LÊ ĐẠI THANH * CUỐN SỔ TAY
Lê Đại Thanh
Cuốn sổ tay
Khi tôi đến thì
Bảo sắp tắt nghỉ. Đôi mắt đã dại hẳn, đồng tử đưa ngược lên, Nhưng đôi
môi lắp bắp thoáng một nụ cười, đôi môi như đang nói một câu gì chưa dứt
đoạn với một người thân nào ở xa.
Sách vở, mấy bản
thảo, giấy má, một số phác hoạ ném trên bàn, trên mặt chiếu hoa, dưới
đất, nằm cả trên ngực, trên cánh tay người sắp chết. Một bông hồng quế
đỏ tươi cắm trong một chiếc cốc nước pha lê trong suốt. Một bức ảnh in
trên giấy lụa mầu nâu để dựng nên một chồng tác phẩm ngoại quốc. Bức ảnh
chụp một bến sông có một người đàn bà ăn mặc cán bộ đứng quay mặt lại
vẫy nón chào ai, Nét mặt có một sức cám dỗ đặc biệt nhất là nụ cười toát
ra một tình yêu thắm thiết say mê.
Tôi là người biết rõ
Bảo hơn ai hết. Anh là người yêu bạn hơn bản thân mình và có thể hy
sinh tất cả để làm một việc anh thích. Không có một điều gì anh không
nói với tôi. Nhưng hôm nay nhìn bức ảnh, tôi thấy còn một chuyện anh
giấu hay chưa kịp nói. Tự nhiên tôi thấy thương Bảo vô cùng. Mỗi người
chết như mang đi một câu chuyện, một tâm tình, một cuộc đời. Người văn
nghệ sĩ chết chôn với mình ít nhất một tác phẩm.
Tôi phải can đảm lắm mới chặn nổi mấy dòng nước mắt nghẹn ứ ở cổ khi Bảo nắm chặt tay tôi thầm thì như nói một mình.
“Biển
mặn nuôi ngọc trai. Ngọc trai có là vì biển mặn. Có ai nuôi ngọc trai
trong ao tù được đâu. Người làm văn làm thơ, người nghệ sĩ cũng chỉ là
những con trai nhả ngọc, Không làm được việc đó đau xót như người đàn bà
không có con… Tác phẩm là hòn máu của người văn nghệ sĩ để lại cho
đời.”
Nói xong anh tắt nghỉ.
Tôi nhắc
cuốn sổ tay trong tay người bạn với cảm giác đang rứt ra một trái tim
nâng trong tay mình, Một mảnh giấy nhỏ vương ra, tôi đọc:
“Gửi anh cả sinh mệnh của tôi”.
“Có
ai đến lấy thì anh đưa, nếu không đó là kỷ niệm nhỏ tôi tặng anh, vì đó
là cả một cuộc đời. Chưa tác phẩm nào của chúng ta nói lên được con
người xứng đáng giai đoạn của chúng ta. Anh cố gắng làm việc đó.”
…
Tôi hiểu cả. Cuộc sống của chúng tôi kết tinh cả ở đây, từng giọt tư
tưởng chắt lại trên những trang giấy nhỏ, tôi nghĩ đến cuốn sổ tay của
tôi. Con ong phải lấy phấn trăm hoa rừng lọc qua cơ thể mới nhả nổi một
giọt sương mật. Một trang sổ tay có thể là một ngày sống, một đêm trắng,
một cuộc gặp gỡ - một lời nói yêu thương hay mấy nét nguệch ngoạc viết
giữa phút cái sống và cái chết giằng co nhau.
Một trang sổ tay có thể là một mảnh đời bỏng nung cuộc sống.
Phải
đấu tranh tư tưởng mãi mới dám đọc. Đọc cuốn sổ tay của người văn nghệ
sĩ như đi sâu vào cuộc đời một người đàn bà - Đêm tối đầy bí mật nhưng
cũng đầy những vì sao lấp lánh khó khăn lắm mới lách nổi qua những con
đường đi của tâm tình.
Người đàn bà ở đâu cũng có một
chỗ đứng rất đặc biệt nhất là trong sổ tay của người văn nghệ. Nhiều chữ
nhiều câu viết tắt – ghi bằng dấu – những tên chỉ là một chữ hoa, một
nét vẽ tượng trưng.
Có những phác hoạ một khuôn mặt trái xoan, một đôi mắt dài và xếch, một cặp môi hiền dịu nét vẽ mềm và nhanh rất linh động. Má hồng nhiều khi là hai vết mực xanh đậm.
Vài
trang đánh dấu những ngày qua một đồn giặc ở địch hậu – mấy trận đánh
dọc theo sông Luộc, mấy đợt phát động quần chúng ở Việt Bắc và cả đợt
cải cách ruộng đất gần đây.
Rồi những câu thơ viết dở,
những chủ đề của một số truyện ngắn truyện dài. Chữ viết li ti, mực phai
nhoà (vì mưa hay vì mồ hôi, nước mắt?). Có tờ còn mang cả vết bùn.
Giở
từng trang giấy, đọc từng dòng, tôi thấy cuốn sổ tay không còn phải là
một vật riêng biệt của người đã chết. Tôi lọc ra một số trang ghi chép –
sắp xếp lại cho có hệ thống – Tôi muốn làm sống lại bạn tôi. Tư tưởng
con người vẫn là một cái gì bất diệt khi nghệ thuật làm rung lên rất
mạnh con tim người đọc mình, xem mình, nghe mình cũng vậy.
Đây là nội dung mấy trang giấy nhỏ:
4-6-47.
Tôi phải viết. Tôi muốn viết rất nhiều. Tôi thèm viết như người đói
thèm ăn. Chung quanh tôi người ta sáng tác khá nhiều nhưng chưa thấy một
tác phẩm nào dựng được một con người cho đúng. Tôi lao vào đi tìm con
người trong chiến đấu. Con người lù lù trước mắt như rặng núi xanh to
lớn vĩ đại. Nhưng đi đến con người cũng như đi đến với trái núi. Mầu
sắc, hình dáng, cây cỏ, cả đến cảm xúc, tình cảm không còn giữ tính chất
đầu tiên của nó. Có lúc tôi đã thất vọng lo sợ, tôi muốn nắm lấy con
người. Con người như dòng nước chuồi dưới tay tôi. Nhưng tôi không chịu
nản.
13-1-48. Tôi đã nhìn rất kỹ cuộc sống chung quanh,
tôi ghi chép hằng ngày những sự việc, tôi sống với người nông dân để
viết. Bản thân tôi có lúc chùn lại trước một sự thực sống giữa con người
mà không trông thấy con người.
Tôi đã tìm ra một chân lý cho tôi: Cả bao nhiêu thế kỷ chung đúc lại mới có được một Nguyễn Du.
25-12-49.
Địch đã đổ bộ lên Sa Cát phía gần Cầu Bo Thái Bình. Chúng dồn nhân dân
tới sát biểu định cắt đôi Liên khu III để tiêu diệt quân đội chúng ta.
Bản hùng ca của dân tộc đang được những người vệ quốc quân và những du
kích viết bằng dao quai bằng súng và cả bằng máu mình nữa.
Đứa con gái lớn của tôi cõng đứa em bé lên ba theo nhân dân hồi cư khóc nói với tôi:
"Con về quê tăng gia để nuôi em. Nhưng bố đừng để chúng con phải chờ lâu bố nhé."
Tác phẩm của tôi viết bằng nước mắt đang mọc rễ trong đầu tôi.
Rồi mặt trận vỡ.
Những
người vệ quốc quân gan dạ im lặng bọc vũ khí vào chiếu, chia thành
những đơn vị nhỏ chuyển vào hình thái chiến tranh bí mật.
Tôi
không muốn viết gì lúc này. Chỉ còn một con đường: phải tìm hiểu những
con người trước mắt của tôi. Tôi đã đi theo một đơn vị tác chiến…
3-3-1950.
Hôm nay địch quây tròn càn quét. Và cũng hôm nay tôi nhận thấy giá trị
của con người, Chúng tôi bị o ép trong một vòng vây hẹp như lòng bàn
tay. Chỗ nào cũng thấy bóng địch: ruộng ngô, bờ đê, trên cầu, trong mấy
chiếc đình vùng Cầu Nại, cả trên mặt sông. Địch cứ vây, chúng tôi cứ
chạy, hai bên nhìn thấy rõ mặt nhau,
Có lúc tôi có cảm
giác là con chim bị mắc cạn, rúc đầu vào nan lồng mà không chỗ nào tìm
thấy lối thoát ra. Lúc người ta mạnh dạn đương đầu với cái chết là lúc
tôi nghe lòng con người vững chắc nhất.
Một chị cán bộ mặc áo cánh trắng đeo chiếc túi xanh thay vội chiếc áo nâu, thản nhiên nói to bảo nhân dân:
"Các ông các bà cứ đi vào mấy làng trước mặt kia, thế nào cũng có cách tránh tai nạn."
"Nhưng đấy là làng tề!"
"Tề thì cũng là chúng ta. Vào là sống."
Giọng nói sắc và gọn. Đôi mắt xếch và dài của người cán bộ nữ sáng một nét rắn rỏi.
Chúng
tôi rẽ xuống bãi ruộng ngô xanh nhắm gốc cây gạo phía trước mặt mà
tiến. Bùn phù sa láp nháp bám chặt lấy bàn chân lôi chúng tôi lại. Tôi
cứ nhìn chiếc áo nâu và chiếc túi con xanh mà bước. Có một sức mạnh thúc
đẩy, quấn chặt lấy đầu óc, lôi cuốn. Tâm thần căng thẳng.
Tôi không nhìn thấy địch, không nhìn thấy nguy hiểm, mà nhìn thấy một tác phẩm hiện hình…
Thế là thoát. Bẩy hôm sau, tôi, Lý và mấy người cán bộ quân sự luân phiên nhau nằm hầm bí mật và đi nghe ngóng tin tức.
Sống
một tuần trong hoàn cảnh tôi là sống bảy năm trong cuộc đời. Tôi thầm
cám ơn sự may rủi cho tôi gặp tai hoạ – và gặp Lý. Con người văn nghệ ở
trường hợp sáng tạo, khát khao sống – say mê sống - thèm uống vào sự
sống ừng ực từng ngụm lớn. Con người, tôi đã tìm thấy ở đây rồi.
Tôi
nhớ mãi tiếng đạn tiểu liên reo khô xé rách mướp những thân ngô non.
Con chó Béc-giê cao lêu nghêu chồm qua bãi ruộng cắn lên những tiếng ông
ổng. Tôi ngửi rõ thấy cả mùi hôi khai và nồng ở người nó bốc hơi. Lý
giật mạnh cánh tay tôi kéo nằm úp mặt xuống một rảnh đất sũng nước. Một
người đàn bà nông thôn đang nằm với chúng tôi vụt chồm dạy xoã tóc ra
kêu rú như người điên. Bốn tên lính Pháp ập tới kéo vội đi. Tôi nghe rõ
tiếng Lý rít hàm răng lẩm bẩm:
"Quân dã man!"
Ba
hôm liền chúng tôi phải nhịn đói, chân tay tê dại. Đôi mắt dài và xếch
của Lý mỗi phút như bắt mạch tinh thần lên xuống của chúng tôi tất cả
năm người. Có lúc đôi mắt Lý gặp đôi mắt của tôi. Chúng tôi nhìn nhau
rất lâu không nói gì. Tôi đã sắp xếp được trong đầu tôi cả một câu
chuyện. Sáu tiểu đoàn địch kéo qua Cầu Nai xuống ca-nô về Nam Định,
Tiếng súng Pạc Hoọc hay tiểu liên từng phút nổ ròn qua những cành cây
me, và cây gạo làm bay lên từng đám quạ đen. Từ dưới hầm nước sâu, tôi
nghe thấy cả cuộc đời bên trên – tiếng kêu, tiếng doạ nạt – tiếng van
lơn – tiếng khóc của một em gái – tiếng cười ồm ồm của mấy tên quỉ dâm
ô.
Lý và tôi nhiều khi phải nhắm mắt lại tránh nhìn
nhau. Cái đau xót cái căm uất thấm vào mạch máu, vào tim, vào óc nhức
nhối khi kim châm không chịu được. Cái đau xót của đồng bào chúng tôi
thấy khắc vào da thịt chúng tôi hằn thành những nét chạm phù điêu.
10-3-50. Hôm nay người nông dân giấu chúng tôi mang cho mấy củ khoai và một mo cơm nắm chỉ tay về phía Duyên Hà nói vội:
"Các anh các chị đi cho nhanh – Bọn Phòng Nhì và hương dũng ở Hưng Nhân xuống đang đi sục hầm, tìm cán bộ ấy."
Chúng tôi đi tắt ở cổng sau lội qua ruộng nước.
Lý chuyển cho mỗi người mo cơm dặn ăn đỡ lòng một hai miếng còn phải để dành.
"Có thể chúng ta chưa bắt được liên lạc ngay đâu."
Bảy hôm mặt trận vỡ.
Bảy hôm tôi yên trí là địch đã càn quét hết cả khu hoạt động của chúng tôi.
Nhưng
mới đi được một giờ bỗng chúng tôi nghe thấy tiếng súng cối và tiếng
lựu đạn trong một thôn xa. Một anh cán bộ quân sự nghe ngóng một tràng
đại liên rồi kêu to.
"Đúng là quân ta rồi!"
Những
con mắt tìm nhau. Từ bé tới giờ tôi mới được thấy hãnh diện là người.
Tôi muốn ôm lấy từng đồng chí chung quanh, để nói một lời vui. Tôi thấy
dân tộc gian khổ quá và vĩ đại quá.
Lần thứ nhất tôi thấy Lý cười – đôi môi mỏng có một nét đồng tiền lúm xuống ở góc.
Nhiều trang sổ tay của Bảo ở đoạn này bị đứt quãng. Nước mưa, vết bùn dính một tập ngắn vào nhau.
Từ đoạn sau có nhiều những câu ngắn hằn học, bất mãn. Hình như có một giai đoạn nào đó Bảo không vừa ý với cuộc sống.
Tôi chép lại đây mấy câu thơ khôi hài viết bằng chữ mực mầu cánh cam tươi.
Thủng cả hai đầu đứt cả quai
Dưới đó có mấy dòng chú thích bằng bút chì nét yếu và mềm nhưng chữ rất nắn nót:
"Đừng viết thế, dù đó là sự thực. Anh em thân người ta lại cười cho."
Ký tên: Người bạn ra đi
Tiếp theo mấy trang sau có bốn câu thơ ghi vội bằng mực đỏ:
Người về đuôi mắt ngời sao
Rưng rưng lệ nhỏ má đào nhẹ hoen.Người đi tựa cánh mui thuyền
Bâng khuâng mơ dải tóc huyền phủ vai.
5-4-1950.
Tôi thèm viết quá rồi, không chịu nổi sự thằn thúc của sáng tác. Nằm
trên một sàn gác tôi khơi to đĩa đèn dầu chẩu để viết. Tôi viết hối hả
như người đói được ăn. Hình ảnh Lý giúp tôi rất nhiều. Có lúc mệt quá
ngủ gục trên sàn tre. Nghe tiếng trâu rũi sừng vào cột ngoàm thở phì phì
mới mở mắt thì người chủ nhà đã thức dậy giã thình thịch một cối lúa
lấy gạo ăn bữa sáng để cả nhà còn đi rừng. Tôi nhìn rất lâu bức ảnh của
Lý chia tay trên sông. Số giấy viết cạn dần nhưng sau ba tháng làm việc
tác phẩm đầu tay của tôi đã thành. Tôi viết đi viết lại năm lần.
Sau
mấy trang này tôi đã nắm được sự việc vì Bảo đã kể cho tôi nghe câu
chuyện của anh. Sau ngày qua sông, anh vượt bến đò Nhật Tảo về khu tìm
cách cho in tập truyện của anh. Nhưng người phụ trách sau năm tháng nhận
xét trả lời gọn lỏn một câu viết trên một mẩu giấy báo đưa cho liên lạc
cầm ra.
"Lúc này cần in những tập ca dao, hay kịch
tuyên truyền để phục vụ đòi hỏi trước mắt. Trả lại anh bản thảo để anh
sử dụng. Nếu có điều kiện sẽ viết thư cho anh sau."
Bảo
uất ức để đầu trần đi lang thang trên con đường Xích Thổ giữa ban ngày.
Thời kỳ này là thời kỳ máy bay địch ráo riết kiểm soát các đường giao
thông của chúng ta. Bảo bất chấp cái chết. Anh rủ tôi đi vào miền địch
hậu Nam Định. Ở đây chúng tôi đã gặp một thi sĩ dùng những bản đất in
thơ, rồi cho vợ gánh từng tập ra chợ bán. Thơ dí dỏm nói đúng sự việc
của địa phương. Giá lại rẻ vừa với túi tiền của bà con đi chợ nên những
tập thơ nhỏ bán chạy như tôm tươi.
Bảo cũng rất tán
thành cách làm việc tháo vát thích ứng với hoàn cảnh của người bạn thi
sĩ! Nhưng anh cũng rất buồn về việc đó. Anh làm một bài thơ châm biếm
dài mà tôi còn nhớ mấy câu:
Mòn tay viết lách năm năm
Thơ in đất thó truyện nằm ổ rơm
Gác sàn gối cánh cô đơn
Giấc mơ gặp bạn chập chờn lửa khuya
Câu
chuyện đến đây là chấm hết. Mấy tờ cuối cuốn sổ tay bị xé rời mép còn
gợn vết răng cưa. Gần một tháng tôi tìm cách lục lại một số tài liệu và
các bản ráp khác của Bảo để xem có gì sử dụng được không. Tôi muốn làm
sống lại bạn tôi dù chỉ bằng mấy dòng ngắn: Người văn nghệ sĩ thường
cũng chỉ có hai bàn tay trắng và cái thiên tài của mình làm cái vốn độc
nhất trong đời. Không thể hiện được cái thiên tài đó bằng tác phẩm, chết
không nhắm mắt nổi. Thì một hôm có một người đàn bà đến thăm tôi.
Khuôn
mặt gầy, đôi mắt xếch và dài, nét da xanh mái. Chúng tôi nói chuyện rất
lâu về sáng tác, những thắc mắc của con người sáng tác, những giằng co
vật lộn của nội tâm trước vấn đề sáng tạo nhân vật dựng lên cuộc sống.
Người đàn bà tỏ ra thông minh và rất am hiểu văn nghệ.
Tôi hỏi tên, người đó không nói.
Chỉ khi ra về, chỉ một ngón tay lên mặt bàn đúng vào một tập tài liệu:
"Tôi muốn xin ông những cái này vì đây là một người tôi quen thân."
Tôi bất giác kêu lên:
"Đồng
chí là người kí tên ở dưới bài thơ của anh Bảo phải không?" Người đàn
bà khẽ gật đầu, nhẹ nhàng rải chiếc khăn tay lụa mỏng kẻ ô đỏ gói cuốn
sổ tay và tập bản thảo để ở góc bàn của tôi, trân trọng như gói một di
vật hay một mớ ngọc châu.
Khi người ấy đi khuất đã lâu,
tôi bàng hoàng như vụt tỉnh một giấc mơ, tự trách mình là quá nhẹ dạ tin
người, và nhận thấy tôi có lỗi nặng với Bảo.
Nửa tháng
sau tôi còn hối hận về việc đó, nhất là việc quên không hỏi tên và địa
chỉ người đàn bà, thì một hôm nhận được một phong thư chữ mực viết mầu
xanh cánh cam thật tươi, nét yếu nhưng rất duyên dáng.
"Cám
ơn ông đã tin ở tôi. Người bạn thân của ông không dặn tôi địa chỉ của
ông thì tôi không biết đâu mà đến. Tôi quí những bản thảo và cuốn sổ tay
của Bảo hơn cả ông và hơn cả Bảo nữa. Vì tôi là một người đàn bà, một
người đàn bà rất yêu văn nghệ, hiểu rõ tâm trạng những người văn nghệ.
Bảo đã khuyến khích tôi viết mấy năm gần đây nhưng anh căn dặn tôi rất
kỹ: ‘Cuộc đời không cho chúng ta không cái gì. Mỗi dòng viết của chúng
ta phải đổi bằng một dòng nước mắt’. Tôi quí trọng và mến Bảo vì anh đã
say mê cuộc đời, biết yêu thương con người. Tôi cho là một dân tộc văn
minh không sao không yêu những người văn nghệ chân chính. Họ hy sinh cả
cuộc sống của mình, quên cả giầu sang để phục vụ một quần chúng không
bao giờ gặp, hay có khi chưa có mặt trên trái đất khi họ viết.
Tôi cũng đang muốn hy sinh cả cuộc sống của tôi đấy ông ạ, nghĩa là tôi làm văn nghệ. Liệu tôi có may hơn Bảo không? Nhưng cuộc đời nó là thế. Con thiêu thân yêu ánh sáng đèn và chết vì ánh sáng đèn, nhưng có con thiêu thân nào sợ ánh đèn đâu. Ngọn lửa chúng ta cùng thắp lên phải chuyền từ tay người này tới tay người khác mới làm được cái sứ mệnh soi sáng được tâm hồn con người đã chết như Bảo.
Tôi không còn ân hận gì nữa khi được giữ cuốn sổ tay của Bảo. Nó sẽ giúp cho tôi làm được một cái gì. Cuốn sổ tay văn nghệ của tôi sẽ bắt đầu làm việc từ hôm nay đấy.
Ký tên: Lý"
Tự nhiên tôi thấy nhẹ hẳn người như vừa trút được một gánh nặng. Tôi thấy không cần phải thương bạn tôi nữa, Hình như trong cuộc sống anh đã tìm thấy một con người.
GIAI PHẨM MÙA THU 1956 * TẬP II..4
PHAN * KHAI BÚT
“… Giờ thì đã có thể coi như cuộc đời tôi không đi lính ngày nào, vì
tôi lớn lên sau năm 1975. Nhưng cha tôi là lính. Lúc tôi còn rất nhỏ.
Mẹ tôi với tôi, thêm đứa em gái nữa, chúng tôi sống với ông bà nội vì
cha tôi đi lính nên ít về nhà. Nhưng thỉnh thoảng thấy bạn bè của cha
tôi cùng về nhà nội với cha. Thường thì mẹ tôi rất bận rộn chuyện nấu
nướng để phục vụ cho bàn nhậu của cha tôi với các bạn lính của ông.
Riêng tôi rất thích những dịp gia đình đông vui đó. Nhất là được chơi với các chú, bác bạn của cha. Bao giờ tôi cũng học hỏi được một trò hay, hay một mẹo nhỏ gì đó từ những người… trông hơi dữ, nhưng khi tiếp xúc mới biết các chú, bác đều hiền, rất vui tính, và… quỷ quyệt.
Riêng tôi rất thích những dịp gia đình đông vui đó. Nhất là được chơi với các chú, bác bạn của cha. Bao giờ tôi cũng học hỏi được một trò hay, hay một mẹo nhỏ gì đó từ những người… trông hơi dữ, nhưng khi tiếp xúc mới biết các chú, bác đều hiền, rất vui tính, và… quỷ quyệt.
Đương nhiên tôi thích sự quỷ quyệt đó vì tôi là con trai. Tôi học được trò vui nào thì ngay hôm sau vào lớp là làm thử ngay. Lần tôi nhớ nhất là tôi đã canh me thật kỹ, đúng thật đúng thời cơ… thì phải can đảm và nhanh tay vì thời cơ không trở lại bao giờ! Hành động phải dứt khoát, nhanh. Về mặt tâm lý phải chuẩn bị trước để không lộ ra bất cứ sợ hãi nào cho người khác bắt mạch và truy tội mình…
Những lời giáo huấn của chú Tường (là lính truyền tin chung đơn vị với cha tôi). Tôi nhớ rành mạch hơn cả bài học thuộc lòng sau mấy đêm thao thức tới ngủ gục. Thế là vào trường, tôi lợi dụng sáng thứ Hai, toàn trường phải ra sân chào cờ. Đúng khoảnh khắc hỗn loạn nhất, nhưng thuận lợi nhất là khi các thầy cô giáo phải sắp xếp lớp mình cho ngay hàng thẳng lối, và bắt học trò im lặng! Tôi thình lình nắm tay thằng bạn ưa đánh tôi nhất… vỗ vào mông cô giáo lớp bên cạnh – đang quát học sinh lớp cô ấy phải im lặng…!
Quan trọng nhất là khi cô giáo đó hoảng hồn quay ngoắt lại! Nó thì đỏ
mặt, lóng ngóng… như thằng ăn trộm bị bắt quả tang; cô giáo đỏ mặt rồi
chuyển qua tím, qua xanh gì đó… Tôi không thấy gì hết vì tôi đang đứng
nghiêm như một học sinh gương mẫu và im lặng nhất trường, mặt tôi lúc ấy
thánh thiện nhất (ít nhất là tôi nghĩ như thế)! Nên ai dám nghi ngờ gì
tôi chứ! Và rất hiệu nghiệm với gương mặt tỉnh bơ, lại nhận lên đó đôi
mắt trong sáng để chuẩn bị hát quốc ca…
Cô giáo lớp bên cạnh chẳng nghe lời phân bua nào của thằng bạn (bị bán
đứng). Lôi thốc nó đến trước mặt cô giáo lớp tôi – nói một hơi giận dữ
về hành vi của nó. Cô giáo tôi mím môi tức giận, lôi cổ nó vô lớp, quất
không nương tay với cây thước kẻ…
Dĩ nhiên là trí khôn của tôi khi ấy chưa lường được hậu quả. Hay tại chú
Tường say sớm nên quên dạy tôi cách đối phó với hậu quả – là tan trường
ra về, nó dần cho tôi một trận còn tan nát hơn cô giáo dần nó.
Nhưng đã tới hôm nay thì sẽ tới hết đời tôi không quên gương mặt thằng
bạn lúc ấy… đúng là đực mặt ra, muốn chối chối không được vì cứng họng –
nên càng tức với bao nhiêu ánh mắt khinh bỉ của bạn bè nhìn nó; lại ăn
thêm trận đòn oan thì dư hận để nó có thể giết tôi.
Nghĩ lại, nó dần tôi một trận bầm mắt, tím môi là còn nhẹ. Cho dù lớn
lên mới hiểu trò ném đá giấu tay là bẩn thỉu, không bao giờ chơi trò ấy
nữa! Nhưng vẫn không thể nín cười khi bất chợt nhớ những ngày xưa. Nhất
là sau biến cố tháng 4 năm 1975. Thỉnh thoảng cha tôi mới có một, hai,
(thường là chỉ một) người bạn lính ngày xưa ghé thăm. Suốt bữa nhậu hai
người (ba người) không nghe gì ngoài chuyện “ngày xưa tụi mình” của cha
tôi và chú, bác…
Khi gặp lại nhau trong hoàn cảnh nào (vì có khi, có người đang hoạn nạn, bệnh tật, hay gặp chuyện không may… thì cũng chỉ vài câu thăm hỏi, chia buồn với nhau, rất ngắn gọn. Còn lại là nhắc nhớ bạn bè, ôn lại những trận đánh đã cùng nhau chiến đấu; những gian khổ, nan nguy được kể lại trong tiếng cười ngạo nghễ là đặc trưng của lính trong ký ức tôi…
Khi gặp lại nhau trong hoàn cảnh nào (vì có khi, có người đang hoạn nạn, bệnh tật, hay gặp chuyện không may… thì cũng chỉ vài câu thăm hỏi, chia buồn với nhau, rất ngắn gọn. Còn lại là nhắc nhớ bạn bè, ôn lại những trận đánh đã cùng nhau chiến đấu; những gian khổ, nan nguy được kể lại trong tiếng cười ngạo nghễ là đặc trưng của lính trong ký ức tôi…
Rồi tôi đã có gia đình, dư lớn để ngồi chung bàn bia với cha
và chú, bác, là bạn lính cũ của cha khi bất chợt chú, bác ghé nhà thăm
cha tôi. Một tình cảm khác hẳn tình láng giềng, tình chung xóm, chung cơ
quan. Tình thương giữa họ nghe ngọt trong xưng hô “mày-tao” – bất kể
tuổi đời đã là ông nội, ông ngoại. Và ,“Thằng”.
Thằng nào cũng thằng. Nhưng thằng-bạn-lính khác các thằng khác. Thằng chết rồi thì anh em còn ngồi chung chiếu nhậu ngậm ngùi tưởng nhớ. Dù vẫn… chửi thề tơi bời hoa lá về một việc gì đó thiếu thông minh của người quá cố khi còn tại ngũ! Thằng đang bệnh hoạn thì chung nhau chút tiền gởi cho nó thuốc thang, (không ai quan tâm là tao góp bao nhiêu, mày bao bao nhiêu…) chỉ biết thằng đang bệnh hoạn sẽ đỡ khổ, vui mừng với những thằng-bạn-lính không quên nó!
Song vợ tôi là con một nên chúng tôi sống nhiều bên nhà vợ hơn. Cha vợ tôi cũng lính, nhưng cấp bậc thuộc hàng sĩ quan thì sao chứ! Cũng “mày-tao” và tất cả là “thằng” trong những bạn lính mà ông còn gặp. Cha vợ và các bạn lính ở hàng sĩ quan của ông cũng không khác cha tôi và bạn lính ở hàng hạ sĩ quan. Việc tôi được ăn ké ông già vợ đi định cư nước ngoài qua chương trình H.O như một ngoại lệ của lính.
Đời sống mới với gia đình có cha mẹ vợ ở chung. Vợ chồng con cái tôi không gặp khó khăn hay trở ngại gì. Thậm chí thuận lợi hơn nhiều gia đình trẻ như vợ chồng tôi vì chúng tôi được đi chơi khuya – có bà ngoại coi cháu. Tôi được ngủ thêm vì có ông ngoại đưa cháu đi học giùm. Tôi được ăn rau, trái hái từ vườn nhà do ba má vợ trồng. Con cái tôi nói tiếng Việt giỏi vì trò chuyện hằng ngày với ông bà ngoại… Và cũng những bữa nhậu của lính tại nhà. Ban đầu mới tới còn hỏi thăm nhau về sức khỏe; khuyên nhau phải giữ gìn, kiêng cữ nọ kia…
Nhưng đã khui lóc bóc một hồi thì ai cũng bất cần thân thể nữa. Những hôm làm tiểu nhị cho chú bác ấy. Tôi nghĩ ngày xưa chú bác nhậu bất cần thân thể sau một chuyến hành quân vì cuộc hành quân tiếp theo đâu biết ai còn ai mất với bom đạn vô tình. Thì bây giờ chú bác cũng đang sống với sinh lão bệnh tử mà ai cũng đang ở ngưỡng thứ ba thì cũng đâu biết ngày mai ai còn ai mất… máu dân trong người lính vì cuộc sống đổi thay là loại máu lưu vong buồn chán khi họ đã mang trong mình máu lính chánh tông. Thôi. Can ngăn làm chi, cùng lắm chú này bác nọ ngủ sofa nhà mình một bữa để vui nhiều ngày cô đơn sau đó trong tuổi già mong gặp chiến hữu là điều con cháu nên mắt nhắm mắt mở với cha chú là đúng hơn…
Tôi còn nhớ một chuyện trong gia đình, là mỗi lần các chú bác và cha vợ tôi gọi nhau cháy phone để chuẩn bị quân phục, quân kỳ cho buổi lễ kỷ niệm những ngày lễ lộc trong năm. Cha vợ tôi bận mấy cũng đánh bóng hai đôi giày, một cho cha và một cho bác Thanh. Tôi thật sự nghĩ trong lòng, cha vợ tôi là thuộc cấp của bác Thanh xưa kia. Bây giờ bác Thanh không có quyền bắt ông đánh giày cho bác nữa. Nhưng chút tình quân ngũ còn đọng trong lòng cha vợ… kể cũng hay!
Ai mà ngờ hôm bác Thanh mất, cha vợ tôi khóc lóc bên quan tài, “… Thanh ơi! Tao phạt mày bao nhiêu lần về tội đôi giày không bóng thì tao đánh giày lại cho mày còn chưa đủ… sao mày bỏ anh em…”
Tôi rất xúc động với sự vỡ lẽ của mình. Thì ra cha vợ tôi mới là thượng cấp của bác Thanh. Nhưng ông sợ mất mặt binh chủng mỗi lần ra quân thượng kỳ kỷ niệm Ngày Quân Lực hay Quốc hận… nên nai lưng đánh giày cho bác Thanh lè phè nổi tiếng.
Tôi chỉ buồn một sáng năm xưa, hôm đó cuối tuần nên ở nhà đông đủ. Cha vợ tôi sau ly cà phê sáng – đến ly trà là xong tờ báo. Giấc đợi mẹ vợ và vợ tôi chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả nhà, ông thường khề khà kể chuyện đời lính của ông cho con cháu nghe. Gặp hôm thằng con trai tôi phải gió. Nó lớn tiếng với ông ngoại, “…Ông ngoại không có chuyện gì khác để kể hay sao? Con thuộc lòng chuyện của ông ngoại rồi! Con biết luôn chuyện sáng nay ông ngoại kể thiếu hết mấy chi tiết so với tuần trước… Ông ngoại đi ngủ thêm đi!”
Tối đó cha vợ tôi ngồi một mình ngoài sân sau nhà. Trên tay ông ly trà đã cạn khô từ bao giờ… Con người nghiêm túc giờ giấc của ông đã chết. Ông ngồi như gỗ mục tới quá giờ ông thường đi ngủ. Tôi rót hai ly vang ra sân – mời cha một ly. Hôm đó, cha vợ tôi chỉ nói một câu với tôi trong suốt buồi tối, “phiền anh vô nhà lấy chai rượu dở ra đây…”
Nhưng đó là hôm ông nói chuyện với tôi nhiều nhất qua chất nước thánh của đàn ông. Hai cha con không biết cưa hết mấy chai vang trong im lặng nhìn sao trời mà mỗi vì mang một kỳ bí riêng tư… Chỉ biết là từ đó, cha vợ tôi không nói gì nữa về đời quân ngũ, chuyện quân ngũ của ông. Dù tôi đã lột da thằng con út tôi một trận sau đó, nó đã ân hận và xin lỗi ông ngoại. Nhưng người lính ấy đã qua đời trong trận chiến với thời gian. Sự im lặng của cha vợ làm tôi ưu tư tới ngày ông mất lâm sàng – vài năm sau đó.
Giờ thì cha ruột, cha vợ tôi đều đã hoàn thành vai trò người trai thời đại các ông. Nhưng ngày Memorial Day, tiếp đến D. Day, và Ngày Quân Lực VNCH vẫn về hằng năm, làm cho những thế hệ con cháu trên địa cầu đều tưởng nhớ đến những người lính với sự dũng cảm chiến đấu và những hy sinh mất mát của họ. Những hình ảnh về họ vượt thời gian khi con người đời sau còn chút lương tri nguyên thủy của loài người…”
Thằng nào cũng thằng. Nhưng thằng-bạn-lính khác các thằng khác. Thằng chết rồi thì anh em còn ngồi chung chiếu nhậu ngậm ngùi tưởng nhớ. Dù vẫn… chửi thề tơi bời hoa lá về một việc gì đó thiếu thông minh của người quá cố khi còn tại ngũ! Thằng đang bệnh hoạn thì chung nhau chút tiền gởi cho nó thuốc thang, (không ai quan tâm là tao góp bao nhiêu, mày bao bao nhiêu…) chỉ biết thằng đang bệnh hoạn sẽ đỡ khổ, vui mừng với những thằng-bạn-lính không quên nó!
Song vợ tôi là con một nên chúng tôi sống nhiều bên nhà vợ hơn. Cha vợ tôi cũng lính, nhưng cấp bậc thuộc hàng sĩ quan thì sao chứ! Cũng “mày-tao” và tất cả là “thằng” trong những bạn lính mà ông còn gặp. Cha vợ và các bạn lính ở hàng sĩ quan của ông cũng không khác cha tôi và bạn lính ở hàng hạ sĩ quan. Việc tôi được ăn ké ông già vợ đi định cư nước ngoài qua chương trình H.O như một ngoại lệ của lính.
Đời sống mới với gia đình có cha mẹ vợ ở chung. Vợ chồng con cái tôi không gặp khó khăn hay trở ngại gì. Thậm chí thuận lợi hơn nhiều gia đình trẻ như vợ chồng tôi vì chúng tôi được đi chơi khuya – có bà ngoại coi cháu. Tôi được ngủ thêm vì có ông ngoại đưa cháu đi học giùm. Tôi được ăn rau, trái hái từ vườn nhà do ba má vợ trồng. Con cái tôi nói tiếng Việt giỏi vì trò chuyện hằng ngày với ông bà ngoại… Và cũng những bữa nhậu của lính tại nhà. Ban đầu mới tới còn hỏi thăm nhau về sức khỏe; khuyên nhau phải giữ gìn, kiêng cữ nọ kia…
Nhưng đã khui lóc bóc một hồi thì ai cũng bất cần thân thể nữa. Những hôm làm tiểu nhị cho chú bác ấy. Tôi nghĩ ngày xưa chú bác nhậu bất cần thân thể sau một chuyến hành quân vì cuộc hành quân tiếp theo đâu biết ai còn ai mất với bom đạn vô tình. Thì bây giờ chú bác cũng đang sống với sinh lão bệnh tử mà ai cũng đang ở ngưỡng thứ ba thì cũng đâu biết ngày mai ai còn ai mất… máu dân trong người lính vì cuộc sống đổi thay là loại máu lưu vong buồn chán khi họ đã mang trong mình máu lính chánh tông. Thôi. Can ngăn làm chi, cùng lắm chú này bác nọ ngủ sofa nhà mình một bữa để vui nhiều ngày cô đơn sau đó trong tuổi già mong gặp chiến hữu là điều con cháu nên mắt nhắm mắt mở với cha chú là đúng hơn…
Tôi còn nhớ một chuyện trong gia đình, là mỗi lần các chú bác và cha vợ tôi gọi nhau cháy phone để chuẩn bị quân phục, quân kỳ cho buổi lễ kỷ niệm những ngày lễ lộc trong năm. Cha vợ tôi bận mấy cũng đánh bóng hai đôi giày, một cho cha và một cho bác Thanh. Tôi thật sự nghĩ trong lòng, cha vợ tôi là thuộc cấp của bác Thanh xưa kia. Bây giờ bác Thanh không có quyền bắt ông đánh giày cho bác nữa. Nhưng chút tình quân ngũ còn đọng trong lòng cha vợ… kể cũng hay!
Ai mà ngờ hôm bác Thanh mất, cha vợ tôi khóc lóc bên quan tài, “… Thanh ơi! Tao phạt mày bao nhiêu lần về tội đôi giày không bóng thì tao đánh giày lại cho mày còn chưa đủ… sao mày bỏ anh em…”
Tôi rất xúc động với sự vỡ lẽ của mình. Thì ra cha vợ tôi mới là thượng cấp của bác Thanh. Nhưng ông sợ mất mặt binh chủng mỗi lần ra quân thượng kỳ kỷ niệm Ngày Quân Lực hay Quốc hận… nên nai lưng đánh giày cho bác Thanh lè phè nổi tiếng.
Tôi chỉ buồn một sáng năm xưa, hôm đó cuối tuần nên ở nhà đông đủ. Cha vợ tôi sau ly cà phê sáng – đến ly trà là xong tờ báo. Giấc đợi mẹ vợ và vợ tôi chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả nhà, ông thường khề khà kể chuyện đời lính của ông cho con cháu nghe. Gặp hôm thằng con trai tôi phải gió. Nó lớn tiếng với ông ngoại, “…Ông ngoại không có chuyện gì khác để kể hay sao? Con thuộc lòng chuyện của ông ngoại rồi! Con biết luôn chuyện sáng nay ông ngoại kể thiếu hết mấy chi tiết so với tuần trước… Ông ngoại đi ngủ thêm đi!”
Tối đó cha vợ tôi ngồi một mình ngoài sân sau nhà. Trên tay ông ly trà đã cạn khô từ bao giờ… Con người nghiêm túc giờ giấc của ông đã chết. Ông ngồi như gỗ mục tới quá giờ ông thường đi ngủ. Tôi rót hai ly vang ra sân – mời cha một ly. Hôm đó, cha vợ tôi chỉ nói một câu với tôi trong suốt buồi tối, “phiền anh vô nhà lấy chai rượu dở ra đây…”
Nhưng đó là hôm ông nói chuyện với tôi nhiều nhất qua chất nước thánh của đàn ông. Hai cha con không biết cưa hết mấy chai vang trong im lặng nhìn sao trời mà mỗi vì mang một kỳ bí riêng tư… Chỉ biết là từ đó, cha vợ tôi không nói gì nữa về đời quân ngũ, chuyện quân ngũ của ông. Dù tôi đã lột da thằng con út tôi một trận sau đó, nó đã ân hận và xin lỗi ông ngoại. Nhưng người lính ấy đã qua đời trong trận chiến với thời gian. Sự im lặng của cha vợ làm tôi ưu tư tới ngày ông mất lâm sàng – vài năm sau đó.
Giờ thì cha ruột, cha vợ tôi đều đã hoàn thành vai trò người trai thời đại các ông. Nhưng ngày Memorial Day, tiếp đến D. Day, và Ngày Quân Lực VNCH vẫn về hằng năm, làm cho những thế hệ con cháu trên địa cầu đều tưởng nhớ đến những người lính với sự dũng cảm chiến đấu và những hy sinh mất mát của họ. Những hình ảnh về họ vượt thời gian khi con người đời sau còn chút lương tri nguyên thủy của loài người…”
Dù hôm nay, mới ngày đầu năm tây 2014. Chưa đến những ngày lễ trọng
về người lính trên toàn cầu. Tôi chỉ dọn dẹp lại bàn viết – trong phòng
sách – như lời hứa với hiền thê, “… Xin cho anh đến nghỉ lễ cuối năm.
Anh sẽ dọn đẹp mắt lại thư phòng như lần đầu em sắp xếp cho anh… ” Nhưng
nghỉ lễ từ trước Noel, tới sáng mai đã đi làm lại thì nay mới dọn dẹp
vì còn mê vui, ham chơi lễ lộc…
Chỉ là trang báo cũ trong đống tạp nham như giấy vụn nơi góc bàn viết, tôi lướt mắt qua xem cái gì bỏ; cái gì cần giữ lại thì sắp xếp ngay ngắn… để đổi lấy bữa cơm chiều có món đưa cay. Ai dè trang báo cũ mà tôi đã xé từ đâu, bao giờ… không biết. Sự tồn tại của nó trên bàn viết của tôi chỉ vì những con chữ vô tri, vô nghĩa,… nhưng khi gặp người biết sắp xếp, chắp nối chúng lại thì không bỏ được. Đó là cuộc viếng thăm hi hữu trong đời thường, nhưng tất yếu, là sợi dây ràng buộc của những người lính. Xin chép lại đây để mở ra suy tư về sau:
Chỉ là trang báo cũ trong đống tạp nham như giấy vụn nơi góc bàn viết, tôi lướt mắt qua xem cái gì bỏ; cái gì cần giữ lại thì sắp xếp ngay ngắn… để đổi lấy bữa cơm chiều có món đưa cay. Ai dè trang báo cũ mà tôi đã xé từ đâu, bao giờ… không biết. Sự tồn tại của nó trên bàn viết của tôi chỉ vì những con chữ vô tri, vô nghĩa,… nhưng khi gặp người biết sắp xếp, chắp nối chúng lại thì không bỏ được. Đó là cuộc viếng thăm hi hữu trong đời thường, nhưng tất yếu, là sợi dây ràng buộc của những người lính. Xin chép lại đây để mở ra suy tư về sau:
“…Cha tôi, tên Angelo, đang nằm trong bệnh viện ở Tacoma,
Washington. Ông là cựu Thủy Quân Lục Chiến và là chiến binh thời chiến
tranh Triều Tiên, hiện phải qua cuộc giải phẫu xương đầu gối lần thứ ba.
Cuộc giải phẫu dài và đau đớn càng trở nên tồi tệ hơn khi cha phải chịu đựng nó một mình. Không có ai bên cạnh cầm lấy bàn tay cha, không có những tiếng nói thân yêu an ủi, khích lệ. Mẹ thì đau ốm, không thể theo ông vào bệnh viện, thậm chí cũng không thể đến thăm ông trong thời gian phải chịu đựng cuộc giải phẫu. Các chị và anh tôi thì ở tận California, còn tôi càng ở xa hơn nữa, trên vùng Indiana. Không có ai lái xe đưa cha đến bệnh viện, ông phải gọi xe taxi chở đi. Ý nghĩ phải để cha ở một mình trong nhà thương khiến tôi bứt rứt, khổ sở. Nhưng ở tận nơi xa xôi này tôi còn có thể làm gì được?
Tôi nhấc máy lên và gọi cho tổng đài của cơ sở huấn luyện Thủy Quân Lục Chiến tại Puyallup – nơi tôi từng có mặt cách đây 10 năm. Tôi hy vọng là có thể nói chuyện với những người lính ở đây để một người trong số họ có thể đến thăm cha tôi ở bệnh viện.
Tôi quay số. Một người trả lời tôi với giọng nói đầy tự tin. Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, trung sĩ Van-es đây. Tôi có thể giúp gì ạ? Cảm thấy vững bụng, tôi trả lời: “Thưa trung sĩ Van-es, có thể ông thấy lời yêu cầu này hơi khác thường một chút, nhưng đây là điều tôi muốn nhờ cậy”. Và tôi nói cho ông ấy biết về tôi và cha tôi, cũng là một cựu binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến và tàn phế hoàn toàn sau chiến tranh Triều Tiên. Tôi cho biết cha tôi hiện nằm trong bệnh viện một mình, không ai tới lui thăm viếng. Rồi tôi ngỏ lời xin trung sĩ Van-es chịu khó đến thăm cha tôi.
Không ngần ngại, ông trung sĩ nói ngay: “Được lắm chứ”.
Tôi lại hỏi: “Nếu tôi gởi hoa đến trung tâm huấn luyện, thì xin ông vui lòng chuyển cho cha tôi nhé”.”
Thưa cô, tôi rất lấy làm vui sướng được đem hoa trao lại cho cha cô. Tôi sẽ cho cô địa chỉ của tôi. Chắc chắn cha cô sẽ nhận được hoa.”
Sáng hôm sau, tôi mua hoa gởi đến địa chỉ của trung sĩ Van-es như đã dự tính. Tôi đi làm và chiều đến khi về nhà tôi gọi điện cho cha hỏi về việc người khách lạ đến thăm.
Ồ, nếu có bao giờ bạn được nói chuyện với một đứa bé khi nó vừa mới gặp Santa Claus, bạn sẽ cảm nhận được niềm vui sướng tột độ trong giọng nói của cha tôi qua điện thoại. Cha vừa thức giấc thì thấy hai người lính Thủy Quân Lục Chiến trong đồng phục màu xanh đứng ở chân giường,… Cha kể cho tôi nghe với giọng điệu phấn khởi:“Cha cứ nghĩ là mình đã chết và đã lên tới thiên đường. Nhưng họ có thực và đang đứng đó!”
Tôi bật cười thành tiếng, một phần vì thấy cha vui, phần khác cha đã quên bệnh tật của mình. Cha cảm thấy rất vinh hạnh: “Hai người lính Thủy Quân Lục Chiến cha chưa bao giờ gặp lại cất công đến thăm một cựu Thủy Quân Lục Chiến như cha”. Cha cứ kể đi kể lại hai người lính trông mới hùng dũng làm sao, và các y tá trong bệnh viện cứ nghĩ rằng cha phải là nhân vật quan trọng lắm. “Nhưng làm sao con lại thực hiện được điều này?””
“Dễ thôi cha. Tất cả chúng ta đều là Thủy Quân Lục Chiến mà cha, ngày xưa cũng như bây giờ. Và đây là sợi dây ràng buộc”.
Sau khi chấm dứt cuộc nói chuyện với cha, tôi quay số gọi trung sĩ Van-es để cám ơn ông đã viếng thăm cha tôi. Hơn nữa, để cám ơn ông về cái cách thức đặc biệt mà ông đã thực hiện: mặc đồng phục màu xanh truyền thống, mời thêm một bạn Thủy Quân Lục Chiến cùng đi – lại còn mang theo camera. Ông đã ghi lại hình ảnh của cuộc viếng thăm – hai người lính Thủy Quân Lục Chiến trong bộ đồng phục truyền thống đứng cạnh giường cha tôi. Tối hôm ấy, ông email tất cả cho tôi, để tôi thấy cha tôi không cô đơn và rồi ông sẽ khỏe mạnh trở lại.
Còn về bó hoa, với những màu rực rỡ, đã giúp tôi nói lên ý tình của mình đối với cha. Tấm thiệp ghi như sau: “Những bông hồng màu vàng, đỏ thắm, hồng phấn và trắng xanh này… sẽ nói với cha về lòng yêu và nỗi nhớ cũng như lời cầu nguyện của con cho cha được an lành.” – (Theo Tré M. Barron)
Cuộc giải phẫu dài và đau đớn càng trở nên tồi tệ hơn khi cha phải chịu đựng nó một mình. Không có ai bên cạnh cầm lấy bàn tay cha, không có những tiếng nói thân yêu an ủi, khích lệ. Mẹ thì đau ốm, không thể theo ông vào bệnh viện, thậm chí cũng không thể đến thăm ông trong thời gian phải chịu đựng cuộc giải phẫu. Các chị và anh tôi thì ở tận California, còn tôi càng ở xa hơn nữa, trên vùng Indiana. Không có ai lái xe đưa cha đến bệnh viện, ông phải gọi xe taxi chở đi. Ý nghĩ phải để cha ở một mình trong nhà thương khiến tôi bứt rứt, khổ sở. Nhưng ở tận nơi xa xôi này tôi còn có thể làm gì được?
Tôi nhấc máy lên và gọi cho tổng đài của cơ sở huấn luyện Thủy Quân Lục Chiến tại Puyallup – nơi tôi từng có mặt cách đây 10 năm. Tôi hy vọng là có thể nói chuyện với những người lính ở đây để một người trong số họ có thể đến thăm cha tôi ở bệnh viện.
Tôi quay số. Một người trả lời tôi với giọng nói đầy tự tin. Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, trung sĩ Van-es đây. Tôi có thể giúp gì ạ? Cảm thấy vững bụng, tôi trả lời: “Thưa trung sĩ Van-es, có thể ông thấy lời yêu cầu này hơi khác thường một chút, nhưng đây là điều tôi muốn nhờ cậy”. Và tôi nói cho ông ấy biết về tôi và cha tôi, cũng là một cựu binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến và tàn phế hoàn toàn sau chiến tranh Triều Tiên. Tôi cho biết cha tôi hiện nằm trong bệnh viện một mình, không ai tới lui thăm viếng. Rồi tôi ngỏ lời xin trung sĩ Van-es chịu khó đến thăm cha tôi.
Không ngần ngại, ông trung sĩ nói ngay: “Được lắm chứ”.
Tôi lại hỏi: “Nếu tôi gởi hoa đến trung tâm huấn luyện, thì xin ông vui lòng chuyển cho cha tôi nhé”.”
Thưa cô, tôi rất lấy làm vui sướng được đem hoa trao lại cho cha cô. Tôi sẽ cho cô địa chỉ của tôi. Chắc chắn cha cô sẽ nhận được hoa.”
Sáng hôm sau, tôi mua hoa gởi đến địa chỉ của trung sĩ Van-es như đã dự tính. Tôi đi làm và chiều đến khi về nhà tôi gọi điện cho cha hỏi về việc người khách lạ đến thăm.
Ồ, nếu có bao giờ bạn được nói chuyện với một đứa bé khi nó vừa mới gặp Santa Claus, bạn sẽ cảm nhận được niềm vui sướng tột độ trong giọng nói của cha tôi qua điện thoại. Cha vừa thức giấc thì thấy hai người lính Thủy Quân Lục Chiến trong đồng phục màu xanh đứng ở chân giường,… Cha kể cho tôi nghe với giọng điệu phấn khởi:“Cha cứ nghĩ là mình đã chết và đã lên tới thiên đường. Nhưng họ có thực và đang đứng đó!”
Tôi bật cười thành tiếng, một phần vì thấy cha vui, phần khác cha đã quên bệnh tật của mình. Cha cảm thấy rất vinh hạnh: “Hai người lính Thủy Quân Lục Chiến cha chưa bao giờ gặp lại cất công đến thăm một cựu Thủy Quân Lục Chiến như cha”. Cha cứ kể đi kể lại hai người lính trông mới hùng dũng làm sao, và các y tá trong bệnh viện cứ nghĩ rằng cha phải là nhân vật quan trọng lắm. “Nhưng làm sao con lại thực hiện được điều này?””
“Dễ thôi cha. Tất cả chúng ta đều là Thủy Quân Lục Chiến mà cha, ngày xưa cũng như bây giờ. Và đây là sợi dây ràng buộc”.
Sau khi chấm dứt cuộc nói chuyện với cha, tôi quay số gọi trung sĩ Van-es để cám ơn ông đã viếng thăm cha tôi. Hơn nữa, để cám ơn ông về cái cách thức đặc biệt mà ông đã thực hiện: mặc đồng phục màu xanh truyền thống, mời thêm một bạn Thủy Quân Lục Chiến cùng đi – lại còn mang theo camera. Ông đã ghi lại hình ảnh của cuộc viếng thăm – hai người lính Thủy Quân Lục Chiến trong bộ đồng phục truyền thống đứng cạnh giường cha tôi. Tối hôm ấy, ông email tất cả cho tôi, để tôi thấy cha tôi không cô đơn và rồi ông sẽ khỏe mạnh trở lại.
Còn về bó hoa, với những màu rực rỡ, đã giúp tôi nói lên ý tình của mình đối với cha. Tấm thiệp ghi như sau: “Những bông hồng màu vàng, đỏ thắm, hồng phấn và trắng xanh này… sẽ nói với cha về lòng yêu và nỗi nhớ cũng như lời cầu nguyện của con cho cha được an lành.” – (Theo Tré M. Barron)
Tôi đã dọp dẹp xong phòng sách. Không ngồi nán để tận hưởng sự sạch
sẽ bụi bặm của bàn viết, mọi thứ ngăn nắp. Nhưng tôi không rời được
trang báo cũ với bao suy tư… Ngày xưa của cha chú chúng tôi – muôn đời
của người lính từ cổ đại tới mai sau. Ngày xưa, người lính thuyên chuyển
từ đơn vị này sang đơn vị khác; họ đi khắp bốn vùng chiến thuật… Thì
giờ đây, con cháu đi xa hơn cha chú; chúng tôi đổi hãng xoành xoạch hơn
cha chú đổi đơn vị ngày xưa…
Sao ngày đầu năm thiêng liêng của đất trời bao la nước Mỹ, không có tình thân nào đủ mãnh liệt đến tôi phải ra khỏi nhà để đi thăm viếng đồng nghiệp nào cả. Tôi cô đơn khổ sở hơn nhiều sự ở nhà một mình để dọn dẹp. -Là do cái khác của cuộc chiến ý thức hệ là đổ máu so với cuộc chiến không tiếng súng là quyền lợi. Cha vợ bạn tôi phạt người thuộc cấp không chỉnh tề quân phục; nhưng trong lòng ông là người bạn lôi thôi do cá tính trời ban cho bác Thanh – là chuyện của bác Thanh. Còn cha vợ bạn tôi thương bác ở tình đồng đội – sống chết có nhau.
Sao ngày đầu năm thiêng liêng của đất trời bao la nước Mỹ, không có tình thân nào đủ mãnh liệt đến tôi phải ra khỏi nhà để đi thăm viếng đồng nghiệp nào cả. Tôi cô đơn khổ sở hơn nhiều sự ở nhà một mình để dọn dẹp. -Là do cái khác của cuộc chiến ý thức hệ là đổ máu so với cuộc chiến không tiếng súng là quyền lợi. Cha vợ bạn tôi phạt người thuộc cấp không chỉnh tề quân phục; nhưng trong lòng ông là người bạn lôi thôi do cá tính trời ban cho bác Thanh – là chuyện của bác Thanh. Còn cha vợ bạn tôi thương bác ở tình đồng đội – sống chết có nhau.
Một điều khác nữa mà tôi cảm nhận được từ trang báo cũ là chúng tôi đi
làm một mắt – một mắt dòm ngó những hãng khác trả lương cao hơn cho cùng
một việc. Khi chúng tôi đổi hãng xong thì để mắt tới những người làm
chung… sao anh kia chậm chạp hơn mình, anh nọ lười thấy rõ… mà không bị
đuổi việc; thậm chí lương hai người đó bao nhiêu mà thấy họ phong lưu
hơn mình… Lại còn bà xẩm bán tương hột – múc chậm còn đếm từng hột đậu
tương sợ lỗ vốn công ty kia nữa… câu giờ không biết mắc cỡ! Suy ra, mình
là người thiệt thòi nhất nơi đây.
Thế là chúng tôi bước vào cuộc chạy đua quyền lợi sẽ diễn ra âm thầm hay
quyết liệt để giành quyền lợi. Nếu lỡ thất bại thì đi xin việc hãng
khác… Suy ra cuộc đời không gian nan, sinh mạng không nguy hiểm, thì
người ta chẳng có gì để ràng buộc với nhau. Cuộc chiến tranh quyền lực ở
level cao hơn còn tàn nhẫn hơn cuộc chiến quyền lợi. Biến con người trở
mặt với nhau như chính trị gia. Nhưng lại là niềm an ủi cho giới mới
chỉ tranh giành quyền lợi là mình còn thuốc chữa.
…Không lẽ ngồi nhớ lại chuyện kể của một người bạn về ông già ruột và
ông già vợ cùng là lính, ngồi đọc trang báo cũ ưu tư… mà thành trang
khai bút đầu năm, thì buồn thật cho lớp người đi chiến đấu không mang
súng! Chỉ mang theo lòng tham u minh…
Phan
-
NGUYỄN NGUYÊN PHƯỚC * TÂM TRẠNG KHI ĐIÊN
|
Ngày
hôm qua, tôi vừa tròn hai mươi tám tuổi. Người ta đưa tin về một quan
chức ngành thể thao hiếp dâm một bé gái vị thành niên. Tôi nhìn bức ảnh
người đàn ông có mái tóc muối tiêu. Một khuôn mặt tẻ nhạt. Cuộc đời ông
ta chắc cũng tẻ nhạt như thế. Nhà ông ta ở gần khu nhà tôi. Một căn nhà
sang trọng, ông ta ngồi đó lơ đãng gắp thức ăn. Người ta tin rằng ngủ
với những cô gái đồng trinh sẽ đem lại may mắn. Ông ta đang ngồi tù. Đứa
em họ tôi cũng đang ngồi tù. Lúc tôi học năm thứ hai, thấy đưa tin truy
nã nó. Tôi cũng không chắc chắn mãi đến khi bố tôi đọc báo và xác nhận.
Đã lâu lắm rồi ông không đến nhà nó chơi. Nó lừa đảo ngân hàng hơn một
tỷ. Lúc đó nó hai mươi tuổi, bằng tuổi tôi. Lúc đó tôi đang học năm thứ
hai, tôi chưa bao giờ có đến một triệu.
Tôi cố gắng hình dung khuôn mặt đứa em tôi. Nó sống ở một nơi mà xung quanh toàn bọn đầu trộm đuôi cướp. Mẹ tôi nói rằng, nó đã thành đàn bà năm mười bốn tuổi. Tôi thì đến bây giờ vẫn chưa từng hôn một đứa con gái nào cả. Tôi không thể tưởng tượng được khuôn mặt nó khi nó thành đàn bà. Trong trí tưởng tượng của tôi, chỉ có hình ảnh một con bé thông minh và lém lỉnh. Lúc đó, nó đang học lớp năm và học rất khá. Tôi vẫn không thể nào quên đôi mắt to tròn ngạc nhiên đầy thích thú của nó khi nó mút que kem. Chưa bao giờ tôi nhìn thấy một niềm vui nào lớn lao đến thế. Giờ thì nó đang ngồi quanh bốn bức tường.
Tôi cũng đang ngồi quanh bốn bức tường. Ở một nơi xa lạ với một thứ ngôn ngữ xa lạ. Nơi đây, tôi lần đầu tiên nhìn thấy những con quạ. Trông chúng thật thảm thương, cứ như thể số phận của chúng là suốt đời phải đậu trên đám dây điện chằng chịt kia vậy. Ở lab, chúng tôi nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh vì nó là foreign language to everyone và đó là sự công bằng duy nhất mà sensei của tôi muốn thiết lập. Khi ông nói thì tôi hiểu ông nói gì nhưng khi tôi nói thì rõ ràng là ông không hiểu tôi nói gì nhưng ông vẫn khăng khăng rằng ông hiểu điều tôi muốn nói, và rằng chỉ có tôi là không hiểu điều ông muốn nói với tôi. Cả hai chúng tôi đều cô đơn trong cách diễn đạt của mình.
Buổi sáng đầu tiên, tôi thức dậy, mở cửa sổ, nhìn thấy tuyết trắng xóa, lần đầu tiên trong đời tôi nhìn thấy tuyết. Nó giống hệt như giấc mơ hồi tôi còn bé. Thức giấc nhìn ra cửa sổ và thấy tuyết rơi. Những bông tuyết hờ hững rơi. Dường như chẳng có gì cả, ngoài một màu trắng. Hàng cây màu trắng. Cột điện màu trắng. Tòa nhà màu trắng. Những con người mặc đồ trắng. Tất cả đều hiện lên với vẻ bí hiểm và ma quái. Hệt như một câu chuyện cổ tích, hay một đám tang.
Bữa trưa, sensei kể cho chúng tôi nghe về một em bé học sinh cắt cổ bạn nó bằng một cái dao rọc giấy. Ông thản nhiên cầm cái thìa làm động tác đưa ngang qua cổ. Đột nhiên, tôi thấy máu phọt ra ở cổ ông, những giọt máu màu nâu đặc quánh như chè đậu đen mẹ tôi vẫn hay nấu vào mùa hè. Món sashimi bỗng trở nên khó nuốt. Bữa ăn tối, ngày thứ bảy, tôi ngồi cùng hai thằng bạn, một Ấn Độ, một Bangladesh. Món ăn chung duy nhất của chúng tôi là thịt gà. Thằng Ấn Độ tin rằng những con bò là linh thiêng còn thằng Bangladesh thì cho rằng những con lợn là bẩn thỉu. Tôi thèm thịt chó. Chúng nó hỏi tôi có thể ăn được thịt gì. "Tất cả", tôi đáp, "trừ thịt người".
Ngày hôm qua, tôi nhận được tin ông tôi mất. Ông và tôi cùng có chung một niềm vui là nuôi gà chọi và giải toán đố. Ông bị một thứ bệnh mà y học không có tên gọi, nên người ta đành xếp nó vào nhóm bệnh thần kinh. Trong khoảng hai mươi năm, trí nhớ của ông bị gặm nhấm dần. Ban đầu, khái niệm về thời gian bị thu hẹp lại. Cuối cùng, tất cả các sự kiện trong quá khứ đều được chập lại vào một thời điểm mà ông gọi là "ngày hôm qua", dù thực tế có thể nó diễn ra cách đây rất nhiều năm. Lần cuối cùng tôi gặp ông, ông kể về một chuyến đi địa chất thời trai trẻ.
Đoàn có mười tám người, ông là trưởng đoàn. Họ lạc vào một cái bản hoàn
toàn không tiếp xúc với thế giới văn minh. Người trong bản giao tiếp
bằng một ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ với tiếng Việt. Nó giống tiếng chim
hót hay tiếng chó sói hú hơn là tiếng người. Họ cũng biết dùng lửa và
chế ra một số vật dụng thô sơ khác. Đoàn địa chất được họ cho ăn một bữa
thịnh soạn, có rất nhiều món ăn ông không biết tên. Đặc biệt, họ có một
thứ đồ uống kỳ dị đựng trong cái ống tre. Nó không phải là rượu hay
bia. Nó có một cái vị rất kỳ quặc mà ngôn ngữ của chúng ta không có khả
năng diễn đạt. Ông không nhớ được là mình đã uống bao nhiêu, chỉ biết
khi tỉnh dậy thì thấy mình nằm dưới chân núi. Những người bạn đồng hành
của ông đều biến mất. Nhiều năm sau vẫn không có tin tức gì về họ cả.
Ông tôi có chín người con, bốn con trai và năm con gái. Bố tôi
là con cả và là người tỉnh táo nhất nhà. Chú hai và chú ba tôi đều mắc
bệnh thần kinh từ nhỏ, cả hai đều chết đúng ngày tròn hai mươi tuổi. Chú
tư là người thông minh, tài hoa nhưng từ nhỏ đã được nuông chiều nên hư
hỏng. Chú lấy vợ sớm nên con gái chú bằng tuổi tôi, chính là đứa bây
giờ đang ngồi tù. Vợ chú là một người đàn bà nhan sắc và lẳng lơ. Bố tôi
kể rằng, năm đứa em họ tôi lên bảy, chú tư đột nhiên bỏ nhà ra đi,
chẳng để lại một tin tức gì. Bốn năm sau, mẹ nó tái giá. Bố dượng của
con bé là một gã xích lô, nát rượu và cục súc. Lão hay đánh đập con bé
cực kỳ tàn nhẫn mỗi khi nó không mang đủ tiền về cho lão mua rượu.
Cũng
cần nói thêm là sau khi mẹ nó tái giá, em họ tôi phải bỏ học đi bán vé
số. Bố tôi lấy vợ năm ba mươi tuổi. Tôi ra đời ba năm sau đó. Các cô của
tôi thì đều lấy chồng xa, chẳng mấy khi tôi gặp họ. Thỉnh thoảng, mẹ
tôi bảo "cái quần mày đang mặc là may từ mảnh vải của cô Năm cho" hay
"cái mũ này là của cô Bảy". Và như vậy trong hình dung của tôi, cô Năm
giống hệt như cái quần kẻ sọc hai màu đen và xám mà tôi mặc suốt những
năm cấp hai, còn cô Bảy là cái mũ màu nâu mà tôi đội cho đến tận ngày
vào đại học. Tôi không bao giờ tưởng tượng được khuôn mặt họ. Ngay cả
khi sau này dù đã gặp họ một vài lần, những khuôn mặt đó cũng chẳng thể
nào in sâu vào trong trí nhớ của tôi. Cô Năm vẫn chỉ là chiếc quần sọc,
cô Bảy vẫn chỉ là chiếc mũ nâu.
Bố tôi là một công chức nhà nước. Ông là người luôn giữ một niềm tin tuyệt đối vào những giá trị mà mình đã từng tôn thờ. Khi em gái tôi có bầu với thằng bồ nó trước khi cưới mấy tháng, ông đã đuổi nó ra khỏi nhà và kiên quyết không dự đám cưới. Sau này, khi thằng cháu tôi lên hai, nhờ sự tác động của ông thủ trưởng cũ, một người mà bố tôi rất kính trọng, ông mới cho nó bước chân vào nhà. Ở ngay chính giữa phòng khách nhà tôi, ông cho treo một bức ảnh rất to trong đó có hình ông được chụp với một ông thứ trưởng nào đấy mà đến giờ tôi cũng chẳng nhớ tên nhân dịp ông thứ trưởng kia đến thăm cơ quan. Tấm ảnh đen trắng là một cái gì đó rất thiêng liêng và đặc biệt đối với tuổi thơ hai anh em tôi. Ông thứ trưởng, trong bộ đồ kaki giản dị, lúc nào cũng nghiêm khắc nhìn chúng tôi. Ngay cả buổi sáng trước khi lên đường đi du học, tôi vẫn thấy ông nghiêm khắc nhìn tôi. Cái nhìn không mấy thiện cảm.
Cứ khoảng bẩy giờ sáng, sensei đánh thức cả lab dậy tập thể dục. Ông dẫn chúng tôi đi lại trong khuôn viên của trường và nói những chuyện linh tinh nhảm nhí. Những lúc như thế, thằng Ấn Độ trở nên hoạt bát một cách đáng ngờ vì bình thường nó là đứa trầm tính. Mỗi lần như thế, nó lại kể về mối tình của nó. Nàng hai mươi hai tuổi, nước da bánh mật, đôi mắt to đen, khuôn mặt thánh thiện và nụ cười mê hồn. "Cuộc sống thật đê tiện", nó thường lẩm bẩm như thế mỗi khi bắt đầu kể về đoạn kết câu chuyện tình của nó.
Nàng bị ép gả cho một gã cùng đẳng cấp trong
cái giai tầng rối rắm mà mỗi khi thằng Ấn Độ mô tả, tôi mặc dù đã cố
gắng tập trung hết sức vẫn không thể hình dung ra được. Nó thì trôi giạt
sang cái xứ sở chết tiệt này. Nắng bắt đầu gắt, chúng tôi đi về lab.
Buổi tập thể dục sáng thường kết thúc như vậy.
Sau đó, chúng tôi quay về lab. Ở lab, mỗi đứa có một cái bàn nhỏ. Trên bàn, chúng tôi bầy la liệt đủ thứ: sách vở, máy tính, dao cạo râu, bàn chải đánh răng và dầu gội đầu. Thậm chí có lần tôi còn bắt gặp trong ngăn kéo bàn của thằng Ấn Độ có mấy cái bao cao su, chả biết nó mua ở đâu, nhưng tôi biết chắc chắn nó không dùng. Nó là thằng ngoan đạo.
Sau đó, chúng tôi quay về lab. Ở lab, mỗi đứa có một cái bàn nhỏ. Trên bàn, chúng tôi bầy la liệt đủ thứ: sách vở, máy tính, dao cạo râu, bàn chải đánh răng và dầu gội đầu. Thậm chí có lần tôi còn bắt gặp trong ngăn kéo bàn của thằng Ấn Độ có mấy cái bao cao su, chả biết nó mua ở đâu, nhưng tôi biết chắc chắn nó không dùng. Nó là thằng ngoan đạo.
Công việc của chúng tôi khá đơn giản, chúng tôi thường gọi đùa là
trò chơi nặn đất sét. Sensei giao cho tôi năm cái lọ đựng đủ các loại
chất lỏng nhầy nhầy. Tôi bắt đầu trộn chúng với nhau, ngày nào cũng vậy.
Ngày nào tôi cũng trộn năm dung dịch đó và chờ đợi. Một sự chờ đợi đầy
mệt mỏi và sung sướng. Dung dịch có nhiều màu. Tôi cứ thế trộn và hy
vọng. Hy vọng vào sự may mắn. Hy vọng rằng đôi khi Đấng Tối Cao cũng
không quên những kẻ trộn dung dịch như tôi. Tôi chờ đợi Người ban ơn.
Tôi ngồi trộn dung dịch vì biết rằng mình không đơn độc. Tôi ngồi trộn
dung dịch để thấy mình còn tồn tại, mình còn có ý nghĩa.
Tất cả mọi
người ở lab chúng tôi đều làm như vậy và được trả lương. Chúng tôi ngồi
trên những cái bàn nhỏ, tất cả đều im lặng, căng thẳng, run rẩy và sợ
hãi. Tất cả chúng tôi đều cố lắng nghe một tiếng gọi mà chúng tôi tin
rằng nó tồn tại mặc dù chưa từng ai trong tất cả chúng tôi nghe thấy.
Trong trí tưởng tượng của tôi, nó có thể giống như là tiếng gió rít từ
phía bên kia cánh đồng, hoặc tiếng quạ kêu trên nóc nhà, hay tiếng máy
bay lượn lờ giữa đêm khuya như những bóng ma màu trắng. Nhưng rất có
thể, trên thực tế chẳng có âm thanh nào cả. Chiều tối, sensei thu hết
tất cả mấy lọ. Ngày hôm sau ông lại phát một loạt lọ mới.
Ngày hôm qua, ông tôi khóc. Không có giọt nước mắt nào cả. Ông
đờ đẫn nhìn vào bức tường màu trắng. Những vệt trắng nham nhở vốn là kết
quả của một gã thợ nề vụng về không hiểu sao lại khiến tôi liên tưởng
đến nét cọ của một tay họa sĩ siêu thực mà tôi quen ở quán cà phê. Tay
này theo tôi vốn chẳng có tài cán gì, hắn chỉ là một tên bịa đặt. Những
thứ hắn vẽ chả cái nào ra hồn cả. Hắn chỉ cho tôi một bức tranh tuyền
màu trắng, chẳng khác gì người ta cầm một tấm vải nhúng xuống hố nước
vôi, và bảo đây là bức "Gấu trắng ở Bắc cực". Hiển nhiên là hắn chưa bao
giờ đến Bắc cực cũng như chưa bao giờ nhìn thấy gấu trắng. Tôi nhìn
sang một bức tranh toàn màu đen kịt và hỏi: "Thế bức này là Chó mực ở
bãi tha ma à?". Hắn bảo "Không.
Đây là bức Bướm đêm". Thế là chúng tôi
cãi nhau. Hắn thì khăng khăng là hắn vẽ bướm đêm, còn tôi thì khẳng định
là tôi chỉ nhìn thấy chó mực. Cuối cùng, cả tôi và hắn đều khóc, khóc
vì những điều ngớ ngẩn xảy ra trong cuộc đời chúng tôi, vì những cái
chúng tôi chẳng bao giờ hình dung ra được. Từ hôm ấy, tôi không bao giờ
gặp lại hắn nữa. Ông tôi cầm chiếc quạt nan cũ kỹ lấy hết sức đập con
ruồi trên bức tường. Tất nhiên, chả có con ruồi nào cả. "Lại trượt rồi",
ông lầm bầm và bắt đầu rấm rứt khóc. Tôi muốn dỗ dành ông nhưng không
biết làm thế nào cả. Tôi chẳng nhìn thấy con ruồi nào cả. Tôi chỉ nhìn
thấy nhát quạt của ông đập vào tường. Nhưng tôi không biết làm thế nào
để nói cho ông hiểu được. Làm sao tôi có thể chứng minh được điều đó?
Nhỡ có con ruồi thật thì sao? Tôi thấy buồn rười rượi. Tôi xấu hổ vì sự
ngu dốt của mình. Vì tôi không nhìn thấy con ruồi.
Buổi tối, tôi và bạn gái đi chơi Hồ Tây. Đang đi bộ trên đường Thanh Niên, đột nhiên một gã thanh niên đầu húi cua, mặt đầy sẹo, chặn chúng tôi lại, cười nhăn nhở nói với bạn tôi: "Em xinh như một con phò". Đoạn hắn quay sang tôi cười giễu cợt. Tôi cụp mắt xuống. Tôi không dám nhìn vào mắt hắn. Tôi kinh hãi và hiểu rằng nếu có đánh nhau chắc tôi không phải đối thủ của hắn. Tôi im lặng. Tôi im lặng không phải vì tôi là kẻ khôn ngoan như những nhà hiền triết trong sách giáo khoa mà là vì tôi không biết nói gì. Tôi chưa bao giờ lâm vào tình huống khó xử như thế này.
Thực ra, về sau này tôi mới nhận thấy rằng những tình huống kỳ
quặc như vậy luôn luôn xảy ra. Nó xảy ra thường xuyên đến mức nhiều lúc
tôi có cảm tưởng đó là ý muốn quái gở của Thượng đế. Cuối cùng thì mọi
chuyện cũng qua, hắn bỏ đi, còn tôi xấu hổ. Suốt đoạn đường còn lại,
chúng tôi không nói với nhau lời nào. Ngày hôm sau, cô ấy gọi điện nói
lời chia tay sau "một đêm suy nghĩ rất kỹ". Cô nói rằng cô không chịu
đựng được ý nghĩ rằng người yêu mình là kẻ hèn nhát. Tôi chẳng nói gì.
Kẻ hèn nhát không nên nói gì cả. Tôi chia tay mối tình đầu trong nhục
nhã. Từ đó trở đi, tôi kinh tởm đàn bà.
Buổi chiều, gió mạnh và nắng gắt. Tôi hay cảm thấy đau đầu vào
những lúc như thế. Đầu nhức như búa bổ, tôi không còn giữ được sự tỉnh
táo cần thiết để nhận biết mọi thứ nữa. Thay vì trộn dung dịch màu trắng
vào dung dịch màu đen, tôi lại trộn dung dịch màu xanh vào màu đỏ. Và
kết quả là chả ra sao cả. Gió vẫn thổi mạnh, tai tôi ù đi vì sợ hãi. Tôi
chẳng còn nghe thấy gì nữa ngoài tiếng gió. Càng cố gắng tập trung, tôi
càng mất phương hướng.
Tôi không còn nghĩ được điều gì nữa. Óc tôi như
bị vỡ vụn thành trăm mảnh. Sensei đưa cho tôi cốc nước, tôi chẳng kịp
nhìn xem nó màu gì, hình như là màu xanh. Tôi uống nhưng kết quả cũng
không khá hơn. Tôi bắt đầu nghe thấy tiếng lầm bầm ở đâu đó. Một giọng
nói đứt quãng, và lí nhí đến nỗi tôi lúc đầu tôi không thể phân biệt đó
là giọng người lớn hay trẻ con. Cuối cùng tôi cũng nhận ra là có hai
người đang nói chuyện. "Chỗ này lạnh lắm, mẹ ạ" - giọng một thằng bé
khoảng năm sáu tuổi nói. "Nhưng mình đi tìm hai mươi năm nay đâu có chỗ
nào tốt hơn" - người mẹ nói. Giọng bà ta trầm đục và có vẻ mệt mỏi. "Thế
bố có ở đây không?" - thằng bé lại hỏi. "Mẹ không biết. Con đừng hỏi
nữa, mẹ mệt lắm rồi. Mình dừng ở đây thôi. Thôi mình đi ngủ đi con!".
Từ hôm đó trở đi ngày nào tôi cũng nghe thấy tiếng hai mẹ con họ vào lúc trước khi đi ngủ. Tôi kể cho thằng Bangladesh nhưng nó không tin. Nó chả tin vào cái gì ngoài lễ ramadan và những con lợn bẩn thỉu. Ngày nào đối với nó cũng thuộc về tháng ramadan. Nó chỉ ăn vào buổi tối sau khi mặt trời lặn. Sensei nhiều lần cố nhét thức ăn vào mồm nó nhưng không được. Hai mẹ con họ nói đủ thứ chuyện trên đời. Thỉnh thoảng họ lại nhắc đến người bố giấu mặt.
Buổi tối, tôi đi dạo trong thành phố. Một thành phố đơn điệu. Không văn hóa, không lịch sử, không gì cả. Chỉ đơn giản là nơi người ta đến ở, rồi một lúc nào đấy đột nhiên họ quyết định gọi nó là thành phố. Chín giờ tối, không một bóng người. Cứ đi khoảng vài trăm mét, tôi lại thấy một công viên mini. Buổi tối chúng giống như những nghĩa địa. Tôi đi mãi và thấy mệt mỏi. Chẳng có gì đặc biệt, những ngôi nhà giống hệt nhau với những cái mái hình chóp và hàng rào bằng một loại cây nào đó mà tôi không biết tên. Tôi cứ thế đi một mình, chẳng có gì cả ngoài sự sợ hãi. Một thành phố chết. Tôi nằm trên cái ghế đá, nước mắt trào ra. Tôi nhớ đến những buổi tối ngày xưa, tôi hay ngước nhìn bầu trời đầy sao và thấy mình hạnh phúc. Giờ đây, cái niềm vui ấy cũng chẳng còn nữa. Những ngôi sao kia giờ chỉ làm tôi cảm thấy sợ hãi. Chúng đang cười nhạo tôi. Nỗi sợ hãi mơ hồ cứ thế lớn dần lên. Tôi quá đơn độc dưới bầu trời này. Tôi cứ nằm yên như thế, y như một kẻ tội đồ chờ đợi hình phạt.
Sáng sớm hôm sau, mới sáu giờ sáng, thằng Bangladesh đã đánh
thức tôi dậy. Tôi lật đật chạy theo nó ra hành lang. Thân hình cao lớn
của nó trong cái ánh sáng lờ mờ của buổi sáng mùa đông trông thật khủng
khiếp. Thỉnh thoảng, tôi vẫn hình dung ra cảnh nó bóp cổ mình. Với cánh
tay lực lưỡng đầy lông lá kia, chắc chắn tôi, cho dù cố gắng giãy giụa
đến đâu, cũng không chịu đựng được quá năm phút. Đến cuối hành lang, nó
chỉ ra sân trường, rồi thì thầm hỏi: "Mày có nhìn thấy gì không?". Tôi
hơi ngạc nhiên, mới sáng ra mà nó đánh thức mình dậy để nhìn sensei đang
nói chuyện với một ông giáo ở lab khác ở dưới sân trường hay sao.
Tôi thờ ơ đáp: "Sensei đang nói chuyện". "Thế mày không thấy gì khác lạ à?" - nó hơi thất vọng. "Chả có gì. Ông ấy vẫn thế!". "Mày nhìn quần áo ông ấy xem?" - nó lại thì thầm". "Ừ. Nó có vẻ không giống mọi ngày". "Đấy. Mày bắt đầu thông minh rồi đấy. Mọi ngày ông ấy lúc nào cũng mặc đồ trắng. Nhưng cả tuần nay tao để ý. Trước giờ tập thể dục của bọn mình, chẳng bao giờ ông ấy mặc đồ trắng. Chỉ khi nào gặp bọn mình ông ấy mới mặc đồ trắng thôi". "Thì sao?". "Chẳng sao cả. Tao chỉ thấy lạ thôi. Mà đó là một phát hiện quan trọng đấy. À mà mày đã biết chuyện gì chưa?" - nó lại chuyển sang giọng thì thầm.
Chuyện gì nữa đây? - tôi hơi bực mình. Nó đánh thức mình dậy sớm chỉ vì một chuyện hết sức vớ vẩn mà nó cho là unusual. Chúng tôi làm thí nghiệm suốt ngày chỉ mong có cái gì unusual với lại unexpected xảy ra. Nhưng rốt cục nó lại chẳng bao giờ xảy ra. Tất cả mọi thí nghiệm đều diễn ra hết sức bình thường, bình thường đến mức buồn tẻ, bình thường đến mức chúng tôi chẳng cần nhìn cũng biết kết quả nó phải thế, không thể khác được. Nhưng cuộc sống của chúng tôi thì ngược lại. Chẳng có một quy luật nào hết. Tất cả đều diễn ra hết sức lộn xộn, lộn xộn một cách bất bình thường. "Thằng Ấn Độ sắp lấy vợ" - nó vẫn thì thầm.
Đột nhiên, tôi thấy rùng mình. Tôi nhớ có lần thằng Ấn Độ bảo
với tôi rằng có đến tám mươi phần trăm dân Ấn cưới nhau theo kiểu
arranged marriage. Nó cũng nằm trong cái tám mươi phần trăm của cái đất
nước gần một tỷ dân ấy. Nó chẳng có sự lựa chọn nào hết. Cô dâu của nó
có đẳng cấp cao hơn nó một bậc, một intercaste marriage theo cách gọi
của nó. Điều duy nhất mà nó biết về cô dâu tương lai là một tấm ảnh. Tôi
đã từng xem tấm ảnh ấy một lần. Cô gái trong ảnh khá dễ thương trong bộ
quần áo cổ truyền Ấn Độ. Có lẽ khi chụp tấm hình này, cô không nghĩ
rằng một ngày nào đó tấm ảnh sẽ là mối liên hệ duy nhất với vị hôn phu
tương lai của cô. Tôi hỏi thằng Ấn Độ:
- Thế mày được chọn cái gì?
- Voi - nó lầu bầu. - Tao được chọn con voi dành cho lễ cưới. Tao sẽ cưỡi lên con voi đấy trong ngày cưới. Dù sao, tao cũng có sự lựa chọn mặc dù nó không quan trọng lắm.
Ngay từ sáng sớm, bố mẹ thằng Ấn Độ đã đến ngồi chờ ở phòng tiếp tân. Họ đến để đưa nó về Ấn Độ làm đám cưới. Nó không chịu về. Họ phải bay một quãng đường dài để đến đây đưa nó về quê lấy vợ. Dù sao, nó cũng không thể trốn tránh trách nhiệm. Nó có trách nhiệm duy trì nòi giống. Nó có trách nhiệm cưới cô gái mà Thượng đế dành cho nó. Đấy là truyền thống mà nó không thể phá vỡ. Nó chẳng có sự lựa chọn nào cả vì nếu có chắc chắn nó sẽ không chọn sinh ra làm người Ấn Độ. Bố mẹ nó trông nhỏ bé và nhẫn nhục so với căn phòng tiếp tân quá rộng và quá sang trọng. Họ có nước da ngăm đen rất đặc trưng.
Ông chồng để ria mép; cùng với cái
trán hói, nó càng làm ông thêm nhỏ bé và nhẫn nhục. Bà vợ đội khăn trùm
gần kín mặt nhưng nó vẫn không che được những nếp nhăn mà chỉ cần nhìn
thoáng qua người ta đã thấy nó tồn tại mặc dù có thể thị giác không ghi
nhận được thông tin về những nếp nhăn đó. Thằng Ấn Độ buồn bã đi theo bố
mẹ nó ra khỏi trường. Thỉnh thoảng nó ngoái lại nhìn chúng tôi. Không
hiểu sao tôi thấy đôi mắt thằng Ấn Độ buồn ngơ ngác giống hệt đôi mắt
con chó cún của tôi ngày trước lúc nó sắp chết. Một tháng sau, chúng tôi
nhận được tin nó mất. Một cái chết kỳ lạ.
Thằng Bangladesh ngày càng ăn ít và tất nhiên là nó chỉ ăn vào buổi tối vì những ngày lễ ramadan chẳng bao giờ kết thúc. Nhưng điều kỳ lạ nó không giảm cân nào. Nó giấu thức ăn thừa dưới gầm giường cho đàn chuột. Khoảng nửa đêm, bọn chuột bắt đầu rúc rích mò vào phòng. Chúng bò lổm ngổm trên sàn nhà, leo lên cả bàn học. Mà không chỉ có thế, chúng vừa chạy vừa kêu rinh rích đầy khoái trá. Tôi căm ghét những con chuột màu xám với đôi mắt thao láo; chúng chẳng bao giờ biết xấu hổ. Thằng Bangladesh, ngược lại, rất quý đàn chuột. Nó thường túm cổ lấy con to nhất, vuốt ve một cách rất trìu mến khiến con chuột lim dim vì khoái cảm rồi đột nhiên nó bóp mạnh một cái.
Con chuột bị đau kêu oai oái và cuối
cùng không chịu đựng được con chuột quay đầu lại cắn một nhát vào tay
khiến thằng Bangladesh phải buông tay ra. Ngày nào thằng Bangladesh và
con chuột cũng chơi trò đấy. Điều kỳ lạ là con chuột mặc dù rất đau
nhưng vẫn vui vẻ tham gia vào trò chơi cùng thằng Bangladesh, cứ như thể
giữa chúng có một sự thỏa thuận ngấm ngầm trong trò chơi bệnh hoạn đó.
Đàn chuột ngày càng đông, thức ăn thừa của thằng Bangladesh dần tỏ ra
không đủ đáp ứng cho cái thói phàm ăn và sinh sản nhanh khủng khiếp của
những con chuột, mặc dù thằng Bangladesh đã cố gắng nhịn ăn đến mức tối
đa. Thậm chí, nó còn mang cả lọ mứt mà mẹ nó gửi cho nó ăn cả năm để cho
đàn chuột ăn trong một tuần. Rồi nó bắt đầu đi xin cả thức ăn thừa của
những đứa phòng bên cạnh nhưng dường như nỗ lực của nó chả thấm vào đâu.
Cuối cùng thằng Bangladesh quyết định giảm số lượng đàn chuột. Đầu tiên
là con chuột đầu đàn. Tối hôm đó, thằng Bangladesh vẫn chơi trò chơi
thường lệ với con chuột rồi đột nhiên nó bóp mạnh vào mình con chuột.
Con chuột quay đầu lại cố gắng cắn vào tay thằng Bangladesh nhưng lần
này nó không buông tay. Bàn tay hộ pháp của nó càng tóm chặt con chuột
hơn. Con chuột kêu la thảm thiết. Nó không ngờ lại có kết cục này. Trò
chơi của ngày hôm qua cuối cùng cũng kết thúc. Con chuột biến thành một
đống bầy nhầy trong tay thằng Bangladesh. Trong bóng tối, tôi vẫn nhìn
thấy rõ trên khuôn mặt thằng Bangladesh hiện ra một nụ cười bí hiểm.
Từ hôm đó trở đi, ngày nào thằng Bangladesh cũng giết vài con
chuột. Đàn chuột ngày càng trở nên khôn ngoan nhưng thằng Bangladesh còn
thông minh hơn. Ngày nào nó cũng tóm được vài con chuột. Những con
chuột còn lại phần vì nhu cầu thức ăn, phần vì cái ảo tưởng rằng với
kinh nghiệm của ngày hôm qua chúng có thể dễ dàng chạy thoát khỏi bàn
tay của thằng Bangladesh nên vẫn mò lên phòng vào ban đêm. Số lượng
chuột giảm rất nhanh. Đêm hôm qua, nếu như tôi đếm chính xác thì chỉ còn
mười hai con chuột. Thằng Bangladesh thì càng ngày càng say mê với trò
chơi giết chuột nhưng bây giờ mỗi ngày nó chỉ giết một con vì đàn chuột
giờ còn rất ít. Tôi để ý thấy khuôn mặt nó ngời sáng lên mỗi khi nhìn
thấy con chuột giãy giụa trong lòng bàn tay, ngời sáng đến mức trong
bóng đêm tôi vẫn có thể nhìn thấy cái vẻ long lanh rất khó tả trên đôi
mắt thằng Bangladesh.
Chiều hôm qua, thằng Bangladesh nhận được một tin đặc biệt. Buổi tối, nó không buồn ăn cơm. Dường như có cái gì bất ổn trong tâm trạng của nó. Cuối cùng nó nói với tôi:
- Tao phải về Dhaka làm giáo sư.
- Tuyệt vời! - tôi nói - Mày có thể làm cái mà mày thích.
- Tao cũng chẳng biết nữa. - Nó buồn bã lắc đầu. - Từ trước đến giờ, tao chưa bao giờ làm cái gì độc lập cả. Tao sợ sự đơn độc. Nhất là trong nghiên cứu.
Tôi không nói gì. Tôi cũng thế. Tôi sợ nỗi cô đơn khi phải đi một mình trên con đường mà mình không biết phương hướng. Thằng Bangladesh đột nhiên nói:
- Mày có muốn đi cùng tao không?
- Tuyệt vời! - tôi nói - Mày có thể làm cái mà mày thích.
- Tao cũng chẳng biết nữa. - Nó buồn bã lắc đầu. - Từ trước đến giờ, tao chưa bao giờ làm cái gì độc lập cả. Tao sợ sự đơn độc. Nhất là trong nghiên cứu.
Tôi không nói gì. Tôi cũng thế. Tôi sợ nỗi cô đơn khi phải đi một mình trên con đường mà mình không biết phương hướng. Thằng Bangladesh đột nhiên nói:
- Mày có muốn đi cùng tao không?
Tôi không trả lời. Im lặng kéo dài suốt buổi tối. Chúng tôi ngồi theo đuổi những ý nghĩ riêng. Chúng tôi nghĩ về tương lai trong nỗi khiếp sợ. Cuộc sống rồi sẽ ra sao đây?
Ngày hôm qua, tôi đi đưa đám một người bạn thân thời phổ thông; anh mất ở bệnh viện tâm thần ở Trâu Quỳ. Một bệnh nhân tâm thần cùng phòng đã bóp cổ anh cho đến chết; sau đó, hắn dùng một con dao, loại vẫn dùng để rọc giấy, tự cắt cổ mình. Cho đến nay, anh vẫn là người tôi kính trọng nhất vì nghị lực và ý chí. Năm anh lên sáu, bố anh bỏ nhà theo một người đàn bà khác. Anh và em gái sống cùng mẹ và ông ngoại, một ông già mắc bệnh hoang tưởng, hậu quả của những cơn sốt rét rừng hồi còn ở chiến trường. Mẹ anh phải làm rất nhiều việc như gánh nước thuê, bán hàng rong, vé số... để nuôi cả gia đình. Hàng ngày, anh học một buổi còn một buổi phải đi bán kem để có tiền mua sách vở và đóng học phí. Anh luôn là người đứng đầu trong mọi kỳ thi.
Hết năm thứ hai đại học,
anh được học bổng sang Nhật học. Cùng năm đó, mẹ anh bị tai nạn giao
thông, phải cưa hai chân. Đứa em gái anh, có lẽ vì quá mệt mỏi trước
cuộc sống gia đình, đã bỏ nhà đi bụi đời. Mấy năm sau, người ta tìm thấy
xác nó trong một ngôi nhà hoang ở ngoại thành. Cái chết của nó cho đến
nay vẫn chưa rõ nguyên nhân. Học xong tiến sĩ, bạn tôi về nước và một
thời gian sau đó thì mắc bệnh thần kinh. Sau đám tang, mẹ anh đưa cho
tôi một cuốn vở nhỏ, loại vở có dòng kẻ ô ly vẫn dùng cho học sinh cấp
một; bà nói rằng đây là thứ mà bệnh viện họ tìm thấy ở dưới gầm giường
anh. Bà muốn nhờ tôi đọc hộ vì bà không biết chữ. Tôi mở cuốn vở ra, đó
là nhật ký anh viết trong những ngày ở Trâu Quỳ. Nhật ký bắt đầu bằng
câu: "Ngày hôm qua,..."
ORCHID LÂM QUỲNH * MAI THẢO
Tôi biết nhà văn Mai Thảo như thế!
ORCHID LÂM QUỲNH
Tấm bảng lớn bự, dựng trước khu Song Long. Hàng thứ hai, kẻ chữ xanh, loại chữ in to, rõ: “Nhà may Thảo”. Tức nhà may áo quần tên Thảo. Vậy mà tôi đọc làm sao không biết, thành là “nhà Mai Thảo”.
Làm nhà văn lớn oai thật, nhà ở trong hóc bò tó, nhỏ xíu, chỉ là căn phòng chật hẹp trong dãy nhà dài như một bệnh viện tỉnh lẻ. Vậy mà, được ghi tên trên bảng chỉ dẫn lớn bự ở ngoài đường “Nhà Mai Thảo!”
Tôi nghĩ vậy và giữ kín trong lòng, đâu dám bép xép, bác lại mắng cho: “Ê! Con nhóc kia, mày thì biết cái đếch gì”. Cái gì Bác cũng “đếch” hết. Mà hình như khi nào để tỏ dấu âu yếm, thương mến Bác mới dùng chữ “đếch”
Tôi làm sao quên được, những ngày đầu đến Mỹ, trời đông lạnh buốt, Bác đưa cho tôi cái mền và càm ràm: “Tao chia cho mày cái mền. Có hai vết cháy vì thuốc lá, Nhưng không sao! Vậy là tối nay ông sẽ bị lạnh, nhưng bù lại ông đếch còn lo cho mày nữa”. Một tháng sau, tôi chính thức vào trường. Vào ngay lớp 9, tôi học gấp đôi những đứa bình thường. Học không khổ lắm, cái mà tôi sợ nhất là, mỗi ngày phải chạy hai vòng quanh sân trong giờ thể dục.
Bác Mai Thảo nói với bố tôi.
- “Vào trong trường bảo với chúng nó, con tao chỉ bằng cái kẹo, đâu có to béo như chúng mày. Để cho nó chạy nửa vòng thôi”.
Bố tôi dạ vâng nhưng lơ đi. Lần sau, tôi không dám than gì nữa. Tôi sợ có ngày, bác Mai Thảo sẽ lừng lững vào trường nói với thầy hiệu trưởng của tôi, nói bằng tiếng Việt kiểu Bắc kỳ hẳn hoi: “Này ông để cho tôi dẫn nó đi ăn đã. Nó bé thế, học làm đếch gì cho nhiều”.
Sáng nào bác cũng đưa tôi hết quán này đến quán khác. “Ông phải cho mày đi ăn chứ! Món ngon vật lạ ở Cali, mấy năm ở Canada, làm đếch gì mày có mà ăn”.
Bác có một tập hồ sơ các quán ăn, trong đó bác cắt những mẫu quảng cáo
của các nhà hàng. Mỗi lần bố mẹ đưa tôi đến thăm, bác lại giở ra. “Bún
Viễn Đông nhá! Ở đây có món miến lươn rất ngon. Nhưng thế nào cũng phải
nghe ông chủ quán Nghị Viên Tony Lâm. hát: “Chỉ hai đứa mình thôi nhé!
Đừng cho trăng hé bên thềm” thì cũng kinh lắm, lại còn phải chuẩn bị trả
lời câu: ‘Nghĩ thế nào về tình hình thế giới?’ của ông Nghị Viên”. “Phở
Nguyễn Huệ nhá! Ăn phở ở đây thì lại được ông chủ nói ‘Xong rồi, đi
đi’”.
Bác Cảnh, chủ nhân phở Nguyễn Huệ, chẳng bao giờ lấy tiền của Bác Mai
Thảo và cả Bố tôi. Lúc nào thấy chúng tôi, bác cũng sà vào bàn, cười hào
sảng “Đi, đi. Xong cả rồi”.
Có một lần tại quán Viễn Đông bàn rất đông văn nghệ sĩ, có cả hai ông
chủ tiệm Bún Viễn Đông và Phở Nguyễn Huệ. Bác Mai Thảo khủng khỉnh nói:
“Quán Viễn Đông là nơi tụ tập của anh em văn nghệ. Anh em văn nghệ khắp
nơi về, bao giờ cũng muốn đến Viễn Đông và Viễn Đông bao giờ cũng đón
tiếp anh em văn nghệ”.
Nghe thế ông chủ Viễn Đông cười tít tát, rót nước lia lịa vào ly của khách, thì bác Mai Thảo tiếp:
“Tuy nhiên, phở Nguyễn Huệ là nơi… chả bao giờ lấy tiền của anh em văn nghệ”.
Ông Chủ Quán Viễn Đông quê cơ quá đi, Nói là nói vậy chứ ông Nghị Tony
Lâm cũng giúp đở rất nhiều người. Mẹ tôi vẫn nhắc hoài chuyện ông Nghị
giúp Mẹ có giấy tờ chính thức để ở lại Mỹ.
Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Nguyễn-Xuân Hoàng
Trước tòa soạn báo Văn 38 Phạm Ngũ Lão, Sài Gòn 1972
Cả Bác Cảnh chủ nhân Phở Nguyễn Huệ cũng là một ân nhân lớn của gia
đình tôi. Lúc tôi mới đến Mỹ, vì không có giấy tờ, sợ không đi học được.
Bác Cảnh đã nói với Mẹ tôi: “Em cứ lo cho con nó học trường tư, anh sẽ
trả tiền cho”. Dù sau đó tôi học được trường công, nhưng chẳng khi nào
tôi quên những gì bác đã dành cho gia đình tôi. Bác luôn cho tiền tôi
mỗi kỳ nhập học, để mua sắm sách vở áo quần. Ngay khi thấy Mẹ tôi hằng
ngày phải lên shop để may, bác cũng mua cho Mẹ tôi máy để Mẹ tôi có thể
may ở nhà.
Bác Mai Thảo là người sành ăn và hình như bác chuộng sự cầu kỳ của
món ăn hơn là hương vị của món ăn. Bác khen vợ bác Mặc Thu, làm món chả
cá Thăng Long rất ngon, bác nhắc hoài chi tiết, nếu không đủ các loại
rau yêu cầu, là cô ấy không chịu nấu. Bác khen nhà bác Thăng có món lòng
luộc tuyệt vời, dồi phải nhồi đúng cách và nướng lên, đủ bộ mới thơm
giòn.
Có hai điều bác say sưa kể là thơ và món ăn. Bác hay nhắc đến Hồ
Dzếnh và Vũ Hoàng Chương. Đôi khi bác cũng nhắc đến Chinh Phụ Ngâm, càng
uống càng đọc thơ. Bác không thuộc Chinh Phụ Ngâm mấy, đọc vài câu, sau
đó ờ… ờ lướt đi. Chữ nào thuộc thì đọc lớn, chữ nào không thuộc thì hạ
thấp giọng ờ ờ, làm như ngang đó phải ờ ờ như vậy mới đúng cách. Bao giờ
bác đọc cũng minh họa bằng cách giơ tay chém vào không khí, chém mạnh
hay nhẹ tùy theo câu thơ thuộc hay không.
Bác cũng hay kể chuyện chưởng.
Tôi đâu ngờ bác cũng mê chuyện chưởng, kể say sưa. Bác khoái Trương
Vô Kỵ và Diệt Tuyệt Sư Thái. Về các chi tiết trong chuyện chưởng có vẻ
bác thuộc nhiều hơn Chinh Phụ Ngâm. Bác và bố tôi, hai người huơ tay múa
chân say sưa với những màn luyện Cửu Âm Chân Kinh, những màn vừa
“tuyệt” vừa “diệt” của Sư Thái, những pha quần thảo trên núi, những màn
quần hùng tụ họp. Bác Mai Thảo múa, nói đúng hơn là khều khào trong
không trung. Bố tôi mặc dù hai lá phổi đã teo tóp vì thuốc lá cũng cười
to sảng khoái. Hai bác nói toàn chuyện lấp biển vá trời, toàn chuyện xẻ
băng bửa núi. Có phải đó là niềm mơ ước thầm kín của hai con người thực
tế chỉ có thể cầm nổi cây bút, trói gà không chặt.
Hai “chưởng môn” mà bác Nguyên Sa có thơ rằng:
Mai Thảo:
Ông ngồi với hai ông Tây
Ông kia tên Mạc (Martel), ông này tên Cô (Cognac)
Buổi sáng ông chỉ say vừa
Nửa khuya mới tới
đúng mùa nho ngon.
Du Tử Lê
Bạn ta bằng nửa cò
Vác trên vai cái đền thờ con voi
Con voi nặng cũng vừa thôi
Có em người đẹp lại ngồi bên trên.
Khi còn tờ báo Văn, bác Mai Thảo hay phàn nàn, tụi Mỹ nó không xài
dấu, nên người ta cứ nhầm, không biết “văn” hay “vân”. Đây là tòa soạn
báo Văn mà ngày nào cũng có người gọi đến đặt bánh xèo Vân. Bác cũng
chúa ghét tiếng alarm của xe. “Ở Mỹ cái gì cũng được, chỉ thỉnh thoảng
trong không khí tỉnh lặng, êm đềm, tự nhiên lại nghe đâu đó oạo oạo hú…
hú tò te… tò te nghe đếch chịu được”. Lại “đếch”!
Bác nhất định không lái xe, không xài computer và không nói tiếng Mỹ.
Sau này thấy bác yếu quá, chú Khánh Trường có đề nghị, chú sẽ in sẵn
những label có tên và địa chỉ của những độc giả dài hạn, bác chỉ việc
dán vào bì thư gởi đi.
Nhưng bác không chịu, cho là, như thế không đủ trân trọng, không nói
được tấm lòng của mình, như đích thân viết tay. Bác nói, người nhận sẽ
thích biết bao, khi đọc tên họ bằng chính nét chữ của Mai Thảo. Bác vẫn
miệt mài hàng tháng viết tay, tên và địa chỉ những độc giả dài hạn, và
gửi đi.
Sau này khi bác quá yếu, Mẹ tôi đã làm thay cho bác. Thỉnh thoảng,
trong số độc giả của tờ Văn, mẹ tôi nhận ra tên và địa chỉ của những
người yêu cũ, mới của bố tôi. Mẹ tôi không ghen bao giờ, nhưng chắc là
đá chảy mồ hôi, đôi khi phải chảy trộm. Tôi tâm đắc vô cùng ý này từ cô
Bùi Bích Hà, tôi than với mẹ “Để giữ thể diện cho chồng và cho mình, sau
này bé cũng phải làm đá chảy mồ hôi sao? Mẹ nói: “đến đời con, sẽ không
còn cảnh đó”.
Những ngày bác Mai Thảo còn tờ Văn, một người nữa cũng bận bịu vì
bác, đó là chú Phan Tấn Hải. Một tháng 2 lần, chú Phan Tấn Hải phải chở
bác Mai Thảo xuống tận Los, để bỏ báo in và đem báo về.
Chú Phan Tấn Hải có một đứa con trai chừng 6, 7 tháng, những lần chú
đi Los, mẹ và bố tôi phải đến trông thằng bé. Thằng bé đầu trọc lóc,
tròn quay và lành như cục đất, chỉ phải cái tội, đòi ẵm suốt trên tay.
Nó như một cái máy điện tử tối tân, chỉ cần để nó xuống giường là lập
tức nút “on” bật lên. Nó thét nhanh và nhọn như có kim đâm vào người. Ôm
nó lên, lập tức nút “off” hoạt động, nó nín bặt. Nay thì nó lớn xồ, lại
còn học võ, người to khỏe đến độ có thể ẵm mẹ tôi, để đền cái ơn ẵm nó
năm xưa.
Những lúc ngồi riêng với gia đình tôi, bác Mai Thảo hay tẩn mẩn kể về
những người phụ nữ trong đời bác. Cô Phụng, bác quen từ hồi còn ở Hà
Nội, cô còn một người em tên Loan. Hai chị em đẹp nổi tiếng ở làng Bình
Hồ.
Về sau người em trở thành vợ của bác Quỳnh, anh ruột của nhà thơ Du Tử
Lê. Còn cô Phụng sau là vợ của ông Xuân Thiêm, một người bạn chí thân
của bác Mai Thảo. Dạo đó, thấy bác Mai Thảo quá nghệ sĩ, ông Xuân Thiêm
đã nói thẳng: “Cậu và cô Phụng sẽ chẳng đi đến đâu, như vậy tội người
ta, cậu nên để tớ cưới cô ấy”.
Vậy là cô Phụng trở thành bà Xuân Thiêm. Sau biến cố năm 75, ông Xuân
Thiêm là cán bộ CS cao cấp, ông vào Nam rất sớm, tìm gặp bác Mai Thảo.
Hai người bạn xưa đã nằm gác chân lên nhau nói chuyện quá khứ, họ vẫn
vui vẻ, thân thiết như ngày xưa. Chỉ đến khi ông Xuân Thiêm nói: “Thôi
để tớ “tranh thủ” đi tắm cái đã” thì bác Mai Thảo ngán ngẫm. (bác “đếch”
chịu được). Lần thứ hai ông vào, ông đem cho bác một cuộn băng
cassette:
“Vợ tớ nó khóc, nó nhắc đến cậu, nó gởi cho cậu cái này”.
Trong cuộn băng cô Phụng kể lại những ngày cũ, rồi bác Mai Thảo vào Nam, cô ở lại cơ cực biết chừng nào.
Điều mà bác Mai Thảo sợ đã không xảy ra, vẫn cái giọng Hà Nội chậm
rải, đài các, ngọt ngào, không hề lẫn một chữ nào của thời đại mới. Cô
vừa nói vừa khóc.
Tất cả những điều này, bác Mai Thảo ghi lại trong một tùy bút có tên
“Người Hà Nội cuối cùng” trong tập “Ngọn hải đăng mù” do Làng Văn xuất
bản năm 1986.
Một người nữa mà bác Mai Thảo luôn nhắc bằng một giọng trân trọng,
lưu luyến, là cô Th. Thanh. Hằng năm, sinh nhật cô, bác thường bảo Mẹ
tôi mang hoa đến. Có một lần tôi được hân hạnh là người mang hoa đến cho
cô, và được nghe cô, vừa đàn vừa hát những bài tình ca bất hủ của Phạm
Duy và Phạm Đình Chương.
Nhà cô Th. Thanh, tôi không tìm ra một hạt bụi, chỗ nào cũng tinh
tươm ngăn nắp. Bác Mai Thảo kể: “Th. Thanh rất thích ‘nhiều’, cái gì
nhiều là thích. Những lần đi chơi ở Chợ Lớn, khi thấy người ta để cả dãy
lu, Th. Thanh reo lên thích thú. Ngày tôi đến Mỹ, đi vào các siêu thị,
thấy người ta sắp hàng hóa từng dãy dài. Tôi nhớ đến Th. Thanh và chỉ
ước ao có cô ấy ở đây”. Tôi chảy nước mắt khi nghe Bác nói như vậy. Đơn
giản, nhưng chí tình đến thắt ruột gan.
Sau này trí nhớ Bác kém đi, cô Th. Thanh có năm nhận đến hai lần hoa sinh nhật.
Bác cũng hay nhắc đến một người ca sĩ nổi tiếng khác, là cô Hà Thanh, cô người Huế.
Đáng lẽ đã có một đám cưới giữa Bác và cô. Bác biết đến cô qua Bác Vũ
Quang Ninh, bấy giờ là Giám Đốc Đài Phát Thanh Huế. Bác kể cứ mỗi lần
đi chơi là cô Hà Thanh rủ tất cả chị em đi theo, “mà tôi thì đếch muốn
đi đông như thế”. Khi đến gặp bố mẹ cô để xin hỏi cưới. Bác đã nói:
“Thưa hai bác, tôi là Mai Thảo, tôi muốn xin hỏi cưới em Lục Hà. Nếu hai
bác đồng ý thì vài hôm nữa tôi sẽ nói bố mẹ tôi vào thưa chuyện cùng
hai bác”. Thời đó khi muốn cưới vợ, phải nhờ một người mai mối, người
này phải quen biết cả hai gia đình và quan trọng là người này phải cùng
vai vế với hai bên bố mẹ. Không ai tự mình thưa chuyện như thế. Nên
đương nhiên bố mẹ cô Hà Thanh không chịu được cái lối hỏi cưới đường đột
của Bác, nhất là gia đình cô Hà Thanh là gia đình trâm anh thế phiệt ở
đất Thần Kinh!
Một người nữa, bác Mai Thảo cũng hay nhắc là cô Cúc. Cô là một vũ nữ
đẹp nổi tiếng. Có hôm mẹ tôi hỏi bác Nguyên Sa “Có phải hoa cúc trong
thơ anh là Cúc của anh Mai Thảo” “Bậy! Cúc của anh không dính dáng gì
đến Mai Thảo hết”. Hôm đám tang bác Mai Thảo, khi hạ quan tài xuống,
người ta có làm một lễ đổ rượu. Mọi người rót rượu mời bác uống, xong đổ
rượu xuống huyệt. Bác Nguyên Sa có nói về điều này rất thú vị, nhưng
tôi không dám kể ra đây.
Trở lại chuyện cô Cúc. Có một lần bác Mai Thảo nói, nếu bác không ép
buộc cô Cúc đi nhà thương, thì nay bác đã có một người con. Bác rất hối
hận về chuyện này, nhất là những ngày cuối đời bác cứ than: “Vậy là hết,
chấm dứt Mai Thảo, không còn gì tiếp nối nữa. Tôi yêu cái hình ảnh
người cha đội mũ lưỡi trai xoay đằng sau, cõng một đứa con trên vai và
thơ thẩn ở bãi biển”.
Bao nhiêu năm ở Mỹ bác đã nhắn tin nhiều lần để tìm tông tích cô Cúc,
nhưng vẫn biệt tăm. Về sau hình như bác Hoàng Anh Tuấn đã gặp được cô
Cúc, còn ở Việt-Nam, bán chuối chiên ngoài chợ. Nhưng lúc này bác Mai
Thảo đã vào nursing home ở đường Haster, khi tỉnh khi mê.
Bác nói về cô Cúc: “Cái con bé đó, nó cứ ưa lấy áo sơ mi của tôi để mặc, nó thì bé, mặc cái áo thùng thình, trông hay đáo để”.
Trong câu chuyện, bác Mai Thảo hay nhắc đến người này người kia, phần
nhiều là những điều tốt đẹp. Tôi quý bác Mai Thảo nên hầu như những
chuyện bác kể, tôi cũng vui buồn theo như bác. Tôi cũng nhớ ơn cô Nhã Ca
như Bác đã nhớ ơn cô. Khi cô Nhã Ca cho sắp hàng các con cô để hỏi ý
kiến “Bác Mai Thảo đang bị công an lùng bắt, các con có đồng ý cho bác
trốn ở nhà mình không?” Tất cả những bàn tay nhỏ xíu đồng loạt giơ lên.
Bác cũng kể ca sĩ cổ nhạc Thành Được, vẫn thường cung kính gọi bác là
“Thưa Văn Nhân”. Mặc dù bác Mai Thảo đã bao lần nhắc là đừng làm thế,
nhưng lòng quý mến người có chữ nghĩa khiến nghệ sĩ Thành Được cho rằng
không chữ nào xứng đáng với Mai Thảo bằng chữ “văn nhân”
Không chỉ giới văn nghệ quý mến bác. Kể cả những nơi công sở Mỹ họ
cũng dành cho bác sự ưu ái đặc biệt. Mẹ tôi kể có một hôm bác Mai Thảo
làm mất hết giấy tờ. Bố mẹ tôi chở bác lên DMV, đang sắp hàng rồng rắn,
thì có một người Mỹ chạy đến mời bác vào sớm hơn số thứ tự. Sau này hỏi
ra mới biết có người nhận ra bác, nên họ xin với boss cho bác vào sớm
hơn.
Những ngày cuối đời, bác sống rất là thương. Bác dời phòng từ lầu một
xuống tầng trệt, vì bác không còn lên nổi cầu thang. Phòng lúc nào cũng
mở cửa, để anh em có thể vào bất cứ lúc nào. Bác nằm trên giường chờ
ngóng bước chân anh em. Bác bảo: “Chúng nó cũng rầm rập đến, nhưng chúng
nó lên phòng Khánh Trường nhậu vui hơn, chúng đếch ghé vào đây, đi
ngang đây chúng rón rén sợ làm phiền tôi. Tôi biết hết! Tại sao chúng
nghĩ chúng làm phiền tôi, thì chúng cứ vào đi chứ, cửa tôi mở mà!”
Sáng nào bố mẹ tôi cũng đến, đưa bác ra Nguyễn Huệ. Mẹ tôi phải dìu
bác, bác không còn vững nữa. Ban đầu bác còn hất tay mẹ tôi, nhưng sau
đó bác không còn sức nữa nên phải ngã cả khung xương lòng khòng của bác
trên hai vai mẹ tôi.
Mỗi lần bác vào, tấc cả khách trong quán đều buông đũa lặng người
đi, như thấy nếu mình không ngưng sẽ rất mang tội với một người có chữ
nghĩa như bác. Thỉnh thoảng buổi chiều tối bố mẹ tôi cũng đưa bác ra
ngoài, có hôm bác năn nỉ bố mẹ tôi ngủ lại.
Ban đầu Bác còn nói xa gần “Hai bạn về làm đếch gì. Ở lại đây đi, mai
sáng mình lại đi tiếp, Lê và tôi ngủ dưới đất, để cho cô ấy nằm khò trên
giường tôi”. Về sau bác không nói thế nữa, mà thú thật: “Cứ đến khuya
là tôi sợ, tôi cứ thụt lùi, thụt lùi, khi tôi đụng vào tường hết đường
chạy thì tôi sợ quá! cái thằng cha thần chết nó cứ ám tôi về đêm”.
Phòng bác sau này bừa bộn, hôi thối. Tội bác quá! trong restroom,
hàng áo quần khi nào cũng đưa ra tiệm giặt ủi, vẫn thẳng tắp. Lâu lắm
rồi, bác không đụng đến, những chiếc áo mang hơi hướm Mai Thảo, những
chiếc khăn quàng điệu đà của công tử Hà Thành
Trên bàn thờ gia đình, ngoài hình của bà nội, ông ngoại, là hình của
bác Mai Thảo. Mẹ tôi cất giữ rất nhiều trang báo viết về Bác khi Bác
mất, cả những trang cáo phó, phân ưu, cùng với mảnh vải đen nhỏ để những
ai muốn để tang Bác, Mẹ tôi cất như của gia bảo. Ngoài ra Mẹ tôi cũng
giữ kỹ thủ bút cuối cùng của Bác, đó là vài chữ nguệch ngoạc của Bác
viết trên miếng băng của hospital. Cả nhà tôi yêu Bác. Chẳng những thế,
rất nhiều nơi trong nhà có hình bác Mai Thảo.
Như thế, chúng tôi chẳng bao giờ không có Bác Mai Thảo trong cuộc sống.
-
Thursday, January 23, 2014
NGUYỄN QUANG LẬP * CHUYỆN SỢ VỢ
Chuyện sợ vợ
Nguyễn Quang Lập
Chả hiểu sao mấy hôm nay ngồi đâu cũng nghe kháo chuyện sợ vợ. Đi Bến Tre về nhà Tâm Chánh, uống rượu sâm Ngọc Linh nói chuyện Biển Đông chán chê lại quay sang chuyện sợ vợ. Về nhà Võ Đắc Danh tán chuyện sợ vợ cho tới khuya. Sáng mai uống cà phê, Huy Đức nhìn mình cười cười, nói tối qua bác say, hát hò ghê quá. Mình hỏi cái gì. Huy Đức nói mỗi bài ca sợ vợ mà bác hát đi hát lại đến nỗi tôi thuộc làu. Nói rồi Huy Đức ngâm nga: “Nằm chung thì bảo...chật giường/ nằm riêng lại bảo...tơ vương em nào/Lãng mạn thì bảo...tào lao/ Đứng đắn lại bảo...người sao hững hờ/ Khù khờ thì bảo...giai tơ/ Khôn lanh thì bảo...hái mơ bao lần.” Hi hi.
Có lẽ ai cũng có ít nhất dăm bảy chuyện sợ vợ, mình cũng thế. Nhớ nhất cái Hội sợ vợ thời mình làm việc ở Huế.Thời trai trẻ nghe người ta kháo nhau chuyện sợ vợ cứ nghĩ họ chọc nhau chơi vậy thôi chứ vợ có gì đâu mà phải sợ. Mấy anh lớn nghe mình nói thế thì xoa đầu mình cười cười, nói lấy vợ đi rồi biết em ơi. Mình chả tin.
Chẳng qua đàn ông hay đem chuyện sợ vợ ra để trêu nhau, chọc quê nhau vậy thôi, dần dà mới biết té ra cho chuyện đó thật. Hôm mình mới về Sở VHTT Bình Trị Thiên, làm việc ở Phòng quản lý xuất bản, anh Vĩnh Nguyên cười khà khà, nói thằng này gia nhập Hội sợ vợ rồi. Mình nhăn răng cười, nói thiệt hả anh, phòng em toàn dân sợ vợ à. Anh Vĩnh Nguyên nói cả thành phố Huế này đều là dân sợ vợ, trừ tao. Mỗi tao không sợ vợ, răng mà tao đơn độc rứa không biết. Mình hỏi Văn Lợi, nói Vĩnh Nguyên nói vậy đúng không. Văn Lợi cười phì, nói đúng một nửa. Phải nói thế này mới đúng: cả thành phố Huế đều là dân sợ vợ mà Vĩnh Nguyên là ông sợ vợ nhất. Mình gặp Vĩnh Nguyên nhắc lời Văn Lợi, anh cười bẽn lẽn, nói không không, Văn Lợi vẫn không nói đúng sự thật. Tao sợ vợ thứ nhì thôi, Văn Lợi mới là ông sợ vợ nhất. Văn Lợi là hội trưởng hội sợ vợ của chúng mày đó.
Hồi đó phòng quản lý xuất bản có 5 anh em, mình chưa có vợ, còn lại các anh Bính Văn, anh Hải Bằng, Văn Lợi, Dương Toàn Thắng đều nổi tiếng sợ vợ cả. Nói anh Văn Lợi sợ vợ cũng hơi oan, anh hâm mộ vợ thì đúng hơn. Chị Tùng rất đẹp, quản gia nội trợ ngon lành, anh Văn Lợi làm về chỉ có việc ngồi vểnh râu pha trà uống chứ chẳng phải làm gì. Đụng có việc gì chị đều đưa ra ý kiến rất xác đáng. Chị Tùng đã không nói thì thôi hễ nói ra điều gì chỉ có đúng trở lên. Văn Lợi hâm mộ vợ là phải, nói chuyện gì cũng Tùng nói thế này, Tùng nói thế kia. Mọi người vì thế có cớ chế anh sợ vợ, nói với Văn Lợi trên đầu có trung ương, dưới bụng có bà Tùng. Mình cũng trêu anh như vậy, anh trợn mắt lên, nói tôi có đội vợ lên đầu đâu, tôi đặt vợ dưới bụng, sao bảo tôi sợ vợ.
Anh Mai Văn Tấn còn viết hẳn một truyện cổ tích Sự tích cái ống bương nước để trêu Văn Lợi. Đại khái ngày xửa ngày xưa có anh Văn Loi hiền lành tốt bụng cưới một cô gái rất xinh đẹp tên là A Tung. Vì quá yêu vợ, Văn Loi không để cho A Tung làm gì cả. Một hôm Văn Loi vào rừng săn bắn tối mịt vẫn chưa về. Ở nhà hết nước, A Tùng không đợi Văn Loi về lấy nước như mọi khi, đành quảy gánh xuống suối. Lâu ngày không quen gồng gánh, đêm tối dốc trơn, A Tung bị ngã, chết thảm dưới chân dốc. Văn Loi ôm lấy vợ kêu khóc thảm thiết, nói ôi A Tung ơi, không có A Tung thì đời Loi còn nghĩa lý gì nữa, nói rồi ôm vợ lao xuống thác, chết tốt. Từ đó dân Vân Kiều bỏ tục gánh nước, chỉ lấy nước bằng ống bương. Truyện này in trong tập Truyện cổ Vân Kiều hẳn hoi, ghi dưới truyện là ghi theo lời kể của cụ này cụ kia, thực tế là Mai Văn Tấn bịa ra tất, hi hi.
Anh Bính Văn là họa sĩ, anh bỏ vợ hay bị vợ bỏ chi đó, mình không rõ. Mỗi lần mình hỏi vì sao bỏ vợ, anh làm bộ quan trọng kéo tay mình rỉ tai, nói phải bỏ thôi, nếu không đời tao tuyền sống trong sợ hãi. Mình nói gì mà kinh thế. Anh nói mày chưa vợ con biết cứt gì, kinh lắm. Mình nói anh không nộp đủ thuế à, sao mà sợ thế. Anh trợn mắt lên, nói đâu có, tao nộp cả gốc lẫn lãi vẫn cứ sợ vợ như thường.
Có lẽ anh Bính Văn nói thật. Nhiều người cứ bảo đàn ông sợ vợ đa phần vì không nộp đủ thuế cho vợ, chả phải. Một hôm mình nghe ba ông anh, anh Điềm ( Nguyễn Khoa Điềm), anh Tường ( Hoàng Phủ Ngọc Tường), anh Vĩ ( Tô Nhuận Vĩ) ngồi kháo chuyện định kì nộp thuế. Anh Điềm nói tôi đăng báo Dân ( Ba ngày một số), anh Tường nói tôi đăng báo Văn Nghệ ( Bảy ngày một số). Anh Vĩ nói các ông kém thế nhỉ, tôi đăng báo Nhân dân (Một ngày một số), ngoài ra còn đăng thêm vài phụ trương nữa. Anh Điềm, anh Tường đều trợn mắt thè lưỡi, gọi anh Vĩ là sư phụ. Nhưng anh Vĩ sợ vợ nhất trong ba anh, giống anh Văn Lợi luôn mồm nói Cúc nhà mình nói thế này, Cúc nhà mình nói thế kia. Ngồi đâu hễ chị Cúc réo một phát là ba chân bốn cẳng vọt về ngay.
Phòng mình hồi đó vợ anh Dương Toàn Thắng đẹp nhất. Chị Hải đẹp nhất trường Đại học Ngoại Ngữ, về làm việc ở Ủy ban tỉnh Bình Trị Thiên được một tuần cả thành phố Huế đều nức tiếng chị. Anh cũng là dân Ba Đồn với mình. Mỗi lần anh đem vợ về quê,, con nít chạy rật rật cả đoàn sau lưng chị. Người ta bảo ồn như chợ, thế mà mỗi lần chị Hải xách làn vào chợ y chang hoàng hậu vi hành, đi tới đâu là ở đó bỗng lặng ngắt, ai nấy mắt tròn mắt dẹt, thì thà thì thầm.
Mình thuộc loại con nít không dám tơ tưởng, anh Văn Lợi trưởng phòng tốn cả trăm bài thơ tình về biển ( Hải là biển mà) chẳng được cái xơ múi gì, anh Thu Bồn cả tháng mưa Huế đứng trước cửa sổ nhà chị cũng không hề được chị để mắt tới, cuối cùng đành để lại bài thơ Tạm biệt Huế, bài này rất nổi tiếng, con gái Huế thuộc làu “ Tạm biệt Huế với anh là vĩnh biệt/ anh trở về hóa đá phía bên kia”.
Nghe tin Thu Bồn về Đà Nẵng, anh Thắng sướng lắm, nói lão Thu Bồn về Đà Nẵng tao nhẹ cả người, bây giờ tao mới yên tâm hóa đá ở trong bia, khơ khơ . Anh Thắng kéo mình đi nhậu, nói chúng nó bảo Văn Lợi là hội trưởng hội sợ vợ, sai bét, tao mới là hội trưởng. Mình nói em thấy chị Hải hiền thế, sợ gì nhỉ. Anh kéo tay mình chỉ về ông phó chủ tịch tỉnh đang ngồi nhậu ở gốc xa, nói mày biết ông đó không. Mình cười, nói lạ gì, ông đó tán chị Hải suốt hai nhiệm kì không đổ, đúng không. Anh Thắng gật đầu cái rụp, nói ông ấy còn sợ vợ tao, tại sao tao không sợ.
Uống bia say nhừ tử, mình hỏi anh Thắng, nói trong phòng mình chắc chỉ có anh Hải Bằng là không sợ vợ thôi, anh nhỉ. Em thấy Hải Bằng hơi bị gia trưởng, chưa thấy Hải Bằng sợ ai bao giờ, đến bí thư tỉnh ủy mà Hải Bằng còn dám to tiếng giữa hội nghị, chắc ổng thuộc diện vợ sợ chứ không phải sợ vợ. Anh Thắng cười cái hậc, nói mày biết đéo gì. Hải Bằng sợ vợ thảm lắm. Mình hỏi sao, anh Thắng nói Hải Bằng sợ vợ hiếp. Mình cười rũ, nói phét phét. Anh Thắng lại trợn mắt lên, nói tao phét mày làm gì. Hải Bằng già cả ốm yếu, bà vợ thì xinh đẹp trẻ trung như thế, sợ là phải. Một tối đang tán chuyện với tao, nghe tiếng vợ đi xem phim về ngoài ngõ là ổng vọt lên giường đặp chăn rên ầm ầm. Hải Bằng chuyên môn trốn thuế kiểu đó, có thảm không.
Mình cười phun cả bia. Anh Thắng không cười, anh tu cạn ly bia rồi túc tắc đọc như đọc kinh thánh, nói kính vợ đắc thọ/Sợ vợ sống lâu / Nể vợ bớt ưu sầu / Để vợ lên đầu, là trường sinh bất tử ...Thế mà anh Thắng không trường sinh bất tử, anh mất năm 42 tuổi, để lại hai đứa con gái và người vợ xinh đẹp tuyệt trần, tha hương tận trời tây.
Nguyễn Quang Lập
Chả hiểu sao mấy hôm nay ngồi đâu cũng nghe kháo chuyện sợ vợ. Đi Bến Tre về nhà Tâm Chánh, uống rượu sâm Ngọc Linh nói chuyện Biển Đông chán chê lại quay sang chuyện sợ vợ. Về nhà Võ Đắc Danh tán chuyện sợ vợ cho tới khuya. Sáng mai uống cà phê, Huy Đức nhìn mình cười cười, nói tối qua bác say, hát hò ghê quá. Mình hỏi cái gì. Huy Đức nói mỗi bài ca sợ vợ mà bác hát đi hát lại đến nỗi tôi thuộc làu. Nói rồi Huy Đức ngâm nga: “Nằm chung thì bảo...chật giường/ nằm riêng lại bảo...tơ vương em nào/Lãng mạn thì bảo...tào lao/ Đứng đắn lại bảo...người sao hững hờ/ Khù khờ thì bảo...giai tơ/ Khôn lanh thì bảo...hái mơ bao lần.” Hi hi.
Có lẽ ai cũng có ít nhất dăm bảy chuyện sợ vợ, mình cũng thế. Nhớ nhất cái Hội sợ vợ thời mình làm việc ở Huế.Thời trai trẻ nghe người ta kháo nhau chuyện sợ vợ cứ nghĩ họ chọc nhau chơi vậy thôi chứ vợ có gì đâu mà phải sợ. Mấy anh lớn nghe mình nói thế thì xoa đầu mình cười cười, nói lấy vợ đi rồi biết em ơi. Mình chả tin.
Chẳng qua đàn ông hay đem chuyện sợ vợ ra để trêu nhau, chọc quê nhau vậy thôi, dần dà mới biết té ra cho chuyện đó thật. Hôm mình mới về Sở VHTT Bình Trị Thiên, làm việc ở Phòng quản lý xuất bản, anh Vĩnh Nguyên cười khà khà, nói thằng này gia nhập Hội sợ vợ rồi. Mình nhăn răng cười, nói thiệt hả anh, phòng em toàn dân sợ vợ à. Anh Vĩnh Nguyên nói cả thành phố Huế này đều là dân sợ vợ, trừ tao. Mỗi tao không sợ vợ, răng mà tao đơn độc rứa không biết. Mình hỏi Văn Lợi, nói Vĩnh Nguyên nói vậy đúng không. Văn Lợi cười phì, nói đúng một nửa. Phải nói thế này mới đúng: cả thành phố Huế đều là dân sợ vợ mà Vĩnh Nguyên là ông sợ vợ nhất. Mình gặp Vĩnh Nguyên nhắc lời Văn Lợi, anh cười bẽn lẽn, nói không không, Văn Lợi vẫn không nói đúng sự thật. Tao sợ vợ thứ nhì thôi, Văn Lợi mới là ông sợ vợ nhất. Văn Lợi là hội trưởng hội sợ vợ của chúng mày đó.
Hồi đó phòng quản lý xuất bản có 5 anh em, mình chưa có vợ, còn lại các anh Bính Văn, anh Hải Bằng, Văn Lợi, Dương Toàn Thắng đều nổi tiếng sợ vợ cả. Nói anh Văn Lợi sợ vợ cũng hơi oan, anh hâm mộ vợ thì đúng hơn. Chị Tùng rất đẹp, quản gia nội trợ ngon lành, anh Văn Lợi làm về chỉ có việc ngồi vểnh râu pha trà uống chứ chẳng phải làm gì. Đụng có việc gì chị đều đưa ra ý kiến rất xác đáng. Chị Tùng đã không nói thì thôi hễ nói ra điều gì chỉ có đúng trở lên. Văn Lợi hâm mộ vợ là phải, nói chuyện gì cũng Tùng nói thế này, Tùng nói thế kia. Mọi người vì thế có cớ chế anh sợ vợ, nói với Văn Lợi trên đầu có trung ương, dưới bụng có bà Tùng. Mình cũng trêu anh như vậy, anh trợn mắt lên, nói tôi có đội vợ lên đầu đâu, tôi đặt vợ dưới bụng, sao bảo tôi sợ vợ.
Anh Mai Văn Tấn còn viết hẳn một truyện cổ tích Sự tích cái ống bương nước để trêu Văn Lợi. Đại khái ngày xửa ngày xưa có anh Văn Loi hiền lành tốt bụng cưới một cô gái rất xinh đẹp tên là A Tung. Vì quá yêu vợ, Văn Loi không để cho A Tung làm gì cả. Một hôm Văn Loi vào rừng săn bắn tối mịt vẫn chưa về. Ở nhà hết nước, A Tùng không đợi Văn Loi về lấy nước như mọi khi, đành quảy gánh xuống suối. Lâu ngày không quen gồng gánh, đêm tối dốc trơn, A Tung bị ngã, chết thảm dưới chân dốc. Văn Loi ôm lấy vợ kêu khóc thảm thiết, nói ôi A Tung ơi, không có A Tung thì đời Loi còn nghĩa lý gì nữa, nói rồi ôm vợ lao xuống thác, chết tốt. Từ đó dân Vân Kiều bỏ tục gánh nước, chỉ lấy nước bằng ống bương. Truyện này in trong tập Truyện cổ Vân Kiều hẳn hoi, ghi dưới truyện là ghi theo lời kể của cụ này cụ kia, thực tế là Mai Văn Tấn bịa ra tất, hi hi.
Anh Bính Văn là họa sĩ, anh bỏ vợ hay bị vợ bỏ chi đó, mình không rõ. Mỗi lần mình hỏi vì sao bỏ vợ, anh làm bộ quan trọng kéo tay mình rỉ tai, nói phải bỏ thôi, nếu không đời tao tuyền sống trong sợ hãi. Mình nói gì mà kinh thế. Anh nói mày chưa vợ con biết cứt gì, kinh lắm. Mình nói anh không nộp đủ thuế à, sao mà sợ thế. Anh trợn mắt lên, nói đâu có, tao nộp cả gốc lẫn lãi vẫn cứ sợ vợ như thường.
Có lẽ anh Bính Văn nói thật. Nhiều người cứ bảo đàn ông sợ vợ đa phần vì không nộp đủ thuế cho vợ, chả phải. Một hôm mình nghe ba ông anh, anh Điềm ( Nguyễn Khoa Điềm), anh Tường ( Hoàng Phủ Ngọc Tường), anh Vĩ ( Tô Nhuận Vĩ) ngồi kháo chuyện định kì nộp thuế. Anh Điềm nói tôi đăng báo Dân ( Ba ngày một số), anh Tường nói tôi đăng báo Văn Nghệ ( Bảy ngày một số). Anh Vĩ nói các ông kém thế nhỉ, tôi đăng báo Nhân dân (Một ngày một số), ngoài ra còn đăng thêm vài phụ trương nữa. Anh Điềm, anh Tường đều trợn mắt thè lưỡi, gọi anh Vĩ là sư phụ. Nhưng anh Vĩ sợ vợ nhất trong ba anh, giống anh Văn Lợi luôn mồm nói Cúc nhà mình nói thế này, Cúc nhà mình nói thế kia. Ngồi đâu hễ chị Cúc réo một phát là ba chân bốn cẳng vọt về ngay.
Phòng mình hồi đó vợ anh Dương Toàn Thắng đẹp nhất. Chị Hải đẹp nhất trường Đại học Ngoại Ngữ, về làm việc ở Ủy ban tỉnh Bình Trị Thiên được một tuần cả thành phố Huế đều nức tiếng chị. Anh cũng là dân Ba Đồn với mình. Mỗi lần anh đem vợ về quê,, con nít chạy rật rật cả đoàn sau lưng chị. Người ta bảo ồn như chợ, thế mà mỗi lần chị Hải xách làn vào chợ y chang hoàng hậu vi hành, đi tới đâu là ở đó bỗng lặng ngắt, ai nấy mắt tròn mắt dẹt, thì thà thì thầm.
Mình thuộc loại con nít không dám tơ tưởng, anh Văn Lợi trưởng phòng tốn cả trăm bài thơ tình về biển ( Hải là biển mà) chẳng được cái xơ múi gì, anh Thu Bồn cả tháng mưa Huế đứng trước cửa sổ nhà chị cũng không hề được chị để mắt tới, cuối cùng đành để lại bài thơ Tạm biệt Huế, bài này rất nổi tiếng, con gái Huế thuộc làu “ Tạm biệt Huế với anh là vĩnh biệt/ anh trở về hóa đá phía bên kia”.
Nghe tin Thu Bồn về Đà Nẵng, anh Thắng sướng lắm, nói lão Thu Bồn về Đà Nẵng tao nhẹ cả người, bây giờ tao mới yên tâm hóa đá ở trong bia, khơ khơ . Anh Thắng kéo mình đi nhậu, nói chúng nó bảo Văn Lợi là hội trưởng hội sợ vợ, sai bét, tao mới là hội trưởng. Mình nói em thấy chị Hải hiền thế, sợ gì nhỉ. Anh kéo tay mình chỉ về ông phó chủ tịch tỉnh đang ngồi nhậu ở gốc xa, nói mày biết ông đó không. Mình cười, nói lạ gì, ông đó tán chị Hải suốt hai nhiệm kì không đổ, đúng không. Anh Thắng gật đầu cái rụp, nói ông ấy còn sợ vợ tao, tại sao tao không sợ.
Uống bia say nhừ tử, mình hỏi anh Thắng, nói trong phòng mình chắc chỉ có anh Hải Bằng là không sợ vợ thôi, anh nhỉ. Em thấy Hải Bằng hơi bị gia trưởng, chưa thấy Hải Bằng sợ ai bao giờ, đến bí thư tỉnh ủy mà Hải Bằng còn dám to tiếng giữa hội nghị, chắc ổng thuộc diện vợ sợ chứ không phải sợ vợ. Anh Thắng cười cái hậc, nói mày biết đéo gì. Hải Bằng sợ vợ thảm lắm. Mình hỏi sao, anh Thắng nói Hải Bằng sợ vợ hiếp. Mình cười rũ, nói phét phét. Anh Thắng lại trợn mắt lên, nói tao phét mày làm gì. Hải Bằng già cả ốm yếu, bà vợ thì xinh đẹp trẻ trung như thế, sợ là phải. Một tối đang tán chuyện với tao, nghe tiếng vợ đi xem phim về ngoài ngõ là ổng vọt lên giường đặp chăn rên ầm ầm. Hải Bằng chuyên môn trốn thuế kiểu đó, có thảm không.
Mình cười phun cả bia. Anh Thắng không cười, anh tu cạn ly bia rồi túc tắc đọc như đọc kinh thánh, nói kính vợ đắc thọ/Sợ vợ sống lâu / Nể vợ bớt ưu sầu / Để vợ lên đầu, là trường sinh bất tử ...Thế mà anh Thắng không trường sinh bất tử, anh mất năm 42 tuổi, để lại hai đứa con gái và người vợ xinh đẹp tuyệt trần, tha hương tận trời tây.
3 comments:
Hay quá
đánh giá vinpearl cửa sót |
vinpearl hòn tre nha trang |
beau rivage nha trang |
giá phòng vinpearl cửa hội |
vinpearl cửa hội |
vinpearl phú quốc có gì |
condotel phú quốc |
chung cu vincity đại mỗ ||
Chung cư Vincity Tây Mỗ ở đâu |
Tiện ích Vincity Tây mỗ Đại mỗ |
bán chung cư vincity đại mỗ |
vị trí vincity đại mỗ |
Tiện ích Vincity tây mỗ |
Post a Comment