Saturday, November 12, 2016

BIỂN ĐÔNG * HỒ CHÍ MINH *

BIỂN ĐÔNG VÀ THẾ GIỚI

  Mỹ lên tiếng việc TQ dời giàn khoan

Cập nhật: 06:17 GMT - thứ năm, 17 tháng 7, 2014
Giàn khoan Hải Dương 981 được kéo về sớm hơn một tháng so với dự định
Hoa Kỳ hoan nghênh việc Trung Quốc di dời giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển tranh chấp với Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nước này nói trong tuyên bố ngày 16/7.
Bà Jen Psaki được hãng thông tấn Reuters dẫn lời nói vụ việc cho thấy "tầm quan trọng của việc các bên có yêu sách làm rõ tuyên bố chủ quyền của mình theo đúng luật pháp quốc tế, từ đó đi đến nhận thức chung về cách ứng xử và hành vi phù hợp ở những khu vực tranh chấp”.
Bà cũng kêu gọi các bên ngưng có hành động "gây hấn đơn phương" nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử ở Biển Đông mà Trung Quốc và ASEAN đã ký hồi năm 2002.
Trước đó, hôm 16/7, Thủ tướng Việt Nam nói Việt Nam ‘yêu cầu Trung Quốc không tái diễn hành vi hạ đặt trái phép giàn khoan’.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc thì tuyên bố quyết định chỉ thuần túy mang tính chất thương mại.
Phát biểu tại một phiên họp của chính phủ hôm 16/7 sau khi đã nhận tin mới nhất về giàn khoan, Thủ tướng Việt Nam nói Việt Nam “luôn kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền”.
Ông Nguyễn Tấn Dũng “yêu cầu Trung Quốc không tái diễn hành vi hạ đặt trái phép giàn khoan cũng như các hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên vùng biển của Việt Nam”.
Ông cũng nói thêm: “Việt Nam luôn đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp với Trung Quốc trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi và cùng phát triển.”
Việt Nam “sẵn sàng cùng Trung Quốc và các bên liên quan đàm phán hòa bình, giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông theo luật pháp quốc tế,” theo ông Dũng.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cùng ngày vẫn khẳng định khu vực giàn khoan tác nghiệp là “lãnh thổ vốn có của Trung Quốc”.
“Trung Quốc kiên quyết phản đối Việt Nam quấy nhiễu một cách vô lý hoạt động tác nghiệp của doanh nghiệp Trung Quốc,” người phát ngôn Hồng Lỗi nói.

Do mưa bão?

Tân Hoa Xã dẫn thông cáo của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) hôm thứ Ba ngày 15/7 cho biết họ chấm dứt hoạt động của giàn khoan với lý do là mùa mưa bão bắt đầu.
Hãng tin Anh Reuters cho biết ông Ngô Ngọc Thu, phó tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam, đã xác nhận với họ rằng giàn khoan này đã di chuyển về phía đảo Hải Nam từ tối hôm thứ Ba ngày 15/7.
Giàn khoan Hải Dương 981 đã gây ra căng thẳng trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc kể từ khi được đưa ra vùng biển này từ đầu tháng Năm.
Khi thông báo đưa giàn khoan ra Biển Đông, Bắc Kinh nói họ sẽ rút giàn khoan về vào ngày 15/8.
 "Các tính toán kinh tế và đợt bão sắp tới đều có thể đóng vai trò nào đó. Nhưng việc di chuyển giàn khoan sớm trước một tháng có thể giúp giảm căng thẳng hiện nay giữa hai quốc gia láng giềng, ít nhất là tạm thời"
Phóng viên BBC Hồng Nga từ khu vực TQ từng đặt giàn khoan
Thông cáo còn cho biết giàn khoan sẽ được dời đến vị trí gần đảo Hải Nam và rằng CNPC đã tìm thấy dầu và khí đốt trong quá trình thăm dò ở gần quần đảo Hoàng Sa và họ hiện đang đánh giá các dữ liệu thu thập được trước khi quyết định bước kế tiếp.
Tuy nhiên thông cáo không đưa ra chi tiết gì về trữ lượng ước lượng hay độ khó trong việc khai thác lượng dầu và khí này.
Bản tin của Tân Hoa Xã cho biết giàn khoan sẽ được triển khai cho hoạt động của dự án Hải Nam Lăng Thủy nhưng không cho biết ngày giờ và vị trí mới của giàn khoan này.
Lăng Thủy là một khu vực ven biển trên đảo Hải Nam.
Các phân tích ban đầu của CNPC về dữ liệu địa chất cho thấy ‘khu vực này có những điều kiện cơ bản và tiềm năng để khai thác dầu’ nhưng ‘việc khai thác thử chưa thể bắt đầu trước khi những dữ liệu này được đánh giá toàn diện’, Tân Hoa Xã dẫn lời ông Vương Chấn, phó giám đốc Phòng Nghiên cứu Chính sách của CNPC cho biết.
Các chuyên gia dầu khí của Trung Quốc cho biết giàn khoan nhiều khả năng phát hiện đủ trữ lượng khí đốt để đưa khu vực này vào khai thác.
Phóng viên Reuters đi theo tàu cảnh sát biển của Việt Nam ra khu vực giàn khoan cho biết họ đã chứng kiến một đội tàu Trung Quốc truy đuổi tàu Việt Nam hôm thứ Ba ngày 15/7.
Kể từ giàn khoan Hải Dương 981 được triển khai, việc truy đuổi này đã diễn ra hàng ngày, theo Reuters.
Phóng viên BBC Hồng Nga có mặt trên tàu cảnh sát biển Việt Nam ra khu vực gần giàn khoan cho hay:
"Có thể thấy nhiều tàu Trung Quốc mà chúng tôi nghe được là đang bảo vệ giàn khoan.
Nhưng có vẻ như họ đã biến mất sau một đêm. Sáng nay (16/7), biển như vắng lặng hẳn."
Tuy nhiên phóng viên của chúng tôi nói "Rất khó để biết được động cơ thực sự phía sau quyết định di chuyển giàn khoan này".
"Các tính toán kinh tế và đợt bão sắp tới đều có thể đóng vai trò nào đó. Nhưng việc di chuyển sớm trước một tháng có thể giúp giảm căng thẳng hiện nay giữa hai quốc gia láng giềng, ít nhất là một cách tạm thời."

  Sau khi rút giàn khoan, Trung Quốc sẽ làm gì ở biển Đông?

Việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền đã dẫn tới tình trạng đối đầu trên biển.
Việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền đã dẫn tới tình trạng đối đầu trên biển.

Bắc Kinh hôm 16/7 thông báo di dời giàn khoan dầu về vùng biển gần đảo Hải Nam sau hơn hai tháng xảy ra đối đầu với Hà Nội, từng dẫn tới làn sóng bài Trung Quốc khắp Việt Nam.
Các giới chức của Cục Kiểm ngư Việt Nam xác nhận việc Trung Quốc rút ra khỏi vùng biển mà Hà Nội tuyên bố chủ quyền, đồng thời cho biết rằng hàng chục tàu bè được điều ra để ngăn chặn giàn khoan dầu này sẽ cập bờ để tránh bão.
Chính quyền Bắc Kinh nói việc thăm dò dầu khí đã hoàn tất cùng với việc siêu bão Rammasun thổi tới biển Đông là các lý do dẫn tới việc rút giàn khoan trước thời hạn mà họ đặt ra là 15/8, chứ không phải do áp lực từ bên ngoài.
Ông Vương Chấn, phó giám đốc Phòng Nghiên cứu Chính sách của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia của nước này, được dẫn lời nói rằng bất chấp sự phản đối ở Việt Nam, kế hoạch thăm dò đã được tiến hành ‘trơn tru’ và ‘hoàn thành đúng thời hạn’.
Giới quan sát, trong đó có giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về các vấn đề Việt Nam, cho rằng trận bão đã ‘đem lại cơ hội để Trung Quốc lùi bước’, tránh bị mất thể diện.
Trong khi đó, một cựu giới chức ngoại giao Việt Nam lại cho rằng Trung Quốc có quyết định như vậy vì chịu sức ép từ nhiều phía.
Chắc chắn khi mà có dịp thì họ còn giở trò nữa và những bước sau của họ đều nguy hiểm hơn những bước trước. Tôi đã đọc các tài liệu của Trung Quốc và họ nói rằng là họ sẽ chiếm đảo của Việt Nam, và thậm chí có nguồn tin mà tôi đọc trên mạng của Trung Quốc còn nói rõ là chiếm một nửa Việt Nam, chứ không phải là họ để yên đâu.
Ông Dương Danh Dy, cựu tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, nhận định: “Do thái độ của chính phủ và nhân dân Việt Nam rất là cương quyết, đòi Trung Quốc phải rút ra khỏi nơi họ đã lắp đặt giàn khoan và thứ hai là do được sự đồng tình của nhân dân trong khối ASEAN rồi sự đồng tình của nhân dân thế giới, đặc biệt trong đó có một số nước lớn nữa, nên Trung Quốc cảm thấy rằng là việc đó lợi không bù hại thành ra họ phải rút thôi.

Trung Quốc thì bao giờ họ cũng có lý do. Theo tôi được biết thì họ nói là họ khoan hai mũi cơ chứ không phải một mũi. Chuyện này theo tôi, đây chỉ là bước đầu thôi, chứ còn chắc chắn tôi biết rằng là từ nay trở đi Trung Quốc sẽ còn khoan thăm dò các nơi khác thuộc thềm lục địa và thuộc chủ quyền cũng như quyền tài phán của Việt Nam”.
Trung Quốc thông báo đã phát hiện dầu lửa và khí đốt nhưng cần phải đánh giá dữ liệu thu thập được trước khi có quyết định về các bước đi tiếp theo.
Trong cùng ngày Trung Quốc di chuyển giàn khoan, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã lên tiếng  yêu cầu Trung Quốc ‘không tái diễn hành vi đặt trái phép giàn khoan’.
Ông Dũng nói: "Việt Nam luôn kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền bằng sức mạnh tổng hợp và các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế; yêu cầu Trung Quốc không tái diễn hành vi hạ đặt trái phép giàn khoan cũng như các hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên vùng biển của Việt Nam".
Trung Quốc luôn khẳng định địa điểm đặt giàn khoan dầu gây tranh cãi thuộc chủ quyền và quyền tài phán của nước này.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm 16/7 một lần nữa nói rằng Bắc Kinh mạnh mẽ phản đối việc Việt Nam cản trở hoạt động của giàn khoan.
Trước câu hỏi là liệu căng thẳng Việt Trung có dịu đi sau bước đi mới nhất của Trung Quốc, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy nhận định rằng ‘sẽ còn xảy ra nhiều chuyện còn xấu hơn nữa’ ở biển Đông.
Ông Dy nói: "Chắc chắn khi mà có dịp thì họ còn giở trò nữa và những bước sau của họ đều nguy hiểm hơn những bước trước. Ở biển Đông, trước đây họ làm những chuyện như chỉ cắt cáp và đâm tàu nhưng giờ họ đã đặt giàn khoan vào sâu trong thềm lục địa của Việt Nam".
Tạm thời tôi cho rằng, việc này cũng có thể giảm áp lực vào Hà Nội trong thời điểm ngắn hạn, và quyết định này (dù là riêng của TQ hay là kết quả của những đàm phán giữa hai bên) rất có thể đã có chính ý định đó. Nhưng, về lâu dài, việc này không thay đổi chút nào thực thế là động thái của TQ đã yêu cầu Việt Nam cần một phương hướng mới.
Học giả này nói thêm: "Tôi đã đọc các tài liệu của Trung Quốc và họ nói rằng là họ sẽ chiếm đảo của Việt Nam, và thậm chí có nguồn tin mà tôi đọc trên mạng của Trung Quốc còn nói rõ là chiếm một nửa Việt Nam, chứ không phải là họ để yên đâu".
Viết trên trang Facebook, tiến sỹ Jonathan London, nhà nghiên cứu về Việt Nam tại Đại học Thành phố Hong Kong, viết: “Hôm nay nhiều người đang hỏi về ý nghĩa của việc Trung Quô đã rút dàn khoan 981 và ý nghĩa của nó đối với phía Việt Nam. Chịu. Tạm thời tôi cho rằng, việc này cũng có thể giảm áp lực vào Hà Nội trong thời điểm ngắn hạn, và quyết định này (dù là riêng của TQ hay là kết quả của những đàm phán giữa hai bên) rất có thể đã có chính ý định đó. Nhưng, về lâu dài, việc này không thay đổi chút nào thực thế là động thái của TQ đã yêu cầu Việt Nam cần một phương hướng mới”.
Thủ tướng Việt Nam từng tuyên bố có thể kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế, nhưng giờ sau khi Bắc Kinh rút giàn khoan, chưa rõ liệu Hà Nội có còn xúc tiến hành động được coi sẽ làm mếch lòng quốc gia láng giềng ở phương bắc hay không.
Trước những ý kiến cho rằng vụ giàn khoan dầu để lại một vết nhơ khó xóa trong quan hệ Việt – Trung, cựu giới chức ngoại giao Dương Danh Dy nói rằng không phải vậy.
Ông Dy nói: “Trung Quốc họ có thể làm những cái xấu hơn nữa cơ, chứ không phải chỉ có như thế, cho nên là nếu ai đó nói rằng vụ giàn khoan là một vết nhơ khó gột rửa thì theo tôi không phải đâu. Năm 79, nó mang mấy chục vạn quân sang đánh mà rốt cuộc vẫn cứ phải sống hòa hợp với nhau cơ mà”.
 http://www.voatiengviet.com/content/sau-khi-rut-gian-khoan-trung-quoc-se-lam-gi-o-bien-
 dong/1958782.html
 

Giải mã việc TQ rút giàn khoan

Cập nhật: 15:07 GMT - thứ tư, 16 tháng 7, 2014

Việt Nam và Trung Quốc đã được gì và mất gì sau hơn hai tháng đối đầu trên Biển Đông?
Các học giả trong và ngoài nước có những nhận định khác nhau về động thái của Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa sau hơn hai tháng giàn khoan này được triển khai tại đây.
Vào tối hôm 15/7, phía Trung Quốc thông báo họ đã rút giàn khoan Hải Dương 981 về vị trí gần đảo Hải Nam vì lý do ‘mùa mưa bão đã đến’, theo Tân Hoa Xã.
Một nhà nghiên cứu từ trong nước cho rằng đây có thể được xem là ‘thắng lợi ngoại giao’ của Việt Nam trong khi một học giả nước ngoài nhận định Trung Quốc có ‘mưu tính chính trị’ đằng sau hành động này.
Trao đổi với BBC, Tiến sỹ Nguyễn Thị Lan Anh, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông của Học viện Ngoại giao Việt Nam, nói rằng việc Trung Quốc rút giàn khoan sớm hơn một tháng so với kế hoạch là ‘nhờ tiếng nói của Việt Nam cũng như dư luận thế giới’.
“Dù trực tiếp hay gián tiếp thì rõ ràng hành động này của Trung Quốc không thể không tính đến phản ứng từ phía Việt Nam và thế giới,” bà giải thích.
“Việt Nam đã làm tất cả mọi việc cần thiết về ngoại giao và dư luận thế giới cũng có những phản ứng thể hiện quan điểm về việc Trung Quốc đặt giàn khoan,” Tiến sỹ Lan Anh nói thêm.
Theo bà thì Việt Nam đã ‘thắng lợi về mặt ngoại giao’ bằng ‘sự kiên trì, tuân thủ luật pháp quốc tế và thiện chí hòa bình’.
"Nếu mục tiêu lớn hơn là áp đặt đường lưỡi bò thì có thể nói là thất bại. Trung Quốc đã nhận được phản ánh rất mạnh mẽ từ các quốc gia ven biển. Trung Quốc đã mất đi hình ảnh thân thiện và trỗi dậy hòa bình mà họ gầy dựng bấy lâu nay và thế giới đã biết rõ hơn về tham vọng của Trung Quốc."
Tiến sỹ Nguyễn Thị Lan Anh, Học viện Ngoại giao Việt Nam
Về việc Trung Quốc tuyên bố họ rút giàn khoan ‘vì mưa bão’, bà cho rằng chính quyền Trung Quốc ‘muốn giải thích với dư luận trong nước’ và ‘giữ thể diện một nước lớn’.
Tuy nhiên, Tiến sỹ Lan Anh đánh giá cao động thái này của Trung Quốc.
“Quan trọng là kết quả và tác động với tình hình hiện nay,” bà nói và cho rằng việc rút giàn khoan đã làm ‘giảm bớt căng thẳng và giữ thể diện cho tất cả các bên’.
“Cả hai bên được coi là đã thắng lợi,” bà nói.

Trung Quốc mất hình ảnh?

Về lâu dài, bà Lan Anh phân tích rằng thông báo của phía Trung Quốc có nói là ‘chưa có ý định khai thác thương mại’ nên có thể trong tương lai gần Trung Quốc ‘sẽ không có động thái leo thang’.
Điều này, theo bà, sẽ ‘mở đường cho thỏa thuận ổn định hơn cho Biển Đông’.


Có phải Trung Quốc rút giàn khoan là vì bão?
“Động thái vừa rồi của Trung Quốc cho thấy phản ứng quyết liệt của Việt Nam nên tôi không nghĩ là họ sẽ manh động tiến hành khai thác trong tương lai gần.”
Về biện pháp pháp lý mà Việt Nam đang tính toán trước Trung Quốc, bà Lan Anh cho rằng động thái rút giàn khoan ‘có thể chưa tạo ra áp lực lớn hay mối nguy cơ lớn khiến Việt Nam phải cân nhắc áp dụng ngay lập tức’.
Tuy nhiên, bà cho rằng biện pháp này ‘đòi hỏi quá trình cân nhắc kỹ lưỡng’ và đây là ‘một trong những biện pháp Việt Nam đã cân nhắc lâu nay’.
Khi được hỏi Trung Quốc có đạt được mục tiêu hay không với việc triển khai giàn khoan Hải Dương 981, Tiến sỹ Lan Anh nhận định:
“Nếu mục tiêu như Trung Quốc tuyên bố là thăm dò khảo sát thì coi như là đã đạt được.


Lực lượng cảnh sát biển Việt Nam đã hành động quyết liệt trước giàn khoan Trung Quốc
Còn nếu mục tiêu lớn hơn là áp đặt đường lưỡi bò thì có thể nói là thất bại. Trung Quốc đã nhận được phản ánh rất mạnh mẽ từ các quốc gia ven biển. Trung Quốc đã mất đi hình ảnh thân thiện và trỗi dậy hòa bình mà họ gầy dựng bấy lâu nay và thế giới đã biết rõ hơn về tham vọng của Trung Quốc.”

‘Lý do chính trị’

Trong khi đó, Giáo sư Carlyle Thayer, một chuyên gia của Học viện Quốc phòng Úc chuyên theo dõi tình hình Việt Nam, nhận định rằng Trung Quốc ‘có lý do chính trị’ đằng sau việc rút giàn khoan và lý do thời tiết họ đưa ra ‘chỉ là cái cớ’.
“Lý do chính trị là đặc biệt quan trọng,” ông nói trong một cuộc phỏng vấn với BBC.
Ông phân tích rằng Trung Quốc đưa ra quyết định này trong bối cảnh giàn khoan của họ ‘gây tác dụng ngược’ trong khu vực trong lúc Hoa Kỳ ‘tỏ dấu hiệu sẽ khởi động chiến dịch phản công chính trị’, Việt Nam đe dọa dùng biện pháp pháp lý và một số ‘thành phần ở Việt Nam đang kêu gọi phải tìm kiếm liên minh’ trong khi chuyến thăm Mỹ vào tháng Chín của Ngoại trưởng Phạm Bình Minh vẫn còn treo lơ lửng.


Trung Quốc muốn 'dụ' Việt Nam đừng nhờ vả Mỹ với việc họ rút giàn khoan?


Với việc rút giàn khoan thì Trung Quốc đã hóa giải những thách thức này, theo Giáo sư Thayer.
Theo đó, Trung Quốc muốn gửi thông điệp là ‘chúng tôi không còn khủng hoảng hay đối đầu nữa, căng thẳng đã hạ nhiệt’.
“Trung Quốc muốn lôi kéo Việt Nam vào con đường đàm phán song phương, ngăn chặn những thành phần trong Bộ Chính trị Việt Nam muốn tìm kiếm sự trợ giúp, tránh khả năng Việt Nam có hành động pháp lý, tạo cơ hội và bầu không khí thuận lợi cho Diễn đàn An ninh khu vực (ARF) sắp diễn ra,” ông phân tích.
Theo Giáo sư Thayer, nếu như Mỹ đến hội nghị ARF lần này với ý muốn gây sức ép để Trung Quốc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế trong hành động của mình thì Trung Quốc sẽ có thể nói rằng: “Đây không phải là chuyện của Mỹ. Vấn đề giờ đây đã được thảo luận song phương với Việt Nam và sự can thiệp của Mỹ chỉ làm mọi chuyện thêm phức tạp”.

‘Từ đối đầu sang chính trị’

“Cả nước Việt Nam với 90 triệu dân chỉ bằng một tỉnh cỡ trung của Trung Quốc,” ông nói, “Việt Nam có rất ít chọn lựa và khả năng xoay sở.”
“Nếu Trung Quốc muốn đặt giàn khoan ở đó vô thời hạn thì Việt Nam cũng không làm gì được.”
“Tuy nhiên, Trung Quốc muốn tránh hậu quả của việc đối đầu không có điểm dừng với việc cân nhắc bối cảnh quốc tế và các cuộc đàm phán cấp cao với Hoa Kỳ.”
“Việc Trung Quốc thả 13 ngư dân Việt Nam là một dấu hiệu nữa cho thấy Trung Quốc giờ đây đang chuyển từ đối đầu sang bàn cờ chính trị,” ông nói thêm.
Về phía các nước Asean, ông Thayer cho rằng họ đều ‘thở phào’ khi thấy căng thẳng hạ nhiệt vì họ ‘không muốn đi theo Mỹ để gây sức ép với Trung Quốc’.
Về việc Trung Quốc vẫn giữ nguyên lập trường trong tranh chấp chủ quyền với Việt Nam trên Biển Đông, ông cho rằng ‘đây là điều rất rõ ràng’.
Tuy nhiên, với việc Trung Quốc muốn khẳng định chủ quyền bằng cách triển khai giàn khoan thì ông Thayer cho rằng ‘họ đã không thành công’ bởi vì gặp phải ‘phản ứng hàng ngày của Việt Nam’.
“Cả hai đều có thể cho rằng mình đã thắng,” ông nói. “Trung Quốc thì nói họ đã hoàn tất việc thăm dò cho mục đích thương mại còn Việt Nam thì nói rằng sự phản đối của họ đã khiến Trung Quốc phải dời giàn khoan.”
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/07/140716_oilrig_removal_interpreted.shtml
 

 Trung Quốc có ý đồ thâu tóm tài nguyên châu Mỹ La tinh

Sau Brazil, ông Tập Cận Bình mở chiến dịch "chiêu dụ" các nước trong vùng trước vòng công du Châu Mỹ La tinh - Reuters
Sau Brazil, ông Tập Cận Bình mở chiến dịch "chiêu dụ" các nước trong vùng trước vòng công du Châu Mỹ La tinh - Reuters

Mai Vân
Về phần Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông sẽ mở chiến dịch "chiêu dụ" các quốc gia trong vùng trước khi thực hiện vòng công du Châu Mỹ La tinh, sau các hội nghị tại Brazil.

Bắc Kinh chính thức cho đây là một vòng công du để chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau, nhưng thật ra, theo Heike Schmidt, thông tín viên RFI tại Trung Quốc, thì chuyến đi này nhằm củng cố thế đứng của Bắc Kinh ở Châu Mỹ La tinh và để Trung Quốc đảm bảo được nguồn cung cấp dầu hỏa và tài nguyên thiên nhiên cho mình.
"Đây là chuyến đi Châu Mỹ La tinh lần thứ 2 của ông Tập Cận Bình từ khi ông lên nắm quyền vào năm ngoái. Nó cho thấy là Trung Quốc quyết tâm áp đặt sự hiện diện của mình tại một khu vực vốn là sân sau của Mỹ.
Với trao đổi thương mại lên đến 260 tỷ đô la, quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và khu vực ngày nay quan trọng hơn gấp 20 lần so với năm 2000. Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại thứ hai trong vùng sau Hoa Kỳ.
Báo giới chính thức ở Bắc Kinh, thường quen thuộc với những lời lẽ đường mật, đã nói đến nào là 'hỗ trợ, thịnh vượng chung chia sẻ kinh nghiệm...' Nhưng thật ra mục tiêu của Trung Quốc là tìm tài nguyên và nguyên liệu rẻ như đồng, thép, nickel, đậu nành và nhất là dầu hỏa.
Brazil, Achentina, Venezuela có những tài nguyên quý báu mà Trung Quốc đang cần. Năm 2013, Venezuela đã xuất sang Trung Quốc 600.000 thùng dầu mỗi ngày, và Bắc kinh muốn tăng lên thành 1 triệu thùng/ngày trong những năm tới đây, để trở nên khách hàng số 1 của Venezuela."
tags: Trung Quốc - Kinh tế - BRICS - Quốc tế - Châu Á - Tài nguyên
 http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140716-trung-quoc-co-y-do-thau-tom-tai-nguyen-chau-my-la-tinh
 
 Mỹ-Hàn tập trận bất chấp phản ứng của Bình Nhưỡng 
 
Hàn Quốc và Hoa Kỳ tập trận ngoài khơi cảng Mokpo - REUTERS /South Korean Navy /Yonhap
Hàn Quốc và Hoa Kỳ tập trận ngoài khơi cảng Mokpo - REUTERS /South Korean Navy /Yonhap

Mai Vân
Theo đúng kế hoạch, Hàn Quốc và Hoa Kỳ đã khởi động vào hôm nay, 16/07/2014 một cuộc tập trận hải quân hỗn hợp dự trù kéo dài 5 ngày ở vùng Biển Nhật Bản. Vào cùng một thời điểm, một cuộc diễn tập quân sự Mỹ-Hàn khác cũng được tổ chức ngoài khơi cảng Mokpo ở miền Nam Hàn Quốc.

Hai cuộc tập trận đồng thời này đã được tiến hành bất chấp sự phản đối của Bình Nhưỡng, đã liên tục bắn pháo và phóng tên lửa thị uy trong những ngày qua.
Cuộc tập trận ngoài khơi cảng Mokpo được đặc biệt chú ý vì được đặt dưới quyền điều động của hàng không mẫu hạm nguyên tử Mỹ USS George Washington. Chiếc tàu này cũng sẽ tham gia một cuộc diễn tập tìm kiếm và cứu nạn trên biển vào tuần tới với lực lượng hải quân Hàn Quốc và Nhật Bản.
Chính sự hiện diện của chiếc tàu sân bay George Washington đã khiến cho Bình Nhưỡng đặc biệt tức giận. Bắc Triều Tiên đã tố cáo một hành động khiêu khích "thô bạo", thể hiện một chính sách "ngoại giao pháo hạm" thời hiện đại.
Các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn vẫn diễn ra cho dù trước đó, Bắc Triều Tiên đã tiến hành một loạt vụ thử nghiệm tên lửa bất thường, và cho bắn pháo thị uy gần vùng ranh giới trên biển với Hàn Quốc. Vụ phô trương gần đây nhất xẩy ra hôm thứ Hai 14/07, với 100 quả đạn pháo được bắn ra biển Hoa Đông.
Hàng năm, Hàn Quốc và Hoa Kỳ luôn tổ chức các cuộc tập trận chung trên biển và trên bộ, và lần nào cũng bị Bình Nhưỡng lên án là nhằm chuẩn bị cho chiến dịch xâm lược miền Bắc.
Seoul và Washington ngược lại luôn khẳng định là các cuộc diễn tập quân sự chung của mình chỉ mang tính chất phòng thủ.
Điểm đáng chú ý là các vụ thử tên lửa và bắn pháo gần đây của Bắc Triều Tiên đã được tiến hành cùng lúc với các đề nghị hòa bình khác nhau được chuyển đến Seoul, trong đó có một đề nghị đình chỉ mọi hoạt động quân sự khiêu khích.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye đã cáo buộc Bình Nhưỡng là có một "thái độ hai mặt", vừa đề nghị giảm căng thẳng, vứa tiếp tục phóng tên lửa.
Cho dù vậy, ngày mai 17/07, sẽ có một cuộc gặp gỡ hiếm hoi của quan chức hai bên để thảo luận về việc Bắc Triều Tiên tham gia Á vận hội sắp tới tại thành phố cảng Incheon của Hàn Quốc.
 http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140716-my-han-tap-tran-bat-chap-phan-ung-gian-du-cua-binh-nhuong

PHẠM THỊ MINH HƯNG * KỶ NIỆM ĐAU THƯƠNG

  
 
KỶ NIỆM ĐAU THƯƠNG
PHẠM THỊ MINH HƯNG 

Hương tản bộ trên con đường đất nhỏ đi vào nghĩa trang. Trời chiều cuối đông, không nắng, vẫn còn lành lạnh, cái lạnh đông còn sót lại, một làn gió nhẹ nhàng bay bay tà áo dài trắng, trời buồn, lòng Hương cũng tê tái theo...

Hôm nay đã là tuần lễ cuối của tháng Chạp, còn ít hôm nữa đến Tết rồi, lại sang một năm mới, lòng Hương buồn ảm đạm.

Con đường đất nhỏ đi vào khu mộ sao mà vắng vẻ quá, một mình Hương đi hun hút vào mãi xa, mộ Mẹ Hương ở đó. Trên tay cầm bó nhang thơm gói trong tờ báo cũ, vừa đi Hương vừa nhớ, nhớ Mẹ khôn cùng, người Mẹ yêu dấu, một đời vì chồng vì con, nhớ những ngày xưa yêu dấu... muốn rơi nước mắt.

-Mẹ ơi, con đến thăm Mẹ đây!
Hương thắp nhang, mắt nhìn sâu thẳm vào căn mộ, miên man nhớ...


Năm ấy, gia đình Hương sống êm ấm bên nhau, Hương là chị cả, em Giao kém chị chín mười tuổi, căn nhà nhỏ ở ngoại ô thị xã Pleiku đầy hương hoa hạnh phúc. Ba Hương, một họa sĩ sống đạm bạc với niềm đam mê nghệ thuật, một họa sĩ tài hoa với nhiều tác phẩm đẹp được mọi người yêu mến, thưởng lãm, ông yêu thương vợ con và yêu quý tranh vô bờ, như lẽ sống không thể thiếu.



Hương đi học xa, chỉ về nhà vào các dịp lễ Tết. Ba mẹ chăm sóc hai chị em Hương từng chi tiết nhỏ, về Sai Gon thăm con, ba mua từng hộp thuốc bổ, từng chai dầu gội tóc cho con gái. Mẹ lo cho chị em Hương không thiếu thứ gì, căn dặn đủ điều khi con gái cưng xa nhà.


Mẹ Hương buôn bán nhỏ, một tiệm tạp phẩm ngay tại nhà, mẹ bảo bán ở nhà tiện lắm có thể quán xuyến việc nhà cùng với ba có thêm thu nhập nuôi nấng lo cho tương lai các con, chẳng dư giả bao nhiêu nhưng cũng đủ trang trải chi phí trong nhà và lo cho chị em Hương ăn học.






Những ngày tháng êm ấm hạnh phúc ấy, nhớ thương Ba Mẹ Hương chỉ biết cố gắng học tập, vui chơi với em trong tình yêu thương chan hòa, đùm bọc của gia đình.
Nhà Hương ở mãi vùng núi cao, cao nguyên Pleiku, một vùng núi xa xôi như tên gọi " Phố Núi " trong bài hát của Phạm Duy, câu hát cứ vấn vương mãi trong Hương "...Phố Núi cao, Phố Núi đầy sương....Trời thấp thật buồn, đi dăm bước đã về chốn cũ,...còn một chút gì ...để nhớ ...để thương...."


Mùa Xuân năm ấy, Hương về nhà, những ngày Xuân này theo Hương phải là những ngày vui vô tận, đi học xa nhà, được về nghỉ Tết, đón năm mới hạnh phúc, sung sướng biết bao!
Ở Saigon, bù đầu với bài vở, thi cử Hương có bao giờ nghĩ rằng đất nước thân yêu đang trong cơn binh lửa, ba mẹ cũng chẳng nói gì với con gái, để con yên tâm học hành.


Chiến tranh đã bắt đầu từ lâu rồi, ai cũng biết, chiến sự đang leo thang từng ngày...
Hương nghe mọi người xôn xao, bàn tán, thế mà Hương vẫn vô tư, yêu đời, chẳng mảy may suy nghĩ điều gì.


Trên chiếc máy bay Air VN đưa Hương từ SaiGon về Pleiku, lòng Hương lo lắng bâng quơ, mình phải làm gì khi chiến tranh xẩy ra...tự nhiên Hương nói nhỏ như một lời cầu xin ở đâu vọng về ..." Chiến tranh ơi, đừng đến..."


Khung cảnh thành phố Pleiku đổi khác nhiều, suốt chặng đường từ sân bay về nhà, khoảng mười cây số, Hương thấy nhà nào cũng có một hầm trú ẩn ở ngoài khuôn vi nhà, xếp hàng trăm bao cát chồng chất lên nhau, bốn bề, chỉ chừa lỗ hổng ra vào, vừa lọt người- Một nỗi lo lắng vô tình len lỏi vào tâm hồn cô sinh viên ngoan hiền, vô tư lự : Nỗi lo chiến sự bùng nổ và bao nhiêu hệ lụy của nó, lòng Hương bỗng chùng xuống...
Về đến nhà, hôm nay, đã là hăm hai Tết, mẹ bảo với Hương:


-Con đi chợ với mẹ, mua các thứ cần dùng trong ngày Tết, và bán thêm, mua trước ít hôm, chứ cận ngày đắt lắm, mai đã đưa Ông Táo về trời rồi, tiết kiệm chút nào hay chút ấy con ạ.
Mẹ mua đủ thứ nào là bánh, mứt các loại, hạt dưa, rượu ngọt, nếp, đậu, kẹo,... cả lạt buộc và lá dong để mai gói bánh chưng nữa.


Không khí Tết rộn ràng, vui quá!
Chiều hôm ấy, Mẹ làm bữa cơm thật ngon lành chiêu đãi cả nhà, mừng con gái đi học xa mới về, thôi thì đủ món ngon mà ai cũng thích: Canh chua cá lóc, chả giò chiên ăn với bún và rau xà-lách cuộn, nhìn rau mơn mởn mới ngon làm sao! , có cả tôm sú lớn rim ngọt nữa...Lâu lắm rồi Hương mới có bữa cơm tuyệt vời đến thế bên những người thân thương.

Hôm nay, cũng hăm hai tháng Chạp, đứng trước mộ của Mẹ, hai dòng nước mắt chảy dài trên đôi gò má ngây thơ...
-Mẹ ơi, con thương nhớ Mẹ vô cùng, Mẹ ơi...


Hương không thể nào quên được mùa Tết đau thương năm xưa, mùa Xuân ấy đã cướp mất của Hương và gia đình người Mẹ yêu quý, người Mẹ đã xa vắng không bao giờ tìm lại được, không có gì thay thế được.

Tết năm ấy, Hương và gia đình đã trải qua một cơn bão lớn...
Hương còn nhớ mãi, sau khi ăn cơm xong ba Hương bảo :
-Các con, chơi một lúc rồi chín giờ tối đi ngủ sớm nhé, kẻo ban đêm khu vực này hay bị pháo kích lắm, hầm nhà mình hơi xa, không kịp chạy ra thì nguy hiểm lắm.


Đêm đến, tiết trời giá lạnh, mặc một áo len mỏng không đủ ấm, Pleiku chỉ lạnh thua ĐàLat một ít, Hương nghĩ thế và vội mặc thêm áo, mới thấy ấm đôi chút, hai chị em vui đùa thật vô tư, em Giao ngủ lúc nào không hay.

Trong giấc ngủ, Hương mơ màng nghe tiếng gió rít từng cơn, gió thổi vù vù rờn rợn, cùng tiếng đạn réo lên, tiếng nổ ầm ì lớn nhỏ từ xa lắm vọng về.

Mười một giờ đêm, cả nhà đang ngủ, yên lăng...Bỗng một tiếng nổ lớn, long trời, căn nhà rung chuyển, nền đất rung chuyển, kinh hoàng...Chị em Hương, ba Hương cùng như một lúc hét to, mặt cắt không còn chút máu, trắng bệch, sợ hãi quá, hai hàm răng đánh vào nhau lập cập không tài nào giữ lại được, bỗng Ba hét to :

- Mẹ nó đâu ? Cả ba người cùng chạy vội xuống nhà dưới, Mẹ Hương đang nằm sóng soài trên nền xi măng dưới bếp
- Trời ơi ! Trời ơi ! Mẹ sao vậy Ba ơi ! Hương gào to...
Một phút im lặng hãi hùng ! Hai chị em Hương, rồi ba Hương thét lên , la khóc, vật vã , Người Mẹ yêu quý đã ra đi mãi mãi,. mặc mọi người trong cơn tuyệt vọng vô bờ ! Mẹ ngất đi vì tiếng nổ lớn, một quả pháo đã nổ cách nhà Hương không xa...Và, không còn hơi thở nào cứu được Mẹ !

Mẹ đã vĩnh viễn ra đi, từ mùa xuân năm đó...
Bao nhiêu năm qua, Hương vẫn không thể nào quên được cái cảm giác hãi hùng, tuyệt vọng ngày xưa !
Cơn bão lớn đã cuốn Hương về một cuộc sống khác, mùa thu năm ấy, Hương phải nghỉ học, xa trường, xa các bạn thân yêu, ở nhà, bán hàng, cùng ba chăm sóc, nuôi nấng em Giao, đứa em bé bỏng, côi cút, đã nhiều đêm hết nước mắt vì nhớ thương Mẹ !

Cô sinh viên ngây thơ, nhí nhảnh ngày nào nay đã già dặn hơn nhiều vì bổn phận mới chồng chất trên đôi vai bé bỏng...

. -Hương nói khẽ trong dòng nước mắt vừa lăn dài trên má : " Con thương nhớ Mẹ và biết ơn Mẹ vô cùng, Mẹ ơi !
Trên đường từ nghĩa trang về nhà, Hương tự nhủ với lòng mình, phải cố gắng lên, bản lĩnh hơn, vượt qua nỗi đau, đứng vững với đời, xây dựng tương lai - Còn Ba và em Giao yêu quý đấy thôi !

Câu hát :" Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào, Tình Mẹ tha thiết như đồng lúa chiều rì rào..." cứ quấn quýt mãi trong tâm tưởng Hương...Nàng lau vội hai hàng nước mắt, bước vội vã như chạy trốn nỗi đau từ bao giờ...

Phạm Thị Minh-Hưng.


**

TRUNG CỘNG RUT DÀN KHOAN

  • images/topbanner/topbanner1.jpg
  • images/topbanner/topbanner2.jpg
Wednesday, 16 July 2014 08:29

TRUNG CỘNG SỢ MỸ, PHẢI RÚT GIÀN KHOAN HD-981 "CHUỒN" KHỎI BIỂN ĐÔNG CỦA VN! 

image 


Sau khi Thượng Viện Hoa Kỳ ra Nghị Quyết số 412 ngày 10-7-2014 cảnh cáo TQ và đòi TQ phải rút Giàn Khoan ra khỏi Biển Đông nơi tranh chấp với VN; ngày 11-7-2014, ông Michael Fuchs, Phó Trợ Lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ phụ trách Chiến Lược và Quan Hệ Địa Phương khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình ở Biển Đông và chỉ trích kiểu hành xử khiêu khích của Trung Quốc tại đây (http://www.voatiengviet.com/content/my-de-nghi-ngung-hoat-dong-xay-dung-o-bien-dong/1957105.html )


Ngày 15-7-2014 Phát ngôn viên của Trung Quốc lên tiếng cảnh báo Hoa Kỳ không được can thiệp vào các vấn đề tranh chấp giữa TQ và các nước láng giềng về vấn đề Biển Đông


http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-yeu-cau-my-cho-can-thiep-vao-tranh-chap-bien-dong/1957781.html )..


Nhưng ngay sau đó, TT Barack Obama đã điện đàm với Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để nói thẳng thừng rằng mặc dù Hoa Kỳ muốn có những hợp tac tốt đẹp với TQ, nhưng nếu TQ không rút Giàn Khoan ra khỏi Biển Đông và chấm dứt các hành động hung hăng xâm lược, thì TQ sẽ gánh chịu mọi thiệt hại về các trừng phạt kinh tế, tài chánh và ngoại giao của Hoa Kỳ và thế giới (http://www.voatiengviet.com/content/obama-dien-dam-voi-chu-tich-trung-quoc-nhan-manh-su-hop-tac/1958033.html ).


Hiện nay Hoa Kỳ có liên minh chính thức với 80 quốc gia trên khắp thế giới; Nga có liên minh với 8 quốc gia nhỏ, và Trung Quốc chỉ có 1 liên minh duy nhất là Bắc Triều Tiên.


Bắc Triều Tiên là nước sản xuất vũ khí nguyên tử; trong khi Iran là nước có hệ thống lò xử lý các chất Uranium để chế vũ khí nguyên tử. TQ liên kết đống minh với Bắc Triều Tiên với ý đồ nâng khả năng nguyên tử của TQ lên thế mạnh; cùng lúc TQ tìm cách ve vãn viện trợ cho Iran để trấn áp vùng Trung Đông.


Một số thành viên dự Hội Nghị Bilderberg


Thế nhưng phiên họp hằng năm của Siêu Quyền Lực Hoa Kỳ và thế giới là Bilderberg họp vào các ngày từ 5 đến 8-6-2008 tại Chantilly, Virginia, Washington D.C. với 140 nhân vật đại diện 13 tổ chức Siêu Quyền Lực Illuminati tham dự, đã quyết định sẽ giải quyết vấn đề an ninh nguyên tử, giải giới và cấm nguyên tử đối với Bắc Triều Tiên và Iran; vấn đề sắp đặt trật tự tại Phi Châu, Nga, Afghanistan, Pakistan; vấn đề Hồi Giáo và Trung Đông; vấn đề Khủng Bố, vấn đề kinh tế tài chánh và sắp xếp lại ngân hàng thế giới; an ninh mạng; và vấn đề chọn Tổng Thống cho Hoa Kỳ để điều hành trật tự Thế Giới Mới! (http://bilderbergmeetings.org/meeting_2008.html ).


Thượng Nghị Sĩ da đen Barack Obama được Siêu Quyền Lực chọn và mời ông đến tham gia phiên họp ngày 5 đến 8-6-2008 tại Khách sạn Chantilly ở Washington DC, trước khi ông tranh cử và đắc cử chính thức làm Tổng Thống thứ 44 Hoa Kỳ vào ngày 02-11-2008 (https://www.youtube.com/watch?v=ubIC5r5Nyu4#t=309 ).


Qua sự chọn lựa nầy, Ứng Cử Viên Barack Obama được Siêu Quyền Lực tổ chức buổi nói chuyện trên sân vận động ở Đức với trên 200,000 người hoan hô nhiệt liệt vào ngày 24-7-2008.





Đia điểm họp Hội Nghị Bilderberg năn 2014


TNS Barack Obama đắc cử Tổng Thống Thứ 44 Hoa Kỳ vào ngày 04-11-2008, và nhiệm vụ của ông là thi hành đường lối như nghị trình Bilderberg đã vạch ra tại hội nghị từ 5 đến 8-6-2008 ở Chantilly, Washington DC.


Tiếp đến là Hội Nghị Siêu Quyền Lực Illuminati Bilderberg 2009 họp các ngày 14 đến 17-5-2009 tại bán đảo du lịch Vouliagmeni thuộc thành phố Athens của Hy Lạp (http://www.americanfreepress.net/html/bilderberg_2009_179.html ). TT Obama và bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton đều đến. Hội nghị nầy quyết định xoay trục chiến lược chuyển 60% sức mạnh Quân sự Hoa Kỳ qua Á Châu – Thái Bình Dương; thanh toán khủng bố và Osama Bin Laden; họp hội nghị quốc tế về an ninh nguyên tử, kinh tế, tài chánh và vấn đề TQ.


Căn cứ quyết định nầy của Siêu Quyền Lực, vào ngày 12 và 13-4-2010, TT Barack Obama cho triệu tập Hội Nghị Quốc Tế về an ninh nguyên tử lần đầu tiên nhóm họp tại Washington DC và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng của CSVN được mời đầu tiên trong danh sách 44 quốc gia và 3 tổ chức quốc tế về nguyên tử. Qua hội nghị nầy, Hoa Kỳ đã phá bỏ số lương lớn các vũ khí nguyên tử từ Đệ II Thế Chiến, có các quyết định cho tổ chức quốc tế về nguyên tử kiểm soát Iran và sẽ cấm Bắc Triều Tiên thủ đắc về Nguyên Tử.





TT Obama và bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton đến dự Hội Nghị Bilderberg năm 2009 ở Athens, Hy Lạp.
Ngày 1-6-2013 tại Hội Nghị An Ninh ở Singapore, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ là Leon Panetta tuyên bố Mỹ chuyển 60% sức mạnh hải quân qua Á Châu – Thái Bình Dương, và biến khu vực nầy thành căn cứ hải quân lớn nhất thế giới của Mỹ trước năm 2020.


Trật tự Thế Giới Mới được sắp xếp tại Bắc Phi Châu khi những cuộc cách mạng Hoa Lài diệt các nhà cầm quyền độc tài như El Abidine Ben Ali của Tunisia chấm dứt chế độ ngày 14-1-2011; rồi Đại tá Muanmar Gaddafi của Lybia bị lật đổ và bị giết 23-10-2011. Cách mạng Hoa Lài lan qua các nơi khác.. Sự sắp xếp nầy đã loại TQ ra khỏi lục địa đen Phi Châu; và tiếp theo hất chân TQ ra khỏi Trung Đông.




TT Obama tại Hội Nghị Bilderberg ngày 5 và 6-6-2014 ở Watford Anh quốc.

Nay là giai đoạn thi hành Trật Tự Thế Giới Mới tại Á Châu – Thái Bình Dương, nên nhất định TQ không thể nào hung hăng hay cản lệnh Siêu Quyền Lực Hoa Kỳ và Thế Giới được! Nhà độc tài Fidel Castro của Cuba đã đọc một diễn văn dài 3 trang giấy tố cáo rằng thế giới ngày nay do Siêu Quyền Lực Bilderberg chỉ huy và quyết định từ chiến tranh, hòa bình, no hay đói (http://www.huffingtonpost.com/2010/08/18/bilderberg-group-book-fas_n_687109.html ).

Bilderberg là một tổ chức của Siêu Quyền Lực được thành lập từ ngày 29 đến 31-5-1954 tại khách sạn Bilderberg ở Hòa Lan, với tổng số hội viên từ 120 đến 150 người gồm 2/3 là từ Âu Châu và 1/3 là từ Mỹ và châu Mỹ Latin. Khoảng 100 người là các nhân vật đại tư bản, lối 50 hội viên là các chính khách, lãnh đạo các chính phủ. Từ ngày thành lập cho đến nay, Bilderberg tổ chức họp mật không công bố để quyết định các vấn đề liên quan đến thế giới và nhân loại. Phiên họp ngày 5 và 6-6-2014 tổ chức tại Watford ở Anh quốc cho phép Nhật Bản thay đổi điều 9 Hiến Pháp để liên minh quân sự với các quốc gia khác trong mục đích cùng tự vệ. Phiên họp nầy cũng quyết định thay đổi trật tự tại Á Châu – Thái Bình Dương mà trong đó có thể chia nhỏ Trung Quốc thành lối 5 quốc gia để tránh hậu họa cho thế giới! (http://www.zapaday.com/event/512459/1/Annual+meeting+of+Bilderberg+Group.html ).


Đó là lý do tại sao có các cuộc nổi dậy của những khu tự trị Tân Cương, Nội Mông, Tây Tạng và gần đây nhất là cuộc biểu tình của trên 500,000 người dân Hong Kong nhân kỷ niệm ngày Anh quốc trao trả Hong Kong cho TQ! Ai tổ chức biểu tình lớn như vậy? Đó là Siêu Quyền Lực!


Khi Thượng Viện Hoa Kỳ ra Nghị Quyết đòi TQ rút Giàn Khoan thì có nghĩa là lệnh thông báo chiến tranh. TQ đã hung hăng cản lệnh bằng cách tuyên bố cảnh cáo Hoa Kỳ không được can thiệp vào Biển Đông và Biển Hoa Đông nơi TQ tranh chấp với Nhật Bản.



Nhưng đã muộn rồi; Tập Cận Bình không còn dám liên minh với đồng minh duy nhất là Bắc Triều Tiên, nên đã vừa đi qua Nam Hàn mong có thể nối kết với Nam Hàn để tồn tại trong khu vực!
Trong khi đó, Nhật được Siêu Quyền Lực cho tăng cường sức mạnh quân sự để liên minh phòng thủ cùng đối đầu với TQ; Nhật ký Hiệp Ước tuần qua về Tàu ngầm với Úc, viện trợ cho Philippines, Việt Nam..


Mỹ cảnh cáo rằng, nếu TQ còn hung hăng thì sẽ không tránh khỏi cuộc chiến tranh với các quốc gia trong khu vực. TT Barack Obama đã nói thẳng ván bài sẽ đánh sập TQ, và đó là lý do TQ phải gấp rút kéo Giàn Khoan HD-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam ở gần Hoàng Sa vào ngày 15-7-2014 để đưa về neo đậu tại vùng biển gần đảo Hải Nam của TQ! (VietPressUSA)

Last Updated on Wednesday, 16 July 2014 13:33
http://saigonhdradio.com/index.php?option=com_content&view=article&id=1437

THANH PHƯƠNG * HỒ CHÍ MINH

Cần làm sáng tỏ các tư liệu Trung Quốc về Hồ Chí Minh

Hồ sơ của Hồ Tập Chương/ Hồ Chí Minh được lưu trữ tại Quân ủy Trung ương và tình báo Hoa Nam Trung Quốc - DR
Hồ sơ của Hồ Tập Chương/ Hồ Chí Minh được lưu trữ tại Quân ủy Trung ương và tình báo Hoa Nam Trung Quốc - DR

Thanh Phương
Cuộc đời của cố lãnh tụ Việt Nam Hồ Chí Minh cho tới nay vẫn còn nhiều bí ẩn và vẫn còn gây nhiều tranh luận. Cứ thỉnh thoảng lại có những tài liệu mới được công bố liên quan đến ông Hồ Chí Minh, chẳng hạn như gần đây, trang Thông Luận ở Pháp có đăng một loạt bài của tác giả Huỳnh Tâm, tựa đề "Giặc Hán đốt phá nhà Nam", trong đó khẳng định rằng Hồ Chí Minh thật ra là người Trung Quốc.

Ngoài việc khẳng định ông Hồ Chí Minh là người Trung Quốc, tên thật là Hồ Tập Chương, loạt bài viết này còn cho biết ông Nguyễn Tất Thành đã qua đời tại nhà tù Hương Cảng năm 1932, hưởng dương 40 tuổi. Hồ sơ của Hồ Tập Chương/Hồ Chí Minh được lưu trữ tại Quân ủy Trung ương và tình báo Hoa Nam Trung Quốc.
Trước đó, cuốn sách “Tìm hiểu về cuộc đời Hồ Chí Minh.” của tác giả Hồ Tuấn Hùng, người Đài Loan, cũng đã khẳng định ông Nguyễn Ái Quốc đã mất năm 1932, còn người được gọi là Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là người Đài Loan, cùng họ tộc với tác giả.
Thế nhưng, cựu đại tá Phạm Quế Dương, cựu tổng biên tập Tạp chí Lịch sử Quân sự, cho rằng rất khó tin vào những tư liệu đó và ông yêu cầu Đảng và Nhà nước Việt Nam phải làm rõ những chi tiết do các tài liệu của Trung Quốc đưa ra liên quan đến cuộc đời ông Hồ Chí Minh.
Trong một bài đề ngày 10/06/2014, ông Phạm Quế Dương viết : « Tôi rất quý trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn tự hào 45 năm được làm “Người lính Bác Hồ”. Tôi đã nhiều lần vào Nghệ An thăm quê Bác và lễ mộ thân mẫu Bác. Đọc quyển sách của Hồ Tuấn Hùng đã rất bất bình. Nay lại đọc tập tài liệu này của Huỳnh Tâm, tôi càng bức xúc. Tại sao Trung Quốc cho phổ biến công khai những tài liệu này! Ý đồ của họ là gì? 

Thời nay là thời đại thông tin, trẻ già trong nước ngoài nước rất nhiều người biết, chắc hẳn bộ máy của Đảng và Nhà nước cũng phải biết rõ. Nhưng, sao lại lặng im vô trách nhiệm đến thế. Tôi đề nghị các vị lãnh đạo và cơ quan chức năng cần làm sáng tỏ và công bố rộng rãi để sự thực được bảo vệ và tôn trọng. » 
Sau đây mời quý vị nghe phần phỏng vấn cựu đại tá Phạm Quế Dương qua điện thoại từ Hà Nội :

TIN THẾ GIỚI VÀ BIỂN ĐÔNG


 Trung Quốc rút giàn khoan HD981 ra khỏi vùng biển Việt Nam
Giàn khoan HD 981 của Trung Quốc
Giàn khoan HD của Trung Quốc và các tàu bảo vệ hoạt động bất hợp pháp trong vùng biển Việt Nam
AFP 
Tối hôm qua, 15 tháng 7 Trung quốc tuyên bố chính thức rút giàn khoan HD 981 ra khỏi đảo Tri Tôn thuộc vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Tân Hoa Xã dẫn lời ông Hồng Lỗi người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc cho biết việc rút giàn khoan do đã “hoàn thành tác nghiệp” sau khi đã thu một số dữ liệu về địa chất. Giàn khoan được rút về đảo Hải Nam.
Trung Quốc cũng nhấn mạnh rằng việc rút giàn khoan hòan toàn nằm trong kế hoạch và không bị bất cứ một yếu tố nào từ bên ngoài.
Động thái này ngay lập tức được phản ứng tích cực từ nhà nước Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao và biểu dương các cơ quan chức năng, cơ quan thực thi pháp luật trên biển đã biểu thị thái độ và trách nhiệm cao, trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền Việt Nam.
Cùng lúc người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình lên tiếng yêu cầu Trung Quốc không tái diễn đem giàn khoan vào vùng biển Việt Nam trái phép một lần nữa để bảo đảm an ninh trên biển Đông.
Tuy nhiên một số chuyên gia cho rằng việc rút giàn khoan nằm trong kế hoạch xác định sự hiện diện của Trung Quốc tại vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Theo thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ công an cho biết Việt Nam cần phải cảnh giác đối với Trung Quốc vì họ sẽ tiếp tục mang các giàn khoan khác vào Biển Đông để thử xem phản ứng của Việt Nam trước khi có những bước tiến mới nhằm chiếm cứ vùng biển này.
Theo nhiều chuyên gia quốc tế cùng cho rằng Trung Quốc đem giàn khoan vào trong lúc biển lặng và mang nó ra lúc bão tố nhằm thực hiện kế hoạch chứng tỏ sự hiện diện thường xuyên của họ tại các vùng biển tranh chấp. Việc rút giàn khoan đã được Trung Quốc công bố từ khi bắt đầu và hôm nay họ rút ra chỉ vì bão tới sớm hơn dự kiến.
Theo tin từ Trung tâm khí tượng thủy văn của Việt Nam thì bão Rammasun tức Thần Sấm đang tiến vào vùng biển có giàn khoan HD 981 với sức gió giật lên tới cấp 17.
 http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/cn-oil-rig-move-07162014072107.html

 

TQ rút 30 tàu cá vỏ sắt khỏi khu vực giàn khoan Hải Dương 981

bien-dong-305.jpg
Tàu hải giám Trung Quốc (màu trắng, phía sau) ngay sát tàu Việt Nam trên Biển Đông hôm 14/5/2014.
AFP
Trung Quốc rút toàn bộ 30 tàu cá vỏ sắt khỏi khu vực giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam. Cục Kiểm Ngư Việt Nam đưa tin này hôm 15/7, cho rằng hành động của Trung Quốc có thể để tránh trận bão Rammasun thổi qua Philippines, chuẩn bị vào biển Đông.
Hiện nay Trung Quốc vẫn duy trì 75 tàu bao gồm các tàu hải cảnh, tàu vận tải, 18 tàu kéo và 5 tàu quân sự.
Giàn khoan Hải Dương 981 được Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp trên vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam ngoài khơi tỉnh Bình Định kể từ đầu tháng 5 đến nay.
Trong diễn biến khác hôm qua Trung Quốc loan báo phóng thích 13 ngư dân Việt Nam bị bắt giữ từ hôm 20/6 và 3/7 khi hành nghề trên vùng biển chủ quyền Việt Nam.
 Thế giới
18:25 ngày 15/07/2014 
 Trung Quốc di chuyển giàn khoan 981 khỏi vùng biển VN

×How to Promote Your App Through Social MediaTập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) tối qua thông báo hoạt động thăm dò dầu khí của giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam kết thúc.

Theo Tân Hoa Xã, giàn khoan Hải Dương 981 do Trung Quốc triển khai trái phép để thăm dò tài nguyên ở vùng biển gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa đã kết thúc nhiệm vụ vào ngày 15/7. Công ty TNHH Dịch vụ dầu mỏ trên biển Trung Quốc (COSL), đơn vị vận hành Hải Dương 981, sẽ đưa nó về khu vực Lăng Thủy, đảo Hải Nam.
Theo Tuổi Trẻ, vào lúc 4h sáng 16/7, giàn khoan Hải Dương 981 đã di chuyển cách vị trí ban đầu khoảng 20 hải lý theo hướng đông - đông bắc. Vận tốc di chuyển trung bình vào khoảng 4,1 hải lý/giờ.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng xác nhận giàn khoan Hải Dương 981 kết thúc hoạt động ở gần quần đảo Hoàng Sa. "Các công ty liên quan sẽ cân nhắc kế hoạch làm việc cho giai đoạn tới", Reuters dẫn thông báo của bộ này.
Từ khi hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào đầu tháng 5/2014, Hải Dương 981 đã đào hai giếng. Giai đoạn 1 kết thúc ngày 27/5 và giai đoạn 2 kết thúc ngày 15/7. Thông báo của CNPC khẳng định giàn khoan tìm thấy dấu hiệu của mỏ khí đốt và dầu khí trong khu vực mà nó hoạt động.
Trung Quốc di chuyển giàn khoan 981 khỏi vùng biển VN
Giàn khoan Hải Dương 981. Ảnh: Tân Hoa Xã
Ông Wang Zhen, Phó giám đốc Văn phòng nghiên cứu chính sách CNPC, nói với Tân Hoa Xã rằng các phân tích sơ bộ về dữ liệu địa chất cho thấy những điều kiện cơ bản và khả năng để khai thác dầu khí tại khu vực mà Hải Dương 981 hoạt động. Tuy nhiên, thử nghiệm khai thác chỉ có thể diễn ra sau khi quá trình đánh giá toàn diện các dữ liệu hoàn tất. Yếu tố thời tiết cũng là nguyên nhân CNPC chưa thử nghiệm khai thác, do tháng 7 là khoảng thời gian mùa mưa bão bắt đầu.
Tân Hoa Xã dẫn lời một chuyên gia địa chất dầu khí thuộc Viện Kỹ thuật Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh rút giàn khoan để bảo vệ an toàn tính mạng cho công nhân Trung Quốc đang làm việc trên giàn khoan, cũng như trang thiết bị của nó trong thời điểm mùa bão đang bắt đầu ở Biển Đông.
Ngày 15/7, Cục Kiểm ngư Việt Nam thông báo Trung Quốc duy trì khoảng 70-75 tàu tham gia bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981, bao gồm 32-34 tàu hải cảnh, 17-18 tàu vận tải, 16-18 tàu kéo, 5 tàu quân sự. Toàn bộ tàu cá Trung Quốc đã di chuyển về khu vực đảo Hải Nam do sợ ảnh hưởng của bão Thần Sấm (Rammasun).
Lực lượng Kiểm ngư cũng xác nhận ngư dân Việt Nam vẫn đánh bắt trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa, cách giàn khoan 34-39 hải lý. Trên khu vực tàu cá Việt Nam đánh bắt, tàu hải cảnh 31101 của Trung Quốc thường xuyên bám sát, ngăn chặn, không cho các tàu cá của ta tiến vào gần khu vực giàn khoan. Dưới sự hỗ trợ của tàu kiểm ngư, các tàu cá vẫn bám ngư trường.
 Posted by: "nguoiphuongnam"
 

Vì sao Bắc Kinh rút giàn khoan vào thời điểm này?

Tàu Trung Quốc hộ tống giàn khoan HD 981- REUTERS /Nguyen Ha Minh
Tàu Trung Quốc hộ tống giàn khoan HD 981- REUTERS /Nguyen Ha Minh

Thụy My
RFI Việt ngữ phỏng vấn nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Sài Gòn.


 

Châu Á lo sợ tranh chấp Biển Đông leo thang thành xung đột quân sự 



Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 19/6/2014.
Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 19/6/2014.

Các nước láng giềng của Trung Quốc ngày càng tỏ ra lo âu hơn về nguy cơ các cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa Bắc Kinh với các nước như Việt Nam và Philippines có thể dẫn tới xung đột quân sự, theo một cuộc nghiên cứu mà kết quả đã được Trung tâm Nghiên cứu Pew của Mỹ công bố hôm qua.  
Hãng tin AFP hôm nay viện dẫn một cuộc nghiên cứu quy mô lớn thực hiện tại 44 quốc gia của trung tâm nghiên cứu Pew nói rằng ngay cả tại Trung Quốc, các cuộc thăm dò cho thấy, 62% người được phỏng vấn lo ngại rằng các cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo có thể dẫn tới một cuộc xung đột vũ trang.
 
Tại tất cả 11 nước Á Châu được thăm dò, khoảng 50% những người được hỏi ý kiến cho biết họ lo ngại về nguy cơ xảy ra xung đột quân sự.
Người Philippines là nhóm bày tỏ quan tâm nhiều nhất tới nguy cơ này, tới 93% người được thăm dò tại nước này nói họ lo ngại, tiếp theo sau là người Nhật, với 85%.
Bản tin nói rằng cuộc tranh chấp ngày càng leo thang, đặc biệt giữa Bắc Kinh và Hà Nội, sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan dầu trong các vùng biển mà Việt Nam tuyên bố có chủ quyền.
Theo cuộc nghiên cứu của Trung Tâm Pew, Nhật Bản, Philippines và Việt Nam coi Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất, trong khi Trung Quốc cũng như Malaysia và Pakistan nêu Hoa Kỳ là mối đe dọa lớn nhất của họ.
Tại 44 nước được thăm dò, 40% nói rằng họ tin rằng Hoa Kỳ vẫn là cường quốc Số Một thế giới, so với 49% vào năm 2008.
Con số những người coi Trung Quốc là cường quốc số Một, tăng từ 19% cách đây 6 năm lên tới 31% trong năm nay.
50% những người được thăm dò nói Trung Quốc rốt cuộc sẽ thay thế hay đã thay thế Hoa Kỳ trong vai trò cường quốc số Một, so với 32% nói rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ chiếm được ngôi vị đó.
Nguồn: AFP, Reuters, Telegraph India

http://www.voatiengviet.com/content/chau-a-lo-so-tranh-chap-bien-dong-leo-thang-thanh-xung-dot-quan-su/1957832.html


Thứ ba, 15/07/2014
Xem

TQ yêu cầu Mỹ chớ can thiệp vào vụ tranh chấp Biển Đông

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi.

Trung Quốc hôm nay yêu cầu Hoa Kỳ đứng ngoài các cuộc tranh chấp ở Biển Đông, và hãy để các nước trong khu vực giải quyết lấy các vấn đề liên quan, sau khi Washington kêu gọi các bên ngưng những hành động làm leo thang căng thẳng.
Hãng tin Reuters hôm nay tường thuật rằng ông Michael Fuchs, Phó Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách Chiến lược và các Vấn đề Đa phương, nói không một nước duy nhất nào phải chịu trách nhiệm về việc căng thẳng leo thang trong khu vực, nhưng ông lập lại quan điểm của Mỹ là cách hành xử “khiêu khích và đơn phương” của Trung Quốc đã tạo nghi ngờ về ý muốn tuân thủ luật pháp quốc tế của Trung Quốc.
Ông Michael Fuchs hôm 11 tháng Bảy kêu gọi các nước đòi chủ quyền Biển Đông hãy ngưng các dự án xây cất, lấp biển lấy đất, và thiết lập các tiền đồn mới cũng như những hành động khác nhằm thay đổi nguyên trạng tại các hòn đảo và bãi cạn trên Biển Đông, để tạo một môi trường thuận lợi cho các cuộc thương thuyết về một bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông, gọi tắt theo tiếng Anh là COC.
Ngày hôm nay, khi được hỏi về lời kêu gọi đó của phía Mỹ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố rằng Trung Quốc có chủ quyền “không thể tranh cãi” đối với quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa).
Ông Hồng Lỗi nói từ những năm 1970, chính các nước khác đã xâm phạm một số đảo và bãi cạn tại quần đảo Tây Sa của Trung Quốc, Bắc Kinh yêu cầu các nước liên hệ hãy rút tất cả nhân viên và các cơ sở của họ ra khỏi các quần đảo và bãi cạn của Trung Quốc mà họ đang chiếm đóng.


 Không nêu đích danh nước nào, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói điều đáng tiếc là trong mấy năm gần đây, một số nước đã tăng cường sự hiện diện bất hợp pháp của họ với những dự án xây cất mới đồng thời mua thêm vũ khí, liên tục xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc cũng như các quyền hàng hải và những lợi ích của Trung Quốc. Ông nói nước ông cực lực chống đối các hành động đó.
Ông lặp lại rằng Trung Quốc quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và các quyền lợi của mình và sẽ giải quyết các cuộc tranh chấp với các nước khác thông qua tham vấn và thương thuyết dựa trên sự tôn trọng lịch sử và luật pháp quốc tế.
Người phát ngôn của Trung Quốc nói Bắc Kinh và các nước ASEAN đang thi hành hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử trên biển, DOC, và đang xúc tiến các cuộc thương thuyết về một bộ Quy tắc Ứng xử. Vẫn theo lời ông Hồng Lỗi, Trung Quốc hy vọng các nước bên ngoài khu vực hãy duy trì thái độ trung lập, tôn trọng các nỗ lực chung của các nước trong khu vực vì một khu vực ổn định và hòa bình.
Nguồn: Reuters,Tuoi Tre, Thanh Nien, Vietnam Plus, China MOFA.
http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-yeu-cau-my-cho-can-thiep-vao-tranh-chap-bien-dong/1957781.html


Hội Thảo 'Xu hướng gần đây ở Biển Ðông và Chính sách của Mỹ'

Vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đang rẽ sang một bước ngoặt nguy hiểm.
Vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đang rẽ sang một bước ngoặt nguy hiểm.
Hội thảo Biển Đông thường niên thứ tư do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức vừa kết thúc hôm thứ Sáu 11 tháng 7 tại thủ đô Washington của Hoa Kỳ. Và như mọi năm, cuộc hội thảo quốc tế năm nay cũng quy tụ các học giả, chuyên gia hàng đầu và những nhà làm chính sách cấp cao của nhiều nước- kể cả nước chủ nhà, cùng với giới truyền thông và những người quan tâm tới tình hình Biển Đông. Hoài Hương của Ban Việt ngữ VOA có mặt trong ngày thứ nhì của cuộc hội thảo diễn ra tại trụ sở mới của CSIS ở Washington, và có bài tường trình sau đây.
Hội thảo Biển Đông với chủ đề: “Những Xu hướng gần đây ở Biển Đông và Chính sách của Hoa Kỳ” diễn ra trong bối cảnh cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông đang rẽ sang một bước ngoặt nguy hiểm, khi hơn 100 tàu Trung Quốc hàng ngày dàn hàng đối đầu với tàu kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam, uy hiếp ngư dân Việt Nam đang tiếp tục bám biển, chống việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Một số chuyên gia nói những hành động của Trung Quốc đã khơi dậy những lo ngại về nguy cơ xảy ra xung đột quân sự.
Mở đầu hội thảo hôm thứ Năm, diễn giả chính, Chủ tịch Ủy Ban Tình báo Hạ viện Hoa Kỳ Mike Rogers đề cập tới mối đe dọa từ Trung Quốc khi nước này lấp biển, xây dựng thêm trên các bãi cạn hay đảo không người ở để tìm cách thay đổi hiện trạng trên Biển Đông. Ông đơn cử những hành động gây hấn mà ông cho là“tham lam, trắng trợn” của Trung Quốc hồi gần đây, hiếp đáp các nước láng giềng – trong đó có Việt Nam, trong khi thế giới đang bận tâm về những cuộc khủng hoảng tại các điểm nóng khác. Ông nói đã tới lúc Hoa Kỳ và các nước trong khu vực phải có biện pháp để răn đe Trung Quốc chớ tiếp tục theo đuổi ý đồ một cách ích kỷ, lấn ép và xâm phạm chủ quyền của các nước láng giềng nhỏ hơn.
Ông nói tình hình đã trở nên hết sức cấp bách. Ông nói:
“Chúng ta sẽ lừa dối chính mình nếu không nghĩ rằng mâm cơm đã được dọn sẵn, nồi canh đã bắt đầu sôi sục, khi nói tới những gì đang diễn ra ở Biển Đông. Các nước bạn đã nói với chúng ta từ nhiều tháng rồi, thậm chí nhiều năm rồi, về những thách thức sẽ đến từ Trung Quốc tại Biển Đông. Giờ đã tới lúc để lật thế cờ, thay đổi cuộc đối thoại với Trung Quốc. Đã tới lúc chúng ta nên nói rằng chúng ta có những đồng minh và nước bạn tốt có quan hệ với chúng ta từ lâu và là những thế lực trong khu vực, chúng ta có những bạn mới mà theo trông đợi sẽ thắt chặt quan hệ lâu dài, cả về thương mại lẫn quốc phòng.”
Tương tự như tại các cuộc hội thảo về tình hình Biển Đông trước đây của CSIS, các diễn giả Trung Quốc hầu như hoàn toàn bị cô lập khi họ lặp lại những lập luận cũ, khăng khăng đòi chủ quyền mà họ nói là “không thể tranh cãi” trên hầu hết Biển Đông, viện những cái gọi là “chứng cứ lịch sử”, đã bị các diễn giả khác lần lượt bác bỏ.
Lập trường của các diễn giả Trung Quốc không những không đổi, mà năm nay dường như còn cứng rắn hơn. Thế liệu sau 2 ngày hội thảo, các diễn giả có cảm thấy bi quan hơn về một giải pháp cho cuộc tranh chấp ở Biển Đông?
Trả lời Ban Việt ngữ-VOA, Tiến sĩ James Manicom, một nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Sáng kiến Cai trị Quốc tế -gọi tắt là CIGI- đến từ Canada nhận định:
“Tôi vừa lạc quan lại vừa bi quan. Một điều đáng chú ý là phần lớn hai buổi hội thảo đều tập trung vào cách làm thế nào có thể hối thúc Trung Quốc hãy thay đổi cách xử sự và ngưng những hành vi có tính khiêu khích, nhưng chúng ta cũng nên duy trì thái độ cởi mở, để tìm hiểu về những cách nhận thức của người Trung Quốc về các  vấn đề khác nhau. Mặt khác, tôi cảm thấy lạc quan là vì chính phủ Mỹ, đặc biệt là chính quyền của Tổng Thống Obama, giờ đang coi vấn đề này một cách nghiêm túc, và đã đề nghị những phương án cụ thể để ứng phó. Tôi cũng thấy có một số dấu hiệu là chính phủ Mỹ giờ đây sẵn sàng bắt Trung Quốc phải trả những cái giá đắt hơn, ngoài chuyện Bắc Kinh bị mất uy tín trong khu vực và cả trên toàn cầu.”
Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia nói:
“Tôi thì không hẳn là lạc quan, nhưng tôi đã thấy sự xuất hiện của một chiến lược mới của Mỹ nghiêng nặng về các biện pháp pháp lý. Khuynh hướng đó đã trở nên rõ nét hơn, và điều đó đã trấn an mọi người bởi vì cho tới nay, người ta chỉ nghe những lời chỉ trích suông, chẳng hạn hành động của Trung Quốc có tính ”khiêu khích”, cách cư xử của Trung Quốc là “không thể chấp nhận được” nhưng ngoài ra, không thấy có bất cứ hành động cụ thể nào.”
Giáo sư Thayer nói lắng nghe vị diễn giả Trung Quốc, Giaó sư Chu Shulong của Đại học Thanh Hoa, trình bày bài tham luận của ông, ông cảm thấy như phải bắt đầu tất cả lại từ đầu.
 
“Chúng ta dã chẳng đi tới đâu cả. Đó là trường hợp người điếc nói chuyện với người điếc!  Tôi chưa thấy có bước nào đột phá. Trung Quốc vẫn khăng khăng duy trì lập trường cứng rắn của họ, trong khi chiến thuật của Mỹ để buộc Trung Quốc phải trả giá cao hơn cho lập trường của họ cần có thời gian mới phát huy hiệu quả của nó.”
Được hỏi trong tình huống hiện nay, ông khuyên Việt Nam nên làm gì, Tiến sĩ James Manicom cho biết:
“Tôi khuyên Việt Nam nên theo đuổi các biện pháp pháp lý, không những tại các tòa án quốc tế mà cả các tòa án ở trong nước. Một điều mà họ có thể làm bây giờ là truy tố Tổng Công ty Dầu khí Trung Quốc ra trước các tòa án Việt Nam hay tòa án Trung Quốc về việc hoạt động mà không có giấy phép trong các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đó là một cách để bắt Trung Quốc phải trả giá cao hơn. Ngoài ra đó còn là một động thái có tính biểu tượng.”
Các diễn giả khác cũng bày tỏ sự thất vọng về thái độ không khoan nhượng của Bắc Kinh, khăng khăng muốn chiếm trọn Biển Đông bằng những bước tuần tự, chậm rãi nhưng chắc chắn, hoàn toàn bất chấp lợi ích quốc gia của các nước láng giềng. Trong tình hình không bên nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông chịu lùi bước, nhiều diễn giả đã bày tỏ lo âu về nguy cơ một sự cố nhỏ có thể bị xé to thành xung đột quân sự. Họ nêu bật tầm quan trọng của việc thiết lập một cơ chế để tránh xung đột quân sự xảy ra.
Nỗi lo về nguy cơ xung đột quân sự xảy ra thể hiện rõ nét trong những bài tham luận cũng như trong những câu hỏi mà cử tọa đặt ra cho các diễn giả sau phần phát biểu. Nói chuyện với Ban Việt ngữ -VOA, Giám đốc Ban Á Châu Học của Đại học Delaware, Giáo sư Alice Ba nói rằng hai ngày hội thảo về những diễn tiến mới nhất tại Biển Đông đã để lại nơi bà một cảm giác bất an.
“Sau hai ngày hội thảo, tôi cảm thấy lo ngại. Mối lo chủ yếu của tôi có liên quan tới tình trạng thiếu tin tưởng về mặt chiến lược giữa các bên chính trong cuộc tranh chấp, và đặc biệt giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc.”

Đánh giá về nguy cơ xảy ra xung đột quân sự, và liệu bà có cảm thấy bi quan về những diễn tiến mới nhất ở Biển Đông, Giáo sư Alice Ba nhận định:
“Tôi nghĩ từ hồi nào tới giờ, mối quan tâm trong cuộc tranh chấp này vẫn là xung đột xảy ra vì một sự cố không có chủ ý. Không một nước nào sẽ được hưởng bất cứ lợi ích gì nếu xung đột xảy ra, kể cả Hoa Kỳ, Trung Quốc, hay các nước ASEAN. Vấn đề ở đây là một số quốc gia đang tìm cách đẩy lùi tối đa các giới hạn, và có nguy cơ xung đột xảy ra vì một tai nạn.”
Giáo sư Carl Thayer nói kể từ khi cuộc khủng hoảng giàn khoan bùng nổ, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã được giữ trong doanh trại, cách xa nơi đang xảy ra các vụ đụng độ hàng ngày. Theo lời ông, các giới chức Việt Nam áp dụng một chính sách thụ động khi đối đầu với Trung Quốc. Hà Nội vẫn duy trì thái độ cực kỳ hòa hoãn trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc. Việt Nam đề xuất và sau đó kêu gọi thiết lập đường dây nóng để giới chức cấp cao hai bên có thể thảo luận trực tiếp hầu ngăn tránh khủng hoảng leo thang.
Giáo sư Thayer kết luận rằng cuộc đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay đã biến thành một cuộc “chiến tranh tiêu hao”, trong đó Trung Quốc sử dụng số tàu nhiều áp đảo, có trọng tải lớn hơn, để đâm vào các tàu Việt Nam hầu gây hư hại đủ để buộc các tàu này rút ra khỏi địa điểm quanh giàn khoan. Nếu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam vào ngày hay trước ngày 15 tháng Tám như đã tuyên bố khi loan báo kéo giàn khoan vào Biển Đông, thì  có phần chắc hai bên sẽ rút lực lượng hải quân ra khỏi địa điểm này trước mùa bão từ tháng 9 tới tháng 10, đây có thể là một cơ hội để hai bên đàm phán trực tiếp với nhau.
Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu việc Trung Quốc sử dụng giàn khoan 981 có phải là “một tình trạng bình thường mới” trong chính sách của Bắc Kinh đòi chủ quyền Biển Đông hay không, và liệu giàn khoan 981 hay các giàn khoan khác của Trung Quốc có sẽ xuất hiện hàng năm trong các vùng biển tranh chấp, kèm theo một đoàn tàu hộ tống, hay không.

Hoài Hương-VOA

 http://www.voatiengviet.com/content/hoi-thao-bien-dong-nhung-xu-huong-va-chinh-sach-cua-my/1957020.html


Việt Nam, Philippines và Nhật coi Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất


DR

Trọng Nghĩa
Các hành động của Bắc Kinh dùng sức mạnh áp đặt yêu sách chủ quyền trên biển ngày càng khiến cho các láng giềng của Trung Quốc lo ngại. Theo kết quả thăm dò dư luận của một trung tâm điều tra có uy tín được công bố hôm qua, 14/07/2014, Việt Nam, Nhật Bản và Philippines là ba quốc gia nơi dân tình coi Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất, và xem Mỹ là đồng minh đáng tin cậy nhất.

Trong bản nghiên cứu thường niên về dư luận toàn cầu Global Attitudes Project, Trung tâm nghiên cứu Mỹ Pew Research Center đã thăm dò dư luận ở 44 nước trên thế giới, trong đó có 11 nước châu Á : 3 quốc gia Nam Á là Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, nước Đông Bắc Á là Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản, cùng với 5 nước Đông Nam Á là Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.
Cuộc thăm dò năm nay được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng Ba đến tháng Sáu năm 2014, vào lúc tình hình khu vực châu Á đặc biệt căng thẳng do các hành động quyết đoán của Trung Quốc nhằm áp đặt các đòi hỏi chủ quyền của họ trên hai vùng Biển Hoa Đông – chống lại Nhật Bản - và Biển Đông – chống lại Việt Nam, Philippines, Malayasia và Brunei, Đài Loan, cũng như trên vùng lãnh thổ thuộc bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ.
Kết quả thăm dò tại 11 nước châu Á kể trên đã nêu bật hai điểm : Tâm lý lo ngại trước nguy cơ các tranh chấp lãnh thổ và biển đảo giữa Trung Quốc với các láng giềng bùng lên thành chiến tranh ngày càng tăng, trong lúc đa số cư dân các nước bị Trung Quốc trực tiếp lấn lướt đều xem Bắc Kinh là mối đe dọa lớn nhất, và Hoa Kỳ là một đồng minh đáng tin cậy nhất.
Về câu hỏi là nước nào được xem là mối đe dọa nguy hiểm nhất, Trung Quốc bị nêu bật tại 3 nước Việt Nam, Nhật Bản và Philippines. Theo kết quả thăm dò tại Việt Nam, có đến 74% người được hỏi coi Trung Quốc là một nước nguy hiểm, tại Nhật Bản tỷ lệ cũng gần như vậy (68%), kế đến là Philippines (58%).
Điểm được Trung tâm Pew đặc biệt ghi nhận là thiện cảm của người Việt Nam đối với Mỹ, cho dù hai bên từng trải qua một cuộc chiến. Kết quả thăm dò cho thấy là Washington đã được người Việt Nam xếp vào vị trí số một của các đồng minh đáng tin cậy trong tương lai, với một tỷ lệ 30%.
Hoa Kỳ không chỉ được người Việt coi là đồng minh số một. Tại 11 nước được thăm dò, Mỹ được xem là đồng minh khả tín nhất tại 8 quốc gia, với tỷ lệ tán đồng cao nhất tại Philippines (83%), Hàn Quốc (68%), Nhật Bản (62%), ba nước có hiệp định an ninh với Hoa Kỳ.
Chỉ có ba nước không chọn Mỹ là đồng minh : Trung Quốc – vốn thích Nga hơn và xem Mỹ là mối đe dọa nghiêm trọng nhất – và Malaysia, Pakistan, hai nước Hồi giáo, đã xem Trung Quốc là đồng minh hàng đầu, và xếp Mỹ vào diện nước nguy hiểm nhất cho họ.
Về vấn đề mang tính chất thời sự nóng bỏng là cuộc tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải giữa Trung Quốc và các láng giềng, nỗi lo ngại về nguy cơ tranh chấp biến thành xung đột quân sự tồn tại ở mọi nước, kể cả tại Trung Quốc với 62% người được hỏi xác định là họ lo ngại, so với 34% dửng dưng.
Lo lắng hơn cả dĩ nhiên là dân chúng tại Việt Nam, Nhật Bản và Philippines, ba nước đang là đối tượng của các hành động lấn lướt của Trung Quốc. Lo ngại nhất chính là Philippines với 93% người được hỏi có thái độ quan ngại, theo sau là Nhật Bản, với 85%, và Việt Nam, 84%. Hai nước khác cũng sợ chiến tranh nổ ra là Hàn Quốc 83%, và Ấn Độ 72%.
Trung tâm Pew đặc biệt ghi nhận là 61% người được hỏi tại Philippines, và 51% tại Việt Nam đã khẳng định rất lo ngại về nguy cơ chiến tranh.
Trung tâm nghiên cứu Mỹ đã giải thích thái độ quan ngại kể trên bằng thực tế trên hiện trường : Căng thẳng lên cao giữa Hà Nội và Bắc Kinh từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển của Việt Nam, trong lúc giữa Trung Quốc và Philippines, quan hệ trở nên gay gắt từ ngày Trung Quốc giành quyền kiểm soát trong thực tế bãi Scarborough trong vùng đặc quyền kinh tế Philippines.
Với Nhật Bản, đó là tranh chấp dai dẳng về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông. Riêng với Ấn Độ, hồ sơ gây căng thẳng là vùng Aranuchal Pradesh ở miền Đông bắc mà Trung Quốc cho là của họ.
Thứ ba 15 Tháng Bẩy 2014
Mỹ-Trung : Đối thoại kinh tế bế tắc
Giới lãnh đạo Bắc Kinh tiếp đón Bộ trưởng Tài chính Jack Lew và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry 10/07/2014 - REUTERS /Jim Bourg
Giới lãnh đạo Bắc Kinh tiếp đón Bộ trưởng Tài chính Jack Lew và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry 10/07/2014 - REUTERS /Jim Bourg
Thanh Hà / Nguyễn Xuân Nghĩa
Thất bại về hợp tác chiến lược, bế tắc trong quan hệ kinh tế. Đó là nhận xét chung về Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ- Trung lần thứ 6 vừa kết thúc hôm 10/07/2014. Các hồ sơ kinh tế quan trọng, như chính sách hối đoái hay hiệp định đầu tư song phương (BIT) vẫn dậm chân tại chỗ. Những bất đồng về nông nghiệp hay quyền sở hữu trí tuệ vẫn không được san bằng. Các hoạt động gián điệp mạng vẫn là cái gai trong đối thoại Mỹ -Trung.
Tháng 5/2014 Tư pháp Hoa Kỳ chính thức truy tố 5 sĩ quan Trung Quốc về tội gián điệp mạng và đánh cắp thông tin, các dữ liệu mật của các tập đoàn Mỹ. Gần đây hơn, một doanh nhân Trung Quốc đã bị cáo buộc đột nhập vào hệ thống máy tính của tập đoàn hàng không Boeing và của các nhà thầu làm việc với bộ Quốc phòng Mỹ.

Phía Bắc Kinh đương nhiên cũng đã phản đối gay gắt, đòi Washington rút lại lệnh truy nã nhóm 5 sĩ quan Trung Quốc nói trên. Đồng thời, Trung Quốc tố ngược lại Hoa Kỳ « giả dối » trong mục tiêu muốn hợp tác song phương để củng cố an ninh mạng.

Tin tặc từ lâu luôn là chiếc gai trong quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo Cục điều tra Liên bang Hoa Kỳ, những vụ tấn công tin tặc trong thời gian từ 2006 đến 2014 đã gây nhiều tổn thất nặng nề cho các tập đoàn của Mỹ. Nhưng đó không là bất đồng duy nhất trong đối thoại vừa qua ở Bắc Kinh giữa bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Jacob Lew với đồng nhiệm Trung Quốc Lâu Kế Vĩ.


Washington và Bắc Kinh còn đọ sức với nhau trên vấn đề tỷ giá đồng nhân dân tệ. Trong nhãn quan của các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, Trung Quốc thao túng tỷ giá hối đoái của đơn vị tiền tệ để kích thích xuất khẩu, tạo luật chơi bất bình đẳng trên bàn cờ thương mại quốc tế.

Liên quan tới hiệp định đầu tư song phương BIT, trước mắt Bắc Kinh vẫn đóng cửa hơn 100 lĩnh vực kinh tế mà Trung Quốc coi là « chiến lược » với các tập đoàn nước ngoài. Về phía Washington, tổng thống Obama đặt nhiều kỳ vọng hiệp định này để đẩy mạnh đầu tư vào Trung Quốc. Hiện tại đầu tư của các doanh nghiệp Mỹ mới chỉ tương đương với 3 % tổng đầu tư nước ngoài vào thị trường rộng lớn này của châu Á.

Trả lời ban Việt ngữ RFI chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa từ Hoa Kỳ đánh giá Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ - Trung lần thứ 6 là một thất bại.
Nguyễn Xuân Nghĩa : Trước hết, xin hãy nói về bối cảnh của cuộc đối thoại tôi cho là vô vị và không kết quả. Trung Quốc vừa có hệ thống lãnh đạo mới với khá nhiều vấn đề kinh tế ở bên trong, nhưng lại trở thành mối lo về an ninh cho các nước Đông Á mà không muốn Hoa Kỳ can thiệp. Phần mình, Hoa Kỳ đang gặp cảnh ngộ tôi gọi là "mỗi tuần một cuộc khủng hoảng ở nhà" cho nên lãnh đạo thu hẹp ưu tiên về đối ngoại, nôm na là tránh bị kéo vào chuyện thiên hạ, để còn lo việc nhà.

Vì vậy, dù hai quốc gia có khá nhiều mâu thuẫn về an ninh, điển hình là việc Trung Quốc xâm nhập và đánh cắp thông tin về tình báo và kinh doanh của chính quyền và doanh nghiệp Mỹ, hoặc trực tiếp đe dọa an ninh của nhiều đồng minh của Hoa Kỳ tại Châu Á, hai bên vẫn cố nói giọng hòa hoãn và phủ nhận việc mình có những ý đồ xấu đối với bên kia.

Còn lại, nếu không đối thoại về an ninh thì có hồ sơ kinh tế giữa hai nước. Thật ra, đôi bên có cả chục vấn đề cần thảo luận và khắc phục, mà sau cùng đều không đi tới kết quả. Một thông cáo chung với những hứa hẹn vu vơ cho năm tới cũng chẳng có. Hai bên đều cho chìm xuồng tức là trì hoãn câu giờ với quyết định sẽ lại trao cho một ủy ban hỗn hợp nghiên cứu tiếp. Sau đó, Ngoại trưởng John Kerry lật đật chạy qua Trung Đông chữa lửa tại xứ Israel!


RFI : Đâu là những vấn đề kinh tế Mỹ và Trung Quốc phải cùng nhau khắc phục ?
Nguyễn Xuân Nghĩa : Thứ nhất, Trung Quốc áp dụng chiến lược phát triển bằng đầu tư và tín dụng trong khi nén sức tiêu thụ của thị trường nội địa, với kết quả là vẫn dựa vào xuất cảng và đạt xuất siêu với Mỹ. Thế hệ lãnh đạo mới thì biết là phải chuyển hướng, bằng cách nâng đỡ tiêu thụ của tư nhân và thu hẹp sự bành trướng của doanh nghiệp nhà nước, với hậu quả trong trung hạn là có mức tăng trưởng thấp hơn mà cân đối hơn. Dù biết và nói như vậy, họ vẫn không thể hay không muốn làm và tiếp tục kích thích kinh tế với kết quả vẫn là tăng gia xuất cảng. Đó là về đại thể.


Riêng với Hoa Kỳ thì tình hình ngoại thương với Trung Quốc chưa có cái tiến đáng kể, Mỹ vẫn bị nhập siêu khi Bắc Kinh tiếp tục can thiệp vào thị trường ngoại hối để có đồng nhân dân tệ rẻ hầu dễ bán hàng hơn. Phía Mỹ có nêu ra vấn đề can thiệp ấy mà không thể có kết quả vì thực tế thì Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ tiếp tục chính sách duy trì lãi suất thấp và bơm tiền vào kinh tế, dù có giảm dần lượng tiền bơm ra.


Thuần về kinh tế thì đấy cũng là một biện pháp can thiệp, với hậu quả là làm tiền Mỹ giảm giá và hàng Mỹ rẻ hơn nên dễ bán hơn. Vì vậy, hai bên cầu hòa.
Nếu thật sự là đối thoại chiến lược về kinh tế, và nếu Hoa Kỳ không muốn Trung Quốc bị tan rã bên trong như ông Obama phát biểu vào cuối tháng Năm, phía Mỹ đã có thể gợi ý phối hợp tiền tệ và hối đoái giữa đôi bên để Trung Quốc chuyển hướng nhẹ nhàng. Nhưng ông Obama không thể đề nghị chuyện phối hợp ấy với Quốc hội ở nhà, nhất là khi Thượng viện rất khó chịu về sự hung hăng của Trung Quốc tại Đông Á và trò ăn cắp của Bắc Kinh tại Hoa Kỳ.

Y như chuyện ngoại hối và cách định giá đồng nhân dân tệ quá thấp, vấn đề thứ hai trong quan hệ kinh tế giữa hai nước vẫn là việc Trung Quốc không tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ và đánh cắp công nghệ tin học của Mỹ trên không gian điện toán. Phía Mỹ thì Tổng trưởng Ngân khố có nêu vấn đề, nhưng phía Bắc Kinh vẫn chối đây đẩy và sau cùng thì Hoa Kỳ chỉ còn mong Trung Quốc sẽ biết điều hơn một chút. Tôi nghĩ rằng Quốc hội và guồng máy tư pháp Hoa Kỳ sẽ còn phải có biện pháp mạnh mẽ và cụ thể hơn lời phát biểu của phái bộ Mỹ.

Chuyện thứ ba là hai nước đã qua mấy năm đàm phán Hiệp định Đầu tư Song phương BIT mà chưa có kết quả, dù rằng phía Hoa Kỳ có sự nhượng bộ dung dị. Hiệp định này đề ra điều kiện tiếp nhận đầu tư của nước này vào nước kia mà vẫn chưa đạt thoả thuận trong khi doanh nghiệp Mỹ thất vọng về môi trường đầu tư tại Trung Quốc và doanh nghiệp nhà nước của Bắc Kinh thì tới tấp tìm vào thị trường Mỹ từ nhiều năm qua.

Chuyện thứ tư và không thuộc về Hiệp định Đầu tư Song phương vừa nói thì có yêu cầu từ phía Hoa Kỳ là Trung Quốc phải minh bạch hóa điều kiện tiếp nhận các doanh nghiệp Mỹ và cải thiện nền tảng luật lệ để giảm bớt sức bảo vệ doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc. Về hồ sơ này thì tôi cho rằng điều tích cực nhất của Chính quyền Obama là hết dại dột nói đến việc mời Trung Quốc vào vòng thương thảo TPP là hệ thống Đối tác Xuyên Thái Bình dương.
RFI : Còn các lĩnh vực tin học và nông nghiệp thưa anh ?


Nguyễn Xuân Nghĩa : Trước tiên, trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Quốc tế OMC/ WTO, 29 nước đã mở vòng đàm phán về một Hiệp định Công nghệ Tín học gọi là ITA và đang tiến dần đến một thỏa thuận sơ khởi với nhau mà chưa có Trung Quốc vì Bắc Kinh không nhận một số điều kiện. Tháng Năm vừa qua, tại hội nghị APEC của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu Thái bình dương, Đại sứ Thương mại Mỹ đưa ra một số đề nghị với tinh thần tương nhượng mà Bắc Kinh vẫn chưa chịu. Vì thế, sau hội nghị đối thoại tuần qua, tiến triển chưa thể có và tiêu chí hoàn thành Hiệp định ITA này vào Tháng 11 tới sẽ coi như bất khả chỉ vì Trung Quốc. Cũng trong lĩnh vực thông tin, Hoa Kỳ còn gặp một mâu thuẫn khác với Bắc Kinh.


RFI : Thưa anh, mâu thuẫn ấy là gì?
Nguyễn Xuân Nghĩa : Xưa nay, Trung Quốc thường đầu tư gián tiếp khi mua công khố phiếu và trái phiếu Mỹ. Từ mấy năm qua, họ còn đầu tư trực tiếp và lập công ty Trung Quốc có yết giá trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ để quảng bá thêm và để huy động vốn của Mỹ. Nhưng nếu muốn xuất hiện trên thị trường cổ phiếu Hoa Kỳ để tìm vốn thì doanh nghiệp phải có sổ sách phân minh và được giám định theo tiêu chuẩn kế toán Hoa Kỳ hầu bảo vệ giới đầu tư Mỹ.


Khốn nỗi, doanh nghiệp Trung Quốc vào thị trường Mỹ lại làm ăn theo kiểu khuất tất nên một số bị đóng cửa. Một số khác thì từ chối cung cấp thông tin kế toán vì là phân bộ của tập đoàn kinh tế nhà nước. Mà tin tức hay kế toán của công ty quốc doanh lại được luật lệ Trung Quốc cho là bí mật quốc phòng, nên không được phổ biến ra ngoài! Từ năm 2012 tới nay, đôi bên cứ đôi co về chuyện này mà chưa ngã ngũ.


Có lẽ Ủy ban Kiểm soát Chứng khoán Mỹ phải đóng cửa vài chục công ty Trung Quốc đang gọi vốn tại Mỹ và tống giam vài cấp điều hành về tội sổ sách mờ ám và lường gạt giới đầu tư thì Bắc Kinh mới sửa! Quốc hội Mỹ đang thúc giục chuyện đó.
RFI : Sau cùng thì ta đến chuyện canh nông giữa hai nước. Vì sao đôi bên chưa đạt được thoả thuận có tính chất đột phá trong viêc mua bán ?

Nguyễn Xuân Nghĩa : Trung Quốc có dân số bằng 20% dân số toàn cầu mà có diện tích canh tác và nước ngọt chỉ bằng từ 7% đến 10% trung bình toàn cầu, cho nên đấy là một xứ ‘đói ăn’ kinh niên. Hoa Kỳ chỉ có 2% dân số lao động làm ăn trong khu vực nông nghiệp mà thừa nông sản và lương thực đến độ nông gia được trợ cấp để hãm đà sản xuất hầu giữ giá nông sản cho khỏi sụt. Khi ấy, các doanh nghiệp về canh nông hay thực phẩm Mỹ đều hý hửng với thị trường Trung Quốc có hơn một tỷ 300 triệu miệng ăn và ngày càng muốn ăn thịt hơn là ngũ cốc.


Khốn nỗi, Bắc Kinh chỉ cho nhập cảng ngô đậu của Mỹ dưới dạng để xá, "en vrac", tức là nhập vào từng thùng hạt rời thay vì mua sản phẩm hoàn tất hay hàng bán chế. Lý do lạc hậu của họ là dành việc sản xuất và nuôi gia súc cho doanh nghiệp nội địa mặc dù năng suất thì rất thấp mà ô nhiễm lại cao. Đấy cũng là một trở ngại cho nhà sản xuất Mỹ và họ gây áp lực với Chính quyền để đòi Trung Quốc mở cửa khu vực canh nông và lương thực.


Ngược lại, Trung Quốc vẫn xuất cảng vào Mỹ thực phẩm hoàn tất và cả nguyên liệu cho dược phẩm rất rẻ và có điều kiện vệ sinh an toàn rất tệ. Nhiều doanh nghiệp phân phối của Mỹ hài lòng với loại hàng rẻ tiền đó, bất chấp thực tế là rủi ro về y tế cho người tiêu thụ, Vì vậy, cơ quan FDA kiểm soát phẩm chất lương thực và dược phẩm phải cho người qua tận Trung Quốc để kiểm tra và cố vấn nhà sản xuất Trung Quốc về kỹ thuật kiểm phẩm và an ninh dịch tễ. Vấn đề này cũng gây trở ngại lớn trong quan hệ kinh tế giữa hai nước nhưng không dễ có giải pháp vì còn có sự toa rập của doanh nghiệp Mỹ nữa.


RFI : Đối thoại Mỹ -Trung vừa qua là một thất bại, không bên nào nghe bên nào thưa anh ?
Nguyễn Xuân Nghĩa : Tôi cho là sang năm mình sẽ lại nói về chuyện đối thoại ! Từ chục năm nay, Hoa Kỳ cứ mong Trung Quốc sẽ là quốc gia biết điều để cùng nước Mỹ gánh vác chuyện thế giới trong tinh thần trách nhiệm. Điều ấy chưa thể có mà ngược lại, Trung Quốc đang thành một vấn đề an ninh cho thế giới. Hoa Kỳ chưa đề cập thẳng đến vấn đề chiến lược này mà cứ cò kè bớt một thêm hai với Bắc Kinh về chuyện kinh tế theo kiểu gánh hàng xén nên cũng là quốc gia không đáng kính trọng. Vì thế mà bên này người ta mới kết luận rằng cuộc đối thoại năm nay chẳng đi tới đâu hết!
RFI : Ban Việt ngữ đài RFI xin cám ơn chuyên gia Nguyễn Xuân Nghĩa đã trả lời từ Hoa Kỳ.

« Học giả » Trung Quốc tức tối vì hành động hung hăng của Bắc Kinh tại Biển Đông bị vạch trần

Giáo sư Sở Thụ Long (phải) trong một cuộc hội thảo.
Giáo sư Sở Thụ Long (phải) trong một cuộc hội thảo.
DR

Trọng Nghĩa
Mỹ có thái độ « thiên vị » trên vấn đề Biển Đông. Trên đây là nội dung ý kiến của một giáo sư Trung Quốc được nhật báo Anh ngữ China Daily đăng tải vào hôm nay, 14/07/2014. Ý kiến này là phản ứng của một học giả Trung Quốc trước các lời cáo buộc Trung Quốc hiếu chiến tại Biển Đông, được hầu hết các chuyên gia nêu lên nhân hai ngày hội thảo (10-11/07) tuần qua về Biển Đông ở Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược CSIS tại Washington. « Học giả » này tuy nhiên chỉ lập lại quan điểm chính thống của Bắc Kinh.

Theo tường thuật của tác giả bài báo, thì tại cuộc hội thảo về Biển Đông ở Trung tâm CSIS, các diễn giả ở Mỹ, hay đến từ các nước Nhật Bản, Việt Nam và Philippines đã « điểm mặt Trung Quốc » về các hành động « khiêu khích », « hung hăng », « bức hiếp » « làm thay đổi hiện trạng ».
Những cáo buộc này, theo bài báo, đã khiến cho ông Sở Thụ Long (Chu Shulong), một giáo sư khoa học chính trị và quan hệ quốc tế tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, cảm thấy khó chịu vì ông cho rằng chính chiến lược xoay trục của Mỹ qua vùng châu Á-Thái Bình Dương, « đặc biệt kể từ bài phát biểu của Ngoại trưởng (Hillary) Clinton tại Hà Nội vào tháng Bảy năm 2010 », đã làm căng thẳng leo thang ở Biển Đông.
Để chứng minh thái độ thiên vị của Mỹ, vị giáo sư Trung Quốc đã nêu bật rằng trong hai ngày hội thảo tại Trung tâm CSIS, không có một quan chức Mỹ nào nói về các hành vi sai trái của các nước khác, ngoại trừ Trung Quốc. Ông nhấn mạnh rằng khi Philippines đưa tàu quân sự lớn ra đảo Hoàng Nham (tên Trung Quốc đặt cho bãi Scarborough) ở Biển Đông, Mỹ đã giữ im lặng, cũng như khi Việt Nam thông qua pháp luật (tức là Luật Biển) để đơn phương thay đổi hiện trạng.
Tại cuộc hội thảo, vị giáo sư này nói tiếp chỉ thấy chiếu hình ảnh về các công trình xây dựng do Trung Quốc thực hiện trên các bãi đá hay rạn san hô ở Biển Đông, mà không thấy hình ảnh công trình của các nước khác. Học giả từ Đại học Thanh Hoa Bắc Kinh đã mỉa mai Hoa Kỳ là đã phê phán Trung Quốc không tôn trọng luật quốc tế trong khi chính mình lại là nước không tham gia nhiều định chế quốc tế, từ Tòa án Hình sự Quốc tế cho đến Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển…
Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc đe dọa sử dụng vũ lực hoặc bức hiếp láng giềng, nhưng đối với ông Sở Thụ Long, việc Washington gia tăng sự hiện diện quân sự tại Biển Đông cũng đồng nghĩa với việc đe dọa sử dụng vũ lực hay bức hiếp.
Điểm qua các luận cứ được giáo sư Sở Thụ Long nêu lên, giới phân tích đều thấy rõ đó chỉ là tập hợp các quan điểm chính thống của chính quyền Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông.
Về luận điểm cho rằng chính chính sách của Mỹ, từ bài phát biểu của bà Clinton tại Hà Nội năm 2010 đã làm cho tình hình căng thẳng, học giả này đã không nói đến một loạt các hành vi trước đó của Trung Quốc, như dùng võ lực thô bạo để đánh chiếm nhiều hòn đảo của Việt Nam tại Trường Sa năm 1988, giết hại hàng chục binh sĩ Việt Nam, sau đó lại cưỡng chiếm Đá Vành Khăn (Mischief Reef) dưới quyền kiểm soát của Philippines vào năm 1995.
Đó là chưa kể đến các quyết định đơn phương ban hành lệnh cấm đánh cá trên vùng Biển Đông, vốn dĩ là ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam hay Philippines, gây sức ép trên các tập đoàn dầu khí quốc tế để họ không làm ăn với Việt Nam hay Philippines…
Danh sách các hành vi gây căng thẳng của Trung Quốc từ trước lúc Mỹ tiến hành chính sách xoay trục phải nói là rất dài. Nhưng cốt lõi của vấn đề là tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, với tấm bản đồ hình lưỡi bò lần đầu tiên được Trung Quốc chuyển đến Liên Hiệp Quốc vào năm 2009, trước cả cái mốc 2010 được ông Sở Thụ Long nêu lên.
Theo giới phân tích quốc tế, chính các hành động hung hăng hẳn lên của Bắc Kinh sau ngày công khai hóa tấm bản đồ đó – nhằm áp đặt yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông – mới là nguyên do làm cho tình hình căng thẳng. Tuy nhiên, đây là điều không được giáo sư Đại học Thanh Hoa nhắc đến.
Tờ China Daily dẫu sao cũng thừa nhận một thực tế : Lập trường bênh vực Bắc Kinh trên vấn đề Biển Đông rất hiếm hoi khi phải kết luận rằng giáo sư Sở Thụ Long « có lẽ hơi đơn độc trong số các diễn giả tại cuộc hội thảo ở Trung tâm CSIS tuần qua ».

Người Việt ‘lo TQ, muốn Mỹ là đồng minh’

Cập nhật: 13:23 GMT - thứ ba, 15 tháng 7, 2014
Vai trò của Mỹ và Trung Quốc với thế giới được các nước quan tâm
Một thăm dò dư luận cho biết đa số ở Việt Nam xem Trung Quốc là đe dọa số một và muốn Mỹ là đồng minh chủ chốt.
Thăm dò của Trung tâm nghiên cứu Pew tại Washington DC về thái độ của người dân tại nhiều nước được công bố hôm 14/7.
Kết quả tại Việt Nam dựa trên thăm dò từ 18/4 đến 8/5 với 1000 người tuổi từ 18 trở lên.
Tại Việt Nam, chỉ có 16% người được hỏi có thiện cảm với Trung Quốc, 67% cho Ấn Độ, 76% cho Mỹ và 77% cho Nhật.
Khi được hỏi nước nào là đe dọa lớn nhất, 74% người Việt chọn Trung Quốc.
30% chọn Mỹ là đồng minh chủ chốt, khiến Mỹ có điểm cao nhất tại Việt Nam cho câu hỏi về đồng minh.
69% người Việt cho rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ thay Mỹ làm siêu cường, trong khi chỉ có 17% tin điều này đã hay sẽ xảy ra.

Đồng minh và đe dọa

Không phải nước nào ở châu Á cũng có thái độ chống Trung Quốc.
Trong 10 nước châu Á được khảo sát, có sáu nước mà ở đó, đa số bày tỏ cảm tình với Trung Quốc. Ví dụ, tại Hàn Quốc là 56%, Indonesia 66%, Thái Lan 72%, Malaysia 74%, Bangladesh 77%, Pakistan 78%.
Nhật Bản nhận được cảm tình của ít nhất một nửa người được hỏi tại bảy nước châu Á – cao nhất là Thái Lan 81% và Philippines 80%.
Tranh chấp lãnh thổ khiến chỉ có 7% tại Nhật, 16% ở Việt Nam, và 38% ở Philippines có cảm tình với Trung Quốc.
 

Việt Nam và Trung Quốc gia tăng căng thẳng vì vụ giàn khoan
Ngược lại, chỉ có 8% ở Trung Quốc có cảm tình với Nhật, nhưng cũng có 50% người Trung Quốc cảm tình với Mỹ.
Đa số tại châu Á xem Mỹ là quốc gia họ có thể nhờ cậy.
8 trong 11 nước châu Á chọn Mỹ là đồng minh số một, như Hàn Quốc 68%, Nhật 62%, Ấn Độ 33%. Tại Việt Nam, 30% chọn Mỹ là đồng minh.
Có hai nước châu Á trong khảo sát chọn Trung Quốc là đồng minh: Malaysia 27% và Pakistan 57%.
Người Trung Quốc xem Nga là đối tác đáng tin cậy nhất (25%) và Mỹ là đe dọa (36%).

Tranh chấp biển đảo

Nhìn chung, các nước châu Á đều lo ngại về rủi ro chiến tranh do mâu thuẫn biển đảo giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.
Đa số người dân tại tám nước châu Á lo lắng tranh chấp có thể dẫn đến chiến tranh.
Tỉ lệ lo ngại này cao nhất ở Philippines 93%, Nhật 85%, Việt Nam 84% và Hàn Quốc 83%.
Tại Trung Quốc, cũng có 62% lo ngại về rủi ro chiến tranh, còn 34% không lo lắng.
Đáng quan tâm là 61% tại Philippines và 51% tại Việt Nam nói họ “rất lo ngại” về khả năng xung đột quân sự với Trung Quốc.
Hai phần ba người Mỹ được hỏi (67%) cũng lo lắng chiến tranh có thể xảy ra vì mâu thuẫn lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước.
  http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/07/140715_vietnam_china_survey.shtml
 

Ngũ Giác Đài: Không cần vội đẩy mạnh vai trò của Mỹ tại Iraq

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đang xem xét các báo cáo sơ khởi do các toán nhân viên của Mỹ đã được điều đến Iraq để thẩm định tình hình.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đang xem xét các báo cáo sơ khởi do các toán nhân viên của Mỹ đã được điều đến Iraq để thẩm định tình hình.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel đang xem xét những sự thẩm định của các toán lực lượng đặc biệt Mỹ tại Iraq, tập trung vào tình trạng của các lực lượng an ninh Iraq và mối đe dọa đến từ các phần tử chủ chiến Sunni. Nhưng các giới chức quốc phòng nói rằng mặc dù tình hình phức tạp và biến chuyển không ngừng ở Iraq, Hoa Kỳ không cần vội vàng cung cấp thêm sự trợ giúp. Từ Ngũ Giác Đài, thông tín viên VOA Jeff Seldin có bài tường trình sau đây.
Tại Baghdad, người ta lo sợ rằng những cảnh tượng đã diễn ra tiếp theo sau vụ đánh bom gây tử vong có thể trở thành một tình trạng bình thường mới.
Trong khi đó, ở miền Bắc, các cuộc tấn công của tổ chức “Nhà nước Hồi giáo Iraq và miền Cận Đông”, gọi tắt là ISIL, đã buộc người Shia phải chạy lấy mạng. Ông Abbas Ali, một người Shia cho biết:

“Một số người đã bị chôn vùi dưới những đống đổ nát của nhà cửa của họ, trong khi nhiều người khác bị bắn chết trên đường phố.”
Thế nhưng bất chấp những câu chuyện kinh hoàng đó, các giới chức Ngũ giác đài nói họ đã trông thấy một số tiến bộ, như các lực lượng Iraq đang có những bước để tái chiếm thành phố Tikrit, giành lại và giữ quyền kiểm soát của nhà máy lọc dầu lớn nhất nước.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, Chuẩn đô đốc John Kirby, nói:
“Tại thời điểm này, tôi không chắc là tôi có đủ điều kiện để có thể nói một cách dứt khoát là đà tiến của ISIL đã bị khựng lại, nhưng chắc chắn là người Iraq đang chiến đấu chống lại, và rốt cuộc, đây phải là cuộc chiến đấu của chính họ, như chúng tôi đã nói ngay từ đầu.”
Nghi vấn ở đây là Mỹ sẽ giúp đỡ họ đến mức nào trong cuộc chiến đấu đó.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel và một số lãnh đạo cấp cao khác đang xem xét các báo cáo sơ khởi do các toán nhân viên của Mỹ đã được điều đến Iraq để thẩm định tình hình. Cũng không có thời biểu được ấn định cho cuộc duyệt xét, và không có bảo đảm họ sẽ đề nghị bất cứ giải pháp nào khác hơn là các chuyến bay trinh sát, súng đạn, đã được cung cấp từ trước.

Chuẩn đô đốc John Kirby, người phát ngôn của Ngũ giác đài, nói tiếp:
“Giải pháp lâu dài cho nền an ninh của Iraq là một tiến trình chính trị ổn định và bao gồm mọi thành phần.”
Trong khi đó, Iraq đã quay sang Nga và Iran để được giúp đỡ, như được cung cấp các chiến đấu cơ phản lực.
Các chuyên gia ra điều trần trước quốc hội Hoa Kỳ hôm thứ Tư, như tướng lục quân về hưu Jack Keane, thuộc Viện Nghiên cứu Chiến tranh, coi sự dính líu của Iran là một vấn đề. Ông nói:
“Sự thật của vấn đề là Iran có ảnh hưởng tại đó. Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta khoanh tay ngồi đây mà không làm gì cả, thì tầm ảnh hưởng của Iran sẽ gia tăng.”
Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Iraq James Jeffrey nói với các nhà lập pháp rằng Washington cần phải phô trương sức mạnh quân sự.

“Một lực lượng quân sự hạn chế có thể là một lực đòn bẩy, một yếu tố tăng cường tầm ảnh hưởng của chúng ta, bởi vì ngay trong lúc này, một lực lượng như vậy có thể tạo ra thay đổi, và mọi người đang tự hỏi liệu chúng ta có sẽ hành động hay không.”
Ngoài các toán tại hiện trường, Hoa Kỳ còn có một tàu sân bay và các khu trục hạm trong vùng Vịnh Ba Tư. Nhưng ngay trong lúc này, họ chỉ quan sát kỹ tình hình, trong khi các nhóm dân quân Shia đang cầm súng để bảo vệ các đền thờ và các thị trấn của họ, chống lại đà tiến quân của tổ chức ISIL - có thể sẽ diễn ra.
 http://www.voatiengviet.com/content/ngu-giac-dai-khong-can-voi-day-manh-vai-tro-cua-my-tai-iraq/1958570.html

Monday, July 14, 2014

TRÚC GIANG MN * NẠN BUÔN NGƯỜI TẠI VIỆT NAM



Nạn buôn phụ nữ và trẻ em làm nô lệ tình dục ở Việt Nam


Trúc Giang




1* Mở bài




Năm 2004, cảnh sát Campuchia cho biết, ước tính có 50,000 bé gái bị bán vào các nhà chứa của nước nầy. Tổ chức Nhân Quyền Thế Giới và Quỹ Nhi Đồng LHQ (UNICEF) ước tính 1/3 con số đó, là trẻ em Việt Nam bị bán qua làm nô lệ tình dục.

Trước hết, Việt Nam là nguồn cung cấp phụ nữ và trẻ em bị bán ra nước ngoài để bị bóc lột tình dục và cưỡng bức lao động.
Phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị bán sang Campuchia, Trung Cộng, Thái Lan, Malaysia,Macau để bị bóc lột tình dục.

Một vài định nghĩa.


Buôn người (Human trafficking)
Buôn người là một hành động thương mại bất hợp pháp, nhằm mục đích thu lợi bất chính. Nạn nhân thường là phụ nữ và trẻ em bị lạm dụng tình dục hay lao động cưỡng bức, là một dạng nô lệ thời hiện đại.

Nô lệ tình dục (Sexual Slavery)

Nô lệ tình dục là việc cưỡng bức có tổ chức của những cá nhân hay nhóm người, bắt buộc phụ nữ hay trẻ em phải thực hiện hành vi tình dục ngoài ý chí và ý muốn của họ. Đó là những người có thân phận bị lệ thuộc vào người khác như là một nô lệ, thường bị cưỡng bức tình dục hoặc hoạt động mãi dâm.

2* Báo cáo về nạn buôn người ở Việt Nam


Theo phúc trình hàng năm của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, thì trong năm 2008 và 2010, VN bị xếp vào danh sách hạng 2, là những quốc gia cần phải theo dõi về nạn buôn người. Hơn nữa, VN còn bị cáo buộc buôn người qua chương trình xuất khẩu lao động của nhà nước.

Trong báo cáo năm 2010, bộ Ngoại Giao HK ghi nhận như sau:
“Chính phủ CSVN chưa tuân thủ đầy đủ những tiêu chuẩn tối thiểu, để ngăn chặn việc buôn người ra nước ngoài, làm nô lệ tình dục và cưỡng bức lao động.

Mặc dù VN có đề ra những biện pháp chống nạn buôn người, nhưng không thấy có tiến bộ, mà trái lại nạn buôn người ngày càng trở nên phức tạp và gia tăng. Về phía chính phủ, chưa thấy có một báo cáo nào về việc truy tố việc buôn người, để bị bóc lột lao động, vì đa số là những công ty dịch vụ xuất khẩu lao động là quốc doanh, của nhà nước, đã “đem con bỏ chợ” để lấy tiền và kiều hối. Cụ thể là nhà nước xuất khẩu 276 người đến Jordan và nhiều ngàn người đến Nga làm lao động chui.
Nhà nước chủ trương xuất khẩu lao động để giải quyết nạn thất nghiệp và xoá đói giảm nghèo của quốc gia. Chỉ biết gia tăng số lượng xuất khẩu để nhận kiều hối, mà không quan tâm đến điều kiện lao động, việc thực hiện hợp đồng lao động, cũng như đời sống của công nhân VN ở các nước ngoài.

Mỗi người phải đóng số tiền từ 2,000 đến 5,000 USD cho dịch vụ xuất khẩu, nên phải cầm cố nhà đất để vay tiền.

Ngoài ra, nhà nước cũng chưa nổ lực giải quyết nạn nô lệ tình dục ngay trên lãnh thổ Việt Nam. VN còn là nơi du lịch tình dục (Child sex tourism), cụ thể như vụ ca sĩ người Anh Gary Glitter đến VN để mua dâm những trẻ em từ 11 đến 13 tuổi. Khu vực “Tây Ba Lô” ở đường Phạm Ngũ Lão, Bùi Viện, Sài Gòn, cũng là điểm đến của khách du lịch mang bịnh ấu dâm, kể cả đồng tính. Năm 2008, một tổ chức của chính phủ Úc đã phát hiện 80 vụ bóc lột tình dục trẻ em ở trung tâm du lịch Sapa trong nước VN.

3* Những vụ buôn người điển hình



3.1. Cảnh sát Malaysia giải cứu 8 phụ nữ Việt Nam nạn nhân của buôn người

Ngày thứ bảy 24-3-2012, đài BBC loan tin, cảnh sát Malaysia đã cứu thoát 8 phụ nữ VN, là nạn nhân của việc buôn người, bị lừa gạt vì những hợp đồng lao động tại nước nầy. 8 phụ nữ VN, trong đó có 2 em 17 tuổi, bị giam cầm trong một căn nhà do một công ty môi giới trá hình về việc làm, bằng những lời hứa hẹn trả lương hấp dẫn.

Các phụ nữ nạn nhân nầy bị bắt buộc phải lựa chọn, hoặc làm gái mãi dâm hoặc phải lấy chồng người Mã Lai, để trả nợ mỗi người 10,000 tiền Mã Lai về vé máy bay và các chi phí trong dịch vụ. Ba người đàn ông trong tổ chức buôn người nầy đang tìm mối để bán mỗi phụ nữ VN giá từ 18,000 đến 20,000 tiền Mã.

Tại VN, theo con số của bộ Công An, thì trong thời gian từ 2005 đến 2011, đã có 2,560 vụ bán người có liên quan đến 5,700 nạn nhân.

3.2. Đường dây bán người qua Trung Cộng
Ngày 20-3-2012, bản tin AP trích thuật 8 nghi can bị bắt, sau khi bán 21 thiếu nữ sang Trung Cộng. Người đứng đầu đường dây là Ngô Thị Hưng Trang, 22 tuổi. Hưng Trang mở một tụ điểm mãi dâm, cấu kết với 5 người khác, dụ dỗ gái trẻ VN sang Trung Cộng để bán vào các nhà chứa, giá từ 10 triệu đến 15 triệu VNĐ mỗi người.

Tân Hoa Xã cho biết, Trung Cộng đã trục xuất 115 phụ nữ VN nhập cảnh bất hợp pháp về nước.

3.3. Gái Việt mãi dâm ở Trung Cộng
Ngày 26-3-2012, đại tá Hồ Sỹ Tiến, cục trưởng Công An Hình Sự cho báo chí biết, đầu năm 2012 đến nay, 20 thiếu nữ bị lừa bán sang Trung Cộng làm gái mãi dâm. Một cô gái 16 tuổi cho biết, họ buộc phải tiếp 40 lượt khách mỗi ngày. Mọi sinh hoạt đều bị giám sát chặt chẽ bởi những tên du côn hung dữ, nếu phát hiện xử dụng điện thoại, thì bị đánh đập dã man để làm gương. Ngoài việc tiếp khách, họ còn tìm mọi cách để tước đoạt tiền của các nạn nhân.


Đa số những nạn nhân bị bán đều thuộc về vấn đề lao động, công ăn việc làm. Đó là nguyên nhân mà nhà nước VN phải chịu trách nhiệm về việc không có việc làm và tình trạng nghèo đói của người dân.

4* Nạn nhân người Việt ở Campuchia lên tiếng



4.1. Số nạn nhân người Việt bị bán sang Campuchia
Năm 2004, cảnh sát Campuchia ước tính có tới 50,000 bé gái bị bán vào các nhà chứa ở nước nầy. Tổ chức Nhân Quyền Thế Giới và Quỹ Nhi Đồng LHQ (UNICEF) ước tính, 1/3 con số 50,000 là các trẻ em VN (Khoảng 17,000) bị bắt làm nô lệ tình dục.


4.2. Nhân chứng người Việt lên tiếng

Ngày 22-10-2009, trường đại học George Washington đã tổ chức một cuộc hội thảo về nạn buôn người ở Đông Nam Á. Trong số khách mời diễn thuyết có một thiếu nữ Việt là cô Sina Vann, tức Nguyễn Thị Bích,quê ở Cần Thơ, được giải thoát sau 2 năm làm nô lệ tình dục trong các nhà chứa ở Campuchia.

“Khi mới 13 tuổi, một lần vì giận gia đình, tôi theo người bạn và một người lạ tên là bà Hai. Khi đến Campuchia, bà Hai bán tôi vào một nhà chứa”. Sina kể tiếp: “Tôi bị nhốt trong một căn phòng, tôi nằm dưới gầm giường và khóc. Tôi tự nghĩ, mình đang ở đâu? họ sẽ làm gì mình? Có ai sẽ giúp mình không?

Họ buộc tôi phải uống một thứ nước, tôi không uống, liền bị đánh đập dã man đến bất tĩnh. Sau lần đầu tiên bị cưỡng bức bởi một người da trắng, họ buộc tôi phải tiếp đủ mọi loại khách, có hôm lên tới 30 người. Nếu chống lại thì bị tra tấn”.


Sina Vann phải sống qua nhiều nhà chứa, bị cưỡng hiếp, đánh đập suốt hơn 2 năm, cho tới khi được cứu thoát bởi cảnh sát. Vụ giải cứu được hỗ trợ bởi tổ chức có tên “Quỹ Somaly Mam”, do bà Somaly Mam , một phụ nữ cũng đã từng bị làm nô lệ tình dục, sáng lập.
Giờ đây, Sina đang tích cực góp sức cho tổ chức Somaly Mam, cứu thoát các nạn nhân.

4.3. Làm thế nào để bài trừ tận gốc nạn buôn người ở Việt Nam
Giáo sư Shawn McHale, giám đốc Trung Tâm Đông Nam Á của khoa Quan Hệ Quốc Tế, thuộc đại học George Washington, sau một năm nghiên cứu tại chỗ ở VN, cho đài VOA biết:
“Đúng là việc buôn bán phụ nữ và trẻ em ngày càng phức tạp và gia tăng, vì những lý do sau đây:

- Đa số các tổ chức phi chính phủ, chống tệ nạn buôn người thì ở tại Hà Nội, trong khi việc buôn bán diễn ra ở các biên giới VN-Trung Cộng và VN-Campuchia.
- Lý do thứ hai, là đa số công an cấp dưới ở các biên giới nhận hối lộ. Chúng ta biết rõ ràng rằng Công an CSVN thật sự đã nhận hối lộ. Đây là vấn đề rất khó giải quyết.

- Muốn bài trừ tận gốc nạn buôn phụ nữ và trẻ em, thì trước hết tệ nạn xảy ra ở đâu nhiều nhất, không phải ở tại tỉnh lỵ hay thành phố, mà là chính nơi nó đang xảy ra, rồi dồn nỗ lực triệt hạ và ngăn chặn.
- Không nên mập mờ về nạn buôn người và nạn mãi dâm, mà phải công khai, minh bạch. Mãi dâm tự nguyện “hành nghề”, còn buôn người là bị bắt buộc làm bán dâm.

5* Việt Nam bị tố cáo tiếp tay cho nạn buôn người



5.1. Lao nô ở Jordan

Ngày 24-1-2012, Ủy Ban Ngoại giao Hạ Viện HK đã tổ chức một buổi điều trần về việc vi phạm nhân quyền của CSVN. Nội dung bao gồm: nạn buôn người, đàn áp tôn giáo, công an VC xử dụng bạo lực, bắt bớ giam cầm những nhà dân chủ và những người biểu tình yêu nước…

Cô Vũ Phương Anh, nạn nhân của việc buôn người do nhà nước VC tổ chức dưới hình thức gọi là xuất khẩu lao động. Cô Phương Anh và 275 người VN được xuất khẩu qua Jordan làm việc như nô lệ và bị đàn áp, khủng bố.

Năm 2008, cô Phương Anh được công ty dịch vụ xuất khẩu hứa hẹn, làm việc 8 giờ/ngày, lãnh tiền 300USD/tháng. Cô được hướng dẫn cầm cố sổ đỏ (bằng khoáng đất) để vay 2,000 USD nạp vào để làm thủ tục xuất khẩu.

Khi đến Jordan thì mọi người bị thu giữ tất cả giấy tờ tùy thân, phải làm việc 16 giờ/ngày và lãnh tiền 1 đô la/ngày.

Hợp đồng 8 giờ biến thành 16 giờ, tiền lương 300USD trở thành 30USD. Trước sự lường gạt trắng trợn đó, công nhân VN cầu cứu với đại diện công ty và bộ LĐ/TB/XH nhưng vô vọng.

Cuối cùng, 276 người VN phản đối, thì công ty thuê cảnh sát Jordan đàn áp, đánh người, bỏ đói, cắt khẩu phần... Người đại diện công ty là Nguyễn Thu Hà dẫn cảnh sát Jordan và những bảo vệ vào tận phòng đánh đập công nhân, và sau trận đòn dã man, chị Ngọc thiệt mạng.

Cô Phương Anh tìm cách trốn thoát và được định cư ở HK, vì thế, mẹ cô ở VN bị hành hạ đủ điều.Trong bản tin của trang web Việt Báo ngày 4-7-2012, Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới (CAMSA=Coalition to Abolish Modern-day Slavery) do Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng làm Giám Đốc, đưa tin, mẹ của cô Vũ Phương Anh đã bị côn đồ CSVN đâm trọng thương. “Cho thấy CSVN trả thù tàn bạo thân nhân của những người làm chứng hồ sơ nhân quyền của nhà nước Hà Nội”.

Đặc sứ Mỹ phụ trách về việc buôn người, ông Mark Lagon trả lời phỏng vấn của đài Á Châu Tự Do (RFA), “Những công dân VN được xuất khẩu lao động, bị đàn áp, cưỡng bách lao động, bóc lột, vi phạm hợp đồng, là do những công ty nhà nước tuyển dụng, ký giao kèo và đưa họ đi.”

5.2. Lao nô Việt Nam ở Nga
Hồi tháng 8 năm 2009, báo chí Nga loan tin, tại thành phố Ivanteevka có một xưởng may “đen” may quần áo “nhái” (giả mạo) với 600 người VN. Công nhân VN bị bóc lột thậm tệ, bị nhốt dưới một khu vực ngầm, cách biệt với thế giới bên ngoài. Bị thu giữ tất cả giấy tờ tùy thân, phải làm việc từ 12 đến 14 giờ một ngày. 50, 60 người bị nhét vào một phòng, với những chiếc giường tầng.

Chủ nhiệm Ủy Ban Kinh Tế QH/VN, ông Hà Văn Hiền phát biểu: “Thực trạng khổ sai của hàng chục ngàn lao động VN ở Nga vẫn chưa được cải thiện”.

Bộ trưởng LĐ/TB/XH cho biết: “Bộ chỉ nắm được một số lao động ở châu Âu, còn ở Nga thì không có con số cụ thể.”

Đúng là CSVN trực tiếp buôn người. Họ xem việc xuất khẩu gạo, tôm cá và người lao động đều như nhau, đưa ra khỏi nước rồi, thì phủi tay.

6* Nỗi kinh hoàng về nạn nô lệ tình dục trẻ em ở Campuchia




Ngôi làng Svay Pak nằm bên ngoài thủ đô Phnom Penh, nổi tiếng là nơi những bé gái được bán dâm một cách công khai cho khách nước ngoài, đang tìm kiếm ấu dâm. Một trong những đứa bé cho phóng viên CNN biết, là cô ở nhà chứa nầy từ khi chưa biết đọc.”Lúc đó, tôi chỉ 5, 6 tuổi. Người đàn ông đầu tiên nói với tôi rằng “Tao muốn quan hệ với mầy”, tôi không biết phải làm gì và không có ai giúp tôi”. Hàng chục bé gái trong làng nầy cũng trải qua những cơn ác mộng như thế.”

Cô cho biết, khi cô đang chơi bên ngoài, thì có một người đàn ông đến gần hỏi chuyện, gạ gẫm. Trong khi đó, một số bé gái bị chính cha mẹ chúng bán. Một số cha mẹ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, VN bị lừa, vì tin tưởng rằng con sẽ được làm việc nhẹ và có tiền. Những đứa bé bị nhốt trong một căn phòng tường dầy, không có cửa sổ, rộng khoảng 2m. Nhà thổ mà cô sống, chuyên nuôi những trẻ chưa tới tuổi dậy thì. Bọn trẻ thấy những người nước ngoài tới mua dâm.


“Lúc đầu, chúng nói chuyện với tôi rất nhẹ nhàng, nhưng khi chúng cưỡng hiếp tôi, thì chúng ra tay đánh đập tàn nhẫn”. Cô gái từng là nô lệ tình dục nầy nghẹn ngào trong nước mắt.
Hiện cô 18 tuổi và được giải thoát ra khỏi cuộc sống đau khổ đầy tủi nhục đó. Cách đây 3 năm, cô đã tìm thấy nơi trú ngụ an toàn, sau khi ông Don Brewster và vợ ông đến ngôi làng nầy để điều hành Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng cho các nô lệ tình dục trẻ em.

Ông Don Brewster đang làm việc cùng phái đoàn quốc tế Agape, ông cho biết: “Trong vài năm gần đây, làng Svay Pak có bề mặt thay đổi, tuy nhiên, việc thương mại tình dục trẻ em vẫn còn, mới ngày hôm qua thôi, tôi đã giải thoát cho một em bé 5 tuổi ở làng Svay Pak nầy”.

7* Kẻ bắt cóc và những nạn nhân độc đáo ở Trung Cộng



Ngày 25-9-2011, tờ nhật báo Southern Metropolis Daily đưa tin, một người đàn ông tên Lý Hạo, 34 tuổi, bắt cóc 6 cô gái, giam cầm trong 2 căn hầm bí mật dưới lòng đất, làm nô lệ tình dục cho hắn suốt hơn 2 năm. Hai người trong bọn họ bị giết chết, và chôn xác ở góc tường của 2 căn phòng.

Lý Hạo, một công nhân viên của thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, mua một nhà kho trong nội thành. Chính hắn đào hầm bí mật dưới lòng đất, diện tích 20m2. Khu nầy ở cách xa nhà hắn, nên vợ con không biết gì hết.

Hắn dụ dỗ bắt cóc các thiếu nữ tiếp viên trong các quán Karaoke để phục vụ tình dục bịnh hoạn của hắn.
Để cho những thiếu nữ không còn sức kháng cự, hắn cho họ ăn 2 ngày một lần. Sau một thời gian sống chung, 6 cô gái bắt đầu xô xát đánh nhau dữ dội để giành giật “người yêu”, xem ai là người được Lý đại ca yêu thương nhất. Kết quả có 2 người chết do ghen tương mà ra.

4 cô gái đồng ý ra ngoài bán dâm để cải thiện đời sống. Một hôm, một cô ra trình diện cảnh sát và tố cáo hắn.
Có điều đặc biệt là trong quá trình điều tra, công an thấy có điều bất thường, là họ cho biết “Lý đại ca chăm sóc chu đáo”, thậm chí có người còn nói tốt để gỡ tội cho hắn.

Phóng viên Hứa Kỳ Quang là người xuống tận 2 căn phòng dưới hầm trong lòng đất và làm phóng sự điều tra vụ việc, thì bị 2 nhân viên của thành ủy Lạc Dương tìm đến truy hỏi về các nguồn tin và đe dọa anh ký giả về việc “tiết lộ cơ mật quốc gia”. Sao mà kỳ lạ thế?

Thì ra, Lý Hạo đã từng đưa các thiếu nữ đến phục vụ tình dục cho các quan chức trong thành ủy Lạc Dương.
Trong vụ việc, từ kẻ bắt cóc, đến các nạn nhân và cả chính quyền Trung Cộng, thì thật đúng là những con người độc đáo, có lẻ chỉ có chế độ Cộng Sản ở nước nầy mới có mà thôi.


8* Cuốn nhật ký 3,000 ngày của một cô bé nô lệ tình dục lúc 10 tuổi




Ngày 6-9-2010, cô Natascha Kampusch, 22 tuổi, ở Áo (Austria) vừa tiết lộ sự thật, từng bị gã bắt cóc đánh tới 200 lần trong một tuần lễ, suốt trong 8 năm. Ngần ấy năm, Natascha biến thành nô lệ tình dục trong căn hầm xi măng của gã đàn ông đó. Đó là “Nhật Ký 3 ngàn ngày bị bắt làm nô lệ tình dục từ lúc 10 tuổi”. Hợp đồng xuất bản nhật ký giá một triệu đô la.

“Cuộc sống đọa đày trong ngục tối của tôi: bị bỏ đói, đánh đập, chửi bới và phải lên giường với hắn ta…” đó là những dòng chữ mở đầu, kể về vụ bắt cóc gây chấn động thế giới, khi được phát hiện vào năm 2006.

Ngày 2-3-1998, bé gái người Áo, 10 tuổi bị bắt cóc trên đường đi học. Kẻ bắt cóc là Wolfgang Priklopil, một kỹ sư ngành thông tin, đã giam giữ Natascha trong hầm rượu suốt 8 năm trời. Cô kể: “Anh ta tóm lấy thắt lưng tôi và quẳng tôi vào chiếc xe đã mở cửa sẵn. Tôi biết, dù có kêu la thì cũng chẳng có ai nghe trong lúc đó. Tôi quằn quại trong nỗi sợ hãi và kinh hoàng.”

Năm 12 tuổi
Hành vi của kẻ bắt cóc thay đổi rõ rệt, hắn bắt đầu đối xử với tôi bằng thái độ của một kẻ bẩn thỉu và đáng ghê tởm. Hắn đá vào chân tôi mỗi khi hắn đi ngang qua, và thụi những cú đấm vào đầu tôi. Hắn buộc tôi phải phục vụ nhu cầu tình dục của hắn, như là một nhiệm vụ hàng ngày.

Sau đó, Priklopil đưa tôi lên tầng trên để làm việc nhà. Tôi phải chà xát, đánh bóng nền gạch trong nhà bếp, nhưng dường như dưới con mắt của hắn, những tấm gạch không bao giờ sạch, cho nên hắn đá vào hông hoặc chân cẳng tôi, cho đến khi mọi thứ được bóng láng.

Hắn nổi trận lôi đình khi tôi phải khóc vì đau quá không chịu nổi. Hắn thộp cổ họng tôi, kéo đến bồn rửa chén, ấn đầu tôi xuống nước cho đến khi tôi ngộp thở sắp chết. Tôi nhớ rất rõ những âm thanh kêu răn rắc vang lên từ cột sống, khi bị hắn thụi vào đầu và cả thân hình mềm nhũng trượt té xuống nền nhà. Lúc đó, tôi chẳng còn cảm giác nào cả.

Năm 14 tuổi
Khi tôi 14 tuổi, tôi phải nằm ngủ dưới đất lần đầu tiên. Tôi cứng người vì sợ hãi khi hắn nằm xuống bên cạnh và trói tay tôi với một sợi dây ny long.

Khi nghe hơi thở dồn dập của hắn phà vào cổ tôi, thân hình của hắn sập xuống đè nặng trên mình tôi. Tôi cố gắng cựa quậy nhưng không được, vì lưng bầm tím, thâm đen và rất đau đớn mỗi khi nằm ngửa. Hắn trói tay tôi như vậy hàng đêm mỗi khi nằm với hắn, hắn muốn kềm chế sự phản kháng của tôi.

Năm 15 tuổiNăm 15 tuổi, tôi phải lên làm việc nhà ở tầng trên của hầm rượu. Hắn không bao giờ cho phép tôi nghỉ ngơi, buộc tôi phải đứng gần hắn khoảng một mét, không hơn không kém, nếu không, thì hắn nổi trận lôi đình, dần cho tôi một trận thập tử nhất sinh. Khi thấy tôi khóc, hắn lại nhốt tôi vào phòng tối không có một chút ánh sáng nào.

Bất cứ khi nào tôi nhắc đến cha mẹ thì hắn nổi điên “Tao là gia đình của mày. Tao là tất cả đối với mày. Mày không có quá khứ. Tao đã tạo ra mày”. Có lần hắn bảo: “Tao là vua, mày là nô lệ” Hắn bỏ đói để tôi không còn sức kháng cự.

Năm 16 tuổiNăm 16 tuổi, khẩu phần của tôi giảm xuống đáng kể, chỉ bằng ¼ khẩu phần người lớn. Ăn sáng là sữa, trà và 2 muỗng ngũ cốc. Tôi chỉ còn 38 kí, tiều tụy trong nỗi đau của mình. Tôi bị cạo trọc đầu. Khi tắm, nhìn thấy mình trong gương, thân hình trơ xương, tay chân, mặt mày đầy những vết bầm tím, má hóp, gương mặt hốc hác.

Từ đó, ban đầu, hắn buộc tôi chỉ mặc quần mà thôi, sau đó, khỏa thân hoàn toàn. Hắn cho rằng trong tình trạng đó, tôi không thể chạy ra đường kêu cứu. Hắn thích đánh vào những vết thương còn hở miệng trên thân thể tôi.

Cả một quảng đời bị đày đọa, tôi chỉ dám đánh lại hai lần vào bụng hắn, hắn hơi choáng váng, rồi sau đó, túm lấy tôi mà thẳng tay đánh đập cho đến khi tôi ngã quỵ mới thôi. Từ đó, bạo lực ngày càng gia tăng, thậm chí có tuần tôi bị đánh đập hơn 200 lần.

Tại sao trên thế gian nầy lại có con người nhẫn tâm, độc ác đến như thế?
Một hôm, tôi nghe thấy tên mình trên đài, cho rằng tôi đã biến mất mà không để lại dấu vết gì. Tôi muốn thét lên: “Tôi đang ở đây! Tôi còn sống!”

Tôi đã tự tử 3 lần, nhưng đều bị kịp thời ngăn chận.
Natascha Kampusch may mắn trốn thoát ngày 23-8-2006 khi cô 18 tuổi, trong khi “con yêu râu xanh” đang rửa xe.

Khi tôi trốn thoát, Wolfgang Priklopil lao mình vào đoàn tàu, thân mình đứt làm 3 khúc.
Sau khi thoát khỏi căn hầm xi măng, Kampusch trở thành nhân vật của truyền thông, cô xuất hiện trên các đài truyền hình trên thế giới.
Cuốn sách Nhật ký ba ngàn ngày ra mắt đầu tiên ngày 13-9-2007 bằng tiếng Anh, cô kiếm được một triệu đô la.

9* Cô gái bị bắt cóc làm nô lệ tình dục suốt 18 năm

9.1. Nạn nhân bị bắt cóc

Ngày 15-10-2009, tạp chí People đăng trên trang bìa bức ảnh rạng rỡ của Jaycee Dugard, 29 tuổi, từng bị bắt cóc, giam cầm và làm nô lệ tình dục suốt 18 năm.
Jaycee Dugard đã bị Phillip Garrido bắt cóc năm cô 11 tuổi, phải sống 18 năm trong căn lều ở sau nhà hắn. Ngoài ra, cô còn có 2 đứa con gái với người bắt cóc, là Angel, 15 tuổi và Starlet, 11 tuổi.


Jaycee và 2 con gái được cứu thoát ngày 26-8-2009. Bức ảnh trên tạp chí People được nhiếp ảnh gia riêng của Dugard chụp, tên của nhà nhiếp ảnh không được tiết lộ. Tạp chí People cho biết, “Chúng tôi đã mua trước các bức ảnh, chúng tôi không muốn nói chi tiết về việc nầy”.
People công bố những bức ảnh và cho công chúng biết rõ những bí ẩn chung quanh câu chuyện Dugard bị bắt cóc, bị giam cầm làm nô lệ tình dục cũng như được giải cứu như thế nào.

9.2. Tự đút đầu vào rọ

Phillip Garrido làm việc cho một nhà in. Hai năm trở lại đây, tự nhiên hắn cho biết mình có khả năng đặc biệt, là có thể nghe được tiếng nói của Chúa và các thiên thần.
Năm 2007, Garrido mở một trang web nhằm mục đích khuếch trương “môn phái” có tên là “Ham muốn của Chúa”. Hắn khoe khoang là trong đầu hắn đầy những tiếng nói của Chúa và những thiên thần. Trên trang web, hắn bịa ra những lời phát biểu của các độc giả gởi đến để ca ngợi hắn.


Thế rồi Garrido quyết định tổ chức một sự kiện tôn giáo, và hắn đến phát truyền đơn trong khuôn viên của trường đại học Berkeley, CA.
Hôm đó, Garrido và 2 con gái của Jaycee Dugard đến văn phòng của trường đại học, xin được tổ chức một sự kiện tôn giáo trong khuôn viên nhà trường.

Cảnh sát của trường Berkeley kiểm tra lý lịch của Garrido, thì phát hiện tên nầy đã từng bị tù về tội hiếp dâm. Cảnh sát điều tra được thông báo, nên đã triệu tập Garrido đến đồn cảnh sát. Thế là Phillip Garrido và vợ là Nancy cùng với Jaycee và 2 con đến trình diện cảnh sát.
Trong khi tách rời ra để thẩm vấn, thì tên tuổi Jaycee Dugard được phát hiện. Thế là Jaycee và 2 con được cứu thoát.

Phillip và Nancy bị bắt giam và hiện đang ngồi tù về tội bắt cóc và hàng loạt những cáo buộc về nhiều tội giết người trong vùng.


9.3. Sinh con năm 14 tuổi

Tháng 7 năm 2011, Jaycee Dugard lần đầu tiên cho biết cô bị giam suốt 18 năm, bị cưỡng hiếp, làm nô lệ tình dục, đã sinh con vào năm 14 tuổi, tại sân sau nhà của người bắt cóc.

Ba năm sau ngày bị bắt cóc lúc 11 tuổi, năm 1991, Jaycee hạ sinh đứa con gái đầu lòng, cha nó là Phillip Garrido, người đã bắt cóc cô. Cô bị nhốt trong phòng có khóa cẩn thận khi cô đau bụng đẻ. “Tôi không biết tôi sắp sanh. Tôi rất sợ hãi vì bị nhốt trong phòng có khóa.” Jaycee trả lời phỏng vấn của Diane Sawyer trên chương trình ABC News.


“Tôi không biết gì về Sex lúc 11 tuổi, khi bị Phillip và vợ hắn là Nancy Garrido bắt cóc hồi năm 1991, khi đang đứng đón xe bus của trường trước cửa nhà.


Vào ngày chủ nhật năm 1994, tôi mới 13 tuổi, cảm thấy bụng ngày càng lớn và nặng nề, nhưng tôi không biết lý do tại sao. Vợ chồng Garrido cho biết, đó là mang thai. Tôi được cho xem Video về việc mang thai và sanh đẻ, nhưng tôi rất lo sợ vì không có bác sĩ, và người đỡ đẻ chính là người đã bắt cóc tôi”. Đó là những lời của Jaycee trong cuốn hồi ký tựa đề “A Stolen life”. “Và cuối cùng, tôi thấy mặt con gái tôi. Đứa bé rất xinh đẹp, và tôi thấy không còn cô đơn nữa. Tôi có một con người thuộc về tôi. Năm 1997, một bé gái nữa ra đời.


Nhà giam biến thành một lớp học nhỏ để dạy con, với trình độ lớp 5 tiểu học của tôi.
Cùng với thời gian, tôi cương quyết tập chịu đựng, vượt qua những trận đòn chí tử, những vụ cưỡng hiếp để được sống sót.”, Jaycee tiết lộ với Diane Swayer trên ABC như thế.

“Trong suốt thời gian bị giam cầm, tôi luôn luôn nhớ đến mẹ tôi. Tôi muốn được ở bên cạnh, dựa đầu vào lòng mẹ để được che chở và thương yêu. Tôi khóc mỗi ngày, mỗi đêm, mong được trở về với mẹ, nhưng số phận của tôi nằm trong lòng bàn tay của kẻ độc ác, không còn tình người.


Tôi cũng mong cho mẹ tôi được kiên cường trước tình trạng bị mất con, không biết bà đã ra sao”.
Trong cuộc phỏng vấn, bà Terry Probyn, mẹ của Jasycee cho biết: “Tôi không bao giờ bỏ cuộc trong việc tìm kiếm đứa con thân yêu của mình. Tôi luôn chìm ngập trong nhớ thương và đau khổ của người mẹ. Tôi luôn nhớ đến việc hôn con gái trước khi đi ngủ, đi làm. Ám ảnh đó theo tôi suốt 18 năm qua.”

9.4. Chân tướng của Phillip Garrido

Tên đầy đủ là Phillip Craig Garrido, sinh ngày 5-4-1959 tại Brentwood, Contra Costa,Cali. Cuộc sống không có gì đặc biệt, trước khi bị té xe môtô. Sống bằng nghề in ấn.

9.4.1. LSD đã giết con tôi


Manuel Garrido, 88 tuổi, cha của Phillip cho biết, hắn là đứa con ngoan, nhưng sau vụ té xe môtô lúc 16 tuổi, phải qua một cuộc giải phẩu ở đầu, tâm tính biến đổi hoàn toàn. Nó bắt đầu xử dụng LSD, một loại ma túy tổng hợp rất mạnh.


Phillip bộc lộ chân tướng là một con nghiện ma túy, thích dùng bạo lực để thỏa mãn ham muốn xác thịt.
Ngày 30-8-2009, lực lượng cảnh sát địa phương và liên bang mở cuộc khám xét hiện trường trong khu nhà của Phillip.

9.4.2. Tiền án của Phillip Garrido


Cảnh sát cho biết, Phillip bắt đầu xử dụng LSD từ năm 1968, thời điểm nầy hắn gây ra tội ác nghiêm trọng, đưa đến bản án 50 năm tù. Đó là, năm 1976, Phillip bắt cóc một thiếu nữ 25 tuổi ở bãi đậu xe South Lake Tahoe, còng tay nạn nhân, đem về một nhà kho hoang vắng để hãm hiếp trong nhiều ngày.
Phillip thú nhận với cảnh sát điều tra là hắn thích bắt cóc phụ nữ để hãm hiếp vì chỉ có cách đó hắn mới cảm thấy thỏa mãn nhục dục.

9.4.3. Hội chứng Stockholm
Trong khuôn viên trường đại học Berkeley, Phillip đi cùng một phụ nữ mang tên Allissa và 2 đứa con gái đến phát truyền đơn về việc tổ chức một buổi nói chuyện về tôn giáo. Allissa chính là Jaycee đã bị bắt cóc năm 1991.

Ông Carl Probyn, chồng sau của bà mẹ, tức là cha dượng của Jaycee cho rằng: “Jaycee có một quan hệ tình cảm khá khắn khít với Phillip. “Jaycee có những cảm xúc mạnh với hắn, nó cảm thấy đó gần như một cuộc hôn nhân”.

Jaycee và 2 con chơi trong vườn, trong tầm nhìn của hàng xóm, nhưng không bao giờ kêu cứu với ai cả, mặc dù thường bị Phillip tấn công.
Hiện tại, Jaycee đang được kiểm tra tâm thần ở một địa điểm bí mật thuộc bắc Cali, dưới sự bảo vệ của FBI.


Một chuyên viên hàng đầu về bắt cóc của Mỹ, ông Clint Van Zandt cho biết: “Mối quan hệ tình cảm giữa nạn nhân bị bắt cóc với người bắt cóc được gọi là “Hội chứng Stockholm”, một kiểu quan hệ cảm xúc, mà trong thực tế là một kế hoạch chịu đựng để được sống sót. Ban đầu giả vờ hợp tác rồi sau đó quen dần, thành chấp nhận và ưng thuận, cũng giống như trường hợp của những tù binh làm việc cho kẻ địch vậy.

Hội chứng Stockholm bắt nguồn từ sự kiện xảy ra ở Stockholm, thủ đô của Thụy Điển vào năm 1973. Một tướng cướp tên Jan Erik Olson bắt 4 nhân viên ngân hàng làm con tin, bị cảnh sát bao vây 5 ngày, từ 23 đến 28-8-1973.

Trong khi cuộc thương thuyết giữa hai bên đang tiến hành, thì một cú điện thoại gây ngạc nhiên, đó là một con tin tên Kristin Enmark gọi phone yêu cầu cảnh sát hãy thả tên cướp. Sau đó, cảnh sát xịt hơi cay vào ngân hàng, và cứu thoát các con tin.

Khi ra tòa, chính Kristin Enmark góp tiền mướn luật sư bào chữa cho “người yêu” là tên tướng cướp.
Trở lại vụ bắt cóc Jaycee làm nô lệ tình dục, kết thúc có hậu của thảm kịch nầy rất hiếm hoi, vì đa số những vụ bắt cóc trẻ em thường kết thúc rất bi thảm.

10* Kết




Tóm lại, phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị bắt làm lao động cưỡng bức, làm nô lệ tình dục bắt nguồn từ tình trạng nghèo đói, không có công ăn việc làm. Nạn nhân buôn bán con người diễn ra dưới nhiều hình thức phức tạp, trong đó, hành động “đem con bỏ chợ” của chương trình xuất khẩu lao động của nhà nước CSVN, bị cho là tiếp tay với tệ nạn buôn người.


Muốn giải quyết tận gốc nạn buôn người ở VN thì phải cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội và diệt trừ tham nhũng.
Nhưng điều quan trọng nhất là phải chấn hưng đạo đức dân tộc, đã bị suy đồi đến cùng cực dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản VN, đã làm cách mạng XHCN 58 năm ở miền Bắc và 37 năm ở miền Nam. Kết quả là thế hệ HCM bệ rạc như thế đó mà người ta gọi là đã đến thời kỳ đồ đểu.


Tất cả những băng hoại xã hội không còn cơ hội để đổ thừa là do tàn dư của Mỹ Ngụy nữa, mà đảng CSVN phải gánh lấy trách nhiệm, nói cụ thể ra là Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng, Nông Đức Mạnh chính là những tội phạm phá hoại tan hoang đất nước về mọi mặt.
Một thực tế vô phương chối cãi.

Trúc Giang

ÓP GIÓ * BS. HỒ VĂN CHÂM

 


BS. HỒ VĂN CHÂM
   GÓP GIÓ

Cá nhân tôi đã gặp Bs Hồ Văn Châm đáng kính !
Năm 1980, sau hơn 9 tháng bị biệt giam ở Khám lớn Chí Hoà, tôi cùng hơn 30 chiến hữu trong Ban Hành Động ở Suối Máu được lịnh hôm sau di chuyển ra A.20 Xuân Phước. Để chuẩn bị lên đường, trước 1 ngày, các anh em được phép tắm rửa và nhốt chung một phòng lớn ở tầng 1.
Vào khoảng trưa ngày 21-10-1979, bất ngờ Bs Hồ Văn Châm và một người bạn đồng tù có một công an dẫn tới phòng giam chung của anh em chúng tôi, tay khệ nệ mang theo mấy bịch quà cáp... Bs Châm nói : Chào các anh em Sĩ Quan ! Nghe nói ngày mai các anh em chuyển trại đi lao động, chúng tôi có xin phép cán bộ trại chia xẻ cho các anh em một số quà cáp của chúng tôi vừa mới được thăm nuôi... tặng quý anh em !
Thế là cả phòng anh em vui mừng chạy tới bắt tay Bs Châm và người bạn.
Tất cả đồng cười vui vẻ. Qua lại đôi lời rồi tên CA kéo 2 ông ra, đóng cửa phòng lại. Sau đó, bọn CA bảo chúng tôi cử 2 người đem tất cả quà tặng gồm có bột bích chi, đường linh tinh... xuống nhà bếp nấu một nồi chè bự... Còn kẹo bánh, thuốc lá chia nhau nguời vài điếu...
Hình ảnh nụ cười và khoé mắt dịu dàng cùng giọng nói thân thiết của Bs Châm mãi mãi chúng tôi không bao giờ quên ! (GÓPGIÓ) 

 

Chương Trình Chiêu Hồi Của Việt Nam Cộng Hòa
BS. HỒ VĂN CHÂM
Chương trình Chiêu Hồi của Việt Nam Cộng Hòa được xây dựng và tiến hành trên nền tảng chính sách Đại Đoàn Kết Dân Tộc. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa chủ trương lấy tình thương xóa bỏ hận thù, chân thành mở rộng vòng tay đón tiếp những anh chị em ruột thịt chiến đấu trong hàng ngũ cộng sản, lầm lạc phục vụ chủ nghĩa cộng sản mà tưởng là phục vụ quyền lợi quốc gia dân tộc. Tất cả các cán binh cộng sản ra hồi chánh, bất kể quá trình hoạt động bản thân trong hàng ngũ cộng sản như thế nào, nếu ý thức sự lầm lạc trong quá khứ, và nhiệt tình phục vụ lý tưởng tự do dân chủ, đều được phục hồi đầy đủ quyền công dân và hội nhập trọn vẹn vào cộng đồng dân tộc.

Cơ quan phụ trách chương trình Chiêu Hồi.
Chương trình Chiêu Hồi bắt đầu hoạt động vào cuối năm 1962, dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Cơ quan phụ trách chương trình Chiêu Hồi là một phân ban của Bộ Công Dân Vụ, gọi là Phân Ban Chiêu Hồi, có đẳng cấp tương đương với một Nha thuộc Bộ.
Sau chính biến 1-11-1963, Phân Ban Chiêu Hồi được chuyển sang thống thuộc Phủ Thủ Tướng. Đến năm 1965, với Ủy Ban Hành pháp Trung ương, chương trình Chiêu Hồi được giao cho Bộ Thông Tin phụ trách, có đẳng cấp tương đương với một Tổng Nha, do Thứ Ủy Chiêu Hồi cầm đầu.
Năm 1967, cơ quan phụ trách chương trình Chiêu Hồi được nâng lên cấp bộ, gọi là Bộ Chiêu Hồi, do Tổng Trưởng Chiêu Hồi cầm đầu, có Phụ Tá Tổng Trưởng Chiêu Hồi giúp việc.
Tháng 2 năm 1974, Bộ Chiêu Hồi được bãi bỏ, chương trình Chiêu Hồi do Tổng Cục Chiêu Hồi thuộc Bộ Dân Vận Chiêu Hồi phụ trách.

Điều đáng lưu ý là chương trình Chiêu Hồi không phải chỉ một mình Bộ Chiêu Hồi chịu trách nhiệm thi hành. Bộ Chiêu Hồi chủ yếu phụ trách mặt nổi của chương trình, như tuyên vận, tiếp nhận, huấn chính, phục hoạt. Trong thực tế, nhiệm vụ chính của Bộ Chiêu Hồi là phối hợp hoạt động của nhiều cơ quan chính phủ như Quân Đội, Cảnh Sát, Tình Báo, Thông Tin, Ngoại Giao, Tư Pháp, và quân đội đồng minh, để tiến hành chương trình Chiêu Hồi trong khuôn khổ chương trình Bình Định và Phát Triển, đặc biệt là về mặt tuyên vận chính nghĩa chống chuyên chính vô sản, và về mặt khai dụng người hồi chánh để nắm vững địch tình.

Tổ chức Điều hành.
Ở cấp trung ương, Tổng Trưởng Chiêu Hồi được sự giúp đỡ của Phụ Tá Tổng Trưởng Chiêu Hồi về mặt công tác, của Tổng Thư Ký về mặt hành chánh, của Thanh Tra Trưởng điều khiển Khối Thanh Tra và Lượng Giá, và của Phụ Tá Kế Hoạch đảm trách Khối Kế Hoạch Chương Trình. Ngoài Văn Phòng Tổng Trưởng và các Nha Quản Trị, Công Tác, Phục Hoạt, Pháp Chế, Tiếp Nhận, và An Ninh Tình Báo, ở cấp trung ương còn có Trung Tâm Chiêu Hồi Trung Ương ở Thị Nghè và Trung Tâm Huấn Nghệ Trung Ương ở Biên Hòa. Các nha được chia thành sở, sở chia thành phòng, phòng chia thành ban.
Ở cấp quân khu có Văn Phòng Đại Diện Chiêu Hồi và Trung Tâm Chiêu Hồi cấp quân khu.
Ở cấp tỉnh có Ty Chiêu Hồi do Trưởng Ty điều khiển, và Trung Tâm Chiêu Hồi cấp tỉnh. Riêng Đô Thành Sài Gòn có Sở Chiêu Hồi do một Chánh sự vụ điều khiển.
Ở cấp quận có Chi Chiêu Hồi do Trưởng Chi cầm đầu. Cấp quận không có trung tâm tiếp nhận thường trực.
Ngành Chiêu Hồi không có cán bộ cấp xã. Phần vụ chiêu hồi ở xã do cán bộ Thông Tin phụ trách.
Nhân viên Bộ Chiêu Hồi ước chừng 11.000 người, gồm công chức chính ngạch, công nhật, hợp đồng, quân nhân biệt phái, cán bộ chiêu hồi, và 90 đại đội võ trang tuyên truyền tuyển chọn trong số cán binh cộng sản ra hồi chánh.

Quản trị Tài chánh
Khi còn là Phân Ban Chiêu Hồi, các chi phí về chương trình Chiêu Hồi liên quan đến người Hồi Chánh do Quỹ Tạm Ứng Chiêu Hồi đài thọ. Quỹ này là một quỹ ngoại ngân sách do viện trợ Mỹ yểm trợ (1). Các chi phí điều hành (lương nhân viên, trụ sở, vật liệu, văn phòng phẩm) thì do Bộ sở quan (Bộ Công dân vụ, Phủ Thủ Tướng, Bộ Thông Tin) đảm trách.
Khi trở thành một bộ, Bộ Chiêu Hồi có ngân sách riêng, có quy chế và thể lệ dự trù, duyệt xét, chi tiêu, thanh lý, hậu kiểm, y hệt ngân sách các bộ khác của chính phủ. Ngân sách này có 2 phần:
· Phần ngân sách quốc gia phụ trách việc chi trả các khoản điều hành.

· Phần ngân sách viện trợ Mỹ chi trả các khoản liên quan đến người Hồi Chánh: tuyên vận, tiếp nhận, tưởng thưởng, nuôi ăn, may mặc, huấn chính, huấn nghệ, hoàn hương (trở về làng cũ), định cư (thiết lập làng mới), và lương và công tác phí cho các đội viên võ trang tuyên truyền.
Việc quản trị và thanh lý các ngân khoản thuộc phần ngân sách quốc gia được thực hiện theo thể lệ tài chánh quốc gia. Đối với phần ngân sách ngoại viện, Bộ Chiêu Hồi không trực tiếp chi dụng và quyết toán, mà ủy ngân cho các tỉnh để các Trưởng Ty chi dụng và thanh lý với Ty Tài Chánh tỉnh, theo thể thức chi tiêu đặc biệt ‘xây dựng nông thôn’. Ngoài ra, Ty Chiêu Hồi còn được Kho Xây Dựng Nông Thôn địa phương yểm trợ trực tiếp ‘thực phẩm phụng sự hòa bình’ và ‘vật liệu xây dựng nông thôn’, theo quyết định của Tỉnh Trưởng, ngoài sự kiểm soát của Bộ Chiêu Hồi (2).
Ngân sách hàng năm của Bộ Chiêu Hồi (thời gian 1967-1974) trung bình chừng khoảng 500-600 triệu đồng Việt Nam phần ngân sách quốc gia, và chừng khoảng 600-700 triệu đồng Việt Nam phần ngân sách ngoại viện.

Thành quả chiêu hồi về mặt tiếp nhận
Từ ngày bắt đầu thi hành chương trình vào cuối năm 1962 đến ngày 30-04-1975 đã có khoảng 230.000 cán binh cộng sản ra hồi chánh.
Những năm đầu (1963-1965) và năm cuối (1974) số người ra hồi chánh hàng năm chỉ có chừng vài nghìn. Số người ra hồi chánh lên cao đến 15.000-43.000 mỗi năm trong khoảng thời gian chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tiến hành chương trình Bình Định và Phát Triển từ 1968 đến 1972. Số người ra hồi chánh cao nhất là vào năm 1969 (43.000 người) và năm 1970 (38.000 người).
Cán binh cộng sản ra hồi chánh phần lớn là cán bộ và bộ đội gốc gác trong nam. Một số ít là cán binh tập kết nay quay trở lại miền nam. Cán binh Bắc Việt xâm nhập thì có rất ít, tổng cộng chỉ chừng 4.000-5.000 người. Ngoài ra còn có 3.500 phạm nhân và 11.500 tù binh thuộc thành phần tân sinh hoạt được Ủy Ban Liên Bộ Chiêu Hồi, Nội Vụ, Quốc Phòng, và Tư Pháp, tuyển chọn cho cải danh sang qui chế hồi chánh.
Cấp bậc cao nhất của sĩ quan ra hồi chánh là thượng tá (Thượng tá Tám Hà). Nhân viên dân sự cao cấp nhất ra hồi chánh là Trưởng Ty Y Tế tỉnh Pleiku (Bác sĩ Đặng Tân). Trong số người hồi chánh, có nhà văn có chân trong Hội Nhà văn Việt Nam (Xuân Vũ Bùi Quang Triết), có nhạc sĩ tác giả khúc nhạc mở đầu của đài phát thanh giải phóng (Phan Thế), có tài tử điện ảnh của đoàn làm phim Hà Nội (Cao Huynh), có nhân viên văn phòng Bí Thư Thành ủy Sài Gòn-Gia Định (Tô Minh Trung).
Thành quả chiêu hồi về mặt phục hoạt.
Tất cả cán binh cộng sản ra hồi chánh, không những thuộc thành phần tự nguyện mà kể cả thành phần cải danh, đều được chính quyền phục hồi sinh hoạt bình thường, cho thủ đắc đầy đủ quyền công dân, và giúp đỡ hội nhập trọn vẹn vào cộng đồng dân tộc.
Cán binh cộng sản ra hồi chánh được đưa về trung tâm chiêu hồi. Tùy theo chức vụ và cấp bậc trong hàng ngũ cộng sản, họ được tiếp nhận ở trung tâm cấp tỉnh, cấp quân khu, hay cấp trung ương. Riêng cán binh Bắc Việt xâm nhập, tất cả đều được đưa về trung tâm chiêu hồi trung ương ở Thị Nghè.
Trong những ngày đầu tại trung tâm tiếp nhận, người hồi chánh được tiếp xúc với nhân viên an ninh Bộ Chiêu Hồi và nhân viên tình báo các cơ quan bạn để khai báo về bản thân, về tổ chức và hoạt động của cơ quan cộng sản, về đường giây nằm vùng, về nơi chôn dấu vũ khí v.v. Sau đó, người hồi chánh được nhân viên cảnh sát làm thủ tục cấp thẻ căn cước, và tham gia một khóa học chính trị cơ bản.
 Người hồi chánh còn được đưa đi tham quan phố phường, chợ búa, bệnh viện, trường học, xưởng dệt kim, nhà máy cán thép, trại cây ăn trái, để biết rõ thực trạng xã hội miền nam. Trước khi rời trung tâm chiêu hồi, người hồi chánh được hỏi về nguyện vọng sau khi hoàn hương, để được tùy nghi giúp đở. Thời gian ở trong trung tâm tiếp nhận là 2 tháng. Người hồi chánh được nuôi ăn ngày 3 bữa và được cấp phát 2 bộ quần áo. Khi rời trung tâm để về với gia đình, người hồi chánh được cấp vé xe, vé tàu, và tiền hoàn hương.
Những người có nguyện vọng học thêm nghề để kiếm sống sẽ được đưa đến các trung tâm huấn nghệ cấp quân khu hoặc cấp trung ương. Họ được tự do lựa chọn ngành nghề: nghề may, nghề mộc, lái xe và sửa máy xe, sửa điện nhà, radio, tủ lạnh v.v. Tại các trung tâm huấn nghệ, người hồi chánh cũng được nuôi ăn. Sau khi thành nghề, họ được giới thiệu kiếm việc làm.
Những hồi chánh viên quê quán miền bắc không muốn ở các vùng thị tứ, những hồi chánh viên không còn thân nhân, hoặc không muốn trở về làng cũ, thì đuợc đưa đến định cư ở các làng Chiêu Hồi. Tại miền nam thuở bấy giờ có khoảng 20 làng Chiêu Hồi. Mỗi gia đình được cấp 3 mẫu đất canh tác, nông cụ và hạt giống, và lương ăn trong 6 tháng. Hầu hết các làng Chiêu Hồi được cấp máy phát điện.
Thành quả chiêu hồi về mặt hội nhập.
Một số hồi chánh viên được tuyển dụng làm cán bộ võ trang tuyên truyền. Các cán bộ này được tổ chức thành đại đội, trang bị phương tiện truyền thanh và vũ khí nhẹ để thâm nhập vào các vùng xôi đậu làm công tác tuyên vận. Trong mùa hè đỏ lửa 1972, một đại đội võ trang tuyên truyền bị Việt cộng phục kích ở cầu Bồ Bản, Quảng Trị. Thay vì thúc thủ đầu hàng hoặc trốn chạy qua cầu và sẽ bị bắn chết hết, họ đã gan dạ trụ lại chống trả. Việt cộng bị bất ngờ và đã bỏ lại hiện trường 68 xác chết đồng đội. Đại đội võ trang tuyên truyền này đã được Bộ Tư lệnh Quân đoàn I tuyên dương và Bộ Chiêu Hồi tưởng thưởng.
Ngoài những chức vụ đặc biệt dành riêng để tuyển dụng các hồi chánh viên cao cấp như Tham Nghị đặc biệt (cấp Tổng Giám đốc) và Tham Nghị (cấp Giám đốc), một số hồi chánh viên có năng lực và tinh thần hợp tác được tuyển dụng vào các chức vụ chỉ huy thường chỉ dành cho các sĩ quan biệt phái hay công chức chính ngạch cấp đốc sự hoặc tham sự như giám đốc nha, chánh sự vụ sở, quản đốc trung tâm, chủ sự phòng. Những nguời này đã thực sự quên đi dĩ vãng và dốc lòng phục vụ chính quyền Việt Nam Cộng Hòa với niềm tin tưởng mãnh liệt vào chính sách Đại Đoàn Kết Dân Tộc (3).
Một số hồi chánh viên được tuyển dụng làm cán bộ võ trang tuyên truyền đã được sung vào các Thuyết Trình đoàn của Bộ Chiêu Hồi để thường xuyên đến các trường học, các xưởng máy, các tổ chức cộng đồng tôn giáo và xã hội, để nói chuyện cho đồng bào nghe về thực trạng miền bắc xã hội chủ nghĩa. Năm 1972, một đoàn thuyết trình gồm những người sinh trưởng trên đất Thái đã được đưa qua Thái Lan để nói chuyện cho kiều bào sinh sống tại vùng đông bắc Thái nghe về thực trạng xã hội miền nam. 
Hồi chánh viên Mai Văn Sổ được đưa qua Paris sinh hoạt với Việt kiều và hai tháng sau Mai Văn Bộ mất chức Tổng Đại Diện Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Pháp. Hồi chánh viên Hồ Văn Bửu được đưa qua New Delhi nói chuyện về thực chất Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình nhân dịp Bộ trưởng Việt Cộng Nguyễn Thị Bình thăm viếng Ấn Độ. Hồi chánh viên Bùi Công Tương được đưa qua Úc làm chứng trước tòa rằng nhà báo Alfred Burchett viết lách gian dối, không khách quan, khi tường thuật thực trạng tại các vùng giải phóng ở miền nam Việt Nam, trong một vụ kiện đòi bồi thường danh dự giữa nhà báo ấy và một vị nghị sĩ Úc.

Trắc nghiệm thành quả.
Chiều ngày 27-1-1973, Bộ Chiêu Hồi được lệnh của Phủ Tổng Thống tiếp nhận ngay trong đêm 11.500 tù binh cải danh hồi chánh do quân đội chuyển giao từ các trại tù binh Biên Hòa, Cần Thơ và Phú Quốc. Công việc phải hoàn tất trước 8 giờ sáng ngày 28-1-1973 là thời điểm hiệp định Paris có hiệu lực. Khả năng tiếp nhận của các trung tâm chiêu hồi trong toàn quốc là 5.400 người, nay phải tiếp nhận một lúc hơn gấp đôi số lượng, Bộ Chiêu Hồi phải đương đầu với nhiều khó khăn về chỗ ngồi chỗ nằm, về nuôi ăn, về vệ sinh, về trật tự.
 Tuy rằng mọi việc cũng đã được giải quyết ổn thỏa, nhưng trong bối cảnh vừa mới đình chiến, vừa cận kề ngày Tết, những tù binh cải danh này nếu không chuyển qua quy chế hồi chánh thì giờ này đâu còn bị giữ lại trong các trung tâm chiêu hồi mà đã được trao trả cho Việt cộng và trở về với gia đình.
 Đương nhiên là tinh thần họ rất giao động, và viễn tượng an ninh tại các trung tâm tiếp nhận thật là đen tối. Bộ Chiêu Hồi đã linh động chỉ lập danh sách theo địa chỉ cư trú rồi cấp giấy hoàn hương và lộ phí cho tất cả 11.500 người này về nhà ăn Tết 15 ngày, sau đó sẽ đến trình diện cơ quan chiêu hồi địa phương để nhập trung tâm, làm thủ tục cấp thẻ căn cước, theo các lớp huấn chính, huấn nghệ. Việc làm này của Bộ Chiêu Hồi vừa để giải quyết khó khăn trước mắt, vừa để trắc nghiệm mức độ thành thật cải hối của các tù binh cải danh. Bộ Chiêu Hồi ước lượng chừng 20% sẽ bỏ đi theo Việt cộng, nhưng trong thực tế chỉ có 4,7% trong số họ đã bỏ đi không ra trình diện mà thôi.
Sau ngày 30-4-1975, tất cả tập thể hồi chánh viên mà Việt cộng thường gọi là thành phần chiêu hồi chiêu hàng, nếu không chạy được ra nước ngoài, đều bị đưa ra toà xét xử về tội phản bội cách mạng. Một số bị kết án tử hình. Ngoài ra thì bị đưa vào giam giữ ở các trại tập trung, y hệt các nhân viên quân sự và dân sự của chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Giữa những người tù chính trị trong các trại giam của Việt cộng không hề có sự phân biệt thành phần chiêu hồi và ngụy. Nếu trong hàng ngũ những người tù thuộc thành phần chiêu hồi có những phần tử xun xoe, bợ đỡ, lập công với cách mạng, thì tỷ lệ những phần tử này còn thấp hơn tỷ lệ trong hàng ngũ những người tù thuộc thành phần không phải chiêu hồi mà Việt cộng gọi là thành phần ngụy. Đây lại thêm một biểu hiện về thành quả hội nhập của các người hồi chánh vào cộng đồng dân tộc sinh sống dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa.

Kết Luận.
Chương trình Chiêu Hồi của Việt Nam Cộng Hòa là một chương trình thành công. Chương trình Chiêu Hồi ngày đó đã bắc nhịp cầu thông cảm giữa những người ở trong chính quyền chống cộng tha thiết với tiền đồ quốc gia dân tộc, với những người ở trong hàng ngũ cộng sản nhưng ý thức sự lầm lạc của mình, đã ngu muội chiến đấu cho chủ nghĩa cộng sản mà cứ tưởng là phục vụ quyền lợi của quê hương, của dân tộc. Chương trình Chiêu Hồi ngày đó mãi đến nay vẫn còn lưu chút dư hương ngọt ngào trong lòng những người không may phải sống trở lại trong vòng kềm kẹp của chính thể chuyên chính vô sản.
Minh Vũ Hồ Văn Châm
Chú Thích:
1. Các ngân khoản ứng trước do Quỹ Tạm Ứng Chiêu Hồi lập ra để ủy ngân cho các địa phương trước năm 1967 phần lớn chưa được thanh lý. Đầu năm 1972, Bộ Chiêu Hồi cho lập Ủy ban Liên Bộ Chiêu Hồi, Tài Chánh, Giám Sát Viện, Ngân Sách Ngoại Viện để thanh lý hồ sơ chi tiêu các quỹ ứng trước đó. Các địa phương không có hồ sơ thanh lý hợp lệ phải hoàn trả ngân khoản được ứng trước. Bộ Chiêu Hồi đã thu lại 57 triệu đồng Việt Nam cho Quỹ Tạm Ứng Chiêu Hồi, và chuyển hoàn tồn khoản của Quỹ Tạm Ứng Chiêu Hồi cho Quỹ Đối Giá Viện Trợ Mỹ.
2. Thể thức chi tiêu Xây Dựng Nông Thôn được đặt ra để giúp các địa phương không bị ràng buộc với các thủ tục chi tiêu rườm rà của trung ương, nhờ vậy, các địa phương có thể linh động giải quyết nhanh chóng các nhu cầu cấp kỳ. Tuy nhiên, nếu trung ương có thái độ phủi tay (ủy ngân xong là xem như hết trách nhiệm) hay chủ trương tiếp tay (ủy ngân bừa bãi quá mức nhu cầu để chia chác) thì thể thức chi tiêu này cũng như việc sử dụng thực phẩm phụng sự hòa bình và vật liệu xây dựng nông thôn cho người hồi chánh không có sự theo dõi của trung ương, sẽ làm phát sinh nhiều tệ đoan nhũng lạm. Cuối năm 1969, Bộ Chiêu Hồi cho áp dụng một mẩu báo cáo hàng tháng đơn giản mà chính xác, các ty chỉ việc điền các số liệu báo cáo vào các ô thích hợp, nhờ đó, Bộ Chiêu Hồi đã chặn đứng nạn báo cáo ma, và phát hiện nhiều việc phi lý, tỷ như có ty đã nhận từ kho Xây Dựng Nông Thôn một số dầu ăn để cung ứng cho người hồi chánh đang ở tại trung tâm chiêu hồi, mà tính ra thì mỗi hồi chánh viên đã tiêu thụ hàng tháng 1.500 lít dầu ăn.
3. Tiếc rằng đầu năm 1974, Bộ Chiêu Hồi được giải thể để nhập vào Bộ Dân Vận, và trước thái độ ngờ vực và rẻ rúng của các cấp lãnh đạo mới, họ đã vô cùng thất vọng. Bị bãi chức, họ lang thang xó chợ đầu đường. Quản Đốc Trung tâm Chiêu Hồi Trung Ương Thị Nghè, vốn là Đại úy đặc công Việt cộng, vì quá bi phẫn, đã nhảy lầu tự sát, may mà không chết, chỉ bị gãy xương. Cuối năm 1974, có sự thay đổi lãnh đạo Bộ Dân Vận Chiêu Hồi, họ được gọi trở về nhiệm sở cũ.( Lành đạo mới của Bộ Dân Vận có thể là người của phe "ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản" nên đã xảy ra chuyện đáng tiếc)
Hình xưa về Chương Trình Chiêu Hồi

Sunday, July 13, 2014

HÌNH ẢNH THẾ GIỚI


MẸ CON TẬP YOGA
Instagram của bà mẹ hai con Laura Kasperzak ở NewJersey, Mỹ, thu hút 700.000 người theo dõi nhờ những bức ảnh tập yoga dễ thương của gia đình





Cộng đồng mạng gần đây phát sốt với những tấm ảnh Laura Kasperzak tập các động tác yoga bên cô con gái 4 tuổi dễ thương, bé Mini. Cô nhóc không chỉ quẩn quanh bên mẹ đang tập luyện mà còn bắt chước những động tác của mẹ hoặc có những hành động rất đáng yêu.






Thấy con gái hứng thú với yoga, Laura Kasperzak cho bé Mimi tập cùng. Cả hai còn mặc đồ đôi tập luyện tạo dáng đầy nghệ thuật và ăn ý. 'Mọi chuyện diễn ra rất tự nhiên. Tôi tập yoga, con trai tôi tiến tới tham gia cùng, sau đó đến con gái. Tôi chỉ dạy chúng ngồi trên chiếu, chủ động tập và nghịch theo ý thích và chúng thấy rất thú vị'


Ads by StartNowAd Options






Bà mẹ 36 tuổi khoe ảnh trồng cây chuối và hôn chồng đắm đuối. Ngoài yoga, Laura còn có sở thích chụp ảnh và cô đặt chế độ chụp tự động để ghi lại mọi khoảnh khắc luyện tập của mình cũng như các hoạt động của các thành viên trong gia đình. Laura thổ lộ, chụp ảnh lại khoảnh khắc tập yoga trở thành sở thích, một niềm đam mê mới.





Người đẹp hai con uốn dẻo bên cậu con trai 8 tuổi cũng đang tập ưỡn người. Cậu nhóc sau đó ngại ngùng trước ống kính máy ảnh nên 'nhường đất' diễn cho cô em gái lém lỉnh.






Instagram của Laura thu hút tới 700.000 người theo dõi và trở thành hiện tượng trong cộng đồng mạng kể từ khi những bức ảnh dễ thương của ba mẹ con xuất hiện. Cô lập tài khoản trên mạng năm 2012 sau khi bị cháu gái thúc giục vì cô bé muốn biết thôngtin của người dì thân yêu.







Mỗi tuần, Laura chia sẻ 40 bức ảnh của mẹ con cô cùng tập thể dục. Bà mẹ hai con làm việc tại một công ty phần mềm và dạy yoga hai buổi một tuần tại New Jersey. Cùng với một người bạn, cô còn điều hành website hướng dẫn các phương pháp khỏe đẹp cho các bà mẹ trong đó đăng tải cả những công thức nấu ăn, lớp học yoga, thể dục và là chủ các lớp học dạy yoga 5 USD sau khi cả hai đạt được chứng chỉ dạy yoga năm ngoái.






Laura tập yoga được 17 năm sau lần tình cờ xem video về yoga tại nhà chị gái trong lúc buồn chán và cô thường tập vào mỗi sáng sớm. 'Tôi bắt đầu bài tập lúc 5 rưỡi sáng khi lũ trẻ chưa dậy, chưa leo trèo lên người tôi hoặc đứng dưới bụng tôi. Tôi cũng chỉ dẫn chúng vài động tác, chúng rất thích và thực sự mê yoga. Ở tuổi này mà chúng có thể uốn dẻo, cong người khá tốt'. bà mẹ 36 tuổi cho biết.






'Lời khuyên của tôi là phải thử và cố gắng tập luyện hằng ngày dù chỉ 15 hay 20 phút. Bạn cũng phải kiên trì nữa, không phải qua một đêm mà bạn làm được ngay đâu, phải thực hành rất nhiều. Chỉ mất một lúc là tôi có thể làm được động tác khó nhưng tôi vẫn khuyên mọi người luôn phải thận trọng, không được nôn nóng khi tập', Laura tâm sự.




Những bức ảnh tươi vui, sống động của hai mẹ con Laura truyền cảm hứng cho nhiều người và là minh chứng cho việc mẹ con cùng tập thể dục rất thú vị, giúp các bé vừa chơi lại vừa có thói quen lành mạnh











Ngỡ ngàng trước "Kỳ quan thứ tám của Thế giới"

Nhà thờ Bete Giyorgis xứng đáng với danh hiệu "Kỳ quan thứ tám của Thế giới" mà nhiều người dành tặng.

Thành phố Lalibela của Ethiopia được cả thế giới biết đến với 11 tòa giáo đường thời Trung Cổ được tạc từ đá nguyên khối. Trong số đó nổi tiếng nhất là nhà thờ Bete Giyorgis (nhà thờ Thánh George) được xây dựng khoảng đầu thế kỷ 13.
Nhà thờ này là một khối lập phương hoàn hảo, mang hình dạng của một cây thánh giá và nằm trong một chiếc hố sâu 15m, với mái nhà là những hình chữ thập lồng vào nhau.
Nhà thờ này không xây dựng bằng gạch hay đá bình thường và cũng không có dấu vết của các mối nối trên tường như thường gặp ở các công trình xây dựng.
Thay vào đó, toàn bộ nhà thờ đã được tạc ra từ một khối đá. Từ khối đá này, các chi tiết như cửa ra vào, cửa sổ, trụ cột, sàn, mái nhà đã được đục đẽo bằng phương pháp thủ công.
Kích thước của tổ hợp nhà thờ này là 25m × 25 m × 30m, và có một ao rửa tội nhỏ bên ngoài nhà thờ nối với một con mương nhân tạo.
Việc hoàn thiện nhà thờ là một kỳ công ngay cả với kỹ thuật xây dựng thời hiện đại.
Nhà thờ Bete Giyorgis xứng đáng với danh hiệu "Kỳ quan thứ tám của Thế giới" mà nhiều người dành tặng.
Theo lịch sử Ethiopia, nhà thờ Bete Giyorgis được xây dựng sau khi vua Gebre Mesqel Lalibela của triều đại Zagwe có một giấc mơ, trong đó ông được Chúa Trời chỉ dẫn cách thức xây dựng nhà thờ.
Ngày nay, Bete Giyorgis cùng các nhà thờ đá khác ở Lalibela vẫn là khu vực hành hương của hàng nghìn tín đồ Ethiopia.
Vào năm 1978, quần thể nhà thờ đẻo gọt từ đá ở Lalibela đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Ảnh: Internet.



NHỮNG HÌNH ẢNH THỰC NGOÀI ĐỜI trong các truyện chưởng của Kim Dung

Nhạn Môn Quan, Nga Mi, Võ Đang vốn rất quen thuộc với tín đồ tiểu thuyết
Kim Dung. Ngoài đời thật, đây là những địa danh nổi tiếng và có nhiều cảnh
quan đẹp như trang vẽ.

Nhập mô                                                            tả cho ảnh


1. Nga Mi

Núi Nga Mi còn gọi là "Đại quang Minh sơn" nằm ở Trung Nam tỉnh Tứ Xuyên, thuộc miền Tây Trung Quốc. Đỉnh cao nhất của Nga Mi sơn là Vạn Phật, nằm trên ngọn núi chính Kim Đỉnh với độ cao 3.099 m.



Nga Mi cũng là ngọn núi có nhiều chùa miếu và là một trong Tứ đạiPhật giáo danh sơn của Trung Hoa, bên cạnh núi Ngũ Đài, núi Cửu Hoa và núi Phổ Đà.



Nhắc đến Nga Mi, bạn sẽ nhớ ngay đến những nhân vật nổi tiếng trong bộ truyện Ỷ thiên Đồ long ký của nhà văn Kim Dung là Chu Chỉ Nhược,
Diệt Tuyệt sư thái…Cũng theo bộ tiểu thuyết võ hiệp này, võ lâm Trung Nguyên có ba phái lớn là Thiếu Lâm, Võ Đang và Nga Mi. Sư tổ sáng
lập ra võ phái Nga Mi là Quách Tương, con gái của Quách Tĩnh và Hoàng Dung, 2 nhân vật trong bộ Anh hùng xạ điêu đã được ông sáng tác trước đó khá lâu.



Chùa Vạn Niên trên núi Nga Mi có kiến trúc mang đậm dấu ấn của Đạo giáo.




Trong chùa có bức tượng Phổ Hiền Bồ Tát cao 7,35 m, nặng 62 tấn, được xem là bức tượng Phật cao nhất thế giới, được đúc bằng đồng mạ 20 kg vàng bên ngoài và là điểm tham quan không thể bỏ qua khi đến Nga Mi.





Kim Đính hay còn gọi là Vạn Phật Đính, một trong những ngọn núi nổi tiếng của Nga Mi. Điểm độc đáo khi đến đây là du khách có thể nhìn thấy được 4 kì quan nổi tiếng của Nga Mi Sơn, gồm Nhật xuất (mặt trời mọc), Vân hải (biển mây), Phật quang (hào quang của Phật) và


Thánh đăng (đèn Thánh).





Trong đó Thánh đăng, hay còn gọi là Phật đăng, là hiện tượng kì bí nhất:vào mỗi đêm tối không trăng, dưới địa danh “Xã thân nhai” thường xuất hiện hàng vạn chấm tròn sáng màu xanh lục nhấp nháy như những chòm sao dày đặc. Có nhiều lời giải thích khác nhau cho nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này: do lửa lân tinh, hoặc do một loại nấm phát sáng mọc dày đặc trên các thân cây …





Núi Nga Mi còn là nơi tập trung nhiều chủng loại sinh vật phong phúcùng hệ thảm thực vật Á nhiệt đới.





Hiện nay Núi Nga Mi có 242 loài thực vật cấp cao, 3.200 loài cây,trong đó có hơn 100 loài đặc thù chỉ có ở núi Nga Mi và hơn 2.300 loài động vật quý hiếm.




Chùa Báo Quốc nằm ở chân núi Nga Mi, trên lối vào Nga Mi sơn, đồng thời cũng là nơi diễn ra các hoạt động Phật giáo chính. Chùa này được xây dựng vào thời nhà Minh (cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17) còn có tên
gọi là "Hội Tông đường". Đến thời vua Khang Hi nhà Thanh đổi tên thành"chùa Báo quốc". Chùa tọa trên diện tích 40.00 m2, bao gồm Sơn môn, điện thờ Di Lặc, điện Đại Hùng, điện thờ Thất Phật, điện thờ Phổ Hiền và lầu chứa kinh văn nhà Phật.




Ngoài ra, khi đến thăm Nga Mi, du khách cũng nên đến tham quan Bức tượng Đại Phật Lạc Sơn tạc trên vách núi lớn nhất thế giới, nằm ở ngọn Thế Loan, đối mặt với Nga Mi sơn. Đại Phật Lạc Sơn cao 71m và được chế tác trong 90 năm, kéo dài gần cả thế kỉ. Thân tượng Phật cao 59,98m, đầu cao 14,6m. Đỉnh đầu có 1.021 búi tóc và độc đáo nhất
là phần móng tay của bức tượng, dù là bộ phận nhỏ nhất cũng đủ cho một người ngồi. Đại Phật Lạc Sơn cùng với Nga Mi Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1996.





2. Nhạn môn quan


Dưới ngòi bút của Kim Dung, Nhạn Môn quan trong bộ tiểu thuyết kiếm hiệpThiên Long Bát Bộ đã trở thành vùng đất huyền thoại. Đây chính là nơi nhân vật Kiều Phong, một đại anh hùng võ công trác tuyệt, dùng chính sinh mạng của mình để đổi lấy sự bình yên cho nhân dân 2 nước Tống - Liêu.





Đây cũng là nơi mà độc giả Thiên long Bát bộ đã phải nức nở trước tình yêu trắc trở của Kiều Phong, cũng như ám ảnh với cái kết buồn cho số phận của A Tử, một trong những nhân vật nữ được Kim Dung xây dựng rất thành công trong bộ tiểu thuyết này.



Nhạn Môn Quan nằm trên một thung lũng ở huyện Đại, cách thành phố Hân Châu, tỉnh Sơn Tây 20 km về phía Bắc và là cửa ải trọng yếu của Trường thành thời xưa.



Do nằm lọt thỏm giữa hai bờ vách núi dựng đứng với địa thế cực kỳ hiểm trở, mà vùng đất này được đặt tên là Nhạn Môn Quan, hàm ý chỉ có những con chim nhạn, chim én mới bay vượt qua được cửa ải hùng vĩ này.



Vào thời xưa, có rất nhiều cuộc chiến khốc liệt đã diễn ra ở Nhạn Môn Quan. Vì vậy, ngày nay khi đến với điểm du lịch này, du khách không chỉ thăm thú các danh lam thắng cảnh trong khu vực, mà còn được dịp tìm hiểu về lịch sử thăng trầm rất thú vị của vùng biên ải.





Hiện tại, cả 3 cửa ải của Nhạn Môn Quan vẫn được bảo tồn tốt và địa danh này đã trở thành một di tích quân sự cổ quan trọng của tỉnh Sơn Tây.






Đồng thời, Nhạn Môn Quan cũng là một phần quan trọng của di sản văn hóa thế giới và còn được biết đến với tên gọi “Trung Hoa đệ nhất
quan”.


3. Võ Đang


Trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký, sư tổ sáng lập ra phái võ Đang nằm trên ngọn núi cùng tên, là Trương Tam Phong hay còn gọi là Trương Quân Bảo. Nhân vật này cũng là người sáng tạo Thái Cực quyền và Thái Cực kiếm.





Tại đây, giữa vòng vây của các cao thủ võ lâm, Trương Tam Phong đã truyền thụ bí quyết Thái Cực quyền và Thái Cực kiếm cho Trương Vô Kỵ.






Ngoài ra, tín đồ tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung cũng đã rất quen thuộc với phái Võ Đang, vì đây là 1 trong 3 môn phái lớn rất hay xuất hiện trong tiểu thuyết của ông, ngay từ bộ Anh hùng xạ điêu và Thần điêu hiệp lữ. Ngôi Cổ mộ của Tiểu Long Nữ cũng được Kim Dung mô tả có vị trí gần sát núi Võ Đang





Ngoài đời thật, núi Võ Đang hay còn gọi là núi Thái Hòa, là một dãy núi nằm ở phía Nam thành phố Thập Yển, Tây Bắc của tỉnh Hồ Bắc với ngọn núi chính là Hải Bạt cao 1612 m.





Phong cảnh nơi đây rất hùng vĩ nên thơ, là đất thánh của võ thuật Đạo giáo với phái Thái Cực quyền và Bát Quái chưởng được phát triển từ thế kỷ 13.





Đoạn đường dài 70 km từ chân núi đến đỉnh núi Võ Đang có đến 32 đền thờ Đạo Giáo chủ yếu được xây dựng theo lối kiến trúc thời nhà

Nguyên, Minh, Thanh. Đạo Giáo ở Võ Đang thịnh vượng nhất vào thời Minh. Ngọn núi xinh đẹp này cũng được công nhận là Di sản thế giới vào năm 1994.







Một kiến trúc độc đáo không thể bỏ qua khi đến thăm núi Võ Đang, đó là tòa Trúc Kim Điện làm bằng đồng mạ vàng nặng đến 405 tấn, được xây dựng từ năm 1416 trên đỉnh núi.





Với không gian hùng vĩ, u tịnh, Võ Đang thu hút du khách gần xa đến để không chỉ thưởng ngoạn mà còn là được đắm mình vào thiên nhiên trong lành, không gợn chút bụi trần.



Nhập mô                                                            tả cho ảnh


Với những ai say mê thế giới thần tiên của tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung, tìm về Võ Đang là cuộc hành trình trải nghiệm lại thế giới nhân vật mà mình yêu thích qua hàng loạt bộ tiểu thuyết nổi tiếng có đề cập đến địa danh này như Ỷ thiên Đồ long ký, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ…

No comments: