DÂN VIỆT CỘNG ĂN CẮP
Quốc kỳ CSVN được in vào poster cảnh cáo trộm cắp ở Nhật Người Việt: Friday, December 26, 2014 5:18:43 PM
Poster cảnh cáo người Việt hãy ngưng trộm cắp tại Nhật. (Hình: Internet)
SÀI GÒN (NV) - Cờ đỏ sao vàng được dùng làm nền cho một poster cảnh cáo người Việt Nam làm việc, học hành tại Nhật hãy ngưng trộm cắp và “lao động” (làm việc, học hành) theo cách lương thiện.
Poster cảnh cáo người Việt hãy ngưng trộm cắp tại Nhật. (Hình: Internet)
Poster vừa kể được một du học sinh theo học tại Học Viện Matsuyama, thành phố Matsudo, Chiba chụp lại khi nhìn thấy nó trong khuôn viên của học viện này rồi đưa lên Internet.
Trên poster, nền đỏ của quốc kỳ Việt Nam được trình bày như một mảng máu. Ngoài cảnh báo “Trộm cắp Stop!” người thiết kế còn dùng một khẩu hiệu mà Đảng CSVN vẫn dùng để nhắc nhở người Việt Nam làm việc, học hành tại Nhật: “Lao động là vinh quang.”
Những cảnh báo tương tự nay nhan nhản trên khắp đất Nhật sau khi người Việt đổ đến Nhật làm thuê, du học. Hồi tháng 4 vừa qua, cảnh sát Nhật công bố một thống kê về tình trạng phạm tội của các sắc dân ngoại quốc đến Nhật làm việc và học hành trong năm 2013.
So với 2012, số vụ phạm tội của người ngoại quốc tại Nhật trong năm 2013 tăng 8%. Dẫn đầu về số vụ phạm tội tại Nhật là người Trung Quốc, kế đó là người Việt và xếp thứ ba là người Đại Hàn. Tuy nhiên, cũng theo thống kê vừa kể thì người Việt dẫn đầu về trộm cắp tại các cửa hàng, siêu thị.
Trong thập niên vừa qua, số vụ phạm pháp của những người Việt trên đất Nhật tăng 60%. Nếu năm 2004 chỉ có 713 người bị bắt thì năm 2013, con số này là 1,118. Đáng chú ý là những vụ trộm cắp hàng hóa trong các cửa hàng, siêu thị tại Nhật do người Việt thực hiện và bị phát giác đều dính líu đến Vietnam Airlines.
Hồi thượng tuần tháng 4, cảnh sát Nhật lục soát văn phòng của Vietnam Airlines tại Tokyo rồi bắt giữ một nữ tiếp viên 25 tuổi. Cô này bị cáo buộc đã tiêu thụ hàng gian, bằng cách giúp vận chuyển số hàng hóa trộm cắp trị giá 120,000 yen từ Nhật về Việt Nam hồi tháng 9 năm 2013.
Cảnh sát Nhật bảo rằng họ có bằng chứng cho thấy còn đến 20 nhân viên khác của Vietnam Airlines tham gia tiêu thụ hàng gian và đã phát lệnh triệu tập năm nhân viên của Vietnam Airlines, gồm cả phi công của Vietnam Airlines.
Cục trưởng Hàng Không Quốc Doanh Việt Nam thừa nhận, chuỗi scandal vừa kể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả uy tín của các hãng hàng không Việt Nam lẫn thể diện của người Việt. Buôn lậu của nhân viên Vietnam Airlines không chỉ là phạm pháp mà còn “uy hiếp an toàn hàng không” vì họ có thể nhận tiền để vận chuyển cả những vật nguy hiểm.
Đó là lần đầu tiên một viên chức chịu trách nhiệm về an toàn hàng không ở tầm quốc gia thú nhận, buôn lậu của nhân viên hàng không đe doa an toàn hàng không. Trong khi trên thực tế, phi công và tiếp viên của Vietnam Airlines đã buôn lậu đủ thứ và từ khắp nơi, gây tai tiếng khắp thế giới.
Trong hàng chục năm qua, phi công từ chính đến phụ, tiếp viên từ nam đến nữ của Vietnam Airlines liên tục gây ra scandal ở cả Nhật, lẫn Đại Hàn, Úc,... vì tổ chức trộm cắp - tiêu thụ đồ gian, nhân viên của Vietnam Airlines còn buôn lậu, chuyển ngân lậu, dính líu đến các tổ chức buôn bán ma túy.
Cũng trong tháng 4, tờ Người Lao Động lập lại nội dung mà dư luận râm ran từ lâu, đó là để được tuyển làm phi công phải hối lộ 50,000 Mỹ kim, tiếp viên phải hối lộ 25,000 Mỹ kim,... nên những nhân viên Vietnam Airlines phải “làm thêm” để gỡ vốn và khi trò chuyện với ông Lại Xuân Thành, cục trưởng Cục Hàng Không Việt Nam có hỏi ông ta nghĩ sao về dư luận này.
Viên cục trưởng Cục Hàng Không Việt Nam không phủ nhận, đồng thời thú nhận không dễ ngăn ngừa vì tuyển dụng là chuyện của doanh nghiệp. Ông ta bảo rằng “không loại trừ khả năng” nhận hối lộ khi tuyển dụng - một trong những nguyên nhân chính khiến phi công, tiếp viên liên tục phạm pháp. (G.Đ)
HƠN 100 GÁI VIỆT MẤT TICH
Việt Nam đang bùng lên dư luận cho rằng, một loạt hơn 100 cô dâu Việt cùng với một phụ nữ Việt Nam làm môi giới trung gian trong gần một tháng rưỡi nay tại tỉnh Hà Bắc, Trung Cộng có thể đã bị đưa vào các lò mổ nội tạng ở Hoa Lục.
Tờ China Daily cho biết cảnh sát Trung Cộng đang truy tìm hơn 100 cô dâu Việt Nam biến mất không để lại dấu vết cùng với một người môi giới từ hồi tháng 11 ở tỉnh Hà Bắc. Một quan chức địa phương được báo chí trích lời nhận định một đường dây buôn người có tổ chức có thể đứng sau vụ mất tích hàng loạt trên.
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ - VOA dẫn lời ông Vũ Văn Vinh, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Lào Cai cho biết, các vụ buôn người từ Việt Nam sang Hoa Lục vẫn tăng đều thời gian qua, mà nạn nhân phần lớn là người thất nghiệp, muốn tìm kiếm một việc làm để mưu sinh. Ông Vinh nói các tổ chức buôn người đã lợi dụng tâm lý này để lừa rất nhiều phụ nữ Việt Nam đưa sang Hoa Lục, và một nửa trong số này bị bán làm vợ. Những cuộc tình ép buộc đó có thể dẫn đến hậu quả là các cô dâu Việt tìm cách bỏ trốn khỏi nhà chồng, bất chấp nguy hiểm đến tính mạng.
Vẫn theo đài VOA, cảnh sát Trung Cộng và đại sứ quán Cộng sản Việt Nam tại Trung Cộng cho hay đang điều tra về nguyên nhân mất tích đột ngột, không để lại dấu vết của hơn 100 cô dâu Việt Nam, cùng với người môi giới. Họ đã được mời tham dự một buổi tiệc, rồi sau đó tất cả đều không trở về nhà.
Một nguồn tin khác nói lần đầu tiên truyền thông Trung Cộng tiết lộ nhiều chi tiết liên quan đến một đường dây buôn thận người, do chủ tịch Hội đồng quản trị của một công ty dược phẩm đứng đầu. Hoạt động của đường dây này bị lộ hồi tháng 8 qua. 12 người bị bắt đã thú nhận đã thu được gần 250,000 Mỹ Kim trong vòng 2 năm hoạt động.
Sự việc này khiến dư luận dân chúng Hoa Lục phẫn nộ, sau khi được phơi bày trên báo Tân Kinh số ra ngày 10/8. Băng nhóm này đã bị Tòa Án Nhân Dân quận Thanh Sơn Hồ ở Giang Tây tuyên án từ 2, 9 và 5 năm tù giam sau hơn một năm bị bắt. Băng nhóm tội phạm này đã kiếm hơn 1,5 triệu NDT (243.600 USD) từ hoạt động mua bán thận trong 2 năm 2011 và 2012.
Cảnh sát Quảng Châu nói đã khám phá nhiều thùng đông lạnh dán nhãn hải sản, nhưng bên trong chứa hàng chục quả thận người, được gửi bằng đường hàng không, từ tỉnh Giang Tân
HÀ VĂN THỊNH * TÔM CHÍCH
HÀ VĂN THỊNH * TÔM CHÍCH
Trung Quốc thu mua tôm tạp chất: Nghi có phá hoại kinh tế từ nước ngoài
Theo báo cáo của Cục An ninh nông nghiệp nông thôn, Tôm được chích tạp chất theo yêu cầu của khách hàng Trung Quốc rồi sau đó cũng là Trung Quốc thu mua tôm tạp chất từ Việt Nam để chế biến xuất khẩu sang nước thứ ba.
Hàng loạt cảnh báo hết sức đáng lưu ý liên quan đến việc bơm tạp chất vào tôm đã được các đại biểu lên tiếng tại hội nghị góp ý cho đề án kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có tạp chất.
“Lời như buôn ma túy”
Ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, cho biết hiện nay tình trạng bơm tạp chất chủ yếu là chất agar (bột rau câu) nhằm tăng trọng lượng tôm đang diễn ra tràn lan.
Theo ông Quang, trước đây nạn bơm tạp chất chỉ diễn ra nhiều ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng nhưng giờ đây đã diễn ra ở hầu hết các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, lên tới TP.HCM, Bình Thuận và tận một số tỉnh ngoài miền Bắc. Thậm chí có những nhà máy chế biến cá ở trong khu công nghiệp nay chuyển sang chế biến tôm, họ đầu tư hẳn dây chuyền hiện đại để bơm tôm tạp chất.
Theo ông Quang, hiện nay đa phần người nuôi, cơ sở chế biến nước ta bơm tạp chất theo yêu cầu của chính thương lái Trung Quốc. Tôm chứa tạp chất hiện xuất lọt được sang Trung Quốc nhiều nhất, một số sang các thị trường khác nhờ lượng tạp chất bơm vào thấp hơn khoảng 5%-10%.
“Siêu lợi nhuận trong sự vụ này như buôn ma túy vậy. Tôm bơm tạp chất sẽ tăng trọng lượng 15%-20%, mỗi ký tôm bơm tạp chất họ lãi 80.000-85.000 đồng. Khổ nhất là nó làm ảnh hưởng đến những doanh nghiệp làm ăn chân chính, làm xấu hình ảnh tôm Việt Nam” – ông cho hay.
Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Thế, Cục trưởng Cục An ninh nông nghiệp nông thôn (Tổng cục An ninh 2), cho biết trong quá trình ngăn chặn, xử lý tình trạng trên đã có nhiều trường hợp đe dọa cán bộ làm công tác kiểm tra tạp chất. Đối tượng còn manh động dùng hung khí để chống đối. Thậm chí các cơ sở bơm tôm tạp chất còn thuê người đóng giả xe ôm canh gác ngay trụ sở cơ quan chức năng tại địa phương.
Theo tướng Thế, hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có tạp chất sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh lừa dối khách hàng (theo Điều 162 Bộ luật Hình sự năm 1999). Tuy nhiên, đến nay chưa có đối tượng nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chủ yếu là xử lý hành chính.
Để có hướng xử lý hình sự hành vi này, tới đây Bộ Công an sẽ chủ trì phối hợp với Bộ NN&PTNT ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn Điều 162 đối với hành vi trên.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo báo cáo của Cục An ninh nông nghiệp nông thôn, xuất hiện yếu tố nghi ngờ phá hoại kinh tế từ nước ngoài thông qua hoạt động bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu. Tình hình cho thấy nhiều nhà máy trực tiếp tiến hành bơm chích tạp chất theo yêu cầu từ khách hàng Trung Quốc.
Khi mặt hàng này về nước, chế biến, xuất khẩu sang nước thứ ba, nếu bị phát hiện tạp chất, họ sẽ công bố rộng rãi với đối tác do mua tôm tạp chất từ Việt Nam.
Điều này không chỉ làm ảnh hưởng uy tín hàng hóa Việt Nam mà còn phá hoại chính sách ngăn chặn giảm thiểu tình trạng này trong những năm qua của cơ quan chức năng, Chính phủ Việt Nam.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), cho biết đây là thông tin có cơ sở, xuất phát từ cách thức giao thương đặc thù của thương lái Trung Quốc.
Nhiều trường hợp gây thiệt hại cho người dân, làm mất an ninh kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp như hoạt động ồ ạt thu mua tôm nguyên liệu cuối năm 2013 khiến doanh nghiệp trong nước thiếu nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Hay như gần đây là việc thu mua lá khoai lang, rễ tiêu…
Ông Lương Ngọc Lân, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu, cho rằng thực trạng bơm tạp chất vào tôm tràn lan vì cơ chế xử lý chưa đảm bảo tính răn đe. Vì vậy để ngăn chặn tình trạng này, ông Lân đề nghị cần tăng mức xử phạt hành chính lên cao và hướng truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh lừa dối khách hàng đối với hành vi này là chính xác…
Cách nhận biết tôm bơm tạp chất
Loại tôm bơm tạp chất này nhìn bằng mắt sẽ thấy bóng mướt, nặng cân, màu sắc tươi nguyên như lúc vừa đánh bắt, chỉ khác là toàn thân căng phồng, cảm giác béo nứt vỏ. Chỉ khi người tiêu dùng mua về chế biến mới phát hiện do tôm bị teo lại, chảy hết nước và hỗn hợp chất phụ gia. Loại này thịt thường bở hoặc rữa, không chắc, ăn nhạt hơn so với bình thường. Người tiêu dùng khi mua tôm cần lưu ý một số đặc điểm cảm quan như sau: Tôm bị bơm tạp chất thường bị phù đầu, giãn đốt, nhô đầu, gai vểnh, xòe đuôi.
Bơm tạp chất vào tôm xuất khẩu: Sao lại tự chặt chân mình?
Theo Hà Văn Thịnh – Một Thế Giới – 21 Dec 2014
Nạn ‘hổng giống ai’ của xứ ta bây giờ nhiều hơn cả nấm mọc sau mưa. Mới nhất là chuyện nạn bơm tạp chất vào tôm rồi xuất khẩu ra nước ngoài, lợi nhuận bất chính thu được ngang ngửa với buôn… ma túy.
Điều trớ trêu khó tin đến mức nghe như thể chuyện bịa là chính khách hàng… yêu cầu, “nhờ” ta bơm tạp chất vào tôm rồi cũng chính họ mua về để chế biến mà doanh nghiệp ta vẫn cứ thản nhiên làm, như chưa hề biết đến mấy chữ thắc mắc, băn khoăn; thậm chí đầu tư cả dây chuyền hiện đại để bơm cho nhanh, cho nhiều?
Từ xưa đến nay chưa nghe thấy việc cả một hệ thống làm giả được quốc tế hóa ghê gớm như thế mà vẫn cứ tồn tại, ‘liên tục phát triển’, bất chấp mọi hậu quả nghiêm trọng, lâu dài.
Tại sao không nghĩ rằng tiếp tay cho nước người gian dối, thiệt hại trước hết là chính mình? Hàng tỷ đô la thu được từ xuất khẩu thủy – hải sản của ta có nguy cơ sụp đổ nếu khách hàng phát hiện cái gọi là công nghiệp bơm tạp chất có nhãn hiệu… made in VN.
Kinh doanh như thế chẳng khác gì tự chặt chân chính mình. Cha ông dạy “một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Ai cũng có quyền nghi vấn rằng con tôm mới là con đã bị lộ, còn những “bạn bè” chưa bị lộ của nó là những con gì, ai còn dám mua chứ chưa nói chuyện mở thị trường mới, thành công trong cạnh tranh thương hiệu.
Làm giả, làm dối thực phẩm bất chấp độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng lâu nay là vấn nạn trầm trọng nhưng dường như các cơ quan chức năng vẫn coi đó là “tính ổn định của tội phạm”? Cụm từ tội phạm ổn định nghe đâu là phát ngôn chính thức của một quan chức. Nghe xong chỉ còn biết lắc đầu bởi có ai lại tự hào, tự tấm tắc với tình trạng “tội phạm ổn định” bao giờ.
Có những câu hỏi khó như ăn… tỏi nhưng doanh nghiệp của ta không chịu biết, không chịu nghe. Tại sao không thể tự hỏi rằng việc làm giả, làm nhái thì Trung Quốc luôn được coi là đạt đến trình độ phi thường về “nghệ thuật dối trá”, đạt đến mức “cường quốc” về quy mô, mức độ; vậy, sao họ lại nhờ ta làm? Sao không hiểu rằng khi con tôm đó, quy trình chế biến tai họa ấy, nếu bị trừng phạt, doanh nghiệp nước ta sẽ phải lãnh hết, lãnh đủ?
Chuyện cái ăn bao giờ cũng là chuyện được quan tâm hàng đầu vì nó ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe, mạng sống của người tiêu dùng, vì thế, đưa chất độc hại vào thực phẩm không thể coi là chuyện nhỏ, không thể cứ mãi loay hoay, lúng túng nghĩ ra cách để … trừng phạt.
Báo chí cho biết, quy mô bơm tạp chất cho con tôm đã lan rộng khắp Nam Bộ, “phát triển” ra Bắc mà vẫn chưa có doanh nghiệp nào bị xử lý hình sự, mặc dù điều 162 Luật Hình sự đã quy định rõ ràng?
Đây còn là vấn đề vi phạm đạo đức kinh doanh, điều tối kỵ của cạnh tranh công bằng, lành mạnh. Cách vi phạm và cách coi vi phạm trầm trọng đó là chuyện nhỏ phản ánh một sự thật ê chề: Lẽ nào sự vô cảm, vô trách nhiệm, phi đạo đức đã trở thành chuyện… bình thường?
Chẳng lẽ một số doanh nghiệp bất chính của ta muốn “phát huy truyền thống” của con tôm là kéo lùi sự phát triển và làm ô danh cả một nền kinh tế?
Hãy nhớ rằng, nếu không chấm dứt, là đang tự chặt chân của chính mình và chặt luôn chân của hàng loạt ngành xuất khẩu thực phẩm khác…!
Hà Văn Thịnh
DU CHÍNH THANH
Một chuyến thăm gây áp lực chính trị'
5 giờ trước
Chuyến thăm ba ngày của Ủy viên Bộ chính trị Du Chính Thanh, Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc, tới Việt Nam vào cuối tuần này có mục đích tạo thêm 'áp lực chính trị' vào đường lối và nội bộ nhân sự lãnh đạo Việt Nam, trước thềm hội nghị lần thứ mười của Đảng Cộng sản.
Trao đổi với BBC hôm 27/12/2014, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Chính sách Pháp luật và Phát triển thuộc Vusta nhận định:
"Chuyến đi này chắc chắn phía Trung Quốc người ta muốn tăng cường áp lực chính trị đối với lãnh đạo Việt Nam bằng một cách thức có tính chất giao lưu giữa hai Đảng với những người ở cấp cao nhất để bày tỏ sự quan tâm của họ với Việt Nam."
Trong chuyến thăm này, ông Du Chính Thanh đã gặp các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam như Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
Trước đó, ông Thanh đã gặp Thường trực Bộ Chính trị, ông Lê Hồng Anh cũng như hội đàm với Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân.
Hôm 25/12, ông Du Chính Thanh được Tân Hoa xã dẫn lời nói: "Chuyến thăm này của tôi tại Việt Nam... là nhằm củng cố niềm tin, xây dựng sự nhất trí và thúc đẩy mối quan hệ Việt - Trung đi đúng hướng."
'Xu thế áp đặt'
Bình luận về phát biểu này của ông Thanh, Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao đặt câu hỏi:
"Đúng hướng là đúng hướng nào? Đúng hướng theo như hướng họ áp đặt với Việt Nam thì theo tôi đây vẫn là một xu thế.
"Tức là bằng hình thức nhẹ nhàng cố tỏ thiện chí, nhưng tôi tin chắc rằng họ vẫn kiên định đường lối của họ trong quan hệ mang tính chất nước lớn áp đặt đối với Việt Nam.
"Và lần này có thể nói một nhân vật có thể nói là cao cấp nhất trong thời gian gần đây sang Việt Nam, tiếp sau chuyến thăm của ông Bộ trưởng Ngoại giao, tôi tin rằng gọi là chuyến thăm nhưng tính chất của chuyến thăm, theo tôi đánh giá, nó gây tính chất áp lực về chính trị đối với Việt Nam.
"Để Việt Nam luôn luôn giữ ở trong quỹ đạo quan hệ theo chiều hướng có lợi cho Trung Quốc, không để Việt Nam vượt ra ngoài quỹ đạo mà Trung Quốc muốn kiểm soát.
Về khả năng Trung Quốc muốn tác động vào nhân sự cho Đại hội Đảng lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam qua chuyến đi của ông Du Chính Thanh, Phó Giáo sư Giao bình luận:
"Cũng đã có những dư luận, những câu chuyện bàn tán cho rằng, trước Đại hội Đảng của Việt Nam thì sự viếng thăm của lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc sang Việt Nam, trong câu chuyện mạn đàm chắc không thể không nói đến câu chuyện nhân sự dự kiến trong đại hội đảng."
Trong cuộc trao đổi hôm thứ Bảy, nhà phân tích tình hình Việt Nam và quan hệ Việt - Trung, cũng nêu quan điểm về việc liệu chuyến thăm của Ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc có liên quan gì tới cuộc 'tranh ghế quyền lực' giữa điều được cho là 'các phe nhóm nội bộ' trong Đảng, đặc biệt liên quan tới phe muốn liên kết chặt chẽ hơn với Trung Quốc một cách toàn diện, đặc biệt về mặt ý thức hệ và quyền lợi, lợi ích liên Đảng.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2014/12/141227_hoangngocgiao_vn_china_ties
LÊ ANH HÙNG * TRÒ ĐÁNH LỪA CỦA VIỆT CỘNG
Quyền lực và những trò đấu đá, đánh lừa dư luận ở Việt Nam hiện nay
Sự tha hoá của quyền lực
Quyền lực vốn dĩ là một thứ ma tuý xưa nay vẫn biến bao kẻ “tính bản thiện” thành những con thiêu thân lao vào vòng xoáy đầy mê hoặc của nó.
Phần thưởng quyền lực càng lớn thì đám thiêu thân kia càng điên cuồng, càng sẵn sàng dẫm đạp lên tất cả để đạt được mục đích của mình. Lịch sử nhân loại từng ghi nhận bao thảm kịch con giết cha, vợ giết chồng, anh em tiêu diệt nhau để tranh đoạt ngôi vua, bởi một khi được ngồi lên cái ngai vàng đáng thèm muốn ấy thì ngay lập tức họ trở thành chúa tể thiên hạ, muốn gì được nấy.
Trong kỷ nguyên hiện đại, cho dù ánh sáng văn minh của nhân loại đã ít nhiều xua tan bóng tối bí hiểm của các trung tâm quyền lực trị vì thiên hạ, quyền lực vẫn là thứ khiến nhân loại bị ám ảnh nhiều hơn bất cứ điều gì khác.
Đặc biệt, dưới các chế độ tự xưng là “xã hội chủ nghĩa”, nơi mà vị “vua tập thể” mang tên Bộ Chính trị vẫn nắm trong tay những quyền lực vô biên, chẳng khác các bậc quân vương khi xưa là mấy, cuộc chiến tranh giành một vị trí trong ban lãnh đạo chóp bu và nhất là ngôi vị tối cao cũng diễn ra vô cùng khốc liệt. Thậm chí, đến như “Cha già Dân tộc” Hồ Chí Minh mà còn bị chính người “học trò kiệt xuất” của mình là Lê Duẩn âm mưu ám sát, cho dù chính ông ta là người đã đặt Lê Duẩn vào vị trí kế tục mình.
Những chiêu trò tranh đoạt quyền lực trước thềm Đại hội XII
Càng gần đến Đại hội XII của Đảng CSVN, dự kiến diễn ra vào đầu năm 2016, người ta lại càng được chứng kiến nhiều trò đấu đá, tung hoả mù và đánh bóng tên tuổi vượt ra ngoài không gian quyền lực bí hiểm của ban lãnh đạo Việt Nam.
Gần đây, trên mạng Internet đã xuất hiện một blog mới có tên “Chân Dung Quyền Lực”, tập hợp thông tin về các ứng viên tiềm tàng cho Bộ Chính trị và đặc biệt là vị trí Tổng Bí thư khoá tới. Với kiểu đưa tin đề cao ngài Thủ tướng đương nhiệm và dè bỉu, hạ thấp các nhân vật còn lại, người ta không khó để đoán ra đây lại là một chiêu trò mới của đ/c X, nhân vật đang lăm le tranh đoạt ngôi vị tối cao của bộ máy trong kỳ đại hội tới.
Cách đây vài hôm, một số trang báo mạng “lề trái” còn đăng lại bài “Vì sao Hội nghị TW 10 phải trì hoãn kéo dài?” của Kami trên trang blog của Đài Á Châu Tự Do. Bài viết này tung hê “tên tuổi” của đ/c X một cách không cần giấu diếm:
... Có lẽ không cần nói rõ cá nhân đang muốn tiếm quyền để nắm lấy sự lãnh đạo quân đội là ai thì mọi người cũng đã rõ. Có lẽ chỉ có cá nhân nào đã từng tuyên bố trong thông điệp đầu năm 2014 dám nhắc đến vấn đề cần thiết phải cải cách thể chế ở Việt nam mới dám có mong muốn ấy và cũng chính người đó là người có đủ quyền lực để thay đổi, kể cả việc thay đổi Hiến pháp.
... Nếu giữ chức Tổng Bí thư thì đây là cơ hội cho ông Dũng sử dụng hệ thống chân rết quyền lực của mình xây dựng trong 02 nhiệm kỳ là Thủ tướng từ trung ương đến địa phương để thực hiện những gì ông ta đã tuyên bố. Kể cả việc cải cách thể chế. Đó chính là điều mà lâu nay, dư luận đã từng hy vọng và đặt niềm tin vào ông Nguyễn Tấn Dũng và mong mỏi rằng ông sẽ là một nhà cải cách, được ví như một Gorbachev của Việt nam. Thậm chí người ta còn không dấu diếm hy vọng ông Dũng sẽ trở thành một Tổng thống đầu tiên của Việt nam sau năm 1975.
... Đặc biệt, trong điều kiện ông Dũng đang nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của cựu Chủ tịch nước Đại tướng Lê Đức Anh - Cố vấn Ban chấp hành TW vốn là người đứng sau hậu trường chính trị của Đảng. Đồng thời cũng là người vừa khen ngợi những phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về lập trường trong vấn đề Biển Đông là "những phát biểu này hợp lòng dân, có thái độ rõ ràng, đúng đắn và rất đáng quý và nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế trong vấn đề chủ quyền tại Biển Đông.".
Cũng cần phải nhắc lại, chỉ trước đây không lâu, ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không ngần ngại và huỵch toẹt về quan hệ Việt Trung khi cho rằng: "Không thể có bạn kiểu nhà tôi là nhà anh, của tôi là của anh được". Và đây rất có thể là tư tưởng chủ đạo của Hội nghị TW 10 trong vấn đề quan hệ Việt - Trung. Đây có lẽ cũng là lý do của chuyến thăm Việt nam rốt ráo trước Hội nghị TW 10 tới đây của ông Du Chính Thanh, chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc vào những ngày sắp tới. Được biết trong chuyến thăm này, một trong những nội dung trọng tâm là thảo luận về vấn đề liên quan tới quan hệ Việt-Trung, đặc biệt là về quan điểm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong vấn đề này. Được biết là thái độ chống Trung quốc của ông Dũng đã làm cho phía "bạn" rất không hài lòng và đó cũng chính là lý do vì sao phe thân Trung quốc của ông Nguyễn Phú Trọng lại muốn bằng mọi cách hạ "đo ván" Thủ tướng Dũng trong kỳ bỏ phiếu tín nhiệm trong Hội nghị TW 10 để chặn đướng tiến tới chức vị Tổng Bí thư. Dù rằng kết quả lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rất khả quan.
Để đánh giá mức độ “khách quan” của bài viết trên thì trước hết chúng ta cần đánh giá “nhân thân” của tác giả. “Blogger” Kami chính là người lập và điều hành trang mạng Tin Tức Hàng Ngày ở địa chỉ tintuchangngayonline.com. Kami đã từng nhiều lần bị tố cáo là gián điệp mạng, và đằng sau cái tên này là cả một ê-kíp an ninh làm việc dưới sự chỉ đạo của viên tướng “đồ tể” Nguyễn Văn Hưởng, cựu “cố vấn an ninh” của đ/c X. Khi Nguyễn Văn Hưởng về vườn thì mạng lưới gián điệp mạng này đương nhiên được chuyển giao cho “truyền nhân” của ông ta ở Bộ Công an là Tô Lâm, một tay chân thân tín của đ/c X.
Bản thân tác giả bài này, người vẫn theo đuổi vụ tố cáo đ/c X, cùng PTT Hán tặc Hoàng Trung Hải và (nguyên) TBT Nông Đức Mạnh, từ năm 2008 đến nay, cũng từng bị Kami vu khống trên trang Tin Tức Hàng Ngày của anh ta là “nghiện ma tuý cực nặng”:
Mời quý độc giả xem một status của tác giả bài này đăng trên Facebook ngày 24.5.2013 để vạch mặt (những) tên an ninh bẩn thỉu đội lốt “blogger” Kami ở đây hoặc xem dưới đây:
Chân tướng một tên Lê Chiêu Thống hiện đại
Một khi xác định được “nhân thân” của “blogger” Kami, người ta sẽ dễ dàng vạch trần chân tướng của ngài Thủ tướng “bài Hoa, thân Mỹ” Nguyễn Tấn Dũng, nhân vật mà tác giả bài viết này đã tố cáo suốt hơn 6 năm nay là một tên Lê Chiêu Thống hiện đại, một gã Hán nô ngoan ngoãn và tận tuỵ dưới sự điều khiển của PTT Hán tặc Hoàng Trung Hải và Trung Nam Hải. Những phát biểu hùng hồn của ông ta nhằm vào Trung Quốc chẳng qua chỉ là trò bịp bợm dưới sự giật dây của Trung Nam Hải hòng đánh lừa dư luận, tạo điều kiện cho ông ta “ghi điểm” với công chúng.
Thiết tưởng không cần phải nhắc lại rằng Lê Đức Anh chính là nhân vật mà năm 1988, trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng, đã ra lệnh cho lực lượng quân đội bảo vệ Trường Sa không được nổ súng chống trả khi bị Trung Quốc tấn công, khiến 64 chiến sỹ Gạc Ma chết thảm dưới làn mưa đạn của quân xâm lược, còn đảo Gạc Ma thì dễ dàng rơi vào tay Trung Quốc.
Lê Đức Anh cũng chính là một trong những “tác giả” của Hội nghị Thành Đô 1991, đưa Việt Nam bước vào một thời kỳ Bắc thuộc mới. Theo Bên Thắng Cuộc thì chỉ mấy tháng sau Đại hội VIII, Lê Đức Anh bị đột quỵ và được cứu sống nhờ các bác sỹ Trung Quốc, những kẻ vẫn giấu kín phác đồ điều trị của ông ta và trên thực tế là nắm giữ mạng sống của ông ta cho đến nay.
Một nhân vật “tiếng tăm” như thế mà lại ra mặt ủng hộ kẻ dám công khai chống lại quan thầy đang nắm trong tay mạng sống của mình thì chỉ những ai quá ngây ngô mới tin nổi.
Rõ ràng, nếu Trung Nam Hải thành công trong việc xếp đặt đ/c X ngồi vào chiếc ghế Tổng Bí thư nhiệm kỳ tới thì cặp bài trùng Hán tặc Hoàng Trung Hải - Hán nô Nguyễn Tấn Dũng đã tiến một bước rất dài trong việc hiện thực hoá âm mưu thôn tính Việt Nam của Đại Hán./.
LÊ HẢI LĂNG * VIỆT CỘNG PHẢN QUỐC HẠI DÂN
Nhân chuyện Bọ Lập, vạch mặt bàn tay vấy máu tứ trụ triều đình
Lê Hải Lăng (Danlambao) - Hỡi các hung thần Sang, Trọng, Dũng, Hùng. Các ông bảo vệ quyền lợi đảng và gia đình họ hàng. Các ông sử dụng luật là tao, tao là luật. Các ông đã gây bao nhiêu nợ máu với 90 triệu dân. Các ông có súng ống, có chó săn, có công an, có côn đồ, có dân phòng, có Hội này Đoàn kia, có Mặt trận này Mặt trận nọ, có cái gọi là dân tự phát vân vân và vân vân. Thế mà các ông lại chơi trò đấu tố bẩn thỉu dùng du côn bồi bút lấy danh “bạn đọc” núp trang mạng mang danh các ông như truongtansang.org chẳng hạn để chụp mũ đánh phủ đầu khủng bố tinh thần, hăm doạ người dân trong tay không có một tấc sắt để tự vệ.
Dân bị buộc tội vô cớ để bắt, chưa ra tòa dù là tòa của các ông xử ra sao thì xử. Thế mà các ông dùng ngôn ngữ xã hội đen đem ra tố khổ trên mặt báo các ông trong lúc báo đăng hình các ông ăn mặc sang trọng cúi chào lễ phép từng phái đoàn Trung cộng tới gặp trao huấn thị thế nào là lãnh đạo.
Dân bị buộc tội vô cớ để bắt, chưa ra tòa dù là tòa của các ông xử ra sao thì xử. Thế mà các ông dùng ngôn ngữ xã hội đen đem ra tố khổ trên mặt báo các ông trong lúc báo đăng hình các ông ăn mặc sang trọng cúi chào lễ phép từng phái đoàn Trung cộng tới gặp trao huấn thị thế nào là lãnh đạo.
Trong bài “Chuyện cái bình con chuột và những lời bịa đặt” Tác giả Bạch Dương buộc tội: "Chỉ cần lướt qua trang blog Quê Choa của nhà văn Nguyễn Quang Lập sẽ bắt gặp không dưới 5 bài phân tích, bình luận, xuyên tạc phát biểu của Tổng Bí thư. Hầu hết các ý kiến đều cố tình gán ghép rằng câu nói đó của Tổng bí thư là để bao che cho các đảng viên sai phạm, không mạnh tay trong đấu tranh chống tham nhũng. Thậm chí, một số bài viết đăng tải trên trang nhà của Nguyễn Quang Lập còn ngang nhiên đặt câu hỏi mang tính chất chỉ trích, nếu chưa muốn nói là châm biếm, bôi bác: “Ai là chuột, ai là bình”?; “Đánh chuột phải giữ lấy bình, hay phải giữ lấy mình”?; “Ném chuột sợ vỡ bình –- Buồn thay Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng”
Trong bài “Nguyễn Quang Lập bán rẻ ngòi bút và văn trường ma quỷ” Tác giả Bạch Dương bắt lý như là TBT biện minh cho mình: “Ý nghĩa câu nói của Tổng Bí thư rõ ràng là thế. Ấy vậy mà một số bài viết đăng tải trên blog Quê Choa của Nguyễn Quang Lập lại ngang nhiên đặt câu hỏi: “Ai là chuột, ai là bình”? Thậm chí, còn đặt câu hỏi có tính chất chỉ trích, nếu chưa muốn nói là châm biếm, bôi bác: “Đánh chuột phải giữ lấy bình, hay phải giữ lấy mình”? “Ném chuột sợ vỡ bình - Buồn thay Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng”...
Trong bài “Hiểu thế nào cho đúng dụng ý câu ‘đánh chuột đừng để vỡ bình của Tổng Bí Thư’" tác giả đưa ra bản cáo trạng đã lộ rõ: “Để cổ xúy cho tư duy của mình, Nguyễn Quang Lập còn mượn lời của một kẻ có tư tưởng chống đối: “Muốn “đập cả cái bình (vĩ đại) và diệt lũ chuột (khổng lồ)” không còn cách nào khác là phải làm đổ cho được cái bình phong đang bao trùm và che chắn cho cả hai “kẻ địch” ấy”. Sau lời nói tưởng chừng như có lý trên, Quê Choa còn khẳng định thêm để tâm lý người đọc tin hơn, rằng: “Chẳng tin cứ thử mà xem”.
Nếu như sự việc này xảy ra thì Nguyễn Quang Lập sẽ ngồi hưởng lợi vì ý đồ mượn tay người dân phá hoại đất nước - không chỉ diệt chuột mà còn phá vỡ hệ thống chính trị Đảng. Đảng chính là “bức bình phong” mà chủ blog Quê Choa đề cập đến vì đây chính là một trong những hàng rào thép, là xương sống quyết định đến sự tồn tại, phát triển của đất nước. Nếu phá vỡ hàng rào này thì không khác nào lật đổ chế độ! Đến đây thì ý đồ nham hiểm của blogger Quê Choa đã lộ rõ!
Trong bài “Hồi chuông cảnh tỉnh cho những kẻ mang tư tưởng phá hoại” Bài viết thể hiện dao to búa lớn doạ nạt tội phá hoại: “Ngay khi sự kiện hai nhân vật Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập bị bắt do đăng tải hàng loạt bài viết chống phá Đảng, Nhà nước. Theo một số nguồn tin công khai trên mạng, một số blogger “thân” với Thọ, Lập như Đinh Kim Phúc, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Thị Từ Huy, Nguyễn Hồ Nhật Thành, Nguyễn Xuân Diện... đã nhân cơ hội này bàn nhau thực hiện “phong trào” phát tán những bài viết của “Quê Choa” và “người lót gạch” để phá hoại chính quyền. “Các đối tượng Nguyễn Trường Thụy, Nguyễn Hồ Nhật Thành, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Xuân Diện, Hà Sĩ Phu, Đinh Kim Phúc có tư tưởng chống phá thực hiện những hành động ngông cuồng sẽ bị pháp luật trừng trị?
Trong bài “Ông Nguyễn Quang Lập đã vi phạm điều 88 thế nào” Trang truongtansang lấy theo Blog Đại Bàng đấu tố quyết liệt: “Có thể kể ra hàng loạt bài viết với những cái tên như “Nhục quá trời", “Phải uốn lưỡi 7 lẫn trước khi nói, Bác Thanh ạ!“, “Đảng quá muộn nếu chờ đến năm 2016"… mà ông Lập cho đăng tải trên blog đã đủ cho thấy nó xuyên tạc, phỉ báng cái gì, thiết nghĩ không cần phân tích thêm. Đó là chưa kể hàng loạt những lời bình phẩm nhăng cuội thì tính chất xuyên tạc, phỉ báng còn lớn hơn mà chắc rằng cơ quan an ninh điều tra sẽ có đủ chứng cứ thu thập để làm rõ hành vi phạm tội khiến đương sự phải tâm phục khẩu phục.”
Trong bài “Cần đập tan âm mưu đen tối phá hoại Đảng, Nhà nước của các phần tử chống đối” Tác giả Nguyễn Anh viết: “Trong số các đối tượng đang chống phá, có nhiều đối tượng đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” và “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” được quy định trong Bộ luật hình.
Trong bài “Kẻ nối gót sẽ bị pháp luật trừng trị” Tác giả nói: Chẳng ai lạ gì tên tuổi của Giáo sư Hồng Lê Thọ và Nhà văn Nguyễn Quang Lập vì cả hai đều là chủ các trang blog chống đối Đảng, Nhà nước, chuyên lợi dụng các thông tin liên quan đến tham nhũng; đói nghèo; thậm chí là lòng yêu nước… để bịa đặt, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Gây xáo trộn lòng tin, kích động Nhân dân chống đối chính quyền... Bởi “gieo nhân, gặp quả”, quy luật của cuộc sống này quá rõ ràng. Vì vậy các nhà “dân chủ” khác hãy coi chừng!
Các ông có 3 triệu đảng viên, có tiền chất đầy kho trong nhà ra ngoài ngỏ nước ngoài. Các ông có quân đội, công an vì đảng vì mình. Những người cầm ngòi bút như ông Lập trong tay với nửa tấm thân tê liệt lấy gì “lật đổ chính quyền”. Theo báo Lao Động ông Trọng nói: “Tham nhũng là tệ nạn rất nguy hiểm, nó thành đường dây có tổ chức. Chúng tôi hay nói các nhóm câu kết với nhau nên để lần ra chúng là rất khó. Còn quyền lực là còn tham nhũng, vì vậy phải có cơ chế trị tận gốc, nhưng rất khó, không phải dễ” - Tổng Bí thư thừa nhận. Thế thì tại sao nhà văn viết về tham nhũng lại bị bắt. Ông Trọng chơi đòn trả thù kẻ phê phán cái bình con chuột quá trẻ con. Chuyện tự do dân chủ cái Hiến pháp các ông nặn ra một đống rừng luật cái này đội lên đầu cái kia Điều 78,88,258 chồng chéo lên nhau. Các ông cho tự do nói nhưng không được mở miệng phê bình cái nhà đảng độc tài toàn trị. Muốn cướp cái gì của dân thì cướp. Muốn bắt bỏ tù ai thì bắt. Muốn giết ai trong đồn công an hay ngoài ruộng vườn thì giết. Cái nhà nước khốn nạn như thế tự nó đã xâm phạm lợi ích nhân dân, chứ không phải buộc tội lếu láo lên nhân dân.
Các ông đua nhau mang bị đi nước ngoài xin ăn để khoả lấp các sụp đổ Vinaline,Vinashin, PMU 18... Các ngân hàng, bất động sản nằm trong tay đế chế gia đình Nguyễn Tấn Dũng. Các nhà băng thâu tóm bởi đế chế Nguyễn Sinh Hùng… Phá hoại đất nước đến kinh tế kiệt quệ. Đưa xã hội xuống tận cùng suy thoái đạo đức. Còn gì nhục hơn khi 118 cô gái trẻ cởi truồng cho các ông già hay kẻ tàn tật người nước ngoài tới chọn vợ. Còn gì vỗ ngực hãnh diện khi quân đội công an đứng nhìn ngư dân bị Hán tặc cướp bóc giết chết. Có gì sung sướng hơn lúc quân đội, dân quân được sử dụng trong các vụ cưỡng chế đất đai đánh đập phá hoại nông dân như Đầm Vươn, Văn Giang, Dương Nội. Còn gì tình đồng bào khi dàn cảnh bắt người yêu nước chống quỹ đỏ bành trướng như tống Bùi Thị Minh Hằng vô khám. Đưa quân sự chính trị càng ngày càng lệ thuộc vào ngoại bang láng giềng. Trung cộng đã đào ao thả cá. Cả một phường lưu manh ăn tục nói phét sa lầy đôi chân cựa quậy trong vũng bùn, còn cái đầu ngọ nguậy cho chủ uốn nắn theo hướng Đông Tây Nam Bắc. Thế mới mất Hoàng Sa. Thế giặc mới xây quân sự Trường Sa. Thế mới có 10 ngàn lao động TC ở Vũng Áng đòi tự trị. Thế mới có 64 người lính không được phép chống cự làm bia ở Gạc Ma. Thế mới có chuyện không được nhắc tới đảng cha dạy bài học 1979 ở 6 tỉnh biên cương. Thế mới mất Bản Giốc, Tục Lãm. Thế mới người dân vàng vọt chờ tử thần kéo đi vì Bô xít Tây Nguyên chảy tới đâu trôi tới đó.
Các ông hăm doạ “Bởi gieo nhân gặt quả... các nhà dân chủ khác coi chừng.” Ai “gieo” 172 ngàn người qui tiên trong vụ CCRĐ. Ai “gieo” bắt bớ giam cầm thủ tiêu trí thức vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Ai “gieo” thanh trừng như vụ án xét lại bắt người vô tù. Ai “gieo” giây trói từng chùm chôn sống tập thể 6 ngàn người dân Huế vô tội Mậu Thân 68. Ai “gieo” hàng triệu sinh linh vì “Ta đánh là đánh cho Nga, cho Tàu” để bây giờ mất đất mất biển. Ai “gieo” tội ác đẩy người lương thiện vào biển lửa cho thế lực Cộng sản quốc tế khi nhà thơ Chế Lan Viên cuối đời ân hận đã thấy “quả”:
“Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30
Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?
Tôi!
Tôi - người viết những câu thơ cổ võ
Ca tụng người không tiếc mạng mình
trong mọi cuộc xung phong.
Một trong ba mươi người kia ở mặt trận về sau mười năm
Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ…”
Nguyễn Đình Thi cuối đời đã nhận diện “gieo” và “quả”:
Người tôi còn nhiều bùn tanh
Mặt tôi nhuốm xanh nhuốm đỏ
Tay tôi vướng nhiều đồ bỏ
Nhiều dây nhợ tự buộc mình
Thôi xin tha cho mọi lỗi lầm
Quên cho những dối lừa khoác lác
Tôi biết tôi đã nhiều lần ác
Và ngu dại còn nhiều lần hơn.
Dưới chế độ nhà nước CHXHCNVN là băng đảng bồi đình, phong kiến quan liêu hơn cả phong kiến. Độc ác hà hiếp ăn cướp bóc lột của dân hơn cả thực dân. Làm tay sai cho Tàu lục địa hơn cả Tàu Hồng Kông, Tàu Mã Anh Cửu Đài Loan. Cả một bầy đàn nối đuôi nhau theo đảng để cai trị đưa đất nước quay cuồng trong cơn lốc bởi chỉ đạo từ bàn tay lông lá thiên triều Bắc Kinh. Định đặt quan hệ hai đảng trên quyền lợi sống còn của dân tộc. Đảng bơi trong cái ao cá Trung cộng. Nhưng đảng nên biết rằng 90 triệu người không thể chết chung một lỗ vì họa diệt vong. “Gieo” nhân độc tài như Khadafi, Lybia cũng có ngày gặt “quả” trong ống cống.
Tứ trụ triều đình tự soi gương để nhận chân đích thực bàn tay vấy máu đồng loại của chính mình mà sám hối.
Hãy tự vấn như 2 câu thơ: Tôi biết tôi đã nhiều lần ác. Và ngu dại còn nhiều lần hơn.
Lừa dối bịp bợm trong cái thế giới văn minh nhân loại xưa rồi Diễm ạ! Về lại rừng hay đi chỗ khác chơi cho dân nhờ. Hãy trả Bọ Lập và những người tù lương tâm biểu hiện lòng yêu nước về với đại gia đình dân tộc Việt Nam. Đất nước nầy không thể là Tây Tạng, Tân Cương như hai đảng mong muốn.
Những ngày cuối năm 2014
NGUYỄN TẤN DŨNG NỊNH TRUNG CỘNG
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng công khai trở mặt, quay sang nịnh Tàu
Tại buổi tiếp xúc với nhân vật quyền lực thứ 4 của Trung Cộng, ông Nguyễn Tấn Dũng nói rằng "tinh thần hữu nghị và hợp tác luôn là dòng chảy chính" trong mối quan hệ giữa hai đảng cộng sản trong suốt 65 năm qua.
Thủ tướng nịnh Tàu
Phát biểu trên hoàn toàn trái ngược với những tuyên bố mạnh miệng gần đây của thủ tướng Dũng trước Trung Cộng, chủ yếu xuất hiện trong các diễn đàn tiếp xúc cử tri trong nước.
Rõ ràng, sự xuất hiện của quan chức Trung Cộng trước khi diễn ra hội nghị trung ương 10 đã khiến thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải đổi giọng.
Hội nghị trung ương 10 dự kiến sẽ diễn ra vào đầu năm 2015, đây là kỳ họp tối quan trọng của giới chóp bu cộng sản nhằm bầu bán, chia chác nhân sự chuẩn bị cho đại hội đảng lần thứ 12 một năm sau đó.
Sự có mặt của Du Chính Thanh, nhân vật quyền lực thứ 4 trong bộ chính trị Trung Cộng được dự đoán nhằm mục đích gây áp lực nhân sự có lợi cho phe thân Tàu trong giới chóp bu Ba Đình.
Trung Cộng muốn 'tin cậy chính trị'
Trong quá khứ, bàn tay Trung Cộng đã nhiều lần làm thay đổi cục diện tranh chấp quyền lực trong đảng CSVN.
Điển hình là sau hội nghị Thành Đô năm 1990, Đỗ Mười và Lê Đức Anh đã lên nắm quyền lực tuyệt đối nhờ vào sự ủng hộ của Trung Cộng. Hậu quả sau đó là Việt Nam bị mất hàng chục ngàn km vuông diện tích lãnh thổ, lãnh hải rơi vào tay Trung Cộng.
Hiện nay, Trung Cộng đang gia tăng các hành vi xâm lược chủ quyền Việt Nam tại Biển Đông, trong đó có việc xây dựng sân bay quân sự trên đảo Gạc Ma. Thủ phạm tiếp tay Trung Cộng đánh chiếm Gạc Ma năm 1988 chính là Lê Đức Anh, nhân vật đứng sau đỡ đầu quyền lực cho Nguyễn Tấn Dũng.
Không phải tự nhiên mà trong cuộc gặp Nguyễn Tấn Dũng, Du Chính Thanh đã gửi gắm thông điệp rằng Trung Cộng muốn "tăng cường tin cậy chính trị" đối với CSVN.
Đến thời điểm này, có thể khẳng định kẻ nào còn mở miệng nói tin cậy Trung Cộng, đích thị đó chính là kẻ bán nước.
Sự trở mặt của Nguyễn Tấn Dũng cũng nằm trong âm mưu củng cố quyền lực, tranh thủ sự ủng hộ của Trung Cộng nhằm tiếp tục bám ghế.
Từ "lá cờ đầu" chống Tàu, chỉ sau một cuộc gặp đã quay sang nịnh Tàu. Thủ đoạn mị dân của cộng sản đã không còn có thể lừa được ai.
Chỉ thương và giận cho những vị tự nhận 'trí thức' phò đảng, mới ngày nào còn ra sức vận động cho 'lá cờ đầu' Nguyễn Tấn Dũng, nay đã lại phải vỡ mộng vì sự trở mặt đến mức trơ tráo của y.
MÙA GIÁNG SINH TẠI MỸ
Ngắm đèn mùa Giáng sinh tại các khu phố ở Mỹ
24.12.2014
Trong mùa lễ Giáng Sinh, điều thường thấy là những căn nhà thắp đèn màu rực rỡ. Nhưng có những khu phố rải rác khắp nước đã nâng khái niệm đó lên một tầm cao mới. Một cộng đồng như thế là ở khu vực Los Angeles trong tiểu bang California. Đèn thắp đã tạo ra một cảnh tượng huy hoàng đến độ trở thành một địa điểm hấp dẫn du khách trong ngày lễ. Thông tín viên Elizabeth Lee tường trình cho đài VOA.
Đây là một tắc nghẽn giao thông mà mọi người lấy làm hài lòng bị vướng vào. Người ta đã đi nhiều dặm đường để chứng kiến màn trình diễn âm nhạc và ánh sáng ở Pasadena, California.
