Saturday, November 12, 2016

TRÂN ĐÌNH NGỌC * CA DAO * CỘNG SẢN * LÃO HỦ

Wednesday, September 3, 2014

TRÂN ĐÌNH NGỌC * MỘT CHUYẾN THĂM SÀIGÒN

    

Truyện Ngắn

MỘT CHUYẾN THĂM SÀIGÒN

Bút Xuân Trần Đình Ngọc

Người anh bà Đượm, ông Dường nguyên là lính cụ Hồ phục viên, đã vào Sàigòn từ cuối tháng 11 năm 1975 vì ông  muốn vào xem Sàigòn ra sao sau 21 năm dưới chế độ khác hẳn ngoài Bắc.

Trước năm 1950, ông Dường đã xung vào lính cụ  bởi nếu không vào lính cụ thì phải đi dân công vác đạn, khiêng súng vất vả lắm mà không có quyền lợi gì như bộ đội. Nhưng cũng chính vì đi bộ đội mà ông Dường không di cư vào Nam được mặc dù ông muốn đi vì nghe nhiều người nói chế độ trong Nam tự do dân chủ, làm ăn dễ dàng chứ không khó khăn và nghèo nàn như miền Bắc. Giá như đơn vị của ông được về Hà Nội sau 20-7-1954 như nhiều đơn vị quân đội khác thì có lẽ ông đã liều đào ngũ rồi xuống tầu vào Nam với vợ con. Nhưng đơn vị của ông lúc đó lại được lệnh lên đóng ở Cao bằng chịu trách nhiệm ba tỉnh Cao-Bắc-Lạng nên ông không cách gì tìm đường ra Hải Phòng vì chỉ Hải Phòng mới có tầu há mồm chuyển người ra quân vận hạm Mỹ hay Pháp đưa người di cư vào Nam.

Nghe người ta đồn trong Nam đói kém, ăn toàn thức ăn của ngựa là bobo, ông Dường bỏ vào cái bao tải (dùng đựng một tạ gạo) ba lon sữa bò gạo để mang vào cho ông anh thúc bá là ông Nhân. Ông Nhân có đi Quân Đội QG từ thời Quốc trưởng Bảo Đại nhưng giải ngũ đã lâu lắm nên chẳng ai còn nhớ. Khi người anh em Bắc Việt vào miền Nam thì ông Nhân đang buôn xe đạp, chỉ là một thương gia. Ông cũng có công đi tù 6 tháng nhưng sau đó được tha về quản chế tại Phường vì người lắm bệnh quá, vả lại cũng nhờ bà vợ “tốt lễ dễ kêu”.

Người Bắc còn ầm ĩ nói trong Nam không có cái bát mẻ mà ăn, phải dùng vỏ dừa khô cưa đôi làm bát nên ông Dường hừng chí bỏ vào bao thêm ba cái bát đàn do làng Bát tràng làm. Ông nghĩ ông Nhân nhìn thấy gạo và bát sẽ sáng rỡ mắt vì miền Bắc sung túc quá, sẽ hối hận đã vào Nam di cư năm 1954, mất cả một cuộc đời!.
Ông Nhân gia nhập quân đội Quốc gia ở Hà Nội từ thời Quốc trưởng Bảo Đại nhận nước Việt Nam độc lập từ tay Tổng thống Pháp Vincent Auriole năm 1949. Nhận chức Cố vấn cho chính phủ Liên Hiệp của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa mà Chủ tịch nước là ông HCM, Phó CT: ông Nguyễn hải Thần, BT Ngoại giao: ông Nguyễn tường Tam, BT Thông Tin Tuyên Truyền: ông Trần huy Liệu v.v…từ sau ngày 19-8-1945, vua Bảo Đại để lại câu nói bất hủ: “Thà làm công dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ.”
Sau đó vua Bảo Đại đi công tác ở Hồng Kông rồi tự ý ở lại, không về. Ông đã nhìn thấy những gì khác lạ nơi chính phủ Liên hiệp do ông Hồ chí Minh làm chủ tịch. Quả thế, chính phủ Liên hiệp (các đảng phái) và cả Quốc hội cũng giải tán sớm để thành lập một chính phủ và Quốc Hội hoàn toàn của Cộng sản. Vua Bảo Đại, do lời mời của Tổng Thống Pháp, đứng trong Khối Liên Hiệp Pháp, lập chính phủ và Quân đội cho phe Quốc Gia để chống với phe CS.
Ông Dường đi tầu thuỷ từ quê lên Hà nội, rồi từ Hà Nội đáp tầu Thống Nhất vào Nam. Tiền bạc không sẵn lại vốn tính dè sẻn, ông Dường lấy vé hạng tư là hạng chót dành cho hành khách.
Khi bước lên toa xe lửa, mắt ông tối sầm vì chẳng nhìn thấy gì, có lẽ do vừa từ ngoài ánh nắng chói chang vào. Đứng một lát cho mắt quen, ông mở mắt nhìn thấy toa xe ngổn ngang người là người. Đa số ngồi, chỉ có dăm người nằm, mắt nhắm nhưng không biết là ngủ hay thức vì nóng và ngộp hơi thế này dễ gì ngủ được? Người ngồi trên ghế, trên sàn tầu, trong góc kẹt. Một anh mặc quần áo xanh bộ đội nằm trên cái võng ngáy như kéo gỗ, mồm anh ta há hốc, từng dòng rãi từ mép chảy xuống lưng một bà già nằm dưới. Góc kia, một ông già cũng nằm trên võng, cái khăn mặt đen đúa che từ trán xuống qua cằm. Hai chị có con nhỏ đang dỗ dành con vì chúng khóc mãi, kế bên là hai anh chồng mở thao láo mắt nhìn vợ con, một anh thỉnh thoảng lại chửi thề bâng quơ:”Đ. mẹ ló, ló nhét ông vào cái toa người ngồi lứt da ra thế lày thì chắc gì ông vào tới Sègòn.”
“Ló” đây có lẽ là anh xếp chỗ. Xếp chỗ cứ nhìn vé mà xếp chứ xếp khác sao được. Vé hạng tư chỉ có vậy. Không đi thì lên cho được việc.
Ông Dường đứng nhìn chán rồi cũng phải kiếm chỗ. Ông bước qua một người đàn bà đang nằm, không may dẵm phải tay mụ ta, mụ la chói lói:
“Sư bộ đựa nào dặm lên tay bà đau thậu xương, mặt mù hay sao? Còn dặm nựa là bà tệ mồ tổ mi cho đện khi vào Sègòn!”
Vì chật quá, ông Dường có chạm chứ không dẵm lên, ông nhớ thế mà sao mụ đanh ác vu oan giá hoạ vậy. Ông rán bước qua một đứa nhỏ và mẹ nó để vào trong giữa. Ông chỉ sợ lọng ngọng té xuống đè vào đứa nhỏ thì nó gẫy xương nhưng may ông bước qua được. À, kia còn một chỗ. Ông len tới, ngồi xuống thở vì dùng sức không mấy nhưng dùng trí óc nhiều. Khi ông ngồi xong mới nhận ra mình ngồi ngay dưới cái võng của anh lính mình đã nhìn thấy cơ nãy. Thôi kệ, kiếm được chỗ này đã là tốt chán. Ông có mua mấy cái bánh nếp ở ga Hàng cỏ, ngồi đàng hoàng rồi, thấy đói, ông bóc một cái bánh, cắn ăn, cảm thấy rất sung sướng, có lẽ phần nhiều là từ cái bánh.
Hành khách vẫn tấn lên ào ào. Cả vài ba chục người đứng ở chỗ lúc nãy ông Dường đứng. Họ đứng lâu hơn ông để nhìn vào bên trong toa tầu, kiếm chỗ. Chẳng còn chỗ nào hở. Một anh cậy ta là bộ đội bước bừa vào kiếm chỗ vì đứng đã quá lâu. Không may cho anh ta dẵm lên tay (hay đụng nhẹ) vào mụ đàn bà ông Dường đụng lúc nãy. Chị ta ré lên ngay như quả mìn Claymor bị kích hoả:
“Tộ sư cha mi. Tay bà chự cọ phải cại nội đi của mi đâu mà mi cự tay bà mi dặm. Tộ sư cha thằng lợn con bẹ không biệt trạnh tay bà ra...”
Mụ cứ thế đào cha bới ông đứa đã dẵm lên tay mụ. Anh lính bộ đội đã vào đến bên trong, anh ta quay người lại:
“Lè con mụ khốn lạn kia. Tao nà bộ đội biên phòng, dù tao có nỡ đụng vào tay mụ một chút, mụ không được phép chửi hỗn như thế. Xuống đến ga có công an sắc phục, mụ sẽ biết thân!”
Ý chừng mụ sợ bộ đội và công an, mụ liền im thin thít.
Tầu Thống nhất vào đến Sàigòn khoảng 8 giờ sáng. Người và xe ở đâu mà đông thế! Người quần áo sạch sẽ, đẹp đẽ chứ không lèng xèng như người Bắc, thấy rõ cái nghèo. Xe hơi, xe gắn máy, taxi, xe đạp…đủ hết chứ không như Hà Nội chỉ thấy xe đạp, mãi sau này mới có các thứ xe khác.
Ông Dường hân hoan khoác cái bao tải lên vai, kiếm lối xuống. Nhà ga rộng rãi và đẹp quá, ông khen thầm. Vừa ra đến lề đường, hai, ba anh lơ xe bu lại:
“Chú đi đâu? Chú lên xe cháu?”
Ông Dường gạt hai ba anh này ra rồi tìm cách băng qua đường. Ông không có nhiều tiền nên không dám gọi xe nào hết, ông định hỏi thăm rồi cuốc bộ.Vào một cửa tiệm bán quần áo trẻ con phía bên kia, ông hỏi thăm đường về khu Bàn Cờ. Người đàn bà chủ tiệm nói ông không quen đường có chỉ cũng không đi tới, có khi bị lạc còn mệt hơn, ông nên thuê một chiếc xích lô hay taxi.
Kiếm một bác xích lô đạp, mà cả về khu Bàn cờ, ông Dường bấm bụng lên xe vì e cuốc bộ kiếm không thấy như lời chị chủ tiệm bán quần áo.
Bác phu xích lô rướn người đạp trong khi ông Dường ngắm phố xá. Nhà hai, ba, bốn tầng đâu mà nhiều thế! Đường xá rộng rãi, sạch sẽ, xe hơi và xe gắn máy nhiều chứ không như Hà Nội, toàn xe đạp. Người đi đuờng ăn mặc cũng đẹp hơn Hà Nội, ông Dường chợt nhớ lời bác và đảng bảo người trong Nam đàn ông đàn bà đều có một cái đuôi vì họ đói quá phải giết thịt trẻ con ăn, ăn lắm trẻ con nên mọc đuôi ra. Ông nhìn kỹ sau lưng họ, ông lẩm bẩm chắc họ giấu trong quần! Ông muốn hỏi chuyện bác xích lô nhưng ngại không biết có nên không?
Xe xích lô thắng lại, bác xích lô nói:”Tới rồi.”
Ông Dường mở gói giấy báo lận trong lưng quần lấy tiền trả bác xích lô xong lật đật vác cái bao bố đi vào ngõ hẻm, ngoài có biển: Hẻm 156 Bàn Cờ. Đúng đây rồi, tên con hẻm này ông đã thuộc từ lúc lên tầu Thống Nhất. Đi sâu mãi vào trong hẻm rồi ông cũng kiếm được số nhà. Cái số nhà này chính là nó. Ông Dường đứng nhìn căn nhà ba tầng, ông nghi hoặc có lẽ đâu anh Nhân có cái nhà “to đùng” như thế này sao? Nghe nói anh ấy nghèo lắm cơ mà. Có đứa nhỏ khoảng 15, 16 tuổi đi ngang qua, ông Dường chận nó lại hỏi:      
“Này cháu, cho bác hỏi thăm, có phải nhà này là nhà của ông Bùi ân Nhân không?”
Con bé đáp:
“Cháu chỉ biết là nhà của Đại Úy Nhân, còn họ cháu không biết.”
“Thôi đúng rồi,” ông Dường lẩm bẩm, quên cả cám ơn con bé, “nhà anh ấy đây rồi!”
Ông hồi hộp đứng trước cửa, gõ cửa. Một người đàn bà ra mở.
“Xin lỗi bà, đây có phải là nhà ông Bùi ân Nhân?”
Người đàn bà trân trối nhìn ông Dường, nhận ra giọng nói rồi la lên:
“Có phải chú Dường?”
Ông Dường bấy giờ cũng nhận ra giọng người chị dâu đã từng nói chuyện với ông nhiều lần trên điện thoại.
“Thưa chị, em Dường đây. Anh đâu chị?”
“Nhà tôi đi công chuyện, sẽ về giờ. Mời chú vào trong nhà!”
Ông Dường thấy nhà sang quá, nhìn lại bộ quần áo của mình tồi tàn, ba hôm đi tầu chưa thay, hôi hám quá.
“Mời chú ngồi. Để tôi lấy nước chú uống kẻo khát.”
Ông Dường không dám ngồi mạnh trên cái ghế sa-lông gỗ trắc nâu khảm xà cừ. Ông đảo mắt nhìn xung quanh phòng khách. Tủ trưng bày đồ quý, đôn, ghế, cái quạt điện đứng cao đến ngực người đang chạy vù vù. Một bức hoạ lớn treo tường ngay chính giữa vẽ cảnh xuân với hoa đào, chim, bướm. Ngắm chỗ nào ông Dường cũng thấy đẹp mắt mà cả đời ông chưa hề thấy.
“Chú dùng ly nước cam vắt cho mát.” bà Nhân bảo.
Ông Dường đang uống ly nước thì ông Nhân cùng cô con gái về.
“Chào anh Nhân. Em là Dường vào thăm anh chị, các cháu.”
Ông Nhân tiến đến ôm lấy người em họ.
“Cảm ơn chú còn nghĩ đến chúng tôi. Tôi đề nghị thế này, chúng ta còn nhiều thì giờ trò chuyện. Chú đi từ Bắc vào đây ngồi tầu cũng mệt, chú lên lầu tắm rửa cho mát, sau đó xuống ăn cơm rồi chúng ta rỉ rả nói chuyện.”
Từ lúc vào, ông Dường thấy mang ba lon gạo với ba cái bát sành cho anh là sai rồi. Họ khá giả lắm chứ có đói khổ như ngoài Bắc tuyên truyền đâu. Giờ sao đây với hai món đó.
Ông Nhân quay qua thấy cái bao tải, hỏi:
“Cái bao gì của chú đây?”
Ông Dường ngượng ngập:
“Có một bộ quần áo của em với....với mấy lon gạo và ba cái bát đàn em định đem biếu anh chị vì ngoài Bắc nói trong Nam không có gạo, toàn ăn bobo, cũng không có cái bát  mẻ, toàn cưa gáo dừa làm bát!”
Vợ chồng ông Nhân cười ngất:
“Chú không nhớ miền Nam là vựa lúa của Đông Nam Á à? Tụi tôi đói phải ăn bobo thì nhiều nơi khác phải ăn củ chuối hay ăn thịt người.”
Quay qua ghé vào tai người em, ông Nhân nói nhỏ:
“Nói để chú hiểu, từ ngày 30-4 đến giờ, người miền Nam phải cất giấu hết, không dám để tự nhiên như ngày xưa vì e bị tội. Nóng thế này mà không có cái quạt thì chịu không nổi. Sofa, bàn ghế, tủ, tranh có đem bán, rẻ rề, không ai mua. Đành phải giữ lại. Khó khăn lắm chú ạ!”
Ông Dường gật đầu đồng ý, chợt nhớ ra:
“Thưa anh chị, tha lỗi cho em. Họ nói trong Nam người nào cũng có một cái đuôi vì đói quá ăn thịt trẻ con mà mọc đuôi. Có thật không anh chị?”
Ông bà Nhân lại cười sặc sụa:
“Làm gì có chuyện đó! Chú chớ nghe đồn nhảm!”
Ông Dường tính nói không phải đồn nhảm đâu mà có trong tài liệu học tập đàng hoàng cán bộ thông tin tuyên truyền trên loa phường nói ra rả mỗi tối bắt mọi người phải nhắc đi nhắc lại cho kỳ thuộc nằm lòng.
Ông Dường nghĩ thế nhưng lại ngại nên im luôn.
“Để cháu dẫn chú lên lầu tắm rửa cho mát đã.”
Ông quay gọi thằng con:
“Nhượng đâu, dẫn chú lên lầu chỉ phòng tắm cho chú. Lấy cái khăn bông mới trong tủ đưa chú.”
Ông Dường mở bao tải lấy bộ quần áo đẹp nhất mang đi từ nhà. Bộ quần áo giở ra, một mùi khai nhức mũi bay lên làm ông chun mũi lại. Chẳng biết đứa phải gió nào trên xe lửa đái vào bộ quần áo, ướt lan cả sang gạo. Có lẽ hai người đàn bà có hai đứa nhỏ khóc ra rả nằm gần ông. Ông Nhân cũng ngửi thấy mùi khai. Ông nhanh trí:
“Quần áo đi tầu dễ hôi hám lắm vì đi ba ngày đường. Để chị bỏ máy giặt, cháu lấy pyjama của tôi, chú mặc đỡ.”
Khi ông Dường từ nhà tắm xuống với bộ pyjama mới và đôi dép Nhật, trông ông đẹp hẳn ra và trẻ trung dăm bảy tuổi. Ông bảo ông Nhân:
“Anh có làm cái hồ nuôi cá trê nhưng hơi bé một chút. Bằng đó chỉ thả được dăm con, anh làm to gấp ba thì thả được 15 con tha hồ ăn. Nhà em ở Bắc cũng có ao thả cá trê ăn quanh năm.”
Bà Nhân ngạc nhiên:
“Nhà tôi làm gì có hồ thả cá đâu chú?”
“Giữa phòng tắm đấy thôi, men sứ trắng và cao cỡ này này.” Ông Dường giang tay làm cỡ.
Ông Nhân bảo:
“Cái bàn cầu đấy chú, không phải để nuôi cá trê đâu!”
Ông Dường ngạc nhiên:
“Rõ ràng là cái để nuôi cá trê mà!”
“Bàn cầu để đi đại tiện đấy chú. Thế ngoài Bắc không có à?”
Ông Dường biết là mình sai, thẹn đỏ mặt, ông chữa thẹn:
“Từ thuở cha sinh mẹ đẻ, chưa bao giờ em nhìn thấy cái này. Ngay ở thủ đô Hà Nội cũng không có. Ai dám ngồi lên đó mà …mà…đi đại tiện.
Trời ơi, trong Nam phí của quá. Cái bồn men sứ trắng tinh vậy lại làm bàn cầu. Thế rồi phân thì nó đi đâu?”
“Nó chui xuống hầm, sạch sẽ và không có mùi hôi.” Ông Nhân trả lời.
Ông Dường tru tréo:
“Anh chị ơi, phân Bắc, nước tiểu, người ngoài Bắc không phí đi đâu tí nào, đem bón rau, bón lúa, tốt như thổi. Đây lại chôn đi thế thì lấy gì mà bón lúa, bón rau? Có mùa hút phân chuồng, tụi em phải giấu đi để dành để nộp Hợp tác xã  không thì bị phạt tiền.”
Ông Nhân nhỏ nhẹ:
“Người ta có phân hoá học đấy chú. Thôi, chú ngồi đây dùng cơm!”
Những cái bát Giang tây men trắng tươi, những cái dĩa Pháp, dĩa Nhật thật đẹp, cái thì ra chợ trời, cái bị đào hố chôn, nhưng đám bát đĩa hạng nhì bà Nhân sắp lên bàn cũng làm ông Dường xuýt xoa khen lấy khen để. Rồi ông Dường lại nhớ đến ba cái bát đàn của mình, và ba lon gạo, ông đã cố ôm theo giờ nghĩ lại còn thấy mặt nóng bừng!
    (còn tiếp)
Bút Xuân Trần Đình Ngọc                                     

NGU YEN * CA DAO

Ca Dao Qua Văn Bản 
Ngu Yên





Con mèo, con chó có lông
Cây tre có mắt, nồi đồng có quai.


Tìm hiểu ca dao cũng như tìm hiểu thơ văn trong môi trường tìm hiểu văn học và văn hóa, nên dựa vào những phương pháp "khoa học ngôn ngữ" và những lý thuyết hiện hành có hiệu quả tìm hiểu văn học.Trước hết là học thuyết Văn bản. Lý thuyết gia Pháp gốc Bulgaria, Julia Kristeva (1941-) nói về cách phân tách văn bản rất thuyết phục. Qua văn bản, chẳng những tìm ra ý nghĩa, ẩn ngữ, ẩn dụ mà còn tìm ra tâm lý của tác giả và quan trọng là tâm lý chung, hệ thống chung trong xã hội của thời đại.


Bên cạnh đó là học thuyết Cấu trúc và ký hiệu của Roland Gérard Barthes (1915-1980). và vào thời kỳ cuối trong đời, ông đã nghiêng về Phân Tích Văn Bản. (1)

Nói như vậy có vẻ mang dao mổ bò đi cắt cổ gà. Thật ra, dù là một cụm chữ cũng có lý do tại sao nó hiện hữu và tồn tại qua năm tháng. Với thời gian và sự đổi thay của trí tuệ và tâm tình qua từng thời đại sẽ làm cho chữ nghĩa trong câu văn năm xưa hoặc xa xưa trở nên ngớ ngẩn, hời hợt hay u tối, có khi vô nghĩa. Vì vậy những phương pháp khoa học về nghệ thuật sẽ giúp việc tìm hiểu gần sát với ý nghĩa ban đầu hoặc giá trị mà tác giả gởi gấm.


Đặc thù của ca dao là văn vần truyền khẩu, truyền văn qua nhiều đời. Sao đi, tán lại. Khiến cho câu văn mất nhiều cơ sở về phân tích. Điều này sẽ làm cho luận lý dễ bị sơ hở.




Đặc tính của ca dao là:


Nhắc nhở: Nhắc cho người khác nhớ hoặc dạy cho người đương thời những chuyện cần biết "Tháng Giêng là tháng ăn chơi. Tháng Hai trồng đậu, trồng khoai trồng cà....."

Khuyên răn:
 Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn..."


Ghi lại một hoàn cảnh chung, một tâm sự chung, một chuyện không hay thường xảy ra để cảnh giác người sau. " Trèo lên cây bưởi hái hoa. ......Em có chồng anh tiếc lắm thay...(Hay nhất là).. Cá cắn câu biết đâu mà gở. Chim vào lồng biết thuở nào ra..."


Còn có nhiều mặt khác nhưng xin tạm dừng vì bài viết không có chủ đích nghiên cứu.


Ca dao diễn đạt bằng cách:


Bạch văn: văn chương bình dân, dễ hiểu.


Ẩn dụ, biểu tượng.

Cách sơn đả ngưu.


Dọn đường một chút để dễ tìm hiểu câu ca dao trên.


1- Con mèo, con chó thuộc về sinh vật. cây tre thuộc về thực vật. Nồi đồng thuộc về đồ vật. Chỉ có nồi đồng là do người tạo ra. Ba thứ kia thuộc về tạo hóa.


Nếu giả thuyết rằng: Câu ca dao này dùng những luận lý xác định: Con mèo phải có lông, Con chó phải có lông, cây tre phải có mắt, nồi đồng phải có quai; để nói đến một điều khác, một cách sống trong đời, một qui lệ xã hội cần phải tuân giữ. Ví dụ như trai lớn phải lấy vợ. gái lớn phải lấy chồng. Như luật trời và người đã định. Như mèo chó có lông. Như tre có mắt. Như nồi có quai. Không nên làm khác.


Giả thuyết này có thể hiểu được vì dân chúng ngày xưa ít học. Không quen suy tư. Trí óc đơn giản. Những câu ca dao dễ hiểu dễ nhớ dễ truyền là cách "học" nhanh và thấm nhất.


2- Giải thích thứ nhất đưa sang câu đố:


Con mèo, con chó có lông
Cây tre có mắt, xương rồng có gai.


Đố là con gì?


Con gì thật ra không cần biết. Ở đây, cụm " xương rồng" thay thế cho cụm "nồi đồng", khiến cho sự suy tư trở về lại văn bản. Câu "ca dao" đố này rất cân phương. Con mèo con chó ở câu trên, cây tre, cây xương rồng ở câu dưới. Cũng cùng một mục tiêu là nhắc nhớ người đời sau phải giữ theo nề nếp hoặc luật trời đất đã định sẵn. Quan điểm ở đây là không có nồi đồng. Không có con người xuất hiện. Qui luật thiên nhiên là chính.


3- Xét văn bản, chữ "nồi đồng" mang ý tứ quan trọng. Bởi con mèo con chó đương nhiên là có lông. Con kia da trơn không phải mèo chó, có thể là trâu bò. Con khác da sần sùi, không phải mèo chó, có thể là cóc là cá sấu. Cây tre có mắt cũng vậy.



Nếu mắt ở đây là mắt thấy. Ẩn ngữ để ám chỉ chuyện đời không thể giấu diếm. Không có gì bí mật dưới ánh sáng mặt trời. Thì cụm chữ " nồi đồng phải có TAI ". Vì văn bản là nồi đồng có quai nên chữ mắt của cây tre không phải ẩn ngữ.


Còn lại: Nồi đồng có quai. Tại sao có quai?


Văn bản có quai, cho biết rằng đã có một thời nồi đồng không có quai. Nồi đất cho tới ngày nay vẫn có nồi không có quai. Nhưng nồi đồng phải có quai vì khi nấu nồi đồng rất nóng. Nóng gấp chục lần nồi đất. Cái quai xuất hiện sau đã giúp cho người nấu tiện lợi bưng cầm, di dời nồi đồng.


Thời xưa, cái nồi giữ vị trí thân thuộc và ích lợi cho gia đình. Nó tạo ra thức ăn, nước uống. Nồi đất hay bể nên nồi đồng được yêu chuộng hơn. Trong nhiều gia đình, nồi đồng trở thành báu vật. Và hợp lý khi có câu ca dao nhắc nhở về nồi đồng.

Chưa kể có những nồi đồng lớn, dùng để nấu cho cả làng ăn trong những ngày lễ hội. Chiếc nồi này được xem như linh hồn của dân làng. Ví dụ như Nồi đồng khổng lồ của dân tộc Thái vùng xứ Thanh (2). Chi tiết này đóng góp vai trò quan trọng của nồi đồng thời chưa văn minh. Trong bài viết Những Câu Chuyện Ly Kỳ Xung Quanh Các Cổ Vật Pù Luông (2), có đoạn nói về quai của nồi đồng:
"Nếu thân nồi bằng đồng có thể giữ nhiệt rất lâu thì hai cái quai không bao giờ nóng, dù nồi có để trên lửa cả ngày, khi cần chỉ việc nhấc nồi xuống bình thường, không cần dùng đến miếng vải đệm tay. Điều đặc biệt này đã được ông Tân xác nhận khi có người lặn lội xe đò vài trăm cây số đến nhà ông chỉ xin mua duy nhất hai cái quai nồi. Chủ nhân của nó dù đã gắn bó đến gần hết cuộc đời cũng không đưa ra được lý giải chính xác về chất liệu hai cái quai khác biệt như thế nào với thân nồi. "
Câu chuyện này lại càng xác nhận lợi ích của đôi quai trên nồi đồng. Vì vậy nếu có ca dao nhắc nhở nên làm quai khi đúc nồi đồng cũng là chuyện bình thường.
Câu ca dao này khuyên răn người đời sau: Nồi đồng phải có quai thì mới như mèo chó có lông, tre có mắt. Nồi đồng phải có quai mới hoàn tất hình hài và cách sử dụng. Câu ca dao này cũng có thể diễn dịch nghĩa bóng trong nhiều hoàn cảnh khác.
Tìm vào tài liệu:
Nếu câu ca dao có gốc Quảng Nam thì xem: Quảng Nam Phủ Tập Ký Sự của Mai Thị do Lê Đăng Hiển sao lục 1824 đời Minh Mạng (Nội dung viết 400 năm cũ). Có ghi việc Ông Bùi Tá Hán, đô tướng Quảng Nam dinh, dạy dân Quảng cách sinh hoạt thường ngày, như: xây nhà ba gian, tám cột... đào giếng...và phải làm nồi đồng, nồi đất có quai ở cổ để nấu nướng tiện việc bưng lên bưng xuống....(3)
Qua những suy diễn thô sơ và gọn nêu trên, có thể đi đến kết luận, cách giải thích thứ 3 là gần gũi nhất với sự phân tích và giải quyết qua văn bản.



Ngu Yên


================================

(1) Barthes định nghĩa văn bản như sau: “Văn bản, theo nghĩa hiện đại và hiện tại (…), khác biệt một cách cơ bản với tác phẩm văn học: nó không phải là một sản phẩm thẩm mỹ, nó là một công việc biểu đạt; nó không phải là một cấu trúc [‘structure’], nó là một sự lập thành cấu trúc [‘structuration’]; nó không phải là một đối tượng, nó là một công việc và là một trò chơi; nó không phải là một tập hợp các ký hiệu khép kín, được ban cho một nghĩa mà nhiệm vụ của chúng ta là phải tìm ra cái nghĩa đó, nó là một khối lượng các dấu vết di chuyển; cấp phán xét dành cho một Văn bản không phải là ý nghĩa, mà là Cái Biểu đạt, theo nghĩa ký hiệu học và tâm phân học của thuật ngữ này; Văn bản vượt trội hơn tác phẩm văn học theo nghĩa cũ;” (tr. 13).

(L’Introduction à l’analyse structurale des récits (1966))

Trích bài viết của tác giả Nguyễn Văn Dân. Nguồn Văn Nghệ số 37, ngày 11-9-2010

(2) http://laodong.com.vn/lao-dong-doi-song/nhung-cau-chuyen-ly-ky-

xung-quanh-cac-co-vat-o-pu-luong-139099.bld
(3) Tôi đưọc biết chuyện này và sách này qua một bài báo đã đọc lâu ngày. Không nhớ tác giả là ai và bài viết lưu trử nơi nào. Đành xin cáo lỗi cùng tác giả và bạn đọc. Xin cảm tạ tác giả.


Riêng Quảng Nam Phủ Tập Ký Sự, xin xem:

http://www.baodanang.vn/channel/5433/201010/chuyen-xua-xu-quang-may-net-quang-nam

-xua-qua-tap-sach-cu-2010777/

http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B9i_T%C3%A1_H%C3%A1n

Tuesday, September 2, 2014

THẾ GIỚI CHUNG QUANH TA


THẢM HỌA PHÓNG XA FUKUSHIMA


Rau quả biến dạng kỳ dị sau thảm họa phóng xạ tại Fukushima ngày 11/3/2011
Lá mọc ngay trên quả dưa chuột vì nhiễm phóng xạ. Điều này chứng tỏ phóng xạ hạt nhân có sức hủy diệt, gây đảo lộn những điều bình thường đến mức nào.

Thảm họa phóng xạ cách đây 2 năm ở Nhật khiến cho những loại rau, quả và hoa trở nên dị dạng đến khó tin.



2 năm sau thảm họa sóng thần khiến nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima, Nhật Bản, rò rỉ, cây cối nơi đây trở nên dị dạng.



Lá mọc ngay trên quả dưa chuột vì nhiễm phóng xạ. Điều này chứng tỏ phóng xạ hạt nhân có sức hủy diệt, gây đảo lộn những điều bình thường đến mức nào.




Một quả cà tím cũng biến dạng thành nhiều nhánh quả.


Hoa không còn vẻ đẹp thuần khiết vì méo mó.


Cây ăn quả không ngoại trừ là nạn nhân phóng xạ tại Fukushima.



Củ khoai lang được trồng trên khu vực đất nhiễm phóng xạ.



Bạn tuyệt đối không nên ăn những loại thực phẩm biến đổi dị dạng này.



Hoa nở trên hoa nữa nè.


Quả cà chua nhiễm xạ như quái vật ngoài hành tinh.


Hay hàng chục cây cà chua con mọc tua tủa từ quả chín.



Củ cái đường tách ra như hình bàn chân.


Viếng thăm Nara 


Mời xem chuyện lạ-NARA Thành phố HƯƠU tại NHẬT BẢN-
Hươu biết tuân thủ luật giao thông.
Mời bấm vào đường dẫn sau đây: LK 16/8/2014

 video will be live at:http://youtu.be/BIDqpqf0fEA
Preview YouTube video 228- LK- NARA Thanh pho HUOU tai NHAT BAN (15 Aug 14)HD


228- LK- NARA Thanh pho HUOU tai NHAT BAN (15 Aug 14)HD
 
Nara cổ kính


Đây là thành phố của chùa chiền, lăng tẩm, mang nét cổ xưa, tĩnh lặng và thơ mộng. Những ngôi chùa, những bức tượng Phật chủ yếu được làm bằng gỗ quý. Muốn thăm hết các ngôi chùa ở Nara cũng phải mất ít nhất vài ngày, mặc dù toàn thành phố có diện tích chỉ khoảng 211,6km2.


Thời Nara (năm 710), đạo Phật được chính quyền Nhật Bản ủng hộ mạnh mẽ. Lúc đó, Nhật Bản cũng có quan hệ rất tốt với Trung Quốc - thời nhà Đường đang phát triển hưng thịnh - Nara trở thành nơi tiếp thu những sản phẩm văn hóa, nghệ thuật của đại lục. Những công trình xây dựng, nghệ thuật, điêu khắc... vẫn còn lưu giữ đến nay và được xếp vào tài sản quốc gia của đất nước Hoa anh đào.


Di sản văn hóa quan trọng nhất của Nara là quần thể chùa Todai (TodaiJi) được xây từ năm 743 và hoàn thành năm 751 trong một vùng chia thành 64 khu thuộc phía Đông của Nara. Chùa Todaiji là một trong những ngôi chùa lâu đời và nổi tiếng bậc nhất, đồng thời là một trong những thắng cảnh tuyệt vời của Nhật Bản. Theo truyền thuyết, đã có đến 420.000 người cúng tiền và 2.180.000 người tham gia xây dựng chùa. Bức tượng Đại Phật do một nghệ sĩ đến từ vương quốc Baekje, Triều Tiên, thiết kế. Đây là bức tượng bằng đồng mạ vàng lớn nhất thế giới - nằm trong một công trình làm toàn bằng gỗ tên là Đại Phật Điện.


Chùa Todaiji còn sở hữu vô số báu vật văn hóa với hơn 20 pho tượng Phật và tác phẩm nghệ thuật được xếp loại di sản quốc gia. Đại Phật Điện có chiều cao 48 mét, mặt bằng chữ nhật 56 mét x 50 mét, là công trình gỗ lớn nhất thế giới. Dù có kích thước đồ sộ như vậy, người ta vẫn cho rằng Đại Phật Điện còn chưa đủ rộng để chứa pho tượng. Đại Phật bên trong ngôi điện ngày nay, khách tham quan phải rất chật vật khi tìm khoảng rộng để ngắm nhìn được toàn bộ pho tượng.


Quần thể chùa Todaiji ngoài Đại Phật Điện mà còn cả hai ngôi tháp bảy tầng, một giảng viện và khu tịnh xá. Một dãy hành lang bao quanh Đại Phật Điện tương tự như thiết kế của quần thể chùa Horyuji nổi tiếng. Toàn bộ quần thể chùa Todaiji trải dài 1 cây số theo trục Bắc - Nam là hàng loạt công trình lịch sử, trong đó có Kho báu Hoàng gia - nơi chứa kho bảo vật của Thiên hoàng Shomu.


Một điểm đến hấp dẫn khác ở Nara là Công viên Nara được xây dựng vào năm 1880 bao gồm hầu hết những thắng cảnh của Nara như đền Todaiji, đền Kofukuji, lăng Kasuaga Taisha, đền Gangoji, đền Yakushiji, đền Toshodaiji, cung Heijo... Bảo tàng quốc gia Nara tập trung vô số những sưu tập về nghệ thuật Phật giáo. Đây cũng là nơi ở của hàng trăm con hươu hoang dã tự do lang thang. Theo đạo Shinto, hươu được xem là sứ giả của các thần linh, do đó những con hươu ở Nara đã trở thành biểu tượng của thành phố


Theo văn hóa dân gian địa phương, 1 vị thần tên là Takemikazuchi đã cưỡi 1 con nai trắng đến cố đô, vị thần như chính người bảo vệ của nó. Từ truyền thuyết trên, 1300 năm qua, hươu ở Nara được xem là biểu tượng thiêng liêng và thần thánh. Giết chết 1 con hươu là hành vi phạm tội và phải bị trừng phạt bằng cái chết, luật này được áp dụng đến năm 1637. Sau Thế chiến II, hươu không còn được xem là biểu tượng thiêng liêng nữa, nhưng được đưa vào danh sách bảo vật quốc gia và được bảo vệ.


Nara còn có hàng loạt lễ hội và sự kiện văn hóa được tổ chức hàng năm. Đến Nara, du khách có thể tìm đến những làng nghề thủ công gia truyền như hàng mỹ nghệ, đặc biệt là mì sợi Nhật Bản và tận hưởng không gian bình lặng của những con đường khoáng đạt, những khuôn viên xanh của cỏ và thông.
alt
Chùa Kofuku, Nara
alt
Chùa Todai ( 東大寺), Nara
alt
alt
Tượng Phật tại chánh điện và tượng các vị La Hán trong chùa Todai, Nara
alt

alt
Bức ảnh đồ ăn cho các chú hươu dưới đây, bánh gạo senbei, chụp vào năm 2011 cho thấy giá là 150 yen, có vài bức ảnh của mod.PN đưa ở trên có hình chụp các chú nai vây quanh chỗ của ông lão bán esa (đồ ăn cho thú nuôi) cho chúng có bảng giá ghi 150 yen cho một gói senbei .

alt
alt
alt
alt
alt
alt
alt
alt
alt
alt


Bộ ảnh đẹp Không Lực các Quốc Gia trên thế giới!

F4 Phantom

 
F4 Phantom là một loại phản lực siêu âm ném bom, có tầm bay xa, phòng lái 2 người. Có thể hoạt động trong mọi thời tiết và chiếm nhiều ưu thế trên không.
F4 Phantom được hãng McDonnell Douglas thiết kế chế tạo trước tiên cho Hải quân Hoa Kỳ từ năm 1960 đến năm 1996.

Trong thời chiến tranh Việt Nam, F4 Phantom đã có mặt với sự tham gia của lực lượng không quân Hoa kỳ

Ngoài ra F4 Phantom cũng được trang bị cho quân đội nhiều nước khác, và cho đến năm 2001 vẫn còn hơn 1.000 máy bay F4 đang được sử dụng ở 11 nước trên thế giới.
Tuy ra đời từ lâu nhưng F4 Phantom vẫn giữ được nét độc đáo cho đến thời điểm hiện nay với nhiều chức năng kỷ thuật khá hoàn hảo








F-4 Phantom trên chiến trường Việt Nam




Những "con ma" cất cánh từ Đệ Thất Hạm Đội trên Vịnh Bắc Bộ (1969 - 1972)

 






Và nếu đã nhắc tới F-4 Phantom tham chiến trên chiến trường VN thì sẽ không thể không nói tới một loại chiến đấu cơ hiện đại khác nữa vào thời đó . Đây là hai chiến đấu cơ chỉ pilots Mẽo lái. Có bác nào còn nhớ chiếc dưới đây không ?

View Public Profile
*F-15E Strike Eagle :




















Đệ để ý khi cất hay hạ cánh thỉnh thoảng trên lưng máy bay nó bật cái miếng gì ra để làm gì ko biết ? có huynh nào biết thì giải thích giùm đệ với !!!


*Stealth bomber F -117A Nighthawk :





*F-16 Fighting Falcon : Loại máy bay chiến đấu rất được ưa chuộng trong các lực lượng không quân hiện nay .
Sukhoi : Su-30 MK có nhiều phiên bản - Nghe nói không quân V+ cũng có trang bị loại máy bay này .

*F-4 Phantom : Vẫn còn rất được ưa chuộng trong không quân Nhật , Đức , Thổ nhĩ Kỳ , Netherland ...với những phiên bản nâng cấp hiện đại khác nhau .















br />
* Mig -29 :







* Chiếc này biên chế trong không lực Đức :
* C-130 Spectre : Việt + từng nếm mùi con này dọc theo dãy Trường Sơn .


1/ Các loai Oanh tạc cơ hạng nặng :
*Rockwell B1b-Lancer:



*Tupolev -160s:




*B-52H Stratofortress:







*Tu -95MS Bear :









*B-2 Spirit:





*Không biết phải cốc chủ lái chiếc ni ko nữa:

*TU-22M :




HỎA TIỂN  TỐI TÂN CHỐNG TĂNG TỪ TRÊN KHÔNG
HOT là hỏa tiển chống tăng dẫn đường bán tự động bằng dây dẫn được sản xuất bởi Euromissile (nay thuộc tập đoàn MBDA). Hỏa tiển được đưa vào sử dụng trong quân đội Đức và Pháp từ năm 1978. HOT có thể phóng từ bệ phóng trên xe thiết giáp hoặc từ trực thăng. Pháp trang bị hỏa tiển HOT cho trực thăng đa năng SA-342M Gazelle với 4 hỏa tiển . Đức trang bị trên trực thăng Bo-105 PAH-1 với 6 hỏa tiển . Gần đây, hỏa tiển HOT được trang bị cho trực thăng tấn công Tiger với 8 hỏa tiển . HOT có chiều dài 1.300 mm, đường kính 150 mm, trọng lượng phóng 24,5 kg. Hoả tiển có tầm bắn tối đa 4.300 mét, khả năng xuyên giáp từ 800-1.250 mm tùy biến thể. Ảnh: Army-technology
Pars-3 LR thuộc loại hỏa tiển "bắn - quên" và là sản phẩm của tập đoàn MBDA, châu Âu. Pars-3 LR là hỏa tiển chống tăng thế hệ 3 được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất cũng như trên không. Hỏa tiển Pars-3 LR được đưa vào hoạt động cùng trực thăng tấn công
 
Tiger trong quân đội Đức từ năm 2012. Pars-3 LR được đóng gói trong một hộp phóng lớn chứa 4 đạn. Mỗi trực thăng Tiger có thể mang theo hai hộp phóng với 8 đạn hỏa tiển . Pars-3 LR được dẫn hướng tự động bằng cảm biến hồng ngoại hoặc cảm biến hình ảnh kỹ thuật số. Hỏa tiển Pars-3 có chiều dài 1.600 mm, đường kính 159 mm, trọng lượng phóng 49 kg, tầm bắn 7 km, khả năng xuyên giáp 1.000 mm sau giáp phản ứng nổ. Ảnh: Chivethebrigade


Hỏa tiển diệt tăng 9M120 Ataka (NATO định danh AT-9 Spiral-2) được sản xuất bởi Phòng thiết kế máy móc KBM, Nga. AT-9 được đưa vào trang bị từ năm 1985. Hỏa tiển có thể phóng từ giá phóng trên xe thiết giáp hoặc từ trực thăng. 9M120 là hỏa tiển chống tăng chủ lực của trực thăng tấn công Mi-28 và Mi-35. AT-9 được dẫn hướng bán tự động bằng sóng radio với khả năng kháng nhiễu khá cao. 9M120 có chiều dài 1.830 mm, đường kính 130 mm, trọng lượng phóng 49,5 kg. AT-9 có tầm bắn từ 400-6.000 mét mang theo đầu đạn liều đúp nặng 7,4 kg với khả năng xuyên giáp từ 800-950 mm sau giáp phản ứng nổ. Ảnh: Wikipedia





TênHỏa tiển chống tăng Brimstone đã khiến lực lượng tăng thiết giáp quân đội Libya không còn đất sống. Chỉ trong ngày 26/03/2011, các hỏa tiển Brimstone phóng đi từ máy bay Tornado của Không quân Hoàng gia Anh đã tiêu diệt 5 xe bọc thép của quân đội Gaddafi. Brimstone thuộc loại hỏa tiển "bắn - quên" được dẫn hướng tự động bằng radar bước sóng milimet. Cơ chế dẫn đường của hỏa tiển có độ chính xác ngay cả với những mục tiêu di chuyển. Brimstone có chiều dài 1.800 mét, đường kính 178 mm, trọng lượng 48,5 kg, tầm bắn từ 20-60 km tùy biến thể. Hiện tại, Brimstone là hỏa tiển chống tăng chủ lực của Tornado GR4. Nó cũng được trang bị cho phi cơ EF-2000 Typhoon. Ảnh: Wikipedia



Nimrod là hỏa tiển chống tăng hạng nặng. Nó được thiết kế để phóng từ máy bay cánh cố định, trực thăng hoặc xe thiết giáp. Ngoài nhiệm vụ chính là chống tăng hỏa tiển còn có thể tiêu diệt các mục tiêu mặt đất khác. Nimrod được dẫn hướng bằng laser bán tự động cả ngày lẫn đêm với tầm bắn khoảng 26 km. Hỏa tiển được lưu trữ trong ống phóng kiêm bảo quản có tổng trọng lượng 150 kg. Hiện tại, Nimrod đang được trang bị trên biến thể sửa đổi từ trực thăng vận tải CH-53 trong quân đội Israel. Ảnh: Wikipedia





AGM-114 Hellfire được đưa vào trang bị từ năm 1984 và là hỏa tiển chống tăng chủ lực của trực thăng tấn công AH-64D Apache. Mỗi chiếc AH-64D có thể mang theo đến 16 hỏa tiển Hellfire. AGM-114 được dẫn hướng bán tự động bằng laser ngoại trừ biến thể AGM-114L được dẫn hướng bằng radar bước sóng milimet. Hỏa tiển Hellfire có chiều dài 1.630 mm, đường kính 178 mm, trọng lượng phóng 49 kg, tầm bắn từ 800-8.000 mét. AGM-114 được sử dụng một cách rộng rãi trong các chiến dịch quân sự của Mỹ và đồng minh trong thời gian qua. Hellfire cùng với trực thăng tấn công Apache đã phá hủy lực lượng tăng thiết giáp hùng hậu của Iraq năm 2003. Ảnh: Wikipedia


9K121 Vikhr (NATO định danh AT-16 Scallion) được chế tạo bởi Phòng thiết kế máy móc công cụ KBP Tula. Nó ra đời để đánh bại những xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất. 9K121 được dẫn hướng bám chùm laser bán tự động với độ chính xác rất cao. AT-16 có chiều dài 2.800 mm, đường kính 130 mm, trọng lượng phóng 45 kg.Hỏa tiển có tầm bắn từ 8-12 km mang theo đầu đạn liều đúp nặng 8-12 kg với khả năng xuyên giáp lên đến 1.000 mm sau khi phá giáp phản ứng nổ. AT-16 là hỏa tiển chống tăng tối tân nhất của Nga hiện nay.


TRUYỆN CƯỜI



 Thứ Mọi Qúy Bà Đều Thích


Một phụ nữ đi máy bay có một viên kim cương mà không biết làm cách nào qua được hải quan. Thấy một linh mục đang đi ngang, bà bèn nhờ cha đem qua hải quan dùm.
Đến chỗ khai báo, nhân viên hải quan hỏi:


- Cha có gì khai báo không?
Cha cố tính nói không nhưng chợt nhớ viên kim cương trong túi quần và không quên lời Chúa răn nên cha nói:
- Từ thắt lưng cha trở lên không có gì quý giá, còn từ thắt lưng trở xuống thì có một vật mà quí bà đều thích.
Nghe vậy, nhân viên hải quan cười nói:
- Cha vui tính quá! Mời Cha qua.

Con Vẹt

Có một cô gái nuôi được một con vẹt rất khôn, biết nói đủ chuyện. Một hôm thấy con vẹt dơ dáy wá cô gái bèn mang nó vào nhà tắm và tắm cho nó. Sau khi tắm cho con vẹt thì quần áo bị ướt nên cô gái cởi quần áo tắm luôn. Trong lúc đứng rũ lông cho khô con vẹt cứ đứng nghiêng ngó rồi lải nhải:
- Thấy hết rồi nha, thấy hết rồi nha!.
Cô gái bực quá bèn xách con vẹt ra vặt hết lông trên đầu nó cho chừa cái tội nói bậy.
Mấy hôm sau, có một nhà sư đến nhà của cô gái nọ thăm. Con vẹt nghiêng ngó nhìn cái đầu của vị sư một hồi rồi rụt rè hỏi: Bộ cũng thấy hết rồi hả???

Con Chim Của Cha Xứ

Cha xứ của một xóm đạo nhỏ có nuôi một con chim rất khôn.
Cha rất quý con chim này. Một hôm, con chim của cha bị mất,cha nghĩ rằng xứ đạo mình nhỏ, chắc ai cũng biết là mình có con chim. Nghĩ vậy nên trong bài giảng trước nhà thờ hôm đó, cha xứ hỏi :
"Ai ở trong nhà thờ này có con chim thì đứng dậy ?", tức thì tất cả đàn ông trong nhà thờ đứng dậy.

Cha biết mình đã lầm nên chữa lại : "Ai ở trong nhà thờ này từng thấy con chim thì đứng dậy ?",
tức thì tất cả đàn bà trong nhà thờ đứng dậy. Cha biết mình lại lầm nên chữa lại tiếp :
"Ai ở trong nhà thờ này đã thấy con chim của cha thì đứng dậy ?", tức thì tất cả các sơ trong nhà thờ đều đứng dậy.
Văn minh có thừa


Nguời Nhật đào đất sâu xuống 500m thấy được 1 sợi dây điện thoại, liền kết luận rằng cách đây 500 năm nguời Nhật đã dùng điện thoại đặt ở bàn.
Nguời Mỹ cũng đào đất xuống 1000m và thấy được 1 sợi dây cáp, kết luận rằng cách đây 1000 năm nguời Mỹ đã dùng truyền hình cáp.
Nguời Việt Nam liền vào cuộc, đào sâu xuống 2000m mà chẳng thấy được gì hết, nhưng vẫn kết luận rằng cách đây 2000 năm nguời Việt Nam đã dùng điện thoại di động.


Lỗi tại bà


Một cặp vợ chồng già trên 80 tuổi mà vẫn khỏe mạnh, vi họ ăn uống theo chế độ và tập thể dục thuờng xuyên. Không may hai cụ qua đời do một tai nạn xe buýt. Họ lên thiên đàng và được Thánh Pierre đón tiếp nồng hậu. Thánh Pierre đua hai nguời đi tham quan nhà bếp, hồ bơi, phòng tắm hơi, sân chơi tennis ... Lóa mắt vì sự sang trọng của ngôi nhà, cụ ông hỏi Thánh Pierre :


- Chúng tôi có phải trả tiền các dịch vụ không ?
- Tất cả đều miễn phí, đây là thiên đàng mà. - Thánh Pierre trả lời..
Ðến giờ ăn, Thánh Pierre đưa hai cụ đến bàn bày thức ăn linh đinh. Cụ ông hỏi:
- Tất cả các món ăn này đều miễn phí ?
- Tất nhiên. Thánh Pierre trả lời.
- Chúng tôi có thể ăn tùy thích, không phải lo ngại dư mỡ, đuờng, cholesterol à ?
- Không, tôi đã bảo là cụ đang ở trên thiên đàng. Cụ có thể ăn uống no say tùy thích mà không sợ bị béo phì, đái đuờng hay nhồi máu cơ tim ...

Bỗng nhiên mặt cụ ông trở nên đỏ gay, và quay sang bà vợ quát thật to :
- Tất cả do lỗi của bà. Nếu bà không ép tôi phải ăn uống kiêng cữ và tập thể dục, thì tôi đã lên đây sớm hơn 10 năm.
                                                                               
Đúng thế....


Một người Pháp, một người Mỹ và một người VN tranh luận xem Adam và Eva là nguời nước nào .
Nguời Pháp :
- "Trần truồng và trụy lạc ngay truớc mặt Thượng đế như thế, chỉ có thể là dân Pháp".
Nguời Mỹ :
- " Yêu tự do đến mức lẽ ra có thể sống hạnh phúc, chỉ cần đừng đụng đến trái táo, vậy mà họ vẫn không chịu nổi sự cấm đoán đó thì chỉ có thể là dân Mỹ ".
Nguời VN lúc ấy mới lên tiếng :
- " Quần áo chẳng có, nhà cửa chẳng có, thậm chí đến ăn một trái táo cũng bị cấm, thế mà vẫn bảo là sống trên thiên đuờng thì chỉ là dân VN !!! ".

Help!!!help! !!


Trong 1 cuộc thi nhịn đói gồm 3 nước Anh, Nhật và Việt Nam .
Mỗi nguời bị nhốt trong 1 cái hộp sắt và có gắn chuông, hễ ai không chịu nổi thì giật dây chuông "reng ... reng" sẽ được ra ngoài, ai chịu đựng lâu nhất sẽ thắng.
Thí sinh người Anh chịu được 3 ngày thì "reng ... reng" .
Thí sinh người Nhật chịu được 5 ngày phải bò ra .
Qua tới ngày thứ 7 thấy thí sinh Việt Nam vẫn im hơi lặng tiếng,......


Ban giám khảo quyết định cho VN thắng. Nhưng khi mở hộp thì thấy thí sinh VN nằm chết từ lúc nào rồi, trên vách còn ghi những dòng chữ bằng máu: " Ð.m. thằng nào cắt chuông tao".

Pháp và Lý

Sau khi bị đánh rớt trong kỳ thi, một sinh viên Luật khoa liền đến vị giáo sư vừa thông minh vừa rành về luật pháp rồi hỏi rằng:
- Thưa thầy, có phải thực sự thầy am hiểu tất cả về môn học này?
- Dĩ nhiên rồi, nếu không thì tôi đã không phải là giáo sư.
- Vậy em xin phép được hỏi thầy một câu, nếu thầy nói đúng thì em chấp nhận bị rớt, còn nếu không thì phải cho em điểm A.
- Được, nói đi, câu hỏi gì vậy?

- Thưa thầy: Việc gì hợp pháp nhưng không hợp lý, hợp lý nhưng không hợp pháp, vừa không hợp pháp cũng không hợp lý?
Vị giáo sư cố nặn óc ra, nhưng vẫn không tìm được câu trả lời; cuối cùng phải chịu thua, và theo giao ước, ông đành phải cho chàng sinh viên này điểm A thay vì đánh rớt.

Vị giáo sư này tiếp tục suy nghĩ câu hỏi suốt buổi trưa, nhưng vẫn không thể nào tìm được câu trả lời; nên cuối cùng ông đành triệu tập những đệ tử xuất sắc nhất của mình và lập lại câu hỏi hóc búa của chàng sinh viên: “Việc gì hợp pháp nhưng không hợp lý, hợp lý nhưng không hợp pháp, vừa không hợp pháp cũng không hợp lý?”
Thật là ngạc nhiên và bối rối rối cho vị giáo sư, vì tất cả các đệ tử ruột của ông đều giơ tay xin trả lời. Vị giáo sư này liền chỉ một đệ tử đắc ý nhất của mình. Anh này giải thích:

- Thưa thầy, câu trả lời này cũng dễ thôi: Như thầy biết đó, thầy đã 75 tuổi rồi mà lại cưới một cô 30 tuổi là hợp pháp nhưng không hợp lý; vợ của thầy lén bắt bồ với một anh sinh viên 23 tuổi là hợp lý nhưng không hợp pháp; còn thầy lại đi cho tình địch của thầy điểm A sau khi anh ta bị chính thầy đánh rớt thì vừa không hợp pháp cũng không hợp lý!

Help..!


Một cô bé bị một con chó dữ đuổi theo nên vừa chạy vừa kêu to: "Help...help. ..help... "
Một ông lão ngồi trong nhà nhìn ra, rồi gật gù nói với bà lão ngồi kế bên: "bà coi con nhỏ điên kia kìa....... chó rượt mà cứ kêu là heo, heo, heo...?!?"

                                                                        
Giống đực hay giống cái?
Hai đứa trẻ ngồi đọc sách sinh vật, chúng bàn cãi một lúc không đứa nào chịu thua, cuối cùng thằng anh đi đến hỏi bà nội của chúng đang ngồi gần đó :

- Bà ơi, bà có thể đẻ được em bé không ạ ?
- Các cháu ơi, bà không thể đẻ tại vì ...
Thằng em liền ngắt lời bà và quay sang nhìn thằng anh nói một cách đắc thắng:
-Thấy chưa, em đã nói với anh là bà nội thuộc giống đực mà!!!

Bia ôm

Một anh nông dân vào quán bia ôm uống bia. Sợ đắt tiền anh ta gọi:
- Chủ quán, cho 2 suất bia không ôm.
- Anh yên tâm ở đây chúng tôi không tính tiền ôm.
- Vậy thì cho 2 suất ôm không bia !!

Trời ơi, hụt!

Một đại gia mời một một tu sĩ đi đánh gôn. Cú đánh đầu tiên hụt, ông đại gia kêu lên:
- Trời ơi, hụt!!!
Vị tu sĩ liền nói:
- Thí chủ đừng kêu Trời như vậy, sẽ bị thiên lôi nổi giận mà đánh đấy.
Đến phát thứ hai hụt, ông đại gia lại kêu lên:
- Trời ơi, hụt!!!
Vị tu sĩ bèn can lần nữa:
- Thí chủ đừng kêu nữa, kêu lần nữa sẽ bị sét đánh đấy.
Phát thứ ba hụt, ông ta lại kêu lên:
- Trời ơi, hụt!!!
Đột nhiên có tiếng nổ rất to, mọi người quay lại thì thấy vị tu sĩ bị sét đánh cháy đen thui.
Bỗng từ trên trời có tiếng nói rất to vọng xuống:
- TRỜI ƠI, HỤT !!


Cố vấn
Thí sinh thi trượt lần thứ 3, hỏi bạn mình viết thư như thế nào cho gia đình. Người bạn cố vấn:
- Cậu chỉ cần viết ngắn gọn : "Kỳ thi đã kết thúc, kết quả không có gì mới "

Sập bẫy

Anh chàng mới xin làm bảo vệ đêm cho một công ty. Sau hôm làm việc đầu tiên, giám đốc công ty hỏi:
- Thế nào, đêm đầu tiên ở đây, anh ngủ ngon chứ?
- Dạ cám ơn Sếp, em ngủ rất ngon ạ.
- Vậy thì anh có thể nghỉ việc được rồi đấy.

Hỏi ai?

Ba phạm nhân A, B, C mới vào tù, đứng trước một cai ngục mắt lé (mắt lác).
Cai ngục trợn mắt nhìn phạm nhân A, hằm hằm hỏi:
- Mày phạm tội gì?
Phạm nhân B vội nói:
- Dạ, tôi phạm tội trốn thuế.

Cai ngục nhìn sang phạm nhân B hét lên tức giận:
- Tao đâu có hỏi mày mà mày trả lời!
Phạm nhân C sợ quá rú lên:
- Dạ nãy giờ em đứng yên, em đâu có trả lời !

Bao nhiêu tuổi?
Trên một chuyến tàu, hai phụ nữ nằm ở 2 giường tầng 1 nói chuyện với nhau. Một phụ nữ hỏi:
- Chị bao nhiêu tuổi rồi?
- Tôi chỉ mới hơn 20 một chút. Thế còn cô?
- Em mới hơn 18 tuổi một tẹo.
- Ông khách giường trên nghe thấy thế liền lộn cả người xuống nhìn hai “cô gái”.
Sau khi chiêm ngưỡng hai "thiếu nữ" 18, 20, ông liền ngã quay xuống đất.

Hai bà giật mình kêu lên:
- Anh từ đâu ra thế này?
- Tôi không biết nữa, tôi vừa mới sinh ra.



Thuật ngữ chuyên môn

Một phụ nữ suốt đời làm nghề dọn dẹp nhà vệ sinh. Về già, bà muốn lo chu đáo cho phần mộ sau này của mình nên đặt làm một tấm bia.
Ông thợ hỏi:
- Thế bà muốn tôi khắc gì trên đó?
Không cần suy nghĩ, bà trả lời:
- Ở trong đang có người.

Chồng say

lướt khướt trở về nhà, vợ càu nhàu:
- Hứa mãi rồi, vẫn uống nhiều, lại say bét nhè!
- Nhiều nhặng gì đâu, có một chai cho ba người.
- Thế sao lại say đến thế này?
- À, tại hai thằng kia hẹn nhưng chả thấy đến.


Kiện ông Điện Lực
Tại Tòa Án hôm nay rất đông người đến dự khán phiên xữ vụ ông Bác sĩ kiện ông Điện Lực.
Chánh Án :
- Yêu cầu ông Bác sĩ kể rõ sự việc
Bác sĩ :
- Trước mặt quý Tòa là Nam bệnh nhận mà tôi chữa trị làm chứng. Hôm đó bệnh nhân "nằm sấp" để tôi xem xét bệnh "trĩ", sau đó tôi đến tủ thuốc lấy thuốc thì bị cúp điện. Đối với bệnh này việc chữa trị không có gì khó khăn, cứ dùng thuốc bôi vào "cục trĩ" là xong, vài ngày sau tự nó rụng mất.
- Vậy chuyện gì mà kiện ông Điện Lực?
- Khi điện cúp, bệnh nhân tưởng ngưng chữa bệnh
- ???
- Bệnh nhân "nằm ngửa…"
- !!!
- Tôi bôi thuốc vào chỗ đó.


Không công bình

Một cô Giáo viên người Kinh công tác giảng dạy ở một làng Thượng, thời gian sau mang bầu. Hội Đồng Làng xét xữ hỏi cô Giáo,
- Yêu cầu cô Giáo cho biết có "bầu" với ai ?
Cô Giáo :
- Dạ chính là anh K. Rong Pleime,
Hội Đồng Làng :
- Anh K. Rong Pleime có nhận tội không?
K. Rong Pleime :
- Không
Hội Đồng Làng :
- Tội rành rành sao không nhận?
- Giết người mới có tội, còn tôi làm ra người sao gọi là có tội.
??

Khai lý lịch

Một thanh niên làng quê mang Tờ khai Lý lịch đến cơ quan…chứng nhận,
Viên chức nhà nước :
- Tại sao nơi sinh anh không ghi vào?
- Khó ghi lắm
- Tại sao?
- Ông cũng biết mà
- Biết cái gì?
- Thì ông cũng sinh ra ở chổ đó của Má ông, ghi mà chi.
- ???

                                                                              
Trễ

Vợ thấy chồng đi làm về, chạy ngay ra đón chồng, hôn 1 cái vào má và thỏ thẻ:
- Anh ơi, em trễ 2 tháng rồi, chắc chúng ta có em bé quá!
Chồng vui mừng khôn siết vì sắp được làm bố... 2 vợ chồng cùng nhau xem ti vi và đi ngủ.
Sáng hôm sau, chồng lại đi làm, chỉ có mỗi bà vợ ở nhà. Có 1 anh nhân viên Điện lực đến bấm chuông
-Tôi có thể giúp gì cho anh?
-À không, tôi đến đây chỉ để báo cho bà biết là bà đã trễ 2 tháng rồi nhá!!!"
- Hả? Sao các anh lại biết?
- Bà đừng có cố tỏ vẻ ngạc nhiên như thế, bà trễ dù là 1 bữa chúng tôi cũng biết chứ đừng nói chi đến 2 tháng như vậy!
Quá hoảng sợ, bà vợ nói: "thôi đợi chồng tôi nói chuyện với các anh"
rồi đóng sập cửa lại.

Ngay sáng hôm sau ông chồng đến ngay công ty điện lực và gặp anh nhân viên thu tiền hôm trước, vỗ bàn hét :"Này anh kia, anh muốn gì ở vợ chồng chúng tôi?"
- Cũng đơn giản thôi, ông bà vui lòng đưa chúng tôi tiền là mọi việc sẽ ổn thỏa.
Ông chồng nghĩ đang bị tống tiền , nên càng thêm bực tức:
- Nếu tao không đưa tiền cho mày thì sao?
- Bắt buộc chúng tôi phải cắt của ông thôi - anh nhân viên thu tiền trả lời.
Ông chồng há hốc miệng: "Cắt rồi vợ tôi xài cái gì?"
- Kêu bà ta xài đỡ đèn cầy vậy!

VĂN QUANG * 60 NĂM SÀI GÒN TRONG TÔI


Văn Quang – Viết từ Sài Gòn
 60 NĂM SÀI GÒN TRONG TÔI

Hai tuần nay người Sài gòn xôn xao về một số công trình xưa cũ sẽ bị phá bỏ lấy đất làm tàu điện ngầm. Rầm rộ nhất là khu thương xá Tax đã bị “bao vây” bởi những hàng rào chắn chạy dài và tất cả các cửa hàng trong thương xá này phải dời đi vào tháng 10 này để làm một siêu thị 40 tầng văn minh hơn. Hầu như cả thành phố xôn xao, người ta kéo đến mua hàng giảm giá đông như hội. Và cũng có nhiều người đến để nhìn lại chút kỷ niệm xưa với một công trình kiến trúc được xây dựng từ xa xưa khiến bất cứ ai dù chỉ sống ở thành phố này ít năm cũng cảm thấy tiếc nuối. Lứa tuổi già đã có từng hơn nửa thế kỷ với Sài Gòn bỗng nhận ra cái khu thương xá đó không chỉ gắn liền với thành phố mà còn gắn liền với cả gia đình mình.






Hầu như gia đình nào cũng đã từng đưa nhau vào đây mua sắm vài thứ đồ dùng lặt vặt hoặc chỉ dạo quanh, ăn một ly kem, uống một ly cà phê. Nỗi buồn vẩn vơ thật nhưng lại rất sâu sắc như người ta vừa lấy đi một phần đời mình. Bởi cái mất đi đã từng có những kỷ niệm với người thân quen không bao giờ tìm lại được nữa. Người mất kẻ còn, người ra đi, kẻ ở lại đã từng cùng nhau đến đấy.
Và còn một số công trình gắn liền với Sài Gòn chẳng phải chỉ là biểu tượng mà còn là da thịt của một thành phố từng được vinh danh là “hòn ngọc viễn đông” này cũng sắp mãi mãi biến mất để nhường chỗ cho công trình ga tàu điện ngầm đầu tiên của tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Dẫu biết vạn vật đổi dời không có gì là vĩnh cửu cả nhưng cái gì quá thân quen mất đi cũng thấy lòng trống rỗng. Có khi chỉ một cửa hàng như quán cơm bình dân Bà Cả Đọi, tiệm cắt tóc Đàm, nước mía Viễn Đông… mất tích vĩnh viễn, thay vào đó là những tòa nhà chọc trời, những cửa hàng choáng lộn cũng thấy nó lạnh lùng xa lạ.

Người còn ở trong nước xót xa, người Việt ở nước ngoài tiếc nuối, đó là điểm những người thân quen gặp nhau ở nỗi nhớ nhung tiếc nuối này. Tôi đã đọc khá nhiều bài viết từ nước ngoài và e mail của bạn bè chia sẻ nỗi hoài niệm đó. Như Thế Hải từ Hawai đã mượn hai câu thơ bất hủ của Bà Huyện Thanh Quan, chia sẻ cùng bè bạn khắp nơi khi nhớ về những cái sắp mất đi của Sài Gòn: “Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo. Nền cũ lâu đài bóng tịch dương”.

Với một người còn ở lại như tôi, đã hơn nửa thế kỷ gắn bó với hòn ngọc viễn đông này, hai tuần nay càng thấy lòng hoài cổ dâng trào. Nhớ, nhớ đến từng chi tiết từ cái bước chân đầu tiên đặt lên đất Sài Thành, nhớ từng ngõ ngách, từng nhân vật thuộc về quá khứ ấy cho đến ngày nay. Mặc cho Sài Gòn đã có nhiều tang thương dâu biển, từ cái tên thành phố đến những con đường đã thay họ đổi tên, từ con người đến xã hội cho đến cả cái cách sống cũng đã khác xưa nhiều lắm. Chẳng trách khi xã hội đổi thay, người ta chép miệng than: “Trời làm một trận lăng nhăng, ông hạ xuống thằng, thằng nhảy lên ông, con đĩ đánh bồng nhảy lên bà lớn” cũng chẳng sai. Nhưng với tôi, Sài Gòn vẫn là Sài Gòn từ trong tâm thức mình, từ trong tận cùng tim óc mình. Thế là đủ và tôi lại phải sống cũng như những người Sài Gòn khác, bất chấp gian khổ. Có chăng chỉ là nỗi ngẩn ngơ khi những dấu tích xưa dần mất đi, chẳng bao giờ tìm lại được.

Trong nỗi hoài niệm sâu sắc ấy nhiều buổi chiều đứng trong hành lang hẹp chung cư, nhìn lên khung trời cao, hướng về ánh đèn đêm mơ hồ của thành phố, tôi cố tưởng tượng lại đó vẫn là khung trời xưa, tôi nhớ lại những năm tháng dài tôi sống ở Sài Gòn. Ở đây không chỉ có cảnh quan mà còn có cả những nhân vật là bạn hoặc là người tôi đã từng gặp, từn
từng quen, từng biết đến. Người ở đâu bây giờ? Có biết Sài Gòn của chúng ta đang có rất nhiều người đang nhớ đang mong các “bạn ta” không?

Bước chân đầu tiên trên đất Sài Gòn 
Thế mà 60 năm rồi đấy, kể từ ngày tôi mới đặt chân lên thành phố Sài Gòn. Tôi nhớ như in, ngày đầu tiên ấy. Cuối tháng 1 năm 1954, sau 2 tháng học ở Trường sĩ quan Thủ Đức, ngày thứ bảy chúng tôi được đi phép ở Sài Gòn. Niềm mơ ước của tôi từ những ngày còn nhỏ ở trường trung học, ước gì có ngày mình được vào Sài Gòn. Niềm mơ ước ấy còn rộn ràng hơn khi khóa học sĩ quan khai giảng. Thủ Đức – Sài Gòn chỉ có hơn 10 cây số, tuy chỉ cách thành phố rất gần nhưng theo đúng chương trình khóa học, hai tháng sau chúng tôi mới được đi phép. Mấy anh “Bắc kỳ” nôn nao hỏi thăm mấy ông bạn “Nam Kỳ” về Sài Gòn. Từ cái xe taxi nó ra sao, đi thế nào, bởi hồi đó miền Bắc chưa hề có taxi, cho đến Chợ Lớn có những gì… Mấy ông bạn Nam Kỳ tha hồ tán dóc. Đấu óc tôi cứ lơ mơ về cái chuyến đi phép này.
 

Rối ngày đi phép cũng đến, một nửa số sinh viên sĩ quan (SVSQ) đi phép mặc bộ tenue sortie là ủi thẳng tắp, áo bốn túi, chemise trắng tính, thắt cravate đen đàng hoàng, giầy đánh bóng lộn có thể soi gương được. Vô phúc quên cái gì là bị phạt ở lại ngay. Nhưng hầu như chưa có anh nào bị
phạt. Đoàn xe GMC của trường chở chúng tôi chạy vèo vèo vào thành phố. Ôi cái cửa ngõ vào thành phố hồi đó chưa có gì lộng lẫy mà chúng tôi cũng mở to mắt ra nhìn. Đoàn xe “diễu” qua vài con phố rồi dừng lại trên đường Hai Bà Trưng (hồi đó còn gọi là đường Paul Blanchy), ngay phía sau Nhà hát lớn Thành phố mà sau này là Trụ sở Hạ Nghị Viện VNCH.

Cú nhảy từ sàn xe GMC xuống con đường Hai Bà Trưng là bước chân đầu tiên của tôi đến đất Sài Thành hoa lệ. Ông Hồ Trung Hậu là dân miền Nam chính hiệu, ông đã hứa hướng dẫn tôi đi chơi… cho khỏi “ngố”. Chúng tôi đi bộ vào con đường nhỏ bên hông nhà hát Thành phố và khách sạn Continental, vòng ra trước bùng binh Catinat – Lê Lợi (hồi đó còn gọi là Boulevard Bonard) và Nhà hát TP. Nhìn mặt trước nhà hát TP có mấy bức tượng bà đầm cứ tưởng… mình ở bên Tây. Lúc đó đã có nhà hàng Givral rồi, nhưng tôi vẫn còn “kính nhi viễn chi” cái nhà hàng văn minh lịch sự giữa thành phố lớn rộng đó, chưa dám mơ bước chân vào. Ông Hậu vẫy một cái taxi chở chúng tôi về nhà ông. Taxi hồi đó toàn là loại deux cheveaux, nhỏ hẹp sơn 2 màu xanh vàng. Khi bước lên xe, đồng hồ con số chỉ là 0, đi quãng nào số tiền nhảy quãng đó.
Trong ngày đầu tiên, tôi ngu ngơ làm quen với không khí Sài Gòn qua gia đình anh em ông Hậu. Hôm sau ông bạn tôi đi với bồ nên tôi bắt đầu cuộc solo giữa thành phố xa lạ này. Tất cả Sinh viên SQ đều không được đi xe buýt hay xích lô, phải đi taxi. Nhưng lệnh là lệnh, chúng tôi học các đàn anh khóa trước, cởi áo bốn túi, bỏ cravate, cất cái nón đi là lại tha hồ vung vẩy. 
Trở thành người Sài Gòn từ bao giờ
Nơi tôi đến đầu tiên là Chợ Lớn. Một cuốc taxi từ giữa trung tâm TP đến cuối Chợ Lớn mất 12 đồng. Tôi tìm đến khách sạn rẻ tiền của mấy thằng bạn Bắc Kỳ ở đường Tản Đà, một con phố nhỏ, ba bốn thằng thuê chung 1 phòng cũng chẳng có “ông mã tà” nào hỏi đến. Chợ Lớn hồi đó tấp nập hơn ở Sài Gòn, con phố Đồng Khánh chi chít những khách sạn, hàng ăn, cửa tiệm tạp hóa lu bù tưởng như mua gì cũng có. Chúng tôi cũng biết cách chui vào Kim Chung Đại Thế Giới xem thiên hạ đánh bạc. Hôm đó có anh Nguyễn Trọng Bảo cùng Đại Đội tôi nhưng lớn hơn chúng tôi vài tuổi và là 1 cặp với Nguyễn Năng Tế (lúc đó mới là người yêu của nữ diễn viên điện ảnh Kiều Chinh). Anh thử đánh “tài xỉu”, may mắn làm sao, một lúc sau đó anh được khoảng
vài trăm ngàn. Thế là chúng tôi xúi anh “ăn non”, không chơi nữa, rủ nhau đi ăn.
Bắt đầu từ hôm đó chúng tôi đi “khám phá” Sài Gòn và rồi theo cùng năm tháng trở thành người Sài Gòn lúc nào không biết. Càng có nhiều thăng trầm chúng tôi càng gắn bó với Sài Gòn hơn. 
Lần thứ hai trở lại Sài Gòn 
Tôi lại nhớ ngày trở về Sài Gòn sau hơn 12 năm đi tù cải tạo từ Sơn La đến Vĩnh Phú rồi Hàm Tân. Đó là vào buổi chiều tháng 9 năm 1987. Khi đoàn xe thả tù cải tạo bị giữ lại nhà giam Chí Hòa nghe các ông quan chức trấn an về số phận chúng tôi khi được trở về, khoảng hơn 5 giờ chiều chúng tôi mới được thoát ra khỏi cánh cửa sắt nhà tù Chí Hòa. Ngay từ cổng trại tù đã có đoàn quay phim đợi sẵn để quay cảnh “vui mừng đoàn tụ” của tù nhân, chắc là để chứng tỏ cái sự “khoan hồng bác ái” của nhà nước cho những thằng may mắn không chết trong ngục tù. Lại là lần thứ hai tôi đặt chân lên đất Sài Gòn nhưng với tư cách khác giữa một thành phố đã đổi chủ.
Thấy cái cảnh sẽ bị quay phim, Trần Dạ Từ kéo tôi lên vỉa hè đi lẫn trong đám thân nhân được vận động ra đón tù cùng những người dân tò mò nhình “cảnh lạ”. Tránh được cái máy quay phim, chúng tôi đi gần như chạy ra khỏi con phố nhỏ này. Ra đến đường Lê Văn Duyệt, chúng tôi đi chậm lại, nhìn đường phố mà cứ thấy đường phố đang nhìn chúng tôi với một vẻ xa lạ và xót thương? Trần Dạ Từ còn lại ít tiền, anh rủ tôi ghé vào đường Hiền Vương ăn phở. Chẳng biết là bao nhiêu năm mới lại được ăn tô phở Hiền Vương đây. Tôi chọn quán phở ngay sát cạnh tiệm cắt tóc Đàm mà mấy chục năm tôi cùng nhiều bạn bè vẫn thường đến cắt tóc. Có lẽ Trần Dạ Từ hiểu rằng anh về đoàn tụ cùng gia đình chứ còn tôi, vợ con đi hết, nhà cửa chẳng còn, sẽ rất cô đơn, nên anh níu tôi lại. Ngồi ăn tô phở tưởng ngon mà thấy đắng vì thật ra cho đến lúc đó tôi chưa biết sống ra sao giữa thành phố này. Ỏ tiệm phở bước ra, chúng tôi đi bên nhau dưới ánh đèn chập choạng của con đường Duy Tân mà Phạm Duy gọi là con đường Đại học “uống ly chanh đường, uống môi em ngọt”. Đến ngã tư Phan Đình Phùng, tôi chia tay người bạn tù Trần Dạ Từ, đi lang thang trong cô đơn, trong bóng tối của chính đời mình. Bây giờ tôi mới hiểu hết nghĩa của sự cô đơn là thế nào. Tôi bắt đầu cuộc sống lưu lạc trên chính quê hương mình.
Tôi tìm về nhà ông anh rể đã từng nuôi nấng tôi suốt những năm tháng trong tù. Bắt đầu từ đó tôi trở thành người Sài Gòn khác trước. Và rồi với những cùng khổ, những khó khăn, tôi đã tự mình đứng lên. Bởi tôi thấm thía rằng thằng bạn đồng minh xỏ lá đã phản phé mình, lúc này không ai cứu mình cả, anh không vượt  qua nó, nó sẽ đè chết anh. Vì thế cho đến bây giờ sống giữa Sài Gòn, tôi phải là người Sài Gòn và mãi mãi sẽ là người Sài Gòn. Làm được cái gì hay chết bẹp dí là do mình thôi. 
Đi tìm hoài niệm 

Tôi không lan man về chuyện cũ tích xưa nữa, bởi nói tới những ngày tháng đó chẳng biết bao giờ mới đủ. Cho đến hôm nay, 25 tháng 8 năm 2014, hơn 60 năm ở Sài Gòn, mọi người đang xôn xao về những đổi thay lớn của Sài Gòn, tôi không thể ngồi yên. Tôi muốn chính mắt mình được nhìn thấy những thay đổi ấy. Mặc dù qua 2 lần nằm bệnh viện và với cái tuổi trên tám mươi, tôi đã mất sức nhiều, hầu như suốt ngày ngồi nhà đã từ ba tháng nay. Tôi điện thoại cho Thanh Sài Gòn rủ anh đi thăm “cảnh cũ người xưa”. Chúng tôi vào phở Hòa, môt tiệm phở nổi tiếng từ trước năm 1975 cho đến nay. Con đường Pasteur đan kín xe cộ, tiệm phở Hòa có vẻ tấp nập hơn xưa. Bạn khó có thể tìm lại một chút gì đó của “muôn năm cũ”. Tô phở bị “Mỹ hóa” vì cái tô to chình ình và miếng thịt cũng to tướng, có lẽ ông bà chủ đã học theo phong cách những tiệm phở VN ở Mỹ. Nó “to khỏe” chứ không còn cái vẻ “thanh cảnh” như xưa nữa.

Sau đó, nơi tôi tìm đến đầu tiên chính là Thương xá Tax. Vừa đến đầu 2 con đường gặp nhau Pasteur – Lê Lợi đã nhìn thấy một hàng rào bằng tôn chạy dài. Đường Lê Lợi chỉ còn đủ một lối đi nhỏ dẫn đến thương xá Tax và công viên Lam Sơn. Chiếc xe gắn máy len lỏi cho đến tận cuối đường Lê Lợi sát mép đường Tự Do. Chúng tôi đứng trước cửa TX Tax đang bày ra cảnh vô cùng vắng vẻ, chỉ có tôi và anh bảo vệ nhìn nhau. Anh thừa biết tôi đến đây để làm gì. Anh bảo vệ cũng không còn làm cái nhiệm vụ cao quý là mở cửa đón khách, anh để mặc tôi tự do đẩy cánh cửa kính nặng chịch đi vào trong khu thương mại. Đèn đuốc vẫn thắp sáng choang, chiếc thang máy cuốn vẫn lặng lẽ chạy không một bóng người. Nó mang một vẻ gì như người ta vẫn lặng lẽ theo sau một đám tang.
Trong quầy hàng đầu tiên, điều khiến tôi chú ý là hàng chữ nổi bật hàng đại hạ giá (Big Sale) tới 70% đỏ loét chạy dài theo quầy hàng và hàng chữ “TẠM BIỆT THƯƠNG XÁ TAX”. 
Tôi cố gợi chuyện với cô chủ hàng xinh xắn: Cô phải đề là “TỪ BIỆT” THƯƠNG XÁ TAX mới đúng chứ, sao lại là “TẠM BIỆT”? Cô hàng trẻ đẹp thở dài ngao ngán: “Ấy người ta còn hứa khi nào căn nhà 40 tầng làm xong sẽ cho chúng tôi được ưu tiên thuê cửa hàng đấy”. Nhưng ngay sau đó cô lại lắc đầu: “Hứa là hứa chứ khi đó mình không cổ cánh, đút lót thì đừng hòng bén mảng tới, ông có tin không?”. Bị hỏi ngược, tôi đâm lúng túng ấp úng nói lảng: Phải đợi tới lúc đó mới biết được. Cô bán hàng quay đi, dường như cô chẳng tin gì cả.
Các quầy hàng khác vẫn mở cửa, mỗi gian hàng chỉ còn lại vài ba người, chắc toàn là những ông bà chủ. Tôi nghĩ họ đang làm công việc khác chứ không để bán hàng. Có ai mua đâu mà bán. Tôi đến hỏi thăm vài ông bà chủ cửa hàng, không tìm thấy bất cứ nụ cười nào trên những khuôn mặt buồn hiu ấy.
Có lẽ vài tuần nay, người đi tìm đồ hạ giá đã “khuân” đi khá nhiều rồi, lúc này những thứ hàng còn lại không còn giá trị nữa. Tuy nhiên cửa hàng nào cũng còn bề bộn hàng ế. Nhìn lên tầng lầu cũng vậy, nó còn vắng vẻ thê thảm hơn.
Tôi bước lên mấy bậc của bục gỗ, ghé vào một tiệm bán máy hình còn nguyên si bởi ông chủ quyết không giảm giá.
Tôi hỏi lý do, ông có vẻ liều:
- Thà
- Thà ế chứ không giảm. Tôi lại tò mò hỏi tiếp:
- Vậy là ông có một cửa hàng ở nơi khác nữa?
Ông lắc đầu: - Không.
Tôi hỏi: Vậy ông sẽ làm gì? Câu trả lời của ông cụt lủn:
- Về quê làm ruộng. 
 
Tôi yên lặng trước sự bất bình đó. Đứng nhìn hàng loạt máy hình, máy quay phim đủ loại còn nằm rất thứ tự trong tủ kính sáng bóng. Tôi lại hỏi:
- Chắc họ phải đền bù cho ông những thiệt hại này chứ?
- Chưa có xu nào cả. Thời hạn bắt di dời nhanh quá, trở tay không kịp.
Tôi nghĩ chắc ông này cũng chỉ là người đi thuê lại cửa hàng của một ông nhà giàu nào đó mà thôi, ông có vẻ bất cần đời. Tôi từ giã, ông chỉ gật đầu nhẹ.
Nhìn sang hàng loạt cửa hàng vàng bạc đá quý gần như vẫn còn nằm nguyên vẹn và không một bóng khách vãng lai. Các bà, các cô tha hồ nhìn nhau ăn cơm hộp. Tôi có cảm tưởng một thành phố chết vì chiến tranh gần kề hay vì một nạn dịch nào đó.
Vậy mà tôi vẫn còn đi vơ vẩn trong cái không gian như nghĩa trang sống đó. Tôi đi tìm hình bóng của một thời dĩ vãng, nào vợ con, nào bè bạn, nào những người xa lạ trong cái nhịp thở rộn ràng thân thiện của tất cả Sài Gòn xưa ở chốn này. Chẳng bao giờ trở lại. Tôi muốn gọi tên tất cả trong hoài niệm tận cùng sâu lắng.
Ngậm ngùi nhìn công viên Lam Sơn trống rỗng
Rồi tôi cũng phải bước ra. Trở về với thực tại, nhưng vẫn gặp cái vắng lặng của vỉa hè chạy dài theo đại lộ Nguyễn Huệ. Dường như chỉ còn có Thanh Sài Gòn ngồi ngất ngư với “người xưa trong ảnh” của một ô quảng cáo vuông vắn phía ngoài thương xá.
Chúng tôi đi qua khu công viên Lam Sơn, lúc này đã được phá sạch, chỉ còn vài cây cổ thụ cao lêu nghêu bên cạnh “công trường” đang làm, dường như hàng cây đứng chờ giờ hành quyết như các “đồng nghiệp” của nó đã bị đốn hạ vài hôm trước. Các bác thợ quần áo xanh, dây đeo chằng chịt đã và đang dọn dẹp cho công trường trống rỗng. Tôi đứng trước nhà hát TP nhìn cảnh “vườn không nhà trống” đó mà ngậm ngùi nhớ tới pho tượng Thủy Quân Lục Chiến sừng sững đứng bảo vệ thành phố ngày nào  chẳng một lần kéo nhau đi giữa đường hoa với tâm trạng rộn ràng của một ngày hội hoa xuân. Từ năm nay sẽ mất hẳn, chẳng bao giờ thấy bóng dáng mùa xuân ở đây nữa.
Cuối cùng tôi trở lại nơi mà lần đầu tiên tôi đặt chân lên TP Sài Gòn. Tôi đã nhảy xuống xe GMC ở đây, đúng nơi này, phía sau nhà hát TP, bây giờ là trụ sở của Tổng công ty cấp nước của TP. Mặt đường nhựa chẳng có gì thay đổi, nó cũng nhẵn mòn như những con đường nhựa khác, nhưng với tôi nó là một dấu son đáng nhớ nhất trong đời. Vậy mà đã đúng 60 năm rồi sao?
Mai này Sài Gòn sẽ còn mất đi nhiều thứ nữa như vòng xoay trước cửa Chợ Bến Thành, một biểu tượng mà bất cứ ai đã đến Sài Gòn dù chỉ một lần cũng không thể nào quên. Đó là những thứ sẽ mất đi để làm tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Ngoài tuyến metro số 1, còn xây dựng thêm 6 tuyến metro khác. Chúng ta sẽ mất đi nhiều di tích xưa cũ. Sài Gòn sẽ đổi khác rất nhiều, để lại trong người Sài Gòn dù ở đâu cũng thấy cảm thấy một nỗi bùi ngùi, nhớ tiếc. 60 năm Sài Gòn, hồn ở đâu bây giờ?
Văn Quang- 29 tháng 8-2014
Hình:
01- Đường Lê Lợi phía thương xá TAX chỉ còn một lối đi nhỏ.
02- Văn Quang trước Thương xá Tax ngày 25-8-2014.
03- Thanh Saigon với hoài niệm “người xưa” trong ảnh quảng cáo trên vỉa hè bên hông Thương xá Tax.
04- Tạm biệt Thương xá Tax và hàng giảm giá.
05- Tất cả các cửa hàng trong thương xá vắng hoe.
06- Những chiếc thang máy không người vẫn chạy đều đều.
07- Các tầng lầu càng vắng khách.
08- Chủ cửa hàng bán máy ảnh sẽ về quê làm ruộng.
09- Các cửa hàng đá quý vàng bạc càng vắng vẻ.
10- Tác giả thẫn thờ đứng nhìn công trường Lam Sơn đang bị phá bỏ
11- Tượng đài Thủy Quân Lục Chiến giữa công viên Sài Gòn xưa.
12- Trước cửa Cty Cấp Nước TP, nơi tác giả đặt chân lên



TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI SÀI GÒN THÊ THẢM


Nhiều chủ cửa hàng buôn bán kinh doanh đã hơn nửa đời người nay dở khóc, dở cười. Chủ cửa hàng số 86 đường Nguyễn Huệ phải treo tấm bảng mời gọi khách: “Các hộ kinh doanh vẫn giao dịch bình thường, xin mời quý khách đi xe vào”.



Tấm biển dở khóc, dở cười của các tiểu thương.

Tấm bảng này đã được treo từ hơn 1 tuần nay, để vớt vát phần nào lượng khách tại khu vực lâu nay được xem là buôn bán sầm uất nhất Sài Gòn.



Dày đặc các bảng quảng cáo cho thuê nhà

Cô Phan Minh Tâm, chủ cửa hàng kinh doanh quần áo trên đường Lê Lợi than ngắn, thở dài, nói với giọng buồn buồn: “Giờ tất cả các hộ kinh doanh, buôn bán đều chung một hoàn cảnh là… chết chùm".
Bà con đi không được mà buôn bán cũng không xong, chỉ biết dài cổ chờ qua ngày thôi. Nhân viên cũng cắt giảm gần hết, tiền mặt bằng kí hợp đồng dài hạn nên cố cầm cự”.




Bà con đi không được mà buôn bán cũng không xong, chỉ biết dài cổ chờ qua ngày. Nhân viên cũng cắt giảm gần hết.
Ghi nhận tại 2 tuyến đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ hiện nay đơn vị thi công đã đào bới, lập lô cốt, rào chắn đường ở một số đoạn.
Buổi tối đèn điện không có, tối om nên tuyến đường sầm uất nhất giờ trở nên vắng teo, ít người qua lại khiến cho các hộ kinh doanh trở nên lao đao, không có lối thoát.



Đường Nguyễn Huệ chỉ còn xe đạp chạy.


Theo yêu cầu của UBND thành phố, thương xá tax cũng sẽ hoàn tất việc di dời trước đầu tháng 10 và bàn giao 500 m2 ở số 39 Lê Lợi cho Ban Quản lý đường sắt đô thị để thi công tháp thông gió nhà ga của tuyến metro số 1, và chuẩn bị khởi công trung tâm thương mại mới cao 40 tầng.



Saigon Tourist bị rào chắn cô lập



Thương xá Tax sầm uất nay còn đâu.


Nhiều đoạn đường đã bị lập rào chắn


 
 Đường Lê Lợi rào chắn chỉ còn một phần đường nhỏ.


 
Buôn bán bị tê liệt.

Monday, September 1, 2014

MARIANNE BROWN * VIỆT CỘNG CHỈ TRÍCH CỘNG ĐẢNG

Thứ hai, 01/09/2014

Một số lãnh đạo Đảng CSVN chỉ trích mối quan hệ Việt-Trung

Giáo Sư Tương Lai, một trong những người ký tên trong thư ngỏ
Giáo Sư Tương Lai, một trong những người ký tên trong thư ngỏ



Việt Nam, hôm thứ Năm nói chính sách ngoại giao nhắm mục đích bảo vệ nền độc lập của đất nước. Thông tín viên Marianne Brown tường trình cho đài VOA từ Hà Nội rằng nhận định này được đưa ra tiếp sau một bức thư của các đảng viên có uy tín của Đảng Cộng sản gởi các nhà lãnh đạo cấp cấp trong nước đề nghị cải cách chính trị và kinh tế để chấm dứt sự lệ thuộc vào Trung Quốc. .
Bộ Ngoại giao Việt Nam bênh vực chính sách ngoại giao của Hà Nội tiếp theo một câu hỏi liên quan đến một bức thư ngỏ của những đảng viên có uy tín của Đảng Cộng sản kêu gọi chấm dứt mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc.
Phát biểu tại một cuộc họp báo thường lệ ở thủ đô, phát ngôn viên Lê Hải Bình nói chính sách hiện nay của Việt Nam nhắm mục đích “bảo vệ sự độc lập, hỗ trợ và đa dạng hóa” các mối quan hệ quốc tế.
Ông Bình nói:
“Việc thực hiện chủ trương nhất quán này đã mang lại một vị thế quốc tế của Việt Nam ngày càng cao trên trường quốc tế cũng như đóng góp tích cực vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước.”
Trước đây trong tuần, khoảng 60 đảng viên có uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam đã gởi một bức thư ngỏ lên Ban chấp hành Trung ương Đảng, nói rằng Hà Nội đã trả một giá quá cao vì đã nhượng bộ quá nhiều những đòi hỏi của Trung Quốc.
Bức thư này được đưa ra vài tuần lễ sau cuộc khủng hoảng ngoại giao, châm ngòi hồi tháng 5 năm nay khi Trung Quốc điều động một giàn khoan dầu đến vùng biển Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền. Bắc Kinh đã di dời giàn khoan này trước đây trong tháng để tránh bão đến.
Giáo sư Tương Lai, cố vấn cho hai Thủ tướng, là một trong những người ký tên vào lá thư gửi các nhà lãnh đạo cao cấp. Ông nói:
“Lá thư này khác những lá thư trước, những kiến nghị, những tuyên bố trước vì lá thư này nhân danh những đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam gửi cho Ban chấp hành Trung ương Đảng và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.”
Ngoại giao giữa hai nước căng thẳng trong vài tháng qua, đặc biệt sau khi những cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây ra bạo động tại những Khu công nghiệp Việt Nam vào tháng 5 làm cho một số công nhân Trung Quốc thiệt mạng. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.
Bức thư cũng gồm một đề nghị là Hà Nội kiện Trung Quốc ra Tòa án Luật Biển Quốc tế.
Giáo sư Tương Lai nói tiếp:
“Việc cúi đầu lệ thuộc Trung Quốc ấy nó đánh mất lý do mà đảng có thể tập họp được nhân dân, tức là đảng đánh mất ngọn cờ độc lập và dân chủ.”
Một người ký tên khác là bà Phạm Chi lan, 69 tuổi, cựu phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, và là cựu thành viên của ủy ban Nghiên cứu của Thủ tướng. Bà vẫn còn làm việc trong tư cách cố vấn cho một vài bộ.
Bà Chi Lan nói:
“Tôi nghĩ nếu Việt Nam hội nhập tốt hơn vào những nền kinh tế khác, ví dụ như phát triển đồng đều hơn ngoài Trung Quốc cùng với một nền kinh tế trong khu vực như Ấn Độ chẳng hạn hoặc các nền kinh tế khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, các nền kinh tế ASEAN thì sẽ đỡ hơn là lệ thuộc vào Trung Quốc.”
Bà Chi Lan nói thêm Việt Nam cũng cần thực hiện những cải cách định chế chẳng hạn như nếu đảng vẫn còn muốn phát triển “một nền kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa” như hiện nay thì sẽ rất khó khăn vì định nghĩa thuật ngữ này không rõ rệt.
Giáo sư Tương Lai nói khái niệm không phải là lật đổ Đảng Cộng sản mà là xây dựng đảng. Nhưng xây dựng có nghĩa là cải cách. Ông nói:
“Nếu đảng không thay đổi, đảng sẽ sụp đổ vì sự tin tưởng của người dân rất thấp.”

GS. HUỲNH CHIẾU ĐẲNG * VÀI LỜI TÂM TÌNH

http://www.eritreadaily.net/News2014/images/laughingM.gif

VÀI LỜI TÂM TÌNH CỦA
GS. HUỲNH CHIẾU ĐẲNG





Kính thưa quí bạn,

Tuy là cái email nầy ngắn, nhưng phần đầu quan trọng lắm, các bạn nên đọc chậm chậm. Mà thôi, các bạn không đọc thì rán chịu, mắc mớ chi tôi.
Hôm nay, tôi muốn nhắc các bạn cẩn thận khi dùng email và internet. Ngày nay chuyện gian dối quá nhiều. Đã nhiều lần tôi thấy những email gởi đến kêu gọi gia nhập các trang web xã hội thí dụ như Face Book, như nhiều lắm quên mất tên… Cũng có nhiều trang web bắt ghi danh mới cho xem. Đa số bạn ta vô tình lọt bẫy. Internet là chốn giang hồ toàn là bí danh ẩn danh, người lương thiện và kẻ ác đều y nhau, các bạn nên cẩn thận lắm lắm.


1. Thí dụ ngày nào đó các bạn nhận được email của tôi gởi đến mượn các bạn chừng năm bảy trăm hay một vài ngàn đô vì lý do đi du lịch ngoại quốc bị mất hết giấy tờ và tiền bạc. Có bạn thấy thương tình bèn gởi tiền cho mượn. Té ra là đưa tiền cho kẻ gian.
2. Chuyện điển hình khác là các bạn nhận được email thông báo vừa trúng rút thăm của Google, của Microsoft …. Được 500,000 đô. Muốn nhận số tiền nầy thì các bạn phải ghi chi biết tên tuổi nghề nghiệp ngày sinh số account trong ngân hàng, địa chỉ…số phone… Vậy mà cũng có người mắc mưu kẻ gian khai hết “lý lịch” cũng như ghi danh gia nhập.
Hoặc có khi các bạn nhận được email nói rằng “tôi” là “đốc tờ” XYZ, chức vụ nầy nầy trong ngân hàng (tên và địa chỉ lạ hoắc) thấy có số tiền vô chủ. Nếu các bạn hợp tác với “tôi” thì mình chia đôi… Muốn hợp tác thì cho tôi biết tên tuổi và gia phả ba đời của bạn...

Hoặc tôi là nhân vật chức sắc ở quốc gia “Công Gô” có vài trăm triệu đô muốn chuyển ra ngoại quốc, nếu bạn hợp tác thì tôi sẽ chia cho bạn vài triệu đô đánh bài chơi. Muốn vậy thì bạn đưa gia phả của bạn cho tôi.
3. Chuyện gạt nhau khác nhẹ hơn là những webpage xin tiền phước thiện. Kế đó là loại email xin tiền để mổ tim, cắt bướu cho cháu bé mầm non Nụ Hồng nào đó. Gởi đi càng nhanh, càng nhiều càng tốt. Các bạn lầm thì rán chịu, nhưng vô tình hại bạn bè khi forward chúng đi tiếp theo lời kêu gọi “càng nhanh, càng nhiều càng tốt”. Tại sao loại email nầy có hại các bạn tự tìm hiều. Viết hoài mỏi tay quá rồi.
4. Chuyện thứ tư tinh vi hơn là kêu gọi ký tên thình nguyện thư chống một chuyện gì đó. Thí dụ qua email kêu gọi hãy log vô website nầy nầy để ký tên thỉnh nguyện thư kêu gọi nhà “cầm đồ” Lào ngưng xây đập trên sông Mekong (hay đem cầm nguyên cả đất nước), hoặc ký tên kêu gọi chánh phủ đừng làm một chuyện nầy chuyện nọ. Nhiều bạn thấy hữu lý vội vã làm ngay mà không kịp suy nghĩ coi website đó là do ai làm ra, nhóm người lập ra đó là những người tin được không?


Khi mà các bạn ký tên vào “thỉnh nguyện thư” rồi thì có khi tên tuổi các bạn được thu thập gởi về… để ghi vào sổ đen.


5. Chuyện kế tiếp là có khi các bạn sẽ nhận được email xin vài chục đô gây quỹ. Nếu các bạn cho qua credit card thì eo ôi Ông Địa, người ta biết số credit card và lý lịch các bạn rồi, không biết tương lai họ có dùng credit card của các bạn để mua hàng hoá hay đi Las Vegas đánh bài không. Ngay cả các bạn gởi biếu tấm check đi nữa thì số tiền trong check đó chạy vô túi ai các bạn đâu biết dù cho trên check ghi rõ là trả cho “Quỹ cứu trợ nạn lụt năm Ất Dậu”.
Ngày nay một đứa bé cũng có thể lập một webpage lớn để mọi người log vô thấy tưởng là do tổ chức nào có uy tín lắm. Có những website buôn bán hàng hoá khi log vô tưởng là của một công ty có hàng ngàn nhân viên, đâu có ngờ đó là webpage do một người duy nhất làm ra. Người nầy vừa là chủ nhân, vừa là thơ ký, vừa là nhân viên bán hàng, vừa là nhân viên giao hàng.


Nhân đây nói thêm: Nếu các bạn thường dùng credit card để mua sắm qua Internet thì nhớ dùng cái credit card có mức tiền tối thiểu chừng $1500 thôi, đừng dùng cái credit card có limit vài chục ngàn đô.


Các bạn biết có nhiều chuyện mình đâu nói “trần” ra được. Nếu các bạn quan tâm và muốn tránh cho tương lại không bị mắc bẫy thì nên đọc từ từ hay đọc lại một lần. Với mấy hàng trên các bạn nên đọc những chữ vô hình nằm giữa hai hàng chữ thật.


Cũng vì những lý do đó mà tôi gọi Internet là chốn giang hồ có nhiều chông gai cạm bẫy. Hoa thơm cỏ lạ cũng có nhưng hiếm lắm, đa số là những kiến thức chết người, là hình “Photoshop”. Kẻ ngây thơ như đa số chúng ta thì “ngàn đời” vẫn bị gạt. Muốn tránh được phần nào thì phải luôn luôn có “chánh niệm” khi đi xách keyboard và bình cà phê dấn thân vào chốn giang hồ.


Huỳnh Chiếu Đẳng

Bàn về "Chuyện Thuốc" của Gs. Huỳnh Chiếu Đẳng và Reply


Thử điểm những thứ mà người Việt chúng ta tự bày ra (hay bắt chước người Mỹ hoặc người Tàu mà bày ra): Nhìn chung thì hầu như mọi thứ thực phẩm quanh ta đều được email vàwebpage ca tụng lên mây xanh là “thần dược”.
Nhàu Noni vang bóng một thời, người bày đã hốt nhiều chục triệu bạc xong lặn mất. Kế đó là nước măng cụt, bây giờ còn chút tiếng vang. Kế nữa là Canh Dưỡng Sinh, được phe ta uống như điên trong thời gian chừng sáu tháng rồi tịt ngòi. Kế đó thì dưa chuột, rồi thì lá đu đủ, rồi thì mãng cầu. Hai thứ sau nầy đang phất cờ tiến mạnh vào niềm tin của bà con ta. Chắc chừng năm sau sập tiệm, tuy nhiên mấy vị nhanh tay chế viên mãng cầu, nước mãng cầu cũng kiếm được mươi triệu đô. Sau đó là dầu dừa được ca ngợi (do công ty Tây Mỹ bày bán, kiểu bán mỡ rắn thời nẩm), có một vị MTC suy’t chết vì nó, vị nầy ở Hố Nai.


Hiện giờ thì trái sung, cây bồ công anh, trước đó thì kim thất tai (sao bây giờ ít nghe nói tới coi ai đã dùng và kết quả ra sao). Hiện cũng đang hoành hành là cây lượt vàng, trước đây là cây cần tây, nay cây cần tây lặn mất rồi. Vài năm trước thì là trà xanh là thần dược, trà mọi loại là tiên dược, những vị uống trà ngừa và trị bịnh hiện nằm nhà thương hay ra vào nhà thương (tôi nói ẩu) cũng bộn nên hết hơi sức để vuốt đuôi ca ngợi theo gian thương Trung Quốc. Nay thì được biết người ta né trà rồi, lý do là thuốc trừ sâu (và đủ thứ hương thơm hóa chất vô danh) ướp vào trong đó, kể cả trà ướp xác chết cũng được bán ta cho bà con ghiền thưởng thức (chuyện nầy nói thật, có thật, không nói ẩu đâu).
Sau khi chê trà thì bà con ta sang ca ngợi cà phê. Hình như trong tâm trí một số phe ta phải có cái gì đó ca ngợi mới sống được chăng? Hiện trứng gà được một vị tung lên tới mây xanh (kết quả là thống kê vừa công bố những vị nam giới ăn 7 trứng gà hay hơn mỗi ngày thì mau chết hơn những vị không ăn). Còn gì nữa, cà chua, sả, xoài, trái chuối chín rục đều “trị được ung thư”, trước đó một chút thì chanh giết tế bào ung thư (Chắc mấy tiệm bán chuối chế ra chuyện để tiêu thụ chuối chín thâm đen cho khỏi bỏ thùng rác?) Trước chanh trị ung thư thì có giấm táo và mật ong. Hiện giờ thì mật ong và bột quế. Hiện đang có phong trào củ cải trắng chanh và nghệ.
Nói chung thì: Bất cứ rau trái nào trước mặt các bạn đều cũng là thần dược trị ung thư hay trị được những thứ bịnh mà Tây Y còn đang vật lộn! Quên nữa còn gạo đen(dân Gò Công gọi: “gạo nhum”) cũng trị ung thư và bịnh ngặt, trước đó gạo lức được tâng lên làm thần dược, nay thì gạo lức rang pha nước uống là “thần” dược. Gạo lức được dân BBC gọi là gạo nâu đó nghe bà con.


Thưa quí bạn, những thứ được kể bên trên là tôi chợt nhớ ra, chắc mới liệt kê được chừng phân nửa mà thôi. Hôm nào tôi ghi lại coi tất cả mọi thứ thực phẩm chúng ta ăn coi có món nào KHÔNG phải là thần dược hay không.



Huỳnh Chiếu Đẳng (22-Jul-2013)


REPLY

Một đọan phản hồi cho “những bài thuốc” (trích trong bài viết “Bà Nội Tướng Của Tôi”)
“…Chẳng hạn như tôi nói với nàng là có người mách cho một bài thuốc rất đơn giản, chỉ cần gạo đem rang rồi nấu nước uống hằng ngày như uống trà thì có công hiệu rất tốt cho cơ thể như ngủ ngon, giảm huyết áp, giảm mỡ vv… thì nàng hỏi lại tôi bộ miracle hả? Gạo rang hay không rang cũng là gạo, tại sao nấu cơm ăn hằng ngày thì chỉ chữa bệnh đói còn đem đi rang, cho qua lửa luyện tội lại trở thành “dược phẩm” là sao, vô lý quá vậy. Ấy vậy mà tôi cũng đòi nàng phải rang gạo nấu nước “thánh” cho tôi hết một thời gian hai ba tháng. Nàng bực mình lắm, tuy chìu ý tôi nhưng trong lòng không phục cho là what a silly vớ vẩn!
Có một thời gian, người ta đua nhau đi kiếm mua rau má đỏ con mắt, nói là rau này chữa được bệnh thấpkhớp làm tôi cũng rang đi tìm cho được (vì là mùa đông nên khó kiếm chớ mùa hè thì loại rau này mọc đầy dãy trong vườn nhổ không kịp) thì nàng bảo rau cỏ nào mà không có dược tính . Theo nàng biết thì rau má có tác dụng giải nhiệt, khi nào nóng trong người uống vô sẽ hạ hỏa nhưng nếu lạm dụng nó thì sẽ sinh hàn. Mà thấp khớp thì kỵ hàn. Uống riết chắc đi không nổi phải bò luôn. Rồi còn nhiều phương thuốc khác nữa như Lô hội, trái Nhào, đậu nành, canh dưỡng sinh gì đó lung tung, thứ nào cũng chữa bá bệnh như là thần dược. Tôi thì thứ nào cũng muốn thử coi có hiệu nghiệm không chớ nàng thì nhứt định giữ vững lập trường không là không. Nàng nói thời buổi y học tân tiến này, có biết bao là thuốc hay thầy giỏi, bệnh gì thuốc đó, chữa còn không được, ở đó mà nghe người ta bày. Muốn bào chế một viên thuốc, người ta phải nghiên cứu dung hòa bao nhiêu chất trong đó chớ đâu phải đơn giản một thứ một mà được. Phàm cái gì cũng vậy, phải có chừng mức, cứ một thứ mà tống vào cho cố xác thì có hại chớ sao. Có thể nó chữa được bệnh này nhưng lại phản ứng sinh bệnh khác, hễ có hợp thì có khắc, có lành tính thì cũng có ác tính. Vì vậy trung dung là thượng sách hơn cả, rủi ai phát giác ra là có hại thế nào đó thì mình cũng không đến đổi nào, còn trở tay kịp.
Cụ thể như một lọai cải có tên là Phi Long (English spinach) mà tất cả các giống dân âu, á, trung đông gì cũng rất ưa chuộng (nhứt là Lebanese, mua một lần cả trolley) vì nó có rất nhiều chất sắt làm tăng cường sinh lực đến đổi có một phim cartoon muốn khuyến khích trẻ con ăn vegies đã bịa ra chuyện một nhân vật tên Popye.
Spinach and Purines

Spinach contain naturally occurring substances called purines. Purines are commonly found in plants, animals, and humans. In some individuals who are susceptible to purine-related problems, excessive intake of these substances can cause health problems. Since purines can be broken down to form uric acid, excess accumulation of purines in the body can lead to excess accumulation of uric acid. The health condition called "gout" and the formation of kidney stones from uric acid are two examples of uric acid-related problems that can be related to excessive intake of purine-containing foods. For this reason, individuals with kidney problems or gout may want to limit or avoid intake of purine-containing foods such as spinach. For more on this subject, please see "What are purines and in which foods are they found?"

http://blogue.viteunerecette.ca/cuisine/epinards


https://www.youtube.com/watch?v=pcOrSWr2HLU




Anh Popye này nhờ ăn thật nhiều spinach nên mới có đủ sức mạnh để đấu lại mấy thằng baddies. Đó là nói về mặt lợi ích của lọai cải này, nhưng đồng thời nó cũng có tác hại gây bệnh gout (thống phong) nếu ăn nhiều (không biết nhiều là bao nhiêu) vì nó cũng chứa hàm lượng uric acid rất cao. Như vậy thì tốt nhứt là đừng nghe ai cả mà hãy nghe chính mình. Mỗi tuần nấu canh họặc xào ăn hai ba lần là đủ liều rồi, cứ coi đó là thức ăn thôi, còn muốn làm thuốc thì để cho pharmacist họ làm, đâu có tới phiên mình. Cũng như rượu, mỗi ngày một ly nhỏ cho máu lưu thông điều hòa thì có ích cho tim mạch nhưng nếu cứ uống cạn ly đầy, rót đầy ly cạn thì sơ gan đứng tim luôn là cái chắc.”

PHẠM CÔNG BẠCH * VŨ-HOÀNG-CHƯƠNG

Giai thoại về thi sĩ Vũ Hoàng Chương
Chỉ biết làm thơ và dạy học, không làm chính tri.

TẠI SAO VŨ-HOÀNG-CHƯƠNG
BỊ VIỆT CỘNG BẮT VÀO TÙ KHÁM LỚN?                               
                                                            
                                                         Phạm-công Bạch, CVA 57
Đã là cựu học sinh Chu-văn-An, ai không biết thi sĩ Vũ-hoàng-Chương là một vị giáo-sư Việt Văn rất đáng mến. Quả thật vậy, trong cuộc đời thi sĩ, Ông đã từng xuất bản cả chục tập thơ và kịch thơ , cũng như trong nghề dạy học, ai đã từng là học trò Ông  thảy đều thương kính, coi Ông như một vị giáo sư có đầy đủ tác phong về đạo đức và sư phạm. Hơn thế nữa, hãy xem nhà văn Song-Thao (cũng là một cựu học sinh Chu-văn-An) mô tả Ông trong tập truyện “Chốn cũ” vừa xuất bản:
   “Thầy đi quanh lớp bằng những bước chân nhẹ nhàng, đầu nghểnh cao, mắt xa vắng, giảng bài bằng cái giọng nhừa nhựa thanh thanh. Có những lúc mắt thầy như nhắm hẳn lại, đầu lắc lắc từng chặp. Những lúc đó thầy như thoát hồn bay về một trời thơ nào đó. Thầy say thơ. Thầy ngâm thơ như một người đồng thiếp. Như không còn thầy. Như không có trò. Như không phải là một lớp học. Chỉ có một cõi thơ lồng lộng bát ngát. Chúng tôi cũng thấm thơ. Vô cùng nồng nàn là những dòng thơ đất Việt. Chỉ có tiếng chuông báo hết giờ học mới có thể kéo thầy trò ra khỏi cơn mê văn chương…”
Làm thơ đã hay, dạy học thì say mê như thế, Vũ-hoàng-Chương không hề làm chính trị. Hồi toàn quốc kháng chiến  năm 1946, Ông cũng chỉ  tản cư khỏi thành phố một thời gian rồi  lại hồi cư, chứ không ra bưng. Từ năm 1954 khi di cư vào Saigon, Ông cũng không tham gia một đảng phái nào. Thế nhưng cuộc đổi đời ” tháng tư đen” đã đưa Ông vào tù  và chỉ được tha về khi kiệt lực gần chết. Chúng ta thử tìm hiểu nguyên do nào đã đưa Ông vào vòng lao lý gần một năm trời. Với thân hình gầy còm và “ả phù dung” dằn vặt làm sao Ông sống nổi. Kể ra cũng có nhiều lý do xa gần.
 Bài thơ hoạt cảnh Tết Con Rồng.
 Miền nam ViệtNam bị mất về tay cộng sản tháng tư năm 75 thuộc năm Mão. Cuộc đổi đời đã gây ra nhiều cảnh éo le cả về hoàn cảnh xã hội lẫn nhân tình thế thái. Vũ-hoàng-Chương bị kẹt lại và Ông đã mắt thấy tai nghe và ngay cả chính Ông cũng là nạn nhân của sự thế . Cuối năm bước sang năm Thìn là tết con rồng, Ông đã làm một bài thơ tức cảnh như sau:
Vịnh tranh gà lợn
Sáng chưa sáng hẳn, tối không đành,
Gà lợn om sòm rối bức tranh.
Rằng vách có tai, thơ có hoạ
Biết lòng ai đỏ, mắt ai xanh.
Mắt gà huynh đệ bao lần quáng
Lòng lợn âm dương một tấc thành.
Cục tác nữa chi, ngừng ủn ỉn
Nghe rồng ngâm váng khúc tân thanh.
Đây đích thực là hoạt cảnh của miền Nam sau mấy tháng về tay chủ mới: Chính quyền tiếp thu vào tay cộng sản chưa hoàn toàn kiểm soát được xã hội vốn vẫn thoải mái trong nếp sống từ bao năm qua. Dân chúng vẫn hoài nghi cách mạng cho nên tình thế chưa thấy gì làm sáng sủa. Mặt khác đa số người thuộc chế độ cũ  không tin miền Nam có thể dễ dàng rơi vào tay cộng sản như vậy nên thầm kín trong lòng vẫn ước mong lật ngược thế cờ khỏi cảnh tối tăm hiện tại.
Với bối cảnh xã hội như vậy, kẻ hồ hởi, người âm thầm cho nên nẩy sinh ra lắm vẻ, biết ai là ai bây giờ. Bức tranh xã hội thật là rắm rối. Cộng sản đi đến đâu thì mạng lưới công an rình rập nhòm ngó tới đó. Kẻ thân trong nhà cũng còn nghe lén để báo cáo lập công thì còn biết tin ai bây giờ. Cho nên nhìn bề ngoài đố biết lòng dạ ai thế nào.
Ngay như chính tác giả cũng đã là nạn nhân của lòng người đổi trắng thay đen. Số là Vũ-hoàng-Chương và gia đình đã từ lâu vẫn ở nhờ trên căn gác nhỏ trong biệt thự của bà Mộng-Tuyết (phu-nhân thi sĩ Đông-Hồ), Ông đã từng đặt tên đây là “gác mây” để Ông bạn với “ nàng thơ” và “nàng tiên nâu”. Thế nhưng từ khi có cán bộ từ ngoài bắc vào, Bà Mộng-Tuyết thì hồ hởi tiếp đón, còn Vũ-hoàng-Chương thì lặng lờ như không Cho nên Bà muốn đỡ phiền lụy sau này đã ngỏ ý muốn Ông dời nhà đi ở chỗ khác. Chính vì vậy mà thi sĩ họ Vũ đã phải dời sang Khánh hội ở nhờ nhà em vợ là thi sĩ Đinh-Hùng. Ôi tình nghiã bao năm như vậy mà chỉ vì một chút “quáng” đã làm cho huynh đệ ly tan ! Riêng đối với Ông, con người còn tình người, chân thật và chất phác thì vẫn “một tấc thành” không a dua xu nịnh với ai.
Bây giờ xuân và tết đến, thôi hãy quên hết moi sự mà nghe khúc tân thanh của năm con rồng. Theo tôi, ý giả của câu cuối bài thơ này là như vậy; nhưng nghĩ kỹ hơn,nếu chúng ta ở Saigon trong thời điểm đó thì “khúc tân thanh” ở đây chính là những loa tuyên truyền ra rả sáng chiều mà cộng sản đặt ở khắp phường phố. Cũng có thể nghĩ xa hơn, khúc tân thanh chỉ là sự rút gọn của “khúc Đoạn trường tân thanh” mà từ nay còn phải ngâm mãi. Với một bài thơ xuân như thế được phổ biến ra ngoài, thi sĩ Vũ-hoàng-Chương tránh sao khỏi bị bắt vì tội phản động. Nhưng chưa hẳn như vậy. 
Món  quà chiêu dụ bất  thành .
Hãy trở lại vài chục năm về trước, chúng ta được biết thi sĩ Vũ sinh năm 1916. Hai chục năm sau vào thời điểm thi sĩ trưởng thành thì phong trào thi ca lãng mạn nở rộ do ảnh hưởng của văn chương Pháp. Cùng thời với Vũ-hoàng-Chương còn có rất nhiều văn nhân thi sĩ khác cùng nổi tiếng trên văn thi đàn, trong đó có Huy-Cận (tên thật là Cù-huy-Cận) sinh năm 1919. Huy-Cận cũng là một nhà thơ nổi tiếng, điển hình là bài “Ngậm ngùi” đã được phổ nhạc mà chúng ta thường nghe. Huy-Cận kém Vũ-hoàng-Chương ba tuổi và xuất bản tập thơ đầu “Lửa Thiêng” sau khi Vũ-hoàng-Chương đã có thi tập “Thơ say” và “Mây” đang sắp phát hành. Vì thế Huy-Cận coi thisĩ Vũ như anh.
Hai người cũng chơi với nhau khá thân. Một hôm Huy-Cận bất ngờ gặp Vũ-hoàng-Chương và  rủ Ông đi ăn phở. Vì mới ra tập thơ đầu lại cũng có ý thân mật so sánh nên Huy-Cận nửa đùa nửa thật vỗ vai Vũ-hoàng-Chương nói rằng:
“Đã lâu lại gặp ‘chàng Say’
‘Lửa Thiêng’ xin đốt chờ ‘Mây’ xuống trần
 Vũ-hoàng-Chương cũng hơi khựng một chút, nhưng vui vẻ đáp ngay:
‘ Mây’ kia chẳng chịu xuống  trần
Lửa ơi  theo khói lên gần với  ‘Mây’.
Hai người đối đáp với nhau như thế, vừa có ý kiêu ngạo, vừa có ý thân thiện, thật xứng đôi. Rồi thời gian trôi qua, năm 1946 Huy-Cận ra bưng theo kháng chiến dùng thi tài của mình để phục vụ bác và đảng, được sủng ái nên đã có thời leo lên đến chức Thứ trưởng bộ Văn hóa. Vũ-hoàng-Chương thì chạy tản cư, cũng có làm một số bài thơ ái quốc, nhưng sau đó hồi cư về lại Hanoi rồi di cư vào Saigon theo hiệp định Genève năm 1954, vẫn tiếp tục nghiệp thơ và sinh sống bằng nghề dạy học.
Vật đổi sao dời, năm 1975 miền nam bị bỏ rơi và cộng sản thắng đại cái “đại thắng muà xuân”.Và hai thi nhân lại có dịp gặp nhau trong hoàn cảnh éo le quốc cộng. Huy-Cận được cử vào Saigon cùng với một phái đoàn với mục đích thăm dò và chiêu dụ các văn nghệ sĩ miền Nam.
Dĩ nhiên người mà Huy-Cận muốn gặp đầu tiên là Vũ-hoàng-Chương cũng vì tình bạn cũ và cũng nghĩ rằng nếu chiêu dụ được Vũ theo cách mạng thì mình lập được công lớn. Vì vậy Huy-Cận đã sửa soạn cuộc thăm viếng rất trọng thể. Lễ vật đến thăm Vũ-hoàng-Chương gồm một chai rượu quí, một lọ đầy thuốc phiện và cũng không quên mang theo một bức hình Hồ chí Minh. Rượu và thuốc thì để biếu bạn, còn bức hình thì Huy-Cận ước mong sẽ được Vũ-hoàng-Chương đề tặng cho mấy vần ca ngợi để có bằng chứng báo cáo lấy công đầu.
Cuộc gặp gỡ diễn ra tốt đẹp sau bao năm xa cách. Vũ-hoàng-Chương đón Huy-Cận như một bạn cố tri nồng nàn vui vẻ. Sau khi Huy-Cận ngỏ ý muốn Vũ đề thơ thì Ông trầm mặc không nói gì. Huy-Cận khi ra về có hẹn ba ngày sau sẽ cho người đến xin lại bức hình, Vũ-hoàng-Chương cũng chỉ ậm ừ tiễn bạn.
Đúng ba ngày sau khi nhân viên của Huy-Cận tới thì thấy trên bàn vẫn còn y nguyên hai món lễ vật và bức hình, Vũ-hoàng-Chương không hề đụng tới mặc dù rượu với thuốc phiện đối với Ông là rất quí hiếm. Còn bức hình thì vẫn chỉ là bức hình như khi đem tới,không một nét chữ đề. Được báo cáo lại, dĩ nhiên là Huy-Cận tím mặt. Nhưng Ông biết tính họ Vũ là ngưòi không dễ lung lạc nên cũng đành thôi.
Vũ-hoàng-Chương, ông qủa là một người có khí phách. Ông có một cơ hội an thân nhưng Ông đã không làm, chỉ vì tấm lòng Ông “một tấc thành” nên Ông phải giữ tiết tháo không a dua theo thời cuộc. Thế là lại có thêm một cái ‘họa’. Nhưng như thế vẫn chưa hết.
Chê thơ Tố-Hữu và dạy cộng sản cách làm thơ.
Theo một bài đăng  trên “net”  của tác giả Sông-Lô  viết về Vũ-hoàng-Chương nhận xét thơ Tố-Hữu,  được biết phái đoàn từ bắc vô nam cùng với Huy-Cận như đã nói ở đoạn trên còn có nhiều nhân vật sáng giá khác như Tố-Hữu,  Hoài-Thanh, Xuân-Diệu, Vũ-đình-Liên…. Phái đoàn được ký giả nằm vùng Thanh-Nghị tiếp đón và tổ chức một đêm”họp mặt văn nghệ” với các nhân vật gạo cội miền Nam để cùng đánh giá văn hoá hai miền ngõ hầu thống nhất tư tưởng về một mối. Buổi họp này Vũ-hoàng-Chương đã được mời và có tham dự. Đề tài được đưa ra là mấy câu thơ của Tố-Hữu đã làm để khóc Stalin khi ông trùm đỏ Nga-sô  này chết vào năm 1953. Hai câu thơ đã gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp cùng đầy đủ tiếng khen chê đối với  tên trùm văn nghệ cộng sản này là câu:
“Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương ông thương mười “
Thanh-Nghị với tư cách nằm vùng theo cộng sản từ lâu, coi như đại diện miền nam, dĩ nhiên ca ngợi thơ Tố-Hữu hết mình. Rồi lần lượt đến Xuân-Diệu, Huy-Cận, Vũ-đình-Liên từ ngoài bắc vào lên diễn đàn thì khỏi nói. Cũng cần có một tiếng nói miền nam cho xôm tụ, cho nên Hoài-Thanh khẩn khoản mời Vũ-hoàng-Chương lên phát biểu với dụng ý là họ Vũ, một thi bá đương thời, nhưng vốn người trầm mặc hiền hoà chắc cũng chỉ vuốt theo mà không nói điều gì nghịch ý. Xin trích nguyên văn sau đây một đoạn của Sông-Lô:
“Ai đã biết Vũ-hoàng-Chương ắt phải biết cái đanh thép bên trong tấm thân nhỏ bé ọp ẹp của ông. Đôi ba lần tạ từ không được, đành nhảy vào ưỡn ngực “ hò kéo pháo”, nhưng trước khi vào cuộc họ Vũ đã yêu cầu cử tọa thông cảm nếu có chỗ nào thất thố vì ông sợ rằng những gì ông muốn trình bày sẽ làm tổn thương cái  ‘sáng giá’  của đêm họp  ‘văn nghệ đặc biệt’ này, bởi vì ‘tất tần tật’ đã thẩm định rồi.”
Sau đây là lời của Vũ-hoàng-Chương;
“Thi nhân từ cảm xúc mỗi lúc tác động vào tâm cảnh của mình, để hồn trí phản ứng theo thất tình con người mà vận dụng thi tứ phổ diễn nên lời một tình tự nào đó, rồi đãi lọc thành thơ. Sự vận dụng càng xuất thần, việc phổ diễn càng khẩu chiếm, thơ càng có giá trị cao.
Cảm xúc trước cái chết của một thần tượng được ‘đóng khung’ tự bao giờ trong tâm cảnh mình, Tố-Hữu đã xuất thần vận dụng nỗi u hoài, phổ diễn nên những lời thơ thật khẩu chiếm, rồi dùng những từ thật tầm thường, ít thi tính, đãi lọc nỗi u hoài của mình thành một tiếng nấc rất tự nhiên, đạt đến một mức độ điêu luyện cao. Lời thẩm định của Thanh-Nghị thật xác đáng,tôi chịu. Nhưng thơ không phải chỉ có thế.Xuất thần khẩu chiếm thuộc phạm vi kỹ thuật, dù đã có thi hứng phần nào, và nếu chỉ có thế thì thơ chỉ có khéo mà thôi, chưa gọi là đạt; tức chưa phải là hay. Thơ hay cần phải khéo như thế vừa phải đạt thật sự. Thi hứng nằm trong sự thực của tình tự phổ diễn nên lời. Tình tự mà không thực, lời thơ thành gượng ép. Vấn đề của thơ,nói cho đến nơi, là ở đây, có nghiã là thơ phải thực.
 Tố-Hữu đặt tiếng khóc của chính mình vào miệng một bà mẹ Việtnam, muốn bà dùng mối u hoài của một nhà thơ để dạy con trẻ Việtnam yêu cụ Stalin thay cho mình. Cũng chẳng sao vì đó cũng là một kỹ thuật của thi ca; nhưng trước hết phải biết bà mẹ Việtnam có cùng tâm cảnh với mình không, có chung một mối cảm xúc hay không?
Tôi biết chắc là không. Bởi trong đoạn trên của hai câu lục bát này trong bài ‘Đời đời nhớ Ông’ Tố-Hữu đã đặt vào lời bà mẹ hai câu:
“Yêu biết mấy nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin “
Chắc chắn là không có một bà mẹ Việtnam nào, kể cả Bà Tố-Hữu, mà thốt được những lời như vậy một cách chân thành. Cái không thực của hai câu này dẫn tới cái không thực hai câu sau ta đang mổ xẻ.
 Một tình tự không chân thực, dù đươc luồn vào những lời thơ xuất thần, khẩu chiếm đến đâu cũng không phải là thơ đẹp,thơ hay,  mà chỉ là thơ khéo làm; đó chỉ là thơ thợ chứ không phải là thơ tiên. Loại thơ khéo này người thợ thơ nào lành nghề cũng quen làm, chẳng phải công phu lắm. Nhất là nếu có đòi hỏi một tuyên truyền nào đó. Tố-Hữu nếu khóc lấy, có lẽ là khóc thực, khóc một mình. Nhưng bà mẹ Việtnam trong bài đã khóc tiếng khóc tuyên truyền, không mấy truyền cảm“.
Vẫn theo lời kể của Sông-Lô thì  lời thẩm định này đã gây sôi nổi trong đám thính giả có mặt hôm đó. Muốn phản bác luận điệu của Vũ-hoàng-Chương, có người đã yêu cầu Ông nói về thơ để hòng bắt bẻ này nọ, nhưng Ông vẫn ôn tồn phát biểu:
“Thơ vốn là mộng, là tưởng tượng, là tách rời thực tế, nhưng mộng trên những tình tự thực. Không chấp nhận loại thơ tình tự hoang. Có khoa học giả tưởng, không có thơ giả tưởng. Nói thơ là nói đến thế giới huyễn tưởng, huyễn tưởng trên sự thực để thăng hoa sự thực, chứ không bất chấp, không chối bỏ sự thực. Nhà thơ không được láo; nhà thơ phải thực nhưng thoát sáo sự thực thành mộng để đưa hồn tính người yêu thơ vươn lên sự thực muôn đời đạt đến chân lý cuộc sống. Thiên chức thi ca là ở chỗ đấy.
“Tôi xin nhắc ; sự thực muôn đời là cơ sở duy nhất của thi ca; vì có sự thực cho riêng một người, có sự thực cho riêng một thời, nhưng vẫn có sự thực cho muôn đời, sự thực bao quát không gian,thời gian, chân lý cuộc sống.”
Sau đêm hôm ấy, hình như có một buổi họp khẩn cấp của các “nhân vật then chốt” cộng sản, và  Vũ-hoàng-Chương đã bị bắt. Như vậy cái tội phản động của thi sĩ họ Vũ không phải là một mà có đến ba : bắt đầu từ bài thơ thời sự , kế đến không nể nang tình bạn và sau cùng là đã dạy khôn cho kẻ đang thắng thế. Theo Sông-Lô thì Vũ-hoàng-Chương không phải là người dại, cũng không phải người can đảm mà Ông chính là người của tự do không phải quị lụy trước bất cứ một áp lực nào.
Niềm hãnh diện cuối đời : Thủ-tướng bưng bô.
Vũ-hoàng-Chương bị bắt vào khám Chí hòa, giam chung cùng một số nhà trí thức khác. Với thân hình gầy yếu sẵn có, phải ăn cơm tù đạm bạc lại thêm thiếu thuốc phiện thì làm sao mà Ông chịu nổi. Có thể nói bao nhiêu ngày trong tù, Ông đau yếu cả bấy nhiêu ngày. Sức lực Ông kiệt quệ dần dần, đã có lúc phải nằm liệt giường. Chính quyền “giải phóng” biết Ông không còn sống nổi bao lâu, nên sau thời gian giam giữ đã quyết định thả Ông về để tránh tiếng Ông bị bức tử trong tù. Về nhà gặp lại vợ con, dĩ nhiên là Ông mừng rỡ, nhưng trong đáy lòng hình như Ông có điều gì thỏa mãn vì tuy nằm bep trên giường Ông không có vẻ sầu héo bi lụy của một người gần đất xa trời. Một hôm Ông thố lộ là ở trong tù Ông có phần thích thú vì đã được Thủ-tướng bưng bô vệ sinh cho mình. Mãi sau người nhà Ông mới biết bị giam chung cùng với Ông là Bác sĩ Phan-huy-Quát. Bác sĩ Quát đã có thời làm Thủ-tướng chính phủ dân sự do Cụ Phan-khắc-Sửu là Quốc trưởng. Vì mến thương Vũ-hoàng-Chương và vì lương tâm của người y sĩ, trong thời gian bị giam chung, Bác sĩ Quát đã tận tình chăm sóc cho nhà thi sĩ bất hạnh đau yếu, và không ngần ngại giúp đỡ cả việc vệ sinh hàng ngày. Đó là niềm vui cuối cùng của thi sĩ họ Vũ trước khi Ông lìa đời ngày 6 tháng 9 năm 1976.
,_._,___


nday, September 1, 2014

CỘNG SẢN VẪN BÁN NƯỚC PHẢN DÂN

 
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh Nhận Định Về Chuyến Đi Sứ Của Ông Lê Hồng Anh 

Gia Minh, RFA - 31.8.2014:  Chuyến đi khôi phục 16 chữ vàng và 4 tốt

Ba điểm thống nhất được công khai sau chuyến làm việc tại Bắc Kinh của ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, khiến dư luận quan ngại. Lý do là Hà Nội không thay đổi gì trong quan hệ với Bắc Kinh sau sự cố giàn khoan Hải Dương 981 mà Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam.

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, là một trong số những người có quan ngại như vừa nêu.

Gia Minh có cuộc nói chuyện với ông và trước hết ông đưa ra nhận định về những điều có thể được trao đổi tại Bắc Kinh trong chuyến đi của ông Lê Hồng Anh mà không được báo chí loan tin.

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Tôi chưa biết là có ký kết gì không nhưng theo những thông báo chung thì hai bên đồng ý khôi phục quan hệ Việt- Trung.

Nhưng tôi cho rằng thông báo công khai là một chuyện thôi, mà tôi thấy ông Lê Hồng Anh sang Trung Quốc lần này trong khi Trung Quốc vẫn duy trì quan điểm ở Biển Đông. Mặc dù vừa qua (họ) mới rút giàn khoan đi, nhưng vẫn tuyên bố lập trường của Trung Quốc ở Biển Đông không thay đổi. Như thế nghĩa là Trung Quốc vẫn cứ cứng rắn. Thế nhưng ông Lê Hồng Anh lại sang thăm trong thế Việt Nam yếu; (mà trong thế Việt Nam yếu), rất khó thảo luận bình đẳng mà bên có thế mạnh thế nào họ cũng tìm cách áp đặt. Theo tôi, họ có thể nêu ra vấn đề gác tranh chấp, cùng khai thác. Trong thông báo công khai cũng có ý đó rồi. Thứ hai nữa, họ muốn nói thôi không nói đến chuyện trước đây nữa, về tranh chấp trước đây để khỏi thương tổn đến quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Thứ ba là họ muốn nói vẫn tiếp tục thực hiện cái ’16 chữ với 4 tốt’. Và có thể họ nêu vấn đề không nên kiện Trung Quốc. Và cũng có thể họ nêu vấn đề đừng quá quan hệ mật thiết với Mỹ.

Tôi cho rằng trong hội đàm họ có thể nêu những vấn đề như thế.

Gia Minh: Như ông nói Việt Nam ở thế yếu và với ba điểm ( thống nhất như thế thì sẽ có những nguy hiểm gì cho Việt Nam trong thời gian sắp tới?

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Tất nhiên, từ trước đến giờ họ luôn âm mưu thôn tính Việt Nam. Ít nhất cũng trói buộc Việt Nam vào sự lệ thuộc của họ như kiểu thuộc địa kiểu mới. Họ vẫn thực hiện thế thôi. Tức là lúc nào Việt Nam cũng đứng trước những nguy hiểm từ Trung Quốc.

Gia Minh: Biết như vậy, nhưng theo ông vì sao những vị lãnh đạo Việt Nam, nhất là những vị trong đảng vẫn luôn kiên trì đường lối cũ như thế?

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Điều này tôi không có thẫm quyền để nói gì.

Đó là lãnh đạo của chúng tôi mà tôi không đồng ý; tôi không đồng ý quá thân thiện với Trung Quốc, chỉ thân thiện với Trung Quốc. Nhưng đó là quyền của lãnh đạo, tôi biết làm sao được!

Họ nắm quyền và họ cứ làm thế. Mà không phải một mình tôi, nhiều người cũng phản đối; nhưng họ nắm quyền họ cứ thực hiện theo con đường của họ thôi.

Gia Minh: Như thiếu tướng vừa nói nếu theo đường lối như lâu nay thì Việt Nam luôn đứng trước mối nguy hiểm của Trung Quốc, vậy qua những động thái vừa rồi trong quan hệ với Trung Quốc, việc xây dựng niềm tin với những nước khác, đặc biệt với Hoa Kỳ, thì có thể khiến cho người ta tin tưởng để có thể có những hợp tác có lợi cho Việt Nam không?

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Theo tôi vẫn hợp tác mật thiết hơn nữa với Hoa Kỳ. Đó là lợi ích của cả Việt Nam và của cả Hoa Kỳ.

Gia Minh: Như vậy vẫn có bị cản trở trong vấn đề này?

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Tôi đã nói rồi, tổng bí thư của chúng tôi thân Trung Quốc, cho nên vẫn là cản trở khó có thể có quan hệ mật thiết hơn nữa với Hoa Kỳ.

Gia Minh: Như thiếu tướng nói không chỉ bản thân ông mà nhiều vị khác không đồng ý và hiện nay hình như dư luận dân chúng họ cũng thấy được vấn đề?

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Có thể một bộ phận nhân dân theo dõi tình hình, người ta cũng đồng tình như thế. (Nhưng) đại đa số nông dân ở nông thôn, ở nơi xa xôi họ không có điều kiện cập nhật những tin tức theo ‘lề mạng’, họ chỉ đọc báo của ‘lề phải’ và xem tivi thì không bao giờ thấy được sự thật.

Gia Minh: Sự xuất hiện của nhiều nhóm dân sự hiện nay, theo thiếu tướng tác động để giúp cho những người khác nhận thấy vấn đề đang theo chiều hướng ra sao?

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Chiều hướng đó tiếp tục đẩy mạnh, tuy nhiên lãnh đạo cũng tìm mọi cách để cản trở. Nhưng xu hướng tiến bộ người ta vẫn tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của người ta.

Gia Minh: Nhiều người cho rằng với xu hướng tất yếu như thế, việc cản trở như thế sớm hay muộn gì cũng không thể thành công?

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Đến một lúc mà đẩy nhân dân đến chân tường, tôi nghĩ có khi phải ‘tức nước, vỡ bờ’ thôi.

Gia Minh: Hiện nay, mọi người có hướng đến đại hội đảng lần thứ 12 năm 2016 diễn ra trong tình hình có những vụ việc như vụ giàn khoan, đảng đang đứng trước những thách thức. Nhưng rồi qua chuyến đi của ông Lê Hồng Anh thì mọi người thấy những thách thức đó vẫn chưa thể được hóa giải?

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Tôi cũng nghĩ như thế.

Gia Minh: Vậy điều trông chở vào đại hội đảng lần thứ 12 này là gì?

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: (Cười) Hiện nay có bao nhiêu góp ý kiến, kể cả tôi góp ý kiến, nhưng tôi tin người ta không nghe đâu. Họ vẫn đi theo con đường mòn của họ thôi.

Gia Minh: Và như thiếu tướng vừa nói, làm như thế là dồn nhân dân vào đường cùng?

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Nhưng vấn đề cần có thời gian.

Gia Minh: Cần có thời gian để có những điều kiện chín muồi hơn?

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Đúng rồi, phải thời gian lâu chứ không phải là trước mắt đâu!

Gia Minh: Chân thành cám ơn thiếu tướng đã giành cho cuộc nói chuyện vừa rồi.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-peop-wl-rise-up-08312014063849.html

 

 Lộ trình bán nước của giới lãnh đạo đảng CSVN không hề thay đổi

Phỏng vấn Ts Hà Sĩ Phu về chuyến sang Tàu của sứ thần Lê Hồng Anh, nhà báo Trần Quang Thành thực hiện.

“Trong tình hình chính trị hiện nay thì nắm cái gì là cái gốc để khỏi dao động trước những diễn biến lặt vặt cụ thể? Cái gốc là ĐCSVN đã bán dần chủ quyền đất nước mình cho Trung Quốc, để trở thành một nước chư hầu hoặc thành một tỉnh của Trung Quốc, còn những hoạt động cụ thể lúc thì tô điểm, lúc thì thích nghi, lúc thì đánh lừa, song cái thế “bán nước” đã định hình không có thay đổi...” - Hà Sĩ Phu

*
Vào đầu tháng 5 vừa qua, khi giới bành trướng, bá quyền Bắc Kinh đưa giàn khoan HD 981 xâm phạm lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, một số nguồn tin cho biết, ông Tổng bí thư Nguyễn Phũ Trọng đã ngỏ lời xin đến Trung Quốc để hội kiến nhưng đã bị từ chối. 
Vào những ngày cuối tháng 8 năm 2014 này, khi sự kiện giàn khoan tạm thời lắng xuống, ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư đã được phép đến Bắc Kinh với tư cách là đặc phái viên của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. 
Vào phút chót, trước khi kết thúc chuyến đi, ông Lê Hồng Anh cũng được gặp Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình để nghe huấn dụ.
Về sự kiện này, từ thành phố Đà Lạt, tiến sĩ Hà Sĩ Phu (HSP) đã có đôi lời bình luận qua cuộc phỏng vấn của phóng viên Trần Quang Thành (TQT). 
- TQT: Xin chào TS Hà Sĩ Phu.
- HSP: Vâng, xin chào nhà báo Trần Quang Thành thân mến.
- TQT: Thưa TS HSP, sứ thần Lê Hồng Anh đã sang Trung Quốc 2 hôm nay, ngày 26 và 27 tháng 8, TS có theo dõi chuyến đi này của sứ thần LHA không ạ? 
- HSP: Mấy hôm nay tôi bị đau nên không theo dõi được chi tiết nhưng cũng nắm được khái quát tình hình. Trước đó có hai đại biểu Hoa Kỳ, ông John McCain và tướng Demsey, sang thăm Việt Nam thì nhiều người đã hy vọng về quan hệ Việt Mỹ có thể cải thiện, lại thấy rằng ngay cả cánh bảo thủ Việt Nam cũng muốn liên kết với Mỹ thì tình hình đã có chút hy vọng trong việc cân bằng với Trung Quốc. Nhưng nay thấy ông Lê Hồng Anh sang Trung Quốc, muốn nói lời đền bù, xin lỗi về một số lời phát biểu có thể làm phật lòng Trung Quốc, nay xin “khôi phục” lại tình hữu nghị thì khác nào một cuộc “tiểu Thành Đô”, thế nên bây giờ nhiều người mới ngã ngửa ra rằng tình hình nó chẳng có thay đổi gì cả. Tôi muốn nhắc đến một câu thế này: “Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Câu này không phải câu của riêng ông Hồ đâu, sách vở chữ nho đã có từ trước rồi, nghĩa là phải nắm vững, nắm chắc những điều cơ bản, từ gốc rễ, thì mới có thể hiểu và ứng xử những điều chi tiết ở trên ngọn.
Trong tình hình chính trị hiện nay thì nắm cái gì là cái gốc để khỏi dao động trước những diễn biến lặt vặt cụ thể? Cái gốc là ĐCSVN đã bán dần chủ quyền đất nước mình cho Trung Quốc, để trở thành một nước chư hầu hoặc thành một tỉnh của Trung Quốc, còn những hoạt động cụ thể lúc thì tô điểm, lúc thì thích nghi, lúc thì đánh lừa, song cái thế “bán nước” đã định hình không có thay đổi. Muốn thay đổi thì phải có những áp lực gì? Về áp lực của thế giới, đòi hỏi phải có dân chủ nhân quyền thì mới được thế này thế kia, nhưng thực tế nước nào cũng vì quyền lợi của mình nên chưa có áp lực gì thật quan trọng cả.

Áp lực trong nước thì nhân dân từ chỗ tay trắng đã làm được như hôm nay, khoảng 2 chục tổ chức xã hội dân sự đã hình thành, đã ngồi lại được với nhau, chúng ta đã cố gắng rất nhiều nhưng bấy nhiêu cũng chưa đủ thành áp lực. Áp lực về kinh tế thì đáng kể, nếu phá sản, vỡ nợ, hệ thống ngân hàng sụp đổ thì đúng là áp lực, nhưng biết đâu Việt nam lại càng dựa vào Trung Quốc để cứu nguy? Giới trí thức thường có 2 điều ngộ nhận. Thứ nhất là tin vào quy luật “cùng tắc biến”, đến tận cùng thì nó phải đổ! Nhưng trong khi chưa có lực lượng tốt đủ mạnh tiếp cận vào để kéo nó đi, thì có khi nó lại biến thành một cái gì đó xấu hơn. Nói một cách nôm na cho dễ hiểu thì ví dụ có một thằng khốn nạn đến bước đường cùng phải đổ, nhưng nó lại biến thành một thằng khốn nạn khác, chứ chắc gì đã thành một người tử tế, khi cái lực lượng bắt nó phải thành tử tế thì chưa có, chưa đáng kể. 

Lê Hồng Anh và Tập Cận Bình
- TQT: Bảy mươi năm dân ta sống dưới chế độ do ĐCSVN cầm đầu, đã thấy nhiều lần ĐCSVN thay đổi, thí dụ đổi ĐCS thành đảng Lao động Việt Nam, rồi lại đổi thành ĐCS, bây giờ có người lại muốn nó trở lại thành đảng Lao động Việt Nam? Ông thấy thủ đoạn đó có thể làm cho Việt Nam này thay đổi hay không thưa ông? 
- HSP: (Xin nhắc lại điều vừa nói), trí thức ta học nhiều nên cứ tin vào quy luật, “cùng thì tắc biến”, rồi nó cũng phải tốt thôi. Nghĩ thế là rất sai, tôi thường nói bỗ bã với anh em, bước đường cùng thì một thằng tồi tệ thường biến thành một thằng tồi tệ khác, chứ tin nó phải thành người tử tế thì chẳng có quy luật nào như thế cả. Một khi cái độc tài toàn trị được chủ động thiết kế con đường thay đổi của nó thì nó bỏ cái xấu cũ và thực hiện cái xấu mới thôi. Đất nước hiện nay chưa có có lực lượng nào có thể đối trọng với cái độc tài toàn trị. Tôi muốn trở lại với ý kiến: Muốn thoát khỏi ách nô dịch của Trung Quốc thì dứt khoát phải thoát khỏi ách Cộng sản. Hai việc ấy phải làm đồng thời. Thủ phạm làm mất nước là chế độ CS độc tài toàn trị. Quý vị nói Thoát Trung là phải thoát bằng Văn hóa, tức là chĩa mũi nhọn vào văn hóa, chĩa mũi nhọn vào 4000 năm lịch sử, quy tội vào tất cả mọi người Việt Nam, thì cái anh Cộng sản nó sướng quá! Thực ra Văn hóa là cái nền nhưng cái nền rất xa, đừng quên thủ phạm trực tiếp là Cộng sản!
- TQT: Thưa TS HSP, có người nói rằng chúng ta công nhận đa nguyên đa đảng, có nghĩa là rồi đây vẫn có ĐCS nên họ lưu lại để làm cho đảng của họ tốt hơn. Vậy ý kiến của ông về điều này thế nào?  
- HSP: Nói đa nguyên đa đảng là phải đa nguyên đa đảng thật, bình đẳng, chứ đa đảng mà lại dưới sự lãnh đạo của một đảng, thì cũng giống như Trung Quốc, cũng 8-9 đảng chứ có phải không có đâu, nhưng thế là đa đảng cuội. Đa đảng thật thì đảng cộng sản tất nhiên cũng có quyền tồn tại như các đảng khác, nhưng trong điều kiện bình đẳng như thế thì đảng cộng sản không thể trở thành một đảng lãnh đạo được, vai trò lịch sử của đảng cộng sản chỉ là vai trò đối trọng, phản biện khi chủ nghĩa tư bản còn man rợ, chứ khi trở thành một đảng cầm quyền để lãnh đạo xây dựng đất nước thì đảng cộng sản bao giờ cũng là một đảng tồi, là một đảng nhỏ yếu, thực tế khắp thế giới đã chứng minh điều đó, vì chủ nghĩa cộng sản vốn là một lý thuyết phi khoa học và phản dân chủ, phản quy luật, nhân loại đã đào thải, cho nên tôi không tin rằng cứ là cộng sản mà lại chân chính, ví như cả một tà giáo đã không chân chính thì tín đồ của nó sao lại chân chính được? Nói thế là ngụy biện. Hiện nay những đảng viên còn trong đảng cũng có một vai trò trong cuộc đấu tranh cho dân chủ, nếu quả thực muốn đấu tranh, chứ hy vọng ở lại trong đảng để xây dựng một thứ cộng sản chân chính thì chỉ là ảo tưởng.
Xin nói tiếp về 2 nhận thức sai lầm: sai lầm thứ nhất là cứ tin vào quy luật rằng cuối cùng nó sẽ phải tốt. Sai lầm thứ hai, nói rằng ta chỉ cần chống độc tài toàn trị chứ không cần chống cộng sản, nếu cộng sản lại dân chủ, lại tử tế lại thì ta cũng chấp nhận chứ sao. Đó chỉ là cái bệnh lý thuyết của trí thức, thực tế không có điều ấy xảy ra. Đảng cộng sản chỉ có thể tốt khi chưa cầm quyền, chứ khi đã cầm quyền thế nào cũng tha hóa, đi vào tồi tệ, không thể trở thành dân chủ. Nhân loại đã từng hy vọng có một “chủ nghĩa cộng sản với bộ mặt dân chủ” nhưng thực tế không có. Không ít người nghĩ cứ theo ông Hồ là sẽ tử tế thì rất sai lầm. Dựa vào ông Hồ là sẽ đi lại vết xe cũ.
- TQT: Vậy thì theo TS HSP, việc ông Phạm Quang Nghị sang Mỹ, rồi sứ thần Lê Hồng Anh sang Tàu đều là những hoạt động dối gian của đảng cộng sản phải không ạ? 
- HSP: Dù là động tác này hay động tác kia thì đều phục vụ cho chính sách độc tài toàn trị và đầu hàng Tàu, những động tác đó đều có Tàu nó “duyệt” cả, Tàu không đồng ý chắc chẳng dám làm. Chuyến đi của ông Nghị cũng có một dư luận thế này tôi cứ nói để ta nghiên cứu thêm: mục đích giới thiệu đây là một ứng cử viên tổng bí thư tương lai thì đã đạt, nhưng việc tặng chủ nhà 2 tấm ảnh vớ vẩn như “chửi” vào mặt chủ nhà thì nhằm mục đích gì? Phải chăng tặng phẩm 2 tấm ảnh lố bịch là để che cho một tặng phẩm nào đó to hơn, biếu Mỹ một quyền lợi gì đó của đất nước, hay chỉ nhằm nói với Trung Quốc rằng “tôi chơi đểu” với Mỹ đấy, xin đừng giận chúng tôi?

 Những động tác ấy cũng là xoa vuốt cả thôi, chẳng có lợi ích quan trọng gì cho đất nước cả. Tôi cứ hình dung rằng bỗng nhiên giới lãnh đạo Việt Nam rất yêu nước, chống Tàu, và bỗng nhiên Mỹ muốn gắn bó giúp đỡ Việt Nam hết sức như giúp Nhật Bản hay Đài Loan thì cũng chẳng giải quyết được tình hình, một khi Trung Quốc nó đã khống chế khắp cả từ trên xuống dưới bao nhiêu năm nay rồi, ra thế nào được? Chỉ còn mỗi khả năng phụ thuộc vào nhân dân, nếu nhân dân có sức mạnh để giải thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản thì mới cứu được nước chứ chẳng ai cứu được. 
- TQT: Xin cảm ơn TS HSP đã có một cuộc trò chuyện rất là thẳng thắn, rất rõ ràng, thái độ không có mơ hồ. 
- HSP: Vâng, xin cảm ơn. 

CHU CHỈ NAM * TẬP CẬN BÌNH

Thanh trừng của Tập Cận Bình

Từ ngày lên ngôi tới nay, chưa đầy 2 năm, Tập Cận Bình đã làm nhiều đợt thanh trừng, từ nhỏ tới lớn, mà người Trung cộng cho rằng từ việc đập ruồi cho đến giết hổ, dưới danh nghĩa chống tham nhũng, nhưng thực tế là củng cố quyền lực, tiêu diệt tất cả những người chống đối mình, chống đối trước đây cũng như chống đối hiện nay. Việc thanh trừng này đang nhằm vào một con hổ lớn, Chu Vĩnh Khang, đã từng là nhân vật đầy quyền thế của Trung cộng.
Liệu cuộc thanh trừng này có dám động đến Giang Trạch Dân, cựu Chủ tịch nước, cựu Tổng bí thư đảng, con hổ lớn nhất. Đây là câu hỏi mà nhiều nhà báo Trung cộng và ngoại quốc đang đặt ra.
Chúng ta hãy xem xét từ diễn tiến sự việc cho tới nguyên nhân rồi đưa ra một vài tiên đoán khiêm nhượng cho vấn đề.


I) Tập cận Bình, ông là ai

Tập Cận Bình sinh vào ngày 01/6/1953, tại Bắc Kinh, nhưng quê quán thật của ông là ở Thiểm Tây, con của ông Tập Trọng Huấn (1913-2002). Ông vào đảng Cộng sản lúc 16 tuổi, có học trường Thanh Hoa, trường đào tạo cán bộ cao cấp của đảng. Nhiều báo chí ngoại quốc và ngay cả báo chí Hồng Kông, Trung cộng cho rằng ông Tập Trọng Huân là một trong 8 đại gia của đảng, được lập ra bởi Đặng Tiểu Bình, để tránh việc chuyển quyền một cách bạo động, đẫm máu. Thực ra không phải vậy, Tập Trọng Huân là một trong những phó Thủ tướng thời họ Đặng nắm quyền, nhưng không nằm trong 8 đại gia. Đó là: 1) Đặng Tiểu Bình (1905-1997), 2) Dương Thượng Côn (1907-1998), 3) Văn Chấn (1908-1993), 4) Trần Vân (1905-1995), 5) Lý tiên Niệm (1909-1992), 6) Bành Chân (1902-1997), 7) Tống Nhiệm Cùng (1909-2005), 8) Bạc Nhất Ba (1908-2007), cha của Bạc Hy Lai.
Nhiều nhà báo, nhất là ở Trung cộng và Việt cộng, khen ông là người có nhiều bằng cấp, nào là cử nhân chính trị học, kỹ sư hóa chất, thạc sĩ và tiến sĩ luật. Họ còn khen ông là người thận trọng, kín đáo. Tuy nhiên điều đó cũng nói nên mặt trái của nó: Đó là nhiều bằng cấp, chứng tỏ là ham danh, nhất là hiện nay ở Trung cộng và Việt Nam, bằng cấp giả đầy đường, mua bằng lợi hay dùng quyền thế để có bằng, nhưng thực tài học chẳng có gì. Một con người thận trọng, kín đáo thường là một con người ít cởi mở, thâm độc, hay đá giò lái, hay đâm sau lưng. Có người cho rằng ông là tay em của Giang Trạch Dân. Quả đúng như vậy. Họ Giang đã cài họ Tập vào làm nhân vật thứ nhì của nhóm lãnh đạo Trung cộng trong suốt thời gian Hồ Cẩm Đào làm Tổng bí Thư và Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân Ủy hội, với ý đồ là kiểm soát họ Hồ và trong tương lai, khi họ Hồ không còn tại chức, họ Tập lên ngôi, thì họ Giang dễ dàng khống chế, sai khiến họ Tập.
Nhưng có lẽ tình hình hoàn toàn đi ngược lại những dự đoán của Giang Trạch Dân. Từ ngày Tập Cận Bình lên ngôi tới nay, chưa đầy 2 năm, từ cuối năm 2012, ông lên chức Tổng bí thư vào tháng 11/2012, sự kiện đã diễn ra không có lợi cho chính Giang Trạch Dân.
Có người cho rằng Tập Cận Bình là tay em của Giang Trạch Dân, làm sao có sự kiện này. Quả thực họ Tập là tay em của họ Giang, nhưng trong lịch sử Tàu, chuyện học trò phản thầy, gia nô phản chủ là chuyện cơm bữa.
Trở lại sơ qua về lịch sử Tàu hiện đại, theo một số chuyên gia thì sau Biến cố Thiên An Môn 1989, trong một buổi họp Ban Thường vụ Bộ chính trị, Đặng Tiểu Bình đề cử Hồ Cẩm Đào lên thế Triệu Tử Dương trong chức vụ Tổng bí thư, vì ông này bị tố cáo là đã nhân nhượng với sinh viên học sinh và những người biểu tình. Dương Thượng Côn không đồng ý và đã phản ứng lại bằng cách đề cử Giang Trạch Dân, lúc đó đang nắm quyền ở Thượng hải. Ông nói: "Đồng chí Đặng, ở đời không tái tam ba bận, trong quá khứ Đồng chí đã đề nghị 2 người Tổng bí thư là Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương. Nhưng không xong. Lần này không nên có lần thứ ba." Chính vì vậy mà có sự dàn xếp để họ Giang lên chức Tổng bí thư, họ Hồ làm phó. Sự bất đồng giữa Dương Thượng Côn và Đặng tiểu Bình bắt đầu từ đây.
Dương Thượng Côn là tay em của họ Đặng từ lâu, từ thời Chiến tranh với Nhật, họ Đặng làm tư lệnh Quân đoàn V I I I, họ Dương làm phó, cả hai người đều học ở Liên sô về. Họ Dương là người thứ 28 học trường Đông phương mà những người cộng sản cho rằng đó là một trường đại học do Lénine mở ra, nhưng thực sự thì trình độ rất kém, để được vào học, chỉ cần có 2 chứng chỉ làm việc 2 năm ở các công xưởng. Ở Tàu, chúng ta thấy có Chu Ân Lai, Trần Vân, Đặng Tiểu Bình, Dương Thượng Côn v.v... Ở Việt Nam chúng ta thấy có Hồ Chí Minh, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai v.v...
Họ Đặng và họ Dương thân nhau từ thời đi học, sau đó làm chung với nhau suốt một thời gian dài. Sau năm 1978, họ Đặng trở lại chính quyền, đã nâng đỡ họ Dương, cho làm đến chức Quân Ủy toàn quân, rồi Chủ tịch Nhà nước. Trong thời gian biến cố Thiên An Môn 1989, người ra phi trường đón Gorbatchev, lúc đó còn là Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên sô, là Dương Thượng Côn.
Ở Tàu, ngay cho đến nay, tinh thần phong kiến, gia tộc, bang trưởng, cha truyền con nối còn rất nặng. Dương Thượng Côn sau khi làm Chủ tịch nước, thì truyền lại cho con mình làm Quân Ủy toàn Quân. Đấy là chưa nói đến việc họ Dương còn có người con rể làm Tham mưu trưởng quân đội. Để đàn áp biểu tình Thiên An Môn chính là quân đội của con cháu Dương Thượng Côn. Trong tám Đại gia vào thời bấy giờ, đứng đầu là họ Đặng, đứng thứ nhì là họ Dương. Đứng thứ ba là Văn Chấn, một người tướng vô học, nhưng đánh hơi theo chiều rất giỏi, đã đi theo Đặng Tiểu Bình, và được ông này đặt cho biệt hiệu: "Cây đại bác đáng yêu của tôi."
Trở về việc thanh trừng: Ngày 29/7 vừa qua, Tập Cận Bình ra thông cáo điều tra Chu Vĩnh Khang. Nhiều người nói rằng họ Tập đã phạm vào những cấm kỵ, luật truyền miệng, bất thành văn, đặt ra bởi Đặng Tiểu Bình, đó là không được điều tra những người đương kim hay những người cựu Ủy viên trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị.
Thực ra thì chính Đặng Tiểu Bình đã vi phạm đầu tiên luật bất thành văn, cấm kỵ này. Vì sau khi Giang Trạch Dân lên ngôi, chưa đầy 3 năm, thì họ Đặng đã cùng họ Giang ép Dương Thượng Côn từ chức Chủ tịch nước vào năm 1992, ông này còn sống đến năm 1998.
Nhưng "Gậy ông lại đập lưng ông", đó là họ Đặng chết năm 1997, chỉ 2 năm sau thì Giang Trạch Dân ra lệnh điều tra tài sản của con cháu, gia đình họ Đặng; và mặc dầu không nói ra, nhưng Giang Trạch Dân đã ra lệnh ruồng bắt, thủ tiêu những người theo Pháp luân công, một giáo phái, theo tinh thần tổng hợp tôn giáo, triết lý, Phật, Khổng, Lão, Nho, theo châm ngôn Chân, Thiện, Nhẫn (Trọng Sự thật, Làm điều Thiện và Cố Kiên nhẫn). Ngoài việc luyện tập thân thể cân bằng, cường tráng, còn có việc luyện tập tinh thần trong sạch, trọng sự thật, làm điều thiện, kiên nhẫn, không nói dối, không làm điều ác, như vừa nói. Một tâm hồn trong sạch trong một thân thể khỏe mạnh. Đó là mục đích của Pháp luân công. Pháp luân công được phép hoạt động chính thức ở Tàu bởi Đặng Tiểu Bình, sau biến cố Thiên An Môn. Phải chăng cho phép Pháp luân công hoạt động chính thức ở Tàu, là Đặng tiểu Bình đã nghĩ đến việc thay thế triết học Mác Lê Mao, trở về nền triết học cổ truyền. Đây là một câu hỏi lớn nhưng chưa có câu trả lời dứt khoát.
Điều người ta biết là từ sau khi họ Đặng chết, Giang Trạch Dân đã đàn áp thẳng tay giáo phái này, nạn nhân lên tới cả triệu người, vừa bị vào tù, vừa bị thủ tiêu, hành quyết, lấy những bộ phận con người bán ra nước ngoài để làm giàu, và người làm việc này là Chu Bân, con trai Chu Vĩnh Khang.
Họ Tập lên chức Tổng bí thư Đảng vào cuối năm 2012. Từ đó đến nay, chưa đầy 2 năm, nhưng đã thi hành một cuộc thanh trừng nội bộ rộng lớn, vi phạm tất cả những cấm kỵ theo luật bất thành văn được Đặng Tiểu Bình thiết lập lên. Cuộc thanh trừng này lấy nhãn hiệu là chống tham nhũng, nhưng thực chất bên trong là đấu đá nội bộ, tranh giành quyền lực giữa những phe phái với nhau: Phe Tập Cận Bình, đương kim Tổng bí thư, phe Giang Trạch Dân, cựu Tổng bí thư, phe Hồ Cẩm Đào, Tổng bí thư vừa hết nhiệm kỳ. Nhưng tranh chấp có vẻ gay cấn nhất chính là giữa phe Giang Trạch Dân và Tập Cận Bình.
Có người nói họ Tập là tay em của họ Giang, sao lại thế?
Quả thật họ Tập là tay em của họ Giang, được họ Giang cài vào nhóm lãnh đạo dưới thời Hồ Cẩm Đào, nghĩ rằng họ Tập là người "kín đáo, ít biểu lộ lập trường, không có lập trường rõ rệt", vừa để kiểm soát Hồ Cẩm Đào, vừa nghĩ sau khi ông này không còn tại vị, Tập Cẩm Bình lên thế ngôi, thì Giang Trạch Dân dễ khuynh loát hơn.
Việc hai cuộc họp toàn bộ Trung Ương đảng vào giữa năm 2012, với sự có mặt của Giang Trạch Dân, mang ý nghĩa là họ Giang muốn chứng tỏ họ Tập là tay em của minh trước công chúng.
II) Diễn tiến cuộc thanh trừng từ ngày Tập Cận Bình lên ngôi
Nhiều người cho rằng cuộc thanh trừng của Tập Cận Bình bắt đầu từ sự kiện Bạc Hy Lai bị rớt đài và bị đưa ra tòa vào ngày 19/3/2012. Người ta còn nhớ Vương Lập Quân, nhân vật thứ 2 của Trùng Khánh, đặc trách công an, mật vụ, tay em đắc lực của vợ chồng Bạc Hy Lai, làm bất cứ việc gì do vợ chồng này sai bảo. Bỗng một hôm ông ta chạy vào tòa Tổng Lãnh sự Hoa kỳ ở Trùng Khánh xin tỵ nạn chính trị, nói rằng vợ chồng họ Bạc muốn giết ông.
Tất nhiên tòa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ chấp nhận bảo vệ ông, trong đó có những cuộc thẩm vấn, lấy tin tức hay không thì không rõ. Một thời gian sau thì Vương Lập Quân được người của Trung ương từ Bắc Kinh xuống hộ tống đưa về Bắc Kinh, và sự việc Bạc Hy Lai nổ ra. Sự việc Bạc Lai Hy không phải chỉ là tham nhũng và chuyển tiền ra nước ngoài của vợ Bạc mà còn liên quan đến án mạng, một tài phiệt Anh quốc, bị bà này giết chết, mà đằng sau, theo nhiều nhà báo, là sự việc chính trị, đảo chính cướp quyền.
Giang Trạch Dân, sau khi thấy không thể khống chế được Tập Cận Bình, đã đứng đằng sau Chu Vĩnh Khang, người nắm quyền công an, cảnh sát, pháp luật, dầu khí, nhân vật thứ 4, Bạc Hy Lai, Tỉnh trưởng Trùng Khánh, nhân vật đang lên lúc bấy giờ và Từ Tài Hậu, Phó Quân Ủy Trung Ương, nhân vật thứ nhì trong quân đội. Cả 3 nhân vật này cùng nhiều người khác phát động chính biến, bị Hồ Cẩm Đào, đương kim Tổng bí thư khám phá và trấn áp, theo nguồn tin bán chính thức nhưng đáng tin cậy. Trước và sau cuộc họp Bắc Đới Hà, Chu Vĩnh Khang đã 2 lần tìm cách bí mật ám sát Tập Cận Bình nhưng không thành.
Như trên đã nói, từ ngày họ Tập lên ngôi đến giờ chưa đầy 2 năm, thế mà cuộc thanh trừng tham nhũng, nhãn hiệu bề ngoài, thực chất là cuộc đấu đá nội bộ, đã kỷ luật 182 000 viên chức, trong đó có 36 thứ trưởng, và 3 con hổ lớn là Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu và Bạc Hy Lai.
Tóm lược một vài sự kiện quan trọng dựa theo ngày tháng năm:
Giang Trạch Dân làm Tổng bí thư từ năm 1989 tới 2001, Hồ Cẩm Đào từ năm 2001 tới gần cuối 2012, Tập Cận Bình lên chức Tổng bí thư vào tháng 11/2012. Tháng 2/2012, Vương Lập Quân, tay em của Bạc Hy Lai, đặc trách về Công An, mật vụ, tình báo tại Trùng Khánh chạy trốn vào tòa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Trùng Khánh, sau đó được bảo vệ đưa lên Bắc Kinh, lúc này Hồ Cẩm Đào vẫn là Tổng bí thư.
Tập Cận Bình, sắp lên Tổng bí thư, Hồ Cẩm Đào đương kim Tổng bí thư, Ôn Gia Bảo, đương kim Thủ tướng, lập thành liên minh, truy tố Bạc Hy Lai.
Ngày 19/3/2012, Bạc Hy Lai bị đưa ra tòa. Sau khi Bạc Hy Lai rớt đài, Chu Vĩnh Khang, tay chân của Giang Trạch Dân, đặc trách về an ninh, tình báo và dầu khí, phát động cuộc chính biến, nhưng bị Hồ Cẩm Đào điều quân trấn áp.
Tháng 9/2012, Tập Cận Bình biến mất trong 2 tuần, theo nhiều nguồn tin thì trong một cuộc họp Ban Thường vụ Bộ Chính trị họ Tập bị một đồng nghiệp dùng ghế ném vào ông làm ông bị trật xương sống.
Sau cuộc họp Đới Hà đầu năm 2013, hai lần Chu Vĩnh Khang tìm cách bí mật ám sát Tập Cận Bình, nhưng không thành.
Ngày 30/6/2014, Tập Cận Bình mở Hội nghị Cục Chính trị, tuyên bố khai trừ Từ Tài Hậu, nhân vật thứ nhì trong quân đội, ra khỏi Đảng cộng sản Trung cộng. Ngày 29/7/2014, Đảng Cộng sản Trung cộng tuyên bố án điều tra Chu Vĩnh Khang.
Gần đây nhất, ở Bắc Kinh, có nhiều tin đồn về đảo chánh, do Phạm Trường Long, Phó Quân Ủy thứ nhất, cùng Phòng Phong Huy, Tham mưu trưởng, nhưng nhiều người nói đứng đằng sau là Quách Bá Hùng, nguyên Phó Quân Ủy. Có người còn nói thêm là có dính dáng với Trường Vạn Toàn, đương kim Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Ngày 1/8/2014 có một cuộc họp mặt quân đội, cũng đồng thời là lễ sinh nhật của Quách Bá Hùng, được 87 tuổi, Tập Cận Bình, đương kim Tổng bí thư, và Lý Khắc Cường, đương kim Thủ tướng, có tới tham dự, nhưng ra về rất sớm. Theo như nhiều nguồn tin từ cuộc họp mặt đưa ra thì một số cựu Ủy viên, cũng như một số tân Ủy viên trong quân Ủy hội đã họp và bàn bạc rất lâu, sau đó còn rời đi họp chỗ khác. Từ đó có người cho rằng họp để bàn tính việc đảo chính. Việc này không thể tiên đoán cưỡng ép được. Vì dù sao cũng chỉ là tin đồn. Việc chắc chắn là đang có một cuộc tranh quyền khốc liệt ở Trung cộng, một cuộc đấu tranh quyền lực sống còn, kiểu: "Anh sống thì tôi chết. Tôi sống thì Anh chết" giữa họ Giang và họ Tập.
III) Nguyên nhân:
- Nguyên nhân sâu xa từ chế độ quân chủ phong kiến Tàu mà chế độ cộng sản hiện nay chỉ là sự kéo dài, là mặt trái của chế độ này.
Một nhà tư tưởng kiêm sử gia đã viết: "Lịch sử Tàu là một chuỗi dài đấu tranh quyền lực, chiếm đất và thôn tính các quốc gia khác. "
Thật vậy nhìn vào lịch sử dòng dài của Tàu, lấy một vài thời đại tiêu biểu, trong hạn hẹp của bài này:
Thời Xuân thu - Chiến quốc (722-256, trước Tây Lịch), đây là một thời huy hoàng về tư tưởng, văn hóa, triết lý của Tàu với Lão tử, Khổng tử, Tôn tử, Bách gia chư tử, nhưng đây cũng là một thời đại của sự tranh quyền, cướp nước, thôn tính lẫn nhau lên đến cao độ.
Thời nhà Đường (618-907), một triều đại to lớn của lịch sử Tàu. Người lập ra nhà Đường là Lý Uyên, nhưng trong đó phải kể đến Lý thế Dân, người được coi là một đại Hoàng đế của Tàu. Cũng vì tranh quyền, cướp nước, ông đã phải giết 2 người anh em của ông là Lý kiến Thành và Lý nguyên Các, ép bố ông là Lý Uyên thoái vị, lên làm Thái thượng hoàng. Sau đó chính các con ông đã cũng vì tranh giành quyền lực, làm cuộc đảo chính ông, nhưng không thành. Cũng dưới thời nhà Đường với nhân vật nổi tiếng mà người Tàu ai cũng biết là Võ tắc Thiên (625-705), người đàn bà đầu tiên và duy nhất lên làm vua nước Tàu. Bà được Lý thế Dân tuyển vào làm tài nhân lúc mới 14 tuổi.
Trước khi Lý thế Dân chết, bà đã tằng tịu với con trai út của Lý thế Dân là Lý Trị. Sau khi Lý thế Dân chết, bà phải đi vào tu ở chùa Cảm Nghiệp và Lý Trị lên ngôi. Chỉ một thời gian ngắn bà được Lý Trị đưa về làm cung phi, sau lên quí phi. Vì muốn giành ngôi hoàng hậu, bà đã không ngần ngại giết chết con gái sơ sinh của mình và đổ tội cho hoàng hậu, sau đó bà này bị Lý Trị truất phế, đưa bà lên ngôi hoàng hậu. Từ khi Lý Trị bị bệnh thong manh (không nhìn rõ), bà lên ngôi nhiếp chính bán chính thức, rồi nhiếp chính chính thức sau khi ông chết. Trong thời gian nhiếp chính, bà đã nhiều lần đưa con của mình lên ngôi vua, rồi lại truất phế, đến nỗi bà ép một người con của bà là Lý Hiền phải treo cổ tự tử chết. Sau đó bà chính thức lên làm vua.
Trở về thời đại gần chúng ta hơn là triều đại nhà Thanh (1644-1911) trước thời Dân quốc và Cộng sản hiện nay. Đây cũng là một triều đại lớn của Tàu, với những ông vua giỏi và cầm quyền lâu như Khang Hi, cầm quyền từ năm 1662 đến 1722, Càn Long từ năm 1735 đến 1795.
Chỉ lấy thời Khang Hi, ông có 9 con trai. Chín người này, mặc dầu là anh em, nhưng đã tranh giành ngôi Thái tử, đến nỗi đầu độc lẫn nhau, rồi giết chết nhau. Ngày xưa người ta gọi 9 người con của Khang Hi là 9 con rồng tranh ngôi (Cửu long tranh ngôi); ngày hôm nay, người ta gọi những người trong Bộ Chính trị là những con hổ tranh quyền thì cũng vậy.
Cuộc tranh giành quyền lực giữa những con hổ đang diễn ra ở Trung cộng, không những nó mang tất cả tính chất khốc liệt của thời quân chủ phong kiến Tàu, mà nó còn mang tính man dại của cộng sản, vì chủ nghĩa cộng sản, bắt đầu từ Marx, cho rằng con người sinh ra là từ con vật, thêm vào đó lại chủ trương phá hủy mọi hàng rào đạo đức, không còn cái gì là liêm sỉ. Chúng ta cứ lấy cuộc thanh trừng của Tập cận Bình hiện nay thì rõ. Hô hào chống tham nhũng, nhưng bắt đầu từ Tập cận Bình cho tới một anh cộng sản nhỏ, ai mà không tham nhũng. Điều này, dân Tàu biết rất rõ. Khổng Tử ngày xưa có nói: "Nhân vô liêm sỉ hà như vật dã." (Người không có liêm sỉ chỉ là con vật).
Miệng hô hào chống tham nhũng, nhưng chính mình tham nhũng. Thử hỏi liêm sỉ để ở đâu?
- Nguyên nhân từ chủ nghĩa cộng sản đã biến người cộng sản, nhất là giới lãnh đạo thành "Quỷ nhập tràng."
Ông Lê Xuân Tá, cựu Phó Trưởng Ban Khoa học và Kỹ thuật đảng Cộng sản Việt Nam, từ bỏ đảng, có viết: "Sự ngu dốt và sự thấp hèn tự nó không đáng trách. Nhưng sự ngu dốt và thấp hèn mà được trao quyền lực, và được cấy vào vi trùng ghen tị, thì nó trở thành quỷ nhập tràng. Và con quỉ này nó ý thức rất sớm và rất rõ rằng cái đe dọa quyền và lợi của nó chính là sự hiểu biết, văn hóa và văn minh; nên nó đã đánh những thứ này một cách tàn bạo, vô nhân đạo và không thương tiếc. Cách mạnh Hồng vệ binh ở bên Tàu là thế; vụ Nhân văn giai phẩm ở Việt Nam là vậy. Nhưng vì nó là ngu dốt và thấp hèn, nên những thứ này lâu ngày đã trở nên sỏi thận, sỏi mật, sơ gan, cổ chướng trong lục phủ, ngũ tạng của chế độ, làm cho chế độ này (ý nghĩa chỉ chế độ cộng sản - Lời chú thích của tác giả bài này) không ai đánh mà tự chết. "
Còn ông Yakolek, cựu Ủy vên Bộ Chính trị, cựu Cố vấn của Gorbatchev, cũng có viết: "Giới lãnh đạo cộng sản là một loài sâu bọ, con mới đẻ nằm lên xác con già, con già đè lên xác con trẻ. Nhưng trong đó có một con khỏe nhất, leo lên chỗ cao nhất. Tuy nhiên để được địa vị này, thì nó phải giẵm lên xác không biết bao con khác."
Thật vậy bắt đầu ngay từ Lénine, mặc dầu xuất thân trong một gia đình trung lưu khá giả, có học đến cử nhân luật, nhưng đây là con người mang nhiều ý nghĩ, tư tưởng hận thù, không độ lượng, nhất là sau khi cái chết của người anh vì chống lại chính quyền Nga hoàng đương thời. Ông hoạt động chính trị, đi theo phong trào cộng sản, bị trục xuất khỏi Nga, sống lang thang ở Âu châu, hoạt động trong Đệ Nhị quốc tế cộng sản. Tuy nhiên ông không phải là người sáng chói trong tổ chức này, trước ông còn có Kautski, Rosa Luxemboug v.v... Ngay ở trong nước, những người hoạt động trong Đệ Nhị Quốc tế Cộng sản, lập ra đảng Xã hội, Dân chủ, Thợ thuyền Nga giỏi hơn ông nhiều, chẳng hạn như Plékhanov, Axelrod và ngay cả Trotski. Tuy nhiên thời cơ lúc đó là gần chấm dứt Đại Chiến Thứ Nhất (1914 -1918), nước Đức đang phải đương đầu với 2 mặt trận: Đông bắc với chính quyền Nga Hoàng Nicolas 2, Tây nam với Pháp. Bộ tham mưu Đức muốn dồn nỗ lực vào mặt trận phía Tây nam. 
Lợi dụng thời cơ, lúc đó đang ở Thụy sĩ, Lénine tuyên bố « Hòa bình bằng bất cứ giá nào. Trả đất cho dân và ngay cả nhượng đất để có quyền. » Chính vì vậy mà Bộ Tham mưu Đức đã đưa ông về trong một toa xe lửa bọc sắt, bên trong có cả những người công an, tình báo Đức, nói tiếng Nga rất giỏi. Với sự giúp đỡ của Đức ông đã cướp được chính quyền. Cướp được quyền, mang sẵn trong đầu lý thuyết của Marx, chủ trương bạo động lịch sử, đấu tranh giai cấp, đây là "Vi trùng ghen tị" mà ông Lê xuân Tá nói, Lénine đã áp dụng lý thuyết của Marx và đã "Trở thành quỷ nhập tràng" là vậy. Một con quỉ khác con người ở chỗ là đối với nó trên không có Trời, dưới không có đất, không xem đạo đức, lễ nghĩa ra gì cả, làm bất cứ việc gì để thành công, trong đó có việc nói dối, lừa đảo và giết người.
Những người lãnh đạo cộng sản sau này, từ Mao, Đặng, Hồ, Lê Duẫn và con cháu cũng chỉ là quỉ nhập tràng, vì được Lénine, Staline lượm về trao quyền lực, lợi dụng tình thế sau Đệ Nhị Thế Chiến, rồi cấy vào vi trùng ghen tị là lý thuyết Mác Lê. Thế rồi cha dạy con, con dạy cháu cho tới ngày hôm nay.
Vấn đề nói dối, thông tin tuyên truyền sai sự thật, lừa đảo dân đã trở thành quốc sách của chính quyền từ thời Lénine, được tăng cường bởi Staline và được tiếp nối bởi những giới lãnh đạo cộng sản sau này.
Theo như nhà kinh tế Nga, ông Girsh Itsykovich Khanin, kinh tế Nga từ năm 1928 tới năm 1985, tổng sản lượng quốc gia không tăng trưởng 84 lần như những con số chính thức của chính quyền, mà chỉ tăng trưởng gấp 6,6 lần. Như từ năm 1928 tới năm 1940, theo con số của nhà nước thì tăng trưởng là 13,9%, thực tế chỉ là 3,2% ; từ năm 1980 tới 1985, theo con số nhà nước thì tăng trưởng 3,5%, thực tế chỉ là 0,6%. (Theo báo Capital - Hors série - Juin, Juillet 2014).
Theo như Abraham Lincoln: "Người ta có thể nói dối một hai lần, nhưng người ta không thể nói dối mãi. Người ta có thể lừa đảo một hai người, nhưng người ta không thể lừa đảo cả một dân tộc."
Sự thật sớm muộn sẽ được phơi bày.
Sự thật nước Tàu của Tập Cận Bình hiện nay là kinh tế càng ngày càng trở nên khó khăn, mức tăng trưởng không phải ở 2 con số nữa, trong khi đó nạn tham nhũng, hối lộ không dẹp nổi như nhiều chính quyền vừa qua hứa, mà càng ngày càng tăng. Hối lộ tham nhũng nặng nề nhất là trong đảng cộng sản, vì là độc đảng và lại nắm chính quyền.
Chính vì vậy mà ngay Tập Cận Bình có lúc đã tuyên bố: "Đảng cộng sản Trung cộng là nơi chứa những thành phần thối tha nhất của xã hội." 
IV) Tiên đoán hậu quả sự việc
Phải chăng Tập Cận Bình đang mắc vào một cái sai lầm to lớn như Gorbatchev trước đây, đó là cố cải cách một chế độ không thể cải cách được, rồi đi đến hậu quả là làm chế độ sụp đổ?
Có thể như vậy, đầu năm 2014, qua chỉ thị của họ Tập, Ban Tư tưởng, Ý thức hệ của Đảng đã ra lệnh cho các đảng viên, nhất là những người cao cấp, phải đọc và học hỏi Tocqueville (1805-1859), vào thời sau Cách mạng Pháp 1789, với hai quyển sách nổi tiếng, quyển đầu là "De la Démocratie en Amérique" (Về Vấn đề Dân chủ ở châu Mỹ), được giới trí thức Mỹ ngay cho tới ngày hôm nay, vẫn cho rằng đây là một trong những quyển sách quan trọng nhất nói về dân chủ, văn hóa và văn minh Hoa kỳ; quyển sách thứ nhì mang tên "L’Ancien Régime et la Révolution" (Chế độ cũ và Cách mạng). Đây là quyển sách mà Đảng Cộng sản Tàu yêu cầu đảng viên nghiên cứu học tập vì trong đó có câu: "Thời gian nguy hiểm nhất cho một chế độ, đó là lúc mà chế độ này bắt đầu cải cách."  Theo như Tocqueville thì Chế độ cũ của Pháp, thời vua Louïs XVI (L’Ancien Régime) đã sụp đổ vì chế độ này bắt đầu cải cách.
Tập cận Bình, Đảng Cộng sản Tàu, muốn học hỏi thời Cách mạng Pháp và nhất là thời cải cách của Gorbatchev, để rút tỉa kinh nghiệm.
Tuy nhiên ý thức được, nhìn được sự nguy hiểm, nhưng tránh được hay không lại là một chuyện khác. Chẳng khác nào như ai cũng muốn thành công, ai cũng muốn trở nên giàu có, nhưng giàu có hay thành công được hay không, lại là một việc.
Trong lịch sử, từ cổ chí kim, biết bao chế độ, triều đại, đế quốc đã sụp đổ!
Những chế độ, những triều đại, đế quốc này sụp đổ, không có nghĩa là họ không nhìn thấy những nguy cơ đe dọa mình nhưng nhiều khi vì quá trễ, hay mắc vào những "Tất yếu lịch sử" không thể đi ngược lại, càng đi ngược lại, càng đâm đầu vào chỗ chết, đó là những chế độ dựa trên một nền tảng triết lý, đạo đức sai lầm, đi ngược lại lòng dân, đi trái chiều tiến bộ của lịch sử nhân loại. Chẳng khác nào như một căn nhà, khi nền móng đã ọp ẹp, những cột chính đã mục nát, thì càng sửa đổi càng làm cho căn nhà chóng sụp đổ.
Căn nhà Trung cộng, dựa trên nền tảng triết lý sai lầm, đó là lý thuyết Mác Lê, đã được thử nghiệm 70 năm nay, nhưng đã thất bại; những cột trụ chính là những cựu hay đương kim Ủy viên Bộ Chính trị, ai cũng tham nhũng, hối lộ. Chống tham nhũng hối lộ nhiều khi lại là chống lại chính mình, đó là cái bình phong bên ngoài để che giấu sự đấm đá, tranh quyền nội bộ.
Đây là một trong những viễn tượng hậu quả của cuộc thanh trừng đang tiến hành của Tập Cận Bình. Đấy là chưa nói đến trường hợp tồi tệ: 19 con hổ già, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, liên kết với một vài con hổ mới, đương kim Ủy viên, bao vây con hổ Tập cận Bình, bị coi là con hổ lạc đàn, nhưng lại tìm cách khống chế chúng, bằng cách ám sát một lần nữa, đảo chính một lần nữa; vì có những tin đồn, nhưng không phải là không đáng tin cậy, theo đó, Giang Trạch Dân đứng sau Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai, đã làm đảo chính hụt cũng như nhiều lần ám sát hụt họ Tập.
Nhưng nếu họ Tập thành công, thắng trong cuộc thanh trừng chống tham nhũng, hối lộ, làm cho chế độ trở nên trong sạch, lấy lại được niềm tin của dân, chế độ trở nên tự do, dân chủ, đi đúng chiều hướng của văn minh nhân loại, hội nhập được vào cộng đồng thế giới, thì dù muốn hay không muốn, Tập Cận Bình sẽ trở thành một vĩ nhân của lịch sử Trung quốc cận đại.
Suy đi tính lại, khả thế thành công của Tập Cận Bình rất là mong manh. Có thể đến một lúc nào họ Tập phải ngừng cuộc thanh trừng, thỏa hiệp với những con hổ già, để được tại vị; mặc dầu họ Tập tuyên bố rất cứng rắn trong cuộc họp Ban Thường trực Bộ Chính trị, ngày 26/6 vừa qua, theo tiết lộ của một số nguồn tin bán chính thức, nhưng đáng tin cậy: "Tôi không màng đến sự sống chết, không màng đến việc tiếng tăm của tôi còn hay mất, tôi nhất quyết chống tham nhũng, lấy lại lòng tin của dân. " (1)
Paris ngày 30/08/2014
_________________________________________

PHAN CHÂU THÀNH * DI CHUC CÁO GIÀ

Những điều gian trá của đảng CSVN về cái gọi là “di chúc” của Hồ



 Phan Châu Thành (Danlambao) - Mấy hôm nay trên các báo lề đảng rộ lên các bài ca ngợi cái gọi là “di chúc” của Hồ, thấy “chướng” quá nên tôi xin có mấy dòng vạch ra năm điều dối trá chính của CSVN liên quan di chúc Hồ để các bạn cùng góp ý thêm.
Điều gian trá thứ nhất: Sự chứng kiến của Duẩn?
Hồ để lại 3 bản di chúc dở dang viết vào tháng 5 các năm 1965, 1968 và 1969, và CSVN/Lê Duẩn đã chọn công bố bản di chúc 1965 “vì có chứng kiến của đồng chí TBT Lê Duẩn” Tạm bỏ qua chuyện di chúc sau phải có hiệu lực thay di chúc trước, chúng ta xem lại sự “chứng kiến” Hồ viết di chúc ngày 15 tháng 5 năm 1965 của Duẩn có thực không?

Theo tài liệu lưu trữ của CSVN (1), Hồ viết di chúc lần đầu từ 10/5 đến 14/5/1965 rồi ngày 15/5/1965 Hồ đi thăm Trung quốc, như sau:
Trích lịch làm việc viết di chúc năm 1965 của Hồ:
"40 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bản Di chúc của Bác viết năm 1965 
12:53 | 09/06/2009

(ĐCSVN) - Năm 1965, khi tròn 75 tuổi, Bác Hồ bắt tay vào viết “Tuyệt đối bí mật” chúc. Lúc này, đồng bào và chiến sĩ cả nước đang sôi nổi thi đua lập thành tích chúc thọ Bác.

Từ ngày 10 đến ngày 14-5-1965, mỗi ngày Người dành từ một đến hai tiếng để viết và đã hoàn thành bản thảo Di chúc đầu tiên gồm 3 trang, do chính Người tự đánh máy, ở cuối đề ngày 15-5-1965.

Ngày 10-5, từ 9h đến 10h sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu thảo tài liệu“Tuyệt đối bí mật” - Di chúc.

Ngày 11-5, từ 5h 45' sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi tiễn đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Italia về nước. Sau đó từ 9h đến 10h, Người viết tiếp tài liệu “Tuyệt đối bí mật”.

Ngày 12-5, từ 9h đến 10h sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục viết tài liệu“Tuyệt đối bí mật”.

Ngày 13-5, từ 9h đến 10h sáng Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục viết tài liệu“Tuyệt đối bí mật”.

Ngày 14-5, sáng sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm Hợp tác xã nông nghiệp Phương Đông (Từ Liêm, Hà Nội).

10h sáng, Người họp Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng bàn về công tác đào tạo cán bộ. Từ 14h đến 16h, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết phần cuối tài liệu“Tuyệt đối bí mật”.

18h, Người tiếp các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng đến chúc thọ Người.

Ngày 15-5, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Hà Nội đi thăm Trung Quốc.

Vậy, Duẩn chứng kiến Hồ viết di chúc ngày 15/5/1965 như CSVN công bố, là khi nào? Ngày 14/5 Hồ đã viết xong và ngày 15/5/1965 thì Hồ “đi thăm Trung Quốc”...
Trong khi đó, chính CSVN nói về việc công bố di chúc của Hồ như sau:
Trích Wikipedia (2), phần về di chúc Hồ:
“Tại cuộc họp bất thường Ban chấp hành Trung ương ngày 3 tháng 9 năm 1969, theo giới thiệu của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Vũ Kỳ báo cáo với Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, từ năm 1965, Hồ Chí Minh bắt đầu suy nghĩ và viết sẵn một số điều dặn lại cho toàn thể đảng viên và đồng bào của ông, phòng khi ông qua đời. Hồ Chí Minh dặn Vũ Kỳ, khi ông mất thì chuyển tài liệu này cho Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. 

Ngày 9 tháng 9 năm 1969, tại Lễ truy điệu trọng thể Hồ Chí Minh, một phần những trang viết trong tài liệu tuyệt đối bí mật đã được những nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng Lao động Việt Nam công bố với tên gọi là "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh".
Như vậy, ngày 3/9/1969 Lê Duẩn mới nhận được “tài liệu tuyệt mật” ba bản di chúc của Hồ từ Vũ Kỳ, rồi từ đó Duẩn xào nấu, pha chế ra bản mà CSVN công bố chính thức ngày 9/9/1969, sau 6 ngày Duẩn “nghiên cứu sáng tác”, chọn lọc, sửa đổi, cắt xén, lắp ghép... và ký “chứng kiến” vào phần cuối bản di chúc Hồ viết năm 1965 mà Duẩn chọn...
Duẩn chỉ chứng kiến “sáng tác di chúc Hồ”, của chính mình, và ký nó trước ngày 9/9/1969 nhưng sau ngày 3/9/1969, tức sau khi Hồ chết, thì là Duẩn “chứng kiến” di chúc của Hồ sao?! Sic!


Điều gian trá thứ hai: Sự dối trá về thời gian Hồ chết - Và tại sao?

Hồ chết lúc 10 giờ 47 phút ngày 02/9/1969 nhưng CSVN đã đợi đến 3/9/1969 mới công bố (sau Hội nghị bất thương BCH TƯ ngày 03/9/69), và công bố rằng Hồ chết lúc 10 giờ 47 phút ngày 03/9/1969. Lý do của sự dối trá này: vì ngày 2/9 là ngày Quốc khánh VN.
Thế nhưng, 20 năm sau, ngày 19/8/1989, CSVN lại công bố ngày chết thật của Hồ? Tại sao vậy? Vì còn nhiều sự dối trá khác của CSVN về di chúc của Hồ mà họ không thể gian dối mãi. Bởi vì dấu diếm một sự gian dối của những kẻ khác vào năm 1969 (Lê Duẩn và Ban CHTW Khóa III) bằng sự gian dối khác của kẻ hậu sinh năm 1989 (Ban CH TƯ Khóa VI với Nguyễn Văn Linh), là việc khó. Nhất là, khi những kẻ hậu sinh của CSVN với BCH TW Khóa VI 1989 với Linh là TBT mới, đang muốn đưa Duẩn lên giàn thiêu tế thần cúng Trung Cộng ở Thành Đô 1990...
Kết luận ở đây là, CSVN không bao giờ quan tâm hay áy náy chuyện chúng có gian dối với dân hay thay đổi sự kiện lịch sử khách quan, mà chúng chỉ quan tâm việc sử dụng sự kiện cho lợi ích cầm quyền của chúng...
Điều gian trá thứ ba: Sự lựa chọn bản “di chúc cuối cùng” của Hồ
Việc CSVN (cụ thể là Duẩn, sau gần 1 tuần ngâm cứu) đã chọn bản di chúc năm 1965 của Hồ được Duẩn tủy tiện sửa đổi và thêm bớt bằng vài phần từ các bản di chúc của Hồ năm 1968 và 1969, và công bố đó là “di chúc cuối cùng” của Hồ, thể hiện họ bất chấp nguyên tắc cơ bản bất di bất dịch trong các văn bản di chúc là ước nguyện cuối cùng của “thân chủ” phải là ước nguyện được di chúc lại. Trong trường hợp của Hồ, đó là toàn bộ nội dung bản di chúc năm 1969 phải là ưu tiên số 1 để công bố, rồi đến di chúc năm 1968, đến các sửa đổi bổ sung năm 1967, rồi mới đến di chúc năm 1965 - những phần không được nói lại hay nói đến sau đó...
Tại sao họ làm thế? Chả lẽ họ không biết gì về nguyên tắc “ước nguyện cuối cùng” của người viết di chúc? Tất nhiên họ biết, nhưng là kẻ thừa kế Hồ, họ muốn có một bản di chúc thuận lợi nhất cho họ từ Hồ, tiếp tục giúp họ lừa bịp và dẫn dắt nửa dân tộc Việt bị lừa bịp vào cuộc nội chiến đẫm máu nhất lịch sử loài người thế kỷ 20, nên họ (mà cụ thể là Duẩn và Ban CH TW Khóa III) đã nhất trí bỏ qua “ước nguyện cuối cùng” của Hồ.


Điều gian trá thứ tư: Sự sự sửa đổi thô bạo, tùy tiện, coi thường tác giả vào nội dung di chúc


Luật thừa kế của bất cứ quốc gia nào cũng đều không công nhận một di chúc bị can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào nội dung, càng không bao giờ chấp nhận một di chúc bị sửa đổi thô bạo và tùy tiện một cách rất khinh thường tác giả như di chúc của Hồ bị CSVN thay đổi.
Cái gọi là “di chúc của Hồ” là một văn bản được CSVN xáo nấu, thay đổi, thêm bớt tùy tiện từ ba bản di chúc của Hồ sau khi Hồ chết, vì mục đích của CSVN dùng danh hão của Hồ và cơ hội dùng di chúc của Hồ... để tiếp tục lừa bịp dân đen đưa vào lửa đạn chiến tranh.
Tất nhiên, tôi hay bất kỳ ai đều có thể dành nguyên một hay vài bài viết cho các chi tiết lừa bịp thô thiển về nội dung cắt xén, sửa đổi, chắp ghép “tàn bạo” di chúc Hồ bởi Duẩn và Ban CH TƯ CSVN năm đó, để thấy chúng đã chà đạp thô thiển lên niềm tin ngu muội của dân Việt vào Hồ và lên chính “lãnh tụ” Hồ của chúng thế nào, nhưng để làm gì?


Điều gian trá thứ năm: Hoàn toàn không thực hiện theo mong muốn của Hồ trong di chúc...


Có rất nhiều điều, hầu như tất cả mọi điều, trong nội dung di chúc của Hồ đã không được CSVN tôn trọng và thực hiện từ 1969 đến nay, như từ điều đầu tiên Hồ nói về đảng phải đoàn kết đến điều cuối cùng Hồ nói về việc riêng muốn được hỏa táng... tất cả đều không được tôn trọng và thực hiện.
Hay như dân gian thường đùa, di chúc Hồ để lại là câu 9 chữ “Không có gì quí hơn độc lập tự do” thì sau 45 năm CSVN đã thực hiện được một phần ba, tức là “không có gì”...
Riêng về điều cuối cùng, tưởng chừng như nhỏ nhoi và linh thiêng của một con người với mong muốn cuối cùng cho riêng mình của Hồ là được hỏa táng, với tinh thần nghĩa tử là nghĩa tận của người Việt, thì việc thực thi tưởng chừng như rất dễ dàng, hợp lý hợp tình hợp lẽ, hợp điều kiện và văn hóa Việt, hợp cả lòng người nếu biết đó là mong muốn của Hồ, thì CSVN lại cố tình làm ngược lại bất chấp mọi khó khăn về vật chất nghèo nàn, kỹ thuật lạc hậu, điều kiện chiến tranh khó khăn của VN, để... ướp xác Hồ, từ đó.
Lý do: “để đồng bào miền Nam được chiêm ngưỡng Bác”! Không biết 45 năm qua đã có bao nhiêu “đồng bào miền Nam” ra “chiêm ngưỡng” xác khô dị dạng của Hồ? Nhưng chi phí mà CSVN đã bỏ ra cho cả một Bộ tư lệnh Lăng Hồ do một viên tướng phụ trách phụ trách, và cả một “binh chủng” mới được ra đời từ 1969 là binh chủng “Bộ đội Lăng” để phục vụ xác Hồ (dân gọi là bộ đội canh “ma” hay bộ đội “ma”...), cùng chi phí xây dựng lăng, bảo dưỡng lăng, tu bổ, trang điểm... xác Hồ suốt 45 năm qua phải rất là khủng khiếp... Chắc chắn, đó sẽ là chi phí nuôi một con ma đắt nhất - ma Hồ, trong lịch sử không chỉ dân Việt mà cả lịch sử loài người?!
Bỗng nhiên có một niềm an ủi xót xa: nhờ có những chi phí khổng lồ đó suốt gần nửa thế kỷ qua mà dân Việt ta vẫn có cái xác khô đó của Hồ để làm kiểm nghiệm ADN và xác nhận là Hồ không phải là người Việt - phá nát niềm tin mong manh của người dân hay cộng sản Việt cuối cùng còn tin Hồ là người Việt?!
Hay đó là chủ ý của Lê Duẩn và một số trong Ban CHTW đảng CSVN Khóa III? Chỉ biết, gần đây, báo đảng lại rộ lên mong muốn “thực hiện di chúc” Hồ, tức mang xác khô Hồ đi hỏa táng, vẫn là vì lý do “lý trấu” là “đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân ba miền Bắc Trung Nam” - mỗi nơi sẽ được một nắm... tro Hồ mà thờ cúng...
Có vẻ như, năm 1965-1969 Hồ nhận chỉ thị
 (từ Trung cộng, tất nhiên) là phải chết phi tang (tiêu xác), nên đã yêu cầu kiên quyết được hỏa táng, mà CSVN kiên quyết không chịu vì “quá yêu” Hồ. Nay, 45 năm sau, lại vẫn theo lệnh Tàu, CSVN phải tiếp tục hoàn tất việc phi tang (tiêu xác) Hồ - tức là “vì vẫn quá yêu Hồ” thì hãy thực hiện di chúc Hồ là hỏa xác...?
Chúng ta hãy chờ xem, cuối cùng thì CSVN sẽ làm gì với cái xác Hồ, vì thực chất đó chính là cái xác khô của chính cái đảng CSVN đó?!
Nếu còn “nó” - ma Hồ, dân ta nước ta còn đau khổ, còn đói nghèo, còn hèn nhục. Nếu nó được CSVN biến thành ba cái lăng tro khủng ở ba miền đất nước thì sự nhục nhã, khổ đau, hèn kém của dân Việt nước Việt sẽ còn tăng gấp ba, gấp mười, gấp vạn!
Nếu “nó” bị dân ta lôi ra trả về quê Tàu nhà nó thì dân ta sẽ/đã thoát nạn CS và ma Hồ rồi, đất nước ta sẽ sang trang mới - không bị ma Hồ và quỉ cộng ám hại nữa mà cùng đứng lên đánh đuổi chúng đi, để không còn bóng dáng CS ma quỉ nào trên đất nước Việt Nam!
danlambaovn.blogspot.com

EM BỤI * BÁC CÁO

Tâm sự của một... "nguyên" cháu ngoan bác Hồ nhân ngày 2.9 



- Trước hết, Em Bụi gửi lời cảm ơn tất cả cô bác, anh chị em còm sĩ đã dành cho Bụi một tình cảm, một sự ưu ái đặc biệt trong bài "Tôi là một Thành viên Dân Làm Báo". Bởi trước đó, sau khi viết xong bài, Bụi đã đắn đo mất gần một ngày chỉ để đưa ra quyết định "gửi bài" hay "không gửi bài" tới BBT. Bụi sợ khi đọc bài, mọi người sẽ cho là sến, là ngốc xít, hơn nữa Bụi lại mới ngoài 20, đang sống giữa mảnh đất Hà Thành, kinh nghiệm không có nhiều, mọi suy nghĩ, hiểu biết còn nông cạn, để viết một bài và phân tích sâu sắc như những tác giả trên Dân Làm Báo thì... thực sự quá khó đối với Bụi. Nhưng đọc những comment của mọi người, Bụi có một cảm giác ấm áp trong lòng và được khích lệ rằng "cứ viết tiếp đi, hãy viết những gì mình nghĩ, mình cho là đúng, đừng xuyên tạc láo khoét như các trang báo của đảng và nhà nước... là được". Hay như lời khích lệ của một người anh sau khi đọc bài của Bụi "you see, just write it down!!!"....
Bài viết này ra đời sau cuộc nói chuyện trao đổi về "cụ Hồ" với một người em mới tốt nghiệp trường Luật, Bụi hay gọi "hắn" là "Luật sư thối" - một người luôn ủng hộ mọi quyết định của Bụi, tuy nhiên nhiều lần khuyên Bụi đừng tham gia các hoạt động này nữa, bởi em sợ sẽ mất Bụi, sợ Bụi phải "ngồi tù"...

Bụi: Em, nếu bây giờ chị nói với em về con người thực của cụ Hồ, nói không tốt về cụ... em có giận, ghét hay nghỉ chơi với chị không?
Luật sư thối: e không ghét chị, mỗi người đều có một tư tưởng riêng.
Bụi: Nhưng em nghĩ thế nào? điều đó đúng hay sai?
Luật sư thối: Đối với em thì em tin, em tin Bác.
Bụi: Ừm, có khi nào em tìm hiểu và đọc một tài liệu ngoài luồng không?
Luật sư thối: em có, sau những gì chị chia sẻ, em có tìm và đọc hết, nhiều khi em nghĩ...
Bụi: Em nghĩ gì? Chị chưa bao giờ chia sẻ với em quan điểm của chị về "bác".
Luật sư thối: Nếu thật sự có một bên thứ 3... Thôi em không nói chuyện đó với chị, em sẽ không bao giờ nói chuyện đó, và không bao giờ có chuyện đó.
Bụi: Why not? Chị muốn nghe tâm sự của một luật sư.
Luật sư thối: Em biết chị có tư tưởng của riêng mình, đó là quyền tự do dân chủ của mỗi người, em yêu chị vì chị là chị của em. Ngoài ra những thứ khác không quan trọng.
Bụi: Thế bây giờ chị thử viết một cái gì đó, đại loại về "cụ"... được không hén?
Luật sư thối: Chị viết đi... em sẽ đọc.
...
*
Và Bụi đã viết sau đó. Viết về hành trình "đến và đi" của mình đối với một người mà từ khi Bụi sinh ra và trưởng thành đã bị gắn sâu vào trong tâm hồn ngờ nghệch của mình một mỹ từ: "cha già dân tộc".
Thời trẻ trâu và hình tượng cụ Hồ
Cái thời mặc quần luôn có 2 cái "ti vi" (mảnh vá) ở mông, Bụi giống như bao đứa trẻ khác trong làng, lúc nào cũng phấn đấu có được thật nhiều điểm 10 để "dâng bác", ráng học thật giỏi thật ngoan để mang trên mình danh hiệu cháu ngoan "Bác Hồ". Nhưng cuối kỳ có một điều lạ, cái thèng cùng bàn chuyên gia chôm cục tẩy và bắt nạt Bụi cũng như các nữ trong lớp... cũng có danh hiệu "cháu ngoan Bác Hồ". Thiệt là bất công. Nhưng không sao, chắc ai đi học cũng có danh hiệu 'cháu ngoan Bác Hồ'.
Hồi đó, Bụi với đám bạn đâu biết bác Hồ là ai, chỉ biết ảnh, tượng bác được dán khắp nơi, tới trường có, về nhà cũng có (nhà Bụi thì đặc biệt hơn, vì là người Công Giáo nên chỉ thờ phượng một Đấng duy nhất là Thiên Chúa)... rùi đứa nào cũng phải thuộc làu làu 5 điều bác Hồ dạy; người lớn, cô giáo thì chỉ "bác là chủ tịch Hồ Chí Minh là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam, các con phải yêu kính bác..." Nhiều hôm mấy đứa chơi trò gia đình, lấy đất nặn nặn bóp bóp, cuối cùng cũng ra 1 hình 'qoái qoái' và gọi là tượng "bác Hồ", chúng nó kêu đặt "trong nhà" cho đầy đủ tiện nghi.
Lớn lên một chút, Bụi luôn phấn đấu trở thành đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh gương mẫu, rồi bất chợt cũng nhận ra rằng "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ, mặt trời chân lý chói qua tim" (Từ ấy - Tố Hữu)... Trời ơi, lúc ấy đoàn, đảng, lý tưởng của bác đẹp vô cùng tận, biết ai đã được kết nạp vô đảng là mắt sáng long lanh đầy lòng ngưỡng mộ...
Rồi những ngày cấp 3 đi trọ xa nhà, đêm nào cũng nằm nghe radio, tự nhiên có kênh nào đó nói về công hàm 1958 (lúc ấy không biết nó là cái gì), điều làm Bụi chú ý là họ dùng cách xưng hô rất lạ, nào là ông Hồ, ông Đồng, ông Giáp... Ủa, ông Hồ... ông Hồ là ai ta? Phải chăng là bác Hồ? ừ đúng rùi, vì họ có nhắc tới Hồ Chí Minh, nhưng tại sao họ lại gọi là ông Hồ? Tại sao họ gọi Hồ Chí Minh mà không phải chủ tịch Hồ Chí Minh? hay đó là cách gọi 'thân mật'?...
Ngày hôm sau, trong giờ lịch sử, lóc cóc lên hỏi thầy, "ủa thầy, sao người ta không gọi bác Hồ, hay chủ tịch Hồ Chí Minh mà chỉ gọi ông Hồ, hay Hồ Chí Minh thầy?". "Em nghe ở đâu vậy? Đó là những tư tưởng phản động, không được nghe những tư tưởng đó nữa". Phản động?! tự nhiên Bụi thấy rùng mình, và hơi sợ (ngày đó, trong suy nghĩ non nớt, Bụi tin phản động là những con người thật sự ghê sợ, và là những thành phần khủng bố cần phải tránh xa). Bụi stop, không bao giờ nghe lại nữa. BBC, VOA, RFA... đang sống Bụi cho chúng chuyển sang từ trần. Hình ảnh bác vẫn đẹp trong em. Bác đang từ trần nhưng vẫn sống mãi trong em!
Lên đại học, những chương trình thiện nguyện của CLB luôn chất chứa hình ảnh bác ở trong đó, viết thư ngỏ xin tài trợ cũng dẫn 2 câu "yêu thích":
"Trẻ em như búp trên cành,
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan"...
Nhiều em từ miền núi xuống, Bụi liền dẫn tới thăm lăng Bác; tết Trung thu, tết Thiếu nhi là lên ngay kế hoạch dẫn những em khuyết tật, em có hoàn cảnh khó khăn trong nội thành Hà Nội tới thăm lăng bác Hồ...
Như vậy đó, hình ảnh Hồ Chí Minh luôn sống cùng chúng cháu mọi lúc mọi nơi mọi hành động... Những bài hát "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng...", "Ai yêu bác Hồ Chí Minh...", "Bác Hồ người cho em tất cả"... là chúng em thuộc làu làu, thuộc tới tới mức hay ví von, dù có bị đập đầu vào tường vẫn có thể ngóc đầu dậy hát hết bài mới chết được. Hay cứ đến rằm tháng 8, là nghĩ ngay tới câu thơ...
'Trung thu Trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng".
Yêu nước là yêu đảng hở bác?
Hồi mới tham gia vào bước đi trên con đường phản động, Bụi cứ phơi phới như gái nhà quê mới lên tỉnh, thấy được những điều lạ lẫm là mang ngay về làm quà cho những người 365 ngày chỉ biết tiếp cận thông tin từ màn hình tivi hay trên radio. Đi đâu cũng kể về những hoạt động của mình, kể về người bạn, người anh mới quen, kể về cảm xúc khi xuống đường biểu tình hay kể về những vụ án oan, những phiên tòa "bỏ túi" mà Bụi trực tiếp tham gia...
Có nhiều người lắc đầu nói "việc đó đã có đảng và nhà nước lo", "con bé này được bố mẹ cho ăn học 4 năm trời rồi về làm phản động, thật không tin nổi". Bố con bạn thân nhất thì góp ý: "cháu làm gì thì làm chú không ngăn cản, nhưng tuyệt đối không được nói xấu bác Hồ - vị lãnh tụ vô cùng kính yêu của dân tộc". Và không riêng gì chú ấy, rất rất nhiều người đều phán "có thể nói xấu các vị lãnh đạo, nói xấu đảng và nhà nước nhưng tuyệt đối không được nói xấu bác Hồ". (Từ lúc sinh ra, hầu như tất cả trẻ con trong làng ngoài việc được tuyên truyền bởi trường lớp, báo đài thì bố mẹ cũng là người trực tiếp truyền đạt cho văn hóa "yêu bác hồ".)
Lúc đó thì Bụi chưa hề biết sự thật về ông, nên cứ dạ dạ vâng vâng và nhe răng cười, nhưng đến một hôm vô tình xem được một video phơi bày sự thật của Hồ Chí Minh (trái ngược với những gì mình được nghe được kể), Bụi đã bị... sốc nặng. Phản ứng ban đầu của Bụi (có lẽ giống như bao nhiêu người khác từng yêu quý bác) là nổi giận, tức tối, ngột ngạt, cảm giác như chính bản thân mình bị xúc phạm vậy... Nhưng càng đọc, đọc thêm, đọc thêm nữa, và từ những dẫn chứng, hình ảnh, tài liệu (bằng tiếng Anh, tiếng Việt) cụ thể đã chinh phục được Bụi. Và Bụi tin, tin một cách có khoa học, cơ sở, lý luận, dựa vào bằng chứng chứ không mù quáng, tin Hồ Chí Minh là kẻ buôn dân bán nước, tất cả những gì ghi trong sách vở về ông tại Việt Nam là một sự bịa đặt, giả dối, nó chỉ nhằm mục đích xây dựng ông như một vị thánh đã chết nhưng sống mãi trong lòng dân tộc.
Yêu nước không thể yêu "bác". Yêu "bác" đồng nghĩa với yêu những tội ác "bác" đã làm. Và điều mà Bụi làm được lúc đó là share những video, những bài mình đọc được lên FB, tuy nhiên chỉ nhận lại được một cái nhìn "hình viên đạn", mọi người nhảy vào chửi bới, dọa nạt như thể Bụi là tác giả của của những bài viết kia vậy. Thấy một chút gì đó tủi thân và thương cảm, thương cảm cho những người chỉ mù quáng tin vào một sự thật nhưng không phải là sự thật, thương cho những người đọc nó nhưng lại hất hủi và không một lần đặt ra câu hỏi "có phải đây mới là sự thật?".
Quay lại những gì chúng ta được biết trong sách lịch sử (cấp 2, cấp 3), mọi người có thấy điều gì đó kỳ lạ không? Mọi người đã bao giờ đặt ra câu hỏi trong cuộc CCRĐ (1953-1957), tại sao bác lại "để 200.000 người dân già, trẻ, gái trai phải chết một cách oan uổng đau đớn, nhiều người thân nhân không được phép chôn cất, xác bị để phơi mưa phơi nắng..."
Bác vĩ đại, vậy tại sao lại làm một việc thất đức tới không tưởng. Hổ dữ cũng không ăn thịt con, mà ở đây những 200.000 con của đất Việt. Đặc biệt sau khi kết thúc cuộc CCRĐ ông còn lớn tiếng khẳng định rằng, CCRĐ là "một thắng lợi vô cùng to lớn" "có thắng lợi này là nhờ đảng và chính Phủ ta có chính sách đúng đắn" (Trích trong một lá thư, đề ngày 18/08/1956, gởi đến "đồng bào nông thôn" nhân dịp CCRĐ căn bản đã hoàn thành). Vậy theo mọi người, thắng lợi đó là việc giết chết người dân một cách oan uổng, thắng lợi là việc đưa cả bố mẹ mình ra để đấu tố (Trường Chinh Đặng Xuân Khu), hay thắng lợi trong việc xử bắn một người phụ nữ (Bà Nguyễn Thị Năm ở Đại Từ - Thái Nguyên) đã từng che giấu, nuôi dưỡng các lãnh đạo cấp cao trong quá trình hoạt động bí mật như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Lê Thanh Nghị, Lê Giản...
Bác vĩ đại thế sao?...
Hay trong cuộc cách mạng văn hóa chống Nhân Văn Giai Phẩm (NVGP - nơi quy tụ những người trí thức can đảm nhất ở miền Bắc lúc bấy giờ 1957-1960), hàng ngàn Trí thức, Nhà Văn, Nhà báo có tư tưởng dân chủ bị vào tù, nhiều người bị chết trong ngục tối khi họ chỉ muốn hướng tới một quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật thực sự và mục đích của họ là giúp cho sự tự do suy nghĩ, tự do trong sáng tác của các văn nghệ sĩ... Điều họ làm là sai?
Đó chỉ là 2 tội ác điển hình và ghê tởm nhất do ông Hồ Chí Minh đứng đằng sau chỉ đạo, chưa kể tới những sự thật như, ông là ai? ông đã bán đứng cụ Phan Bội Châu như thế nào? Trong chiến dịch "chống xét lại" (từ năm 1963) ông đã bức hại bao nhiêu đảng viên, đồng chí của ông? ông đã chỉ thị Phạm Văn Đồng ký công hàm 1958 bán nước ra sao? Hay trong chiến dịch tết Mậu Thân (1968) ông đã có trách nhiệm tàn sát bao nhiêu người dân thường tại Thành Phố Huế?... Còn nhiều lắm, nhiều lắm, nhưng chúng ta có bao giờ được biết trọn vẹn sự thật?...
Tất cả những việc ác của ông đã làm băng hoại toàn bộ giá trị văn hóa và đạo đức dân tộc, "tái bản'"một loạt những con người có "tư tưởng đạo đức" giống ông và hệ quả thì kéo dài cho mãi tới ngày hôm nay.
Để tiếp nhận những thông tin này và tin vào điều đó thực sự là rất khó, nhưng tin Bụi đi, hãy một lần đọc và suy ngẫm, hãy một lần đưa lịch sử trong sách ra mổ xẻ, hãy một một lần đi tìm kiếm sự thật... bạn sẽ được rất nhiều...
Hãy nghĩ đến những người như Bụi trước đây
Đến đây thì Bụi là nhớ đến con nhỏ bạn luật sư thối. Nó là một người rất tốt, giàu tình cảm, thương người. Bụi cũng nhớ đến nhiều đứa bạn khác nữa bi chừ vẫn mê bác như bác mê các cháu nhi đồng. Bụi nhớ lại Bụi của mới mấy năm về trước, nhớ lại những cảm xúc giận dữ khi đọc những điều thô tục xúc phạm đến "bác của mình". Nhớ hết để muốn thưa với các bác, các cô, các chú và các anh chị một điều rất thành thật:
Nếu muốn xóa bỏ "thần tượng" thì nên nghĩ đối tượng nhắm đến là những người như Bụi hôm qua, như con nhỏ luật sư thối ngày hôm nay, những người xem "bác" như là "thần tượng". Viết làm sao, trình bày như thế nào, thái độ lọc lựa ra sao để cho những nhỏ bạn của Bụi có thể tò mò đọc tiếp và tìm hiểu xem người ta nói về "thần tượng" của mình ra sao, thay vì khó chịu quay đi. Đối tượng của các cô chú không phải là những người đã biết rõ Hồ Chí Minh là tội đồ dân tộc, để rồi nói, viết cho họ đọc, hay chửi Hồ Chí Minh cho nhau nghe mà thôi. Cách đó sẽ làm cho con luật sư thối nó bám cứng vào ông "Bác" của nó mà thôi.

LÃO HỦ * CHUYỆN QUÊ NHÀ


CHUYỆN QUÊ NHÀ

Phe Nguyễn Phú Trọng đã bắt tay  với Mỹ

Sau khi tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng cử con gà nòi của mình là ủy viên bộ chánh trị ĐCSVN kiêm bí thư Thành ủy Hà nội Phạm Quang Nghị sang Mỹ ""tiếp thị""món hàng đổi mới của Đảng CSVN sau đai hội 12 khi ộng Nghị lên làm Tổng bí thư là ĐCSVN sẽ đổi mới theo kiểu Myanmar Đảng CSVNsẽ biến thành quân đội Myanmar và tổng bí thư Phạm Quang Nghị sẽ thành ông Then Sein,VN sẽ có quốc hội đa nguyên, nhà nước đa nguyên, nền chánh trị đa nguyên, phía Mỹ đã cử thượng nghị sĩ J M Cain và đai tướng Tổng tham mưu trưởng   liên quân Mỹ  Martin Dempsey sang thăm VN gặp Tổng bí thư ĐCSVN.Nguyễn Phú Trọng Sau chuyến thăm VN của các nhân vật Mỹ,thiên hạ đồn Mỹ sẽ bán vũ khí sát thương cho VN đổi lại VN sẽ cho Mỹ lập căn cứ quân sự ở Đà Nẵng   và Cam Ranh như vậy là phe Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã câu đươc con mồi Mỹ, phe thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chắc chắn phải có đòn mới để đối phó với tình thế này
Theo tiên đoán của nhà văn Chu Tấn và luật sư Lê Công Đinh thì Đảng CSVN phải tự chuyển biến về hướng dân chủ và dân tộc nếuĐảng CSVN không tự chuyển biến thìĐảng CSVN sẽ bị lich sử đào thải.Đảng CSVN tự chuyểnbiến thì bước tiến của lich sử VN sẽ nhanh hơn còn không thì chậm lại,sự  níu kéoĐảng CSVN chậm chuyển biến là một tội ác lich sử, dân tộc VN nhất đinh không thể nào tha thứ.
Chuyện ông Lê Hồng Anh sang Tầu

Ông Lê Hồng Anh ủy viên bộ chánh trị thường trực Ban bí thư Đảng CSVN  vừa đươc Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng cử làm đăc phái viên sang Tầu""nói chuyện "" với Đảng CSTQ.Như mọi ngươi đã biết ông Anh vốn là    cánh tay phải của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,ông Anh sang Tầu nói chuyện với Đảng CSTQ tuy là đăc phái viên của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhưng cũng là ngươi thân cận của Thủ Tướng Dũng mà lập trường của Thủ Tương Dũng là quyết liệt chống Tầu nên ông Anh dù gặp Tổng bí thư Đảng CSTQ nhưng chắc chắn cũng chẳng  làm cho tình hình bang giao VNTQ khả quan gì vì lập trường của thủ tướng Dũng là quyết đòi Trung Quốc phải trả VN quần đảo Hoàng Sa 
Theo tin của trang mạng Cầu Nhật Tân thì sau chuyến đi thăm Trung Quốc của ông Lê Hồng Anh có thể có một thỏa hiệp Thành Đô 2 Thành Đô 1 VN thành khu tự trị của Trung Quôc từ 2020 Thành Đồ2 chưa biết VN sẽ thê thảm thế    n ào.
 
Gíao sư Tương Lai bắt giò chủ tịch nướcTrươngTấn Sang
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có viết một bài báo trên tạp chí Cộng Sản về chuyện kỷ niệm 45 năm công bố di chúc Hồ chí Minh trong đó  có  một đoan trích một câu trong hịch tướng sĩ của Hưng Đao Đai Vương Trần Quôc Tuấn   đó là câu ""rút củi  đáy nồi"" để nói về thủ đoan   chánh trị ""đu giây"".Theo giáo sư Tương Lai chủ tịch nước Trương Tân Sang đã dẫn sai ý của Hưng Đạo Đai Vương Trần Quốc Tuần vì rút củi đáy nồi và thủ đoan chánh trị đu giây hoàn toàn khác nhau
Ông Nguyễn Trung chơi trò lạ

Ông Nguyễn Trung người từng chấp bút viết thư cho cố thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi những lá thư nổi tiếng cho Bộ Chánh trị Đảng CSVN và cũng từng là đai sứ VN tại Thái Lan vừa viết một loạt bài về đai hội lần thư 12 của ĐCSVN,ông đề nghị thay vì Đảng   thành lập ban trù bị đai hội Đảng nên thành lập ban ad học chỉ với ba thành viên là phó thủ tướng Vũ Đức Đam phó thủ tướng Phạm Bình Minh  và bộ trưởng kế hoạch đấu tư.Bùi Quang Vinh Banadhọc với nhiệm vụ soạn thảo các văn kiện đai hội Đảng 12 như
1-                        Dự án cải cách thể chế chánh trị
2-                        Dự án hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
3-                        Dự án cải tổ ĐCSVNthành chính đảng dân tộc và dân chủ


Những đề nghị của ông Nguyễn Trung   khá hay nhưng chắc chắn chẳng đời nào Bộ     Chánh TrịĐCSVN chịu chấp nhận và đai hội 12 ĐCSVN' sẽ lại""vũ như cẫn""thôi Lúc này thiên hạ nghĩ có thể một nhân vật trong bộ Chánh TriĐCSVN sẽ làm một cái gì đó,để ""tự chuyển hóa""ĐCSVN,lúc đó có`` thể những đề nghị của ông Nguyễn Trung sẽ đươc áp dụng.
Võ thị Thắng đã về cõi vĩnh hăng
Võ thi Thắng  người tù cộng sảnVN ra tòa án quân sự VNCH dám cười ngạo nghễ tuyên bố một câu xanh rờn"" các ông không còn thời gian để bỏ tù tôi"",ra tù Võ Thị Thắng thành ủy viên trung ương Đảng CSVN tới hai  khóa và làm tới Tổng cục trưởng Tổng Cục du lich VN và từng bị một ông phó chủ nhiệm văn phòng chánh phủ thời thủ tướng Phan Văn Khải  bắt cóc tra tấn bắt phải nhận là nhân viên tình   báo CIA nhưng bà nhất đinh không nhận rồi bà đươccông an được giải thoát ông này phải ra tòa lãnh án tù. Chuyện tưởng đến đó là hết nào ngờ bà Thắngvừa qua đời lúc 8giờ 15 phút sáng 22      tháng 8 năm 2014 vì bệnh ung thư não, nhà văn Đào Hiếu  sau đóđã tiết lộ trên mạng internet rằng  năm 1996 bà từng bị một tổ chức bí mật tố cáo trước Bộ chính trị ĐCSVN Võ Thị Thắng là nhân viên của tổ chức tình báo CIA đang hoạt động tại VN mà không một nhân vật Bộ Chánh trị Đảng CSVN nào tin nhưng cũng chẳng ai bào chữa cho bàNăm 1999 tổ chức bí mật này đã cho""sát thủ"" sang Mỹ chờ ám sát  bà Thắng khi bà đươc mời công du Mỹ nhưng may là bà bỏ chuyến đi Mỹ mà công du Trung Quôc nào ngờ khi bà về VN tổ chức này lại cho người mai phục đón xe bà để bắt cóc bà nhưng không ngờ khi ấy bà bị lạc va li hành lý chưa ra xe đươc ,xe đi đón chờ mãi không liên lạc được với bà đành về không, mấy giờ sau bà tìm được va li đi tắc xi để  về nhà .Bà Thắng phải mãi tới khi nghỉ hưu mới hết bị tổ chức bí mật nọ đánh phá.Điều đáng    chú ý là bà Thắng luôn đươc một nhân vật dấu tên gọi điện cho biết trước những gì tổ chức bí mật kia sắp""chơi""      bà.Theo chỗ Lão Hủ biết thìcái  tổ chức  bí mật'"" chơi"" bà Thắng chính làTổng cục 2 bộ Quốc phòng do tướng Nguyễn Chí Vịnh chỉ huy và người phá vụ án bắt cóc bà Thắng là nguyên thượng tướng công an Nguyễn Khánh Toàn
Điều đáng chú ý nhà văn Đào Hiếu là em rể luât sư Trần Quốc Thuận  mà luật sư Thuận nguyên phó chủ nhiệm văn phòng quốc hội đã nghỉ hưu chính là chồng bàVõ Thị Thắng.
VN la hoảng gì đây
Sau khi  Tòa  án tối cao bang Victotia[Úc] ban  hành lệnh kiểm duyệt liên quan tới vụ án  in tiền polymer có nêu tên một số quan chưc cao cấp nước ngoài trong đó có VN. Việc làm này xúc phạm danh dự cá nhân lãnh đao VN cũng như hình ảnh đất nước VN Bộ ngoại giao VN mời đai sứ Úc ở VN tới yêu cầu Úc giải thích nghiêm chỉnh lệnh kiểm duyệt này và công khai khách quan về vụ án để mọi  người hiểu sự thật

Đươc biết các nhân vật VN đươc nêu tên trong bài kiểm duyệt là nguyên tổng bí thư Đảng CSVN Nông Đưc Mạnh,nguyên thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước VN Lê Đưc Thúy và đương kim thủ tương VN Nguyễn Tấn Dũng
Tòa đai sứ Úc đã trả lờibộ ngoại giao VN một     cách khá nghiêm chỉnh rằng tòa tối cao bang Victoria[Úc] ban hành lệnh kiểm duyệt liên quan tới vụ án in tiền polymer có nêu     tên một số quan chức nước ngoài trong đó có VN vì cuộc điều tra của tòa chưa có kết quả cuối          cùng ,tòa muốn bảo vệ những người liên quan    nên kiểm duyệt chứ không có ý gì khác. VN làm om sòm vụ này chắc chắn nội bộ đang    có vấn đề đâu đá ở cấp cao.
Làm gì có mà tìm
Đài phát thanh Áchâu tự do [RFA]ngày 24        tháng 8  vừa rồi dẫn theo Thời báo Kinh tế Saigon thì ông Bùi Quang Vinh bộ trưởng Bộ Kế Hoạch Đầu Tư mới tuyên bố một câu  được coi  làcâu nói vàng trời''Chúng ta cứ nghiên cứu mãi mô hình Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà có tìm ra đâu,vì sự thật      làm  gì có thứ đó mà tìm""
Nhà báo Phạm chí Dũng bị TTXVA ""tố''
TTXVA một thông tấn xã vỉa hè trên mạng internet vừa tố  nhà báo con nhà cộng sản nòi Phạm Chi Dũng người từng là nhân viên ban An ninh Nội chính Thành ủy Đảng CSVN TPHCM và thư ký riêng cho ông TrươngTấn Sang khi ông Sang là thường trưc ban bí thư là ""công an nằm vùng""trong lưc lương dân chủ ở VN. Sự tố cáo của TTXVAlàm Lão Hủ liên hệ ngay tới chuyện ông Uyên Thao giám đốc nhà xuất bản Tiếng Quê Hương ở Mỹ vừa xuất bản một cuốn sách của Phạm Chi Dũng ở Mỹ. Tại nước Mỹ in sách tiếng Việt phải có tài trợ, ông Uyên Thao nổi tiếng là ngươi in sách ở Mỹ nhận tài trợ từ nguồn an ninh văn hóa VN.
Nhà văn Toàn phong Nguyễn xuân Vinh và cuốn sách ảnh hưỏng cả đời.
Theo tiết lộ của nhà văn Toàn Phong Nguyễn xuân Vinh thì hai cuốn sách ảnh hương tới cả đời ông đó là cuốn Tâm hồn Cao Thương bản dich một cuốn sách của tác gia ngươi Ý tên Ed mondo Amicis của nhà giáo Hà Mai Anh và cuốn truyện ngắn Hoa Vông Vang của nhà văn Đỗ Tốn. Điều đáng chú ý là Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh từng đoạt giải thương văn chương toàn quốc dươi chế độ  đệ nhất Cộng Hòa.
Đèn cù
Đèn cù là tự truyện  của Trần Đĩnh [tác giả lại cọi là truyện tôi]đươc báo Người Việt xuất bản ở  Mỹ .Theo nhà báoNgô Nhân Dụng cây bút trụ cột của báo Người Việt thì Trần Đĩnhlà một cây bút  do Trường Chinh đào tạo ra từng là cây bút chủ chốt của báo Sự Thật[tiền thân của báo Nhân Dân]Điều ly kỳ là Đèn Cù đề cập toàn chuyện thâm cung bí sử của các lãnh tụ ĐCSVN nhất là nhân vật Hồ Chí Minh .Theo Trần Đĩnh Hồ Chí Minh là một ông Tầu già rất đa dâm ngày nào cũng phải có gái cho ông già  này.Hồ Chí Minh nói giỏi tiếng Hẹ [Khách gia]và  sống sinh hoạt ăn uống theo kiểu ngươi Hẹ[đúng như Hồ Tuấn Hùng viết trong cuốn Hồ Chí Mnh sinh bình khảo Hồ chí Minh là một điệp viên của Cục Tình Báo Hoa Nam và là một ngươi Trung Quôc thuộc dân tộc Hẹ].
Đám giỗ Hồ chí Minh
Sau 45 qua đời mãi tới năm nay Đảng CSVN mới tổ chức cúng giỗ Hồ Chí Minh tại hai nơi là Phủ chủ tịch[dinh toàn quyền cũ ở Hà nội]và Cao Bằng.Tai Hà nội người ta thấy Trương Tấn Sang chủ tịch nước,Nguyễn Tấn Dũng,Thủ tướng chánh phủ ,Nguyễn Sinh Hùng chủ tịch Quốc Hộivà Trần đai Quang tới thắp nhang cúng giỗ, tại Cao Bằng người ta thấy Lê Thanh Hải bí thư thành ủy TPHCM tơi thắp nhang khấn vái tuyệt nhiên không thấy bóng ngài Tổng bí thư ĐCSVNNguyễn Phú Trọng đi cúng giỗ Hồ chí Minh.
Hồ chí Minh giết Trần Đăng Ninh
Theo nhà báo Phan Châu Thành  viết trên báo điện tử Dân Làm Báo thì năm 1955 Trần Đăng Ninh là nhân vật đứng hàng thứ hai trong Quân ủy trung ươngViệt Cộng người thứ nhất là Võ Nguyên    Gíáp ,người thư hai là Trần Đăng Ninh,người thư ba là Nguyễn Chí Thanh nhưng vì Trần Đăng Ninh biết Hồ Chí Minh là người Tầu nhân viên cục tình báo Hoa Nam nên Hồ chí Minh đã quyết đinh giết Trần Đăng Ninh băng độc dược thế là Trần Đăng Ninh chết và được truy điệu rồi đươc đặt tên đường ở Hà nội.

Đoàn luật sư Hà nội tổ chức hội thảo về thông tư 28 bị ngăn cản
Sau khi liên đoàn luật sư VN có văn thư phản đối thông tư số 28 ngày 7 tháng 7 năm 2014 của bộ công an""Qui định về công tác điều tra hìnbh sự trong Công An Nhân Dân"" nâng cao vai trò của điều tra viên ,hạ thấp vai trò của luật sư,đoàn luật sư Hà nội liền tổ chưc hội thảo về thông tư 28 tại hội trương Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội vào ngày 16 tháng 8.Đoàn luật sư Hà nội đang tiến hành tổ chưc hội thảo thì bất ngờ chiều 15 tháng 8 nhận đươc điện thoại của chánh văn phòng Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội cho biết Viện phải chấp nhận đề nghị của công an không cho thuê hội trường để tổ chức hội thảo về thông tư 28 được.Viện sẽ bồi thường thiệt hại cho Đoàn luật sư Hà nội mong Đoàn luật sư Hà nội thông cảm.
Đài truyền hình ANTV tuyên dương Đảng Đai Việt Duy Dân
Đài truyền hình ANTV cơ quan ngôn luận của bộ Công An VN trong buổi phát hình chiều 18 tháng 8 năm 2014 đã nói về cuộc khởi nghĩa     ngày 18 tháng 8  năm 1960do các chiến sĩ Đảng Đai Việt Duy Dân phát động ở hai tỉnh Nam Định và Thái Bình mà công An Việt Cộng đã   đàn áp khiến cả trăm người hi sinh  cả ngàn người bị bắt.
Trương Vĩnh Trọng ung thư gan
Ông Trương Vĩnh Trọng là một trong những ủy viên bộ chánhtri thuộc loại trong sáng dám nghĩ dám làm dám chống tham nhũng nhưng tới đai hội 11 bị yêu cầu rút lui .Trước khi Trương Vĩnh Trọng nghỉ bộ chánh trị thì tướng Tư Bốn[trung tướng Nguyễn Việt Thành ngươi cầm đấu phá   án Năm Cam cũng bị cho về hưu.Mới đây tường Tư Bốn cho báo chí biết có khả năng ông sẽ bị ra tòa về vụ đánh án NămCam tại Bình Dương và ông mới thăm  nguyên ủy viên bộ chánh trị Trương Vĩnh Trọng được biết ông Trọng có năm khối
 u trong gan đang điều trị bệnh ung thư gan ở giai đoan cuối.

Trưởng ban nội chính trung ương nhiễm xạ
Theo tin trên Internet và được con trai ông Nguyễn Bá Thanh xác nhận thì ông Nguyễn Bá Thanh trưởng ban nội chính trung ương Đảng CSVN kiêm phó trưỏng ban chống tham nhũng cũng của Đảng CSVN đã sang Mỹ chữa bệnh hiểm nghèo từ trung tuần tháng tám.Theo tin của mạng Cầu Nhật Tân thì ông Thanh bị nhiễm xạ nặng phải sang Mỹ vào bệnh viện Johns Hopskins Medecine ghép tủy vì bị nhiễm xạ từ khi ra Hà nội làm trưởng ban nội chính  chỉ huy đánh án 0272,một vụ án làm 50 sĩ quan công an nhiễm xạ trong đó có ông Nguyễn bá Thanh,nhiều sĩ quan công an cao cấp tham gia vụ đánh án 0272 đã tử vong vì nhiễm xạ.
Thơ của Phan thị Vàng Anh
Nhà văn Nhật Tuấn vừa đưa lên mạng hai câu thơ của Phan Thị Vàng Anh mà ông cholàđáng ghi vào bia đá ,hai câu đó như sau
Bác Mao nào ở đâu xa
Bác Hồ ta đó chính là bác Mao
Đáng chú ý Phan thị VàngAnh là con gái cưng của nhà thơ Chế Lan Viên.
Trịnh Bình An đọc truyện ngắn Măc Đỗ
Trang mạng Gió O của Lê Thị Huệ vừa đăng bài của tác giả Trịnh BìnhAn đoc truyện ngắn Măc Đỗ khá thú vị,Lão Hủ xin tóm lược để quí độc gia yêu văn chương tỏ tường
Theo Trịnh Bình An thì Măc Đỗ viết văn hơn nửa thế kỷ nhưng tìm trên mạng chỉ thấy ghi là dich giả và tác giả mấy truyện ngăn nên Trinh  Bình vớ đươc tuyển tập truyện ngăn của Măc Đỗ trên Gió O thì đoc liền và thấy lối viêt của Măc Đỗ từa tựa Somerset Maugham nhưng kết truyện lại giống Guy De Maupassant.
Nói về chuyện Măc Đỗ bị Võ Phiến chê là văn chương làm dáng Trịnh Bình An trich đoan nhàvăn Măc Đỗ trả lơi nhà báo Nguyễn Tà Cúc trong đó Măc Đỗ khẳng đinh hai chữ làm dáng    là của Măc Đỗ dùng chỉ một nhân vật trong truyện dài Siu Cô Nương của ông và Thanh Tâm Tuyền sau khi dìm không cho đăng truyện ngắn của ông trên tạp chi Sáng Tao đã mượn hai chữ này khi viết bài văn chương làm dángVõ Phiến chỉ là ngươi nhai lại chữ Thanh Tâm Tuyền mượn của ông  sau khi dìm không cho đăng truyện ngắn của ông trên tạp chi Sáng tạo viêt bài bôi bác ông với tựa đề văn chương làm dáng
Theo Măc Đỗ cái bút danh Măc Đỗ do thầy ông đặt cho ông ý nói ông là một người họ Đỗ        khiêm nhường[ông tên khai sinh là Đỗ Quang  Bình]
Không biết thầy của họ Đỗ lúc đăt bút danh Măc Đỗ cho người hoc trò Đỗ Quang Bình có biết trước đó nhà
nhà thơ Trần Mai Ninh đã viết nhiều truyện ngắn truyện dài đăng trên tuần báo Bạn Đường của Hướng Đao Sinh VN do huynh trưởng Trần Điền làm chủ nhiệm kiêm chủ   bút không.Điểm đang chú ý là Trần Mai Ninh ở trong bộ biên tập báo Bạn Đương cùng nhà văn Nguyễn Tuân.

Văn chương me Mỹ và văn chương con nhà Tướng
Hiện nay trong thế giới những người VN viết văn bằng tiếng Anh nổi lên mấy nhân vật như  Phùng Lý Lê[Hayslip]  Nguyễn Phan Quế Mai  và Cao Lan,Lữ Thị Anh Thư hai ngươi trên là phụ nữ Việt lấy chồng ngừoi Mỹ mà dân gian gọi là me Mỹ,hai ngươi dưới một là con gái đại tướng QLVNCH Cao Văn Viên,một là con gái trung tướngQLVNCH Lữ Lan.Hai ngươi trên nổi nhất là Hay slip      Phùng Lý Lệ học chưa hết trung học nhưng truyện của bà từng được đao diễn lừng danh Hollywood  Olive Stone đưa lên phim ảnhcòn Nguyễn Phan Quế Mai học cao hơn nhưng viết  kém hơn tuy nhiên lại giỏi nịnh Việt Cộng.Hai con nhà tướng thì Cao Lan đã trở thành nhà văn viết tiếng Anh có sách bán chạy còn Lữ Anh Thư thì vẫn nhì nhằng.
Văn chương Tầu
Hai nhà báo Trầm ngư và Nhị độ trong bài Mùi người tình đăng trênANTG cuối tháng 8 có một đoạn văn chương Tầu khá thú vị Lão Hũ xin     trích đăng lại nguyên văn""Văn học Trung Hoa thời hiện đai có một đoan tả mùi của người tình khá đăc biệt trong tác phẩm nổi tiếng Phế Đô của Gỉa     Bình Ảo.Tả cảnh ái ân của Trang    Chí Diệp[nhân vật chính] với người tình  A    Xán ở chương 18  tác giả viết ""A Xán kéo anh xuống anh ngửi chỉ thấy một mùi thơm lạ lùng.A Xán  nói :người em thơm đấy.Mục Gỉa Nhân đã từng bảo thế,thằng nhóc con em cũng nói như vậy,anh ngửi ở dưới thì biết chỗ ấy mới thơm.Trang Chí Diệp phủ phục xuống quả      nhiên  có một luồng khí thơm bốc lên nóng hổi liền cảm thấy mình như ở trong sương mù""

Văn chương Tầu hiện đai khiếp quá


Ngày Đôc Lập
Luật sư Lê Công Định quả quyết ngày Độc Lập của nước Việt Nam phải là ngày 11 tháng 3 năm 1945,ngày hoàng đế Bảo Đai ra tuyên cáo Việt Nam Độc Lập,chứ không thể là ngày 2 tháng 9 năm 1945 .Theo luật sư Lê Công Đinh ngày 2  tháng 9 chỉ có thể là ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của Việt Cộng.Luật sư Đinh quả là người biết nghiên cứu lich sử.
Báo Tuổi Trẻ đăng nhật ký của con trai lớn  cốTổng Thống Trần Văn Hương
Con trai lớn của cố tổng thống VNCH Trần Văn Hương tên Trần Văn Dõi vốn là một Thanh      Niên Tiền Phong năm 1946 lẻn lên tầu Pasteur ra Bắc với mục đích tìm vũ khí cho miền Nam nhưng tới Hà nội thì lại đúng dịp""toàn quốc   kháng chiến""ông Dõi xung vào đội tư vệ thành ở Việt Nam Học Xá rồi vào ""đội quyết tử cho tổ quốc quyết sinh'"".Khi chiến dịch Điện Biên Phủ xẩy ra ông dõi được cử làm lãnh đao binh đoàn tiếp vận cùng với Trần Đăng Ninh.Sau Điện Biên Phủ ông Dõi bị bỏ rơi,ông Dõi chính là ngươi ma chay cho cố tống thống VNCH Trần Văn Hươngvà cả cuộc đời ông Dõi là quả chanh vắt hết nươc bị quăng đi.Ly kỳ là báo Tuổi Trẻ đã trích đăng một phần nhật ký của ông Dõi.

LÃO HỦ

No comments: