PHẬT GIÁO VÀ CỘNG SẢN
Về Phật giáo Việt Nam và hai giáo hội
Nguyễn Văn Huy Gửi đến BBC từ Paris, Pháp
- 9 tháng 9 2013
Tin Hòa thượng Thích Quảng Độ từ chức lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) ngày 01/09/2013 đã là một chấn động lớn đối với những người mến mộ ông.
Nhưng sau hai ngày theo dõi phản ứng của Phật tử và tiếp xúc với các chức sắc trong giáo hội, ngày 04/09, Hòa thượng Thích Quảng Độ cho biết ông chấp nhận tiếp tục lãnh đạo Giáo hội, sau khi chỉnh đốn lại thành phần nhân sự Văn phòng II Viện Hóa Đạo.Đây là một tin mừng cho giới tăng ni, Phật tử thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vì, theo Thông cáo báo chí ngày 05/09, "cuộc vận động Giải trừ Quốc nạn và Pháp nạn chưa thành, lãnh thổ lãnh hải bị ngoại nhân xâm chiếm, nhân tâm ly tán, phân hóa, đồng bào trong nước sống cảnh đói nghèo, thiếu tự do, nhân quyền, chế độ độc tài toàn trị vẫn còn thống trị, để van nài Ngài trở lại lèo lái con thuyền Giáo hội trên phong ba bão táp".
Nhưng rõ ràng đây là một thông điệp chính trị. Thông cáo báo chí này để lộ những khó khăn mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đang gặp phải. Người thuyền trưởng không thể rời bỏ con tàu đang giữa phong ba bão táp.
Tất cả những vấn nạn mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đang gặp phải là chỗ đó: đạo và đời là hai lãnh vực rất khó tách rời nhau trong sinh hoạt của hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Sự gắn bó của Phật giáo giữa đạo và đời không phải mới đây, quan hệ này đã xuất hiện ngay từ khi Phật giáo được du nhập vào Việt Nam.
Sự phát triển của Đạo Phật ở Việt Nam
Được du nhập vào miền Bắc Việt Nam (vùng Bắc Ninh hiện nay) cách đây hơn 2000 năm, đạo Phật đã được những thương nhân và tăng sĩ Ấn Độ truyền bá rộng rãi trong chốn dân gian.
Thời đó dân chúng Việt gọi Đức Phật là Bụt (Buddha), trong khi người Trung Hoa gọi là Phật Đà (Buddha phát âm theo tiếng Hán, đọc ngắn lại là Phật); cách phát âm của hai phụ âm B (Việt) và Ph (Hoa) rất giống nhau. Ngày nay Bụt chỉ còn được nhắc tới trong những truyện kể dân gian, trong khi Phật được phổ biến rộng rãi trong kinh điển và chốn thị thành.
Dưới thời Bắc thuộc, khi Phật giáo Đại thừa được đưa vào miền Bắc, danh xưng Bụt bị biến mất nhường chỗ cho danh xưng Phật. Cùng thời gian đó, hai tín ngưỡng khác cũng được người Hán đưa vào miền Bắc: Khổng giáo và Lão giáo.
Khổng giáo là một triết lý cầm quyền thể hiện qua phương pháp tu thân tề gia, trị quốc và bình thiên hạ của người quân tử, trong khi Lão giáo là một triết lý sống thuận với trời đất qua tu luyện của từng cá nhân. Từ đó, Phật giáo, Khổng giáo và Lão giáo từ đó trở thành ba tôn giáo bám sâu vào sinh hoạt văn hóa dân gian của người Việt.
Mặc dù xuất hiện từ lâu đời, đạo Phật chỉ lưu hành trong giới dân gian trong khi, ngược lại, giai cấp cầm quyền lấy Khổng giáo làm kim chỉ nam hành động. Sự tách biệt này không phải vì giáo lý đạo Phật mà vì triết lý thực dụng của đạo Khổng.
Về Lão giáo, do không nắm vững triết lý Đạo (Con đường), nghĩa là sống thuận với trời đất và thiên nhiên để tìm sự bình an trong tâm hồn, những phương pháp tu luyện trở thành huyền bí dành riêng cho những phái đạo gia khí công, hay biến cải thành những giải thích siêu nhiên (tử vi, phong thủy…) dành cho quần chúng.
Đạo Phật chỉ thực sự phát triển và thịnh vượng dưới thời nhà Lý (1009-1225), trở thành tôn giáo chính của triều đình, giai cấp tăng lữ trở thành công bộc của triều đình và được hưởng bổng lộc như những công thần.
Sang thời nhà Trần (1225-1428), giai cấp tăng lữ tiếp tục đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng trong xã hội, nhà chùa có ruộng đất riêng và nô tì riêng.
Nhưng khi tiếp cận với quyền lợi và cuộc sống xa hoa, giới tăng lữ xa rời đạo lý và xử sự như người trần tục, hai đại thần Lê Quát và Trương Hán Siêu đã nhiều lần phê phán gay gắt giới tăng ni và khi quân Champa tiến công vào Thăng Long, giới sư sãi cũng bị đôn quân đánh giặc như dân thường.
Năm 1396, sau khi khống chế nhà Trần, Hồ Quý Ly áp dụng nhiều chính sách thuận với Khổng giáo nhằm loại bỏ ảnh hưởng của đạo Phật ra khỏi cung đình, những sư sãi bị sa thải lui về ở ẩn trong các chùa chiền làng xã xa xôi để tránh nạn.
Ngược lại, trong dân gian, những sinh hoạt của Phật giáo đã trở thành nếp sống văn hóa chung của người Việt, như tụng kinh, thờ cúng, bố thí, trai đàn (cầu siêu), phóng sinh, ăn chay…
Dưới thời hậu Lê (1427-1789), ảnh hưởng của Phật giáo bị loại hẳn khỏi chốn cung đình và trở thành một tôn giáo dân gian, với những cái hay và cái dở của nó.
Vua Lê Thánh Tông (1460-1497) chính thức lấy Khổng giáo làm quốc học và tình trạng này kéo dài cho đến hết thời Pháp thuộc (1884-1945), nghĩa là trong suốt thời nhà Nguyễn (1802-1883).
Một sự kiện cần được nhắc tới là trong thời Trịnh-Nguyễn phân tranh (1627-1775), đặc biệt là dưới thời các chúa Nguyễn (1558-1777), đạo Phật ở xứ Đàng Trong được tôn vinh trở lại.
Nhiều chùa chiền lớn đã được xây dựng, một số vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay như chùa Linh Mụ, chùa Từ Đàm (Huế), chùa Sùng Hóa (Phú Vang)… Chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) còn cho người sang Trung Hoa thỉnh bộ Đại tạng kinh, xây Tàng kinh lâu để bảo quản.
Trong giai đoạn này, nhiều tăng sư Đại thừa đã trực tiếp từ Trung Hoa vào Đàng Trong giảng kinh, nhiều tổ đình được thành lập. Một cách vô tình, Huế trở thành tổ đình, trung tâm sinh hoạt của đạo Phật trong suốt thời nhà Nguyễn.
Dưới thời Pháp thuộc, vì Phật giáo được coi là một tôn giáo dân gian, chính quyền thực dân Pháp đã để dân chúng Việt sống đạo một cách bình thường.
Đạo Phật được xếp vào hạng hội đoàn văn hóa và chỉ bị chi phối bởi Luật hội đoàn 1901.
Thiếu cơ quan lãnh đạo Phật giáo toàn quốc
Từ khi xuất hiện cách đây trên 2000 năm, rất nhiều tông phái Phật giáo Ấn Độ và Trung Hoa đã được du nhập vào Việt Nam.
Phái Đại thừa (Mahayana) chiếm đa số với các tông phái Bắc tông, Thiền tông (Zen), Tịnh Độ tông, Mật tông (Vajrayana); phái Tiểu thừa (Theravada) chỉ giới hạn ở miền Nam với các tông phái Nam tông, Phật giáo nguyên thủy, Phật đường Nam tông Minh sư đạo.
Mỗi tông phái có nhiều hệ phái nhỏ, Đại thừa Thiền tông có những chi phái Trúc Lâm, Hoa Nghiêm, Liễu Quán… Ngoài ra có nhiều tông phái chỉ phát sinh tại miền Nam Việt Nam như Phật giáo Hòa hảo, Tứ ân Hiếu nghĩa, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam, Bữu sơn Kỳ hương...
Nói chung, cho tới năm 1954, Phật giáo tại Việt Nam chưa bao giờ được tổ chức thành một giáo hội chính quy mà chỉ có những tông phái và chi phái riêng biệt và sinh hoạt độc lập với nhau.
Hơn nữa, do không có một cơ quan Phật học chủ đạo để đào tạo giới tăng lữ, ai cũng có quyền đi tu và có thể trở thành tăng sĩ, tăng sĩ nào có công xây chùa thì được trụ trì tại chùa đó.
Do thiếu sách báo viết về Phật học, trình độ thuyết pháp của những vị sư ở thành thị và thôn quê rất là chênh lệch và nghi thức phụng pháp giữa hai vùng cũng hoàn toàn khác nhau. Tại nhiều nơi, nhất là trong các chùa lớn, những thiền sư trụ trì tự in sách Phật giảng dạy giáo lý cho tín đồ và khách thập phương.
Chính qua những buổi thuyết giảng này mà uy tín của mỗi vị thiền sư tỏa rộng trong khắp dân gian và trở thành cấp lãnh đạo tự nhiên của Phật giáo. Trong nhiều trường hợp, những cấp lãnh đạo này là một đe dọa cho các chính quyền đương thời.
Tại miền Bắc, sinh hoạt của các giáo phái và những cơ sở Phật giáo (chùa chiền, đền thờ, am tự…) đã gần như hoàn toàn nằm trong tay chính quyền cộng sản, những vị sư trụ trì trong các chùa đều do nhà nước bổ nhiệm và sinh hoạt của những cán bộ nhà nước.
Những hình thức cầu siêu, cúng bái đều bị cấm đoán và bị cho là mê tín dị đoan, việc tuyển dụng sư sãi rất là hạn chế và phải được chính quyền chấp nhận.
Tại miền Nam, dưới thời đệ nhất cộng hòa (1954-1963), đạo Phật vẫn phát triển một cách bình thường với sự hội nhập của nhiều nhà sư và Phật tử từ miền Bắc di cư vào.
Năm 1954, toàn miền Nam có 2.206 chùa chiền lớn nhỏ, con số đó đã tăng lên gấp đôi vào năm 1963 với 4.776 cơ sở.
Về tổ chức, Tổng Hội Phật giáo Việt Nam, được thành lập từ năm 1951 và trụ sở đặt tại Sài Gòn, là cơ quan điều hành các hội đoàn Phật giáo Đại thừa trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa; miền Trung và miền Nam cũng có những tổng hội Phật giáo riêng, sinh hoạt độc lập với Tổng hội Sài Gòn, như Giáo Hội Tăng Già Trung Phần, Tổng hội Phật Giáo Thừa Thiên, Tỉnh Hội Phật Giáo Thừa Thiên…
Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, vụng về hay cố ý, chính quyền Ngô Đình Diệm đã thi hành một số biện pháp phân biệt đối xử đối với Phật giáo.
Lúc đầu, các cấp lãnh đạo Phật giáo phản đối việc áp dụng đạo Dụ số 10 ban hành ngày 6/8/1950 dưới thời cựu vua Bảo Đại, theo đó những tổ chức tôn giáo được xếp ngang hàng với các hội đoàn và những hạn chế của nó, như không được quyền nhận tiền trợ cấp, giới hạn quyền sở hữu bất động sản…
Tiếp theo là Công điện số 5159 ngày 6/5/1963 cấm treo cờ tôn giáo vào dịp lễ Phật Đản hai ngày sau đó gây bất mãn trong giới Phật tử Huế.
Ủy ban liên phái bảo vệ Phật giáo để tranh đấu đòi bình quyền tôn giáo được thành lập, nhiều vị lãnh đạo đã bị bắt giam.
Biểu tình và chống biểu tình đã làm nhiều người thiệt mạng và phong trào chống đối chính quyền Ngô Đình Diệm lan rộng trên khắp miền Nam, mà cao điểm là ngày 11/6/1963 với cái chết của Hòa thượng Thích Quảng Đức. Chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ ngày 1/11, chấm dứt nền Đệ nhất cộng hòa.
Nhắc lại, trong thời gian từ 1960 đến 1963, chính quyền cộng sản miền Bắc tiến hành cuộc tiến chiếm miền Nam bằng võ lực, Hoa Kỳ muốn đưa quân vào can thiệp nhưng gặp sự chống đối của chính quyền Ngô Đình Diệm.
Cuộc tự thiêu của Hòa thượng Quảng Đức ngày 11/6 và cú đảo chánh ngày 1/11/1963 đều do Hoa Kỳ dàn dựng để lấy cớ bênh vực Phật giáo nhằm thành lập một chính quyền thân Mỹ tại miền Nam.
Về Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
Từ sau khi được tự do hành đạo và tổ chức giáo hội, những cấp lãnh đạo tông phái Phật giáo nhận thấy muốn có tiếng nói mạnh trong và ngoài nước thì phải được kết hợp thành một tổ chức có quy củ như Giáo hội Công giáo La Mã, với những chức vụ và cơ quan chức năng liên hệ.
Nhưng khi biến ước muốn thành hiện thực, sự việc đã không dễ dàng: Tổng hội Phật giáo Việt Nam quá yếu, chỉ có danh mà không có thực, còn những tông phái Phật giáo khác thì có rất nhiều và rất phân tán.
Ngày 31/12/1963, đại diện 11 tông phái và hội Phật giáo Bắc tông và Nam tông đã cùng nhau họp tại chùa Xá Lợi, Sài Gòn, để soạn thảo Hiến chương thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Ngày 4/1/1964, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ra đời và trở thành cơ quan lãnh đạo sinh hoạt Phật giáo trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.
Cơ quan điều hành giáo hội gồm hai viện: Viện Tăng Thống (giáo luật) và Viện Hóa Đạo (điều hành). Hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm Tăng thống (chủ tịch), Thượng tọa Thích Tâm Châu làm viện trưởng Viện Hóa Đạo và Thượng tọa Thích Trí Quang làm tổng thư ký Viện Tăng Thống. Chùa Ấn Quang tại Sài Gòn được chọn làm trụ sở sinh hoạt của Giáo hội, tức Viện Tăng Thống. Viện Hóa Đạo, trụ sở đặt tại Việt Nam Quốc tự đường Trần Quốc Toản, Sài Gòn.
Do quen với sinh hoạt tự do và tự trị từ lâu đời, những tăng sĩ và cư sĩ của giáo hội mới này chưa quen với sinh hoạt có tổ chức, hơn nữa nhiều tăng sĩ đã bỏ ra nhiều công lao muốn được trao những vai trò quan trọng hơn, nhưng thực tế đã không như mong ước.
Tuy mang danh là một giáo hội tôn giáo, nhưng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hoạt động như một tổ chức chính trị năng động. Chính vì thế ngay sau khi vừa ra đời, việc điều hành Giáo hội đã gặp nhiều khó khăn.
- Bất mãn nội bộ giữa hai ViệnVới những thành tích trong cuộc tranh đấu tại Huế, Thượng tọa Thích Trí Quang muốn nắm giữ một vai trò tích cực hơn trong việc biến Phật giáo thành một lực lượng quần chúng đáng kể để đấu tranh chính trị bạo động với chính quyền quân sự miền Nam mà chức vụ tổng thư ký của ông không đủ điều kiện để thực hiện. Trong khi Thượng tọa Tâm Châu thì ngược lại, cổ động đường lối đấu tranh ôn hòa để đạt mục tiêu.
- Khác biệt về khuynh hướng chính trị giữa hai vị lãnh đạo
Sau 1964, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được chia làm hai khối: khối Ấn Quang và khối Việt Nam Quốc Tự. Khối Ấn Quang, gồm 3 đoàn thể, do Thượng tọa Thích Trí Quang và Đại đức Nhất Hạnh lãnh đạo biểu lộ khuynh hướng thân cộng (Mặt trận Giải phóng Miền Nam) và hoạt động chống lại chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, mà cao điểm là cuộc bạo loạn cướp chính quyền năm 1966 nhưng bị thất bại.
Khối Việt Nam Quốc Tự, với 8 đoàn thể, biểu lộ khuynh hướng thân chính quyền và được công nhận là đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Lực lượng Phật giáo Việt Nam được thành lập dưới quyền lãnh đạo của Viện Hóa Đạo để tranh đấu và đề đạt nguyện vọng như yêu cầu chính quyền quân sự tái lập lại chính quyền dân sự và Mặt trận Giải phóng miền Nam giải giới và rút về vĩ tuyến 17.
Sự phân chia giữa hai khối kéo dài cho đến khi chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ ngày 30/4/1975. - Chia rẽ ngay trong phong trào Phật giáoMặc dầu Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã chính thức thành lập với sự kết hợp 11 tông phái và hội Phật giáo, một số tăng sĩ khác vẫn tiếp tục sinh hoạt riêng và lập những hội đoàn khác.
Những tổ chức thân với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa là Viện Cao đẳng Phật học, được thành lập ngày 13/3/1964, nhằm đào tạo và cấp bằng cấp Phật học; Giáo hội Thiền tông Việt Nam được thành lập tháng 11/1964; liên phái Phật tự khu vực Sài Gòn Gia Định tách khỏi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất để thành Tổng Giáo hội Phật giáo Việt Nam tháng 12/1964.
Những tổ chức Phật giáo thân với Mặt trận Giải phóng Miền Nam rất nhiều và thường được sử dụng như những cơ sở giao liên, tất cả đều đặt dưới sự điều động của Hội Lục hòa Phật tử do Mặt trận Giải phóng Miền Nam thành lập.
Hóa giải Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
Ngay sau 30/4/1975, chính quyền cộng sản Việt Nam áp dụng chính sách hạn chế hoạt động tín ngưỡng đối với mọi tôn giáo. Toàn bộ những cơ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Viện Hóa Đạo cũng như Ấn Quang, bị chính quyền mới tịch thu, nhiều vị sư lãnh đạo tị nạn sang nước ngoài như Thích Tâm Châu, Thích Nhất Hạnh.
Những hình thức lễ lạt lớn của Phật giáo đều bị cấm, kể cả việc treo cờ. Cuối năm 1975, nhiều cuộc đụng độ giữa Phật tử và công an đã xảy ra, 12 người tự thiêu nhưng cũng không làm thay đổi quyết tâm đặt giáo hội Phật giáo dưới quyền kiểm soát của chính quyền cộng sản.
Những cơ sở công ích còn lại của giáo hội Phật giáo cũng lần lượt bị đóng cửa hay quốc hữu hóa, như cô nhi viện Quách Thị Trang, Viện Đại học Vạn Hạnh, nhà xuất bản Lá Bối.
Các cấp lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị coi là phản động, cũng đã lần lượt bị bắt giam: Hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ và Thích Thiện Minh.
Những người đã từng ủng hộ Mặt trận Giải phóng Miền Nam trước kia và đang có chân trong Mặt trận Tổ quốc và Quốc hội, như Hòa thượng Thích Đôn Hậu, cũng bị đối xử thô bạo vì dám chống lại chính quyền.
Để hóa giải ảnh hưởng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và nắm Phật giáo trong tay, ngày 7/11/1981 chính quyền cộng sản Việt Nam cho ra đời Hiến chương thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, qui tụ 9 tổ chức giáo hội, hội, và hệ phái trên toàn quốc, trụ sở đặt tại chùa Quán Sứ, Hà Nội.
Sơ đồ tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam không khác gì sơ đồ của một đảng phái hay hội đoàn dân sự, với những cấp trung ương, tỉnh thành, quận huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh.
Quyết tâm biến Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành một công cụ chính trị của chế độ thể hiện rõ rệt trong Điều 7 của Hiến chương:
"Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động theo đúng Giáo pháp, Giáo luật Phật chế và Pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam".
Ngoài ra Hội đồng Trị sự, tức cơ quan điều hành, còn có nhiệm vụ giới thiệu tăng ni, cư sĩ Phật tử tham gia các cơ quan dân cử, tổ chức chính trị xã hội.
Từ sau khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời, mà quần chúng Việt Nam gọi là 'Giáo hội Phật giáo nhà nước' hay 'Giáo hội Phật giáo quốc doanh', tầm hoạt động và ảnh hưởng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất suy giảm hẳn.
Tăng sĩ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị chính quyền cộng sản Việt Nam gây áp lực gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nếu muốn tiếp tục trụ trì hay ở lại trong những cơ sở tu hành.
Hiện nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chỉ còn giữ được khoảng 10% tổng số cơ sở đã có trước 1975. Tất cả những cơ sở còn lại được chính quyền cộng sản Việt Nam giao cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam quản lý.
Sự can thiệp của chính quyền trực tiếp vào cách hành đạo đã khiến sinh hoạt của Phật giáo Việt Nam suy đồi. Một số sư sãi được chính quyền đề cử trụ trì đã biến chốn thờ phượng thành nơi giải trí và buôn thần bán thánh.
Nhiều cán bộ cao cấp trong chính quyền bỏ tiền xây chùa và mướn sư sãi trông nom với hy vọng được về cõi Niết Bàn sau khi chết. Có chùa còn tạc tượng bồ tát Hồ Chí Minh, có tượng được dát vàng, để thờ ngang với các chư Phật.
Hiếm thấy một vị sư nào có nước da cháy nắng, gầy ốm còn đi khất thực hay sống trong những ngôi chùa ảm đạm để tu thiền và giảng thuyết.
Ngày nay, nhiều khách thập phương đến chùa để cầu xin trúng số hay thỏa mãn tình duyên nhiều hơn là để cầu nguyện.
Thêm vào đó, sự tuyển chọn người đảm nhiệm nhiều chức vụ tôn giáo do chính quyền quyết định. Sinh hoạt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đang bị chính quyền cộng sản Việt Nam trần tục hóa.
Trước chính sách trần tục hóa của sinh hoạt Phật giáo, sự tồn tại của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là rất cần thiết, vì đó là một đối trọng.
Nhưng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hiện nay không còn thống nhất như trước. Tầm vóc hoạt động của giáo hội trong và ngoài nước đã bị thu hẹp nhưng tranh chấp quyền lực vẫn tiếp tục xảy ra ngay trong nội bộ Giáo hội mà vụ Thích Chánh Lạc là một thí dụ.
Thêm vào đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đang đối đầu với nguy cơ lão hóa.
Hòa thượng Thích Quảng Độ năm nay đã 85 tuổi, những người có thể kế tục chắc chắn không còn trẻ và cũng không có tầm vóc uy tín và bản lĩnh như ông.
Nếu không đào tạo được những thế hệ thay thế, sự tồn tại của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đang bị đếm ngược.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Nguyễn Văn Huy từ Paris. BBC tiếp tục đón nhận các bài và các dòng ý kiến khác nhau về chủ đề này.
Hai con đường, hai khác biệt'
4 tháng 5 2015 Cập nhật lúc 00:06 ICT
Nhà nghiên cứu Phật học và vận động cho nhân quyền, tự do tôn giáo Võ Văn Ái nói về sự khác biệt giữa Hòa thượng Thích Nhất Hạnh và một số hòa thượng thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trong quan hệ với chính quyền và đảng cộng sản Việt Nam từ sau năm 1975 tới nay.
Theo nhà hoạt động từ Paris, Hòa thượng Nhất Hạnh đã có con đường đi riêng khác biệt về bản chất với con đường của một số vị lãnh tụ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất từ sau năm 1975 tới nay, mặc dù dường như điểm chung của hai con đường ấy tới nay đều có một kết quả là chưa được sự 'chấp nhận' của chính quyền Việt Nam.
Ông Võ Văn Ái nói:
"Trường hợp Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất dưới quyền lãnh đạo tối cao của ngài Huyền Quang và Quảng Độ có bao giờ mà nhà nước chấp nhận đâu, từ đầu tới cuối.
"Năm 1977, họ kết án hai ngài mấy năm tù, rồi từ đó trở về sau họ giải giới về quản thúc ở miền quê Thái Bình và Quảng Ngãi của hai ngài, chưa bao giờ, không bao giờ có một sự tiếp cận nào hết.
Ông Võ Văn Ái nói:
"Trường hợp Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất dưới quyền lãnh đạo tối cao của ngài Huyền Quang và Quảng Độ có bao giờ mà nhà nước chấp nhận đâu, từ đầu tới cuối.
"Năm 1977, họ kết án hai ngài mấy năm tù, rồi từ đó trở về sau họ giải giới về quản thúc ở miền quê Thái Bình và Quảng Ngãi của hai ngài, chưa bao giờ, không bao giờ có một sự tiếp cận nào hết.
"Mà chỉ có những kiến nghi bên phía Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất đòi hỏi quyền tự do tôn giáo, quyền sinh hoạt của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam thống nhất, là một Giáo hội dân lập và truyền thừa có 2.000 năm lịch sử.
"Còn bên phía tiếp cận của Hòa Thượng Nhất Hạnh thì nó khác, nó không giống, nó không đại biểu cho lập trường của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
"Đó là chuyện có tính chất cá nhân của pháp môn Làng Mai, nó không đại biểu cho phật tử Việt Nam và cũng không đại biểu cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất.
"Trường hợp của Hòa thượng Nhất Hạnh có thể gọi là sự tiếp cận với nhà nước Việt Nam, cái đó đưa tới sự thất bại như chúng ta thấy.
"Còn trong trường hợp của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất không hề có sự tiếp cận.
"Gần đây, khi đức Tăng thống Thích Quảng Độ tiếp bà Tổng lãnh sự Hoa Kỳ, ngài cũng tuyên bố rằng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là giáo hội duy nhất đối lập với Đảng Cộng sản và không chấp nhận Đảng Cộng sản.
"Là bởi vì cái đó đi ngược với giáo lý từ bi, trí tuệ của Đạo Phật," nhà hoạt động dẫn lời Hòa thượng Quảng Độ, nói.
'Vắt chanh bỏ vỏ'?
'Được cá thì quên nơm', 'được chim thì quên ná', thành ra khi họ dùng xong rồi, thì họ không xem là gì cả, vì nếu họ tiếp tục, thì pháp môn Làng Mai sẽ phát triển từ từ ở trong nước, và điều đó Đảng Cộng sản không có thích
Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong một lần đồng chủ trì trai đàn bình đẳng chẩn tế ở Sài Gòn khi về thăm Việt Nam.
Nhà vận động nhân quyền và tự do tôn giáo đề cập vụ việc Hòa thượng Thích Nhất Hạnh và tăng đoàn Làng Mai đã bị nhà nước Việt Nam phản ứng thông qua vụ hàng trăm tăng sinh và giáo thọ của Làng bị chính quyền trục xuất ra khỏi Tu viện Bát Nhã ở tỉnh Lâm Đồng hồi tháng 9/2009, chỉ một năm sau khi Thiền sư Nhất Hạnh có liền ba chuyến về nước hoằng pháp trong các năm 2005, 2007 và 2008.
Ông Võ Văn Ái đưa ra bình luận vụ Bát Nhã nguyên nhân gây gián đoạn quan hệ giữa Làng Mai và chính quyền Việt Nam:
"Trong từ ngữ mà người Việt hay nói gọi là 'vắt chanh bỏ vỏ' đó, thực ra Hòa thượng Nhất Hạnh đã có đơn xin với Bộ Văn hóa Hà Nội xin về từ năm 2000, và ông đã đưa tất cả những bài mà ông sẽ thuyết pháp cho Bộ văn hóa xem, thoạt đầu họ có hứa hẹn gì đó, nhưng đến phút chót, họ không cho về.
"Nhưng năm 2005 thì họ cho về là bởi vì lúc đó Việt Nam bị đặt vào trong danh sách CPC (các quốc gia gây lo ngại đặc biệt), thành ra danh sách đó làm phiền nhà nước cộng sản lắm, thì nhà nước cộng sản mới dùng chiêu bài để rút tên mình ra khỏi danh sách CPC bằng hai sự kiện".
Và nhà hoạt động đề cập việc Hòa thượng Nhất Hạnh được cho phép về thăm Việt Nam và thuyết giảng về phật giáo và giáo lý Làng Mai, cũng như việc nhà nước cho thả tự do một số ít nhân vật Phật giáo được cho là trực tiếp hay gián tiếp liện hệ với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trước 1975.
Trong số đó, theo ông Võ Văn Ái, có hai vị đã bị kết án tử hình từ năm 1988 là Thượng tọa Tuệ Sỹ và Thượng tọa Trí Siêu (tức Thiền sư, Giáo sư Lê Mạnh Thát) và chính quyền tổ chức một hội thảo về Phật giáo Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh.
"Tất cả những cái đó để chứng minh cho Hoa Kỳ biết rằng không hề có đàn áp Phật giáo, và khi mà họ làm xong nhiệm vụ, khi mà Tổng thống (George W.) Bush đến Hà Nội cuối năm 2006, vào tháng 11, để dự Hội nghị APEC, thì món quà mà Tổng thống Bush đem về là rút Việt Nam ra khỏi danh sách CPC.
"Khi đã làm xong công tác thành công, thì họ không cần đến người mà họ dùng trước nữa, 'được cá thì quên nơm', 'được chim thì quên ná', thành ra khi họ dùng xong rồi, thì họ không xem là gì cả, vì nếu họ tiếp tục, thì pháp môn Làng Mai sẽ phát triển từ từ ở trong nước, và điều đó Đảng Cộng sản không có thích.
"Bởi vì họ không tôn trọng tôn giáo, thành ra khi họ dùng xong việc, thì họ bỏ thôi, có gì đâu, đấy là vấn đề rất dễ hiểu," nhà nghiên cứu Phật học và hoạt động nhân quyền nêu quan điểm.
Mời quý vị theo dõi phần đầu cuộc trao đổi gồm hai phần giữa BBC với nhà nghiên cứu Phật học từ Paris, Pháp, tại đây.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2015/05/150503_vovanai_langmai_part2
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2015/05/150503_vovanai_langmai_part2
TIN VIỆT NAM
Mâu thuẫn phe nhóm trước Đại hội Đảng 12 lại bùng phát?
Các chuyên gia phân tích chính trị nói gì về việc này?
Thông điệp phía sau bài diễn văn bế mạc
Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Ban Chấp hành trung ương Đảng CSVN lần thứ 11 – Khóa XI, với nội dung chủ yếu là bàn về công tác nhân sự, để chuẩn bị cho Đại hội Đảng CSVN lần thứ XII đã kết thúc.
Đáng chú ý, phát biểu bế mạc Hội nghị TW 11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định "Kiên quyết không để lọt vào BCH TƯ những người có biểu hiện không kiên định đường lối, quan điểm của Đảng, có biểu hiện cơ hội chính trị, nói và làm trái Cương lĩnh, đường lối, nguyên tắc của Đảng, cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, phe cánh, lợi ích nhóm và mị dân".
Điều này đã khiến cho dư luận cho rằng, ông Tổng BT muốn chuyển đi một thông điệp tới một nhân vật lãnh đạo cao cấp nào đó trong Đảng.
Theo VNN online, Tổng BT Nguyễn Phú Trọng cũng thừa nhận đây là việc "vô cùng khó khăn". Từ xưa đến nay, bất kỳ đại hội nào công tác chuẩn bị nhân sự cũng có ý kiến này ý kiến khác. Thậm chí toàn dân bàn nhân sự, trong chưa bàn nhưng dư luận đã có rất nhiều phương án, không chỉ chúng ta quan tâm mà các nước bạn cũng quan tâm.
Nói về tình hình nội bộ Đảng CSVN trong thời gian vừa qua và khả năng có thể sau Đại hội Đảng lần thứ 12, từ Canada LS. Vũ Đức Khanh một chuyên gia về chính trị quốc tế cho biết đánh giá của ông. Ông nói:
“Cái đặc biệt trong vấn đề nội bộ của Đảng CSVN là từ sau Đại hội XI cho thấy rằng Đảng đã không kiểm soát được tình hình, mà Chính phủ đang kiểm soát tình hình. Cho nên tôi thấy từ các nỗ lực của Đảng đã dẫn tới tình trạng Đảng đã hoàn toàn thua bên phía Chính phủ. Cho nên vì những đấu đá đó đã dẫn tới việc sau các Hội nghị TW 10 và 11 chúng ta đã thấy ông Nguyễn Tấn Dũng đã ngày càng mạnh mẽ hơn. Vì vậy tôi nghĩ rằng cái vai trò của ông Dũng sau Đại hội 12 này sẽ là vai trò quyết định, có thể ông Dũng sẽ thay ông Trọng để đảm trách chức vụ Tổng BT. ”
Vì những đấu đá đó đã dẫn tới việc sau các Hội nghị TW 10 và 11 chúng ta đã thấy ông Nguyễn Tấn Dũng đã ngày càng mạnh mẽ hơn. Vì vậy tôi nghĩ rằng cái vai trò của ông Dũng sau Đại hội 12 này sẽ là vai trò quyết định, có thể ông Dũng sẽ thay ông TrọngViệc mâu thuẫn nội bộ trong các đảng hay các tổ chức chính trị là điều hoàn toàn bình thường, không phải chỉ có trong nội bộ Đảng CSVN. TS. Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện phản biện IDS nhận định:
LS. Vũ Đức Khanh
“Tôi thì không nghĩ rằng việc phân thành phe bảo thủ hay phe cải cách, rồi phe thân TQ hoặc phe cải cách là một cái khuôn khổ hợp lý để phân tích tình hình chính trị VN. Bởi đôi khi nó không phản ảnh đúng thực chất. Tuy nhiên cái việc có các phe phái thì tôi đã nói là nó luôn luôn có, kể cả việc nó gầm ghè với nhau hay thỏa hiệp thì nó là việc thường xảy ra trong Đảng CSVN hay trong các tổ chức chính trị. Ở nơi nào nó cũng thế.”
Trả lời câu hỏi, ông có đánh giá gì về phát biểu bế mạc Hội nghị TW11 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?
Từ Đà lạt, TS. Hà Sĩ Phu một nhân vật bất đồng chính kiến nhận định:
“Qua cái lời ông (Nguyễn Phú) Trọng về tiêu chuẩn rất nhiều cái người ta có cảm giác động chạm, có vẻ như nhằm chặn đường vào trung ương của ông Nguyễn Tấn Dũng. Như về tuổi, về quan hệ và những việc ai cũng biết nếu mà lôi ra thì sẽ động chạm đến Nguyễn Tấn Dũng.”
Trận chiến giữa phe nhóm
Đó là chỉ dấu cho thấy, trận chiến quyền lực giữa các phe nhóm trong nội bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng CSVN một lần nữa đã bùng phát trở lại. LS. Vũ Đức Khanh khẳng định:
“Chúng ta thấy trong bài diễn văn kết thúc Hội nghị TW11 ngày 7/5 vừa qua của ông Nguyễn Phú Trọng có nói về tiêu chuẩn của Ủy viên TW. Nếu đi vào phần nói về vấn đề đạo đức và điều hành thì thấy rõ diễn văn đó đang nhắm vào một người, đó là ông Nguyễn Tấn Dũng. Tôi nghĩ rằng đó là vấn đề dễ hiểu, bởi vì Đảng đã không kiểm soát được tình hình, mà thực sự Chính phủ đang kiểm soát tình hình. Cho dù những tiêu chuẩn đó có nhắm vào ông Dũng cũng sẽ không giải quyết được điều gì, vì đó là xu thế của thời đại.”
Trong bài viết “TBT Trọng đặt 'tiêu chuẩn' nhân sự, chặn đà thâu tóm của thủ tướng Dũng” trên trang Dân làm báo, tác giả Hoàng Trần đã nhận định rằng: “Người ta dễ dàng nhận ra sự ám chỉ này dành cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thậm chí, TBT Nguyễn Phú Trọng còn công khai chỉ rõ hơn những điều được gọi là "khuyết điểm" của ông Nguyễn Tấn Dũng thông qua tuyên bố này. Do vậy, diễn biến hội nghị cho thấy kế hoạch củng cố quyền lực của ông Nguyễn Tấn Dũng có nguy cơ bị phá hoại bởi cuộc chiến phe phái do TBT Nguyễn Phú Trọng cầm đầu.”
Khi được hỏi, ông có nhận định gì diễn biến chính trị trong nội bộ Đảng CSVN từ nay đến trước đại hội Đảng lần thứ 12, vào đầu năm 2016?Nhớ lại lời phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng ngày 30/4, cái mà người ta gọi là diễn văn chửi Mỹ, nhưng vái Tàu thì nó khác hẳn những lời nói đẹp đẽ của ông Dũng nói trước đây. Người ta bảo kiểu này có lẽ là có những áp lực, nếu ông ấy không nói theo quan điểm chính thống thì có khi ông ấy nguyTS. Hà Sĩ Phu
Thời gian gần đây đã có một số chỉ dấu cho thấy ông Nguyễn Tấn Dũng đã chịu một sức ép đáng kể. TS. Hà Sĩ Phu ghi nhận:
“Người ta nhớ lại lời phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng ngày 30/4, cái mà người ta gọi là diễn văn chửi Mỹ, nhưng vái Tàu thì nó khác hẳn những lời nói đẹp đẽ của ông Dũng nói trước đây. Người ta bảo kiểu này có lẽ là có những áp lực, nếu ông ấy không nói theo quan điểm chính thống thì có khi ông ấy nguy. Vậy như thế chắc là lần này ông Nguyễn Tấn Dũng không đạt được mong muốn để trở thành Tổng Bí thư.”
TS. Nguyễn Quang A cho chúng tôi biết đánh giá của ông, ông nói:
“Tất nhiên những người suy đoán như vậy thì người ta có lý của người ta, Nhưng mà tôi nghĩ những cái tiêu chuẩn mà ông Nguyễn Phú Trọng nêu ra thì là những cái tiêu chuẩn chung chung mà trước kia người ta cũng nêu như vậy, nó cũng không phải là một cái gì đặc sắc cho lắm. Cũng có thể có người nghĩ cái đó nhằm ám chỉ đến người này người kia thì cái đó cũng rất có thể, nhưng chưa chắc đã phải như vậy. Song tất nhiên trong cái việc này từ trước đến nay nó luôn luôn có các cuộc đấu tranh trong nội bộ, thì những lời ám chỉ ấy cũng rất có thể là như vậy.”
Tất cả những vấn đề dư luận đang nói đến chỉ là sự đồn đoán, để đánh giá chính xác tình hình chính trị VN là điều hoàn toàn không đơn giản. LS. Vũ Đức Khanh khẳng định:
“Cái vấn đề chính theo tôi nghĩ, ở VN hiện tại chúng ta không thể nói được ai là người quyết định được vận mạng của đất nước. Vì có thể cái cơ quan quyết định cái đó chưa chắc là Bộ Chính trị, mà là một thế lực nào đó đang điều hành vấn đề đó còn nằm trong bóng tối.”.
Cần phải nhắc lại, Tổng BT Nguyễn Phú Trọng trong lúc đọc bài diễn văn bế mạc Hội nghị TW4 - Khóa XI (tháng 10/2012), đã không cầm được nước mắt khi Ban Chấp hành TW không thông qua nghị quyết kỷ luật đồng chí X - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng do Bộ Chính trị đề nghị. Đây được coi là sự thất bại trong nước cờ nhằm hạ bệ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của phe cánh Tổng BT Nguyễn Phú Trọng.
TBT Nguyễn Phú Trọng đang 'yếu thế'?
- 10 tháng 5 2015
Phát biểu khi tiếp xúc cử tri cuối tuần này của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng cho thấy ông đang yếu thế, theo nhà quan sát từ Canada.
Hôm 09/5/2015, truyền thông Việt Nam trích dẫn lời của ông Nguyễn Phú Trọng tại một cuộc tiếp xúc cử tri ở Quận Ba Đình, Hà Nội, trong đó ông Trọng nói:
"Ngăn kẻ cơ hội vào Trung ương không đơn giản" và "Bí thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát ông?".
Một điều nữa chứng minh rằng Đảng cộng sản Việt Nam và phe cánh của Đảng đã bị thua rất là nặng so với phe cánh của Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Bình luận về các phát ngôn này, hôm thứ Bảy từ Canada, Luật sư Vũ Đức Khanh, Giáo sư Luật học tại Đại học Ottawa cho rằng đây là cách nói của 'người yếu thế'.
Nhà quan sát cho rằng tương quan lực lượng trong nội bộ Đảng Cộng sản trước kỳ Đại hội Đảng lần thứ 12 hiện đang cho thấy ông Tổng Bí thư và 'phe cánh' của ông 'suy yếu' và 'kém thế' so với ông Thủ tướng chính phủ và 'phe quyền lực' của Thủ tướng.
Ông Khanh nói:
"Một điều nữa chứng minh rằng Đảng cộng sản Việt Nam và phe cánh của Đảng đã bị thua rất là nặng so với phe cánh của Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
"Chương trình cải cách của ông Nguyễn Tấn Dũng theo tôi được biết sẽ không còn sử dụng cơ chế 'Tam đầu chế', tức là một bên là Chính phủ, một bên là Đảng, một bên là Quốc hội.
"Tôi nghĩ rằng trong giai đoạn mới sẽ gom về một mối. Tức là ông Nguyễn Tấn Dũng có tham vọng trở thành Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, kèm thêm một chức vụ có thể nắm luôn cả Chủ tịch Nước."
'Kẻ thua cuộc'
Luật sư Vũ Đức Khanh tin rằng chỉ những người 'thua cuộc' mới hay 'nói nhiều' và 'nói lớn lên', đồng thời cho từ sâu xa, các phát biểu nói trên, mặc dù không tường minh 'nhắm vào đối tượng nào' cho thấy ông Trọng có thể lo lắng về vị thế đang lên của Thủ tướng đương kim.
Ông Khanh nói:
"Trong bất cứ một cuộc đấu, cạnh tranh nào cũng có người thắng và kẻ thua, những phát biểu của ông (Nguyễn Phú Trọng) chỉ thể hiện lên được là nhóm của ông ta ở trong vị trí đang thua.
"Nên những người thua cuộc thì thường hay la, hay la làng lên, hay la lớn tiếng này kia về những tiêu chuẩn này, tiêu chuẩn nọ.
"Nhưng chúng ta quan sát kỹ bài diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương 11 vừa qua, thì chúng ta thấy rằng những tiêu chuẩn đó cũng quá mập mờ, chồng chéo nhau, cái này dính vào cái kia, rất là phức tạp.
"Nhưng tựu chung, như thế nào là thì gọi là người cơ hội chủ nghĩa, thì vấn đề đó ông Trọng và những người theo quan điểm của ông ấy cần phải nêu rõ ra. Cái khái niệm như thế nào gọi là người cơ hội chủ nghĩa?"
Trở lại Hội nghị Trung ương 9, Hội nghị Trung ương 10, thì chúng ta thấy rằng ngay cả Hội nghị Trung ương 9 cũng không có chỉ rõ là 'đồng chí X' là ai? Nếu như mà thực sự bên phía Đảng đã mạnh, thì chúng ta đã biết rằng 'đồng chí X' là ai rồi
Theo nhà luật học, trong bài diễn văn này, ông Dũng đã nhắm vào việc lôi kéo những người 'ở phe đảng' và ra chỉ dấu với họ rằng: "nếu các anh không đi với tôi, thì các anh sẽ thành người thua cuộc".
Theo ông Vũ Đức Khanh, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chưa bao giờ rõ ràng khi nói về những thành phần được gọi là "kẻ cơ hội" và nhà quan sát nói nếu phe đảng 'đã mạnh' hơn các phe khác, thì trong các kỳ Hội nghị trước, các đảng viên, cử tri và quần chúng đã biết được, chẳng hạn như, "Đồng chí X" là ai.
Luật sư nói thêm: "Nếu chúng ta trở lại Hội nghị Trung ương 9, Hội nghị Trung ương 10, thì chúng ta thấy rằng ngay cả Hội nghị Trung ương 9 cũng không có chỉ rõ là 'đồng chí X' là ai?
"Nếu như mà thực sự bên phía Đảng đã mạnh, thì chúng ta đã biết rằng 'đồng chí X' là ai rồi."
Gần đây, lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam cũng có những thông điệp nhắm tới vai trò của quân đội, trong đó ông Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh 'không được phi chính trị hóa quân đội' và 'quân đội phải trung thành với Đảng Cộng sản."
Trong khi đó, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 11, những người chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng đã đặt ra vấn đề về "tiêu chuẩn" nhân sự lãnh đạo Đảng, trong đó nhấn mạnh "chọn lãnh đạo không tham vọng quyền lực", một khái niệm mà tới nay dường như chưa được rõ nội hàm và đối tượng nhắm tới lắm, theo giới quan sát.
Bài diễn văn của ông Trọng nhiều hàm ý’
- 11 tháng 5 2015
Một nhà quan sát từ trong nước cho rằng bài diễn văn bế mạc hội nghị trung ương lần thứ 11 hôm 7/5 của ông Trọng nêu ra một loạt các tiêu chuẩn để được vào Ban Chấp hành Trung ương khóa tới là ‘có nhiều hàm ý’.
Hội nghị trung ương 11 đã bàn bạc về các tiêu chí lựa chọn những người vào ban lãnh đạo tối cao của Đảng trong khóa tới.Nhiều tiêu chí
Trong diễn văn bế mạc, ông Trọng đã nêu một loạt các ‘khuyết điểm’ mà theo ông Đảng ‘kiên quyết không để lọt vào Ban Chấp hành trung ương’, trong đó có: cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, vận động cá nhân, tư tưởng cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm, không dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải, mị dân, chuyên quyền, độc đoán, trù dập người thẳng thắn đấu tranh, để xảy ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng, tham nhũng, tiêu cực lớn ở địa phương, đơn vị, không chịu nghiên cứu học hỏi, bảo thủ, trì trệ, làm việc kém hiệu quả, kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc, bản thân và vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính...
Trao đổi với BBC, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, một nhà quan sát chính trị từ Tp HCM, nhận định rằng ông Trọng đề cập đến tiêu chí ‘không tham vọng quyền lực’ là ‘muốn đề cập đến người vì tham vọng quyền lực mà gom góp cho cá nhân mình’.
“Tham vọng quyền lực thật ra không xấu nếu nó có thể giúp giải quyết những vấn đề cho nhân dân,” ông Dũng giải thích, “Còn tham vọng quyền lực để củng cố địa vị độc tôn cho mình để gom góp lợi ích cho cá nhân, gia đình mình thì điều đó hoàn toàn xấu.”
“Ở Việt Nam bây giờ có quá nhiều nhóm lợi ích.”
Sắp tới còn có chuyến đi của ông Trọng đến Hoa Kỳ và nếu như ông Trọng được Tổng thống Barack Obama tiếp và thậm chí tiếp đón trọng thị thì lúc đó uy tín của ông Trọng và uy tín của người được ông Trọng đề cử (cho vị trí tổng bí thư) sẽ được nâng lên đáng kể.
Hàm ý nữa mà ông Trọng muốn đề cập tới là ‘cuộc tranh giành đấu đá nội bộ trong Đảng’, theo ông Dũng.
“Những người phe này không chấp nhận những người phe kia tham vọng quyền lực trong khi những người phe này cũng có tham vọng quyền lực,” ông nói.
Không còn giằng co? Theo nhận định của ông Dũng thì bài diễn văn này cho thấy cuộc đấu đá nội bộ trong Đảng ‘không còn ở thế tương quan giằng co lực lượng như giữa năm trước nữa’.
“Dường như sau diễn văn kỷ niệm ngày 30/4 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sau Hội nghị trung ương 11 thì vấn đề tương quan lực lượng khó mà giằng co được nữa mà bên Đảng đang chiếm ưu thế,” ông Dũng nói.
“Theo nhiều người quen của tôi làm trong Nhà nước thì hiếm khi nào họ chứng kiến bài diễn văn nêu ra những từ ngữ như cơ hội, xu nịnh, mị dân của Tổng bí thư Đảng Cộng sản rõ đến như vậy,” ông nói thêm, “Điều đó làm cho người ta có cảm giác ông Trọng nếu không phải ở thế thượng phong thì cũng là đang chiếm ưu thế trong nội bộ Đảng.”
“Sắp tới còn có chuyến đi của ông Trọng đến Hoa Kỳ và nếu như ông Trọng được Tổng thống Barack Obama tiếp và thậm chí tiếp đón trọng thị thì lúc đó uy tín của ông Trọng và uy tín của người được ông Trọng đề cử (cho vị trí tổng bí thư) sẽ được nâng lên đáng kể,” ông Dũng nói
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2015/05/150511_plenum_11_observation
Chủ tịch VN dự lễ duyệt binh ở Nga, phương Tây tẩy chay
10.05.2015
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang hôm nay dự lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Đức Quốc xã ở Moscow, trong khi nhiều quốc gia phương Tây tẩy chay sự kiện phô trương sức mạnh quân sự rầm rộ này.
Chuyến thăm Nga của ông Sang kéo dài 3 ngày, theo lời mời của Tổng thống Vladimir Putin, không lâu sau khi hai quốc gia kỷ niệm 65 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao.
Chủ tịch Việt Nam là một trong số các nhà lãnh đạo của châu Á, trong đó có cả Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tới dự lễ duyệt binh quy mô lớn với sự tham gia của hàng nghìn người.
Đài truyền hình Việt Nam là một trong số ít các cơ quan truyền thông quốc tế tường thuật trực tiếp sự kiện này.
Trước đó, hôm 8/5, Chủ tịch Sang đã hội kiến Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga.
Theo báo chí trong nước, tại cuộc gặp này, ông Sang nói rằng, “dù tình hình thế giới có nhiều biến chuyển nhưng Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ, trân trọng và biết ơn những tình cảm cùng sự giúp đỡ quý báu mà người cộng sản và nhân dân Nga đã dành cho nhân dân Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc”.
Hướng Đông
Việc đánh dấu Ngày Chiến thắng với sự tham dự của nhiều quan chức từ châu Á cho thấy Nga đang hướng về phương Đông trong khi căng thẳng với phương Tây gia tăng.
Nhiều nhà lãnh đạo phương Tây đã tẩy chay quộc duyệt binh của Nga vì các hành động của nước này ở Ukraine.
Sử gia Nga Andrei Zubov nói với đài VOA rằng việc phương Tây quay lưng lại với Nga đã khiến Moscow “xoay sang các chế độ cộng sản và phi dân chủ”.
Trong khi phương Tây thực thi các biện pháp chế tài kinh tế đối với Nga, Bắc Kinh và Moscow năm ngoái đã ký một thỏa thuận 400 tỷ đôla về khí đốt thiên nhiên.
Trong lễ duyệt binh hôm nay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngồi ngay sát bên phải Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nhiều loại khí tài tối tân của Nga cũng đã ra mắt dịp này như xe tăng chiến đấu T-14 Armata.
Ngoài ra, lần đầu tiên, quân đội Trung Quốc được mời tham gia diễu hành tại Quảng trường Đỏ với hàng nghìn binh sĩ Nga khác.
Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un dự kiến tới Nga tham dự các lễ kỷ niệm trong chuyến công du nước ngoài của ông này kể từ khi lên nhậm chức, nhưng chuyến đi đã bị hủy vì “các vấn đề nội bộ”.
Chủ tịch Cuba Raul Castro cũng có mặt ở Nga trong chuyến thăm “mang tính biểu tượng” tới quốc gia đồng minh trong Chiến tranh Lạnh.
Thủ tướng Dũng cáo buộc Mỹ gây ra ‘các tội ác dã man’
Ông Nguyễn Tấn Dũng đọc diễn văn khai mạc buổi lễ đánh dấu ngày kết thúc Chiến tranh Việt Nam ở Sài Gòn, ngày 30/4/2015.
"40 năm qua, khi nói đến xây dựng, thì trước hết phải nói đến xây dựng trong một âm mưu hết sức thâm độc của chủ nghĩa bành trướng đại Hán", GS Tương Lai nhận định.
30.04.2015
Người đứng đầu chính phủ Việt Nam đã phát biểu như vậy hôm nay tại buổi lễ đánh dấu ngày kết thúc Chiến tranh Việt Nam ở Sài Gòn.
Trong bài phát biểu, ông Dũng nói rằng, 40 năm trước, “đế quốc Mỹ đã ngang nhiên áp đặt chế độ thực dân kiểu mới, biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự của Mỹ” và “gây ra biết bao tội ác dã man, biết bao đau thương, mất mát đối với đồng bào ta, đất nước ta”.
Ông cũng cũng ngỏ lời “chân thành cảm ơn các nước xã hội chủ nghĩa nhất là Liên Xô, Trung Quốc” đã giúp chính quyền Hà Nội trong Chiến tranh Việt Nam.
Cũng trong bài phát biểu này, Thủ tướng Việt Nam cũng nêu lên cuộc chiến “bảo vệ biên giới phía bắc”, và “biên giới phía tây nam”, nhưng tránh nhắc tới Trung Quốc.
Cũng trong bài phát biểu này, Thủ tướng Việt Nam cũng nêu lên cuộc chiến “bảo vệ biên giới phía bắc”, và “biên giới phía tây nam”, nhưng tránh nhắc tới Trung Quốc.
Trả lời VOA Việt Ngữ hôm 29/4, giáo sư Tương Lai, người từng làm cố vấn cho thủ tướng của Việt Nam, nhận định rằng Trung Quốc “không muốn Việt Nam trở thành một nước mạnh”. Giáo sư Tương Lai nói:
“Sau khi quân Pol Pot bị Việt Nam giáng cho một đòn chí mạng, giải phóng đất nước Campuchia, thoát khỏi diệt chủng thì Đặng Tiểu Bình mượn cớ ấy để rồi phát động chiến tranh biên giới năm 1979. Như vậy là nó muốn cho Việt Nam đang còn mình đầy thương tích từ chiến tranh thì nó giáng cho một đòn nữa để củng cố quyền lực của Trung Quốc, để Việt Nam không thể ngoi dậy, tiếp tục lớn mạnh bên cạnh một nước láng giềng khổng lồ, luôn luôn đối chọi mà muốn nuốt chửng Việt Nam”.
Lễ duyệt binh được coi là hoành tráng nhất trong nhiều năm qua, kỷ niệm ngày gọi là 'thống nhất đất nước'.
Hàng nghìn người đã tham gia vào lễ duyệt binh được coi là hoành tráng nhất trong nhiều năm qua, để kỷ niệm ngày gọi là “thống nhất đất nước”.
Nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật cũng diễn ra trong dịp này để ăn mừng “ngày giải phóng miền nam”.
Trong khi đó, tại Mỹ, hôm nay, tại thủ đô Washington của Hoa Kỳ sẽ diễn ra nhiều hoạt động đánh dấu ngày 30/4 mà nhiều người Mỹ gốc Việt gọi là “Ngày quốc hận”.
Tin cho hay, người Việt dự kiến sẽ biểu tình bên ngoài đại sứ quán Việt Nam ở thủ đô của Mỹ.
Trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kêu gọi “đồng bào ta ở trong nước cũng như ở nước ngoài, mỗi người chúng ta hãy nêu cao tinh thần dân tộc, lòng yêu nước thương nòi, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, không phân biệt quá khứ, vượt lên trên những khác biệt, cùng nhau chân thành hòa hợp dân tộc, vun đắp và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân”.
Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Bích, Chủ tịch Nghị hội người Việt toàn quốc ở Hoa Kỳ, nói với VOA Việt Ngữ rằng những hành động “thiếu nhạy cảm” của chính quyền trong nước, như ăn mừng ngày 30/4, sẽ khiến quá trình hòa hợp, hòa giải trở nên xa vời.
http://www.voatiengviet.com/content/thu-tuong-vietnam-cao-buoc-my-gay-ra-cac-toi-ac-da-man/2742809.html
Giới trí thức và diễn văn bế mạc của TBT
Giới trí thức cho rằng trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị trung ương 11 Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi nhấn mạnh đến phẩm chất của Ủy viên Ban chấp hành trung ương cần phải hội đủ những tiêu chuẩn vượt quá những gì mà trên thực tế không một cá nhân nào có thể đạt được là chỉ dấu của sự cạn kiệt về lý luận cũng như thực tiễn mà vấn đề nhân sự của Đảng đang đối diện.
Vấn đề nhân sự lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đang là đề tài nóng bỏng trong nội bộ của Đảng, đặc biệt qua kỳ họp trung ương 11, và nhất là diễn văn bế mạc trong đó TBT thể hiện đầy đủ các câu hỏi mà dư luận trong lẫn ngoài Đảng quan tâm.
Lập lại cái cũ bằng xảo thuật ngôn ngữ
Bài diễn văn được lắng nghe trong tâm lý chờ đợi kết quả của những xung đột ngầm đã xuất hiện từ Hội nghị trung ương 6 khi vai trò của ông Nguyễn Tấn Dũng có dấu hiệu lung lay, thậm chí có thể dẫn tới sụp đổ. Mặc dù ông Dũng vẫn ngồi lại cho đến nay qua suy luận của giới quan sát là ông đang âm thầm vận động chiếc ghế TBT trong khóa tới và người ta chờ đợi kết quả mà giới cá cược chính trị cho rằng phải có điều gì đó khác những đại hội lần trước qua bài diễn văn bế mạc đại hội như thường thấy.
Đặt những nhận định về cuộc chiến quyền lực đang tranh giành chiếc ghế Tổng bí thư sang một bên, giới trí thức tập trung nhận xét về những chi tiết mà ông TBT đề cập về mặt phẩm chất của một Ủy viên trong Ban chấp hành trung ương mà ông Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh trong đó có đoạn:
“Ủy viên Bộ chính trị Ban Bí thư phải là những đồng chí thật tiêu biểu của Ban Chấp hành Trung ương. Bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trí tuệ, ý chí chiến đấu, năng lực lãnh đạo quản lý. Có tầm nhìn và tư duy chiến lược. Có khả năng phân tích dự báo tổng hợp đề xuất những vấn đề mới một cách đứng đắn. Có trình độ hiểu biết sâu sắc về lý luận chinh trị. Biết phát hiện và sử dụng người có đức có tài. Đã tham gia Ban Chấp hành Trung ương. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, còn trong độ tuổi theo quy định và đủ sức khỏe để đảm đương nhiệm vụ”.
Ngoài ra về phẩm chất cá nhân liên quan đến yếu tố đạo đức ông TBT đòi hỏi phải “Có phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng, được cán bộ, đảng viên và nhân dân tín nhiệm; có tinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ với công việc; dám hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung của Đảng, của đất nước. Bản thân không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi, tham vọng quyền lực và kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, quan liêu, tham nhũng; không để vợ, chồng, con, người thân lợi dụng chức quyền để trục lợi; có ý thức giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng.”
Tôi thấy kinh nghiệm qua những lần đại hội, trừ Đại hội 6 mở đầu cho một tinh thần đổi mới có mức độ, còn tất cả sau đó chẳng qua lập lại cái cũ bằng xảo thuật ngôn ngữ mà thôi
Ông Huỳnh Kim Bá
...Tôi thấy kinh nghiệm qua những lần đại hội, trừ Đại hội 6 mở đầu cho một tinh thần đổi mới có mức độ, còn tất cả sau đó chẳng qua lập lại cái cũ bằng xảo thuật ngôn ngữ mà thôi.Ông Huỳnh Kim Báu
Nhận định chung của mọi người đều cho rằng hàng loạt phẩm chất cao quý đó trong một con người hoạt động chính trị thật không khác gì tấm áo choàng phù phiếm mà bất cứ chính phủ nào cũng không thể tìm ra, kể cả chính phủ dưới sự giám sát của một đảng như Việt Nam hiện nay. Phẩm chất cách mạng từ khi đảng Cộng sản được thành lập qua thời gian đã lộ ra những mặt trái không trung thực và vì vậy người nghe đã phần nào nghi ngờ sự lý tưởng hóa phẩm chất này nhằm hướng dẫn quần chúng vào một hướng khác thay vì vào người thật, việc thật.
Ông Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội trí thức TP. HCM cho biết suy nghĩ của ông về những điều mà TBT đưa ra:
-Tôi thấy kinh nghiệm qua những lần đại hội, trừ Đại hội 6 mở đầu cho một tinh thần đổi mới có mức độ, còn tất cả sau đó chẳng qua lập lại cái cũ bằng xảo thuật ngôn ngữ mà thôi. Thí dụ bài phát biểu này của Nguyễn Phú Trọng thì dân chủ là sao? Sao là trong sạch. Dân tin, làm sao mà tin? Nói là dân bầu nhưng mà ai ứng cử? Đảng đưa lên cho dân bỏ phiếu!
Chúng tôi thất vọng cho cái bài diễn văn đó nó không mang nội dung gì mới mới. Chẳng qua là xảo thuật, còn cụ thể cái đó là không rõ ràng. Thí dụ như liêm khiết thì thế nào là liêm khiết? Phải minh bạch thì thế nào là minh bạch? Cuối cùng thì nhân dân biến thành nạn nhân mà thôi.
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu cùng một nhận xét về cách mà ông Nguyễn Phú Trọng đặt vấn đề về phẩm chất:
-Tiêu chuẩn cao quá chắc là chả có người nào đạt được như thế đâu. Chả có vị nào liên tiếp yêu dân yêu nước đến như vậy nhưng công thức thì vẫn cứ nói như vậy.
Nếu là người khôn ngoan thì dù là lập trường của họ có cổ hủ đến đâu thì cũng cố tìm những lời cho nó hợp thời một chút chứ nói toàn những câu quá ư cổ hủ rồi, không có không khí của thời kỳ đổi mới tí nào. Có người bảo ông này ổng khôn ngoan lắm nhưng tôi nghĩ có thể khôn trong mánh khóe đấu tranh nội bộ gì đó chứ còn về ngôn luận thì rõ ràng không thể là người khôn ngoan.
Tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin
Trong khi hội nghị tiến hành Trung Quốc vẫn có những hoạt động trái phép tại Biển Đông nhưng không một chữ nào nhắc tới trong bài diển văn kết thúc. Phải chăng đã có sự đồng thuận nào đó trước vấn đề này? Phó Giáo sư Hoàng Dũng nhận định:
-Đây không phải là một sự đồng thuận rồi mà đó là sự nhạy cảm. Khi nói ra thì có người đồng ý có người không. Tránh sự bất đồng càng nhiều thì càng tốt cón nếu bày tỏ một ý kiến gì chăng thì họ lại quay sang khẳng định lập trường hay còn gọi là biểu diễn lập trường. Tôi nghĩ đó cũng là vấn đề chính trị họ tính toán trong tương quan lực lượng chứ không phải vì quyền lợi của người dân.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hàng loạt các nước theo chủ nghĩa Mác-Lênin, gần nhất là Ukraina, vừa giật sập bức tượng Lê Nin vào tháng trước nhưng TBT vẫn lấy chủ nghĩa Mác-Lênin là ngôi sao dẫn đầu cho người lãnh đạo cả nước thì có vẻ đi ngược với trào lưu cả nhân loại
PGS Hoàng Dũng
Điều mà PGS Hoàng Dũng cho là biểu diễn lập trường có lẽ từ câu nói khẳng định của ông Nguyễn Phú Trọng: “tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin”. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hàng loạt các nước theo chủ nghĩa Mác-Lênin, gần nhất là Ukraina, vừa giật sập bức tượng Lê Nin vào tháng trước nhưng TBT vẫn lấy chủ nghĩa Mác-Lênin là ngôi sao dẫn đầu cho người lãnh đạo cả nước thì có vẻ đi ngược với trào lưu cả nhân loại. Nhận xét về chủ nghĩa này, chuyên gia cao cấp Vũ Minh Giang, Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương cho biết:
-Chủ nghĩa Mác-Lênin nó không phải ở cái câu chữ nó không phải ở cái giáo điều, nó không ở trong một mô hình cụ thể mà nó ở những cái có tính phương pháp luận. Công bằng mà nói thì phép biện chứng rồi chủ nghĩa duy vật và một loạt những hệ thống lý luận thì tôi cho đấy là thành tựu triết học của loài người. Cái sai lầm ở chỗ là giáo điều đi theo canh vào câu vào chữ sùng bái một mô hình nào đó mà chưa chắc mô hình ấy là đúng, đấy là người ta gán cho nó là mô hình của chủ nghĩa Mác-Lênin chứ chưa chắc đã phải là như vậy
Theo GS Vũ Minh Giang tâm lý của người Việt gắn bó với chủ nghĩa này từ khi cuộc kháng chiến dành độc lập mở đầu và ông cho rằng Ông Trọng theo đuổi nó cũng là điều dễ hiểu, ông nói:
-Chủ nghĩa Mác Lê-nin đối với Việt Nam nó có hai cái cần phải làm cho nó tường minh. Thứ nhất chủ nghĩa Mác Lênin được Nguyễn Ái Quốc và Đảng cộng sản tìm được như là một con đường để đấu tranh giải phóng dân tộc. Sau đó thì công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc này nó dài dằng dặc không phải một ngày một bữa mà kết thúc được ngay. Người Việt Nam phải cầm súng vì sự độc lập của dân tộc từ sau năm 1885 tức là khi kinh thành Huế thất thủ phải đối phó với người Pháp liên tục, rồi sau đó là 9 năm kháng chiến rồi Geneve ….có hiểu như thế thì mới thấy được tại sao người Việt Nam nó có cái gắn bó với chủ nghĩa Mác-Lênin nó khác lắm đối với người không có hoàn cảnh lịch sử ấy.
Tuy nhiên hầu hết những nhà viết sử và hoạt động chính trị đều cho rằng chiến thắng và dành được ước mơ độc lập không hẳn từ chủ nghĩa này mà do xương máu của người dân trong các cuộc chiến ấy. Vinh danh một chủ nghĩa đã tỏ ra lỗi thời, lạc hậu đã bị hầu hết các nước theo nó từ bỏ không phải là cách làm của một chính phủ do dân bầu ra và từ đó giới trí thức hầu như thất vọng hoàn toàn khi nghe bài diễn văn quan trọng này.
Saturday, May 9, 2015
MAI THẢO * HAI NHÁNH SÔNG TÂM HỒN TRONG THƠ HỒ DZẾNH
HAI NHÁNH SÔNG TÂM HỒN
TRONG THƠ HỒ DZẾNH
MAI THẢO
Nước Trung Hoa mênh mông, Nước Trung Hoa cổ cũ. Nước Trung Hoa ngựa hồng nghìn dặm mỏi, đường vào Tây Xuyên Ba Thục khó hơn đường lên trời, những người con gái thắt bím bó chân sống như hình bóng, những triền núi lớn thật lớn, những con sông dài thật dài, nước Trung Hoa quê hương của Lý Bạch phóng túng hình hài, của Đỗ Phủ đau buồn thân thế, nước Trung Hoa đó, như một thế giới, nội địa cũng đảo hoang, biên giới đã lưu đày, đi suốt một đời người đi không hết nước, nước nghèo quá đỗi, người triệu triệu thừa, khí trời thật nhiều mà thở không vào, đất đai muôn dặm mà ở không được, những xum xuê tươi tốt tràn đầy ở đâu chẳng thấy, chỉ cái khó, cái đói, cái cực, đời đời kiếp kiếp thắt bó từng vòng rứt buốt, nước Trung Hoa đó của thâm cung bí sử, giặc giã không dứt, thiên tai, hạn hán tàn phá không ngừng. Và một buổi chiều kia rầu rầu úa héo trên thiêm thiếp quê cũ chẳng dung người, quê cũ đã phụ rồi, vòm trời mây trắng bao la của nước Trung Hoa lạ lùng đã in cái hình bóng bé nhỏ li ti di động của một người Hoa nghèo khổ bỏ một nước Trung Hoa nghèo khổ mà lên đường. Đi qua Vân Nam. Đi từ Dương Tử đi tới Hông Hà. Đi từ Trung Hoa đi tới Việt Nam. Và từ cuộc gặp gỡ trong mưu sinh buồn rầu trên đất khách giữa một người Hoa bán thuốc dạo và một cô lái đò Việt trên một dòng sông Thanh Hóa, đã có một gã làm thơ Hồ Dzếnh Minh Hương. Nước Trung Hoa, không thấy, không biết, hiện hữu mơ hồ mà ám ảnh dằng dặc, đã trở thành một thứ hậu trường tâm hồn Hồ Dzếnh:
Tôi nhớ màu quê khát gió quê
Mây ơi ngưng cánh đợi ta về
Cho ta trông lại từng xanh thẳm
Ngâm lại bài thơ Phương Thảo Thê
Liễu Động Đình thơm chuyện hảo cầu
Tóc thề che mướt gái Tô Châu
Bâng khuâng trăng sáng trời Viên Hán
Một giải Giang Nam nước rợn màu
Ai hát mà nay gió vẫn thơm
Ai đau, non nước não âm đờn
Chiêu Quân nếu mãi người cung Hán
Thi tứ tìm đâu nét tủi hờn.
Hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa. Hai dòng máu Hoa Việt trộn lẫn trong huyết quản nhà thơ Minh Hương mở thành hai chân trời. Chế Lan Viên.
Ta nằm ở giữa cân trời đất
Khối ngọc chưa nghiêng một hướng nào
Nhưng Hồ Dzếnh thì khối ngọc đa nghiêng một hướng nào. Khối ngọc họ Chế là cái khối ngọc của ý thức dành cho nó cái quyền tự do chưa gia nhập, chưa tả hữu. Khối ngọc Hồ Dzếnh là cái khối ngọc tình cảm, vào thơ Xuân Diệu thành những dấu chân đam mê chạy theo sức xô đẩy vũ bão của tâm hồn. Thơ Hồ Dzếnh bởi vậy đã hình thành từ một lựa chọn quê hương. Người Minh Hương họ Hồ đã lựa chọn quê ngoại Việt Nam. Đến đây và ở lại. Đến đây và thương yêu. Từ tập truyện ngắn đầu tay Chân Trời Cũ đến tập thơ đầu tay Quê Ngoại, Hồ Dzếnh đã đi một chặng đường dài từ những hậu trường của kỷ niệm và quá khứ phảng phất tiềm thức u minh ra những tiền trường là đất nước Việt Nam nhận làm quê hương mới có. Tôi nghĩ trong cõi thơ tiền chiến, đó là hiện tượng đôn hậu và ngọt ngào nhất của một lựa chọn trở thành, bắt nguồn từ lựa chọn một ngả đường, một mảnh đất, một vòm trời. Không phải để truy kích một ngọn suối bản để xem phát xuất từ mạch đất ngầm nào, mà để theo dòng suôn chảy đi vào những khu vực đời sống phì nhiêu mà dòng suối băng qua trong tuần tự mở rộng thành sông, lớn dần thành biển. Có quê hương, Hồ Dzếnh có tất cả. Người cha xưa gánh thuốn dạo đi lang thang qua những xóm thôn Việt Nam xa lạ, tuổi đã tịch liêu chỉ có thể mơ về quá khứ. Nhưng người con trẻ trung chừng ấy, như con chim ra ràng mới cất cánh bay lên, thì ám ảnh tiền thân không thể mãi mãi là giam nhốt siêu hình. Con chim đã bay lên. Bay vào nắng trong veo. Bay vào Việt Nam đón nhận.Con người không lựa chọn là con người của những chấp nhận thỏa hiệp. Nhưng con người có lựa chọn là con người của nhưng khẳng định tuyệt đối.
Tô Châu lớp lớp phù kiều
Trăng đêm Dương Tử mây chiều Giang Nam
Rạc rời vó ngựa quá quan
Cờ treo ý cũ mây dàn mộng xưa
Hồi tưởng về Trung Hoa mịt mùng ngàn dặm, thơ chỉ đẹp cái đẹp não nùng của những vang vọng cùng thẳm. Lạnh tanh và xa vắng. Đó là những đường dây ràng buộc nhão mỏi cuối cùng của tâm linh lặn chìm, tưởng khép. Đóng mà kỳ thực đã mở ra những cửa ngõ mới cho hồn. Tôi yêu tập thơ Quê Ngoại là vì thế. Ở điểm quá khứ đã bị lùa dạt, quá khứ mang tên Trung Hoa, hiện tại được xây cất hiện tại mang tên Việt Nam. Ở điểm một đêm đã tàn rụng, đêm Trung Hoa lung linh ma quái. Cho ngày Việt Nam thay thế, ngày Việt Nam vang vang những tieng đời nhảy múa quanh mình. Hãy tìm đọc lại Quê Ngoại. Nếu yêu Hồ Dzếnh. Cái trẻ thơ, cái vụng dại, đầy đặc trong thiên đường ca quê mới Việt Nam này lại chính là cái lớn lao của Hồ Dzếnh có đời mình bằng đã có Việt Nam. Quê Ngoại xanh ngắt màu hy vọng, hồng tươi dáng hạnh phúc, thắm thiết những tình ý đợi chờ, trong suốt một tình yêu vô điều kiện. Quê Ngoại là một tiếng thơ tạ ơn đời. Quê Ngoại là một chiếc khay vàng hiến dâng Mẹ hiền mot niềm biết ơn trang trọng. Trong cái thế giới ngột ngạt bít bưng tức thở của những tháp ngà tiền chiến như những phần mộ lạnh buốt, thơ Hồ Dzếnh, hơn cả Xuân Diệu, và theo tôi, hơn cả Nguyễn Bính đầu mùa, là những xâu chuỗi lanh lảnh nhạc vàng gõ vui từng nhịp nắng mênh mông đài trán thanh niên. Tôi nhớ mãi cái cảm giác của tôi, hai mươi tuổi, tiếp nhận một tập thơ còn trẻ hơn hồn mình phơi phới, một tập thơ cỏ non lả lả, một tập thơ cốm mới đậm đà, một tập thơ mười tám cái xuân đầy, đọc mỗi câu tưởng như có mật có đường ngọt ngào trong cổ. Thơ Hồ Dzếnh tiền chiến là cái trạng thái ngu ngơ trong suốt nhất của một tiếng thơ mà chủ đề là tình yêu và ánh sáng. Ngó thật kỹ, Quê Ngoại không hằn một nếp nhăn. Nó là một khối lạc quan và tin tưởng toàn vẹn. Với tôi, một tập thơ đầu tay phải như thế. Phải có cái khí thế vạm vỡ của sống như một lao vào, cái vóc dáng của yêu như một kín trùm dào dạt.
Dẫu cho lỡ cả thiên đường
Thì xin một nửa tấc vườn vắng hoa.
Hồ Dzếnh không làm thơ đâu. Thơ đã có, đâu đó, trên mây trên cành, trong nước chảy dưới chân cầu, trong không khí thơ một thuyền đầy thơ một chuyến lớn chở Hồ Dzếnh đi vào thênh thang tiếng nói. Một người không phải là thi sĩ. Tất cả tuổi trẻ là thi sĩ. Mắt ngó mê, tay nâng niu, hồn đợi chờ, trái tim xao xuyến, mạch máu nhảy đập, chim ngủ trong hoa, hoa nở trong mặt trời, tứ phía đều trăng sao. Thì xin một nửa tấc vườn vắng hoa. Thế đâu là xin. Có gì mà xin. Thế là cho. Cho hết cả mùa hồn, gặt hái được nhánh nào cho luôn nhánh ấy, cuộng quệt thơ ngây và hồn hậu sống. Thế là thơ đầu đời, thế là sức khỏe của thơ có, thế là thơ không yếu đau. Rồi ý thức tới. Chứ sao. Nhưng cái gì tạo thành ý thức sinh động hồng hào, cái ý thức chúng ta cần phải có không phải như một trở lực mà một động lực sống, nếu không là những va chạm tình cảm bàng hoàng dội dập lại thành những cực điểm hân hoan hay thành những tán cùng bi đát?
Trời đẹp như trời mới tráng gương
Chim ca ánh sáng rộn ven tường
Có ai bên cửa ngồi hong tóc
Cho chảy lan thành một suối hương
Trời, đất, chim ca, ánh sáng, mái tóc, trở thành một suối hương. Tạo vật trong thơ Hồ Dzếnh, cuộc đời vào thơ Hồ Dzếnh biến hình từ một chủ quan không bao giờ chối từ cái quyền uy tỏa chiếu rạng ngời và đổi thay lộng lẫy của nó. Như thế là chủ động. Như thế là sáng tạo. Như thế là thơ. Thơ là mặt trời của đời người Hồ Dzếnh.Những năm tháng sau này, tiếng thơ Hồ Dzếnh không còn gì đáng nói. Tim trú ẩn trong tôn giáo như Hàn Mặc Tử:
Thuở nhỏ tôi run lúc đổ chiều
Gió về trút lá trải cô liêu
Đường xa thấp thoáng hàng mây trắng
Gối lẻ giường đơn lạnh rất nhiều
Đèn chụp chao xanh dọi chữ vàng
Tay lùa tóc biếc, mắt theo trăng
Tôi mơ khi học bài luân lý
Cửa hé nhà ai sáng dịu dàng
Chữ nở ra hoa sách có người
Tay nâng nâng sách ép lên môi
Rùng mình khi thấy hồn thay khác
Ngây cả giang sơn, đấm cả trời
Núi dựng cô đơn buồn xếp hàng
Ngõ chiều mây trắng phất phơ tang
Ái ân khôn lập hồn sa mạc
Vĩnh viễn thê lương lạnh bóng tàn
Chiều buốt linh hồn, tôi đến đây
Nguyện cầu tháng giá chắp hai tay
Run run mắt lệ nhìn xa thẳm
Mơ lửa trời thiêng cháy vạn ngày
Để làm gì sự đổi khác đó, vươn tới đó, hiểu biết đó? Hồ Dzếnh hóa thân và Hồ Dzếnh đã chết trong cái lớn giả tạo và vô ích lắm. Nhân gian yêu thi sĩ như một loài chim lạ. Đậu xuống bất cứ một chỗ đậu nào, thi sĩ chết. Tạo dựng một thế giới bàng hoàng và lộng lẫy. Đó là sự tôi hiểu về ý thức thi sĩ về sự cần có thơ cho đời sống chúng ta. Khi nhìn thấy Hồ Dzếnh đã sống và Hồ Dzếnh đã chết.
(Trích Văn, số đặc biệt về Hồ Dzếnh, NXB Nguyễn Đình Vượng, Sài Gòn, 1973)
THỤY KHUÊ * HỒ DZÊNH
Hồ Dzếnh,
vườn Thanh và nỗi sầu vạn cổ
Đất Thanh Hóa, vườn Thanh, quê ngoại Hồ Dzếnh, cũng là quê hương mối tình thứ nhất với người yêu Hồng Phúc biệt hiệu "người em gái", người mà Hồ Dzếnh đã phác họa chân dung bằng những nét:
Em ăn em nói em cười,
Kiếp này không có hai người như em
người mà Hồ Dzếnh nhắn nhủ:
Đừng mong ước cả Thiên Đường
Hãy xin lấy một tấc vườn vắng hoa.
Những câu thơ viết cho Hồng Phúc trong bài Giản dị, Mai Thảo nhớ lầm, sửa thành:
Dẫu cho lỡ cả Thiên Đường
Thì xin một nửa tấc vườn vắng hoa.
Sự nhớ lầm gây thêm nồng độ tha thiết của mối tình, và dẫn ngọn bút của Mai Thảo đến một triền vực khác: "Thì xin một nửa tấc vườn vắng hoa. Thế đâu là xin. Có gì mà xin. Thế là cho. Cho hết cả mùa hồn, gặt hái được nhánh nào cho luôn nhánh ấy, cuống quít thơ ngây và hồn hậu sống. Thế là thơ đầu đời, thế là sức khỏe của thơ có, thế là thơ không yếu đau. Rồi ý thức tới. Chứ sao. Nhưng cái gì tạo thành ý thức sinh động hồng hào [...] nếu không là những va chạm tình cảm bàng hoàng dội đập lại thành những cực điểm hân hoan hay thành những tận cùng bi đát?
Trời đẹp như trời mới tráng gương
Chim ca ánh sáng rộn ven tường
Có ai bên cửa ngồi hong tóc
Cho chảy lan thành một suối hương
Trời, đất, chim ca, ánh sáng, mái tóc trở thành một suối hương. Tạo vật trong thơ Hồ Dzếnh, cuộc đời vào thơ Hồ Dzếnh biến hình từ một chủ quan không bao giờ chối từ cái quyền uy tỏa chiếu rạng ngời vả đổi thay lộng lẫy của nó. Như thế là chủ động. Như thế là sáng tạo. Như thế là thơ. Thơ là mặt trời và đời người Hồ Dzếnh." Đó là văn Mai Thảo.
Vẫn Mai Thảo, bừng bừng, xung bút và chủ quan: "Trong cái thế giới ngột ngạt bít bưng tức thở của những tháp ngà tiền chiến như những phần mộ lạnh buốt, thơ Hồ Dzếnh, hơn cả Xuân Diệu và theo tôi, hơn cả Nguyễn Bính đầu mùa, là những xâu chuỗi lanh lảnh nhạc vàng, gõ vui từng nhịp nắng mênh mông đài trán thanh niên. Tôi nhớ mãi cái cảm giác của tôi, hai mươi tuổi, tiếp nhận một tập thơ còn trẻ hơn hồn mình phơi phới. [...] Thơ Hồ Dzếnh tiền chiến là cái trạng thái ngu ngơ trong suốt nhất của một tiếng thơ mà chủ đề là tình yêu và ánh sáng. Ngó thật kỹ Quê Ngoại không hằn một vết nhăn. Nó là một khối lạc quan và tin tưởng toàn vẹn."
Lạc quan và tin tưởng toàn vẹn? Có thật thế không? Hình như Mai Thảo hơi quá tay. Như Mai Thảo quá chén mỗi lần uống rượu. Như Mai Thảo sa đà mỗi lần được chữ đưa đi. Quê ngoại hẳn là không hằn một vết nhăn, dù có cộng thêm ba mươi năm nữa. Nhưng niềm lạc quan và tin tưởng toàn vẹn là của Mai Thảo, chỉ là tâm tư Mai Thảo về Hồ Dzếnh. Còn riêng Hồ Dzếnh, Hồ Dzếnh mang một tâm tư bi đát, một mối "sầu vạn cổ". Hồ Dzếnh đã gieo lên tiếng tình tan vỡ như một "thú đau thương" đặc dị, phát sinh trong giọng reo vui, mời gọi sự lỗi hẹn như một chén rượu nồng, như một trái cấm không cay:
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!
Để lòng buồn tôi dạo khắp trong sân,
Ngó trên tay thuốc lá cháy lụi dần...
Tôi nói khẽ, gớm, làm sao nhớ thế!
...
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!
Tôi sẽ trách - cố nhiên! - nhưng rất nhẹ;
Nếu trót đi, em hãy gắng quay về,
Tình mất vui khi đã vẹn câu thề,
Đời chỉ đẹp những khi còn dang dỏ.
Thư viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ,
Cho nghìn sau ... lơ lửng ... với nghìn xưa....
(Ngập ngừng)
Cuộc đời riêng của Hồ Dzếnh ghi đậm dấu ấn trong thơ. Người yêu đi lấy chồng. Người yêu trở thành trái cấm. Và trái cấm trong đời trở thành đối tượng thi ca:
Mộng tàn nước chảy mây trôi
Tôi lui hồn lại nhưng đời đã xa.
(Trở lại)
Trời không nắng cũng không mưa
Chỉ hiu hiu rét cho vừa nhớ nhung
Chiều buồn như mối sầu chung
Lòng im nghe thoảng tơ trùng chốn xa
Đâu hình tầu chậm quên ga
Bâng khuâng gió nhớ về qua lá dày
(Mùa thu năm ngoái)
Chất bi đát nơi Hồ Dzếnh không đến từ ngôn ngữ mà chính nó đã thay ngôn ngữ, làm cái việc mà chính ra ngôn ngữ phải làm, chính nó là hiện thân của không gian, cảnh vật, chính nó là chất liệu tạo hình ảnh, tạo dư âm, tạo một thứ âm nhạc mới: nhẹ nhàng mà tha thiết; một thứ buồn mới: buồn chiều, buồn Hồ Dzếnh, lâng lâng, nhanh hơn slow, chậm hơn valse, buồn toả khắp không gian trong âm thanh và mầu sắc, như một thứ sương mây của tiên nâu, một từ trầm không khói mà cay. Sự dịu nhẹ nơi Hồ Dzếnh ẩn dấu chất buồn mỏng và nhẹ như sương, nhưng khi thấm vào người thì chẳng mạch huyết nào mà không rạn vỡ:
Trên đường về nhớ đầy
Chiều chậm đưa chân ngây
Tiếng buồn vang trong mây
Chim rừng quên cất cánh
Gió say tình ngây ngây
Có phải sầu vạn cổ
Chất trong hồn chiều nay?
Tôi là người lữ khách
Màu chiều khó làm khuây
Ngỡ lòng mình là rừng
Ngỡ hồn mình là mây
Nhớ nhà châm điếu thuốc
Khói huyền bay lên cây ...
(Màu cây trong khói)
Dương Thiệu Tước phổ nhạc, đổi nhan thành Chiều, rồi Dương lại điệp hai lần Tiếng buồn vang trong mây, tiếng buồn vang trong mây... Chất trong hồn chiều nay, chất trong hồn chiều nay trong tiếng nhạc, làm dài thêm dư âm, sâu hơn nỗi buồn.
Nhạc của Hồ Dzếnh trong Màu cây trong khói là nhạc tự chữ, nhạc tượng trưng, Dương Thiệu Tước trong Chiều vẫn giữ nguyên nhịp điệu Hồ Dzếnh, chỉ nhấn thêm một "ton", gia tốc thêm một chút, tạo ra một thứ biến điệu đồng điệu, một tiến độ tiệm tiến, như thể Dương đã không làm vỡ chất buồn nhẹ trĩu xuống nơi Hồ, mà chỉ làm cho nó say sưa hơn, mờ nhạt hơn, quyến rũ hơn.
*
"Tôi không muốn sống. Không muốn sống, không có nghĩa là chán sống, là không thể sống được. Không muốn sống, vì tôi thấy cái hiện tại tầm thường quá. Tôi băn khăn quay đầu về phương trời đã mất, sống lại cái gì đã qua, khóc ngày xưa không bao giờ về nữa. Tôi nghiệm thấy sống như thế thú lắm, tuy đau." (Gửi bạn phương trời, trong tập Chân trời cũ, nxb Nguyễn Hà, 1942, trang 13)
Những dòng trên đây, viết đã hơn nửa thế kỷ, đã ám ảnh, đã đeo nặng thân phận Hồ Dzếnh suốt đời. Một cuộc đời sống nhờ dĩ vãng. Một đời văn, đời thơ, đời người luôn luôn băn khoăn tìm về phương trời đã mất. Một đời từ chối cuộc hiện sinh để truy lùng quá khứ: Một nỗi bất hạnh, như Kierkegaard đã linh nghiệm và cảm nghiệm: sự tìm về quá khứ là nỗi bất hạnh sâu xa nhất của con người. Vì ta không thể sống hai lần một giây phút hay một khoảnh khắc nào đó của đời ta, mà chỉ có thể sống nó trong nghệ thuật, sống nó trong nguồn bất tận của sáng tác.
Ở Hồ Dzếnh, thú đau thương vừa là lẽ sống của sáng tác, vừa là thực tại của một cuộc đời nhiều chia ly và bất hạnh. Bất hạnh đời riêng, lồng trong bất hạnh chung của lịch sử. Hồ Dzếnh là người cầm cờ cho một thế hệ bị bắt buộc phải làm thinh trước thời cuộc. Ðã từng đấu tranh để rồi bị kết ám câm lặng. Đó là thế hệ thanh niên đã một thời nâng cao ngọn cờ ái quốc, nhưng đổi lại, họ bị bắt buộc phải phủ nhận tư tưởng của chính mình: không thể phát biểu những điều chân thực nhất của lòng mình.
Nỗi đau thương nơi Hồ Dzếnh như một định mệnh, từ lúc chưa ra đời, khi người cha Giang Tây gặp người mẹ Thanh Hóa trong bối cảnh nghèo nàn buồn bã. Vẫn định mệnh đó, tiếp tục đeo đuổi nhà thơ, từ thời trẻ, khi người "em gái" vườn Thanh bỏ đi lấy chồng, qua những gian lao, khốn cùng vợ con chết đói trong kháng chiến, và khi hoà bình trở lại, vẫn không tha, nó bắt nhà thơ phải bỏ thơ làm thợ, như bao nhiêu số phận cầm bút khác, từ "đại họa" Nhân Văn.
Từ Nhân Văn, Hồ Dzếnh ít giao du, gần như ngưng sáng tác, sống lặng lẽ với nghề thợ đúc thép, thợ cơ khí nhà máy xe lửa Gia Lâm. Hồ Dzếnh mất đi, ngày 13/8/1991 tại nhà riêng, số 80 phố Hòa Mã, Hà Nội, cũng trong lặng lẽ âm thầm, để lại ba tác phẩm tiêu biểu: Tập truyện ngắn Chân trời Cũ, tập thơ Quê ngoại và tập hồi ký Quyển truyện không tên.
*
Hồ Dzếnh tên thật là Hà Triệu Anh, sinh năm 1916. Cha là người Quảng Đông, chạy loạn sang Việt Nam khoảng 1890, gặp mẹ là cô lái đò bến sông Ghép, Thanh Hóa. Bắt đầu một sự giao tình giữa hai thân phận, gặp gỡ giữa hai buồn rầu, hai định mệnh khắt khe. Đó là một "duyên phận tối tăm và buồn rầu", Hồ Dzếnh cảm nhận "ngày gặp gỡ" của họ như vậy. Người cha "linh hồn Trung Quốc phát lộ trong từng bước đi" và người mẹ giống như những bà mẹ Việt Nam "đều phải đau khổ từ lúc lọt lòng" với "những tiếng thở dài mất tăm trong đêm tối, những mái đầu bù rối nghiêng xuống bổn phận hàng ngày, tầm thường và nhỏ mọn." (trích Ngày gặp gỡ, trong tập Chân trời cũ, in lại trong Hồ Dzếnh tác phẩm chọn lọc, nxb Văn Học, Hà Nội, 1988, trang 31)
Sự giao lưu giữa hai khối buồn rầu nẩy sinh những mầm mống buồn rầu khác, như thể hạt mầm gặp đất tốt cứ thế vươn lên: Sự buồn rầu, đau khổ, không may mắn trong dòng máu lây lan khắp thân phận tất cả những người thân yêu của Hồ Dzếnh, từ người cha, người mẹ, hai người anh, đứa em gái cùng cha khác mẹ, người chú, thậm chí đến cả người chị nuôi, người chị dâu, người anh rể, người hàng xóm, người cháu, cả con ngựa trắng của cha ... và bản thân Hồ Dzếnh cũng được hưởng trọn gia tài bất hạnh đem vào văn học.
Khung cảnh tạo dựng lên toàn bộ tác phẩm của Hồ Dzếnh như một "nỗi sầu vạn cổ" là "một mái nhà tranh lợp sơ sài, để chảy xuống mặt khách một dòng ánh trăng hạ tuần, và ngừng lại ở đấy thành những đồng hào mới long lanh (Ngày gặp gỡ, sđd, trang 37) một thế giới của những "người đàn bà buồn khổ sàng từng hạt tấm xuống nong, trong khi trời chiều sàng từng giọt hoàng hôn xuống tóc" (Người chị dâu tôi, trong tập Chân trời cũ, sđd, trang 42). Không gian ở đây là một không gian giao cầu Nam Bắc:
"Đêm về trong những bước nhẹ, hắt hiu bốc hơi lên mặt sông. Nắng tắt dần dần, chỉ còn ánh vàng pha sắc tím. Hoàng hôn ở đây không như hoàng hôn ở Giang Tây, Hồ Bắc, hoàng hôn ở đây u hoài như một chinh phụ nhớ chồng." (Ngày gặp gỡ, sđd, trang 33)
Nền tâm hồn của Hồ Dzếnh dựa trên hai chữ "buồn bã" như thể trung tâm cuộc đời là buồn bã, và từ chốn đó, mọi sinh thể quay quanh, tạo nên một không gian buồn bã, và thời gian trôi đi, trôi lại, như luyến tiếc hồng tâm "buồn bã" không muốn giã từ.
"Trên nền năm tháng cũ, hình ảnh chị dâu tôi vẫn đứng, buồn bã với manh áo màu chàm cũ, mắt nhìn từ quãng trời xa về, bóng hoàng hôn mơ hồ ôm trùm lên sự vật." (Người chị dâu tôi, sđd, trang 45)
Ở đây không còn biên giới giữa văn và thơ: văn Hồ Dzếnh đầy ắp những hình ảnh buồn bã đã tạo ra một cõi thơ, cõi sầu vạn cổ, mà lời thơ là những mảnh đời buồn bã, mà mỗi con chữ là một nỗi buồn, chắt gạn lên từ những sần sùi, thô lậu của cuộc sống giao lưu hai linh hồn Hoa Việt, hai dân tộc cùng nghèo khổ và buồn bã như nhau.
*
Về cuộc sống riêng tư, ba người phụ nữ đã để lại dấu ấn sâu đậm trong đời Hồ Dzếnh, Huyền Nhân, Hồng Nhật, là hai người vợ, Hồng Phúc là người yêu và đối tượng thi ca.
Hồ Dzếnh mất ngày 13/8 năm 1991. Hai năm sau, 1993, phần di cảo của ông được chào đời do sự cố gắng của bốn người thân: bà Hồng Nhật, nay đã qua đời, anh Hà Chính, con trai nhà thơ, bà Hồng Phúc, người yêu và ông Nguyễn Khắc Xuyên, người sưu tầm và đề bạt. Nhà xuất bản Thanh Văn, Hoa Kỳ, in tập thơ Quê ngoại II hay Tiếng hát thiên nga và quyển hồi ký Quyển truyện không tên.
Quê ngoại II phần lớn là thơ tặng Hồng Phúc. Một bài tặng Huyền Nhân, tựa đề Tặng vợ tôi khi còn sống, viết năm 1950, với những câu:
Mùa đời rụng hết vàng xanh
Nỗi đau thương cũ nay thành máu thơ.
Một bài tặng Hồng Nhật, tựa đề Bài thơ tặng vợ, với những dòng
Mình vừa là chị là em
Tấm lòng người mẹ trái tim bạn đời.
Ngoài ra còn có bản thảo viết tay bài thơ Giản dị, tặng Hồng Phúc với những hàng:
Em ăn, em nói, em cười
Kiếp này không có hai người như em.
Ba ý thơ gói trọn ba sinh mệnh khác nhau gắn bó với cuộc đời Hồ Dzếnh. Nhưng có lẽ sinh mệnh ngắn ngủi của người vợ đầu, đã để lại những dòng đau đớn nhất trong hồi ký Quyển truyện không tên, tác phẩm tổng kết toàn diện chất bi đát trong đời văn, đời thơ, đời người Hồ Dzếnh mà có lẽ Hồ Dzếnh không ngờ, bởi ông viết không phải để in mà chỉ "để lại cho con". Đây không hoàn toàn là một tác phẩm văn chương trau truốt mà còn có những điều nói thẳng, nói thật của một người trực diện với hoàn cảnh gắt gao trong cuộc giao tranh tinh thần giữa con người và sự phủ nhận con người.
Quyển truyện không tên của Hồ Dzếnh là đoạn hồi ký viết về bốn năm bi thảm nhất trong đời nhà thơ, từ 1947 đến 1950, với người vợ thứ nhất, bà Nguyễn thị Huyền Nhân.
Vào Thanh Hóa thời kháng chiến, Hồ Dzếnh gặp lại Hồng Phúc. Người yêu cũ nay đã có chồng, khuyên ông nên lấy vợ. Hồ Dzếnh cưới Huyền Nhân, một độc giả mến mộ thi tài và đã thầm yêu ông từ nhiều năm trước. 1947-1948, trong kháng chiến Khu Tư với tướng Nguyễn Sơn, tại Thanh Hóa, Hồ Dzếnh làm công tác văn nghệ tuyên truyền. Nhưng gia đình nhỏ của ông không sinh sống nổi, phải kéo nhau lên mạn ngược. Ở đây, nước độc không chịu được lại phải kéo nhau về đồng bằng. Nghèo quá, lương giáo chức không nuôi nổi gia đình hai vợ chồng và hai đứa con trai. Hồ Dzếnh bán chiếc xe đạp cũ để tiêu dần, cho nên phải cuốc bộ mỗi ngày mấy cây số đi dạy học. Rồi người ta không cho Hồ Dzếnh dạy học nữa, phải xoay ra buôn bán. Vẫn túng. Sau cùng nhà thơ xin được một chỗ dạy ở xa, hàng tháng mới về thăm gia đình. Huyền Nhân yếu dần, không đủ sữa nuôi con. Đứa con đầu lòng ba tuổi, chết đột ngột vì không kịp chữa chạy. Người mẹ ốm không tiền thang thuốc. Ít lâu sau cũng chết theo con. Còn lại đứa bé bốn tháng rưỡi, Hồ Dzếnh địu con đi khắp Khu Tư xin sữa nuôi thằng bé. Huyền Nhân mất năm 1950 thì hai năm sau, 1952, Hồ Dzếnh mang được con vào thành.
Viết lại giai đoạn bi thảm này, Hồ Dzếnh lấy giọng người con trai sống sót kể lại chuyện mình nhưng với cái nhìn đặc biệt của nhà thơ về kháng chiến và chiến tranh. Thay lời con, Hồ Dzếnh viết: "Tôi sinh ra giữa một kỷ nguyên khác lạ, kỷ nguyên của những con đường thênh thang bị phá vỡ, cầu đổ xụp, nhà cửa tiêu tan, xe cộ mất lối. Người đô thị tản mạn lên rừng xanh, những cô gái xinh tươi của cuộc đời nhung lụa biến thành những cô hàng nước, những bèo bọt phong trần. Cuộc đổi đời đó thật là vĩ đại và kinh khủng, lay chuyển hết mọi từng lớp, giai cấp, san phẳng hết mọi chênh lệch sang giầu. Nếu chỉ có một trạng thái biến đổi đó thì chưa đến nỗi gay gắt. Đằng này, buồn thế hệ gặm nhắm vào từng lòng người, cái phẫn uất, cay chua nhào thành một loại cảm giác kỳ dị, gán lên cuộc sống một hình thức sượng sần khó tả. Cái gì dở, trái, đều được văn chương mới mạng danh bằng những tiếng kêu ròn: tiểu tư sản, phong kiến. Muốn vào trong cái thế giới vừa tân tạo hôm qua, con người bắt buộc phải qua một lượt lột xác, hay ít nhất, cũng phải có ý thức lột xác [...]
... Cha tôi không còn được dạy học nữa vì lý do sức khỏe và nhất là vì giáo khoa (của ông) không thực tế. Học trò bây giờ quy tất cả các môn học về chính trị. [...] Chỉ tội nghiệp cho cô Kiều, cho Nguyệt Nga, lạc lõng từ mấy thế kỷ xa lại, thốt nhiên được người ta phê bình mổ xẻ [...]
Văn nghệ biến ra một ý nghĩa khác: ai cũng làm văn nghệ được [...] và tác phẩm của một cá nhân, tuy được mang tên mình, phải có xen vào công trình tập thể.
Trong cái biển đại chúng, bản sắc của một cá nhân bị đánh tan ra thành bọt. Văn nghệ không nhận ai là thiên tài cũng như cõi đời không biết có người nào là xuất chúng.
Một nhà văn như cha tôi không khác gì cô gái điếm: Cô gái chiều khách hàng, nhà văn chiều thời đại. [...]
[Nhưng] nghệ thuật không thể lừa được ai, và cũng không có gì lừa được nghệ thuật. Những tà tâm, lợi dụng nhất thời làm nổi tiếng, hay đúng hơn, làm xôn xao, sẽ chìm ngập khi con người không còn có mặt để kêu rộn những ngụy thuyết của mình." (trích Quyển truyện không tên, nxb Thanh Văn, California, 1993, trang 19/20, 30, 31 và 55)
Một Hồ Dzếnh rất khác và cũng rất giống Hồ Dzếnh ngày xưa. Một Hồ Dzếnh phẫn nộ ôn tồn. Hồ Dzếnh công kích bản chất chế độ. Hồ Dzếnh viết những điều mà nhà văn đã phải câm nín suốt đời. Viết trong một lúc không thể "nhịn" viết được nữa. Một Hồ Dzếnh đanh thép trực tiếp tả niềm ô nhục của người cầm bút như gái điếm bán trôn nuôi miệng, nhưng vẫn không xa một Hồ Dzếnh điềm đạm ngày xưa, Hồ Dzếnh của Chân trời cũ, mổ xẻ những nỗi đau của con người, Hồ Dzếnh viết hộ con, viết hộ thế hệ tương lai:
"Có lúc tôi nhai mạnh đầu vú. Ở chỗ thịt nứt, nước miếng tôi thấm vào, tia sữa bị rút lên, nghe buốt đến tận ruột mẹ. Và sữa tuôn ra với máu, chảy tràn ra hai mép tôi, chất ngọt dịu pha lẫn mùi vị tanh hăng làm cổ tôi nuốt vội. Mẹ tôi co người, nghiến chặt răng lại, đôi mắt chớp chớp trong giòng lệ nóng hổi. [...]
Máu cứ ứa, sữa cứ bật ra, cả một nguồn sống huyết lệ mẹ tôi cấp cho tôi để tôi đi vào đời với những con người ít khi nghĩ rằng nhân loại là một tác phẩm nhẹ mỏng như pha lê cần phải nâng niu từng cử động nhỏ. Giá những người nhắm mắt xô đẩy cả nguồn hy vọng loài người xuống hố đen thỏa thích, cũng được trời ban cho đôi đầu vú nứt cổ gà như vậy, thì chắc là đại họa được tránh đi, hòa bình phải được tôn trọng. Than ôi, chỉ vì quyền sinh sát lại ở những con người không được đẻ, không biết đẻ là gì, lấy lý trí để án ngữ cảm tình, và mỉm cười cho rằng sống ở đời nhiều khi phải tàn nhẫn [...]
Sao cứ phải lấy máu để dựng một sự nghiệp, lịch sử cổ kim chưa bao giờ thấy nói đến giòng máu ác đổ ra mà làm nên truyện được. Nước Trung Hoa không sống vì Vạn Lý Trường Thành mà sống vì Khổng Tử. Dân tộc Pháp được nhắc đến thiên thu bởi vì nền văn hóa tinh anh mà không phải vì Nã Phá Luân hiếu thắng. [...]
Cha tôi ghi trong hồi ký: [...] Thời đại bố sống là một thứ thời đại tác quái, thời đại bít hết nẻo thông và lương tâm nhiều khi rẫy chết. Lúc con đọc những dòng chữ này, chắc loài người đã nguôi cơn điên loạn, thế hệ đã chôn cất những khổ đau một thời [...] Bố muốn rằng, đọc lại nó, con nên có cái tâm niệm này trước hết: đừng bao giờ cổ võ, dầu chỉ bằng một lời nói vô tình, cái ý thức chém giết hằng rền vang trong mạch máu động vật [...]. Cái thời đại bố sống, anh em thù nhau, Đông Tây ghét nhau, quả đất hừng hực những căm hờn bất mãn. Lẽ sống dệt bằng khói lửa, người ta không biết gì hơn là thủ tiêu nhau để hòng thoát ngõ bí.
Trong cuộc xáo trộn Nam Bắc, có cái gì còn nguyên được giá trị cố hữu đâu. Cái quý nhất là con người lại không còn gì quý nữa, nếu nó không là thứ xuất phẩm được rèn đúc theo khuôn khổ của thời đại."
(sđd, trích những trang 47, 48, 49, 75 và 87)
Một Hồ Dzếnh đau thương sâu sắc, mỗi chữ là một giọt máu, mỗi dòng là một rãnh máu đi trở ngược về tim. Di cảo của Hồ Dzếnh tổng kết cái nhìn nhân bản nhất của nhà văn về chiến tranh, về tất cả các hình thức chiến tranh, kể cả những thứ chiến tranh được gọi là cao đẹp nhất như kháng chiến chống ngoại xâm. Bởi vì người ta đã không thật sự muốn tìm kiếm một giải pháp hoà bình, cho nên, dù cho có được đắp lên hàng vạn tấn huy chương, chiến tranh nào cũng được chủ trương bằng những người "không được đẻ", không biết đẻ là gì. Những người không có bầu vú nứt máu, tuôn sữa cho con bú. Cho nên họ không hiểu được giá trị sinh mạng con người.
Paris tháng 2/2002
© Copyright Thụy Khuê 2002
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 363
Saturday, May 9, 2015
THÁI TÚ HẠP * HỒ DZẾNH VỚI HỒN THƠ QUÊ NGOẠI
HỒ DZẾNH VỚI
HỒN THƠ QUÊ NGOẠI
THÁI TÚ HẠP
Có những buổi chiều cuối thu, sương mù phủ xuống âm u khắp núi rừng Kỳ Sơn, Quảng Nam, một mình đi giữa hàng lau bạc trắng. Cái tĩnh mịch hoang vắng của đất trời, cơ hồ chỉ cần một tiếng chim kêu cũng đủ làm giao động cảnh trí mênh mông của buổi chiều thêm hiu quạnh. Những giây phút lắng đọng tâm tư như thế, tôi thường hay nhớ đến bài thơ Mầu Cây Trong Khói của Hồ Dzếnh, đã được Dương Thiệu Tước phổ thành ca khúc Chiều:
Trên đường về nhớ đầy
Chiều chậm đưa chân ngày
Tiếng buồn vang trong mây...
Chim rừng quên cất cánh
Gió say tình ngây ngây
Có phải sầu vạn cổ
Chất trong hồn chiều nay?
Tôi là người lữ khách
Màu chiều khó làm khuây
Ngỡ lòng mình là rừng
Ngỡ hồn mình là mây
Nhớ nhà châm điếu thuốc
Khói huyền bay lên cây...
Lời thơ của Hồ Dzếnh như một định mệnh theo tôi đến suốt đời. Tôi đã thuộc duy nhất bài hát này, khi còn lẻ loi một mình ở rừng núi Thượng Đức. Đại Lộc. Ái Tử. Trên Phá Tam Giang. Hay buổi chiều lang thang ven những ngọn đồi Đà Lạt. Và cuối cùng ở những con đường dưới chân núi Kỳ Sơn ở quê nhà.
Nhà thơ Hồ Dzếnh, thân sinh ông là ông Hà Kiến Huân, người Quảng Đông, có thể vì sinh kế nên lưu lạc đến Việt Nam, và đã sang một chuyến đò duyên nợ với cô lái tỉnh Thanh Hóa. Sau những ngày hạnh phúc bên nhau, Hồ Dzếnh đã ra đời, và không ngờ lớn lên đã trở nên một nhà văn, thơ xuất sắc trong văn học nghệ thuật Việt Nam. Mặc dù Hồ Dzếnh sinh trưởng trên xứ sở Việt Nam, nhưng trong tâm tưởng lúc nào ông cũng mơ về một quê hương đầy bản sắc thơ mộng. Những hình ảnh mây trắng ngàn năm trên Lầu Hoàng Hạc vẫn còn bay lãng đãng. Những thảm cỏ non nơi cánh đồng Anh Vũ vẫn ngút ngàn kiêu sa. Vẫn những hàng liễu buông đầy lãng mạn trên Tây Hồ soi bóng:
Ta nhớ màu quê, khát gió quê
Mây ơi ngưng cánh đợi ta về
Cho ta trông lại tầng xanh thẳm
Ngâm lại bài thơ “Phương Thảo Thê”
Đất Thánh Trời Đông, Mẹ Á Châu
Anh hoa ngàn thuở rạng phong hầu
Chín cung thăm thẳm hồn hương khói
Danh vọng vang lừng mây gió Âu
Liễu Động Đình thơm chuyện hảo cầu
Tóc thề che mướt gái Tô Châu
Bâng khuâng trăng sáng trời Viên Hán
Một dải Giang Nam nước rợn màu
Ai hát mà nay, gió vẫn thơm
Ai đau non nước não căm hờn?
Chiêu Quân nếu mãi người Cung Hán
Thi tứ tìm đâu nét tủi hờn?
Mây ơi có tạt về phương Bắc
Chầm chậm cho ta gửi mấy lời
Từ thuở ly hương ta vẫn nhớ
Nhưng tình xa lắm gió mây ơi!
(Tư Hương)
Cõi thơ của Hồ Dzếnh thể hiện cái thế giới đầy tình yêu thương chân thật, như hạt ngọc lấp lánh kết tinh từ đời sống ấu thơ, đầy những bất hạnh nghèo khó, nhưng không thiếu những cảnh tượng hồn nhiên, thơ mộng, bao dung, như biển trời. Hồ Dzếnh đã tâm sự: “Hỡi nước Việt Nam, tôi nghiêng lòng xuống Người, trên những luống cày mà hương thơm còn phảng phất, vì tôi đã từng uống nước và nói tiếng nói của Người, vì tôi đã thề yêu Người trên bậc tuyệt vời của tôn giáo...”. Những lời trân quý ông dành dâng tặng đến Người là Mẹ ông. Có lẽ suốt chuỗi đời ấu thơ, ông sống trong vòng tay trìu mến của Mẹ, nên ông yêu kính Mẹ vô cùng. Chính vì ông yêu Mẹ nên ông ca tụng hình ảnh những người con gái Việt Nam, suốt một đời thủy chung tận tụy vì chồng con:
Cô gái Việt Nam ơi!
Từ thuở sơ sinh lận đận rồi,
Tôi biết tình cô u uất lắm,
Xa nhau đành chỉ nhớ nhau thôi
Cô chẳng bao giờ biết bướm hoa,
Má hồng mỗi tiết mỗi phôi pha
Khi cô vui thú, là khi đã
Bồng bế con thơ, đón tuổi già!
Cô gái Việt Nam ơi!
Ngọn gió thời gian đổi hướng rồi,
Thế hệ huy hoàng không đủ xóa
nghìn năm vằng vặc ánh trăng soi.
Tôi đến đây tìm lại bóng cô,
Trở về đường cũ, hái mơ xưa
Rau sam vẫn mọc chân rào trước,
Son sắt, lòng cô vẫn đợi chờ.
Dãi lúa cô trồng nay đã tươi,
Gió xuân ý nhị vít bông cười...
Ai hay lòng kẻ từng chăm lúa,
Trong một làng con, đã héo rồi!
Cô gái Việt Nam ơi!
Nếu chữ hy sinh có ở đời,
Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực
Cho lòng cô gái Việt Nam tươi.
(Cảm Xúc - Quê Ngoại)
Hồ Dzếnh bước vào làng văn, thơ từ năm 1937, với một số bài gởi đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Trung Bắc Chủ Nhật, Tạp San Mùa Gặt Mới. Những tác phẩm đã xuất bản như Quê Ngoại (Thơ 1943), Hoa Xuân Đất Việt (Thơ 1946), Một Truyện Tình 15 Năm Về Trước (Truyện 1942), Cô Gái Bình Xuyên (1946), Chân Trời Cũ (Truyện 1942). Văn của Hồ Dzếnh trong sáng nhẹ nhàng, tình cảm chân thật gần gũi, ấm cúng như một hạnh phúc bình dị quen thuộc quanh đời sống thôn dã, nồng thắm quê hương. Về thơ Hồ Dzếnh cấu trúc những sáng tạo sâu sắc, mới lạ, chan chứa trữ tình, thể hiện một hồn thơ chân thành, tuyệt đẹp và độc đáo. Trong hai tập thơ Quê Ngoại và Hoa Xuân Đất Việt, được nhà văn Mai Thảo nhận định: “Trong cái thế giới ngột ngạt bít bưng tức thở của những tháp ngà tiền chiến như những phần mộ lạnh buốt, thơ Hồ Dzếnh hơn cả Xuân Diệu và theo tôi, hơn cả Nguyễn Bính đầu mùa, là những xâu chuỗi lanh lảnh nhạc vàng gõ vui từng nhịp nắng trên mênh mông đài trán thiên nhiên. Tôi nhớ mãi cái cảm giác của tôi, 20 tuổi, tiếp nhận một tập thơ còn trẻ hơn hồn mình phơi phới, một tập thơ cỏ non lả lả, một tập thơ cốm mới đậm đà, một tập thơ mười tám cái xuân đầy, đọc mỗi câu tưởng như có mật, có đường ngọt trong cổ. Thơ Hồ Dzếnh là cái trạng thái ngu ngơ mà chủ đề là tình yêu và ánh sáng. Ngó thật kỹ, Quê Ngoại không hằn một nếp nhăn. Với tôi, một tập thơ đầu tay phải như thế. Phải có cái khí thế vạm vỡ của sức sống như một vươn tới, cái vóc dáng của tình yêu như một kín trùm dào dạt. Dẫu cho lỡ cả thiên đường, thì xin một nửa tấc vườn vắng hoa. Hồ Dzếnh không làm thơ đâu. Thơ đã có, đâu đó, trên mây, trên cành, trong nước chảy dưới chân cầu, trong không khí, thơ một thuyền đầy, thơ một chuyến lớn chở Hồ Dzếnh đi vào thênh thang tiếng nói...”
Hồ Dzếnh, ông là một nhà thơ khí khái không quỵ ngã trước mọi áp lực của thời thế, ông cố vượt qua mọi giông bão cuộc đời, tạo thế đứng lẫm liệt của một cây thông giữa bạt ngàn lau lách, nên ông đã giữ được niềm quý trọng của quần chúng nuôi hoài những cảm tình qua cõi thơ trong sáng, tình người, đầy hồn nhiên, thơ mộng của ông.
Khi thi sĩ Bùi Giáng còn lang thang nơi trần thế, mỗi lần đọc đến những bài thơ lục bát của Hồ Dzếnh, Bùi Giáng biểu tỏ niềm mến phục chân tình qua nhận xét “chẳng khác giải Ngân Hà lấp lánh nhớ nhung trên bầu trời Văn Học Việt Nam”:
Phút linh cầu mãi không về
Phân vân giấy trắng chưa nề mực đen
Khói trầm bên giấc mơ tiên
Bâng khuâng... trăng rải qua miền quạnh hiu
Tô Châu lớp lớp phù kiều
Trăng đêm Dương Tử, mây chiều Giang Nam
Rạc rời, vó ngựa quá quan
Cờ treo ý cũ, mây dàn mộng xưa
Biển chiều vang tiếng nhân ngư
Non xanh thao thiết trời thu rượu sầu
Nhớ thương bạc nửa mái đầu
Lòng nương quán khách nghe màu tà huân
Buồn Tư Mã, nhớ Chiêu Quân
Nét hoa thấp thoáng, ý thần đê mê
Phút linh cầu mãi không về
Phân vân giấy trắng chưa nề mực đen...
(Phút Linh Cầu - Quê Ngoại)
Bùi Giáng đã không ngượng ngùng mà thẳng thắn phát biểu: “Ta phải cố quên mấy bài lục bát của Hồ Dzếnh thì mới đủ can đảm làm thơ. Nhưng mỗi phen đang giữa cơn chịu khó liên trì mà chợt sực nhớ tới cái bài Phút Linh Cầu của Hồ Dzếnh thì ối thôi! Ối thôi! Chẳng còn thể nào tiếp tục công việc gì nữa cả... Linh hồn bỗng nhiên xô ùa máu me chạy tuột đi hướng khác vô phương nắm cầm lại... Không còn một loại thơ kim cổ nào đứng nổi trước cái trận chiêm bao kỳ ảo kia. Tôi thách các bạn tìm bất cứ trong thi ca cổ kim một bài thơ nào đứng vững nổi trước mấy vần lục bát của ông bạn Minh Hương...”
Thái độ khiêm cung của Thi sĩ Bùi Giáng đã làm cho chúng ta liên tưởng đến Thi hào Lý Bạch, khi qua chơi lầu Hoàng Hạc, đọc bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu, giật mình chỉ viết nên hai câu:
Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc
Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu
Trước mắt có cảnh, nói không được
Vì thơ Thôi Hiệu ở trên đầu.
Ngoài những bài thơ trứ danh đã đan cử ở trên, riêng tôi vẫn còn yêu thích những giòng thơ tích lũy tình yêu thánh hóa, ươm đầy ảo vọng tương lai, mâu thuẫn nội tâm của Hồ Dzếnh, chất ngất những hoài nghi:
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé
Để lòng buồn tôi dạo khắp trong sân
Ngó trên tay, thuốc lá cháy lụi dần
Tôi nói khẽ: gớm làm sao nhớ thế
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!
Em tôi ơi tình có nghĩa gì đâu
Nếu là không lưu luyến buổi sơ đầu?
Thuở ân ái mong manh hơn nắng lụa
Hoa bướm ngập ngừng cỏ cây lần lữa
Hẹn ngày mai mà đến sẽ vui hơn
Chỉ ngày mai mới đẹp ngày mai thôi
Em cứ hẹn, nhưng em đừng đến nhé
Tôi sẽ trách - cố nhiên - nhưng rất nhẹ
Nếu trót đi, em hãy gắng quay về
Tình mất vui khi đã vẹn câu thề
Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở
Thơ viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ
Cho nghìn sau... lơ lửng... với nghìn xưa
(Ngập Ngừng - Quê Ngoại)
Nếu thời gian không làm phai nhạt kỷ niệm êm đềm thơ mộng của thi nhân thì không gian đâu có tạo cho nhân thế phải hận sầu vì chia ly xa cách! Chủ đích mọi chuyện xảy ra đều do cái tâm tạo thành. Tình yêu chân chính thừa khả năng vượt qua không - thời gian và lúc nào cũng thể hiện bản chất trong sáng mới mẻ đầy cảm xúc sáng tạo:
Ngày xưa xa rồi, lông ngỗng hết
Người xưa xa rồi, tình xưa không chết,
Ngàn năm trăng sáng đất Phong Châu,
Duyên cổ còn mơ vạn cổ sầu,
- Nàng là Hoa tươi đất Việt,
Chàng là Tinh túy Trời Ngô,
Tình trâm anh, dòng thế phiệt,
Chỉ hồng duyên thắm se tơ.
- Ngờ đâu, trước cảnh biển bao la
Gươm sắc chia lìa con với cha,
Trung nghĩa ai hay trung nghĩa...tận
Một thiên bạc mệnh úa trời hoa
Giếng vàng, ánh ngọc nghìn xưa,
Giở trang sách cũ, hương thừa còn bay,
Mà sao người đó ta đây,
Tình duyên phảng phất như ngày đã xa.
Người về, ta mới nhớ ra
Yêu là thế ấy, mơ là thế thôi
(Phong Châu - Quê Ngoại)
Ý tưởng nối kết của giòng luân lưu tâm thức từ nghìn xưa cho đến ngàn sau như một hóa thân tiền kiếp, hiện tượng chỉ có được nơi các bậc Chân Tu Đạt Lai Lạt Ma, chúng ta chỉ là những hạt bụi biến hóa vô thường, mắc xích nghiệp chướng luân hồi qua từng kiếp sống. Thời gian qua từng sát na đã là sự đổi thay trùng trùng duyên khởi. Cuối cùng rồi mọi người cũng phải chọn cho mình chuyến đi vào cõi hư vô tuyệt mù.
Nhà thơ tài danh Hồ Dzếnh đã nằm xuống vĩnh viễn ngày 13-8-1991, khi tuổi thọ vừa 75. Sau khi được tin ông ra đi, Hà Nội đã rầm rộ mang đầy hoa đến phúng điếu, đăng tin trên khắp nhật báo, tạp san văn học, cùng với những bài viết ca ngợi Hồ Dzếnh như một thiên tài của Đất Nước. Trong lúc ông còn sống, chỉ là một công nhân thợ đúc thép Gia Lâm tầm thường, nghèo khổ, ngày ngày đi về căn gác nhỏ, thầm lặng như một tội đồ, không một ai thương tiếc.
(Trích Tuyển Tập Giữa Trời Hoa Bay)
HỘI NGHỊ RUỒI
TBT Trọng đặt 'tiêu chuẩn' nhân sự, chặn đà thâu tóm của thủ tướng Dũng
Hoàng Trần (Danlambao) - Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đặt ra hàng loạt "tiêu chuẩn" như: không tham nhũng, xu nịnh, mị dân... trong việc lựa chọn ủy viên ủy viên bộ chính trị và ban chấp hành trung ương đảng CSVN khóa tới.
Tuyên bố trên được đưa ra trong phiên bế mạc Hội nghị Trung ương đảng lần thứ 11 hôm 7/5/2015, đây được xem là nỗ lực cuối cùng của ông Nguyễn Phú Trọng trong việc loại bỏ quyền lực đang lên của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Sau 4 ngày họp kín, công tác nhân sự chuẩn bị cho đại hội đảng 12 vào năm 2016 hiện đang được giữ bí mật, đặc biệt là đối với các chức danh chủ chốt.
"Tiêu chuẩn" nhân sự
Phát biểu về phương hướng lựa chọn ủy viên ban chấp hành trung ương khóa tới, TBT Nguyễn Phú Trọng đặt ra tiêu chuẩn ứng viên phải có "tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh’’.
Những lời hoa mỹ như trên một lần nữa cho thấy sự lú lẫn ngày càng nặng của ông Trọng. Trên thực tế, đã là người yêu nước thì không thể ‘’kiên định’’ với chủ nghĩa xã hội, và càng không thể "tuyệt đối trung thành’’ với Mác-Lênin, vốn là một chủ thuyết có bản chất vô tổ quốc.
Về "tiêu chuẩn đạo đức’’, ông Trọng yêu cầu ứng viên là những người "Bản thân không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi, tham vọng quyền lực...; không để vợ, chồng, con, người thân lợi dụng chức quyền để trục lợi’’.
Trong mắt người dân Việt Nam, đảng cộng sản là một đảng cướp, còn đảng viên là những kẻ tham nhũng. Là người đứng đầu một tổ chức như vậy, ông Trọng thừa hiểu việc tìm ra một ủy viên trung ương đảng không tham nhũng còn khó hơn mò kim đáy bể.
Do đó, việc đặt ra "tiêu chuẩn đạo đức’’ chỉ là động thái nhằm ngăn chặn đà thâu tóm của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối với ban chấp hành trung ương, một cơ quan quyền lực tối quan trọng của đảng cộng sản.
Số lượng 198 ủy viên ban chấp hành trung ương đảng hiện nay sẽ tăng vọt lên con số 290 người vào khóa tới. Đây là kết quả màn thắng thế trước đó của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một ứng cử viên nặng ký cho chiếc ghế TBT đảng CSVN tương lai.
Ám chỉ Nguyễn Tấn Dũng
Một nửa số ủy viên bộ chính trị hiện nay sẽ phải về hưu vào khóa tới do quá tuổi, trong đó có TBT Nguyễn Phú Trọng. Do đó, một loạt "tiêu chuẩn’’ dành cho ứng viên bộ chính trị cũng đã được đặt ra, trong đó có yêu cầu phải là những người "còn trong độ tuổi theo quy định và đủ sức khoẻ để đảm đương nhiệm vụ’’
Theo các tư liệu chính thức của đảng cộng sản, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là thương binh 2/4, tức có mức độ thương tật từ 61% trở nên. Theo quy định hiện hành của CSVN, đây là thương tật được xếp vào diện mất sức lao động.
Người ta dễ dàng nhận ra sự ám chỉ này dành cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Thậm chí, TBT Nguyễn Phú Trọng còn công khai chỉ rõ hơn những điều được gọi là "khuyết điểm" của Nguyễn Tấn Dũng bằng tuyên bố:
"Kiên quyết không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương những người có một trong các khuyết điểm, như:
- có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, vận động cá nhân, tư tưởng cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm, mị dân, chuyên quyền, độc đoán, trù dập người thẳng thắn đấu tranh, phê bình;
- để xảy ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng, tham nhũng, tiêu cực lớn ở địa phương, đơn vị;
- không chịu nghiên cứu học hỏi, bảo thủ, trì trệ, làm việc kém hiệu quả, nói không đi đôi với làm;
- kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc;
- bản thân và vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính; có vấn đề về lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện nay".
Đổ lỗi "thế lực thù địch" phá hoại nội bộ
Video phiên bế mạc hội nghị trung ương 11 còn cho thấy có sự xuất hiện của con trai thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là ông Nguyễn Thanh Nghị - phó bí thư Kiên Giang.
Ông Nghị hiện đang là ủy viên dự khuyết ban chấp hành trung ương đảng, nhưng có nhiều tiềm năng được trở thành ủy viên chính thức vào khóa tới, thậm chí có lời đồn đoán ông này sẽ lọt vào bộ chính trị nhờ sự nâng đỡ của người bố đầy quyền lực.
Dù vậy, diễn biến hội nghị cho thấy kế hoạch củng cố quyền lực của gia tộc Nguyễn Tấn Dũng có nguy cơ bị phá hoại bởi cuộc chiến phe phái do TBT Nguyễn Phú Trọng cầm đầu.
Đây hoàn toàn là một cuộc chiến tranh chấp quyền lực trong nội bộ cộng sản, nhưng trong phát biểu phiên bế mạc, TBT Nguyễn Phú Trọng vẫn không quên đổ lỗi cho sự phá hoại của các ‘’thế lực thù địch’’.
“Kiên quyết chống các biểu hiện cơ hội, tham vọng quyền lực, vận động cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm...; cảnh giác với những âm mưu của các thế lực thù địch phá hoại, gây rối nội bộ ta”, ông Trọng cảnh báo.
Cũng tại hội nghị lần này, vấn đề xây dựng sân bay Long Thành cũng bất ngờ được mang ra mật bàn. Kết luận tại phiên bế mạc được cho là có sự thỏa hiệp giữa hai bên, nhưng của nhóm lợi ích tham nhũng do Nguyễn Tấn Dũng cầm đầu vẫn được hưởng lợi hơn cả.
Thay mặt trung ương đảng cộng sản, dự án hoang phí lên đến 18 tỷ đô-la này đã được TBT Nguyễn Phú Trọng khẳng định là một chủ trương "đúng đắn, cần thiết’’ của đảng cộng sản, đồng thời gọi đây là một “dự án đặc biệt quan trọng cấp quốc gia”.
Tương quan lực lượng tại hội nghị 11 dường như đã thay đổi, dấu hiệu về một cuộc chiến quyền lực khốc liệt sẽ diễn ra từ đây cho đến cuối năm.
Lá bài cuối được hai phe tung ra sẽ là những nhân sự được Trung Cộng hậu thuẫn trong chuyến đi Bắc Kinh vừa qua. Những thỏa ước ký kết từ Mật nghị Thành Đô 1990 đang đến gần hơn bao giờ hết.
Thánh "Lú" và hội nghị TƯ 11 của đảng CSVN
Hội nghị 11 Trung ương đảng CSVN họp từ 4 đến 7 tháng 5 năm 2015 là một hội nghị quan trọng của CSVN vì nội dung nhân sự của nó.
Các tin tức truyền đến thông tin đại chúng chỉ là diễn văn khai mạc, phát biểu bế mạc hội nghị của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trong những ngày hội nghị làm việc, chỉ những đoạn ngắn vô giá trị thông tin như: “hôm nay các đại biểu thảo luận ở các nhóm...” được truyền tải.
Ngay cả BBC một hãng truyền thông toàn cầu, đưa tin nhanh nhẹn, cũng không có tin chi tiết về hội nghị này.
Tuy nhiên, với nội dung:
"Hội nghị lần này Ban Chấp hành Trung ương sẽ bàn về các vấn đề:
1. Phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XII;
2. Số lượng và việc phân bổ đại biểu dự Đại hội XII;
3. Mô hình tổ chức chính quyền địa phương;
4. Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành; và góp ý về Báo cáo các công việc quan trọng Bộ Chính trị đã giải quyết từ sau Hội nghị Trung ương 10 đến nay."
mà Nguyễn Phú Trọng loan báo trong phát biểu khai mạc ngày 4/5/2015, thì tính quan trọng của hội nghị TƯ 11 đã hiển nhiên nổi bật.
Cũng vì 2 bài phát biểu khai mạc và kết thúc hội nghị do Nguyễn Phú Trọng đọc, nên ông ta đã bộc lộ hết con người của mình.
Trước hết là bộc lộ khả năng trí tuệ.
1. Thánh Lú
Văn học việt Nam có nói đến 2 trường hợp kiệt xuất của văn đàn. "Văn như Siêu Quất vô tiền hán" hay Thần Siêu, Thánh Quát, để mô tả tài năng văn thơ của Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát.
Còn khả năng lĩnh hội Chủ nghĩa Mác Lênin của Trọng thì lú lẫn từ lâu rồi, nên ông ta đã được người dân cả nước gọi là Trọng lú. Tuy nhiên, đến hôm nay, qua 2 bài phát biển khai mạc và kết thúc hội nghị 11, thì tôi phải nâng ông ta thành Thánh Lú.
Chủ nghĩa Mác-Lênin dựa trên công hữu các phương tiện sản xuất, nhằm ngăn chặn tư hữu, mầm mống quay lại của Chủ nghĩa tư bản. Nay Trọng cứ nhai đi nhai lại là phải tuyệt đối trung thành với CN Mác-Lênin thì ông ta chắc không hiểu gì về CN Mác-Lênin, vì từ sau "Đổi Mới", các đảng viên cộng sản đã tích lũy tiền bạc để trở thành tư sản đỏ. Vậy thì trung thành với Mác Lê là trung thành cái gì?
Không những lú lẫn về lý luận, kiến thức, Trọng còn lú lẫn hô hào đòi hỏi mỗi trung ương ủy viên phải "có phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng, gương mẫu, không tham nhũng, cơ hội, tham vọng quyền lực, có ý thức giữ gìn và bảo vệ sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, được quần chúng thực sự tin yêu?"
Thử hỏi khi dự án Boxit Tây Nguyên do Tàu cộng ép Nông Đức Mạnh trong 3 Tuyên Bố Chung Việt Nam - Trung cộng, thì Trọng lúc đó làm Chủ tịch Quốc Hội đã làm những gì?
Ông ta tìm mọi cách để dự án này không đem ra thảo luận ở Quốc Hội, tránh những phản biện có thể xuất hiện tại Quốc Hội.
Cùng với Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng đã tích cực thúc đẩy để dự án Bôxit dược triển khai như Bắc Kinh mong muốn.
Ông Trọng và Dũng đã nhận những phong bì nặng trịch của Tàu cộng.
Đây không phải là nhận hối lộ ư.
Sao mà lú lẫn quá vậy.
Thế khi Tàu cộng bắn thuyền của ngư dân, đâm đắm thuyền ngư dân VN quanh Hoàng Sa, Trường Sa... thì Trọng làm gì?.
Trọng tuyên bố Biển Đông là yên tĩnh. Trong nhiệm kỳ chủ tịch Quốc Hội, Trọng đã không cho phép Quốc Hội họp về Biển Đông.
Người khác chạy chức chạy quyền thì tốn tiền nhà. Nguyễn Phú Trọng chạy chức Tổng bí thư thì dâng biển Đông cho Tàu cộng. Nguyễn Phú Trọng không tốn tiền riêng của mình. Nguyễn Phú Trọng dùng Hoàng Sa, Trường Sa để kiếm ghế đứng đầu đảng cho mình. Kiểu chạy chức này của Trọng gọi là bán nước.
Kẻ bán nước đáng bị lên án như Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc... thì nay đứng ở diễn đàn quan trọng lên án chạy chức chạy quyền, tham nhũng. Kể ra, biến kẻ bán nước thành người có tầm nhìn chiến lược, người đứng trên tầm cao đại cuộc, tầm cao quan hệ... thì chỉ có lú lẫn vô sỉ như Trọng mới làm được.
Mà mới hôm qua thôi, Trọng đường đường là Tổng bí thư mà chỉ đạt phiếu tín nhiệm thấp trong Bộ chính trị. Hôm nay, sau khi được Tập Cận Bình đón 21 phát đại bác, ông ta ù tai, lú lẫn sự kiện phiếu tín nhiệm thấp, nhơn nhơn cho rằng mình là người có uy tín để nói về đạo đức...
Vì vậy, Trọng đáng được phong là Thánh lú.
2. Hội nghị 11 và đấu tranh quyền lực trong nội bộ đảng CSVN
Hiện nay đấu tranh của 2 phái trong đảng CSVN là tranh giành sự phân chia các ghế Tổng bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch nước và số lượng người của phe mình lọt vào Trung ương đảng khóa tới. Cũng không thể quên rằng nếu ai nắm phần sư tử của miếng mồi Dự án Sân bay Long Thành, thì người đó sẽ mua được nhiều phiếu của các ủy viên TƯ trong hội nghị năm 2016.
Nguyễn Tấn Dũng chắc nhắm tới ngôi vị Tổng bí thư. Phùng Quang Thanh có hậu thuẫn của Trọng và Bắc Kinh cũng đang ngắm tới chức vụ này.
Đoạn video quay phát biểu kết thúc hội nghị 11 có quay Dũng và Thanh ngồi cạnh nhau. Phải chăng 2 người này đã có thỏa thuận về chia chác, hay đây chỉ là dàn cảnh để đánh lừa dư luận.Tôi nghiêng về suy đoán đây là một nụ cười bắt buộc hơn là về một thỏa thuận giữa Dũng và Thanh.
Từ bây giờ đến hội nghị 12 vào đầu năm 2016, thời gian còn đủ dài để Dũng và Thanh thi triển tài năng. Đây là khúc xương quyền lực, không dành hữu nghị cho ai cả: nếu ai thất thế, sẽ bị mất tất cả. Tuy nhiên cũng không loại trừ đã có một thỏa thuận sơ bộ do Bắc Kinh đạo diễn. Hoa Nam tình báo sở đã nắm quá kỹ về các lãnh đạo VN.
Tóm lại, qua hội nghị TƯ 11, những ai mong có chuyển biến của chính trị VN trong chuyến thăm Hoa Kỳ sắp tới của Phú Trọng thì sẽ thất vọng. Tập Cận Bình đã bồi dưỡng, bổ túc cấp tốc cho Trọng về chủ nghĩa Mác-Lênin, về tinh thần cảnh giác cách mạng trước các thế lực đế quốc thù địch.
Viên Tổng bí thư thánh Lú này sẽ đi theo vết xe của Lê Khả Phiêu năm 2000 khi tiếp Clinton: dành hết thời gian tiếp xúc với Obama để giảng cho vị Tổng thống Hoa Kỳ về bóc lột tư bản, về dân chủ xhcn gấp ngàn lần dân chủ tư bản...
10.05.2015
Nguyễn Nghĩa 650
Yến tiệc TƯ-11 và mâm cỗ Sân Bay Long Thành
Vũ Đông Hà (Danlambao) - Khi các lãnh đạo của đảng bình-nhiều-chuột tụ tập ở Ba Đình để cùng nhau sắp xếp chỗ ngồi quyền lực cho một triều đại cai trị mới, thì trên bàn tiệc, một mâm cỗ thịnh soạn được đem ra dọn đường cho bầy chuột cùng nhau thương lượng, chia chát và mua chuộc nhau cho những lá phiếu quyền lực. Mâm cỗ đó mang tên Sân Bay Long Thành - trị giá 18 tỷ đô la.
Dưới sự chỉ đạo của đảng trưởng Trọng Lú, 4 vấn đề trọng đại nhất được đem ra mổ xẻ trong hội nghị TƯ 11: (1) phương hướng công tác nhân sự BCH TƯ khóa XII, (2) số lượng và việc phân bổ đại biểu dự Đại hội Đảng XII, (3) mô hình tổ chức chính quyền địa phương và (4) Dự án sân bay quốc tế Long Thành.
3 vấn đề đầu - túm lại vẫn là chuyện đứa nào sẽ nắm quyền và nắm ghế nào. Vấn đề thứ 4 tưởng như là chuyện... lộn giống, lộn sòng, lộn lẫn vì lú... nhưng thật sự 18 tỷ đô lại là yếu tố chỉ đạo để dẫn đến kết quả sau cùng của thứ tự quyền lực. Nó mới thật sự là vấn đề trọng đại và là đề tài chỉ đạo của hội nghị TƯ chia phần chia ghế lần thứ 11.
Trong 3 vấn đề về nhân sự, theo Tổng bí Lú, những tiêu chuẩn để được ngồi vào vị trí cưỡi đầu cưỡi cổ thiên hạ là: "bản lĩnh chính trị thật vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước và lợi ích của dân tộc; có phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng, gương mẫu, không tham nhũng, cơ hội, tham vọng quyền lực, có ý thức giữ gìn và bảo vệ sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, được quần chúng thực sự tin yêu?".
Nhìn vào những tiêu chuẩn này thì lợi ích của dân tộc xếp hàng đứng sau tinh thần kiên định CNXH, sau sự trung thành với phế phẩm Mác-Lê và tư tưởng ăn cắp Hồ Tập Chương. Không những vậy, lợi ích dân tộc đã được đảng cộng sản tính ra số thành: 18 tỷ - gần 1/10 tổng sản lượng quốc gia - để làm mâm cỗ Sân Bay Long Thành nhằm thương lượng mua bán quyền lực của nhau.
Tại sao Tổng bí Lú mang Sân Bay Long Thành vào Hội nghị TƯ 11?
Chưa nói đến việc trong tương lai, sân bay Long Thành sẽ đem lại lợi nhuận bỏ túi cho các "đồng chí ta" như thế nào trong sự nghiệp rút ruột công trình vĩ đại, trước mắt, chỉ cần TUĐ và BCT duyệt dự án Long Thành và sau đó các đảng viên nghị gật trong "đảng hội" phê chuẩn thì ngay lập tức toàn bộ bất động sản của phi trường quốc tế Tân Sơn Nhất và vùng đất lân cận sẽ lọt vào vòng tư lợi của đám quân đội, đứng đầu bởi cha con Phùng Quang Thanh và Phùng Quang Hải.
Trong năm 2014, doanh nghiệp quân đội kiếm được 46 ngàn tỷ đồng tức hơn 2 tỷ đô la. Nếu sân bay Long Thành được thông qua thì hơn 1000 ha đất nội thành của Tân Sơn Nhất sẽ trở thành mỏ vàng bất động sản. Theo tính toán của blogger Phan Châu Thành (*), mỏ đất vàng này có thể "đẻ" ra lợi nhuận từ 16 tỷ đô đến hơn 27 tỷ đô cho Phùng Quang Thanh, Phùng Quang Hải và đám đàn em trong quân đội.
Do đó, dự án Long Thành sẽ mở đường cho tập đoàn lợi ích quân đội, biến lợi ích của dân tộc thành lợi ích của riêng mình qua việc san bằng Tân Sơn Nhất. Liên minh Trọng Lú và Phùng Quang Thanh được củng cố, phát triển và gắn bó với nhau nhờ sợi dây tiền tỉ. Những mẫu đất vàng của Tân Sơn Nhất và vùng ven của dân tộc sẽ được bầy đàn sâu-chuột tiếp tục sứ mạng giải phóng và bán dần, chia chát. Riêng với dự án sân bay Long Thành thì người dân VN phải gánh món nợ ODA 18 tỷ đô la. Trong 18 tỷ đô này, bao nhiêu phần trăm sẽ lọt vào túi của 290 UVTUD tương lai, bao nhiêu phần trăm của cái phần trăm này sẽ lọt vào phe Dũng, phe Trọng, phe Sang, phe Thanh, phe Hùng, phe Phúc...?
Câu trả lời nằm đằng sau cánh cửa kín bưng của Yến tiệc TU-11 và chỉ có những lãnh đạo cộng sản "có phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng, gương mẫu, không tham nhũng, cơ hội, tham vọng quyền lực, có ý thức giữ gìn và bảo vệ sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, được quần chúng thực sự tin yêu" mới biết được kết quả của sự chia chác sẽ được phân định như thế nào.
Mâm cỗ Long Thành thật sự không phải là 18 tỷ đô. Nó là Mâm cỗ Long Thành + Tân Sơn Nhất trị giá tổng cộng từ 40 đến 50 tỷ đô - ngang bằng với ngân sách khủng của dự án Đường Sắt Cao Tốc trước đây. Và đó là lý do mà Tổng bí lú đã nâng cấp Long Thành lên thành phương hướng chiến lược thứ 4 trong Hội nghị TƯ 11 của đảng sâu.
_____________________________________
DAVID ROBSON * HỒN MA
Hồn ma có thật hay không?
David Robson
- 9 tháng 5 2015
Sau khi ngâm mình trong bồn tắm, hút xì gà và nhâm nhi một ly whisky Scotch, ông bước qua căn phòng ngủ kế bên.
Tại đây, ông bắt gặp hồn ma của Tổng thống Abraham Lincoln.
Không chút bối rối dù đang trần như nhộng, ông nói: “Xin chào buổi tối, Ngài Tổng thống. Có vẻ như ngài đã bắt gặp tôi vào một thời điểm không thuận tiện”.
Linh hồn này đã mỉm cười và biến mất.
Câu chuyện trên đưa Churchill vào danh sách những người tin vào hiện tượng siêu nhiên.
Alan Turing, một nhà khoa học máy tính người Anh, tin vào ngoại cảm, trong lúc nhà viết truyện trinh thám Arthur Conan Doyle từng đối thoại với ma.
Cả ba người đàn ông này đều là những người sắc sảo, thông minh, tuy nhiên họ vẫn tin vào điều tưởng như không có thật.
Thế nhưng họ không phải là thiểu số: Các khảo sát gần đây cho thấy 3/4 người Mỹ tin vào hiện tượng siêu nhiên và gần 1/5 nói họ từng nhìn thấy ma.
Nhiều nhà tâm lý học đã bị lôi cuốn trước sự mê tín này và tìm cách lý giải chúng.
Một số hiện tượng siêu nhiên bắt nguồn từ các khuyết điểm trong não.
Nhiều người nói họ đã nhìn thấy các vật thể vô hình di chuyển trong không trung. Tuy nhiên qua xét nghiệm, những người này đều bị tổn thương vùng xử lý hình ảnh trong não.
Một số dạng của bệnh động kinh có thể khiến người ta có cảm giác như ai đó đang bám theo mình trong bóng tối.
Trong vài trường hợp khác, những ảo giác về hình ảnh có thể đánh lừa não bộ và tạo hiện tượng siêu nhiên.
Ví dụ như một bác sỹ trẻ người Ý thuật lại khi thức dậy vào buổi sáng, ông nhìn vào gương và chợt thấy một ông già đang nhìn lại mình.
Qua nghiên cứu, vị bác sỹ này nhận ra ảo giác này là điều thường thấy khi bạn nhìn vào hình phản chiếu của mình trong môi trường không có đủ ánh sáng.
Bộ não khi đó không có đủ thông tin để khắc hoạ toàn bộ nét mặt của bạn và vì vậy, nó tìm cách tự điền các chi tiết khiếm khuyết, dù những chi tiết này không đúng với thực tế.
Như vậy, khi sự mệt mỏi kết hợp với những yếu tố như chất kích thích, chất cồn hay ánh sáng có thể dẫn đến những hiện tượng siêu nhiên như trong trường hợp của Churchill.
Tấm khiên bảo vệ
Các nhà tâm lý học từ lâu đã nghi rằng niềm tin vào hiện tượng siêu nhiên được sử dụng như là tấm khiên bảo vệ con người khỏi sự thật nghiệt ngã trong cuộc sống.Khi những điều bất hạnh xảy ra, như chết chóc, thiên tai hay thất nghiệp, não bộ chúng ta thường lùng sục khắp nơi để tìm kiếm câu trả lời.
“Nếu điều đó không tìm đến chúng ta, thì chúng ta cũng tự tìm đến nó bằng cách nối những kết cấu quanh mình, cho dù chúng không tồn tại”, Jennifer Whitson, từ Đại hoc Texas, nói.
Thuyết nhân dạng cũng là một trong những cách mà não bộ của chúng ta xử lý một sự kiện, Adam Waytz, từ Đại học Northwwestern ở Illinois, nói.
Ví dụ như khi chúng ta nghĩ rằng một thần linh nào đó đang gây ra bão tố, hoặc bệnh dịch, thay vì thừa nhận rằng chúng ta không thể kiểm soát điều đó. Hoặc khi một nhánh cây đập vào cửa sổ, bạn nghĩ rằng một linh hồn nào đó đang gọi mình.
“Chúng ta tin vào ma quỷ, vì chúng ta không muốn nghĩ rằng vũ trụ là sự kết hợp của những điều ngẫu nhiên”, Waytz nói.
Điều này càng trở nên phổ biến hơn khi chúng ta cảm thấy không thể kiểm soát cuộc đời mình.
Nhưng khuôn mặt ẩn náu
Nhà nghiên cứu Tapani Riekki, từ Đại học Helsinki ở Phần Lan, gần đã thực hiện một số thử nghiệm, trong đó yêu cầu người tình nguyện xem các hình ảnh động, trong lúc dùng máy quét theo dõi hoạt động trong não của họ.Ông phát hiện ra những người tin vào hiện tượng siêu nhiên thường cho rằng có một mục đích và ý nghĩa nào đó đằng sau chuyển động của các vật thể.
Điều này thể hiện qua sự hoạt động mạnh mẽ hơn trong vùng của não bộ chịu trách nhiệm đặt giả thiết và lý giải các sự kiện xung quanh.
Ông Riekki cũng nhận thấy những người tin vào hiện tương siêu nhiên thường nhìn thấy những khuôn mặt ẩn đằng sau những bức ảnh bình thường.
Bên cạnh đó, Riekki còn chỉ ra rằng những người mê tín thường khó gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực hơn những người khác.
Một nghiên cứu khác thì nói họ thường tự tin vào quyết định của mình, dù chúng dựa trên những thông tin mơ hồ.
Nghiên cứu của Whitson cho thấy rất dễ để tin vào những hiện tượng kỳ lạ khi chúng ta cảm thấy lạc lõng.
Tuy nhiên một nghiên cứu gần đây của bà chỉ ra rằng ngay cả khi một hy vọng tích cực nào đó cũng có thể hướng con người đến niềm tin vào những điều siêu nhiên.
Bà cho rằng hy vọng đôi lúc cũng chỉ là điều không chắc chắn và nó khiến bạn đặt nghi vấn về tương lai. Trong khi đó, những cảm xúc như giận dữ lại khiến bạn chắc chắn về sự đúng đắn của mình.
“Rất dễ để nghĩ rằng bạn là người có đầy đủ lý trí. Tuy nhiên cần phải hiểu rằng vào một lúc nào đó, chúng ta sẽ phạm phải những lỗi lầm khiến chúng ta cảm thấy như mình không hoàn toàn kiểm soát cuộc đời mình,” Whitson nói.
“Chúng ta cần sẵn sàng để xem xét mọi giả định một cách thấu đáo hơn”.
Churchill, Turing hay Conan Doyle cho chúng ta thấy rằng ngay cả những khối óc xuất chúng đôi lúc cũng tin vào những điều viển vông.
Bản gốc bài viết đã được đăng trên BBC Future
NGUYỄN GIANG * THẾ GIỚI CHIA ĐÔI
Thế giới lại ‘hai phe bốn mâu thuẫn’?
Nguyễn Giang bbcvietnamese.com
- 8 tháng 5 2015
Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc sẽ là vị khách quốc tế cao cấp nhất dự lễ diễu binh cuối tuần này ở Moscow.
Cùng ông Tập là nhiều lãnh đạo Trung Á, Việt Nam và một số nước khác trong khi đa số lãnh đạo các nước lớn ở châu Âu không dự buổi lễ này để tỏ thái độ với Nga.Sự kiện này khiến người ta không khỏi nghĩ quả là thế giới đang chia làm hai.
Cách nhìn của châu Âu và Trung Quốc về Nga và Ukraine là hoàn toàn khác nhau.
Nhìn từ nhiều thủ đô châu Âu, các hoạt động của Nga nhằm phục hồi khu vực Liên Xô cũ là rất đáng lo ngại.
Trong khi đó, Trung Quốc không chấp nhận tất cả những gì Nga đã làm như sáp nhập Crimea và hỗ trợ các nhóm vũ trang tại Đông Ukraine nhưng cũng không muốn Mỹ và Nato mở rộng sang phía Đông.
Hai cực hay hai phe?
Sau Chiến tranh Lạnh, nhiều nhà quan sát tin rằng thế giới ngày càng trở nên đa cực.Nhưng gần đây lại có các ý kiến nói rằng chính trường quốc tế không còn đa cực mà bắt đầu tụ lại thành lưỡng cực (bipolar world), với một bên là Hoa Kỳ, bên kia là Trung Quốc.
Chẳng hạn hồi tháng 11/2012, Judy Dempsey viết trên trang carnegieeurope.eu, so sánh bầu cử tại Mỹ và Trung Quốc với các khác biệt tới mức tương phản, như hai thế giới đối chọi nhau.
Nhưng cũng có ý kiến, như của cựu ứng viên tổng thống Mick Romney (2012) hoặc nghị sỹ Đảng Dân chủ, Adam Schiff gần đây coi Nga là đối thủ chính của Hoa Kỳ.
Như thế, Phương Tây vẫn chưa đồng ý được trong thế lưỡng cực mới thì đối thủ của Hoa Kỳ là ai.
Nhìn từ châu Á, người ta dễ đi đến kết luận rằng đối thủ của Hoa Kỳ hẳn là Trung Quốc, nhưng nhìn từ châu Âu thì đó lại là Nga.
Cùng lúc, Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau vì sự chia sẻ quan điểm về quyền lực nhà nước mạnh, quyền lợi của quốc gia mạnh, xã hội cần có định hướng.
Về phía bên kia thì vẫn là Hoa Kỳ với các nước đồng minh chủ chốt (Nhật, Úc) trong khi châu Âu về cơ bản đứng về phía Hoa Kỳ nhưng nội bộ vẫn có các chính phủ thân Nga (Cyprus, Hy Lạp, Hungary).
Cuộc tranh chấp hai phe này đang diễn ra trên một loạt mặt trận.
Trong thế kỷ 20, nhiều quốc gia gồm cả Việt Nam đã say sưa với thuyết ‘hai phe bốn mâu thuẫn’.
Theo đó, thế giới chia làm hai phe: phe theo chủ nghĩa xã hội và phe đế quốc, và động lực của chính trị quốc tế là bốn mâu thuẫn.
Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa đế quốc;
Mâu thuẫn giữa phong trào độc lập dân tộc và chủ nghĩa đế quốc;
Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và giai cấp công nhân tại các nước đế quốc
Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau.
Ngày nay, cách nói này không còn nữa nhưng không phải trên thế giới không còn các tuyến va chạm quyền lợi, cạnh tranh.
Đầu tiên là mâu thuẫn về nguồn năng lượng.
Mâu thuẫn giữa các quốc gia xã hội chủ nghĩa lại bùng nổ khốc liệt hơn cả vào cuối Chiến tranh Lạnh: Đông Âu bỏ hẳn Nga, nội chiến Nam Tư, Trung Quốc đánh Việt Nam, Việt Nam và Campuchia thời Pol Pot đánh nhau...
Bên kia là Hoa Kỳ và châu Âu muốn khai thác năng lượng mới (điện mặt trời, điện gió, dầu khí đá phiến), vừa nâng cao công nghệ, vừa đỡ bị lệ thuộc vào các nước xuất khẩu dầu khí.
Dầu khí, từ các mỏ đã khai thác, các nguồn tiềm năng, các đường ống... tiếp tục là tâm điểm của nhiều tranh chấp quốc tế.
Mâu thuẫn thứ nhì là cuộc đấu tại các diễn đàn kinh tế, các khu vực tự do mậu dịch.
EU, cộng với Iceland, Liechtenstein và Na Uy đã thuộc EEA (European Economic Area), còn Nga lập ra Liên minh Kinh tế Âu – Á (EEU) với Belarus và Kazakhstan.
Tại Đông Nam Á, Việt Nam cũng được mời tham gia Liên minh này, gợi lại một thời Hà Nội từng tham gia khối Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) dùng đồng rúp của Liên Xô.
Hoa Kỳ chủ xướng lập TPP thì Trung Quốc cũng đang đáp lại bằng Ngân hàng Phát triển Hạ tầng châu Á (AIIB).
Tự do kinh tế đã trở thành tín điều nên mâu thuẫn xảy ra ở các chi tiết cụ thể như bỏ thuế quan thì có lợi cho ai, nhận đầu tư lớn có làm hại cho quyền của người lao động, có làm cạn kiệt nguồn nước, quỹ đất?
Tự do hóa thương mại nâng cao mức sống cho nhiều người cũng làm cho một thiểu số giàu lên gấp bội, gây ra xung đột xã hội.
Mâu thuẫn nữa là về mô hình truyền thông toàn cầu.
Các kênh RT và CCTV đều hoạt động thoải mái ở Phương Tây nhưng Moscow và Bắc Kinh lại hạn chế tối đa quyền đưa tin của các đài báo nước ngoài.
Các nước này vừa chặn mạng, không cấp visa cho nhà báo hoặc hạn chế các chuyến làm phóng sự, đồng thời hạn chế mạng xã hội hoặc dùng dư luận viên tác động đến các trang đông người dùng.
Mâu thuẫn thứ tư giữa hai phe là cách diễn giải lịch sử không giống nhau.
Cụ thể nhất, Moscow đang dùng buổi lễ ngày 9/05 này cho mục tiêu tuyên truyền rằng cuộc chiến ở phía Đông Ukraine là sự lặp lại của chiến tranh Vệ Quốc Vĩ đại.
Trình diễn vũ khí tại Hồng trường cũng nhằm đề cao sức mạnh của nước Nga mới, và tạo ‘tính chính danh’ cho các binh đoàn ‘tình nguyện’ sang Đông Ukraine để ‘bảo vệ chính Ukraine chống lại tân phát-xít’.
Cờ và băng tay hai màu đen và cam của du kích chống Hitler vào Thế Chiến 2 đang được phái thân Nga ở Đông Ukraine và giới ngoại giao Liên bang Nga sử dụng để nhấn mạnh nội dung này.
Điều này hoàn toàn khác với những gì Đức, Ba Lan và Ukraine nhìn nhận về lịch sử Thế Chiến 2.
Cũng vì thế mà bà Angela Merkel không đến dự ngày lễ 09/05 nhưng chỉ sang Moscow hôm sau để đặt vòng hoa trước mộ liệt sỹ vô danh.
Ở châu Á, lịch sử Thế Chiến 2 và các tội ác của quân đội Nhật Hoàng cũng đang được Trung Quốc nhấn mạnh nhằm khơi dậy lòng yêu nước phục vụ mục tiêu tự cường dân tộc chủ nghĩa thời nay.
Trung Quốc cũng dùng lịch sử và khảo cổ học hải dương, kể cả việc lập think-tank ngay tại Mỹ, để củng cố cho lập luận trong tranh chấp lãnh hải, biển đảo với các nước láng giềng.
Nói về hai phe ngày nay thì thực ra, việc định hình lại các liên minh chặt chẽ hoặc lỏng lẻo, tan hợp, hợp tan tùy thuộc vào lợi ích quốc gia hay nhận định của các tập đoàn quyền lực từng nước, cũng là rất bình thường.
Ở Trung Quốc ngày xưa đã có thời Xuân thu Chiến quốc, các nước châu Âu sau này đến tận Hội nghị Vienna (1814-15) cũng vẫn là thế giằng co, chia sẻ quyền lực qua các liên minh khác nhau.
Điều quan trọng là giới chính khách có đủ tầm nhìn để suy đoán ra các dịch chuyển của những liên minh đó không.
Nhìn từ Việt Nam, các nhà lãnh đạo cộng sản mấy thế hệ trước đã có thiếu sót nghiêm trọng về tầm nhìn.
Họ quá tin tưởng vào tình thân ái cộng sản nên không dự đoán được rằng mâu thuẫn trong phe đế quốc không gây ra chiến tranh.
Trái lại, chính mâu thuẫn giữa các quốc gia xã hội chủ nghĩa lại bùng nổ khốc liệt hơn cả vào cuối Chiến tranh Lạnh: Đông Âu bỏ Nga, nội chiến Nam Tư, Trung Quốc đánh Việt Nam, Việt Nam và Campuchia thời Pol Pot đánh nhau...
Ngày nay, dù thế giới chia làm mấy phe và có bao nhiêu mâu thuẫn, việc chọn thế đứng sao cho đúng và khả năng dự báo để tránh đổ vỡ cũng không kém phần quan trọng.
Chính sách hay được gọi là 'đi dây giữa Mỹ và Trung Quốc' của Việt Nam cũng không có gì là quá sáng tạo vì Indonesia, Hàn Quốc, Mông Cổ, Thái Lan cũng đều đang làm chuyện đó từ lâu nay.
Cùng lúc, nhiều nước Trung Á cũng vẫn 'đi dây' giữa Nga và Mỹ, và gần đây phải xử lý thêm vào yếu tố Trung Quốc.
Thiết nghĩ, quyền lợi quốc gia như an ninh và thương mại luôn cần được đặt lên trên ảo tưởng ý thức hệ hay tình cảm hoài cổ nào đó để Việt Nam không đứng hẳn về một phe và bị lôi kéo lần nữa vào xung khắc lớn trên thế giới.
TƯỞNG NĂNG TIẾN * LÍNH MIỀN NAM
Chút Lính Miền Nam
Wed, 05/06/2015 - 10:28 — tuongnangtien
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Cho tôi thắp một nén nhang
Khóc người đồng chí
Mà bấy lâu nay tôi cứ đinh ninh là ngụy
Tha thứ cho tôi một thế hệ bị lừa !
Không giọt máu Việt Nam nào là ngụy
Trừ những thằng bán nước - đi đêm
Lê Phú Khải
Cho tôi thắp một nén nhang
Khóc người đồng chí
Mà bấy lâu nay tôi cứ đinh ninh là ngụy
Tha thứ cho tôi một thế hệ bị lừa !
Bạn tôi, tất cả, đều là lính ráo. Chúng tôi không chỉ có chung những năm cầm súng, và một quãng đời tù mà còn chia chung rất nhiều ... cố “tật!” Hễ gặp nhau là uống, và câu chuyện trên bàn rượu trước sau gì rồi cũng xoay quanh kỷ niệm về đám chiến hữu hồi còn chinh chiến: những thằng đã chết, những đứa đang vất vưởng ở quê nhà, hay lưu lạc (đâu đó) nơi đất lạ xứ người.
Thỉnh thoảng, khi (quá) vui, chúng tôi cũng hay mang những vị thượng cấp cũ ra làm đề tài giễu cợt. Hai ông huynh trưởng thường bị nhắc tới để cười chơi là Trần Hoài Thư, và Phan Nhật Nam. Lý do: cả hai vị vẫn nhất định chưa chịu giải ngũ, dù cuộc chiến đã tàn tự lâu rồi!
Trung Úy Trần Hoài Thư vẫn thản nhiên đưa quân Qua Sông Mùa Mận Chín. Đại Úy Phan Nhật Nam vẫn cứ la hét um xùm qua máy truyền tin (giữa Mùa Hè Đỏ Lửa) như thể là cái mùa Hè năm 1972 đó vẫn còn kéo dài đến bây giờ, dù hơn 40 năm đã lặng lẽ trôi, với cả đống nước sông – cùng nước suối, nước mưa, nước mắt... – đã ào ạt chẩy qua cầu và qua cống.
Sau khi cạn mấy đầy, rồi đầy mấy ly cạn (và sau màn trình diễn “một ngàn bài Bolero”) tôi hay xin "trân trọng tuyên bố cùng toàn thể các chiến hữu các cấp" rằng :
- Ai viết cái gì tôi cũng đọc tuốt luốt, trừ hai vị thẩm quyền (nhí) này thì khỏi!
- Sao vậy cà?
- Bởi vì thơ với văn của hai ổng có nhiều câu mà “lỡ” đọc một là nó bị kẹt luôn trong đầu, gỡ không ra, nên tui không dám đọc thêm nữa:
Trên đầu ta mũ rừng nhẹ hẩng
Trong túi ta một gói thuốc chuồn
Bắt tù binh mời điếu thuốc thơm
Ðể thấy miền Nam lính hiền ghê gớm
Trong túi ta một gói thuốc chuồn
Bắt tù binh mời điếu thuốc thơm
Ðể thấy miền Nam lính hiền ghê gớm
...
Ta lính miền Nam hề, vận nước ngửa nghiêng
Ta cũng lênh đênh cùng cơn mạt kiếp
Ta trèo lên cây hỏi rừng cho biết
một nơi nào hơn ở Việt Nam ?
Có người lính nào bi tráng hơn lính miền Nam ?
Ta cũng lênh đênh cùng cơn mạt kiếp
Ta trèo lên cây hỏi rừng cho biết
một nơi nào hơn ở Việt Nam ?
Có người lính nào bi tráng hơn lính miền Nam ?
Trần Hoài Thư (“Ta Lính Miền Nam”)
Nguồn ảnh:internet
Không chỉ bi tráng, bi hùng, hay bi phẫn mà (đôi khi) người lính miền Nam còn phải đối diện với lắm nỗi bi thương:
“Tôi đi vào ngôi nhà đang âm ỉ cháy, những chiếc cột lớn lỏng chỏng hỗn độn bốc khói xám... Một người đàn bà áo trắng quần đen tay ôm chiếc lẵng mây trước ngực ngồi im trên nền gạch đôi mắt nhìn thẳng ngơ ngác. Thấy chúng tôi đi vào chị ta đứng dậy, đứng thẳng người như pho tượng, như thân cây chết với đôi mắt không cảm giác. Thằng bé theo tôi cùng cùng tên hiệu thính viên lẻn ngay vào bếp kiếm thức ăn. Tôi đi đến trước chị đàn bà...
- Làm gì chị ngồi đây, không biết đang đánh nhau sao?
Im lặng, đôi mắt ngơ ngác lóe lên tia nhìn sợ hãi. Bỗng nhiên chị ta đưa thẳng chiếc lẵng mây vào mặt tôi, động tác nhanh và gọn như một người tập thể dục. Sau thoáng ngạc nhiên tôi đưa tay đón lấy... Hai bộ áo quần, chiếc khăn trùm đầu, gói giấy nhỏ buộc chặt bằng dây cao su. Mở gói, hai sợi giây chuyền vàng, một đôi bông tai.
- Của chị đây hả? - Vẫn im lặng. Nỗi im lặng ngột ngạt, lạ lùng.
- Con mẹ này điên rồi thiếu uý, chắc sợ quá hóa điên...
Tên lính xua tay đuổi người đàn bà đi chỗ khác. Lạnh lùng, chị ta xoay người bước đi như xác chết nhập tràng.
- Chị kia quay lại đây tôi trả cái này... Tôi nói vọng theo.
Người đàn bà xoay lại, cũng với những bước chân im lặng, trở về đứng trước mặt tôi nhưng đôi mắt bây giờ vỡ bùng sợ hãi, vẻ hốt hỏang thảm hại làm răn rúm khuôn mặt và run đôi môi... Chị ta còn trẻ lắm, khỏang trên dưới hai bảy, hai tám tuổi, da trắng mát tự nhiên, một ít tóc xõa xuống trán làm nét mặt thêm thanh tú.
Tôi đưa trả chiếc lẵng mây, chị đàn bà đưa tay đón lấy, cánh tay run rẩy như tiếng khóc bị dồn xuống. Chiếc lẳng rơi xuống đất, hai cánh tay buông xuôi mệt nhọc song song thân người. Dòng nước mắt chảy dài trên má. Tôi hươi mũi súng trước mặt chị ta:
- Ngồi đây! Tôi chỉ nòng súng vào bực tam cấp. Khi nào tụi tôi đi thì chị đi theo... Tại sao khóc, nhặt vàng lên đi chứ... Im lặng, chỉ có nỗi im lặng kỳ quái, thân thể người đàn bà cứ run lên bần bật, nước mắt ràn rụa... Từ từ chị đưa bàn tay lên hàng nút áo trước ngực...
Không! Không thể như thế được, tôi muốn nắm bàn tay kia để ngăn những ngón tay run rẩy đang mở dần những hàng nút bóp để phơi dưới nắng một phần ngực trắng hồng! Không phải như thế chị ơi... Người đàn bà đã hiểu lầm tôi...
Chị ta không hiểu được lời nói của tôi, một người Việt Nam ở cùng trên một mảnh đất. Chị ta tưởng tôi thèm muốn thân xác và đòi hiếp dâm! Tội nghiệp cho tôi biết bao nhiêu, một tên sĩ quan hai mươi mốt tuổi làm sao có thể biết đời sống đầy máu lửa và đớn đau tủi hổ đến ngần này.
Tôi đi lính chỉ với một ý nghĩ: Đi cho cùng quê hương và chấm dứt chiến tranh bằng cách góp mặt. Thê thảm biết bao nhiêu cho tôi với ngộ nhận tủi hổ này... (Phan Nhật Nam. Dấu Binh Lửa. Sài Gòn: Hiện Đại, 1969).
Ở thời điểm này, có lẽ, Phan Nhật Nam không hề biết rằng “sự ngộ nhận đớn đau tủi hổ” của dân chúng với những người lính miền Nam chả phải là “ngẫu nhiên” đâu. Nó đã được đối phương chuẩn bị rất kỹ, và tuyên truyền rất công phu – theo như nhận xét (gần đây) của giáo sư Nguyễn Văn Tuấn:
“Ngày xưa ở miền Bắc VN, tôi đoán người ta tuyên truyền nói xấu về chế độ miền Nam VN dữ lắm. Bộ máy tuyên truyền ngoài đó đã thành công gieo được vào đầu óc của người dân thường rằng chế độ Mĩ Nguỵ rất ác ôn; lính Nguỵ chỉ đánh thuê, rất ác ôn đến nỗi họ ăn gan uống máu người...”
Và đây cũng chả phải chỉ là chuyện “ngày xưa ở miền Bắc” đâu. Sau khi thắng cuộc “bộ máy tuyên truyền” vẫn tiếp tục bôi bẩn và xỉ nhục những người lính miền Nam, như thể họ vẫn còn là những kẻ thù ác độc và nguy hiểm.
Rảnh, thử xem qua vài đoạn trong một truyện ngắn (“Chuyện Vui Điện Ảnh”) của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Bà viết viết về “tai nạn nghề nghiệp” xẩy đến cho một tài tử nghiệp dư, chỉ vì lỡ thủ vai một thằng lính miền Nam:
Chú Sa diễn vai thiếu úy Cón (nghe cái tên thôi cũng thấy ghét rồi), một tên ác ôn giết vợ, hãm hại vợ người, tàn sát trẻ nít, huênh hoang phá xóm phá làng, sau chết vì bị chó điên cắn...
Khi chú mặc bộ đồ rằn ri vô mình rồi, ông đạo diễn không chê vào đâu được. Long Xưởng hô máy một cái là nét mặt chú Sa lạnh như người chết, con mắt trắng dã, lừ đừ, nụ cười bí hiểm. Lúc quay cận cảnh khuôn mặt chú còn ghê nữa, da sần sùi, u uẩn như da cóc, tay chân đầy lông lá, cái răng cửa gãy chìa ra một nụ cười chết chóc với lỗ trống sâu hun hút.
Hồi đầu mọi người còn khen chú mặc bộ đồ mắc toi đó coi oai thiệt, nhưng rồi sau đó nín bằn bặt, người ta quên chú Sa ở hẻm Cựa Gà đi, chỉ còn lại thằng Cón ác ôn. Thằng Cón cưỡng hiếp vợ một cán bộ Đảng mình đang mang thai.
Tới chừng biết đứa bé kia không phải con mình, hắn xé đứa nhỏ làm hai ngay trên giường đẻ, trước mặt người mẹ, cầm bằng đã giết chị ta. Phim bạo liệt, trần trụi. Thằng Cón chết, nó cũng không chết bình thường như người ta, nó chết trong dằn vặt.
Cái mặt lạnh tanh gớm ghiếc của nó co giật méo xệch, bọt mép sùi sụt. Nó cắn vô mấy thằng lính đứng quanh nó. Điên dại tới lúc bị bắn chết. Mọi người theo dõi thằng Cón chết, vừa hể hả vừa ghê tởm...
Chú Sa vẫn tiếp tục đi về trên con hẻm hẹp te mà nghe trống vắng thênh thang. Tụi con nít nghe tiếng xe đạp chú tè tè lọc cọc thì chắc mẩm đứa nào đứa nấy mặt xanh mặt tím chạy vô nhà trốn. Tụi nó hỏi nhau: "ổng đi chưa?", cũng tại má tụi nó nhát hoài, lì lợm, không ăn cơm là bị chú Sa ăn thịt. Rõ ràng là ấn tượng về thằng thiếu úy Cón mạnh mẽ quá sức tưởng tượng, rõ ràng là người ta bị giật mình bởi tội ác.
Bà con ngại ngần ác cảm giạt xa chú ... Chú Sa thấy đây đúng là một tai nạn ...
Cái “tai nạn” riêng của Chú sa chỉ xẩy ra trong phạm vi của một con hẻm nhỏ và sẽ không kéo dài lâu. Còn hàng triệu thằng lính miền Nam thật – cùng vợ con, thân nhân của chúng – không chỉ phải chịu đựng sự “ngại ngần ác cảm” của đám đông mà còn bị Nhà Nước Cách Mạng kỳ thị (và miệt thị) không biết đến bao giờ!
Mãi cho đến ngày 2 tháng 5 năm 2014, người ta mới nghe một viên chức ngoại giao của phe thắng cuộc, Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn, nói đôi lời tử tế:
Ngày xưa ta không thể nói là không có chính phủ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Đó là chính phủ cũng được quốc tế thừa nhận chứ. Đó cũng là một nhà nước có quân đội thực thi nhiệm vụ quốc gia của họ để bảo vệ chính nghĩa theo lý tưởng của họ.
Và đó cũng chỉ là sự tử tế ngoài miệng! Ngày 12 tháng 4 vừa qua, công an quận Hoàn Kiếm đã bắt giữ và buộc tội (“gây rối trật tự công cộng”) một số thanh niên đã mặc quân phục hay áo thun màu đen có biểu tượng Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, trong cuộc tuần hành vì cây xanh ở Hà Nội.
Các bạn trẻ mặc áo thun đen có biểu tượng QLVNCH. Ảnh: Nguyễn Lân Thắng
Hai tuần sau, sáng 27/4/2015, công an quận Hoàn Kiếm đã kết hợp với công an Nghệ An khám xét nhà của anh Nguyễn Viết Dũng (tức Dũng Phi Hổ) tịch thu quân phục lính VNCH của anh Dũng.
Việc gì mà phải hốt hoảng đến nỗi “khám nhà,” “tịch thu” và “vu vạ” tội trạng cho vài thanh niên chỉ vì y phục mà họ mặc trên người như thế? Chả lẽ cái chế độ hiện hành có thể bị rung chuyển chỉ bởi vài cái áo (“thun màu đen, có biểu tượng Quân lực Việt Nam Cộng Hoà”) sao?
Hơn nửa thế kỷ tuyên truyền lừa gạt, bôi bẩn, miệt thị những kẻ thua cuộc (bộ) chưa đủ nguôi ngoai thù hận hay sao? Nắm trọn quyền bính của cả một nhà nước trong tay mà sao có thể hành sử một cách đê tiện, và tiểu tâm đế́n thế?
Dù thế, thời gian đã không đứng về phe thắng cuộc, và đã dần hé mở dần chân dung của những người lính miền Nam:
Cho tôi thắp một nén nhang
Khóc người đồng chí
Mà bấy lâu nay tôi cứ đinh ninh là ngụy
Tha thứ cho tôi một thế hệ bị lừa !
Năm tháng đi qua
Gần hết cuộc đời tôi mới ngộ raKhông giọt máu Việt Nam nào là ngụy
Trừ những thằng bán nước - đi đêm
Lê Phú Khải
NGUYỄN THIÊN THỤ * LUÂN HOÁN
LUÂN HOÁN
Nguyễn Thiên Thụ
Nguyễn Thiên Thụ
Luân Hoán tên thật Lê Ngọc Châu sinh năm 1941 ở Quảng Nam, sĩ quan Cộng hòa, sau một thời gian bị cộng sản cầm tù, ông đến Montreal, Canada năm 1985. Ông có khoảng 20 thi tập như Rượu Nồng Đã Rót (1974,) Hơi Thở Vietnam (1986), Ngơ Ngác Cõi Người (1989), Sông Núi Cùng Người Thơm Ngát Thơ ( 2002) ), v.v.
Thơ của Luân Hoán chủ yếu về chiến tranh. Chiến tranh đối với ông là vô nghĩa, là phi lý. Cả hai bên như hai con gà chọi nhau:
một con gà trống đỏ
một con gà trống đen
cùng nhìn về phương đó
khát vọng và bản năng
cả hai cùng hăm hở
đá nhau không nói năng”
( Chiến tranh)
Anh bây giờ là tên lính mù
Chỉ huy một trung đội điếc
Với chiếc còi trên môi
Và hàng trăm câu chửi tục
Anh ném vào lính của anh
Niềm âu lo thương mến…
(Trái tim hành quân)
Chiến tranh chấm dứt, cờ đỏ lên ngôi, những bại binh rời tổ quốc:
Giữa gian đại tự Phạm Văn Ðồng
Bây giờ Thi Phổ, ơi Thi Phổ
Ta đã ngã rồi, ngã quá lâu
Trước khi xuất cảnh tìm đất sống
Nhìn cõi hận xưa, thương lẫn đau
Bây giờ Thi Phổ, ơi Thi Phổ
Mười bốn năm dài cách biệt nhau
Máu ta ngấm đất tan vào đất
Nên cảm được rằng em cũng đau.
(Chợt nhớ về nơi ngấm máu ta – Bùi ngùi lòng nhú chồi xót xa’)
Từ đây thơ lưu vong như hoa xuân nở rộ trong lòng viễn khách.
-người ơi người ơi người ơi
ta còn hay mất bên trời lưu vong
(Cúi Mặt Chào Đà Nẵng).
-Hát lên đi hỡi thằng ta
Bài lưu vong đã xót xa chín muồi
(Ngồi lê)
Ra hải ngoại, Luân Hoán cũng như bao triệu người Mỹ, Canada phải đi làm. Ông mang nỗi niềm tủi nhục của kiếp “cu ly” xứ người.
Ta cõng trên lưng cái thùng thật lớn
còn nặng hơn cái tấm thân ta
cố nghiến răng giữ cho khỏi ngã
mỗi bước chân chếnh choáng như là. . .
. . . . . . . . . .
bốn dollars một giờ lao động
chiều thứ năm lãnh check như ai
tối thứ sáu túi tiền đã rỗng
may không thằng nào rủ nhậu lai rai.
( nghề nghiệp mới)
( nghề nghiệp mới)
Bài thơ này cũng là một bài thơ xuất săc trong chủ đề lưu đày:
Xin được chân cu li
Tại hãng Aronoff
Ngày ngày ta ra đi
Như cán bộ đi họp
Sáng đi như đuổi ma
Chiều về như ma đuổi
(Đi Làm Cu Li Ở Đường Iberville)
Cao Tần, Luân Hoán, Nguyễn Tất Nhiên đã đạt đỉnh cao của cay đắng lưu đày và nghệ thuật hí họa.
Luân Hoán có cả một trời thơ tình, và hàng tá mỹ nhân trong mộng:
một đời mê những mỹ danh
Thanh Thảo, Kiều Phúc, Kim Anh, Bich Đào
Phương Anh, Mông Thúy, Lạc Giao,
Bích Hường, Phước Khánh, Hồng Đào, Thái Thu.
(Tình thơ một thuở)
Đặc biệt là những nữ sinh áo trắng đã làm cho thi nhân điên đảo:
dòng tóc biếc che hững hờ mắt ướt
nhìn về đâu từ cửa sổ mở toang
vồng mây trắng sững sờ nghiêng vào lớp
nền trời xanh cũng chợt biết bàng hoàng .
(Gởi Người Em Hồng Đức)
Tình yêu của Luân Hoán đôi khi là tình dục:
bàn tay che vừa kín cửa thiên đường
thân phát sốt theo động tiên vun mãi
trời không mưa mà tay ngấm mật hương
(Vùng Thanh Thoát)
LUÂN HOÁN
by Thu Thien Nguyen
Luân Hoán , pseudonym of Lê Ngọc Châu was born in 1941 in Quang Nam province, a former officer of ARV so he was imprisoned and immigrated to Montreal, Canada in 1985. He has about 20 collections of poems, e.g., Rượu Nồng Đã Rót (Tho 1974, reprinted 1995), Hơi Thở Vietnam (CA: SongThu, 1986), Ngơ Ngác Cõi Người (US: Nhan-Van, 1989), Sông Núi Cùng Người Thơm Ngát Thơ (CAN: Thơ, 2002 ), etc.
His poetry depicts the reality of Vietnam after 1975. People in the South of Vietnam, especially the officiers of RVA:
Các anh là súc vật/ Nhân dân hằng căm hờn
(Trình Diện)
You are the animals that people hate
( Presenting). He suffers the pain of a new comer living in exile:
Xin được chân cu li
Tại hãng Aronoff
Ngày ngày ta ra đi
Như cán bộ đi họp Sáng đi như đuổi ma
Chiều về như ma đuổi (Đi Làm Cu Li Ở Đường Iberville)
I work as a worker
At the Aronoff
Everyday I go
As the cadre goes to the meeting
In the morning, I go quickly as I am chased by the ghost
In the afternoon, I come back quickly as I chase the ghost.
( Working at Ibervill street)
He feels solitary in the foreign country
người ơi người ơi người ơi
ta còn hay mất bên trời lưu vong(Cúi Mặt Chào Đà Nẵng).
ta còn hay mất bên trời lưu vong(Cúi Mặt Chào Đà Nẵng).
Oh dear! Living in exile, do I still live or die?
(Goodbye Danang)
Most of all, love is a great theme in his poetry. He recalls the images of the high schoolgirls in Đà nẵng, Vietnam:
dòng tóc biếc che hững hờ mắt ướt
nhìn về đâu từ cửa sổ mở toang
vồng mây trắng sững sờ nghiêng vào lớp
nền trời xanh cũng chợt biết bàng hoàng
(Gởi Người Em Hồng Đức)
Your blue hair hides your wet eyes
Where do you look at through the opened door?
The white cloud enters the class,
The blue sky is very stupefied
(To the school girl at the Hong Đức School)
He confesses his sexual desire:
bàn tay che vừa kín cửa thiên đường
thân phát sốt theo động tiên vun mãi
trời không mưa mà tay ngấm mật hương(Vùng Thanh Thoát)
I just put my hand on the Eden Garden,
My body feels hot as the Fairy Cave opens
It does not rain but my hand wets with the sweet honey
( The peaceful area)
Sẽ xuất bản 2 quyển:
*VĂN HỌC SỬ VIỆT NAM TỪ KHỞI THỦY ĐẾN HIỆN ĐẠI
* HISTORY OF VIETNAMESE LITERATURE FROM THE BEGINNING TO THE PRESENT DAYS
by Thu Thien Nguyen
Sẽ xuất bản 2 quyển:
*VĂN HỌC SỬ VIỆT NAM TỪ KHỞI THỦY ĐẾN HIỆN ĐẠI
* HISTORY OF VIETNAMESE LITERATURE FROM THE BEGINNING TO THE PRESENT DAYS
by Thu Thien Nguyen
THÁI TÚ HẠP * HỒ DZẾNH VỚI HỒN THƠ QUÊ NGOẠI
HỒ DZẾNH VỚI
HỒN THƠ QUÊ NGOẠI
THÁI TÚ HẠP
Có những buổi chiều cuối thu, sương mù phủ xuống âm u khắp núi rừng Kỳ Sơn, Quảng Nam, một mình đi giữa hàng lau bạc trắng. Cái tĩnh mịch hoang vắng của đất trời, cơ hồ chỉ cần một tiếng chim kêu cũng đủ làm giao động cảnh trí mênh mông của buổi chiều thêm hiu quạnh. Những giây phút lắng đọng tâm tư như thế, tôi thường hay nhớ đến bài thơ Mầu Cây Trong Khói của Hồ Dzếnh, đã được Dương Thiệu Tước phổ thành ca khúc Chiều:
Trên đường về nhớ đầy
Chiều chậm đưa chân ngày
Tiếng buồn vang trong mây...
Chim rừng quên cất cánh
Gió say tình ngây ngây
Có phải sầu vạn cổ
Chất trong hồn chiều nay?
Tôi là người lữ khách
Màu chiều khó làm khuây
Ngỡ lòng mình là rừng
Ngỡ hồn mình là mây
Nhớ nhà châm điếu thuốc
Khói huyền bay lên cây...
Lời thơ của Hồ Dzếnh như một định mệnh theo tôi đến suốt đời. Tôi đã thuộc duy nhất bài hát này, khi còn lẻ loi một mình ở rừng núi Thượng Đức. Đại Lộc. Ái Tử. Trên Phá Tam Giang. Hay buổi chiều lang thang ven những ngọn đồi Đà Lạt. Và cuối cùng ở những con đường dưới chân núi Kỳ Sơn ở quê nhà.
Nhà thơ Hồ Dzếnh, thân sinh ông là ông Hà Kiến Huân, người Quảng Đông, có thể vì sinh kế nên lưu lạc đến Việt Nam, và đã sang một chuyến đò duyên nợ với cô lái tỉnh Thanh Hóa. Sau những ngày hạnh phúc bên nhau, Hồ Dzếnh đã ra đời, và không ngờ lớn lên đã trở nên một nhà văn, thơ xuất sắc trong văn học nghệ thuật Việt Nam. Mặc dù Hồ Dzếnh sinh trưởng trên xứ sở Việt Nam, nhưng trong tâm tưởng lúc nào ông cũng mơ về một quê hương đầy bản sắc thơ mộng. Những hình ảnh mây trắng ngàn năm trên Lầu Hoàng Hạc vẫn còn bay lãng đãng. Những thảm cỏ non nơi cánh đồng Anh Vũ vẫn ngút ngàn kiêu sa. Vẫn những hàng liễu buông đầy lãng mạn trên Tây Hồ soi bóng:
Ta nhớ màu quê, khát gió quê
Mây ơi ngưng cánh đợi ta về
Cho ta trông lại tầng xanh thẳm
Ngâm lại bài thơ “Phương Thảo Thê”
Đất Thánh Trời Đông, Mẹ Á Châu
Anh hoa ngàn thuở rạng phong hầu
Chín cung thăm thẳm hồn hương khói
Danh vọng vang lừng mây gió Âu
Liễu Động Đình thơm chuyện hảo cầu
Tóc thề che mướt gái Tô Châu
Bâng khuâng trăng sáng trời Viên Hán
Một dải Giang Nam nước rợn màu
Ai hát mà nay, gió vẫn thơm
Ai đau non nước não căm hờn?
Chiêu Quân nếu mãi người Cung Hán
Thi tứ tìm đâu nét tủi hờn?
Mây ơi có tạt về phương Bắc
Chầm chậm cho ta gửi mấy lời
Từ thuở ly hương ta vẫn nhớ
Nhưng tình xa lắm gió mây ơi!
(Tư Hương)
Cõi thơ của Hồ Dzếnh thể hiện cái thế giới đầy tình yêu thương chân thật, như hạt ngọc lấp lánh kết tinh từ đời sống ấu thơ, đầy những bất hạnh nghèo khó, nhưng không thiếu những cảnh tượng hồn nhiên, thơ mộng, bao dung, như biển trời. Hồ Dzếnh đã tâm sự: “Hỡi nước Việt Nam, tôi nghiêng lòng xuống Người, trên những luống cày mà hương thơm còn phảng phất, vì tôi đã từng uống nước và nói tiếng nói của Người, vì tôi đã thề yêu Người trên bậc tuyệt vời của tôn giáo...”. Những lời trân quý ông dành dâng tặng đến Người là Mẹ ông. Có lẽ suốt chuỗi đời ấu thơ, ông sống trong vòng tay trìu mến của Mẹ, nên ông yêu kính Mẹ vô cùng. Chính vì ông yêu Mẹ nên ông ca tụng hình ảnh những người con gái Việt Nam, suốt một đời thủy chung tận tụy vì chồng con:
Cô gái Việt Nam ơi!
Từ thuở sơ sinh lận đận rồi,
Tôi biết tình cô u uất lắm,
Xa nhau đành chỉ nhớ nhau thôi
Cô chẳng bao giờ biết bướm hoa,
Má hồng mỗi tiết mỗi phôi pha
Khi cô vui thú, là khi đã
Bồng bế con thơ, đón tuổi già!
Cô gái Việt Nam ơi!
Ngọn gió thời gian đổi hướng rồi,
Thế hệ huy hoàng không đủ xóa
nghìn năm vằng vặc ánh trăng soi.
Tôi đến đây tìm lại bóng cô,
Trở về đường cũ, hái mơ xưa
Rau sam vẫn mọc chân rào trước,
Son sắt, lòng cô vẫn đợi chờ.
Dãi lúa cô trồng nay đã tươi,
Gió xuân ý nhị vít bông cười...
Ai hay lòng kẻ từng chăm lúa,
Trong một làng con, đã héo rồi!
Cô gái Việt Nam ơi!
Nếu chữ hy sinh có ở đời,
Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực
Cho lòng cô gái Việt Nam tươi.
(Cảm Xúc - Quê Ngoại)
Hồ Dzếnh bước vào làng văn, thơ từ năm 1937, với một số bài gởi đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Trung Bắc Chủ Nhật, Tạp San Mùa Gặt Mới. Những tác phẩm đã xuất bản như Quê Ngoại (Thơ 1943), Hoa Xuân Đất Việt (Thơ 1946), Một Truyện Tình 15 Năm Về Trước (Truyện 1942), Cô Gái Bình Xuyên (1946), Chân Trời Cũ (Truyện 1942). Văn của Hồ Dzếnh trong sáng nhẹ nhàng, tình cảm chân thật gần gũi, ấm cúng như một hạnh phúc bình dị quen thuộc quanh đời sống thôn dã, nồng thắm quê hương. Về thơ Hồ Dzếnh cấu trúc những sáng tạo sâu sắc, mới lạ, chan chứa trữ tình, thể hiện một hồn thơ chân thành, tuyệt đẹp và độc đáo. Trong hai tập thơ Quê Ngoại và Hoa Xuân Đất Việt, được nhà văn Mai Thảo nhận định: “Trong cái thế giới ngột ngạt bít bưng tức thở của những tháp ngà tiền chiến như những phần mộ lạnh buốt, thơ Hồ Dzếnh hơn cả Xuân Diệu và theo tôi, hơn cả Nguyễn Bính đầu mùa, là những xâu chuỗi lanh lảnh nhạc vàng gõ vui từng nhịp nắng trên mênh mông đài trán thiên nhiên. Tôi nhớ mãi cái cảm giác của tôi, 20 tuổi, tiếp nhận một tập thơ còn trẻ hơn hồn mình phơi phới, một tập thơ cỏ non lả lả, một tập thơ cốm mới đậm đà, một tập thơ mười tám cái xuân đầy, đọc mỗi câu tưởng như có mật, có đường ngọt trong cổ. Thơ Hồ Dzếnh là cái trạng thái ngu ngơ mà chủ đề là tình yêu và ánh sáng. Ngó thật kỹ, Quê Ngoại không hằn một nếp nhăn. Với tôi, một tập thơ đầu tay phải như thế. Phải có cái khí thế vạm vỡ của sức sống như một vươn tới, cái vóc dáng của tình yêu như một kín trùm dào dạt. Dẫu cho lỡ cả thiên đường, thì xin một nửa tấc vườn vắng hoa. Hồ Dzếnh không làm thơ đâu. Thơ đã có, đâu đó, trên mây, trên cành, trong nước chảy dưới chân cầu, trong không khí, thơ một thuyền đầy, thơ một chuyến lớn chở Hồ Dzếnh đi vào thênh thang tiếng nói...”
Hồ Dzếnh, ông là một nhà thơ khí khái không quỵ ngã trước mọi áp lực của thời thế, ông cố vượt qua mọi giông bão cuộc đời, tạo thế đứng lẫm liệt của một cây thông giữa bạt ngàn lau lách, nên ông đã giữ được niềm quý trọng của quần chúng nuôi hoài những cảm tình qua cõi thơ trong sáng, tình người, đầy hồn nhiên, thơ mộng của ông.
Khi thi sĩ Bùi Giáng còn lang thang nơi trần thế, mỗi lần đọc đến những bài thơ lục bát của Hồ Dzếnh, Bùi Giáng biểu tỏ niềm mến phục chân tình qua nhận xét “chẳng khác giải Ngân Hà lấp lánh nhớ nhung trên bầu trời Văn Học Việt Nam”:
Phút linh cầu mãi không về
Phân vân giấy trắng chưa nề mực đen
Khói trầm bên giấc mơ tiên
Bâng khuâng... trăng rải qua miền quạnh hiu
Tô Châu lớp lớp phù kiều
Trăng đêm Dương Tử, mây chiều Giang Nam
Rạc rời, vó ngựa quá quan
Cờ treo ý cũ, mây dàn mộng xưa
Biển chiều vang tiếng nhân ngư
Non xanh thao thiết trời thu rượu sầu
Nhớ thương bạc nửa mái đầu
Lòng nương quán khách nghe màu tà huân
Buồn Tư Mã, nhớ Chiêu Quân
Nét hoa thấp thoáng, ý thần đê mê
Phút linh cầu mãi không về
Phân vân giấy trắng chưa nề mực đen...
(Phút Linh Cầu - Quê Ngoại)
Bùi Giáng đã không ngượng ngùng mà thẳng thắn phát biểu: “Ta phải cố quên mấy bài lục bát của Hồ Dzếnh thì mới đủ can đảm làm thơ. Nhưng mỗi phen đang giữa cơn chịu khó liên trì mà chợt sực nhớ tới cái bài Phút Linh Cầu của Hồ Dzếnh thì ối thôi! Ối thôi! Chẳng còn thể nào tiếp tục công việc gì nữa cả... Linh hồn bỗng nhiên xô ùa máu me chạy tuột đi hướng khác vô phương nắm cầm lại... Không còn một loại thơ kim cổ nào đứng nổi trước cái trận chiêm bao kỳ ảo kia. Tôi thách các bạn tìm bất cứ trong thi ca cổ kim một bài thơ nào đứng vững nổi trước mấy vần lục bát của ông bạn Minh Hương...”
Thái độ khiêm cung của Thi sĩ Bùi Giáng đã làm cho chúng ta liên tưởng đến Thi hào Lý Bạch, khi qua chơi lầu Hoàng Hạc, đọc bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu, giật mình chỉ viết nên hai câu:
Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc
Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu
Trước mắt có cảnh, nói không được
Vì thơ Thôi Hiệu ở trên đầu.
Ngoài những bài thơ trứ danh đã đan cử ở trên, riêng tôi vẫn còn yêu thích những giòng thơ tích lũy tình yêu thánh hóa, ươm đầy ảo vọng tương lai, mâu thuẫn nội tâm của Hồ Dzếnh, chất ngất những hoài nghi:
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé
Để lòng buồn tôi dạo khắp trong sân
Ngó trên tay, thuốc lá cháy lụi dần
Tôi nói khẽ: gớm làm sao nhớ thế
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!
Em tôi ơi tình có nghĩa gì đâu
Nếu là không lưu luyến buổi sơ đầu?
Thuở ân ái mong manh hơn nắng lụa
Hoa bướm ngập ngừng cỏ cây lần lữa
Hẹn ngày mai mà đến sẽ vui hơn
Chỉ ngày mai mới đẹp ngày mai thôi
Em cứ hẹn, nhưng em đừng đến nhé
Tôi sẽ trách - cố nhiên - nhưng rất nhẹ
Nếu trót đi, em hãy gắng quay về
Tình mất vui khi đã vẹn câu thề
Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở
Thơ viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ
Cho nghìn sau... lơ lửng... với nghìn xưa
(Ngập Ngừng - Quê Ngoại)
Nếu thời gian không làm phai nhạt kỷ niệm êm đềm thơ mộng của thi nhân thì không gian đâu có tạo cho nhân thế phải hận sầu vì chia ly xa cách! Chủ đích mọi chuyện xảy ra đều do cái tâm tạo thành. Tình yêu chân chính thừa khả năng vượt qua không - thời gian và lúc nào cũng thể hiện bản chất trong sáng mới mẻ đầy cảm xúc sáng tạo:
Ngày xưa xa rồi, lông ngỗng hết
Người xưa xa rồi, tình xưa không chết,
Ngàn năm trăng sáng đất Phong Châu,
Duyên cổ còn mơ vạn cổ sầu,
- Nàng là Hoa tươi đất Việt,
Chàng là Tinh túy Trời Ngô,
Tình trâm anh, dòng thế phiệt,
Chỉ hồng duyên thắm se tơ.
- Ngờ đâu, trước cảnh biển bao la
Gươm sắc chia lìa con với cha,
Trung nghĩa ai hay trung nghĩa...tận
Một thiên bạc mệnh úa trời hoa
Giếng vàng, ánh ngọc nghìn xưa,
Giở trang sách cũ, hương thừa còn bay,
Mà sao người đó ta đây,
Tình duyên phảng phất như ngày đã xa.
Người về, ta mới nhớ ra
Yêu là thế ấy, mơ là thế thôi
(Phong Châu - Quê Ngoại)
Ý tưởng nối kết của giòng luân lưu tâm thức từ nghìn xưa cho đến ngàn sau như một hóa thân tiền kiếp, hiện tượng chỉ có được nơi các bậc Chân Tu Đạt Lai Lạt Ma, chúng ta chỉ là những hạt bụi biến hóa vô thường, mắc xích nghiệp chướng luân hồi qua từng kiếp sống. Thời gian qua từng sát na đã là sự đổi thay trùng trùng duyên khởi. Cuối cùng rồi mọi người cũng phải chọn cho mình chuyến đi vào cõi hư vô tuyệt mù.
Nhà thơ tài danh Hồ Dzếnh đã nằm xuống vĩnh viễn ngày 13-8-1991, khi tuổi thọ vừa 75. Sau khi được tin ông ra đi, Hà Nội đã rầm rộ mang đầy hoa đến phúng điếu, đăng tin trên khắp nhật báo, tạp san văn học, cùng với những bài viết ca ngợi Hồ Dzếnh như một thiên tài của Đất Nước. Trong lúc ông còn sống, chỉ là một công nhân thợ đúc thép Gia Lâm tầm thường, nghèo khổ, ngày ngày đi về căn gác nhỏ, thầm lặng như một tội đồ, không một ai thương tiếc.
(Trích Tuyển Tập Giữa Trời Hoa Bay)
HỘI NGHỊ RUỒI
TBT Trọng đặt 'tiêu chuẩn' nhân sự, chặn đà thâu tóm của thủ tướng Dũng
Hoàng Trần (Danlambao) - Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đặt ra hàng loạt "tiêu chuẩn" như: không tham nhũng, xu nịnh, mị dân... trong việc lựa chọn ủy viên ủy viên bộ chính trị và ban chấp hành trung ương đảng CSVN khóa tới.
Tuyên bố trên được đưa ra trong phiên bế mạc Hội nghị Trung ương đảng lần thứ 11 hôm 7/5/2015, đây được xem là nỗ lực cuối cùng của ông Nguyễn Phú Trọng trong việc loại bỏ quyền lực đang lên của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Sau 4 ngày họp kín, công tác nhân sự chuẩn bị cho đại hội đảng 12 vào năm 2016 hiện đang được giữ bí mật, đặc biệt là đối với các chức danh chủ chốt.
"Tiêu chuẩn" nhân sự
Phát biểu về phương hướng lựa chọn ủy viên ban chấp hành trung ương khóa tới, TBT Nguyễn Phú Trọng đặt ra tiêu chuẩn ứng viên phải có "tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh’’.
Những lời hoa mỹ như trên một lần nữa cho thấy sự lú lẫn ngày càng nặng của ông Trọng. Trên thực tế, đã là người yêu nước thì không thể ‘’kiên định’’ với chủ nghĩa xã hội, và càng không thể "tuyệt đối trung thành’’ với Mác-Lênin, vốn là một chủ thuyết có bản chất vô tổ quốc.
Về "tiêu chuẩn đạo đức’’, ông Trọng yêu cầu ứng viên là những người "Bản thân không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi, tham vọng quyền lực...; không để vợ, chồng, con, người thân lợi dụng chức quyền để trục lợi’’.
Trong mắt người dân Việt Nam, đảng cộng sản là một đảng cướp, còn đảng viên là những kẻ tham nhũng. Là người đứng đầu một tổ chức như vậy, ông Trọng thừa hiểu việc tìm ra một ủy viên trung ương đảng không tham nhũng còn khó hơn mò kim đáy bể.
Do đó, việc đặt ra "tiêu chuẩn đạo đức’’ chỉ là động thái nhằm ngăn chặn đà thâu tóm của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối với ban chấp hành trung ương, một cơ quan quyền lực tối quan trọng của đảng cộng sản.
Số lượng 198 ủy viên ban chấp hành trung ương đảng hiện nay sẽ tăng vọt lên con số 290 người vào khóa tới. Đây là kết quả màn thắng thế trước đó của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một ứng cử viên nặng ký cho chiếc ghế TBT đảng CSVN tương lai.
Ám chỉ Nguyễn Tấn Dũng
Một nửa số ủy viên bộ chính trị hiện nay sẽ phải về hưu vào khóa tới do quá tuổi, trong đó có TBT Nguyễn Phú Trọng. Do đó, một loạt "tiêu chuẩn’’ dành cho ứng viên bộ chính trị cũng đã được đặt ra, trong đó có yêu cầu phải là những người "còn trong độ tuổi theo quy định và đủ sức khoẻ để đảm đương nhiệm vụ’’
Theo các tư liệu chính thức của đảng cộng sản, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là thương binh 2/4, tức có mức độ thương tật từ 61% trở nên. Theo quy định hiện hành của CSVN, đây là thương tật được xếp vào diện mất sức lao động.
Người ta dễ dàng nhận ra sự ám chỉ này dành cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Thậm chí, TBT Nguyễn Phú Trọng còn công khai chỉ rõ hơn những điều được gọi là "khuyết điểm" của Nguyễn Tấn Dũng bằng tuyên bố:
"Kiên quyết không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương những người có một trong các khuyết điểm, như:
- có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, vận động cá nhân, tư tưởng cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm, mị dân, chuyên quyền, độc đoán, trù dập người thẳng thắn đấu tranh, phê bình;
- để xảy ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng, tham nhũng, tiêu cực lớn ở địa phương, đơn vị;
- không chịu nghiên cứu học hỏi, bảo thủ, trì trệ, làm việc kém hiệu quả, nói không đi đôi với làm;
- kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc;
- bản thân và vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính; có vấn đề về lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện nay".
Đổ lỗi "thế lực thù địch" phá hoại nội bộ
Video phiên bế mạc hội nghị trung ương 11 còn cho thấy có sự xuất hiện của con trai thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là ông Nguyễn Thanh Nghị - phó bí thư Kiên Giang.
Ông Nghị hiện đang là ủy viên dự khuyết ban chấp hành trung ương đảng, nhưng có nhiều tiềm năng được trở thành ủy viên chính thức vào khóa tới, thậm chí có lời đồn đoán ông này sẽ lọt vào bộ chính trị nhờ sự nâng đỡ của người bố đầy quyền lực.
Dù vậy, diễn biến hội nghị cho thấy kế hoạch củng cố quyền lực của gia tộc Nguyễn Tấn Dũng có nguy cơ bị phá hoại bởi cuộc chiến phe phái do TBT Nguyễn Phú Trọng cầm đầu.
Đây hoàn toàn là một cuộc chiến tranh chấp quyền lực trong nội bộ cộng sản, nhưng trong phát biểu phiên bế mạc, TBT Nguyễn Phú Trọng vẫn không quên đổ lỗi cho sự phá hoại của các ‘’thế lực thù địch’’.
“Kiên quyết chống các biểu hiện cơ hội, tham vọng quyền lực, vận động cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm...; cảnh giác với những âm mưu của các thế lực thù địch phá hoại, gây rối nội bộ ta”, ông Trọng cảnh báo.
Cũng tại hội nghị lần này, vấn đề xây dựng sân bay Long Thành cũng bất ngờ được mang ra mật bàn. Kết luận tại phiên bế mạc được cho là có sự thỏa hiệp giữa hai bên, nhưng của nhóm lợi ích tham nhũng do Nguyễn Tấn Dũng cầm đầu vẫn được hưởng lợi hơn cả.
Thay mặt trung ương đảng cộng sản, dự án hoang phí lên đến 18 tỷ đô-la này đã được TBT Nguyễn Phú Trọng khẳng định là một chủ trương "đúng đắn, cần thiết’’ của đảng cộng sản, đồng thời gọi đây là một “dự án đặc biệt quan trọng cấp quốc gia”.
Tương quan lực lượng tại hội nghị 11 dường như đã thay đổi, dấu hiệu về một cuộc chiến quyền lực khốc liệt sẽ diễn ra từ đây cho đến cuối năm.
Lá bài cuối được hai phe tung ra sẽ là những nhân sự được Trung Cộng hậu thuẫn trong chuyến đi Bắc Kinh vừa qua. Những thỏa ước ký kết từ Mật nghị Thành Đô 1990 đang đến gần hơn bao giờ hết.
Thánh "Lú" và hội nghị TƯ 11 của đảng CSVN
Hội nghị 11 Trung ương đảng CSVN họp từ 4 đến 7 tháng 5 năm 2015 là một hội nghị quan trọng của CSVN vì nội dung nhân sự của nó.
Các tin tức truyền đến thông tin đại chúng chỉ là diễn văn khai mạc, phát biểu bế mạc hội nghị của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trong những ngày hội nghị làm việc, chỉ những đoạn ngắn vô giá trị thông tin như: “hôm nay các đại biểu thảo luận ở các nhóm...” được truyền tải.
Ngay cả BBC một hãng truyền thông toàn cầu, đưa tin nhanh nhẹn, cũng không có tin chi tiết về hội nghị này.
Tuy nhiên, với nội dung:
"Hội nghị lần này Ban Chấp hành Trung ương sẽ bàn về các vấn đề:
1. Phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XII;
2. Số lượng và việc phân bổ đại biểu dự Đại hội XII;
3. Mô hình tổ chức chính quyền địa phương;
4. Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành; và góp ý về Báo cáo các công việc quan trọng Bộ Chính trị đã giải quyết từ sau Hội nghị Trung ương 10 đến nay."
mà Nguyễn Phú Trọng loan báo trong phát biểu khai mạc ngày 4/5/2015, thì tính quan trọng của hội nghị TƯ 11 đã hiển nhiên nổi bật.
Cũng vì 2 bài phát biểu khai mạc và kết thúc hội nghị do Nguyễn Phú Trọng đọc, nên ông ta đã bộc lộ hết con người của mình.
Trước hết là bộc lộ khả năng trí tuệ.
1. Thánh Lú
Văn học việt Nam có nói đến 2 trường hợp kiệt xuất của văn đàn. "Văn như Siêu Quất vô tiền hán" hay Thần Siêu, Thánh Quát, để mô tả tài năng văn thơ của Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát.
Còn khả năng lĩnh hội Chủ nghĩa Mác Lênin của Trọng thì lú lẫn từ lâu rồi, nên ông ta đã được người dân cả nước gọi là Trọng lú. Tuy nhiên, đến hôm nay, qua 2 bài phát biển khai mạc và kết thúc hội nghị 11, thì tôi phải nâng ông ta thành Thánh Lú.
Chủ nghĩa Mác-Lênin dựa trên công hữu các phương tiện sản xuất, nhằm ngăn chặn tư hữu, mầm mống quay lại của Chủ nghĩa tư bản. Nay Trọng cứ nhai đi nhai lại là phải tuyệt đối trung thành với CN Mác-Lênin thì ông ta chắc không hiểu gì về CN Mác-Lênin, vì từ sau "Đổi Mới", các đảng viên cộng sản đã tích lũy tiền bạc để trở thành tư sản đỏ. Vậy thì trung thành với Mác Lê là trung thành cái gì?
Không những lú lẫn về lý luận, kiến thức, Trọng còn lú lẫn hô hào đòi hỏi mỗi trung ương ủy viên phải "có phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng, gương mẫu, không tham nhũng, cơ hội, tham vọng quyền lực, có ý thức giữ gìn và bảo vệ sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, được quần chúng thực sự tin yêu?"
Thử hỏi khi dự án Boxit Tây Nguyên do Tàu cộng ép Nông Đức Mạnh trong 3 Tuyên Bố Chung Việt Nam - Trung cộng, thì Trọng lúc đó làm Chủ tịch Quốc Hội đã làm những gì?
Ông ta tìm mọi cách để dự án này không đem ra thảo luận ở Quốc Hội, tránh những phản biện có thể xuất hiện tại Quốc Hội.
Cùng với Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng đã tích cực thúc đẩy để dự án Bôxit dược triển khai như Bắc Kinh mong muốn.
Ông Trọng và Dũng đã nhận những phong bì nặng trịch của Tàu cộng.
Đây không phải là nhận hối lộ ư.
Sao mà lú lẫn quá vậy.
Thế khi Tàu cộng bắn thuyền của ngư dân, đâm đắm thuyền ngư dân VN quanh Hoàng Sa, Trường Sa... thì Trọng làm gì?.
Trọng tuyên bố Biển Đông là yên tĩnh. Trong nhiệm kỳ chủ tịch Quốc Hội, Trọng đã không cho phép Quốc Hội họp về Biển Đông.
Người khác chạy chức chạy quyền thì tốn tiền nhà. Nguyễn Phú Trọng chạy chức Tổng bí thư thì dâng biển Đông cho Tàu cộng. Nguyễn Phú Trọng không tốn tiền riêng của mình. Nguyễn Phú Trọng dùng Hoàng Sa, Trường Sa để kiếm ghế đứng đầu đảng cho mình. Kiểu chạy chức này của Trọng gọi là bán nước.
Kẻ bán nước đáng bị lên án như Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc... thì nay đứng ở diễn đàn quan trọng lên án chạy chức chạy quyền, tham nhũng. Kể ra, biến kẻ bán nước thành người có tầm nhìn chiến lược, người đứng trên tầm cao đại cuộc, tầm cao quan hệ... thì chỉ có lú lẫn vô sỉ như Trọng mới làm được.
Mà mới hôm qua thôi, Trọng đường đường là Tổng bí thư mà chỉ đạt phiếu tín nhiệm thấp trong Bộ chính trị. Hôm nay, sau khi được Tập Cận Bình đón 21 phát đại bác, ông ta ù tai, lú lẫn sự kiện phiếu tín nhiệm thấp, nhơn nhơn cho rằng mình là người có uy tín để nói về đạo đức...
Vì vậy, Trọng đáng được phong là Thánh lú.
2. Hội nghị 11 và đấu tranh quyền lực trong nội bộ đảng CSVN
Hiện nay đấu tranh của 2 phái trong đảng CSVN là tranh giành sự phân chia các ghế Tổng bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch nước và số lượng người của phe mình lọt vào Trung ương đảng khóa tới. Cũng không thể quên rằng nếu ai nắm phần sư tử của miếng mồi Dự án Sân bay Long Thành, thì người đó sẽ mua được nhiều phiếu của các ủy viên TƯ trong hội nghị năm 2016.
Nguyễn Tấn Dũng chắc nhắm tới ngôi vị Tổng bí thư. Phùng Quang Thanh có hậu thuẫn của Trọng và Bắc Kinh cũng đang ngắm tới chức vụ này.
Đoạn video quay phát biểu kết thúc hội nghị 11 có quay Dũng và Thanh ngồi cạnh nhau. Phải chăng 2 người này đã có thỏa thuận về chia chác, hay đây chỉ là dàn cảnh để đánh lừa dư luận.Tôi nghiêng về suy đoán đây là một nụ cười bắt buộc hơn là về một thỏa thuận giữa Dũng và Thanh.
Từ bây giờ đến hội nghị 12 vào đầu năm 2016, thời gian còn đủ dài để Dũng và Thanh thi triển tài năng. Đây là khúc xương quyền lực, không dành hữu nghị cho ai cả: nếu ai thất thế, sẽ bị mất tất cả. Tuy nhiên cũng không loại trừ đã có một thỏa thuận sơ bộ do Bắc Kinh đạo diễn. Hoa Nam tình báo sở đã nắm quá kỹ về các lãnh đạo VN.
Tóm lại, qua hội nghị TƯ 11, những ai mong có chuyển biến của chính trị VN trong chuyến thăm Hoa Kỳ sắp tới của Phú Trọng thì sẽ thất vọng. Tập Cận Bình đã bồi dưỡng, bổ túc cấp tốc cho Trọng về chủ nghĩa Mác-Lênin, về tinh thần cảnh giác cách mạng trước các thế lực đế quốc thù địch.
Viên Tổng bí thư thánh Lú này sẽ đi theo vết xe của Lê Khả Phiêu năm 2000 khi tiếp Clinton: dành hết thời gian tiếp xúc với Obama để giảng cho vị Tổng thống Hoa Kỳ về bóc lột tư bản, về dân chủ xhcn gấp ngàn lần dân chủ tư bản...
10.05.2015
Nguyễn Nghĩa 650
Yến tiệc TƯ-11 và mâm cỗ Sân Bay Long Thành
Vũ Đông Hà (Danlambao) - Khi các lãnh đạo của đảng bình-nhiều-chuột tụ tập ở Ba Đình để cùng nhau sắp xếp chỗ ngồi quyền lực cho một triều đại cai trị mới, thì trên bàn tiệc, một mâm cỗ thịnh soạn được đem ra dọn đường cho bầy chuột cùng nhau thương lượng, chia chát và mua chuộc nhau cho những lá phiếu quyền lực. Mâm cỗ đó mang tên Sân Bay Long Thành - trị giá 18 tỷ đô la.
Dưới sự chỉ đạo của đảng trưởng Trọng Lú, 4 vấn đề trọng đại nhất được đem ra mổ xẻ trong hội nghị TƯ 11: (1) phương hướng công tác nhân sự BCH TƯ khóa XII, (2) số lượng và việc phân bổ đại biểu dự Đại hội Đảng XII, (3) mô hình tổ chức chính quyền địa phương và (4) Dự án sân bay quốc tế Long Thành.
3 vấn đề đầu - túm lại vẫn là chuyện đứa nào sẽ nắm quyền và nắm ghế nào. Vấn đề thứ 4 tưởng như là chuyện... lộn giống, lộn sòng, lộn lẫn vì lú... nhưng thật sự 18 tỷ đô lại là yếu tố chỉ đạo để dẫn đến kết quả sau cùng của thứ tự quyền lực. Nó mới thật sự là vấn đề trọng đại và là đề tài chỉ đạo của hội nghị TƯ chia phần chia ghế lần thứ 11.
Trong 3 vấn đề về nhân sự, theo Tổng bí Lú, những tiêu chuẩn để được ngồi vào vị trí cưỡi đầu cưỡi cổ thiên hạ là: "bản lĩnh chính trị thật vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước và lợi ích của dân tộc; có phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng, gương mẫu, không tham nhũng, cơ hội, tham vọng quyền lực, có ý thức giữ gìn và bảo vệ sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, được quần chúng thực sự tin yêu?".
Nhìn vào những tiêu chuẩn này thì lợi ích của dân tộc xếp hàng đứng sau tinh thần kiên định CNXH, sau sự trung thành với phế phẩm Mác-Lê và tư tưởng ăn cắp Hồ Tập Chương. Không những vậy, lợi ích dân tộc đã được đảng cộng sản tính ra số thành: 18 tỷ - gần 1/10 tổng sản lượng quốc gia - để làm mâm cỗ Sân Bay Long Thành nhằm thương lượng mua bán quyền lực của nhau.
Tại sao Tổng bí Lú mang Sân Bay Long Thành vào Hội nghị TƯ 11?
Chưa nói đến việc trong tương lai, sân bay Long Thành sẽ đem lại lợi nhuận bỏ túi cho các "đồng chí ta" như thế nào trong sự nghiệp rút ruột công trình vĩ đại, trước mắt, chỉ cần TUĐ và BCT duyệt dự án Long Thành và sau đó các đảng viên nghị gật trong "đảng hội" phê chuẩn thì ngay lập tức toàn bộ bất động sản của phi trường quốc tế Tân Sơn Nhất và vùng đất lân cận sẽ lọt vào vòng tư lợi của đám quân đội, đứng đầu bởi cha con Phùng Quang Thanh và Phùng Quang Hải.
Trong năm 2014, doanh nghiệp quân đội kiếm được 46 ngàn tỷ đồng tức hơn 2 tỷ đô la. Nếu sân bay Long Thành được thông qua thì hơn 1000 ha đất nội thành của Tân Sơn Nhất sẽ trở thành mỏ vàng bất động sản. Theo tính toán của blogger Phan Châu Thành (*), mỏ đất vàng này có thể "đẻ" ra lợi nhuận từ 16 tỷ đô đến hơn 27 tỷ đô cho Phùng Quang Thanh, Phùng Quang Hải và đám đàn em trong quân đội.
Do đó, dự án Long Thành sẽ mở đường cho tập đoàn lợi ích quân đội, biến lợi ích của dân tộc thành lợi ích của riêng mình qua việc san bằng Tân Sơn Nhất. Liên minh Trọng Lú và Phùng Quang Thanh được củng cố, phát triển và gắn bó với nhau nhờ sợi dây tiền tỉ. Những mẫu đất vàng của Tân Sơn Nhất và vùng ven của dân tộc sẽ được bầy đàn sâu-chuột tiếp tục sứ mạng giải phóng và bán dần, chia chát. Riêng với dự án sân bay Long Thành thì người dân VN phải gánh món nợ ODA 18 tỷ đô la. Trong 18 tỷ đô này, bao nhiêu phần trăm sẽ lọt vào túi của 290 UVTUD tương lai, bao nhiêu phần trăm của cái phần trăm này sẽ lọt vào phe Dũng, phe Trọng, phe Sang, phe Thanh, phe Hùng, phe Phúc...?
Câu trả lời nằm đằng sau cánh cửa kín bưng của Yến tiệc TU-11 và chỉ có những lãnh đạo cộng sản "có phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng, gương mẫu, không tham nhũng, cơ hội, tham vọng quyền lực, có ý thức giữ gìn và bảo vệ sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, được quần chúng thực sự tin yêu" mới biết được kết quả của sự chia chác sẽ được phân định như thế nào.
Mâm cỗ Long Thành thật sự không phải là 18 tỷ đô. Nó là Mâm cỗ Long Thành + Tân Sơn Nhất trị giá tổng cộng từ 40 đến 50 tỷ đô - ngang bằng với ngân sách khủng của dự án Đường Sắt Cao Tốc trước đây. Và đó là lý do mà Tổng bí lú đã nâng cấp Long Thành lên thành phương hướng chiến lược thứ 4 trong Hội nghị TƯ 11 của đảng sâu.
_____________________________________
DAVID ROBSON * HỒN MA
Hồn ma có thật hay không?
David Robson
- 9 tháng 5 2015
Sau khi ngâm mình trong bồn tắm, hút xì gà và nhâm nhi một ly whisky Scotch, ông bước qua căn phòng ngủ kế bên.
Tại đây, ông bắt gặp hồn ma của Tổng thống Abraham Lincoln.
Không chút bối rối dù đang trần như nhộng, ông nói: “Xin chào buổi tối, Ngài Tổng thống. Có vẻ như ngài đã bắt gặp tôi vào một thời điểm không thuận tiện”.
Linh hồn này đã mỉm cười và biến mất.
Câu chuyện trên đưa Churchill vào danh sách những người tin vào hiện tượng siêu nhiên.
Alan Turing, một nhà khoa học máy tính người Anh, tin vào ngoại cảm, trong lúc nhà viết truyện trinh thám Arthur Conan Doyle từng đối thoại với ma.
Cả ba người đàn ông này đều là những người sắc sảo, thông minh, tuy nhiên họ vẫn tin vào điều tưởng như không có thật.
Thế nhưng họ không phải là thiểu số: Các khảo sát gần đây cho thấy 3/4 người Mỹ tin vào hiện tượng siêu nhiên và gần 1/5 nói họ từng nhìn thấy ma.
Nhiều nhà tâm lý học đã bị lôi cuốn trước sự mê tín này và tìm cách lý giải chúng.
Một số hiện tượng siêu nhiên bắt nguồn từ các khuyết điểm trong não.
Nhiều người nói họ đã nhìn thấy các vật thể vô hình di chuyển trong không trung. Tuy nhiên qua xét nghiệm, những người này đều bị tổn thương vùng xử lý hình ảnh trong não.
Một số dạng của bệnh động kinh có thể khiến người ta có cảm giác như ai đó đang bám theo mình trong bóng tối.
Trong vài trường hợp khác, những ảo giác về hình ảnh có thể đánh lừa não bộ và tạo hiện tượng siêu nhiên.
Ví dụ như một bác sỹ trẻ người Ý thuật lại khi thức dậy vào buổi sáng, ông nhìn vào gương và chợt thấy một ông già đang nhìn lại mình.
Qua nghiên cứu, vị bác sỹ này nhận ra ảo giác này là điều thường thấy khi bạn nhìn vào hình phản chiếu của mình trong môi trường không có đủ ánh sáng.
Bộ não khi đó không có đủ thông tin để khắc hoạ toàn bộ nét mặt của bạn và vì vậy, nó tìm cách tự điền các chi tiết khiếm khuyết, dù những chi tiết này không đúng với thực tế.
Như vậy, khi sự mệt mỏi kết hợp với những yếu tố như chất kích thích, chất cồn hay ánh sáng có thể dẫn đến những hiện tượng siêu nhiên như trong trường hợp của Churchill.
Tấm khiên bảo vệ
Các nhà tâm lý học từ lâu đã nghi rằng niềm tin vào hiện tượng siêu nhiên được sử dụng như là tấm khiên bảo vệ con người khỏi sự thật nghiệt ngã trong cuộc sống.Khi những điều bất hạnh xảy ra, như chết chóc, thiên tai hay thất nghiệp, não bộ chúng ta thường lùng sục khắp nơi để tìm kiếm câu trả lời.
“Nếu điều đó không tìm đến chúng ta, thì chúng ta cũng tự tìm đến nó bằng cách nối những kết cấu quanh mình, cho dù chúng không tồn tại”, Jennifer Whitson, từ Đại hoc Texas, nói.
Thuyết nhân dạng cũng là một trong những cách mà não bộ của chúng ta xử lý một sự kiện, Adam Waytz, từ Đại học Northwwestern ở Illinois, nói.
Ví dụ như khi chúng ta nghĩ rằng một thần linh nào đó đang gây ra bão tố, hoặc bệnh dịch, thay vì thừa nhận rằng chúng ta không thể kiểm soát điều đó. Hoặc khi một nhánh cây đập vào cửa sổ, bạn nghĩ rằng một linh hồn nào đó đang gọi mình.
“Chúng ta tin vào ma quỷ, vì chúng ta không muốn nghĩ rằng vũ trụ là sự kết hợp của những điều ngẫu nhiên”, Waytz nói.
Điều này càng trở nên phổ biến hơn khi chúng ta cảm thấy không thể kiểm soát cuộc đời mình.
Nhưng khuôn mặt ẩn náu
Nhà nghiên cứu Tapani Riekki, từ Đại học Helsinki ở Phần Lan, gần đã thực hiện một số thử nghiệm, trong đó yêu cầu người tình nguyện xem các hình ảnh động, trong lúc dùng máy quét theo dõi hoạt động trong não của họ.Ông phát hiện ra những người tin vào hiện tượng siêu nhiên thường cho rằng có một mục đích và ý nghĩa nào đó đằng sau chuyển động của các vật thể.
Điều này thể hiện qua sự hoạt động mạnh mẽ hơn trong vùng của não bộ chịu trách nhiệm đặt giả thiết và lý giải các sự kiện xung quanh.
Ông Riekki cũng nhận thấy những người tin vào hiện tương siêu nhiên thường nhìn thấy những khuôn mặt ẩn đằng sau những bức ảnh bình thường.
Bên cạnh đó, Riekki còn chỉ ra rằng những người mê tín thường khó gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực hơn những người khác.
Một nghiên cứu khác thì nói họ thường tự tin vào quyết định của mình, dù chúng dựa trên những thông tin mơ hồ.
Nghiên cứu của Whitson cho thấy rất dễ để tin vào những hiện tượng kỳ lạ khi chúng ta cảm thấy lạc lõng.
Tuy nhiên một nghiên cứu gần đây của bà chỉ ra rằng ngay cả khi một hy vọng tích cực nào đó cũng có thể hướng con người đến niềm tin vào những điều siêu nhiên.
Bà cho rằng hy vọng đôi lúc cũng chỉ là điều không chắc chắn và nó khiến bạn đặt nghi vấn về tương lai. Trong khi đó, những cảm xúc như giận dữ lại khiến bạn chắc chắn về sự đúng đắn của mình.
“Rất dễ để nghĩ rằng bạn là người có đầy đủ lý trí. Tuy nhiên cần phải hiểu rằng vào một lúc nào đó, chúng ta sẽ phạm phải những lỗi lầm khiến chúng ta cảm thấy như mình không hoàn toàn kiểm soát cuộc đời mình,” Whitson nói.
“Chúng ta cần sẵn sàng để xem xét mọi giả định một cách thấu đáo hơn”.
Churchill, Turing hay Conan Doyle cho chúng ta thấy rằng ngay cả những khối óc xuất chúng đôi lúc cũng tin vào những điều viển vông.
Bản gốc bài viết đã được đăng trên BBC Future
NGUYỄN GIANG * THẾ GIỚI CHIA ĐÔI
Thế giới lại ‘hai phe bốn mâu thuẫn’?
Nguyễn Giang bbcvietnamese.com
- 8 tháng 5 2015
Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc sẽ là vị khách quốc tế cao cấp nhất dự lễ diễu binh cuối tuần này ở Moscow.
Cùng ông Tập là nhiều lãnh đạo Trung Á, Việt Nam và một số nước khác trong khi đa số lãnh đạo các nước lớn ở châu Âu không dự buổi lễ này để tỏ thái độ với Nga.Sự kiện này khiến người ta không khỏi nghĩ quả là thế giới đang chia làm hai.
Cách nhìn của châu Âu và Trung Quốc về Nga và Ukraine là hoàn toàn khác nhau.
Nhìn từ nhiều thủ đô châu Âu, các hoạt động của Nga nhằm phục hồi khu vực Liên Xô cũ là rất đáng lo ngại.
Trong khi đó, Trung Quốc không chấp nhận tất cả những gì Nga đã làm như sáp nhập Crimea và hỗ trợ các nhóm vũ trang tại Đông Ukraine nhưng cũng không muốn Mỹ và Nato mở rộng sang phía Đông.
Hai cực hay hai phe?
Sau Chiến tranh Lạnh, nhiều nhà quan sát tin rằng thế giới ngày càng trở nên đa cực.Nhưng gần đây lại có các ý kiến nói rằng chính trường quốc tế không còn đa cực mà bắt đầu tụ lại thành lưỡng cực (bipolar world), với một bên là Hoa Kỳ, bên kia là Trung Quốc.
Chẳng hạn hồi tháng 11/2012, Judy Dempsey viết trên trang carnegieeurope.eu, so sánh bầu cử tại Mỹ và Trung Quốc với các khác biệt tới mức tương phản, như hai thế giới đối chọi nhau.
Nhưng cũng có ý kiến, như của cựu ứng viên tổng thống Mick Romney (2012) hoặc nghị sỹ Đảng Dân chủ, Adam Schiff gần đây coi Nga là đối thủ chính của Hoa Kỳ.
Như thế, Phương Tây vẫn chưa đồng ý được trong thế lưỡng cực mới thì đối thủ của Hoa Kỳ là ai.
Nhìn từ châu Á, người ta dễ đi đến kết luận rằng đối thủ của Hoa Kỳ hẳn là Trung Quốc, nhưng nhìn từ châu Âu thì đó lại là Nga.
Cùng lúc, Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau vì sự chia sẻ quan điểm về quyền lực nhà nước mạnh, quyền lợi của quốc gia mạnh, xã hội cần có định hướng.
Về phía bên kia thì vẫn là Hoa Kỳ với các nước đồng minh chủ chốt (Nhật, Úc) trong khi châu Âu về cơ bản đứng về phía Hoa Kỳ nhưng nội bộ vẫn có các chính phủ thân Nga (Cyprus, Hy Lạp, Hungary).
Cuộc tranh chấp hai phe này đang diễn ra trên một loạt mặt trận.
Trong thế kỷ 20, nhiều quốc gia gồm cả Việt Nam đã say sưa với thuyết ‘hai phe bốn mâu thuẫn’.
Theo đó, thế giới chia làm hai phe: phe theo chủ nghĩa xã hội và phe đế quốc, và động lực của chính trị quốc tế là bốn mâu thuẫn.
Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa đế quốc;
Mâu thuẫn giữa phong trào độc lập dân tộc và chủ nghĩa đế quốc;
Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và giai cấp công nhân tại các nước đế quốc
Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau.
Ngày nay, cách nói này không còn nữa nhưng không phải trên thế giới không còn các tuyến va chạm quyền lợi, cạnh tranh.
Đầu tiên là mâu thuẫn về nguồn năng lượng.
Mâu thuẫn giữa các quốc gia xã hội chủ nghĩa lại bùng nổ khốc liệt hơn cả vào cuối Chiến tranh Lạnh: Đông Âu bỏ hẳn Nga, nội chiến Nam Tư, Trung Quốc đánh Việt Nam, Việt Nam và Campuchia thời Pol Pot đánh nhau...
Bên kia là Hoa Kỳ và châu Âu muốn khai thác năng lượng mới (điện mặt trời, điện gió, dầu khí đá phiến), vừa nâng cao công nghệ, vừa đỡ bị lệ thuộc vào các nước xuất khẩu dầu khí.
Dầu khí, từ các mỏ đã khai thác, các nguồn tiềm năng, các đường ống... tiếp tục là tâm điểm của nhiều tranh chấp quốc tế.
Mâu thuẫn thứ nhì là cuộc đấu tại các diễn đàn kinh tế, các khu vực tự do mậu dịch.
EU, cộng với Iceland, Liechtenstein và Na Uy đã thuộc EEA (European Economic Area), còn Nga lập ra Liên minh Kinh tế Âu – Á (EEU) với Belarus và Kazakhstan.
Tại Đông Nam Á, Việt Nam cũng được mời tham gia Liên minh này, gợi lại một thời Hà Nội từng tham gia khối Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) dùng đồng rúp của Liên Xô.
Hoa Kỳ chủ xướng lập TPP thì Trung Quốc cũng đang đáp lại bằng Ngân hàng Phát triển Hạ tầng châu Á (AIIB).
Tự do kinh tế đã trở thành tín điều nên mâu thuẫn xảy ra ở các chi tiết cụ thể như bỏ thuế quan thì có lợi cho ai, nhận đầu tư lớn có làm hại cho quyền của người lao động, có làm cạn kiệt nguồn nước, quỹ đất?
Tự do hóa thương mại nâng cao mức sống cho nhiều người cũng làm cho một thiểu số giàu lên gấp bội, gây ra xung đột xã hội.
Mâu thuẫn nữa là về mô hình truyền thông toàn cầu.
Các kênh RT và CCTV đều hoạt động thoải mái ở Phương Tây nhưng Moscow và Bắc Kinh lại hạn chế tối đa quyền đưa tin của các đài báo nước ngoài.
Các nước này vừa chặn mạng, không cấp visa cho nhà báo hoặc hạn chế các chuyến làm phóng sự, đồng thời hạn chế mạng xã hội hoặc dùng dư luận viên tác động đến các trang đông người dùng.
Mâu thuẫn thứ tư giữa hai phe là cách diễn giải lịch sử không giống nhau.
Cụ thể nhất, Moscow đang dùng buổi lễ ngày 9/05 này cho mục tiêu tuyên truyền rằng cuộc chiến ở phía Đông Ukraine là sự lặp lại của chiến tranh Vệ Quốc Vĩ đại.
Trình diễn vũ khí tại Hồng trường cũng nhằm đề cao sức mạnh của nước Nga mới, và tạo ‘tính chính danh’ cho các binh đoàn ‘tình nguyện’ sang Đông Ukraine để ‘bảo vệ chính Ukraine chống lại tân phát-xít’.
Cờ và băng tay hai màu đen và cam của du kích chống Hitler vào Thế Chiến 2 đang được phái thân Nga ở Đông Ukraine và giới ngoại giao Liên bang Nga sử dụng để nhấn mạnh nội dung này.
Điều này hoàn toàn khác với những gì Đức, Ba Lan và Ukraine nhìn nhận về lịch sử Thế Chiến 2.
Cũng vì thế mà bà Angela Merkel không đến dự ngày lễ 09/05 nhưng chỉ sang Moscow hôm sau để đặt vòng hoa trước mộ liệt sỹ vô danh.
Ở châu Á, lịch sử Thế Chiến 2 và các tội ác của quân đội Nhật Hoàng cũng đang được Trung Quốc nhấn mạnh nhằm khơi dậy lòng yêu nước phục vụ mục tiêu tự cường dân tộc chủ nghĩa thời nay.
Trung Quốc cũng dùng lịch sử và khảo cổ học hải dương, kể cả việc lập think-tank ngay tại Mỹ, để củng cố cho lập luận trong tranh chấp lãnh hải, biển đảo với các nước láng giềng.
Nói về hai phe ngày nay thì thực ra, việc định hình lại các liên minh chặt chẽ hoặc lỏng lẻo, tan hợp, hợp tan tùy thuộc vào lợi ích quốc gia hay nhận định của các tập đoàn quyền lực từng nước, cũng là rất bình thường.
Ở Trung Quốc ngày xưa đã có thời Xuân thu Chiến quốc, các nước châu Âu sau này đến tận Hội nghị Vienna (1814-15) cũng vẫn là thế giằng co, chia sẻ quyền lực qua các liên minh khác nhau.
Điều quan trọng là giới chính khách có đủ tầm nhìn để suy đoán ra các dịch chuyển của những liên minh đó không.
Nhìn từ Việt Nam, các nhà lãnh đạo cộng sản mấy thế hệ trước đã có thiếu sót nghiêm trọng về tầm nhìn.
Họ quá tin tưởng vào tình thân ái cộng sản nên không dự đoán được rằng mâu thuẫn trong phe đế quốc không gây ra chiến tranh.
Trái lại, chính mâu thuẫn giữa các quốc gia xã hội chủ nghĩa lại bùng nổ khốc liệt hơn cả vào cuối Chiến tranh Lạnh: Đông Âu bỏ Nga, nội chiến Nam Tư, Trung Quốc đánh Việt Nam, Việt Nam và Campuchia thời Pol Pot đánh nhau...
Ngày nay, dù thế giới chia làm mấy phe và có bao nhiêu mâu thuẫn, việc chọn thế đứng sao cho đúng và khả năng dự báo để tránh đổ vỡ cũng không kém phần quan trọng.
Chính sách hay được gọi là 'đi dây giữa Mỹ và Trung Quốc' của Việt Nam cũng không có gì là quá sáng tạo vì Indonesia, Hàn Quốc, Mông Cổ, Thái Lan cũng đều đang làm chuyện đó từ lâu nay.
Cùng lúc, nhiều nước Trung Á cũng vẫn 'đi dây' giữa Nga và Mỹ, và gần đây phải xử lý thêm vào yếu tố Trung Quốc.
Thiết nghĩ, quyền lợi quốc gia như an ninh và thương mại luôn cần được đặt lên trên ảo tưởng ý thức hệ hay tình cảm hoài cổ nào đó để Việt Nam không đứng hẳn về một phe và bị lôi kéo lần nữa vào xung khắc lớn trên thế giới.
TƯỞNG NĂNG TIẾN * LÍNH MIỀN NAM
Chút Lính Miền Nam
Wed, 05/06/2015 - 10:28 — tuongnangtien
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Cho tôi thắp một nén nhang
Khóc người đồng chí
Mà bấy lâu nay tôi cứ đinh ninh là ngụy
Tha thứ cho tôi một thế hệ bị lừa !
Không giọt máu Việt Nam nào là ngụy
Trừ những thằng bán nước - đi đêm
Lê Phú Khải
Cho tôi thắp một nén nhang
Khóc người đồng chí
Mà bấy lâu nay tôi cứ đinh ninh là ngụy
Tha thứ cho tôi một thế hệ bị lừa !
Bạn tôi, tất cả, đều là lính ráo. Chúng tôi không chỉ có chung những năm cầm súng, và một quãng đời tù mà còn chia chung rất nhiều ... cố “tật!” Hễ gặp nhau là uống, và câu chuyện trên bàn rượu trước sau gì rồi cũng xoay quanh kỷ niệm về đám chiến hữu hồi còn chinh chiến: những thằng đã chết, những đứa đang vất vưởng ở quê nhà, hay lưu lạc (đâu đó) nơi đất lạ xứ người.
Thỉnh thoảng, khi (quá) vui, chúng tôi cũng hay mang những vị thượng cấp cũ ra làm đề tài giễu cợt. Hai ông huynh trưởng thường bị nhắc tới để cười chơi là Trần Hoài Thư, và Phan Nhật Nam. Lý do: cả hai vị vẫn nhất định chưa chịu giải ngũ, dù cuộc chiến đã tàn tự lâu rồi!
Trung Úy Trần Hoài Thư vẫn thản nhiên đưa quân Qua Sông Mùa Mận Chín. Đại Úy Phan Nhật Nam vẫn cứ la hét um xùm qua máy truyền tin (giữa Mùa Hè Đỏ Lửa) như thể là cái mùa Hè năm 1972 đó vẫn còn kéo dài đến bây giờ, dù hơn 40 năm đã lặng lẽ trôi, với cả đống nước sông – cùng nước suối, nước mưa, nước mắt... – đã ào ạt chẩy qua cầu và qua cống.
Sau khi cạn mấy đầy, rồi đầy mấy ly cạn (và sau màn trình diễn “một ngàn bài Bolero”) tôi hay xin "trân trọng tuyên bố cùng toàn thể các chiến hữu các cấp" rằng :
- Ai viết cái gì tôi cũng đọc tuốt luốt, trừ hai vị thẩm quyền (nhí) này thì khỏi!
- Sao vậy cà?
- Bởi vì thơ với văn của hai ổng có nhiều câu mà “lỡ” đọc một là nó bị kẹt luôn trong đầu, gỡ không ra, nên tui không dám đọc thêm nữa:
Trên đầu ta mũ rừng nhẹ hẩng
Trong túi ta một gói thuốc chuồn
Bắt tù binh mời điếu thuốc thơm
Ðể thấy miền Nam lính hiền ghê gớm
Trong túi ta một gói thuốc chuồn
Bắt tù binh mời điếu thuốc thơm
Ðể thấy miền Nam lính hiền ghê gớm
...
Ta lính miền Nam hề, vận nước ngửa nghiêng
Ta cũng lênh đênh cùng cơn mạt kiếp
Ta trèo lên cây hỏi rừng cho biết
một nơi nào hơn ở Việt Nam ?
Có người lính nào bi tráng hơn lính miền Nam ?
Ta cũng lênh đênh cùng cơn mạt kiếp
Ta trèo lên cây hỏi rừng cho biết
một nơi nào hơn ở Việt Nam ?
Có người lính nào bi tráng hơn lính miền Nam ?
Trần Hoài Thư (“Ta Lính Miền Nam”)
Nguồn ảnh:internet
Không chỉ bi tráng, bi hùng, hay bi phẫn mà (đôi khi) người lính miền Nam còn phải đối diện với lắm nỗi bi thương:
“Tôi đi vào ngôi nhà đang âm ỉ cháy, những chiếc cột lớn lỏng chỏng hỗn độn bốc khói xám... Một người đàn bà áo trắng quần đen tay ôm chiếc lẵng mây trước ngực ngồi im trên nền gạch đôi mắt nhìn thẳng ngơ ngác. Thấy chúng tôi đi vào chị ta đứng dậy, đứng thẳng người như pho tượng, như thân cây chết với đôi mắt không cảm giác. Thằng bé theo tôi cùng cùng tên hiệu thính viên lẻn ngay vào bếp kiếm thức ăn. Tôi đi đến trước chị đàn bà...
- Làm gì chị ngồi đây, không biết đang đánh nhau sao?
Im lặng, đôi mắt ngơ ngác lóe lên tia nhìn sợ hãi. Bỗng nhiên chị ta đưa thẳng chiếc lẵng mây vào mặt tôi, động tác nhanh và gọn như một người tập thể dục. Sau thoáng ngạc nhiên tôi đưa tay đón lấy... Hai bộ áo quần, chiếc khăn trùm đầu, gói giấy nhỏ buộc chặt bằng dây cao su. Mở gói, hai sợi giây chuyền vàng, một đôi bông tai.
- Của chị đây hả? - Vẫn im lặng. Nỗi im lặng ngột ngạt, lạ lùng.
- Con mẹ này điên rồi thiếu uý, chắc sợ quá hóa điên...
Tên lính xua tay đuổi người đàn bà đi chỗ khác. Lạnh lùng, chị ta xoay người bước đi như xác chết nhập tràng.
- Chị kia quay lại đây tôi trả cái này... Tôi nói vọng theo.
Người đàn bà xoay lại, cũng với những bước chân im lặng, trở về đứng trước mặt tôi nhưng đôi mắt bây giờ vỡ bùng sợ hãi, vẻ hốt hỏang thảm hại làm răn rúm khuôn mặt và run đôi môi... Chị ta còn trẻ lắm, khỏang trên dưới hai bảy, hai tám tuổi, da trắng mát tự nhiên, một ít tóc xõa xuống trán làm nét mặt thêm thanh tú.
Tôi đưa trả chiếc lẵng mây, chị đàn bà đưa tay đón lấy, cánh tay run rẩy như tiếng khóc bị dồn xuống. Chiếc lẳng rơi xuống đất, hai cánh tay buông xuôi mệt nhọc song song thân người. Dòng nước mắt chảy dài trên má. Tôi hươi mũi súng trước mặt chị ta:
- Ngồi đây! Tôi chỉ nòng súng vào bực tam cấp. Khi nào tụi tôi đi thì chị đi theo... Tại sao khóc, nhặt vàng lên đi chứ... Im lặng, chỉ có nỗi im lặng kỳ quái, thân thể người đàn bà cứ run lên bần bật, nước mắt ràn rụa... Từ từ chị đưa bàn tay lên hàng nút áo trước ngực...
Không! Không thể như thế được, tôi muốn nắm bàn tay kia để ngăn những ngón tay run rẩy đang mở dần những hàng nút bóp để phơi dưới nắng một phần ngực trắng hồng! Không phải như thế chị ơi... Người đàn bà đã hiểu lầm tôi...
Chị ta không hiểu được lời nói của tôi, một người Việt Nam ở cùng trên một mảnh đất. Chị ta tưởng tôi thèm muốn thân xác và đòi hiếp dâm! Tội nghiệp cho tôi biết bao nhiêu, một tên sĩ quan hai mươi mốt tuổi làm sao có thể biết đời sống đầy máu lửa và đớn đau tủi hổ đến ngần này.
Tôi đi lính chỉ với một ý nghĩ: Đi cho cùng quê hương và chấm dứt chiến tranh bằng cách góp mặt. Thê thảm biết bao nhiêu cho tôi với ngộ nhận tủi hổ này... (Phan Nhật Nam. Dấu Binh Lửa. Sài Gòn: Hiện Đại, 1969).
Ở thời điểm này, có lẽ, Phan Nhật Nam không hề biết rằng “sự ngộ nhận đớn đau tủi hổ” của dân chúng với những người lính miền Nam chả phải là “ngẫu nhiên” đâu. Nó đã được đối phương chuẩn bị rất kỹ, và tuyên truyền rất công phu – theo như nhận xét (gần đây) của giáo sư Nguyễn Văn Tuấn:
“Ngày xưa ở miền Bắc VN, tôi đoán người ta tuyên truyền nói xấu về chế độ miền Nam VN dữ lắm. Bộ máy tuyên truyền ngoài đó đã thành công gieo được vào đầu óc của người dân thường rằng chế độ Mĩ Nguỵ rất ác ôn; lính Nguỵ chỉ đánh thuê, rất ác ôn đến nỗi họ ăn gan uống máu người...”
Và đây cũng chả phải chỉ là chuyện “ngày xưa ở miền Bắc” đâu. Sau khi thắng cuộc “bộ máy tuyên truyền” vẫn tiếp tục bôi bẩn và xỉ nhục những người lính miền Nam, như thể họ vẫn còn là những kẻ thù ác độc và nguy hiểm.
Rảnh, thử xem qua vài đoạn trong một truyện ngắn (“Chuyện Vui Điện Ảnh”) của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Bà viết viết về “tai nạn nghề nghiệp” xẩy đến cho một tài tử nghiệp dư, chỉ vì lỡ thủ vai một thằng lính miền Nam:
Chú Sa diễn vai thiếu úy Cón (nghe cái tên thôi cũng thấy ghét rồi), một tên ác ôn giết vợ, hãm hại vợ người, tàn sát trẻ nít, huênh hoang phá xóm phá làng, sau chết vì bị chó điên cắn...
Khi chú mặc bộ đồ rằn ri vô mình rồi, ông đạo diễn không chê vào đâu được. Long Xưởng hô máy một cái là nét mặt chú Sa lạnh như người chết, con mắt trắng dã, lừ đừ, nụ cười bí hiểm. Lúc quay cận cảnh khuôn mặt chú còn ghê nữa, da sần sùi, u uẩn như da cóc, tay chân đầy lông lá, cái răng cửa gãy chìa ra một nụ cười chết chóc với lỗ trống sâu hun hút.
Hồi đầu mọi người còn khen chú mặc bộ đồ mắc toi đó coi oai thiệt, nhưng rồi sau đó nín bằn bặt, người ta quên chú Sa ở hẻm Cựa Gà đi, chỉ còn lại thằng Cón ác ôn. Thằng Cón cưỡng hiếp vợ một cán bộ Đảng mình đang mang thai.
Tới chừng biết đứa bé kia không phải con mình, hắn xé đứa nhỏ làm hai ngay trên giường đẻ, trước mặt người mẹ, cầm bằng đã giết chị ta. Phim bạo liệt, trần trụi. Thằng Cón chết, nó cũng không chết bình thường như người ta, nó chết trong dằn vặt.
Cái mặt lạnh tanh gớm ghiếc của nó co giật méo xệch, bọt mép sùi sụt. Nó cắn vô mấy thằng lính đứng quanh nó. Điên dại tới lúc bị bắn chết. Mọi người theo dõi thằng Cón chết, vừa hể hả vừa ghê tởm...
Chú Sa vẫn tiếp tục đi về trên con hẻm hẹp te mà nghe trống vắng thênh thang. Tụi con nít nghe tiếng xe đạp chú tè tè lọc cọc thì chắc mẩm đứa nào đứa nấy mặt xanh mặt tím chạy vô nhà trốn. Tụi nó hỏi nhau: "ổng đi chưa?", cũng tại má tụi nó nhát hoài, lì lợm, không ăn cơm là bị chú Sa ăn thịt. Rõ ràng là ấn tượng về thằng thiếu úy Cón mạnh mẽ quá sức tưởng tượng, rõ ràng là người ta bị giật mình bởi tội ác.
Bà con ngại ngần ác cảm giạt xa chú ... Chú Sa thấy đây đúng là một tai nạn ...
Cái “tai nạn” riêng của Chú sa chỉ xẩy ra trong phạm vi của một con hẻm nhỏ và sẽ không kéo dài lâu. Còn hàng triệu thằng lính miền Nam thật – cùng vợ con, thân nhân của chúng – không chỉ phải chịu đựng sự “ngại ngần ác cảm” của đám đông mà còn bị Nhà Nước Cách Mạng kỳ thị (và miệt thị) không biết đến bao giờ!
Mãi cho đến ngày 2 tháng 5 năm 2014, người ta mới nghe một viên chức ngoại giao của phe thắng cuộc, Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn, nói đôi lời tử tế:
Ngày xưa ta không thể nói là không có chính phủ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Đó là chính phủ cũng được quốc tế thừa nhận chứ. Đó cũng là một nhà nước có quân đội thực thi nhiệm vụ quốc gia của họ để bảo vệ chính nghĩa theo lý tưởng của họ.
Và đó cũng chỉ là sự tử tế ngoài miệng! Ngày 12 tháng 4 vừa qua, công an quận Hoàn Kiếm đã bắt giữ và buộc tội (“gây rối trật tự công cộng”) một số thanh niên đã mặc quân phục hay áo thun màu đen có biểu tượng Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, trong cuộc tuần hành vì cây xanh ở Hà Nội.
Các bạn trẻ mặc áo thun đen có biểu tượng QLVNCH. Ảnh: Nguyễn Lân Thắng
Hai tuần sau, sáng 27/4/2015, công an quận Hoàn Kiếm đã kết hợp với công an Nghệ An khám xét nhà của anh Nguyễn Viết Dũng (tức Dũng Phi Hổ) tịch thu quân phục lính VNCH của anh Dũng.
Việc gì mà phải hốt hoảng đến nỗi “khám nhà,” “tịch thu” và “vu vạ” tội trạng cho vài thanh niên chỉ vì y phục mà họ mặc trên người như thế? Chả lẽ cái chế độ hiện hành có thể bị rung chuyển chỉ bởi vài cái áo (“thun màu đen, có biểu tượng Quân lực Việt Nam Cộng Hoà”) sao?
Hơn nửa thế kỷ tuyên truyền lừa gạt, bôi bẩn, miệt thị những kẻ thua cuộc (bộ) chưa đủ nguôi ngoai thù hận hay sao? Nắm trọn quyền bính của cả một nhà nước trong tay mà sao có thể hành sử một cách đê tiện, và tiểu tâm đế́n thế?
Dù thế, thời gian đã không đứng về phe thắng cuộc, và đã dần hé mở dần chân dung của những người lính miền Nam:
Cho tôi thắp một nén nhang
Khóc người đồng chí
Mà bấy lâu nay tôi cứ đinh ninh là ngụy
Tha thứ cho tôi một thế hệ bị lừa !
Năm tháng đi qua
Gần hết cuộc đời tôi mới ngộ raKhông giọt máu Việt Nam nào là ngụy
Trừ những thằng bán nước - đi đêm
Lê Phú Khải
NGUYỄN THIÊN THỤ * LUÂN HOÁN
LUÂN HOÁN
Nguyễn Thiên Thụ
Nguyễn Thiên Thụ
Luân Hoán tên thật Lê Ngọc Châu sinh năm 1941 ở Quảng Nam, sĩ quan Cộng hòa, sau một thời gian bị cộng sản cầm tù, ông đến Montreal, Canada năm 1985. Ông có khoảng 20 thi tập như Rượu Nồng Đã Rót (1974,) Hơi Thở Vietnam (1986), Ngơ Ngác Cõi Người (1989), Sông Núi Cùng Người Thơm Ngát Thơ ( 2002) ), v.v.
Thơ của Luân Hoán chủ yếu về chiến tranh. Chiến tranh đối với ông là vô nghĩa, là phi lý. Cả hai bên như hai con gà chọi nhau:
một con gà trống đỏ
một con gà trống đen
cùng nhìn về phương đó
khát vọng và bản năng
cả hai cùng hăm hở
đá nhau không nói năng”
( Chiến tranh)
Anh bây giờ là tên lính mù
Chỉ huy một trung đội điếc
Với chiếc còi trên môi
Và hàng trăm câu chửi tục
Anh ném vào lính của anh
Niềm âu lo thương mến…
(Trái tim hành quân)
Chiến tranh chấm dứt, cờ đỏ lên ngôi, những bại binh rời tổ quốc:
Giữa gian đại tự Phạm Văn Ðồng
Bây giờ Thi Phổ, ơi Thi Phổ
Ta đã ngã rồi, ngã quá lâu
Trước khi xuất cảnh tìm đất sống
Nhìn cõi hận xưa, thương lẫn đau
Bây giờ Thi Phổ, ơi Thi Phổ
Mười bốn năm dài cách biệt nhau
Máu ta ngấm đất tan vào đất
Nên cảm được rằng em cũng đau.
(Chợt nhớ về nơi ngấm máu ta – Bùi ngùi lòng nhú chồi xót xa’)
Từ đây thơ lưu vong như hoa xuân nở rộ trong lòng viễn khách.
-người ơi người ơi người ơi
ta còn hay mất bên trời lưu vong
(Cúi Mặt Chào Đà Nẵng).
-Hát lên đi hỡi thằng ta
Bài lưu vong đã xót xa chín muồi
(Ngồi lê)
Ra hải ngoại, Luân Hoán cũng như bao triệu người Mỹ, Canada phải đi làm. Ông mang nỗi niềm tủi nhục của kiếp “cu ly” xứ người.
Ta cõng trên lưng cái thùng thật lớn
còn nặng hơn cái tấm thân ta
cố nghiến răng giữ cho khỏi ngã
mỗi bước chân chếnh choáng như là. . .
. . . . . . . . . .
bốn dollars một giờ lao động
chiều thứ năm lãnh check như ai
tối thứ sáu túi tiền đã rỗng
may không thằng nào rủ nhậu lai rai.
( nghề nghiệp mới)
( nghề nghiệp mới)
Bài thơ này cũng là một bài thơ xuất săc trong chủ đề lưu đày:
Xin được chân cu li
Tại hãng Aronoff
Ngày ngày ta ra đi
Như cán bộ đi họp
Sáng đi như đuổi ma
Chiều về như ma đuổi
(Đi Làm Cu Li Ở Đường Iberville)
Cao Tần, Luân Hoán, Nguyễn Tất Nhiên đã đạt đỉnh cao của cay đắng lưu đày và nghệ thuật hí họa.
Luân Hoán có cả một trời thơ tình, và hàng tá mỹ nhân trong mộng:
một đời mê những mỹ danh
Thanh Thảo, Kiều Phúc, Kim Anh, Bich Đào
Phương Anh, Mông Thúy, Lạc Giao,
Bích Hường, Phước Khánh, Hồng Đào, Thái Thu.
(Tình thơ một thuở)
Đặc biệt là những nữ sinh áo trắng đã làm cho thi nhân điên đảo:
dòng tóc biếc che hững hờ mắt ướt
nhìn về đâu từ cửa sổ mở toang
vồng mây trắng sững sờ nghiêng vào lớp
nền trời xanh cũng chợt biết bàng hoàng .
(Gởi Người Em Hồng Đức)
Tình yêu của Luân Hoán đôi khi là tình dục:
bàn tay che vừa kín cửa thiên đường
thân phát sốt theo động tiên vun mãi
trời không mưa mà tay ngấm mật hương
(Vùng Thanh Thoát)
LUÂN HOÁN
by Thu Thien Nguyen
Luân Hoán , pseudonym of Lê Ngọc Châu was born in 1941 in Quang Nam province, a former officer of ARV so he was imprisoned and immigrated to Montreal, Canada in 1985. He has about 20 collections of poems, e.g., Rượu Nồng Đã Rót (Tho 1974, reprinted 1995), Hơi Thở Vietnam (CA: SongThu, 1986), Ngơ Ngác Cõi Người (US: Nhan-Van, 1989), Sông Núi Cùng Người Thơm Ngát Thơ (CAN: Thơ, 2002 ), etc.
His poetry depicts the reality of Vietnam after 1975. People in the South of Vietnam, especially the officiers of RVA:
Các anh là súc vật/ Nhân dân hằng căm hờn
(Trình Diện)
You are the animals that people hate
( Presenting). He suffers the pain of a new comer living in exile:
Xin được chân cu li
Tại hãng Aronoff
Ngày ngày ta ra đi
Như cán bộ đi họp Sáng đi như đuổi ma
Chiều về như ma đuổi (Đi Làm Cu Li Ở Đường Iberville)
I work as a worker
At the Aronoff
Everyday I go
As the cadre goes to the meeting
In the morning, I go quickly as I am chased by the ghost
In the afternoon, I come back quickly as I chase the ghost.
( Working at Ibervill street)
He feels solitary in the foreign country
người ơi người ơi người ơi
ta còn hay mất bên trời lưu vong(Cúi Mặt Chào Đà Nẵng).
ta còn hay mất bên trời lưu vong(Cúi Mặt Chào Đà Nẵng).
Oh dear! Living in exile, do I still live or die?
(Goodbye Danang)
Most of all, love is a great theme in his poetry. He recalls the images of the high schoolgirls in Đà nẵng, Vietnam:
dòng tóc biếc che hững hờ mắt ướt
nhìn về đâu từ cửa sổ mở toang
vồng mây trắng sững sờ nghiêng vào lớp
nền trời xanh cũng chợt biết bàng hoàng
(Gởi Người Em Hồng Đức)
Your blue hair hides your wet eyes
Where do you look at through the opened door?
The white cloud enters the class,
The blue sky is very stupefied
(To the school girl at the Hong Đức School)
He confesses his sexual desire:
bàn tay che vừa kín cửa thiên đường
thân phát sốt theo động tiên vun mãi
trời không mưa mà tay ngấm mật hương(Vùng Thanh Thoát)
I just put my hand on the Eden Garden,
My body feels hot as the Fairy Cave opens
It does not rain but my hand wets with the sweet honey
( The peaceful area)
Sẽ xuất bản 2 quyển:
*VĂN HỌC SỬ VIỆT NAM TỪ KHỞI THỦY ĐẾN HIỆN ĐẠI
* HISTORY OF VIETNAMESE LITERATURE FROM THE BEGINNING TO THE PRESENT DAYS
by Thu Thien Nguyen
Sẽ xuất bản 2 quyển:
*VĂN HỌC SỬ VIỆT NAM TỪ KHỞI THỦY ĐẾN HIỆN ĐẠI
* HISTORY OF VIETNAMESE LITERATURE FROM THE BEGINNING TO THE PRESENT DAYS
by Thu Thien Nguyen
No comments:
Post a Comment