Saturday, November 12, 2016

ĐỒNG MINH * VIỆT CỘNG *TRUNG CỘNG * SƠN TRUNG



Lại nói về đồng minh
© 2014 Lê Tuấn Huy

alt  


Việc giàn khoan Haiyang Shiyou 981 được đưa vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cho thấy Hà Nội đã thất bại trong việc dùng “đồng chí” và “phi liên kết” làmđối sách cho sự bành trướng trên biển của Bắc Kinh.Vài năm gần đây, Việt Nam đã chuyển bước nhất định để tạo vị thế mới. Tuy vậy, sau những thắng lợi ngoại giao từ ghế chủ tịch luân phiên ASEAN (2010), đến khi Hoa Kỳ xoay trục, được sự hỗ trợ của một số lập luận cũ và mới, Hà Nội chỉ duy trìđường hướng mới ở mức tối thiểu để “cân bằng” với các bên, và càng xác quyết con đường phi đồng minh.




Trước khi bàn đến các lập luận ấy, cần nhắc lại rằng lịch sử và thực tế đã cho thấy đồng minh là một nhu cầu và quan hệ khách quan ở mọi thời đại, mọi lãnh thổ, mọi chế độ xã hội. Nó có thể là một liên minh chính thức về nhiều mặt, theo mục tiêu chiến lược, mà cũng có thể chỉ là sự gắn kết không chính thức hoặc tùy vào mục tiêu tình thế, dựa trên những chia sẻ về giá trị, quyền lợi, hoặc chỉ là động thái sách lược, chiến thuật. Nó có thể là một liên minh chính trị, một khối quân sự, kinh tế, hay những dạng đồng minh về thể chế, văn hóa… Và quan hệ đồng chí cũng chỉ là một biến thể trong sự đa dạng đó. sau Thế chiến thứ II, ngoài con số rất hiếm hoi quốc gia được thừa nhận trung lập, còn lại, tùy tương quan và giai đoạn, không một không gian địa lý nào tránh khỏi thế liên kết ngoại biên, theo hình thức này hay hình thức khác. >Khi chưa có sự việc nghiêm trọng hiện nay tại Biển Đông, các ý kiến đứng trên cương vị chính thống đã không bác cách tiếp cận đồng chí. Ngược lại, có nhiều khẳngđịnh, rằng Việt Nam không cần đến đồng minh, vì quyết định là ở nội lực.


1. Hiểu nội lực và ngoại lực như thế nào?


Phát triển nội lực để xây dựng một quốc gia thịnh vượng, đủ sức đối mặt với mọi thách thức, là quan điểm hoàn toàn đúng. Nhưng nói rộng ra, rằng phải tự lực chứkhông cần đến ngoại lực, không cần đến đồng minh, là hoàn toàn sai.

Về nhận thức, lập luận mở rộng đó phản ánh một tư duy phi lịch sử và phi thực tế.

Vềchiến lược, nó lấy cái dài hạn thay cho cái cấp bách, nhầm lẫn giữa tương quan kinh tế – xã hội với tương quan chính trị – quân sự, bởi nội lực là cái trường kỳ của mọi quốc gia, và khoảng cách giữa các nước về nguồn lực này không phải một sớm một chiều mà rút ngắn, trong khi vấn đề chủ quyền liên quan đến Trung Quốc lại rất cấp bách. Vềchiến thuật, chỉ nhắm đến nội lực (vốn rất thua kém) thì chẳng khác nào tựtrói tay trước một đối thủ vừa vũ trang hiện đại đầy mình, vừa đủ thế và lực để phân hóa sự liên kết khả dĩ của đối phương.


Bên cạnh đó, nhấn mạnh nội lực để bác bỏ đồng minh, xem nó chỉ là ngoại lực, là cách hiểu siêu hình.

Lẽ nào trong hai cuộc chiến chống Pháp và Mỹ, chỉ bằng nội lực riêng có mà Việt Nam đã thắng? Đương nhiên là không. Hậu thuẫn và viện trợ của các đồng minh Liên Xô,Đông Âu, Trung Quốc, nếu chỉ là ngoại lực thuần túy, tự nó sẽ chẳng mang ý nghĩa gì. Chỉ khi người Việt chuyển hóa thành cái của mình, không xem chúng là bất đắc dĩ hay thiếu hữu dụng, thì mới có được thành quả như đã thấy.


Tương tự, từ sau đổi mới, nếu xem đầu tư nước ngoài là như một ngoại lực chẳng đặngđừng (phải chấp nhận tư bản nước ngoài vào bóc lột), chứ không xem như một nguồn lực nội tại hóa, thì chắc chắn bộ mặt đất nước đã không như ngày nay.


Quan hệ đồng minh, khi xác lập đầy đủ và vận hành hiệu quả, sẽ trở thành một cấu thành của nguồn lực chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự của quốc gia. Vấnđề là, thay vì giữ nhận thức sai lầm khi tách bạch nội lực và ngoại lực, người làm chiến lược cần tính toán, vận dụng nguồn lực đặc biệt này sao cho tối ưu.

Nhưng không dừng ở vấn đề nội lực, có lập luận cho rằng sự liên kết vẫn không bảo đảmđược cho đất nước khi gặp nguy, bởi đồng minh cũng chỉ nhắm đến quyền lợi của họ chứ không vì quyền lợi của ta. Hai dẫn chứng thuyết phục là hải chiến Hoàng Sa năm 1974 bị Hoa Kỳ làm ngơ, và chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 bịLiên Xô tảng lờ.


2. Đồng minh để làm gì và quyền lợi trong quan hệ đó ra sao?


Cho rằng xác lập đồng minh là để được lập tức can thiệp quân sự, như nhiệm vụthường trực và bất biến của họ, là cách nghĩ thiếu trách nhiệm với chính mình và người khác.


Trừ khi chiến tranh đã là tất yếu và toàn cục vì một hay nhiều bên đã có chủ đích, không quốc gia nào lại muốn những xung độtnhất thời và cục bộ trởthành nguyên cớ để khơi mào một cuộc chiến diện rộng, có sự tham gia trực tiếp của các bên thứ ba. Với những chuyển biến của cục diện thế giới từ sau chiến tranh lạnh, người làm chiến lược có lý trí khó mà nghĩ rằng tạo quan hệ đồng minh là để đối tác tức thì tham chiến cho mình, bất kể nguyên nhân, thời cuộc và chiến cuộc.

Vậy, phải chăng có đồng minh cũng như không, nên không cần phải có? Không, mà chính liên kết ngoại biên là nhằm hạn chế nguy cơ chiến tranh, bởi quan hệ đồng minh là để gia tăng vị thế và giảm thiểu nguy cơ hay thiệt hại cho các quốc gia của liên minh, chứ không phải để can thiệp vô tội vạ, làm tăng nguy cơ cho nước khác và giảm đi cơ hội hòa hoãn.


Cho nên, đồng minh không phải là loại quan hệ đơn chiều, chỉ để hưởng sự bảo vệ ởquốc gia này và phải đi bảo vệ ở quốc gia khác. Mà, vì quyền lợi của chính mình, nhận định và xử trí chuẩn xác về chiến lược, sách lược và chiến thuật là điều trước tiên phải có của quốc gia liên hệ trong vụ việc; và cùng với nó, tương tác đồng minh là điều kiện không thể thiếu, vì đó không những làthế lực răn đe từ xa, hỗ trợ phòng vệ, mà còn là lực lượng trực tiếp hậu thuẫn về ngoại giao và quốc phòng, chính trị và kinh tế, khi lâm sự.

Đặt hai sự kiện Việt Nam bị đồng minh phớt lờ trong cách nhìn ấy, có lẽ sẽ phần nào khách quan hơn.
Đứng trên lập trường của người Việt, ta không thể không bất bình trước những gì đã diễn ra. Nhưng cũng cần nhìn rộng hơn, vào thời cuộc và vị thế của hai đồng minh đó, tại thời điểm của mỗi sự kiện.

Về vai trò của Hoa Kỳ trong hải chiến Hoàng Sa, đã có ý kiến cho rằng một mặt, sa lầy trong chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ ký Hiệp định Paris (27/01/1973) để chấm dứt sự tham chiến của mình; mặt khác, trước sự suy tàn kinh tế của khối Xô Viết và xu hướng tư bản hóa của Hoa Lục, nước Mỹ vừa chọn người đồng chí trở mặt của Liên Xô, vừa chấp nhận thua sách lược tại Việt Namđể sẽ thắng chiến lược trên thế giới, qua việc tập trung nguồn lực cho sự diệt vong khả dĩ của khối Đông Âu.


Chúng ta hiện không đủ dữ liệu để kết luận chắc chắn, nên vẫn không loại trừ việc Hoa Kỳ đã bỏ mặc Hoàng Sa chỉ vì sự tàn tạ của họ bởi chiến tranh, nhưng khả năng toàn cục như vừa nói cũng là một lý giải cần được nghiên cứu thấu đáo và có thểchấp nhận.


Khác với trường hợp Hoa Kỳ, nại Liên Xô ra để biện hộ cho quan điểm phi đồng minh, là vô lý và bất công. Họ không can thiệp trực tiếp nhưng vẫn hết lòngủng hộ Việt Nam trong thời gian ấy. Bên cạnh đó, còn có những khía cạnh khác cần nhìn vào


Không thể phủ nhận rằng cuộc chiến biên giới phía Bắc có liên hệ tới việc Việt Namđưa quân vào Kampuchea, ít ra là nguyên cớ đối với Trung Quốc. Với người Việt, hành động của mình là hợp lý. Dù thế, thử hỏi, sau khi ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với Liên Xô (08/11/1978), Hà Nội hành động quân sự nhưng có tham vấn trước với đồng minh không, hay chỉ nghĩ rằng ở tình huống nào cũng không thể bịMoscow bỏ mặc? Nếu đã tự mình đưa ra quyết sách, không tính đến tình thế củađồng minh, thì không thể trách cứ họ.


Xét trên toàn cục, đấy là thời kỳ mà các khó khăn đã tích tụ sâu rộng ở Liên Xô, và bản thân họ cũng đang trong tình trạng rất dễ bùng nổ tại biên giới với Trung Quốc. Vả lại, chỉ có dân chúng Việt Nam khi ấy không biết rằng một tháng là hạnđịnh mà Đặng Tiểu Bình đã đặt ra cho vụ thử lửa này. Do vậy, xét mọi mặt, việc Liên Xô không can thiệp quân sự là xác đáng.

Nhìn hai sự kiện vừa nói theo kiểu một chiều để cho rằng đồng minh chỉ vì lợi ích của riêng họ mà thôi, thì cũng chính là đang xác tín rằng bản thân ta chỉ đứng trên lợi ích của riêng mình để phán xét.


Từ cổchí kim, có nước nào không đứng trên lợi ích của chính mình và đặt nó lên hàngđầu không? Việt Nam không vì lợi ích của chính mình và không đặt nó lên hàngđầu chăng? Chỉ cần trả lời hai câu hỏi ấy, sẽ lập tức thấy rằng luận cứ đồng minh chỉ vì quyền lợi riêng của họ, ngay từ việc đặt thành vấn đề, đã là khôngđúng. Nó phản ánh cái tâm thức lấy mình làm trung tâm, đem quyền lợi của mình ra làm đơn vị đo lường cho người khác. Và đương nhiên, với thước đo ấy, sẽ không một quốc gia nào đáp ứng được.

Trong mọi sự vụ liên quốc gia, cái được xét để xác lập hoặc định hình quan hệ, là quyền lợi và mục tiêu chung. Nếu có thiện chí, các bên liên quan sẽ điều tiếtđể các quyền lợi trở nên hài hòa, bởi giữa các chủ thể khác nhau, không thể có quyền lợi nào trùng khít vào nhau, mà chỉ có sự đan xen, giao thoa với nhau. Do vậy, nếu đã nhìn nhận quyền lợi chung, vấn đề là cần chủ động thích ứng, vận dụng và mở rộng nó, thay vì cứ bất động mà đòi hỏi người khác phải vì quyền lợi của riêng mình.


Mặt khác, cùng một quốc gia sẽ có những quyền lợi chung khác nhau với những nước khác nhau, và chúng có thể xung khắc nhau. Nên, cùng lúc, sẽ có nhiều loại liên hệ đồng minh, tùy theo thực tế và nhu cầu. Từ đây, điều quan trọng là nhận thức về các quyền lợi ấy ra sao để xác định các nội dung, hình thức của liên kết, màmấu chốt là xử trí tương quan giữa các liên hệ để xác định đâu là loại đồng minh có tính quyết định. Trừ thời kỳ đối lập toàn cầu giữa hai hệ thống xã hội, với sự thống lĩnh của quyền lợi chung về hệ tư tưởng, tựthân việc liên kết ngoại biên đã là và luôn là vấn đề về quyền lợi của quốc gia, dân tộc. Nên ngay trong giai đoạn phân cực đó, ta cũng thấy nổi bật những trường hợp trái khoáy làm nên lịch sử:


Liên bang Xô Viết có thể gia nhập khối Đồng minh của kẻ thù không đội trời chung vềý thức hệ khi bị nước Đức phát-xít tấn công. Tương ứng, để bảo vệ không gian tựdo, phương Tây sẵn sàng là bạn chiến đấu của kẻ luôn muốn đào huyệt chôn mình.


Sau cuộc chiến tàn khốc, ở châu Á, Nhật đã nhanh chóng xóa đi mối thâm thù để xác lập đồng minh với chủ nhân hai quả bom nguyên tử ném xuống đất nước mình, bởi quốc gia ấy không những trợ giúp kiến thiết hậu chiến mà còn bảo đảm cho họtrước mọi đe dọa quân sự.


Còn Trung Hoa xã hội chủ nghĩa, đầu những năm 1970, đã đến với phương Tây như mộtđồng minh chính trị quyết định để chống lại Liên Xô, đồng thời cũng là đối tác hiệu năng cho nền kinh tế ọp ẹp của mình. Và cùng lúc, Hoa Kỳ phớt lờ quan hệ đồng minh thể chế với Đài Loan để chọn Hoa Lục làm “đối tác chiến lược toàn diện”.


Thếnhưng hòn đảo ấy không vì sự “phản bội” này mà mãi “tổn thương”, mãi “dự phòng”điều tương tự và cự tuyệt liên kết để khiến mình có thể cô độc. Họ không vì sựthay đổi nhất định của đồng minh trước tình thế chiến lược mới, không vì sựtương đồng văn hóa, lịch sử với Trung Quốc để bám lấy những cái chung thiếu thực chất so với nền tự do và ý tưởng độc lập mà họ theo đuổi. Từ khi Hoa Kỳhậu thuẫn Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa giữ ghế tại Liên Hiệp quốc (1971) thay Trung Hoa Dân quốc, cùng với việc tăng cường nội lực từ nền kinh tế tự do và hoàn thiện nền chính trị dân chủ, Đài tiếp tục giữ vững thế liên minh vốn có.Điều đó đã giúp họ hùng mạnh cả về kinh tế lẫn quân sự, là một trong bốn con rồng châu Á, và sớm trở thành thế lực hải quân trong vùng.

Những ví dụ gần gũi trên cho thấy cách xử trí kinh điển về đồng minh, bao gồm cả yếu tố “đồng chí” ở mỗi bên. Họ không lấy hệ tư tưởng làm tâm điểm, mà là tình thế và vị thế. Họ không lấy “anh em” hay “láng giềng” làm chuẩn, mà là quyền lợi thiết thực và sự bảo an. Họ không “ghi vào tâm khảm” một sự biến lịch sử để co thủ, mà nhanh chóng thích ứng với hiện thực để bảo đảm hữu hiệu cho mình.


Trong khi đó, ở Việt Nam, sự cố bị bỏ rơi và nỗi e ngại quyền lợi riêng của đồng minh cứ ám thị không ít người. Gần đây, từ khi Hoa Kỳ xoay trục, nỗi ám ảnh đó lạiđược bổ sung bằng việc cho rằng chúng ta là bên thứ ba của cuộc chơi nước lớn, phải tránh bị lôi kéo để không trở thành nạn nhân.


3. Xác lập vị thế bên thứ ba bằng mong muốn hay thực tế?
Ý kiến cho rằng Việt Nam là bên thứ ba xuất phát từ tầm toàn cầu của vấn đề, là cuộcđua ngôi vị bá chủ giữa Hoa Kỳ và Hoa Lục. Xét về quyền lợi của riêng họ trong vị thế đó, đúng là Việt Nam ở ngoài cuộc. Nhưng xét giữa ta với từng siêu cường, và giữa ta với tương quan chung, thì không hẳn như vậy.

Với kết thúc của chiến tranh lạnh và do tương quan cụ thể với đồng minh, Hoa Kỳ đã rời khỏi Đông Nam Á qua việc đóng cửa căn cứ không quân Clark (1991) và căn cứ hải quân Subic (1992) ở Philippines. Nga cũng hành động tương tự ở Cam Ranh (1993)[1]. Cơmay bình yên của vùng dường như tiến triển thêm sau khi Tuyên bố về Ứng xửcủa các bên tại biển Nam Trung Hoa ra đời (2002).


Phần Việt Nam, sau khi rút khỏi Kampuchea (1989), đã bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (1991) và Hoa Kỳ (1995), gia nhập ASEAN (1995), củng cố nền hòa bình qua Hiệp ước Biên giới trên đất liền (1999), Hiệp định Phân định vịnh Bắc Bộ và Hiệp định Hợp tác Nghề cá (2000) ký với Trung Quốc. Nhưng chính từ khi hai hiệpđịnh sau có hiệu lực (2004), Hoa Lục khởi sự lối hành xử ngang tàng trên biển.


Ngày 08/01/2005, cảnh sát biển Trung Quốc xả súng vào tàu của ngư dân Thanh Hóa tại vùng đánh cá chung. Chín người chết, bảy người bị thương cùng tám người khác bịbắt về Hải Nam, mà theo họ, là kết quả từ hành động “ăn cướp có vũ trang nghiêm trọng trên biển” của ba tàu Việt Nam. Sự việc đã mở ra thời kỳ mới giữa hai nước: tranh chấp trên biển thay cho trên bộ.

Năm 2008, trong cuộc gặp vào những tháng đầu năm với Tư lệnh vùng Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Đô đốc Timothy Keating, giới chức tương nhiệm Hoa Lục đã bán chính thức đề nghị hai nước cùng chia đôi Thái Bình Dương[2].


Đến tháng Ba 2009, cục diện bắt đầu thay đổi từ sau vụ đối đầu Impeccable.
Tháng Năm 2009, Hoa Lục chính thức hóa trước thế giới về lãnh hải đường chín đoạn, bằng bản đồ đệ trình cho Liên hiệp quốc.


Tháng Ba 2010, Trung Quốc thông báo với Hoa Kỳ, xem “Nam Hải” là lợi ích cốt lõi. Đáp lại, tháng Bảy 2010, Ngoại trưởng Hillary Clinton loan báo tại Đối thoại Sangri-La, xem hòa bình, ổn định và tự do đi lại ở Biển Đông là lợi ích quốc gia.
Năm sau, trong vùng biển Việt Nam, tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 (26/05/2011) và tàu Viking II (09/06/2011).


Tháng Tám 2011, Trợ lý Ngoại trưởng Kurt Campbell nói Hoa Kỳ cần chuyển hướng, từ các thách thức ngắn hạn ở Trung Đông sang các quan ngại lâu dài ở châu Á – Thái Bình Dương. Đến ngày 11/10/2011, Hillary Cliton công bố bài viết Thế kỷ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ (America’s Pacific Century).

Tháng Mười một 2011, Tổng thống Barak Obama khẳng định châu Á – Thái Bình Dương là ưu tiên hàng đầu trong chính sách an ninh, cùng lúc với thỏa thuận triển khai 2.500 quân tại căn cứ Darwin, Australia.


Tháng Một 2012, Mỹ công bố chiến lược quốc phòng mới, giảm chi tiêu và chuyển hướng sang châu Á.
Tháng Sáu 2012, Việt Nam thông qua Luật Biển. Trung Quốc đáp lại bằng việc ồ ạt thực hiện các chương trình phát triển Tam Sa. Trước căng thẳng đó, tháng Bảy cùng năm, ASEAN bắt đầu “chính thức hóa” sự chia rẽ khi lần đầu tiên, hội nghị ngoại trưởng của khối không ra được tuyên bố chung do không thống nhất về vấn đề BiểnĐông.


Trung tuần tháng Mười một 2012, Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định xây dựng một cường quốc biển. Ngày 30/11/2012, tàu Bình Minh 02 lại bị tàu Trung Quốc cắt cáp.
Tháng Một 2013, Tổng thống Obama ký đạo luật chi tiêu quốc phòng của năm, có điều khoản thể hiện việc Hoa Kỳ từ bỏ lập trường trung lập trong tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư tại Đông Bắc Á.

Ngày 22/01/2013, Philippines loan báo kiện Trung Quốc ra Trọng tài Liên hiệp quốc vềtranh chấp biển. Trước đó, tháng Sáu 2012, bãi cạn Scarborough rơi vào tay nước lớn sau khi Philippines lỡ “mềm dẻo” mà tin vào kiểu đàm phán để áp đặt một chiều của Trung Quốc, tin vào lời hứa cùng rút lực lượng hai bên khỏi bãi, vốnđã căng thẳng từ khi họ đưa tàu vào hồi tháng Tư. Tháng Năm 2013, tiếp tục trả đũa vụ kiện, Trung Quốc đưa tàu chiến và hải giám vào bãi Second Thomas, nhưng chiếm đoạt bất thành.


Đầu tháng Sáu 2013, tại Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel loan báo chuyển sáu mươi phần trăm lực lượng hải quân và không quân về khu vực Thái Bình Dương. Hoa Kỳ căn bản hoàn chỉnh kế hoạch xoay trục.

Ngày 22/11/2013, Trung Quốc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông. Bốn ngày sau, Hoa Kỳ điều hai máy bay B52 xâm nhập vào đó.


Hạ tuần tháng Tư 2014, vài giờ trước khi Tổng thống Obama đặt chân đến Philippines (sau chặng dừng chân tại Nhật, Nam Hàn và Malaysia), quan chức Mỹ – Phi ký thỏa thuận an ninh mới, cho phép Mỹ sử dụng một số căn cứ quân sự hướng ra BiểnĐông.


Obama vừa rời khỏi châu Á, với các vị trí liên minh tối thiểu dọc biển Hoa Đông và Biển Đông đã chính thức hóa (Nhật – Phi – Úc) mà không có một quốc gia chủ yếu trong tranh chấp, sự vụ giàn khoan 981 xảy đến cho chính nước đó.

Tiến trình trên cho thấy Hoa Kỳ không phải là người khơi mào cuộc đấu hiện nay ởchâu Á – Thái Bình Dương. Ngoài điểm nóng Bắc Hàn và trách nhiệm với nước Nhật chịu sự giải giáp, họ đã triệt thoát khỏi Đông Nam Á. Nếu không vì thách thức mới, không hẳn họ lại muốn tốn hao nguồn lực cho nó khi đã hao mòn bởi sự can thiệp vào Afghanistan và Iraq, bởi cuộc chiến chống khủng bố, và đặc biệt, khiđịa vị kinh tế đã không còn như trước. Họ như một thế lực bên ngoài phảitrở thành người trong cuộc, mà mục đích can dự là để duy trì trật tự thế giớiđã có.

Còn Việt Nam, trong các xung đột liên quốc gia có tầm khu vực suốt mấy mươi năm qua, đã và vẫn là một bên chủ yếu. Chúng ta làngười trong cuộc tại chỗ,có quyền lợi trực tiếp trong tranh chấp, có mục tiêu đa dạng, cụ thểvà thiết thân hơn các thế lực bên ngoài. Chủ quyền bị đe dọa, tài nguyên bị xâm phạm, môi trường sinh sống ngàn đời của người dân ven biển bị thu hẹp đáng kể…, liệu ta có thể trở thành “bên thứ ba” để một “bên thứ hai” khácđối diện mà xử trí?


Trừ khi không xem quốc gia-dân tộc là tiên quyết mà vẫn cho rằng Trung Quốc thắng thếsẽ giúp chủ nghĩa xã hội vững mạnh, thì ở tầm toàn cầu, ai lãnh đạo thế giới chăng nữa, Việt Nam cũng không liên can. Vì dù Hoa Kỳ hay Hoa Lục, với thực tếlịch sử đã trải qua, người Việt biết rằng nước nhỏ cần uyển chuyển trước nước lớn để bảo đảm cho môi trường phát triển của mình.


Thếnhưng, sẽ có sự khác biệt hết sức lớn đối với Việt Nam khi một trong hai quốc gia này chi phối trật tự thế giới. Phần Hoa Kỳ, với cựu thù, họ không đối nghịch về lãnh thổ hay chủ quyền biển. Phần Trung Hoa, với người bạn hữu hảo, ngoài vấn đề lãnh thổ trên bộ đã im ắng, nay họ đang manh tâm cướp đoạt biểnđảo. Trừ khi từ bỏ ý đồ thống lĩnh hoặc chiếm lĩnh xa bờ, nhà Hán của thế kỷXXI sẽ không bao giờ ngừng việc khuất phục đồng chí phương Nam, như là điều kiện tiên quyết để thực hiện chiến lược biển của mình. Như vậy, ngay từ những bước đầu tiên của cuộc tranh đua hải dương, biểu hiện quan trọng nhất của tranhđua toàn cầu Mỹ – Trung, liệu ta có thể là kẻ vô can không?


Nếu chặt khúc toàn cục để lấy cái ngọn, tức sự cạnh tranh ngôi vị toàn cầu, thì chúng ta là người bên ngoài. Nhưng khi xét trong tiến trình tổng thể, từ điểm xuất phát, thì rõ ràng ta đứng bên trong. Thậm chí, cho dù chỉ xét cái kết cục tận cùng, giả định rằng Hoa Lục sẽ bá chủ, thì trên con đường đi đến đó, chủquyền của Việt Nam đã bị họ bước qua để đi tiếp. Và tại thời điểm lên ngôi của họ, Việt Nam hoặc phải tự tay dâng lấy toàn bộ biển đảo và độc lập của mình, chịu sự đồng hóa, hoặc phải đối diện với những “trừng phạt” trực tiếp và tàn khốc.

Nhưng dù chưa tính đến viễn cảnh đó, thì với tương quan Việt – Trung trong bối cảnh hải dương khu vực và thế giới, có đưa yếu tố Mỹ vào hay không cũng không thayđổi được thực tế là Việt Nam đương nhiên ở vào thế đối nghịch với Trung Quốc, trừ khi nước nhỏ có ý tưởng phục tùng.


Với tương quan Mỹ – Trung, trong cuộc đấu ngôi vị thế giới, có đưa yếu tố Việt vào hay không cũng thay đổi được thực tế là phương Nam nằm trong số những đối tượng chính yếu mà phương Bắc phải khuất phục để xác quyết vị thế toàn cầu mới.


Nhưthế, giống như trường hợp vai trò đúng của nội lực bị viện dẫn sai trong tương quan với ngoại lực, ý kiến về bên thứ ba xuất phát từ sự thật cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung để kết luận “giả tưởng” rằng chúng ta chỉ là người bên ngoài.

4. Các bên thứ ba tương tự giúp gì được cho bên thứ ba Việt Nam?
Sau khi Việt Nam và Indonesia nối tiếp nhau giữ ghế chủ tịch khối Đông Nam Á, Hoa Kỳbắt đầu có những bước đi cụ thể nhằm chuyển hướng quân sự. Từ thời điểm đó, không hẹn mà gặp, các nước có chung nền “văn minh lúa nước” bèn quay về lo cho mảnh ruộng, ao làng bình yên của mình, thay vì cho biển lớn đang dậy sóng.


Kampuchea công khai ủng hộ Trung Quốc trong tranh chấp.
Lào chăm chút cho các đập thủy điện trên dòng Mekong, vốn có thể gây hại lớn nhất cho đồng minh truyền thống của mình.
Malaysia nay hòa hoãn hơn nhiều, thậm chí còn thẳng thừng “Kẻ thù của quý vị không có nghĩa là kẻ thù của chúng tôi”,trong khi trước đó còn kêu gọi ASEAN đoàn kết trong tranh chấp.


Singapore luôn kêu gọi Mỹ quay lại vùng nhưng tự mình không đóng vai trò tích cực hơn trong khối, thậm chí khó chịu với Philippines khi nước này kiện Trung Quốc ra toàn quốc tế.
Thailand và Myanmar không cần lo toan với vị trí cách xa Biển Đông. Brunei không phải toan tính với một mẩu biển lọt giữa Malaysia.
Indonesia là quốc gia biển không có mặt trong tranh chấp và giữ thế lớn nhất trong tiểu vùng, thì cần giữ thái độ không nghiêng về ai để còn làm trung gian giữa các bên.

Việt Nam, dù là một bên tranh chấp chính nhưng luôn kiên trì con đường riêng với bên kia.
Còn lại mỗi Philippines, không từ bỏ giải pháp chính trị nhưng tiến hành đồng thời cảbiện pháp pháp lý lẫn xúc tiến liên minh quân sự.


Trước sự tích cực hơn của Mỹ, thay vì tiếp tục giữ thế tiến công ngoại giao trong hai năm 2010 và 2011 để hợp lực, hầu hết các nước ASEAN dường như đều “nhận ra” chỗ đứng bên ngoài của mình trong bàn cờ chiến lược Mỹ – Trung. Nhưng cách nghĩ đó là tiếp cận rất tai hại cho ASEAN, cho các nước trong tranh chấp Biển Đông và cho Việt Nam.


Việt Nam thấy rằng mình là bên thứ ba, muốn đứng ngoài những gì được cho là không liên quan đến lợi ích của mình, sao trách được Kampuchea khi họ hoàn toàn là người ngoài cuộc trong tranh chấp Việt – Trung, sao trách được họ đã chọn lấy nước lớn, vì với bên thứ ba, hà cớ gì phải chọn bên yếu hơn để mình mất đi lợi ích mà còn rước họa vào thân?


Việt Nam xem mình là bên thứ ba, sao tránh được Singapore, Malaysia, Indonesia sẽ là người ngoài cuộc khi mà tranh chấp ở bắc và trung phần Biển Đông là của người khác, còn mình đã ở vị trí luôn được đồng minh bảo đảm an ninh, nhờ tuyến lưu thông qua các eo Malacca, Sunda và Lombok.

Các nước ASEAN khác cũng có quyền lợi riêng tương tự, tùy vị thế của họ, mà với tưcách bên thứ ba, Việt Nam không thể trông mong nhiều.


Trong khi hối thúc Mỹ nhập cuộc thì trừ Philippines, các nước ASEAN, kể cả Việt Nam, lại từng bước biến mình thành người ngoài cuộc trước bối cảnh của khu vực và của chính mình, bằng những động thái thiếu thực chất. Trước vai trò không thểné tránh của cường quốc, họ nuôi hy vọng chuyển gánh nặng sang Hoa Kỳ, còn mình trở thành bên thứ ba, đi dây để hưởng lợi.

Nhưng, không giống các nước trong khu vực, Việt Nam vừa rất khác về quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ, vừa sử dụng một chiến lược chú trọng chiều rộng ngoại giao, thiếu chiều sâu chính trị và quân sự trong tương quan với bên ngoài, nên khó mà hưởng lợi tương tự như họ.


Đối với Mỹ, nếu Việt Nam cho rằng mình đứng ngoài chuyển biến chiến lược chung, và cũng muốn họ thuần túy là bên thứ ba trong vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc để giữsự hòa hiếu với phương Bắc, thì Hoa Kỳ sao phải cố xem mình như người trong cuộc? Và theo đó, họ đương nhiên chỉ cần can dự một cách tối thiểu về ngoại giao vì cho dù trên toàn cục, nhắm đến tự do hàng hải và kiềm chế đối thủ, thì với những tranh chấp cục bộ mà mình không có liên hệ đồng minh, họ cũng phải giữ sự hòa hoãn cho riêng mình khi còn có thể.

Thếgiới ngày nay đầy những ràng buộc, và chúng đều tác động đến quyền lợi và an ninh của từng quốc gia liên quan, tùy theo mức độ liên hệ. Nên dù có cố dựa vào cái lợi ích và an ninh chung để thủ lợi cho mình, thì cũng sẽ chẳng ai hy sinh quyền lợi và an ninh của họ để nhập cuộc nếu bản thân người trong cuộc mà còn không dám vào cuộc.


Cái nhận thức kiểu trục lợi của nhiều nước ASEAN và Việt Nam là một vấn đề có hai khía cạnh. Một mặt, họ muốn biến nhân tố bên ngoài thành nhân tố bên trong nhưng lại chuyển nhân tố bên trong thành nhân tố bên ngoài. Điều đó hoàn toàn bất khả, vì vị thế trong hay ngoài, ngoài thế và lực, còn gắn liền với vịtrí của mỗi đối tượng: cái có vị trí bên ngoài có thể mang vị thế bên trong, nhưng cái tại chỗ không thể dời khỏi vị trí ấy để thành cái bên ngoài. Mặt khác, dù muốn người ngoài cuộc giữ vị thế trong cuộc nhưng họ lại muốn kẻ đấy đứng ở bên ngoài chứ không có vị trí tại chỗ. Mà vị trí ấy, ngoài sựhiện diện về chính trị, kinh tế, còn phải đứng chân quân sự tại khu vực, tức có sự liên minh cơ hữu và hiện diện thường trực hay bán thường trực của đồng minh.

Nhưvậy, cũng giống trường hợp nội lực và ngoại lực, quan niệm rạch ròi về bên thứba nhằm tách khỏi thời cuộc mà mình vốn dĩ đã ít nhiều liên đới, là không thấy được sự hàm chứa vị trí của nhau giữa các bên trong từng quan hệ và tổng thể quan hệ, không thấy sự chuyển hóa giữa trong và ngoài, tại chỗ và từ xa, bên này và bên kia, để hợp lực và củng cố vị thế cho chính mình và cho các bên có cùng lợi ích.


Quan niệm đó không những làm giảm hiệu năng đương cự của cả các chủ thể trong khu vực lẫn từ bên ngoài, vừa có thể được vận dụng để thúc đẩy chủ trương song phương mà phương Bắc kiên trì với từng nước nhỏ phía nam.


Vì quyền lợi, các nước ít nhiều liên quan đều tìm cách xác lập vị trí bên thứ ba, xem như cách để bảo toàn và thăng tiến nó. Nhưng kỳ thực, vai trò ngoài cuộc ảođó lại là yếu tố phá hoại chính quyền lợi mà họ muốn bảo vệ.


Nhưng dù sao, đến đây, lại liên quan đến quyền lợi, hẳn có người vẫn chưa dứt được boăn khoăn về nó trong quan hệ đồng minh.


5. Quyền lợi trong quan hệ đồng minh ra sao? (2)

Quyền lợi của mỗi quốc gia và liên quốc gia không phải là cái bất biến và phi thời gian. Tùy theo giai đoạn lịch sử, bối cảnh địa-chính trịvà vị thế của mỗi nước mà các quyền lợi ấy sẽ biến chuyển. Do vậy, đồng minh là quan hệ luôn tồn tại cùng lịch sử loài người, nhưng các quan hệ đồng minh cụthể lại là cái luôn thay đổi, dù ít hay nhiều, dù mau hay chậm, tạo nên sự đa dạng của loại liên hệ này.


Xem quyền lợi của mình nằm ngoài tổng thể quyền lợi chung của đồng minh (đã định hình hay tiềm tàng) đã là sai lầm. Lấy quyền lợi ấy làm cái bất di bất dịch mà các quốc gia đồng minh phải đáp ứng đầy đủ và dưới mọi hoàn cảnh, thì càng sai lầm hơn. Bởi, vấn đề không phải ở việc cố định một lần về quyền lợi vàđồng minh, mà là hòa hợp các quyền lợi đó trong thế linh hoạt của mình trước các tình thế chiến lược ở mỗi thời đoạn lịch sử, để phục vụ cho một quyền lợi tối thượng, là sự tồn vong của dân tộc.

Các trường hợp trong thế chiến thứ II, trường hợp Trung Quốc trong tương quan với Liên Xô và Mỹ, trường hợp Đài Loan trong quan hệ với Hoa Lục và Hoa Kỳ, chính là sự hòa hợp và linh hoạt đó. Các trường hợp gần gũi khác cũng vậy.


Ở thếkỷ trước, trong bối cảnh “bóng ma cộng sản” đang lan tràn, các nước Đông Nam Áđã lập tức liên kết với nhau và liên minh chặt chẽ với Hoa Kỳ để ngăn chặn. Đến khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc, họ lại công khai hất cẳng Mỹ khỏi khu vực. Thậm chí, khi nổi lên bốn con rồng châu Á, trên khắp Đông Nam và Đông Bắc Á đã xuất hiện tâm lý bài phương Tây, đề cao các giá trị châu Á với xu hướng gắn kết với Trung Hoa.

Cùng thời kỳ, ngay cả đối với nước Nhật, cũng đã có ý kiến cho rằng sẽ hình thành một khối liên kết với Trung Quốc để đối trọng với Mỹ và châu Âu. Trên thực tế,đã có những xê dịch đầu tiên cho điều ấy khi quốc gia Tây phương Đông Bắc Á này khởi động tiến trình thoát khỏi các căn cứ quân sự Mỹ, mà cho đến chính phủtiền nhiệm của Shinzo Abe vẫn còn loay hoay toan tính.

Ấy thếmà, vào lúc này, Singapore, quốc gia Đông Nam Á từng ồn ào nhất về giá trị của châu lục và hô hào nhiều nhất cho một tiểu vùng không có Mỹ, lại là nước sớm nhất và không ngớt lời, không nhỏ lời kêu gọi “đế quốc” quay lại, đồng thời chấp nhận những đợt lưu trú không thường xuyên và bán chính thức của lực lượng Hoa Kỳ, để ngăn ngừa từ xa và từ sớm người bạn ít nhiều cùng chủng tộc và mới ngày nào còn cùng chung giá trị.


Phải chăng họ kêu gọi Hoa Kỳ quay lại mà không biết rằng sẽ có những tác động chính trị, xã hội cho đất nước mình? Phải chăng Nước Mỹ quay lại mà không biết rằng họ đã từng hất mình đi khi xong việc?

Rồi thêm, giới nắm quyền ở Phnom Penh hiện nay quay lưng lại đồng minh mà họ hàm ơn việc thoát khỏi nạn diệt chủng, để đi với đồng minh mới – vốn là kẻ đầu trò từng đẩy đất nước vào cảnh gần như diệt vong – chẳng phải là kẻ xa lạ hay các thế hệ sau, mà cũng chính là những con người của cuối thập niên 1970 nặng tình với Việt Nam.


Xung quanh là thế. Chỉ có Việt Nam, đứng trước kẻ đe dọa “trực tiếp và nguy hiểm nhất” đối với chủ quyền biển, trong tình thế cấp bách, là cứ mãi tính toán cho trọn vẹn, tròn trịa mọi thứ quyền lợi, kể cả những cái hoàn toàn nằm ngoài phạm trù quốc gia-dân tộc.


Khi đặt quyền lợi trong quan hệ đồng minh, mấu chốt không phải là tiêu chí về một sựbảo đảm hoàn hảo cho nó suốt cả quá khứ, hiện tại, tương lai, và bất biến trong mọi tình huống, là điều chỉ có trong bối cảnh tương tự như điều kiện lý tưởng của môi trường thực nghiệm khoa học tự nhiên; mà cốt yếu là quyền lợi đó nhưthế nào và được xét ra sao, trong từng bối cảnh lịch sử-cụ thể. Theo đó, có hai vấn đề cần giải quyết:


- Đâu là quyền lợi quyết định trong số những quyền lợi có chung với các bên tương tác, để từ đó xác định đồng minh: có xác lập đồng minh hay không và những đồng minh nào là khả dĩ, loại đồng minh nào đi với đối tác nào…

- Theo diễn biến lịch sử và chiến lược, quyền lợi riêng và quyền lợi chung sẽ biến chuyển như thế nào, từ đó mà thẩm định (các) liên hệ đồng minh đã có và hướng xử trí tiếp theo: tách đồng minh cũ, tạo đồng minh mới (hoặc không), hay thay đổi nội dung, hình thức của liên kết đã có và sẽ có.

Nhưvậy, ở tầm chiến lược, đối diện với bất kỳ quốc gia nào cũng không thể nhận thức quan hệ đối tác hay đồng minh bằng câu chữ tuyên truyền hoặc khái niệm đạođức[3]. Cũng không phải tạo lập đồng minh là thụ động, để đồng minh quyết định thu nhận và sắp đặt quan hệ cho mình, càng không phải là dựa dẫm một chiều để phải nơm nớp lo đến ngày mình sẽ bị bỏ rơi hay bỏ rơi người khác. Ngược lại, chính mình phải chủ động xác lập và điều chỉnh các quan hệ đối tác vàđồng minh trên cơ sở tương thích quyền lợi và điều kiện lịch sử.Do sự tương thích và điều kiện đó, nên đồng thời, liên hệ đồng minh cũng không phải là cái chủ quan, muốn có hay muốn không mà được, không phải là cái muốnđeo bám thì đeo, muốn bỏ rơi thì bỏ.


Mộtđồng minh trên cơ sở địa lý hay dân tộc, thể chế hay quân sự, một khi đã không muốn giữ tương tác như giữa các đối tác bình đẳng, mà chuyển thành quan hệ giữa người khuất phục và kẻ bị khuất phục, thì phía yếu hơn chỉ có một con đường đểtránh họa nô lệ, là từ vị thế của mình mà xác lập các quan hệ ngoại biên khác nhằm đương cự lại, chứ không thể viện dẫn tình nghĩa quá khứ hay chính nghĩa cao đẹp mà giữ được độc lập và chủ quyền. Lịch sử các dân tộc không hề thiếu dẫn chứng về sự xoay chuyển này.


Đồng thời, một bên của liên minh cơ hữu hay đồng minh giá trị, khi vẫn có chung quyền lợi, chung các giá trị thực chất, và vẫn giữ vị thế mà tương tác chung cần đến, thì đối tác của nó, dù lớn mạnh hơn cũng không thể rời bỏ. Trở lại các ví dụ gần gũi, ta sẽ thấy.


So với tiềm năng khổng lồ của Hoa Lục, Đài Loan không là gì, vậy sao Hoa Kỳ không buông hẳn để đổi lấy niềm tin chiến lược của đối tác lớn về sự chân thành đối với chính sách một nước Trung Hoa? Vào năm 1979, khi căng thẳng chiến tranh lạnh lên cao do sự can dự của Liên Xô vào nội tình Afghanistan, trong hoàn cảnh cần định hình một mặt trận thống nhất giữa Hoa Kỳ, Tây Âu, Nhật Bản và Trung Quốc để chống lại, nước Mỹ vẫn đi trước một bước để giữ vững cam kết đồng minh với Đài Loan. Tháng Tư 1979, Đạo luật Quan hệ với Đài Loan (Taiwan Relations Act) có hiệu lực, nhìn nhận quan hệ thực tế với Đài cùng với các điều khoản nhằm giúp nơi này tăng cường năng lực tự vệ, đồng thời cho phép can thiệp quân sự nếu hòn đảo bị tấn công.


So quan hệ tay ba Mỹ – Trung – Nhật trên bình diện chung hay trong tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, cũng tương tự như thế.

Cái mà Hoa Kỳ không thể buông rơi quan hệ đồng minh với Đài Loan và Nhật Bản không phải chỉ là vị trí địa lý của họ. Nhìn sang Myanmar để so thì điều đấy quá rõ. Nước này có vị trí quan trọng với cả Trung Quốc, Ấn Độ và Hoa Kỳ, lẫn với các nước Đông Nam Á giáp giới, nhưng không vì thế mà Mỹ muốn có họ bằng mọi giá. Chỉ sau khi Naypyidaw có những bước đi vững chắc từ bỏ nền độc tài quân sự, quan hệ thân thiện hơn mới được xác lập.


Từ đó có thể thấy, dù là nước nhỏ và yếu hơn trong quan hệ đồng minh hay trong thếtrận chiến lược, thì vấn đề là ở chỗ nước đó như thế nào và có gì để đồng minh hay đối tác phải giữ lấy, chứ không phải chỉ tìm kiếm sự an toàn (đối với mối đe dọa và với nguy cơ bị bỏ rơi) bằng cách cho rằng mình có thể nằm ngoài quan hệ và thế trận ấy mà “khai thác” nó cho lợi ích riêng.

6. Tránh né quan hệ đồng minh, được gì?

Dù không muốn tạo quan hệ đồng minh, có đúng là Hà Nội chủ trương “trung lập” bằng chính sách “ba không”?
Không kể lịch sử từ năm 1954 đến khi khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã, không kểHội nghị Thành Đô năm 1990 mở ra một giai đoạn đồng minh mới với phương Bắc, Việt Nam hiện nay cũng chưa bao giờ ngừng theo đuổi chính sách liên kết, ngấm ngầm và có chọn lọc.

Trướcđe dọa ẩn tàng về một vùng biển bị xâu xé khi các thế lực dồn về Biển Đông đểngăn chặn Trung Quốc, Hà Nội đã chủ động, đi trước, nhằm xoay chuyển chính tình thế đó theo hướng có lợi. Đồng thời với việc đẩy mạnh giao lưu với hải quân các nước tại các hải cảng của mình, Việt Nam cũng tăng cường chia sẻ nguồn lực biển với các quốc gia thân hữu để họ hiện diện tại Biển Đông. Đây là đối sách sáng tạo và đúng đắn, chỉ có điều, với mặt thứ nhất, đó chỉ là những liên hệ phi quân sự và thuần túy về chiều rộng; với mặt thứ hai, đã nhầm lẫn đối tượng đểhướng đến, bởi vẫn đứng trên sự lựa chọn cảm tính.


Trọng tâm đầu tiên của Hà Nội là New Delhi, vốn là người bạn luôn dành ủng hộ cho Việt Nam trong thời chiến cũng như thời bình, và cũng là một bên xung khắc trên bộ với Trung Quốc, nay lại bị đe dọa lấn sân ở Ấn Độ Dương. Trong tương lai, việc Ấn Độ khai triển đối ứng tại vùng biển phía nam của Hoa Lục là khả dĩ. Và chính Việt Nam đã thúc đẩy điều đó bằng việc liên tục đưa ra các đề nghị thăm dò, khai thác dầu khí. Hà Nội muốn đặt quyền lợi kinh tế vào tay New Delhi đểhọ phải bảo vệ nó, qua đó mà can dự sâu hơn vào vùng biển này. Xa hơn một bước, Việt Nam đã mời hải quânẤn “ướm chân” tại vịnh Nha Trang[4], nơi mà cho đến gần đây, không một tàu quân sự của quốc gia nào khác được tiếp cận[5].

Dù vậy, ngoài những tuyên bố mang tính ngoại giao như các đối tác khác về tự do hàng hải và an ninh khu vực, phía Ấn cũng công khai rõ về giới hạn vai trò của mình. Tại Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 20 năm Quan hệ Đối thoại ASEAN – Ấn Độ ở New Delhi (20-21/12/2012), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi nước chủ nhà hậu thuẫn ASEAN trong vấn đề Biển Đông, nhưng Ngoại trưởng Ấn Salman Khurshid lại cho rằng chủ quyền phải được giải quyết giữa các nước tranh chấp. Trước đó, trong cuộc họp báo vào tháng Tám 2012, Tư lệnh hải quân Ấn, Đô đốc Nirmal Verma cho biết, dù có sự tái cân bằng chiến lược của Hoa Kỳ cùng với việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh và quyếtđoán hơn trên biển, lợi ích hải dương của Ấn Độ vẫn ở khu vực từ eo Malacca đến Vùng Vịnh, kéo dài xuống mũi Hảo Vọng. Ông nói thêm, Ấn sẽ không tích cực triển khai quân sự ở Biển Đông, đồng thời cho rằng dù có tranh cãi, các bên ở vùng biển này vẫn phải bảo đảm cho thông thương quốc tế.

Không phải New Delhi co thủ, mà là Hà Nội đã tính toán quá đà. Các nhà làm chiến lược của Việt Nam muốn “đi tắt đón đầu”, “đốt cháy giai đoạn” trong khi chưa phải lúc để Ấn Độ trực tiếp can thiệp ở vùng biển Đông Nam Á. Họ vẫn đang theo đúng“lịch trình” hữu dụng, là trước mắt, cần tập trung cho khu vực vịnh Bengal và biển Andaman như là chiến lược hữu hiệu để chốt chặn mộtđầu Biển Đông, ở nơi vừa cách không xa Malacca, vừa trực diện với kênh Kra dựphóng. Đối sách này còn là sự phân bố lực lượng hợp lý khi mà ngoài 60 phần trăm hải quân Mỹ sẽ tập trung cho châu Á-Thái Bình Dương, vùng biển Đông Bắc Á và Đông Nam Á lại có một trục liên hoàn Nhật – Phi – Úc, trong khi tại Ấn ĐộDương, ngoài lực lượng Mỹ có thể sẽ giảm bớt, chỉ có hải quân Ấn thường trực.


Đối với Nga, Việt Nam cũng có sai lầm tương tự. Con át chủ bài Cam Ranh luôn được bắn tin là rộng cửa mở cho Nga. Sau khi thông qua Luật Biển (21/06/2012) và tình hình căng thẳng quanh “Tam Sa”, trong chuyến thăm đồng minh khắng khít một thời (26-30/07/2012), Chủ tịch Trương Tấn Sang đã mở lời vềCam Ranh, cùng với khẳngđịnh thuận lợi của Tổng tham mưu trưởng Hải quân Nga. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga đã lập tức bác bỏ khả năng này.

Nga đã giữ im lặng trong lúc Biển Đông sôi động nhiều năm qua. Lần đầu lên tiếng của họ lại là quan điểm có lợi cho sự tự tung tự tác của Trung Quốc dưới chiêu bài quen thuộc của giới ủng hộ sự độc tài quốc gia và quốc tế: chống can thiệp. Khi tình hình Scarborough đang căng thẳng, ngày 20/05/2012, Đại sứ Nga tại Philippines, Nikolay Kudashev, nói rằng lập trường chính thức của nước ông là phản đối can thiệp của nước ngoài vào Biển Đông, vì đó là chuyện nội bộ của các nước có tranh chấp mà cả Mỹvà Nga đều không liên quan. Lần thứ hai lên tiếng của họ là mới đây, sau khi Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Ấn Độ, Philippines… đều ít nhiều chỉ trích Trung Quốc trong vụ đưa giàn khoan vào thềm lục địa Việt Nam, thì duy nhất một lần vào ngày 16/05/2014, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga mới cất tiếng, thể hiện tháiđộ tuyệt đốiđứng ngoài, theo công thức ngắn gọn có sẵn, kêu gọi kiềm chế và hy vọng hai bên đàm phán hòa bình.


Khách quan mà nói, về mặt chiến lược và lợi ích quốc gia, Nga không sai, mà là Việt Nam đã lượng định không đúng. Trong khi điều tiên quyết đối với Moscow trước khi có thể chuyển hướng, là củng cố và giành lại không gian hậu Xô Viết trong chừng mực có thể, thì Hà Nội lại muốn họ quay về Đông Nam Á. Nước Nga thời Putin chỉtận dụng thế mạnh dầu khí và vũ khí nhằm lấy lại vị thế về kinh tế và chính trịphục vụ cho mục tiêu vừa nói. Họ hiện là thế lực duy nhất trên thế giới vừa là“lái dầu” vừa là “lái súng” tầm cỡ. Với họ, Việt Nam cũng chỉ là một bên hợp tác về dầu khí và là khách hàng lớn về vũ khí, như mọi đối tác loại này của họ,kể cả Trung Quốc. Nên với hai bên tranh chấp, họ có thể hữu nghị và nhận tiền mua bán từ cả hai, mà không thể nào “thiên vị” cho một bên. Đó là chưa kể,Trung Quốc là đối tác có vị thế và tiềm lực mà họ cần đến, nhiều hơn là điều tương tự có ở đối tác nhỏ hơn[6]. Vậy mà nước Việt đương thời vẫn mãi lấy tiêu chí “thủy chung” để hy vọng vào một thế lực thân Việt Nam nhất hiện diện ở Biển Đông, vừa để kiềm chế Hoa Lục vừađể cân bằng với Hoa Kỳ[7].


Tất nhiên, về chiến thuật ngoại giao, Hà Nội nói rằng tàu của thân hữu vào Nha Trang hay Cam Ranh để thăm hữu nghị hay nhận dịch vụ hậu cần. Nhưng về toan tính chiến lược, khoảng cách giữa căn cứ sửa chữa quân sự và căn cứ quân sự chẳng có gì xa xôi, vấn đề chỉ là có đi đến nhất trí và đạt được thỏa thuận đằng sau những ngôn từ ngoại giao hay không. Với Ấn và Nga, lời đáp từ phía họ là không.


Việc nhắm đến Ấn và Nga không phải chỉ vì những tương đồng dễ thấy, mà còn bởi đây là những thay thế sáng giá nhất cho Nhật và Mỹ, là những đối tác sẵn lòng tạo thế liên minh hơn.


Đối với Nhật, truyền thống cương cường, sự hào phóng, nhanh nhạy, chủ động hỗ trợ nước nhỏ, cùng với vị trí địa lý rất thuận lợi khi cơ động vào vùng biển Đông Nam Á, chỉ thua Ấn ở mỗi nền quốc phòng còn bị ràng buộc bởi một hiến pháp thuần phòng vệ (mà thực tế đang tiến đến tháo gỡ), cũng không khiến Hà Nội đặt nặng hơn Ấn.

Khi so với Nga, Hoa Kỳ cũng tương tự vậy, trong khi đây là quốc gia duy nhất đủsức và sẵn sàng đối trọng, điều phối các liên hệ đa quốc nhắm vào các thách thức quốc tế. Họ đương nhiên không phải là đối tác duy nhất trong chiến lược kiềm chế tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc, nhưng là đối tác khảdụng nhất và quyết định nhất.


Lẩn tránh đồng minh khả thi để theo đuổi đồng minh bất khả thi là thực chất và đíchđến của chiến lược phi liên kết của Việt Nam.

Chối bỏquan hệ đồng minh trên lý thuyết nhưng thực tế lại huy động và trông chờ sự can dự rộng rãi, cũng như vận động sự hiện diện có chọn lọc của các thế lực khác, là đối sách mà Hà Nội cho là hữu hiệu nhất. Nó vừa tránh công khai liên kết đểkhông kinh động đến Bắc Kinh, vừa bảo toàn được các quyền lợi “ý thức hệ”, vừa có được các liên hệ rộng cho sự ủng hộ ngoại giao, vừa tạo quan hệ thực chất với những đối tác đặc biệt riêng có để nhận sự hậu thuẫn chính trị và quân sự,vừa tranh thủ được thời gian để tăng cường thực lực.


Trong số đó, chỉ có mục tiêu về các quyền lợi phi quốc gia-dân tộc là đạt được. Ngoài ra, tất cả đều dừng lại ở mức chung chung (đối với bên ngoài) hoặc chưa thể đạt mức cần thiết (đối với thế và lực bên trong).


Mục tiêu kiềm chế Trung Quốc đã không đạt được, ngoài khoảng thời gian 2012-2013 có sự êm thắm tạm thời. Nhưng thật ra, đó cũng là hai năm mà Bắc Kinh triển khai thành công đối sách phân hóa ASEAN, và cũng thành công khi đẩy Hà Nội sâu vào thế tự tin, cả trong quan hệ với Trung Quốc[8] lẫn trong chính sách “phi liên kết”. Phần mình, họ không ngây thơ tin vào chủtrương “trung hòa” giữa các thế lực của Hà Nội.


Mục tiêu nhắm đến các quốc gia thân hữu đã không đạt được, ngoài sự lên tiếng hết sức chừng mực.


Mục tiêu đối với các đối tác chiến lược đủ loại khác cũng đã không đạt được, ngoài những tiếng nói ngoại giao đề cập đến khía cạnh có liên quan đến trật tự toàn cầu.

Kết quả:

- Đối với Việt Nam, khi vô sự là những giao dịch tiền bạc và ca tụng ngoại giao, khi hữu sự là sự cô độc về lực lượng và hành động.

- Các ngỏ quan trọng quanh rìa đông nam biển Đông Nam Á đã được “đón lỏng”, từ sựquyết đoán trong thế liên minh của các quốc gia. Ngoài Nhật Bản ở rìa cực bắc, quay mặt vào Biển Đông và dễ tiếp cận Hoàng Sa, Trường Sa là chuỗi các căn cứhải quân và không quân tại Philippines, nay đã được trao quyền sử dụng cho Hoa Kỳ. Cực nam là các cơ sở quân sự tại Úc, đất nước đang ngày càng ra mặt ủng hộ đồng minh. Tây nam là eo Malacca mà cả Hoa Kỳ và Ấn Độ đều không bao giờ sao nhãng. Cực tây là chuỗi căn cứ của Ấn tại hai quần đảo Andaman và Nicobar.


- Không kể phần dọc theo Trung Quốc, rìa tây Biển Đông, đồng thời cũng là mạn đông kéo dài suốt Việt Nam, là vùng duy nhất hở sườn, mà Hải Dương 981 và Nam Hải 9 đang giúp phô bày.


- Mối liên kết đa quốc ở rìa đông nam Biển Đông vừa đủ khả năng tập hợp thêm lực lượng mà cũng đủ sức bảo vệ sự thông thương, khi cần. Sự phi liên kết ở rìa tây thì đang trực diện với nguy cơ bị cướp đoạt tài nguyên và ngư trường, mà chính quyền sở tại không thể bảo đảm điều tối thiểu là sự an toàn sinh kế của người dân nước mình.


Rõ ràng, trong đối sách với phương Bắc, thực tế đã hiển hiện: chần chừ chỉ có chết.

7. Chần chừ chỉ có chết: lời kết không cần đặt dấu hỏi



Tất nhiên, tới đây, Việt Nam vẫn cần thực hiện các đối sách một cách khôn khéo, nhưng điều đó không thể theo lối cũ được nữa.
Trong những ngày này, Hà Nội đã nhanh chóng thể hiện chiều hướng liên kết với Manila, cũng như có động thái mới với Washington. Nhưng định hướng ấy cần tiếp tục đi vào chiều sâu và thực tế, chứ không thể dừng lại ở mức dùng quan hệ với Hoa Kỳvà các quốc gia có thể liên minh khác như một phương tiện để giữ lấy quan hệ đồng chí với Hoa Lục.


Với nước lớn, không bao giờ muộn khi có thêm đồng minh. Nhưng với nước nhỏ, sẽ quá muộn khi các ưu thế tuột vào tay người khác, trong khi nó có thể đã là thế và lực mới của mình nếu không chần chừ.
Thờiđiểm mà Hà Nội không còn thể đi dây hữu hiệu nữa, nay đã đến.
Thờiđiểm của cục diện Philippines có thể sẽ đến khi họ nổi lên như tác nhân chính thay cho Việt Nam, bởi họ vừa là bên chủ động pháp lý kiện Trung Quốc, vừa là nhân tố quân sự tích cực trong kế hoạch cân bằng chiến lược, vừa là chủ thểchính trị đi đầu, dứt khoát và mạnh mẽ đấu tranh với các hành động thay đổi nguyên trạng Trường Sa từ phương Bắc. Với vai trò đó, sự hậu thuẫn của đồng minh và quốc tế sẽ tập trung cho họ.


Thờiđiểm mà Đài Loan xác quyết vị thế của mình trong tranh chấp có thể sẽ đến nếu họ được sự ủng hộ để trở thành một bên của tiến trình COC.


Thờiđiểm mà Hoàng Sa và Trường Sa, với tư cách yếu tố độc lập tương đối, chi phối lại các chủ thể tranh chấp cũng đang đến khi Trung Quốc đẩy mạnh phát triển“Tam Sa” và (có thể) hải đảo hóa những nơi đã cưỡng đoạt ở Trường Sa.

Trong viễn cảnh đó, nếu Việt Nam tiếp tục thụ động với những chủ trương như hiện nay, thì khả năng Biển Đông bị xâu xé cũng sẽ đến, vì thế giới sẽ không để Trung Quốc độc chiếm vùng biển này. Khi ấy, Hà Nội khó mà lại chuyển hung thành kiếtđược nữa. Một khi các liên minh trong vùng chính thức định hình và hiện diệnđầy đủ ở những điểm xung yếu mà không có Việt Nam, với những trải nghiệm trong quan hệ với Hà Nội, có phần chắc các nước này cũng sẽ buông đầu dây phía họ,như Bắc Kinh đã vừa buông.

Trước việc Bắc Kinh dùng hệ thống giàn khoan làm công cụ xâm lược biển, duyên hải phía đông đang phơi ra như một khoảng trống quân sự mà Việt Nam sẽ không thể tựmình lấp đầy. Hà Nội không nên hy vọng rằng việc tập trung của các thế lực khácở những nơi khác quanh Biển Đông sẽ khiến Hoa Lục quay sang đối phó, từ đó mà xuống thang với láng giềng phương Nam. Thực tế trước nay là, dù vẫn đối ứng với thế lực lớn, họ sẽ lấy những thế lực nhỏ, yếu làm mục tiêu hàng đầu.

Để hóa giải sự thất thế đó, kiện ra tòa án quốc tế, một khi Hoa Lục không thừa nhận, sẽ vô hiệu đối với họ. Nhưng cũng chính vì thế, giải pháp pháp lý này trở thành một giải pháp chính trị và ngoại giao hữu hiệu mà Hà Nội không nên chần chừ,thay vì việc chọn tâm điểm là sự vận độngngoại giaotràn lan, thiếu hiệu quả.

Giải pháp chính trị hàng đầu là bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông, thì đang bị Bắc Kinh hủy hoại ngay từ trong tiến trình ỳ ạch của nó, bằng cách trì hoãn và dùng sức mạnh tạo nên hiện trạng mới có lợi cho mình. Họ đang đi trước nhiều bước để một khi COC hình thành, sẽ phải ghi nhận sự xâm thực đó bằng tiêu chí giữ nguyên hiện trạng.

Cùng lúc, trung tâm chính trị hàng đầu cho việc xử lý tranh chấp, là ASEAN, cũng bịHoa Lục phân hóa và tự phân hóa, bị trói tay và giảm hiệu năng bằng nguyên tắcđồng thuận cả khối.


Giải pháp kinh tế chống Trung Quốc, sẽ không ai tính đến chừng nào Hoa Lục còn chưa tấn công quân sự trên diện rộng nhắm vào đồng minh của các thế lực lớn.


Còn lại là giải pháp quân sự, cũng sẽ không ai tính đến với tư cách là hành động đốiứng cho sự xâm thực phi quân sự hoặc trấn áp cục bộ của Trung Quốc. Thế nhưng, nó luôn được tính đến với tư cách phòng vệ và răn đe từ xa, vừa để ngăn ngừa xung đột vừa tạo đủ lực cho xung đột, nếu buộc phải vậy. Sự răn đe đó, một nước nhỏ, yếu cả thế và lực không thể một mình mà làm được, không thể vài năm hay chục năm mà làm được, trong khi nguy cơ thì chực chờ ngay trước mắt.

Dù sao, với tất cả những điều trên, để giữ môi trường hòa bình của mỗi nước, của khu vực và thế giới, hướng chiến lược cần theo đuổi vẫn là ASEAN thực hiện vai trò trung tâm chính trị, kiên trì với COC, song hành cùng giải pháp pháp lý ở mỗi quốc gia và trong thế liên minh[9]. Đồng thời, tổ chức này cũng cần trở thành trung tâm quân sự của tiểu vùng để hoàn thiện vị thế của một bên đối tác, trực tiếp chịu trách nhiệm về an ninh của chính mình. Phần Hoa Kỳ, với vai trò của đồng minh trụ cột, là người điều phối vềchính trị, ngoại giao, quân sự với các thế lực trong và ngoài vùng có can dự,và là lực lượng quân sự tối hậu làm rào chắn cuối cùng, mà các quốc gia có tranh chấp với Trung Quốc cần liên kết.

Việt Nam không thể nằm ngoài thế chiến lược chung đó mà nghĩ rằng vừa duy trì được mọi quan hệ tốt đẹp, vừa tự một mình bảo đảm được hòa bình, chủ quyền và an ninh, trong cái thế trọng sức mạnh mà Hoa Lục đã đặt mọi phía vào đó.


Ngoài nội lực cần một quyết tâm chính trị cao nhất mới có thể tạo đà phát triển trọn vẹn, không thể giữ được chủ quyền và nền độc lập bằng sự đơn thương độc mã của chính nghĩa suông và ngoại giao câu chữ. Nghĩ rằng có thể thắng Trung Quốc nhờmặt trận lòng người mở ra bên trong nó và trong lòng nhân dân thế giới, như đã từng làm với nước Mỹ, là điều tuyệt đối không tưởng. Hoa Lục toàn trị của thếkỷ XXI không phải là Hoa Kỳ dân chủ của thế kỷ XX để mà phải chịu áp lực của công luận trong và ngoài nước và chịu sự phán xét trực tiếp của người dân nước mình.

Một khi nội lực chỉ là sự hô hào mà không được thực tế hóa bằng những chuyển biến triệtđể và toàn diện, một khi chính nghĩa và ngoại giao còn chưa được vật chất hóa bằng sức mạnh của sự liên kết đúng đối tượng, thì chỉ là tự ta đang vô hiệu hóa mình bằng công cụ tuyên truyền.

© 2014 Lê Tuấn Huy

[1] Sau khi không thống nhất giá mới với Việt Nam, Nga không tiếp tục thuê Cam Ranh. Nhưng hai bên đồng ý để lưu trú lại một tổ thu thập tín hiệu vô tuyến hướng ra Biển Đông, chủ yếu nhắm vào Trung Quốc, duy trì đến năm 2002.
[2] Hiện vẫn chưa có thông tin chính xác, nhưng qua đối chiếu, có thể đó là cuộc gặpđược nhắc đến trong một bản tin của Viện Hải quân Hoa Kỳ vào tháng Hai 2008.
[3] Kiểu như “tình hữu nghị là tài sản quý báu”, “người bạn thủy chung”…
[4] Chuyến thăm Nha Trang và Hải Phòng của tàu INS Airavat (19-22/07/2011) là kết quảchuyến đi trước đó của Đô đốc hải quân Nguyễn Văn Hiến đến Ấn. Hải trình này đã khiến phương Bắc khó chịu và phản ứng theo kiểu của họ: trên đường về, ở BiểnĐông, INS Airavat nhận được tín hiệu vô tuyến từ tàu không được nhận dạng của Trung Quốc, yêu cầu tàu Ấn xác định danh tính và lý do hiện diện trong vùng biển “của họ”.
[5] Cập nhật: Vừa mới đây, ngày 24/06/2014, tàu vận tải nặng USNS Cesar Chavez (T-AKE 14) của hải quân Hoa Kỳ đã từ Philippines vào neo tại vịnh Nha Trang trong 15 ngày, để Công ty TNHH một thành viên nhà máy đóng tàu Cam Ranh bảo dưỡng.
[6] Cáchđặt vấn đề tại sao Nga không ủng hộ Trung Quốc ở Biển Đông, là nhầm chủ thể. Mức độxung khắc và xung đột giữa họ với nhau trong quá khứ khiến Kremlin thừa biết Trung Quốc là như thế nào. Mà các chiến lược gia Trung Nam Hải hẳn cũng đủ tầmđể lượng định về các thế lực trên thế giới, và biết rằng họ không trông chờ sựhậu thuẫn của Nga. Câu hỏi “tại sao” ấy nên được đặt ra với Việt Nam thì đúng hơn.
[7] Cập nhật: Sau hợp đồng dầu khí 400 tỷ dollar Tổng thống Putin đạtđược tại Bắc Kinh vào hạ tuần tháng Năm 2014, chỉ với việc ba tàu của Hạm đội Thái Bình Dương Nga sau hải trình công vụ ở Ấn Độ Dương trở về, ghé vào Cam Ranh ba ngày (17-20/06/2014) để nhận dịch vụ hậu cần, mà Đại sứ Việt Nam tại Nga đã lại lập tức lên tiếng mời Ngaưu tiên sử dụng Cam Ranh. Và chỉ vài ngày sau,Đặc sứ của Chính phủ được gửi sang để hội đàm với đại diện Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Nga, mở lời ủng hộ họ trong vai trò tại châu Á-Thái Bình Dương. Câu trảlời của họ vẫn là công thức về “nguyên tắc không can thiệp” và đàm phán hòa bình giữa các bên tranh chấp.
[8] Sự tựtin về sự gần gũi này vừa được thể hiện, vừa là kết quả từ các chuyến thăm liên tục của lãnh đạo hai nước: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc, 11-15/10/2011. Tổng Bí thư Tập Cận Bình thăm Việt Nam, 20-22/12/2011. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Trung Quốc, 19-21/06/2013. Thủ tướng Lý Khắc Cường thăm Việt Nam, 13-15/10/2013.

LÊ NGUYÊN * PHẢI TIÊU DIỆT CỘNG SẢN

Muốn dân chủ hóa, chống ngoại xâm phải chôn xác chết cộng sản

Le Nguyen (Danlambao) - Cộng sản đã vỡ trận, tan tác ngay từ khi cuộc cách mạng dân chủ từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, quét sạch hệ thống tổ chức nhà nước xã hội chủ nghĩa làm sụp đổ dây chuyền từ Đông Âu tràn sang giật sập thành trì cộng sản, liên bang Nga Sô Viết. Chính từ đó chủ nghĩa cộng sản đã chết... chết từ trên lý thuyết “...thế giới đại đồng... làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu... tiến lên thiên đường cộng sản sẽ không còn cảnh người bóc lột người...” cho đến chết từ trong thực tiển đời sống. Thực tế, cho đến ngày nay không còn tên cộng sản nào “...là vô sản chuyên chính... là đội quân tiên phong trung thành với giai cấp công nhân, nông dân...”
Cụ thể là qua hình ảnh của đám quan chức các cấp của cộng sản Tàu - Việt, đứa nào cũng nhà lầu xe hơi, tiền đô, tiền mao - hồ rủng rỉnh, của chìm của nổi, cất dấu rải rác từ trong nước cho đến theo chân con cháu của chúng đi vào các nước tư bản “bóc lột” không hề ít. Đặc biệt những tài sản kết sù của chúng có được không qua quá trình lao động cật lực chân chính của bàn tay tài năng lẫn khối óc trí tuệ dựng nên mà đa phần do bóc lột, ăn cắp, ăn cướp của dân, của nước để có được!
Chính cái chết lý thuyết đến cái chết trong thực tiễn đời sống cộng sản nên đã không ít cá nhân đấu tranh không đồng quan điểm với những cá nhân tiếp tục giữ quan điểm chống cộng triệt để với suy nghĩ, dẫn chứng lý luận là “cộng sản có tồn tại đâu để mà chống?” Chuyện cộng sản đã chết trên lý thuyết lẫn trong thực tế là sự thật, không điều chi để bàn cãi và tại sao chúng ta vẫn tiếp chống cộng? Chúng ta vẫn tiếp tục chống cộng bởi vì tàn dư cộng sản, vì cộng sản đã chết nhưng cái xác, chính xác hơn là cái xác thối của cộng sản Việt Nam vẫn tồn tại, vẫn còn nguyên đó với nhiều di họa nghiêm trọng như:
Một là hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước độc tài độc đảng - tổ chức cai trị kiểu cộng sản là một tổ chức phản động, tàn dân hại nước đi ngược lại chiều tiến hóa của nhân loại, nó không đem lại ấm no hạnh phúc, nó chỉ gieo rắc bất công nghèo đói, khổ đau cho người dân và vẫn tồn tại cần phải loại trừ. Lẽ khác tổ chức nhà nước theo mô hình dân chủ với tam quyền phân lập, sinh hoạt chính trị đa đảng, đa nguyên theo thời gian chứng minh chính thể này hữu hiệu, có khả năng giúp cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, vẫn chưa có ở Việt Nam.
Hai là tổ chức cai trị kiểu cộng sản đã sản sinh ra lớp người phi nhân tính, thiếu nhân cách lẫn tư cách, giỏi dối trá xảo quyệt nhưng dư thừa hèn nhược nắm giữ những chức vụ trong các cơ quan ban, bộ, ngành nhà nước cũng như trong các lực lượng vũ trang, bán vũ trang, công an, quân đội làm thanh gươm lá chắn, làm bệ đỡ cho chế độ. Chính lớp người phi nhân tính này, vừa là lá chắn, vừa là công cụ trấn áp các tiếng nói yêu nước chống bất công, chống độc tài, chống hành động tay sai bán nước để bảo vệ xác chết cộng sản, cần phải loại bỏ.
Ba là cộng sản đã chết nhưng cái loa tuyên giáo tổ chức tuyên truyền dối trá kiểu cộng sản vẫn chưa chịu chết và hệ thống loa đài vẫn tồn tại, vẫn tiếp tục dở chiêu trò lừa gạt nhân dân Việt Nam, mưu cầu quyền lực, quyền lợi cho cá nhân phe nhóm. Bên cạnh loa đài, là tổ chức an ninh mật vụ kiểu cộng sản vẫn chưa chịu chết, nó vẫn còn đe dọa, ám hại, khủng bố tinh thần những người yêu nước can đảm đứng lên đấu tranh vạch trần tội ác cộng sản, chỉ mặt tàn dư cộng sản nuôi dưỡng giặc nội xâm, cấu kết với giặc ngoại xâm phá tan hoang đất nước của tổ tiên nòi Việt. 
Bốn là chế độ cộng sản đã sản xuất ra những trí thức “mác, lê, búa, liềm” đúng y như lời tên đồ tể Mao phán “trí thức không bằng cục phân” và chúng độc chiếm quyền lực chính trị thay nhau truyền đời cai trị, thay nhau ngồi vào những vị trí then chốt, tối quan trọng của hệ thống tổ chức nhà nước. Với năng lực, lý luận “mác, lê, búa, liềm” vô nhân tính, độc ác, dối trá nên loại trí thức này đã tiếp tay cho bọn lãnh đạo tay sai bán nước cầu vinh phá tan hoang đất nước và đưa người dân xuống vùng trũng ngu dốt, đói nghèo, lạc hậu, chậm tiến không lối thoát.
Hẳn ai cũng biết, bốn điểm vừa nêu không phải là tất cả hậu quả do cộng sản tạo ra. Cộng sản đã chết nhưng di họa, tàn dư của cộng sản vẫn tồn tại và cộng sản Việt Nam vẫn chưa chịu chôn cái xác thối “Marx - Lenin, Mao- Hồ”. Giống như chúng chẳng chịu chôn cái xác của lãnh tụ Hồ Chí Minh nằm trong lăng ở Ba Đình - lý do chúng không chịu chôn là để phục vụ nhu cầu tuyên truyền “mê tín” nhằm thu lợi trên xác chết của ông Hồ và cái xác hoang tưởng cộng sản. Có lẽ không còn ai mơ hồ về xác chết, ai cũng hiểu xác chết nào không thối rửa, không gây ô nhiểm, xác chết để càng lâu hậu quả của nó càng nghiêm trọng và chúng ta không nên chủ quan nghĩ rằng cộng sản đã chết không cần phải “bận tâm” đến chúng nữa?
Đấu tranh thực hiện dân chủ hóa Việt Nam, không chú ý đến tàn dư cộng sản, xác chết cộng sản là thiếu sót lớn bởi cộng sản đã chết nhưng những kẻ mù đảng vẫn còn đặt trái tim không đúng chỗ. Họ vẫn núm níu không muốn chôn cộng sản, một phần do cảm tính, phần khác do không biết rõ bộ mặt thật của cộng sản, nhất là chưa hoặc giả vờ chưa biết về bác, về đảng cộng sản Việt Nam. Do đó mục tiêu đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền là đúng, là phù hợp với trào lưu dân chủ hóa của nhân loại thời hiện đại. Hiện nay có nhiều dân tộc đấu tranh chống độc tài, độc ác nhằm thực hiện dân chủ nhưng họ không nhấn mạnh, không nhắc nhở đến yếu tố cộng sản vì cộng sản không tồn tại, không còn là mối nguy đối với đất nước, dân tộc họ.
Thế nhưng với Việt Nam, những cá nhân, lực lượng, đảng phái đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền nhằm thiết lập thể chế chính trị dân chủ tiến bộ, chúng ta không nên lơ là, không thể tách rời đấu tranh chống tàn dư cộng sản, dọn dẹp xác chết cộng sản nằm quá lâu trên đất nước Việt Nam vì di họa cộng sản nghiêm trọng vẫn còn nguyên. Thế cho nên trong đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền chúng ta vẫn cần phải vạch trần bộ mặt gian manh độc ác của bác, đảng cũng như phải bẻ gãy mọi luận điệu tuyên truyền dối trá của đám tàn dư cộng sản cho đến khi nào tàn dư cộng sản, xác chết cộng sản biến khỏi đất nước Việt Nam. 
Hiện nay hẳn ai cũng đều biết, không kể những người mê đảng, phục vụ cho chế độ mà ngay cả không ít người cộng sản “phản tỉnh” đấu tranh cho dân chủ biết rõ chủ trương, đường lối của đảng cộng sản là sai lầm nhưng trong suy nghĩ, trong thâm tâm của họ vẫn tin bác là đạo đức, đảng lãnh đạo là tài tình, sáng suốt và vẫn tin rằng không có bác, đảng thì Việt Nam không có “độc lập, tự do(?)” Mặc dù trong số họ đã tiếp cận, đã đọc được nhiều tài liệu, nhiều bài viết chỉ ra sự thật trần trụi về bác đảng, về mô hình tổ chức cai trị phản động kiểu cộng sản và nhiều dân tộc bị thực dân đế quốc đô hộ không có bác đảng, không khởi động chiến tranh vẫn giành dược độc lập, tự do. 
Sự thật lịch sử đã phơi bày nhưng dường như vẫn không lay chuyển được lòng tin mù quáng của họ đối với bác, với đảng, với con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa. Họ tin rằng con đường phục vụ cho cộng sản là đúng đắn và họ vẫn tin rằng chỉ có những lãnh đạo cộng sản đương thời là sai, xã hội chủ nghĩa suy thoái chỉ là bước lùi tạm thời, “ta nhất định thắng địch nhất định thua!” 
Những người này là ai? Họ là những người tự hào với danh xưng bộ đội cụ hồ, với lão thành cách mạnh, là cựu quan chức cao cấp của đảng, nhà nước... họ lên án mạnh mẽ tiêu cực, hô hào chống tham nhũng, chống xấu ác, chống bọn ăn không chừa thứ gì của dân, chống kẻ làm nghèo đất nước làm khổ nhân dân, chống những tên hèn với giặc ác với dân... họ mạnh miệng đòi đảng thực hiện dân chủ hơn, dân chủ nữa. Thật tội nghiệp, phản kháng của họ, đấu tranh cho dân chủ của họ rất vớ vẩn khi trong đầu tư duy, kêu ca về việc sửa đổi luật lệ bầu bán trong đảng như thế là “một bước lùi dân chủ trong đảng”. Thực chất là đảng cộng sản sửa đổi luật lệ bầu bán chỉ nhằm củng cố, gia tăng độc tài chứ cộng sản có dân chủ đâu để mà tiến với lùi!
Không chỉ riêng thành phần bộ đội cụ hồ, lão thành cách mạng, cựu quan chức đảng nhà nước, cựu ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản... lên tiếng đòi dân chủ nhưng không dám vượt lên, không dám bước qua ngưỡng cửa “bác, đảng”. Động thái đấu tranh dân chủ “lững lơ” loại này còn nằm trong tư tưởng của thành phần trí thức, nhà báo, nhà văn, nhà thơ... chỉ dám phản kháng, chống tiêu cực trước mắt chứ chưa can đảm chỉ thẳng vào nguyên nhân của mọi nguyên nhân tiêu cực, tai hại làm tan hoang đất nước là do bác đảng gây ra.
Đấu tranh cho dân chủ không dứt khoát, lững lơ của thành phần liên quan đến đảng, nhà nước cộng sản có nhiều nguyên nhân, trong đó có hai nguyên nhân chính: một là họ không hiểu sâu sắc, hiểu không đủ, không đúng về bác đảng, về chủ nghĩa xã hội, về lý thuyết cộng sản nên họ vẫn sống trong ảo tưởng cộng sản và tin rằng chế độ cộng sản sẽ mang đến dân chủ cho họ trong tương lai; hai là họ biết rõ bộ mặt thật của bác đảng, của chủ nghĩa cộng sản nhưng do tư duy giới hạn và do cảm tính lấn át lý tính khiến cho họ ảo tưởng, tin rằng lý tưởng cộng sản, chế độ cộng sản có thể sửa đổi để mang đến ấm no, hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam nên họ vẫn tôn thờ xác chết cộng sản!
Chính cái xác cơ cấu tổ chức cai trị kiểu cộng sản và thành phần tàn dư cộng sản vừa bàn đến là lực cản không nhỏ cho tiến trình dân chủ hóa Việt Nam. Do đó đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền thật sự hiệu quả, thành công không thể không dọn dẹp tàn dư cộng sản, không đem chôn hoặc đem đốt cái xác thối cộng sản được. Tàn dư cộng sản, xác chết cộng sản là lực cản rất lớn cho tiến trình dân chủ hóa Việt Nam, chừng nào chưa dọn dẹp tàn dư cộng sản, chưa chôn đốt xác chết cộng sản là công cuộc đấu tranh giải trừ độc tài, độc đảng thực hiện tự do, dân chủ, nhân quyền vẫn còn vướng mắc cản trở và những vướng mắc, cản trở lẽ ra không nên có.
Do đó đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền cùng lúc cũng là đấu tranh loại trừ độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản “giả danh”. Muốn đạt được hiệu quả, điều kiện tiên quyết là phải tẩy uế tàn dư cộng sản và dứt khoát là phải chôn, đốt cái xác thối cộng sản đi, bằng không thây ma mục rữa này vẫn còn gây ô nhiễm cho môi trường sống, truyền nọc độc, truyền bệnh độc ác, dối trá cho những ai ngây thơ tiếp cận với nó. 
Lẽ khác tàn dư cộng sản biến tướng còn độc hại hơn “nguyên thủy” cộng sản chuyên chính. Điển hình là tàn dư Tàu Cộng biến tướng thành bá quyền Đại Hán và tàn dư Hàn Cộng thì trở nên hung hăng, độc tài, độc ác dã man, kinh sợ hơn bản chất cộng sản chuyên chính vốn có. Về xác chết cộng sản cũng nguy hiểm không kém tàn dư cộng sản bởi xác chết không thể đối thoại cũng như xác chết không có khả năng lắng nghe, không khả năng hiểu người sống nói gì? 
Chính vì lẽ đó nên đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền Việt Nam không thể tách rời đấu tranh giải trừ cộng sản, là dọn sạch tàn dư cộng sản và chôn đốt thây ma, cái xác chết chưa chôn cộng sản Việt nam. Nhất là nếu không xóa sạch tàn dư cộng sản, không chôn đốt cái xác cộng sản thì không thể dân chủ hóa và không dân chủ hóa thì không thể ngăn chận, phá vỡ âm mưu thôn tính Việt Nam của Tàu Cộng. Do đó thực hiện dân chủ cho Việt Nam cũng là giải pháp ngăn chận âm mưu xâm lăng của loài giặc dữ, bá quyền Đại Hán.

TRUNG CỘNG - VIỆT CỘNG

TQ sẽ thắng nếu hải chiến với VN’

Cập nhật: 10:03 GMT - thứ hai, 7 tháng 7, 2014
Máy bay xuất phát từ tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
Một nhà nghiên cứu hải quân của Mỹ nhận định trên nhật báo New York Times rằng Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chiến thắng ‘trong mọi kịch bản có thể’ nếu xảy ra chiến sự với Việt Nam.
Giáo sư Lyle J. Goldstein ở Viện nghiên cứu Hải quân Trung Quốc trực thuộc Trường Hải chiến của tiểu bang Rhode Island đã đưa ra nhận định trên trong bài phỏng vấn dưới dạng hỏi đáp đăng hôm 5/7.
Tuy vậy, cũng theo nhà nghiên cứu này thì ‘gần như chắc chắn Việt Nam cũng có thể gây tổn thất cho hải quân và không quân Trung Quốc’ do nước này đã có ‘những đầu tư khôn ngoan’ vào quân sự.

Lợi thế của Trung Quốc

Với việc Trung Quốc đã tiến hành công cuộc hiện đại hóa quân đội mạnh mẽ từ hai thập niên qua kể từ khi họ chịu tổn thất nặng nề trong cuộc chiến với Việt Nam năm 1979 thì giờ đây Trung Quốc ‘đang gặt hái thành quả’, theo lời vị giáo sư.
“Để chuẩn bị cho các kịch bản chiến tranh khác nhau với Hoa Kỳ hay Nhật Bản, Trung Quốc đã xây dựng sức mạnh được trang bị đầy đủ và huấn luyện tốt,” ông giải thích.
“Trong những lĩnh vực then chốt như tàu ngầm, giao tranh trên mặt nước hay tấn công chớp nhoáng, Trung Quốc có những lợi thế kỹ thuật đáng kể mà có thể giúp cho họ giành chiến thắng (trước Việt Nam) mặc dù có chịu thể tổn thất,” ông nói.
"Trong trường hợp tuyệt vọng, Hà Nội có thể tính đến việc đẩy xung đột từ trên biển sang trên bộ ở khu vực biên giới giữa hai nước do lục quân của họ có thể sánh ngang với quân đội Trung Quốc."
Giáo sư Lyle J. Goldstein
Giáo sư Goldstein cũng cho rằng ở một số khía cạnh nào đó của một cuộc xung đột quân sự, Việt Nam cũng có lợi thế.
Ông chỉ ra rằng Trung Quốc đặc biệt không mạnh trong việc tiếp liệu trên không nên Việt Nam có thể tận dụng điều này để chiếm ưu thế trên vùng trời nhất là ở khu vực Biển Đông vốn nằm cách xa không phận Trung Quốc.
“Trong trường hợp tuyệt vọng, Hà Nội có thể tính đến việc đẩy xung đột từ trên biển sang trên bộ ở khu vực biên giới giữa hai nước do lục quân của họ có thể sánh ngang với quân đội Trung Quốc,” ông phân tích nhưng cũng cho biết Trung Quốc có thể không kích hoặc phóng tên lửa vào các căn cứ không quân và hải quân của Việt Nam.
Giáo sư Goldstein có bằng thạc sỹ chuyên ngành nghiên cứu chiến lược tại Trường Quan hệ Quốc tế John Hopkins và theo học tiến sỹ tại Đại học Princeton. Ông nói thông thạo tiếng Hoa và có thời gian nghiên cứu ở Trung Quốc.
Học viện nghiên cứu Hải quân Trung Quốc mà ông có công sáng lập và làm giám đốc đầu tiên cho đến năm 2011 có chức năng nghiên cứu về hải quân ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc để phục vụ cho Hải quân Hoa Kỳ.

Hiểu rõ Việt Nam?

Hải quân Việt Nam chưa đủ trình độ điều khiển tàu ngầm lớp Kilo?
Theo ông thì Bắc Kinh đã theo dõi năng lực quân sự của Việt Nam ‘cực kỳ chặt chẽ’ và việc cả hai nước đều lệ thuộc vào vũ khí Nga đã giúp Trung Quốc nắm rõ hơn về thực lực quân sự của Việt Nam một cách tổng thể.
Giáo sư Goldstein cho biết cuộc xung đột biên giới hồi năm 1979 đã khiến Trung Quốc ‘có sự tôn trọng đáng kể’ đối với năng lực chiến tranh của Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng theo ông thì các nhà nghiên cứu quân sự Trung Quốc đã chỉ ra một số điểm yếu trong sức mạnh quân sự của nước láng giềng của họ.
Đó là Việt Nam không có kinh nghiệm điều khiển những khí tài đặc biệt tối tân như tàu ngầm vốn đang được xem là sức mạnh chủ lực của họ.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng nhìn thấy những điểm yếu của Việt Nam trong các lĩnh vực do thám, nhắm mục tiêu và xử lý chiến sự.
“Có một suy nghĩ chung là Trung Quốc sẽ chiến thắng trong bất kỳ cuộc xung đột quân sự nào (với Việt Nam) sau khi đã xảy ra trận chiến mà các nhà quân sự Trung Quốc gọi là ‘mô hình 14/3’, tức trận hải chiến ngày 14/3 năm 1988 ở quần đảo Trường Sa mà khi đó chỉ một hạm đội nhỏ của Trung Quốc cũng đã đánh chìm một số tàu chiến của Việt Nam,” ông phân tích.

Liệu xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc trên biển có dẫn đến chiến tranh?
Nhà nghiên cứu người Mỹ cũng cho biết các nhà phân tích từ lâu nay đã chỉ ra rằng Trung Quốc đặc biệt yếu về chiến tranh dưới lòng biển và rằng Hà Nội có thể đã tìm ra điểm yếu trong hệ thống khí tài của Trung Quốc mà họ có thể khai thác.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã ý thức được họ còn yếu chỗ nào và đã cố gắng cải thiện năng lực chiến tranh chống ngầm bằng cách đưa vào sử dụng hàng loạt các chiến hạm nhẹ nhưng hiệu quả trong hai năm qua.

Yếu tố Mỹ

Về phía Việt Nam, Giáo sư Goldstein cho rằng nước này đã chứng tỏ họ có khả năng chỉ huy bộ binh hiệu quả nhưng năng lực không quân và nhất là hải quân của họ thì vẫn còn rất hạn chế.
Do đó, ông cho rằng mặc dù các tàu ngầm lớp Kilo mà Việt Nam đặt mua từ Nga giúp tăng cường đáng kể năng lực hải quân của nước này nhưng do hạm đội tàu ngầm vốn thuộc vào dạng lực lượng phức tạp nhất của quân đội nên Việt Nam phải cần hàng chục năm mới xây dựng được một đội tàu ngầm thật sự hiệu quả và đáng tin cậy.
"Khác với các nước như Nhật Bản và Philippines vốn là những nước đồng minh mà Mỹ có hiệp ước, trong đó có quy định việc bán vũ khí hay tập trận chung, Việt Nam phải xây dựng quan hệ quân sự với Mỹ từ con số không."
Giáo sư Lyle J. Goldstein
Về khả năng Mỹ có thể dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, Giáo sư Goldstein nhận định rằng Washington ‘sẽ thận trọng’ do lợi ích của việc này đối với Mỹ ‘chẳng có bao nhiêu’ trong khi nó có thể sẽ làm theo thang căng thẳng giữa Bắc Kinh và Hà Nội.
“Việc Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam có thể được Bắc Kinh hiểu là một phần trong nỗ lực của Washington nhằm kiềm chế Trung Quốc. Do đó, nó không chỉ đổ thêm dầu vào lửa vào mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc mà nó còn gây tổn hại rất lớn cho quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc,” ông giải thích.
Khác với các nước như Nhật Bản và Philippines vốn là những nước đồng minh mà Mỹ có hiệp ước, trong đó có quy định việc bán vũ khí hay tập trận chung, Việt Nam phải xây dựng quan hệ quân sự với Mỹ từ con số không.
Trong một số lĩnh vực như do thám trên biển thì Việt Nam có thể nhờ rất nhiều vào công nghệ Mỹ nhưng họ sẽ gặp khó khăn để tích hợp thiết bị của Mỹ vào hệ thống vũ khí hiện có của họ mà đa phần là mua từ Nga.

THƯ HUỲNH TẤN MẪM


THƯ TÂM TÌNH CỦA HUỲNH TẤN MẪM GỞI CÁC BẠN THANH NIÊN - SINH VIÊN - HỌC SINH

Sài Gòn, ngày 4 tháng 7 năm 2014
               
Bs Huỳnh Tấn Mẫm
Cùng các bạn Thanh niên-Sinh viên-Học sinh thân mến,
Tôi là Huỳnh Tấn Mẫm, không mang một danh phận nào trong guồng máy công quyền hay một địa vị xã hội, tôi chỉ là một thanh niên – nếu các bạn cho tội dùng từ này – một thanh niên nhiều tuổi, và hơn thế, là một công dân có ý thức trách nhiệm về tình hình đất nước hiện nay. Tôi tiếc là không còn nhiều thời gian và sinh lực như các bạn, để có thể cống hiến một cách xứng đáng và trọn vẹn cho một vận hội mới đang đến với dân tộc.

Như các bạn đã biết, sự kiện giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 của Trung Quốc hiện diện hai tháng nay ở vùng lãnh hải Việt Nam, không phải là sự kiện lớn đơn thuần, mà nó biểu hiện một tiến trình vô cùng hệ trọng đối với sinh mệnh của Tổ Quốc chúng ta, nó là màn mở đầu công khai cuộc xâm lược của Trung Quốc vào lãnh thổ, lãnh hải nước ta trong kế hoạch có quy mô thôn tính cả Biển Đông, từng bước khống chế toàn vùng Đông Nam Á, để thực hiện mộng siêu cường bá chủ không giấu diếm của mình. Nó còn bộc lộ cho toàn dân ta biết mối quan hệ mờ ám được che giấu lâu nay dưới các từ ngữ và khẩu hiệu đẹp đẽ của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với Việt Nam ta.

Nhưng đồng thời cũng cần hiểu rằng đây là vận hội mới cho dân tộc, vì nó mang ý nghĩa thức tỉnh toàn diện của một giai đoạn lịch sử, bởi toàn bộ sự thật đã được phơi bày.


Việt Nam là một nước nhỏ về quy mô dân số và diện tích so với họ, lại chậm phát triển về kinh tế, khoa học kỹ thuật, về công nghệ thông tin, công nghệ quân sự… lại đúng vào lúc xã hội đang suy yếu, kinh tế bên bờ vực thẳm, tầng lớp lãnh đạo thì suy thoái tư tưởng- đạo đức - lối sống, tham lam, nhũng nhiễu đầy khắp. Thử hỏi trong tình thế đó làm sao có thể đối địch trước một tham vọng vĩ cuồng như thế của đối phương?

Câu hỏi ấy đang xoáy vào lòng mỗi người dân nước ta, và chúng ta thật sự day dứt về câu trả lời.
Dù chúng ta yêu hòa bình bao nhiêu, chân thành mong muốn hữu nghị bao nhiêu, tất cả cũng bằng thừa, nếu không nói là tự huyễn hoặc lấy mình, trước tham vọng của chủ nghĩa Đại Hán phương Bắc.


Bành trướng Bắc Kinh đang tiến công chúng ta ở thế áp đảo về bạo lực, thế thượng phong về kinh tế, đánh phủ đầu ta về ngoại giao tuyên truyền. Quan chức cao cấp của Trung Quốc – Dương Khiết Trì – đến nước ta, đưa ra một thông điệp với tư cách cao ngạo của một nước lớn, thể hiện mối quan hệ bất bình đẳng không phải đột nhiên mới có: yêu cầu ta chấm dứt cái gọi là “quấy nhiễu” chúng ở giàn khoan HY981, đe dọa nếu ta kiện chúng ra tòa án quốc tế, ta sẽ nhận lấy “hậu quả” khôn lường. Nếu ta “ngoan cố” không hàng phục, chúng sẽ phong tỏa kinh tế, phong tỏa bờ Biển Đông, và mọi tai họa khác sẽ xảy đến. Chúng ngăn cản ta không được mở rộng liên minh quân sự với Mỹ và các nước khác, bởi làm như thế chúng quy là ta mang tội “khiêu khích” chúng.

Các bạn thử nghĩ xem. Họ bao vây và khống chế ta, nhưng không cho ta la lên để nhờ người can thiệp, không cho ai giúp sức, vâng, trói lại và đánh, buộc ta phải tự nguyện đầu hàng!
Qua cách nói và hành động của họ, cơ hồ như ta đã là quốc gia phụ thuộc không có bao nhiêu chủ quyền?


Các quốc gia có chủ quyền, có quan hệ bình đẳng, bất kể là nước lớn hay nhỏ, chưa từng nói năng như thế. Hồ đồ, trịch thượng phải bắt nguồn từ một thực tế. Song, yếu kém, nhu nhược vốn cũng không phải không có nguyên nhân. Có khi là sự tương thích bắt nguồn từ những sự kiện chưa bộc lộ từ phía nhà cầm quyền nước ta chăng? Dù sao cũng đã có một câu phương ngôn đáng nhớ: “Nếu ta đứng lên, là ta ngang hàng, nếu ta quỳ xuống, thì ngang rốn đối phương”.

Các bạn thân mến,
Đó là kết quả của một thực tế yếu kém, hay từ một tinh thần bạc nhược, hay cả hai? Sự than trách hay nguyền rủa đối phương lúc này quả là một sự xa xỉ.


Làm công dân của một nước, làm sao ta không thấy đau lòng khi đất nước bị xâm lăng? Làm sao ta không thấy nhục khi bị kẻ khác lăng nhục vào dân tộc mình? Trên những con đường mà các bạn đi làm hay đi học hằng ngày, trong công viên mà các bạn dạo chơi, trong sách sử mà các bạn đã đọc, luôn phảng phất bóng dáng của tiền nhân, mang tên những vị anh hùng, trong lịch sử hàng nghìn năm trải qua từng thế hệ, đã chống trả lại bọn xâm lược phương Bắc oanh liệt ra sao, và không hề khiếp sợ. Tiền nhân đã để lại cho chúng ta một giang sơn vẻ vang. Đến lượt chúng ta, chúng ta không thể thoái thác, và không hề thoái thác bởi bất cứ lý do gì, để hết lòng bảo vệ giang sơn ấy.

Nhưng lời tâm tình của tôi là vô nghĩa, nếu tôi không nói với các bạn rằng, sức mạnh có ưu thế nhất đang lớn lên từ trong tim và trong trí tuệ của các bạn, là niềm hy vọng của dân tộc – những thế hệ Thanh niên-Sinh viên-Học sinh hôm nay. Các bạn đang đứng ở đầu thề kỷ 21 của một nhân loại đang toàn cầu hóa, mà tri thức thì trở nên vô biên giới và không ai có thể che giấu hay độc quyền được.
Một cuộc chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc bằng mọi biện pháp và thông minh mà các bạn sẵn sàng dấn thân, và một xã hội mà các bạn cần xây dựng, có tương lai như thế nào, là hai vấn đề quyện vào nhau mà có lẽ các bạn đang suy nghĩ?
Để có một đất nước độc lập tự do, trước hết mỗi chúng ta cần có một trí tuệ độc lập tự do, không để bị nhuộm đen, nhuộm đỏ, hay bất cứ màu nào khác; nó phải là lòng yêu nước nồng nàn, trong sáng, yêu hòa bình độc lập và dân chủ bằng một nhận thức kịp thời đại. Một cuộc chiến đấu chỉ bằng niềm tin và sinh mạng dù rất cao cả, nhưng nó sẽ đem lại một kết quả ra sao?
Một xã hội các bạn mong muốn, chưa biết là thế nào, nhưng ít nhất, và chắc chắn nó không thể là một xã hội như các bạn đang nhìn thấy, nó đầy dẫy những bất công, trên một tầng nền của hẹp hòi và thiển cận, nó không bao giờ là bền vững!
Tôi không muốn nói một câu như sáo ngữ: tương lai đang nằm trong tay thanh niên, với nghĩa nó là màu hồng. Không, có thể nó không đến các bạn với màu hồng, nò tùy thuộc vào ý thức của các bạn. Đó là cái nhìn thẳng vào thực tế với đôi mắt biết đúng sai và nói được tiếng nói của trái tim mình. Một cuộc chiến đấu sẽ rất mạnh mẽ khi nó có đầy đủ chân lý.

Điều tôi muốn nói cùng các bạn, chúng ta phải cương quyết làm người công dân tự do, dù xã hội chưa có luật pháp thừa nhận tự do đúng nghĩa. Chúng ta cương quyết làm con người có quyền con người, dù quyền con người chưa được thừa nhận đầy đủ. Chúng ta có quyền và có nghĩa vụ – quyền sống tự do và nghĩa vụ bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ. Tôi trộm nghĩ, tự do trong bối cảnh Việt Nam hôm nay quan trọng hơn vì nó chứa cả sự độc lập. Tôi muốn nói đến một thể chế dân chủ, một xã hội dân sự, nó sẽ không bị đem ra mua bán hay đổi chác bất ngờ bởi một đất nước, nếu nằm gọn trong tay của một nhóm người độc quyền.

Chúng ta tin tưởng sẽ giữ được độc lập tự do, sẽ bảo vệ được giang sơn vì chúng ta có hai điều quan trọng:

- Một, chúng ta có chính nghĩa, lẽ phải ở về phía chúng ta. Thế giới bây giờ là sự liên kết rộng lớn và có sức mạnh vô tận, vấn đề là ta có làm cho sức mạnh ấy hội tụ lại được hay không? Chúng ta có làm rõ chính nghĩa để xứng đáng được nhận sự ủng hộ đó hay không? Chế độ phát xít của Bắc Kinh hiện nay với chủ trương bạo lực và bành trướng đang tự đào mồ cho mình, và nhân loại sẽ chôn chúng. Tôi tin chắc chắn điều đó sẽ xảy ra như lịch sử nhân loại đã cho thấy.

- Hai, chúng ta biết sửa mình. Một quốc gia hùng mạnh là vì có phương hướng đúng, một quốc gia yếu kém là vì có phương hướng sai. Đó là một thể chế chính trị tiến bộ hay lạc hậu, có tạo được sức mạnh đoàn kết của toàn dân hay không mà Việt Nam ta phải cấp bách xem xét để sửa đổi. Sự sửa đổi đó phải đến từ sức mạnh đoàn kết của nhân dân, kể cả những lực lượng, những con người từ trong bộ máy nhà nước, và đồng bào ở nước ngoài.

Tôi tự hỏi, có lẽ cũng giống như các bạn, vì chúng ta không muốn hy sinh xương máu khi chưa cần thiết, và nếu chúng ta là chính nghĩa, tại sao chúng ta không dám kiện để đưa họ ra tòa án quốc tế? Thế giới ngày nay không còn ở thời kỳ hồng hoang, nhân loại không phải là bầy thú trong rừng để con lớn dễ dàng giày xéo con bé, hay chính chúng ta mang mặc cảm tự ti, tội lỗi và hẹp hòi mà không dám nhìn nhận và tiếp nhận sức mạnh đang rộng mở của thời đại? Làm sao chúng ta có thể tin là an toàn và có giá trị khi tự thu mình, núp vào hang ổ “hữu nghị” giả dối dưới nách của kẻ xâm lược?

Thưa các bạn,

Bao giờ, hay ngay bây giờ chúng ta có thể cất lên tiếng nói thống nhất, mạnh mẽ đối với những người đang mang trọng trách dẫn dắt dân tộc?
Hiện nay, tôi không tán thành nhiều điều, trong đó có hai điều căn bản và cấp bách mà Chính phủ của Đảng Cộng sản Việt Nam đang thực hiện:


1- Đặt Hiến pháp cũng như luật pháp của một Quốc gia dưới cương lĩnh và các chỉ thị của Đảng Cộng sản. Thay vì ngược lại, Đảng Cộng sản phải đặt mình dưới Hiến pháp và luật pháp nhà nước, với chức năng là thi hành chứ không phải chỉ đạo. Từ sự trái ngược đó, với quyền hành độc đoán trong tay, Đảng đã tự tha hóa và suy thoái (như đã tự thừa nhận), đưa đến một Chính phủ thiếu trách nhiệm và không hiệu quả, làm cho xã hội rệu rã, không phát triển và mất dần sức sống, người dân trở nên lơ láo, mất phương hướng và tích lũy nỗi bất bình. Tình trạng này là điều kiện phù hợp ý muốn của kẻ xâm lược.

2- Đường lối đối ngoại hiện nay, là thuộc về Đảng Cộng sản, cụ thể là Bộ Chính trị, chứ không phải do một Chính phủ của nhân dân, vì thế đã không giữ được tư thế chính danh của một Quốc gia, đặc biệt trong quan hệ với Trung Quốc. Các từ ngữ: hữu nghị, bạn, môi răng, đồng chí, anh em, 16 chữ vàng (*), 4 tốt…đã xóa tan tư cách và khoảng cách phải có của một quốc gia với một quốc gia. Mối quan hệ mang tính chất tình cảm quá đà và độc hại đó đã tràn ngập trong tư tưởng giới lãnh đạo, quan chức, các đoàn thể, kể cả Đoàn Thanh niên Cộng sản mới lớn sau chiến tranh, thể hiện lời nói, phong cách trong các văn kiện cũng như trong cách hành xử, chứng tỏ một tinh thần dựa dẫm, bấu víu, lệ thuộc, thiếu tự tin của tâm lý nhược tiểu chưa trưởng thành về mặt quốc gia, làm mất quốc thể, của giới lãnh đạo hiện nay.

Lẽ ra, mối quan hệ không chính danh đó phải được chấm dứt, khi chiến tranh chấm dứt và đất nước thống nhất. “Ân đền oán trả” gì khi còn nằm trong rừng sâu suối lạnh, thì cũng phải minh bạch trong chính sách ngoại giao, không “giáo dục” toàn dân theo cách “xóa tan biên cương” mập mờ như thế được! Vì thế, làm sao trách thái độ kẻ cả của Dương Khiết Trì khi bảo Việt Nam “quấy rối” chúng ở giàn khoan, hay kêu gọi Việt Nam “ đứa con đi hoang hãy sớm quay đầu về”, hoặc bí thư Quảng Đông gởi “danh mục công việc phải làm”cho Bộ Ngoại giao ta?


Tôi sống ở miền Nam, và biết người dân miền Nam đều nhận thấy cực kỳ phẫn nộ về cách ngoại giao xa lạ như trên.

Thưa các bạn,

Văn hóa ngoại giao cũng là biểu hiện chiều sâu của thực thể. Lẽ nào tôi dám nói ép, nói oan cho các lãnh đạo Việt Nam chăng, khi cho rằng mối quan hệ được biểu hiện như thế là xuất phát từ hành vi và tư duy lệ thuộc do quán tính, hoặc do “tận đáy lòng”?

Tôi không tán thành về mối quan hệ bất bình đẳng, được gọi là “hữu nghị” giữa Việt Nam và Trung Quốc lâu nay, mà ông Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đang cố gắng níu kéo một cách vô vọng trong cô đơn và sợ hãi, có tác dụng cuốn cả đất nước rơi vào quỹ đạo của bành trướng Bắc Kinh. Tôi cho rằng Trung Quốc là không đáng sợ, một nước rộng về đất, đông về dân, mạnh về bạo lực, chứ không hề là một nước lớn với ý nghĩa là có sức mạnh văn hóa, văn minh và đáng nể trọng. Không tự cúi người xuống để phong Trung Quốc là đại ca vô địch.

Cũng không thể có ý nghĩ đến việc có thể hay không thể“rinh” đất nước chạy đi nơi khác với lời than thở vô nghĩa: “Có ai chọn được láng giềng đâu!”. Thật ra đó là ý của một tướng Tàu đã nói ở Hà Nội các đây hai năm, nhằm đe nẹt Việt Nam đã lỡ nằm cạnh Trung Quốc, không thể “chọn” thân phận khác được đâu, lẽ ra không nên lặp lại theo cách áo não như thế. Thủ tướng Nhật, chưa từng than van chuyện phải bê mấy hòn đảo của mình đi đâu. Nữ Tổng thống Hàn Quốc cũng không có một lời nào tương tự!

Tôi chân thành bày tỏ, chia sẻ cùng các bạn về niềm tự tin và tự hào của dân tộc, trước vó ngựa của quân Nguyên-Mông xưa, nay là trước sự hung hăng của quân Tập, với tinh thần là nhân dân phải biết làm chủ vận mệnh của mình, thông qua một thể chế dân chủ bởi một Hiến pháp đứng đắn, và quan hệ bình đẳng không lệ thuộc Bắc Kinh. Đó là khẳng định căn bản và lâu dài, dù cho nay mai giàn khoan có thể rút đi, hay thay một chiếc khác. Mối quan hệ giữa “hai” dân tộc – theo nghĩa dân sự – xưa nay chưa từng có vấn đề, ngoại trừ bọn cầm quyền hung hăng mỗi lúc. Nhắc lại điều này với dân chúng cũng lại là một xa xỉ nữa.


Hai điều nêu trên, không phải là vô cùng hệ trọng của hiện tình đất nước đáng trăn trở hay sao?
Chúng ta không để sự thờ ơ của hôm nay là nỗi hối tiếc của ngày mai. Chúng ta không muốn một đồng bào nào của mình phải tự thiêu như người Tây Tạng, không muốn những nhóm thanh niên ta đến lúc phải vung dao liều chết vào bọn Hán tộc ở các bến tàu như ở Tân Cương. Và chúng ta cũng cần tinh tường cảnh giác về những kẻ diễn hài nội địa.

Một phương châm chân chính đã từng vang lên trong lòng dân tộc: “Chúng ta yêu hòa bình nhưng sẵn sàng chiến tranh” để bảo vệ Tổ quốc.

Mong rằng tôi có nhiều cơ may được gặp các bạn, góp phần nhỏ bé của mình cùng các bạn bước tới, cùng cả đất nước đứng hẳn lên đấu tranh, giữ vững độc lập trước sự khống chế và xâm lược của Bắc Kinh, xây dựng một xã hội dân sự vững chắc, công bằng và dân chủ.


Ao ước thay!
Trân trọng kính chào.
Huỳnh Tấn Mẫm – một thanh niên nhiều tuổi./.

(*) “Sơn thủy tương liên, lý tưởng tương thông, văn hóa tương đồng, vận mệnh tương quan” (!) – thập lục tự phương châm – do Trung Quốc đưa ra, dịch thành phương châm hành động: Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.

http://boxitvn.blogspot.ca/2014/07/thu-tam-tinh-cua-huynh-tan-mam-goi-cac.html


Đây! Huỳnh Tấn Mẫm
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

 

 

Một lần nữa, và sẽ còn nhiều lần nữa, người viết sẽ chứng minh về tất cả những gì mình đã viết, để không mắc phải cái câu: "Hữu thuyết vô bằng"; mà "nói có sách, mách có chứng" hẳn hoi. Vì thế, nên qua bài này, người viết phải đưa thêm những hình ảnh của chính Huỳnh Tấn Mẫm đang giơ cao tay, đứng dưới tấm "biểu ngữ" bên cạnh có tấm hình lớn của Hồ Chí Minh, và có mặt một tên "giặc thầy chùa"( không biết là Thích… gì), trong một cuộc "biểu dương" để "đón mừng giải phóng", và ba tấm hình khác: Tấm hình Huỳnh Tấn Mẫm đã chụp chung với những đảng viên "cao cấp" của đảng Cộng sản Việt Nam như: Lý Chánh Trung, Tố Hữu, Lê Quang Vịnh, Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyễn Đình Thi, tấm thứ ba: Huỳnh Tấn Mẫm đã chụp chung với Nguyễn Thị Bình "nguyên Phó chủ tịch nước" Việt Nam Cộng sản, và các đệ tử của Mẫm trong phong trào "tranh đấu chống Mỹ-Ngụy", và tấm thứ tư, Huỳnh Tấn Mẫm chụp chung với những tên "phản chiến" của Đà Nẵng, Huế, Quảng Tín, trong "buổi họp mặt 35 năm giải phòng miền Nam, 30/4/2010, tại Sài Gòn".




Huỳnh Tấn Mẫm đứng bên ảnh Hồ Chí Minh đang giơ cao tay "đón mừng giải phóng".

(Hồn Việt UK online gạch bỏ mặt tên tội đồ dân tộc Hồ chí Minh)





Images intégrées 2

Lý Chánh Trung, Tố Hữu, Lê Quang Vịnh, Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyễn Đình Thi...




"Nguyên Phó chủ tịch nước" CSVN: Nguyễn Thị Bình, Huỳnh Tấn Mẫm (ngoài cùng bên trái) và những "thủ lĩnh phong trào tranh đấu HSSV" một thời."


Images intégrées 5

Huỳnh Tấn Mẫm (bìa phải) và thành viên TĐHS Đà Nẵng - TĐHS Huế - LĐHS Quảng Tín, tại buổi "họp mặt 35 năm giải phóng miền Nam, 30-4-2010 tại TP. Hồ Chí  Minh".    Ảnh: LÊ VĂN THỌ (TĐHSĐN)



Với những bằng chứng như đã nêu trên, thì những kẻ đã và đang đứng trong bóng tối, đặc biệt, tại hải ngoại, luôn luôn tìm cách để đưa Huỳnh Tấn Mẫm lên hàng "quốc tế" với những mưu đồ đen tối… theo kế sách "trồng người", trong suốt hơn 37 năm qua, khó mà lừa gạt được những người Việt Quốc Gia yêu nước chân chính, và có những bộ óc sáng suốt.

 

Riêng Huỳnh Tấn Mẫm, đã được đảng Cộng sản Hà Nội "trồng" kể từ năm 1958, khi Mẫm là một thiếu niên 15 tuổi. Nghĩa là Huỳnh Tấn Mẫm đã hoạt động Cộng sản hợp pháp, để chống lại Dân-Quân-Cán-Chính của cả hai nền Cộng Hòa Việt Nam, với "thành tích" hơn 55 năm trường kỳ hoạt động Cộng sản, để chống lại tất cả những người Việt Quốc Gia yêu nước chân chính.

 

"Biết mà không nói, là bất lương". Một lần nữa, người viết muốn lập lại: nếu ta thấy, biết một kẻ nào đó, đem bán một chiếc đồng hồ giả, mà quảng cáo là thật, nhưng vì một lẽ nào đó, mà ta im lặng, thì ta sẽ mang tội "bao che", vì người mua, chỉ mất tiền. Nhưng, nếu ta thấy, biết, một người đem bán những viên thuốc cực độc,  được bọc bởi lớp đường phèn ngọt lịm, với ngũ sắc thật rực rỡ, mà lại quảng cáo là thuốc bổ, nhưng nếu vì bất cứ một lý do nào, mà ta vẫn im lặng, thì ta phải mang trọng tội tòng phạm giết người, bởi người mua chẳng những mất tiền, mà còn phải mất cả sinh mạng nữa!

 

Chính vì những lẽ ấy, nên bất kể là người nào, dù là quen biết, mà đem lòng trách người viết, khi đã chỉ ra những viên thuốc cực độc kia, thì nhất định họ là những người muốn ám hại những đồng bào hiền lương vô tội, để họ phải chết một cách tức tưởi và oan uổng, vì lầm lẫn, khi "uống" vào những viên thuốc cực độc ấy. Vì thế, chỉ có những kẻ đồng hội đồng thuyền với những tên đang đứng chụp hình chung với Huỳnh Tấn Mẫm như:  Nguyễn Thị Bình, Tố Hữu, Lý Chánh Trung, Lê Quang Vịnh, Lê Văn Nuôi, Nguyễn Đình Thi,… thì mới bênh vực cho những hành vi Cộng sản của Huỳnh Tấm Mẫm!

 

Trở lại với cuộc biểu tình, vào ngày 9/12/2012, tại quốc nội, vì hưởng ứng những "lời kêu gọi" của Huỳnh Tấn Mẫm, mà đã có một số người đã bị Công an Cs bắt, thì không có điều gì lạ cả. Bởi vì, đảng Cộng sản Hà Nội qua Huỳnh Tấn Mẫm đã có sự chuẩn bị từ lâu, nên chính Huỳnh Tấn Mẫm đã viết: “Chúng tôi đề nghị chính quyền Thành phố có biện pháp giữ gìn an ninh trật tự … và hỗ trợ".

Nơi nhận:

- Ông Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy [để thông báo và hỗ trợ]

- Ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBNDTP [để thông báo và hỗ trợ]".

 

Và, chính những điều đã minh chứng ở trên, đã cho tất cả những người Việt Nam yêu nước chân chính, từ quốc nội cũng như tại hải ngoại, là những người còn có những bộ óc sáng suốt, không lú lẫn, không ngu đần, thì tất phải biết: Cuộc "biểu tình" vào ngày 9/12/2012, vừa qua, là do Huỳnh Tấn Mẫm đã thi hành theo chỉ thị của đảng Cộng sản Hà Nội. Huỳnh Tấn Mẫm đừng hòng lấy đôi tay của một đảng viên Cộng sản, đã từng nhuốm máu của đồng bào vô tội suốt 55 năm trời, kể từ năm 1958, mà che khuất được ánh mặt trời.

 

Nên nhớ, Huỳnh Tấn Mẫm đã: "Đề nghị chính quyền Thành phố có biện pháp giữ gìn an ninh trật tự… và hỗ trợ". "Biện pháp" là gì, là phương pháp làm việc cho đúng lúc cần thiết, và khi nào cần phải dùng đến "biện pháp"; là khi thấy có những người có những hành động gây nguy hại cho đảng Cộng sản, thì ngay tức khắc, "chính quyền thành phố (phải) có biện pháp…"."biện pháp" ấy là phải bắt giam ngay những "thành phần nguy hiểm - thế lực thù địch". Còn "hỗ trợ", là đôi bên cùng giúp đỡ lẫn nhau. Nghĩa là, cuộc "biểu tình" ngày 9/12/2012, đã do đảng Cộng sản Hà Nội và Huỳnh Tấn Mẫm, một đảng viên Cộng sản kỳ cựu, với thành tích 55 năm hoạt động Cộng sản, đã cùng liên thủ với nhau, để giăng ra những chiếc bẫy khổng lồ, cũng như những mẻ lưới rộng lớn, để "thanh lọc", và để bắt giữ những người có lòng nhiệt thành yêu nước.

 

Huỳnh Tấn Mẫm “đại biểu quốc hội- Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc TP.HCM, Tổng biên tập báo Thanh Niên… năm 2010, Mẫm đã sang Nga học và bảo vệ Tiến sĩ Triết học tại Viện Hàn lâm Khoa học…"  

 

Hãy nhớ lấy. Đừng quên!

 

Paris, 12/12/2012

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

VŨ ĐÔNG HÀ * CỘNG SẢN GIẾT NGƯ DÂN

Đảng đem ngư dân Việt Nam vào chỗ chết

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Các quan chức và truyền thông lề đảng đang cùng hợp xướng, tung ra chiến dịch tuyên truyền và tạo dựng hình ảnh ngư dân bám biển, bảo vệ lãnh hải, góp phần bảo vệ tổ quốc. Họ đang ngồi mát ăn bát vàng và đưa dân vào chỗ chết. Đây là một hành động vô trách nhiệm và ác độc của nhà nước và đảng CSVN. Tính mạng của ngư dân, những nạn nhân trực tiếp và lãnh nhiều tai họa nhất trong việc Tàu cộng xâm lược biển Đông, đã được dùng cho chính sách tuyên truyền của tập đoàn bán nước mang mặt nạ yêu nước.
Khi đất nước lâm nguy, ngư dân bị tấn công, giết chết, người đứng đầu quân đội, là lực lượng có nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải cũng đã trơ tráo công bố với thế giới rằng: "Việt Nam hết sức kiềm chế, không sử dụng máy bay, tàu tên lửa, tàu pháo v.v... mà chỉ dùng các tàu kiểm ngư, tàu cảnh sát biển, và các tàu cá của ngư dân phối hợp với lực lượng chấp pháp để bảo vệ chủ quyền..." - Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc Phòng. (phút 1:43) 
Để hỗ trợ cho ông Bộ trưởng quốc phòng trong việc đem ngư dân ra làm "nghĩa vụ" giùm cho quân đội, bà Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, người đứng đầu bộ phận nơi xảy ra nhiều trẻ em bị chết nhất, hăng hái nhập cuộc và phát động chương trình “Ngành y tế cùng ngư dân bám biển”. 

Trước tình trạng ngư dân Lý Sơn bị Tàu cộng đâm chìm, gây tử vong, bơ vơ trên biển cả, không một tàu hải quân VN cứu giúp, bà Tiến trao tặng 300 tủ thuốc và dụng cụ y tế để cho... ngư dân khỏe nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo giùm cho ông tướng Thanh. Bà Tiến từ trên bờ lội xuống mé biển, đội nón cối làm trò tiếp thị:

"Ý nghĩa lớn lao hơn đối với mỗi cán bộ ngành y tế là cùng với nhân dân cả nước, cán bộ, công nhân viên ngành y tế đã thể hiện tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, bày tỏ quyết tâm cùng ngư dân bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước trước việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương - 981 xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam." 
Về phía Quốc hội, ông đại biểu tỉnh Đồng Nai là Đặng Ngọc Tùng cho biết "ngư dân sẵn sàng ra ngư trường đánh bắt cá để bảo vệ ngư trường truyền thống của tổ tiên đồng thời góp phần bảo vệ lãnh thổ tổ quốc". Tuy nhiên, cũng chính khi trả lời phóng viên ông Tùng lại "sơ ý" cho biết: "Tôi đi tiếp xúc với bà con ngư dân, đặc biệt là các đoàn viên nghiệp đoàn nghề cá nhiều lần, thì các ngư dân và nghiệp đoàn nghề cá thường than rằng bị các đầu nậu cho vay nặng lãi. Cho nên đánh bắt cá không đủ trang trải cho các chi phí..." 
Điều này cho thấy nếu ngư dân không ra biển thì không có tiền trả nợ, là chết đói. Nhưng ông đại biểu của dân đã láo khoét suy diễn và "tặng" cho những người dân nghèo khổ sứ mạng "sẵn sàng ra ngư trường đánh bắt cá để bảo vệ ngư trường truyền thống của tổ tiên đồng thời góp phần bảo vệ lãnh thổ tổ quốc"
Với sứ mạng được tung hô như thế, nhà nước ta đã đồng hành với ngư dân như thế nào ngoài một mớ thuốc bổ của bà bộ trưởng y tế?

Trả lời VOA khi được hỏi - "Liệu lực lượng chấp pháp VN có phương án như TQ đi theo bảo vệ các tàu cá hay không", ông Nguyễn Ngọc Oai - Cục trưởng cục kiểm ngư VN trả lời: "Không! Không, chúng tôi không theo bảo vệ vì lực lượng có hạn, cả vùng biển rộng lớn có 30 cái tàu, chúng tôi thì chủ yếu tuyên truyền, còn những trường hợp ngư dân xảy ra thì chúng tôi quan sát ở xa để theo dõi để hỗ trợ chứ chúng tôi không phải theo để bảo vệ tàu cá. (Phút 4:20-4:42).

Đem "con bỏ chợ", đem dân bỏ biển làm mồi cho cá mập Tàu khựa như thế nhưng bộ máy tuyên truyền của đảng vẫn cùng nhau hợp xướng bài ca tử thần với những nốt nhạc là những con thuyền bơ vơ trên vùng biển đang bị các đồng chí hải tặc 16 vàng 4 tốt tự tung tự tác, nhờ vào cái công hàm của toàn đảng CSVN, của chủ tịch nước Hồ Chí Minh và được ký bởi thủ tướng Phạm Văn Đồng:
...
Báo CAND còn đi xa, đi sâu hơn vào "tinh thần yêu nước bảo vệ chủ quyền" của các ngư dân khốn khó bằng "người thật việc thật" qua bài Một lão ngư Đà Nẵng đóng tàu lương thực công suất lớn để vươn khơi làm giàu và "cứu hộ" các tàu cá tại ngư trường Hoàng Sa: Lão ngư "lương thực" và chuyện vươn khơi bảo vệ chủ quyền. 
Quả là hình ảnh của dân ta dưới ngòi bút của công an thật quá hào hùng! Lão ngư tự đóng tàu, công sức lớn vươn khơi làm giàu và "cứu hộ" trong khi tàu kiểm ngư thì chỉ đứng xa nhìn để "kiểm... cá". CAND còn "thuật" lại và "vẻ" lên hình ảnh của người vợ ngư dân kiên trường không thua gì Võ Thị Sáu: "Bà Mừng còn khoe, mỗi chuyến đi biển về, bà lại được cập nhập tin tức nóng, là người đầu tiên nghe kể về những cuộc đụng độ sinh tử trên biển của ngư dân miền Trung từ hai cha con ông Toàn. Và hơn ai hết, bà hiểu rằng, những khoang tàu đầy tôm cá của gia đình và cả của các ngư dân miền Trung hiện phải đổi bằng tính mạng, lòng quả cảm và cả sự kiên trì của các ngư dân trước thủ đoạn đê hèn của tàu Trung Quốc." 
Tập đoàn bán nước đang là những đại họa (sĩ) cầm những cây cọ chấm máu để tô lớp son yêu nước lên những khuôn mặt hiền hòa chất phác của ngư dân, sơn màu lên những quan tài đang đóng sẵn cho người dân vô tội. Họ vừa đi đường vừa vẽ với cái mặt nạ bán nước.

Những hành vi này không mới.

Nó đã có từ thời Hồ Chí Minh mang mặt nạ Trần Dân Tiên và thành lập đảng của loài sản.

Và kéo dài cho đến ngày hôm nay với xác người chồng chất làm nên bề dày lịch sử đảng, phát triển theo chiều thu hẹp của diện tích đất nước bị mất vào tay triều đình phương Bắc.


Vũ Đông Hà
danlambaovn.blogspot.com

VIỆT CỘNG ĂN CƯỚP

Tiếng nói dân oan: VNCH có đất có nhà, chế độ CS cướp đất cướp nhà!



CTV Danlambao - Facebook dân oan Phùng Thị Ly vừa phổ biến một đoạn video clip cho thấy những mâu thuẫn gay gắt giữa người dân và giới chức cầm quyền Long An liên quan đến việc cưỡng chiếm đất đai.
Vụ việc xảy ra vào hôm 2/7/2014, lực lượng an ninh cùng các ban ngành đến khu đất của bà Mai Thị Kim Hương (Khu phố 3, thị trấn Thạnh Hoá, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An) nhằm yêu cầu tháo dỡ các biểu ngữ có nội dung phản đối cướp đất. 

Hành vi cướp đất trắng trợn của nhiều quan chức huyện Thạnh Hóa và tỉnh Long An khiến sự phẫn uất của người dân bị đẩy lên cao trào. Đoạn clip cho thấy một phụ nữ liên tục lớn tiếng: “Đi ra ngoải đánh Trung Quốc mà lấy đất lại đi..., rồi về đây mà lấy đất tao”, “Đừng có hèn với giặc, ác với dân”
Một người đàn ông tỏ ra gay gắt nói với đoàn cán bộ: “Sống chung với Việt Nam Cộng Hòa mà có đất có nhà. Còn sống với chế độ cộng sản này bị cướp đất cướp cướp nhà. Việt Nam Cộng Hòa người ta đâu có cướp đất cướp nhà. Còn chế độ cộng sản này cướp đất cướp nhà là sao?”
Theo chị Phùng Thị Ly, thành viên Phong trào Liên đới Dân oan Đấu tranh Việt Nam cho biết: Vào năm 2009, UBND huyện Thạnh Hóa thu hồi đất đễ làm bờ kè và chỉnh trang đô thị. Khu vực nhà và đất nằm ở vị trí đối diện chợ, nhưng chủ tich UBND huyện cùng tỉnh Long An lại ban hành quyết định bồi thường đất nhà ở này 'thuộc vị trí tiếp giáp đề bao chống lũ', đây là thủ đoạn để áp đặt giá bồi thường rẻ mạt là 300 ngàn VNĐ trên một mét vuông, trong khi giá đất thực tế gấp hàng chục lần.
Căn nhà bà Hương có diện tích 120 mét vuông, nhưng chỉ được bồi thường 75 mét vuôn. Phần diện tích còn lại thậm chí không được bồi thường mà còn bị UBND huyện vu cho 'lấn chiếm đất công', đồng thời ban hành quyết định xử phạt hành chính và quyết định cưỡng chế. 
Trước đó, ngôi nhà này đã bị cưỡng chế vào năm 2010, nhưng gia đình bà Hương không đồng ý giao đất và tiếp tục đấu tranh bằng cách che mấy tấm tôn để ở. Sắp tới, giới chức địa phương sẽ tiếp tục thực hiện cưỡng chế lần hai đối với gia đình bà Hương.
Nội dung một số biểu ngữ chống cướp đất gồm có:
“Đả đảo thằng Tạo ăn cướp đất – nhà ở. Đàn áp gia đình tôi là có tội với Tổ Quốc Việt Nam...” 
“Yêu cầu Ủy ban Nhân dân huyện Thạnh Hóa, ông chủ tịch Nguyễn Văn Tạo phải ban hành quyết định bồi thường, hỗ trợ đúng vị trí đất nhà ở của chúng tôi theo đúng quy định pháp luật tại điều 8, 23, 73, 74 hiến pháp 1992 nước CHXHCNVN. Điếu 42, 50, 56 luật đất đai 2003. Điều 9 ND197CP. Điều 3, 47 NĐ84CP. Điều 1 tuyên ngôn độc lập năm 1945. Điều 17 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.

Nếu cố tình không thực hiện là chính UBND huyện Thạnh Hóa chống lại các điều luật đã nêu trên, chống đảng gây tội ác với nhân dân.

Đồng ký tên dưới đây: Phùng Thị Ly, Phùng Văn Lâm, Mai Thị Kim Hương, Nguyễn Trung Tài”
“Thông báo: Chống quyết định cưỡng chế của Nguyễn Văn Tạo, chủ tịch UBND huyện Thạnh Hóa.

Gia đình tôi sẵn sàng đáp trả những hành vi ngang ngược của thằng Tạo như Trung Quốc xâm lược”.
Danh sách những quan chức cầm đầu vụ cướp đất tại Long An bị người dân tố cáo đích danh gồm có:
Ông Phan Quang Nghiệp - Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch HĐND huyện Thạnh Hóa
Ông Nguyễn Văn Tạo - Phó Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện Thạnh Hóa
Ông Nguyễn Thanh Nguyên, phó chủ tịch UBND tỉnh Long An.

HUYNH NGỌC CHÊNH * HỘI NHÀ VĂN ĐỘC LẬP

06-07-2014


Hội nhà báo độc lập chứ không phải tổ chức chính trị độc lập

Huỳnh Ngọc Chênh 
Thực tế không thể nào phủ nhận, bên cạnh những người làm báo nằm trong hệ thống lãnh đạo bởi đảng CSVN, có rất đông những người làm báo tự do và cũng không ít những người làm báo thuộc các tổ chức dân sự, tôn giáo và cả các tổ chức chính trị khác. Những người làm báo đó là những người làm ra các tác phẩm báo chí dưới dạng bài viết, băng ghi hình, ảnh thời sự...công bố trên mạng xã hội, web cá nhân, web hội đoàn, cơ quan truyền thông trong và ngoài nước.

Đã có hội nhà báo của những người làm báo theo cộng sản thì tất yếu phải có hội nhà báo dành cho những người làm báo tự do hoặc theo các chính kiến khác. Sự ra đời của nhiều hội nhà báo (hoặc nhiều hội nghề nghiệp khác) bên cạnh hội nhà báo (hoặc các hội nghề nghiệp) do đảng CSVN lập ra và lãnh đạo là sự tất yếu của một xã hội phát triển và đi lên văn minh.

Sự ra đời của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN) là đáp ứng yêu cầu của xã hội, là nơi quy tụ tự nguyện của những người làm báo để hỗ trợ lẫn nhau nâng cao tay nghề, giúp đỡ nhau trong công việc nhằm nâng cao chất lượng của các tác phẫm báo chí để phục tốt hơn cho công bằng xã hội, cho sự tiến bộ của đất nước, cùng nhau đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận như hiến pháp đã quy định, và trước mắt, đặc biệt phục vụ cho công cuộc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trước tình thế lâm nguy đang cận kề.

Theo tiêu chí của hội vừa công bố, cũng như qua thành phần hội viên ban đầu, lực lượng nòng cốt của hội là những người làm báo tự do có quan điểm cá nhân độc lập, nhưng hội cũng sẵn sàng đón nhận sự tham gia tự nguyện của tất cả các nhà báo ôn hòa thuộc các tổ chức xã hội khác, không phân biệt chính kiến, tôn giáo và tư tưởng chính trị. Hội viên IJAVN có thể có những người thuộc các tổ chức hội đoàn xã hội, các tổ chức tôn giáo và các tổ chức đảng phái chính trị trong và ngoài nước, nhưng IJAVN không đặt dưới sự lãnh đạo hoặc chịu sự chi phối của bất cứ tổ chức nào.

Ý nghĩa của từ ĐỘC LẬP, trong Hội Nhà báo Độc lập là ở chỗ đó. Nghĩa là độc lập với mọi tổ chức kể cả tổ chức chính quyền.

Quan điểm chung của những thành viên sáng lập ban đầu, IJVN không phải là một tổ chức ĐỐI LẬP như một số người lầm tưởng, mà chỉ là một hội nghề nghiệp ĐỘC LẬP.

Từ những tiêu chí đó, với tư cách cá nhân, tôi xin trao đổi lại một số ý kiến phản biện trước sự ra đời của IJAVN trong hai ngày qua.

Luồng ý kiến thứ nhất: IJAVN không nên cho những nhà báo cộng sản hoặc các đảng phái chính trị khác tham gia vì những người nầy sẽ lũng đoạn hoặc chi phối IJAVN theo đường lối của đảng phái của họ. Lúc đó IJAVN không còn độc lập nữa. Ngay trong nội bộ của 43 thành viên sáng lập ban đầu cũng có một, vài người boăn khoăn về vấn đề này. Chưa kể có ý kiến cho rằng khi có thành viên là đảng viên CS tham gia vào hội sẽ dấy lên mối nghi ngờ  IJAVN là tổ chức độc lập trá hình do đảng CSVN dựng lên như trước đây họ đã từng dựng lên bao nhiêu tổ chức ở miền Nam.

Xin thưa, trước những lo lắng và nghi ngờ như vậy thì chỉ còn cách là chờ xem IJAVN sẽ làm gì. Nếu IJAVN làm ngược lại tiêu chí của mình đề ra ban đầu thì tự nó sẽ bị mất uy tín và sụp đỗ. Hơn nữa, trong xã hội dân sự, việc lập ra các hội nhà báo (cũng như các hội nghề nghiệp khác) theo tiêu chí khác với IJVN là quyền của công dân theo hiến định. Không nhất thiết chỉ có hai hội nhà báo là: Hội Nhà Báo VN thuộc đảng CSVN và Hội Nhà Báo Độc Lập VN của những người làm báo độc lập. Không ai có quyền không cho ra đời các hội nhà báo ví dụ như hội nhà báo Việt Tân, hội nhà báo chống Việt Tân, hội nhà báo chống Mỹ, hội nhà báo chống cộng ...

Luồng ý kiến thứ hai: Đã là nhà báo độc lập thì để mỗi người đứng riêng rẽ độc lập, không nên vào một tổ chức nào, vì đã vào tổ chức thì không còn độc lập nữa.

Xin thưa rằng, IJAVN là một hội nghề nghiệp độc lập với các tổ chức chính trị, độc lập với nhà nước... Còn những người làm báo độc lập, làm báo tự do có quyền liên kết với nhau thành hội để giúp đỡ nhau hành nghề, hỗ trợ nhau nâng cao tay nghề, tạo điều kiện hoạt động, hỗ trợ nhau vật chất lẫn tinh thần và pháp lý để bảo vệ lẫn nhau trước sự áp chế của những thế lực cường quyền phản động. Những người làm báo chân chính luôn đụng đến sự thật cho nên luôn có những kẻ thù, không đoàn kết nương tựa lẫn nhau thì làm sao chống đỡ lại được trước những kẻ thù đó, đặc biệt là kẻ thù ngoại xâm hung tàn và thâm độc đang "thập diện mai phục" ngay trong đất nước của chúng ta.
HNC 

PHẠM CHÍ DŨNG * CÔNG ĐOÀN ĐỘC LẬP

Từ gian bếp Liên Trì đến cánh chim báo bão

Phạm Chí Dũng
Gian bếp Liên Trì



Gian bếp ám khói, có đến bốn cửa thông thống với không gian bên ngoài. Ngay phía sau gian bếp cô quạnh ấy là cả vùng đất Thủ Thiêm trơ trọi không một bóng nhà. Trừ chùa Liên Trì của Hòa Thượng Thích không Tánh trung kiên “chống cưỡng chế,” còn tất cả cư dân ở khu vực này đã bị chính quyền TP. HCM buộc phải di dời để lấy đất sạch phục vụ cho “khu đô thị có tầm cỡ lớn của Ðông Nam Á.”
Rất ít người biết được khung cảnh ra đời của bản tuyên bố ủng hộ Công Ðoàn Ðộc Lập. Hoàn toàn không phải trong phòng hội nghị máy lạnh tại những khách sạn đài các ở Sài Gòn, cũng chẳng được trang điểm bởi những bộ complê đúng điệu của các quan khách, gian bếp mái tôn nóng rẫy – chỗ duy nhất của chùa Liên Trì có thể kê được nhiều bàn ghế – đã trở nên một địa danh lịch sử của 16 tổ chức xã hội dân sự độc lập không cà vạt. Lần đầu tiên từ năm 1975, các hội nhóm dân sự mới họp mặt đông đủ và đồng nguyên đến thế, tạo nên bầu không khí mà ai đó phải ví là “Hội Nghị Diên Hồng thu nhỏ.”
Câu chuyện góp mặt chưa có tiền lệ trên diễn ra vào ngày 5 tháng 6, 2014, tức 3 tuần trước thời điểm nữ tù nhân lương tâm – nhà hoạt động công đoàn Ðỗ Thị Minh Hạnh được trả tự do vô điều kiện từ chốn lao tù 4 năm 4 tháng.
Quay về dĩ vãng năm 2010, Minh Hạnh cùng hai người bạn là Ðoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng đã ghi dấu ấn chưa từng có trong lịch sử đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam từ thời điểm năm 1975: xúc tác cho một cuộc đình công lên đến hàng chục ngàn người tại công ty giày Mỹ Phong. Toàn bộ chính quyền sở tại đã bị bất ngờ và do đó mang một nỗi thâm thù xấu bụng tệ hại đối với ba bạn trẻ này.
Hậu quả cay nghiệt sau đó thì ai cũng biết: những nhà hoạt động công đoàn độc lập đầu tiên ở Việt Nam bị xử tù giam từ 7 đến 9 năm.
Trong “Hội nghị Diên Hồng thu nhỏ” ở chùa Liên Trì vào đầu tháng 6, 2014, một nét rất mới và lạ là các hội đoàn dân sự đã tổ chức bàn luận chuyên đề về làm thế nào để xây dựng tổ chức công đoàn độc lập ở Việt Nam. Lẽ đương nhiên, những cái tên như Chương, Hùng, Hạnh được mọi người nhắc đến với tình cảm khâm phục không che giấu.
Một tuần sau cuộc họp ở chùa Liên Trì, bắt đầu có tin tức không chính thức về chuyện Minh Hạnh có thể được ra tù sớm. Tuy nhiên vào lúc đó, chẳng mấy người tin vào khả năng này, đơn giản là bởi quá nhiều người đã mất mát quá nhiều niềm tin vào một sự thành tâm dù chỉ tối thiểu của chế độ cầm quyền.
Chỉ đến những ngày cuối tháng 6, 2014, không khí mới òa vỡ. Chỉ kém sôi động đôi chút so với trường hợp Phương Uyên được trả tự do bất ngờ tại tòa Long An vào tháng 8, 2013, giới dân chủ và bất đồng chính kiến trúc mừng Minh Hạnh và chúc tụng nhau bằng những lời lẽ nhiệt thành nhất. Người ta bất ngờ cảm nhận bóng dáng của mô hình công đoàn độc lập đang hiện ra ở một góc khuất nào đó của cung đường đấu tranh dân chủ. Cánh chim báo bão Ðỗ Thị Minh Hạnh đã bay được một phần của chặng đường xa xôi.
Nhưng còn những năm tháng sắp đến, mọi chuyện sẽ diễn tiến như thế nào?

Công đoàn độc lập

Câu chuyện Nhà Nước Việt Nam bắt buộc phải thả Minh Hạnh mà chẳng thể đính kèm được một điều kiện nào, cũng như việc Minh Hạnh đã tự do toàn vẹn mà không bị cơ chế quản chế giằng kéo, đã bật ra một hàm ý có tính chứng nghiệm rất sắc sảo: thì ra cuộc đấu tranh kéo dài đằng đẵng nhiều năm qua của những nhà tranh đấu chuyên về quốc tế vận như tổ chức Lao Ðộng Việt đã không phải vô nghĩa… Thì ra cuối cùng giới dân chủ trong và ngoài Việt Nam cũng đã cách nào đó làm lay động được giới chính khách Hoa Kỳ. Bằng chứng gần gũi và sống động nhất là có đến hai phần ba nghị sĩ Ðảng Dân Chủ ở Mỹ yêu cầu chính phủ Việt Nam phải thỏa mãn nhu cầu về thành lập công đoàn độc lập và trả tự do vô điều kiện cho Ðỗ Thị Minh Hạnh nếu muốn được chấp nhận tham gia vào Hiệp Ðịnh TPP.
Lần thứ hai, sau lần thứ nhất vào tháng 8, 2013, nhiều người trong giới đấu tranh dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam cảm thức về một bước ngoặt nào đó, dù chưa định hình, nhưng đang lộ dần triển vọng của xã hội dân sự ở đất nước này.
Cũng vào những ngày này, một cuộc thảo luận đang diễn ra giữa các tổ chức hội đoàn. Mọi người bàn thảo về khả năng cần thành lập ngay một tổ chức công đoàn độc lập để giúp cho yêu sách tăng lương và hỗ trợ các cuộc đình công của công nhân.
Không khó nhớ lại rằng vào tết năm 2014, lần đầu tiên từ thời “giải phóng,” có đến 15 tỉnh phải đồng loạt xin cứu đói. Tình hình này lại đặc biệt nghiêm trọng ở những nơi được mệnh danh là “quê hương cách mạng” như Hà Tĩnh, Quảng Bình và Thanh Hóa. Trong khi đó, có đến hàng chục ngàn doanh nghiệp ở miền Tây Nam Bộ không có tiền trả lương cho công nhân. Không chỉ bị nợ lương, ở nhiều nơi công nhân còn bị ép phải làm việc hàng chục tiếng đồng hồ mỗi ngày với mức lương rẻ mạt. Vậy là diễn ra một khung cảnh thảm thiết chưa từng có: hàng trăm ngàn công nhân phải nằm lì ăn Tết trong nhà trọ vì không có đủ tiền mua vé tàu xe về quê. Ðây đó đã hiện ra cảnh công nhân ngất xỉu vì đói.
Nền kinh tế Việt Nam, bị lũng đoạn kinh khủng bởi các nhóm lợi ích và giới chính khách, đang tiến như vũ bão đến thời điểm Minsky – một thuật ngữ chỉ báo thực trạng các doanh nghiệp con nợ không còn khả năng thanh toán cho ngân hàng những món vay. Khi đó, ai dám bảo đảm là sẽ không nổ ra một cuộc khủng hoảng và làm cho vài triệu công nhân phải ra đường?
Ðã đến lúc không còn có thể trông chờ vào một tình cảm hồi tâm của các cơ quan quản lý lao động Việt Nam. Một khi Bộ Lao Ðộng, Thương Binh và Xã Hội vẫn không hề muốn thay đổi tỷ lệ báo cáo chỉ có 2% người thất nghiệp trên toàn quốc, sẽ vô cùng khó để làm cơ quan này ngộ ra rằng tỷ lệ thất nghiệp thực tế đang gấp đến hàng chục lần như thế. Thậm chí nếu nền kinh tế Việt Nam sa chân vào khủng hoảng, hầu như chắc chắn tỷ lệ thất nghiệp ở đất nước này còn có thể vượt quá con số 26% và 27% hiện thời ở Hy Lạp và Tây Ban Nha.
Ðiều được coi là “triển vọng” như trên đang khiến cho trách nhiệm của nền xã hội dân sự sơ khai ở Việt Nam thêm nặng gánh. Thế nhưng ra tuyên bố thì dễ, nhưng phải bắt đầu từ đâu và như thế nào để tuyên bố không chỉ là lời nói?
Một thực tế phũ phàng của xã hội dân sự là do bị đàn áp ngay từ trong trứng nước từ những năm trước, cho tới nay hệ thống chân rết để xây dựng một tổ chức công đoàn độc lập đã hầu như tan rã. Thiếu chuyên môn đã đành, lại càng thiếu lực lượng và đặc biệt là thiếu những nhân tố dám dấn thân. Chưa kể thiếu cả những phương tiện làm việc và kinh phí sinh hoạt tối thiểu…

Giấc mơ của cánh chim báo bão

“Trở về ngoài đời mới thấy mọi chuyện như một giấc mơ. Thật đúng như một giấc mơ! Em cứ tự hỏi làm sao mà các anh lại hy sinh và làm được nhiều như thế trong những năm qua?” – Minh Hạnh thốt lên với tôi, giọng rổn rảng đầy âm sắc. Còn tôi lại thật sự xấu hổ: “Làm sao có được giấc mơ này, nếu không có những người đi đầu hy sinh như Hạnh?”
Cánh chim báo bão Ðỗ Thị Minh Hạnh đã hoàn tất phần đầu của giấc mơ ấy. Nhưng không có nghĩa là giấc mơ đã trọn vẹn. Những gì mà những người con của xã hội dân sự Việt Nam sẽ cần làm là đừng khiến sự hy sinh của Chương, Hùng, Hạnh bị vô nghĩa.
Trong hoàn cảnh vẫn hầu như nguyên vẹn khó khăn thuộc về nội lực như hiện thời, khả năng có thể khả thi nhất mà các hội đoàn dân sự có thể đáp ứng ngay trước mắt là xây dựng một tổ chức như “Ủy Ban Hỗ Trợ Công Ðoàn Ðộc Lập.” Tổ chức này sẽ chỉ mang chức năng tư vấn và sẽ giúp cho công nhân một số kiến thức về pháp lý nhằm xây dựng yêu sách và phương pháp đấu tranh để tổ chức đình công. Nhưng tổ chức này cũng là tiền đề để hình thành loại hình công đoàn độc lập của công nhân sau này.
Xã hội dân sự đang mở ra, dân chủ lao động cũng bắt buộc phải khoáng đạt hơn, người công nhân sẽ cần đến sự chia sẽ không chỉ bằng lời nói của các tổ chức dân sự độc lập. Ngay trước mắt, một tổ chức phi chính phủ tư vấn cho công nhân sẽ là điểm nhấn của giấc mơ tiếp theo về công đoàn độc lập. Sau đó, giấc mơ sẽ đi tiếp chặng đường còn lại của nó, để những cánh chim báo bão như Minh Hạnh sẽ trở lại tư thế sải cánh tự do.
Phạm Chí Dũng


NGUIYỄN KHÔI * KHOC TÔ HOÀI

Nhà Văn chết rồi còn để đời Tác phẩm
"Dế Mèn" về trời ...Nhân loại nhớ mãi cuộc  "phiêu lưu"...
                      *
"Dế Mèn"...Cụ đã về trời
94 xuân...một kiếp Người Việt Nam
 "Quê Người" mở đời Văn việt dã
  "O Chuột" kia vật vã "Giăng thề"
     Lại về "Xóm giếng ngày xưa"
Nhâm nhi "Cỏ dại" tơ mơ "Dế Mèn"...
  Rồi sấm sét cả miền có giặc
  "Cụ" dạt lên Tây Bắc  "Xuống Làng"
     Đi theo "Đại đội Thắng Bình"
"Vợ chồng A Phủ" đượm tình Xoong Pe
   Trời yên ả lại về Kẻ Chợ
    "Khác trước" rồi "Người (ở) ven thành"
       "Vỡ tỉnh", "chuyện cũ" loanh quanh
"Những gương mặt" vụt sang "Thành Lê Nin"
   "Thăm Căm Pốt" mắt nhìn bốn mặt
    "Lăng Bác Hồ" mấy bậc "Vùng cao"
       "Hồng vàng song cửa" thanh cao
"Mèo lười", "Chim gáy" xôn xao "Lạc rừng"
      Thật khí thế "Kim Đồng" tuổi trẻ
       Thoắt bay ra  vùng bể "Đảo hoang"
          "Mười năm" nhớ bạn nhớ làng
"Miền Tây", "Tự truyện", "Phố phường" nguôi ngoai
       "Quê nhà" lấm "chân ai cát bụi" ?
        Kể gì "Ba người khác" trớ trêu
          Một đời lãng tử phiêu diêu
Nhởn nhơ thân "Dế" mặc điều thị phi
       Cứ nhẩn nha bốn bề cương tỏa
       Trải báo phen sinh tử chẳng sao
          Trường văn trận bút rào rào
Trông đi ngó loại được bao lăm người ?
       Cứ như "Dế" yêu đời hết dạ
        Ngòi bút "duyên" cứ thả đều đều    
          Xem ra tầm cỡ loại "Siêu"
Tinh tường, sắc nhậy...thêm yêu tiếng mình
    Sống một đời trọn tình vẹn nghĩa
    "Dé Mèn" ơi bốn bể nhớ Người
       "Hòa Bình" ước vọng thơm tươi
Văn Tô Hoài đẹp tình đời Việt Nam.
           Hà Nội, tối 6-7-2014
         NGUYỄN KHÔI  kính viếng...

         

 

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

 

  Hát cho Biển Đông và quyền con người

Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2014-07-03
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
hcdb_poster_viewing-600.jpg
Poster vận động cho chương trình Hát Cho Biển Đông và Quyền Con Người diễn ra tại Washington DC vào ngày 6/7/2014
Photo of SBTN


Trước cảnh Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng hải phận của Việt Nam, nhạc sĩ Trúc Hồ đã dùng lời ca nốt nhạc để thể hiện tình yêu đất nước quê hương, cũng như cổ võ cho tinh thần người dân Việt trong công cuộc tranh đấu bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ của đất nước. Không dùng sự mạnh mẽ của âm nhạc chiến đấu, nhưng những lời ca và giai điệu trong Việt Nam Ơi lại đầy cảm hóa lòng người, thôi thúc và lôi cuốn những ý chí Việt Nam luôn sẵn lòng đứng lên khi vận mệnh quốc gia lâm nguy:
Trúc Hồ viết bài đó vào dịp lễ ngày Memorial Day. Trúc Hồ cũng làm trong cơ quan truyền thông SBTN tin tức mỗi ngày dồn dập, chuyện gì xảy ra chúng ta đều biết, mình cũng suy nghĩ nhiều về vấn đề như vậy thì tự nhiên những dòng nhạc cứ tuôn ra và Trúc Hồ viết xuống, Trúc Hồ nhớ là hôm đó là ngày thứ 6, buổi họp ở SBTN mà anh em đến họp mỗi tuần. 
Về nhà, đến ngày chủ nhật là ngày Memorial Day và lấy ra viết cho xong luôn. Cũng may mắn là Trúc Hồ chỉ phải sửa một vài từ, một vài nốt thôi. Đến ngày thứ hai, Trúc Hồ bắt đầu hòa âm rồi gửi cho các anh em ca sĩ học trước và thứ ba tới hát. Sau khi ca sĩ hát thâu xong, Trúc Hồ gửi cho mọi người trên khắp thế giới, gửi qua bên Pháp, bên Úc, rồi Canada cũng như ở Việt Nam: tại Sài Gòn, Hà Nội và Vinh để mọi anh em có thể thâu. Khi anh em ở các nơi thâu xong, họ gửi ngược qua lại bên này thì Trúc Hồ bắt đầu mix nhạc và edit video. Có trên youtube video Việt Nam Ơi của Trúc Hồ, khi quí vị bấm vào đó quý vị sẽ biết những gì đang xảy ra hiện nay. 
Điểm đặc biệt của bài hát Việt Nam Ơi là ở chỗ những hình ảnh trong video có sự tham gia của những tổ chức dân sự trong nước cũng như nhiều nơi trên thế giới được lồng ghép một cách khéo léo để cho thấy sự đồng lòng cùng hướng về biển đảo quê hương:
Họ đã ca chung với tất cả các anh chị em nghệ sĩ của Asia trong bài nhạc Việt Nam Ơi. Nếu vào youtube của SBTN sẽ có bài Việt Nam Ơi, trong đó có nhiều tổ chức dân sự hát chung với các ca sĩ của Trung tâm Asia, các anh chị em thanh niên trẻ bên Úc Châu, cũng như bên Pháp, Canada… Trong nước có hệ thống truyền thông Dòng Chúa Cứu Thế, hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm, hội Phụ Nữ Vì Nhân Quyền, No U Hà Nội, No U Sài Gòn, Anh Em Dân Chủ, đó là những nhóm Xã Hội Dân Sự họ tham gia vào công tác này, tất nhiên mọi người đều cùng một lòng đứng lên chống ngoại xâm.
Được biết cùng với bài hát Việt Nam Ơi, nhạc sĩ Trúc Hồ còn đứng ra tổ chức chương trình Hát Cho Biển Đông & Quyền Con Người diễn ra tại Washington DC vào ngày 6/7, chương trình với mục đích thu hút người Việt hải ngoại khắp nơi trên thế giới về thủ đô Hoa Kỳ góp tiếng nói phản đối sự bá quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, đồng thời nhạc sĩ Trúc Hồ giải thích vì sao vừa là ngày Hát Cho Biển Đông lại vừa là ngày Hát vì nhân quyền Việt Nam:
Ngày 6/7 tới đây có mục đích là chúng ta phải đoàn kết các hội đoàn, cộng đồng, đoàn thể, đảng phái của người Việt khắp nơi trên thế giới, cùng một tiếng nói, để cùng với những người dân trong nước đứng lên biểu tình đòi lại quyền làm người và nhất là chống ngoại xâm Trung Quốc đang ăn hiếp đất nước chúng ta mang giàn khoan vào lãnh hải của đất nước Việt Nam.
Đây là ngày quan trọng bởi vào lúc 11 giờ, chúng ta tới tòa đại sứ TQ biểu tình, đến 2 giờ chúng ta tới tòa đại sứ Việt Nam để biểu tình. Đến 1 giờ, chúng ta về Freedom Plaza, quảng trường Tự Do trước Tòa Bạch Ốc và chúng ta có một ngày hát cho Biển Đông và quyền làm người từ 1 giờ tới 4 giờ. Sau đó, chúng ta tuần hành về Tòa Bạch Ốc, rồi quay về quảng trường Freedom Plaza và chia tay nhau ở đó. 
Chúng ta phải tranh đấu cho Biển Đông và tranh đấu cho quyền con người bởi nếu chúng ta không tranh đấu cho quyền con người, thì những anh em trong nước khi họ đứng lên biểu tình thì họ sẽ bị bắt liền. Nếu chúng ta tranh đấu được cho những quyền căn bản như vậy thì tương lai, đường dài cho những người dân trong nước có cơ hội đứng lên, không sợ.
Tinh thần của người Việt Nam rất cao, hôm bữa, Trúc Hồ vào Asia thì gặp nhạc sĩ Anh Bằng, bác Bằng nói “Tức quá! Bác buồn quá!” hỏi sao vậy bác, thì bác nói rằng “tụi nó mang thêm giàn khoan vào nữa, bác tức lắm, buồn lắm! chẳng lẽ 90 triệu dân người Việt Nam lại chịu nhục như vậy sao?” đó là lời của nhạc sĩ Anh Bằng. Rất nhiều người khi bị ngoại xâm xâm lăng đất nước thì mỗi người có một sự biểu lộ khác nhau, bác Bằng nói rằng bác sẽ về sáng tác một ca khúc.
Trúc Hồ cũng nói là bác về bác sáng tác giống như bài Phải Lên Tiếng, bây giờ mình lên tiếng và cả hành động, không lẽ chúng ta phải chịu nhục sao? Những câu như vậy mà mang vô âm nhạc cũng hay. Lòng dân từ những người bình thường, những ca sĩ trẻ họ cũng để ý đến chuyện này, mọi tầng lớp đều để ý và quan tâm và có thái độ. Tất nhiên đó là những điều tốt, trước hết, chúng ta phải biết thông tin, thông tin phải mạnh, người dân trong nước từ giới trẻ cho tới người lớn cũng phải biết đất nước chúng ta đang đứng thảm họa mất nước. 
Với tinh thần thượng tôn dân tộc, dù là người Việt trong nước hay hải ngoại thì trái tim của những con dân Lạc Hồng bao giờ cũng luôn hướng về đất mẹ, hướng về biển đảo quê hương đang từng ngày dậy sóng. Một lần nữa mượn lời ca của Việt Nam Ơi, chương trình âm nhạc kỳ này xin tạm khép lại và hi vọng ngày Hát Cho Biển Đông và Quyền Con Người được thành công mỹ mãn.

 Nhà văn Tô Hoài từ trần ở tuổi 94

Cập nhật: 16:11 GMT - chủ nhật, 6 tháng 7, 2014
Tác phẩm Dế Mèn Phiêu Lưu Ký của nhà văn Tô Hoài được tái bản rất nhiều lần
Nhà văn Tô Hoài, một trong những cây viết tên tuổi của nền văn học cận đại ở Việt Nam, qua đời tại nhà riêng ở Hà Nội, thọ 94 tuổi.
Ông tên thật là Nguyễn Sen, sinh năm 1920 tại huyện Thanh Oai, Hà Nội, và lớn lên tại làng Nghĩa Đô, Từ Liêm, Hà Đông (nay thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội)
Sáng tác nhiều ở các thể loại khác nhau như truyện ngắn, truyện dài, hồi ký, kịch bản phim, v.v..., nhưng có lẽ 'Dế Mèn Phiêu Lưu Ký' mà ông viết hồi năm 1941 là một trong những tác phẩm của ông gắn bó với nhiều thế hệ bạn đọc thiếu niên Việt Nam nhất.
Tác phẩm này cũng từng được dịch ra hàng chục thứ tiếng.
'Vợ Chồng A Phủ', một sáng tác khác của ông, được đưa vào giảng dạy trong chương trình sách giáo khoa phổ thông và được dựng thành phim ở Việt Nam.

'Cách nhìn chính thống'

 

 Năm 1992, hồi ký 'Cát Bụi Chân Ai' của ông đã gây ồn ào dư luận khi đưa ra chân dung một số nhà văn thuộc hàng 'vai vế'.

Trong hồi ký, ông có nhắc tới Nhân văn Giai phẩm, một chủ đề luôn được coi là nhạy cảm, tuy cách ông đề cập, nhận định vấn đề được đánh giá là chính thống, phù hợp với cái nhìn của giới chức.
Gần đây hơn, tác phẩm 'Ba Người Khác' mà ông viết về thời cải cách ruộng đất, cũng gây tiếng vang ít nhiều. Được biết tiểu thuyết này được viết xong từ 1992 nhưng tới 2006 mới được phép in.
Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng nhiều giải thưởng văn học, gồm Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (1966), Giải nhất Tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam 1956, Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội (1970), Giải thưởng Hội Nhà văn Á - Phi (1970).
Tin ông qua đời chỉ trong vài giờ đồng hồ thu hút hơn nửa triệu người xem trên trang Facebook của BBC Tiếng Việt, với hàng chục ngàn người bấm nút likes, hàng ngàn người tham gia bình luận và hơn một ngàn người bấm nút Shares.
  http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/07/140706_tohoai_passaway.shtml


 Hội Về Nguồn đưa đờn ca tài tử đến Paris

NS Hà Mỹ Xuân, Lê Hồng Phước và Hà Mỹ Liên - RFI / Lê Phước
NS Hà Mỹ Xuân, Lê Hồng Phước và Hà Mỹ Liên - RFI / Lê Phước
Lê Phước
 
Tiếp tục mục tiêu bảo tồn tài tử-cải lương, các nghệ sỹ Hà Mỹ Xuân (chủ tịch Hội bảo tồn cải lương Về Nguồn), Hà Mỹ Liên và Lê Hồng Phước vừa tổ chức thành công một buổi đờn ca tài tử-cải lương vào ngày 29/06/2014 tại nhà hàng Minh Hòa, khu vực tiếp giáp quận 13, Paris. 
Đây là chương trình đề hiệu đờn ca tài tử đầu tiên được nghệ sỹ tại Pháp đứng ra tổ chức từ sau khi Đờn ca tài tử Nam Bộ được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại hồi cuối năm 2013. Hồi tháng 10/2013, khi làm đạo diễn cho chương trình ra mắt Hội Bảo tồn Cải lương Về Nguồn của nhóm nghệ sỹ Hà Mỹ Xuân, nghệ sỹ Thanh Điền từ trong nước sang từng nhận xét rằng, tổ chức một chương trình cải lương ở nước ngoài khó hơn vài chục lần so với tổ chức ở trong nước.
Điểm hẹn đờn ca tài tử-cải lương trên đất Pháp
Khó khăn ở đây được thể hiện ở chỗ, là ở nước ngoài, mà cụ thể là ở Pháp, những thứ cần thiết cho một chương trình cải lương thật sự rất thiếu thốn. Chẳng hạn như để tìm được một cái bàn cho quan huyện ngồi trong vở cải lương Ngao Sò Ốc Hến, nghệ sỹ Hà Mỹ Xuân đã phải vất vả chạy ngược chạy xuôi, lắp ghép đủ kiểu. Và khi nghệ sỹ Thanh Điền, trong vai Huyện Trìa trên sân khấu, lấy tay đập ấn quan hơi mạnh xuống mặt bàn, thì chiếc bàn rung rinh muốn sập. May mà ông Huyện Trìa Thanh Điền lẹ tay chụp kịp chiếc bàn mới khỏi ngã.
Âu đó cũng là một kỷ niệm đẹp, nó cho thấy một tấm lòng yêu nghề sâu sắc của các nghệ sỹ, vượt mọi khó khăn để mang lời ca tiếng hát làm vui cho người mộ điệu. Nó cũng cho thấy sự thiếu thốn khó khăn trong việc tổ chức các chương trình cải lương trên đất Pháp. Đến với đờn ca tài tử, công tác tổ chức còn khó hơn nhiều. Lâu nay, nghệ sỹ cải lương ở Pháp chỉ quen việc tổ chức các chương trình cải lương chuyên nghiệp, hoặc là những buổi hát cải lương xen với các tiết mục tân nhạc, múa, trong một chương trình văn nghệ tổng hợp. Còn các buổi đờn ca tài tử đúng nghĩa thì vô cùng hiếm.
Địa điểm tổ chức chương trình đờn ca tài tử-cải lương vừa qua là nhà hàng Minh Hòa, tọa lạc tại số 37 đường Roger Salengro, Kremlin-Bicêtre, giáp với quận 13- Paris. Đây là một địa điểm ca nhạc khiêu vũ do hai chị em nghệ sỹ Hà Mỹ Liên và Hà Mỹ Xuân phối hợp với chủ nhà hàng Minh Hòa là hai ông bà Minh-Thu tổ chức cho cộng đồng người Việt đến vui chơi giải trí cuối tuần.
Tuy nhiên, với một tình yêu vô bờ bến dành cho cải lương, và với hơn 50 năm gắn bó cùng cải lương chuyên nghiệp, hai nữ nghệ sỹ gạo cội này đã cố gắng đưa đờn ca tài tử-cải lương xen lẫn vào các tiết mục ca tân nhạc-khiêu vũ. Tức là, trong những buổi nhạc này, hai nữ nghệ sỹ luôn cố gắng đưa một tiết mục vọng cổ vào chương trình để giới thiệu với khách.
Hai nghệ sỹ Hà Mỹ Xuân, Hà Mỹ Liên đã quyết định kết hợp với nhà hàng Minh Hòa tổ chức định kỳ mỗi tháng một lần chương trình đờn ca tài tử-cải lương theo đúng nghĩa của nó. Buổi giao lưu đờn ca tài tử-cải lương vào ngày 29/06/2014 vừa qua là buổi trình diễn ra mắt, và cũng là buổi biểu diễn đề hiệu đờn ca tài tử đầu tiên trên đất Pháp, ít nhất là kể từ ngày đờn ca tài tử Nam Bộ được Unesco công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của Nhân loại hồi tháng 12/2013. Thế là từ đây, mỗi tháng một lần, người mộ điệu đờn ca tài tử-cải lương tại khu vực Paris đã có cho mình một điểm hẹn văn hóa đúng nghĩa.
Thành công vượt mong đợi
Buổi đờn ca tài tử-cải lương ngày 29/06/2014 đã đạt được thành công ngoài mong đợi. Thành công ở đây không phải là về doanh thu, mà là về giá trị nghệ thuật cũng như sự hài lòng chưa từng thấy của khán giả. Khi buổi diễn kết thúc, toàn thể khán giả đều kiên nhẫn chờ đến lượt mình đến trực tiếp nói lời khen tặng dành cho chương trình, và hứa lần sau sẽ tiếp tục đến ủng hộ.
Trong hàng ghế khán giả, có cả cụ bà tuổi trên 90, có cả những người bị bệnh phải chống gậy và phải có người dìu đến, có cả những thanh niên, đặc biệt có những khán giả Tây chín hiệu nhưng mê cổ nhạc Việt Nam. Thành công của chương trình thật sự vượt tầm mong đợi của ban tổ chức, mà nguyên nhân thành công có lẽ nổi trội nhất là những nguyên nhân sau đây:
Không gian nhà hàng hơi nhỏ, nếu để bàn ghế cho khách ngồi, thì chen chúc nhau cũng chỉ được đôi ba chục người. Bởi thế, ban tổ chức mới quyết định cho khách tới vào khoảng 12h trưa, và bắt đầu phục vụ ăn uống. Sau đó, đến 2h chiều, ban tổ chức bắt đầu cho di chuyển tất cả bàn ra khỏi quán, và chỉ chừa lại ghế nhằm tiết kiệm không gian một cách tối đa. Bên cạnh đó, cách xếp nghế thành hàng cho người xem ngồi xung quanh sàn diễn, nghệ sỹ thì xếp ghế ngồi dọc đối diện, hai nhạc sỹ cổ nhạc thì ngồi trước mặt khán giả.
Tất cả tạo nên một không khí quây quần gần gũi, một không gian đúng với bản chất đờn ca tài tử Nam Bộ. Người xem và người diễn không còn khoảng cách, để có thể lắng nghe từng cảm xúc, từng hơi thở của nhau. Dường như không còn sự khác biệt giữa anh là nghệ sỹ còn tôi là khán giả, mà tất cả đều trở thành những nhân tố chính của buổi giao lưu đờn ca tài tử-cải lương.
Nguyên nhân thành công thứ hai có lẽ là ban tổ chức đã mang đến cho khán giả một buổi trình diễn mang ý nghĩa văn hóa thật sự, chứ không đơn thuần là một buổi đi xem hát giải trí nữa. Tham gia ban tổ chức có nhà sử học văn hóa Lê Hồng Phước. Đây cũng là một nghệ sỹ “tay ngang” mê tài tử-cải lương từ thuở nhỏ. Lê Hồng Phước đã cùng bàn thảo với hai nghệ sỹ Hà Mỹ Xuân và Hà Mỹ Liên để thống nhất một chương trình theo đúng điệu đờn ca tài tử Nam Bộ.
Trong buổi đờn ca tài tử, nhà sử học Lê Hồng Phước cầm micro làm MC, nhưng không giới thiệu theo kiểu hết người này đến người khác lên trình diễn suông, mà là thiết kế chương trình thành một buổi nói chuyện văn hóa đờn ca tài tử. Tức là, diễn giả trình bày cùng khán giả cội nguồn của đờn ca tài tử từ lời ru, câu hò, đến việc giải thích ý nghĩa và giá trị của các bài bản đờn ca tài tử, ý nghĩa của hai chữ “Cải lương”, sự phân biệt giữa đờn ca tài tử và cải lương chuyên nghiệpn …
Mục đích là làm sao cho khán giả hiểu rõ được giá trị quý báu của cái mình đang được thưởng thức. Từ đó, người xem cảm thấy sao mà câu hò lời ru của ông cha ta nó “bác học” đến thế, các bài bản tài tử cải lương độc đáo đến thế…Và sau buổi diễn, nhiều khán giả đã bày tỏ lời cảm ơn đến ban tổ chức đã cung cấp cho họ những kiến thức thật bổ ích về ý nghĩa của đờn ca tài tử-cải lương. Và cũng chính khán giả đã thừa nhận rằng họ đã xem một buổi trình diễn văn hóa đúng nghĩa.
Những tấm lòng …
Một nguyên nhân mà không thể nào không nhắc tới đó là sự hội ngộ của những tấm lòng yêu đờn ca tài tử-cải lương. Trước hết phải nhắc đến hai nữ nghệ sỹ thuộc hàng gạo cội của sân khấu cải lương miền Nam, Hà Mỹ Liên và Hà Mỹ Xuân, cùng với ông bà Minh-Thu chủ nhà hàng Minh Hòa. Dù biết tổ chức đờn ca tài tử-cải lương là một thách thức trong vấn đề tài chánh, nhưng tất cả đã đặt lợi ích văn hóa lên trên hết, với một tấm lòng yêu tài tử-cải lương nồng nàn.
Người có công lớn nhất có lẽ là nữ nghệ sỹ Hà Mỹ Xuân. Lâu nay, Hà Mỹ Xuân được mệnh danh là “nghệ sỹ liều mạng”. “Liều mạng” là bởi vì dám can đảm làm văn hóa mà đặt nhẹ lợi ích vật chất. Hồi tháng 10/2013, sự “liều mạng” của NS Hà Mỹ Xuân một lần nữa đã được báo chí trong và ngoài nước khẳng định khi cô dám bỏ tiền túi mời đến ba nghệ sỹ ưu tú trong nước sang biểu diễn ở một rạp hát sang trọng khu vực Paris. Lần đó, sự “liều mạng” của NS Hà Mỹ Xuân đã được khán giả đón nhận với sự thành công về mặt nghệ thuật ngoài mong đợi. Và cũng như nghệ sỹ Thanh Điền, đạo diễn chương trình khi ấy, nhận định rằng, người nghệ sỹ đã biết trân trọng khán giả và khán giả đã biết trân trọng cải lương, trân trọng người nghệ sỹ.
Lần này, sự “liều mạng” của NS Hà Mỹ Xuân cũng đã được người mộ điệu đón nhận, khi mà cô không ngại đảm nhận mọi việc, từ đầu bếp, quét dọn đến vai trò nghệ sỹ. Và khi nhắc đến sự thành công lần này, thì cũng không nhắc đến vai trò quan trọng của phu quân NS Hà Mỹ Xuân, nhà thơ Thanh Bình. Hiểu được tầm quan trọng trong hoạt động đầy tính văn hóa của vợ, nhà thơ Thanh Bình đã luôn ở phía sau hỗ trợ động viên, và dù sức khỏe yếu, nhưng đã không ngại làm đủ mọi thứ, từ đi chợ đến việc khiêng bàn ghế. Quả thật là một tấm lòng vàng đối với đờn ca tài tử-cải lương.
Sát cánh cùng vợ chồng NS Hà Mỹ Xuân thì có vợ chồng nữ nghệ sỹ Hà Mỹ Liên-nhạc sỹ Thanh Sơn. NS Hà Mỹ Liên không ngại bất cứ vai nào, từ hát ru, ca ra bộ cho tới tham gia trích đoạn cải lương chuyên nghiệp. Còn nhạc sỹ Thanh Sơn thì lo từng chiếc micro cho những người biểu diễn.
Tham gia chương trình còn có nghệ sỹ Lý Kim Thành. Cũng một lòng một dạ với cải lương, NS Lý Kim Thành đã phải xin nghĩ phép để toàn tâm toàn ý tham gia miễn phí cho chương trình. NS Lý Kim Thành tham gia đủ tiết mục, từ ca bài bản lẻ đến tham gia trích đoạn cải lương chuyên nghiệp với hai nữ nghệ sỹ Hà Mỹ Liên và Hà Mỹ Xuân. Đây là một nghệ sỹ quen thuộc của người mộ điệu cải lương tại Pháp.
Sự thành công đã không có được nếu không nhắc đến nhạc sỹ Minh Thanh. Ông là một tay đờn cải lương chuyên nghiệp từ trong nước cho đến hải ngoại suốt hơn 50 năm nay. Dù tuổi đã trên thất tuần và sức khỏe yếu, nhưng nhạc sỹ Minh Thanh đã cùng phu nhân là nghệ sỹ Kim Chi không ngại đường xá xa xôi ủng hộ chương trình hết sức mình. Với thâm niên làm nghề hơn nửa thế kỷ, nhạc sỹ Minh Thanh đã thật sự làm nền cho sự thành công của buổi diễn khi ông biết nhấn nhá một cách rất chuyên nghiệp, đờn theo những người không chuyên tham gia ca hát. Tuy mệt, nhưng sau khi kết thúc chương trình, “lão nhạc sỹ” Minh Thanh đã không che giấu được niềm vui với nụ cười sáng ngời trên gương mặt khi thấy khán giả thật sự hài lòng với chương trình.
Cùng hòa đờn với nhạc sỹ Minh Thanh có chị Thu Thảo, một tay đàn tranh có tiếng ở Paris. Chị vốn là bác sỹ tim tại Paris, nhưng thường xuyên xuất hiện ở các chương trình ca múa nhạc dân tộc ở Pháp. Lần này, khi biết được có buổi giao lưu đờn ca tài tử của nhóm nghệ sỹ Hà Mỹ Xuân, chị Thu Thảo đã tham gia một cách tích cực.
Bên cạnh việc đờn ca, ban tổ chức còn chú trọng đến phần nội dung chương trình. Mục đích của chương trình là mang đến cho khán giả một “món ăn văn hóa” thật sự, chứ không đờn thuần là tụ tập lại ca hát cho vui. Bởi thế, phần dẫn dắt chương trình đã được giao cho nhà sử học văn hóa Lê Hồng Phước, là một người có chuyên môn về lịch sử và cũng là nhà bình luận cải lương trên sóng Đài Phát thanh Quốc tế Pháp-RFI tại Paris.
Chính nhờ sự tham gia tích cực của những nghệ sỹ và nhạc sỹ có tâm và có tầm như vậy, nên buổi biểu diễn thật sự có chất lượng nghệ thuật cao. Khán phòng chỉ có 40 người, nhưng trở nên vô cùng “nghẹt thở” khi ba nghệ sỹ Hà Mỹ Liên, Hà Mỹ Xuân và Lý Kim Thành diễn theo lối cải lương chuyên nghiệp trích đoạn Tấm Lòng Của Biển. Một sự kiện bất ngờ đã xảy ra là khi ba nghệ sỹ đang biểu diễn, thì những người trong ban tổ chức bên dưới phải chia nhau đi phát khăn giấy để khán giả lau nước mắt.
Rồi khán phòng lại “nghẹt thở” khi nữ nghệ sỹ Hà Mỹ Xuân độc diễn vai Thái Hậu Dương Vân Nga với lối diễn xuất thượng thừa. Độc diễn là một đẳng cấp cao trong nghệ thuật cải lương chuyên nghiệp, nhưng lại là lợi thế của NS Hà Mỹ Xuân. Còn nhớ cách đây mấy năm, khán giả Pháp đã vô cùng ngưỡng mộ khi NS Hà Mỹ Xuân độc diễn vai Thúy Kiều trên sân khấu ca kịch Pháp với rất nhiều tâm trạng trong cùng một tiết mục.
Những gương mặt tài tử
Như đã nói một trong những nguyên nhân thành công của buổi biễu diễn là sự gần gũi đúng chất đờn ca tài tử Nam Bộ. Tức là, bên cạnh những nghệ sỹ chuyên nghiệp thì còn có những người không chuyên. Trước tiên đó là trường hợp của anh Bernard, một người Pháp làm việc tại sân bay quốc tế Charles de Gaulle Paris. Dân mê đờn ca tài tử ở Việt Nam thường gọi Bernard là “Ông Tây hát cải lương”. Mỗi năm, Bernard đi Việt Nam đến 3, 4 lần để tham gia ca tài tử ở các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre. Đài truyền hình Việt Nam cũng đã từng mời Bernard ca trực tiếp cho khán giả cả nước xem.
Trong buổi đờn ca tài tử hôm 29/06 vừa rồi, Bernard đã làm cả khán phòng thích thú khi anh trình diễn một bản Nam Ai, rồi lại ngân nga mấy câu vọng cổ trong bài Tình Anh Bán Chiếu của soạn giả Viễn Châu. Không chỉ tham gia một mình, Bernard còn dắt đến chương trình hai cô con gái xinh đẹp tuổi vừa đôi mươi. Ba cha con Bernard đã cùng nhau ca bài Liên Nam (Nam Xuân, Nam Ai và Nam Đảo), làm mê mẩn cả khán phòng.
Một điều lý thú nữa là theo tâm sự của Bernard, thì anh học tiếng Việt nhờ các bài bản cải lương. Số là khi trước, Bernard theo xem nhóm nghệ sỹ Hữu Phước, Hà Mỹ Xuân, Hà Mỹ Liên tập tuồng, anh mới cầm những bổn tuồng viết bằng tiếng Việt để dò theo lời ca của các nghệ sỹ. Và như thế, dần dần Bernard biết và hiện tại là rất giỏi tiếng Việt và ca tài tử rất sành điệu.
Một gương mặt khác đó là nam sinh viên Đoàn Nam Dương. Năm nay mới 23 tuổi, vừa tốt nghiệp cử nhân kinh tế tại Paris, ĐoànNam Dương đã ru hồn cả khán phòng với bài Dạ Cổ Hoài Lang của nhạc sỹ Cao Văn Lầu. Ở Dương có một điều lý thú là em cũng chỉ mới “cảm” cải lương gần một năm nay. Dương tâm sự, hồi tháng 10/2013, trong chương trình biểu diễn ra mắt Hội Bảo tồn cải lương Về Nguồn của nữ nghệ sỹ Hà Mỹ Xuân, Dương đã tham gia trong vai trò chạy cảnh sân khấu.
Từ trong cánh gà nhìn ra, Dương thấy các nghệ sỹ Thanh Điền, Thanh Kim Huệ Hà Mỹ Xuân, Hà Mỹ Liên…diễn “máu lửa” với nghề quá, nên Dương bắt đầu suy nghĩ: “Tại sao mình không dành một chút tình cảm cho bộ môn âm nhạc dân tộc này”. Và thế là Dương bắt đầu nghe rồi học ca cải lương từ nghệ sỹ Hà Mỹ Xuân. Bài Dạ Cổ Hoài Lang đã được Dương thể hiện rất có hồn và rất có nghề.
Đến với một gương mặt tài tử khác, đó là chị Mai. Thật ra, hồi trước khi còn ở Việt Nam, chị Mai đã từng có một thời gian làm việc ở quán ăn có phục vụ đờn ca cổ nhạc của danh hài Văn Hường ở Sài Gòn. Có lẽ từ đó, những bài ca tài tử-cải lương đã thấm vào tâm hồn chị lúc nào không biết. Trên đất Pháp, chị Mai thường lui tới giao lưu ca tân nhạc ở nhà hàng Minh Hòa. Được biết sắp có chương trình đờn ca tài tử do nghệ sỹ Hà Mỹ Xuân tổ chức, chị Mai đã xin tham gia. Trong buổi trình diễn hôm 29/06, chị Mai đã cùng ca theo lối ra bộ một bản Phụng Hoàng trích trong vở cải lương nổi tiếng một thời Nửa Đời Hương Phấn, cùng với hai nghệ sỹ Hà Mỹ Liên và Lê Hồng Phước.
Trong những gương mặt thu hút sự chú ý của khán giả hôm 29/06 còn có bé Ngọc Minh. Thật ra, khán giả Paris đã quá quen thuộc với giọng ca của bé Ngọc Minh, vì em thường xuất hiện ca vọng cổ ở những tiệc tùng lễ hội của cộng đồng người Việt. Ở cái tuổi 12, sinh ra ở Pháp nên tiếng Việt không rành, nhưng bé Ngọc Minh ca vọng cổ thì khỏi chê. Ngọc Minh có bộ nhịp chắc do em được huấn luyện từ chính “lò” của ba em là nhạc sỹ cổ nhạc Văn Trực, một tay đờn cổ nhạc được nhiều người yêu mến ở Pháp. Ngọc Minh tâm sự là em biết ca từ năm 4 tuổi. Số là hồi ấy các nghệ sỹ Hà Mỹ Liên và Hà Mỹ Xuân thường đến dợt tuồng tại nhà nhạc sỹ Văn Trực. Bé Ngọc Minh xem rồi bắt đầu thích cải lương. Và thế là em biết ca cải lương khi còn chập chững học tiếng Việt.
Ngoài dân tài tử cổ nhạc, đến tham gia chương trình còn có nam ca sỹ trẻ Hoàn Thành. Đây là một giọng ca nhạc trữ tình được nhiều người yêu mến ở Pháp. Hoàn Thành tham gia biểu diễn thường xuyên ở các lễ hội do người Việt tổ chức, khắp nơi từ Paris, Lyon đến Marseille. Đến với chương trình đờn ca tài tử hôm 29/06, Hoàn Thành đã phải vượt gần 300 cây số từ Dijon đến Paris. Hoàn Thành đã làm phong phú thêm chương trình với những ca khúc nhạc dân ca độc đáo qua một giọng ca ngọt ngào và điêu luyện.
Làm văn hóa ...
Đến đây, ta có thể thấy rằng, sự thành công của buổi giao lưu đờn ca tài tử-cải lương ngày 29/06 của nhóm nghệ sỹ Hà Mỹ Xuân bắt nguồn từ việc “biết làm văn hóa”. Tức là, ban tổ chức đã đặt lợi ích về văn hóa lên trên lợi ích vật chất, lấy lợi ích nghệ thuật làm điểm nhắm đến. Các nghệ sỹ chuyên và không chuyên đã tham gia vào hoạt động văn hóa này với một tinh thần yêu đờn ca tài tử-cải lương nồng nhiệt, một tinh thần đoàn kết, tôn trọng tiếng hát lời ca và tôn trọng khán giả.
Công lao của họ cũng đã được đón nhận khi mà khán giả đã cảm nhận được tính văn hóa của buổi diễn, đã thưởng thức tiếng đàn lời ca với một sự tôn trọng người nghệ sỹ hết sức chân thành. Và đúng như lời chủ tịch Hội Bảo tồn cải lương Về Nguồn, nghệ sỹ Hà Mỹ Xuân tâm sự: “Nếu người nghệ sỹ biết tôn trọng nghề, tôn trọng khán giả, thì tự nhiên sẽ được tổ đãi và sẽ được khán giả tôn trọng mà thôi”. Thiết nghĩ, quan điểm này rất cần thiết cho tất cả các nghệ sỹ trong thời buổi khó khăn như hiện nay của sân khấu cải lương.
 http://www.viet.rfi.fr/van-hoa/20140705-ha-my-xuan-dua-don-ca-tai-tu-den-paris

Festival Avignon khai mạc trong bão tố

Vở kịch « Intérieur », do đạo diễn Maurice Maeterlinck thực hiện với dàn diễn viên Nhật. Festival d’Avignon.
Vở kịch « Intérieur », do đạo diễn Maurice Maeterlinck thực hiện với dàn diễn viên Nhật. Festival d’Avignon.
Koichi Miura

Thanh Hà
Liên hoan nghệ thuật sân khấu nổi tiếng nhất của Pháp 2014 khai mạc trễ mất một ngày do thời tiết xấu và giới nghệ sĩ đình công. Giới này phản đối dự luật cải tổ chế độ an sinh xã hội của các nhà hoạt động nghệ thuật.

Trong đêm đầu tiên vở « Prince de Hombourg » đã được diễn tại khu lâu đài cổ kính « Palais des Papes » ở ngay trung tâm thành phố. Vở kịch này được chọn để khai mạc chương trình chính thức của liên hoan Avignon năm nay. Đây là lần đầu tiên tác phẩm của nhà thơ người Đức, Heinrich von Kleist (1777-1811) được diễn lại trên sân khấu Avignon kể từ năm 1951 tới nay.
Cũng đêm hôm qua, chương trình không chính thức, « Off » của Festival đã mở ra với công chúng yêu thích nghệ thuật sân khấu. Giám đốc liên hoan Avignon, Olivier Py hy vọng festival 2014 sẽ không bị xáo trộn thêm nữa vì phong trào đấu tranh của giới nghệ sĩ và kỹ thuật viên sân khấu. Dù vậy một số công đoàn vẫn đe dọa bãi công, phản đối chế độ an sinh xã hội đặc biệt dành cho các nhà hoạt động nghệ thuật.
Năm 2003 liên hoan Avigon từng phải hủy chương trình chính thức cũng vì phong trào đình công của giới nghệ sĩ. Mùa festival năm đó gây nhiều thất vọng và đã tác động cả đến chương trình không chính thức của liên hoan. Thành phố Avignon năm đó bị thất thu khoảng 23 triệu euro.
Liên hoan nghệ thuật sân khấu Avignon lần thứ 68 được mở ra từ ngày 4 đến 27/07/2014. Chỉ riêng chương trình không chính thức cống hiến  hơn 1.300 buổi diễn khác nhau. Ban tổ chức năm nay mời hơn 1000 đoàn kịch, múa và các thể loại nghệ thuật sân khấu đa dạng cùng tham dự. Trong gần ba tuần lễ sắp tới thành phố Avignon ở miền nam nước Pháp sẽ đón hàng chục ngàn khán giả Pháp và quốc tế.
 http://www.viet.rfi.fr/phap/20140706-festival-avignon-khai-mac-trong-bao-to

 
Guantanamera, mộc mạc đậm đà thật thà dân dã
Từ quần đảo Canarias của Tây Ban Nha, điệu guajira bén rễ vào Oriente, miền đông Cuba - REUTERS /Desmond Boylan
Từ quần đảo Canarias của Tây Ban Nha, điệu guajira bén rễ vào Oriente, miền đông Cuba - REUTERS /Desmond Boylan
Tuấn Thảo
Trong số các ca khúc nổi tiếng nhất của làng nhạc Cuba, có nhạc phẩm Guantanamera. Trên băng đĩa, bài này thường được phối theo điệu cha cha (đôi khi theo điệu ‘’son cubano’’), nhưng đó chủ yếu là những phiên bản ghi âm từ những năm 1960 trở đi. Trong nguyên tác, Guantanamera từng được viết cho thể điệu guajira, thịnh hành từ vài thập niên trước đó.


Nếu phải dịch sát, chữ Guajira có nghĩa là "thôn nữ", và dòng nhạc này xuất phát từ các vùng miền đông Cuba, gọi là Oriente. Nhiều người cho là thể điệu này do nhạc sư Jorge Anckerman Rafart sáng chế (sinh năm 1877- mất năm 1941) vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Tiêu biểu nhất là ca khúc El Arroyo Que Murmura (Tiếng Suối thì thầm) do ông sáng tác và biểu diễn lần đầu tiên vào năm 1899.
Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu âm nhạc Cuba Eduardo Sánchez de Fuentes, thì nguồn gốc của guajira thật ra xuất phát từ quần đảo Canarias của Tây Ban Nha. Một thể điệu dân ca truyền thống, hát trong các kỳ lễ hội thôn làng, và chủ yếu được chơi với loại đàn Tây Ban Cầm gọi là timple, giống như cây đàn ghi ta, nhưng có vóc dáng nhỏ hơn và chỉ có 5 dây thay vì 6 dây.


Tại Tây Ban Nha, thể loại này sau đó cho ra đời điệu rumba flamenca. Nhưng khi du nhập vào Cuba, guajira được định hình về mặt cấu trúc, thể điệu này vì thế trở nên khuôn thước, bài bản hơn. Nếu như nhạc phẩm Guantanmera ra đời vào năm 1928, nổi tiếng trên khắp thế giới vài thập niên sau , thì trước đó đã có nhiều ca khúc được viết theo thể điệu guajira, điển hình nhất là bài Me Voy Pal Pueblo (Trở về làng quê) mà hầu như người dân Trung Mỹ nào cũng đã nghe qua ít nhất một lần trong đời.
Thể điệu guajira không những khuôn thước trong phong cách, mà còn bài bản trong ý tưởng và trong ca từ. Về tốc độ nhịp điệu, Guajira (đánh theo nhịp 3/4 hay 6/8) nhanh hơn bolero một chút, nhưng lại chậm hơn điệu cha cha cha. Về mặt giai điệu thì ca khúc thường mở đầu bằng điệu thứ du dương rồi trong phần điệp khúc chuyển hẳn sang điệu trưởng, một cách để thể hiện cho tâm trạng chuyển buồn thành vui, lưu luyến mà lạc quan, nhung nhớ mà hân hoan.


Về mặt ca từ, lời bài hát lúc nào cũng phải có đúng 10 âm tiết (decima trong tiếng Tây Ban Nha, décasyllabe trong tiếng Pháp), nếu viết theo tiếng Việt thì đó là một bài ca hay là một bài thơ 10 chữ. Về mặt ý tứ, bài hát thường nói về tình cảm con người, thường là bình dị chân phương đối với thôn làng quê hương, cuộc sống yêu thương. Riêng trong nhạc phẩm Guantanamera, cái tính chất bình dị chân phương ấy được thể hiện ngay từ những câu hát mở đầu (cho dù có phá cách viết theo 8 chữ thay vì 10 chữ) : “Soy un hombre sincero, de donde crece la palma, y antes de morirme quiero, Echar mis versos del alma” ….


Tôi là một người (đàn ông) chân thành
Sinh ra dưới rặng dừa xanh
Cất lên tiếng hát tâm hồn
Trước khi vĩnh biệt hoàng hôn



Một tiếng hát cất lên từ đáy linh hồn như thể ngày mai phải từ giã cõi đời, mỗi vần thơ nhuộm sắc xanh bóng thùy dương, rực đỏ ánh lửa chiều tà, có cả ẩn dụ và nhân cách hóa, đằng sau hình bóng của người thôn nữ mặn mà, hiện lên vẻ đẹp “hầu như” lý tưởng của đất nước quê nhà. Bài hát được cho là của tác giả José Fernández Diaz (còn được gọi là Joseíto Fernández).
Tuy nhiên, theo một số nhà nghiên cứu, giai điệu của bài này là do Herminio "El Diablo" García Wilson sáng tác. Ca từ nguyên tác nói về tình yêu lứa đôi chứ không phải là tình quê hương (như theo ý bài thơ Versos Sencillos của José Marti). Cuộc tranh cãi kéo dài trong hơn nửa thế kỷ, mãi đến năm 1993, Tòa án Tối cao Cuba ra phán quyết cho rằng José Fernández Diaz là tác giả duy nhất của bài Guantanamera.


Dù tác giả là ai đi chăng nữa, bản nhạc Guantanamera trở nên quen thuộc trên khắp thế giới từ những năm 1960 trở đi, sau khi Alfredo Valdés ghi âm một phiên bản chuyển ngữ tại New York, mở đường cho hàng loạt nghệ sĩ khác ghi âm trong nhiều thứ tiếng.
Theo ghi nhận của nhạc trưởng Alejandro Riveiro, thì những phiên bản sau này của bài hát không còn được phối theo điệu ca truyền thống : nhạc sĩ José Guillermo Quesada là người đầu tiên dùng bộ đàn ghi ta để thay thế hẳn cho loại đàn timple, xa hơn nữa ông hoà quyện phối hợp hai thể điệu guajira và son cubano thành một điệu biến tấu duy nhất gọi là “guarisón”.


Bài hát Guantanamera từng được phóng tác sang tiếng Việt. Bản nhạc có nhiều lời hát khác nhau và thường là thoát ý, có lúc nói về tình quê hương, khi thì nói đến tình yêu đôi lứa, tùy theo ngẫu hứng của người đặt ca từ. Những phiên bản thông dụng nhất thường có câu mở đầu :
Quê hương thân yêu ơi
Gửi tới niềm tin khắp từ muôn nơi
Lời ca vang đó đây
Ý thơ chan hoà chung vui một ngày


*****


Guantanmera, thành phố mà tôi đã được sinh ra
Guantanmera, chốn xưa ôi Guantanmera
Rồi xa quê hương, xa tuổi thơ
Rồi in bước chân bao thành đô

Chân giang hồ vui trên đường xa
Ra đi bôn ba biết đâu ngày về
Lời gọi non sông như câu hát ca
Nhớ thương quê nhà như chưa vẫn nhạt nhoà


Bản nhạc Guantanamera tính đến nay có đến cả ngàn phiên bản, lời bài hát được sửa đổi nhiều lần, đôi khi là để phục vụ mục đích tuyên truyền, nhưng theo nhà nghiên cứu Eduardo Sánchez de Fuentes, nguyên tác bài hát hẳn chắc không phải là một “bài ca cách mạng”. Một khi chuyển thể phối hợp với các thể điệu khác (như son cubano và cha cha cha), guajira mất đi tính chất chân phương của làn điệu dân ca, để trở nên lộng lẫy kiêu sa.
Mất cái này được cái khác ? Theo dòng thời gian, các bản nhạc phóng tác, biến thể chinh phục được thêm nhiều tầng lớp và thế hệ thính giả, khi được phổ biến tại các vũ trường xa hoa. Trong các vũ điệu phòng trà, guarisón mất đi phần nào tính chất mộc mạc dân dã, nhưng về mặt ý tứ vẫn giữ nguyên nét tha thiết thật thà.


HÀ NHÂN VĂN * TRUNG CỘNG XÂM LƯỢC



Đồ dọc lè lưỡi bò, 9 đoạn dài thêm 10!
ĐẾ QUỐC MỚI: TRUNG QUỐC ĐẠI DƯƠNG VỚI KHỔNG TỬ ĐỎ
Hà Nhân Văn


Cực kỳ hiếu chiến, theo Tân Hoa xã, ngày 28-6 vừa qua, trước phiên họp khoáng đại của chính phủ CHNDTH, CT Tập Cận Bình chỉ thị phải tăng cường phòng thủ trên bộ và trên biển, tăng cường quân sự để "bách chiến bách thắng"!

TRONG BỐI CẢNH ĐÔNG Á

Lần đầu tiên 64 năm qua, từ ngày ĐCS Tàu chiếm trọn Hoa Lục, ngày 25-6, phái đoàn cao cấp nhất của Quốc Vụ viện CSTQ, viếng đảo quốc Đài Loan, đến nay Bắc Kinh vẫn coi Đài Loan là một tỉnh đảo ly khai. Đài Loan vẫn tự coi là nước CH Trung Hoa Dân Quốc trên đảo Đài Loan, kế thừa Cách mạng Dân quốc 11-11-1911 Tân Hợi. Ông Trương Chí Quân, đặc trách Đài Loan sự vụ, cấp Bộ trưởng Quốc Vụ viện đến thành phố Cao Hùng, được ông Vương Quốc Kỳ, đối tác Đài Loan đón tiếp rất long trọng. Chính phủ Đài Loan không tiếp Quân ở Đài Bắc, theo một nhà phân tích thời sự, khuynh hướng Quốc Dân Đảng, TT Mã Anh Cửu vẫn né tránh khi mà uy tín của ông đang xuống dốc. Ngay trong QDĐ Đài Loan cũng còn "rất dè dặt" đối với Tập Cận Bình, kẻ thừa kế Mao Trạch Đông hơn là Hồ Cẩm Đào. Trong 3 ngày ở đảo quốc, phái đoàn Trương Chí Quân sẽ thăm Cao Hùng, Đài Trung và Chương Hoa để tham quan cũng là thời gian đôi bên tìm hiểu thêm để kết thúc tiến trình "bình thường hóa tự do mậu dịch" giữa Hoa Lục và đảo quốc. Tháng 3 vừa qua, sinh viên Đài Bắc nổi dậy chống thỏa ước Tự do mậu dịch với Hoa Lục, sinh viên chiếm cả quốc hội.


Bắc Kinh ve vãn Đài Bắc vào lúc này, ngoài mục đích kinh tế mậu dịch, Bắc Kinh còn chủ tâm chặn Đài Loan, tách đảo quốc ra khỏi liên minh vô hình Mỹ - Nhật - Đài Loan. Ít nhất Mã Anh Cửu và Tập Cận Bình cũng nhất trí chỉ có một Trung quốc mà họ Tập kế thừa Mao Trạch Đông đang thực hiện một tân Đại hán thời vua Hán Vũ Đế 2000 năm trước, kẻ đã chinh phục nước Nam Việt của dân tộc Việt bao gồm cõi Lĩnh Nam - Lưỡng Quảng, nước Kim, nước Liêu, Mãn Châu và Cao Ly. Thế vận hội 2007, phái đoàn lực sĩ Đài Loan đến Bắc Kinh dưới lá cờ đỏ 5 hoa mai để cùng thế giới nhìn và nghe, đôi ca sĩ nam nữ đứng trên đỉnh quả địa cầu ở vận động trường Tổ chim song ca bài "One World, One Dream" (Một thế giới, một ước mơ). Ước mơ gì? Một nước Trung quốc đại cường đại dương toàn cầu trong đó có Đài Loan. Hơn ai hết, Đài Loan hiểu rõ tham vọng vô bờ bến của tập đoàn Mao Trạch Đông cho đến Hồ Cẩm Đào. Đài Loan khởi thế công, từ kinh tế đến văn hóa qua mậu dịch và du lịch. Về quân sự, Đài Loan bung ra, từ thế phòng thủ, tự vệ qua thế công. Đến nay, hải lục không quân Đài Loan đã đủ mạnh và hiện đại nhất. Đài Loan phi quân sự hóa, giải tỏa tiền đồn phòng thủ Kim Môn, Mã Tổ và Bành Tổ đủ cho Bắc Kinh thấy tiềm năng thế công của Đài Loan.



Tập Cận Bình có lôi kéo Đài Loan vào giấc mơ TQ mà họ Tập đang thực hiện? Đó là một TQ đại cường đại dương, từ TBD qua Ấn Độ Dương mà Biển Đông là trung tâm quyền lực mới của một đế quốc Tân Đại Hán! Một dấu hỏi lớn. Câu trả lời chung chung từ Đài Bắc là không, chắc chắn là không theo Tiến sĩ Phù Giới Tài. Ngay trong lòng QDĐ Trung Hoa cũng lắc đầu. Người Đài Loan thường cho rằng TC không phải là Trung Hoa - TQ. Ngoài ra, Đài Loan còn ràng buộc khá chặt chẽ với Hoa Kỳ từ quân sự đến kinh tế. Theo tin Đài Bắc, có thể TT Mã Anh Cửu sẽ gặp CT Tập Cận Bình một ngày gần đây tại Nam Kinh, nơi có đền tưởng niệm Tôn Dật Tiên nhưng Đài Loan sẽ không khi nào đồng điệu với Bắc Kinh Đỏ về một Tân Đại Hán đế quốc mới đại dương, hoàn toàn đi ngược lại với trào lưu văn minh thế giới hiện đại. Giới trí thức lão thành ở Đài Bắc, kể cả Hồng Kông tin chắc rằng đế quốc mới đại dương TQ mà Tập Cận Bình đang thực hiện sẽ sụp đổ.


Ngày 27-6 vừa qua, hàng ngàn dân Cao Hùng xuống đường biểu tình chống phái đoàn Bắc Kinh chủ trương bình thường hóa giữa Đài Loan và Bắc Kinh về mậu dịch và du lịch tự do.


ĐẾ QUỐC ĐẠI DƯƠNG

Bắc Kinh vừa chính thức loan báo qua cơ quan Tân Hoa xã, ngày 25-6-2014 về bản đồ dọc đầu tiên của nước CHND Trung Hoa, gọi là Địa hình Trung quốc do nxb Bản đồ Hồ Nam hoàn thành. Trước đây, các bản đồ Trung Hoa đều in ngang, góc Đông Nam, cực Nam là đảo Hải Nam, biên cương cuối cùng của TQ, không có Tây Sa và Nam Sa tức Hoàng Sa và Trường Sa của VN. Tấm bản đồ dọc mới in này gồm nội địa Hoa Lục kéo dài từ tỉnh Hắc Long Giang đến tỉnh Quảng Đông. Và phần biển với chiều dài và bề ngang gần trọn vẹn Nam Hải tức Biển Đông, bao gồm đảo Hải Nam và các đảo trên Biển Đông từ Hoàng Sa đến Trường Sa, cực Nam là đảo Tăng Mẫu, tên chữ Anh là đảo James, cách Mã Lai 30 km. Chiều dài duyên hải TQ từ cực Bắc Hắc Long Giang đến hải phận Mã Lai là 18,000 km, bao gồm cả duyên hải VN từ Móng Cái, Quảng Ninh đến Cà Mau chỉ chừa cho VN một thềm lục địa dài 12 hải lý, thay vì 200 hải lý như công pháp quốc tế và luật biển qui định, nghĩa là TQ nuốt trọn của VN trên 200.000 dặm vuông với chiều dài 1650 km gồm 18 vĩ tuyến, từ điểm cực Bắc Lưỡng Cư 23 độ 32 Bắc, kinh tuyến 105 độ 20 Đông đến cực Nam Rạch Tầu vĩ tuyến 8 độ 30 Bắc (theo số liệu cục đo đạc và bản đồ 1986 dẫn bởi Đất Nước Ta, chủ biên Hoàng Đạo Thúy, nxb KHXH, HN 1989, tr. 21). Như vậy chiều dài Nam Hải của bản đồ dọc TQ mới cũng dài hơn cả chiều dài Biển Đông của VN (đến tận biển Mã Lai).

Bản đồ mới TQ dọc, long trọng ra mắt trong một buổi lễ tại thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Theo nhà xuất bản Hồ Nam, trước khi in, bản đồ dọc này đã được Cục khảo sát quốc gia địa dư và bản đồ chuẩn y chấp thuận. Lôi Nhất Huân (Lei Yixun), tổng biên tập của nxb, tuyên bố trước báo chí và truyền thông trong đó có Tân Hoa xã và Nhân Dân nhật báo, đại cương rằng "đây là một khẳng định và cho thấy đất liền quan trọng ngang với biển". Nghĩa là bản đồ TQ mới này gồm lục địa TQ và biển Hải Nam chiếm 90% diện tích biển. Đương nhiên thủy lộ giao thông quốc tế, bận rộn và quan trọng nhất thế giới qua eo Malacca, nằm trên lãnh hải của TQ theo bản đồ mới.

Tấm bản đồ cuối cùng nước TH đời nhà Thanh, Biên địa Trung Hoa, triều vua Phổ Nghi Tuyên Thống (1909-1912) là bản đồ ngang, được lập trên cơ sở khoa học đồ bản và tiêu chuẩn quốc tế, cực Nam chỉ đến đảo Hải Nam. Vậy thôi! Tổng biên tập Lôi Nhất Huân khẳng định thêm: "Bản đồ này rõ hơn so với bản đồ truyền thống!" Truyền thống nào? Bịa đặt trắng trợn. Có chăng đó là bản đồ 9 đoạn, truyền thống Mao Trạch Đông!, mà tác giả Cao Thế Dung đã trình bày rõ rệt trong tập Cáo trạng Trung quốc xâm lược - lịch sử - văn minh - văn hóa, sẽ phổ biến vào cuối Hè 2014 này. Thập niên 1960, thời Mao Chu, bộ giáo dục Bắc Kinh viết lại các sách giáo khoa Sử và Địa lý bậc trung học phổ thông và cơ sở. Thí dụ, sách giáo khoa Địa Lý trung học phổ thông do Giáo Dục ND xb xã, Bắc Kinh tái bản lần thứ 18 năm 2011, tr. 83, khẳng định đảo Nam Sa (tức Trường Sa của VN) là của TQ! Sách giáo khoa mà trắng trợn dạy học sinh "có đầy đủ căn cứ lịch sử và pháp lý. Nhiều sự thật lịch sử cho thấy từ trước đến nay đảo Nam Sa là một bộ phận thuộc lãnh thổ TQ. Trung quốc là nước đầu tiên phát hiện, đặt tên, kinh doanh trên quần đảo này!" Bất chấp luận lý tối thiểu! Kinh doanh với ai? Buôn bán với rùa, đồi mồi? Kinh doanh với chim hải âu? Bịa đặt thêm: "Cũng là móc thực hiện chủ quyền (của TQ) sớm nhất trên đảo này (tức Trường Sa) (sưu khảo và dịch qua Việt ngữ của nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, Hà Nội).

TUYÊN TRUYỀN - NHỒI SỌ!

TC đã chuẩn bị từ thập niên 1950-1960 cho "giấc mơ TQ" dựng một TQ mới trên đại dương từ Hoa Đông đến Biển Đông qua eo Malacca, Mã Lai vào Ấn Độ Dương. Họ đi từng bước một theo sách lược "tàm thực" mà VN là trọng điểm chiến lược. Nếu không dứt được VN không thể đoạt chiếm Biển Đông để mở một kỷ nguyên mới: Đế quốc Trung quốc đại dương. Trọng điểm của họ là phải đoạt Thượng du VN để mở thông lộ chiến lược xuống cảng Hải Phòng. Và Bắc Kinh đã thành công, áp lực CT Trương Tấn Sang phải ký Thông cáo chung Việt - Trung 2013 với CT Tập Cận Bình mở khu tự do mậu dịch từ Lào Cai, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn qua Quảng Ninh, làm thêm một cây cầu chiến lược (dành cho đại quân khu Quảng Châu) từ Đông Hưng qua Móng Cáy theo lộ chiến lược Đàm Hà, Tiên Yên, Uông Bí đến Hải Phòng (xin trình bày sau).

Ngày 2-5-2014 chính thức hạ đặt giàn khoan HD 981 trên thềm lục địa VN, rất nhịp nhàng, phối hợp đồng bộ, ban hành bản đồ dọc TQ mới, ngang ngược hơn nữa, từ 9 đoạn gọi là cửu tuyến tăng lên 10 đoạn.

Ý THỨC HỆ ĐẠI HÁN
Trước hết như HNV đã nhiều lần trình bày trên mục này, ĐCSTQ mở cuộc tuyên truyền nhồi sọ dai dẳng hơn nửa thế kỷ vừa qua, Đại Hán bành trướng gọi là "lấy lại đất cũ của TQ bị các đế quốc Tây phương chiếm đoạt" đã trở thành ý thức hệ Mao và là "giấc mơ TQ" của Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, truyền nhân của họ Đặng thừa kế, nay thì Tập Cận Bình thực hiện để "giấc mơ" TQ thành hiện thực. Giàn khoan HD Thạch Du 981 là một cột mốc lịch sử của đế quốc mới Trung quốc đại dương! Những điểm chính mà họ Tập nhắm đến để thực hiện: Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, Chu Lai, Vũng Tàu, Sóc Trăng, Cà Mau. Một dấu hiệu rất rõ: số người Hoa mới ào ạt nhập cư Vũng Tàu, năm 2013 dân số người Hoa mới ở Bà Rịa - Vũng Tàu tăng từ 60% đến 70% so với năm 2000!

Song song với giấc mơ TQ, ĐCSTQ thực hiện đại sách lược: 1. Sửa lại lịch sử và địa lý TQ. 2. Phóng tay bành trướng quyền lực mềm mà văn hóa TC là cơ bản qua các học viện Khổng Tử trên toàn cầu. 3. Phải trói chặt VN bằng kinh tế từ cơ sở hạ tầng. 4. Ôm lấy Đài Loan, hóa giải Đài Loan, tách đảo quốc này ra khỏi trục Hoa Kỳ và Nhật Bản. Tấm bản đồ mới, TQ dọc, là ngọn đại kỳ TQ đại dương tiến lên.

HỌC VIỆN KHỔNG TỬ LÀ CÁI GÌ?



Sau 10 năm "Cách mạng văn hóa" do chính Mao chủ trương, trao cho vợ là Giang Thanh phát động trên toàn quốc. Văn hóa TQ và truyền thống bị quét như quét rác bên lề đường, một nước Tàu nửa khùng nửa dại. Mao chết. Giang Thanh trong tứ quái "Gang of Four" bị thanh trừng, tống giam. Đặng Tiểu Bình vơ vét tàn dư làm lại, phục hưng văn hoá TQ mà cốt lõi là Khổng học, nền tảng của xã hội và học thuật TQ mà tập đoàn Mao Chu và ĐCSTQ coi là kẻ thù tối trọng. TQ mở cửa. Đất Thánh Khúc Phụ, Sơn Đông, phục hồi trở thành trung tâm hành hương du lịch. Tập đoàn Đặng quá bất ngờ, du khách nườm nượp đến Đất Thánh Khúc Phụ, tức Văn miếu quốc gia thờ Khổng Tử và 72 tiên hiền. Chủ nghĩa CS Mác Lê kiểu TQ mỗi ngày một tàn tạ. Đặng cho làm sống lại Khổng Tử và Khổng học ở cấp quốc gia cho đến cơ sở hạ tầng nông thôn. ĐCSTQ bám chặt vào Khổng Tử và Khổng học làm cái phao cứu vớt học thuyết Mao. Đến thời Giang Trạch Dân kế thừa Chu Dung Cơ (Thủ tướng) thuộc dòng tộc Đại Nho Chu Hy đời Tống truyền thừa đến đời Chu Nguyên Chương tức Minh Thái tổ lập ra nhà Đại Minh làm sống lại đế quốc Đại Hán thời Hán Vũ đế. Cuối cùng là Chu Ân Lai, cánh tay mặt của Mao Trạch Đông. Tập đoàn Giang - Chu rồi Hồ Cẩm Đào - Ôn Gia Bảo biến Khổng học thành một quyền lực mềm của ĐCSTQ, thay cho "Maoism" đã hết thời. Lợi dụng Khổng học và Khổng Tử để làm trướng phủ nhung y làm đẹp TQ thời canh tân phục hưng. Đồng thời làm sống lại TQ thời Hán Vũ đế "Thiên tử", thượng quốc, tôn Khổng Tử lên làm Đại giáo chủ của một tôn giáo TQ gắn liền với Đại Hán bành trướng, bá quyền mềm toàn cầu.


Năm 2004 học viện Khổng Tử đầu tiên được thành lập ở Hán Thành, Nam Hàn, do TQ đài thọ từ A đến Z, kể cả chuyên viên TQ. Học viện tôn thờ Khổng Tử, bịa đặt Ngài là người sáng lập Nho giáo TQ. Hoa ngữ là ngôn ngữ văn tự chính thức, chương trình dạy cả đàn và cổ nhạc TQ, dạy đánh cờ tướng, võ thuật TQ, các vấn đề chính trị, tư tưởng hiện đại TQ. Đến nay, 2014, đã có 400 học viện hoạt động trên 174 quốc gia và một số lãnh thổ với số học viên khóa 2013 là 850,000 người, dạy cả Thư pháp và hội họa TQ. Mỗi năm như năm 2013, Bắc Kinh phải chi khoảng 10 tỷ USD kể cả lương bổng, thù lao, du hành và học bổng qua TQ du học. Hệ thống 400 học viện toàn cầu tuy trực thuộc Quốc vụ viện nhưng do ban tuyên giáo TƯĐ và bộ CT ĐCSTQ lãnh đạo, chỉ đạo. Thí dụ hội nghị liên tịch các học viện ở Âu châu ngày 15-6-2014 tại Dublin thủ đô Ái Nhĩ Lan do Lưu Văn Sơn chủ tọa. Sơn là Bí thư ban bí thư bộ CT-TƯĐ, nhân vật thứ 5 bộ CT ĐCSTQ. Sơn đọc diễn văn khai mạc nói: các học viện (Khổng Tử) này là đường xe lửa cao tốc tâm linh nối liền giữa giấc mơ TQ với giấc mơ của các nước và giấc mơ của thế giới" (bản dịch của đài VOA, 26-6-2014).

Đế quốc mới đã ra đời mà các học viện Khổng Tử là quyền lực mềm "tâm linh" TQ là cốt lõi, che đậy Mao thuyết Đại Hán bành trướng, thành Khổng Tử Đỏ "linh hồn" của một Trung quốc đại dương.

HÀ NHÂN VĂN
(HTĐ, 6-28-2014)
  • Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN * VIỆT NAM VÀ BIỂN ĐÔNG :

    THỜI SỰ VIỆT NAM VÀ BIỂN ĐÔNG :
    NHẬN ĐỊNH VÀ QUAN ĐIỂM TỔNG QUÁT
    Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
    Geneva, 03.07.2014
    Với báo VietTUDAN ra đều đặn vào ngày thứ Năm mỗi tuần, chúng tôi luôn luôn viết hai bài : (i) Bài QUAN ĐIỂM theo Chủ đề đấu tranh đưa ra cho từng thời kỳ ; (ii) Bài NHẬN ĐỊNH từng những biến cố theo dòng thời sự hàng tuần. Tuy nhiên, như đã thông báo cùng quý Độc giả, trong thời gian nghỉ Hè tháng 7&8/2014, chúng tôi không viết đều đặn hàng tuần được. Vì vậy, hôm nay, chúng tôi muốn viết ra đây những NHẬN ĐỊNH và QUAN ĐIỂM tổng quát và vắn gọn liên quan đến Thời sự Việt Nam và Biển Đông về những vấn đề sau đây :
    1) Tầu cộng không nhả vùng lưỡi bò vì tương lai Kinh tế của nước Tầu
    2) Hai vấn đề khác nhau : Chủ quyền biển đảo và con đường thương mại ở Biển Đông
    3) Vòng đai bao vây bành trướng Trung cộng của Hoa kỳ nới rộng ra ngoài khơi
    4) Cuộc chiến Việt-Trung nếu xẩy ra, không có can thiệp quân sự Mỹ
    5) CSVN tiếp tục bán nước và tung hỏa mù Mỹ, Nhật để mỵ dân
    6) Dân tộc nắm lấy vận mạng Đất Nước theo từng chặng ưu tiên
    7) Lãnh đạo hậu CSVN
    1) Tầu cộng không nhả vùng lưỡi bò
    vì tương lai Kinh tế của nước Tầu
                Cách đây 2 năm, ngày 15.10.2012, chúng tôi đã viết một bài dưới tựa đề NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ NĂNG LƯỢNG : LÝ DO CỐ CHẤP CỦA TRUNG QUỐC TẠI BIỂN ĐÔNG. Đây là bài tóm tắt tôi trả lời cho cuộc Phỏng vấn của Đài RFI (Radio France Internationale) dựa trên Bản Tin của Kelly OLSEN (AFP, Thông Tấn Xã Pháp, đánh đi từ Bắc Kinh ngày 01.10.2012) mà chính Đài RFI chuyển cho tôi . Bản Tin viết rằng :
    “Hoạt động sản xuất của Trung quốc bị co cụm lại trong tháng 9 này theo con số của nhà nước đưa ra thứ Hai vừa rồi. Con số này cho thấy ước lượng tăng trưởng bị giảm xuống hẳn. ».
    Cũng theo Bản Tin này, chỉ tiêu tăng trưởng của Trung quốc rơi xuống 7.5% sánh với 9.3% của 2011 và 10.4% của 2012.
                Bản Tin nói chính yếu về thất bại của Trung quốc trong việc âm mưu khai thác Nguyên vật liệu và Năng lượng từ Phi châu để cung cấp cho nền Kinh tế của mình. Thực vậy, kỳ họp thứ tư vừa rồi giữa Trung quốc và một số nước Phi châu là tại Bắc Kinh ngày 19.07.2012. Bị quốc tế công kích và mang mặc cảm đi lừa những nước nghèo để thu góm nhiên liệu và nguyên vật liệu, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã phải giả hình tuyên bố như sau:
    «Trung quốc la nước lớn nhất trong những nước đang phát triển, và Phi châu, một lục địa gồm nhiều nước nhất. Nhân dân Trung quốc và nhân dân Phi châu nối kết với nhau bằng những tương quan đồng đều, bằng sự chân thực và tình hữu nghị, và đang hỗ trợ cho nhau trong việc phát triển chung. «
                Cũng chính trong cuộc họp này tại Bắc Kinh, Tổng thống Nam Phi đã không ngần ngại tuyên bố lên sự thật của việc nối kết này. Ông tuyên bố :
    «Việc Trung quốc cam kết giúp phát triển Phi châu chính yếu là để cung cấp cho mình những nguyên vật liệu và năng lượng« 
                Cuộc Cách Mạng Hoa Nhài Bắc Phi và Trung Đông càng làm cho Trung quốc mất nhiều nguồn Nguyên Vật liệu và Năng lượng.
                Lục địa Trung quốc thiếu thốn nguồn Nguyên vật liệu và Năng lượng để cung cấp cho nền Kinh tế sản xuất tràn lan. Tương lai phát triển Kinh tế lâu dài của Trung quốc tùy thuộc vào việc «Input«  hai phương diện này cho sản xuất «Output« . Đây là lý do khách quan buộc Trung quốc phải nhất thiết chiếm cho bằng được vùng lưỡi bò trong Biển Đông mà bên dưới chứa dồi dào Nguyên vật liệu và NĂNG LƯỢNG chính yếu là Dầu lửa và Khí đốt.
    2) Hai vấn đề khác nhau :
    Chủ quyền biển đảo và
    con đường Thương mại ở Biển Đông
                Cho đến nay, một số người viết vẫn còn lẫn lộn và hy vọng rằng Mỹ có thể can thiệp quân sự vào việc tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa. Hoa kỳ đã từng tuyên bố trước đó lâu rồi rằng việc can thiệp của Mỹ ở Biển Đông là để bảo vệ con đường Thương Mại quốc tế, chứ không phải vào vấn đề tranh chấp Chủ quyền biển đảo giữa các nước trong vùng. Con đường Thương Mại ấy đi từ Malacca, Mã Lai Á, Singapore, Nam Dương, ngược lên Phi Luật Tân, Đài Loan, Nhật Bản và Nam Hàn.
                Vùng lưỡi bò không bao trùm toàn thể Biển Đông mà vẫn để một hành lang rất rộng cho con đường Thương Mại quốc tế. Chính vì vậy mà khi lầm tưởng vùng lưỡi bò chiếm toàn thể Biển Đông và khi không phân biệt vấn đề Chủ quyền biển đảo và con đường Thương Mại, một số người Việt ỷ nại coi như Hoa kỳ buộc lòng phải can thiệp quân sự vào việc Trung quốc xâm lăng Hoàng Sa, Trường Sa và những vùng biển vây quanh. Thực vậy, Hoa kỳ có thể thương lượng với Trung quốc mà không cần đụng độ quân sự để có một con đường Thương Mại từ Malacca dọc lên tới Nam Hàn. Trung quốc cũng dễ dàng nhường hành lang Thương mại rộng lớn này của Biển Đông để không có những đụng độ Hải quân thất lợi cho mình.
                Phân biệt ra hai vấn đề như vậy để Việt Nam đừng ỷ nại vào sự can thiệp tất yếu của Hoa kỳ đối với Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa. Đây là vấn đề tranh chấp giữa Việt Nam và Trung quốc mà Hoa kỳ đã tuyên bố từ lâu là không can thiệp vào.
               
    3) Vòng đai bao vây bành trướng Trung cộng
    của Hoa kỳ nới rộng ra ngoài khơi
                Ở thời kỳ chiến tranh lạnh cứng rắn, vòng đai bao vây Trung cộng của TT. EISENHOWER nhằm ngăn chặn bành trướng Ý thức hệ Cộng sản được thắt chặt vào đất liền. Đó là vòng đai Nam Hàn, Nhật Bản, Đài loan và Nam Việt Nam. Nam Hàn được vây quanh bởi biển, nên việc phòng thủ đỡ tốn kém và dễ dàng. Riêng Nam Việt Nam gắn liền với biên giới Lào và Cao Mên, nên việc phòng thủ khó khăn và tốn kém về tài lực và nhân lực. Khi Hoa kỳ bắt tay với Mao Trạch Đông rồi, thì địa điểm phòng thủ Nam Việt Nam khó khăn và rất tốn kém về tài lực và nhân lực, đã dần dần bị Hoa kỳ bỏ rơi. Khi phòng thủ nhằm thu được những quyền lợi gì, thì cũng phải tính toán việc chi tiêu tốn kém có tương xứng với quyền lợi thu vào hay không, đó là óc thực tiễn của Hoa kỳ.
                Ngày nay, Hoa kỳ liên hệ đến nhiều quyền lợi ở vùng Á châu Thái Bình Dương và chuyển trục quân sự về vùng này. Với óc thực tiễn, họ cũng phải tính toán giữa chi tiêu xuất ra và quyền lợi thu vào. Một vòng đai ngăn chặn sự bành trướng về Kinh tế/Thương mại của Trung quốc cũng được thiết lập. Vòng đai mới  của TT.OBAMA được nới rộng ra ngoài biển, cách đất liền của Trung quốc, đó là những địa điểm : Nam Hàn, Nhật Bản, Đài Loan, Phi Luật Tân, Mã Lai. Hoa kỳ rất mạnh về Hải quân, nên việc phòng thủ vòng đai ngoài khơi này đỡ tốn kém về nhân lực và tài lực. Chỉ cần Trung quốc vượt biển nhô lên khỏi mặt nước là đã bị Hoa kỳ bắn chết rồi. Cuộc viếng thăm mới đây của TT.OBAMA cho thấy rõ vòng đai mới ngoài khơi này đã được thiết lập và ký kết cho phòng thủ chung. TT.OBAMA chỉ viếng thăm Nam Hàn, Nhật Bản, Phi Luật Tân và Mã Lai, chứ không thăm Việt Nam. Điều này có nghĩa là vòng đai phòng thủ chung đối với Trung quốc đã loại Việt Nam ra ngoài rồi. Nếu Việt Nam nằm trong vòng đai phòng thủ chung, thì Hoa kỳ phải đụng đất liền với «du kích«  của khối người Tầu, thì đó là vô cùng tốn kém và trường kỳ. Đây là lý do mà Hoa kỳ không muốn Việt Nam nằm trong vòng đai phòng thủ chung nữa đối với Trung quốc. Chính vì điểm này mà khi Ts.Cù Huy Hà Vũ đơn phương trả lời tỉnh bơ trong cuộc Phỏng vấn của Phóng viên Trà Mi đài VOA rằng Việt Nam sẽ ký Liên minh quân sự phòng thủ chung với Hoa kỳ, lời nói đã là cho chúng tôi ngạc nhiên và thấy rằng Tiến sĩ đã không thức thời về vòng đai phòng thủ mới mà TT.OBAMA thiết lập ngoài khơi. Vòng đai mới này còn có hậu cần rất mạnh là Đảo Guam và Úc Đại Lợi. 
                Tóm lại, Việt Nam đã bị bỏ ra ngoài vòng đai phòng thủ mới này của TT.OBAMA.
    4) Cuộc chiến Việt-Trung nếu xẩy ra,
    không có can thiệp quân sự Mỹ
                Ngay từ ngày 11.05.2014, sau khi Giàn Khoan HD-981 là trái bom đập vào giấc mơ CSVN với 16 chữ vàng và 4 tốt, chúng tôi đã viết một bài với tựa đề VIỄN TƯỢNG CHIẾN TRANH VN-TQ KHÔNG CÓ CAN THIỆP QUÂN ĐỘI MỸ. Dựa vào việc Hoa kỳ đã nhiều lần nói là họ không can dự vào vấn đề Chủ quyền biển đảo và dựa vào vòng đai phòng thủ mới của TT.OBAMA, mà chúng tôi khẳng định rằng nếu có chiến tranh Việt—Trung xẩy ra, thì không có sự can thiệp quân sự Mỹ.
                Ngoài ra, chúng tôi còn dựa trên một số những dữ kiện khác để khẳng định điều đó trong bài viết ngày 11.05.2014 vừa nêu trên đây :
    Không có can thiệp quân sự của Hoa kỳ
    Việt Nam bị bỏ rơi hẳn ra vì những lý do:
    =>       Một thể chế độc tài phi nhân đạo
    =>       CSVN đi hai hàng: muốn chơi với Mỹ để được bảo vệ nhưng bám chặt lấy Trung Cộng để giữ cơ chế CSVN của mình;
    =>       Hoa kỳ không tin tưởng được CSVN như một đồng minh
    =>       Dân Mỹ vẫn còn giữ ác mộng chiến tranh Việt Nam, nên khó lòng chấp nhận một việc can thiệp quân sự Mỹ lần thứ hai dù cho TT.OBAMA của họ có mang nhiều cảm tình với CSVN đi nữa !          
    5) CSVN tiếp tục bán nước và
    tung hỏa mù Mỹ, Nhật để mỵ dân
                Theo những điểm trình bầy ở những phần trên, chúng ta thấy rằng :
    *          CSVN đã bán biển đảo cho Trung quốc từ thời Hồ Chí Minh / Phạm Văn Đồng
    *          CSVN đã cố tình dấu kín việc bán nước này.
    *          Khi người dân biểu tình chống xâm lăng của Trung quốc, thì CSVN đàn áp và rất sợ sệt. Họ sợ chính yếu là người dân từ biểu tình chống Tầu lan sang biểu tình chống việc bán nước của họ và chôn vùi đám tội đồ phản quốc CSVN.
    *          Trung quốc thì vì sự cần thiết bất khả kháng về Nguyên vật liệu và Năng lượng cho tương lai Kinh tế của họ, nên nhất thiết phải chiếm cho bằng được vùng lưỡi bò này trong đó có Hoàng Sa, Trường Sa và những vùng biển vây quanh, nên phải bắt cho bằng được đảng CSVN làm thái thú nô lệ tiếp tục bán nước.
    *          Trung quốc đã kiện Việt Nam và công khai hóa Công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng / Hồ Chí Minh cùng những chứng cớ khác để chiếm thế thượng phong quốc tế chấp nhận Hoàng Sa, Trường Sa và những vùng biển vây quanh là thuộc về Trung quốc. Trong khi đó, Việt Nam không dám đưa hồ sơ kiện lại ra quốc tế vì biết mình há miệng mắc quai.
    *          Trung quốc biết rằng nếu nô lệ thái thú CSVN khùng lên nổ súng chiến tranh, thì sẽ không có Hoa kỳ can thiệp quân sự và như vậy CSVN sẽ bị nghiền nát, nên Trung quốc tiếp tục gửi những Giàn Khoan khác đến khai thác Năng lượng Dầu lửa và Khí đốt thuộc Chủ quyền Việt Nam đã bị bán cho họ.
    *          Mặt khác Trung quốc cũng dễ dàng thương lượng với Hoa kỳ một hành lang Thương Mại quốc tế trong Biển Đông để thỏa mãn mục đích của Hoa kỳ chuyển trục quân sự về Á Châu Thái Bình Dương.
                Trong những điều kiện vừa nêu ra ở trên, CSVN sẽ tiếp tục làm kiếp nô lệ thái thú bán nước để tránh việc Trung quốc tiêu diệt mình. Các Giàn Khoan của Trung quốc sẽ tiếp tục tràn vào Lãnh hải Việt Nam.
                Nhưng tránh được Trung quốc, thì tội bán nước này đang bị Dân Tộc phanh phui để toàn dân NỔI DẬY chôn vùi hẳn đám tội đồ phản quốc bán Lãnh hải và Lãnh thổ của Tổ Tiên. Trong tình trạng sợ hãi Dân Tộc, CSVN phải sử dụng những chiêu bài hỏa mù để mỵ dân, đó là hỏa mù tuyên truyền rằng Nhật và Mỹ sẽ can thiệp quân sự để giúp Việt Nam chống Tầu. Hỏa mù này đã được một số thành phần ở Hải ngoại, vốn mơ mộng Mỹ viện trợ, tiếp tay tung ra để làm lạc hướng người dân trong nước. Thậm chí còn có người muốn tung ra nhân vật Nguyễn Tấn Dũng «thân Mỹ«  làm cho dân hy vọng. Trọng, Sang, Dũng, Hùng, Thanh… đều là những tên thái thú tiếp tục phản bội Dân Tộc và Tổ Tiên.
    6) Dân tộc nắm lấy vận mạng Đất Nước
    theo từng chặng ưu tiên
                Vận mạng Đất Nước mất hay còn đang nằm trong tay đảng CSVN cầm quyền và làm thái thú. Có người nói rằng hãy để cho người cầm quyền CSVN lo liệu việc chống Tầu. Nhưng theo những phần trình bầy trên đây, chúng ta thấy Trung quốc nhất thiết phải chiếm cho bằng được biển đảo Việt Nam, không phải do lòng tham lam bành trướng Hán tộc mà là do điều kiện sống còn phát triển Kinh tế của Trung quốc. Khi CSVN làm thái thú tiếp tục bán đất và biển, thì Dân tộc không thể trao phó cho đám phản quốc này giữ nhiệm vụ chống xâm lăng. Không những CSVN làm thái thú tiếp tục bán nước, mà còn trở thành tay sai vô nhân đạo của Tầu để đàn áp bằng vũ lực tất cả mọi người dân yêu nước đứng lên chống ngoại xâm. Tỉ dụ, nếu không còn đám tay sai dùng bạo lực đàn áp việc chống Tầu, thì tức khắc khắp cả nước, toàn dân sẽ đồng loạt NỔI DẬY chống xâm lăng Trung quốc và quốc tế không thể để khối dân 90 triệu người Việt bị Tầu đàn áp. Toàn dân đồng loạt đứng dậy, thì quốc tế mới cứng rắn can thiệp bảo vệ.
                Việc chống xâm lăng Trung quốc, từ xâm lăng đất biển, đến xâm lăng kinh tế là việc của toàn Dân Tộc. Do đó, việc cứu vận mạng lâm nguy của Đất Nước lúc này phải theo thứ tự ưu tiên như sau :
    a)         Ưu tiên bậc nhất là phải chôn vùi Cơ chế CSVN tội phạm bán nước, phản quốc
    b)         Toàn Tộc nắm lấy quyền Dân Chủ của mình để quyết định việc nước
    c)         Một Thể chế Dân chủ và một lớp người Lãnh đạo việc nước được dân quyết định lựa chọn.
    d)         Toàn dân cùng với những Lãnh đạo được lựa chọn đuổi Tầu xâm lăng trên đất liền
    e)         Toàn dân cùng với những Lãnh đạo được lựa chọn dành lại biển đảo đã bị xâm chiếm
    7) Lãnh đạo hậu CSVN
                Trên những báo đài, ở các Diễn Đàn Internet toàn cầu hay thế giới Facebook và trong các Diễn Đàn Hội luận Paltalk, vấn đề sôi động lúc này là Tổ quốc lâm nguy do đám thái thú CSVN bán nước rước Tầu vào xâm chiếm. Làm thế nào cứu nước, đó là việc ưu tiền bàn cãi để tìm ra giải quyết.
                Tuy nhiên khi vào Diễn Đàn Hội Luận Paltalk, chúng tôi gặp một câu hỏi ở mức thứ yếu là «Lãnh đạo hậu CSVN«  thì sao. Chúng tôi cũng xin được đưa ra những nhận định và quan điểm vắn gọn liện hệ đến câu hỏi này.
    a)      Ai lãnh đạo chính yếu hậu CSVN ?
                LỰC LƯỢNG chính yếu NỔI DẬY để chôn vùi Cơ chế CSVN là toàn dân tại Quốc nội. Không có việc lực lượng Hải ngoại mang Cách Mạng về giải phòng Quê Hương để cứu nước. Vì vậy những Lãnh đạo tương lai phải là những người đã cùng nằm gai nếm mật với quần chúng nổi dậy và chính quần chúng quyết định chọn lựa họ. Không thể có việc một sống ở những chính khứa xa lông tại Hải ngoại, không từng nằm gai nếm mật với quần chúng quốc nội như trường hợp Ts.Cù Huy Hà Vũ hay Gs.Nguyễn Ngọc Bích chẳng hạn, được thế lực ngoại lai như một số Dân biểu, Nghị sĩ Mỹ, mang về làm Lãnh đạo khối quần chúng đã phải cam go đấu tranh và NỔI DẬY. Lãnh đạo quần chúng khổ cực đấu tranh ở một hiện trường phải là người đã cùng quần chúng khổ cực với hiện trường.
    b)      Đối với những thành phần phản tỉnh mà còn chủ trương Hòa Giải Hòa Hợp
                Chúng tôi đã từng đưa ra lập trường rằng : «Nếu thằng quỷ Satan chỉ đường cho tôi lên Thiên đàng, thì tôi cùng làm việc với nó, nhưng luôn luôn phải tỉnh táo rằng nó có cái bản tính gốc là quỷ Satan và có thể phản bội lại mình bất cứ lúc nào. » Như vậy trong tình trạng còn có những ngờ vực về bản tính gốc, thì không thể trao quyền lãnh đạo chính yếu quần chúng cho những người phản tỉnh này.
                Đối với chủ trương Hòa Giải Hòa Hợp với CSVN thì chúng ta không thể chấp nhận bởi lẽ Hòa Giải Hòa Hợp có nghĩa là vẫn giữ  Cơ chế CSVN tiếp tục sống còn. Cơ chế CSVN không thể cải cách mà chỉ phải chôn vùi hẳn nó đi mà thôi.
    c)      Đối với những đảng viên đảng CSVN
                Những đảng viên đảng CSVN đã là tội đồ của Dân tộc trong bao chục năm trường. Những đảng viên ấy đã tham nhũng bởi chính Cơ chế mà họ chủ trương sinh ra. Ngày nay, cái tội bán nước, tức là tội phản bội Tổ quốc đã rành rành không chối cãi được. Dân Tộc sẽ định hình phạt cho họ. Nếu Dân Tộc không phạt tử hình cho họ, thì tối thiểu những điều họ phải theo như sau nhân danh CÔNG LÝ xã hội :
    =>       Phải hoàn trả những biển thủ bất chính tài sản của Dân về cho nguyên chủ, dù tài sản đó nằm ở trong nước hay đã được chuyển ra nước ngoài.
    =>       Những tội phạm nói trên, nhất là tội phản quốc buộc phải tước quyền Công dân của họ trong một thời gian tùy tội trạng từng đảng viên. Tổng thể tước quyền công dân cho mọi đảng viên tối thiểu là 5 năm
    =>       Vì bị tước quyền công dân, nên những đảng viên ấy không được tham dự những đảng phái chính trị trong sinh hoạt chính trị quốc gia. Vì không có quyền công dân, nên không thể ra ứng cử vào chức vụ đại diện dân từ phường, xã, quận, tỉnh đến Quốc hội
    =>       Những cựu đảng viên CSVN, bị tước quyền công dân, không được nắm quá bán vốn, cá nhân hay cộng chung những cá nhân, trong một Tổ hợp làm Kinh tế/ Thương mại trong đời sống Kinh tế/ Thương mại quốc dân.
    d)      Đối với những thành phần hoạt đầu chính trị Hải ngoại muốn nhẩy bàn độc
               
                Trong việc xây dựng Quê Hương, cần có sự tham dự của những chuyên viên mang quốc tịch nước ngoài nhưng gốc Việt Nam. Tuy nhiên đối với những thành phần hoạt đầu chính trị muốn hồi hương «mượn đầu heo nấu cháo«  nhằm giữ những những chức vụ từ cấp Tỉnh trở lên hoặc Đại diện dân vào Quốc hội, phải đặt điều kiện là những thành phần ấy phải hồi tịch Việt Nam tối thiểu hai năm trước. Vì sự độc lập và hãnh diện Quốc gia, những người nắm những chức vụ vừa kể trên đây không được mang song tịch, phải là Quốc tịch Việt Nam duy nhất.
    Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
    Geneva, 03.07.2014

    VƯƠNG TÂN * TÌNH ĐIÊN




    TÌNH ĐIÊN 1

    Trước  mắt anh tình yêu đang lại

    Trước mắt anh tương lai mờ ảo

    Anh nhìn em linh hồn tượng đá

    Anh ngắm em thiên thần đâu đó
    Ta bên nhau một đời hư ảo
    Và hôm nay một ngày có thật
    Một nhúm ô long bay bổng tâm hồn
    Anh uống vô hồn phách  thinhkhông
    Một ngụm trà  tiên dược đời thường
    Cho anh đôi cánh bay bổng vi vút
    Anh uống mãi liều tiên dược tình yêu
    Liều tiên dươc cho anh  tình bất tử
    Anh thành kẻ điên khùng mất trí
    Yêu vô cùng một thần tượng trong mơ
    Yêu vô cùng cuộc tình cuối ngẩn ngơ
    Vương Tân
                                                                              
    TÌNH ĐIÊN 2
    Anh di vào giấc mơ yêu em
    Giấc mơ thật đẹp và cũng thật điên khùng
    Em quá khứ huy hoàng hiện tại kiêu sa
    Anh tương lai đồ bỏ
    Chúng ta là nhửng ông bà già
    Đi lạc vào thế giới tình yêu như những kẻ ngớ ngẩn
    Chúng ta chơi trò chơi xa xỉ ,và luôn thầm nhủ'""không phải thế""
    Chúng ta là những kẻ lạc thời và từ chối mình
    Lòng luôn tư nhủ tình yêu với tuổi già là tỗi lỗi
    Nhưng lại cứ nghĩ về nhau
    Trong tình yêu  già trẻ có gì khác  đâu
    Tại sao ta lại sợ nói yêu nhau
    Anh một kẻ đam mê đổi thay lich sử
    Luôn vung tay quá trớn
    Ngã nhiều lần vẫn gương đứng dậy
    Yêu em bà già đẹp thông minh làm thơ như ca hát
    Chúng ta yêu nhau chỉ để yêu nhau
    Như một cuộc rong chơi
    Cho đời bớt buồn cho tháng ngày thảnh thơi
    Và ngủ có những giấc mơ không với tới được
    Những giấc mơ làm chúng ta yêu đời hơn
    Dù rất điên khùng khi thấy chân tay thừa thãi
     Tình yêu không phải tội lổi
    Dù rằng với những ông bà già sắp phải chống gậy
    Và thiên hạ bảo rằng mất nết
    Nhưng anh vẫn cứ yêu đến chết
    VƯƠNG TÂN
     

    . NGUYỄN PHÚC LIÊN * QUAN ĐIỂM ĐỐI NGOẠI

    VIỆT NAM:QUAN ĐIỂM ĐỐI NGOẠI TƯƠNG LAI
    LIÊN QUAN ĐẾN
    AN NINH QUỐC PHÒNG VA PHÁT TRIỂN KINH TẾ
    Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
    Geneva, 12.06.2014. Cập nhật 05.07.2014
    CẬP NHẬT 05.07.2014
    Chúng tôi vừa phổ biến đến quý Độc giả, ngày 03.07.2014, một số NHẬN ĐỊNH & QUAN ĐIỂM tổng quát vắn gọn về THỜI SỰ VIỆT NAM & BIỂN ĐÔNG lúc này. Sự đơn độc của nhà cầm quyền hiện nay của CSVN trước xâm lăng Trung quốc là hậu quả tất yếu của một chủ trương gian manh đu đưa đối ngoại chỉ vì lợi ích cho riêng đảng chứ không phải là cho Dân Tộc và Đất Nước.
    Chúng tôi cập nhật Bài viết gần đây liên quan đến sự đang hình thành những Tổ chức Kinh tế/ Thương mại, nhất là Quân sự trong vùng Á châu Thái Bình Dương mà Dân Tộc VN phải đòi buộc Nhà Nước tương lai hậu CSVN phải lựa chọn dứt khoát về đối ngoại vì quyền lợi của Dân Tộc và Đất Nước, chứ không được gian manh lừa lọc đu đưa ngoại giao chỉ vì quyền lợi riêng cho đảng.
    Nguyễn Phúc Liên
    Chúng tôi lấy từ OTAN/ NATO (Organisation du Traité de l’Atlantique Nord/ Nord Atlantic Traity Organization) để dễ cắt nghĩa sự thành hình tương tự của một Liên Minh Phòng Thủ “Bắc Thái Bình Dương“. Sự hình thành OTAN/NATO tại Aâu châu do một hoàn cảnh Lịch sử mà những nước Tây Aâu phải chống đỡ sự bành trường của Khối Liên Xô. Cũng vậy, Á châu Thái Bình Dương đang phải đối chọi với tham vọng bành trướng của Khối Hán Cộng. Đây là những đòi hỏi của Lịch sử.
    Chúng tôi xin trình bầy những điểm sau đây:
    =>     Trước tham vọng bành trướng của Khối Liên Xô,
             OTAN/ NATO được thành hình
    =>     Trước tham vọng bành trướng của Khối Hán Cộng, buộc phải tiến tới
    “LIÊN MINH PHÒNG THỦ BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG
    =>     Việt Nam lựa chọn đứng về phía Khối Hán Cộng hay
             về phía Liên Minh Phòng Thủ Bác Thái Bình Dương ?
    Trước tham vọng bành trướng của Khối Liên Xô,
    OTAN/ NATO được thành hình
    Sau Thế Chiến thứ II, Tây phương chia ra hai phía rõ rệt: (i) Nga và các nước chư hầu Đông Aâu theo Thể chế Cộng sản độc tài; (ii) Mỹ và các nước Tây Aâu theo Thể chế Tự do Dân chủ. Hai khối đã kéo dài trong những năm trường một cuộc Chiến Tranh lạnh về cả mặt Kinh tế/Thương mại và Quân sự:
    *        Phía Nga và các nước chư hầu Đông Aâu có hai Tổ chức sau đây:
    =>     Tổ chức Kinh tế/Thương mại gọi là COMECOM
    =>     Tổ chức Quân sự gọi là PACTE DE VARSOVIE
    *        Phía Mỹ và các nước Tây Aâu cũng có hai Tổ chức song song với hai Tổ chức trên của khối Cộng sản:
    =>     Tổ chức Kinh tế/Thương mại Thị Trương Chung (Marché Commun) gồm 6 nước lúc đầu . Đây là tiền thân của Liên Hiệp Aâu châu ngày nay.
    =>     Tổ chức Quân sự Liên Phòng Bắc Đại Tây Dương OTAN/ NATO
    Trước tham vọng bành trướng của Khối Hán Cộng, phải tiến tới
    “LIÊN MINH PHÒNG THỦ BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG
    Việc Khối Hán Cộng đang leo thang tham vọng xâm lăng ra phía Biển, Đảo tạo ra một bầu không khí Chiến Tranh lạnh.
    Leo thang xâm lăng của Khối Hán Cộng
    Tác giả Rich SMITH (Dịch giả TRẦN NGỌC CƯ) đã viết một bài như sau về tình trạng leo thang bành trướng này:
    Những hành động bành trướng hiếu chiến của Bắc Kinh trên các vùng biển trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đòi hỏi các nước láng giềng của Trung Quốc phải khẩn trương chỉnh đốn lại kho vũ khí của mình.
    Trung Quốc có một tàu sân bay – và đang làm các nước láng giềng lo ngại.
    Khắp Đông Nam Á hiện nay, từ Đài Loan đến Nam Hàn, và từ Australia đến Philippines, đến Nhật Bản, các nước đang lên kế hoạch đẩy mạnh ngân sách quốc phòng để đối trọng lại một hải quân Trung Quốc ngày càng hiếu chiến. Vào thời điểm này, có vẻ như một trong những quốc gia nói trên, là Nhật Bản, sẵn sàng đứng ra lãnh đạo một liên minh quân sự.
    Bối cảnh
    Trong mấy tuần qua, một hạm đội hỗn hợp gồm các chiến hạm và tàu đánh cá thương mại Trung Quốc đã và đang xô xát với tàu địa phương Việt Nam trong vùng biển Hoa Nam [Biển Đông], cố giành lấy vị trí chung quanh một giàn khoan dầu mà Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc đã hạ đặt trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tuần trước, cuộc giằng co đã leo thang khi một tàu Trung Quốc húc và làm chìm một tàu cá Việt Nam. (Thủy thủ trên tàu này được các tàu cá Việt Nam khác gần đó cứu sống, nhưng dù sao đi nữa vụ việc này đã đẩy các xung đột thêm một bước leo thang).
    Cách đó không xa, bên ngoài duyên hải Philippines, các chiến hạm Trung Quốc đang hàng ngày đe dọa tàu cá ngư dân và đang phong tỏa một tiền đồn Philippines tại một bãi đá ngầm địa phương, không cho tàu Philippines vào tiếp tế lương thực cho binh lính của họ. Và về phía Bắc, sự phẫn nộ của các nước láng giềng tiếp tục bùng lên khi Trung Quốc tuyên bố một “khu nhận diện phòng không” trùm lên gần hết biển Hoa Đông – gồm lãnh thổ mà Nam Hàn và Nhật Bản tuyên bố chủ quyền.
    “Đường chín đoạn” khét tiếng của Trung Quốc, một tuyên bố chủ quyền coi gần hết biển Đông như một lãnh hải độc quyền của Trung Quốc. Những vùng đóng khung biểu thị những vùng Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam và Philippines.
    Khi các tin tức thuộc loại này ngày một lan tràn, các nhà phân tích thị trường hải quân tại công ty tư vấn AMI International tiên đoán rằng các nước láng giềng của Trung Quốc sẽ đầu tư khoảng 200 tỷ USD vào việc mua thêm trên 1000 tàu ngầm, các chiến hạm loại nhỏ, và cả các tàu sân bay để củng cố sức mạnh quân sự của mình trong vòng 20 năm tới – biến khu vực này thành một thị trường chiến hạm đứng thứ nhì thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ. Thậm chí đã có dư luận cho rằng những nước này sẽ liên minh với nhau để “bao vây ngăn chặn” ảnh hưởng của Trung Quốc.
    Những Tổ chức Kinh tế/ Thương mại đang hình thánh
    Viễn Đông và vùng Thái Bình Dương đang đi đến phân chia ra hai phía: (i) Khối Hán Cộng theo thể chế Độc tài; (ii) Phía Mỹ và những nước theo thể chế Dân chủ thuộc Viễn Đông và vùng Đông Nam Á. Cũng như giai đoạn phân chia của Aâu châu sau Thế chiến thứ II, vùng Thái Bình Dương đang tiến hành những Tổ chức Kinh tế/Thương mại và Quân sự:
    *        Phía Khối Hán Cộng tăng cường leo thang về cả Kinh tế/Thương mại và Quân sự như sau:
    =>     Tổ chức Tự do Mậu dịch nhằm chọc thẳng xuống những nước thuộc ASEAN. Đó là Tổ chức CAFTA (CAFTA (China-Asean Free Trade Agreement/ Thỏa thuận Trung quốc-Đông Nam Á về Tự do Mậu dịch).
    =>     Về mặt Quân sự, Khối Hán Cộng tăng ngân sách Quốc phòng tới 150 tỷ Mỹ Kim, trong đáo phần dành cho Hải quâng tăng gấp ba)       
    *        Phía Khối Mỹ và các nuớc Dân chủ Thái Bình Dương cũng tiến hành:
    =>     Tổ chức Tự do Mậu dịch TPP : Quan Hệ Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) từ 11 quốc gia, Australia, Brunei, Canada, Chile, Singapore, Mexico, New Zealand, Peru, Mỹ và Việt Nam tham dự cuộc họp báo chung tại Singapore vào ngày 13 tháng 3 năm 2013.
    =>     Về phương diện Quân sự, đã có cuộc tham khảo tuần vừa qua giữa Nhật và Uùc Châu trong ý hướng tiến tới một LIÊN PHÒNG BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG. Một Tổ chức như OTAN/ NATO Á châu phải được mau chóng thành hình  để đối trọng với sự tăng ngân sách Quốc phòng, nhất là Hải quân của Khối Hán Cộng. Đây là là việc phải đến của tình hình Lịch sử.
    Việt Nam lựa chọn đứng về phía Khối Hán Cộng hay
    về phía Liên Minh Phòng Thủ Bác Thái Bình Dương ?
    Về Tổ chức CAFTA, Trương Tấn Sang đã đi Bắc Kinh tháng 6/2013 và đã ký kết 10 thỏa ước với Khối Hán Cộng. Nhưng rồi Giàn Khoan HD-981 của Khối Hán Cộng đã tự tiện vào xâm lăng Lãnh hải, đặc khu Kinh tế của Việt Nam, vào tháng 5/2014. CSVN đã quá tin tưởng vào 16 chữ vàng và 4 tốt để ngày nay những Lãnh đạo chóp bu của đảng phải câm họng như hến. Nguyễn Tấn Dũng chạy lang thang kêu cứu của ASEAN và Mỹ. Các Quốc gia để Việt Nam cô đơn vì chính CSVN đã tự nhận làm tay sai của Khối Hán Cộng.
    Vậy thì khi Tổ chức LIÊN PHÒNG BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG hình thành, Việt Nam phải chọn lựa dứt khoát đứng về phía nào ?
    Có hai trường hợp:
    *        Nếu đảng CSVN vẫn ham quyền và vẫn cố thủ đứng về phía Khối Hán Cộng để làm khuyển chó phục vụ mong Khối Hán Cộng bảo đảm cho quyền hành, thì tất yếu Dân Tộc Việt Nam sẽ NỔI DẬY CÁCH MẠNG.
    *        Theo bài học của dân Ukraine, Dân Tộc Việt Nam NỔI DẬY CÁCH MẠNG chôn vùi đảng CSVN như Dân Ukraine đã đứng lên xua đuổi Tổng thống của họ vì ông này chọn Nga. Dân Ukraine đã lựa chọn Liên Au về Kinh tế/Thương mại và chọn OTAN/ NATO về Quân sự. Dân Tộc Việt Nam, sau khi đã chôn vùi CSVN đi rồi, sẽ lấy quyết định chọn Khối Mỹ và những nước Tự do Dân chủ để có Thị trường phát triển Kinh tế. Tất nhiên Dân tộc Việt Nam cũng sẽ chọn phía LIÊN PHÒNG BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG để có những bảo đảm về an ninh Quân sự trước đe dọa xâm lăng truyền kiếp của Khối Hán Tộc.
    Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
    Geneva, 12.06.2014. Cập nhật 05.07.2014

    ĐỨC GIÁM MỤC NGUYỄN VĂN LONG KÊU GỌI

    ĐGM Nguyễn Văn Long: Người Việt khắp nơi hãy liên kết phá tan xiềng xích bạo tàn, dối trá và gian ác là chế độ Cộng Sản
    Đăng bởi lúc 2:40 Sáng 24/04/13
    VRNs (24.04.2013) – Melbourne, Aus – "Gần 70 năm từ ngày bạo quyền cai trị miền bắc và gần 38 năm từ ngày họ áp đặt chế độ ngoại lai "Mác-Lê" trên khắp quê hương thân yêu, Cộng Sản đã gây ra bao nhiêu chết chóc, kinh hoàng, bao hận thù, chia rẽ, bao bất công, đau khổ, bao nhục nhằn cay đắng. Từ chính sách đấu tố "cải cách ruộng đất" của thập niên 50 tại miền Bắc, cho tới cuộc thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế năm 1968; từ những cuộc vượt biển vô tiền khoáng hậu cho tới nỗi nhục quốc thể còn đang tiếp diễn như những người lao động hợp tác bị ngược đãi; những trẻ em bị bán làm nô lệ tình dục; những người dân oan bị tư bản đỏ cướp đất; các công nhân bị bóc lột ở các hãng xưởng trong nước v.v.. Thật oái oăm và mâu thuẫn khi chế độ Cộng Sản hứa hẹn một thiên đàng cho giai cấp vô sản, nhưng trên thực tế họ lại bị sống trong một địa ngục đầy bất công và bị bóc lột bởi chính hệ thống tư bản đỏ". Đây là một đoạn trích lời phát biểu của Đức cha Vincent Nguyễn Văn Long, tại State Parliament House, Melbourne, ngày 20.04.2013 vừa qua.
    VRNs xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu này do chính tác giả gởi đến.
    * * *
    Kính thưa toàn thể quý vị cùng đồng bào thân yêu trong và ngoài nước,
    Hôm nay, chúng tôi những người quan tâm đến vận mệnh quê hương và tiền đồ dân tộc, đến trước tòa nhà quốc hội Úc Đại Lợi, biểu tượng của tự do và dân chủ, để bày tỏ sự liên đới với đồng bào quốc nội trong tiến trình dân chủ hóa đất nước. Lời đầu tiên chúng tôi muốn được gởi đến đồng bào thân yêu và nhất là những nhà tranh đấu trong nước là qúy vị không cô đơn trước thế lực của bạo quyền cộng sản. Chúng tôi những người con dân nước Việt tha hương hậu thuẫn cho qúy vị. Những người yêu chuộng tự do dân chủ khắp nơi hậu thuẫn cho qúy vị và nhất là lịch sử đang xoay chuyển về đích hướng mà qúy vị đang hy sinh tranh đấu, noi gương tiền nhân anh dũng.
    Qủa thế, chưa bao giờ làn sóng dân chủ lại dâng cao trên khắp quê hương đất nước như ngày hôm nay. Sau bao thập niên sống trong một ý thức hệ ngoại lai, vong bản và hoàn toàn băng hoại, người dân Việt Nam đang đứng lên truất phế cộng nô và phục hồi quyền làm chủ vận mệnh đất nước. Gần đây, nhiều tổ chức yêu nước và nhất là các tôn giáo cũng đã cùng mạnh dạn dấn thân, mở màn cho một thời kỳ khai phóng đầy hứa hẹn. Khởi đầu là Bản Góp Ý của 72 nhà trí thức yêu nước yêu cầu loại bỏ điều 4 Hiến Pháp; tiếp theo đó Hội Đồng Giám Mục đại diện cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo, Hội Thánh Cao Đài và rất nhiều tổ chức trong và ngòai nước đã cùng hòa nhịp với hơn 80 triệu trái tim Việt Nam cương quyết xóa bỏ độc tài đảng trị. Mọi người mang dòng máu Lạc Hồng, không phân biệt tôn giáo hay xu hướng chính trị đều quyết tâm xóa bỏ Điều 4 Hiến Pháp, tức là chấm dứt hoàn toàn vai trò độc quyền của Đảng Cộng Sản trong việc điều hành đất nước và mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc.
    Qúy vị và đồng bào thân mến,
    Gần 70 năm từ ngày bạo quyền cai trị miền bắc và gần 38 năm từ ngày họ áp đặt chế độ ngoại lai "Mác-Lê" trên khắp quê hương thân yêu, Cộng Sản đã gây ra bao nhiêu chết chóc, kinh hoàng, bao hận thù, chia rẽ, bao bất công, đau khổ, bao nhục nhằn cay đắng. Từ chính sách đấu tố "cải cách ruộng đất" của thập niên 50 tại miền Bắc, cho tới cuộc thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế năm 1968; từ những cuộc vượt biển vô tiền khoáng hậu cho tới nỗi nhục quốc thể còn đang tiếp diễn như những người lao động hợp tác bị ngược đãi; những trẻ em bị bán làm nô lệ tình dục; những người dân oan bị tư bản đỏ cướp đất; các công nhân bị bóc lột ở các hãng xưởng trong nước v.v.. Thật oái oăm và mâu thuẫn khi chế độ Cộng Sản hứa hẹn một thiên đàng cho giai cấp vô sản, nhưng trên thực tế họ lại bị sống trong một địa ngục đầy bất công và bị bóc lột bởi chính hệ thống tư bản đỏ.
    Nghiêm trọng hơn nữa đó là những đe dọa về chủ quyền của đất nước mà nhà cầm quyền Cộng Sản đã chứng tỏ sự nhu nhược, hèn nhát và phản bội của họ. Phải chăng chỉ vì muốn duy trì quyền lực và tư lợi, họ đã sẵn sàng tráo đổi quyền lợi của người dân và cơ đồ của tổ quốc? Phải chăng họ đang hiện nguyên hình là những người cộng nô, hèn với giặc ác với dân? Khi lãnh thổ và lãnh hải bị xâm lấn thì nhà cầm quyền Cộng Sản chỉ im lặng hay phản ứng chiếu lệ. Ngược lại, họ sẵn sàng huy động cả một hệ thống an ninh hùng hậu để triệt hạ những người yêu nước mà vũ khí tự vệ duy nhất là tinh thần ái quốc. Nhưng lịch sử luôn đứng về công lý và sự thật. Lịch sử cũng sẽ lên án những ai làm việc ô nhục phản quốc như những tên "cõng rắn cắn gà nhà" trong qúa khứ.
    Qúy vị và đồng bào thân mến,
    Việt Nam trước thế kỷ 21 có thể ví như con thuyền trước đại dương đầy sóng gío. Chúng ta không thể vượt đại dương trên một con thuyền cũ kỹ lỗi thời. Chế độ Cộng Sản chính là con thuyền cũ kỹ lỗi thời đó. Cả dân tộc ta đang đứng trước thảm họa bị chìm đắm và diệt vong. Con đường tiến lên cái gọi là Xã Hội Chủ Nghĩa chính là con đường dẫn đến sự băng hoại và bế tắc toàn diện như đang diễn ra hiện nay. Đất nước chúng ta cần một con thuyền mới để ra khơi trong thiên niên kỷ mới. Con thuyền đó không được xây dựng bằng ý thức hệ ngoại lai mà được tác tạo bởi ý chí và nhiệt huyết của mọi người dân. Trong kiến nghị của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, các ngài đã mạnh dạn tuyên bố là phải phục hồi "quyền làm chủ của người dân", là "lấy truyền thống văn hóa dân tộc làm nền tảng tư tưởng và điều hành xã hội", là thực hiện một tiến trình dân chủ dẫn đến một "nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân". Nói tóm lại, chỉ có con thuyền dân chủ mới đưa Việt Nam vào đại dương của thiên niên kỷ mới.
    Trong Kinh Thánh Kitô Giáo có câu "Người gieo trong đau thương sẽ gặt hái trong vui cười". Chúng ta chỉ có một tương lai tươi sáng cho đất nước và cho dân tộc khi chúng ta dấn thân đi "gieo trong đau thương". Vì sự nghiệp của tiền nhân và vì tương lai của những thế hệ nối tiếp, chúng ta hãy vượt qua sự vô cảm và sự sợ hãi. Người Việt yêu nước khắp nơi, chúng ta hãy liên kết thành sức mạnh để phá tan xiềng xích của sự bạo tàn, dối trá và gian ác là chế độ Cộng Sản. Hãy "cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi" (lời bài hát của anh Việt Khang) kiến tạo một Việt Nam dân chủ, văn minh, nhân ái, thái hòa cho xứng với hy sinh của tiền nhân và niềm kiêu hãnh của thế hệ tương lai.
    GIÁM MỤC VINCENT NGUYỄN VĂN LONG
    (<patrick03lew@gmail.com>, 4/24/13, 10:37 AM,)

No comments: