Saturday, November 26, 2016

TƯỞNG NĂNG TIẾN * NEM CHẢ * HỒ CHÍ MINH * PHAN KHÔI * TRẦN TRỌNG KIM*



SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN

Cái Lon, Chiếc Nón & Nùi Giẻ Rách

tuongnangtien's picture



Bây giờ, trừ cái labtop, tôi rất ít để ý đến những vật dụng khác quanh mình. Sau tháng 4 năm 1975 – có lúc – tôi cũng không bận tâm đến bất cứ một thứ gì, ngoài cái lon Guigoz.
Tôi bắt đầu làm quen với nó vào mùa mưa năm 1975, trong trại cải tạo. Chịu đói là bài học đầu tiên mà chúng tôi được học, và đây cũng là bài học kéo dài suốt khóa.
Ở vào hoàn cảnh này mà vớ được mấy củ khoai đào sót, một con ếch chậm chân, một nắm rau rừng cấu vội, hay một vốc gạo thừa – vét được sau những lần tạp dịch dọn kho – mà có sẵn cái lon Guigoz bên mình thì tiện lắm. Cất dấu tang vật rất dễ, và chỉ cần rất ít nhiên liệu trong việc nấu nướng.
Hằng đêm chúng tôi đều được nghe giảng dậy về một cuộc sống mới không giai cấp, không còn cảnh người bóc lột người, mọi sản phẩm đều là của chung, làm việc theo khả năng và hưởng thụ theo nhu cầu... Chúng tôi cũng được động viên cứ yên tâm học tập, không phải bận tâm gì về thân nhân hay gia quyến. Cả nước đang đi từ giai đoạn ăn no mặc ấm, sang ăn sang mặc đẹp. Còn cả thế giới thì đang chuẩn bị bước vào thế giới đại đồng.
Chúng tôi tiếp thu tốt, thảo luận tốt, viết thu hoạch tốt, nhất trí rất cao về tất cả mọi vấn đề. Sau đó – sau giờ học tập – mọi người lại lục đục mang tất cả những thứ “cải thiện” được trong ngày, bỏ vào lon Guigoz, lúi húi tìm một góc riêng đun nấu, để “sột sệt” cho đỡ đói.

Cái lon Guigoz đối với chúng tôi (những kẻ thuộc bên thua cuộc) không chỉ là một vật dụng thiết thân mà còn trở thành một kỷ vật, với những kỷ niệm rất buồn. Điều tôi không ngờ là nó cũng rất thân thiết, và cũng là một kỷ vật buồn (không kém) đối với những người thuộc bên thắng cuộc:

Nhớ thằng bạn cùng đơn vị xưa kia kể lại, bà mẹ của cậu ta cứ nắc nỏm ao ước tìm đâu ra một chiếc hộp sắt để đựng kim chỉ khâu hay đựng thuốc cảm cúm, nhức đầu… Tìm đâu ra vài chiếc bình, chiếc chai thật đẹp để tích lạc, đựng vừng phòng ngày mưa gió, lụt lội. Vừa khô ráo, vừa tiện lợi, bày biện chỗ nào cũng sáng cả một góc nhà. Bà mẹ tơ tưởng vậy thôi, chứ đang thời bom rơi đạn nổ, mọi người chỉ sống nhờ vào mấy chiếc tem đậu phụ, tem thịt, vào những viên gạch xếp hàng giữ chỗ thay người trước một xe bán  rau,  trước cửa hàng bán nước mắm mậu dịch…, bới đâu ra chiếc hộp, chiếc chai bà ưng ý?
Ấy vậy mà hôm tiễn thằng bạn tôi vào chiến trường, không hiểu bằng cách nào, bà mẹ đã tìm được chiếc vỏ hộp sữa Guigoz đặt vào một bên túi cóc của cậu con trai. Nhờ cái vỏ hộp sữa ấy – chống được ẩm mốc, mưa nắng – cái ba lô lính của thằng bạn tôi thực sự trở thành một cái chạn di động. Không gặp thì chớ, hễ gặp nhau y như rằng nó sẵn sàng khoản đãi tôi đủ thứ “cao lương mỹ vị”: thịt nai sấy khô, mắm ruốc cá, thịt cheo sào gừng, sả… Tất cả chứa trong chiếc hộp sữa Guigoz đó!
Bạn tôi hy sinh ở Bàu Bàng cuối năm 1969. Nhận được giấy báo tử người con trai đâu đó chín tháng hay một năm, bà mẹ ngã bệnh qua đời. Mãi hơn hai mươi năm sau, những đội viên Hội Chữ thập Đỏ phường Mã Mây mới tìm ra nơi chôn cất thằng bạn tôi. Họ kể lại, di vật của người hy sinh đã ẩm mục, rã rữa hết, chỉ còn tìm được chiếc vỏ hộp sữa Guigoz. Hôm đưa hài cốt bạn tôi về với bà mẹ cậu ta ở một khu phố cổ Hà Nội, người ta đã đặt chiếc vỏ hộp sữa bên cạnh bó hài cốt bạn tôi trước bàn thờ bà mẹ. Đủ lệ bộ ngay ngắn, họ mới thắp hương báo với bà con trai bà đã về. (“Nỗi Buồn Lâu Qua” – Tô Hoàng).
Ngày trở về của chiếc nón cối thì ồn ào, và hoành tráng hơn nhiều:
Ảnh: AP
Năm 1968, người lính trẻ Hoa Kỳ là John Wast, khi lục soát trận địa tìm vũ khí, tài liệu, bất chợt trông thấy một chiếc nón cối có vết đạn, vẽ hình con chim bồ câu. Anh ta buộc chiếc nón vô ba-lô, và khi hồi hương vào năm tháng sau đó, anh ta mang theo làm kỷ niệm chiến tranh và đặt trên cái giá sách trong phòng.
Có một cựu chiến binh làm công tác từ thiện đến gặp anh lính cũ và hỏi anh ta có muốn trả lại chiếc nón về nơi cũ chăng, bởi vì năm tháng qua đi, cũng chẳng còn khơi lại những đau thương nhức nhối nữa. Một phái đoàn có tên là “Đoàn phát triển kinh phí thiện nguyện tại Việt Namtìm ra gia đình anh bộ đội Bùi Đức Hùng, bị tử thương, nhưng hài cốt không bao giờ được thu hồi.
Vào ngày Thứ Ba, bốn cựu chiến binh Hoa Kỳ mang hoàn trả chiếc nón cối cho gia đình anh Hùng qua một nghi lễ tại một ngôi làng cách Hà Nội 70 cây số; với nghĩa cử đề cao nhu cầu hòa bình và hòa giải.
Ông Bùi Đức Dục, 52 tuổi, là cháu của liệt sĩ Hùng phát biểu, “Đây thật là giây phút thiêng liêng đối với gia quyến chúng tôi.”
Ông Dục bật khóc khi chiến nón cối được mang đặt lên bàn thờ gia tộc, trước sự chiêm bái của những cựu chiến binh Hoa Kỳ, khoảng 100 dân làng và viên chức xã có mặt. Trong căn phòng cũng đặt một bức tượng ông Hồ Chí Minh, người đã lãnh đạo cuộc chiến tranh thắng lợi.

 
Ảnh: AP
Ông Dục ngỏ lời “Chúng tôi coi chiếc mũ này như chính một phần thân thể chú tôi, và sẽ bảo tồn nó để nhắc nhở cho thế hệ tiếp nối của gia tộc chúng tôi.”
Hơn ba triệu người Việt Nam đã chết trong chiến tranh qua thời gian Hoa Kỳ phải hành động để ngăn chặn làn sóng Cộng Sản tại Đông Nam Á. Ông Wast, nay đã 67 tuổi, là người dân vùng Toledo, bang Ohio, chưa từng du lịch Việt Nam. Lời nói của ông ta đã ghi và phát lại qua buổi lễ cho biết rằng liệt sĩ Hùng đã chiến đấu thành thạo và ngoan cường... (“46 years on, Vietnamese helmet returned.” Tran Van Minh. AP. Trans Y.Y).
Trường hợp của ông Nguyễn Chánh Nhường thì hơi khác, theo bản tin (“Sau 40 năm, liệt sỹ trở về thành hộ nghèo”) của báo Lao Động, số ra ngày 1 tháng 2 năm 2015:
Một sự kiện hy hữu vừa diễn ra tại xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) khi ông Nguyễn Chánh Nhường, đã có giấy báo tử và được công nhận Liệt sỹ tròn 40 năm bỗng trở về trước sự ngỡ ngàng của người thân và bà con xóm giềng. Ông Nhường hiện trí nhớ suy giảm, sức khỏe yếu được chính quyền địa phương xếp vào diện hộ nghèo.
Vào ngày 10.4.2014, gia đình ông Nguyễn Chánh An, xóm 19 xã Quỳnh Lâm hết sức ngỡ ngàng khi thấy một người đàn ông ăn mặc rách rưới, dáng vẻ tiều tụy, khắc khổ xuất hiện trước cửa nhà. Sau phút định thần, gia đình ông An bàng hoàng nhận ra đây là ông Nguyễn Chánh Nhường, người anh em ruột của gia đình, đi bộ đội và được báo tử, truy điệu Liệt sỹ vào năm 1974, vừa tròn 40 năm.
Ông Nguyễn Chánh Nhường sinh năm 1949, quê quán xã Quỳnh Lâm, lớn lên theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông xung phong lên đường nhập ngũ. Sau một thời gian bặt tin tức, vào năm 1974, cả gia đình ông chết lặng khi nhận được giấy báo tử của đơn vị gửi về, thông báo ông đã hi sinh ngày 6.4.1973. Địa phương và các tổ chức đoàn thể đến thăm hỏi, động viên gia đình và tổ chức lễ truy điệu. Gia đình ông được phát bằng Tổ quốc ghi công số DE 145, được lưu giữ trang trọng tại nhà ông anh cả Nguyễn Chánh Nghiệm...

"Liệt sỹ" Nguyễn Chánh Nhường trở về sau 40 năm báo tử. Ảnh và chú thích: Lao Động
Bà Bùi Thị Hường, Phó Chủ tịch UBND xã Quỳnh Lâm cho biết: “Sau khi nghe tin có ông Nhường trở về, chúng tôi đã thành lập đoàn xác minh thông tin. Kết quả cho thấy người trở về chính là ông Nguyễn Chánh Nhường, đã được công nhận Liệt sỹ cách đây 40 năm. Ông Nhường không có giấy tờ gì, trí nhớ cũng không còn minh mẫn, ngay cả nói cũng không mạch lạc…
Bà Hường nói:“Chúng tôi chưa thăm, tặng quà ông Nhường, nhưng đã có kế hoạch tặng quà và đề xuất UBND huyện tặng quà cho ông trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi. Đây là một trường hợp hết sức hi hữu, mong rằng các cơ quan chức năng sẽ xem xét giải quyết chế độ phù hợp cho một người đã từng đi bộ đội, tham gia chiến đấu và được công nhận là Liệt sỹ.
Ông Nhường trở về ngày 18 tháng 3 năm 2014, gần một năm sau (hôm 1 tháng 2 năm 2015) bà Phó Chủ Tịch UBND xã Quỳnh Lâm tuy vẫn chưa đến thăm nhưng đã có “kế hoạch” và “đề xuất UBND huyện tặng quà” rồi. Chả biết “đề xuất” này có được chấp thuận hay không nhưng (“tiếng chào cao hơn mâm cỗ”) thế cũng qúi hoá lắm rồi.
Nếu ông Nguyễn Chánh Nhường đi luôn, và chỉ có cái lon Guigoz hay chiếc nón cối trở về (thôi) thì việc tiếp đón – chắc chắn – sẽ long trọng và đình đám hơn nhiều. Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi. Đã đi chinh chiến mà còn (ráng) trở về làm chi nữa, cho nó thêm rách việc!


NGUYỄN THIÊN THỤ * CHẢ VÀ NEM

 


CHẢ VÀ NEM
         NGUYỄN THIÊN THỤ
 

I. CHẢ GIÒ

 Nem rán hay còn gọi là chả giò, chả cuốn, chả ram, chả nem là món ăn ngon, nổi tiếng của người Việt và được chế biến từ những nguyên liệu dễ kiếm, cách thực hiện không phức tạp.Nem rán, cũng được gọi tắt là nem, là cách gọi phổ biến ở miền Bắc (một số nơi ở tỉnh Nam Định gọi là chả). Ở miền Trung, món ăn này thường gọi là chả cuốn (riêng ở Thanh Hóa gọi là chả), còn ở miền Nam, nó được gọi là chả giò. Loại nem gói theo kiểu miền Nam được người Bắc gọi là nem Sài Gòn.
Thịt: Thịt nạc dăm, thịt cua (có thể thay bằng tôm tươi),
Trứng gà hoặc trứng vịt,
Rau: chọn khoảng 2-3 loại trong các loại: cà rốt, khoai môn, khoai lang, đậu phụ, củ đậu, giá đỗ, su hào.
Miến, bánh đa nem (bánh tráng). 

các gia vị khác: hành lá, muối, mộc nhĩ, nấm bào ngư hoặc các loại nấm khác như: nấm đông cô, nấm hương, hành khô, tỏi khô.
Nhân nem: Thái nhỏ thịt rồi xay hoặc bằm nhuyễn. Rau thái sợi, cắt khúc vừa quấn cuộn. Miến (đã được ngâm qua nước), mộc nhĩ, nấm hương ngâm nước (nếu nấm tươi không cần ngâm), rửa sạch rồi thái nhỏ. Hành băm nhỏ. Tất cả trộn đều với trứng và gia vị (nên cho vào rất ít muối vì bánh tráng đã có sẵn vị mặn).
Gói nem: Bánh đa nem ủ mềm, cắt mép cứng, rồi cắt nhỏ vừa với độ dài dự định của nem, thường khoảng 3 đốt (lóng) tay; cho nhân vào cuốn tròn lại (chú ý không cuốn chặt tay) 




 



Rán nem: Bỏ vào chảo dầu nóng (dầu vừa mặt nem, không nên cho quá nhiều, nem sẽ bị nổ mặt và bung mép), để nhỏ lửa, trở đều tay cho đến khi nem chín vàng đều, vớt ra ăn nóng cùng với nước mắm pha chế gồm chanh (vớt bỏ hột để nước chấm không bị đắng, tỏi, ớt (bỏ hột, bằm nhuyễn), lượng đường cho vào hòa tan trong nước và nước mắm cho tới khi ớt và tỏi nổi hết lên trên bề mặt) và các loại rau thơm: ngò, tía tô, quế, rau răm, diếp cá, húng, đặc biệt là rau kinh giới và húng lủi (húng chó), xà lách. Có thể ăn kèm với bún sợi nhỏ.
 Để tránh gây ung thư, không nên dùng dầu đã sử dụng để chiên; Khi cho thêm tiêu món ăn càng hấp dẫn, ngon miệng, nhưng khi chiên ở nhiệt độ cao tiêu sẽ tạo ra chất gây ung thư.
Người miền Nam ưa cho thêm chút đường. 






Nếu muốn giòn hoặc để lâu nem vẫn giòn, nhất thiết phải để nhỏ lửa và rau thì dùng khoai môn,hoặc khoai lang không nên dùng các loại rau củ khác sẽ có nhiều nước, làm nem lâu giòn và nhanh bị mềm khi để nguội.Để chả không bị bung mép, nên bôi một ít lòng trắng trứng vào mép rồi cuộn chặt mép lại, khi chiên cho mặt có mép tiếp xúc với dầu trước.


Bí quyết để nước chấm ngon: Nước chấm muốn có màu đẹp tự nhiên, nên cho vào một ít ớt chín đỏ giã nhỏ (ớt bỏ  hột để tránh hại dạ dày). Cho thêm một múi chanh đã tách rời các tép, nước chấm sẽ rất hấp dẫn. Khi rót nước  mắm vào bát nước chấm (đã cho đường, nước sạch, bột ngọt, chanh, tỏi, ớt) nên để cho nước mắm chảy từ từ vào chén (bát) để gia vị nổi đều lên mặt mới đẹp.

Để pha nước chấm ngon, nên pha nước chấm bằng nước ấm và hòa tan đường, mì chính trước.
Ngoài nem nhân thịt lợn, cua, hải sản,... miền Bắc còn có thêm món nem ốc. Nguyên liệu gồm ốc, thịt nạc dăm, lá lốt, lá ngải cứu, hành hoa băm nhỏ, trứng gà.

Ở miền Nam còn rất nhiều loại nem khác như: chả giò trái cây, chả giò chay, chả giò hải sản, chả giò gói bằng hoành thánh, chả giò rế, chả ram (miền Trung - cuốn tròn bằng ngón tay cái) nhưng dù sao cũng phải tùy theo nguyên liệu chính mà chọn các phụ gia và rau làm cho món ăn đậm đà và hợp khẩu vị. 
Chả giò Việt Nam nổi tiếng sau phở. Hồi ở Việt Nam, lính Mỹ rất thích chả giò.

Ông Trịnh Vĩnh Bình sinh năm 1947, là một người Việt tị nạn tới Hà Lan vào năm 1976, có biệt danh "Vua Giò Chả". Nghe lời Việt Cộng dụ dỗ , năm 1987, ông đem tiền về Việt Nam đầu tư. Vào thời điểm này, Chính phủ chưa cho phép Việt kiều mua nhà đất, chính vì thế ông Bình đã phải nhờ người thân sống ở Việt Nam đứng tên giúp. Từ năm 1987 đến 1996, ông Bình đã rất thành công, mua hơn 284 ha đất, 2 cơ sở sản xuất và 11 căn nhà ở Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai và Sai gon, nâng số tài sản đầu tư lên gấp gần 8 lần số vốn, tới khoảng 30 triệu đô la Mỹ. Sau đó, ông bị cộng sản lột sạch, và kết tội về "vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai" và tội "đưa hối lộ". Năm 1998, TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xét xử sơ thẩm và tuyên phạt ông Bình 13 năm tù. (Theo Wikipedia)



III. NEM
Người Việt Nam ta có câu:“Ông ăn chả, bà ăn nem”. Thật ra nem và chả khác nhau. Có hai loại nem: nem chua và nem nướng. Huế nổi tiếng nem chua. .

 

1. Nem chua

 

Nem chua Huế gồm có thịt bò, thịt heo, bì heo, tỏi, sung, ớt, tiêu…Tất cả vật liệu tr ên đem lót nilon sạch trên một cái đĩa sâu lòng rồi cho thịt vào nilon, ấn chặt thịt xuống và xoay thịt sao cho thịt vừa chặt và mặt trên thịt bằng phẳng. Rắc ớt và tỏi lát lên bề mặt thịt rồi lấy màng thực phẩm bọc kín. Lót nilon sạch trên một cái đĩa sâu lòng rồi cho thịt vào nilon, ấn chặt thịt xuống và xoay thịt sao cho thịt 






vừa chặt và mặt trên thịt bằng phẳng. Rắc ớt và tỏi lát lên bề mặt thịt rồi lấy màng thực phẩm bọc kín. Để nem chua sau một ngày là bạn có thể dùng được.Sau một ngày, bạn hãy cất nem vào tủ lạnh để ăn dần hoặc gói riêng vào lá chuối/lá rong để biếu người thân 



Nem chua



Nem chua Thủ Đức đã một thời có hàng trăm nhà làm nem tại gia đình. Nem chua Thủ Đức đã từng độc chiếm Sài Gòn và các tỉnh miền Đông, miền Tây một thời. Có những quán nem lừng lẫy một thời như Tư Liên, Sáu Trọc, Bảy Khá, Mười Sồi, Phước Tường Phát, Thiên Hương Viên… Người Thủ Đức vốn tự hào: "Ở đâu mà chẳng biết ta, Ta ở Thủ Đức, vốn nhà làm nem". Có người cho rằng, có lẽ những lò lâu đời trên dưới trăm năm đã xuất ngoại rồi. Và hiện giờ, lò nem nổi tiếng và lâu đời nhất, chừng 40 năm.

 2. Nem nướng

Nem chua còn có nem nướng hay rán. Vật liệu cũng là bì heo, thịt bằm hay xay nhuyễn, xong để vào ngăn đá trong khoảng một giờ rồi mang ra xay lại một lần nữa. Sau đó, trộn thịt với nước mắm, đường, bột năng, tỏi, hạt tiêu rồi cho bì lợn vào trộn đều.

Dùng màng bọc thực phẩm gói nem thành những chiếc nhỏ, để vào tủ lạnh. Sau 1 ngày, các bạn lấy nem ra, dùng xiên tre xiên vào từng chiếc nem rồi nướng trên than hoa hoặc dùng lò nướng. Thường nước bằng than sẽ mang đến vị thơm cho nem.   


III TRÉ.
 

Huế có  Tré cũng là một loại nem  nhưng có hương vị đặc biệt.

Tré Huế là một món ăn đặc biệt của Huế bởi sự tỉ mỉ và trau truốt trong khâu chế biến và trình diễn. Tré Huế đã trải qua một khoảng thời gian dài hình thành và phát triển, để mang lại cho mọi người một món ăn tinh thần bình dị nhưng đậm đà.
Thịt này làm tré phải ram da
Tỏi cựu, gừng non xắt sối ra
Thính, muối, mè, đường đều trộn bóp
Gói bằng lá ổi, bó tranh tra.

Đây chỉ là 1 trong số hàng trăm món ăn xứ Huế đã được bà Trương Đăng Thị Bích, con dâu của thi sĩ Tùng Thiện Vượng Miên Thẩm soạn sách Thực phổ Bách Thiên, dạy nấu 100 món ăn bằng thơ thất ngôn tứ tuyệt vào cuối thế kỷ 19.


Tré Huế

Làm Tré không giống như Nem và Chả, nguyên liệu làm tré đều được làm chín và bao gồm nhiều vị. Muốn có lọn tré đậm đà cần phải có thịt bò rim cho thấm gia vị thơm của nước mắm và vị đậm ngọt của đường. Thịt ba chỉ cần ram vàng, thịt đầu luộc và làm sạch. Khi ăn tré Huế chắc hẳn các bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt vì sự tinh tế của những gia vị làm nên Tré. riềng, thịt đầu luộc, thịt bò rim và ba chỉ ram tất cả đều được những bàn tay thuần thục và khéo léo sắt thành sợi. Đây là nét đặc trưng của Tré Đông Ba vì giữ được cách làm truyền thống, khi sắt bằng tay các nguyên vật liệu sẽ rất đẹp và không bị nát như khi sử dụng máy móc để làm.
Lọn tré thơm cay không thể thiếu tỏi vằm, tỏi phải được vằm sao cho vừa không to quá không quá nhỏ.Khi đã có tất cả các nguyên liệu cần thiết, ta dùng một thau sạch để tất cả các nguyên vật liệu gồm: thịt bò rim, thịt ba chỉ ram, thịt đầu luộc, riềng, tỏi, mè và gia vị vừa dùng trộn đều tất cả các nguyên vật liệu lại cho gia vị thấm đều.



tre_dongba
                                                              Tré Huế

Tré ngày xưa gói bằng lá chuối ở trong và tranh ở ngoài, nhưng ngày nay Tré đa dạng hơn vế hình thức, ở lớp trong cùng là lá ổi, bao ngoài thêm lớp lá dong rồi đến lớp lá chuối ngoài cùng. Nếu như bạn muốn gọn gàng khi cần phải mang đi xa chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thẩu tré đậm chất Huế nhưng vẫn giữ được hương vị xưa của món ăn.

(Trích :NGUYỄN TJHIÊN THỤ *   ĐỜI SỐNG VIỆT NAM -SẼ XUẤT BẢN)




LÒ SÁT THAI NHI - PHAN KHÔI - TRẦN TRỌNG KIM

LÒ SÁT THAI NHI



Kinh hoàng phát hiện Lò sát thai nhi ở Hà Nội làm dậy lên luồng sóng phẫn nộ




Rợn người với “lò sát thai nhi” ở Hà Nội… kẻ được gọi “Bàn Tay Vàng” thai 28 tuần 3 ngày tuổi vẫn dám giết !
Bí ẩn về phòng phá thai khủng khiếp nhất Hà Nội bị tiết lộ
Những mùi hôi tanh đặc biệt ấy hàng ngày vẫn bốc mùi xú uế thoang thoảng nhưng chẳng mấy người phát hiện ra nó ở đâu. Đơn giản vì nó đã được ngụy trang khá kỹ càng mà nếu không ai động đến có lẽ mãi mãi chẳng bao giờ bị phanh phui….

Thực hư về vị bác sĩ có… “bàn tay vàng”

Nói đến sự xuất hiện của những phòng phá thai ở Hà Nội, có lẽ chẳng ai lạ lẫm gì những con phố nức tiếng nhất Hà Thành như ‘phố phá thai’ ở Phùng Hưng – Hà Đông (gần bệnh viện 103), dốc Phụ sản Hà Nội. Đặc biệt là phố phá thai dài ngun ngút trên đường Giải Phóng (Hà Nội).

Tuy nhiên, có một con phố ngay sát đó với một phòng khám tư nhân ở phố Trương Định (Hoàng Mai – Hà Nội) mà ít người bình thường để ý. Nhưng đây lại là địa chỉ “tin cậy” cho những người có ý định từ bỏ những đứa con còn chưa kịp thành hình của mình.
Lần theo những thông tin nhận được, chúng tôi không mấy khó khăn tìm được đến địa chỉ phòng khám này. Theo tìm hiểu của phóng viên và những thông tin từ người dân trong khu vực đường Trương Định, vị bác sĩ tên C. là chủ của phòng khám nổi tiếng này, với biệt danh “bàn tay vàng”. Vì bác sĩ C có thể xử lý “mọi trường hợp” mà không phải vị bác sỹ sản khoa nào cũng dám làm.


Để tìm hiểu rõ hơn về phòng khám tư nhân chuyên về sản khoa của bác sĩ C, phóng viên đã quyết định dành một quãng thời gian không phải ngắn để tìm hiểu thực hư về “tài năng” của vị bác sĩ với biệt danh ấy.
Theo quan sát của phóng viên liên tục trong hơn 2 tháng, phòng khám của bác sĩ C ngày nào cũng khá đông khách ra vào tấp nập. Thậm chí, ngay cả ban đêm, dường như phòng khám này cũng vẫn sáng đèn làm việc như bình thường.
Tuy nhiên, sự tò mò của chúng tôi chỉ thực sự được đẩy lên cao điểm khi nghe một người dân trong khu vực tiết lộ: “Tới đây vào ban ngày thì làm sao thấy được cảnh những người đi phá, nạo, hút thai. Phải tới vào ban đêm…” Người phụ nữ này nói nhưng dường như sợ sệt một điều gì đó nên lại nhanh chóng đánh trống lảng: “Nhưng thôi, chị không nói gì đâu, chẳng phải việc của mình rồi lại “tai bay vạ gió”.


Thôi, các em đừng hỏi chị, chị không nói gì đâu…”. Với cái nhún vai thật mạnh rồi những cái lắc đầu, những cái xua tay cùng với nét mặt khá căng thẳng của người phụ nữ đó càng thêm thúc giục chúng tôi phải tìm ra những “bí ẩn” bên trong phòng khám sản khoa của vị bác sĩ tên C. này.
Trong suốt quãng thời gian quan sát hoạt động của phòng khám tư nhân ở phố Trương Định của bác sĩ C, nhóm phóng viên được biết, đây là một cơ sở phòng khám sản khoa tư nhân hoạt động theo hình thức “gia đình”.


Khi trời còn chưa rõ mặt người, cô y tá mang theo những bọc nylon màu đen đầy “bí ẩn” bước vội ra rồi đặt ngay ngắn trước cửa phòng khám số 934 – 936 Trương Định
Theo quan sát của phóng viên, hàng ngày, trước cửa phòng khám của vị bác sỹ C này đều xuất hiện những bọc màu đen. Thông thường, hàng ngày, các bọc đen này được đưa ra vào mỗi buổi sáng sớm, trưa và chiều và được đặt ngay ngắn trước cửa phòng khám ở phố Trương Định. Trong khi các bọc rác sinh hoạt của các hộ dân gần đó đều rất dễ nhận ra bên trong có gì thì bọc màu đen trước cửa phòng khám của bác sĩ C. thực sự là một dấu hỏi chấm.


Để tìm hiểu rõ bên trong bọc màu đen đó có gì, phóng viên đã dành nhiều ngày quan sát. Theo những thông tin thu nhận được thì từ những bọc màu đen ấy khi lại gần có mùi hôi tanh ngai ngái đến nghẹt thở. Đặc biệt, nếu vào những hôm trời mưa gió, từ các bọc màu đen ấy lại có một thứ nước ri rỉ chảy ra màu đỏ như màu máu…
Chính những thông tin này càng khiến chúng tôi tò mò hơn về câu hỏi: “Liệu những chiếc túi kia chứa chất gì hay bên trong đó là những hình hài bé bỏng đã bị chính cha mẹ chúng chối bỏ, hay kết quả của những mối tình “ăn cơm trước kẻng” đã được gói gọn lại để mang đi xử lý như những thứ rác thải sinh hoạt???”.


Quyết định tiến lại gần để thử “kiểm tra” xem trong túi có gì thì cánh cửa của phòng khám bất chợt kéo lên rất nhanh. Cơ hội tưởng chừng như đã mất khi phòng khám này vẫn sáng đèn ở các tầng trên. Tuy nhiên, sau khi cánh cửa cuốn kéo lên, lúc đó còn chưa rõ mặt người, một cô y tá bước ra, tay mang thêm một chiếc túi nylon màu đen vứt ra trước cửa, mắt không quên liếc nhìn xung quanh.
Thấy không có động tĩnh gì, cô gái ấy mới quay trở vào trong. Cả căn phòng và mọi hoạt động bên trong phòng khám lại được che chắn bởi cánh cửa đóng im lìm trong đêm tối. Tất cả đều bí ẩn như chính chiếc túi nylon màu đen vừa được mang ra.


Tò mò trước những hành động của cô y tá, chúng tôi tiếp tục tìm cách khám phá chiếc túi nylon đầy “bí ẩn” ấy. Khoảng 6h sáng, chiếc túi nylon cạnh phòng khám của bác sĩ C. được một chị lao công nhặt đi và bỏ lẫn vào cùng với hàng trăm loại rác thải sinh hoạt khác. Bánh xe của chị lại lăn đều trên con đường Trương Định, mang theo những bịch nylon màu đen mà chúng tôi đang tìm cách kiểm tra bên trong.
Để tránh bị phát hiện, chúng tôi cuối cùng cũng đã chọn được một địa điểm hợp lý để mở những chiếc túi đen từ chiếc thùng rác của người lao công. Khi chiếc túi được mở ra, trước mắt chúng tôi là đủ thứ bông băng, dịch truyền, kim tiêm… vẫn còn dính máu tươi, được vứt lẫn vào nhau thành một đống “phế thải”. Chưa kể đến những chất nhầy nhầy còn bám lại trên thành túi. Mùi tanh của máu, của chất nhầy ấy phả vào mũi khiến ai đứng cạnh cũng phải nhanh chóng đặt chiếc túi xuống rồi quay đi.


Sau đó, chúng tôi đã kịp nhặt lại quyển sổ y bạ của một phụ nữ bỏ lại lẫn trong đống rác thải y tế ấy. Trên quyển sổ vẫn còn những vệt máu tươi, trong đó có ghi rõ thai nhi khám ở dốc Phụ Sản (Hà Nội) đã được 28 tuần 3 ngày…
Trên tay chúng tôi vẫn là cuốn sổ y bạ còn dính máu. Sau khi xem xong nội dung được ghi trong sổ, chúng tôi không khỏi bị ám ảnh bởi hình ảnh bụng bầu của người phụ nữ, rồi cái môi chúm chím của những đứa trẻ vừa sinh ra, chúng được cưng nựng trên tay của các cô y tá, ai nấy đều rạng ngời hạnh phúc…


Nhưng tại đây thì… Quyển sổ trước mặt và những gương mặt thất thần, thiếu sức sống của những thai phụ vừa trải qua ca phẫu thuật để đưa những hài nhi ra khỏi cơ thể mình. Niềm hạnh phúc được làm cha, làm mẹ đã bị rũ bỏ. Nhiều thai nhi còn chưa kịp thành hình hài.
Những manh mối đầu tiên ấy càng thúc đẩy chúng tôi thâm nhập để tìm hiểu rõ những “bí ẩn” về số phận của các thai nhi đã bị chính người mẹ của chúng tước đi quyền làm người ở phòng khám của bác sĩ C. sẽ được xử lý như thế nào???

ÔNG CHÚ ĐA TÌNH

Lộ diện thêm một "cháu gái" của Hồ Chí Minh
sau nhiều năm giấu mặt

Hồ Chí Minh như thế nào chắc chúng ta ai cũng biết quá rõ về ông ta. Một người có rất nhiều tên, tánh tình rất thâm độc đúng như người Trung Cộng hiện nay. Cũng có nguồn tin nói HCM thì muôn mặt, lúc thì Nguyễn Tất Thành, lúc thì Hồ Quang, lúc thì Hồ Tập Chương, nhưng người cuối cùng đóng vai này lấy chết tên là Hồ Chí Minh.
Trên mạng Internet thấy tất cả có 4 khuôn mặt khác nhau, tuy giống hơi na ná. 

Nhìn kỹ thấy người thì thấp, người thì cao hơn, người thì tai to, người thì tai nhỏ hơn, khuôn mặt cũng thế, người thì mặt xương xương, người thì mặt có da thịt hơn. Nói chung những khuôn mặt đó khác nhau hoàn toàn nhiều điểm (1).

Từ khi có Internet đến nay, mọi giả dối, mọi nếp sống phung phí nhưng đóng kịch của Hồ được phơi bày như thích dùng thuốc lá ngoại Philip Moris cứ đốt hết điếu này đến điếu khác và được CSVN tuyên truyền là Bác tiết kiệm từng chiếc que diêm, đúng ra hút liên tục hết điếu này đến điều khác thì đâu cần phải đốt que diêm khác cứ mồi lại điếu cũ là xong, uống toàn rượu Whisky nhập, tệ nhất cũng phải là rượu Mao Đài Trung Cộng. 

Là người VN ai cũng biết độ khát máu của HCM trong chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất năm 1954, tết Mậu Thân năm 1968, và câu hiếu chiến để đời của Hồ: "Thà đốt hết dãy Trường Sơn và hy sinh tới người lính cuối cùng cũng phải chiếm cho được miền Nam". 

Nói đến chuyện tình cảm thì Hồ rất nổi trội trong việc này. đi đâu cũng có vợ có con đó. Ở nước nào cũng có vợ ở nước đó, Pháp, Liên Sô, Tàu, bí danh ông Ké bên đất Thái. Và cũng nổi tiếng là người chạy làng, vì dám chơi mà không dám chịu, không dám nhận vợ, nhận con. 

Còn độ lăng nhăng thì khỏi bàn. Hồ thích nhất là các cháu thiếu nhi được mệnh danh là cháu ngoan bác Hồ. Hễ sáp vào là hôn miệng các cháu đến nỗi qua Indonesia bị cánh cáo là Hồ nên tôn trọng phong tục tập quán của người Hồi Giáo không hôn miệng các cháu gái khi qua thăm. 

Ngoài Huỳnh Thị Thanh Xuân ra còn một người bây giờ mới lộ diện trước đây đã từng được Hồ chiếu cố mỗi khi vào thăm, người đã từng thân thiết khi gọi Hồ là "Minh Thúc", có nghĩa là Chú Minh. Bà ta tên thật là Hồ Mộ La, được Hồ Chí Minh gọi là Mộ Lan, người có hình ở phía dưới. 


Bà vẫn còn giữ được mấy hàng chữ Hồ đánh máy gởi cho Bà để làm kỷ niệm và cho đăng lên báo Tiền Phong, một cơ quan ngôn luận của đoàn thanh niên CS HCM*.

Và dưới đây là nguyên văn bức thư HCM đánh máy gởi cho bà, tuy có vài hàng ngắn ngủi, nhưng lại sai chính tả quá nhiều. 


Thế mới biết HCM là ai, tại sao chữ Tàu lại rành rẽ nói và viết rất thành thạo, nhưng chữ Quốc Ngữ VN thì viết và đánh máy sai bét. 

Còn chuyện Hồ có máu tốt không thì bức thư đánh máy gởi cho Cháu Mộ Lan cuối thư cũng có chữ hôn cháu là bằng chứng không thể chối cãi được. Xin dẫn nguồn báo Tiền Phong dưới đây để độc giả nhận định. 

31.03.2016


TRẦN GIA PHỤNG * GIAI THOẠI PHAN KHÔI

GIAI THOẠI PHAN KHÔI
 TRẦN GIA PHỤNG 




1.- SƠ LƯỢC TIỂU SỬ

 Phan Khôi (1887-1959) hiệu là Chương Dân, sinh ngày 20 tháng 8 năm Đinh
Hợi (6.10.1887) tại làng Bảo An (vùng Phù Kỳ tức Gò Nổi), Huyện Diên Phước, Phủ
Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam, nay là Xã Điện Quang, Huyện Điện Bàn, Tỉnh Quảng
Nam. Song thân của Phan Khôi là Phan Trân (1862-1911, đỗ Cử Nhân năm 1888 và
Phó Bảng năm 1895) và bà Hoàng Thị Lệ (con của Hoàng Diệu), nghĩa là Phan Khôi
là cháu ngoại Hoàng Diệu (1829-1882). Hoàng Diệu là vị Tổng Đốc đã tuẫn tiết theo
Thành khi Hà Nội khi bị Pháp chiếm năm 1882. Bà Lệ từ trần năm 1893.
Năm 1906 (Bính Ngọ), Phan Khôi dự kỳ Thi Hương tại Thừa Thiên, rớt Cử
Nhân và được sắp hạng Tú Tài. Có lẽ vì vậy mà sau nầy, khi biết Pháp Văn, Phan
Khôi chọn biệt hiệu là Tú Xơn, phiên âm từ chữ Pháp ''tout seul'' (một mình).
Lúc đó, Phong Trào Duy Tân do Phan Châu Trinh vận động, đang phát triển
mạnh ở Quảng Nam. Phan Khôi chuyển qua học chữ Quốc Ngữ và chữ Pháp. Năm
1908, ông cùng chín người bạn khác, trong đó có Cử Nhân Nguyễn Bá Trác (1880-
1945) ra Hà Nội tiếp tục nền tân học. Trên đường đi, Phan Khôi đến Đà Nẵng và gặp
Trần Quý Cáp tại đây ngày 16.2.1908. Trần Quý Cáp cũng đang trên đường đi đến
nhiệm sở mới ở Khánh Hòa. (1)
Lúc đó xảy ra vụ dân chúng Quảng Nam biểu tình bất bạo động xin giảm xâu
hạ thuế vào tháng 3.1908. Pháp đàn áp cuộc dân biến, bắt giam những nhà vận
động Duy Tân tại Quảng Nam và truy lùng Nguyễn Bá Trác, Phan Khôi. Phan Khôi bị
bắt và bị giam ở Quảng Nam tại làng La Qua, Huyện Diên Phước, Phủ Điện Bàn
(gần Vĩnh Điện ngày nay).
Có lẽ thời gian ngồi tù của Phan Khôi không lâu vì sau đó, người ta thấy ông
ghi tên theo học Trường Pellerin (Huế) trong niên khóa 1909-1910. Năm 1911, Phan
Khôi thôi học, về quê thọ tang cha, và mở trường dạy chữ Nho. Lúc đó, triều đình
sửa sọan bãi bỏ khoa cử Nho Học. Phan Khôi nghỉ dạy năm 1916, ra Hải Phòng làm
Thư Ký cho công ty đường biển Bạch Thái Bưởi, (2) phụ trách viết thư bằng chữ
Nho trong việc giao dịch với các hãng buôn Hồng Kông, và các thư ngắn bằng Pháp
văn cho các công ty Pháp.
1
Nguyễn Bá Trác, người cùng Phan Khôi bị Pháp truy lùng năm 1908, trốn ra
nước ngoài một thời gian, sau về làm việc tại Phủ Toàn Quyền Đông Dương, rồi
cùng Phạm Quỳnh (1892-1945) lập tạp chí Nam Phong năm 1917. Nguyễn Bá Trác
phụ trách phần chữ Nho, đã giới thiệu Phan Khôi để cộng tác với Nam Phong.
Không đồng ý với cách điều hành tờ báo của Phạm Quỳnh, Phan Khôi vào Sài
Gòn, viết cho tờ Lục Tỉnh Tân Văn (lập từ năm 1907). Năm 1920, ông lại ra Hà Nội
viết cho Thực Nghiệp Dân Báo (lập năm 1920), và Hữu Thanh (lập năm 1921). Trong
thời gian nầy, Phan Khôi dịch Thánh Kinh cho Hội Thánh Tin Lành Việt Nam. Ông
biết chữ Pháp, lại giỏi chữ Nho nên ông dựa vào hai bản Thánh Kinh bằng chữ Pháp
và bằng chữ Nho mà các Giáo Sĩ Trung Hoa đã dịch trước đó, để dịch sang Quốc
ngữ. Bản dịch của ông là căn bản cho các bản Thánh Kinh bằng chữ Việt sau nầy
của Hội Thánh Tin Lành. (3)
Năm 1922, Phan Khôi vào Sài Gòn tiếp tục viết báo. Bị Pháp tình nghi, ông
xuống Cà Mau nương náu nơi nhà một người bạn. Ông tiếp tục tự học Pháp Văn và
được một ký giả người Pháp tại Sài Gòn, tên là Dejean gởi sách vở và hướng dẫn
sửa bài tập Pháp Văn cho ông. Năm 1925, ông trở lại Sài Gòn, viết Đông Pháp Thời
Báo (lập năm 1923), Trung Lập Báo (lập năm 1924), Thần Chung (lập năm 1929).
Năm 1929, Phan Khôi trở thành chủ bút sáng lập tạp chí Phụ Nữ Tân Văn, nhưng
vẫn tiếp tục cộng tác với các báo khác. Năm 1930, Phan Khôi viết bài phê bình bộ
Nho Giáo của Trần Trọng Kim (1883-1953) mới xuất bản, gây nên cuộc bút chiến, có
cả Phạm Quỳnh tham gia.
Phụ Nữ Tân Văn tạm đình bản vì lý do tài chánh, Phan Khôi trở ra Hà Nội, làm
chủ bút Phụ Nữ Thời Đàm năm 1932. Trên báo nầy, bài ''Văn minh vật chất và văn
minh tinh thần'' của ông dẫn tới cuộc bút chiến với nhà văn cộng sản Hải Triều
Nguyễn Khoa Văn (1908-1954).
Năm 1934, Phan Khôi đến Huế, làm chủ bút báo Tràng An, dạy Việt Văn cho
Trường Tư Thục Hồ Đác Hàm, và viết tiếp cho Phụ Nữ Tân Văn mới tục bản. Năm
1936, Phan Khôi sáng lập và làm chủ bút tạp chí Sông Hương. Phát hành chưa
được một năm, Sông Hương phải đóng cửa vì tài chánh eo hẹp. Tại Huế, cũng trong
năm 1936, Phan Khôi tập hợp các bài viết về các câu chuyện văn chương, in thành
sách Chương Dân Thi Thọai. Các câu chuyện nầy được ông viết từ thời cộng tác với
báo Nam Phong năm 1918.
Năm sau (1937), Phan Khôi vào Sài Gòn, dạy chữ Nho và Việt Văn tại Trường
Chấn Thanh do một đồng hương Quảng Nam là Phan Bá Lân làm Hiệu Trưởng.
Phan Bá Lân là con của Phan Thành Tài (1878-1916). Đây là thời kỳ Phan Khôi viết
quyển Trở Vỏ Lửa Ra.(4)
Trong thời gian Thế Chiến Thứ Hai (1939-1945), đời sống ở Sài Gòn khó
khăn, Phan Khôi quay về quê nhà sinh sống. Tháng 3.1946, tại Hội An, Phan Khôi
được bầu làm chủ nhiệm tượng trưng Tỉnh Đảng Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng
Quảng Nam, thay thế Chủ Nhiệm Trương Phước Tường bị Việt Minh bắt tại Tam Kỳ
ngày 4.2.1946, và Phan Bá Lân là Bí Thư Tỉnh Đảng Bộ Quốc Dân Đảng.(5)
Sau vụ ''Ôn Như Hầu'' ở Hà Nội, (6) Việt Minh chuẩn bị tấn công Quốc Dân
Đảng. Phan Thao (con của Phan Khôi) và Phan Bôi (em chú bác ruột với Phan Khôi,
bí danh là Hoàng Hữu Nam, thứ trưởng bộ nội vụ Việt Mimh), lập kế đưa Phan Khôi
ra Hà Nội để tránh cuộc tấn công của Việt Minh, vì họ biết trước kế hoạch nầy. Tỉnh
đảng bộ cộng sản Quảng Nam cử người đến nhà, mời Phan Khôi ra Hà Nội theo chỉ
thị triệu tập của chính phủ Việt Minh.
Tại Hà Nội, tối 20.10.1946, Việt Minh võ trang tấn công vào tòa báo Việt Nam
của Quốc Dân Đảng, đặt trụ sở tại số 80 Đường Quan Thánh (Grand Bouddha cũ),
2
Sau lần nầy, Phan Bôi và Phan Thao đưa Phan Khôi lên vùng chiến khu Việt
Bắc của Việt Minh cộng sản, sống biệt lập, không có gia đình và người thân. Phan
Khôi được giao việc dịch sách chữ Nho hay chữ Pháp qua Quốc Ngữ.
Đây là một hình thức Phan Khôi bị giam lỏng hay chỉ định cư trú. Đời sống rất
thiếu thốn, đói khổ, bị gò bó, cấm đoán và nhất là cô đơn. Phan Khôi tâm sự:
“...Tuổi già thêm bệnh họan,
Kháng chiến thấy thừa ta,
Mối sầu như tóc bạc,
Cứ cắt lại dài ra…”
Sau hiệp định Genève (20-7-1954), Việt Nam bị chia hai ở vĩ tuyến 17. Phan
Khôi bị kẹt lại ở ngoài Bắc. Năm 1956, xảy ra vụ Nhân Văn-Giai Phẩm. Nhân dịp Tết
Bính Thân (1956), vào đầu tháng 2.1956, tại Hà Nội xuất hiện đặc san Giai Phẩm
1956 do nhà xuất bản Minh Đức của Trần Thiếu Bảo ấn hành. [Giai Phẩm nầy về
sau được gọi là Giai Phẩm Mùa Xuân vì cũng trong năm 1956, xuất hiện thêm Giai
Phẩm Mùa Thu, Giai Phẩm Mùa Đông.]
Đây là một tập hợp các sáng tác của nhóm văn nghệ sĩ thuộc thành phần đối
kháng với nhà cầm quyền cộng sản. Giai Phẩm nầy được đánh dấu bằng ba bài
quan trọng là “Cái Chổi Quét Rác Rưởi” của Phùng Quán, “Ông Bình Vôi”, thơ của
Lê Đạt, và “Nhất Định Thắng”, thơ của Trần Dần.
Ngày 29.8, xuất hiện Giai Phẩm Mùa Thu, được hoan nghênh quá, nên nhóm
chủ trương cho ra Giai Phẩm Mùa Thu Tập 2, rồi Giai Phẩm Mùa Thu Tập 3. Hai
mươi ngày sau Giai Phẩm Mùa Thu (Tập 1), tờ Nhân Văn số 1 được phát hành ngày
20.9.1956, do Phan Khôi làm Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút, Trần Duy (tên thật là Trần
Quang Tăng) làm Thư Ký.
Một trong những cách đối phó của nhà cầm quyền cộng sản là kiếm cách mua
chuộc người chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Nhân Văn, cử Phan Khôi làm đại diện văn
giới miền Bắc qua Bắc Kinh (Trung Quốc), tham dự lễ kỷ niệm lần thứ 20 ngày mất
của Lỗ Tấn (1881-1936) vào tháng 10.1956. Ra nước ngoài là một đặc ân dưới chế
độ cộng sản Bắc Việt. Ngay tại Trung Cộng, Phan Khôi cũng không nhân nhượng, và
đã tranh luận với cán bộ Trung Cộng về chủ nghĩa Mác-xít. Khi trở về nước, Phan
Khôi không thay đổi lập trường, tiếp tục điều hành tờ Nhân Văn.
Cộng sản ra lệnh đình bản hai tờ Nhân Văn và Giai Phẩm ngày 15.12.1956,
bắt giam một số các văn thi sĩ, trí thức thuộc nhóm phản kháng, và bắt đi học tập
chính trị số người còn lại. Cộng sản không bắt giữ Phan Khôi vì uy tín của ông quá
lớn. Ông đã lăn lộn trong ngành văn chương, báo chí khoảng 50 năm khắp Bắc,
Trung và Nam. Ai cũng đều biết tiếng ông, và từng đọc bài do ông viết. Ông lại là
người miền Nam nên đảng lao động sợ làm mất lòng giới trí thức miền Nam tập kết
ra Bắc. Lúc đó, đảng lao động chuẩn bị đánh miền Nam (Việt Nam Cộng Hòa), muốn
ve vãn giới trí thức trong Nam, nên cũng tránh không bắt Phan Khôi.
Thay vào đó, đảng lao động tìm cách cô lập và gây khó khăn cho Phan Khôi,
đồng thời cho nhóm bồi bút tay sai viết bài đả kích, mạ lỵ Phan Khôi. Đầu năm 1957,
Phan Khôi tự làm bài thơ mừng thượng thọ 70 tuổi. Bài thơ mở đầu bằng hai câu:
“Lên bảy mươi rồi mẹ nó ơi!
Thọ ta, ta chúc nọ phiền ai.”
Phan Khôi không đăng báo bài thơ nầy, nhưng lại đến tai nhà văn Nguyễn
công Hoan. Nguyễn công Hoan, lúc đó là nhân viên đắc lực của Tố Hữu, liền làm bài
thơ họa lại rất thô tục và hỗn xược:
“Nhắn bảo Phan Khôi khốn kiếp ơi!
3
Thọ mi, mi chúc, chớ hòng ai.
Văn chương đù mẹ thằng cha bạc!
Tiết tháo! Tiên sư cái mẽ ngoài.
Lô-dích, trước cam làm kiếp chó,
Nhân Văn nay lại hít gì voi.
Sống dai thêm tuổi cho thêm nhục,
Thêm nhục cơm trời chẳng thấy gai.” (8)
Cuối năm 1957, Phan Khôi tập họp những bài bút ký, tạp văn viết từ năm
1946 trở về sau thành một quyển sách nhan đề là Nắng Chiều. Ông đưa bản thảo
đến nhà xuất bản hội nhà văn để in, nhưng không được xuất bản. Sau đó, Phan Khôi
ngưng hoạt động văn hóa. Già yếu, cô đơn và bệnh tật, Phan Khôi từ trần lúc 11 giờ
sáng ngày 16.1.1959 (8.12 năm Mậu Tuất), tại số 73, Phố Thuốc Bắc, Hà Nội trong
cảnh thanh bần của một Nhà Nho khí phách, tận lực theo đuổi lý tưởng của mình,
luôn luôn giữa gìn tiết tháo, không sợ bạo quyền, dù đó là cộng sản. Suốt đời, ông
sống đúng theo câu châm ngôn của Mạnh Tử: “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất
năng di, uy vũ bất năng khuất.”(Giàu sang không tham lam, nghèo khổ không thay
lòng đổi dạ, sức mạnh không khuất phục được.)
2.- KHỞI XƯỚNG THƠ MỚI
Vào đầu Thế Kỷ 20, các thể thơ thịnh hành là Thơ Đường (Đường Thi), thơ
lục bát và song thất lục bát. Các thể thơ nầy theo một số niêm luật bằng trắc và vần
điệu nhất định. Trên báo Phụ Nữ Tân Văn số 122, phát hành tại Sài Gòn ngày
10.3.1932, xuất hiện bài báo “Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ”, kèm theo
bài thơ “Tình Già”. Cả hai bài đều của Phan Khôi, được xem là tuyên ngôn của
trường phái thơ mới ở Việt Nam. Sau đây là toàn văn bài “Tình Già”:
“Hai mươi bốn năm xưa,
Một đêm vừa gió lại vừa mưa.
Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ,
Hai mái đầu xanh kề nhau than thở.
“Ôi đôi ta tình thương nhau thì vẫn nặng,
Mà lấy nhau hẳn là không đặng.
Để đến rồi tình trước phụ sau,
Chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau!”
Hay! Nói mới bạc làm sao chớ!
Buông nhau làm sao cho nỡ ?
Thương được chừng nào hay chừng nấy,
Chẳng qua ông Trời bắt đôi ta phải vậy!
Ta là nhân ngãi, đâu có phải vợ chồng mà tính việc thủy chung ?
Hai mươi bốn năm sau,
Tình cơ nơi đất khách gặp nhau!
Đôi mái đầu bạc.
Nếu chẳng quen lung, đố có nhìn ra được!
Ôn chuyện cũ mà thôi.
Liếc đưa nhau đi rồi!
Con mắt còn có đuôi.”
Thật ra, trong sự nghiệp văn chương của Phan Khôi, đây không phải là bài
thơ mới đầu tiên của ông. Người ta không biết ông viết bài thơ mới đầu tiên khi nào,
chỉ biết chắc chắn trước bài “Tình Già” bốn năm, trên Đông Pháp Thời Báo, số 726,
tại Sài Gòn ngày 2.8.1928, đã xuất hiện một bài thơ mới của Phan Khôi. Phan Khôi
mượn câu chuyện truyền kỳ dân gian về việc quạ bắc cầu Ô Thước, (9) để sáng tác
một bài thơ ngụ ngôn, nhan đề “Dân quạ đình công”:
4
“Mồng bảy tháng Bảy năm Mậu Thân,
Chiếu lệ bắc cầu qua sông Ngân,
Hằng hà sa số cu-li quạ,
Bay bổng về trời dường trẩy quân.
Hai bên bờ sông đậu lóc ngóc,
Con thì kêu đói, con kêu nhọc.
Đường sá xa xuôi việc nặng nề,
Phần lũ con thơ ở nhà khóc.
Bỗng nghe lệnh Trời truyền khởi công,
Nào con đầu cúi, con lưng cong,
Thêm bầy lý bẻo đứng coi việc,
Đụng đâu đánh đó như bao bông!
Ngán cho cái kiếp làm dân thiệt,
Làm có ăn không, chết cho chết,
Cắn cỏ kêu Trời, Trời chẳng nghe.
Một con bay lên đứng diễn thuyết,
“Hỡi đồng bào nghe tôi nói đây:
Dân quyền thạnh nhất là đời nay,
Việc mà chẳng phải việc công ích,
Không ai có phép đem dân đày.
Trối kệ Hoàng ngưu với Chức nữ,
Qua được thời qua, không thời chớ.
Quốc dân ô thước tội tình chi,
Mà bắt xâu bơi làm khổ sở ?
Anh em ta hè về quách thôi! ”
Luôn thể kéo nhau vào cửa trời,
Dộng trống đăng văn ầm đế tọa,
Ngai vàng bệ ngọc rung rinh rơi.
Nghe tin dân quạ nổi cách mệnh,
Trời sai thiên lôi ra thám thính,
Đầu đen máu đỏ quyết hy sinh,
Ngừng búa thiên lôi không dám đánh.
Tức thì chiếu Trời vạch mây ra,
Đánh chữ đại xá Trời ban tha,
Dân quạ ở đâu về ở đó,
Từ nay khỏi bắc cầu Ngân Hà.
Ờ té ra:
Mềm thì ai cũng nuốt!
Cứng thì Trời cũng nhả.
Hằng hà sa số cu-li quạ,
Bay về hạ giới kêu “khá, khá” (10)
3.- GIAI THOẠI PHAN KHÔI
Phan Khôi là nhà văn có nhiều giai thoại ngay khi ông còn sống. Đây là những câu chuyện thực trong cuộc đời ông, nhưng vừa táo bạo, vừa dí dỏm, nên được truyền miệng nhiều lần thành những giai thọai dân gian.
Lý luận Phan Khôi: Trước đây, khi môn luận lý học Tây phương bắt đầu được truyền bá vào nước ta, Phan Khôi tìm sách đọc và học theo lối lý luận Tây phương. Ông viết nhiều bài tranh luận rất sôi nổi trên các báo. Từ đó, một thời trên 5
báo chí xuất hiện nhóm từ ngữ ''lý luận Phan Khôi'' để chỉ những người ''cãi hay''. Về sau, khi bị kẹt ở ngoài Bắc, sống dưới chế độ cộng sản, Phan Khôi cũng ưa ''cãi lý'' mà không sợ bị cộng sản trù dập. Tượng trưng cho lối ''cãi lý'' Phan Khôi dưới chế độ cộng sản là bốn câu thơ của ông:
“Làm sao cũng chẳng làm sao,
Dẫu có thế nào cũng chẳng làm chi.
Làm chi cũng chẳng làm chi,
Dẫu có làm gì cũng chẳng làm sao.”
Con gà xã hội chủ nghĩa: Sau hiệp định Genève (20.7.1954), Việt Nam bị chia hai ở sông Bến Hải (Quảng Trị), ngang vĩ tuyến 17. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa [Việt Minh cộng sản] ở phía Bắc và Quốc Gia Việt Nam [sau đổi thành Việt Nam Cộng Hòa] ở phía Nam. Nhà cầm quyền cộng sản đưa Phan Khôi về sống trong một phòng tại Hội Văn Nghệ Hà Nội, số 151 Đường Trần Hưng Đạo (tức Đường Gambetta trước 1954), gặp lại vợ con từ trong Nam tập kết ra Bắc.
Khi mới về Hà Nội, Phan Khôi được một người bạn đãi cơm. Trong bữa ăn, có món thịt gà. Đây là lần đầu tiên Phan Khôi được thưởng thức món thịt gà sau 9 năm bị Việt Minh ép tản cư lên chiến khu Việt Bắc vào năm 1946. Khi vào bữa ăn, vừa cầm đũa lên, Phan Khôi liền chỉ đĩa thịt gà trên mâm, nói rằng: ''Chín năm nay, tao lại gặp mày''. (11a)
Khoai nhạc ngựa: Đầu năm 1956, người ta giao cho Phan Khôi dịch một quyển sách từ tiếng Pháp qua tiếng Việt. Trong sách có chữ ''pomme de terre''. Phan Khôi dịch chữ đó là ''khoai nhạc ngựa''. Khi phê bình quyển sách nầy, báo Cứu Quốc, cơ quan truyên truyền của đảng lao động (tức đảng cộng sản) đã chê Phan Khôi già nua, lẩm cẩm, dịch sai. Tác giả bài phê bình viết rằng chữ ''pomme de terre'' phải được dịch là ''khoai tây'', sao lại dịch thành ''khoai nhạc ngựa'' ?
Phan Khôi trả lời đại ý như sau: Ai cũng biết ''pomme de terre'' là ''khoai tây'', nhưng lâu nay, cán bộ phụ trách cấm ông ta dùng chữ ''tây'' và chữ ''Tàu''. Ví dụ, khi Phan Khôi dùng chữ ''đường tây'' [đường trắng] thì bị sửa lại là ''đường kính'', khi Phan Khôi viết chữ ''chè Tàu'', thì bị sửa thành ''chè Trung Quốc'', ''thịt kho Tàu'' thì đổi thành ''thịt kho Trung Quốc''. Do đó, thể theo ý lãnh đạo, lần nầy chữ ''pomme de terre'', ông không dịch là ''khoai tây'', mà dịch là ''khoai nhạc ngựa'', vì tiếng Trung Quốc gọi là ''mã linh thự''. (11b)
Lối viết thâm thúy dí dỏm của ông tú Nho Học Phan Khôi kín đáo bóc trần sự dốt nát của lãnh đạo văn hóa cộng sản, mà họ không bắt bẻ ông được.
Tiếng nói sang sảng: Cái đinh của Giai Phẩm Mùa Thu (tập 1), xuất bản tại Hà Nội ngày 29.8.1956 là bài viết của Phan Khôi, tựa đề là ''Phê bình lãnh đạo văn nghệ'', dài 14 trang (khi in thành sách), cỡ chữ nhỏ. Trong bài nầy, phần dẫn nhập, Phan Khôi viết rằng trong thời gian chiến tranh, các văn thi sĩ chỉ nghĩ đến kháng chiến, nên sẵn sàng hy sinh, chín bỏ làm mười, không ai thắc mắc gì cả. Tuy nhiên, sau năm 1954, trở về Hà Nội, ''lãnh đạo văn nghệ thành ra vấn đề, quần chúng văn nghệ thắc mắc với lãnh đạo''. Phan Khôi đưa ra ba vấn đề chính để phê bình. Đó là tự do của văn nghệ sĩ, vụ Giai Phẩm Mùa Xuân, và Giải thưởng Văn học 1954-1955.
Theo Phan Khôi, lúc đó tại Bắc Việt Văn Nghệ Sĩ bị kềm kẹp một cách nghiệt ngã, khiến một ngày ngào đó, ''nhược bằng bắt mọi người phải viết theo lối của mình, thì rồi đến một ngày kia, hàng trăm thứ hoa cúc đều phải nở ra cúc vạn thọ hết''. Phan Khôi chỉ còn biết than với Nguyễn Đình Chiểu: ''Cụ Đồ Chiểu ơi! Cụ Đồ Chiểu ơi! Ở thời cụ, cụ đã kêu: Ở đây nào phải trường thi,/ Ra đề hạn vận một khi buộc ràng! Thế mà ngày nay, bảy tám mươi năm sau cụ, người ta còn ra đề, dàn bài, lại còn hạn chữ cho tôi nữa đó cụ ơi! Tôi còn làm ăn được gì nữa cụ ơi! Tôi đâu còn là tôi đâu được nữa cụ ơi!''
6
Từ lãnh đạo như thế nên đưa đến phản ứng là Giai Phẩm Mùa Xuân. Rồi lại xảy ra những vụ chụp mũ phản động, mà theo Phan Khôi ''thật là cái tội phản động ở xứ nầy sao mà ghép một cách dễ dàng quá''. Cũng vì lãnh đạo như thế nên mới đưa đến kết quả giải văn học 1954-1955, mà ''ở Hà Nội dư luận bàn tán xôn xao, nhiều người không phục, cho rằng có mấy tác phẩm trong đó không xứng đáng được giải''.
Chẳng những nêu danh những tác phẩm không xứng đáng, Phan Khôi còn đưa ra lối làm việc theo mệnh lệnh của hội đồng chấm giải, lấy đa số hội viên trong hội để chèn ép ''thiểu số tuyệt đối'' là chính Phan Khôi. Điều khôi hài nhất được Phan Khôi nêu ra là có tác giả vừa được sung vào ban chấm giải, vừa có tác phẩm dự giải, và sau đó lại được trúng giải. (11c)
Khi phê bình lãnh đạo văn nghệ, Phan Khôi phê bình luôn sự lãnh đạo của đảng lao động, bởi vì lãnh đạo văn nghệ là chi bộ đảng trong hội nhà văn, trực thuộc hệ thống đảng, và Phan Khôi phê bình luôn chế độ ông đang sống. Phan Khôi viết: ''Dưới chế độ tư sản, sự đối lập là thường: Nhân dân đối lập với chính phủ, công nhân đối lập với chủ xưởng, học sinh đối lập với nhà trường...Nhưng ở dưới chế độ của chúng ta, về mọi phương diện, yêu cầu phải không đi đến đối lập, hễ còn đối lập là còn hiện tượng không tốt, cái triệu chứng không tốt.” (12) Một nước mà không có tiếng nói đối lập có nghĩa là một nước thiếu dân chủ hay độc tài. Bài báo của Phan Khôi làm xôn xao dư luận Hà Nội. Báo Thời Mới, một tờ báo tư nhân còn sót lại ở Hà Nội lúc đó, do Hiền Nhân chủ trương, (13) đã gọi bài viết của Phan Khôi là ''một quả bom tạ'', thả ngay tại thủ đô Hà Nội. ''Có người thốt lên rằng chín mười năm nay mới được nghe tiếng nói san sảng của cụ Phan Khôi''. (14)
Bọ xít, cứt lợn hay chó đẻ: Trong cuộc mít-tin tại Quảng Nam tổ chức sau khi Việt Minh cướp chính quyền và thành lập chính phủ Dân Chủ Cộng Hòa ngày 2.9.1945, nhà cầm quyền Việt Minh lâm thời ở Quảng Nam mời Phan Khôi lên diễn đàn phát biểu ý kiến. Ông hoan nghênh nền độc lập dân tộc, nhưng khẳng khái tuyên bố không đồng tình với con đường chủ nghĩa cộng sản. (15)
Sau vụ Nhân Văn-Giai Phẩm năm 1956 và sau việc nhà cầm quyền Hà Nội không cấp giấy phép cho Phan Khôi in tập Nắng Chiều vào năm 1957, Phan Khôi bị những văn nô cộng sản đả kích mạnh mẽ. Trên báo nhân dân số 1501, ngày 12.4.1958, Thi Sĩ Thế Lữ, tác giả bài thơ nổi tiếng “Hổ Nhớ Rừng”, đã lên án Phan Khôi:
“...Phan Khôi phản cách mạng, ngấm ngầm chống đảng lãnh đạo cách mạng từ trong kháng chiến, đó là việc hiện giờ ta thấy rõ hiển nhiên...Phan Khôi vẫn khoe là được Hồ Chủ Tịch tặng một chiếc áo lụa, và kể cho tôi nghe một chuyến gặp Hồ Chủ Tịch. Chuyện được áo, tôi không thấy ông ta tỏ ra một ý nào là cảm kích. Phan Khôi không cảm thấy được rằng một cử chỉ đơn giản đó của Người biểu trưng cho một tình bao dung nhân ái rộng lớn dồi dào của đạo đức cách mạng...” (16)
Sau bài phê bình của Thế Lữ, Phan Khôi bị đả kích tiếp trên báo văn nghệ số 15, tháng 8.1958. Lần nầy, Đoàn Giỏi phê phán ''Tư tưởng phản động trong sáng tác của Phan Khôi''. Chính nhờ bài phê bình của Đoàn Giỏi mà bàn dân thiên hạ mới biết được phần nào nội dung tập sách Nắng Chiều.
Bài báo của Đoàn Giỏi cho biết Nắng Chiều gồm hai phần: Truyện ngắn và tạp văn. Phần thứ nhất gồm ba truyện ngắn ''Cầm Vịt'', ''Tiếng Chim'', và ''Cây Cộng Sản''. Phần thứ hai gồm bốn tạp văn mà Phan Khôi cho là đã chép lại sự thực chứ không phải tiểu thuyết. Đó là ''Thái Văn Thu'', ''Ông Năm Chuột'', ''Chuyện Ba Ông Vua Kiền Long, Quang Trung và Chiêu Thống'', và ''Nguyễn Trường Tộ''.
Trong truyện ngắn ''Cây Cộng Sản'', Phan Khôi mô tả lọai cầy nầy như sau: ''...Có một thứ thực vật cũng như sen Nhật Bản ở xứ ta, trước kia không có mà bây
7
giờ có rất nhiều. Đâu thì tôi chưa thấy, chỉ thấy ở Việt Bắc không chỗ nào là không có...''
Theo Phan Khôi, có nơi gọi loại cây nầy là ''cỏ bù xít'', vì nó có mùi hôi như con bọ xít, có nơi gọi là ''cây cứt lợn'', hoặc ''cây chó đẻ''. Ông nói rằng những tên đó đều không nhã nhặn tý nào, người có học không gọi như vậy, mà nên gọi là ''cây cộng sản''. Phan Khôi viết tiếp:
''...Không mấy lâu rồi nó mọc cả đồn điền, trừ khử không hết được, nó lan tràn ra ngoài đồn điền. Cái tình trạng ấy bắt đầu có trong những năm 1930-1931 đồng thời với Đông Dương cộng sản đảng hoạt động, phong trào cộng sản cũng lan tràn nhanh chóng như thứ cây ấy, cũng không trừ khử được như thứ cây ấy, cho nên bọn Tây đồn điền đặt tên nó là ''herbe communiste'', đáng lẽ dịch là cỏ cộng sản, nhưng nhiều người gọi là cây cộng sản. Nó còn có một tên rất lạ...Hỏi ông [ông già Thổ mà Phan Khôi hỏi chuyện] tên nó là cây gì, ông nói tên nó là ''cỏ cụ Hồ''. Thứ cỏ nầy trước kia ở đây không có, từ ngày cụ Hồ về đây lãnh đạo cách mạng, thì thứ cỏ ấy mọc lên, không mấy lúc mà đầy cả đường sá đồi đống, người ta không biết tên nó là gì, thấy nó cùng một lúc với cụ Hồ về thì gọi nó như vậy...'' (17)
Các truyện ngắn và tạp văn trong tập Nắng Chiều đều bị bài báo của Đoàn Giỏi cho là mượn chuyện người xưa để xỏ xiên đời nay. Thông thường, người ta chỉ phê bình một quyển sách khi đã được in ấn và phát hành. Đàng nầy, tập Nắng Chiều bị cấm đoán và không được phép in thành sách, vẫn còn trong dạng bản thảo, mà Đoàn Giỏi cũng đem ra phê bình. Trong khi phê bình, Đoàn Giỏi lại trích dẫn những đọan văn sỉ nhục chế độ cộng sản. Chính vì lẽ đó, sau khi viết bài phê phán Phan Khôi, Đoàn Giỏi bị kiểm điểm và bị kết tội giả vờ kiếm cớ phê phán Phan Khôi, để giới thiệu Nắng Chiều cho mọi người biết một cách khái quát, nhắm bêu xấu chế độ. Sau đó, không thấy Đoàn Giỏi xuất hiện trên văn đàn. (17)
Vào thời kỳ các chế độ cộng sản sắt máu còn thịnh hành vào giữa Thế Kỷ 20 ở Liên Xô, Đông Âu, Trung Quốc, chế độ cộng sản Việt Nam còn khe khắt và khép kín, ít có một nhà văn nào sống dưới chế độ cộng sản, ngay tại thủ đô Hà Nội của họ, mà dám công khai viết và bóc trần rằng cộng sản là ''bọ xít'', ''hoa cứt lợn'' hay ''cây chó đẻ''.
Mà quả thật, chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay, tuy nói rằng theo trào lưu đổi mới vào đầu Thế Kỷ 21, vẫn chưa có tự do báo chí, không hơn gì những điều Phan Khôi nhận xét và mô tả 50 năm về trước. Cái cốt lõi vẫn là ''cây cộng sản'', hay là thứ cây gì tùy ý bạn đọc.
TRẦN GIA PHỤNG
(Toronto, 15.10.2007)
CHÚ THÍCH
1.- Lê Thị Kinh, Phan Châu Trinh (1872-1926) qua những tài liệu mới, nhà xuất bản Đà Nẵng, 2001, Quyển 2, Tập 1, trang 120.
2.- Bạch Thái Bưởi (1874-1932), người Hà Đông, nguyên họ Đỗ, cha mất sớm, nhà nghèo, làm con nuôi một người nhà giàu họ Bạch nên đổi qua họ Bạch. Năm 21 tuổi, ông làm Thư Ký cho một hãng buôn người Pháp, sau tự đứng ra kinh doanh, mở ''Đông Kinh Ấn quán'' tại Hà Nội, rồi bước qua lãnh vực hàng hải thương thuyền năm 1909. Trong vòng 10 năm, công ty của ông có trên 30 chiếc tàu lớn nhỏ, cạnh tranh mạnh mẽ với thương thuyền Pháp. Sau khi ông từ trần, Ngô Tất Tố viết báo gọi ông là ''bậc anh hùng kinh tế thứ nhất trong kinh tế giới nước nhà''.
3.- Phải là một người giỏi Nho Học như Phan Khôi mới dịch tiêu đề ''Cantique des cantiques'' (Canticle of canticles, Song of Solomon) trong Cựu Ước bằng chữ ''Nhã ca''. “Nhã” là một phần trong Kinh Thi gồm có ''Phong'', ''Tụng'' và ''Nhã''. Kinh Thi là một trong Ngũ Kinh của Nho Học (Thi, Thư, Lễ, Nhạc và Xuân Thu).
8
4.- Hoàng Văn Chí chủ biên, Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc, Mặt Trận Bảo Vệ Tự Do Văn Hóa, Sài Gòn 1959, trang 54. Sách Trở Vỏ Lửa Ra của Phan Khôi ít được nhắc đến.
5.- Hoàng Văn Đào, Việt Nam Quốc Dân Đảng, tái bản kỳ 2, Sài Gòn: 1970, trang 354.
6.- Vụ Ôn Như Hầu: Tại Hà Nội, ngày 13.7.1946, Việt Minh cho người lục soát trụ sở Ban Tuyên huấn Đệ thất Khu Đảng Bộ của Việt Nam Quốc Dân Đảng, ở số 9 Phố (đường) Ôn Như Hầu, Hà Nội. Trụ sở nầy vốn là của quân đội Nhật Bản giao lại cho quân đội Trung Hoa, rồi lại được chuyển cho Việt Nam Quốc Dân Đảng. Việt Minh bắt tất cả những đảng viên Quốc Dân Đảng có mặt tại trụ sở và tịch thu một số giấy tờ quan trọng. Việt Minh hô hoán lên rằng đã tìm thấy trong khu vực nhà nầy một số xác người, và lập biên bản kết tội Quốc Dân Đảng tổ chức ''hắc điếm'' để bắt cóc, giết người, tống tiền, cướp của. (Hoàng Văn Đào, sách đã dẫn, từ trang 322-324.)
7.- Huy Quang Vũ Đức Vinh, ''Từ vụ tấn công tòa báo Việt Nam năm 1946: Nhờ về Nhà Văn Khái Hưng, Chàng lẩn thẩn và Người ngọc nói hoa cười'', báo Thế Kỷ 21, California, số 104, tháng 12-1997, trang 28.
8.- Hoàng Văn Chí, sách đã dẫn, trang 15.
9.- Tục truyền rằng cháu gái của Trời là Chức Nữ (chức = dệt, nữ = cô gái) được Trời gả cho Ngưu Lang (chàng chăn trâu). Sau khi lấy chồng, Chức Nữ lười việc may vá nên Trời giận, phạt phai người bằng cách chia mỗi người một ngã, lấy giải Ngân Hà ngăn cách, chỉ cho mỗi năm gặp nhau một lần vào đêm mồng 7 tháng 7 (âm lịch). Quạ sẽ đội đá làm cầu cho hai người gặp nhau. Quạ thay lông vào tháng 7 âm lịch, đầu bị sói, nên người ta cho rằng vì đội đá bắc cầu mà sói đầu.
10.- Dân quạ đình công
Mồng bảy tháng Bảy năm Canh Thân,
Chiếu lệ bắc cầu sang sông Ngân.
Hằng hà sa số cu li quạ,
Bay bổng về trời dường trảy quân.
Hai bên bờ sông đậu lóc ngóc,
Con thì kêu đói, con kêu nhọc.
Đường sá xa xuôi việc nặng nề,
Phần lũ con thơ ở nhà khóc.
Bỗng nghe lệnh Trời truyền khởi công,
Nào con đầu cúi, con lưng cong,
Thêm thầy huyện Bẻo đứng coi việc,
Đụng đâu đánh đó như bao bông.
Ngán cho cái kiếp làm dân thiệt!
Làm có, ăn không, chết chó chết!
Cắn cỏ kêu Trời, Trời chẳng nghe,
Một con bay lên đứng diễn thuyết:
"Hỡi đồng bào, nghe tôi nói đây!
Dân quyền thạnh nhứt là đời nay,
Việc mà chẳng phải việc công ích,
Không ai có phép đem dân đày.
Trối kệ Hoàng Ngưu với Chức Nữ,
Qua được thì qua, không thì chớ,
Quốc dân Ô Thước tội tình gì,
Mà bắt xâu bơi làm khổ sở ?
Anh em ta hè, về quách thôi! "
9
10
Luôn thể kéo nhau vào cửa trời,
Động trống đăng văn ầm đế tọa,
Ngai vàng bệ ngọc rung rinh, rơi.
Có tin dân quạ nổi cách mệnh:
Trời sai thiên lôi ra thám thính,
Đầu đen máu đỏ quyết hy sinh.
Ngừng búa, thiên lôi không dám đánh.
Tức thì chiếu Trời vạch mây ra,
Đánh chữ đại xá Trời ban tha,
Dân quạ ở đâu về ở đó.
Từ nay khỏi bắc cầu Ngân Hà.
Ờ té ra:
Mềm thì ai cũng nuốt,
Cứng thì Trời cũng nhả!
Hằng hà sa số cu li quạ,
Bay về hạ giới kêu "khá khá" (*).
C.D
Đăng trong Phụ trương văn chương của Đông Pháp Thời Báo, Sài Gòn, s.726 (2.6.1928)
* Theo một số nguồn tài liệu khác nhau thì Phan Khôi làm bài vè Dân Quạ Đình Công vào khoảng năm 1911, kể về sự kiện thường được gọi là vụ án xin xâu ở Quảng Nam hồi năm 1908. Về văn bản bài vè, một số bản sưu tầm đã in gần đây (ví dụ Nguyễn Q. Thắng trong Từ điển tác giả văn hóa Việt Nam, Hà Nội, 1999, Phan Thị Mỹ Khanh trong Nhớ Cha Tôi Phan Khôi, Đà Nẵng, 2001, trang 150-152) có những chênh lệch về câu chữ. Tôi cho rằng văn bản in ở sưu tập này là bản do chính Phan Khôi cho đăng Đông Pháp thời báo năm 1928 nên đáng tin cậy hơn.
11.- Hoàng Văn Chí, sách đã dẫn, từ trang 11 (11a), 23-24 (11b), 59-72 (11c, toàn văn bài viết). [Khoai tây mọc từng chùm, giống như vòng xâu chuông lục lạc đeo nơi cổ ngựa, nên người Trung Hoa gọi là ''mã linh thự''.]
12.- Phan Khôi, ''Phê Bình Lãnh Đạo Văn Nghệ''. (Hoàng Văn Chí, sách đã dẫn trang 61.)
13.- Nguyễn Minh Cần, Công lý đòi hỏi, California: Nhà xuất bản Văn Nghệ, 1997, trang 70.
14.- Hoàng Văn Chí, sách đã dẫn trang 26.
15. Phan Cừ, Phan An, ''Phan Khôi Niên Biểu'', đăng trong Chương Dân Thi Thoại của Phan Khôi, nhà xuất bản Đà Nẵng tái bản, 1996, trang 161.
16.- Nguyễn Minh Cần, sách đã dẫn, trang 33.
17.- Đoàn Giỏi, ''Tư tưởng phản động trong sáng tác của Phan Khôi'', đăng trong Hoàng Văn Chí, sách đã dẫn, từ trang 89-96. Những trích đọan trong sách Nắng Chiều của Phan Khôi đều rút ra từ bài viết của Đoàn Giỏi.

HOÀNG HẢI THỦY * TÒA ÁN

Tòa em anh chán mớ đời

La Quán Trung báo cho ta biết trước Quan Vân Trường sẽ không giết được Tào A Man ở Hoa Dung đường nhỏ khi tả cảnh Tào Tháo bại binh lếch thếch tơi tả lết đến, Quan Vân Trường trịnh trọng:
– Kính chào Thừa tướng… Ngài vẫn được mạnh giỏi?
Đáng lẽ ra Vân Trường phải – không có chào thừa tướng thừa tung gì cả – hét lên một tiếng lớn, vung long đao chém luôn. Nhưng thay vì làm thế, Vân Trường lại cung kính: “Kính chào Thừa tướng…” và đã một điều “Thưa ngài, kính ngài…” thì làm sao còn trở mặt, phủi tay với ngài được?
Thúy Kiều cũng dzậy. Đúng ra Tố Như cũng báo cho ta biết Thúy Kiều sẽ không giết được Hoạn Thư.
Khi Kiều ngồi lên ghế chánh án vừa thấy mặt nữ can phạm Hoạn Thư bị cai tù áp giải đến, Kiều đã vội vã đứng lên:
Thoắt trông nàng đã chào thưa:
“Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây?”
Thay vì chửi mắng, ra lệnh hành quyết ngay “con khốn nạn, mày thế nọ… mày thế kia… cho mày chết…”, Chánh án dỏm Vương Thúy Kiều lại kính cẩn “Chào cô… Thưa cô…” Chắc nàng còn xưng “em” với Hoạn Thư, cô chủ của nàng. Tội nghiệp! Nàng muốn trả thù Hoạn Thư mà nàng vưỡn còn sợ nó, vưỡn còn coi nó là cô chủ, là mợ… thì làm sao nàng có thể trở mặt giết được?
Đây là lý do tại sao những người Tàu cộng phải tổ chức “học tập đấu tố bọn địa chủ ác ôn”. Tàu cộng biết nông dân từ bao đời truyền kiếp làm nông nô vẫn sợ hãi bọn chủ đất nên Tàu cộng dạy nông nô vừa thấy mặt chủ đất là phải gọi ngay bàng “thằng”, nhổ ngay vào mặt, chửi rủa tận tình. Có thế mới thực hiện được những cuộc đấu tố địa chủ. Nếu cứ để nông nô nói với chủ đất những câu như: “Thưa ông, năm xưa ông bóc lột bọn tôi hơi quá đáng… Nay bọn chúng tôi hành hạ ông để trả thù…” e rằng không đúng chỉ tiêu. Đàn em Việt cộng bắt chước đàn anh trong đấu tố, cũng cải cách ruộng đất. Những chị hai, ba mươi tuổi cong cớn, hung hãn gọi những ông già là “thằng, mày…”
Trở lại với Thúy Kiều lập tòa án nhưng không giết nổi “chính danh thủ phạm Hoạn Thư”, ta thấy rõ ràng vì Thúy Kiều đã không trở mặt được ngay từ đầu. Cái gọi là tòa án của Kiều không ra làm sao cả! Thúy Kiều còn mặc cảm tự ti “gia nô – gái chơi”. Dù nàng có là nữ thủ tướng, là vợ tổng thống đi chăng nữa, trước mặt cô chủ, mợ chủ ngày xưa, nàng vẫn cứ thấy nàng kém nước.
Công tử Hà Đông bèn có bài vịnh:
Thúy Kiều chánh án
Thoắt trông nàng đã chào thưa:
“Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây?”

Mới nghe chào, đã biết ngay
Chính danh thủ phạm tòa này sẽ tha.
Ai đời lôi nó ra tòa
Mà em lại gọi nó là… tiểu thu!
Vỏ lệnh bà, cốt hoa nô
Lại thêm mặc cảm giang hồ, gái chơi
Em còn sợ nó thì thôi
Tòa chi để một trận cười người ta!
Tòa gì gươm tuốt nắp ra
Tuốt ra rồi lại gươm tra nắp vào.
Chém cha cái tật hoa đào
Bắt Tào rồi lại tha Tào như chơi.
Tòa em anh chán mớ đời!…
Đã tha bổng chính phạm Hoạn Thư nhưng chánh án Vương Thúy Kiều lại xử tội hai tên tay sai của Hoạn Thư là Khuyển Ưng, Khuyển Phệ.
Hai Khuyển không thù oán gì với Thúy Kiều. Chúng chỉ là gia nô làm theo lệnh chủ. Tất nhiên là trên pháp luật, chúng cũng có tội và cũng bị trừng trị, nhưng khi chính phạm đã được tòa tha bổng – không cần biết vì lý do gì – những tên tòng phạm cũng mặc nhiên không còn bị truy tố nữa.
Vương Thúy Kiều có thể trừng trị Khuyển Ưng, Khuyển Phệ nhưng ni cô Trạc Tuyền thì không nên.
Khuyển Ưng, Khuyển Phệ can tội theo lệnh chủ đi bắt cóc một người đàn bà tên là Vương Thúy Kiều. Khi lập tòa, một phần nào người đàn bà Vương Thúy Kiều đã là ni cô Trạc Tuyền. Ni cô đã tu hành đến hơn ba niên trong chùa nhà người ta. Ni cô đã làm tốn biết bao nhiêu nhang đèn, giấy mực, cơm gạo, đậu hũ ky, tương chao… Ít nhất chánh án-ni cô cũng phải biết thế nào là ân oán. Ni cô oán người làm ni cô đau đớn, ni cô trả thù người đó khi ni cô có thể. Bọn Khuyển Ưng, Khuyển Phệ cũng oán hận ni cô vì ni cô đã trừng phạt chúng thảm thiết. Chúng cũng biết thù ni cô chứ. Kiếp này chúng không bắt ni cô trả nợ được, chúng sẽ rình ni cô ở đời sau!
Sau ba mùa lá rụng tụng kinh gõ mõ, Vương Thúy Kiều vẫn mê muội, vẫn tham sân si như chưa từng bao giờ tu hành. Nhưng ni cô Trạc Tuyền thì chắc cũng có đôi lúc thoáng thấy những tiền kiếp – và nhất là thấy những kiếp sắp đến – của nàng.
Trong mười lăm năm, Thúy Kiều có tám cuộc tình qua những tên đàn ông sắp hàng theo thứ tự người đến trước hưởng trước, người đến sau hưởng sau:
– Mã Giám Sinh
– Sở Khanh
– Thúc Kỳ Tâm
– Bạc Hạnh
– Từ Hải
– Hồ Tôn Hiến
– Thổ Quan
– Kim Trọng.
Trong số tám anh đàn ông ấy chỉ có bốn anh – phíp-ty phíp-ty – may mắn sống sót. Bốn anh chết với những cái chết ghê rợn, không được bình thường. Ta có thể gọi những tên ấy là những nạn nhân của em Vương Thúy Kiều có cái số tàn sát “thượng diệt hạ tuyệt” những anh đàn ông nằm chung chăn gối với nàng. Ông cha ta gọi loại đàn bà này là “oan gia”.
Đàn bà oan gia đẹp, đa tình, quyến rũ, mê hoặc… Phải có những đặc tính ấy mới là đàn bà oan gia chân chính. Đàn ông cõi đời này không lửng lơ con cá vàng với những người đàn bà hiền lành, vô thưởng vô phạt; nhưng lại cứ như những con thiêu thân thi nhau, tranh nhau, hại nhau, giết nhau để được ưu tiên lao đầu vào những lò lửa tình của những người đàn bà oan gia như Vương Thúy Kiều.
Than ôi! Ta đọc Kiều, ta bị Tố Như mê hoặc, ta bị Tố Như cho vào xiếc… Ta yêu Thúy Kiều, ta mộng Thúy Kiều… Nhưng chỉ cần ta hạ cơn áp huyết xuống vài số thôi, ta sẽ thấy “đàn bà như Thúy Kiều là một tai họa khủng khiếp cho đàn ông”. Ái tình mí những em con nhà lành tuy chẳng có gì sôi nổi, gay cấn, thơ mộng – như bữa bữa ăn cơm ở nhà, vừa bổ vừa lành vừa đỡ tốn – nhưng an ninh, chữ thọ vững hơn. Bằng chứng rõ ràng không thể chối cãi được là tất cả những anh đàn ông dính dáng đến cái chỗ để ngồi của em Vương Thúy Kiều đều có những cuộc đời nếu không đen hơn thì cũng đen gần bằng mõm chó. Bốn anh tưởng bở Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Hạnh, Từ Hải… bỏ mạng ở pháp trường, chết đứng… Anh Hồ Tôn Hiến dâm quan chưa chắc đã giữ nổi cái chức đại thần cho đến hết đời. Anh Thổ quan vô duyên vừa mới được quan trên ban cho vợ thừa đã tá hỏa tam tinh vì cô dâu nhảy lầu – xin lỗi, nhảy sông – đi một đường về Thủy Cunh làm vợ Hà Bá. Còn cậu Kim Trọng thì khỏi nói. Đường công danh của cậu cứ dắt cậu qua Phòng Nhất, Phòng Nhì cũng đủ làm cậu mỏi gối chồn chân, mới bốn mươi đã rề rề đeo kính…
Ai thích Thúy Kiều xin cứ việc… liều mạng, thí mạng cùi. Nhân tâm tùy mạng mỡ. Tui thì tui cứ giữ phận phó thường dân bền chữ thọ mí em Thúy Vân. Một chuyện lạ lùng, ngu si là chúng sinh bá tính cứ xúm lại ca tụng, hôn hít em Thúy Kiều, cứ dửng dưng coi thường, đôi khi còn coi khinh nữa, em Thúy Vân. Khỉ lắm! Người đáng ca tụng là Thúy Vân chứ hổng phải Thúy Kiều…
Này nhé Thúy Vân người tròn trặn, có da có thịt, hồng hào, mặt tròn, béo, lông mi lông mày mượt, nhiều, mắt sáng mà hiền, hổng có thu ba thu biếc gì hết. Đàn ông, con trai khôn ngoan đừng có mê mắt thu ba. Thu ba chỉ làm cho người ta chết chìm, chết đuối mà thôi. Thúy Vân ngực nở, lưng ong, mông to. Đàn bà như thế là đàn bà khỏe mạnh, khéo chiều chồng, khéo nuôi con, tính nết vui vẻ, dễ dàng, ăn no, ngủ kỹ, thai nghén dễ, đẻ sòn sòn, không đòi hỏi này nọ, không lăn đùng ngã ngửa, mắt trợn trắng, miệng sùi bọt mép mỗi khi gặp chuyện không được bằng lòng. Thúy Vân là hình ảnh người phụ nữ Việt Nam đảm đang, trung hậu muôn đời, là người vợ giúp đỡ chồng con – vượng phu, ích tử – là chỗ dựa vững chãi cho người chồng. Dân tộc Việt Nam ta còn giữ nguyên được những đặc tính Giao Chỉ ngàn xưa mặc dù bao nhiêu đời ta bị Tây, Tàu, Nhật, Đại Hàn, Phi, Mẽo ra sức đồng hóa chính là nhờ công của những người đàn bà Việt Nam như Thúy Vân.
Nếu Thúy Vân sống ở Sài gòn những ngày đen tối sau ba mươi tháng Tư, chồng nàng đi cải tạo mút mùa, nàng cũng buồn, cũng thương chồng, xót con nhưng nàng hôm trước hôm sau ra ngồi ngay đầu ngõ bán chuối chiên, vịt lộn, khoai lang, khoai mì, trái cóc, bánh cuốn, cơm tấm, v.v… cái gì cũng được, miễn là lương thiện và có tí tiền mua gạo cho con.
Cũng trong hoàn cảnh ấy, Thúy Kiều lăn đùng ngã ngửa dẫy đành đạch, nằm thẳng cẳng thở hắt ra, rầu rĩ ủ ê, nằng nặng đòi chồng kiếm cây cho nàng đi chui, nếu không nàng uống thuốc rầy nàng hành cho trí mạng. Hai nàng tuy là hai chị em ruột nhưng khác nhau như dzậy đó.
Bởi vậy tôi thấy thật là bất công khi ta cứ đề cao Thúy Kiều mà mạt sát Thúy Vân. Bất công như thế là không khá được. Mà quả thực là ta không khá đứt đuôi con thằn lằn rồi. Mất hết cả nước. Bỏ của chạy lấy người. Mấy triệu mạng sống đời lưu vong. Bọn kẹt lại nem nép sống dưới nách những tên công an Việt Cộng lớn nhỏ…
Trở lại với ni cô Trạc Tuyền…
Ni cô đã giết oan hai gã Khuyển Ưng, Khuyển Phệ. Khi lên ghế lệnh bà nhờ anh chồng tướng cướp, ni cô ơn đền oán trả rất mực đàn bà tầm thường. Và ni cô đã ân oán không phân minh, vay trả không sòng phẳng. Bà vãi Giác Duyên chỉ tình cờ mà giúp đỡ nàng. Sau đó đã bừa bãi đẩy nàng vào nhà họ Bạc. Bà này đáng lẽ ra là phải trừng trị, đè ra đánh cho ba trăm hèo quắn đít về cái tội bê bối đã giao du mật thiết với chủ nhà thổ, lại còn ngu muội, tắc trách, không có chút tinh thần trách nhiệm nào khi đẩy đàn bà con gái đi tị nạn vào nhà thổ. Từ sau khi đẩy Thúy Kiều sang nhà họ Bạc, Giác Duyên không hề thắc mắc chi đến an ninh tối thiểu của Thúy Kiều. Mụ đẩy Kiều đi nhưng mụ giữ lại bộ chuông vàng, khánh bạc của nhà họ Hoạn.
Đền ơn hậu hĩ cho người không đáng được đền ơn, chánh án Thúy Kiều – ni cô Trạc Tuyền đã tu hành đến ba niên bằng tiền bạc, nhang đèn của nhà họ Hoạn, lại còn giết oan hai tên Khuyển Ưng, Khuyển Phệ. Ni cô Trạc Tuyền gây nghiệp oán. Kiếp này ni cô không trả được nợ máu, kiếp sau ni cô sẽ phải chi thôi.
Bèn có thơ rằng:
Trạc Tuyền…
Mười lăm năm, tám cuộc tình
Sáu tên chết bởi cô mình oan gia
Tòa gì chính phạm thì tha,
Hai thằng tòng phạm thì bà cưa đôi.
Oan còn kết, oán chưa thôi
Trạc Tuyền… em có bồi hồi không em?

AI MUỐN VỀ VIỆT NAM



Ai muốn về VN để hưởng tuổi già xin mời suy nghĩ






Một người Việt cao niên đã "SÁNG MẮT" viết về VN hiện tại.
1. Tài chánh
2. Tình nghĩa đồng bào
3. Anh em, bà con, Con cháu
4. Thời tiết
5. Thức ăn
6. Y tế
7. An ninh
8. Môi trường
9. Luật pháp
10. Chính trị
Cách đây 12 năm, lúc tôi được 49 tuổi, đã xa đất nước VN được 24 năm, khi nghe tin chính phủ Cộng sản đổi mới chính sách, quên hết hận thù, gọi Việt kiều ngoại là khúc ruột ngàn dặm, bỏ qua quá khứ, hướng về tương lai, đoàn kết một nhà (!)…Lúc đó tôi cũng như rất nhiều người Việt tha hương so sánh một vài điều về tài chánh, về vật giá, về tình ruột thịt, bà con giữa xứ Mỹ và xứ mình, nên cũng rất là “hồ hỡi”…nhưng quên đi mất nhiều chi tiết quan trọng mà mình ở đất Mỹ không thấy được những cái sự việc khác rất thực tế đang xảy ra ở VN. Sau 2 lần về thăm lại VN năm 2000 và năm 2007 cùng với nhiều tin tức về vô số vấn đề …nhưng chỉ ghi nhận trung thực trong 10 vấn đề nêu trên thì thấy phần lớn là xấu, nhất là vấn đề y tế, an ninh, luật pháp, nên: Tôi đã bỏ hẳn ý định về VN để nghỉ hưu.

Đến ngày hôm nay, tôi vẫn còn biết có người bạn cùng khóa 23 ở bên Mỹ nhưng đang có vợ ở VN , một người bạn ở Texas cũng dự tính về VN để dưỡng gìà, một bạn Việt kiều rất già có vợ trẻ, cứ sáu tháng ở VN, vài tuần về Mỹ… Một số Việt kiều dự tính về VN để sống luôn …Số còn lại mấy chục năm trước họ nhớ VN tha thiết, nhớ quay quắt, nói có về VN sống thì ”ăn đất, ăn cát cũng chịu”… sau đó họ về xây vài ba căn nhà ở VN. Bây giờ đa số họ không còn có cái tình cảm "nóng sốt" như những ngày xưa, bắt đầu âm thầm bán dần tài sản nhà cửa ở VN và chỉ về VN thăm viếng mà thôi, và quyết định sẽ chết ở Mỹ…

Tôi nêu lên dưới đây là những câu chuyện rất thật mà tôi đã theo dõi trên 20 năm và phỏng vấn họ nhiều giai đoạn, từ lúc họ nhỏ những giọt nước mắt nhớ về quê hương, lúc họ gởi tiền về VN xây nhà, cho đến lúc họ gặp tôi chấp tay xá xá lia lịa vì sợ, rất sợ cái gọi là đất nước Việt Nam của Cộng sản. Như chị Gẫm nói với tôi rằng “ Chú Nam đừng phổ biến những tin nầy sợ người ta hiểu lầm cho rằng anh chị là người vong bản quên đi đất nước quê hương của mình mà lại còn nói cái xấu nữa”. Những người bạn Việt kiều của tôi đang ở VN hay dự tính về VN tôi sẽ lần lượt phỏng vấn họ, hy vọng họ cho tôi biết những sự thật bây giờ và tương lai, bởi vì họ quan niệm “người ta sống được thì mình sống được, đừng có hù nhé, về VN thì sống mấy đời cũng không hết tiền, vật giá thì quá rẻ, bên Mỹ nầy cực quá, mình về VN có nhà lớn hơn, có kẻ hầu người hạ, có tình bà con đậm đà thắm thiết, vui gấp ngàn lần ở Mỹ, mình đừng làm chính trị chống chế độ thì đâu có ai khó dễ gì được …”
Tôi không dám nói nhiều vì cũng ngại các người bạn nầy sẽ ghét mình, thành thử cứ để thời gian và thực tế sẽ phơi bày trắng đen, biết đâu họ lại sống được như những người khác, làm bạn với Công an hiền lành, thương dân…vì thế tôi cố gắng thật khách quan khi viết bài nầy, nhưng có thể còn rất nhiều thiếu sót, nếu vô tình đụng chạm thì xin người đọc miển thứ cho và chỉ giáo thêm trong tinh thần xây dựng.

Sau đây là chi tiết 10 điều căn bản :

1. Tài chánh: Không có gì khó khăn khi so sánh lợi tức ở Mỹ hay ở ngoại quốc đối với lợi tức đầu người ở VN. Về VN sống thì có người giúp việc, có người nấu ăn, tiền hưu bổng xài cả đời không hết ….Trước năm 2010 có thể nói rằng vật giá ở VN còn rẻ so với ngoại quốc, nhưng bây giờ thì..! Anh Thu ở xóm tôi mới về VN, trở qua Mỹ đầu tháng 4/2011 nói rằng vật giá ở VN bây giờ rất cao, thí dụ: một tô mì vit tiềm trong một tiệm ăn trung bình giá khoảng 75.000 VN, tức khoảng 3 đô la rưởi...ăn một tô phở ở một tiệm tương đối sạch sẽ không có người ăn xin đứng chờ với hai bàn tay cùi hay ghẻ lỡ thì cũng xấp xỉ 4, 5 đô.!! Con re hon bên Pha'p tô mi vit tiêm hon 10euros, tô hu tiê'u re nhu't 7 euros)vê VN an qua' re

2. Tình người: Nếu Việt kiều về thăm viếng một thời gian ngắn thì thấy ai ai cũng đối xử với mình trong tình cảm đậm đà thân thiện hết. Người VN mình tình cảm đậm đà nhưng không dễ gì bị “người dưng nước lã” gạt, nhưng đau nhất trên đời là bị thân nhân bà con ruột thịt của mình gạt ngon ơ đau đớn lắm! Cô Nữ, Chị Hà người Tuy Hòa, về VN xây nhà, lựa mấy đứa cháu ngoan hiền đứng tên. Một thời gian sau chúng nó đem cầm sổ ĐỎ phải bỏ tiền ra chuộc tức muốn ói máu…Vợ chồng ông Điều, dân Quảng Bình di cư, bị cô em vợ sang đoạt hết mấy căn nhà ở VN tức muốn đứng tim …Dì dượng bên bà xã của tôi ở San Diego, về VN cưới thằng chồng VN cho con gái bên Mỹ, sang đây cao thủ đánh cắp hơn USD 60.000, ông bà tức quá, bây giờ chỉ cầu xin Chúa và đức Mẹ mà thôi.

Ngày 18-4-2011, trên Việt báo online tình mẹ con bà cháu ruột thịt tiêu tan chỉ vì tranh dành mảnh đất ở Thủ Thiêm …Cũng trên tờ Vietbao online, mục blog chuyện thật “Bà già ngu” bỏ tiền xây nhà ở VN, không ngờ mấy đứa em đem bán sạch, ở Mỹ một ổ bánh mì mà không có tiền mua, đấm ngực kêu trời …Còn nhiều lắm chỉ toàn là những trường hợp bị những người ruột thịt của mình gạt gẩm mà thôi ….ai cũng nói “Không biết mấy người bất lương đó ra sao, chứ anh hay chị hay cháu, hay (…) của tôi không như tụi đó đâu, gia đình tôi gia giáo, lễ nghĩa không lẽ họ dứt tình ruột thịt hay sao ….. Xin thưa rằng những người bị gạt là những người trong đầu đã có sạn, những con cáo già, không dễ có người xa lạ nào gạt được họ đâu, nhưng mọi người nên nhớ là sau vài chục năm xa cách Cộng Sản đã biến cải người dân, những người ruột thịt của mình thành những tay cao thủ “những quái chiêu lường gạt”!! Việt kiều bây giờ đối với khúc ruột ngàn dậm là những con cừu non mà thôi.

3. Con cháu: Người già ở ngoại quốc thì nhớ VN, còn về VN thì lại nhớ con cháu ở ngoại quốc. Anh Tư, chị Gẫm mê xóm Bóng, Nha Trang, 12 năm về trước nhất định về già sẽ về VN để sống, có nghèo cũng chịu. Bây giờ có 3 đứa cháu ngoại, 4 đứa cháu nội, tất cả đều ở Mỹ,…thương quá xá, xa một ngày cũng nhớ, thành ra cũng là một lý do bỏ luôn cái vụ việc về VN để ở …
Tôi có quen với một người bạn trẻ trên dưới 50 tuổi dự trù tương lai sẽ về VN về vùng quê để dưỡng già. ”Người ta sống được thì mình sống được …” nhưng người bạn đó chưa nghĩ tới đứa con trai một của mình ở bên Mỹ mà vợ chồng cưng nhất trên đời, nếu họ có vài đứa cháu nội không biết họ có dứt khoát bỏ con cháu bên Mỹ nầy mà về VN ở luôn hay không, chưa kể còn nhiều vấn đề khác nữa như vấn đề sức khỏe, an ninh …

4. Thời tiết : Quá nóng ở VN so với nơi cư ngụ của mình ở Mỹ. Bà mẹ của người bạn trong sở , tuổi gần 80, mấy năm về trước lúc nào cũng đòi về VN để sống. Mùa Đông năm 2010 bà về thăm VN để sửa sọan về ở luôn, tôi gặp bà trở về Mỹ…Bà bảo tôi rằng sẽ chết ở bên Mỹ, không về VN nữa…Hỏi mãi bà chỉ hé ra một chi tiết nhỏ thôi: "trời quá nóng, chịu không nổi...".

5. Thức ăn: Đồ ăn có thể ngon miệng hơn, rẽ tiền hơn …Gần đây tin tức hàng ngày thực phẩm ở VN đầy ngập những chất độc trong thức ăn khỏi cần thí dụ...

6. Y tế: Ở VN tiền thuốc thang bệnh viện quá rẽ so với nước Mỹ nhưng kỹ thuật, vệ sinh thì quá tồi tệ…(trừ việc đi trồng răng. Trồng răng bên VN rất rẽ…khoảng USD 100/cái so với Mỹ khoảng USD 1.000/cái). Nhưng anh Tư, chị Gẫm về VN bị bệnh, trong lúc chờ mổ ở Nha Trang thấy ông bác sĩ còn bận đồ ngủ pyjama, mổ bệnh nhân dao kéo mổ xẻ máu me đầy chậu, ruồi nhặng bu đầy, dùng nước lạnh trong vòi rửa xong mổ tiếp cho bệnh nhân thứ hai !…
Tôi về VN lần đầu, chỉ có 3 tuần thôi mà bị hai thứ bệnh : tiêu chảy vì ăn cây kem và ho vì ngủ dưới bốn cây quạt trần …Khi bị bệnh thì việc đầu tiên là tôi muốn bay trở về Mỹ lập tức vi thuốc ở VN không trị nổi. Rất nhiều người già về VN chơi bị bệnh, con cháu gởi phi cơ cho họ trở về Mỹ liền ngay, như những người còn trẻ cũng đổi vé phi cơ trở về Mỹ khi biết bệnh của mình hơi bị nặng …

7. An ninh: Quá tệ, cướp giật ở thành thị, trộm cướp ở thôn quê. Cô em vợ vượt biên lúc 14 tuổi, sang Pháp lập gia đình, về VN thăm lúc 34 tuổi cứ tưởng xả hội VN giống bên Pháp, bị cướp giựt xách tay ngay chợ Bến Thành, mất hết giấy tờ làm việc với Công An sợ quá bây giờ không dám về VN …Cũng anh Tư, chị Gẫm mê xóm Bóng, Nha Trang, về xây nhà ở Thành, lúc về thăm VN bị trộm, bị cướp vài lần, nhà cửa giao cho đứa em xây bất hợp pháp, bây giờ cho không chánh quyền để đở tốn tiền thuê nhân công phá bỏ….

8. Môi trường Từ không khí, nước sông, nước hồ ô nhiểm đầy bệnh truyền nhiểm như hepatitis, bệnh lao, bệnh lãi …Nếu sống ở ngoại quốc với những điều kiện vệ sinh khi đã quen thì về VN mà tính ở luôn thì thì cũng phải là một người không bao giờ sợ bệnh, không sợ dơ và thật sự thương xứ VN lắm đó …

9. Luật pháp: Luật rừng, hối lộ là qua được hết, làm ăn lớn mà chi không đủ thì cũng có ngày bỏ của chạy lấy người …Công an là vua, bỏ tù bất cứ ai chống chế độ một cách hợp pháp, ai ai cũng biết chẳng cần thí dụ …

10. Chính trị: Quá tệ đảng CS tàn ác độc tôn, bỏ tù thủ tiêu những người yêu đất nước, thương dân tộc, nói ra sự thật, kể cả những đãng viên lâu đời …Dân chúng sợ sệt, không có dân chủ , nếu sống quen ở nước tự do thì không biết có chịu nổi cảnh sống nầy hay không… Chắc ai cũng biết, không cần thí dụ …

Để kết luận, tôi mượn lời của ông Khánh Hưng: “Ở trên trái đất nầy, không hề có thiên đàng. Điều mà anh và tôi tìm kiếm không phải là một xã hội hoàn hảo, mà là một xã hội ít có sự bất công hơn, ít có sự lừa dối hơn, và ít có cái xấu hơn. Trong ý nghĩa nầy, thì nước Mỹ là một mô hình tốt hơn vạn lần so với cái xã hội Việt Nam Cộng Sản, nơi mà sự ác, sự bất công, và sự lừa dối đang thống trị xã hội…”
Nói như nhà thơ Trần trung Đạo:

" Việt nam nay để thương, để nhớ, chớ không phải để ở.. "

Xét cho cùng cũng chẳng có gì để mà "phải thuơng phải nhớ" cả ! Sống với CS : Đồng tiền đã làm thay đổi hết tình nghĩa con người ! Cảnh vật thì đã chết dần theo thời gian ! VN chỉ còn là dĩ vãng !
Ai muốn về VN để hưởng tuổi già xin mời suy nghĩ


----------------------------------


KC đọc cho vui...


__._,_.___

Saturday, April 2, 2016


HỒ NGỌC NHUẬN * TÔI ĐI MỔ



Tôi đi mổ ở Bệnh viện Bình Dân, khu kỷ thuật cao.




Nhà báo, cựu dân biểu VNCH Hồ Ngọc Nhuận


Từ hơn ba năm qua tôi bị chứng đau cột sống lưng nó hành, đi lại hoạt đông rất khó khăn.Cách đây vài năm tôi lại bị thoát vị bẹn bên phải, phải mổ.Xui nữa, vừa rồi cái bẹn bên trái tôi nó lại đe dọa không chịu nằm yên...

Sáng thừ Tư, ngày 23/3/2016, do có người giới thiệu, tôi đến khám ở BV Bình Dân, khu KTC (KỹThuậtCao), với một PHÓ GIÁO SƯ TIẾN SĨ BÁC SĨ, để được cho đi làm các xét nghiệm cần thiết , chuẩn bị điều trị : mổ.Sau các xét nghiệm , nhân viên BV yêu cầu tôi phải có mặt đúng 07 giờ sáng hôm sau tại BV để làm thủ tục nhập viên, không được trễ, "vì trễ sẽ gặp trở ngại trong việc nhập viện".

Sáng hôm sau, thứ Năm, 24/3/2016, tôi đến BV không đúng hẹn 7 giờ, mà đến lúc 06 giờ 30. Vì tôi thà đến sớm để chờ, hơn là để bị kẹt xe trễ hẹn ơ BV thì "chết". Cô nhân viên BV tiếp tôi lúc 07 giờ 15, kêu tôi chờ đến hơn 09 giờ, rồi giao cho vài cô nhân viên khác hướng dẫn tôi làm thủ tục nhập viện ...Sau khi nhập viện ở một phòng 02 giường, tôi được yêu cầu các việc sau : - ngưng ăn lúc 20 giờ để được bom thuốc rửa ruột ; - ngưng uống nước hay bất cứ thứ gì từ 12 giờ đêm , "nếu có lỡ nuốt một ngụm nước gì thì phải thành thật khai báo với bác sĩ" ; - đúng 05 giờ 30 sáng ngày thứ Sáu 25/3/2016, phải ở tư thế sẵn sàng để được đưa đi "tập trung", mổ.


Đúng hẹn 07 giờ sáng ngày thừ Sau, 25/3/2016, tôi cùng khoảng 20 bệnh nhân khác được tập trung ra hành làng để được đưa đến phòng mổ. Đúng hơn là phòng chờ mổ, nằm chung khu với phòng mổ.Cứ hai bệnh nhân được cho nằm chung một giường , để chờ được kêu tên...cho đi mổ hay để được hỏi mấy câu gì đó.Có một bệnh nhân nữ được một bác sĩ đến gặp,nói : " Bệnh thận của bà có thể không mổ nội soi được, vì mổ nội soi không thể cắt thận đưa ra ngoài được. Bà hiểu không ?"...Lát sau lại có một bác sĩ khác đến nói : " Bà nghe bác sĩ nói đây : Cái thận của bà đã bị hư rồi, phải cắt vụt đi. Mổ nôi soi không phải là không cắt bỏ thận được. Khoa học bây giờ hiên đại lắm, mổ nội soi mà vẫn cắt lậy thận ra được, không cần phải mổ hở...Bà có nghe tôi nói không, có hiểu không mà mặt bà cứ trơ ra như vậy ?...".


Khoảng 09 gờ 30 hơn , sau khi đã sẵn sàng chờ được gọi tên từ lúc 05 giờ 30 sáng, và nhịn khát để nằm ngồi chờ từ lúc 12 giờ đêm, tôi được một ông bác sĩ trẻ đến gặp, hỏi tên tuổi, và mấy câu hỏi cũ mà tôi đã từng được hỏi trong hai ngày qua. Rồi vỗ vai tôi, nói : " Ông sẽ được mổ ưu tiên vì ông lớn tuổi". Cái ưu tiên của tôi kéo dài thêm 2 tiếng, rồi 2 tiềng nữa.Mắt tôi hoa, tai tôi ù, đầu và ngực tôi nặng trịch. Đúng 13 giờ, tôi đến gặp một nhân viên trong phòng, yêu cầu được gặp bác sĩ điều trị. Người ta kêu tôi chờ...


Không còn sức để chờ, tôi mở cửa bước ra ngoài như một cái máy, mong được gặp ai đó hay các con tôi.Xuống được cầu thang, tôi bước đi hướng ra cổng BV như một người mông du,giữa sự kinh ngạc tột cùng của đông đão bà con bênh nhân và thân nhân . Một cô nuôi bệnh chạy đến hỏi tôi đủ điều, lật xem cái vòng bệnh nhân đeo ở cổ tay tôi, rồi chạy vụt đi tìm các con tôi. Các con tôi cũng sợ thất thần cả buổi sáng , mà không biết chờ tôi chỗ nào, gặp ở đâu. Bởi khi tôi còn chờ trong phòng chờ mổ, nhiếu bệnh nhân mới được tiếp tục đưa đến . Các bà con nầy nói : "Các ông bà ở đây chờ, tụi tui ở trong phòng chờ, bà con thân nhân ở ngoài chờ. Mà khổ nhất là bà con thân nhân, vì họ không biết người nhà đã được mổ hay chưa, mổ rồi sao cả buổi không thấy ra, không biết tin lành hay tin dữ... Các con tôi cũng ở trong trường hợp nầy , cả buổi sáng. Và ở nhà tôi nữa...
Trước tình trang bơ phờ thê thảm bi đát của tôi, các con tôi quyết định bỏ lại hết để đưa tôi về... Dù có xảy ra việc gì...


Tôi viết mấy dòng nầy để vui mừng thông báo cùng bạn bè và các con cháu tôi, rằng tôi nay đã hoàn hoàn "thoát hiểm" ở BV/BD/Khu KNC, và đã an toàn về nhà. Và đang nằm dưỡng sức. Vệc gì sẽ xảy đến với tôi nữa thì tôi không biết.


Tôi cũng xin nói thêm rằng : cái bệnh viện Bình Dân nầy tôi đã từng biết nó từ khi nó mới ra đời hồi Đệ nhất VNCH. Tôi cũng đã từng chứng kiến những bước thăng trầm của nó , theo dòng thời gian, với các bác sĩ bậc thầy như cố giáo sư Phạm Biểu Tâm, cố giáo sư Ngô gia Hy, và nhiều bác sĩ tên tuổi khác mà tôi từng quen biết. Không ngờ nó lại "lột xác xã hôi chũ nghĩa" đến như vậy.!


Dù sao thì tôi vẫn còn muốn bám víu vào một chút gì đó còn lại của cái Sài Gòn cũ "không xã hội chũ nghĩa" của tôi , trong đó có cái BV/BD, từ thời Đệ Nhất VNCH, " không xã hội chũ nghĩa hay cộng sản chũ nghĩa", để mà thương , mà nhớ...


Thân mến,

Hồ ngọc Nhuận
Sài Gòn, ngày 26/3/2016

Đôi lời: Lá thư trên là của nhà báo, cựu dân biểu VNCH Hồ Ngọc Nhuận báo tin cho bạn bè biết về tình trạng sức khỏe của ông, nhưng lá thư còn cho thấy tình trạng y tế của Việt Nam ( đặc biệt Sài Gòn cũ) hiện nay. Được phép của nhà văn Hoàng Ngọc Biên, một trong những người bạn của nhà báo Hồ Ngọc Nhuận, chúng tôi xin phép được đăng lá thư của ông với lời tự thú của ông: "...Vô bệnh viện Bình Dân là do tôi tự nguyện đút đầu vô, để được trãi nghiệm. Quả thật họ đối xử rất quái đản với bệnh nhân từ các tỉnh đến..."

http://tdsoncuoc.blogspot.ca/2016/03/toi-i-mo-o-benh-vien-binh-dan-khu-ky.html#

TRẦN TRỌNG KIM * NHẬN ĐỊNH VỀ VIỆT MINH


CỤ TRẦN TRỌNG KIM NHẬN ĐỊNH VỀ VIỆT MINH

THƯ GỬI HOÀNG XUÂN HÃN NĂM 1947



Nguyễn Đức Toàn - Viện Nghiên cứu Hán Nôm\




Trần Trọng Kim (1887-1953) là một nhà giáo, một nhà nghiên cứu văn học, sử học có tiếng trong giới trí thức nước ta thời cận đại. Ông đã để lại nhiều công trình nghiên cứu có giá trị, như Nho giáo, Việt Nam sử lược, có đóng góp cho tri thức và nghiên cứu lịch sử văn hóa nước nhà. Trong khi tiếp xúc với văn bản Nam quốc địa dư chí, tôi phát hiện ra bức thư này nằm giữa tờ bìa ngoài gấp đôi đã bị phết hồ dán kín lại, do thời gian lâu ngày lớp hồ khô đi, trong lúc kiểm tra văn bản bức thư vô tình rơi ra. Được biết một số sách Hán Nôm có nguồn gốc từ thư viện riêng của gia đình GS. Hoàng Xuân Hãn. Bức thư này có lẽ đã đến tay cụ Hoàng và được cụ Hoàng dấu kín vào tờ bìa của cuốn Nam quốc địa dư chí, mà sau này được hiến tặng lại cho thư viện.



Đối chiếu với tập hồi ký Một cơn gió bụi của cụ Trần đã được xuất bản trong những năm 60, chúng tôi nhận định đây chính xác là bút tích và giọng văn của cụ Lệ thần - Trần Trọng Kim, vì những nhân vật trong thư nhắc đến đều là những gương mặt trí thức chính trị đương thời với cụ. Ngày tháng, sự kiện, giọng văn và tư tưởng trong bức thư hoàn toàn phù hợp với ngày tháng, sự kiện, giọng văn, tư tưởng của cụ Trần trong tập hồi ký đã nêu trên.

Chúng tôi xin được giới thiệu nội dung bức thư như một phần di cảo bút tích của một nhà giáo, một học giả uyên bác và đức hạnh, một nhà nghiên cứu Nho giáo tân học cuối cùng, sau hơn nửa thế kỷ nằm im lìm trong một tập sách cũ. Thấy rõ thêm mối quan hệ giữa hai gương mặt trí thức lớn của nước ta trong lịch sử cận đại. Bên cạnh đó, đặt ra vấn đề thận trọng và nghiêm túc trong công tác bảo quản các tư liệu Hán Nôm của chúng ta hiện nay.


Bức thư gồm 2 tờ viết 2 mặt.


Nội dung như sau:


Sài Gòn, ngày 8 tháng 5, năm 1947


Ông Hãn


Hôm ông Phan văn Giáo đưa cái thư của ông vào cho tôi, tôi không gặp ông ấy. Tôi xem thư của ông, nhất là đoạn viết bằng chữ nôm, tôi biết rõ sự tình và tôi đã phiên dịch ra quốc-ngữ, gửi sang để Ngài xem.


Gần đây tôi lại được thư khác của ông, do ông Giáo gửi lại cho tôi, đại khái cũng như thư trước. Cái tình thế nước ta bây giờ, tôi cũng hiểu đại khái như ông, cho nên trước khi tôi về, tôi đã dặn Ngài : Trừ khi có bằng-chứng chắc-chắn, thì ngài chớ nghe ai mà về. Sau khi tôi đã về đây rồi tôi lại viết thư ra nhắc lại lời dặn của tôi. Vậy sự ngài về chắc là không có.


Tôi sở dĩ về đây là vì Ngài và tôi ở bên ấy5, hoang-mang chẳng biết rõ gì cả, nhân có ông Cousseau6 do ông D’argenlieu7 sai sang gặp Ngài và tôi, nói Pháp sẵn lòng đổi thái-độ để cầu hoà-bình. Ngài thấy thế bảo tôi về tận nơi xem thái độ người Pháp có thật không, và nhân tiện xem ý tứ người Việt ta thế nào. Nếu làm được việc gì ích lợi cho nước và để cho dân đỡ khổ, thì ta cố làm cho trọn nghĩa-vụ của mình, nếu không thì lương-tâm ta cũng yên, vì đã cố hết sức mà không làm được8


Tôi về đây hôm 6 tháng hai tây9, không gặp ông D’argenlieu, vì ông ấy sắp về Pháp. Ông ấy cho người bảo tôi chờ ông ấy sang sẽ nói chuyện. Tôi có gặp mấy người có chủ nhiệm về việc chính trị, nói chuyện thì tử-tế lắm và đồng ý hết cả. Nhưng xét ra họ nói một đường, làm một nẻo, toàn là những việc mưu-mô lừa dối cả. Lúc đầu tôi có xin cho tôi dược gặp ông, ông Hiền10 và Khiêm11, họ hứa sẽ cho vào ngay, nhưng mãi chẳng thấy ai vào. Tôi biết ý [tr1] cũng không hỏi nữa.

Tôi xem việc người Pháp làm, không thấy gì là chân thực. Họ thấy tôi giữ cái thái-độ khảng khái không chịu để họ lợi dụng, họ phao ra rằng tôi nhu-nhược và đa nghi không làm được việc. Họ cho những người Nam thân tín của họ đến nói muốn gặp tôi, tôi từ chối không gặp ai cả. Cũng vì thế tôi không muốn gặp ông Giáo. Tôi có nói với người Pháp rằng : Tôi về đây, là tin ở lời hứa hẹn của ông Cousseau là đại biểu của Thượng xứ Pháp, nay công việc không xong, thì cho tôi trả ra để bảo cho Ngài biết. Họ nói : Việc ấy cố nhiên rồi, nhưng ông hãy thong-thả chờ ít lâu. Họ nói thế, nhưng tôi biết là họ không cho tôi ra với Ngài, và họ lại cho người khác nói chuyện với Ngài.


Dù sao, tôi cũng không ân-hận vì việc tôi về đây. Có về đây mới biêt rõ sự thực. Biết rõ sự thực thì cái bụng tôi yên không áy náy như khi ở ngoài kia. Bây giờ tôi nhất định không làm gì cả. Nếu thời cục yên-ổn thì tôi về ngoài Bắc, néu không tì xoay xở ở tạm trong này, chờ khi khác sẽ liệu.


Còn về phương diện người mình, thì tôi thấy không có gì đáng vui. Phe nọ đảng kia lăng-nhăng chẳng đâu vào đâu cả. Ai cũng nói vì lòng ái-quốc, nhưng cái lòng ái-quốc của họ chỉ ở cửa miệng mà thôi, nhưng kỳ thực là vì địa-vị và quyền-lợi, thành ra tranh dành nhau, nghi-kỵ nhau rồi lăng-mã lẫn nhau. Tôi về đây chỉ gặp Thảo13, Hoè14 và Sâm15. Tôi bảo Sâm nên tìm cách đoàn kết nhau thành khối, thì mới có thể đối phó với người ta được. Sâm cũng cho ý kiến ấy là phải. Song một độ thấy bẵng đi, không đến gặp tôi, rồi bất thình-lình xuất hiện ra Mặt trận quốc gia16, mà không cho tôi biết. Mãi mấy hôm nay mới đến nói rằng vì sự đi lại khó khăn, nên không kịp nói cho tôi biết việc ấy. Tôi bảo hắn rằng : Việc ông làm đó, là việc nên làm, nhưng trước hết phải xếp đặt cho chu-đáo, phải có đủ các cơ-quan tuyên truyền và bênh-vực việc làm của mình. Nhất là phải giao-thông với Mặt trận kháng chiến17, họ [tr2] có đồng ý, thì việc ông làm hoạ may mới có hiệu-quả. Nay việc chưa xếp đặt ra gì cả mà ông đã vội-vàng xướng xuất ra như thế, tôi e khó thành được. Hắn nói : Việc đã trót rồi, đã ném lao thì phải theo lao.


Tôi thấy tình thế có nhiều nỗi khó khăn quá, mà minh thì thân cô thế cô, không làm gì được, cho nên chỉ giữ cái dịa vị bàng-quan mà thôi, thật là:


身 在 南 蕃 無 所 預
心 懐 百 憂 復 千 慮



(Thân tại Nam phiên vô sở dự,
Tâm hoài bách ưu phục thiên lự.
Thân ở cõi Nam không tham dự việc chính trị,

Lòng đã ôm trăm mối lo lắng lại thêm nghìn điều ưu lự)














Tôi vẫn biết việc chống với Pháp chỉ có V.M. mới làm nổi, nhưng vì chỉ tiếc họ quá thiên về chủ-nghĩa cọng-sản quá. Họ chỉ có một mục-đích là thi hành chủ nghĩa của họ, họ dùng đủ phương diện để đưa người ta vào cái chòng của họ. Sự hành-động của họ ở bên ta cũng như bọn cọng sản đã dùng ở bên Tàu và ở các nước khác, đều theo một lối đúng nhau như hệt. Họ không cần quốc-gia, không cần đạo-đức, nhưng có nhiều người tin ở nghĩa quốc-gia, thì họ lợi dụng cái nghĩa quốc-gia để đạt cái chủ-nghĩa của họ. Lừa dối xảo-quyệt đủ đường, cho nên người ta dễ mắc lừa lắm.


Nay V.M. đứng vào cái địa-vị chống Pháp, tất là có cái thanh-thế rất mạnh. Nếu họ biết đổi cái thái-độ hung tàn bạo ngược đi, và tìm cách thu dụng các đảng phái khác, để lập thành một khối, không khuynh hướng hẳn về Cọng sản, thì có cơ thành công được, nhưng bảo con chó sói trở nên con cừu, thì có thể được không? Dù sao, đối với viêc nước mình, V.M phải chịu cái tiếng 功 之 首 罪 之 魁 (Công chi thủ tội chi khôi = Công đứng đầu mà tội cũng đứng đầu). Đó là ý kiến riêng của tôi, còn các ông nghĩ thế nào tôi không biết.

Khi tôi ở Hương- cảng, ông Cousseau có cho tôi biết tin ông Oánh18 bị Tây giết, tôi thương ông Oánh quá, có làm bài tuyệt- cú gửi về, nhờ ông đem điếu ông ấy:


Khóc bạn Nguyễn Băng Hồ

Đất khách mơ - màng những thở - than,

Mảng tin bác bị lũ hung tàn.

Ngắn dài giọt lệ lòng thương bạn,

Căm giận quân thù đã tím gan.


Ông Oánh sinh thời là một người trung hậu ngay chính, ở đời này thật là ít có. Chẳng may vì duyên nghiệp mà phải cái nạn tai bay vạ gió. Thôi [tr3] thì cũng là một cách ông ấy trả nợ nước.

Tôi muôn nhờ ông một tí việc, khi tôi đi, tôi còn một bản đánh máy tập Vũ trụ đại quân19 gửi ông Oánh, nhờ ông thử hỏi nhà ông Oánh xem tập ấy có còn nữa không. Nếu còn, thì ông làm ơn giữ lấy cho tôi, kẻo công trình mất mấy năm trời mà mất đi, thì tiếc quá.


Nhờ ông nói với Khiêm, nhờ hắn đến qua chỗ nhà tôi ở Nhà Rượu, xem có ai coi giữ cái nhà đã bị đốt21 đó không. Nếu có người coi, thì nhờ Khiêm thử vào trong nhà xem những sách vở có còn gì nữa, thì nhờ hắn nhặt đem về giữ lấy cho tôi. Còn cái nhà bên cạnh mà không hư hỏng lắm thì nhờ hắn xem có thể chữa sửa được không. Giá có thể chữa lại it nhiều rồi cho người ta tạm thuê để lấy tiền và cốt nhất là khi nào tôi có về được, mong còn có chỗ che sương che nắng.(Việc này không cần nữa, vì tôi đã gặp Khiêm ở đây rồi.)


Ông có biết tin ông Bùi Kỷ23 bây giờ ở đâu không. Tôi về đây không có tin tức gì về đường nhà ông Bảng cả. Nhà tôi và Chương24 đều có lời chúc ông bà được mạnh khoẻ. Tôi có lời thăm ông Hiền, Khiêm và Hoè và tất cả các bạn. Ông Hoè hôm ra Hà-nội có đến gặp tôi, nhưng vội quá, không viết được thư. Bây giờ ông Hoè ở đâu và làm gì?
Sau này ông có gửi thư cho tôi, nên để chờ khi nào có người chắc chắn vào đây, đưa đến cho tôi thì hơn. Không nên gửi người không được chắc chắn.


Nay kính thư

Trần Trọng Kim


Chú thích:


1. 8/5/1947 : ngày viết thư. Một cơn gió bụi có ghi việc Cao uỷ Pháp là Bollaert ra Bắc : “ngày 8/5 mấy hôm trước khi ông Bollaert ra Bắc, ông Didier Michel hẹn đến gặp tôi”. Bức thư có lẽ được cụ Trần nhờ Didier Michel gửi hộ.

2. Ông Hãn: Chỉ Hoàng Xuân Hãn, nguyên Bộ trưởng bộ giáo dục và Mỹ thuật của chính quyền Trần Trọng Kim trước Cách mạng tháng 8. Năm 1947 Hoàng Xuân Hãn còn đang ở Hà Nội.

3. Phan văn Giáo: Dược sĩ, chủ hiệu thuốc lớn ở Thanh Hoá, là nhà Tư sản nổi tiếng có tư tưởng thân Pháp. Bị bắt trong Cách mạng tháng 8, sau được thả ra. Sau năm 1945 tiến hành nhiều cuộc vận động để khôi phục chính thể quân chủ ở miền Nam.


4. Ngài : Chỉ vua Bảo Đại - Vĩnh Thuỵ, lúc này đã thoái vị. Sau được chính quyền cách mạng cử đi công cán Trung Quốc, thì ở lại không về và sang ở Hương Cảng. (Trần Trọng Kim; Phạm Khắc Hoè, sđd)

5. Bên ấy: Khi Cách mạng tháng 8 nổ ra thì Trần Trọng Kim đang ở Huế. Bảo Đại thoái vị, ông về ở làng Tại Lại Thế gần thôn Vĩ Dạ, đóng cửa đọc sách không ra ngoài. Đầu năm 1946 thì về Hà Nội, không tham gia việc gì nữa. Sau khi Bảo Đại đi sang Trung Quốc, rồi ở lại không về. Cuối tháng 5/1946, quân Tầu Tưởng rút dần về nước. Tháng 6/1946, Trần Trọng Kim theo một số người của Quốc Dân đảng sang Trung Quốc tìm bắt liên lạc với Bảo Đại, và gặp nhau ở Hương Cảng.

6. Cousseau: Quan cai trị, từng làm Công sứ ở nhiều tỉnh tại Bắc Kỳ, là người móc nối dàn xếp đưa Bảo Đại từ Hương Cảng về nước để thành lập chính phủ theo ý người Pháp. (Phạm Khắc Hoè. sđd)

7. D’argenlieu : Cao uỷ Pháp tại Đông Dương lúc bấy giờ. Năm 1947 thì về nước cho Bollaert sang thay. (sđd)

8. Trần Trọng Kim, sđd, tr166, 167...

9. hôm 6 tháng 2 tây : ngày Trần Trọng Kim về đến Sài Gòn. Một cơn gió bụi có ghi : “ngày 5 đến Sài Gòn, nhưng đến sáng mùng 6 mới lên bờ.”

10. ông Hiền : Luật sư Vũ Văn Hiền, từng tham gia Nội các của chính quyền Trần Trọng Kim, giữ chức Bộ trưởng bộ Tài chính. Bị quân Pháp bắt giữ sau ngày toàn quốc kháng chiến năm 1946 ở Hà Nội cùng với Phạm Khắc Hoè, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Xuân Chữ, ... sau được thả ra. (Phạm Khắc Hoè, sđd)

11. Khiêm : Có thể là Phạm Duy Khiêm, người cùng tham gia với Trần Trọng Kim soạn sách “Việt Nam văn phạm”.

12. Trần Trọng Kim lúc này đã không còn giá trị. Người Pháp muốn tách ông ra khỏi Bảo Đại để không thể gây ảnh hưởng, cản trở ý đồ thành lập một chính phủ theo ý muốn của người Pháp.

13. Thảo : Luật sư Trịnh Đình Thảo (1901-1986), luật sư toà Thượng thẩm Sài Gòn, là một luật sư rất có uy tín, thường đứng ra bảo vệ quyền lợi của nhân dân lao động cấp dưới, từng tham gia Nội các của chính quyền Trần Trọng Kim, giữ chức Bộ trưởng bộ Tư pháp, Phó chủ tịch hội đồng cố vấn chính phủ lâm thời miền Nam Việt Nam. Sau ra chiến khu tham gia thành lập Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ hoà bình Việt Nam, đi nhiều nước vận động chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam, Uỷ viên trung ương mặt trận tổ quốc, Đại biểu quốc hội.

14. Hoè : Phạm Khắc Hoè, giữ chức Đổng chưởng lý văn phòng Ngự tiền của vua Bảo Đại. Sau này đi theo kháng chiến, bị Thực dân Pháp bắt đưa về miền Nam dụ dỗ quay trở lại phục vụ Bảo Đại không thành, phải thả ông ra ở Hà Nội, ông tìm cách trốn khỏi thành phố lên chiến khu, có viết tập hồi ký “Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc”. Tập hồi ký này có nhắc đến việc ngày 16/4/1947, Phạm Khắc Hoè có đến chào từ biệt Trần Trọng Kim trước khi ra Hà Nội. Thư này viết sau khi Phạm Khắc Hoè đi Hà Nội gần một tháng (8/5/1947). (Phạm Khắc Hoè, sđd)


15. Sâm : Nguyễn Văn Sâm, Chủ tịch hội ký giả Nam Kỳ. Bị Thực dân Pháp an trí ở Sóc Trăng vì những hành động chống Pháp. Năm 1945, tham gia chính quyền Trần Trọng Kim, Hội viên hội đồng dự thảo Hiến pháp. Sau được phái đi làm Khâm sứ Nam Kỳ để tiếp thu Nam Kỳ được Nhật trao trả, chưa kịp thực hiện thì cách mạng tháng 8 bùng nổ. Là người tham gia thành lập Mặt trận quốc gia Việt Nam ở miền Nam, là thủ lĩnh đảng Việt Nam quốc dân độc lập, ông bị ám sát chết cuối năm 1947. (Nguyễn Quang Thắng, sđd)

16. Mặt trận quốc gia : Ngày 17-2-1947, Nguyễn Hải Thần, ông Nguyễn Tường Tam cùng một số nhân sĩ đã tiếp xúc với Bảo Đại và đã thành lập một Mặt Trận mệnh danh là Mặt Trận Quốc Gia nhóm tại Hương Cảng gồm: Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Dân Chủ Xã Hội Đảng, Việt Nam Quốc Gia Thanh Niên Đoàn có mục đích lợi dụng Bảo Đại để tranh thủ độc lập nhưng Bảo Đại cũng như các nhà thực dân khác không chịu được sự "khó tính" của Mặt trận này nên đã gạt khéo Mặt trận ra ngoài và sau này, Bảo Đại về lập chính phủ chỉ có nhân viên của các nhóm tư bản và của đế quốc cộng tác mà thôi. Với những thành phần "Nam kỳ quốc" và bọn tay chân của đế quốc, Pháp tạo ra các chiêu bài độc lập, tính đánh lừa dân chúng Việt Nam nhưng đã thất bại. Nguyễn Văn Sâm chắc cũng tham gia trong mặt trận này.

17. Mặt trận kháng chiến : Chỉ Mặt trận kháng chiến của nhân dân miền Nam (?)

18. ông Oánh : Tức Nguyễn Quang Oánh (1888-1946), anh ruột Nguyễn Văn Ngọc (hiệu Ôn Như). Làm Thanh tra các trường Sơ học, Hội viên hội đồng cải cách giáo dục của chính quyền Trần Trọng Kim, từng cùng Trần Trọng Kim và Bùi Kỷ biên soạn sách Tiểu học Việt Nam văn phạm giáo khoa thư. Toàn quốc kháng chiến, ông bị giặc Pháp ập vào nhà bắn chết ngày 22/12/1946. (Trần Văn Giáp, sđd); Nguyễn Băng Hồ : Chỉ tên hiệu của ông Nguyễn Quang Oánh là Băng Hồ.
19. Vũ trụ đại quan : Một trong các công trình nghiên cứu của Trần Trọng Kim. (Trần Văn Giáp, sđd)

20. Nhà Rượu : Trần Trọng Kim có nhà ở khu vực gần Nhà máy Rượu Hà Nội (phố Nguyễn Công Trứ). Tức là căn nhà 41 phố Hàng Chuối (Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, Nxb.Vĩnh Sơn, S., 1969)

21. “Cái nhà của tôi ở phố nhà Rượu cũng bị quân tự vệ đốt cháy. Thành ra bao nhiêu sách vở của tôi, có lắm quyển rất cổ rất quý, tích trữ trong mấy chục năm, đều hoá ra tro tất cả. Tôi vẫn chưa hiểu vì lẽ gì mà họ đốt nhà tôi, hoặc là vì đốt nhà bên cạnh mà cháy lây sang, hoặc vì Việt Minh thấy tôi bỏ đi, họ giữ không được, họ cho lệnh đốt nhà cho bõ tức”. Trần Trọng Kim, sđd.

22. Tác giả tự đánh dấu, và ghi chú sang bên cạnh thư, nhắc việc này thôi vì đã nhờ được rồi.

23. Bùi Kỷ : Tức cụ Phó bảng Bùi Kỷ (1887-1960), Hội viên hội đồng cải cách giáo dục của chính quyền Trần Trọng Kim, cùng Trần Trọng Kim biên soạn nhiều tác phẩm : Truyện Thuý Kiều, Việt Nam văn phạm, Nho giáo. Chủ tịch Hội văn hoá kháng chiến liên khu 3, uỷ viên Hội Liên Việt liên khu, Chủ tịch hội hữu nghị Việt- Trung. (Trần Văn Giáp, sđd)

24. Chương : Luật sư Trần Văn Chương, từng tham gia Nội các của chính quyền Trần Trọng Kim, giữ chức Bộ trưởng bộ Ngoại giao. (Trần Trọng Kim; Phạm Khắc Hoè, sđd).

24. Chương: Tên người, lúc đầu tôi chỉ tra cứu được 1 người tên Chương là Luật sư Trần Văn Chương, từng tham gia Nội các của chính quyền Trần Trọng Kim, giữ chức Bộ trưởng bộ Ngoại giao. Đến hôm 9.2.2014, bài viết nhận được phản hồi từ bà Phạm Thị Lệ Hương, 1 Việt kiều Mỹ cung cấp thông tin sửa sai cho, tên Chương là tên con gái cụ Trần Trọng Kim, tức bà "Trần Thị Diệu Chương, vì trong thư Cụ Kim thường kêu các Cụ ngang tuổi là Ông… mà không nói tên trống không như thế này, vả lại Cụ viết “nhà tôi [tức là vợ của Cụ] và Chương đều có lời chúc ông bà…” thì chắc chắn phải là người trong gia đình Cụ. Con gái độc nhất của cụ tên là Trần Thị Diệu Chương, vẫn còn sống ở Pháp, năm nay cỡ 90 hay trên 90 tuổi 1 chút (ngang tuổi ông Bùi Diễm là con trai Cụ Bảng Bùi Kỷ là first cousin của bà Trần Diệu Chương, vì Cụ Bùi Kỷ là anh của Cụ bà Trần Trọng Kim).] Sở dĩ tôi dám quả quyết như thế này là vì tôi là người trong họ của Cụ bà Trần Trọng Kim, nên tôi đọc thư của Cụ Kim viết cho Cụ Hoàng Xuân Hãn tôi hiểu như thế. Tôi có hỏi thêm những người trong họ thì mấy nguời đó cũng nghĩ như tôi viết cho anh ở trên." (trích thư phản hồi của bà Phạm). Tôi xin sửa lại chú thích này theo ý kiến phản hồi của bà Phạm và xin trân trọng cám ơn bà.



Thư mục tham khảo

1.Lệ thần - Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, Nxb Vĩnh Sơn, S,. 1969
2. Phạm Khắc Hoè, Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc, H,.1986
3. Nguyễn Quang Thắng, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. S,.1982
4. Trần Văn Giáp, Lược truyện các tác gia Hán Nôm II. H.,1987
5. La Sơn Yên Hồ - Hoàng Xuân Hãn. Nxb GD, H,. 1998 (2t)

TRẦN TRỌNG KIM * QUÂN TỬ-TIỂU NHÂN



                                                             
Quan Niệm
"QUÂN TỬ-TIỂU NHÂN" THEO KHỔNG GIÁO 

* Học giả: Trần Trọng Kim



Đạo của Khổng Tử là đạo của người Quân tử cốt dạy người ta cho thành người có đức hạnh hòan toàn và có nhân phẩm tôn quý, cho nên bao nhiêu những sự dạy do học tập của Khổng giáo đều chú cả vào sự gây thành người Quân tử.

Khổng Giáo chia người ở trong xã hội ra làm hai hang là: Quân tử và tiểu nhân. Quân tử là quý là hay, tiểu nhân là tiện là dở. Vậy trước khi bàn đến các mục khác, thiết tưởng nên nói rõ tư cách của người Quân tử và kẻ tiểu nhân khác nhau thế nào thì sau xem mới rõ mọi ỳ nghĩa.

Người ta sinh hoạt ở đời bao giờ cũng tựa người hành khách, lúc nào cũng thấy có hai con đường giao nhau ở trước mặt. Có người biết chọn con đường thẳng mà đi thì được sự ung dung mà chóng đến nơi. Có người đi con đường cong queo thành ra vất vả mà khơng bao giờ đến nơi được.

Con đường thẳng là con đường Đạo đức Nhân nghĩa; con đường cong queo là con đờng gian ác quỷ quyệt. Trong hai con đường đó ta phải chọn lấy một con đường mà đi. Đi con đường thẳng là người Quân tử, có nhân cách hoàn toàn. Đi con đường cong là người tiểu nhân hèn hạ.




KHỔNG TỬ

Lúc đầu chữ Quân tử là nói người có địa vị tôn quý, mà chữ tiểu nhân là người thường nhân không có địa vị gì trong xã hội. Nghĩa ấy rất rõ trong những câu này: Khổng Tử nói rằng:
“Quân tử học đạo tắc ái quân, tiểu nhân học đạo tắc di sử giã” (Quân tử học đạo thì yêu người, tiểu nhân học đạo thì dễ khiến). (Luận Ngữ: Dương Hóa XVII).

“Quân tử nghĩa dĩ vi thượng, Quân tử hữu dũng nhi vô nghĩa vi loạn, tiểu nhân hữu dũng nhi vô nghĩavi đạo”. (Quân tử chuộng nghĩa, Quân tử có dũng mà không có nghĩa thì làm loạn. Tiểu nhân có dũng mà không cò nghĩa thì làm đứa ăn trộm). (Luận Ngữ: Dương Hóa XVII).

Về sau dùng rộng nghĩa ra, gọi Quân tử là người có đức hạnh tôn quý và gọi tiểu nhân là người có chí khí hèn hạ. Vậy người Quân tử theo nghĩa rông thì dẫu bần cùng khổ sở vẫn là Quân tử và người tiểu nhân tuy có quyền tước sang trọng, cũng vẫn là tiểu nhân. Người đi học cũng vậy, có người nho Quân tử, có người nho tiểu nhân.

Khổng Tử bảo thầy Tử Hạ rằng: “Nhữ vi Quân tử nho, vô vi tiểu nhân nho”. (Ngươi làm nho Quân tử, không làm nho tiểu nhân). (Luận ngữ: Ung Giã, VI).

Nho Quân tử là người học đạo Thánh Hiền để sửa mình cho thành người có phẩm giá tôn quý, dẫu bần cùng cũng không làm điều trái đạo. Nho tiểu nhân là người mượn tiếng học đạo Thánh hiền để cầu danh, cầu lợi, miệng nói những điều đạo đức mà bụng nghĩ làm những việc bất nhân bất nghĩa.

Khổng Tử phân biệt cái thái độ thế nào là Quân tử, thế nào là tiểu nhân. Ngài nói rằng: “Quân tử thượng đạt, tiểu nhân hạ đạt”.
(Quân tử đạt về cái lý cao minh, tiểu nhân đạt về cái lý đê hạ). (Luận Ngữ: Hiến vấn, XIV).

Quân tử bao giờ cũng theo Thiên Lý cho nên tâm tính thanh minh, nghĩa lý sáng rõ, biết điều gì là càng ngày càng tinh thâm, làm việc gì là càng ngày càng thuần thục, bởi vậy mới tiến lên chỗ cao minh.

Tiểu nhân bao giờ cũng theo nhân dục, cho nên cái chí khí mờ tối, cứ bị vật dục sai khiến, biết cái gì càng ngày càng sai lầm, làm điều gì càng ngày càn rỡ, bởi vậy mới trụy lạc về đường đê hạ.

“Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi”. (Quân tử hiểu rõ chưng nghĩa, tiểu nhân hiểu rõ chưng lợi). (Luận Ngữ: Lý Nhân, IV).

Nghĩa, là cái chinh đáng của Thiên Lý; Lợi, là cái ham mê của nhân dục. Người Quân tử hiểu sâu việc nghĩa, cho nên mới dốc lòng muốn làm việc nghĩa; kẻ tiểu nhân hiểu sâu việc lợi cho nên mới dốc lòng lo làm việc lợi. Làm việc nghĩa mà có lợi là chính đáng, làm việc lợi mà quên việc nghĩa là trái lẽ.

“Quân tử Trung dung, tiểu nhân phản Trung dung” . (Quân tử thì Trung dung, tiểu nhân thì trái Trung dung). (Trung dung).

Quân tử hiểu suốt đến cái lẽ rât cao xa, rồi chọn cái vừa phải mà theo, cho nên mới Trung dung. Tiểu nhân chỉ biết cái tư lợi mà không biết cái lý cao xa, cho nên chỉ làm những việc tầm thường mà thôi, thành ra bao giờ cũng trái với Trung dung.

“Quân tử cầu chư kỷ, tiểu nhân cầu chư nhân”. (Quân tử cầu ở mình, tiểu nhân cầu ở người) (Luận Ngữ: Vệ Linh Công, XV).

Cầu ở mình là chỉ cầu cái thực có của nình, cầu ở người là chỉ cầu cái hư danh đối với người. Cầu ở mình thì cái đức càng ngày càng tiến lên, cầu ở người thì cái lòng muốn càng ngày càng buông xỏng ra.

“Quân tử thái nhi bất kiêu, tiểu nhân kiêu nhi bất thái”. (Quân tử thư thái mà không kiêu căng, tiểu nhân kiêu căng mà không thư thái). (Luận Ngữ: Tử Lộ, XIII).

Cái bụng của Quân tử chỉ theo cái lý tự nhiên cho nên lúc nào cũng yên nhàn tự đắc, không có cái gì là căng kỷ ngạo vật. Cái bụng kẻ tiểu nhân chỉ thích cái muốn của mình, cho nên khi đắc chí thì tỏ ra mặt khoe khoan kiêu ngạo, không có cái thái độ thung dung như người Quân tử.

“Quân tử hòa nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hòa”. (Quân tử hòa với mọi người mà không về hùa với ai, tiểu nhân thì về hùa với mọi người mà không hòa với ai). (Luận Ngữ: Tử Lộ, XIII).

Quân tử chỉ chuộng nghĩa để bụng vào việc công, chon nên đối với người chỉ theo cái lý công nhiên mà phân biệt những điều phải trái hay dỡ để hòa với mọi người chớ không a dua với ai cả.
Tiểu nhân chỉ chuộng lợi, để bụng vào việc tư, cho nên đối với người chỉ a dua theo bọn nầy, đảng kia để chống với người, thành ra chỉ đồng mà không hòa vậy.

“Quân tử chu nhi bất tỉ, tiểu nhân tỉ nhi bất chu”. (Quân tử chung khắp cả mọi người mà không tây vị, tiểu nhân tây vị mà không chung). (Luân Ngữ: Vi Chính, II).

Cái bụng người Quân tử bao giờ cũng công nhiên, cho nên xem thiên hạ như một nhà, xem mọi người như một mình, ai đáng yêu thì yêu, không đợi có theo mình mới yêu, đáng làm ơn cho ai thì làm, không đợi có cầu đến mình mới làm, việc gì cũng lấy lòng quảng đại công chính mà không hề có điều thiên tư.

Cái bụng kẻ tiểu nhân thì chỉ biết tư lợi, hễ thấy ai có thần thế thì phan phụ vào, hoặc thấy ở đâu có lợi lộc thì xu hướng về, hoặc bè nọ, đảng kia để giao kết làm điều gian ác, bỏ mất cái công nghĩa.

“Quân tử thản đãng đãng, tiểu nhân trường thích thích”. (Quân tử bao giờ trong bụng cũng thẳng lòng lọng, tiểu nhân bao giờ trong bụng cũng lo ngai ngái). (Luận Ngữ: Thuật Nhi, VII).

Quân tử theo Thiên lý cho nên lúc nào cũng thư thái, tiểu nhân bị vật dục sai khiến, lúc nào cũng phải lo nghĩ để cầu danh cầu lợi, cho nên suốt đời chỉ những lo buồn.

“Quân tử cố cùng, tiểu nhân cung tư lạm hỹ” (Quân tử cố giữ lúc khốn cùng, tiểu nhân phải lúc khốn cùng thì làm vậy). (Luận Ngữ: Vệ Linh Công, XV).

Quân tử phải lúc khốn cùng thì cứ lấy nghĩa mệnh mà tự yên;
Tiểu nhân phải lúc khốn cùng thì không nghĩ gì đến lễ nghĩa đạo lý nữa, điều bậy bạ thế nào cũng làm được.

“Quân tử bất khả tiểu tri, nhi khả địa phụ giã; tiểu nhân bất khã đại thụ, nhi khã tiểu tri giã”. (Quân tử không thể biết được cái nhỏ mà có thể chịu được cái lớn, tiểu nhân không có thể chịu được cái lớn, mà có thể biết được cái nhỏ vậy). (Luận Ngữ: Vệ Linh Công, XV)
Quân tử đối với việc nhỏ mọn vị tất đã làm được, nhưng cái tài đức có thể đương được việc to lớn; tiểu nhân tuy có cái khí tượng hẹp hòi nhưng đối với việc nhỏ có cái sở trường khả thủ được.

“Quân tử thành nhân chi mỹ, bất thành nhân chi ác; tiểu nhân phản thị”. (Quân tử gây thành cái hay cho người ta, không gây thành cái ác cho người ta; tiểu nhân không thế). (Luận Ngữ: Nhan Uyên, XII).

Lòng người Quân tử vốn hậu mà cái sở hiếu chỉ ở sự Thiện, cho nên thấy ai làm điều hay thì khuyến miễn người ta cố gắng làm hay hơn nữa, hoặc thấy ai làm điều ác thì can ngăn, không để cho người ta làm thành điều ác được.

Lòng kẻ tiểu nhân vốn bạc, mà cái sở hiếu chỉ ở điều ác, cho nên thấy ai làm điều ác thì xui khiến để cho thành ra ác, hoặc thấy ai làm điều Thiện thì lại ghen ghét, kiếm cách ngăn trở để cho không thành được điều Thiện, bời thế mới trái với người Quân tử.

“Quân tử vị sự nhi nan, duyệt giã, duyệt chi bất dĩ đạo, bất duyệt giã, cập kỳ sử nhân giã, khí chi; tiểu nhân nan sự, nhi dị duyệt giã, duyệt chi bất dĩ đạo, duyệt giã, cập kỳ sử nhân giã, cầu bị yên”. (Quân tử dễ thờ mà khó làm cho đẹp lòng, vì không lấy đạo làm cho đẹp lòng thì không đẹp lòng, kịp đến dùng người thì tùy tài mà dùng; tiểu nhân khó thờ mà dễ làm cho đẹp lòng, vì không lấy đạo làm cho đẹp lòng cũng đẹp lòng, kịp đến dùng người thì cầu toàn trách bị”. (Luận Ngữ: Tử Lộ, XIII).

Cái tâm của Quân tử Công và Thứ. Công thì chuộng ngững điều trung chính, dẫu ai có đem những điều trái đạo lý mà làm cho đẹp lòng cũng không ưa, vậy nên khó làm cho đẹp lòng được. Còn cách dùng người thì lấy lòng thứ mà đãi, tùy cái tài khí của từng người mà dùng chứ không bỏ ai cả, vậy nên dễ thờ.

Cái tâm của tiểu nhân Tư và Khắc. Tư thì chuộng những điều không chính, cho nên dù không theo đạo lý mà cũng làm cho đẹp lòng được. Còn cách dùng người thì lấy lòng khắc mà đãi, dùng ai thì muốn người ấy thật toàn bị mới nghe, cho nên khó thờ.

“Quân tử nhi bất nhân giã, hữu hỹ phù? Vị hữu tiểu nhân nhi nhân giả giã”. (Quân tử mà bất nhân, có vậy chăng? Chưa có tiểu nhân mà là người có nhân vậy). (Luận Ngữ: Hiến Vấn, XIV).

Bậc nhân giả là thuần theo Thiên lý, chứ không có một hào ly nào tư dục.

Người Quân tử phải để chí ở đạo Nhân, đáng lẽ là không lúc nào bất nhân được, song trong khoảng giây phút có lúc tâm bất tại, thì cái Thiên lý gián đoạn đi mà làm điều bất nhân, điều ấy có khi có chăng.

Còn kẻ tiểu nhân thì đã mất bản tâm và bỏ mất Thiên lý rồi, dẫu một đôi khi cái Thiên lý có phát hiện ra nữa thì cũng không thắng được cái tư dục, cho nên kẻ tiểu nhân không bao giờ có Nhân.

Khổng Tử chia nhân loại ra làm hai hạng người như thế. Quân tử chủ ở sự theo Thiên lý để làm những điều Công Chính. Tiểu nhân chủ ở sự theo tư dục để làm những điều Tà khúc.

Một đàng là làm cho tôn phẩm giá của mình lên, Một đàng thì làm cho hạ phẩm giá của mình xuống. Ai muốn theo đường nào cũng tùy ở cái chí của mình cả.

Người Quân tử bao giờ cũng ôn nhã, tĩnh trọng, không hề làm điều gì là không hợp lẽ phải.
Khổng Tử nói: “Quân tử bất ưu, bất cụ”. (Quân tử không lo, không sợ). (Luận Ngữ: Nhan Uyên, VII). Người Quân tử làm việc gì cũng theo đạo lý, tự xét trong bụng không có hối hận thì còn lo và sợ gì nữa.

“Quân tử ưu đạo bất ưu bần”. (Quân tử lo đạo, không lo nghèo). (Luận Ngữ: Vệ Linh Công, VI). Người Quân tử lấy sự học đạo làm gốc, cho nên chỉ lo không đạt tới đạo, chứ không lo có lợi lộc hay không có lợi lộc.

“Quân tử bất khí”. (Quân tử tùy nghi làm việc gì cũng được, chứ không chỉ một tài, một nghệ mà thôi). (Luận Ngữ: Vi Chính, II). Khí là cái đồ dùng về một việc gì, chứ không dùng làm việc khác được. Người Quân tử không như thế, dùng làm được cả mọi việc.

“Quân tử căng nhi bất tranh, quần nhi bất đảng”. (Quân tử nghiêm trang mà không tranh với ai, hợp quần với mọi người mà không bè đảng). (Luận Ngữ: Vệ Linh Công, XV).

Quân tử tự mình nghiêm nghị theo cái lý công nhiên mà đối với người, chứ không thiên tư cho nên không tranh giành với ai. Xử với người thì thân ái cả mọi người, không vị tình riêng mà a tùng theo đảng, theo bọn để cầu lợi riêng.

“Quân tử vô sở tranh tất giã xạ hồ! Ấp nhượng nhi thăng, hạ nhi ẩm, kỳ tranh giả quân tử”. (Quân tử không tranh gì cả, mà có tranh nữa thì ắt là như việc bắn thi chăng! Vái nhường rồi mới lên thềm, xuống thềm mời nhau uống rượu, sự tranh ấy là sự tranh Quân tử). (Luận Ngữ: Vấn Bái, III).

Người Quân tử có vì đạo lý mà tranh luận điều gì, thì cũng theo cái nghĩa lễ nhượng cung kính để không mất đạo Trung. Tranh luận mà vẫn ung dung khiêm tốn như lệ tập bắn đời xưa, nghĩa là tranh nhau nhưng vẫn giữ cách tranh nhau của người Quân tử, chứ không như cách tranh nhau của kẻ tiểu nhân, lấy tư tình khách khí mà đối với người.

“Quân tử dục nột ư ngôn, nhi mẫu ư hành”. (Quân tử muốn nói thì chậm mà làm thì nhanh). (Luận Ngữ: Lý nhân IV).

Nói thì dễ mà hay hỏng ở chỗ nói quá sự thật; làm thì khó mà hay hỏng ở chỗ làm không cố hết sức, bởi vậy người Quân tử muốn nói chậm mà làm nhanh.

“Quân tử trinh nhi bất lượng”. (Quân tử cố giữ điều ngay chính, mà không cố chấp những điều tiểu tín). (Luận Ngữ: Vệ Linh Công, XV).
Quân tử giữ bền cái chí theo lẽ Công Chính, không bao giở thay đổi cho nên gọi là trinh, và không khăng khăng một mực cố chấp một điều tiểu tín cho nên gọi là bất lượng.

“Quân tử thượng giao bất siểm, hạ giao bất độc”. (Quân tử giao với người trên thì không nịnh, giao với người dưới thì không nhàm). (Dịch: Hệ Từ Hạ).

Giao với người trên thì kính, nhưng kính quá thành ra siểm; giao với người dưới thì hòa, nhưng hòa quá thành ra nhàm.
Người Quân tử không siểm và không nhàm.

“Quân tử kiến cơ nhi tác”. (Quân tử xem cơ màu mà động tác). (Dich: Hệ Từ Hạ). Cơ là phần tinh vi nảy ra lúc sắp động, người Quân tử phải xem xét suy nghĩ cho cẩn thận để lúc làm việc gì thì biết rõ cái cơ có làm được hay không. Có cái cơ làm được mà không làm là dại; chưa có cái cơ làm được mà làm cũng là dại, không phải là người Quân tử.

“Quân tử kinh dĩ trực nội, nghĩa dĩ phương ngoại”. (Quân tử chủ ở sự kính để giữ cái bụng cho thẳng, giữ điều nghĩa để khiến các việc ở ngoài cho có khuôn phép). (Dịch: Văn Ngôn Truyện). Kính là chủ ở sự hàm dưỡng ở trong bụng cho ngay chính; Nghĩa là chủ ở sự thi thố ra ngoài cho hợp đạo lý.

“Quân tử chí ư thiên hạ giã, vô thích giã, vô mịch giã, nghĩa chi dữ tỉ”. (Quân tử đối với việc thiên hạ không chuyên chủ một việc nào, không cố chấp không làm một việc nào, cứ theo cái công chính mà làm mọi việc). (Luận Ngữ: Lý Nhân, IV).

Thích là có việc không nên làm mà cứ chuyên chủ làm cho được;

Mịch là có việc nên làm mà cứ theo cái tư ý cố chấp không làm. Thích với mịch đều trái với nghĩa. Người Quân tư thì không thế, đối với việc trong thiên hạ cứ theo cái nghĩa mà làm, chứ không khăng khăng một mực giữ cái tư ý định trước. Vậy nên việc của người Quân tử làm bao giờ cũng công chính.

“Quân tử nghĩa dĩ vi chất: Lễ dĩ hành chi, tốn dĩ xuất chi, tín dĩ thành chi, Quân tử tai!”. Quân tử lấy nghĩa làm cốt: lấy lễ mà làm, lấy khiêm tốn mà thi thố ra, lấy lòng tin mà thành tựu thật là Quân tử vậy thay!). (Luân Ngữ: Vệ Linh Công, XV).

Nghĩa là cái gốc của muôn sự, cho nên bao giờ cũng phải lấy nghĩa làm cốt. Làm điều nghĩa thì cần có tiết văn, thi thố điều nghĩa ra thì cần có tốn nhượng, thành được điều nghĩa là ở chỗ thành thực. Đó mới thực là việc người Quân tử.

“Quân tử động nhi thế vi thiên hạ đạo, hành nhi thế vi thiên hạ pháp, ngôn nhi thế vi thiên hạ tắc, viễn chi tắc hữu vọng, cận chi tắc bất yếm”. (Quân tử cử động có thể đời đời làm đạo cho thiên hạ, hành vi có thể đời đời làm khuôn phép cho thiên hạ, nói năng có thể đời đời làm chuẩn tắc cho thiên hạ, người ở xa có trông mong, người ở gần không bao giờ chán). (Trung Dung).

“Quân tử chi đạo, đạm nhi bất yếm, giản nhi văn, ôn nhi lý”. (Đạo của người Quân tử nhạt mà không chán, giản dị mà có văn vẻ, ôn hòa mà hợp lý). (Trung Dung).

Đạo của Quân tử mới đầu tưởng là đạm bạc, nhung lâu càng hiểu ra càng lấy làm hay, cho nên không chán; đạo ấy giản dị mà biền biệt rõ các nghĩa lý, cho nên mới có văn; ôn nhuận mà chính trực cho nên mới hợp lý.

Đạo Quân tử cao thâm thanh nhã như vậy, ai muốn theo thì phải lập chí mà học tập. Khổng Tử nói rằng: “Quân tử bất trọng, tắc bất uy, học tắc bất cố. Chủ trung tín vô hữu bất như kỷ giả, quá tắc vật đạn cải”. (Quân tử không hậu trọng thì không uy nghiêm, học không kiên cố. Chủ ở sự trung tín, không bạn với người không làm điều nhân như mình, có điều lỗi thì chớ sợ tìm cách mà sửa đổi). (Luận Ngữ: Học Nhi, I).

Quân tử phải gây nuôi lấy phần thâm hậu ở trong cho trịnh trọng, thì rồi cái dáng điệu ở ngoài mới có vẻ uy nghiêm và sự học của mình mới được kiên cố.

Nếu ở trong mà khinh phù thì ở ngoài không có uy nghiêm và sự học của mình không có gì là chắc chắn. Giữ được như thế rồi cứ lấy trung tín làm chủ, tìm bạn hay hơn mình mà học tập. Hễ thấy mình có điều gì sai lầm là phải sửa đổi ngay. Ấy là cách học và tu dưỡng rất hay vậy.

Người Quân tử hành đạo cốt ở thân mình, làm việc gì sai lầm là minh phải tự trách mình, tựa như người đi tập bắn, bắn không trúng bia là tại mình ngắm không ngay.

Vậy nên Khổng Tử nói: “Xạ hữu tự hồ Quân, thất chư chính hộc, phản cầu chư kỳ thân”. (Người tập bắn cũng tựa như người Quân tử, bắn không trúng bia thì tự xét lại mính). (Trung Dung).

Người Quân Tử thấy điều thiện thì phải cố làm cho được, thấy điều ác thì phải sợ hãi, như lời cổ nhân đã nói: “Kiến thiện như bất cập, kiến bất thiện như thám thang”.(Thấy điều thiện phải cố làm như là theo không kịp, thấy điều bất thiện thì phải sợ hãi như thò tay vào nước sôi). (Luận Ngữ: Quý Thị, XVI).

Học làm Quân tử thì phải thành thực, không bao giờ dối mình mà làm hại cái biết của mình.
Khổng Tử nói: “Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri giã”. (Cái gì biết thì cho là biết, cái gì không biết thì chịu là không biết, ấy là biết vậy). (Luận Ngữ: Vi chính, II).

Sự lý trong thiên hạ vô cùng ta không thể biết hết được. Vậy cái gì quả thật ta biết thì ta nhận là biết; cái gì ta không biết thì ta không nhận là biết.

Như thế tuy có điều ta không biết nhưng cái bản tâm của ta vẫn không tự khi, mà cái bản thể chân thực của sự biết cũng không bị mờ tối, ấy là sự biết đó rồi. Lấy cái tâm thành thực ấy mà đối với sự học vấn để biện biệt sự phải trái, để suy nghĩ điều hay dở thì sự biết của ta mới có thể tiến được.

Muốn là Quân tử thì phải giữ đủ cả phần chất phác ở trong và phần văn hoa bên ngoài, đừng để chếch lệch về phần nào.

Khổng Tử nói: “Chất thắng văn tất dã, văn thắng chất tắc sử; văn chất bân bân, nhiên hậu Quân tử”. (Chất hơn văn thì quê mùa, văn hơn chất thì kém lòng thành thật; văn chất đều đều nhau, nhiên hậu mới thật là Quân tử). (Luận Ngữ: Ung Giã, VI).

Chất phác mà quá hơn văn vẻ là thô lỗ, văn vẻ mà quá hơn chất phác là hào nháng bề ngoài, trong không có gì là thực. Bởi vậy phải có văn và có chất đều nhau, đừng để bên nọ hơn bên kia thì mới thật là Quân tử vậy.

Người Quân tử thật là hoàn toàn thì rất khó.
Thầy Tử Lộ hỏi Khổng Tử thế nào là người hoàn toàn, Ngài nói rằng: “Kiến lợi tư nghĩa, kiến nguy thụ mệnh, cửu yêu bất vong bình sinh chi ngôn, diệc khả dĩ vi thành nhân hỹ”. (Thấy lợi nghĩ đến nghĩa, thấy sự nguy cấp thì trao mệnh mình mà chống lại, lời giao ước đã lâu năm mà không quên, người ấy cũng khá cho là người hoàn toàn vậy). (Luận Ngữ: Hiến Văn, XIV).

Thầy Nhan Uyên hỏi cái đức hạnh của người hoàn toàn là như thế nào, Khổng Tử nói rằng: “Thành nhân chi hạnh, đạt hồ tình tính chi lý, thông hồ vật loại chi biến tri u minh chi cố, đổ du khí chi nguyên, nhược hữu khả tắc vị thành nhân. Ký tri thiên đạo, hành thân dĩ nhân nghĩa, sức thân dĩ lễ nhạc. Phù nhân nghĩa lễ nhạc, thành nhân chi hanh giã, cùng thần tri hóa, đức chi thịnh giã”. (Đức hạnh của bâc Thành nhân là: Đạt cái lý của tình tính, suốt cái biến của vật loại, biết cái cớ u minh, rõ cái nguồn du khí (như là sống chết hồn phách), như thế gọi là bậc thành nhân. Đã biết Đạo Trời, lại đem mình làm những điểu nhân nghĩa, trang sức mình bằng lễ nhạc. Nhân nghĩa lễ nhạc là cái hạnh của bậc thành nhân, cùng thần tri hòa, cái đức đến thế thật là thịnh vậy). (Khổng Tử tập ngữ: Sở phạt Trần, XVIII). (1)

Cái phẩm giá của bậc người Quân tử hoàn toàn cao như thế, sự học vấn rộng như thế, không thể lấy cái tư cách của hạng người tầm thường chỉ bo bo những việc thiển cận trước mắt mà ví được. Vậy nên người đi học muốn theo đạo của người Quân tử cần phải cố gắng lắm.

_______

*Chú thích:
(1) Sách Khổng Tử tập Luận Ngữ ba quyển của Tiết Cứ đời Tống, nhặt những lời nói của Khổng Tử trong các sách mà làm ra. Đến đời Thanh lại có Tôn Tinh Diễn làm lại là 17 Quyển.

No comments: