GIỚI THIỆU TẠP CHÍ TINH THẦN DIÊN HỒNG
TIẾNG NÓI CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM QUỐC NỘI VÀ HẢI NGOẠI
TRANH ĐẤU CHO ĐỘC LẬP, TỰ DO, DÂN CHỦ
Địa chỉ tòa soạn
SƠN TRUNG
CHỦ BIÊN
Hộp thư
dienhong2014@gmail.com
SỐ RA MẮT
NGÀY 1 JAN 2014
TINH THẦN DIÊN HỒNG
Tinh thần Diên Hồng
Là tinh thần quyết chiến
Chống quân xâm lược Nguyên Mông.
Là tinh thần bất khuất
Là truyền thống hào hùng
Của Trần Nhân Tông,
Trần Hưng Đạo
Phạm Ngũ Lão
Và của toàn thể nhân dân Việt Nam suốt dòng lịch sử
Vung gươm lên quyết bảo vệ non sông
Với tinh thần Diên Hồng
Và lòng yêu nước
Gái trai, già trẻ, Bắc Nam Trung
Đoàn kết một lòng
Quyết đánh tan quân xâm lược
Và bọn bán nước
Chúng ta tiến bước theo cha ông
Bảo vệ nền độc lập
Xây dựng tự do, dân chủ...
Làm rạng danh con cháu Lạc Hồng!
Hỡi toàn thể nhân dân nước Việt
Hỡi con cháu Tiên Rồng
Hãy cương quyết
Chiếm lại biên cương phía Bắc
Hãy giành lại Biển Đông
Trường Sa, Hoàng Sa là của nước Việt
Chúng ta cùng thế giới chiến đấu
Chống lại kẻ thù chung
Để bảo vệ biển đông
Và bảo vệ hòa bình thế giới
Nay mai trời đất chuyển rung
Sấm ran từ Tây sang Đông
Này Tần Thủy Hoàng,
Này Thành Cát Tư Hãn
Này Mao Trạch Đông
Chúng bay sẽ thấy
Một ngày bại vong
Thi hài của chúng bay sẽ trôi dạt khắp Biển Đông!
Sơn Trung
dienhong2014@gmail.com
SỐ RA MẮT
NGÀY 1 JAN 2014
TINH THẦN DIÊN HỒNG
Tinh thần Diên Hồng
Là tinh thần quyết chiến
Chống quân xâm lược Nguyên Mông.
Là tinh thần bất khuất
Là truyền thống hào hùng
Của Trần Nhân Tông,
Trần Hưng Đạo
Phạm Ngũ Lão
Và của toàn thể nhân dân Việt Nam suốt dòng lịch sử
Vung gươm lên quyết bảo vệ non sông
Với tinh thần Diên Hồng
Và lòng yêu nước
Gái trai, già trẻ, Bắc Nam Trung
Đoàn kết một lòng
Quyết đánh tan quân xâm lược
Và bọn bán nước
Chúng ta tiến bước theo cha ông
Bảo vệ nền độc lập
Xây dựng tự do, dân chủ...
Làm rạng danh con cháu Lạc Hồng!
Hỡi toàn thể nhân dân nước Việt
Hỡi con cháu Tiên Rồng
Hãy cương quyết
Chiếm lại biên cương phía Bắc
Hãy giành lại Biển Đông
Trường Sa, Hoàng Sa là của nước Việt
Chúng ta cùng thế giới chiến đấu
Chống lại kẻ thù chung
Để bảo vệ biển đông
Và bảo vệ hòa bình thế giới
Nay mai trời đất chuyển rung
Sấm ran từ Tây sang Đông
Này Tần Thủy Hoàng,
Này Thành Cát Tư Hãn
Này Mao Trạch Đông
Chúng bay sẽ thấy
Một ngày bại vong
Thi hài của chúng bay sẽ trôi dạt khắp Biển Đông!
Sơn Trung
TRẺ RANH * CHUYỆN NHÓM LỢI ÍCH
CHUYỆN CON NHÀ NÒI,HAY CHUYỆN NHÓM LỢI ÍCH
Nhà báo Bùi Tín
nhân chuyện đại tá Phó Gíam Đốc Sở Công An Dương Tư Trọng vì giúp anh là Dương Chí
Dũng đào tẩu hơn một trăm ngày phải lãnh án 18 năm tù
giam đã viết lên báo mạng cho biết đai tá Trọng là con trai trung tá
công an Nguyễn Khăc Thu người từng làm
giám đốc Sở Công An Hải Phòng trong 10 năm[từ 1970 tới
1980 thế kỷ hai mươi]
Theo nhà
báo Bùi Tín
thì hiện nay trong nghành công An có tới hai trăm ông tướng phần đông là con nhà
nòi như đại tá Trọng và
hiện đai tá Trọng còn cô em gái tên
Dương Thị băng Tâm cũng đang là
sĩ quan công an ở sở công an Thành
phố Hải Phòng
Sự tiết lộ của nhà
báo Bùi Tín
cho ta thấy hiện tượng con ông cháu
cha trong ngành công an là hiện tương có thật và
đang ngày càng phát
triển.Chính cái đám
công an con ông cháu cha này đã tạo ra hiện tượng bè phái .và
những giây mơ rễ má của hiện
tương này
Hiện nay ở VN đang có
chuyện những nhóm lợi ich và cuộc đấu đá
lẫn nhau giữa các nhóm
lợi ích đang ngày một mãnh liệt chưa biết mèo nào
cắn mèo nào chỉ biết các nhóm
con ông cháu cha đang gầm
ghè nhau dữ lắm.
Công an là
vũ khí chuyên chính
của Đảng Cộng Sản VN vàđang chia
năm xẻ bẩy vì các
nhóm con ông cháu cha gầm ghè
nhau đó là hiện tượng đáng
mừng
Gà đá là gà
nòi,và khi chúng
đã lao vào nhau trong trường đấu thì thế nào cũng có
con bị loại ra khỏi vùng chiến
Các chiến tướng
Trần Đai Quang,Phạm Qúi Ngọ,Trần
Duy Thanh đã bị đá nhưng vẫn
còn đang chưa chịu rời chiến trường
chắc rằng cuộc chiến sẽ còn hứa hẹn
nhiều""độ""hấp dẫn.
Một khi vũ khí
chuyên chính của Đảng Cộng Sản VN hết còn sắc bén
thì con đường dân chủ hóa chế độ chính trị của VN do thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang phát triển sẽ có cơ hội thành
hiện thưc
TRẺ RANH
TIN THẾ GIỚI
Hé lộ mới về thân nhân lãnh đạo TQ
Cập nhật: 04:58 GMT - thứ tư, 22 tháng 1, 2014
Một cuộc điều tra lớn trên
phạm vi quốc tế thu thập được nhiều tư liệu tài chính rò rỉ
cho thấy thân nhân của giới lãnh đạo Trung Quốc, trong có cả em
rể Chủ tịch Tập Cận Bình, nắm trong tay nhiều công ty hoạt
động ở các 'thiên đường thuế' (tax havens).
Các tài liệu mật này nằm trong 2,5 triệu files mà Bấm
Liên hiệp Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) tổng hợp
được. Theo đó, nhiều nhân vật quyền thế trong hệ thống chính
trị Trung Quốc đã lập ra các công ty và tài khoản đặt tại Cook
Islands hoặc British Virgin Islands là những nơi bị coi là có
điều kiện trốn thuế dễ dàng.
Cần phải nói rằng việc lập tài khoản bí mật ở nước ngoài, kể cả các 'thiên đường thuế', không phải là hành động bất hợp pháp về luật, nhưng nó gây khó cho việc kiểm toán minh bạch, và che giấu quy mô tài sản mà giới này nắm trong tay.
Tiếp tục hé lộ
Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2012 đã phải đối diện với một số cáo buộc chấn động mà các cơ quan truyền thông có uy tín như The New York Times và hãng Bloomberg đưa ra, trong có đề cập đến khối tài sản của các ông Tập Cận Bình và cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo.Mới đây, ông Ôn Gia Bảo đã phải viết tâm thư khẳng định mình trong sạch.
Kể từ khi lên nắm quyền, Chủ tịch Tập đã
tỏ ra khá cương quyết và lớn tiếng trong việc bài trừ tham
nhũng, không bỏ sót bất cứ ai từ "hổ báo tới ruồi muỗi" (các
tầng lớp khác nhau trong hệ thống chính trị) để nhằm phục
hồi uy tín và tính chính danh cho Đảng Cộng sản trong một đất
nước mà người dân ngày càng bức xúc về nạn tham nhũng và bất
bình đẳng xã hội.
Các tài liệu được ICIJ tiếp cận là từ
hai công ty vốn chuyên giúp khách hàng thành lập công ty, tài
khoản và quỹ vốn ở các nước thuế thấp.
Chúng cho thấy gần 22.000 khách hàng có
địa chỉ ở Hoa lục và Hong Kong, trong đó có công ty địa ốc của
em rể ông Tập là Đặng Gia Huy, và một số công ty đăng ký ở
British Virgin Islands của con trai cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo, Ôn
Vân Tùng, và con rể ông là Lưu Xuân Hàng.
Những cái tên khác được nêu trong điều tra
của ICIJ có Hồ Dực Thời, họ hàng của cựu Chủ tịch Hồ Cẩm
Đào và Lý Tiểu Lâm, con gái cựu Thủ tướng Lý Bằng.
Cuộc điều tra cũng phát hiện rằng các
tập đoàn PricewaterhouseCoopers, UBS, Credit Suisse và một số ngân
hàng phương Tây khác đã đóng vai trò môi giới tí́ch cực cho các
khách hàng Trung Quốc thiết lập tài khoản ở các thiên đường
thuế.
Ngành dầu khí của Trung Quốc, vốn là
lĩnh vực xảy ra nhiều bê bối tham nhũng, có liên hệ chặt chẽ
với các trung tâm tài chính nước ngoài. Ba tập đoàn dầu khí
hàng đầu của Trung Quốc: CNPC, Sinopec và CNOOC - đều có quan hệ
với hàng chục công ty đặt tại British Virgin Islands.
Giới chức Trung Quốc hiện chưa bị buộc
phải kê khai tài sản một cách công khai và song song với nền
kinh tế 'nổi' chính thức vẫn tồn tại một nền kinh tế 'chui'
giúp giữ bí mật các thương vụ và tài khoản khổng lồ của các
nhà tài phiệt đỏ.
Theo một số ước tính, lượng tài sản trị
giá khoảng từ 1 nghìn tỷ tới 4 nghìn tỷ đôla đã bị tuồn ra
khỏi Trung Quốc từ năm 2000.
Hố sâu bất bình đẳng
100 người trong danh sách giàu nhất Trung Quốc có tổng tài sản lên tới trên 300 tỷ đôla, trong khi khoảng 300 triệu người còn ở mức thu nhập dưới 2 đôla/ngày.
Thiếu minh bạch tài sản là một trong những vấn nạn còn tồn tại trong nước.
Gia đình cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo có lẽ là trường hợp đầu tiên và liên tiếp bị báo chí phương Tây phanh phui. Mới tháng 11 năm ngoái, tờ New York Times đưa tin rằng một công ty tư vấn do con gái ông Ôn Gia Bảo - tên Mỹ là Lily Chang, điều hành, đã nhận 1,8 triệu đô từ tập đoàn JPMorgan của Mỹ .
Vụ này đã khiến nhà chức trách Hoa Kỳ tổ chức điều tra hoạt động của JPMorgan tại Trung Quốc, trong đó có xem xét quá trình tuyển dụng của công ty này, vốn bị cáo buộc là chỉ nhằm thu dụng con cái hay họ hàng của các nhân vật có ảnh hưởng.
Hôm 27/12, ông Ôn Gia Bảo đã gửi tâm thư tới nhà báo Ngô Khang Dân ở Hong Kong, cựu đại biểu Quốc hội Trung Quốc, để bảo vệ thanh danh. Ông viết: "Tôi chưa bao giờ liên quan và cũng không bao giờ liên quan tới việc lạm dụng quyền lực nhằm thu lợi cá nhân vì các mối lợi như vậy đi ngược lại những gì tôi vẫn tin tưởng".
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/01/140122_china_princelings_icij.shtml
Đỏ đen mô hình tăng trưởng Trung Quốc
Cập nhật: 11:37 GMT - thứ ba, 21 tháng 1, 2014
Trung Quốc vừa mới công bố số
liệu GDP mới, theo đó tăng trưởng kinh tế hàng năm của nền kinh tế lớn
thứ hai thế giới giảm xuống mức 7,7%. Tin này có phần tốt xấu lẫn lộn.
Vì sao vậy?Nhưng vẫn có lập luận cho rằng động lực tăng trưởng của Trung Quốc là không bền vững. Do đó, kiểu tăng trưởng này diễn ra càng lâu thì điểm kết của nó lại càng khó lường.
Và trước hết tôi có thể nói rằng lỗi là do phương Tây.
Đó là vì những khiếm khuyết nghiêm trọng nhất trong nền kinh tế Trung Quốc bộc lộ rõ ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, vốn xuất phát từ phương Tây nhưng tác động nghiêm trọng lên kinh tế toàn cầu.
Tăng tiêu thụ nội địa
Cụ thể là khủng hoảng này đã bào mòn mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu của Trung Quốc.
Một chính quyền can đảm có lẽ sẽ tận dụng cơ hội này để chuyển hướng bằng cách kích cầu nội địa, đưa ra các chính sách đổi mới nhằm khuyến khích dân số 1,3 tỷ người tiêu thụ nhiều hơn.
Nó đồng nghĩa với việc đẩy nhanh tự do hóa tài chính, có tỉ lệ hoàn vốn đầu tư cao hơn, và nới lỏng tín dụng tiêu dùng.
Ngoài ra, hệ thống nhà nước phúc lợi hiệu quả cũng phải được thiết lập, đảm bảo các nhu cầu tối thiểu về y tế, sức khỏe, giáo dục cho người dân, giúp họ an tâm chi tiêu thay vì tiết kiệm phòng thân. Hiện nay, tỉ lệ tiết kiệm trên thu nhập thực tế của người dân Trung Quốc cao hơn tới 6 lần so với người Anh.
Nếu phần đóng góp của tiêu dùng trong nền kinh tế Trung Quốc tăng từ 1/3 lên 2/3 GDP như ở Anh và Mỹ, quốc gia này sẽ có triển vọng tăng trưởng dài hạn bền vững hơn.
Điều này cũng sẽ góp phần kéo nền kinh tế phương Tây ra khỏi suy thoái, bởi các doanh nghiệp sẽ có nhiều hơn cơ hội xuất khẩu hơn vào thị trường lớn nhất thế giới.
Tuy vậy, viễn cảnh đó vẫn chưa thành hiện thực.
'Bất mãn chính trị'
"Trung Quốc vẫn bám vào tín dụng để đầu tư. Không có chuyện tái cơ cấu lành mạnh nào cả."
Điều Bắc Kinh lo ngại là khi thất nghiệp gia tăng, sự bất mãn về kinh tế sẽ chuyển hóa thành bất mãn về chính trị. “Khế ước ngầm” giữa Đảng Cộng Sản và nhân dân, đánh đổi các quyền dân chủ để có một đời sống kinh tế thịnh vượng, có thể sẽ bị phá vỡ.
Trong năm 2007, hầu hết các chuyên gia đều nhận định rằng nền kinh tế Trung Quốc quá phụ thuộc vào đầu tư, khi chi tiêu vào nhà xưởng, xây dựng, phát triển hạ tầng, chiếm tới 40% GDP.
Nhưng thay vì “tái cân bằng” bằng cách giảm đầu tư, phần đóng góp của nó trong GDP lại tăng lên thành 50%. Thành thị và các khu công nghiệp được tiếp tục được tạo ra hay làm mới.
Thêm vào đó, các doanh nghiệp nhà nước, vốn là tàn dư của thời đại Mao, được cấp cho vai trò mới là tạo ra khối lượng việc làm khổng lồ.
Điều này tạo ra lợi ích trước mắt, nhưng có hại về dài hạn vì khả năng sinh lợi sẽ bị hạn chế, do thị trường sẽ không thể hấp thụ được hết số sản phẩm tạo ra.
Điều nguy hiểm nhất nằm ở việc nguồn tài chính cho đầu tư được lấy từ đâu.
Chính quyền Trung Quốc đã ra lệnh cho các ngân hàng “mở két.” Họ ngoan ngoãn nghe theo.
Sau khi Bắc Kinh lo ngại về việc tốc độ cho vay tăng quá nóng, các ngân hàng Trung Quốc đã thể hiện khả năng sáng tạo mà ngay cả các đồng nghiệp ở trung tâm tài chính tại London hay New York cũng phải bái phục.
'Cú sốc lớn'
"Gánh nặng giải quyết đống nợ khổng lồ từ đầu tư kém hiệu quả cuối cùng sẽ trở nên quá lớn và không thể xử lý nổi."
Hậu quả là tốc độ cho vay tăng 15% thu nhập quốc gia hàng năm từ 2008, làm cho tổng nợ quốc gia Trung Quốc đã gấp đôi GDP. Tổng tín dụng phình lên đến 15 nghìn tỷ đô la trong giai đoạn đó.
Theo Charlene Chu của hãng đánh giá tín dụng Fitch, lượng tăng thêm trong bảng cân đối kế toánh của các ngân hàng Trung Quốc từ năm 2008 tương đương với số tăng thêm của các ngân hàng Mỹ với khoảng thời gian là một thế kỷ đạt ở mức đó.
Bà Chu cho rằng một nền kinh tế tăng trưởng bằng tín dụng sẽ không sớm thì muộn gặp những cú sốc lớn.
Kể cả nữ chuyên gia này có hơi bi quan quá, thì rõ ràng là không ai muốn tốc độ tăng tín dụng cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn nền kinh tế. Bởi khi khoảng cách đó ngày càng gia tăng, gánh nặng giải quyết đống nợ khổng lồ từ đầu tư kém hiệu quả cuối cùng sẽ trở nên quá lớn và không thể xử lý nổi.
Nói cách khác, Trung Quốc càng lấn sâu vào kiểu tăng trưởng sai lầm này càng lâu, nguy cơ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sụp đổ càng lớn. Khi đó, các định chế tài chính và các nền kinh tế có liên quan sẽ lãnh đủ.
Điều này đưa chúng ta trở lại với các tin tốt xấu lẫn lộn từ GDP của Trung Quốc công bố ngày hôm nay.
Nó cho thấy đầu tư cơ bản (không gồm đầu tư của các hộ nông thôn) tăng 19.6% trong năm 2013, giảm nhẹ từ mức 20.6% trong năm trước. Tuy vậy, tổng đầu tư vẫn tăng nhiều hơn bán lẻ (cao hơn 13.6%) và sản xuất công nghiệp (9.7%).
Nói cách khác là Trung Quốc vẫn bám vào tín dụng để đầu tư. Không có chuyện tái cơ cấu lành mạnh nào cả.
Bắc Kinh vừa mới công bố kế hoạch 10 năm tại Hội nghị Trung Ương 3 vừa qua, cam kết tăng dần tỷ lệ đóng góp của tiêu dùng trong tăng trưởng, đồng thời giảm vai trò của xây dựng và đầu tư.
Liệu kế hoạch này có thành công? Phải mất bao lâu? Và hậu quả sẽ ra sao cho cả thế giới và Trung Quốc nếu nó thất bại?
Có lẽ sẽ phải chờ hạ hồi phân giải.
Du học Anh Mỹ và bài toán 'hoàn vốn'
Cập nhật: 15:12 GMT - thứ hai, 20 tháng 1, 2014
Hào là hiện đang học lớp
cơ bản (foundation year), tức còn một năm nữa để vào đại học ở Anh
Quốc. Cũng giống nhiều bạn trẻ khác, Hào mang nhiều kì vọng của gia đình
khi sang đây.
“Mục tiêu của em là ở lại đây ít nhất vài năm
sau khi học xong, nếu được thì cố gắng ở lại luôn, hàng nghìn sinh viên
Việt Nam khác cũng có mong muốn như vậy", Hào nói.
Tất nhiên cái giá của “giấc mơ sương
mù” không phải rẻ. Hàng tháng bố mẹ sẽ phải chu cấp cho Hào một khoản
tiền vào khoảng 800-1000 bảng Anh (28-35 triệu đồng), chưa kể tiền học
phí.
Như vậy tính đơn giản trong 6 năm học ở đây, số
tiền bỏ ra từ tiền thuê nhà, ăn uống, đi lại cũng phải ngót nghét 5 tỉ
đồng (240 nghìn đô la), nếu tiền học phí tính ở mức 10 nghìn bảng/năm
(mức trung bình đối với các trường ở London).
'Đắt đỏ'
Bấm Bấm
Theo nghiên cứu của ngân hàng HSBC công bố vào năm 2013, Anh
Quốc là một trong những quốc gia có chi phí du học đắt đỏ nhất thế giới,
với tổng chi phí trung bình là trên 30 nghìn đô la một năm, tức vào
khoảng 670 triệu VND/năm.
Con số này sẽ cao hơn rất nhiều nếu tính ở
London, nơi tập trung đông sinh viên Việt Nam nhất. Tuy nhiên, điều đó
không làm giảm số lượng sinh viên sang Anh Quốc du học, dù cho kinh tế
Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn.
Theo số liệu của Cơ quan Quản lý Biên giới Anh
Quốc (UK Border Agency), trong năm 2012, số sinh viên Việt Nam đi học ở
Anh đã tăng tới 18%, mức tăng cao thứ nhì châu Á.
Bấm
Bộ Giáo dục-Đào tạo cho biết hơn 90% sinh viên Việt Nam đi du
học nước ngoài là tự túc. Với chi phí đắt đỏ như vậy, câu hỏi đau đầu
được đặt ra là liệu các sinh viên có thu hồi được “vốn du học”?
Giống như Hào, phần lớn các du học sinh đều muốn
được ở lại Anh Quốc làm việc, ít nhất là một vài năm để có kinh nghiệm.
Mức lương ở nước Anh sẽ giúp cho việc “hoàn vốn” được nhanh chóng hơn.
Điều này không phải là quá khó vào vài năm trước, khi nền kinh tế Anh
Quốc vẫn đang thịnh vượng và chính sách nhập cư còn nới lỏng.
Tình hình thay đổi trong vài năm qua cùng với sự
suy giảm của nền kinh tế. Hiện tại, một sinh viên tốt nghiệp bằng Thạc
sĩ chỉ được phép ở lại nước Anh tối đa 4 tháng để tìm việc, trong khi
chính sách trước kia là hai năm.
Cơ hội kiếm việc làm ở Anh Quốc cũng không hề
đơn giản. Ngân hàng HSBC ước tính tỉ lệ thất nghiệp từ độ tuổi 16-24 ở
Anh là 20%, trong khi để cạnh tranh với người bản địa, sinh viên Việt
Nam phải chịu nhiều thiệt thòi lớn.
“Một rào cản là các công ty ở Anh sẽ phải tài
trợ một khoản tiền lớn để xin giấy phép làm việc nếu muốn thuê người
nước ngoài. Không có nhiều công ty sẵn sàng làm việc này,” Võ Hiển,
người đã học ở Anh và hiện đang làm việc cho hãng kiểm toán Ernst &
Young tại London, cho biết.
Nhiều ngân hàng hoặc các hãng tài chính lớn chấp
nhận chi phí đó, tuy nhiên để cạnh tranh được thì hồ sơ phải rất tốt,
và thường là phải tốt nghiệp ở các trường hàng đầu, ông Hiển nhận định
thêm.
Con số này tất nhiên là không thấm vào đâu so với hàng nghìn sinh viên Việt Nam sang Anh mỗi năm.
'Cạnh tranh cao'
"Mỗi năm nước Mỹ chỉ cấp 65 nghìn thị thực làm việc cho người nước ngoài, nên mức độ cạnh tranh rất cao"
Phạm Anh Khoa, sáng lập viên của VietAbroader
Tình trạng tương tự cũng diễn ra với sinh viên Việt Nam ở các quốc gia khác như Mỹ.
Ông Phạm Anh Khoa, sáng lập viên của
VietAbroader, một tổ chức tại Việt Nam hỗ trợ du học sinh Việt Nam ở Hoa
Kỳ, ước tính rằng không quá 10% trong số các sinh viên Việt Nam tốt
nghiệp ở Mỹ có thể ở lại làm việc.
“Mỗi năm nước Mỹ chỉ cấp 65 nghìn thị thực làm
việc cho người nước ngoài, nên mức độ cạnh tranh rất cao. Trong khi đó,
người Việt thua kém nhiều quốc gia khác về khả năng sử dụng tiếng Anh,
và lựa chọn ngành học cũng chưa phù hợp.”
Ông Khoa dẫn số liệu của Viện Giáo Dục Quốc Tế
(IIE) cho biết 40% sinh viên Việt Nam sang Mỹ chọn học ngành kinh doanh
(business), trong khi những ngành nặng tính kĩ thuật hoặc tài chính có
nhu cầu lớn hơn. Hiện Mỹ là nước có số du học sinh Việt Nam đông nhất,
trên 16 nghìn người.
Còn theo số liệu từ Đại Sứ quán Anh ở Việt Nam, số lượng du học sinh người Việt ở Anh hiện đang vào khoảng 8000 người.
Báo Bấm
Lao Động ước tính chi phí du học cho sinh viên Việt Nam ở
nước ngoài phải lên đến hàng tỷ đô mỗi năm. Với số lượng du học sinh ở
Anh vào khoảng 8000 người, tính trung bình mỗi năm Việt Nam tiêu khoảng
248 triệu đô la chi phí du học. Con số đó ở Mỹ là gần 600 triệu đô la.
Số ngoại tệ đó liệu có đạt “hiệu quả kinh tế”
cho đất nước hay không thì vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp, bởi
những du học sinh có khả năng thường có xu hướng ở lại, còn những ai trở
về sẽ lựa chọn làm việc cho các công ty nước ngoài với mức đãi ngộ tốt
hơn.
'Khó hoàn vốn'
"Nhiều người trong số chúng tôi muốn về Việt Nam làm việc và tôi biết nhiều bạn đã trở về, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại một số mảng chuyên biệt như chứng khoán phái sinh (derivatives) có thể khó khăn hơn để tìm được công việc đáp ứng nhu cầu"
Võ Hiển, Chuyên viên Ernst & Young, London
Với những người có ý định hoặc buộc phải về Việt
Nam để lập nghiệp, cơ hội có một công việc thật tốt để “hoàn vốn” đầu
tư du học cũng không hề dễ dàng.
Trương Quỳnh Hương, cựu sinh viên của Đại Học
Gloucestershire ở phía tây nam nước Anh, cho biết mình phải chật vật đi
tìm việc nhưng vẫn chưa được như ý muốn.
“Chỗ cao thì không tới, chỗ thấp thì không ưa.
Thậm chí có một số vị trí khá phù hợp người ta cũng không thèm nhận mình
vì họ nghĩ hoặc mình sẽ đòi lương cao, hoặc sẽ sớm nhảy việc,” Hương
chia sẻ.
Thị trường lao động Việt Nam hàng năm có đến
hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn, du học sinh về nước, khiến cho
việc có bằng cấp ở nước ngoài cũng không phải là lợi thế quá lớn. Thêm
vào đó, nhu cầu thương mại hóa khiến cho chất lượng giáo dục ở một số
trường đại học Anh Quốc không tốt như ngày xưa. Do đó Việt Nam mới có
câu chuyện con thi trượt đại học thì cho đi du học.
Bùi Trung Hiếu, từng học thạc sĩ tại một trường ở
London, chia sẻ rằng cả một lớp học 40 người không có lấy một người bản
ngữ nào. Một số bạn khác thì “ngỡ ngàng” khi vào lớp chỉ thấy toàn sinh
viên Trung Quốc.
“Nên mục tiêu đi học để nói tiếng Anh chuẩn như người bản ngữ coi như vứt đi,” Hiếu than thở.
Với những ai may mắn có được việc làm, thì sẽ
phải mất rất nhiều thời gian để hoàn vốn với mức lương bình quân ở Việt
Nam. Ngoại trừ được làm ở những vị trí thật tốt hoặc cho công ty nước
ngoài, mức thu nhập được coi là cao rơi vào khoảng 8-10 triệu đồng
(400-500 đô la). Với con số này, giả dụ như bạn Hào nhắc đến ở đầu bài
có về nước làm việc, thì sẽ phải mất vài chục năm mới hoàn lại được vốn.
“Khoảng cách về lợi thế những bạn đi du học và
thị trường trong nước được rút ngắn lại, vì số du học sinh trở về nhiều
hơn, trong khi các bạn trong nước cũng nỗ lực nhiều để cạnh tranh.
Điều này cũng làm ảnh hưởng đến mức lương, khiến
cho thu nhập của du học sinh về nước làm việc không cao như trước,” ông
Phạm Anh Khoa cho biết.
Một rào cản lớn cho những ai có khát vọng trở về
là môi trường làm việc không phù hợp. Chưa đề cập đến vấn đề thể chế,
nền kinh tế chưa thực sự phát triển không cho phép nhiều trí thức Việt
Nam có trình độ cao tìm được vị trí phù hợp trong nước.
“Nhiều người trong số chúng tôi muốn về Việt Nam
làm việc và tôi biết nhiều bạn đã trở về, tuy nhiên ở thời điểm hiện
tại một số mảng chuyên biệt như chứng khoán phái sinh (derivatives) có
thể khó khăn hơn để tìm được công việc đáp ứng nhu cầu", ông Võ Hiển,
hiện đang làm việc cho Ernst & Young, cho biết.
“Ở đây họ có thể có một mức thu nhập tương đối
cao, nếu về nước thì sẽ khó tìm được việc bởi thị trường tài chính Việt
Nam chưa hoạt động nhiều trong mảng chứng khoán phái sinh so với ngành
tài chính tại London này,” ông Hiển nhận định.
‘Bước tiến lớn’
"Theo ý kiến của mình thì đây sẽ là một vụ đầu tư không lỗ chút nào, bởi sang Anh mình được trau dồi thêm kiến thức cũng như mở rộng tầm nhìn, những điều ấy thật khó để đo bằng tiền"
Trung Đỗ, cựu sinh viên Đại học Greenwich
Tuy vậy, nhìn chung các du học sinh Anh Quốc đều
thấy hài lòng khi được hỏi về trải nghiệm ở một trong những nước có nền
giáo dục tốt nhất thế giới. Những người được hỏi chuyện đều cho rằng
đây là “bước tiến lớn của cuộc đời” và được mở mang tầm mắt từ “cái ao”
ra “đại dương” và làm cho mình “trưởng thành lên nhiều".
“Theo ý kiến của mình thì đây sẽ là một vụ đầu
tư không lỗ chút nào, bởi sang Anh mình được trau dồi thêm kiến thức
cũng như mở rộng tầm nhìn, những điều ấy thật khó để đo bằng tiền.”
Trung Đỗ, cựu sinh viên của Đại học Greenwich, hiện đang làm giáo viên
tiếng Anh ở Hà Nội, cho biết.
Sinh viên Việt Nam cũng không cô độc trên con đường học tập và lập nghiệp xứ người.
Một số tổ chức của người Việt Nam tại Anh Quốc,
điển hình là Hội Trí Thức Trẻ Việt Nam (VietPro) có tổ chức một số sự
kiện hướng nghiệp nhằm giúp cho du học sinh nâng cao năng lực cạnh tranh
trên thị trường lao động của nước Anh.
“Chúng tôi cũng đang tạo cầu nối liên kết các
doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam với các thành viên của mình để tạo
điều kiện thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về nước làm việc,”
Nguyễn Hữu Phương Thảo, chủ tịch của VietPro và hiện đang làm việc cho
ngân hàng Đức CommerzBank tại London, cho biết.
Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả, sinh viên đang học ở Anh. Xem thêm: Bấm
bảng xếp hạng các ĐH Anh.
‘Mỹ đưa sĩ quan tuần duyên tới Ðại sứ quán ở Hà Nội’
CỠ CHỮ
22.01.2014
Một sĩ quan của lực lượng tuần duyên Mỹ sẽ được cử tới làm việc tại cơ
quan đại diện ngoại giao của Hoa Kỳ tại thủ đô của Việt Nam.
Tư lệnh lực lượng tuần duyên Mỹ, Đô đốc Bob Papp, đã cho biết như vậy trong cuộc phỏng vấn dành riêng cho VOA Việt Ngữ.
“Đây sẽ là lần đầu tiên chúng tôi cử một sĩ quan tuần duyên tới đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội. Nhưng hiện đã có các thành viên khác nhau của quân đội Mỹ làm nhiệm vụ tại đó trong vai trò sĩ quan liên lạc và tùy viên quân sự. Việc đưa một sỹ quan của lực lượng tuần duyên Mỹ tới làm việc tại một đại sứ quán Hoa Kỳ trên thế giới không phải là một điều gì đó bất bình thường”.
Trên trang web của đại sứ quán Mỹ, hiện chưa có thông tin về sỹ quan này. Theo tìm hiểu của VOA Việt Ngữ, sĩ quan tuần duyên tại cơ quan đại diện ngoại giao Hoa Kỳ ở nước ngoài thường có nhiệm vụ làm việc với các đối tác nước sở tại cũng như cố vấn cho đại sứ Mỹ về các vấn đề hàng hải.
Ông Papp trở thành tư lệnh lực lượng tuần duyên Mỹ đầu tiên tới thăm Việt Nam trong chuyến công du hồi tháng Chín năm ngoái trong nỗ lực củng cố hợp tác với các lực lượng tuần duyên trên thế giới.
Tư lệnh lực lượng tuần duyên Mỹ, Đô đốc Bob Papp, đã cho biết như vậy trong cuộc phỏng vấn dành riêng cho VOA Việt Ngữ.
“Đây sẽ là lần đầu tiên chúng tôi cử một sĩ quan tuần duyên tới đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội. Nhưng hiện đã có các thành viên khác nhau của quân đội Mỹ làm nhiệm vụ tại đó trong vai trò sĩ quan liên lạc và tùy viên quân sự. Việc đưa một sỹ quan của lực lượng tuần duyên Mỹ tới làm việc tại một đại sứ quán Hoa Kỳ trên thế giới không phải là một điều gì đó bất bình thường”.
Trên trang web của đại sứ quán Mỹ, hiện chưa có thông tin về sỹ quan này. Theo tìm hiểu của VOA Việt Ngữ, sĩ quan tuần duyên tại cơ quan đại diện ngoại giao Hoa Kỳ ở nước ngoài thường có nhiệm vụ làm việc với các đối tác nước sở tại cũng như cố vấn cho đại sứ Mỹ về các vấn đề hàng hải.
Ông Papp trở thành tư lệnh lực lượng tuần duyên Mỹ đầu tiên tới thăm Việt Nam trong chuyến công du hồi tháng Chín năm ngoái trong nỗ lực củng cố hợp tác với các lực lượng tuần duyên trên thế giới.
Vị đô đốc sau đó được báo chí trích lời nói rằng “tăng cường mối quan hệ
đối tác với các lực lượng quản lý lãnh hải như cảnh sát biển Việt Nam
là điều quan trọng nhằm cải thiện an ninh khu vực”.
Trả lời VOA Việt Ngữ về việc gia tăng hợp tác với đối tác Việt Nam, ông Bob Papp nói:
Trả lời VOA Việt Ngữ về việc gia tăng hợp tác với đối tác Việt Nam, ông Bob Papp nói:
“Như mọi người đều biết, có tới 90% thương mại toàn cầu được vận chuyển bằng đường hàng hải trên thế giới. Cần phải có cơ chế, các luật lệ cũng như quy tắc ứng xử về việc quản lý các tuyến hàng hải liên quan tới các tranh chấp lãnh hải, quyền tiếp cận và tự do hàng hải. Hoa Kỳ nói chung, và lực lượng tuần duyên nói riêng, hợp tác với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới để tăng cường an ninh và an toàn hàng hải. Chúng tôi hoan nghênh cơ hội như vậy”.
Ông Papp cho biết lực lượng do ông phụ trách hiện giúp Việt Nam tăng cường năng lực quản lý hàng hải sau khi nhận được đề nghị từ Hà Nội về việc ‘tăng cường hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm’.
Theo vị tư lệnh này, lực lượng tuần duyên Mỹ ‘đã cử một số các sĩ quan huấn luyện tuần duyên tới Hải Phòng để giảng dạy cho lực lượng thi hành công lực hàng hải về công tác tìm kiếm và cứu hộ’.
Thông báo của ông Papp được đưa ra trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền ở biển Đông đang nóng lên với các tuyên bố gây quan ngại cho các nước khác của Trung Quốc liên quan tới vùng biển này.
Bắc Kinh vừa qua đã lên tiếng yêu cầu các tàu đánh cá nước ngoài phải xin phép khi tới đánh bắt tại ngư trường thuộc vùng biển tranh chấp.
Mới nhất, Trung Quốc thông báo sẽ đưa một tàu tuần tra dân sự nặng 5.000 tấn tới hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam gọi là Phú Lâm.
Trả lời VOA Việt Ngữ về tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác giữa lực lượng tuần duyên Mỹ và Việt Nam đối với an ninh khu vực, ông Papp nói.
“Lực lượng tuần duyên Mỹ quan tâm tới các hoạt động an toàn, an ninh
cũng như thân thiện với môi trường để đảm bảo việc vận chuyển hàng hải
an toàn cho mọi người. Chúng tôi quan tâm tới các tranh chấp lãnh hải ở
khu vực. Chúng tôi hiểu rằng vấn đề [tranh chấp] sẽ được giải quyết giữa
các nước khác. Tất cả các bên cần phải hợp tác, làm việc với nhau.
Chừng nào các bên còn trao đổi thảo luận với nhau thì chừng đó ta có thể
hóa giải vấn đề một cách hòa bình. Lực lượng tuần duyên Mỹ có tham gia
vào Diễn đàn Tuần duyên Bắc Thái Bình Dương với các thành viên như Trung
Quốc, Nam Triều Tiên, Nhật Bản, Nga và Canada. Chúng tôi nỗ lực hết sức
để liên lạc với tất cả các nước đó nhằm tránh việc hiểu nhầm, để hợp
tác làm việc nhằm đảm bảo việc sử dụng an toàn hàng hải”.
Hợp tác trong lĩnh vực hàng hải là một trong lĩnh vực chính mà Hoa Kỳ và Việt Nam tăng cường thời gian qua.
Trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 12 năm ngoái, Ngoại trưởng John Kerry thông báo khoản viện trợ 18 triệu đôla để giúp hỗ trợ Việt Nam ‘tăng cường năng lực cho các đội tuần tra biển triển nhằm nhanh chóng triển khai các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ, đối phó với thảm họa và các hoạt động khác, bắt đầu bằng việc huấn luyện và cấp năm tàu tuần tra cao tốc cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam’.
Về việc chuyển giao các tàu tuần tra cho phía Việt Nam, Đô đốc Bob Papp nói:
“Lực lượng tuần duyên Việt Nam đã yêu cầu tiếp cận các tàu tuần tra khi chúng tôi ngưng sử dụng các tàu này. Dĩ nhiên chúng tôi muốn Việt Nam nhận những chiếc tàu mà chúng tôi cho ‘nghỉ hưu’. Nhưng cho tới lúc này, chúng tôi mới chỉ bắt đầu tiến hành trao đổi và thương thảo về việc đó.”
Việt Nam thời gian qua đã có những bước đi tăng cường lực lượng tuần duyên như trang bị 3 tàu tuần tra hiện đại cho lực lượng cảnh sát biển.
Ngoài ra, Việt Nam đã quyết định đổi tên Cục Cảnh sát biển thành Bộ tư lệnh cảnh sát biển.
Ngoài Mỹ, Việt Nam cũng tăng cường hợp tác với các lực lượng tuần duyên khác như Nhật Bản.
Năm ngoái, đích thân Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị Tokyo ‘hỗ trợ Việt Nam hiện đại hóa trang thiết bị của lực lượng cảnh sát biển’.
Hợp tác trong lĩnh vực hàng hải là một trong lĩnh vực chính mà Hoa Kỳ và Việt Nam tăng cường thời gian qua.
Trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 12 năm ngoái, Ngoại trưởng John Kerry thông báo khoản viện trợ 18 triệu đôla để giúp hỗ trợ Việt Nam ‘tăng cường năng lực cho các đội tuần tra biển triển nhằm nhanh chóng triển khai các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ, đối phó với thảm họa và các hoạt động khác, bắt đầu bằng việc huấn luyện và cấp năm tàu tuần tra cao tốc cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam’.
Về việc chuyển giao các tàu tuần tra cho phía Việt Nam, Đô đốc Bob Papp nói:
“Lực lượng tuần duyên Việt Nam đã yêu cầu tiếp cận các tàu tuần tra khi chúng tôi ngưng sử dụng các tàu này. Dĩ nhiên chúng tôi muốn Việt Nam nhận những chiếc tàu mà chúng tôi cho ‘nghỉ hưu’. Nhưng cho tới lúc này, chúng tôi mới chỉ bắt đầu tiến hành trao đổi và thương thảo về việc đó.”
Việt Nam thời gian qua đã có những bước đi tăng cường lực lượng tuần duyên như trang bị 3 tàu tuần tra hiện đại cho lực lượng cảnh sát biển.
Ngoài ra, Việt Nam đã quyết định đổi tên Cục Cảnh sát biển thành Bộ tư lệnh cảnh sát biển.
Ngoài Mỹ, Việt Nam cũng tăng cường hợp tác với các lực lượng tuần duyên khác như Nhật Bản.
Năm ngoái, đích thân Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị Tokyo ‘hỗ trợ Việt Nam hiện đại hóa trang thiết bị của lực lượng cảnh sát biển’.
Trung Quốc đóng tàu tuần duyên lớn nhất thế giới?
Tập
đoàn Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc cho biết đã ký hợp đồng đóng 2 tàu
tuần duyên, trong đó có một chiếc có lượng giãn nước 10.000 tấn.
CỠ CHỮ
22.01.2014
Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc cho biết, năm 2013, họ đã ký hợp đồng đóng 2 tàu tuần duyên, trong đó có một chiếc có lượng giãn nước 10.000 tấn.
Truyền thông Trung Quốc dẫn lời các nhà phân tích nói rằng với khả năng tuần tra biển dài ngày hơn so với các tàu hiện thời của Trung Quốc, tàu mới sẽ giúp nước này đối phó tốt hơn với tình hình hiện thời ở biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là biển Đông) nhằm bảo vệ các quyền lợi hàng hải của Trung Quốc.
Tin tức về tàu tuần duyên ‘khủng’ này xuất hiện sau khi Bắc Kinh thông báo sẽ đưa một tàu có lượng giãn nước 5.000 tấn tới hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa để tuần tra thường xuyên.
Tàu tuần duyên lớn nhất thế giới hiện thuộc sở hữu của Nhật Bản với độ giãn nước là 6.500 tấn.
Tin cho hay, Trung Quốc hiện có đội tàu tuần duyên gồm 27 chiếc với lượng giãn nước tối thiểu là 1.000 tấn.
Một tàu tuần tra biển lớn nhất của lực lượng tuần duyên Trung Quốc hiện có độ giãn nước 4.000 tấn.
Nguồn Beijing Times, Global Times, SCMP
Trung Quốc đưa tàu ra Hoàng Sa tuần tra thường xuyên
CỠ CHỮ
21.01.2014
Tờ Tin tức Hải dương Trung Quốc thuộc Cục Hải dương nước này hôm nay đưa tin rằng Bắc Kinh sẽ ‘dần thiết lập một cơ chế tuần tra thường xuyên trên thành phố Tam Sa để cùng nhau bảo vệ các lợi ích trên biển”.
Tiến sỹ Nguyễn Nhã, một nhà sử học nghiên cứu về tranh chấp biển Đông, cho biết ông ‘không ngạc nhiên’ về tuyên bố mới nhất này của Trung Quốc.
“Trung Quốc từ trước tới nay luôn luôn tuyên bố thế này rồi tuyên bố thế khác. Trung Quốc tuyên bố như thế để thể hiện ý đồ của Trung Quốc là thâu tóm biển Đông trong phạm vi toàn bộ đường lưỡi bò, chứ không chỉ có vấn đề Hoàng Sa mà thôi. Họ đã biến các vùng không có tranh chấp, thành tranh chấp, làm sao có lợi cho Trung Quốc, và cứ thế, suốt từ đầu thế kỷ 20 cho tới nay”.
Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy cũng tán đồng quan điểm của ông Nhã, cho rằng hành động của Trung Quốc ‘nằm trong một âm mưu chung’.
Tờ báo của Trung Quốc không đưa tin khi nào thì các cuộc tuần tra bắt đầu mà chỉ cho biết rằng sẽ tập trung vào các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ khẩn cấp ‘một cách nhanh chóng, đúng trình tự và hiệu quả trước các sự cố bất ngờ trên biển”.
Các cuộc tuần tra trên biển Đông thường được tiến hành bởi các tàu dân sự, dù hải quân Trung Quốc thường tiến hành các cuộc diễn tập tại vùng biển tranh chấp này.
Đối với người dân Việt Nam, trong lịch sử, họ rất kiên cường. Bất cứ
ai coi thường, vô cảm với vấn đề này [biển Đông] thì đến một lúc nào đó
người ta sẽ không chấp nhận đâu. Người Trung Quốc nên hiểu lịch sử Việt
Nam hơn.
Cuộc thao diễn thường niên với sự tham gia của 2 tàu khu trục và phi cơ đổ bộ lưỡng cư cùng 3 trực thăng với các lính thủy đánh bộ.
Chỉ huy đội tàu này cho biết cuộc diễn tập sẽ chú trọng vào việc thử nghiệm khả năng tác chiến của tàu chiến, tàu ngầm cũng như lực lượng không quân.
Việt Nam chưa lên tiếng về tuyên bố đưa tàu ra tuần tra thường xuyên ở Hoàng Sa, nhưng mới đây, Hà Nội đã phản đối việc Bắc Kinh yêu cầu các tàu cá phải xin phép trước khi đánh bắt cá tại vùng biển Đông.
Về phản ứng của chính quyền trong nước, ông Nhã nói:
“Lịch sử cho thấy rằng là với một nước nhỏ như Việt Nam ở bên cạnh một nước lớn như Trung Quốc thì vấn đề đường lối ngoại giao và chính trị phải khôn ngoan rồi. Đó là điều rõ. Tôi nghĩ chính quyền hiện nay phải học những bài học của cha ông mình. Đối với người dân Việt Nam, trong lịch sử, họ rất kiên cường. Bất cứ ai mà coi thường, vô cảm với vấn đề này [biển Đông] thì đến một lúc nào đó người ta sẽ không chấp nhận đâu. Người Trung Quốc nên hiểu lịch sử Việt Nam hơn”.
Ngày 19/1 đánh dấu 40 năm xảy ra trận hải chiến ở Hoàng Sa làm 74 chiến sỹ thuộc quân lực Việt Nam cộng hòa tử trận mà sau đó Bắc Kinh kiểm soát toàn bộ quần đảo này.
Một hoạt động kỷ niệm ngày này đã diễn ra ở trung tâm Hà Nội, nhưng những người tham gia cho biết rằng họ ‘đã bị cản trở’.
Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện nói với VOA Việt Ngữ rằng cuộc tưởng niệm nhằm nhắc nhở mọi người rằng ‘Hoàng Sa lúc nào cũng ở trong trái tim của những người dân yêu nước Việt Nam’.
http://www.voatiengviet.com/media/video/1834221.html
China Leaks: Tiết lộ khối tài sản ở nước ngoài của các lãnh đạo Trung Quốc
Thượng
tầng lãnh đạo Trung Quốc : Tập Cận Bình, Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo cất
giấu tài sản tại các thiên đường thuế khóa - REUTERS /David Gray
Tiết lộ trên từ cuộc điều tra công phu của Liên minh quốc tế
các phóng viên điều tra (ICIJ) có trụ sở tại Washington, được nhiều tờ
báo lớn trên thế giới cùng công bố hôm nay 22/01/2014 khiến người ta
càng thêm nghi ngờ về nỗ lực chống tham nhũng của Bắc Kinh.
Vụ China Leaks này là phần tiếp theo của chiến dịch Offshore Leaks do
ICIJ khởi động từ tháng 4/2013. Ban đầu là sự rò rỉ một ổ cứng chứa các
dữ liệu của hai nhà cung cấp dịch vụ vi tính tại Singapore và quần đảo
Virgin thuộc Anh, với hai triệu rưỡi tài liệu mật.
Khi nghiên cứu tỉ mỉ các tài liệu trên, các nhà báo ban đầu đã phát
hiện ra các tài khoản ở nước ngoài của cựu thủ quỹ ông François
Hollande, tài sản che giấu của Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe, con
gái nhà cựu độc tài Ferdinand Marcos của Philippines. Nhưng phần liên
quan đến Hoa lục và Hồng Kông phải mất thêm nhiều tháng trời, chủ yếu là
do khó khăn từ chữ Hán.
Trong số 22.000 cái tên được tiết lộ, có thân nhân của các lãnh đạo
cao cấp nhất Trung Quốc, chủ yếu là tầng lớp « thái tử đỏ ». Hiện diện
đông đảo trong danh sách này là các đại biểu Quốc hội, những người thân
của cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, các cựu Thủ tướng Lý Bằng, Đặng Tiểu Bình,
Ôn Gia Bảo, và đặc biệt là đương kim Chủ tịch Tập Cận Bình. Tổng cộng
Nhà nước Trung Quốc bị thiệt hại khoảng 3.000 tỉ euro do khối tài sản
trốn thuế này.
Theo ICIJ, đại gia bất động sản Deng Jiagui đã kết hôn với chị của
Tập Cận Bình năm 2006, sở hữu 50% vốn một công ty đăng ký tại quần đảo
Virgin thuộc Anh là Excellence Effort Property Development. Con trai ông
Ôn Gia Bảo là Ôn Vân Tùng (Wen Yunsong) cũng lập một công ty tại đây
năm 2006, trong đó Ôn Vân Tùng là cổ đông duy nhất.
Giáo sư Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei) của Claremont McKenne College nhận định, cho dù các công ty trên « có thể không hẳn là bất hợp pháp », nhưng thường là những « xung đột lợi ích, phục vụ cho các quan hệ ở trung tâm quyền lực ».
Chủ đề này quá nhạy cảm đối với Bắc Kinh, nên hôm nay trang web của
ICIJ hoàn toàn không truy cập được tại Trung Quốc, cũng như các trang
mạng của những tờ báo liên kết với ICIJ như tờ The Guardian của Anh, Le
Monde của Pháp, El Pais của Tây Ban Nha, hay Minh Báo của Hồng Kông.
Một trùng hợp ngẫu nhiên là cũng trong hôm nay diễn ra phiên tòa xử
luật sư chống tham nhũng Hứa Chí Vĩnh, nhà sáng lập phong trào Tân Công
dân đã kiên trì đòi minh bạch tài sản của các lãnh đạo cao cấp.
Vài ngày trước đó, một lá thư của ông Ôn Gia Bảo được công bố trên
một tờ báo Hồng Kông nhằm minh oan trước các tiết lộ của báo chí. Hồi
tháng 11/2013, tờ New York Times khẳng định ngân hàng Mỹ JPMorgan Chase
đã tuyển dụng con gái ông là Wen Ruchun, có thể là nhằm giành được những
hợp đồng béo bở tại Trung Quốc.
Theo tờ báo trên, Ngân hàng này với chính sách tuyển mộ người thân
của các lãnh đạo Bắc Kinh, từng bị chính quyền Mỹ điều tra, đã chi 1,8
triệu đô la cho công ty tư vấn của con gái ông Ôn Gia Bảo từ 2006 đến
2008. Tài liệu của ICIJ hôm nay cho thấy cách thức bà Wen Ruchun đã xóa
dấu vết liên hệ giữa công ty của bà và người cha, sử dụng tên giả là
Lily Chang.
Cũng theo ICIJ, đến 90% khách hàng Hoa lục đã lập các công ty tại
quần đảo Virgin thuộc Anh để trốn thuế, 7% tại quần đảo Samoa, 3% còn
lại tại các thiên đường thuế khóa khác.
Hôm nay phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương đã cho rằng : « Logic các bài viết của ICIJ là không thuyết phục, đặt ra dấu hỏi về động cơ của họ ».
Trả đũa kinh tế : Con dao hai lưỡi đối với Bắc Kinh
Trung Quốc hạn chế nhập khẩu cá hồi để trả đũa việc Na Uy trao giải Nobel cho ông Lưu Hiểu Ba - REUTERS /Heiko Junge
Thế nhưng, theo nhận định của giới chuyên gia, chiến lược này
có nguy cơ thất bại do các biện pháp trả đũa kinh tế, thể hiện sự hẹp
hòi, ti tiện của Bắc Kinh, nhắm vào các nước nhỏ bé có lập trường trái
ngược hoặc gây khó chịu cho Trung Quốc.
Từ ba năm qua, Na Uy là nạn nhân của sự bực tức của Trung Quốc, sau
khi giải Nobel Hòa bình được trao cho nhà ly khai Lưu Hiểu Ba, hiện vẫn ở
trong tù, trong khi đó, quyết định trao giải thưởng hoàn toàn nằm ngoài
tầm kiểm soát của chính quyền Oslo.
Bắc Kinh không cần quan tâm đến điều này và đã thẳng tay trả đũa qua
việc quyết định ngăn chặn các nhập khẩu cá hồi từ Na Uy. Trước đây, cá
hồi Na Uy chiếm 92% thị phần Trung Quốc. Năm ngoái, tỷ lệ này tụt giảm
xuống còn 29%.
Mặt khác, Trung Quốc còn hủy bỏ chuyến lưu diễn của một đoàn ca nhạc
kịch Na Uy trong đó có ca sĩ trẻ Alexander Rybak, người đoạt giải thưởng
ca nhạc truyền hình châu Âu Eurovision năm 2009. Đồng thời, công dân Na
Uy không được cấp giấy phép quá cảnh 72 giờ vào Trung Quốc.
AFP dẫn lời bình luận của ông Phil Mead, một doanh nhân Anh tư vấn
cho các doanh nghiệp Trung Quốc làm ăn tại Châu Âu : « Các thủ đoạn dọa
nạt này là đặc trưng của cách hành xử thụ động-hung hăng », làm cho Bắc
Kinh « có vẻ đê tiện và thâm độc ».
Philippines, nước đang có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc, cũng là nạn nhân của thủ đoạn này.
Sau trận bão Haiyan khủng khiếp tàn phá Philippines, hồi tháng 11 năm
ngoái, Trung Quốc lúc đầu thông báo trợ giúp 100 000 đô la, một con số
quá nhỏ đến mức không thể tưởng tượng nổi, đối với một cường quốc kinh
tế thứ hai trên thế giới.
Do bị chỉ trích mạnh mẽ, thậm chí từ công luận trong nước, Bắc Kinh
nâng mức trợ giúp lên 1,8 triệu đô la. Tuy vậy, con số này vẫn quá thấp
so với mức viện trợ hàng chục triệu đô la đến từ Hoa Kỳ, Nhật Bản.
Trước đó một năm, căng thẳng do tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa
Bắc Kinh và Manila đã dẫn đến việc Trung Quốc áp đặt một loạt các biện
pháp hạn chế nhập khẩu chuối của Philippines, viện cớ là tìm thấy dấu
vết các hóa chất diệt cỏ độc hại trong một số lô hàng. Ước tính thiệt
hại của Philippines trong vụ này lên tới 23 triệu đô la.
Theo giới quan sát, ngoài vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo, lãnh
thổ, những « lằn ranh đỏ » mà Bắc Kinh đề ra để trả đũa kinh tế, còn
liên quan đến một số chủ đề « nhậy cảm » như quy chế của Đài Loan, vùng
tự trị Tân Cương, nơi có đông dân Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, tình trạng nhân
quyền tại Trung Quốc, hoặc tất cả những gì liên quan đến lãnh đạo tinh
thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, đang sống lưu vong.
Giáo sư James Reilly, chuyên gia về chính trị khu vực Bắc Á, tại Đại
học Sydney, Úc, nhấn mạnh là Trung Quốc rất quan tâm đến hoạt động của
Giải Nobel Hòa bình, Đức Đạt Lai Lạt Ma, đặc biệt là các chuyến công du
của Ngài.
Thậm chí, các nhà nghiên cứu Đức trong năm 2010, còn tính được cả «
hiệu ứng Đạt Lai Lạt Ma » : Đối với những nước mà giới lãnh đạo tiếp đón
Đức Đạt Lai Lạt Ma, thì xuất khẩu của họ sang Trung Quốc bị giảm trung
bình là 12,5% trong hai năm sau đó.
Năm 2009, cộng hòa Palau, một quần đảo trên Thái Bình Dương, đã chấp
nhận đón 6 người Duy Ngô Nhĩ, vốn bị giam giữ ở Guantanamo, được Hoa Kỳ
trả tự do. Bắc Kinh có phản ứng tức thời : Dự án xây dựng khu nghỉ mát
trên 100 phòng với sự tham gia của nhà đầu tư Trung Quốc, đã bị đình
hoãn vô thời hạn.
Ngay cả báo chí Trung Quốc cũng phải thừa nhận là cách hành xử nhỏ
nhen như vậy đã làm xấu đi hình ảnh quốc gia. Theo một cuộc thăm dò, hỏi
ý kiến 14 400 người tại 14 nước được Hoàn Cầu Thời Báo đăng tải, thì có
29% cho rằng Trung Quốc có thái độ « hiếu chiến » trong các các vấn đề
quốc tế.
Giáo sư Joseph Nye, đại học Havard Hoa Kỳ, cho rằng Bắc Kinh không có
được một tầm nhìn rõ ràng về tác hại của những hành động mà họ tiến
hành : Trung Quốc có xu hướng giới hạn quyền lực mềm trong lĩnh vực văn
hóa thay vì tính tới việc mở rộng quyền lực này trên các địa hạt khác.
No comments:
Post a Comment