây bởi hệ thống tuyên truyền của nhà nước Cộng sản, thì hiện tại, thế giới phẵng của internet vẫn chưa bao giờ cứu người Việt Nam ra khỏi sự khu biệt của đảng Cộng sản.
Bởi lẽ, nỗi sợ hãi của những năm trước 1995 là nỗi sợ hãi của cái đói, sự trả thù có gốc gác lý lịch và tư tưởng thì hiện tại, nỗi sợ hãi của một bộ phận rất lớn người Việt Nam lại liên quan đến lợi ích nhóm và những ngộ nhận về bổng lộc.
Hàng chục ngàn tiến sĩ, thạc sĩ và cử nhân thất nghiệp, muốn chen chân vào nhà nước chỉ có ba con đường gồm thế lực gia đình con ông cháu cha; Đối tượng đảng và đảng viên; Và cuối cùng là tiền, thật nhiều tiền. Và dường như đây là một thứ tiên đề phát triển cá nhân cũng như phát triển xã hội dưới chế độ Cộng sản. Thất nghiệp, bỏ quá nhiều tiền để mua một công việc, tốn kém quá nhiều thời gian và sự kiên nhẫn để thành đảng viên, để có một công việc đã khiến cho người ta suy nghĩ, cân nhắc giữa giá trị đầu tư và giá trị thu về nhiều hơn mọi thứ, nhiều hơn là danh dự hay lòng tự trọng, lợi ích cộng đồng.
Và đáng sợ hơn hết là trước đây, người ta sợ hãi vì không biết gì, bây giờ người ta lại sợ hãi vì đã biết. Nỗi sợ do không biết gì, thông tin một chiều tưởng như đáng thông cảm hơn nỗi sợ khi người ta đã biết nhưng trong thực tế, nỗi sợ khi người ta đã biết mới đáng thông cảm và tội nghiệp. Bởi lẽ, khi internet đã phủ sóng toàn cầu, người ta có thể cập nhật mọi thứ, có thể tìm hiểu mọi thứ và có thể nhận chân đâu là đúng – sai, hiểu được sự khủng khiếp của chế độ độc tài đang đè nặng lên đôi vai đất nước như thế nào. Nhưng khi nhìn lại nồi cơm, nhìn con cái và gia đình, nhìn ra xã hội nghèo đói, thất nghiệp, lạc hậu, bất công và sự đàn áp của chính quyền, người ta buộc phải quay lưng với cái đúng để tồn tại. Bởi ngay từ tấm bé, thụ đắc một nền giáo dục lấy vật chất làm kim chỉ nam cuộc đời và mọi nỗ lực của tuổi trẻ đều nhắm đến mục tiêu vật chất, thậm chí người ta phải đỗi cả danh dự và lòng yêu thương để có nó.
Chính vì phải trả giá quá nặng, phải mất quá nhiều để có được lợi ích vật chất nên buông bỏ nó đi là một chuyện vô cùng khó. Và đây là tâm lý chung, chi phối rất nặng trong xã hội Việt Nam sau quá nhiều năm sống, học tập, làm việc và giằng co với chính mình trước sức ép chế độ. Điều này thấy rõ nhất là con số rất lớn người Việt khi bị lâm vào tình cảnh bí bách, bị ép chế, người ta sẽ đấu tranh tới cùng, thậm chí sẵn sàng tẩm xăng thiêu hủy bản thân. Nhưng không ít trong số nạn nhân này, chỉ cần nhà nước gật đầu đồng ý với họ và đặt ra điều kiện là khi đã được giải quyết, họ phải im hơi lặng tiếng thì coi như xong. Khi đã đạt được mục đích bản thân, cho dù có hàng triệu người bị đối xử bất công như họ thì họ vẫn làm ngơ, xem đây không phải là chuyện của mình nữa.
Và đây có thể nói là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng Việt Nam vẫn cứ ì ạch, mặc dù tiếp xúc với thế giới văn minh đã lâu, mô hình xã hội dân sự cũng đã được phổ biến thông qua nhiều kênh, ý niệm về tự do cũng được giải quyết rạch ròi nhưng mọi thứ vẫn cứ như là chưa hề biết, chưa hề thấy, chưa hề nghe. Người dân nghe tin chuyện nước mình mà cứ như nghe chuyện tận bên châu Phi hay Ả Rập xa lạ!.
Và cuối cùng, từ chỗ bị khu biệt trong cơm, áo, gạo, tiền, khu biệt trong những giá trị tự do ảo, trong nỗi sợ mất quyền lợi, mất những gì đã trả giá đề đầu tư, người ta dần tự khu biệt mình trong tư lợi, trong thỏa hiệp và dửng dưng với thế giới chung quanh vì sợ trả giá khi nói hay làm theo lý lẽ của sự thật. Hay nói cách khác, con người trở nên thụ động và hèn nhát.
Và đây là nguyên nhân, lý do mãi đến hôm nay, Việt Nam vẫn chưa có một cuộc cách mạng đúng nghĩa. Bởi cách mạng luôn được manh nha và hình thành từ những khao khát về một giá trị chung chứ không bao giờ đến bởi những lợi ích và thỏa hiệp riêng. Và những người đấu tranh, mong mỏi một cuộc cách mạng thực sự tại Việt Nam vẫn chưa bai giờ hết cô đơn!

 VietTuSaiGon's blog
 http://www.rfavietnam.com/node/337

TÀI LIỆU TỔNG HỢP * HỐ XÍ

HỐ XÍ * BIÊN KHẢO &TRUYỆN KÝ



PHÂN HỮU CƠ
TheoWikipedia

Phân hữu cơ là hợp chất hữu cơ dùng làm trong nông nghiệp, hình thành từ phân người hay động vật. Phân bón giúp tăng thêm độ mầu mỡ cho đất bằng cách cung cấp thêm các chất hữu cơ và bổ dưỡng.Cứt để lâu ngày trong tự nhiên có thể thành phân bón cho cây, cho cá. Người ta có thể chế biến phân hữu cơ hoặc ủ hoai mục c
ứt, cây xanh để thành phân hoặc sản xuất phân ủ.

Chế biến phân hữu cơ

Phân hữu cơ (phân chuồng, phân bắc, phân xanh) hoai mục cho cây trồng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho con người và hạn chế được sự lây lan của một số bệnh hại nguy hiểm qua tàn dư thực vật. Phân hữu cơ được ủ theo 2 phương pháp:

Kỹ thuật ủ nổi

Đối với phân chuồng, phân bắc, tốt nhất là ủ kết hợp với 1 trong 3 loại phân sau: Super lân Lâm Thao hoặc phân vi sinh Sông Gianh (tỷ lệ 2-3%), hoặc chế phẩm EM thứ cấp (tỷ lệ 1-1,5 lít dung dịch nồng độ 1-5% tưới cho 1-2 tạ phân chuồng), có bổ sung thêm chế phẩm Penac P (gói màu vàng, 1-2 gói/tấn phân, có tác dụng kích thích vi sinh vật có ích phát triển, hạn chế vi sinh vật có hại). Trộn đều các loại phân với nhau, chất thành đống có độ cao 1,5-2m, đường kính tuỳ số lượng phân đem ủ. Nén chặt, trát một lớp bùn nhão kín toàn bộ đống phân, trên đỉnh đống phân để chừa một lỗ hình tròn có đường kính 20-25cm để đổ nước tiểu, nước phân bổ sung (15-20 ngày/lần), làm mái che mưa cho đống phân ủ. Sau 40-50 ngày (vụ hè) hoặc 50-60 ngày (vụ đông) đống phân chuồng hoàn toàn hoai mục, phân tơi xốp, không có mùi hôi thối, đem bón cho cây trồng rất tốt.

Kỹ thuật ủ chìm

Chọn đất nơi cao ráo, đào hố ủ sâu: 1,0-1,5m, đường kính hố ủ: 1,5-3m (tuỳ lượng phân cần ủ). Đáy và phần chìm của hố ủ được lót bằng nilon hay lá chuối tươi để chống nước ngầm xâm nhập hoặc nước phân chảy đi, rồi tiến hành ủ phân chuồng, phân bắc, phân xanh vào hố đã chuẩn bị, như đã trình bày ở phần trên.

Kỹ thuật ủ phân xanh

Cần có phân men là phân chuồng tươi (tỷ lệ 15-20%)+ phân vi sinh Sông Gianh hoặc supe lân (tỷ lệ 3-5%), có bổ sung thêm chế phẩm EM, Penac P (tỷ lệ như phần trên). Thân lá cây xanh được chặt ngắn thành đoạn dài 30-40cm, chất thành từng lớp dày 0,5-0,6m lại rắc một lớp phân men, tưới thêm nước dải, nước phân chuồng đảm bảo độ ẩm đống phân 75-80%, nén chặt. Sau đó trát kín toàn bộ đống phân bằng một lớp bùn nhão, để lỗ tưới nước ở đỉnh đống phân, cứ khoảng 15-20 ngày lại tưới bổ sung nước để duy trì độ ẩm sau đó trát kín lại. Khoảng 35-40 ngày sau ủ, ta tiến hành đảo đều đống phân, bổ sung nước cho đủ ẩm, lại nén chặt, trát bùn kín, sau khoảng 25-30 ngày là phân hoàn toàn hoai mục, sử dụng được.

Ủ hoai mục

Ủ hoai mục là phương pháp chuyển phân từ trạng thái hữu cơ thành vô cơ cây mới hấp thụ được. Phân trước khi mang ủ là các chất hữu cơ nếu bón cho cây thì cây khó hấp thụ mà trong phân mang mầm bệnh, cỏ dại cây sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Nếu được ủ hoai mục các chất hữu cơ sẽ phân huỷ và chuyển thành dạng vô cơ khi đó phân sẽ "sạch" hơn. Có 2 phương pháp ủ phân

Ủ nóng

Với dạng phân ít chất xơ như phân lợn phân trâu bò nên ủ theo phương pháp ủ nóng: Trộn đều phân với lân hoặc vôi, vun thánh đống cao 0,5 – 0,6 m to chừng 0,8 – 1m sau đó dùng xẻng nén phân và dùng rơm rạ phủ lên trên

Ủ nguội

Với phân nhiều chất xơ nên dùng phương pháp ủ nguội: Rải một lớp phân 10 – 15 cm rắc một lớp lân hoặc vôi bột nén chặt đống phân rồi trát một lớp bùn dày 1 – 2cm chỉ chừa một lỗ ở đỉnh. Ủ 3- 4 tháng hoai là dùng được.

Sản xuất phân ủ tại hộ gia đình

Sử dụng các loại phân bón hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, phân ủ thay thế một phần phân hóa học để bón cho cây trồng, vừa giúp tăng năng suất cây trồng, đồng thời góp phần cải tạo đất, giải quyết được vấn đề rác thải sinh hoạt, bảo vệ được môi trường sinh thái rất tốt. Sản xuất phân ủ tại chỗ sẽ tận dụng được nguồn nguyên vật liệu rẻ tiền của địa phương, giảm được chi phí trong sản xuất nông nghiệp.
Sản xuất phân ủ gồm có 2 giai đoạn: Sản xuất đất men và sau đó sử dụng đất men để sản xuất phân ủ.

Sản xuất đất men

Để sản xuất 1 tấn đất men cần chuẩn bị một số nguyên liệu theo tỷ lệ sau: 50 kg vi khuẩn gốc. Vi khuẩn gốc là những vi sinh vật có ích có khả năng phân giải các phế thải động, thực vật thành mùn. Vi kuẩn gốc có thể liên hệ mua tại phòng thí nghiệm phân bón vi sinh, Trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội (đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội), 10 kg cám gạo, 900 kg đất khô đập nhỏ hoặc than bùn. Để sản xuất 1 tấn đất men cần bổ sung 3 kg đường và đủ nước để tạo độ ẩm 25-30%.
Trộn đều các nguyên liệu nói trên với vi khuẩn gốc, cám gạo, đất khô. Đối với đường thì hòa tan trong nước, rải đều vào hỗn hợp và đảo đều thành nhiều lớp, nhiều lần. Đường và cám là những chất dinh dưỡng để nuôi sống vi sinh vật; cung cấp nước nhằm tạo đủ độ ẩm thuận lợi để vi sinh vật tồn tại và phát triển. Để kiểm tra độ ẩm đạt khoảng 25-30% làm như sau: Lấy một nắm hỗn hợp nắm chặt tay, khi thả ra mà hỗn hợp vẫn giữ được nguyên hình của nó, nhưng nếu đụng nhẹ vào thì tơi ra là độ ẩm đạt yêu cầu. Sau khi trộn đều dùng nilon phủ kín đống ủ trong vòng 48 giờ. Trong thời gian này cần đảo đống ủ 2-3 lần để cung cấp ôxy và tưới thêm nước, nhằm giúp vi sinh vật hoạt động, sinh sôi nẩy nở.
Sau 48 giờ ủ, người ta được sản phẩm đất men. Quá trình sản xuất đất men được hiểu như quá trình nhân giống vi sinh vật dùng để sản xuất phân ủ cho bước tiếp theo.

Sản xuất phân ủ

Khác với làm đất men, sản xuất phân ủ cần có các nguyên liệu như: Đất men, phế thải thực vật, cám gạo, phân gia súc. Để sản xuất 1 tấn phân ủ cần các nguyên liệu kể trên với khối lượng và tỷ lệ như sau: 50 kg đất men, 600 kg phế thải thực vật, 250 kg phân gia súc, 60 kg cám gạo. Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm 3 kg đường được hòa tan vào nước để tạo độ ẩm 30-35%. Cũng giống như quá trình làm đất men ta tiến hành trộn đều đất men, cám gạo, lá cây khô hoặc có thể sử dụng lá rau già, hoa quả hư thối cũng được. Sau đó tiếp tục bổ sung phân gia súc vào và rắc đường đã được hòa tan trong nước. Đảo đều và dùng bao tải nilon phủ kín. Quá trình tạo phân ủ kéo dài khoảng 2 tháng. Trong quá trình ủ phải đảo thường xuyên, khoảng 1 tuần/lần để bổ sung thêm oxy và nước cho các vi sinh vật trong đống ủ tồn tại và phát triển. Nên bố trí ủ phân nơi cao ráo gần nơi trồng trọt để đỡ công vận chuyển và tiện sử dụng, tránh được mùi hôi trong quá trình phân ủ đang phân giải.

Cách sử dụng phân ủ

Loại phân ủ này dùng bón cho các cây trồng rất tốt vì có đầy đủ chất dinh dưỡng có tỷ lệ C/N cân đối, hợp lý từ 20 đến 25%. Cũng có thể phối trộn thêm lượng lân, kali theo yêu cầu của từng loại cây trồng để bón lót hoặc bón thúc cho rau, màu, cây ăn quả đều rất tốt, cho hiệu quả cao.

Sản xuất phân xanh từ cây lục bình ở hộ gia đình

Phân bón từ lục bình dễ làm và thường được áp dụng ở quy mô hộ gia đình. Cách ủ phân hữu cơ với nấm Trichoderma: nguyên liệu gồm rơm, cỏ, lục bình, lá cây, các chất thải hữu cơ khác...và phân chuồng hoai (đã mất mùi hôi). Phân hữu cơ gom thành đống: đáy 2x2m, cao 1-1,5m ; tưới nước vừa đủ ẩm (nắm chặt vừa rịn nước), dùng chân đạp cho đống hữu cơ nén dẻ xuống. Chủng nấm Trichoderma với liều lượng khoảng 1kg/m3, sau đó dùng bạt ni lông đậy kín lại để giữ ẩm và tưới nước bổ sung hàng tuần. Khoảng 3 tuần giở bạt và đảo ngược đống ủ, đậy kín lại. Trung bình thì ủ từ 1,5 - 2 tháng là có thể sử dụng được. Mỗi đống phân ủ có thể bón cho khoảng 10-20 cây ăn trái trưởng thành. Ngoài ra, khi ủ có thể bổ sung thêm 1% vôi hay 1,5% lân để làm giúp hữu cơ phân hủy nhanh, rút ngắn thời gian ủ.

Gom phân làm phân bón

Ở Việt Nam, việc hốt phân làm phân đã có từ xa xưa, thời phong kiến vua Lê Thánh Tông đã ban cho câu đối ngày tết cho một người làm nghề hốt phân:
Ý nhất nhung y, năng đảm thế gian nan sự
Đề tam xích kiếm, tận thu thiên hạ nhân tâm.
Tạm dịch như sau:
Khoác một áo bào, đảm đương việc khó trong thế gian
Cầu ba thước kiếm, tận thu lòng dạ của thiên hạ
Thời Pháp thuộc nhân viên Sở Thùng thường xuyên đi gom phân từng nhà, (khu phố cổ Hà Nội vẫn còn loại hố xí này) đem về làm phân bắc.
NHÀ VỆ SINH
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Một nhà vệ sinh đầu thế kỉ 20, được bảo tồn tại một thành phố ma trong sa mạc Arizona.
Nhà vệ sinh là nơi mà trong đó có hệ thống thải dành cho các chất thải cơ thể như phân và nước tiểu.
Tên gọi
Ở một số vùng tại Việt Nam, người dân gọi nhà vệ sinh là cầu tõm. Danh từ này xuất phát từ thói quen của một số người dân thường ngồi trên một cầu tre bắc qua con mương để đại tiện.
Tại một số vùng, người ta lại gọi là nhà xí, chuồng xí, có thể vì tình hình vệ sinh tại đây kém, khiến người ta khi đi vào đây thường phải nhăn mặt, chun mũi nên trông xấu xí.

Các kiểu nhà vệ sinh
Nhà tiêu tự hoại
Nhà tiêu hai ngăn

Xí bệt
Một nhà vệ sinh tại Berlin, Đức.



Tình hình vệ sinh


Trên thế giới
Hiện nay (2007) có khoảng 2,6 tỷ người trên thế giới không được tiếp cận nhà vệ sinh sạch sẽ. Liên hợp quốc hy vọng sẽ giảm con số này xuống còn một nửa vào năm 2015 như một phần Các mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ đã đề ra.
Tổ chức từ thiện Anh WaterAid đã lập danh sách [2] các nước có trên 10 triệu người không được sử dụng nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn là Nga, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Brazil, Ai Cập, Morocco và nhiều nước khác, trong đó Ấn Độ có 700 triệu người không được tiếp cận với nhà vệ sinh có hệ thống nước thải đúng quy cách.

Ở Việt Nam

Qua một nghiên cứu điều tra trong năm 2006 do Bộ Y Tế và UNICEF Việt Nam tiến hành, chỉ có khoảng 15.6% người được phỏng vấn thực hành rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, chỉ có 18% hộ gia đình và khoảng 12% trường học ở nông thôn Việt Nam có nhà tiêu hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn 08/2005/QĐ-BYT do Bộ Y Tế ban hành. Trong khi đó, Chương Trình Mục Tiêu Quốc gia về Cấp Nước và Vệ Sinh Môi trường Nông Thôn lần II cho giai đoạn 2006-2010 đề ra mục tiêu là đến năm 2010, 100% trường học và 70% các gia đình ở nông thôn Việt Nam có nhà tiêu hợp vệ sinh.[3]
Theo điều tra của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) về hiện trạng các công trình vệ sinh tại 966 điểm trường tại vùng nông thôn Việt Nam: trong tổng số điểm trường điều tra chỉ có 72,7% số điểm trường có nhà tiêu và chỉ có khoảng 54% nhà tiêu thuộc loại hình hợp vệ sinh (trong đó chỉ có 11,7% nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh). Tỷ lệ điểm trường có nhà tiêu đạt tỷ lệ thấp nhất là khối mầm non: 52,4%. Khối mầm non cũng là khối có tỷ lệ điểm trường có nhà tiêu thuộc loại hình hợp vệ sinh thấp nhất (39,5%)[4] việc giải quyết nhu cầu sinh lý bình thường hàng ngày ở học đường luôn là nỗi bức xúc cố nén của học sinh[5], thầy cô[6], phụ huynh, đại biểu Quốc hội[7] và các nhà báo.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Hơn 40 nước tham gia Hội nghị Nhà vệ sinh ở Delhi 17:10' 31/10/2007 (GMT+7)
  2. ^ Hơn 10 triệu người Nga thiếu hố xí tự hoại 16:17' 28/11/2005 (GMT+7)
  3. ^ Vui và Học trong Ngày hội Vệ sinh Trường học
  4. ^ Hàng triệu học sinh không dám đi... vệ sinh!22:12:00, 21/10/2007
  5. ^ Trên 27% trường học thiếu nhà vệ sinh
  6. ^ Khủng khiếp nhà vệ sinh trường học !07-10-2007 22:46:05 GMT +7
  7. ^ Các đại biểu Quốc hội lên tiếng về nhà vệ sinh trường học Cập nhật lúc 00h35, ngày 27/10/2007

Liên kết ngoài

Hố xí hai ngăn.
Văn Thành Nhân

Những ai đã từng sống ở miền Bắc vào những năm 50-60 của thế kỷ trước mới thấy cái Hố xí Hai ngăn quả đúng là phát kiến vĩ đại của thế kỷ. Chỉ nói riêng ở Hà nội [khu phố cổ] thôi, kể chuyện này ra để các bạn sẽ thấy phần nào hiểu được cái khổ của thời chưa có Hố xí hai ngăn.
Phải nói rằng Hố xí Một ngăn là “tàn dư ” của thời phong kiến và thực dân.
Cứ vài ngày một lần, vào buổi đêm. Nhân viên của Công ty vệ sinh lại lái một chiếc xe ô tô kéo theo sau một chiếc Rơ moóc chở đầy những cái thùng to như thùng gánh nước. Đến đầu phố, xe dừng lại, nhân viên công ty bịt mặt, bịt mũi đi ủng giống như các chị đeo khẩu trang mặc áo chống nắng bây giờ.

Đến từng nhà gõ cửa. Rồi gọi.
– Nhà số 1,2,3 đổi thùng nhé.
Cửa mở ra. Họ mang thùng rỗng vào để đổi những thùng đầy ra. Đang ngủ say mà mỗi lần họ đến chúng tôi đều tỉnh giấc. Các cụ ngày đó thường hay dạy con cháu: ” Mày mà không chịu khó học hành sau này chỉ có đi xúc cứt thôi con ạ”. Nghe thấy vậy thì đứa nào cũng sợ nên ra sức học hành để khỏi phải đi làm ở Công ty Vệ sinh.

Họ đến lặng lẽ và đi ra cũng lạnh lùng, chẳng hề nói một câu gì, chỉ thấy đôi mắt của những người đó man mác buồn và họ chỉ nhìn xuống, không nhìn lên bao giờ. Có lẽ họ mặc cảm với cái nghề Đổi thùng của mình?. Vậy là xong quy trình xử lý của Hố xí một ngăn. Tuy chỉ có mỗi Công ty Vệ sinh thành phố được quyền khai thác nguồn phân bón quý giá này, nhưng không phải không có đối thủ cạnh tranh đâu nhé.

Người làng Cổ Nhuế đã lách luật để hớt tay trên của Công ty Vệ sinh thành phố, bằng cách họ tìm đến những ngôi nhà mà họ có sự quen biết hoặc được thỏa thuận từ trước. Vậy là đêm đêm, với chiếc đòn gánh cùng hai chiếc sọt nhỏ, người khá giả hơn thì đi trên một chiếc xe đạp thồ với hai cái sọt to đùng được đan bằng mây tre treo hai bên xe. Họ đi đến từng nhà rồi lấy đi những thùng phân tươi của người hàng phố. Chẳng hiểu họ có đưa chút tiền nào cho gia chủ hay không, nhưng sau đó họ mang về quê bán lại cho những người trồng rau, nuôi cá. Hồi đó có một câu thơ của ai nghĩ ra không biết, nhưng trong đầu những người dân nội thành và những vùng lân cận đều nhớ.
” Thanh niên Cổ Nhuế xin thề /Chưa đầy hai sọt chưa về quê hương”.

Cứ như vậy, ngày này qua ngày khác. Cho đến một hôm.
Cái Hố xí hai ngăn ra đời. Sau khi phát minh ra hố xí hai ngăn, tình trạng vài ngày một lần được xóa bỏ, thay vào đó là mỗi tháng một lần nhân viên của Công ty vệ sinh mới đến để mang mấy cái thùng rỗng vào rồi xúc đi cái cũ. Họ cũng không quên mang mấy cái thùng sắt Tây chứa đầy đất mùn. Họ đổ xô đất vào góc của nhà vệ sinh, làm như vậy để cho mỗi thành viên của gia đình sau mỗi lần đi thì đổ lên sản phẩm của mình một chút đất mùn đó. Tháng nào nhân viên công ty vệ sinh đến hơi muộn thì: Thôi rồi Lượm ơi! Lại phải nhờ đến dân Cổ Nhuế vậy.

**
Đã qua rồi cái thời: - Ăn trong nhà, ị ngoài sân vườn, ngoài trời. Ngày nay, khi đời sống đã được nâng cao lên, một nhu cầu mới lại xuất hiện đó là nhu cầu:
- Ăn ngoài sân vườn, ị trong nhà.
Được ăn ở ngoài sân vườn hay sân thượng thì đúng là tuyệt trần không gì bằng.
Riêng mình, mình vẫn thích làm Quận công. ” Chẳng sướng chi bằng thú ỉa đồng Gió chiều hây hẩy mát đôi mông” Làm Quận công là mình được trở về với “Dòng sông tuổi thơ” đấy các bác ạ. Phải không các bác.


Hố xí hai ngănNguyễn Quang Lập

Truyện ngắn 1.

Năm 1965 nhà mình sơ tán lên làng Đông, Hợp tác phân cho mấy sào đất cát đầu làng, mấy anh em thi nhau ăn cắp đất cày tôn cái vườn lên cao gần một mét, ba mình lại khéo trồng cây, chỉ một năm sau nhà mình có khu vườn đẹp nhất xóm. Xóm có bốn nhà. Phía trước là nhà anh Cu Chành, đội phó đội 1. Anh cu Chành oai nhất xóm, có xe đạp Phượng Hoàng, cười có răng vàng, có cái đài Orionton. Chiều chiều anh đạp xe đạp Phượng Hoàng, đeo cái đài to bằng cuốn từ điển Việt Anh bên hông, ngậm cái tăm, mở to đài đi từ đầu làng đến cuối xóm, anh đi đến đâu đài kêu oang oang tới đó, con nít rật rật chạy theo xe anh .


Thỉnh thoảng đi họp trên xã trên huyện về, tối anh xách đèn bão ra nhà kho hợp tác nói chuyện thời sự. Anh nói các anh trên trung ương phổ biến thế này thế kia, anh Lê Duẩn có ý kiến chỉ đạo thế này thế kia, anh Võ Nguyên Giáp động viên thế này thế kia, toàn anh không thôi, dân tình lác mắt. Anh Cu Chành nói mấy anh trên trung ương nói cứ lo chiến đấu đi, đánh thắng Mỹ rồi tha hồ giàu. Chỉ riêng dầu mỏ cũng đủ no. Dầu mỏ nước ta như cái mâm, dầu mỏ đế quốc Mỹ như con ruồi đậu trên cái mâm, Mỹ không nhằm nhò chi với nước mình mô. Bà con vui vẻ nói ua chầu chầu sướng hè sướng hè.

Anh cu Chành nói mấy anh trên trung ương phê phán việc đuổi chim ra khỏi thành phố của các đồng chí bạn là sai. Cứ xây dựng CNXH thành công, nhà cao cửa rộng, điện đóm giăng đầy, tự khắc chim chóc cút cả, việc chi phải đuổi. Mấy người hỏi nước mô mà dại rứa hè. Anh Cu Chành nói các anh trên trung ương dặn cứ nói các đồng chí bạn, không được lộ ra nước nào. Nhưng tui nói nhỏ, bà con bí mật nghe, đó là nước Trung Quốc. Bà con xôn xao nói ua chầu chầu các đồng chí bạn dại hè, đế quốc Mỹ không đuổi lại đi đuổi chim. Mọi người phục anh Cu Chành lắm, nói Cu Chành học chưa hết lớp 5 mà chuyện trên trời dưới biển biết cả là nhờ gần trung ương. Có ai biết anh Cu Chành nhờ gần cái đài Orionton. Chỉ có mệ Hó là không phục.

Một hôm anh Cu Chành nói mấy anh trên trung ương căn dặn bà con mình phải đoàn kết. Làm được thì làm, không làm được thì thôi nhưng phải đoàn kết. Anh Cu Chành nói tui nghiên cứu hết sách vở rồi, sở dĩ dân mình hay chửi nhau là vì phong kiến tư bản nó còn rơi rót. Mình muốn mau lên CNXH thì đừng có chửi nhau. Mệ Hó đứng dậy vừa phủi đít quần vừa nói: Cu Chành nói hay rứa răng toàn đi ỉa vứt. Anh Cu Chành nói họp hành không được nói cu, phát ngôn bừa bãi. Mệ Hó nói mi đi họp răng không bỏ cu ở nhà, mang cu đi, tau nói cu chơ răng.

Anh Cu Chành đập bàn nói yêu cầu quần chúng Hó nói năng cẩn thận, đây không phải cái chợ. Mệ Hó không sợ nhưng xuống giọng nói đồng chí Cu Chành nói hay rứa răng toàn đi ỉa vứt. Anh Cu Chành nói không được nói chuyện ỉa đái nơi hội nghị, phát ngôn bừa bãi. Mệ Hó tịt, ngồi xuống nói ôi trời, l. trám được chơ tai không biết răng mà trám. Mệ Hó ở ngay bên phải nhà mình, gọi là mệ chứ chỉ trên năm mươi chút thôi, mông vú còn nẩy lắm. Không thấy chồng con mệ đâu, chỉ thấy mệ ở với đứa cháu gái 11 tuổi, bằng tuổi mình. Mệ ngoa nhất xóm, động bất kì chuyện gì mệ cũng chửi. Mệ tức anh Cu Chành chuyên môn nhảy hàng rào sang ỉa hố xí nhà mệ, ỉa xong không đổ tro, không đậy nắp, bẻ tranh tre quẹt đít, tan cả mái lợp.

Chỉ chuyện anh Cu Chành đi ỉa hố xí nhà mệ mà mệ chửi anh suốt ngày. Hồi này có phong trào hố xí hai ngăn. Anh Cu Chành nói các anh trên trung ương nói đây là phát minh khoa học của Việt Nam, Nhật Bản thừa nhận đây là một trong 7 công trình khoa học vĩ đại nhất của thế kỉ 20. Anh Cu Chành nói hố xí hai ngăn là thành quả CNXH. Ngăn này ỉa, ngăn kia ủ phân rất chi là khoa học, vệ sinh cực kì. Bọn tư bản chúng nó ở nhà cao tầng, không làm hố xí hai ngăn, phân chảy ra đường ống trôi ra sông, rồi lại múc nước sông nấu ăn, có tởm không bà con. Bà con nói ua chầu chầu tư bản ngu chi ngu lạ. Nói thế nhưng anh Cu Chành không làm, nhà nào cũng làm nhưng anh không làm, toàn xách đít nhảy hàng rào sang nhà mệ Hó ỉa.


Anh Cu Chành ngồi trong hố xí, mệ Hó nhảy chồm chồm ở ngoài chửi cha tổ Cu Chành, ỉa đâu không ỉa răng ỉa nhà tao! Anh Cu Chành nhóng cổ ra nói đồng chí Hó để yên cho tôi ỉa xong đã rồi phát biểu, đừng phát biểu bừa bãi. Mệ Hó nén giận, ngồi bó gối trước cửa hố xí chờ anh Cu Chành ỉa xong để chửi, anh Cu Chành lại nhóng cổ nói mệ Hó cho tôi xin mấy que quẹt khu (đít). Mệ Hó laị nhảy chồm chồm chửi vơ làng xóm nời... có ai như thằng Cu Chành không, nó ỉa vất nhà tui còn bắt tui quẹt khu nó đây nời! Anh Chành lại nhóng cổ ra nói mệ không kiếm que cho tui chùi khu thì tui bẻ tranh tre nhà mệ.

Mệ Hó tức uất rú lên nhưng vẫn phải kiếm que cho anh Cu Chành. Mệ dúi que vào cho anh, hét que đây que đây, chùi xong rồi ăn luôn nghe Cu Chành! Anh Cu Chành ra khỏi hố xí, nhảy hàng rào về nhà . Mệ Hó nhảy sang nhà anh nhảy chồm chồm, ra sức chửi. Anh Cu Chành bật cái đài Orionton, văn hết nấc. Mệ Hó cố gào lên cho át tiếng đài, mệt quá thở hồng hộc. Mệ hét lên cha tổ mi Chành nời, mi nói hay rứa răng cứ đi ỉa vứt! Anh Cu Chành nói này, đài đang phổ biến chủ trương đường lối, đồng chí Hó lại đem chuyện ỉa đái ra đây là có ý gì. Câm họng không tui kêu dân quân trói cổ liền. Mệ Hó tịt, quắp đít đi về, vừa đi vừa chửi vơ cu Chành nời, tao thua cái đài chớ không thua mi mô nha!



2.Còn nhà thứ tư là nhà ông Mẹt Lạm ở sát sau nhà mệ Hó, cũng ở bên phải nhà mình. Ông chết vợ, có một đứa con trai là thằng cu Đán. Thằng này đánh cờ tướng cực giỏi, mình học đến lớp 5, nó mới học lớp 2, nó chấp mình một xe mà 10 ván mình cũng chỉ thắng nó được 2,3 ván. Cu Đán nói anh đánh cờ dở như bọ tui đi ỉa. Lúc đầu mình không để ý, nhưng sau thấy lạ, hễ đau bụng là ông Mẹt Lạm lại nhảy sang hàng rào, vào hố xí mệ Hó, dù nhà ông cũng có hố xí. Sau lại thấy hễ mệ Hó đi ra hố xí là ông Mẹt Lạm kêu đau bụng liền.

Mình hỏi cu Đán răng thấy mệ Hó ra hố xí là bọ mi đau bụng? Nó nói bọ tui đau cu không phải đau bụng. Mình không hiểu, hố xí vừa chật vừa thối inh, làm gì được ở đó. Cu Đán nhăn răng cười nói tui thấy bọ tui lẹo chắc với mệ Hó rồi, hay lắm. Nó chồm lên bụng mình dập dập nói ri nì ri nì, Hó ơi Hó ơi anh yêu Hó, Hó ơi Hó ơi anh yêu Hó. Mình hỏi lẹo chắc ở hố xí à. Nó nói không phải, hố xí chỉ tâm sự thôi, rồi bọ tui bưng mệ Hó vô nhà. Mình nói vừa ỉa vừa tâm sự à? Thằng Đán nói ừ, nói đi nói lại chỉ có câu Hó nhớ Lạm không, Lạm nhớ Hó không, rứa mà nói cả buổi, ỉa hết cứt rồi vẫn cứ nói. Mình nói chi mà cực rứa hè.

Thằng Đán nói tâm sự chỗ khác thì anh Cu Chành phát hiện, kêu dân quân bắt liền. Mình nói hèn chi mệ Hó không cho anh cu Chành vào ỉa hố xí mệ. Thằng Đán nói anh cu Chành cũng muốn tâm sự với mệ Hó nhưng mệ ghét, không cho. Mình nói mi đã biết thì anh Cu Chành cũng biết. Thằng Đán nói lúc đầu sợ anh Cu Chành thì ra hố xí tâm sự, sau đổ lì không sợ nhưng quen rồi, hễ muốn tâm sự là buồn ỉa liền. Mình cười nói tao không tin, thằng Đán nói thiệt đó, bọ tui nói vừa ỉa vừa tâm sự thích lắm, quan trọng là mình ỉa đừng có tiếng kêu, kêu thì mất lịch sự, rứa thôi. Làng Đông hồi đó làm hố xí hai ngăn, ngăn ỉa ngăn ủ nghiêm túc lắm, sau rồi tùm lum cả. Đang đau bụng có người ngồi rồi, không nhịn được liền nhảy sang ngăn kia, ủ chẳng ủ thì thôi, ỉa cái đã. Dần dần hố xí hai ngăn thành ra hai hố xí.

Anh Cu Chành nói các anh trên trung ương nói dân mình lạc hậu, chỉ mỗi việc ỉa cho có khoa học mà cũng không hoàn thành nhiệm vụ. Mệ Hó nói ôi dà, không thấy trung ương giao nhiệm vụ ăn, toàn giao nhiệm vụ ỉa thôi. Nhưng anh Cu Chành không mắng mệ Hó phát ngôn bừa bãi nữa, chỉ nói đồng chí Hó có thắc mắc chi nói sau. Cuối buổi anh Cu Chành nói đồng chí Hó ở lại tôi giải thích. Chẳng biết anh Chành giải thích thế nào, tối hôm đó mẹ Hó nhảy chồm chồm, chửi ông Mẹt Lạm, rung làng chuyển xóm cả đêm. Mệ Hó nói vơ Mẹt Lạm nời, tau nói cho mà biết nha, từ ni cặc mi có bá ( dát) vàng, tau cũng không thèm nha.

Chuyện hủ hoá mệ Hó ông Mẹt Lạm tự nhiên cả làng ai cũng biết. Đi đâu nghe ai nói câu khích là mệ Hó lại nhảy sang nhà ông Mẹt Lạm chửi, vừa chửi vừa vỗ bướm bem bép, hét vơ Mẹt Lạm nời, tao thà để l. cho chó ăn, không cho mi liếm mô nha ! Mình hỏi thằng Đán răng rứa. Thằng Đán nói không biết ai nói bọ tui khoe mệ Hó thuê bọ tui lẹo mệ, một phát 5 hào, đến giờ mệ nợ cả trăm đồng không chịu trả. Mình nói thiệt không, nó nói biết mô, nghe người ta nói rứa. Một hôm mình với thằng Đán đang đánh cờ, ông Mẹt Lạm đi đâu về, mặt mày hằm hằm nói đụ mạ con l. trâu, đụ mạ con l. trâu. Ông lôi cái cuốc xông sang vườn mệ Hó đập tan cái hố xí hai ngăn, lại còn xúc cứt vứt ra đầy vườn.


Mình hỏi thằng Đán răng rứa. Thắng Đán nói không biết ai nói mệ Hó khoe bọ tui hẹn mệ đi ỉa, rồi liếm khô khu cho mệ, mệ mới cho lẹo. Mình nói tởm, thịêt không, nó nói biết mô, nghe người ta nói rứa. Mệ Họ nhảy chồm chồm, vừa chửi vừa xúc cứt hất sang nhà thằng Đán, nói vơ Mẹt Lạm nời, trả cứt cho mi đây nời.

Ông Mẹt Lạm lại xúc cứt hất sang nhà mệ Hó, vừa hất vừa hét đụ mạ con l. trâu, đụ mạ con l, trâu! Xúc đi xúc lại hết phân, cả hai ỉa cứt mới, gói lại ném vào nhà nhau, ngày nào cũng chửi nhau đánh nhau rung làng chuyển xóm. Anh Cu Chành nói các anh trên trung ương nói thấy dân minh mất đoàn kết, các anh rất đau lòng. Để cho đồng chí Hó, đồng chí Lạm đánh chửi nhau tui có khuyết điểm với trung ương, có tội với bà con. Nói xong thì Cu Chành khóc Bà con nói ua chầu chầu đồng chí Cu Chành tội hè. Anh Cu Chành nói đã coi nhau như kẻ thù thì sống gần nhau càng thêm tan cửa nát nhà, tui nói rứa có phải không bà con? Bà con nói ua chầu chầu đồng chí cu Chành nói phải quá phải quá.


Tháng sau cả mệ Hó, cả ông Mẹt Lạm đều đi kinh tế mới, hai cái vườn gửi lại cho Cu Chành coi sóc. Anh Cu Chành nói đồng chí Hó đồng chí Lạm ra đi xóm làng tiếc lắm, nói xong thì khóc. Mệ Hó và ông Mẹt Lạm cũng khóc, cả hai đều xin lỗi bà con láng giềng. Bà con nói ua chầu chầu, đồng chí Cu Chành đoàn kết giỏi hung Mệ Hó, ông Mẹt Lạm đi cả chục năm không về, nghe nói muốn về lắm nhưng không có tiền về, hai cái vườn mặc nhiên thành vườn anh Cu Chành. Hè này về quê, lên làng Đông chơi, khu vườn 16 sào đất của anh Cu Chành nhà cửa, cây cối đẹp ngây ngất. Mình hỏi anh Cu Chành: mệ Hó ông Mẹt Lạm có về không anh. Cu Chành cười hậc một tiếng nói không chết là may, còn đòi về. Ua chầu chầu.
http://vn.360plus.yahoo.com/quanglap52/article?mid=50&fid=-1






NHÀ VỆ SINH, TRÍ THỨC VÀ ĐẢNG


Nguyễn Hưng Quốc


Nói đến chuyện vệ sinh ở Việt Nam, đặc biệt ở miền Bắc trước năm 1975, không thể không nhớ đến Tô Hoài.

Trong cuốn hồi ký có nhan đề Chiều chiều xuất bản năm 1999, Tô Hoài kể nhiều chuyện liên quan đến hệ thống nhà vệ sinh ở Hà Nội trước và sau năm 1954.

Ông viết, thật chi tiết:

"Mấy lâu nay thành phố vận động các nhà làm hố xí hai ngăn. Việc ỉa đái của đất Kẻ Chợ từ thời Tây đã cứ không dưng như mưa nắng, như trời đất hết mùa hạ sang mùa thu. Hồi xửa xưa, chỉ độc mấy phố hàng Đào, hàng Gai, các nhà quan cách khá giả trổ ngõ sau ra phố tắt, ra vườn hoang, mọi đi lại, chợ búa, con cháu ở quê ra, người vào lấy phân tro đều đi cửa khuất ấy. Rồi quan đốc lý Tây cho thầu phân, các nhà làm hố xí đằng sau, nửa đêm có phu gọi cửa "đổi thùng! đổi thùng!" – mà người nghe lúc ngái ngủ nhầm là "đổ thùng!". Nhà có cửa nách cho phu thùng, nhà chật chội thì mỗi đêm phu cứ xách thùng phân qua suốt các phòng ra cửa trước."

"Năm 1956, về hoà bình rồi, buổi tối tôi vào hiệu vằn thắn phố Huế, đương ăn còn thấy người công nhân vệ sinh quảy đôi thùng phân đi ra, qua ngay giữa nhà. Đấy là nơi có phố, còn lều quán chưa thành phường thì vẫn ngồi nấp bờ đầm, bờ sông, bụi rậm. Làng tôi ở ven nội, người lớn trẻ con đều ra các chân tre đầu đồng, mỗi hôm có mụ "mũi thung" - những người đàn bà lam lũ trên mặt nổi vết chàm có lông như miếng da lợn, họ ở các làng vùng trong quảy thúng tro đi gắp phân về bán."

"Nhà người Tây có hố xí máy, còn người ta ở Hà Nội thì cả trăm năm thuộc Pháp các phố cứ "đổi thùng" cho mãi đến những năm 1958."

"Không biết ai cải tiến ra cái hố xí hai ngăn đến bây giờ còn người khen, người thì bài bác kịch liệt, đòi truy cho ra đứa có sáng kiến ấy để bỏ tù. Tôi là người đứng giữa có thực nghiệm với tư cách nhà có một hố xí hai ngăn và bây giờ trông nom hơn hai trăm cái hố xí hai ngăn của hàng phố, tôi thấy không phải tội ở người nghĩ ra mà tại những đứa xây và đứa cai quản với thói kẻ cắp bớt xén, thói lười biếng."

"Lý nhẽ và lề lối nghe ra thuận tai, vẫn cái hố xí mọi khi đem chia thành hai ngăn. Đầy ngăn này, đậy nắp lại cho phân ngấu. Khi ngăn kia sắp ứ lên thì ty vệ sinh đến hốt hố bên. Hàng tuần, đem tro và mùn đất rắc vào hố phân, lại trát vôi cho khít nắp."

"Cái tưởng là sẽ tốt đẹp ấy đều đặn tử tế được vài tháng đầu. Các người ở ngoại thành vào lấy trộm phân khốn khổ lắm. Công nhân vệ sinh bắt quang sọt, công an phạt tiền. Nhưng vẫn có người đi chui, có các nhà cho vào múc lậu."

"Chỉ ít lâu, đến khi chểnh mảng chẳng thấy công nhân đưa mùn đất, không đến trát nắp, lại những thùng xe cũng đỗ bất thường. Cả hai hố đã phè ra, chủ nhà phải ngồi ở cửa hóng người hốt phân chui, lại phải dúi tiền để các bác ấy làm phúc vào lấy cho." (tr. 300-302).

Một lần, với tư cách tổ trưởng khu phố, Tô Hoài đi điều tra về tình hình nhà vệ sinh trong khu phố. Đây là ghi chép của ông:

"Bẩn kinh khủng. Mùi hôi thối không trông thấy, nhưng có thể tưởng tượng như một cái cống, một cái bễ đương ngùn ngụt tuôn hôi thối nồng nặc ngạt thở. Hai bên tường, không quét vôi, lở lói dưới hàng gạch lâu đời đã vỡ khấp khểnh xanh xám nhờn nhợt […]. Dưới rãnh, những con dòi trắng hếu bò lổm ngổm. Nhưng không thấy nhặng xanh bay ngang mặt, có lẽ bí hơi quá, nhặng cũng không dám vào."

"Đến cuối hẻm, tôi quay ra. Cảm tưởng vừa xuống âm ty. U ám, nhơn nhớt, nghẹt cổ. Ở Hà Nội, phố nào cũng đằng trước mặt hoa da phấn, đằng sau là cái lối vào chuồng phân như thế này, cả bao nhiêu năm nay thế." (tr. 306-7).

Ở miền Bắc, trong các chuyến đi thực tế, các nhà văn nhà thơ làm gì?

Một trong những công việc chính của họ là đào hố phân rồi hằng ngày đi nhặt phân, từ phân người đến phân thú vật, về đổ vào các hố ấy, lại nhặt lá cây bỏ vào, trộn đều, ủ lại cho chúng ngấu lên.

Cũng theo lời kể của Tô Hoài, mỗi buổi sáng, nhà thơ Phùng Quán ở trong xóm đi ra, "gánh đôi quang lồng một, hai thanh tre gánh phân đặt trên mặt sọt." Một buổi chiều, gánh phân về,

"Quán kể nông nỗi đi gắp phân như là đọc một mẩu chuyện trên báo. Các đường ngoắt ngoéo trong xóm trổ ra cổng đồng còn tối đất. Những con trâu con bò ra ruộng làm sớm, thói quen tự nhiên, tới rệ cỏ ven hào nước thì đứng lại ỉa. Đến khi sáng hẳn, trẻ con trong xóm mắt nhắm mắt mở lốc nhốc kéo ra ngồi bĩnh đấy. Hai thanh tre của Quán mở ra gắp lên sọt tuốt cả phân trâu phân người. Tìm ra những con đường phân này cũng chẳng phải tài giỏi riêng Quán, mà sáng nào cũng có người nhặt phân từ các ngõ xóm ra cổng đồng, đi muộn có khi hết." (tr. 70).

Nhắc đến việc bắt giới văn nghệ sĩ đi nhặt phân, hốt phân, ủ phân trong cái gọi là "đi thực tế" ở miền Bắc trước đây, không thể không nhớ đến câu nói nổi tiếng của Mao Trạch Đông: "Trí thức là cục phân."

Thời kháng chiến chống Pháp, nhất là từ cuối thập niên 1940 đến đầu thập niên 1950, trong các buổi học tập chính trị, giới trí thức và văn nghệ sĩ Việt Nam phải tụng đi tụng lại câu nói ấy. Nhà văn Nguyễn Thành Long kể: "Chúng tôi phải tin theo điều này và tự phủ nhận bản thân mình." (In trong cuốn Cách mạng – Kháng chiến và đời sống văn học, 1945-1954 do Phong Lê chủ biên, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1995, tr. 527).

Tưởng chỉ có một mình Mao Trạch Đông nói "trí thức là cục phân". Gần đây, đọc báo, tôi nghe tường thuật chính Lê Nin cũng từng nói thế. Năm 1922, ông bàn với Stalin về kế hoạch thanh tẩy nước Nga, trong đó có việc cải tạo giới trí thức, những kẻ theo ông, chỉ là đầy tớ cho bọn tư sản.

Ông nói về giới trí thức một cách hằn học: "Bọn chúng nghĩ bọn chúng là đầu óc của quốc gia. Thực sự bọn chúng không phải là đầu óc. Bọn chúng chỉ là cứt."

Hồ Chí Minh có bao giờ nói câu tương tự hay không?

Thú thực, tôi không biết. Bạn đọc nào biết, xin chỉ giùm. Thành thực cảm tạ trước.

(Nguồn: VOA)

http://www.voanews.com/vietnamese/news/a-19-2009-08-04-voa41-81648152.html


Nhân đoạn cuối bài “Từ Singapore, nghĩ đến Việt Nam” nhắc đến chuyện ỉa đồng, xin nói thêm một chút về vấn đề nhà vệ sinh ở Việt Nam.
Với những sinh viên cho ỉa đồng là một trong những kinh nghiệm thú vị và đáng nhớ nhất, tôi hỏi họ nghĩ gì về vấn đề vệ sinh ở Việt Nam nói chung. Kết quả? Ai cũng le lưỡi lắc đầu.

Có lẽ đó cũng là ấn tượng kinh hoàng nhất đối với mọi du khách nước ngoài và ngay cả Việt kiều về nước.

Tôi nghe kể có một nhà thơ nữ hiện sống ở Bắc Mỹ, cách đây mười mấy năm, trước khi về thăm gia đình ở Việt Nam, đã gửi tiền về cho thân nhân yêu cầu xây cái cầu tiêu mới!
Nghe, dễ nghĩ là “chảnh”.
Nhưng nghĩ cho cùng, cũng phải thôi: Sống ở nước ngoài khá lâu, quen với sự sạch sẽ, thật là một kinh nghiệm hãi hùng khi phải ngồi lại trên những cầu tõm hay những xí xổm tối tăm, dơ bẩn, hôi hám và lúc nào cũng ướt nhẹp.

Chuyện thiếu vệ sinh trong các nhà cầu hay nhà xí ở Việt Nam đã có nhiều báo tường thuật. Tôi không muốn nhắc lại làm gì.

Chỉ xin ghi lại số liệu từ một cuộc điều tra gần đây:
“Chỉ có 18% số hộ gia đình, 12% số trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, gần 37% số trạm y tế xã có và đang sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, đạt đúng các tiêu chuẩn của Bộ Y tế.”

Và một nhận xét từ một nhà nghiên cứu khoa học Việt Nam nổi tiếng tại Úc, giáo sư Nguyễn Văn Tuấn:
“Vấn đề nhà xí ở nước ta không còn là vấn đề nhỏ nữa mà có ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của đất nước.
Người phương Tây khi đi du lịch ở nước ta thì nỗi ám ảnh lớn nhất là... nhà xí.
Tôi đã đọc (với tâm trạng vừa giận vừa thông cảm) không biết bao nhiêu bài bút ký, nhật ký, phóng sự, khuyến cáo... mà họ viết ra với văn phong giễu cợt, mỉa mai.
Tôi nghĩ nếu không cải thiện được vệ sinh công cộng và nhà xí thì nước ta vẫn chứng kiến cảnh 75% du khách “một đi không trở lại”.
Vấn đề nhà vệ sinh và vệ sinh công cộng đã trở thành sĩ diện quốc gia, thành vấn đề văn hóa chứ không đơn giản là vấn đề cá nhân hay nội bộ nữa.”

Tôi chỉ xin lưu ý một khía cạnh: Hiếm có chính quyền nào quan tâm đến chuyện ỉa đái của dân chúng như là chính quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xin thưa ngay để quý bạn đọc đỡ khó chịu: Chữ “ỉa đái” này là chữ tôi bắt chước nhà sử học kiêm Dân biểu Quốc Hội nổi tiếng ở Hà Nội, ông Dương Trung Quốc.
Trong bài “Bàn chuyện ỉa đái” đăng trên báo Lao Động số 42 vào ngày 28.10.2007, Dương Trung Quốc cho biết, sau khi suy đi tính lại các chữ thanh tao như “nhà vệ sinh”, “nhà tiêu” hay “WC”, “toilet”, “toilette”, “restroom”, ông quyết định: “tôi cứ nghĩ đến cách của ông bà ta từng nói thẳng coi đó là một trong "tứ khoái" nên cứ dùng đúng tên gọi dễ hiểu nhất của nó mà bàn.”
Cũng trong bài viết ấy, Dương Trung Quốc cho biết, theo đề nghị của nhiều người và nhiều cơ quan ngôn luận, ông đã nêu vấn đề nhà vệ sinh ra trước Quốc Hội và yêu cầu đưa vấn đề ấy vào chương trình nghị sự của Quốc Hội.


Được Quốc Hội đưa ra bàn luận?

Rõ ràng chuyện nhà vệ sinh là một vấn đề vô cùng quan trọng. Một vấn đề thuộc loại “quốc sự”.
Nghe nói, thuở sinh thời, đi đến đâu, ông Hồ Chí Minh cũng ghé vào nhà bếp và nhà vệ sinh, hai địa điểm ông cho là quan trọng nhất trong cuộc sống của con người. Nói theo ngôn ngữ hiện đại, một nơi tiêu biểu cho “đầu vào”, và một nơi cho “đầu ra”.
Gần đây, ông phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân cũng bắt chước Hồ Chí Minh lăng xăng thăm viếng các nhà vệ sinh ở các trường học.
Có lẽ vì lãnh tụ hay thăm các nhà vệ sinh nên chính quyền các địa phương cũng ra sức dạy dỗ dân chúng ý thức giữ vệ sinh.

Trong nhật ký của mình (sau in lại thành cuốn Ghi, nxb td Mémoire, 2001, tr. 100), Trần Dần chép:
Quy định về đi ỉa:
Bản quy định khổ 40cm x 70cm, giấy hồng:
1) Tất cả các nam nữ đi ỉa đái phải tới chỗ quy định.
2) Phải ỉa đúng lỗ.
3) Nếu là chuồng xí máy, ỉa xong phải tháo nước, bỏ giấy vào thùng đã quy định. Nếu không phải là chuồng xí máy thì thôi. (?)
4) Ỉa xong phải rửa tay sạch sẽ.

Bản quy định ấy đã xuất hiện ở Hà Nội từ năm 1955.

Hơn nửa thế kỷ sau, vệ sinh vẫn là một vấn đề nghiêm trọng, làm mọi người nhức nhối.

Ở đây, có hai sự kiện cần được ghi nhận.
Một, các nhà lãnh đạo Việt Nam không thiếu nhiệt tình.
Hai, nhiệt tình ấy rõ ràng là không có hiệu quả.

Tại sao?

Ghi chú:
Viết bài này vừa xong, tôi đã tìm được một câu trả lời từ Việt Nam. Trên Beo blog, nhà báo Hồ Thu Hồng nhân bàn về chuyện kỷ niệm một ngàn năm Thăng Long, viết: “Nếu tớ là trưởng ban tổ chức cái nghìn năm Thăng Long, tớ sẽ làm ngay 2 bộ film, một người Pháp đã đô thị hóa Hà Nội ra sao, một kia là dân Nghệ đã nhà quê hóa Hà Nội thế nào. […] Này nhé, người Pháp đã bưng thói quen ỉa đồng của dân annam vào toilet trong nhà, Nghệ mình làm cái nhà mán giữa nơi đẹp nhất xứ ngọa hổ phục long và đưa toilet trở ra ao cá.”

Không cần tinh ý lắm, chắc bạn đọc cũng thừa biết “Nghệ mình” là ai ?

Dù sao, đó cũng chỉ là ý kiến của một người. Còn ý bạn thì sao?

Nguyễn Hưng Quốc
http://www.tgan.net/forum/showthread.php?t=10721

Phiếm luận: Văn hóa…cầu tiêu!


Quảng Nam
Khi lang thang vào những diễn đàn mạng cùng blogs, đầy dẫy từ trong cho tới ngoài nước, đọc biết bao là chuyện “đao to búa lớn”, “đội đá vá trời”, chính trị, văn hóa hầm bà bằng xắn cấu…Tôi thú thật, vào đọc chủ yếu để “giải trí’ là chính.
Tự nhủ thầm, không lẽ cứ kéo lê cuộc sống vô vị, cho tới ngày về cõi, cùng những chuyện dài đấu đá chính trị miết như vậy, mà chẳng “trả lễ” cho tờ báo mà mình đọc “chùa” hằng ngày thì cũng không nên.
Nghĩ tới nghĩ lui, chẳng biết nên viết gì đây, dính vô ba chuyện chính trị thì “có triệu người ghét, mà cũng có triệu người thương”, chỉ cần một người ghét thôi cũng đủ u đầu sứt trán rồi…Nên cứ nghĩ mãi, nghĩ mãi…Nhân vừa đây, diễn đàn DCVOline đang “tang gia bối rối” vì chuyện Người Quét Sân (NQS) vung chổi quét ba cái phản hồi thô tục và không hợp vệ sinh lắm, đã cho tôi cái nhã hứng viết bài phiếm nầy. Xin “tuyên bố’ trước “quốc dân đồng bào” là bài phiếm nầy chẳng nhằm xỏ xiên, móc nghoéo gì ai, nếu có thì chỉ viết để “cười” dân mình, trong đó có chính cả tôi nữa, vì tôi cũng là dân mình mà.
Ỉa là một trong tứ khoái, ai cũng biết rồi. Đây là nhu cầu cần thiết của con người, có đầu vào, thì phải có đầu ra là lẽ đương nhiên. Người viết chắp tay thán phục “ông” nào đó đã sinh ra con người là một robot tinh xảo đến như vậy, tuyệt vời đến từng chi tiết cực nhỏ. Nhưng cái cách thải ra làm sao cho hợp vệ sinh mới là vấn đề, mục đích của bài nầy.
Tự ngàn xưa, con người có lẽ thải ra rất tự nhiên, giữa hoa đồng cỏ nội, mát mẻ cùng trời đất, lâu ngày, chất thải trở thành cát bụi, thành loại phân bón tốt tươi cho cây cỏ. Cho tới khi nhân loại thoát ra khỏi thời kỳ hái lượm, hình thành xã hội và giai cấp; tôi nghĩ rằng kể từ đấy mới có cái bô hay cái thùng gì đó dành cho nhu cầu nầy, nhưng chỉ có nhà giàu và quyền thế mới sử dụng, vì chỉ có họ mới có tiền và quyền để sai người khác bưng đổ thôi. Còn đám dân đen chắc cũng “tiếp tục sự nghiệp giải phóng” ra thiên nhiên.
Tiến lên một bước nữa, vì nhu cầu nhà ở cho dân cư ở thành thị, để giải quyết nhu cầu và giữ vệ sinh cho cái không gian chật hẹp, nên mới sản sinh ra nhà cầu hay gọi là cầu tiêu. Ở ngoài Bắc vào những năm 60, 70, nghe kể lại cái cảnh rồng rắn sắp hàng mỗi buổi sáng ở các căn hộ tập thể, tôi nghe mà phát rầu! Mỗi người ai cũng thủ ít giấy báo và gầu nước, chờ đến phiên mình. Ui mẹt ui! Có lẽ tôi chẳng bao giờ dám làm quen với cô hàng xóm nào cả, dẫu nàng đẹp như tiên, vì nếu vô phước hôm nào đụng mặt thì ngượng chết đi được. Mình thì ôm bụng ráng nín, nàng thì cứ nhăn nhó như Tây Thi đau đẻ thì bao nhiêu điều tưởng tượng lãng mạn nên thơ về nàng chắc bay mất tiêu; dĩ nhiên nàng cũng ‘né’ luôn cả tôi.
Mình thì ráng nín, nàng thì như Tây Thi đau đẻ…
Nguồn: OntheNet

Sau tháng Tư năm 75, khi mấy anh mấy chị từ trỏng ra, có biết bao câu chuyện cười ra nước mắt. Về cái “xí bệt” (danh từ mới, “chôm’ được từ trang Bauxit Việt Nam, hình như là cầu ngồi như ngồi ghế) và “con cá lóc ma”, mới thả vô để rộng nước, quay đi quẩn lại là biến mất. Nhắc cho vui thôi chứ không phải để chê bai mấy anh chị đó, vì cái gì không biết thì không có tội mà. Nói đến mấy “anh chị đó” thì tôi cũng phải kể chuyện về mấy anh nhà mình cho công bằng về chuyện “cầu tiêu ma”.
Số là năm 1970, chúng tôi lên đường qua Mỹ theo lời kêu gọi Việt Nam hóa chiến tranh của ngài Nixon, vì nhu cầu khẩn cấp và kẹt quân trường. Mặc dầu ít nhiều đã tiếp cận với những tiện nghi hiện đại của nếp sống thành thị và văn minh Mỹ, thế mà qua tới Mỹ có những tiện nghi còn làm mình bỡ ngỡ. Quân trường tôi học thuộc loại sang. Nhà cầu, nhà tắm chỗ nào cũng bóng lưỡng, dĩ nhiên cầu tiêu là lọai “xí bệt” rồi. Một hôm có nhu cầu đi vào, nhìn dãy cầu im lìm, trống trơn, tôi mừng rơn, ai ngờ cả 4 cái không mở ra được vì bị chốt trong. Tôi hơi hoảng tính la lên, thì nghe có mấy vị trong đó lên tiếng. Tôi nửa bực nửa tức cười vì biết chắc mấy chiến hữu mình đã chơi luôn bàn giò lên cầu rồi! Một anh bạn bước ra cười khỏe re, thì ra chiến hữu nầy thuộc loại “hai lúa” quanh năm chỉ biết cầu cá “mát trời ông địa” thôi. Chọc vui tí thôi…
Nhân câu chuyện cái cầu tiêu, bàn rộng ra một chút xí. Làm sao mở mang dân trí từ cái giáo dục nhỏ nhất là ăn đúng nơi, ị đúng chỗ, khó chứ chẳng phải chơi à.
Nước Pháp từng tự cho mình cái quyền đi “khai hóa” thuộc địa, tự hào với kinh đô ánh sáng Paris cùng ngọn tháp Eiffel hùng tráng; nhưng tôi xin có lời khuyên các du khách đừng nên ngẩng cao đầu nhìn ngọn tháp mà chân cứ vô tư bước là phiền đấy! Vướng “mìn” như chơi! Cũng may là “mìn” ở đây không phải từ người mà từ các con vật cưng như Milou, Toto..của các nhà quý phái Paris. Nay đã khá hơn nhiều rồi, có lẽ nhờ bị phạt nặng, hú hồn! Nhưng chính mắt tôi nhìn thấy có anh Tây mặc còm lê, cà la quách đường hòang đứng vô tư, úp mặt vô tường, thản nhiên…mặc dầu trên hè phố Paris có rất nhiều cầu tiêu máy bỏ tiền tự động! Người viết có “tham quan” thử cho biết nó hiện đại như thế nào, đút vô khoảng 15 centimes, cửa tự động ‘salut’, cầu thuộc loại chồm hỗm(cái nầy đáng học, sẽ bàn sau), mình chốt cửa lại, xả, xong bước ra, nghe đằng sau lưng tiếng động cơ khởi động, đổ và xịt nước… Một hay hai ngày gì đó có xe đến hút, sạch bong, nhưng chung quanh đó vẫn khai, có lẽ ban đêm không ai để ý nên thiên hạ vô tư, miễn phí…Ngẫm lại, Tây văn minh mà còn vậy thì trách gì ta…Còn xe lửa Paris thì miễn bàn, thậm chí tôi phải buông lời chọc dân Parisienne, đi đâu cũng ngửi mùi khai. Có lẽ vì vậy mà nước Pháp sản xuất nhiều loại nước hoa xịn, nhằm đáp ứng nhu cầu cho dân bản xứ là chính?
Viết tản mạn, toàn là chê thì cũng không nên. Tôi phải nhắc lại chuyện cầu chồm hổm mà tôi thấy ở các cầu tiêu công cộng tại Paris. Tôi nghĩ đây là sáng kiến tốt nên học, thay vì bắt chước các nước Mỹ châu đi đâu cũng thấy xí bệt, mặc dầu thấy sạch thế, nhưng bàn cầu chứa cả tỷ tỷ vi trùng lây bịnh. Bản thân tôi nếu lỡ kẹt lắm mới dùng, lại phải cẩn thận lôi giấy ra lót cái bàn tọa cho chắc, thay vì chơi hai bàn giò lên chổ ngồi.
Phải được giáo dục từ bé?
Nguồn: OntheNet

Nói tới Việt Nam mình, cả trước 1975 hay bây giờ sau đổi mới, bên cạnh những tòa nhà sang trọng, những vũ trường tráng lệ, nơi những đại gia cùng các quan lớn quan bé đêm đêm đến bàn chuyện mánh mung và bòn rút của dân, thì có những nhà cầu công cộng mà báo chí trong nước tả thấy mà hãi hùng! Dân trí có mở được không từ những chuyện tưởng nhỏ nhưng không nhỏ nầy. Từ chuyện bỏ rác cho đúng chỗ đến việc giữ gìn vệ sinh cho nhà cầu công cộng phải được giáo dục cho trẻ con ngay từ bé. Mong những người nắm chính quyền phải xắn tay áo lên mà vào cuộc. Bớt tham nhũng và lãng phí đi thì thành phố sẽ có thêm nhiều nhà cầu công cộng sạch sẽ, có đủ nước để phục vụ dội rửa. Đất nước và con người văn minh không phải ở chổ có bao nhiêu tòa cao ốc tráng lệ, bao nhiêu sòng casino hoành tráng, mà là phải có nhiều cầu tiêu công cộng sạch sẽ và người dân từ bé đến lớn đều có ý thức giữ vệ sinh chung.
Chuyện cầu tiêu công cộng không giải quyết được, không ai góp một tiếng nói xây dựng thì đừng bao giờ bàn cãi tranh luận những đề tài chính trị cao xa như tự do, dân chủ chi cho mệt, lại dễ làm xa nhau….
@DCVOnline
http://dailyvnews.wordpress.com/2010/08/23/phi%E1%BA%BFm-lu%E1%BA%ADn-van-hoa-c%E1%BA%A7u-tieu/



Chuyện cái cầu....tiêu!

Năm 2004 tôi đi du lịch Trung quốc với công ty du lịch Saigon Voyages của ông Trần
Chính. Chuyến đi đó ông Trần Chính đích thân hướng dẫn. Ông Chính có lối kể chuyện
duyên dáng. Chuyện nghe rồi ông kể lại vẫn thấy hay.
Đến Bắc Kinh nơi thưởng ngoạn chính của du khách là Cấm Thành. Gọi là Cấm Thành vì
đó là trung tâm quyền lực, nơi các vua Trung quốc từ triều nhà Minh qua triều Mãn
Thanh ngồi trị vì cả nước, dân chúng không được ra vào.
Mỗi ngày sau hồi trống thu không (trống điểm ngày hết, đêm về) mọi người thuộc phái
nam, trừ con cái của hòang tộc và các hoạn quan, đều phải ra khỏi thành. Sau cuộc
cách mạng Tân Hợi năm 1910 Cấm Thành không còn bị cấm nữa, và trở thành một địa điểm
du lịch ăn khách nhất của Trung quốc.
Trong Cấm Thành lối đi không rộng, kiến trúc này chen lấn kiến trúc kia. Từ quảng
trường Thiên An Môn du khách vào Cấm Thành bằng cổng trước rồi theo lối một chiều
định sẵn đi thăm lâu đài vua chuá và các di tích lịch sử của hằng trăm năm để lại
rồi ra khỏi Cấm Thành bằng cổng sau.
Sắp ra cổng, ông Trần Chính hỏi chúng tôi:
“Đi qua bao nhiêu nhà cửa dinh thự, nơi làm việc và ăn ngủ của bao nhiêu con người
quý vị có nhận xét gì không?” Không ai có câu trả lời ngay. Ông Chính nói:
“Trong Cấm Thành không có cầu tiêu!” Du khách ai cũng ngạc nhiên nhận ra quả thật là
vậy. Một câu hỏi hiển nhiên đến với mọi người.
“Vậy người xưa đã giải quyết làm sao?”
Ông Chính giải thích: Trong Cấm Thành người ta dùng tro đựng trong những thùng nhỏ
bằng gỗ, tiêu tiểu trong đó phủ tro lên, rồi đậy nắp lại. Kín đáo và không có mùi.
Mỗi buổi sáng khi cửa thành mở, hằng đoàn người quang gánh vào dọn tro trong các hộp
gỗ gánh đổ vào một khoảng đất rộng sau Cấm Thành. Từ triều đại này qua triều đại
khác, tro chất thành một ngọn đồi càng ngày càng càng cao trông như một ngọn núi
nhỏ. Người Trung quốc thi vị hoá ngọn đồi và đặt tên là Đồi Hương. “Hương” nào cũng
là hương!
Dưới thời Mao Trạch Đông, bà Giang Thanh, vợ cưng một thời của Mao, biến Đồi Hương
thành một thắng cảnh tô điểm cho Cấm Thành và làm nơi nghỉ ngơi giải trí khi bà gặp
điều phiền muộn.
Bây giờ hầu hết nhà cửa của người Trung quốc ở thành phố đều có phòng vệ sinh. Nhưng
có một điều khó hiểu là Trung quốc ngày nay có đủ kỹ thuật để xây dựng cầu tiêu theo
tiêu chuẩn Tây phương và sản xuất đủ các chất hóa học sát trùng bán ra cho cả thế
giới dùng, nhưng các cầu vệ sinh tại Trung quốc, ngay cả trong các khách sạn 3 hay 4
sao vẫn thoang thoảng có mùi.
Ngoài phố thì khỏi nói. Muốn tìm một phòng vệ sinh chỉ cần thính mũi một chút là
biết nó nằm ở đâu. Hình như đối với người Trung quốc cầu tiêu không hôi thì không
phải là cầu tiêu! Và không có mùi nó làm cho người dùng cảm thấy mất hứng … tiêu
tiểu.
Một người bạn tôi đi du lịch nhiều có một nhận xét: Muốn sắp hạng trình độ chung của
một quốc gia bạn chỉ cần sắp hạng các phòng vệ sinh của quốc gia đó. Tôi không đi du
lịch nhiều nên không biết nhận xét đó đúng bao nhiêu phần. Nhưng tôi thấy nói chung
nơi công cộng cũng như tư gia phòng vệ sinh của Trung quốc thua Nga, Nga thua Pháp,
Pháp thua Đức thua Anh, Đức thua Nhật, Nhật thua Mỹ, Mỹ thua Thụy Điển và Na Uy
Không ai sắp hạng cầu tiêu của Ấn Độ, vì Ấn Độ đang trải qua một cuộc “cách mạng cầu
tiêu”.
Những năm gần đây Ấn Độ phát triển nhanh và người phụ nữ Ấn Độ có một đòi hỏi. Họ
đòi hỏi cái cầu tiêu. Thanh niên Ấn muốn lấy vợ cần phải có một cái nhà có phòng vệ
sinh tươm tất. Nếu muốn cuới vợ cho con thì bố mẹ phải có nhà có cầu tiêu. Nếu không
thì đừng hòng.
Người phụ nữ Ấn Độ đã chán cái thời dùng cầu tiêu công cộng và tắm ngoài sông hay
suối. Trước đây 10 năm khỏang 665 triệu, tức nửa dân số Ấn Độ không có cầu tiêu
riêng trong nhà (theo Emily Wax, trong bài viết “The New Seat of Power for Women in
India”, The Washington Post National Weekly Edition số ngày 2-8/11/2009) .
Với tiến bộ về vật chất và phong trào “phi xí sở, bất thành phu phụ” (No Toilet, No
Bride) trong hai năm qua chỉ riêng trong tiểu bang Haryana đã có thêm 1.4 triệu cầu
tiêu trong nhà. Và phong trào xây dựng cầu tiêu đang lan tràn nhanh chóng đến các
tiểu bang miền Nam và thôn quê.

Người thiếu nữ Ấn Độ vốn là một gánh nặng trong gia đình. Ít được bố mẹ cho đi học,
và khi lấy chồng phải có của hồi môn. Nhưng hiện nay người phụ nữ Ấn Độ được đi học,
đi làm, có khả năng tự túc kinh tế, và lấy chồng họ không cần hồi môn mà ngược lại
ra điều kiện cho giới nam nhi biết: Muốn lấy vợ phải có nhà có cầu tiêu đàng hoàng
chứ không còn để vợ dùng nhà vệ sinh công cộng và tắm ngoài sông ngoài suối nữa.
Tại Ấn Độ có nạn phá thai nữ vì vậy có tình trạng trai thừa gái thiếu và phong trào
đòi hỏi cầu tiêu của phái nữ như là điều kiện chọn chồng lại có thêm sức mạnh. Thanh
niên Ấn Độ không còn tự ái hỏi “cô ấy muốn lấy mình hay lấy cái cầu tiêu?”. Họ biết
muốn lấy vợ, tốt hơn là âm thầm sắm cái cầu tiêu.

Người phụ nữ Ấn Độ đang lao mình vào một cuộc cách mạng giải phóng. Tại thôn quê
người ta không còn thấy những người thiếu nữ xó ró, nhút nhát đi đâu phải nhờ cha
hay anh em trai chở đi. Bây giờ họ có thể học hành đỗ đạt, sắm xe, trang điểm, ngồi
làm việc trong phòng giấy của chính phủ hay của các hãng tư. Và họ đang đứng tuyến
đầu của phong trào đòi cầu tiêu để tối thiểu sống sạch sẽ và tránh bệnh tật. Nạn
không quan tâm đến cầu tiêu cho phụ nữ tại Ấn Độ là nguyên nhân sinh ra các thứ bệnh
đường tiểu chưa nói đến các bệnh khác nguy hiểm hơn như tiêu chảy và thương hàn.
Trước đây có một số chính khách tiến bộ tung ra phong trào tạo điều kiện tiêu tiểu
có tiện nghi cho người phụ nữ nhưng không thành công. Một phần do điều kiện vật chất
chưa cho phép, một phần do cản trở tâm lý.

Năm 2001 Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB) có kế hoạch giúp Ấn Độ xây chung cư
cho người lợi tức thấp với phòng vệ sinh tươm tất và thấy rằng đa số người Ấn Độ
biến các phòng vệ sinh trong nhà thành kho chứa.
Hiện nay WB thấy rằng phong trào “No Toilet, No Bride” rất có kết quả. Cả nước lên
cơn sốt xây cầu … tiêu. Ở nhiều vùng quê thấp thoáng biểu ngữ “Không gả con gái về
làm dâu nhà nào không có phòng vệ sinh”, một yêu sách công khai không thể tưởng
tượng được cách đây chừng một thập niên. Các tay pha trò nhà nghề tại các rạp hát đã
dùng khẩu hiệu “No Toilet, No Bribe” để chọc cười khán giả và vô tình quần chúng hoá
phong trào … xây cầu tiêu.

Ông Bindeshwar Pathak, một người Ấn Đô sáng lập phong trào “xây cầu tiêu” nói khi
ông mới tung phong trào ra dư luận quần chúng bĩu môi xem như ông khui một hũ mắm.
Nhưng nay khác, người Ấn Độ nam cũng như nữ xem chương trình của ông là “một cuộc
cách mạng không đổ máu.”
Ông Pathak bây giờ có thể mạnh dạn nói với các nhà lãnh đạo Ấn Độ rằng: muốn Ấn Độ
trở thành cường quốc việc trước tiên là có kế hoạch xây đủ cầu tiêu cho dân, trong
nhà cũng như ngoài đường phố.
Tôi nghĩ nhà lãnh đạo chính trị nước nào cũng nên nghe lời khuyên đơn giản đó chứ
không riêng gì Ấn Độ.
Viết đến đây tôi nhớ và thương Mẹ và hai Chị của tôi quá. Cứ lấy một năm cho cụ thể.
Năm 1940 tôi lên bảy, trong nhà tôi có Mẹ và hai Chị. Nhà không có cầu. Phần tôi mỗi
buổi sáng tôi giải quyết nhu cầu bằng cách chạy ra bờ sông Hương (nhà tôi cách bờ
sông Hương 100 mét, giữa nhà và sông là một thửa ruộng nhỏ) ngồi trên bờ ruộng thong
thả nhìn trời nhìn đất và giải quyết nhu cầu. Cho đến bây giờ tôi chưa bao giờ tự
hỏi Mẹ và hai Chị tôi đã giải quyết như thế nào.

Bây giờ Mẹ và Chị đầu của tôi đã qua đời chỉ còn Chị kế của tôi còn sống ở Huế. Chị
kế tôi có chồng – ông ta đã qua đời – từng làm ăn khá giả nên xây được một ngôi nhà
gạch khá lớn bên bờ sông An Cựu nơi khu Nhà Đèn.
Một dịp về Việt Nam tôi lại thăm và ngủ lại ở nhà Chị. Nhà cao cửa rộng nhưng cái
cầu vẫn luộm thuộm. Cầu xây chung với nơi giặt áo quần, nên lúc nào nền cầu cũng ươn
ướt. Và dùng xong phải múc nước dội cầu. Tôi biết Chị tôi có khả năng làm một cái
cầu trong nhà theo tiêu chuẩn Tây phương.

Tôi hỏi, Chị tôi trả lời: Cậu ơi (cậu là cậu em) Chị thấy cầu như vậy là được rồi.
Làm cầu tiêu khô ráo người ta cười cho “cầu tiêu gì mà khô như một cái phòng ngủ”.
Xưa kia ở với Ba Mẹ có cầu trong nhà đâu mà cũng xong cả.
Tôi biết nói gì hơn. Có lẽ cuộc cách mạng của người phụ nữ Ấn Độ hôm nay cũng phải
là cuộc cách mạng của những nhà lãnh đạo Việt Nam.
Phải bắt đầu cuộc cách mạng từ cái nhỏ nhất như cái …. cầu tiêu.

Bài cũa Cựu Thiếu Tá Không Quân Ngô Đức Cửu PĐ524 Thiên Lôi chuyển
Cao Niên AFAT2 trích đăng Jan. 13, 2011
http://www.saigongate.com/forum/topic1054

NS TUẤN KHANH * NGHỆ SĨ KIM TUYẾN

Nghệ sĩ Kim Tuyến: "Tôi chọn tự do và không hối tiếc".

Ảnh của tuankhanh

Tình cờ gặp được chi Kim Tuyến, một trong nghệ sĩ tài danh của giới biểu diễn miền Nam trước 1975. Dù ở trong các tuồng diễn của gánh hát Kim Chung hay Dạ Lý Hương, thì cái tên Kim Tuyến luôn đứng cùng với Hùng Cường, Tấn Tài, Thanh Hải… Khán giả của thập niên 60 luôn đánh giá tài năng của chị không khác gì Ngọc Giàu, Bích Sơn, Phượng Liên, Thanh Thanh Hoa…  Giọng hát và lối trình diễn của chị là sự thu hút đặc biệt trên sân khấu của Sài Gòn. Nhưng có lẽ cũng vì vậy mà chị gặp không ít khó khăn sau tháng 4-1975 bởi chọn lựa của mình.
Tháng 7/2016, chị Kim Tuyến có kể về cuộc gặp giữa chị và nghệ sĩ Kim Cương. Giữa trùng phùng đó, người nghệ sĩ của Little Saigon đã bất ngờ bật ra câu hỏi với nghệ sĩ Kim Cương rằng vì sao bà lại là một cán chính nằm vùng.
Câu hỏi đó, cũng bật tung cánh cửa quá khứ, mở ra những điều âm ỉ chưa ai nói hết. Lịch sử ghi lại vô số những dữ kiện lớn lao, nhưng đôi khi vẫn thiếu những câu chuyện đời mà khiến ai nấy đều phải trầm ngâm suy nghĩ. Ngày chiến tranh ấy xa rồi, nhưng có những vết thương không bao giờ có thể lành.
Về nghệ sĩ Kim Cương, thật mới mẻ khi nghe kể lại qua lời của một đồng nghiệp – mà hơn nữa là mặt đối mặt chứ không phải là chuyện thêu dệt. Trong chuyện kể ấy, nghệ sĩ Kim Cương đã ngại ngùng ra đi, để tránh phải trả lời nghệ sĩ Kim Tuyến. Cuộc đời, quả thật khó ngờ hôm nay và mai sau. Cũng ít ai biết, trong những tháng ngày của chế độ mới, nhiều người kể rằng nếu không có ông Võ Văn Kiệt lên tiếng bênh vực thì bà Kim Cương cũng đã gặp nhiều búa rìu từ các cán bộ bảo thủ thâm căn – coi bà Kim Cương cũng cùng một loại “văn hóa đồi trụy”, không nên sử dụng trong chế độ XHCN.
Cám ơn chị Kim Tuyến, một nghệ sĩ tài danh và là một người thẳng thắn kể lại mọi thứ trong bài phỏng vấn dưới đây. Những gì chị nói ra, sẽ là phần tham khảo sống động nhất cho thế hệ mai sau về sân khấu, con người và cuộc đời của Sài Gòn trong ký ức của những ai yêu thương nơi chốn ấy.
Tôi giữ lại câu chuyện  này với sự tôn trọng người kể, với tư cách hậu bối, và cũng sẳn lòng dành thời gian với với những ý kiến cải chính khác gửi đến, trong tinh thần sẳn sàng rộng đường dư luận. Trân trọng.
Thật bất ngờ khi gặp lại chị ở Mỹ, đặc biệt là qua trường hợp chị nói rất thẳng thắn với nghệ sĩ Kim Cương, về những hoạt động không có tính cách văn nghệ của bà. Có vẻ như còn rất nhiều thứ về cuộc đời mình mà chị chưa có dịp chia sẻ với khán giả. Nếu không bất tiện, chị có thể cho biết sau ngày 30-4-1975, cột mốc của đời chị đã như thế nào?
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, theo lời kêu gọi của Đài Phát Thanh Sài Gòn (quân cán chính phải đến trình diện), tôi đến sở làm là Tiểu Đoàn 50 Chiến Tranh Chính Trị trình diện. Đến nơi tôi thấy một đống rác khổng lồ ngay lối cổng ra vào và đầy cả trong sân. Bỗng có người nói: "Không phải ở đây mà phải trình diện ở Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị ở đường Thống Nhất".
Đến Tổng Cục CTCT, anh Vân Sơn (ban AVT) giúp tôi lấy tờ đơn khai lý lịch từ một cán bộ cộng sản đưa cho tôi. Tôi đang điền vào thì một cán bộ khác bước ra nói: "Các ban nhạc trong Nam này chỉ có vài nhạc công, ngoài Bắc chúng tôi có cả trăm nhạc công ấy". Tôi hơi bực nói : "Nhưng sao ca sĩ các anh hát giống tiếng Tàu quá, chỉ nghe chí chí chéo chéo không hà, chúng tôi không hiểu gì cả".
Nhìn vào tờ khai lý lịch, tôi nhanh trí điền vào hai chữ “tài xế” ở phần nghề nghiệp. Xong mọi thủ tục, anh Vân Sơn đưa tôi đến trước cổng Ban Văn Nghệ Hoa Tình Thương và Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương. Anh Vân Sơn chào từ giả với gương mặt thật buồn. Về sau tôi được tin anh Vân Sơn đã nhảy xuống sông Thị Nghè tự tử vì bất mãn với chế độ.
Sau đó theo lời kêu gọi của chị Kim Cương, tôi đến họp tại Hội Nghệ Sĩ. Rất đông các cô chú và anh chị nghệ sĩ tân cổ tụ tập bên hông trụ sở và phía sân sau. Khi thấy tôi và nghệ sĩ Tùng Lâm ngồi trò chuyện, chị Kim Cương ngồi xuống bên cạnh tôi. Tôi nói "Chị ơi em buồn quá". Chị Kim Cương  kéo đầu tôi ngả vào vai chị, một tay vuốt tóc  vỗ về: "Đừng buồn em, chị em mình rồi sẽ được giải phóng ra khỏi bốn bức tường". Tôi sững sờ nhìn chú Tùng Lâm. Chị Kim Cương nói lớn "Mọi người vào trong, đến giờ họp. Chị nắm tay tôi, kéo tôi theo chị vào phòng họp. Chị ngồi vào đầu bàn chủ tọa. Chị dõng dạc tuyên bố: "Ngày xưa bọn Thiệu Kỳ bán nước còn hiện diện trên quê hương ta, tôi phải núp dưới danh nghĩa Làng Cô Nhi Long Thành. Hôm nay chúng ta đã đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào. Tôi ra lệnh cho anh Nguyễn Đức (nhạc sĩ) lập những tiểu tổ để chúng ta thành lập Biệt Đội Văn Nghệ ...". Chú Tùng Lâm nghiêng đầu nói nhỏ vào tai tôi: "Tuyến, khóc nữa đi con, mầy khóc nữa đi con".
Tôi thất vọng não nề. Trong khi chị Kim Cương thao thao bất tuyệt, tôi không còn nghe hay không muốn nghe gì nữa cả. Trời ơi, thần tượng sụp đổ ! Kim Cương là Việt Cộng nằm vùng đã giúp cho cộng sản cướp đoạt miền Nam, áp bức bóc lột người dân, đưa đất nước đến chỗ sắp bị diệt vong, mà sao lại dám nói là mình yêu nước ???
Vài tuần sau, tôi gặp bác Bảy Nam, mẹ của chị Kim Cương, đi xích lô máy ngừng trước nhà. Thấy tôi Bác hỏi : "Kim Tuyến, con đi đâu đây?". Tôi chào Bác và trả lời "Dạ, đây là nhà con". Bác nói tiếp: "Bác vào thăm ông Trần Tấn Quốc, vì nghe ổng sắp dọn về Cao Lãnh ẩn dật. À, con có nhận được thơ của chị Kim mời con tham gia ban kịch không? Chị Kim thích con đóng kịch với chị lắm. Ngày phát role (*chọn người vào vai) chị Kim chờ con quá trời". Tôi chỉ còn biết đáp: "Dạ...Dạ...tại con bịnh".
Sau đó mấy ngày Má Bảy Phùng Há nhắn tôi đến nhà. Bà mặc áo dài chờ tôi, Bà cho biết Bà muốn đưa tôi lên Sở Thông Tin Văn Hóa trình diện để hát cho đoàn Sài Gòn 1 với nghệ sĩ Thành Được. Trước đó tôi luôn được Má Bảy mời hát chánh cho ban cải lương Phụng Hảo và Vân Kiều trên TV với anh Thanh Sang, và lần sau cùng với anh Thành Được tuồng Cạm Bẫy Đô Thành của soạn giả Ngọc Điệp. Má Bảy bảo tôi về thay áo dài cho đàng hoàng, "cách mạng không thích ăn mặc như vậy đâu con", vì tôi đang mặc quần ống loa và áo thun màu vàng  với chữ Have a nice day, áo bỏ trong quần, đeo dây belt to tướng. Tôi chào Má Bảy, trở về nhà tôi, và trốn luôn Má Bảy.
Nhưng rồi sau 1975, chị có tiếp tục sinh hoạt văn nghệ bình thường không? Những ngày đó như thế nào?
Sau ngày 30/04/1975, văn nghệ sĩ, nhạc sĩ miền Nam hầu như thất nghiệp hết. Cứ một hoặc hai ngày là có ba người bộ đội mang dép râu đi vào nhà tôi, ngang nhiên đi từ trước ra sau, rồi ngồi chồm hỗm trên salon và nói là "Chúng con đến thăm Mạ (Mẹ tôi)". Lần lượt cán bộ, rồi tới  'Cách Mạng 30' (*thành phần hưởng ứng với chế độ mới ngay sau ngày 30-4) kéo tới nhà tôi kêu gọi tôi tham gia. Họ bảo: "Chị là nghệ sĩ nên sẽ có tác động lớn đối với quần chúng, chị sẽ ca hát và hướng dẫn quần chúng. Mới giải phóng nên cách mạng còn nghèo. Chúng tôi sẽ cấp cho chị một chỗ ngủ nghỉ tại trụ sở ngoài đường Lê Quang Định, nơi chúng tôi tịch thu của bọn bám chân đế quốc Mỹ, chúng tôi cung cấp cho chị một bữa ăn cho một ngày... ".  Tiền lương thì không có.
Họ yêu cầu tôi theo họ ra Quận và định chở tôi bằng xe đạp. Tôi bảo họ cứ đi trước, tôi sẽ chạy xe theo. Quận của họ là bãi đất trống ngay ngã 5 Bình Hòa. Một nhóm người, già trẻ bé lớn đứng bao quanh một thanh niên nhỏ con, ốm nhách đang ôm cây đàn, vừa hát vừa chỉ dẫn tất cả hát và diễn tả bằng chân:  "Ta lên giây đàn... từng tưng...". Mọi người nhìn theo anh nầy, cùng hát cùng co chân, đưa đầu gối cao ngang bụng, hai tay cũng làm bộ như đang cầm cây đàn. Tôi thầm nghĩ “trình diễn kiểu gì mà giống như một bầy khỉ đột vậy?” Tôi cảm thấy xấu hổ cho cậu thanh niên, và tội nghiệp cho những người dân đang bị bắt làm những trò quái đản. Mặt tôi nóng bừng, tay chân tôi lạnh, chắc là bị lên máu. Tôi nói với anh cán bộ là tôi bị bệnh rồi và tôi phải về nhà chữa bệnh gấp.
Cả xóm nhà vùng tôi ở rất bực mình vì những cái loa tuyên truyền láo khoét. Mới hừng sáng loa phát rùm lên kêu mọi người thức dậy tập thể dục, nghe rất chói tai nhức óc. Có lần họ cho người đến từng nhà trong xóm kiểm kê xem nhà có cầu tiêu không? Loại nào? Ngồi bàn hay ngồi chồm hỗm có cái lỗ ?...
Hoàn cảnh chị thì như vậy, nhưng bạn bè quen biết trong nghề thì thế nào? Họ có gặp những nghịch cảnh như chị không hay mọi thứ dễ dàng hòa nhập hơn?
Tôi có người bạn tên Mai, nhà chị ở đường Ngô Tùng Châu, Gia Định. Một dịp tôi đến nhà chị thì thấy một nhóm công an phường ngồi đầy nhà. Chị nói nhỏ với tôi là họ ngang nhiên vào nhà, họ còn tự động lấy thức ăn trong tủ lạnh. Tôi bênh bạn nói: "Chị này ở một mình, không có chồng, tại sao các anh tự nhiên vào nhà người ta vậy?"  Họ đáp "À, thì chỉ là đến thăm chị Mai thôi". Tôi chợt nhớ đến chị bạn có chồng nhạc sĩ cổ nhạc đang là quân nhân của Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương và đang có nhà trong khu gia binh, tôi hỏi: "Mấy gia đình vợ con lính VNCH sống trong trại gia binh, bây giờ có được tiếp tục ở không?".  Tên Ba Tấn, mặt mày gian ác, trả lời: "Chúng đã tiếp tay  cho bọn Thiệu Kỳ bán nước, chúng không có quyền ở". Tôi hỏi: "Vậy ai sẽ ở?". Hắn đáp: "Chúng tôi, những người có công với cách mạng". Tôi nói tiếp: "Theo tôi, các anh là cách mạng giải phóng miền Nam, nên dành những căn nhà đó và các biệt thự của cái bọn mà các anh cho là bám chân đế quốc Mỹ bỏ lại, đem cấp cho các người nghèo khổ đang ở gầm cầu xó chợ. Còn các anh nên che chòi ở, thì dân chúng sẽ phục các anh vô cùng. Các anh vào ở các nhà này tôi e dân chúng sẽ nghĩ lầm về cái từ giải phóng của các anh. Còn xe tăng, xe nhà binh, máy bay của đế quốc Mỹ bỏ lại, các anh nên bắt chước Campuchia đốt bỏ hết đi, đừng nên xài bất cứ cái gì của Mỹ Ngụy để lại".
Ba Tân tức giận gọi đồng bọn. Mấy chiếc xe mô tô hụ còi rầm rộ chạy đến, chĩa súng bắt tôi giải đi về phường. Đến chiều, một thanh niên trẻ ôm 1 tập giấy tờ mở cửa sắt vào gặp tôi.  Em có vẻ ngạc nhiên nói: "Trời ! Chị Tuyến, sao chị vào đây? Em là Đạt bạn của thằng em chị, em học ở Đạt Đức. Em có đến nhà chị hoài mà không gặp chị, chị đi hát hoài nên không biết em". Rồi Đạt hỏi tôi chuyện gì xảy ra và Đạt đề nghị tôi viết vào một tờ giấy, nhận rằng mình không hiểu rõ đường lối của cách mạng, xin lỗi cách mạng, ký tên, rồi Đạt sẽ trình cấp trên và họ sẽ thả tôi. Tôi không chịu viết vì nghĩ mình không có tội gì cả. Đạt khuyên tôi: "Họ đã ghi vào hồ sơ và buộc chị vào tội phản động, họ sẽ đưa chị đi xa lắm...Hay là vầy, em viết gì kệ em, chị chỉ ký tên vào, họ sẽ thả chị ra". Nghĩ đến con, đến Má tôi và các em rất cần tôi, tôi ứa nước mắt ký vào.

Vài ngày sau, anh Vinh từng là quản lý của các đoàn cải lương trước 1975 đến nhà tôi và cho biết Cục An Ninh Nội Chính mời tôi về làm đào chánh cho đoàn. Tôi nói với anh Vinh: "Nếu thương em, xin anh về nói với họ là em đang bệnh. Anh biết không, vì cái cục R nầy mà em bị lên tăng xông, bệnh gần chết".
Vài tuần sau, chị Bạch Lan Thanh đến nhà mời tôi đi hát với nghệ sĩ Tùng Lâm và anh Giang Tử, do anh Tony Quang ảo thuật gia tổ chức. Chương trình văn nghệ bỏ túi có ca tân cổ, có kịch, có ảo thuật và xiệc. Trong đêm trình diễn ở 1 quận ở miền Tây, có cả bộ đội mang dép râu, ngồi chồm hỗm trên những băng ghế dài bằng cây, xem có vẽ thích thú vỗ tay và yêu cầu tôi hát tân cổ bản "Những Đồi Hoa Sim", rồi "Tình Đầu Tình Cuối", và "Tình Đời" song ca với Giang Tử. Sau đó là phần ảo thuật và hài kịch. Vãn hát xong, thì  Thông Tin Văn Hóa xuống họp với chúng tôi. Một cán bộ với giọng Bắc nói: "Sao tên của Tùng Lâm và Kim Tuyến to thế ? Ngoài Bắc chúng tôi không có cá nhân đấy nhé. Yêu cầu anh Tùng Lâm đừng diễu nữa nhé".  Tôi nghĩ thầm: “Danh hài mà không cho diễu là sao?”. Mọi người yên lặng, tôi lên tiếng: "Xin lỗi anh, anh tên gì ?" Anh ta đáp: "Chị cứ gọi tôi là anh Ba". Tôi nói tiếp: "Anh Ba, theo tôi có lẽ ca nghệ sĩ văn công ở ngoài Bắc hát được nhà nước trả lương. Nhưng ở đây là do tư nhân tổ chức, cần bán vé vào cửa, nên phải quảng cáo tên nghệ sĩ để khán giả biết mà mua vé vào xem, nhờ đó chúng tôi mới có chén cơm". Anh Ba nhìn tôi lên giọng: "Yêu cầu chị Kim Tuyến và anh Giang Tử không được mặc đồ Mỹ Ngụy mà phải mặc đồ bà ba đen, quấn khăn rằn giống Bác ấy".  Trước khi ra về, có hai cán bộ đứng dậy đặt tấm giấy lên bàn, nghiêm giọng nói: "Yêu cầu chị Kim Tuyến hát bài nầy".  Tôi nhìn vào, thấy dòng chữ: Vọng Cổ Bà Mẹ Việt Nam bắn Mỹ cứu quốc. Khi họ đi rồi tôi nói : "Chú Lâm, chắc con nghỉ hát". Các em trong ban nhạc nhốn nháo: "Chị Tuyến về, tụi em cũng ôm đàn về luôn".
Tối hôm đó tôi trở về căn nhà của dân do Tony Quang mướn. Bước ra phía sau nhà, tôi thấy chú Tùng Lâm ngồi bó gối trầm ngâm bên chai rượu dưới ánh trăng. Tôi ngồi xuống, bưng chai rượu uống một hơi, dù tôi không hề biết uống rượu, uống để chia sớt nỗi đau với chú, và uống để cho vơi đi nỗi uất hận và tủi nhục mà kẻ chiến thắng muốn áp đặt quyền dạy dỗ chúng tôi. Niềm đau tủi đã dâng trào ... Hai chú cháu gục đầu vào nhau khóc nức nở. Hôm sau tôi từ giã chú Lâm, về lại Sài Gòn và tìm cách vượt biên.

Những ngày đầu sau 30 tháng Tư, tôi thấy  TV phát hình vở cải lương hồ quảng của các nghệ sĩ miền Bắc. Họ không có đôi hài để mang, họ mang dép râu, trang phục rất nghèo nàn. Có một vở kịch mà diễn viên mặc áo đầm Liên Sô nói về điện Cẩm Linh chiếu trên TV và các ca nghệ sĩ phải chào cờ của Liên Sô. So sánh với miền Nam, các nghệ sĩ cải lương hồ quảng ăn mặc rất đẹp. Các kịch sĩ không hề diễn kịch về Tòa Bạch Ốc và chúng tôi không hề phải chào cờ Mỹ. Chúng tôi làm việc cho Ban văn Nghệ Hoa Tình Thương/ Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị và cơ quan thông tin JUSPAO, chúng tôi chỉ hát những bài ca ngợi quê hương, tình yêu và ca ngợi sư hy sinh của những chiến sĩ VNCH, chứ không hề có những bài ca sắc máu kiểu Cộng Sản "Thề phanh thây uống máu quân thù".

Với nghệ sĩ thì như vậy, chung quanh chị, còn những người Sài Gón khác ra sao? Chị có còn nhớ một vài điều gì đáng nhớ vào thời điểm đó?
Một buổi trưa, nằm nghe tiếng hát lạ : "Thăm thẳm chiều trôi... khuya anh đi rồi sao trời đưa lối..." tiếng hát đầy xúc cảm như muốn xé cả ruột gan. Tôi bước ra lan can nhìn xuống đường ngay gốc cây trước nhà tôi, một người đàn ông mặc quần lính VNCH và chiếc áo thung cũ, cụt 2 chân, đang ôm đàn hát...Tôi xúc động rơi nước mắt nhớ lại những ngày hát cho các anh chiến sĩ tại các tiền đồn Pleiku, Kontum, Bệnh Viện Cộng Hòa, Bệnh Viện Lê Hữu Sanh v.v... Hình ảnh quá đau xót của những thương phế binh bị đuổi khỏi bệnh viện đi qua nhà tôi trong buổi chiều 30/04/1975, hình ảnh một người đàn ông ngã quỵ trước cửa trong đêm tối, tôi và các em tôi phụ đưa anh vào nhà, nấu nước trà gừng và pha sữa, rồi cạo gió cho anh, lúc anh tỉnh dậy chúng tôi mới biết anh là lính VNCH. Hôm sau, lại một phụ nữ ngã gục trước nhà tôi vì đói quá, chúng tôi giúp chị qua cơn đói.

Được biết chị vượt biển đi từ rất sớm, đến Mỹ, chị có gặp lại đồng nghiệp và nối lại nghề diễn của mình?
Tôi vượt biên vào cuối năm 1978 với gia đình, đứa con nhỏ nhất của tôi mới 10 ngày tuổi. Chuyến vượt biển hãi hùng như bao nhiêu nạn nhân vượt biển khác. Cuối cùng chiếc tàu nhỏ bị lật  vì sóng to và đụng đá ngầm trước khi vào đến bờ biển Mã Lai, làm cho một số người chết. Gia đình tôi may mắn được cứu thoát và sau đó được định cư tại Hoa Kỳ với tư cách tỵ nạn chính trị.
Những ngày đầu đến Mỹ, tôi cũng như bao nhiêu người tỵ nạn khác, được chính phủ Mỹ giúp đỡ. Tôi đến trường học tiếng Anh.  Chị Túy Hồng là người đầu tiên mời tôi hát trên đất Mỹ. Tôi dành một buổi hát tại Los Angeles cho anh Bảo Ân. Sau đó lịch trình diễn của tôi khá bận rộn: hát gây quỹ cho Chùa, Nhà Thờ, Kháng Chiến... hát cho các phòng trà, vũ trường, đại nhạc hội... thu video cho nhiều vở kịch và tuồng cải lương và các bài tân nhạc, trình diễn nhạc kịch cho NS Hoàng Thi THơ, trình diễn văn nghệ tại Âu Châu và các nước Canada, Nhật Bản, Úc…

Đã có lúc nào chị quay lại Việt Nam, để nhìn lại, nhớ lại?
Tôi có trở về Việt Nam sau khi Mẹ tôi mất năm 2010, lý do là lo giải quyết tro cốt của Ba tôi để lại từ năm 1973. Trong thâm tâm tôi nguyện lo xong là không bao giờ muốn trở về khi chế độ cộng sản vẫn còn trên quê hương Việt Nam. Trong chuyến đi này tôi có gặp lại vài người bạn thân quen từ thuở nhỏ, những người bà con và vài người bạn đồng nghiệp. Lúc tạm trú tại một khách sạn tại Sài Gòn tôi gặp những người làm việc ở đó nói toàn giọng Bắc mới sau 75 rất khó nghe.
Hầu như những người Bắc 75 đã vào chiếm cứ hết những căn nhà mặt đường khu thương mại của Sài Gòn, trong đó có ngôi nhà trước kia của tôi. Sài Gòn trở nên quá chật chội, lưu thông tắc nghẽn, khói bụi mịt mù, không tôn trọng luật lệ, cảnh sát giao thông làm tiền trắng trợn. Đạo đức suy đồi, tham nhũng tràn lan. Không có một quốc gia nào trên thế giới mà muốn vào hoặc ra khỏi phi trường là phải nộp tiền mãi lộ nếu muốn được yên thân. Đi đâu tôi cũng thấy biểu ngữ: "Quyết tâm làm sạch đường phố"... hết 'quyết tâm' này đến 'quyết tâm' kia, hết 'phường văn hóa' đến 'khóm văn hóa', mà cán bộ và công an thì đối xử với dân rất vô văn hóa. Tôi chưa từng thấy nước nào giăng quá nhiều biểu ngữ dạy dỗ dân như Việt Nam Cộng Sản.  Tôi cảm thấy xa lạ và cô đơn trên chính quê hương của mình.

Chị chọn lựa ra đi và thật sự không hối tiếc? Được biết chế độ mới ở Việt Nam cũng nhiều lần mời chị trở lại sân khấu và sống với nghề như cũ. Thử nghĩ lại, chị ra đi chỉ vì bất mãn tạm thời hay có thêm những kinh nghiệm nào khác?

Sau 10 năm định cư trên nước Mỹ tôi mới nộp đơn xin gia nhập quốc tịch Mỹ. Ngày tuyên thệ tôi thấy lòng ngậm ngùi nghĩ đến thân phận mình cũng có một quê hương, tại sao hôm nay mình phải xin được trở thành công dân của một nước khác không cùng màu da? Nước mắt tủi hờn lại có dịp rơi.
Sau khi quyết định nghỉ hát tại Việt Nam (1975), tôi không theo dõi các chương trình TV và ít giao thiệp, nên không rõ các sự việc xảy ra cho các nghệ sĩ đồng nghiệp ở Việt Nam. Kỷ niệm đáng nhớ trước khi ra đi là có một ngày anh Nhật Trường đến nhà tìm tôi để mời tôi hát cho anh lưu diễn miền Tây, nhưng tôi bận rộn lo chuyện vượt biên.  Một kỷ niệm khác là vào một buổi tối, tôi gặp Bà Năm Sa Đéc trước một tiệm phở trên đường Hiền Vương (*nay là đường Võ Thị Sáu). Bà Năm Sa Đéc (Má Năm) có đóng chung với tôi trong phim  "Đỉnh Núi Mây Hồng".  Má Năm vừa đưa tay chỉ lên đầu vừa nói với tôi: "Tụi nó bắt Má Năm học tập cải tạo, nhưng đầu này có sạn rồi... còn lâu ! ". Ánh mắt Má Năm sáng rực nỗi  phẫn uất trong đêm tối.

Tôi có một người em kết nghĩa tên Nguyễn Văn Trảng là đệ tử của ông Anh Lân, khi viết kịch hay viết báo em lấy biệt hiệu là Vương Thế Trung. Em tiếp tục học và đã tốt nghiệp kỹ sư (Phú Thọ), tôi có dự lễ tốt nghiệp của Trảng năm 1973. Mẹ Trảng tu ở chùa Cao Đài, Ba Trảng mất sớm. Một ngày nọ (1975), Trảng ghé nhà tôi và cho biết em đang hoạt động cho Phục Quốc Quân tại Tây Ninh, tôi gởi cho em một số tiền để em hoạt động. Năm 1978 tôi được tin Trảng đã bị bắt.
Năm  1983, soạn giả Trần Trung Quân từ Pháp sang mời tôi thu hình vở cải lương "Nước Mắt Người Đi" với Dũng Thanh Lâm, nội dung kể lại cuộc đời của các chiến sĩ phục quốc anh hùng. Tôi kể chuyện tôi có cậu em kết nghĩa tên Trảng theo Phục Quốc Quân bị cộng sản bắt, không biết giờ ra sao. Bất ngờ, anh Trần Trung Quân cho biết anh có bà Mẹ hay đi chùa Cao Đài ở Tây Ninh vừa qua Pháp đoàn tụ với anh, bà Mẹ kể rằng Hiền Tài Nguyễn Văn Trảng hoạt động phục quốc bị cộng sản gài bắt và đưa ra xử trước tòa án nhân dân. Cộng sản kết tội Nguyễn Văn Trảng là phản động. Trảng hiên ngang hét lớn: "Tôi không phản động, Hồ Chí Minh mới là kẻ phản động". Trảng bị bắn chết ngay tại chổ. Anh Trần Trung Quân nói anh đã đưa câu nói này của Hiền Tài Trảng vào trong vở tuồng do Dũng Thanh Lâm đóng vai chiến sĩ VNCH. Tôi  lặng người đau đớn nát cả lòng, nhớ đến hình ảnh Trảng đạp xe đạp lộc cộc đến chỗ tập kịch. Tôi đề nghị giúp Trảng mua xe mobilette để làm phương tiện di chuyển . Trảng hứa trả lại sau khi ra trường làm việc. Tôi thương em như thương chính tôi vì nhớ cảnh tôi phải bỏ dở việc học để đi hát kiếm tiền phụ giúp Cha Mẹ nuôi các em, khi Ba tôi gặp khó khăn tài chánh vì Việt Cộng liên tục đắp mô đặt mìn trên tuyến đường Sài Gòn - Vĩnh Bình, làm cho chiếc xe đò của Ba tôi không hoạt động được. Tôi nói Trảng cứ yên tâm, tôi tặng Trảng vì nghèo, mồ côi cha, hiếu học, xem như tôi đóng 2 show kịch TV không lãnh thù lao. Trảng cảm động rưng rưng nước mắt.

Năm 1995, điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu tác giả bức tượng Tiếc Thương ở nghĩa trang quân đội Biên Hòa gọi điện thoại tìm tôi. Anh cho biết anh có 1 cô bạn là nữ quân nhân vừa qua Mỹ đang ở Boston đi diện HO có biết một số tin tức về Nguyễn Văn Trảng.. Tôi hẹn gặp chị tại nơi anh Thu cư trú ở Garden Grove , California. Chị  cho tôi biết là có 1 thời gian ngắn chị bị giam chung với Trảng,  Trảng thường nhắc đến Kim Tuyến và nói nếu chị ra được khỏi tù thì nhờ chị tìm gặp chị Tuyến, nhắn rằng em lúc nào cũng thương chị Tuyến. Nhưng tiếc thương thay cộng sản đã giết Em. Anh Nguyễn Thanh Thu có ý định tạc một bức tượng của Trảng, nhưng không thành vì lúc đó không ai có được một bức hình của Trảng. Chắc anh Nguyễn Thanh Thu còn nhớ câu chuyện của Trảng. Tôi mong được gặp lại chị nữ quân nhân mà tôi đã gặp 20 năm trước. Nhớ đến Trảng tôi cảm thương và liên tưởng đến các thanh niên nam nữ trẻ tuổi như Trảng đã anh dũng tham gia phong trào Phục Quốc bị tra tấn, tù đày và sát hại. Tôi có một ông cậu ruột (cậu Lữ Minh Bạch) là một sĩ quan hải quân VNCH, cũng hoạt động phục quốc, đã bị cộng sản bắt và bị kết án 18 năm tù.

Tôi đã khóc khi đọc những bài viết của những người Tù chính trị sau khi định cư ở Mỹ qua diện HO kể về những nhục hình mà những người Cộng sản đã trả thù tàn độc , tôi lại càng căm thù chủ nghĩa Cộng sản.

Sau một thời gian sống và làm việc ở Mỹ, chắc chị rồi cũng dần dần gặp lại ít nhiều các đồng nghiệp trong Việt Nam qua Mỹ du lịch hoặc biểu diễn, cảm giác của chị thế nào?
Bận rộn với gia đình và các sinh hoạt văn nghệ ở Mỹ, nhưng tôi vẫn thường liên lạc với chị Như Mai và Kim Hoàng vì có mối thân tình từ lúc chị mời tôi đóng vai chánh trong các vở kịch và tuồng cải lương trên TV, đài phát thanh và đóng  phim "Vực Nước Mắt". Lúc chị Như Mai điều hành Chùa Nghệ Sĩ, tôi có trợ giúp cho chi phí xây một bức tường quanh nghĩa trang nghệ sĩ. Năm 1993, tình cờ tôi được biết qua chị Như Mai là Lê Duy Hạnh, chủ tịch Hội Sân Khấu trong Việt Nam, đang có kế hoạch giao lưu văn hóa. Bắt đầu họ sẽ gởi một hai ca nghệ sĩ ít hoặc không bị chống đối đến Mỹ hát trước để tránh bị biểu tình phản đối, sau đó họ sẽ tiếp tục gởi tiếp nhiều ca nghệ sĩ khác ra hải ngoại. Chị Út Bạch Lan đến Mỹ trước tiên. Cô chủ nhà hàng Anh Thy và cô Sáu Châu gọi báo cho tôi biết và muốn tôi cùng gặp chị  Út Bạch Lan. Tôi đến nhà hàng Anh Thy, nhìn thấy anh Duy Khánh và Lâm Tường Dũ, hai anh đưa cho tôi xem tờ quảng cáo quay roneo có hàng chữ: Tái ngộ sầu nữ Út Bạch Lan... với sự bảo trợ của  Duy Khánh, Kim Tuyến, Lâm Tường Vũ. Họ tự động ghi tên tôi vào thành phần ban tổ chức mà không hề hỏi xem tôi có đồng ý không. Tôi nói: "Tôi chỉ muốn đến thăm chị Út Bạch Lan như một đồng nghiệp đàn em chào mừng chị, nhưng tôi không muốn có tên trong danh sách bảo trợ hay ban tổ chức, dù rằng tôi thương mến chị Út Bạch Lan". Sau đó tôi được biết  nhà hàng Seafood World từ chối cho thuê để tổ chức văn nghệ vì ngại sẽ có cuộc biểu tình chống đối, nên tất cả kéo về tổ chức tại quán Anh Thy, một nhà hàng nhỏ hơn.

Từ năm 1993 khi được biết cộng sản phát động kế hoạch giao lưu văn hóa, tôi có suy nghĩ nếu tiếp tục hoạt động văn nghệ thì vô tình tôi tiếp tay cho cộng sản thực hiện ý đồ ru ngủ và đánh phá cộng dồng người Việt tỵ nạn. Tôi đã bất hợp tác từ Việt Nam và đã vượt qua quá nhiều nghiệt ngã, cuối cùng thoát khỏi cộng sản VN, thì tại nơi đất Mỹ này tôi vẫn có cơ hội sống bằng trí óc và đôi tay của mình. Tôi quyết định ngưng hát. Từ năm 1993 tôi chỉ hát một lần để ủy lạo các gia đình H.O. theo lời mời của anh Nguyễn Mậu Quý, chủ tịch Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị. Trong thời điểm đó, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã book tour bên Âu Châu và mời tôi tiếp tục trình diễn nhạc kịch Ả Đào Say, nhưng tôi từ chối. Em Chí Tâm cũng muốn tôi kết hợp trình diễn với anh Thành Được, và rất nhiều nơi mời tôi đi hát, nhưng tôi vẫn không nhận lời mời. Điều tôi suy nghĩ có thể không đúng với những người khác, nhưng tôi không thể, hay đúng hơn không muốn giải bày. Năm 2002, anh Nhật Trường mời tôi hát giúp cho 2 đêm Văn Nghệ Giã Từ Sân Khấu, tôi nhận lời vì tôi cùng quan điểm với anh khi nghe anh nói anh chống lại kế hoạch giao lưu văn hóa và không muốn đứng chung sân khấu với các nghệ sĩ do cộng sản đưa sang.

Năm 2002, chị Bạch Tuyết qua Mỹ và gọi điện thoại cho tôi, chị nói muốn đến nhà thăm tôi. Tôi vui mừng vì chúng tôi đã từng đi hát chung ở đoàn Thống Nhứt lúc tôi còn là "đào con". Chị Bạch Tuyết may mắn giờ chót được thay thế vai của chị Diệu Hiền trong vở "Đẹp Duyên Chùa Tháp" tức "Tiếng Hát Muồng Tênh" của soạn giả Mộc Linh. Hai ông bầu Út Trà Ôn và Hoàng Giang sắp xếp cho Bạch Tuyết  thế vai vì Diệu Hiền bỗng nhiên biến mất, trong khi Bạch Tuyết chưa có vai trò nào trong vở tuồng này, còn tôi được đóng vai người em gái nhỏ. Thời gian sau tôi rất thích chị đóng chung với anh Hùng Cường ở đoàn Dạ Lý Hương, vì hai người diễn rất sống động, rất thật trong các vở tuồng xã hội cùng với Ngọc Giàu, Văn Chung, Dũng Thanh Lâm, Thanh Tú.

Phương Uyên lái xe chở chị Bạch Tuyết đến nhà chúng tôi. Sau khi chụp vài tấm ảnh kỷ niệm, tôi mời chị và Uyên đi ăn tối tại restaurant COCO. Chị bảo là chị ăn chay và chỉ ăn được món nào có tôm. Tôi tưởng chị là người Công Giáo.  Tôi hỏi thăm về tin chồng chị là ông Đức bị bắt và bị Việt Cộng tịch thu tài sản, và chắc chị khổ  với Việt Cộng vì ngày xưa chị có bức hình đội nón sắt có hàng chữ "Bỏ Bom Hà Nội" và chị đưa ngón tay cái lên. Chị nói " Em ơi... ờ thì...nhưng chị không coi trọng tiền bạc, vật chất. Chị tu rồi em ơi, thỉnh thoảng chị được thầy  Thích Thanh Từ là thầy của chị, vì bận quá, phật tử đông quá, đã giao cho chị đi thuyết pháp . Vấn đề anh Đức ở tù thì khi hoạn nạn mình phải chấp nhận, khi nào trời quang mây tạnh thì hai đứa che dù đi chung". Tôi hỏi thăm về sinh hoạt và cuộc sống của chị tại VN  thì chị cho biết chị có nhiều bạn trẻ thương yêu, các bạn này có hãng nước uống và cho chị vào một phần hùn nhỏ để sống nên chị không phải bận tâm.  Chia tay ra về tôi thấy vui cho chị vì nghĩ rằng chị đã tu đến mức đã đạt được chữ “ngộ” rồi, vì nhà cửa bị tịch thu, chồng bị bắt bỏ tù mà không oán hận. Tôi thầm nghĩ, nếu là tôi thì tôi sẽ thù ghét CS lắm.
Bạch Tuyết điện thoại cho tôi: "Chị có thằng con trai học Bang Giao Quốc Tế ở bên Anh quốc. Hôm đám cưới cháu chị không qua được, chỉ có cô em kết nghĩa là mẹ nuôi của nó đứng ra tổ chức. Chị muốn nó ra mắt cô chú đồng nghiệp cho phải lễ. Chị mời em và ông xã đến rồi tụi mình đập bồn đập trống cho vui".  Tôi nhận lời ngay. Đến nhà hàng Palace Seafood nơi tổ chức tôi nhận thấy đây là một đám cưới vì cô dâu chú rễ mặc khăn đống áo dài theo trang phục đám cưới. Có nhiều ca nghệ sĩ đến tham dự và chúng tôi cùng ca hát đóng góp thật sôi nổi với MC Trần Quốc Bảo. Cô dâu Mỹ trông khá xinh xắn dễ thương. Trước khi tiệc tàn, chị đến siết tay tôi và hẹn đến chơi nhà tôi vài hôm trước khi về lại Việt Nam.

Một buổi chiều, trên đường đến rước chị, chúng tôi ghé mua tờ Việt Báo. Tôi giở tờ báo ra xem thì giật mình khi thấy hình chị Bạch Tuyết đang quỳ lạy khán giả trên sân khấu tại San Jose với hàng tít to: “Bạch Tuyết đã quỳ lạy khán giả vì bị biểu tình phản đối”. Chúng tôi rước chị ở khu mobile home trên đường Bolsa. Trong khi ông xã tôi đổ thêm xăng tại góc đường Brookhurst và Hazard thì chị cầm tờ Việt Báo lên đọc rồi chị nói lớn: "Cũng thằng Mỹ nữa". Tôi nói : "Chuyện gì vậy chị?". Chị tiếp: "Thằng Mỹ không có tư cách gì để lật đổ chế độ Taliban". Tôi hỏi: "Sao vậy chị ?". Chị nói "Em ở Mỹ lâu mà em không biết gì sao Tuyến, thằng Mỹ làm giàu nhờ bán vũ khí, nó muốn quậy lên để bán vũ khí". Trời ơi, sao luận điệu và giọng nói này của Bạch Tuyết giống y như phát ngôn viên Việt Cộng Phan Thúy Thanh mà mỗi sáng lái xe di làm tôi hay nghe tin tức từ đài VOA và BBC.
Về đến nhà, chị cầm tay tôi xem, thoạt đầu, tôi nghĩ chị biết coi bói. Chị hỏi : "Tuyến, em có bao nhiêu căn nhà?". Tôi đáp: " Một căn nhà mà còn trả chưa xong đây chị". Chị lại hỏi: "Em có bao nhiêu tiền trong nhà băng?". Tôi ngạc nhiên với 2 câu hỏi này. Chị bảo tôi về Việt Nam chơi và ở với chị. Tôi nói: "Em ghét Việt Cộng. Vượt biên suýt chết rồi chị". Chị nói: "Thôi mà em, đừng nghĩ vậy, chế độ bây giờ tốt đẹp hơn chế độ trước nhiều lắm". Ông xã tôi bất bình nói: "Chị nói chế độ bây giờ tốt đẹp tại sao sau khi chấm dứt chiến tranh họ lại bắt sĩ quan, công chức và những nhà trí thức VNCH giam cầm đày ải bỏ đói cho đến chết trong các trại tù cải tạo?". Chị lại nói: "Anh không biết chứ Tuyết vô thư viện bên Anh đọc sách, có nhiều nước tan chiến tranh rồi họ đem bắn bỏ hết, rồi ai làm gì họ". Tôi bực mình nói: "Tốt đẹp gì chị, chế độ gì không có tự do tôn giáo, như Linh Mục Nguyễn Văn Lý bị nhốt vào tù, Hòa Thượng Thích Quảng Độ bị quản chế". Bạch Tuyết nói: "Ai biểu sống trong chế độ của người ta mà chống đối thì là chuyện đương nhiên". Tôi thất vọng ở tầm kiến thức nhỏ hẹp lệch lạc và lối lý luận sặc mùi cộng sản của 'tiến sĩ' Bạch Tuyết. Chị còn hết lời ca tụng tâng bốc Nguyễn Minh Triết  nói anh ta giỏi đủ mọi thứ, trong khi ở thời điểm đó Nguyễn Minh Triết còn hoạt động ở Sài Gòn và tôi chưa biết anh ta là ai.
Khi cuộc bàn luận quá căng thẳng tôi đổi đề tài để nói về văn nghệ. Tôi nói "Má em hay  xem cải lương, thỉnh thoảng em cũng xem  và thấy Tài Linh diễn xúc động, chắc Tài Linh hiền lắm hả chị?". Bạch Tuyết nói : "Những người nổi tiếng không ai hiền hết em". Rồi chị kể về anh Hùng Cường, chị bảo là Hùng Cường yêu chị lắm và muốn cưới chị nhưng chị từ chối (?). Chị không biết rằng trong thời gian sống ở Mỹ anh Hùng Cường rất thân với chúng tôi và hay kể về những cuộc tình của anh, dĩ nhiên trong đó có Bạch Tuyết, anh Hùng Cường đã có mối quan hệ sâu đậm từ Bạch Tuyết ra sao, và chị đã năn nỉ anh thế nào. Tôi nghĩ nếu Hùng Cường còn sống tôi sẽ gọi anh đến để nghe Bạch Tuyết nói dóc. Đêm khuya quá, chẳng lẽ tôi đẩy Bạch Tuyết ra khỏi nhà, còn đưa về thì tôi mệt rồi sau một ngày dài làm việc.  Chị hỏi tôi có muốn gởi tiền giúp Chùa Nghệ Sĩ không, tôi nói đã giúp rồi, và lần này chỉ gởi ít tiền tặng Má Bảy Phùng Há.
Trước đây theo lời kêu gọi của Má Bảy và 2 chị Như Mai Kim Hoàng, Chùa Nghệ Sĩ không có rào nên thỉnh thoảng phát giác ra mồ mả bị đào bới vì họ muốn kíếm vàng bạc, đồng thời số nghệ sĩ già không nhà cửa phải sống lang thang, nên yêu cầu chúng tôi giúp đỡ tiền xây rào và mua tôn lợp phía sau chùa cho các cô bác có chỗ tạm trú. Chúng tôi đã gởi tiền giúp.  Sau đó chị Như Mai cho biết ông Võ Văn Kiệt chấp thuận cấp cho 1 miếng đất ở quận 8 để xây Nhà Dưỡng Lão Nghệ Sĩ. Tiền chúng tôi đã gởi, chị Như Mai lo xây rào và trùng tu trong Chùa vẫn còn dư. Tôi yêu cầu chị Như Mai bỏ số tiền đó vào bank để lấy lời lo thuốc thang cho những nghệ sĩ già đau yếu, còn Nhà Dưỡng Lão hãy để cho chính quyền cộng sản lo.
Tôi không bao giờ quên ơn Má Bảy Phùng Há, người mời tôi đóng nhiều vở tuồng trên TV, đã chỉ dạy thêm cho chúng tôi từ anh Thanh Sang đến anh Thành Được. Má Bảy cũng từng nói: "Mấy ổng muốn mời Má làm chức này chức kia, nhưng  Má nói Má không thích làm chính trị, Má chỉ thích làm Văn Nghệ mà thôi". Tôi lấy 100 dollars bỏ vào bao thơ trao cho chị Bạch Tuyết nhờ chị đem về trao cho Má Bảy. Vài tuần sau tôi gọi điện thoại thăm Má Bảy và hỏi xem Má Bảy có nhận được tiền không. Lúc đó có mặt ông bầu Xuân, tôi nghe tiếng Má Bảy nói lớn: "Ông Xuân ơi, Kim Tuyến nói có gởi Bạch Tuyết đem về cho tôi 100 mà sao không thấy?". Ông Xuân nói: "Bạch Tuyết bảo sung vào quỹ của Chùa". Tôi không hiểu tại sao chị Bạch Tuyết lại làm khác lời dặn của tôi, để cuối cùng Má Bảy không nhận được gì cả !
Một lần nọ anh Hùng Cường dẫn anh Sáu Thanh đến nhà thăm chúng tôi. Anh Sáu Thanh là 1 đại thương gia trước năm 1975, chính anh là người cung cấp toàn bộ tiền bạc và phương tiện để thành lập đoàn cải lương Hùng Cường - Bạch Tuyết . Sáu Thanh giao đoàn cải lương cho Hùng Cường và chị Bạch Tuyết vì anh rất bận với các công ty lớn của anh. Đoàn cải lương này là một đại ban, được khán giả nhiệt tình ủng hộ, lần trình diễn nào cũng bán hết vé, thế mà Bạch Tuyết khai lỗ. Trước mặt chúng tôi, anh  anh Sáu Thanh nói với Hùng Cường: "Anh lập đoàn hát này cho chú mầy mà chú mầy ham chơi quá, để cho con Tuyết lộng hành, nó đưa người nhà của nó vào, nó kiểm soát mọi chi thu, cứ khai lỗ, để cuối cùng phải giải tán đoàn hát".
Ngày 27/10/2002 Bạch Tuyết tổ chức ra mắt CD Kinh Pháp Cú chuyển thể cải lương tại Chùa Việt Nam trên đường Magnolia của Thượng Tọa Thích Pháp Châu. Ông Thượng Tọa này từng có tai tiếng vì đã lăng nhăng tình ái với một nữ Phật tử trẻ. Cuộc điện đàm hẹn hò dâm dục ở hotel của ông sư này với cô gái đã bị thu băng toàn bộ. Vì vậy cho nên truyền thông và báo chí hải ngoại kêu gọi biểu tình chống Việt Cộng Bạch Tuyết và Thượng Tọa Pháp Châu. Hôm đó có rất nhiều người đến biểu tình, trong đó có tôi, trước cửa chùa. Người biểu tình cho phát thanh cuốn tape dâm dục của Thượng Tọa Pháp Châu và hô đả đảo Bạch Tuyết. Tôi nghĩ nếu anh Hùng Cường còn sống chắc anh cũng sẽ đến biểu tình chống Bạch Tuyết, vì anh là người rất căm thù cộng sản. Dù rằng khi còn sống anh đã từng kể chính anh là người giới thiệu anh Đức ( một "Việt Kiều Yêu Nước" tại Pháp) cho Bạch Tuyết sau vụ Bạch Tuyết bị vợ của ĐT Hoàng Đức Ninh làm nhục.

Trong một dịp thăm nhà thơ Nguyễn Chí Thiện và đi ăn tối với anh, chúng tôi có kể cho anh nghe về Bạch Tuyết và Kim Cương. Trong một lần nói chuyện trên Radio, anh Thiện đã có đề cập đến Việt Cộng Kim Cương và Bạch Tuyết. Tôi quý mến anh Nguyễn Chí Thiện vì tư cách và sự dũng cảm của anh. Chỉ vì can đảm dám nói lên sự thật của lịch sử và sự thật tàn ác của chế độ cộng sản mà anh bị gần 30 năm tù ở miền Bắc. Trong tù anh vẫn đứng thẳng, hiên ngang làm thơ vạch trần sự dã man của chế độ và dám chửi thẳng Hồ Chí Minh.

Những gì tôi kể về Bạch Tuyết là hoàn toàn sự thật, không thêm bớt, không trái với lương tâm. Một số đông trong đó có tôi vẫn còn nhiều hoài nghi về Bạch Tuyết:
 - Bạch Tuyết không học Trung Học, không học Đại Học  thì làm sao có bằng Tiến Sĩ  ?
  - Bạch Tuyết không rành tiếng Anh làm sao vào thư viện của Anh đọc sách và tài liệu.
   - Bạch Tuyết không nói và viết lưu loát tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Đức thì làm Luận Án Tiến Sĩ  bằng tiếng gì ? Không lẽ làm luận án ở ngoại quốc mà dùng tiếng Việt ?
   - Bạch Tuyết có biết rằng mọi người đều biết trên thế giới có nhiều bằng Tiến Sĩ Danh Dự được cấp do sự giới thiệu hay quen biết. Có các trường Đại Học dỏm, không được chấp nhận, chỉ cần nộp cho họ vài ngàn dollars là có bằng Tiến Sĩ giấy.
    - Bạch Tuyết thù ghét Mỹ, vậy tại sao thích đi sang Mỹ, cho con học ở Mỹ, đi làm ở Mỹ, lấy vợ Mỹ. Phải chăng Bạch Tuyết muốn tìm một "bãi đáp an toàn" sau này ở  Mỹ ?

Những câu chuyện của hôm qua bao giờ cũng thật xúc động, dù chỉ là kỷ niệm. Nhưng có khi nào chị nhìn thấy sân khấu ở quê nhà, sự rộn rịp hoặc giàu có của giới đồng nghiệp mà chạnh lòng? Hoặc chị có lúc nào nghĩ rằng nếu chị nhượng bộ, ở lại, thì cũng đã có một cuộc sống sinh hoạt sôi nổi, nhiều thu nhập như các nghệ sĩ khác?
Sau 37 năm sống trên đất Mỹ và 41 năm miền Bắc cai trị miền Nam, tôi vẫn thường theo dõi các tin tức từ quê nhà và rất buồn khi thấy cộng sản đã tạo ra một giai cấp mới, giai cấp cán bộ, con ông cháu cha, tư bản đỏ, giai cấp này lộng hành, áp bức bóc lột người dân khốn cùng. Luân lý, đạo đức suy đồi, cuộc sống bất an, luật pháp bất minh, môi trường nhiểm độc, tham nhũng tràn đầy... Trong khi đó chính quyền lại "ác với dân, hèn với giặc" trước hiểm họa mất nước vào tay giặc Tàu. 
Tôi không dùng danh từ “chính quyền” cho CSVN, vì không ai bầu cái Đảng cướp này cả . Chúng cưỡng chiếm miền Nam , áp đặt chể độ độc tài đảng trị, thì không thể dùng danh từ Chính quyền. CSVN thắng VNCH do tuyên truyền dối trá , quỷ quyệt, gian manh do HCM đem chủ thuyết ngoại lai quái đản từ Liên Sô,Trung Cộng đặt lên đầu dân VN. CSVN xem văn nghệ sĩ là bộ môn tuyên truyền hữu hiệu nhất, họ dùng nghệ sĩ để ru ngủ đồng bào quên đi tội ác mà chúng gây ra. Kim Cương là một điển hình cùng một số văn nghệ sĩ được họ sử dụng.
Tôi thấy mình đã quyết định đúng khi vượt biên rời khỏi chế độ cộng sản VN để cho gia đình và con cháu tôi có một cuộc sống an lành và tốt đẹp hơn. Tôi đã quyết định đúng khi chọn nước Mỹ, một nước tôn trọng tự do dân chủ và nhân quyền, một nước thật sự của dân, do dân và vì dân. 
 http://www.rfavietnam.com/node/3382

Dạ, xin cám ơn chị,
28/7/2016
Tuấn Khanh (ghi)

No comments: