Tuesday, November 22, 2016

HOA KỲ & THẾ GIỚI= HOÀNG HẢI THỦY =TẠ QUANG KHÔI




Monday, August 17, 2015

HOA KỲ VÀ THẾ GIỚI



CHÚC MỪNG HẢI QUÂN ĐẠI TÁ LÊ BÁ HÙNG

Hải quân  Đại tá Lê Bá Hùng nhậm chức Hải đội trưởng Hải đội 7 Khu trục hạm. ( Tại Singapore ) Theo tin từ Pacific Fleet Surface Ships News:  Vào ngày 12 tháng 8 năm 2015, tại Căn cứ Hải quân thuộc Lực lượng Đặc nhiệm 73 và Hải đội 7 Khu trục hạm tại Singapore, Hải quân Đại tá Lê Bá Hùng vừa thay thế Hải quân Đại tá Fred Kacher, để nhậm chức Hải đội trưởng Hải đội 7 Khu trục hạm (COMDESRON SEVEN). Trong buổi lễ bàn giao dưới sự chủ tọa của Hải quân Phó Đề đốc Charlie Williams, Tư lệnh Lực lượng Đặc nhiệm 73, đã chúc mừng Hải quân Đại tá Hùng, và nói lời chia tay cùng Hải quân Đại tá Fred Kacher lên đường nhận nhiệm vụ mới. ( Sao không thấy ai mang lon cả nhỉ ? )

Hải quân Đại tá Lê Bá Hùng được thăng cấp Hải quân Đại tá năm 2014, và thuyên chuyển về làm Chỉ huy phó Hải đội 7 Khu trục hạm từ tháng 1 năm 2015.
Cần nên biết:  trong tháng 12 năm 2012, Hải đội 7 Khu trục hạm đã di chuyển đến Đông Nam Á để đặt Bộ Chỉ huy đồn trú tại Singapore yễm trợ cho Đệ thất hạm đội trong khu vực Á Châu - Thái Bình Dương.  Hải đội 7 Khu trục hạm hiện được giao nhiệm vụ Chỉ huy Chiến thuật các chiến hạm Littoral Combat (LCS) luân phiên khai triển đến hoạt động tại Singapore,và cũng để hướng dẫn việc thực hiện toàn thể chương trình Hợp tác, và huấn luyện (CARAT) cho Tư lệnh Lực lượng Đặc nhiệm 73 với Hải quân các nước Đông Nam Á. Vùng trách nhiệm của Hải đội 7 do Hải quân Đại tá Lê Bá Hùng chỉ huy là khu vực tiếp giáp Biển Đông quần đảo Trường Sa, nơi Trung Cộng đang xây các đảo nhân tạo phi pháp . Hải quân Đại tá Lê Bá Hùng đã phát biểu: “Tương lai của Hải đội 7 Khu trục hạm thật là sáng lạn. Chúng ta có một đội ngũ chiến binh xuất sắc, từ những chiến sĩ mới gia nhập cho đến những vị trí Chỉ huy lâu năm. Mỗi cá nhân đều đóng góp đáng kể vào trách nhiệm đối với khu vực hải lộ quan trọng vào bậc nhất trên thế giới hiện nay !. Mỗi người đều đang vươn lên, và tạo ra sự khác biệt. Tôi rất may mắn có mặt trong đội ngũ những người thuỷ thủ xuất sắc này !”. Hình ảnh người Sĩ quan chỉ huy Hoa Kỳ gốc Việt xuất chúng có mặt ở vùng biển Đông Nam Á, vào thời điểm nóng bỏng này, đã làm nhiều người trong cộng đồng người Việt cảm thấy phấn khích. Hải quân Hoa Kỳ sẽ làm điểm tựa vững chắc cho các nước trong khu vực này chống lại hiểm hoạ xâm lược từ CS  Bắc Kinh. (Nam Yết ).

 

 

Siêu vũ khí Mỹ sắp đưa thêm tới châu Á-Thái Bình Dương

Siêu vũ khí Mỹ sắp đưa thêm tới châu Á-Thái Bình Dương

Phát biểu tại hội nghị an ninh Shangri-La ở Singapore ngày 1/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel khẳng định Washington sẽ tăng cường sức mạnh phòng không, bộ binh và vũ khí công nghệ cao tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Bên cạnh việc nhấn mạnh Mỹ chắc chắn sẽ triển khai đầy đủ chiến lược "tái cân bằng lực lượng" tại châu Á bất chấp việc cắt giảm ngân sách, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, không quân Mỹ sẽ đưa 60% số máy bay hoạt động ở nước ngoài đến châu Á. Khoảng 60% lực lượng hải quân Mỹ cũng sẽ đóng tại khu vực trong năm 2020. Bộ binh và lính thủy đánh bộ Mỹ cũng sẽ được điều động đến châu Á - Thái Bình Dương sau khi rút khỏi chiến trường Iraq và Afghanistan.
Ông Hagel nói trong tương lai Lầu Năm Góc sẽ ưu tiên triển khai phần lớn các hệ thống vũ khí tối tân đến Thái Bình Dương
Đứng trong danh sách này trước tiên phải kể đến "chim ăn thịt" F-22 Raptor, tiêm kích kích tàng hình thế hệ thứ 5 được coi là mạnh nhất thế giới tới thời điểm này. F-22 được thiết kế để trở thành máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không nhưng có khả năng tấn công mặt đất, chiến tranh điện tử và trinh sát tín hiệu.
F-22 có khả năng đạt tốc độ tối đa 2.600km/h, tầm bay 2.960km, trần bay 15.000m. Đặc biệt, F-22 là một trong số ít máy bay trên thế giới có khả năng đạt vận tốc siêu âm mà không dùng đốt nhiên liệu lần 2. F-22 trang bị hệ thống radar mạng pha điện tử chủ động (AESA) AN/APG-77 có khả năng phát hiện mục tiêu ở tầm 200-240km. Loại radar này cũng giúp F-22 có khả năng tấn công điện tử với việc tập trung luồng phát sóng làm quá tải cảm biến của kẻ địch.
Dựa vào tính năng tàng hình và khả năng tuần tra siêu âm của F-22, dưới sự chi viện của máy bay tiếp dầu, F-22 có thể xuyên thẳng tung thâm lục địa châu Á, thực hiện nhiệm vụ của hệ thống tấn công phòng không, trung tâm chỉ huy và trung tâm chính trị.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Joint Strike Fighter được coi là một lá bài chiến lược của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương. Mỗi chiếc F-35 Lightning II có khả năng mang theo 8,1 tấn vũ khí với 10 giá treo, trong đó có 4 giá treo bên trong và 4 giá treo được bố trí trên hai cánh.
F-35 được phát triển để thực hiện các nhiệm vụ như tấn công các mục tiêu trên mặt đất, trinh sát và phòng không. Khả năng tàng hình được đánh giá là một trong những điểm mạnh nhất của F-35.
Mỹ hiện có 3 phiên bản thử nghiệm là F-35A (dự kiến thay thế F-16 và A-20), F-35B (dự kiến thay thế F-18) và F-35C (dự kiến thay thế Harrier)
Ngoài F-22, F-35 sắp được triển khai thêm ở châu Á-Thái Bình Dương, hiện Mỹ đã có ba loại máy bay ném bom chiến lược của quân Mỹ gồm B-52, B-1B, B-2 đều được bố trí tại căn cứ Không quân Andersen trên đảo Guam. Máy bay ném bom chiến lược với khả năng tấn công tầm xa luôn là vũ khí tác chiến lợi hại quan trọng của Quân đội Mỹ.
Chẳng hạn máy bay ném bom chiến lược B-2 có thể bay liên tục 12.000 km mà không cần tiếp thêm nhiên liệu, có thể mang theo vài chục quả bom dẫn đường chính xác hoặc 8 tên lửa hành trình.
Sắp tới, Mỹ cũng sẽ điều thêm tàu ngầm tấn công lớp Virginia tới châu Á-Thái Bình Dương. Đây là loại tàu ngầm đa năng tàng hình tiên tiến chạy bằng năng lượng hạt nhân, dùng cho các hoạt động tác chiến chống ngầm ở biển sâu và vùng ven biển (nước nông).
Tàu ngầm lớp Virginia được trang bị 12 ống phóng tên lửa thẳng đứng, 4 ống phóng lôi 533mm, 16 tên lửa hành trình Tomahawk phiên bản phóng từ tàu ngầm, 26 ngư lôi hạng nặng Mk-48 ADCAP mod 6 và các tên lửa chống hạm Harpoon. Ngư lôi và tên lửa chống hạm đều có thể được phóng từ ống phóng có kích cỡ 21 inch. Ngoài ra, tàu ngầm lớp này còn được trang bị thêm các ngư lôi Mk-60 Captor. Hơn nữa, tàu ngầm lớp Virginia còn được gắn vào thân tàu một khoang hiện đại khóa cả trong lẫn ngoài để phục vụ các hoạt động đặc biệt.
Về kích thước, tàu ngầm lớp Virginia có chiều dài 377ft (114,9m), tháp chỉ huy cao 34ft (10,3m), lượng dãn nước khi lặn 9.137 tấn.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng lưu ý về kế hoạch triển khai vũ khí laser trên tàu USS Ponce của hải quân vào năm tới và vụ cất cánh đầu tiên của một máy bay không người lái từ tàu sân bay vào tháng trước.
Hiện tại, chiếc soái hạm thuộc Hạm đội 7 (Mỹ) USS Blue Ridge cùng tàu khu trục tên lửa USS Chung-Hoon đã xuất hiện tại biển Đông
Mới đây, siêu tàu sân bay USS Nimitz của Mỹ cũng thực hiện chuyến tuần tra thu hút nhiều sự chú ý tại biển Đông, giữa lúc tình hình trong khu vực đang căng thẳng vì những tranh chấp lãnh thổ.
USS Nimitz đã có quãng thời gian diễn tập cất cánh hạ cánh cho máy bay, diễn tập tiếp liệu và ngắm bắn trên khu vực Biển Đông.
theo Phụ nữ today

 Mỹ sắp đưa 52 chiến hạm tới châu Á Thái Bình Dương

Lầu 5 Góc coi Trung Quốc nguy hiểm hơn cả tổ chức khủng bố IS và 52 chiến hạm tối tân của hạm đội đã sẵn sàng triển khai đến khu vực.

Tin tức từ Reuters cho hay, theo đô đốc Scott Swift, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, việc hải quân nước này gia tăng tập trận và hiện diện trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương, chủ yếu là để đáp ứng lại các mối đe dọa từ Trung Quốc.
Theo đô đốc Scott Swift, ngay cả khi mà lực lượng quân đội Mỹ không thực sự hiện diện lâu dài trên Biển Đông, thì Washington vẫn có thể đáp ứng được tất cả các cuộc xung đột có thể phát sinh trong khu vực.
  Mỹ sắp đưa 52 chiến hạm tới châu Á Thái Bình Dương - Ảnh 1

Tàu sân bay Nimitz của Mỹ.

"Tôi rất hài lòng với các nguồn lực mà chúng tôi đang có cho Hạm đội Thái Bình Dương", ông Swift nói thêm "chúng tôi sẵn sàng để đối phó với bất cứ mối nguy hiểm nào mà Tổng thống yêu cầu".
Là một tuyến hàng hải cực kỳ quan trọng của thế giới, mỗi năm có đến 5.000 tỉ USD hàng hóa được vận chuyển qua khu vực này. Căng thẳng trong vực chủ yếu là do Trung Quốc đã cố tình vẽ ra cái gọi là "đường lưỡi bò" mà chiếm hết 80% diện tích toàn bộ Biển Đông.
Ông Swift nhấn mạnh rằng, Lầu Năm Góc coi Trung Quốc "nguy hiểm hơn các mối đe dọa khác", và sắp tới sẽ có tới 52 chiếc tàu chiến hiện đại của Mỹ được triển khai đến khu vực để đối phó với mối nguy hại này.
Thời gian gần đây, Mỹ tăng cường sự hiện diện ở châu Á-Thái Bình Dương. Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đã đưa thêm 1.200 lính đặc nhiệm cùng một lượng lớn vũ khí hiện đại tới châu Á – Thái Bình Dương nhằm kiềm chế sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc trong khu vực.
Thông tin trên được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đưa ra trong chuyến thăm 10 ngày tới các nước châu Á – Thái Bình Dương và tham dự Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á lần thứ 14 diễn ra ở Singapore. Ông Carter khẳng định khu vực châu Á – Thái Bình Dương đóng vai trò quan trọng trong lợi ích của nước Mỹ và nhấn mạnh Washington quyết tâm tạo bầu không khí tin tưởng, giải quyết các tranh chấp chủ quyền cũng như đảm bảo an ninh, ổn định trong khu vực.
Hồi cuối tháng Tư, trước chuyến thăm tới châu Á – Thái Bình Dương, phát biểu tại Đại học Stanford, Bộ trưởng Carter cho biết Mỹ hoan nghênh sự trỗi dậy của Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, Mỹ cần duy trì sự hiện diện ở châu Á – Thái Bình Dương "bởi điều này sẽ giúp nhiều nước trong khu vực yên tâm" do Mỹ đã duy trì an ninh ở đây suốt 70 năm.
Trong chiến lược quân sự mới nhất được Mỹ công bố hồi tháng Hai, Washington nhấn mạnh Mỹ đã, đang và sẽ là một quốc gia ở Thái Bình Dương. Ngoài ra, Washington vẫn duy trì chính sách đa dạng hóa quan hệ với các nước châu Á đồng thời tăng cường sự hiện diện quân sự tại châu Á – Thái Bình Dương. Trong những năm qua, Mỹ đã chủ động thắt chặt mối quan hệ với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Philippines cũng như tìm kiếm quan hệ đối tác với các nước Đông Nam Á gồm Việt Nam, Indonesia và Malaysia.
Theo Sina Military, rõ ràng, Trung Quốc là đối thủ lớn nhất cạnh tranh quyền kiểm soát khu vực châu Á – Thái Bình Dương với Mỹ dù Washington đang theo đuổi thắt chặt quan hệ với Bắc Kinh vì lợi ích đôi bên. Do đó, Washington cần chuẩn bị phương án giải quyết bất đồng giữa hai nước thông qua con đường hòa bình và ngoại giao cũng như sẵn sàng trước khả năng xảy ra một cuộc xung đột bất ngờ.
Lực lượng quân sự chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh tại châu Á – Thái Bình Dương là Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ. Phạm vi hoạt động của đơn vị này mở rộng từ Alaska, Bắc Cực, Ấn Độ Dương và Đông Nam Á. Nói cách khác, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ hoạt động tại 36 quốc gia và lãnh thổ với 5 nước sở hữu vũ khí hạt nhân và chiếm hơn 50% dân số thế giới.
Cùng với lực lượng binh sĩ Mỹ đồn trú tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Alaska, Hawaii, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ kiểm soát hơn 106.000 lính ở châu Á - Thái Bình Dương, cùng hơn 300 máy bay và trực thăng và 5 hạm đội hải quân.
Tình hình Biển Đông mới nhất sẽ được báo điện tử Người đưa tin liên tục cập nhật.
Thanh Ngọc
 http://www.nguoiduatin.vn/my-sap-dua-52-chien-ham-toi-chau-a-vi-trung-quoc-nguy-hiem-hon-is-a198597.html

Báo Mỹ: Nếu phải giao tranh, tiền đồn TC ‘không chịu nổi một ngày’(ox tongue)

Nếu chiến tranh Mỹ Tàu xảy ra, ai sẽ thắng ?
Kho vũ khí hiện đại của Mỹ có thể nghiền nát xứ Tàu không khó, Tàu chỉ có thể tấn công 5 tiểu bang phía tây Hoa Kỳ bằng vũ khí chiến lược của họ. Quan trọng hơn cả khi chiến tranh 2 nước xảy ra nền kinh tế và tài chánh của Tàu sẽ suy sụp nhanh hơn của Mỹ. Để giải quyết hiểm họa xứ Tàu, cần tế phân hay phanh thây nước Tàu, cắt nước Tàu ra nhiều phần đất nhỏ giao cho quốc tế kiểm soát là thượng sách.
VHLA
http://www.debate.org/opinions/could-china-beat-the-usa-in-a-war
http://nationalinterest.org/feature/china-debates-war-us-inevitable-12351
http://theweek.com/articles/548388/uschina-war-unthinkable-also-may-inevitable
http://fr.sputniknews.com/french.ruvr.ru/2014_07_03/La-guerre-entre-la-Chine-et-les-Etats-Unis-est-elle-inevitable-8935/
http://www.solidariteetprogres.org/guerre-chine-etats-unis.html
http://allainjules.com/2014/06/13/la-fin-des-etats-unis-paul-craig-roberts-la-chine-menace-daneantir-les-etats-unis/
nine_nations.png
Báo Mỹ: Nếu phải giao tranh, tiền đồn TC ‘không chịu nổi một ngày’
Trong bài viết đăng trên tạp chí War Is Boring hôm 21/5, tác giả Kyle Mizokami tự tin Mỹ có đủ hỏa lực để loại bỏ hệ thống tiền đồn của Tàu Cộng trên Biển Đông chỉ trong vài giờ.

Tàu ngầm hạt nhân USS Michigan lớp Ohio,

Hải quân Mỹ tại cảng Busan, Hàn Quốc (ảnh tư liệu)
Theo ông Mizokami, năm vừa qua Tàu cộng đã có những thái độ "rất bất thường" trên Biển Đông. Cụ thể, Bắc Kinh đã và đang xây dựng trái phép đảo nhân tạo trên các bãi đá ngầm với mục đích đặt căn cứ quân sự, trong đó có sân bay.
Nhà phân tích này ví hệ thống tiền đồn trên các đảo nhân tạo do Tàu cộng xây dựng như một "sợi xích" kết nối với Bắc Kinh, với đầy đủ trang thiết bị từ radar dò tìm hay máy bay chiến đấu đến vệ tinh theo dõi và tàu ngầm bảo vệ.
Trong trường hợp chiến sự nổ ra, "sợi xích" này sẽ đóng vai trò xác định vị trí các tàu nước ngoài, đặc biệt là những chiến hạm lớn như hàng không mẫu hạm, và nếu cần thiết có thể đánh chìm.
Tuy nhiên, theo ông Mizokami, hệ thống tiền đồn này của Bắc Kinh "mỏng manh dễ vỡ" hơn nhiều so với một hàng không mẫu hạm di động.
Kyle Mizokami
Chuyên gia an ninh quốc phòng châu á.


Trong trường hợp có giao tranh trên Biển Đông, hệ thống phòng ngự của Trung Quốc sẽ không trụ nổi quá vài giờ đồng hồ.
Ông Mizokami lấy ví dụ về căn cứ do Tàu cộng chiếm đóng và xây dựng trái phép trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa (chủ quyền Việt Nam). Do vị trí chiến lược giữa Biển Đông, đây cũng chính là căn cứ quân sự tối tân nhất của Bắc Kinh.
Năm 2011, Tàu cộng xác định Đá Chữ Thập là "trung tâm chỉ huy chính". Kể từ đó, tiền đồn này được đầu tư phát triển thành một căn cứ quân sự đích thực. Đến nay, đảo nhân tạo trên Đá Chữ Thập đã có thể lắp đặt đường băng dài 3km, đủ để "chứa chấp" gần như bất kỳ loại máy bay nào của quân đội Trung Quốc.
Theo ông Mizokami, Tàu cộng có hai lý do để mở rộng căn cứ quân sự như vậy.
Thứ nhất, Bắc Kinh ngang ngược đòi chủ quyền trên 80% diện tích Biển Đông, nhưng Quân đội Giải phóng Nhân dân Tàu Cộng (PLA) rõ ràng không thể có đủ nguồn lực cũng như vị trí địa lý thuận lợi để tuần tra trên toàn bộ không gian đó.
Thứ hai, Tàu cộng lại muốn tăng diện tích đảo nhân tạo để chứa được máy bay không người lái, phương tiện có thể giúp Bắc Kinh tuần tra mà không phải huy động nhiều sức người.
"Không ăn thua"
Theo ông Mizokami, tuy hệ thống tiền đồn này rất hữu dụng với Tàu cộng trong việc tuần tra thời bình, nhưng trong trường hợp xảy ra giao tranh với quân đội Mỹ, "sợi xích" của Bắc Kinh sẽ không phát huy mấy tác dụng.
Image result for michael morell
Cựu Giám đốc CIA Mỹ
Michael Morell
Nguy cơ xảy ra chiến tranh Mỹ-Tàu là hoàn toàn có thể, trong thời điểm Mỹ tuyên bố điều tàu và máy bay do thám tới giám sát tại Biển Đông, còn Tàu cộng không ngừng thực hiện âm mưu bành trướng của mình.
Vấn đề lớn nhất của các đảo đá nhân tạo đó là chúng không thể di chuyển như các hàng không mẫu hạm. Tọa độ cố định của các "mắt xích" này khiến việc công kích trở nên rất dễ dàng, đặc biệt là trong thời đại vũ khí cự ly dài phát triển.
Một ví dụ, theo ông Mizokami, là việc tàu USS Michigan thuộc hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ hoàn toàn có khả năng phá hủy căn cứ quân sự của Tàu công trên Đá Chữ Thập chỉ trong vài phút.
"Một đợt tấn công với 10 hỏa tiển hành trình Tomahawk-D là đủ để tiêu diệt hết máy bay, radar, tháp kiểm soát, kho xăng dầu, và kho vũ khí trên Đá Chữ Thập. Trong khi đó tàu USS Michigan đang mang theo tới 154 hỏa tiễn hành trình Tomahawk" – ông Mizokami cho biết thêm.
Image result for tomahawk missileImage result for tomahawk missile
Hỏa tiễn hành trình Tomahawk


Chuyên gia này cũng nói thêm, Tàu cộng có thể sử dụng hệ thống đối không HongQing-9 trên các đảo nhân tạo. Nhưng ông cho rằng một lực lượng đổ bộ của Thủy quân Lục chiến Mỹ có thể dễ dàng tiếp cận và vô hiệu hóa hệ thống hỏa tiển này.
"Tóm lại, những căn cứ quân sự này tuy rất quan trọng với Tàu cộng, nhưng cũng có thể bị công kích tương đối dễ dàng. Trong thời chiến, "tuổi thọ" của chúng có lẽ chỉ được tính bằng ngày, nếu không muốn nói là giờ" -ông nhận định.
Tuy nhiên, ở thời điểm tương đối "trời yên biển lặng" như hiện tại, ông Mizokami cho rằng "sợi xích" của Tàu cộng vẫn tương đối hữu dụng trong việc tuần tra trên Biển Đông.
"Những tiền đồn cỡ nhỏ kiểu này sẽ tiếp tục là một phần không thể thiếu trong chiến lược của Trung Quốc trên Biển Đông. Nhưng với công nghệ quân sự phát triển như bây giờ, nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ không cho xây dựng thêm nhiều ’mắt xích’ trong tương lai".
Ai sẽ thắng nếu xảy ra chiến tranh Tàu-Mỹ?
Những minh chứng trên đây không chỉ để chỉ ra những thách thức mà Tàu cộng phải đối mặt trong ngắn hạn và dài hạn nếu nổ ra chiến tranh với Hoa Kỳ, mà còn cho thấy rõ ràng để tạo ra một quân đội ngang ngửa hoặc trên tầm với Hoa Kỳ không phải là điều dễ dàng có thể thực hiện trong một sớm một chiều.
Nói trắng ra: một cuộc chiến Mỹ – Tàu cộng sẽ là địa ngục trần gian. Nhiều khả năng Thế chiến thứ ba sẽ bắt đầu trong thời gian tới đây. Nhiều người đã tiên đoán như thế. Sẽ có hàng triệu, thậm chí là hàng tỷ người, chết bởi vũ khí hạt nhân. Những người may mắn sống sót sẽ phải đối mặt với tình trạng nền kinh tế toàn cầu bị sụp đổ. Đó là tất cả những gì mà thế giới sẽ phải chứng kiến khi giữa hai cường quốc của thể giới xảy ra xung đột vũ trang.
Nhưng may mắn là, cũng có thể tương lai đen tối ấy sẽ không bao giờ xảy ra. Nói vậy không có nghĩa là thế giới có thể hoàn toàn an tâm. Bởi vì những nguy cơ nổ ra chiến tranh vẫn còn tiềm ẩn bên trong mối quan hệ căng thẳng giữa Tàu cộng và Hoa Kỳ. Bỏ qua những vấn đề gây nhức nhối hiện tại như ISIS, Ukraine, Syria hay bất cứ điều gì đang trở thành tâm điểm hiện nay. Mối quan hệ giữa Mỹ và Tàu cộng mới là mối quan tâm lớn nhất của thời đại này. Vậy bằng cách nào mà Tàu cộng có thể trở thành mối đe doạ đối với Mỹ và các lực lượng đồng minh?
Nhờ vào quãng thời gian đầu tư qui mô lớn kéo dài suốt hơn 20 năm qua, quân đội Tàu cộng đã không còn là một quân đội hạng ba yếu ớt mà đã trở thành bộ máy quân sự mạnh thứ hai trên hành tinh này. Và với trọng tâm là các hệ thống vũ khí quân sự hiện đại, Tàu cộng dường như đang phát triển những công cụ chiến tranh cần thiết để chuẩn bị cho cuộc chiến (nếu có) với Mỹ. Có thể nói phương châm hiện nay của Bắc Kinh: chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ.
Bài viết này sẽ xem xét những thách thức mà Tàu cộng sẽ đối mặt khi chống lại Hoa Kỳ nếu xung đột thực sự xảy ra. Trong khi Bắc Kinh chắc chắn đã có những thứ cần thiết để "nói chuyện" với Washington khi chiến tranh nổ ra, những thách thức mà Tàu cộng phải đối mặt cũng không phải là ít. Quân đội nhân dân Trung Hoa sẽ phải đối mặt trực diện với lực lượng quân sự mạnh hàng đầu của hành tinh này – hay một số người còn gọi là đầu máy chiến đấu nguy hiểm nhất mọi thời đại. Vậy những nhân tố nào sẽ giúp cho Hoa Kỳ đánh bại Tàu cộng?
Những căn cứ nổi của Hoa Kỳ

Bắc Kinh vẫn đang tiếp tục sản xuất ra những loại vũ khí kỹ thuật cao mới. Tàu cộng cũng sở hữu những hỏa tiễn diệt hàng không mẫu hạm – điều luôn khiến nhiều người băn khoăn. Tàu cộng cũng đang cho xây dựng hàng không mẫu hạm, các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, nhiều loại hỏa tiễn hành trình, hạt nhân và tàu ngầm diesel siêu yên tĩnh, hay máy bay không người lái… Có thể nói Tàu cộng cũng đang sở hữu rất nhiều vũ khí hiện đại, ít nhất là trên lý thuyết.

Nhưng khi chiến tranh thực sự nổ ra, liệu Bắc Kinh có thể sử dụng hiệu quả tất cả những vũ khí tối tân ấy? Làm thế nào để Bắc Kinh có thể đưa vào hoạt động một lúc tất cả các trang thiết bị trong tình huống thật? Chắc chắn Bắc Kinh đang phát triển quân đội theo tầm cỡ thế giới, nhưng những người lính của nó liệu có thể điều hành tất cả các thiết bị thành thạo? Bắc Kinh có thể huấn luyện binh lính của họ một cách hiệu quả hay không? Câu trả lời là: bạn có thể nắm trong tay một lực lượng quân đội hùng mạnh nhất thế giới, nhưng nếu bạn không biết cách điều khiển nó thì tất cả chỉ là một mớ hỗn độn, tạp quân mà thôi.
Theo Ian Easton, một chuyên gia của dự án Project 2049, một nhánh của The Diplomat, nhận định:
"Vai trò của phần mềm ‘software’ (huấn luyện quân sự và sự sẵn sàng của quân đội) là rất quan trọng. Trong một cuộc tập trận mùa hè vào năm 2012, một đơn vị chiến lược của quân đội Tàu cộng đã bị căng thẳng cao độ vì gặp phải khó khăn khi đối phó với các đầu đạn trong một hầm ngầm phức tạp. Họ đã phải dùng thời gian trong cuộc tập trận 15 ngày chiến tranh mô phỏng để chiếu phim và tổ chức hát karaoke cho các binh sĩ. Trên thực tế, đến ngày thứ chín của cuộc tập trận, một đoàn nghệ thuật dân tộc đã được đưa vào trong một cơ sở kín khác để giúp những người lính đang nhớ nhà giải toả tâm trạng."
Easton tiếp tục:
"Trong khi những năm gần đây, thế giới đã được chứng kiến một nỗ lực tuyên truyền to lớn của Tàu cộng, nhằm mục đích thuyết phục thế giới rằng Tàu cộng đang nắm giữ một lực lượng quân sự hùng mạnh mà thế giới cần phải kính phục, thế giới đôi khi quên mất rằng Trung Quốc thậm chí còn không có một quân đội chuyên nghiệp. Quân đội nhân dân Trung Hoa – không giống như quân đội Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, hay các đối thủ nặng ký khác trong khu vực – thực chất không phải là một lực lượng chiến đấu chuyên nghiệp. Thay vào đó, nó chỉ là một tay sai, một cánh vũ trang của Đảng Cộng sản Tàu cộng CCP. Thật vậy, tất cả các sĩ quan của quân đội Trung Hoa (Đài Loan) đều là thành viên của CCP và tất cả các đơn vị từ nhỏ đến lớn đều có một quan chức chính trị được bổ nhiệm vào để kiểm soát, giữ cho quân đội luôn ‘đi theo đường lối của đảng’. Vì vậy, tất cả các quyết định quan trọng trong quân đội đều được đưa ra bởi đảng Cộng sản – vốn thống trị bởi các cán bộ chính trị, chứ không phải là các chuyên gia quân sự."
Vậy, trong những tình huống khẩn cấp, cần phải có những phản ứng nhanh chóng để đưa ra các quyết định kịp thời khi mà những quả bom bắt đầu rơi ở Tàu cộng, Bắc Kinh có thể phản ứng kịp hay không? Nếu cho rằng trường hợp cuộc tập trận năm 2012 được nêu trên chỉ là một trường hợp cá biệt, thì nhân tố quân đội Tàu cộng chỉ là tay sai của đảng Cộng sản cầm quyền thực sự đóng một vai trò then chốt.
Không có cách nào tốt hơn để một quân đội hiện đại đạt đến mức độ nguy hiểm trong chiến đấu bằng cách ‘cùng nhau chiến đấu’. Chia sẻ thông tin tình báo và phối hợp các lực lượng của mình (không quân, hải quân…) là cách tốt nhất để chiến đấu chống lại những mục tiêu quân sự khó nhằn. Đó là điều mà quân đội Hoa Kỳ và nhiều cường quốc khác đang tiêu tốn rất nhiều thời gian, năng lượng và tài nguyên vào để phát triển.
Tàu cộng cũng đang hướng tới một mục tiêu như vậy. Nhưng cũng có nhiều ý kiến nghi ngờ về khả năng tham chiến của quân đội Tàu cộng. Trong một báo cáo mới đây của RAND Corporation – một viện nghiên cứu chính sách bất vụ lợi – có tựa đề "Hiện đại hoá quân sự của quân đội Tàu cộng không đầy đủ", các tác giả đã chỉ ra một số điểm nghi ngờ quan trọng khi nói đến khả năng phối hợp tham chiến của quân đội Tàu cộng:
"Nhiều nhà chiến lược Tàu cộng đã xác định rằng việc quân đội nước này không có khả năng tiến hành các hoạt động tích hợp ở mức độ mong muốn chính là khó khăn lớn nhất mà Bắc Kinh đang phải đối mặt khi nó muốn triển khai sức mạnh quân sự bên ngoài biên giới. Chính các chuyên gia quân sự của Tàu cộng cũng phải thừa nhận rằng giữa quân đội Tàu cộng và các nước khác, đặc biệt là Hoa Kỳ, vẫn còn có một khoảng cách khá xa."
Khi nói đến công nghệ quân sự, đi đầu và sáng tạo luôn là chìa khoá quan trọng. Hoa Kỳ có vẻ như luôn nắm giữ vị trí đi đầu trong việc sáng tạo các kỹ nghệ quốc phòng mới. Câu hỏi được đặt ra trong dài hạn đối với Tàu cộng: liệu quân đội nước này có thể bắt kịp xu hướng trong trò chơi công nghệ này hay không? Đây có lẽ là một khó khăn to lớn khác đối với Tàu cộng trong thời gian dài 10 – 20 năm trong tương lai.
Chúng ta đều biết Tàu cộng có một hồ sơ quy mô về khả năng theo dõi, sao chép, ăn cắp hay nói một cách lịch sự là ‘mượn’ các thiết kế của nhiều hệ thống chiến đấu hiện đại nhất thế giới. Tuy nhiên, những bản sao sẽ không bao giờ hoàn hảo được như bản chính. Thậm chí, sử dụng một bản thiết kế sao chép đôi khi còn khó nhằn hơn là tự mình thiết kế. Chỉ cần một sơ sẩy trong quá trình sao chép cũng sẽ dẫn đến việc Trung Quốc bị bại trận trên chiến trường. Trong những thập niên tiếp theo, Bắc Kinh sẽ cần phải trau dồi và phát triển nhiều hơn nữa các nhân tài để có thể đọc được các bản thiết kế tinh vi của các hệ thống quân sự phức tạp mà Tàu cộng sao chép được từ các lực lượng quân sự khác. Tàu cộng cũng sẽ cần phải liên tục cập nhật những kỹ thuật mới để duy trì và cải thiện các trang thiết bị đẳng cấp thế giới mà nó đã mượn hay ăn cắp thiết kế. Thời gian sẽ cho cả thế giới thấy được liệu Tàu cộng có phải là một mối họa hay không.
Các tốt nhất để làm tốt đẹp bất cứ một việc gì chính là phải thực hành nó thường xuyên, nguyên tắc này cũng áp dụng cho quân sự. Hiển nhiên là quân đội Tàu cộng có thể tham gia vào bất cứ cuộc chiến nào mà nó muốn, nhưng giành được chiến thắng hay không lại là một chuyện khác. Chỉ trừ khi một lực lượng đã có kinh nghiệm chiến đấu thực tế, ngoài ra lực lượng đó sẽ chỉ mãi trong giai đoạn học tập. Trên thực tế, Bắc Kinh đã không tham gia vào bất kỳ một cuộc chiến quy mô lớn nào từ sau cuộc chiến kéo dài gần một tháng với Việt Nam vào năm 1979.
Những kinh nghiệm từ một cuộc xung đột hơn ba mươi lăm năm trước không thể áp dụng thành công vào một cuộc chiến đầy vũ khí tối tân với Hoa Kỳ. Thiếu hoặc không có kinh nghiệm chiến đấu sẽ là một rào cản lớn đối với Tàu cộng. Đối với Bắc Kinh, Washington đã trở thành một lão làng trong chiến tranh khi liên tục tham chiến ở nhiều chiến trường trên thế giới. Những cuộc chiến mới mà quân đội Mỹ tham gia trong vài thập niên gần đây đã mang lại những cơ hội cho quân đội nước này thử nghiệm các thiết bị quân sự mới, những chiến thuật mới. Sửa chữa những gì chưa phù hợp và điều chỉnh chiến thuật cho tương lai.
Những minh chứng trên đây không chỉ để chỉ ra những thách thức mà Tàu cộng phải đối mặt trong ngắn hạn hay dài hạn nếu nổ ra chiến tranh với Hoa Kỳ, mà còn cho thấy rõ ràng để tạo ra một quân đội ngang ngửa hoặc trên cơ so với Hoa Kỳ không phải là điều dễ dàng có thể thực hiện trong một sớm một chiều. Không chắc chắn rằng Tàu cộng không thể làm điều đó, vì thực tế Bắc Kinh có thể gây nên những thiệt hại đáng kinh ngạc đối với lực lượng Mỹ và đồng minh trong một cuộc chiến. Thậm chí Bắc Kinh còn có thể giành được chiến thắng nếu nó gặp được điều kiện thuận lợi.
Nhưng trước mắt, trong trò chơi chạy đua vũ trang thì rõ ràng Hoa Kỳ vẫn đang dẫn đầu. Bắc Kinh có thể nhận sự thạm bại nặng nề ngay trong cuộc so găng quân sự với Hoa Kỳ!
Nếu Mỹ không cứng rắn, TC sẽ làm tình hình Biển Đông tồi tệ

Tình hình Biển Đông đã trở nên rất căng thẳng, vì vậy một cuộc xung đột giữa Tàu cộng và một bên khác là một nguy cơ hiển hiện.
Chuyên gia Gregory Poling từ Viện nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) tại Washington đã trao đổi với Dân trí điều này trước việc Mỹ cho biết đang xem xét việc đưa tàu và máy bay quân sự tới gần các bãi cạn mà Tàu cộng đang bồi đắp ở Biển Đông. Theo đó Gregory Poling cho rằng, Tàu cộng đã tuyên bố nước này không định lập ADIZ ở Biển Đông, nhưng trên thực tế Bắc Kinh có thể làm thế bất kỳ lúc nào.

"Rõ ràng là, việc tăng cường tuần tra và các khả năng ngăn chặn – có thể được hỗ trợ bởi một đường băng ở bãi Chữ Thập và có thể cả tại bãi Xu Bi – cũng như việc tăng cường radar và các khả năng nhận thức chủ quyền hàng hải khác có thể giúp Trung Quốc áp đặt ADIZ ở Biển Đông", Gregory Poling nói.

Chuyên gia này cho rằng Bắc Kinh từng cố gắng đưa các vật liệu xây dựng tới cụm Hồ Tràm (thuộc quần đảo Trường Sa) vào năm 2012. Hành động đó có thể đánh dấu sự leo thang căng thẳng và có nguy cơ làm tổn hại nghiêm trọng vẻ bề ngoài mà Tàu cộng cố gắng thể hiện là nước này đang đàm phán một cách có trách nhiệm về việc thực thi DOC và thiết lập Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).
Thực thể cần được theo dõi chặt chẽ là bãi Én Đất. Hiện chưa nước nào thực sự kiểm soát bãi đá này. Theo đó Gregory Poling cho biết Mỹ đang cân nhắc điều tàu và máy bay quân sự tới gần các bãi cạn mà Trung Quốc đang bồi đắp ở Biển Đông. Một hoạt động như vậy không phải là sự phô trương lực lượng quân sự và cũng không vi phạm luật pháp hay các quy định quốc tế. Mỹ thực hiện hàng chục hoạt động tự do hàng hải như vậy khắp thế giới mỗi năm, trong đó có các vùng biển mà Tàu cộng, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt cộng tuyên bố chủ quyền. Rõ ràng là nếu Tàu cộng xem một hoạt động hợp pháp như vậy là gây hấn thì khi đó xung đột có thể xảy ra.

Tình hình tại Biển Đông đã trở nên rất căng thẳng, vì vậy một cuộc xung đột giữa Tàu cộng và một bên khác là điều có thể xảy ra. Nếu Mỹ không bắt đầu tìm kiếm mạnh mẽ hơn các biện pháp nhằm hối thúc Bắc Kinh làm rõ các tuyên bố hàng hải và hành xử với tư cách là một bên có trách nhiệm đối với các tranh chấp, khi đó tình hình sẽ tiếp tục tồi tệ thêm", chuyên gia Gregory Poling cảnh giác.
Úc không ngồi im

Không riêng gì Mỹ, mới đây The Epoch Times đưa tin, Úc có thể điều máy bay quân sự và tàu chiến đến Biển Đông cùng Mỹ thách thức tuyên bố chủ quyền phi pháp của Tàu cộng.
Việc đẩy mạnh hoạt động quân sự ở Biển Đông đang được Peter Jennings, Chủ tịch Ban Cố vấn chính phủ của Thủ tướng Úc khuyến cáo. Khuyến nghị từ Jennings phản ánh một chiến lược chiến tranh với Tàu cộng đã từng được đặt ra trong một chương bí mật trong bạch thư quốc phòng Úc năm 2009. Chi tiết này được tiết lộ năm 2012 trong cuốn sách của nhà báo Úc David Uren.
Ngay từ trong kế hoạch 2009 Jennings đã đưa ra là Úc điều động máy bay quân sự và tàu chiến đến Biển Đông nhằm ngăn Tàu cộng kiểm soát tuyến hàng hải quan trọng này.

Theo Jennings, Mỹ sẽ phải đâm thủng những tuyên bố áp đặt vùng nhận diện phòng không của Tàu cộng bằng việc điều tàu chiến, máy bay đi qua nó và Úc cần phải làm theo. Mới đây hãng Reuters cũng cho biết, Nhật Bản có thể tham gia cùng Mỹ tuần tra tại Biển Đông nhằm đáp ứng lại thách thức trong khu vực khi Tàu cộng quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

 http://vuottuonglua.org/2015/05/bao-my-neu-phai-giao-tranh-tien-don-tc-khong-chiu-noi-mot-ngayox-tongue/




Người Cuba rơi nước mắt, xuống đường mừng "bước đột phá" với Mỹ

My Lan |
Người Cuba rơi nước mắt, xuống đường mừng "bước đột phá" với Mỹ

Nụ cười, những giọt nước mắt, tiếng hò reo, băng rôn, khẩu hiệu... là cách mà người dân Cuba chào đón bước ngoặt lịch sử trong quan hệ Mỹ - Cuba sau hơn 1 nửa thế kỉ.

Ngày 17/12, Chủ tịch Cuba Raul Castro đã chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Mỹ sau 53 năm.
Bài phát biểu của ông đã được phát sóng trực tiếp trên truyền hình Cuba, gần như cùng lúc với phát biểu của Tổng thống Obama tại Washington, Mỹ.
Động thái được đánh giá là bước đột phá trong quan hệ Mỹ - Cuba đã đạt được sau hàng loạt các cuộc đàm phán bí mật cấp cao giữa 2 nước, với sự thúc đẩy của Canada, Tòa thánh Vatican và đặc biệt là Giáo hoàng Francis.
Sự kiện này đã được LHQ và nhiều quốc gia trên thế giới ca ngợi.
Tổng thống Obama ca ngợi đây là "một chương mới" trong quan hệ 2 nước, chấm dứt chính sách cứng nhắc, lạc hậu và chẳng có tác dụng gì, nhằm cô lập Cuba.
Trong khi đó, Chủ tịch Cuba Raul Castro cũng hoan nghênh động thái này và cho rằng, đây chính là điều mà Cuba đã chờ đợi rất lâu.
Thật vậy, không khí vui vẻ, rộn ràng chào đón sự kiện lịch sử này ngập tràn khắp mọi ngõ ngách ở Cuba, mà điển hình là tại thủ đô Havana.
Một số hình ảnh tại thủ đô Havana, Cuba, trong ngày đánh dấu bước ngoặt lịch sử về quan hệ ngoại giao Mỹ - Cuba:
Một tấm biển lớn đặt tại thủ đô Havana, Cuba, chào mừng sự kiện Mỹ và Cuba chính thức bình thường hóa quan hệ sau hơn 1 nửa thế kỉ. Không khí rộn ràng, vui vẻ cũng ngập tràn khắp mọi nơi tại thành phố này.
Một tấm biển lớn đặt tại Havana, chào mừng sự kiện này.
Người dân Cuba, từ những người làm nội trợ, các công sở hay trường học, dường như đều dừng mọi công việc của mình, cùng quây quanh chiếc tivi để theo dõi tuyên bố chính thức của Chủ tịch Raul Castro, được truyền hình trực tiếp. Ảnh: Các em học sinh tạm dừng giờ học, chăm chú theo dõi bài phát biểu của ông Castro.
Người dân Cuba, từ các gia đình, công sở hay trường học, dường như đều dừng mọi công việc, cùng quây quanh chiếc tivi để theo dõi tuyên bố chính thức của Chủ tịch Raul Castro, được truyền hình trực tiếp.
Một cô bé hét lên sung sướng sau tuyên bố của ông Castro.
Một cô bé hét lên sung sướng sau tuyên bố của ông Castro.
Trong khi đó, các nữ nghị sĩ Cuba không thể cầm được những giọt nước mắt hạnh phúc.
Trong khi đó, các nữ nghị sĩ Cuba không thể cầm được những giọt nước mắt hạnh phúc.
Tháp chuông tại Đại học San Geronimo ở trung tâm lịch sử của thủ đô Cuba cũng được đánh lên để chào mừng sự kiện này. 
Tháp chuông tại Đại học San Geronimo ở trung tâm lịch sử của thủ đô Cuba cũng được đánh lên để chào mừng sự kiện này. 
Người dân Havana đổ ra đường, hòa vào không khí vui chung của dân tộc.
Người dân Havana đổ ra đường, hòa vào không khí vui chung của dân tộc.
Một nhóm học sinh diễu hành trên phố, ăn mừng sự kiện lịch sử của dân tộc.
Một nhóm sinh viên tham gia cuộc diễu hành của người dân thành phố, hô vang khẩu hiệu ""Chủ tịch Fidel và Raul muôn năm, hãy để họ sống mãi".
Họ cầm cờ và băng rôn, ủng hộ nhóm 5 công dân Cuba mới được Mỹ phóng thích. 
Họ cầm cờ và băng rôn, ủng hộ 3 chiến sĩ tình báo Cuba mới được Mỹ phóng thích, cũng như 2 công dân Mỹ được Cuba trả tự do.
Họ giơ cao những poster in hình 5 công dân Cuba mới được Mỹ phóng thích.
Những poster in hình công dân 2 nước được phóng thích cũng xuất hiện khắp các con phố.
Những người dân địa phương trên một chiếc ô tô con cũng giơ cao các tấm poster chúc mừng nhóm 5 công dân Mỹ.
Những người dân địa phương trên một chiếc ô tô con cũng giơ cao các tấm poster việc trao trả tù binh giữa 2 nước.
Việc Mỹ và Cuba thống nhất bình thường hóa quan hệ giữa 2 nước có khả năng mở ra nhiều triển vọng phát triển kinh tế - xã hội với Cuba, hứa hẹn mang lại nhiều thay đổi tích cực cho đời sống của người dân ở quốc đảo này. 
Việc Mỹ và Cuba bình thường hóa quan hệ có khả năng mở ra nhiều triển vọng phát triển kinh tế - xã hội với Cuba, hứa hẹn mang lại nhiều thay đổi tích cực cho đời sống của người dân ở quốc đảo này. 
theo Đại Lộ

 

 


Sunday, August 16, 2015

HOÀNG HẢI THỦY * NGÀY VỀ QUÊ

NGÀY VỀ QUÊ
 HOÀNG HẢI THỦY
August 15, 2015 
 Nguyễn Đình Toàn (Họa sĩ Tạ Tỵ vẽ) 
Nguyễn Đình Toàn (Họa sĩ Tạ Tỵ vẽ) Category: Văn nghệ permalink
Từ 10 năm nay sống cô liêu trong một nhà dành cho Người Cao Tuổi Thu Nhập Thấp – Old Seniors Low Income – mỗi ngày tôi mở computer ba lần. Lần Một: 9 giờ sáng đến 11.30 trưa. Tắt máy. Ăn cơm. Nằm đọc tờ The Washington Post. Ngủ trưa hay nằm lơ mơ đến 2.30. Lần Hai: 3 giờ trưa đến 5 giờ chiều. Tắt máy. Đi bộ một giờ trong Rừng Phong, hay vào Exercise Room ngay trong nhà, đi trên treadmill 30 phút, tập tay với cặp tạ 5 ký, với máy kéo tay hiện đại. Về phòng – 6 giờ – tắm, 7 giờ ăn cơm. Lần Ba: mở computer lúc 9 giờ tối, mầy mò, moi móc đến 11.00. Tắt máy. Nằm đọc sách. Ngủ.


Chẳng phải một mình tội nghiện computer. Ngày 3 cữ. Nhiều người già ở Kỳ Hoa, ở Việt Nam, nghiện computer như tôi. Tôi Tám Bó Tuổi Đời, 10 năm nay không uống rượu, dù là Vang, Laze, quanh quẩn vanh-cát suya vanh-cát – 24/24 – trong nhà. 10 năm nay tôi không xỏ tay vào áo veston, không thắt cravate, chuyên đi giầy không bí-tất, không đi gặp anh em, không đi ăn nhậu, đấu hót. Tôi có lý do là tôi ở nhà săn sóc vợ tôi. Năm năm trước vợ tôi bị té, may chỉ bị rập xương, không nứt xương. Trong thời gian nàng nằm liệt, tôi ngày đêm xin: “Xin Mẹ cho vợ con sống với con năm năm nữa.” Đến hôm nay Đức Mẹ Maria đã cho tôi được sống với vợ tôi năm năm. Vợ tôi đi lại được nhưng đi khó, rất yếu, rất dễ té ngã.


Nhắc lại: Từ năm năm nay tôi quanh quẩn trong nhà suốt ngày đêm. Tôi bỏ anh em nên anh em tôi bỏ tôi. Biết tôi không đi, không đến, anh em tôi không mời gọi tôi nữa. Không có computer, tôi làm gì cho hết ngày. Cũng may cho tôi, tôi có computer. Và tôi thích Viết. Tôi thích Viết Truyện từ năm tôi mười tuổi. Nhiều lần tôi viết: “Với tôi, Viết là Hạnh Phúc. “Tôi Sống để Viết. Tôi Viết để Sống.” Thợ Viết được Viết bằng computer là một Sướng Khoái Tuyệt Đỉnh. Cái Sướng Khoái ông Tầu Kim Thánh Thán không được hưởng.

 Viết bằng computer người viết tha hồ sửa bài. Bài viết được sửa, xóa, viết thêm mà không lem nhem, không vết sủa. Computer giúp tôi viết bài, gửi bài đi, giữ bài, tìm tài liệu, tìm ảnh, làm photoshop, tức ghép ảnh, làm ảnh dzởm, học, giải trí… Tôi thích làm photoshop. Có khi mê mải làm một ảnh trong cả giờ đồng hồ. Làm để chơi, làm vì thích làm, làm ảnh ghép mà không dùng đăng theo bài viết. Bài viết xong nhấn Sent là trong một nháy mắt, trong nửa sát-na, bài tới tòa báo.


Người bạn chủ báo chỉ cần lấy bài – download – và đăng lên báo. I-Meo gửi bạn cũng thế. Ngồi ở Kỳ Hoa, viết I-Meo, nhấn Sent, là ngay khi đó thư về đến Sài Gòn. Gọn, nhanh, sạch. Bài viết không nhem nhếch, không rập xóa, không có lỗi sai chữ – xưa gọi là phốt ti-pô, lỗi của anh em sắp chữ nhà in. Viết bằng computer nếu bài có lỗi chính tả, đó là lỗi của người viết. Chơi I-Meo còn vui nữa. Như tôi hiện nay ngày nào cũng I-Meo qua lại với Văn Quang ở Sài Gòn, với ông Nhà Văn Tạ Quang Khôi, ông này tuổi đời còn Bốn Que là đầy Chín Bó. Ông vượt biên sang Kỳ Hoa từ năm 1980. Bà vợ ông qua đời đã lâu. Hiện ông sống cu ky trong cùng một Nhà Già với tôi. Phòng ông ở Lầu 3, phong tôi ở Lầu 2.


Tuy ở cùng nhà chúng tôi ít gặp nhau, nhưng ngày nào chúng tôi cũng I-Meo cho nhau hai, ba lần. Toàn chuyện rỡn chơi, chọc ghẹo nhau cho đỡ buồn, cho có việc làm. Và ai nghiện computer cũng vậy, buổi sáng mở computer, việc đầu tiên là check mail, xem trong đêm qua mình có những điện thư nào gửi đến. Đêm, trước khi tắt computer, check mail lần cuối. Cũng may cho tôi là tôi có Người Đàn Bà cùng sống với tôi nơi Đất Trích. Nàng đã sống với tôi 60 mùa thu vàng ấm. Từ Tháng Bẩy 1954. Năm chúng tôi hai mươi, chúng tôi gặp nhau. Chúng tôi đã sống với nhau 40 năm trong thành phố thương yêu Sài Gòn, 20 năm ở Kỳ Hoa Đất Trích. Không khác gì những cặp vợ chồng già, nàng và tôi đôi khi ủng oẳng với nhau. Từ hai năm nay, tai tôi lãng. Chưa Điếc, chỉ Lãng Tai. Tên gọi khác là Nặng Tai. Ai già cũng thế thôi. Nhiều khi tôi nghe tiếng Nàng nói mà không nghe rõ Nàng nói gì.


Tôi hỏi lại: “Em nói gì?” Nàng bực; “Nói không chịu nghe. Cứ bắt người ta nhắc lại.” Khi nghe tôi than vợ chồng tôi thường ủng oẳng, như lúc 10, 11 giờ đêm, căn phòng trong Nhà Già tối thui, chỉ có đèn sáng trên bàn viết của tôi, vợ tôi trong phòng ngủ đi ra, nàng bóc gói bánh. Không lẽ không hỏi gì vợ, tôi hỏi nàng: “Em mở gói bánh mới đấy à? Gói cũ hết rồi ư?” Thay vì chỉ thốt lên tiếng “Ừ.” Nàng nói: “Thấy người ta mở đây. Còn hỏi.” Tôi kể chuyện đó qua phone với Thái Thủy – Thái Thủy ở Cali – Thái Thủy nói: “Sẽ có ngày mày muốn ủng oẳng với bà ấy mà mày không còn bà ấy ở đó cho mày ủng oẳng.” Hoàng Song Liêm nói: “Vợ chồng già nào mà chẳng thế.” Thái Thủy, Hoàng Anh Tuấn, Vương Đức Lệ, Mai Trung Tĩnh, Hồ Văn Đồng, Như Phong Lê Văn Tiến, Thanh Tâm Tuyền …, những văn nghệ sĩ sau những năm tù đầy ở quê hương, đã đến Kỳ Hoa và đã chết ở Kỳ Hoa.

 o O o

 Tìm quên trên Net, tôi thấy Lời Nhạc Tình Khúc Thứ Nhất của Nguyễn Đình Toàn. Những năm 1970 ngôn ngữ người Sài Gòn có tiếng “Về quê” gọi thay cho tiếng Chết. “Ông ấy về quê dzồi.” Nghe nhẹ hơn, đỡ buồn hơn “Ông ấy chết dzồi.” Tiếng “Về quê” ở trong Lời Nhạc Tình Khúc Thứ Nhất. Tiếng “Về quê” từ trong lời bản Nhạc Tình Khúc Thứ Nhất đến trong ngôn ngữ người Sài Gòn.
TÌNH KHÚC THỨ NHẤT

Tình vui theo gió mây trôi
 Ý sầu mưa xuống đời
 Lệ rơi lấp mấy tuổi tôi 
Mấy tuổi xa người 
Ngày thần tiên em bước lên ngôi 
Đã nghe son vàng tả tơi
 Trầm mình trong hương đốt hơi bay 
Mong tìm ra phút sum vầy 
Có biết đâu niềm vui đã nằm trong thiên tai
 Những cánh dơi lẻ loi mù trong bóng đêm dài 
Lời nào em không nói em ơi 
Tình nào không gian dối 
Xin yêu nhau như thời gian làm giông bão mê say 
Lá thốt lên lời cây
 Gió lú đưa đường mây 
Có yêu nhau xin ngày thơ ngây
 Lúc mắt chưa nhạt phai
 Lúc tóc chưa đổi thay 
Lúc môi chưa biết dối cho lời 
Tình vui trong phút giây thôi 
Ý sầu nuôi suốt đời 
Thì xin giữ lấy niềm tin
 dẫu mộng không đền 
Dù Trời đem cay đắng gieo thêm 
Cũng xin đón chờ bình yên 
Vì còn đây câu nói yêu em 
Âm thầm soi lối vui tìm đến 
Thần tiên gẫy cánh đêm xuân 
Bước lạc sa xuống trần 
Thành tình nhân đứng giữa trời
 không Khóc mộng thiên đường
 Ngày về quê xa lắc lê thê 
Trót nghe theo lời u mê
 Làm Tình Yêu nuôi cánh bay đi
 Nhưng còn dăm phút vui trần thế.


Ngày về quê xa lắc lê thê…. Tôi không nhớ tôi gặp Nguyễn Đình Toàn lần thứ nhất ở đâu, bao giờ. Chỉ nhớ là tôi biết Toàn khoảng năm 1960. Biết nhau là mày tao ngay. Vào những ngày cuối năm 1975, đầu năm 1976, Sài Gòn có phong trào nuôi thỏ. Vì không có việc gì làm, người ta bầy ra trò nuôi thỏ cho qua thì giờ.


Một hôm – cũng không có việc gì làm – buồn quá tôi đạp xe sang Làng Báo Chí. Nguyễn Đình Toàn bận bộ quần áo nâu, đội nón lá, cắt cỏ trong bãi cỏ đầu làng. Toàn cắt cỏ đem về nuôi thỏ. Ghé xe gặp bạn ngay bên đường, Toàn nói: “Mày xem. Cả năm nay tao không được ăn miếng thịt bò, mà tao cắt cỏ bị liềm xén vào tay, mất cả nửa lít máu. Còn gì là tao nữa.” Phong trào Nuôi Thỏ ở Sài Gòn sống bệu nhệch được năm, sáu tháng là chết ngỏm. Tháng Bẩy 1976 Toàn và tôi đi dự cái gọi là Khóa Bồi Dưỡng Chính Trị cho Văn Nghệ Sĩ Sài Gòn, khóa học do bọn ở cái gọi là Hội Văn Nghệ Sĩ Thành Phố Hồ Chí Minh tổ chức. Nhà Toàn ở Làng Báo Chí. Buổi trưa Toàn không thể đạp xe về nhà ăn cơm, ăn xong lại đạp xe đến lớp, tôi rủ Toàn: “Trưa về nhà mẹ tao ăn cơm với tao.”

Nhà tôi ở trong Cư Xá Tự Do, giữa Ngã Ba Ông Tạ và Ngã Tư Bẩy Hiền. Nhà mẹ tôi ở đường Trần Quốc Toản, từ nơi học ở trong vi-la nơi Ngã Tư Trương Minh Giảng – Tú Xương tôi về nhà mẹ tôi gần hơn. Có buổi trưa ngồi chờ giờ trở lại lớp, Toàn cầm cây đàn của con tôi, nhẹ tay đàn, hát nhẹ đôi câu, mẹ tôi nói; “Nhạc của ông buồn quá.” Toàn nói với tôi: “Tao là thằng nhạc sĩ lỡ.” Cùng dự Khóa Bồi Dưỡng với chúng tôi có Cao Nguyên Lang. Cao ký giả cũng có nhà trong Làng Báo Chí. Toàn bảo tôi: “Mày gọi nó là Cao Khoai Lang..

Cái tên hay đấy..” Toàn kể chuyện: Trong Làng Báo Chí có phòng họp. Trên tường phòng họp này có trưng ảnh Bác Hồ. Bọn nhóc trong làng bôi cứt lên miệng Bác Hồ. Cả tháng sau dân làng mới thấy. Cứt trên mồm Bác Hồ đã khô nhưng vẫn còn đấy. Tất nhiên là dân làng vội hạ ảnh Bác xuống. May mà thằng công an khu vực chưa kịp biết. Cùng thời gian ấy, khoảng năm 1977, 1978, vì đói, một số em trai trong Làng lén gỡ tôn trên mái những căn nhà không người ở trong làng, gỡ đem đi bán.


Trong số những em này có con của Cao Nguyên Lang. Bị dân làng dọa: “Ông không ngăn con ông gỡ trộm tôn, chúng tôi sẽ cho công an khu vực biết.” Cao Nguyên Lang nói: “Mấy ông, mấy bà cứ cho công an biết con tôi gỡ trộm tôn đi, tôi sẽ cho công an biết con mấy ông, mấy bà bôi cứt lên mồm Bác Hồ.” Đấy là chuyện Nguyễn Đình Toàn kể, tôi nghe. o O o Đời có câu: “Văn mình, Vợ người.” Tôi nghĩ người ta không quí thơ văn của mình vì cho là Thơ Văn mình Hay mà quý là vì người ta khổ tâm khi làm những Thơ Văn ấy. Nhân viết về Thơ Nguyễn Đình Toàn, mời quí vị đọc vài bài Thơ của tôi:

Quân lịch Kỳ Hoa, quân bất cải. 
Ngã du Mỹ Quốc, ngã do liên.
 Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
 Giai nhân, cùng sĩ đối sầu miên. 

*

 Kỳ Hoa Em vẫn là Em, 
Anh sang Mỹ Quốc, đêm đêm Anh buồn.
 Một đi hoàng hạc đi luôn, 
Giai nhân, cùng sĩ, đối buồn nằm mơ! 

*

 Hoa lưu động khẩu ưng trường tại, 
Thủy đáo nhân gian định bất hồi. 
Hoa chờ, nước chẳng về trời, 
Ngàn năm mây trắng ngời ngời áo bay.
 Còn nhau chẳng giữ cho hay, 
Mất nhau lại tiếc những ngày có nhau. 
Mắt Em ngưng ánh lệ sầu,
 Về nhà chồng hỏi — Qua cầu gió cay.
 * 

Câu Tiễn ngồi trên ngai vàng, Có bao giờ nhớ đến Nàng, Tây Thi. Sang Ngô mờ vết xe đi, Cô Tô Đài có còn gì nữa đâu. Đêm tha hương, giấc ngủ sầu. Trong mơ xanh biếc một mầu Tây Thi! *

 Trên ghế cà phê vỉa hè, nghe tiếng hát Lệ Thu từ casset:
Em buồn Em bỏ đi đâu 
Sao Em để tiếng Em sầu ở đây! 
Thu vàng, hạc lánh về Tây 
Lệ rơi từng tiếng Thu này, Em ơi. 
Từ Em góc biển, chân trời
 Em cón Tiếng Hát Yêu Người không Em? 

*

 Kiếp nay đã giở giang nhau, 
Thì xin kiếp khác, duyên sau lại lành. 
Kiếp này đã chẳng Em Anh, 
Làm sao kiếp khác chúng mình thành đôi. 
Kiếp này biết kiếp này thôi. 
Hẹn làm chi để bồi hồi kiếp sau!
 Kiếp nay đã chẳng cùng nhau, 
Hẹn làm chi để kiếp sau bồi hồi. 

*

 Cuộc sống, dòng đời trôi chẩy mãi,
 Ba mươi năm lẻ, một lòng đau. 
Mất nhau từ cuộc thương tang ấy, 
Anh vẫn buồn, anh vẫn nhớ nhau. 
Độc tại Kỳ Hoa vi nạn khách, 
Mỗi phùng Nguyên Đán bội thương sầu.
 Anh ở Kỳ Hoa, làm khách nạn, 

Mỗi năm Tết đến lại thương sầu. Thương về đâu, nhớ về đâu? Hà Đông Công Tử bạc đầu Rừng Phong. CTHĐ, Rừng Phong. Ngày 8 Tháng 8, 2015. Ngày về quê xa lắc lê thê.. Thi sĩ ơi… Ông viết câu Thơ trên năm 1970. Năm ấy, năm 1970, ông Bốn Mươi tuổi, ông thấy ngày ông Về Quê xa lắc xa lơ. Đúng thôi. Năm nay 2015 – 45 mùa thu vàng ấm đã qua đời ông, đời tôi, tôi chắc ông thấy rõ hơn ai hết là: “Ngày Về Quê..” của ông, của tôi, không còn xa lắc nữa…

 Chỉ có chuyện chúng ta chưa biết là ông sẽ về quê trước tôi, hay tôi sẽ về quê trước ông. “Về quê” và “đi tầu suốt” đồng nghĩa. Tôi có Thơ:

 Đi trước, đi sau 
Chưa biết thằng náo trước thằng nào. 
Thằng nào đi trước, thằng nào sau
 Không thằng nào nói: “Tao đi trước.” 
Không thằng nào nói: “Tao đi sau.”
 Đi sau, đi trước cùng đi cả 
Thằng thì đi trước, thằng đi sau.
 Thằng đi sau lậy thằng đi trước. 
Thằng đi trước kệ thằng đi sau. 
Đi sau, đi trước cùng đi cả 
Théc méc làm chi chuyện trước sau.
Hoàng Hải Thủy

TẠ QUANG KHÔI * KÝ GIẢ NĂM VÙNG

Ký Giả Nằm Vùng
Tạ Quang Khôi

Tôi không biết chắc miền Nam trước 30 tháng 4 1975 có bao nhiêu ký giả nằm vùng cho cộng sản, tôi chỉ nhớ có mấy người. Có người tôi quen thân, cũng có người tôi chỉ gặp một vài lần mà không quen.

Người tôi quen thân nhất là Nguyễn Ngọc Lương vì Lương cùng làm đài phát thanh Saigon với tôi nhiều năm, lại cùng quê Nam Ðịnh. Lương ở Hải Hậu, tôi ở ngay tỉnh lỵ. Vì tình đồng hương, chúng tôi dễ thân nhau.
Hồi mới gặp Lương, tôi không ngờ ông lại là một cán bộ cộng sản được gài vào Nam theo cuộc di cư năm 1954. Ông có vẻ nhà quê và ít hiểu biết. Vào cuối thập niên 1950, thuốc chữa bệnh lao phổi rất hiệu nghiệm là Streptomycine, thế mà Lương không biết. Khi tôi sang thăm ông bên Thị Nghè, thấy ông gầy và xanh xao. Tôi ngạc nhiên hỏi ông có ốm đau gì không, thì ông cho biết bị lao phổi và đang uống thuốc Bắc. Tôi rất ngạc nhiên về sự kém hiểu biết của ông. Vậy mà cũng là biên tập viên phòng bình luận đài phát thanh Saigon. Tôi liền nói :
“Trời ơi, sao cậu lại uống thuốc Bắc ? Cậu phải đi bác sĩ hoặc vào nhà thương ngay. Thuốc Bắc làm sao chữa được ho lao.”

Quả nhiên sau một thời gian nằm bệnh viện Saint Paul, Lương khỏi bệnh. Con người như thế, ai có thể ngờ là một cán bộ cộng sản nằm vùng. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, ông bị công an bắt. Không phải một lần mà nhiều lần. Tôi không hiểu sao công an bắt rồi thả mà không giam giữ luôn trong tù hoặc đưa ra tòa nếu biết chắc ông hoạt động cho cộng sản ? Không những thế, ông tổng giám đốc Nha Vô Tuyến Truyến Thanh còn vào khám thăm Lương. Nhưng rồi ông không làm đài phát thanh nữa mà ra mở báo riêng, một tờ nguyệt san (tôi quên tên tờ nguyệt san này). Tòa báo ở đường Phạm Ngũ Lão và bút hiệu ông là Nguyễn Nguyên. Như vậy, chính quyền miền Nam quá khoan dung.

Sau 30 tháng 4 năm 1975, Lương lộ nguyên hình là một cán bộ cộng sản trong lãnh vực báo chí. Ði đâu ông cũng ôm kè kè một chiếc cặp da đầy các bài viết. Ông thường hôi thúc tôi viết cho ông, nhưng không nói rõ sẽ đăng ở báo nào. Một hôm, Ông mở cặp lấy ra hai bài viết của hai tác giả nổi tiếng miền Nam (tôi xin phép được dấu tên hai tác giả này vì một người đã qua đời và một hiện sống ở Úc). Tôi tò mò đọc lướt qua hai bài viết. Cả hai đều bị Lương sửa bằng bút đỏ, như thầy giáo sửa bài luận văn của học trò. Thật ra, tôi cũng chưa bao giờ sửa bài học trò quá đáng như vậy. Tôi rất ngạc nhiên về sự sửa chữa ấy. Dù sao họ cũng là những tác giả đã nổi tiếng trước 1975.

Sau nhiều lần bị Lương hối thúc, tôi đành viết một truyện ngắn, tên là “Tiếng Hát Trương Chi” với mục đích bênh vực các nhà văn miền Nam cũ, cho rằng họ là những người có tài, nhưng bị chế độ mới ruồng rẫy, ghét bỏ. Khi tôi viết xong, tìm Lương thì không thấy ông đâu. Có người cho biết lúc đó ông phải về quê Hải Hậu, Nam Ðịnh, để xác nhận lại đảng tịch và cấp bậc thượng tá. Khi tôi đưa các con tôi vượt biên thì ông vẫn chưa trở lại Saigon.
Sau khi được định cư ở Mỹ, tôi lại liên lạc được với Lương qua những lá thư gửi bưu điện. Tôi biết tin ông không còn được đảng và nhà nước cộng sản trọng dụng nữa. Ông phải viết cho báo Tiếp Thị để tạm sống qua ngày. Mỗi lần về Nam Ðịnh thế nào ông cũng ghé thăm ông anh rể và bà chị ruột tôi. Bây giờ thì cả ba người đều không còn nữa. Trong môt bức thư khác ông cho biết vợ ông đã bỏ ông. Bà là em gái ông Ngô Vân, chủ nhiệm nhật báo Tia Sáng ở Hà Nội trước năm 1954. Bà làm cho sở Mỹ, đáng lẽ được Mỹ bốc ra khỏi Việt Nam trước ngày 30 tháng 4 năm 1975. Nhưng vì chồng bà là cán bộ cộng sản nên bà bị bỏ rơi.
Lương qua đời vì bệnh ung thư.

Người thứ hai mang tiếng nằm vùng hay thân cộng là Vũ Hạnh. Tôi quen Vũ Hạnh từ hồi cùng làm báo Ngày Nay của nhà văn Nguyễn Họat tức Hiếu Chân, Rồi sau đó lại cùng dạy ở một trường tư. Vũ Hạnh tên thật là Nguyễn Ðức Dũng, người Ðà Nẵng (hay Hội An ?). Theo ông Vũ Ký, một giáo sư của trường Pétrus Ký, cũng là một nhà văn, cùng quê với Vũ Hạnh, thì Hạnh đã bị chính quyền tỉnh Ðà Nẵng (hay Hội An ?) nọc ra giữa sân tòa tỉnh trưởng để đánh đòn về tội thân cộng, rồi thả ra mà không bắt giam. Quả thật tôi không biết chuyện này thực hư ra sao nhưng thắc mắc nếu đã biết Hạnh là cộng sản nằm vùng mà không bắt giam, chỉ đánh đòn thôi ? Không lẽ chính quyền miền Nam chống cộng một cách…ngây thơ như vậy ?

Dù nhiều người không ưa Vũ Hạnh, nhưng ai cũng phải công nhận ông viết văn hay. Nhiều lần ông đề nghị ông và tôi xuất bản một tờ báo lấy tên là “Ði Về Hướng Mặt Trời”. Tôi đứng tên chủ nhiệm, ông chủ bút. Tôi hiểu thâm ý của ông nên cương quyết từ chối.

Sau khi cộng sản chiếm miền Nam, chính quyền cộng sản tổ chức một buổi họp mặt các văn nghệ sĩ Saigon ở tòa đại sứ cũ của Ðại Hàn, Hạnh và mấy cán bộ nằm vùng, như Thái Bạch, Nguyễn Ngọc Lương đều đeo súng lục bên hông. Thi sĩ Hoàng Anh Tuấn nửa đùa nửa thật nói với Hạnh :”Anh em văn nghệ sĩ chỉ quen dùng bút, chứ có biết chơi súng đâu.” Hạnh lườm xéo Tuấn một cái rồi bỏ đi.

Nhưng mấy tháng sau đó, tôi tình cờ gặp Hạnh ở giữa đường. Tôi chưa kịp hỏi thăm, ông đã lắc đầu nói nhỏ :”Totalement decu !” (hoàn toàn thất vọng). Tôi không dám có ý kiến gì vì khi ở với cộng sản, ta không thể tin bất cứ ai trừ những người thân trong gia đình. Ít lâu sau, một người bạn giầu có của tôi cho biết anh cộng tác với Vũ hạnh để mở một gánh hát cải lương. Tôi không quan tâm mấy nên không hỏi thêm điều gì, vì lúc đó vợ tôi đang ốm nặng. Dường như gánh hát thất bại nên tôi lại nghe tin Hạnh lập xưởng làm xà bông. Tất nhiên cũng phải có người bỏ vốn. Tôi thắc mắc tại sao Hạnh thân cộng, nằm vùng mà sau khi chiếm được miền Nam cộng sản không dùng Hạnh khiến ông long đong phải làm hết việc này đến việc khác để kiếm sống ? Bẵng đi một thời gian khá lâu, khi tôi đang tìm đường vượt biên, một hôm tôi tình cờ gặp Trần Phong Giao ở nhà bưu điện Saigon. Giao là chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ nguyệt san Văn trước năm 1975. Giao và tôi ngoài tình bạn văn nghệ còn có tình đồng hương nữa. Chúng tôi cùng sinh trưởng ở Nam Ðịnh. Vì lâu không gặp nhau, chúng tôi ngồi ngay xuống bậc thềm nhà bưu điện để nói chuyện. Chúng tôi nói đủ thứ chuyện, cuối cùng, tôi thì thầm cho Giao biết tôi đang tìm đường vượt biên. Ông liền hỏi tôi có biết Vũ Hạnh cũng đang tìm đường vượt biên không ?
Tôi ngạc nhiên hỏi :
”Nó mà cũng vượt biên ?”
Giao lắc đầu và cho biết Hạnh tìm đường cho các con Hạnh thôi. Rồi Giao cười, nửa đùa nửa thật :
“Thằng ấy mà ra khỏi nước thế nào cũng bị người ta quẳng xuống biển.”
Rồi Giao nói thêm :
“Ngay cả việc giới thiệu cho con nó đi thôi cũng không dám, lỡ nó tố cáo với công an tổ chức vượt biên thì mệt lắm.”

Có một điều rất ngạc nhiên là từ khi ra khỏi nước, sống ở hải ngoại, tôi không hề nghe ai nhắc tới Vũ Hạnh nữa, kể cả những bạn văn nghệ còn sống ở Việt Nam. Cho đến nay tôi không hiểu Hạnh còn sống hay đã chết ?

Nhà văn thứ ba bị coi là nằm vùng cho cộng sản là Ngọc Linh. Khi viết truyện cho nhật báo Hòa Bình, cứ hai ba hôm tôi lại phải ghé tòa báo để đưa bài. Lần nào tôi cũng gặp Ngọc Linh. Ông làm thường trực trong ban biên tập, đồng thời viết cả truyện dài cho báo. Ông là một nhà văn có nhiều độc giả hâm mộ. Ông có truyện đã được đưa lên sân khấu cải lương và quay thành phim, như truyện “Ðôi Mắt Người Xưa”.

Một hôm tôi ghé tòa soạn Chính Luận để đưa bài, một nhân viên tòa soạn hỏi tôi có biết Ngọc Linh là cộng sản nằm vùng không ? Tôi hơi ngạc nhiên vì quả thật tôi không bao giờ nghĩ rằng Ngọc Linh lại có thể là một cán bộ cộng sản. Ông có một cuộc sống rất sung túc và rất…tiểu tư sản. Ông đi xe hơi Nhật mới toanh, là chủ một phòng tập dưỡng sinh (không rõ là Tai chi hay Yoga ?) Truyện ông viết rất ướt át đầy tình cảm. Ông biết rõ lập trường chống cộng của tôi mà vẫn thân mật với tôi. Ông đã giới thiệu nhà xuất bản in sách của tôi.

Rồi chỉ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông mới tỏ ra thân cộng. Ông tích cực họat động cho hội Văn Nghệ Sĩ cộng sản. Một hôm, tôi tình cờ gặp ông giữa đường, lúc đó ông không còn lái xe hơi nữa mà đi xe đạp, tôi vui vẻ chào ông mà ông ngoảnh mặt làm ngơ như chưa từng biết tôi là ai. Tôi hơi ngạc nhiên nhưng hiểu ra ngay. Tôi không buồn mà cũng chẳng giận ông. Ít lâu sau thì nghe tin ông bị tai biến mạch máu não và qua đời.

Trong giới văn nghệ Saigon, người ta cũng đồn nhà văn Sơn Nam nằm vùng. Tôi không thân với Sơn Nam, chỉ thỉnh thoảng gặp nhau ở tòa báo Chính Luận khi cùng đến đưa bài. Chúng tôi lạnh nhạt chào nhau một cách xã giao. Sau khi cộng sản chiếm miền Nam, tôi thấy ông cũng không có gì thay đổi.

Người cuối cùng nằm vùng trong làng báo Saigon mà tôi biết là Thái Bạch. Tôi chỉ gặp Thái Bạch có hai lần. Lần thứ nhất ở tòa báo Tự do vào năm 1955, rồi ông mất tích luôn. Sau 30 tháng 4 năm 1975, trong buổi họp các văn nghệ sĩ Saigon ở tòa đại sứ Ðại Hàn cũ, ông xuất hiện và có đeo súng lục bên hông với vẻ mặt vênh váo.

Tổng số những nhà văn nhà báo nằm vùng cho cộng sản hay thân cộng, tôi chỉ biết có thế thôi. Nhưng tôi thắc mắc về hai chữ “nằm vùng”. Theo tôi hiểu thì “nằm vùng” là có hoạt động cho cộng sản, chống lại chính quyền quốc gia miền Nam. Ngay cả Nguyễn Ngọc Lương là người được cộng sản gài theo dân Bắc di cư vào Nam và có cấp bậc thượng tá và là đảng viên đảng cộng sản, tôi cũng không thấy có hoạt động gì có lợi cho cộng sản. Không những thế, ông còn làm trong phòng bình luận của đài phát thanh Saigon. Nhân viên của phòng này có nhiệm vụ viết những bài ca tụng hoặc giải thích mọi việc làm của chính phủ. Một biên tập viên của chính phòng đó một hôm nói đùa với tôi rằng họ làm công việc “mẹ hát con khen hay”. Lương cũng phải viết những bài theo lập trường đó, không thể viết ngược lại được. Người ta chỉ biết ông là cộng sản khi ông bị công an Saigon bắt mấy lần.

Ðối với những người “nằm vùng” hay thân cộng, tôi không được đọc một bài viết chống chính phủ quốc gia hay ca tụng cộng sản nào. Như vậy, có thật họ nằm vùng hay chỉ ngấm ngầm thân cộng thôi ? Nếu chỉ là thân cộng hay có cảm tình với cộng sản thì tôi dám nói rằng trước 30 tháng 4 năm 1975, đa số người Nam có cảm tình với cộng sản vì nhiều gia đình có thân nhân tập kết ra Bắc. Rồi chỉ sau khi cộng sản Bắc Việt chiếm miền Nam và giải tán Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam họ mới vỡ mộng.

Vào cuối năm 1975, một hôm nhà văn Phan Nghị đến thăm tôi. Khi tôi ra mở cửa, ông toe toét cười nói oang oang :
“Mày biết không ? Bây giờ miền Nam hết người mù rồi.”
Tôi chưa hiểu ý ông định nói gì thì ông đã tiếp :
“Chúng nó sáng mắt rồi, mày ạ.”


TQK (6-2012)

TẠ QUANG KHÔI * NHỮNG BẠN VĂN

No comments: