Tuesday, November 15, 2016

TRUYỆN TÙ & VƯỢT BIÊN * HUỲNH TÂM * HỒ CHÍ MINH * VƯƠNG ĐỨC LỆ *

TIN TỨC MỸ QUỐC

  Thách thức hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Mỹ năm 2015

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama bước vào 2 năm cuối của nhiệm kỳ tổng thống.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama bước vào 2 năm cuối của nhiệm kỳ tổng thống.
Alex Villarreal
Năm 2015 đã bắt đầu, và cùng với năm mới là những thách thức mới – cộng thêm vào những thách thức đã có từ trước. Năm 2014 để lại cho nước Mỹ nhiều công việc chưa hoàn tất trên khắp thế giới. Thông tín viên VOA Alex Villareal điểm qua một số thách thức hàng đầu về chính sách đối ngoại của Tổng thống Barack Obama vào lúc ông bước vào 2 năm cuối tại Tòa Bạch Ốc.
“Sau hơn 13 năm, sứ mạng tác chiến của chúng ta ở Afghanistan sẽ chấm dứt.”
Hồi tháng 12, Tổng thống Obama đã đánh dấu sự kết thúc của cuộc chiến tranh kéo dài nhất của nước Mỹ.
Nhưng các giới chức Bộ Quốc phòng cho biết bình minh của năm 2015 không có nghĩa là sự kết thúc của viện trợ Hoa Kỳ, như nhận định của phát ngôn viên Ngũ Giác Đài, đề đốc John Kirby:
“Không phải là đến ngày 31 tháng 12 là chúng ta bỏ đi. Chúng ta không làm như thế. Chúng ta sẽ ở lại.”
Yểm trợ về không lực, huấn luyện và chống khủng bố, tất cả đều năm trong nghị trình của hơn 10.000 binh sĩ Hoa Kỳ ở lại Afghanistan trong năm nay. Đó là sự hỗ trợ mà lực lượng Afghanistan cần đến, sau khi các vụ tấn công của Taliban gia tăng.
Hoa Kỳ cũng sẽ chống khủng bố dưới hình thức các phần tử chủ chiến Nhà nước Hồi giáo. Nhóm này đã nổi lên gây sự quan tâm của mọi người trong năm 2014, thông qua việc mau chóng chiếm đóng những phần đất lớn ở Iraq và Syria và những vụ chặt đầu dã man những người Tây phương.
Các vụ không kích nhắm vào nhóm này dường như đã có hiệu lực, và các chuyên gia phân tích dự báo những thắng lợi tiếp theo. Sau đây là ý kiến của ông Paul Salem thuộc Học viện Trung Đông:
“Tôi nghĩ Iraq, giữa đạo quân của người Kurd và quân đội quốc gia trú đóng ở Baghdad, với sự hỗ trợ mạnh của Hoa Kỳ, sẽ đạt được tiến bộ trong năm 2015.”
Cũng cần phải có tiến bộ là những nỗ lực của Hoa Kỳ và 5 cường quốc thế giới khác nhằm đạt được một thoả thuận hạt nhân với Iran. Các nhà thương thuyết đang nhắm mục tiêu là tháng 7, sau khi kỳ hạn định vào tháng 11 trôi qua mà không đi đến thoả thuận.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nêu nhận định:
“Các cuộc đàm phán này sẽ không bỗng dưng mà trở nên dễ dàng hơn chỉ vì chúng ta gia hạn lại. Chúng rất gay go. Và chúng đã gay go. Và chúng ta sẽ tiếp tục cứng rắn.”
Và các chuyên gia, như ông Robert Einhorn thuộc Viện Brookings, cho rằng Quốc hội Hoa Kỳ dưới sự kiểm soát của đảng Cộng Hoà có thể làm cho mọi việc còn khó khăn hơn nữa.
“Các đại biểu Quốc hội nóng lòng áp đặt thêm các biện pháp chế tài. Sự kiện ấy có thể có ảnh hưởng đáng lo ngại.”
Nga là nguồn gốc gây căng thẳng thêm cho các biện pháp chế tài. Những biện pháp mà Hoa Kỳ đã áp đặt vì Moscow ủng hộ các phần tử Ukraine đòi ly khai đã góp phần khiến cho chỉ tệ và nền kinh tế của Nga tuột dốc mạnh. Nhưng vụ xung đột ở Ukraine là một vụ tranh chấp mà các giới chức Hoa Kỳ quyết tâm khắc phục, như nhận định của phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Eric Rubin:
“Không ai từ bỏ hy vọng về bang giao Nga-Mỹ. Chúng ta phải đưa mối bang giao ấy đến một chỗ tốt đẹp hơn.”
Hoa Kỳ nói Nga có thể được nới lỏng các biện pháp chế tài bằng cách triệt thoái toàn bộ binh sĩ ra khỏi lãnh thổ Ukraine, ngoài các điều kiện khác.
Và vấn đề không nên quên là Bắc Triều Tiên. Các nhà điều tra của Hoa Kỳ đã truy nguyên vụ tấn công mạng hồi tháng 11 nhắm vào hãng phim Sony và gán trách nhiệm cho quốc gia cô lập này. Đáp lại, Tổng thống Obama đã đưa các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào Bắc Triều Tiên lên hàng đầu các quyết định về chính sách đối ngoại của ông trong năm mới.
http://www.voatiengviet.com/content/chinh-sach-doi-ngoai-cua-my-nam-2015/2585901.html 

Giá dầu năm 2014 thấp nhất trong sáu năm qua

Xưởng lọc dầu lớn nhất của Iraq trong thị trấn Baiji, miền bắc Iraq
Xưởng lọc dầu lớn nhất của Iraq trong thị trấn Baiji, miền bắc Iraq
Giá dầu thế giới giảm mạnh nhất trong năm qua kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Khi thị trường đóng cửa vào cuối năm 2014, mức giá của cả dầu thô Brent chuẩn quốc tế khoan ở Biển Bắc và dầu thô West Texas Intermediate khai thác tại Mỹ đã giảm hơn 45% trong năm nay.

Phần lớn đợt dầu rớt giá tự do diễn ra kể từ tháng 6 khi giá dầu ở mức trên 100 đôla một thùng. Đến cuối năm, dầu thô Brent giao dịch ở mức 57,33 đôla một thùng và dầu thô Mỹ ở mức 53,27 đôla.

Các nhà phân tích cho rằng giá dầu sụt giảm là do lượng dầu dư thừa trên thị trường thế giới, gây nên bởi nhiều yếu tố.

Mỹ và Canada đã tăng sản lượng dầu của mình nhờ công nghệ bẻ gãy thủy lực (fracking) cho phép các công ty khoan vào những mỏ dầu nằm sâu trong đá phiến sét mà trước đây không thể khai thác được. Sản lượng dầu của Mỹ đạt 9 triệu thùng một ngày, mức cao nhất trong hơn 30 năm qua.

Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế đã chậm lại ở Trung Quốc, nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới. Nền kinh tế Nhật Bản đã rơi vào suy thoái và khối 18 nước sử dụng đồng euro của châu Âu cũng đang cận kề suy thoái.

Nhưng ở Mỹ, giá dầu rẻ hơn đã khiến giá xăng tụt xuống mức thấp nhất trong nhiều năm cho người lái xe, giúp thúc đẩy tăng trưởng ở nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Các chuyên gia cho rằng giá dầu có thể tiếp tục giảm trong quý đầu tiên của năm 2015 trước khi hồi phục sau đó trong năm nay.
 http://www.voatiengviet.com/content/gia-dau-nam-2014-thap-nhat-trong-6-nam-qua/2582329.html
 Hoa Kỳ: Một số tiểu bang bắt đầu tăng lương cho người lao động lương thấp
Biểu tình Missouri ủng hộ việc nâng mức lương tối thiểu
Biểu tình Missouri ủng hộ việc nâng mức lương tối thiểu
Khoảng 2,4 triệu người lao động lương thấp tại Mỹ được tăng lương vào ngày đầu năm mới khi luật về mức lương tối thiểu bắt đầu có hiệu lực.

Tại Mỹ, mức lương tối thiểu là 7,25 đôla một giờ và do đó mức lương hàng năm là 15.080 đôla.

Nhưng 20 trong số 50 bang của Mỹ và thủ đô Washington đã thông qua luật mới trong những tháng gần đây hoặc đã áp đặt những quy định mà giờ sẽ tăng mức lương chuẩn toàn quốc lên mức trung bình 8 đôla một giờ, hoặc 16,640 đôla mỗi năm.

Việc tăng lương dự kiến sẽ bơm khoảng 1,5 tỉ đôla mỗi năm vào nền kinh tế lớn nhất thế giới đang trên đà tăng tốc, bởi vì người lao động lương thấp có xu hướng chi tiêu phần lớn khoản lương của họ.

Tổng thống Barack Obama năm ngoái đã kêu gọi định mức lương tối thiểu liên bang là 10,10 đôla một giờ, nhưng vấp phải sự phản đối gay gắt của những đối thủ đảng Cộng hòa ở Quốc hội và đề xuất này thất bại.

Nhiều luật mới của bang cũng có hiệu lực hôm thứ Năm tại Mỹ, trong đó có luật ở California bắt buộc sinh viên phải tỏ rõ sự ưng thuận với đối tượng trước khi quan hệ tình dục. Ở tiểu bang Michigan, việc bán các loại thuốc ho và cảm lạnh cho mục đích sản xuất chất methamphetamine (ma túy đá) giờ đã bị cấm, trong khi bang New York bắt buộc người dân phải tái chế máy tính cũ và tivi thay vì ném vào thùng rác.
 http://www.voatiengviet.com/content/hoa-ky-mot-so-tieu-bang-bat-dau-tang-luong-cho-nguoi-lao-dong-luong-thap/2582208.html

Chứng khoán Mỹ tăng giá trong năm 2014, dầu hạ giá

Các nhà giao dịch chứng khoán trên Sàn Giao dịch New York, 31/12/14
Các nhà giao dịch chứng khoán trên Sàn Giao dịch New York, 31/12/14
Giá chứng khoán của Hoa Kỳ hạ hôm Thứ tư, nhưng tính toàn năm 2014 thì giá chứng khoán tăng cao trong khi giá dầu tiếp tục tuột dốc.
Vào ngày giao dịch cuối của năm 2014, chỉ số Dow Jones hạ 160 điểm xuống còn 17.823,07 điểm, chỉ số S&P 500 mất 21,45 điểm kết thúc ở mức 2.058,9 điểm và chỉ số Nasdaq hạ 41,39 điểm xuống còn 4.736,05 điểm.
Tuy nhiên trong cả năm 2014 chỉ số Dow Jones đã tăng 7,5%, S&P 500 tăng hơn 11% và Nasdaq tăng 13,4%.
Đây là năm thứ sáu liên tiếp các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng và là năm thứ ba liên tiếp chỉ số S&P ở mức 2 con số. Các nhà phân tích nói rằng chiều hướng gia tăng này là nhờ lãi suất thấp kéo dài, thị trường nhân dụng phục hồi và kinh tế tăng trưởng nhanh hơn.
Ngược lại với chứng khoán, đây là năm mà giá dầu ở vào mức tệ nhất kể từ năm 2008, giảm ở mức kỷ lục 45% trong năm 2014, giá dầu hạ vì số cầu về dầu giảm trong các nền kinh tế hàng đầu của thế giới cùng với lượng sản xuất dầu tăng vọt ở Hoa Kỳ.
Do lượng cung vượt quá mức cầu, giá dầu thô Mỹ đã hạ 85 cent hôm Thư tư xuống còn 53,27 đôla một thùng, mức giá thấp nhất tính từ tháng 5 năm 2009. Gía dầu thô Brent hạ 57 cents xuống còn 57,33 đôla một thùng.
Nguồn: VOA, Reuters
atiengviet.com/content/chung-khoan-my-tang-gia-trong-nam-2014-dau-ha-gia/2581476.html
 

Thursday, October 30, 2014

NGUYỄN THỊ HỒNG CÚC * TRUYỆN TÌNH



 Những Chuyện Tình Của Người Tù Cải Tạo - 
 Nguyễn Thị Hồng Cúc

Tôi vẫn còn nhớ rõ hình ảnh của Cha tôi, tay mang cái túi xách đựng quần áo và những vật dụng cần thiết, cùng với vài người bạn sĩ quan trong quân đội đi ra trường Tabert ngoài Sài Gòn, trình diện vào 8 giờ sáng hôm đó, họ bảo nhau đi học vài tuần là về. Vài tuần trôi qua, rồi 2, 4, tuần…người ta nhốn nháo chạy ra nơi người nhà trình diện nhưng không thấy một ai, hỏi thăm tin tức từ cơ quan chính quyền họ bảo không biết. Từ đấy những người vợ bắt đầu chạy đôn đáo tìm chồng…Ở đâu có tin tức về người học tập cải tạo là họ tìm cách đi đến hỏi han, bằng mọi cách…

Nhưng tất cả đều mịt mù, không còn hy vọng. Cuối cùng họ biết ra người nhà của họ đang bị học tập cải tạo, phải học thời gian bao lâu không biết trước, chỉ biết khi nào cải tạo tốt sẽ được về. Thỉnh thoảng họ nhận được thư thăm hỏi hoặc nhắn gọi thăm nuôi từ người học tập. Người phụ nữ bấy giờ lại thể hiện vai trò của con cò lặn lội bờ sông, gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non. Có những chị em phụ nữ gan lì, kiên cường bền lòng chặt dạ. Nhưng cũng có những người yếu đuối, sớm bỏ cuộc. Không phải câu chuyện chờ đợi nào cũng kết thúc có hậu, cũng có ít nhiều chuyện không như ý làm cho người ta đau lòng.

Chuyện thứ nhất

Năm 1998, khi ấy tôi còn sinh sống ở Sài Gòn, việc làm lúc đó của tôi là thêu may gia công cho một cửa tiệm may gần nhà thờ Bà Chiểu. Nơi đây tôi đã có vài lần gặp mặt một người đàn ông dáng cao to, da dẻ trắng xanh, hao hao như một người nước ngoài, ông ta có giọng nói thật nhẹ mang âm hưởng của người miền Bắc sống tại Sài Gòn đã lâu. Được bà chủ giới thiệu là thầy giáo dạy tiếng Anh cho con gái của bà, và ít lâu sau đó bà kể cho tôi nghe về cuộc đời của thầy…Trước 30/4/75 ông là một viên chức của Đài THVN, đã có vợ và hai đứa con. Là một công chức hạng A thời đó với thừa khả năng chăm sóc gia đình, ông còn là một kỹ sư tốt nghiệp từ Đại Học nước ngoài về. Gia đình ông đã có thời gian hạnh phúc, sung túc tưởng chừng như không có gì làm tan vỡ được. Cho đến tháng tư 75, biến cố lịch sử đã làm thay đổi biết bao số phận con người, trong đó có gia đình ông. Hai chữ ngụy quyền được kèm theo tên của ông, ông được gởi đi học cải tạo để tẩy não vì công việc của ông trước đây liên quan đến truyền đạt văn hóa tư bản, đồi trụy. Nhà cửa bị tịch thu, tài chính bế tắt, cuộc sống lâm vào cảnh khốn khó, dự trù đi học vài tuần lễ để rồi biệt tăm, ông không biết gia đình của ông phải làm gì để tồn tại. Bị tạm giam gần một năm trong rừng không ánh sáng, thức ăn không đủ dinh dưỡng, ông bị bại liệt nằm một chỗ. Trước khi bị chuyển ra Bắc ông được cho phép thăm nuôi. Bà đến thăm ông đã mang cho ông nhiều thứ cần thiết, quí nhất là 300 viên thuốc vitamin B1, nhờ nó giúp mà sau nầy ông đi lại được, và cuối cùng bà xin ông ký tên vào tờ giấy ly dị! Những năm ở tận biên giới Bắc Việt xa xôi, Mẹ ông thỉnh thoảng mang đồ đạc lỉnh kỉnh ra thăm ông. Khi ông học tập tốt trở về, phải sống với Mẹ và nhờ sự giúp đỡ của người thân, bạn bè. Riêng người vợ ly dị của ông bấy giờ đã kết hôn với một cán bộ nhà nước.

Chuyện thứ hai
Nhân vật chính của đoản chuyện nầy là tôi. Trước 75, tôi đã có tình yêu với một người bạn đồng nghiệp. Trong mắt tôi anh là người đàn ông tốt, ai cũng ngợi khen chúng tôi xứng lứa vừa đôi, tôi đang lặn ngụp với hạnh phúc trong tầm tay mình. Nhưng, gia đình của anh ở tận miền Tây, họ không có nhiều thiện cảm với con gái Sài Gòn như tôi, vì vậy chuyện của chúng tôi chưa tiến tới được. Rồi tháng 4/75 đến, là giáo chức biệt phái nên anh phải lên đường học tập như các chiến binh khác. Tôi ngỡ ngàng trước những biến động đau thương nầy. Một người Cha ngụy quyền bị đi học tập, một người yêu cũng biến mất, tôi đã từng theo những người phụ nữ khác chạy lăng xăng tìm Cha, tìm người yêu. Lúc đó đối với người nhà của anh, tôi không biết vai trò của mình là gì? Có thể gia đình anh chỉ xem tôi là một người bạn gái của con trai mình, người mà họ chưa từng biết mặt. 
Bản thân tôi cũng như gia đình tôi lúc bấy giờ bị xem là thành phần không tốt, chúng tôi sống trong nỗi lo sợ bị đuổi khỏi thành phố, có thể phải bị đi đến vùng kinh tế mới đâu đó, vì có như vậy thì người thân của chúng tôi mới có thể trở về đoàn tụ với gia đình. May mà Giám Đốc cơ quan của tôi là người tốt, thông cảm hoàn cảnh của tôi nên ông đã chấp nhận cho tôi được ở lại làm việc. Nhờ có giấy tờ chứng nhận là công nhân viên nên gia đình tôi được ở lại thành phố, tiêu chuẩn gạo và nhu yếu phẩm được cấp phát đầy đủ. Vừa lúc ấy, người nhà của anh cho biết anh đã chuyển nơi học tập về tận miền đất mũi, hỏi tôi có muốn đi thăm nuôi không? Tôi phân vân vì không thể rời bỏ công việc và trách nhiệm gia đình. Lý lịch tôi đã có một dấu đen, nếu có thêm một dấu nữa liệu việc làm của tôi có bị ảnh hưởng không?

Xin lỗi anh! Trong một khoảnh khắc nào đó tôi phải nói lời tạm biệt với anh. Ngày anh trở về đoàn tụ gia đình, tôi cũng không đến với gia đình của anh…Tôi biết mình đã không xứng đáng với tình yêu của anh. Thật lòng mong anh hãy tha thứ cho tôi.

Chuyện thứ ba
“Alo...có phải là chị Tư không?"
"Dạ chào bác Năm, là cháu đây, bác có khỏe không?"
"Tôi khỏe chị ạ, mấy hôm trước bị vấp ngã, chảy máu đầu phải vào bệnh viện cấp cứu đấy..."
"Vậy sao?"
"Hôm nay tôi đã đỡ rồi, nhớ các bác ở nhà dưỡng lão quá nên gọi hỏi thăm.”

Đó là bác Năm, năm nay bác đã hơn 80 tuổi, bác đã vài lần bị stroke nên đôi chân của bác đi không vững vàng lắm, bác đã có ý muốn vào nhà dưỡng lão nơi tôi làm việc để ở nhưng hiện tại không còn chỗ trống, vì vậy thỉnh thoảng bác vẫn gọi đến thăm. Đã có lần bác kể cho tôi nghe về người vợ yêu của bác.

Tôi được biết trước năm 1975, bác là một sĩ quan cấp Tá trong quân đội tại VN. Sau biến cố 4/75, bác cũng phải vào tù cải tạo như bao người. Với cấp bậc của bác, họ đã đẩy bác ra tận Lào Cai. Một năm bác Năm gái ra tận miền Bắc xa xôi thăm Bác, đem theo một gánh những thứ cần thiết mà bác trai căn dặn trong thư gởi về thăm nhà. Bác gái là một phụ nữ nhỏ nhắn ốm yếu, đôi vai bác oằn cái gánh trên vai, phải đi bộ qua nhiều chặn đường dài mới tới tận lán trại nằm sâu trên vùng cao nguyên lạnh giá, vậy mà giờ thăm nuôi chỉ được một giờ đồng hồ. 
Hai ông bà gặp nhau mừng vui trong nước mắt, không biết phải mở lời từ đâu vì có quá nhiều chuyện muốn nói. Lúc ấy người cán bộ quản giáo cứ đi qua lại trước mặt hai ông bà, hắn nhìn chăm chăm vào ngón tay đang đeo chiếc nhẫn cưới bằng vàng y của bà, hắn vội nói, "Bà có muốn ở lại với ông đêm nay không? Nếu muốn thì đưa cho tôi chiếc nhẫn của bà, suy nghĩ nhanh cho tôi biết". Bà thảng thốt nhìn ông, ông mừng rỡ nắm tay bà nói: "Đưa cho anh ta đi, rồi ở lại đây một đêm mình nhé, ngày mai biết anh có còn sống sót để trở về không?" Nhưng bà buồn thảm nhìn ông, "
Rồi tôi sẽ đến thăm ông nữa mà, vốn liếng chỉ còn bấy nhiêu, có chút tiền bạc thăm ông cũng phải vay nợ đấy mình ạ, mình còn phải lo cho các con." Ông cố nài nỉ mãi khiến bà xiêu lòng, nhưng người cán bộ đã bỏ đi. Rồi một năm, hai năm…trông hoài mà không thấy bà đến thăm ông, lâu lâu thằng con cả mang đồ ra thăm nuôi, ông có hỏi mẹ mầy đâu. Nó nói mẹ bận buôn bán ở nhà. Và mãi 7, 8 năm sau ông mới được trả về, ra tù cũng không thấy bà đến đón, hỏi thằng con thì nó bảo mẹ ở nhà, ông tức giận lằm bằm, "Chắc là mẹ mầy đã bỏ bố con mình rồi phải không!!!". Thằng cả cứ lầm lũi đi, dẫn ông vào căn nhà nhỏ nằm sâu trong hẻm. Vừa bước chân vào nhà, nó chỉ lên cái tủ thờ nằm giữa nhà, "Mẹ của con ngồi trên đó bố ạ!" Ông thảng thốt nhìn lên di ảnh của Bà, thì ra sau chuyến đi thăm nuôi đó, Bà ngã bệnh nặng và qua đời. Ông bật khóc, nhớ mấy câu thơ, "Không chết người đi tù cải tạo, mà chết người vợ hiền yếu đuối anh yêu!”

Nói đến chữ yêu thì phải có chút lãng mạn trữ tình, xin gởi đến các bạn đoạn thơ mình đã lượm lặt được, của tác giả không tên, thay cho lời cuối:

Dựa vai anh mà khóc
Có hoa nào mà không tàn úa?
Có hạnh phúc nào sẽ chẳng hư hao?
Có cuộc đời nào không xuống thấp lên cao?
Có môi nào chưa run vì tiếng nấc?
Có những khoảng cách dù gần trong gang tấc,
Vẫn hình như trăm ngàn dặm xa xôi.
Và có những chiều em cảm thấy đơn côi,
Hãy về đây, dựa vai anh mà khóc…




CN/12

PHƯƠNG ANH * SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT  SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN  KINH HOÀNG
PHƯƠNG ANH
Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, chỉ một thời gian ngắn, làn sóng người Việt bỏ nước ra đi bằng thuyền càng ngày càng tăng. Mặc cho bao hiểm nguy đang chờ đón họ. Không ai có thể thống kê được đã có nhiêu người đã bỏ thây trên biển cả và bao nhiêu con thuyền đã chìm dưới lòng đại dương mênh mông.




Đó là chưa kể những người bị hải tặc bắt đi mất tích. Những câu chuyện thương tâm, những bi kịch trên các chuyến vượt biển rất ít khi được kể lại. Phần lớn, đều muốn quên đi quá khứ để bắt đầu cuộc sống mới. Thế nhưng, vết thương lòng của họ thật khó phai mờ. Có những người vẫn còn bị ám ảnh hay sống trong nỗi dằn vặt bởi chuyến vượt biển hãi hùng.

Sau đây xin gửi tới quí vị câu chuyện của chị Trịnh Thanh Tùng, người phụ nữ sống sót trong vụ án Bolinao 52 vào năm 1988, khi thuyền vượt biên của chị bị một chiến hạm Mỹ từ chối không vớt, gây nên thảm cảnh vô cùng khủng khiếp.

Cũng là một phụ nữ rất bình thường như bao nhiêu người khác, chị Trịnh Thanh Tùng sinh năm 1956, cha và anh là sĩ quan cao cấp, phục vụ trong trong quân đội Việt Nam Cộng Hoà. Thế rồi, biến cố 30-4, cha và anh ruột đều đi tù cải tạo, nhà cửa bị tịch thu, chị kể lại:


“Sau 75 thì mấy ông Cộng Sản vô không cho đi học nữa, phải đi buôn bán, phụ mẹ. Ba thì đi ở tù, anh cả cũng ở tù tới 14 năm… mấy mẹ con ở nhà khổ lắm… bị lấy nhà… họ đuổi ra, không cho ở nhà của mình (khóc)… sau đó phải đi bán buôn, đi làm ruộng... rồi ba tui đi ở tù về thì má tui mất. Anh cả thì vẫn ở tù, tháng tháng phải xách đồ đi thăm nuôi… nhắc tới khổ lắm!”

* Chuyến vượt biển định mệnh
Vào ngày 22 tháng 5 năm 1988, sau khi ly dị một thời gian, chị quyết định dắt con trai chưa đầy 5 tuổi xuống thuyền vượt biên cùng với người anh trai, chị kể tiếp: “Lúc đó tui ly dị và dẫn đưá con đi theo, anh trai tui mới ở tù ra cũng đi theo luôn và anh dẫn theo thêm một đưá con của ảnh… Đi cực lắm, đi rồi lại về, năm lần bảy lượt mới được… mà rốt cuộc cũng bị gì đâu… 4 người đi ngõ Bến Tre, chờ cho đến khi lên tàu lớn…khi đi rất ngon lành, tàu chạy nguyên một đêm, ban ngày ra chạy khoảng nửa ngày thì máy tắt, ông tài công sưả…lúc đó ai cũng còn “sặc sừ”, sau đó máy chạy lại, được một chút thì mưa to gió lớn quá…

Ông tài công nói tắt máy vì sợ sóng lớn đánh tàu bị lật, sau khi hết mưa thì cho máy chạy lại thì máy không còn nổ nữa, lúc đó là khoảng 4, 5 giờ chiều, sửa hoài cũng không nổ, vì thế ông tài công nói là không đi được thì thôi để máy trôi vô bờ, lúc đó tụi này thấy núi xa xa…thì mình nghĩ cũng đúng, và ổng còn nói là ai có giấy tờ gì thì xé đi, đồ ăn uống gì thì ăn cho hết đi, rồi lên bờ thì mạnh ai nấy chạy.

Nghe ông ta nói như vậy thì ai cũng ăn, sau đó mọi người đều ngủ. Sáng ra, tui thấy biển xanh như mực, nó không trôi vào mà trôi ra, lúc đó ông tài công sửa máy nhưng nó không chạy và từ đó trôi luôn…”

Theo lời chị cho biết, chiếc ghe cứ trôi trên biển như thế và nhìn thấy rất nhiều tàu qua nhưng không chiếc nào dừng lại…Giữa biển cả mênh mông, chỉ có trời và nước, mọi người đều bắt đầu kiệt sức…chị nói tiếp:

“Không có ai ngừng lại để vớt mình hết, duy nhất ngừng lại là chiếc tàu Mỹ, không có chiếc tàu nào dừng lại hết, toàn là đi ngang qua thôi, gặp nhiều lắm…Ngày thứ 10, gặp tàu Nhật thì có mấy người trên tàu nhảy xuống, đến ngày 19 thì gặp tàu Mỹ ngừng lại cho đồ ăn…

Ngày thứ tư là tui hết đồ ăn rồi, chỉ còn gói bột cam và ống sữa. Khi biết chiếc tàu bị trôi thì gia đình chủ tàu đã dành đồ ăn cho riêng họ, nước cũng vậy, khát nước thì họ chỉ phát cho chút xíú, rốt cuộc cũng hết nước.”

* Chuyến đi hãi hùng
Thế rồi, trên chiếc ghe nhỏ với 110 người ấy, ngoài những người đã hoảng loạn nhảy xuống biển, thì bắt đầu có người chết: “Người nào chết thì thẩy xuống biển, chết trước nhất là con bé nhỏ 3 tuổi, ngồi kế tui vì nó khóc nhiều quá, nó đòi ăn, đòi uống hoài, nó là đưá chết đầu tiên…Khi gặp tàu Mỹ, ở trên chiếc tàu đó có người Việt Nam, ông ta tên Nghiêm hay Nghiệm gì đó vì tui thấy bảng tên của ông ta, ông ta là lính trên chiếm hạm đó.

Ông Việt Nam đó nói là chiếc tàu của ông ta đang trên đường đi công tác ở vùng Vịnh, không thể giúp tụi tui được, chỉ cung cấp thức ăn trong vòng hai ngày, sau đó, sẽ được đưa vào Nam Dương hay Phi Luật Tân…


Họ cung cấp thức ăn trong hai ngày mà trong khi đó, mình đói 19 ngày rồi, mà chiếc ghe phải có người tát nước, ngày nào nước cũng vô mà không ai chịu tát hết, thành ra, ai tát nước thì mới được phát đồ ăn, đồ ăn có trong hai ngày, ngày thứ ba thì cũng chờ…rốt cuộc không thấy gì hết và không còn đồ ăn nữa.”

Được biết, vì để sống còn, giữa biển cả mênh mông, không nước, không lương thực, chị đã phải uống nước tiểu của con trai mình và chấp nhận ăn thịt đồng loại để giữ mạng sống cho mình và con trai. Chị kể:

“Có người nói là khi nào tôi chết thì lấy thịt tôi làm thức ăn để cho mọi người sống sót còn tới bến bờ chứ nếu không thì không ai biết như thế nào…Nghe nói vậy thì mình không biết ai nói câu nói và ai đã làm chuyện đó…

Ai cũng phải tát nước hết, thành ra, ngoại trừ con nít thôi, ai cũng phải tát hết, cho nên tui quả quyết rằng 52 người còn sống sót người nào cũng phải ăn hết, anh Minh đưa cho tui hai phần vì tui có con nhỏ, nhưng tui cũng phải tát nước.. có những người không chịu làm thì anh ta đánh người ta…

Sáng ra, anh kêu dậy tát nước mà chưa kịp dậy là anh ta múc nước biển đổ lên người mình. Mỗi một đêm, sáng ra là nước ngập nửa ghe rồi.”

* Công khai câu chuyện

Cuối cùng, đến ngày thứ 37, như một phép mầu, một chiếc tàu đánh cá Phi đi qua đã vớt những thuyền nhân khốn khổ này và đưa vào đảo Bolinao, sau đó, họ được chuyển tới trại tạm cư Palawan và câu chuyện của họ được khám phá.

Vị hạm trưởng chiến hạm Mỹ bị đưa ra toà án quân sự, và những thuyền nhân sống sót lần lượt đi định cư, trong số đó có chị Trịnh Thanh Tùng. Đến Mỹ năm 1991, sau một thời gian ổn định cuộc sống, chị trở thành cô thợ cắt tóc bình thường như bao phụ nữ khác, chỉ biết cố gắng nuôi dậy đưá con trai sao cho nên người.

Những tưởng cuộc sống sẽ bình lặng nhưng không đơn giản như thế, vì mỗi khi đêm xuống, trong một thoáng nào đó, sâu thẳm trong trái tim chị, hình ảnh những người đồng hành trên chiếc ghe năm xưa vẫn còn ám ảnh: “Tui nhớ mãi có một chị đó ngồi ngoài sau chiếc ghe, và ngoài đó thì nắng quá, chị đó người Hoa, không nói tiếng Việt, chị ngồi đó mà chết luôn, người chị khô và đen, y như là bức tượng chứ không phải là người, mắt mũi miệng của cổ sùi bọt trắng bóc, giống như bọt kem đánh răng vậy. Tui nhớ nhất là chị Năm, nằm cạnh tui, chị cứ nói là: “lạnh quá, Tùng ơi, ôm chị đi.” Tui đưa áo mưa của tui cho chị ấy luôn và ôm chị, sáng ra thì chị ấy chết…”

Cho đến một ngày, một người bạn của chị nói với chị rằng, có đạo diễn Nguyễn Hữu Đức nhắn tin trên Đài phát thanh địa phương đang đi tìm những nhân chứng trong vụ án Bolinao 52 năm xưa.

Suy nghĩ mãi, cuối cùng, chị đồng ý cho gặp mặt và cũng từ đó, câu chuyện về chuyến vượt biển kinh hoàng mới được chị công khai cho mọi người và nhất là cậu con trai nay đã trưởng thành. Và, điều quan trọng hơn cả, tâm nguyện của chị là:


“Tui muốn đi về Bolinao để cảm ơn họ, mặc dù sống ở đó có 7 ngày nhưng tui ráng nhớ chỗ đó để khi có dịp trở lại, vì theo tui, đó là nơi tui được sanh ra lần thứ nhì, ước nguyện của tui là được trở về thăm lại chỗ đó. Trước khi tui đi Bolinao, tui cảm thấy mình chưa làm xong điều gì hết, tui muốn trở về để thăm và ra ngoài biển, vái những người bạn của tui cũng như vái những người đã giúp cho tui sống.”

Với một tâm hồn bình dị, đơn sơ và đầy lòng vị tha, khi chị gặp lại một trong những người thuỷ thủ trên chiến hạm Mỹ năm xưa đã ngoảnh mặt làm ngơ, để gây ra thảm cảnh đau lòng, chị chỉ hỏi ông ta rằng: “Tôi đã hỏi ông ta tại sao không giúp, thì ông ta nói rằng ông chỉ thừa hành lệnh thôi, tất cả những người trên chiếc tàu đều giống như ông ta thôi, đều cảm thấy có tội khi bỏ chiếc ghe mà đi…Chính ông bác sĩ trên tàu của họ cũng đã chuẩn bị sẵn sàng giường để đón qua, nhưng họ rất sững sờ khi thuyền trưởng ra lệnh đi, vì họ biết chiếc ghe này sẽ chết..”

* Trở lại Bolinao
Giờ đây, sau khi đã về lại Bolinao, nơi chị được cưu mang chỉ có 7 ngày, gặp lại ân nhân đã cứu mạng, cùng ra biển thắp nhang cho 58 người thiệt mạng, lòng chị cảm thấy nhẹ nhàng và thanh thản:

“Sau khi trở về, tui cảm thấy sống bình yên hơn…Tui chỉ ước mơ cho con tui thành tài, mình qua đây đâu phải cho mình đâu, mà để lo cho con mình. Nghĩ về quãng đời qua của mình, tui nghĩ con người ai cũng có số, mình muốn cũng không được, cuộc đời nó đưa đẩy thì mình phải chấp nhận như vậy…

Can đảm thì cũng không phải là can đảm gì vì gặp hoàn cảnh như vậy thì mình phải làm như vậy thôi… Khi tui ở trên ghe, không bao giờ tui nghĩ tui sẽ chết, tui được như vậy là Trời Phật thương mình lắm rồi, mình không cần phải giàu, không cần phải đi xe đẹp, không cần phải mặc quần áo sang…cuộc sống bình lặng như vầy là được rồi.”

Riêng với cậu con trai vượt biên với chị chưa đầy 5 tuổi năm xưa, nay đã là lính thuỷ quân lục chiến trong quân đội Hoa Kỳ, thì cho đến bây giờ anh mới được nghe mẹ kể lại. Chúng ta hãy nghe anh Phan Thanh Lâm tâm sự:

“Tôi chỉ nhớ rằng trên thuyền, tôi rất yếu, chỉ nằm thôi, và đã bị đói khát, tôi phải ăn cả kem đáng răng, nhưng sau cùng, mẹ tôi cũng tìm cho tôi đồ ăn, mà tôi không biết đó là thức ăn gì, cho đến bây giờ tôi mới hiểu ra… Nhưng tôi nghĩ, chẳng qua vì chúng tôi phải sống mà thôi. Tôi không ngờ suốt mười mấy năm qua, bà đã phải chịu đựng sự dằn vặt như thế. Mẹ tôi đã hy sinh cho tôi rất nhiều và bà ấy là một người mẹ tuyệt vời. Nếu mẹ tôi không can đảm đưa tôi qua đây, để tôi được như ngày nay, thì tôi không biết rằng tương lai của tôi ở Việt Nam sẽ ra sao nữa”...

ĐỖ TRỌNG * LƯƠNG BỔNG VIỆT CỘNG

30-10-2014

Lương cán bộ và 'dư luận viên' chưa xứng?

Đỗ Trọng/BBC
Đại biểu Quốc hội bàn về việc tăng mức lương tối thiểu tại VN.
Vài ngày trước, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng mức lương tối thiểu của cán bộ không thể 3 triệu/tháng như bây giờ mà mới ra trường phải 10 triệu/tháng trở lên mới đủ sống. Mới nghe qua thì ai cũng hào hứng, nhưng thực tế có rất nhiều câu hỏi được đặt ra như tăng làm gì, tăng với mức nào là hợp lý và tăng bằng cách nào bây giờ?

10 triệu là cao hay thấp?
10 triệu là mức lương phải đóng thuế, đó là nấc thang đầu tiên mà một người Việt Nam bình thường nghĩ tới khi nhắc đến khoản thu nhập cao hàng tháng. Ngay tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội - 2 thành phố lớn nhất nước, cũng không nhiều người có được 10 triệu 1 tháng. Phần lớn thu nhập của người lao động kể cả các doanh nghiệp nước ngoài vẫn chỉ là 5-6 triệu.
Như vậy ta thấy rằng, 10 triệu là mức lương đáng mơ ước và có thể đem khoe của phần lớn người dân Việt Nam, nó không phải thu nhập đại trà. Tăng lương là tốt nhưng lấy mức lương đáng tự hào và là mục tiêu phấn đấu của nhiều người để làm mức thu nhập đại trà liệu có ổn?
Có đại biểu cho rằng tăng lương để chống tham nhũng. Nhưng hỡi ôi, nếu người ta đã giàu mà không tham nhũng nữa thì người Việt Nam sẽ hết sạch các quan tham chỉ sau một ngày.
Mức hối lộ cho quan càng to thì số tiền phải càng lớn, quan chức càng giàu thì càng nguy hiểm cho dân chúng hơn, họ sẽ không thỏa mãn với số tiền đáng lẽ trước đây có thể “chấp nhận” được.
Tăng để thu hút nhân tài? Nói vậy có nghĩa là Doanh nghiệp Nhà nước không hấp dẫn. Vậy tại sao người ta vẫn xếp hàng dài để thi công chức – một kỳ thi vô cùng tốn kém như một vị đại biểu cũng thừa nhận nhiều người vẫn “chạy” hàng trăm triệu vào công chức để rồi lãnh lương khởi điểm chỉ 3 triệu/tháng.
Kỳ thi công chức này cũng mang một màu sắc vô cùng bí hiểm khi mà người thi không thể nào biết trước mình có đậu hay không dù giỏi đến mức nào, kể cả khi đã “đi tiền” cũng chưa chắc vì biết đâu còn có người đóng nhiều tiền, quen biết nhiều hơn mình. Kỳ thi công chức vốn đã “hấp dẫn”, nếu tăng lương lên 10 triệu có lẽ nó sẽ còn nóng bỏng hơn nữa.
Chúng ta sẽ đi tiếp đến vấn đề sau để rõ nhà nước có thật sự cần người tài hay không.
Tăng bằng cách giảm bien chế?

Giảm ai bây giờ khi Bộ Nội vụ từng triển khai việc tự đánh giá cán bộ nhưng làm xong thì không có đơn vị nào xin giảm mà đều xin tăng! Người ta đã quen với việc chỉ đưa ra nhiệm vụ, kế hoạch, phương hướng… mà chẳng bao giờ nêu ai sẽ chịu trách nhiệm nếu không đạt chỉ tiêu và quan trọng hơn là chịu trách nhiệm như thế nào.
Các “hình phạt” rốt cuộc cũng chỉ là “nghiêm túc nhận khuyết điểm” rồi sẽ “cố gắng”, “phấn đấu”… Cuối cùng thì ai cũng hay cũng cần thiết cả.
Cấp dưới có khuyết điểm cũng có lợi cho sếp, vì có lỗi người ta mới cần phải “nịnh” sếp. Cấp trên nữa của sếp cũng không buồn vì đơn vị cấp dưới có điều không tốt mới phải hay lên trên “thăm hỏi”.
Đó là một chuỗi liên quan đến nhau chặt chẽ, ai cũng có lợi, rốt cuộc chỉ có nhà nước chịu. Nhà nước ở đây là ai, đương nhiên không phải các quan chức nhà nước cao nhất rồi, vì họ là đỉnh của chuỗi liên kết trên.
Nhà nước chính là nhân dân, tiền đóng thuế của nhân dân. Mình làm nhưng người khác phải chịu, vậy tại sao phải loại nhau ra trong cái chuỗi lợi ích đó.
Có nhân viên một doanh nghiệp Nhà nước vô tư nói với người đến làm việc: “Các anh đừng lo bị lừa vì ở đây chúng tôi chỉ làm để lấy thành tích chứ không cần lãi.”
Khi mà doanh nghiệp nhà nước không nhất thiết phải có lãi, nếu kiếm được tiền có nhất thiết phải nộp vào ngân sách không? Chắc chắn là không rồi, đầu tiên đó sẽ là khoản tiền giám đốc bù vào số vốn đã mất để được ngồi vào vị trí, rồi sau khi “hòa vốn” mới bắt đầu “có lãi”.
Chỉ khi nào có cơ chế tự đào thải như doanh nghiệp tư nhân thì mới có thể loại bỏ được những vị trí không cần thiết.
Doanh nghiệp tư nhân khi làm ăn không có lãi đương nhiên không có tiền hoạt động, tự họ phải cắt giảm nhân sự, tái cơ cấu để duy trì hoạt động, ai là nhân sự không cần thiết thì các nhà quản lý là những người nắm rõ nhất.
Cuối cùng, nếu tinh giản bộ máy thật sự thì lấy đâu ra chỗ cho những Lê Trương Hải Hiếu, Nguyễn Xuân Anh, Nguyễn Thanh Nghị, … vào các vị trí lãnh đạo? Nếu làm “quyết liệt”, những người vào cơ quan nhà nước bằng năng lực thực sự sẽ bật bãi đầu tiên nếu không có “ô dù”.
Các đại biểu Quốc hội nói “phải” giảm, nhưng từ “phải” đến làm thực sự thì còn xa lắm. Các đại biểu có thể lập ra trước một danh sách chỉ đích danh những vị trí cần giảm không?
Nếu chỉ “quyết tâm” không thôi thì không được đâu, vì các cơ quan đoàn thể còn “quyết tâm” gấp vạn lần các đại biểu mà chưa có kết quả.
 
Tăng bằng cách chống lãng phí?

Nghe thì đơn giản nhưng thực chất chống lãng phí chính là chống tham nhũng. Giảm các công trình, dự án thất thoát ư? Chủ dự án chẳng bao giờ có thể bòn rút một mình. Chiếm một khoản lớn trong món bòn rút đó là tiền “vi thiềng” quan trên mới được cấp phép và an toàn về sau.
Việt Nam muốn chống được tham nhũng thì phải chống cả những quan chức cao cấp nhất. Ai dám làm điều này?
Có thể kết luận, chống tham nhũng và tinh giản bộ máy là việc hiện thời không thể làm được. Thế thì kiếm đâu ra 40.000 tỷ để tăng lương. Và rồi tăng lương lên cao cho rất nhiều người không cần lương cao có phải thêm một lần lãng phí?
Những người cần mức lương tương xứng hãy đến doanh nghiệp tư nhân để được chứng tỏ năng lực thực sự của mình.
Từ trước tới nay đều như vậy cả, “nhà nước” chỉ là nơi cho những người không thực sự giỏi hoặc có tư tưởng an phận, hay đơn giản là gia đình có điều kiện nên chỉ cần công việc ổn định (người có tâm huyết cũng còn nhưng không nhiều).
Việc bỏ 300 triệu để đổi lấy công việc 3 triệu/tháng đã nói lên điều đó.
Ở các doanh nghiệp tư nhân, những vị trí quan trọng đều có mức lương từ 10 triệu trở lên, nhưng đó là tiền mà chính họ kiếm được. Tại đây, lương sẽ tăng tùy theo tình hình tài chính của công ty, không có doanh nghiệp nào làm ăn lỗ mà lại tăng lương cả.

Với tình hình kinh tế đất nước hiện nay, tăng lương quá cao như vậy liệu có thực tế?
Đóng góp thật sự ở “tư nhân” cũng chính là cách đóng góp vào sự phát triển của đất nước một cách thiết thực nhất.
Nhưng tất nhiên ai có dũng khí “ra ngoài làm” phải chấp nhận sức ép lớn hơn nhiều vì ở những nơi này hiệu quả làm việc quan trọng hơn là “Đảng phân công” và “không thoái thác nhiệm vụ được giao”.

Và cũng tất nhiên, kết quả kém thì mất việc là hoàn toàn thực tế chứ không đơn thuần là “nghiêm khắc kiểm điểm” hay “nghiêm túc nhận khuyết điểm”.
Tăng lương tức là phải tăng cho cả các dư luận viên, đừng để ngân sách nhà nước phải gánh thêm một khoản khổng lồ để nuôi những vị trí như vậy – những người được Đảng phân công để làm công việc được nhà nước cho rằng cần thiết.
Cần thiết vì lý do gì, chỉ người có chức có quyền mới hiểu. Thế nên đừng hy vọng bộ máy nhà nước sẽ thu hẹp lại trong ngày một ngày hai.

NGUYỄN NGỌC GIÀ * VIỆT CỘNG ÁC ÔN

Hãy bình tĩnh các đồng chí! 



Nguyễn Ngọc Già (Danlambao) 

 - Ậy! Khoan vội đã. Tôi biết các đồng chí đọc cái tựa là phàn nàn tôi tại sao vừa động viên các đ/c tiến lên không bao lâu, bây giờ lại biểu bình tĩnh, chứ gì? Từ từ thì khoai cũng nhừ. Từ từ mà đọc cho hết những lời chỉ bảo của tôi để cứu nguy đảng ta - đang tả và rời rã.
Phải bình tĩnh, tỉnh táo, đ/c Lú nói trong cái vụ đánh con chuột đừng phá vỡ bình. Chúng ta chỉ phá bĩnh vờ thôi, các đ/c nhớ lấy.
Hôm nay tôi sinh hoạt với các đ/c vài vấn đề nổi cộm. Các đ/c biết là tôi luôn đi vào trọng tâm vấn đề (dân gian nó gọi là nói trúng tim đen đó, các đ/c hiểu chứ gì!). Sẵn đây, tôi dặn các đ/c, từ nay về sau, dứt khoát dẹp hết trong sách báo, phim ảnh và cả những bài giảng cho bọn học sinh-sinh viên, cái vụ đi vào trong quần chúng nó đi! Tụi dân đen cứ đem cái câu này ra chửi đảng ta hoài, nghe mà phát bực như nắng cực. Ở trỏng tối hù, có cái giống gì đâu, mà các đ/c hăm hở giành nhau đi vô trong chỗ đó?! Hèn gì, tụi thế lực thù địch nói đầu óc các đ/c ta đen thùi lùi đâu có sai. Mình có như thế nào người ta mới chửi mình chứ. Câu này là tui học theo đ/c Trọng Lú đó.
Xin lỗi các đ/c. Tôi hơi lòng vòng, vì tánh tôi luôn yêu chân thật và ghét giả dối như đ/c Ích-xì, nên đụng đâu nói đó. Các đ/c làm sao mình làm vậy, các đ/c làm bậy mình làm theo. Đó là "chân lý hùa" mà tôi học từ đ/c Nguyễn Văn Thành trong vụ gia đình thằng Vươn đó, nhớ không các đ/c?
Đ/c nào đọc tới đây mà có buồn phiền hay đau đớn, ê chề thì tha lỗi cho tôi. Chẳng qua, tôi lo lắng cho các đ/c như lo cho con vợ bé, nên nói vậy thôi. Các đ/c biết rồi, vợ bé nó quan trọng hơn vợ lớn.
Đ/c nào chưa bị lộ thì dấu con vợ bé cho kỹ. Dấu nó cũng là để đẹp mặt đảng ta, chứ đâu mà hễ đ/c nào lòi ra thì cũng đầy vợ như anh em đ/c Chí Dũng & Tự Trọng đó. Ê mặt quá! Cụ Ta dặn rồi, học cụ cái giống gì thì học, riêng cái vụ vợ bé vợ mọn thì để mình cụ độc quyền. Các đ/c vậy là cạnh tranh không lành mạnh và vô phép quá! Về rút kinh nguyệt (ý nhầm) kinh nghiệm.
*
Bây giờ trở lại việc sinh hoạt đảng.
Về đoàn kết nội bộ, cụ Ta dạy rồi. Giữ đoàn kết như giữ mắt con ếch, tại sao các đ/c không nghe? Tôi chọn mắt ếch vì nó bự và vô hồn, cũng vì nó có liên hệ huyết thống với đ/c có tên là Ếch.
Các đ/c đừng nói tôi vu khống mất đoàn kết nội bộ. Đây nè!
Đ/c Tòng Thị Phóng nói [1]: "Thủ tướng độc lập với ai?". Các đ/c thấy không! Đ/c gái này lâu nay câm như thị hến mà hôm nay mở mồm ra dằn mặt đ/c Thủ tướng nghe đã chưa? Tôi hỏi, đ/c nào chống lưng cho đ/c Tòng Thị, Phóng một dao chí mạng vào đ/c 3 Dũng? Các đ/c phải coi lại và xử lý thích hợp như hồi đ/c 3 Dũng đòi xử viện IDS.
Nhưng tôi dặn, dù sao đ/c Phóng là đ/c gái, phải nhẹ tay và văn minh. Đừng có giao cho đ/c Kim Tiến chích đ/c Phóng như chích vào đít bọn nhóc tì chết mấy chục đứa, làm vậy thô bỉ lắm, dân nó chửi chết. Cách nhẹ nhứt và êm đẹp là chi tiền cho đ/c Phóng đi hút mỡ bụng. Lựa chỗ nào bằng hoặc giỏi hơn thẩm mỹ viện Cát Tường, rồi đổ mẹ nó cho thằng bác sĩ. Vậy là xong.
Sau đó đưa tin rầm rộ trên báo đài, đại ý: bộ chính trị sau khi bàn bạc kỹ lưỡng, quyết định cử đ/c Phóng sửa sang dung nhan để góp phần cải thiện hình ảnh đảng ta thêm ngời sáng, vì lý do chính đáng và mục đích cao cả đó, đảng ta vô cùng thương tiếc báo tin, đ/c Phóng đã oanh liệt hy sinh. Nhớ là phải đổ riệt cho thẩm mỹ viện đó, làm ăn ẩu tả gây cái chết bi đát cho liệt nữ Tòng Thị Phóng.
Lúc trao bằng liệt sĩ cho đ/c Phóng, phải làm cho xôm tụ một chút. Cần nữa thì thuê mấy đám chuyên khóc mướn. Nhớ là phải thắt khăn tang cho nó đúng bài. Nếu ngân sách kẹt quá, thì lùa bọn sinh viên đi đám tang cũng được, nhưng dặn mấy đứa con gái, không được xăn tay áo dài như hồi tiễn cụ Ta năm ngoái, hình ảnh đó "phô" lắm.
Biểu hiện nữa về mất đoàn kết nội bộ: Tình hình nước sôi lửa phỏng như vầy mà đ/c Quang Nghị + đ/c Thế Thảo + đ/c Chung Con lại ra lịnh cho đệ tử nhào vào cướp đất gia đình của đ/c Cù Huy Cận. Lại còn lùa cả bầy công an ra, tiếp tục đẩy mức độ nóng bỏng về tình hình đất đai nhà thờ Thái Hà, sau khi đ /c 3 Dũng vừa gặp Đức Giáo Hoàng. Các đ/c làm ăn gì kỳ vậy! Lộ hết mẹ nó ra đ/c mình cắn nhau như chó dại thế này! Muốn cắn, muốn xé gì thì cũng làm cho nó êm thấm một chút chứ?! Đây nè, tui chỉ cho cách nữa. 
Muốn hạ gục uy tín đ/c 3 Dũng, cử ngay các đ/c DLV và công an giả dạng thường dân, lẻn vô mấy cái phát-sờ-phút Mặc-Đo-Nồ, chỗ vợ chồng cháu Phượng - Hoàng đó. Biết làm gì không? Trà trộn vô khu vực chế biến, rồi nhanh tay bỏ thuốc xổ vào, cho tụi dân đen nó té re vài trăm đứa cùng lúc mà không mất mạng người nào. Nội cái chuyện tên tuổi thương hiệu lên đường theo tổ tiên cùng số tiền bỏ ra đền bù thỏa đáng là thấy mụ nội rồi! Chơi vậy sạch sẽ, không để dấu vết, lại đúng với truyền thống cao đẹp của đảng ta nữa. Chơi gì mà thòi lòi ra hết, dân nó nói đ/c tụi mình ngu là đúng quá rồi!
Còn đ/c 3 Dũng nữa! Muốn chơi lại đ/c Hùng Hói sao không thỉnh ý kiến tôi? Đừng có bắt đ/c Thắm làm gì, làm nhốn nháo cả xóm đại gia chúng ta. Rồi chao đảo cả thị trường chứng khoán, tụt mẹ nó mấy chục điểm chỉ trong có 1 ngày. Có đ/c nào không xót ruột khi mất tiền!
Sao đ/c 3 Dũng hổng rút kinh nghiệm hồi vụ đ/c bầu Kiên? Rút sao hả? Vầy nè, cử ngay đ/c Phan Anh Minh (phó GĐ CA. Tp.HCM) phụ trách chuyên ngành cướp trộm - đĩ thỏa - hút chích, cùng đ/c Lê Thanh Hải (hổng phải thằng nhỏ bị đ/c tụi mình đánh đui hai con mắt vừa rồi đâu nhe), nghĩa là đ/c Bí thư thành phố cụ Ta đó - đề nghị 2 đ/c này bắt tay, lên kế hoạch cướp nhà băng đ/c Thắm. Các đ/c sợ không có kinh nghiệm, làm đổ bể thì nghiên cứu kỹ mấy bộ phim của Mỹ. Cần nữa thì cử đ/c Tô Lâm qua bển gặp mấy tay đạo diễn, thuê nó dựng kịch bản, sao cho phù hợp yêu cầu của ta. Mắc tiền một chút cũng bấm bụng đi, vì tụi đạo diễn đó là hàng hiệu, chứ đừng có giao cho đ/c đạo diễn Thanh Vân. Bộ phim "Sống cùng lịch sử" đã nói lên tay nghề đ/c Thanh Vân quá kém rồi. Hàng nội là vậy thôi.
Bắt đ/c Thắm như vừa rồi, không những theo lối mòn mà còn phản pha học, lại không ly kỳ hồi hộp cho dân đen nó coi, bình lựng. Mục đích của tôi làm theo găng-xtơ là để thu hút bọn dân đen chúi mũi vô đó mà quên đi những nỗi cơ cực. Kế này gọi là "nhất tiễn hạ vô số điêu". Cao thâm hơn đầu óc Tôn Tử nhiều lắm. 
Khi gom hết tiền của đ/c Thắm, cùng lúc ta cử đ/c á hậu Dương Trương Thiên Lý [2] (con dâu của đ/c Tư Hường) & đ/c Tô Linh Hương (con gái đ/c Rứa) dẫn đầu, dùng mỹ nhân kế để đánh sập hết các cơ sở làm ăn khác của đ/c Thắm, bằng cách thâu tóm cổ phiếu giá rất bèo. Đó! Vậy pha học mà lại văn minh. Chơi nhau thời buổi này, cũng phải tiếp cận công nghệ ăn cướp chớ, các đ/c?! Cướp của lẫn nhau chứ có phải cướp đất tụi dân đen đâu mà các đ/c làm ăn thô lỗ quá!
Ngoài phá phách, đánh đập dân, tống tù, đi xin xỏ thế giới, các đ/c phải nghĩ ra cách chơi nhau như thế nào, cho đảm bảo tính chất toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế chứ! Cứ cái kiểu này thì làm sao đ/c tụi mình vô TPP được. 
Đó! Nói tới cái vụ này là tôi rầu lắm! Đ/c tụi mình cứ quýnh nhau lộ liễu kiểu đó thì băng nào cũng chết mà tụi Mỹ nó nhìn vô cũng ngán! Nhớ! TPP là lợi ích của tất cả, chứ hổng phải như một số đ/c nói là lợi cho phe này, hại cho phe kia đâu. Tôi nói đúng không? Lợi quá đi chứ! Có đ/c nào giơ tay phải lên nói hổng thèm tiền không? Có đ/c nào nâng tay trái lên nói, tui không cần cái chòi của đ/c Truyền không? Các đ/c giỡn hoài!
Nói về tình hình biển Đông thì có mới rồi đó, chứ hổng phải như đ/c Lú nói đâu. Mới đây không phải là chuyến đi sứ Tàu của đ/c Đại Quang. Mới đây là mâu thuẫn nội bộ vô cùng nghiêm trọng. Đó là các đ/c tụi mình tính lập "tòa án lương tâm xử nhà nước cướp biển Trung Cộng". Các đ/c coi theo đường link nha [3]. Ở đây là tôi chỉ đạo thế này.
Trong cái vụ này, có quá nhiều vấn đề các đ/c ạ. Chủ xướng cái trò này là đ/c Nguyễn Khắc Mai và đ/c Nguyễn Huệ Chi. Đ/c Huệ Chi phản trắc khá lâu rồi, tôi không nói nữa mà các đ/c coi lo liệu sớm. 
Còn đ/c Khắc Mai, các đ/c lưu ý, đ/c này từng to tiếng lên án đ/c anh Tô vụ công hàm 1958 đó. Nặng lời lắm nha! Cần thì các đ/c sai trợ lý, thư ký lục tìm trên mạng, chứ tôi dẫn ra đây, tôi sợ đ/c Khắc Mai đi toa-lét ướt... giầy, rồi nói tui tiểu nhân, đâm bị thóc thọc bị gạo, oan cho tôi lắm. Tôi thề theo đảng tới cùng, nói có đ/c Nguyễn Trọng Vĩnh làm chứng! Tôi đâu có cần tặng câu đối như đ/c Vũ Khiêu hí hửng nhận. Bởi tấm lòng tôi sáng trong như nhật nguyệt có cụ Ta - cụ Tàu - cụ Tây minh giám. Lửa thử vàng, lòng tôi các đ/c cứ thử bằng bào ngư - vi cá.
Đặc biệt, trong cái vụ "tòa án lương tâm", tôi lưu ý các đ/c về đ/c Nguyễn Minh Thuyết. Tình cảm đ/c Thuyết như thế nào thì các đ/c rõ rồi, nhưng nói thì tôi cũng phải dẫn ra [4] (cái này là tui học tụi thù địch đó. Coi vậy tụi nó cũng dễ thương, nói có sách mắch có chứng, chớ không như đ/c tụi mình):
"...Là một công dân, tôi chỉ biết góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước bằng nghề nghiệp của mình và bằng những ý kiến xây dựng thẳng thắn. Đó là con đường tôi đang đi và tôi cũng không có ý định đi con đường nào khác..."
Đó! Các đ/c coi, đ/c Thuyết nói là chỉ có một con đường duy nhất, khi từ chối tụi phong trào CĐVN. Nay lại dám ló mòi ra chống đảng ta. Tại sao đ/c Thuyết không nhớ điều 4 Hiến pháp? Giáo sư nổi tiếng mà ăn xuôi nói ngược coi sao được? Ảnh hưởng tiếng tăm của đảng ta quá!
Chống đảng ta thì... thôi cũng còn nể tình nghĩa mấy chục năm mà kiểm điểm, khiển trách nội bộ. Đằng này lại đi chống đ/c Tập. Là sao? Lại còn dám hùa theo gọi đảng bạn là "nhà nước cướp biển Trung cộng"! Quá xá rồi! Không tài nào tha thứ, bao dung con mẹ gì nữa! 
Các đ/c coi lại sao chứ, chửi đ/c Tập như vậy bằng chửi cha (ý lộn) chửi cụ Ta rồi! Chết mẹ từ trên xuống dưới hết rồi! Chửi như các đ/c Khắc Mai, đ/c Hoàng Tụy, đ/c Huệ Chi, đ/c Minh Thuyết, đ/c Công Trục, cầm bằng chửi nhà nước CHXHCNVN của tụi mình là "nhà nước Việt cộng cướp đất" à? Giỡn mặt với chính quyền cách mạng không hà! Đâu có được. 
Tôi yêu cầu đc/ Đinh Thế Huynh và đ/c Nguyễn Bắc Son ra lịnh ngay cho báo Petrotimes cùng báo ND, QĐND, CAND làm ngay một loạt 6 bài về các đ/c đang tính chuyện phản đảng này. Tất cả các đ/c tham gia âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân nói trên đều là cộm cán trong giới dân chủ tiệm ăn (ý nhầm) tiệm tiến.
Thiệt ra, ai cũng biết, các đ/c đó muốn chứng tỏ để tính chuyện trở cờ, lúc đảng ta sụp đổ mẹ nó rồi thì kể công với thế lực thù địch để bảo toàn tài sản và sanh mạng dòng tộc riêng thôi! Hèn thấy mẹ! Đúng không các đ/c? Chơi vậy mà cứ giả bộ mở miệng ra là "một điều bác hai điều cụ". Cái này, nói theo tụi thù địch, gọi là cái thứ "ăn cơm Việt cộng chửi cha Trung cộng" còn gì nữa?! 
Nhớ! Phải lôi cho bằng hết tất tần tật từng ngách nhà, xó bếp, chui cả vô phòng ngủ vợ chồng, cha mẹ, con cái của các đ/c này để làm sao có đủ những tình tiết ly kỳ, hấp dẫn như chúng ta đã từng thành công khi trị bọn bất đồng chính kiến và bọn tù nhân lương tâm. Chuyện này, giao cho đ/c Nguyễn Như Phong báo petrotimes làm rất là... chất, các đ/c ạ. Nếu thấy chưa đủ đô thì thêm đ/c này nà - tay nghề cao mà thâm thúy lắm - đ/c nhà báo Xuân Ba và đ/c nhà thơ Trần Đăng Khoa. Nếu hai đ/c này ngần ngại thì chỉ cần hù một cái là xón ra quần mà làm ngay.
Nhưng tôi dặn, chỉ đập trên truyền thông thôi, đừng xua CA kéo đến phá nát hết nhà cửa của các đ/c đó, như chúng ta từng phá sạch sành sanh nhà bọn dân đen và bọn bất đồng chính kiến, vì dù sao đó cũng là đ/c tụi mình - tuân theo lời dạy của đ/c ba Duẩn cho phải đạo, các đ/c ạ. Sổ hưu thì cứ cho họ lãnh. Mỗi lần ra lãnh, bắt các đ/c đó khoanh tay và nói "ơn đảng & chính phủ" ba lần. Nói xong mới cho lãnh. Nhớ quay phinh lại để làm bằng. Nếu các đ/c đó chối thì trưng ra rộng rãi trên báo đài các loại.
Đó! Vừa qua, các đ/c làm ăn cái con mẹ gì mà hư bột hư đường ráo trọi! Tôi thì tôi vẫn kiên định lập trường thế này:
Tiến lên ta quyết tiến lên
Tiến lên ta quyết tiến lên hàng đầu
Hàng đâu rồi tiến đi đâu?
Tiến đi đâu hổng cần biết
Cứ hàng đầu ta tiến lên!

Nhưng cái điều mà tui bực bội nhứt là các đ/c đó dùng chữ "tòa án lương tâm". Nói đến cái chữ "lương tâm" tui ngứa ngáy toàn thân các đ/c ạ! Bày đặt bắt chước tụi bất đồng chính kiến! Đ/c tụi mình mà nói đến lương tâm, bộ hổng sợ tụi thù địch nó cười chết giấc rồi tỉnh lại cười tiếp à?! 


*

Nói đến "lương tâm" là tôi lại lo ngay ngáy các đ/c ơi! Ăn ngủ hổng yên hổm rày. Yến sào/bào ngư/vi cá/thịt bò kobe cùng các loại sơn hào hải vị, tôi nuốt không trôi! Sướng ích gì, phải không các đ/c?
Vụ tên Điếu Cày đó! Còn nóng hổi.
Tụi Dân Làm Báo vừa tí tửng cho biết [5] "Hội Luận Truyền Thông với blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải" sẽ được tổ chức, lúc 2 giờ trưa thứ Sáu, ngày 31 tháng 10, 2014. Địa Điểm: Đài Truyền Hình SBTN - 10517 Garden Grove Blvd. Garden Grove, CA 92843.
Tôi không hiểu tại sao 6 năm 6 tháng 2 ngày tên Điếu Cày bị hành hạ trong trại súc vật mà sao hắn khỏe dữ vậy hổng biết! Hổng lẽ Trời Phật phù hộ hắn? Trời Phật phải độ trì đ/c tụi mình mới đúng chớ! Đ/c ta mới là những cứu tinh cho dân tộc Việt Nam để giúp dân cứu nước mà! Tui thấy vợ chồng đ/c Ba Dũng ngồi niệm Phật mà lòng xót xa và thương cảm quá! Trời ơi! Sao không phù hộ độ trì cho đ/c chúng tôi mà lại đi bảo bọc cho tên phản động bậc nhứt đó vậy? 
Các đ/c coi đó! Mới qua có tuần lễ mà tên Điếu Cày vùng lên kiểu này thì thấy mẹ đ/c tụi mình rồi! Chỉ nội bộ đồ cũ với đôi dép tổ ong mà tên phản động này nó làm mất mặt đảng quang vinh và chói lọi tụi mình quá! Tên này cũng quá đáng! Điểm danh đủ 19 đ/c kèm hắn ra sân bay. Có phơi bày ra trước công luận quốc tế thì cũng bớt chút đỉnh chứ, cỡ chục được rồi. Lẽ ra, hắn phải suy nghĩ lại và thương tình, vì đ/c tụi mình dù sao cũng là đồng bào của hắn.
Nhưng mà thôi, ngồi trách hắn cũng muộn rồi. Giờ vầy, tôi giao cho các đ/c bên ĐSQ mình ở bển tới quậy buổi hội luận. 
Phải tổ chức và lên kế hoạch cho kịp, chứ còn không tui lo quá! Đ/c Phạm Bình Minh, đ/c Lê Lương Minh có biết không? Cấp tốc họp khẩn và bày binh bố trận ngay đi nhé! Kẻo không kịp. Bằng mọi giá, phải chui vô được đài SBTN quậy banh ta lông ra. Để buổi hội luận này thành công nghĩa là chúng ta thất bại thảm hại lắm đó các đ/c. Huy động mọi lực lượng, nhớ không được thiếu các đ/c: Nguyễn Ngọc Lập, Nguyễn Phương Hùng, Ngô Vĩnh Long, đặc biệt phải vời cho bằng được đ/c giáo sư - tiến sĩ luật đại học Harvard - Tạ Văn Tài tới đấu lý với hắn. Nhớ đem vài trăm cờ tổ quốc VNXHCN để lấn át và nhớ kiếm nhiều đ/c DLV ở bển có giọng tốt để hét cho to, bị gì đài SBTN nó có nhiều ca sĩ, tụi này là dân thanh nhạc nên chỉ một đứa nó vận dụng kỹ thuật opera mà hét thì bằng cả hai chục người chúng ta đó, các đ/c ạ.
Điều nguy hiểm sống còn đối với đảng ta là tên Điếu Cày nhứt quyết kiện chúng ta ra tòa án quốc tế đó. Tôi nghe đâu hắn lên kế hoạch rồi. Đang kiếm cả chục luật sư ở bển để giúp hắn và vận động tài chính nữa. Nguy quá! Các đ/c biết không, tôi nghe nói những điểm chính hắn kiện là theo công ước quốc tế về quyền dân sự & chính trị cộng thêm hiến pháp và luật pháp của tụi mình cùng các ràng buộc công pháp quốc tế khác. Nhưng quan trọng là những điểm dưới đây nè:
- Hắn kiện vừa bằng tư cách cá nhân vừa đại diện cho bạn hắn trong CLBNBTD và bọn TNLT khác ủy quyền cho hắn nữa.
- Hắn đòi bồi thường danh dự bằng lời xin lỗi cấp quốc gia và trả tự do cho đồng bọn. Hắn và tất cả đồng bọn có quyền cư trú tại VN.
- Hắn đòi bồi thường vật chất cho hắn và đồng bọn lên đến 2 tỉ USD lận đó. Nghe đâu, hắn sẽ tuyên bố, 2 tỉ đô đó, hắn dùng để gầy dựng CLBNBTD, lập một tờ báo vừa phát hành giấy vừa phát hành báo điện tử, một nhà xuất bản, một công ty phát hành sách, 4 nhà sách lớn trên toàn cõi VN, tài trợ đào tạo mấy trăm người để trở thành phóng viên chuyên nghiệp và nhiều chuyện nữa. 
Thế mới nguy! Vậy là sẽ có hàng triệu người ủng hộ tên Điếu Cày!
Bình tĩnh các đ/c ơi! Làm sao bây giờ! Bây giờ làm sao! Các đ/c mau mau tính cách phụ tôi với!
Đ/c Đương Rau Muống nói rồi. Im lặng là gì? Im lặng là lặng người và im đi! Tôi im lặng để lắng nghe các đ/c đây.
Hu hu hu! Thấy cụ Ta đ/c tụi mình rồi!
________________________________________
Chú thích:

HUỲNH TÂM * BÍ MẬT THÀNH ĐÔ

Tiến trình đàm phán bí mật Thành Đô 1990 (Kỳ 1)

Huỳnh Tâm (Danlambao) - LTG: Chúng tôi đang tổng hợp tài liệu viết "Hồ Chí Minh, một gián điệp hoàn hảo". Bỗng dưng bức xúc trước lời gọi "Chúng Tôi Muốn Biết" về tình hình của đất nước, cho nên mạn phép vào ngã rẽ đất nước đang điêu linh để viết loạt bài "Tiến trình đàm phán bí mật Thành Đô 1990", loan tải trên mạng Dân Làm Báo, hầu gửi đến toàn thể công luận và đảng viên Cộng sản để cùng nhau biết về sự thật sau lưng của những kẻ phản quốc, bán nước Việt Nam cho Trung Quốc. Nội dung tài liệu này đã đối chiếu rất trung thực từ trong ngăn kéo của BCT/TW đảng Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam.

Tất nhiên, chúng tôi cũng đã đọc qua tập tài liệu bản gốc của Ban Tuyên giáo TW phổ biến liên quan đến Hội nghị bí mật Thành Đô 3-4/9/1990. Nhưng rất tiết tập tài liệu của quý Ban Tuyên giáo TW đã công bố hoàn toàn không đúng sự thật và sai phạm trầm trọng đến tinh thần Hội nghị bí mật Thành Đô. "Chúng tôi muốn biết" sự thật, chứ không thể nào chấp nhận lừa bịp mãi mãi như thế này được! Nhân đây chúng tôi loan tải một chương đầu về Hội nghị bí mật Thành Đô để công luận tìm hiểu, nhận diện một "công thức" tà ngụy của đảng Cộng sản Việt Nam, bán nước cho Trung Cộng.
Con đường nào dẫn đến đàm phán bí mật tại Thành Đô Tứ Xuyên 1990

Năm 1974 Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa biển Đông của Việt Nam. 1979 Trung Quốc xua quân xâm lược biên giới Việt Bắc-Đông Bắc Việt Nam. 1984 đánh chiếm 4 đỉnh núi cao nguyên biên giới Việt Bắc, một dải biên thùy chiến lược quan trọng nhất của quốc phòng Việt Nam tại hai tỉnh Lào Cai, Hà Giang giá trị về an ninh cho cả nước. 1988 đánh chiếm đảo Gạc Ma. 1990 đảng Cộng sản Việt Nam thông đồng với Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán bí mật tại thủ phủ Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên, bằng luận điệu mị dân "bình thường hóa quan hệ Việt-Trung", thay vì hội nghị bí mật "Việt Cộng bán nước cho Trung Cộng".

Đảng Cộng sản Việt Nam yêu cầu Bắc Kinh mở cửa đàm phán bí mật Thành Đô vào ngày 3-4/9/1990. Quả nhiên thời điểm này đánh dấu ngoặc lớn, lịch sử Việt Nam khởi đầu mất nước. Tại đây, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười và cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng. Phía Trung Quốc có Tổng Bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng. Trung Quốc nhấn mạnh, cuộc đàm phán này theo chỉ thị của "quân sư" Đặng Tiểu Bình và phía Việt Nam có Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoàng Đích (黄的) đứng trong chính trường tích tực đóng vai trò "Thủ lãnh" đàm phán bí mật tại Thành Đô 1990 [1]. Hai ông, Giang Trạch Dân và Nguyễn Văn Linh đồng ký vào "Kỷ yếu hội nghị đàm phán bí mật bình thường hóa quan hệ song phương Việt Nam-Trung Quốc". Tài liệu này được khẳng định sòng phẳng luật chơi của hai kẻ bán người mua Việt Nam!
Từ khi có tên Việt Cộng quan hệ với Trung Cộng, Việt Nam trải qua năm tháng điêu linh, thời gian đọng lại quá nhiều rối bời, dấu vết lịch sử mỗi lúc thêm đen tối, chồng lên nhau khó gỡ nỗi nhục làm tay sai để rồi thi hành mệnh lệnh phi lý, từ lúc Hồ Chí Minh cho đến ngày nay chưa bao giờ xuất hiện bình minh giữa hai dân tộc Việt-Hán.
Năm 1975, sau khi kết thúc chiến tranh, nhà lãnh đạo Việt Nam Lê Duẩn không có thời gian để hàn gắn vết thương đã gây ra bởi chiến tranh, do cơ bản từ khi có Hồ Chí Minh xây dựng chế độ này. Nhất là bộ phận Cộng sản miền Nam sau 1975, bắt buộc phải xóa bỏ để chuyển đổi lên Xã hội Chủ nghĩa.
Phải chăng Việt Nam nặng nợ với đế quốc Cộng sản, nguyên do chính Hồ Chí Minh đã tựa lưng 100% vào viện trợ của Trung Cộng và Liên Xô nhằm thực hiện giấc mơ cướp toàn lãnh thổ Việt Nam và quyền bá chủ khu vực, nối lại ba quốc gia Cộng sản Việt Nam, Campuchia, Lào thành thế lực "Liên Bang Đông Dương". Trong hướng đi ấy Lê Duẩn đã sai tuyến đường sắt không trù liệu trước ngã rẽ, và đứng trước quyết định của Trung Cộng đang hăm he tiêu diệt Việt Nam, bên cạnh đó Lê Duẩn đẩy mạnh kiểm soát Lào và Campuchia, vô ý vận dụng vũ trang có tính xâm lược. Hành động của Lê Duẩn đã dẫn nền kinh tế đến bờ vực thẳm và hoàn toàn sụp đổ, trong khi ấy Việt Nam không có nội lực sản xuất được một cây kim sợi chỉ, tiếp theo tình trạng cô lập của quốc tế chưa từng có đối với lịch sử Việt Nam.
Tháng 7 năm 1986, Tổng Bí thư Lê Duẩn qua đời. Trong tháng 12, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI diễn ra trong bối cảnh sai lầm của đợt tổng cải cách giá-lương-tiền, Nguyễn Văn Linh được đắc cử Tổng Bí thư. Trước thập niên 1960-1975, Nguyễn Văn Linh đã từng nhiều lần bí mật sang Trung Quốc, ông trao đổi quan điểm thân thiện, trung thành với Trung Cộng, được Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu đánh giá cao về trình độ vô sản, Mao hứa sẽ đi thăm Việt Nam nếu Nguyễn Văn Linh làm Tổng Bí Thư. Trung Cộng tích cực ủng hộ Nguyễn Văn Linh tạo sự nghiệp, nhưng sau đó thực hiện chính sách sai lầm từ trong-ngoài nước đã nhiều lần bị gạt ra ngoài lề. Một lần nữa Nguyễn Văn Linh khẩn khoản mong muốn xin Trung Cộng sửa sai lầm lỗi đã qua và hứa thực hành đúng khẩu hiệu: "Tất cả các quốc gia là bạn bè". [2]
Đối với Trung Cộng luôn tin rằng Việt Nam có hai điều cấp bách cần phải thực hiện sớm, rút quân ra khỏi Campuchia và cải thiện ban giao quan hệ với Trung Quốc. Tuy nhiên Nguyễn Cơ Thạch (阮基石) đem thân cản trở, là một thành viên trong BCT/TW đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ông tiếp tục thực hiện và hành động theo tư duy của Lê Duẩn truyền lại. Lúc này, Nguyễn Văn Linh có thể can thiệp vào nội bộ, bất cứ mọi hoạt động của BCT/TW đảng, và tránh được bất cứ mọi cản trở từ đâu đến làm thiệt hại chiến lược của Trung Cộng mà đang tin cậy vào Nguyễn Văn Linh. Khi đó Nguyễn Văn Linh mới lên nắm quyền lãnh đạo đảng, gốc rễ chưa cắm sâu vào Bộ Chính Trị gồm những ủy viên chính thức: Phạm Hùng, Võ Chí Công, Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Lê Đức Anh, Nguyễn Đức Tâm, Nguyễn Cơ Thạch, Đồng Sỹ Nguyên, Trần Xuân Bách, Nguyễn Thanh Bình, Đoàn Khuê, Mai Chí Thọ và Đào Duy Tùng, cho nên những đề xuất có tính quyết định và ý tưởng của ông vẫn không được những thành viên trong Bộ Chính Trị đồng thuận và sự hỗ trợ không đủ túc số theo qui định của đảng để thi hành một nghị quyết. Trong trường hợp này Trung Cộng muốn sử dụng Nguyễn Văn Linh làm con rối nắm lấy những mục tiêu chiến lược đã định trước của Trung Cộng qua Nguyễn Văn Linh, tất nhiên nó khó khăn vô cùng bởi trong đảng Cộng sản Việt Nam cũng có những người không đồng tình với Nguyễn Văn Linh, Trung Cộng đau đầu nhưng phải đặt lại vấn đề giải pháp mới cho trường hợp Nguyễn Văn Linh.

 Trung Cộng thành hình giải pháp Nguyễn Văn Linh


Bí danh Khải Sơn (Kaysone Phomvihane), tên Việt, Nguyễn Cai Song, tên thứ hai Nguyễn Trí Mưu, ông ta gặp Đặng Tiểu Bình nói đến ba lần "yêu cầu giữ bí mật".
Tháng 10 năm 1989. Tổng Bí thư nhân dân cách mạng Lào kim Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Khải Sơn (Kay Hill) tiếp xúc với Phong Uy Hán (Feng Wei Han) Vụ trưởng Vụ Trung Quốc kiêm Bộ Ngoại giao Châu Á-Ấn Độ trong buổi tham dự tiếp tân. Theo kế hoạch đã được phê duyệt của Thủ tướng Lý Bằng sẽ chủ trì cuộc họp, Giang Trạch Dân chính thức tham dự chiêu đãi buổi tối.
Khải Sơn (Kay Hill) chân thành và hy vọng muốn gặp riêng Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc báo tin rằng, Đặng Tiểu Bình tuổi đã cao, không gặp bất kỳ khách nào của nước ngoài, xin được hiểu biết điều này. Tuy nhiên, Khải Sơn nhấn mạnh "xin Đặng Tiểu Bình, nhớ lấy lời tôi rất bí mật", Khải Sơn đã nói đến ba lần. Trong trường hợp này, sau nhiều ngày nghiên cứu và phối hợp, cuối cùng đã đồng ý thực hiện một cuộc họp ngắn Khải Sơn với Đặng Tiểu Bình. Bộ Ngoại giao Trung Quốc không chuẩn bị chi tiết tham chiếu cho cuộc trò chuyện.

Thật bất ngờ, hai nhà lãnh đạo gặp nhau trao đổi 40 phút, chỉ nói một vấn đề quan trọng. Khải Sơn chân thành, thừa nhận rằng trong mười năm (10) qua quan hệ Lào với Trung Quốc trong tình trạng bất thường, chịu sự "ảnh hưởng bên ngoài" (VN), chuyến thăm này Khải Sơn muốn đến gần Trung Quốc hơn Việt Nam, ông đã đánh dấu bền vững qua sự bình thường hóa quan hệ Lào-Trung Quốc. Trong khi đó, Khải Sơn (Kay Hill) cũng chuyển tải những lời chào thân mật đến Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Đặng Tiểu Bình, cho biết "tình hình ở Việt Nam đã có một thái độ hiểu biết mới, đối với Trung Quốc cũng đã được thay đổi nhiều, Nguyễn Văn Linh mong muốn tôi mời ông ấy sang thăm Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình cũng yêu cầu Khải Sơn hiểu thêm về Nguyễn Cơ Thạch".
Đặng Tiểu Bình nói tiếp: "Tôi đã biết, đồng chí Nguyễn Văn Linh, ông ấy linh hoạt, làm việc hợp lý, có khả năng, Hồ Chí Minh là người thầy trong lòng của Nguyễn Văn Linh và tôi hy vọng ông ấy hành động dứt khoát với Campuchia, vấn đề ở đây là "con dao cắt đến đâu". Bây giờ tuổi tôi đã lớn, sắp nghỉ hưu, tôi hy vọng sau khi nghỉ hưu hoặc đã nghỉ hưu, trước khi vấn đề Campuchia có thể được giải quyết, quan hệ Trung-Việt trở lại bình thường, là một phần tâm trí của tôi". Đặng Tiểu Bình đặc biệt đẩy ứng lực về phía Việt Nam, ông muốn lấy Campuchia làm sách lược, phải triệt để rút quân. Ông yêu cầu Khải Sơn sẽ truyền đạt những quan điểm này đến Nguyễn Cơ Thạch. Ngoài ra, Đặng Tiểu Bình còn cho biết, mọi sự kiện từ ý nghĩa mà ra: "Nguyễn Cơ Thạch rất thích chơi trò tiểu động tác giả nhân ái" (nguyễn Cơ Thạch giá cá nhân ái cảo tiểu động tác).
Vào thời điểm đó, mặc dù rất khó để nói lên câu này, nhưng trọng lượng lời nói của Đặng Tiểu Bình rất nặng không thể xem thường sự hiểu biết của người bình thường. Sự thực trong câu này chỉ để một Nguyễn Văn Linh tự ý thức hành động. Trước mắt Trung Quốc đã mất bình tĩnh nơi Nguyễn Cơ Thạch, do vấn đề cản trở giải quyết Campuchia, Trung Quốc không thể mong đợi và dựa vào Nguyễn Cơ Thạch cho xúc tiến bình thường hóa quan hệ Trung Quốc-Việt Nam.

Khải Sơn trên đường về nước, dừng chân giữa biên giới Việt-Lào tại A Pa Chải, gần Điện Biên. Theo cách suy nghĩ của Khải Sơn, âm thấm truyền đạt thông điệp của Đặng Tiểu Bình gửi đến cho Việt Nam, hy vọng Nguyễn Văn Linh kịp thời nghiêm túc, và ông cảm nhận được kinh nghiệm cá nhân từ Nguyễn Cơ Thạch làm "tiểu động tác". Khải Sơn nhận ra rằng để cải thiện mối quan hệ, trước tiên phải giải quyết vấn đề giữa Việt Nam-Campuchia, ở đây làm thế nào để giải quyết vấn đề Campuchia, Việt Nam phải tham khảo ý kiến ​​với Trung Quốc. Ông cũng nhận ra rằng, Đặng Tiểu Bình vượt qua quyền song phương của hai quốc gia, nhưng không đưa ra một lời mời nào để phía Việt Nam thăm viếng Trung Quốc. Trong trường hợp này, làm thế nào có thể đạt được hy vọng, tất nhiên họ Đặng cũng lo lắng để giải quyết vấn đề Việt Nam.

Lê Đức Anh đưa cướp vào nhà Việt Nam.
Trung Quốc cho xuất hiện bí danh Dã Hảo (Ye) để giải quyết nhiều vấn đề lớn tại Việt Nam. Trong suy nghĩ Nguyễn Văn Linh muốn dứt khoát Campuchia trước khi nghỉ hưu, ông nhờ Dã Hảo tham khảo ý kiến ​​với các nhà lãnh đạo Trung Quốc về quan hệ Việt Nam-Campuchia sẽ được giải quyết.
Trong cuộc họp BCT/TW, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch và Nguyễn Văn Linh tranh luận gay gắt, hai người hoàn toàn khác nhau cách tìm phương hướng cho giải pháp xử lý nội vụ Campuchia, và Nguyễn Cơ Thạch vẫn luận điệu cũ chống bình thường hóa Việt Nam-Trung Quốc. Nguyễn Văn Linh có ý định sắp xếp cùng đi với Nguyễn Cơ Thạch sang Trung Quốc, tạo điều kiện cho Nguyễn Cơ Thạch mặt đối mặt lý giải "giảng liễu ta Thập Ma" (讲了些什么), có lẽ thời gian này vẫn còn một tia hy vọng cho Trung Quốc-Việt Nam, một cơ hội để thay đổi thực tế. Nguyễn Văn Linh không đặt hy vọng hay lời sâu xa tuyệt đối nào với Nguyễn Cơ Thạch. Tất nhiên, có sự hiện diện của Nguyễn Cơ Thạch cũng tạo ra khả năng con dao hai lưỡi về mặt ngoại giao.
Những nhân vật bí ẩn xuất hiện tại Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội, trao đổi bí mật


Buổi sáng ngày 2 tháng 6 năm 1990. Một cán bộ trên tay thẻ Học viện Khoa học xã hội Việt Nam, bí danh Hoàng Đích (黄的), đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội. Ông nói với nhân viên tiếp tân, xin gặp ông Đại sứ Trương Đức Duy và được đồng ý cho ông ta gặp.
Ngày 5 tháng 6 năm 1990. Kẻ phản quốc, bán nước Việt Nam đứng trong chính trường đóng vai trò tuyệt hảo, giật dây đưa đến mật nghị Thành Đô, có bí danh Hoàng Đích (黄的-Lê Đức Anh), Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam, cùng với Đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy (Zhang Dewei) thư ký riêng của "Bác Hồ", đã có quá trình hoạt động bí mật cho MSS, thảo luận bí mật, mưu đồ tiến hành đưa đất nước Việt Nam vào khối chư hầu Trung Quốc!
Trương Đức Duy nói thông thạo tiếng Việt, vì vậy Hoàng Đích an tâm, hai ông trò chuyện nội dung bí mật. Hoàng Đích (黄的) cho biết ông Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đang ở gần nhà (tiếng lóng hẹn gặp Nguyễn Văn Linh). Vào buổi sáng ngày 3 tháng 6, Nguyễn Văn Linh cho xe đến đón Hoàng Đích về nhà, sau buổi cơm trưa khoảng một giờ, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh muốn viếng thăm Đại sứ Trương Đức Duy.
Ngày sau Hoàng Đích (黄的) trở lại Đại sứ quán Trung Quốc, nhưng bị chặn lại từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho biết không có nhu cầu. Lúc này Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh còn ngồi trên xe để xem tình hình, nhờ vậy biết thêm thân thế Hoàng Đích, tay ông đưa ra một danh thiếp bí mật, một lúc Trương Đức Duy khẩn cấp xuất hiện và nhận tín hiệu, nói rất nhỏ để Hoàng Đích đủ nghe và giải thích rằng cuộc đối thoại giữa tôi và Nguyễn Văn Linh sẽ được ghi âm lại, sau đó ban bí thư Đại sứ quán kiểm tra cho chính xác.

Trương Đức Duy cho biết thêm: "Vào tháng 10 năm ngoái đồng chí Khải Sơn (凯山) có gửi lời thăm Hoàng Đích và có chúc sức khỏe đồng chí Đặng Tiểu Bình và muốn thấy sự bình thường hóa quan hệ Trung-Việt, tôi rất hoan nghênh. Tôi cũng chân thành và hy vọng rằng chúng ta sẽ tổ chức được những cuộc trao đổi giữa các cấp lãnh đạo Trung ương Việt Nam-Trung Quốc, chúng ta tiếp tục phối hợp, có thể những phiên họp tiến hành trong nay mai, mối quan hệ lâu dài Trung-Việt Nam qua chuẩn bị của đôi ta, do đó từ nay, sắp tới phải trải qua vài giai đoạn phức tạp trong đàm phán quan hệ song phương.
Trương Đức Duy đề nghị: 
− Tốt hơn hết và đẹp cho cả đôi bên, hẹn gặp tại BCT/TW Bộ Quốc phòng của đồng chí Hoàng Đích (黄的). Hoàng Đích hân hoan, đồng ý bố trí bí mật cho Trương Đức Duy và Nguyễn Văn Linh gặp nhau vào ngày 05 tháng 6 năm 1990.

Ngày 05 tháng 6 năm 1990, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh gặp Đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy (Zhang Dewei), trong không khí bí mật tại Bộ Quốc Phòng Việt Nam. [3]
Ngày 05 tháng 6 năm 1990, Nguyễn Văn Linh gặp Đại sứ Trung Quốc bày tỏ tình bạn trung thành.
Đúng hẹn lại đến, dưới nỗ lực tối đa của Bộ Quốc Phòng Việt Nam, ông Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Trương Đức Duy trao đổi trong không khí bí mật.
Lời ngoại giao đầu tiên của Nguyễn Văn Linh: 
− Chúc bạn nhiều sức khỏe, thành công trên con đường ngoại giao đem những thắng lợi về cho Trung Quốc, tôi xin kính chuyển lời chào đến đồng chí Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Lý Bằng và các nhà lãnh đạo khác của Trung Quốc. Nguyễn Văn Linh còn cho biết, trong chiến tranh Việt Nam-Hoa Kỳ, ông đã đến Trung Quốc nhiều lần, từng yết kiến Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ tướng Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình và các nhà lãnh đạo tương tự. Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình và Hồ Cẩm Đào là đồng nghiệp. Trương Đức Duy nói vào trọng điểm:
− Hôm nay, tôi muốn đưa ra điều này, bởi phải tin tưởng tôi rất xứng đáng làm một công dân Việt Nam. Từ lâu tôi canh cánh trong lòng, tự hỏi tại sao Campuchia cứ trở ngại, tranh cãi lâu không giải quyết được, có phải chăng Nguyễn Cơ Thạch can thiệp làm cho mọi thứ chạy ra khỏi con đường sắt đàm phán, tôi nghĩ rằng bây giờ có một nhu cầu cho hai nhà lãnh đạo trực tiếp thảo luận và loại bỏ tất cả những hiểu lầm, nhân dịp loại trừ Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch trước đã, sau đó tiến hành bảo vệ xã hội chủ nghĩa và khôi phục lại niềm hy vọng mãnh liệt của những nhà lãnh đạo Việt Nam-Trung Quốc, tất nhiên đây là khởi hành cho các cuộc họp tình bạn đơn thuần. Campuchia phải được giải quyết một cách nhanh chóng theo quan điểm và ý muốn của các đồng chí Bắc Kinh, tôi đề nghị đồng chí gửi lời mời gọi là sơ giao "nội bộ", tôi sẽ bí mật về Trung Quốc. Để báo tin cuộc thảo luận hôm nay trên cơ sở vững chắc, tôi cam đoan sẽ có hiệu quả, thuyết phục được tập thể BCT/TW Đảng Trung Quốc.
Nguyễn Văn Linh cho biết tiếp: Đã từng học tư tưởng Mao tại Trung Quốc. Trong chiến tranh cách mạng và nhà tù của địch, tôi luôn luôn học tập và nghiên cứu thảo luận về các cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, như những bài viết của Chủ tịch Mao, đem đến lợi ích cho Việt Nam chống Pháp, và giai đoạn chống Mỹ. Việt Nam đã được sự giúp đỡ rất lớn của Trung Quốc trong tất cả các khía cạnh, thậm chí cả cây kim sợi chỉ, dưa chua, bánh quy, cao lương, đường sữa, vũ khí, quân binh, quân dụng, tài chính v.v... tất cả viện trợ này từ Trung Quốc, và hướng dẫn tư tưởng lẫn chiến lược, thậm chí nhân dân Trung Quốc cũng đã giúp đỡ rất nhiều cho Việt Nam, chẳng hạn như cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam, chúng tôi luôn luôn học tập và tìm hiểu những suy nghĩ về chiến tranh nhân dân dưới sự chỉ đạo của Mao Chủ tịch, chúng tôi cũng đã áp dụng vào thực tế tại Việt Nam. Có thể nói, không có sự hỗ trợ của Trung Quốc cho Việt Nam là không thể đánh bại Mỹ.
Nguyễn Văn Linh trình bày theo quan điểm của mình, cho rằng sau khi thống nhất quốc gia, sẽ tập trung và gắn bó trong công cuộc xây dựng kinh tế, nhưng sự xuất hiện của những khó khăn bất ngờ và phức tạp do vụ Campuchia, đưa đến Việt Nam hơn mười năm (10) chiến tranh vất vả, cuộc sống của nhân dân khó khăn hơn trước, đặc biệt mối quan hệ với thế giới đưa đến Việt Nam bế quan tỏa cảng. Có thể nói, Việt Nam-Trung Quốc làm một số điều xấu như độc trị, đàn áp nguyện vọng của nhân dân, tiếng nói nhân quyền và quyền sống của con người hầu như vắng bặt. Trái lại Nguyễn Văn Linh luôn luôn ủng hộ những sai lầm của Trung Quốc cho đến nay không cách nào sửa chữa được. Khía cạnh độc trị tại Việt Nam, cuối cùng đưa đến van lạy, xin Trung Quốc vui lòng hiểu nhau và quên đi quá khứ. Hiện nay quan trọng hơn cả là mối quan hệ song phương lấy lòng tin cải thiện hiện tại để tiến đến tương lai làm một chư hầu tốt. Nguyễn Văn Linh thừa biết tình hình quốc tế đang trải qua những thay đổi mạnh mẽ, khi đó Việt Nam muốn thay đổi, tiến lên phát triển không thể dễ dàng của tình hình ở Đông Âu, đang gặp rất nhiều phức tạp, nhất là tình hình Liên Xô đang trên đà quá ảm đạm".
Phương Tây cũng đã cố gắng can thiệp, muốn thực hiện diễn biến hòa bình, trong chiều hướng "nhất cử phá hủy" phần thế giới ngừng lại giấc mơ chủ nghĩa xã hội. Người ta đã dự liệu rằng "Liên Xô là pháo đài cuối cùng của hòa bình trên thế giới, nhưng bây giờ pháo đài này bị lung lay và nguy cơ phá sản". Nguyễn Văn Linh không am tường cục diện quốc tế ngày nay đã thay đổi nhiều, vẫn cho rằng "Trung Quốc là một nước lớn, có thể cho Việt Nam hưởng thụ một bữa tiệc lớn, và chắc chắn vươn tới ngọn cờ hồng chủ nghĩa xã hội, vẫn cho rằng tình hình hiện nay, vị trí, vai trò đặc biệt của Trung Quốc được xem quan trọng. Đảng Cộng sản Việt Nam cần Trung Cộng đứng trước biểu ngữ xã hội chủ nghĩa và Việt Nam-Trung Quốc là hai nước láng giềng anh em xã hội chủ nghĩa. Việt Nam sẽ có một bữa tiệc nhỏ do Trung Quốc viện trợ. Việt Nam đã thực sự sống nhờ viện trợ của Trung Quốc, cho nên Nguyễn Văn Linh háo hức cho biết Trung Quốc là trái tim của mình.
Nguyễn Văn Linh còn cho biết thêm: Campuchia luôn luôn là một giải pháp hòa bình cho tương lai của Campuchia không thể thân Phương Tây, không cho Phương Tây và Liên Hợp Quốc can thiệp vào. Hy vọng kết quả, Việt Nam-Campuchia có thể hợp tác, thúc đẩy nội bộ Pol Pot, Ieng Sary và Heng Samrin, do Thủ tướng Hun Sen đứng ra làm hòa giải, theo hướng của các bên (Việt-Trung), hiện nay Việt Nam đang tham vấn cho Campuchia có thể tiến hành theo hướng loại bỏ một vài địch thủ. Khmer Đỏ muốn cai trị, ý tưởng này không thực tế.

Về phía Việt Nam, Đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy ngay lập tức tham khảo với Nguyễn Văn Linh, trình bày chi tiết những báo cáo của Bắc Kinh, cùng lúc đưa ra kế hoạch tương lai cho Việt Nam. Trương Đức Duy cho biết: Hiện nay Trung Quốc đã tiến hành những cuộc nghiên cứu cẩn thận, sẽ sớm được Bắc Kinh hồi đáp, tuy nhiên Việt Nam càng sớm càng tốt hãy rút khỏi Campuchia, tất nhiên Việt Nam đứng trên một thế tiến thoái lưỡng nan muốn khai tử phe đối lập Pol Pot là một vấn đề khó bởi Trung Quốc là cha đẻ của Pol Pot, cụ thể chế độ tại Phnom Penh, các lực lượng kháng chiến ba thành phần nhất định ngồi lại trong tình hình chung, sau đó từng bước hai nhà lãnh đạo Việt Nam-Trung Quốc sắp xếp lại cho hợp lý trên bàn cờ Campuchia do ngoại bang làm chủ.
Nói cách khác, Trung Quốc vẫn chưa sẵn sàng để nhanh chóng đáp ứng với những yêu cầu của các nhà lãnh đạo Việt Nam. Trong trường hợp này, làm thế nào để phá vỡ bế tắc và đạt được một hội nghị cấp cao Việt Nam-Trung Quốc. Nguyễn Văn Linh đang vật lộn với vấn đề Campuchia, ông cho biết. Ông muốn nhìn thấy các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc thỏa thuận rộng rãi, chuyện anh em (Việt-Trung) có thể dùng đến nghi thức ngoại giao xử lý. Theo kinh nghiệm lịch sử cho thấy đàm phán trực tiếp giữa các nhà lãnh đạo cao nhất, hiểu biết lẫn nhau dễ dàng đưa đến thỏa thuận.
Nguyễn Văn Linh hỏi tiếp, Trương Đức Duy chú ý từng lời:
− Tôi muốn biết điểm khởi đầu chuyến viếng thăm "nội bộ" có nên lắng nghe phát biểu cá nhân của quý đồng chí Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Lý Bằng và các đồng chí khác hay không, riêng tôi cũng muốn các nhà lãnh đạo Trung Quốc lắng nghe những quan điểm để hiểu biết về cá nhân của tôi. Cả hai bên cần thành thực giải đáp một số câu hỏi, đầu tiên là để tìm ra các vấn đề Campuchia, giải pháp nào tốt nhất, đối với tôi, có một số khó khăn, nhưng tôi tự tin. Nếu các đồng chí Trung Quốc tin tưởng nơi tôi có khả năng hỗ trợ đàm phán, tôi sẽ cho Hoàng Đích lên đường đến Bắc Kinh thăm viếng tiền trạm cho những đàm phán sau này, tôi đã hết lòng nuôi dưỡng tình bạn tốt đẹp giữa Việt Nam-Trung Quốc, một cách khác bảo vệ lợi ích chung của cách mạng và xã hội chủ nghĩa, từ đó càng có nhiều thuận lợi và đều kiện để đạt được mục đích của quý đồng chí Bắc Kinh.
Trương Đức Duy đề cập đến cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng, cũng được mời tham dự mật nghị. Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Hoàng Đích đồng ý. Trương Đức Duy giải thích thêm, ông hiểu hết ý của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh hiện nay lo ngại Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch làm vật cản trở, bởi ông ấy chỉ muốn vấn đề khôi phục lại chủ quyền trên quan hệ song phương, nếu cần chúng ta chuẩn bị chặn lại vào lúc này, đừng để lâu sẽ thiệt thòi đến quá trình đàm phán, tôi đề nghị trừ khử Nguyễn Cơ Thạch, bởi vừa qua ông Bộ trưởng Ngoại giao trực tiếp phản đối diễn tiến hai bên đàm phán, có thể đặt ra phương sách thực hiện Bộ Ngoại giao vào lúc này!
Sau khi đôi bên thảo luận, chuẩn bị tạm biệt, Hoàng Đích nói:
− Tôi mong muốn áp dụng đề nghị của Đại sứ Trương Đức Duy.
Ngay lập tức Đại sứ Trương Đức Duy đáp: 
− Tôi nhất định truyền đạt kết quả trao đổi hôm nay lên Tổng Bí thư Giang Trạch Dân. Nhưng có một vấn đề cần xem xét lại, nhân viên của Bộ Quốc Phòng hoặc người nào đó lỡ miệng tiết lộ quan điểm của chúng ta thì bạn Hoàng Đích phải bảo đảm tuyệt đối bí mật cuộc đối thoại hôm nay. 
Rõ ràng, Nguyễn Văn Linh đang thực hiện giải quyết rút quân ra khỏi Campuchia trước khi dẫn đến sự phản đối trong nội bộ đảng Cộng sản và sau đó sắp xếp một cuộc gặp gỡ giữa các nhà lãnh đạo để nói lên quan điểm của mình muốn đàn áp những đồng nghiệp trong BCT/TW đảng.

Trường hợp này đã đề xuất quan điểm cùng lúc với nhiều quốc gia có Đại sứ quán tại Hà Nội, có thể tránh được hiểu lầm là có người phản đối. Để làm điều này, Đại sứ Trương Đức Duy triệu tập Đỗ Mười cùng thảo luận với Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh lấy quyết định đối phó thành phần quá khích trong đảng. Sau khi thảo luận, Đại sứ Trương Đức Duy và Đỗ Mười đồng ý không thể để tiết lộ ra ngoài, nhất là đôi mắt của các đại sứ quán công tác tại Trung Quốc và Việt Nam, trách nhiệm này Ủy ban Hội nghị Thành Đô cẩn thận và giữ bí mật dù có ý kiến nhỏ hay câu ​​hỏi nào. Trung Quốc hứa bảo đảm, chắc chắn và chính xác. Nhưng bây giờ có tình hình mới, Nguyễn Văn Linh đã quyết định bỏ qua nghi thức nhà lãnh đạo thẳng thắn thảo luận với Nguyễn Cơ Thạch những vấn đề quan trọng. Đại sứ quán Trung Quốc Trương Đức Duy dựa trên tình hình mới, khuyến cáo mạnh mẽ yêu cầu nội bộ BCT/TW của Nguyễn Văn Linh tích cực xem xét hồ sơ Campuchia và dứt khoát loại trừ mọi cản trở.
Đêm 19 tháng 8, Đại sứ quán Trung Quốc nhận được phúc đáp của BCT/TW Trung Quốc, chấp nhận đề nghị của Trương Đức Duy, ông liền báo tin cho những người đáng tin cậy nhất xung quanh Nguyễn Văn Linh, cá nhân Nguyễn Cơ Thạch đã bị cô lập, không còn nguồn tin (trễ?) nên khó hiểu ý định thực sự của Nguyễn Văn Linh. Không nghi ngờ gì nữa, Đại sứ quán Trung Quốc là nơi thảo kế hoạch cho lộ trình chuyến bay cho BCT/TW Nguyễn Văn Linh đi Thành Đô. Trương Đức Duy có nhiệm vụ trung gian quan trọng gọi là công tác "quan hệ" Việt Nam-Trung Quốc, khó ai tưởng tượng nhân vật này sống tại Việt Nam đã trên 30 năm, là một gián điệp MSS giàu kinh nghiệm, hiểu biết cặn kẽ tình hình Việt Nam.
Lúc 8 giờ sáng, ngày 20, Đại sứ Trương Đức Duy tổ chức một cuộc họp mở rộng chi bộ đảng để nghiên cứu làm thế nào thực hiện chỉ đạo của BCT/TW đảng Trung Quốc. Có những phát biểu sâu xa và cung cấp các sự kiện chính trị cho buổi họp: Chúng ta đều biết, năm 1980, Việt Nam luôn coi Trung Quốc là "kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất", những phương tiện truyền thông nào là đài truyền hình, phát thanh, báo chí phổ biến mọi nội dung chống Trung Quốc, và đưa ra một loạt chiêu bài có tính ngoại giao, bất kỳ quan chức Việt Nam đều tránh né khi tiếp xúc với các nhà ngoại giao Trung Quốc. Trong trường hợp này, không cần phải nói không thể tin tưởng hết những người xung quanh Nguyễn Văn Linh, ngay cả những người đáng tin cậy cũng không biết họ là ai. Chúng tôi luôn nghĩ một điều nên tìm manh mối từng người nếu cần chúng ta thực hiện. Đó là ngày 06 tháng 6, cụ thể Nguyễn Văn Linh, Đại sứ Trương Đức Duy đã gặp trong bí mật, ngày hôm sau các thành viên trong BCT/TW Việt Nam, đem ra thảo luận, chính Bộ trưởng Quốc phòng tướng Lê Đức Anh đã có cuộc họp riêng biệt cùng Đại sứ Trương Đức Duy và tiệc chiêu đãi có giải trí cũng không còn bí mật.

Ngoài việc Lê Đức Anh tiếp tục thực hiện 5 lần hội thảo trong Bộ Quốc Phòng, theo giải thích chiều hướng của tinh thần Nguyễn Văn Linh, tất nhiên ca ngợi hết lời tốt đẹp cho Trung Quốc. Vì vậy, Đại sứ Trương Đức Duy quyết định cho phép Bộ Quốc phòng Lê Đức Anh giới thiệu lên kênh truyền hình Việt Nam. Đại tá Triệu Duệ (Zhao Rui) tùy viên quân sự tại Đại sứ quán cố gắng chỉ thị hành động bảo vệ đại sứ, những việc làm đó rất táo bạo, chưa từng thấy trong ngành ngoại giao.
Lúc 8 giờ ngày 21, lần này, chắc chắn tướng Lê Đức Anh sẽ rất vui vì Đại sứ Trương Đức Duy di chuyển bằng xe hơi không treo cờ của Đại sứ quán Trung Quốc và Bộ Quốc phòng Việt Nam. Lê Đức Anh, Trương Đức Duy gặp nhau bắt tay thân thiện, ôm nhiều lần, ông nói rằng, muốn nhìn thấy kết quả những gì trong thời gian sinh hoạt bí mật với Đại sứ Duy, đến nay ông được chào đón nồng nhiệt với tình bạn thân mật, Đại sứ Trương Đức Duy gợi ý:
− Trước đây Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh có gặp anh Hoàng Nhật Tân (Nhà sử học Wong Yat) nói chuyện gì đó, rất ngắn, nay tôi muốn đích thân nghe tướng Lê Đức Anh cho biết thái độ của Tổng Bí thư đối với Hoàng Nhật Tân, và hy vọng tướng Lê Đức Anh giúp đỡ tôi liên lạc anh ấy.
Lê Đức Anh chưa kịp trả lời, có thông tin cấp bách của Đại tá Triệu Duệ (Zhao Rui): Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh sẽ đến Bộ Quốc phòng để gặp Đại sứ Trương Đức Duy tại phòng họp đúng 7 giờ 30 buổi tối ngày 22. Bí mật hai bên không dùng tài xế riêng, đề nghị Đại sứ Trương Đức Duy chuyển sang một chiếc xe khác, không treo cờ. Giám đốc Văn phòng Ngoại giao Ngô Xuân Vinh cho biết vấn đề này, ông vừa nhận tần số của một người không cho biết địa chỉ. Triệu Vũ Quan (Zhao Wuguan), vừa trở về từ trung tâm tình báo MSS tại Hà Nội, lập tức thực hiện một báo cáo trước khi Trương Đức Duy đi đến Bộ Quốc phòng Việt Nam:
− Bộ Quốc phòng Việt Nam vừa gửi đi một giấy mời hai vợ chồng Đại sứ Malaysia, tham dự buổi chiêu đãi tối nay, Đại sứ Trương Đức Duy không muốn cặp vợ chồng ông này. Để không thô lỗ, mà còn đảm bảo đáp ứng kịp thời công việc của Nguyễn Văn Linh, Phu nhân Đại sứ giả vờ bệnh, như vậy vẫn gặp được Nguyễn Văn Linh tại một nơi bí mật được phối trí trong Bộ Quốc Phòng Việt Nam v.v... Trương Đức Dy đáp: Tuy nhiên không thể tránh Đại sứ Malaysia cứ đi, tham dự bình thường.
Đêm đó, hai vợ chồng Đại sứ quán Malaysia đến đúng giờ, đi bộ vào phòng khách, họ nhìn thấy Đại sứ Trương Đức Duy bơ phờ bởi cô tiếp viên bên cạnh phục vụ quá chu đáo, đó chỉ là một bản kịch để tranh né kẻ đối diện, sau này được biết tên tình báo MSS Trương Đức Duy cướp hồ sơ mật của Malaysia bị phát hiện.
Trương Đức Duy chào yếu ớt: "Chào mừng hai bạn mới đến, tôi xin chúc sức khỏe bình an". Nói tiếp: Vợ tôi bị bệnh Meniere lại tái phát, đau đầu, buồn nôn, cho nên không thể ở đây lâu, có thể bạn ngồi tán ngẫu với Lý Tiên Sanh (Lee) giám đốc chính trị Đại sứ quán Trung Quốc. Đại sứ Malaysia nghe qua bệnh tình của phu nhân Trương Đức Duy rất xúc động, ông nói: "Kính thưa Đại sứ, tôi cũng thấy như thế, phu nhân của ngài thể chất không được tốt, hy vọng có dịp sẽ gặp gỡ lại, thực sự xin lỗi, chúng tôi không biết phu nhân của ngài bệnh, tôi đề nghị nên về để nghỉ ngơi, và tôi chúc bà phục hồi sức khỏe sớm.
Nhờ đôi câu nói ngoại giao này của Đại sứ Malaysia giúp Trương Đức Duy nẩy sinh ý, liền đứng dậy và bắt tay tỏ ý thân thiện xin tạm biệt. Đại sứ Trương Đức Duy ra khỏi phòng, ông Đại sứ Malaysia thấy đôi chân của phu nhân Trương Đức Duy sải bước như bay, cũng trong lúc ấy có một xe hơi đen bóng loáng thương hiệu Toyota đi thẳng vào sân Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Ngày 12 tháng 5 năm 1993. Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng gặp Đại sứ quán Trung Quốc Trương Đức Duy (Zhang Dewei), trong không khí bí mật tại Bộ Quốc Phòng Việt Nam.


Nguyễn Văn Linh bí mật gặp gỡ với Đại sứ Trương Đức Duy

Đại sứ Trương Đức Duy vừa ra khỏi phòng khánh tiết của Bộ Quốc phòng Việt Nam, gặp xe của Nguyễn Văn Linh chạy vào, Trương Đức Duy đi theo lối xe Toyota đến thẳng phòng làm việc của tướng Lê Đức Anh, lần gặp này Trương Đức Duy hỏi thăm Hoàng Nhật Tân. Lần đầu tiên Nguyễn Văn Linh tiết lộ: Chính tôi đã chăm sóc rất chu đáo con trai của Hoàng Văn Hoan là Hoàng Nhật Tân. Đại sứ Trương Đức Duy không ngần ngại nói. Tôi cũng tiếp nhận được tin nhắn, nội dung rất chính xác về Hoàng Nhật Tân sống tốt cũng nhờ ngài.
Nguyễn Văn Linh nói vào trọng tâm mục đích.
− Đại sứ Trương Đức Duy có nên tin điều này không, Việt Nam luôn luôn duy trì quan hệ tốt với Trung Quốc. Tất nhiên cũng có những chuyện hiểu lầm vào năm 1976, có 10 tên Việt không đồng ý tự suy thoái niềm tin trong mối quan hệ giữa Việt Nam-Trung Quốc và một số hoạt động bị cáo buộc là "hữu khuynh", rồi đào thoát qua Trung Quốc sống [4].
Đến năm 1982 nhờ chủ trương tốt ở giai đoạn này nên tự nó tồn tại, và một loạt các thành phần kinh tế quốc doanh không đồng ý với chính sách chống Trung Quốc đã bị đẩy ra khỏi Bộ Chính trị. Vào thời điểm đó, Đại sứ làm sao hiểu hết những lý do của nó, mặt khác chúng tôi đã có thái độ tốt với Trung Quốc. Nếu "Bác Hồ" còn sống, sẽ không bao giờ làm mọi điều như vậy. (đây là lối nói mượn Hồ làm bình phong, bất cứ lãnh đạo đảng đều như vậy để chạy tội hay hết đường binh). Nguyễn Văn Linh cho biết. "Trung Quốc thực hiện chính sách Hải ngoại đối với Việt Nam là sai, bởi cách mạng Việt Nam đã có những đóng góp giá trị nhiều nhất cho Trung Quốc. Sau khi Việt Nam chiến thắng 1975, Trung Quốc phân biệt đối xử đẩy chúng tôi vào tuyệt lộ như vậy có quá ngoan cố không". Sau năm 1986, Tôi trở thành tổng thư ký của Việt Nam, tôi quyết tâm vượt qua những trở ngại khác nhau, và dần dần sửa chữa những sai lầm của quá khứ, để khôi phục lại quan hệ hữu nghị với Trung Quốc. Trước hết, thuyết phục BCT/TW Đảng và Quốc hội thông qua Hiến pháp của Trung ương, xóa bỏ tất cả các nội dung có liên quan đến khía cạnh chống Trung Quốc. Sau đó, họ thực hiện công việc này thành công, và cuối cùng đã quyết định rút quân ra khỏi Campuchia.
Nguyễn Văn Linh nói tiếp:
− Trong tình hình quốc tế hiện nay, Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội xem Trung Quốc là trung tâm mạnh mẽ nhất để phát triển tình đoàn kết, hữu nghị và quan hệ hợp tác, nó càng trở nên quan trọng và cấp bách. Vì vậy, mong muốn lớn nhất của tôi là đạt được trước năm 1991 bình thường hóa quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Có như thế thì toàn đảng Cộng sản Việt Nam nhận đó một sự kiện tinh thần thú vị.
Nguyễn Văn Linh thổ lộ tiếp: Tôi biết tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề Campuchia. Ban đầu, hai bên Việt Nam-Trung Quốc giải quyết thông qua các kênh ngoại giao để thảo luận là tốt nhất hợp lý nhất. Tuy nhiên, nguyên do ông Bộ Trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch cố tình làm cho rắc rối, và bây giờ con đường này rất khó khăn đi qua. Vì vậy, tôi rất cần ông ta phải xem xét chuyến thăm Bắc Kinh, để tôi bày tỏ trực tiếp với Chủ tịch Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng, tìm cung cấp điều kiện và giải pháp tốt nhất cho vấn đề Campuchia.

BCT/TW của Nguyễn Văn Linh đại đa số quan điểm không đồng nhất, Nguyễn Cơ Thạch luôn luôn làm cho mọi thứ không cùng đi trên một lộ trình, giống như hôm nay gặp Đại sứ Trương Đức Duy một mình không nên quá nhiều người. Chẳng hạn như Chủ tịch Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng mời tôi, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng sang Trung Quốc, cũng như Đại sứ đã trực tiếp đến Bộ Quốc phòng Việt Nam, gặp Nguyễn Văn Linh và làm việc chung, hiện thời gian này tôi còn một hy vọng nơi Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Đỗ Mười lấy uy tín cá nhân chuyển tải quan điểm của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đến công luận Việt Nam, vì vậy một số thành viên trong quốc hội của Đảng sẽ dễ chấp nhận hơn đem đến an toàn cho hội nghị Thành Đô.
Đại sứ Trương Đức Duy cảm ơn cuộc gặp gỡ này rất thú vị, do Nguyễn Văn Linh chủ động đưa ra thẳng thắn quan điểm, Trương Đức Duy cho biết sẽ báo cáo ngay lập tức cuộc trao đổi này về Bắc Kinh.
Ngày 12 tháng 5 năm 1993. Cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh gặp Đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy (Zhang Dewei), trong không khí bí mật tại BCT/TW Việt Nam.
Hội nghị bí mật Thành Đô


Buổi chiều ngày 28 tháng 8. Đại sứ quán nhận được tập hồ sơ hướng dẫn chương trình mật nghị Thành Đô gửi từ Bắc Kinh, Đại sứ quán vui mừng chuyển thông báo này cho Nguyễn Văn Linh. Đại sứ Trương Đức Duy thông báo và cho biết thêm: Tổng Bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng hoan nghênh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Hội đồng Chủ tịch Bộ trưởng Đỗ Mười, và gửi lời chào mừng chuyên gia tư vấn Trung ương Đảng Phạm Văn Đồng cùng tham dự đã bổ túc vào danh sách hội nghị cao cấp của hai Đảng. Hiện nay, giải pháp chính trị vấn đề Campuchia đã thành hình, và Việt Nam nên làm việc với Trung Quốc để góp phần giải quyết vấn đề càng sớm càng tốt, thực hiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán bí mật tại địa điểm sẽ được bố trí ở Thành Đô, Tứ Xuyên để tạo không gian "bình thường hóa quan hệ Trung-Việt". Mọi chi tiết hội nghị bí mật Thành Đô đều truy cập trong nội bộ ngày 03-ngày 04 tháng 9 năm 1990 tại Thành Đô Trung Quốc.
Đại sứ Trương Đức Duy, lập tức triệu tập các ủy ban để mở rộng hoạt động nội bộ của Đại sứ quán, học tập chuyển thông tin quan trọng và truyền đạt đến Nguyễn Văn Linh và những người có trách nhiện nội bộ Thành Đô. Trước khi đi vào chương trình hoạt động tìm những kinh nghiệm khác bổ túc, tất cả nhân viên Đại sứ quán phải biết làm thế nào tận dụng hết khả năng quan điểm "Phổ Nhân" (Puer). Triệu Vũ Quan (Zhao Wuguan) người phụ trách liên lạc Bộ Quốc phòng Việt Nam quyết định.
Ngày 5 tháng 6 năm 1993. Đại tướng Võ Nguyên Giáp gặp Đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy (Zhang Dewei), trong không khí bí mật tại Bộ Quốc Phòng Việt Nam (阮文灵张德维大使会见).


Lúc 8 giờ ngày 29, Đại sứ Trương Đức Duy gặp một lần nữa với Hoàng Đích (黄的-Lê Đức Anh, gián điện MSS), yêu cầu anh ta thông tin quan trọng trước khi đối diện với Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và báo cáo từ những hỗ trợ của Bắc Kinh trong việc sắp xếp Đại sứ Trương Đức Duy trước một giờ thời điểm áp chót hành động, Bộ Quốc phòng Việt Nam và Văn phòng Ngoại giao Giám đốc Vũ (Wu) phải gặp tại tần số Triệu Vũ Quan (Zhao Wuguan) để truyền tải thông điệp đến Lê Đức Anh. Dự kiến ​​16 giờ 00, Đỗ Mười gặp gỡ với Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh cùng với Đại sứ Trương Đức Duy. Để hiển thị cuộc họp và chính thức thông qua kênh bí mật của Đại sứ quán. Hôm nay Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đề nghị Đại sứ quán Trung Quốc phối trí một nơi làm Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam hải ngoại, cho trường hợp khẩn cấp, tôi hy vọng trong hôm nay có một cuộc họp của các nhà lãnh đạo xung quanh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Theo ông Nguyễn Văn Linh đang chuẩn bị đưa ra một sơ đồ "kỳ ý" hành động.
Lúc 01giờ 00 cùng ngày, Đại sứ Trương Đức Duy sẽ gặp Thứ trưởng Trung ương Bộ Hải ngoại Trịnh Ngọc Thái (Zhengyu) thực hiện các yêu cầu vừa rồi.
Sau khi Đảng sắp xếp sinh hoạt bên ngoài, đúng 16 giờ 00, Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười gặp lại Đại sứ Trương Đức Duy tại phòng họp Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam hải ngoại. 
Một lần nữa trong ngày, Đại sứ Trương Đức Duy truyền đạt đến Nguyễn Văn Linh lời chúc của Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng theo tinh thần nội bộ.
Nguyễn Văn Linh rất vui mừng và chúc lại, phía Trung Quốc đã đồng ý đáp ứng thời điểm và địa chỉ đã đề xuất chuẩn bị nhiều phương tiện cho hội nghị, điều đó được báo cáo ngay cho Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau khi danh sách thành phần nhân sự của phái đoàn Việt Nam được xác định có thể bắt đầu chuẩn bị lên đường. Nguyễn Văn Linh cho biết, tình trạng sức khỏe của đồng chí Phạm Văn Đồng rất tốt, tuy nhiên Võ Nguyên Giáp muốn tham gia hội nghị nhưng bị loại, bởi lý do hay lẻo mép ăn nói lung tung! Sau cuộc họp buổi chiều lấy danh sách, Đại sứ Trương Đức Duy ngay lập tức báo cáo vế Bắc Kinh.
Vào ngày 30, Bắc Kinh thông báo cho Đại sứ quán tại Hà Nội theo kế hoạch tổng quát cuộc họp đầu tiên của hai nhà lãnh đạo Việt Nam-Trung Quốc vào buổi chiều ngày 03 tháng 9, sau đó tiếp tục cuộc đàm phán, ngày 04 tháng 9 buổi sáng đàm phán đến chiều bế mạc.
Ngày 5 tháng 6 năm 1993. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười gặp Đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy (Zhang Dewei), trong không khí bí mật tại Bộ Quốc Phòng Việt Nam.


Theo lời của Triệu Vũ Quan (Zhao Wuguan) người phụ trách liên lạc Bộ Quốc phòng Việt Nam và Đại sứ Trương Đức Duy: 
− Từ sáng ngày 3/9/1990, tôi đến trước vào sân bay quốc tế Nội Bài Hà Nội, phái đoàn Việt Nam đến sau, có 15 người, ngoài Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng, và gồm các quan chức tháp tùng như Chánh Văn phòng Trung ương ông Hồng Hà, Bộ trưởng Hải ngoại Trung ương Đảng ông Hoàng Bích Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao ông Đinh Nho Liêm, và các nhân viên còn lại. Đại sứ Trương Đức Duy cũng đến sân bay vào thời điểm đó, sau khi Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng, Đại sứ Trương Đức Duy và đoàn tùy tùng lên máy bay chuyên cơ Tu-134, cất cánh vào lúc sáng 8 giờ 10 phút, ngày 3 tháng 9/1990.
Theo lời của Đại sứ Trương Đức Duy:
Máy bay chuyên cơ Tu-134 đã cất cánh chở các nhà lãnh đạo tối cao Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Ủy viên Bộ chính trị Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chính phủ Đỗ Mười, Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, nguyên Thủ tướng chính phủ Phạm Văn Đồng. Họ lặng lẽ ngồi ủ rũ trong lòng chuyên cơ đang bay, không ai biết trong đầu của họ suy nghĩ những gì, cũng có kẻ cho biết họ băn khoăn một dự đoán trong hành trình, chắc chắn ảnh hưởng hết sức quan trọng đến mối quan hệ Trung-Việt. Chuyên cơ cứ thế mà bay qua khỏi biên giới Việt-Trung, trực chỉ về hướng trước thẳng vào tỉnh Nam Ninh.
Vào lúc 11 giờ 00 cùng ngày, chiếc chuyên cơ hạ cánh xuống phi trường chuyên dụng Nam Ninh Quảng Tây, trong bầu không khí tĩnh mịch, phái đoàn lãnh đạo Việt Nam đi dưới vùng trời mưa u ám, tỏa sương lành lạnh, như thể là khói đạn cay, trái phá của những tay đàn áp người biểu tình Dân Chủ bất bạo động tại Việt Nam, khói còn động lại đâu đây, từ phía trước có những bước chân của những nhà lãnh đạo âm thầm đi trong căn nhà bí mật, đôi chân của họ không rộn rã như những công an hồ Hoàn Kiếm Hà Nội.

Những nguyên thủ quốc gia Việt Nam lặng lẽ, lẻo đẽo theo chân Trương Đức Duy đi qua hành lang lạ, vắng bóng người kèn trống khua vang, thiếu cả dàn chào đón tiếp và tiễn đưa theo nghi lễ quốc khách danh dự, lại càng không có cảnh tượng dân chúng tưng bừng phất cờ quạt Việt Nam, nhà báo không háo hức đưa tin, báo chí không loan tải một cột tin "sóc" nào cả, cuối cùng thế giới không biết đoàn người này là ai, mà di chuyển bằng chuyên cơ? Tất cả những điều đó hầu hết vắng lặng bởi chính nó đã tự khoác lên một không gian bí ẩn. Những nhà lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong hội kín bí mật, thanh toán bí mật, ăn bẩn bí mật, lừa đảo bí mật, buôn quyền bán chức bí mật, tham nhũng bí mật, hoạt động bí mật. Vốn "Bác Hồ" nhà kiến trúc hệ thống bí mật, xưa nay vẫn thế và ngày nay tiếp tục bí mật đến Thành Đô đàm phán bán nước.
Tại phi trường Nam Ninh, Đại sứ toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam Trương Đức Duy (Zhang Dewei), hướng dẫn các nhà lãnh đạo Việt Nam xuống máy bay. Phía Trung Quốc có ba cán bộ trung ương thay mặt nhà nước ra sân bay tiếp đón, gồm có Thứ trưởng Bộ ngoại giao Tề Hoài Viễn (Qi Huai xa), Trợ lý Bộ trưởng Từ Đôn Tín (从唐信), Thứ trưởng Ban liên lạc đối ngoại Trung ương Chu Thiện Khanh (Zhutian Thanh). Sinh hoạt ở đây không khác nào thời Việt Minh, muốn vào mật khu phải đi qua nhiều chốt giao liên. Ba cán bộ giao liên đến đón các vị khách đứng trước thang máy bay. Trong kế hoạch bảo mật không cho chính giới địa phương trong vùng Quảng Tây biết trước, trong sân bay bố trí chặt chẽ, các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam vừa ra khỏi chuyên cơ, lập tức di chuyển nhanh đến chuyên cơ thứ hai, cất cánh bay đến Thành Đô.


Các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam vừa ra khỏi chuyên cơ tại phi trường chuyên dụng Nam Ninh Quảng Tây (非专业的领域广西南宁). Lập tức di chuyển nhanh đến chuyên cơ thứ hai đang chuẩn bị cất cánh bay đến phi trường quốc tế Song Lưu Thành Đô Tứ Xuyên (双流国际机场四川成都).
Lúc 1 giờ chiều 1990, chiếc chuyên cơ hạ cánh xuống phi trường quốc tế Song Lưu Thành Đô. Họ nhanh chóng đưa đoàn đại biểu tới Nhà khách Tỉnh ủy Tứ Xuyên "Kim Ngưu tân quán" Thành Đô (成都宾馆金牛). Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng đứng trước cửa đón chào những người khách bí mật. Sau khi chủ và khách đã ngồi vào phòng nhà khách, hai bên hỏi thăm lẫn nhau, đồng thời tiến hành trao đổi thủ tục đơn giản. Tổng bí thư Giang Trạch Dân giải thích: “Đồng chí Đặng Tiểu Bình đi nghỉ ở xa, nên lần này không gặp các vị được”. Cuộc gặp mặt đơn giản kết thúc xong, phái đoàn được hướng dẫn về phòng nghỉ ngơi một lúc.
Đến 3 giờ chiều, hai bên bắt đầu tiến hành chính thức vòng đầu đàm phán. Tổng bí thư Giang Trạch Dân phát biểu ngắn, tiếp theo Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đọc lời mở đầu dài cả cây số đã chuẩn bị trước. Sau đó, Tổng bí thư Giang Trạch Dân trình bày có hệ thống về giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia và mối quan hệ Trung-Việt.
Trong cuộc đàm phán hai nhà lãnh đạo thảo luận về một giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia-Việt Nam và khôi phục quan hệ bình thường hóa Trung Quốc-Việt Nam. Hai bên tập trung vào các cuộc đàm phán Hội đồng tối cao của Cơ quan lâm thời tại Campuchia. Trung Quốc đưa ra đề nghị một Ủy ban gồm 13 thành viên, Sihanouk chủ tịch, chế độ Phnom Penh 6 thành viên, các lực lượng kháng chiến Campuchia (Khmer Đỏ), Ranariddh và Son Sann giới thiệu từ 2 đến 3 thành viên, Tổng cộng có 6 thành viên. Thành lập Ủy ban này Trung Quốc chủ động, Nguyễn Văn Linh có thể chấp nhận; Đỗ Mười phát biểu: Chỉ một mình Sihanouk cũng là lực lượng kháng chiến hay sao, tỷ lệ đại diện như vậy cả hai bên 6-7, lực lượng kháng chiến hơn một chỗ ngồi, chia ghế lối này sẽ khó khăn cho việc chấp nhận tại Phnom Penh. Phạm Văn Đồng phát biểu: Kế hoạch của Trung Quốc là không công bằng và cũng không hợp lý. Đến đây, vấn đề Campuchia đã được bàn bạc ổn thỏa. Chỉ còn trở ngại lớn nhất quan hệ Việt Nam-Campuchia, cuối cùng các bên đã nhất trí bởi Trung Quốc đưa ra thuyết phục Phnom Penh thực hiện chính quyền nhiều thành phần.
Về quan hệ Trung Quốc-Việt Nam, cả hai bên đều phù hợp với thái độ hướng tới tương lai, không cần thiết phải xem xét lại quan điểm và những phát biểu cũ đã được thông qua. Hai nhà lãnh đạo nhất trí cho rằng "kết thúc quá khứ, mở ra tương lai". Tiếp đến, vấn đề khôi phục lại quan hệ giữa hai nước, hai đảng được bàn bạc trao đổi theo chiều hướng khá thuận lợi. Trung Quốc tuyên bố: "Từ nay, ông chủ của túi tiền, vung tay xóa nợ cũ", phái đoàn Việt Nam tự nhiên vỗ tay dài lâu tỏ ý vui mừng, chấp nhận Trung Cộng mua trọn gói BCT/TW đảng Cộng sản Việt Nam tại hội nghị bí mật Thành Đô. Tiếp theo tuyên bố lần thứ hai của Giang Trạch Dân: "Chúng tôi không gợi lại tiền nợ cũ, viện trợ cho chiến tranh Việt Nam".

Vấn đề lớn tiền nợ được giải mã. Trong buổi đàm phán bí mật, kích thích đồng lõa đằng sau nhe nụ cười, tiếng vỗ tay đề huề, đưa ra một tín hiệu "dắt díu lòng trôi đến thành quả vô hạn". Tổng Bí thư Giang Trạch Dân tự thấy chiến thắng mở lòng bày tỏ, giữa hai nước chúng ta từ đây có thể "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai". Phía Việt Nam tự mỹ mãn, phấn khởi thành công đàm phán bí mật Thành Đô, đem lại cho đất nước Việt Nam một kỷ nguyên đầy hứa hẹn mở ra gông xiềng mới. Sau khi hội nghị đàm phán bí mật kết thúc, hai nhà lãnh đạo Nguyễn Văn Linh và Giang Trạch Dân đồng ký vào "Kỷ yếu hội nghị đàm phán bí mật Thành Đô" còn gọi là "Kỷ yếu bình thường hóa quan hệ song phương Việt Nam-Trung Quốc".


Giang Trạch Dân vui mừng giở trò ru con ngủ bất tận, trích dẫn bài thơ của Giang Vĩnh (Jiang Yong-诗人江永) vào triều đại nhà Thanh: "Phong ba đã trôi, mỗi tình anh em vẫn còn, gặp nhau lại vui, bỏ qua hết thẩy hận thù" (Độ tận kiếp ba huynh đệ tại, Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu) hay "Chúng tôi vẫn còn anh em, nụ cười có thể làm tan đi các đồng minh và kẻ thù". (Ngã môn hoàn thị huynh đệ, tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu). Vần thơ này làm lời kết cho cuộc đàm phán "nội bộ". Tặng cho những đứa con ma Việt Nam, các đồng chí BCT/TW đảng "Bác" quá hài lòng. [7]
Trung Quốc thành công mỹ mãn, lập tức đặt bữa tiệc chiêu đãi tưng bừng, phái đoàn Việt Nam hỷ hả. Trước khi đoàn đại biểu Việt Nam rời Thành Đô, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Tổng Bí thư Giang Trạch Dân, Lý Bằng, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng cùng nhau tạm biệt mang ý nghĩa viết nên một chương bản mệnh thê thảm cho Việt Nam.
\
Đêm đó, Nguyễn Văn Linh đã đạt được nguyện vọng, viết lên bốn câu thơ Việt Nam trăn trối, gửi tặng Trương Đức Duy: "Anh em ở lại thế hệ trôi qua, sự oán giận tức thời của những đám mây, mỉm cười khi gặp lại mở, bạn vàng và tái thiết".
Để đảm bảo sự thành công cho cuộc hội nghị bí mật, Sở Ngoại vụ tỉnh Tứ Xuyên, thực hiện rất nhiều công việc chuẩn bị và công tác anh ninh cho tổ chức. Người ta nói rằng hai ngày hội nghị bí mật. Kim Ngưu tân quán phải rời đi tất cả những người khách khác cho thật xa khu vực hội nghị và an ninh cô lập trung tâm Kim Ngưu. Theo chỉ thị của Trung Quốc không cho bất kỳ ai gửi tin nhắn đến phái đoàn Việt Nam, bí mật tuyệt đối và phục vụ tối đa chủ yếu làm hài lòng BCT/TW đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhà khách Tỉnh ủy Tứ Xuyên "Kim Ngưu tân quán" Thành Đô và hội trường mật nghị Trung Quốc-Việt Nam 3-4/9/1990. Địa chỉ: Đại lộ Kim Tuyền Thành Đô, Tứ Xuyên. Zip 2: 610.036. Điện thoại: 86-28-87306666. Fax: 86-28-87305555. Những lãnh đạo Cộng sản đã từng đến Kim Ngưu tân quán để lại lưu bút gồm Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Hồng Hà, Hoàng Bích Sơn, Đinh Nho Liêm, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng v.v...[8]

Giang Trạch Dân về đến Bắc Kinh dõng dạc tuyên bố: Đã lấy được "Kỷ yếu hội nghị đàm phán bí mật, bình thường hóa quan hệ song phương Việt Nam-Trung Quốc" như thể của "Quý di tích lịch sử". Những anh em đi sau đã có phương tiện tùy phương thức và vô tư tung hoành toàn diện trên đất chư hầu Việt Nam.[9]
Quan hệ hữu nghị Việt Cộng-Trung Cộng đánh dấu một cột mốc mới. Sau đó Việt Cộng chọn địa chỉ nhà khách Tỉnh ủy Tứ Xuyên "Kim Ngưu tân quán" Thành Đô, làm đất thiêng tổ chức những hội nghị v.v... Đảng xem đây là tiêu chuẩn của tình bạn Việt-Trung, ít nhất nơi này đã trải qua nhiều kinh nghiệm hội nghị bí mật "bình thường hóa quan hệ song phương Việt-Trung". Đảng đã ký vào "Kỷ yếu luật chơi mất nước", mở ra một hướng đi mới đem lại khởi sắc vinh dự và tự hào cho toàn đảng.
Những thế hệ Cộng sản đời sau, đến Kim Ngưu để vẽ lên thành tích mới, và nhớ lại thành tích cũ của đảng, Tổng Giám đốc giáo thức của Việt Nam Phạm Quang Anh (Fan Guangying cháu của Phạm Văn Đồng) cũng đến đây mở nhiều cuộc hội họp. Phạm Quang Anh rộng miệng khoe với Trương Đức Duy: "Tôi rất tâm đắc và trân quý Thành Đô, tôi có chụp hai ảnh chung với đồng chí Giang Trạch Dân hiện còn treo ở đấy". Chánh Văn phòng Trung ương ông Hồng Hà đã từng nói với Trương Đức Duy rằng: "Sau này đại hội trung ương đảng cũng nên chọn Kim Ngưu Thành Đô, bởi đó là nơi lịch sử quá tuyệt vời.
Tháng 2 năm 2000, chuyến thăm Thành Đô của BCT/TW Đảng, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, đến nơi đây đề cao ngọn cờ người tiền nhiệm đã làm vẻ vang lịch sử đảng. Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt và Lê Khả Phiêu cũng chạy đua với Nguyễn Văn Linh, nối gót vẽ hùm thêm cánh cho trang sử 16 chữ vàng (4 tốt), rực lửa đảng đốt cháy VN "láng giềng tốt, quan hệ tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, và đối tác tốt ". Kim Ngưu tân quán gắn liền với lịch sử đảng Cộng sản, đồng nghĩa lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam bày tỏ cùng quyết tâm với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, khi cần giải quyết Việt Nam hẹn gặp nhau Thành Đô, tiếp tục quan hệ bí mật bán nước.
______________________________________
Chú thích:
[1] (越南黎德英的国防部长站在政治角色密谈在成都,1990年).
[2] (đồng sở hữu quốc gia thành vi bằng hữu-同所有国家成为朋友) chịu dưới sự hướng dẫn của Trung Cộng.
[3] Bộ Quốc Phòng Việt Nam (阮文灵张德维大使会见).
[4] Những người Việt Nam đào thoát qua Trung Quốc bằng máy bay năm 1976 ( ) như sau: 
Ngày 28 tháng 9 buổi sáng, Joe Ching lái xe Lu-thời gian của máy bay chung chính trị đến sân bay Bạch Mai. 
30 tháng 9 lúc nửa đêm 14:00, Yang Văn Lệ 7 người với đèn pin và la bàn từ tính, đi xe đạp từ thành phố, dọc theo con đường thẳng 4000 mét Sân bay Bạch Mai. Trên đường đi, họ gặp nhau tại một sườn đồi nhỏ với Joe Lu Thanh, nhóm Huang, Li Yushan 3 người.
10 người chia thành ba nhóm, đầu tiên và duy Joe Huang Qing Lu và hai nhóm, chịu trách nhiệm các liên kết sân bay. Nhóm thứ hai là Li Yushan và một phó, họ đã có đèn pin, la bàn từ tính, vv để các nhà để xe sân bay. Trường hợp có một khoảng trống trong hàng rào, chỉ cần băng qua hàng rào kẽm gai tạp dề thẳng. Nhóm thứ ba do Yang Văn Lệ, để biên dịch trực thăng cầu rồng bay thông đồng.
[5] "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt, toàn diện tốt" (睦邻友好和全面合作关系不断提高到新的水准).
[6] Chú ý "Trung Việt" đã không còn dấu gạch ngang như xưa Trung-Việt.
[7] (原创): "渡尽劫波兄弟在, 相见一笑泯恩仇". 是清代诗人江永".
[8] 地址:四川省成都市金泉路2号 邮编: 610036 电话: 86-28-87306666 传真: 86-28-87305555. http://www.jnhotel.com/p1.asp . Khách sạn Kim Ngưu (金牛) được xây dựng vào năm 1957. Những người đã từng đến đây như Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình, Lưu Thiếu Kỳ, Zhu De, Giang Trạch Dân, Lý Bằng, Hồ Cẩm Đào, Kim Il Sung, Sihanouk, 胡志明, 阮文灵, 杜梅, 范文同, 黎德英, 乐孟黎冒险, 闳哈, 碧晃子, 亭儒列姆和阮富仲.
Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu Nông Đức Mạnh, Hồng Hà, Hoàng Bích Sơn, Đinh Nho Liêm và Nguyễn Phú Trọng v.v...
[9] 获得 "大会秘密谈判程序正常化的双边关系越中国" 作为 "历史街区" 的. 这些兄弟有办法根据越南公正的综合机动方式去后.

PHỎNG VẤN VŨ THƯ HIÊN VỀ HỒ CHÍ MINH


Tin Tức Hàng Ngày
23-10-14
Có phải ông Hồ Chí Minh cuối đời đã bị Đảng vô hiệu hóa?
(Phỏng vấn Vũ Thư Hiên)


Gần đây một số báo chí nước ngoài có những bài viết đánh giá về vai trò của ông Hồ Chí Minh trong giai đoạn cuối đời (1963-1969). Có ý kiến cho rằng, giai đoạn này ông Hồ Chí Minh đã bị đảng Lao động Việt nam vô hiệu hóa.

Chúng tôi có cuộc trao đổi với nhà văn Vũ Thư Hiên, một người từng là nạn nhân trong cái có tên gọi chính thức là “Vụ án tổ chức chống Đảng, chống Nhà nước ta, đi theo chủ nghĩa xét lại hiện đại và làm tình báo cho nước ngoài”.

Sau đây là nội dung của cuộc PV:

Thưa ông, một số học giả nước ngoài đánh giá rằng, sau HN Geneve đã có sự rạn nứt trong nội bộ đảng Lao động VN. Đảng phân hóa thành hai nhóm có chính kiến khác nhau trong vấn đề thống nhất đất nước. Theo đó nhóm ôn hòa của các ông Hồ Chí Minh - Võ Nguyên Giáp phản đối nối lại chiến tranh và nhóm chủ chiến của ông Lê Duẩn- Lê Đức Thọ, những người cho rằng việc giải phóng Miền Nam không thể chờ đợi. Xin ông đánh giá về ý kiến này

VTH: Khi nhà báo quan tâm chuyện nội bộ ĐCS, mà lại đi hỏi người ngoài cái đảng ấy, thì rõ ràng đây là một cách tiếp cận độc đáo, và thú vị nữa, theo tôi nghĩ. Thôi thì biết gì nói nấy, hi vọng cái mà tôi cho rằng mình biết có thể cung cấp cho nhà báo một chút ánh sáng le lói trên cái nền mờ mịt những thông tin chính thống.

Tôi hiểu cái khó của người nghiên cứu xã hội cộng sản. Theo cách văn bản học ư? Thật không dễ. Không phải chỉ nắm vững những khái niệm đặc thù trong ngôn ngữ cộng sản để diễn dịch những văn bản nọ sang khái niệm thông thường mà đủ. Còn phải biết lắm thứ ngoài lề: lý do xuất hiện, nội dung thực, thậm chí cả văn phong người khởi thảo… Biết bằng ấy thứ mới có thể tàm tạm hiểu được (nói cho đúng: để đoán được) mục đích và cách thực hiện mục đích ấy của nó. Ấy là chưa kể cũng những văn bản ấy người nghiên cứu lại thấy có nhiều cách giải thích khác nhau cho những cấp độ khác nhau, cho những đối tượng khác nhau, một thứ kỳ cục được chúng tôi gọi là sự “phân phối chân lý theo đại lý”.

Vậy, để trả lời cho câu hỏi: có hay không có hai luồng chính kiến khác nhau trong vấn đề thống nhất hai miền Nam-Bắc VN sau Hiệp định Genève 1954 trong nội bộ ĐCS, tôi xin thưa rằng: có đấy. Bề ngoài, theo các văn bản, là chủ trương hoà bình thống nhất đất nước thông qua tổng tuyển cử. Nhưng bề trong nó là sự chuẩn bị thống nhất đất nước bằng “bạo lực cách mạng” (căn cứ những bài nói chuyện với những câu nói nước đôi để người nghe hiểu ngầm ý của diễn giả). Ngày nay, việc ĐCS (hoặc Trung ương cục Miền Nam) cài người ở lại, chôn giấu vũ khí ở phía Nam vĩ tuyến 17, để chuẩn bị chiến đấu không còn là bí mật. Theo những tài liệu đã được bạch hoá thì đó là chủ trương của Lê Duẩn, người lãnh đạo Trung ương cục Miền Nam, chứ không phải của Trung ương ĐCS, ngay từ trước khi Lê Duẩn thực sự cầm ấn tín chức vụ Bí thư Thứ nhất.

Dư luận, cái đáng tin cậy hơn báo chí, cho rằng trong Trung ương ĐCS sau Hiệp định Genève có Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp là người chủ trương thống nhất đất nước bằng con đường hoà bình, hay nói cho đúng hơn, không tiến hành chiến tranh, giữ nguyên trạng hai miền Nam Bắc cùng tồn tại, “rồi sau tính tiếp”. Ngược lại, chủ trương “chỉ có uýnh” mới giải quyết được chuyện thống nhất đất nước thuộc Lê Duẩn, có Lê Đức Thọ phù tá. Với bản “Đề cương cách mạng miền Nam” (1956) mọi hành động của Lê Duẩn sau đó là nhất quán. Nếu Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp im lặng trong suy nghĩ của mình, thì Lê Duẩn không giấu giếm những phát biểu mạnh mẽ (tất nhiên, chỉ trong những cuộc họp phổ biến chủ trương hay nghị quyết mà thôi) chê bai hai người kia là những kẻ nhát gan, sợ hãi bạo lực cách mạng.

Thưa ông, sự bất đồng ấy phải chăng là nguyên nhân dẫn tới Vụ án chống đảng lúc bấy giờ?

VTH: Tôi sẽ hơi dài dòng một chút trong chuyện này. Có lẽ do hoàn cảnh cá nhân của tôi - trong một gia đình gắn bó máu thịt với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, được tiếp xúc nhiều với những người sau này trở thành những nhân vật đứng đầu ĐCS và nhà nước, tôi không thần thánh hoá những “lãnh tụ” nọ. Khi bỏ tù tôi người ta gọi cái tật đó của tôi là “gần chùa gọi bụt bằng anh”. Nhưng theo những gì tôi quan sát được thì chính trị khi cởi bỏ quần áo, nó rất đời thường, rất thế tục, chẳng có gì là thiêng liêng hết. Vì lẽ đó mà tôi xem cách chia hàng ngũ những người cộng sản cầm quyền (chứ không phải những người cộng sản trong giai đoạn cách mạng còn trứng nước) thành những phe nhóm đối lập về lý thuyết cách mạng như một cái gì đó, xin lỗi, hơi cù lần.

Nhìn vào lịch sử các đảng cộng sản (đã cầm quyền, tôi nhấn mạnh lần nữa) thì thấy cái sự tàn sát lẫn nhau trong những người cùng hàng ngũ thì thấy. Không phải chỉ vì khác nhau trong cách hiểu chủ nghĩa Marx mà Stalin mang Kamenev, Zinoviev ra bắn, cho người lần theo Trotsky tới tận nơi lưu vong mà đập vỡ sọ. Không phải vì giận Lưu Thiếu Kỳ “đi theo con đường tư bản chủ nghĩa” mà Mao Trạch Đông đày đoạ người đồng chí từ thuở đảng còn trong trứng nước tới chỗ phải bò như con chó tới đĩa cơm trong nhà ngục và chết gục với cái xác thối khắm.

Không, những người cộng sản cầm quyền mà tôi biết không hề có lòng căm thù sang trọng đến thế đâu. Câu chuyện vì sao mà Lê Duẩn – Lê Đức Thọ phải trấn áp tàn bạo cái gọi là “nhóm xét lại chống Đảng” là một câu chuyện dài, xứng đáng cho một cuốn sách, khó có thể nói ngắn. Nhưng cũng có thể nói tóm tắt thế này. Ai cũng biết rằng sau sai lầm đẫm máu của cuộc cải cách ruộng đất long trời lở đất, tướng Võ Nguyên Giáp với sự vô can của quân đội, với vòng nguyệt quế Điện Biên Phủ, lẽ ra phải có địa vị lớn hơn nhiều cái mà Hồ Chí Minh và Trường Chinh đã sắp xếp cho ông ta. Hai vị lãnh tụ ngã ngựa lựa chọn Lê Duẩn chứ không phải Võ Nguyên Giáp cho vai trò Bí thư thứ nhất với hi vọng người này sẽ ngoan ngoãn khoanh tay xin ý kiến hai Thái thượng hoàng trong mọi việc. Sự đời lại không diễn ra như thế.

Để khẳng định vị trí độc tôn của mình khi đã nắm quyền, Lê Duẩn thấy cần phải hạ bệ Võ Nguyên Giáp, kẻ hơn hẳn mình về uy tín và ảnh hưởng trong đảng và trong dân chúng. Nhổ cái dằm trong mắt ấy đi là ý muốn của ông ta. Những việc làm sau đó, do Lê Đức Thọ đạo diễn bằng cách tung ra những “bằng chứng” Võ Nguyên Giáp là con nuôi mật thám Pháp, Võ Nguyên Giáp thề thốt trung thành với nước mẹ Đại Pháp trong đơn xin đi du học Pháp, Võ Nguyên Giáp liên lạc với ban lãnh đạo ĐCSLX một cách vô nguyên tắc, để rồi sau hết nhân danh cuộc đấu tranh lý thuyết không khoan nhượng giữa “hai đường lối”, cụ thể hoá trong dạng một mưu đồ đảo chính của “"nhóm xét lại chống Đảng" nhờ sự ủng hộ của nước ngoài (hiểu ngầm là Liên Xô). Tất cả những việc đó đều nhằm vào kẻ “cầm đầu” là Võ Nguyên Giáp, xét cho cùng, chúng chỉ là sự thực hiện ý muốn của Lê Duẩn mà thôi.

Theo ông việc thanh trừng những người theo chủ trương ôn hòa có phải phản ảnh sự thất thế của ông Hồ Chí Minh trong giai đoạn đó? Ông có đánh giá gì về nhận định cho rằng “ông Hồ Chí Minh cuối đời đã bị Đảng vô hiệu hóa?”

VTH: Tôi phải nói thêm một lần rằng tôi có cái tật cố hữu hay thế tục hoá những việc làm có bề ngoài sang trọng, thậm chí được tâng bốc là thiêng liêng của các vị “lãnh tụ” trong ngoặc kép. Không, không phải vì chủ trương ôn hoà mà ông Hồ Chí Minh bị thất thế. Và có thật là Hồ Chí Minh bị thất thế hay không nữa chứ? Chỉ có thể dùng chữ “bị thất thế” khi người có thế bị cưỡng đoạt cái thế mình có. Còn nếu sự rời bỏ cái thế mà mình có ấy theo cách tự nguyện, hoặc bị dẫn dụ tới sự tự nguyện, thì không thể và không nên gọi là thất thế.

Theo những nhận xét tôi nghe được từ những người cộng sản có thâm niên đáng trọng, ngang hoặc còn hơn Lê Duẩn, thì Lê Duẩn là người nhiều tham vọng. Ông ta không cho phép mình hài lòng chỉ với chức vụ Bí thư thứ nhất, mà muốn hơn thế - một lãnh tụ vô song, một thần tượng trong ngôi đền cộng sản, nếu không hơn thì cũng ngang bằng Hồ Chí Minh. Đối với Trường Chinh, Lê Duẩn không ngại. Sau cải cách ruộng đất, uy tín Trường Chinh đã xuống tới mức thấp nhất. Tuy nhiên, để cẩn thận, Lê Duẩn đã dùng Lê Đức Thọ trong vai trò Trưởng ban Tổ chức Trung ương sắp xếp lại toàn bộ hệ thống đảng quyền và chính quyền ở miền Bắc, xoá bỏ mọi dấu vết của người tiền nhiệm (tuy Trường Chinh đã không dám cục cựa, rất ngoan ngoãn ngồi yên trên ghế Chủ tịch Quốc Hội). Nhưng còn thần tượng Hồ Chí Minh, người đã được tôn sùng là Cha già dân tộc thì sao? Ông ta không có một khuyết điểm nào khả dĩ chê trách hoặc tấn công. Nhưng nếu ông vẫn còn ngồi lù lù đấy thì thiên hạ sẽ tiếp tục nghĩ ông ta vẫn là Tổng chỉ huy các lực lượng cách mạng, chứ không phải Lê Duẩn. Vậy thì cách tốt nhất là tìm cách đưa ông vào đền thờ làm tượng, cho ông ngồi trên cao say hương mê khói mà không nhúng tay vào việc nước nữa. Lúc đó thiên hạ sẽ hiểu người có quyền uy tối thượng, ở trên tất cả ngày nay là ai.

Tôi không thể nói chuyện đó xảy ra vào thời điểm cụ thể nào. Chỉ biết năm 1965, trong một cuộc nói chuyện với cán bộ tuyên giáo ở Hưng Yên, trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Tố Hữu nói: “Ông Cụ lẫn cẫn rồi, mọi việc bây giờ đều do anh Ba (Lê Duẩn) và tụi tôi giải quyết”. Có thể đoán là trước đó, năm 1964 hoặc sớm hơn, 1963, việc đó đã xảy ra. Không còn Hồ Chí Minh trong vai trò người thầy của cách mạng, Lê Duẩn ung dung làm người thầy mới với lý thuyết “Làm chủ tập thể”, “Ba dòng thác cách mạng”, “Cách mạng tiến công”. Những lý thuyết này được cả một bầy văn nô tung hô trên mọi mặt báo và khen tới khản giọng trong những cuộc “nói chuyện” hoặc “học tập” nghị quyết này khác.

Cuộc gọi là “Tổng tiến công và nổi dậy” 1968 được tiến hành trong lúc vắng mặt cả Võ Nguyên Giáp (đi dưỡng bệnh ở Hungary) và Hồ Chí Minh (đi nghỉ ở Trung Quốc) không thể coi như Lê Duẩn ép buộc. Rõ ràng Lê Duẩn không muốn hai người có ý nghĩ khác ông ta có mặt vào thời điểm đó, nhưng tôi không tin có sự ép buộc nào. Chẳng qua Lê Duẩn đã có cách nào đó để hai người nghe lời mà đi nghỉ (đưa ra những lời khuyên của thầy thuốc chẳng hạn). Nhân đây tôi cũng muốn nói việc có người viết Lê Duẩn có ý ám hại Hồ Chí Minh là bậy, không thể tin. Thí dụ như vụ máy bay chở Hồ Chí Minh khi bay về Việt Nam đã buộc phải hạ cánh mù theo cảm tính của phi công chứ không chịu hạ cánh xuống một đường băng giả hiệu. Người ta bịa, mà không hiểu rằng để làm một hệ thống tín hiệu bằng đèn cho cả một đường băng không thể dùng một người, và một âm mưu như thế không thể cho nhiều người biết. Nếu Lê Duẩn có ý ấy, ông ta có thể có nhiều cách đã trở thành kinh điển trong những vụ ám hại nhau trong nội bộ các đảng cộng sản mà ta đều đã được biết qua nhiều tài liệu bạch hoá.

Xin cảm ơn nhà văn Vũ Thư Hiên
(On the Net)
http://www.viet-studies.info/kinhte/VoHieuHoaHoChiMimh.htm

NHỮNG CHẤT PHỤ GIA TRONG THỰC PHẨM

Những điều cần lưu ý về chất phụ gia thực phẩm (phần 1)





Trà Mi, phóng viên đài RFA
An toàn vệ sinh thực phẩm tại Việt Nam là một đề tài đang gây nhiều bức xúc trong dư luận, vào khi ngày càng lần lượt có thêm nhiều phát hiện và cảnh báo về loại các loại thức ăn độc hại, có chứa phụ gia hay chất gây ung thư.
FoodPhoNoodle200.jpg
AFP PHOTO
Sự nguy hại của các loại phụ gia thực phẩm ra sao? Những chất nào phổ biến cần đặc biệt lưu ý? Chúng có mặt trong những loại thức ăn nào? Và những điều ngừơi tiêu dùng cần lưu ý để bảo vệ sức khoẻ tốt nhất là gì?
Ông Huỳnh Chiếu Đẳng, cựu giáo sư bộ môn Lý-Hoá nhiều năm giảng dạy tại Việt Nam, nay đang định cư tại Mỹ. Ông là người thường xuyên nghiên cứu và có nhiều bài viết về đề tài an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Chất phụ gia là những chất được người ta thêm vào trong thục phẩm với mục đích tạo ra màu sắc, hoặc tạo ra mùi thơm, hoặc bảo quản những thực phẩm chế biến sẵn cho lâu hư.
Từ lâu đời rồi người ta đã biết dùng các chất phụ gia như giấm để ngâm rau cải, củ kiệu, như muối ăn dùng muối thịt, cá, hoặc chất tạo ra màu là lá dứa để tạo ra mùi thơm và màu xanh, hay trái gấc tạo ra màu đỏ cho xôi gấc, hoặc hoa lài, hoa sen được dùng để ướp trà. Tất cả những chất đó có thể được coi như là chất phụ gia.
Nhưng lúc sau này người ta dùng những chất hoá học trong kỹ nghệ làm chất phụ gia cho thực phẩm. Bây giờ những chất hoá học lọt vào tay những người không chuyên môn quá nhiều. Thí dụ chuyện dùng phân ure để ướp cá cho tươi lâu là chuyện chắc chắn không nên làm.
Trà Mi: Có hai nguồn gốc, một là chất phụ gia từ thiên nhiên, hai là chất phụ gia từ các hoá chất, vậy chắc có lẽ không phải tất cả các loại phụ gia đều không an toàn, không có lợi cho sức khoẻ?
Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Chất phụ gia cũng cần thiết. Nếu không có chất phụ gia thì mình gần như là không thể nào có kỹ nghệ đồ hộp hoặc là những thực phẩm chế biến sẵn. Hiện bây giờ ở tất cả mọi quốc gia chúng ta không thể nào tìm được một món thực phẩm chế sẵn mà không có chút xíu chất phụ gia trong đó.
Chất phụ gia tự bản thân nó nếu được dùng đúng thì là cần thiết. Nhưng hiện giờ trong các quốc gia kỹ nghệ thực phẩm mới vừa phát triển (Trung Quốc, Việt Nam chẳng hạn) người ta dùng những hoá chất rất là nguy hiểm.
Tác hại của chất formol
Trà Mi: Những chất phụ gia nào được dùng một cách phổ biến, thông dụng, nhiều nhất, và nên đặc biệt cần chú ý, thưa ông?
Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Danh sách này thì gần như là vô tận. Nhưng bây giờ sự kiểm soát những chất phụ gia ở những quốc gia đã có kinh nghiệm, như tại Mỹ, Canada, nhà nước lập ra danh sách những hoá chất nào được dùng trong thực phẩm, những chất nào được dùng khá lâu rồi và người ta thấy chúng không gây ra bất cứ một hiệu quả nào hết, thì người ta đặt tên chúng là "những chất được biết là an toàn".
Thí dụ nhà nước Mỹ lập ra một danh sách rất là dài, trong đó chất nào được bỏ vào thực phẩm với phân lượng bao nhiêu, không được nhiều quá. Nhưng ở Việt Nam hiện bây giờ người ta dùng chất phụ gia mà tôi thấy rất là nguy hiểm. Thứ nhất phải kể tới là hàn the. Hàn the là borax. Chất này không phải là chất dùng để ăn được mà là chất dùng trong kỹ nghệ. Lâu nay người Việt Nam mình dùng hàn the trong bánh đúc, giò chả, hoặc trong hoa quả rau cải ngâm giấm với mục đích làm cho nó giòn. Hàn the nếu mình ăn ít thì nó có hại cho gan, cho thận và cho cơ quan sinh dục
Một chất khác cũng được người Việt Nam dùng rất phổ biến, đó là muối diêm. Muối diêm nói chung là tất cả những chất của nhóm nitric. Ở Hoa Kỳ người ta cấm hẳn, không được dùng muối diêm trong thực phẩm. Nhưng tại Việt Nam thì muối diêm được dùng rất là phổ thông để tạo ra màu đỏ của thịt heo. Người ta bỏ muối diêm vào trong lạp xưởng, nem.
Trà Mi: Và tác hại của muối diêm trước mắt và lâu dài ra sao, thưa ông?
Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Muối diêm có tác hại nguy hiểm nhất mà người ta biết được là gây ra bệnh ung thư. Dĩ nhiên không phải thỉnh thoảng mình ăn một vài chiếc nem hay một đôi lạp xưởng mà bị. Điều quan trọng là chúng ta ăn lâu dài, chất này sẽ tích luỹ và tạo ra những bệnh về lâu về dài.
Hiện giờ người ta dùng formol để giữ cho thực phẩm không hư. Formol là khí formoldehyde tan trong nước. Formol được dùng trong phòng thí nghiệm để ngâm xác sinh vật, cũng như trong ngành y khoa là dùng formol để ướp xác người cho sinh viên thực tập. Chất đó nguy hiểm lắm. Theo tôi được biết, trong 20 mẩu bánh phở được đem đi phân chất ở thành phố Hồ Chí Minh thì có tới 16 mẩu có formol với hàm lượng khá cao.
Trà Mi: Chúng tôi còn nghe nói là ngay cả bây giờ bánh tráng được phát hiện cũng có formol.
Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Vâng, đúng vậy. Đó là một điều tôi rất quan tâm.
Trà Mi: Họ dùng formol với công dụng gì, thưa ông?
Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Formol được sử dụng để cho bánh tráng không bị meo mốc. Ngoài formol được dùng trong bánh tráng, người ta còn dùng chất tẩy trắng trong đó nữa. Bản thân bánh tráng không trắng, không trong đẹp. Nhưng không riêng gì bánh tráng, ngay cả bún tàu (miến) cũng rất trong vì có chất tẩy màu.
Người ta dùng chất tẩy màu trong kỹ nghệ để tẩy sạch màu sắc của những sản phẩm mà người thấy không đẹp. Nhưng tại Việt Nam mình người ta dùng chất đó trong thực phẩm, mà dùng một cách rất là liều lĩnh.
Trà Mi: Xin được hỏi ông kỹ một chút là khi người ta tiêu thụ phải những thức ăn có chứa formol thì gặp phải tai hại như thế nào?
Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Formol gây ra bệnh ung thư. Điều đó người ta biết chắc. Theo Tiến sĩ Nguyễn Bá Đức ở Bệnh Viện Ung Bướu Trung Ương, mỗi năm tại Việt Nam có thêm 150.000 người măc bệnh ung thư, trong đó ước lượng có 50.000 người mắc bệnh vì ăn uống.
Trà Mi: Tức là một phần ba.
Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Vâng, một phần ba. Trong đó người ta phải kể formol là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ung thư tại Việt Nam.
Phân ure
Trà Mi: Ngoài formol, hàn the, chất tẩy trắng như ông vừa trình bày thì báo chí Việt Nam dạo gần đây cũng có lên tiếng về việc người ta cho phân ure vào nước mắm.
Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Ngư dân đánh cá ngoài biển muốn cho cá trữ trên nghe nhiều ngày mà trông vẫn còn tươi, đem về nhà còn bán được, thì người ta ướp cá này bằng phân ure, tức là phân đạm. Khi chất này thấm vào cá thì nó giữ cho cá được cứng và tươi lâu. Khi về đất liền người ta bán cá đó lại cho các hãng làm nước mắm. Những hãng nước mắm này không đủ nước để rửa cá mà dù có rửa cho sạch đi nữa thì cùng không làm sách hết ure vì nó đã thấm vào cá. Cho nên khi làm nước mắm thì vẫn còn hàm lượng ure trong nước mắm. Đó là một lý do.
Ngoài ra tôi được biết người ta dùng "pin" có chứa những chất chứa kim loại nặng như chì, thuỷ ngân, cadmium, thạch tín. Những chất này nằm trong cái người ta gọi là "pin" đó có mục đích là làm cho lá bánh chưng được xanh tươi, hoặc một số thực phẩm có màu xanh tươi.
Những chất này rất là nguy hiểm, nhất là chì. Chì là chất ảnh hưởng lên trí óc, nhất là trí óc trẻ con. Kế đó là thuỷ ngân. Cadmium cũng là chất độc và thạch tín là một chất rất là độc được dùng để đầu độc giết người từ xưa nay.
Vừa rồi ở nước Mỹ có hàng triệu đồ chơi trẻ con bị thu hồi, lý do là nước sơn bên ngoài có chứa chì. Sơn pha chì được dùng từ xưa, có tên là sơn bạch diêm. Thế giới cấm dùng từ năm bảy chục năm nay rồi, nhưng mà đồ chơi do Trung Hoa sản xuất thì lại vẫn còn sơn chì.
Thuỷ ngân cũng là một kim loại mà người ta e ngại lắm. Những người mẹ mang thai được khuyên là nên ăn ít cá biển càng tốt.
Trà Mi: Những cá biển càng to càng có nhiều thuỷ ngân phải không, thưa ông?
Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Đúng vậy. Thuỷ ngân có trong thiên nhiên. Lý do cá chứa nhiều thuỷ ngân là do các nhà máy hoá học từ nhiều năm nay đã đổ ra biển, cho nên cá ven biển chứa nhiều thuỷ ngân hơn cá ngoài khơi.
Thường thường những hoá chất trên đây có hại cho các bộ phận bên trong cơ thể, nhất là óc (do kim loại nặng), kế đó là thận, rồi gan, và dĩ nhiên chúng làm thay đổi các tế bào trong cơ thể và đưa tới hậu quả sau cùng là bệnh ung thư.
Trà Mi: Tai hại như vậy, nhưng như ông vừa trình bày thì nếu dùng chất phụ gia đó lâu ngày với số lượng nhiều thì mới gây nguy hại đáng kể cho sức khoẻ, chứ còn lâu lâu mới dùng một lần thì không đáng ngại, vậy xin hỏi dùng bao nhiêu được xem là nhiều và thòi gian bao lâu gọi là lâu dài, thì mới đáng lo?
Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Tình trạng thay đổi tuỳ theo chất. Thí dụ hàn the (borax) chúng ta dùng rất là lâu dài thì số lượng gây chết người là 15 gam dùng cho một lần. Tức là với số lượng 15 gam thì người lớn có thể chết. Với trẻ con là 3 gam. Nhưng không bao giờ chúng ta ăn nhiều như vậy vì hàn the không ngon chút nào hết.
Thứ hai nữa là khi bỏ vào bánh tráng thì người ta cũng chỉ cho một số lượng rất ít, cho nên khi ta ăn vào cơ thể thì nó tích luỹ dần và lâu dài và nó gây bệnh về lâu dài. Điều này rất là nguy hiểm, những chất nào ăn vào chết liền thì người ta sợ nên người ta tránh. Còn những chất mới ăn vào người ta không cảm thấy gì cả, rồi tới khi nó phát ra bệnh thì lúc đó đã trễ rồi.
Trà Mi: Đúng là kẻ giết người thầm lặng, phải không ông?
Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Vâng. Thành thử những chất nào người ta biết được là chất độc thì ở các quốc gia Tây Phương ngưòi ta cấm hẳn, không được có chút xíu nào trong thực phẩm hết.
Thí dụ kẹo sản xuất từ bên Mexico không phải người ta bỏ chì vào trong đó, nhưng các máy móc sản xuất người ta hàn bằng chì. Những vết hàn bằng chì tan rất ít vào trong đường, trong kẹo. Đem qua Mỹ bán, chính phủ Mỹ phân chất thấy có chút xíu lượng chì trong đó và ra lệnh thu hồi liền
Bột ngọt
Trà Mi: Lâu nay vẫn có nhiều người bán tín bán nghi về tính lợi hại của bột ngọt. Nhiều người không dám dùng bột ngọt trong nêm nếm thức ăn vì nghe nói là độc hại cho sức khoẻ. Bột ngọt có tác hại thực sự ra sao? Có độc hay không, thưa ông?
Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Huyền thoại về bột ngọt đã có từ lâu lắm, từ khoảng hai ba mươi năm nay. Chính nó là chất mà tôi theo dõi nhiều nhất, thành thử nếu nói về bột ngọt thì tôi rành nó lắm. Nó chỉ là một huyền thoại thôi.
Thực sự bột ngọt là một chất phụ gia gần như vô hại. Tôi nói là gần như vô hại nếu chúng ta không ăn với số lượng quá lớn. Bột ngọt là chất đã có tự nhiên ở trong thịt cá, dầu chúng ta có thêm vào hay không thêm vào thì nó vẫn có bột ngọt. Thí dụ như chúng ta lên men nước tương theo lối cổ truyền thì ở trong đó nó đã có bột ngọt rồi.
Bột ngọt là gì? Đó là acid glutamic mà cộng với sút, mà acid glutamic là một chất có trong thịt cá, có trong protein. Nó là một amino acid, tức là nó có trong tự nhiên.
Ở những nhà máy sản xuất bột ngọt người ta dùng phương pháp lên men khoai mì hoặc hiện bây giờ người ta còn lên men một vài thứ củ khác.
Các bà nội trợ có nhiều người tránh bột ngọt, nhưng thực sự chúng ta vào quán ăn chúng ta không thể nào mà không ăn bột ngọt hết. Tôi có một người quen làm trong tiệm phở. Người này cho biết một thùng nước lèo to của tiệm phở, người ta bỏ vào đó 2 bịch bột ngọt, hoặc có khi 3 bịch. Một bịch bột ngọt là nửa ký lô. Thành ra khi chúng ta vào một tiệm phở, ăn phở về, những người nhạy cảm một lúc sau họ thấy khô miệng, họ thấy đầu hơi choáng váng một chút, tê lưỡi. Có người bị ngứa ngoài da nữa. Những người đó được biết là những người dị ứng với bột ngọt.Theo thống kê, cứ 100 người thì có 1 người bị dị ứng. "Hội chứng quán ăn Tàu" .
Trà Mi: Chính những phản ứng tức thì làm cho người ta lo sợ?
Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Đúng vậy. Và triệu chứng đó, người Mỹ gọi là "hội chứng quán ăn Tàu", tại vì trong tất cả quán ăn Á Đông nói chung thì người ta luôn luôn dùng bột ngọt bởi lý do cạnh tranh. Nếu không gia thêm bột ngọt (vào thức ăn) thì thực khách ăn không thấy ngon. Nhưng có điều là những chủ quán ăn lẫn người đầu bếp không rõ là bột ngọt gây thêm hương vị, nó làm cho vị ngọt thịt cá tăng lên. Nhưng bỏ càng nhiều thì hương vị tăng lên không nhiều. Nó chỉ đên một giới hạn nào đó thôi, rồi nó không tăng lên nữa. Cho nên số lượng bột ngọt dùng trong nấu ăn không nên bỏ nhiều, chỉ đến một giới hạn nào đó rồi thôi. Ngoài giới hạn đó thì nó không có lợi ích gì hết.
Nếu mình nói vô hại hoàn toàn thì không đúng, nhưng nó là chất phụ gia an toàn và được biết là không gây bệnh về lâu về dài.
Tuy nhiên, chính phủ Mỹ có khuyên hẳn hoi là những bà mẹ đang mang thai và trẻ sơ sinh còn quá nhỏ thì không nên cho ăn những thực phẩm mà trong đó có bột ngọt.
Chính bản thân bột ngọt, tôi biết lúc xưa người Pháp dùng nó để làm thuốc bổ óc. Mà ngay như chúng tôi lúc còn đi học ở trung học thì vẫn mua những viên thuốc bổ óc để uống. Những viên này là acid glutamic. Và người Pháp còn chế dưới dạng nước, dạng ống, đó là acid glutamic dưới dạng nước mà người ta gọi tên là glutaminol. Nếu nó là chất gây bệnh hay là chất có hại về lâu về dài thì người Pháp họ đã biết và họ không dùng như vậy đâu.
Trà Mi: Có những tin đồn rằng bột ngọt được chế biến bằng khoai mì công nghiệp có nhựa độc thành ra người ta sợ bột ngọt không bảo đảm chất lượng.
Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Thưa cô, khoai mì nó độc. Nó độc không phải là ăn khoai mì độc hay gì đâu. Khoai mì, nhất là lá khoai mì, bông khoai mì có chứa một loại acid gọi là acid cyanhydric. Đó là loại acid mà ngày xưa Đức Quốc Xã dùng để giết người Do Thái. Hiện bây giờ vẫn còn những nơi người ta dùng chất đó để xử những tội nhân bị tử hình.
Trong khoai mì có một hàm lượng nhỏ acid cyanhydric, cũng giống như là trong măng tre. Măng tre cũng có một hàm lượng nhỏ acid cyanhydric.
Nếu khoai mì được luộc ít nước hoặc chúng ta ăn đọt khoai mì thì có khi bị ngộ độc vì chất acid đó. Nhưng nếu khoai mì được luộc nhiều nước hoặc chúng ta lấy bột khoai mì để cho lên men thành bột ngọt thì không còn có dính dáng gì tới acid cyanhydric.
Bột ngọt là chính do những con men sinh sống bằng khoai mì tạo ra, chứ không phải ngay từ bản thân khoai mì.
Nếu người ta luộc đọt khoai mì để ăn thì có thể bị ngộ độc. Hoặc là măng tre mà không được luộc hai ba nước và cứ để như vậy mà ăn thì cũng có thể bị ngộ độc.
Món mắm các loại
Trà Mi: Xin được hỏi thêm là một món ăn cổ truyền rất phổ biến tại Viẹt Nam, rất quen thuộc với mọi người, đó là mắm các loại. Đối với nhiều người Việt Nam, thưỏng thức các loại mắm cũng không khác gì các món sơn hào hải vị. Nhưng bây giờ người ta nghi ngờ trong các loại mắm cũng có chứa những chất phụ gia độc hại. Thưa, có phải như vậy không?
Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Cảm ơn cô đã hỏi câu này. Vâng, tôi xin nói một chút xíu về mắm. Mắm theo ông bà chúng ta làm ngày xưa đó thì tự bản thân nó cũng là chất rất là độc. Thậm chí đến nỗi cơ quan USDA của Hoa Kỳ khuyên người dân khi đi du lịch ở Trung Hoa hay ở các nước Á Châu thì đừng ăn những chất protein ngâm muối. Tức là chính phủ Mỹ có ý muốn nói rằng đừng ăn thịt muối hay là cá muối, là mắm, là khô, là những loại rau cải được ngâm muối.
Nếu tôi nhớ không lầm thì chính phủ Trung Hoa cũng đã khuyến cáo dân chúng là đừng ăn quá nhiều rau cải ngâm muối. Rau cải được ướp muối, được ngâm chua, được ngâm muối là món ăn truyền thống của người Trung Hoa. Và chính phủ Trung Hoa biết rằng nó gây ra bệnh ung thư.
Tôi trở lại với món mắm. Mắm tự bản thân nó là protein được ngâm muối, trong đó có nhiều chất độc được coi như chất tạo ra bệnh ung thư về lâu về dài. Thứ hai, lượng muối quá nhiều. Theo các nhà chuyên môn, hiện giờ mỗi ngày một người lớn chỉ được ăn chừng 1 tới 5 gam muối mà thôi. Đó là một số lượng rất ít, so với số lượng mà người Việt Nam tiêu thụ hiện giờ.
Ngay người Âu Châu, người Pháp làm thống kê, ngưòi ta thấy số lượng muối ăn vào đã gấp 5-6 lần số lượng 1-5 gam. Và người ta biết rằng khi ăn muối nhiều như vậy thì bệnh sẽ xảy ra về tim mạch.
Thành thử nếu chúng ta ăn mắm, ăn nước mắm quá nhiều thì đã là không tốt rồi. Nhưng hiện bây giờ người ta bỏ thêm vào mắm nhiều chất phụ gia khác nữa, mà các chất phụ gia đó thì chúng ta không kiểm soát được. Nó do sáng kiến từ nơi sản xuất: người ta muốn làm thế nào thì làm miễn là trông tươi, trông ngon, trông đẹp thì người ta ăn.
Tôi được biết khô cá, như khô cá thiều, theo một phóng sự mà tôi đọc được từ báo trong nước, thì người ta dùng một loại cá biển không ngon đem về xay ra, xong rồi trộn chất phụ gia nào đó rất là nhiều. Xong người ta ép lại cho giống như miếng khô cá thiều rồi đem phơi nắng. Theo phóng viên tờ báo, khi đem phơi như vậy chính ruồi nhặng cũng không dám bám vào miếng khô đó nữa. Điều đó cho chúng ta thấy là đáng ngại lắm.
Tôi được biết tôm khô được người ta xịt thuốc trừ kiến vào trong đó để không bị kiến và bị mốc, màu được tươi. Tôi không biết thuốc trừ kiến đó là chất gì, mà con kiến đã sợ chất đó thì dĩ nhiên là con người cũng phải sợ.
Khô mực và các loại cá khô
Trà Mi: Thế còn khô mực, cá loại cá khô khác có nên quan ngại không, thưa ông?
Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Khô mực tới bây giờ tôi không được biết người ta đã bỏ chất gì vào trong đó, nhưng chính con khô mực có thành phần cholesterol rất cao. Khô mực là một trong những thực phẩm có cholesterol cao nhất. Kế đó là óc heo, óc bò.
Trà Mi: Mặc dù là không có chất phụ gia thực phẩm?
Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Mặc dù không có, nhưng khô mực ăn nhiều không tốt đâu, tại vì cholesterol trong đó cao lắm. Nó cao hơn cả tròng đỏ trứng gà nữa.
Trà Mi: Dạ. Cholesterol ngày nay cũng là một cái đáng sợ.
Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Đó là một cái mà người ta khuyến khích không nên đem vào cơ thể nhiều. Số lượng mà cơ quan USDA của Mỹ khuyên người dân là một người lớn trung bình mỗi ngày chỉ nên đem vào cơ thể chừng 300 miligam trở lại. Một trong đỏ hột gà chứa từ 250 tới 300 milgam. Còn nếu trứng vịt thì hàm lượng cholesterol còn cao hơn nhiều./.
Trang Chính | Thời Sự

Những điều cần lưu ý về chất phụ gia thực phẩm (phần 2)

Trà Mi, phóng viên đài RFA
Với đề tài nói về Phụ gia thực phẩm, tuần trước, quý vị đã cùng Trà Mi tìm hiểu một số chất phụ gia điển hình thường thấy trong các loại thức ăn hàng ngày của chúng ta, cùng ảnh hưởng tai hại của chúng đối với sức khoẻ con người.
BotNgotFood150.jpg
Bột ngọt Aji-No-Moto.
Chương trình hôm nay sẽ tiếp tục giúp quý vị giải đáp những thắc mắc liên quan đến việc sử dụng một loại gia vị rất phổ biến là bột ngọ, và một loại thực phẩm truyền thống rất gắn bó, rất thân thuộc trong thực đơn của mỗi gia đình Việt Nam xưa nay là món mắm.
Mời quý vị theo dõi cuộc trao đổi tiếp theo với ông Huỳnh Chiếu Đẳng, cựu giáo sư bộ môn Lý-Hoá nhiều năm giảng dạy tại Việt Nam, nay đang định cư tại Mỹ. Ông là người thường xuyên nghiên cứu và có nhiều bài viết về đề tài an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bột ngọt
Trà Mi : Lâu nay vẫn có nhiều người bán tín bán nghi về tính lợi hại của bột ngọt. Nhiều người không dám dùng bột ngọt trong nêm nếm thức ăn vì nghe nói là độc hại cho sức khoẻ. Bột ngọt có tác hại thực sự ra sao? Có độc hay không, thưa ông?
Ông Huỳnh Chiếu Đẳng : Huyền thoại về bột ngọt đã có từ lâu lắm, từ khoảng hai ba mươi năm nay. Chính nó là chất mà tôi theo dõi nhiều nhất, thành thử nếu nói về bột ngọt thì tôi rành nó lắm. Nó chỉ là một huyền thoại thôi.
Thực sự bột ngọt là một chất phụ gia gần như vô hại. Tôi nói là gần như vô hại nếu chúng ta không ăn với số lượng quá lớn.
Bột ngọt là chất đã có tự nhiên ở trong thịt cá, dầu chúng ta có thêm vào hay không thêm vào thì nó vẫn có bột ngọt. Thí dụ như chúng ta lên men nước tương theo lối cổ truyền thì ở ttong đó nó đã có bột ngọt rồi.
Bột ngọt là gì? Đó là acid glutamic mà cộng với sút, mà acid glutamic là một chất có trong thịt cá, có trong protein. Nó là một amino acid, tức là nó có trong tự nhiên.
Ở những nhà máy sản xuất bột ngọt người ta dùng phương pháp lên men khoai mì hoặc hiện bây giờ người ta còn lên men một vài thứ củ khác.
Các bà nội trợ có nhiều người tránh bột ngọt, nhưng thực sự chúng ta vào quán ăn chúng ta không thể nào mà không ăn bột ngọt hết. Tôi có một người quen làm trong tiệm phở. Người này cho biết một thùng nước lèo to của tiệm phở, người ta bỏ vào đó 2 bịch bột ngọt, hoặc có khi 3 bịch.
Nhưng có điều là những chủ quán ăn lẫn người đầu bếp không rõ là bột ngọt gây thêm hương vị, nó làm cho vị ngọt thịt cá tăng lên. Nhưng bỏ càng nhiều thì hương vị tăng lên không nhiều. Nó chỉ đên một giới hạn nào đó thôi, rồi nó không tăng lên nữa. Cho nên số lượng bột ngọt dùng trong nấu ăn không nên bỏ nhiều, chỉ đến một giới hạn nào đó rồi thôi. Ngoài giới hạn đó thì nó không có lợi ích gì hết.
Một bịch bột ngọt là nửa ký lô. Thành ra khi chúng ta vào một tiệm phở, ăn phở về, những người nhạy cảm một lúc sau họ thấy khô miệng, họ thấy đầu hơi choáng váng một chút, tê lưỡi. Có người bị ngứa ngoài da nữa. Những người đó được biết là những người dị ứng với bột ngọt.Theo thống kê, cứ 100 người thì có 1 người bị dị ứng.
"Hội chứng quán ăn Tàu"
Trà Mi : Chính những phản ứng tức thì làm cho người ta lo sợ?
Ông Huỳnh Chiếu Đẳng : Đúng vậy. Và triệu chứng đó, người Mỹ gọi là "hội chứng quán ăn Tàu", tại vì trong tất cả quán ăn Á Đông nói chung thì người ta luôn luôn dùng bột ngọt bởi lý do cạnh tranh. Nếu không gia thêm bột ngọt (vào thức ăn) thì thực khách ăn không thấy ngon.
Nhưng có điều là những chủ quán ăn lẫn người đầu bếp không rõ là bột ngọt gây thêm hương vị, nó làm cho vị ngọt thịt cá tăng lên. Nhưng bỏ càng nhiều thì hương vị tăng lên không nhiều. Nó chỉ đên một giới hạn nào đó thôi, rồi nó không tăng lên nữa. Cho nên số lượng bột ngọt dùng trong nấu ăn không nên bỏ nhiều, chỉ đến một giới hạn nào đó rồi thôi. Ngoài giới hạn đó thì nó không có lợi ích gì hết.
Nếu mình nói vô hại hoàn toàn thì không đúng, nhưng nó là chất phụ gia an toàn và được biết là không gây bệnh về lâu về dài.
Tuy nhiên, chính phủ Mỹ có khuyên hẳn hoi là những bà mẹ đang mang thai và trẻ sơ sinh còn quá nhỏ thì không nên cho ăn những thực phẩm mà trong đó có bột ngọt.
Chính bản thân bột ngọt, tôi biết lúc xưa người Pháp dùng nó để làm thuốc bổ óc. Mà ngay như chúng tôi lúc còn đi học ở trung học thì vẫn mua những viên thuốc bổ óc để uống. Những viên này là acid glutamic. Và người Pháp còn chế dưới dạng nước, dạng ống, đó là acid glutamic dưới dạng nước mà người ta gọi tên là glutaminol. Nếu nó là chất gây bệnh hay là chất có hại về lâu về dài thì người Pháp họ đã biết và họ không dùng như vậy đâu.
Trà Mi : Có những tin đồn rằng bột ngọt được chế biến bằng khoai mì công nghiệp có nhựa độc thành ra người ta sợ bột ngọt không bảo đảm chất lượng.
Ông Huỳnh Chiếu Đẳng : Thưa cô, khoai mì nó độc. Nó độc không phải là ăn khoai mì độc hay gì đâu. Khoai mì, nhất là lá khoai mì, bông khoai mì có chứa một loại acid gọi là acíd cyanhydric. Đó là loại acid mà ngày xưa Đức Quốc Xã dùng để giết người Do Thái. Hiện bây giờ vẫn còn những nơi người ta dùng chất đó để xử những tội nhân bị tử hình.
Trông khoai mì có một hàm lượng nhỏ acíd cyanhydric, cũng giống như là trong măng tre. Măng tre cũng có một hàm lượng nhỏ acid cyanhydric.
Nếu khoai mì được luộc ít nước hoặc chúng ta ăn đọt khoai mì thì có khi bị ngộ độc vì chất acid đó. Nhưng nếu khoai mì được luộc nhiều nước hoặc chúng ta lấy bột khoai mì để cho lên men thành bột ngọt thì không còn có dính dáng gì tới acid cyanhydric.
Bột ngọt là chính do những con men sinh sống bằng khoai mì tạo ra, chứ không phải ngay từ bản thân khoai mì.
Nếu người ta luộc đọt khoai mì để ăn thì có thể bị ngộ độc. Hoặc là măng tre mà không được luộc hai ba nước và cứ để như vậy mà ăn thì cũng có thể bị ngộ độc.
Món mắm các loại
Trà Mi : Xin được hỏi thêm là một món ăn cổ truyền rất phổ biến tại Viẹt Nam, rất quen thuộc với mọi người, đó là mắm các loại. Đối với nhiều người Việt Nam, thưỏng thức các loại mắm cũng không khác gì các món sơn hào hải vị. Nhưng bây giờ người ta nghi ngờ trong các loại mắm cũng có chứa những chất phụ gia độc hại. Thưa, có phải như vậy không?
Ông Huỳnh Chiếu Đẳng : Cảm ơn cô đã hỏi câu này. Vâng, tôi xin nói một chút xíu về mắm.
Mắm theo ông bà chúng ta làm ngày xưa đó thì tự bản thân nó cũng là chất rất là độc. Thậm chí đến nỗi cơ quan USDA của Hoa Kỳ khuyên người dân khi đi du lịch ở Trung Hoa hay ở các nước Á Châu thì đừng ăn những chất protein ngâm muối. Tức là chính phủ Mỹ có ý muốn nói rằng đừng ăn thịt muối hay là cá muối, là mắm, là khô, là những loại rau cải được ngâm muối. Nếu tôi nhớ không lầm thì chính phủ Trung Hoa cũng đã khuyến cáo dân chúng là đừng ăn quá nhiều rau cải ngâm muối.
Rau cải được ướp muối, được ngâm chua, được ngâm muối là món ăn truyền thống của người Trung Hoa. Và chính phủ Trung Hoa biết rằng nó gây ra bệnh ung thư.
Mắm theo ông bà chúng ta làm ngày xưa đó thì tự bản thân nó cũng là chất rất là độc. Thậm chí đến nỗi cơ quan USDA của Hoa Kỳ khuyên người dân khi đi du lịch ở Trung Hoa hay ở các nước Á Châu thì đừng ăn những chất protein ngâm muối. Tức là chính phủ Mỹ có ý muốn nói rằng đừng ăn thịt muối hay là cá muối, là mắm, là khô, là những loại rau cải được ngâm muối. Nếu tôi nhớ không lầm thì chính phủ Trung Hoa cũng đã khuyến cáo dân chúng là đừng ăn quá nhiều rau cải ngâm muối.
Tôi trở lại với món mắm. Mắm tự bản thân nó là protein được ngâm muối, trong đó có nhiều chất độc được coi như chất tạo ra bệnh ung thư về lâu về dài. Thứ hai, lượng muối quá nhiều.
Theo các nhà chuyên môn, hiện giờ mỗi ngày một người lớn chỉ được ăn chừng 1 tới 5 gam muối mà thôi. Đó là một số lượng rất ít, so với số lượng mà người Việt Nam tiêu thụ hiện giờ.
Ngay người Âu Châu, người Pháp làm thống kê, ngưòi ta thấy số lượng muối ăn vào đã gấp 5-6 lần số lượng 1-5 gam. Và người ta biết rằng khi ăn muối nhiều như vậy thì bệnh sẽ xảy ra về tim mạch.
Thành thử nếu chúng ta ăn mắm, ăn nước mắm quá nhiều thì đã là không tốt rồi. Nhưng hiện bây giờ người ta bỏ thêm vào mắm nhiều chất phụ gia khác nữa, mà các chất phụ gia đó thì chúng ta không kiểm soát được. Nó do sáng kiến từ nơi sản xuất: người ta muốn làm thế nào thì làm miễn là trông tươi, trông ngon, trông đẹp thì người ta ăn.
Tôi được biết khô cá, như khô cá thiều, theo một phóng sự mà tôi đọc được từ báo trong nước, thì người ta dùng một loại cá biển không ngon đêm về xay ra, xong rồi trộn chất phụ gia nào đó rất là nhiều. Xong người ta ép lại cho giống như miếng khô cá thiều rồi đem phơi nắng. Theo phóng viên tờ báo, khi đem phơi như vậy chính ruồi nhặng cũng không dám bám vào miếng khô đó nữa. Điều đó cho chúng ta thấy là đáng ngại lắm.
Tôi được biết tôm khô được người ta xịt thuốc trừ kiến vào trong đó để không bị kiến và bị mốc, màu được tươi. Tôi không biết thuốc trừ kiến đó là chất gì, mà con kiến đã sợ chất đó thì dĩ nhiên là con người cũng phải sợ.
Khô mực và các loại cá khô
Trà Mi : Thế còn khô mực, cá loại cá khô khác có nên quan ngại không, thưa ông?
Ông Huỳnh Chiếu Đẳng : Khô mực tới bây giờ tôi không được biết người ta đã bỏ chất gì vào trong đó, nhưng chính con khô mực có thành phần cholesterol rất cao. Khô mực là một trong những thực phẩm có cholesterol cao nhất. Kế đó là óc heo, óc bò.
Trà Mi : Mặc dù là không có chất phụ gia thực phẩm ?
Ông Huỳnh Chiếu Đẳng : Mặc dù không có, nhưng khô mực ăn nhiều không tốt đâu, tại vì cholesterol trong đó cao lắm. Nó cao hơn cả tròng đỏ trứng gà nữa.
Trà Mi : Dạ. Cholesterol ngày nay cũng là một cái đáng sợ.
Ông Huỳnh Chiếu Đẳng : Đó là một cái mà người ta khuyến khích không nên đem vào cơ thể nhiều. Số lượng mà cơ quan USDA của Mỹ khuyên người dân là một người lớn trung bình mỗi ngày chỉ nên đem vào cơ thể chừng 300 milìgam trở lại. Một trong đỏ hột gà chứa từ 250 tới 300 milgam. Còn nếu trứng vịt thì hàm lượng cholesterol còn cao hơn nhiều.
Trà Mi : Làm thế nào để bảo vệ sức khoẻ trước những loại thức ăn độc hại đang hàng ngày hiện diện trong thực đơn mỗi gia đình Việt Nam, trong khi công tác quản lý an toàn thực phẩm của nhà nước còn quá lỏng lẽo và sơ sài? Mời quý vị đón theo dõi phần trao đổi tiếp theo trong chương trình "Sức khoẻ và đời sống" kỳ tới. Hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn, vào giờ này, sáng thứ sáu tuần sau. Trà Mi kính chào.
<

Tuesday, October 28, 2014

ĐẠI HỌC MẠO DANH TẠI VIỆT NAM



Giới chức giáo dục Hoa Kỳ tố cáo 21 trường đại học mạo danh ở Việt Nam
 
Mới đây, dựa trên kết quả của Hội đồng kiểm định các trường Đại học và trường học độc lập từ Mỹ, tiến sĩ Mark A.Ashwill, người Mỹ đang làm việc tại Việt Nam, đã nêu đích danh 21 trường đại học hiện có mặt tại VN không được công nhận bởi các cơ quan kiểm định giáo dục có thẩm quyền từ Hoa Kỳ. Hay nói một cách khác, Việt Nam đang bị tố cáo dựng nên 21 trường đại học, mạo danh đại học Hoa Kỳ để thu tiền bất hợp pháp.


Tiến sĩ Mark A.Ashwill hiện là giám đốc quản lý của Capstone Việt Nam, một công ty có trụ sở Hà Nội và chuyên về việc phát triển nguồn nhân lực. Việc ông cho công bố danh sách này, đã không khác gì bom nổ trong giới giáo dục Việt Nam.

Lâu nay, tình trạng lo ngại chất lượng đào tạo của các trường đại học trong nước, đã khiến rất nhiều phụ huynh dành dụm tiền bạc để tìm cách cho em mình đi du học ở nước ngoài. Tuy nhiên, chi phí lớn cũng như điều kiện được các nước Tây Âu chấp nhận cho du học cũng không phải dễ dàng.
Chính vì vậy mà các trường đại học mang tên đến từ Hoa Kỳ, Châu Âu... được rất nhiều người ghi danh cho con em mình vào học, hy vọng sẽ có một nền kiến thức tốt đẹp hơn những gì mà nhà trường Việt Nam đang nhồi nhét.

Dĩ nhiên, giá cả của những trường đại học quốc tế như vậy không hề rẻ tiền, thậm chí nhiều trường còn hứa hẹn nếu tốt nghiệp, có thể được gửi đi học cao hơn ở các quốc gia gốc của trường. Chính vì vậy mà số lượng sinh viên trong nước tham gia học rất đông.Hiện danh sách 21 trường đại học giả mạo danh tiếng của Hoa Kỳ được tiến sĩ Mark A.Ashwill phát đi công khai, nhưng chưa thấy thái độ phản hồi nào từ Bộ Giáo Dục CSVN. Đáng lưu ý, trong đó có Trường đại học mang tên Southern Pacific University – nơi cấp bằng tiến sĩ giả cho ông Nguyễn Văn Ngọc, phó bí thư Tỉnh ủy Yên Bái. Trước đây cũng đã có nhiều sự kiện bị phanh phui như vậy, chẳng hạn như trường đào tạo Quốc tế Raffles, giả danh đến từ Singapore. Hàng trăm sinh viên đã tốt nghiệp tại trường này đang sở hữu những chứng chỉ quốc tế vô giá trị nhưng không biết kiện ai. Phải mất 6 năm, trường này mới bị lật mặt, sau khi hốt hàng đống tiền của từ phụ huynh.

Dĩ nhiên, ai cũng biết, việc mở một trường học ở Việt Nam không hề đơn giản. Chắc chắn là phải lo lót nhiều, hoặc được hậu thuẫn từ một quan chức cao cấp nào đó. Có lẽ vì vậy mà cho tới nay Bộ Giáo Dục vẫn im lặng.

Danh sách 21 trường đại học không được Mỹ công nhận

Trên trang web cá nhân mới đây (đầu tháng 7), TS Mark A.Ashwill đã nêu đích danh 21 trường ĐH hiện có mặt tại VN không được công nhận bởi các cơ quan kiểm định giáo dục có thẩm quyền từ Hoa Kỳ.

1. ĐH quốc tế Adam (Adam International University) thuộc bang Georgia.
2. ĐH Akamai (Akamai University) thuộc bang Hawaii.
3. ĐH American City (American City University) thuộc bang California.
4. ĐH Di sản Mỹ (American Heritage University) nằm ở phía nam California.
5. ĐH American Pacific (American Pacific University). Đây là ĐH được đặt tại TP HCM.
6. ĐH quốc tế American Pacific (American Pacific University – International) thuộc bang New Mexico/ California.
7. ĐH Apollo (Apollo University) bang California.
8. ĐH quốc tế Đại Tây Dương (Alantic International University) thuộc bang Hawaii.
9. ĐH Capstone (Capstone University) bang California.
10. ĐH Cosmopolitan (Cosmopolitan University).
11. ĐH Frederick Taylor (Frederick Taylor University) thuộc bang California.
12. ĐH Honolulu (Honolulu University) thuộc bang Hawaii.
13. ĐH Irvine (Irvine University) thuộc bang California.
14. ĐH Quốc tế Mỹ (International American University) thuộc bang California.
15. ĐH Kỹ thuật Paramount (Paramount University of Technology) thuộc bang California.
16. ĐH Pebble Hills (Pebble Hills University) thuộc bang Pennsylvania.
17. ĐH Preston (Preston University) thuộc bang California.
18. ĐH Tây Nam Mỹ (Southwest American University) thuộc bang California.
19. ĐH Nam Thái Bình Dương (Southern Pacific University) thuộc bang Delaware.
20. ĐH quốc tế Washington (Washington International University) thuộc bang Pennsylvania.
21. ĐH quốc tế Berkeley (Berkeley International University), thuộc bang Delaware.

Monday, October 27, 2014

VĂN QUANG * BỆNH VÔ CẢM

Bệnh vô cảm nguy hiểm hơn Ebola
25/10/2014
Văn Quang – Viết từ Sài Gòn

Hầu như cả thế giới ngày nay đang lo sợ bệnh Ebola lây lan khá mạnh. Nhưng dù sao nó cũng là thứ bệnh thuộc về thân thể hay thuộc về vật chất, một ngày nào đó nó sẽ được chữa lành như bao nhiêu thứ bệnh dịch khác con người đã trải qua. Còn bệnh vô cảm là thứ bệnh trong tâm con người, khó có thuốc nào trị lành nếu xã hội không thay đổi và chính cái TÂM con người phải tự chữa trị.
Ngày nay bệnh vô cảm ở VN đang có chiều hướng trở thành một căn bệnh xã hội. Bệnh này, không chỉ người dân mà tầng lớp cán bộ - những người được gọi là "công bộc của dân" và ngay cả những người được gọi là trí thức cũng mắc phải.
 Nhiều tiểu thương nán lại thẫn thờ nhìn công trình kiến trúc hơn 130 năm đã từng gắn bó cuộc đời mình.
Bệnh vô cảm trong hệ thống công quyền thể hiện ở sự thờ ơ, ở các chiêu gây khó khăn, cản trở, thấy việc cần phải làm nhưng không làm hoặc đặt ra những đòi hỏi trái khoáy, cố tình kéo dài để vụ lợi... khiến người dân, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội khi đến hệ thống công quyền đều không hài lòng, thậm chí bất bình. Không thiếu những "công bộc" buộc dân phải đến trình bày lần này lượt khác, tìm cách vòi vĩnh rồi mới giải quyết. Và còn hàng ngàn những thí dụ khác bất chấp quyền lợi của dân, dù là dân nghèo mạt rệp, buông mặc những cuộc sống lay lắt chở chết để mưu quyền lợi cho bản thân và phe nhóm của mình. Nó cũng y chang cái kiểu khi vào bệnh viện cấp cứu, không có tiền thì cứ việc nằm ngoài hè chờ chết. Dư luận gần đây nóng lên sự vô cảm, tắc trách của nhân viên y tế dẫn đến cái chết oan uổng của người dân. Thầy giáo gạ tình với nữ học sinh để đổi lấy điểm. Rồi những vụ oan sai nghiêm trọng trong ngành tư pháp cho thấy bệnh vô cảm đang diễn ra cả trong những lãnh vực cứu người, dạy người và bảo vệ công lý.
Chiếc cổng hình tháp bút trăm tuổi ở “Làng tiến sĩ” được nhiều du khách chiêm ngưỡng và ca ngợi.
Như vậy, trên bình diện xã hội, bệnh vô cảm đã phản ảnh sự suy giảm nền tảng đạo đức và tinh thần của xã hội. Nó làm cho con người không dám tin vào điều thiện, không dám đứng lên chiến đấu chống cái xấu và cái ác. Cái thiện và cái tốt sẽ bị cái xấu, cái ác tấn công, xâm hại; lẽ phải bị phủ nhận, công lý bị đẩy lùi. Và cái đáng lo sợ hơn chính là người ta coi đó như một chuyện bình thường, bởi quanh mình ai cũng như thế cả. Người ta có thể thản nhiên đứng nhìn cảnh một kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu, người ta coi như không nhìn thấy kẻ gian móc túi trên xe buýt hoặc một vụ cướp giật trên hè phố, mặc dù việc đó xẩy ra sờ sờ trước mắt. Một vụ tai nạn trên đường vắng, nạn nhân nằm trên vũng máu, xe gây ra tai nạn đã bỏ chạy mất tăm, còn bao nhiêu xe khác vẫn vun vút lao qua vì "quá bận,” "quá vội”... Thậm chí, một chiếc xe chở hàng bị nạn, nhiều người còn xúm lại tranh nhau hôi của. Ghê sợ hơn, chuyện tài xế xe hơi gây tai nạn còn cố tình quay xe lại cán hoặc chèn cho người ta chết hẳn để đền một thể, vì họ nghĩ rằng, nếu còn sống mà bị thương tật, họ phải nuôi dưỡng, tổn phí gấp nhiều lần, vậy mà nhiều người vẫn chỉ biết trơ mắt ra đứng nhìn.
Thương Xá Tax di tích trăm năm của Sài Gòn
Tại sao người ta không can thiệp? Bởi người ta sợ liên lụy, mang vạ vào thân. Dần dần hình thành lối sống thực dụng trong một số khá đông người Việt Nam. Người ta vô cảm trước nỗi đau của đồng loại.
Trong lịch sử, chưa bao giờ dân ta có bệnh vô cảm như ngày nay
Lý giải cho căn nguyên của bệnh vô cảm, TS Trịnh Trung Hòa phân tích: "Người Việt chúng ta từ xưa đến nay luôn có truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, yêu thương, sẻ chia với đồng loại. Trong lịch sử, chưa bao giờ dân ta có bệnh vô cảm. Thế nhưng, gần đây, giữa nền kinh tế thị trường, lối sống chạy theo cái "tôi" nên người ta thờ ơ trước nỗi đau đồng loại. Nguyên nhân đầu tiên là do sự chuyển hóa sang cơ chế thị trường, mạnh được yếu thua, một số người có tâm lý việc không liên quan đến mình thì mặc kệ.”
Chị Lâm Thị Vân, một người dân Sài Gòn, đứng lặng khóc khi nghe loa thông báo Thương Xá Tax đóng cửa.
Nếu là căn bệnh xã hội thì nguyên nhân tổng hợp bao gồm các yếu tố mang tính xã hội, kinh tế, văn hóa và chính trị.
                               Có những ông già ngồi lặng nhìn Thương Xá Tax lần cuối
Câu “thành ngữ” “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” hoặc nói như mấy cậu thanh niên là cứ theo “chủ nghĩa Mắc Kê Nô” đã phổ biến trong xã hội khi con người vì tư lợi cá nhân. TS. Tô Văn Trường, thành viên Ban chủ nhiệm chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Nhà nước của Bộ Khoa học - Công nghệ cho rằng: "Ở nước ta hiện nay, bệnh vô cảm gần như trở thành một căn bệnh xã hội có sức lây nhiễm cao. Đối tượng mắc bệnh này rất rộng rãi, đủ loại người, bao gồm cả những người có học, hiểu biết rộng, tôn trọng luật pháp.”
TS Trịnh Trung Hòa cho rằng, những hành vi của căn bệnh vô cảm đang "tác oai tác quái" lên xã hội chúng ta hiện nay. Người vô cảm thường ngại phiền phức, họ không dám tố giác, ngăn chặn kẻ gây ra tội ác. Như thế chính họ lại gây ra tội ác một cách vô thức. Từ chuyện hè phố đến chuyện lớn hơn của những người có trách nhiệm với xã hội. Bệnh vô cảm xảy ra ở nhiều cấp độ khác nhau. Có một chuyện lớn hơn thuộc về lương tâm và trách nhiệm đối với lịch sử đang gây ra một luồng sóng dữ dội âm thầm trong lòng những người Sài Gòn. Người ta đang hỏi đó có phải là một cách làm “vô cảm” không?
Sự bảo vệ di tích xưa
Thưa bạn đọc, tôi đã từng viết về Thương Xá Tax cùng với nỗi thương tiếc thăm thẳm trong bài “60 năm Sài Gòn trong tôi” cách đây gần hai tháng vào ngày 29 tháng 8-2014 nhưng hầu như đó là tâm sự của riêng tôi, chưa phải là của hầu hết những người dân Sài Gòn. Đến nay, sau khi Thương Xá Tax đã đóng cửa im lìm, dư luận lại đang bùng dậy với những tiếc thương, những băn khoăn và những đề nghị từ trong tâm huyết của những người đã từng sống, đang sống ở thành phố này.
Đúng 14 giờ ngày 25/9/2014, loa thông báo của ban quản lý vang lên: “Thương Xá Tax ngừng hoạt động.” Những giọt nước mắt đã rơi trên mặt những người yêu quý thương xá này. Những tiểu thương đã từng gắn bó với Thương Xá Tax ngồi ngẩn ngơ, lưu luyến với nơi làm ăn sinh sống qua nhiều đời.
Không những thế, đến ngay cả người nước ngoài cũng đã có những đề nghị với chính quyền thành phố về việc bảo tồn di tích lích sử này.
                                Cầu thang màu vàng rất đặc biệt của Thương Xá Tax
Quả thật tôi cảm thấy rất xấu hổ với các vị người nước ngoài đã thiết tha quan tâm đến di tích lịch sử trên ngay mảnh đất quê hương của tôi. Và đã có nhiều lời chỉ trích khá nặng nề của người dân trong nước về cái thứ bệnh vô cảm của những người có trách nhiệm.
                              Tay vịn có hình con gà và cầu thang uốn trong Thương Xá Tax
Phải chăng đó là bệnh vô cảm đang tán phá tâm hồn văn hóa dân tộc?
Bạn Hoàng Xuân đã viết trên tờ VN Exprerss:
“Vào những ngày cuối cùng trước khi Tax đóng cửa, nhiều người dân Sài Gòn, ăn mặc giản dị, dắt cả gia đình ngồi cùng nhau trên những chiếc ghế băng nhỏ cũ kỹ bằng gỗ đặt sát lan can phần thông tầng, lặng ngắm Tax như không thể no mắt. Những người khác thi nhau chụp ảnh với con gà đồng hay từng góc một của chiếc cầu thang. Rất nhiều người khi biết Tax sẽ bị đập toàn bộ đã thảng thốt hỏi cách mua lại những chi tiết nói trên, mà theo họ, đã cất giữ một phần hồn Sài Gòn và cả một phần đời trong họ.” Vâng, Tax đã có mặt ở Sài Gòn này hơn 100 năm.
                             Sàn lót gạch mosaic quý hiếm nên được bảo tồn
Phải chăng đó là một thứ bệnh vô cảm đang tàn phá tâm hồn và văn hóa đất nước. Những người nước ngoài sợ rằng nó sẽ tàn phá một phần văn hóa của nhân loại. Bạn thấy gì khi đọc văn thư này của Tổng lãnh sự quán Phần Lan?
Giới ngoại giao đề nghị bảo tồn một phần Thương xá Tax
Đại diện Tổng Lãnh Sự Quán Phần Lan tại TP Sài Gòn vừa gởi một lá thư cho UBND TP Sài Gòn và Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch VN đề nghị một số giải pháp nhằm giúp bảo tồn một phần Thương Xá Tax bị phá dỡ để xây dựng thành một trung tâm thương mại cao 40 tầng.
Nội dung lá thư cho thấy giải pháp được đề nghị trước tiên là giữ nguyên trạng “phần sảnh lobby chính, cùng sàn lót gạch mosaic và cầu thang chính của Thương Xá Tax” để sau này sẽ được “tích hợp vào phần thiết kế của tòa nhà mới sẽ được xây dựng thay thế.”
Còn nếu giải pháp trên không được thực hiện thì lá thư đề nghị “sẽ có một giải pháp khác để tháo dỡ, di chuyển và giữ lại các phần thiết kế (sàn khảm mosaic, lan can, tay vịn và các đầu cầu thang chạm trổ) của cầu thang và lobby sảnh chính.”
    Đúng 2 giờ trưa ngày 25 tháng 9, 2014, Thương Xá Tax đóng cửa với hàng chữ Googbye như lời chào vĩnh biệt.
Đại diện Tổng Lãnh Sự Quán Phần Lan hứa hẹn có thể đứng ra tự thu xếp nhân công và chi phí để thực hiện giải pháp thứ hai. Sau này các bộ phận được tháo dỡ sẽ được “tích hợp vào các công trình bảo tàng và tôn tạo khác một cách có hệ thống và chuyên nghiệp thay vì chỉ đập bỏ, chia nhỏ hay phân tán cho mỗi nơi một mẩu,” lá thư viết.
Để thực hiện được việc tháo dỡ, lá thư đề nghị các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và cho họ thời gian, dự trù trong vòng 15-20 ngày để thực hiện.
Công trình Thương Xá Tax được xây dựng xong lần đầu tiên vào năm 1924 sau đó được sửa đổi nhiều lần. Tuy nhiên theo bức thư thì phần kiến trúc bên trong của tòa nhà là sảnh chính, nền sảnh chính lót gạch mosaic và cầu thang sảnh chính vẫn là những khoản mục được giữ nguyên bản từ năm 1924.
Trước đó, trả lời phỏng vấn của báo chí, ông Đoàn Hoài Minh, Giám đốc dự án của Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn (Satra), chủ đầu tư dự án Thương Xá Tax mới cho biết trong thiết kế của tòa nhà mới, các chi tiết kiến trúc gắn liền với lịch sử tòa nhà sẽ được xem xét lưu giữ một phần. Tuy nhiên chưa thể xác định chi tiết cụ thể do công trình vẫn đang trong giai đoạn thiết kế.
Một số nhà ngoại giao nước ngoài còn tha thiết đến di sản văn hóa của Thương Xá Tax như thế mà những người trong cuộc vẫn bình chân như vại đến nay cũng chưa có câu trả lời dứt khoát thì có đáng buồn cho số phận người VN không?
Nhưng những con người Sài Gòn vẫn không lùi bước. Họ vẫn cùng nhau ra sức ngăn chặn sự tàn phá di tích lịch sử này.
Hơn 300 người ký bản đề nghị bảo tồn di sản tại Thương Xá Tax
Với mong muốn bảo tồn những di sản trong Thương Xá Tax, hơn 300 người gồm kiến trúc sư, nhà nghiên cứu các lĩnh vực, sinh viên… đã cùng ký vào bản “kiến nghị” để Tổng Lãnh Sự Danh Dự Phần Lan gởi kèm bản “kiến nghị” bảo tồn Thương Xá Tax đến UBND TP Sài Gòn.
Bản đề nghị thể hiện nguyện vọng của người dân thành phố cũng như những người bạn nước ngoài.
Tối 6-10, trao đổi với Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn Online, ông Trần Hữu Khoa, kiến trúc sư tại Sài Gòn, đại diện cho nhóm những nhà nghiên cứu, kiến trúc sư cho biết, khi biết được thông tin về việc di dời các nhà kinh doanh để tháo dỡ Thương Xá Tax, các thành viên trong nhóm bắt đầu lên tiếng với tư cách là những người có chuyên môn đánh giá giá trị thật sự của Thương Xá Tax bằng các bài viết được đăng trên trang cá nhân và một số báo.
Tuy nhiên, theo ông Khoa, tiếng nói này mặc dù nhận được nhiều sự ủng hộ nhưng không đủ mạnh để có thể đề nghị lên thành phố, ông Khoa cho biết:
“Chúng tôi nhận ra rằng việc giữ lại Thương Xá Tax và ngăn cản xây dựng cao ốc tại đây là điều quá tầm với, nên đã chuyển sang hướng kêu gọi bảo tồn những di sản văn hóa còn tồn tại trong Thương Xá Tax, tránh bị thất lạc hư hỏng như đối với nhà hát Trưng Vương Đà Nẵng khi xây mới cải tạo.”
Ông Khoa cũng cho biết, điều may mắn là nhóm của ông nhận được sự ủng hộ của cục Di Sản Bộ Văn Hóa Thể Thao (VHTT) và một số vị có chuyên môn trong ngành khảo cổ, nghiên cứu lịch sử của Việt Nam, cũng như trên thế giới.
Ông Khoa cho biết, tính cho đến khoảng 24 giờ ngày 6-10, sau 3 tiếng số ủng hộ đã lên tới hơn 300 người. Trong đó, có những tên tuổi như TS Nguyễn Thị Hậu, Phó Tổng Thư ký Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam, TS. Lâm Thị Mỹ Dung, Chủ Nhiệm Bộ môn Khảo Cổ Học, Giám Đốc Bảo Tàng Nhân Học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội, Tim Doling, nhà nghiên cứu lịch sử Sài Gòn, quốc tịch Anh…
Ông Phan Khắc Huy, Giám Đốc Công Ty Cội Việt, cho biết, việc bảo tồn di sản trong Thương Xá Tax là cần thiết vì nơi đây là một phần của Sài Gòn, là một vật chứng, một dấu gạch nối giữa quá khứ đến hiện tại và cho cả tương lai.
Cách đây khoảng chín năm, Tòa Án TP Sài Gòn, một công trình hết sức đẹp đẽ do kiến trúc sư người Pháp Bourard Foulhoux thiết kế và xây dựng từ 1881 đến năm 1885, cũng đã được phía chính phủ Pháp đặt vấn đề giúp đỡ bảo tồn. Vài vị kiến trúc sư tham gia dự án bảo tồn kể, trong suốt mấy tháng lang thang từ tầng hầm lên tầng mái của kiến trúc đẹp tuyệt vời này, họ phát hiện có quá nhiều chi tiết đã bị đập bỏ hoặc sửa chữa vô cùng tùy tiện. Các bức tượng Nữ thần công lý đặt trước các phòng xử án cũng đã bị lấy mất hoặc không còn nguyên bản. Để trùng tu lại cần có bản thiết kế gốc, nhưng tại Việt Nam các tài liệu liên quan hầu hết bị thất lạc nhiều năm qua chiến tranh. Nhóm trùng tu phải liên lạc với phía Pháp và được giúp đỡ rất nhiệt tình, thậm chí ngay cả khi nó quá khó khăn và vượt quá khả năng của mình thì họ vẫn cố gắng tìm từng đầu mối nhỏ nhất để gửi sang Việt Nam, họ tận tụy giúp chúng ta giữ gìn các công trình tuyệt đẹp này.
Sự hờ hững của người có trách nhiệm trực tiếp trong việc giữ gìn những công trình kiến trúc vừa đẹp đẽ, vừa là những cột mốc của lịch sử Sài Gòn, gắn chặt với tình cảm của người yêu Sài Gòn thật trái ngược một cách đáng trách với lòng tha thiết của những người khách nước ngoài đang làm công việc ngoại giao kia.”
Nếu bạn nhìn thấy những di tích cũ như cái cổng làng xưa được giữ nguyên vẹn cho đến ngày nay, bạn sẽ vô cùng thích thú và cảm ơn ông cha ta đã biết cách giữ gìn gia sản đồ sộ cho con cháu. Cổng làng vẫn lưu giữ những nét chất phác, đôn hậu của một làng quê. Bên cạnh cuộc sống xô bồ và vội vã, sau những chiếc cổng làng rêu phong là một cuộc sống giản dị thắm tình làng nghĩa xóm. Và cũng rất hữu tình như nhà thơ Bàng Bá Lân đã diễn tả:
“Sáng hồng lơ lửng mây son,
Mặt trời thức giấc, véo von chim chào.
Cổng làng rộng mở ồn ào,
Nông phu lững thững đi vào nắng mai.”
Tưởng không còn gì đẹp hơn bức tranh quê Việt Nam đó. Các vị khách nước ngoài khi đến Sài Gòn họ sẽ không buồn nhìn đến tòa nhà 40 tầng sẽ được xây dựng dù nó “hoành tráng” đến đâu bởi họ đã từng đặt chân lên những tòa nhà 80 tầng tráng lệ rồi. Họ sẽ đi tìm những di tích mà không nơi nào có ngoại trừ đất nước mà họ ghé thăm.
Nhưng những tiếng kêu than này của những người Sài Gòn có còn kịp không, xin hãy dừng tay lại để nghe nguyện vọng tha thiết của người dân. Đừng để cái bệnh vô cảm tàn phá thêm nữa.
Cái Sài Gòn cũ này nếu không trùng tu, cứu giúp thì xin đừng đập phá nó.
Rất nhiếu bạn đọc đã chia sẻ trên khắp các trang báo. Tôi chỉ trích dẫn 3 ý kiến nhỏ:
- Bạn camduong viết: Thế mới biết tại sao học sinh nước ta không muốn học lịch sử, vì người lớn chúng ta đã và đang phá bỏ lịch sử không thương tiếc, chỉ mong muốn lợi nhuận bất chấp tất cả là kẻ phá hoại thành phố xinh đẹp này
- Bạn có biệt danh Saigon 84 viết: Các TP Châu Âu các toà nhà như vậy họ còn lưu giữ rất nhiều từ thời đế chế La Mã khoảng (thế kỉ thứ 4-thế kỉ 14) cho đến nay họ còn giữ lại được cho nhân loại, mà của họ còn trải qua rất nhiều tàn phá mà còn giữ cho hôm nay. Việt Nam giờ hoà bình hết chuyện làm đi đập đi xây mới ngay trên những giá trị xương máu và lịch sử để có được. Nếu thích xây 1 Sai Gon hiện đại thì đề nghị xây bên Q9, Q2, Q12, Q7.....còn đầy đất bên đấy tha hồ xây, chứ đây cái chỗ bé tí cứ thích vào đập phá, xây dựng. Xây 1 cái Sai Gon 2 ở chỗ khác đi. Cái Sài Gòn cũ này nếu không trùng tu, cứu giúp thì xin đừng đào xới đập phá nó.
- Bạn có biệt danh that vong viết: Giờ chỉ hi vọng LƯƠNG TÂM của mấy người lãnh đạo thôi.
Xin gửi những hàng chữ này đến lương tâm của những người sẽ chịu trách nhiệm trước lịch sử dân tộc. Các vị cũng đừng quên câu nói nổi tiếng này: “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng khẩu súng lục, tương lai sẽ bắn lại anh bằng một khẩu đại bác.”
Văn Quang (24 tháng 10, 2014)

THI SĨ VƯƠNG ĐỨC LỆ

   Tiểu Sử
                                                       
- Tên thật: Lê Ðức Vượng
- Sinh ngày 15 tháng 11, 1937 tại Bạch Mai, Huyện Hoàn Long, Tỉnh Hà Đông.
- Qua đời ngày 20 tháng 1, 2008 tại Annandale, Virginia.
- Học Trung Học Chu Văn An Hà Nội và sau 1954, tại Sài Gòn. Đã theo học Luật Khoa và Văn Khoa.
- Năm 1962, ông bắt đầu đi dạy, sau đó làm Ký Giả cho Việt Nam Thông Tấn Xã, rồi làm Giám Đốc Đài Phát Thanh Long An (1964-1969).
- Trong Tết Mậu Thân, ông bị hỏng một mắt, trở về làm Biên Tập Viên cho Đài Phát Thanh Sài Gòn.
- Năm 1989, ông tham gia nhóm Diễn Đàn Tự Do (Đoàn Viết Hoạt), bị bắt và bị giam cho tới cuối năm 1995.
- Định cư tại Hoa-Kỳ, Tiểu Bang Virginia từ năm 2000, hoạt động với nhà xuất bản Tủ Sách Tiếng Quê Hương (Uyên Thao), Tổng Thư Ký Nguyệt San Kỷ Nguyên Mới - Hoa Thịnh Đốn, và viết bài bình luận cho Đài Phát Thanh Sài Gòn Houston (Texas).
                                                           
TÁC PHẨM ÐÃ XUẤT BẢN:
- Hoa Mười Phương, tuyển tập thơ với 14 tác giả, Sài Gòn 1959
- Ðường Lên Thiên Thai, Thơ, Sài Gòn 1962
- 40 Bài Thơ của Mai Trung Tĩnh và Vương Ðức Lệ, Sài Gòn 1960 [Giải Thưởng Văn Chương Toàn Quốc (1960-1961)]
- Tình Thơ Vương Ðức Lệ, Sài Gòn 1970
- Thiên Nga Trên Ngọn Ðỉnh Trời, Sài Gòn 1974
- Thơ Vương Ðức Lệ, Tủ sách Tiếng Quê Hương, Virginia 2000
- Thơ Tình Vương Ðức Lệ, Tủ sách Tiếng Quê Hương, Virginia 2003
- Thơ Giữa Đời Thường, Tủ sách Tiếng Quê Hương, Virginia


       

                           Một số hình ảnh với thân hữu
                                    
              
    
  
          
            
Từ trái: Nguyễn Huy Long, Nguyễn Tường Vân, Vũ Hối, Nguyễn Thị Ngọc Dung, Kiều Nga, Vương Đức Lệ, Hoàng Trùng Dương, Đăng Nguyên
           
              Nguyễn Ngọc Bích, Hà Bỉnh Trung, Trương Anh Thụy, Thúy Diệm, Ngọc Dung, Vương Đức Lệ ...
          
     Vương Đức Lệ và một số thân hữu: Nguyễn Túc, Hoàng Song Liêm, Hà Bỉnh Trung, Uyên Thao, Thái Thủy ...

Họp mặt tại nhà Văn thi sĩ Hà Bỉnh Trung: Vương Đức Lệ, Phạm Tuân, Lê Thị Nhị, GS Kim Oanh, Bùi Thanh Tiên, Ca sĩ Anh Dũng, Huỳnh Thái Bình, Bạch Mai, Loan Phượng, Hiếu Thuận, Hiếu Tâm, Lê Văn Phúc, Thy Nga, Phạm Ánh Bích, Kiều Nga ...
 
                 
       

Nửa Đêm Trong Bệnh Viện Fairfax
Mong con, cha mẹ đợi?
Nhớ em, ba chị chờ?
Và chú em út cũng còn trông anh sao
?
Mong manh chỉ một đường sinh tử
Hai ngả âm dương một lối vào
Gom tất cả tương lai và quá khứ
Mở càn khôn hiện tại đón chiêm bao!
Cũng chỉ là một giấc mê dài
Bàn tay nào đây
Ai lay tôi tỉnh dậy?
*Anh  chị còn đang đợi
Hai em cũng đang chờ?
Vợ con và các cháu
Bằng hữu tình thân, sơ
Xa xôi cũng một đường sinh tử
Xích lại gần thêm sợi tử sinh
Có những tiếng sụt sùi
Có những lời nức nở
Có những giọt lệ cứ thế
trôi lăn qua từng hơi thở
Cũng chỉ là một giấc mê dài
Bàn tay nào đây
Ai lay tôi tỉnh dậy?
Tôi trừng trừng mở mắt
Bước lại phía nào đây?
Phía bên này âm cảnh giới?
Phía bên kia dương cảnh giới?
Cũng chỉ là một giấc mê dài
 Bàn tay nào đây
 Ai lay tôi tỉnh dậy?
Vương Đức Lệ (Virginia, 12/5/07 - Trong Cỏ Thơm số 39)
Bên Dòng Nại  Hà
Bên  kia  dòng  Nại  Hà
Là  hồn  ma  bóng  quế
Bên  này  bờ  dâu  bể
Là  từng  lớp  phế  hưng
Ta  thấy  mọc  trên  lưng
Trùng  trùng  gai  thống  khổ,
Ta  nhìn  ta  đáy  mộ
Chỉ  thấy  trời  mênh  mông
Nghìn  năm  nghe  sóng  vỗ
Ôm  trái  sầu  kim  cổ
Suốt  đời  cùng  long  đong 
Có  tiếng ve  kêu  giấc  hạ  buồn
Bàn  chân  lưu  lạc  mộng  tha  hương
Có  ta  về  với  sầu  châu  thổ
Vô  tận  Em  chờ  tóc  điểm  sương.
Em  tự  nghìn  xưa  lạc  bước  về.
Xuân  tình  lay  tỉnh  một  hôn  mê
Vần  thơ  khép  lại  thiên  tình  sử

Trời  đất  tương  tư  bóng  nguyệt đề
Vương  Đức  Lệ
(Trong Cỏ Thơm số 41 - Đông 2007)
                                  
                                       
                                               
                                                     Một số hình ảnh với gia đình
                                   
                                                
                      
                                 Gia đình Vương Đức Lệ: vợ Bùi Thị Cẩm và con gái Lê Thị Quỳnh Dao
                 Vương Đức Lệ họp mặt với gia đình của một số chị em: Lê Thị Chí, Lê Thị Ý, Lê Thị Nhị ...
                   
 
          Mời đọc Những Bài Thơ của Vương Đức Lệ tại website của Nhà Thơ Việt Bằng
           

Bài ở nhà Văn Quang
Trên căn hộ chung cư
Số một trăm lẻ bốn
Gã ngồi đó, co ro - một dúm
Gã đưa tay gõ phím
Những con chữ còn xanh
Bao mảnh vỡ gia đình
Bao người tình thoáng hiện
Trong màn hình vi tính
Nhảy múa lung linh...
Bốn bức tường câm
Ngoài trời mưa tháng Sáu
Sài Gòn - Sài Gòn ba trăm năm
Vẫn bốn bức tường thầm
Thời gian như chảy máu.
Tháng Tư nắng Sài Gòn
Sài Gòn mưa tháng Sáu
Từng cuốn lịch rơi, mòn
Những lời thầm giông bão.
Chiếc bàn
Chiếc ghế
Chênh chông
Chừng sắp gãy
Gã vẫn ngồi đấy, một dúm - co ro!...

Ngày tháng cũ đong đưa
Những đêm dài không đáy;
Chân trời tím năm xưa
Cuộn tròn trong vực xoáy
Gã ngồi đấy, vai nhô
Củi đời khô, lửa cháy.
VƯƠNG ĐỨC LỆ

           
                     Mời nghe ca khúc Tìm Vui Sông Hồ - Nhạc: Nguyễn Hiền ; Lời: thơ Vương Đức Lệ
                           Hòa âm: Thanh Trang; Tiếng hát Tâm Hảo:    MP3    Youtube

      
                          Mời quý vị nghe ca khúc NHỚ MẸ TA XƯA ( bấm vào tên bản nhạc để nghe)
                                 Nhạc: Văn Sơn Trường, Thơ: Vương Đức Lệ, Tiếng hát: Quỳnh Lan

     
                     Mời quý vị nghe ca khúc DÒNG SÔNG THƠ ẤU ( bấm vào tên bản nhạc để nghe)
                             Nhạc: Vũ Đức Nghiêm, Thơ: Vương Đức Lệ, Tiếng hát: Vũ Trung Hiền
 

                Nhà Thơ Vương Đức Lệ đã vĩnh viễn ra đi - Linh Vang
Nhà thơ Vương Đức Lệ vừa mới mất trưa nay. Tôi được anh Uyên Thao gửi e-mail báo tin buồn, lúc 4 giờ pm. Anh Vương Đức Lệ nổi tiếng về thơ (đoạt Giải Văn Chương Việt Nam năm 1960), nhưng tôi lại thích đọc tạp bút Chuyện Nhỏ Chuyện To của anh hơn, đăng hàng tháng trên nguyệt san Kỷ Nguyên Mới. Không bỏ sót bài nào. Giở báo ra là đi tìm mục ấy trước nhất. Nghe nói không phải riêng tôi mà nhiều độc giả khác cũng thích đọc Chuyện Nhỏ Chuyện To của anh. Vì văn phong hiền lành, dí dỏm. Lần đầu tiên gặp anh vào năm 2005 khi Ng và tôi qua chơi vùng Washington DC, tôi thấy anh hiền lành như văn thơ của anh vậy, tôi lại càng cảm mến anh hơn, dù là với tôi, xem chừng anh ít nói. Tôi gặp anh ít nhất là ba lần. Tôi nhận xét anh thật đúng là một người lịch lãm. Tôi vẫn thường nói như vậy với nhà thơ Việt Bằng khi hai chúng tôi nhắc tới anh, khi biết hai nhà thơ đã từng học chung ở Chu Văn An, cùng thời. Tôi cũng nói thêm, chắc thời trẻ, anh VĐL đẹp trai lắm, với dáng cao cao, cái nhìn đôn hậu.
Khoảng 15, 16 tháng trước, bác sĩ cho biết anh VĐL mắc bệnh ung thư phổi. Tôi được chị nhà văn Lê Thị Nhị là em gái của anh báo tin sớm nhất, vì chị biết là chị sẽ bận rộn trong thời gian sắp tới nên có nhờ tôi xin bài vở cho KNM.
Trong thời gian chữa bệnh, vào ra bệnh viện nhiều lần, đau ốm như vậy mà anh vẫn có bài viết đều đặn cho KNM (để tôi đọc). Bệnh càng ngày càng nặng, anh vẫn bình thản viết về tình trạng sức khỏe, quá trình chữa trị bệnh của anh.

Vãn cuộc hay còn dở cuộc chơi?
Này, thân xác ấy hỏa thiêu thôi
Mấy cây nhang thắp, người lai vãng
Phơi nỗi buồn ra, giấu nỗi vui.
(Vương Ðức Lệ: Thở Dài)

Tôi phục là anh đã viết cho tới ngày cuối cuộc đời, như nhà thơ May Sarton, vẫn viết journal cho tới ngày bà ra đi.
Trên giường bệnh ngẫu hứng
Tử Thần bắt hụt ta lần nữa
Bạn mới mừng chung khóa nỗi vui
Bạn cũ buồn riêng ly rượu phạt
Ôm vai, bá cổ ngẩn ngơ cười!
Đã mấy lần rồi tai giả điếc
Tử Thần lay gọi mãi, không nghe!
Bởi còn lưu luyến duyên phàm tục,
Mải đợi người xưa lạc bước về.
Mai này chạm mặt giờ lâm tử
Nhớ, cũng xin đừng nhận cố nhân!
Đôi ngả âm dương nghìn cách trở
Bấy giờ lộng giả mới thành chân!
(Vương Đức Lệ 2007)

Khi đọc bài viết Đi Trước, Đi Sau của nhà văn Hoàng Hải Thủy trong Kỷ Nguyên Mới số 86, tháng 12, năm 2007, tôi đã linh cảm nhưng không nói ra với ai, là ngày ra đi của anh Vương Đức Lệ chắc hẳn đã gần kề.
Anh ra đi, tôi biết chắc, là trong sự thương tiếc của nhiều người, như anh đã biết và viết “…Vương Quân tôi vẫn luôn luôn cảm nhận được mình là người may mắn và hạnh phúc vẫn quanh đây. Thân nhân, bằng hữu vẫn thăm viếng, gọi điện thường xuyên. Những ngày cuối tháng 15 cũng như những ngày đầu tiên điều trị trong bệnh viện. Những ánh mắt và những cử chỉ thật nồng nàn, ân cần. Có lẽ đây chính là điều khiến Vương Quân tôi không đến nỗi chán sống chăng? Ít ra Vương Quân tôi cũng cảm nhận được hương vị ngọt ngào của cuộc sống…”


         Thi Sĩ Vương Đức Lệ Đã Đi Rồi - Nguyễn Thụy Long
"Tôi và Vương đức Lệ biết nhau từ rất lâu. Nay nghe anh qua đời từ vùng đất xa xôi, tôi cũng bàng hoàng. Anh là bạn đồng nghiệp với tôi, anh làm thơ, tôi viết văn làm  báo từ thuở trước, trước 30-4-1975.
Sau 1975 chúng tôi đều treo bút, không sống bằng nghề cầm bút nữa, đi học tập cải tạo rồi về làm bao nhiêu thứ nghề khác để sống, và muốn sống bằng nghề cầm bút cũng chẳng ai cho, tuy rằng chế độ mới cai trị miền Nam vẫn nói là con đường văn nghệ luôn luôn rộng mở cho tất cả những văn nghệ sĩ, không phân biệt."
                            Mời đọc tiếp bài viết của Nhà Văn Nguyễn Thụy Long (pdf)

                 Đọc thơ của Vương Ðức Lệ - Vĩnh Hảo
" Thơ ông đượm mùi tù đày và nỗi chết. Có vẻ như ông đang nhìn ngắm, quan sát con người và cuộc đời bằng khoé mắt của một người hấp hối. Nhưng không hẳn như vậy đâu. Dù ông cứ nói về sự biến hoại, vô thường, hư huyễn, giả trá, chết chóc, quan tài, mồ mả... mà lòng ông vẫn cứ thản nhiên như thường. Ông vừa nói vừa cười đó mà. Ông chỉ nhìn sự vật ở mặt trong của chúng. Ông thấy màu tóc bạc trong màu tóc xanh. Thấy sự tàn tạ trong nét tươi hồng. Cái thấy như vậy có vẻ như bi quan mà thực ra, lại là cái thấy rất bi tráng. Cái giọng thơ vừa buồn vừa ngạo nghễ, bất cần đời, khi dể cuộc đời mà cũng yêu cuộc đời tha thiết như thế, hầu như là nét đặc trưng của thơ Vương Ðức Lệ. "   

                                                   Mời đọc tiếp bài viết (pdf)

Khóc Vương Đức Lệ
Ôi người bạn trẻ năm nào
Những câu lục bát viết sao não nùng
Sang đây dù có lạnh lùng
Vẫn không điệp điệp trùng trùng gió thu
Những năm đầy đọa ngục tù
Câu thơ lục bát cho dù xanh xao
Người về đầu vẫn ngửng cao
Gặp nhau tưởng giấc chiêm bao lại cười
Nghĩ thôi ngắn ngủi cuộc đời
Tôi còn đây để khóc người nữa ư!
Gặp nhau ngỡ lúc di cư
Ngỡ còn gần gũi đâu từ quê hương.
Hà Thượng Nhân

Lãng Đãng Hồn Thơ
- Vô cùng thương tiếc anh Lê Đức Vượng
Những gì còn lại trong em
Giận mình bên vách, trốn tìm, đuổi  nhau
Rồi xa cách một địa cầu,
Nhớ ngày đoàn tụ, nhớ câu tâm tình
Đường dài nắng ngọc lung linh
Qua giòng nước bạc ta nhìn thấy anh
Bước lui bước tới loanh quanh
Great Falls đổ giữa mầu xanh cây cành
Potomac đẹp như tranh
Mùa thu lá nhỏ, mộng lành dệt đan
Giờ em thương tiếc vô vàn
Giờ anh bỏ cuộc, địa đàng quạnh hiu
Cảnh chiều mây xám trôi theo
Cảnh đời tro bụi bay vèo thế thôi
Con chim cú gọi tên người
Tại anh băng giá hay trời vào đông
Bỏ đi tìm cõi vô cùng
Hồn thơ còn lại ấm lòng người sau
Lê Thị Ý

            CHUYỆN NHỎ, CHUYỆN TO - Lê Thị Nhị
" 13 giờ 50, ngày Chủ Nhật, 20 tháng 1 năm 2008, anh tôi, nhà thơ Vương Đức Lệ hay Vương Quân của mục Chuyện Nhỏ, Chuyện To... của Kỷ Nguyên Mới đã nhắm mắt ngủ một giấc ngàn thu thật êm đềm, sau khi nhìn vợ và con gái lần cuối cùng.
Chiều hôm Thứ Sáu, khi tôi hỏi anh: “Báo kỳ này sắp xong rồi, anh có Chuyện Nhỏ, Chuyện To... không đấy?”
Tay anh run run lấy cái ống thở dưỡng khí ra khỏi mũi, đáp rất nhanh:
- Có chứ! Tôi sẽ đọc cho Cẩm viết (Cẩm là vợ của anh)
Nhưng cho đến giờ này, anh đã đi xa, đi xa quá rồi, mà anh vẫn không để lại cho tôi “Chuyện Nhỏ, Chuyện To...” Tôi đành phải viết thay anh từ nay vậy."
 

                                    Xin mời đọc tiếp bài viết của Nhà Văn Lê Thị Nhị (pdf)

Tiễn BiệtThương tiếc thi sĩ Vương Đức Lệ
Anh đi chiều lạnh mùa đông
Tôi nghe đau xót trong lòng tiếc thương
Giọt châu trên mắt còn vương
Khóc tình tri kỷ trong vườn văn thơ
Thi nhân ôm cả trời mơ
Về miền tiên cảnh qua bờ tử sinh
Biệt người thân với gia đình
Chia tay bằng hữu đoạn tình thơ văn
Đêm rằm lành lạnh vầng trăng
Không trung một ánh sao băng lu mờ!
Hoàng Trùng Dương
(Đêm rằm tháng chạp năm Đinh Hợi)

"Thuở chưa làm viễn khách
Ta ca hiệp khách hành
Ta nay hồn hóa thạch
Tiếng tơ sầu mong manh"

(Vương Đức Lệ)
Vương Lệ
Đời gọi tên anh: Lê Đức Vượng
Tình gọi thơ anh: Vương Đức Lệ
Góp tình đời kể chuyện cùng nghe
Rằng xưa có một người như thế:
Đời không hưng Vượng, tình Vương Lệ
Rót xuống trần gian hệ lụy thơ
Khóc quê hương nghẹn ngào dâu bể
Đau trầm luân thế hệ nhọc nhằn
Khi viết khúc tình ca đất Việt
Anh ghìm con chữ dưới trăng mơ
Cho vơi hồn núi sầu ly biệt
Nhẹ dấu tình sông khóc tiễn đưa
Vẫn nghe sâu tận lời tâm huyết
Ước vọng ngàn sau dậy chuyển mùa
Mong non sông Việt thôi Vương Lệ
Thấm Đức tiền nhân thơm sử xưa!
Cao Nguyên MD Jan 19, 2013

                Những giòng viết nhanh cho Cậu
Nhìn những dòng chữ phân ưu và cáo phó của cậu trên các website, tôi vẫn không tin được là cậu đã thật sự ra đi.
Dù rằng mấy ngày nay tôi đã khóc vật vã, khóc lặng lẽ, khóc đứng, khóc ngồi, khóc nằm, khóc cả trong lúc thức và trong giấc ngủ. Nói chung tâm hồn tôi nặng trĩu nỗi buồn. Tôi vẫn biết ngày này phải đến.  Tôi đã khóc nhiều từ khi biết cậu bệnh nặng thế nhưng sao nước mắt vẫn tuôn rơi thành giòng không thôi.
Tôi nhớ đến những kỷ niệm vui với cậu, để mỉm cười với ảnh cậu. Tôi chẳng rành lắm về kỹ thuật bóng đá, thế mà suốt mùa World Cup năm 2006, tôi đã cùng cậu bàn luận sôi nổi về mỗi trân đấu.  Đặc biệt trong năm ấy là cú húc đầu của Zidane vào ngực Materazzi. Cậu cũng có vẻ thích thú nói chuyện với cô cháu gái lắm vì nàng cứ xem được tin gì trên internet bàn luận về cú húc đầu thì lại phone kể lại cho cậu nghe.  Rồi thì đủ chuyện về nhân sinh quan được đem ra nói.  Nàng thích lắm mỗi khi được cậu khen Vân tồ nói không tồ tí nào!

Mỗi khi tôi phone cho cậu, biết là cậu trả lời nhưng tôi vẫn hỏi: “Cậu đó hả?” để được nghe cậu nói : “ Ư.. ư..” ngân dài.  Chỉ tiếng Ư đó thôi, tôi nhận biết ngày hôm ấy cậu đang vui hay buồn, khỏe hay không khỏe.  Tiếng Ư của cậu thật độc đáo như reo vui mừng rỡ, khiến cho người gọi hỉ hả lắm.  Nhiều lúc cậu gọi yêu tôi là “ Ĩ Ân”.  Tiếng gọi thân mật từ thuở bé cậu vẫn gọi tôi để trêu tôi. (Ĩ là cậu đọc trại đi từ Cái Đĩ Thằng Cu của người miền Bắc gọi con gái và con trai khi còn bé và Ân  là Vân đọc cho xuôi tai với tiếng Ĩ).  Cái tên gọi ấy trở thành cái gì thân thương theo suốt quãng đời thơ ấu của tôi với hình ảnh cậu.
Câu chuyện của tôi và cậu mỗi lúc một ngắn đi và thưa lại, dù tôi rất muốn gọi cho cậu mỗi ngày. Tôi không còn đề tài nào có thể làm vui cậu khi sức khỏe cậu mỗi ngày kém đi.  Tôi cảm thấy mình ăn nói vô duyên nhạt nhẽo. Câu hỏi thăm cậu khỏe không luôn được cậu trả lời khỏe nhưng chữ khỏe không còn khẳng định chắc chắn nữa.  Tôi biết cậu nói để tôi khỏi lo. Dần dần tôi không còn dám hỏi cậu khỏe không nữa mà thay vào đó là hôm nay cậu thế nào, cậu thấy sao?  Câu trả lời của cậu sẽ là vẫn vậy hoặc mệt. Lúc đó tôi đã khóc bên đầu dây, tránh không bật thành tiếng để cậu nghe thấy. Tôi thương cảm và đau lòng trước sự thất vọng của cậu khi thấy sau mỗi đợt chữa trị không có kết quả khả quan hơn. Tôi đã tìm nhiều chuyện nói để mang lại sự hy vọng và can đảm cho cậu nhưng tôi nghĩ mình không thành công lắm vì chính bản chất tôi không là người lạc quan.
Hôm nay cậu ra đi đã 3 ngày rồi, mỗi tối tôi vẫn mong sẽ thấy đựợc cậu trong giấc ngủ, và tôi tin chắc là tôi sẽ gặp lại cậu. Tôi phải thầm cám ơn ông Hoàng Hải Thủy đã viết bài "Đi Trước, Đi Sau" đăng trên Kỷ Nguyên Mới. 
Tôi cảm thấy nguôi ngoai hơn khi nghĩ rồi chắc chắn mình cũng sẽ ra đi và gặp lại cậu ở thế giới cậu đang ở. Chỉ là một sự tạm biệt thôi phải không cậu? Cậu đón cháu cậu nhé!  Hiện giờ thì cháu nhớ cậu lắm cậu ơi!  Cậu đã khỏe rồi không còn đau đớn lo sợ và thất vọng nữa. Cậu yên nghỉ trên ấy cậu nhé. Cháu và mọi người sẽ mang mãi trong lòng hình ảnh cậu yêu cho đến cuối đời. 
Vô vàn thương nhớ cậu.

Hàn Bích Vân (Tối 23-1 2008) 


                          Thầy Chương - Song Thao
"Anh Nguyễn Thiệu Hùng bút hiệu Mai Trung Tĩnh và anh Lê Đức Vượng bút hiệu Vương Đức Lệ. Hai anh đã in chung tập thơ "40 bài thơ Mai Trung Tĩnh và Vương Đức Lệ" và tập thơ này đã đoạt giải thưởng Văn Chương Toàn Quốc năm 1961.
Cả hai anh đều đã bị Cộng Sản đầy ải trong ngục tù tại Saigon cùng với một số nhà văn nhà thơ khác trong nhóm Diễn Đàn Tự Do của Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt. Anh Mai Trung Tĩnh được thả năm 1994 mang bệnh tim, mù một mắt và sưng gan do hậu quả của những năm lao tù. Ngày 7 tháng 6 năm 1995, anh cùng vợ và hai con đã tới Hoa Kỳ và mất tại Virginia vào lúc 2 giờ sáng ngày 20 tháng 2 năm 2002 vì di chứng của những bệnh cũ. Anh Vương Đức Lệ cũng được sang được Hoa Kỳ rất muộn, nhiều năm sau khi thoát khỏi lao tù. Tôi nghĩ tới thầy với những ngày lao tù bệnh tật dưới chế độ Cộng Sản, nghĩ tới cái chết tức tưởi của thầy chỉ ít ngày sau khi được thả vì quá đau yếu. Cả thầy lẫn trò đều chung nỗi truân chuyên của những người làm văn nghệ gặp cơn gió chướng."

                                                          Mời đọc tiếp bài viết (pdf)

Những ngày trong tù với Vương Đức Lệ - Đoàn Thanh Liêm (26/01/2008)
" Vương Đức Lệ với tôi chỉ gặp nhau ở trong tù, nhưng mà lại có duyên rất gần gũi thân thiết với nhau. Bọn tôi ở chung với nhau 2 đợt: lần đầu vào năm 1991-92 tại trại giam số 4 Phan Đăng Lưu (tức là Khám Lớn Gia Định cũ) đối diện với Chợ Bà Chiểu. Và lần thứ nhì thì lại ở chung với nhau vào năm 1993-94 tại Trại Z 30D ở Khu Rừng Lá Hàm Tân, Phan Thiết.
Tại số 4 Phan Đăng Lưu, trong thời kỳ chờ ra Tòa án xét xử, thì chúng tôi ở chung phòng với nhau, có 3-4 nguời, suốt cả ngày 24/24 giờ, lâu lâu mới được dẫn ra trước cửa “tắm nắng” chừng 15-20 phút. Thành ra ngày đêm bọn tôi tha hồ tâm sự đủ thứ chuyện đời với nhau. Lệ quả là một nhà thơ, chàng có thể “xuất khẩu thành thơ” bất kể giờ giấc nào. Người nghệ sĩ nhìn đời khác hẳn với người thường. Chàng luôn có thái độ thanh thoát, chẳng hề bận tâm đến hoàn cảnh o ép hạn chế trong nhà tù. Nhiều khi lại kể chuyện khôi hài thật là dí dỏm, khiến các bạn cùng phòng tha hồ cười ngặt nghẽo."   
                                           Mời đọc tiếp bài viêt ( pdf)

            Diễn Đàn Tự Do và Người Tù Vương Đức Lệ
                 - Trang Báo ở Sài Gòn đăng về vụ Diễn Đàn Tự Do (nguồn: website của GS Đoàn Viết Hoạt)
      - Vương Đức Lệ nói về trại giam trong buổi Hội Ngộ Cựu Nhân Viên Truyền Thông Việt Nam Cộng Hòa năm 2004
                          

  Tưởng Niệm Thi Sĩ Vương Ðức Lệ - Tạ Quang Khôi
" Hồi còn ở Saigon, tôi không có hân hạnh được quen biết Vương Ðức Lệ, dù Anh là một nhà thơ nổi tiếng, đã được giải thưởng văn chương toàn quốc năm 1960-61, cùng Mai Trung Tĩnh với tác phẩm “40 Bài Thơ”. Nhưng tôi lại có một kỷ niệm rất sớm với hai nhà thơ này."
                                                        Mời đọc tiếp bài viết (pdf)

Bóng Thời Gian - Giờ Chót Với Vương Đức Lệ - Lê Văn Phúc
" ... Khi về hưu, lên vùng “Đất tình nhân Virginia” tá túc, tôi lại quen biết với một số văn nhân thi sĩ, nghệ sĩ như thi sĩ/nhà văn Hà Bỉnh Trung, nhà văn Hoàng Hải Thủy, nhà văn Uyên Thao, nhà văn Lê Thị Nhị, nhà văn Tạ Quang Khôi, nhà văn/nhà báo Đào Trường Phúc, nhà văn/nhà thơ Ngô Vương Toại, nhà thơ Lê Thị Ý, nhà thơ Hoàng Song Liêm, nhà văn/nhà thơ/nhạc sĩ Nguyễn Đức Nam, nhạc sĩ Nguyễn Túc-Linh Phương, đôi tài tử song ca Nga Mi -Trần Lãng Minh, hoạ sĩ thư họa Vũ Hối, nhà văn/nhà thơ/hoạ sĩ Trương Anh Thụy, giáo sư /dịch giả Nguyễn Ngọc Bích, giáo sư Phạm văn Tuấn, tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, bác sĩ/nhạc sĩ Văn Sơn Trường, bác sĩ/ thi sĩ Phó Ngọc Văn, bác sĩ/nhân quyền Nguyễn Quốc Quân...
Thế thì còn nhà thơ Vương Đức Lệ, tôi quen trong trường hợp nào?
Câu chuyện nó như thế này: ... "
Mời đọc tiếp bài viêt của Nhà Văn Lê Văn Phúc ( pdf)

Xứ Lạ
Ta vẫn làm dân xứ lạ
Ngẩn ngơ đất khách quê người
Ôi trái tim sầu hóa đá
Bao giờ? Biết thuở nào nguôi?

Ta vẫn làm dân xứ lạ
Giữa trời, giữa đất bao la
Dạt cánh bèo trôi biển cả
Mịt mù thương nhớ bờ xa.

Ta vẫn làm dân xứ lạ
Cuối đời làm cánh rong xanh
Biển sâu bạc đầu sóng vỗ
Thân xô ghềnh đá tan tành

Ta vẫn làm dân xứ lạ
Suốt đời làm kẻ tha hương
Gối chiếc đêm nằm trăn trở
Khôn nguôi nỗi nhớ dị thường

Ta vẫn làm dân xứ lạ
Ngậm ngùi thân lại thương thân
Ta thấy ta ngồi hóa đá
Ngó quanh nào thấy mộ phần

(thơ Vương Đức Lệ)
Tôi thường hay đọc thơ khổ bốn câu, mỗi câu 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ…
Hôm nay chợt đọc những khổ thơ mỗi câu 6 chữ và trong tôi liền có cảm giác rất lạ.
Nó không dứt khoát như câu 5 chữ ngắn gọn. Nó không dịu dàng, uyển chuyển như câu 7 hay 8 chữ.
Với câu 6 chữ, âm hưởng câu thơ nghe như day dứt… Và đó là một hiệu ứng (effect) mà nhà thơ đã tạo ra rất đạt.
(Tôi loay hoay vẫn chưa nghĩ ra được từ nào diễn tả cho chính xác! Tạm gọi như thế là “day dứt”.)
“TA VẪN LÀM DÂN XỨ LẠ” cứ lặp đi lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ khiến ta nghe ra một chuỗi thinh âm sầu não miên man đồng vọng …

Lê Anh Dũng

        
"Nhà Thơ Vương Đức Lệ là người mà Miên Du thường hay nói chuyện văn thơ, là người khuyến khích Miên Du viết văn  ... Miên Du đã ghi xuống nhạc phẩm " Vết Nứt Rêu Phong" để tặng riêng cho Nhà Thơ Vương Đức Lệ."  Xin bấm vào tên bản nhạc để nghe tiếng hát của ca sĩ Hương Giang. 

           Xin vui lòng gởi tài liệu và ý kiến xây dựng về Phan Anh Dũng: dathphan1@gmail.com


THẦN ĐỒNG VIỆT NAM

 

THẦN ĐỒNG VIỆT NAM

Xin  xem các tài hoa Việt Nam

Một em bé 12 tuổi, người Bình Định mà hát chầu quá tuyệt vời
Xin bấm vào link để xem:

https://www.youtube.com/v/Ecs2bmNQcgg




 Chuyện dạy con của mẹ "thần đồng" 15 tháng tuổi


(GDVN) - Bên cạnh việc đọc sách, tham khảo kinh nghiệm của các mẹ đi trước, chị Thảo còn căn cứ vào tình hình thực tế của con mới tiến hành các bước giáo dục...

Câu chuyện về bé Tuệ Nhi – một bé gái hơn 15 tháng tuổi "đi chưa vững đã biết đọc chữ" khiến ai cũng ngạc nhiên. Khả năng đặc biệt của bé là do thiên bẩm hay dưới tác nhân nào khác?
Trò chuyện lâu hơn với mẹ bé – chị Vũ Phương Thảo về quá trình phát triển của Tuệ Nhi, các bí mật dần được hé mở. Ngược dòng thời gian, chị Thảo nhớ lại thời điểm trước khi Tuệ Nhi chào đời.
Mẹ đọc và tự tổng hợp kinh nghiệm

Ngày đó được chị Thảo gọi là một ngày “may mắn” khi tình cờ được cầm trên tay cuốn sách Em phải đến Havard học kinh tế của tác giả Lưu Vệ Hoa và Trương Hán Vũ. Cuốn sách là phương pháp giáo dục con của mẹ Vệ Hoa và ba Hán Vũ với bé Lưu Diệc Đình – một bé gái thông minh, ngay từ nhỏ đã nhận thức thế giới xung quanh tốt. Đến năm 18 tuổi, Diệc Đình được học bổng vào trường Havard. Trong cuốn sách này, mẹ Vệ Hoa có nhắc đến cuốn “Thiên tài và sự giáo dục từ sớm”.

Chị Phương Thảo thực hiện phương pháp giáo dục con sớm ngay từ khi còn mang bầu bé Tuệ Nhi. Ảnh Hồng Nhung

Chị Thảo lại tiếp tục tìm kiếm trên mạng, tại các hiệu sách thông tin cuốn sách này. Rồi sách nọ nối sách kia, chị vừa đọc vừa tìm hiểu thêm tài liệu trên diễn đàn, trên một số website đã đưa chị đến với phương pháp giáo dục sớm, phương pháp thai giáo.
Qua đó, chị cũng thấy người ta nói đến những mặt lợi và hại của phương pháp giáo dục sớm. Có người nói rằng khi bé biết chữ rồi, đến lúc đi học sẽ không thích học nữa, bé chỉ đọc như một con vẹt mà không hiểu ý nghĩa của từ đó là gì, đọc cay mà không biết thế nào là cay, đọc lạnh mà không biết thế nào là lạnh...
Ngay cả bố chị - một giáo viên đã nghỉ hưu cũng cảm thấy lo lắng vì ông bảo chưa thấy ai làm thế bao giờ cả, chưa biết có tác dụng phụ không.

"Thần đồng" đi chưa vững đã biết đọc chữ
Tuy mới 15 tháng nhưng bé Tuệ Nhi đã đọc thông thạo tất cả các chữ, mặc dù giọng nói vẫn còn ngọng nghịu nghe chưa rõ.
Giống như nhiều người làm cha làm mẹ, vợ chồng chị Thảo chỉ hy vọng con cái sinh ra và lớn lên được khỏe mạnh. Khi quyết định theo phương pháp giáo dục sớm, anh chị có hy vọng sau này con sẽ thông minh chứ không đặt quá nhiều áp lực vào việc này.
Do đó, bên cạnh việc đọc sách, tham khảo kinh nghiệm các mẹ đi trước, chị Thảo căn cứ vào tình hình thực tế của con để thực hiện. Tuy nhiên, bản thân vợ chồng chị cũng không biết được đến thời điểm nào con có thể làm được.

Dành thời gian tương tác cùng con

Ngay khi mang bầu Tuệ Nhi, chị thực hiện luôn phương pháp thai giáo. Hàng ngày, chị cho bé nghe nhạc cổ điển, sử dụng chiếu sáng, tiếp xúc qua da, vỗ về bé từ bên ngoài.
Chồng là một thủy thủ biển, vẫn thường công tác xa nhà. Do ở một mình nên chị thường trò chuyện với con, cứ có chuyện vui là chị lại tâm sự cùng con. Không những thế, chị còn dành thời gian kể chuyện, đọc thơ cho con nghe. Cứ thế kiên trì tạo sự tương tác, giao lưu giữa hai mẹ con cho đến khi Tuệ Nhi chào đời.
Mong muốn của chị không chỉ dạy con biết mặt chữ mà còn dạy con nhận biết thế giới xung quanh bằng đa giác quan. Khi chị cho bé nhìn chữ và đọc cho bé nghe, cùng thời điểm đó chị cố gắng có thể nhất cho bé tiếp xúc được bằng xúc giác, thính giác... để hiểu được nghĩa. Chẳng hạn với từ lạnh, chị lấy một viên đá nhỏ đặt vào bàn tay bé và nói đây là lạnh. Nghĩa là bé vừa hiểu được nghĩa của từ lại được đọc được luôn, có sự tương tác cho bé được thực hành luôn...


Chị Thảo mua tấm bảng nhỏ để viết chữ mới khi cần dạy con. Ảnh Hồng Nhung

Chị Thảo nhớ lại có thời điểm trong suốt 2 tháng, chị kiên trì cho con nhìn màu trắng hoặc màu đen, tiếp theo cho con nhận thức đồ vật trong nhà, nhận thức đâu là ông, đâu là bà, đâu là chú, là cô...
Thời điểm Tuệ Nhi được 3 tháng, chị bắt đầu tháo thẻ chữ. Mong muốn được tự tay làm cho con gái thẻ chữ, thẻ số, chị lại hì hịu viết và cắt, dán...
Chị Thảo nhớ lại: “Chị lần lượt cho các bé nhìn các thẻ chữ, thẻ số (dot cards). Thời điểm đó bé chỉ tập trung nhìn thôi chứ chưa hiểu gì. Chị không thấy con có phản ứng gì nên cũng không biết con có biết được không”.
Mỗi ngày, chị cố gắng dành cho con đều đặn 15 phút buổi tối (bởi chị đi làm cả ngày chiều tối mới về) để cùng bé đọc chữ. Có thời gian, chị lại đưa bé đi dạo quanh nhà, qua công viên cho bé xem và chỉ cho bé biết về thế giới xung quanh, vừa kết hợp cho bé học thực tế luôn.

