Tuesday, November 15, 2016

HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ *VIỆT CỘNG * VĂN QUANG * ĐÈN CÙ

VŨ ĐÔNG HÀ * HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ

Ban Tuyên giáo Trung ương chữa cháy nhưng lại đổ dầu thêm vào lửa vào bí mật Hội nghị Thành Đô

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Chúng Tôi Muốn Biết đã có những tác động đến tâm lý của nội bộ đảng. Sau khi chiến dịch này được khởi xướng, vào ngày 7 tháng 10, 2014 Ban Tuyên giáo Trung ương của đảng CSVN đã soạn thảo một tài liệu và "đề nghị cấp ủy cơ sở triển khai, tổ chức quán triệt, phổ biến đến các cán bộ, đảng viên và người lao động ở đơn vị". (1)
Có 2 điều cần ghi nhận ngay:
1. Tên gọi của Hội nghị Thành Đô được gọi là "Cuộc gặp cấp cao Việt Nam - Trung Quốc tại Thành Đô" nhằm làm nhẹ bớt tính chất của nghiêm trọng của một hội nghị giữa lãnh đạo hai đảng, hai nước và những ký kết đã xảy ra.
2. Những tài liệu được cho là "kích động, bịa đặt, xuyên tạc sự thật" được chính đảng thú nhận là đã "ảnh hưởng đến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân".
Vì thế, Ban Tuyên giáo Trung ương (BTGTU) phải soạn "tài liệu tuyên truyền" để chữa cháy.
Trong tài liệu này, BTGTU đã mở đầu bằng việc trình bày bối cảnh quốc tế và trong nước của "Cuộc gặp cấp cao Việt Nam - Trung Quốc tại Thành Đô". Để hiểu rõ hơn và chính xác hơn về bối cảnh quốc tế trong giai đoạn này, xin đọc "Về Hội Nghị Thành Đô" của 2 tác giả Chu Chi Nam và Vũ Văn Lâm đã đăng trên Danlambao (2) và Hồi ký Trần Quang Cơ (3). 
Điểm cần lưu ý là trong phần này, BTGTU đã viết:
Câu "Trung Quốc sẵn sàng cùng Việt Nam thảo luận vấn đề bình thường hoá quan hệ Trung-Việt" có thể xem là nền tảng cho tài liệu 4 trang nhằm tuyên truyền: Trung Quốc chủ động muốn làm hòa để từ đó phủ nhận chuyện đảng cộng sản Việt Nam cầu hòa và lép vế dẫn đến những ký kết bất lợi cho Việt Nam trong Hội nghị Thành Đô.
Do đó, BTGTU đã tiếp tục "tuyên truyền" rằng các lãnh đạo của "đảng ta" sang Thành Đô là do lãnh đạo đảng Trung cộng mời và tạo ấn tượng phía Bắc Kinh muốn cầu hòa:
Sự thực như thế nào?
Theo Trần Quang Cơ, nguyên Ủy viên BCH Trung ương khóa 6, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao, trong Hồi ký Trần Quang Cơ:
"...Trung Quốc đáp ứng khá nhanh lời tuyên bố của ngoại trưởng Lào - trong bản tuyên bố của Hội nghị bộ trưởng ngoại giao 3 nước Đông Dương lần thứ 13 (tháng 8.86) - trong khi họ vẫn từ chối đàm phán bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, nhằm chia rẽ ba nước Đông Dương, âm mưu bình thường hóa quan hệ riêng rẽ với Lào, cải thiện quan hệ với Liên Xô và Đông Âu để gây sức ép với ta trong vấn đề Campuchia."
Trong khi đó, về phía đảng CSVN đã tìm mọi cách để làm hòa với Trung cộng. Cũng theo Hồi ký Trần Quang Cơ:
"Ngày 7.3.87, Bộ Chính trị CSVN họp xem xét đề án đấu tranh ngoại giao dẫn đến việc Bộ Ngoại Giao đã ra quyết định thành lập Tổ nghiên cứu nội bộ vào ngày 9.4.87 lấy ký hiệu là CP87 với nhiệm vụ "Nghiên cứu chủ trương giải quyết các vấn đề bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, vấn đề Campuchia và hòa bình ở Đông Nam Á..." (Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ là một thành viên trong Bộ phận thường trực CP87.)
Tức là 3 năm trước khi xảy ra Hội nghị Thành Đô, đảng CSVN đã lên phương án tìm cách làm hòa với Trung cộng.
Nguyện vọng cầu hòa với Bắc Kinh cũng được ông Trần Quang Cơ kể lại và đó là nguyện vọng của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Bộ trưởng Bộ Quốc Phong Lê Đức Anh lúc bấy giờ:
"Tôi nhớ như in cái giọng ngạo mạn kiểu “sứ giả thiên triều” của Từ trong buổi gặp ngày 13.6.90: “Lần này tôi sang Hà Nội chủ yếu để bàn với các đồng chí Việt Nam về vấn đề Campuchia, đồng thời cũng xem xét nguyện vọng của các đồng chí, chúng tôi đã chuẩn bị ý kiến về quan hệ hai nước Trung Quốc - Việt Nam”. Khi nói “nguyện vọng của các đồng chí” là Từ muốn nói đến những điều mà Anh Linh và Lê Đức Anh đã nói với đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy ngày 5 và 6.6.90." 
Đi vào nội dung của Hội nghị Thành Đô, tài liệu của BTGTU trình bày mục đích của "Cuộc gặp cấp cao Việt Nam - Trung Quốc tại Thành Đô" là:
Từ mục đích trên, theo BTGTU hai bên đã "đạt được một số nhận thức chung trong các vấn đề":
Do đó, BTGTU đã xác nhận nội dung của Hội nghị Thành Đô không chỉ để giải quyết tình hình Cam Bốt mà còn là quan hệ Việt Trung, trong đó có: "thương lượng giải quyết các bất đồng, tranh chấp, đặc biệt các tranh chấp về lãnh thổ trên đất liền và trên biển."
Đặc biệt, BTGTU thú nhận có việc: "bổ sung các hiệp định đã ký kết giữa 2 nước"
Câu hỏi đặt ra: những hiệp định đã ký kết đã được bổ sung những gì?
BTGTU cũng xác nhận có Văn kiện kết thúc Cuộc gặp Cấp cao tại Thành Đô, biên bản làm việc, và các tài liệu khác "khẳng định lập trường của ta ở Cuộc gặp Cấp cao tại Thành Đô, thể hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ của đảng ta, góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.":
Nếu đúng như thế và với nội dung "tích cực" như BTGTU đã "tuyên truyền" thì không có lý do gì đảng CSVN không công bố toàn bộ nội dung những "Văn kiện kết thúc Cuộc gặp Cấp cao tại Thành Đô", "biên bản làm việc", và "các tài liệu khác" cho nhân dân Việt Nam được biết.
Chỉ có việc công bố mọi văn kiện có chữ ký giữa những người cầm đầu hai nước mới có thể minh xác được điều mà BTGTU viết trong tài liệu gửi đến các cấp trong đảng:
Mở ngoặc ở đây về phần "không hề có vấn đề Trung Quốc gây sức ép với ta về nhân sự":
Theo nguyên Ủy viên BCH Trung ương khóa 6, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Trần Quang Cơ: "Sau khi xảy ra va chạm giữa Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch và trưởng đoàn Trung Quốc Từ Đôn Tín, sức ép vào nội bộ ta càng mạnh hơn: suốt nửa cuối 1990 đến 1991, Trung Quốc phớt lờ Bộ Ngoại giao, chỉ làm việc với Ban Đối ngoại; Ngoại trưởng Tiền Kỳ Tham từ chối gặp Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch tại kỳ họp Đại hội Đồng LHQ ở Nữu-ước tháng 9.90. Trước đó, ý đồ Trung Quốc phân hóa nội bộ ta đã bộc lộ rõ: muốn ta phải thay đổi Bộ trưởng Ngoại giao. Không chỉ thế, Trung Quốc còn lợi dụng sự cả tin của lãnh đạo ta để phá hoại uy tín đối ngoại của ta bằng cách dùng thủ đoạn cố ý lộ tin ra với các nước."
Kết quả là Bộ trưởng Ngoại giao lúc bấy giờ là Nguyễn Cơ Thạch bị loại ra khỏi phái đoàn tham dự Hội nghị Thành Đô. Nguyễn Cơ Thạch cũng đã nhận định về thỏa thuận Thành Đô 1990: "Một thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã khởi sự."
Kết luận:
1. Tài liệu tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương của đảng CSVN xác nhận Hội nghị Thành Đô năm 1990 có nội dung "thương lượng giải quyết các bất đồng, tranh chấp, đặc biệt các tranh chấp về lãnh thổ trên đất liền và trên biển." và "bổ sung các hiệp định đã ký kết giữa 2 nước"
2. Ban Tuyên giáo Trung ương xác nhận vấn đề Hội nghị Thành Đô có "ảnh hưởng đến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân", thông tin "Việt Nam sẽ thành khu tự trị thuộc Trung Quốc, giống như Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương và Quảng Tây vào năm 2020..." gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và trong các tầng lớp nhân dân". Tuy nhiên, BTGTƯ chỉ gửi tài liệu đến nội bộ đảng để TUYÊN TRUYỀN, thay vì công khai trình bày mở rộng trước nhân dân để giải quyết những "ảnh hưởng đến tư tưởng của nhân dân" và những "bức xúc trong tầng lớp nhân dân".  Điều này chứng tỏ rằng đảng CSVN tiếp tục ra sức che giấu sự thật của Hội nghị Thành Đô đối với nhân dân Việt Nam.
3. Phản ứng của đảng CSVN cho thấy chiến dịch Chúng Tôi Muốn Biết đang có những tác động lên tinh thần của các đảng viên và làm cho lãnh đạo đảng lo lắng. Tuy nhiên, bàn tay không thể che được mặt trời, BTGTƯ trong khi cố gắng tuyên truyền chữa cháy cho những điều bưng bít, sai trái của lãnh đạo đảng trong Hội nghị Thành Đô đã đổ dầu thêm vào lửa, đã làm cho những nghi vấn của người dân về Hội nghị có tên "Bán Nước" vào năm 1990 ngày càng gia tăng.

TIN QUỐC TẾ

Báo chí Trung Quốc lên án Mỹ đứng sau các cuộc biểu tình ở Hồng Kông

Những người biểu tình ủng hộ dân chủ tại Mongkok, Hồng Kông, ngày 11/10/2014
Những người biểu tình ủng hộ dân chủ tại Mongkok, Hồng Kông, ngày 11/10/2014
Ðảng Cộng sản Trung Quốc đang lập lại cáo buộc rằng Hoa Kỳ đứng sau các cuộc biểu tình đòi dân chủ đã làm tê liệt nhiều khu vực ở Hồng Kông trong hai tuần qua.
Bài xã luận trên trang nhất của tờ Nhân dân Nhật báo do nhà nước điều hành một phần, số ra hôm thứ Bảy, nói rằng các giới chức Hoa Kỳ, các tổ chức phi chính phủ và truyền thông đang tích cực xúi giục một “cuộc cách mạng màu" trên lãnh thổ bán tự trị này của Trung Quốc.
Bài xã luận nói Hoa Kỳ ra vẻ bênh vực dân chủ và nhân quyền, nhưng thực chất là “bảo vệ cho lợi ích của Mỹ và làm suy yếu các chính phủ mà Mỹ xem là không chịu phục tùng.”
Nhật báo thường phản ánh các ý kiến ủng hộ Ðảng Cộng sản này trích dẫn các “tin tức truyền thông” ngụ ý rằng bà Louisa Greve của tổ chức ủng hộ dân chủ National Endowment for Democracy có trụ sở ở Washington đã gặp gỡ với các sinh viên biểu tình cách đây vài tháng.
Đây được xem là lên án trực tiếp nhất của Bắc Kinh về sự dính líu của Mỹ trong phong trào biểu tình đòi hỏi phải để cho người dân Hồng Kông tự chọn lãnh đạo của họ trong cuộc bầu cử năm 2017.
Hoa Kỳ muốn thấy phổ thông đầu phiếu ở Hồng Kông, nhưng chưa lên tiếng trực tiếp ủng hộ phong trào bất tuân dân sự vốn đang tạo đà lớn mạnh ở Hồng Kông.
Hàng ngàn người Hồng Kông đã xuống đường biểu tình hôm thứ Sáu để lập lại kêu gọi của họ đòi cải cách bầu cử sau khi chính quyền Hồng Kông đột ngột bãi bỏ kế hoạch gặp gỡ với các thủ lãnh biểu tình.
Hôm thứ Sáu, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói rằng ông tin tưởng có thể bảo đảm về sự “ổn định xã hội” của Hồng Kông và Trung Quốc sẽ không thay đổi chính sách “một quốc gia, hai chế độ” trên lãnh thổ bán tự trị này.
Trong cuộc họp với Thủ tướng Đức Angela Merkel ở Berlin, ông Lý nói rằng sự ổn định lâu bền của Hồng Kông phải được bảo đảm cho người dân Hồng Kông và cho Hoa lục.
Chiều tối thứ Năm, nhà cầm quyền đã bãi bỏ cuộc nói chuyện với các thủ lãnh biểu tình, và nói rằng các cuộc đối thoại được dự kiến vào ngày thứ Sáu không thể thực hiện được vì các cuộc biểu tình mà họ xem là bất hợp pháp vẫn tiếp diễn.
Chính quyền thân Bắc Kinh đã tức giận bởi những đe dọa của các thủ lãnh sinh viên sẽ gia tăng các cuộc biểu tình nếu đòi hỏi cải cách bầu cử của họ không được đáp ứng.
Những người biểu tình đòi Hành chánh Trưởng quan Hồng Kông Lương Chấn Anh từ chức, và Bắc Kinh phải rút lại quyết định duyệt xét ứng cử viên của lãnh thổ này trong cuộc bầu cử năm 2017.


Trung Quốc phản đối Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam

media 
Phi cơ do thám P3C Orion : Một ưu tiên của Việt Nam trong trường hợp Mỹ giảm cấm vận vũ khí.www.military-today.com
Trung Quốc phản đối quyết định của Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần lệnh bán vũ khí sát thương cho Việt nam, xem đây là một hành động có tính chất “can thiệp” và “gây mất ổn định”.
Trong một bài báo đề ngày 10/10/2014, tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho rằng chính sách của Mỹ về việc bán vũ khí sát thương cho Việt Nam thể hiện rõ rệt sự “can thiệp” của Hoa Kỳ vào thế cân bằng lực lượng ở khu vực châu Á.

Vào đầu tháng này, Bộ Ngoại giao Mỹ đã loan báo dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, vẫn được thi hành từ nhiều thập niên qua. Theo thông cáo của bộ Ngoại giao Mỹ, việc giảm nhẹ cấm vận này là một phần trong chiến lược của Mỹ nhằm giúp các nước ở vùng Biển Đông tăng cường khả năng về an ninh hàng hải. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng nhấn mạnh rằng việc bán các vũ khí cho Việt Nam sẽ được Washington cứu xét theo từng trường hợp.

Tuy nhiên, quyết định nói trên của Mỹ được đưa ra vào lúc căng thẳng gia tăng giữa Hà Nội với Bắc Kinh kể từ khi Trung Quốc vào tháng 5/2014 đặt giàn khoan ở khu vực quần đảo Hoàng Sa mà hai nước đang tranh chấp. Quan hệ giữa hai nước càng xấu đi do việc Trung Quốc xây phi đạo quân sự trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, một hành động bị phía Việt Nam cực lực phản đối.
Trong bài báo hôm qua, tờ Nhân Dân Nhật Báo viết rằng: “ Trung Quốc và Việt Nam đã ký thỏa thuận giải quyết các vấn đề trên biển còn tồn tại giữa hai nước. Hơn nữa, vào năm 2013, hai bên đã thiết lập nhóm công tác chung để thảo luận về khai thác phát triển biển”. Cho nên đối với Nhân dân Nhật báo, việc Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam sẽ phá hỏng sự “đồng thuận” giữa Việt Nam với Trung Quốc, và gây phương hại đến ổn định và làm phức tạp thêm các tranh chấp.

Tờ Nhân dân Nhật báo cũng tỏ vẻ bực tức khi viết rằng, “trong khi đã giảm nhẹ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, Hoa Kỳ vẫn duy trì lệnh cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc, và vẫn hạn chế việc xuất khẩu công nghệ cao cấp cho Trung Quốc”.
Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc còn cho rằng quyết định của Hoa Kỳ bán vũ khí cho Việt Nam sẽ “cản trở việc phát triển quan hệ Mỹ-Trung”
 

Giới 'Bình Nhưỡng học' tại Seoul : Kim Jong Un bị đảo chánh

media 

Tướng Hwang Pyong So (bên trái, phía dưới), trong quân phục, ngồi cạnh lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un (ngồi giữa). Ảnh chụp ngày 10/05/2014, do hãng tin Nhà nước Bắc Triều Tiên KCNA cung cấp.REUTERS/KCNA
Kim Jong Un biến đâu rồi ? Lãnh tụ tối cao của Bắc Triều Tiên đã không xuất hiện nhân lễ kỷ niệm ngày thành lập Đảng Lao động Triều Tiên ngày 10/10/2014, một sự vắng mặt bất thường bắt đầu từ ngày 03/09, trái ngược hoàn toàn với tình hình trước đó, khi bộ máy tuyên truyền phô trương hình ảnh của lãnh đạo Bình Nhưỡng hầu như mỗi ngày, trong một chế độ mà Kim Jong Un, một mình là hiện thân của tất cả quyền lực.
Từ sau chuyến viếng thăm Hàn Quốc rất đặc biệt và bất ngờ ngày 04/10/2014 của một viên tướng được xem là nhân vật số 2 của Bắc Triều Tiên, các suy đoán về số phận Kim Jong Un được nghe thấy ngày càng nhiều, các mối lo ngại cũng gia tăng. Thậm chí, giới gọi là "Bình Nhưỡng học" tại Hàn Quốc cũng gợi lên giả thuyết đảo chính. Từ Seoul, Thông tín viên Frédéric Ojardias đã có tìm đáp án cho câu hỏi : Kim Jong Un bị bệnh hay bị lật ?

Giả thuyết 1 : Sức khỏe không ổn
Kim Jong Un hôm 10/10/2014 đã không đến viếng lăng mộ của người cha Kim Jong Il và người ông Kim Il Sung. Trước đây, từ khi lên nắm quyền tại Bình Nhưỡng, ông chưa bao giờ bỏ lỡ buổi lễ này.
Tại Seoul, khả năng bất ổn ở trên thượng tầng của một chế độ đang trang bị vũ khí hạt nhân đã gây nhiều lo ngại... và suy đoán. Người Bắc Triều Tiên lưu vong tại Hàn Quốc đã nói đến đảo chính, trong lúc báo chí nêu lên vấn đề sức khỏe như bệnh tiểu đường hay khả năng bị vỡ mắt cá chân...
Sự vắng mặt này càng được bình luận sôi nổi vì trước khi bị biệt tăm, ở Bắc Triều Tiên, đâu đâu cũng thấy Kim Jong Un ! Hầu như ngày nào cũng vậy, hình ảnh chính thức đều cho thấy ‘lãnh tụ tối cao’ đến quan sát một bệ phóng hỏa tiễn, thăm một nông trại trồng nấm, viếng một trạm trượt tuyết, một nhà thương .v..v...
Vào tháng 7, đài truyền hình nhà nước cho thấy Kim Jong Un đi khập khiễng. Cuối tháng 9, như để giải thích cho sự vắng mặt, chính quyền Bắc Triều Tiên đã công nhận Kim Jong Un bị ‘mệt’ vì làm việc quá nhiều. Một sự công nhận chưa từng thấy, và từ đó tin đồn sôi nổi hẳn lên.
Truyền thông Hàn Quốc khẳng định là Kim Jong Un bị giải phẫu mắt cá, tin đồn khác cho là lãnh đạo 31 tuổi của Bắc Triều Tiên bị bệnh tiểu đường hay bệnh gút.
Người Bắc Triều Tiên lưu vong ở Hàn Quốc từng khẳng định là quyền hành ở Bình Nhưỡng được tạm thời giao cho người em gái của Kim Jong Un.
Giả thuyết 2 : Bị lật đổ từ sau khi xử tử người dượng Jang Song Taek
Nhưng giả thuyết ngày càng đuợc gợi lên là Kim Jong Un bị lật đổ. Nếu đúng như thế thì ai nắm quyền ở Bình Nhưỡng ?
Jan Jin Sung, một viên chức Bắc Triều Tiên tỵ nạn ở Hàn Quốc, cho rằng là một cơ quan của Đảng, Ban Tổ chức và Định hướng, đã nắm quyền từ năm ngoái, vào lúc ông Jang Song Taek người dượng của Kim Jong Un bị xử tử.
Theo nhân vật này thì cơ quan đảng nói trên duy trì Kim Jong Un như một lãnh đạo mang tính chất biểu tượng, vị Kim Jong Un có tính chính đáng đối với dân chúng : 60 năm tuyên truyền đã tạo nên hình ảnh ‘thánh sống’ cho dòng họ Kim.
Quyền lực thực thụ trong tay Tướng Hwang Pyong So
Nhưng quyền lực thực thụ là ở nơi khác. Ông Jang Jin-sung nhận định là người nắm quyền ở Bình Nhưỡng là tướng Hwang Pyong So, đã thăng chức một cách ngoạn mục từ một năm nay. Đây chính là người đã gây bất ngờ khi đến Seoul ngày 04/10/2014, trong một chuyến viếng thăm ngoại giao.
Jang Jin Sung cũng lưu ý là tướng Hwang có cận vệ đi theo, một đặc quyền trước đây dành cho người lãnh đạo tối cao. Một điểm bất thường khác là ông Hwang vẫn mặc quân phục trong chuyến đi, trong khi trước đây chính quyền Bình Nhưỡng trong những chuyến công tác ngoại giao, thường cử giới dân sự.
Ông Jang Jin Sung còn thấy nhữung điều kỳ lạ, chứng tỏ một sự lộn xộn ở thượng tầng : Hàng loạt hành động hòa dịu và hung hăng như đã diễn ra vào hôm thứ 07/10. Theo ông Jang điều này chứng tỏ một sự ‘rối ren ở thượng tầng’.
Các nhà "Bình Nhưỡng học" xây dựng cả một lý thuyết từ một vài chi tiết cóp nhặt
Nghĩ sao về lập luận nói trên ? Có thể tin được không ? Phân tích này đến từ một người rất am tường về guồng máy của chế độ, có điều là không có bằng chứng xác đáng cụ thể.
Người ta thường gọi một cách diễu cợt những chuyên gia xây dựng cả một lý thuyết từ một vài chi tiết ghi nhận được là các nhà « Bình Nhưỡng học ».
Nhiều nhà phân tích thì lại cho là Kim Jong Un vẫn nắm quyền, và sự vắng mặt của ông có lẽ chỉ do một vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên việc Kim Jong Un vắng mặt vào ngày lễ trọng đại 10/10/2014, kỷ niệm 69 năm ngày thành lập Đảng Lao động có khả năng làm dấy lên trở lại các tin đồn.
Cho đến giờ, chính quyền Hàn Quốc tiếp tục bác bỏ các tin kể trên. Bộ trưởng Bộ Thống nhất khẳng định răng Bắc Triều Tiên dường như vẫn được lãnh đạo như bình thường.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, nếu sự vắng mặt của Kim Jong Un kéo dài, tác hại tối thiểu của sự cố đó là làm suy yếu phần nào quyền kiểm soát của Kim Jong Un trên giới ưu tú tại Bình Nhưỡng.
 http://vi.rfi.fr/chau-a/20141011-gioi-binh-nhuong-hoc-tai-seoul-kim-jong-un-bi-dao-chanh/

 

Bí ẩn tung tích Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-Un?

Sự vắng mặt như vậy vẫn từng xảy ra, nhưng lần này gây chú ý. Nhà nghiên cứu về Bắc Hàn của đại học Nam California Mike Chinoy cho biết Kim Jong-Il, người cha, cũng thường vắng bóng giống như Un.
Việt-Long- theo Isaac Stone Fish, Foreign Policy, CNN
2014-10-09
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
kim-un
Lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-Un
Courtesy of blog.ilgiornale.it
Hôm thứ bảy tuần trước nữa toán tuyển thủ quốc gia Bắc Hàn thi đấu bóng tròn Á Vân hội Incheon đã hội họp để gọi là " nhớ nhung nung nấu vị lãnh tụ khả kính, Thống Chế Kim Jong-Un"
Thông tấn xã KCNA của Bình Nhưỡng viết :"Tâm hồn của toàn bộ nhân viên phái đoàn và cầu thủ đều hướng về Người, mà họ xa cách đã lâu, dù Người đang thức hay ngủ!"
Ký giả ngoại quốc thì chỉ cho rằng phái đoàn cầu thủ không phải là những người duy nhất đang tự hỏi về lãnh tụ trẻ tuổi: Kim Jong-Un đã vắng mặt trước công chúng từ ngày 3 tháng 9.

Bệnh hoạn hay quản chế?

Sự vắng mặt không phải là chưa từng xảy ra, nhưng lần này gây chú ý. Nhà nghiên cứu về Bắc Hàn của đại học Nam California Mike Chinoy cho rằng Kim Jong-Il, người cha, cũng thường vắng bóng giống như Un.  Từ ngày nắm quyền lực vào tháng 12 năm 2011, Un đã ba lần vắng mặt dài ngày: 21 ngày, 24 ngày và 18 ngày vào tháng 3- 2012, tháng 6- 2012 và tháng 1-2013. Lần này Un vắng bóng đã 26 ngày. Bức màn chính trị kín mít của Bắc Hàn không cho ai thấy Un đi đâu, làm gì.
Lời giải thích đơn giản nhất là ông ta đang dưỡng bệnh. Tin đồn phổ biến nhất là Un bị gout, một chứng bệnh gây cơn đau dữ dội bất ngờ làm sưng đỏ căng quanh khớp xương.
Lúc lên ngôi lãnh tụ Un đã có vẻ quá nặng cân, lại trông có vẻ tăng cân từ đó đến nay. Béo phì làm tăng chứng đau khớp của bệnh gout. (Báo tabloid Daily Mirror của Anh còn hân hoan loan tin không nguồn là ông bệnh vì ăn phô-mai quá nhiều.)
Trong khi đó các chuyên gia tuyên truyền của Bắc Hàn mô tả sự vắng mặt của Un là vì ông đang chịu khổ cho nhân dân. 25 tháng 9, Truyền hình Chosun của Nhà nước chiếu đoạn video tựa đề "Cải tiến cuộc sống nhân dân" với hình ảnh lãnh tụ Kim tham gia lao động chân tay, mồ hôi nhuễ nhoại, dù có tài liệu chính thức cho biết ông đang "khó ở".  Giáo sư Soon Yoon Lee, chuyên gia về Bắc Hàn, cho biết  hôm 23 tháng 9 nhật báo Lao Động đã đề cập đến "cuộc di hành gian khổ của lãnh tụ Kim trong tiết đại thử nóng nhất của mùa hè" – chính là từ ngữ được truyền thông Bắc Hàn dùng sau khi cha của Un, lãnh tụ Kim Jong-Il bị tai biến não bộ hồi tháng 9-2008.
Nếu Un chỉ tĩnh dưỡng thì ông ta đang ở đâu? Nhà nghiên cứu Curits Melvin của viện Mỹ-Hàn thuộc đại học Johns Hopkins cho hay tin chính thức nói rằng ông trải qua phần lớn thời gian ở Wonsan và Kangdong, một thành phố phía đông nam và một huyện nông thôn của Bình Nhưỡng. Khu trại của gia đình họ Kim ở Kangdong là nơi Kim Jong-Il  hồi phục sau cơn tai biến não.
Nhưng nếu Un không đau yếu thì chuyện gì khác đã xảy ra? Quả thật việc gì cũng có thể xảy đến. Phải chăng Un sợ bị ám sát, đang tránh con mắt công chúng? Phải chăng ông đã bị quản chế tại nhà, và một bè đảng tướng lãnh đang cai trị Bắc Hàn? Hay là ông chỉ đi nghỉ mát thôi? Không thể nói được.

Thiếu nữ trên đôi mươi

Đài CNN hôm thứ năm 9 tháng 10 dẫn tin từ một nhóm nghiên cứu gồm các nhà bất đồng chính kiến của Bắc Hàn cho rằng em gái út của nhà Kim là Kim Yo-Jong có thể đang nắm giữ quyền lực.
kimYoJong
Kim Yo-Jong, em gái út của Kim Jong-Un - Courtesy of Channel News Asia
Yo-Jong là em cùng mẹ với Jong-Un trong gia đình 4 người vợ của Kim Jong-Il. Yo-Jong là Phó Chủ tịch đảng Công Nhân, một địa vị đầy quyền lực, nhưng ít được biết tới, và mới bắt đầu xuất hiện trước công chúng từ đầu năm nay.
Nhóm nghiên cứu Bắc Hàn nói ít ra Yo-Jong cũng đang tạm thời nắm quyền. Giới nghiên cứu cũng cho rằng nếu lãnh tụ Un đau bệnh khó khăn thì phải là một người trong gia đình Kim quán xuyến lâu đài quyền lực.
Nhà nghiên cứu Bắc Hàn Victor Cha nói :"Nếu Yo-Jong chỉ mới trên hai mươi đã phải nắm quyền cai trị, dù là tạm thời, thì đó là điều báo động, nghĩa là Jong-Un đang gặp điều gì rất nghiêm trọng, phải gắng điền chỗ trống bằng cô em quá trẻ"
Mọi con mắt theo dõi đều ngóng chờ đến ngày mai, thứ sáu 10 tháng 10, là dịp lể kỷ niệm lần thứ 69 ngày thành lập đảng Công Nhân. Kim Jong-Un dự lễ này  năm ngoái. Nếu Un vắng mặt, mọi đồn đãi về ông sẽ tăng vọt, Nếu ông dự lễ, giới tình báo sẽ hết sức chăm chú vào dáng vẻ của Un, xem cử chỉ dáng điệu có nói lên được điều gì về nhà độc tài trẻ tuổi và tàn khốc này không.
Những sự kiện này gợi ra khung cảnh âm mưu ghê rợn trong các lâu đài u ám xám xịt ở Bình Nhưỡng.
Nhà nghiên cứu theo dõi Bắc Hàn Daniel Pinlston nói với The Guardian :"Các nhà độc tài rất đa nghi về những kẻ thách thức quyền lực của họ, và tất nhiên họ rất dễ bị xâm hại khi ở trong trạng thái phải dùng thuốc an thần"
Ý kiến (6)
 
 

Phạm Chí Dũng: Mỹ sẽ không vồ vập như Việt Nam tưởng tượng

media 
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry (phải) và người đồng nhiệm Việt Nam Phạm Bình Minh tại Washington ngày 02/10/2014.REUTERS/Yuri Gripas
Cuộc hội kiến đã được chờ đợi từ lâu và có lúc tưởng chừng như không thành, giữa Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh và người đồng nhiệm Hoa Kỳ John Kerry rốt cuộc cũng đã diễn ra tại Washington ngày 02/10/2014.Chuyến viếng thăm chính thức Hoa Kỳ của ông Phạm Bình Minh có ý nghĩa gì, và sắp tới quan hệ Việt-Mỹ liệu có những tiến triển đủ nhanh và đủ mạnh?
Chúng tôi đã đặt câu hỏi này với nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Saigon.
“Về nhà”
RFI : Thân chào anh Phạm Chí Dũng. Cảm nhận của anh sau cuộc gặp giữa hai Ngoại trưởng Phạm Bình Minh - John Kerry ở Washington vào đầu tháng 10 năm nay như thế nào ?
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng : Nói thực lòng, tôi có cảm giác ông Phạm Bình Minh như được “về nhà”. Có một bài tường thuật cho biết trong một buổi nói chuyện kèm trả lời phỏng vấn, vào lúc ông Minh đang thao thao về Trung Quốc và cử tọa đang chăm chú nghe, bỗng cái micro đổ xuống bàn, gây một tiếng “ùm” rất to như bom nổ trong loa, làm cả hội trường giật thót mình (trước đó khi nói về kinh tế và tình hình trong nước thì micro chẳng sao cả). Thế nhưng ông Phạm Bình Minh tỏ ra rất nhanh trí và còn nói đùa rằng nói đến Trung Quốc nên “nó” thế đấy, làm hội trường cười ồ và khiến cho “bi kịch” về câu chuyện micro mau chóng trôi qua.
Tôi không nhớ đã có lần nào ông Minh xử trí linh hoạt và thoải mái như vậy trong các cuộc ra mắt công luận quốc tế trước đây. Rõ ràng phải ở trong tâm trạng bình yên, sảng khoái và thành tích, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam mới có được phút xuất thần, thoát khỏi trạng thái căng cứng thường xuyên của ông.
Cũng có một chi tiết khác thể hiện thái độ của giới ngoại giao Việt Nam liên quan đến sự kiện “tái lập bang giao Việt - Mỹ” vào lần này. Khi báo điện tử Vietnamnet phỏng vấn : “Gần đây, Mỹ đưa ra ý tưởng “Đông kết” trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Theo quan sát của ông, đề xuất này phản ánh ý đồ của Mỹ như thế nào…”, thì ông Trần Việt Thái - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược của Học viện ngoại giao lập tức “chỉnh” ngay: “Nếu nói ý đồ của Mỹ thì hơi nặng…”.
Cần chú ý rằng giới ngoại giao Việt Nam, vốn chịu ảnh hưởng sâu xa của nền chính trị lắt léo và thâm hiểm Trung Quốc, thường rất thích cường điệu và chơi chữ sao cho vừa thế hiện tính thông thái nhưng cũng vừa bảo đảm tính “kiên định”. “Ý đồ” là một trong trong những từ đặc thù nhất mà giới lãnh đạo và hệ thống tuyên truyền Việt Nam dành cho người Mỹ trước đây, chẳng hạn như “ý đồ diễn biến hòa bình”, tất nhiên mang hàm ý còn lâu mới tích cực. Nhưng nếu để ý, có thể nhận ra rằng cứ vào mỗi thời điểm quan hệ Việt - Mỹ có dấu hiệu nồng nàn hơn, chẳng hạn như vào năm 2007 khi Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang Mỹ gặp Tổng thống George Bush và Việt Nam được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, hay vào chính thời điểm này, câu chữ của giới ngoại giao Việt Nam lập tức dịu dàng và mơn trớn hơn khá nhiều.
RFI : Làm sao ông Phạm Bình Minh đến được Hoa Kỳ, trong khi cách đây không lâu chuyến đi của ông ấy còn bị hoãn lại chưa biết đến khi nào?
Trạng thái bị đình hoãn lâu ngày như vậy càng khiến người ta tăng cảm xúc “nhớ nhà”. Đáng lý ra, ông Phạm Bình Minh đã được “về nhà” từ tháng 6/2014 khi nhận lời mời trực tiếp của Ngoại trưởng John Kerry, ngay sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc tiến chiếm Biển Đông. Tuy vậy suốt từ đó đến gần đây, ông Minh chẳng hề được sang Mỹ, thay vào đó lại phải dự tiếp Dương Khiết Trì là ủy viên Quốc vụ viện Trung Hoa ở Hà Nội, hoặc tiếp xúc căng cứng chán ngắt với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc là Vương Nghị.
Tôi cho rằng chỉ vào đầu tháng 10/2014, vai trò của ông Phạm Bình Minh mới thực sự phần nào có ý nghĩa, ít ra cũng trên danh nghĩa khi được Bộ Chính trị chấp thuận cho đàm phán song phương với Hoa Kỳ.
Sở dĩ nói như vậy vì gần như cùng lúc với sự có mặt ở Washington của ông Minh, Bộ Chính trị cũng tỏ rõ vai trò đối ngoại, nghĩa là một phái đoàn của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng xuất hiện ở Hàn Quốc, với kết quả đặc biệt nhất sau 21 phát đại bác chào mừng là phía Việt Nam đã đồng thuận với Hàn Quốc trong tuyên bố chung về “không chấp nhận” (có người dịch là “không dung thứ”) việc CHDCND Triều Tiên leo thang vũ khí hạt nhân và đe dọa nền hòa bình quốc tế. Cùng lúc, những tờ báo đảng như Quân Đội Nhân Dân bắt đầu hy vọng về “niềm tin đối tác hợp tác chiến lược” giữa Việt Nam với một quốc gia đồng minh quân sự truyền thống, từng bị Việt Nam chỉ trích là “chư hầu của Mỹ”, là Hàn Quốc. Ngược lại, bình diện ngoại giao Việt Nam - Triều Tiên đang có nguy cơ bị “đảo chính”.
Như vậy, có thể hiểu là chuyến đi Hoa Kỳ của một quan chức cao cấp trong Chính phủ như ông Phạm Bình Minh là do “đảng chỉ đạo” và nằm trong đường hướng cùng lộ trình hòa dịu quan hệ Việt - Mỹ, thậm chí còn mang hơi hướng mong ngóng đến một mối liên minh quân sự Việt - Mỹ trong tương lai, để tránh mũi lao từ Trung Quốc, chứ không hẳn do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một mình quyết định.
Tuy thế, cũng có thể hiểu là mặc dù không chiếm thế thượng phong, nếu không nói là ngược lại, trong các cuộc tiếp xúc song phương Việt - Mỹ từ tháng 7/2014 đến nay, việc gia tăng quan hệ với Mỹ cũng làm cho những người bên chính phủ cảm thấy hài lòng hơn, tuy có thể còn ít ỏi so với tham vọng “Mỹ tiến” của họ.
“Chỉ muốn nhận không muốn cho”
RFI : Vì sao kết quả cuộc gặp John Kerry và Phạm Bình Minh không thấy nêu ra tiến trình đàm phán cụ thể để “hoàn tất TPP”?
Đây là một vấn đề tế nhị về phía Hoa Kỳ và bi kịch đối với Việt Nam. Vào đúng lúc này, “thời điểm vàng” đã trôi qua, trong khi trước đây Tổng thống và chính phủ Mỹ có khá nhiều quyền hành để quyết định về TPP cho Việt Nam. Thế nhưng phần lớn cơ hội đã bị phía Việt Nam bỏ lỡ. Trong hơn một năm qua từ cuộc viếng thăm Nhà Trắng của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, những cam kết về dân chủ và nhân quyền vẫn bị Hà Nội thực hiện một cách cố tình trì hoãn và quá sức chậm chạp, do vậy không thể khiến cho Quốc hội Mỹ hài lòng.
Hãy xem Việt Nam có bao nhiêu cơ hội? Ít nhất, họ đã đón tiếp John Kerry ở Hà Nội vào tháng 12/2013, rồi đón nữ Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman vào tháng 3/2014. Sau đó, cơ hội lớn không kém là Ủy viên bộ chính trị Phạm Quang Nghị sang Mỹ để “trút bầu tâm sự”, để sau đó cả Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain lẫn Chủ tịch Hội đồng Liên quân Mỹ Martin Dempsey đều lập tức có mặt tại Hà Nội để tâm sự nhiều hơn. Chưa kể, Việt Nam còn có đến hai dịp để bày tỏ thiện tâm ở Genève, Thụy Sĩ vào tháng Hai và tháng Sáu năm 2014. Nhưng bi kịch cho Nhà nước Việt Nam chính là ở chỗ họ luôn muốn nhận quá nhiều nhưng lại chẳng cho đi bao nhiêu.
Chúng ta nên để ý là cùng thời gian với cuộc đàm phán cấp cao về TPP tại Hà Nội vào đầu tháng 9/2014, đã không có bất kỳ tù nhân chính trị nào được Nhà nước Việt Nam đặc xá vào dịp Quốc khánh 2/9. Sau đó đến cuối tháng 10/2014, dường như chịu một sự thúc ép ngày càng căng từ quốc tế lẫn trong nội bộ, Bộ Công an mới chịu thả 5 tù nhân lương tâm, nhưng nói xin lỗi, toàn những người “sắp chết” và gần như đã mất “sức lao động dân chủ”, có nghĩa là hầu như không còn “nguy hiểm” gì đối với sự tồn tại của chính quyền. Mà thả như vậy thì chỉ mới là nhỏ giọt và chẳng thể đủ thành tâm trước sự đòi hỏi rốt ráo của cộng đồng quốc tế, do đó vẫn làm cho Quốc hội Hoa Kỳ trở nên quá khó nghĩ trước khi đưa ra một quyết định về Việt Nam có được tham gia vào TPP hay không.
Trong khi đó, càng về sau này, quyền lực càng chuyển dần sang lưỡng viện Hoa Kỳ, trong đó có cơ chế thông qua quyền đàm phán nhanh TPP (fast track). Có nghĩa là vào lúc này, ngay cả Tổng thống Obama cũng không còn được toàn quyền quyết định về TPP, mà phải chờ cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ diễn ra vào giữa tháng 11/2014 và sau đó đợi cơ quan này thông qua quyền đàm phán nhanh TPP trong sớm nhất vào đầu năm 2015.
Rất có thể, đó là lý do để dù có muốn, ông John Kerry cũng không thể công bố với ông Phạm Bình Minh về một lộ trình nào đó để “hoàn tất TPP”.
RFI : Đầu năm nay, Tổng thống Obama hy vọng sẽ “kết thúc TPP” vào cuối năm. Có cách nào để đẩy nhanh hy vọng đó?
Cách tốt nhất và nhanh nhất hiện thời là cần phải có một sự chuyển biến mạnh về “tư duy” và cách thức hành xử đối với tù nhân lương tâm, theo phương pháp luận mà Tổng thống Thein Sein của Miến Điện đã tiến hành vào năm 2012.
Tôi tin rằng nếu Nhà nước Việt Nam chấp nhận thả ngay một số tù nhân lương tâm quan trọng trong danh sách vài chục người do phía Mỹ yêu cầu như Linh mục Nguyễn Văn Lý, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Lê Quốc Quân, Tạ Phong Tần…, đồng thời hợp thức hóa quyền lập hội cho xã hội dân sự và công đoàn độc lập cho công nhân ở Việt Nam, thì ngay lập tức, cánh cửa TPP cho Việt Nam sẽ mở toang ở Quốc hội Mỹ. Khi đó, lưỡng viện Mỹ sẽ có thể “gật” với tỉ lệ có lẽ cao không kém con số 98% đại biểu Quốc hội Việt Nam đã “gật” khi thông qua hiến pháp sửa đổi 2013 với nội dung giữ nguyên cơ chế “sở hữu đất đai toàn dân”, “kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”“quân đội chỉ trung thành với đảng”.
Nếu Hà Nội “đổi mới tư duy”…
RFI : Triển vọng như anh nói là có cơ sở, vì vào năm ngoái Việt nam đã nhận được gần 100% số phiếu thuận để trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Tức nếu Nhà nước Việt Nam “đổi mới tư duy”, họ hoàn toàn có thể hy vọng không chỉ vào TPP mà còn cả những vấn đề khác?
Khả năng đó là rất lớn. TPP chỉ là một trong những “cứu cánh” đối với giới lãnh đạo Việt Nam, cả “phe bảo thủ” lẫn “phe lợi ích”. Nhưng từ sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 ở Biển Đông và ý đồ lấn chiếm Việt Nam không thèm che giấu của Bắc Kinh, chưa bao giờ từ năm 1975 đến nay, Nhà nước Việt Nam lại cần đến “tình bạn” với Hoa Kỳ như bây giờ. Chỉ có một mối quan hệ đồng minh với Mỹ mới có thể cứu vãn tình hình.
Chúng ta để ý là ngay sau khi nổ ra vụ giàn khoan Hải Dương 981, Tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương Locklear, chứ không phải John Kerry, là người đầu tiên nói bóng gió về “đối tác chiến lược”. Sau đó, những chuyến công du Việt Nam của Thuợng nghị sĩ John McCain và Chủ tịch Hội đồng Liên quân Hoa Kỳ Martin Dempsey cũng đề cập đến vấn đề này. Như thế, triển vọng về “đối tác chiến lược” giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là có, giống như “niềm tin đối tác hợp tác chiến lược” với người Hàn, chứ không chỉ dừng ở “đối tác toàn diện” vẫn còn quá “khiêm tốn” như hiện giờ.
Nhưng tôi cũng xin nhắc đến một đặc tính tâm lý của giới lãnh đạo Việt Nam: với họ, “đối tác chiến lược” không bao giờ là đủ. Trong hơn 10 năm qua, họ đã thiết kế chẵn một chục đối tác chiến lược với nhiều quốc gia, kể cả với vài quốc gia chẳng mấy liên quan về an ninh và quốc phòng, đến mức giới quan sát phải thốt lên là “Việt Nam lạm phát đối tác chiến lược”. Nhưng cuối cùng khi vụ giàn khoan Hải Dương 981 nổ ra, ai là người đứng bên cạnh Việt Nam? Không ai hết, trừ “đối tác chiến lược” lớn nhất và “môi răng” nhất là Trung Quốc - thủ phạm gây ra vụ xâm lấn này.
Còn với người Mỹ, mọi chuyện sẽ hoàn toàn khác về quan niệm và tính thực chất. Với người Mỹ, “đối tác chiến lược” là một cơ chế đòi hỏi đức tin cao độ lẫn nhau và phải có “những tiến bộ có thể chứng minh được” - theo cách nói của giới ngoại giao Mỹ. Vì thế Việt Nam muốn có được một “vị trí chiến lược” nào đó trong lòng người Mỹ thì không thể nhanh mà phải cần đến ít ra vài ba năm chuẩn bị.
RFI : Như vậy sau cuộc gặp John Kerry - Phạm Bình Minh, vấn đề nào là ưu tiên trước mắt trong quan hệ Việt - Mỹ?
Trước mắt sẽ là cơ chế nối lại việc bán vũ khí sát thương cho Việt Nam để “bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa”. Đó cũng là tiến bộ gần như duy nhất sau cuộc gặp John Kerry - Phạm Bình Minh vừa qua. Và đó cũng là một định đề cần thiết để Quốc hội Mỹ vào cuối năm nay nhiều khả năng có thể thông qua cơ chế gỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Cũng có một chủ đề tuy không mang tính lợi lộc trực tiếp nhưng sẽ rất có ý nghĩa về hình ảnh ngoại giao, đó là liệu Tổng thống Obama có đến Việt Nam vào cuối năm 2015 như một hứa hẹn hay không. Cần nhớ lại là vào cuối năm 2012, ngay sau thắng cử nhiệm kỳ tổng thống thứ hai, ông Obama đã lần đầu tiên đặt chân đến Miến Điện, mở ra lộ trình xóa nợ, giao thương quốc tế và viện trợ không hoàn lại ồ ạt của quốc tế đối với đất nước vừa thoát thai ách quân phiệt này.
Còn bây giờ, nếu đảng và chính quyền Việt Nam muốn dung hòa một kịch bản như Miến Điện mà không phải “đấu tranh này là trận cuối cùng”, chắc hẳn Obama sẽ không ngần ngại đến Hà Nội vào cuối năm sau. Mà nếu điều đó diễn ra, tôi tin là giới lãnh đạo Hà Nội vẫn có cơ sở hy vọng “bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình” - như một câu sắt đá trong Quốc tế ca. Việt Nam vẫn sẽ lôi kéo được đầu tư nước ngoài và cả kiều hối, vẫn có thể kéo dài được sự èo uột cho cơ thể kinh tế đã quá suy nhược. Nhưng trên tất cả và sẽ rất giống với trường hợp Miến Điện, quyền lực của giới cầm quyến vẫn được duy trì gần như không suy xuyển. Cái mà họ “mất” chỉ là trả lại cho dân chúng những quyền cơ bản mà họ tước đoạt trước đây.
"Đức tin cao cả"
RFI : Có thông tin cho biết Việt Nam thường cho rằng Hoa Kỳ cần đến Việt Nam hơn là ngược lại. Anh dự đoán ra sao về thái độ và động thái của người Mỹ trong thời gian tới?
Không, vào lần này tôi không nghĩ là người Mỹ sẽ vồ vập như giới chính khách Việt Nam tưởng tượng. Nhiều người trong giới chính khách Việt vẫn luôn mang trong mình căn bệnh “tự kiêu cộng sản” không thể rũ bỏ được. Họ khoác lác với nhau, báo cáo cấp trên và đinh ninh rằng Mỹ luôn cần đến Việt Nam với một số lý do như Việt Nam có vị trí chiến lược ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng, hoặc Việt Nam là nước duy nhất có thể ngăn cản Trung Quốc tiến xuống phía Nam… Một số quan chức Việt còn tự đề cao mình và làm nhiều cách để họ trở thành trung tâm chọn lựa để phía Mỹ “chọn mặt gửi vàng”.
Nhưng một cố vấn cao cấp thuộc Trung tâm Nghiên cứu của Mỹ về Chiến lược Quốc tế (CSIS) là ông Earnest Bower đã nói thẳng: “Chúng tôi không muốn đặt căn cứ ở Việt Nam. Hoa Kỳ không muốn và cũng không cần một liên minh quân sự với Việt Nam”.
Thực ra Mỹ đã có quá đủ bài học từ giai đoạn những năm 2009-2012, sau khi Nhà nước Việt Nam được dỡ bỏ khỏi danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về nhân quyền và tôn giáo và còn được tham gia vào WTO, nhưng đã hầu như không “đổi mới” gì về nhân quyền.
Thời gian qua tôi đã gặp và nhận ra một sự suy tính căng thẳng ở các viên chức chính trị Hoa Kỳ về hiện tại và tương lai nền chính trị ở Việt Nam, liên quan mật thiết đến những gương mặt chính khách trong “bộ tứ” hiện nay và cả những gương mặt chìm ẩn chưa hiện ra. Họ thường suy tư với những câu hỏi: “Kinh tế Việt Nam có bị khủng hoảng không?”, “Chính trị Việt Nam liệu có ổn định không?”, hoặc “Hoa Kỳ và châu Âu nên ứng xử như thế nào với Việt Nam?”, và về một số vấn đề cụ thể của Việt Nam như TPP, đầu tư nước ngoài, khả năng và tình huống lệ thuộc vào Trung Quốc, hoặc những vấn đề nhân quyền.
Có lẽ họ bắt đầu muốn tìm ra một bộ mặt nhân sự có tính bảo đảm cho vị thế và lợi ích của người Mỹ ở Việt Nam và Biển Đông trong dài hạn, trung hạn và trước mắt là ngắn hạn. Đơn giản là người Mỹ không muốn bị “hố” một lần nữa.
Bởi thế hiện nay và sắp tới, tôi cho rằng câu chuyện song phương Mỹ - Việt sẽ diễn ra một cách từ tốn, chậm rãi đến mức có thể và bám sát nguyên tắc “những tiến bộ có thể chứng minh được”.
Nhưng tôi e là Hà Nội vẫn chưa đủ đức tin cao cả để thấm thía nguyên tắc này và cái giá mà họ sẽ phải trả trong tương lai không xa.
RFI : Xin chân thành cảm ơn nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Saigon, đã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ.
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng - Saigon

Lãnh đạo Hồng Kông: Cuộc phản kháng 'vượt khỏi tầm kiểm soát'

Sinh viên biểu tình đòi dân chủ tại các khu vực bị chiếm đóng bên ngoài trụ sở chính phủ ở Hồng Kông.
Sinh viên biểu tình đòi dân chủ tại các khu vực bị chiếm đóng bên ngoài trụ sở chính phủ ở Hồng Kông.
Trưởng quan Hành chánh Hồng Kông Lương Chấn Anh cho biết ông sẽ không từ chức trong lúc những người biểu tình tiếp tục đòi cải cách dân chủ.
Phát biểu trên đài truyền hình TVB ngày hôm nay, ông Lương Chấn Anh nói rằng phong trào phản kháng “đã vượt khỏi tầm kiểm soát” và không thể tiếp tục kéo dài.
Ông nói rằng chính phủ sẽ tiếp tục tìm cách thuyết phục người biểu tình rời khỏi những địa điểm mà họ phong tỏa trong vài tuần lễ qua và không loại bỏ khả năng sử dụng “sức mạnh tối thiểu” để dọn sạch khu vực này trong trường hợp cần thiết.
Cuộc phản kháng hôm nay vẫn tiếp diễn với hàng ngàn người ở trong những căn lều được dựng lên giữa đường phố trong đêm vừa qua. Họ đòi ông Lương Chấn Anh từ chức và yêu cầu chính phủ Trung Quốc đảo ngược quyết định là các ứng cử viên trong cuộc bầu cử năm 2017 ở Hồng Kông phải do Bắc Kinh lựa chọn.
Hôm qua, hai tổ chức tranh đấu ở Hồng Kông đã đăng một thư ngỏ trên tờ South China Mrning Post cho Chủ tịch Tập Cận Bình để yêu cầu nhà lãnh đạo Trung Quốc để cho cử tri Hồng Kông được chọn trưởng quan hành chánh của mình. Họ nói rằng ông Lương Chấn Anh và chính phủ Hồng Kông không chịu lắng nghe nguyện vọng của người dân.

Xem trực tiếp biểu tình ở Hong Kong:

KHẢO SÁT LÒNG DÂN

Kết quả nghiên cứu: Tuyệt đại đa số dân VN và TQ chọn con đường tư bản

Tin liên hệ


Nhiệt tình dành cho hệ thống thị trường tự do tại hai nước cộng sản Trung Quốc va Việt Nam cao hơn nhiều so với tại những thành trì của chủ nghĩa tư bản như Hoa Kỳ và Anh quốc, theo một cuộc nghiên cứu do Trung tâm Nghiên cứu Pew thực hiện.

Hãng tin AP hôm thứ Sáu trích dẫn phúc trình của Trung tâm Nghiên cứu Pew, tường thuật rằng 95% đối tượng Việt Nam được thăm dò, một con số cao kỷ lục, nói rằng cuộc sống của người dân sẽ khá hơn trong các nền kinh tế thị trường tự do, 76% người Trung Quốc đồng ý với quan điểm đó.
Cùng lúc, 70% người Mỹ và 65% người Anh bày tỏ sự hậu thuẫn dành cho hệ thống kinh tế thị trường tự do.ự phát triển của thuơng mại toàn cầu đã đẩy nhanh đà tăng truởng tại các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Việt Nam, giúp đưa hàng chục triệu người ra khỏi tình trạng nghèo đói. Trong khi đó, đà tăng trưởng của các nền kinh tế tiên tiến hơn ở Hoa Kỳ và Âu châu suy giảm trong mấy năm gần đây, với tỷ lệ thất nghiệp cao, và mức lương bổng dậm chân tại chỗ.

Những trải nghiệm khác biệt đó dường như đã thay đổi quan điểm truyền thống của người dân các nước về các thị trường tự do, và về triển vọng tương lai. 65% những người được thăm dò tại các nước phát triển nói họ dự kiến con cái của họ sẽ gặp khó khăn hơn cha mẹ. Ngược lại, tại các nước có thu nhập thấp và trung bình, ít nhất 50% đối tượng được thăm dò dự kiến con cái của họ sẽ khá giả hơn thế hệ đi trước.

Lạc quan nhất là những người tham gia cuộc thăm dò ở Việt Nam, 94% các đối tượng dự kiến một tương lai tươi sáng hơn cho con cái của họ. Ở Trung Quốc, con số ấy là 85%. Chỉ có 30% người Mỹ, 23% người Anh, 15% người Ý, 14% người Nhật và 13% người Pháp, dự kiến một tương lai sáng lạn hơn cho những đứa trẻ bây giờ.
Trên toàn cầu, 60% người được thăm dò nói khoảng cách giữa giàu và nghèo là một vấn đề lớn tại nước họ. Nhưng một vấn đề lớn hơn nữa là nạn thất nghiệp.
Quan tâm cao nhất về tình trạng bất bình đẳng này là ở Hy Lạp và Libăng. 84% đối tượng ở cả hai nước coi đây là một vấn đề chủ yếu. Thấp nhất là ở Nhật Bản, chỉ có 28% coi khoảng cách giữa giàu nghèo là một vấn đề lớn.

LÊ DIỄN ĐỨC * VIỆT CỘNG THAM NHŨNG

Ném chuột đừng đánh vỡ bình"


Lê Diễn Đức
 
Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) thường hay có những câu phát biểu kỳ lạ trước công luận, vừa hài hước, vừa ngô nghê.
 
Trong cuộc nói chuyện với cử tri quận Tây Hồ ngày 6 tháng 12 năm 2013 ông nói:
 
“Tam nhũng nguy hiểm và khó chịu vì đã thành khá phổ biến. Nó thành đường dây có tổ chức rồi, chứ không còn từng người một người ăn mảnh nữa. Chúng tôi hay nói đó là lợi ích nhóm, cấu kết với nhau nên phải có cơ chế trị tận gốc, việc này rất khó chứ không phải dễ”.
 
 
"Phải bình tĩnh tĩnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn định". "Xử lý trước mắt phải nghĩ lâu dài, giữ cho được ổn định để đất nước phát triển. Không phải xới tung lên tất cả, gây mất niềm tin, nghi kỵ lẫn nhau, rối loạn sẽ rất nguy hiểm".
 
Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International, tham nhũng là lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn để lấy của dân. Tham ô là hành vi Lợi dụng quyền hành để lấy cắp của công.
 
Như vậy chỉ có quan chức trong bộ máy cầm quyền mới có thể tham ô, tham nhũng. Tham nhũng là vấn nạn chung toàn cầu, quốc gia nào cũng có tham những, chỉ ít hay nhiều mà thôi. Lãnh đạo Việt Nam vẫn thường bám lấy nhận định này để bao biện cho tình trạng tham nhũng tại Việt Nam. Nhưng họ quên mất rằng, ở các nước tự do, dân chủ, nhà nước có cơ chế phong chống tham nhũng hiệu quả, tạo điều kiện cho xã hội kiểm soát hoạt động của chính đảng cầm quyền, thông qua các đảng đối lập trong quốc hội và báo chí tự do. Đặc biệt, khi vụ việc liên quan đền tham nhũng bị phanh phui, sẽ được cơ quan pháp lý xử lý nghiêm minh, bất luận phạm nhân là ai, bởi vì ngành tư pháp trong xã hội dân chủ giữ quyền độc lập, không phải là công cụ của đảng cầm quyền.
 
Tại Việt Nam hiện tại, ĐCSVN độc quyền cai trị, thành viên của quốc hội, lãnh đạo đất nước không do dân chúng bầu chọn qua một cuộc phổ thông đầu phiếu; không có đối lập trong quốc hội; báo chí là phương tiện tuyên truyền do đảng kiểm soát; toà án, công an là công cụ của đảng (còn đảng còn mình). Như thế tức là nhà nước CSVN đã tước đoạt bỏ hết mọi cơ hội kiểm soát của xã hội. Những khẩu hiệu hay các chiến dịch ồn ào phòng chống tham nhũng chỉ là điều chẳng đặng đừng, đành phải làm, mị dân, không thực chất. Tham nhũng chính là lợi lộc của quan chức, một loại ma tuý để họ bám lây chế độ sống cộng sinh.
 
Trong một bài phỏng vấn của Newsweek, nhà báo Richard McGregor đã nói, "Trung Quốc hiện nay là một quốc gia tham nhũng. Tham nhũng cho phép phân phối một phần giàu có trong giới cầm quyền, là một loại keo để kết giữ hệ thống hiện có. Các nhân vật ở đỉnh quyền lực thường có lương thấp, nhưng núi tiền xung quanh họ không thể tưởng tượng nổi, và được vun bồi với vận tốc cực lớn".
 
Việt Nam về mặt cơ cấu nhà nước giống như một mô hình thu nhỏ của Trung Quốc, cũng duy nhất một đảng cầm quyền.
 
Theo Richard McGregor, những người bị bắt vì tham nhũng, về cơ bản thuộc hai loại: hoặc họ là những người thua cuộc trong cuộc tranh giành quyền lực tại địa phương, hoặc lòng tham của họ quá đáng tới mức làm ảnh hưởng tới an toàn của tất cả các đối tượng khác trong hệ thống. Những kẻ tham lam bị bắt giữ nhân danh sự bảo đảm an toàn cho những kẻ tham nhũng khác. Trong cuộc chiến chống tham nhũng, bảo vệ những người ở thượng tầng là mục đích. Nguy cơ của trường hợp quan chức trên thượng tầng bị bắt giữ là tối thiểu.
 
Cho nên ông Nguyễn Phú Trọng thừa nhận "công cuộc chống tham nhũng được lãnh đạo Đảng khẳng định "phức tạp và quá khó", có nhiều việc muốn mà chưa làm ngay được".
 
“Chúng ta đã đẩy lùi được một bước nhưng rõ ràng tham nhũng còn nhức nhối. Nhức nhối có hai cực, một cực là tham nhũng lớn phát hiện chậm, kéo dài, lúc đầu nói to bằng con voi cuối cùng xử bé. Một cực khác phần lớn diễn ra ở bên dưới cơ sở như các cụ, các bác ví giống ngứa ghẻ rất khó chịu. Bởi cứ ra đến xã phường là thấy có chuyện đòi hỏi bôi trơn, đòi hỏi lót tay nếu không thì không được việc. Có khi gợi ý trắng trợn, khó chịu ở chỗ đó”- ông Trọng nói.
 
Cho nên ông mới khuyên "đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn định".
 
Sự "ổn định" mà ông nhắc tới cũng chính là lời của ông Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp Đỗ Văn Đương rằng, “tình hình tham nhũng tương đối ổn định”.
 
Sự "ổn định" đó được thấy rõ ràng qua bảng xếp hạng chỉ số tham nhũng (Corruption Index) của Tổ chức Minh Bạch Thế giới (Transparency International), năm 2011 Việt Nam xếp hạng 112 trong 177 quốc gia, sang năm 2012 xếp hạng 123 và năm 2013 hạng 116!
 
Còn "bình hoa" đấy chính toàn bộ hệ thống chính trị độc quyền của ĐCSVN. Những con chuột tham lam và lớn nhất đều ở trong bình hoa ấy cả!
 
© Lê Diễn Đức

TƯỞNG NĂNG TIẾN* LÊ PHÚ KHẢI

Một Tỉ Người Tầu

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Một Tỉ Người Tầu
TQ là đất nước của một chế độ tuyệt vọng.
 
 
Gần hai năm trước, tôi có một bài báo ngắn được phổ biến trên trang Đàn Chim Việt. Mãi đến cuối tháng rồi, vẫn còn có đôi vị “độc giả” gửi lời bình luận. Xin đơn cử một:
 
47 Phản hồi cho “Nghĩa muội Tạ Phong Tần”
1.    Ông Nội - says:
Nơi đây – Có được mấy con vện vàng 3 khoang , sủa theo bồi bút Tàu gian họ Tưởng này ?
 
Đây là lần gần nhất, chứ không phải là duy nhất – kể từ khi ông Hồ Quang Lợi, Trưởng Ban Tuyên Giáo Thành Ủy Hà Nội, tổ chức nhóm chuyên gia đấu tranh tham gia bút chiến trên internet – tôi bị qúi vị “chuyên gia đấu tranh” buộc tội là ... “Tàu gian!”
 
Sự cáo buộc này, nói nào ngay, không hoàn toàn vô cớ vì tôi nói được tiếng Hoa. Chỉ tiếc là vốn liếng Hoa Ngữ của tôi vô cùng giới hạn, vỏn vẹn chỉ có mỗi một câu thôi: “Bỉ ngộ dách mánh mìn báo.”
 
Đó cũng là câu ngoại ngữ đầu đời tôi học được từ một phụ nữ Trung Hoa. Có hôm, bà rụt rè đến xin mẹ tôi cho được để nhờ trước cửa nhà một cái thúng bán bánh mì vào buổi sáng.
 
Bên trong cái thúng này là một lò than be bé, với xoong xí mại đặt bên trên, cùng với vài chục ổ bánh mì nho nhỏ. Bánh mì xí mại giá̀ hai đồng. Một đồng chỉ có bánh mì không rưới thêm nước thịt, kèm mấy cọng dưa chua làm bằng củ cải trắng và cà rốt đỏ au.
 
Bà cụ không rách rưới nhưng trông rất lôi thôi và tàn tạ: bộ quần áo xẩm lùi xùi, cái nón cói cong vành (hẳn là phải mang từ cố quốc) bao quanh một khuôn mặt già nua, buồn bã và cam chịu.
 
Ảnh: flickr.com
 
Dù mỗi sáng tôi chỉ mua một đồng bánh mì thôi (dách mánh mìn báo) nhưng luôn luôn được bà ưu ái cho (thêm) một viên xí mại, kèm theo một nụ cười hiền ...miễn phí.
 
Thế là mỗi sáng tôi có dư ra được một đồng. Đồng bạc còn lại, tôi mang “nộp” ngay cho bà cai trường – người có một mẹt hàng khiến cho tất cả những đứa trẻ con (con nhà nghèo) như tôi đều phải thèm thuồng: me ngào, cóc và xoài xanh ngâm nước đường, mức dừa, kẹo cau, đậu phụng, bánh qui, quả mác mác, quả sim hay say chín ...
 
Tôi suýt chết cái tên là “Tiến bánh mì xí mại” thì bà cụ đột ngột  qua đời. Từ đó, thỉnh thoảng, trong xóm vẫn còn có tiếng rao (“loong sữa pò, de chai, pao pán hông”) của cụ ông nhưng nghe yếu hẳn ớt và buồn bã hơn nhiều.
Hình ảnh những người khách trú trong trí tưởng ấu thời (xa xôi) của tôi, xem ra, hoàn toàn khác xa với của qúi vị “thương lái” Trung Quốc ngày nay – ở Việt Nam:
 
Từ việc mua đuôi trâu, móng trâu, rễ hồi, ốc bươu vàng tới việc sẵn sàng thu mua phế liệu, đỉa, cá cơm với giá cực cao – những hành động tưởng như vô thưởng vô phạt nhưng lại ẩn chứa những dụng ý sâu xa của lái thương Trung Quốc...
 
Thâm độc hơn, chúng mở chiến dịch thu mua dây đồng vụn với giá cao "trên trời", đẩy từng đoàn "đồng tặc" lùng sục chặt trộm dây đồng từ các đường điện cao thế, băm nát mạng lưới điện quốc gia. Sau đó là thu mua cáp quang phế liệu với mức giá trên trời.
 
Đến khi dân nghèo lặn xuống biển chặt phá mạng cáp quang viễn thông, thì dân chúng mới "ngã ngửa" ra mục đích sâu xa của chúng là phá hoại con đường huyết mạch thông tin của Việt Nam… 
 
Tôi chưa bao giờ có dịp gặp gỡ những vị “thương lái TQ” có ý đồ  “thâm độc” và “phá hoại” như thế nhưng lại có dịp tiếp xúc (qua sách vở) với nhiều người Tầu khác: Lão Tử, Khổng Tử, Lý Bạch, Thôi Hiệu, Mạnh Hạo Nhiên, Kim Thánh Thán, Lỗ Tấn, Ba Kim, Kim Dung, Lâm Ngữ Đường, Mặc Ngôn, Trương Hiền Lượng, Lưu Hiểu Ba, Dương Kế Thằng...
Tam Giáo (Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo) ở Việt Nam có đồng quy hay không là điều mà tôi hoàn toàn không “bảo đảm,” và cũng không dám lạm bàn nhưng tôi biết chắc chắn là cá nhân mình – đôi lúc – có hơi bị quân tử Tầu (chút xíu) là do ảnh hưởng của Khổng Phu Tử và ... Kim Dung!
 
Cũng không ít lúc tôi trở nên ... “thoát tục” (và văng tục: “Đ...má, tao đéo care cái con cặc gì ráo trọi”). Thái độ sống “vô vi” này, không chừng, tôi bị lây từ Lão Tử. Chắc là thằng chả chớ còn ai vô đây nữa?
 
Bởi vậy, thỉnh thoảng, quí vị dư luận viên vẫn gọi tôi là “Tầu Tưởng” (tưởng) cũng không trật chi nhiều – dù tôi chưa đến Trung Hoa bao giờ và vẫn ao ước có dịp được sống ở đất nước này (vài ngày) cho biết.
 
May mắn sao, tháng rồi, tôi vớ được cuốn Đèn Cù của ông Trần Đĩnh. Tác giả có cơ hội đi “du học” ở tuốt bên Tầu, nhiều năm, và chuyện ông  kể về dân tộc này cứ khiến tôi cứ suy nghĩ mãi:
 
Bữa ấy tôi đang đọc báo chữ to gần Da Xan Ting - Đại thiện đình (Nhà ăn lớn). Một sinh viên Trung Quốc đến bên tôi. Trắng, đẹp, kính trắng, mắt hiền.
 
- Xin lỗi, anh là lưu học sinh Việt Nam?
 
- Vâng, còn anh ala Thượng Hải? (ala tiếng Thượng Hải là chúng ta, chúng tôi).
 
- Tôi là… (anh nói tên nhưng tôi không nhớ), muốn nói chuyện một ít với anh, có được không?
 
Anh nhờ tôi chuyển cho sứ quán Việt Nam một thư đề nghị Bắc Việt Nam hãy tôn trọng hiệp định Genève, đình chỉ đưa quân và vũ khí vào trong Nam cũng như rút lực lượng đã phi pháp cài lại từ 1954.
 
- Làm gì có chuyện ấy nhỉ?
 
Hoàn toàn bị xúc phạm, tôi vừa ngớ ra ngạc nhiên vừa khó chịu. Anh đốt đảng anh thôi chứ lại định đốt cả đảng tôi nữa ư?
 
- Có, đài nước ngoài thường xuyên lên án, tố cáo Bắc Việt Nam.
 
- Sao anh tin những thứ ấy?
 
- Đọc các đại tự báo đây anh có tin không?
 
Tôi quay đi và nói:
 
- Tôi không chuyển thư anh được vì bận và vì ý kiến của anh thiếu cơ sở.
 
Nhưng từ hôm ấy, tôi bỗng cứ lởn vởn nghĩ ta có vi phạm hiệp định Genève thật không? Chả lẽ ta chính nghĩa lại bội ước? Chả lẽ bản chất ta hoà bình lại thích chiến tranh?
 
Lúc ấy thật tình tôi không biết đảng có phương án kế hoạch cài cán bộ và quân lính ở lại miền Nam cũng như tiến hành nghiên cứu ngay từ đầu hình thế bờ biển để sau này lập “đội thuyền không số” có cơ sở ở huyện Thuỷ Nguyên. v.v…
 
Tuần sau tình cờ tôi gặp anh “Thượng Hải” ở gần Đại lễ đường. Anh đi với một cô gái trăm phần trăm Shang hai gu niang, Thượng Hải cô nương. Cô gái nhìn tôi như có ý hỏi anh bạn đi bên: “Cha từ chối đưa thư đấy phải không?”
 
Không nghe thấy nhưng tôi cáu - đinh ninh cô gái nói nei jia huo, thằng cha kia. Cùng lúc thấy cô gái rất đẹp. Picasso có lẽ lấy mẫu kiểu tóc đuôi ngựa ở cô gái thanh tú này.
 
Chẳng hiểu sao tôi rẽ ngoắt luôn. Tức. Không, có cả ghen vớ ghen vẩn.
 
Khi chống phái hữu, nhiều giáo sư, sinh viên bị đưa đi, tôi có ý tìm anh “Thượng Hải”. Không thấy nữa. Nghĩ cô gái Thượng Hải nếu không xuống nông thôn lao động cải tạo - để bị người ta cưỡng hiếp, chửa hoang và treo cổ chết - thì chắc phải bỏ học và bỏ cái đuôi ngựa “văn hoá đồi truỵ phương Tây”, tôi bỗng bồn chồn cùng ân hận lạ lùng.
 
Tôi chưa hiểu với tôi những ông thày sống động đầu tiên chỉ ra con đường và cách thức đấu tranh cho dân chủ chính là làn sóng “phái hữu” trong đó có anh sinh viên cùng cô bạn gái xinh đẹp của anh. Sau này trong gian nan phải chịu đựng tôi mới nhận ra hình ảnh của họ càng đậm nét trong tôi.
 
Nhưng tại sao anh sinh viên đeo kính trắng lại chọn tôi để nhờ chuyển thư phản đối ta “phạm pháp” đưa súng ống, binh lính vào Nam? Anh đọc thấy gì ở trên mặt tôi. Một hừng sáng nào đó ư? Một kiểu Nàng Kiều với Đạm Tiên ngày Thanh Minh.
 
Tôi còn một bạn học, người Nam Kinh. Lúc “phái hữu” lên tiếng, anh từng bảo tôi:
 
- Chắc cậu cũng biết truyện “cô gái quàng khăn đỏ?” Chúng ta đấy. Cũng quàng khăn đỏ cả mà. Hỏi bà ơi, tại sao tai bà to thế? Bà nói: Để bà nghe thấu bọn phản động chúng nó thì thào. Thế sao mắt bà sáng thế? À, sáng mới thấy được chỗ chúng nó ẩn nấp. Còn răng? Sao răng bà to thế? Răng bà to để ăn thịt những đứa khoẻ thắc mắc về bà… như cháu. Ăn luôn.
 
Tôi hỏi anh:
 
- Người Trung Quốc nghĩ như cậu có nhiều không?
 
- Zen ma shuo ya? Nói sao nhỉ? Một nửa đi. Nhưng nửa kia có loa ở mồm và có súng trên tay. (Trần Đĩnh. Đèn Cù, Westminster, CA: Người Việt, 2014).
 
Thiên An Môn 1989. Ảnh: wikipedia
 
Đó là “một nửa nước Trung Hoa” khi mới rơi vào tay đám cộng sản Tầu. Cho tới khi xẩy ra biến cố Thiên An Môn thì tôi tin rằng không phải là một nửa mà có đến ba phần tư dân số nước này đã trở nên “phản động.”
Đến sáng nay, 30 tháng 9 năm 2014, South China Morning Post đi tin:
 
“Hàng chục ngàn người đang chiếm lĩnh đường phố, đòi hỏi Bắc Kinh phải cải cách dân chủ.” Bây giờ thì tôi tin rằng bốn phần năm người Tầu cũng đang muốn thoát Trung (cộng) y như tuyệt đại đa số dân Việt hiện nay.
 
Hồng Kông 2014. Ảnh: Dickson Lee. Nguồn: South China Morning Post
 
Nói cách khác là dân Việt có một tỉ người Tầu đồng cảnh nhưng dường như không mấy ai để ý đến điều này – trừ nhà báo Lê Phú Khải. Hôm 26 tháng 5 năm 2014 vừa qua, ông nói chắc (như bắp) thế này đây:
Bắc Kinh sợ nhất cái gì?… Sợ nhất Việt Nam dân chủ.Vì, Bắc Kinh giống hệt Hà Nội: Đang ngồi trên kho thuốc nổ.
Chế độ đảng trị độc tài ở Trung Quốc đã tạo ra những mâu thuẩn đối kháng trong lòng nó và không có cách nào hoá giải được. ...
 
Một Việt Nam cải cách chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền lúc này là tiếng sét ngang tai đối với độc tài đảng trị ở TQ. Việt Nam dân chủ là tiếng gọi mênh mông được vẫy chào từ hàng triệu trái tim TQ bị đè nén bởi bạo quyền bấy lâu nay.
 
Chữ “triệu” trong đoạn văn thượng dẫn được cho in đậm vì tôi tin rằng ông Lê Phú Khải viết lộn nên xin phép được viết lại: “Việt Nam dân chủ là tiếng gọi mênh mông được vẫy chào từ hàng tỉ trái tim TQ bị đè nén bởi bạo quyền bấy lâu nay.”
 
Chúng ta nên ứng xử khôn ngoan hơn với một tỉ đồng minh đang sống kề bên.
 

 

Saturday, October 11, 2014

SONG CHI * VIÊT CỘNG NÓI

Lại nghe quan chức Việt “nhả ngọc phun châu”

Song Chi.

Có lẽ từ lâu, người dân Việt Nam đã không còn quá kinh ngạc trước những câu phát biểu của các chính khách, quan chức nước nhà. Kể cũng lạ, toàn những người bằng cấp đầy mình (nếu so với nhiều quốc gia thuộc hàng phát triển trên thế giới thì quan chức, chính khách Việt hơn hẳn về việc có nhiều bằng cấp, học hàm, học vị, nghe rất to, rất oai), vậy mà cứ hễ họ mở miệng phát ngôn thì hoặc là dốt nát, hoặc vô cảm, vô trách nhiệm, ích kỷ và nhất là hết sức coi thường nhân dân. Dường như họ luôn nghĩ nhân dân là một lũ ngu nên muốn nói gì thì nói!
Nếu mà kể cho hết những phát ngôn để đời, đạt tới tầm đỉnh cao…dốt nát hoặc gây sốc cho người nghe của chính khách, quan chức Việt trong những năm qua thì chắc không sao kể xiết.
Trong những ngày gần đây, lại thêm một số “lời vàng tiếng ngọc” của vị này vị kia khiến dư luận bức xúc.
Trong phiên họp Ủy ban thường vụ quốc hội vào cuối tháng 9 vừa qua, các đại biểu đã đưa ra thảo luận vấn đề về Quyền im lặng cho bị can và người bị tạm giữ, xét rằng đây lả một yêu cầu cấp bách cần được thực hiện sớm để đảm bảo công bằng cho những người bị tạm giam, tạm giữ, phù hợp với luật quốc tế. Thế nhưng, tiến sỹ luật và là Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội khóa 13 Đỗ Văn Đương lại phát biểu:
“Quyền im lặng khác với quyền bào chữa. Quyền im lặng không phải quyền con người, mà quyền bào chữa mới là quyền cơ bản của người phạm tội trong tố tụng hình sự. Nó nhằm thực hiện chức năng gỡ tội”.
“Trong đấu tranh chống tội phạm, bao giờ cũng phải dung hòa giữa lợi ích nhà nước, công cộng và cá nhân. Nếu như quá chú trọng vào lợi ích của nhà nước thì quyền của người dân sẽ bị vi phạm, ngược lại nếu mở rộng quá nhiều quyền dẫn tới tùy tiện thì lại gây ra nhiều khó khăn, trở ngại cho công tác điều tra, giải quyết vụ án. Chính vì vậy phải dung hòa hai yếu tố này là bài toán khó mà nhiều nước quan tâm. Vì vậy, thực tế có nước quy định quyền im lặng, có nước không, hoặc nếu quy định thì cũng khuyến cáo người bị bắt nên thành khẩn khai báo”, ông Đương nói thêm” ("Quyền im lặng đưa vào Luật: Nên hay không nên?", VTV).
Ông Đỗ Văn Đương không biết hay cố tình quên rằng nạn ép cung, bức cung ở VN đã trở thành báo động, rất nhiều người khi bị đưa vào đồn công an tạm giữ để điều tra, thẩm vấn đã bị bạo hành đến chết, hay hàng loạt những vụ hàm oan do bị bức cung, điển hình là vụ ông Nguyễn Thanh Chấn phải ngồi tù oan 10 năm, chỉ vì họ không được quyền im lặng, được quyền có luật sư?
Nghe ông Đỗ Văn Đương nói “quyền im lặng không phải là quyền con người”, lại nhớ ông Nghị Hoàng Hữu Phước, cũng là đại biểu Quốc hội VN khóa XIII, cũng thuộc đoàn đại biểu TP.HCM, nói về Luật Biểu Tình tại Quốc hội ngày 17 tháng 11 năm 2011.
Ông Phước lập luận: “Biểu tình là để chống lại chính phủ….Biểu tình gây ra nạn tắc đường “xâm hại quyền tự do đi lại của người dân…”, “Biểu tình là ô danh… Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế để có thể chi tiền đài thọ cho một sự ô danh”.
Và ông Phước thẳng thừng đòi bỏ Luật lập hội và Luật biểu tình ra khỏi chương trình nghị sự suốt nhiệm kỳ Quốc Hội khóa XIII.
Sao mà họ giống nhau thế, không chỉ về sự dốt nát mà cả sự coi thường con người, coi thường nhân dân.
Và chắc nhiều người cũng chưa quên, đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương trước đây từng bị nhiều người đặt là "ông Nghị rau muống" vì cách so sánh khi bàn về…lạm phát tại kỳ họp Quốc hội khóa XIII tháng 8, 2011:
“Tôi đi các nước thấy giá tiêu dùng đắt đỏ, một đĩa rau muống xào ở Thượng Hải tới 200 nghìn, nhưng ở Việt Nam chỉ mấy chục. Trong nước tôi đi chợ rau muống ở đô thị có thể 5000 đồng/mớ, đi xuống vùng nông thôn chỉ 2000, xuống nữa có khi rẻ hơn… Rất nhiều hàng hóa của mình được giảm giá, đồng tiền của mình về Việt Nam được tự do, có giá trị. Cần xem lại đánh giá chỉ tiêu lạm phát này xem có đúng không, theo tôi không phải là cao nhất.”
Ngày 1.10, tại cuộc họp của Ủy Ban thường vụ Quốc hội về nợ xấu của ngành ngân hàng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý lại đặt câu hỏi:
“Tôi thấy ở Hàn Quốc người ta coi nợ xấu là của toàn xã hội, nên kêu gọi người dân đóng góp tiền, vàng để giải quyết nợ xấu. Chúng ta có học tập được không?”
Câu “gợi ý” này đã nhận được nhiều ý kiến bức xúc phản đối, ngay trên nhiều tờ báo trong nước hay báo chí ở ngoài nước, trên các trang mạng xã hội. Rằng ai làm nấy chịu, ngành ngân hàng lúc ăn nên làm ra, lợi nhuận khủng khiếp nhưng vẫn chỉ biết tăng lãi suất rất cao để hưởng lợi, chẳng hề chia sẻ gì cho người dân, còn khi làm ăn thất thoát, đổ bể, nợ xấu kinh hoàng như hiện nay thì lại "đề nghị" dân phải đóng góp để giải quyết? Mà đại đa số người dân thì vẫn còn đang phải vất vả kiếm sống từng bữa, phải oằn lưng gánh đủ thứ thuế, phí chồng chất, chưa đủ hay sao?
Ông Lý chắc cũng đọc báo, biết những câu chuyện thương tâm của dân mình như một em học sinh lớp 3 đang đạp xe đi học về, vì đói quá mà loạng quạng ngã xuống mương chết đuối; một người mẹ vì quá quẫn bách đã thắt cổ chết, phần để chồng con có chút tiền phúng điếu, phần để địa phương thương tình xét cho gia đình chị vào sổ hộ nghèo, có thể vay vốn làm ăn, vay tiền cho con đi học; một người bán vé số chỉ vì bị kẻ xấu lừa khoảng 3 triệu đồng (khoảng 150 U.S. dollar) mà phải tự tử v.v…
Đó là chưa nói đến việc ông Lý đưa ví dụ Hàn Quốc ra để so sánh là không đúng vì hai môi trường, hai hệ thống luật pháp, đường lối kinh tế…hoàn toàn khác, nghĩa là lại chứng tỏ mình dốt nát, ngồi dưới đáy giếng bàn chuyện trên trời, như một số quan chức khác ở xứ ta.
Và cuối cùng, trong buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội trước kỳ họp Quốc Hội sáng ngày 6.10, người đứng đầu đảng cộng sản VN, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lại có một câu phát biểu về việc chống tham nhũng khiến những ai có hiểu biết, và ưu tư trước tình trạng tham nhũng đã trở thành hết thuốc chữa ở VN, phải nổi đóa.
Ông Tổng Bí thư nói rằng: “chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước là kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, hư hỏng trong nội bộ.” Nhưng “xử lý trước mắt phải nghĩ lâu dài, giữ cho được ổn định để đất nước phát triển. Không phải xới tung lên tất cả, gây mất niềm tin, nghi kỵ lẫn nhau, rối loạn sẽ rất nguy hiểm.
"Phải bình tĩnh tĩnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn định". (“Tổng Bí thư: Diệt chuột đừng để vỡ bình” (VietnamNet).
Nhiều blogger bình luận: nói như thế chả khác nào vẽ đường cho hươu (đám quan lại tham nhũng) chạy, bởi vì đám quan tham nhũng ấy nay biết rõ rằng quan điểm của người đứng đầu đảng cộng sản và cả chủ trương chống tham nhũng của VN vẫn sẽ là phải làm sao để duy trì sự ổn định, duy trì chế độ bằng mọi giá. VN sẽ không bao giờ dám làm mạnh vì sợ bứt dây động rừng, đổ bể tùm lum, dẫn tới mất kiểm soát tình hình. Như Liên Xô trước kia, biết là phải sửa chữa, cải cách bộ máy, thể chế, không làm không được, nhưng khi làm thì mọi chuyện vượt quá tầm kiểm soát, cuối cùng dẫn tới sự sụp đổ.
Việt Nam, bên ngoài thì đang đối diện với mối nguy cơ mất chủ quyền, thậm chí mất nước từ Trung Cộng, trong nước thì đủ thứ vấn đề nội bộ, nhưng nguy ngập nhất là nền kinh tế ốm yếu, khủng hoảng triền miên, nợ nước ngoài chồng chất. Trong một tình cảnh như vậy, lại thêm những người đang có vị trí cao nhất trong đảng, trong Bộ chính trị đều không có ai nổi trội về năng lực cũng không một ai nắm được quyền lực tuyệt đối, đương nhiên dàn lãnh đạo VN không dám mạnh tay như Tập Cận Bình của Trung Cộng.
Nên giải pháp của ông Tổng Bí thư và cũng là của đám lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản VN là chống tham nhũng nửa vời kiểu gãi ghẻ, nhằm giữ vững sự ổn định trên bề mặt. Đám quan lại, lợi ích nhóm do đó cứ việc ăn ngập họng, nhưng phải biết khôn khéo và phải chia chác cho đều để khỏi mất đoản kết, dẫn đến xáo trộn nội bộ.
Người dân còn nhớ trước đây ông Tổng Bí thư và Bộ chính trị đã không dám xử lý mạnh tay những sai phạm nặng nề của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cũng vì cái quan điểm, chủ trương nhất quán “sợ đập bể bình” đó.
Với những phát ngôn thể hiện tầm nhìn, trình độ kiến thức dốt nát, thói vô cảm cho tới quan điểm giải quyết mọi chuyện vẫn là đặt lợi ích của đảng, của chế độ lên trên hết, bất chấp quyền lợi của đất nước, dân tộc…từ người đứng đầu đảng cộng sản cho đến các quan chức từ trên xuống dưới như thế, chẳng có chút hy vọng gì trong thời gian trước mắt, VN sẽ có những bước đi thay đổi, thoát ra khỏi khu rừng rậm lạc hậu, bế tắc của sự lầm đường lạc lối lâu nay!

CÁNH CÒ* CÔNG AN CÔN ĐỒ

Từ "con tự do" cho tới "con ốc vít"...


Người Cộng sản rất giỏi nói lời khuất tất. Họ giỏi vì lâu ngày không ai vạch ra điều mà họ cố tình giấu diếm một phần do hệ thống công an trị quá bạo liệt khiến ai có chút can đảm muốn phơi bày đều phải tự xét trước khi buông lời chỉ trích.
Đó là trước đây hơn hai mươi năm, khi những cơn gió từ thế giới hiu hiu thổi vào nền kinh tế bao cấp mang theo hơi hướm thông tin nhỏ giọt từ bên ngoài. Còn bây giờ, thông tin đã thành bão, giấc mơ bịt miệng nhân dân của lãnh đạo đã tan vỡ, những mảnh vỡ ấy đâm thấu tim gan xã hội và làm cho tiếng ta thán của cộng đồng ngày một lớn hơn.
Bất kể sự tràn ngập thông tin trong quần chúng. Bất kể sự thật là ngày nay mở miệng rất dễ mắc quai, các phát ngôn của lãnh đạo không hề sợ người dân phản ứng vì họ cùng mang chung một hội chứng rất khó trị: phơi nhiễm điếc.
Phơi nhiễm vì họ sinh hoạt chung với nhau trong một môi trường chỉ biết nói mà không cần nghe lâu ngày thành căn bệnh điếc khó phát hiện. Tác nhân gây điếc lại không có hình thù cụ thể nào và hơn nữa không ai buồn nghiên cứu nên sự lây lan âm thầm và rộng khắp. Tập thể điếc ấy tự sướng bằng các loại ngoa ngôn, cốt nói cho đã miệng.
Nói không cần ai nghe và do đó trách nhiệm của lời nói là một khái niệm hết sức cộng sản.
Trên thế giới không có một nước nào mà cán bộ các loại từ thấp đến cao lại vô tư phát ngôn những câu chữ không giống ai như nước Việt Nam, Việt Nam cộng sản. Từ một ông công an phường sáng tạo cụm từ rất ấn tượng: "con tự do" cho đến một ông bộ trưởng tuyên bố lẫy lừng về sự hình thành của một "con ốc vít". Hai "con" ấy nếu đặt dưới kính lúp để tìm hiểu không khéo lại cho thấy lắm điều hữu dụng.
Trước, "con tự do" nói lên điều gì?
Khi công an đàn áp người bất đồng chính kiến do bị hỏi: các ông có biết chúng tôi cũng có quyền tự do hội họp, tự do đi lại hay không? Một ông trưởng công an quay lại cho ra ngay một câu trả lời rất chợ búa: "tự do cái con ..c". Vậy là tự điển đương đại của Việt Nam có thêm từ mới.
"Con tự do" dù sao cũng chỉ là một tiếng chửi thề nhưng trong ngữ cảnh ấy nó nói lên được một sự thật: Cộng sản không chấp nhận hai tiếng tự do. Hai chữ tự do chỉ có giá trị tương đương với một bộ phận dùng để đi tiểu, chỉ đi tiểu thôi nhé, vì xét tới chức năng thứ hai nó có thể phản lại câu chửi thề hết sức thâm thúy này. Cái chức năng thứ hai ấy loài người đã biết rất lâu trước khi có khái niệm tự do.
"Con tự do" trở thành chiếc chìa khóa canh giữ ước vọng dân chủ của người dân vì khi nói tới dân chủ thì không thể nào thiếu vắng tự do. Khi tự do trở thành một "con" thì bản thân nó đã bị gô vào chiếc còng số 8.
Tính ưu việt của phát ngôn này nằm ở chỗ đó. Việc coi thường mọi giá trị nhân văn của người cộng sản đã để lại vết cháy xém trên cơ chế không thể nào tẩy rửa. Khi tự do đã thành "con" thì mọi ngoa ngôn sau này về hai chữ tự do sẽ là tấm gương soi cho hậu thế.
Và vì vậy, người ta vẫn kiên trì đòi tự do trở lại với khuôn mặt thật của nó bằng cách cố gắng giật phăng những phù điêu giả treo trước ngôi đền cách mạng.
Trong cái hội chứng điếc tập thể ấy người dân không hy vọng gì lãnh đạo của họ có cơ hội nói thật, nói vào đúng tâm điểm mà họ muốn biết, dù chỉ một lần.
Từ việc mất niềm tin của dân ấy lãnh đạo càng cao thì xem ra sự nói thật của họ trở thành mối nghi ngờ của người dân. Chẳng hạn ông Hà Nội vừa thành thật tự thú "nếu chim hòa bình không bay lên được vào ngày kỷ niệm giải phóng thủ đô thì cũng mong đồng bào thông cảm".
Hiền lành và "ngốc" như ông vẫn không thuyết phục được người dân Trường An, chẳng qua tập thể điếc đã được người Hà Nội thừa nhận như một sự thật hiển nhiên.
Một người khác nữa đang cố gắng nói thật nhưng vừa nói ra sự thật ấy ông ta lại càng chứng tỏ rằng chưa bước ra khỏi phạm vi của tập thể điếc, tính phơi nhiễm vẫn còn rất cao và lại không thể chích ngừa.
Ông điếc vì chưa bao giờ chịu nghe sự thật của nền công nghiệp nước nhà. Ông điếc vì những hợp đồng dịch vụ béo bở ngày ngày xuất hiện khắp đất nước Việt Nam qua những điều mà báo chí cảnh báo gọi là làm thuê cho nước ngoài. Ông điếc vì không bao giờ nghe tiếng máy chạy xình xịch hàng ngày chỉ để sản xuất ra một loạt con người như ông, chuyên chăm chăm vào tài nguyên thô và mồ hôi của người lao động.
Do điếc lâu, điếc lâm sàng nên khi ông thành thật nói ra điều ông nghĩ là hay là đúng thì người ta lại vỗ tay...mời ông xuống!
Ông nói: Việt Nam đã sản xuất ra được con ốc vít cho Samsung.
Câu nói xuất hiện vào năm 2014, sau hơn ba phần tư thế kỷ ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Gần 40 năm sau khi Sài gòn hoàn toàn giải phóng.
"Con ốc vít" ấy là một sự thật não nề xứng đáng đứng bên cạnh "con tự do" cũng ê chề không kém.
Cái mà cả hệ thống từng rêu rao là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nay đã trần truồng nằm phơi trên các trang báo đảng lẫn báo dân. "Con ốc vít" trở thành best seller trên một thị trường được xem là phát triển ngoạn mục nhất nhì Đông Nam á. "Con ốc vít" hiền lành, vô hại nay bỗng dưng bị lật lên lật xuống xem xét từng chi tiết. Mà lạ lắm, không thấy chi tiết nào đáng chú ý cả vì nó cũng như hàng tỷ con ốc trong guồng máy kinh tế này, nhưng khi một con trong cái đám hàng tỷ con ấy mang quốc tịch Việt Nam thì sự tự sướng lên tới mức ngất ngây như khuôn mặt ửng hồng của ông bộ trưởng.
Một con ốc vít không phải là tất cả nhưng cũng cho thấy cố gắng không ngừng của nhà nước, rất chú ý tới nền công nghiệp nước nhà.
Chỉ có điều, người dân lại tưởng ông Bộ trưởng đánh lừa họ vì không lẽ sau bao nhiêu năm mà chế độ chỉ làm được một con ốc vít?

NGUYỄN LÂN THẮNG * PHÁO HOA HÀ NỘI

Sau màn pháo hoa

   Hà Nội mấy hôm nay tưng bừng kỷ niệm ngày tiếp quản thủ đô 10-10, báo đài từ tháng 7/2014 đến giờ hân hoan đưa tin sự kiện với cái tên gọi là "GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ". Trái lại với truyền thông nhà nước thì trên mạng xã hội có vô vàn ý kiến đang phản đối sự kiện này. Người phản đối thì có nhiều lý do, nhưng tựu trung là có hai luồng ý kiến chính. Một là, không được gọi ngày lễ này là "Giải phóng Thủ Đô". Hai là, không nên bắn pháo hoa và tổ chức nhiều lễ lạt rình rang tốn kém nhân sự kiện này, khi mà kinh tế cả nước rất khó khăn, đời sống nhân dân khổ cực, thâm thủng ngân sách quốc gia ở mức báo động. Không chỉ phản đối trên mạng xã hội, một số người quan tâm còn làm hẳn kiến nghị gửi lên Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị dừng đốt pháo hoa.
   Về chuyện cái tên gọi, có khá nhiều vị trí thức đã lên tiếng phản đối, rồi đưa ra rất nhiều bằng chứng lịch sử về việc ngày 10/10/1954, quân đội Pháp chỉ bàn giao Hà Nội theo hiệp định Geneve, không có một phát súng nào nổ, không thể gọi là "giải phóng". Cuối cùng báo chí nhà nước mấy ngày gần sát lễ đã buộc phải chuyển giọng, trả về đúng cái tên của nó là ngày tiếp quản thủ đô. Thế nhưng như mọi khi, pháo hoa vẫn bắn, lễ lạt, hội thảo linh đình khắp nơi. Quan chức chính quyền thì giải thích tiền bắn pháo hoa chủ yếu là từ nguồn "xã hội hóa", ngân sách chỉ lo một phần nhỏ. Tôi phải giải thích nguồn "xã hội hóa" là từ họ dùng để chỉ những nguồn xin được từ các doanh nghiệp hay nhà hảo tâm nào đó, nhưng đến nay vẫn không ai biết được đó là các doanh nghiệp nào, ai sẵn tiền mà chi đậm cho thành phố thế, tại sao họ phải chi, làm kinh doanh phải tính lợi nhuận từng đồng, không biết có chuyện gì đằng sau nữa không...?!!
   Là một người chơi ảnh, quả thực tôi cũng rất muốn đi chụp pháo hoa. Có khá nhiều bạn bè rủ đi, nhưng cuối cùng tôi quyết định ở nhà. Hàng ngày chứng kiến những đoàn dân oan áo đỏ lũ lượt đi đòi công lý, những cảnh trái ngang trong xã hội vì đói nghèo, tôi không thể vui được khi cầm máy những lúc thế này. Trớ trêu thay, chính Marx, ông tổ của chủ nghĩa cộng sản đã từng đánh động lương tri loài người bằng câu nói bất hủ: “Chỉ có loài cầm thú mới quay lưng lại với nỗi khốn cùng của đồng loại để chỉ biết lo chăm sóc cho bộ lông của chúng”... Cả buối tối ngồi trong một quán cà phê nhỏ gần nhà, dứt khoát không xách máy ảnh đi xem pháo hoa, đến lúc nghe tiếng pháo ì ầm từ xa vọng lại, tự dưng tôi chợt nảy ra ý muốn phải đi xem sau màn pháo hoa đó là gì. Mời quý vị ngắm nhìn một số hình ảnh tôi ghi lại được tối nay.
 
 Phố Tràng Thi đông nghẹt người chờ đón taxi sau màn pháo hoa, những con chim bồ câu lao đầu vào búa với liềm...
Một xe cảnh sát chở phạm nhân bít bùng trờ tới, tôi tưởng họ đến đuổi những người dân đang tràn ra đường thì...
 
... hóa ra không phải vậy...
 ...hóa ra họ đến đón các cháu nhỏ và cả một phụ nữ đi xem pháo hoa về!
 
Một người bán bóng bay ế khách đi dọc hồ Hoàn Kiếm...
60 năm... có được những gì...?!!
Những nông dân làm việc thời vụ được thuê đi chăm sóc hoa quanh hồ Hoàn Kiếm
Vỉa hè cuối phố Đinh Tiên Hoàng
 Vỉa hè cuối phố Đinh Tiên Hoàng
 
Lại một vụ bắt hàng rong...
 
Đạp rác ra về...
 
Quang vinh, Muôn năm...
Vẫn là dòng chữ Giải phóng thủ đô, đó là chủ trương xuyên suốt cố tình đánh tráo khái niệm để làm to chuyện, không thể đổ lỗi cho thằng đánh máy được...
31A 8868 và 29A 011 69 rủ nhau vào quán bia góc phố Lê Duẩn - Khâm Thiên đánh chén...
Đó là tất cả hình ảnh tôi thấy tối ngày hôm nay, bạn có quyền gào lên sung sướng vì pháo hoa, nhưng cho phép tôi giữ lại trong lòng nỗi buồn mênh mang về một đất nước vô cảm./. 

VÕ THỊ HẢO * VIỆT CỘNG NÔ LỆ TRUNG CỘNG

Khi Trung Quốc xây xong đường băng, Việt Nam chiến thắng?!


Võ Thị Hảo, viết từ Hà Nội


Theo Tuổi trẻ.vn, ngày 7-10, Tân Hoa xã của Trung quốc đưa tin nước này đã xây xong đường băng dành cho máy bay quân sự trên đảo Phú Lâm.
Xong bàn đạp cho “Vạn lý trường thành trên biển”
Đó là động thái mới nhất nằm trong một chuỗi những hành vi ngang ngược mang tính xâm lược, kéo dài công khai nhiều năm nay nhằm khẳng định cái mà TQ gọi là chủ quyền của mình ở Hoàng Sa của VN.
Với việc ồ ạt xây dựng những đảo đá nhân tạo, những sân bay quân sự,TQ đã đặt được bàn đạp để thôn tính khoảng 90% diện tích biển Đông theo mục tiêu “Đường chín đoạn”, “Vạn lý trường thành trên biển”.
Hoàn thành trước thời hạn “lộ trình của Hội nghị Thành Đô”?
Những người có trách nhiệm ở VN lâu nay không thể không biết hiểm họa và tiến độ của việc TQ xâm phạm lãnh hải lãnh thổ VN qua các phương tiện theo dõi hiện đại và mật độ dày đặc thông tin quốc tế cập nhật về vấn đề này.
Ngay từ 7/5 /2014, Reuters đã công bố lời một quan chức ngành dầu khí TQ tiết lộ rằng quyết định của giới chức Bắc Kinh triển khai giàn khoan 981 là một quyết định chính trị chứ không phải thương mại. Đến lúc rút giàn khoan, Bắc Kinh có thể đã cải tạo xong phần nền trong kế hoạch biến đá thành đảo ở Trường Sa.
Khi Trung Quốc đã xây dựng được sân bay, cầu cảng cỡ lớn ở Trường Sa, mối nguy hiểm chiến lược về mặt quân sự - an ninh đối với Việt Nam đã thêm hiện thực hóa. Những đảo nhân tạo và công trình quân sự ở đây sẽ chặn yết hầu các tuyến chi viện từ đất liền ra đảo, đồng thời cắt tuyến đường chi viện của các bên liên quan cho lực lượng đồn trú chốt giữ các đảo, bãi đá ở Trường Sa. Khi đó, TQ sẽ hoàn thành cơ bản “đường lưỡi bò”, thực hiện giấc mơ “Vạn lý trường thành TQ” trên biển Đông.
Ngày 12/6/2014, một chuyên gia của báo Giáo dục VN cũng đã cảnh báo:”Giàn khoan 981 là kế nghi binh, đảo hóa Gạc Ma mới uy hiếp ta thực sự.”
Trong khi đang xâm lược, TQ khinh miệt VN tới mức thậm chí không thèm che giấu. Báo mạng TQ China.com ngày 15-9- 2014 cho biết, từ cuối năm 2013 đến nay chính phủ TQ đã đưa thiết bị và nhân lực đến bãi san hô Châu Viên (đá Châu Viên) thuộc quần đảo Trường Sa để xây dựng bãi đá này thành đảo nổi, nhằm biến nơi này thành hòn đảo lớn nhất nằm trong các đảo ở Trường Sa. Báo này còn nói rõ, việc hút cát dưới biển đắp lên bãi đá Châu Viên vẫn đang được tiến hành nhằm “mở rộng diện tích đất liền của Trung Quốc”.
Giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc nhận định đây là hành vi thay đổi hiện trạng trên biển Đông, nằm trong chiến lược chiếm đoạt chủ quyền VN của Trung Quốc. “Hành động đó chắc chắn sẽ khiến căng thẳng trên biển Đông tiếp tục leo thang”.
Chuyên gia Raul Pedrozo, cựu luật sư thuộc Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, cũng cảnh báo việc Trung Quốc xây đảo nổi trên bãi Gạc Ma là nằm trong ý đồ xây một “Vạn lý trường thành” trên biển Đông nhằm chiếm đoạt hoàn toàn vùng biển này( Theo tạp chí National Interest của Mỹ). Và ông khẳng định: nghiên cứu kỹ lịch sử khu vực và luật pháp quốc tế cho thấy Trung Quốc không có bất cứ cơ sở gì để đòi chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. “Xung đột trong khu vực sẽ khiến cả nền kinh tế thế giới bất ổn. Mỹ phải thể hiện rõ ràng và mạnh mẽ phản ứng chống lại Trung Quốc và khuyến khích các nước đồng minh hành động tương tự. Việt Nam nên tiếp bước Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế” - luật sư Pedrozo kêu gọi.(Theo :Trung quốc mở rộng Gạc Ma, thành vi thâm độc và nguy hiểm- Tuổi trẻ- 12/9/2014)
Một điều không thể lý giải nổi là tại sao VN biết rõ việc TQ lâu nay đã công nhiên vận dụng những nguồn nhân tài vật lực khổng lồ để hoàn tất những công trình xâm lược lãnh thổ VN như đã nêu trên nhưng cho đến thời điểm này, từ phía nhà cầm quyền VN đã phản đối hết sức yếu ớt trên công luận.
Như chúng ta đã biết, để cứu VN thoát khỏi sự thôn tính của TQ, điều tối thiểu mà nhà cầm quyền VN phải làm là lên tiếng kiện TQ ra tòa án quốc tế, ngăn cản bằng mọi giá việc TQ xây dựng trái phép trên lãnh thổ VN, và đòi lại phần lãnh thổ lãnh hải đã bị xâm lấn nhưng VN đã hầu như chỉ tập trung phản đối giàn khoan 981 một cách chậm chạp, không thỏa đáng, khi sức ép bất bình trong nước và quốc tế rộ lên và hoàn toàn không kiện TQ ra tòa.
Như vậy, rất khó có thể trách dư luận đã luôn đặt câu hỏi về việc có hay không sự “tiếp tay” cho TQ xâm lược VN. Có một số người còn cho rằng việc này đã nằm trong tiến độ thực hiện lộ trình “bán nước” giữa một số nhà cầm quyền VN và TQ, ngay từ Hội nghị Thành Đô?!
Bây giờ thì tiếng kèn chiến thắng của TQ đã lại thêm một lần và sẽ còn liên tục réo vang trên lãnh thổ VN. Từ đây TQ có thể tiến tới cả vùng nhận diện phòng không trên biển Đông, lãnh thổ lãnh hải và không phận VN ngày càng bị xà xẻo, chưa kể còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh khu vực và quốc tế. Dẫu cho ngày 3/10/2014 Mỹ đã đồng ý nới bớt lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN, thì cũng đã quá muộn, “nước xa làm sao cứu được lửa gần”?
Rõ ràng đây là một thất bại lớn, đau thương cho VN. Mảnh đất cha ông đã giữ gìn bằng máu xương và nước mắt bao đời, nay bị rơi vào tay kẻ xâm lược một cách lãng xẹt, trong tình thế TQ “bất chiến tự nhiên thành”, chẳng khác gì “vào chốn không người”.
Và VN tuyên bố chiến thắng
Theo logic tối thiểu, với kỹ thuật theo dõi hiện đại mà ngành an ninh quốc phòng VN đã được trang bị, cho đến ngày 6/10/2014, những người có trách nhiệm và nhà cầm quyền VN không thể không biết tường tận về việc những hòn đảo và sân bay quân sự TQ đã hoàn tất trên quần đảo thuộc chủ quyền VN.
Nhưng dư luận quá sốc, khi sự thể đang nước sôi lửa bỏng , thay vì phải thực thi những hành động cấp bách kèm theo những tuyên bố phản đối mạnh mẽ để cứu nước, giành lại lãnh thổ đã bị cướp bóc, thì trong cuộc gặp cử tri Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lại khẳng định:
“...Trong giải quyết căng thẳng trên biển Đông thời gian qua, chúng ta đã giành được thắng lợi...” . “Dư luận quốc tế đánh giá cao và rất hoan nghênh chúng ta trong ứng xử về vấn đề này. Ngay ở trong nước, tôi nghĩ bà con và tất cả các cấp, các ngành rất tán thành chủ trương của chúng ta về xử lý vấn đề biển Đông thời gian qua. Kiên quyết nhưng rất mềm mỏng và đạt được hiệu quả cao” - Tổng bí thư nhấn mạnh”. (theo Tuổi trẻ, bài : “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Chúng ta đã giành được thắng lợi...” – ngày 6/10/2014).
Về phía QH VN, phản ứng cũng hết sức “dịu dàng”, nếu không nói là thờ ơ mặc dù sự kiện này diễn ra ngay trong phiên họp UB Thường vụ QH. Một ngày sau tuyên bố của Tân Hoa xã về việc đã xây xong đường bay quân sự trên đảo Phú Lâm, Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, đề xuất dự kiến đến 16h ngày 25/10/2014, QH dành một giờ để nghe CP báo cáo về tình hình biển Đông(Theo Tuổi trẻ ; Báo cáo QH việc TQ xây dựng đảo ở Trường Sa – 8/10/2014). (Nghĩa là 8 ngày sau mới nghe báo cáo và chưa biết bao giờ mới lên tiếng phản đối hoặc hành động!).
Đảng và QH đã dịu dàng khác thường thế, lại thêm về phía CP, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN, cũng chỉ lên tiếng nhân tiện trong cuộc họp báo thường kỳ, tận hai ngày sau khi TQ tuyên bố xây xong sân bay quân sự. Ông Lê Hải Bình nói rằng hành động nêu trên của TQ là “vô giá trị”, yêu cầu TQ không để tái diễn những hành động sai trái tương tự, đóng góp thiết thực vào việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa VN và TQ...”.
Xem những phản ứng như trên, người có lý trí bình thường không thể không liên tưởng đến chuyện ngược đời: 
Chủ nhà dịu dàng ngồi lặng ngắm kẻ cướp vừa xông vào chửi bới vừa vơ vét của cải mang đi, lại còn xẻo mất đất đai nhà cửa, xây lô cốt chiếm đóng. Đợi khi kẻ cướp nói rằng tao đã cướp xong nhà mày rồi đó, chủ nhà liền vui sướng tuyên bố: ta đã chiến thắng!
Vâng, có thể TQ và một số người trong nhà cầm quyền VN đã chiến thắng. Chỉ có nhân dân VN nghẹn ngào thất thủ trên mảnh đất hình chữ S chồng chất đớn đau nhục nhã này mà thôi./.
Võ Thị Hảo, Hà Nội 09/10/2014

Tuesday, October 7, 2014

LÁ THƯ BÀ NGUYỄN THỊ VÂN

CÓ THỰC SỰ LÀ “ĐƠN KIẾN NGHỊ” CỦA VỢ HAI CỐ TBT ĐẢNG CS VN LÊ DUẨN?

Published on October 6, 2014   · NGUYENTHUYNGA-LEDUAN

THƯ KIẾN NGHỊ CỦA VỢ HAI CỐ TBT ĐẢNG CS VN LÊ DUẨN về ông Võ Nguyên Giáp


Lời dẫn: 20g30’ ngày này, cách đâymột năm (04/10/2013) mình được tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần từ bác MèoHen.
Tang lễ của Cụ là quốc tang. Đó là một tang lễ của lòng dân chưa hề có bao giờ. Lễ viếng chính thức của nhà nước chỉ diễn ratrong 3 ngày cuối tuần (10/10-12/10). Nhưng với người dân họ bắt đầu viếng Cụtừ rạng sáng ngày 05/10. Hômnay, 04/10/2014, nhà đài VTV cũng đưa tin, có hơn 1,3 triệu người trực tiếp đến viếng mộ Cụtại Vũng Chùa trong vòng một năm nay.
Cuộc đời hoạt động của Cụ vừa hùng vừa bi. Trong nhữnggiọt nước mắt của người dân đến viếng Cụ, có những giọt nước mắt khóc cho sựoan khiên mà những “đồng chí” của Cụ dựng nên. Mặc dù ĐCSVNchưa giải mật tài liệu và minh oan cho Cụ và các đồng chí trong “vụ án chốngđảng” 1967. Nhưng qua các tác phẩm của “người trong cuộc” xuất bản ở nướcngoài, đa số người dân Việt tin rằng Cụ bị chịu oan trái.
Thành ngữ Việt có câu: “chết là hết chuyện”. Nhưng riêngCụ Võ Nguyên Giáp vẫn chưa hết chuyện. Cũng đúng thôi, vì Cụ là một nhân vậtgắn liền với một giai đoạn lịch sử 80 năm của Việt Nam.
Mới đây, nhân dịp giỗ đầu (ngày âm) của Cụ, trên mạng xã hộiFacebook lan truyền “ĐƠN KIẾN NGHỊ CỦA VỢ HAI CỐ TBT LÊ DUẨN gửi 16 UV BCT (ĐCSVN khóa hiện nay).
Đó là một album HOT của nick NgànSâu Trần (gốc Hà Tĩnh) post ngày 20/9/2014. NóHOT vì đối tượng của đơn này nhắm vào Cụ Võ Nguyên Giáp.
Điều làm mình ngạc nhiên là phản ứng vội vàng sau đó của làng Phây và báo mạng (dĩ nhiên). Đồng loạt share và đưa tin lại mà không có bất cứ phân tích bình luận nào. Chỉ sau 2 ngày đã có hàng trăm người chia sẻ.
Các Blogs cũng đăng lại và bình luận mà mình đoan chắc là họ chưa đọc và xem xét kỹ văn bản theo hướng phân tích văn bản.
Liệu có thực sự đó là đơn của Bà Bảy Vân?
….
Mình đọc và xem xét kỹ các hình chụp văn bản đó thì không tin là đơn do bà Bảy Vân đưa ra. Ngoài phân tích văn bản từ ảnh chụp, cần xem xét cả sự nghiệp của Bà với cuộc hôn nhân sắp đặt của tổ chức (“làm vợ lãnh đạo”).
Năm 2010, bà Bảy Vân có viết một quyển Hồi ký. Bà đặt tên là “Bên Nhau Trọn Đời” (không xuất bản). Vì hồi ký có nói đến đời tư liên quan đến ông Lê Duẫn, nên “tổ chức yêu cầu không xuất bản”. Bà đồng ý vì là một đảng viên và “lão thànhcách mạng”.
Đọc Hồi ký của Bà và qua trả lời phỏng vấn của BBC năm 2008. Có thể “trích ngang lý lịch” của bà như sau:
Bà Nguyễn Thụy Nga hay Nguyễn Thị Vân (thường gọi là Bảy Vân). Bà sinh 1925, năm nay 89 tuổi (2014). Là con thứ bảy của ông chủ bút báo La TribuneIndigène (Diễn đàn bản xứ) trước 1936 ở Sài Gòn.
Bà Bảy Vân vào đảng CSĐD 4/1946; Năm 1947 là Tỉnh ủy viên Bạc Liêu; 1975 là thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo AnGiang. Trước lúc nghỉ hưu là Phó TBT báoSài Gòn Giải Phóng (TPHCM).
Bà Bảy kết hôn với ông Lê Duẩn (1907-1986) 1950 (lúc 25 tuổi, do tổ chức sắp đặt). Khi đó ông Lê Duẫn đã có 3 người con với người vợ đầu. Con trai đầu, ông Lê Giãn chỉ thua bà bảy Vân 4 tuổi (1929). Con gái út, LêThị Diệu Muội mới 10 tuổi (1940).
Năm 1954 bà tập kết ra Bắc cùng với con gái đầu, Lê Vũ Anh, và mang thai contrai Lê Kiên Thành; 1957 – 1962 đi học báo chí ở Bắc Kinh 5 năm, về làm báo ở Hải Phòng; 1964 trở về Nam cho đến 1973 ra Bắc ; 1976 lại lại về Nam công tác cho đến bây giờ;
Thời gian sống cùng ông Lê Duẩn rất ít, chưa đến 9 năm. Chủ yếu là 2 giai đoạn: năm 1950 và 1953 – 1954 ở Nam Bộ (1). Từ 1954 – 1956 và 1962 – 1963 ở Miền Bắc (2). Trong quảng thời gian đó, 1951 – 1953 ông Lê Duẩn ra dự ĐH2 và ở luôn đến 1953.
Sau 1975, bà Bảy Vân trở về Nam công tác tại An Giang và Sài Gòn chođến nay;
Theo như bà thổ lộ trong hồi ký “Bên Nhau Trọn Đời” (không xuất bản), lý do là vì bà là vợ 2, khi tập kết ra Bắc và bắt đầu ban hành Luật Hôn nhân, thì những người đồng chí của bà ở Hội PN gây khó dễ và thuyết phục bà ly dị (thậm chí tác động với gia đình vợ cả ở Hà Tĩnh bất lợi cho bà). Vì thế, bà phải chọn hy sinh tình cảm và công tác xa như Hải Phòng, sớm trở về miền Nam (trên tàu không số)và vẫn ở lại Miền Nam sau 1975.

Những điểm bất hợp lý trong “Đơn kiến nghị”:

Cách đây 6 năm, 2008, bà Bảy Vân có trả lời phỏng vấn BBC khá dài. Bà vẫn còn nhớ tiếng Pháp và trả lời với văn phong và ngôn ngữ của những người có nền tảng gia giáo thời Tây. Nay ở tuổi 89, chắc Bà Bảy không thể ngồi viết 15 trang A4. Có thể bà kể cho người khác đánh máy. Nhưng lời kể của bà sẽ giống như khi trả lời phỏng vấn chứ không sắp xếp các ý như trong 15 trang giấy. Thậm chí lúc nhớ lúc quên vì hầu như bà và ông Lê Duẫn sống xa nhau.
1) Về THỜI GIAN VIẾT ĐƠN:
– Đơn mở đầu: “Tôi tên là…. (65tuổi đảng); và “qua thông tin đại chúng, được chứng kiến về tổ chức lễ tang cho ông Giáp…”
Bà Bảy vào đảng năm 4/1946 + 65 (tuổi đảng) = 2011. à Suy ra đơn viết 2011. Trong khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất 04/10/2013;
– Đơn viết 2011 mà gửi cho cả 16 UVBCT. Trong khi ôngThiện Nhân và bà Kim Ngân mới được bầu bổ sung tháng 10/5/2013(?) à lỗi phù hợp với loại văn bản với văn phong và “lỗi thằng đánh máy” như văn bản nhà nước bây giờ.
– Phần cuối (kiến nghị 2 & 3): “tôi năm nay trên 80 tuổi” (viết năm 2011); “hủy bỏ chế độ gác mộ ông Giáp”; “Tôi mong rằng vào dịp lễ kỷ niệm quốc khánh2/9/2014. Tôi sẽ nhận được kết quả về việc kết luận và những hướng dẫn cầnthiết cho đảng viên và quần chúng cả nước về việc này.”
2) Về NỘI DUNG:
Nội dung “tố cáo” của đơn chính nội dung của 8 điều mà ê kíp MA đã gán cho Cụ trong “Vụ Năm Châu – Sáu Sứ” đầu những năm 1990s.
– Thời gian hoạt động của Bà Bảy ở chủ yếu ở trong Nam. Vụ án xảy ra công khai từ 1967, thì chắc chắn như bao cán bộ cộng sản khác ở MN, bà không thể biết chi tiết các mục như 1, 2, 3 như “hồ sơ vụ án chống đảng” và “vụ Năm Châu, Sáu Sứ” như ghi trong đơn.
– Bà Bảy Vân là người tuân thủ tố chức kỷ luật đảng. Một cán bộ cộng sản kỳ cựu đã từng hy sinh quyền lợi riêng tư cho sự nghiệp, nay đã tuổi 90 (tuổi mụ); có nền tảng gia giáo và văn hóa; phong cách phụ nữ Nam Bộ,… như thế thì không thể khơi dậy những điều mà “đảng cấm kỵ” !
– Đơn viết : “tôi vốn chỉ là… nhưng có may mắn được sốngvà cùng làm việc với nhiều nhân chứng lịch sử cùng thời với ông Võ Nguyên Giápvà đặc biệt đã trực tiếp nghe nhiều vấn đề về ông Giáp từ các đ/c lãnh đạođảng, nhà nước và chồng tôi…”
Mà đoạn này hoàn toàn trái ngược với nội dung và văn phong hồi ký “Bên nhau trọn đời” của Bà. Vì thực tế Bà rất ít có thời gian “tay ấp đầu ôm” với chồng do hoàn cảnh hoạt động cách mạng và đặc biệt là vị thế vợ hai, trong khi kỷ luật đảng rất nghiêm và miền Bắc đang áp dụng Luật Hôn nhân gia đình. Bà đã hy sinh rất nhiều trong đời sống gia đình. Đặc biệt đoạn mở đầu/lời giới thiệu, bà viết:
“Tuy có một quá khứ 32năm làm vợ của anh, cùng chung nhau có quá trình 9 năm chống giặc Pháp và 30năm chống giặc Mỹ, nhưng sự hiểu biết của tôi đối với anh còn quá ít, tôi khôngđủ sức làm thỏa lòng bạn đọc muốn biết về anh. Tôi xin lỗi… Tôi chỉ chân thànhkể cho bạn đọc nghe một cuộc đời có góc cạnh của một cô tiểu tư sản học sinh cómáu nóng, có trái tim hòa nhịp đập cùng dân tộc qua bao thăng trầm của đấtnước… Cho nên cuộc đấu tranh của tôi vì Tổ quốc cũng như tình yêu của tôikhông bao giờ suôn sẻ cả gần trọn một đời người…” (Trích đoạn Lời nói đầucủa HK trang 3,4).
3. Về VĂN PHONG và VĂN BẢN :
– Bà Bảy Vân học đại học báo chí ở Bắc Kinh 5 năm. Làm báo ở Hải Phòng và Sài Gòn(PTBT) nhiều năm thì không thể có lối hành văn câu chữ như vậy;
– Nền tảng học vấn và công việc như thế chắc chắn không viết ra văn phong “ngữ pháp thế hệ cải cách giáo dục” như trong đơn;
– Có những đoạn trên dưới 100 chữ rất nhiều chủ ngữ mà chỉ có một hai câu. Đây là lối viết sai ngữ pháp về câu của người sinh ra và lớn lên từ thời “cải cách giáo dục”.
– Văn bản đánh máy trên giấy A4, in cả hai mặt giấy và có đánh dấu trang bằng bút dạ đen. Font chữ Time, rất thường dùng ở các PC… miền Bắc. Trong khi đó, bà Bảy Vân đã sống chủ yếu ở miền Nam.
– Trường hợp bà đọc cho người khác viết và chỉ ký, thì không thể có kiểu “copy” tài liệu mật như thế.
– Đặc biệt, trong 16 trang “đơn kiến nghị”, kiểu bố trí văn bản của trang 16 là chỉ có “chữ ký” (Nguyễn Thị Vân chứ không phải Thụy Nga).
– Chữ ký của Bà nếu là thật, thì việc chữ ký nằm góc trên phải của 1 trang riêng (16), người ta có quyền nghi ngờ chứng tỏ người ta lừa bà ký.

Kết luận:

– Đây là một đơn kiến nghị dỏm được tung lên mạng không rõ vì mục đích gì. Không loại trừ chiêu “thọc gậy bánh xe” của Trung Cộng và thế lực thân Tàu. Một số báo mạng chộp ngay cơ hội giật gân, để câu khách chuyện thâm cung bí sử. Vì thế ĐCSVN cần công bố và minh bạch hồ sơ về các “vụ án chống Đảng” và “Năm Châu, Sáu Sứ” như ĐÈN CÙ và Bên Thắng Cuộc đề cập là rất cần thiết.
– Hiện tại, ông Lê Kiên Trung, conút của bà Bảy Vân cùng với Lê Duẩn là thiếu tướng, Phó cục trưởng Cụ An ninh A87. Ở vị trí này có thể tiếp cận được các hồ sơ lịch liệu mật của ĐCS. Người ta có quyền nghingờ ông. Nhưng về nguyên tắc bảo mật và quy định của tổ chức, một cá nhân là ủy viên BCT cũng không được phép công bố. Một tướng công an không thể không biết điềi đó.
– Sơm muộn gì, hậu thế sẽ trảlại công bằng và sự thật cho lịch sử. Thế nên con cháu các nhân vật trong các“vụ án chống đảng” vì sự thật và vì lợi ích dân tộc để đừng bị các tác động bỡiphe nhóm đến việc làm và hành động của mình

 https://www.ttxva.net/co-thuc-su-la-don-kien-nghi-cua-ba-bay-van/
—————————————————-
– http://sachhiem.net/LICHSU/N/NgHgTran_TS02.php
– http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Du%E1%BA%A9n
THEO FB SAO HỒNG

Monday, October 6, 2014

VĂN QUANG * ÁN BỎ TÚI ÁO




Văn Quang – Viết từ Sài Gòn

00- Án bỏ túi áo và án bỏ túi quần

Những chuyện lạ ở tòa án VN ngày nay không thiếu gì những chuyện lạ ngoài sách vở luật pháp, ngoài ý muốn của chính những vị quan tòa ngồi oai phong lẫm liệt trước công đường, bởi chính những vị ấy muốn xử đúng pháp luật cũng không được bởi phải báo cáo cấp trên, bởi phải theo ý định của một “cơ quan quyền lực” cao hơn tòa án. Thế nên có những vụ đáng lẽ phải xử tù vái chục năm, nhưng cuối cùng tòa án đành phải theo ý cấp trên xử vài năm tù treo cho xong chuyện.
Người dân gọi những vụ án này là “án bỏ túi”. Có thể hiều vụ án đã có “chỉ đạo” sẵn, quan tóa xử… cho vui rồi khi tuyên án chỉ việc móc túi áo ra lấy bản án ghi sẵn cứ thế mà tuyên án.
Không chỉ có thế, người ta còn chia làm 2 loại: “án bỏ túi áo” và “án bỏ túi quần”.
Nói nôm na ra án bỏ túi áo là loại được chỉ đạo sẵn bằng văn bản hẳn hoi hoặc bằng những cuộc họp kín, văn bản được long trọng bỏ túi áo ngực. Còn loại “án bỏ túi quần” là loại được các quan trên gửi gấm, nhờ vả, nhưng là quan to nên gửi gấm nhờ vả cũng có nghĩa là chỉ thị ngầm, đút váo túi quần, móc ra cho kín đáo.
Đấy là chưa kể đến loại án được “mua bán” sẵn, nói cho rõ là được đút lót chạy chọt bằng “hiện kim, hiện vật” như mốt chiếc xe hơi cho con cháu các cụ, một cái nhà cho bồ nhí các quan, bố ai biết đâu mà lần. Thế cho nên các vụ án oan sai cứ tiếp nối nhau dài dài. Tôi không thể nào kể hết những vụ oan sai đó đã từng xày ra và đã bị điều tra đi điều tra lại. Có khi hàng chục năm mà người bị án oan vẫn chưa biết mình oan hay không, cứ để bản án “lửng lơ con cá vàng” như thế thôi, tôi sẽ chứng minh cụ thể 1 trong nhiều bản án kiểu này ở phần sau.
Và gần đây lại còn một chuyện lạ nhất thế giới nữa, tôi nhờ bạn đọc tìm được một nước khác có kiểu làm việc nước như thế này.
Tuyển tội phạm làm công chức ngay tại xã Đó là chuyện ông Nguyễn Hoàng Hải, Bí thư Đảng ủy xã Chàng Sơn (Thạch Thất- Hà Nội), triệu tập họp Đảng ủy xã, thông báo, được sự đồng ý “bằng miệng” của Huyện ủy, UBND huyện Thạch Thất, nay Đảng ủy xã quyết định tuyển dụng Phí Đình Hưng, và Nguyễn Văn Thiết, là hai trong số 03 tù nhân đang thụ án tù treo theo bản án số
58/2013/HSST vào làm việc tại UBND xã Chàng Sơn với các vị trí: Phí Đình Hưng làm kế toán, Nguyễn Văn Thiết là tổ trưởng văn phòng (Đại lộ, ngày 17/9). Một quyết định tuyển dụng mà không có văn bản, chỉ truyền khẩu cho 2 chức vụ được người dân gọi là “tay hòm chìa khóa”, muốn ‘gì” cũng phải qua tay hai ông “cố vấn tối om” này mới xuôi chèo mát mái.
Lý do bí mật của cánh quan chức tham ô
Hai vị tù nhân này nằm trong một “băng” mà ngày nay người ta gọi là “nhóm lợi ích”, bao gồm: Nguyễn Hoàng Hải, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã, Phí Đình Hưng (khi đó là Chủ tịch UBND xã); Chu Thế Huấn- Phó Chủ tịch UBND xã; Nguyễn Văn Thiết (khi đó là Đảng ủy viên, cán bộ địa chính). Vì mục đích tư lợi, từ năm 2004 đến 2012, suốt 8 năm trời, các vị đã ra nhiều nghị quyết trái pháp luật, tạo điều kiện cho các vi phạm pháp luật về đất đai, quản lý tài chính, gây ra hậu quả rất nghiêm trọng.
Cơ quan chức năng đã phải điều tra suốt mấy năm trời, xác định có dấu hiệu “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Và “nhóm lợi ích” cuối cùng bị truy tố, xét xử. Bản án cuối cùng cũng đã tuyên: Phí Đình Hưng 36 tháng tù, Nguyễn Văn Thiết 24 tháng tù, Chu Văn Quang 20 tháng tù, còn lại các quan khác đều được hưởng án treo. Tuy nhiên thời gian thử thách rất khác nhau: Chu Văn Quang 40 tháng, Nguyễn Văn Thiết 48 tháng; riêng Phí Đình Hưng tới 5 năm. Vậy mà ngày nay Phí Đình Hưng nghiễm nhiên trở lại ngồi chồm chỗm giữa công đường!
Quan chơi đúng kiểu giang hồ
Tại sao? Dễ hiểu thôi, khi ra tòa Phí Đình Hưng đã nhận hết tội về mình, nên ông bí thư kiêm chủ tịch xã Nguyễn Hoàng Hải mới thoát được tù tội. Và giờ đây ông vẫn vòn tại chức, đến lượt ông này “trả nghĩa”, theo đúng kiểu giang hồ: “Chú cứ nhận hết tội, để anh còn làm việc, chú yên tâm”. Và đại ca Hải đã làm được. Người dân rất phẫn nô khi phải khoanh tay cúi đầu trước tên tội phạm ngay trong làng xã mình. Ông Nguyễn Văn Thúc, Chủ tịch Hội Người cao tuổi nói rằng, xã có gần 10000 dân, những người có bằng Đại học, cao học rất nhiều, đâu có thiếu người làm việc, đến mức nhất thiết phải tuyển những tên đang bị án tù, làm mất lòng tin của dân. Người ta có thể làm liều, làm ẩu, có thể giẫm đạp lên pháp luật, để rồi vẫn ngang nhiên ngồi ở chốn công đường, chả “sợ bố con thằng dân nào”!
Đó chỉ là một chuyện mang tính “băng đảng” ở một xã, cón khối chuyện tương tự như thế nhưng “nhỏ” hơn chút xíu. Tuy “nhỏ” nhưng ảnh hưởng lại vô cùng lớn. Tôi chỉ tóm tắt vụ này.
Cho “quan tham” làm công an ấp?!
Đó là trường hợp ông Lê Võ Trường (45 tuổi) - bí thư kiêm trưởng ấp Phương Lạc, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) từ năm 2005 đến năm 2008 có nhiều sai phạm. Sau loạt bài, ông Trường bị cách chức.
Theo kết luận của huyện Phụng Hiệp, từ năm 2005 đến 2008 có ba người ở xã Phương Bình chiếm đoạt tổng cộng 126,7 triệu đồng. Riêng ông Trường, khi đó là trưởng ấp Phương Lạc, lập danh sách khống ăn chặn tiền chính sách gần 11 triệu đồng. Sau đó, hai người kia bị tòa phạt 10 và 20 năm tù, riêng ông Trường chỉ phải bồi thường lại số tiền tham ô và bị cách chức do các sai phạm trên cộng với việc vi phạm về quan hệ nam nữ bất chính dù đã có vợ con. Sau một thời gian thôi làm việc, đầu năm 2013, ông được địa phương cất nhắc lên làm trưởng ban quản lý chợ Cái Sơn ở địa phương này và đến năm 2014 được trao chức phó Công an ấp Phương Lạc. Điều này làm người dân bất bình, gửi đơn tập thể phản đối quyết liệt. Một người dân đặt câu hỏi: “Làm công an mà thành tích bất hảo như thế thì ai tin? Kh
Khi bắt được trộm cướp nó nói “tui cũng như ông thôi” thì tính sao đây?”. Đúng là các quan xã làm vua một vùng như tờ Pháp Luật đã đưa hàng loạt tin tức như vậy trong loạt bài “trưởng ấp anh là vua”.
Tiếp tay cho “án bỏ túi”
Dư luận của giới pháp luật nói chung và ngay tại Quốc hội VN đang ồn áo lên tiếng về một “quyết định lạ lùng” của ông Nguyễn Đức Bình, Chánh án Tòa án nhân dân (TAND) TP.Hà Nội ký ban hành ngày 23.1.2013 (gọi là Quyết định 13).
Bà Lê Thị Nga – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội cho rằng Quyết định 13 có những “quy định lạ lùng” và khẳng định Quyết định này là vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc “thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuần theo pháp luật; nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc của thẩm phán và hội thẩm”. 
Tại sao là “lạ lùng”, bởi vì theo Quyết định 13, các phó chánh án, chánh tòa chuyên trách TAND TP.Hà Nội, Chánh án TAND cấp huyện, thẩm phán, thẩm tra viên phải có trách nhiệm báo cáo với Chánh án TAND TP.Hà Nội nhiều loại án, trong đó có: “Các vụ án hình sự sơ thẩm dự tính xử phạt bị cáo dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, chuyển sang loại hình phạt nhẹ hơn hoặc cho bị cáo hưởng án treo các vụ án dân sự về thừa kế có kỷ phần thừa kế được tính bằng giá trị; các vụ án mà Chánh án TAND TP thấy cần thiết”…
Ông Chánh án TAND TP Hà Nội muốn thâu tóm quyền hành xét xử vào trong tay nên yêu cầu cấp dưới báo cáo cụ thể việc “dự định xử phạt”… cho mình biết trước. Vậy thì ông chánh án TAND TP Hà Nội không tin vào năng lực xét xử của tòa án cấp dưới hay sao?
Vậy thì phải nói trắng ra: Đây là hình thức “duyệt án trước” mà theo ngôn ngữ dân gian là “án bỏ túi”?.
Mời bạn đọc những ý kiến sau của người dân
- bùi đán (e-mail: dânbuivn50@gmail.com)
Đến tòa án mà còn làm trái luật không biết công lý SẼ ĐI VỀ ĐÂU đây là sản phẩm của mua quan bán chức con ông cháu cha với cái đầu trống rỗng lấy lợi ích nhóm làm đầu
- phạm văn đoàn (e-mail: pham.doan45@yahoo.com.vn)
Nói thật là bây giờ mà nhắc tới tòa án là tôi đã không muốn nghe rồi. Gia đình tôi cũng từng đi hầu tòa rồi vì vậy tôi biết
-Lê thị hồng (e-mail: co_giao_hong@yahoo.com.vn)
Theo nội dung bài báo viết, các bạn để ý mà xem, đây là một hình thức MỚI của nạn THAM NHŨNG đấy.Hầu hết các loại GIẢM ÁN, hoặc là ÁN OAN SAI ...xảy ra thời giai qua là nằm ở khâu này. Nếu phạm nhân CÓ TIỀN CHẠY ÁN thì KẺT QUẢ có tính "khả thi" ngay. Gia đình tôi có người làm ở tòa án các cấp nên tôi RẤT HIỂU VẤN ĐỀ NÀY.
Đọc vài lời phản ứng trên đây, bạn đọc đã biết rõ bàn tay của các cấp trên muốn nhảy vào chi phối những bản án như thế nào. Sự công minh chính trực đành đội nón ra đi.
Chưa dám quy định người bị bắt có quyền giữ im lặng
Đó là hàng tít lớn trên báo Thanh Niên ra ngày Thứ Hai 29-9 vừa qua. Trước hàng loạt những vụ án oan sai xảy ra ở khắp nơi. Hầu hết nạn nhân bị oan saibị bức cung, dùng nhục hình, tra tấn tàn nhẫn và bắt phải nhận tội bằng văn bản đàng hoàng, thứ văn bản được viết sẵn bắt nạn nhân phải ký, nếu không ký sẽ tiếp tục bị hành hạ, có khi đê`n tử vong hoặc mang thương tích suốt đời.
Để hạn chế những cảnh tàn bạo đó, đã có rất nhiều ý kiến của mọi tầng lớp nhân dân nêu ra và chính người viết bài này, trong vài số báo trước, cũng đã đưa ra một số giải pháp ngăn chặn như quyền được mời luật sư tham dự các buổi hỏi cung, dùng camera theo dõi… Nay Quốc hội VN đã đưa vấn đế này ra thảo luận với rất nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên vấn đề người bị bắt có quyền im lặng vẫn chưa được thông qua.
Góp ý đầu tiên về dự luật Tổ chức Tòa án nhân dân (TAND) sửa đổi, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhắc lại đề nghị của Ủy ban Tư pháp trong phiên điều trần về chống bức cung, nhục hình gần đây, cũng như đề nghị của Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường về việc “bị can, bị cáo, người bị bắt giữ có quyền im lặng cho đến khi có luật sư”, và đặt câu hỏi: “Trường hợp không đảm bảo được 2 nguyên tắc cơ bản là quyền tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa của bị can và nguyên tắc tranh tụng tại tòa, thì tòa có được phép mở phiên xét xử hay không”.
Về tính độc lập của thẩm phán trong xét xử, theo Chánh án TAND tối cao ông Trương Hòa Bình, đây là nguyên tắc đã được hiến định và cụ thể hóa trong luật Tổ chức TAND sửa đổi. “Chúng tôi sẽ kiến nghị để có cơ chế pháp luật tiếp tục đảm bảo quyền này, tuy nhiên cũng có nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong xét xử, chúng tôi cũng sẽ chấp hành”, ông Trương Hòa Bình nói.
Cơ quan điều tra không muốn đưa vào luật Viện trưởng Viện KSND tối cao Nguyễn Hòa Bình lý giải thêm
“Quyền im lặng của bị can, bị cáo là vấn đề lớn, thế giới đã áp dụng. Tuy nhiên, khi đưa ra lấy ý kiến, chúng tôi cũng còn lúng túng, cần có định hướng của Ủy ban Thường vụ QH về vấn đề này”. Lý do, theo ông Nguyễn Hòa Bình, cơ quan điều tra hoàn toàn không muốn quy định quyền im lặng của bị can, bị cáo, trong khi phía luật sư thì rất muốn.
Rõ ràng phía các ông có quyền bắt người, có quyền điều tra không hề muốn có thứ luật này để “dễ dàng” trong việc điều tra. Nhưng hàng loạt vú bức cung, dùng nhục hình đã làm tình làm tội nhân dân rất khốn đốn, chính cơ quan điều tra cùng ngành công an cũng mang tiếng vì một số nhân viên xấu xa này.
Chưa ai quên vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn bị tù oan đến 10 năm mới được giải oan. Nhất là vụ “tra tấn kiểu chim đông lạnh” của mấy ông điều tra viên tỉnh Sóc Trăng. Không ghi vào sách Guiness là một thiếu sót lớn của nền văn minh nhân loại. Hoặc có những vụ án kéo dài tới 30 năm không được giải quyết như trường hợp ông Nguyễn Duy Hiếu (SN 1957), vừa tiếp tục có đơn kêu oan gởi Chủ tịch nước cùng các cơ quan có trách nhiệm đề nghị giải quyết, trả lời quanh việc ông bị công an bắt giam 18 tháng cùm chân, sau đó nhận lệnh tạm tha mà không có kết luận đúng sai. 
Lệnh tạm tha ban hành đã 30 năm nhưng cho đến nay vẫn không có kết luận ông Hiếu có phạm tội hay không? Ông Hiếu rất bất bình: “Nếu tôi là người không phạm tội thì phải công bố, công khai đừng để tôi phải chịu cảnh hàm oan suốt đời với lý lịch tư pháp là người có tiền án, tiền sự làm ảnh hưởng đến tương lai cả đời con cháu tôi”.
Còn tranh cãi về quyền im lặng
Nếu có luật im lặng cho đến khi có luật sư thì chắc chắn những sự việc quá tai tiếng kia rất khó xảy ra. Đậy cũng chính là biện pháp giúp các cấp trên của ngành điều tra bớt gánh nặng kiểm soát và trách nhiệm. Đừng nghĩ rằng quyền im lặng sẽ làm bớt “quyền hành” của điều tra viên. Có như thế thì sự tôn trọng luật pháp mới được bảo đảm với bất cứ ai.
Cuối cùng ông Nguyễn Hòa Bình cho biết: “Phải làm sao để khi bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền không phát biểu, không khai, cho đến khi có luật sư. Còn trường hợp người ta đảm bảo tự bào chữa được thì người ta khai và chịu trách nhiệm về lời khai của mình trước tòa. Đây là một quyền rất lớn, nhưng hiện nay trong quá trình xây dựng dự thảo, đang có sự xung đột, ý kiến còn đang rất khác nhau cho nên chúng tôi không dám đưa quy định này vào”.
Như vậy là luật “quyền im lặng” vẫn chưa ngã ngũ ra sao. Người dân vẫn còn mỏi mắt trông chờ một điều gì đó khả dĩ bảo vệ cho sự an toàn của chính mình. Sống mà không an toàn, cứ bị “hỏi thăm sức khỏe” là lo sợ cuống cuồng thì còn hạnh phúc ở chỗ nào?
Đến đây để kết luận cho sự tai hại của cái “quyền im lặng” nếu chậm hoặc không được ban hành, mời bạn đọc “thưởng thức” một kiểu vòi tiền của cả một “tập đoàn” quan tòa khiến người dân hết đường chống đỡ. Xin tóm tắt:
Tòa, viện vòi tiền, ngăn bị cáo mời luật sư
Theo đơn tố cáo của dân, kiểm sát viên, chánh án, thẩm phán, thư ký tòa dọa bị cáo nếu mời luật sư sẽ bị xử nặng và dọa nạt thẳng thừng, làm tiền bị cáo.
Phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Bá Quý ở xã Tiến Nông, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) về tội cưỡng đoạt tài sản dự tính mở vào ngày 4-9 vừa qua phải tạm hoãn để các cơ quan chức năng làm rõ việc bị cáo tố cáo kiểm sát viên, chánh án, thẩm phán, thư ký tòa huyện Triệu Sơn o ép nhận tiền của bị cáo và ngăn cản bị cáo mời luật sư bào chữa cho mình.
Theo tố cáo, kiểm sát viên Nguyễn Đình Hà (VKS huyện Triệu Sơn), Chánh án TAND huyện Triệu Sơn Lê Ngọc Hiệp, Thẩm phán Lê Thị Thu, thư ký tòa án Lê Sỹ Thuần là những người trực tiếp tiến hành tố tụng đã đe dọa và làm tiền bị cáo.
Tháng 3-2014, người dân xã Tiến Nông (Triệu Sơn) tố cáo về việc chủ tịch xã có nhiều sai phạm trong quản lý kinh tế làm thất thoát tiền của dân. HĐND xã đã lập đoàn kiểm tra, giám sát các công trình mà dân khiếu nại. Sau đó người dân chưa đồng ý với kết quả của đoàn giám sát nên tiếp tục làm đơn tố cáo lên huyện và tỉnh.
Theo ông Quý, ông bị o ép nhận tội nên sau khi được tại ngoại, ông nhờ luật sư Lê Quốc Hiền (Đoàn Luật sư tỉnh Thanh Hóa) bào chữa cho mình và kiểm sát viên, thẩm phán ra sức “can ngăn”, dọa dẫm để vòi tiền…
Ông Quý kể lại, ông có người cháu tên Nguyễn Đình Cánh, đang là phó chủ tịch UBND xã này và sợ việc tố cáo, khiếu nại của dân sẽ ảnh hưởng đến công việc của ông Cánh nên gọi điện thoại hỏi ông Cánh có liên quan gì trong việc người dân khiếu nại hay không. Qua điện thoại, ông Cánh cho là mình có liên quan và đặt vấn đề nhờ ông Quý giúp đỡ bằng cách nhờ ông Quý tác động những người tố cáo không gửi đơn lên cấp trên và sẽ lo tiền để làm quà cho những người đi khiếu kiện.
Theo cáo trạng, lúc đầu bị cáo Quý đòi 200 triệu đồng, sau đó rút xuống còn 130 triệu đồng và ông Cánh đồng ý. Sau đó hai bên hẹn nhau tại một quán cà phê để giao nhận tiền và bị cáo Quý bị công an bắt quả tang về tội cưỡng đoạt tài sản…
Vụ án cón nhiều tình tiết ly kỳ của các quan tòa mặc cả với nạn nhân như mua bán mớ rau con cá ngoài chợ. Trong bài khác tôi sẽ tường thuật cùng bạn đọc những tệ nạn này để thấy người dân VN cần có “quyền im lặng” để được bảo vệ như thế nào trong tình trạng một mớ luật pháp lộn xộn hiện nay.
Văn Quang – 03 tháng 10- 2014
Hình
01- Biếm họa “án bỏ túi”
02- Tù nhân Phí Đình Hưng (bên phải) làm việc với các trưởng thôn ngày 15-8-2014
03- Loạt bài “Trưởng ấp anh là vua”
04- Ông Hiếu cùng lá đơn kêu oan và lệnh tạm tha ký cách đây 30 năm
05- Ông Nguyễn Bá Quý, người tố cáo các cán bộ VKS, Tòa án huyện Triệu Sơn vòi tiền.
06-Vụ án Nguyễn Thanh Chấn cho thấy phải đẩy mạnh hơn nữa cải cách tư pháp

Saturday, October 4, 2014

TRẺ RANH * CHUYỆN NƯỚCNON

 
CHUYỆN NƯỚCNON
TRẺ RANH


Truyện dàiđấu đá trong hàng ngũ lãnh đao Đảng CSVN


Phe Nguyễn Tấn Dũngđang trên đà thắng thế đã đưa Võ Văn Thưởng từ bí thư tỉnh Quảng Ngãi về TPHCM thay Nguyễn văn Đua làm phó bí thưthường trưc Thành ủy Đảng CSVN TPHCMđể chuẩn bị thay Lê Thanh Hải làmbí thư thành ủy và dàn xếpđể Lê Thanh Hải làmtrưởng ban Dân Vân thay Hà thị Khiết nghỉ hưuTrung tướng Tô Lâmngười được coi là chỗ trong nhà của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa đươc chủ tịch nước Trương Tấn Sang phong hàmthượng tướng và Bộ chánh trị bổ nhiệmthứ trưởng bộ Công An Tin mới nhất cho biết Bộ Chánh trị Đảng CSVN vừa thông qua nghị quyết cơ cấu đại tướng Cộng An Trần Đai Quang là ứng cử viên duy nhất trong Đai hội 12 Đảng CSVN và yêu cầu các nhân vật Nguyễn Phú Trọng,Trương Tấn Sang,Nguyễn Tấn Dũng,Lê Hồng Anh nghỉ hưu.Nguồn tin còn tiết lộ rằng cái nghị quyết này chỉ đươc đa số quá bán bộ chánh trị chứ không phảiđa số tuyệt đối thông qua nên chắc sẽ còn nhiều trận đấu đá gay cấn trong nội bộ Đảng CSVN vì ngườita vẫn thấy thủ tướng Nuyễn Tấn Dũng vẫn đi các tỉnh vận động tranh cử chức Tổng bí thư Đảng CSVNvà ăn nói còn bậmtrợn hơn

Nguồn tin thêm rằng sở dĩ Bộ chánh trị Đảng CSVN phải ra cái nghị quyết này trình hội nghị 10 ban chấphành trung ương Đảng xin ý kiến ban chấp hành là vì bị áp lực của phái đoàn Đảng CSTQ mớiqua Hà nội, nên phe thân Trung Quốc trong Bộ Chánh trị Đảng CSVN phải ra tay nhưng chắc chắn nghị quyết này ra hội nghị 10 khó được ban chấp hành chấp nhận vì cả phe Nguyễn Phú Trọng lẫn phe Nguyễn Tấn Dũng đều chống, đó là chưa kể phe ông Trương Tấn Sang cũng bất bình,hội nghị 10 sẽ hứa hẹn nhiều gay cấn,hội nghị nàysớmhọp thôi,sẽ họpsau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đi Hàn Quốc về, nghĩa là sau ngày 4 tháng 10

Chu Tấn và Phạm Trần Anh triệu tập Hội nghị Diên Hồng thời đai

Hai nhà văn Chu Tấnvà Phạm Trần Anh đang ngươc xuôi khắp nước Mỹ để triệutập HộiNghị Diên Hồng thời đai tại thủ đô ngươi VN tỵ nạn ở Mỹ.Hộinghị hứa hẹn sẽ đưa ra phương hướng vàvõ khí tinh thần để giải quyêt vấn đề dân tộc và thời đai của VN.Hiện hội nghị đã nhận đươc sự đóng góp ý kiến của hơn một trămtrí thưc và văn nghệ sĩ bằng những bài viết đầy sáng kiến.Do dó cùng với việc tổ chức hội nghị Diên Hồng thờiđai Chu TấnvàPhạmTrần Anh còn choxuất bản tậpsách Tạp chi Thơ chơi ông Nguyễn Phú Trong Tap chí Thơ vừa cho đăng lại toàn văn luận văn tiến sĩ của tác giả Nguyễn Phú Trọng làm năm 1967 với tựa đề""Phong vị ca dao dân ca trong thơ Tố Hữu""Trong luận văn này tác giả Nguyễn Phú Trong đã hết lời ca ngợi bài thơ Tố Hữu khóc Staline với tựa đề""Đời đòi nhớ ông"" qua những câu

Ông Staline ơi!ông Staline ơi
Hỡi ơi ông mất đất trời có không
Thương cha thương mẹ thương chồng
Thương mình thương một thương ông thương mười

Trong khi chính tác giả Tố Hữu sau đó còn ""ngượng""khôngdám đăng lại bài thơ này trong tuyển tập thơ Tố Hữu vì bài thơ quá dở và ""nịnh"" Staline quá""chuế'""

Tạp chí Thơ đăng lại luận văn của ông tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng chắc chắn làm ông tiến sĩ chỉ còn cách lấy rổ mà che mặt cho bớt ""tẽn tò""

Nữu Ứơc thời báocủa Mỹ vừa tiết lộ rằng sở dĩ ông Lê Hồng Anh phải sang Tầu gặpmặt Tập Cận Bình là vì Tập Cận Bình đã thề không tiếp NguyễnPhú Trọng,với lý do Trọng là tên đầy tớ phản chủ không còn khả năng để choTập Cận Bình sài nữa, Bắc Kinh đã sóa sổ Nguyễn Phú Trọng khỏi danh sách tay sai

Qủa bomNguyễn Trung

Ông Nguyễn Trung nguyên đai sứ CHXHCNVN tại Thái Lanđã viết một bài về Kinh tế thị trường theo định hương xã hội chủ nghĩa ,vạch trần ra là kinh tế thị trương chỉ dothị trương định hướng Đảng CSVN can thiệpvô là hư hết.Con đường tốt nhất choĐảng CSVN là phải trở về với dântộc bỏ chủ nghĩa Mác Lê bỏ con đương Đảng lãnh đao trở về con đường Đảng cầmquyền chấp nhận đa nguyên chánh trị.mở rộng dân chủ,thật sự là Đảng của Dân trả lại dân quyền dân.Qủa bom Nguyễn Trung nổ ra Bộ Chánh Trị Đảng CSVN chới với

Trường hợp Huỳnh Tấn Phát

Theo hồi ký của bác sĩ Trần Ngươn Phiêu thì trường hợp kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát thật thê thảm ông là cháu của ông Huỳnh Văn Phương nên khi ông Phương đươc khâm sai đai thần Nguyễn Văn Sâm bổ nhiệm làm chánh mật thám Nam kỳ,thì Huỳnh Tấn Phát tới gặp ông Huỳnh Văn Phương xin ông Phương giúp đỡ Cộng Sản,ông Phương trả lời ông sẵn sàng cung cấp cho Cộng Sản vũ khí và đia điểm luyện quân nhưng ông cũng nói Trần Văn Giầu lãnh tụ cộng sản đã từng làm chỉ điểm cho mật thám Pháp,Phát phải thận trọng.Ông Phương đã sao chụp những tài liệu của sở mật thám Pháp ở đường Catinat chứng mình Trần Văn Giầu làm việc với chánh thanh tra chánh trị sở mật thám Pháp Duchême như thế nào ông giữ một bản và trao cho luật sư Dương Văn Gíáo, Đứcthầy Huỳnh Phú Sổ mỗi ngươi một bản.
Kết quả làTrần Văn Giầu đã cho ngươi thủ tiêulần lượt Huỳnh Văn Phương,Dương Văn Gíaó, Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ,còn Huỳnh Tấn Phát dù cúc cung tận tụy phuc vụ cộng sản cũng bị tiêm thuôc độc thủ tiêu

Thi sĩ Vũ Hoàng Chương ở nhà tù Chí Hòa đươc bác sĩ Phan Huy Quát săn sóc sức khỏe.

Theo tiết lộ gần đây nhà thơ Vũ Hoàng Chương trong những ngày nằm khámChí Hòa đã ở chung phòng với bác sĩ Phan Huy Quát nguyên thủ tướng chánh phủ thờiquốc trưởngPhan Khắc Sửu.Nhà thơ Vũ Hoàng Chương đã đươc bác sĩ Phan Huy Quát tận  tình chămsóc sức khỏe kể cả bưng bô cho thi sĩ Vũ Hoang Chương

Tậpthơ Cánh cửa

Nhà thơ Vương Tân vốn là chỗ thân tình vớiTrẻ Ranh vừa nói với Trẻ Ranh rằng nhà thơ thiên tài Nguyễn Thùy Song Thanh vừa mới đươc nhà xuất bản Trẻ in và phát hành tậpthơ Cánh cửa,một tậpthơ mà nhà văn Lê thi Huệ ngưòi chủ trương trang văn nghệ điện tử Gió O lừng danh ở Mỹ hết lời ca ngợi trong bài bạt.Theo nhà thơ Vương Tân thì Cánh Cửa là tậpthơ của một nữ thi sĩ thiên tài của thời đai ngày nay ở VN,rất đáng thưởng ngoạn

Nhà văn Nguyễn xuân Nghĩa đã ra khỏi nhà tù

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị bỏ tù sáu nămvề tội thích tranh đấu chotưdodân chủ ,ông đã ở tù đủ sáu năm và trở về nhà.Khi về nhà Nguyễn xuân Nghĩa đã nói sức khỏe có sa sút nhưng tinh thần thì rất ""sung""nên vẫn tiếptục cuộc chơi

Nhà báoPhạmchi Dũng bị tố là tay chân ông PhạmQuang Nghị
Sau khi nhà báo Phạmchí Dũng có bài nói về hội nghị 10 ban chấp hành Đảng CSVN đăng trên báođiện tử Dân Luận có độc giả phản hồi nói ông nhà báo này là chuyện viên tiếp thi chánh trị cho ông PhạmQuang Nghi bí thư thàng ủy Hà nội ngươi đi đâu cũng khoe đươc Tổng bí thư NAguyễn Phú Trong chọn làm ngươi kế nhiệm


Trần Mạnh Hảo kể chuyện đấu tố

Theo nhà thơ Trần Mạnh Hảo khi ông nội Trần Mạnh Hảo bị đấu tố mẹ Trần Mạnh Hảo đã không ngán đã dám cầmdao bầu quyết liệt với đám cố nông tay sai của đội cải cách nhưng đã thoát hiểm nhờ một tay chỉ huy Đội cải cách vốn mê bà từ thời con gái can thiệp vì vẫn còn mê bà

Chọc cải cải cách ra mà ngửi

Ông Ngô Nhân Dụng bỉnh bút báo nhật báo Người Việt xuất bản ở Mỹ có bài bình luận về cuộc triển lãm Cuộc cải cách ruộng đất ở VN mà thiên hạ thường gọi là đâu tố,rất là hayTheo ông Ngô NhânDụng cuộc triển lãm này là chọc Cải cách ruộng đât ra mà ngửi vì đia chủ thủa nào ruộng đất nhà cửa ăn chơi còn thua xa các ông bàcán bộ Đảng CCVN ngày nay.Đảng CSVN đang đi vào bước đương cùng nên mới tổ chức triển lãm Cải cách ruộng đất


Ông Nguyễn bá Thanh công kích nhà nước phong nhiều tướng quá

Ông Nguyễn Bá Thanh trưởng ban Nội Chính trung ương Đảng CSVN sau khi ghép tủy ở Mỹ về đã tổ chức tiếp xúc với cử tri thành phố Đà Nẵng và nói thẳng với cử tri khi trả lời thắc mắc là ông cũng không hiểu sao quân đội và công công an thăng nhiều tướng quá mà không có ông tướng nào ở Trường Sa. Là trưởng ban Nội chính nghỉa là nắm cả quân đôi lẫn công an mà không hiểu sao quân đội và công an thăng nhiều tướng đúng là ông trưởng ban Nội chính "" ếch ngồi đáy giếng""

Ông Lê Thành Cung chủ tich Bình Dương sao giầu thế

Theo sác nhận của ông Nguyễn Minh Giao trưởng ban Tuyên Gíaó tỉnh Bình Dương thì quả ông Lê Thành Cung chủ tịch tỉnh Bình Dương có đồn điền cao su thật,nhưng đó là tàisản của gia đình.Trong khiđó ông luật sư NguyễnVăn Hậu phó chủ tịch Hội luật gia TPHCM lại nói đồn điền caosu của ông Cung là do ủy ban nhân dân huyện Bến Cát giao đất cho ông Cung khi ông làmphó chủ tịch tỉnh Bình Dương hồi nằm 1997,vụ giao đất này là hoàn toàn trái phép

Nhà thơ Đoàn kế Tường đã về cõi vĩnh hằng

Nhà thơ Đoàn Kế Tường vốn là một ký giả nhât báo báo Sóng Thần,sau ngày 30tháng tư 1975 ông là ngừoi đầu tiên mua sích lô đạp và sau đó theo Phong Trào Phục Quốc,ông bị cộng sản bắt năm 1976 và ở tù 10 năm, nhà văn DuyênAnh rất tin tưởng và ông làm đươc bàithơ nào đắc ý đều giao cho Tường học thuộc lòng.Sau 10 nămở tù công sản đượccộng sản thả Đoàn kế Tương thành nhà báo công an cộng sản với bút danh Đoàn Thạch Hãn. Gỉai thích về chuyện này với người thân Đoàn Kế Tường nói sở dĩ Tường phải trở cờ vì bị đàn anh Uyên Thao cướp vợ và làm tay sai an ninh cộng sản nên Tường phảicó đường của Tường là đi theo sư chiêu hồi của Huỳnh Bá Thành tổng biên tập báo Công An TPHCM để viết báoviết sách vạch trần bộ mặt thật Uyên Thao.Kết quả là Tường sinh năm 1949 tại Quảng Trị bị tiểu đương rồi HIV qua đời ngày 3 tháng 9 tại bênh viện ung bướu TPHCM sác đươc đưa về an táng tạiquê nhà làng Đông Dương xã HảiDương huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị.Cái chết của Đoàn kế Tường là bài học đắt giá của sự hận thù,trả thù.

Nhà thơ Hoàng Vũ Đông Sơn không còn nữa

Nhà thơ Hoàng Vũ Đông Sơn sau một trận bạo bệnh đã rời cõi thế sáng ngày 12 tháng 9 và trưa ngày 14 tháng 9 đã đươc hỏa táng tại Bình Hưng Hòa.Trước cái chết của nhà thơ Hoàng Vũ Đông Sơn nhà văn Thế Phong với bút danh Đường bá Bổn đã viết một bài báotrên trangbáođiện tửThằng phải gió bôi bác Hoàng Vũ Đông Sơn tuy đi học vi tínhcùng với Lữ Quốc Văn và làmtrưởng lớpđàng hoàng nhưng lại phải nhờ con trai mở email hộ.Sau đó không biết nghĩ đi nghĩ lại thế saođó đãviết thêmmột bài tử tế hơn nói về việc ông và Lữ Quôc Văn đến viếng Hoàng Vũ Đông Sơn trước khi nhậpquan,đưa phong bì phúng viếngđồng thời trich đăng lại ba bàithơ của Hoàng Vũ Đông Sơn như một sự tưởng nhớ

Bà Bẩy Vân đánh nhau với sác chết

Bà Bẩy Vân vợ bé ông Lê Duẩn cố tổng bí thưĐảng CSVN vừa đưa ra một kiến nghị nội dung y chang vụ án Sáu Sứ mà Tổng cục 2 bộ Quôc Phòng thời tướng Nguyễn Chí Vịnh làmthủ trưởngtạora tố cáo tướng VC Võ Nguyên Gíaptừng là con nuôi chánh mật thám PhápMarty,tay sai tình báoLiên xô đồng thời là ông tướng chỉ biết sát quân chứ không có tàigì cả đòi Đảng CSVN phải xử lý tướng Gíap dù ông ta đã chết từ cả nămrồi.Bà Bẩy Vân là nhà báo cộng sản có khác đánh nhau cả với sác chết thối hoắc mà vẫn vênh vang ta đây


Bộ ngoại giaoVN có 8 ông thứ trưởng

Trong khi ông phó thủ tướng kiêmbộ trưởng ngoạigiao PhạmBình Minh xuất ngoại thì Bộ chánh trị Đảng CSVN bổ nhiệmthềm hai ông thứ trưởng khiến bộ này có tới 8 ông thứ trưởng.Một trong hai ông thứtrưởng mớiđươc bổ nhiêm là ông Vũ Hồng Nam nguyên là chánh văn phòngkiêmtrợ lý bộtrưởng ngoạigiao ông này đươc thêmchức chủ nhiệmỦy ban nhà nước về NgườiVN ở nước ngoàichức mà thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơntrước đây phụ trách,như vậy là thứ trưởng Sơn người hay ba hoa chích choè nay đã mất chức chủ nhiệmủy ban nhà nước về người VN ở nước ngoài,không còn dịp phét lác nữa

Phó TT kiêm bộ trưỏng ngoai giaoVN sang Mỹ đôi co với Tầu

Phó Thủ tướng kiêmbộ trưởng ngoạigiao Phạm BìnhMinh bị phe thân Trung Quốc trong Bộ chánh trị Đảng CSVN cản trở nhiều lần không chosang Mỹ cuối cùng ông cũng đã tới Mỹ họpĐai HộiĐông Liên Hiệp Quốc và dámđôi co với ngoại trưởng Tầu về vấn đề biển Đông sau đó gặp ngoại trưởng Mỹ.Chuyến đi của ông PhạmBình Minh đang làmBắc kinh tức lộn ruột vì ông Minh đã làmchoMỹ quyết định bán vũ khí sát thương choVN

Chuyện đấu đá ở bên Tầu

Ông Tập Cận Bình muốn thâu tóm quyền hành đã bỏ tù ông Bac Lai Hi ,và ông Chu Vĩnh Khang những cận thần của nguyên tổng bí thư Giang Trach Dân nhưng khi ông đụng tới thế lưc quân đội là thế lưc ông Dân còn nắmgiữ thì coi bộ ông phải chùn bước vì ông Dân bắt đầu phản công ra lệnh choquân đội không tuân lệnh của ông Bình.Như vậy là cuộc đâu đá ở bên Tầu đã vào hồi gay cấn vì cùng lúc dân Hồng Kông nổi loan đòi bầu trưc tiếp người lãnh đao xuống đường biểu tình ầm ầm đòi chia tay Băc kinh

TRẺ RANH

SƠN TRUNG * ÁNH SÁNG ĐÈN CÙ I


ÁNH SÁNG ĐÈN CÙ I


Những nhà văn quốc nội đã từng viết những trang sử sự thực đều là những chiến sĩ can trường tranh đấu cho độc lập, tự do, dân chủ và chân lý. Thời Pháp thuộc đã có Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Phan Bội Châu, Diệp Văn Cương, Diệp Văn Kỳ, Tạ Thu Thâu, Nguyễn An Ninh, v. v. Thời đầu cộng sản, sau 1954, các nhà văn, nhà thơ, học giả của Nhân Văn Giai Phẩm đã nêu cao khí tiết bất khuất. Tiếp theo, Dương Thu Hương, Bùi Ngọc Tấn, Trần Xuân Bách, Trần Độ, Nguyễn Kiến Giang, Hòa thượng Quảng Độ, Thượng tọa Thiện Minh v. v.. đã là những con người hào hùng.


Khác với loại văn chương nô bộc hèn hạ, những văn chương sự thực, văn chương tranh đấu không những có giá trị cao về đạo đức, mà còn có giá trị nghệ thuật như nhà thơ John Keat đã viết:'Beauty is Truth, Truth Beauty"(Đẹp là sự thật, Sự thật thì đẹp). Cái thứ thi ca, tiểu thuyết dối trá, ninh bợ, tuyên truyền là thứ rơm rác, bẩn thỉu.


Đèn Cù của Trần Đĩnh cũng là văn chương hiện thực ( khác với hiện thực XHCN của cộng sản  ) đã tỏa chút ánh sáng cho bầu trời u tối của Việt Nam.


I. CỘNG SẢN THAM DÂM

Con người chúng ta phải chịu sự khống chế của bản năng. Ai cũng dâm cả nhưng có khác biệt. Người hiền lành và có phẩm hạnh thì dục tính mang tính cách văn minh, lịch sự. Người tàn bạo thì hành sự dã man. Cái đáng cười là cộng sản kịch liệt chỉ trích lãng mạn, cấm yêu đương, ai phạm  tội thì bị phê bình kiểm thảo nặng nề,  đi đến  khai trừ, cảnh cáo ghi lý lịch, hạ tầng công tác và cách ly. Trần Dần, Hữu Loan là nạn nhân của chính sách bài trừ lãng mạn, và cấm tự do luyến ái.

Trong Sửa Đổi Lề Lối LàmViệc, Hồ Chí Minh đã nói đến đạo đức cách mạng, trong đó có điều 10 phần II là Đảng phải luôn luôn tẩy bỏ những phần tử hủ hoá ra ngoài. Chính Trần Đĩnh khi du học Trung Quốc đã vi phạm đệ nhất cấm điều nên bị Hoàng Văn Hoan xỉ vả:


Trong cuộc họp lưu học sinh Việt Nam ở toàn Trung Quốc, đại sứ Hoàng Văn Hoan lớn tiếng chửi vụ hai chúng tôi.” Mới sang đã tung hê ngay kỷ luật của Ðảng, chân ướt chân ráo luyến ái ba lăng nhăng ngay. Người chứ đâu phải trâu với ngựa mà cứ gặp nhau là nhảy.”(ĐC, 107 )

1. HỒ CHÍ MINH

Cấm lãng mạn, yêu đương nhưng cộng sản cao cấp thì có độc quyền năm thê bảy thiếp. Đứng đầu sổ dâm tặc trong hàng ngũ cộng sản là Hồ Chí Minh.Ông Hồ dâm dục nhưng lại muốn làm bậc thánh khổ tu, luôn miệng không vợ con, hy sinh hạnh phúc riêng tư cho độc lập Việt nam. Nhưng thực tế cho thấy ông Hồ nhiều vợ, thích nhi dâm. Vài kẻ bênh vực ông Hồ cho rằng ông Hồ cũng chỉ là con người. Vũ Thư Hiên  là người kết án ông Hồ nhưng lại bênh vực ông Hồ.Trong Đêm Giữa Ban Ngày viết: Ông chỉ là  một con người như mọi người,với những cái tốt và những cái xấu, những mặt mạnh và những mặt yếu mà mỗi cá thể người phải có. Chính chúng ta mới sai khi nhìn ông như thánh nhân.  (460).

Đồng ý rằng con người có mặt mạnh, mặt yếu. It ai quá tốt để thành thánh. Xấu vừa thì được. Xấu quá, ác quá hóa quỷ. Trần gian sẽ đưa  bọn này vào tù, thiên đình sẽ đưa vào đia ngục. Không nên xem cá đối bằng đầu, cho  người thiên giống bọn ác. Yêu đương, dâm dục là bản năng con người nhưng con người có nhiều loại. Loaị bình thường phải sống bình thường. Có vợ, có con tại sao ngàn lần cứ nói tôi không vợ, tôi hy sinh hạnh phúc cá nhân. Tại sao tham dâm mà lại muốn làm thần thánh? Ông dùng tên Trần Dân Tiên, T.Lan để thần thánh hóa ông sao ông Vũ lại nói do chúng ta mới sai khi nhìn ông như thánh nhân ? Ai là chúng ta. Không có tôi  và các chiến sĩ quốc gia đâu nha! Đó là tội nói dối, nói dối với quốc tế và nhân dân thì không phải là tội nhỏ. Khi ông ngàn lần tuyên bố không vợ con ,là thánh khổ tu, hy sinh hạnh phúc cá nhân cho Việt Nam là mang tội lừa đối quốc dân và thế giới Ông và bọn tay sai xưng tụng ông là thần thánh, còn nhân dân ta coi ông là tên tội đồ của nhân dân ta:
Ông Hồ, ông Duẩn, ông Chinh,
Vì ba ông ấy dân mình khổ đau!

Hành động của ông cũng là tâm lý ấu trĩ và bệnh hoạn. Đã lấy người ta có con, tại sao không công nhận họ là vợ con như mọi người bình thường, lại còn ra tay giết họ? Đó là trọng tội sát nhân, không phải là hành động của con người bình thường. Ông và bọn tay sai che đậy nhưng cái thúng không úp được voi, việc cứ bại lộ. Khi ở Pháp, ở Nga, rồi ở Trung Quốc, ông Hồ có quan hệ nam nữ với nhiều phụ nữ. Các tài liệu của Nguyễn Thế Anh,Vũ Ngự Chiêu, Hồ Tuấn Hùng và các tài liệu khác đã nói rõ. Có lẽ Vũ Thư Hiên trong Đêm Giữa Ban Ngày là người đầu tiên nói về mối tình của Bác với cô con nuôi Nông Thị Xuân và cái chết thảm khốc của nàng và chị em nhà nàng năm 1957. Trần Đĩnh cũng nói đến cô Xuân, khoảng 1953 đã gặp gặp nàng vài lần , đã liếc mắt đưa tình và đã trao kỷ niệm nhưng lúc gặp đầu tiên, ông không biết Xuân là con nuôi bác, tình nhân của bác và là vợ bác nhỏ hơn bác 40 tuổi.

Năm ngoái, trên đỉnh Đèo Re tôi gặp một cô gái khá đẹp từ Tân Trào sang mà sau đó về cơ quan tôi đã phải sang ngay Văn phòng trung ương hỏi dò Vũ Đường, sau này là chủ tịch Hà Đông, để được biết tên cô là X., con nuôi của Bác, bố mẹ trên Cao Bằng, cơ sở của cách mạng (ĐC,96 )


Có lẽ Trần Đĩnh là người viết rõ về cuộc đời của cô Xuân hơn ai hết, nhất là chi tiết cô đã có chồng trước khi về Hà Nội và qua lại Chủ tịch phủ và sanh con với bác.


Chiều ấy, khoảng bốn giờ về tới Chủ tịch phủ, tha thẩn ở sân chờ lấy xe đạp gửi các chú lính gác, tôi bất thần nhớ tới Xuân, cô “con gái nuôi của Bác.” Hỏi mấy người đứng tuổi nom có vẻ quen từ trên rừng. A, cô Xuân ấy hả? - Lấy chồng rồi. Chồng lái xe. Nhưng chết rồi! - Ố, sao trẻ thế mà chết? - Về quê Cao Bằng bị ô tô đè... - Khổ, sao lại thế! tôi bàng hoàng kêu lên. Lúc ấy chưa biết các tình tiết đồn quanh cái chết tang thương này 

Đôi mắt bừng bừng nhìn tôi hôm nào khi Xuân đứng cạnh Cụ, đôi mắt như dứ bảo tôi “em giới thiệu anh với Bác nhé?” bỗng hiện lên lại rành rành, nguyên vẹn ánh long lanh vì sung sướng, vì được khoe, vì được chòng ghẹo. Và bàn tay mềm tôi nắm dắt lên bờ suối cao trơn. Khác là đằng sau con mắt ấy hiện nay là tòa nhà Phủ Chủ tịch chứ không phải gian nhà ăn tre nứa trống tuềnh toàng...
Cái chết của cô gái ba mươi tuổi hồng nhan bạc mệnh khiến tôi thấy chả cần viết tắt tên là X. như trên kia nữa. (ĐC, 182).


Người cộng sản là thiên tài tạo ra các vụ tai nạn xe cộ như vụ Đinh Bá Thi năm 1978, Lưu Quang Vũ năm 1988, và gần đây, tháng 9-2014, trung tướng công an Nguyễn Xuân Tư. Không hiểu sao cả nhà cô Xuân đều đổ máu dưới bánh xe hơi?  Trời xui đất khiến mà Trần Đĩnh đi du học Trung Quốc, nếu ở lại cứ tò te tí te với công chúa-quý phi  thì Trần Đĩnh đã cùng với vợ chồng, chị em cô Xuân nằm dưới bánh xe ô tô mà  đi thăm hai cụ Mác Lê từ  đời tám hoành  nào!

Trần Đĩnh cũng nói đến Nguyễn Thị Hằng và đôi cánh thiên thần của cô. Ông viết:

Nguyễn Thị Hằng, cô gái bắn máy bay nổi tiếng đẹp ở cầu Hàm Rồng. Cô này quá trẻ và lại sợ người ta dị nghị... Hằng thì đường mây thăng thiên vào Trung ương đảng và nội các ( ĐC,298).

Nguyễn Đăng Mạnh và Dương Thu Hương cũng đề cập đến " nữ danh nhân" này mặc dầu cả hai cũng chỉ sơ lược vài câu nhưng lại gây ấn tượng mạnh mẽ về cha già dê và đám quần thần trong nội phủ. Nguyễn Đăng Mạnh viết về kỷ niệm ngày xưa, khi Mỹ bắn phá miền Băc, giới thiệu Nguyễn Thị Hằng như một thiếu nữ ngây thơ nhưng bác lại là một kẻ khát tình, theo chiến thuật " tiến nhanh, tiến mạnh " như Xuân Diệu than van:"mau với chứ! vội vàng lên với chứ ".


Năm 1965, Mỹ cho không quân ra đánh phá miền Bắc. Cầu Hàm Rồng,Thanh Hoá, là một trọng điểm oanh tạc của chúng. Anh chị em dân quân Nam Ngạn, Hàm Rồng phối hợp cùng với pháo binh tải đạn và bắn máy bay giặc. Nổi lên có hai nữ dân quân được tuyên dương công trạng xuất sắc: Ngô Thị Tuyển và Nguyễn Thị Hằng. Năm ấy, tôi phụ trách một đoàn sinh viên Đại học Sư phạm Vinh ra thực tập ở trường Lam Sơn, Thanh Hoá, sơ tán ở ngoại ô thị xã. Tôi đưa mấy sinh viên văn ra gặp Nguyễn Thị Hằng ở nhà riêng. Hằng là một cô gái quê mà rất trắng trẻo, cao ráo. Cô cho xem bức hình chụp mặc quân phục trông rất đẹp đẽ, oai phong. Cô khoe vừa được ra Hà Nội gặp Bác Hồ. Lần đầu tiên ra Hà Nội, đi đâu cũng có một anh cảnh vệ hay công an đưa đi. Hành trình qua rất nhiều chặng. Đến mỗi chặng, anh dẫn đường lại bảo, cô chờ ở đây, người khác sẽ đưa đi tiếp. Chặng cuối cùng, anh dẫn đường nói, cô ngồi đây, Bác xuống bây giờ.
Một lát ông Hồ tới. Ông không vội hỏi han gì về thành tích chiến đấu của Hằng. Câu hỏi đầu tiên của vị Chủ tịch nước là: “Cháu có buồn đi tiểu, Bác chỉ chỗ cho mà đi”
Câu chuyện của Nguyễn Thị Hằng về chủ tịch Hồ Chí Minh hôm đó, tôi nhớ nhất chi tiết này. Chi tiết rất nhỏ nhưng nói rất nhiều về con người Hồ Chí Minh. ( Chương V, 127 )

Con người ông Hồ ra sao? Nhiệt tình với chiến sĩ hay nhiệt tình với gái non?
Dương Thu Hương thì chiếu cố kỹ càng lý lịch và thành tích vĩ đại của chiến sĩ Ngô Thị Tuyển và Nguyễn Thị Hằng, nhưng với Nguyễn Thị Hằng , Dương Thu Hương đã dùng hết màu sắc ngôn ngữ bình dân như sau:

Lúc đó, để biểu diễn những màn “chiến thắng” nhằm tuyên truyền với báo chí trong và ngoài nước đã sẵn có cô Nguyễn Thị Hằng, người nhờ nhan sắc, nhờ ôm ấp kỹ ông Quang, chỉ huy quân khu tả ngạn, được đưa lên thủ đô. Ở thủ đô, sau khi trở thành bồ non của ông Lê Đức Thọ, cô lại được ông Lê khả Phiêu tổng bí thư đảng bổ nhiệm vào chức Bộ trưởng bộ thương binh xã hội. Dân Thanh hoá có câu: “Cô Tuyển vác đạn, con đĩ Hằng lên ngôi ” [http://dcvonline.net/2013/10/18/nhung-co-che-cua-su-nham-lan-3/ ]


Như vậy là ông Hồ, Lê Đức Thọ, Lê Khả Phiêu đều là khách quen, khách sộp của Nguyễn Thị Hằng! Ngày xưa phong kiến lạc hậu, Nho giáo cổ hủ nhưng chưa bao giờ đưa một con đĩ vào hàng thượng thư, tổng đốc! Nghĩ cho cùng thì cũng dễ hiểu thôi. Bọn lưu manh trộm cắp, giết người và gái giang hồ tất nhiên là đồng điệu, đồng chí theo tinh thần vô sản quốc tế đó thôi! Hơn nữa, đảng là ta, đứa nào dám phê bình?

Tại an Toàn khu, ông Hồ thưởng lẻn đi giao du bí mật. Ông Hồ và bọn cộng sản bự đưa gái vào cơ quan hành sự. Phan Kế An kể:

Một dạo Phan Kế An ngày ngày đến vẽ Cụ Hồ. Một chiều về sớm hơn, An nói: “À, cái Z tự nhiên mang ba lô, chăn chiếu đến chỗ Ông Cụ, tớ được xua về sớm. Vài tháng sau, An lại về muộn. Hỏi vì sao thì An nói không thấy Z. đến nữa.” chắc máy Cụ yếu!” , giải đáp thuần túy sinh học. Không tính đến sở thích, gu của cụ. ( ĐC,28 )

Bọn thân cận ông Hồ còn kháo nhau chuyện bác chơi gái : Ông Bác chỉ tìm nạ dòng. “Sao lại thế?” Thấy bác dại, chúng tôi kêu lên. Thì được giải thích: “Thế là Bác khôn, nạ dòng thì đỡ rầy rà hậu sự (ĐC,30 ).\

Bác Hồ tự biên tự diễn rất khá chứ không phải non nớt gì  thế mà đảng lo sốt vó lên lo vợ con cho bác.  Xin nói rõ chuyện như thế này: hồi đó, có ý kiến là ông Hồ cần có vợ để việc “giải quyết sinh lý” được điều hòa thì tốt cho sức khỏe. Và sau Hiệp định Genève 1954, người ta chọn một người “kháu” nhất trong số nữ cán bộ trẻ, đó là chị Nguyễn Thị Phương Mai, tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Thanh Hóa và đưa chị từ Khu Bốn ra Hà Nội để tiến cử lên ông Hồ”. (ĐC,30)


2. LÊ DUẨN

Người thứ hai trong cộng đảng tham dâm chính là Lê Duẩn. .Trần Đĩnh cho biết nhiều cộng sản cao cấp thèm lấy vợ bé . Các ông này nêu cả danh tính các đối tượng trong mơ ra. Rồi kể tiếu lâm. Những chuyện làm giậm giật hết chân tay đã thành một mục giải trí công cộng. Hội nghị hễ nghỉ giải lao lại tán chuyện tiếu lâm. Ngay tại hội trường (ĐC, 30).

Mục này Trần Đĩnh không kể nhưng trong Về R, Kim Nhật cho biết các ông lớn ban lệnh cho họ tự do lấy vợ bé, ai xa nhà 300 cây số là có quyền trở thành phong kiến tham dâm, lạc hậu.Việt Cộng tạo ra huyền thoại Lê Duẩn cũng như ông Hồ làm cách mạng từ hồi tóc còn để chỏm, hoàn toàn hy sinh hết cho cách mạng, vào tù, mai ra khám, suốt mười bốn năm liền cho nên anh Ba quên đi chuyện vợ con. Ðùng một cái, khoảng 1950, người ta nghe nói anh Ba cưới vợ! Mặc dù chuyện cưới vợ của anh Ba được giữ bí mật, chỉ có một số cán bộ cao cấp mới biết được. Việc tổ chức hôn lễ của anh Ba thu hẹp trong một phạm vi nhỏ bé, nhưng rồi, mọi người đều hay.

 Theo giáo sư  HỨA HOÀNH, anh Ba đã có vợ cả , ở quê nhà Quảng Trị, tên Cao Thị Khê. ( Wikipedia  ghi tên bà cả là  Lê Thị Sương (25 tháng 12 năm 1910 - 6 tháng 8 năm 2008) kết hôn năm 1929 ở quê. Có bốn người con: Anh Ba. cũng có đệ nhị phòng tên là Võ Thị Sảnh, con ông Võ Văn Kính, người Quảng Nam, đồng nghiệp công nhân hỏa xa. Sau vào Nam mê cô Đỗ Thị Thúy Nga ( nay tên là Nguyễn Thị Vân, đã viết kiến nnghị triệt hạ Võ Nguyên Giáp), con điền chủ Cần thơ, dòng Đỗ Hữu Vị. Bọn trung ương cục miền nam làm bổn phận ma cô nhưng cô không ưng lấy lão già nhà quê. Lê Duẩn lập kế mời cô vào chiến khu họp rồi ép liễu nài hoa.

 Năm 1955, cô Nga ra Bắc, bà Đỗ Thi Khê đem con đến gặp cô Nga, bà cả hung dữ làm ầm ĩ khiến đảng xấu hổ phải đưa cô Nga đi Trung quốc học chính trị, thỉnh thoảng Lê Duẩn sang thăm. Nhự vậy là Lê Duẩn phạm tội lợi dụng chức vụ cưỡng hiếp phụ nữ, lường gạt gái tơ và tội song hôn.? Ngoài ra Lê Duẩn cũng có nhiều phụ nữ khác nữa chứ không phải là đạo đức cách mạng phòng không gối chiếc. Lê Đức Thọ, Trần Văn Trà cũng đòi trung ương cục cưới vợ, cũng là vợ bé trẻ đẹp con nhà điền chủ, không phải giai cấp vô sản.


3. CÁN BỘ CỘNG SẢN

Cả đám cộng sản ở Việt Băc vì lâu ngày bị ẩn ưc sinh lý cho nên đã tiết ra bằng " khẩu dâm " nghĩa là nói năng, bàn luận luôn nhắm chủ đề " lá đa ". Chỗ quần chúng họ nghiêm trang nhưng chỗ riêng tư, họ nói năng thoải mái.

Ngay Trường Chinh khi giảng về lượng và chất đã nói về tình dục. "Ông giải thích bằng cái thực tiễn dễ bập nhất vào đầu, cái thực tiễn đang quá ư khan hiếm và là mơ ước rộn rạo của hầu hết. Tức là giao hợp . Những cái nhún nhảy vào ra (nhiều anh em ở đây chưa có vợ nhưng có thể tưởng tượng ra, cái này không phải học mà). Trường Chinh rào trước, ấy là số lượng, số lượng nhiều đến mức nào thì người khoái rủn tỉ lên và lúc ấy là chất đổi. Mọi người cười rầm. Ngỡ chữ “rủn tỉ” chỉ kẻ phàm mới nói. Riêng cái cười Trường Chinh lúc ấy còn ngụ thêm ý:này, đừng tưởng tôi kém cạnh đâu đấy nhé. Chả lẽ tôi lại kê khai ra? (ĐC,24).


Còn các đảng viên khác cũng loạn ngôn về tình dục. Hồi đó , nhiều cộng tác viên tên tuổi như Nguyễn Khánh Toàn, Trần Văn Giàu,Xuân Thủy, chủ nhiệm báo Cứu Quốc. v. v. hay lui tới Sự Thật. Cái tiền sảnh kề bên Tổng bí thư này là nơi các vị được nói năng thoải mái nhất, không sợ lộ bí mật, bô báo.... Cán bộ nói chung thường độc thân, vấn đề sinh lý nổi lên ám ảnh Một bữa một vị (cho miễn nói tên) nói chuyện khi học ở Liên Xô cua gái Liên Xô thế nào. Này, tóc màu gì thì lông ở chỗ ấy cũng mầu ấy, thế chứ, có đứa như nghịch đem cả một cái mai cua bể luộc đỏ au úp vào. (ĐC,28-30)

Trần Đĩnh kể việc ông tai nghe: Hôm đến lấy giấy tờ để trở về báo đi học nước ngoài, chờ mãi không có ai, tôi lăn ra giường ngủ mất. Tỉnh giấc mà phải nằm im: câu chuyện khám phá đàn bà của từng vị ủy viên đang hồi mặn mòi nhất. Nghe ké ngoài rìa mà chân tay cũng rậm rựt lên. Học viên là cán bộ, cốt cán tứ xứ đến lớp cũng ra sức nam nữ khám phá nhau. Gần như cuồng loạn. Cao trào phóng tay phát động bần cố đã tạo dịp cho con dục quậy(ĐC,92).

Hoàng Quốc Việt lên mặt dạy đời. Hoàng Quốc Việt phải bỏ hẳn một buổi gọi tất cả lên hội trường rủa: “Ở đây có những con đĩ..., con đĩ... Ai đời đến độ ở lán nữ với nhau mà hễ tối có ai đi đâu về là cả lán lại nhòm đũng quần xem có gì? Đảng viên như thế à? Cốt cán như thế à?”(ĐC,92)

Một số cán bộ cao cấp đã thực hành triết lý duy vật ngay ở cơ quan, trong đó có ông Hồ, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng.Trần Đĩnh thuật lời Nguyễn Sáng:

Tao ra vén màn lên. Mày biết thế nào không? Lê Duẩn chơi gái. Tao ôn tồn nhưng mà nghiêm nghị nói thưa ông, ông có nhà có cửa đàng hoàng sao lại phải đến nhà tôi, công an khu vực họ đến khám nhà thì tôi khai quan hệ của tôi với ông như thế nào đây, quan hệ với cô gái thế nào đây... Bỏ đi, Duẩn còn cúi chào. Tưởng yên ai hay lát sau lại tiếp dĩễn. Lần này mở màn thì là Phạm Văn Đồng. Tao cáu quá, chỉ tay ra cửa buồng: - Ra khỏi đây ngay! Gần nửa đêm sắp đi ngủ thì lại vật lộn như thế. Lần này là thằng Hoa em tao. Nó bảo có cái bãi tốt thế này cho em ruột mượn mà cũng ky? Nay tao khỏi điên rồi mày bảo có hay không?(ĐC,441-42)


Trong Tiểu Thuyết Vô Đề của Dương Thu Hương , nhân vật Biền, đã nói về bất công và tàn ác trong quân đội Việt Cộng khi con trai ông bị điên vì ẩn ức sinh lý:

Khổ thân con tôi, trai đương thì hơ hớ. . . Anh Quân này, lũ dân thường như chúng ta, chịu cực đủ điều, bóp miệng, bóp mồm, bóp cả đến con c.. . Tụi tướng lĩnh nó có khổ như thế đâu? Ra Bắc vào Nam, đâu đâu chúng nó cũng có đàn bà. Ngày xưa thì là phi, là thiếp, giờ thì các đồng chí nữ phục vụ. Trò đểu, thời nào cũng giống nhau là thế! (121)

Trần Đĩnh đã dẫn một câu ca dao đương đại:

Áo lính chưa ráo máu đào, / Mà xe vợ tướng đã vào tới nơi.”(ĐC,492)

Trong CCRD, cán bộ về nông thôn đã gây lên một phong trào hủ hóa. Nông dân, nhất là nữ rất phong tình, nay được giải phóng thì khó tránh cái chuyện lang chạ.( ĐC, 92 ).

Việc này, trong Ba Người Khác, Tô Hoài đã nói rõ.

Khi về Hà Nội, mọi thứ đầy đủ nhưng cái tham dâm cũng không vì thế mà suy giảm, trái lại nó phát triển theo hoàn cảnh thuận tiện với khuôn mặt trắng trợn, dã man. Nguyễn Đăng Mạnh viết:

Các anh Huỳnh Lý, Nguyễn Trác và Hoàng Dung còn tổ chức cho chúng tôi gặp ông Vũ Kỳ, thư kí riêng của cụ Hồ.Cuộc gặp Vũ Kỳ không giúp tôi biết thêm gì về Hồ Chí Minh. Ấn tượng để lại chỉ là hình ảnh của chính Vũ Kỳ. Ông bắt chước tác phong của cụ Hồ từ cách ăn mặc, cách nói năng. Có cái áo Tôn Trung Sơn khoác ngoài không mặc lại vắt lên vai. Đi guốc. Câu đầu tiên ông hỏi chúng tôi: “Các đồng chí có bao nhiêu nữ?”
Anh Nguyễn Khải có lần gặp Vũ Kỳ cũng có nhận xét y như thế: Để râu dài. áo cánh lụa. Đi guốc. Cầm quạt phe phẩy...
Tôi nghĩ bụng, đã là gia nhân thì bao giờ cũng là gia nhân. Gia nhân của người thường hay gia nhân của vua chúa thì cũng thế.(Ch V. 128).

Câu hỏi của Vũ Kỳ "Các đồng chí có bao nhiêu nữ?” là một câu hỏi nặng ký, biểu lộ cái tâm, và cách sống của chủ tớ trong nội phủ nhà Hồ. Nói rõ ra là cả chủ tớ khao khát tìm gái! Đó là một triều đình dâm ô!

 Ôi, đó cũng là truyền thống của cộng sản. Mao khi gặp Nixon đã gạ gẫm  bán dâm: " Chúng tôi nghèo, - Mao nửa đùa nửa thật, chỉ có phụ nữ là sẵn mà đều là phụ nữ ghê gớm cả. Hỏi Kissinger rằng Mỹ có cần phụ nữ Trung Quốc không, chúng tôi có thể đưa sang nhiều đấy"(ĐC, 422). Chủ tich Việt Cộng Nguyễn Minh Triết cũng theo sư phụ làm ma cô khi sang Mỹ quảng cáo cho món hàng xuất khẩu của Việt Nam là  Bướm Vàng ( gái Việt nam đẹp lắm ).http://www.baocalitoday.com/vn/tin-tuc/viet-nam/con-gai-viet-nam-dep-lam-khi-xi-cang-dan-nu-hoang-noi-y-ngoc-trinh-bi-nhieu-website-tren-t
Truyện bác Mao và chú Nguyễn đã đi vào kho tàng truyện cấm cười cuỉa nền văn học Việt Nam hiện đại!

Từ Hồ Chí Minh, Lê Duẩn cho đến hàng triệu đảng viên cộng sản đều là những quỷ Satăng tàn phá đất nước Việt Nam. De  Gaulle,  Churchill ,Washington, Franklin D. Roosevelt – đâu có phải là nhhà tu hành  mà dân Pháp, Anh, Mỹ rất kính trọng. Khổng Tử, Mạnh Tử , Voltaire, Montesquieu  không phải là những vị thánh khổ tu mà thế giới  ngưỡng mộ. Dân Pháp Mỹ chơi bời mà đâu có làm cho xã hội nghèo đói, sa đọa? Tại sao công sản miệng nói đạo đức mà thực tế lại tham dâm, trộm cắp và tàn ác? Phải chăng đó là sự khác biệt giữa tự do và chuyên chế, giữa tư bản và cộng sản.
(còn nữa )



No comments: