TRẦN THỊ VĨNH TƯỜNG * CHIÊM THÀNH
Ai về Chiêm quốc hộ Huyền Trân?”
Posted by: MY LOAN <tmyloan@gmail.com>
Trần Thị Vĩnh Tường
Hãy cùng nhau hé mở cánh cửa bí mật vào một nền văn hoá rực rỡ, tưởng là bị lãng quên, đó là văn hoá Champa, mà ngưòi Việt quen gọi là Chiêm thành hay Chàm, Hời hay Lồi. Ngưòi Chàm tự gọi là Chăm hay Champaka, tên một loài hoa.
Hoa champaka màu trắng, chính là hoa sứ. Trong một chuyến đi cruise đầu năm 2008, tôi mang theo tập san Champaka, bìa có in một bông hoa sứ. Một nhân viên người Bali mượn đọc và cho hay hoa champaka cũng là hoa của đảo Bali, thuộc Indonesia. Anh cũng đọc và hiểu một số những chữ Chàm in trong sách. Từ đó thủy thủ đoàn nguời Indonesian và tôi chào nhau theo kiểu Bali và Chàm, cũng giống người Việt xá nhau khi vào chùa, chắp hai tay chắp truớc ngực, đầu hơi cúi. Bông hoa, tay chắp, như dấu hiệu văn hoá xuyên quốc gia, bỗng dưng mang lại niềm vui dịu dàng suốt cuộc hải hành dù giữa một biển ngưòi xa lạ.
Hương thơm của nền văn minh rực rỡ của vương quốc Champa, xứ sở của trầm hương, đã được nhiều nhà sử học và khảo cổ học nghiên cứu. Tuy nhiên, sức tàn phá cuả thiên nhiên và con người thô bạo hơn, đến nỗi một thi sĩ người Việt là Phan Ngọc Hoan, yêu Champa đến lấy bút hiệu Chế Lan Viên, đã ai oán kêu lên :
Chắc có lẽ linh hồn ta lay động
Khi vội vàng trở lại nước non Chiêm
Chiến tranh liên tục giữa hai nước láng giềng Chàm-Việt xảy ra hàng ngàn năm đã tàn phá cả hai dân tộc. Chỉ nhắc loáng thoáng đôi điều nơi Đại Việt Sử Ký Toàn Thư :
Đời Lê, năm 982, “…vua Lê Đại Hành chém Vua Chiêm là Phế Mị Thuế tại trận, bắt sống quân giặc không biết bao nhiêu mà kể, bắt được kỹ nữ trong cung trăm ngừoi và một thầy tăng người Thiên Trúc, lấy các đồ quí mang về, thu được vàng bạc của báu kể hàng vạn, san phẳng thành trì, phá huỷ tôn miếu, vừa một năm thì trở về Kinh sư.”
Đời Lý, năm 1044, vua Lý Thái Tôn mang quân đi đánh Chiêm Thành…”Quách Gia chém đầu vua Chiêm là Sạ Đẩu. Bắt sống hơn 5,000 nguời, còn thì bị quan quân giết chết, máu đầy gươm giáo, xác chất đầy đồng. Vua lấy làm thương xót mới hạ lệnh rằnng “Kẻ nào giết bậy ngưòi Chiêm thành thì sẽ giết không tha…”
Năm 1069, “Vua Lí Thánh Tông bắt vua nước ấy là Chế Củ và dân chúng 5 vạn nguời….
Về phía Đại Việt, ngoài những lần quân Chàm quấy đảo nơi biên giới, kinh thành Thăng Long cũng ba lần bị thớt voi Chàm dẫm nát vào những năm 1370, 1377 và 1382 do việc vua Chế Bồng Nga đòi lại hai châu Ô- Lý.
Sử sách cũng nhắc đến những khoảng thời gian hòa bình, khi liên minh Chàm-Việt dựa lưng vào nhau chống quân Nguyên. Mối giao hảo đẹp đẽ tới nỗi Thuợng Hoàng Trần Nhân Tôn, lúc đó là thiền sư, sang viếng thăm nước Chăm suốt 9 tháng. Chuyến đi này cũng quyết định cuộc nhân duyên giữa vua Chế Mân 43 tuổi và công chúa Huyền Trân 19 tuổi.
Nhắc lại lịch sử làm gì? Không ngoài mục đích nhắc nhở nhau, rằng không có qúa khứ, sẽ không có hiện tại. Không thể thay đổi lịch sử, thì hãy cùng nhau ghi nhận, học tập những chinh chiến can qua, để thấy bài học lịch sử gồm cả khiếm khuyết của các lãnh đạo, và sự bất toàn nơi chính sự các quốc gia,
Những giọt lệ nặng chĩu dài trên má của ông Từ Công Thu – anh cả của nhạc sĩ Từ Công Phụng – ngưòi sáng lập Văn Phòng Quốc Tế Champa, khiến bài phát biểu của ông bị ngưng lại nhiều lần, cho thấy nỗi khắc khoải khôn nguôi của nguời Champa về một quê hương đã mất. Giấc mơ phục hồi vưong quốc Champa hoàn toàn bị vua Minh Mạng dập tắt năm 1832. Lãnh thổ cuối cùng của Champa – tỉnh Bình Thuận bây giờ – không còn trên bản đồ kể từ năm ấy. Nhưng Champa không mất, bởi vì trong Chàm có Việt, trong Việt có Chàm. Chăm-Việt đã bất khả phân ly từ hàng ngàn năm truớc.
Thế kỷ 10 và 11, dân số Đại Việt ở đồng bằng sông Hồng từ 2 triệu đến 2.600.000, thì con số tù binh 50,000 chiếm tỷ lệ khá lớn. Đám tù binh này bị an trí ở nhiều nơi mà dấu tích còn ghi đến ngày nay:
Phía Tây Thăng Long, 2 làng Yên Sở, Đắc Sở thuộc tỉnh Hưng Yên, có đền Lý Phục Man, chung quanh có trồng rất nhiều dừa, một sản phẩm hiếm hoi của đất Bắc. Có thể tù binh của bộ tộc Dừa của nước Chăm đã trồng những hàng dừa trên để nhớ đến cố huơng. Tạ Chí Đại Trường dẫn Trần Quốc Vuợng, cho biết ngay tại Yên Sở tới bây giờ, vẫn thấy “dấu vết một nơi an tháp tù binh Chàm, vẫn nói tiếng với ngữ điệu khó nghe nhận”.
Trong số 50.000 tù binh có 100 mỹ nữ, vũ nữ hoàng gia Chàm. Hưng Yên nổi tiếng với hát chèo, hát ả đào, có thể xuất phát từ các cung nữ Chàm. Nhóm tù binh nữ đã có kỹ thuật dệt vải riêng, nên có cả đền bà Chúa Dệt Lĩnh. Các ca nữ này cũng đã trao truyền lại những khúc hát Nam Ai Nam Binh vọng về quê hương hết sức bi thương.
Vương tử Trần Nhật Duật hay cưỡi voi đến thôn Da-da-li –gọi trệch là thôn Bà Già- nơi nguời Việt gốc tù binh Chàm sinh sống, chơi mấy ngày mới về.
Chùa Bà Đanh, hữu ngạn sông Đáy, thuộc thôn Đanh Xá, hay Đinh Xá, thuộc huyện Kim Bảng, cũng là một làng có nguồn gốc của tù binh Chăm.
Chùa Giạm, Bắc Ninh, nổi tiếng với cột đá cột đá cao chừng 5m, một khối hình trụ (đường kính 1m30) chồng lên một khối hộp (1m4 x 1m6) – hai bộ phận sinh dục nam nữ – là biểu hiệu cho sự trường tồn, một biệt sắc rất Chăm.
Tháp Bảo Thiên, nóc được lợp bằng đồng, cao 12 tầng, cũng là công trình của thợ Chàm. Khi quân nhà Minh xâm chiếm Đại Việt, đã gỡ lớp đồng để đúc khí giới. Chỉ mới cách đây vài tháng, tháp Bảo Thiên là đề tài tranh dành giũa hai giáo hội Ki-Tô giáo và Phật giáo trong nước. Rất ngộ, không thấy hai giáo hội – và đồng nghiệp – nhắc nhở, hay hỏi ý kiến sở hữu chủ thật sự của địa điểm lịch sử này, là dân tộc Việt Nam.
Vào đến miền Trung, sự pha trộn văn hóa Champa-Việt còn rõ ràng hơn: từ tục thờ cúng Cá Ông, đến việc thờ nữ thần Thiên Y A Na – bà mẹ vương quốc Chămpa – ngự ở đền Ngọc Trản, tức điện Hòn Chén, mà triều đình nhà Nguyễn sắc phong làm Thượng Đẳng Thần. Người Bắc di cư 1954, mang theo bà chúa Liễu Hạnh tá túc thờ chung ở đền này.Theo Phan Khoan, cống phẩm của Champa cho Đại Việt năm 1659 gồm 2 con voi đực, 20 con bò sắc vàng, 6 cặp ngà voi, 10 sừng tê giác, 50 cân sáp vàng, 50 khăn luạ trắng, 200 bó vi cá, 200 cây gỗ mun, 1 cây cột buồm, 500 nón lá.
“Nón lá che ngang mặt chữ điền”. Cả hai nón lá và khuôn mặt chữ điền đều là tặng phẩm Champa. Miền Bắc, phụ nữ chít khăn mỏ quạ, ngày hội mới đội nón quai thao. Ở miền Trung, nón lá phổ thông hơn. Chốn kinh đô Huế, nón lá hoá thân thành chiếc nón bài thơ. Phụ nữ đồng bằng sông Hồng đa số có mặt tròn, hơi tèn tẹt, mắt hai mí lót hơi húp. Nguợc lại, phụ nữ miền Trung có trán cao hơi nhô, mũi cao, mắt to sâu hình trái hạnh, gò má cao, quai hàm vuông, đôi nguời có tóc quăn, vì vậy có ca dao “Tóc quăn chải lược đồi mồi. Chải đứng chải ngồi tóc vẫn còn quăn”. Tà áo dài Việt không khác tà áo cổ truyền của Chăm, chỉ khác có sẻ tà. Khác biệt giữa phụ nữ Bắc và Trung không biết có phải do máu Chàm pha trộn? Cố Tổng thống Nguyễn văn Thiệu có nhận xét “Ở miền Trung, không ai là không có máu Chàm” không phải vô lý, do những cuộc hoà huyết bắt đầu từ rất lâu.
Mai Hắc Đế (722) nổi dậy chống nhà Đường, quê ở Hà Tĩnh có cha là người Chăm, mẹ Việt.
Năm 1499, vua Lê Hiến Tông xuống chiếu …“Từ nay trên từ thân vương, dưới đến trăm họ, nhất luật không ai được lấy đàn bà con gái nước Chiêm thành làm vợ cả hay vợ lẽ để cho phong tục được thuần hậu”. “Từ nay nhân dân đạo Quảng Nam không được thuận tiện cướp bóc dân Man (ám chỉ dân Chiêm), mua bán nô tì riêng. Ai trái lệnh sẽ bị tội.” – cho thấy việc lấy vợ nguời Chàm rất phổ biến từ quan đến dân. Chiếu vua bỏ quên giới phụ nữ, có lẽ họ đuợc lập gia đình với chồng Chăm? Đó là tình hình Thăng Long.
Kể từ 1588, Nguyễn Hoàng làm trấn thủ vùng Thuận Hoá và bắt đầu cuộc Nam tiến từ 1611. Những ngưòi đi theo Nguyễn Hoàng có họ hàng thuộc huyện Tống Sơn (Thanh Hoá) cùng quân lính vùng Thanh Nghệ. Di dân không thể mang theo gia đình, chắc chắn những cuộc hoà huyết vói dân bản địa Chàm đã ra khỏi luật vua.
Ngoài DNA, điều vô cùng quan trọng mà Chàm tặng cho toàn vùng, là lúa Chiêm. Lúa Chiêm vào Việt Nam từ thế kỷ 10 và từ đó lan qua Trung Quốc. Theo Lê Quý Đôn, có nhiều loại lúa Chiêm, lúa tẻ có lông, lúa tẻ chín sớm, lúa tiễn tử 60 ngày, lúa 80 ngày, lúa 100 ngày. Đến thời nhà Minh, các vùng từ Triết Giang, Phúc Kiến đến Hải Nam đều gieo trồng lúa Chiêm mà họ gọi là lúa tiên.
Vì vậy, tôi linh đình phản đối câu ca dao mà tác giả vô danh phát biểu dưới nhãn quan… thái thú Tô định.
“Tiếc thay cây quế giữa rừng
Để cho thằng Mán thằng Mường nó leo”
Ngưòi Chàm theo mẫu hệ, con gái phải dâng lễ vật đi cưới con trai. Đằng này, ông vua đa tình Chế Mân đã theo yêu cầu của thượng hoàng Trần Nhân Tôn thuận dâng hai châu Ô, Lý (Quảng Trị, Thừa Thiên) để cưới công chúa Huyền Trân. Năm 1306, tháng sáu, công chúa Huyền Trân sang Chiêm. Năm 1307, tháng năm, vua Chế Mân băng. Tháng sáu, vua đựoc hoả táng. Tháng mười, Trần Khắc Chung tuân lệnh vua Trần Anh Tôn sang Chiêm, lập mưu đón công chúa Huyền Trân và thế tử Đa Da về Việt, lúc đó đe doạ về một cuộc hoả táng đã thật sự không còn thời gian tính nữa.
Theo sách sử và phong tục Chàm, lên giàn hoả là một điều tự nguyện chỉ chánh cung mới đuợc khẩn nài nếu muốn, và phải đuợc hội đồng hoàng gia duyệt xét. Hoàng hậu Tapasi – gốc người Java – đã đuợc đưa về nước sau ngày vua Chế Mân từ trần. Công chúa Huyền Trân không phải chánh cung, nên không được lên giàn hỏa chết theo đấng quân vương.
Triều Trần cướp công chúa về, là bội hôn. Cướp ngưòi nhưng không trả đất, là bội ước. Điều ai oán, sau khi về tới Thăng Long, với sự khinh rẻ cay độc của một triều đình ảnh hưởng Nho giáo, Huyền Trân đã vào chùa tu, khi mới ngoài 20 tuổi. Thế tử Đa Da mồ côi bé bỏng, không hề đuợc nhắc tới dù chỉ một lần trong sử sách.
Cũng may, văn hiến nước Việt cũng vẫn còn, nên câu ca dao này không chính thức ghi trong sử Việt. Cũng không may, câu ca dao này vẫn được các văn sĩ trích dẫn tỉnh bơ – hệt như họ là hậu duệ của thái thú Tô Định hay quan toàn quyền Decoux – coi thuờng tấm chân tình của vua Chế Mân, cũng coi rẻ cả bước chân ngàn dậm ra đi của công chúa Huyền Trân. Thử hỏi, không có miền Trung, làm gì có miền Nam? Một dải đồng bằng sông Hồng, – mà vua Trần tả “bé bằng cái bàn tay, mà làm sao đặt ra lắm ban lắm bệ thế”- làm sao chống trả nổi đe doạ triền miên từ phương Bắc? Suốt một ngàn năm, người Việt Giao Chỉ không tiến xa hơn đèo Ngang để đặt chân tới đất Nhật Nam. Chỉ 600 năm sau công chúa Huyền Trân, biên giới cực Nam của nước Việt đã như ngày nay.
Tổ tiên thế nào, chúng ta nhận chịu như thế ấy. Nhưng không vì thế ngồi hưởng sự buồn đau của dân tộc Champa. Hãy vọng về cố đô Mỹ Sơn, vọng về cố đô Thăng Long, tưởng nhớ đến mối u tình của vua Chế Mân và Công Chuá Huyền Trân, tưởng niệm triệu triệu sinh linh Việt-Chăm lót máu suốt giải giang sơn, và hiểu câu thơ của Nguyễn Bính khác với lối mòn lãng mạn:
Huyền Trân Huyền Trân Huyền Trân ơi
Mùa xuân mùa xuân mùa xuân rồi
Ngoài kia chín vạn bông tròi nở
Riêng có tình ta khép lại thôi
Không việc gì phải khép lại! Ngay cả thảm kịch cũng thiêng liêng và ích lợi nếu nhận biết nỗi đau lịch sử không của riêng ai. Trong nuớc, vừa mở hội thảo “Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn: Một hội thảo lịch sử”. Chắc cũng đã đến lúc ngưòi Việt đủ tự tin và bình tâm mở nhiều hội thảo chính thức về sự đa nguồn gốc của Việt tộc, trong đó có Champa, một trong những cội nguồn của Việt tộc, cả DNA lẫn văn hoá. Có như thế mới có được những rung cảm giống nhau về đất nứơc và con ngưòi, yếu tố cần thiết cho sự thống nhất và đoàn kết trong sâu thẳm.
Những học giả người Chàm, ngừơi Tây Phương nghiên cứu Champa đã đành, cũng không thiếu gì học gỉa người Việt để ngòi bút tự do vượt khỏi lũy tre xanh chật hẹp khi viết về nguồn cội Champa. Trong nước có Ngô Văn Doanh, ở Pháp có Lê Thành Khôi, ở Úc có Nguyên Nguyên, Nguyễn Đức Hiệp. Ở Cali có Tạ Chí Đại Trưòng, Nguyễn Hy Vọng, Thu Tứ. Ở Texas có Nguyễn Cúc….Mới hôm qua, đài VNCR giới thiệu về ngày sinh nhật của IOC trên làn sóng, cộng thêm sự có mặt của giới truyền thông và đông đảo ngưòi Việt trong buổi lễ kỷ niệm hôm nay, cho thấy dù kết quả ban đầu có khiêm nhường, cũng xin các anh em Champa ghi nhận những ân cần ấy, để trái tim đỡ bị rạn nứt; và lòng tin, vào cuộc đời và giòng sinh mệnh Champa, sẽ không bao giờ phai nhạt.
Salam, xin chào.
Trần Thị Vĩnh Tường
—————————-
Ảnh của Vũ Kim Lộc – Cổ Vật Huyền Bí – NXB Văn Hoá Dân Tộc – Hà Nội 2006. Cây trầm hương bằng vàng, thế kỷ 4-5. một loại Cây Đời của Champa, đuợc tìm thấy ở Nhà Bè. Một tuyệt phẩm vô song, cả về ý tưởng lẫn kỹ thuật làm nữ trang. Cây cao 95mm, chiều dài của tán 130mm, chiều rộng 87mm, nặng 363,27 gram. Lớp vàng dát dầy 0,3mm. Cây đuợc tạo theo dáng bộ phận sinh vật nữ, hướng lên trời để giao thoa với thần thánh. Tổng cộng 8 trái và 26 bông hoa, nói lên ước nguyện sinh sôi nảy nở.
__._,_.___
Posted by: MY LOAN <tmyloan@gmail.com>
TRUNG QUỐC & HOA KỲ
Liệu sẽ có cuộc đối đầu Trung-Mỹ?
Carrie Gracie Trưởng Biên tập chuyên về Trung Quốc
- 28 tháng 9 2015
"Hoa Kỳ hoan nghênh sự trỗi dậy của một Trung Quốc hòa bình, ổn định, thịnh vượng và có trách nhiệm trong các mối quan hệ toàn cầu."
Đó là lời Tổng thống Obama nói hôm thứ Sáu, khi ông đứng cạnh Chủ tịch Tập Cận Bình tại Tòa Bạch ốc.Ông Obama lặp lại những nội dung này vào bất kỳ khi nào ông gặp Chủ tịch Tập.
Thương mại giữa Trung Quốc với chỉ riêng Hoa Kỳ đã tăng từ 2 tỷ đôla hồi 1979, là lúc hai nước bắt đầu thiết lập quan hệ, tới gần 600 tỷ đôla hồi năm ngoái.
Mối quan hệ sâu rộng được đánh dấu bởi sự hợp tác ráo riết nhưng đồng thời cũng cạnh tranh quyết liệt.
Trong bài diễn văn tại Seattle, Chủ tịch Tập Cận Bình nhắc tới mối đe dọa đối với sự cạnh tranh, đối đầu chiến lược giữa hai quốc gia.
"Không có cái gọi là cái bẫy Thucydides (tức sự cạnh tranh giữa một thế lực đang lên và một thế lực đã xác lập được vị trí của mình) trên thế giới. Nhưng nếu các nước lớn tính toán sai lầm về mặt chiến lược thì họ sẽ giăng những cái bẫy đó cho chính mình."
Bẫy Thucydides là gì?
Điều mà một sử gia Hy Lạp hồi 2.000 năm trước nêu ra trong một bài thuyết giảng nay được nhắc tới thực sự là gì?
Cái bẫy này được đặt theo tên nhà sử gia nói tới những căng thẳng về cấu trúc xã hội khi có một thế lực mạnh lên một cách nhanh chóng - giống như Trung Quốc lúc này - làm thay đổi cán cân quyền lực đối với một đối thủ cạnh tranh vốn đã xác lập được vị thế từ trước, và do vậy dẫn tới chiến tranh.
Sức mạnh đang lên thì muốn có quyền lực lớn hơn đối với thế giới, trong lúc sức mạnh hiện thời thì muốn giữ nguyên trạng.
Thucydides xác định điều này như một khuynh hướng dẫn tới việc thành Athens đang lớn mạnh dần lên gây chiến với Sparta hồi thế kỷ 5 trước Công nguyên.
Dường như diễn văn của ông Tập tái hiện lại câu chuyện 2.500 năm trước, bởi một số nhà phân tích chiến lược tin rằng câu chuyện Athens và Sparta quả là câu chuyện Trung Quốc và Hoa Kỳ ngày nay.
Nền tảng chung
Vậy trong lúc hai nhà lãnh đạo có những thủ tục nghi lễ trang trọng trong chuyến đi, với loạt 21 phát đại bác đón chào và buổi quốc yến khoản đãi, cả hai bên có thể đồng ý những gì về việc cần cấp bách tránh khỏi cái bẫy Thucydides?
Hai bên đã ra tuyên bố về vấn đề thay đổi khí hậu, với việc Tổng thống Obama hoan nghênh cam kết của Chủ tịch Tập Cận Bình đối với chương trình kiểm soát khí thải.
Hai bên cũng ăn mừng việc hợp tác trong chương trình hạt nhân của Iran và nói sẽ tiếp tục phối hợp với nhau để xử lý vấn đề hạt nhân của Bắc Hàn.
Trung Quốc đã ký một thỏa thuận trị giá nhiều tỷ đôla để mua máy bay Boeing.
Chủ tịch Tập đã rất nỗ lực trong việc tỏ thái độ tích cực. Ông đã nói lưu loát một danh sách những tác giả, những bộ phim Mỹ mà mình yêu thích. Tuy nhiên, ta cũng nên nhớ là khi tới Nga thì Chủ tịch Tập yêu Pushkin và Tolstoy, và khi đi Pháp thì ông nói tới Moliere và Dumas.
Tổng thống Obama đã tìm cách có được một thỏa thuận mà cả chính phủ hai nước đều muốn kiềm chế, đó là nạn đánh cắp sở hữu trí tuệ trên mạng.
Về những căng thẳng ở Biển Đông, hai bên không đạt tiến triển nào.
Nhìn chung, chính quyền ông Obama đã tìm cách tỏ thái độ hữu ích trong lần gặp thượng đỉnh này, nhưng đây đã là lần gặp quan trọng thứ ba giữa hai nhà lãnh đạo trong thời gian ba năm qua mà mối quan hệ song phương vẫn chưa đạt được mức như hy vọng trước đó của Hoa Kỳ.
Chủ tịch Tập có chính sách đối ngoại tự tin hơn, chính xác hơn và tập trung hơn so với những người tiền nhiệm.
Thái độ quyết đoán của ông khiến chính quyền ông Obama bị choáng, cho dù đó là việc xây lấn đảo đầy tham vọng tại Biển Đông, thành lập một ngân hàng phát triển mới để thách thức sự thống trị của Hoa Kỳ trong hệ thống tài chính toàn cầu, hay thúc đầy việc định hình lại cơ cấu ngoại giao ở Á châu thông qua chiến lược "Một vành đai Một con đường" của Trung Quốc.
Chủ tịch Tập đã có một tính toán dứt khoát, không khoan nhượng, rằng người tương nhiệm của ông đã có quá nhiều vấn đề rắc rối của Mỹ tại Trung Đông và Nga, cho nên không còn nhiều sức dồn cho việc đối phó với con đường trỗi dậy của Trung Quốc
Về khả năng xung đột Việt-Trung
Luật sư Vũ Đức Khanh Gửi cho BBC từ Ottawa, Canada
- 28 tháng 9 2015
Hôm 25/9, trong cuộc họp báo chung tại Vườn Hồng của Tòa Bạch Ốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khẳng định trước Tổng thống Mỹ Barack Obama và báo giới rằng, “Các quần đảo ở Nam Hải (“Biển Nam Trung Hoa” theo cách gọi của Phương Tây hoặc “Biển Đông” của Việt Nam) từ thời cổ đại là lãnh thổ của Trung Hoa”.
Đây là thông điệp mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của người đứng đầu Nhà nước Trung Quốc để khẳng định chủ quyền ở vùng đang có tranh chấp với các nước láng giềng trong đó có Việt Nam.
Tuy ông Tập cho rằng Trung Quốc có quyền duy trì cái gọi là “chủ quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở Nam Sa” (Trường Sa) nhưng ông cũng thừa nhận việc cải tạo các đảo trong khu vực này với một ít lời biện hộ.
Ông nói: “Các hoạt động xây dựng ở Quần đảo Nam Sa mà Trung Quốc đang tiến hành không nhằm mục tiêu chống lại hoặc gây ảnh hưởng bất cứ quốc gia nào, và Trung Quốc không có ý định quân sự hóa chúng”.
Một điều gần như chắc chắn là nếu như Trung Quốc không khai phát pháo đầu tiên trên “Biển Đông” thì chính quyền Obama sẽ không làm gì cả cho dù có đạn nổ, máu đổ, đầu rơi. Đối với ông Obama, “di sản hòa bình” của ông là trên hết, và ông sẽ để quyết định “tham chiến” cho người kế nhiệm vì ông sẽ không còn đủ thời gian để có câu trả lời ai đã khai pháo đầu tiên.
Mô hình mới của quan hệ Trung-Mỹ
Ngoài việc khẳng định chủ quyền “Nam Hải”, ông Tập còn cho biết thêm về chính sách ngoại giao của Trung Quốc, đặc biệt đối với Hoa Kỳ.
Ông phát biểu rằng, “Trung Quốc cam kết chắc chắn con đường phát triển hòa bình. Để làm việc với Hoa Kỳ nhằm xây dựng các mô hình mới của mối quan hệ quan trọng quốc gia mà không có xung đột, không đối đầu, với sự tôn trọng lẫn nhau và cùng hợp tác có lợi là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc”.
Hôm 25/9 là lần thứ sáu ông Tập và ông Obama gặp nhau. Cả hai đều nhắc lại “chủ thuyết con đường phát triển hòa bình của Trung Quốc mà ông Tập đã trao đổi với ông Obama vào tháng 6/2013 tại California.
Ông Tập triển khai thêm rằng “Trung Quốc không muốn có xung đột, đối đầu với Mỹ và mong muốn hợp tác vì lợi ích chung”.
Khái niệm “lợi ích chung” này là gì thì ông Tập vẫn chưa diễn giải cho công luận Mỹ hiểu nhưng trước thềm chuyến thăm Nhà Trắng, ông nói: “Cả hai bên (Hoa Kỳ và Trung Quốc) phải vì lợi ích cốt lõi của nhau, tránh tính toán sai lầm chiến lược, và kiểm soát và giải quyết đúng đắn các khác biệt”.
Chắc chắn một điều là Hoa Kỳ có “lợi ích quốc gia” lâu dài ở Châu Á – TBD và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bảo vệ quyền lợi của mình ở khu vực này như cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton đã từng tuyên bố. Và lợi ích đó là kiến tạo hòa bình, an ninh và thịnh vượng theo tiêu chí tự do, dân chủ và tôn trọng nhân quyền, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Giả sử như tiêu chí đó cũng là những gì mà “Trung Hoa Mộng” của ông Tập hằng mơ ước thì cớ gì mà ông Tập phải khuyến cáo Hoa Kỳ cần “tránh tính toán sai lầm chiến lược, và kiểm soát và giải quyết đúng đắn các khác biệt”.
Thực ra lời khuyến cáo của ông Tập ngụ ý cảnh báo Hoa Kỳ nên tìm hiểu kỹ “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc là gì để “tránh tính toán sai lầm chiến lược” dẫn đến xung đột gây ra đại hoạ.
Nhưng “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc là gì nếu như đó không phải là muốn độc quyền thôn tính toàn bộ “Biển Đông”, xưng hùng xưng bá và đẩy Hoa Kỳ ra ngoài khu vực?
Một Trung Quốc phát triển hòa bình, thịnh vượng, tôn trọng nhân quyền, luật pháp quốc tế, hòa hiếu, hữu nghị, hợp tác với láng giềng và cộng đồng quốc tế vì lợi ích chung chắc chắn là một Trung Quốc không phải như những gì chúng ta đang biết hôm nay.
Xung đột quân sự Trung-Việt
Với những gì đã và đang xảy ra, nhất là với tuyên bố hôm 25/9 vừa qua của ông Tập, không ai còn nghi ngờ gì nữa về dã tâm độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Và Việt Nam nằm hoàn toàn trong tầm ngắm ngắn hạn của Trung Quốc trên Biển Đông với một lý do rất đơn giản là không ai hiện giờ có trách nhiệm pháp lý đến cứu Việt Nam mặc dù Việt Nam đang có trên cả chục đối tác chiến lược trên toàn cầu.
Tuy viễn ảnh một “đại chiến” trong khu vực chỉ là giả thuyết nhưng một cuộc đụng độ quân sự có giới hạn trên biển và/hoặc cả trên bộ là điều hoàn toàn khả thi.
Hôm 22/9, nhà nghiên cứu cao cấp Joshua Kurlantzick đã có một bản báo cáo dài đăng trên Tạp chí ngoại giao uy tín hàng đầu của Mỹ “Council on Foreign Relations” nhận định về khả năng một cuộc đụng độ quân sự Trung-Việt.
Bài viết tựa đề “A China-Vietnam Military Clash” cảnh báo các nguy cơ của một cuộc đối đầu quân sự nghiêm trọng giữa Trung Quốc và Việt Nam đang ngày càng dâng cao.
Tác giả còn khẳng định sự rạn nứt đáng kể trong quan hệ Trung-Việt từ vài năm qua sẽ làm tăng khả năng xung đột quân sự giữa hai nước trong vòng 12 đến 18 tháng sắp tới; và tác giả thúc giục Hoa Kỳ cần tìm cách xoa dịu căng thẳng, giúp ngăn chặn một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong khu vực, sẽ ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến quyền lợi của Hoa Kỳ.
Tác giả còn hé lộ một số thông tin quan trọng (BBC chưa kiểm chứng độc lập), thí dụ như bộ đội biên phòng Việt Nam và Trung Quốc đã từng chạm súng hai lần trong năm 2014 và 2015, mặc dù không rõ nguyên nhân và tình hình an ninh biên giới Việt-Trung trên bộ rất căng thẳng, hai bên dường như đã chuẩn bị sẵn sàng trong mấy tháng qua cho một cuộc đọ súng.
Quan hệ Việt Trung cũng rất căng thẳng từ sau vụ giàn khoan khổng lồ HD-981 của Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm thềm lục địa Việt Nam vào mùa hè năm 2014, và nhất là sau chuyến công du Hoa Kỳ của TBT Nguyễn Phú Trọng vào cuối tháng 7 vừa qua, một động thái được cho là có sự “chuyển trục chiến lược” sang Hoa Kỳ của ĐCSVN.
Trường Sa và kế hoạch tấn công Việt Nam
Với vị trí chiến lược đặc biệt của Quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện nay, cộng với việc Việt Nam là nước duy nhất có nhiều đảo nhất và chiếm nhiều đảo lớn trong quần thể này, việc Trung Quốc cần loại Việt Nam càng sớm càng tốt ra khỏi khu vực là điều hết sức cần thiết không những cho hiện tại mà cho cả tương lai.
Ngoài những lợi ích về kinh tế biển và năng lượng, nơi đây còn có giá trị chính trị và ngoại giao để kiểm soát toàn bộ khu vực Đông Nam Á, và với giá trị quân sự, sẽ là trạm trung chuyển tiền phương cho toàn bộ khu vực nối liền với đảo Hải Nam và Trung Hoa lục địa.
Hơn thế nữa về trung hạn, với khả năng Trung-Thái hợp tác khai thông kênh đào Kra, thì Trung Quốc sẽ không còn sợ bị Mỹ và đồng minh phong tỏa ở eo biển Malacca, trục lộ yết hầu nối liền “Biển Đông” với Ấn Độ Dương, và cũng là huyết lộ của Trung Quốc ra thế giới.
Kiểm soát Trường Sa sẽ đảm bảo thế thượng phong chiến lược của Trung Quốc trong khu vực.
Khả năng xung đột Việt-Trung xảy ra rất cao còn vì một lý do quan trọng nữa. Đó là thái độ của chính quyền Obama, đặc biệt trong năm bầu cử 2016 nhiệm kỳ cuối của ông Obama.
Năm 2016 là năm bầu cử Tổng thống và Quốc hội Mỹ mà lại là năm mà ông Obama vừa bị Quốc hội Mỹ trói tay, trói chân vì ngân sách, vừa là năm cuối của nhiệm kỳ II trước khi về hưu.
Cho nên ông Obama sẽ không thể làm gì được nhiều ngoài những lời tuyên bố hùng hồn nhưng vô thưởng vô phạt. Ông không khác chi con “vịt què” như người Mỹ vẫn thường nói.
Nếu có, Trung Quốc sẽ chọn thời điểm mùa hè 2016 để khởi chiến, vì ngoài điều kiện thời tiết tự nhiên thuận lợi cho hành quân trên bộ, trên không lẫn trên biển, Trung Quốc còn có yếu tố “thiên thời và nhân hòa của Mỹ”.
Vào thời điểm này là lúc cao trào của mùa bầu cử bên Mỹ, các ứng cử viên Mỹ tha hồ phát biểu nhưng sẽ không có ai ra được quyết định gì.
Vậy trước nguy cơ sắp mất Trường Sa, người Việt chúng ta trong và ngoài nước sẽ phải làm gì? Ông Tập Cận Bình đã nói: “Nam Hải từ thời cổ đại là lãnh thổ của Trung Hoa”. Còn chúng ta sẽ nói gì với cộng đồng thế giới, với tiền nhân, hậu thế của chúng ta, và với cả kẻ thù?
Bài viết phản ánh văn phong và quan điểm của tác giả, luật sư hiện sống và làm việc ở Canada.
PHẠM ĐÌNH HƯNG * HỒ CHÍ MINH
MỘT CON HỒ ĐỎ.
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đặt niềm tin vào Thiên Cơ. Đa số đạo hữu Cao Đài là người trí thức như Kỹ sư kiêm Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích, Giáo sư Nguyễn Hữu Lương, Giáo sư Nguyễn văn Sâm v.v...Victor Hugo (1802-1885), đại văn thi hào của Pháp và thế giới, cũng có niềm tin nầy. Vì vậy, Victor Hugo là một trong số vĩ nhân trên thế giới được Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ thờ phượng.
Thiên Cơ đã dạy bảo Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc (1890-1959) thiết kế xây dựng Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh, một công trình kiến trúc to đẹp tại miền Nam Việt Nam, mặc dầu Ngài không phải là một kiến trúc sư và chỉ có bằng Thành Chung (Diplôme d’Études Primaires Supérieures Indochinoises).
Một lời tiên tri
Do Thiên cơ giáng chỉ, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ ở Tây Ninh đã cảnh giác về một con hồ đỏ xuất hiện để gây ra một đại họa cho dân tộc Việt Nam. Mùa hè năm 1941, tại một khu rừng nằm trong địa phận Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc báo động: “ Ngày nay có một con hồ đỏ, nhân dân Việt Nam không trử khử nó, ngày mai nó sẽ nhượm đỏ đất nước mình”
Lời tiên tri của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc đã ứng hiện ngay từ năm 1941.
Con hồ gọi nôm na là con chồn, một loài thú rừng rất gian xảo. Theo truyền thuyết của Đông phương, cữu vỹ hồ ly tinh là chúa tể của loài chồn có khả năng hóa thành người đẹp để gây hại cho những người chất phát dễ nghe theo lời đường mật của nó. Truyền thuyết mơ hồ nầy lại trờ thành một hiện thực đau đớn cho đất nước Việt Nam trong thế kỷ 20. Đúng như lời tiên tri của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, một con hồ ly tinh gian ngoan quỷ quyệt từ phương Bắc đến đã gieo mầm trái đắng để bức hại dân tộc Lạc Việt sống trên ba miền Nam, Trung, Bắc Việt Nam phải ngậm đắng, nuốt cay, hứng chịu biết bao tang tóc và đau khổ từ năm 1941 đến ngày nay. Trái đắng đó chính là đảng Cộng Sản Đông Dương, tiền thân của đảng Cộng Sản Việt Nam. Thật vậy, đảng nầy đã được thành lập tại Hong Kong ngày 3-2-1930 với sự tham gia của 7,8 đại biểu, trong đó cóNguyễn Tất Thành, bí danh Nguyễn Ái Quốc, và Hồ Tập Chương, bí danh Hồ Quang, cả hai đều là cán bộ cộng sản quốc tế, thành viên Ban Trù bị thành lập đảng. Một năm sau ngày ra đời bên Tàu theo chỉ thị của Josef Stalin, Tổng Bí thơ đảng Cộng sản Liên Xô, đảng Cộng Sản Đông Dương đã phát động một cuộc nổi dậy giết người rùng rợn tại Nghệ An và Hà Tỉnh gọi là Xô Viết Nghệ Tỉnh với chủ trương tàn bạọ :“Trí, Phú, Địa, Hào. Đào tận gốc, trốc tận rễ” Từ sau thất bại “Xô Viết Nghệ Tỉnh” đến cuối thập niên 1930, đảng Cộng Sản Đông Dương đã hoàn toàn thúc thủ và phải tạm ngưng hoạt động. Nhưng kể từ năm 1940, đảng Cộng Sản Đông Dương được chỉ thị tái hoạt động nổi loạn giết người tại Nam kỳ năm 1941. Nhưng cuộc nổi dậy đẵm máu gọi là Nam Kỳ Khởi Nghĩa tại một vài tỉnh miền Đông Nam kỳ đã bị nhà cầm quyền Pháp biết trước và nhanh chóng dẹp tan. Năm 1940, đảng Cộng Sản Trung Quốc đã bí mật đưa một trong bốn điệp viên xuất sắc tên Hồ Quang, từ Quảng Tây đến hang Pác Bó để lãnh đạo đảng Cộng Sản Đông Dương. Địa danh hiểm trở nầy nằm trong tỉnh Cao Bằng giáp ranh Khu Tự Trị của dân tộc Choang trong tỉnh Quảng Tây. Căn cứ địa Pác Bó đặt dưới sự bảo vệ cẩn mật của cán binh cộng sản Tàu võ trang đầy đủ và một số thổ dân Tày do Chu văn Tấn chỉ huy. Một số người làm nghề rừng rủi ro đi lạc vào căn cứ Pác Bó đã bị giết chết thẳng tay trong những năm đầu của thập niên 1940 để bảo toàn bí mật. Nhờ có công bảo vệ Hồ Quang tại căn cứ địa Pác Bó, Chu văn Tấn đã được cho làm Bộ trưởng bộ Quốc Phòng đầu tiên sau khi một vài cán bộ cộng sản cướp được chánh quyền một cách dễ dàng ngày 19-8-1945 từ Nội các Trần Trọng Kim do Hoàng đế Bảo Đại bổ nhiệm.
Năm 1941, nhân vật thần bí Hồ Quang thành lập tại Quảng Tây Mặt Trận Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội (Việt Minh) để làm một công cụ gieo trồng trái đắng khắp nước Việt Nam. Từ Pác Bó, Hồ Quang thường len lỏi qua lại biên giới Hoa-Việt để đi về Quảng Tây công tác cho Sở Tình Báo Hoa Nam và nhận chỉ thị của Chủ Tịch đảng Cộng Sản Trung Quốc Mao Trạch Đông. Cán bộ Đệ tam Quốc tế Cộng sản và đảng viên đảng Cộng Sản Trung Quốc, Hồ Quang lại cộng tác với OSS (Office of Strategic Service) của Hoa Kỳ dưới bí danh Lucius và tình nguyện phục vụ dưới trướng của tướng Trung Hoa Quốc Dân đảng Trương Phát Khuê sau khi vị tướng quân nầy bắt giữ y tại Liểu Châu năm 1942 vì tình nghi là gián điệp cộng sản. Trở về Pác Bó năm 1943 với tên mới Hồ Chí Minh, Hồ Quang (Quang đồng nghĩa với Minh), một gián điệp dân tộc Hẹ (Khách Gia) sanh năm 1901 tại Đài Loan, chuẩn bị thành lập một chánh quyền cộng sản thân Tàu theo kế sách của Mao Trạch Đông. Tháng 8 năm 1945, Hồ Quang và đảng Cộng Sản Đông Dương đã hoàn thành kế hoạch của Cộng Sản Trung Hoa: cướp chánh quyền trong toàn quốc và thành lập một ngụy quyền dưới quyền chi phối của đảng Cộng Sản Đông Dương trá hình dưới danh nghĩa Mặt Trận Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội (Việt Minh). Đột nhiên từ trong bóng tối nhảy ra chiếm giữ ngôi vị Chủ Tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa mặc dầu không được ai bầu cử, Hồ Chí Minh đã trở thành Cụ Hồ, Bác Hồ, “Cha Già dân tộc Việt Nam” lúc mới 44 tuổi. Sau khi cướp đoạt chánh quyền chánh thống của nhà Nguyễn năm 1945, Hồ Quang trở thành nguyên thủ quốc gia kiêm Chủ tịch đảng Cộng sản Việt Nam nhưng đồng bào trong nước không biết ông ta là ai và có công trạng gì đối với đất nước và dân tộc Việt Nam. Vài năm sau, Tổng Cục Tình Báo Hoa Nam cố gắng làm sống lại một người Việt đã qua đời từ năm 1932 trong vai trò lãnh tụ cộng sản của nước Việt Nam trong thời kỳ cách mạng vô sản. Nhân vật đó là Nguyễn Tất Thành, một cán bộ cấp thừa hành của Đệ tam Cộng sản Quốc tế từ năm 1924. Vì sống nghèo khổ tại thủ đô giá lạnh của nước Pháp từ 1917 đến 1923, Nguyễn Tất Thành mắc bịnh lao phổi trầm trọng và đã qua đời tại Hong Kong năm 1932 vì trong thập niên 1930 chưa có thuốc trụ sinh Streptomycin để chửa bịnh lao phổi. Trong một Báo cáo gởi Cộng sản Quốc tế, Hà Huy Tập, Tổng Bí thơ thứ ba của đảng Cộng sản Việt Nam, xác nhận Nguyễn Tất Thành đã bị “ám sát” năm 1932 trong nhà tù của thực dân Anh tại Hong Kong. Báo chí Hong Kong cũng đăng tin Tống văn Sơ tức Nguyễn Tất Thành đã qua đời.
Hồ Chí Minh là người Tàu hay người Việt?
Hồ Chí Minh là một người có trên 200 tên đã phục vụ Liên Xô, Trung Cộng, Hoa Kỳ, Trung Hoa Quốc Dân Đảng và Việt Nam Quốc Dân Đảng tại Hoa Nam trước khi đến nước Việt thi hành một sứ mạng bí mật theo sự bố trí của Chủ tịch đảng Cộng Sản Trung Quốc Mao Trạch Đông. Ngày 2-9-1945, lần đầu tiên Hồ Chí Minh công khai xuất hiện trước công chúng tại Ba Đình, Hà Nội, đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập (lần thứ 2 sau Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 11-3-1945 của Hoàng đế Bảo Đại), đồng bào không biết ông ta là người Việt hay người Tàu. Nhưng lúc bấy giờ có một người Hẹ bán thịt heo ở chợ Hà Nội đã nhận diện qua giọng nói tiếng Việt ông ta là một người Tàu, dân tộc Hẹ (Khách Gia, Hakka). Ngoài ông Cắc Chú nầy, một số ít người sống và hoạt động lâu năm bên Trung Hoa trong Quân đội cộng sản Tàu như Thiếu tướng Nguyễn Sơn cũng biết rõ chính đảng Cộng Sản Trung Quốc thông qua Tổng Cục Tình Báo Hoa Nam đã bí mật đứng trong bóng tối yểm trợ, đánh bóng và thần tượng hóa Hồ Chí Minh trở thành một siêu sao trên vòm trời Việt Nam. Vì vậy, Hồ Chí Minh không thích Thiếu tướng Nguyễn Sơn và giao trả ông ta về Trung Quốc. Năm 1947, hai năm sau ngày Hồ Chí Minh xuất hiện tại Hà Nội, nhà văn học nổi tiếng của Đải Loan Ngô Trọc Lưu viết một quyển sách tựa đề “Hồ Chí Minh” bằng tiếng Nhựt tiết lộ Hồ Chí Minh tên thật là Hồ Tập Chương, người Tàu dân tộc Hẹ (Khách Gia), một người bạn của ông ta.
Sau khi Hồ Chí Minh đi xuống tuyền đài ngày 2-9-1969, có năm nguồn tin đã được công bố với một kết luận giống nhau:
1- Theo giáo sư sử học Hồ Tuấn Hùng ở Đài Loan, Hồ Chí Minh tên thật là Hồ Tập Chương, người dân tộc Hẹ, sinh năm 1901 tại Đài Loan trong cùng một gia tộc với tác giả quyển Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo, xuất bản tại Đài Bắc vào tháng 11 năm 2008. Tác giả Hồ Tuấn Hùng xác nhận theo các tài liệu trong văn khố của nhà cầm quyền Anh ở Hong Kong, Tống văn Sơ (bí danh của Nguyễn Tất Thành lúc hoạt động tại Hong Kong) sau khi bị Cảnh Sát Hong Kong bắt giữ năm 1931 đã được chữa trị bệnh lao phổi trầm trọng trong một bệnh viện bài lao và đã chết năm 1932. Nguyễn Tất Thành đã mắc bệnh lao phổi lúc ở Paris (1917-1923). Về mặt y học, bệnh lao phổi vào thập niên 1930 không chửa trị được vì phương Tây chưa phát minh thuốc trụ sinh Streptomycin. Mãi đến ngày 19-10-1943, Sinh viên Cao học Albert Schatz, thành viên một nhóm nghiên cứu y học của Hoa Kỳ dưới quyền điều khiển của Bác sĩ Selman Abraham Waksman, mới khám phá ra thuốc Streptomycin. Đến năm 1946, thuốc Steptomycin mới được đem ra thí nghiệm trên lâm sàng để chửa trị bệnh lao phổi.
2- Căn cứ một bài viết của Huỳnh Tâm tựa đề Đảng Cộng Sản Việt Nam, Phiên Bản Của Tình Báo Trung Quốc đăng trên Blog danlambaovn, một số tài liệu của Tình Báo Trung Quốc hiện còn lưu trử tại hai cơ quan Tình Báo ở Hoa Nam và Bắc kinh đã được giải mã. Các tài liệu đã giải mã, đặc biệt là Sổ Tay của Đặng Bình Ánh (ĐBA), xác nhận nhân vật đã được đảng Cộng Sản Trung Quốc gởi đến căn cứ Pác Bó năm 1940 là Hồ Tập Chương mang bí danh Hồ Chí Minh từ năm 1932. Hồ Tập Chương là một điệp viên của Trung Cộng có năng khiếu về tình báo và biết nói nhiều thứ tiếng: Hẹ, Quảng Đông, Quan Thoại, Nhựt, Nga, Pháp và Việt.Tuy nhiên, Hồ Tập Chương viết và nói tiếng Việt và tiếng Pháp còn nhiều sai lầm vì mới học. Tiếng Hẹ có thanh âm gần giống tiếng Việt và tiếng Quảng Đông. Nếu so sánh chử viết trên lá đơn đề ngày 11-9-1911 của Nguyễn Tất Thành xin nhập học trường Thuộc Địa của Pháp với chữ viết của Hồ Chí Minh trên nhiều văn bản, nhứt là bản Di chúc của ông ta, mọi người đều nhận thấy có một sự khác biệt nổi bật. Viết tiếng Việt không rành, Hồ Chí Minh cầm bút sắt hay bút bi như viết chữ Hán (cầm bút lông).
Tác giả Huỳnh Tâm còn phát hiện một tài liệu hiện còn lưu trử tại Học Viện Quân Sự Tình Báo Bắc kinh ghi rõ như sau: “ Hồ Tập Chương thay mặt đảng Cộng Sản Đông Dương tham dự Quốc khánh của Trung Quốc ngày 1-10-1950 đã tuyên bố như sau:
“ Từ ngày có đảng ta khai hóa được nhược tiểu chư hầu Việt Nam đến với trào lưu nghĩa vụ Cộng sản Quốc tế, nay kính dâng lên Đảng tùy nghi sử dụng cơ sở Cộng Sản Đông Dương. Mao Chủ tịch muôn năm”.
3- Năm 2014, Trung Quốc chánh thức xác định Chủ tịch Hồ Chí Minh của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là Thiếu tá Hồ Quang của Quân đội Nhân dân Giải phóng Trung Quốc đã phục vụ trong Bát lộ quân. Địa bàn hoạt động của Hồ Quang là tỉnh Quảng Tây.
4- Năm 2015, Cục Văn Thư và Lưu Trử của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cũng xác nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là Thiếu tá Hồ Quang của Quân đội Trung Cộng.
5- Trong một bài viết tháng 1 năm 1949 tựa đề “Đảng ta”dưới bút danh Trần Thắng Lợi, Hồ Chí Minh đã viết như sau: “Cuối năm 1929, đồng chí Nguyễn Ái Quốc trở lại Tàu cùng với đại biểu các nhóm khai hội ở Hương Cảng. Trong số 7,8 đại biểu, ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi (tức Hồ Chí Minh), nay chỉ còn đồng chí Hồ Tùng Mậu và Trịnh Đình Cữu, đồng chí Tán Anh (Lê Tán Anh) và vài đồng chí nữa đã oanh liệt hy sinh cho đảng và cho dân tộc lâu trước Cách mạng tháng 8”. (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, trang 547, Nhà xuất bản Chánh trị Quốc gia, 2000).
Năm nguồn tin kể trên có cơ sở đúng đắn và khả tín:
- Giáo sư sử học Hồ Tuấn Hùng ở Đài Bắc là một người trí thức trẻ trung thực trong công tác khảo cứu sâu rộng và không có ân oán gì với các bên lâm chiến trong hai cuộc chiến tranh Việt Nam từ 1945 đến 1975. Giáo sư Hồ Tuấn Hùng còn là cháu của Hộ Tập Chương và Hồ Tập Dưỡng (em của Hồ Tập Chương)
- Các tài liệu của Tình báo Trung Quốc đều được mã hóa để bảo mật nội dung. Sự chính xác của các tài liệu nầy có thể tin tưởng được.
- Hai bản Công bố của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc và nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là văn bản chánh thức của Nhà nước.
- Hồ Chí Minh toàn tập là một văn kiện chánh thức của đảng Cộng sản VN
Ngoài năm nguồn tin vừa kể, chúng ta cần lưu ý đến mặt tình cảm của con người Việt Nam đối với thân nhân sau một thời gian xa cách lâu dài. Nếu Hồ Chí Minh thật sự là Nguyễn Tất Thành tức Nguyễn Sinh Cung, con của Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, thì ông ta không thể từ chối tiếp một lần người chị ruột Nguyễn thị Thanh tức Bạch Liên đã lặn lội từ Nghệ An ra Hà Nội thăm em sau khi cách biệt từ 1910 đến 1945; ông ta cũng không buồn đến dự đám tang của người anh cả Nguyễn Sinh Khiêm tức ông Cả Khiêm và bà chi Nguyễn thị Thanh khi hai người thân nầy qua đời. Hồ Chí Minh chỉ về Nghệ An sau khi ông anh cả Nguyễn Sinh Khiêm và bà chị Nguyễn thị Thanh không còn ở trên thế gian nầy để khỏi bị lộ diện thân phận giả trá.
Căn cứ năm nguồn tin kể trên và một số thông tin chính xác khác, tôi khẳng định Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Tất Thành, một người Việt, mà là Hồ Quang, bí danh của Hồ Tập Chương, một người Tàu gốc Hẹ.
Nguồn gốc của người lãnh tụ tối cao đảng Cộng sản Việt Nam
Theo nhà văn Bình Nguyên Lộc (Tô văn Tuấn) trong tác phẩm đắc ý “Nguồn gốc Mã Lai của người Việt Nam”, Sài Gòn, 1971, tổ tiên người Hẹ đã định cư trên đất Thục (Tứ Xuyên ngày nay). Sau khi nhà Hán đánh chiếm đất Thục, giết vua Thục, dân tộc Hẹ di cư đến sinh sống đông nhứt tại Quảng Châu (bao gồm Quảng Đông và Quảng Tây) và Phước Kiến. Dân tộc Hẹ đã sản sinh ra một số đại nhân vật như Tôn Dật Tiên (Trung Hoa), Lý Quang Diệu (Singapore), Đặng Tiểu Bình (Trung Quốc), Lý Đăng Huy (Đài Loan). Khi nước Tàu có biến loạn, nhiều người Hẹ ở Quảng Đông, Quảng Tây và Phước Kiến đã di tản qua Việt Nam làm ăn sinh sống tại các tỉnh thành miền Nam cũng như tại những vùng giáp giới hai nước Việt-Hoa như thành phố Móng Cái tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây. Vì vây, khi đi kinh lý Móng Cái lần đầu tiên năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất thích thú có dịp gặp nhiều cư dân gốc Hẹ và nói tiếng Hẹ với họ một cách lưu loát. (Xem Trần Đĩnh, Đèn Cù I và II ). Dưới thời Pháp thuộc, làn sóng di dân của người Tàu qua Việt Nam đã được dành cho nhiều dễ dàng để bù trừ lại việc nước Pháp hất ảnh hưởng của nước Tàu ra khỏi Việt Nam.
Ngoài khả năng nói tiếng Hẹ lưu loát, còn có một số thông tin đúng đắn khả dĩ chứng minh Hồ Chí Minh là người Tàu gốc Hẹ:
- Thiếu tá Hồ Quang của Quân đội Nhân dân Giải phóng Trung Quốc đã hoạt động tại Quảng Đông và Quảng Tây để thường có dịp tiếp xúc với người dân tộc Hẹ lập nghiệp tại hai địa phương nầy. Từ miền Bắc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minhthường qua lại tỉnh Quảng Tây. Ông ta cũng đã chọn thành lập trường đào tạo Thiếu niên Việt Nam tại Lư Sơn trong tỉnh nầy.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh tự nhận là tác giả của tập thơ Lao Trung Nhật Ký: 134 bài thơ trong tập thơ nầy đã được viết bằng Hán văn trác tuyệt với nhiều thành ngữ đặc biệt của dân tộc Hẹ. Nguyễn Tất Thành chỉ có trình độ Hán văn sơ cấp, chỉ nói được tiếng Quảng Đông, không nói được tiếng Hẹ và tiếng Quan thoại, không thể làm thơ bằng tiếng Hán và cũng không thể thông thạo các thành ngữ đặc thù của dân tộc Hẹ.
- Trong Tuyên Ngôn Độc lập ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh sử dụng cụm từ “Lâm thời Chánh phủ”. Đó là lối nói và viết của người Tàu, đặt tính từ (adjective) trước danh từ (noun) cũng như người Anh và Mỹ.
- Trước khi hồn phách bay về cố quốc, Hồ Chí Minh muốn nghe một bản nhạc Tàu do một cô xẩm hát tại Hà Nội.
- Nhớ lại mối tình với Lâm Y Lan tại Quảng Châu và Hạ Môn, Hồ Chí Minh đã lấy lá cờ đỏ sao vàng của tỉnh Phước Kiến làm cờ đảng Cộng sản Việt Nam và muốn rước Lâm Y Lan qua Hà Nội chung sống với ông ta.
- Quyển sách “Những Mẫu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch” do Trần Dân Tiên (tức Hồ Chí Minh) viết bằng chữ Hán, xuất bản tại Thượng Hải năm 1949, dịch ra tiếng Pháp tại Paris năm 1950 rồi dịch từ tiếng Pháp ra tiếng Việt năm 1951. Nếu Hồ Chí Minh là Nguyễn Tất Thành tức Nguyễn Ái Quốc, tại sao một người Việt không viết quyển sách nầy bằng tiếng Việt mà phải dùng chữ Hán ? Vã lại, với trình độ thấp kém về Hán văn, Nguyễn Tất Thành không có khả năng viết sách bằng tiếng Hán.
Tội ác của Hồ Chí Minh đối với đất nước và dân tộc Việt Nam
1-Gây ra hai cuộc chiến tranh nồi da xáo thịt trong 30 năm (1945-1975)
Nhằm mục đích thực hiện giấc mộng bành trường của Trung Quốc xuống Việt Nam và Đông Nam Á, Hồ Chí Minh đã vận dụng chủ nghĩa cộng sản và lợi dụng lòng yêu nước của dân tộc Việt để phát động hai cuộc nội chiến giữa người Việt anh em nhưng khác biệt ý thức hệ. Áp dụng triệt để các giáo điều của chủ nghĩa Mác-Lê, đảng Cộng Sản Việt Nam dưới quyền lãnh đạo của Hồ Chí Minh đã tận dụng bạo lực để chiếm đoạt chánh quyền trong cả nước Việt Nam với các chánh sách, chủ trương và hành động tàn độc dã man chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam dưới thời quân chủ và Pháp thuộc. Hai cuộc nội chiến giữa người Việt quốc gia và người Việt cộng sản đã giết hại cả chục triệu mạng người, gieo tang tóc và đau khổ cho tất cả gia đình đồng bào trên cả ba miền Nam, Trung, Bắc, tàn phá nặng nề đất nước Viêt Nam vừa thu hồi độc lập với bản Tuyên Ngôn Độc Lập đầu tiên ngày 11-3-1945 của Hoàng đế Bảo Đại. Ba mươi năm chiến tranh tàn khốc đã làm suy yếu nội lực của nước Việt, gây ra hận thù giai cấp, chia rẽ dân tộc, dần dần tạo ra tinh thần nô lệ ngoại bang, xem nhẹ Tổ quốc.
Nhờ viện trợ quân sự hùng hậu của Trung Cộng, đảng Cộng Sản Việt Nam đã chiếm được miền Bắc sau khi ký kết Hiệp định Geneve năm 1954 phân chia nước Việt Nam ra hai miền Nam Bắc. Người giúp bộ đội Việt Minh chiến thắng quân Pháp tại Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954 là Thượng tướng Trưởng Đoàn Cố Vấn Quân Sự Trung Quốc Vi Quốc Thanh, một người dân tộc Choang ở Quảng Tây có quan hệ mật thiết từ trước với Thiếu tá Hồ Quang tại tỉnh nầy. Theo đuổi ý đồ dùng chiến tranh để giết chết dân tộc Việt, Hồ Chí Minh đã nhanh chóng phát động cuộc Chiến tranh Việt Nam lần thứ hai (1954-1975) gọi là “Chiến tranh chống Mỹ cứu nước”. Sử dụng chiêu bài giả dối thống nhất đất nước, người “Cha Già dân tộc Việt Nam” gốc Tàu đã thúc đẩy dân tộc Lạc Việt phải tiếp tục bắn giết nhau như kẻ thù không đội trời chung. Cuối cùng, đảng Cộng Sản Việt Nam do Thiếu tá Tàu Hồ Quang rèn luyện và dạy bảo đã nhượm đỏ cả nước Việt Nam nhờ sự thay đổi chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ từ năm 1972.
Triệt để thi hành kế sách thâm độc của Trung Quốc, Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản đã liên tục tiến hành hai cuộc chiến tranh trong 30 năm để tiêu diệt dân tộc Việt Nam, hết đánh Pháp rối lại đánh Mỹ đến người Việt cuối cùng đúng y như lời tuyên bố của Tổng Bí thư Lê Duẫn:
“ Chúng ta đánh Mỹ là đánh cho Trung Quốc, cho Liên Xô và cho các nước xã hội chủ nghĩa”
2-Tiêu diệt lãnh tụ các chánh đảng quốc gia, giáo chủ các tôn giáo và nhân sĩ, trí thức
Với tinh thần độc tôn và độc ác, Hồ Chí Minh không dung tha các tổ chức chánh trị và cá nhân có uy tín và khả năng tranh đoạt chánh quyền với đảng Cộng sản. Ngoài các chánh đảng và nhân vật quốc gia, Hồ Chí Minh cũng lên án tôn giáo là một loại thuốc phiện ru ngủ quần chúng. Vì vậy, sau khi cướp được chánh quyền của nhà Nguyễn và Nội các Trần Trọng Kim, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị Bộ trưởng Nội Vụ Võ Nguyên Giáp, một bộ hạ tâm phúc đắc lực của ông ta, ban hành quyết định đặt Việt Nam Quốc Dân Đảng ngoài vòng pháp luật và ra tay trừ khử lãnh tụ và cán bộ của các chánh đảng quốc gia (Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Quốc Dân Đảng, Đại Việt Duy Dân, đảng Lập Hiến, đảng Quốc Gia Độc Lập, đảng Dân Xã), đảng viên Đệ tứ Quốc tế Cộng sản, Giáo chủ Phật Giáo Hòa Hảo. Tuân lịnh Võ Nguyên Giáp, cán bộ Việt Minh cộng sản trong toàn quốc đã tàn sát một số lớn nhân sĩ, trí thức và tinh hoa của dân tộc Việt Nam.
3-“Rèn cán, Chỉnh quân”
Nhằm mục đích Hán hóa dần dần các sĩ quan và cán bộ Việt Minh, Hồ Chí Minh đã phối hợp với các Cố vần Tàu thực hiện kế hoạch “ Rèn cán, Chỉnh quân” để loại bỏ các sĩ quan Việt Minh thuộc thành phần trí thức tiểu tư sản và đưa thành phần bần cố nông ít học vào hàng ngũ sĩ quan của bộ đội Võ Nguyên Giáp. Từ năm 1950, Trung Cộng đã mở hai trung tâm đảo tạo quân sự tại Nam Ninh (Quảng Tây) và Kaiyuan (Vân Nam) phụ trách huấn luyện quân sự các sĩ quan Việt Minh và tuyển chọn người trung thành với Trung Quốc. Song song với việc viện trợ quân sự giúp Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam đánh quân Pháp, Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa, Trung Cộng đã tiến hành kế sách đào tạo người cộng sản Việt Nam trở thành người học trò tốt, tuân lệnh và ngoan ngoãn theo lời chỉ dạy, thi hành nhiệm vụ rập theo khuôn mẫu Trung Quốc. Mục tiêu của kế sách Trung Quốc là phá tiêu tan nguồn sinh lực của dân tộc Việt Nam và buộc đảng Cộng Sản Việt Nam phải triệt để trung thành với đảng Cộng Sản Trung Quốc.Tổng Cục Tình Báo Hoa Nam phụ trách Việt Nam có nhiệm vụ cài đặt nhân sự vào các cấp đảng và chánh quyền cộng sản Việt Nam, trải rộng khắp mọi nơi.
(Ninh Cơ, Việt Nam: Tỉnh hay Khu Tự Trị, Nhựt báo Sài Gòn Nhỏ số 226 ngày 3-7-2009)
Để thống trị dễ dàng nước Việt Nam và nhanh chóng sát nhập nước ta vào đế quốc Đại Hán, đảng Cộng sản Tàu đã chỉ thị “cơ sở đảng chư hầu An Nam” do Thiếu tá Hồ Quang lãnh đạo và rèn luyện:
- Giết sạch tầng lớp nhân sĩ, trí thức và tinh hoa của dân tộc Việt để nước Việt Nam không còn người lãnh đạo sáng suốt và chuyên viên có nhiều tài năng;
- Liên tục gây chiến tranh để tiêu diệt người Việt càng nhiều càng tốt với võ khí do Trung Quốc cung cấp và tàn phá tối đa đất nước Việt Nam;
- Đẩy mạnh đấu tranh giai cấp và tận dụng bạo lực của chuyên chính vô sản để gây ra hận thù vô phương hàn gắn giữa đồng bào người Việt khác biệt địa phương, chánh kiến, tôn giáo và thành phần xã hội;
- Thi hành chánh sách Cải Cách Ruộng Đất rập theo khuôn mẫu Trung Quốc để tàn sát dã man trên 172,000 đồng bào ở nông thôn miền Bắc từ 1952 đến 1956;
- Tạo lập một đội ngũ cán bộ cộng sản trung thành với Trung Quốc. Những người cộng sản Việt Nam đã có can đảm nói lên lập trường “đời đời nhớ ơn Trung Quốc” và “ không được vong ân bội nghĩa” đối với Đại Hán như Đại tá Trần Đăng Thanh của Học Viện Chánh trị Bộ Quốc Phòng phải được trọng dụng. Thuộc thế hệ trước Trần Đăng Thanh, thi nô Tố Hữu (bí danh Lành), Trưởng Ban Văn Hóa Tư Tưởng đảng Cộng Sản Việt Nam, là người đứng đầu trong đội ngũ cán bộ cộng sản trung thành với Trung Quốc. Hán nôTố Hữu luôn luôn được nhân dân Việt Nam nhớ đến với hai câu thơ vô tổ quốc sau đây:
“Bên ni biên giới là nhà”
“Bên kia biên giới cũng là quê hương”
4-“Trăm Năm Trồng Người”
Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã nhiều lần dạy bảo các cấp lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam về kế hoạch “Trăm NămTrồng Người”: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người mới xã hội chủ nghĩa. Để đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam trung thành với hai đảng Việt Cộng và Trung Cộng, một trường “Thiếu niên Việt Nam” đã được thành lập tại Lư Sơn (Quảng Tây) thâu nhận và huấn luyện trẻ em Việt Nam từ 9 đến 15 tuổi trong nhiều năm để trở thành những cán bộ nồng cốt của đảng và nhà nước Việt Nam triệt để trung thành với hai đảng Cộng sản Việt Trung. Nhiều người tốt nghiệp trường “Thiếu niên Việt Nam” ở Lư Sơn, Quảng Tây, đã và đang giữ những chức vụ lãnh đạo trong Đảng và Nhà nước Việt Nam. Một số đã là thành viên của bộ Chánh trị đảng Cộng sản, Chánh phủ và Ban Thường vụ Quốc Hội. Một trường hợp điển hình là việc trọng dụng Hoàng Trung Hải, một người Hoa tốt nghiệp trường “Thiếu niên Việt Nam” ở Quảng Tây, trong chức vụ Bộ trưởng bộ Tài Chánh và Phó Thủ tướng đăc trách các dự án Đầu Tư.
5-Hán hóa Việt Nam
Ngay từ năm 1951, một năm sau khi Hoa quân nhập Việt giúp Việt Minh đánh Pháp, Hồ Chí Minh ra lịnh cho Trường Chinh (Đặng Xuân Khu), Tổng Thơ Ký đảng Lao Động (tức đảng Cộng Sản) mới thành lập, công bố một bản Hiệu triệu nhân dân Việt Nam bỏ chử Quốc ngữ để học chử Hán, bỏ Tây y để dùng lại cao đơn hườn tán và xin làm chư hầu của Trung Quốc. Tinh thần thần phục Hán tộc đã được thể hiện thông qua nhiều hình thức của “Quyền lực mềm” (Soft power), nhứt là việc ưu tiên sử dụng người Việt gốc Hoa, dạy trẻ em Việt Nam học tiếng Hán ngay từ cấp 1, thành lập các Viện Khổng Tử và hạn chế học sử Việt trong thời đại Hồ Chí Minh mà thôi.
6-Chuyển nhượng chủ quyền lãnh thổ Việt Nam cho Trung Quốc
Hồ Chí Minh đã đi bước đầu trong quá trình sát nhập Việt Nam vào Trung Quốc: ra lịnh cho Thủ tướng Phạm văn Đồng của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt cộng sản) gởi Công hàm ngày 14-9-1958 đến Thủ tướng Chu Ân Lai của Quốc Vụ Viện Trung Quốc để chánh thức công nhận chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hiện nay, Trung Quốc đã lợi dụng Công hàm Phạm văn Đồng để chiếm đoạt hầu hết Biển Đông của Việt Nam. Bản đồ 9 đoạn của Trung Quốc (gọi là Lưỡi Bò) nhiều nơi đi sâu vào Vùng Đặc Quyền Kinh tế 200 hải lý, Vùng Tiếp cận Lãnh hảỉ 12 hải lý hoặc Lãnh hải 12 hải lý của Việt Nam. Hồ Chí Minh và Phạm văn Đồng đã đi xuống địa ngục nhưng đã để lại một di hại vô cùng trầm trọng cho đất nước Việt Nam. Công hàm Phạm văn Đồng đã thật sự chuyển giao cho Trung Quốc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và làm mất quá nhiều tài nguyên dồi dào của Biển Đông, chận bít đường đi ra hải phận quốc tế của tàu thuyền Việt Nam vì Biển Đông hay Biển Nam Hải (South China Sea) nay đã trở thành một nội hồ của Trung Quốc đã có căn cứ quân sự, bến cảng lớn và chắc chắn sẽ có hệ thống Nhận Dạng Phòng Không (Air Defense Identification Zone) của Tàu Cộng như trên Biển Hoa Đông (East China Sea).
Kết luận
Vì nhận thấy Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc có viễn kiến sáng suốt về một con hồ đỏ sẽ gieo trồng trái đắng để tàn sát nhân dân Việt Nam, Hồ Chí Minh đã ra lịnh cho Việt Minh trừng phạt Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ bằng cách giết chết ngay từ năm 1945 1,720 đạo hữu Cao Đài tại Quảng Ngải và trên 1,000 chức sắc và đạo hữu Cao Đài tại bìa rừng Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh.
Ngoài ra , Hồ Chí Minh đã hai lần ra chỉ thị cho Cao Triều Phát (1889-1956), một đại địền chủ ở Bạc Liêu theo Việt Minh, mưu sát vị lãnh đạo Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh, lần đầu tiên với sự trợ giúp của Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, thành viên Ủy Ban Kháng Chiến tỉnh Tây Ninh. Nhưng âm mưu sát hại vị lãnh đạo Đại Đạo Cao Đài Tây Ninh bất thành vì Cao Triều Phát chấp nhận chịu chết dưới tay Hồ Chí Minh thay vì ám hại người đồng đạo đức cao trọng vọng. Cao Triều Phát, một nhân sĩ trí thức người Việt gốc Hoa, nguyên quán Triều Châu, Trung Hoa, đã tập kết ra Bắc Việt sau khi hiệp định Geneve được ký kết ngày 20-7-1954. Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc đã về trời tại Pnom Penh từ năm 1959 nhưng nhà cầm quyền cộng sản vẫn còn căm thù Ngài. Năm 1978, đảng Cộng sản kết tội Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc là phản quốc, hại dân, chống phá cách mạng. Mới đây, ngày 27-8-2015, hai tên côn đồ ngang nhiên mang giày xông vào Hộ Pháp Đường trong Tòa thánh Tây Ninh, một tên dùng búa đập lên trán pho tượng Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc còn một tên quay phim, chụp hình. Sau khi đập phá xong, hai tên côn đồ nầy ung dung lên xe chạy đi mất.
Ngày nay, dưới ảnh hưởng nặng nề của Hồ Chí Minh, một điệp viên Tàu tàn ác có nhiều quỷ kế thâm độc nhưng được thần thánh hóa trong lúc còn sống cũng như sau khi qua đời, dân tộc Việt đã dần dần bị nô lệ hóa dưới ách thống trị của các Thái thú bản xứ của Hán tộc; so với thời Pháp thuộc, nước Việt đã mất đất, biển, hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, cao nguyên Trung Phần, rừng đầu nguồn, tô giới Tàu và rất nhiều tài nguyên quốc gia. Sự tồn tại của nước Việt Nam với tư cách một thành viên của Liên Hiệp Quốc chỉ còn trên danh nghĩa mà thôi. Ngày nước Việt Nam chánh thức trở thành một quận huyện hoặc một Khu Tự trị trực thuộc tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc không còn xa. Lời tiên tri của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc từ năm 1941 đã trở thành hiện thực. Trong hiện tình đất nước, nếu không muốn sử dụng “Quyền lực của quần chúng” và “Quyền dân tộc tự quyết” để phục hồi nhân quyền và các quyền tự do dân chủ của công dân một nước độc lập, 87 triệu đồng bào không cộng sản ở quốc nội sẽ phải chấp nhận thân phận nô lệ của người bị trị. Dầu muốn hay không, họ cũng bắt buộc phải tiếp tục thờ phượng người “Cha Già dân tộc” gốc Tàu theo kế hoạch của đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục xây dựng vô số tượng đài Hồ Chí Minh từ khắp trong nước ra đến các nước ngoài như tại thị trấn Newhaven, Anh quốc, nơi có một người thợ nhồi bột mì tên Nguyễn Tất Thành làm việc chân tay cho một tiệm bánh mì của người Pháp ở London trước năm 1917.
California, 15-9-2015
Thẩm phán Phạm Đình Hưng
Mai Luong chuyển
Sunday, September 27, 2015
VƯỜN THƠ
MẶC ĐỖ ĐỖ QUANG BÌNH
VƯƠNG TÂN
Sống chỉ thiếu một năm tròn thế kỷ
Viết rất nhiều nhưng chỉ còn lại mấy cái truyện ngắn
Lòng luôn tiếc nuối tác phẩm ưng ý
Đứng ngồi không yên bị thiêu hủy
Sống xa đất nước 40 năm khắc khoải
Phải làm một cái gì cho quê hương
Nhưng lực bất tòng tâm đành nhắm mắt xuôi tay
Vương tân
TÔI VỚI ANH;
DƯ THỊ DIỄM BUỒN
Tôi với anh sinh ra trên nước Việt
Anh miền Bắc có sông Đuống sông Hồng
Miền Nam tôi có chín nhánh Cửu Long
Nuôi ruộng lúa Tiền, Hậu Giang, Đồng Tháp...
;Vườn cây quằn trái thênh thang bát ngát
Cho dân Nam có cuộc sống ấm no
Khi chúng tôi trong lứa tuổi học trò
Chăm sách vở, kính thầy, yêu bè bạn...
Gặp người khốn khổ trong cơn hoạn nạn
Lễ phép đưa đường, giúp đỡ, viếng thăm...
Khi ốm đau mọi chữa trị, thuốc thang...
Chánh phủ cho, lo cả nhà dưỡng lão...
Hãng xưởng thị thành, nông thôn nếp, gạo...
Trường dạy nghề đào tạo những sinh viên
Học kỹ thuật và đạo đức thánh hiền...
Tương lai đẹp dựng, xây, bồi... đất nước
Nền tảng đó có từ muôn thuở trước
Trên nước Việt Nam hùng vĩ gấm hoa...
Ai tội đồ, rước Cộng sản vào nhà?
Để Nam Bắc cắt chia... dòng Bến Hải!
Dân miền Nam sống hiền hòa nhân ái
Luôn siêng năng trong tài trí, thiện tâm...
Cùng quyết lòng xây dựng một miền Nam
Chánh thể Cộng Hòa an cư, lạc nghiệp...
Miền Bắc Cộng sản ác gian, oan nghiệt...
Bắt thiếu niên bỏ học, đào hầm chông...
Gieo mầm thù hận, oán... tận đáy lòng
Lẻn vào Nam gây “nồi da xáo thịt”
Say máu Cộng không kể già, trẻ nít...
Đại bác nả bừa tan tát giáo đường...
Bịnh nhân chết... bởi pháo kích nhà thương
Giết học trò giờ chơi trường Cai Lậy...
Đất Thần Kinh đặt hầm chông, mìn, bẫy
Tết Mậu Thân tàn sát cả vạn người...
Những oan hồn biết đến thuở nào nguôi...
> Huế yêu ơi, Huế sầu thương chất ngất!
Tôi với anh sống trên cùng dãy đất
Chia cắt hai miền, Nam Việt sáng tươi
Nơi đất Bắc Cộng kềm kẹp tơi bời
Theo Tàu, Nga... toàn trái ngang, ác đức...
Cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam thống nhứt
Mấy mươi năm, dân tộc có được gì?
Chúng tôi, giờ anh làm kiếp chim di!
Lãnh hải, lãnh thổ... Cộng đem chia bán
Rước Tàu phù vào tạo lập doanh bản...
Làm đường, xây nhà... chỉ để mị dân
Tốt làm chi đó cái bọn vô thần...
Chiếm nước ta... làm quận nhà chúng nó!
“Độc lập tự do” cũng câu nói đó!
Ai mà tin! Anh bị gạt nửa đời...
Nỗi xác xao cay đắng mãi không nguôi...
Hãy bỏ Cộng, cùng Quốc Gia dựng nước
Quê hương sẽ thanh bình như thuở trước
Màu cờ vàng phấp phới rợp trời xanh
> Sao xả thân cho chế độ gian manh?
Tội gì anh, còn chần chờ chi nữa...
Chạy thụt mạng qua được vùng đất hứa...
Hãy cùng chúng tôi dưới bóng cờ vàng
Ta trở về giải phóng cứu Việt Nam
Nếu tim anh còn quê hương, dân tộc
Anh đã biết dân bị Tàu đầu độc
Ác, gian, bán trôn, cướp giựt, lao nô...
Từ Bắc vào Nam nếp sống xô bồ...
Cai trị dốt, tham... thương dân chẳng có!
Không nhận Quốc Kỳ Vàng Ba Sọc Đỏ?
Là anh không cùng Chánh Nghĩa Quốc Gia
Là vĩnh viển anh không phải bạn ta!
Dù tôi anh cùng giống dòng Hồng Lạc!
DƯ THỊ DIỄM BUỒN
Email: dtdbuon@hotmail.com
ĐT: (530)822 5622
RỪNG THU XƯA VẪN NHỚ
Khi tôi về, rừng thu xưa chưa rụng lá
Vàng thu treo trong nắng buổi về chiều
Vùng kỷ niệm một thời ôm ước vọng
Ðọng trong hồn nỗi hoang vắng tịch liêu
Người đi thuở ấy trong giông bão
Không nói mà sao nhớ thiết tha
Chưa dám cầm tay rưng nước mắt
Ngày vui tao ngộ phải chia xa
Sóng tình chưa gợn trong dòng mực
Nét bút chưa quen để tỏ nhiều
Thoảng nhẹ hương thơm hoa nhớ bướm
Bâng khuâng vừa gợn chút tin yêu
Người đi biền biệt không quay lại
Hằn dấu tim đau những sớm chiều
Từ ấy hồn thu thêm nặng trĩu
Rừng thu in dấu những đìu hiu
Tôi về đánh thức mùa thu cũ
Gởi gió rừng xưa tuổi xế chiều
Chiếc bóng đơn côi ôm kỷ niệm
Người ơi … hoa vẫn mãi cô liêu …
nguyễn phan ngọc an - 2015
\
NHÌN LẠI TRƯỜNG XƯA
Thấy lạ xa…ồ… đây là góc phố !
Chợt biết mình…Từ Thức năm xưa
Trường học… còn…một bức tường sắp đổ
Rũ đầu im…khóc lặng mấy gốc dừa.
Thầy, bạn, gái, trai, bảng xanh, phấn trắng
tập vở, mực xanh, chép, học hán văn
bán tự vi sư… làm sao quên lãng
Ghi khắc trăm năm , ghi khắc ngàn năm
Thủa ấy học trò, đẹp thay dĩ vãng !
Vẫn bóng hình xưa chung thủy trở về
Áo trắng dài bay những chiều lãng đãng
Để hồn bùi ngùi chết thưở đam mê
Rũ bụi thời gian tìm hương tàn đó
Đập kính hồn cho tan biển nát trời
Đâu Người, đâu Đời Nha Trang ngày nọ ?
Thương nhớ vô cùng, ơi thương nhớ ơi !
TỪ VŨ
MUSING ON THE OLD SCHOOL
How strange, oh, this is the street corner perhaps!
I suddenly realize I have just got back from Elysium:
The school... only a remaining wall... going to collapse,
Some coconut trees droop as if to cry, dull and dumb.
Teachers, friends, girls, boys, black board, white chalk,
Copybooks, blue ink, writing/learning Classic Chinese.
Teaching even half a word is a teacher, how to balk?
I would keep in mind my whole life, the sense to seize.
They were so beautiful those school days, that dear past!
The old beloved images faithfully return, each cheers.
White long split dresses waving in the evening vast,
To make my sensitive soul sad to the verge of tears.
Clear the time dust to retrieve of yore the fragrance!
Break up the mind mirror to smash sky, shatter sea!
Where are old days' Nha Trang people, life, pleasance?
How morosely I miss you, sempiternal souvenirs in me!
Translation by THANH-THANH
__._,_.___
Posted by: Nhuan Xuan Le
Reply via web post | • | Reply to sender | • | Reply to group | • | Start a New Topic | • | Messages in this topic (1) |
http://www.chinhnghia.com
http://www.kimau.com
http://www.tinhhoa.org
http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 383
CỘNG SẢN ĐÀN ÁP PHẬT GIÁO
Cuộc đàn áp quy mô Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất sau 30/4
Ỷ Lan, Phóng viên RFA, Paris
2015-04-27
2015-04-27
Danh xưng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) ra đời tại Saigon ngày 4 tháng giêng 1964, sau cuộc đấu tranh đòi hỏi bình đẳng tôn giáo và tự do tín ngưỡng năm 63. Vì trước đó, Dụ số 10 của Pháp bó buộc phải hoạt động theo quy chế Hiệp hội.
Kể từ tháng 9 năm 75, cuộc đàn áp Gíao hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bắt đầu theo Chỉ thị số 20 của Đảng do ông Lê Duẩn ký năm 1960, khiến Phật giáo miền Bắc bị tiêu vong. Nay đem thực hiện tại Miền Nam.
Cuối tháng 9 năm 75, Hoà thượng Thích Huyền Quang nhân danh Viện Hoá Đạo đã có văn thư phản đối Chủ tịch Cách Mạng Lâm thời về việc đập phá các tượng Phật lộ thiên.
Nhiều hiện tượng khác, như bắt treo hình Hồ Chí Minh trên bàn thờ tổ tiên, áp lực chư Tăng hoàn tục, hoặc đưa sang chiến trường Kampuchia, cấm treo cờ Phật giáo trong các chùa viện, cưỡng chiếm các cơ sở văn hoá, giáo dục, từ thiện Phật giáo, như Cô nhi viện Quách Thị Trang, Viện Đại học Vạn Hạnh, v.v…, hàng chục nghìn Tăng Ni, Phật tử bị đưa vào trại Cải tạo.
Trong lịch sử Việt Nam, chưa có thời đại nào mà số lượng Tăng Ni, Phật tử bị cầm tù đông đảo như dưới triều đại Hồ Chí Minh.
Tình trạng đàn áp bức thiết khiến 12 Tăng Ni tự thiêu tập thể ngày 2-11 năm 75 tại Thiền viện Dược Sư, tỉnh Cần Thơ, dưới hàng biểu ngữ “Chết vinh hơn sống nhục“. Đại đức Thích Huệ Hiền để lại chúc thư yêu sách chính quyền Cách mạng thực hiện nhân quyền, tự do tôn giáo, chấm dứt đàn áp GHPGVNTN.
Tình trạng đàn áp có chủ trương và chính sách này, không ai lên tiếng rõ hơn Đức cố Đệ Tam Tăng Thống Thích Đôn Hậu. Năm Mậu Thân 68, ngài bị cộng sản bắt đưa lên rừng rồi đưa ra Hà Nội áp lực tuyên truyền cho chế độ, nhằm đánh lừa dư luận quốc tế là Phật giáo ủng hộ Bắc Việt. Thế nhưng, trở về lại miền Nam, ngài từ nhiệm tất cả các chức vụ mà Hà Nội gán cho, lại còn tố cáo đàn áp Phật giáo và thảm sát cố Hoà thượng Thích Thiện Minh. Sau đây là tiếng Ngài qua một băng thu âm, được đăng tải trên tạp chí Quê Mẹ tại Paris :
“Từ khi giải phóng đến nay, Phật giáo đồ chúng tôi bị bao nhiêu khổ đau tan tác. Đi bất cứ đâu, đạo khác thì chúng tôi không biết, chớ về gặp các nhà chùa Phật giáo, cán bộ, bộ đội phát biểu “Hòa bình Độc lập rồi, tu mà làm gì nữa? Tuân thủ thờ Cách mạng hơn là thờ Phật“.
“Bắt đầu từ đó, sự vận động, khủng bố không cho họ được làm lễ. Phá hoại tượng Phật lộ thiên ở Gia Lai, Kontum, Ban Mê Thuột, Biện Hồ, Vũng Tàu, Quy Nhơn, Quảng Ngãi… Bộ đội cột giây lên kéo xuống, đập vỡ tan hết.
“Sau đây còn bắt các vị tu sĩ lấy lý do mấy ông Sư đó phản động theo CIA, theo Mỹ, theo Nguỵ. Rồi lần lượt bắt cho đến các vị lãnh đạo trong Viện Hoá Đạo nữa, Thượng toạ Huyền Quang, Thượng toạ Quảng Độ, rồi đến bắt Thượng toạ Thiện Minh nữa, để Thiện Minh chết nữa.
“Thiện Minh không có tội chi hết, thì tại sao chính phủ làm cái việc lạ lùng hết sức. Đi bắt tội người không có tội chi hết là Thiện Minh mà lại dung tha cho người có tội là cơ quan. Tôi thì không biết rõ luật quốc tế lắm. Nhưng tôi đoán chắc rằng, luật quốc tế không cho phép để cho người bị bắt chết trong trại giam. Mà đây Thiện Minh đã chết trong trại giam. Cơ quan nói Thiện Minh chết vì xuất huyết não. Tôi có thể kết luận, Thiện Minh chết không phải vì xuất huyết não, mà vì bàn tay tội ác chính trong cơ quan tạo ra. Là bởi được tin Thiện Minh chết, Viện Hoá Đạo về liền, thấy các ông bỏ trong hòm mà liệm rồi, chỉ chừa cái mặt. Viện Hoá Đạo xin đem về chôn cất, các ông không cho.
“Tại sao vậy ? Đây thấy rõ ràng quá. Rõ ràng như hai với hai là bốn. Là trong người của Thiện Minh đầy cả thương tích. Muốn che đậy thương tích đó, muốn che đậy lấp liếm cái việc làm của mình, bằng cách bỏ trong hòm liệm đi. Bởi vì sợ người ta thấy những cái vết thương mà các ông đã đánh đập.
“Là một công dân, tôi không thể để cho cơ quan làm những việc bất chính như vậy. Tôi xin nhắc lại ba điều yêu cầu:
“Một là yêu cầu chánh phủ trả tự do cho tất cả các tu sĩ bị bắt giam cầm đã lâu mà không can án;
“Thứ hai là đưa cái chết của Thượng toạ Thiện Minh ra ánh sáng, nghĩa là phải đưa người giết Thiện Minh ra ánh sáng. Không nói lôi thôi gì hết. Có người giết;
“Thứ ba phải chấm dứt tình trạng khủng bố các tín đồ ở các địa phương“.
Ngày 16-4-1977, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra Thông báo kêu gọi Phật tử Saigon đấu tranh chống lại GHPGVNTN. Thông báo cho rằng, “trong giới lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất phái Ấn Quang có nhiều người vốn có mưu đồ xấu chống cách mạng, chống Cọng sản” (…) “Số này đã thao túng Giáo hội âm mưu kích động Phật tử chống lại các chính sách của Nhà nước”. Thông báo còn hăm doạ ra tay đàn áp.
Hăm doạ biến thành sự thật, bảy vị lãnh đạo Viện Hoá Đạo bị bắt giam. Hoà thượng Huyền Quang, Quảng Độ bị giam 20 tháng, nhờ áp lực quốc tế mới được thả nhưng bị quản chế. Hoà thượng Thích Thiện Minh bị tra tấn đến chết tại Trại thẩm vấn X4, đường Nguyễn Trãi, Saigon, như Hoà thượng Đôn Hậu tố giác.
Suốt 5 năm đàn áp, khủng bố, nhưng không thành công tiêu diệt GHPGVNTN. Năm 1981, nhà cầm quyền Cộng sản chuyển qua chiêu bài mới, gọi là “Thống nhất Phật giáo“, thành lập “Hội Phật giáo Việt Nam” tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, ngày 4-11để làm công cụ chính trị cho Đảng và Nhà nước. Ép buộc Tăng Ni, Phật tử thuộc GHPGVNTN phải gia nhập.
Ông Xuân Thuỷ, Bí thư Trung ương Đảng kiêm Trưởng ban Dân Vận chỉ thị cho ông Đỗ Trung Hiếu, cán bộ tôn giáo vận, thực hiện cuộc Thống nhất Phật giáo này. Ông giải thích cho ông Hiếu vì sao phải dẹp bỏ GHPGVNTN như sau :
“Quan trọng là Đảng không bao giờ lãnh đạo được Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, mà ngược lại Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trở thành một tổ chức tôn giáo rộng lớn có đông đảo quần chúng, là một tổ chức có áp lực chính trị thường trực với Đảng và chính phủ Việt Nam”.
Năm 1994, hối hận việc làm sai lạc của mình, ông cho phát hành tập sách “Thống nhất Phật giáo” nói lên tất cả sự thật và tiết lộ :
“Cuộc thống nhất Phật giáo lần này, bên ngoài do các Hòa thượng gánh vác, nhưng bên trong bàn tay Đảng Cộng sản Việt Nam xuyên suốt quá trình thống nhất để nắm và biến Phật giáo Việt Nam trở thành một tổ chức bù nhìn của Đảng. (…) Nội dung hoạt động là do cúng bái chùa chiền, không có hoạt động gì liên quan tới quần chúng và xã hội. Hội Phật Giáo Việt Nam ở trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, tuân thủ luật pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Kể từ đó, GHPGVNTN bị đưa ra ngoài vòng pháp luật, dù Nhà nước không có văn kiện nào chính thức giải thể. Một cuộc đàn áp mới sắp khai trương.
Vài tháng sau Giáo hội Phật giáo nhà nước ra đời tại Hà Nội, ngày 24-2-1982, Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định trục xuất hai Hoà thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ về quản chế tại quê quán Quảng Ngãi và Thái Bình, không qua sự xét xử của toà án. Ngày 7-7 cùng năm, cưỡng chiếm chùa Ấn Quang là trụ sở của GHPGVNTN. Toàn bộ tư liệu, hồ sơ của Viện Hoá Đạo bị đốt sạch trong năm ngày mới hết.
Năm 1991, Đức cố Đệ Tam Tăng Thống Thích Đôn Hậu viên tịch tại chùa Linh Mụ, Huế. Nhà nước muốn lợi dụng tang lễ này tuyên truyền chính trị cho Đảng. Nhưng Di chúc Ngài ngăn cấm không tổ chức rầm rộ, không đọc điếu văn, ca tụng, v.v… Nên 50 Tăng Ni tuyệt thực phản đối tại chùa Linh Mụ. Có vị đòi tự thiêu. Ngài để lại khuôn dấu Giáo hội và trao quyền cho hai Hoà thượng Huyền Quang và Quảng Độ tiếp tục lãnh đạo GHPGVNTN để phục hồi quyền pháp lý cho Giáo hội. Mặc dù bị công an phong toả, cấm đoán, tại lễ tang, Hoà thượng Huyền Quang dõng dạc tuyên bố trước Linh đài quyết tâm thực hiện Di chúc giao phó :
“Pháp lý là cái gì ? Giấy tờ chỉ được viết ra cho một tổ chức tân lập, còn Giáo hội ta đã có mặt trên dải đất này 2000 năm rồi. Đinh, Lê, Lý. Trần đã chấp nhận Phật giáo.
“Pháp lý của Giáo hội là 2000 năm truyền đạo trên dải đất Việt Nam này. Địa vị của Giáo hội là 80% dân chúng và thành thị, nông thôn, hải đảo. Đó là cơ sở vững chắc, rộng rãi muôn năm của Giáo hội.
“Như vậy Pháp lý có thể cho ra và có thể thu lại. Vậy cho nên đừng đặt vấn đề pháp lý của thời đại, mà phải đặt lịch sử truyền đạo và sự chấp nhận của dân chúng Phật tử“.
Trước sự bùng dậy của khối Phật giáo đồ sau tang lễ, tài liệu Tuyệt Mật của Bộ Nội vụ viết ngày 18-8-1992 chỉ thị 5 biện pháp đấu tranh chống khối Phật giáo Thống Nhất, đặc biệt là phân hoá cao hàng ngũ giáo sĩ ; “cắt đứt chân tay” với số cực đoan chống đối ; và thâm nhập đặc tình trong Tăng tín đồ Phật giáo.
Vì thực hiện và phổ biến Di chúc Ngài Đôn Hậu, chư Tăng chùa Linh Mụ bị đàn áp dữ dội, đưa tới cuộc biểu tình bốn mươi nghìn Phật tử Huế xuống đường ngày 24-5-1993 đòi hỏi nhân quyền và tự do tôn giáo. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất chưa hề có dưới chế độ Cộng sản. Tại Hội nghị “Diễn biến Hoà bình” ở Hải phòng ngày 26.6 cùng năm, Tướng Đặng Vũ Hiệp đánh giá cuộc biểu tình của Phật tử Huế có “nguy cơ mất nước“.
Sự kiện hi hữu xẩy ra là ngày 2-4-2003, Thủ tướng Phan Văn Khải tiếp Hoà thượng Thích Huyền Quang, nhân dịp ngài ra Hà Nội giải phẫu khối u ở mặt. Một thủ tướng tiếp một tù nhân ! Thủ tướng xin Hòa thượng hỉ xả cho chuyện đã qua, vì cán bộ cấp địa phương làm sai. Nhiều nhà quan sát tưởng rằng vấn đề Phật giáo được lắng yên.
Thế nhưng, sau Đại hội Phật giáo kỳ VIII do Hoà thượng Huyền Quang triệu tập tại Tu viện Nguyên Thiều, tỉnh Bình Định, ngày 1-10-2003, để bổ sung nhân sự vào hai Viện Tăng Thống và Viện Hoá Đạo, thì chuyến xe chở 10 vị giáo phẩm về lại Saigon bị chận bắt tại Lương Sơn hôm 8-10, trong số có hai ngài Huyền Quang và Quảng Độ. Tất cả đều bị bắt đi “làm việc” và ra khẩu lệnh quản chế.
Từ đó đến nay Giáo hội luôn bị đàn áp, sách nhiễu thường trực. Mọi hoạt động của 20 Ban Đại diện Giáo hội tại các tỉnh thành đều bị ngăn cấm. Chùa Giác Minh của Hoà thượng Thanh Quang ở Đà Nẵng bị phong toả thường trực, các Đại lễ Phật Đản, Vu Lan hay Tết bị ngăn cấm tổ chức.
Thế nhưng Giáo hội không ngừng lên tiếng cho những vấn nạn xã hội hay đất nước. Từ nơi quản chế Quảng Ngãi, ngày 20-11-1993, Hoà thượng Thích Huyền Quang ra Tuyên cáo Giải trừ Quốc nạn và Pháp nạn, yêu sách bỏ điều 4 trên Hiến Pháp và bầu cử lại Quốc hội dưới sự giám sát của LHQ với sự tham gia của tất cả các đảng phái quốc gia.
Đầu năm 1994, Hoà thượng Thích Quảng Độ bị bắt khi dẫn phái đoàn Viện Hoá Đạo đi cứu trợ nạn bão lụt khủng khiếp ở đồng bằng sông Cửu Long. Bị kết án 5 năm tù, giam tại nhà tù Ba Sao. Được ân xá năm 1998, nhưng vẫn còn quản chế tại Thanh Minh Thiền Viện, Saigon. Ngài tuyên bố : “Tôi đi từ nhà tù nhỏ vào nhà tù lớn”.
Năm 2001 ngài công bố “Lời kêu gọi cho Dân chủ” với giải pháp 8 điểm thực hiện, mà ngài xem như giải pháp duy nhất cứu nguy dân tộc.
Ngày 17-5-2007, Hoà thượng Quảng Độ đến uỷ lạo và tiếp tế thực phẩm thuốc men cho Dân oan khiếu kiện trước tiền đình Quốc hội II ở Saigon. Việc làm bị báo chí truyền thông nhà nước tố cáo, hăm doạ trong vòng 3 tháng. Ngài cũng nhiều lần lên tiếng tố cáo về việc Trung quốc xâm lấn lãnh thổ và biển đảo, nạn bô xít Tây nguyên nơi Trung quốc nắm yết hầu quân sự, chiếm đóng Hoàng Sa Trường Sa, cho đến gần đây, năm 2014, biến cố giàn khoan Hải dương 981.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/scale-of-a-crackdown-yl-04272015154522.htmlKể từ tháng 9 năm 75, cuộc đàn áp Gíao hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bắt đầu theo Chỉ thị số 20 của Đảng do ông Lê Duẩn ký năm 1960, khiến Phật giáo miền Bắc bị tiêu vong. Nay đem thực hiện tại Miền Nam.
Cuối tháng 9 năm 75, Hoà thượng Thích Huyền Quang nhân danh Viện Hoá Đạo đã có văn thư phản đối Chủ tịch Cách Mạng Lâm thời về việc đập phá các tượng Phật lộ thiên.
Nhiều hiện tượng khác, như bắt treo hình Hồ Chí Minh trên bàn thờ tổ tiên, áp lực chư Tăng hoàn tục, hoặc đưa sang chiến trường Kampuchia, cấm treo cờ Phật giáo trong các chùa viện, cưỡng chiếm các cơ sở văn hoá, giáo dục, từ thiện Phật giáo, như Cô nhi viện Quách Thị Trang, Viện Đại học Vạn Hạnh, v.v…, hàng chục nghìn Tăng Ni, Phật tử bị đưa vào trại Cải tạo.
Trong lịch sử Việt Nam, chưa có thời đại nào mà số lượng Tăng Ni, Phật tử bị cầm tù đông đảo như dưới triều đại Hồ Chí Minh.
Tình trạng đàn áp bức thiết khiến 12 Tăng Ni tự thiêu tập thể ngày 2-11 năm 75 tại Thiền viện Dược Sư, tỉnh Cần Thơ, dưới hàng biểu ngữ “Chết vinh hơn sống nhục“. Đại đức Thích Huệ Hiền để lại chúc thư yêu sách chính quyền Cách mạng thực hiện nhân quyền, tự do tôn giáo, chấm dứt đàn áp GHPGVNTN.
Tình trạng đàn áp có chủ trương và chính sách này, không ai lên tiếng rõ hơn Đức cố Đệ Tam Tăng Thống Thích Đôn Hậu. Năm Mậu Thân 68, ngài bị cộng sản bắt đưa lên rừng rồi đưa ra Hà Nội áp lực tuyên truyền cho chế độ, nhằm đánh lừa dư luận quốc tế là Phật giáo ủng hộ Bắc Việt. Thế nhưng, trở về lại miền Nam, ngài từ nhiệm tất cả các chức vụ mà Hà Nội gán cho, lại còn tố cáo đàn áp Phật giáo và thảm sát cố Hoà thượng Thích Thiện Minh. Sau đây là tiếng Ngài qua một băng thu âm, được đăng tải trên tạp chí Quê Mẹ tại Paris :
“Từ khi giải phóng đến nay, Phật giáo đồ chúng tôi bị bao nhiêu khổ đau tan tác. Đi bất cứ đâu, đạo khác thì chúng tôi không biết, chớ về gặp các nhà chùa Phật giáo, cán bộ, bộ đội phát biểu “Hòa bình Độc lập rồi, tu mà làm gì nữa? Tuân thủ thờ Cách mạng hơn là thờ Phật“.
“Bắt đầu từ đó, sự vận động, khủng bố không cho họ được làm lễ. Phá hoại tượng Phật lộ thiên ở Gia Lai, Kontum, Ban Mê Thuột, Biện Hồ, Vũng Tàu, Quy Nhơn, Quảng Ngãi… Bộ đội cột giây lên kéo xuống, đập vỡ tan hết.
“Sau đây còn bắt các vị tu sĩ lấy lý do mấy ông Sư đó phản động theo CIA, theo Mỹ, theo Nguỵ. Rồi lần lượt bắt cho đến các vị lãnh đạo trong Viện Hoá Đạo nữa, Thượng toạ Huyền Quang, Thượng toạ Quảng Độ, rồi đến bắt Thượng toạ Thiện Minh nữa, để Thiện Minh chết nữa.
“Thiện Minh không có tội chi hết, thì tại sao chính phủ làm cái việc lạ lùng hết sức. Đi bắt tội người không có tội chi hết là Thiện Minh mà lại dung tha cho người có tội là cơ quan. Tôi thì không biết rõ luật quốc tế lắm. Nhưng tôi đoán chắc rằng, luật quốc tế không cho phép để cho người bị bắt chết trong trại giam. Mà đây Thiện Minh đã chết trong trại giam. Cơ quan nói Thiện Minh chết vì xuất huyết não. Tôi có thể kết luận, Thiện Minh chết không phải vì xuất huyết não, mà vì bàn tay tội ác chính trong cơ quan tạo ra. Là bởi được tin Thiện Minh chết, Viện Hoá Đạo về liền, thấy các ông bỏ trong hòm mà liệm rồi, chỉ chừa cái mặt. Viện Hoá Đạo xin đem về chôn cất, các ông không cho.
“Tại sao vậy ? Đây thấy rõ ràng quá. Rõ ràng như hai với hai là bốn. Là trong người của Thiện Minh đầy cả thương tích. Muốn che đậy thương tích đó, muốn che đậy lấp liếm cái việc làm của mình, bằng cách bỏ trong hòm liệm đi. Bởi vì sợ người ta thấy những cái vết thương mà các ông đã đánh đập.
“Là một công dân, tôi không thể để cho cơ quan làm những việc bất chính như vậy. Tôi xin nhắc lại ba điều yêu cầu:
“Một là yêu cầu chánh phủ trả tự do cho tất cả các tu sĩ bị bắt giam cầm đã lâu mà không can án;
“Thứ hai là đưa cái chết của Thượng toạ Thiện Minh ra ánh sáng, nghĩa là phải đưa người giết Thiện Minh ra ánh sáng. Không nói lôi thôi gì hết. Có người giết;
“Thứ ba phải chấm dứt tình trạng khủng bố các tín đồ ở các địa phương“.
Ngày 16-4-1977, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra Thông báo kêu gọi Phật tử Saigon đấu tranh chống lại GHPGVNTN. Thông báo cho rằng, “trong giới lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất phái Ấn Quang có nhiều người vốn có mưu đồ xấu chống cách mạng, chống Cọng sản” (…) “Số này đã thao túng Giáo hội âm mưu kích động Phật tử chống lại các chính sách của Nhà nước”. Thông báo còn hăm doạ ra tay đàn áp.
Hăm doạ biến thành sự thật, bảy vị lãnh đạo Viện Hoá Đạo bị bắt giam. Hoà thượng Huyền Quang, Quảng Độ bị giam 20 tháng, nhờ áp lực quốc tế mới được thả nhưng bị quản chế. Hoà thượng Thích Thiện Minh bị tra tấn đến chết tại Trại thẩm vấn X4, đường Nguyễn Trãi, Saigon, như Hoà thượng Đôn Hậu tố giác.
Suốt 5 năm đàn áp, khủng bố, nhưng không thành công tiêu diệt GHPGVNTN. Năm 1981, nhà cầm quyền Cộng sản chuyển qua chiêu bài mới, gọi là “Thống nhất Phật giáo“, thành lập “Hội Phật giáo Việt Nam” tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, ngày 4-11để làm công cụ chính trị cho Đảng và Nhà nước. Ép buộc Tăng Ni, Phật tử thuộc GHPGVNTN phải gia nhập.
Ông Xuân Thuỷ, Bí thư Trung ương Đảng kiêm Trưởng ban Dân Vận chỉ thị cho ông Đỗ Trung Hiếu, cán bộ tôn giáo vận, thực hiện cuộc Thống nhất Phật giáo này. Ông giải thích cho ông Hiếu vì sao phải dẹp bỏ GHPGVNTN như sau :
“Quan trọng là Đảng không bao giờ lãnh đạo được Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, mà ngược lại Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trở thành một tổ chức tôn giáo rộng lớn có đông đảo quần chúng, là một tổ chức có áp lực chính trị thường trực với Đảng và chính phủ Việt Nam”.
Năm 1994, hối hận việc làm sai lạc của mình, ông cho phát hành tập sách “Thống nhất Phật giáo” nói lên tất cả sự thật và tiết lộ :
“Cuộc thống nhất Phật giáo lần này, bên ngoài do các Hòa thượng gánh vác, nhưng bên trong bàn tay Đảng Cộng sản Việt Nam xuyên suốt quá trình thống nhất để nắm và biến Phật giáo Việt Nam trở thành một tổ chức bù nhìn của Đảng. (…) Nội dung hoạt động là do cúng bái chùa chiền, không có hoạt động gì liên quan tới quần chúng và xã hội. Hội Phật Giáo Việt Nam ở trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, tuân thủ luật pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Kể từ đó, GHPGVNTN bị đưa ra ngoài vòng pháp luật, dù Nhà nước không có văn kiện nào chính thức giải thể. Một cuộc đàn áp mới sắp khai trương.
Vài tháng sau Giáo hội Phật giáo nhà nước ra đời tại Hà Nội, ngày 24-2-1982, Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định trục xuất hai Hoà thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ về quản chế tại quê quán Quảng Ngãi và Thái Bình, không qua sự xét xử của toà án. Ngày 7-7 cùng năm, cưỡng chiếm chùa Ấn Quang là trụ sở của GHPGVNTN. Toàn bộ tư liệu, hồ sơ của Viện Hoá Đạo bị đốt sạch trong năm ngày mới hết.
Năm 1991, Đức cố Đệ Tam Tăng Thống Thích Đôn Hậu viên tịch tại chùa Linh Mụ, Huế. Nhà nước muốn lợi dụng tang lễ này tuyên truyền chính trị cho Đảng. Nhưng Di chúc Ngài ngăn cấm không tổ chức rầm rộ, không đọc điếu văn, ca tụng, v.v… Nên 50 Tăng Ni tuyệt thực phản đối tại chùa Linh Mụ. Có vị đòi tự thiêu. Ngài để lại khuôn dấu Giáo hội và trao quyền cho hai Hoà thượng Huyền Quang và Quảng Độ tiếp tục lãnh đạo GHPGVNTN để phục hồi quyền pháp lý cho Giáo hội. Mặc dù bị công an phong toả, cấm đoán, tại lễ tang, Hoà thượng Huyền Quang dõng dạc tuyên bố trước Linh đài quyết tâm thực hiện Di chúc giao phó :
“Pháp lý là cái gì ? Giấy tờ chỉ được viết ra cho một tổ chức tân lập, còn Giáo hội ta đã có mặt trên dải đất này 2000 năm rồi. Đinh, Lê, Lý. Trần đã chấp nhận Phật giáo.
“Pháp lý của Giáo hội là 2000 năm truyền đạo trên dải đất Việt Nam này. Địa vị của Giáo hội là 80% dân chúng và thành thị, nông thôn, hải đảo. Đó là cơ sở vững chắc, rộng rãi muôn năm của Giáo hội.
“Như vậy Pháp lý có thể cho ra và có thể thu lại. Vậy cho nên đừng đặt vấn đề pháp lý của thời đại, mà phải đặt lịch sử truyền đạo và sự chấp nhận của dân chúng Phật tử“.
Trước sự bùng dậy của khối Phật giáo đồ sau tang lễ, tài liệu Tuyệt Mật của Bộ Nội vụ viết ngày 18-8-1992 chỉ thị 5 biện pháp đấu tranh chống khối Phật giáo Thống Nhất, đặc biệt là phân hoá cao hàng ngũ giáo sĩ ; “cắt đứt chân tay” với số cực đoan chống đối ; và thâm nhập đặc tình trong Tăng tín đồ Phật giáo.
Vì thực hiện và phổ biến Di chúc Ngài Đôn Hậu, chư Tăng chùa Linh Mụ bị đàn áp dữ dội, đưa tới cuộc biểu tình bốn mươi nghìn Phật tử Huế xuống đường ngày 24-5-1993 đòi hỏi nhân quyền và tự do tôn giáo. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất chưa hề có dưới chế độ Cộng sản. Tại Hội nghị “Diễn biến Hoà bình” ở Hải phòng ngày 26.6 cùng năm, Tướng Đặng Vũ Hiệp đánh giá cuộc biểu tình của Phật tử Huế có “nguy cơ mất nước“.
Sự kiện hi hữu xẩy ra là ngày 2-4-2003, Thủ tướng Phan Văn Khải tiếp Hoà thượng Thích Huyền Quang, nhân dịp ngài ra Hà Nội giải phẫu khối u ở mặt. Một thủ tướng tiếp một tù nhân ! Thủ tướng xin Hòa thượng hỉ xả cho chuyện đã qua, vì cán bộ cấp địa phương làm sai. Nhiều nhà quan sát tưởng rằng vấn đề Phật giáo được lắng yên.
Thế nhưng, sau Đại hội Phật giáo kỳ VIII do Hoà thượng Huyền Quang triệu tập tại Tu viện Nguyên Thiều, tỉnh Bình Định, ngày 1-10-2003, để bổ sung nhân sự vào hai Viện Tăng Thống và Viện Hoá Đạo, thì chuyến xe chở 10 vị giáo phẩm về lại Saigon bị chận bắt tại Lương Sơn hôm 8-10, trong số có hai ngài Huyền Quang và Quảng Độ. Tất cả đều bị bắt đi “làm việc” và ra khẩu lệnh quản chế.
Từ đó đến nay Giáo hội luôn bị đàn áp, sách nhiễu thường trực. Mọi hoạt động của 20 Ban Đại diện Giáo hội tại các tỉnh thành đều bị ngăn cấm. Chùa Giác Minh của Hoà thượng Thanh Quang ở Đà Nẵng bị phong toả thường trực, các Đại lễ Phật Đản, Vu Lan hay Tết bị ngăn cấm tổ chức.
Thế nhưng Giáo hội không ngừng lên tiếng cho những vấn nạn xã hội hay đất nước. Từ nơi quản chế Quảng Ngãi, ngày 20-11-1993, Hoà thượng Thích Huyền Quang ra Tuyên cáo Giải trừ Quốc nạn và Pháp nạn, yêu sách bỏ điều 4 trên Hiến Pháp và bầu cử lại Quốc hội dưới sự giám sát của LHQ với sự tham gia của tất cả các đảng phái quốc gia.
Đầu năm 1994, Hoà thượng Thích Quảng Độ bị bắt khi dẫn phái đoàn Viện Hoá Đạo đi cứu trợ nạn bão lụt khủng khiếp ở đồng bằng sông Cửu Long. Bị kết án 5 năm tù, giam tại nhà tù Ba Sao. Được ân xá năm 1998, nhưng vẫn còn quản chế tại Thanh Minh Thiền Viện, Saigon. Ngài tuyên bố : “Tôi đi từ nhà tù nhỏ vào nhà tù lớn”.
Năm 2001 ngài công bố “Lời kêu gọi cho Dân chủ” với giải pháp 8 điểm thực hiện, mà ngài xem như giải pháp duy nhất cứu nguy dân tộc.
Ngày 17-5-2007, Hoà thượng Quảng Độ đến uỷ lạo và tiếp tế thực phẩm thuốc men cho Dân oan khiếu kiện trước tiền đình Quốc hội II ở Saigon. Việc làm bị báo chí truyền thông nhà nước tố cáo, hăm doạ trong vòng 3 tháng. Ngài cũng nhiều lần lên tiếng tố cáo về việc Trung quốc xâm lấn lãnh thổ và biển đảo, nạn bô xít Tây nguyên nơi Trung quốc nắm yết hầu quân sự, chiếm đóng Hoàng Sa Trường Sa, cho đến gần đây, năm 2014, biến cố giàn khoan Hải dương 981.
Nhiều vị Đại sứ các nước như Hoa Kỳ, Na Uy, Đức, Anh, Pháp… vẫn thường xuyên đến vấn an, trao đổi với Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ. Liên tiếp nhiều năm, ngài được đề cử ứng viên Giải Nobel Hoà bình. Năm 2003, ngài và ngài Huyền Quang được trao Giải Nhân quyền của Tiệp dưới sự chủ trì của cựu Tổng thống Vaclav Havel, năm 2006 ngài được Giải Nhân quyền Quốc tế Rafto của Vương quốc Na Uy.
Nhờ sự lưu tâm quốc tế này mà ngài và hàng giáo phẩm Giáo hội không bị khủng bố, bắt giam tuỳ tiện như những năm sau 30 tháng Tư 75.
Ngài xác nhận lập trường Giáo hội suốt 40 năm qua không hề thay đổi như sau:
“Chừng nào mà chế độ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam còn, thì Giáo hội không được sinh hoạt bình thường đâu.
“Họ dùng đủ cách để mà xoá sổ, xoá sạch cái danh nghĩa của Giao hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trên đất nước Việt Nam. Mà chưa hết đâu, còn nhiều. Vì thế cho nên cứ sẵn sàng chuẩn bị tinh thần để đón nhận, để đương đầu.
“Cho nên trước khi tiễn đưa Đức Tăng Thống đến nơi an nghỉ cuối cùng, thì chúng tôi đã nói rồi : Chúng tôi sẽ tiếp tục con đường đi của Ngài.
“Còn rất nhiều khó khăn, còn rất nhiều chông gai, nhưng sẵn sàng vượt qua. Còn hơi thở thì vẫn cứ
tiếp tục. Đó là cái chí nguyện của Giáo hội”.TRUC GIANG MN * TRUNG QUỐC -NHẬT BẢN ĐẠI CHIẾN
“Trung Quốc có thể bị thua nhục nhã nếu đấu súng với Nhật Bản”
Trúc Giang MN
1* Mở bài
Hai lãnh đạo giống như hai kẻ chết rồi
“Trung Quốc có thể bị thua nhục nhã nếu đấu súng với Nhật Bản”. Đó là kết luận của chuyên gia người Nga, ông Vasily Cashin, Chủ nhiệm Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga.
Sau khi phân tích kỹ lưỡng về tương quan lực lượng giữa hải quân và không quân hai nước Nhật Trung, ông đưa ra kết luận như thế.
Về số lượng vũ khí, Trung Quốc ưu thế hơn Nhật. Về chất lượng thì Nhật vượt trội hơn Trung Quốc.
Chuyên gia Nga Vasily Cashin nêu một dẫn chứng cụ thể, đó là sự kiện ngày 31-3-2013.
Sự kiện 31-3-2013.
Chiếc tàu khu trục cở lớn của Nhật mang số DD-107, trang bị hệ thống chiến đấu AEGIS, đã xông vào giữa đội hình tác chiến của tàu Trung Quốc đang tập trận ở Tây Thái Bình Dương.
Sự kiện khiến cho nhiều người đặt câu hỏi: “Vì sao con tàu đó có thể xâm nhập vào giữa đội hình tác chiến của Hải quân Trung Quốc đang tập trận thì mới bị phát hiện?”
Sự kiện đó khiến cho giới quan sát nghi ngờ khả năng của Hải quân Trung Quốc.
Về máy bay ném bom chiến lược tầm xa thì Trung Quốc đang xử dụng loại động cơ H-6K được thiết kế cho máy bay Tupolev của Liên Xô, sản xuất hồi thập niên 1950.
Viên tướng Nhật, Sumihiko Kawamura, cựu tư lịnh đơn vị không quân săn tàu ngầm Nhật Bản, cho biết tác chiến tàu ngầm mang yếu tố quyết định trong chiến tranh trên biển hiện nay.
Ông khẳng định Trung Quốc chưa đạt được công nghệ tàng hình cao của tàu ngầm. “Tàu ngầm của họ còn ồn ào và dễ bị phát hiện hơn tàu Liên Xô trước kia nữa”. Ông kết luận: “Về tàu ngầm họ lạc hậu hơn chúng tôi 30 năm”.
Trung Quốc không dám gây chiến với Nhật và Hoa Kỳ. Tuy nhiên họ có thể cho Việt Nam một bài học như họ thường đe dọa, nhưng phải trả cái giá quá đắt và phải nhận những hậu quả tai hại, nên lại thôi. Không đánh Việt Nam.
Trung Quốc không dám gây chiến với Nhật và Mỹ, không thể đánh Việt Nam, nhưng không dễ dàng từ bỏ chủ quyền trên vùng biển hình lưỡi bò bao trùm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Vậy thì vấn đề Biển Đông sẽ được giải quyết ra sao?
2* Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản
2.1. Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản
Cờ Quân Đội Nhật Bản Nam nữ quân nhân Nhật Bản
Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản (JSDF=Japan Self-Defense Forces) là lực lượng vũ trang của nước Nhật.
Điều 9 Hiến pháp Hòa bình không cho phép Nhật duy trì lục quân, hải quân và không quân, cũng như các tiềm lực chiến tranh khác, cho nên lực lượng vũ trang rất hạn chế, được gọi là Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản.
Quân số hiện dịch: 247,150 (2015). Quân số trừ bị: 56,100 (2015)
Ngân sách: 59.3 tỷ USD (2012). 281.98 tỷ USD giai đoạn 2010 đến 2015.
Ba thành phần chính gồm có:
Lực Lượng Phòng Vệ Mặt Đất Nhật Bản
Lực Lượng Phòng Vệ Biển Nhật Bản
Lực Lượng Phòng Vệ Trên Không Nhật Bản.
Chiều hướng phát triển:
Giảm số lượng, tăng chất lượng vũ khí và trang thiết bị.
Gia tăng khả năng cơ động.
Mở rộng phạm vi hoạt động, tăng cường hợp tác với quân đội Hoa Kỳ.
Chuyển từ phòng thủ sang tấn công.
Lực Lượng Phòng Vệ Nhật được đánh giá là có thực lực trên thế giới. Cục Phòng Vệ được nâng cấp thành Bộ Quốc Phòng ngày 9-1-2007.
.2.2. Sửa đổi Hiến Pháp Nhật
2.2.1. Thủ Tướng Shinzo Abe thúc đẩy sửa đổi Hiến Pháp Nhật
Thủ tướng Abe muốn thay đổi chính sách an ninh của Nhật *Hàng ngàn người phản đối
Ngày 1-1-2014, trong thông điệp đầu năm gởi cho người Nhật, Thủ Tướng Shinzo Abe cho biết sự cần thiết phải sửa đổi Hiến Pháp do Mỹ áp đặt trong thời gian chiếm đóng nước Nhật sau Thế Chiến II.
Hiến Pháp Hòa Bình được thi hành ngày 3-5-1947 cho đến nay (68 năm). Nắm lấy cơ hội hai con tin người Nhật bị tổ chức khủng bố Nhà Nước Hồi Giáo sát hại dã man, ngày 3-2-2015 Thủ Tướng Abe tuyên bố, việc sửa đổi hiến pháp rất cần thiết để bảo vệ mạng sống và tài sản của công dân Nhật.
Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật cho biết, lợi ích và an ninh quốc gia của Nhật bị ảnh hưởng nặng nề khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền hầu hết trên vùng Biển Đông. Tuyến đường hàng hải quốc tế đi qua Biển Đông rất quan trọng đối với nền kinh tế trong việc nhập cảng và xuất cảng hàng hóa của Nhật.
Thủ Tướng Abe cho rằng thời cơ thuận tiện nhất để sửa đổi hiến pháp là vào mùa thu năm 2016, sau cuộc bầu cử Thượng Viện, hy vọng đảng Dân Chủ Tự Do (LDP=Liberal Democratic Party) của ông sẽ chiếm được nhiều số ghế hơn hiện nay. Quả thật như thế, kết quả bầu cử Thượng Viện Nhật ngày 22-7-2015, đảng LDP của ông đã thắng lớn. Ngày 19-9-2015, Thượng Viện Nhật đã thông qua dự luật an ninh, cho phép quân đội Nhật đem quân ra nước ngoài bảo vệ đồng minh khi Nhật không bị tấn công.
Điều 9 Hiến Pháp Nhật có ghi: “Lục quân, hải quân và không quân cũng như các tiềm lực chiến tranh khác sẽ không được duy trì. Quyền tham chiến của đất nước sẽ không được công nhận”.
Ông Abe cho rằng biện pháp nầy không còn phù hợp với tình hình thế giới và khu vực hiện nay.
.
2.2.2. Hạ Viện Nhật thông qua dự luật an ninh
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (giữa) tại Hạ viện trước khi bỏ phiếu thông qua dự luật quốc phòng ngày 16/07/2015.REUTERS/Toru Hanai* Hàng ngàn người phản đối.
Ngày thứ tư 15-7-2015, Hạ Viện Nhật do đảng cầm quyền của Thủ Tướng Abe đã thông qua hai dự luật cho phép quân đội Nhật tham chiến ở nước ngoài, được gọi là “Quyền phòng thủ tập thể” hoặc “Tự vệ chung”. Hàng ngàn người Nhật biểu tình phản đối ở Tokyo, nhung nhiều người cho rằng Thượng Viện rồi cũng thông qua để thành luật thôi.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh, đặt câu hỏi: “Có phải Nhật đã từ bỏ chính sách hòa bình hay không?” và bà thúc giục: “Hãy giữ con đường phát triển hòa bình và tránh gây bất ổn trong khu vực”.
3* Hải Quân Nhật Bản
Tổng quát về Hải Quân Nhật Bản
Quân kỳ Hải quân Nhật Tàu sân bay trực thăng Tàu ngầm tàng hình lớp Soryu
Tàu chiến Aegis của Nhật Bản *Chiến hạm Nhật thuộc loại hiện đại nhất thế giới
Hải Quân Nhật có tên chính thức là Lực Lượng Phòng Vệ Bờ Biển Nhật Bản. (JMSDF=Japan Maritime Self-Defense Force). Nhật Bản là một quần đảo cho nên hải quân là nồng cốt của lực lượng vũ trang.
110 tàu chiến mặt nước.
21 tàu ngầm.
2 tàu sân bay trực thăng và
Không lực của hải quân.
Trong 110 tàu khu trục có:
12 tàu khu trục mang hỏa tiễn điều khiển
4 tàu chiến trang bị hệ thống chiến đấu AEGIS, diệt hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa.
2 tàu sân bay trực thăng chở 450 binh sĩ, mỗi chiếc chở 14 trực thăng. Tàu sân bay trực thăng có chỗ đủ rộng để cho 5 trực thăng vận hành cùng một lúc. Tàu sân bay nầy cũng có thể mang phi cơ chiến đấu tàng hình thế hệ 5 là F-35B. Tiêm kích F-35B cất cánh ở đường bay ngắn và hạ cánh thẳng đứng như trực thăng. (STOVL=Short Take-Off Vertical Landing)
Tàu ngầm Soryu tàng hình, phi hạt nhân, cực kỳ êm và đáng sợ nhất thế giới. 6 ống phóng hỏa tiễn hành trình (Cruise missile) chống tàu là VGM-84 Harpoon)
Hệ thống chiến đấu AEGIS
Hải Quân Nhật có 4 tàu khu trục (tàu chiến) trang bị hệ thống chiến đấu AEGIS chống hỏa tiễn đạn đạo (Ballistic Missile) liên lục địa. Đó là hệ thống tối tân nhất, phức tạp nhất hiện nay.
(AEGIS=Advanced Electronic Guided Interceptor System). Hỏa tiển đạn đạo có tầm sát hại từ 5,000km đến 15,000km nên gọi là liên lục địa.
Hệ thống AEGIS gồm có:
Một máy xử lý tín hiệu. Có khả năng phát hiện, theo dõi hỏa tiễn của đối phương từ xa.
Một hệ thống máy tính chỉ huy.
Một hệ thống phóng hỏa tiễn đánh chặn hỏa tiễn địch từ xa.
Một hệ thống Radar AN/SPY-1, là bộ phận chủ yếu và quan trọng của hệ thống chiến đấu AEGIS. Radar có khả năng giám sát 3 chiều, theo dõi hàng trăm mục tiêu cùng một lúc, cung cấp đường dẫn cho hàng trăm hỏa tiễn đánh chặn tiêu diệt hàng trăm hỏa tiễn địch từ các phương hướng khác nhau cùng một lúc.
Ngoài ra còn nhiều hệ thống hỗ trợ khác cho hệ thống AEGIS nầy, như:
Hệ thống liên lạc với vệ tinh để xác định tọa độ đường bay siêu tốc độ của hỏa tiễn địch.
Hệ thống chiến tranh điện tử, phá vở các hoạt động gây nhiễu của đối phương.
Hệ thống hiển thị trên màn hình màu to lớn trên tàu, nêu rõ những chi tiết cần thiết để đánh chặn, tiêu diệt từ xa hỏa tiễn tấn công của địch.
Hệ thống AEGIS trang bị trên tàu chiến có khả năng tàng hình tối cao. Vỏ tàu kiên cố bằng hai lớp thép đặc biệt.
Tóm lại, hệ thống chiến đấu AEGIS vô cùng tối tân, vô cùng phức tạp. Radar phát hiện hướng bay và tọa độ mục tiêu. Các hệ thống phức tạp phối hợp với nhau và cuối cùng ra lịnh cho các giàn phóng hỏa tiễn trên tàu tiêu diệt hàng chục, thâm chí hàng trăm hỏa tiễn của địch từ các phương hướng từ xa cùng một lúc.
Hiện nay trên thế giới chỉ có 108 tàu chiến được trang bị bằng hệ thống AEGIS. Hoa Kỳ có 91 chiếc. Nhật Bản 4 chiếc và hải quân các nước khác như Úc, Na Uy, Hàn Quốc, Tây Ban Nha.
AEGIS phức tạp nhất khiến cho Trung Quốc, Nga và Nhật Bản cũng không có khả năng chế tạo hệ thống AEGIS như của Hoa Kỳ.
Hệ thống chiến đấu AEGIS có thể tiêu diệt hỏa tiễn đạn đạo cách xa 500km. Vũ khí đánh chặn nầy bay cao 160km, tức là ở ngoài bầu khí quyển bao bọc trái đất dầy 120km.
Không lực của Hải Quân Nhật Bản
P-3 Orion tuần tra diệt tàu ngầm * Trực thăng UH-60M Black Hawk
Không lực của Hải Quân Nhật gồm có:
160 máy bay cánh cố định.
129 trực thăng chống tàu ngầm SH-60 và UH-60
80 phi cơ tuần tra và diệt tàu ngầm P-3 Orion
Vũ khí và các loại trang thiết bị quân sự của Nhật có đặc tính kỹ thuật rất cao. Hỏa tiễn, ngư lôi, và thiết bị điện tử thuộc loại tối tân nhất.
Hải Quân Nhật có nhiều kinh nghiệm tác chiến xa bờ biển thông qua những cuộc tập trận chung với Hoa Kỳ.
4* Lục Quân Nhật Bản
T-90 Xe tăng bắn pháo sáng chống hỏa tiễn
Lục Quân Nhật Bản có tên chính thức là Lực Lượng Phòng Vệ Mặt Đất Nhật Bản. Gồm có bộ binh, bộ binh cơ động, pháo binh, xe tăng, thiết giáp, công binh, truyền tin, biệt kích…
Nhật đã loại bỏ 126 xe tăng T-74, thay vào đó 49 chiếc loại T-90 để trang bị cho các sư đoàn, lữ đoàn mục đích nâng cao khả năng cơ động và khả năng tấn công cao hơn trước 69%.
Loại ra 38 xe chở quân T-73 và thay vào đó104 xe T-90, đồng thời đưa vào xử dụng 700 xe bọc thép hạng nhẹ để nâng cao khả năng cơ động, di chuyển nhanh.
Loại bỏ toàn bộ hỏa tiễn cũ 130mm, đưa vào xử dụng 9 giàn hỏa tiễn tự hành 277mm.
5* Không Quân Nhật Bản
F-35 Lightning II MV-22 Osprey
MV-22 Osprey xếp cánh lại tại căn cứ Không quân Iwakuni, Nhật Bản
Tên chính thức là Lực Lượng Phòng Vệ Trên Không Nhật Bản. (JASDF=Japan Air Self-Defense Force) chịu trách nhiệm bảo vệ không phận và tuần tra nước Nhật. Điều khiển một mạng lưới rộng lớn về radar và hệ thống cảnh báo sớm. Quân số 450,000 (2005) và 769 phi cơ chiến đấu gồm có các loại F-2, F-4EJ, F-15 và phi cơ vận tải C-130.
Nhật mua 42 chiếc F-35 thế hệ 5 của Mỹ. Nhật tiến hành xuất khẩu vũ khí ra nước ngoài.
Chính phủ thúc đẩy các công ty Nhật hợp tác nghiên cứu và sản xuất vũ khí với nước ngoài để từng bước loại bỏ lịnh cấm vận vũ khí đặt ra sau khi Nhật đầu hàng trong Thế Chiến II.
Nhật mua phi cơ cánh xoay MV-22 Osprey của Mỹ. Nhật muốn mua 20 chiếc loại nầy nhưng Mỹ chỉ bán 17 chiếc cho rằng đủ để phòng thủ. Mỹ không muốn bán nhiều hơn 17 chiếc vì sợ không kiểm soát được Nhật.
Phi cơ cánh xoay rất phù hợp với tàu sân bay trực thăng của Nhật.
MV-22 Osprey là phi cơ vận tải, mỗi chiếc chở 32 binh sĩ với đầy đủ trang bị và 9,000kg hàng hóa, tốc độ 509km/giờ bay nhanh gấp đôi trực thăng.
Cánh quạt quay về phía trước thì vận hành như phi cơ cánh cố định. Cánh quạt quay 90 độ, hướng lên trời thì bay như một trực thăng.
MV-22 Osprey trang bị 3 khẩu súng máy 12.7mm và 7,62mm. Cánh phi cơ còn xếp lại được để tiết kiệm không gian trên tàu sân bay trực thăng.
.
6* “Trung Quốc có thể thua nhục nhã nếu đấu súng với Nhật Bản”
Chuyên gia Nga Vasily Cashin đưa ra kết luận như thế. Nếu xảy ra cuộc chiến ở nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, giữa Hạm Đội Đông Hải đấu với Hải Quân Nhật thì tương quan lực lượng hai bên như sau:
Phía Trung Quốc:
500 phi cơ
20 tàu ngầm
3 tàu ngầm hạt nhân
Phía Nhật Bản:
150 máy bay
10 tàu ngầm
10 tàu khu trục hỏa tiễn
1). Về không chiến
Hai bên ngang ngữa nhau. Mặc dù TQ hơn hẳn về số lượng phi cơ, nhưng có hai điểm yếu kém hơn Nhật. Đó là TQ không có phi cơ cảnh báo sớm so với Nhật và không có máy bay diệt tàu ngầm.
2). Về hải chiến
Về tàu ngầm thì TQ thua kém xa so với Nhật vì tàu ngầm TQ ở tình trạng của thời 1970 của Liên Xô. Nhận định nầy của chuyên gia Nga có thể tin cậy được vì ông rất rõ về tình trạng của vũ khí Nga.
3). Về tàu chiến trên mặt nước
Trung Quốc vượt trội hơn Nhật về số lượng. Hai bên tương đương nhau về sức mạnh hỏa tiễn.
Xét về tương quan lực lượng, nhất là khả năng và kinh nghiệm chiến đấu, chuyên gia Vasily Cashin kết luận: “Trung Quốc có thể thua nhục nhã nếu đấu súng với Nhật Bản”.
Hải Quân Nhật có nhiều kinh nghiệm tác chiến xa bờ mà TQ chưa có.
Điều quan trọng nhất là khả năng tương tác giữa các thiết bị hiện đại nhất về khoa học kỹ thuật tác chiến, đưa hợp đồng tác chiến của Nhật vượt trội hơn của Trung Quốc.
7* Nhật-Ấn hiệp lực đập nát Chuỗi ngọc trai của Trung Quốc
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe
Ở Ấn Độ Dương, Chuỗi ngọc trai (String of Pearls) là một vành đai căn cứ quân sự của Trung Quốc nhằm bao vây phía Nam của Ấn Độ, từ Bangladesh, Sri Lanka, đảo Maldives và Pakistan.
Ấn Độ cảm thấy bị đe dọa và không an tâm nên đã liên minh với Nhật.
Ngày 29-5-2015, Nhật-Ấn đã nâng mối quan hệ lên tầm cao mới. Cam kết cùng nhau phối hợp nhằm bảo vệ sự ổn định trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng sức mạnh kinh tế, quân sự và tăng ảnh hưởng trong khu vực.
Tại Tokyo, Thủ tướng Ấn, Manmoham Singh, và Thủ tướng Shinzo Abe đã lên tiếng phản đối việc xử dụng vũ lực và làm thay đổi trật tự ở Châu Á của Trung Quốc.
Nhật-Ấn nhất trí mở rộng hợp tác bảo vệ an ninh hàng hải và củng cố ổn định khu vực.
Ấn Độ nổ lực phá vỡ sự bao vây của chiến lược Chuỗi ngọc trai của TQ.
Ngoài ra Nhật còn cam kết hỗ trợ tài chánh cho các dự án của Ấn Độ như hành lang công nghiệp Chennai Bangalore, tuyến tàu điện ngầm thứ ba ở Mumbay.
Nhật cung cấp thủy phi cơ US-2 ShinMaywa cho Ấn Độ. Hợp tác khai thác đất hiếm mà hiện nay Nhật đang lệ thuộc vào Trung Quốc.
Ấn Độ ở phía Tây, Nhật Bản ở phía Đông cùng nhau hợp tác bảo vệ đại dương, bảo vệ một châu Á hòa bình và thịnh vượng.
Cùng nhau đập nát Chuỗi ngọc trai của Trung Cộng.
Chuỗi ngọc trai của Trung Cộng đang bị kềm chế bởi vành đai quân sự của Mỹ từ Alaska, Hàn Quốc, Nhật Bản, Okinawa, Hawaii, Philippines, Indonesia, Úc, Singapore và Ấn Độ, với lực lượng hùng hậu của Hạm Đội 3, Hạm Đội 7 và Hạm Đội Thái Bình Dương…
.
8* Trung Quốc không dám khai chiến với Nhật và Mỹ
8.1. Khai chiến với Nhật cũng có nghĩa là khai chiến với Mỹ
Căn cứ Yokosuka là cảng nhà của hàng không mẫu hạm George Washington (CVN-73)
Khai chiến với Nhật cũng có nghĩa là khai chiến với Mỹ, vì những căn cứ của Nhật và Mỹ ở cùng một địa điểm, một khu vực.
Mỹ có hiệp ước an ninh quốc phòng với Nhật. Nhật nằm trên vành đai chiến lược của Mỹ. Đánh Nhật cũng có nghĩa là đánh Mỹ.
Ở Nhật, có hai căn cứ quân sự của Mỹ. Cảng nhà của Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ nằm tại căn cứ Yokosuka. Tàu sân bay USS Kitty Hawk (CV-63) của Mỹ cũng đồn trú tại đó.
Yokosuka cũng là căn cứ của Lực Lượng Phòng Vệ Nhật bao gồm lục quân, hải quân và không quân Nhật Bản.
Đánh Nhật ở căn cứ Yokosuka cũng là đánh Mỹ tại đó. Trái lại đánh Mỹ tại đó cũng có nghĩa là đánh vào nước Nhật tại đó. Dù đánh Nhật hay đánh Mỹ tại đó thì cũng như đánh vào vành đai của Mỹ từ Alaska cho đến Okinawa, Úc và Ấn Độ. Làm sao Trung Cộng thoát khỏi thiên la địa võng của Hoa Kỳ?
Vì thế Trung Quốc không dám mạo hiểm làm liều. Vì làm liều, điếc không sợ súng là sập tiệm.
.
8.2. Về chiến tranh hạt nhân
Báo Nga: “Mỹ đánh bại Trung Quốc chỉ trong một giờ nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra”.
Theo nhận định của tạp chí Expert (Nga) thì quân đội Trung Quốc có thể bị bại trong vòng một giờ đồng hồ nếu xảy ra cuộc chiến tranh hạt nhân toàn diện.
Lý do là công nghệ hạt nhân của TQ xuất xứ từ thời Liên Xô ở những năm 1991. Tờ Expert dẫn chứng, TQ chưa đủ năng lực tấn công hạt nhân ba mũi để đánh bại Mỹ.
.
Năng lực 3 mũi gồm có:
Máy bay ném bom chiến lược tầm xa
Hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa
Hỏa tiễn đạn đạo bắn từ tàu ngầm.
Quân Đoàn Pháo Binh số 2 (Lực lượng hạt nhân) của TQ chưa đủ khả năng để theo kịp với lực lượng hạt nhân của Mỹ. Chuyên gia Nga, Vasily Cashin, nêu rõ các hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa mà TQ đang xử dụng là tên lửa Đông Phong DF-31 có khả năng bắn tới Mỹ nhưng khuyết điểm lớn nhất của loại hỏa tiễn nầy là phải mất 2 giờ để nạp nhiên liệu. Hỏa tiễn nầy phải phóng thẳng đứng nên phải bố trí ngoài trời, vì vậy chưa kịp khai hỏa thì đã bị tiêu diệt.
Mỹ đã có 7,300 hỏa tiễn ICBM (ICBM=InterContinental Ballistic Missile) mang đầu đạn hạt nhân. Trung Quốc 260 (Nga có 7,500).
Hỏa tiễn Đông Phong DF-41 của Trung Quốc.
Hồi cuối năm 2013, TQ đã thử nghiệm 2 tên lửa DF-41 có tầm bắn xa 14,000km. Loại nầy có thể mang đầu đạn nguyên tử nhưng chỉ còn trong vòng thử nghiệm và chế tạo.
Về máy bay ném bom chiến lược tầm xa thì TQ đang xử dụng loại động cơ H-6K được thiết kế cho phi cơ Tupolev Tu-16 của Liên Xô, sản xuất hồi thập niên 1950.
Tất cả những yếu tố trên đưa đến kết luận: “Trung Quốc sẽ bị Mỹ đánh bại dưới một tiếng đồng hồ trong cuộc chiến tranh hạt nhân toàn diện”.
9* Trung Quốc có thể dạy Việt Nam bài học thứ hai, nhưng vô ích nên lại thôi.
.
9.1. Trung Cộng không có lý do nào để đánh Việt Nam cả
Trung Cộng có khả năng dạy Việt Cộng bài học thứ hai như họ thường đe dọa, nhưng phải trả bằng cái giá rất đắt và nhận những hậu quả tai hại, nên lại thôi. Không đánh Việt Nam.
Trước đây Trung Cộng đã từng đe dọa sẽ đánh chiếm Việt Nam trong 31 ngày, và mới đây dọa sẽ đánh chiếm Việt Nam chỉ trong một tiếng đồng hồ.
Thật ra Trung Cộng có thể dạy cho Việt Cộng một bài học mà họ cho rằng vô ơn bội nghĩa, nhưng bài học nầy phải trả bằng cái giá quá đắt vì chiến tranh hỏa tiễn sẽ gây thiệt hại nặng nề cho hai bên. Kẻ u đầu người sứt trán. Chó le lưỡi, nai cũng vạt móng.
Đánh Việt Nam, Trung Cộng sẽ lãnh hậu quả tai hại, là làm cho các nước trong khu vực đoàn kết chặt chẽ nhau hơn để chống Trung Quốc.
Thật ra Trung Cộng không có lý do nào để đánh Việt Nam cả, bởi vì VN chưa bao giờ có “hành động” chống lại quan thầy Tàu khựa nầy. Nếu có thì chỉ vài câu tuyên bố phản đối lấy lệ về cái nầy, cái nọ của anh lưỡi gỗ của bộ Ngoại Giao. Các lãnh đạo đảng CSVN thì cũng chỉ tuyên bố những lời lẽ bóng gió, ám chỉ cái nầy cái nọ rồi cũng tung hô 16 chữ vàng và 4 tốt. Quyết tâm hợp tác chiến lược toàn diện…
Bang giao Việt-Trung nồng ấm khi anh Tàu khựa ngừng chửi và ngừng tấn công Việt Cộng.
Vụ giàn khoan HD-981, Việt Nam chống lại Trung Cộng bằng cách đưa 25 tàu nhà nước ra biển, chìa hông ra cho tàu Trung Cộng đâm vào. Đó là chiến thắng vẻ vang, huy hoàng dựa theo công thức “quân đội ta trung với đảng, hiếu với dân, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Vừa rồi Lý Khắc Cường, Thủ tướng Trung Cộng, nói với Phạm Bình Minh rằng: “Bắc Kinh hết sức coi trọng “sự kiên trì của VN về phương châm láng giềng hữu nghị (nằm trong 16 chữ vàng) hợp tác chiến lược toàn diện của VN.
16 chữ vàng là: Láng giềng hữu nghị, (Láng giềng khốn nạn) Hợp tác toàn diện (Cướp đất toàn diện), Ổn định lâu dài (Lấn biển lâu dài), Hướng tới tương lai (Thôn tính tương lai).
Ngày 17-6-2015 trong chuyến đi sứ sang Tàu, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh đã khẳng định với Lý Khắc Cường rằng: “Hà Nội luôn luôn coi trọng việc phát triển ổn định, quan hệ đối tác “chiến lược toàn diện” với Bắc Kinh”.
“Chiến lược” của Trung Cộng là chiếm biển đảo của Việt Nam thế mà coi trọng chiến lược toàn diện đó là thế nào?
.
9.2. Tranh chấp chủ quyền chỉ là chuyện nhỏ
Cũng trong ngày 17-6-2015, Tân Hoa Xã dẫn lời của Lý Khắc Cường nói với Phạm Bình Minh như sau: “Việt Nam và Trung Quốc nên triển khai những “thỏa thuận” đạt được giữa lãnh đạo hai nước. Hai bên còn nhiều lãnh vực quan trọng, đáng quan tâm hơn là tranh chấp biển”
Lời huấn thị của Lý Khắc Cường có hai điểm chính cần phải làm sáng tỏ cho đồng bào được biết:
Lãnh đạo hai nước thỏa thuận những gì?
Lãnh vực quan trọng đáng quan tâm hơn chủ quyền biển là gì?
9.2.1. Lãnh đạo hai nước đã thỏa thuận những gì?
Các đồng chí vui mừng hả hê vì được thu nhận vào làm khu tự trị Trung Quốc
Rà soát lại tất cả những thỏa thuận của Việt Nam đối với Trung Quốc thì thấy những sự việc cụ thể như sau:
1). Ngày 14-9-1958
Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng đồng thuận với Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai là hai quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Ngày 4-9-1990
Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng được Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân chấp thuận thỉnh nguyện của Việt Nam, xin được làm một khu vực tự trị trong đại gia đình các dân tộc của Trung Quốc. Bắc Kinh cho VN thời gian 30 năm (1990-2020) để chuẩn bị mọi việc sáp nhập toàn bộ vào TQ.
Kể từ tháng 2 năm 1999 cho đến nay.
Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng thỏa thuận kế hoạch 30 năm sáp nhập được ngụy trang dưới chiêu bài 16 chữ vàng.
Trung Cộng khởi tạo phương châm 16 chữ vàng và cho biết con đường hợp nhất của hai nước vô cùng thuận lợi. Đó là đặc thù về địa lý tự nhiên, về chế độ chính trị, văn hóa, xã hội, vận mệnh của hai dân tộc, của hai đảng được xem là một.
“Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan”
Phương châm 16 chữ vàng là ngụy trang của chương trình bí mật 30 năm để sáp nhập Việt Nam vào Trung Quốc, cho nên mỗi khi lãnh đạo VN tuyên bố tuân thủ 16 chữ vàng thì có nghĩa là đồng ý và thi hành chương trình 30 năm sáp nhập. Một phương thức khác đã được các lãnh đạo CSVN tuyên bố với Trung Quốc, đó là “Hợp tác chiến lược toàn diện” cũng có nghĩa là vẫn tiến hành kế hoạch 30 năm.
.
9.2.2. Những bước cụ thể đã được thực hiện
Hợp tác toàn diện về viêc quản lý Đảng và quản lý nhà nước. Hai chính quyền, hai nhà nước trở thành một. Hội nhập toàn diện.
Những lãnh đạo thường xuyên thăm viếng lẫn nhau. Lãnh đạo CSVN thường xuyên qua “thăm viếng” Trung Quốc để báo cáo và nhận chỉ thị.
Hợp tác toàn diện về kinh tế. Thiết lập nhưng nguyên tắc căn bản về hội hập kinh tế giữa khu tự trị VN với chính quyền Trung ương ở Bắc Kinh. 44 hiệp định thỏa thuận đã được ký. 20 văn bản thỏa thuận làm căn bản pháp lý bổ túc cho việc sáp nhập.
Kế hoạch toàn diện qui định mỗi bộ trong chính phủ phải đặt đường dây nóng tự quản kết nối với Bắc Kinh.
Đường dây nóng tự quản với Bắc Kinh là nhận lịnh trực tiếp từ chính quyền trung ương ở Bắc Kinh.
Ngoài ra, Việt Nam chấp thuận cho 4 tỉnh phía Nam Trung Quốc, như Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam được hưởng đặc quyền khai thác toàn diện trên 7 tỉnh biên giới của Việt Nam, như Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Người Trung Quốc được hưởng qui chế "bất khả xâm phạm" từ khi có mặt tại Việt Nam để thi hành công tác khai thác toàn diện ở Việt Nam.
9.2.3. Những tuyên bố cụ thể của các lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam
.
1). Bản tuyên bố của Trương Tấn Sang
Trong bản tuyên bố chung ngày 21-6-2013 được ký bởi Trương Tấn Sang và Tập Cận Bình, có đoạn ghi như sau:
– Dân sự: Đào tạo nhân dân, văn hóa, giáo dục, y tế, sản xuất, chế biến. Khai thác lãnh thổ, lãnh hải, đất liền, biên giới, cửa khẩu, biển Đông, rừng núi, đầu tư, khoa học, công nghệ, kinh tế, thương mại, môi trường, nông nghiệp, ngư nghiệp, dầu khí, giao thông, vận tải và du lịch để hội nhập toàn diện vào Trung Quốc.
– Chính trị: Xây dựng nguồn máy đảng, và nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tham vấn chính phủ, ban tuyên giáo, ban đối ngoại trung ương, ban lý luận, đào tạo hữu nghị quân, dân, cán chính cao cấp để sẵn sàng hoàn tất việc sát nhập.
– Quân sự: Quân đội, quốc phòng, khí tài, an ninh, ngoại giao.
Kế hoạch toàn diện qui định mỗi bộ phận đặt đường dây nóng tự quản và kết nối quản trị Bắc Kinh.
Ngoài ra, đảng CS và nhà nước Việt Nam, ưu tiên để 4 tỉnh phía Nam Trung Quốc, được hưởng đặc quyền khai thác toàn diện trên 7 tỉnh biên giới của Việt Nam.
.
2). Tuyên bố của Nguyễn Phú Trọng
Trong chuyến viếng thăm Trung Quốc từ ngày 7-4-2015, Nguyễn Phú Trọng tuyên bố:
“Chúng ta phải nghiêm túc tuân thủ những thỏa thuận quan trọng mà lãnh đạo của hai đảng đã đạt được, cùng nhau xử lý thỏa đáng và kiểm soát các bất đồng trên biển, duy trì mối quan hệ tổng thể, hòa bình và ổn định trên Biển Đông”. Hãng tin China News Service dẫn lời nói với ông Trọng tại cuộc gặp tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh hôm 7/4/2015.
9.3. Lãnh vực quan trọng hơn chủ quyền biển là gì?
Điều mà Trung Quốc thường nhắc tới nhắc lui với các lãnh đạo đảng CSVN là hãy vì đại cuộc, tức là sự việc vô cùng hệ trọng đối với nguyện vọng của VN, đó là được thu nhận vào làm một thành viên của đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.
Lúc đó biển đảo sẽ là của chung.
Về chủ quyền biển thì TQ đã nêu một chiêu bài nham hiểm là chiến lược “Ba bước lấn tới”. Đó là tạo ra tranh cãi. Rồi kêu gọi dẹp bỏ tranh cãi. Bước thứ ba là tuyên bố chủ quyền.
Bước một: Tạo ra tranh cãi.
Tự ý vẽ ra vùng biển hình lưỡi bò rồi tuyên bố có chủ quyền trên đó. Tức là gây ra tranh cãi.
Bước hai: Gác tranh chấp, khai thác chung.
Đã nhiều lần Trung Quốc kêu gọi hãy tạm gác vấn đề chủ quyền qua một bên. Cùng nhau khai thác chung. Điều nầy cho phép TQ hiện diện công khai và hợp pháp trên vùng biển của Việt Nam mà gọi là vùng tranh chấp, để thăm dò, khai thác tài nguyên của Việt Nam.
Bước ba: Tuyên bố chủ quyền.
Trong thời gian khai thác chung, TQ xây dựng những phương tiện phục vụ cho việc thăm dò, bảo quản, chế biến, sản xuất, chuyên chở, bao gồm các nhà kho, nhà máy, sân bay, bến cảng, nhà ở của công nhân…Và như thế đã đầy đủ yếu tố để tuyên bố chủ quyền.
Trung Quốc không dễ gì nhả Biển Đông ra, nhượng bộ nhiều lắm là tạm thời ngưng xây dựng để áp dụng phương thức tầm ăn lên, âm thầm thực hiện mưu đồ.
Dân tộc Việt Nam đã bất hạnh vì có đảng Cộng Sản bán nước. Đảng CSVN đã dâng 6 đảo ở Trường Sa cho Trung Cộng ngày 14-3- 1988.
Nguyễn Cơ Thạch tố cáo kẻ bán nước, chính là đại tướng Lê Đức Anh. Người tố cáo không những được thưởng công mà trái lại bị cách chức, loại ra khỏi quyền lực. Kẻ bán nước không bị trừng phạt mà hành động bán nước được đảng ém nhẹm suốt 26 năm qua, cho đến ngày 1-10-2014 Thiếu tướng Lê Mã Lương tiết lộ thủ phạm trên Youtube, như dưới đây:
Trên Youtube (ngày 1-10-2014) tựa đề: “Thiếu tướng Lê Mã Lương tiết lộ thủ phạm tiếp tay Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma” (Là Lê Đức Anh), “Lê Đức Anh bán đứng đảo Gạc Ma và 64 bộ đội cho Trung Quốc”
(https://www.youtube.com/watch?v=uS5fmvKoCeg&feature=player_embedded)
Thiếu tướng Lê Mã Lương tiết lộ thủ phạm tiếp tay cho Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam chính là ‘đồng chí lãnh đạo cấp cao’, Lê Đức Anh
10* Vấn đề Biển Đông đã quốc tế hóa
Vấn đề Biển Đông thật sự đã quốc tế hóa nhưng Việt Nam vẫn chủ trương giải pháp song phương.
Nhật Bản nâng cao hợp tác với Ấn Độ, tập trận ở Biển Đông với Philippines, cam kết tham gia tuần tra biển Đông với Mỹ.
Úc, Singapore tiếp tục tuần tra Biển Đông. Anh, Đức, Liên Âu, Malaysia Ấn Độ, Nhật Bản đã lên tiếng phản đối việc xây đảo nhân tạo, quân sự hóa các đảo và thái độ hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Mỹ cũng thay đổi lập trường. Trước kia tuyên bố không can dự vào việc tranh chấp chủ quyền, nhưng mới đây Phụ tá Ngoại trưởng Mỹ, ông Daniel Russel, tuyên bố tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược ở thủ đô Washinton vào ngày 9-7-2015 như sau: “Chúng tôi không trung lập khi nói tới việc tuân thủ luật pháp quốc tế. Chúng tôi có thái độ cương quyết trong việc tuân thủ luật pháp quốc tế”.
Tóm lại Biển Đông đã quốc tế hóa nhưng trái lại VN vẫn tiếp tục giải pháp song phương.
Tướng Nguyễn Chí Vịnh và lãnh đạo CSVN luôn luôn kiên quyết giữ lập trường thông qua những cam kết với Trung Cộng như sau:
“Việt Nam luôn luôn thực hiện 16 chữ vàng và 4 tốt. Không đa phương hóa, không quốc tế hóa tình trạng Biển Đông”
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng kiên quyết khẳng định: “Việt Nam khẳng định chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước và “nhân dân VN” (?), luôn luôn coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc, mong giữ gìn, củng cố và không ngừng làm cho quan hệ Việt-Trung phát triển mạnh mẽ, ổn định”.
11* Kết luận
Trung Quốc không dám gây chiến với Nhật và Mỹ. Trung Quốc cũng không có lý do nào để đánh Việt Nam, vì Việt Cộng chưa bao giờ có hành động cụ thể nào chống lại Trung Cộng cả.
Tuy nhiên Tập Cận Bình cũng không dễ gì từ bỏ việc đòi chủ quyền ở Biển Đông.
Vậy thì vấn đề Biển Đông sẽ được giải quyết ra sao?
Tập Cận Bình muốn thực hiện giấc mơ Trung Hoa mà mục đích là giành lấy chiếc ghế chúa tể càn khôn với hình hài còn nguyên vẹn, nội lực còn thâm hậu về kinh tế và quân sự để lãnh đạo thế giới.
Đó là điều kiện tất yếu. Nếu chơi dại, hành sự hồ đồ lỗ mãng, gây chiến với Mỹ-Nhật và cả thế giới thì mang họa vào thân. Trở nên thân tàn ma dại, không leo được lên ghế chúa tể mà trái lại không còn giữ được địa vị hạng nhì như hiện nay.
Hình ảnh của quân phiệt Nhật trong Thế Chiến II vẫn còn lưu lại dấu vết trước mắt đó.
Thế Chiến II phe trục có đồng minh Nhật-Đức-Ý, trái lại nếu gây ra “Thế Chiến III” thì chỉ có một mình anh Ba Tàu đơn độc.
Giấc mơ Trung Hoa ấp ủ từ nhiều thập niên qua, vậy cũng có thể trường kỳ mai phục thêm vài thập niên nữa, như thế là khôn ngoan và hợp lý thôi.
Về Biển Đông, Trung Quốc không dễ gì nhả vùng biển hình lưỡi bò ra, nếu vì áp lực mạnh mẽ của Mỹ thì chịu nhượng bộ nhiều lắm là tạm thời ngưng cải tạo đảo để áp dụng chính sách tầm ăn dâu, âm thầm thực hiện ý đồ và cuối cùng cũng làm chủ Biển Đông.
“Các vua Hùng có công dựng nước. Đức Trần Hưng Đạo có công giữ nước, bác cháu ta tha hồ bán nước”.
Trúc Giang MN
Minnesota ngày 20-9-2015
SONG NHỊ * DUYÊN NỢ TIỀN THÂN
Song Nhị
Duyên Nợ Tiền Thân
Đặng Tâm là đứa con thứ sáu trong một gia đình có tám anh em. Tâm xuất gia từ năm lên tám tuổi với hòa Thượng Tuệ Giác, một vị cao tăng tại chùa Long Thọ. Năm ba mươi tuổi, nghĩa là hai mươi năm sau, kể từ ngày Đặng Tâm theo thầy học đạo, chàng nổi tiếng là một sa môn uyên bác về kinh điển của nhà Phật và là người có đức độ khó ai bì kịp.
Từ ngày quy y, Đặng Tâm có pháp danh là Pháp Không. Sư Pháp Không có dáng người thon cao, vẻ mặt quắc thước, sáng sủa. Đôi mắt của nhà sư như ẩn chứa một cái gì vừa ấm áp, vừa mênh mông huyền diệu. Giọng nói trầm trầm, truyền cảm làm cho người đối diện phải đem lòng mến mộ. Một lần, sau buổi thuyết pháp về đề tài “luật nhân quả”, thầy về tới tăng phòng thì gặp một người con gái đứng chờ trước cửa. Người thiếu nữ ấy khoảng hai mươi tuổi, ăn mặc theo lối Âu, gương mặt đẹp, sắc sảo, quý phái.
Vừa thấy thầy, thiếu nữ chắp tay, cúi đầu: - Bạch thầy, xin thầy hoan hỉ cho con được vấn đạo. - Mô Phật, nếu câu hỏi của tín nữ thuộc lãnh vực hiểu biết của bần tăng, bần tăng xin sẵn lòng. Thiếu nữ cung kính cúi đầu: - Bạch thầy, theo như bài luật nhân quả mà thầy vừa thuyết giảng, con thấy không phù hợp với những gì đang diễn ra trong xã hội hôm nay.
Như kẻ hiền lành thì lại bị đói khổ, bị áp bức. Kẻ độc ác, gian manh thì lại được giàu có, uy quyền. Người lương thiện thì chết yểu, kẻ hung tàn lại sống lâu. Nếu có luật nhân quả sao lại còn những trái ngược đó? Sư Pháp Không chậm rãi trả lời: - Nhân quả là gọi tắt của Nhân Duyên Quả Báo. Nhân Duyên có hòa hợp mới sinh ra Quả. Ví như hạt lúa là Nhân mà hợp với đất, nước, phân bón là Duyên mà sinh ra cây lúa. Về phương diện nhân sinh, người có Nhân từ kiếp trước, hiện tại mới gặp Duyên mà sinh ra Quả. Có người kiếp trước đã gieo Nhân mà mãi đến đời sau, đời sau nữa mới gặp Duyên để thành ra Quả. Bởi lẽ ấy nên có người đời này tu nhân tích đức nhưng lại bị tai họa.
Người khác, đời này ác độc, hung tàn mà lại được hưởng giàu sang, quyền quý. Người tín nữ vẫn tỏ vẻ chưa hài lòng với lời giải thích của sư Pháp Không. Nàng nhỏ nhẹ: - Bạch Thầy, như vậy là luật nhân quả cũng có kẽ hở? Sư Pháp Không vẫn ôn tồn: - Bởi vì người đời không rõ lẽ ác báo và phúc báo. Nhân Ác trồng ở kiếp này chưa đủ thời gian để thành Quả Ác. Nhân Lành gieo ở kiếp trước chưa đủ thời gian để thành Quả Phước cho đời hiện tại.
Tất cả đều là do vòng chuyển hóa của luân hồi định nghiệp. Không có kẻ hở như luật pháp của thế gian. Bánh xe quay nhanh hay chậm thì chỗ ráp nối đến chậm hay nhanh, tùy thuộc vào vòng quay, vào nội tại của người đạp xe. Bánh xe pháp luân tùy thuộc vào Nhân Duyên. Người thanh thản đạp xe chậm rãi, kẻ âu lo đạp xe vội vàng. Người thiện nhiều, nghiệp báo chậm, kẻ ác hung nghiệp báo nhanh. Chậm hay nhanh là do Nhân Duyên. Lành dữ cũng do Nhân Duyên. Nghiệp báo cũng thế. Tựu Trung không sớm thì muộn: Nhân nào Quả ấy. Thiếu nữ ngước lên nhìn nhà sư, hỏi tiếp: - Bạch thầy, thế nào là lòng từ bi? - Từ bi là tình thương. Bất cứ là thứ tình thương nào mà người thương biết quên mình, không đòi hỏi một tình thương được trả lại.
Từ bi là một thứ vị tha nhân, không vị kỷ, là một thứ cho mà không nhận. - Bạch thầy, thế nào là cho? Thế nào là nhận? - Cho là “xả”, nhận là “thọ”. Cho là “vô”, nhận là “hữu”. Cho là vì người, nhận là vì ta. - Như vậy một người nữ yêu một người nam là “cho” hay là “nhận”. - Đó là nhận. - Tại sao? - Yêu người muốn được người yêu lại, đó là vì yêu mình chứ không phải yêu người Vậy thế nào mới được gọi là “yêu người”? - Hy sinh, quên mình. - Khó quá. - Khó, dễ tại tâm sanh. Không khó, không dễ thì tâm diệt. - Tâm diệt thì được gì? - Tịnh lạc. - Thưa thầy, muốn “lạc” mà không muốn “tịnh” được không? - Muốn có gió mát mà không muốn cành lá lay động, đó là ảo tưởng. - Tình yêu có tịnh lạc không? - Có và không? - Xin thầy cho thí dụ. - Nước biển mặn là do chất muối. Muối thành do nước biển. Tình yêu là “dụng”, còn tịnh lạc là “thể”. Bản chất của “dụng” là động. Bản chất của “thể” là tịnh.
Đã động thì bất tịnh. Động thì không có Tịnh Lạc. - Nói như vậy chẳng khác nào khuyên người ta đừng yêu nhau. Nòi giống loài người làm sao tồn tại và phát triển để phụng sự Phật pháp. - Không phải con người phụng sự Phật pháp, vì Phật pháp vốn là không có. Nói Phật pháp như một thể “hữu” để cho con người dễ hiểu. Đúng ra, Phật pháp phụng sự con người. Phật pháp là phương tiện đưa con người đến sự giải thoát. Khi cứu cánh ấy đã đạt đến thì phương tiện kia không còn. Người thiếu nữ đứng khoanh tay, xưng tên là Hoàng Bích Vân, nhìn nhà sư rồi nói thật nhỏ: - Dù sao thì... “em” vẫn muốn cái “tịnh lạc” kia chính là cái “tình yêu” mà em đang mơ ước kiếm tìm. Sư Pháp Không chắp tay: - Mô Phật, điều đó ngoài sự hiểu biết của bần tăng. - Xin từ biệt. - Nhà sư quay lưng bước về phòng.
Bích Vân gọi với theo: - Thầy..! Thầy!.. Nhưng cánh cửa sau lưng nhà sư đã đóng lại. Hòa thượng Tuệ Giác nhìn môn đệ đệ của mình là sa môn Pháp Không rồi nói: - Thầy muốn con hoàn tục. Sư Pháp Không giật mình, sợ hãi: - Bạch sư phụ xin minh xét cho con. Hòa thượng Tuệ Giác vẫn giọng ôn tồn: - Sư Pháp Không nước mắt đã ràn rụa, nhạt nhòa, quỳ xuống lạy thầy: - Xin sư phụ hỉ xả. Đừng đuổi con. Con đã nguyện trọn đời nương thân chốn thiền môn. - Thầy đã nói hết lời rồi. Đó là nghiệp quả của con. Kiếp trước con đã hẹn hò với người ta nên đời này con phải trả, phải làm tròn lời hẹn ước. Sư Pháp Không năn nỉ: - Bạch sư phụ, tất cả không phải vì con. Xin sư phụ cho con được nương thân dưới bóng từ bi của sư phụ, của Phật pháp. - Đừng, con đừng nói thêm nữa. Khi nào con dứt căn duyên, làm xong lời thề ước với người ta, con hãy trở về đây.
Còn bây giờ... con về phòng thu xếp. Đừng lại từ giã thầy. Con đi đi. Đóng cửa phòng lại cho thầy. Nói xong, Hòa thượng kiết già, mắt nhắm nghiền, người cứng như pho tượng. Biết không còn có thể thưa gửi được gì thêm, sư Pháp Không lạy thầy rồi bước ra ngoài, vừa đi vừa khóc. Thấm thoát đã hai năm, thời gian đi nhanh quá. Đặng Tâm ở một mình trong một am nhỏ trên mảnh đất của tổ phụ. Chàng vẫn ăn chay, giữ giới, mặc dù giờ đây chàng đã mặc áo đời. Nhiều người trước đây quen biết với gia đình chàng, thấy Đặng Tâm hoàn tục, có ý muốn gả con gái cho chàng. Nhưng chàng đều từ chối. Những lúc ngồi một mình chàng buồn vời vợi. Bạn bè khuyên chàng nên lập gia đình, chàng cự tuyệt. Đặng Tâm muốn được tâm hồn thảnh thơi nhưng đã bị những cô gái quanh vùng đến quấy rầy. Có người đến nghe thầy giảng kinh. Có kẻ đến xin thầy học đàn Tây Ban Cầm. Lại có cô xin được đến nấu cơm, giặt giũ săn sóc...
Đặng Tâm khổ sở lắm. Rồi vào một buổi sáng, Đặng Tâm thay xong y phục, định đến thăm một người bạn thì Bích Vân, cô gái “vấn đạo” cách đây hai năm đột ngột xuất hiện. Vừa nhìn thấy thầy, cô chợt òa lên khóc. Đặng Tâm lo lắng: cất tiếng hỏi: - Cô có gì buồn lắm phải không? Bích Vân càng khóc lớn hơn, Đặng Tâm nói tiếp: - Ở đây cô không nên làm thế. Nếu người ta hiểu lầm thì thật là tai hại cho tôi. Bích Vân nức nở: - Em đã tìm thầy suốt mấy năm, hôm nay mới gặp. Bây giờ thầy đã hoàn tục, còn sợ gì người ta hiểu lầm nữa. Đặng Tâm ngạc nhiên: - Cô tìm tôi? Nhưng để làm gì? Bích Vân lau nước mắt. Đôi mắt đẹp và buồn ngước nhìn Đặng Tâm: - Em...em...không thể sống xa thầy. Đặng Tâm cố nén cơn giận dữ vừa òa đến: - Cô có biết vì cô mà tôi phải xuất tự không?
Bích Vân thổn thức: - Dạ em biết. - Đã biết mà cô còn tới tìm tôi? - Em tìm...anh để nói cho anh hay là... Đặng Tâm xoa tay: - Cô đừng nói gì cả. Điều mà cô sắp nói không ý nghĩa gì. Không ích lợi gì cho cô và cho tôi. Cũng vì điều cô sắp nói, cô đã làm mà thầy tôi bắt tôi phải hoàn tục. Hai mươi năm tu hành, phút chốc vì cô mà phải uổng phí. - Giờ đây anh đã về nhà. Cuộc sống của anh đã khác, không lẽ cứ như thế này mãi. Gia đình em giàu có. Nếu chúng ta kết hôn, anh sẽ không còn vất vả nữa. Đặng Tâm thở dài chán nản: - Cô vẫn giữ mãi ý định kỳ lạ đó? Tôi chưa bao giờ nghĩ đến tình ái ở cuộc đời này. Tôi tha thiết xin cô hãy bình tâm trở lại, nếu có thể chúng ta sẽ làm bạn, chứ không thể là vợ chồng. Bích Vân gắng gượng hỏi: - Có ai cấm anh lập gia đình đâu. - Tâm ý của tôi không cho phép.
Không lay chuyển được lòng dạ sắt đá của Đặng Tâm, Bích Vân vô cùng tuyệt vọng, nàng đứng lên quay gót, bước đi như một kẻ không hồn. Biết không thể ở đây được, Đặng Tâm đóng cửa am, đi tìm một nơi nào đó để được an thân, bình tâm mà tu hành. Trên đường đi, một hôm chàng ghé vào chùa Bửu Tự vấn an sư thúc là Hòa thựơng Pháp Nhãn. Sau khi kể sự việc phải hoàn tục của mình, Đặng Tâm thỉnh cầu sư thúc xin với sư phụ của chàng để trở về chùa cũ. Hòa Thượng ngồi tịnh một giờ lâu rồi mở mắt nhìn Đặng Tâm: - Oan nghiệt! Đó là oan nghiệt, là tiền căn. Đặng Tâm xin sư thúc chỉ rõ. Hòa thượng Pháp Nhãn chậm rãi nói: - Ngươi đã có ấn chứng, sao không dùng mà soi lại tiền kiếp của mình. Đặng Tâm như sực tỉnh, nhưng chàng vẫn thưa: - Nhưng còn cô gái Bích Vân, thưa sư thúc. - Cứ ngồi định tâm, thầy sẽ giúp cho. Chàng ngồi vào nệm cỏ, buông xả hết mọi ưu tư, tạp tưởng.
Một lúc, Đặng Tâm thấy một luồng thanh điển đưa chàng đến một nơi xa lạ. Đăng Tâm thấy mình là một thầy tu, đem lòng yêu thương một thiếu nữ con nhà giàu có. Chàng trốn chùa về ở với người con gái đó. Được vài năm, hạnh phúc đang tràn đầy thì người con gái đó chết. Chàng quá thương tiếc, thề suốt đời ở vậy, không tục huyền. Người đó là Bích Vân kiếp này. Khi biết rõ tiền căn duyên nợ, chảng thở dài, mở mắt. Vị sư thúc của chàng an ủi: - Bây giờ, một là con lấy nàng, hai là con phải ở vậy cho tới suốt đời. Nếu lấy nàng, trả hết nợ tiền căn con mới được quy tự, tiếp tục tu hành. Nếu không, con phải sống một cuộc đời nửa tăng nửa tục. Kiếp sau nữa con vẫn phải tái sanh mà kết duyên tơ tóc với nàng. Sẽ cứ như vậy mãi. Con đường giải thoát của con còn bất tận. Đặng Tâm phiền muộn vô cùng.
Từ đó thỉnh thoảng người ta thấy chàng thanh niên tuấn tú ấy xuất hiện, nay tới chùa này, mai tới chùa khác để “soi căn” cho những bá tánh thỉnh cầu. Trong lời “soi căn”, chàng dùng những ẩn ngữ sâu xa, diễn tả bằng thể văn vần song thất lục bát. Lời ngâm đều, chậm, mang những dư âm buồn man mác xa xôi. Cũng vì căn duyên tiền định, Bích Vân vẫn lâu lâu tìm gặp Đặng Tâm một lần, dù chỉ để nhìn nhau một thoáng, nói vài câu van xin và nghe mấy lời cự tuyệt. Nhưng hình ảnh cô gái diễm kiều này đã dần dần len vào tâm tưởng Đặng Tâm. Lần gặp lại Bích Vân mới đây chàng đã có những lời lẽ thân tình gần gũi hơn . Khỏang cách biệt đã dần dần được thu hẹp, để xích lại lằn ranh kết nối của cuộc hẹn hò duyên nợ tiền thân.
Từ ngày quy y, Đặng Tâm có pháp danh là Pháp Không. Sư Pháp Không có dáng người thon cao, vẻ mặt quắc thước, sáng sủa. Đôi mắt của nhà sư như ẩn chứa một cái gì vừa ấm áp, vừa mênh mông huyền diệu. Giọng nói trầm trầm, truyền cảm làm cho người đối diện phải đem lòng mến mộ. Một lần, sau buổi thuyết pháp về đề tài “luật nhân quả”, thầy về tới tăng phòng thì gặp một người con gái đứng chờ trước cửa. Người thiếu nữ ấy khoảng hai mươi tuổi, ăn mặc theo lối Âu, gương mặt đẹp, sắc sảo, quý phái.
Vừa thấy thầy, thiếu nữ chắp tay, cúi đầu: - Bạch thầy, xin thầy hoan hỉ cho con được vấn đạo. - Mô Phật, nếu câu hỏi của tín nữ thuộc lãnh vực hiểu biết của bần tăng, bần tăng xin sẵn lòng. Thiếu nữ cung kính cúi đầu: - Bạch thầy, theo như bài luật nhân quả mà thầy vừa thuyết giảng, con thấy không phù hợp với những gì đang diễn ra trong xã hội hôm nay.
Như kẻ hiền lành thì lại bị đói khổ, bị áp bức. Kẻ độc ác, gian manh thì lại được giàu có, uy quyền. Người lương thiện thì chết yểu, kẻ hung tàn lại sống lâu. Nếu có luật nhân quả sao lại còn những trái ngược đó? Sư Pháp Không chậm rãi trả lời: - Nhân quả là gọi tắt của Nhân Duyên Quả Báo. Nhân Duyên có hòa hợp mới sinh ra Quả. Ví như hạt lúa là Nhân mà hợp với đất, nước, phân bón là Duyên mà sinh ra cây lúa. Về phương diện nhân sinh, người có Nhân từ kiếp trước, hiện tại mới gặp Duyên mà sinh ra Quả. Có người kiếp trước đã gieo Nhân mà mãi đến đời sau, đời sau nữa mới gặp Duyên để thành ra Quả. Bởi lẽ ấy nên có người đời này tu nhân tích đức nhưng lại bị tai họa.
Người khác, đời này ác độc, hung tàn mà lại được hưởng giàu sang, quyền quý. Người tín nữ vẫn tỏ vẻ chưa hài lòng với lời giải thích của sư Pháp Không. Nàng nhỏ nhẹ: - Bạch Thầy, như vậy là luật nhân quả cũng có kẽ hở? Sư Pháp Không vẫn ôn tồn: - Bởi vì người đời không rõ lẽ ác báo và phúc báo. Nhân Ác trồng ở kiếp này chưa đủ thời gian để thành Quả Ác. Nhân Lành gieo ở kiếp trước chưa đủ thời gian để thành Quả Phước cho đời hiện tại.
Tất cả đều là do vòng chuyển hóa của luân hồi định nghiệp. Không có kẻ hở như luật pháp của thế gian. Bánh xe quay nhanh hay chậm thì chỗ ráp nối đến chậm hay nhanh, tùy thuộc vào vòng quay, vào nội tại của người đạp xe. Bánh xe pháp luân tùy thuộc vào Nhân Duyên. Người thanh thản đạp xe chậm rãi, kẻ âu lo đạp xe vội vàng. Người thiện nhiều, nghiệp báo chậm, kẻ ác hung nghiệp báo nhanh. Chậm hay nhanh là do Nhân Duyên. Lành dữ cũng do Nhân Duyên. Nghiệp báo cũng thế. Tựu Trung không sớm thì muộn: Nhân nào Quả ấy. Thiếu nữ ngước lên nhìn nhà sư, hỏi tiếp: - Bạch thầy, thế nào là lòng từ bi? - Từ bi là tình thương. Bất cứ là thứ tình thương nào mà người thương biết quên mình, không đòi hỏi một tình thương được trả lại.
Từ bi là một thứ vị tha nhân, không vị kỷ, là một thứ cho mà không nhận. - Bạch thầy, thế nào là cho? Thế nào là nhận? - Cho là “xả”, nhận là “thọ”. Cho là “vô”, nhận là “hữu”. Cho là vì người, nhận là vì ta. - Như vậy một người nữ yêu một người nam là “cho” hay là “nhận”. - Đó là nhận. - Tại sao? - Yêu người muốn được người yêu lại, đó là vì yêu mình chứ không phải yêu người Vậy thế nào mới được gọi là “yêu người”? - Hy sinh, quên mình. - Khó quá. - Khó, dễ tại tâm sanh. Không khó, không dễ thì tâm diệt. - Tâm diệt thì được gì? - Tịnh lạc. - Thưa thầy, muốn “lạc” mà không muốn “tịnh” được không? - Muốn có gió mát mà không muốn cành lá lay động, đó là ảo tưởng. - Tình yêu có tịnh lạc không? - Có và không? - Xin thầy cho thí dụ. - Nước biển mặn là do chất muối. Muối thành do nước biển. Tình yêu là “dụng”, còn tịnh lạc là “thể”. Bản chất của “dụng” là động. Bản chất của “thể” là tịnh.
Đã động thì bất tịnh. Động thì không có Tịnh Lạc. - Nói như vậy chẳng khác nào khuyên người ta đừng yêu nhau. Nòi giống loài người làm sao tồn tại và phát triển để phụng sự Phật pháp. - Không phải con người phụng sự Phật pháp, vì Phật pháp vốn là không có. Nói Phật pháp như một thể “hữu” để cho con người dễ hiểu. Đúng ra, Phật pháp phụng sự con người. Phật pháp là phương tiện đưa con người đến sự giải thoát. Khi cứu cánh ấy đã đạt đến thì phương tiện kia không còn. Người thiếu nữ đứng khoanh tay, xưng tên là Hoàng Bích Vân, nhìn nhà sư rồi nói thật nhỏ: - Dù sao thì... “em” vẫn muốn cái “tịnh lạc” kia chính là cái “tình yêu” mà em đang mơ ước kiếm tìm. Sư Pháp Không chắp tay: - Mô Phật, điều đó ngoài sự hiểu biết của bần tăng. - Xin từ biệt. - Nhà sư quay lưng bước về phòng.
Bích Vân gọi với theo: - Thầy..! Thầy!.. Nhưng cánh cửa sau lưng nhà sư đã đóng lại. Hòa thượng Tuệ Giác nhìn môn đệ đệ của mình là sa môn Pháp Không rồi nói: - Thầy muốn con hoàn tục. Sư Pháp Không giật mình, sợ hãi: - Bạch sư phụ xin minh xét cho con. Hòa thượng Tuệ Giác vẫn giọng ôn tồn: - Sư Pháp Không nước mắt đã ràn rụa, nhạt nhòa, quỳ xuống lạy thầy: - Xin sư phụ hỉ xả. Đừng đuổi con. Con đã nguyện trọn đời nương thân chốn thiền môn. - Thầy đã nói hết lời rồi. Đó là nghiệp quả của con. Kiếp trước con đã hẹn hò với người ta nên đời này con phải trả, phải làm tròn lời hẹn ước. Sư Pháp Không năn nỉ: - Bạch sư phụ, tất cả không phải vì con. Xin sư phụ cho con được nương thân dưới bóng từ bi của sư phụ, của Phật pháp. - Đừng, con đừng nói thêm nữa. Khi nào con dứt căn duyên, làm xong lời thề ước với người ta, con hãy trở về đây.
Còn bây giờ... con về phòng thu xếp. Đừng lại từ giã thầy. Con đi đi. Đóng cửa phòng lại cho thầy. Nói xong, Hòa thượng kiết già, mắt nhắm nghiền, người cứng như pho tượng. Biết không còn có thể thưa gửi được gì thêm, sư Pháp Không lạy thầy rồi bước ra ngoài, vừa đi vừa khóc. Thấm thoát đã hai năm, thời gian đi nhanh quá. Đặng Tâm ở một mình trong một am nhỏ trên mảnh đất của tổ phụ. Chàng vẫn ăn chay, giữ giới, mặc dù giờ đây chàng đã mặc áo đời. Nhiều người trước đây quen biết với gia đình chàng, thấy Đặng Tâm hoàn tục, có ý muốn gả con gái cho chàng. Nhưng chàng đều từ chối. Những lúc ngồi một mình chàng buồn vời vợi. Bạn bè khuyên chàng nên lập gia đình, chàng cự tuyệt. Đặng Tâm muốn được tâm hồn thảnh thơi nhưng đã bị những cô gái quanh vùng đến quấy rầy. Có người đến nghe thầy giảng kinh. Có kẻ đến xin thầy học đàn Tây Ban Cầm. Lại có cô xin được đến nấu cơm, giặt giũ săn sóc...
Đặng Tâm khổ sở lắm. Rồi vào một buổi sáng, Đặng Tâm thay xong y phục, định đến thăm một người bạn thì Bích Vân, cô gái “vấn đạo” cách đây hai năm đột ngột xuất hiện. Vừa nhìn thấy thầy, cô chợt òa lên khóc. Đặng Tâm lo lắng: cất tiếng hỏi: - Cô có gì buồn lắm phải không? Bích Vân càng khóc lớn hơn, Đặng Tâm nói tiếp: - Ở đây cô không nên làm thế. Nếu người ta hiểu lầm thì thật là tai hại cho tôi. Bích Vân nức nở: - Em đã tìm thầy suốt mấy năm, hôm nay mới gặp. Bây giờ thầy đã hoàn tục, còn sợ gì người ta hiểu lầm nữa. Đặng Tâm ngạc nhiên: - Cô tìm tôi? Nhưng để làm gì? Bích Vân lau nước mắt. Đôi mắt đẹp và buồn ngước nhìn Đặng Tâm: - Em...em...không thể sống xa thầy. Đặng Tâm cố nén cơn giận dữ vừa òa đến: - Cô có biết vì cô mà tôi phải xuất tự không?
Bích Vân thổn thức: - Dạ em biết. - Đã biết mà cô còn tới tìm tôi? - Em tìm...anh để nói cho anh hay là... Đặng Tâm xoa tay: - Cô đừng nói gì cả. Điều mà cô sắp nói không ý nghĩa gì. Không ích lợi gì cho cô và cho tôi. Cũng vì điều cô sắp nói, cô đã làm mà thầy tôi bắt tôi phải hoàn tục. Hai mươi năm tu hành, phút chốc vì cô mà phải uổng phí. - Giờ đây anh đã về nhà. Cuộc sống của anh đã khác, không lẽ cứ như thế này mãi. Gia đình em giàu có. Nếu chúng ta kết hôn, anh sẽ không còn vất vả nữa. Đặng Tâm thở dài chán nản: - Cô vẫn giữ mãi ý định kỳ lạ đó? Tôi chưa bao giờ nghĩ đến tình ái ở cuộc đời này. Tôi tha thiết xin cô hãy bình tâm trở lại, nếu có thể chúng ta sẽ làm bạn, chứ không thể là vợ chồng. Bích Vân gắng gượng hỏi: - Có ai cấm anh lập gia đình đâu. - Tâm ý của tôi không cho phép.
Không lay chuyển được lòng dạ sắt đá của Đặng Tâm, Bích Vân vô cùng tuyệt vọng, nàng đứng lên quay gót, bước đi như một kẻ không hồn. Biết không thể ở đây được, Đặng Tâm đóng cửa am, đi tìm một nơi nào đó để được an thân, bình tâm mà tu hành. Trên đường đi, một hôm chàng ghé vào chùa Bửu Tự vấn an sư thúc là Hòa thựơng Pháp Nhãn. Sau khi kể sự việc phải hoàn tục của mình, Đặng Tâm thỉnh cầu sư thúc xin với sư phụ của chàng để trở về chùa cũ. Hòa Thượng ngồi tịnh một giờ lâu rồi mở mắt nhìn Đặng Tâm: - Oan nghiệt! Đó là oan nghiệt, là tiền căn. Đặng Tâm xin sư thúc chỉ rõ. Hòa thượng Pháp Nhãn chậm rãi nói: - Ngươi đã có ấn chứng, sao không dùng mà soi lại tiền kiếp của mình. Đặng Tâm như sực tỉnh, nhưng chàng vẫn thưa: - Nhưng còn cô gái Bích Vân, thưa sư thúc. - Cứ ngồi định tâm, thầy sẽ giúp cho. Chàng ngồi vào nệm cỏ, buông xả hết mọi ưu tư, tạp tưởng.
Một lúc, Đặng Tâm thấy một luồng thanh điển đưa chàng đến một nơi xa lạ. Đăng Tâm thấy mình là một thầy tu, đem lòng yêu thương một thiếu nữ con nhà giàu có. Chàng trốn chùa về ở với người con gái đó. Được vài năm, hạnh phúc đang tràn đầy thì người con gái đó chết. Chàng quá thương tiếc, thề suốt đời ở vậy, không tục huyền. Người đó là Bích Vân kiếp này. Khi biết rõ tiền căn duyên nợ, chảng thở dài, mở mắt. Vị sư thúc của chàng an ủi: - Bây giờ, một là con lấy nàng, hai là con phải ở vậy cho tới suốt đời. Nếu lấy nàng, trả hết nợ tiền căn con mới được quy tự, tiếp tục tu hành. Nếu không, con phải sống một cuộc đời nửa tăng nửa tục. Kiếp sau nữa con vẫn phải tái sanh mà kết duyên tơ tóc với nàng. Sẽ cứ như vậy mãi. Con đường giải thoát của con còn bất tận. Đặng Tâm phiền muộn vô cùng.
Từ đó thỉnh thoảng người ta thấy chàng thanh niên tuấn tú ấy xuất hiện, nay tới chùa này, mai tới chùa khác để “soi căn” cho những bá tánh thỉnh cầu. Trong lời “soi căn”, chàng dùng những ẩn ngữ sâu xa, diễn tả bằng thể văn vần song thất lục bát. Lời ngâm đều, chậm, mang những dư âm buồn man mác xa xôi. Cũng vì căn duyên tiền định, Bích Vân vẫn lâu lâu tìm gặp Đặng Tâm một lần, dù chỉ để nhìn nhau một thoáng, nói vài câu van xin và nghe mấy lời cự tuyệt. Nhưng hình ảnh cô gái diễm kiều này đã dần dần len vào tâm tưởng Đặng Tâm. Lần gặp lại Bích Vân mới đây chàng đã có những lời lẽ thân tình gần gũi hơn . Khỏang cách biệt đã dần dần được thu hẹp, để xích lại lằn ranh kết nối của cuộc hẹn hò duyên nợ tiền thân.
song nhị
Monday, September 28, 2015
THÔNG TIN & BÌNH LUÂN QUỐC TẾ
Người Nhật quan tâm đến tranh chấp Biển Đông như thế nào?
Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA
2015-09-26
2015-09-26
Một hội thảo về vấn đề Biển Đông diễn ra tại Nhật Bản trong hai ngày 18 và 19 tháng 9 vừa qua tại Nhật Bản. Hoạt động này diễn ra nhân dịp tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam - Nguyễn Phú Trọng được mời sang thăm Nhật từ ngày 15 đến 19 tháng 9.
TS Đinh Hoàng Thắng, nguyên đại sứ Việt Nam tại Hà Lan và hiện là chuyên gia của một số viện nghiên cứu ngoài Nhà nước, tham gia trình bày tại hội thảo.
Mối quan tâm
Vào ngày 26 tháng 9, ông cho biên tập viên Gia Minh biết một số thông tin liên quan; trước hết là mối quan tâm của những thành phần Nhật tham dự:
TS Đinh Hoàng Thắng: Vừa rồi chúng tôi trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Các vấn đề Phát triển (VIDS) và trường Đại học Takhshoku có mời chúng tôi tham dự hội thảo. Hội thảo đó có tên “Căng thẳng trên Biển Đông, tác động của nó (những sự kiện mới đây nhất trên Biển Đông) đối với quan hệ Việt - Trung và Việt - Nhật như thế nào?”
Họ quan tâm đến quá trình chuyển biến thái độ của Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông. Theo họ thì Việt Nam từ chỗ hết sức nhân nhượng cho đến giờ đây, Việt Nam đã công khai trước thế giới về các âm mưu và hành động của Tung Quốc.
-TS Đinh Hoàng Thắng
Anh hỏi người ta quan tâm gì tại hội thảo đó, thì có 5 vấn đề mà người Nhật quan tâm. Thứ nhất là họ quan tâm đến quá trình chuyển biến thái độ của Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông. Theo họ thì Việt Nam từ chỗ hết sức nhân nhượng cho đến giờ đây, Việt Nam đã công khai trước thế giới về các âm mưu và hành động của Tung Quốc. Điểm thứ hai họ quan tâm thông qua hội thảo vừa rồi là những tác động, ảnh hưởng của các diễn tiến mới đây nhất và hiện thời trên Biển Đông. Đó là vụ HD981 khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và việc mới đây bồi đắp/đảo hóa và quân sự hóa trên Biên Đông của Trung Quốc. Họ quan tâm đến ảnh hưởng của các vấn đề này đối vớiv bang giao Trung-Việt và quan hệ Nhật-Việt như thế nào. Đặc biệt phía nhật muốn tìm hiểu các xu hướng trong tương lai gần của các ảnh hưởng này. Vấn đề thứ ba mà họ quan tâm qua hội thảo là muốn tìm hiểu trước mắt, Nhật Bản và VN có thể cùng nhau làm gì để đẩy mạnh hơn nưa, phát huy hơn nữa các “chất lượng mới” của mối bang giao. Cái chất lượng mới theo họ nói giờ đây cả Việt Nam lẫn Nhật Bản, hai nước coi nhau là “cùng hội cùng thuyền”, hai nước tự coi nhau là “tâm đầu ý hợp”, là “đồng cảm với nhau. Vấn đề thứ tư họ quan tâm là triển vọng hợp tác Nhật-Việt, Nhật-ASEAN đối với việc triển khai quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng song phương và tìm hiểu những cơ hội mới đối với việc phát huy cái đối tác chiến lược đa phương. Vấn đề cuối cùng họ quan tâm là tương lai hợp tác ba bên Nhật Bản-Hoa Kỳ-Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền của Việt Nam và của Nhật Bản ở Biển Đông và Hoa Đông? Họ muốn tìm hiểu tương lai này trong bối cảnh Nhật Bản vừa có đợt vận động chính trị rất sôi động là việc giải thích điều 9 HPN và trong bối cảnh triết lý an ninh “ba không” của Việt Nam.
“Đồng hội, đồng thuyền”
Gia Minh: Phía Nhật quan tâm như vậy và như tiến sĩ vừa nói họ cho rằng Việt Nam và Nhật Bản hiện nay ‘đồng hội, đồng thuyền’, ông có đưa ra biện pháp đối tác như thế nào đối với Nhật Bản để có thể tối ưu hóa mối quan hệ này?
TS Đinh Hoàng Thắng: Vầ phần mình, chúng tôi cũng nói lại phân tích của chúng tôi trong một vài năm qua về những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông gây ra những ảnh hưởng như thế nào đối với quan hệ quốc tế của Việt Nam.
Trước hết phải nói rằng tình hình Trung Quốc gần đây căng thẳng trên Biển Đông như thế làm cho mối bang giao Việt- Trung ‘bất định’. Chưa ai hiểu được rồi đây Trung Quốc sẽ đi những bước nào. Và điều này Việt Nam cũng nói rất rõ là chắc chắn sẽ không chịu xuống thang. Nghĩa là gần đây qua các tuyên bố, lúc đầu của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, gần đây các nhà lãnh đạo cao nhất cũng nói Biển Đông là của Trung Quốc. Thậm chí còn có ông phó đô đốc nói Biển Đông/Hoa Nam là của Trung Quốc vì trong tiếng Anh Souch China Sea có chữ China thì Biển Đông là của Trung Quốc. Họ lập luận như thế thì chịu, mọi người ‘botay.com’.
Còn đối với quan hệ Việt- Nhật thì có tương lai, có thể nói lần đầu tiên quan hệ Việt- Nhật là mối quan hệ khá đặc biệt trong khu vực. Có thể nói đối tác chiến lược sâu rộng cũng chưa thể nói hết. Cảm nhận của tôi là có sự gặp gỡ rất lớn về mặt lợi ích giữa hai bên.
Với quan hệ Việt- Nhật thì có tương lai, có thể nói lần đầu tiên quan hệ Việt- Nhật là mối quan hệ khá đặc biệt trong khu vực. Có thể nói đối tác chiến lược sâu rộng cũng chưa thể nói hết. Cảm nhận của tôi là có sự gặp gỡ rất lớn về mặt lợi ích giữa hai bên.
-TS Đinh Hoàng Thắng
Phân tích tình hình như thế thì chúng tôi có đưa ra một giải pháp mà cái này chúng tôi cũng đã nói ở Việt Nam rất nhiều. Đó là giải pháp ‘P& DOWN’. P& DOWN là 5 từ trong tiếng Anh: P là ‘Partnership’ là hệ thống đối tác chiến lược, đối tác toàn diện của Việt Nam với bên ngoài. D là tiến trình dân chủ hóa. P & DOWN là mối tương quan, tương hổ, tương sinh. Partnership là điểm tựa bên ngoài, Democratization là điểm tựa bên trong . Hai cái tác động và thúc đẩy lẫn nhau làm cho an ninh và phát triển của Việt Nam có cơ sở. Tất nhiên P& DOWN phải dựa trên tình hình đấu tranh sắp tới đây dựa trên căn bản luật pháp quốc tế; bởi vì đối với Trung Quốc không thể đối đầu bằng quân sự, sức mạnh được. Mặc dầu cứ phải chuẩn bị, nhưng cái chính phải nói đến đấu tranh trên mặt trận pháp lý và mặt trận truyền thông. Thứ tư là ‘Wisdom’ tứ phải có ‘quân bình’, ‘thông minh’, ‘minh triết’. Quân bình ở đây có hai ý nghĩa, trước hết phải cố gắng thoát Trung Quốc; tôi nói ở đây là những cái tiêu cực; chứ quan hệ Việt Trung vẫn phát triển theo kênh của nó. Ví dụ quân bình là quân bình với các nước lớn trong khu vực. Điều này rất quan trọng đối với Việt Nam. Cuối cùng theo tiếng Anh ‘networking’ là hệ thống mà Việt Nam sẽ tham gia từ TPP đến RCEP, những cấu trúc an ninh của khu vực lớn sau này đang hình thành.
Gia Minh: Và họ phản hồi đối với đề xuất, giải pháp mà ông đưa ra, cũng như họ có những giải pháp gì đáng lưu ý?
TS Đinh Hoàng Thắng: Như tôi nói họ rất quan tâm đến P&DOWN. Lúc đầu họ tưởng đây là mô hình đâu đó từ bên ngoài vì bằng tiếng Anh. Nhưng sau đó tôi giải thích thì họ do tiếng Anh tập trung được đủ những khái niệm và chúng tôi phân tích ‘power of emergence’- tức sức mạnh của hệ thống mô hình P&DOWN này sẽ có sức đoàn kết lại những thành tố, kết nối lại từng giải pháp, biện pháp, kết nối lại sức mạnh khu vực tạo thành sức mạnh vượt trội để khống chế mọi tình hình khó quản trị, khó kiểm soát được.
Họ cũng có một số đề xuất. Theo họ thì đối tác chiến lược sâu rộng thì về mặt nhà nước có nhà nước lo, không bàn ở đây; nhưng về phía người Nhật thì họ muốn tăng cường hơn nữa cái ‘ngoại giao nhân dân (people-to-people diplomacy) như tổ chức một hội thảo tương tự tại Hà Nội vào thời điểm sớm có thể được. Rồi phía Nhật cũng muốn tăng cường hợp tác với những viện, những trung tâm nghiên cứu ngoài nhà nước. Thứ ba nữa các nội dung nghiên cứu và hợp tác lâu dài mà bạn đề xuất cũng rất đa dạng. Từ vấn đề đổi mới nói chung đến đổi mới thể chế, rồi họ muốn nghiên cứu chính sách hội nhập của Việt Nam, quan hệ giữa Việt Nam với các nước lớn. Bạn đặc biệt quan tâm đến tiến trình dân chủ hóa ở VN. Cuối cùng về thời điểm hiện nay diễn giải lại điều 9 Hiến Pháp ( của Nhật) thì họ muốn Việt Nam ủng hộ công khai như Philippines, còn nếu vì lý do gì đó mà chưa thể ủng hộ công khai thì cũng có thái độ tích cực đối với việc Nhật xây dựng lực lượng quân đội để tạo thành sức mạnh mới trong liên minh Mỹ-Nhật để bảo vệ hòa bình ở Hoa Đông cũng như ở Biển Đông. Đặc biệt họ không chỉ nhấn mạnh đến vấn đề tự do hàng hải hay tài nguyên… mà họ còn nói đến ý nghĩa sâu xa của việc bảo vệ trật tự khu vực, trật tự hiện hành.
Gia Minh: Cám ơn TS Đinh Hoàng Thắng trình bày về những điều mà ông đưa ra tại Nhật vừa qua.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/what-do-jp-care-about-the-east-sea-issues-gm-09262015082949.html
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/what-do-jp-care-about-the-east-sea-issues-gm-09262015082949.html
TT Obama kêu gọi nỗ lực ngoại giao toàn cầu giải quyết xung đột
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama phát biểu tại trụ sở Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày thứ hai 28 tháng 9, 2015.
29.09.2015
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm nay kêu gọi thế giới xa lánh chiến tranh và xung đột, thay vào đó hãy tham gia các nỗ lực ngoại giao mới để giải quyết xung đột trên toàn cầu.
Nhà lãnh đạo Mỹ phát biểu trước Đại Hội đồng Liên hiệp quốc rằng "Nếu chúng tôi không thể hợp tác cùng nhau, tất cả chúng ta sẽ phải gánh chịu hậu quả. Tất cả chúng ta sẽ mạnh hơn nếu cùng nhau làm việc".
Ông Obama cũng bênh vực sức mạnh quân sự của Mỹ và chiến dịch Hoa Kỳ chống lại các phần tử nổi dậy Nhà nước Hồi giáo ở Trung Đông. Ông khẳng định Nhà nước Hồi giáo sẽ không bao giờ có nơi ‘trú ẩn an toàn’.
Tổng thống Mỹ chỉ trích Nga về việc sáp nhập bán đảo Ukraine cách đây một năm và sự can dự của Moscow hậu thuẫn các phần tử ly khai thân Nga ở miền Đông Ukraine. Tổng thốngg Obama cho rằng các biện pháp chế tài kinh tế của phương Tây đối với Nga là cần thiết vì không một quốc gia nào có thể làm ngơ trước việc xâm chiếm Crimea mà không bị trừng phạt.’
Vẫn theo lời Tổng thống Obama, không có đáp án đơn giản để chấm dứt 4 năm giao tranh ở Syria, nhưng ông cho rằng phải dùng ngoại giao để đạt một thỏa thuận cho người dân Syria chung sống hòa bình. Ông cũng lên án Tổng thống Syria Bashar al-Assad là người ‘dội bom thùng xuống dân chúng’.
Tổng thống Obama nói sau quá nhiều đổ máu và tàn sát, Syria không thể trở lại nguyên trạng trước chiến tranh. Ông kêu gọi một quá trình chuyển tiếp từ chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Tổng thống Mỹ nói "Thảm họa như ở Syria không diễn ra ở các nước thật sự có dân chủ”.Các giới chức chính quyền Obama đã nhiều lần nói rằng một quá trình chuyển đổi chính trị không thể xảy ra ở Syria chừng nào ông Assad vẫn còn nắm quyền. Vấn đề này dự kiến là trọng tâm trong các cuộc thảo luận giữa Tổng thống Mỹ với Tổng thống Nga hôm nay.
Đây là cuộc họp đầu tiên từ khi lãnh đạo hai nước hội đàm chính thức kể từ thượng đỉnh G8 hồi tháng 6/2013. Cuộc họp diễn ra đáp yêu cầu nhiều lần của Moscow, theo lời phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc, Josh Earnest. Sự kiện này cũng diễn ra giữa những lo ngại của Mỹ về việc Nga mở rộng sự hiện diện quân sự tại Syria.
Ông Earnest tuần rồi nói với báo giới rằng ‘Tổng thống Obama sẽ một lần nữa nhấn mạnh rằng việc Nga nhân đôi hỗ trợ cho chế độ Assad là một ván cược thua."
Trong bài phát biểu tại Liên hiệp quốc, Tổng thống Mỹ khẳng định khi các lãnh đạo thế giới tin tưởng dân chúng và mở đường cho dân chủ, họ sẽ được tăng cường sức mạnh chứ không phải bị yếu đi.
Trong bài phát biểu tại Liên hiệp quốc, Tổng thống Mỹ khẳng định khi các lãnh đạo thế giới tin tưởng dân chúng và mở đường cho dân chủ, họ sẽ được tăng cường sức mạnh chứ không phải bị yếu đi.
"Lịch sử chứng minh rằng các quốc gia phớt lờ dân chúng cuối cùng sẽ sụp đổ," ông Obama nói.
Nhà lãnh đạo Mỹ cũng chỉ ra hiệp ước quốc tế hoàn thành gần đây nhằm ngăn chặn Iran chế tạo vũ khí hạt nhân như là một ví dụ về hiệu quả của ngoại giao khi các nước bị buộc phải chịu trách nhiệm về việc vi phạm luật quốc tế.
Trung Quốc nhất quyết 'bám' Biển Đông
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc họp báo chung tại Vườn Hồng Tòa Bạch Ốc, ngày 25/9/2015.
28.09.2015
Bất chấp những cảnh cáo của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama rằng những công trình bồi đắp đất xảy đảo nhân tạo tại vùng biển có tính chiến lược ở Biển Đông sẽ tác động tới việc giải quyết các cuộc tranh chấp biển một cách hoà bình, Trung Quốc vẫn nhất mực bám lấy vùng biển này, theo tờ South China Morning Post.
Bài viết trên trang mạng Maritime Professional hôm nay tường thuật rằng trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung vừa rồi, Tổng Thống Barack Obama đã có các cuộc thảo luận thẳng thắn với Chủ tịch nước Trung Quốc về các cuộc tranh chấp biển trong khu vực Á Châu-Thái Bình Dương.
Tổng thống Obama bày tỏ quan tâm về những nỗ lực của Bắc Kinh quân sự hoá các đảo nhân tạo trong các vùng biển nơi đang có những tranh chấp chủ quyền chồng chéo giữa Trung Quốc với nhiều nước láng giềng Đông Nam Á.
Ông Tập bác bỏ cáo buộc cho rằng nước ông đang tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực, nhưng một lần nữa ông khẳng định vùng biển phía Nam Trung Hoa, tức Biển Đông, đã là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa, và Bắc Kinh có quyền hành sử quyền hàng hải của mình tại đó.
Ông Tập nói Trung Quốc có quyền xây những kiến trúc trên các bãi đá ở Trường Sa, nhưng Bắc Kinh không có ý định quân sự hoá những nơi này. Phát biểu của nhà lãnh đạo Trung Quốc đi ngược với những nhận định của các nhà quan sát cho rằng Trung Quốc cần các đảo nhân tạo và các đường băng mà họ xây dựng ở Biển Đông, vì Bắc Kinh muốn sử dụng các phương tiện này làm căn cứ tiếp tế cho các lực lượng hải quân và không quân Trung Quốc tại Á Châu-Thái Bình Dương.
Tổng Thống Obama nói ông tin rằng Mỹ và Trung Quốc có khả năng xử lý những khác biệt quan điểm, và sự cạnh tranh giữa hai nước có tính xây dựng và tích cực.
Tuy nhiên cùng lúc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter nói Washington đã sẵn sàng xúc tiến những chuẩn bị cho một cuộc xung đột có thể xảy ra với Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, theo thông tấn xã Tass của Nga.
Ông Carter lưu ý rằng Trung Quốc đang biến các bãi đá ngầm thành những sân bay và căn cứ quân sự qua các hoạt động cải tạo đất để củng cố các đòi hỏi chủ quyền của mình trong khu vực.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói đã đến lúc Hoa Kỳ đòi Trung Quốc phải hoãn lại tiến trình quân sự hoá quần đảo Trường Sa, và cổ võ cho các nỗ lực ngoại giao hầu có thể bảo vệ các quyền và lợi ích của tất cả các nước trong khu vực.
Trong khi đó, Ấn Độ loan báo lần đầu tiên trong lịch sử, quân đội Ấn Độ sẽ tổ chức một trong cuộc diễn tập đa quốc lớn nhất vào tháng Ba năm tới tại Pune.
Tờ Economic Times của Ấn Độ tường thuật rằng cuộc diễn tập mang tên là FTX 2016 sẽ kéo dài 1 tuần lễ, với sự tham gia của tất cả 10 nước thành viên ASEAN và 8 đối tác đối thoại của New Dehli, kể cả Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, và Hoa Kỳ.
Hội nghị để hoạch định cuộc diễn tập sẽ khởi sự tại Pune vào ngày mai và chấm dứt ngày 30/9.
Theo Maritime Professional, Economic Times
http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-nhat-quyet-bam-bien-dong/2982450.html
Bài viết trên trang mạng Maritime Professional hôm nay tường thuật rằng trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung vừa rồi, Tổng Thống Barack Obama đã có các cuộc thảo luận thẳng thắn với Chủ tịch nước Trung Quốc về các cuộc tranh chấp biển trong khu vực Á Châu-Thái Bình Dương.
Tổng thống Obama bày tỏ quan tâm về những nỗ lực của Bắc Kinh quân sự hoá các đảo nhân tạo trong các vùng biển nơi đang có những tranh chấp chủ quyền chồng chéo giữa Trung Quốc với nhiều nước láng giềng Đông Nam Á.
Ông Tập bác bỏ cáo buộc cho rằng nước ông đang tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực, nhưng một lần nữa ông khẳng định vùng biển phía Nam Trung Hoa, tức Biển Đông, đã là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa, và Bắc Kinh có quyền hành sử quyền hàng hải của mình tại đó.
Ông Tập nói Trung Quốc có quyền xây những kiến trúc trên các bãi đá ở Trường Sa, nhưng Bắc Kinh không có ý định quân sự hoá những nơi này. Phát biểu của nhà lãnh đạo Trung Quốc đi ngược với những nhận định của các nhà quan sát cho rằng Trung Quốc cần các đảo nhân tạo và các đường băng mà họ xây dựng ở Biển Đông, vì Bắc Kinh muốn sử dụng các phương tiện này làm căn cứ tiếp tế cho các lực lượng hải quân và không quân Trung Quốc tại Á Châu-Thái Bình Dương.
Tổng Thống Obama nói ông tin rằng Mỹ và Trung Quốc có khả năng xử lý những khác biệt quan điểm, và sự cạnh tranh giữa hai nước có tính xây dựng và tích cực.
Tuy nhiên cùng lúc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter nói Washington đã sẵn sàng xúc tiến những chuẩn bị cho một cuộc xung đột có thể xảy ra với Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, theo thông tấn xã Tass của Nga.
Ông Carter lưu ý rằng Trung Quốc đang biến các bãi đá ngầm thành những sân bay và căn cứ quân sự qua các hoạt động cải tạo đất để củng cố các đòi hỏi chủ quyền của mình trong khu vực.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói đã đến lúc Hoa Kỳ đòi Trung Quốc phải hoãn lại tiến trình quân sự hoá quần đảo Trường Sa, và cổ võ cho các nỗ lực ngoại giao hầu có thể bảo vệ các quyền và lợi ích của tất cả các nước trong khu vực.
Trong khi đó, Ấn Độ loan báo lần đầu tiên trong lịch sử, quân đội Ấn Độ sẽ tổ chức một trong cuộc diễn tập đa quốc lớn nhất vào tháng Ba năm tới tại Pune.
Tờ Economic Times của Ấn Độ tường thuật rằng cuộc diễn tập mang tên là FTX 2016 sẽ kéo dài 1 tuần lễ, với sự tham gia của tất cả 10 nước thành viên ASEAN và 8 đối tác đối thoại của New Dehli, kể cả Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, và Hoa Kỳ.
Hội nghị để hoạch định cuộc diễn tập sẽ khởi sự tại Pune vào ngày mai và chấm dứt ngày 30/9.
Theo Maritime Professional, Economic Times
http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-nhat-quyet-bam-bien-dong/2982450.html
Biển Đông: Mỹ triển khai 30 000 quân đối phó với Trung Quốc
Thủy quân lục chiến Mỹ và Philippines cùng tập trận ở tỉnh Zambales, phía bắc Manila, ngày 23/10/2011REUTERS
Để đối phó với chiến thuật của Trung Quốc lấn chiếm Biển Đông, Thủy quân lục chiến Mỹ tiến hành kế hoạch tái bố trí 15% lực lượng tại Hawai và « xa hơn nữa ». Tin này được báo chí Đài Loan, Hàn Quốc và trang mạng thông tin điện tử Douwei (Đa Duy) tại Hoa Kỳ loan tải.
Theo báo Đài Loan Want China Times, Bộ Tư lệnh Thủy quân lục chiến Mỹ bắt đầu tiến hành kế hoạch tăng cường lực lượng tại Châu Á-Thái Bình dương để đối phó với sức mạnh của Trung Quốc đang lấn áp tại Biển Đông. Theo kế hoạch này, Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ được tăng cường tại Hawai và bên ngoài hải đảo này.
Trích dẫn tài liệu của nhật báo Hàn Quốc Joong An Ilbo , mạng điện tử Đa Duy của một tổ chức người Hoa tại Mỹ cho biết, lực lượng viễn chinh của Hoa Kỳ, với 190 000 quân, sẽ được huy động và phối hợp với Hải quân Mỹ tại Châu Á-Thái Bình dương.
Giới chuyên gia thẩm định, 30 000 Thủy quân lục chiến sẽ được tái bố trí để củng cố lực lượng nòng cốt trong chiến lược « xoay trục » của Tổng thống Obama.
Tờ Marines Corps Times của Thủy quân lục chiến Mỹ giải thích, các hoạt động của Trung Quốc tranh giành lãnh thổ ở Biển Đông là nguyên nhân chính làm cho Hoa Kỳ phải tái bố trí lực lượng viễn chinh vào khu vực.
Bên cạnh đó là tình hình Bắc Triều Tiên, với các hoạt động chuẩn bị thử bom nguyên tử lần thứ tư và sự kiện không quân Nga gia tăng nhịp độ xâm nhập không phận Nhật Bản.
Nhật báo Hàn Quốc Munhwa Ilbo cho biết thêm, « bốn vũ khí chiến lược » có khả năng trang bị vũ khí hạt nhân sẽ được đưa vào Hàn Quốc hoặc tăng cường cho căn cứ Guam trong tháng 10 tới. Đó là các tàu ngầm nguyên tử, hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan, pháo đài bay B2 và chiến đấu cơ tàng hình F-22.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150928-bien-dong-my-trien-khai-30-ngan-thuy-quan-luc-chien-doi-pho-voi-trung-quoc
Trích dẫn tài liệu của nhật báo Hàn Quốc Joong An Ilbo , mạng điện tử Đa Duy của một tổ chức người Hoa tại Mỹ cho biết, lực lượng viễn chinh của Hoa Kỳ, với 190 000 quân, sẽ được huy động và phối hợp với Hải quân Mỹ tại Châu Á-Thái Bình dương.
Giới chuyên gia thẩm định, 30 000 Thủy quân lục chiến sẽ được tái bố trí để củng cố lực lượng nòng cốt trong chiến lược « xoay trục » của Tổng thống Obama.
Tờ Marines Corps Times của Thủy quân lục chiến Mỹ giải thích, các hoạt động của Trung Quốc tranh giành lãnh thổ ở Biển Đông là nguyên nhân chính làm cho Hoa Kỳ phải tái bố trí lực lượng viễn chinh vào khu vực.
Bên cạnh đó là tình hình Bắc Triều Tiên, với các hoạt động chuẩn bị thử bom nguyên tử lần thứ tư và sự kiện không quân Nga gia tăng nhịp độ xâm nhập không phận Nhật Bản.
Nhật báo Hàn Quốc Munhwa Ilbo cho biết thêm, « bốn vũ khí chiến lược » có khả năng trang bị vũ khí hạt nhân sẽ được đưa vào Hàn Quốc hoặc tăng cường cho căn cứ Guam trong tháng 10 tới. Đó là các tàu ngầm nguyên tử, hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan, pháo đài bay B2 và chiến đấu cơ tàng hình F-22.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150928-bien-dong-my-trien-khai-30-ngan-thuy-quan-luc-chien-doi-pho-voi-trung-quoc
Biển Đông : Tập Cận Bình không nhân nhượng Obama
Ảnh vệ tinh của CICS
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150926-bien-dong-tap-can-binh-khong-nhan-nhuong-obama
Ảnh vệ tinh của CICS ngày 03/09/2015 cho thấy Trung Quốc đã xây đường băng thứ ba trên Đá Xu Bi ở Trường Sa.Handout via Reuters
Bên cạnh hồ sơ nhân quyền, có một hồ sơ khác mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dứt khoát không nhân nhượng Tổng thống Mỹ Barack Obama, đó là Biển Đông, cho dù lần đầu tiên ông cam kết sẽ không « quân sự hóa » các đảo nhân tạo.
Chủ tịch Trung Quốc đến thăm Nhà Trắng trong bối cảnh mà từ nhiều tuần qua, các lãnh đạo chính trị và quân sự của Mỹ thay phiên nhau lên án việc Bắc Kinh ráo riết bồi đắp và quân sự hóa đảo thuộc khu vực đang tranh chấp ở quần đảo Trường Sa, đồng thời đã yêu cầu Bắc Kinh dừng ngay những hoạt động xây dựng này.
Trung Quốc cũng đã nhiều lần nói rõ là các cơ sở được xây dựng trên đảo nhân tạo này cũng có thể sẽ được sử dụng vào mục đích quốc phòng và các hình ảnh vệ tinh cho thấy là Bắc Kinh đã hoàn tất việc xây dựng một phi đạo quân sự và dường như đang xây thêm 2 phi đạo khác.
Trong cuộc họp báo chung ngày 25/09/2015, sau cuộc hội đàm tại Nhà Trắng, Tổng thống Obama đã nhắc lại mối quan ngại nói trên của Hoa Kỳ, vì ông cho rằng việc Trung Quốc bồi đắp và quân sự hóa các đảo đang tranh chấp, « khiến cho các nước trong vùng càng khó mà đạt đến một giải pháp hòa bình cho các bất đồng ».
Đáp lại ông Obama, Chủ tịch Trung Quốc bác bỏ lời cáo buộc rằng Bắc Kinh đang quân sự hóa các đảo nhân tạo. Ông Tập Cận Bình tuyên bố rằng những hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên quần đảo Nam Sa ( trên Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa ) không nhắm vào nước nào hay ảnh hưởng đến nước nào, và Bắc Kinh không hề có ý định quân sự hóa các đảo này.
Theo lời một quan chức cao cấp của chính quyền Mỹ, cam kết nói trên của ông Tập Cận Bình là một điều mới, mặc dù các quan chức cấp thấp hơn của Trung Quốc cũng đã từng cam kết như vậy với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vào mùa hè vừa qua.
Về phần bà Bonnie Glaser, chuyên gia về quân sự Trung Quốc tai Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược CSIS, nêu lên câu hỏi không hiểu ông Tập Cận Bình dùng chữ « quân sự hóa » ở đây nghĩa là gì ? Nghĩa là sẽ không để chiến đấu cơ sử dụng các phi đạo ? Hay sẽ không triển khai tên lửa trên các đảo này?.
Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Obama hôm qua, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng không nói rõ là cam kết nói trên của ông có ảnh hưởng gì đến các hoạt động xây dựng Trung Quốc ở Trường Sa hay không.
Một chuyên gia khác về quân sự Trung Quốc, ông Taylor Fravel, thuộc Viện Công nghệ Massachussets, cũng nhận định rằng tất cả là tùy thuộc vào việc ông Tập Cận Bình hay Trung Quốc định nghĩa thế nào là quân sự hóa. Thật ra theo ông Fravel, các đảo hiện do Trung Quốc và các nước tranh chấp khác chiếm giữ trên thực tế đã được quân sự hóa rồi, vì trên các đảo đó đã có một số binh sĩ trú đóng và một số vũ khí phòng thủ.
Tóm lại, trên hồ sơ Biển Đông, Tập Cận Bình vẫn không lùi bước, cho dù bị Tổng thống Obama thúc ép ngưng ngay các hoạt động xây dựng trên những đảo đang tranh chấp. Nói cách khác, cuộc họp thượng đỉnh ở Nhà Trắng hôm qua đã chẳng giải quyết được gì. Hoa Kỳ thật sự có quyết tâm ngăn chận tham vọng chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông hay không, thời gian sẽ trả lời.
Trung Quốc cũng đã nhiều lần nói rõ là các cơ sở được xây dựng trên đảo nhân tạo này cũng có thể sẽ được sử dụng vào mục đích quốc phòng và các hình ảnh vệ tinh cho thấy là Bắc Kinh đã hoàn tất việc xây dựng một phi đạo quân sự và dường như đang xây thêm 2 phi đạo khác.
Trong cuộc họp báo chung ngày 25/09/2015, sau cuộc hội đàm tại Nhà Trắng, Tổng thống Obama đã nhắc lại mối quan ngại nói trên của Hoa Kỳ, vì ông cho rằng việc Trung Quốc bồi đắp và quân sự hóa các đảo đang tranh chấp, « khiến cho các nước trong vùng càng khó mà đạt đến một giải pháp hòa bình cho các bất đồng ».
Đáp lại ông Obama, Chủ tịch Trung Quốc bác bỏ lời cáo buộc rằng Bắc Kinh đang quân sự hóa các đảo nhân tạo. Ông Tập Cận Bình tuyên bố rằng những hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên quần đảo Nam Sa ( trên Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa ) không nhắm vào nước nào hay ảnh hưởng đến nước nào, và Bắc Kinh không hề có ý định quân sự hóa các đảo này.
Theo lời một quan chức cao cấp của chính quyền Mỹ, cam kết nói trên của ông Tập Cận Bình là một điều mới, mặc dù các quan chức cấp thấp hơn của Trung Quốc cũng đã từng cam kết như vậy với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vào mùa hè vừa qua.
Về phần bà Bonnie Glaser, chuyên gia về quân sự Trung Quốc tai Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược CSIS, nêu lên câu hỏi không hiểu ông Tập Cận Bình dùng chữ « quân sự hóa » ở đây nghĩa là gì ? Nghĩa là sẽ không để chiến đấu cơ sử dụng các phi đạo ? Hay sẽ không triển khai tên lửa trên các đảo này?.
Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Obama hôm qua, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng không nói rõ là cam kết nói trên của ông có ảnh hưởng gì đến các hoạt động xây dựng Trung Quốc ở Trường Sa hay không.
Một chuyên gia khác về quân sự Trung Quốc, ông Taylor Fravel, thuộc Viện Công nghệ Massachussets, cũng nhận định rằng tất cả là tùy thuộc vào việc ông Tập Cận Bình hay Trung Quốc định nghĩa thế nào là quân sự hóa. Thật ra theo ông Fravel, các đảo hiện do Trung Quốc và các nước tranh chấp khác chiếm giữ trên thực tế đã được quân sự hóa rồi, vì trên các đảo đó đã có một số binh sĩ trú đóng và một số vũ khí phòng thủ.
Tóm lại, trên hồ sơ Biển Đông, Tập Cận Bình vẫn không lùi bước, cho dù bị Tổng thống Obama thúc ép ngưng ngay các hoạt động xây dựng trên những đảo đang tranh chấp. Nói cách khác, cuộc họp thượng đỉnh ở Nhà Trắng hôm qua đã chẳng giải quyết được gì. Hoa Kỳ thật sự có quyết tâm ngăn chận tham vọng chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông hay không, thời gian sẽ trả lời.
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 383