“Thực ra tôi bắt đầu đến đây trước khi tôi lập gia đình. Bạn tôi đưa tôi đến. Mỗi năm tôi đều trở lại đây trong dịp lễ Giáng sinh. Và sau khi tôi kết hôn, thì tôi đưa vợ tôi, và bây giờ cả các con tôi, và năm nào chúng tôi cũng đi tìm căn nhà có ban nhạc.”
Âm nhạc thật là hay, nhưng các ngọn đèn đã thu hút những đám đông. Tất cả đều nằm trong cuộc tranh đua vui vẻ vào dịp lễ giữa các khu phố nhằm tạo ra những màn trình diễn ánh sáng mang tính sáng tạo và vui nhộn nhất.
Đây là một trong những người thắng cuộc:
“Mỗi nhà đều có một sắc thái độc đáo. Thật là dễ thương và các em nhỏ sẽ nhớ mãi khi lớn lên, vì thế gần như năm nào chúng tôi cũng đến đây cùng với bọn trẻ để xem thắp đèn.”
Cô Jenny Reaume nói lớn lên ở đây thật là điều thích thú.Cô nói không có bao nhiêu người có thể làm được như thế này trong khu phố của mình.
Mỗi cụm trong khu phố lại có một chủ đề từ nến cho đến cây Giáng sinh, nhưng cậu bé đánh trống ở cụm nhà của bà Kathy Gregg trông rất đặc biệt.
“Con trai tôi ở trong quân đội và đichiến đấu ở Iraq. Tôi quyết định vì con mà trang hoàng kiểu này.”
Con trai bà đã trở về an toàn, nhưng phần trưng bày của bà vẫn không thay đổi, để ủng hộ cho các gia đình quân nhân. Đối với Adrian McEachren, việc giăng đèn này đã thành truyền thống.
“Hồi còn bé tôi phụ mẹ tôi, và nay truyền lại cho các con tôi. Hy vọng khi chúng lớn lên chúng lại truyền lại cho con cái chúng. Điểm chính là thấy nhiều nhà ở đây có chung một tinh thần với nhau. Đó chính là ý nghĩa của mùa lễ.”
Một người chủ nhà khác trong khu phố nói:
“Nếu chỉ ăn mừng lễ Giáng sinh khôn thôi, thì không có ý nghĩa mấy. Nó đã trở thành một kiểu ăn mừng rất đặc biệt.”
Có những kiểu trưng bàyỉ để cho vui. Tỷ như các nhân vật mà trẻ em thích như chú chó Snoopy và chú chuột Mickey và có nhà ở còn trưng bày cảnh trong phim Star Wars.
Khu phố này đã có truyền thống giăng đèn kết hoa dịp này từ hơn 50 năm nay. Những người chủ nhà cho biết họ sẽ tiếp tục giăng đèn trước nhà, và khách viếng thăm nói họ sẽ tiếp tục trở lại để tiếp nối truyền thống ngày lễ này.
TƯỞNG NĂNG TIẾN * CỘNG SẢN TÀN ÁC
Bạc Ác & Xuẩn Động
Tue, 12/23/2014 - 18:04 — tuongnangtien
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Đối nghịch với Nhân dân, khác nào con thuyền, ngược dòng trong bão tố. Đợi đến khi: “Lật thuyền, mới biết sức Dân như nước” thì mọi chuyện đã trở nên quá muộn mằn.
Bữa rồi, Giáo Sư Ngô Vĩnh Long có than phiền (đôi chút) về ông Nguyễn Phú Trọng:
“Tôi nghĩ rằng người ta cũng không nên khinh rẻ dân chúng. Khi mà dân chúng, người cử tri hỏi những câu hỏi đàng hoàng, thì người ta cũng nên trả lời một cách đàng hoàng mà không nên thái quá.”
Tưởng gì chớ nói năng không được “đàng hoàng” hay “bạ đâu nói đó” (vốn) là đặc tính chung của giới lãnh đạo Hà Nội, chớ không phải chỉ mình ên ông Tổng Bí Thư. Về vụ này, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn cũng đã đưa ra một nhận xét tuy khái quát nhưng hoàn toàn chính xác:
“Họ không nói được cái gì cụ thể, mà chỉ xoay quanh các khẩu hiệu quen thuộc, kiểu như ‘dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh…’ những bài nói chuyện của lãnh đạo VN rất khó gần với người dân do ngôn ngữ cứng đơ và kém thân thiện, và cách họ triển khai bài nói chuyện quá xa rời công chúng.”
Nói nào ngay thì giới lãnh đạo có không muốn “xa rời công chúng” e cũng không được, bởi thiên hạ đâu có ai thích “gần” với họ. Dân ngán mấy chả thấy mụ nội luôn. Nhà văn Phạm Đình Trọng xem đây là “Nỗi Ngán Ngẩm Thường Ngày” của riêng ông:
"Là nhà lãnh đạo cấp cao đương chức nên ông thường xuất hiện trên truyền hình trong các chương trình thời sự. Vì thế, hầu như ngày nào tôi cũng phải thấy ông! Đang chăm chú theo dõi thông tin về những sự việc dồn dập của cuộc sống sôi động, thấy ông xuất hiện, tôi ngán ngẩm quá phải nhìn đi chỗ khác hoặc bấm remote chuyển sang kênh thể thao, giải trí nước ngoài.”
Chỉ sau vài tuần sống ở Việt Nam, một nhà văn khác – Hoàng Mai Đạt – cũng đã cảm thấy (“ngán ngẩm”) y như vậy:
“Như tránh người ăn mày, tôi cũng dần dần làm ngơ tin tức trên đài truyền hình. Trong vài ngày đầu tiên ở Việt Nam, tôi ngạc nhiên khi thấy mọi người vội tắt máy truyền hình đúng giờ có tin tức…nhiều người ở đây thản nhiên rời máy truyền hình, để làm những công việc khác trong giờ tin tức buổi chiều. Họ có thể ăn uống, vào nhà vệ sinh, ra ngoài hiên hút thuốc lá, hoặc ngồi chơi với chó.”
Nói tóm lại (và nói cách khác) thì các đồng chí lãnh đạo muốn nói gì, và nói sao, cũng được. Ăn cũng thế. Miệng người sang có gang có thép mà. Ăn bi nhiêu thì ăn. Cứ ăn tất tần tật. "Ăn của dân không từ một cái gì" mà có ai (dám) ho he hay hó hé gì đâu.
Người dân chỉ phiền hà về những việc làm vô cùng bạc ác, rất thất nhân tâm (và cũng rất ngu xuẩn) của qúi vị thôi. Xin đơn cử vài thí dụ.
Trong cuốn Đèn Cù II, vừa xuất bản, Trần Đĩnh kể lại chuyện sau:
“Vấn có bạn là Bác sĩ Mai Thế Trạch, con bà Lợi Quyền tư sản lớn từng lẫy lừng chuyên quyên góp rất nhiều vàng cùng nhà cửa trong Tuần lễ Vàng. Còn lại một ngôi nhà, sau được Ban tuyên huấn trung ương đến hỏi. Chê đắt. Đùng một hôm, xe tuyên huấn chở mấy bao tải tiền đến mua, đắt cũng được. Ba ngày sau đổi tiền. Tố Hữu, nguyên trưởng ban tuyên huấn, đã hạ thời cơ tuyệt hảo chấm dứt cơ nghiệp đại gia tư sản Lợi Quyền có tiếng ở Hà Nội. Bằng giấy lộn.”
Còn trong cuốn Hậu Chuyện Kể Năm 2000, sắp xuất bản, lại có câu chuyện khác:
“Hơn mười năm sau, khi cháu Bùi Quang Dũng học đại học Hàng Hải, nhà trường có chủ trương tất cả sinh viên đều làm hộ chiếu. Tôi biết điều gì sẽ đến với cháu, nhưng chẳng lẽ bảo con đừng khai, đừng nộp hồ sơ lên công an. Quả nhiên hồ sơ cháu được Công An Phường ghi: 'Bố đi tù 5 năm về tội phản tuyên truyền.' ... Tôi cơ hồ tuyệt vọng. Hoàn toàn không nghĩ là con mình được vào đại học, bởi con em nông dân lao động không vào hợp tác xã cũng không được học đại học huống hồ con một tên phản động! (Bùi Ngọc Tấn. Hậu Chuyện Kể Năm 2000. Tiếng Quê Hương. Fallchurch, Virginia: 2014).
Bùi Ngọc Tấn đã về cõi vĩnh hằng. Cái mô hình kinh tế hợp tác xã cũng không còn nữa. Chuyện cũ (thôi) nhắm mắt cho qua luôn đi nhưng những câu chuyện tiếp nối (vẫn còn nguyên tính cách thời sự) thì thiệt là ... không biết phải nhét vào đâu đây, cho nó đỡ kỳ. Coi:
- Ngày 15 tháng 5 năm 2014, trên trang F.B của nhà văn Nguyễn Tường Thụy, người ta đọc được những dòng chữ sau của tác giả Dương Thị Tân: "Tiếng chuông điện thoại đổ liên hồi. Tôi nhấc máy, đầu dây bên kia một giọng nói nghẹn ngào: ‘Chị ơi, mẹ con em khổ quá.’ Định thần mãi tôi mới nhận ra giọng của cô Dinh, vợ thầy Đinh Đăng Định. Nhắc cô bình tĩnh, nói từ từ thì tôi mới nghe được. Cô kể rằng con cô, cháu Đinh Phương Thảo đang dọn nhà trong mưa mà không biết phải đi đâu vì trong hơn một tháng qua đã phải đi thuê nhà ba lần, nhưng chỉ ở được ít ngày thì lại phải dọn đi vì bị chủ nhà đuổi...
Sau đó tôi gọi cho cháu Thảo. Cháu kể: ‘Con vừa mang món đồ cuối cùng lên gác thì cô chủ nhà đến nói: xin lỗi con có phải là Đinh Phương Thảo không, nếu là Đinh Phương Thảo thì cô chủ không cho con thuê được đâu. Vì lúc nẫy có người gọi điện cho cô chủ yêu cầu cô ấy hoặc là không cho người có tên Đinh Phương Thảo thuê nhà hoặc là tất cả những khách đang thuê phải dọn đi hết.
Vì vậy, cô ấy chỉ còn cách năn nỉ xin con hãy chuyển đi nơi khác giùm mà thôi. Con nói tối rồi, mà trời lại đang mưa, cô hãy cho con ở tạm qua đêm, sáng mai con tính. Cô chủ đồng ý nhưng ít phút sau cô lại lên nói con phải đi ngay trong đêm, không được ở lại đâu. Nếu không đêm nay người ta sẽ đến khám xét nhà trọ. ‘Kể đến đây, cháu khóc: ‘Cô ơi, con biết đi đâu bây giờ..."
Đám tang nhà giáo Đinh Đăng Định. Ảnh: boxitvn
Không ai, kể cả nhà văn Bùi Ngọc Tấn, biết nguyên do ông phải vào tù nhưng mọi người Việt Nam đều biết tại sao nhà giáo Đinh Đăng Định bị bắt giam: Ông công khai và cương quyết chống lại “chủ trương nhất quán của Đảng” về việc khai thác bauxite tại Tây Nguyên.
Chủ trương lớn này gây lỗ lã và tác hại ra sao (đến nay) mọi người đều đã rõ: càng làm càng rõ! Nhà giáo Đinh Đăng Định cũng đã từ trần. Thân nhân của người quá cố không hề nhận được một lời tạ lỗi (đã đành) mà còn bị tiếp tục săn đuổi, và áp bức cho đến nỗi không còn chỗ dung thân!
Tại sao qúi vị lãnh đạo lại “quyết tâm” đến thế? Và ác tâm như thế để làm gì? What’s the point ? Sao không dành sự “quyết tâm” tương tự cho hàng trăm thứ tệ đoan đầy rẫy khắp xã hội, hay cho việc việc bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải đang bị ngoại bang uy hiếp?
Đinh Phương Thảo. Ảnh: http://cachmanghoalai
Ngày 12 tháng 10 năm 2014, phóng viên Hoà Ái (RFA) phỏng vấn một thành viên Mạng Lưới Blogger Việt Nam, về việc nhân vật này vừa bị bạo hành. Sau đây là câu trả lời của nạn nhân, cô Nguyễn Hoàng Vi:
“Việc xảy ra vào khoảng 3:30 giờ chiều hôm qua lúc đi bộ ra ngoài. Khi đi thì thấy có nhiều người an ninh mặc thường phục đi theo. Bắt đầu khi đi về nhà thì có 3 phụ nữ đi trên 2 xe máy, tông vào em trong khi xung quanh có rất nhiều dân phòng lẫn an ninh mặc đồ bình thường.
Em nghĩ là họ đang muốn kiếm chuyện cho nên khi bị họ tông như vậy thì em chỉ né qua một bên, nhảy lên lề chứ không có động thái nào nói lại họ hay gây hấn gì với họ hết. Nhưng 3 người phụ nữ này vẫn đuổi theo em. Họ chạy lên trước em và quay đầu xe lại để tiếp tục tông vào người em.
Lúc đó em quay lại phía sau, thấy có nhiều thanh niên mặc thường phục lẫn dân phòng và có nhiều phụ nữ rất đông. Em cố chạy về nhà nhưng không kịp. Họ từ tứ phía vây lại, đánh em rất nhanh, rất dã man. Người phụ nữ tông xe vào em thì dàn cảnh hô lên là em giựt chồng này kia.”
Nguyễn HoàngVi. Ảnh: Dân Làm Báo
Tôi nghe xong mà mặt cứ đỏ mãi vì xấu hổ. Không hiểu kể từ lúc chở cả xe tiền đi mua nhà của một vị ân nhân cách mạng (rồi ba ngày sau có lệnh đổi tiền) đến màn “dàn cảnh” đánh ghen (tuần qua) thì cái chủ trương (gian xảo, đểu cáng, bẩn thỉu, đê tiện) nhất quán và xuyên suốt của Đảng đã đã kéo dài được bao năm rồi?
Liệu cái phương cách “trị an” (đốn mạt, bạc ác, ngu xuẩn và ti tiện) như vậy thêm được bao lâu nữa? Và sau khi vở kịch cách mạng hạ màn thì các đồng chí lãnh đạo sẽ trốn vào cái xó nào?
Tôi không có ý dọa ai mà chỉ muốn bầy tỏ nỗi lo âu (trong tương lai gần) khi chính qúi vị – cũng như thân nhân – đều biến thành đích nhắm cho sự oán hận, và phẫn uất đã chất chứa trong lòng người từ hơn nửa thế kỷ qua! Dân Việt vốn bao dung, nhân ái, và độ lượng nhưng nếu qúi vị vẫn tiếp tục những hành vi bạc ác và gian ác (cho đến ngày tàn) thì chung cuộc e rất khó lường!
Xin ngưng ném mắm thối, ném phân, đổ nước tiểu vào nhà người dân hay nhất định dồn họ đến bước đường cùng để (mai hậu) những chuyện tương tự sẽ không xẩy ra cho chính gia đình và con cái của qúi vị!
NGUYỄN SỸ THÙY NGÂN * GIẢI PHÁP CANADA
Những suy tư về ngày 30/4 được chánh thức công nhận bằng luật pháp Canada.
Vô cùng tri ân Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải, người đã làm việc cho chính phủ Canada nhưng luôn đem trái tim Việt Nam ra để giúp đở và hướng dẩn cộng đồng mình làm việc ngày càng có hiệu quả hơn bằng cách vận động trực tiếp về Hành Pháp với Thượng Viện Canada.
Vì muốn biết tận tường buổi bỏ phiếu ở Thượng nghị Viện ra sao, nên vào giờ chót tôi quyết định xin theo phái đoàn do anh Phát Hội Cựu Sĩ Quan Thủ Đức hướng dẩn lên Ottawa.
Tôi được may mắn là một trong 10 người (danh sách trình lên để tham dự là 12, nhưng có 2 người bị bịnh trước khi khởi hành) đến chứng kiến cuộc bỏ phiếu tại Thượng Viện Canada ngày Dec. 8, 2014.
Có tận mắt thấy cuộc bỏ phiếu mới thấy được tấm lòng của Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải và thấy được sức mạnh của sự đồng lòng trong cộng đồng chúng ta qua việc cùng nhau gởi email thỉnh nguyện thư tới các Thượng Nghị Sĩ ở Thượng Viện. Mặc dù chỉ trong vòng thời gian rất ngắn mà email của cộng đồng Việt mình đã tràn ngập Mail Box của các Thượng Nghị Sĩ (TNS)
Các TNS ở Thượng Viện rất quan tâm khi nhận được nhiều email của chúng ta gởi đến, và đó cũng là một trong những yếu tố quan trọng để giúp cho việc vận động thông qua Bill S-219 được thuận lợi hơn.
Được biết:
Black April là cái tên được TNS Ngô Thanh Hải đề nghị từ trước nhưng đã không được thông qua, vì phần đông những TNS không rỏ ý nghĩa và cũng không thấy thoải máy khi chúng ta dùng chử Black.
Theo Thủ Tướng Harper thì chử Black là chử rất sensitive, khuyên chúng ta nên tránh! Và ông là người đề nghị cái tên:Journey to Freedom Day (Hành trình đi tìm tự do) thì dễ hiểu và đầy đủ ý nghĩa hơn.
Và đó là lý do tại sao chúng ta có cái tên: Journey to Freedom Day.
Và cũng nhờ cái tên nầy mà đã được sự đồng cảm và ủng hộ của hầu hết các TNS ở Thượng Viện với 45 phiếu thuận của các TNS Đảng Bảo Thủ, 4 phiếu chống và 14 phiếu trắng của các TNS Đảng Tự Do và Độc lập.
Mục đích chánh của chúng ta là muốn ngày 30/4 là ngày được chính thức công nhận trong luật pháp Canada, cho nên dù tên gọi là Journey to Freedom Day hay Black Friday mà lá Cờ Vàng được công nhận đại diện chánh thức, mới là việc chính yếu.
Xin đừng vì cái tên gọi không đúng ý mình mà bàn ra tán vào làm hoang mang dư luận, gây chia rẻ trong cộng đồng mình thì không có ích lợi gì!
Xin hãy vui mừng vì dự luật nầy đã được thông qua và hãy đón nhận cái tên do Thủ Tướng Canada đề nghị Journey to Freedom Day một cách trân quí và vì TNS Ngô Thanh Hải đã âm thầm làm việc rất tận lực mới được kết quả tốt đẹp nầy.
Xin ghi lại đây những gì đã nghe và thấy trong ngày chứng kiến cuộc bỏ phiếu tại Thượng Viện Canada ngày Dec. 8, 2014 vừa qua với lòng biết ơn vì Bill S- 219 đã đươc thông qua, nhưng khi viết lại những dòng chử nầy, sao lòng tôi thấy vẩn còn day dứt và mang nhiều suy tư khi nhớ lại lúc nhìn phái đoàn Việt 10 người, đồng loạt quấn khăn Cờ Vàng chỉnh tề, đứng từ trên cao giơ tay chào đáp lể lúc giới thiệu phái đoàn Việt Nam đến chứng kiến cuộc bỏ phiếu. Lúc đó toàn thể TNS ở Thượng Viện đã hướng về phái đoàn Việt Nam vổ tay chào đón một cách nồng nhiệt, thế mà lúc đó tôi lại thấy mắt mình…cay cay, vì sao giờ phút nầy, đứng ở nơi đây, sao chỉ có 10 người mà không là 100 người hay nhiều hơn thế nữa?
Câu hỏi nầy đã làm tôi trăn trở, cùng lúc nhớ tới lời TNS Ngô Thanh Hải đã nhắc nhở chung cho chúng ta là:
-Thấy nước(Tổ Quốc) chứ không thấy người (có cách làm khác)
Có nghĩa là chúng ta có chung cùng nhịp đập của trái tim thương yêu dân tộc và có cùng mục đích là tranh đấu cho một quê hương không Cộng Sản, nhưng mổi người chúng ta vì quá tha thiết nên có những cách đấu tranh khác biệt nên vì thế mà chưa hiểu hết nhau.
Cho nên chúng ta nên đặt lợi ích của viêc tranh đấu cho đất nước được tự do là trên hết, chứ không nên lấy sự khác biệt của cách làm việc mà cho là quan trọng để rồi dẩn đến kết quả là sự tách biệt xa rời nhau làm mất đi sức mạnh của tính đoàn kết.
Từ nay, chúng ta chỉ “thấy nước, chứ không thấy người” khi làm việc chung với nhau nhé!
Nguyễn Sỹ Thùy Ngân
Dec. 09, 2014
Đây là một bàn tròn do Thượng-nghị-sĩ Ngô Thanh Hải (TNS Canada gốc Việt) tổ-chức với sự hiện diện và tiếp tay của TNS Lang, Chủ-tịch Ủy-ban thường-trực về Quốc-phòng và An-ninh của Thượng-viện Canada, TNS Andreychuk, Chủ-tịch Ủy-ban thường-trực về Ngoại-giao và Thương mại Quốc-tế, cũng như ông David W. Kilgour, nguyên là Phó-Chủ-tịch Hạ-viện Canada và Bộ-trưởng Ngoại-giao đặc-trách Á-châu/Thái-bình-dương. Trong thời-gian xảy ra cuộc bàn tròn, người ta còn thấy có sự thăm viếng của mấy Thượng-nghị-sĩ khác nữa như TNS Deepak Obhrai, Bộ-trưởng Quốc-hội về Ngoại-giao và Nhân-quyền cũng như TNS Tim Uppal, Quốc-vụ-khanh về các vấn-đề Đa-văn-hóa.
Về phía Việt-nam tham-dự bàn tròn thì từ Mỹ có phái-đoàn dẫn đầu bởi G.S. Nguyễn Ngọc Bích, Chủ-tịch Ban Điều hợp Trung-ương của Nghị-hội (Toàn-quốc Người Việt tại Hoa-kỳ) đồng-thời là chủ-tịch Ủy-ban Lâm-thời VNCH. Trong phái-đoàn đến từ Hoa-kỳ còn có cựu-Dân-biểu Bùi Văn Nhân (tức ký-giả Vi Anh) đến từ Quận Cam, B.S. Nguyễn Thể Bình đến từ Washington, ông Hồ Văn Sinh, phó-CT Ủy-ban Lâm-thời VNCH cũng đến từ Cali, riêng cựu-Dân-biểu Lý Hiền Tài thì vào phút chót đã không sang được vì trục trặc giấy tờ. Đến để ủng-hộ và yểm-trợ cho Ủy-ban có tới ba phái-đoàn lớn tới từ Montréal, Ottawa và Toronto, gồm hầu hết là những bộ mặt quen thuộc trong giới đấu tranh trong những năm qua ở xứ “đất lạnh tình nồng.” Tỷ-dụ, đến từ Montréal là có cả ông chủ-tịch Cộng-đồng và hai luật-sư của Cộng-đồng. Phái-đoàn Toronto thì do ông Trần Quang Thọ hướng-dẫn và được đón tiếp ân-cần bởi Tiến-sĩ Lê Duy Cấn, nguyên phó-Chủ-tịch Liên-hội Người Việt Canada, và ông Trịnh Vũ Điệp, một thành-viên lâu đời của Liên-hội và cũng nguyên là một ủy-viên trong Tổng-Liên-Hội Người Việt Tự Do (1991-1993). Riêng TS. Lê Duy Cấn, tuy mới phục-hồi từ một biến-cố mạch máu não hiểm nghèo, cũng vẫn khoản đãi toàn-thể các phái-đoàn từ Hoa-kỳ và các tỉnh-bang Canada về vào tối thứ Năm, 4 tháng 12, ở tiệm Vietnam Palace. Được biết, ông còn là người chủ chốt đang thúc đẩy Dự-án Bảo-tàng-viện Thuyền-nhân ở Canada từ nhiều năm nay. Ngay tại Ottawa thì phái-đoàn khá hùng hậu với sự tham-gia đông đảo của các vị phụ nữ. Tổng-cộng số người VN có mặt hôm đó cũng phải đến trên 50 người.
Phần trình bầy vấn-đề
Vì hôm 21/10 đã có một vụ khủng-bố Hồi-giáo xâm-nhập tòa nhà Quốc-hội bắn chết mấy người nên việc kiểm-soát an-ninh để vào đã trở nên rất gắt gao. Mặc dầu vậy, các phụ-tá của TNS Ngô Thanh Hải, đặc-biệt là cô Tanya Wood và một luật-sư trẻ 22 tuổi, cô Julie Phạm, học ở trường đại-học Carleton ra, đã tỏ ra rất niềm nở đón tiếp mọi người và hướng dẫn vào phòng họp rộng rãi, trang trọng và thật đẹp. Bắt đầu từ 9 giờ sáng, đồng-bào ta đã lục-tục tới. Sau khi được mời dùng cà-phê cho ấm lòng là những lời chào hỏi nhau vì không phải là tất cả mọi người đều đã biết nhau. Mọi người vui vẻ được thấy tấm lòng của nhiều vị mà sau gần 40 năm vẫn kiên trì với cuộc đấu tranh. Gặp cô Phương Thu, cựu-hiệu-trưởng trường trung-học Bùi Thị Xuân Đà-lạt, Giáo-sư Bích đã reo lên: “Trời, trên 50 năm rồi mới được gặp lại Bạn!” Và bao lời hỏi han thân-tình để gợi lại kỷ-niệm từ những ngày còn làm sinh-viên du-học ở Mỹ nửa thế-kỷ trước. Là một nhà giáo và là con của cụ Trần Văn Khắc, một huynh-trưởng lão thành của Hướng đạo VN, cô Phương Thu từ khi đến Canada vẫn một lòng phục-vụ ngành giáo-dục và xây dựng cả một trường Việt-ngữ để giữ tiếng Việt cho các con em của đồng-bào trong vùng.
Đến đúng 11 giờ, phụ-tá của TNS Ngô Thanh Hải, ông Vincent Labrosse mời mọi người vào chỗ để có thể bắt đầu bàn tròn. TNS Ngô Thanh Hải đọc diễn-văn khai mạc. Ông cám ơn cử-tọa đã đến từ xa xôi, nhất là phái-đoàn Hoa-kỳ, đến để bàn về “những căng thẳng ngày càng lên cao [ở Biển Đông/Nam-hải]… có thể bùng lên bất cứ lúc nào thành một cuộc chiến khu-vực lôi kéo những cường-quốc bên ngoài vào.” Vì nhiệm-vụ của Ủy-ban Thường-trực về An-ninh Quốc-gia và Quốc-phòng ở Thượng-viện là phải nghiên cứu và báo-cáo về các vấn-đề an-ninh quốc-phòng ở trong vùng Ấn-độ, Á-châu Thái-bình-dương cũng như tiềm-lực ảnh-hưởng của những vấn-đề đó đến an-ninh quốc-phòng của Canada nên ông rất mong “phát huy vai trò ngày càng lớn của Canada đối với vùng ấy và khuyến khích việc tìm ra một giải-pháp hòa-bình và hợp pháp cho cuộc tranh chấp trên biển đang diễn ra ở Biển Đông/Nam-hải.” Đi kèm theo bài diễn-văn khai mạc của ông là một trang rưỡi những câu hỏi mà Ủy-ban của ông mong được nghe một phần những câu trả lời trong bàn tròn ngày hôm nay.
Sau đó, TNS Ngô Thanh Hải đã lần lượt mời TNS Lang phát biểu về tầm quan-trọng của bàn tròn. Ông Lang cho rằng chủ-nhân của Canada là người dân Canada, và những TNS như ông có thì cũng chỉ là để phục-vụ người dân Canada—trong đó có người Canada gốc Việt. Do đó nên ông rất mong được nghe những sự góp ý của chúng ta. Đến lượt bà TNS Andreychuk, bà cho biết bà không thể ở được nguyên ngày nhưng bà cũng rất mong được nghe phần trình bầy chính để có thể hướng-dẫn chính-sách ngoại-giao và ngoại-thương của Canada. Cựu-Dân-biểu David Kilgour thì cho rằng sự quan-tâm của ông đối với các vấn-đề VN đã có từ xa xưa rồi ông kể một chuyến viếng thăm VN cùng với TNS Ngô Thanh Hải cách đây ít năm, qua đó ông hiểu thêm được rất nhiều về sự thiếu vắng nhân-quyền rất thậm-tệ ở VN.
Bắt đầu vào phần trình bầy, Bác-sĩ Nguyễn Thể Bình được yêu-cầu đọc một lá thư mà cựu-Quốc-vụ-khanh VNCH, ông Lê Trọng Quát, viết từ Paris, Pháp-quốc, gởi Thủ-tướng Stephen Harper của Canada và nhờ TNS Ngô Thanh Hải chuyển đi giùm, nói lên ý-chí của người dân miền Nam phải được quyền tự-quyết dân-tộc đúng như lời hứa của Hiệp-định Hòa-bình Paris 1973.
Vào phần trình bầy chính của buổi hội, Giáo-sư Nguyễn Ngọc Bích đã đọc tóm lược của một bài thuyết-trình sáu trang mà ông đã gởi trước lên Thượng-viện Canada để được dịch sang tiếng Pháp và được in sẵn trong một hồ-sơ đầy đủ cho các tham-dự-viên. Bài thuyết-trình này đi sâu vào trong chi-tiết những vấn-đề như: (1) chủ-quyền lịch-sử của VN trên hai quần-đảo Hoàng-sa và Trường-sa, ít nhất cũng từ TK 17; (2) chủ-quyền này đã được quốc-tế công-nhận qua những hiệp-định quốc-tế như Hiệp-định Hòa-bình San Francisco 1951 (có 51 nước tham-dự), Hiệp-định Genève 1954 chia đôi VN với HS-TS được xác-định rõ ràng là thuộc về miền Nam (sau là VNCH), Hiệp-định Hòa-bình Paris 1973 định nghĩa sự toàn vẹn lãnh-thổ của miền Nam dựa trên định-nghĩa ở Genève, và Định-ước Quốc-tế do 12 nước ký dưới sự chứng-kiến của Tổng-thư-ký Liên-hiệp-quốc vào ngày 2/3/1973 bảo đảm việc thực-thi Hiệp-định Paris 1973. Như vậy thì chủ-quyền của VNCH trên hai quần-đảo Hoàng-sa và Trường-sa đã quá rõ, không ai có thể phủ-nhận được. Dựa vào vai trò trung-lập và đứng đắn của Canada qua sự hiện-diện của Canada trong hai ủy-hội quốc-tế đình chiến 1954 và hòa-bình 1973, ông Bích đề nghị Canada, một trong 12 quốc-gia có ký tên trong Định-ước quốc-tế tháng 3/1973, có thể đứng ra vận-động tái-nhóm hòa-đàm Paris để quyết-định phải trái trong việc Trung-Cộng xâm-chiếm Hoàng-sa bằng vũ-lực vào tháng 1/1974 (vi-phạm sự toàn vẹn lãnh-thổ của miền Nam) và Hà-nội cưỡng-chiếm miền Nam (vi-phạm toàn-bộ Hiệp-định Hòa-bình Paris 1973) làm triệt-tiêu quyền dân-tộc tự-quyết của người dân miền Nam. Mà trong một hội-nghị Paris được tái-nhóm thì Bắc-kinh không có quyền phủ-quyết như họ có ở Hội-đồng An-ninh LHQ, chặn đứng được mọi nỗ lực đem vấn-đề tranh chấp Biển Đông ra trước quốc-tế.
Sau phần trình bầy của G.S. Nguyễn Ngọc Bích, Luật-sư Lâm Chấn Thọ (Montréal) được mời trình bầy về những khía cạnh công-pháp quốc-tế. Ông đạp đổ những luận-điệu mà ta thỉnh thoảng được nghe, cho rằng Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (mà vào năm 1973 được gọi là “Chính-phủ cách mạng lâm-thời miền Nam VN”) mới là quốc-gia kế-thừa VNCH: theo Luật-sư tất cả những bằng-chứng ta có ngày hôm nay (từ Hà-nội hay thậm-chí cả từ miệng của những người đi theo Mặt Trận như Trương Như Tảng, Nguyễn Văn Trấn, Tạ Bá Tòng v.v.) đều công-nhận Mặt Trận là một con đẻ, một công-cụ trực-tiếp của Hà-nội nhằm xâm-chiếm miền Nam thì nó làm gì có tư-cách độc-lập để mà đòi quyền gì. Ông Thọ còn đưa ra những điều khoản trong Hiến-chương Liên-hiệp-quốc như Điều 2.4 cấm ngặt việc đi xâm-chiếm nước khác bằng vũ-lực (do đó TC chiếm Hoàng-sa hay Việt-nam Dân-chủ Cộng-hòa chiếm VNCH là hoàn-toàn bất hợp pháp). Xong ông lại nêu Điều 3 và Điều 73 của Hiến-chương LHQ để chứng minh là một quốc-gia bị tạm-chiếm như VNCH không hề mất chủ-quyền trên lãnh-thổ của mình, tóm lại một quốc-gia đi xâm-chiếm nước khác không có quyền cắt xén lãnh-thổ của nước kia. Và cuối cùng, một quốc-gia bị tạm-chiếm như nước Pháp dưới thời Hitler hay Tây-tạng ngày hôm nay vẫn có quyền có một chính-phủ hợp pháp ngoài lãnh-thổ của mình (thường được gọi là một “chính-phủ lưu-vong”) và chính chính-phủ của cựu-Thủ-tướng Nguyễn Bá Cẩn, chính-phủ hợp pháp cuối cùng của VNCH, vào tháng 5/2009 đã nộp hồ-sơ về lãnh-hải của VNCH cho Ủy-ban về luật biển của Liên-hiệp-quốc.
Sang phần thảo-luận
Bàn tròn đã tạm ngưng sau phần trình bầy chính của vấn-đề để cho mọi người dùng cơm trưa. Sau bữa cơm trưa đơn sơ nhưng rất ngon, bàn tròn tái nhóm để đi vào phần thảo-luận. Nhiều vấn-đề được nêu ra nhưng nói chung đều đã được trả lời thỏa đáng. Riêng có vấn-đề “Chính-phủ cách mạng lâm-thời miền Nam Việt-Nam” có được xem là một chính-phủ độc-lập và chính-danh không là được xem khá gay go song cuối cùng, ai cũng phải công-nhận là vấn-đề đó đặt ra cho vui vậy thôi chứ không thể bảo vệ được một cách hữu lý.
Trong phần thảo-luận cũng còn có sự tham-gia của một số chuyên-gia Canada như Giáo-sư David Lametti của trường đại-học McGill, một chuyên-gia về tài-sản trí-tuệ. Ông cho biết ông đã để ý đến các vấn-đề VN từ khi ông còn rất trẻ, còn ở trung-học. Ông đã vui khi được tin về Hiệp-định Hòa-bình Paris 1973 nhưng rồi vỡ mộng khi thấy Hoa-kỳ đã bội ước đối với VNCH. Giờ đây, VNCS đang thương lượng với Mỹ và Canada để vào Hiệp-ước Đối-tác xuyên Thái-bình-dương (TPP, Trans-Pacific Partnership). Nói chung thì thương mại là một hoạt-động tốt cho nhân-loại nhưng nếu tiến-trình thương thảo không được minh bạch thì có thể sẽ rất nguy-hiểm, nhất là về khía cạnh tài-sản trí-tuệ. Do đó nên ông khuyến cáo Canada phải cẩn thận, phải đòi hỏi minh bạch trong mọi chặng thương thuyết. Không có lý-do gì mà người dân hay cả Quốc-hội lại phải dựa vào những tin rò rỉ ra từ các cuộc thương lượng.
Một luật-sư, ông Benoit, thì cho rằng những lập-luận của chúng ta về phía VNCH rất vững vàng về mặt pháp-lý. Vấn-đề làm làm sao đem ra áp-dụng, dụ được đối-phương, dụ được Trung-Cộng đi vào một tiến-trình thương-thuyết hòa-bình.
Gần cuối buổi, cựu-Dân-biểu Bùi Văn Nhân yêu-cầu được phát biểu. Theo ông, Việt-nam Cộng-hòa là một chính-thể chính-đáng và chính-thống bởi chính-thể đó xuất phát từ sự lựa chọn của người dân qua những cuộc tuyển-cử mà người dân thực-sự có quyền lựa chọn những tên tuổi, đảng phái ra tranh cử với nhau. Hiến-pháp VNCH 1967, chẳng hạn, là một hiến-pháp mẫu mực trong đó có sự tam quyền phân-lập, cộng thêm một quyền thứ tư là quyền giám-sát mà ta học được của Hiến-pháp Trung-hoa Dân-quốc. Tất cả những quyền tự do căn-bản của người dân được tôn-trọng và thực-thi, như tự do ngôn-luận, tự do báo chí, tự do tôn-giáo, tự do đi lại, tự do hội họp, tự do lập đảng, tự do biểu tình, xã-hội dân-sự, v.v. Ông cám ơn Canada về tất cả những điều Canada đã làm cho Việt-nam và ông mong là Canada có thể đóng một vai trò tích-cực để đem lại công-lý và hòa-bình cho dân-tộc nhiều khổ đau là Việt-nam.
Trước khi kết thúc buổi họp, Luật-sư Lâm Chấn Thọ đã đưa ra bản thảo của một nghị-quyết để Thượng-viện Canada có thể nghiên cứu. Thượng-nghị-sĩ Ngô Thanh Hải đã mời mọi người đọc thật kỹ và đề nghị những điểm cần thêm thắt hay sửa sang. Ông cho rằng cái tinh-thần của nghị-quyết và những nội-dung cụ-thể là quan-trọng, còn ngôn ngữ thì văn-phòng Thượng-viện sẽ có ngôn ngữ riêng của họ để cho đúng với cách hành văn của Thượng-viện. Theo Thượng-nghị-sĩ, một khi bản nghị-quyết được Thượng-viện chấp thuận thì ông và các ủy-ban liên-hệ sẽ phải cho người nghiên cứu thêm hoặc/và tổ-chức điều trần để chi-tiết-hóa hành-động và chính-sách của Canada về các vấn-đề bàn cãi hôm nay. (Tưởng cũng nên nhắc là Thượng-viện Hoa-kỳ hôm 15/7/2014 đã ra nghị-quyết S.R. 412 buộc Trung-Cộng phải rút giàn khoan 981 sớm hơn 1 tháng và đúng trước ngày phái-đoàn ở Mỹ sang Ottawa, ngày 4/12/2014, Hạ-viện Mỹ cũng ra một nghị-quyết tương-tự, H.R. 712, kêu gọi mọi tranh chấp trong Biển Đông phải được giải-quyết bằng con đường hòa-bình, theo công-pháp quốc-tế.)
Điều đáng nói ở đây là bàn tròn hôm 5/12 ở Thượng-viện Canada là một trường-hợp điển-hình của “thực-thi dân-chủ” ở Canada. Những công-dân Canada được mời đến bàn thảo một cách cởi mở và công-khai về những vấn-đề liên-hệ đến an-ninh quốc-phòng Canada, về một vùng mà họ có nhiều hiểu biết, và những chuyên-gia cũng được mời đến để đưa ra những nhận-định chuyên-môn của họ. Đó là lý-do tại sao G.S. Nguyễn Ngọc Bích của Ủy-ban Lâm-thời VNCH đã được mời đến thuyết-trình từ Mỹ (ông đã có bài phản-biện lập-trường chính-thức của Trung-Cộng ở LHQ đưa ra ngày 8/6/2014) và Luật-sư Lâm Chấn Thọ được mời tham-gia vào phần thảo-luận chuyên-đề như công-pháp quốc-tế, Hiến-chương LHQ, các hiệp-định quốc-tế và Luật Biển, v.v...
http://vietbao.com/a230791/lan-dau-tien-giai-phap-vnch-cho-tranh-chap-bien-dong-duoc-trinh-bay-tai-thuong-vien-canada
Nguyễn Sỹ Thùy Ngân
Vô cùng tri ân Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải, người đã làm việc cho chính phủ Canada nhưng luôn đem trái tim Việt Nam ra để giúp đở và hướng dẩn cộng đồng mình làm việc ngày càng có hiệu quả hơn bằng cách vận động trực tiếp về Hành Pháp với Thượng Viện Canada.
Vì muốn biết tận tường buổi bỏ phiếu ở Thượng nghị Viện ra sao, nên vào giờ chót tôi quyết định xin theo phái đoàn do anh Phát Hội Cựu Sĩ Quan Thủ Đức hướng dẩn lên Ottawa.
Tôi được may mắn là một trong 10 người (danh sách trình lên để tham dự là 12, nhưng có 2 người bị bịnh trước khi khởi hành) đến chứng kiến cuộc bỏ phiếu tại Thượng Viện Canada ngày Dec. 8, 2014.
Có tận mắt thấy cuộc bỏ phiếu mới thấy được tấm lòng của Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải và thấy được sức mạnh của sự đồng lòng trong cộng đồng chúng ta qua việc cùng nhau gởi email thỉnh nguyện thư tới các Thượng Nghị Sĩ ở Thượng Viện. Mặc dù chỉ trong vòng thời gian rất ngắn mà email của cộng đồng Việt mình đã tràn ngập Mail Box của các Thượng Nghị Sĩ (TNS)
Các TNS ở Thượng Viện rất quan tâm khi nhận được nhiều email của chúng ta gởi đến, và đó cũng là một trong những yếu tố quan trọng để giúp cho việc vận động thông qua Bill S-219 được thuận lợi hơn.
Được biết:
Black April là cái tên được TNS Ngô Thanh Hải đề nghị từ trước nhưng đã không được thông qua, vì phần đông những TNS không rỏ ý nghĩa và cũng không thấy thoải máy khi chúng ta dùng chử Black.
Theo Thủ Tướng Harper thì chử Black là chử rất sensitive, khuyên chúng ta nên tránh! Và ông là người đề nghị cái tên:Journey to Freedom Day (Hành trình đi tìm tự do) thì dễ hiểu và đầy đủ ý nghĩa hơn.
Và đó là lý do tại sao chúng ta có cái tên: Journey to Freedom Day.
Và cũng nhờ cái tên nầy mà đã được sự đồng cảm và ủng hộ của hầu hết các TNS ở Thượng Viện với 45 phiếu thuận của các TNS Đảng Bảo Thủ, 4 phiếu chống và 14 phiếu trắng của các TNS Đảng Tự Do và Độc lập.
Mục đích chánh của chúng ta là muốn ngày 30/4 là ngày được chính thức công nhận trong luật pháp Canada, cho nên dù tên gọi là Journey to Freedom Day hay Black Friday mà lá Cờ Vàng được công nhận đại diện chánh thức, mới là việc chính yếu.
Xin đừng vì cái tên gọi không đúng ý mình mà bàn ra tán vào làm hoang mang dư luận, gây chia rẻ trong cộng đồng mình thì không có ích lợi gì!
Xin hãy vui mừng vì dự luật nầy đã được thông qua và hãy đón nhận cái tên do Thủ Tướng Canada đề nghị Journey to Freedom Day một cách trân quí và vì TNS Ngô Thanh Hải đã âm thầm làm việc rất tận lực mới được kết quả tốt đẹp nầy.
Xin ghi lại đây những gì đã nghe và thấy trong ngày chứng kiến cuộc bỏ phiếu tại Thượng Viện Canada ngày Dec. 8, 2014 vừa qua với lòng biết ơn vì Bill S- 219 đã đươc thông qua, nhưng khi viết lại những dòng chử nầy, sao lòng tôi thấy vẩn còn day dứt và mang nhiều suy tư khi nhớ lại lúc nhìn phái đoàn Việt 10 người, đồng loạt quấn khăn Cờ Vàng chỉnh tề, đứng từ trên cao giơ tay chào đáp lể lúc giới thiệu phái đoàn Việt Nam đến chứng kiến cuộc bỏ phiếu. Lúc đó toàn thể TNS ở Thượng Viện đã hướng về phái đoàn Việt Nam vổ tay chào đón một cách nồng nhiệt, thế mà lúc đó tôi lại thấy mắt mình…cay cay, vì sao giờ phút nầy, đứng ở nơi đây, sao chỉ có 10 người mà không là 100 người hay nhiều hơn thế nữa?
Câu hỏi nầy đã làm tôi trăn trở, cùng lúc nhớ tới lời TNS Ngô Thanh Hải đã nhắc nhở chung cho chúng ta là:
-Thấy nước(Tổ Quốc) chứ không thấy người (có cách làm khác)
Có nghĩa là chúng ta có chung cùng nhịp đập của trái tim thương yêu dân tộc và có cùng mục đích là tranh đấu cho một quê hương không Cộng Sản, nhưng mổi người chúng ta vì quá tha thiết nên có những cách đấu tranh khác biệt nên vì thế mà chưa hiểu hết nhau.
Cho nên chúng ta nên đặt lợi ích của viêc tranh đấu cho đất nước được tự do là trên hết, chứ không nên lấy sự khác biệt của cách làm việc mà cho là quan trọng để rồi dẩn đến kết quả là sự tách biệt xa rời nhau làm mất đi sức mạnh của tính đoàn kết.
Từ nay, chúng ta chỉ “thấy nước, chứ không thấy người” khi làm việc chung với nhau nhé!
Nguyễn Sỹ Thùy Ngân
Dec. 09, 2014
Lần Đầu Tiên Giải-Pháp VNCH Cho Tranh Chấp Biển Đông Được Trình Bày Tại Thượng Viện Canada
10/12/201400:00:00(Xem: 72)
Hôm thứ Sáu vừa qua, 5 tháng 12, 2014, tại Thượng-viện Quốc-hội Canada đã diễn ra một “Bàn tròn về Tranh chấp Biển đảo ở Biển Đông/Nam-hải và bản Hiệp-định cuối cùng về Hòa-bình ở Việt-nam vào năm 1973” (“The Roundtable on the South-China Sea Territorial Dispute and the Final 1973 Peace Accord on Vietnam” trong tiếng Anh và “La table ronde sur le conflit territorial en mer de Chine méridionale et laccord de paix final de 1973 sur the Vietnam” trong tiếng Pháp). Sở dĩ sinh-hoạt này có tên trong hai thứ tiếng Anh-Pháp là vì mọi tài-liệu chính-thức của Quốc-hội Canada đều phải được dịch sang hai thứ tiếng chính-thức của nước này.
Đây là một bàn tròn do Thượng-nghị-sĩ Ngô Thanh Hải (TNS Canada gốc Việt) tổ-chức với sự hiện diện và tiếp tay của TNS Lang, Chủ-tịch Ủy-ban thường-trực về Quốc-phòng và An-ninh của Thượng-viện Canada, TNS Andreychuk, Chủ-tịch Ủy-ban thường-trực về Ngoại-giao và Thương mại Quốc-tế, cũng như ông David W. Kilgour, nguyên là Phó-Chủ-tịch Hạ-viện Canada và Bộ-trưởng Ngoại-giao đặc-trách Á-châu/Thái-bình-dương. Trong thời-gian xảy ra cuộc bàn tròn, người ta còn thấy có sự thăm viếng của mấy Thượng-nghị-sĩ khác nữa như TNS Deepak Obhrai, Bộ-trưởng Quốc-hội về Ngoại-giao và Nhân-quyền cũng như TNS Tim Uppal, Quốc-vụ-khanh về các vấn-đề Đa-văn-hóa.
Về phía Việt-nam tham-dự bàn tròn thì từ Mỹ có phái-đoàn dẫn đầu bởi G.S. Nguyễn Ngọc Bích, Chủ-tịch Ban Điều hợp Trung-ương của Nghị-hội (Toàn-quốc Người Việt tại Hoa-kỳ) đồng-thời là chủ-tịch Ủy-ban Lâm-thời VNCH. Trong phái-đoàn đến từ Hoa-kỳ còn có cựu-Dân-biểu Bùi Văn Nhân (tức ký-giả Vi Anh) đến từ Quận Cam, B.S. Nguyễn Thể Bình đến từ Washington, ông Hồ Văn Sinh, phó-CT Ủy-ban Lâm-thời VNCH cũng đến từ Cali, riêng cựu-Dân-biểu Lý Hiền Tài thì vào phút chót đã không sang được vì trục trặc giấy tờ. Đến để ủng-hộ và yểm-trợ cho Ủy-ban có tới ba phái-đoàn lớn tới từ Montréal, Ottawa và Toronto, gồm hầu hết là những bộ mặt quen thuộc trong giới đấu tranh trong những năm qua ở xứ “đất lạnh tình nồng.” Tỷ-dụ, đến từ Montréal là có cả ông chủ-tịch Cộng-đồng và hai luật-sư của Cộng-đồng. Phái-đoàn Toronto thì do ông Trần Quang Thọ hướng-dẫn và được đón tiếp ân-cần bởi Tiến-sĩ Lê Duy Cấn, nguyên phó-Chủ-tịch Liên-hội Người Việt Canada, và ông Trịnh Vũ Điệp, một thành-viên lâu đời của Liên-hội và cũng nguyên là một ủy-viên trong Tổng-Liên-Hội Người Việt Tự Do (1991-1993). Riêng TS. Lê Duy Cấn, tuy mới phục-hồi từ một biến-cố mạch máu não hiểm nghèo, cũng vẫn khoản đãi toàn-thể các phái-đoàn từ Hoa-kỳ và các tỉnh-bang Canada về vào tối thứ Năm, 4 tháng 12, ở tiệm Vietnam Palace. Được biết, ông còn là người chủ chốt đang thúc đẩy Dự-án Bảo-tàng-viện Thuyền-nhân ở Canada từ nhiều năm nay. Ngay tại Ottawa thì phái-đoàn khá hùng hậu với sự tham-gia đông đảo của các vị phụ nữ. Tổng-cộng số người VN có mặt hôm đó cũng phải đến trên 50 người.
Phần trình bầy vấn-đề
Vì hôm 21/10 đã có một vụ khủng-bố Hồi-giáo xâm-nhập tòa nhà Quốc-hội bắn chết mấy người nên việc kiểm-soát an-ninh để vào đã trở nên rất gắt gao. Mặc dầu vậy, các phụ-tá của TNS Ngô Thanh Hải, đặc-biệt là cô Tanya Wood và một luật-sư trẻ 22 tuổi, cô Julie Phạm, học ở trường đại-học Carleton ra, đã tỏ ra rất niềm nở đón tiếp mọi người và hướng dẫn vào phòng họp rộng rãi, trang trọng và thật đẹp. Bắt đầu từ 9 giờ sáng, đồng-bào ta đã lục-tục tới. Sau khi được mời dùng cà-phê cho ấm lòng là những lời chào hỏi nhau vì không phải là tất cả mọi người đều đã biết nhau. Mọi người vui vẻ được thấy tấm lòng của nhiều vị mà sau gần 40 năm vẫn kiên trì với cuộc đấu tranh. Gặp cô Phương Thu, cựu-hiệu-trưởng trường trung-học Bùi Thị Xuân Đà-lạt, Giáo-sư Bích đã reo lên: “Trời, trên 50 năm rồi mới được gặp lại Bạn!” Và bao lời hỏi han thân-tình để gợi lại kỷ-niệm từ những ngày còn làm sinh-viên du-học ở Mỹ nửa thế-kỷ trước. Là một nhà giáo và là con của cụ Trần Văn Khắc, một huynh-trưởng lão thành của Hướng đạo VN, cô Phương Thu từ khi đến Canada vẫn một lòng phục-vụ ngành giáo-dục và xây dựng cả một trường Việt-ngữ để giữ tiếng Việt cho các con em của đồng-bào trong vùng.
Đến đúng 11 giờ, phụ-tá của TNS Ngô Thanh Hải, ông Vincent Labrosse mời mọi người vào chỗ để có thể bắt đầu bàn tròn. TNS Ngô Thanh Hải đọc diễn-văn khai mạc. Ông cám ơn cử-tọa đã đến từ xa xôi, nhất là phái-đoàn Hoa-kỳ, đến để bàn về “những căng thẳng ngày càng lên cao [ở Biển Đông/Nam-hải]… có thể bùng lên bất cứ lúc nào thành một cuộc chiến khu-vực lôi kéo những cường-quốc bên ngoài vào.” Vì nhiệm-vụ của Ủy-ban Thường-trực về An-ninh Quốc-gia và Quốc-phòng ở Thượng-viện là phải nghiên cứu và báo-cáo về các vấn-đề an-ninh quốc-phòng ở trong vùng Ấn-độ, Á-châu Thái-bình-dương cũng như tiềm-lực ảnh-hưởng của những vấn-đề đó đến an-ninh quốc-phòng của Canada nên ông rất mong “phát huy vai trò ngày càng lớn của Canada đối với vùng ấy và khuyến khích việc tìm ra một giải-pháp hòa-bình và hợp pháp cho cuộc tranh chấp trên biển đang diễn ra ở Biển Đông/Nam-hải.” Đi kèm theo bài diễn-văn khai mạc của ông là một trang rưỡi những câu hỏi mà Ủy-ban của ông mong được nghe một phần những câu trả lời trong bàn tròn ngày hôm nay.
Sau đó, TNS Ngô Thanh Hải đã lần lượt mời TNS Lang phát biểu về tầm quan-trọng của bàn tròn. Ông Lang cho rằng chủ-nhân của Canada là người dân Canada, và những TNS như ông có thì cũng chỉ là để phục-vụ người dân Canada—trong đó có người Canada gốc Việt. Do đó nên ông rất mong được nghe những sự góp ý của chúng ta. Đến lượt bà TNS Andreychuk, bà cho biết bà không thể ở được nguyên ngày nhưng bà cũng rất mong được nghe phần trình bầy chính để có thể hướng-dẫn chính-sách ngoại-giao và ngoại-thương của Canada. Cựu-Dân-biểu David Kilgour thì cho rằng sự quan-tâm của ông đối với các vấn-đề VN đã có từ xa xưa rồi ông kể một chuyến viếng thăm VN cùng với TNS Ngô Thanh Hải cách đây ít năm, qua đó ông hiểu thêm được rất nhiều về sự thiếu vắng nhân-quyền rất thậm-tệ ở VN.
Bắt đầu vào phần trình bầy, Bác-sĩ Nguyễn Thể Bình được yêu-cầu đọc một lá thư mà cựu-Quốc-vụ-khanh VNCH, ông Lê Trọng Quát, viết từ Paris, Pháp-quốc, gởi Thủ-tướng Stephen Harper của Canada và nhờ TNS Ngô Thanh Hải chuyển đi giùm, nói lên ý-chí của người dân miền Nam phải được quyền tự-quyết dân-tộc đúng như lời hứa của Hiệp-định Hòa-bình Paris 1973.
Vào phần trình bầy chính của buổi hội, Giáo-sư Nguyễn Ngọc Bích đã đọc tóm lược của một bài thuyết-trình sáu trang mà ông đã gởi trước lên Thượng-viện Canada để được dịch sang tiếng Pháp và được in sẵn trong một hồ-sơ đầy đủ cho các tham-dự-viên. Bài thuyết-trình này đi sâu vào trong chi-tiết những vấn-đề như: (1) chủ-quyền lịch-sử của VN trên hai quần-đảo Hoàng-sa và Trường-sa, ít nhất cũng từ TK 17; (2) chủ-quyền này đã được quốc-tế công-nhận qua những hiệp-định quốc-tế như Hiệp-định Hòa-bình San Francisco 1951 (có 51 nước tham-dự), Hiệp-định Genève 1954 chia đôi VN với HS-TS được xác-định rõ ràng là thuộc về miền Nam (sau là VNCH), Hiệp-định Hòa-bình Paris 1973 định nghĩa sự toàn vẹn lãnh-thổ của miền Nam dựa trên định-nghĩa ở Genève, và Định-ước Quốc-tế do 12 nước ký dưới sự chứng-kiến của Tổng-thư-ký Liên-hiệp-quốc vào ngày 2/3/1973 bảo đảm việc thực-thi Hiệp-định Paris 1973. Như vậy thì chủ-quyền của VNCH trên hai quần-đảo Hoàng-sa và Trường-sa đã quá rõ, không ai có thể phủ-nhận được. Dựa vào vai trò trung-lập và đứng đắn của Canada qua sự hiện-diện của Canada trong hai ủy-hội quốc-tế đình chiến 1954 và hòa-bình 1973, ông Bích đề nghị Canada, một trong 12 quốc-gia có ký tên trong Định-ước quốc-tế tháng 3/1973, có thể đứng ra vận-động tái-nhóm hòa-đàm Paris để quyết-định phải trái trong việc Trung-Cộng xâm-chiếm Hoàng-sa bằng vũ-lực vào tháng 1/1974 (vi-phạm sự toàn vẹn lãnh-thổ của miền Nam) và Hà-nội cưỡng-chiếm miền Nam (vi-phạm toàn-bộ Hiệp-định Hòa-bình Paris 1973) làm triệt-tiêu quyền dân-tộc tự-quyết của người dân miền Nam. Mà trong một hội-nghị Paris được tái-nhóm thì Bắc-kinh không có quyền phủ-quyết như họ có ở Hội-đồng An-ninh LHQ, chặn đứng được mọi nỗ lực đem vấn-đề tranh chấp Biển Đông ra trước quốc-tế.
Sau phần trình bầy của G.S. Nguyễn Ngọc Bích, Luật-sư Lâm Chấn Thọ (Montréal) được mời trình bầy về những khía cạnh công-pháp quốc-tế. Ông đạp đổ những luận-điệu mà ta thỉnh thoảng được nghe, cho rằng Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (mà vào năm 1973 được gọi là “Chính-phủ cách mạng lâm-thời miền Nam VN”) mới là quốc-gia kế-thừa VNCH: theo Luật-sư tất cả những bằng-chứng ta có ngày hôm nay (từ Hà-nội hay thậm-chí cả từ miệng của những người đi theo Mặt Trận như Trương Như Tảng, Nguyễn Văn Trấn, Tạ Bá Tòng v.v.) đều công-nhận Mặt Trận là một con đẻ, một công-cụ trực-tiếp của Hà-nội nhằm xâm-chiếm miền Nam thì nó làm gì có tư-cách độc-lập để mà đòi quyền gì. Ông Thọ còn đưa ra những điều khoản trong Hiến-chương Liên-hiệp-quốc như Điều 2.4 cấm ngặt việc đi xâm-chiếm nước khác bằng vũ-lực (do đó TC chiếm Hoàng-sa hay Việt-nam Dân-chủ Cộng-hòa chiếm VNCH là hoàn-toàn bất hợp pháp). Xong ông lại nêu Điều 3 và Điều 73 của Hiến-chương LHQ để chứng minh là một quốc-gia bị tạm-chiếm như VNCH không hề mất chủ-quyền trên lãnh-thổ của mình, tóm lại một quốc-gia đi xâm-chiếm nước khác không có quyền cắt xén lãnh-thổ của nước kia. Và cuối cùng, một quốc-gia bị tạm-chiếm như nước Pháp dưới thời Hitler hay Tây-tạng ngày hôm nay vẫn có quyền có một chính-phủ hợp pháp ngoài lãnh-thổ của mình (thường được gọi là một “chính-phủ lưu-vong”) và chính chính-phủ của cựu-Thủ-tướng Nguyễn Bá Cẩn, chính-phủ hợp pháp cuối cùng của VNCH, vào tháng 5/2009 đã nộp hồ-sơ về lãnh-hải của VNCH cho Ủy-ban về luật biển của Liên-hiệp-quốc.
Sang phần thảo-luận
Bàn tròn đã tạm ngưng sau phần trình bầy chính của vấn-đề để cho mọi người dùng cơm trưa. Sau bữa cơm trưa đơn sơ nhưng rất ngon, bàn tròn tái nhóm để đi vào phần thảo-luận. Nhiều vấn-đề được nêu ra nhưng nói chung đều đã được trả lời thỏa đáng. Riêng có vấn-đề “Chính-phủ cách mạng lâm-thời miền Nam Việt-Nam” có được xem là một chính-phủ độc-lập và chính-danh không là được xem khá gay go song cuối cùng, ai cũng phải công-nhận là vấn-đề đó đặt ra cho vui vậy thôi chứ không thể bảo vệ được một cách hữu lý.
Trong phần thảo-luận cũng còn có sự tham-gia của một số chuyên-gia Canada như Giáo-sư David Lametti của trường đại-học McGill, một chuyên-gia về tài-sản trí-tuệ. Ông cho biết ông đã để ý đến các vấn-đề VN từ khi ông còn rất trẻ, còn ở trung-học. Ông đã vui khi được tin về Hiệp-định Hòa-bình Paris 1973 nhưng rồi vỡ mộng khi thấy Hoa-kỳ đã bội ước đối với VNCH. Giờ đây, VNCS đang thương lượng với Mỹ và Canada để vào Hiệp-ước Đối-tác xuyên Thái-bình-dương (TPP, Trans-Pacific Partnership). Nói chung thì thương mại là một hoạt-động tốt cho nhân-loại nhưng nếu tiến-trình thương thảo không được minh bạch thì có thể sẽ rất nguy-hiểm, nhất là về khía cạnh tài-sản trí-tuệ. Do đó nên ông khuyến cáo Canada phải cẩn thận, phải đòi hỏi minh bạch trong mọi chặng thương thuyết. Không có lý-do gì mà người dân hay cả Quốc-hội lại phải dựa vào những tin rò rỉ ra từ các cuộc thương lượng.
Một luật-sư, ông Benoit, thì cho rằng những lập-luận của chúng ta về phía VNCH rất vững vàng về mặt pháp-lý. Vấn-đề làm làm sao đem ra áp-dụng, dụ được đối-phương, dụ được Trung-Cộng đi vào một tiến-trình thương-thuyết hòa-bình.
Gần cuối buổi, cựu-Dân-biểu Bùi Văn Nhân yêu-cầu được phát biểu. Theo ông, Việt-nam Cộng-hòa là một chính-thể chính-đáng và chính-thống bởi chính-thể đó xuất phát từ sự lựa chọn của người dân qua những cuộc tuyển-cử mà người dân thực-sự có quyền lựa chọn những tên tuổi, đảng phái ra tranh cử với nhau. Hiến-pháp VNCH 1967, chẳng hạn, là một hiến-pháp mẫu mực trong đó có sự tam quyền phân-lập, cộng thêm một quyền thứ tư là quyền giám-sát mà ta học được của Hiến-pháp Trung-hoa Dân-quốc. Tất cả những quyền tự do căn-bản của người dân được tôn-trọng và thực-thi, như tự do ngôn-luận, tự do báo chí, tự do tôn-giáo, tự do đi lại, tự do hội họp, tự do lập đảng, tự do biểu tình, xã-hội dân-sự, v.v. Ông cám ơn Canada về tất cả những điều Canada đã làm cho Việt-nam và ông mong là Canada có thể đóng một vai trò tích-cực để đem lại công-lý và hòa-bình cho dân-tộc nhiều khổ đau là Việt-nam.
Trước khi kết thúc buổi họp, Luật-sư Lâm Chấn Thọ đã đưa ra bản thảo của một nghị-quyết để Thượng-viện Canada có thể nghiên cứu. Thượng-nghị-sĩ Ngô Thanh Hải đã mời mọi người đọc thật kỹ và đề nghị những điểm cần thêm thắt hay sửa sang. Ông cho rằng cái tinh-thần của nghị-quyết và những nội-dung cụ-thể là quan-trọng, còn ngôn ngữ thì văn-phòng Thượng-viện sẽ có ngôn ngữ riêng của họ để cho đúng với cách hành văn của Thượng-viện. Theo Thượng-nghị-sĩ, một khi bản nghị-quyết được Thượng-viện chấp thuận thì ông và các ủy-ban liên-hệ sẽ phải cho người nghiên cứu thêm hoặc/và tổ-chức điều trần để chi-tiết-hóa hành-động và chính-sách của Canada về các vấn-đề bàn cãi hôm nay. (Tưởng cũng nên nhắc là Thượng-viện Hoa-kỳ hôm 15/7/2014 đã ra nghị-quyết S.R. 412 buộc Trung-Cộng phải rút giàn khoan 981 sớm hơn 1 tháng và đúng trước ngày phái-đoàn ở Mỹ sang Ottawa, ngày 4/12/2014, Hạ-viện Mỹ cũng ra một nghị-quyết tương-tự, H.R. 712, kêu gọi mọi tranh chấp trong Biển Đông phải được giải-quyết bằng con đường hòa-bình, theo công-pháp quốc-tế.)
Điều đáng nói ở đây là bàn tròn hôm 5/12 ở Thượng-viện Canada là một trường-hợp điển-hình của “thực-thi dân-chủ” ở Canada. Những công-dân Canada được mời đến bàn thảo một cách cởi mở và công-khai về những vấn-đề liên-hệ đến an-ninh quốc-phòng Canada, về một vùng mà họ có nhiều hiểu biết, và những chuyên-gia cũng được mời đến để đưa ra những nhận-định chuyên-môn của họ. Đó là lý-do tại sao G.S. Nguyễn Ngọc Bích của Ủy-ban Lâm-thời VNCH đã được mời đến thuyết-trình từ Mỹ (ông đã có bài phản-biện lập-trường chính-thức của Trung-Cộng ở LHQ đưa ra ngày 8/6/2014) và Luật-sư Lâm Chấn Thọ được mời tham-gia vào phần thảo-luận chuyên-đề như công-pháp quốc-tế, Hiến-chương LHQ, các hiệp-định quốc-tế và Luật Biển, v.v...
http://vietbao.com/a230791/lan-dau-tien-giai-phap-vnch-cho-tranh-chap-bien-dong-duoc-trinh-bay-tai-thuong-vien-canada
__._,_.___
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 344
THU THIEN NGUYEN * LITERATURE OF AWAKENING IN VIETNAM
LITERATURE OF AWAKENING IN VIETNAM
by THU THIEN NGUYEN
After a long time living under the communist regime, Vietnamese people realized that they were deceived by the Communism. The writers in the group of Nhân Văn Giai Phẩm, were the first writers who were aware of the brutality of communism therefore they struggled for freedom and democracy of Vietnam. After Nhân Văn Giai Phẩm movement, a new generation of writers as Duơng Thu Hưong, Bùi Ngọc Tấn, Vũ Thư Hiên, Bảo Ninh, Lê Lựu, Trần Mạnh Hảo etc., also arose to revolt against Communist regime. Especially, after 1999, the fall of Eastern Europe, and USSR gave the Vietnamese communists a chance to review the Marxism. When they retired, they said the truth of their lives and their party. Their works were published secretly in Vietnam but openly in abroad.
We can divide this literature into three categories:
-The testament or Posthumous manuscript
-The memoir, or novel
-Political essays
-Political essays
I. THE TESTAMENT OR POSTHUMOUS WORKS
The testaments are the sincere repentance of the conscious writers. When many writers are proud of their lives, lives of the slaves, some writers are aware of the mission to struggle for independence, freedom, and democracy.
1. HỒ DZẾNH (1916-1991)
Hồ Dzếnh, was born Ha Trieu Anh, at Đông Bích village village, Quang Xưong district, Thanh Hóa province. His father was Ha Kien Huân, a native of Guangdong province, immigrated to Vietnam about 1890. His mother was a Vietnamese. Hồ Dzếnh attended at a high school. He became a famous poet and novelist about 1931. In 1953 he worked in Saigon for a magazine, in 1954 he returned to Hanoi, where he was maltreated by the communists. In the voice of his son, Hồ Dzếnh wrote: ‘’ Một nhà văn như cha tôi không khác gì cô gái điếm: Cô gái chiều khách hàng, nhà văn chiều thời đại.[1] …( Like a whore, the writer as my father has to please the customers).
Hồ Dzếnh criticized the inhumanity of communism:Tôi nghĩ nhân loại gồm những thành phần điên quá lắm. Trên quả đất nhân sinh chưa cần đến một giải pháp nào cả, mấy ngàn năm nay cuộc tuần hoàn của vũ trụ vẫn tiến đều. Sao cứ phải lấy máu để dựng một sự nghiệp, lịch sử cổ kim chưa bao giờ thấy nói đến dòng máu ác đổ ra mà làm nên truyện được. Nước Trung Hoa không sống vì Vạn Lý Trường Thành mà sống vì Khổng Tử. Dân tộc Pháp được nhắc đến thiên thu bởi vì nền văn hoá tinh anh mà không phải vì Nã Phá Luân hiếu thắng."( 48).
(I think our world has too much the crazy people. The humanity does not need any resolution. During many thousand years, the universe is developing continually. Why do they want to build their work by blood? In our history, no cruel blood can work for a career. China does not live up to the Great Wall but to Confucius. France is always mentioned by the world due to her beautiful culture not to aggressive Napoleon.)
2. CHẾ LAN VIÊN (1920- 1989)
At the end of his life, Chế Lan Viên proclaimed that ‘’communism is a false cake’’, and he was an actor on the stage:
Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ
Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn.(Bánh vẽ 1991)
Although I do not pick up yet the cake and tast it
I know that it is a fake cake
Any way, with my friends, I sit.
And eat a little bit
with appetite ( The fake cake)
Sau này anh đọc thơ tôi nên nhớ
Có phải tôi viết đâu ? Một nửa
Cái cần viết vào thơ, tôi đã giết đi rồi!
Giết một tiếng đau, giết một tiếng cười,
Giết một kỷ niệm, giết một ước mơ,
Tôi giết cái cánh sắp bay...trước khi tôi viết …(Trừ đi)
One day, if you read my poems,
Please remember that I did not write them.
I killed a half of them
The most important thing.
I killed a suffering
I killed a smile
I killed a memory
I killed a dreaming
I killed the wing
Before it started flying
I killed all of them
Before I wrote a poem (Subtract)
3. NGUYỄN ĐÌNH THI (1924-2003)
Laos to work. He came back to Vietnam in 1931, to study in Haiphong City and joined the Youth Rescue Nation in 1941. He wrote essays on philosophy, composed poetry, music and drama. From 1958 to 1989 he was secretary of the VWA . He is an eager hunter after fame. Anyway, at last, Nguyễn Đình Thi had a testament:
Người tôi còn nhiều bùn tanh
Mặt tôi nhuốm xanh nhuốm đỏ
Tay tôi vương nhiều đồ bỏ
Nhiều dây nhợ tự buộc mình
Thôi xin tha cho mọi lỗi lầm
Quên cho những dối lừa khoác lác
( My body is muding,
My face is stained with blue and red,
My hands are caughted with waste things
I binded myself with strings
I beg your pardon !
Forgive my braggart, and my deceiving!)
3. NGUYỄN KHẢI (1930-2008)
Nguyễn Khải, real name Nguyễn Mạnh Khải, was a native of Nam Định province. He substantially rewrote and reissued one of his early works Cái thời lãng mạn (Romantic Time 1987) as Tầm nhìn xa (Far Vision ) . After 1975 , Nguyen Khai moved to Saigon. He left the army in 1988 with the rank of colonel to lead the VWA . In 2006, at the age of 70, Nguyễn Khải wrote: “Một nền văn nghệ phải phục vụ chính trị.. . thì còn gì là tự do nữa’’. (Đi tìm cái tôi đã mất ) A literature which has to serve politics will lose its freedom ( On the way to seek my lost personality).
Vietnam is a tragic society. He wrote:”Độc lập có rồi, tự do có rồi, vậy cái hạnh phúc của mỗi chúng tôi nhà nước định quên sao? Nhưng người dân phải tìm ra cơ hội nào để nói, đến chỗ nào để nói, dùng phương tiện gì để nói. Nói với tổ chức, với các đoàn thể mình là một hội viên, không ai nghe cả. Nói trên báo chí không báo nào dám đăng. Viết kế sách, thỉnh nguyện gửi lên các cấp có thẩm quyền thì chả bao giờ nhận được trả lời. Vậy phải làm gì nhỉ? Làm loạn không dám, biểu tình đúng pháp luật cũng chưa có tiền lệ. Người đứng đắn bộc lộ sự không bằng lòng của mình tại các cuộc họp lập tức bị những kẻ cơ hội trấn áp tức thì, bị cơ quan an ninh ghi vào sổ đen, thăng chức nên lương từ nay không thể, chỉ còn đợi ngày về hưu thôi. (We have independence, we have freedom, but where is happiness?Does the Government forget it? People have to find the occasion, the way, the place to speak out. Do we speak to our organization, our union? Nobody hear us. Do we want to speak by newspaper? Nobody dares to post our article. Do we want to present our ideas to the leaders? Nobody answers us. We do not dare to revolt against the government. We cannot demonstrate legally because we have no antecedent. If somebody says truthfully at a meeting, he will be condemned, and from that day, his name will be listed in the blacklist of the police, he has no occasion to promote and his salary will not be increased).
II. MEMOIR AND NOVEL
Vietnam has many important Memoirs, novels by which the authors recalled their bitter experience of their life and revealed the secret history of Communism. Nguyễn Văn Trấn, Trần Quang Cơ, Hoàng Tùng, Trần Thư , Vũ Thư Hiên, Tô Hải, Vi Đức Hồi, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Minh Cần, Trần Đĩnh, etc., are the witnesses of Vietnamese history. Some representative memoirs or novels are as follows:
1. NGUYỄN VĂN TRẤN (1914-1998)
Nguyễn Văn Trấn was born in Chợ Đệm commune, Long An province, graduated from a French high school. In 1936, he joined The Indochine Communist party. In 1945, he and Trần Văn Giàu killed a lot of Vietnamese intelectuals and nationalists. Afer 1975, he went back home from Hanoi, and changed his ideas. He got along with Nguyễn Hộ and opposed the communist regime, he participated in the Club of the Former Resistant People “ led by Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng, and called for democracy in 1988. When Trần Độ, Nguyễn Kiến Giang, Trần Xuân Bách wrote political essays to attack communism, Nguyễn Văn Trấn wrote a memoir entitled “Viết cho Mẹ và Quốc Hội” (Writing to Mother and the Parliament) published in 1995 in USA, to give the readers an overlook of Vietnamese society and criticize communists for their brutality in Land Reform, Nhân Văn Giai Phẩm Affair, deforestment ,etc.
2. TRẦN MẠNH HẢO
Tran Manh Hảo was born in 1947 in Nam Định province, a communist , a soldier, then expelled from the party due to his novel entitled Ly Thân (Separation) in 1989. He is currently living in Vietnam as a free author. He is a novelist, poet and literary and political critic. Separation means leaving the Communism. With this work, he expresses his demand for freedom. For him, Vietnam is a prison and all Vietnamese would be the prisoners. :” Có thể bất cứ lúc nào công an văn hóa cũng sẽ gõ cửa phòng tôi: xin mời ông đi. Vâng, tôi cũng đang chuẩn bị cho mình cái khả năng ngồi tù đây (Everytime, I would be sent to the prison. I am ready for that. ( ch.I)
3. TÔ HẢI
Tô Hải whose real name is Tô Đình Hải, was born in 1927, in Hanoi, a native of Tiền Hải district, Thái Bình province, he was a musician. His memoir “Tôi Là Một Thằng Hèn ( I am a Coward), 2007, shows the miserable Vietnam and the corruption and greed of communists.
4. VI ĐỨC HỒI
Vi Đức Hối was a member of VCP, and was imprisoned in Lang Sơn in 2011 when he called for democracy and wrote some Memoirs (HỒI KÝ “Đối Mặt (Facing- Memoir, 2010), and short stories (Chuyện Thật Ở XỨ C CÒNG -The Truthful Stories in the Country of Cuffs) to attack and satirize the Vietnamese communists.
5. NGUYỄN MẠNH TƯỜNG (1909-1997)
Nguyễn Mạnh Tường was born in the Hàng Đào street of Hà Nội. He graduated from the Lycée Albert Sarraut at age 16 and studied overseas at the University of Montpellier in southern France in 1927. At age 22, he became the first Vietnamese person to receive two doctorates in France: Juris Doctor 1932, and a Doctor d'État in Literature 1932.
According to the press of the time, a young Vietnamese person with two doctorates was unheard of in the French educational system. Returning to Vietnam in 1936, Nguyễn Mạnh Tường taught French literature in Hanoi at the Lycée du Protectorat (trường Trung học Bảo hộ or trường Bưởi, since 1945 named Chu Văn An High School). Dissatisfied with prejudiced French policies, he left the school and opened a law firm. From 1945, he lived in Thanh Hóa province, a resistance zone, and worked as a lawyer and taught in Thanh Hóa. After 1954, he moved back to Hanoi and he became dean at the Hanoi University of Law (Đại học Luật Hà Nội), vice-chairman of the Vietnamese Lawyers Association (Hội Luật gia Việt Nam). He was known to be one of the active participators in the Nhân Văn affair in 1956. After he criticised the disastrous land reform campaign in 1956, he was stripped of all positions he held in the government and was forced to retire from practicing law.
Kẻ Bị Rút Phép Thông Công (Excommunié ) by Nguyễn Mạnh Tường, published in 1991 by Quê Mẹ, Paris, is Nguyễn Mạnh Tường’s autobiography. It is a story of an intellectual who opposed Communism for freedom and democracy, and was punished by Communist excommunication. Une Voix dans la Nuit is history of the fighting between Nhân Văn Giai Phẩm and Vietnamese Communist party. Un Excommunié and Une Voix dans la Nuit by Nguyễn Mạnh Tường are the truthful stories of Vietnamese fighters for freedom, and the misery of Vietnamese people in the communist regime.
6. TRẦN ĐỨC THẢO (1917-1993)
Trần Đức Thảo was born in Hanoi, he was educated there, completing his baccalaureate at 17. In 1936, he continued his studies in France, at the École Normale Supérieure. In 1943, he completed his agrégation with a thesis on the phenomenology of Edmund Husserl. Through the 1940s, he worked on his first book, Phenomenology and Dialectical Materialism. In the 1940s and 50s, Trần Đức Thảo’s ideas achieved some currency among the elite
philosophical circles of France. At the same time, he became an active anti-colonialist, and was jailed by the French government in 1945. In 1951, he returned to Vietnam, working for the Communist Party. In 1956, he was named the Dean of History in the country’s first national university. In 1956, Trần Đức Thảo engaged in the Nhan Van-Giai Pham movement, he fell out of favor with the ruling Party, and became an employed in 1958.
WORKS:Phénoménologie et matérialisme dialectique (1951); Recherches sur l'origine du langage et de la conscience (1973); Những Lời Trăn Trối ( The last wills), notes by Tri Vũ Phan Ngọc Khuê by interviewing TrầnĐứcThảo in Trần’s last years in Paris (1991-1993).
In this interview, Trần Đức Thảo condemned communism for the deceit, the brutality and harmfulness. Trần also criticized Hồ Chí Minh for his ambition and his crimes.
7. TRẦN ĐĨNH
Trần was born in 1930 in Hải Hưng province, joined the communist party in 1948, a former journalist of the Truth, and People newspapers at the beginning of the Vietnamese Communist Party. He was the personal secretary to Ho Chi Minh, Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Bùi Lâm,etc. His memoir entitled Đèn cù ( The Turning Lantern) published in 2014 by NgườiViệt, USA., is the black stories of Vietnamese communist party including its leaders as Ho Chí Minh, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, etc. Especially, he highlights the fight between China and the USSR, and its consequence was the Modern Revisionism Affair in Vietnam with a number of victims who were cadres and writers including Võ Nguyên Giáp, Ung Văn Khiêm, Vũ Thư Hiên, Trần Đĩnh, etc.., by Lê Duẩn, a Maoist.
III. POLITICAL ESSAYS
The political essays flourished at the end of XXth century when the communism in Soviet Union and Eastern Europe collapsed, so a great number of the high ranking cadres as Trần Xuân Bách, Trần Độ and Nguyễn Kiến Giang changed their mind and wrote many political essays to criticize communism. Trần Xuân Bách, Trần Độ, and Nguyễn Kiến Giang were three great thinkers of Vietnam.
1.NGUYỄN KIẾN GIANG (1931-2013)
Nguyễn Thanh Huyên, pen names Nguyễn Kiến Giang, Lương Dân, Lê Minh Tuệ, was born in Quảng Bình province. He was a politician, journalist, and scholar. In 1956, he was Vice Director of the Truth publisher in Hanoi. In 1962, he followed the education for the Senior Communists at a Communist College in the Soviet Union. However, until 1964 , when the Party Central Committee Resolution 9 against revisionism, all course participants were called to come back home. Then in 1964-1967 he was sent to the "real work" in QuangBinh and Thai Binh. In Case Against Revisionism Party , he was sentenced to 6 years without a trial , and then 3 years of probation. Before 1960, he had some books following the Marxism as Về giai cấp tư sản Việt Nam, co-author with Minh Tranh, Sự thật 1959- but his SUY TƯ 90 ( Thinking 90), a review of communism, is an important work. Nguyễn Kiến Giang wrote: Vì sự tồn tại và phát triển của khoa học bao giờ cũng đòi hỏi những điều kiện dân chủ và tự do của các cá nhân, bao giờ cũng diễn ra trong những đối chiếu, tranh luận, chứng minh của những quan điểm đối lập nhau, thay thế nhau. Không có những điều kiện ấy, chủ nghĩa xã hội“khoa học” - cả về lý luận và thực tiễn - dễ trở thành (và trong thực tế đã trở thành) một thứ chủ nghĩa xã hội giáo điều và độc tôn (Suy Tư 90). ( Science needs the discussion, exchange, and demonstration of the different ideas. Without freedom and democracy, the scientific socialism would be dogmatic and dictatorial).
2. TRẦN ĐỘ (1923-2002)
Trần Độ was born Tạ Ngọc Phách in Thư Điền village, Tiền Hải district, Thái Bình province. He was a general of Communist army. In 1999, he was expelled from the Communist party, and became a dissident. WORKS -Hồi Ký (Memoir), 1996; - TRẦN ĐỘ * MỘT CÁI NHÌN TRỞ LẠI (A Review), 1998;- . TRẦN ĐỘ * NHẬT KÝ RỒNG RẮN (Diary of the Year of Dragon and Snake ). 2000 .
In A Review, he said: Bệnh duy ý chí rất nặng một thời, nay vẫn còn. Duy ý chí thì cũng là duy tâm..Sự cách biệt giữa dân và dân không to lớn và gay gắt bằng sự cách biệt giữa dân và những người cầm quyền.. . Sùng bái cá nhân không phải chỉ là một tệ nạn tạm thời và của riêng đảng cộng sản Liên Xô. Nó là kết quả tất yếu của tập trung dân chủ. Nước ta chưa thể coi là nước có dân chủ, mà là một nước không dân chủ. (Một cái nhìn trở lại)
Communism is not materialism but idealism. .. There is big hole between government and people.. . The cult of personality does not exist only in USSR. It is a result of dictatorship. Our country has no democracy (A Review).
3.TRẦN XUÂN BÁCH (1924-2006)
Trần Xuân Bách was born Vũ Thiện Tuấn in Nam Ninh commune, Nam Trực district, Nam Định province. In the Sixth Congress of the Communist Party of Vietnam (1986), he was elected member of the Politburo and Secretary of the Party Central Committee and is tasked with theoretical studies. He was a delegate to the National Assembly sessions II, III, IV, Member of Standing Committee of National Assembly sessions III, IV. He has had many articles and statements strongly towards innovation trends pluralistic, multi-party reform movement. He followed Gorbachev therefore in the Party Central Committee Meeting 8th (March in 1990 ), Tran Xuan Bach had to step down and expelled from Party.
ESSAY: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (What Socialism really is?). In this essay, Trần Xuân Bách wrote: “Ta đã chọn một mô hình, mà mô hình đó là sự lai ghép chủ nghĩa xã hội phương Tây với chủ nghĩa xã hội phương Đông. Bây giờ ta phải gỡ ra khỏi hai thứ giáo điều ấy. (We chose a model, that is the mix of Western Socialism and the Eastern Socialism. Now we must quit them….)
Nguyễn Kiến Giang, Trần Độ, Trần Xuân Bách, Thích Quảng Độ, Thích Thiện Minh had the same conclusion: Vietnam has no freedom and democracy. As a result, the high rank cadres were expelled from the communist party, and the dissidents were imprisoned for good. The realism and romantism are two important tendencies because they tell the truth, they present to the readers the beauty of love, and the tears and blood of the struggle for independence and freedom. Trần Độ’s poem expressed the dissappoitment of the senior commuinists and Vietnamese people who realized that Communism is a disaster of the human kind .
“Những mơ xóa ác ở trên đời
Ta phó thân ta với đất trời
Ác xóa đi, thay bằng cực thiện
Tháng ngày biến hóa, ác luân hồi” (Một Cái Nhìn Trở Lại’)
I dream of drestroying unhumanity,
To build a perfect society,
I sacrified my life
Unfortunately,
Evil survives,
and returns with more feriocity!( A Revision )
(HISTORY OF VIETNAMESE LITERATURE FROM THE BEGINNINGS TO THE PRESENT DAY by Thu Thien Nguyen))
To build a perfect society,
I sacrified my life
Unfortunately,
Evil survives,
and returns with more feriocity!( A Revision )
(HISTORY OF VIETNAMESE LITERATURE FROM THE BEGINNINGS TO THE PRESENT DAY by Thu Thien Nguyen))
No comments:
Post a Comment