Những bức tranh nổi tiếng, tranh dân gian, hình trò chơi dân gian... được chị Thảo dán quanh giường bé ngủ.
Thời điểm Tuệ Nhi được 7 tháng, bé có khả năng nhận biết các chữ. Theo chị Thảo chia sẻ thì các chữ này trước đây chị từng cho bé xem rồi, có trong thẻ dot cards. Khi chị giơ hai tấm thẻ lên, chẳng hạn 1 và 3, hỏi con đâu là số 1 con đều chỉ được, mặc dù lúc đó con chưa biết nói. Khi con 10 tháng tuổi, con mới bắt đầu biết nói.
Khi bắt đầu bước vào tháng thứ 12, bé bắt đầu đọc chữ. Những chữ bé đọc được đều là những chữ mẹ đã giơ lên cho con nhìn, những chữ quen thuộc đã biết.
Khi con kết thúc tháng 13 cũng là lúc con biết đọc 169 từ. Đến một ngày, mẹ “ngạc nhiên” khi chưa kịp dạy con các chữ mới mà con lại có khả năng đọc được. Và mẹ bắt đầu theo dõi con trong 15 ngày. Hầu như mẹ không phải dạy con chữ mới, chỉ những chữ nào quá khó mẹ mới phải hướng dẫn con.
Chị Thảo cho biết “Mẹ không dạy bảng chữ cái, vì sợ sau này khi con đi học sẽ có thay đổi, mà chỉ dạy mặt chữ. Mẹ ngạc nhiên khi chỉ dạy một số chữ mà con lại biết tất cả các chữ, dường như con có khả năng ghép vần, ghép âm”.
Ngoài việc nhận diện mặt chữ, bé Tuệ Nhi còn có thể nhận biết hình ảnh hệ mặt trời, đồng hồ, trò chơi dân gian, môn thể thao, quốc kì các nước, màu sắc, sinh trưởng... Tính đến thời điểm này bé Tuệ Nhi được hơn 15 tháng tuổi và có thể đọc được hết tất cả các chữ.


BÉ 15 THÁNG TUỔI GIỎI TIẾNG VIỆT




BÉ 16 THÁNG TUỔI GIỎI TIẾNG ANH

BÉ 2 TUỔI BIẾT NÓI TIẾNG ANH & ĐỌC BÁO



LÊ XUÂN NHUẬN * NGÔ ĐÌNH DIỆM

 
TT Ngô Đình Diệm và canh bạc  liều lĩnh
 (Tư liệu tham khảo)
***

          Để tháo gở áp lực của Mỹ, anh em ông Diệm đã chủ quan tính sai một nước cờ lấy một quyết định liều lĩnh, dại dột nhất trong cuộc đời chính trị của mình: “Tìm cách thỏa hiệp với Hà Nội”. Quyết định nầy liều lĩnh và dại dột vì ba lý do:       
          1Mỹ đã “nặn” ra ông Diệm ở Washington, rồi “bồng” ông về nước. Sau đó, lại đổ kinh viện, quân viện và uy tín quốc gia để khai sinh và nuôi dưỡng nền Đệ Nhất Cọng hòa trong chiến lược xây dựng một tiền đồn chống Cộng cho Thế giới Tự do, thì làm sao Mỹ để cho ông qua mặt tự đi thỏa hiệp với Cộng sản phá vở vai trò “tiền đồn” trong cuộc chiến tranh lạnh được.      
          2Ông Hồ Chí Minh và Đảng Cọng sản Việt Nam đã nằm gai nếm mật, hy sinh bao nhiêu xương máu trong gần 30 năm để làm hai nhiệm vụ đan bện với nhau: Dành độc lập cho dân tộc, và thiết lập chế độ Cọng sản tại Việt Nam cho Quốc tế Cộng sản. Năm 1954, họ đã thành công được một nữa: Đuổi thực dân Tây ra khỏi nước 
(cho dân tộc) và quản lý miền Bắc (cho Cộng sản Quốc tế). Vậy thì làm sao họ có thể thỏa hiệp với kẻ thù “Mỹ-Diệm” được. Cộng sản quốc tế có cho họ làm không ? Làm sao họ biện minh được với Quân dân và Đảng viên ở miền Bắc ? Họ biết ông Diệm đang mâu thuẫn với Mỹ và đang bị nhân dân miền Nam chống đối nên chỉ mưu mẹo lợi dụng động thái xin thỏa hiệp của chính phủ Diệm để làm suy yếu  thế đồng minh Mỹ-Việt mà thôi (Đọc thêm War of the Vanquished của Mieczilaw Maneli) 
          3. Nhưng quan trọng hơn hết là khi thỏa hiệp với Hà Nội, hai ông Diệm-Nhu đã phản bội lại Hiến pháp VNCH 1956 (Theo Điều 7 thì "những hành vi có mục đích phổ biến hoặc thực hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thái đều trái với nguyên tắc ghi trong Hiến pháp"), đã vi phạm luật 10/59 (ban hành tháng 5/1959) mà ông Diệm đã dựa vào đó để đàn áp những chiến sĩ quốc gia cũng chống Cộng nhưng đối lập với ông. Thỏa hiệp với chính phủ Hồ Chí Minh, hai anh em ông Diệm-Nhu còn phản bội bao nhiêu chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh xương máu để bảo vệ miền Nam.     
          
Tưởng Mỹ không bao giờ dám từ bỏ mình vì đã can dự quá sâu vào miền Nam, tưởng chính phủ Hà Nội đánh giá cao động thái thỏa hiệp, tưởng đã khuất phục được quân dân miền Nam sau 9 năm bạo trị, …. Gia đình ông Diệm (đúng ra lúc đó ông Diệm chỉ là một bù nhìn bất lực, chính hai “tổng thống” Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân mới là kiến trúc sư để thiết kế và) đi “canh bạc chính trị” liều lĩnh và ngu dại nhất đời mình ‘tìm cách thỏa hiệp với Hà Nội để giải tỏa áp lực của Mỹ’. Nhưng “canh bạc” đó không lừa được kẻ thù, không dấu được đồng minh, và không đánh giá đúng được phản ứng của quân dân miền Nam nên, cuối cùng, Mỹ quyết định “Diệm must go!”, anh em ông đã phải lãnh hậu quả trước lịch sữ và dân tộc. Ngày 1-11-1963, chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa cáo chung.
Tai sao Mỹ quyết định “Diệm must go!”?
Dựng tượng Tổng Thống Ngô Đình Diệm ở thủ đô Washington của Mỹ có được không?
Đọc bài báo dưới đây sẽ thấy có câu trả lời:
1)Ngày 02 tháng 11 năm 2001
       Số là vào ngày 02 tháng 11 năm 2001, một số người thuộc nhóm “tinh thần Ngô Đình Diệm”đã tổ-chức một buổi lễ cầu hồn cho cố Tổng-Thống Ngô Đình Diệm tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam ở California, và quyết định mở một chiến dịch gây quỹ để xây một bức tượng của cố Tổng-Thống Ngô Đình Diệm ngay tại thủ đô Washington.
2) Ngày 24 tháng 12 năm 2001
         Không phải tự-nhiên mà tờ tuần-báo Newsweek nổi tiếng của Hoa Kỳ vào ngày 24 tháng 12 năm 2001 bỗng đăng một bài tổng-kết tình-hình hoạt-động cuả CIA ở Đông Nam Á, và chú lên trên bức ảnh cuả cố Tổng-Thống Ngô Đình Diệm một câu trắng-trợn như sau:
            1963: The Kennedy administration begins to see South Vietnamese President Ngo Dinh Diem as a communist tool and decides that "Diem must go."  The CIA engineers coup attempts that eventually lead to his assassination in November.
 (“1963: Chính-quyền Kennedy bắt đầu thấy rõ Tổng Thống Ngô Đình Diệm cuả Nam Việt-Nam là một công-cụ cuả cộng-sản và quyết định rằng "Diệm phải ra đi."  Cơ-quan CIA thiết kế các mưu toan đảo chánh rốt cuộc đưa đến việc ám sát ông ta trong tháng 11.")
Sau đây, trang báo Newsweek, ngày 24 tháng 12, năm 2001:
(DECEMBER 24, 2001- NEWSWEEK - PAGE 16)
3) Độc-giả tinh ý hiểu ngay đó là một cách trả lời của Mỹ đối với ý định nói trên của số người liên quan.
Tìm câu trả lời cho câu hỏi tai sao Mỹ quyết định “Diệm must go!”?
Theo Ông QUÁCH TÒNG ĐỨC
(Đổng Lý Văn Phòng của Tổng Thống Ngô Đình Diệm):
            Theo tiến-sĩ Lâm Lễ Trinh, cựu Bộ-Trưởng Bộ Nội-Vụ dưới thời Đệ-Nhất Cộng-Hòa, trong bài “Mạn Đàm với cựu Đổng-Lý (Văn-Phòng Tổng-Thống Ngô Đình Diệm) Quách Tòng Đức thì:
            <<Ông Ngô Ðình Nhu đã tìm cách thương-lượng với Bắc Việt để loại ảnh-hưởng của Hoa Kỳ.  Ông Nhu đã mời Manelli, Trưởng Phái-Đoàn Ba Lan trong Ủy-Hội Quốc-Tế Kiểm-Soát Đình-Chiến để nhờ liên-lạc với Hà Nội qua Ðại-Sứ Pháp là Roger Lalouette đưa đề-nghị mở cuộc tiếp-xúc giữa 2 bên.  Bắc Việt chấp-nhận ngay.  Ông Nhu giả vờ đi săn với ông Cao Xuân Vĩ ở Cao Nguyên rồi nửa đường rẻ xuống vùng Tánh Linh ở Phước Tuy để gặp đại-diện của Bắc Việt.  Cụ Cao Xuân Vĩ đã xác-nhận điều này.  Trong cuộc gặp-gỡ, 2 bên đồng ý tái-lập trước tiên về liên-lạc bưu-điện và sau đó về giao-thương để tiến tới thống-nhất đất nước trong hòa-bình.  Sau cuộc tiếp-xúc đó, ông Nhu cố ý tiết-lộ nội-dung cuộc tiếp-xúc cho báo-chí biết để ngầm thông-báo cho Washington.
            Ông Quách Tòng Đức xác-nhận là “chính ông Nhu có đề-cập đến chuyện này trong vài phiên nhóm với tướng-lãnh tại Bộ Quốc-phòng và ngày 23.7.1963 tại suối Lồ Ồ khi nóí chuyện với các cán-bộ xây-dựng Ấp Chiến lược khoá 13.
            Một nguồn tin khác cho biết ông Nhu xử dụng trung gian cuả bốn đại sứ: Roger Lalouette (Pháp), d’Orlandi (Ý), Goburdhun (Ấn Độ) và Manelli (Ba Lan), (hai ông sau là thành viên của Ủy ban Quốc tế kiểm soát đình chiến) cũng như Tổng lãnh sự Pháp ở Bắc Việt Jacques de Buzon, để liên lạc với Hànội.  Ông QTĐ nói có nghe dư luận này nhưng không bieát rỏ chi tiết.
            Ông cũng có nghe xầm xì rằng ông Nhu đã gặp một đại diện Văn phòng Chính trị CS (Phạm Hùng?) trong lần đi săn tại Quận Tánh Linh, Bình Tuy.
            Song song với sự tiết-lộ của ông Nhu, Tổng-Thống Pháp De Gaulle lên tiếng kêu gọi loại bỏ “ảnh-hưởng ngoại-quốc” ra khỏi VN, còn Hồ Chí Minh lên tiếng nói rằng "một cuộc ngưng bắn có thể được 2 bên thỏa-thuận.”  
            Ông Nhu đã hội kiến với Maneli lần đầu vào ngày 25/8/63 tại Bộ Ngoại giao VNCH và kế đó là vào ngày 2/9/63 tại phòng đọc sách của ông (“War of the Vanquished”, Mieczyslaw Maneli).
            Ông Quách Tòng Đức xác-nhận: một Tết Nguyên-Đán trước 1963, một cành đào đỏ lộng-lẫy được trưng-bày nơi phòng khánh-tiết Dinh Độc-lập với tấm thiệp in tặng của “Chủ tịch Nhà nước Cọng hoà Xã hội Miền Bắc”.  Ông Đức kết-luận: “hành-động độc-lập (không cho Mỹ biết) của ông Nhu đã làm Washington tức-giận hơn.  TT Kennedy bật đèn xanh cho Lodge tiến-hành cuộc đảo-chánh nhanh chóng hơn.”
            Theo một tài-liệu cho là di-chúc của Hồ Chí Minh, thì:
“Ðầu năm 1963, hồi đó tôi (Hồ Chí Minh) còn chưa bị bọn quanh tôi bao vây chặt-chẽ quá, tôi có nhờ mấy nhân-viên Ủy-Hội Kiểm-Soát Quốc Tế Ðình-Chiến chuyển vào Nam bộ hai cành đào lớn rất đẹp để tặng cụ Ngô đình Diệm, kèm theo một bức thư, trong thư đó, tôi có chân tình yêu cầu cụ Ngô cùng tôi thảo luận trong tình anh em, để hai bên cùng lo cho dân chúng hai miền, trên căn bản thi đua làm cho dân giàu, nước mạnh, theo đường lối riêng của từng người.  Truyện này lộ ra, làm cụ Ngô bị giết trong Nam.”>>
*
            Ta thử so-sánh giữa 2 con đường, vì chỉ có 2 con đường mà thôi:
            --  Con đường thứ nhất là tạm uyển-chuyển nhường-nhịn Đồng-Minh Hoa-Kỳ để đạt thắng-lợi diệt Cộng, rồi sẽ tranh-đấu giành lại thế mạnh của mình, một việc dễ làm đối với chú Sam trong bối-cảnh khai-phóng của Thế-Giới Tự-Do.  Về điểm này, ông Hồ Chí Minh có một câu nói để đời.  Năm 1946, họ Hồ rước Pháp, đuổi Tàu; được hỏi, ông trả lời: “Tôi thà chịu ngửi cứt Tây 5 năm, còn hơn phải ăn cứt Tàu suốt đời”.  Ông giải-thích thêm: “Pháp là ngoại-bang, ở xa, sẽ cút; còn Tàu, láng-giếng, sẽ ở lại luôn”.  Vậy ta cũng có thể nói: “Mỹ là ngoại-bang, ở xa, sẽ rút; còn Cộng, nội-thù, sẽ diệt chúng ta.”
            --  Con đường thứ hai là chịu hòa-giải hòa-hợp với họ Hồ (nghĩa là nạp mạng cho địch) để rồi nếu không bị họ thảm-sát như các nhân-vật Quốc-Gia trong vụ Ôn Như Hầu (CSVN bất-thần tấn-công vào trụ-sở VN Quốc Dân Đảng ở Hà Nội trong đêm 27-6-46 thảm-sát hầu hết các lãnh-tụ các đảng-phái đối-lập) thì cũng trở thành bù-nhìn tay-sai cho họ nuốt gọn Miền Nam; nhưng đã vào tròng cộng-sản độc-tài thì khó lòng mà tháo cũi sổ lồng.
            Ông Diệm đã chọn con đường thứ hai.
             Mãi đến hôm nay, có người vẫn cho con đường thứ nhất là sai (nghĩa là bị Mỹ cướp hết, hoặc đa-số, quyền-lợi của quốc-gia mình.  Vậy thì Nhật-Bản, Tây-Đức, Nam-Hàn (ngay cả Pháp nữa)... thì sao? họ cũng bị Mỹ "chèn-ép" lúc đầu, sao họ trở nên giàu mạnh từ bao lâu nay?
            Thử hỏi: một người dân Việt miền Nam nào đó mà có lời-lẽ hoặc cử-chỉ cho là xúc-phạm đến Ngô Tổng-Thống thì người đó có yên thân hay không, huống gì tự ý hành-động (độc-lập) ra ngoài chính-sách đường-lối của gia-đình họ Ngô thì bị mất mạng là chuyện tất-nhiên.  Vậy thì, khách-quan mà nói, họ Ngô đơn-phương thương-lượng với kẻ thù chung là cộng-sản Bắc Việt mà không hội-ý với Mỹ trước (điều mà Đồng-Minh cần làm với nhau), lại với ý-đồ đầu-hàng cộng-sản, loại bỏ ảnh-hưởng của Hoa Kỳ, tức là phản bội Đồng Minh, thì có lẽ nào Hoa-Kỳ khoanh tay chịu đựng hay sao?  (Huống chi then-chốt vẫn là lòng dân miền Nam Việt-Nam).
            Phản-bội Đồng-Minh tức cũng đồng-thời phản-bội cử-tri, ân-nhân, và chí-hữu của mình.
LÊ XUÂN NHUẬN     
            Ghi chú:  Vị nào muốn tin là cố Tổng-Thống Ngô Đình Diệm, nếu không bị giết, có thể giữ vững Miền Nam; và ông Hồ Chí Minh thật lòng khen ngợi, muốn "sống chung hòa-bình" với ông Ngô Đình Diệm, cùng thành-tâm tiếc-thương khi ông Diệm chết (chuyện này do một đồ-đệ của họ Ngô bịa ra), xin mời đọc bài của Lê Chân-Nhân (một bút-danh khác của Lê Xuân Nhuận) đã được phổ-biến trên các diễn-đàn liên-mạng nhiều năm vào cuối thế-kỷ thứ 20:
A
Giã-Từ Thế-Kỷ Hai Mươi:
NGÔ ÐÌNH DIỆM MUỐN DÂNG MIỀN NAM VIỆT-NAM CHO CỘNG-SẢN BẮC-VIỆT
            Trước khi giã-từ Thế-Kỷ 20, tôi tưởng chúng ta cũng nên thử tìm giải-đáp cho một thắc-mắc vẫn còn tồn-đọng từ thập-niên '60 của Thế-Kỷ 20:
            1/  Cứ theo nhiều người (trong đó có tôi) thì chúng ta phải đặt chủ-quyền quốc-gia lên trên hết; nói cách khác, vì tinh-thần dân-tộc, chúng ta không chấp-nhận để cho ngoại-bang lấn-lướt quyền quyết-định việc nước của chúng ta.  Do đó, việc cố Tổng-Thống Ngô Ðình Diệm chống lại Hoa-Kỳ trong dự-định đổ thêm nhiều quân vào VNCH (Mỹ-hoá chiến-tranh Việt-Nam) là một việc đúng.
            2/  Cứ theo một số nhân-vật Hoa-Kỳ (trong đó có cựu Bộ-Trưởng Quốc-Phòng McNamara, cựu Ngoại-Trưởng Henry Kissinger) thì Mỹ không nên tán-đồng hay nhúng tay vào việc lật đổ chế-độ Diệm, và họ rất tiếc là Hoa-Kỳ đã làm như thế.  
            3/  Một số nhân-vật Quốc-Gia thân-Diệm dựa vào các ý-kiến trên của phiá Hoa-Kỳ để khẳng-định rằng nếu không có cuộc chính-biến 1-11-1963, nghiã là nếu cố Tổng-Thống Diệm vẫn còn sống và tiếp-tục lèo-lái công-cuộc chống Cộng của quốc-dân Việt-Nam (bất-chấp thời-lượng nhiệm-kỳ, từ 1955 đến 1975 là 20 năm!), thì Việt-Nam Cộng-Hoà hẳn vẫn còn tồn-tại và phát-triển, giàu-mạnh chứ không sụp-đổ như vào Tháng Tư Đen năm 1975.
            4/  Thế nhưng, nếu ta đọc hết và đọc kỹ các ý-kiến của Mỹ chống việc chống Diệm, nghiã là ước chi Hoa-Kỳ hồi đó không gia-tăng lực-lượng và hoạt-động quân-sự mà cứ để cho ông Diệm trực-tiếp tiếp-xúc với Bắc-Việt để cả hai miền Nam Bắc cùng tự giải-quyết vấn-đề nội-bộ Việt-Nam với nhau, thì ta thấy rằng các nhân-vật Mỹ tên-tuổi kể trên đã lý-luận khác hẳn, về kết-quả của việc ông Diệm bắt tay với Bắc-Việt:  Không phải là VNCH vẫn còn đứng vững, mà là Bắc-Việt “thống-nhất Việt-Nam” (nuốt chửng Miền Nam) sớm hơn, chiến-tranh Việt-Nam chấm dứt sớm hơn, và, quan-trọng hơn hết là, Mỹ đã có thể tránh được thiệt-hại lớn-lao (về vật-chất là lên đến hơn năm-vạn-tám mạng ngưòi, và trăm-tư-tỷ đô-la; và về tinh-thần là ô-danh bại-trận, thay vì “được” ông Diệm yêu-cầu rút ra, rút ra trong danh-dự -- xem "PhụLục2").
            5/  Có một số người vẫn còn tin rằng: nếu để cố Tổng-Thống Ngô Đình Diệm toàn-quyền và tự-lực lo lấy, thì Mỹ đã khỏi tổn-thất như trên, mà Việt-Nam cũng đã thoát được các thảm-cảnh đã xảy ra, nhất là không bị cộng-sản tràn ngập.  Vấn-đề tôi xin đặt ra hôm nay là:  Về phiá cộng-sản thì họ đã có quyết-tâm và kế-hoạch thôn-tính Miền Nam (qua việc cài lại cán-bộ nằm vùng tại Miền Nam sau Hiệp-Định Geneva 1954, nhất là qua Nghị Quyết 15 đầu năm 1959 chủ-trương bạo-lực cách-mạng giải-phóng Miền Nam khiến Tổng-Thống Diệm phải ban-hành Luật 10-59, cụ-thể là việc thành-lập "Mặt Trận Giải-Phóng Miền Nam" từ năm 1960) với sự viện-trợ tối-đa của Khối cộng-sản quốc-tế.  Về phía Hoa-Kỳ thì họ hẳn thấy chỉ dùng chính-trị, kinh-tế, ngoại-giao... thì vẫn chưa đủ, nên phải dùng đến quân-sự (đổ thêm quân vào Việt-Nam).  Vậy thì, về phiá VNCH, nghiã là về phần cố Tổng-Thống Diệm, -- người đã tin dùng cán-bộ tình-báo chiến-lược Vũ Ngọc Nhạ của Bắc-Việt làm cố-vấn cho mình, cùng với nội-tuyến-viên Phạm Ngọc Thảo được Tổng-Giám-Mục Ngô Đình Thục nhận làm con nuôi -- “chúng ta” làm cách thế nào mà thắng cộng-sản (ít nhất thì cũng còn nguyên, không bị cộng-sản lấn chiếm) khi mà cộng-sản chắc-chắn là quyết tiến lên, Hoa-Kỳ rút ra, phủi tay, không còn phối-hợp và yểm-trợ về quân-sự, dĩ-nhiên giảm-thiểu nếu không cắt hết viện-trợ kinh-tế và các mặt khác, trong lúc chúng ta không được nước ngoài giúp đỡ (Mỹ mà rút đi thì ai mà chịu nhảy vào?), thua sút Cộng-Sản cả về dân-số, quân-số, vũ-khí, tiếp-liệu, ngoại-viện, khả-năng tự-túc, nhất là đoàn-kết và ổn-định nội-tình?
LÊ CHÂN-NHÂN     
B
            Ông Hồ Chí Minh trả lời phái-bộ ngoại giao Ấn-Độ rằng "He is a patriotic man”:  ông Ngô Đình Diệm là một người yêu nước (Cũng như sau này -- thật không? -- họ Hồ tỏ ý thương tiếc trước cái chết của họ Ngô).  Câu nói (khen) cuả họ Hồ đối với họ Ngô chỉ là một câu nói "chính trị", và "ngoại giao".
            Ông Hồ Chí Minh cần (tự) đánh bóng thêm con người cuả mình, nên phải học đòi nói-năng lịch-sự, nhất là khi nói với một nhà ngoại-giao nước ngoài.  (Ngày xưa, bên Tàu, tướng của phe này bắt được tướng của phe kia, đã công-khai khen tài-năng & tiết-tháo của kẻ thù, rồi mới ra lệnh chém đầu!)  Quan-trọng hơn hết, ông ấy còn mong thuyết-phục ông Ngô Đình Diệm chịu tổ-chức tổng-tuyển-cử, và xa hơn nữa là chịu "về" với mình, thì không lẽ chê-bai người ta để rồi mình lại sẽ ngồi chung bàn hội-nghị, ký chung văn-bản với người ta? hoặc giả mình sẽ thu-dụng người ta làm người hợp-tác với mình?
            Câu nói (khen) cuả ông Hồ Chí Minh về ông Ngô Đình Diệm thật ra là một câu nói cố ý "giết người".
            a)  Trước ông Ngô Đình Diệm: vào các năm 1945 và 1946, ông Hồ Chí Minh đã "khen" các ông Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam... nồng-nhiệt đến mức nào để các ông ấy chịu đứng chung vào "Chính-Phủ Liên Hiệp" do ông Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch; để rồi sau đó, may mà họ trốn kịp chứ không thì họ cũng đã bị giết cùng với các nạn-nhân khác trong vụ Ôn Như Hầu rồi.
            b)  Sau ông Ngô Đình Diệm: vào các năm 1973, 1974, và đầu năm 1975, ông Hồ Chí Minh (qua các lãnh-tụ Đảng thừa-kế chủ-trương đường-lối cuả mình) đã "khen" ông Dương Văn Minh ngon-ngọt đến mức nào (Hà Nội tuyên bố chỉ nói chuyện với ông DVM mà thôi, tức là công-nhận ông nầy là một "nhà yêu nước") để ông Dương Văn Minh sa vào bẫy, nhận chức Tổng-Thống miền Nam trong tình-hình đã nát bét vô-phương cứu-chữa rồi, tức là giết chết ông ấy, vì đầu-hàng tức là tự-sát (thân-bại danh-liệt, chết cả về mặt tinh-thần).
            c)  Đối với ông Ngô Đình Diệm: ông Hồ Chí Minh biết chắc là những gì đại-sứ Ấn Độ nói với, và những gì ông này nghe từ, ông Hồ Chí Minh, đều sẽ lọt vào tai CIA (Ấn Độ trung-lập nghiã là "đu dây" giữa cộng-sản và tư-bản, chứ không phải thuần-túy thân cộng-sản).  Trong trại "cải-tạo", tôi có đọc một cuốn sách dịch từ tác-phẩm của Liên-Xô, kể thành-tích Liên Xô (chỉ một mình Liên Xô mà thôi) đánh thắng Đức Quốc-Xã, và (cũng chỉ một mình) Liên Xô lôi được Đức Quốc-Xã ra Toà-Án Quốc Tế, tác-giả đã để lộ ra là hầu hết phương-tiện tổ-chức TAQT, kể cả từng chiếc xe Jeep cho các sĩ-quan Liên Xô đi, từng vật-phẩm văn-phòng, v.v... đều do Hoa Kỳ cung-cấp.  Trong chiến-tranh Việt-Nam cũng thế, sau 1954 với Ủy-Hội Quốc Tế Kiểm-Soát Đình Chiến, là 1973 với Ủy-Hội Quốc-Tế Kiểm-Soát Và Giám-Sát Ngưng Bắn gồm Ba Lan, Hung Ga Ri, Iran, và Canada (sau đó thì Indonesia thay thế) cũng như Ban Liên-Hợp Quân-Sự 4-Bên rồi 2-Bên (có Cộng-Sản Bắc-Việt và MTGPMN trong đó), tất cả trụ-sở làm việc, phương-tiện di-chuyển (như tàu bay, xe hơi), tài-xế, công-nhân, thậm chí lương-thực, v.v... đều do Hoa Kỳ đài-thọ.  Dĩ-nhiên tai+mắt cuả CIA đã được gài vào (xem hồi-ký “Cảnh Sát Hóa”, Chương "Ủy-Hội Quốc-Tế", của Lê Xuân Nhuận).
            Ông Hồ Chí Minh lại còn công-khai gửi vào miền Nam biếu ông Ngô Đình Diệm một cành hoa đào để chúc Tết nữa!   
            Do đó, ông Hồ mà "khen" (và làm thân với) ông Ngô là một câu hỏi mà CIA cần tìm câu trả lời.
            Rốt cuộc, ông Ngô Đình Diệm đã mắc mưu ông Hồ Chí Minh, tìm cách lén-lút liên-lạc với đối-phương, và bị CIA biết được, nên đã đánh mất tín-nhiệm và hậu-thuẫn cuả Hoa-Kỳ, kết-quả là cái chết.
            (Về phiá nội-bộ Miền Nam, chế-độ Ngô Đình Diệm đã đánh mất lòng dân, nhiều nhất là kể từ đầu thập-niên '60, cụ-thể với vụ 18 nhà chính-trị trong đó có đến 11 Tổng-Trưởng, Bộ-Trưởng cuả chính Đệ-Nhất Cộng-Hoà họp tại nhà hàng Caravelle ra Tuyên-Ngôn đòi ông NĐD thay-đổi chính-sách vào tháng 4-1960, cuộc đảo-chính hụt ngày 11-11-1960, vụ ném bom Dinh Độc-Lập đầu năm 1962,  rồi đến việc cấm treo cờ Phật-Giáo vào ngày lễ Phật-Đản, nổ chết người tại Đài Phát-Thanh Huế tối 8-5-1963, tổng-tấn-công chuà-chiền đêm 20-8-1963, rồi Hoà-Thượng Thích Quảng-Đức (và các vị khác) tự-thiêu, Phật-Tử khắp nơi xuống đường, v.v...  Chính ông+bà Trần Văn Chương, Đại-Sứ tại Mỹ và Quan-Sát-Viên tại Liên-Hiệp-Quốc, là cha mẹ đẻ của bà Ngô Đình Nhu, thạc-sĩ Vũ Văn Mẫu, Ngoại-Trưởng và là cộng-sự-viên lâu năm nhất của Tổng-Thống Diệm, mà cũng quyết-liệt chống lại chế-độ họ Ngô.  Đó là những tín-hiệu, những cảnh-báo trước, từ phía người dân Miền Nam.  Hoa-Kỳ đã thấy rõ tính-chất độc-tài hại dân của tập-đoàn họ Ngô và tinh-thần đối-kháng của sĩ-phu và quần-chúng Việt-Nam từ lâu, cũng như biết trước về dự-mưu đảo-chính cuả số tướng VNCH liên-hệ từ nhiều năm qua.  Thế nhưng mãi đến tháng 9-1963 Tổng Thống Kennedy mới trả lời báo-chí rằng muốn chiến-thắng Việt-Cộng thì phải thay-đổi chính-sách và nhân-sự cuả chính-phủ Ngô Đình Diệm, và đại-sứ Henry Cabot Lodge mới trực-tiếp đề-nghị Tổng-Thống NĐD cải-tổ (nhưng ông Diệm vẫn không nghe theo!).
            Như thế, thái độ và quyết định cuả Hoa Kỳ tùy-thuộc rất nhiều vào lòng dân Miền Nam Việt-Nam.
LÊ CHÂN-NHÂN     
Theo ông NGUYỄN VĂN CHÂU
(Cựu Chủ Tịch Quân Ủy của Đảng Cần Lao, Giám Đốc Nha Chiến Tranh Tâm Lý trực thuộc Bộ Quốc Phòng, cộng-tác-viên đắc-lực của Tổng-Thống Ngô Đình Diệm và Cố-Vấn Ngô Đình Nhu):
        <<Ít người biết rõ là trong năm 1963, Ngô Đình Diệm và Hồ Chí Minh đã chuẩn bị cho một thỏa ước ngầm để chấm dứt cuộc chiến anh em Bắc Nam đồng thời loại bỏ sự can dự của ngoại quốc (Hoa Kỳ...)>>
(Trích từ "Ngô Đình Diệm, nỗ lực hòa bình dang dở" luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Châu tại Đại Học Paris VII, doNguyễn Vy Khanh dịch, Xuân Thu xuất-bản năm 1989, trang 16)
 
Theo ông NGUYỄN HƯNG ĐẠT 
(Cựu đảng-viên cao-cấp Cộng-Sản Việt-Nam, Moscow):
        <Phạm Ngọc Thảo liên hệ với cố Tổng thống Ngô Đình Diệm cho Đặc phái viên đặc biệt, Tướng Nguyễn Tài Thứ trưởng Bộ Công An (chứ không phải Nội vụ) của chính phủ VNDCCH đến Sài Gòn.  Ông Tài là em ruột nhà văn nổi tiếng Nguyễn Công Hoan. Nhân chứng Đại tá Thảo nói rõ với ông Diệm mình là người CS trước lúc môi giới thương thuyết. Tướng Huỳnh Văn Cao (trong hồi ký "Một Kiếp Người") đã viết : [Trung Tá Phạm Ngọc Thảo, hiện là sĩ quan của Miền Nam, diện hồi chánh, nhưng đã từng là bạn thân của Lê Duẩn, ngày đám cưới của Thảo tại Thiên Hộ Đồng Tháp thì Lê Duẩn đã đích thân đến dự. Khi tôi còn là Tư Lệnh Sư Đoàn 7 kiêm Khu Chiến Tiền Giang thì Thảo làm Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Kiến Hòa, người được Tổng Thống Diệm tin cậy. Trong những giây phút thân tình, Thảo đã thỏ thẻ với tôi: "Nếu Đại Tá Tư Lệnh muốn quen biết với ông Lê Duẩn thì tôi có thể sắp xếp được." Cho nên đã có lần tôi thưa với cụ Diệm: "Sao Cụ cứ để Trung Tá Thảo làm Tỉnh Trưởng Kiến Hòa lâu vậy, Cụ không sợ Thảo rủ rê cháu theo Cộng Sản hay sao?"  Cụ Diệm đáp lại: "Ừ, để xem đứa nào rủ được đứa nào?"  Lúc ấy, tôi đã hiểu là Tổng Thống Diệm tin chắc không thể nào Thảo rủ rê tôi được, nhưng đồng thời có nghĩa là Tổng Thống Diệm biết rõ Thảo là Cộng Sản].
Ông Diệm cho ông Tài ở ngay bên cạnh mình trong Dinh Gia Long. Nhân vật mà Thiếu tướng Đỗ Mậu, Phụ trách An ninh Quân đội, viết (trong hồi ký "Làm Thế Nào Để Giết Một Vị Tổng Thống") là những nhân vật cao cấp cuả Chính phủ có thấy một người mang một lá cờ đỏ sao vàng nhỏ bằng con tem trên ve áo, chính là người này. Ông Nguyễn Tài bị bắt ngay sau Đảo chính 11.1963, bị biệt giam đến cuối tháng 4.1975, may nhờ một hạ sỹ không theo lệnh chỉ huy ném lựu đạn vào xà lim. Anh này báo với Ủy ban Quân quản đến cứu con người liệt hai chân này.
Tết Việt nam 1963, thông qua Ủy hội Quốc tế, chủ tịch Hồ Chí Minh gửi mang vào tặng Tổng thống Ngô Đình Diệm một cành đào. Tiếc thay,vì không thay đổi được lập trường thoả hiệp với CS mà Mỹ giết ông Diệm. Nhà độc tài Pinochett không bị giết vì không làm điều này.>>
(trong bài viết "Tiểu sử cuả Cụ Hồ Chí Minh cần phải được xem xét lại" – BBC 05-05-2005)
 
Theo ông NGÔ KỶ
(Ký-giả):
        (Tháng 9 năm 1963)
     ... Trong thời điểm này, Hoa Thịnh Đốn bất mãn việc Pháp đứng làm trung gian giải quyết chiến tranh Việt Nam.  Đại Sứ Pháp đến miền Nam Việt Nam thảo luận bí mật với Hồ Chí Minh và Tổng Thống Diệm qua trung gian của người Ba Lan tên Mieczyslaw Maneli, thành viên Polish Member of the International Control Commission, cơ quan này được thiết lập để quan sát Hiệp Định Genève. Trong suốt nhiều tháng, Maneli qua lại Sài Gòn - Hà Nội nhiều lần để tìm giải pháp thương thảo. Vào tháng 07 năm 1963, Bắc Việt đồng ý căn bản là lập chính phủ Liên Hiệp cầm đầu bởi Tổng Thống Diệm để miền Nam trở thành trung lập. Họ muốn Mỹ phải rút quân.>>
(trong bài "Khui hồ sơ "Tối Mật": Mỹ chủ mưu thanh toán anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm")
 
Theo ông VIỆT THƯỜNG
(Cựu đảng-viên cao-cấp Cộng-Sản Việt-Nam):
     ... Nguyễn công Tài đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu hàng núi hồ sơ về gia đình nhà ông Ngô Đình Diệm và những người kế cận, cũng như những người đối lập. Tài liệu cập nhật từ nhiều nguồn, nhưng phần đóng góp của nội gián Phạm ngọc Thảo là rất quan trọng. Làm sao phải chọn người tiếp xúc thật đúng mà lại bảo toàn bí mật. Cuối cùng, sau nhiều ngày đêm suy nghĩ, Nguyễn công Tài đã lựa nhân vật Mã Tuyên, người Tàu ở Chợ-lớn đang làm công việc kinh tài cho gia đình ông Ngô Đình Diệm.
        Thông qua dịch vụ buôn bán táo bạo, Nguyễn công Tài đã tiếp xúc trực tiếp được với Mã Tuyên. Và, cái thời điểm để đưa ý kiến cho Mã Tuyên "gợi ý" với anh em ông Ngô Đình Diệm là sau tháng 2-1962, sau cái ngày mà hai trung uý của quân đội ông Diệm là Phạm Phú Quốc và Nguyễn văn Cử ném bom dinh Độc Lập làm đảo chính. Sự việc của hai trung uý Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử tuy không thành công nhưng nó lại là lý do hợp thời để Nguyễn Công Tài làm cuộc tiếp xúc với anh em ông Diệm, Nhu thông qua thương gia người Tàu ở Chợ-lớn là Mã Tuyên. Tín hiệu có thuận lợi. Quả nhiên ông Nhu nhận sự tiếp xúc một cách thận trọng và kéo dài thời gian để mặc cả cho cái giá đi đêm. Nguyễn công Tài có nhận xét là anh em ông Diệm, Nhu tuy học ở Pháp và Mỹ về nhưng óc bài ngoại cực đoan như "Tự Đức" và cũng có mộng Việt Nam sẽ gồm cả Miên và Lào và phải là cường quốc ở châu Á.
        Sự việc tin đi mối lại chỉ dừng ở đó. Phải cho đến lúc được phép của ông Line, Nguyễn công Tài cung cấp cho ông Nhu một số tài liệu chứng minh người Mỹ muốn lưu lại ông Diệm còn vợ chồng ông Nhu phải đi lưu vong nước ngoài, cũng như họ trước sau cũng buộc ông Diệm phải từ bỏ chế độ độc tài, gia đình trị, phải chia quyền lãnh đạo cho các đảng phái cũng như phải có chính sách bình đẳng tôn giáo. Ông Nhu chấp nhận một cuộc gặp gỡ với phái viên đặc biệt của ông Line. Có thể đây chỉ là giải pháp phòng ngừa mà cũng có thể ông Nhu muốn hiểu rõ hơn ý đồ của địch. Những điều này còn là bí ẩn đi theo ông Nhu xuống tuyền đài.    
        Phạm Hùng nhận những chỉ thị toàn quyền hành động từ ông Line tại phủ toàn quyền Đông Dương ở Ba-Đình (Hà-nội) và cấp tốc đi Nam bằng cả ba thứ phương tiện: thủy, bộ và hàng không.
        Đầu tháng 2-1963, cuộc họp "bí mật" giữa ông Ngô Đình Nhu và Phạm Hùng diễn ra tại một địa điểm kín đáo ở quận Tánh Linh, tỉnh Bình Tuy. Trong cuộc họp này có cả Nguyễn công Tài cũng được dự. Khi chia tay, cả hai bên đều hỷ hả. Nội dung cuộc họp vẫn còn nằm trong bí mật cho đến nay.
        Đầu tháng 11-1963, các tướng trong quân đội của ông Diệm làm đảo chánh thành công. Anh em ông Diệm, Nhu theo đường hầm trốn vào Chợ-lớn ở nhà Mã Tuyên. Phải chăng hai anh em ông Diệm, Nhu định chờ người của Phạm Hùng và Nguyễn công Tài đến đón ra bưng biền?
        Người duy nhất còn lại là Nguyễn công Tài, sau này "tình cờ" làm cái việc xét căn cước, cảnh sát của miền Nam đã bắt được Nguyễn công Tài. Người Mỹ đã cho giam Nguyễn Công Tài ở Bạch Đằng (Sài-gòn), cho hưởng mọi tiện nghi vật chất rất cao và cũng được ngồi xe hơi (tất nhiên có bảo vệ) đi "tham quan" phố xá Sài-gòn. Đến 1975, trước khi đứt phim miền Nam, Mỹ đã thả Nguyễn công Tài ra...>>
 
Theo ông QUANG PHỤC
(ký giả, chủ nhiệm “Góp Gió”):
        <từ năm 1958
 khi ra lệnh cho các Tỉnh trưởng ngưng bắt các cán bộ cộng sản và thu hồi vũ khí tự động của Bảo An, Dân Vệ, thay vào đó bằng súng mousqueton và dao găm.>>  (Hồi ký “Công và Tội” của Nguyễn Trân, trang 269)
(trích từ cuốn “Hãy Trả Lại Sự Thật cho Lịch Sử” của Quang Phục Võ Văn Sáu, 2004, trang 39)
 
Theo Trung Tướng HUỲNH VĂN CAO
(cựu Tư Lệnh Quân Đoàn IV):
        Đọc hồi ký Một Kiếp Người của Trung tướng Huỳnh Văn Cao, tới đây thì vấn đề ông Nhu có liên hệ với CS không cần bàn cãi nữa.  Cả tướng (Trần Văn) Đôn, tướng Huỳnh Văn Cao và Nha An Ninh Quân Đội của Đại tá Đỗ Mậu đều báo cáo (rằng)  Đại tá Phạm Ngọc Thảo là VC nằm vùng, nhưng cả 2 ông Diệm và Nhu lẫn cha Thục vẫn cứ cố ý bảo vệ cho Thảo.  Trong hồi ký Một Kiếp Người của Huỳnh Văn Cao cho biết Đ/tá Thảo còn dám cả gan “móc nối” ông Cao (lúc còn Đại tá), đòi giới thiệu để ông Cao làm quen với Tổng bí thư Lê Duẫn,  Các sĩ quan dưới quyền ông Cao rất tức giận vì biết Thảo là VC nằm vùng, đòi giết Thảo (các trang 79-80).  Ông Nhu nghe Thảo báo cáo bèn dọa “Kẻ nào đụng tới Thảo (tôi) sẽ bỏ tù rục xương” (trang 90).  Đồng thời, nơi trang 84, Tướng Huỳnh Văn Cao còn cho biết cả Đại tướng Harkins cũng nghi ngờ TT Diệm.  Bỏi vì cuộc hành quân nào của QLVNCH sắp mở ra mà báo cho Tổng Thống phủ thì VC đều biết trước!  Cho thấy người Mỹ, CIA đã biết và theo dõi bám sát ông Ngô Đình Nhu từ lâu.  Và người Mỹ nhiều lần đòi Tổng Thống Diệm loại trừ ông Nhu.  Các tướng lãnh cũng đòi loại trừ ông Nhu nhưng ông Diệm cương quyết giữ ông Nhu!>>
(trích từ hồi ký “Một Kiếp Người” của tướng Huỳnh Văn Cao - theo Quang Phục trong cuốn “Hãy Trả Lại Sự Thật cho Lịch Sử” của Quang Phục Võ Văn Sáu, 2004, trang 30)
 
Theo NEW YORK TIMES và THE WASHINGTON POST
(Hồ sơ tối mật của Ngũ Giác Đài: Người Mỹ Làm Thế Nào Để Giết Tổng Thống Việt Nam?):
        Ba tác giả Lan ViHồng Hà và Dương Hùng đã sưu tầm, phiên dịch các bài báo đăng trên 2 tờ báo kể trên, trong đó có tiết lộ về những cuộc thảo luận bí mật giữa Tổng Thống Diệm và Hà Nội đằng sau lưng người Mỹ...
(trích từ cuốn “Hãy Trả Lại Sự Thật cho Lịch Sử” của Quang Phục Võ Văn Sáu, 2004, trang 41)
 
Theo Trung Tướng TÔN THẤT ĐÍNH
(Cựu Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ, Thượng Nghị Sĩ VNCH):
 ..nhà Mã Tuyên là Trung Tâm Liên Lạc xưa nay của ông Nhu với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.  Không phải cuộc binh biến 1-11-63 đã đưa đến cuộc thảm sát 2 ông, mà chính quyết định liều lĩnh này đã làm cho 2 ông gánh lấy thảm họa!  Sao lại đi đến một trung tâm liên lạc với cộng sản mà Mỹ đã biết từ lâu rồi!>>
(trích trong cuốn hồi-ký “Hai Mươi Năm Binh Nghiệp” của Tôn Thất Đính, trang 443)
 Theo Luật Sư HOÀNG DUY HÙNG
(Nhà văn, nhà báo, nhà hoạt-động cộng-đồng tại Texas):
Sau Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ 15 vào năm 1959, Lê Duẫn câu kết với Lê Đức Thọ và Trần Quốc Hoàn để củng cố quyền lực ở Miền Bắc.  Do đó, họ gây sức ép với Hồ Chí Minh, và kể từ năm 1965 trở đi thì quyền lực thực sự đã nằm trong tay họ.  Năm 1963, Hồ đã hai lần gửi người vào tiếp xúc với Ngô Đình Nhu.  Hồ muốn liên minh với chính phủ Diệm để chống lại áp lực của Duẫn.  Diệm và em là Nhu cũng muốn nhân cơ hội này để chống lại áp lực của Hoa Kỳ.  Ngô Đình Nhu giả vờ đi săn ở các khu rừng Tánh Linh, Khánh Hòa và Bình Long, nhưng trong thực tế là hội họp với các cán bộ cao cấp của Miền Bắc do Hồ Chí Minh phái vào.  Có một lần Phạm Hùng, người mà sau năm 1975 thì được cử làm Thủ Tướng, đã mang vào trao cho Nhu những thông điệp trực tiếp của Hồ Chí Minh.  Các cuộc thương thảo đã phải ngưng lại vì vài tháng sau thì Diệm và Nhu bị sát hại.  Vì các cuộc họp mật này mà Hoa Kỳ đâm ra nghi ngờ Diệm và Nhu.  Ngày 1-11-1963, các tướng QLVNCH phổ biến trên đài tin tức về các cuộc gặp mật giữa Nhu và cộng sản để mong dân chúng hậu thuẫn trong việc lật đổ chính phủ Diệm...  Nhiều năm sau đó, vào ngày 1-11-2001, tờ Newsweek đã đăng tải một bài với hình của Tổng Thống Diệm, bình luận rằng Hành Pháp Kennedy vào năm 1963 đã khám phá ra rằng Diệm và Nhu là "công cụ của cộng sản" nên kết quả là họ phải lật đổ chính phủ Diệm...>>
(trích và lược dịch từ bản thảo tác phẩm "A Common Quest for Vietnam's Future - a brief of Vietnam War, the First and Second Republic of Vietnam" của Hoàng Duy Hùng)
 
Theo ông MINH VÕ
(nhà bình luận thời sự):
        Đài Tiếng nói VNHN – Phỏng vấn Minh Võ
Người hỏi là nhà báo Hồng Phúc Lê Hồng Long, chủ nhiệm báo Thế Giới Ngày Nay. Cuộc phỏng vấn này đã được phát thanh ngày chủ nhật 07/10/2007 trên đài phát thanh Tiếng Nói Việt Nam Hải Ngoại.
Hỏi: Trong cuộc mạn đàm giữa ông và ông Cao Xuân Vỹ đăng trên DCVOnline mới đây, ông Cao Xuân Vỹ có nói đến cuộc tiếp xúc giữa ông Ngô Đình Nhu với... Phạm Hùng, cán bộ cao cấp của Việt Cộng.
Hỏi: Về phía nhà cầm quyền miền Bắc, phản ứng của họ ra sao, và những đìều kiện họ đưa ra là gì?
Đáp: Theo bà Hammer, tác giả cuốn A Death In November, thì khi ông Goburghun, đại sứ Ấn đi Hà Nội với tư cách chủ tịch Ủy Ban Kiểm Sóat Đình Chiến, đến gặp ông Hồ Chí Minh thì thấy ông ta chẳng những không thấy có gì ngăn cản cuộc hiệp thương với Saigon...
Khi Maneli đến Hà Nội trình bày kế hoạch theo sự hướng dẫn của các ông Lalouette và Goburghun, thì chỉ hai ngày sau Hà Nội đã có đáp ứng: Hà Nội sẵn sàng khởi sự thương thuyết bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, bí mật hay công khai. Bộ trưởng ngoại giao Xuân Thủy, theo chỉ thị của chủ tịch và thủ tướng sẽ sẵn sàng trình lên một danh sách những hàng hóa có thể trao đổi giữa hai miền. Còn điều kiện, Hà Nội chỉ cần thấy Mỹ rút khỏi miền Nam, thì sẵn sàng bàn thảo về bất cứ vấn đề gì?>>
(trích từ Tài Liệu 
ĐÀN CHIM VIỆT – 30-10-2007)
 Theo Linh Mục An-Tôn TRẦN VĂN KIỆM
(bạn thân của Tổng Thống Ngô Đình Diệm):
    ... ông Diệm có nhờ giáo sư Bửu Hội làm trung gian mở một vài cuộc hoà đàm bí mật với đại diện ông Hồ tại Tánh Linh, khiến cho một số chính khách Mĩ đã dựa vào đó mà gỡ tội cho ông Cabot Lodge, đại sứ Tổng Thống J.F.Kennedy…
(trích từ bản thảo cuốn hồi-ký "Có phải Hoa thịnh đốn đã đưa ông Diệm về làm Tổng thống Đệ nhất Cộng hoà Việt Nam?" của L.m. An-tôn Trần văn Kiệm)
 
Theo ký giả LỮ GIANG
(tức Nguyển Cần, Tú Gàn):
       ... Linh mục Nguyễn Viết Khai, lúc đó là tuyên úy cho các giáo dân ờ đồn điền Tánh Linh, thông báo cho ông Diệm biết Hà Nội muốn ngưng chiến và mở hiệp thương với VNCH. Vào Tết Qúy Mão (1963), Hồ Chí Minh đã gởi tặng Ngô Đình Diệm một cành đào. Tháng ba 1963, Hà Nội phái Tướng Trần Độ đến Dinh Gia Long gặp ông Ngô Đình Nhu. Sau đó, ông Ngô Đình Nhu đã bí mật đến Tánh Linh bàn chuyện với Phạm Hùng.
Dĩ nhiên Mỹ biết chuyện này và tìm cách phá...>>
(Trích bài “Chiến Lược Ngoại Giao” của Lữ Giang (lugiang2000@vinet.com), trên diễn đàn liên mạng Phố Nắng,Jeudi, 5 Février 2009, 19h40mn 43s)
Chicago Tribune
June 1,  1997
      ...Diem was negotiating a political compromise with Ho, who was just as troubled by his dependence on Chinese support in the North as Diem was by the growing American presence in the South.  In retrospect, the elimination of Diem destroyed the only realistic prospect for a negotiated settlement and the honorable withdrawal of the U.S. from the conflict.>>
(From “
A Fatal Mistake: Looking anew at Ngo Dinh Diem's 1963 ouster as president of South Vietnam”)
 Nguồn tài liệu (source):
Còn câu trả lời nào cho câu hỏi tai sao Mỹ quyết định “Diệm must go!”nữa không? Nếu có, xin bổ túc để trả sự thật về cho lịch sử.
Ý bổ túc:
  Canh bạc “thấu cáy”…liều lĩnh và dại dột …
          Để tháo gở và vượt thoát được cơn khủng hoảng vừa đối nội vừa đối ngoại đó, anh em ông Diệm đã chủ quan tính sai một nước cờ nên đã lấy một quyết định liều lĩnh, dại dột và phản quốc nhất trong cuộc đời chính trị của họ: Tìm cách thỏa hiệp với Hà Nội để giải tỏa áp lực của Mỹ và của đối lập chính trị tại miền Nam. Quyết định nầy liều lĩnh và dại dột vì ba lý do:
          1Mỹ đã “nặn” ra ông Diệm ở  Washington, rồi “bồng” ông về nước. Sau đó, lại đổ kinh viện, quân viện và uy tín quốc gia  để khai sinh và nuôi dưỡng nền Đệ Nhất Cọng hòa trong chiến lược xây dựng một tiền đồn chống Cộng cho Thế giới Tự do, thì làm sao họ để cho ông thỏa hiệp với Cộng sản, phá vở vai trò “tiền đồn” trong cuộc chiến tranh lạnh được. Sau nầy, khi ông bị giết, nhà văn Doãn Quốc Sỹ đã kết luận thật đầy đủ:  “Bảo là người Mỹ đã giết Diệm. Không! Diệm đã chết trong lòng dân tộc từ lâu. Mỹ chỉ đến lượm xác sống của y.”   [Người Việt Đáng Yêu, (Lời Mở Đầu) Nhà xuất bản Sáng Tạo, Sài Gòn, 1965].
          2Ông Hồ Chí Minh và Đảng Cọng sản Việt Nam đã nằm gai nếm mật, hy sinh bao nhiêu xương máu trong gần 30 năm để làm hai nhiệm vụ đan bện với nhau: Dành độc lập cho dân tộc, và thiết lập chế độ Cọng sản tại Việt Nam cho Quốc tế Cọng sản. Năm 1954, họ đã thành công được một nữa: Đuổi thực dân Tây ra khỏi nước 
(cho dân tộc) và quản lý miền Bắc (cho Cộng sản Quốc tế). Vậy thì làm sao họ có thể thỏa hiệp với kẻ thù “Mỹ-Diệm” được. Cộng sản quốc tế có cho họ làm không ? Làm sao họ biện minh được với Quân dân và Đảng viên ở miền Bắc ? Họ biết ông Diệm đang mâu thuẫn với Mỹ và đang bị nhân dân miền Nam chống đối nên chỉ mưu mẹo lợi dụng động thái xin thỏa hiệp của chính phủ Diệm để làm suy yếu  thế đồng minh Mỹ-Việt mà thôi (Đọc thêm War of the Vanquished của Mieczilaw Maneli)
          3. Nhưng quan trọng hơn hết là khi thỏa hiệp với Hà Nội, hai ông Diệm-Nhu đã phản bội lại Hiến pháp VNCH 1956 (Theo Điều 7 thì "những hành vi có mục đích phổ biến hoặc thực hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thái đều trái với nguyên tắc ghi trong Hiến pháp"), đã vi phạm luật 10/59 (ban hành tháng 5/1959) mà ông Diệm đã dựa vào đó để đàn áp những chiến sĩ quốc gia cũng chống Cộng nhưng đối lập với ông. Thỏa hiệp với chính phủ Hồ Chí Minh, hai anh em ông Diệm-Nhu còn phản bội gần 800 ngàn đồng bào Công giáo di cư từ miền Bắc vào Nam để trốn Cọng sản, và bao nhiêu chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh xương máu để bảo vệ miền Nam.      
          Tưởng Mỹ không bao giờ dám từ bỏ mình vì đã can dự quá sâu vào miền Nam, tưởng chính phủ Hà Nội đánh giá cao động thái thỏa hiệp, tưởng đã khuất phục được quân dân miền Nam sau 9 năm bạo trị, …. Gia đình ông Diệm 
(đúng ra lúc đó ông Diệm chỉ là một bù nhìn bất lực, chính hai “tổng thống” Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân mới là kiến trúc sư để thiết kế và) đi “canh bạc chính trị” nguy hiểm và ngu dại nhất đời mình. Nhưng “canh bạc” đó không lừa được kẻ thù, không dấu được đồng minh, và không đánh giá đúng được phản ứng của quân dân miền Nam nên, cuối cùng, anh em ông đã phải đền tội trước lịch sữ và dân tộc. Ngày 1-11-1963, chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa cáo chung.    

 TỔNG-THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
TẶNG GẠO
CHO DÂN TÂY-TẠNG TỊ-NẠN
***
I
Nguyên-Nhân
        Trong tháng 7 năm 2014, có một số người đã đăng trên nhiều diễn-đàn liên-mạng và nhà-mạng bài-viết sau đây:
Đức Dalai Lama tri ân Cố TT Ngô Đình Diệm:
câu chuyện thật cảm động
Một câu chuyện được nghe kể từ chị Hoa Lan 

Ngày 20.09.2013 khi người Việt tại Đức được vinh dự đón Đức
 Dalai Lama tại chùa Viên Giác, Ngài đã kể lại 1 câu chuyện thật cảm động:       Những thập niên 50, Mao Trạch Đông xua quân vào Tây Tạng giết sư, đốt chùa và gây ra hằng hà xa số tội ác với 1 dân tộc Tây Tạng hiền lành chịu đựng. Năm 1959 Đức Dalai Lama phải cùng dân tộc của Ngài từ bỏ quê hương lên đường tỵ nạn. TQ lúc bấy giờ như con hổ đói, họ dùng đủ mọi cách để truy lùng ...Ngài.   Khoảng thời gian đó trên thế giới ít người biết và để ý đến tình hình xảy ra ở Tây Tạng, và cũng chẳng ai biết gì về 1 thanh niên với nụ cười thật nhân hậu đang dìu dắt dân tộc mình lánh nạn trước mũi súng bạo tàn của Mao Trạch Đông.
Ấn Độ luôn có đụng độ với TQ về vấn đề biên giới, vi vậy họ không muốn làm tình hình căng thẳng thêm, nên cũng chẳng tha thiết giúp đỡ đoàn người tỵ nạn đến từ Tây Tạng. Tin tức về tình hình bi đát từ Tây Tạng chẳng được loan truyền, lại bị TQ cô lập thông tin toàn diện, nên thế giới chẳng ai biết đến mà quan tâm.     

Đoàn người tỵ nạn vì vậy thiếu thốn cơ cực đủ điều, tình hình lúc bấy giờ thật nghiệt ngã.
May thay ở vùng Đông Nam Á có 1 vị Tổng Thống cũng nhân đạo không kém. Ông từng biết thế nào là tỵ nạn CS, vì chính ông cũng đã mở rộng vòng tay đón tiếp và giúp đỡ hằng triệu đồng bào của ông chạy nạn CS từ Bắc vào Nam... Đó là cố TT Ngô Đình Diệm, một vị Tổng Thống Công Giáo, đã âm thầm gửi hàng tấn gạo để cứu khổ những người Phật Giáo Tây Tạng.
Một miếng khi đói bằng một gói khi no, Đức Dalai Lama bồi hồi khi kể lại sự giúp đỡ của cụ Diệm đối với dân tộc của ông vào những ngày tháng khó khăn nhất.
Đây là lần đầu tiên tôi nghe được câu chuyện này và cũng rất xúc động. Nếu Đức Dalai Lama không kể lại, chắc câu chuyện đã theo thời gian mà chìm vào quên lãng .. Thương cụ Diệm, thương dân tộc Tây Tạng và thương sao dân tộc mình ...
II
Phản-Ứng
21.   Ngày 23-07-2014, Ông Nguyễn Kha đã đăng trên nhà-mạng Sách Hiếm một bài-viết nhan đề:
Đức Dalai Lama, Ông Ngô Đình Diệm Và Mặc Cảm Tội Lỗi Của Nhóm “Hoài Ngô”
sau khi rà khắp trên Internet, tìm được 3 nguồn tiếng Việt và tiếng Anh đăng tin về cuộc viếng-thăm của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma tại Chùa Viên-Giác vào ngày 20-9-2013, nhưng trong cả 3 tài-liệu ấy đều không có một chữ Ngô Đình Diệm hay tặng gạo nào cả (Nguồn:)
  
22.   Ngày 29-7-2014, Lê Xuân Nhuận đã gửi thư đến Hòa-Thượng Thích Như Điển, Phương-Trượng Chùa Viên-Đức  Đức, để hỏi xem “chính Thầy, và/hoặc các đạo-hữu hiện-diện tại Chùa Viên Giác vào ngày 20-9-2013, có nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma kể rằng cố Tổng-Thống Ngô Đình Diệm đã “âm thầm gửi hàng tấn gạo để cứu khổ những người Phật Giáo Tây Tạng” hay không”.
23.   Ngày 07-8-2014, Hòa-Thượng Thích Như Điển đã trả lời Lê Xuân Nhuận bằng vi-thư như sau:
2014-08-07 16:23 GMT+02:00 Chua Vien Giac :
Nam Mô A Di Đà Phật
Thưa Qúy Đạo Hữu,    
Mấy hôm trước chúng tôi đã nhận được Mail của ĐH Vương ở Hoa Kỳ gửi và đã hỏi một vấn đề tương tự như ĐH Chân Nhân
 Lê Xuân Nhuận hỏi hôm nay. Tôi cũn g đã hướng dẫn cho ĐH Vương vào Youtube ngày 20.9.2013 vừa qua, khi Đức ĐLLM thứ 14 ghé thăm chùa Viên Giác lần thứ hai để xem và cũng đã hướng dẫn cho ĐH Vương xem tin tức ngày 18.6.1995(thay vì ngày 20.6.1995)như đã cho, lúc Đức ĐLLM viếng chùa Viên Giác tại Hannover lần thứ nhất. Tuy nhiên chúng tôi vẫn chưa an lòng. Hôm nay có nhờ mấy người Phật Tử ở Hannover đi tìm , thì kết qủa như PDF có gửi kèm. Xin Qúy ĐH tham khảo.

Trong tài liệu Indian Parliament on the issue of Tibet   RAJYA SABHA DEBATES 1952-2005
trang thứ 71 (xin xem phần 30.4.1962) để rõ và trang 58 phần ngày 19.12.1960  cũng có ghi rõ việc nầy.  

Đây là những thông tin
 đã được tra cứu kỹ càng.

Xin gửi đến Qúy Đạo Hữu để làm tài liệu tham khảo.
Kính chúc Qúy Vị được vô lượng an lạc.   

Kính Mail    

Thích Như Điển   

Phương Trượng chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc
             ---------- Forwarded message ----------   
From:
 
Date: 2014-08-07 15:02 GMT+02:00 
Subject: Reis
To:
 chuaviengiac2012@gmail.com               
Adida Phat Meister,
die pdf ist hier zu finden:
Die Homepage ist von The Tibetan Parlament in Exile !
Alles Gute
hugo
24.   Trong thư tôi gửi Hòa-Thượng Thích Viên Giác, tôi có nêu một câu hỏi (Xem 22) nhưng HT không trả lời trong vi-thư này.
25.   Về điểm này, Ông Trần Trung Đạo, trong bài-viết đề ngày 26-8-2014, đã viết:
       
        Sau những chuyện riêng tư..., tôi bạch với Hòa Thượng Thích Như Điển [:] trong thời gian Đức Đạt Lai Lạt Ma viếng thăm chùa Viên Giác hôm 20 tháng 9, 2013, khi ngài thuyết pháp, khi ngài trò chuyện, khi ngài nói trong chương trình, khi ngài thăm hỏi ngoài chương trình, có bao giờ Đức Đức Đạt Lai Lạt Ma nhắc đến việc “TT Ngô Đình Diệm, một vị Tổng Thống Công Giáo, đã âm thầm gửi hàng tấn gạo để cứu khổ những người Phật Giáo Tây Tạng” không? Hòa thượng Như Điển xác định “Không”.  
và:
“... chị Hoa Lan...  Hòa thượng Phương Trượng chùa Viên Giác nhờ chị đón chúng tôi ở phi trường, đưa sang nhà ga đi Hannover và đón chúng tôi khi về lại Berlin. Khi chị đón tôi ở nhà ga Berlin, trên đường về khách sạn, tôi hỏi có phải chính chị đã nghe đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng “TT Ngô Đình Diệm, một vị Tổng Thống Công Giáo, đã âm thầm gửi hàng tấn gạo để cứu khổ những người Phật Giáo Tây Tạng” hay không? Chị Hoa Lan trả lời “Không”. Chị Hoa Lan cũng không biết ai đã dùng tên chị để đưa vào bài viết.
26.   Chị Hoa Lan mà Ông Trần Trung Đạo tiếp-xúc là một Phật-Tử sinh-hoạt tại đó và được Hòa-Thượng Thích Như Điển tin-cậy, là một người thật, chứ không phải là chị Hoa Lan giả tác-giả bản tin nêu trên. (Nguồn:)
27.   Như thế tức là mọi người ở đó hôm ấy đều không có ai nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma phát-biểu như kẻ nào đó đã ghi là “được nghe kể từ chị Hoa Lan” trong bài-viết liên-hệ.
III
Tôi Đi Tìm Sự Thật
31-   Tài-liệu mà Hòa-Thượng Thích Như Điển đưa ra có nhan đề là:
Indian Parliament on the issue of  Tibet
RAJYA SABHA DEBATES
1952 -2005
Quốc-Hội Ấn-Độ với vấn-đề Tây-Tạng
CÁC CUỘC THẢO-LUẬN TẠI THƯỢNG-NGHỊ-VIỆN
1952-2005
với một bài mở đầu:
FRIEDRICH-NAUMANN-STIFTUNG
&
THE TIBETAN PARLIAMENTARY AND
POLICY RESEARCH CENTRE
TỔ-CHỨC FRIEDRICH-NAUMANN-STIFTUNG
&
TRUNG-TÂM NGHIÊN-CỨU
NGHỊ-VIỆN VÀ CHÍNH-SÁCH
CỦA TÂY-TẠNG
đại-ý: Friedrich-Naumann-Stiftung (là một Tổ-Chức Quốc-Tế Bất-Vụ-Lợi Phục-Vụ Lợi-Ích Cộng-Cộng, hoạt-động tại 75 quốc-gia) phối-hợp với “Hội-Đồng các Đại-Biểu Nhân-Dân của Tây-Tạng” lập nên “Trung-Tâm Nghiên-Cứu về Nghị-Viện và Chính-Sách của Tây-Tạng”, nhằm mục-đích tăng-cường Cộng-Đồng Tây-Tạng [ở hải-ngoại] để xây-dựng một đặc-tính sinh-hoạt dân-chủ (viết tắt là TPPRC). [Tài-liệu này do Trung-Tâm ấy soạn-thảo và ấn-hành]. (Nguồn:)
         Tài-liệu này dày 116 trang, và chép đến ngày 03-03-2005.
32-   Tôi đã mở cái link ấy và đọc thấy 2 đoạn liên-hệ sau đây:  
321) Ở trang 58:
        19 December 1960 Written Answers to Questions
FOREIGN AGENCIES ENGAGED IN THE RELIEF AND REHABILITATION WORK OF TIBETAN REFUGEES
267.Shri Harihar Patel: Will the Prime Minister be pleased to state:
(a) the names of foreign countries and foreign private relief agencies engaged in the relief and rehabilitation work of
the Tibetan refugees in India; and
(b) the number and names of camps run by them in India, Sikkim and Bhutan?
The Prime Minister and Minister of External Affairs (Shri Jawaharlal Nehru):
(a) the Governments of Australia, United States of America and New Zealand have placed Rs. 10 lakhs, Rs. 4,75,000
and Rs. 2,63,920 respectively at the disposal of the Government of India for the relief and rehabilitation of Tibetan
refugees. The Government of the Republic of Vietnam donated 1,300 tons of rice.
The following private organizations (foreign and Indian) have been providing foodstuffs, clothing, medicines, etc:
1. Co-operative for American Relief Everywhere;
2. American Emergency Committee for Tibetan Refugees;
3. Catholic Relief Services in India;
4. National Christian Council of India;
5. World Veterans’ Federation;
6. Indian Red Cross Society;
7. Junior Chamber International;
8. The Buddhist Society of Thailand.
(b) No camps are run by any foreign Government or private agency in India.
        Tạm dịch: Chính-Phủ Việt-Nam Cộng-Hòa đã tặng 1,300 tấn gạo (cho việc cứu-trợ và phục-hoạt các người Tây-Tạng tị-nạn).
322) Ở trang 72 (không phải 71):
30 April 1962 Written Answers to Questions
SOUTH VIETNAM’S OFFER OF RICE FOR TIBETAN REFUGEES
*116. Shri N. Sri Rama Reddy: Will the Prime Minister be pleased to state whether it is a fact that the Government
of South Vietnam have offered 200 tons of the rice for the relief of Tibetan refuges in India?
The Minister of State in the Ministry of External Affairs (Shrimati Lakshmi Menon): Yes, Sir.
Tạm dịch: Phải chăng Chính-Phủ Nam Việt-Nam vừa mới đề-nghị/tặng 200 tấn gạo trong số gạo ấy cho việc cứu-trợ người Tây-Tạng tị-nạn tại Ấn-Độ?(Quốc-Vụ-Khanh tại Bộ Ngoại-Giao trả lời:) Vâng, đúng thế.
33-   Tiếp-tục sưu-tầm, tôi đã tìm thấy một tài-liệu khác, cùng một chủ-đề, cùng người xuất-bản, cùng cách trình-bày nội-dung, chỉ khác có chữ LOK (là Hạ-Nghị-Viện), trong lúc chữ RAJYA trong tài-liệu của Chùa Viên Giác là Thượng-Nghị-Viện.
        Như thế, tài-liệu của Chùa Viên-Giác là về các buổi vấn-đáp (Written Answers to Questions, Question to be Answered, Discussion, Special Mention, v.v...)tại Thượng-Nghị-Viện Ấn-Độ, còn tài-liệu mà tôi tìm thấy là về các buổi vấn-đáp tại Hạ-Nghị-Viện Ấn-Độ.
34-   Vì trong tài-liệu ở Hạ-Nghị-Viện mà tôi tìm thấy, ngay từ đầu sách có một “Publisher's Note” (Lời Nhà Xuất-Bản), ở trang 4, nói rằng Trung-Tâm Nghiên-Cứu Về Nghị-Viện [Quốc-Hội Tây-Tạng Lưu-Vong] và Chính-Sách của Tây-Tạng sưu-tập tài-liệu về các buổi tranh-cãi, thảo-luận, và vấn-đáp tại cả 2 Viện của Quốc-Hội Ấn-Độ về vấn-đề Tây-Tạng, in thành 2 Tập; mà trong tài-liệu ở Thượng-Nghị-Viện (do Chùa Viên-Giác đưa ra) thì không có Lời Nhà Xuất-Bản, nên tôi thấy rõ:
        Tài-liệu của Chùa Viên-Giác là Tập 2 (Thượng-Nghị-Viện).
        Tài-liệu do Lê Xuân Nhuận tìm thấy là Tập 1 (Hạ-Nghị-Viện) (theo link dưới đây:)
http://www.tpprc.org/publication/lok_sabha_debates_on_tibet-2006.pdf
        Tài-liệu này dày 356 trang (có 240 trang dày hơn), và chép đến ngày 25-04-2005 (có thêm 1 tháng 23 ngày).
       
IV
Những Gì Tôi Tìm Thấy
41/   Về Tổng-Số Dân Tây-Tạng Đến Ấn-Độ để tị-nạn Cộng-Sản:
        41a. Theo Wikipedia thì suốt trong 50 năm qua đã có hơn 150,000 người Tây-Tạng đi theo Đức Đạt-Lai Lạt-Ma thứ 14 đến tị-nạn tại Ấn-Độ. Thoạt tiên Ngài ra đi vào năm 1959, sau vụ nổi dậy bị thất-bại [tại Tây-Tạng], với khoảng 80,000 người đi theo Ngài (Nguồn:)
       
        Tuy nhiên, theo tài-liệu trong 2 Tập liên-hệ, thì con-số ấy khác nhau:
        41b. Năm 1959  13,756 người (Tập 1, 14 December 1959 trang 48).
        41c. Năm 1960  427,604 người [chỉ riêng tại 2 Bang Punjab  Himachal Pradesh và chỉ riêng trong tháng 6] (Tập 1, 14 November 1960 trang 132).
        41d. Năm 1961 là vào khoảng 30,409 người (Tập 1, 5 May 1961  trang 152).   
        41e. Năm 1961  32,296 người (Tập 2, 27 November 1961 trang 67).
        41f. Năm 1962 là vào khoảng 32,300 người (Tập 1, 19 June 1962 trang 162).
        41g. Năm 1963 là vào khoảng 37,000 người (Tập 2, 19 September 1963 trang 76).
42/   Về Chính-Sách của Chính-Phủ Ấn-Độ đối với Dân Tây-Tạng tị-nạn:
        42a- Ngày 01-12-1959, được hỏi về lập-trường của Ấn-Độ đối với việc Liên-Hiệp-Quốc muốn đưa vấn-đề Tây-Tạng vào chương-trình nghị-sự, Thủ-Tướng kiêm Bộ-Trưởng Ngoại-Giao là Shri Jawaharlal Nehru trả lời, đại-ý: Lúc biểu-quyết xem có nên đưa vấn-đề đó vào nghị-trình hay không, thì Ấn-Độ không bỏ phiếu. Lúc thảo-luận Nghị-Quyết do Mã-Lai  Ái-Nhĩ-Lan bảo-trợ [về việc trên] thì Đại-Biểu Ấn-Độ bỏ phiếu trắng (Tập 2, 1 December 1959 trang 47).
        42b- Mãi đến ngày 20-09-1965, được hỏi về cách đối-xử của Ấn-Độ đối với người Tây-Tạng tị-nạn tại Ấn-Độ, Bộ-Trưởng Ngoại-Giao là Shri Swaran Singhcòn trả lời, đại-ý: chính-phủ Ấn-Độ xem họ là người nước ngoài (Tập 1, 20 September 1965 trang 226).
43/   Về Chính-Sách của Chính-Phủ Ấn-Độ đối với Nước Tây-Tạng:
        Ngày 24-03-1961, Thủ-Tướng Ấn-Độ  Shri Jawaharlal Nehru báo-cáo với Quốc-Hội, đại-ý: Chính-Phủ Ấn-Độ từ lâu nay vẫn coi Tây-Tạng trong quá-khứ là một khu tự-trị của nước Trung-Hoa; nó đã có quyền tự-trị, nhưng nói về mặt quốc-tế thì hiện nay nó vẫn là một phần của Trung-Hoa; đó là lập-trường căn-bản; dù sao Tây-Tạng cũng đã là một phần của nước Trung-Hoa rộng lớn hơn; do đó, các chính-sách của Ấn-Độ vẫn dựa vào sự-kiện này (Tập 1, 24 March 1961 trang 144).
44/   Về Chính-Sách của Chính-Phủ Ấn-Độ đối với Việt-Nam:
        Ấn-Độ thiết-lập liên-hệ chặt-chẽ với Bắc-Việt Cộng-Sản, mạnh-mẽ lên án hành-động của Hoa-Kỳ trong Chiến-Tranh Việt-Nam (Nguồn:)
        http://en.wikipedia.org/wiki/India%E2%80%93Vietnam_relations. The Republic of India and the Socialist Republic of Vietnam enjoy strong bilateral relations.
45/   Về các phẩm-vật được gửi đến Ấn-Độ để cứu-trợ dân Tây-Tạng tị-nạn và dùng vào các mục-đích nhân-đạo khác:
        Ngày 7-9-1964, được hỏi về việc báo-chí ở Luân-Đôn (Anh) đăng tin là có sự mất-mát đáng báo-động về số lượng các món viện-trợ mà có đến 2/3 các chuyến hàng không đến thấu nơi nhận, Bộ-Trưởng Ngoại-Giao là Shri Swaran Singh trả lời, đại-ý: Các báo-cáo của tờ Sunday Times (Luân-Đôn) ra ngày 13thSeptember 1964  đã thổi phồng và đưa ra con số không đúng. Có sự chậm-trễ trong việc bốc hàng từ Hải-Cảng Bombay từ tháng 8-1963 đến tháng 3-1964 nhưng không có sự thất-thoát đáng kể. Tờ Sunday Times mâu-thuẫn với Ủy-Ban Cứu-Trợ Trung-Ương (của Ấn-Độ) cũng như với đa-số các cơ-quan thiện-nguyện gửi tặng cho người Tây-Tạng tị-nạn. Việc này đã được bàn-thảo với Ủy-Bản Cứu-Trợ Trung-Ương (của Ấn-Độ) là nơi điều-hợp việc tiếp-nhận và phân-phối các món viện-trợ ấy, và họ vừa mới xác-nhận rằng tường-thuật của tờ báo ấy đã quá phóng-đại, và mọi nỗ-lực đang được thực-hiện để cho các khoản cứu-trợ được tận-dụng tối-đa (Tập 1,
7 September 1964 trang 217).
46/   Về Việt-Nam Cộng-Hòa:
       
        46a/ Về sự liên-hệ giữa Việt-Nam Cộng-Hòa với Ấn-Độ thì, dù Phó Tổng-Thống Ấn-Độ qua thăm VNCH trước, rồi Tổng-Thống Ngô Đình Diệm công-duẤn-Độ, rồi  Tổng-Thống Rajendra Prasad của Ấn-Độ qua thăm VNCH để đáp lễ, vào năm 1957, nhưng giữa hai nước chưa có liên-hệ ngoại-giao, chỉ có Đại-Diện ở cấp Tổng-Lãnh-Sự mà thôi.     
        Việt-Nam Cộng-Hòa viện lý rằng vì Ấn-Độ lúc đó là Chủ-Tịch Ủy-Hội Quốc-Tế Kiểm-Soát Đình-Chiến [theo Hiệp-Định Geneva năm 1954] (Nguồn: Sáu Năm Hoạt-Động của Chánh-Phủ VNCH trang 437).
  
        46b/ Nhưng trên thực-tế thì vì:
        46b1- Ấn-Độ là nước đứng đầu Khối Không-Liên-Kết [trung-lập], lập thành Thế-Giới Thứ Ba, chen giữa Thế-Giới Tụ-Do  Thế-Giới Cộng-Sản, gây nên khó-khăn không ít cho Hoa-Kỳ [là nước bảo-trợ VNCH]. (Nguồn:)
        46ba2- Ấn-Độ công-nhận Tây-Tạng là một phần của Trung-Hoa Cộng-Sản (Xem 43).
        46ba3- Ấn-Độ không thuận đưa vấn-đề Tây-Tạng [tị-nạn] ra trước Liên-Hiệp-Quốc (Xem 42a).
        46ba4- Ấn-Độ (nói là trung-lập, nhưng lại) ủng-hộ Bắc-Việt Cộng-Sản và phản-đối Hoa-Kỳ dính-líu vào Việt-Nam Cộng-Hòa [tức là đối-nghịch với VNCH]. (Xem 44)
        
V
Kết-Luận
51)   Về việc cố TT Ngô Đình Diệm đã âm thầm gửi hàng tấn gạo để cứu khổ những người Phật Giáo Tây Tạng:
        51a) Gửi gạo tặng người tị-nạn trong cảnh túng-thiếu, là một việc tốt, nếu không ám-muộibất-chính, thì sao lại phải “âm thầm”?
        51b) Hàng tấn gạo” nghĩa là từ 1 tấn đến 9 tấn. Nếu là từ 10 tấn trở lên thì người ta gọi là “cả chục tấn gạo, hàng chục tấn gạo”. Đằng này, người đầu tiên đưa tin [chị Hoa Lan giả] viết là hàng tấn gạo, mà 2 Tập tài-liệu dẫn trên thì viết là (1,300+200=) 1,500 tấn gạo (có thể gọi là hàng ngàn tấn gạo).
        Tại sao có sự sai-biệt quá lớn như thế? (Xem 523c)
52)   Về vụ 1,300 tấn gạo năm 1960:
        521) Tổng-số dân Tây-Tạng tị-nạn tại Ấn-Độ, theo 2 tài-liệu nói trên thì:
        - vào năm 1959 là 13,756 người (Tập 1, 14 December 1959 trang 48);
        - vào năm 1961 là vào khoảng 30,409 người (Tập 1, 5 May 1961  trang 152).   
        Muốn có con-số trung-dung cho năm 1960, đáng lẽ cộng năm 1959 với năm 1961 rồi chia 2, nhưng ta hãy cho đi là năm 1960 đã có nhiều người như năm1961, và thử sử-dụng con-số cao nhất ấy, là có 30,409 người Tây-Tạng tị-nạn tại Ấn-Độ vào năm 1960.
        Vậy thì, có lý nào, để cứu-trợ 30,409 người Tây-Tạng tị-nạn, trong lúc đã có nhiều quốc-gia khác và nhiều tổ-chức thiện-nguyện ngoại-quốc lẫn trong nướcẤn-Độ gửi tặng phẩm-vật rồi, mà Tổng-Thống Ngô Đình Diệm còn gửi tặng một lần đến 1,300 tấn gạo?
        522) Năm 1950 là năm bản-lề giữa lên và xuống. Nếu Nền Đệ-Nhất Cộng-Hòa là một cái dốc, thì từ 1954 đến 1960 là leo dốc, từ 1960 đến 1963 là tuột dốc.
        Nói chung, Tổng-Thống Diệm gặp khó-khăn dồn-dập đối với các tướng trong quân-đội của mình, các thành-viên cao-cấp trong nội-các của mình, các lãnh-tụ đối-lập trong dân-chúng, đồng-minh Hoa Kỳ, kẻ thù cộng-sản, lẫn dân-chúng Việt-Nam, nổi bật nhất là:
        - Vụ Caravelle, 11 Tổng/Bộ-Trưởng cuả chính Đệ-Nhất Cộng-Hoà từ-chức để phản-đối Diệm, Phó Tổng-Thống Nguyễn Ngọc Thơ bất-đồng, Đại-Sứ VNCHtại Mỹ là Trần Văn Chương chống-đối Diệm, quân-đội làm đảo-chánh [hụt] ngày 11-11-1960;
        - Hoa-Kỳ đòi Diệm cải-tổ và loại-bỏ Nhu, gây khó-khăn về viện-trợ và tìm người thay-thế Diệm;
        - Cộng-sản tấn+chiếm nhiều nơi và ra mắt Mặt Trận Dân-Tộc Giải-Phóng Miền Nam ngày 20-12-1960;
        - Tòa Thánh Vatican không chấp-nhận việc Diệm kỳ-thị (huống gì) đàn-áp Phật-Giáo, và Giáo-Hoàng Gioan XXIII đã móc nối với Hồ Chí Minh để thiết lậpchính phủ trung lập tại VN... (Xem bài tóm-lược).
        Để đối-phó lại, Tổng-Thống Ngô Đình Diệm tiếp tân đầu năm, tỏ vẻ thân-thiết đặc-biệt với Đại-Sứ Pháp Roger Lalouette. Ngày 9/1/60Diệm gặp riêngLalouette, câu chuyện kéo dài 2 giờ. (Pháp muốn phá Mỹ, trung-gian hoà-giải giữa Ngô và Hồ).
       
        Trong tình-hình đó, nếu quả thật TT Diệm có gửi nhiều gạo qua Ấn-Độ, thì có thể hiểu là giúp (hay là làm quà cầu-thân? với) Ấn-Độ [để nhờ trung-gian và nói giùm với CSBV?] chứ không phải là giúp người Tây-Tạng tị-nạn, vì mọi ngân-khoản/phẩm-vật cứu-trợ đều nằm trong tay và thuộc toàn-quyền sử-dụng của chính-phủ Ấn-Độ (at the disposal of the Government of India và No camps are run by any foreign Government or private agency in India) (Xem 321).     
        Như thế thì, phải chăng Tổng-Thống Ngô Đình Diệm và Cố-Vấn Ngô Đình Nhu đã bắt đầu thực-hiện ý-đồ bắt tay với cộng-sản (tách rời Thế-Giới Tự-Do) từ năm 1960, chứ không phải đợi đến năm 1963 (?) (Xem)
        523) Khi sao chép (không phải nhiếp-sao), hoặc ghi chép (xem phim-ảnh, nghe băng ghi-âm, mà chép thành chữ những gì nghe được), có 3 khuyết-điểm nhiều người vấp phải: saisótphịa.
        Về 2 Tập tài-liệu đang được đề-cập, ở đây tôi xin nói về Tập 2 (Thượng-Nghị-Viện Ấn-Độ, vấn-đề 1,300 tấn gạo):
        523a= SAI: Nếu Tổng-Thống Ngô Đình Diệm giấu kín việc này (VNCH không lưu hồ-sơ/văn-khố, báo-chí và dân-chúng không biết), thì không lẽ các cơ-quan tình-báo và báo-chí quốc-tế, cùng với tai+mắt của CIA khắp nơi, lại không biết gì về việc này, mãi đến ngày nay người ta mới tiết-lộ một tài-liệu ấn-hành vào năm 2006
        Ngay chính trong Tập 1, đã có ít nhất là 3 đoạn, về tổng-số người Tây-Tạng tị-nạn tại Ấn-Độ:
        523a1. Năm 1959 là 13,756 người (Tập 1, 14 December 1959 trang 48).
        523a2. Năm 1960 là 427,604 người [chỉ riêng tại 2 Bang Punjab và Himachal Pradesh và chỉ riêng trong tháng 6] (Tập 1, 14 November 1960 trang 132).
        523a3. Năm 1961 là vào khoảng 30,409 người (Tập 1, 5 May 1961  trang 152). (Xem 41)
        Có lý nào, năm 1959 là 13,756 người, qua năm 1960 con-số nhảy lên đến 427,604 người (Xem 41c), rồi qua năm 1961 tụt xuống còn khoảng 30,409 người? Trong lúc đó, con-số cao nhất là 150,000 người (Xem 41) và tính đến năm 2009 thì kể cả tại Ấn-ĐộNepal, và Bhutan, con-số cũng chỉ là 150,000 người (Nguồn:)
        Rõ-ràng là họ chép sai.
        523b= SÓT: Chính Ông Penpa Tsering, Giám-Đốc Điều-Hành của Trung-Tâm Nghiên-Cứu về Nghị-Viện và Chính-Sách của Tây-Tạng, cũng đã nhìn-nhận, trong bài “Lời Nhà Xuất-Bản”: “However there may be oversight (quên, sót, sơ-xuất bỏ quên), for which we are totally responsible and we seek your valuable input to enable us to add and improve in our future publications.” (Tập 1, Publisher’s Note trang 4).
        Tức là họ đã chép sót.
        523c= PHỊASai được, Sót được, thì Phịa cũng được.
        Tại sao Việt-Nam Cộng-Hòa gửi tặng 1,300 tấn gạo mà cả thế-giới không ai trông thấy, nghe nói, biết đến, trừ phi đó là chuyện phịa?  
         Nếu có gửi tặng gạo thật, thì đó là một thành-tích đáng được tuyên-dương, đàng-hoàng hơn, chính-đáng hơn, danh chánh ngôn thuận hơn, nhưng sao không đề-cập đến, mà phải phịa chuyện Tổng-Thống Ngô Đình Diệm tặng Đức Đạt-Lai Lạt-Ma số tiền (khi thì US$10,000.00, khi thì US$15,000.00) từ giải Magsaysay“ma”?
        Về câu “the Governments of Australia, United States of America and New Zealand have placed Rs. 10 lakhs, Rs. 4,75,000
and Rs. 2,63,920 respectively at the disposal of the Government of India for the relief and rehabilitation of Tibetan refugees. The Government of the Republic of Vietnam donated 1,300 tons of rice” (Xem 321), ai đã thêm vào câu cuối ấy? và với mục-đích gì? Phải chăng là để xúy-xóa, tung hỏa-mù, đánh lạc hướng, xoa dịu công-luận về vụ án gạo Ưng Bảo Toàn [TT Ngô Đình Diệm bao che cho Cố-Vấn Ngô Đình Cẩn buôn lậu, tiếp-tế hàng ngàn tấn gạo cho Việt-Cộng] ở Miền Trung? (Xem Mục 10)
        Huy-động cả nhiều vạn người, cô-lập cả nhiều khu phố tại Sài-Gòn, để diễn vở kịch và quay thành phim, vụ cố Thượng-Tọa Thích Quảng Đức tự-thiêu, theo ý đạo-diễn, rồi bảo là phim do một ký-giả người Ý Đại Lợi quay được tại chỗ vào đúng lúc đó, mà người ta còn làm được, tin được (tôi chỉ nói về kỹ-thuật mà thôi); cuốn sách “Chính Đề Việt Nam”, của cựu Thượng-Nghị-Sĩ Lê Văn Đồng, bút-danh Tùng Phong, mà người ta dám ăn cắp (đạo-văn), sửa-chữa, chớp cả bút-danh, gán cho Ông Ngô Đình Nhu là tác-giả; thì sá gì chuyện phao tin đạt giải Magsaysay, phịa chuyện tặng tiền, mua-chuộc một cá-nhân nào đó trong nhóm ghi-chép để chép thêm vào một câu như thế, mà người ta không làm được hay sao (?) Tức là phịa vậy.
        Một tài-liệu mà phạm cả 3 khuyết-điểm saisótphịa (cho dù chỉ 1 khuyết-điểm mà thôi) thì đã là vô-giá-trị rồi (“một phần sự thật không phải là Sự Thật”).
53)   Về vụ 200 tấn gạo Năm 1962:
        Trong năm 1962 ngoài những thành-quả đạt được, Tổng-Thống Ngô Đình Diệm gặp nhiều khó-khăn và trở-ngại mới (Nguồn: Sách “Hai Mươi Năm Qua”của Đoàn Thêm):
        Chính-Quyền:
        - 11-1-1962 Bộ Giáo-Dục xác nhận có vụ chuyển-ngân ma, đã khám phá từ tháng 6/1961; nhiều chứng-chỉ giả đã được tìm ra tại tòa Đại-Sứ VN ở Ba-Lê... [chuyển-ngân ma tại Bộ Giáo-Dục tức trong Chính-Quyền].
        - 3-2-1962 Thiết lập Ủy-ban Trung-Ương đặc-trách Ấp Chiến-lược. Ủy-ban họp mỗi tuần một lần, do C.V. Ngô-đình-Nhu chủ tọa, gồm đa-số các Bộ-trưởng và cao-cấp quân-dân-chính... [Mãi đến năm 19628 năm sau ngày chấp-chính, chỉ hơn 1 năm trước khi sụp đổ,  TT Diệm và CV Nhu mới đem áp-dụng “quốc-sách” Ấp Chiến-Lược Xem].
        - 19-2-1962 Bộ Ngoại-giao Anh giải thích: sự thành lập phái-đoàn Thompson giúp VN, không trái với Hiệp-định Genève, vì chỉ giúp về hành-chánh và nội-an [Sir Robert Thompson là người Anh, chuyên-gia chống khuynh-đảo, đã từng chống-Cộng thành-công tại Mã-Lai].
        - 27-2-1962 Dinh Độc-Lập bị 2 phi-cơ VN ném bom và bắn phá từ 7g15 đến 7g25. Phía tay trái bị hư hại nặng. Một phi-cơ bị cao-xạ của Hải-quân bắn rớt ởNhà-Bè, lúc 7g35, phi-công Phạm-phú-Quốc bị bắt; chiếc thứ hai bay thoát sang Cao-Mên. Trong Dinh, 1 binh-sĩ và 1 chị hai bị tử-thương. Bom rơi trúng căn lầu của B.T. Nguyễn-đình-Thuầncác nơi này đều bị đổ và cháy [Đây là lần thứ 2, lần trước là vụ đảo-chánh hụt 11-11-1960].
        - 10-3-1962 Phong-Trào Cách-Mạng Quốc-Gia đề nghị lập một Phong-Trào Nhân-Dân tái thiết dinh Độc-Lập [bắt dân đóng góp. Xem các ngày 21-3-1962, 8-8-1962 và 10-10-1962].
        - 11-3-1962 Khánh thành tượng Hai Bà Trưng ở Công-trường Mê-Linh: tác-phẩm của nhà điêu-khắc Nguyễn-văn-Thế, giải đệ-nhị La-Mã [Xem dư-luận ở Mục Dân-Chúng dưới đây].
        - 21-3-1962 Thành lập Ủy-Ban Nhân-Dân tái thiết Dinh Độc-Lập, gồm một số nhân-sĩ và nhiều Dân-Biểu.
        - 31-3-1962 Chánh-phủ VN gửi thông-điệp cho 92 Quốc-gia yêu-cầu ủng-hộ VNCH chống xâm lăng Cộng-sảntố giác miền Bắc giật dây Cộng-sản miềnNam [Phải nguy-cấp lắm mới kêu-cứu thế-giới].
        - 8-8-1962 Phong-trào Nhân-Dân tái thiết dinh Độc-Lập quyên được gần 9 triệu.
        - 10-10-1962 Phong-Trào Nhân-Dân tái thiết dinh Độc-Lập quyên được hơn 19 triệu: 10 triệu sẽ dành cho Ấp Chiến-Lược.
        - 27-10-1962 Đặc-quyền của Tổng-Thống VNCH ban hành sắc-luật vì tình-trạng khẩn-cấpđược gia hạn 1 năm, kể từ 19-10-62 (Luật số 18/62) [Phải ban-hành tình-trạng khẩn-cấp].
        - 3-12-1962 Khai giảng tại Thị-Nghè, khóa 7 Huấn-luyện Cán-bộ Ấp Chiến-lược. Lần này, nhiều Dân-biểu và Tỉnh-trưởng theo học [Xem].
        - 8-12-1962 Trung-tướng Dương-văn-Minh được cử làm Cố-vấn Quân-sự Phủ Tổng-Thống, thôi giữ chức Tư-lịnh Hành-quân... [gây bất-mãn nơi viên tướng hữu-công này].
        Dân-Chúng:
        - 17-7-1962 Tượng đồng Hai Bà Trưng hôm nay được đặt lên bệ ba chân,... : theo nhiều người thì giống hệt bà Nhu và con gái là Lệ-Thủy (phí-tổn 6 triệu $VN).
        - 22-10-1962 Nhiều tỉnh Trung-Phần bị ngập lụt: Quảng-Nam, Quảng-Tín, Bình-Định, Quảng-Ngãi bị thiệt hại nhiều nhất: 2,000 nhà bị sâp; tại Khánh-Hòa,50 người chếtmùa màng bị hỏng từ 20% đến 60%; ở Phan-Rang, đường phố bị ngập sâu hơn 1 thước nước.
        Cộng-Sản:
        - Đánh phá nhiều nơi, ngay ngày 26-10-1962 [là ngày Quốc-Khánh của Đệ-Nhất Cộng-Hòa] mà tại thủ-đô Sài-GònLựu đạn ném vào khu triển-lãm chiến-lợi-phẩm của Quân-đội VNCH trước tòa Đô-Chánh7 người chết29 bị thương.
        Lân-Bang:
        - 18-1-1962 VC tiếp-tục tràn qua Lào. Phi-cơ Nga tiếp-tế cho VC và Pathet-Lào ở Tchépone mỗi ngày 10 lần.
        - 13-2-1962 Nam-Tha ở Lào vẫn bị vây hãm: số quân Bắc-Việt ước tới 10 Tiểu-đoàn.
        - 5-7-1962 Chánh-phủ VN phản kháng việc Chánh-phủ Lào thừa nhận Bắc-Việt...
        - 8-11-1962 Kể từ hôm nay, Chánh-phủ VN đóng cửa tòa Đại-sứ tại Vạn-Tượng vì Lào công nhận Bắc-Việt...
        [Tổng-Thống Ngô Đình Diệm đã tiên-đoán đúng trong vấn-đề này: Lào mà trung-lập, tức không chống-Cộng, thì cộng-sản Bắc-Việt dùng lãnh-thổ Lào làm đường chuyển quân vào Nam Việt-Nam.]
        Hoa-Kỳ và Quốc-Tế:
        - 11-1-1962 Hoa-Kỳ lại viện-trợ cho Lào, và giao ngân-phiếu 4 triệu Mỹ-kim.
        - 8-2-1962 Thiết lập Bộ Tư-lịnh Hoa-Kỳ tại VNMAC-V.
        - 13-2-1962 Tướng Paul D. Harkins tới Saigon nhậm chức Trưởng Phái-đoàn quân-sự Mỹ, thay tướng Lionel C. McGar.
        - 30-6-1962 Phái-đoàn giáo-sư đại-học Michigan (MSUkhông được triễn hạn, rời Saigon [Michigan State University là nơi dìu-dắt và thân chính-quyềnNgô Đình Diệm trong “Kế-Hoạch 5 năm” đầu tiên.]
        - 25-7-1962 Joseph L. Brent được cử làm Trưởng Phái-Đoàn Viện-Trợ Kinh-Tế Mỹ tại VN.
        [Hoa-Kỳ thay-đổi chính-sách, xa dần VNCH.]
        - 28-10-1962 Kennedy ca ngợi sự hiểu biết và lòng yêu chuộng hòa-bình của Kroutchev.
         
54)   Về vụ 200 tấn gạo Năm 1962 qua tay Ấn-Độ:
        Việc này đã được Ông Đoàn Thêm ghi trong sách Hai Mươi Năm Qua, trang 317.
        Người đọc suy-nghĩ:
        54a Ngày 1-2-1962Hoa-Kỳ viện-trợ cho VNCH 5,000 tấn gạo, số gạo ấy được phân phát cho các tỉnh bị lụt miền Tây Nam-phần, và Trung-phần (sđd, trang 314).
        54b Qua ngày 15-3-1962, chỉ hơn 1 tháng sau, Chánh-phủ VN đã gửi 200 tấn gạo giúp dân tị-nạn Tây-Tạng... (sđd, trang 317).
        54c Vậy thì, vấn-đề là:
        Việt-Nam Cộng-Hòa thiếu gạo để dùng trong nước (cứu giúp nạn-nhân bão+lụt), nên Hoa-Kỳ phải viện-trợ 5,000 tấn gạo để cứu lụt tại miền tây Nam-Phầnvà Trung-Phần (sđd, trang 314). Thế mà:
        Bề ngoài (về mặt tâm-lý): người ta tặng mình mà mình lại đem (dù là một phần) tặng cho kẻ khác (trong lúc Hoa-Kỳ đã có cứu-trợ cho Tây-Tạng rồi), tức là tỏ ra rằng mình dư thừalần sau ai mà sốt-sắng tặng thêm? (Bằng-chứng là ngay gần cuối năm ấy hậu-quả lụt-lội nặng hơn [có đến 50 người chết Xem 53 Dân-Chúng 22-10-62] mà Hoa-Kỳ đâu giúp món nào).
        Bề trong (về mặt chính-trị): người ta xa dần, thay vì kéo lại thì lại đẩy cho xa hơn; phải chăng là để chọc tức Hoa-Kỳ, nhất là để cụ-thể-hóa ý-đồ “đi” với Ấn-Độ [hồi đó] “trung-lập thân-Cộng” bằng cách tặng cho Ấn-Độ [vì mọi tặng-phẩm đều phải qua tay Ấn-Độ] (?)
        54d Ngoài ra, lấy một thí-dụ cụ-thể, là vụ tờ báo Sunday Times ở tận bên Anh (Xem 45) hẳn là đã có điều-tra cẩn-thận, đã đăng bài báo tố-cáo tham-nhũng, Thủ-Tướng Ấn-Độ quá tin cấp dưới, trả lời Quốc-Hội rằng đã có hỏi Ủy-Ban Cứu-Trợ Trung-Ương... và họ vừa mới xác-nhận là tường-thuật của báo ấy đã quá phóng-đại, và mọi nỗ-lực đang được thực-hiện để cho các khoản cứu-trợ được tận-dụng tối-đa (Tập 1, 7 September 1964 trang 217).
        Nói thế tức là xác-nhận đã có thất-thoát, và tự bào-chữa là không nhiều như báo ấy thổi phồng; đồng-thời, nỗ-lực sửa sai “đang được thực-hiện”, tức là trước đó chưa/không hề thực-hiện!
        54e Hơn nữa, trả lời Quốc-Hội, Quốc-Vụ-Khanh tại Bộ Ngoại-Giao xác-nhận: the Government of South Vietnam have offered 200 tons of the rice for the relief of Tibetan refuges in India (Xem 322).
        Động-từ “Offer” có nhiều nghĩa, trong đó có 2 nghĩa: hoặc là đề-nghị, hoặc là biếu/tặng.
         “200 tons of the rice” nghĩa là 200 tấn gạo trong tổng-số gạo đó, tức là Ấn-Độ đã nhận từ nhiều nơi tặng một số-lượng gạo nào đó (giả-dụ 1,000 tấn gạo), mà họ đã có báo cho Quốc-Hội lần trước rồi (hẳn vì tài-liệu chép sót điểm này - Xem 523b); nay họ báo là VNCH có đề-nghị/tặng 200 tấn gạo trong tổng-số (giả-dụ 1,000) tấn gạo ấy cho người Tây-Tạng tị-nạn. Điều đó gây sự nghi-ngờ: phải chăng người ta đã xem như con-số 200 tấn gạo của VNCH là thuộc vào tổng-số gạođã có báo lần trước rồi, còn 200 tấn gạo của VNCH vừa mới gửi tặng lần này thì nằm ngoài sổ (?).
       
55)   Tổng-Thống VNCH Ngô Đình Diệm đã có gửi tặng 200 tấn gạo cho người Tây-Tạng tị-nạn tại Ấn-Độ.
        Tuy-nhiên, vì những mù-mờ kể trên, nhất là thế nào Đức Đạt-Lai Lạt-Ma cũng đã có đọc/biết về bài báo của Sunday Times (Luân-Đôn) ra ngày 13thSeptember 1964 (Xem 45), nên Ngài không thể biết chắc là đã nhận được của VNCH bao nhiêu tấn gạo, và vì tế-nhị hẳn Ngài không tiện hỏi thẳng người nào; do đó, Ngài không đề-cập chuyện gạo trong dịp tiếp-xúc với người Việt-Nam tại Chùa Viên Giác ở Đức.
56)   Tôi không tin là sự hao-hụt quá nhiều đến độ có kẻ phỏng-đoán là 200 tấn mà chỉ còn lại dưới mười tấn (Xem 51b) nên mới loan tin là hàng tấn gạo (?)
*
CƯỚC-CHÚ:
        Tài-liệu 2 Tập nêu trong bài này không phải là tài-liệu chính-thức của Chính-Phủ/Quốc-Hội Ấn-Độ, mà là tài-liệu do tư-nhân và ngoại-nhân (Xem 31) thực-hiện.
        Những gì liên-quan đến các nhân-vật, tổ-chức, hay hành-động nào, trong bài-viết này, đều là nói về 2 thời-điểm 1960  1962 mà thôi. Sau đó, tôi tin là đã hoàn-thiện cả rồi.
                 


Monday, October 27, 2014

NỤ CƯỜI CỘNG SẢN

NGŨ TẠNG CỘNG SẢN
Một ông nhà giàu nọ bị bệnh nan y sắp chết, bác sĩ Tề nói muốn sống thì phải thay nội tạng. Ông ta lập tức bay ra chợ đen nội tạng bên Trung Quốc. Đầu tiên, ông ta vào tiệm bán tim.Tại đây, tim các loại có đủ cả. Nào là : tim bác sĩ, tim nông dân, tim công nhân, tim luật sư, tim thầy giáo… nhưng mắc nhất trong cửa hàng là một trái tim cộng sản. Ông ta liền hỏi chủ tiệm :
- Sao tim này mắc dữ vậy, bộ nó tốt lắm hả ?
- Cái này hổng phải nó tốt mà là nó hiếm.

- Sao hiếm ?
- Ây dà, nị hông thấy sao ? Cả ngàn thằng cộng sản mới có 1 thằng có tim đó chớ. Vậy là nó hiếm rồi. Hàng hiếm đó , mua đi.
Ông nhà giàu mua trái tim cộng sản. Sau đó , qua tiệm bán bao tử. Ở đây cũng có đủ loại: bao tử lính, bao tử dân nghèo, bao tử dân giàu…nhưng mắc nhất là bao tử của quan chức nhà nước cộng sản. Rút kinh nghiệm tiệm bán tim, ông ta hỏi chủ tiệm :
- Cái này nó hiếm nên mắc phải không ?
- Cái này hổng hiếm nhưng mà nó tốt !
- Tốt ra sao ?
- Tốt lắm chứ ! Xi măng, sắt thép, tiền bạc, mỡ thối, mỡ bẩn gì, kể cả sĩ diện và lương tâm bỏ vô nó cũng tiêu hóa hết. Tốt lắm đó, mua đi
Ông nhà giàu mua cái bao tử đó.Cuối cùng, chỉ còn tiệm bán não. Ở đây cũng có đủ loại não như 2 tiệm trước, nhưng mắc nhất cũng là não của người cộng sản. Lần này ,vừa thấy cái não mắc nhất đó, ông ta nói ngay :
- Lấy tôi cái này, cái này mắc vậy chắc vừa hiếm lại vừa tốt ?
- Nị khéo chọn ghê ! Cả triệu thằng công sản mới có 1 thằng có não, mà nó ít khi xài tới lắm nên còn mới ! Còn tốt ở chỗ là mỗi khi nó động não suy nghĩ tức là nó sắp có tiền !

TÔI XIN THỀ . . .
Trong một giờ học Lịch Sử, thầy Minh kiểm tra bài cũ. Thầy gọi Tèo lên bảng và hỏi:
– Ai đã ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương?
– Dạ thưa thầy, em không biết. Nhưng em thề là em không lấy.
Thầy bực quá nên đuổi Tèo về chỗ và hỏi cả lớp:
– Cả lớp, ai đã ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương?
Không một cánh tay nào giơ lên. Thầy gọi:
– Lớp trưởng nào. Ai đã ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương?
Lớp trưởng rụt rè đứng dậy:
– Dạ thưa thầy, em xin cam đoan với thầy là lớp em không ai lấy đâu ạ.
Thầy giáo bèn yêu cầu Tèo mời phụ huynh đến gặp để bàn về việc học của Tèo. Nhưng khi gặp phụ huynh, thầy còn chưa kịp lên tiếng thì vị phụ huynh đã nói:
– Thầy xem xét lại cho chứ thằng Tèo nhà tôi ngoan ngoãn, hiền lành, chưa ăn trộm, ăn cắp cái gì của ai bao giờ cả. Mong thầy suy xét.
Buồn quá, thầy giáo đem chuyện này nói với thầy hiệu trưởng. Nào ngờ thầy hiệu trưởng phán:
– Hư thật, mới học lớp 10 đã ăn trộm ăn cắp rồi. Bé thì trộm cái nỏ thần, lớn lên thế nào cũng tham ô, tham nhũng. Phải đuổi học ngay.
Phụ huynh của Tèo biết chuyện bèn vác đơn kiện lên Sở. Mọi người trên Sở cười lăn cười bò. Duy chỉ có Giám đốc là mặt tái đi:
– Hiệu trưởng như thế không được. Có mỗi cái nỏ thần mà cũng định đuổi học con nhà người ta. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực gì mà lại làm như thế. Bảo với anh Vương làm báo cáo, nỏ thần hết bao nhiêu tiền thì trích ra mua đền, có gì mà phải làm ầm ĩ lên.
Không biết kẻ nào mách lẻo, chuyện đến tai Bộ. Các chuyên viên trên Bộ cười ha hả. Nhưng mà bà Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính thì trau mày:
– Giám đốc như thế không được. Bạ cái gì cũng lấy ngân sách ra mà đền thì tiền đâu cho đủ. Phải bắt nhà học sinh đền. Nếu không, đồng chí Vương phải tự mà đi mua cái mới. Có mỗi cái nỏ mà cũng không giữ nổi lại còn báo cáo cấp trên.

QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM


NHỮNG CẦU NGÓI VIỆT NAM


 
Chùa Cầu được chọn là biểu tượng của thành phố Hội An, xuất hiện trên tờ 20.000 đồng. Đây là công trình do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Việt Nam xây dựng vào thế kỷ 17. Cầu dài khoảng 18 m, vắt qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn.
 
Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ. Ở gian chính giữa có tượng Bắc Đế Trấn Vũ - thần chuyên trấn trị lũ lụt.
 
Ở làng Bình Vọng (xã Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội) có cây cầu 5 gian lợp ngói bắc qua ao đình.
 
Trên cầu, hai bên là dãy bục gỗ để cho khách bộ hành nghỉ chân.
 
Cầu ngói ở xã Hải Anh (Hải Hậu, Nam Định) được xây dựng vào thế kỷ 16.
 
Cầu có 9 gian uốn cong được dựng trên 18 cột trụ đá vững chắc, có phần hành lang hai bên để cho khách bộ hành nghỉ chân.
 
Ở khu vực chùa Thầy (Hà Nội) có hai cây cầu ngói do Phùng Khắc Khoan xây vào năm 1602.
 
Cầu Nhật Tiên dẫn vào đảo giữa hồ, trên có đền Tam Phủ.
 
Cầu Nguyệt Tiên nối với con đường lên núi.
 
Cùng với nhà thờ Đá, cầu ngói Phát Diệm cũng là công trình kiến trúc dân gian đặc sắc ở vùng Kim Sơn (Ninh Bình).
 
Cầu dài 36 m, rộng 3 m với 3 nhịp, mỗi nhịp có 4 gian.
 
Cầu ngói Thanh Toàn (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế) cách trung tâm thành phố Huế khoảng 7-8 km. Thân cầu được làm bằng gỗ, phía trên lợp mái ngói ống tráng men.
 
Cầu dài khoảng 17 m, rộng 4 m và được chia làm 7 gian với gian giữa là nơi thờ bà Trần Thị Đạo, người góp tiền xây cầu cho dân làng tiện đường qua lại vào thế kỷ 18.



CAO NGUYÊN VIỆT NAM

Một trong số các điểm hút khách du lịch nhất Việt Nam là những khu vực vùng cao
​ nguyen ​, nơi có mùa lúa vàng, mùa chè xanh, mùa hoa sặc sỡ... với vẻ đẹp quyến rũ và cuộc sống thanh bình.




Mùa vàng Tả Van - Sapa - Lào Cai. Tác giả: Nguyễn Trung Quân.
Núi xanh, mây trắng và lúa vàng tạo nên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp quen thuộc của mảnh đất Sa Pa. Đây là điểm đến hấp dẫn khó thể bỏ qua trong hành trình khám phá Tây Bắc.




Hoàng hôn trên đỉnh Nà Lay. Tác giả: Nguyễn Quang Tuấn
Sau cơn rào bất chợt, cả thung lũng Bắc Sơn như bừng tỉnh đón chào một hoàng hôn rực rỡ.




Hùng vĩ Tây Bắc. Tác giả: Nguyễn Đình Thành
Cảnh hùng vĩ tại bản Háng Xung, thị xã Mường Lay, Điện Biên khi lúa đang chuẩn bị chín. Những dải lúa vàng uốn lượn ôm lấy núi non Tây Bắc.




Trên nương trà B'lao. Tác giả: Lê Nguyễn Luân Vũ
Công nhân thu hoạch trà trên nông trường trà Cầu Tre, Bảo Lộc, Lâm Đồng.




Chiều Tây Bắc. Tác giả: Nguyễn Anh Tuấn
Những nếp nhà nằm yên bình bên các thửa ruộng bậc thang khi mùa lúa chín về ở bản Lìm Mông, xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.




Về với Hà Giang. Tác giả: Nguyễn Trung Quân
Sủng Là nằm trên quốc lộ 4C, nối những thị trấn trên mảnh đất Hà Giang, cách huyện Đồng Văn hơn 20km, nên ai muốn tới miền cao nguyên đá đều phải đi qua con đường uốn lượn này.




Mùa vàng Tây Bắc. Tác giả: Nguyễn Trung Quân
Đứng từ trên đèo cao nhìn thung lũng Khau Phạ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái vào mùa lúa chín, những dải ruộng bậc thanh như được dệt vàng từng thảm. Khau Phạ cũng là một trong số những điểm đến "săn" lúa chín nổi tiếng trong cộng đồng nhiếp ảnh và dân phượt.




Lụa xanh. Tác giả: Đào Cảnh Tuân
Khung cảnh những ngày đầu vụ, nông dân đi thăm mạ ở Mù Căng Chải, Yên Bái.




Ngày mùa trên vùng cao Mù Cang Chải. Tác giả: Lê Đức Kim
Bức ảnh được chụp tại Mù Cang Chải vào mùa lúa chín. Những thang ruộng chảy tràn và lúa chín vàng nhuộm màu tươi sáng lên khung cảnh vùng cao Mù Cang Chải.




Mùa vàng Mai Châu. Tác giả: Lê Thanh Tùng
Bức ảnh chụp toàn cảnh thị trấn Mai Châu mùa lúa chín từ trên cao, cho thấy được phần nào vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên và của tạo hóa, được hòa quyện với nhau tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình đầy màu sắc và rất nên thơ.




Bậc thang ở Mù Cang Chải. Tác giả: Nguyễn Đăng Hào
Giữa thu là thời điểm những ruộng bậc thang lúa tại Mù Cang Chải chuyển dần sang màu vàng óng, hút mắt. Đây cũng chính là lúc những người yêu nhiếp ảnh và du lịch lập kế hoạch lên đường để có được những tác phẩm ưng ý nhất.



Kỳ quan. Tác giả: Nguyễn Văn Miền
Ruộng bậc thang La Pán Tẩn, Mù Cang Chải, Yên Bái, di tích danh thắng cấp quốc gia. Trước đây La Pán Tẩn là một điểm nóng về ma túy nhưng ngày nay được nhiều người biết tới như một nơi có khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, níu giữ bước chân du khách.
 

CẢNH ĐẸP HÀ GIANG
Báo 24h.com.vn -
·

Hà Giang đẹp tinh khôi mùa hoa tam giác mạch

Năm nay hoa nở sớm, có lẽ cũng là vì việc chính quyền đã đầu tư mạnh tay cho việc thu hút du khách tới thăm quan.

Năm nay hoa nở sớm, có lẽ cũng là vì việc chính quyền đã đầu tư mạnh tay cho việc thu hút du khách tới thăm quan.
Hoa tại khu vực chân cột cờ Lũng Cú, chân ngã ba đầu tiên vào trung tâm xã. Dọc bên đường cũng có những ruộng hoa nhỏ lẻ nhưng không thuận lợi cho việc tiếp cận.
Hoa tại làng văn hóa Lũng Cẩm, thung lũng Sủng Là. Thung lũng có nhiều ruộng rất đẹp, nhưng lại nằm sâu trong chân núi, số khác nấp sau những rặng cỏ mía cao vút che khuất tầm nhìn. Năm nào cũng vậy, những vườn hoa xung quanh “ngôi nhà của Pao” luôn thu hút nhiều du khách nhất.
Hoa tại ngã ba cổng chào Đồng Văn, cách 200m hướng về phía Lũng Cú.
Nụ cười trong veo của những em bé vùng cao.
Hoa tại ngã ba Mã Pí Lèng, Săm Pun, Mèo Vạc. Các bạn chạy tới cuối đường đèo Mã Pí Lèng là sẽ thấy những ruộng hoa này bên dưới thung lũng đá Mèo Vạc.
Hoa tại Lũng Táo, được trồng rải rác nhiều bên sườn đồi, thậm chí phải leo lên rất cao. Địa điểm này có góc nhìn về những dãy núi trùng điệp tại Ma Lé rất đẹp.
Đi trên những lối mòn, chọn góc chụp thích hợp khi đến các ruộng hoa bạn nhé.
Những bông hoa tam giác mạch e ấp trong sương sớm.
Hầu hết những ruộng hoa năm nay đều được gắn biển cảnh báo ý thức du khách cùng mức giá khi vào chụp hình.

Thời gian đẹp nhất để thưởng hoa là từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11.
http://dulichbenvung.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=1498&Itemid=127

 Những tấm hình đặc sắc về VN

  
VÁ LƯỚI
                                   Vá lưới tại Bạc Liêu 

Trên đường về
                              Trên đường về
​,​
 Ninh Thuận.

Bình minh ghềnh đá đĩa
                         Bình minh ghềnh đá đĩa

,​
 Phú Yên.

Mùa rêu
                         Mùa rêu Cổ Thạch, Phan Thiết.

Tăng tốc
                                   đua xe đạp

Vượt lũ
                                    Vượt lũ
​,​
 Cửu Long.
  
Bình minh trên gác canh ngêu
                 Bình minh trên gác canh nghêu
​,

Gò Công.
Rồng biển Tân Thành
                   
​    ​
Ròng biển Tân Thành Gò Công 
Bình minh
                             hồ Xuân Hương, Đà Lạt.

Một sớm bên hồ Nam Ka
         
​             ​
Một sớm bên hồ Nam Ka Đắc Lăk.

Bà cháu
                                          Bà cháu
Lúa về làng

​           ​
                             Lúa về làng
Hạt ngọc nhà nông
       
​     ​
                   Hạt ngọc nhà nông
Được mùa muối
                              Được mùa muối
​,​
Bình Thuận 

Hạnh phúc của mẹ
                       
​          ​
 Hạnh phúc của mẹ
Lao động
                                             Lao động

Nắng

​                                            

Ngày nắng Ninh Hòa.
Vào lò
                                        Vào lò
Chăn trâu
                                 Chăn trâu Long An .
Xuân về cao nguyên đá.
               
​               ​
đường lên Đồng Văn, Hà Giang.

Giặt lưới
             
​                                ​
Giặt lưới
Nón Gò Găng

​    ​
                          Nón Gò Găng Bình Định.

Xem hát trên quê hương đất Tổ
                             
​                ​
Xem hát

Sương sớm
                       Sương sớm hồ Đa Mi, Bình Thuận .

Đi về nơi ánh sáng...
                 
​                      ​
Hòn Khói - Khánh Hoà.

Thành tâm
​                                         ​
Thịnh Liệt - Hà Nội
Kéo đú
                                          Kéo đú
Người nhện
                             Người nhện Bùi Viện
​ ​
Sài gòn, 5/2014

Oẳn tù   tì...
     
​​                          
làng Cự, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên
Tung chài
                   
​                 ​
Tung chài Đập Đá, Huế

Tình làng nghĩa xóm
       
​                                        ​
Tình làng xóm

Đợi chờ

​                                    ​
               Đợi chờ

Monday, October 27, 2014

NỤ CƯỜI CỘNG SẢN

NGŨ TẠNG CỘNG SẢN
Một ông nhà giàu nọ bị bệnh nan y sắp chết, bác sĩ Tề nói muốn sống thì phải thay nội tạng. Ông ta lập tức bay ra chợ đen nội tạng bên Trung Quốc. Đầu tiên, ông ta vào tiệm bán tim.Tại đây, tim các loại có đủ cả. Nào là : tim bác sĩ, tim nông dân, tim công nhân, tim luật sư, tim thầy giáo… nhưng mắc nhất trong cửa hàng là một trái tim cộng sản. Ông ta liền hỏi chủ tiệm :
- Sao tim này mắc dữ vậy, bộ nó tốt lắm hả ?
- Cái này hổng phải nó tốt mà là nó hiếm.

- Sao hiếm ?
- Ây dà, nị hông thấy sao ? Cả ngàn thằng cộng sản mới có 1 thằng có tim đó chớ. Vậy là nó hiếm rồi. Hàng hiếm đó , mua đi.
Ông nhà giàu mua trái tim cộng sản. Sau đó , qua tiệm bán bao tử. Ở đây cũng có đủ loại: bao tử lính, bao tử dân nghèo, bao tử dân giàu…nhưng mắc nhất là bao tử của quan chức nhà nước cộng sản. Rút kinh nghiệm tiệm bán tim, ông ta hỏi chủ tiệm :
- Cái này nó hiếm nên mắc phải không ?
- Cái này hổng hiếm nhưng mà nó tốt !
- Tốt ra sao ?
- Tốt lắm chứ ! Xi măng, sắt thép, tiền bạc, mỡ thối, mỡ bẩn gì, kể cả sĩ diện và lương tâm bỏ vô nó cũng tiêu hóa hết. Tốt lắm đó, mua đi
Ông nhà giàu mua cái bao tử đó.Cuối cùng, chỉ còn tiệm bán não. Ở đây cũng có đủ loại não như 2 tiệm trước, nhưng mắc nhất cũng là não của người cộng sản. Lần này ,vừa thấy cái não mắc nhất đó, ông ta nói ngay :
- Lấy tôi cái này, cái này mắc vậy chắc vừa hiếm lại vừa tốt ?
- Nị khéo chọn ghê ! Cả triệu thằng công sản mới có 1 thằng có não, mà nó ít khi xài tới lắm nên còn mới ! Còn tốt ở chỗ là mỗi khi nó động não suy nghĩ tức là nó sắp có tiền !

TÔI XIN THỀ . . .
Trong một giờ học Lịch Sử, thầy Minh kiểm tra bài cũ. Thầy gọi Tèo lên bảng và hỏi:
– Ai đã ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương?
– Dạ thưa thầy, em không biết. Nhưng em thề là em không lấy.
Thầy bực quá nên đuổi Tèo về chỗ và hỏi cả lớp:
– Cả lớp, ai đã ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương?
Không một cánh tay nào giơ lên. Thầy gọi:
– Lớp trưởng nào. Ai đã ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương?
Lớp trưởng rụt rè đứng dậy:
– Dạ thưa thầy, em xin cam đoan với thầy là lớp em không ai lấy đâu ạ.
Thầy giáo bèn yêu cầu Tèo mời phụ huynh đến gặp để bàn về việc học của Tèo. Nhưng khi gặp phụ huynh, thầy còn chưa kịp lên tiếng thì vị phụ huynh đã nói:
– Thầy xem xét lại cho chứ thằng Tèo nhà tôi ngoan ngoãn, hiền lành, chưa ăn trộm, ăn cắp cái gì của ai bao giờ cả. Mong thầy suy xét.
Buồn quá, thầy giáo đem chuyện này nói với thầy hiệu trưởng. Nào ngờ thầy hiệu trưởng phán:
– Hư thật, mới học lớp 10 đã ăn trộm ăn cắp rồi. Bé thì trộm cái nỏ thần, lớn lên thế nào cũng tham ô, tham nhũng. Phải đuổi học ngay.
Phụ huynh của Tèo biết chuyện bèn vác đơn kiện lên Sở. Mọi người trên Sở cười lăn cười bò. Duy chỉ có Giám đốc là mặt tái đi:
– Hiệu trưởng như thế không được. Có mỗi cái nỏ thần mà cũng định đuổi học con nhà người ta. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực gì mà lại làm như thế. Bảo với anh Vương làm báo cáo, nỏ thần hết bao nhiêu tiền thì trích ra mua đền, có gì mà phải làm ầm ĩ lên.
Không biết kẻ nào mách lẻo, chuyện đến tai Bộ. Các chuyên viên trên Bộ cười ha hả. Nhưng mà bà Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính thì trau mày:
– Giám đốc như thế không được. Bạ cái gì cũng lấy ngân sách ra mà đền thì tiền đâu cho đủ. Phải bắt nhà học sinh đền. Nếu không, đồng chí Vương phải tự mà đi mua cái mới. Có mỗi cái nỏ mà cũng không giữ nổi lại còn báo cáo cấp trên.

QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM


NHỮNG CẦU NGÓI VIỆT NAM


 
Chùa Cầu được chọn là biểu tượng của thành phố Hội An, xuất hiện trên tờ 20.000 đồng. Đây là công trình do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Việt Nam xây dựng vào thế kỷ 17. Cầu dài khoảng 18 m, vắt qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn.
 
Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ. Ở gian chính giữa có tượng Bắc Đế Trấn Vũ - thần chuyên trấn trị lũ lụt.
 
Ở làng Bình Vọng (xã Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội) có cây cầu 5 gian lợp ngói bắc qua ao đình.
 
Trên cầu, hai bên là dãy bục gỗ để cho khách bộ hành nghỉ chân.
 
Cầu ngói ở xã Hải Anh (Hải Hậu, Nam Định) được xây dựng vào thế kỷ 16.
 
Cầu có 9 gian uốn cong được dựng trên 18 cột trụ đá vững chắc, có phần hành lang hai bên để cho khách bộ hành nghỉ chân.
 
Ở khu vực chùa Thầy (Hà Nội) có hai cây cầu ngói do Phùng Khắc Khoan xây vào năm 1602.
 
Cầu Nhật Tiên dẫn vào đảo giữa hồ, trên có đền Tam Phủ.
 
Cầu Nguyệt Tiên nối với con đường lên núi.
 
Cùng với nhà thờ Đá, cầu ngói Phát Diệm cũng là công trình kiến trúc dân gian đặc sắc ở vùng Kim Sơn (Ninh Bình).
 
Cầu dài 36 m, rộng 3 m với 3 nhịp, mỗi nhịp có 4 gian.
 
Cầu ngói Thanh Toàn (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế) cách trung tâm thành phố Huế khoảng 7-8 km. Thân cầu được làm bằng gỗ, phía trên lợp mái ngói ống tráng men.
 
Cầu dài khoảng 17 m, rộng 4 m và được chia làm 7 gian với gian giữa là nơi thờ bà Trần Thị Đạo, người góp tiền xây cầu cho dân làng tiện đường qua lại vào thế kỷ 18.



CAO NGUYÊN VIỆT NAM

Một trong số các điểm hút khách du lịch nhất Việt Nam là những khu vực vùng cao
​ nguyen ​, nơi có mùa lúa vàng, mùa chè xanh, mùa hoa sặc sỡ... với vẻ đẹp quyến rũ và cuộc sống thanh bình.




Mùa vàng Tả Van - Sapa - Lào Cai. Tác giả: Nguyễn Trung Quân.
Núi xanh, mây trắng và lúa vàng tạo nên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp quen thuộc của mảnh đất Sa Pa. Đây là điểm đến hấp dẫn khó thể bỏ qua trong hành trình khám phá Tây Bắc.




Hoàng hôn trên đỉnh Nà Lay. Tác giả: Nguyễn Quang Tuấn
Sau cơn rào bất chợt, cả thung lũng Bắc Sơn như bừng tỉnh đón chào một hoàng hôn rực rỡ.




Hùng vĩ Tây Bắc. Tác giả: Nguyễn Đình Thành
Cảnh hùng vĩ tại bản Háng Xung, thị xã Mường Lay, Điện Biên khi lúa đang chuẩn bị chín. Những dải lúa vàng uốn lượn ôm lấy núi non Tây Bắc.




Trên nương trà B'lao. Tác giả: Lê Nguyễn Luân Vũ
Công nhân thu hoạch trà trên nông trường trà Cầu Tre, Bảo Lộc, Lâm Đồng.




Chiều Tây Bắc. Tác giả: Nguyễn Anh Tuấn
Những nếp nhà nằm yên bình bên các thửa ruộng bậc thang khi mùa lúa chín về ở bản Lìm Mông, xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.




Về với Hà Giang. Tác giả: Nguyễn Trung Quân
Sủng Là nằm trên quốc lộ 4C, nối những thị trấn trên mảnh đất Hà Giang, cách huyện Đồng Văn hơn 20km, nên ai muốn tới miền cao nguyên đá đều phải đi qua con đường uốn lượn này.




Mùa vàng Tây Bắc. Tác giả: Nguyễn Trung Quân
Đứng từ trên đèo cao nhìn thung lũng Khau Phạ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái vào mùa lúa chín, những dải ruộng bậc thanh như được dệt vàng từng thảm. Khau Phạ cũng là một trong số những điểm đến "săn" lúa chín nổi tiếng trong cộng đồng nhiếp ảnh và dân phượt.




Lụa xanh. Tác giả: Đào Cảnh Tuân
Khung cảnh những ngày đầu vụ, nông dân đi thăm mạ ở Mù Căng Chải, Yên Bái.




Ngày mùa trên vùng cao Mù Cang Chải. Tác giả: Lê Đức Kim
Bức ảnh được chụp tại Mù Cang Chải vào mùa lúa chín. Những thang ruộng chảy tràn và lúa chín vàng nhuộm màu tươi sáng lên khung cảnh vùng cao Mù Cang Chải.




Mùa vàng Mai Châu. Tác giả: Lê Thanh Tùng
Bức ảnh chụp toàn cảnh thị trấn Mai Châu mùa lúa chín từ trên cao, cho thấy được phần nào vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên và của tạo hóa, được hòa quyện với nhau tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình đầy màu sắc và rất nên thơ.




Bậc thang ở Mù Cang Chải. Tác giả: Nguyễn Đăng Hào
Giữa thu là thời điểm những ruộng bậc thang lúa tại Mù Cang Chải chuyển dần sang màu vàng óng, hút mắt. Đây cũng chính là lúc những người yêu nhiếp ảnh và du lịch lập kế hoạch lên đường để có được những tác phẩm ưng ý nhất.



Kỳ quan. Tác giả: Nguyễn Văn Miền
Ruộng bậc thang La Pán Tẩn, Mù Cang Chải, Yên Bái, di tích danh thắng cấp quốc gia. Trước đây La Pán Tẩn là một điểm nóng về ma túy nhưng ngày nay được nhiều người biết tới như một nơi có khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, níu giữ bước chân du khách.
 

CẢNH ĐẸP HÀ GIANG
Báo 24h.com.vn -
·

Hà Giang đẹp tinh khôi mùa hoa tam giác mạch

Năm nay hoa nở sớm, có lẽ cũng là vì việc chính quyền đã đầu tư mạnh tay cho việc thu hút du khách tới thăm quan.

Năm nay hoa nở sớm, có lẽ cũng là vì việc chính quyền đã đầu tư mạnh tay cho việc thu hút du khách tới thăm quan.
Hoa tại khu vực chân cột cờ Lũng Cú, chân ngã ba đầu tiên vào trung tâm xã. Dọc bên đường cũng có những ruộng hoa nhỏ lẻ nhưng không thuận lợi cho việc tiếp cận.
Hoa tại làng văn hóa Lũng Cẩm, thung lũng Sủng Là. Thung lũng có nhiều ruộng rất đẹp, nhưng lại nằm sâu trong chân núi, số khác nấp sau những rặng cỏ mía cao vút che khuất tầm nhìn. Năm nào cũng vậy, những vườn hoa xung quanh “ngôi nhà của Pao” luôn thu hút nhiều du khách nhất.
Hoa tại ngã ba cổng chào Đồng Văn, cách 200m hướng về phía Lũng Cú.
Nụ cười trong veo của những em bé vùng cao.
Hoa tại ngã ba Mã Pí Lèng, Săm Pun, Mèo Vạc. Các bạn chạy tới cuối đường đèo Mã Pí Lèng là sẽ thấy những ruộng hoa này bên dưới thung lũng đá Mèo Vạc.
Hoa tại Lũng Táo, được trồng rải rác nhiều bên sườn đồi, thậm chí phải leo lên rất cao. Địa điểm này có góc nhìn về những dãy núi trùng điệp tại Ma Lé rất đẹp.
Đi trên những lối mòn, chọn góc chụp thích hợp khi đến các ruộng hoa bạn nhé.
Những bông hoa tam giác mạch e ấp trong sương sớm.
Hầu hết những ruộng hoa năm nay đều được gắn biển cảnh báo ý thức du khách cùng mức giá khi vào chụp hình.

Thời gian đẹp nhất để thưởng hoa là từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11.
http://dulichbenvung.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=1498&Itemid=127

 Những tấm hình đặc sắc về VN

  
VÁ LƯỚI
                                   Vá lưới tại Bạc Liêu 

Trên đường về
                              Trên đường về
​,​
 Ninh Thuận.

Bình minh ghềnh đá đĩa
                         Bình minh ghềnh đá đĩa

,​
 Phú Yên.

Mùa rêu
                         Mùa rêu Cổ Thạch, Phan Thiết.

Tăng tốc
                                   đua xe đạp

Vượt lũ
                                    Vượt lũ
​,​
 Cửu Long.
  
Bình minh trên gác canh ngêu
                 Bình minh trên gác canh nghêu
​,

Gò Công.
Rồng biển Tân Thành
                   
​    ​
Ròng biển Tân Thành Gò Công 
Bình minh
                             hồ Xuân Hương, Đà Lạt.

Một sớm bên hồ Nam Ka
         
​             ​
Một sớm bên hồ Nam Ka Đắc Lăk.

Bà cháu
                                          Bà cháu
Lúa về làng

​           ​
                             Lúa về làng
Hạt ngọc nhà nông
       
​     ​
                   Hạt ngọc nhà nông
Được mùa muối
                              Được mùa muối
​,​
Bình Thuận 

Hạnh phúc của mẹ
                       
​          ​
 Hạnh phúc của mẹ
Lao động
                                             Lao động

Nắng

​                                            

Ngày nắng Ninh Hòa.
Vào lò
                                        Vào lò
Chăn trâu
                                 Chăn trâu Long An .
Xuân về cao nguyên đá.
               
​               ​
đường lên Đồng Văn, Hà Giang.

Giặt lưới
             
​                                ​
Giặt lưới
Nón Gò Găng

​    ​
                          Nón Gò Găng Bình Định.

Xem hát trên quê hương đất Tổ
                             
​                ​
Xem hát

Sương sớm
                       Sương sớm hồ Đa Mi, Bình Thuận .

Đi về nơi ánh sáng...
                 
​                      ​
Hòn Khói - Khánh Hoà.

Thành tâm
​                                         ​
Thịnh Liệt - Hà Nội
Kéo đú
                                          Kéo đú
Người nhện
                             Người nhện Bùi Viện
​ ​
Sài gòn, 5/2014

Oẳn tù   tì...
     
​​                          
làng Cự, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên
Tung chài
                   
​                 ​
Tung chài Đập Đá, Huế

Tình làng nghĩa xóm
       
​                                        ​
Tình làng xóm

Đợi chờ

​                                    ​
               Đợi chờ

Monday, October 27, 2014

THẾ GIỚI QUANH TA




Phong tục 'ăn' cưới độc đáo trên thế giới

07:00 | 17/10/2014
Depplus.vn -
Trong mỗi đám cưới, bên cạnh các thủ tục lễ nghi, cỗ cưới hay những bữa tiệc nhẹ cũng là một phần không thể thiếu. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, một vài nghi lễ liên quan tới thực phẩm trong đám cưới còn thay lời gửi gắm chúc phúc đến cô dâu chú rể.

1. Đám cưới ở Ba Lan


 


Cô dâu và chú rể trong đám cưới sẽ cùng nếm một miếng bánh mì nhỏ để họ không bao giờ bị đói. Sau đó, họ sẽ cùng nhấp một ngụm rượu để biểu thị sự ngọt ngào trong cuộc sống lứa đôi sau này. Một chút muối sẽ cùng được đặt trên đầu lưỡi để đôi vợ chồng mới có thể vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.


2. Đám cưới đạo Hồi


 


Khách khứa sẽ chà nghệ lên mặt cô dâu cũng như khuôn mặt của mình, bởi nghệ được coi là loại gia vị mang lại nhiều may mắn.
3. Đám cưới ở Trung Quốc
 
Theo quan niệm của người Trung Quốc, hạt bạch quả rất có lợi cho sức khoẻ cũng nhưng giúp kích thích tính dục. Vì vậy, bạch quả thường được phục vụ trong các tiệc cưới tại Trung Quốc.
4. Đám cưới ở Nhật Bản
 
Cô dâu và chú rể sẽ cùng nhau uống 9 ngụm rượu sake. Sau ngụm rượu đầu tiên, họ đã chính thức trở thành vợ chồng.
5. Đám cưới ở Anh
 
Đám cưới ở Anh không thể thiếu một chiếc bánh cưới. Theo truyền thống, đó là một chiếc bánh hoa quả với nho khô, hạnh nhân đất, anh đào. Mặc dù chiếc bánh cưới hoa quả không phổ biến với cộng đồng người Mỹ, nhưng với người Anh đây vẫn là một phần truyền thống đáng tự hào. Chiếc bánh cưới làm từ hoa quả thậm chí còn xuất hiện trong một đám cưới Hoàng gia Anh năm 2011.
6. Đám cưới ở Philippines
 
 
Cô dâu và chú rể sẽ cùng đi mời khách khứa những chiếc bánh dẻo làm từ dừa mang tên bibingka hoặc một loại bánh nếp gói trong lá dừa mang tên suman, họ sẽ gắn bó với nhau suốt đời.
7. Đám cưới ở Nga
 
Tại Nga, những chiếc bánh mì đóng vai trò quan trọng trong đời sống. Bánh mì là biểu tượng của cuộc sống phong phú nên trong đám cưới ở Nga không thể thiếu chiếc bánh cưới làm từ bánh ì gọi là kournik. Kournik được nướng trong nhà cô dâu và chú rể để có thể phản ánh về tính nam, tính nữ và sự hoà hợp của họ.
8. Đám cưới ở Ukraina
 
Bánh cưới ở Ukraina gọi là Korovai, làm từ bột, trứng, đường cùng một vài gia vị khác. Bánh có hình tròn, được trang trí bằng nhiều hoạ tiết cũng từ bột mì khác, cô dâu chú rể sẽ cùng đi quanh chiếc bánh và tuỳ ý lựa chọn cắt bất cứ phần nào của chiếc bánh để ăn trước tiên.
9. Đám cưới ở Ma-rốc
 
Sữa (tượng trưng cho sự an toàn và hạnh phúc) cùng quả chà là (đại diện cho cuộc sống ngọt ngào) sẽ là phần quà mời khách trong đám cưới. Trước khi lễ thành hôn được diễn ra, cô dâu cũng sẽ được tắm hơi với sữa để đảm bảo sự trong sạch cho cơ thể trước ngày trọng đại.
BEAUTIFUL SCENERY
Dolomite Mountains, Italy
Zion National Park, Utah

Charles Bridge, Prague

Lake Tahoe, California / Nevada
New Bridge, Ronda, Spain

Valley tulip fields Skagit, Washington

Mostar, Bosnia and Herzegovina
Slovenia
Popocatepetl and Iztaccihuatl Volcanoes, Mexico

Machu Picchu, Peru
 

Stone on sea and Monte Tananaki, New Zealand

 Norway

Paradise Island, Maldives

Sunset over the Teton

Sky Bridge Langkawi, Pulau Langkawi, Malaysia
 
Sky Bridge Langkawi, Pulau Langkawi, Malaysia
 

  Bibury - ngôi làng xinh đẹp nhất nước Anh


Depplus.vn -
Ngôi làng Bibury với những căn nhà cổ kính và vẻ đẹp yên bình chắc chắn sẽ khiến bất cứ du khách nào cũng phải xiêu lòng.

Bibury là ngôi làng tuyệt đẹp nằm bên con sông Coln thơ mộng, ở vùng Cotswold, nước Anh. Ngôi làng này nổi tiếng với những căn nhà được xây bằng đá sa thạch cổ kính tồn tại suốt hàng trăm năm, mang đậm nét kiến trúc cổ kính, yên bình của vùng Cotswold. Dường như cả ngôi làng được bao phủ bởi một màu nâu đen bỏng bẩy.




Để ngôi làng không bị chìm trong một tông màu quá trầm, ở một vài nơi, người dân Bibury để các cây dây leo mọc bám chặt lấy toàn bộ mảng tường bên ngoài, tạo nên một "màu sơn" xanh tự nhiên và độc đáo. Màu đen của các ngôi nhà, màu xanh của cây cối, là hai mảng màu chính tạo nên nét quyến rũ độc đáo của Bibury.





Với dòng sông tuyệt đẹp uốn lượn chạy qua ngôi làng, Bibury mang vẻ lãng mạn đặc biệt và là nơi giúp người ta trải nghiệm không khí yên bình của vùng quê nước Anh thời xưa cũ.



Con sông Coln đã góp phần rất lớn trong việc tạo nên vẻ đẹp độc đáo của làng Bibury. Dòng nước chảy quanh co qua nhiều góc của ngôi làng với đôi bờ xanh mướt cỏ cây, hoa lá. Những cây cầu đá cong cong bắc qua dòng kênh nhỏ cũng là một trong những nét đẹp không thể bỏ qua nếu có dịp ghé thăm Bibury.



Đặc biệt nhất là dãy Arlington Line, con phố ngắn này là nơi tọa lạc của những căn nhà cổ nhất, nên thơ nhất, được xây dựng từ cuối thể kỷ 14 và đã tồn tại vững vàng suốt 600 năm qua. Những con đường mòn quanh co với hai bên là thảm cỏ xanh rì, và những dãy nhà chạy dài cũng mang lại nét đẹp thanh bình cho mảnh đất mơ mộng này.






Vẻ đẹp của Bibury đã được rất nhiều đạo diễn đưa vào các tác phẩm điện ảnh, đặc biệt nhất là trở thành bối cảnh làng quê trong hai bộ phim "stardust" và "Nhật ký tiểu thư Jones".




Bibury nhận được rất nhiều lời ca ngợi như "ngôi làng đẹp nhất nước Anh", "viên ngọc quý của Cotswold". Danh sách những ngôi làng đẹp nhất thế giới không bao giờ thiếu tên Bibury. Chính vì vậy, ngôi làng này là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch nhất nước Anh. Du khách đến Bibury có thể nghỉ ngơi trong hai khách sạn nằm ngay bên trong ngôi làng với kiến trúc độc đáo, cũng được xây bằng đá và có bề dày lịch sử kéo dài hàng trăm năm.


Hoa hậu gốc Việt Jennifer Chung lộng lẫy trong tiệc mừng

Người đẹp diện 3 trang phục khác nhau tại bữa tiệc mừng cô đoạt vương miện cuộc thi Miss Asian America 2014. 

anh10-6232-1408852391.jpg
Đăng quang danh hiệu Miss Asian America 2014 (Hoa hậu châu Á tại Mỹ) vào đầu tháng 8 nhưng tối qua (23/8), Jennifer Chung mới mở tiệc mừng chiến thắng. Cuộc thi mà người đẹp gốc Việt giành vương miện là của tổ chức Miss Asian America Pageant, có lịch sử hơn 20 năm. Jennifer Chung là nhan sắc Việt đầu tiên đoạt ngôi. Trước đó, cô từng có danh hiệu Hoa hậu Áo dài Bắc California 2014.
anh1-6995-1408852391.jpg
Jennifer Chung tên thật là Cung Ngọc Như Thy, năm nay 21 tuổi. Cô đang học năm thứ hai ngành Quản trị Kinh doanh tại Đại học San Francisco, đồng thời là giám đốc công ty mỹ phẩm đa quốc gia có trụ sở tại Mỹ. Mẹ cô cũng là một doanh nhân nổi tiếng trong cộng đồng người Việt. 
anh4-1119-1408852391.jpg
Tại buổi tiệc mừng, cô diện 3 trang phục, gồm 2 đầm dạ hội lộng lẫy của nhà thiết kế Hoàng Hải và áo dài trắng tinh khôi của nhà thiết kế Thuận Việt. 
anh8-4737-1408852391.jpg
Mẹ Jennifer Chung cũng diện trang phục truyền thống tình cảm bên con gái. Không ít vị khách khen ngợi, Miss Asian America được thừa hưởng nét đẹp từ mẹ mình.
hinh-gia-dinh-5-chi-em-8666-1408852391.j
Hoa hậu bên 4 người em. Cô là chị cả trong gia đình. 
anh3-7560-1408852391.jpg
Đến chúc mừng Jennifer Chung có rất nhiều người đẹp gốc Việt khác tại Mỹ.
anh6-3457-1408852392.jpg
Tại buổi tiệc, cô còn được ông Jose Esteves, Thị trưởng thành phố Milpitas trao bằng khen danh dự.
anh7-6162-1408852392.jpg
Bà Madison Nguyễn, người Mỹ gốc Việt đầu tiên được bầu vào Hội đồng thành phố San Jose, California có mối quan hệ thân thiết với gia đình Jennifer Chung. Bà hiện giữ chức Phó thị trưởng San Jose. 
anh12-9025-1408852392.jpg
Ông Sam Liccardo, thành viên Hội đồng thành phố San Jose cũng đến chia vui cùng Jennifer Chung.
anh5-3390-1408852392.jpg
Nhan sắc 21 tuổi rạng ngời bên bà Rose Chung, nhà sáng lập Miss Asian America vào năm 1985.

Cuộc thi Miss Asian America của tổ chức Miss Asian America Pageant (được thành lập từ năm 1985) là cuộc thi nhan sắc dành cho phụ nữ châu Á tại Mỹ. Cuộc thi ban đầu có quy mô nhỏ hẹp là Liên hoan Nghệ thuật châu Á tại Mỹ, sau đó mở rộng phạm vi và uy tín trong cộng đồng người châu Á tại xứ sở cờ hoa. Trải qua gần 30 năm, nhiều Hoa hậu đăng quang Miss Asian Amerca đã gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp như: nhà báo Mona Lee Locke (Miss Asian America năm 1986) giờ là Đệ nhất phu nhân của tiểu bang Washington; Gwendoline Yeo (đăng quang năm 1995) trở thành diễn viên thành danh, từng tham gia phim Dead Tone (2007), Wolverine and the X‑Men (2009)... ; Amrapali Ambegaokar - vũ công, diễn viên truyền hình nổi tiếng...

Xem truyền hình TRỰC TIẾP tại đây:

 

  HongKong: ĐÊM NAY 100 NGÀN NGƯỜI XUỐNG ĐƯỜNG

Hongkong đêm nay tổ chức kỷ niệm tròn một tháng diễn ra biểu tình. Các biểu tình viên cùng nhau đồng loạt bật ô lên che trong vòng 87 giây tượng trưng cho 87 quả hơi cay mà cảnh sát đã ném vào họ.

Hình ảnh được cập nhật từ trang FB ANh Chí và Nam Hồ:


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi_l8giBcmBF7D1WPXpXtywt7fBKQt-GDSsLcVJlyQydNy5fi1ADWOSzc-6ZsYq-mpBg-8i20rkjA3WtAuUoMOgLV1ercWYlMLU9MeGHUCRwYZn2xXMVg3iAoVn2QPcLr_x1fl02ql4PW7G/s1600/150114_318664291668653_4037707268216814208_n.jpg

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhcJa5pTT1Q1aEHrNP68SnkUHzgKnYyAP41Anz5_6MSSni_sp9Gw-AzZEbRDv80n9KrHOEzBDNtHp3VZy9cAR0jQRhewa0RJAhRx7oEQdhSdAgilfGQxw-65A7Lp1r4LAhXsv4Mf5nrJoPW/s1600/1377297_10201907809771864_3864478746274361285_n.jpg

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgxUcIacbj__pD81Gjdljj8_YO-n5cD0N7N-dnBIj5lQBUis0S196Sf9VCnSEYapg_fyio_PX7qL0LK-K7s-ubs4OY5ctnLZx3i4XPZdARvZNF1ZmnYa-XczjZnZC2VPDS1tc89TkDdfGtw/s1600/1460965_318664185001997_4101680682606598088_n.jpg

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhDHM821riwr2OEUb-_YXFrirC6f8agsqU6afc7lMgXBNxdAogx5JpbBexhk64tMlsyEqTyuoKX2MZZAma6QG-biqZbq3MC1kGQMCdsiS-cTe8CSr8KEbkIVGlOnQu4Tn0NZvqwF1taun7i/s1600/1966865_318664225001993_1054326562706903558_n.jpg

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhcY9O2A9J5aIAprzYtektnCDJn91L8YUzhTFIXfnKnT21JjLXUjKMBIJYSPfqnbglbxTCplF6jw3JWGt06TxcG7tZiLlg3YF56mOwsc28nXrc03b7rmS40nyiMaE61fjqdU-z9xDDbqOKE/s1600/1911865_318664271668655_3968635347778431268_n.jpg

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEilA63gDTGtnCiefzBndnqXP42K81sBchTB3_EY6h9V8sCCbnVhB0hedFPy2plH7maWb9bmLk6tbtG2USpPUIAAAk4wU-ufBeyyFVbmEj8rYeeBpnVhHBvnFuUoWEXfwL2aZn5fHh1p5U5W/s1600/1499498_318664515001964_6779001353651764254_n.jpg

 https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEixxmLjyLPcrp-rK-LNPl_GsrzcZXCpzH9f3H33gKufQgWCPysdUOo8lwxifHxvhxLNa5WN_8eB1NZyTwfN-pqFnmNuHpkQKDwN-gl-KSIFwgArKEEheONLTWmO8WdV8et3E00WUX3V5A_r/s1600/10408574_318664171668665_6047044331563816037_n.jpg

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhs909zGXNFfu4ygtwhaD056c67O6Kr8ysYDT-a1Rxo-wS1-xE_ogQ2F_dnrgjLxqQK_aEyU-gJZFx5cFkjHQ1PWRednwFtKNLtJG0st70ht1IhLRqPG1oZ3hLzg_GsSP6dxadCBDpAO6Um/s1600/10455128_10201907760250626_4964981483783197600_n.jpg

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi5A8l-LfCLP2uVLtHyh_WbR7GVSx-xtizn3uAUZsgXrOor5YnVpBK_1-a-SnqTV2_oiBqiX_JnvOKXRLRZgCeJw13gh6ywWLzwPxLtpp6yNiSDaRCgC1SgzMzFyEuTN6FkCHvvZQu8n31V/s1600/10502447_318664358335313_6075681123877123791_n.jpg

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjyZxbjYcMeCykMeV4UO43Q0qGeL0HX7XP7bq8kvMWN0oNhCGKpGkF88xVgBIrETw18ZfeT-Y2uco7UwcIPCsUxVYBHnpc6JOfW-OpXp-0rl51vzRqtEgKKvPZVT26-TYw369pAs4jEsZgF/s1600/10671317_10201907759930618_3482569075036470886_n.jpg

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhYwPMQgOj38jb8EYNGp5NSBh9q3YW-9DTgEBwUZoj_U50VyQMbO2UgbEc-kj031bXF_rb5c0OqsR1klQ3m1uno_-HwYrjgw0K4cfuBguCFTKvsIpYeDrWzI9qyTWBYBF-RlNWGYjMJnwZr/s1600/10696417_10201907809531858_1164871724611912339_n.jpg


Biển cảnh báo trộm cắp in cờ Việt cộng tại Nhật


Thông tin trực tiếp từ một bạn học viên KYODAI tại Nhật Bản...
Sáng nay, một biển báo mới được dán tại khuôn viên Học viện Matsuyama, thành phố Matsudo, Chiba.

Biển cảnh báo được ghi hẳn bằng tiếng Việt cùng một dòng chữ tiếng Nhật với nội dung: Trộm cắp, Stop. Lao động là vinh quang. Không những vậy, trên tấm biển này còn vẽ hẳn lá cờ đỏ sao vàng, cờ Việt cộng



Biển cảnh báo trộm cắp in cờ Việt cộng tại Nhật

Chỉ vì một số thành phần người Việt có những hành động ăn cắp ăn trộm tại Nhật mà làm ảnh hưởng đến nỗi nước sở tại phải đưa ra lời cảnh báo bằng tiếng Việt và thậm chí còn làm cả biển cảnh báo trộm cắp incờ Việt cộng để chỉ đích danh. Rất nhiều các du học sinh tại đây cảm thấy vô cùng xấu hổ khi thấy hình ảnh này.

Ảnh: Phan Hằng - Học viên Kyodai tại Nhật Bản


  KIẾN TRÚC SƯ ĐỘNG VẬT

20/10/2014 13:03 GMT+7
TTO - Để ẩn náu và ngủ khi đêm xuống, có loài vật chỉ đơn giản là tìm một nơi trú an toàn nhưng cũng có loài tự xây ngôi nhà riêng hành tráng, ấn tượng cho mình.
Quá trình xây nhà của nhiều loài vật đã sản sinh những “kiến trúc sư” tài ba mà con người không thể ngờ tới được.
Dưới đây là chân dung và công trình của các "kiến trúc sư" này:
Chim sẻ Baya thường xây tổ treo ở những cành cây đầy gai hoặc treo lơ lửng trên mặt nước, khiến động vật ăn thịt khó tiếp cận chúng. Những cái tổ này được xây khá tỉ mỉ và có vẻ ngoài đẹp đẽ, thanh lịch.
Chim sẻ họ Ploceidae - sống ở Nam Phi, Namibia và Botswana, xây tổ "tập thể" rất lớn có thể chứa hàng trăm con chim qua nhiều thế hệ. Tổ chim được dệt từ củi que và cỏ, có tuổi thọ rất dài, được chia thành nhiều "phòng", trong đó những "phòng" nằm sâu bên trong có nhiệt độ cao hơn vào ban đêm, giúp chim giữ ấm. 
Kiến xanh Úc, sống ở Trung Phi và Đông Nam Á, làm tổ bằng cách kéo những chiếc lá xanh lại với nhau rồi dùng tơ ấu trùng để "dán" khít lại. Các tổ này có kích thước khác nhau, từ tổ làm từ một chiếc lá cho đến một chùm lá với chiều dài lên đến nửa mét
Chim Vogelkop - sống ở vùng núi bán đảo Vogelkop, Tây New Guinea, Indonesia. Chim Vogelkop trống xây "nhà" từ cỏ, cành cây nhỏ... để thu hút con mái. "Nhà" của chúng có thiết kế nội thất hoàn hảo nhất thế giới động vật, bên trong chứa các loại quả, hoa, bọ cánh cứng và những đồ trang trí đầy màu sắc bắt mắt và được sắp xếp có nghệ thuật để thu hút bạn tình. Điều trớ trêu là những ngôi nhà này lại không được chim mái dùng làm chỗ nuôi con.
Mối la bàn. Chúng xây các ụ lớn hình nêm để làm tổ, và thường các ụ này được xây theo hướng bắc-nam. Các nhà khoa học tin rằng với hình nêm, nhiệt độ trong các ụ sẽ được giữ ở mức phù hợp với loài mối
Ong mật. Toàn bộ cuộc sống của ong mật xoay quanh tổ - được xây bằng sáp do chúng tiết ra. Trong các tổ này, ong mật chế biến mật hoa thành mật và nuôi con.
Kiến gỗ đỏ châu Âu xây các gò lớn trên nền rừng để làm nhà. Nhiều gò có thể được liên kết với nhau như gò mẹ và con, cho phép kiến ​​chuyển chỗ ở trong trường hợp có biến cố tại một trong các gò.
Chim sẻ lò đỏ xây tổ bằng đất sét và bùn. Những cái tổ khá vững chắc giúp chúng tránh bị kẻ thù ăn thịt, và một khi chúng rời đi, cái tổ vẫn có thể cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho những con chim khác.

Tổ ong bắp cày
"Nhà" của hải ly với "cửa nhà" được xây chìm dưới nước để tránh kẻ thù
Tổ chim vàng anh Montezuma - trông như những chiếc túi trên cây
Tổ chim nhạn
Tổ của sâu bọ cánh lông
/

No comments: