Wednesday, November 2, 2016

KINH TẾ, XÃ HỘI VIỆT NAM =TRẺ RANH=TIỂU TỬ =HUỲNH NGỌC TUẤN

Wednesday, January 8, 2014

KINH TẾ, XÃ HỘI VIỆT NAM

  Thị trường vàng mã cuối năm

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
Chia sẻ
In trang này Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Phơi chân nhang 
Năm sau tiến xa hơn năm trước, cứ đến tháng Chạp, vào dịp tảo mộ, thị trường vàng mã, áo giấy âm binh bắt đầu sôi động, người ta thi nhau đặt hàng và những cửa hàng áo giấy, vàng mã âm binh luôn trong tình trạng khan hiếm hàng. Đương nhiên, vẫn có nhiều loại vàng mã, áo giấy âm binh thừa đầy cửa hàng, nhưng đó là những mốt lỗi thời. Những mốt mới của năm luôn khan hàng và được bán với giá cao ngất.
Thị trường hút hàng, nhà sản xuất quay cuồng
Bà Tiễn, người có thâm niên hơn hai mươi năm sản xuất vàng mã, áo giấy âm binh ở Thuận An, Huế, cho chúng tôi biết là mỗi năm, vào dịp này, chỉ riêng khối lượng giấy nguyên liệu không thôi, bà phải nhập đến sáu tấn. Với trọng lượng của giấy, sáu tấn không phải là ít, cả một kho nguyên liệu rộng cả trăm mét vuông chứa đầy giấy. Và những ngày này, nỗi lo lớn nhất của bà là cháy nổ. Bởi vì với bà, giấy là loại vật liệu mau làm giàu nhất mà cũng mau thiêu rụi nhất.
Bà Tiễn cho biết thêm sở dĩ cơ sở sản xuất của bà ăn nên làm ra bởi vì bà biết giữ uy tín và luôn sáng tạo trong sản xuất, đặc biệt, bà làm lâu năm nên quen biết giới quan chức cũng nhiều, chính giới quan chức là đầu ra hiệu quả nhất, cho thu nhập hời nhất của gia đình bà. Chỉ riêng số tiền bán vàng mã cho giới này, mỗi tháng Chạp, có khi bà thu vào cả tỉ đồng.
Mỗi năm, vào dịp này, chỉ riêng khối lượng giấy nguyên liệu không thôi, bà phải nhập đến sáu tấn. Với trọng lượng của giấy, sáu tấn không phải là ít, cả một kho nguyên liệu rộng cả trăm mét vuông chứa đầy giấy
Để chứng minh là mình nói không ngoa, bà dẫn chứng, thường thì giới quan chức rất siêng cúng kính, lên chức họ cúng linh đình, mất chức cũng cúng cầu xin ông bà phù hộ lấy lại cái ghế, không lên không xuống cũng cúng cầu mong ổn định và sớm thăng quan tiến chức. Nếu như trên con đường hoạn lộ, ở cõi dương họ phải đầu tư bằng cách hối lộ cấp trên, thì về mặt tâm lý, họ luôn tâm niệm là phải biết hối lộ, mua chuộc cõi âm, mua chuộc càng lớn thì phước đức của họ càng cao.

Tục lệ đốt vàng bạc những ngày cúng giỗ. RFAMột ông quan tỉnh, chỉ riêng chi phí vàng mã cho miếu mộ trong gia tộc của ông ta thôi, chưa bao giờ dưới 100 triệu đồng. Ví dụ như ông đặt hàng một chiếc xe Roll Roy vàng mã, yêu cầu của ông ta đặt ra là phải giống như thật 100%, có mọi thứ tiện nghi bên trong chiếc xe này. Mà xe loại này thì hiếm, nên người thiết kế chiếc xe vàng mã phải bỏ công sức lên mạng internet để tìm hình ảnh, tìm xong rồi phải đi tìm cả những chiếc xe thật, năn nỉ họ cho xem để ghi lại những thông số cần thiết và về làm

Tục lệ đốt vàng bạc những ngày cúng giỗ. RFA
nhái giống y hệt từ màu sơn cho đến kết cấu.Khổ nhất là đoạn tìm xe thật, vì tìm đến rồi còn phải nói láo bằng cách nào đó để chủ xe cho chụp hình chứ nếu nói chụp về thiết kế hàng mã thì không những bị từ chối mà có khi còn bị mắng, thậm chí bị đánh vì chủ xe cho rằng làm như thế là trù ẻo họ. Chính vì quá khó khăn nên một chiếc Roll Roy vàng mã có giá thấp gì cũng phải là 30 triệu đồng. Đó chỉ mới là chiếc xe cho người thân của ông quan này, còn những bà con trong dòng tộc, họ hàng thì mỗi người một bộ quần áo, tiền bạc, vàng mã, một chiếc xe gắn máy. Tốn ít gì cũng lên đến bảy, tám chục hoặc một trăm triệu đồng cho vàng mã, áo giấy âm binh.

Một ông quan tỉnh, chỉ riêng chi phí vàng mã cho miếu mộ trong gia tộc...chưa bao giờ dưới 100 triệu đồng. Ví dụ như ông đặt hàng một chiếc xe Roll Roy vàng mã, yêu cầu của ông ta đặt ra là phải giống như thật 100%, có mọi thứ tiện nghi bên trong chiếc xe này
Thay đổi model theo thời thế
Ông Trân, một nhà sản xuất áo giấy, vàng mã khác ở Huế, chuyên xuất hàng ra miền Bắc như Hà Nội, Thanh Hóa, Thái Nguyên, cho chúng tôi biết thêm là thị trường này vẫn đang nằm trong tay người Trung Quốc, mỗi năm, lượng hàng từ Trung Quốc đổ bộ sang Việt Nam lên đến cả trăm tấn, phần lớn là vàng mã, áo binh và áo quần, guốc, dép, nón. Còn nhà sản xuất Việt Nam thì thiết kế những thứ cồng kềnh hơn như xe hơi, tivi, tủ lạnh, nhà cửa, máy giặt, bàn ủi điện… Nói chung là khách hàng yêu cầu gì thì nhà sản xuất phải đáp ứng đúng thứ đó.
Cũng theo ông Trân, năm nay, để chiến đấu trên thị trường trước lượng hàng ồ ạt từ Trung Quốc, cơ sở sản xuất của ông vừa thiết kế thêm mẫu cây xăng và máy phát điện. Vì theo ông quan niệm, lâu nay người ta cúng xe, cúng tiền, cúng đủ các loại có liên quan đến điện và xăng nhưng thử hỏi, chỉ cúng xe mà không cúng cây xăng thì lấy gì mà chạy. Chính vì thế, xây xăng và máy phát điện sẽ hút hàng. Bởi lẽ cõi âm hanh thông thì cõi dương mới phát đạt, những người thức thời sẽ cúng cho ông bà họ cây xăng, xuống âm ti, ông bà của họ chỉ cần kinh doanh xăng dầu không thôi cũng đủ giàu. Mà cõi âm giàu thì mới có tiền cho lại cõi dương, cõi dương mới phát tài phát lộc được.
Chỉ cúng xe mà không cúng cây xăng thì lấy gì mà chạy. Chính vì thế, xây xăng và máy phát điện sẽ hút hàng...những người thức thời sẽ cúng cho ông bà họ cây xăng, xuống âm ti, ông bà của họ chỉ cần kinh doanh xăng dầu không thôi cũng đủ giàu
Ông Trân tiết lộ, có một đại gia và bốn cán bộ đã đặt hàng cây xăng với giá mỗi cây ba mươi lăm triệu đồng. Như vậy, năm nay, ở khu vực âm ti Huế, sẽ có một cuộc cạnh tranh thị trường xăng dầu li kì và gay cấn, thị trường xăng dầu âm ti sẽ náo hoạt hẳn lên và ông dự kiến ra tháng Giêng, ông sẽ thiết kế thêm nón bảo hiểm và mỹ nhân để bán. Vì đã có xăng, chắc chắn xe cộ lưu thông ở dưới đó nhộn nhịp, công an giao thông âm phủ sẽ ra đứng đường chặn phạt, nếu không có nón bảo hiểm thì khó cho ông bà. Và có thêm mỹ nhân thì năm sau mới thiết kế hàng quán được.
Nói đến đây, ông Trân nheo mắt cười đắc ý về ý tưởng mới của mình: “Sống đời thường người họ nghĩ sao thì họ làm vậy, xem như tưởng niệm. Bây giờ mình không sống được với người chết thì mình làm thế. Người ta giàu quá, sắm chiếc xe ở trên dương gian để đi thì dưới âm phủ cũng sắm cho người thân một chiếc mà đi. Hoặc là đốt một cây xăng để người thân có xăng mà đi, hoặc đốt một cây xăng vì người ta muốn người thân dưới âm phủ tạo dựng một cây xăng để buôn bán. Người thân buôn bán làm ăn phát đạt dưới âm phủ thì trên dương gian cũng thế!”
Với người giàu, quan chức, chuyện mua vàng mã cả vài xe tải rồi thuê người chở đến nghĩa trang để cúng ông bà là chuyện rất bình thường. Nhưng với những lao động nghèo, tháng Chạp về luôn kéo theo một chút bi thảm vì cái nghèo khiến họ cảm thấy có lỗi vì đã để ông bà lạnh lẽo nơi âm ti. Có cố gắng lắm thì cũng chỉ đốt vài chục ngàn đồng đến một trăm ngàn đồng tiền áo giấy, vàng mã là nghe đã ù tai vì khoản này rồi.
Bây giờ, người ta đốt với tâm lý khoe mẽ, ép ông bà vào tình thế ăn xôi chùa nghẹn họng, lỡ nhận quà đắt tiền của con cháu thì cũng phải ráng sức mà phù hộ cho nó giàu sang, thăng quan tiến chức
Chị Lành, ở Hương Điền, Huế nói: “Giờ hàng Tết đã nhiều lắm rồi, ví dụ như nhà em với nhà chị em đã treo lên hàng trăm bộ ở nhà rồi, chứ mấy thứ nhỏ thì làm sau kịp chứ những thứ lớn số lượng hàng trăm bộ thì phải làm trước. Như xe máy hoặc xe hơi thì tùy theo người ta đặt, họ đặt bằng theo chiếc xe của mình. Tùy theo chiếc, ví dụ như xe wave thì khác, xe dream thì khác, xe tay gas cũng khác, chiếc nào đa công thì cũng đa tiền”
Chị Lành nói thêm rằng thời trước, người ta cũng có cúng kính ông bà, cũng có đốt áo giấy, vàng mã nhưng chỉ đốt tượng trưng với lòng thành là chính. Còn bây giờ, người ta đốt với tâm lý khoe mẽ, ép ông bà vào tình thế ăn xôi chùa nghẹn họng, lỡ nhận quà đắt tiền của con cháu thì cũng phải ráng sức mà phù hộ cho nó giàu sang, thăng quan tiến chức. Với kiểu quan niệm như thế, người ta trở nên kèn cựa, u mê và hợm hĩnh nhiều hơn là thành tâm. Và vô hình trung, ngay ở cõi âm, cũng có sự phân biệt giàu nghèo, có tầng lớp, đẳng cấp. Lao động nghèo thì đến khi chết xuống mồ vẫn cứ là lao động nghèo, dân đen đến khi nhắm mắt, nằm dưới mộ vẫn là dân đen lép vế.
Suy cho cùng, dịp Tết về cũng là dịp căn tính của con người hiện ra rõ nét nhất, sau ba mươi mấy năm gọi là thống nhất hai miền đất nước, người Cộng sản đã tạo ra được một sinh quyển tâm linh đậm chất mê tín dị đoan và cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của họ đã được sao y bản chính nơi âm ti.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam

Tuesday, January 7, 2014

TRẺ RANH * BỂ TÙM LUM



BỂ TÙM LUM
 TRẺ RANH
 
Vụ Dương Chí Dũng khai trước tòa ông thượng tướng công an thứ trưởng bộ CôngAn Phạm Qúi Ngọ xúi Dương Chí Dũng thay sim điện thoại di động chạy trốn không ngờ lớn chuyện,Tất cả baó in ở VNđều bị cấm đưa tên ông thương tướng Ngọ MÀ chỉ được  nói cán bộ cao cấp bộ công an.Tuy nhiên tờ Tuổi Trẻ lại đăng nguyên văn lời khai trươc  tòa của Dương Chí Dũng nào Dũng đã khai chuyện ""đút"" cho tướng Ngo nửa triệu usd có vợ chứng kiến.Dũng còn khai đưa cho ong ThanhCục trưởng Cục điều tra về tham nhũng bộ Công An hai chục ngàn  usd  rồi ông Sơn ở C48  10.000 usd.Dũng còn nói trước tòa là đã chuyển cho  thương tướng Phạm Qúi Ngọ một triệu busd là tiền của bà Lan chủ tập đoàn Vạn Thịnh Phat   nhơ  Dũng chuyển lo vụ di dời chuyển đổi công năng cảng Saigon
Dũng nói tất cả những chuyện này Dũng đã khai với cán bộ điều tra nhưng sau bị mớm   ép cung lo bị giết hai nên ông đã thay đổi lời khai  và viết thư xin lỗi tướng Ngọtheo hương dẫn của điều tra viên,nay trước tòa Dũng khai hết sự thật
Xem ra vụ Dương Chí Dũng bỏ trốn không chỉ liên quan tới tương Ngọ mà còn liên quan tới nhân vật cao cáp hơn nên báo in ở VN không đươc đăng tên tướng Ngọ và     xuyên qua vụ này ngươi ta thấy cán bộ điều tra và làm án ở VN chuyên ép cung là chuyện có thật
Tại sao lại cả một hệ thống chánh trị đi can thiệp bao che cho một ông tướng công an phạm pháp để rối bể tùm lum vậy
TRẺ RANH

TIỂU TỬ * NÓI NGƯỢC NÓI XUÔI

Nói ngược nói xuôi

Tác giả : Tiểu Tử

Nói 
‘‘Nói’’, không phải dễ. Thật vậy ! Những gì mình nói, gặp ông Mít nghe xuôi tai , ổng gật gù : ‘‘ Thằng !…Nói nghe được à ! ’’. Còn gặp ông Xoài , những gì mình nói đó , ổng lại nghe không…lọt lỗ tai , nên thấy ổng nhăn mặt lắc đầu : ‘‘ Mẹ !...Thằng ăn nói ngược ngạo , nghe vô duyên thấy mụ nội !’’. Rồi, theo…thói quen xưa nay, người ‘‘chịu’’ mình nói chỉ biết làm thinh , còn người không chịu thì tiếp tục chỉ trích phê bình dài dài…Đó ! Để thấy ‘‘ Nói’’, không phải dễ ! Phải tùy đối tượng mà nói , nghĩa là phải…‘‘ bắt gân mặt’’ người nghe , để nói làm sao cho nó xuôi…

Các nhà lãnh đạo chắc đã rành cái ‘‘mánh’’ nầy cho nên họ nói trước công chúng nghe xuôi rót ! Có người xấu miệng nói họ mị dân. Suy cho cùng , họ nói mà dân nghe bùi tai dân khoái cũng là điều tốt thôi ! 

Nhưng , cũng có những nhà lãnh đạo bước lên diễn đàn cứ tưởng mình là một…‘‘siêu sao’’ trước vô số máy quay của các đài truyền hình thế giới , nên phát ngôn bừa bãi , nói xuôi nói ngược mà không hay. Tỉ dụ như chủ tịch nước VNXHCN đã nói : ‘‘ Cu-ba thức thì VN nghĩ , Cu-ba ngủ thì VN thức. Chúng ta cùng giữ gìn hoà bình cho thế giới…’’. Nghe…nghịch nhĩ ở chỗ là không thấy lúc nào ‘‘ hai đứa ’’ cùng thức thì lấy gì ‘‘ cùng giữ hoà bình cho thế giới ’’ ? Một tỉ dụ nữa là thủ tướng VNXHCN tuyên bố một cách sung sướng : ‘‘ Toàn dân bước ra biển lớn’’. Chết cha ! Hồi năm 1975 , cả triệu người VN đã ‘‘ bước ra biển lớn’’, bộ ổng thấy chưa đủ sao mà bây giờ ồng biểu toàn dân ra đi nữa ? Rồi đất liền để lại cho ai ? Cho Tàu chắc ! 

Có lẽ ‘‘ thấu triệt ’’những sơ hở nầy nên các nhà lãnh đạo…‘‘ siêu cấp’’ ở các xứ cộng sản dùng một ‘‘ mánh ’’ khác : đó là nói…tràng giang đại hải để những người nghe không tài nào ‘‘ nắm bắt ’’ những gì họ muốn nói – dĩ nhiên , họ không quên lâu lâu ngừng nói để vỗ tay cho hội trường…giật mình vỗ tay theo kẻo mọi người…ngủ hết còn gì ! – Còn những người nghe cứ ngồi đừ ra đó, lâu lâu được tự do…ngáp ! 

Đã nói : ‘‘ NÓI ’’, không phải dễ mà ! 

Nói về "NÓI"
Nói về "NÓI", ông bà mình ngày xưa dạy con cháu: " Biết thì thưa thốt , không biết thì dựa cột mà nghe ". Hay quá ! Cái gì mình biết thì mình hãy nói – dĩ nhiên là mình nói những gì mình biết tường tận , có gốc có ngọn , loại hiểu biết có…đóng dấu kiểm chứng đàng hoàng, có… phắc-tuya o-ri-gin chớ không phải đồ dỏm . Còn cái gì mình không biết thì…thọc miệng xía vô làm chi cho nó lòi cái quê cái dốt của mình ra ! Thà là mình làm thinh , lựa…cây cột nào gần chỗ người ta đang nói để "ăn chắc" là nghe cho rõ, rồi chú tâm lắng nghe mà học hỏi thêm , hầu mở mang hiểu biết. Dĩ nhiên , mình không nên "nhắm mắt nghe", bởi vì mấy…"nói sĩ " hay có tật "nổ " để chứng tỏ sự hiểu biết "minh mông thiên địa" của họ , cho nên lắm khi mấy chả cũng nói..."trật bàn đạp" mà không hay ( Mắc lo "nổ" thì làm sao… "nghe" rõ những gì họ nói ?) Nếu mình "nhắm mắt nghe", nghĩa là mình hoàn toàn tin tưởng vào những gì "nói sĩ" nói, là mình tiếp thâu..."hàm-bà-lằng" cái đúng cái sai , cái hay cái dở , mà trong đầu cứ đinh ninh tất cả là…số dách hết ! Có lẽ tại vì ngày nay có quá nhiều người "dựa cột mà nghe " theo kiểu đó nên thấy có "nói sĩ " đầu hôm sớm mai "biến" thành "Thầy" ngon lành ! 

Ở các xứ cộng sản , "nói sĩ " không biến thành "Thầy", mà biến thành "Lãnh Tụ". Họ không cần "Biết thì thưa thốt", bởi vì "Nói" là đặc quyền của họ , cho nên "Biết", họ nói đã đành , mà "Không biết", họ cũng…nói tuốt ! " Tiên sư thằng nào dám nói lãnh tụ nói sai !". Còn về sự "Dựa cột mà nghe" để mở mang kiến thức thì…"đếch có cần", bởi vì "Ta đã là đỉnh cao trí tuệ thì còn thứ gì mà ta phải học hỏi thêm? Rõ khỉ ! ".

Nói về "Nói", đến đây bỗng đụng "lý luận Mác Lê" thành ra..."hết nước nói". Thôi! Ngừng vậy! 

Nói có sách
Mấy cha có tật hay nói thường gặp người khác…nói :" Coi chừng ! Cái gì nó nói , mình phải…xin keo rồi hãy tin ! ". Vì vậy mà những vị nào đã…lỡ mang nghề nói đều huênh hoang rằng mình " nói có sách " và trong người lúc nào cũng lận lưng quyển sách…" nghề " của mình để khi cần thì rút xoạch ra chứng minh ! Hà…Đến đây mới thấy cái quyển sách nó…làm nên con người , chớ không phải giỡn ! Nó…bịt miệng ngay thằng cha bạo phổi đã dám hỏi : " Thầy nói có sách không mà nói nghe ngon vậy ? ". Cũng giống như tên công an , chỉ cần rút cây súng lục ra đặt lên bàn nghe cái cốp là đối tượng của hắn đang bô bô " cãi cối cãi chày " bỗng tịt ngòi ngang xương , chỉ còn nghe tiếng…nuốt nước miếng cái ực thôi ! 





Để mình " nói cũng có sách ", hãy nhìn xem : hễ là thầy giáo thì phải ôm sách giáo khoa vào lớp , ông cha nhà thờ giảng đạo luôn luôn cầm quyển thánh kinh , hòa thượng thuyết pháp làm gì mà không mở quyển kinh Phật , ông đạo trưởng hồi giáo nào mà không lận lưng…hai ba quyển Coran ( Kinh hồi giáo ) , ông quan toà ngồi trong phòng xử án tay luôn đặt lên cuốn luật pháp to cỡ bốn viên gạch , mấy lãnh tụ cộng sản cha nào cũng…đội trên đầu quyển " Tư tưởng Mác Lê "…

Nhân nói đến cộng sản " nói có sách ", để kể cho nghe chuyện " Cán bộ VC lên lớp trong một trại tù cải tạo ". Như thông lệ , cán bộ vào trại để lên lớp lúc nào trong tay cũng cầm một quyển sách . Hắn trịnh trọng đặt sách lên bàn rồi nói , nói thao thao bất tuyệt , rằng là " Đồng chí Sáu Lê Ninh nói thế nầy…", rằng là " Đồng chí Sáu Lê Ninh nói thế kia…", rằng là "Đồng chí Sáu Lê Ninh…"…vân vân … rằng là…vân vân…Bỗng , một anh tù chắc có…học gồng nên dám đưa tay chận ngang để phát biểu :" Làm sao cán bộ biết Lê Ninh thứ sáu mà gọi ngon lành là đồng chí Sáu Lê Ninh ? ". Tên cán bộ trợn mắt ngạc nhiên nhưng rồi mỉm cười khinh khỉnh :" Các anh dốt , không đọc sách nên không biết đấy thôi ! ". Rồi hắn cầm quyển sách đưa lên , tay chỉ chỉ tên tác giả , nói :" Đây này , in rõ ràng đây này ! ". Đó là quyển "Quốc Gia và Cuộc Cách Mạng " của Vladimir Ilitch Lénine , tên tác giả được rút ngắn lại như sau :" VI Lénine ", cán bộ đọc ra là số 6 La mã ! Đúng là " Nói Có Sách " ! 

Học ăn học nói
Ông bà mình ngày xưa dạy con dạy cháu rằng: lúc nào cũng phải học, từ "học ăn học nói" đến " học gói học mở " ( Xin lỗi ! Tôi hay đem " ông bà ngày xưa " ra … dẫn chứng mà không một lời nhắc nhở đến " ông bà ngày nay ", bởi vì ở cái thời " ngày xưa " đó , con cháu còn biết ngồi nghe ông bà kể chuyện … đời xưa hay dạy dỗ điều hay lẽ phải … v v . Còn ở cái thời bây giờ, ông bà có … ráng gân cổ lên để nói - gọi là để " giảng mo-ran " - đã chắc gì con cháu nó nghe ! Nhiều lắm là tụi nó … " ậm à ậm ừ " cho lấy có vì đang bận coi télé, gõ PC, gọi điện thoại cầm tay cho bạn bè hay đấu đá nhau trong mấy trò chơi điện tử rộn rã ! Thành ra, ông bà ngày nay chẳng thấy có " những lời vàng ngọc " để mình … dựa vào đó mà viết … biếm văn nói ngược nói xuôi ! Xin ông bà ngày nay thông cảm ! ) 

" Học Ăn " ! Chắc có người sẽ nói : " Ăn thì có … khỉ gì mà học ? Cứ ton vô miệng rồi nhai rồi nuốt, ai mà không biết ! ". Ậy ! " Ăn " , không phải chỉ vỏn vẹn có nhai rồi nuốt, bởi vì còn phải biết chọn thứ gì để ăn, thứ gì ăn với thứ gì, rồi ăn làm sao, ăn sống hay ăn chín, ăn nướng hay ăn luộc, rồi ăn lúc nào, sáng trưa chiều tối, đợi đói mới ăn hay cứ … lu bù xín-xái, rồi ăn … ngồi hay ăn đứng hay … ăn nằm ( Đừng cười ! Ngày xưa, dân La-mã vẫn nằm mà ăn. Và ngày nay, ở Việt Nam đã có nhà hàng … nằm rất ăn khách ! ) rồi ăn bóc hay ăn bằng đũa bằng nĩa bằng dao ? … Mới kể sơ sơ thôi mà đã thấy …chóng mặt vì rõ ràng là " Ăn, phải học " ! 

Đúng vậy ! Mới vào bàn ăn đã phải học " ăn coi nồi ngồi coi hướng ". Nhằm chỗ dành cho ông cả mà " thằng nhỏ " tót vô ngồi là bậy, là thiếu giáo dục, nghĩa là phường " thất học " ! Rồi, chưa ai cầm đũa hết mà mình đã " đớp " lia như " quân chết đói " … là không được ! Phải đợi người lớn gắp trước rồi mình mới … thọc đũa vô và phải từ tốn chớ không được gắp ào ào như … múa đũa ! Đó ! Ông bà dạy kỹ như vậy ! Vậy mà bây giờ không biết người ta - những người đã tự hào … được " học ăn " ở các xứ cộng sản vĩ đại anh em – đã học ăn làm sao mà sau năm 1975 họ vào miền nam Việt Nam áp dụng cái học …" siêu đẳng " đến nỗi cái " Ăn " - gọn lõn dễ … thương ! - đã biến thể, kéo theo một lô " phụ chú " đầy … gút mắt : ăn quịt, ăn gian, ăn cướp, ăn trộm, ăn hối lộ, ăn …! Sau nầy, hỏi ra mới biết họ đã học ăn ở những xứ … không có gì để ăn nên cái " Ăn " mà họ học hoàn toàn là cái " Ăn " … ảo, cái " Ăn " không có thật ! Cho nên khi vào nam, họ thấy cái gì cũng ăn được hết - kể cả nhà cửa đất đai ruộng vườn - vậy là họ cứ … nhắm mắt đớp như điên ! Cái ăn " không bài bản " đó, người ta gọi theo … chữ nghĩa là " cái ăn của bọn vô học ". Điều lạ là chẳng thấy cha nào ngã ra chết vì … bội thực hết ! Dầu sao, thiên hạ vẫn luôn đề cao cái " Học Ăn " mà ông bà mình ngày xưa đã dạy. Để thấy : nó vẫn chưa phải là … quá đát ! 





Bây giờ, nói đến " Học Nói ". Xưa nay, người ta hay coi thường sự " Học nói ", cứ nghĩ là ọ ẹ từ nhỏ riết rồi lớn lên tự nhiên biết nói. Vì không học nói cho nên hễ mở miệng là nói bậy nói bạ, nói trên trời dưới đất, nói … trật đường rầy, nói trây nói tục, nói như " dùi đục chấm mắm nêm ", nói " phang ngang bửa củi ", … nói …v v . Vậy, để tránh tình trạng nói như … chó bươi thùng rác, ta phải " Học Nói " ! 

Thông thường, người ta dạy nói cho có lễ độ, biết nói " dạ thưa ", biết nói " cám ơn ", biết " khoanh tay cúi đầu " ( đây cũng là một cách nói, tuy nó không có lời nhưng nó nói lên sự kính trọng người trưởng thượng ) Rồi còn học nói cho văn vẻ thanh tao, không dùng những từ ngữ … đầu đường xó chợ ( có bực lắm thì cũng biết … xổ nho cho đúng điệu con người có … văn hóa, ví dụ : thay vì " Đ.Mẹ ! Đ. Bà ! " thì chỉ nên … khạc ra vài tiếng " Thằng khốn nạn ! Mầy không biết tao là ai à ? " rồi đưa tay vào lưng quần làm như sắp rút cái gì ra, vậy là đối tượng … xếp ve ngay ! ) Tiếp theo là học nói làm sao để nói đúng nơi đúng lúc, đúng chủ đề … v v . Và còn nữa ! " Học Nói ", không phải chỉ vài câu là … hết bài ! Cho nên đừng ngạc nhiên sao có những người tuổi đời đã … nặng ký mà vẫn lui cui đi học nói ! 

Ở những nước cộng sản, các lãnh tụ đều thấu triệt cái triết lý vĩ đại của " Học Nói ", cho nên họ học rất kỹ, thuộc nằm lòng bài bản đến độ khi họ nói - họ gọi là " phát biểu " - họ nói … y chang như nhau, cung cách y chang như nhau, từ ngữ y chang như nhau ! Có điều là những gì họ học để nói hoàn toàn không … " dây mơ rễ má " gì với những gì ông bà mình day ! Thành ra, sau năm 1975, ở miền nam VN có hai … trường phái " Học Nói " : trường phái " cổ điển " của ông bà để lại và trường phái " cách mạng " du nhập từ các nước " đồng chí anh em " ! Dĩ nhiên, hai trường phái không … ăn rơ với nhau cho nên phe nào nói phe nấy nghe ! Mấy cha cán bộ nói – luôn luôn nói tràng giang đại hải - để họ nghe, còn mình nói là để cho mình nghe. Chỉ có … vỗ tay là vỗ tay chung, bởi vì bây giờ cái vỗ tay không còn ý nghĩa gì ráo thì khi nào thấy cán bộ đang nói bỗng ngừng ngang rồi vỗ tay, ta cứ … nhắm mắt vỗ tay ! Cho …nó rồi ! 

Sau 1975, dân miền nam già trẻ bé lớn gì cũng phải đi " Học Nói " hết, bởi vì chánh quyền không muốn thấy dân miền nam … câm ! 

Học hỏi và học hành
Nói đến," Học ", người ta nghĩ đến " Vô nhà trường ". Thật ra, cái " Học " không phải chỉ có ở nhà trường, bởi vì một khi mình muốn biết thêm một vấn đề gì đó, một cái nghề gì đó, một lãnh vực nào đó … để đừng bị người khác nhìn mình có " nửa con mắt " rồi trề môi chê mình không biết gì hết, mình có thể học bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào. Cái " Học " nó … tràn đồng chớ không phải chỉ " đóng khung " trong nhà trường và con người lúc nào cũng dính với cái " Học " mà không để ý bởi vì xưa nay vẫn quen nói " Dốt là không biết chữ " ! 

Vậy, ngoài sự không biết chữ, " Dốt " là gì ? Một anh nhà quê lên thành phố hiện đại không biết sử dụng bàn ngồi trong cầu tiêu … người ta nói thằng chả dốt. Còn ông tiến sĩ từ thành phố xuống dưới quê chơi, đi tát nước ruộng với người chú, chỉ dụng cụ hỏi là cái gì ? Người chú cười khinh : " Mầy dốt quá đi ! Cái đó gọi là cái gàu ! Không có gàu thì lấy khỉ gì mà tát ? ". Hai nhân vật vừa kể đều được coi là dốt bởi vì họ kém hiểu biết trong một lãnh vực nào đó. Nếu họ được chỉ dạy, họ học thêm cách sử dụng bàn ngồi trong wc và cái gàu tát nước ngoài đồng, họ sẽ không còn dốt ở hai nơi nầy nữa. Vậy, để khỏi dốt, mình phải chịu khó học, trong cái nghĩa " học " là đem thêm những hiểu biết mới vào … kho hiểu biết ở trong đầu mình ( Dĩ nhiên là trong kho chứa loại hiểu biết thật chớ không phải loại dỏm, loại … giả mạo trốn thuế … hay loại mà ở Việt Nam bây giờ người ta gọi là " ma túy xì ke " ! ) 

" Học " không, chưa đủ ! Trong khi học, phải biết hỏi. " Hỏi " để hiểu cho rõ cái mình học. Nếu không biết hỏi hay không chịu hỏi, thì cái học của mình bị gọi là " học như con két " nghĩa là nghe sao nói vậy chớ không cần hiểu. Hà ! … Đến đây mới thấy các lãnh tụ công sản rất … " đỉnh cao trí tụê " trong đường lối dạy đàn em và quần chúng học : họ bắt học nhưng không cho hỏi, bởi vì hỏi là … " đặt vấn đề ", mà " đặt vấn đề " là " chưa hoàn toàn tin tưởng và triệt để nhất trí " với lập trường của đảng ! Học viên phải im lặng nghe, không cần hiểu, chỉ cần biết nói lại đúng những gì cán bộ nói. Vậy là … " ăn tiền " ! Nếu có tay nào " xâm mình, bạo phổi " nhứt định hỏi thì … " ta " chụp cho nó cái mũ " phản động " là … xong ngay thôi ! 

Để tránh … lòi cái manh tâm dạy " học không được hỏi ", nghĩa là muốn xóa cụm từ " Học Hỏi " trong tiếng nói của miền nam, các lãnh tụ còn " siêu " hơn nữa :họ đặt ra một cụm từ mới có tên " Học Tập ", được dùng … xả láng nên rất phổ thông, ở đâu cũng thấy học tập, làm thứ gì cũng phải học tập, đến nỗi ở tù cũng gọi là học tập nữa ! … Người ta nghĩ đơn giản : học làm sao thì cứ tập làm y chang như vậy. Vậy là … yên thân ! 

Bây giờ, nói tới " Học Hành ". Nếu học rồi … lặn luôn thì cái học đó uổng quá ! Phải đem cái học ra " hành ", nghĩa là thực hiện cái gì mình đã học. Và nhờ ở " hành " mà mình biết mình làm đúng hay sai. Càng " hành ", mình càng có nhiều kinh nghiệm để cái gì mình thực hiện càng ngày càng hay hơn, có giá trị hơn. Và như vậy, con người mới tiến bộ, xứ sở mới phát triển. Ở các xứ tự do, cái " học " nó … thiên hình vạn trạng nên cái " hành " cũng vô số kể … chớ không bị đóng khung trong " đường lối chỉ đạo đầy sáng tạo " của đảng X hay đảng Y gì gì …" Đóng khung " có nghĩa là đảng dạy " Hình vuông " nhưng lại đưa lên " Hình tròn " mình vẫn … nhắm mắt hô to " Vuông ", tiếp theo là mình chỉ biết … cắm đầu tạo hình vuông rồi hình vuông rồi hình vuông … suốt đời ! 

Ở Việt Nam , cái " Học Hành " cũng bị đóng khung như kể ở trên, nhưng là một loại khung chưa từng được kiểm nghiệm, cho nên mặc dầu đã qua mấy chục năm độc lập tự do mà dân chưa giàu nước chưa mạnh như thấy ghi đầy trên đường phố, và khi muốn thực hiện một công trình to to cỡ … mười tấm chiếu, vẩn phải nhờ công ty ngoại quốc …

Ông bà mình dạy con dạy cháu luôn luôn nhắc nhở phải " Học Hỏi và Học Hành ". Không biết, ở Việt Nam bây giờ, có ai " biết cất giấu " hai cụm từ đó trong một … kẹt tủ nào không ? Cất giấu với hy vọng một ngày nào đó sẽ có quyền đem ra áp dụng để thấy quê hương mình vẫn còn có " một ngày mai tươi sang " … Hỏi, mà sao tôi nghe ứa nước mắt ! 

Nói về “Hành"
Nhân nói về " Học Hành ", tôi nhớ cách đây mấy năm, nước Pháp gởi một phái đoàn chuyên viên qua Nhựt để nghiên cứu cách làm xe hơi, mặc dầu xe hơi Pháp đã đạt vị trí khá tốt trên thị trường quốc tế. Tôi đã … lột nón chào phục mấy nhà sản xuất xe hơi Pháp bởi vì họ đã biết … nhét cái " tự tôn mặc cảm " vô túi quần để sáng suốt nhận thấy xe hơi Pháp vẫn chưa đứng ngang hàng với xe Nhựt, và họ chịu khó đi Nhựt " Học Hỏi " thêm để về " Hành " với những kinh nghiệm mới. 

Chuyến qua Nhựt của các kỹ sư Pháp được trực tiếp truyền hình nên tôi đã theo dõi dây chuyền lắp ráp xe hơi, từng khâu từng khâu, một cách thích thú. Nhưng, chuyện đã làm tôi thật ngạc nhiên là ở cuối dây chuyền sản xuất có một người Nhựt kiểm soát từ trong ra ngoài của chiếc xe, mở cửa đóng cửa nghiêng tai nghe tiếng cửa đóng, rồi ông ta đi tới đi lui rờ chiếc xe, không phải chỉ rờ ở một vài chỗ mà là rờ toàn thể chiếc xe ! Một kỹ sư Pháp, chắc cũng ngạc nhiên như tôi, nên nghe hỏi : " Ông làm gì vậy ? ". Người Nhựt trả lời : " Tôi rờ ! Ông không thấy sao ? ". Hỏi : " Rờ chi vậy ? ". Trả lời : " Rờ để coi còn chỗ nào chưa vừa ý, ví dụ như chỗ có hơi trầy sơn mắt không nhìn thấy nhưng rờ thì thấy, phải cho làm lại ". Trong khi nói, người Nhựt đó không ngừng rờ, mắt vẫn theo sát hai bàn tay, chứng tỏ sự chú tâm đặc biệt. Một lúc sau, ông ta vừa gật gù vừa nói : " Tốt ! ". Rồi lấy trong túi trước ngực một cuốn sổ rút ra một miếng nhựa nhỏ bằng ba ngón tay mang chữ " OK " và hàng mã số, đem dán phía trong kiếng sau của chiếc xe. Ông vừa bấm nút cho dây chuyền đưa xe ra khu " OK " vừa nói : " Tôi làm nghề rờ nầy đã gần mười năm. Tôi rất hãnh diện vì chưa thấy một chiếc xe nào bị trả về, chứng tỏ rằng sản phẩm của nước Nhựt chúng tôi vẫn giữ đúng tiêu chuẩn quốc tế ". Ông mỉm cười, đầu gật gật ra vẻ hài lòng. Đến đây, tôi nhận thấy rằng ngoài cái đầu óc và tay nghề người Nhựt để hết vào công trình chế tạo chiếc xe hơi, họ còn đặt vào đó lòng yêu nước vô biên của họ nữa. Đó là yếu tố chánh đã đưa nước Nhựt lên vị trí ngày hôm nay. 

Xin nhắc lại, vào những năm 50, mặc dầu Nhựt đã đóng máy bay tàu chiến rất có giá trị kỹ thuật, nhưng sản phẩm thực dụng khác đều bị coi là đồ dỏm không cạnh tranh nổi trên thị trường quốc tế. Vì vậy, người Nhựt đã phải đi học hỏi mọi ngành nghề ở các xứ tiên tiến, để sau đó về nước thực hành với ý chí " Mỗi ngày phải hay hơn, hoàn hảo hơn ", làm cho món hàng mang dấu ấn " Made In Japan " phải được thế giới mến chuộng. Và, như mình thấy, hôm nay họ đã thành công ! Cái " Hành " thực tiễn nghĩa là không tiểu xảo ngụy tạo và lòng yêu nước của người Nhựt là một bài học lớn …

Bây giờ, thử nhìn lại Việt Nam coi … ra sao ? Xin phép chỉ nhìn ở " chóp bu " thôi, bởi vì mọi quyền hành đều tập trung … mút chỉ ở trên đó hết, còn cái khối bần dân thiên hạ thấp lè tè dưới đất tuy mang mỹ từ " Nhân dân làm chủ " nhưng lại là hạng … tay trắng thân trần thì có khỉ gì để nhìn ! 

Nói về " Học " - đừng có giỡn - mấy cha lãnh đạo Việt Nam ngày nay đều là dân có học hết ! Không biết họ học ở đâu mà ai cũng có học vị và văn phòng của họ toàn sách là sách. Nhìn số sách trám đầy bốn vách tường là phải biết ngay họ " học cao hiểu rộng ", dầu không tốt nghiệp cao học thì vẫn là … học cao, bởi vì họ đã … giựt được cái bằng mà họ cho là cao quí nhứt, bằng " Đỉnh Cao Trí Tuệ Của Loài Người " ! Bởi cái " Học " của họ … ngất ngưởng như vậy nên cái " Hành " của họ cũng " phiêu hốt ở bốn từng mây ", nghĩa là … hai chân không chấm đất ! Nhìn coi : họ đem công ty ngoại quốc vô xây cất cả đống công trình vĩ đại như nhà cao tầng ( 68 tầng ! Hôm nào thang máy ăn-banh, trèo lên là … ná thở ! ) đường cao tốc ( cho xe chạy 50 km/giờ ! ) cầu vượt đồ sộ có đường dành riêng cho người đi bộ ( dân đi bộ vượt được qua cầu cũng … hộc gạch ! ) …v v , trong lúc hệ thống cống rãnh bị nghẹt ứ từ mấy chục năm nên thành phố cứ bị ngập lụt tới rún sau mỗi cơn mưa lớn ! Người dân lội trong nước để đi lại … sinh hoạt hay … chăng lưới bắt cá ngay trên lòng đường như đang " tham gia lưu thông ", phía trên đầu là biểu ngữ " Có nước sạch là có sức khỏe " và " Quyết tâm thực hiện tốt khu phố văn hóa mới " ! Người dân chỉ biết than là bị Ông Trời hành chớ không nghe ai dám lớn tiếng : " Tại mấy cha nội đó không biết … hành ! "

Với cái kiểu " Hành " nầy, với cái đà " Tiến nhanh tiến mạnh " nầy, và với cái lòng ái quốc … đóng khung " Yêu nước là yêu Xã Hội Chủ Nghĩa " nầy … còn lâu " ta " mới chế tạo nổi chiếc … " Xe Trâu Made In Việt Nam " để … xuất cảng … góp mặt với thế giới, chớ đừng nói sản xuất ra xe hơi như nước Nhựt !
Nh
__._,_.___



Copyright 2011 viettudo. All rights reserved.
Web Hosting by Yahoo!
7217 Woodhall Dr
wilmington, NC 28411

HUỲNH NGỌC TUẤN * ĐÒN THÙ CÔNG AN



Những ngày cuối năm thời tiết ở Quảng nam khó chịu vì lạnh và ẩm, cái lạnh hơi bất thường so với những năm trước như dự báo một sự bất thường của không khí chính trị tại VN?
Phạm bá Hải từ Saigon ra thăm tôi và rủ đi Hà nội để thăm một số anh em cựu tù nhân lương tâm.
Tôi rất ngại cái lạnh ở miền Bắc từ những ngày còn ở trại giam Thanh hóa và Nam hà nên không muốn đi, nhưng thấy Hải đã ra đến đây rồi nên không nở để Hải thất vọng và một phần nữa vì từ lâu đã ngưỡng mộ những anh em dân chủ phía bắc trong lòng luôn mơ ước một ngày được diện kiến như BS Phạm hồng Sơn, Luật sư Nguyễn văn Đài, LS Lê thị Công Nhân, anh Nguyễn khắc Toàn- Nguyễn vũ Bình, anh Phạm văn Trội, cô Phạm thanh Nghiên v..v…nên “liều mạng” nhận lời đi cùng Hải một chuyến.
Trước khi ra đất Bắc chúng tôi đến Đà nẵng gặp Bác sĩ Lê nguyên Sang, anh Sang vì bận việc nên chỉ đi cùng chúng tôi đến Huế.
Ở Huế chúng tôi đến vấn an Linh mục Phan văn Lợi và Linh mục Nguyễn hữu Giải hai cựu tù nhân lương tâm kỳ cựu.
Buổi chiều 29/12 chúng tôi bay ra Hà nội. Cho dù đã chuẩn bị kỷ nhưng cái lạnh của Hà nội cũng làm tôi run nhè nhẹ. Chúng tôi nghĩ ở một Khách sạn bình dân ven hồ Tây.
Tối hôm đó chúng tôi gặp Luật sư Nguyễn văn Đài ở một quán cơm chay gần khách sạn
Sáng hôm sau bác sĩ Phạm hồng Sơn đến thăm chúng tôi tại khách sạn, sợ chúng tôi bị lạnh nên anh Phạm hồng Sơn chạy về mang đến cho chúng tôi hai quần dạ mỏng để mặc bên trong và một hộp thuốc để ngậm đề phòng bị viêm họng, viêm phế quản, đúng là cung cách của một bác sĩ!
Sau đó tôi và anh Hải đi thăm Luật sư Lê thị Công Nhân .
Đến nhà, tôi chỉ ngồi nghe Nhân và Hải nói chuyện thỉnh thoảng mới tham gia vì tôi muốn biết về người phụ nữ trẻ này.
Lê thị Công Nhân là một nữ lưu có cá tính cực kỳ mạnh mẽ, ăn nói lưu loát và có một kiến thức về Luật rất tốt.
Công Nhân là một người sắc sảo và trực tính, sự sắc sảo và trực tính này có thể làm mất lòng những ai mới gặp, nhưng không biết tôi và Công Nhân có “duyên” thế nào đó mà tôi rất thích cô gái này và nhận thấy ở cô một người có năng lực lãnh đạo.
Còn Công Nhân thì đối xữ với tôi như một người chú trong nhà rất thân mật.
Buổi chiều ngày 30/12/2013 chúng tôi gồm có tôi, Phạm bá Hải và vợ chồng Lê thị Công Nhân xuống Hải phòng thăm Phạm thanh Nghiên.
Trên đường chúng tôi đón anh Nguyễn bá Đăng cùng đi.
Phạm thanh Nghiên là một cô gái nhỏ nhắn, năng động và can đảm.
Chưa gặp nhau lần nào nhưng tôi và cô Nghiên vẫn nhận ra nhau, chú cháu ôm nhau thân thiết như người một nhà.
5 giờ chiều tôi tạm biệt “cô cháu nhỏ” về Hà nội, lúc đó đã 9 giờ đêm.
Buổi sáng ngày 31/12/2013 anh Hải và tôi đến đón vợ chồng Lê thị Công Nhân và cháu bé đến thăm anh Nguyễn vũ Bình.
Anh Nguyễn vũ Bình đang bận dọn sang nhà mới nên không đi cùng chúng tôi đến thăm Kỹ sư Phạm văn Trội được.
Dọc theo con đường đê sông Hồng chúng tôi về xã Chương Dương, huyện Thường tín Hà nội để thăm Phạm văn Trội.
Nhà anh Trội ở một vùng quê, trong một khu vườn nhỏ trồng chuối và bưởi.
Mùa này bưởi chín vàng thật đẹp, trái to và tròn đầy cành tạo một cảm giác hạnh phúc êm ấm.
Nhưng cuộc sống của anh Phạm văn Trội và gia đình hoàn toàn không êm ấm như cảm giác từ mảnh vườn này, ngoài kia là những con mắt cú vọ ngày và đêm rình rập theo dõi.
Lê thị Công Nhân xuống bếp giúp Trội sữa soạn cho một buổi trưa ngon miệng, tôi và Hải đi tản bộ quanh vườn .
Khi chúng tôi đang ăn trưa thì có tiếng người gọi anh Trội ra mở cửa, anh Trội biết đó là công an đến để quấy rầy nên không mở, anh nói:
- Phải ăn cho no đã, chúng nó đến để lập biên bản và bắt về Ủy ban xã như những lần trước đây để thẩm vấn.
Trong khi chúng tôi đang ăn thì công an vẫn tiếp tục đạp vào cánh cửa sắt đã khóa kỷ và gọi vào yêu cầu gặp chủ nhà.
Chúng tôi biết rắc rối đang chờ nhưng vẫn vui vẽ nói chuyện và ăn uống.
Ăn xong tôi đi tản bộ trong vườn cùng anh Hải và cháu bé con của Công Nhân.
Chúng tôi ra về lúc 11h, vừa ra đến cổng một tên công an đeo kiếng đen đẩy tôi vào nhà, rồi một tên khác lôi tôi một cách thô bạo như là một tội phạm cần khống chế, việc này làm tôi nổi nóng hỏi:
- Tại sao các anh đối xữ với chúng tôi như tội phạm vậy.
bọn công an trả lời vì chúng tôi là người lạ đến đây nên cần phải kiểm tra hành chánh.
Tôi nói đây là đất nước VN, và tôi là công dân VN, chúng tôi được quyền đi đến bất cứ nơi đâu vì chúng tôi không bị chế tài bởi luật pháp. Quyền đi lại và những quyền công dân khác là quyền Hiến định bất khả xâm phạm.
Một tên công an cao to trả lời:
- Không cần nói nhiều với chúng mày, nếu chúng mày không vào nhà để lập biên bản thì chúng tao sẽ buộc chúng mày về trụ sở xã, nếu chúng mày không đi chúng tau sẽ có biện pháp cứng rắn thì đừng trách.
Và như vậy họ áp lực từng người chúng tôi về ủy ban xã Chương dương, tôi nói với bọn công an: các anh làm như vậy là vi phạm quyền tự do của chúng tôi, vi phạm luật pháp.
Một tên công an nhào tới định đánh tôi Công Nhân nhanh chóng đứng vào giữa để ngăn lại nên hắn lui ra.
Đến lúc này tôi loáng thoáng nhận ra rằng đã có một lệnh nào đó để hành hung chúng tôi, và không thể dùng lời lẽ với những con người hung ác như dã thú này.
Chúng tôi bị đưa vào văn phòng Công an xã Chương dương, trưởng công an xã không làm việc mà giao cho một tay phó công an xã là Điệp- người cao to mang kính đen .
Chỉ huy buổi thẩm vấn này là một nhân viên an ninh còn rất trẻ ăn mặc đẹp và hai nhân viên an ninh khác cũng rất trẻ.
Tuy còn trẻ nhưng những người này có quyền lực vô cùng lớn, khi những tên công an xã Chương dương chửi chúng tôi nhao nhao lên, nhân viên an ninh kia giơ tay ngăn lại thì mấy cái mồm kia im ngay tức khắc .
Tôi biết chúng tôi đang đối mặt với một cách làm việc mới và một chính sách mới vừa hình thành đâu đó từ Trung ương và rất nguy hiểm cho tính mạng chúng tôi.
Tôi nói với nhân viên an ninh:
- Việc các anh bắt giữ chúng tôi và thẩm vấn là vị phạm luật pháp và Hiến pháp.
Công an tên Điệp trả lời: ở đây chúng tao có luật riêng của chúng tao, không giống với những nơi khác, chúng tao sẵn sàng đánh chết chúng mày nếu cần và chúng mày cứ đi kiện, đây chúng tao có tên tuổi chức vụ và trụ sở làm việc hẳn hoi, chúng mày cứ kiện.
Tên an ninh trẻ nói: việc xữ lý hành chính các anh là việc của công an xã, nhưng tôi có mặt ở đây để kiềm chế sự “bức xúc” có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng của công an xã, các anh nên hợp tác với tôi nếu không tôi sẽ về và tính mạng của các anh tôi không chịu trách nhiệm.
Đến đây thì tôi biết họ sẵn sàng khủng bố đánh đập chúng tôi nên tôi đồng ý khai tên tuổi và ký vào biên bản, nhưng yêu cầu họ cóp pi cho tôi một bản và tôi viết ý kiến của mình vào đó.
Họ đồng ý cóp pi cho tôi một biên bản có đóng dấu đỏ, tôi viết vào biên bản như sau: tôi phản đối việc công an xã Chương dương bắt chúng tôi về ủy ban xã và có thái độ hành hung tôi, đây là việc là vi phạm luật pháp.
Họ yêu cầu Phạm bá Hải , Lê thị Công Nhân và Ngô duy Quyền ký tên vào nhưng bị từ chối.
Tôi bước ra ngoài để điện thoại cho Thục Vy biết là chúng tôi đang gặp nguy hiểm, nhanh chóng hai tên công an giật điện thoại của tôi và đẩy tôi vào một văn phòng rồi đóng sầm cửa lại, anh Phạm văn Trội đang làm việc bên kia nghe tiếng cửa đóng sầm liền chạy qua đạp vào cửa xông vào.
Hai tên công an đẩy anh Trội ra nhưng anh Trội phản ứng rất mạnh, buộc họ phải mở cửa khi làm việc với công dân, cuối cùng họ mở cửa ra và để tôi lại một mình trong phòng.
Phạm bá Hải và Công Nhân vẫn không chịu ký vào biên bản và vẫn tiếp tục tranh luận với nhân viên an ninh kia.
Tôi bỏ ra khỏi phòng gọi Phạm văn Trội , tôi nói với Trội thế nào chúng nó cũng bóp cổ để lấy lại biên bản làm việc nên em chụp hình lại đi.
Anh Trội lấy điện thoại ra chụp hình lại biên bản .
Tôi muốn giữ biên bản này để làm bằng chứng cho việc bắt giữ chúng tôi và đưa sự việc ra công luận nên tôi mới ký vào biên bản, tôi cũng tiên liệu rằng chúng nó sẽ không để cái biên bản đó lọt ra ngoài một cách dể dàng.
Phạm bá Hải và Công Nhân vẫn từ chối ký vào biên bản.
Tên nhân viên an ninh trẻ đứng dậy và nói: tôi đã cố gắng hết sức nhưng anh chị vẫn không hợp tác, bây giờ tôi về tính mạng các anh chị tự bảo vệ lấy.
Nói xong họ kéo nhau đi đâu đó gần một giờ sau mới trở lại nhưng không có 3 nhân viên an ninh lúc nãy. Tất cả đều uống rượu say.
Công an Điệp đeo kính đen và ba tên khác tóm cổ tôi buộc tôi phải đưa cho hắn biên bản làm việc, tôi đã tiên liệu rồi nên đưa cho hắn ngay, nhưng bọn chúng lôi tôi vào phòng tiếp công dân đóng sầm cửa lại, Lê thị Công Nhân xông vào can thiệp nhưng bị đẩy ra rất thô bạo.
Tôi bị một cú đấm vào đầu và một cú vào cằm nên thấy choáng váng mặt mày, tôi bị đẩy ngồi xuống ghế.
Chưa kịp lấy lại bình tỉnh tôi bị một cú đá vào ngực làm tôi ngẹt thở.
Tôi định thần và hít thở thật sâu để giảm bớt cơn đau.
Một lúc sau chúng nó thay phiên nhau mổi người đấm vào ngực tôi một đấm rồi đi ra, hết tên này đến tên khác, vừa đấm vừa chửi rất thô tục, chúng nó nói mày bảo thằng Trội chụp hình biên bản rồi để tố cáo chúng tao chứ gì, được tao đánh cho mày tố cáo.
Tôi biết mình đang đối diện với một bầy thú dữ, những cổ máy giết người được điều hành ở đâu đó rất cao , có thể là từ Hà nội nên yên lặng chịu đòn không một lời nói hay một phản ứng nào để tránh bị gọi là khiêu khích.
Tôi bị tổng cộng gần 10 cú đấm vào ngực, nhưng đau nhất là cú đá bất ngờ vào ngực lúc ban đầu.
Tôi nhận thấy cách ra đòn hiểm ác như vậy rủi ro rất cao, xác suất chết người rất lớn nên nhận thức được rằng CSVN đang có sự thay đổi trong cách hành xữ với những nhà bảo vệ nhân quyền và vận động dân chủ như chúng tôi.
Tôi cũng nghĩ tới khả năng có sự chỉ đạo nào đó từ rất cao nhắm vào tôi để trả thù tôi và gia đình, để trừng trị tôi và răn đe người khác.
Từ khi Nghị định 208 ra đời và sắp có hiệu lực tôi đã biết CSVN đang hoảng sợ sự phản kháng của dân chúng nên sẽ mạnh tay đàn áp, tôi cũng đã tiên liệu rằng máu của những nhà dân chủ và yêu nước sẽ đổ xuống trong thời gian sắp tới.
Trở lại vấn đề tại Chương dương:
Đến 6 giờ chiều 3, tên an ninh xuất hiện để tiếp tục ép anh Hải và vợ chồng Công Nhân ký vào biên bản, nhưng Hải và Công Nhân vẫn không chịu ký. Mấy tên an ninh và bọn công an thay nhau chửi rủa .
Lúc này tôi đã bị ba tên công an ấn vào xe taxi ngồi chờ ở đó được hơn 30 phút rồi, trong thời gian đó tôi định thần, hít thở sâu để giảm bớt cơn đau.
Lát sau một tên công an xã Chương dương ra xe định lôi tôi vào phòng làm việc dùng tình trạng sức khỏe của tôi để gây áp lực với anh Hải và Công Nhân ký vào biên bản nhưng bị cô vợ anh Phạm văn Trội phản ứng quá mạnh mẽ nên đành thôi.
Phạm bá Hải và Công Nhân vẫn không ký vào biên bản, cuối cùng thì tên an ninh ra lệnh đuổi chúng tôi về, lúc đó trời đã tối rồi .
Tên Điệp còn đe dọa Công Nhân: vì mày có con nhỏ nên tao tha cho, nhưng nếu cần tao sẽ đánh chết mày.
Tôi chào từ biệt vợ chồng Phạm văn Trội.
Đến bây giờ và mãi sau này hình ảnh vợ anh Trội với giọng nói thất thanh và phản ứng mạnh mẽ với tên công an làm tôi không thể nào quên. Tôi rất may mắn khi có được những người bạn như vợ chồng anh Trội, và anh Phạm văn Trội còn may mắn hơn khi có một người vợ nhân hậu và can đảm như vậy.
Khi chúng tôi đến bệnh viện Hồng Ngọc- Hà nội thì thấy rất đông bạn bè ở đó, tôi không thể nào nhớ hết tên từng người.
Giữa mùa đông Hà nội lạnh lẽo nhưng tình cảm của những người bạn đất bắc làm lòng tôi ấm áp vô cùng và cơn đau cũng được xoa dịu.
Xin nhận nơi đây lòng biết ơn trân quý của tôi, tôi sẽ không bao giờ quên được tình cảm mà các bạn dành cho tôi, không bao giờ quên các bạn và các huynh trưởng .
Hôm nay đã kiểm tra lại sức khỏe ở bệnh viện Hoàn Mỹ – Đà nẵng, kết quả tạm thời như sau:
 Gan, mật, tụy, thận, lách, bàng quang bình thường.
- Kết quả chụp X quang: phổi bình thường, nhưng xương lồng ngực bị chấn thương, không thấy có dấu hiệu gãy.
- Tụ máu trong vòm họng và ở dưới lưỡi vì bị đấm quá mạnh.
Tôi hỏi bác sĩ : sao tôi thấy đau rất dữ dội ở ngực.
Bác sĩ trả lời: theo anh nói họ đá và đấm nhiều như thế thì không đau sao được, không gãy xương ngực là may rồi, anh về theo dõi nếu có dấu hiệu bất thường phải nhập viện ngay, có một khả năng là xương ngực bị rạn nứt nhưng x quang không tìm thấy.
Hiện nay tôi còn rất đau nhưng cũng cố gắng viết vài dòng thông báo cùng các bạn và công luận.
Cho dù thời gian sắp tới rất nguy hiểm cho tôi và các nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền, nhưng với tôi sẽ tiếp tục đấu tranh để mình và dân tộc này được sống như những con người đúng ý nghĩa cao quý của nó, trong tự do và dân chủ. Tôi và mọi người rất cần sự can thiệp của các chính phủ dân chủ trên thế giới, rất cần sự hỗ trợ của đồng bào trong và ngoài nước về pháp lý và mọi mặt khác.
Trân trọng cám ơn.
Huỳnh ngọc Tuấn
04/01/2014

No comments: