Thursday, May 7, 2015
VƯỜN THƠ
BA NGẢ
CẢM XÚC THÁNG 7-2013
-------
*1- THE WINNER Is.
Thương thương quá danh ca Siu Black
Chim Sơn Ca về hót giữa Đô thành
Ngây thơ nhảy vào kịch trường cạm bẫy
Sã cánh rồi...thôi trở lại Rừng xanh.
*2- TỆ NẠN
Ở Việt Nam đàn ông ham nhậu nhẹt
Quán Bia đầy , hò hét "nốc" vỡ trời
Nơi thôn xóm thì rượu chè, cờ bạc
Vợ còng lưng trả nợ...sống cầm hơi.
*3- NGHỊCH LÝ
Nhà chính trị làm thơ cho nổi tiếng
Nhà thơ thì ham muốn chức Quan trường
Anh nọ "tụng" anh kia đi kiếm miếng
Cứ tự khen, tự thưởng rộn Thi đàn.
*4- ẢO TƯỞNG
Đời khổ nhất là mộng mơ ảo tưởng
Về Thủ Đô là sướng , sống đàn anh
Vật lộn mãi vẫn là thằng làm mướn
Nguyên cái đầu ở trong Lũy Tre xanh.
*5- HỌC VÀ THI
Đi học thời nay là học "chép"
Trò "chép" của Cô, Cô "chép" của Thầy...
Các Lò Luyện với giá cao khủng khiếp
Đáp án "hên" là của Nhóm ra Bài ?
*6- HOA HẬU VÀ ĂM XI
Hoa hậu- MC một thời khởi sắc
Mơ lấy Tây có Xe xịn, Villa
Nay khủng hoảng về nhà bán Bún Ốc
Khác bọn Cá Tôm : ăn nói vẫn điệu đà.
*6- XÓM MŨI
Mũi Cà Mau bốn bề đầy sóng gió
Tràm , Đước nào trụ bám Nước triều dâng ?
-Con Cá, con Tôm cùng Người khốn khổ
Rồi đến ngày bỏ xóm "đi Bình Dương"...
*7- SÔNG HỒNG CHẾT
Sông Hồng "chết" bời vì Rừng phá hết
Đập chặn dòng, nước kiệt mỗi mùa đông
Rồi sẽ là "Sông Đen" nồng thối khét
Khi phố phường, nhà máy mọc bên sông.
*9- BA NGẢ
Con thích "Tự do" tìm đường sang Mỹ
Mẹ giỏi mánh mung "chạy chợ" bên Tàu
Dốt ngoại ngữ : Cha ở nhà trông trẻ
Nuôi Lợn gà và cuốc đất trồng Rau.
*10- CẦU ĐÃ BẮC
Cầu đã bắc qua đại dương sóng gió
Xưa Hồ Chí Minh không thể gặp Truman
"Thế giới tự do"...sao mà xa xôi quá ?
OK- Obama và Trương Tấn Sang...
Góc thành nam Hà Nội 27-7-2013
Nguyễn Khôi
ĐỒNG DAO HÀ NỘI
ĐỒNG DAO HÀ NỘI
Chặt cây
ĐỒNG DAO HÀ NỘI
"Hay nói ầm ĩ là con vịt bầu
Hay hỏi đâu đâu là con chó vện" (Trần Đăng Khoa)
Nhanh hơn cả điện là chặt cây xanh
Giải thích loanh quanh: Ủy ban Thành Phố
Họp báo nhí nhố là lão Quốc Hùng
Ăn nói như khùng là anh Tuyên giáo
Phát biểu như ngáo là Phan Đăng Long
Trồng một đêm xong, là cây Hà Nội
Đào nhanh, chặt vội: Công ty Cây Xanh
Chi tiền rất nhanh là nhà tài trợ
Tàn sát man rợ: chủ trương cấp trên
Kiểm điểm liên miên là thằng cấp dưới
Tiền bỏ đầy túi là các quan to
Chịu trận ốm o, mấy anh tẹp nhẹp
Nói đơn, làm kép: Phế Thải Bắc Ninh
Mỡ thay vàng tâm: Công an Hà Nội
Rút dây chạy vội: Sĩ Nghị xứ Thanh
Vội vàng chối quanh: Ủy ban Hà Nội.
Chi tiền, hứng tội: Doanh nghiệp có tên
Nguồn gốc đảo điên: Chủ trương Thành ủy
Chết dân, ngàn tỷ: Dự án Hà Thành
Vàng mắt, da xanh: Dân đen cả nước
Hứa rồi bội ước: Thủ tướng đương kim
Nhắm mắt lim dim: Mấy ông nghị gật
Như con lật đật là việc người dân
Mặt méo mày nhăn là người lao động
Mồm to, miệng rộng: Đám Dư luận viên
Thay đổi liên miên: Luật và quần lót
Làm xấu nói tốt: Báo cáo hàng năm
Nói như thằng hâm là anh Hùng hói
Như người khác cõi, là lão Tấn Sang
Nổ như bắp rang là sư Thanh Quyết
Ăn chơi mải miết là sư Thanh Cường
Hề chèo một phường, nghị Đương vai chính
Sợ Tàu nóng tính, là Phùng Quang Thanh
Coi giặc là anh, ấy là lão Lú
Chén anh chén chú, là đám quan tham
Bị điên quanh năm là ban tư tưởng
Ăn nằm vất vưởng là đám dân oan
Suốt ngày khóc than là dân mất đất
Ngai vàng ngây ngất, anh Tổng về hưu
Vẽ vượn, bày hươu "Hội đồng lú lẫn"
Dân tình uất hận là việc thường ngày
Tính giá, bầy hầy là anh điện lực
Tăng giá bất chợt là chú xăng dầu
Nợ công ngập đầu là dân xứ Việt
Dân nghèo mạt kiếp, nhờ đảng tiên phong
Suốt ngày long nhong, làm thuê các nước
Chỉ một mơ ước, đủ ăn hàng ngày
Cho hết kiếp này, cuộc đời ông chủ.
Khuyết danh
VÕNG TRĂNG http://youtu.be/Jk9yqf1hk2M https://youtu.be/Jk9yqf1hk2M 1- từ non trăng chạy xuống đèo từ đêm hôm ấy trăng leo lên thuyền đưa em về xứ mặc nhiên trăng và e
Apr 24
VÕNG TRĂNG
1-
từ non trăng chạy xuống đèo
từ đêm hôm ấy trăng leo lên thuyền
đưa em về xứ mặc nhiên
trăng và em có cùng niềm vui chung
đong đưa trăng ngủ chập chùng
ru em chiếc võng cuộn từng thời gian
à ơ ru xích lại gần
gừng cay muối mặn muôn phần cho nhau
2-
từ khi trăng ngủ bên rào
tôi ôm chiếc võng nôn nao đợi chờ
trăng đi tôi nhớ bâng quơ
em đi tôi nhớ ầu ơ gập ghềnh
ru nhau điệu lý đưa tình
đong đưa trăng võng chỉ mình với nhau
à ơ trăng sáng vườn trầu
lia thia quen chậu lên cầu gió bay
NGHIÊU MINH
TIN VIỆT NAM
Vần đề nhân sự lãnh đạo tại Hội nghị Trung ương 11
Cứ mỗi lần Hội nghị Trung ương mở ra là giới quan sát trong cũng như ngoài nước đểu chú ý tới vấn đề chọn lựa nhân sự hơn bất cứ vấn đề nào khác. Trong bải diễn văn lần này Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh tới vấn để nhân sự và báo chí đồng loạt nhắc lại điều này như một biến cố có thể khiến Đảng lung lay.
Đối với các nước dân chủ có chế độ bầu cử tự do thì việc chọn lựa người lãnh đạo quốc gia là cơ hội cho dân chúng thực hiện quyền phổ thông đầu phiếu của mình. Riêng tại các nước theo chế độ Cộng sản thì cuộc đầu phiếu theo ý dân sẽ được vài trăm Ủy viên Bộ chính trị họp kín với nhau để chọn người lãnh đạo cho chính họ và cho người dân cả nước.
Tổng bí thư là vị trí quyền lực cao nhất, trên cả Quốc hội và chính phủ, sẽ được Hội nghị Trung ương lần này thảo luận và bàn bạc cho kỳ Đại hội Đảng 12 sẽ diễn ra vào năm tới.
Cuộc tranh giành quyền lực
Mặc dù Hội nghị được xem là tuyệt mật nhưng chưa bao giờ thoát khỏi sự rò rỉ từ bên trong cùng những thông tin được tổng hợp từ bên ngoài sẽ cho thấy một kết quả nào đó từ các ứng viên có ý định đại diện cho phe nhóm của mình tiến tới việc nắm giữ vị trí then chốt nhất của chế độ.
Nhiều chuyên gia quan sát chính trường Việt Nam đồng ý rằng có hai phe được các nhóm lợi ích hỗ trợ trong cuộc tranh giành quyền lực. Hai phe này đã hình thành ít nhất từ Hội nghị Trung ương 6 hai năm trước đây khi ông Tổng bí thư, đại diện cho nhóm Đảng đã cố lật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhưng thất bại một cách cay đắng và từ đó tới nay mối bất đồng ngày một đào sâu, đặc biệt khi đường đua tới đích ngày một rút ngắn.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một nhà bất đồng chính kiến nổi bật đưa ra nhận xét về vấn đề mà Hội nghị đang bàn tới:
-Bây giờ chủ yếu vấn đề được quan tâm là vấn đề nhân sự, phe nào thì được những ghế nào. Một số nhân vật được coi như đã an bài rồi ví dụ như Nguyễn Phú Trọng, thì ngoài vấn đề tuổi tác, mà nếu ông ta còn trẻ thì chắc cũng bị cho về vườn thôi vì với một bản lĩnh non kém như thế thì chắc chắn không tồn tại được trong vị trí Tổng bí thư nữa. Còn những vị trí khác thì rõ ràng bây giờ trước Đại hội 12 thì có phe Nguyễn Phú Trọng và một phe cầm đầu bởi Nguyễn Tấn Dũng. Hai phe này đã từng giao chiến mà trận giao chiến ác liệt nhất là Hội nghị Trung ương 6 mà Nguyễn Phú Trọng đã khóc lóc sụt sùi khi không hạ bệ được Nguyễn Tấn Dũng.
Bây giờ trước Đại hội 12 thì có phe Nguyễn Phú Trọng và một phe cầm đầu bởi Nguyễn Tấn Dũng. Hai phe này đã từng giao chiến mà trận giao chiến ác liệt nhất là Hội nghị Trung ương 6 mà Nguyễn Phú Trọng đã khóc lóc sụt sùi khi không hạ bệ được Nguyễn Tấn Dũng
TS Nguyễn Thanh Giang
TS Nguyễn Thanh Giang cho rằng mặc dù bị đánh tận lực trong Hội nghị Trung ương 6 nhưng ông Dũng không có cơ hội phản kích. Điều ông Dũng cố làm là hạ uy tín ông Trọng khi chọn thái độ đi ngược lại những gì mà ông Tổng Bí thư đã làm hay đã tuyên bố. Trong khi ông Trọng giữ vững lập trường xem Trung Quốc là bạn thì ông Dũng lại cho rằng “nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc”, TS Nguyễn Thanh Giang nhận xét về thế mạnh của ông Dũng trong Hội nghị lần này:
-Sau này ông Dũng không đánh thẳng vào Nguyễn Phú Trọng như các tuyên ngôn khác hẳn của Nguyễn Phú Trọng đối với vấn để Trung Quốc, đối với vấn đề kinh tế thị trường hay vấn đề diều luật biểu tình hay xã hội, thái độ với doanh nghiệp nhà nước…người ta thấy hai bên có những cái sai biệt nhau vấn đề quan trọng nhất và cao nhất là vị trí Tổng bí thư thì người ta nghĩ rằng trong thế thượng phong hiện giờ thì rất có thể là ghế Tổng bí thư sẽ nằm trong tay Nguyễn Tấn Dũng, vấn đề là ông ấy có kiêm nhiệm luôn Chủ tịch nước hay là sau đó có chuyển biến thành chế độ Tổng thống hay không thì còn phải chờ xem.
TS Phạm Chí Dũng, một nhà báo, chuyên gia kinh tế và có rất nhiều bài viết nhận định chính trị chú ý tới khía cạnh nhân quyền trước khi Hội nghị khai mạc. Chỉ dấu im ắng không khủng bố, càn quét người đối lập như trước đây cho thấy một diễn biến khác lạ có thể là dọn đường cho ông Trọng sang Mỹ nhưng cũng có thể cho thấy một chủ trương nào đó từ phía Đảng:
-Hội nghị Trung ương 11 lần này tôi muốn đề cập đầu tiên là vấn đề nhân quyền. Trong vòng hai năm qua đây là Hội nghị Trung ương lần thứ hai mà trước Hội nghị không diễn ra bắt người còn hầu như tất cả các Hội nghị Trung ương trước đây đều diễn ra tình trạng bắt các blogger, các nhà bất đồng chính kiến trước khi diễn ra Hội nghị đó là vấn đề mà chúng ta cần xem xét.
Thứ hai, ta có thể so sánh Hội nghị Trung ương 11 lần này với Hội nghị Trung ương 7 vào năm 2013 khi đó diễn ra sự kiện khá lớn trong Bộ chính trị là bổ xung hai Ủy viên Bộ chính trị. Có 4 ứng cửa viên mà sau đó chỉ chọn hai người là ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân còn ông Nguyễn Bá Thanh và ông Vương Đình Huệ bị trượt và Hội nghị Trung ương lần thứ 7 vấn đề nhân sự rất quan trọng.
Từ quan trọng kỳ này đổi thành hệ trọng theo lời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mà thậm chí báo chí còn rút tít là vấn để nhân sự kỳ này ảnh hưởng sinh mệnh của Đảng điều đó cho thấy công tác nhân sự khi Đại hội Đảng lần thứ 12 diễn ra vào năm 2016 hệ trọng đến thế nào.
Bài diễn văn chống Mỹ
Mặc dù Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chiếm được khá nhiều cảm tình của người dân qua các tuyên bố cứng cỏi, nhưng bài diễn văn đọc nhân ngày 30 tháng 4 vừa qua là một tì vết cho sự nghiệp chính trị của ông. TS Phạm Chí Dũng nhận xét:
Thái độ của ông Dũng hầu như chưa tỏ ra có mối quan hệ với TQ nhưng đặc biệt khi mà ta nhắc lại cái diễn văn chào mừng ngày 30/4 của ông Dũng có thể nói thẳng đó là một bài diễn văn chống Mỹ...Đó là một diễn văn bất cập với những ngôn từ gay gắt quyết liệt, kể cả mang tính chất khiêu khích
TS Phạm Chí Dũng
-Trong suốt hai nhiệm kỳ làm thủ tướng của ông Dũng cho tới nay ông chưa xuất hiện ở Bắc Kinh và điều đó không cho thấy một tín hiệu quá rõ ràng về việc Thiên triểu có thể có một ảnh hưởng lớn đối với ông Nguyễn Tấn Dũng.
Tôi cho rằng thái độ của ông Dũng hầu như chưa tỏ ra có mối quan hệ với Trung Quốc nhưng đặc biệt khi mà ta nhắc lại cái diễn văn chào mừng ngày 30 tháng 4 của ông Dũng có thể nói thẳng đó là một bài diễn văn chống Mỹ. Hầu như không nhắc đến vai trò hỗ trợ kinh tế của Mỹ trong vấn đề đầu tư nước ngoài và viện trợ kể cả vai trò của Mỹ trong Biển Đông trong thời gian gần đây. Đó là một diễn văn bất cập với những ngôn từ gay gắt quyết liệt, kể cả mang tính chất khiêu khích điều đó có lợi gì cho ông Dũng khi ông được coi là một trong những người có thân nhân gần gũi nhất với Hoa Kỳ?
Có lẽ từ những sai lầm chiến lược này của ông Dũng đã khiến ông Trọng có một bài diễn văn khá tự tin trước Hội nghị Trung ương 11 lần này, mặc dù ông Trong vốn nổi tiếng là rất khô cứng khi đọc diễn văn. TS Phạm Chí Dũng nhận xét:
-Hội nghị Trung ương lần thứ 11 chúng ta chứng kiến một bài diễn văn có vẻ khá tự tin của ông Nguyễn Phú Trọng, nó khác với diễn văn kết thúc Hội nghị Trung ương 6 vào cuối tháng 9 năm 2012 đã cho thấy ưu thế phía Đảng đang tăng lên đáng kể.
Người dân không tin rằng Đảng sẽ làm được điều gì đột phá, ý nghĩa trong các Hội nghị như thế này nhưng rất nhiều người trong đó có TS Nguyễn Thanh Giang, vẫn ước ao sẽ có một cuộc vận động nào đó khiến Đảng Cộng sản Việt Nam đổi máu để có thề tiếp tục con đường mà họ cho là phục vụ dân tộc, phục vụ nhân dân:
-Trong giai đoạn mà ông Nguyễn Phú Trọng cầm quyền thì mỗi một ngày Đảng với dân lại chia hai con đường khác biệt cho nên người ta trông chờ hai phía tích cực và tiêu cực. Phía tiến bộ và phía lạc hậu nó tự vận động trong các hội nghị trung ương từ đây đến Đại hội đảng như thế nào thì may ra cái Đại hội 12 nó sẽ khá lên một chút thì dần dần Đảng còn có thê một phần nào giữ được cái vai trò lãnh đạo đất nước và dân tộc. Dù non kém nhưng không đến nỗi quá tệ và thậm chí không đếnnỗi phản động như hiện nay.
Hội nghị Trung ương lần thứ 11 chưa kết thúc nhưng hầu như giới quan sát và đa số người có quan tâm đều cho rằng sẽ không có bất kỳ một cuộc cách mạng nhân sự nào vì Đảng vẫn giữ truyền thống chia sẻ ghế ngồi cho nhau nhằm ổn định chính trị và nhất là giữ vững sự cai trị của mình.
Hội nghị Trung ương lần thứ 11 chưa kết thúc nhưng hầu như giới quan sát và đa số người có quan tâm đều cho rằng sẽ không có bất kỳ một cuộc cách mạng nhân sự nào vì Đảng vẫn giữ truyền thống chia sẻ ghế ngồi cho nhau nhằm ổn định chính trị và nhất là giữ vững sự cai trị của mình.
Tuesday, May 5, 2015
VIỆT NAM-1975-2015
1975-2015: Có thể bạn chưa biết
- 29 tháng 4 2015
Cuộc chiến Việt Nam, cũng được sử gia nước ngoài gọi là Cuộc chiến Đông Dương lần hai, thường được tính bắt đầu từ 1959 hay 1960 với các hoạt động du kích ở miền Nam Việt Nam và Lào, và kết thúc ngày 30/4/1975.
Đánh dấu 40 năm ngày kết thúc chiến tranh, BBC giới thiệu 10 dữ kiện quan trọng liên quan cuộc chiến Việt Nam và quan hệ Việt – Mỹ.
Chiến tranh Lạnh: Việt Nam Cộng Hòa phụ thuộc viện trợ quân sự và kinh tế của Mỹ, còn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được Liên Xô và Trung Quốc giúp đỡ.
Số lượng quân đội: Hơn 2.5 triệu lính Mỹ phục vụ ở Việt Nam – năm cao điểm là 1968 với 536.000 người. Năm 1973, khi Mỹ rút, ước tính quân lực Việt Nam Cộng Hòa là khoảng 700.000, còn Quân đội Nhân dân Việt Nam khoảng 1 triệu.
Số người chết: Hơn 58.000 người Mỹ và ít nhất 1.1 triệu người Việt thiệt mạng. Lực lượng các nước khác cũng có người chết, gồm hơn 4.000 lính Hàn Quốc.
Phía Mỹ: 47.406 người thiệt mạng trong chiến trận và 10.787 không do giao tranh – tổng cộng là 58.193 người.
Trung Quốc, nước gửi tổng cộng khoảng 320.000 người liên quan quâuân sự để giúp các tuyến đường vận chuyển và khẩu đội phòng không, đã có 1.100 người thiệt mạng và 4.200 người bị thương.Các nguồn của chính phủ Mỹ ước tính tổng cộng lính Cộng sản Việt Nam thiệt mạng từ 1961 đến 1975 là 1.027.085 người, một con số mà giới chức Lầu Năm Góc cho rằng có thể bị phóng đại lên 30%. Nhưng Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội Việt Nam ước tính con số bộ đội Cộng sản chết từ 1954 đến 1975 là 1.1 triệu.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2015/04/150429_things_you_may_not_know_vietnam_warhttp://www.bbc.co.uk/vietnamese/pictures/2015/04/150425_boat_people_gallery_vietnam_war
BÙI TÍN* NGUYỄN PHÚ TRỌNG-TẬP CẬN BÌNH
Nếu thật thế thì nghiêm trọng quá!
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 7/4/2015.
06.05.2015
Ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã sang Bắc Kinh trong chuyến đi thăm chính thức theo lời mời của ông Tập Cận Bình.Chuyến đi cập rập không được chuẩn bị từ trước, vội vã chỉ để đi trước cuộc sang Hoa Kỳ để gặp Tổng thống Obama đã được ấn định trong tháng 5 này. Chuyến thăm diễn ra từ ngày 7 đến ngày 10 tháng 4, 2015.
Đi cùng ông Trọng có đến 4 ủy viên Bộ Chính trị phụ trách ngành Tuyên giáo, ngành Công an, Quân đội và một phó Chủ tịch Quốc Hội, thêm ủy viên Trung ương Phạm Bình Minh, phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao. Đủ thấy tầm quan trọng ra sao.
Một Tuyên bố chung 9 điểm được đưa ra ngày 8/4. Đây là bản Tuyên bố chung dài nhất trong quan hệ Việt – Trung từ trước đến nay. Cũng là bản Tuyên bố đậm đà nhất về « tình nghĩa hữu nghị Trung – Việt sâu đậm do 2 lãnh tụ vỹ đại Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh vun đắp nên ».
Bản Tuyên bố nhắc đi nhắc lại 16 chữ vàng và Bốn Tốt tiêu biểu cho tình anh em và tình đồng chí chí thiết gắn bó 2 đảng và nhân dân 2 nước cùng chung lý tưởng XHCN cao đẹp. Bản Tuyên bố kể lại sự chi viện to lớn của Đảng CS và nhân dân TQ cho Đảng CS và nhân dân VN trong « các cuộc chiến tranh chống xâm lược của nhân dân VN».
Điều đặc biệt nổi bật là bản Tuyên bố chung kể lể nhiều nhất đến những cam kết về hợp tác chiến lược toàn diện giữa 2 đảng, 2 Nhà nước, 2 Chính phủ, 2 Quốc hội, 2 Mặt Trận, về mọi mặt:chính trị, quốc phòng, quân sự, an ninh, đối ngoại, kinh tế, tài chính, thương mại, tiền tệ, tuyên huấn, đào tạo cán bộ, văn hóa, văn nghệ, truyền thanh truyền hình. Hai bên cam kết sẽ tăng thêm trao đổi hàng hóa qua biên giới, tạo điều kiện tăng đầu tư, nâng cao kỹ thuật công nghiệp, rồi hợp tác giao thông trên biển, trong biển Nam Hải, ở cửa ngõ Vịnh Bắc bộ. Tất cả đều phát triển mạnh trong kế hoạch hiện tại 2011-2016 và trong kế hoạch hợp tác 2016-2020 sắp tới.
Điều đặc biệt nổi bật là trong bản Tuyên bố chung không hề nhắc đến cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung đầu năm 1979, về sự kiện dàn khoan HD 981 từng gây sóng gió dữ dội trong quan hệ Việt – Trung, không hề nhắc đến những hoạt động phi pháp ngang ngược hiện tại trên vùng biển nước ta của phiá TQ, mở rộng củng cố các khu vực, các hòn đảo, bãi đá bị họ lấn chiếm.
Có những điểm mới rất quan trọng, khác hẳn với những Tuyên bố chung Việt – Trung trước đây. Đó là 2 bên cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ trên lĩnh vực tài chính - tiền tệ - ngân hàng, trong lĩnh vực thuế và thanh toán, có hẳn một văn kiện ký riêng về vấn đề này. Đây có thể là một ràng buộc thâm hiểm nhằm gắn liền đồng tiền VN với đồng Nhân dân tệ TQ chặt chẽ hơn các ngoại tệ khác, nâng cao thanh thế của Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á BIIA - Bank Investment Infrastructure of Asia - do Trung Quốc lập nên. Tuyên bố chung cũng nhiều lần nói đến hợp tác giữa hai Bộ tài chính và hai Ngân hàng Nhà nước.
Tuyên bố chung nhiều lần nhắc đến quan điểm lấy « đại cục làm trọng » nhằm tăng cường tình hữu nghị truyền thống, thắt chặt thêm quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa 2 nước, 2 đảng theo 16 chữ vàng : láng giềng hữu nghị - hợp tác toàn diện - ổn định lâu dài - hướng tới tương lai, và quan hệ 4 tốt : láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt. Đây là một ràng buộc nữa để bỏ qua mọi sự kiện được coi là tiểu tiết như phía TQ ráo riết xây dựng sân bay, pháo đài, trạm Ra-Đa trên các đảo bị lấn chiếm.
Thế nhưng những thiếu sót, sơ hở trên của ông Nguyễn Phú Trọng và tùy tùng chuyên gia đi theo chưa phải là nghiêm trọng nhất. Báo Nhật bản Nikkei Asian Review ngày 9/4 cho biết « Trong bản Tuyên bố chung Trung – Việt phía VN đồng ý đưa cảng Hải Phòng vào chương trình xây dựng Con Đường Tơ Lụa trên biển do Trung Quốc khởi xướng ». ( theo bài viết « Về Tuyên bố chung Việt – Trung, trên Diễn đàn – Forum của Hải Vân và Vũ Quang Việt – 15/4).
Chủ trương xây dựng Vành đai kinh tế Tơ lụa – Silk Road Economic Belt, từ TQ qua các nước Trung Á đến Trung Đông sang tận châu Âu, với đường sắt, ống dẫn dầu và khí, dài hàng chục ngàn kilômét và xây dựng Đường Tơ lụa trên biển - Maritime Silk Road từ TQ ra biển Đông VN, xuống Ấn Độ Dương, vào Biển Đỏ rồi sang Địa Trung Hải cập các bến châu Âu và châu Phi. Đây là 2 công trình đồ sộ nhất, ban đầu chi phí hơn 50 tỷ đôla, liên hệ đến 65 nước có hơn 4 tỷ dân, được coi là tham vọng kinh tế trọng điểm rộng lớn chưa từng có trong 10 năm tới, cũng là mối quan tâm kinh tế hàng đầu của Tập Cận Bình trong giấc mơ Trung Hoa to lớn Bình thiên hạ của ông ta.
Tham vọng này cực lớn, nhưng đang vấp phải sự cản phá mạnh mẽ của Ấn Độ, Nhật Bản, các nước Trung Á thân Nga, các nước Trung Đông cũng như của Hoa Kỳ và châu Âu. TQ đang rất vất vả tìm kiếm đối tác đồng thuận cho « 2 công trình thế kỷ » này.
Nếu quả thật như trên, ông Trọng đã nhẹ dạ bị sập bẫy của ông anh Cả của mình.
Có thể ông đã bị loáng mắt inh tai mất tỉnh táo do sự tiếp đón linh đình của ông tổng Tập, có duyệt đoàn quân danh dự, có 21 phát đại bác, có Đại Yến tiệc, quên mất rằng chưa có đồng thuận của Bộ chính trị, chưa có ý kiến của Quốc hội, Chủ tịch Nước và Thủ tướng Chính phủ, các quan chức chóp bu này bị đặt trước việc đã rồi. Nhân dân không ai bỏ phiếu bàu ông Trọng làm Tổng bí thư. Ông chỉ là Tổng bí thư của đảng ông ta. Ai cho ông cái quyền đứng đầu nước ta ?
Nếu quả thật như trên thì cái sơ hở sai lầm cực kỳ nghiêm trọng của ông Trọng và cả đoàn VN nên gọi chính xác là gì ? Có thể gọi là bán nước cho thế lực bành trướng ? Ông và đoàn của ông ăn nói ra sao với toàn dân ? Tuyên bố chung có nên đưa ra trưng cầu dân ý của toàn dân ?
Thì ra « cái tròng Bắc thuộc mới » mà nguyên Bộ trưỏng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch sớm cảnh báo đã được Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh mở đầu năm 1990, tiếp nối bởi Tổng bí thư Đỗ Mười, rồi bị thắt chặt hơn dưới thời Tổng bí thư tham quyền Lê Khả Phiêu, để rồi tiếp nối mạnh hơn nữa bởi tổng bí thư Nông Đức Mạnh, còn rước họa bô-xít vào vùng chiến lược Tây Nguyên, và nay lại được ông tổng Trọng làm cho cái tròng Bắc Thuộc thêm chặt hơn, ngẹt thở thêm, dân ta không còn chịu nổi.
Năm đời Tổng bí thư làm tôi đòi cho ngoại bang phương Bắc chưa đủ sao? Đại Hội Đảng CS thứ XII hãy trả lời rõ cho toàn đảng và toàn dân nước ta.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
http://www.voatiengviet.com/content/neu-that-the-thi-nghiem-trong-qua/2748300.html
Đi cùng ông Trọng có đến 4 ủy viên Bộ Chính trị phụ trách ngành Tuyên giáo, ngành Công an, Quân đội và một phó Chủ tịch Quốc Hội, thêm ủy viên Trung ương Phạm Bình Minh, phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao. Đủ thấy tầm quan trọng ra sao.
Một Tuyên bố chung 9 điểm được đưa ra ngày 8/4. Đây là bản Tuyên bố chung dài nhất trong quan hệ Việt – Trung từ trước đến nay. Cũng là bản Tuyên bố đậm đà nhất về « tình nghĩa hữu nghị Trung – Việt sâu đậm do 2 lãnh tụ vỹ đại Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh vun đắp nên ».
Bản Tuyên bố nhắc đi nhắc lại 16 chữ vàng và Bốn Tốt tiêu biểu cho tình anh em và tình đồng chí chí thiết gắn bó 2 đảng và nhân dân 2 nước cùng chung lý tưởng XHCN cao đẹp. Bản Tuyên bố kể lại sự chi viện to lớn của Đảng CS và nhân dân TQ cho Đảng CS và nhân dân VN trong « các cuộc chiến tranh chống xâm lược của nhân dân VN».
Điều đặc biệt nổi bật là bản Tuyên bố chung kể lể nhiều nhất đến những cam kết về hợp tác chiến lược toàn diện giữa 2 đảng, 2 Nhà nước, 2 Chính phủ, 2 Quốc hội, 2 Mặt Trận, về mọi mặt:chính trị, quốc phòng, quân sự, an ninh, đối ngoại, kinh tế, tài chính, thương mại, tiền tệ, tuyên huấn, đào tạo cán bộ, văn hóa, văn nghệ, truyền thanh truyền hình. Hai bên cam kết sẽ tăng thêm trao đổi hàng hóa qua biên giới, tạo điều kiện tăng đầu tư, nâng cao kỹ thuật công nghiệp, rồi hợp tác giao thông trên biển, trong biển Nam Hải, ở cửa ngõ Vịnh Bắc bộ. Tất cả đều phát triển mạnh trong kế hoạch hiện tại 2011-2016 và trong kế hoạch hợp tác 2016-2020 sắp tới.
Điều đặc biệt nổi bật là trong bản Tuyên bố chung không hề nhắc đến cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung đầu năm 1979, về sự kiện dàn khoan HD 981 từng gây sóng gió dữ dội trong quan hệ Việt – Trung, không hề nhắc đến những hoạt động phi pháp ngang ngược hiện tại trên vùng biển nước ta của phiá TQ, mở rộng củng cố các khu vực, các hòn đảo, bãi đá bị họ lấn chiếm.
Có những điểm mới rất quan trọng, khác hẳn với những Tuyên bố chung Việt – Trung trước đây. Đó là 2 bên cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ trên lĩnh vực tài chính - tiền tệ - ngân hàng, trong lĩnh vực thuế và thanh toán, có hẳn một văn kiện ký riêng về vấn đề này. Đây có thể là một ràng buộc thâm hiểm nhằm gắn liền đồng tiền VN với đồng Nhân dân tệ TQ chặt chẽ hơn các ngoại tệ khác, nâng cao thanh thế của Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á BIIA - Bank Investment Infrastructure of Asia - do Trung Quốc lập nên. Tuyên bố chung cũng nhiều lần nói đến hợp tác giữa hai Bộ tài chính và hai Ngân hàng Nhà nước.
Tuyên bố chung nhiều lần nhắc đến quan điểm lấy « đại cục làm trọng » nhằm tăng cường tình hữu nghị truyền thống, thắt chặt thêm quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa 2 nước, 2 đảng theo 16 chữ vàng : láng giềng hữu nghị - hợp tác toàn diện - ổn định lâu dài - hướng tới tương lai, và quan hệ 4 tốt : láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt. Đây là một ràng buộc nữa để bỏ qua mọi sự kiện được coi là tiểu tiết như phía TQ ráo riết xây dựng sân bay, pháo đài, trạm Ra-Đa trên các đảo bị lấn chiếm.
Thế nhưng những thiếu sót, sơ hở trên của ông Nguyễn Phú Trọng và tùy tùng chuyên gia đi theo chưa phải là nghiêm trọng nhất. Báo Nhật bản Nikkei Asian Review ngày 9/4 cho biết « Trong bản Tuyên bố chung Trung – Việt phía VN đồng ý đưa cảng Hải Phòng vào chương trình xây dựng Con Đường Tơ Lụa trên biển do Trung Quốc khởi xướng ». ( theo bài viết « Về Tuyên bố chung Việt – Trung, trên Diễn đàn – Forum của Hải Vân và Vũ Quang Việt – 15/4).
Chủ trương xây dựng Vành đai kinh tế Tơ lụa – Silk Road Economic Belt, từ TQ qua các nước Trung Á đến Trung Đông sang tận châu Âu, với đường sắt, ống dẫn dầu và khí, dài hàng chục ngàn kilômét và xây dựng Đường Tơ lụa trên biển - Maritime Silk Road từ TQ ra biển Đông VN, xuống Ấn Độ Dương, vào Biển Đỏ rồi sang Địa Trung Hải cập các bến châu Âu và châu Phi. Đây là 2 công trình đồ sộ nhất, ban đầu chi phí hơn 50 tỷ đôla, liên hệ đến 65 nước có hơn 4 tỷ dân, được coi là tham vọng kinh tế trọng điểm rộng lớn chưa từng có trong 10 năm tới, cũng là mối quan tâm kinh tế hàng đầu của Tập Cận Bình trong giấc mơ Trung Hoa to lớn Bình thiên hạ của ông ta.
Tham vọng này cực lớn, nhưng đang vấp phải sự cản phá mạnh mẽ của Ấn Độ, Nhật Bản, các nước Trung Á thân Nga, các nước Trung Đông cũng như của Hoa Kỳ và châu Âu. TQ đang rất vất vả tìm kiếm đối tác đồng thuận cho « 2 công trình thế kỷ » này.
Nếu quả thật như trên, ông Trọng đã nhẹ dạ bị sập bẫy của ông anh Cả của mình.
Có thể ông đã bị loáng mắt inh tai mất tỉnh táo do sự tiếp đón linh đình của ông tổng Tập, có duyệt đoàn quân danh dự, có 21 phát đại bác, có Đại Yến tiệc, quên mất rằng chưa có đồng thuận của Bộ chính trị, chưa có ý kiến của Quốc hội, Chủ tịch Nước và Thủ tướng Chính phủ, các quan chức chóp bu này bị đặt trước việc đã rồi. Nhân dân không ai bỏ phiếu bàu ông Trọng làm Tổng bí thư. Ông chỉ là Tổng bí thư của đảng ông ta. Ai cho ông cái quyền đứng đầu nước ta ?
Nếu quả thật như trên thì cái sơ hở sai lầm cực kỳ nghiêm trọng của ông Trọng và cả đoàn VN nên gọi chính xác là gì ? Có thể gọi là bán nước cho thế lực bành trướng ? Ông và đoàn của ông ăn nói ra sao với toàn dân ? Tuyên bố chung có nên đưa ra trưng cầu dân ý của toàn dân ?
Thì ra « cái tròng Bắc thuộc mới » mà nguyên Bộ trưỏng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch sớm cảnh báo đã được Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh mở đầu năm 1990, tiếp nối bởi Tổng bí thư Đỗ Mười, rồi bị thắt chặt hơn dưới thời Tổng bí thư tham quyền Lê Khả Phiêu, để rồi tiếp nối mạnh hơn nữa bởi tổng bí thư Nông Đức Mạnh, còn rước họa bô-xít vào vùng chiến lược Tây Nguyên, và nay lại được ông tổng Trọng làm cho cái tròng Bắc Thuộc thêm chặt hơn, ngẹt thở thêm, dân ta không còn chịu nổi.
Năm đời Tổng bí thư làm tôi đòi cho ngoại bang phương Bắc chưa đủ sao? Đại Hội Đảng CS thứ XII hãy trả lời rõ cho toàn đảng và toàn dân nước ta.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
http://www.voatiengviet.com/content/neu-that-the-thi-nghiem-trong-qua/2748300.html
TRUC GIANG *HÒA GIẢI
Đánh lận con đen trong chiêu bài “hòa giải hòa hợp dân tộc”
Trúc Giang
1* Mở bài
Đánh lận con đen là đánh lừa bằng mánh khóe gian xảo.
Trong tháng 4 có rất nhiều bài viết về biến cố lịch sử ngày 30 tháng 4 năm 1975, trong đó có những bài kêu gọi hòa giải hòa hợp dân tộc, hãy quên quá khứ, xóa bỏ hận thù, đoàn kết xây dựng tương lai của đất nước.
Hòa giải hòa hợp dân tộc là một chiêu bài tuyên truyền trong Nghị quyết 36 của đảng CSVN.
Sở dĩ có lời kêu gọi hòa giải là vì họ cho rằng dân tộc VN, giữa người Việt ở nước ngoài và người Việt ở trong nước có hận thù với nhau, cho nên họ mới kêu gọi hòa giải để hòa hợp.
Sự thật là không có hận thù gì trong dân tộc VN cả. Chiêu bài đó chỉ là việc đánh lận con đen gán cho những phong trào đòi dân chủ cho VN là vì hận thù dân tộc. Chống lại chế độ độc tài không phải là do hận thù dân tộc.
2* Hai chữ “dân tộc” bị lạm dụng
Trong mục đích chận đứng những người, những tổ chức đấu tranh cho dân chủ nhân quyền Việt Nam, ở trong nước và hải ngoại, Việt Cộng đưa ra chiêu bài mang tính hợp lý và chính nghĩa, đó là “hòa giải hòa hợp dân tộc”.
Hai chữ “dân tộc” bị lạm dụng và đặt sai vị trí mà trên thực tế là họ muốn sự hòa giải, hòa hợp với chế độ cai trị của đảng CSVN hiện nay.
Dùng hai chữ “dân tộc” được thay thế cho “đảng CSVN” là đánh lận con đen, nghĩa là đánh lừa bằng mánh khóe gian xảo.
Thật ra “dân tộc” và “chế độ cai trị” là hai thành phần hoàn toàn khác biệt nhau.
Xin chứng minh như sau.
Dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều chế độ cai trị khác nhau. Chế độ thay đổi nhưng dân tộc Việt Nam vẫn là một. Không đổi.
Dân tộc Việt Nam trải qua sự cai trị của nhiều triều đại khác nhau, từ Đinh, Lê, Lý, Trần, Nguyễn…. Triều đại thay đổi nhưng dân tộc Việt Nam vẫn là một.
Không thể nói nhà Lê, nhà Trần, nhà Nguyễn là dân tộc Việt Nam. Cũng lý luận như thế, không thể nói nhà Tống, nhà Minh, Nhà Hán là dân tộc Việt Nam khi họ cai trị Việt Nam trong những thời kỳ Bắc thuộc.
Cũng tương tự, không thể nói Nhật Bản hay nước Pháp là dân tộc Việt Nam khi họ cai trị dân tộc Việt Nam.
Kết luận. Chế độ Cộng Sản, đảng Cộng Sản không phải là dân tộc Việt Nam.
3* Dân tộc Việt Nam không hận thù nhau nên không cần phải hòa giải, hòa hợp.
3.1. Truyền thống thương yêu đùm bọc lẫn nhau
Dân tộc Việt Nam có truyền thống thương yêu đùm bọc lẫn nhau, xem nhau như anh em ruột thịt. “Anh em như thể tay chân” (Huynh đệ như thủ túc), tay và chân cùng một huyết thống trong cơ thể con người. Không thể tách rời ra được.
Nguồn gốc dân tộc bắt nguồn từ truyền thuyết mẹ Âu Cơ sinh ra một bào thai 100 trứng, cùng một bào thai nên gọi nhau là đồng bào. Chỉ có người Việt Nam mới gọi nhau như thế mà thôi.
Cùng một cha một mẹ Lạc Long Quân và Âu Cơ nên thương yêu đùm bọc lẫn nhau, “lá lành đùm lá rách”.
Thấy ai đói rách thì thương
Rét thời cho mặc, đói thường cho ăn.
Hay
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ. Chị ngã em nâng…
Đồng bào trong nước cứu trợ thiên tai, hỏa hoạn. Người Việt hải ngoại thực hiện công tác từ thiện, hướng về đồng bào trong nước với tình dân tộc, nghĩa đồng bào, thậm chí còn đấu tranh cho đồng bào trong nước được sống dưới chế độ dân chủ, có nhân quyền…
3.2. Không có hận thù với nhau
Người Việt trong nước được tự do đi lại thoải mái khắp nơi từ Nam ra Bắc. Người Việt ở nước ngoài về Việt Nam cũng được đi lại an toàn từ Sài Gòn ra Huế, Hà Nội, ngoài công an Việt Cộng ra, thì người dân Việt Nam ở trong nước và ngoài nước không có vấn đề gây trở ngại nào cả.
Rõ ràng là dân tộc Việt Nam không có mâu thuẩn, thù hận gì với nhau nên không cần phải hòa giải hòa hợp gì với nhau cả.
Nhiều bài viết có những tựa đề không rõ ràng, gây hiểu lầm. “Dân tộc không thể mạnh nếu cứ thù nhau”. Đó là cái tựa bài trên trang Diễn Đàn Thế Kỷ thuật lại cuộc phỏng vấn GS Lê Xuân Khoa ngày 28-4-2015 của đài BBC tiếng Việt.
Cái tựa bài nầy không rõ ràng, gây hiểu lầm, vì dân tộc VN trong và ngoài nước tuyệt đối là không có thù oán gì với nhau cả. Một cái tựa khác cũng không rõ ràng, đó là “Hòa giải Mỹ- Việt dễ hơn với nội bộ Việt Nam”
Đấu tranh cho dân chủ Việt Nam không phải là do thù oán.
4* Chiêu bài “Hãy quên quá khứ, xóa bỏ hận thù, hướng tới tương lai”
4.1. Hãy quên quá khứ
Vì sao phải kêu gọi “hãy quên quá khứ”?
Quá khứ của Chủ Nghĩa Cộng Sản là tội diệt chủng và tội chống nhân loại vì đã giết trên 100 triệu người vô tội. Đó là quá khứ tội ác của Staline , Mao Trạch Đông, Pol Pot và Hồ Chí Minh.
Quá khứ của đảng CSVN là tội ác trong Cải Cách Ruộng Đất, trong Tết Mậu Thân 1968 ở Huế, và trong “đánh tư sản” ở Miền Nam sau 1975. Đó là “cướp của giết người”. Đánh tư sản dân tộc, cướp của để trở thành tư sản đỏ như hiện nay ở Việt Nam.
Ông Nguyễn Hùng Trương, suốt đời chỉ mua bán sách, nhưng vì ông có nhà cửa và tài sản là nhà sách Khai Trí cho nên bị bắt giam để cướp tài sản. Không phải chỉ có một mình nhà sách khai Trí mà nhiều nhà kinh doanh khác bị cướp tài sản và đuổi vào các vùng kinh tế mới…Những tài sản của các tôn giáo cũng bị cướp sạch.
Đó là quá khứ của đảng CSVN. Họ kêu gọi hãy quên nó đi!
Nhiều kẻ a dua với Việt Công cũng xen vào kêu gọi như thế. (A dua là hùa theo người khác một cách vô lý để lấy lòng)
4.2. “Đảng Cộng Sản không phải là tương lai của Việt Nam”
Dân biểu Chris Smith cho biết: “Đảng Cộng sản không phải là tương lai của Việt Nam”
Về quan hệ Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang được đàm phán, một nhóm 4 dân biểu Hạ viện Mỹ thuộc cả hai đảng, đã giới thiệu Đạo luật Nhân quyền Việt Nam để bảo đảm rằng vấn đề nhân quyền không bị 'bán đứt' trong các cuộc đàm phán thương mại nầy.
Dân biểu Chris Smith, Chủ tịch tiểu ban đặc trách nhân quyền thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, chỉ trích thành tích nhân quyền của Việt Nam là “tệ hại” và vì thế Việt Nam không xứng đáng nhận được những lợi ích thương mại trong tổ chức kinh tế Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang được đàm phán. Ông nói “Đảng Cộng Sản không phải là tương lai của Việt Nam”
Chris Smith và 4 dân biểu: Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, Dana Rohrabacher (Đảng Cộng hòa), Zoe Lofgren và Gerald Connolly (cùng Đảng Dân Chủ) giới thiệu một đạo luật nhân quyền cho Việt Nam. “Dự luật này là trọng yếu trong những nỗ lực của chúng ta nhằm cải thiện tình hình nhân quyền cho người dân Việt Nam”.
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới cho biết, từ giữa tháng hai Việt Nam đã bỏ tù ít nhất 34 blogger .
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới cho biết, từ giữa tháng hai Việt Nam đã bỏ tù ít nhất 34 blogger .
Ngày 1-5-2015, Tổng Thống Obama đã tiếp blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải tại Phòng Bầu Dục Tòa Bạch Ốc, mà trước kia đã tuyên bố không tiếp Nguyễn Phú Trọng tại đó, chỉ vì nhân quyền của Việt Nam.
4.3. Xóa bỏ hận thù
Như trên đã chứng minh, giữa “người dân” VN với “người dân” VN dù ở trong nước hay ở ngoài nước đều hoàn toàn không có mâu thuẩn đối kháng nhau, không có thù hận gì với nhau cả.
Đảng CSVN chụp mũ, cho rằng những người hay những tổ chức đấu tranh nhân quyền cho dân tộc VN là những người chống Cộng vì cảm tính, do cái mặc cảm bị bại trận, những người H.O thì do hận thù vì bị đày đọa trong trại tù cải tạo…
Nhận xét chụp mũ nầy ngụy biện và trật lất.
Những nhà dân chủ trong nước là những người được sinh ra dưới chế độ XHCN, bị giáo dục nhồi sọ dưới mái trường XHCN, trong đó có những đảng viên CS, họ không bị mất nước, không có mặc cảm bị bại trận, không có hận thù vì tù cải tạo…
Cụ thể là nữ đại úy công an Tạ Phong Tần, cựu đảng viên Vi Đức Hồi, cựu trung tá Trần Anh Kim, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, các luật sư Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Cù Huy Hà Vũ, Lê Trần Luật, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, Bùi Thị Minh Hằng, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Tiến Trung, Trương Duy Nhất, nhà báo Trương Minh Đức nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn và con gái là Huỳnh Thục Vy, và còn rất nhiều người khác nữa…
Việt Nam bị đề nghị đưa trở lại danh sách các quốc gia đáng quan tâm CPC (Country of Particular Concernt=CPC) về nhân quyền, đặc biệt là tự do tôn giáo.
Tóm lại, đấu tranh cho dân chủ nhân quyền Việt Nam, dứt khoát không phải là do mặc cảm bại trận hay hận thù cải tạo.
4.4. Hướng tới tương lai
Hiện tại như thế nầy thì tương lai sẽ ra sao?
Tương lai của một dân tộc Việt Nam đang bị chế độ Cộng Sản cai trị thì tương lai sẽ trở thành một khu tự trị mà dân tộc Việt Nam sẽ trở thành một sắc tộc thiểu số trong “đại gia đình các dân tộc” thuộc chính trung ương ở Bắc Kinh.
Xã hội Việt Nam dưới sự cai trị của đảng độc tài, tham nhũng có truyền thống bán nước của đảng CSVN đã bị văn hóa xuống cấp, đạo đức suy đồi cùng cực, sống vô trách nhiệm, sống chết mặc bây, chết ai nấy bỏ…
Phóng xe bừa bãi gây tai nạn chết người cao nhất, bỏ hóa chất độc hại vào thực phẩm để bán lấy tiền, lừa phụ nữ và trẻ em đem bán vào các động mãi dâm ở nước ngoài…Chỉ vì tiền mà không có tội ác nào mà họ không dám làm.
Phóng xe bừa bãi gây tai nạn chết người cao nhất, bỏ hóa chất độc hại vào thực phẩm để bán lấy tiền, lừa phụ nữ và trẻ em đem bán vào các động mãi dâm ở nước ngoài…Chỉ vì tiền mà không có tội ác nào mà họ không dám làm.
Nếu đảng CSVN tiếp tục cai trị, nếu cái đà nầy kéo dài thì tương lai của dân tộc có được tươi sáng không? Biết đến bao giờ mới bằng được như xã hội Nhật Bản hiện nay đây?
Những kẻ a dua Việt Cộng lại xen vào phổ biến cái chủ trương nầy thêm một lần nữa.
Tóm lại, chủ trương “Hãy quên quá khứ, xóa bỏ hận thù hướng tới tương lai” là lối tuyên truyền nằm trong Nghị quyết 36 của đảng CSVN mà những kẻ bợ đít, nâng bi Việt Cộng tiếp tay tuyên truyền trong các cộng đồng người Việt ở hải ngoại.
5* Những ví dụ được nêu ra để tuyên truyền cho việc hòa giải hòa hợp dân tộc của Việt Nam
5.1. Ví dụ về sự thống nhất giữa Đông và Tây Đức
Một Việt kiều yêu nước ở Đức đem sự thống nhất giữa Đông và Tây Đức ra làm thí dụ để kêu gọi người Việt hải ngoại về nước phục vụ đảng CSVN để góp phần xây dựng quê hương.
Mới thoạt nghe về việc xây dựng quê hương thì thấy cũng có lý đôi chút, nhưng nghĩ kỹ lại thì chẳng ra gì. Vì sai bét. Trật lất.
Vì sao?
Vì người Đức thống nhất bằng cách đạp đổ bức tường ô nhục Bá Linh, tiêu diệt chế độ Cộng Sản để về sống với người Đức dưới chế độ dân chủ của Tây Đức.
Và sau đó, những tên trùm Cộng Sản Đông Đức bị lôi ra tòa cho vào nhà đá gỡ lịch.
Những tên trùm Cộng Sản Đức như Erich Honecker và những quan chức cao cấp phải vác chiếu ra tòa.
Người tội nặng nhất là Chủ Tịch Hội đồng Nhà Nước, Egon Krenz, nhận bản án 6 năm 6 tháng. 11 người khác nằm nhà đá gỡ lịch từ 4 đến 6 năm.
Tờ TheTelegraph nêu thống kê, cho đến năm 2014 Tây Đức phải chi tiêu cho Đông Đức 2,000 tỷ euro, trung bình mỗi năm 100 tỷ euro.
Người Đông Đức trở về thống nhất với người ở Tây Đức sống dưới chế độ dân chủ. Trái lại bà Việt Kiều nầy cổ võ người Việt ở chế độ dân chủ về sống dưới chế độ độc tài, đó là tuyên truyền tào lao trơ trẻn, vì họ đã từng liều mạng chạy trối chết để trốn tránh chế độ ôn hoàng Cộng Sản nầy.
Nhiều ông bà yêu nước chỉ xúi người ta đâm đầu vào chỗ chết, xúi con nít ăn cứt gà, trái lại họ cứ bám trụ. Nằm vùng.
5.2. Ví dụ về sự hòa hợp của người Mỹ sau nội chiến 1861-1865
1. Kêu gọi không đúng đối tượng
Nhiều người nêu ra sự hòa hợp hòa giải giữa người Mỹ sau Nội Chiến (Civil War 1861-1865) để kêu gọi người Việt hải ngoại thực hiện.
THĂM NUÔI CHỒNG
Tôi đi thăm chồng "cải tạo"
Tôi quen anh năm 17 tuổi, khi còn cắp sách đến trường. Lúc ấy anh là sinh viên sĩ quan năm thứ ba, hai mươi tuổi đời, nhưng dạo đó trong mắt tôi anh thật chững chạc, lại tài hoa, và cũng không thiếu… si mê.
Anh nhất định đòi cưới tôi ngay sau khi ra trường, nói rằng Thầy Mẹ anh sẽ ưng ý, không thể phản đối. Tôi hình như có hơi ngạc nhiên và hơi… sợ sợ, vì tuổi 18, 19 thời đó còn nhỏ lắm, chẳng biết gì, chỉ biết rằng tôi hình như cũng… yêu anh nhiều lắm. Tôi còn nhớ, tuy còn nhỏ và ngây thơ lắm, nhưng những ngày giữa năm thứ tư của anh, từng đêm tôi đã thổn thức một mình. Cảm giác lúc ấy là chỉ sợ mất anh vào nơi gió cát mịt mù mà biết bao người trai đã ra đi không hẹn ngày về. Và tôi nhất quyết lấy anh, tuy anh làm phiền lòng Ba Má tôi không ít, khi anh dứt khoát từ chối mọi công lao chạy chọt của song thân tôi ngay từ truớc ngày anh tốt nghiệp. Gia đình tôi ngần ngại, nhưng tôi là con gái út, được cưng nhất nhà, vả lại cả nhà ai cũng quý mến anh…
Thế là tôi rời ghế nhà trường năm 19 tuổi, lên xe hoa mà tưởng như đang trong giấc mộng tình yêu thời con gái. Rồi thì giã từ quê huơng Đà lạt yêu dấu, giã từ những kỷ niệm yêu đương trên từng con dốc, từng vạt nắng xuyên cành trong hơi lạnh thân quen, từng hơi thở thì thầm trong ngàn thông thương mến, tôi theo anh về làm dâu gia đình chồng ở Sài Gòn. Tôi chưa hề được chuẩn bị để làm dâu, làm vợ, đầy sợ hãi trong giang sơn nhà chồng, còn chưa biết ứng xử ra sao, nhưng được cha mẹ và các em chồng hết lòng thương mến.
Các chú em chồng nho nhã luôn luôn hoan hô những món ăn tôi nấu nướng.
Tuần trăng mật thật vội vã nhưng vô cùng hạnh phúc, chỉ vỏn vẹn trong thời gian anh nghỉ phép ra trường, rồi trình diện đơn vị mới. Mùng sáu tết Tân Hợi 1971, Sư đòan Dù của anh đi mặt trận Hạ Lào. Hôm ra đi anh vui tưng bừng như con sáo sổ lồng, trong khi tôi thẫn thờ… Anh siết tôi thật chặt, không cho tôi khóc, nói rằng ra đi trong giòng nước mắt vợ hiền là điều xui rủi.
Tôi vội vã gượng cười, để rồi từng đêm thổn thức một mình trong căn phòng lạnh vắng, run rẩy lắng nghe từng tin chiến sự miền xa. .. Thư anh từ mặt trận toàn những điều thương nhớ ngâp tràn, pha lẫn những lời như những tràng cười say sưa của người tráng sĩ đang tung mình trên lưng ngựa chiến. Mẹ chồng tôi chẳng vui gì hơn tôi. Hai mẹ con buôn bán xong thường đi lễ chùa, khấn nguyện. Bà cụ bảo tôi "phải khấn cho nó bị thương nhẹ để mà về, chứ vô sự thì lại không được về, vẫn còn bị nguy hiểm"… Tôi càng hoang mang, thảng thốt, quỳ mãi trong khói hương với đầy nước mắt, chẵng khấn được câu nào… Má tôi trên Đà lạt cũng vội lặn lội lên tận cốc xa, thỉnh cho được tượng ảnh Bồ Tát Quán thế Âm để chồng tôi về sẽ đeo vào cổ.
\
\
Sau trận đầu tiên ở Hạ Lào anh trở về với cánh tay trái treo trước ngực. Tôi run run dội nước tắm cho anh để nước khỏi vào vết thương, mà không giấu được nụ cười đầy sung sướng, pha lẫn… đắc thắng, cảm ơn Trời Phật linh thiêng…
Rồi anh lại ra đi. Tây Ninh, Cam Bốt, cùng những địa danh trong các dòng tin chiến sự mà tôi thuộc nằm lòng. Trảng Bàng, Trảng Lớn, Suông, Chúp, Krek, Đam Be… Anh đi toàn những trận ác liệt một mất một còn với quân thù quái ác. Vừa lành vết thương là lại ra đi. Tôi thành người chinh phụ, thao thức từng đêm, vùi đầu vào gối khóc mùi trong lời khấn nguyện Phật Trời che chở cho sinh mạng chồng tôi. Còn anh, anh cứ đi đi về về trong tiếng cười vui sang sảng, hệt như các bạn chiến đấu trong cùng đơn vị, mà nay tôi vẫn còn nhớ tên gần đủ: các anh Tường, Hương, Trung, Dũng, Sinh, Chiêu, anh Sĩ, anh Tâm, anh Quyền….
Mỗi lần trở về bình an là một lần cả nhà mở hội, và mỗi khi nhận lệnh đi hành quân là một lần tôi thờ thẫn u sầu trong lúc anh hăng hái huýt gió vang vang khúc hát lên đường. Con người ấy không biết sợ hãi là gì, không cần sống chết ra sao, và không hề muốn nghe lời than vãn, chỉ thích nụ cười và những lời thương yêu chiều chuộng. Anh nói không biết tại sao anh có niềm tin kỳ lạ là không có việc hiểm nguy nào hại đựơc thân anh. Tôi chỉ còn biết chiều theo ý chồng, không bao giờ dám hé môi làm anh buồn bực, vì thời gian gần nhau quá ngắn ngủi, tôi chỉ lo cho anh những phút giây hạnh phúc hiếm hoi của người lính chiến, không muốn để anh bận lòng vì những nỗi lo âu. Lấy chồng hơn hai năm sau mà tôi vẫn chưa có cháu, vì anh cứ đi, đi mãi đi hoài, những ngày gần nhau không có mấy.
Rồi mùa hè đỏ lửa nổ ra. Anh nhảy vào An Lộc, lăn lóc đánh dập đánh vùi với địch quân đông gấp bội trong gần ba tháng trời, mất cả liên lạc bưu chính, ở nhà không hề nhận một chữ một lời. Người hạ sĩ quan hậu cứ mỗi tháng ghé lại gia đình thăm hỏi đều phải vẫy tay tươi cười ngay từ đầu ngõ. Anh về được đúng một tuần, thì lại lên đường đi Quảng Trị. .. Rồi anh lại bị thương ở cửa ngõ Cổ thành, trở về trong phòng hồi sinh Tổng y viên Cộng Hòa. Trên đướng tới bệnh viện cùng với gia đình, tôi ngất xỉu trên xe của người anh chồng…
Nhưng rồi anh vẫn đứng dậy, lại khoan khoái cất bước hành quân. Ôi, không biết tôi mang nợ anh từ tận tiền kiếp xa xôi nào, mà tôi yêu thương cái con người chỉ biết miệt mài say mê chiến trận. Tôi chỉ biết ước nguyện của anh là trở thành một tướng Patton của Việt Nam, "Rồi nước mình sẽ phải tự chủ hơn lên, mấy năm nữa phải khác hẳn đi chứ. Nền nếp quân đội sẽ phải thay đổi. Anh sẽ làm Tư lệnh đại đơn vị, để anh điều động liên quân chủng, cả thiết giáp, máy bay, đánh giặc như Patton cho mà coi. Cam bốt, Hạ Lào Trung Thượng Lào ăn nhằm gì… Hà hà" Tôi chỉ ậm ừ vì chẳng hiểu gì, khi anh thì thầm bên tai tôi vào một đêm tôi dần thiếp đi trong đôi cánh của hạnh phúc, một lần anh về phép hành quân…
Sinh cháu gái đầu lòng năm 1973 ở Đà Lạt, anh về thăm mẹ con tôi và trường cũ, xong lại bay đi trấn thủ đường ranh giới ngưng chiến ở vùng Tây Nam Huế...
Tháng tư năm 1975, đơn vị anh đóng quân ở Thủ Đức, chuẩn bị tử chiến với quân thù. Chú em chồng là sĩ quan chuyển vận tàu HQ505. Tàu ghé Sài Gòn để chuẩn bị đi công tác Phú Quốc. Chồng tôi bảo cả gia đình, gồm Thầy Mẹ, các chú và cả mẹ con tôi, xuống tàu đi Phú Quốc lánh nạn chiến sự, rồi khi yên sẽ lại trở về. Tôi tưởng anh cũng định ra đi, nhưng anh quắc mắt nói tại sao anh lại phải bỏ đi lúc quân lính của anh vẫn còn chưa nao núng, "bọn nó làm gì thắng nổi khi cả Sư Đoàn Dù đầy đủ bung ra phản công, cho nó ăn một cái Mậu thân nữa thì mới hết chiến tranh, quân Dù đánh giặc một chấp bốn là thường, còn trận cuối này là xong." Anh hăng say như sắp xung trận, nhưng rồi anh quay lưng lại, run giọng bảo tôi hãy bế con theo xe của ông anh ra bến tàu. Đến nước đó tôi không còn gì sợ hãi, ôm con nhảy xuống, nhất định đòi ở lại. Vợ chồng sống chêt có nhau...
Ba lần toan vượt thoát từ đầu đến giữa tháng 5 đều thất bại não nề. Anh lên đường đi trại tập trung vào tháng 6, khi tôi đang mang bầu cháu thứ nhì… Bé Dung ưỡn người đòi theo bố. Anh quay lại, vẫy tay cười với mẹ con tôi. Vẫn nụ cười ấy, anh vẫn chẳng nệ âu lo sống chết là gì, nhưng còn mẹ con em, anh ơi??? …
Gia đình nhà chồng tôi thiệt có phước, hầu hết đã theo tàu HQ505 đi Phú Quốc rồi sang Mỹ, kể từ hôm tôi ôm con ở lại với chồng. Gia đình tôi từ Đà lạt chạy về Sài Gòn, sống chen chúc quây quần đùm bọc lẫn nhau. Hàng quán của gia đình chồng tôi bị tịch biên hết. Tôi nhất định giữ chặt ngôi nhà của cha mẹ chồng để lại, đuổi mấy cũng không đi. Chị ruột tôi bỏ dấn vốn ra mua được ngôi nhà khác, vì ông chồng ôm vợ bé chạy mất, nhà cửa xe cộ bị tịch biên hết. Tôi và các anh chị em tôi chạy vạy đủ điều để lo sinh kế, nuôi con thơ cha già mẹ yếu. Chồng tôi mịt mù tăm tích, chỉ có đôi ba lá thư viết về từ trại Long Giao. Lên Long Giao cũng không gặp. Anh bị đưa ra Bắc.
Năm đó tôi tròn 25 tuổi, dung nhan tuy tiều tụy nhưng vẫn khiến nhiều kẻ phải suýt soa dòm ngó. Biết bao người mai mối thì thầm bên tai tôi, thôi hãy lo cuộc đời mới, sĩ quan ngụy đi Bắc chẳng có ngày về... Bao nhiêu nỗi khổ đau dồn nén đôt nhiên bùng nổ. Tôi vùng lên như một con cọp cái: bác thử nghĩ coi cả bọn cả lũ tụi nó đó có đáng xách dép cho chồng tôi không!!! Rồi ba mẹ con tôi ôm nhau khóc vùi trong tủi hận.
Không, không, một ngàn vạn lần không. Quanh tôi chỉ còn toàn rác rưởi. Vâng, những người đàn ông ở miền Nam mà đang đi tù Cộng Sản mới là những người xứng đáng với đàn bà con gái miền Nam ở lứa tuổi tôi. Chị em chúng tôi gọi đó là "tấm bằng tù cải tạo" của các ông để chọn gửi cuộc đời, dù là trao gửi vào một nơi bất định…. Còn gì nữa mà chọn lựa! Thà vậy, đành thôi. Tôi đã là vợ anh, tôi vẫn tôn thờ anh trong tim óc, làm sao khỏi lợm giọng trước bọn người lường lọc, bướm ong, hèn hạ ... Chị em tôi buôn bán từ thuốc lá đến bánh cuốn, bánh ướt, bánh mì, thuốc tây, thuốc nam, kiêm luôn cắt chải gội uốn tóc, làm móng tay … nhưng luôn tránh chỗ công quyền và nơi phồn hoa nhan nhản những con mắt hau háu của bọn ăn cướp và bọn trở cờ. Mấy anh chị em tôi đồng lòng, đùm bọc lẫn nhau, nên áo rách nhưng một tấm lòng son tôi vẫn vẹn với câu thề…
Vượt qua được thời gian khó khăn cực khổ nhất lúc ban đầu, sau ba mẹ con tôi được gia đình chồng từ Mỹ chu cấp, tuy không dư dả nhưng cũng đủ gửi quà ba tháng một lần, rồi lại dành dụm cho môt chuyến thăm nuôi….
Anh từ miền cực bắc bị đưa về Thanh Hóa chừng một năm, thì tôi xin được giấy phép đi thăm nuôi. Tôi và chị tôi chạy đôn chạy đáo mua đủ một trăm năm chục ký quà để tôi đem ra Bắc cho chồng. Bà cụ buôn bán quen ngoài chợ lại nhờ đem thêm năm chục ký thăm dùm con trai, vì con dâu cụ đã vượt biên. Cháu Dung đã lên 6, em Long nó 4 tuổi và chưa lần nào thấy được mặt cha. Tôi đem cả hai con đi cho anh gặp đứa con trai.
Xuống ga Thanh Hóa, cả đoàn quân khuân vác vây quanh gọi mời giục giã. Tôi và mấy chị cùng thăm chồng chia nhau giữ chặt hàng hóa không cho ai khiêng vác, rồi tự mình kéo lê kéo lết đi thuê nhà trọ. Có người đã đi về kể rằng cứ sơ ý là bị vác hàng chạy mất. Chúng tôi cũng phải chia nhau ở lại nhà trọ coi chừng hàng và đi chợ. Tôi nhờ một chị mua thêm được ký mỡ, về rang tóp mỡ ngoài sân nhà trọ. Nghe con khóc, tôi vội vã chạy vô nhà. Chưa kịp dỗ con thì nghe tiếng ồn ào. Quay ra, hai kẻ cắp đã bưng chảo tóp mỡ ù té chạy, chị bạn rượt theo không kịp. Tôi khóc thầm tiếc hoài, cứ nghĩ những tóp mỡ kia đáng lẽ đã giúp chồng mình đỡ bao đói khát.
Xe đò đi Thanh Cẩm chật ních những bà thăm chồng. Chúng tôi năm người lớn và hai cháu xuống ngã ba Nam Phát để vô Trại 5. Tôi lê từng bao hàng rồi lại quay lui kéo lê bao khác, chừng hơn nửa cây số mới đến trạm xét giấy tờ vào trại, hai cháu còn quá nhỏ chẳng muốn chúng đụng tay . Cô Út thiệt giỏi, xong phần mình lại xông xáo giúp hết người nọ tới người kia.Xong giấy tờ, chờ một lát thì một người tù hình sự đánh xe trâu đến. Hàng hóa và hai con tôi được lên xe trâu, tôi và chị Phước, chị Điệp cùng hai mẹ con cô Út lẽo đẽo theo sau. Đường đi xuyên trại xuyên rừng dài tám cây số. Chúng tôi chưa biết lúc trở ra mới càng thê thảm.
Chân tay rã rời, tới chiều tối mới thấy cổng trại 5 Lam Sơn. Đêm xuống bé Dung còn phải phụ tôi gom lá mía cho tôi vội nấu hết gạo thành cơm, nắm lại từng vắt, vì nghe nói công an không cho tù chính trị đem gạo sống vô, sợ các anh âm mưu trốn trại. Đêm chờ sáng để thăm chồng, nhìn hai con thơ ngây ngủ say sưa vì mỏi mệt, tôi rời rã vô cùng nhưng không sao ngủ được. Hằng trăm hình ảnh chồng tôi nhảy múa trong đầu… Chồng của tôi, người lính dù hăng hái húyt sáo mỗi khi nhận lệnh hành quân ấy, nay đã ra sao???
Sáng, đến lượt ra nhà thăm nuôi ngong ngóng chờ chồng, tôi không được phép ra khỏi cửa căn buồng nhỏ xíu, kê một bàn gỗ dài và hai ghế băng dọc hai bên. Đột nhiên một ông lạ hoắc đứng lù lù ngay cửa. Tôi ngỡ ngàng chưa biết điều gì. Cô nữ công an nhìn chòng chọc, hằn học, đợi chờ như con gà chọi sắp tung đòn. Tôi không thể hiểu người con gái Bắc cỡ cùng tuổi tôi kia thù hằn tôi điều gì.
Tôi ngó lại, lát sau cô ta coi sổ xong, mới nói đây là anh Đức mà bà cụ nhờ tôi đi thăm dùm. Mất nửa tiếng giao quà và kể chuyện gia đình cho anh Đức nghe, tôi được biết chỉ còn một tiếng rưỡi gặp chồng. Thế là tôi bắt đầu ôm mặt khóc, càng lúc càng nức nở vì tủi cực, không thể nào cầm được. Trên thế giới này có ai phải lặn lội hằng ngàn cây số để chỉ được gặp chồng có một giờ ba mưới phút không hả Trời?!!
Tôi ngó lại, lát sau cô ta coi sổ xong, mới nói đây là anh Đức mà bà cụ nhờ tôi đi thăm dùm. Mất nửa tiếng giao quà và kể chuyện gia đình cho anh Đức nghe, tôi được biết chỉ còn một tiếng rưỡi gặp chồng. Thế là tôi bắt đầu ôm mặt khóc, càng lúc càng nức nở vì tủi cực, không thể nào cầm được. Trên thế giới này có ai phải lặn lội hằng ngàn cây số để chỉ được gặp chồng có một giờ ba mưới phút không hả Trời?!!
Hai cô công an lớn tiếng dọa dẫm, những là phải động viên học tập tốt, không lau sạch nước mắt thì không cho ra thăm… Nhưng kìa, ai như chồng tôi vừa bước ra khỏi cổng trại. Tôi không còn nhớ quy định luật lệ gì nữa, vùng đứng dậy chạy nhào ra như một tia chớp. Hai đứa nhỏ vừa khóc vừa chạy theo. Hai công an nữ bị bất ngờ không cản kịp, đứng nhìn.
Tôi chạy tới ôm anh, và càng khóc dữ, đôi chân khụyu xuống, không còn sức lực. Trời ơi, chồng tôi ốm yếu đến nỗi tôi ôm không trọn một vòng tay. Người anh nhỏ thó hẳn lại, chỉ có đôi mắt sáng với tia nhìn ngay thẳng là vẫn hệt như ngày nào, nhưng nay đượm nét u buồn khiên tôi đứt ruột. Anh vẫn không nói được lời nào, chỉ bặm môi nhìn tôi nhìn con thăm thẳm. Tôi biết anh đang cố trấn tĩnh, vì không muốn rơi nước mắt trước mặt công an. Anh dìu tôi và dắt con trở vào nhà thăm nuôi. Anh nắm chặt tay tôi, đưa vào chiếc ghế băng.
Cô công an lạnh lùng chỉ anh bước sang chiếc ghế đối diện, rồi ngồi sừng sững ở đầu bàn, cứ chăm chăm nhìn vào sát tận mặt tôi. Anh khuyên tôi ở nhà ráng nuôi dạy con cho giỏi. Rồi thật nghiêm trang, anh bảo tôi phải đưa con đi vùng kinh tế mới, về tỉnh Mỹ Tho chỗ bác Chánh với chú Cương và cô Huyền đã tự nguyện đi khai hoang rồi, đang chờ vợ chồng mình lên lao động sản xuất. Tôi hơi sững sờ, rồi chợt hiểu, đang khóc lại suýt bật cười hân hoan, khi thấy nét khôi hài tinh anh của chồng tôi vẫn còn nguyên vẹn. Bác Chánh là tên gọi của Thầy Mẹ chúng tôi, chú Cương và cô Huyền chính là chú Cường, chú em chồng đã đưa cả nhà xuống tàu HQ 505 đi lánh nạn. Cô công an có vẻ rất đắc ý, nhắc tôi:
Cô công an lạnh lùng chỉ anh bước sang chiếc ghế đối diện, rồi ngồi sừng sững ở đầu bàn, cứ chăm chăm nhìn vào sát tận mặt tôi. Anh khuyên tôi ở nhà ráng nuôi dạy con cho giỏi. Rồi thật nghiêm trang, anh bảo tôi phải đưa con đi vùng kinh tế mới, về tỉnh Mỹ Tho chỗ bác Chánh với chú Cương và cô Huyền đã tự nguyện đi khai hoang rồi, đang chờ vợ chồng mình lên lao động sản xuất. Tôi hơi sững sờ, rồi chợt hiểu, đang khóc lại suýt bật cười hân hoan, khi thấy nét khôi hài tinh anh của chồng tôi vẫn còn nguyên vẹn. Bác Chánh là tên gọi của Thầy Mẹ chúng tôi, chú Cương và cô Huyền chính là chú Cường, chú em chồng đã đưa cả nhà xuống tàu HQ 505 đi lánh nạn. Cô công an có vẻ rất đắc ý, nhắc tôi:
- Chị phải nói gì động viên anh ý đi chứ.
Anh nhìn mắt tôi, cười thành tiếng. Tôi chợt cười, nhưng lại chợt giận hờn.
Tôi cúi mặt giận dỗi:
- Em không đi đâu hết, em chờ anh về đã rồi muốn đi đâu cũng được …
Tôi lại khóc, hai tay nắm
chặt tay anh, chỉ sợ phải xa rời. Cô công an cứ quay nhìn hết người nọ đến người kia, lên tiếng:
- Chị này hay nhỉ! Phải đi kinh tế mới, lao đông tốt thì anh ấy mới chóng được khoan hồng chứ! Trại giáo dục anh ý tiến bộ thế đấy, còn chị thì cứ…. Chỉ được cái khóc là giỏi thôi!!
Anh không nhịn được, lại cười khanh khách và nói:
- Đó em thấy chưa, cán bộ ở đây ai cũng tiến bộ như vậy hết, em phải nghe anh mới được… Em cứ thấy anh bây giờ thì biết chính sách Nhà nước ra sao, cũng đừng lo gì hết, ráng nuôi dạy con cho nên người đàng hoàng đừng học theo cái xấu, nghe…
Tôi dở khóc dở cười, chỉ nắm chặt tay anh mà tấm tức, dỗi hờn. Anh gọi hai con chạy sang ngồi hai bên lòng. Cô nữ công an do dự, rồi để yên, lại tiếp tục nhìn sững vào mặt tôi. Anh ôm hôn hai cháu, nói chuyện với hai cháu. Đôi mắt chúng tôi chẳng nỡ rời nhau. Mắt tôi nhòa lệ mà vẫn đọc được trong mắt anh những lời buồn thương da diết. Tội nghiệp hai con tôi đâu biết chỉ được gần cha trong giây lát nữa thôi.
Tôi như một cái máy, vừa khóc vừa lay lay bàn tay anh, nhắc đi nhắc lại, em sẽ đợi anh về, anh đừng lo nghĩ gì nghe, em sẽ đợi anh về, em nhất định đợi anh mà.. anh về rồi mình cùng đi kinh tế mới… anh ráng giữ gìn sức khỏe cho em và con nghe… Em thề em sẽ đợi anh về…. Em không sao đâu… Anh đừng lo nghĩ, cứ yên tâm giữ gìn sức khỏe nghe, em thề mà, anh nghe…
Tôi chợt thấy chồng tôi nhòa nuớc mắt. Cô công an lúng túng đứng dậy, bỏ ra ngoài nhưng lại trở vào ngay, gõ bàn ra hiệu cho người ở ngoài. Người nữ công an kia chẳng biết núp ở đâu, lập tức xuất hiện, báo hết giờ thăm… Vợ chồng tôi lại ôm chặt nhau ở đầu bàn bên kia ngay trước cửa phòng, bất chấp tiếng gõ bàn thúc giục. Anh nắm chặt hai bàn tay tôi, chỉ nói được một câu:
-Anh sẽ về đưa em và con đi, không thể quá lâu đâu, đừng lo nghe, cám ơn em … đã quyết đợi anh về… Rồi anh nghẹn ngào…
Tôi bị ngăn lại ngay cửa nhà thăm nuôi, cháu Dung chạy ù theo cha, cu Bi nhút nhát đứng ôm chân mẹ cùng khóc . Tôi ôm cây cột gỗ nhìn dáng anh chậm chạp buớc tới hai cánh cổng gỗ to sầm, mà không thể nào ngưng tiếng khóc.
Anh ngoái đầu nhìn lại hoài, bước chân lảo đảo, chiếc xe cút kít một bánh mấy lần chao nghiêng vì hàng quá nặng…
Sáng hôm sau tôi như người mất hồn. Các chị bạn cũng chẳng hơn gì . Mấy chị em và bà bác dắt díu nhau ra, mới biết không được về lối cũ, mà phải đi vòng bên ngoài trại cả gần hai chục cây số nữa để trở lại chỗ ngã ba Nam Phát.
Đường xuyên rừng, rồi lại ra đồng trống, nắng hanh chang chang như muốn quật ngã ba mẹ con tôi. Cu Bi mệt lắm, có lúc ngồi bệt xuống, áo quần mồ hôi ướt nhẹp. Tôi phải đứng giữa nắng đem thân mình che nắng cho hai con, dỗ dành chúng, rồi lại bế cu Bi, lầm lũi bước thấp bước cao. Bà bác và hai chị cùng cô Út cứ phải đi chậm lại chờ mẹ con tôi. Bao nhiêu cơm gạo đã giao cho chồng hết, chúng tôi không còn gì ăn uống.
Dọc dường mua được mấy cây mía, tôi róc cho các con ăn cho đỡ đói. Hai đứa không khóc lóc một lời. Bé Dung thiệt ngoan, luôn miệng dỗ em cố gắng. Bụng đói, chân mỏi rã rời trong lúc chiều cứ xuống dần. Đám người lang thang trong những cánh rừng tre nứa âm u, trên miền đất không một chút tình thương. Ai cũng lo sợ, dớn dác nhìn trước ngó sau, tự nhiên túm tụm lại mà đi, càng mệt lại càng như muốn chạy. Tôi bế cu Bi, mỏi tay quá lại xoay ra cõng cháu, vừa mệt vừa đói vừa sợ, lếch thếch vừa đi vừa chạy, không biết sẽ ngã gục lúc nào. Cháu Bi nhìn thấy mẹ mệt quá, đòi tuột xuống, rồi lại hăng hái tiến bước. May sao, đến hơn 6 giờ chiều, trời gần tối hẳn, thì trở lại được ngã ba Nam Phát. Hai công an dắt xe ra đạp về nhà, dặn chúng tôi ở đó đón xe đò ra Thanh Hóa.
Dọc dường mua được mấy cây mía, tôi róc cho các con ăn cho đỡ đói. Hai đứa không khóc lóc một lời. Bé Dung thiệt ngoan, luôn miệng dỗ em cố gắng. Bụng đói, chân mỏi rã rời trong lúc chiều cứ xuống dần. Đám người lang thang trong những cánh rừng tre nứa âm u, trên miền đất không một chút tình thương. Ai cũng lo sợ, dớn dác nhìn trước ngó sau, tự nhiên túm tụm lại mà đi, càng mệt lại càng như muốn chạy. Tôi bế cu Bi, mỏi tay quá lại xoay ra cõng cháu, vừa mệt vừa đói vừa sợ, lếch thếch vừa đi vừa chạy, không biết sẽ ngã gục lúc nào. Cháu Bi nhìn thấy mẹ mệt quá, đòi tuột xuống, rồi lại hăng hái tiến bước. May sao, đến hơn 6 giờ chiều, trời gần tối hẳn, thì trở lại được ngã ba Nam Phát. Hai công an dắt xe ra đạp về nhà, dặn chúng tôi ở đó đón xe đò ra Thanh Hóa.
Đám người ngồi bệt xuống bên đường. Lâu lắm mới có một xe chất đầy người chạy qua, nhưng đều chạy thẳng, không ngừng. Đã hơn chín giờ đêm. Dáng cô Út cao mảnh rắn chắc đứng vẫy xe in lên nền trời đêm đầy sao như một pho tượng thần Vệ Nữ. Một xe lớn có hai bộ đội chở đầy tre nứa, từ xa chiếu đèn pha sáng lòa trên dáng người con gái đảm đang ấy, từ từ dừng lại. Chúng tôi xúm lại hứa trả thật nhiều tiền, rồi bà bác cùng hai con tôi được lên ngồi ca bin, còn tôi với hai chị và cô Út đẩy kéo nhau leo lên ngồi nghiêng ngả trên tre nứa, tay bám, chân đạp chặt vô thành xe, qua năm tiếng đồng hồ trên con đường đất dằn xóc kinh hồn, nhiều lần tưởng đã văng xuống đất. Hai bộ đội tử tế, không lấy tiền, chỉ ăn hai tô cháo lòng mà chúng tôi mời mãi. Ra đến Thanh hóa là hai giờ sáng. Các chị đi thăm chồng xuống tàu đêm thật đông, thăm hỏi tíu tít, trả lời không kịp. Khi ấy sao mà chị em chúng tôi thương nhau quá sức.
Vé về Nam không có, phải mua vé ra Hà Nội rồi mới đi ngược trở về. Đêm hôm sau mới đến ga Hàng Cỏ, mấy bà con ra đường đang ngơ ngác thì các chị đằng xa đã đôn đáo vẫy chào, kéo chúng tôi tới chỗ… lề đường, đầy những chiếu với tấm ni lông, nơi tạm trú mà các bà "vợ tù cải tạo" gọi là… Hotel California.
Vâng, chúng tôi nghiễm nhiên nhận chồng chúng tôi là "các ông cải tạo" như người miền Nam vẫn kêu với tấm tình trân quý, để phân biệt với những người tù hình sự. Cho nên danh từ thường đi theo với ý nghĩa nào mà người ta hiểu với nhau, không còn giữ được nguyên cái nghĩa mà nó được đặt cho vì mục đích chính trị sâu xa.
Ngủ lề đường nhưng chẳng ai thấy khổ, vì gần nhau thấy ấm hẳn tình người đồng cảnh. Các chị em thì thầm trò chuyện suốt đêm, kẻ thì khóc rấm rứt, người lại cười khúc khích. Tôi vừa ôm con ngủ gật vừa quạt muỗi cho hai cháu, hình ảnh chồng tôi quay cuồng mãi trong đầu, khi anh nói, khi anh cười, lúc anh đầy nước mắt… Sau những nguồn cơn cực nhọc và xúc động mạnh này, về nhà tôi bị thương hàn nhập lý, rụng hết mái tóc dài, gần trọc cả đầu, tôi đã trối trăn cho bà chị nuôi dạy hai cháu, tưởng không còn được thấy mặt chồng tôi lần nữa…
…Chín năm sau, đúng ngày giỗ đầu Ba tôi, anh đột ngột bước vô nhà. Tôi suýt té xỉu vì vui mừng, cứ ôm chặt anh mà.. khóc ngất. Anh cười sang sảng:
- Cái chị này chỉ được cái khóc là giỏi thôi, phải động viên cho chồng đi sang Mỹ đi chứ … Hà hà..
Các chị em tôi từ Đà Lạt tất bật xuống thăm. Vừa xong ngày đám giỗ thì cả nhà đã vui như hội. Tất nhiên tôi là người mừng vui nhất….
Hạnh phúc đã trở về trong vòng tay tôi. Tôi sẽ ôm thật chặt lấy nguồn hạnh phúc này, không bao giờ để cho đi đâu xa mất nữa…
Đi thăm Chồng
Trần Văn Giang (Danlambao)
- Lời mở đầu: Ngay sau ngày 30 tháng tư năm 1975, cộng sản đã bắt giam, đày đọa hàng trăm ngàn quân cán chính của VNCH trong hơn 100 trại tù mà cộng sản gọi là “trại cải tạo.” Nhiều gia đình miền Nam tự dưng mất chồng, mất cha, mất con, mất anh, mất em… Sau đây là tâm sự của bà chị vợ tôi trong thời gian “được phép” của cộng sản cho đi thăm chồng ở “trại cải tạo” lần đầu tiên.
*
1. Bây giờ là 3 giờ sáng. Tôi vẫn trằn trọc thao thức không thể nào chợp mắt được. Chỉ còn 6 ngày nữa là tôi được đi thăm chồng. Niềm vui sẽ được gặp lại chồng sau một thời gian dài xa cách; nỗi lo sợ; sự buồn tủi khi nghĩ tới lúc phải từ giã anh sau khi gặp mặt; những điều sẽ phải nói; sự nhớ nhung day dứt... tất cả những ưu tư đó liên tục chập chờn trong đầu óc tôi. Rồi dĩ vãng, rồi hiện tại tưởng chừng như một giấc mơ nhanh chóng đi qua và không có thực.
2. Hôm đó (!) nhân viên an ninh khu vực đến chỗ chúng tôi tạm trú (sau khi nhà chúng tôi đã bị bỏ bom xập mất), trói tay chồng tôi, bắt anh đi mà không cần cho biết lý do. Tôi đứng lặng người, như một cái xác không hồn. Một tay dắt thằng con trai lớn hai tuổi, một tay bồng thằng con nhỏ mới sanh được một tuần. Chồng tôi nhìn tôi với đôi mắt tuyệt vọng, lo lắng và khuôn mặt xanh xám sợ hãi. Sau khi họ dẫn chồng tôi đi rồi, tôi buông cái thân gầy gò của tôi xuống sàn nhà và gục mặt khóc. Tôi khóc như chưa bao giờ được khóc. Tôi cảm thấy kinh hoàng và lo âu cho những ngày sắp tới: 28 tuổi đầu với hai đứa con nhỏ dại, không cha mẹ, không anh em, không bà con thân thuộc bên cạnh. Tất cả mọi người thân thuộc đã đi xa, thật xa. Lần đầu tiên tôi thấy thật bơ vơ ở cái tỉnh lỵ đất đỏ Ban Mê Thuột đèo heo này.
3. Người ta bảo là: "Con người là một cây sậy biết suy nghĩ." Tôi vào lúc này còn yếu hơn một cây sậy, còn quá trẻ, có chút nhan sắc và biết suy nghĩ. Cũng vì có chút nhan sắc cho nên “an ninh khu vực” đã không để cho tôi yên thân. Họ thường lân la tìm mọi cách đến “thăm” tôi. Họ khuyên tôi nên từ bỏ dĩ vãng và dứt khoát với ông chồng "có quá nhiều tội ác với nhân dân." Họ cũng cho tôi biết là chồng tôi sẽ “đi cải tạo" không có ngày về vì chồng tôi là một Bác Sĩ Quân Y, cái nghề chuyên chữa bệnh cho "ngụy quân để chúng cầm súng giết hại đồng bào," là có cha vợ làm “trùm ngụy quân," là có cha mẹ anh em trốn ra nước ngoài.
4. Như vậy là chồng tôi đi không biết đến ngày nào mới về? Sự chờ đợi mỏi mòn, sự nhớ nhung dằn vặt, nỗi tuyệt vọng và sự sợ hãi mỗi ngày một nhiều hơn. Thêm vào đó, những người “an ninh khu vực” cứ lai vãng, tìm gặp tôi, mỗi ngày một tỏ ra ân cần, săn đón và hứa hẹn nhiều hơn. Nhưng tôi đã quyết định từ bỏ nơi này để ra đi. Vào một đêm thanh vắng, tôi đã dắt díu hai đứa con dại lẩn trốn ra bến xe đò và đi về Sài Gòn.
5. Tôi miên man nghĩ đến cuộc hành trình đi thăm chồng sắp tới. Lòng tôi tràn đầy sự rộn rã vui mừng. Tôi muốn đem hai đứa con tôi cùng đi để chúng được biết mặt bố; và đồng thời tôi cũng muốn dạy chúng, ngay từ khi thơ ấu, thế nào là tình gia đình và thế nào là sự chia sẻ những cái bất hạnh của gia đình!
Xe đò từ Sài Gòn đi Ban Mê Thuột phải chạy hết hai ngày và một đêm ngủ trọ dọc đường. Đến bến xe đò Ban Mê Thuột, tôi một tay bồng con, một tay sách giỏ đồ ăn nặng trĩu gói ghém cho chồng và thằng con nhỏ chập chững, lếc thếch chạy theo mẹ ở đàng sau. Chúng tôi, 3 mẹ con, đi bộ đến bến xe thồ và đi vào thị xã Quảng Nhiêu. Từ Quảng Nhiêu đến trại “tù” của chồng tôi là năm kí lô mét (5 Km) đường bộ. Không có xe cộ nào có thể đi vào đó, chỉ có một cách là đi bộ. Thành ra tôi phải bồng cháu nhỏ, tôi nhờ một người Thượng gùi thức ăn và ẵm cháu lớn. Đoạn đường 5 km này đi hoài mãi mà không tới trại. Chúng tôi phải đi thật chậm và rất mệt mỏi vì đường đất sét đỏ ướt. Tôi mệt lả và bụng đói cồn cào nhưng không dám ăn gì vì sợ mất phần ăn của chồng.
6. Đến trại, ở một cái chòi rất phong phanh gọi là "phòng đợi," tôi và mấy bà vợ khác đi thăm chồng "tù cải tạo" cùng ngồi lặng thinh. Người nào cũng mang một bộ mặt đăm chiêu, thiểu não như nhau. Không ai hỏi thăm ai lời nào có lẽ vì đầu óc đều đang ngổn ngang. Mọi người dường như chỉ muốn để dành hết tất cả những gì mình đang có dù là nhỏ bé tầm thường nhất, từng lời nói và từng giây phút còn lại cho sự gặp gỡ sắp tới! Ngay cả chớp mắt, tôi cũng không dám làm! Tất cả các cặp mắt đỏ hoe, ưu tư, mệt mỏi đều cố gắng mở rộng, hướng chăm chăm vào một chỗ: cái cổng trại. Nơi cổng cái trại xa xa đó, trong chốc lát chồng tôi cùng đám người "tù cải tạo" sẽ được đi ra để gặp vợ con và thân nhân lần đầu tiên.
Cuối cùng, họ được phép đi ra. Tôi không thể nhận ra được ai là chồng tôi vì “tù nhân” được xếp thành hai hàng. Tất cả đều mặc quần áo một mầu đen, vừa đi vừa cúi mắt nhìn xuống đất. Lòng tôi đau đớn, quặn thắt lại. Nỗi chua xót dâng lên trong người tôi mà không có ngôn ngữ nào có thể diễn tả được. Nước mắt cứ thế mà tuôn trào, tuôn trào...
Rồi chúng tôi được sắp xếp ngồi đối diện nhau, dưới sự quan sát của những người “an ninh” trại. Chúng tôi nhìn nhau mà chỉ nghẹn ngào, không nói được đến một lời nào cả. Thằng con nhỏ 10 tháng chập chững đứng và gọi bập bẹ "Ba...Ba..." Những thức ăn mà tôi đã cẩn thận gói gém xếp đặt cho chồng thì bây giờ đang bị những người “an ninh” của trại cắt, rạch, mở toang ra, bới tung ra để khám xét. Tôi thấy chồng tôi gầy gò, khuôn mặt khắc khổ, đôi mắt suy tư. Tôi nhìn chồng, rồi nhìn con. Tôi thấy thương chồng, thương con và cũng thương cho cái số phận hẩm hiu của tôi. Tôi chỉ biết khóc.
Rồi giờ thăm ngắn ngủi đã hết. Chồng tôi được lệnh đứng dậy, tay xách giỏ thức ăn. Mãi đến lúc ấy, chúng tôi vẫn không thể nói nổi một lời từ giã với nhau. Anh hôn hai đứa con, đưa mắt nhìn tôi một cách buồn thảm rồi lầm lũi đi vào trại. Tôi cố nán ở lại, nhìn theo cho đến khi anh đi khuất sau cái cổng trại. Lòng tôi xe thắt và đành dắt díu hai đứa con thơ ra về ...
7. “Chỉ còn 6 ngày nữa tôi lại được đi thăm chồng!” Tôi tự nhủ lòng. Trong nỗi vô vọng cùng cực, tôi vẫn tìm thấy một chút an ủi vào những lúc chờ đợi được đi thăm chồng như thế này. Vì ít ra, tôi vẫn còn có niềm hy vọng sắp gặp lại chồng, được nhìn lại anh dù chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngủi, để thấy anh vẫn còn sống, để thấy là chúng tôi vẫn còn có nhau.
Rồi đến khi ngồi trên xe trở lại Sài Gòn, tôi sẽ lại nghĩ ngợi miên man đến thân phận của người “tù cải tạo”: Sống ra sao? Sống như thế nào? Cơ cực? Nhục nhằn? Thiếu thốn? Nhớ vợ con? Nhớ thân nhân? Mất tự do? v...v...
8. Tôi đọc kinh và cầu xin Thiên Chúa ban cho chồng tôi sức mạnh thể xác để vượt qua và sức mạnh tinh thần để chấp nhận cái hoàn cảnh mà chồng tôi không thể thay đổi được.
Tôi lại thấy nhớ anh day dứt, và mơ ước được trở lại để thăm chồng thêm vài phút nữa. Nước mắt tôi trào ra; dòng nước mắt buồn tủi!!!
(Viết theo ý của chị vợ Võ Thị Như Hường)
danlambaovn.blogspot.com
Sau 30/4/1975, tôi đi thăm nuôi chồng!
Sau khi chồng tôi bị áp giải vào Công an huyện một thời gian, tôi cố nghe ngóng xem người ta đã đưa anh đi đâu nữa rồi, nhưng hoàn toàn mất tin tức. Về sau, tôi mới nghe biết anh đã bị tống vào trại tạm giam tỉnh. Hàng ngàn quân-cán-chính VNCH cũng vừa bị đẩy vào đây sau ngày 30/4/1975, ngày Tướng Dương Văn Minh ra lệnh buông súng đầu hàng.
Bằng những bản chính sách năm điểm, bảy điểm, chín điểm, mười điểm..., người ta cam kết hứa hẹn thời gian học tập cải tạo “ba tháng”. Nhưng rồi ba tháng trôi qua, “ngụy quân" được thả chỉ vài anh lính tò te mới cầm súng; còn "ngụy quyền" thì cũng chỉ vài ba anh chị đánh máy hay chạy công văn với một số ít người lính hay nhân viên cấp thấp đã giải ngũ hay nghỉ việc từ cả chục năm về trước. Người được thả phải biết ơn đảng “chiếu cố khoan hồng”. Về địa phương không được nói ra hay kể lại bất cứ những gì mắt thấy tai nghe trong nhà tù.
Dầu vậy, nhiều chuyện lỡ khóc lỡ cười trong các trại giam lúc bấy giờ vẫn được truyền miệng rộng khắp. Theo thông cáo, người đi “học tập cải tạo” phải mang nộp cho trại tiền và gạo ăn cho 3 tháng. Bọn cai tù ở tỉnh tôi thu gạo, thu tiền, nhưng không cho mở bếp nấu ăn trong nhà tù. Không biết bằng hợp đồng hay bằng lệnh bắt buộc, dân các thôn ấp xung quanh trại luân phiên nhau nấu cơm và đưa cơm vắt vào tù cho tù nhân.
Mỗi ngày, tới giờ ăn, xe lam ba bánh chở cơm vào trại giam. Cai tù tập họp tù nhân ngồi bệt giữa sân để nghe chúng mắng nhiếc chửi bới nham nhở trước khi phát cho mỗi người tù một vắt cơm nho nhỏ kèm theo một gói muối hầm!
Suốt mấy tháng bặt tin chồng con, các bà mẹ và bà vợ vô cùng sốt ruột, chạy ngược chạy xuôi vô vọng. Nhưng rồi đâu đâu cánh đàn bà cũng liều làm dữ, đòi phải được đi thăm chồng con. Sau đó, có tin truyền miệng: Chính quyền địa phương bắt đầu cấp giấy phép cho thân nhân đi “thăm nuôi tù cải tạo”.
Khẩu chiến với cáo chồn
Một ngày vào cuối tháng Tám 1975, sau khi nắm được giấy phép thăm nuôi chồng, tôi thuê xe thồ Honda hai bánh chở tôi đi thẳng tới cổng trại tạm giam tỉnh, dĩ nhiên có mang theo ít thức ăn phù hợp với hai từ THĂM và NUÔI.
Mới tờ mờ sáng đã đông nghẹt các bà các chị gồng gánh tụ tập trước cổng nhà giam, chờ thăm con, thăm chồng. Cai tù thu hết giấy phép thăm nuôi, lùa tất cả chúng tôi dồn vào một khu đất trống bên ngoài cổng nhà tù, bảo ai nấy ngồi im chờ gọi tên. Bọn cảnh vệ kết thành vòng đai vây bọc chúng tôi, trong khi một vài tên khác len vào giữa chúng tôi, dò xét từng người!
Các bà, các cô lúc ở địa phương không dám hé răng vì sợ lỡ lời dễ bị khép tội phản động, và như vậy chồng con mình khó thoát vòng lao lý. CS lúc bấy giờ cài đầy ăng-ten mật thám khắp Miền Nam Việt Nam khiến người dân không còn ai tin ai để mà trao đổi điều gì riêng tư hay gửi gắm niềm tâm sự. Vợ chồng nghi kỵ nhau, cha mẹ sợ cả con cái mình, anh em, họ hàng, bạn hữu mất hết tình nghĩa với nhau dưới bầu trời u ám của quyền lực Satan! Chưa có chế độ nào làm cho người dân sợ nhau đến mất tin nhau như vậy.
Chị em chúng tôi, những người mẹ, người vợ tù đều mang nặng nỗi ức chế vì không thổ lộ được những gì mình muốn tỏ bày. Bây giờ gặp gỡ nhau, cùng một cảnh ngộ, cùng một nỗi đau, các bà các chị hết e dè, tha hồ trút cạn cho nhau những ấm ức dồn nén bấy lâu nay. Một chị liều lĩnh châm ngòi pháo đầu tiên ném thẳng vào mặt bọn cán bộ trại giam: “Các người bảo là học tập ba tháng! Đã hơn ba tháng rồi các người vẫn còn nhốt con người ta trong nhà tù mà bảo là học tập à?”
Một chị khác la lên: “Đồ cái thứ chính phủ - chú phỉnh!”
Các bà, các chị nhao nhao! Bọn cảnh vệ chĩa nòng súng vào đám phụ nữ. Chúng la hét, buộc chúng tôi ngồi im, câm mồm! Cai tù dọa đóng cổng nhà tù, đuổi các bà về, “không cho thăm nuôi thăm dưỡng” gì hết. Một tên cai tù tuổi trung niên chắp tay sau đít đi qua đi lại oai phong lắm. Hắn luôn mồm nhai đi nhai lại như nhai giẻ rách cái bài học thuộc lòng “tội ác của bọn Mỹ ngụy và chính sách khoan hồng của cách mạng”. Cũng một luận điệu, một lối nói gắt gỏng mất dạy như bọn cán bộ “giảng bài” ở xã phường mà chúng tôi từng nghe hằng đêm từ sau 30/4/1975.
Bọn công an có súng, có đạn và hùng hổ như cọp đói chực vồ nuốt mồi. Chúng tôi đành “chịu thua” chỉ vì đang sốt ruột nóng lòng sớm nhìn tận mặt chồng con.
Cái bàn rộng đặt giữa sân nhà giam dùng làm “ranh giới” ngăn cách người thăm với người được thăm khi gặp nhau. Nhất nhật bất kiến như tam thu hề. Thế mà hai bên mặt giáp mặt xa xa nhìn nhau chưa nói trọn câu đã bị phân cách! Đúng năm phút, anh thì bị lôi về phòng giam, chị thì bị đuổi ra khỏi cổng nhà tù!
Những món “thăm nuôi” nào bị cai tù cho là “đồ ăn nuôi béo kiểu tư sản” đều bị hắt đổ dưới nền đất tại chỗ. Họa hoằn lắm mới có một hai cảnh vệ còn chút tình người, đã đưa trả cho người đi thăm nuôi mang về. Một chai nước mắm pha chanh ớt cũng bị kết là “đồ ăn tư sản.” Những lọ thuốc ho, thuốc cảm thì bị tịch thu, bảo đó là thuốc độc “âm mưu đưa vào dầu độc cán bộ hoặc cho tù nhân uống chết để đổ tội cho cách mạng.” Các loại thức ăn “khả nghi” cũng như các loại bánh trái đều bị cai tù cắt làm ba làm bốn, hoặc dùng que cây hay cọng thép thọc vào quậy nát!
Bọn cai tù chửi bới xỏ xiên:
- Cách mạng đâu để chồng con các người đói như bọn Mỹ-ngụy ác ôn đã từng bỏ đói cán bộ “Cách mạng”.
Chị em chúng tôi vô cùng hậm hực và chua xót trước những lời mắng mỏ cọc cằn xấc xược thô lỗ của bọn cai tù CS dốt nát mất dạy. Nhưng là kẻ thất thế, chúng tôi biết làm gì hơn!
Sau lần thăm nuôi này, hầu hết các cựu viên chức và sĩ quan bị chuyển trại, đưa sâu vào rừng, xa hẳn khu dân cư. “Trại cải tạo lao động” được dựng lên ở đó. “Trại cải tạo”? Cải tạo ai? Cái tạo cái gì? Không! Đó là “trại tù khổ sai”, trừng trị những người thất thế... Không cần tắm máu. Chỉ cần hành hạ! Vắt cho cạn kiệt sức lực!
Rừng sâu núi thẳm
Trại “cải tạo lao động” nằm sâu trong khu rừng già thượng nguồn một con sông của tỉnh. Người tù tự đốn cây, phát quang, dựng lều trại để ăn ngủ và lao động. Đây là chỗ núi non hiểm trở, tù nhân không dễ gì tìm ra ngõ ngách mà trốn trại. Hơn nữa, người tù bị chuyển trại bí mật giữa đêm khuya trên những chuyến quân xa molotova phủ vải bạc kín mít. Lộ trình di chuyển ngoằn ngoèo, lúc lên đèo, khi xuống dốc, có lúc lại băng qua các khe suối, người tù không đoán được xe chở mình đi về đâu. Đường đi lẽ ra chỉ mất độ 2 tiếng đồng hồ, nhưng xe chuyển tù chạy lòng vòng cả đêm, mãi gần sáng mới tới nơi.
Suốt hai tháng đầu, vợ con các “tù cải tạo” không biết chồng cha mình bị giam giữ ở đâu. Các bà mẹ và các bà vợ thương con, thương chồng nhất quyết liều chết lặn lội dò tìm cho ra ngõ ngách dù phía CS cố tình giấu kỹ. Các bà các chị không thua, cuối cùng đã tìm ra trại mới của người thân.
Không bỏ đói?
Trong “trại cải tạo”, người tù ban ngày lao động nhọc nhằn, ban đêm mặc muỗi rừng đốt, phải ngồi hàng giờ nghe bọn cai tù giảng bài chính trị “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Bò cạp, rắn rết và thú dữ đêm nào cũng rình rập.
Cai tù dựng lên “tổ anh nuôi” từ trong đám tù nhân lo việc nấu ăn cho anh em mình. Họ chỉ lo chuyện bếp núc. Sổ sách chi thu và việc cân đo đong đếm, giá cả thì đều do cai tù quyết định. Gian lận từ A đến Z, cân non cân già, tráo đổi chất lượng hàng, tráo đổi giá cả. Rốt cục, tiêu chuẩn ăn uống của người tù đã thấp, càng bị hạ thấp. Cụ thể, tiêu chuẩn khẩu phần ăn quy định là 15kg mỗi tháng (1) cho mỗi tù nhân gồm phân nửa là gạo và phân nửa là độn khoai hay bo bo. Cái tiêu chuẩn này (không biết do lệnh trên hay do cấp dưới tự tung) “cải biên” thành 1 phần gạo + 9 phần khoai hay bo bo. Gạo là gạo mốc. Khoai là củ mì (sắn) hay khoai lang hư thối phơi khô nấu cho heo (lợn) mua giá cực rẻ ngoài chợ trời. Bo bo từ Liên Xô thì còn nguyên vỏ, ăn vào thế nào, thải ra thế ấy.
Tất cả mọi loại rau trái và cả lúa gạo trong trại đều do người tù làm ra. Những gia súc: bò, gà, heo, vịt cũng đều từ bàn tay người tù vỗ béo. Nhưng còn lâu người tù mới được hưởng những “thành quả lao động do tay mình làm ra”. Cái khẩu hiệu phù phiếm và lừa lọc “lao động là vinh quang” phải chăng đã là phần thưởng?
Y sĩ rừng rú và chiếc hái tử thần
Có tin dịch sốt rét ác tính hoành hành dữ dội ở trại tù. Nhiều tù nhân ngã chết không kịp trối và đều được tặng một chiếc áo quan gỗ xẻ thô sơ đóng ráp vội vàng, giao cho tù hình sự khiêng đi chôn lấp sơ sài giữa rừng già, không để lại dấu vết gì, đánh lạc hướng người nhà nạn nhân tìm cách cướp xác!
Cả trại tù chỉ có mỗi một phương tiện chuyên chở duy nhất là chiếc máy cày cũ kỹ đoạt của nông dân. Chiếc máy cày này bọn cai tù triệt để khai thác, sử dụng tối đa vào mọi công việc y như họ khai thác sức lao động của tù nhân. Phụ tùng máy móc hư hỏng hay thậm chí chưa hư hỏng vẫn bị bọn chủ mới tháo gỡ đem đi bán phế liệu kiếm tiền bỏ túi, rồi đi mua phụ tùng cũ hoặc thứ phụ tùng dởm do Trung Cộng chế tạo thay thế. Chiếc máy cày vốn đã ỳ ạch, càng trở chứng “nằm vạ” liên tục. Hỏng thì sửa. Sửa xong lại hỏng. Càng có lý do để sửa đi sửa lại mãi… rút được nhiều tiền bỏ túi!
Bệnh viện của tỉnh ở cách xa trại giam hàng chục kilômét. Trong khi đó, rất hiếm khi chiếc máy cày rỗi việc hay có thể nổ máy để chở bệnh nhân đi cấp cứu. Bệnh nhân nào được máy cày chở đi cấp cứu là tốt số! Nhưng cũng khó mà hy vọng sống sót sau khi được “nhập viện”. Bởi lẽ những “y bác sĩ cách mạng” tay nghề rừng rú, vừa dốt về y khoa vừa tắc trách về nhiệm vụ, thậm chí luôn luôn vòi vĩnh cho được tiền đút lót mới chữa trị. Trong khi các y bác sĩ có lương tâm và lành nghề của VNCH, kẻ thì bị đuổi việc, người thì đã trốn ra ngoại quốc, một số người khác bị tống vào trại giam. Những vị bác sĩ được “lưu nhiệm” thì lại chỉ được giao các phần vụ không thuộc chuyên môn của mình.
Xã hội không còn nữa bóng dáng “lương y như từ mẫu” mà dẫy đầy những tên lưu manh sát nhân đội lốt thầy thuốc! “Gian y hơn ác mẫu!”
Dụng cụ y khoa và âu dược trước 30/4/1975 được trang bị đầy đủ cho các bệnh viện ở Miền Nam VN nay trở thành chiến lợi phẩm của tân chế độ, hầu hết bị tuồn về miền Bắc xhcn. Số còn lại thì hoặc bị phá hỏng hoặc bị sử dụng bừa bãi khiến chúng nhanh chóng trở thành hàng phế liệu, giấy vụn, nhựa vụn, thủy tinh vụn và sắt vụn.
Thuốc tây trong bệnh viện, người ta đua nhau vơ vét mang đi bán chợ trời với giá cắt cổ. Nhiều khi lại vớ phải thuốc quá hạn, thuốc giả, tiền mất tật mang!
Bệnh ruột thừa, trước 30/4/1975, giải phẫu dễ dàng như mổ thiến gà, nhanh chóng và an toàn, bây giờ cứ 100 bệnh nhân mổ ruột thừa thì đã trên dưới 8-9 chục người lăn ra chết bất đắc kỳ tử do “thầy thuốc rừng” mổ xẻ vô trách nhiệm, mất nhân tính và mất cả vệ sinh cũng như mù tịt về phương pháp phẫu thuật.
Bệnh sốt rét trước năm 1975 là thứ bệnh cũng hết sức dễ chữa, nhưng nay bệnh nhân sốt rét đưa vào bệnh viện là hết số! Gian y phủi tay, đổ lỗi cho sốt rét “ác tính”. Ở trại tù khổ sai, không ít nạn nhân mất mạng vì “sốt rét ác tính”! Bác sĩ tù nhân chỉ làm nhiệm vụ trưởng bệnh xá trại tù. Bệnh xá thì làm gì có âu dược, làm gì có dụng cụ y khoa! Thuốc toàn “chế” từ cỏ lá rừng làm thành những viên “thuốc tể” chẳng biết công hiệu hay tác hại ra sao, khi được cấp, bệnh nhân phải uống tại chỗ, cai tù giám sát! Do đó, mỗi lần nhắc tới trại lao động cải tạo là mỗi lần tôi rởn gai ốc, sợ chồng mình nhỡ có đau bệnh gì như đau ruột thừa hay sốt rét rừng e cũng sẽ ra đi không lời giã biệt. Bệnh ghẻ lở trong trại cũng là thứ bệnh lây lang bất trị.
“Đến buồn đi ỉa…”
Ở trại tù, người ta gia tăng hành hạ người tù mỗi ngày một tàn nhẫn hơn. Người tù vẫn bị xếp ngang hàng với trâu bò, bị sử dụng thay cho trâu bò để kéo cày, kéo bừa, kéo xe, vỡ hoang, khai hóa, kê vai “chuyên chở” những vật nặng thay cho xe bò, xe trâu; song quyền ăn uống, nghỉ ngơi thì hoàn toàn bị cướp đoạt. Cuộc sống của tù nhân tồi tệ gấp bội so với con trâu con bò. Nhọc nhằn khuân vác đất đá gỗ súc vừa xong thì bị lôi đi phá rừng, xẻ núi, đào kênh, lấp hố, vỡ ruộng, chặt tre… Tù nhân đổ ra không biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt và cả máu, nhưng mức đền bù vẫn cứ là 15 kg củ mì, củ lang mỗi tháng (mỗi ngày ½ kg cho 3 bữa ăn), có khi đột nhiên hạ xuống dưới mức 13kg một tháng. Nếu ai nhỡ bị bệnh hay bị “kỷ luật” thì… tiêu chuẩn chỉ còn 9 cân/tháng… nghĩa là húp cháo lỏng!
Cộng sản chiếu phim cho tù nhân xem cảnh người nông dân Việt Nam thời thực dân Pháp thay trâu bò kéo cày bừa. Nhưng dưới thời Tây đô hộ, cứ đến mùa thu hoạch, người dân còn có lúa, có gạo mang về nuôi cả nhà cho đến kỳ giáp hạt. Còn bây giờ, thời đại xã hội chủ nghĩa theo chế độ Cộng sản, người tù cải tạo lẫn người nông dân ngoài đời đều trở lại kiếp sống trâu bò. Mọi thứ người tù hay người dân làm ra đều bị coi là “tài sản xã hội chủ nghĩa” để đảng và nhà nước cộng sản CSVN cướp sạch.
Nhắc tới cuộc sống của các tù nhân trong nhà tù cộng sản, tôi nhớ HCM lúc ở trong nhà tù thực dân Anh bên Tàu có bài thơ độc đáo: “Đến buồn đi ỉa cũng không cho”(2). Bài thơ này chỉ phản ảnh một phần nhỏ thân phận các tù nhân cải tạo trong đó có chồng tôi. Rõ ràng các tù nhân trong nhà tù Cộng sản không phải chỉ “đến buồn đi ỉa cũng không cho” mà còn phải ỉa đái lồ lộ giữa thanh thiên bạch nhật trước mặt đồng đội mình. Muốn hay không muốn, những đồng đội ấy cũng phải hít thở trọn vẹn cái mùi xú khí xông thẳng vào mũi họ đang lúc họ lao động! Lần lượt kẻ trước người sau đều vậy cả!
Bên trong trại, tù nhân phải giải quyết chuyện ỉa đái của mình trên một dãy “sàn cầu” dài để dễ bề canh chừng nhau, kiểm soát lẫn nhau! Chất thải từ bụng người trút vãi ra dưới đất được dùng làm phân gọi là “phân bắc” tức phân cứt người, khác với phân chuồng (cứt gia súc) và phân xanh (lá ủ). Chất thải của người bệnh kiết lỵ, bệnh ỉa tháo, bệnh sán lãi, bệnh tiểu đường… thảy thảy là phân bắc. Một vài tù nhân bị phân công phụ trách đi gom thu các thứ phân bắc này. Phân bắc pha với nước tiểu khuấy nhuyễn tưới lên những đám rau xanh trong vài ngày lá rau phát lớn, một phần nhỏ loại còi cọt bán cho bếp trại tù, phần tốt mang bán chợ trời, giám thị trại thu tiền bỏ túi, gọi là “cải thiện”! Ban đêm, nhà trại khóa cửa. Tù nhân cũng giải quyết “việc riêng của mình” như vậy, và dĩ nhiên trại có thêm lượng “phân bắc” cho canh tác.
Cơm chan nước mưa hòa cùng mồ hôi và nước mắt
Một cảnh tượng khác của lao động khổ sai xã hội chủ nghĩa: Vào giờ ăn trưa, khi tiếng còi báo ngưng lao động, tù nhân tập hợp từng tổ để mỗi người nhận phần ăn trưa, ăn ngay tại chỗ, bất luận trời nắng hay mưa. Dưới nắng hè nóng như thiêu hay trong cơn mưa tầm tã, mặc cho mồ hôi và nước mắt hòa cùng cơm canh với nước mưa, tù nhân phải nhai, phải nuốt, phải thanh toán phần ăn của mình để còn sức lực mà lao động tiếp cho tới chiều mới về trại. Khoai lang, khoai mì hòa cùng nước mắt, mồ hôi và nước mưa… mặn mặn chát chát cũng rán mà nuốt!
Nhiều tù nhân ngả bệnh và chết vì cảm lạnh sau mỗi ngày bị hành hạ dày vò như vậy!
- Lao động là vinh quang! Làm nhiều hưởng nhiều. Các anh làm ra, các anh hưởng.
Đó là khẩu hiệu mà bọn cai tù đắc chí nhai đi nhai lại. Nhưng người tù chẳng thấy cái vinh quang nó nằm ở xó xỉnh nào mà chỉ thấy những gạo thơm, gỗ quý, dầu bạc hà, bông vải, trái ngon, thịt gà, thịt heo béo tốt do công lao mồ hôi nước mắt mình làm ra đều biến hết vào mồm, vào túi cán bộ từ cấp thấp tới cấp cao!
Bóp chết tình người
Ngoài ra, việc bỏ đói tù nhân còn có mục đích khác thâm hiểm hơn: “dập tắt tâm thức nổi loạn” nơi người tù hầu “tiểu trừ mầm mống mưu toan phản động!”
Người tù ăn khổ, ăn đói, suốt ngày quần quật cày sâu cuốc bẫm dưới nắng mưa, gió bão, đến tối lại bị bắt buộc ngồi khoanh chân bó gối hàng giờ để làm cái công việc gọi là “kiểm điểm, phê bình và tự phê” hạch tội nhau: một âm mưu gieo rắc ngờ vực, đố kỵ, chia rẽ dẫn tới hiềm khích hận thù giữa các tù nhân với nhau! Cho nên, mọi nhà tù CSVN dựng lên để “cải tạo” những người quân-dân-cán-chính VNCH thua trận đều là những trại khổ sai trừng giới độc ác nhất, giết dần giết mòn cả thể xác lẫn tinh thần người tù, làm mất đi tình người cũng như tình đồng đội cũ giữa những con người bất hạnh này.
Xa cha, xa mẹ, xa vợ, xa con, xa người thân quyến, xa cả xã hội xóm làng, người tù chỉ còn lại chút tình huynh đệ chi binh với nhau, thì cái tình này lại là mối nguy đe dọa nghiêm trọng nhất cho chế độ CSVN, nên bọn cán bộ nhà tù CS quyết bóp chết nó bằng biện pháp cấm “tụ tập” quây quần bên nhau để “to nhỏ âm mưu phản loạn”. Thô bạo và tinh vi nhất là thủ đoạn gieo ngờ vực giữa tù nhân với nhau, gây đố kỵ, chia rẽ và căm thù giữa họ với nhau, một mối thù dai dẳng ăn sâu vào tim óc, huyết quản từng người, không sao giải tỏa được.
Nhọc nhằn đường thăm nuôi!
Sợ chồng con mình kiệt lực trong nhà tù vì thiếu ăn, các bà mẹ và vợ của các tù nhân ở nhà dù cơ cực đến mấy cũng tiết kiệm từng đồng tiền, từng hạt gạo, đếm từng ngày mong kỳ thăm nuôi mau tới, tiếp tế lương thực cho chồng con và nhìn tận mặt người thân.
Phần tôi và các con tôi, ngay sau đợt thăm nuôi trước đã lo tới chuyến thăm nuôi sau. Mẹ con cùng ráng nhịn bớt phần ăn mỗi bữa của mình, dành dụm tiền để mua sắm đồ thăm nuôi tiếp tế cho chồng-cha. Ngày này sang ngày khác, tháng này sang tháng nọ, mẹ con tôi cứ liên tục cơm độn, rau luộc chấm mắm, chẳng dám đụng tới miếng thịt hay lát cá.
Thấm thía lắm câu nói: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Tôi chỉ tâm niệm một điều là đừng vì ngại núi e sông mà bỏ bê chồng, sợ khi chồng mình đã đi vào cõi âm ti mới hối tiếc thì sự đã muộn. Không phải chỉ vài ngày, vài tháng, nhưng là năm này sang năm khác, “mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua”, miễn sao trong chốn lao tù chồng mình không phải đói khổ nhọc nhằn, cạn mòn sức lực, trở nên thân tàn ma dại hay chết bụi chết rừng.
Phương tiện giúp đưa chúng tôi đi gặp chồng sau mỗi hai tháng thường thường là chiếc xe chở gỗ súc cũ kỹ cà rịch cà tang. Nó đã lỗi thời và lẽ ra đã vất vào đống sắt phế liệu nếu không có ngày 30/4/1975. Máy nổ của chiếc xe cổ lỗ ấy phát ra tiếng ầm ĩ đinh tai điếc óc như động cơ máy bay phản lực chiến đấu gầm thét.
Khi xe lăn bánh, người ngồi trên xe có cảm tưởng như bộ bánh của chiếc xe chực văng ra khỏi xe. Chiếc xe bò lê nặng nề, lắc lư chậm chạp băng qua những chặng đường đồi dốc gập ghềnh hoặc hì hục khổ sở lội qua các khe suối hiểm trở. Lúc leo đèo hay lao đầu xuống triền đồi, chiếc xe trườn tới rồi giật lui như muốn trút ào mọi người xuống hố sâu, thỉnh thoảng bất ngờ tăng ga rồi đột ngột kẹt thắng, khựng lại, rung lắc mạnh hơn.
“Khách” trên xe ngả nghiêng ngã ngửa trong thùng xe, níu kéo nhau kêu la thất thanh! Tội nghiệp đám con nít đi theo bà, theo mẹ để gặp mặt cha! Chúng sợ hãi kêu khóc inh ỏi thật đáng thương. Ba đứa con dại của tôi lần đi thăm nào cũng khốn đốn như vậy, song mỗi khi tới kỳ đi thăm nuôi… chúng vẫn một mực đòi đi gặp mặt cha cho được.
Một hôm, chiếc xe chở khoảng vài chục đàn bà chúng tôi cùng một số trẻ con đi thăm nuôi ngồi chen nhau như nêm giữa đủ thứ “hàng thăm nuôi” lổn ngổn. Xe bò lê lên một sườn đồi bỗng đứt thắng tuột dốc. Ai nấy trên xe hồn xiêu phách lạc, ơi ới kêu Chúa, kêu Phật. Đám trẻ con hốt hoảng la khóc thất thanh. Nhưng may mắn chiếc xe đang đà chạy thụt lui thì đụng vào thành núi đất bên đường thay vì đổ nhào xuống hố. Tỉnh hồn, mới hay mình còn sống!
Sau cơn ác mộng tai nạn xe chở gỗ súc dùng làm xe chở khách thăm nuôi, tôi không dám đi loại xe ấy nữa. Mỗi lần đi thăm chồng, tôi thuê xe đạp thồ chở tôi và các con tôi cùng các thứ thức ăn nuôi chồng theo định kỳ hai tháng một lần. Đi xe đạp thồ vất vả gấp trăm lần đi xe chở súc, nhưng yên ổn cho con nít hơn. Vào thời gian này, các loại xe bốn bánh - kể cả mấy chiếc xe lẽ ra đã phế thải từ lâu như xe chở gỗ súc cũ kỹ trên, đều bị trưng thu. Còn các loại xe máy nổ hai bánh của người dân Miền Nam dần dần cũng biến mất vì dân chúng Miền Nam không được cấp phiếu mua xăng, không được phép đăng bộ xe gắn máy… Họ đành bán đổ bán tháo xe mình cho cán bộ CS miền Bắc.
Đi xe đạp thồ lên đồi xuống dốc, vượt suối, lội sông vất vả lắm, nhưng tôi không nản chí!
Tại khu thăm nuôi trại, một chiếc bàn dài rộng ngăn cách vợ chồng chúng tôi, kẻ bên này, người bên kia chiếc bàn, chúng tôi gọi là” bên này sông, bên kia sông”, chỉ nhìn thấy mặt nhau và nhanh chóng trao gửi cho nhau đôi lời cần nói trong vòng 5 phút! Các con tôi đứng bên tôi, nhìn cha chúng nó chờ người cha ôm hôn, nhưng người cha chỉ rưng rưng nước nhìn con bởi đã có lệnh cấm “quan hệ tình cảm linh tinh”…
Bao lần đi “thăm nuôi” chồng, tôi nghe mãi lời mắng mỏ của cai tù: “Cách mạng đâu có bỏ đói chồng con các người!” Không bỏ đói? Tại sao lại có chuyện “thăm-nuôi”! Không đói, chỉ cần thăm, sao cần nuôi? Không bỏ đói, nhưng người tù nào không được người nhà “thăm nuôi” đều trở thành thứ “con bà phước” sống nhờ vào tình thương của những bạn tù được thăm nuôi hoặc phải tìm cách “cải thiện” từ cọng rau, cọng cỏ, củ khoai, củ mì, con chuột, con rắn!
Cải thiện là cái chi chi?
Lần nào đi thăm nuôi chồng, tôi cũng nghe các bà, các chị kháo nhau về chuyện người tù “cải thiện” mưu sinh. Tôi không hiểu người tù “cải thiện” làm sao, mưu sinh cách nào trong khi hết thảy người dân Miền Nam đang đói meo, dở sống dở chết ngoài xã hội. Người dân ngoài đời còn chưa kiếm được thứ gì ở bất cứ đâu để mà mưu sinh, thì những người bị đọa đày trong lao tù CS lấy gì và bằng cách nào màcải thiện, mưu sinh?
Xưa nay ở Miền Nam Việt Nam dân đồng ruộng có bao giờ thiếu gạo ăn, kể cả những khi hạn hán kéo dài hay bão lụt nặng nề gây mất mùa trầm trọng. Vậy mà bây giờ chính bản thân người nông dân là kẻ làm ra lúa gạo lại phải chảy nước mắt nhai cơm độn khoai mì, khoai lang, bo bo, bữa no, bữa đói, đói nhiều hơn no, huống hồ là người tù chính trị.
Thế nhưng có phải vì bản năng sinh tồn, người tù vẫn có cách của họ để “cải thiện” mưu sinh dù bị kiểm soát nghiêm nhặt và có thể phải nhận những trận đòn trừng phạt man rợ chỉ vì “cải thiện”?
Dưới chế độ Cộng sản, từ ngữ “cải thiện” mất đi cái nghĩa “sửa đổi cho tốt hơn” về mặt tinh thần như dân Miền Nam từng hiểu. "Cải thiện" bây giờ mang một ý nghĩa hoàn toàn vật chất, xấu nhiều hơn tốt. Khi người cộng sản nói “cải thiện” có nghĩa là làm một cái gì đó bất luận lương thiện hay bất lương để bù vào cái mà Nhà nước cấm cách hay đã “quy hoạch vào diện quốc doanh”.
Phải “cải thiện” mới có thêm cái ăn, cái mặc, cái tiêu dùng hằng ngày mà chế độ không "phân phối" đủ, hay phân phối không đồng đều, không đến nơi đến chốn do phân biệt đối xử căn cứ vào thứ tự cấp loại ưu tiên của sổ lương thực, phiếu mua hàng. Nhiều người dân, nhất là đám tiện dân bị liệt vào thành phần “ngụy” hầu như chẳng mấy khi có được cái cơ may mua một món hàng cho ra hàng theo chế độ phân phối. Họ bắt buộc phải “cải thiện” thôi!
Sự cải thiện của họ rất thực tế và ngay lành: “cải thiện” một con cá dưới sông, dưới biển, hay gieo trồng một luống rau… vậy mà vẫn không yên. Hết du kích xã tới quản lý thị trường, rồi thuế vụ, công an luôn rình rập, bắt bớ, kết tội “xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa” hay tội“phá hoại kinh tế quốc doanh”. Ghê gớm chưa? Trong khi đó, cán bộ đảng, cán bộ nhà nước ngang nhiên khai thác tối đa cái quyền “cải thiện” bằng những hành vi cắt xén, trộm cắp đầy gian trá. Chẳng những không bị trừng phạt, họ còn được thăng quan tiến chức vun vút và được báo đài tôn vinh chúc tụng “người tốt việc tốt”.
Khi cán bộ cải thiện
Không ít cán bộ tranh nhau mang heo, gà vào nuôi trong trường học, bệnh viện rồi đưa cả phân người, phân gia súc vào những nơi đó làm phân bón cho rau cải họ trồng, làm mất vệ sinh môi trường, thế nhưng họ lại hãnh diện rằng là cải thiện chính đáng. Cân bán một con heo nái, phân đôi cân lượng, ghi vào chứng từ mua bán là 2 con heo thịt! Giá heo hơi thịt cao gấp đôi gấp ba giá heo hơi nái. Gian lận “đội giá” kiểu đó, họ cũng bảo là “cải thiện”. Cắt xén lượng hàng hay mặt hàng trong các cửa hàng quốc doanh, cải thiện đấy. Đánh tráo cân lượng lúa gạo và hàng hóa các loại để ăn gian ăn bớt của dân nghèo: cải thiện. Ăn cắp công quỹ hay công sản quốc gia: cải thiện…
Đó là chưa kể tới vô số gia đình cán bộ đảng viên CS các cấp thừa thắng xông lên sau 30/4/1975 từ Miền Bắc tràn vào Miền Nam mà người ta gọi là cuộc di dân lấn chiếm nhà cửa đất đai vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam. Cướp của, đoạt nhà, chia nhau của cướp dưới danh nghĩa “phân phối”. Có được nhà, dọn vào ở, mọi thứ trang trí hay trang bị đắt tiền của chủ cũ đều bị vơ vét mang đi bán chợ trời, biến cái cơ ngơi đầy tiện nghi của người ta thành nhà không vườn trống khoác chiếc áo bần cùng “chuyên chính vô sản”, bên trong đủ thứ kiểu “cải thiện” quái gở: Heo, gà, vịt ung dung chung sống với người. Phân người, phân gia súc được tích trữ để “cải thiện” mấy đám rau xanh gieo trồng bừa bãi khắp sân trước sân sau nhà và cả nơi sân thượng của những nhà cao cửa rộng cướp đoạt. Phố thị Miền Nam chẳng những mất đi hoàn toàn cái vẻ mỹ quan quen thuộc trước đây mà còn liên tục xông ra mùi xú khí gây ô nhiễm cho cuộc sống con người.
Người tù cải thiện
Người tù đi làm khổ sai vất vả, đói khát. Cái “cải thiện” của người tù có thể đơn giản là lén lấy lại chút mồ hôi nước mắt mình làm ra như củ khoai mì, khoai lang, cây mía, trái bắp, trái ớt, cọng rau chẳng ra gì. Nhưng thật vô phúc cho người tù nào bị cai tù bắt được đang “cải thiện”, dù món cải thiện chẳng đáng ba xu ba hào. Bọn cai tù trừng phạt người “vi phạm” bằng những nhục hình rất dã man, trong khi những món mà người tù “cải thiện” chưa chắc đã bù đắp được một phần nhỏ công lao khó nhọc mồ hôi, nước mắt và cả máu họ đã đổ ra để làm nên những sản phẩm ấy.
Trong nhà tù cộng sản, khi đi lao động, tù nhân lén kiếm ít rau trái trong rừng, câu lén một vài con cá dọc bờ sông hay mương lạch chẳng qua cũng chỉ là những cải thiện lặt vặt, thứ cải thiện lương thiện hơn gấp bội so với các loại “cải thiện” ăn cắp, cướp giật bất lương của bọn cán bộ đảng viên cộng sản. Thế nhưng những việc cái thiện chơn chất ấy của người tù thì lại bị bọn cai tù nhiếc mắng “cải tạo linh tinh” và từ đó người tù lại bị gán ghép hết tội này tới tội khác, toàn là những thứ tội trời ơi đất hỡi để cuối cùng thành tội “chống cải tạo”!
Gia súc gia cầm trong trại do người tù chăn nuôi, bọn cai tù đều xí phần, coi là của riêng, liên tục giết gà, giết vịt, mổ heo, một phần dùng để chè chén với nhau, còn lại phần lớn thì mang đi bán chợ đen, thu tiền chia nhau bỏ túi. Họa hoằn một hai lần một năm lễ lạt, bọn cai tù cho tù nhân nếm một miếng thịt heo nhỏ bằng đầu ngón chân cái thì lại kể ơn kể nghĩa “đảng quan tâm, chiếu cố”.
Đến khi gia súc gia cầm bị dịch bệnh, bọn cai tù lại đẩy cho nhà bếp trại giam những con vật sắp chết, đang giãy chết hay vừa lăn ra chết, bắt phải nấu cho tù nhân trong trại ăn. Và người tù phụ trách bếp ăn phải ký nhận vào ghi sổ mua hàng nhìn nhận đó là những “thịt tươi sống” mua từ thị trường ngoài xã hội. Cai tù “cải thiện” như vậy đó, cải thiện trên xác chết người tù!
Mới hay chữ nghĩa của CSVN vừa thâm vừa độc. Cải thiện không còn cái ý nghĩa cải sửa cái xấu, làm cho kẻ gian ác thành người thiện hảo. Ngược lại, nó tạo điều kiện cho kẻ ác càng thêm gian ác!
Những tờ chứng tử đểu cáng
Một câu chuyện mà người tù cải tạo đã kể lại cho thân nhân mình, ai nghe chắc cũng động lòng thương kẻ xấu số và căm thù bọn người lòng lang dạ thú: Có người tù kia vì đói quá khi đi lao động đã “cải thiện” vài củ khoai mì thì bị bắt gặp. Bọn cai tù bắt người tù ấy quỳ mọp giữa sân dưới nắng hè, giang hai tay ra, lòng bàn tay để ngửa, hai cục đá nặng đặt vào lòng hai bàn tay người tù ấy. Người tù mỏi quá chịu không thấu, nhiều lần buông hòn đá ra, bọn cảnh vệ đến đánh đấm túi bụi, rồi cuối cùng dùng chiêu ác độc khác phạt người tù.
Một tên cảnh vệ lấy hai củ mì sống nhay vào mồm anh tù, bắt anh phải nhai sống cho hết, trong khi anh tù không được buông tay đánh rơi hai hòn đá. Khoai mì này là loại khoai mì Ấn Độ, chỉ dùng trong chế biến công nghiệp, trâu bò ăn vào còn ngộ độc nằm lăn ra mà chết, huống chi con người.
Anh tù thọ phạt nhai chưa hết củ mì đã ngã vật xuống đất sùi bọt mép bất tỉnh. Bọn cảnh vệ kéo anh dậy không phải để giải thoát anh mà lôi anh xành xạch, tống vào biệt giam. Vài ngày sau, có tin nạn nhân đã chết, cai tù bí mật sai tù hình sự khiêng xác anh đi chôn trong rừng. Gia đình nạn nhân không hề biết người thân của mình đã ra người thiên cổ.
Một tuần lễ sau, cai tù gọi bác sĩ tù nhân phụ trách trạm xá lập “vi bằng chứng tử.” Vị bác sĩ nói người chết đã chôn, làm sao chứng tử được? Cai tù nói: “bảo viết, anh cứ viết, không lôi thôi gì cả!” Bác sĩ tù nhân viết xuống dòng chữ: "chết vì kiệt sức"; ông cho rằng cách chứng nhận ỡm ờ đó vừa được lòng cai tù mà không hại người bị nạn, lại không phạm tới đạo đức nghề nghiệp. Nhưng tên trưởng cai tù xé toạc tờ chứng tử, quát mắng vị bác sĩ tù nhân, bắt ông viết lại tờ chứng tử: "Chết vì sốt rét ác tính."
Thời kỳ sau 1975, con muỗi anophen tái xuất khắp Miền Nam Việt Nam. Vi trùng sốt rét hoành hành trong khi các bệnh viện trong khu vực đều thiếu thuốc trị bệnh sốt rét rừng khiến nhiều nạn nhân chết chỉ vì sốt rét. Mà hễ chết vì sốt rét thì đương nhiên là do “sốt rét ác tính,” một phương thức “hóa giải” gọn nhất, ổn nhất để che đậy tội ác sát nhân của bọn cai tù.
Một cựu giáo sư Đại học Khoa học tại Sài Gòn bị bắt về tội vượt biên. Ông Giáo sư ở tù xa nhà, không ai thăm nuôi, nhưng quyết giữ phẩm chất một nhà giáo VNCH, không cậy dựa vào người khác. Ông luôn tự cảnh giác: “Miếng ăn là miếng tồi tàn”! Ngày này sang ngày khác ông chỉ biết cơm độn, muối hầm và “canh toàn quốc” (canh toàn là nước) do trại cung cấp. Ông trụ được hơn một năm thì kiệt sức. Cai tù bảo ông giả bệnh trốn lao động, tống ông vào biệt giam, ăn cháo lỏng. Ông chết! Bác sĩ tù nhân được gọi đến lập chứng tử. Vị bác sĩ viết:“Chết vì suy dinh dưỡng”. Cai tù ra lệnh viết lại: "Chết vì sốt rét ác tính."
Cùm sắt (3)
Nhắc lại chuyện người tù lăn chết vì một củ mì, tôi không thể quên chuyện cái cùm trong trại tù CS mà bất cứ người cựu tù nào cũng rùng mình khi nhớ tới, nhắc lại.
Thời chế độ thực dân Pháp, người dân Việt Nam khốn khổ không ít với mấy chiếc cùm gỗ. Cùm thực dân làm bằng hai mảnh gỗ, mỗi mảnh được đục khuyết hình nửa vành trăng cách khoảng nhau chừng mười phân. Cái bán nguyệt mỗi mảnh ghép lại thành vòng tròn. Phạm nhân ngồi bệt xuống tra chân vào vòng tròn này.
CSVN thì “tinh vi” và “khoa học” hơn thực dân Pháp về phương pháp áp dụng nhục hình độc ác cho kẻ thù. Thay vì cùm gỗ, họ cho thợ rèn rèn những khoen sắt, luồng hàng chục cái khoen sắt ấy vào một thanh sắt dài gọi là “cây thông nòng”. Cây thông nòng đâm xuyên từ vách này sang vách khác của dãy biệt giam dài hàng chục phòng. Chân tù nhân bị tra vào các khoen sắt vừa bằng cổ chân, tội nhẹ thì cùm một chân, tội nặng thì cùm cả hai chân. Một lời nói bâng quơ bị diễn dịch thành ý đồ chống phá: Cùm. “Cải thiện linh tinh”: Cùm. Gì cũng có thể tra chân vào cùm. Khi bị cho là ngoan cố, nạn nhân bị cùm chéo hai chân! Chân cùm trong khoen sắt rèn, nhất cử nhất động cọ xát, đau đớn dường nào. Những người tù bị cùm khi được thả về phần lớn mang thương tật đến cuối đời. Có người về mắc chứng hoại tử cả hai chân, rồi chết thảm.
Chết trên đường thăm nuôi
Một người bạn của tôi tên DTM đi thăm nuôi chồng. Tuy trèo đèo vượt suối khốn khổ trăm bề, song giống như nhiều bà mẹ và vợ tù khác, không kỳ thăm nuôi nào chị M không đem theo ba đứa con mọn của chị để chúng gặp mặt cha.
Một sự rủi ro trở thành tấn thảm kịch đau thương cho gia đình chị M: Trên đường trở về sau chuyến thăm nuôi, chiếc xe tải chở người đi thăm nuôi bị tụt dốc, lăn kềnh xuống dốc Đèo Cả (ranh giới Phú Yên-Khánh Hòa). Cậu con trai đầu của chị tử thương, nó mới 5-6 tuổi! Chị và hai đứa con khác may mắn thoát chết, nhưng đều mang thương tích. Chồng chị ở trong tù chỉ nghe kể lại loáng thoáng về cái chết của con mình cho tới ngày anh về nhà mới hay biết mọi sự!
Một thiếu phụ khác tại một tỉnh ở Miền Nam có chồng bị đưa đi “cải tạo” tận miền Bắc. Vì sa cơ thất thế và lâm cảnh nghèo túng sau 30/4/1975 đổi đời, người phụ nữ đáng thương ấy hiếm khi đi thăm nuôi chồng.
Một hôm, được tin chồng bị bệnh nặng, thập tử nhất sinh, chị quyết đi, hy vọng gặp mặt chồng để nói lên lời chào biệt lần cuối hay ít ra khích lệ tinh thần chồng mình. Chị ráng tiết kiệm, dành dụm tiền để mua quà và thuốc trị bệnh cho chồng. Nhưng sau khi mua sắm đồ thăm nuôi, chị không còn tiền để đáp xe từ Nam ra Bắc hàng ngàn cây số. Thời kỳ đó, xe khách Bắc-Nam lại hiếm hoi, giá chợ đen rất cao. Được bạn bè mách nước, một hôm chị mon men ra quốc lộ đón xe bộ đội, năn nỉ chú bộ đội lái xe cho quá giang, dĩ nhiên dúi vào tay chú lái xe ít tiền “cà phê cà pháo.” Chuyện “đi nhờ” xe bộ đội với tiền trà nước song phẳng là chuyện thường ngày ở Miền Nam VN sau 30/4/1975. Hàng lậu, hàng cấm gì cũng “an toàn trên xa lộ” tùy theo giá cả trà nước.
Vừa chạy ra khỏi thành phố Nha Trang độ chừng vài chục kilômét, chiếc xe bộ đội bỗng loạng choạng rồi đổ nhào, có lẽ do tài xế ngủ gục, bạt tay lái. Chị chết tại chỗ, có lẽ do chấn thương sọ não. Bộ đội lục túi chị, thấy giấy tờ chứng nhận chị đi thăm chồng - “sĩ quan ngụy đang cải tạo”, sợ liên quan phản động, mấy chú bộ đội lấp vội xác chị ở bìa rừng, xa chỗ xe bị tai nạn nhằm phi tang dấu vết, rồi lên xe nhà binh khác trốn mất dạng!
Mấy hôm sau người dân lao động gần đó phát hiện tử thi người thiếu phụ xấu số sình lên bốc mùi thúi. Dân chúng góp tay mua quan tài chôn cất chị. Họ cắm một khúc cây để làm dấu. Dường như có người biết cái chết ấy do xe bộ đội gây ra rồi vất bỏ, nhưng thời buổi ấy đâu ai dám hé môi tố cáo tội ác của người CS. Ách giữa đàng quàng vào cổ, nguy lắm!
Chồng của người đàn bà xấu số không hay biết gì về tai họa xảy ra cho vợ mình. Ra khỏi tù, trở về nhà với thân tàn ma dại, anh đi tìm kiếm…, nghi vợ mình “sang ngang”. Về sau có người mách cho anh biết, anh đến tận nơi đào hài cốt thì mới vỡ lẽ!
Chưa tốt chưa về!
Mỗi lần đi thăm nuôi để thấy mặt chồng, tôi cảm nhận một chút an ủi xoa dịu con tim đau nhói của mình. Nhưng lần nào cũng vậy, nhìn thấy chồng trong thân phận lao tù, tôi không thể không bật khóc.
Chính sách của chế độ CS ngày nào cũng lặp đi lặp lại trên các loa phóng thanh: "Ngụy quân, ngụy quyền tập trung cải tạo ba tháng.”Nhưng thời gian tù tội và lao động khổ sai của quân-cán-chính VNCH đã nhân lên tới gấp hai, gấp ba, gấp bốn, hay gấp hàng chục lần cái mức ba tháng, vẫn chẳng mấy ai được về! Sau nhiều lời giải thích ngụy biện dối trá lố bịch khoái chấp nhận, đám quan chức Cộng sản tự bào chữa trâng tráo:
- Cải tạo chưa tốt, chưa về.
Hoặc:
- Các bà mẹ, các bà vợ chưa chấp hành tốt đường lối chính sách ở địa phương, "nhân dân chưa cho chồng-con các người về”!
“Nhân dân” nào ác ôn và ngu xuẩn đến độ đè đầu bóp cổ chính mình? Chỉ có Đảng Cộng sản gian manh và hiểm độc mới “gắp lửa bỏ vào tay nhân dân” vậy thôi!
(Cuối Tháng Tư 2015)
Nguyễn Thị Ngọc
__________________________________________
Chú thích:
(1) Đó là tiêu chuẩn khẩu phần bình thường. Chỉ những tù nhân đi đốn cây gỗ quý trong rừng mới được tiêu chuẩn việc nặng 21 kg/tháng. Những tù nhân không lao động (do đau bệnh chẳng hạn), tiêu chuẩn 13kg/tháng. Tù nhân trong biệt giam chỉ 9kg/tháng, gọi là tiêu chuẩn cháo lỏng và không có phần ăn sáng! Thời VNCH không hề phân biệt hạng loại như vậy, mọi tù nhân đều hưởng đồng đều tiêu chuẩn 21kg/tháng, gạo trắng thơm.
(2) Đau khổ chi bằng mất tự do
Đến buồn đi ỉa cũng không cho
Cửa tù khi mở không đau bụng
Đau bụng thì không mở cửa tù
(3) Khi viết về cùm sắt, tôi lấy làm tiếc không có được hình ảnh minh họa. Ngày 20/4/2015, đọc Blog AnhBaSam, thấy hình vẽ trên bài “Về phát biểu của pgs/ts Vũ Quang Hiển”, mạn phép sử dụng hình vẽ ấy ở đây. Cám ơn.
LÊ HẢI LĂNG * CUỘC CHIẾN TÀN
Chuyện người đàn bà khi cuộc chiến tàn
Lê Hải Lăng
Chị Thương dồn ba đưá con vào một góc lều xong.Chị cầm một cái cán cuốc chống cái bạt cho căng.Nước mưa ào ào đổ hoà cùng tiếng gió rừng hú ghê rợn. Chị chống phiá trái thì sập bên phải.Rút cục không chống nổi với mưa gió cái lều tạm dựng bị sụp hoàn toàn.Mấy đưá con áo quần tóc tai ướt đẩm như chuột lột. Một đưá con thứ hai tên cu Tèo lấy tay dụi nước mưa trên trán rồi khóc lóc hỏi mẹ:
-Mẹ ơi ! Tại sao mẹ lại bỏ hết nhà cửa mà tự nhiên tới ở chỗ này ?
Chưa kịp cách nghĩa cho con nghe .Thằng anh của Tèo là cu Tới đang cởi cái áo ra vắt nước cho khô phân trần với em:
-Không phải tại mẹ tự nhiên ra cái khu kinh tế mới này đâu. “Giải phóng” tịch thu nhà mình rồi đuổi đi đó em.Mai mốt lớn một xíu nữa rồi hiểu hoàn cảnh đau buồn của mẹ.
-Thế có phải mấy người mang súng cùng nhóm người mang khăn quàng đỏ vứt bỏ sách vở bàn học cuả em lại một chỗ rồi đốt hết không vậy ?
-Ưà .Tao nhớ không lầm là trước ngày lấy nhà rồi đưa mình lên đây tao thấy lố nhố người lạ mặt cộng mấy ông trên phường với lại đội quân ô hợp lung tung phèng tới giật cướp tống khứ tất cả mẹ con nhà mình nữa đó.
-Mẹ ơi ! Tại sao mẹ lại bỏ hết nhà cửa mà tự nhiên tới ở chỗ này ?
Chưa kịp cách nghĩa cho con nghe .Thằng anh của Tèo là cu Tới đang cởi cái áo ra vắt nước cho khô phân trần với em:
-Không phải tại mẹ tự nhiên ra cái khu kinh tế mới này đâu. “Giải phóng” tịch thu nhà mình rồi đuổi đi đó em.Mai mốt lớn một xíu nữa rồi hiểu hoàn cảnh đau buồn của mẹ.
-Thế có phải mấy người mang súng cùng nhóm người mang khăn quàng đỏ vứt bỏ sách vở bàn học cuả em lại một chỗ rồi đốt hết không vậy ?
-Ưà .Tao nhớ không lầm là trước ngày lấy nhà rồi đưa mình lên đây tao thấy lố nhố người lạ mặt cộng mấy ông trên phường với lại đội quân ô hợp lung tung phèng tới giật cướp tống khứ tất cả mẹ con nhà mình nữa đó.
Hai anh em đang trao đổi chuyện qua rồi mà cơ hồ như còn in đậm mãi trong đầu.Cơn gió rừng tạt mạnh làm thằng cu út tên Cường run cầm cập.Nó mở cái rương đựng áo quần tìm một bộ đồ.Một vài con chuột lù lù chạy ra .Nó hoảng hốt la ơi ới.Chị Thương cũng vưà trở về khi đi tìm một người đàn ông ở dưới chân núi để nhờ dựng lại các cây cột.Thấy chuột mừng quá .Mẹ con chị Thương không ai bảo ai tự động cầm cây chạy đuổi bắt.Chuột lủi mau quá thế là lại được tiếp tục ăn bo bo gạo thúi với rau rừng.
Đêm xuống chậm. Bầu trời biến dần những đám mây đen.Cơn mưa tạm dứt.Người đàn ông giúp dựng lại cái lều xong rồi nhìn chằm chặp vào mặt chị Thương đoạn nói bâng quơ :
-Hết mưa cuối chân trời có ráng mây hồng , đỏ,tím đẹp thật.Cảnh đẹp người đẹp.
Chị Thương không nhịn được cười :
-Cảnh chết chóc thế này mà anh lại mơ mộng quá đổi.
-Tôi cũng muốn mớm một chút khôi hài với chị thôi mà. À mà quên hỏi chị anh đâu rồi ?
Chị Thương bậm môi nghiêm nét mặt nhìn xa xăm rồi trả lời nhát gừng :
-Chồng tôi thấy còn sức lực nên xung phong đi làm thủy lợi đào kinh cũng ở trong tỉnh này thôi.
-Chị có dấu diếm gì tôi không đấy .Phần đông những gia đình đi kinh tế mới ra đây là vợ con bọn “nguỵ quân nguỵ quyền”.Chúng nó được cách mạng khoan hồng cho đi học tập cải tạo cả rồi.
Chị Thương đổi sắc mặt :
-Xin lỗi anh là ai mà chạy theo a dua chửi những người chiến sĩ bảo vệ miền đất tự do dân chủ là “ngụy”.
-Tôi nói cô biết cô lầm rồi.Tôi là cán bộ trong ban cai quản cái khu kinh tế mới này.Bây giờ cô còn mở miệng phản động.
-Tôi tưởng anh là người cùng hoản cảnh bị đày ra chốn này như tôi.Thế thì tôi không dám tiếp chuyện với quan quyền đâu.
Người cán bộ mở lời mật ngọt:
-Thôi mà người đẹp.Cho mình đuà vui một tí xem nào.
-Xin lỗi .Anh đừng có trở giọng sàm sở.Yêu cầu anh có thái độ lịch sự tối thiểu đối với tôi.
-Được rồi ở đó mà hỗn hào.Nhớ mặt nghe sẽ biết tay mà.
Chị Thương biủ môi trương mắt nhìn người cán bộ bước chân đi.
-Hết mưa cuối chân trời có ráng mây hồng , đỏ,tím đẹp thật.Cảnh đẹp người đẹp.
Chị Thương không nhịn được cười :
-Cảnh chết chóc thế này mà anh lại mơ mộng quá đổi.
-Tôi cũng muốn mớm một chút khôi hài với chị thôi mà. À mà quên hỏi chị anh đâu rồi ?
Chị Thương bậm môi nghiêm nét mặt nhìn xa xăm rồi trả lời nhát gừng :
-Chồng tôi thấy còn sức lực nên xung phong đi làm thủy lợi đào kinh cũng ở trong tỉnh này thôi.
-Chị có dấu diếm gì tôi không đấy .Phần đông những gia đình đi kinh tế mới ra đây là vợ con bọn “nguỵ quân nguỵ quyền”.Chúng nó được cách mạng khoan hồng cho đi học tập cải tạo cả rồi.
Chị Thương đổi sắc mặt :
-Xin lỗi anh là ai mà chạy theo a dua chửi những người chiến sĩ bảo vệ miền đất tự do dân chủ là “ngụy”.
-Tôi nói cô biết cô lầm rồi.Tôi là cán bộ trong ban cai quản cái khu kinh tế mới này.Bây giờ cô còn mở miệng phản động.
-Tôi tưởng anh là người cùng hoản cảnh bị đày ra chốn này như tôi.Thế thì tôi không dám tiếp chuyện với quan quyền đâu.
Người cán bộ mở lời mật ngọt:
-Thôi mà người đẹp.Cho mình đuà vui một tí xem nào.
-Xin lỗi .Anh đừng có trở giọng sàm sở.Yêu cầu anh có thái độ lịch sự tối thiểu đối với tôi.
-Được rồi ở đó mà hỗn hào.Nhớ mặt nghe sẽ biết tay mà.
Chị Thương biủ môi trương mắt nhìn người cán bộ bước chân đi.
Cả bốn mẹ con như nằm ngủ dưới trời.Chị Thương nhớ lại từng khúc phim thời buổi hai vợ chồng mới quen nhau tham gia sinh hoạt hướng đạo đi cắm trại tại vùng biển.Hồi đó vui chi lạ.Càng nghĩ chuyện cũ chị thiếp đi lúc nào không hay.
Ngoài kia tiếng gió xào xạc,tiếng côn trùng như khóc than ai oán trong cái đêm tỉnh mịch của rừng sâu.
Ngoài kia tiếng gió xào xạc,tiếng côn trùng như khóc than ai oán trong cái đêm tỉnh mịch của rừng sâu.
XXX
Trong trại tù gọi là cải tạo .Anh Việt chồng chị Thương đếm trên ngón tay đi trình diện học tập 10 ngày mà thắm thoắt bao nhiêu năm cùng tháng tận đi qua vẫn nằm trong rọ củi sắt giữa núi đồi. Cứ mỗi lần tới ngày lễ thì anh nghe phong phanh hy vọng được thả.Hôm nay cả trại được ăn đặc biệt hơn mọi khi.Quản giáo ra lệnh là trong số 10 người chia một thau cơm trắng .Việt nằm trong cái tổ làm phận sự chia cơm.Chia cho 8 người xong đến lượt phần người thứ 9 bị người bạn nào đó vô tình đụng vào làm rớt xuống đất cát.Việt lấy phần cuả mình trao cho bạn đồng thời lấy chổi quét đi để tránh tình trạng người khác tiếc cuả bốc lên ăn vào làm đau bao tử mà chết .Chờ mọi người ăn xong Việt chuồn xuống nhà bếp đi lục lọi cơm cháy mà trước đó Việt biết có một số trại viên nấu bếp thường để dành phơi khô cho những lúc đi lao động thiếu ăn.
Việt giở cái chảo này lên,mở cái nắp soong kia ra tìm được miếng cơm cháy.Hếch lỗ mũi lên vì sung sướng .Quay mặt lui bị một bàn tay ông quản giáo chận trước mặt :
-À ra mầy.Có người báo cáo là mầy đổ cơm tao chưa trị tội mầy phản loạn nội quy.Giờ mầy lại vô nhà bếp định ăn cắp phá hoại gì nữa đây ?
Nói vưà dứt câu.Quản giáo xuống lệnh đánh kẻng cho toàn trại họp để phê bình kiểm thảo.
Năm người mang đòn gánh và cái mền ở ngoài khuôn viên trại nơi cái lều phong vương(bệnh sắp chết đưa vào đây) mới bước vào . Quản giáo quát tháo doạ nạt:
-Tụi bây khiêng chôn có 3 người mà đi cả buổi.Thôi ! khoan đem cất dụng cụ vào kho để đó để chôn cái thằng này nữa.
Tất cả trại viên sững sờ nhìn mặt nhau đoán mò.Thời gian gần đây ngày nào cũng có người chết vì sốt rét,chết vì đói,chết vì bị tra tấn hành hạ,chết vì những cái cùm nhục hình.Ai cũng lo lắng không biết lúc nào tới lượt mình.Chết ở chiến trường là chuyện chiến tranh . Còn chết sau cơn binh lửa đã tàn nơi cái nhà tù nhìn qua về máu đỏ da vàng một mẹ Việt Nam tức tưởi nhục nhả lắm.Cho nên mọi tù nhân cố lê lết nở nụ cười trước lưỡi hái tử thần để còn mong sum họp với gia đình.
Khi người trại viên cuối cùng lùa đàn heo ngoài vòng đai vào trại.Cũng là lúc trưởng trại tù lên tiếng :
-Hôm nay ta đã bắt gặp thằng bác sĩ quân y hèn hạ.Thằng sĩ quan “ngụy” vô nhà bếp ăn cắp.An ninh đem nó ra đây trình diện .
Việt bị trói hai tay ra phiá sau.Việt đứng như bức tượng sống.Một gã bộ đội sấn tới đạp một cái vào hông rồi chế riễu :
-Tất cả chúng mầy thấy chưa.Cách mạng ta không có những hạng người này.Mầy có ý kiến gì tao cho mầy khai.
Việt khoan thai trả lời :
-Ngày nào các ông cũng bắt chúng tôi khai báo lý lịch.Các ông nói ai khai đúng làm tốt thì cho về sớm.Chúng tôi có người giữ đàn bò,có người giữ đàn heo,cho các ông làm thịt ăn riêng .Chúng tôi vào rừng lao động khổ sai chín chết một sống.Chúng tôi bệnh không có thuốc.Chúng tôi chết bạn bè không có ai dám khóc.Chúng tôi là người mà các ông xem như là súc vật.Chúng tôi là người Việt Nam mà các ông cứ chụp mũ phản động như là người nước ngoài xâm chiếm .Chuyện tôi nhường phần cơm cho bạn để rồi chính tôi phải ăn một miếng cơm cháy để sống có gì là tội.Một bác sĩ hành nghề là để cứu mạng sống con người các ông còn đày vào đây cho chết.Các ông vì lợi ích xã hội ở chỗ nào mà trả thủ đành đoạn nhứ thế này đã chứ ! Bao nhiêu kỹ sư,chuyên viên, giáo sư về khoa học kỹ thuật ,giáo dục các ông tống vào đây cho làm rẩy,phá rừng,giữ chó giữ gà để vợ con người ta không nơi nương tựa thế nào gọi là đạo đức.
-Câm mồm đi . Đồ quân ác ôn.An ninh đâu đem thằng này đi cùm cho đến chết .
Trong trại tù gọi là cải tạo .Anh Việt chồng chị Thương đếm trên ngón tay đi trình diện học tập 10 ngày mà thắm thoắt bao nhiêu năm cùng tháng tận đi qua vẫn nằm trong rọ củi sắt giữa núi đồi. Cứ mỗi lần tới ngày lễ thì anh nghe phong phanh hy vọng được thả.Hôm nay cả trại được ăn đặc biệt hơn mọi khi.Quản giáo ra lệnh là trong số 10 người chia một thau cơm trắng .Việt nằm trong cái tổ làm phận sự chia cơm.Chia cho 8 người xong đến lượt phần người thứ 9 bị người bạn nào đó vô tình đụng vào làm rớt xuống đất cát.Việt lấy phần cuả mình trao cho bạn đồng thời lấy chổi quét đi để tránh tình trạng người khác tiếc cuả bốc lên ăn vào làm đau bao tử mà chết .Chờ mọi người ăn xong Việt chuồn xuống nhà bếp đi lục lọi cơm cháy mà trước đó Việt biết có một số trại viên nấu bếp thường để dành phơi khô cho những lúc đi lao động thiếu ăn.
Việt giở cái chảo này lên,mở cái nắp soong kia ra tìm được miếng cơm cháy.Hếch lỗ mũi lên vì sung sướng .Quay mặt lui bị một bàn tay ông quản giáo chận trước mặt :
-À ra mầy.Có người báo cáo là mầy đổ cơm tao chưa trị tội mầy phản loạn nội quy.Giờ mầy lại vô nhà bếp định ăn cắp phá hoại gì nữa đây ?
Nói vưà dứt câu.Quản giáo xuống lệnh đánh kẻng cho toàn trại họp để phê bình kiểm thảo.
Năm người mang đòn gánh và cái mền ở ngoài khuôn viên trại nơi cái lều phong vương(bệnh sắp chết đưa vào đây) mới bước vào . Quản giáo quát tháo doạ nạt:
-Tụi bây khiêng chôn có 3 người mà đi cả buổi.Thôi ! khoan đem cất dụng cụ vào kho để đó để chôn cái thằng này nữa.
Tất cả trại viên sững sờ nhìn mặt nhau đoán mò.Thời gian gần đây ngày nào cũng có người chết vì sốt rét,chết vì đói,chết vì bị tra tấn hành hạ,chết vì những cái cùm nhục hình.Ai cũng lo lắng không biết lúc nào tới lượt mình.Chết ở chiến trường là chuyện chiến tranh . Còn chết sau cơn binh lửa đã tàn nơi cái nhà tù nhìn qua về máu đỏ da vàng một mẹ Việt Nam tức tưởi nhục nhả lắm.Cho nên mọi tù nhân cố lê lết nở nụ cười trước lưỡi hái tử thần để còn mong sum họp với gia đình.
Khi người trại viên cuối cùng lùa đàn heo ngoài vòng đai vào trại.Cũng là lúc trưởng trại tù lên tiếng :
-Hôm nay ta đã bắt gặp thằng bác sĩ quân y hèn hạ.Thằng sĩ quan “ngụy” vô nhà bếp ăn cắp.An ninh đem nó ra đây trình diện .
Việt bị trói hai tay ra phiá sau.Việt đứng như bức tượng sống.Một gã bộ đội sấn tới đạp một cái vào hông rồi chế riễu :
-Tất cả chúng mầy thấy chưa.Cách mạng ta không có những hạng người này.Mầy có ý kiến gì tao cho mầy khai.
Việt khoan thai trả lời :
-Ngày nào các ông cũng bắt chúng tôi khai báo lý lịch.Các ông nói ai khai đúng làm tốt thì cho về sớm.Chúng tôi có người giữ đàn bò,có người giữ đàn heo,cho các ông làm thịt ăn riêng .Chúng tôi vào rừng lao động khổ sai chín chết một sống.Chúng tôi bệnh không có thuốc.Chúng tôi chết bạn bè không có ai dám khóc.Chúng tôi là người mà các ông xem như là súc vật.Chúng tôi là người Việt Nam mà các ông cứ chụp mũ phản động như là người nước ngoài xâm chiếm .Chuyện tôi nhường phần cơm cho bạn để rồi chính tôi phải ăn một miếng cơm cháy để sống có gì là tội.Một bác sĩ hành nghề là để cứu mạng sống con người các ông còn đày vào đây cho chết.Các ông vì lợi ích xã hội ở chỗ nào mà trả thủ đành đoạn nhứ thế này đã chứ ! Bao nhiêu kỹ sư,chuyên viên, giáo sư về khoa học kỹ thuật ,giáo dục các ông tống vào đây cho làm rẩy,phá rừng,giữ chó giữ gà để vợ con người ta không nơi nương tựa thế nào gọi là đạo đức.
-Câm mồm đi . Đồ quân ác ôn.An ninh đâu đem thằng này đi cùm cho đến chết .
XXX
Nơi cái khu kinh tế mới giết người không gươm dao cũng chẳng khác gì trại tù giam cho kiệt sức mà chết.Phần thì đói không có ăn.Phần thì đi phá rừng chỉ thấy cây cối trồng trên cát sạn.Phần thì bệnh không có thuốc uống.Các con đưá thì bị phù thủng, đưá bị ghẻ lở từ mặt tới chân, đưá thì mỗi lần iả là cả chùm sán lãi theo ra.Chị Thương thì đêm hôm phập phùng lo sợ không biết cái băng trong ban quản trị bất lương hành hạ người già đàn bà con nít lao động trong hoàn cảnh nghiệt ngã rồi bệnh mà chết như nhiều người bà con ở đây đã bị.Người dân quá khổ thành thử không ai có đủ trí lực để quan tâm kẻ khác cùng hoạn nạn.Cán bộ thì ngang tàng phách lối coi nhẹ đời sống dân bị đày lên đây .Chị Thương nhớ rõ mồn một mãi cái cảnh một người bị rắn cắn cả một đội lao động cuốc đá bó tay.Cán bộ có thuốc trừ rắn cắn cũng không cho viện cớ là để dành quan chức .May thay có cô con gái nào đó biết cách chửa mẹo.Cô ta thọc tay vào chỗ kín rồi phết lên nơi phần rắn cắn cho kẻ bị nạn.Thế là nọc độc bị rút đi mà khỏi chết.
Nơi cái khu kinh tế mới giết người không gươm dao cũng chẳng khác gì trại tù giam cho kiệt sức mà chết.Phần thì đói không có ăn.Phần thì đi phá rừng chỉ thấy cây cối trồng trên cát sạn.Phần thì bệnh không có thuốc uống.Các con đưá thì bị phù thủng, đưá bị ghẻ lở từ mặt tới chân, đưá thì mỗi lần iả là cả chùm sán lãi theo ra.Chị Thương thì đêm hôm phập phùng lo sợ không biết cái băng trong ban quản trị bất lương hành hạ người già đàn bà con nít lao động trong hoàn cảnh nghiệt ngã rồi bệnh mà chết như nhiều người bà con ở đây đã bị.Người dân quá khổ thành thử không ai có đủ trí lực để quan tâm kẻ khác cùng hoạn nạn.Cán bộ thì ngang tàng phách lối coi nhẹ đời sống dân bị đày lên đây .Chị Thương nhớ rõ mồn một mãi cái cảnh một người bị rắn cắn cả một đội lao động cuốc đá bó tay.Cán bộ có thuốc trừ rắn cắn cũng không cho viện cớ là để dành quan chức .May thay có cô con gái nào đó biết cách chửa mẹo.Cô ta thọc tay vào chỗ kín rồi phết lên nơi phần rắn cắn cho kẻ bị nạn.Thế là nọc độc bị rút đi mà khỏi chết.
Thấy con cái càng ngày càng đói ăn không chịu nỗi bởi chúng nó quen sống cảnh sung túc. Chị Thương cùng nhiều người đồng cảnh ngộ vạch ra con đường thoát chạy khu ma vương ôn dịch này.
Thế rồi trốn về được phố đi tìm nhà người bạn học cũ xin tá túc.Việc đầu tiên là chị Thương nghĩ tới thôn quê miền Trung nơi mà ông bà nội sáp nhỏ sống ở đó. Có thể về ngoài ấy mà cũng có thể vá víu sống tạm bợ trong cái hẽm này đến đâu hay đó.Mấy đưá con chạy lăng xăng như kẻ lạc loài trong phố cũ.Thằng con lớn nhớ da diết bạn bè cô giáo mà không biết làm sao mà được trở lại lớp.Thằng con thứ hai thèm cầm quyển vở và cái vụ làm trò chơi.Chúng nó mất hết cả rồi.Thằng con út thấy mẹ ngồi rũ rượi bắt chí trên đầu.Nó buột miệng :
-Mẹ ơi ! Mẹ nói ba đi làm xa sao không gởi tiền về cho mẹ mua gạo muối cho chúng con ăn hở mẹ ?Con nhớ ba con nhớ nhà.Mà mẹ đưa con về lại nhà đi.
Chị Thương nghĩ tới căn nhà tạo dựng bằng mồ hôi nước mắt khi không bị người thắng cuộc nhân danh cách mạng “giải phóng” mà mượn dài hạn đi rồi.Bàn cờ ra nông nỗi thế này cũng tại mình đời bắt làm kẻ thua cuộc.Chị giấu hết nước mắt tang thương trong lòng rồi vuốt tóc con vỗ về :
-Ba con đi làm lâu ngày mới có nhiều tiền đó con.Hôm nào mẹ con mình tha hồ mà ăn uống no đủ .
Chị Thương kêu hai đứa cu Tèo,cu Tới cùng ngồi bệt xuống đất nghe lời dặn dò :
-Con cu Tới lảnh phận sự lên ga tàu bán báo.Thằng cu Tèo lo chuyện theo mẹ đi lượm đồ ve chai phế thải.
Thằng cu Tèo méo miệng :
-Con không chịu đâu.Con thấy đường phố xe díp(Jeep) như ba chạy đón con đi học về hồi nào.Sao mẹ không cho con vô trường lại.Khi ở trên rừng chưa về đây mẹ hứa với con rồi mà.
Thằng cu Tới chen vào :
-Thôi em muốn đi học thì theo anh đi bán báo .Báo in đầy rừng chữ Xã hội chủ nghĩa tha hồ mà ngồi đầu đường xó chợ đọc với học.
Chị Thương mớm lời dạy con :
– Nghề nào cũng được miển là đừng làm nghề ăn cướp cả ngày lẫn đêm như bọn người lớn nhan nhản hàng ngày trước mặt.
Thế rồi trốn về được phố đi tìm nhà người bạn học cũ xin tá túc.Việc đầu tiên là chị Thương nghĩ tới thôn quê miền Trung nơi mà ông bà nội sáp nhỏ sống ở đó. Có thể về ngoài ấy mà cũng có thể vá víu sống tạm bợ trong cái hẽm này đến đâu hay đó.Mấy đưá con chạy lăng xăng như kẻ lạc loài trong phố cũ.Thằng con lớn nhớ da diết bạn bè cô giáo mà không biết làm sao mà được trở lại lớp.Thằng con thứ hai thèm cầm quyển vở và cái vụ làm trò chơi.Chúng nó mất hết cả rồi.Thằng con út thấy mẹ ngồi rũ rượi bắt chí trên đầu.Nó buột miệng :
-Mẹ ơi ! Mẹ nói ba đi làm xa sao không gởi tiền về cho mẹ mua gạo muối cho chúng con ăn hở mẹ ?Con nhớ ba con nhớ nhà.Mà mẹ đưa con về lại nhà đi.
Chị Thương nghĩ tới căn nhà tạo dựng bằng mồ hôi nước mắt khi không bị người thắng cuộc nhân danh cách mạng “giải phóng” mà mượn dài hạn đi rồi.Bàn cờ ra nông nỗi thế này cũng tại mình đời bắt làm kẻ thua cuộc.Chị giấu hết nước mắt tang thương trong lòng rồi vuốt tóc con vỗ về :
-Ba con đi làm lâu ngày mới có nhiều tiền đó con.Hôm nào mẹ con mình tha hồ mà ăn uống no đủ .
Chị Thương kêu hai đứa cu Tèo,cu Tới cùng ngồi bệt xuống đất nghe lời dặn dò :
-Con cu Tới lảnh phận sự lên ga tàu bán báo.Thằng cu Tèo lo chuyện theo mẹ đi lượm đồ ve chai phế thải.
Thằng cu Tèo méo miệng :
-Con không chịu đâu.Con thấy đường phố xe díp(Jeep) như ba chạy đón con đi học về hồi nào.Sao mẹ không cho con vô trường lại.Khi ở trên rừng chưa về đây mẹ hứa với con rồi mà.
Thằng cu Tới chen vào :
-Thôi em muốn đi học thì theo anh đi bán báo .Báo in đầy rừng chữ Xã hội chủ nghĩa tha hồ mà ngồi đầu đường xó chợ đọc với học.
Chị Thương mớm lời dạy con :
– Nghề nào cũng được miển là đừng làm nghề ăn cướp cả ngày lẫn đêm như bọn người lớn nhan nhản hàng ngày trước mặt.
XXX
Bữa nay bán báo không được bao nhiêu.Thằng cu Tới quay qua bạn cùng nghề tên Hiền :
-Mầy than van cái con khỉ gì.Bán không được thì cha mẹ mầy lo bao che cả gia đình.Mầy có lần nói với tao là con nhà cách mạng mà.
-Thật ra ba tớ là cách mạng 30 mà thôi.
-Hèn chi ăn sau đẻ muộn bỏ công đi phất cờ để cho đồng đài đạp nồi niêu soong chảo nó chở hết trương mắt ra ngó.
-Còn mầy là con cách mạng tháng mấy mà cũng đi bán báo như tớ.
-Tao đấy à.Tao con ông 3 mai bị lột sạch kể cả bản thân vợ con .Người lớn trả thù tận cùng bằng số tao mới gặp mầy chốn này.
-Tớ biết ra rồi nhà nước muốn trai trẻ miền Nam như tụi mình tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên XHCN để xuống ngang hàng với miền Bắc.
-Thôi đừng nói chuyện heo,lợn , đậu phụng,lạc rang nữa.Tao hỏi kinh nghiệm cuả mầy về bán báo trên tàu lửa để tao học hỏi thêm.
Như gãi trúng chỗ ngưá.Hiền đằng hắng một cái rồi lên mặt dạy đời :
-Nhờ ngày 30 mà tớ bỏ học .Bây giờ mới thực sự làm thầy cho đồng bọn như mầy.Hãy nghe tớ vung chiêu mời khách trên tàu lửa đây nè:
-Ông ơi ông mua cho tôi tờ báo .Mua mở hàng đi .Báo quốc doanh viết ra bán chớ không có tặng. Ông mua để biết hôm qua mơ gặp người trong mộng. Ông mua để thằng tuổi trẻ bị đuổi học được có việc làm để sống. Ông thương cho kẻ ngã ngựa sa cơ thất thế có chén cơm độ nhật.
Thằng cu Tới cắt ngang:
-Mầy đọc sớ Táo quân trình thiên đường như thế này người ta không mua thì làm sao ?
-Mầy cứ cầm tờ báo đi lui đi tới phất qua phất về trước mặt chọc người ta ghét rồi bỏ tiền ra mua cho mầy trốn khuất mắt đó mà.
-Ừ mầy nói có lý đó nghe.Khi nào tao có nghề gì mới tao dạy lại mầy chịu không ?
-Gì cũng được nhưng đừng dạy nghề giết người anh em như nhổ cỏ không dùng gươm dao.
-Thế thì vào nghề còn đảng còn mình.
-Mầy phải chờ 10 đời lý lịch mới mặc được cái áo xanh áo vàng khủng bố dân lành chớ không phải dể đâu nhá !
-Tai vách mặt rừng coi chừng bắt vô nhà đá đếm lịch đấy .Thôi tao về nhà ăn cơm kẻo sáng giờ cồn cào ruột non ruột già ra đây.
Bữa nay bán báo không được bao nhiêu.Thằng cu Tới quay qua bạn cùng nghề tên Hiền :
-Mầy than van cái con khỉ gì.Bán không được thì cha mẹ mầy lo bao che cả gia đình.Mầy có lần nói với tao là con nhà cách mạng mà.
-Thật ra ba tớ là cách mạng 30 mà thôi.
-Hèn chi ăn sau đẻ muộn bỏ công đi phất cờ để cho đồng đài đạp nồi niêu soong chảo nó chở hết trương mắt ra ngó.
-Còn mầy là con cách mạng tháng mấy mà cũng đi bán báo như tớ.
-Tao đấy à.Tao con ông 3 mai bị lột sạch kể cả bản thân vợ con .Người lớn trả thù tận cùng bằng số tao mới gặp mầy chốn này.
-Tớ biết ra rồi nhà nước muốn trai trẻ miền Nam như tụi mình tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên XHCN để xuống ngang hàng với miền Bắc.
-Thôi đừng nói chuyện heo,lợn , đậu phụng,lạc rang nữa.Tao hỏi kinh nghiệm cuả mầy về bán báo trên tàu lửa để tao học hỏi thêm.
Như gãi trúng chỗ ngưá.Hiền đằng hắng một cái rồi lên mặt dạy đời :
-Nhờ ngày 30 mà tớ bỏ học .Bây giờ mới thực sự làm thầy cho đồng bọn như mầy.Hãy nghe tớ vung chiêu mời khách trên tàu lửa đây nè:
-Ông ơi ông mua cho tôi tờ báo .Mua mở hàng đi .Báo quốc doanh viết ra bán chớ không có tặng. Ông mua để biết hôm qua mơ gặp người trong mộng. Ông mua để thằng tuổi trẻ bị đuổi học được có việc làm để sống. Ông thương cho kẻ ngã ngựa sa cơ thất thế có chén cơm độ nhật.
Thằng cu Tới cắt ngang:
-Mầy đọc sớ Táo quân trình thiên đường như thế này người ta không mua thì làm sao ?
-Mầy cứ cầm tờ báo đi lui đi tới phất qua phất về trước mặt chọc người ta ghét rồi bỏ tiền ra mua cho mầy trốn khuất mắt đó mà.
-Ừ mầy nói có lý đó nghe.Khi nào tao có nghề gì mới tao dạy lại mầy chịu không ?
-Gì cũng được nhưng đừng dạy nghề giết người anh em như nhổ cỏ không dùng gươm dao.
-Thế thì vào nghề còn đảng còn mình.
-Mầy phải chờ 10 đời lý lịch mới mặc được cái áo xanh áo vàng khủng bố dân lành chớ không phải dể đâu nhá !
-Tai vách mặt rừng coi chừng bắt vô nhà đá đếm lịch đấy .Thôi tao về nhà ăn cơm kẻo sáng giờ cồn cào ruột non ruột già ra đây.
XXX
Một tháng trôi qua bốn mẹ con tảo tần bưã đói bữa no cũng nhờ người bạn học Gia Long chia cho chỗ ăn chỗ ngủ .Một lần chị Thương đếm những đồng bạc chắt chiu rồi chạnh nghĩ tới phụ trả điện nước .Chị nói với chị Hạnh chủ nhà :
-Bạn tốt với mình quá trong hoàn cảnh ngặt nghèo.Bạn cho mình phụ chút về chuyện ăn ở.
-Bạn đề cập tới mình mới nói ra đây.Mình bị cái ông tổ trưởng dân phố,mấy tên bạn dân khu vực kêu lên gọi xuống đòi khai báo người lạ trong nhà .Mình sai đưá em ra trà nước cho họ không biết để yên tới lúc nào.Vả lại bạn thường về khuya nên mình cũng nói xạo với họ là mình chưá chấp người ăn mày ngủ qua đêm mà thôi.Xin lỗi bạn vì chỉ có cái xã hội trả thù trả oán thế này mình mới nói xấu bạn thân sau lưng để chúng mình sống còn.
-Mình nhớ mãi tinh thần giáo dục nhân bản từ học đường Gia Long .Mà xã hội đạo đức là đúng rồi từ lớp năm lớp tư(lớp 1,2) đã học môn Đức dục và Công dân giáo dục chứ có ai dạy tuổi ô mai hận thù chém giết nhau đâu.
Hai người đang ngồi trước nhà nói chuyện.Chị Hạnh thấy một người lối xóm lượn qua lượn lại phiá trước.Hạnh đoán biết đây là loại người theo dõi sinh hoạt trong nhà chị.Chị ra hiệu cho chị Thương lẻn vào nhà.Rồi chị mở miệng chửi đổng:
-Đồ cái quân khốn kiếp.Phường vô lại ăn không ngồi rồi đi chỉ điểm hại phường hại khóm.
Chửi xong chị Hạnh vô nhà .
Tên công an khu vực cũng vưà tới đúng lúc.Hắn gõ cưả xét nhà.Thấy chị Hạnh hắn hỏi:
-Bà đưa hộ khẩu tôi xem.
-Anh vô ra cái hẽm này bao nhiêu lần anh biết nhà tôi quá mà.
-Tổ dân phố báo cáo nhà bà có người lạ tới ở mà không khai trình.
-Bạn học của tôi dân cùng thành phố cả mà.
-Thế thì tôi mời bà bạn kia cho xem giấy tờ.
Chị Thương mở cái giỏ đan bằng lá dưá rồi cầm tờ giấy CMND chià ra.
Tên CA nhìn xong đoạn hạch hỏi:
-Tại sao bà không ở cái điạ chỉ này mà tới đây dự định hoạt động gì ?
-Nhà tôi bị giặc cướp rồi.
-Rõ ràng giặc Mỹ nó ác độc dã man hơn cả quỹ quái.
-Không.Mỹ tới đây mang súng đạn cùng chúng tôi bảo vệ phần đất tự do.Khi họ về mang theo hai bàn tay trắng.Họ không chiếm lấy một thước đất nói chi tới làng mạc phố xá biển đảo.Nhà tôi bị “giải phóng” mượn dài hạn xài chơi.
Tên CA đấm tay vào tường giận dữ:
-Nhất định bà là CIA cài lại.Bà theo tôi về đồn để điều tra ra ngọn ra ngành.
Một tháng trôi qua bốn mẹ con tảo tần bưã đói bữa no cũng nhờ người bạn học Gia Long chia cho chỗ ăn chỗ ngủ .Một lần chị Thương đếm những đồng bạc chắt chiu rồi chạnh nghĩ tới phụ trả điện nước .Chị nói với chị Hạnh chủ nhà :
-Bạn tốt với mình quá trong hoàn cảnh ngặt nghèo.Bạn cho mình phụ chút về chuyện ăn ở.
-Bạn đề cập tới mình mới nói ra đây.Mình bị cái ông tổ trưởng dân phố,mấy tên bạn dân khu vực kêu lên gọi xuống đòi khai báo người lạ trong nhà .Mình sai đưá em ra trà nước cho họ không biết để yên tới lúc nào.Vả lại bạn thường về khuya nên mình cũng nói xạo với họ là mình chưá chấp người ăn mày ngủ qua đêm mà thôi.Xin lỗi bạn vì chỉ có cái xã hội trả thù trả oán thế này mình mới nói xấu bạn thân sau lưng để chúng mình sống còn.
-Mình nhớ mãi tinh thần giáo dục nhân bản từ học đường Gia Long .Mà xã hội đạo đức là đúng rồi từ lớp năm lớp tư(lớp 1,2) đã học môn Đức dục và Công dân giáo dục chứ có ai dạy tuổi ô mai hận thù chém giết nhau đâu.
Hai người đang ngồi trước nhà nói chuyện.Chị Hạnh thấy một người lối xóm lượn qua lượn lại phiá trước.Hạnh đoán biết đây là loại người theo dõi sinh hoạt trong nhà chị.Chị ra hiệu cho chị Thương lẻn vào nhà.Rồi chị mở miệng chửi đổng:
-Đồ cái quân khốn kiếp.Phường vô lại ăn không ngồi rồi đi chỉ điểm hại phường hại khóm.
Chửi xong chị Hạnh vô nhà .
Tên công an khu vực cũng vưà tới đúng lúc.Hắn gõ cưả xét nhà.Thấy chị Hạnh hắn hỏi:
-Bà đưa hộ khẩu tôi xem.
-Anh vô ra cái hẽm này bao nhiêu lần anh biết nhà tôi quá mà.
-Tổ dân phố báo cáo nhà bà có người lạ tới ở mà không khai trình.
-Bạn học của tôi dân cùng thành phố cả mà.
-Thế thì tôi mời bà bạn kia cho xem giấy tờ.
Chị Thương mở cái giỏ đan bằng lá dưá rồi cầm tờ giấy CMND chià ra.
Tên CA nhìn xong đoạn hạch hỏi:
-Tại sao bà không ở cái điạ chỉ này mà tới đây dự định hoạt động gì ?
-Nhà tôi bị giặc cướp rồi.
-Rõ ràng giặc Mỹ nó ác độc dã man hơn cả quỹ quái.
-Không.Mỹ tới đây mang súng đạn cùng chúng tôi bảo vệ phần đất tự do.Khi họ về mang theo hai bàn tay trắng.Họ không chiếm lấy một thước đất nói chi tới làng mạc phố xá biển đảo.Nhà tôi bị “giải phóng” mượn dài hạn xài chơi.
Tên CA đấm tay vào tường giận dữ:
-Nhất định bà là CIA cài lại.Bà theo tôi về đồn để điều tra ra ngọn ra ngành.
Hai ngày sau chị Hạnh nhận giấy lên bệnh viện nhận xác bạn.Theo hồ sơ bệnh lý công an nói là bị đau nặng trước khi đưa đi cấp cứu.Khi những đưá con tới ôm xác mẹ. Đưá nhỏ nhất mang tên Cường rờ tay vào vú .Từng cục sưng đọng máu còn hiện lằn roi. Đưá con lớn tên Tới rờ tay lên đầu.Từng lỗ hổng lạ lắm trong chân tóc. Đưá con thứ nhì tên Tèo cuả chị Thương ôm chầm lên thân thể mẹ van lơn:
– Mẹ ơi ! bao giờ ba về nuôi nấng các con…
Ba anh em nhìn xác mẹ rồi nhìn thân phận mình nước mắt tuôn trào theo nhau đầm đià xuống áo.
Trời về khuya .Bên kia con phố nóc nhà ai trăng thanh bình rọi xuống trên đống gạch hoang vu.
Lê Hải Lăng
– Mẹ ơi ! bao giờ ba về nuôi nấng các con…
Ba anh em nhìn xác mẹ rồi nhìn thân phận mình nước mắt tuôn trào theo nhau đầm đià xuống áo.
Trời về khuya .Bên kia con phố nóc nhà ai trăng thanh bình rọi xuống trên đống gạch hoang vu.
Lê Hải Lăng
SAIGON 30-4- VOI SÁU CHÂN
Tổ chức diễu binh ngày 30/4
- 13 tháng 4 2015
Việt Nam sẽ tổ chức diễu binh với các khí tài hiện đại ở lễ kỷ niệm 40 năm ngày 30/4/1975, đánh dấu cuộc chiến Việt Nam kết thúc.
Cuộc diễu binh, diễu hành của 6.000 người sẽ diễn ra tại trục đường Lê Duẩn, TP. HCM.Thông tin được loan báo trong cuộc họp báo quốc tế diễn ra hôm 13/4.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết hiện có 19 phóng viên nước ngoài đăng ký đưa tin về sự kiện này.
Lễ kỷ niệm sẽ bắt đầu từ ngày 29/4 với lễ dâng hương ở Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Hà Nội, và ở nghĩa trang liệt sỹ TP. HCM và đền tưởng niệm Bến Dược, huyện Củ Chi.
Lễ mit tinh, diễu binh và diễu hành của 6.000 người diễn ra sáng ngày 30/4 tại TP. HCM.
Trung tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị, được dẫn lời: “Riêng phần diễu binh gồm có 38 khối, mỗi khối gồm 100 người thuộc các lực lượng vũ trang với các khí tài hiện đại.”
Ăn mừng 30/4, CS 'diễu binh' bằng quái vật voi 6 chân
Bạn đọc Danlambao - CSVN đang ráo riết tập dượt, chuẩn bị cho buổi lễ ăn mừng 40 năm ngày cưỡng chiếm miền Nam. Dự kiến, một buổi lễ diễu binh quy mô sẽ diễn ra vào ngày 30/4/2015 tại Sài Gòn, trong đó có hoạt cảnh Hai Bà Trưng cưỡi voi qua lễ đài.
Để tái hiện cảnh cưỡi voi của Hai Bà, ban tổ chức đã dùng một con voi vuông, làm bằng giấy và có... 6 chân (2 chân người và 4 bánh xe). Việc làm cẩu thả và lố bịch này nhanh chóng bị biến thành trò cười trên các mạng xã hội.
Ngay sau đó, một số hình ảnh về buổi lễ Hai Bà Trưng cưỡi voi thật dưới thời Việt Nam Cộng Hòa đã được mang ra để so sánh với hình ảnh voi giấy 6 chân của chế độ cộng sản.
Quái vật voi 6 chân dưới chế độ cộng sản |
Buổi lễ Hai Bà Trưng cưỡi voi thật dưới thời VNCH |
Video buổi lễ tập dượt với hình ảnh quái vật voi biết lăn khiến nhiều người phải ôm bụng cười bò. Một cảnh tượng nhố nhăng chỉ có thể xảy ra dưới chế độ cộng sản.
Bạn đọc Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
Bạn đọc Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
ĐẠI HỘI RUỒI NHẶNG
CS khai mạc mật nghị trung ương 11, bàn vấn đề nhân sự ‘cực kỳ hệ trọng’
CTV Danlambao - Sáng ngày 4/5/2015, hội nghị lần thứ 11 ban chấp hành trung ương của đảng cộng sản đã được khai mạc tại Hà Nội.
Trong 4 ngày làm việc, 200 nhân vật quyền lực trong đảng sẽ họp bàn những vấn đề cơ mật về sắp xếp và chia chác nhân sự, chuẩn bị cho đại hội đảng lần thứ 12 sắp tới vào năm 2016.
Trong diễn văn khai mạc, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh công tác nhân sự là một ‘nhiệm vụ cực kỳ hệ trọng’ và được dày công chuẩn bị theo quy trình chặt chẽ.
Hội nghị lần này có tính quyết định đối với các vị trí lọt vào bộ chính trị khoá tới, thời điểm mà một nửa số uỷ viên hiện nay sẽ phải về hưu do quá tuổi.
Người đứng đầu đảng CSVN cũng kêu gọi đề ra tiêu chuẩn lựa chọn nhân sự cho cơ quan quyền lực tối cao của đảng cộng sản khoá tới.
Theo đó, ông Trọng yêu cầu các ứng cử viên phải kiên định với chủ nghĩa xã hội, ‘tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh’.
Đặc biệt, các uỷ viên bộ chính trị và ban chấp hành trung ương khoá tới phải hội đủ tiêu chuẩn ‘không tham nhũng, cơ hội, tham vọng quyền lực’.
Dự kiến, số lượng uỷ viên ban chấp hành trung ương đảng từ 200 người hiện nay sẽ tăng vọt lên con số 290 người vào khoá tới. Đây cũng là kết quả trận 'thắng đậm' của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị trước đó.
Phát biểu trước lần thêm ghế lớn nhất trong lịch sử đảng CSVN, TBT Nguyễn Phú Trọng khẳng định việc xây dựng ban chấp hành trung ương là một công việc liên quan đến ‘vận mệnh của đảng’.
Cũng trong hội nghị 11 lần này, các uỷ viên trung ương đảng sẽ họp bàn và đưa ra quyết định về việc xây dựng sân bay Long Thành – một dự án đang gây nhiều tranh cãi do mức độ hoang phí khủng khiếp.
Cũng như nhiều lần trước, thông tin về diễn biến các cuộc họp sẽ được đảng cộng sản giữ bí mật. Theo một số lời đồn đoán, 3 ứng cử viên sẽ thay thế chức vụ TBT của ông Trọng khóa tới sẽ là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị và bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh.
Dự kiến, mật nghị trung ương CS sẽ kết thúc vào ngày 7/5/2015 sắp tới. Sau đó, TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ chuẩn bị có chuyến công du đầu tiên đến Hoa Kỳ.
4/5/2015
CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
4/5/2015
CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
VŨ ĐÔNG HÀ * NGUYỄN TẤN DŨNG
Hội nghị Trung ương 11 và thông điệp chửi Mỹ vái Tàu của Nguyễn Tấn Dũng
Vũ Đông Hà (Danlambao) - Hội nghị TƯ 11 được khai mạc vào ngày 4/5/2015 để các quan lớn cộng sản đóng cửa, tính toán, đấu đá, tranh giành nhau những chiếc ghế lãnh đạo nhằm tiếp tục cai trị và làm giàu trên mồ hôi, xương máu của hơn 90 triệu người dân Việt Nam. Trong thực tế, cuộc đua tranh giành quyền lực đã được khởi hành trước đó và hướng nhắm đến để đạt được mục tiêu là: kẻ nào bày tỏ thái độ thần phục thiên triều Bắc Kinh nhiều nhất, kẻ đó sẽ thắng. Hiện nay, dẫn đầu cuộc chạy đua thần phục này là Nguyễn Tấn Dũng.
Sau khi Nguyễn Tấn Dũng thắng thế trong Hội nghị TƯ 10, ngày 25.01.2015, Trung Nam Hải qua tờ Hoàn Cầu Thời Báo đã gián tiếp đặt Nguyễn Tấn Dũng ngồi vào ghế Tổng Bí Thư. Mặc dù về "diện", nội dung của tờ báo chỉ trích Nguyễn Tấn Dũng là "đại diện phe thân Mỹ" nhưng về "điểm" thì đây là một tín hiệu được gửi đến từ Bắc Kinh "đại hội 12 là cơ hội duy nhất để Nguyễn Tấn Dũng trở thành TBT" và cũng là một cảnh báo "muốn vậy thì phải xa Mỹ gần Tàu".
Điều cảnh báo của Bắc Kinh đã được Nguyễn Tấn Dũng cấp tốc ghi nhận bằng chuyến tham quan vội vã đến Nhân Cơ, nóc nhà chiến lược Tây Nguyên mà Tàu cộng đang ngự trị ngay sau khi vừa củng cố xong quyền lực. Tại đây, vào ngày 09.02.2015, Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố: "bùn đỏ vẫn an toàn". Những phát biểu của Nguyễn Tấn Dũng mang nội dung về an toàn môi trường nhưng thực chất là một thông điệp gián tiếp gửi đến quan thầy Bắc Kinh về mặt chính trị để khẳng định sự thần phục và thái độ "gần Tàu".
Phải chờ đến ngày 30/4 Nguyễn Tấn Dũng mới có được cơ hội để gửi thông điệp "xa Mỹ" đến Bắc Kinh. Trong bối cảnh kỷ niệm 40 năm ngày cộng sản thôn tính VNCH, Nguyễn Tấn Dũng đã ngoan ngoãn đáp trả yêu cầu "xa Mỹ gần Tàu" của quan thầy Bắc Kinh với bài diễn văn chửi Mỹ, cám ơn Tàu Cộng được truyền hình trực tiếp trên cả nước vào ngày 30/04/2015:
"Đế quốc Mỹ đã ngang nhiên áp đặt chế độ thực dân kiểu mới, biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự của Mỹ, đàn áp tàn bạo Cách mạng miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại khốc liệt ở miền Bắc. Chúng đã gây ra biết bao tội ác dã man, biết bao đau thương, mất mát đối với đồng bào ta, đất nước ta"
"Tại buổi lễ trọng thể này, một lần nữa chúng ta chân thành cảm ơn các nước XHCN, nhất là Liên Xô, Trung Quốc".
Phát biểu của Nguyễn Tấn Dũng làm cho những kẻ ngấm ngầm hoặc công khai hỗ trợ ông ta, cho rằng ông ta là thành phần"cấp tiến", chống tàu và có thể là 1 Putin Việt Nam... hụt hẫng và im lặng trong ngỡ ngàng.
Thông điệp xa (chửi) Mỹ, gần (cám ơn) Tàu của Nguyễn Tấn Dũng chắc chắn đã làm hài lòng Bắc Kinh.
Quan trọng hơn cả, phát biểu 30/4 chửi Mỹ thân Tàu của Nguyễn Tấn Dũng đã định vị bàn cờ chính trị trong nội bộ đảng trước đại hội XII: không có phe thân Mỹ, phe thân Tàu... Tất cả, toàn bộ 290 UVTƯĐ đều (phải) là những kẻ thân Tàu.
Thân Tàu. Đó mới chính là tiêu chuẩn cần thiết và sống còn cho con đường hoạn lộ của 290 UVTƯĐ.
Tất cả những tiêu chuẩn mà Nguyễn Phú Trọng đưa ra trong bài diễn văn khai mạc Hội nghị TƯ 11: kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước và lợi ích của dân tộc; có phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng, gương mẫu, không tham nhũng, cơ hội, tham vọng quyền lực, có ý thức giữ gìn và bảo vệ sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, được quần chúng thực sự tin yêu... đều là những điều láo khoét nói cho sướng miệng mà chính ông ta lẫn toàn bộ bầy đàn cộng sản chẳng ai tin. Tất cả đều vô nghĩa, vô giá trị nếu những "tay đua" không biết cắm đầu chạy nhanh về phương Bắc, vừa chạy vừa khòm lưng và có lúc phải quỳ với câu thần chú, với tấm bùa hộ mạng có viết 2 chữ: thân tàu!
Nguyễn Tấn Dũng đã chạy tốt, khòm tốt, quỳ tốt nhân kỷ niệm 40 năm ngày độc tài, đói khát CHXHCHVN giải phóng VNCH tự do, ấm no và trù phú bằng bài diễn văn chửi Mỹ lạy Tàu được phóng đi chỉ vài ngày trước khi cả lũ bầy đàn bước vào võ đài mang tên Hội nghị TƯ 11.
Bằng bài diễn văn đó, Nguyễn Tấn Dũng đang cầm cờ quán quân dẫn đầu trong cuộc chạy đua chứng minh "đứa nào" là đứa thần phục quan thầy Bắc Kinh nhất, xứng đáng nhất cho cái ghế Tổng bí thư Ba Đình.
05.05.2015
VIẾT TỪ SAIGON 8 BỒI BÚT
Nghĩ về chuyện cầm bút và bồi bút
Sun, 05/03/2015 - 10:35 — VietTuSaiGon
Trong vài ngày trở lại đây, kể từ khi lễ kỉ niệm “40 năm giải phóng miền nam” bắt đầu rục rịch cho đến khi nó kết thúc, rồi sang ngày Báo Chí Thế Giới, báo chí ở Việt Nam xuất hiện khá nhiều nhân vật “gương mẫu”, tiêu biểu, từ các đồng chí cựu chiến binh xuất hiện trên truyền hình với những chuyện xuất thần cho đến các đồng chí xuất hiện trên báo, nếu không xuất thần thì cũng xuất chúng, nói chung là xuất…!
Câu chuyện đầu tiên phải nói đến đồng chí Lái, một cựu quân nhânn Bắc Việt, từng có thành tích đang bị thương nhưng thấy địch tới, liền xé vải băng vết thương ngay tức thời và nhờ một đồng chí trinh sát kéo giùm khẩu 37mm Cannon tới để tiếp tục chiến đấu.
Cái hay ở chỗ loại súng này phải được một tổ tám người nam và mười đến mười hai nữ thanh niên xung phong vừa hè vừa kéo theo từng nhịp mới có thể di chuyển được bởi nó có trọng lượng trên 2000kg khi đứng không và có thể lên đến trên 2500kg khi mang cơ số đạn bên mình nó. Vậy mà một đồng chí trinh sát đã nhanh chóng kéo bốn khẩu lại vị trí chiến đẩu để đồng chí Lái cho “nổ”. Kết quả là có mấy tên địch nữa đi toi!
Chuyện này khá buồn cười bởi nó không thể có thật, người ta nổ đến mức một ông lính Cộng sản có thể ngang với thần thánh, trong phút chốc làm Phù Đổng Thiên Vương. Nhưng thời đại bây giờ không phải như ngày xưa mà khó tìm kiếm thông tin để đọc, để biết về đặc điểm cũng như tính năng của loại vũ khí tương đối cũ hoặc phổ biến nào đó như 37mm Cannon. Vậy mà anh nhà báo tác giả bài viết vẫn hồn nhiên viết bài, gửi đăng và người biên tập, đặc biệt là đồng chí tổng biên tập vốn dĩ có thói quen săm soi từng chữ cũng hồn nhiên cho đăng. Bài hot mà!
Kết quả là câu chuyện chém gió này gây trò cười cho không ít người và một lần nữa nó làm nhiều người cảm thấy buồn, thậm chí tổn thương bởi sự trung thực đã biến mất (chí ít là) trong người cầm bút (này). Bởi vô hình trung, một cách hết sức tự nhiên, một lần nữa, khái niệm bồi bút lại được nhắc đến, nó cho thấy người cầm bút không những cẩu thả, thiếu lòng tự trọng mà còn thiếu cả những kiến thức rất cơ bản trước khi xây dựng một câu chuyện (dù là chuyện để tô son, trét phấn).
Đương nhiên, trong cái buồn cũng có cái vui, bởi lẽ, qua đó, độc giả một lần nữa xác tín về những gì họ hoài nghi, nhìn thấy ở giới cầm bút nhà nước, họ không còn phải phân vân hay lưỡng lự trong chuyện có nên chọn thông tin báo chí nhà nước để làm tiêu điểm truyền thống troing cuộc sống hằng ngày hay không? Và nhiều người chắc chắn đã có câu trả lời dứt khoát, tránh tình trạng nấn ná, lưỡng lự. Đó cũng là cái hay.
Câu chuyện thứ hai, cũng là chuyện nâng bi cho nhân vật, nhưng có khác câu chuyện thứ nhất. Ở câu chuyện thứ hai, nói về một viên công an ở thành phố Đà Nẵng trong đêm sau lễ hội bắn pháo bông, anh đã cúi xuống nhặt rác bỏ vào bao tải giúp người phu quét đường. Và bài báo này xem đây là hành vi đẹp, hết lời ca ngợi viên công an này.Mới đọc qua cũng thấy rằng xã hội Việt Nam lộn xộn cỡ nào và cách định nghĩa cũng như hiểu về chức năng công việc của một nhà báo như tác giả bài báo này bị cụt cỡ nào. Bởi chức năng cơ bản của một công an không phải là đi nhặt rác. Đương nhiên việc này cũng không thừa nếu như anh ta thực hiện chức năng của mình đầy đủ và nếu thấy thừa thời gian, anh có thể giúp người khác, đó là chuyện rất bình thường, giống như hàng triệu con người khác đang giúp đỡ nhau trong xã hội, chẳng có gì đáng bàn.
Nhưng ở đây, có hai vấn đề, thử hỏi, công an Việt nam có bao giờ làm đúng và đủ chức năng bảo vệ an ninh cho nhân dân? Nếu không muốn nói là họ từng đánh chết người, từng cưỡng chế nhân dân và từng “thấy là hốt liền” những người biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm lãnh hải Việt Nam.
Hơn nữa, nếu là chuyện bình thường thì có gì đáng nói? Sao lại phải ca ngợi như thế? Phải chăng bài báo này muốn lột trần sự xấu tệ của ngành công an và xem hành vì của viên công an trên là một sự bất thường, là tiêu biểu hay gì gì đó?
Khả năng thứ hai là lột trần cái xấu có vẻ như không xãy ra. Nhưng khả năng viết bài để ca ngợi “công an nhân dân” là chắn chắn có. Trong khi đó, một nhà báo, khi ca ngợi một vấn đề gì đó, trước nhất phải coi lại bản chất cũng như sứ mệnh và chức năng của đối tượng. Khi mà ngay trong chức năng, sứ mệnh của bản thân chưa bao giờ trọn vẹn lại đi diễn trò để được ca ngợi là chuyện quá tệ, không đáng bàn, thậm chí đáng khinh.
Ngược lại, nếu như đối tượng đã làm xong chức năng, sứ mệnh của bản thân và muốn chia sẻ thời gian rảnh rỗi của bản thân bằng cách giúp một ai đó thì cũng là chuyện bình thường. Trừ khi xã hội đó không bình thường, cách định nghĩa xã hội của người chứng kiến sự việc cũng không bình thường thì cái nhìn của người ta trở nhên bất thường và bất kì việc cỏn con nào cũng xé cho to.
Và hơn hết, khi xã hội quá hiếm chuyện tốt, hiếm nghĩa cử hay hành vi tốt, một chuyện cỏn con cũng mang ra ca ngợi, nhào nặn nó thành một hành vi tiêu biểu hoặc một hiện tượng có tầm vóc thì rõ ràng là xã hội đó bất ổn. Và kẻ ca ngợi, thần thánh hóa nó quá thiển cận, nếu không muốn nói là đánh mất lòng tự trọng cũng như khả năng nhận định giá trị con người thông qua chức năng và sứ mệnh của công việc ở một người cầm bút.
Điều này chỉ chứng minh rằng báo chí nhà nước vốn quen ca ngợi của Việt Nam hiện tại đã trở nên trơ trẽn và không còn khả năng căn bản nhất của báo chí là ghi chép thực tại, nhìn nhận và đánh giá thực tại bằng một cách nào đó khách quan nhất.
Ngày Báo Chí Quốc Tế, tự dưng thấy báo chí Việt Nam vừa có chút gì đó khôi hài, lại vừa có điều gì đó thật khó nói, chí ít là cũng khó nói về giá trị, phẩm cách của người cầm bút nhà nước trong hiện tại. Thật đáng buồn và khôi hài!
VÕ THỊ HẢO * MỪNG 30-4
Mừng 30/4: „Văn tự bán nước“ giá bao nhiêu?
Mon, 05/04/2015 - 19:30 — autum
Nhà văn Võ Thị Hảo
„Văn tự bán nước“ giá bao nhiêu?
Máu của người VN và đất nước thì vô giá. Nhưng nó trở nên mạt hạng, quá rẻ rúng trong tay những nhà cầm quyền VN bán nước…
Thật mỉa mai khi trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ lại lớn tiếng đổ tội cho VN.
Tại cuộc họp báo ngoại giao ngày 29/4, phát ngôn viên Hồng Lỗi nói : từ lâu, các nước ASEAN cá biệt như Philippin, Việt Nam xây dựng rầm rộ ở đảo đá Trường Sa xâm chiếm phi pháp của Trung quốc, tiến hành lấn biển xây đảo quy mô lớn, thi công các công trình cố định như sân bay…”.
Qua giám sát của VN và quốc tế, thì chính TQ đã lấn chiếm và xây dựng các đảo đó lâu nay và vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của khối ASEAN, Mỹ và nhiều nước trên thế giới.
Đây là một “cái tát trời giáng” của TQ vào VN để mừng 40 năm ngày VN độc lập và thống nhất”.
Hành động này cũng bộc lộ những “kết quả âm” cho VN sau chuyến đi trong tháng tư của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn tùy tùng cấp cao VN, sau khi hai bên vừa ký hộc tốc 9 văn bản cam kết “giải quyết những bất đồng trên biển Đông” và “hợp tác chặt chẽ giữa hai đảng cộng sản anh em”!
Sở dĩ TQ đã xâm lược, đang xâm lấn và còn xâm lược VN, không phải chỉ vì TQ quá mạnh, quá tham, VN quá nhỏ. Đó là do nhiều người trong số nhà cầm quyền VN đã chấp nhận, đã làm tay trong, “rước voi về giày mả tổ” chỉ để bảo vệ kho và quyền lợi sặc mùi xú uế của họ.
* Tự chuốc họa cho nước
Lẽ ra 30/4 năm nay là một cơ hội cực lớn cho việc hòa giải và hòa hợp dân tộc VN, đưa VN thoát ra khỏi họa xâm lăng cũng như thoát khỏi thảm họa vỡ nợ và bạo loạn.
Nhưng đại lễ mừng 30/4 với vô số pháo hoa, diễu binh và lễ lạt từ những đồng tiền tước đoạt từ mồ hôi nước mắt người dân ấy chỉ là một dịp để nhà cầm quyền VN ra sức kể công với người dân. Họ luôn vỗ ngực dương dương tự đắc, kiếm cớ diễn tuồng tôn vinh bong ma“cha già dân tộc” Hồ Chí Minh(theo nhiều nguồn tư liệu, trong đó có nguồn từ TQ nói rằng ông này chính là gián điệp TQ cài vào VN) để làm bình phong cho đám tư bản đỏ man rợ tung hoành.
Nhân dịp này, diễn văn của Thủ tướng VN cũng khẳng định VN kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, lên án mạnh mẽ khác thường “tội ác của đế quốc Mỹ” cách đây đã 40 năm. Trong khi đó, Mỹ đang được VN xác định là quan hệ hợp tác toàn diện. Mỹ đang giúp VN trên rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là bảo vệ lãnh hải. VN lại đang cố gắng được Mỹ chấp nhận vào TPP càng vào sớm càng tốt.
Lại càng đáng ngạc nhiên vì sự đối xửa bất công của VN nếu so giữa Mỹ và TQ. TQ đã mở cuộc chiến tranh xâm lược VN liên miên trong nhiều thế kỷ. Nhiều năm gần đây và đến nay TQ cũng đã giết chóc người VN, đã lấn chiếm biên giới trên bộ và trên biển nhưng VN không dám lên án, nếu có chỉ vài lời hết sức yếu ớt. Một lễ kỷ niệm xứng đáng và tôn vinh những người đã hy sinh trong trận chiến chống TQ xâm lược cũng không có, thậm chí công an còn bằng mọi cách cách cấm đoán, bỏ tù những người tưởng niệm.
Bằng cách đối xử bất công như vậy, nhà cầm quyền VN tự chuốc họa cho đất nước, cố tình lệ thuộc TQ để chặn con đường đưa VN đến một tương lai tươi sáng hơn.
Điều này không bất ngờ vì ai cũng biết rằng trong truyền thống thì nhà cầm quyền VN luôn có biệt tài trong việc đóng sập lại những „cửa sinh“ và mau mắn mở ra cánh „cửa tử“ cho đất nước. Nguyên nhân là: “cửa tử” cho dân lại là “cửa sinh” cho quyền lợi riêng của họ.
Trước đó, ngày 7- 10/4/2015, ông Tổng Bí thư đã “lập công đầu” khi dẫn một đoàn tùy tùng cấp cao thăm TQ. Chuyện thăm viếng, ký kết hợp tác là chuyện bình thường. Nhưng chuyến thăm này đầy những bất thường vì nội dung ký kết được dư luận phân tích chỉ là „mở cửa tử“ và „đóng của sinh“ đối với người dân VN.
Chưa xác định chắc chắn rằng những tư liệu mà dư luận đưa ra chính xác đến đâu nhưng không thể không khiến người ta nhận ra những chi tiết của một phần sự thật trong đó.
Tần số của từ „bán nước“ xuất hiện ngaỳ càng dầy đặc, sau khi dư luận đưa ra vô số thông tin rất khó bác bỏ về Công hàm „bán nước“ Phạm Văn Đồng, về Hội nghị Thành Đô của các lãnh đạo Việt Nam „bán nước“ cho Trung quốc, rồi có nhiều tài liệu chứng minh Hồ Chí Minh – „cha già siêu hạng“ ngày đêm được ca tụng trên các phương tiện thông tin đại chúng của VN, lại là là một gián điệp của cộng sảnTrung quốc cài cắm quá hoàn hảo.
Tiếp theo đó, chuyến thăm Trung quốc ba ngày của ông Tổng Bí thư và đoàn tùy tùng và vội vàng ký kết tới 9 văn bản hợp tác theo kiểu hết sức khác thường, đã khiến dư luận càng thêm phẫn nộ và có những phản ứng hết sức gay gắt.
Điều này chứng tỏ rằng những hành tung của nhà cầm quyền VN trong thời gian vừa qua, đặc biệt là trong chuyến thăm TQ vừa rồi của ông Tổng Bí thư và đoàn tùy tùng đã được rất nhiều người VN theo dõi sát sao và bày tỏ thái độ nghi ngờ, phẫn nộ. Ai bảo rằng người VN không quan tâm đến vận mệnh đất nước?
Những ai làm lợi cho kẻ cướp, đương nhiên được kẻ cướp trọng thị, còn ban chức tước và bổng lộc.
Nỗi nhục mà tự coi là vinh quang, trong giới cầm quyền thế giới dễ có mấy người?
Lẽ ra ông Tổng Bí thư phải sang TQ để phản đối việc xâm lăng đó, thì lại ký ngay „hai bên còn đồng ý cùng nhau nỗ lực, kiểm soát tốt các bất đồng trên biển“. Rõ ràng hành động xâm lấn của TQ là hành động kẻ cướp, thù địch, hoàn toàn không còn ở mức bất đồng. Và chính TQ phải trả lại các đảo thuộc lãnh hải VN, vậy tại sao đoàn VN lại chấp nhận ký văn bản chấp nhận kiểm soát bất đồng?!
Bản Kế hoach hợp tác giữa hai đảng Cộng sản giai đoạn 2016 – 2020, Hiệp định hợp tác dẫn độ, Bản ghi nhớ giữa hai Bộ quốc phòng về hợp tác trong lĩnh vực giữ gìn hòa bình của Liên hơp quốc, Bản ghi nhớ về việc thành lập Nhóm công tác về cơ sở hạ tầng trên bộ, Điều khoản tham chiếu Nhóm công tác tài chính tiền tệ giữa Ngân hàng Nhà nước VN và Ngân hàng nhân dân Trung quốc, Thỏa thuận các vấn đề về thuế đối với dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại Vịnh Bắc bộ , Bản ghi nhớ về hợp tác phim truyền hình chuyên đề giữa đài truyền hình VN và đài truyền hình TƯ Trung quốc…
Đây thực sự là những văn bản rất nguy hiểm, chấp nhận ràng buộc toàn diện với một nước hiện đang hành xử với VN như kẻ cướp nước và VN đang phải hết sức cảnh giác. Lẽ ra VN chỉ chấp nhận hợp tác với TQ ở một mức độ vừa phải nếu như TQ tôn trọng chủ quyền VN.
Đằng này TQ càng lấn chiếm lãnh hải VN, thì nhà cầm quyền VN càng nhu nhược và càng tự nguyện „thắt thêm thòng lọng“ vào cổ đất nước VN trên tất cả các mặt: chính trị tư tưởng, kinh tế, tài chính tiền tệ, an ninh quốc phòng, ngoại giao quốc tế và ngay cả truyền thông và văn hóa.
Hậu quả nhỡn tiền là sau ký kết thì TQ càng thêm trắng trợn hơn tỏng xâm lấn. Giàn khoan Hưng Vượng nói trên là một „cú tát trời giáng“ cho VN ngay trong dịp lễ VN đang hỉ hả ăn mừng 40 năm 30/4. Thông điệp ấy có thể phiên dịch ra ý nghĩa nào khác hơn: „Không có độc lập cho mi đâu, VN! „?!
Nhiều người cho rằng chuyến đi của Nguyễn Phú Trọng, với sự cam kết hợp tác chặt chẽ với nhà độc tài TQ, không có một mục đích nào khác hơn là để mua lấy „ngôi thái thú“ và địa vị tay sai cho một số người nào đó. Vì ghế „thái thú“ của họ đã được kê sẵn trên miệng vực rồi và chỉ việc ngồi đó an hưởng, ngắm con dân nước Việt rơi xuốn vực mà thôi.
Để bảo vệ ngôi vị họ, nhiều nhà cầm quyền VN họ bằng mọi cách chặn đứng nhưng ai muốn bảo vệ lãnh thổ VN và cải cách thể chế, đi theo khuynh hướng dân chủ và tự do. Chuyến đi vội vã này của ông Tổng Bí thư VN sang TQ trước khi sang thăm Mỹ cũng nằm trong âm mưu của TQ vô hiệu hóa khả năng giúp đỡ của Mỹ và các nước đồng minh khác cho VN chống lại sự xâm lấn ngang ngược của TQ.
Những thòng lọng trên sẽ thêm xiềng xích VN trong một thời kỳ nô lệ Bắc thuộc mới cho TQ dưới chiêu bài ký kết hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa hai đảng cộng sản.
Thật hài hước khi thấy những „lãnh tụ tư bản đỏ“ mà người ta biết rất rõ tài sản ra sao, con đường tiến thân thế nào, cướp bóc thế nào thủ đoạn thế nào để có, lại vẫn luồn thân dưới chiếc áo đáng ghê tởm của chủ nghĩa cộng sản để bắt tay bán nước.
„Văn tự bán nước“ giá bao nhiêu?
„Văn tự bán nước“ giá bao nhiêu?
Máu của người VN và đất nước thì vô giá. Nhưng nó trở nên mạt hạng, quá rẻ rúng trong tay những nhà cầm quyền VN bán nước…
- Giàn khoan TQ mừng 30/4 VN
Thật mỉa mai khi trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ lại lớn tiếng đổ tội cho VN.
Tại cuộc họp báo ngoại giao ngày 29/4, phát ngôn viên Hồng Lỗi nói : từ lâu, các nước ASEAN cá biệt như Philippin, Việt Nam xây dựng rầm rộ ở đảo đá Trường Sa xâm chiếm phi pháp của Trung quốc, tiến hành lấn biển xây đảo quy mô lớn, thi công các công trình cố định như sân bay…”.
Qua giám sát của VN và quốc tế, thì chính TQ đã lấn chiếm và xây dựng các đảo đó lâu nay và vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của khối ASEAN, Mỹ và nhiều nước trên thế giới.
Đây là một “cái tát trời giáng” của TQ vào VN để mừng 40 năm ngày VN độc lập và thống nhất”.
Hành động này cũng bộc lộ những “kết quả âm” cho VN sau chuyến đi trong tháng tư của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn tùy tùng cấp cao VN, sau khi hai bên vừa ký hộc tốc 9 văn bản cam kết “giải quyết những bất đồng trên biển Đông” và “hợp tác chặt chẽ giữa hai đảng cộng sản anh em”!
Sở dĩ TQ đã xâm lược, đang xâm lấn và còn xâm lược VN, không phải chỉ vì TQ quá mạnh, quá tham, VN quá nhỏ. Đó là do nhiều người trong số nhà cầm quyền VN đã chấp nhận, đã làm tay trong, “rước voi về giày mả tổ” chỉ để bảo vệ kho và quyền lợi sặc mùi xú uế của họ.
* Tự chuốc họa cho nước
Lẽ ra 30/4 năm nay là một cơ hội cực lớn cho việc hòa giải và hòa hợp dân tộc VN, đưa VN thoát ra khỏi họa xâm lăng cũng như thoát khỏi thảm họa vỡ nợ và bạo loạn.
Nhưng đại lễ mừng 30/4 với vô số pháo hoa, diễu binh và lễ lạt từ những đồng tiền tước đoạt từ mồ hôi nước mắt người dân ấy chỉ là một dịp để nhà cầm quyền VN ra sức kể công với người dân. Họ luôn vỗ ngực dương dương tự đắc, kiếm cớ diễn tuồng tôn vinh bong ma“cha già dân tộc” Hồ Chí Minh(theo nhiều nguồn tư liệu, trong đó có nguồn từ TQ nói rằng ông này chính là gián điệp TQ cài vào VN) để làm bình phong cho đám tư bản đỏ man rợ tung hoành.
Nhân dịp này, diễn văn của Thủ tướng VN cũng khẳng định VN kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, lên án mạnh mẽ khác thường “tội ác của đế quốc Mỹ” cách đây đã 40 năm. Trong khi đó, Mỹ đang được VN xác định là quan hệ hợp tác toàn diện. Mỹ đang giúp VN trên rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là bảo vệ lãnh hải. VN lại đang cố gắng được Mỹ chấp nhận vào TPP càng vào sớm càng tốt.
Lại càng đáng ngạc nhiên vì sự đối xửa bất công của VN nếu so giữa Mỹ và TQ. TQ đã mở cuộc chiến tranh xâm lược VN liên miên trong nhiều thế kỷ. Nhiều năm gần đây và đến nay TQ cũng đã giết chóc người VN, đã lấn chiếm biên giới trên bộ và trên biển nhưng VN không dám lên án, nếu có chỉ vài lời hết sức yếu ớt. Một lễ kỷ niệm xứng đáng và tôn vinh những người đã hy sinh trong trận chiến chống TQ xâm lược cũng không có, thậm chí công an còn bằng mọi cách cách cấm đoán, bỏ tù những người tưởng niệm.
Bằng cách đối xử bất công như vậy, nhà cầm quyền VN tự chuốc họa cho đất nước, cố tình lệ thuộc TQ để chặn con đường đưa VN đến một tương lai tươi sáng hơn.
Điều này không bất ngờ vì ai cũng biết rằng trong truyền thống thì nhà cầm quyền VN luôn có biệt tài trong việc đóng sập lại những „cửa sinh“ và mau mắn mở ra cánh „cửa tử“ cho đất nước. Nguyên nhân là: “cửa tử” cho dân lại là “cửa sinh” cho quyền lợi riêng của họ.
Trước đó, ngày 7- 10/4/2015, ông Tổng Bí thư đã “lập công đầu” khi dẫn một đoàn tùy tùng cấp cao thăm TQ. Chuyện thăm viếng, ký kết hợp tác là chuyện bình thường. Nhưng chuyến thăm này đầy những bất thường vì nội dung ký kết được dư luận phân tích chỉ là „mở cửa tử“ và „đóng của sinh“ đối với người dân VN.
- Được „kẻ cướp“ trọng thị vì sao?
Chưa xác định chắc chắn rằng những tư liệu mà dư luận đưa ra chính xác đến đâu nhưng không thể không khiến người ta nhận ra những chi tiết của một phần sự thật trong đó.
Tần số của từ „bán nước“ xuất hiện ngaỳ càng dầy đặc, sau khi dư luận đưa ra vô số thông tin rất khó bác bỏ về Công hàm „bán nước“ Phạm Văn Đồng, về Hội nghị Thành Đô của các lãnh đạo Việt Nam „bán nước“ cho Trung quốc, rồi có nhiều tài liệu chứng minh Hồ Chí Minh – „cha già siêu hạng“ ngày đêm được ca tụng trên các phương tiện thông tin đại chúng của VN, lại là là một gián điệp của cộng sảnTrung quốc cài cắm quá hoàn hảo.
Tiếp theo đó, chuyến thăm Trung quốc ba ngày của ông Tổng Bí thư và đoàn tùy tùng và vội vàng ký kết tới 9 văn bản hợp tác theo kiểu hết sức khác thường, đã khiến dư luận càng thêm phẫn nộ và có những phản ứng hết sức gay gắt.
Điều này chứng tỏ rằng những hành tung của nhà cầm quyền VN trong thời gian vừa qua, đặc biệt là trong chuyến thăm TQ vừa rồi của ông Tổng Bí thư và đoàn tùy tùng đã được rất nhiều người VN theo dõi sát sao và bày tỏ thái độ nghi ngờ, phẫn nộ. Ai bảo rằng người VN không quan tâm đến vận mệnh đất nước?
Những ai làm lợi cho kẻ cướp, đương nhiên được kẻ cướp trọng thị, còn ban chức tước và bổng lộc.
Nỗi nhục mà tự coi là vinh quang, trong giới cầm quyền thế giới dễ có mấy người?
- Mở „cửa tử“ để đón chào 30/4
Lẽ ra ông Tổng Bí thư phải sang TQ để phản đối việc xâm lăng đó, thì lại ký ngay „hai bên còn đồng ý cùng nhau nỗ lực, kiểm soát tốt các bất đồng trên biển“. Rõ ràng hành động xâm lấn của TQ là hành động kẻ cướp, thù địch, hoàn toàn không còn ở mức bất đồng. Và chính TQ phải trả lại các đảo thuộc lãnh hải VN, vậy tại sao đoàn VN lại chấp nhận ký văn bản chấp nhận kiểm soát bất đồng?!
Bản Kế hoach hợp tác giữa hai đảng Cộng sản giai đoạn 2016 – 2020, Hiệp định hợp tác dẫn độ, Bản ghi nhớ giữa hai Bộ quốc phòng về hợp tác trong lĩnh vực giữ gìn hòa bình của Liên hơp quốc, Bản ghi nhớ về việc thành lập Nhóm công tác về cơ sở hạ tầng trên bộ, Điều khoản tham chiếu Nhóm công tác tài chính tiền tệ giữa Ngân hàng Nhà nước VN và Ngân hàng nhân dân Trung quốc, Thỏa thuận các vấn đề về thuế đối với dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại Vịnh Bắc bộ , Bản ghi nhớ về hợp tác phim truyền hình chuyên đề giữa đài truyền hình VN và đài truyền hình TƯ Trung quốc…
Đây thực sự là những văn bản rất nguy hiểm, chấp nhận ràng buộc toàn diện với một nước hiện đang hành xử với VN như kẻ cướp nước và VN đang phải hết sức cảnh giác. Lẽ ra VN chỉ chấp nhận hợp tác với TQ ở một mức độ vừa phải nếu như TQ tôn trọng chủ quyền VN.
Đằng này TQ càng lấn chiếm lãnh hải VN, thì nhà cầm quyền VN càng nhu nhược và càng tự nguyện „thắt thêm thòng lọng“ vào cổ đất nước VN trên tất cả các mặt: chính trị tư tưởng, kinh tế, tài chính tiền tệ, an ninh quốc phòng, ngoại giao quốc tế và ngay cả truyền thông và văn hóa.
Hậu quả nhỡn tiền là sau ký kết thì TQ càng thêm trắng trợn hơn tỏng xâm lấn. Giàn khoan Hưng Vượng nói trên là một „cú tát trời giáng“ cho VN ngay trong dịp lễ VN đang hỉ hả ăn mừng 40 năm 30/4. Thông điệp ấy có thể phiên dịch ra ý nghĩa nào khác hơn: „Không có độc lập cho mi đâu, VN! „?!
Nhiều người cho rằng chuyến đi của Nguyễn Phú Trọng, với sự cam kết hợp tác chặt chẽ với nhà độc tài TQ, không có một mục đích nào khác hơn là để mua lấy „ngôi thái thú“ và địa vị tay sai cho một số người nào đó. Vì ghế „thái thú“ của họ đã được kê sẵn trên miệng vực rồi và chỉ việc ngồi đó an hưởng, ngắm con dân nước Việt rơi xuốn vực mà thôi.
Để bảo vệ ngôi vị họ, nhiều nhà cầm quyền VN họ bằng mọi cách chặn đứng nhưng ai muốn bảo vệ lãnh thổ VN và cải cách thể chế, đi theo khuynh hướng dân chủ và tự do. Chuyến đi vội vã này của ông Tổng Bí thư VN sang TQ trước khi sang thăm Mỹ cũng nằm trong âm mưu của TQ vô hiệu hóa khả năng giúp đỡ của Mỹ và các nước đồng minh khác cho VN chống lại sự xâm lấn ngang ngược của TQ.
Những thòng lọng trên sẽ thêm xiềng xích VN trong một thời kỳ nô lệ Bắc thuộc mới cho TQ dưới chiêu bài ký kết hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa hai đảng cộng sản.
Thật hài hước khi thấy những „lãnh tụ tư bản đỏ“ mà người ta biết rất rõ tài sản ra sao, con đường tiến thân thế nào, cướp bóc thế nào thủ đoạn thế nào để có, lại vẫn luồn thân dưới chiếc áo đáng ghê tởm của chủ nghĩa cộng sản để bắt tay bán nước.
„Văn tự bán nước“ giá bao nhiêu?
Máu của người VN thì vô giá. Nhưng nó trở nên mạt hạng, quá rẻ rúng trong tay những nhà cầm quyền VN bán nước.
Từ nay, mọi chuyến thăm viếng của Nguyễn Phú Trọng và phe Đảng sang Mỹ đều vô nghĩa. VN quan hệ đối tác toàn diện với Mỹ, nhận vũ khí chiến lược từ Mỹ, trong tình thế này, ai chẳng hiểu chỉ là bước chân và miệng lưỡi Trọng Thủy để đánh tráo nỏ thần giao TQ, thậm có thể là những cuộc nghi binh để có cơ hội làm tổn hại Mỹ.
* Còn cơ nào cho VN?
Cuộc cạnh tranh giữa các nhóm quyền lực trong nhà cầm quyền VN xem ra thật thảm hại.
Vì đã đi ngược lại quyền lợi của đất nước và nhân dân nên họ trước sau cũng chỉ là những con lật đật. Chiêu trò chẳng có gì mới. Hễ bên này dung xảo kế ra được một gậy giành thế thượng phong, thì bên kia lại lật đật xẻo thịt đất nước sang bán cho ngoại bang để mong họ ra ơn mưa móc bảo kê cho cái vị trí được tiếp tục ngồi lên đầu lên cổ nhân dân mà tiếp tục cướp bóc vinh thân phì gia.
Bên nào bán nhanh, bán ẩu, bán toàn diện với giá rẻ nhất, kẻ đó đang tạm thời giành thế thắng trong cuộc cạnh tranh này.
Nhưng kết cục còn hạ hồi phân giải. Bởi vì dẫu là ai lại có quyền ksy văn tự bán nước. Nước VN là của mọi người VN dù ở nơi đâu trên thế giới và người VN sẽ đòi lại.
VTH
NGUYỄN THỊ TỪ HUY * DI CHUC HỒ CHÍ MINH
Di chúc Hồ Chí Minh : từ bản thứ nhất tới bản thứ hai (II)
Tue, 05/05/2015 - 01:27 — nguyenthituhuy
2. Nguyện vọng về việc chôn cất.
Ở văn bản năm 1968 cũng có ba đoạn, tôi trích nguyên văn :
Tro thì chia làm 3 fần, bỏ vào 3 cái hộp sành. Một hộp cho miền Bắc. Một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam.
Đồng bào mỗi miền nên chọn l quả đồi mà chôn hộp tro đó. Trên mả, không nên có bia đá tượng đồng, mà nên xây 1 ngôi nhà zản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ, để những người đến thăm viếng có chỗ ngỉ ngơi.
Nên có kế hoạch trồng cây trên và chung quanh đồi. Ai đến thăm thì trồng một vài cây làm kỷ niệm. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng sẽ tốt cho fong cảnh và lợi cho nông nghiệp. Việc săn sóc nên zao fó cho các cụ fụ lão.
Đối chiếu hai văn bản, ta thấy:
Ở văn bản 1965, Hồ Chí Minh đề nghị chôn toàn bộ tro di hài của ông trên một ngọn đồi ở miền Bắc, và ông gợi ý ở vùng gần Tam Đảo và Ba Vì. Ông cũng hình dung rằng ông có thể mất trước khi đất nước thống nhất nên đề nghị gửi một ít tro xương cho đồng bào miền Nam.
Ở văn bản năm 1968, Hồ Chí Minh thay đổi ý nguyện. Ông đề nghị chia tro ra ba phần, nói rõ là bỏ vào 3 cái “hộp sành”, cho cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Đồng thời, mỗi miền chọn một quả đồi để chôn tro di hài.
Điều thống nhất ở cả hai văn bản là ông đề nghị trồng cây lên đồi, biến nơi chôn cất thành một rừng cây. (Đọc đến đây hẳn quý độc giả không thể không liên tưởng đến sự kiện đang là thời sự : lãnh đạo thành phố Hà Nội « thực hiện di chúc Hồ Chí Minh » bằng cách quyết tâm triệt hạ bằng được 6.700 cây ở thủ đô, triệt hạ môi trường sống của người dân thủ đô và của chính họ. Đồng thời quý độc giả hẳn cũng không khỏi ngậm ngùi trước việc những người bảo vệ cây xanh bị chính quyền đàn áp bắt bớ). Thậm chí ông Hồ còn dặn đến tận chi tiết nhỏ là việc chăm sóc giao cho các cụ phụ lão, tức là những người đã ở tuổi nghỉ ngơi, không còn lao động nữa.
Và mọi người dân Việt Nam đều biết, di nguyện của Hồ Chí Minh đã bị phản bội, cho tới tận lúc này, đã 46 năm kể từ khi ông mất. Ông Hồ bị phản bội từ di nguyện quan trọng nhất tới tận từng chi tiết nhỏ nhất của di chúc.
Hẳn còn có nhiều dịp, cho nhiều người, để phân tích vì sao Hồ Chí Minh chọn chết và chôn theo cách đó. Cá nhân tôi cũng có những nhận định riêng của mình, nhưng lúc này chưa phải là lúc đi vào phân tích cụ thể. Như đã nói, ở đây tôi chỉ trình bày sự đối chiếu giữa hai bản di chúc năm 1965 và 1968 để thấy Hồ Chí Minh giữ lại điều gì, bỏ đi điều gì. Từ đó xác định điều gì quan trọng đối với ông, và điều gì đã thay đổi trong nhận thức của ông.
Từ đó để chúng ta cùng suy nghĩ về bi kịch của Hồ Chí Minh, và bi kịch của cả dân tộc.
Bi kịch ấy bắt nguồn từ chính con đường mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn : chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội. Con đường mà một nửa châu Âu cũng đã lựa chọn, nhưng đã từ bỏ, hai thập kỷ sau khi Hồ Chí Minh mất. Hồ Chí Minh mất năm 1969, bức tường Berlin sụp đổ năm 1989.
Việc tôi đã làm trên đây là dựa vào các văn bản do Hồ Chí Minh viết, và tôi chỉ thuần túy nói về các văn bản này, về những gì mà văn bản trình bày, không đi ra ngoài văn bản, nghĩa là không nói đến Hồ Chí Minh ở những khía cạnh mà văn bản di chúc không bộc lộ.
Nghĩa là tôi ý thức được rằng Hồ Chí Minh, cũng như cuộc chiến tranh 54-75 ở Việt Nam, là nhân vật và sự kiện lịch sử chịu sự đánh giá từ nhiều phía và hết sức phức tạp. Và tôi cũng đã xác định rõ rằng ở đây tôi không tham gia vào việc đánh giá về Hồ Chí Minh vì đó không phải là mục đích của bài này, nhưng cũng không phủ nhận rằng tôi có thể làm việc đó vào một lúc khác.
Nói về một người đã chết thì dễ ở chỗ là họ chẳng còn sống để tự bảo vệ mình, nên ai muốn nói gì cũng được. Nhưng cũng khó là ở chỗ làm sao để công bằng đối với người đã chết, để không hiểu sai họ, cũng chính vì lý do là họ không còn sống để có thể tự bảo vệ mình.
Vậy, ý thức về sự công bằng khiến cho tôi tự nhủ rằng, nếu muốn đưa ra nhận xét hay kết luận về một người đã chết thì phải dựa vào bằng chứng cụ thể và xác thực, những bằng chứng được xác nhận. Đó là cách của tôi.
Dưới đây là một vài lời dành cho các bạn thanh niên, sinh viên đang bị tẩy não bởi phong trào « học tập tư tưởng Hồ Chí Minh », một chiến dịch tuyên truyền được đảng và Ban Tuyên giáo thực hiện từ nhiều năm nay.
Qua phân tích của tôi có lẽ các bạn cũng đã thấy rằng bản thân Hồ Chí Minh còn không quyết định được số phận của mình, không quyết định được về thân xác của mình. Làm sao ông ấy có thể quyết định tương lai cho cả dân tộc ?
Bản thân Hồ Chí Minh còn không biết được thể xác của ông ấy sẽ bị đối xử như thế nào, dù đã hết lòng dặn đi dặn lại từ bản di chúc này đến bản di chúc kia, thì làm sao ông ấy đảm bảo được cho các bạn con đường lên chủ nghĩa xã hội ? Làm sao ông ấy đảm bảo được tương lai cho các bạn ?
Chính các bạn mới là người quyết định tương lai của mình. Chính các bạn mới là người quyết định lựa chọn con đường nào cho các bạn và cho dân tộc, bởi các bạn là thành tố hợp thành dân tộc này. Chính các bạn mới là người lựa chọn xây dựng một xã hội như thế nào để có thể đảm bảo cuộc sống tốt đẹp cho tất cả các bạn. Chính các bạn, không ai khác, phải gánh lấy trách nhiệm đó.
Các bạn có trí tuệ là để tự chịu trách nhiệm về hành động, về suy nghĩ, về lựa chọn của các bạn. Nếu không, trí tuệ của các bạn sẽ dùng vào việc gì ?
Các bạn không thể đổ lỗi cho Hồ Chí Minh, một người đã chết, về việc các bạn là nạn nhân của cỗ máy lừa dối khổng lồ mà đảng đang lê khắp mọi thôn cùng ngõ hẻm trên đất nước này, đang lê khắp mọi trường đại học. Không ! Các bạn phải tự chịu trách nhiệm nếu để cho người ta biến các bạn thành nạn nhân, nếu để cho người ta lừa dối các bạn. Vì chính các bạn đã lựa chọn trở thành nạn nhân trong khi mà các bạn hoàn toàn có thể từ chối cái trò « học tập » dối trá đó.
Hồ Chí Minh phải chịu trách nhiệm về những việc ông ấy đã làm khi còn sống (người ta sẽ còn phân tích nhiều về trách nhiệm của ông ấy).
Nhưng nay ông Hồ đã chết, ông ấy không còn chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của các bạn ngày hôm nay.
Paris, 5/5/2015
Nguyễn Thị Từ Huy
Đọc cả hai bản gốc di chúc còn lại ta thấy rằng việc chôn cất sau khi chết là một việc vô cùng quan trọng đối với Hồ Chí Minh. Quan trọng đến mức trong bản di chúc thứ hai, ông đưa việc này lên đầu văn bản, thay vào vị trí dành cho Đảng trong bản di chúc thứ nhất.
Cần nhấn mạnh rằng mong muốn của ông Hồ về việc hỏa táng là không thay đổi. Đó là mong muốn duy nhất của ông.
Theo những gì được ông trực tiếp trình bày trong di chúc, thì ông muốn làm gương cho hình thức hỏa táng, vốn không phải là một truyền thống của người Việt, vì các lý do được ông giải thích rõ : « Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là “hỏa táng”. Tôi mong rằng cách “hỏa táng” sau này sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Khi ta có nhiều điện, thì “điện táng” càng tốt hơn. »
Câu này được giữ nguyên trong cả hai văn bản. Chứng tỏ đó là ý nguyện bất di bất dịch của Hồ Chí Minh, điều mà ông đã suy ngẫm rất kỹ. Hơn nữa ông dùng chữ « yêu cầu », chứ không phải « đề nghị ». Đó là một mệnh lệnh. Để thấy rằng nguyện vọng này là một nguyện vọng hết sức quan trọng.
Tóm lại, những điều ông Hồ giữ nguyên trong cả hai bản di chúc : di nguyện chọn hình thức hỏa táng, không tổ chức tang lễ linh đình, tránh lãng phí thời giờ và tiền bạc của nhân dân.
Dưới đây là các thay đổi liên quan đến việc chôn cất tro, sau khi hỏa táng :
Ở văn bản năm 1965 có ba đoạn ngắn, tôi trích nguyên văn:
Tro xương thì tìm một quả đồi mà chôn. Gần Tam Đảo và Ba Vì như hình có nhiều đồi tốt. Trên mộ, nên xây 1 cái nhà zản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ để những người đến thăm viếng có chỗ ngỉ ngơi.
Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi. Ai đến thăm thì trồng một cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào fải tốt cây ấy. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho fong cảnh và lợi cho nông nghiệp.
Nếu tôi qua đời trước ngày nước ta được thống nhất, thì nên gửi một ít tro xương cho đồng bào miền Nam.Ở văn bản năm 1968 cũng có ba đoạn, tôi trích nguyên văn :
Tro thì chia làm 3 fần, bỏ vào 3 cái hộp sành. Một hộp cho miền Bắc. Một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam.
Đồng bào mỗi miền nên chọn l quả đồi mà chôn hộp tro đó. Trên mả, không nên có bia đá tượng đồng, mà nên xây 1 ngôi nhà zản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ, để những người đến thăm viếng có chỗ ngỉ ngơi.
Nên có kế hoạch trồng cây trên và chung quanh đồi. Ai đến thăm thì trồng một vài cây làm kỷ niệm. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng sẽ tốt cho fong cảnh và lợi cho nông nghiệp. Việc săn sóc nên zao fó cho các cụ fụ lão.
Đối chiếu hai văn bản, ta thấy:
Ở văn bản 1965, Hồ Chí Minh đề nghị chôn toàn bộ tro di hài của ông trên một ngọn đồi ở miền Bắc, và ông gợi ý ở vùng gần Tam Đảo và Ba Vì. Ông cũng hình dung rằng ông có thể mất trước khi đất nước thống nhất nên đề nghị gửi một ít tro xương cho đồng bào miền Nam.
Ở văn bản năm 1968, Hồ Chí Minh thay đổi ý nguyện. Ông đề nghị chia tro ra ba phần, nói rõ là bỏ vào 3 cái “hộp sành”, cho cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Đồng thời, mỗi miền chọn một quả đồi để chôn tro di hài.
Điều thống nhất ở cả hai văn bản là ông đề nghị trồng cây lên đồi, biến nơi chôn cất thành một rừng cây. (Đọc đến đây hẳn quý độc giả không thể không liên tưởng đến sự kiện đang là thời sự : lãnh đạo thành phố Hà Nội « thực hiện di chúc Hồ Chí Minh » bằng cách quyết tâm triệt hạ bằng được 6.700 cây ở thủ đô, triệt hạ môi trường sống của người dân thủ đô và của chính họ. Đồng thời quý độc giả hẳn cũng không khỏi ngậm ngùi trước việc những người bảo vệ cây xanh bị chính quyền đàn áp bắt bớ). Thậm chí ông Hồ còn dặn đến tận chi tiết nhỏ là việc chăm sóc giao cho các cụ phụ lão, tức là những người đã ở tuổi nghỉ ngơi, không còn lao động nữa.
Và mọi người dân Việt Nam đều biết, di nguyện của Hồ Chí Minh đã bị phản bội, cho tới tận lúc này, đã 46 năm kể từ khi ông mất. Ông Hồ bị phản bội từ di nguyện quan trọng nhất tới tận từng chi tiết nhỏ nhất của di chúc.
Hẳn còn có nhiều dịp, cho nhiều người, để phân tích vì sao Hồ Chí Minh chọn chết và chôn theo cách đó. Cá nhân tôi cũng có những nhận định riêng của mình, nhưng lúc này chưa phải là lúc đi vào phân tích cụ thể. Như đã nói, ở đây tôi chỉ trình bày sự đối chiếu giữa hai bản di chúc năm 1965 và 1968 để thấy Hồ Chí Minh giữ lại điều gì, bỏ đi điều gì. Từ đó xác định điều gì quan trọng đối với ông, và điều gì đã thay đổi trong nhận thức của ông.
Từ đó để chúng ta cùng suy nghĩ về bi kịch của Hồ Chí Minh, và bi kịch của cả dân tộc.
Bi kịch ấy bắt nguồn từ chính con đường mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn : chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội. Con đường mà một nửa châu Âu cũng đã lựa chọn, nhưng đã từ bỏ, hai thập kỷ sau khi Hồ Chí Minh mất. Hồ Chí Minh mất năm 1969, bức tường Berlin sụp đổ năm 1989.
Việc tôi đã làm trên đây là dựa vào các văn bản do Hồ Chí Minh viết, và tôi chỉ thuần túy nói về các văn bản này, về những gì mà văn bản trình bày, không đi ra ngoài văn bản, nghĩa là không nói đến Hồ Chí Minh ở những khía cạnh mà văn bản di chúc không bộc lộ.
Nghĩa là tôi ý thức được rằng Hồ Chí Minh, cũng như cuộc chiến tranh 54-75 ở Việt Nam, là nhân vật và sự kiện lịch sử chịu sự đánh giá từ nhiều phía và hết sức phức tạp. Và tôi cũng đã xác định rõ rằng ở đây tôi không tham gia vào việc đánh giá về Hồ Chí Minh vì đó không phải là mục đích của bài này, nhưng cũng không phủ nhận rằng tôi có thể làm việc đó vào một lúc khác.
Nói về một người đã chết thì dễ ở chỗ là họ chẳng còn sống để tự bảo vệ mình, nên ai muốn nói gì cũng được. Nhưng cũng khó là ở chỗ làm sao để công bằng đối với người đã chết, để không hiểu sai họ, cũng chính vì lý do là họ không còn sống để có thể tự bảo vệ mình.
Vậy, ý thức về sự công bằng khiến cho tôi tự nhủ rằng, nếu muốn đưa ra nhận xét hay kết luận về một người đã chết thì phải dựa vào bằng chứng cụ thể và xác thực, những bằng chứng được xác nhận. Đó là cách của tôi.
Dưới đây là một vài lời dành cho các bạn thanh niên, sinh viên đang bị tẩy não bởi phong trào « học tập tư tưởng Hồ Chí Minh », một chiến dịch tuyên truyền được đảng và Ban Tuyên giáo thực hiện từ nhiều năm nay.
Qua phân tích của tôi có lẽ các bạn cũng đã thấy rằng bản thân Hồ Chí Minh còn không quyết định được số phận của mình, không quyết định được về thân xác của mình. Làm sao ông ấy có thể quyết định tương lai cho cả dân tộc ?
Bản thân Hồ Chí Minh còn không biết được thể xác của ông ấy sẽ bị đối xử như thế nào, dù đã hết lòng dặn đi dặn lại từ bản di chúc này đến bản di chúc kia, thì làm sao ông ấy đảm bảo được cho các bạn con đường lên chủ nghĩa xã hội ? Làm sao ông ấy đảm bảo được tương lai cho các bạn ?
Chính các bạn mới là người quyết định tương lai của mình. Chính các bạn mới là người quyết định lựa chọn con đường nào cho các bạn và cho dân tộc, bởi các bạn là thành tố hợp thành dân tộc này. Chính các bạn mới là người lựa chọn xây dựng một xã hội như thế nào để có thể đảm bảo cuộc sống tốt đẹp cho tất cả các bạn. Chính các bạn, không ai khác, phải gánh lấy trách nhiệm đó.
Các bạn có trí tuệ là để tự chịu trách nhiệm về hành động, về suy nghĩ, về lựa chọn của các bạn. Nếu không, trí tuệ của các bạn sẽ dùng vào việc gì ?
Các bạn không thể đổ lỗi cho Hồ Chí Minh, một người đã chết, về việc các bạn là nạn nhân của cỗ máy lừa dối khổng lồ mà đảng đang lê khắp mọi thôn cùng ngõ hẻm trên đất nước này, đang lê khắp mọi trường đại học. Không ! Các bạn phải tự chịu trách nhiệm nếu để cho người ta biến các bạn thành nạn nhân, nếu để cho người ta lừa dối các bạn. Vì chính các bạn đã lựa chọn trở thành nạn nhân trong khi mà các bạn hoàn toàn có thể từ chối cái trò « học tập » dối trá đó.
Hồ Chí Minh phải chịu trách nhiệm về những việc ông ấy đã làm khi còn sống (người ta sẽ còn phân tích nhiều về trách nhiệm của ông ấy).
Nhưng nay ông Hồ đã chết, ông ấy không còn chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của các bạn ngày hôm nay.
Tôi có thể nói với các bạn rằng, cá nhân tôi, một người sinh ra sau khi ông Hồ chết, tôi phải chịu trách nhiệm về mọi việc tôi làm. Tôi không thể nào đổ lỗi cho một người đã chết trước khi tôi ra đời.
Nếu tôi thất bại thì đó là lỗi của tôi, vì tôi kém nên tôi thất bại.
Nếu tôi chọn sai đường, thì đó là lỗi của tôi, vì tôi thiếu hiểu biết nên tôi chọn sai đường.
Nếu tôi đặt niềm tin vào nhầm người, thì đó là lỗi của tôi, vì tôi không biết cách nhìn người.
Nếu tôi bị lừa, thì đó là lỗi của tôi, vì tôi đã không sử dụng trí tuệ của mình nên mới để cho người khác lừa.
Những gì tôi đã làm, tôi phải chịu trách nhiệm. Tôi không có lý do gì để đổ lỗi cho người khác, lại càng không có lý do gì để đổ lỗi cho một người đã mất.
Tôi cũng không có lý do gì để đặt số phận mình vào lựa chọn của một người đã chết (một người mà ngay đến thân xác của mình còn không tự quyết định được, linh hồn không siêu thoát được suốt từ 46 năm nay). Tôi phải chịu trách nhiệm về lựa chọn của mình.
Các bạn cũng vậy. Các bạn là người chịu trách nhiệm về mọi việc các bạn làm, mọi điều các bạn nghĩ, mọi lựa chọn của các bạn. Các bạn là người chịu trách nhiệm về mọi hậu quả do các bạn gây ra, hay mọi thành công mà các bạn đạt được.
Paris, 5/5/2015
Nguyễn Thị Từ Huy
Monday, May 4, 2015
NGUYỄN BÁ CHỔI * VIỆT CỘNG 30-4
Mừng 40 năm: giễu văn với giễu binh
Ăn mừng đại thắng thật dzui:
Giễu văn đi với giễu binh một tuồng
Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Bài đọc của Thủ tướng Ba Ếch trong buổi lễ mừng 40 năm Ngày Thống nhất Đất Nước tại Thành Hồ vừa qua đã khiến cho một bộ phận không nhỏ trong lẫn ngoài quần chúng nhân dân chưng hửng, ngạc nhiên, nhưng dù ai có phản động đến mấy cũng đều phải công nhận đó là một bài giễu văn rất "ăn khớp" với cuộc giễu binh (nhấn mạnh: khác với diễu binh) của quân ta anh hùng.
Một là, Trong đoạn "Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là một trang sử hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước vĩ đại của dân tộc ta. Chúng ta đã hoàn thành được sứ mệnh lịch sử vẻ vang là giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của độc lập, thống nhất và cùng nhau xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa - dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.", người nghe thấy lù lù cù thằng khố rách áo ôm, ăn mày bị gậy đi cứu đói anh nhà giàu; anh đang bị trói tay bịt miệng đi giải trói giải bịt cho chị thoải mái tự do; thống nhất là thống nhất trong cảnh đói phờ râu cả nước, đến độ phải "đổi mới tư duy" quy hàng Tư Bản học đòi làm ăn theo Kinh tế Thị trường; độc lập theo kiểu không dám gọi đích danh tàu Tàu vào hải phận trấn lột ngư dân VN lại phải gọi là "tàu lạ"; còn "dân chủ" VN vô địch thế giới về số người "tự tử" trong đồn Công An; "công bằng" thì nhà dân thu trăm lần nhà thờ họ nhà Ếch; "văn minh" thì chỉ cần xem hình ảnh nam thanh nữ tú bu nhau bẻ đào Nhật, giật hoa tre ở lễ hội Thánh Gióng, hay mới nhất là cảnh Hỗn loạn "Bikini Hà Nội" (1) của thanh niên "Thủ đô của phẩm giá con người"
Hai là, "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào": Mỹ nó đã tự cút khỏi Miền Nam sau khi đã dàn xếp "nước VN ta anh hùng" xong xuôi với "anh cả" Chai Na từ năm 1973, chứ đâu phải chờ đến 1975. Ngày 30 Tháng Tư ta vừa đốt pháo,"nổ" ăn mừng 40 năm đại thắng là đại thắng nhân dân Miền Nam (nên mới có câu "Tiến lên chiến sĩ đồng bào, Đánh cho chết mẹ đồng bào Miền nam". Quân Ngụy tuy có "nhào" đấy, nhưng nó có đánh đấm gì đâu. Ngụy chỉ bỏ chạy thôi, chạy không phải vì hèn nhát, nhưng chạy vì súng đạn do Mỹ viện trợ đã bị cúp, trong khi trái lại, bộ đội cụ Hồ được Liên Xô, Chai Na thừa thắng Hiệp định Paris 73 xông lên tăng cung cấp dồi dào chiến cụ đủ thứ "chất lượng" lẫn "số lượng", nên mới có chuyện trong giễu văn, Ba Ếch đã không ngớt ca ngợi, cảm ơn Chai Na và Liên Xô, mặc dầu "ông" Liên Xô chết banh xác đã 25 năm rồi, tượng ông nội Lê Nin đã bị tròng cổ lôi ra bãi rác nằm sấp ngửa lền kên.
Ba là, "...nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quí hơn độc lập tự do. Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành mệnh lệnh thiêng liêng của lý trí và trái tim của mỗi người Việt Nam." Cái Độc lập tự do không có gì quý hơn của "bác Hồ" đưa ra dụ khị đồng bào đi theo CS đâu phải thứ độc lập tự do "cái con c.c" của tên Trung tá Côn an Vũ Văn Hiển Phường 3 Quận 10 TP Hồ Chí Minh quang vinh kia. Tự do như cái con trong quần nên khi nào cũng được đảng ta bịt kín túm kỹ bằng điều 258 Bộ luật Hình Sự...
Bốn là, "Chúng ta luôn ghi nhớ và biết ơn các đồng chí Lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các Anh hùng lực lượng vũ trang, các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với nước, các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến cùng đồng bào, đồng chí trên mọi miền đất nước, đồng bào ta ở nước ngoài đã cống hiến máu xương, trí tuệ, tài năng, công sức, của cải cho cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại". Lão thành Cách Mạng thì nay đã nhiều vị oải Cách Mạng ra mặt lắm rồi, bỏ thẻ đảng hơi bị nhiều; anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thì ngực mang huân chương tay cầm bảng kêu oan; gia đình liệt sĩ lắm kẻ đã thành liệt sức vì kêu oan đã bao nhiêu năm; bà mẹ đóng góp của cải cho Cách Mạng có ai nhiều bằng Bà Cát Hạnh Long Nguyễn Thị Năm đã bị C.B (Của Bác) kết tội qua bài viết bài "Địa chủ ác ghê", và sau đó bác Hồ bịt râu giấu mặt đi coi đấu tố rồi giết tại chỗ rồi về sau bác giễu trò khóc hu hu.
Năm là, chửi Mỹ Ngụy như tát nước vào mặt người ta trong khi VN đang mong được Mỹ cho gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement); đang hợp tác với Mỹ trong nhiều lãnh vực, kể cả quốc phòng, đào tạo giáo dục; đang kêu gọi quên hận thù, hòa giải hòa hợp; đó là chưa nói đến chuyện cá nhân mình đang làm sui gia với Ngụy gộc, và cháu ngoại đầu tiên là công dân Mỹ.
Sáu là,... nếu kể cho hết những cái giễu trong bài diễu văn của Thủ tướng Ba Ếch vừa rồi thì cho tới khi xây dựng xong CNXH của bác Cả Lú đã hết chưa. Nhưng bấy nhiêu cái giễu thôi cũng đã thừa sức "ăn khớp" với cảnh giễu binh sau đó.
Giễu binh thay vì diễu binh, là vì ai đời, trên khán đài Thủ tướng hô "đánh cho Mỹ cút.." mà dưới đường quân chiến thắng áo quần bảnh bao, giày mũ đàng hoàng, sắp hàng đi chân hất hất, cẳng nện nện, mặt gằm gằm, tay ôm cứng cây súng M.18 của Mỹ.
Đúng là:
Ăn mừng đại thắng thật dzui:
Giễu văn đi với giễu binh một tuồng...
04.05.2015
NGUYÊN THẠCH * VIỆT CỘNG VÀ 30-4
Nỗi cô đơn của đảng CSVN cùng sự khờ khạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong ngày 30-4
Nguyên Thạch (Danlambao) - Ngày 30 tháng Tư 1975, đảng CSVN đã vi phạm hiệp định Paris, thôn tính VNCH và từ đó luôn có thái độ hãnh tiến rằng đã đánh gục được "đế quốc Mỹ, con sen đầm quốc tế". Cố tật ấy kéo dài cho đến ngày 30-4 năm nay 2015 khi Nguyễn Tấn Dũng phát biểu: "Đế quốc Mỹ đã ngang nhiên áp đặt chế độ thực dân kiểu mới, biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự của Mỹ, đàn áp tàn bạo Cách mạng miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại khốc liệt ở miền Bắc. Chúng đã gây ra biết bao tội ác dã man, biết bao đau thương, mất mát đối với đồng bào ta, đất nước ta".
*
Trong bối cảnh đầy bất lợi khi cả nước phải sống với lũ, khi toàn dân đã thấy được bộ mặt ô uế của một nhà cầm quyền không giải quyết được quốc nạn tham nhũng, cùng sự lo ngại về nợ nần chồng chất của đất nước với mức độ lệ thuộc Tàu cộng trầm trọng, đảng CSVN biểu lộ rõ nét về sự cô đơn của mình qua những hình ảnh của buổi diễu hành của cái ngày được mệnh danh là "chiến thắng thống nhất đất nước".
Người quan sát không nhìn thấy được hào khí "hồ hởi phấn khởi" như thuở nào trên gương mặt của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Phùng Quang Thanh cùng nhiều đại biểu cộng sản khác. Đặc biệt Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tuy cố thể hiện nét vui tươi nhưng cũng không giấu
được nét giả tạo cùng sự trơ trẻn trên khuôn mặt. Bên cạnh, ông Nguyễn Tấn Dũng cũng đã vướng phải những điều vô cùng tế nhị trong hoàn cảnh của Việt Nam trong tình hình căng thẳng giữa Trung Cộng với Nhật, Ấn Độ, Mỹ... cho tình trạng Biển Đông cùng sự bất ổn của nó. Người Thủ tướng của một quốc gia đã không có được sự thông minh tối thiểu hầu tránh né những bất lợi cho cá nhân và đất nước cũng như không có được nhạy cảm để tranh thủ giành lấy những thuận lợi từ các quốc gia liên hệ khác ngoài Trung Cộng. Điều này, đã nói lên rằng chẳng những ông không có được sự tinh tế trong bang giao quốc tế mà còn thể hiện rõ nét sự thuần phục thiên triều một cách ngoan ngoan ngoãn. Phải chăng ông Nguyễn Tấn Dũng đã chấp nhận chọn một con đường độc đạo cho Việt Nam mà không có lối về?.
Nếu cố mở lòng để nhìn đảng và nhà nước Việt Nam ở góc độ của hai chữ "Trung Tín" thì quả thật đảng CSVN ở thời điểm này đã giữ được thái độ "Trung Tín" của nó đối với Bắc Triều. Nhưng sự "trung tín" đó đã bị quan thầy Bắc Kinh chẳng những không tôn trọng mà còn tỏ ra rất xem thường bằng nhiều động thái của kẻ cả như chiếm đất, lấn biển thuộc chủ quyền của Việt Nam một cách lộ liễu trắng trợn với mục đích đặt Việt Nam trong tình huống của sự việc đã rồi, phải chấp nhận và sẽ phải hợp thức hóa vấn đề Biển Đông, Hoàng Trường Sa nhằm hậu thuẫn cho Trung Cộng trong tranh cãi quốc tế.
Cảnh lố lăng trong buổi diễu binh ăn mừng chiến thắng của đảng cộng sản.
Ảnh: AP Photo/Na Son Nguyen
Ngày 30 tháng Tư 1975, đảng CSVN đã vi phạm hiệp định Paris, thôn tính VNCH và từ đó luôn có thái độ hãnh tiến rằng đã đánh gục được "đế quốc Mỹ, con sen đầm quốc tế". Cố tật ấy kéo dài cho đến ngày 30-4 năm nay 2015 khi Nguyễn Tấn Dũng phát biểu: "Đế quốc Mỹ đã ngang nhiên áp đặt chế độ thực dân kiểu mới, biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự của Mỹ, đàn áp tàn bạo Cách mạng miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại khốc liệt ở miền Bắc. Chúng đã gây ra biết bao tội ác dã man, biết bao đau thương, mất mát đối với đồng bào ta, đất nước ta".
Cuộc diễu hành trong ngày 30-4 năm nay, đảng CSVN đã cảm nhận được sự thờ ơ lạnh lùng của dân chúng cả nước, của sự bất mãn như ẩn chứa những đợt sóng ngầm trong lòng đại dương sẵn sàng dậy nên một cuộc cách mạng nhằm giải thể một thể chế mụ mị, hung bạo đầy tráo trở đã đưa đất nước đến bờ vực thẳm vong nô và tụt hậu. Thái độ này của toàn dân cũng đã xác định được nếp suy nghĩ đúng đắn, phù hợp với những diễn tiến xung quanh đang xảy ra mà cả hai đảng CSVN và CSTQ sẽ không còn lối thoát.
Lưới Trời luôn lồng lộng, ác lai thì ác báo.
01.05.2015
30-4- TẠI CANADA-QUỐC HỘI TREO CỜ RỦ
Đặc biệt là Quốc Hội Canada đã treo cờ rủ trong Ngày Lể Tưởng Niệm 30-4 .
Đoàn người xếp hàng đi tới Quốc Hội trên đường phố Thủ đô Canada.
Canada.
Đoàn đã vào sân Quốc Hội.... phía sau đoàn còn rất dài trên đường.
Lửa Tưởng Niệm.
Sunday, May 3, 2015
HỒI ỨC TÙ BINH MỸ
Phi công Mỹ ở Hỏa Lò 'mong ngày tự do'
28 tháng 4 2015 Cập nhật lúc 23:13 ICT
Một Thiếu tá Hải quân Mỹ ngồi tù ở Hỏa Lò hơn bảy năm khi chiến đấu cơ bị trúng đạn kể lại cho BBC về những gì đã xảy ra.
Vào tháng 10 năm 1965, phi cơ của Thiếu tá Tá Hải quân David Wheat và phi công trưởng là Trung Tá Roderick Mayer điều khiển bị bắn hạ ở miền Bắc Việt Nam. Ông David Wheat bị bắt và đưa về nhà tù Hỏa Lò ở Hà Nội trong khi đồng đội tử nạn. Cuộc phỏng vấn dành cho Nguyễn Hoàng của BBC tiếng Việt thực hiện vào tháng 04/2015 ở California.
BBC: Nhiệm vụ của ông được giao trong lần bay bị bắn hạ là gì?
David Wheat: Nhiệm vụ của lần không kích đó của chúng tôi là ném bom một cây cầu ở Thái Nguyên để chặn đường tiếp tế từ Trung Quốc sang. Khi phi cơ của chúng tôi bị trúng đạn thì vì được huấn luyện từ trước tôi thấy là cần phải bấm nút để bật thoát ra ngoài. Và khi xuống đất rồi thì tôi tháo dây dù ra và bò ngược lên đồi và trốn trong bụi cây. Tôi có thể nhìn thấy đồng đội của tôi vẫn còn dù gắn vào người và anh ta bị thương rất nặng. Tôi nghĩ rằng một hai ngày sau đó thì anh ta qua đời.
Lúc đó tôi bị thương ở đầu gối và không đi được. Khi dân quân phát hiện ra tôi thì họ lục soát xem trong người có gì hay không và dẫn đi. Có người nhổ nước bọt vào tôi. Có hai dân quân đỡ tôi để đi lên đồi và sau đó họ kiếm được một cái cáng và đưa tôi đi. Rồi từ làng này qua làng khác và rốt cùng là dùng xe quân sự chở tôi về Hỏa Lò hay còn gọi là ''Khách sạn Hilton'' vào sáng sớm.
BBC:Việc hỏi cung được thực hiện như thế nào?
Tôi được đưa vào một phòng giam khoảng 12 foot vuông (9 mét vuông) và trong phòng không có gì cả. Chỉ là nền gạch đỏ và tôi nằm xuống ngủ vì tôi mệt quá. Chẳng bao lâu sau thì họ hỏi cung tôi. Vào thời điểm đó là giai đoạn kể như đầu tiên của tù binh chiến tranh nên những gì tôi khai họ cũng không biết thực hư thế nào. Một ngày hỏi cung hai lần, một lần vào khoảng 10 giờ sáng và một lần vào khoảng 5 giờ chiều.
Và tôi bắt đầu nghĩ tới cách liên lạc với các tù binh ở các phòng giam khác như thế nào. Bữa ăn thì có cơm với bí ngô và thỉnh thoảng có chuối, nghiền ra ăn cùng với cơm.
BBC: Ông trao đổi với tù binh khác trong nhà giam như thế nào?
Trong khu nhà giam chúng tôi thì có khoảng 6-8 phòng giam và mỗi người bị giam riêng biệt. Chúng tôi đã được học cách gõ vào tường để liên lạc với nhau bằng mã riêng và chỉ cần dùng một bàn tay là có thể ra ký hiệu về chữ cái và số. Chúng tôi cũng thỉnh thoảng ho hoặc hắng giọng theo cách mã hóa các chữ cái để nói chuyện với nhau.
Chúng tôi cũng viết lên giấy đi vệ sinh để liên lạc với nhau hoặc khi bị thẩm vấn thì đôi khi bẻ đầu bút chì và gài mẩu chì đó vào quần áo để dùng sau này khi cần viết cho nhau. Và hộp thư của chúng tôi nằm trong nhà tắm, để ở chỗ không ai để ý cả. Nếu chúng tôi mà bị phát hiện là liên lạc với nhau trong tù thì chúng tôi bị phạt nặng.
BBC:Trong những năm tháng ở tù thì ông thường nghĩ về điều gì nhất?
Nghĩ nhiều nhất là ngày tự do. Cả ngày thì chẳng có việc gì làm nên cũng chỉ nghĩ ngợi là khi ra tù thì mình sẽ đi đâu, làm gì. Vì tôi độc thân khi đó nên tôi nghĩ về căn nhà mình xây sau này cho mình sẽ thế nào. Rèm cửa kiểu cách ra sao. Chủ đề này có thể giúp tôi nghĩ ngợi khoảng một tháng.
Rồi cũng rất chán và không thể ép mình nghĩ mãi về một chủ đề. Đôi khi thể nằm mơ ra cái gì đó khác như xe hơi chẳng hạn thì lại nghĩ về đi du lịch. Cứ như thế và rồi khi chán thì lại quay lại nghĩ về chủ đề cũ là xây nhà mà mình đã nghĩ vài tuần trước.
Đôi khi ngồi quan sát xem con nhện nó bắt ruồi thế nào. Và chán quá nữa thì ngồi giết một vài con kiến để rồi gây náo loạn cho cả đàn kiến đang di chuyển phải đổi hướng đi. Hoặc xem kiến mang thức ăn về tổ thế nào.
BBC:Ông có thể kể lại ngày ông được trả tự do? Ông có được thông báo trước?
Trước khi chúng tôi được thả thì chúng tôi được chuyển đi một nơi khác vì đó là vào mùa Giáng sinh 1972 khi đó có ném bom ở Hà Nội. Nhưng sau đó họ lại đưa chúng tôi trở lại 'Khách sạn Hilton'. Khi hiệp định Paris được ký kết vào năm 1973 thì một trong các điều khoản là phải thông báo cho tù binh chiến tranh là họ sẽ được thả. Và chúng tôi được thông báo là họ sẽ sớm thả chúng tôi nhưng không biết sớm là thế nào. Sau đó khoảng hai tuần thì chúng tôi được thả. Và đêm trước hôm thả chúng tôi thì họ tập trung tất cả vào một khu và phân phát quần áo dân sự, tất, giày...
Rồi sáng hôm đó họ đưa chúng tôi ra sân bay bằng xe buýt. Lúc đó chúng tôi cũng chưa vui vì vẫn còn nằm trong sự kiểm soát của họ. Sau đó khi ra sân bay rồi thì chúng tôi được trao cho quân nhân Mỹ để lên phi cơ. Chỉ khi máy bay ra đường băng và bắt đầu cất cánh thì tôi mới thấy thở phào là sau 7 năm rưỡi thì cuối cùng cảm thấy giây phút đang trở về quê hương mình.
BBC: 7 năm 4 tháng tù có ảnh hưởng gì tới thể lực và tâm trí của ông?
Trong suốt thời gian ở tù thì tôi không có vấn đề gì về thần kinh. Về thể lực cũng không bị ảnh hưởng đáng kể gì. Nhưng tôi bị áp xe răng vào năm cuối ở tù nên một bên mặt tôi bị sưng vù nhưng sau đó đỡ hơn. Và Hải quân Mỹ có chương trình khám, điều trị hay trợ giúp tù binh chiến tranh về tâm lý và thể lực và vẫn còn áp dụng cho tới tận bây giờ. Cuộc chiến Việt Nam có thể xem là có dài ngày đối với tù binh chiến tranh so với các cuộc chiến khác như Triều Tiên.
BBC: Ông trở lại thăm Hỏa Lò vào năm 2013, ông thấy gì ở đó và ông đã đi tới những đâu ở Việt Nam?
Tôi và vợ tôi đi cùng với một cựu thủy quân lục chiến cùng vợ ông và một vài người bạn người Mỹ gốc Việt trở về Việt Nam lần đó. Khi máy bay hạ cánh ở sân bay Nội Bài thì tôi có cảm giác khó tả vì đây vẫn là một nước Cộng sản và chẳng biết điều gì sẽ xảy ra ở một nước Cộng sản cả.
Chúng tôi đi taxi khá dễ chịu về khách sạn ở Hà Nội và chúng tôi ở một khách sạn rất đẹp. Sau đó thì chúng tôi bàn tới chuyện là phải quay lại “Khách sạn Hilton” và tôi đi qua cổng chính nhà tù, cái cổng mà tôi đã ra rồi lại vào ít nhất là bốn lần. Tôi rẽ phải và đi vào chính nơi tôi từng bị giam.
Tất nhiên là phòng giam có thay đổi so với trước đây bởi người ta mở rộng ra thành phòng lớn hơn (sau hiệp định Paris 1973) nhưng tôi vẫn nhớ như in chỗ mà tôi hay đứng, hay ngồi. Rồi chúng tôi đi sang khu trưng bày hiện vật và một phòng giam mà người ta tái hiện lại. Trong đó có một cái giường đơn cho một người nằm. Nhưng thời gian chúng tôi bị giam ở đó thì không có giường, tức là tôi ngủ trên nền bê tông. Rồi có một cậu hướng dẫn cho du khách thăm quan kể về những gì đã xảy ra ở đây. Tôi bảo cậu ấy rằng “Này cậu, tôi đã từng ở đây và tôi biết cái gì là sự thật, cái gì không". Đó là lần ghé thăm thú vị và tôi vui là vợ tôi biết được nơi tôi từng bị giam tại đây.
BBC: Việt Nam và Hoa Kỳ đang cải thiện quan hệ trong đó có hợp tác quân sự. Hà Nội muốn Washington bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương, ông nghĩ gì về đề nghị này?
Tôi đã từng nghe nói về việc này và tôi thực sự không có bình luận gì về chủ đề này. Nhưng tôi muốn nói tiếp rằng chuyến thăm của chúng tôi tới nhiều nơi ở Việt Nam, từ Hà Nội tới Huế, Đà Nẵng, rồi một số nơi ở miền Nam, và Sài Gòn thì mọi thứ thật tuyệt.
Mọi người đều chăm chỉ làm việc và bận rộn kiếm sống. Có những tour du lịch cho người ít tiền và người giàu có hơn. Đối với chúng tôi đó là chuyến đi thật tuyệt vời.
Thiếu tá Hải quân David Wheat là bạn cùng tù với Thượng Nghị sỹ John McCain, người cũng bị giam tại Hỏa Lò và ra tù sau ông Wheat một tháng. Ông David Wheat sinh ngày 16 tháng 12, năm 1939 tại thành phố Duluth, tiểu bang Minnesota. Tốt nghiệp Đại học Minnesota năm 1963, sau đó ghi danh vào Trường Sỹ quan Phi công Hải quân Hoa Kỳ.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2015/04/150428_david_wheat_interview
BBC: Nhiệm vụ của ông được giao trong lần bay bị bắn hạ là gì?
David Wheat: Nhiệm vụ của lần không kích đó của chúng tôi là ném bom một cây cầu ở Thái Nguyên để chặn đường tiếp tế từ Trung Quốc sang. Khi phi cơ của chúng tôi bị trúng đạn thì vì được huấn luyện từ trước tôi thấy là cần phải bấm nút để bật thoát ra ngoài. Và khi xuống đất rồi thì tôi tháo dây dù ra và bò ngược lên đồi và trốn trong bụi cây. Tôi có thể nhìn thấy đồng đội của tôi vẫn còn dù gắn vào người và anh ta bị thương rất nặng. Tôi nghĩ rằng một hai ngày sau đó thì anh ta qua đời.
Lúc đó tôi bị thương ở đầu gối và không đi được. Khi dân quân phát hiện ra tôi thì họ lục soát xem trong người có gì hay không và dẫn đi. Có người nhổ nước bọt vào tôi. Có hai dân quân đỡ tôi để đi lên đồi và sau đó họ kiếm được một cái cáng và đưa tôi đi. Rồi từ làng này qua làng khác và rốt cùng là dùng xe quân sự chở tôi về Hỏa Lò hay còn gọi là ''Khách sạn Hilton'' vào sáng sớm.
BBC:Việc hỏi cung được thực hiện như thế nào?
Tôi được đưa vào một phòng giam khoảng 12 foot vuông (9 mét vuông) và trong phòng không có gì cả. Chỉ là nền gạch đỏ và tôi nằm xuống ngủ vì tôi mệt quá. Chẳng bao lâu sau thì họ hỏi cung tôi. Vào thời điểm đó là giai đoạn kể như đầu tiên của tù binh chiến tranh nên những gì tôi khai họ cũng không biết thực hư thế nào. Một ngày hỏi cung hai lần, một lần vào khoảng 10 giờ sáng và một lần vào khoảng 5 giờ chiều.
Và tôi bắt đầu nghĩ tới cách liên lạc với các tù binh ở các phòng giam khác như thế nào. Bữa ăn thì có cơm với bí ngô và thỉnh thoảng có chuối, nghiền ra ăn cùng với cơm.
BBC: Ông trao đổi với tù binh khác trong nhà giam như thế nào?
Trong khu nhà giam chúng tôi thì có khoảng 6-8 phòng giam và mỗi người bị giam riêng biệt. Chúng tôi đã được học cách gõ vào tường để liên lạc với nhau bằng mã riêng và chỉ cần dùng một bàn tay là có thể ra ký hiệu về chữ cái và số. Chúng tôi cũng thỉnh thoảng ho hoặc hắng giọng theo cách mã hóa các chữ cái để nói chuyện với nhau.
Chúng tôi cũng viết lên giấy đi vệ sinh để liên lạc với nhau hoặc khi bị thẩm vấn thì đôi khi bẻ đầu bút chì và gài mẩu chì đó vào quần áo để dùng sau này khi cần viết cho nhau. Và hộp thư của chúng tôi nằm trong nhà tắm, để ở chỗ không ai để ý cả. Nếu chúng tôi mà bị phát hiện là liên lạc với nhau trong tù thì chúng tôi bị phạt nặng.
BBC:Trong những năm tháng ở tù thì ông thường nghĩ về điều gì nhất?
Nghĩ nhiều nhất là ngày tự do. Cả ngày thì chẳng có việc gì làm nên cũng chỉ nghĩ ngợi là khi ra tù thì mình sẽ đi đâu, làm gì. Vì tôi độc thân khi đó nên tôi nghĩ về căn nhà mình xây sau này cho mình sẽ thế nào. Rèm cửa kiểu cách ra sao. Chủ đề này có thể giúp tôi nghĩ ngợi khoảng một tháng.
Rồi cũng rất chán và không thể ép mình nghĩ mãi về một chủ đề. Đôi khi thể nằm mơ ra cái gì đó khác như xe hơi chẳng hạn thì lại nghĩ về đi du lịch. Cứ như thế và rồi khi chán thì lại quay lại nghĩ về chủ đề cũ là xây nhà mà mình đã nghĩ vài tuần trước.
Đôi khi ngồi quan sát xem con nhện nó bắt ruồi thế nào. Và chán quá nữa thì ngồi giết một vài con kiến để rồi gây náo loạn cho cả đàn kiến đang di chuyển phải đổi hướng đi. Hoặc xem kiến mang thức ăn về tổ thế nào.
BBC:Ông có thể kể lại ngày ông được trả tự do? Ông có được thông báo trước?
Trước khi chúng tôi được thả thì chúng tôi được chuyển đi một nơi khác vì đó là vào mùa Giáng sinh 1972 khi đó có ném bom ở Hà Nội. Nhưng sau đó họ lại đưa chúng tôi trở lại 'Khách sạn Hilton'. Khi hiệp định Paris được ký kết vào năm 1973 thì một trong các điều khoản là phải thông báo cho tù binh chiến tranh là họ sẽ được thả. Và chúng tôi được thông báo là họ sẽ sớm thả chúng tôi nhưng không biết sớm là thế nào. Sau đó khoảng hai tuần thì chúng tôi được thả. Và đêm trước hôm thả chúng tôi thì họ tập trung tất cả vào một khu và phân phát quần áo dân sự, tất, giày...
Rồi sáng hôm đó họ đưa chúng tôi ra sân bay bằng xe buýt. Lúc đó chúng tôi cũng chưa vui vì vẫn còn nằm trong sự kiểm soát của họ. Sau đó khi ra sân bay rồi thì chúng tôi được trao cho quân nhân Mỹ để lên phi cơ. Chỉ khi máy bay ra đường băng và bắt đầu cất cánh thì tôi mới thấy thở phào là sau 7 năm rưỡi thì cuối cùng cảm thấy giây phút đang trở về quê hương mình.
BBC: 7 năm 4 tháng tù có ảnh hưởng gì tới thể lực và tâm trí của ông?
Trong suốt thời gian ở tù thì tôi không có vấn đề gì về thần kinh. Về thể lực cũng không bị ảnh hưởng đáng kể gì. Nhưng tôi bị áp xe răng vào năm cuối ở tù nên một bên mặt tôi bị sưng vù nhưng sau đó đỡ hơn. Và Hải quân Mỹ có chương trình khám, điều trị hay trợ giúp tù binh chiến tranh về tâm lý và thể lực và vẫn còn áp dụng cho tới tận bây giờ. Cuộc chiến Việt Nam có thể xem là có dài ngày đối với tù binh chiến tranh so với các cuộc chiến khác như Triều Tiên.
BBC: Ông trở lại thăm Hỏa Lò vào năm 2013, ông thấy gì ở đó và ông đã đi tới những đâu ở Việt Nam?
Tôi và vợ tôi đi cùng với một cựu thủy quân lục chiến cùng vợ ông và một vài người bạn người Mỹ gốc Việt trở về Việt Nam lần đó. Khi máy bay hạ cánh ở sân bay Nội Bài thì tôi có cảm giác khó tả vì đây vẫn là một nước Cộng sản và chẳng biết điều gì sẽ xảy ra ở một nước Cộng sản cả.
Chúng tôi đi taxi khá dễ chịu về khách sạn ở Hà Nội và chúng tôi ở một khách sạn rất đẹp. Sau đó thì chúng tôi bàn tới chuyện là phải quay lại “Khách sạn Hilton” và tôi đi qua cổng chính nhà tù, cái cổng mà tôi đã ra rồi lại vào ít nhất là bốn lần. Tôi rẽ phải và đi vào chính nơi tôi từng bị giam.
Tất nhiên là phòng giam có thay đổi so với trước đây bởi người ta mở rộng ra thành phòng lớn hơn (sau hiệp định Paris 1973) nhưng tôi vẫn nhớ như in chỗ mà tôi hay đứng, hay ngồi. Rồi chúng tôi đi sang khu trưng bày hiện vật và một phòng giam mà người ta tái hiện lại. Trong đó có một cái giường đơn cho một người nằm. Nhưng thời gian chúng tôi bị giam ở đó thì không có giường, tức là tôi ngủ trên nền bê tông. Rồi có một cậu hướng dẫn cho du khách thăm quan kể về những gì đã xảy ra ở đây. Tôi bảo cậu ấy rằng “Này cậu, tôi đã từng ở đây và tôi biết cái gì là sự thật, cái gì không". Đó là lần ghé thăm thú vị và tôi vui là vợ tôi biết được nơi tôi từng bị giam tại đây.
BBC: Việt Nam và Hoa Kỳ đang cải thiện quan hệ trong đó có hợp tác quân sự. Hà Nội muốn Washington bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương, ông nghĩ gì về đề nghị này?
Tôi đã từng nghe nói về việc này và tôi thực sự không có bình luận gì về chủ đề này. Nhưng tôi muốn nói tiếp rằng chuyến thăm của chúng tôi tới nhiều nơi ở Việt Nam, từ Hà Nội tới Huế, Đà Nẵng, rồi một số nơi ở miền Nam, và Sài Gòn thì mọi thứ thật tuyệt.
Mọi người đều chăm chỉ làm việc và bận rộn kiếm sống. Có những tour du lịch cho người ít tiền và người giàu có hơn. Đối với chúng tôi đó là chuyến đi thật tuyệt vời.
Thiếu tá Hải quân David Wheat là bạn cùng tù với Thượng Nghị sỹ John McCain, người cũng bị giam tại Hỏa Lò và ra tù sau ông Wheat một tháng. Ông David Wheat sinh ngày 16 tháng 12, năm 1939 tại thành phố Duluth, tiểu bang Minnesota. Tốt nghiệp Đại học Minnesota năm 1963, sau đó ghi danh vào Trường Sỹ quan Phi công Hải quân Hoa Kỳ.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2015/04/150428_david_wheat_interview
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 362
HỒI ỨC THUYỀN NHÂN
''Người chết ở biển'' : Hồi ức mong manh về thuyền nhân Việt Nam
Một con thuyền chở người tỵ nạn Việt Nam. (DR)
Ám ảnh khó giãi bày về người thân qua đời trong những cảnh ngộ bất hạnh là tâm trạng thường trực của rất nhiều người gốc Việt thuộc thế hệ trước 1975. Tuần san Le Nouvel Observateur dịp 30/04 năm nay có một bài viết đặc biệt về chủ đề này, mang tựa đề « Người-chết-ở-biển ». Ký ức về một người chú từng chiến đấu trong quân đội miền Nam, cuộc đối thoại với một người thân khác từng là bộ đội miền Bắc, cho thấy nhiều người Việt trong cùng một gia đình vẫn vô cùng xa cách, cho dù bốn thập niên đã trôi qua kể từ khi đất nước thống nhất.
Trong khi thực hiện một đề tài về những người tỵ nạn Phi Châu bị chìm tàu tại Lampedusa, người phóng viên gốc Việt Doan Bui (có thể là Doãn Bùi) bất ngờ nhận được những thông tin và hình ảnh một người chú họ mất tích trên đường vượt biển, trốn khỏi Việt Nam, cách nay hơn 30 năm. Hình ảnh người chú họ 12 tuổi « với gương mặt tròn trĩnh, cặp mắt mở to, như muốn nói “hãy nhớ đến tôi’’ ! » không ngừng ám ảnh người phóng viên.
Bác sĩ trẻ Bùi Thế Cầu, thuộc thế hệ gốc Bắc di cư 1954, từng phục vụ trong quân đội Việt Nam Cộng hòa. Chiến tranh kết thúc, như cả triệu người Việt có liên quan đến chế độ cũ, ông bị đưa vào trại cải tạo. Sau hai năm đày ải, viễn ảnh tương lai khép kín, với lý lịch bị ghi phục vụ trong quân đội miền Nam, người thanh niên Bùi Thế Cầu quyết định vượt biên. Lần thứ nhất không thành công, bị bắt và bị bỏ tù hai năm. Trong cuộc ra đi thứ hai năm 1982, ông đã vĩnh viễn nằm lại trong lòng biển.
Không còn ai nhớ về ông, ngoại trừ một người em gái. Trở lại với số phận bi thảm của ông Bùi Thế Cầu cũng là dịp để bà nhớ đến thảm kịch trên đường vượt biển của rất nhiều người Việt phải bỏ nước ra đi, vì bị chặn hết đường sống tại quê hương.
« Vận rủi với sông nước »
Trở lại Việt Nam tháng 12/2014, về Langset (Làng Sét), một làng có nhiều người họ Bùi, ven Hà Nội, phóng viên Doan Bui gặp lại một người chú từng ngồi trên một chiếc xe tăng tiến vào dinh Độc lập ngày 30/04/1975, một người chưa bao giờ rời Việt Nam. Người chú tên V. có lưu giữ một cây phả hệ, trong đó về ông Bùi Thế Cầu, chỉ có một dòng duy nhất : « 1975, chết ở biển ». Về cái chết của người anh em họ, ông V. tâm sự : các bậc già cả thường nói dòng họ ông có vận rủi với sông nước, và khuyên lớp trẻ « không nên liều lĩnh bơi lội ». Một thông tin về người chú, mà người cháu phóng viên nhận được, cho thấy bơi là môn thể thao ưa thích của ông.
Le Nouvel Observateur nhắc lại, 20 năm sau khi lực lượng cộng sản miền Bắc chiếm Sài Gòn, khoảng 1,4 triệu người Việt đã chạy khỏi Việt Nam, 200.000 người mất mạng trên biển, theo số liệu của Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc. Bài viết kết thúc với nhận xét, hiện nay rất nhiều người vẫn tiếp tục rời khỏi Việt Nam đi tỵ nạn, nhưng các « thuyền nhân » (boatpeople) Việt Nam giờ đây không còn được chú ý, như trước năm 1990, khi vẫn còn tồn tại Liên Xô và khối cộng sản.
Bầu cử Quốc hội Anh : Đọ sức quyết liệt giữa đảng Bảo thủ và đảng Lao độngVề thời sự quốc tế cuối tuần, Le Figaro hôm nay chạy trên trang nhất hàng tựa « Cameron-Miliband : Đọ sức quyết liệt ở Vương quốc Anh », vào thời điểm năm ngày trước cuộc bầu cử Quốc hội.
Cuộc bầu cử này cho thấy khung cảnh chính trị hiện nay của Anh Quốc giờ đã thay đổi, « truyền thống lưỡng đảng ngự trị lâu nay tại Anh trên thực tế đã chấm dứt, thay vào đó là sự nổi lên của một loạt các đảng nhỏ (như đảng cánh trung, đảng Ukip, đảng Xanh) và các đảng phái dân tộc chủ nghĩa (Scotland, Ailan và Wales) ». Theo Le Figaro, trong bối cảnh hai đảng Bảo thủ và Lao động không bên nào vượt trội, rất có khả năng đảng dân tộc chủ nghĩa Scotland (SNP) sẽ đóng vai trò người phân định thắng thua.
Cũng về bầu cử Anh, Le Figaro có bài xã luận « Một tấm gương của Châu Âu », theo đó, đảng của Thủ tướng mãn nhiệm David Cameron có một chút lợi thế theo các thăm dò dư luận mới nhất, và điều này có được là do nhiều thành tích của ông Cameron trong năm năm cầm quyền, như giảm thâm hụt ngân sách (xuống một nửa), thúc đẩy tăng trưởng (2,7%) và đưa thất nghiệp xuống thấp kỷ lục. Vẫn theo Le Figaro, cương lĩnh tranh cử của đảng Lao động cũng không khác xa đảng Bảo thủ.
Dù bên nào được chọn, kết quả bầu cử Anh cũng sẽ ảnh hưởng đến toàn Châu Âu. Le Figaro một mặt chê trách chính sách « mơ hồ » của chính phủ Anh với Châu Âu cho đến nay, nhưng mặt khác cũng hy vọng Châu Âu sẽ « giúp Luân Đôn thoát khỏi cạm bẫy » của một chính sách mua chuộc lòng tin của các cử tri bài Châu Âu, để Anh tiếp tục là « một mô hình thành công », một « động lực » của Châu Âu.
Nga : Công nhân viên liên tục bãi công đòi quyền lợi
Vẫn về thời sự quốc tế, Le Figaro chú ý đến « Bãi công xảy ra nhiều tại một nước Nga đang hồi khủng hoảng ». Bài phóng sự, do thông tín viên gửi về từ Matxcơva, mở đầu với hình ảnh cuộc bãi công của công nhân một công trường xây dựng sân bay vũ trụ mới tại khu vực Viễn Đông. Không được trả lương từ tháng 1/2015, 500 công nhân viên công ty TMK nghỉ làm để phản đối, sau quyết định thuê thêm 1.000 công nhân mới của nhà thầu. Hành động của công nhân đã buộc điện Kremli phải phản ứng. Mươi hôm sau, giám đốc công ty TMK bị bắt vì cáo buộc tham nhũng và không trả lương.
Theo một lãnh đạo nghiệp đoàn Nga, kể từ sáu tháng nay, trong tất cả các ngành nghề, công nhân viên tại rất nhiều doanh nghiệp đã buộc phải bãi công để đòi tiền lương, kể cả trong khu vực hành chính, y tế, giáo dục. Chủ tịch liên đoàn lao động Nga Boris Kravtchenko rất lo ngại, các cuộc bãi công phản đối rất dễ có nguy cơ bị tư pháp truy tố, vì thiếu cơ chế hợp pháp cho bãi công.
Dù sao, người làm công ăn lương Nga vẫn tiếp tục tranh đấu. Gần đây nhất, ngày 25/04, 13 bác sĩ và y tá một khoa cấp cứu đã ngưng tuyệt thực, sau khi chính quyền địa phương vùng Oufa (miền đông nam) hứa buộc ban giám đốc chấm dứt gây áp lực với các công đoàn.
Khí chất « vô chính phủ » và « đa văn hóa » của người Ukraina
Libération có bài phỏng vấn nhà văn Andrei Kourkov, một cây bút người Ukraina, sáng tác chủ yếu bằng tiếng Nga, nhân dịp ra mắt tại Pháp bản dịch tiểu thuyết mới nhất của ông « Buổi hòa nhạc tưởng niệm Jimi Hendrix ». Phỏng vấn mang tựa đề « Người Ukraina rất thích than thở, cho dù đời sống có dễ chịu ».
Trước hết phải nói rằng, nhà văn Andrei Kourkov rất gắn bó với Ukraina, với các phong trào cách mạng trong những năm gần đây. Qua cái nhìn của Andrei Kourkov, hiện lên một nước Ukraina rất khác, với cả những ưu điểm và nhược điểm, đặc biệt qua hai khu vực : « miền Đông Nam – quê hương của chủ nghĩa vô chính phủ và miền Tây với truyền thống tìm khoái lạc trong đau khổ ». Nhà văn Andrei Kourkov rất ngưỡng mộ tính chất đa văn hóa, đa ngôn ngữ hết sức lạ lùng của nhiều vùng đất Ukraina, đặc biệt là Lviv, cái nôi của chủ nghĩa dân tộc Ukraina, thành phố được Unesco xếp hạng di sản văn hóa nhân loại này được mệnh danh là « thành Vienna của Ukraina », hay một địa điểm khác là thành phố « năm ngôn ngữ » Tchernowitz (miền Tây Nam).
Tham gia Cách mạng Màu Cam 2004, nhưng Andrei Kourkov cũng chống lại chính sách ngôn ngữ dân tộc chủ nghĩa cực đoan của Tổng thống Yuchtchenko, dẫn đến loại các ngôn ngữ thiểu số sang bên lề, làm nghèo đi tính đa dạng văn hóa, điểm hết sức độc đáo của Ukraina.
Trong Cách mạng Maidan lần thứ hai, Andrei Kourkov theo sát các diễn biến. So sánh với cuộc Cách mạng thứ nhất, ông nhận thấy những người nổi dậy không còn cần đến giới trí thức hay các nhà chính trị tham gia với tư cách là « trung gian », bản thân người dân trực tiếp lên tiếng và phối hợp hành động. Đó là những gì hết sức giống với truyền thống vẫn được gọi là « vô chính phủ » của Ukraina. Đây chính là điều khác biệt sâu sắc giữa Ukraina và Nga, giữa một bên là khát vọng tham gia vào đời sống chính trị, qua các hoạt động đảng phái, tranh cử, và một bên là truyền thống « chấp nhận có một thủ lãnh (một tsar), để rồi tôn sùng hoặc lật đổ ông ta ». Ở điểm này, vùng Donbass – miền Đông Ukraina – rất giống với nước Nga, nơi các Nga hoàng rất được dân chúng yêu mến, Tổng thống Putin được ngưỡng mộ.
Ông Andrei Kourkov là chủ tịch Hội nhà văn Ukraina. Tác phẩm của ông được dịch ra hơn 30 thứ tiếng trên thế giới.
Muốn không tăng quá 2°C, phải để 80% dầu khí trong lòng đất
Còn ít tháng nữa là đến Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu tại Paris, COP21, tuần san L’Express chọn giới thiệu với độc giả góc nhìn của ông Jean Jouzel, Phó chủ tịch Nhóm nghiên cứu liên chính phủ về môi trường GIEC (thuộc Liên Hiệp Quốc), với tựa đề « Vâng, mọi người có thể tin cậy vào GIEC ! ».
Trước việc một số kết quả nghiên cứu của GIEC bị chỉ trích (như dự đoán băng hà trên Himalaya tan quá nhanh) hay việc Chủ tịch Rajendra Pachauri phải từ nhiệm, nhà khí hậu người Pháp Jean Jouzel, Phó Chủ tịch GIEC lên tiếng khẳng định vai trò quyết định của GIEC.
Những nghiên cứu của ông và các cộng sự về các mẫu băng, ngay từ thập niên 1980, đã đưa ra những bằng chứng hết sức thuyết phục về lịch sử biến đổi nhiệt độ trên Trái đất, buộc cả thế giới – từ người dân thường đến các lãnh đạo – phải thừa nhận vai trò của hoạt động con người đối với việc trái đất bị hâm nóng. « Phe hoài nghi » ngày càng thu hẹp ảnh hưởng.
Tuy nhiên, Phó chủ tịch GIEC cũng phải thừa nhận rằng, chỉ đến rất gần đây thôi, nhiều nhà lãnh đạo mới thực sự hiểu rõ tầm mức nguy hiểm của xu thế biến đổi khí hậu hiện nay, mà nếu không có sự tham gia hết sức tích cực của các quốc gia chủ chốt, mục tiêu giữ nhiệt độ không tăng quá 2°C không thể bảo đảm được. Tổng thống Pháp Hollande mới thừa nhận rằng, không có báo cáo của GIEC trong quá trình chuẩn bị hội nghị Paris, ông đã không nhận thấy thực sự tầm mức nghiêm trọng của tình hình.
Jean Jouzel nhấn mạnh, cho đến nay, chưa có quốc gia nào thực sự sẵn sàng cho các hành động triệt để, « giữa mục tiêu đặt ra giữ nhiệt độ không tăng quá 2°C và các phương tiện được huy động để đạt mục tiêu là cả một vực thẳm ». Một trong những điều kiện cần thiết để thực hiện được việc này là nhân loại phải chấp nhận không khai thác 80% tài nguyên nhiên liệu trong lòng đất.
Văn hóa « Geek » : niềm hy vọng mới
Báo Libération cuối tuần dành hồ sơ chính cho chủ đề văn hóa với hàng tựa trang nhất « Văn hóa Geek : niềm hy vọng mới ». Dòng văn hóa hiện đại của kỷ nguyên tin học, được công chúng biết đến với những bộ phim như Star War (Chiến tranh giữa các vì sao), Chúa tể của chiếc nhẫn, hay các trò chơi điện tử đại chúng nối mạng với các siêu nhân... Libération trở lại với lịch sử của « Geek », với ghi nhận : các phong trào « phản văn hóa » thập niên 1970 là cội nguồn của trào lưu Geek hiện nay.
Vốn là một hiện tượng văn hóa bên lề, sau bốn mươi năm phát triển, « Geek » đã được các ngành công nghiệp giải trí hấp thụ, để trở thành nhân tố của dòng văn hóa chủ lưu. Bài xã luận « Khủng hoảng tứ tuần » nhận xét : « Năm 2015 văn hóa Geek đã chiến thắng (với thế hệ của Apple, Facebook hay Google). Tuy nhiên, thay vì ăn mừng thắng lợi, một số người cảm thấy nền văn hóa này – thay vì giải phóng – đã mang lại ấn tượng một mặt làm gia tăng các nguyên mẫu cũ kỹ, mặt khác âm thầm thu hẹp các quyền tự do của con người, nhân danh một cuộc cách mạng ». Từ một văn hóa ngoại vi, Geek đã trở thành văn hóa chủ lưu, nhưng với nguy cơ đánh mất bản sắc độc lập của mình.
Câu hỏi mà Libération đặt ra là : liệu một thế hệ mới có khả năng làm nên những điều mới mẻ từ những gì cũ kỹ ? « Vinh quang hay suy tàn : số phận đầy kịch tính của Geek » là tựa đề hồ sơ chính của Libération.
THẾ GIỚI VÀ BIỂN ĐÔNG
Mỹ bác đề nghị của TQ về các đảo có tranh chấp ở Biển Đông
03.05.2015
Hoa Kỳ hôm thứ sáu nhanh chóng bác bỏ đề nghị của một giới chức quân sự hàng đầu của Trung Quốc là có thể sử dụng những hòn đảo có tranh chấp ở Biển Đông cho các hoạt động cứu hộ, cứu trợ quốc tế.
Bắc Kinh hồi gần đây bị nhiều nước Đông Nam Á và các nước Tây phương chỉ trích về những công trình xây dựng, kể cả sân bay, trên những hòn đảo ở Biển Đông mà Việt Nam và Philippines cũng có yêu sách chủ quyền.
Một thông cáo trên trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, trình bày đề nghị đó với người tương nhiệm phía Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert, trong một cuộc thảo luận qua đường truyền video hôm 29 tháng Tư.
Thông cáo cho biết ông Ngô Thắng Lợi nói hoạt động lấp biển lấy đất của Trung Quốc tại những hòn đảo có tranh chấp “sẽ không đe dọa quyền tự do hàng hải và quyền tự do bay ngang của phi cơ” và sẽ nâng cao khả năng dự báo thời tiết, tìm kiếm cứu hộ trên biển và những hoạt động công ích khác, và góp phần bảo vệ an ninh hải dương quốc tế.
Ông Ngô nói thêm “Chúng tôi hoan nghênh Hoa Kỳ và các quốc gia liên hệ sử dụng những cơ sở này, khi điều kiện chín muồi, để tiến hành hợp tác cứu hộ nhân đạo và cứu trợ thiên tai.”Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jeff Rathke nói rằng Washington không chấp nhận đề nghị đó.
Ông với với báo chí rằng “Xây dựng các cơ sở trên đất đai được cải tạo tại những khu vực có tranh chấp sẽ không đóng góp cho hoà bình và ổn định của khu vực; ngay cả trong trường hợp, như một số giới chức Trung Quốc nói, các cơ sở đó được dùng cho những mục đích dân sự để ứng phó với tai hoạ.” Ông nói thêm rằng “Nếu có ý muốn giảm thiểu căng thẳng, Trung Quốc có thể chủ động giảm thiểu căng thẳng bằng cách thực hiện những biện pháp cụ thể để ngưng hoạt động lấp biển lấy đất.”
Ông Rathke còn nói rằng Bắc Kinh “nên làm việc với những cơ chế đa phương hiện có cho hoạt động cứu trợ” như cơ chế của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
Thứ hai vừa qua, hiệp hội này đưa ra một thông cáo tại hội nghị thượng đỉnh ở Malaysia để bày tỏ “sự quan tâm sâu sắc” về những công trình xây dựng của Trung Quốc trên các hòn đảo có tranh chấp.
Bắc Kinh nhất mực nói rằng họ có chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, trong lúc Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng có yêu sách chủ quyền từng phần hoặc toàn bộ đối với vùng biển này.
Nguồn: Bộ Ngoại giao Mỹ, Bộ Quốc phòng Trung Quốc, AFP
- Inhttp://www.voatiengviet.com/content/my-bac-de-nghi-cua-trung-quoc-ve-cac-dao-co-tranh-chap-o-bien-dong/2746026.html:
-
Một quân nhân Lực lượng phòng vệ Nhật Bản ngắm chiếc tàu chở trực thăng Izumo trước khi hạ thủy ở Yokohama, 06/08/2013.REUTERS/Toru HanaiNhân chuyến công du chính thức Hoa Kỳ của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, kéo dài 3 ngày mà tâm điểm được dư luận quốc tế chú ý là thỏa thuận mở rộng hợp tác quốc phòng giữa Tokyo và Washington, nhật báo Le Monde dành kín hai trang báo đề cập tới các tham vọng quân sự mới của nước Nhật, quốc gia bại trận trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ 2 cách đây 70 năm.Dưới bức ảnh một con tàu chở trực thăng « Izumo », đồ sộ như một chiếc tàu sân bay vừa được bàn giao cho Hải quân Nhật hôm 25/3 vừa qua, bài viết của đặc phái viên Le Monde tại Yokusuka có tựa đề « Nhật Bản hiện đại hóa lực lượng hải chiến ».
Le Monde cho biết Izumo là chiến hạm quân sự lớn nhất của Nhật kể từ khi kết thúc Thế chiến thứ 2 và là biểu tượng cho phản ứng của nước này trước mối đe dọa từ Trung Quốc.
Theo mô tả của tác giả bài viết, vừa được mời tham quan chiến hạm này, Izumo là một chiến hạm chở trực thăng được thiết kế với chức năng săn tìm tàu ngầm. Tàu có trọng lượng 19.500 tấn, dài 248 mét được trang bị đầy đủ các thiết bị, vũ khí tối tân nhất hiện nay. Về mặt chính thức Izumo chỉ có nhiệm vụ phòng thủ gần của Nhật, góp phần giữ gìn hòa bình trong khu vực và cứu hộ. Nhưng rõ ràng chiến hạm đồ sộ này có những khả năng hoạt động như một tàu sân bay có đủ khả năng tác chiến xa.
Le Monde cho biết, với biên chế 1.000 quân, Izumo trong tương lai có thể gia nhập vào một nhóm tác chiến của Mỹ hoặc ở trong khu vực. Điều này nằm trong chủ trương của chính phủ Shinzo Abe đang muốn sửa lại nội dung bản Hiến pháp chủ hòa cho phép mở rộng trường hoạt động của « lực lượng phòng vệ » (tên gọi quân đội Nhật hiện nay) để Nhật có thể tham gia các hoạt động quân sự cùng đồng minh trong trường hợp « tự vệ tập thể chính đáng », xa hơn nữa điều này giúp Tokyo ký các thỏa thuận quốc phòng với các nước đồng minh trong khu vực hoặc tham gia tích cực vào các chiến dịch quân sự của Liên Hiệp Quốc.
Tại sao Nhật Bản giờ đây lại nuôi tham vọng quân sự ?
Theo Le Monde, đất nước này vẫn cảm thấy bị đe dọa vây quanh. Một nguồn tin của Bộ Ngoại giao Nhật từng nhấn mạnh : « Nhật bị bao quanh bởi ba cường quốc quân sự và hạt nhân lớn nhất là Trung Quốc, Nga và Bắc Triều Tiên ». Nhưng Trung Quốc là mối đe dọa đầu tiên.
Tác giả bài viết nhận thấy, Tokyo đặc biệt lưu tâm đến các tranh chấp lãnh thổ có từ bao đời nay với nước này và cho rằng Bắc Kinh đe dọa tuyến đường hàng hải và sẽ có ngày lấn chiếm hết các đảo đang tranh chấp ở vùng biển Nam Trung Hoa, tức Biển Đông để đặt các căn cứ quân sự của họ.
Năm 2013 Nhật ghi nhận không quân Nhật đã 415 lần xuất kích vì các vụ máy bay Trung Quốc xâm nhập không phận Nhật và 359 lần đối với các máy bay Nga.
Trong bối cảnh như vậy, Tokyo muốn tỏ ra với Hoa Kỳ và các nước trong vùng thấy Nhật là một đồng minh hoàn thiện, quân đội của họ cần phải được tôi luyện kinh nghiệm chiến đấu hơn. Không quân Nhật vừa đặt thêm 42 máy bay chiến đấu F35. Lục quân được tăng cường thêm các đơn vị đổ bộ và dự định trong vòng ba năm tới sẽ thành lập các đơn vị thường trực bảo vệ bờ biển rộng khắp.
Ưu tiên được dành cho hải quân. Lực lượng này của Nhật hiện có 124 chiến hạm. Dự kiến từ nay đến năm 2025, hạm đội tàu ngầm sẽ tăng từ 12 lên 22 chiếc.
Một lý do khác, khiến Nhật Bản muốn có một đội quân tự chủ hơn, mặc dù quần đảo này vẫn được Mỹ bảo vệ vững vàng. Nhưng ở Nhật, người ta nghi ngại về sự bảo đảm của người Mỹ. Trong việc Tổng thống Barack Obama quay ngoắt không tấn công các cơ sở vũ khí hóa học của Syria cách đây không lâu, cũng khiến cho Tokyo phải đặt câu hỏi : Liệu Nhật sẽ có được Mỹ che chở trong trường hợp bị Bắc Triều Tiên tấn công hóa học ?
Còn với Trung Quốc, Le Monde dẫn một báo cáo gần đây do Bộ Ngoại giao chỉ đạo thực hiện, các chuyên gia về quan hệ quốc tế nhận định nếu Hoa Kỳ xóa bỏ cam kết với khu vực châu Á, trong vòng hai chục năm Trung Quốc sẽ thống trị vùng châu Á-Thái Bình Dương. Trong giả thiết như vậy, Hàn Quốc sẽ có thể xích lại với Trung Quốc và Nhật Bản có nguy cơ bị cô lập.
Le Monde cũng nhận thấy, nhiều người Nhật lo ngại về tham vọng bá quyền của Trung Quốc, nhưng không phải tất cả đều ủng hộ sự thay đổi chính sách quốc phòng hiện nay vì điều này có thể sẽ cuốn quần đảo này vào những cuộc xung đột trên thế giới.
Động đất Nepal : Nạn nhân nghèo bị bỏ rơi
Tiếp tục với nhật báo Le Monde. Tựa trang nhất của tờ báo « Tại Nepal, những người nghèo bị quên cứu trợ. ». Tác giả bài viết đến với vùng thung lũng của Nepal cách xa thủ đô Katmandou gần 100 km, bị trận động đất vừa qua tàn phá nhưng các nạn nhân lại bị bỏ rơi.
Le Monde ghi nhận « Tức giận và thất vọng trong các thung lũng Nepal » . Nằm cách biệt với thế giới bên ngoài, các khu làng trong dãy núi Himalaya cũng bị tàn phá tan hoang không nhận được cứu giúp của chính quyền.
Ở đó, theo Le Monde, không thấy có bóng nhân viên cứu hộ nào, cũng chẳng có vị bộ trưởng nào đến thăm hỏi các nạn nhân, chỉ có người dân, bị mắc kẹt trong các khu làng hẻo lánh dưới chân dãy núi Himalaya. Các khu làng hầu như đổ nát hoàn toàn. Không thể thống kế được số người thiệt mạng. Những người sống sót không nhận được sự cứu trợ thiết yếu như chăn mền, lều trại hay lương thực thực phẩm.
Trước sự phẫn nộ của người dân, chính quyền bắt đầu mới để ý đến các vùng hẻo lánh này nhưng việc tiếp cận hiện trường cực kỳ khó khăn vì phương tiện hạn chế và địa hình thì hiểm trở. Tác giả bài viết gọi đây là « một trận động đất khác, không có thống kê thiệt hại và còn rất nhiều nạn nhân không được biết đến ».
Bạo động chủng tộc ở Baltimore
Liên quan đến nước Mỹ, các báo Pháp hôm nay chú ý nhiều đến sự kiện bạo loạn bùng nổ ở thành phố Baltimore, sau cái chết của một thanh niên da đen do cảnh sát «quá tay » trấn áp. Bạo lực lan rộng đến mức chinh quyền thành phố phải ban hành tình trạng khấn cấp và ra lệnh giới nghiêm. Các báo đều gọi đó là « cuộc bạo động chủng tộc ».Le Figaro ghi nhận : « Xen lẫn bàng hoàng và lo lắng, nước Mỹ lại chứng kiến cảnh Baltimore bị thiêu đốt, chìm trong hỗn loạn hôm thứ Hai, sự việc chỉ cách vài tháng sau các vụ bạo loạn làm chấn động thành phố Ferguson ( Missouri) sau đó đã lan rộng ra nhiều nơi khác. Hoàn cảnh của cả hai vụ đều có nét tương tự. Ở Ferguson, bạo lực bùng lên sau cái chết của thanh niên da đen Micheal Brown do cảnh sát da trắng đánh. Ở Baltimore, ngòi nổ của bạo động cũng là cái chết của thanh niên da đen Freddie Gray hom thứ Bảy tuần trước, sau một vụ trấn áp quá tay của cảnh sát, tuy hoàn cảnh của vụ việc còn chưa sáng tỏ ».Các vụ việc bạo hành cảnh sát như vậy cứ tích tụ thêm, khiến người da đen Mỹ cảm thấy trở thành mục tiêu trấn áp của người da trắng và họ nổi dậy phản kháng lại bằng bạo lực. Hôm nay là Baltimore, ngày mai có thể lại là chỗ khác, những nơi mà cảnh sát vẫn còn quan hệ không tốt với dân Mỹ gốc Phi.Hy Lạp : 100 ngày bế tắc của chính quyền mới
Chuyển qua tờ Libération. Hồ sơ lớn trong ngày của tờ báo dành cho Hy Lạp với tựa lớn trang nhất : « 100 ngày không thay đổi được Hy Lạp », nhân hôm nay đánh dấu 3 tháng đảng Syriza thắng cử đưa ông Alexis Tsipras lãnh đạo Hy Lạp.
Tờ báo nhận định : « Trong 100 ngày qua, chính phủ cánh tả cấp tiến, bị tê liệt bởi các cuộc đàm phán với các chủ nợ, đã không thể khởi động được chính sách chống khắc khổ mà nhờ đó chính phủ này được bầu lên .» Libération chỉ rõ hơn : « Cho đến giờ đa số những hứa hẹn trong tranh cử của đảng cánh tả đều ở trong tình trạng kẹt , nhường chỗ ưu tiên cho cuộc đọ sức với các chủ nợ ».
Theo Libération, từ khi cánh tả cấp tiến lên nắm quyền, chưa thấy có thay đổi nào ở Athènes. Nỗi ám ảnh tiền mỗi khi đến hạn vẫn đeo bám chính phủ mới từng ngày, cứ đến hạn thanh toán, đất nước này lại nín thở.
Libération nhận thấy, điều cấp bách bây giờ với Hy Lạp là phải đi đến thỏa hiệp để làm sao vừa giữ được lòng dân cũng như độ tin cậy của đảng Syriza đối Liên hiệp châu Âu.
Pháp : Đừng có đụng đến quân đội
Thời sự nổi bật của nước Pháp được các báo chú ý là hôm nay Tổng thống Pháp có cuộc họp Hội đồng Quốc phòng quan trọng để quyết định có hay không tăng chi tiêu cho quân đội trong khi ngân sách Nhà nước càng ngày càng eo hẹp. Le Figaro chạy tựa : « Ngân sách Quốc phòng : Hollande đến lúc lựa chọn ».Với Le Figaro, tất cả đã rõ, không có chuyện động đến quân đội. Xã luận tờ báo bình luận : « Từ 10 năm nay, quân đội Pháp đã mất đi khoảng 80 ngàn chỗ. Từ nay đến năm 2019, nếu không có thay đổi gì thì sẽ còn giảm thêm 25 nghìn quân nữa...Chính sách này không thể kéo dài được nữa vào thời điểm mà các binh sĩ của chúng ta ngày càng cần cho cuộc chiến chống Hồi giáo cực đoan, trong các chiến dịch ở nước ngoài, từ Mali đến Irak, cũng như hàng ngày trên lãnh thổ của chúng ta ».Muốn được như vậy, theo Le Figaro, chỉ có cách là chính phủ cần phải điều chỉnh các chính sách kinh tế tiết kiệm ở các lĩnh vực khác bù đắp cho chí phí quân đội đang trở nên thiết yếu của nước Pháp. François Hollande phải tỏ cho thấy ông là người xứng tầm với thách thức này.
CÁNH CÒ * HÒA GIẢI
Who's new
- nguyenvubinh
- tuankhanh
- vothihao
- nguyenthituhuy
- nguyentuongthuy
Primary links
Home › Blogs › canhco's blog
Hòa giải, những bàn tay gỗ.
Sat, 05/02/2015 - 06:58 — canhco
Ba mươi ngày trong tháng Tư của năm 2015 âm thầm theo dõi những bài viết, hình ảnh trong và ngoài nước là dịp may nhận chân gần như toàn bộ quá khứ, một quá khứ rất gần bởi chỉ 40 năm, thời gian chưa đủ hình thành được một chu kỳ mà lịch sử cần, nhưng lại quá đủ để thấy được diện mạo của hai phía trong ngày kỷ niệm 40 năm này.
Bên thắng cuộc, chữ của Huy Đức, định hình đảng cộng sản Việt Nam một cách cay đắng, vẫn cười rất tươi và hát rất vui về cái ngày mà phía ngược lại chưa lau khô hết được nước mắt.
Hình ảnh của VNCH từ cách ăn mặc, cho tới sinh hoạt trong học đường, chợ búa, ngay cả những lần đồng bào đi bỏ phiếu được khoe đầy trên Facebook khiến lứa trẻ sinh sau 30 tháng 4 có thể hình dung ra một thời kỳ mà Sài Gòn hãnh diện là hòn ngọc viễn đông. Những tấm ảnh ấy đa số do phóng viên nước ngoài chụp trước khi miền Nam sụp đổ. Càng về sau năm 75 càng hiếm dần những hình ảnh sống động tiếp tục miêu tả những gì mà người dân Sài Gòn sống cùng.
Gần 5 tháng sau ngày giải phóng, ngày 22/ 9/1975, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng Hoà miền nam Việt Nam đã tổ chức cuộc đổi tiền trên toàn miền nam để đưa đồng tiền mới lấy tên là "Tiền Ngân hàng Việt Nam", còn gọi là tiền giải phóng, với tỷ lệ 1 đồng NHVN ăn 500 đồng tiền của chế độ cũ.
Không một phóng viên nào chụp được vẻ mặt thẫn thờ tuyệt vọng của dân chúng trong ba lần đổi tiền. Gia tài dành dụm bao nhiêu năm không cánh mà bay. Người cha trở về nhà với một nhúm giấy bạc xấu xí mà giá trị chỉ sống được một tháng. Toàn bộ số tiền có thể mua vài căn nhà nay đã ra tro. Không giải thích, không trả lời người dân, các ông bà chủ mới của “Ngân hàng không tiền gửi Việt Nam” lạnh lùng phát cho dân một số tiền như nhau và phấn khởi báo cáo với Chủ tịch nước đã làm tròn bổn phận.
Ba năm sau, ngày 2/5/1978 Nhà nước tiếp tục công bố đổi tiền lần thứ 2 trên phạm vi toàn quốc, với tỷ lệ 1đồng tiền NHNN cũ ở miền Bắc hoặc 0,8 đồng tiền Giải phóng ở miền Nam ăn 1đồng NHNN mới.
7 năm sau đó, vào ngày 14/9/1985 Nhà nước lại công bố đổi tiền theo tỷ lệ 10 đồng tiền NHNN cũ ăn 1 đồng tiền NHNN mới để phục vụ cuộc cách mạng về giá và lương. Lần đổi tiền thứ ba này đã thật sự lột sạch tới những đồng bạc ki cóp cuối cùng trong những gia đình miền Nam, trong khi đó miền Bắc không bị ảnh hưởng bao nhiêu vì đã quen với chế độ tem phiếu và thắt lưng buộc bụng từ những ngày chiến tranh chống Mỹ.
Đổi tiền là cách trưng thu tài sản đồng đều cho mọi người dân miền Nam vì thực tế dân miền Bắc không có bao nhiêu tiền để mà mất. Chính quyền “cách mạng” còn tiến thêm một bước qua việc đánh “tư sản mại bản” một cách khốc liệt trên toàn miền Nam. Hình thức cướp cạn có văn bản, có nghị quyết này đã giết bao nhiêu gia đình lúc ấy và chẳng những thế còn bao nhiêu gia đình phải sống mòn trong suốt 38 năm sau đó?
Năm 1977 chính quyền cách mạng đã phát động cuộc tố cáo và truy nã các thành phần mà họ gọi là tư sản mại bản tại Sài Gòn và các tỉnh miền Nam. Hình ảnh cải cách ruộng đất tại miền Bắc được lập lại, hàng chục ngàn gia đình bị đuổi ra khỏi nhà, tài sản bị tịch thu và số phận của những con người bị chụp cho cái mũ tư sản mại bản ấy không khác gì những con thú hoang không còn nơi ẩn núp.
Theo Huy Đức trong Bên Thắng cuộc thì ngày đánh tư sản mại bản xảy ra các nhân vật gốc Hoa như Lý Sen, Lưu Trung, Trương Dĩ Nhiên, Lý Long Thân, Trần Thành cùng lúc trước sau bị bắt giam để trả lời tại sao họ lại giàu có như vậy. Có tội hay không có tội là chuyện của họ và bên thắng cuộc nhưng hàng chục ngàn gia đình khác bị đám 30 tháng tư chỉ điểm cũng cùng một số phận trắng tay thì ai sẽ là người trách nhiệm đây?
Sau cuộc đánh tư sản mại bản chính quyền cách mạng tiếp tục đánh dân miền Nam bằng một chính sách rất ác độc mang một tên gọi mỹ miều là Xây dựng vùng kinh tế mới.
Kinh tế mới là những khu đất hoang hóa, hay rừng sâu nước độc khó canh tác thành công nếu không có một kế hoạch tổng lực và dồi dào phương tiện. Hàng trăm ngàn người dân đang sống đạm bạc nhưng an lành trong thành phố bị cưỡng ép bằng những ngôn từ đầy hăm dọa lên xe về nơi mà con người khó có khả năng thích hợp. Những chuyến xe chất đầy quang gánh, quần áo tả tơi hướng về Lộc Ninh, Phước Long, Buôn Mê Thuột, Bù Gia Mập cùng hàng trăm địa diêm nổi tiếng khác của miền Nam, ghé vào và vất họ xuống với vài căn nhà mới vội vã dựng lên xiêu vẹo và chắp vá. Họ đi không nỡ ở không xong, cuộc hành trình về vùng kinh tế mới đã khép lại với hàng chục ngàn người bỏ thây vì muỗi mòng rắn rít.
Từ đó ba chữ Kinh tế mới ám ảnh họ như ma quỷ, như ác thú. Bốn mươi năm sau khi nhớ lại đoạn đường này nhiều gia đình vẫn còn ngơ ngác tự hỏi tại sao chính quyền cách mạng lại thúc ép dân vào nơi hang hùm nọc rắn như vậy? Ý đồ đích thực của họ là gì? Tận diệt một thế hệ miền Nam không thích nghi được với chủ nghĩa cộng sản hay tư duy kinh tế kiểu cộng sản đã khiến họ mù quàng chơi những canh bạc mà vốn liếng duy nhất họ có chỉ là mạng sống của người dân?
Bốn mươi năm, các bài viết nói về hòa hợp hòa giải giữa chính quyền hiện tại và hàng triệu người bị bắt, bị cải tạo cũng như hàng triệu đồng bào vượt biển tìm tự do đã bỏ mình hay suốt đời mang hận vì cướp biển Thái Lan rộ lên khắp các trang mạng. Chính quyển, họ, những khuôn mặt bóng nhẫy, láng bóng nói lời hòa giải như đào kép trong một gánh hát đình. Họ thể hiện sự ban ơn một lần nữa như họ đã giải phóng miền Nam là đã ban ơn cho đám lưu dân mất gốc này. Cách nói, cách thể hiện qua các nghị quyết hòa giải dân tộc khẳng định một thái độ: ban phát, xin cho.
Hãy nói về tù nhân cải tạo.
Ừ thì chiến tranh, người thắng kẻ thua. Thắng được phép giam giữ và cho ra khỏi trại giam lúc nào thuộc về kẻ giữ chìa khóa. Quốc tế cũng phải đứng ngoài vì quốc tế đối với cộng sản cũng chỉ là chiếc phao trong lúc túng cùng bị gậy. Bây giờ hòa giải là hòa giải thế nào? Chìa tay ra nói với anh: thôi mình bỏ qua nhé, anh đánh tôi không chết thì tôi nhốt anh cho vui, nếu lỡ tay có người chết thì cũng đâu bằng bom thả chùm chùm lên miền Bắc? thế nhé, ta cùng ngồi nâng chén giải oan hát bài hòa giải có vui hơn không?
Bên thắng cuộc, chữ của Huy Đức, định hình đảng cộng sản Việt Nam một cách cay đắng, vẫn cười rất tươi và hát rất vui về cái ngày mà phía ngược lại chưa lau khô hết được nước mắt.
Hình ảnh của VNCH từ cách ăn mặc, cho tới sinh hoạt trong học đường, chợ búa, ngay cả những lần đồng bào đi bỏ phiếu được khoe đầy trên Facebook khiến lứa trẻ sinh sau 30 tháng 4 có thể hình dung ra một thời kỳ mà Sài Gòn hãnh diện là hòn ngọc viễn đông. Những tấm ảnh ấy đa số do phóng viên nước ngoài chụp trước khi miền Nam sụp đổ. Càng về sau năm 75 càng hiếm dần những hình ảnh sống động tiếp tục miêu tả những gì mà người dân Sài Gòn sống cùng.
Gần 5 tháng sau ngày giải phóng, ngày 22/ 9/1975, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng Hoà miền nam Việt Nam đã tổ chức cuộc đổi tiền trên toàn miền nam để đưa đồng tiền mới lấy tên là "Tiền Ngân hàng Việt Nam", còn gọi là tiền giải phóng, với tỷ lệ 1 đồng NHVN ăn 500 đồng tiền của chế độ cũ.
Không một phóng viên nào chụp được vẻ mặt thẫn thờ tuyệt vọng của dân chúng trong ba lần đổi tiền. Gia tài dành dụm bao nhiêu năm không cánh mà bay. Người cha trở về nhà với một nhúm giấy bạc xấu xí mà giá trị chỉ sống được một tháng. Toàn bộ số tiền có thể mua vài căn nhà nay đã ra tro. Không giải thích, không trả lời người dân, các ông bà chủ mới của “Ngân hàng không tiền gửi Việt Nam” lạnh lùng phát cho dân một số tiền như nhau và phấn khởi báo cáo với Chủ tịch nước đã làm tròn bổn phận.
Ba năm sau, ngày 2/5/1978 Nhà nước tiếp tục công bố đổi tiền lần thứ 2 trên phạm vi toàn quốc, với tỷ lệ 1đồng tiền NHNN cũ ở miền Bắc hoặc 0,8 đồng tiền Giải phóng ở miền Nam ăn 1đồng NHNN mới.
7 năm sau đó, vào ngày 14/9/1985 Nhà nước lại công bố đổi tiền theo tỷ lệ 10 đồng tiền NHNN cũ ăn 1 đồng tiền NHNN mới để phục vụ cuộc cách mạng về giá và lương. Lần đổi tiền thứ ba này đã thật sự lột sạch tới những đồng bạc ki cóp cuối cùng trong những gia đình miền Nam, trong khi đó miền Bắc không bị ảnh hưởng bao nhiêu vì đã quen với chế độ tem phiếu và thắt lưng buộc bụng từ những ngày chiến tranh chống Mỹ.
Đổi tiền là cách trưng thu tài sản đồng đều cho mọi người dân miền Nam vì thực tế dân miền Bắc không có bao nhiêu tiền để mà mất. Chính quyền “cách mạng” còn tiến thêm một bước qua việc đánh “tư sản mại bản” một cách khốc liệt trên toàn miền Nam. Hình thức cướp cạn có văn bản, có nghị quyết này đã giết bao nhiêu gia đình lúc ấy và chẳng những thế còn bao nhiêu gia đình phải sống mòn trong suốt 38 năm sau đó?
Năm 1977 chính quyền cách mạng đã phát động cuộc tố cáo và truy nã các thành phần mà họ gọi là tư sản mại bản tại Sài Gòn và các tỉnh miền Nam. Hình ảnh cải cách ruộng đất tại miền Bắc được lập lại, hàng chục ngàn gia đình bị đuổi ra khỏi nhà, tài sản bị tịch thu và số phận của những con người bị chụp cho cái mũ tư sản mại bản ấy không khác gì những con thú hoang không còn nơi ẩn núp.
Theo Huy Đức trong Bên Thắng cuộc thì ngày đánh tư sản mại bản xảy ra các nhân vật gốc Hoa như Lý Sen, Lưu Trung, Trương Dĩ Nhiên, Lý Long Thân, Trần Thành cùng lúc trước sau bị bắt giam để trả lời tại sao họ lại giàu có như vậy. Có tội hay không có tội là chuyện của họ và bên thắng cuộc nhưng hàng chục ngàn gia đình khác bị đám 30 tháng tư chỉ điểm cũng cùng một số phận trắng tay thì ai sẽ là người trách nhiệm đây?
Sau cuộc đánh tư sản mại bản chính quyền cách mạng tiếp tục đánh dân miền Nam bằng một chính sách rất ác độc mang một tên gọi mỹ miều là Xây dựng vùng kinh tế mới.
Kinh tế mới là những khu đất hoang hóa, hay rừng sâu nước độc khó canh tác thành công nếu không có một kế hoạch tổng lực và dồi dào phương tiện. Hàng trăm ngàn người dân đang sống đạm bạc nhưng an lành trong thành phố bị cưỡng ép bằng những ngôn từ đầy hăm dọa lên xe về nơi mà con người khó có khả năng thích hợp. Những chuyến xe chất đầy quang gánh, quần áo tả tơi hướng về Lộc Ninh, Phước Long, Buôn Mê Thuột, Bù Gia Mập cùng hàng trăm địa diêm nổi tiếng khác của miền Nam, ghé vào và vất họ xuống với vài căn nhà mới vội vã dựng lên xiêu vẹo và chắp vá. Họ đi không nỡ ở không xong, cuộc hành trình về vùng kinh tế mới đã khép lại với hàng chục ngàn người bỏ thây vì muỗi mòng rắn rít.
Từ đó ba chữ Kinh tế mới ám ảnh họ như ma quỷ, như ác thú. Bốn mươi năm sau khi nhớ lại đoạn đường này nhiều gia đình vẫn còn ngơ ngác tự hỏi tại sao chính quyền cách mạng lại thúc ép dân vào nơi hang hùm nọc rắn như vậy? Ý đồ đích thực của họ là gì? Tận diệt một thế hệ miền Nam không thích nghi được với chủ nghĩa cộng sản hay tư duy kinh tế kiểu cộng sản đã khiến họ mù quàng chơi những canh bạc mà vốn liếng duy nhất họ có chỉ là mạng sống của người dân?
Bốn mươi năm, các bài viết nói về hòa hợp hòa giải giữa chính quyền hiện tại và hàng triệu người bị bắt, bị cải tạo cũng như hàng triệu đồng bào vượt biển tìm tự do đã bỏ mình hay suốt đời mang hận vì cướp biển Thái Lan rộ lên khắp các trang mạng. Chính quyển, họ, những khuôn mặt bóng nhẫy, láng bóng nói lời hòa giải như đào kép trong một gánh hát đình. Họ thể hiện sự ban ơn một lần nữa như họ đã giải phóng miền Nam là đã ban ơn cho đám lưu dân mất gốc này. Cách nói, cách thể hiện qua các nghị quyết hòa giải dân tộc khẳng định một thái độ: ban phát, xin cho.
Hãy nói về tù nhân cải tạo.
Ừ thì chiến tranh, người thắng kẻ thua. Thắng được phép giam giữ và cho ra khỏi trại giam lúc nào thuộc về kẻ giữ chìa khóa. Quốc tế cũng phải đứng ngoài vì quốc tế đối với cộng sản cũng chỉ là chiếc phao trong lúc túng cùng bị gậy. Bây giờ hòa giải là hòa giải thế nào? Chìa tay ra nói với anh: thôi mình bỏ qua nhé, anh đánh tôi không chết thì tôi nhốt anh cho vui, nếu lỡ tay có người chết thì cũng đâu bằng bom thả chùm chùm lên miền Bắc? thế nhé, ta cùng ngồi nâng chén giải oan hát bài hòa giải có vui hơn không?
Nếu thái độ ấy diễn ra như kịch bản này phác thảo không biết có mấy người đưa tay hòa giải? Huống chi bàn tay mà phe thắng cuộc đưa ra là bàn tay giả, chúng có thể rớt bất cứ lúc nào nếu người được hòa giải xiết nó quá mạnh.
Gia đình tôi không có liên quan tới VNCH nên chúng tôi không cần sự hòa giải của bên thắng cuộc. Nhưng gia đình tôi là nạn nhân của cả ba vụ, từ đổi tiền đến đánh tư sản mại bản và cuối cùng là chết dần chết mòn trên vùng kinh tế mới.
Tôi không cần chính quyền này nói lời hòa giải với tôi.
Điều tôi cần là chính quyền phải kéo nhau tới nhà của từng thành viên trong gia đình tôi, bây giờ còn lại 30 người, cúi đầu thật thấp và xin lỗi với thái độ chân thành. Tài sản bị mất tôi kể như xung vào công quỹ quốc gia mặc dù tôi biết chắc cán bộ thành phố là những kẻ tận thu và tư túi những tài sản ấy.
Phải sòng phẳng với lịch sử và nhận trách nhiệm trước nạn nhân. Hòa giải chỉ là chiêu bài không thể thực hiện từ một phía. Chúng tôi không chấp nhận hòa giải vì mình là nạn nhân trực tiếp cũng như hàng chục triệu người miền Nam khác. Các ông là thủ phạm làm cho bao người sống trong nước mắt thì phải xin lỗi thật tâm nếu lương tâm con người trong các ông cắn rứt. Chỉ có lời xin lỗi mới đúng với các ông, đúng với tinh thần dành cho kẻ phạm tội với nhân dân, với lịch sử.
TƯỞNG NĂNG TIẾN * LONG AN
Đất Nước Nhìn Từ Long An
Fri, 05/01/2015 - 10:01 — tuongnangtien
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Họ dốt về chuyện quản lý đất nước, quản trị điều hành. Còn chuyện trấn áp kiểm soát thì họ khá lắm.
Đoan Trang
Cuối năm 2012, nhà báo Huy Đức cho ra mắt bộ sách Bên Thắng Cuộc. Ông dành chương cuối (chương XXII) để viết về thế hệ của những đảng viên cộng sản – hiện đang nắm quyền bính ở Việt Nam – với ít nhiều kỳ vọng, cùng ...dè dặt:
Họ dốt về chuyện quản lý đất nước, quản trị điều hành. Còn chuyện trấn áp kiểm soát thì họ khá lắm.
Đoan Trang
Cuối năm 2012, nhà báo Huy Đức cho ra mắt bộ sách Bên Thắng Cuộc. Ông dành chương cuối (chương XXII) để viết về thế hệ của những đảng viên cộng sản – hiện đang nắm quyền bính ở Việt Nam – với ít nhiều kỳ vọng, cùng ...dè dặt:
Cho dù trong Bộ chính trị khoá X (2006-2011) vẫn có những người trưởng thành qua chiến tranh, họ bắt đầu thuộc thế hệ “làm cán bộ” chứ không còn là thế hệ của những “nhà cách mạng”. Nếu có khả năng nắm bắt các giá trị của thời đại và có khát vọng làm cho người dân được ngẩng cao đầu, họ hoàn toàn có cơ hội chính trị để đưa Việt Nam bước sang một trang sử mới. Ngay cả khi duy trì phương thức nắm giữ quyền bính tuyệt đối hiện thời, nếu lợi ích của nhân dân và sự phát triển quốc gia được đặt lên hàng đầu, họ có thể trao cho người dân quyền sở hữu đất đai, lấy đa sở hữu thay cho sở hữu toàn dân; họ có quyền chọn phương thức kinh tế hiệu quả nhất làm chủ đạo thay vì lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo. Vẫn còn quá sớm để nói về họ. Khi cuốn sách này ra đời, họ vẫn đang nắm giữ trong tay mình vận hội của chính họ và đất nước.
Hơn hai năm sau, sau “khi cuốn sách này ra đời,” vào hôm 14 tháng 4 năm 2015, xẩy ra việc “Dân Oan Long An Nổ Bình Hàn Gió Đá, Tạt Axit Làm Bị Thương Lực Lượng Cưỡng Chế Thu Hồi Đất.” Hôm sau nữa, vào ngày 15: “Bình Thuận: Dân Chặn Xe Trên Quốc Lộ 1 Và Đụng Độ Với Cảnh Sát Cơ Động.”
Về sự kiện thứ hai, blogger Trương Huy San đã có lời bàn:
“Nếu có một cơ hội để đối thoại, người dân Tuy Phong, chắc chắn, sẽ không lựa chọn giải pháp cứng rắn như họ đang làm.”
Cũng như người dân ở Tuy Phong (Bình Thuận) dân oan ở Thạnh Hóa (Long An) đã không có cơ hội nào để đối thoại với chính quyền địa phương, hay trung ương, nên họ lựa “chọn giải pháp cứng rắn” là “tạt axit làm bị thương lực lưỡng cưỡng chế và thu hồi đất.”
Ảnh lấy từ: RFA
Sự việc, tất nhiên, không xẩy ra trong một sớm một chiều – theo lời người trong cuộc:
"Chúng tôi đi khiếu kiện khắp nơi nhưng không ai giải quyết, từ tòa án nhân dân huyện Thạnh Hóa cho đến tòa án nhân dân tỉnh Long An để được bồi thường giá đất thực tế cho chúng tôi. Họ bồi thường cho chúng tôi với giá chỉ 300.000 đồng/m2 nhưng họ lại bán cho chúng tôi ở vị trí liền kề lên tới 25 triệu/m2. Từ chỗ đó chúng tôi nhận 300.000 đồng không thể mua được ở đâu.
Chúng tôi đã bị tòa án nhân dân huyện và tỉnh đã bác bỏ yêu cầu khởi kiện, vì vậy chúng tôi đã gởi đơn lên tòa án nhân dân tối cao đồng thời làm đơn tố cáo ra trung ương. Từ năm 2012 cho đến nay thì vẫn chưa được cơ quan nhà nước nào giải quyết thỏa đáng cho chúng tôi."
Ủa, vậy chớ “từ năm 2012” đến nay đại biểu Quốc Hội đơn vị Long An ở đâu và làm gì? Câu hỏi tương tự cũng xin đặt ra cho qúi vị đại biểu Quốc Hội ở Từ Sơn (Bắc Ninh), Văn Giang (Hưng Yên), Dương Nội (Hà Đông), Cồn Dầu Đà Nẵng ... và tất cả những nơi mà đất đai của dân chúng đã (hay sẽ) bị thu hồi hay cưỡng chế.
Nguồn: Dân Luận
Người dân không biết (hay không thiết) kêu cứu? Câu trả lời có thể tìm được qua phóng ảnh của một “tờ báo tin,” gửi từ văn phòng của đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc:
Nội dung và hình thức của lá thư “báo tin” này khiến người ta có cảm tưởng như là nó đã được gửi từ một cái bưu trạm – nơi một huyện lỵ xa xôi hẻo lánh nào đó – bởi một anh bưu tá, chứ không phải từ văn phòng của một vị Đại Biểu Quốc Hội (“năng nổ”) cỡ như ông Dương Trung Quốc.
Ngoài Quốc Hội, nước CHXHCNVN còn có Mặt Trận Tổ Quốc với đủ thứ cơ quan, ban ngành, đoàn thể và hội hè... Họ đều hiện diện – vào hôm 13 tháng 4 năm 2015, hôm đọc lệnh cưỡng chế đất đai Thuận Hoá – và đều cúi đầu im lặng, khi bị người dân chất vấn về vai trò của đại diện M.T.T.Q. trong vụ cướp (ngày) này. Nhìn thấy những gương mặt sượng sùng và ngượng ngùng của ông hội trưởng nông dân, bà hội trưởng phụ nữ thị trấn Long An... (qua youtube) thiên hạ mới hiểu tại sao có những lời chế diễu cay độc, về cái định chế hữu danh vô thực này:
Mặt Trận Tổ Quốc, còn gọi là nhà nước Chịu Trận, vì nó là một thứ bung xung vỹ đại hứng đòn – phản đòn – đỡ đòn cho các nhà nước kia. Nhà nước này còn có một chức năng định kỳ như một lò hộ sinh, phù phép hiệp thương ba lên bốn xuống trong mỗi mùa bầu cử, cho ra những đứa con đúng kiểu mẫu đặt hàng của đảng… Quá trình vận động, thành tích cao nhất của Mặt Trận Tổ Quốc là tạo ra Mặt Trận Việt Minh trước trước 1954, và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam trước 1975 – hai lá bài này khá ăn khách, nhưng tới hồi lật tẩy thì vô cùng bỉ ổi! (Vũ Biện Điền. Phiên Bản Tình Yêu, Vol. II. Fall Church,Virginia: Tiếng Quê Hương, 2012.)
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh A.P Chú thích: VOA
Cùng với Quốc Hội và M.T.T.Q, “Việt Nam có hơn 700 tờ báo.” Tất cả đều đứng “xếp chặt hàng ngũ” sau lưng Nhà Nước, và sẵn sàng “ngậm máu” hay “bốc lửa bỏ tay người.”
Dù không ông/ bà phóng viên nào ai có mặt tại hiện trường, và cũng không ai đến tận địa điểm cưỡng chế khi vụ việc đã xẩy ra, tất cả các cơ quan truyền thông của chính phủ vẫn cứ đồng loạt (tỉnh táo) loan tin:
Sáng 14/4/2015, đoàn cưỡng chế của huyện Thạnh Hóa tiến hành cưỡng chế một số hộ dân không chấp hành quyết định giao đất để thi công công trình bờ kè sông Vàm Cỏ Tây đi ngang qua thị trấn Thạnh Hóa...
Đúng 9h cùng ngày, Đoàn cưỡng chế phân công Tổ vận động tiếp cận các hộ dân trên để vận động trước khi tổ chức cưỡng chế thì các đối tượng có thái độ hung hăng, thách thức, không chịu hợp tác, đồng thời sử dụng axit, dao, kéo tấn công lực lượng cưỡng chế. Do diễn biến tình hình nhanh và các đối tượng không chấp hành quyết định nên lực lượng chức năng đã áp sát, khống chế 14 đối tượng và áp giải về Công an huyện để điều tra, làm rõ.
Và sự việc đã được “làm rõ,” với tội trạng hẳn hoi, chỉ sau một buổi “họp liên ngành” ngắn ngủì:
Sau khi sự việc xảy ra, Công an, Viện kiểm sát, Tòa án tiến hành họp liên ngành để đánh giá mức độ, tính chất của vụ việc và xác định hành vi vi phạm của các đối tượng; xác định 7/14 đối tượng đủ yếu tố cấu thành tội phạm chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng ...
Sự kiện này khiến tôi nhớ đến tiếng thở dài (não nề) của ông Hà Sĩ Phu, hồi năm 1995:
Anh có mọi quyền lực trong tay, anh muốn nói gì, nói cả ngày cũng được, thì anh có nhường một tờ báo, một diễn đàn cho những người khác trình bày tiếng nói của họ hay không?
Anh nắm hết mọi sức mạnh trong tay, muốn bày đặt cái gì cũng được, thì anh có dành cho Nhân dân một Hội đồng để giúp anh thu thập tiếng nói của Dân, hay anh lại tìm cách đưa Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy sang phụ trách luôn "Hội đồng Nhân dân" cho nhất quán?
Anh nắm hết mọi sức mạnh trong tay, muốn bày đặt cái gì cũng được, thì anh có dành cho Nhân dân một Hội đồng để giúp anh thu thập tiếng nói của Dân, hay anh lại tìm cách đưa Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy sang phụ trách luôn "Hội đồng Nhân dân" cho nhất quán?
Người dân Long An còn biết “đối thoại” cách nào, hay cầu cạnh đến ai ngoài bình gió đá và acid?
Hãy nhìn lại những kỳ vọng (dè dặt) của nhà báo huy Đức, vài năm về trước:
Nếu có khả năng nắm bắt các giá trị của thời đại và có khát vọng làm cho người dân được ngẩng cao đầu, họ hoàn toàn có cơ hội chính trị để đưa Việt Nam bước sang một trang sử mới. Ngay cả khi duy trì phương thức nắm giữ quyền bính tuyệt đối hiện thời, nếu lợi ích của nhân dân và sự phát triển quốc gia được đặt lên hàng đầu, họ có thể trao cho người dân quyền sở hữu đất đai, lấy đa sở hữu thay cho sở hữu toàn dân; họ có quyền chọn phương thức kinh tế hiệu quả nhất làm chủ đạo thay vì lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo. Vẫn còn quá sớm để nói về họ. Khi cuốn sách này ra đời, họ vẫn đang nắm giữ trong tay mình vận hội của chính họ và đất nước.
Bây giờ thì có thể “nói về họ” mà không sợ là “quá sớm” nữa:
Nếu lợi ích của nhân dân và sự phát triển quốc gia được đặt lên hàng đầu, họ đã không kiên trì với cái chủ trương (lớn) là phải thác bauxite Tây Nguyên bằng mọi giá – kể cả cái giá mà “nhân dân” sẽ phải trả cho những thiệt hại về môi sinh, cũng như tài chính trong tương lai gần!
Nếu họ cho người dân quyền sở hữu đất đai, lấy đa sở hữu thay cho sở hữu toàn dân thì đâu có tiếng súng nổ ở Hải Phòng, có kẻ phải khỏa thân giữ đất ở Cần Thơ, và có chuyện tạt acid vào đoàn cưỡng chế ở Long An.
Nếu chọn phương thức kinh tế hiệu quả nhất làm chủ đạo thay vì lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo thì đâu có những con tầu rỉ xét Vinashin, và cơ hội để biến vài tỉ Mỹ Kim thành sắt vụn, cùng với những lời hứa hẹn giáo dở và trơ tráo – kiểu như: “Năm 2015 sẽ có một Vinashin mới.”
Nếu có khả năng nắm bắt các giá trị của thời đại và có khát vọng làm cho người dân được ngẩng cao đầu, họ hoàn toàn có cơ hội chính trị để đưa Việt Nam bước sang một trang sử mới thì họ đâu có hèn nhược tới cỡ phải cố bám vào một chính sách “ngoại giao viển vông” (“vừa hợp tác vừa đấu tranh”) với “mười sáu chữ vàng,” và cũng đâu đốn mạt tới độ “ăn của dân không từ một cái gì.”
Họ – nói cho nó rõ – chính là những kẻ nội thù đã đưa cả dân Việt đi hết từ tai hoạ này, sang tai ương khác. Tuy thế, vào ngày 18 tháng 4 năm 2015 vừa qua, vẫn có thư của “những người bức xúc về vận nước, chân thành gửi đến Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam,” với ít nhiều kỳ vọng, cùng “mấy lời tâm huyết đề nghị được xem xét... hoặc biết chớp lấy thời cơ, đưa dân tộc đi tới, hay lại để vuột mất cơ hội, khiến đất nước bị chìm sâu vào sự lệ thuộc, tiếp tục chịu sức ép nặng nề của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán thời Tập Cận Bình.”
Bốn mươi hai vị “bức xúc về vận nước” ký tên dưới bức thư thượng dẫn đều là những nhân vật tăm tiếng, có thể coi là thành phần tinh hoa của xã hội Việt Nam hiện nay. Khi mà giới người này vẫn chưa nhận diện được kẻ thù của dân tộc, vẫn tiếp tục gửi “đề nghị,” với hy vọng “được” chúng “xem xét” thì đất nước – tất nhiên – còn lắm gian truân.
- tuongnangtien's blog
- http://www.rfavietnam.com/node/2563
Saturday, May 2, 2015
LÊ DIỄN ĐỨC * ĐÃ SÁNG MẮT CHƯA?
Lê Diễn Đức – Theo Sao Hôm Sao Mai – 22 Oct 2014
Ở Việt-Nam
1. Họ là những bà mẹ quê chất phác.
Họ đã sống dở chết dở trên dẫy Trường Sơn, trên đường mòn HCM. Họ tin là mai này miền Bắc đánh thắng miền Nam thì họ trở về vinh quang, CS Miền Bắc sẽ để cho họ thống lãnh miền Nam, ít nhất cũng làm quan to. Hỡi ôi! Họ được gì? Tất cả những chức vụ ngon lành đều do cán ngố miến Bắc nắm hết. Họ bị bỏ rơi, uất ức quá họ xin phục viên. Bây giờ họ chỉ còn biết mở mắt và chửi thề từ sáng đến tối mà thôi.
6. Chàng là một Việt Kiều bình thường , nhưng có tật “nổ” khi về VN. Chàng đã về nước cả chục lần đâu có làm sao, về lại Hoa Kỳ lần nào cũng khen lấy khen để là “Sàigòn bây giờ đổi mới lắm, làng nướng, quán ăn, bia ôm, càfê cũng ôm luôn, hớt tóc muốn ôm cũng được” . Vì vậy người Việt hải ngại đặt tên mới cho hòn ngọc viễn đông ngày trước, bây giờ là “thành phố ôm”.
Chàng chỉ là một chuyên viên làm Nail, mùa đông ế khách nên về VN du hí. Nhưng VK về nước mà lại khoe là làm nail thì hơi bị quê, nên bèn nổ lớn và tự giới thiệu là kỹ sư “hoá học”. Ngày ngày chàng đụng tới hóa chất (acetone .v.v) hơi nhiều, phải đeo khẩu trang như các nhà bác học trong phòng thí nghiệm thật. Lần này về VN thì sáng ngày hôm sau, có một Công an đến vấn an và gãi đầu gãi tai xin ông Kỹ sư giúp đỡ chút xíu vì nhà đang gặp khó khăn. Chàng kỹ sư mở bóp lấy ra tờ 20 đôla trao cho viên công an. Viên công an tỏ ý hơi thất vọng rồi ra về.
Sau chuyến đi chơi Đalạt 3 ngày về thì chàng kỹ sư nhận được một công văn của Công An số 4 Phan đăng Lưu yêu cầu lên làm việc để làm sáng tỏ một vài vấn đề. Ông “kỹ sư” hoang mang nhưng cũng đến trình diện. Viên Đại Uý Công An mời ngồi và nói là ông ta mới nhận được một lá thư từ trong phương xóm nơi chàng tạm cư ngụ, tố cáo ông VK là một nhân viên của một đảng phản động tại hải ngoại lần này có nhiệm vụ về điều nghiên để phá hoại. Anh kỹ sư VK tái mét mặt, hết hồn bèn khai thật là ở bên Mỹ chỉ làm nail chứ đâu có phải kỹ sư gì đâu, về nước để du lịch chứ không có tham gia một đảng phái chính trị nào cả.
Viên Đại Uý cười khẩy và nói là ty công an thành phố phải điều tra ra sự thật vì vậy theo luật thì phải giữ anh kỹ sư ở lại bóp vài ba ngày để tiến hành cuộc thẩm vấn. Sau cùng ông Đại úy nhắc khéo là đã liên lạc với hải quan TSN rồi và được biết là anh kỹ sư có khai đem về 5 ngàn đôla kỳ này. Chàng “kỹ sư” được dẫn vào nhà giam ngủ 1 đêm.
Sáng hôm sau tại địa chỉ mà chàng tạm trú, một người ăn mặc complet bảnh bao, tay sách cạc táp đen, đến gõ cửa và tự nhận là luật sư. Ông luật sư vào đề ngay là ông ta “nghe nói” có một VK bị bắt vào ty Công An PĐL. Nếu muốn nhờ ông ta biện hộ hay giải quyết thì đây là giá cả:
Nguyễn Thị Bình (tên thật là Nguyễn Châu Sa sinh tại Sa đéc, đổi tên mới là Nguyễn Thị Bình vào năm 1962) “được” làm “phó chủ tịch nhà nước,” “phó trưởng Ban Đối Ngoại trung Ương Đảng.” Mấy cái "hàm" "phó" và "thứ" đó cũng chỉ lại là những cái chức ngồi chơi xơi nuớc cho đẹp mắt với bà con miền Nam, đâu có ý nghĩa gì trong chế độ lúc nào cũng duy trì các Nhiếp Chính Vương (còn gọi là bộ chính trị - nếu thu hẹp hơn thì có Duẩn, Thọ, sau nầy thì thêm Mười, Anh…), khi các Nhiếp Chính Vương nầy phát cân đai áo mão cho ai thì hãy coi như hồng ân từ Bác và đảng. Sống dưới thời buổi “độc lập tự do hạnh phúc” mà “than vãn” thì cũng được CS xem như đồng nghĩa với đang chán sống; có mà tiêu tùng sớm.
Giám đốc công ty đường thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm là Trương Như Tảng. Me xừ này phải chờ đến lúc CS thu hết miền Nam mới biết “đường” nào là đường trắng, đường nào là đường thẻ, may phước gài kịp “số de,” chứ chậm chân một chút nữa có thể bị tai nạn lưu thông chết hết cả nhà (như trường hợp kịch tác gia Lưu Quang Vũ và gia đình). Đề nghị “trí thức” phe ta nên đọc cuốn “memoir” (mémoire) của cái gọi là “tảng đường mía chết hụt này” để cho sáng mắt sáng lòng.
Ở Việt-Nam
1. Họ là những bà mẹ quê chất phác.
Nghe lời ngon ngọt của CS, ấp ủ, che đỡ du kích trong nhà, những tưởng khi VC chiếm miền Nam thì họ được ưu đãi lắm! Ai ngờ! họ chỉ được cấp mấy giấy ban khen là mẹ chiến sĩ, mẹ liệt sĩ, huy chương bằng đồng để treo trong nhà cho nó oai, chứ đem ra chợ bán không ai mua. Hổm rồi, họ bị xử ức: đất đai của tổ tiên họ bị cán bộ công an lấy đem bán cho ngoại quốc làm sân golf, họ mang cờ đỏ sao vàng , biểu ngữ, huy chương, bằng khen đi biểu tình khiếu kiện.
Kết quả? Họ bị hốt và vất lên xe cây như con heo, chung với cờ quạt, huy chương, biểu ngữ. Giờ họ đã sáng mắt nhưng đã muộn.
Có bà dân oan tức quá còn tụt quần ra trước văn phòng xã ấp cho công an xem nữa.
Kết quả? Họ bị hốt và vất lên xe cây như con heo, chung với cờ quạt, huy chương, biểu ngữ. Giờ họ đã sáng mắt nhưng đã muộn.
Có bà dân oan tức quá còn tụt quần ra trước văn phòng xã ấp cho công an xem nữa.
2. Họ là giới trí thức sống tại miền Nam Việt-Nam.
Họ nghe lời dụ dỗ của bọn CS, họ đọc toàn sách Karl Marx, Engels, Jean Paul Sartre họ mơ tưởng thấy tương lai sán lạng, bầu trời nở hoa, một thế giới đại đồng, không giầu không nghèo, ai cũng như ai, gọi nhau tất cả bằng “đồng chí”.
Vi thế là họ xuống đường biểu tình, phá rối trị an của VNCH, làm mồi cho tụi VC xâm nhập thành thị phá hoại. Sau ngày 30-4-75, họ ra ứng cử vào QH bù nhìn. Kết quả rớt đài. Họ thấy tất cả mọi sự đều tệ hại hơn ngày xưa nhiều, họ la ó, phản đối. Kết quả họ bị quản chế, họ bị công an thuê xã hội đen đánh đập, gây ra tai nạn. Thế là họ mở mắt trong nhà thương. Rồi họ sáng mắt không kịp nữa khi đã vào nhà xác.
Vi thế là họ xuống đường biểu tình, phá rối trị an của VNCH, làm mồi cho tụi VC xâm nhập thành thị phá hoại. Sau ngày 30-4-75, họ ra ứng cử vào QH bù nhìn. Kết quả rớt đài. Họ thấy tất cả mọi sự đều tệ hại hơn ngày xưa nhiều, họ la ó, phản đối. Kết quả họ bị quản chế, họ bị công an thuê xã hội đen đánh đập, gây ra tai nạn. Thế là họ mở mắt trong nhà thương. Rồi họ sáng mắt không kịp nữa khi đã vào nhà xác.
3. Họ là những đại diện được dân cử miền Nam.
Trước đây họ bị dụ khị vơi củ cà rốt đỏ tươi là sẽ ở lại làm việc cho thành phần thứ ba, với hoang tưởng là CS Miền Bắc giải thể VNCH và trao cho nhóm thành phần thứ ba thành lập chính phủ miền Nam, chia ghế chung với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Họ ra sức sử dụng cái tự do dân chủ miền Nam đánh phá VNCH đủ mọi mặt. Khi VNCH bị bạn đồng minh bỏ rơi thì ai ngờ họ bị cho ra rià, chỉ còn ngồi chia với nhau cái “ghế đá công viên”.
4. Họ là thành phần du kích miền Nam, tập kết ra Bắc.
Họ đã sống dở chết dở trên dẫy Trường Sơn, trên đường mòn HCM. Họ tin là mai này miền Bắc đánh thắng miền Nam thì họ trở về vinh quang, CS Miền Bắc sẽ để cho họ thống lãnh miền Nam, ít nhất cũng làm quan to. Hỡi ôi! Họ được gì? Tất cả những chức vụ ngon lành đều do cán ngố miến Bắc nắm hết. Họ bị bỏ rơi, uất ức quá họ xin phục viên. Bây giờ họ chỉ còn biết mở mắt và chửi thề từ sáng đến tối mà thôi.
5. Họ là thành phần giầu sang phú quý miền Nam.
Nghe lời hứa ngọt như mía lùi, vào bưng thành lập cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Họ được rủ sang Paris ngồi vào bàn tròn bàn vuông, dự hội nghị thanh toán miền Nam do Kissinger và Lê Đức Thọ bầy mưu đạo diễn năm 1973. Sau 30-4-75 họ được gì? Ôi chao, Cái MTGPMN sống chưa bao lâu đã bị CS Miền Bắc bóp cổ chết ngắc ngày 2-7-1976. Bấy giờ họ mới sáng mắt ra thì đã trễ, chỉ còn biết than thân trách phận là mình quá ngu.
Tại Hải Ngoại:
Họ là những Việt Kiều đã liều chết vượt biên.
Từ ngày Mỹ nối lại bang giao với Việt-Nam và bỏ cấm vận Việt-Nam, họ đã nghe lời dụ dỗ đường mật của CSVG, về lại Việt-Nam làm ăn:
1. Một ông vua chả giò , đem về hàng triệu đôla đầu tư, rồi bị kết án về tội hối lộ (Khổ quá VK nào muốn làm ăn tại VN cho an toàn mà không phải hối lộ cơ chứ, kể cả người dân trong nước cũng phải hối lộ chứ), chỉ vì cán bộ gộc tranh nhau ăn. Kết quả ông vua chả giò bị 11 tháng tù, may mắn quen lớn, quen đến tận ông “Tưởng Thú Khải” nên mới “tái vượt biên bằng đường hàng không” ra khỏi nước. Ông mướn luật sư đoàn ngoại quốc kiện VNCS lấy lại tiền. Ông hú vía và sáng mắt và sẽ chẳng bao giờ về Việt-Nam nữa.
2. Một ông bác sĩ tim , bỏ ra cả bạc triệu mua máy móc rất “hiện đại” về Sàigon mở phòng mạch mổ tim mong làm ăn, nhưng rồi bị VC đội cho cái mũ “gián điệp CIA” không đưa ra toà nhưng chỉ xin ông để lại phòng mạch và tất cả dụng cụ, ra khỏi VN trong vòng 6 tiếng đồng hồ. Thế là mất cả chì lẫn chài. Về lại Hoa Kỳ ông tức lắm lập đảng chống, ông định làm cả cái kiềng 3 chân mời ông VC ngồi một chân để hoà hợp hòa giải.
3. Một ông giáo sĩ chuyên về truyền thông , đi về VN hơn 10 lần rồi như đi chợ và có cả mấy căn hộ cho thuê. Một ngày đẹp trời xin Visa về VN nữa để thâu tiền, nhưng đến phi trường Tân Sơn Nhất thì hải quan TSN hổng cho ổng vào vì lý do gì đó, đúng ra chỉ vì chúng muốn xiết mấy căn hộ của ông thôi. VK hồi đó chưa được phép mua nhà ở VN, mà tại sao ông lại có mấy căn hộ cho thuê “thế nà nàm sao?”, chắc chúng “điều cha” là ông nhờ người khác đứng tên. Ông tẽn tò trở về Mỹ, nuốt hận, nhưng vẫn cái trò nửa nạc nửa mỡ, vẫn nâng đỡ cho đám quốc doanh trong nước, đăng cả bài chống cờ vàng 3 sọc đỏ của n mới đây.
4. Trần Trường thu băng lậu , khoái “bác hồ” hết cỡ thợ mộc, nên treo cờ máu và ảnh tên hồ già trong tiệm, bị người Việt hải ngoại giàn chào cả 2 tháng. Ở VN hồi đó ông được CSVG nâng cấp lên thành “anh hùng”. Rồi ông tưởng bở bán nhà bán cửa, thu xếp tiền bạc gia đình vợ con về VN làm ăn. Ông bỏ ra mấy chục ngàn đô (gần 1 tỷ bạc hồ) mua ao thả cá, nuôi tôm kiếm sống. Thu hoạch đang ngon lành, ai ngờ ông bà “anh hùng” bị gọi lên làm việc về tội “quên đóng thuế” cho nhà nước. Bà vợ ông ức quá “anh hùng” mà chả được cư xử như anh hùng tí nào cả, lại còn bắt đóng thuế, nên tự tử may mà không chết. Mất cả chì lẫn chài, gia đình lại cuốn gói về lại đế quốc Mỹ chả biết ẩn dật tại Tiểu Bang nào. Bà con ai biết mách giùm nhé.
5. Một ông giáo sư dậy điện toán , mua lại một số máy computer rẻ tiền đem về Sàigòn mở trường. Ông đoán đúng mạch dân VN. Thời kỳ tin học, ai mà chẳng muốn học “vi tính – com piu tơ”, cơ sở phất lên như diều gặp gió. Ông làm thêm chi nhánh ở Cần Thơ, ngon trớn ông tiến nhanh tiến mạnh ra Đà Nẵng. Nhưng ông quên một điều là VN có “rừng nào cọp nấy”. Cọp miền Nam khác cọp miền Trung, miền Bắc. Ông quên không xin phép đúng nơi đúng chốn hay vì thủ tục “đầu tiên” (tiền đâu?) hơi yếu, nên ông bị mời lên Công An làm việc vì có thơ tố cáo ông làm gián điệp cho đảng phái hải ngoại chống phá nhà nước. Họ mời ông và gia đình ra khỏi nước trong vòng 24 tiếng, để lại 2, 3 trường học cho nhà nước quản lý. Ông biết bị ăn cướp nhưng chỉ nhỏ lệ mà ra đi, về hải ngoại ông vẫn im thin thít sợ nói ra bị đồng bào chửi.
6. Chàng là một Việt Kiều bình thường , nhưng có tật “nổ” khi về VN. Chàng đã về nước cả chục lần đâu có làm sao, về lại Hoa Kỳ lần nào cũng khen lấy khen để là “Sàigòn bây giờ đổi mới lắm, làng nướng, quán ăn, bia ôm, càfê cũng ôm luôn, hớt tóc muốn ôm cũng được” . Vì vậy người Việt hải ngại đặt tên mới cho hòn ngọc viễn đông ngày trước, bây giờ là “thành phố ôm”.
Chàng chỉ là một chuyên viên làm Nail, mùa đông ế khách nên về VN du hí. Nhưng VK về nước mà lại khoe là làm nail thì hơi bị quê, nên bèn nổ lớn và tự giới thiệu là kỹ sư “hoá học”. Ngày ngày chàng đụng tới hóa chất (acetone .v.v) hơi nhiều, phải đeo khẩu trang như các nhà bác học trong phòng thí nghiệm thật. Lần này về VN thì sáng ngày hôm sau, có một Công an đến vấn an và gãi đầu gãi tai xin ông Kỹ sư giúp đỡ chút xíu vì nhà đang gặp khó khăn. Chàng kỹ sư mở bóp lấy ra tờ 20 đôla trao cho viên công an. Viên công an tỏ ý hơi thất vọng rồi ra về.
Sau chuyến đi chơi Đalạt 3 ngày về thì chàng kỹ sư nhận được một công văn của Công An số 4 Phan đăng Lưu yêu cầu lên làm việc để làm sáng tỏ một vài vấn đề. Ông “kỹ sư” hoang mang nhưng cũng đến trình diện. Viên Đại Uý Công An mời ngồi và nói là ông ta mới nhận được một lá thư từ trong phương xóm nơi chàng tạm cư ngụ, tố cáo ông VK là một nhân viên của một đảng phản động tại hải ngoại lần này có nhiệm vụ về điều nghiên để phá hoại. Anh kỹ sư VK tái mét mặt, hết hồn bèn khai thật là ở bên Mỹ chỉ làm nail chứ đâu có phải kỹ sư gì đâu, về nước để du lịch chứ không có tham gia một đảng phái chính trị nào cả.
Viên Đại Uý cười khẩy và nói là ty công an thành phố phải điều tra ra sự thật vì vậy theo luật thì phải giữ anh kỹ sư ở lại bóp vài ba ngày để tiến hành cuộc thẩm vấn. Sau cùng ông Đại úy nhắc khéo là đã liên lạc với hải quan TSN rồi và được biết là anh kỹ sư có khai đem về 5 ngàn đôla kỳ này. Chàng “kỹ sư” được dẫn vào nhà giam ngủ 1 đêm.
Sáng hôm sau tại địa chỉ mà chàng tạm trú, một người ăn mặc complet bảnh bao, tay sách cạc táp đen, đến gõ cửa và tự nhận là luật sư. Ông luật sư vào đề ngay là ông ta “nghe nói” có một VK bị bắt vào ty Công An PĐL. Nếu muốn nhờ ông ta biện hộ hay giải quyết thì đây là giá cả:
- Muốn khỏi phải ra toà và được thả ngay thì giá là 3 ngàn đô, vì ông ta phải chi tiền chạy chọt.
- Còn muốn ra toà thì ông ta nhận biện hộ với giá $1,500 USD, ông luật sư thòng một câu là không biết ngày nào ra toà, có thể từ 3, 4 tháng đến 1 năm tuỳ theo. Bị cáo không được rời khỏi VN. Ông ta nói xong để lại danh thiếp với số điện thoại.
- Còn muốn ra toà thì ông ta nhận biện hộ với giá $1,500 USD, ông luật sư thòng một câu là không biết ngày nào ra toà, có thể từ 3, 4 tháng đến 1 năm tuỳ theo. Bị cáo không được rời khỏi VN. Ông ta nói xong để lại danh thiếp với số điện thoại.
Ngày hôm sau ông bạn chạy đến ty CA thành phố xin thăm gặp ông “kỹ sư” nạn nhân, và trình bầy 2 giải pháp của ông Luật sư. Anh “kỹ sư” hốt hoảng nói anh bạn gọi điện thoại và điều đình với ông luật sư chấp thuận giải pháp 1 là trả 3 ngàn đô “cúng cô hồn” để được trả tự do ngay, chứ theo giải pháp thứ 2 rẻ hơn nhưng làm sao mà ở VN lâu như vậy được, còn phải về Mỹ dũa móng chứ .
Chiều hôm sau, chàng “kỹ sư” được trả về nhà, túi bị nhẹ đi mất 24 triệu bạc hồ, một số tiền khá lớn. Hai ngày sau chàng “kỹ sư”, ra hãng máy bay xin đổi vé về lại Mỹ càng sớm càng tốt và hứa là sẽ không bao giờ về thăm chùm khế ngọt nữa.
Thanh Vân
Đảng viên CS sáng mắt
Châu Hiển Lý , b ộ đội tập kết 1954
Huyền thoại giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp do cộng sản Việt Nam dày công dàn dựng đã tan thành mây khói khi giai cấp vô sản âm thầm lột xác trở thành các nhà Tư bản đỏ đầy quyền lực và đô la .
XHCN sẽ được đánh giá như một thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử VN. Con, cháu, chút, chít chúng ta nhắc lại nó như một thời kỳ đồ đểu! vết nhơ muôn đời của nhân loại.Một thời kỳ mà tâm trạng của người dân được thi sĩ cách mạng Bùi Minh Quốc tóm tắt qua 2 vần thơ:
"Quay mặt phía nào cũng phải ghìm cơn mửa!
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi!"
XHCN sẽ được đánh giá như một thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử VN. Con, cháu, chút, chít chúng ta nhắc lại nó như một thời kỳ đồ đểu! vết nhơ muôn đời của nhân loại.Một thời kỳ mà tâm trạng của người dân được thi sĩ cách mạng Bùi Minh Quốc tóm tắt qua 2 vần thơ:
"Quay mặt phía nào cũng phải ghìm cơn mửa!
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi!"
Nguyễn Hộ người có 55 tuổi đảng, Chủ Tịch Đoàn Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc Trung Ương, thủ lãnh của Nhóm Truyền Thống Kháng Chiến, viết trong tập hồi ký Quan Điểm Và Cuộc Sống: "Ngày 21/3/1990 tôi rời khỏi Saigòn cũng là ngày tôi rời khỏi Đảng CSVN. Tôi làm cách mạng đã 56 năm, gia đình tôi có 2 liệt sĩ, Nguyễn Văn Đào, anh ruột, Đại Tá QĐNDVN, hy sinh ngày 9/1/1966 tại Củ Chi, và vợ tôi Trần Thị Thiệt bị bắt và chết tại Tổng Nha Cảnh Sát Sài gòn vào tết Mậu Thân 1968 nhưng phải thú nhận rằng tôi đã chọn sai lý tưởng: Cộng Sản Chủ Nghĩa. Bởi vì suốt hơn 60 năm trên con đường cách mạng ấy nhân dân Việt Nam đã chịu hy sinh quá lớn lao nhưng cuối cùng chẳng được gì, đất nước vẫn nghèo nàn lạc hậu, nhân dân không có ấm no hạnh phúc, không có dân chủ tự do. Đó là điều sĩ nhục” (nguồn: Wikipedia)
Nguyễn Minh Cần , nguyên Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội, nguyên Đại Sứ Cộng Sản Hà Nội tại Liên Sô, ghi lại tính tàn độc và lưu manh của Đảng Cộng Sản trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất 1953-1956: "Giết oan hàng trăm ngàn người, đầy ải hàng triệu người, làm cho đạo lý suy đồi luân thường đảo ngược. Tại cuộc mít tinh tối 29/10/1956, ông Võ Nguyên Giáp chỉ cho biết con số 12 nghìn cán bộ và đảng viên đã được trả tự do mà thôi! Con số đó đúng hay không, ai mà biết được! Tóm lại, những con số về người bị thiệt mạng trong CCRĐ vẫn chưa xác định được. Dù thế nào chăng nữa, với những con số ước tính đã cho thấy đây là một tội ác tày trời. Tội ác này chính là tội ác chống nhân loại" (Đừng Quên Bài Học Cải Cách Ruộng Đất Nửa Thế Kỷ Trước)
Trung Tướng Trần Độ , Cựu Phó Chủ Tịch Quốc Hội, viết: "Cuộc cách mạng ở Việt Nam đã đập tan và xoá bỏ được một chính quyền thực dân phong kiến, một xã hội nô lệ, mất nước, đói nghèo, nhục nhã. Nhưng lại xây dựng nên một xã hội nhiều bất công, nhiều tệ nạn, một chính quyền phản dân chủ, chuyên chế, một chế độ độc đảng và toàn trị, nhiều thói xấu giống như và tệ hơn là trong chế độ cũ…” (Nguồn: Trần Độ- Nhật Ký Rồng Rắn)
Hoàng Minh Chính gia nhập đảng từ năm 1939, Phó Viện Trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc kiêm Viện Trưởng Viện Triết học Mác-Lênin trong một bài phát biểu đã than thở rằng “Người dân dưới chế độ cộng sản đã bị áp bức tệ hại hơn cả thời còn mồ ma thực dân đế quốc. Ngay cả thời kỳ nô lệ, người dân ai muốn ra báo cũng chỉ cần nộp một giấy xin phép và bản lưu chiểu. Điển hình là cụ Huỳnh Thúc Kháng bị thực dân Pháp xử 13 năm tù về tội chống Pháp và bị đầy ra Côn Đảo từ năm 1908 đến năm 1921 mới được trả tự do. Khi mãn hạn tù cụ được thả về Huế, tại đây, cụ đắc cử dân biểu năm 1926, rồi được cử làm Viện trưởng Viện Dân Biểu Trung Kỳ và đứng ra xuất bản tờ báo Tiếng Dân. Một người bị tù vì tội chống thực dân còn được thực dân cho ra báo trong khi đó một người từng nắm giữ chức Phó Chủ Tịch Quốc Hội của chế độ mà xin phép ra một tờ báo cũng không được". (nguồn: Wikipedia)
Trần Lâm sinh năm 1925 vào đảng năm 1947, Vụ phó Ủy Ban Kế Hoạch Nhà nước, thẩm phán Tòa Án Nhân Dân Tối Cao, đã viết trong bài “Những dòng suy nghĩ từ Đại hội đến Quốc hội” số tháng 9/2007: "Đảng thì luôn nói Quốc hội là của dân, do dân, vì dân. Người hiểu biết trong dân thì coi Quốc hội là bù nhìn. Đảng và Nhà nước tổ chức bầu cử, biết đây là kiểu dàn dựng, nhưng cứ làm".
Trần Quốc Thuận , Phó chủ nhiệm văn phòng Quốc Hội CSVN, trả lời phỏng vấn của báo Thanh Niên: “Cơ chế hiện nay tạo kẽ hở cho tham nhũng vơ vét tiền của của nhà nước... Nhưng cái mà chúng ta mất lớn nhất lại không phải là tiền, dù số tiền bị mất lên đến hằng trăm tỷ, mà cái lớn nhất bị mất là đạo đức. Chúng ta hiện sống trong một xã hội mà chúng ta phải nói dối với nhau để sống. Nói dối hằng ngày trở thành thói quen, rồi thói quen đó lặp lại nhiều lần thành đạo đức mà cái đạo đức đó rất mất đạo đức”.
Nguyễn Khải , Đại Tá, Đại Biểu Quốc Hội, Phó Tổng Thư Ký Hội Nhà Văn CS:
- Người cộng sản nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói dối không hề biết xấu hổ và không hề run sợ. Người dân vì muốn sống còn cũng đành phải dối trá theo. (tu-tuong va loi-song cua nguoi Viet do tu Chanh Quyen ma ra)...
- Người cộng sản nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói dối không hề biết xấu hổ và không hề run sợ. Người dân vì muốn sống còn cũng đành phải dối trá theo. (tu-tuong va loi-song cua nguoi Viet do tu Chanh Quyen ma ra)...
(1 nguoi co personality & characteristic... Same thing for a government or a country... EACH HAS IT'S VALUE.)
Nguyễn Văn Trấn , Chỉ Huy Trưởng Kiêm Bí Thư Quân Ủy Quân Khu 9 (1947), Chủ Nhiệm Văn Phòng Phó Thủ Tướng, Chủ Nhiệm Ủy Ban Kế Hoạch Thống Nhất Toàn Quốc (1962-1974):
"Tội ác của chế độ này, từ 40 năm nay, thật nói không hết".
"Tội ác của chế độ này, từ 40 năm nay, thật nói không hết".
Nguyễn Văn An , cựu ủy viên Bộ Chính Trị Cộng Sản Việt Nam, trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Ðảng và là chủ tịch Quốc Hội từ 2001 đến 2006, có lúc đã hy vọng lên làm Tổng Bí Thư, trong một bài phỏng vấn mới xuất hiện trên mạng lưới Tuần Việt Nam xuất bản trong nước đã nói: “Đảng đã mắc phải lỗi hệ thống và đã sai lầm ngay từ nền tảng”. Ông giải thích: “Lỗi hệ thống là lỗi từ gốc đến ngọn, từ lý thuyết đến mô hình”.
Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh trong một lần nói chuyện tại Hội Các Nhà Văn đành phải hô hào cởi trói cho văn nghệ có nghĩa là Đảng coi giới văn nghệ sĩ như loài cầm thú.
Thủ Tướng Võ Văn Kiệt thì hô hào: “Đổi mới hay là chết”.
Và còn nhiều trăn trở của: Lê Hồng Hà Cục Trưởng Cục An Ninh Bộ Công An, Lê Liêm Cục Nội Chính, Nguyễn Trung Thành Cục Trưởng Cục Bảo Vệ Đảng, Nguyễn Văn Hiếu Ủy Viên Thường Trực Mặt Trận Tổ Quốc, Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh Đại Sứ Hà Nội tại Trung Cộng, Đại Tá Bùi Tín,Đại Tá Phạm Quế Dương Viện Quân Sử Hà Nội, Trung Tá Trần Anh Kimngười anh hùng chống cuộc xâm lăng từ phương Bắc năm 1979, Sứ ThầnDương Danh Dy, đại diện Hà Nội tại Trung Quốc, và các ông Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc, Trần Vàng Sao cùng những tuổi trẻ được sinh ra và trưởng thành trong chế độ như Luật Sư Lê Thị Công Nhân, Lê Công Định, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Tiến Trung, Phạm Thanh Nghiên, Phạm Hồng Sơn, Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Khải Thanh Thủy, Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, Mẹ Nấm, Người Buôn Gió …
Nhìn lại nổi đắng cay nghiệt ngã của kẻ đã đi vào quỹ đạo của CS. Họ là “trí thức” chứ không là bần nông khố rách ít học. Họ đã được cộng sản Hà nội trả công khuyển mã của họ cái gì?
Linh Mục Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan trong những tạp chí “Đối Diện”, “Thức Tỉnh”.
Nguyễn Văn Trấn (đại gia chợ Đệm) [1], Dương Bạch Mai (đại địa chủ, “parler francais” như gió) Trần Văn Giàu (lý thuyết gia Cộng Sản, công lao qúa xá trời trong Nam). Những người nầy đã cúng dường tam bảo CS không biết bao nhiêu của cải, tim óc, sức lực của mình cho “cách mạng” trong thời Việt minh còn mặc quần xà lỏong chơi tầm vông vạt nhọn. Năm 1975, khi về Nam, ông “khai quốc công thần” Nguyễn Văn Trấn “được” bộ chính trị CS cho công an “hầu hạ” canh gác cửa 24/24 vì thấy thả hổ về rừng nguy hiểm quá… Mấy chục năm công lao mà CS chỉ cho người ta chức “Bật Mã Ôn” (giữ ngựa) thì lỡ người ta quậy thì sao? Trần Văn Giàu thì đã bị thất sủng từ lâu lắm rồi.
Chủ Tịch Quốc Hội Dương Bạch Mai thì phổi bò và thẳng ruột ngựa Nam Kỳ nên được đảng cho đi chầu Lenin sớm để vừa tiện sổ sách vừa tiết kiệm ngân quỹ nhà nước. Nên biết Dương Bạch Mai chết trong lúc nghỉ giải lao trong một phiên họp quốc hội CS. Nhiều nguồn tin cho biết Dương Bạch Mai uống chén nước trà bị bỏ thuốc độc(?!) Cay hơn nữa là Dương Bạch Mai còn được chính ngay kẻ đã “trừ khử” mình đến dự tang lễ làm tuồng khóc thống thiết “kính chúc đồng chí chết mạnh giỏi!”.
Nguyễn Văn Trấn (đại gia chợ Đệm) [1], Dương Bạch Mai (đại địa chủ, “parler francais” như gió) Trần Văn Giàu (lý thuyết gia Cộng Sản, công lao qúa xá trời trong Nam). Những người nầy đã cúng dường tam bảo CS không biết bao nhiêu của cải, tim óc, sức lực của mình cho “cách mạng” trong thời Việt minh còn mặc quần xà lỏong chơi tầm vông vạt nhọn. Năm 1975, khi về Nam, ông “khai quốc công thần” Nguyễn Văn Trấn “được” bộ chính trị CS cho công an “hầu hạ” canh gác cửa 24/24 vì thấy thả hổ về rừng nguy hiểm quá… Mấy chục năm công lao mà CS chỉ cho người ta chức “Bật Mã Ôn” (giữ ngựa) thì lỡ người ta quậy thì sao? Trần Văn Giàu thì đã bị thất sủng từ lâu lắm rồi.
Chủ Tịch Quốc Hội Dương Bạch Mai thì phổi bò và thẳng ruột ngựa Nam Kỳ nên được đảng cho đi chầu Lenin sớm để vừa tiện sổ sách vừa tiết kiệm ngân quỹ nhà nước. Nên biết Dương Bạch Mai chết trong lúc nghỉ giải lao trong một phiên họp quốc hội CS. Nhiều nguồn tin cho biết Dương Bạch Mai uống chén nước trà bị bỏ thuốc độc(?!) Cay hơn nữa là Dương Bạch Mai còn được chính ngay kẻ đã “trừ khử” mình đến dự tang lễ làm tuồng khóc thống thiết “kính chúc đồng chí chết mạnh giỏi!”.
Những tay “trí thức” của MTGPMN anh hùng làm được trò trống gì sau ngày 30 tháng 4 năm 1975? Nguyễn Hữu Thọ, “người” được “Bác” giao cho nhiệm vụ lãnh đạo mặt trợn và cũng là “người” đã đi đến cuối con đường… đã hoàn thành một cách xuất sắc nhiệm vụ mà dân tộc đã giao cho…” Ai có theo dõi tin tức, báo chí cũng biết thân phận của “người” này như thế nào trước khi đi chầu “bác” rồi.
Nguyễn Thị Định (người Giồng Trôm, Bến Tre) chưa hề biết sờ (hay bóp) cò súng đến một lần lấy hên mà lại được CS phong là “nữ tướng tóc dài,” “tư lịnh phó lực lương võ trang quân đội Giải phóng,” trong khi kẻ nhắc tuồng cho em Định là đồng chí Nguyễn Chí Thanh – một cánh tay dài của Hà nội. Sau ngày MTGPMN bị xóa sổ, em Định được làm cái giống gì (?) ở chức vụ “thứ truởng Bộ Thương Binh” và “chủ tịt hội liên hiệp phụ nữ?”.
Nguyễn Thị Định (người Giồng Trôm, Bến Tre) chưa hề biết sờ (hay bóp) cò súng đến một lần lấy hên mà lại được CS phong là “nữ tướng tóc dài,” “tư lịnh phó lực lương võ trang quân đội Giải phóng,” trong khi kẻ nhắc tuồng cho em Định là đồng chí Nguyễn Chí Thanh – một cánh tay dài của Hà nội. Sau ngày MTGPMN bị xóa sổ, em Định được làm cái giống gì (?) ở chức vụ “thứ truởng Bộ Thương Binh” và “chủ tịt hội liên hiệp phụ nữ?”.
Nguyễn Thị Bình (tên thật là Nguyễn Châu Sa sinh tại Sa đéc, đổi tên mới là Nguyễn Thị Bình vào năm 1962) “được” làm “phó chủ tịch nhà nước,” “phó trưởng Ban Đối Ngoại trung Ương Đảng.” Mấy cái "hàm" "phó" và "thứ" đó cũng chỉ lại là những cái chức ngồi chơi xơi nuớc cho đẹp mắt với bà con miền Nam, đâu có ý nghĩa gì trong chế độ lúc nào cũng duy trì các Nhiếp Chính Vương (còn gọi là bộ chính trị - nếu thu hẹp hơn thì có Duẩn, Thọ, sau nầy thì thêm Mười, Anh…), khi các Nhiếp Chính Vương nầy phát cân đai áo mão cho ai thì hãy coi như hồng ân từ Bác và đảng. Sống dưới thời buổi “độc lập tự do hạnh phúc” mà “than vãn” thì cũng được CS xem như đồng nghĩa với đang chán sống; có mà tiêu tùng sớm.
Giám đốc công ty đường thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm là Trương Như Tảng. Me xừ này phải chờ đến lúc CS thu hết miền Nam mới biết “đường” nào là đường trắng, đường nào là đường thẻ, may phước gài kịp “số de,” chứ chậm chân một chút nữa có thể bị tai nạn lưu thông chết hết cả nhà (như trường hợp kịch tác gia Lưu Quang Vũ và gia đình). Đề nghị “trí thức” phe ta nên đọc cuốn “memoir” (mémoire) của cái gọi là “tảng đường mía chết hụt này” để cho sáng mắt sáng lòng.
Thôi, phải cất công nói chi cho xa xôi, tấm gương sát bên mình là thầy (?)Châu Tâm Luân [2], bà (?) Ngô Bá Thành [3], ông Chu Phạm Ngọc Sơn, Trần Ngọc Liễng… bằng cấp treo đầy cả tường, nhìn phát chóng mặt… các tên cố đạo Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín không lo phận sự rao giảng phúc âm của Chúa mà cứ lo nói xa nói gần để ru ngủ người mọi người dân miền Nam bỏ súng hướng về xã hội “thiên đường.” Nhưng ngay chính cá nhân của mình lại phải đợi được đối diện thật sự với “thiên đường” (?) mới “thức tỉnh” (!)
Phụ Chú:
[1] Nguyễn Văn Trấn là Bảy Trấn (không phải ông Nguyễn Văn Trấn hậu sinh nào đó mới “về thăm Việt Nam sau 32 năm” đâu!) Đây là Trấn “Camel” (dân cậu miệt vườn, chỉ hút thuốc lá hiệu Camel) người chợ Đệm Long An, loại trí thức địa chủ, một đại thụ của Cộng Sản thời thập niên 30… Đại thụ nầy là tác gỉa cuốn sách “Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội;”(để chửi xéo đảng CSVN). Hắn cùng cỡ tuổi với các tên trùm CS như Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai, Ung Văn Khiêm… đã bỏ lúa ruộng không ai thâu, nhà lầu không ai ở để đi theo Cộng Sản. Nguyễn Văn Trấn đã từng là chính ủy Khu 9 (miền Tây Nam bộ), chủ nhiệm báo “Le Peuple” đấu tranh công khai với thực dân thời Cộng Sản miền Nam. Tập kết ra bắc (cùng lúc với Tô Ký, Đồng Văn Cống, Huỳnh Văn Nghệ...) Sau này Lê Duẩn không cho Nguyễn Văn Trấn được đến một cục xương còn dính chút thịt để gặm cho đỡ tủi! Về Nam sau năm 75, chả có chức vụ gì dù đã có 62 tuổi đảng (tính đến năm 1997), ôm nỗi uất ức cho tới ngày chết.
[1] Nguyễn Văn Trấn là Bảy Trấn (không phải ông Nguyễn Văn Trấn hậu sinh nào đó mới “về thăm Việt Nam sau 32 năm” đâu!) Đây là Trấn “Camel” (dân cậu miệt vườn, chỉ hút thuốc lá hiệu Camel) người chợ Đệm Long An, loại trí thức địa chủ, một đại thụ của Cộng Sản thời thập niên 30… Đại thụ nầy là tác gỉa cuốn sách “Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội;”(để chửi xéo đảng CSVN). Hắn cùng cỡ tuổi với các tên trùm CS như Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai, Ung Văn Khiêm… đã bỏ lúa ruộng không ai thâu, nhà lầu không ai ở để đi theo Cộng Sản. Nguyễn Văn Trấn đã từng là chính ủy Khu 9 (miền Tây Nam bộ), chủ nhiệm báo “Le Peuple” đấu tranh công khai với thực dân thời Cộng Sản miền Nam. Tập kết ra bắc (cùng lúc với Tô Ký, Đồng Văn Cống, Huỳnh Văn Nghệ...) Sau này Lê Duẩn không cho Nguyễn Văn Trấn được đến một cục xương còn dính chút thịt để gặm cho đỡ tủi! Về Nam sau năm 75, chả có chức vụ gì dù đã có 62 tuổi đảng (tính đến năm 1997), ôm nỗi uất ức cho tới ngày chết.
[2] Châu Tâm Luân người Việt gốc “xì dầu củ cải muối,” được đi du học Hoa Kỳ bằng học bổng quốc gia của VNCH, tốt nghiệp tiến sĩ Kinh Tế (Đại Học Illinois năm 1966), về Việt Nam cuối thập niên 60, dậy môn “Kinh Tế Nông Thôn” và “Quản Trị Nông Trại” tại Trung Tâm Quốc Gia Nông Nghiệp (TTQGNN) Sài Gòn (và cũng dậy môn Kinh Tế tại Đại Học Vạn Hạnh). Ông Luân đã có lần giữ chức vụ “giám đốc” TTQGNN (gồm cả 3 trường Cao Đẳng Canh Nông, Cao Đẳng Thủy Lâm và Cao Đẳng Thú Y Sài Gòn) một thời gian ngắn (vào giai đọan mà các chính trị gia mới trổ mã dậy thì Hùynh Tấn Mẫm và Lê Văn Nuôi sách động sinh viên, học sinh Sài gòn “xuống đường” biểu tình chống Mỹ và chống chính phủ VNCH mạnh mẽ nhất). Trong các lớp Kinh Tế mà ông Luân dậy, ông công khai giảng cho sinh viên là “xã hội chủ nghĩa là con đường duy nhất (sic) để đưa Việt Nam đến vinh quang (Giỏi nhỉ! Tiến sĩ củ cải này chép y chang lại lời của việt gian HCM)” mà không hề bị công an cảnh sát của chính phủ VNCH hỏi thăm (?) – Có lẽ ông ta “too visible!” vì thường xuyên được truyền thông của Mỹ đến trường phóng vấn (đài CBS, NBC, ABC…) Vào những ngày cuối cùng của VNCH, xì thẩu Châu Tâm Luân đứng cùng danh sách với các nhân vật của “thành phần (lòng thòng ở chính giữa!) gọi là thứ 3,” rất ồn ào hô hào hòa giải hòa hợp dân tộc… Sau 30 tháng 4 năm 1975, con vẹt ngây thơ này không được CS dùng đến 1 ngày để quét lá đa (không phải đi “cải tạo” vì đã tốt nghiệp tiến sĩ tại Hoa kỳ là may lắm rồi). Sau đó Châu Tâm Luân vượt biên định cư ở ngọai quốc (ở Thụy sĩ?) Chứ Mỹ chắc chắn là họ không chấp nhận con két “thổ tả” này!)
[3] Bà (?) Ngô Bá Thành tên thật là Phạm Thị Thanh Vân (Ngô bá Thành là tên chồng của bà). Ông Ngô Bá Thành cũng là công chức của VNCH, dậy học trường Cao Đẳng Canh Nông Sài Gòn. Kể ra chính phủ VNCH dân chủ và dễ dãi thiệt, vẫn trả lương tháng đầy đủ, vẫn cho ông Ngô Bá Thành dậy học như chẳng hề có chuyện gì xẩy ra… Bà Thành tốt nghiệp tiến sĩ Luật tại Pháp và sau đó có học và làm việc trong một thời gian ngắn tại Đại Học Columbia (New York) Hoa Kỳ. Ở Sài Gòn, bà Ngô bá láp này tự phong cho mình là “chủ tịt” của “Phong trào phụ nữ đòi quyền sướng;” biểu tình, tuyệt thực chống chính phủ VNCH (và sự hiện diện của đồng minh ở Việt Nam) rất kịch liệt. Sau 30 tháng 4 năm 1975 được CS cho làm đại biểu Quốc Hội CS trong 3 khóa (6,7 và 8). Đến khóa 9 thì bị gạt ra. Bà chỉ tuyên bố sự tức giận của mình (bà cho là mình bị gian lận bầu cử? Xin nhờ bà một tí: Chế độ CS làm quái gì có bầu cử một cách dân chủ?) qua sự phỏng vấn của đài BBC chứ chả bao giờ dám biểu tình hay tuyệt thực gì cả? (nên biết, CS chỉ chờ bà này tuyệt thực là tụi nó “cúp” nước luôn thì có mà uống nước tè!)
Cháu ngoan sáng mắt
Lê Diễn Đức
…
Khi mới ở tuổi lên mười, tôi đã đạt danh hiệu “Cháu ngoan bác hồ”. Năm 1967 tôi được Hồ Chí Minh trao phần thưởng cho kết quả học tập xuất sắc với tất cả 14 môn học đạt điểm cao nhất. Đó là một cuốn sổ tay kích thước khoảng 20 x 15cm, giấy trắng tinh, bìa cứng láng bóng, màu xanh dương, có in hình Hồ Chí Minh chụp thẳng và dòng chữ phía dưới “Giải thưởng của Hồ Chủ Tịch”. Với tôi, gia đình, trường học và chính quyền địa phương, giải thưởng này là một vinh dự, vì không phải tỉnh, thành phố nào cũng có thưởng, và nếu có thì chỉ có một hoặc hai người. Buổi trao giải thưởng được tổ chức hào hứng trên sân kho của hợp tác xã, dưới ánh trăng (vì lúc bấy giờ máy bay Mỹ đánh phá miền Bắc dữ dội, học sinh đi sơ tán ở thôn quê, ban đêm không dám nổi lửa, thắp đèn). Bà con làng xóm tụ hội rất đông. Ba tôi cảm động đến phát khóc. Tôi nâng niu cuốn sổ tay đến mức không dám xài, lâu lâu lấy ra ngắm nghía ! Tuy nhiên cũng chưa tức cười thảm hại bằng thằng bạn.
Năm 1968, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn thăm trường, tặng cho mỗi đứa được cử đi gặp một cục kẹo Hải Châu (thứ cao cấp, hiếm hoi, xa xỉ với lũ học sinh nghèo trong những ngày chiến tranh). Thằng bạn thèm rỏ dãi nhưng trân trọng quá, không dám ăn, để dành làm kỷ niệm. Trời nóng, chỉ vài hôm, cục kẹo chảy nhão nhoẹt dính bê bết với giấy bọc, phải vứt đi. Hắn đi Đông Đức, về nước giảng dạy ở Bách khoa Hà Nội, cho đến giờ. Tôi tin chắc hắn không quên chuyện này!
Năm 1968, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn thăm trường, tặng cho mỗi đứa được cử đi gặp một cục kẹo Hải Châu (thứ cao cấp, hiếm hoi, xa xỉ với lũ học sinh nghèo trong những ngày chiến tranh). Thằng bạn thèm rỏ dãi nhưng trân trọng quá, không dám ăn, để dành làm kỷ niệm. Trời nóng, chỉ vài hôm, cục kẹo chảy nhão nhoẹt dính bê bết với giấy bọc, phải vứt đi. Hắn đi Đông Đức, về nước giảng dạy ở Bách khoa Hà Nội, cho đến giờ. Tôi tin chắc hắn không quên chuyện này!
Tôi sang Ba Lan năm 1969. Cả đoàn du học sinh chúng tôi phải vào nằm viện để bác sĩ khám, tẩy giun sán trước khi được sống chung với người ta tại Trung tâm học tiếng Ba Lan dành cho người nước ngoài. Trong bệnh viện, được báo tin Hồ Chí Minh từ trần, chúng tôi khóc thảm thiết ! Mấy cô y tá Ba Lan ngơ ngác, lúng túng chẳng biết chuyện gì xảy ra !
Chúng tôi đã yêu Đảng, yêu bác Hồ đến thế ! Đã một thời ngây thơ, ngây ngô như thế !
Đến năm 1994, Kim Nhật Thành chết, xem TV thấy dân Bắc Triều Tiên đứng đông nghẹt hai bên đường ôm nhau gào khóc. Lúc này thì tôi đã bật cười ! Cười cả chính mình ! Tôi cũng đã y chang vậy ngày nào, bị ngu hoá, bị lừa gạt mà không biết…
Họ đã nói những gì?
Buddha
Three things cannot be long hidden: the sun, the moon, and the truth.
Ba điều không thể che dấu được lâu, đó là: mặt trời, mặt trăng và sự-thật.
Three things cannot be long hidden: the sun, the moon, and the truth.
Ba điều không thể che dấu được lâu, đó là: mặt trời, mặt trăng và sự-thật.
USA President Abraham LincolnYou can fool some of the people all the time, and all of the people some of the time, butyou cannot fool all of the people all the time.Anh có thể lừa dối một số người trong mọi lúc, và lừa dối mọi người trong vài lúc, nhưng
anh không thể mãi lừa dối tất cả mọi người.
anh không thể mãi lừa dối tất cả mọi người.
German Chancellor Angela Merkel
The communists make the people deceitful.
Cộng Sản đã làm cho người dân trở thành gian dối.
The communists make the people deceitful.
Cộng Sản đã làm cho người dân trở thành gian dối.
Secretary General Milovan Djilas
At 20, if you are not a communist, you are heartless.
At 40, if you don’t abandon communism, you are brainless.
20 tuổi mà không theo Cộng Sản, là không có trái tim.
40 tuổi mà không từ bỏ Cộng Sản, là không có cái đầu.
At 20, if you are not a communist, you are heartless.
At 40, if you don’t abandon communism, you are brainless.
20 tuổi mà không theo Cộng Sản, là không có trái tim.
40 tuổi mà không từ bỏ Cộng Sản, là không có cái đầu.
Russia President Vladimir Putin
He who believes the communists has no brain. He who follows the communists has no heart.
Ai tin Cộng Sản, là không có cái đầu. Ai làm theo lời của Cộng Sản, là không có trái tim.
He who believes the communists has no brain. He who follows the communists has no heart.
Ai tin Cộng Sản, là không có cái đầu. Ai làm theo lời của Cộng Sản, là không có trái tim.
Russia President Boris Yeltsin
You can build a throne with bayonets, but you can't sit on it for long.
Let's not talk about Communism. Communism was just an idea, just pie in the sky.
Communists are incurable, they must be eradicated.
Anh có thể xây ngai vàng bằng lưỡi lê, nhưng anh không thể ngồi lâu trên đó.
Đừng nói về chủ nghĩa CS. CNCS chỉ là một ý kiến, chỉ là cái bánh trên không trung .
Cộng Sản không thể nào sửa chửa, mà cần phải đào thải chúng nó.
You can build a throne with bayonets, but you can't sit on it for long.
Let's not talk about Communism. Communism was just an idea, just pie in the sky.
Communists are incurable, they must be eradicated.
Anh có thể xây ngai vàng bằng lưỡi lê, nhưng anh không thể ngồi lâu trên đó.
Đừng nói về chủ nghĩa CS. CNCS chỉ là một ý kiến, chỉ là cái bánh trên không trung .
Cộng Sản không thể nào sửa chửa, mà cần phải đào thải chúng nó.
Soviet Secretary General Mikhail Gorbachev
I have devoted half of my life for communism.
Today, I am sad to say that The Communist Party only spreads propaganda and deceives.
Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng Cộng Sản.
Hôm nay tôi đau buồn mà nói rằng Đảng Cộng Sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá.
I have devoted half of my life for communism.
Today, I am sad to say that The Communist Party only spreads propaganda and deceives.
Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng Cộng Sản.
Hôm nay tôi đau buồn mà nói rằng Đảng Cộng Sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá.
USA General Sheridan
The only good communist is a dead communist.Người Cộng Sản tốt duy nhất là người Cộng Sản chết.
The only good communist is a dead communist.Người Cộng Sản tốt duy nhất là người Cộng Sản chết.
USA General William C. Westmoreland
On behalf of the United States Armed Forces, I would like to apologize to the veterans of the South Vietnamese Armed Forces for abandoning you guys.Thay mặt cho quân đội Hoa Kỳ, tôi xin lỗi các cựu quân nhân của Quân Lực Miền Nam Việt Nam vì chúng tôi đã bỏ rơi các bạn.
On behalf of the United States Armed Forces, I would like to apologize to the veterans of the South Vietnamese Armed Forces for abandoning you guys.Thay mặt cho quân đội Hoa Kỳ, tôi xin lỗi các cựu quân nhân của Quân Lực Miền Nam Việt Nam vì chúng tôi đã bỏ rơi các bạn.
USA President Ronald Reagan
How do you tell a communist? - Well, it's someone who reads Marx and Lenin.
And how do you tell an anti-Communist? - It's someone who understands Marx and Lenin.
Làm sao biết ai là CS? - Đó là người đọc về Marx và Lenin.
Làm sao biết ai chống cộng? - Đó là người hiểu về Marx và Lenin.
How do you tell a communist? - Well, it's someone who reads Marx and Lenin.
And how do you tell an anti-Communist? - It's someone who understands Marx and Lenin.
Làm sao biết ai là CS? - Đó là người đọc về Marx và Lenin.
Làm sao biết ai chống cộng? - Đó là người hiểu về Marx và Lenin.
Russian writer Alexandre Soljenitsym
When a Communist lies to you, stand up and tell him that he is lying. If you don’t dare to say that he lies, walk away. If you don’t dare to walk away, do not recite the lie that you heard to anybody.
Khi thằng Cộng Sản nói láo, ta phải đứng lên nói nó nói láo. Nếu không can đảm nói nó nói láo, ta phải bỏ đi. Nếu không can đảm bỏ đi, ta sẽ không nói lại những lời nó nói láo với người khác.
When a Communist lies to you, stand up and tell him that he is lying. If you don’t dare to say that he lies, walk away. If you don’t dare to walk away, do not recite the lie that you heard to anybody.
Khi thằng Cộng Sản nói láo, ta phải đứng lên nói nó nói láo. Nếu không can đảm nói nó nói láo, ta phải bỏ đi. Nếu không can đảm bỏ đi, ta sẽ không nói lại những lời nó nói láo với người khác.
Dalai Lama
The Communists are wild weeds that sprawl on the devastation of war.
The Communists are venomous insects that breed on the garbage.Cộng Sản là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh
Cộng Sãn là loài trùng đôc, sinh sôi, nẩy nở, trên rác rưởi của cuộc đời.
The Communists are wild weeds that sprawl on the devastation of war.
The Communists are venomous insects that breed on the garbage.Cộng Sản là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh
Cộng Sãn là loài trùng đôc, sinh sôi, nẩy nở, trên rác rưởi của cuộc đời.
George Owell
All men are enemies. All animals are Comrades.
Loài người là thù nghịch. Tất cả súc vật là đồng chí.
All men are enemies. All animals are Comrades.
Loài người là thù nghịch. Tất cả súc vật là đồng chí.
NGUYỄN HÙNG * HÒA HỢP HÒA GIẢI
Hòa hợp hòa giải: trò hề tồi tệ của đảng CSVN
Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam (Danlambao) - “Hòa hợp-hòa giải”. Đây là câu nói đầu môi chót lưỡi của lãnh đạo cộng sản VN, không chỉ mới xuất hiện với lớp lãnh đạo CSVN trẻ thời đại internet @ hưởng lộc từ cha mẹ gốc cộng sản kỳ cựu của họ mà đã có trước khi cả nước bị nhuộm đỏ với cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa khối cộng sản và khối tư bản thế giới xảy ra tại Việt Nam (1954-1975) gây thương vong cho hằng triệu người dân vô tội, chính người lập đảng CSVN Hồ Chí Minh-Nguyễn Tất Thành và các lãnh đạo đảng CSVN kế tiếp luôn luôn nhắc đến mỗi khi có việc cần thuyết phục, cần vuốt ve dụ dỗ người dân lương thiện cả nước.
Hòa hợp hòa giải: trò hề tồi tệ của đảng CSVN
Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam (Danlambao) - “Hòa hợp-hòa giải”. Đây là câu nói đầu môi chót lưỡi của lãnh đạo cộng sản VN, không chỉ mới xuất hiện với lớp lãnh đạo CSVN trẻ thời đại internet @ hưởng lộc từ cha mẹ gốc cộng sản kỳ cựu của họ mà đã có trước khi cả nước bị nhuộm đỏ với cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa khối cộng sản và khối tư bản thế giới xảy ra tại Việt Nam (1954-1975) gây thương vong cho hằng triệu người dân vô tội, chính người lập đảng CSVN Hồ Chí Minh-Nguyễn Tất Thành và các lãnh đạo đảng CSVN kế tiếp luôn luôn nhắc đến mỗi khi có việc cần thuyết phục, cần vuốt ve dụ dỗ người dân lương thiện cả nước.
Từ trước năm 1954 đảng CSVN một mặt tuyên bố “Hòa hợp hòa giải” với người dân không cùng lý tưởng với chủ thuyết vô sản, với tên đảng là đảng lao động (vỏ bọc của đảng cộng sản) và tên nước là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (một vỏ bọc khác của chế độ cộng sản toàn trị), nhưng mặt khác họ xem mọi người không thuộc giai cấp vô sản là kẻ thù cần kiên quyết tiêu diệt và loại khỏi xã hội cộng sản. Cứ mỗi khi cần việc gì có lợi cho chế độ cộng sản thì họ đem những viện kẹo độc bọc đường nhãn hiệu cầu chứng “Hòa hợp hòa giải” dân tộc ra chiêu dụ.
Trong suốt thời gian của cuộc chiến “Ta (Đảng CSVN) đánh miền Nam là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc” do đảng CSVN vâng lệnh quan thầy cộng sản quốc tế xách động tại miền Nam Việt Nam, đảng CSVN cũng thường xuyên dùng chiêu bài “Hòa hợp-hòa giải” để lung lạc người dân miền Nam, từ người dân thôn quê đến thành thị, ngay cả giới trí thức những người tu hành cũng bị đảng cộng sản vô thần vô tổ quốc lừa gạt. Nói chung trước ngày 30/04/1975 cả miền Nam đã bị đảng CSVN lừa gạt với trò bịp bợm “Hòa giải hòa hợp”. Người dân miền Nam vốn chân thật, không từng sống dưới chế độ toàn trị cộng sản nên cả tin vào những lời tuyên truyền đàng điếm của đảng CSVN. Chiêu bài “Hòa hợp-hòa giải” và bọn thành phần thứ ba nằm vùng trong mọi tổ chức kể cả tôn giáo đã góp phần vào tiến trình đẩy miền Nam lọt nhanh vào tay cộng sản.
Với phong trào chủ nghĩa cộng sản đang tràn lan khắp nơi trong giai đoạn kinh tế khó khăn của thế giới sau thế chiến thứ nhì, cao điểm là miền Nam Việt Nam vô phước trở thành con cờ domino lọt vào tay cộng sản và cả nước bị cộng sản nhuộm đỏ từ ngày 30/04/1975.(1)
Nhiều người Việt tại miền Nam, nhất là số người dân di cư từ miến Bắc khi cộng sản VN chiếm nửa phía Bắc của đất nước, biết trước những mối nguy hiểm sẽ xảy ra cho họ nếu sống dưới chế độ toàn trị cộng sản. Khoảng 120.000 người dân miền Nam đã kịp thời chạy thoát trước khi toàn bộ miền Nam rơi vào tay đảng CSVN. Đa số người miền Nam trong số đó có nhiều trí thức chuyên viên kỹ thuật không thể thoát kịp, không có phương tiện để di tản đành ở lại với hy vọng những người cộng sản thắng trận cuộc chiến tranh vì ý thức hệ ngoại lai sẽ đối xử với người dân miền Nam như những người Việt bình thường có cùng dòng giống Lạc Hồng, theo tinh thần “Hòa hợp-hòa giải” mà đảng CSVN luôn luôn hô hào trong thời gian xảy ra chiến tranh Quốc cộng.
Một số người, nhất là số trí thức và ngay cả sĩ quan quân lực VNCH có điều kiện di tản trước ngày cả miền Nam lọt vào tay đảng CSVN, đã quyết định không di tản và chấp nhận ở lại với quê hương: “mình nghĩ đất nước thống nhất rồi, cùng là người Việt cả. Việc gì phải chạy đi đâu, đất nước của mình mà. Cùng là anh em dân tộc sao phải bỏ đi đâu” (2). Cách suy nghĩ bình dị rất được trân trọng của người dân và những người có trình độ học thức và có trình độ kỹ thuật. Không những người ở lại có suy nghĩ rất “Việt Nam” mà cũng có một số người tuy đã di tản đến được Hoa Kỳ, đến được bến bờ tự do, và những người đang sống tại Mỹ (100 người) cũng vì tin tưởng vào chiêu bài “Hòa giải hòa hợp” mà đảng CSVN luôn tuyên truyền cổ vũ trước khi cả nước nằm dưới ách thống trị của họ. Đã có hơn 1600 người Việt đến được đảo Guam trong những ngày trước 30/04/2015 quyết định trở về lại Việt Nam trên chiếc tàu hàng Việt Nam Thương Tín. (3)
Hơn 1600 người Việt đã từ bỏ cuộc sống an cư lạc nghiệp tại Mỹ đang chào đón họ, trở về lại quê hương để sống làm người dân của đất nước Việt Nam hòa bình. Nhưng thay vì được đón tiếp trong tình cảm “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng” và trong tinh thần “Hòa hợp-hòa giải” do chính đảng CSVN lớn tiếng hô hào trong suốt thời kỳ chiến tranh kéo dài 20 năm, thì 1600 bà con này bị bỏ tù, bị phân biệt đối xử ngay sau khi họ bước chân lên bờ. Riêng thuyền trưởng lái tàu VNTT đưa 1600 bà con trở về lại Việt Nam là Trung Tá hải quân Trần Đình Trụ đã bị tù khổ sai (cải tạo) tổng cộng 13 năm trên các trại tù khắc nghiệt cả miền Trung lẫn miền Bắc, và sau khi thoát tù cả gia đình ông lại phải vượt biên trở lại Mỹ (1991). Gia đình ông Trần Đình Trụ thật vô cùng may mắn, được tái sinh lần thứ nhì tại xử sở tự do Hoa Kỳ nhưng đa số bà con trong chuyến trở về trên chiếc tàu hàng VNTT không được may mắn như ông Trần Đình Trụ.
Sách lược xảo quyệt “Hòa hợp-hòa giải” mà đảng CSVN đưa ra chỉ là trò lừa cố hữu của đảng CSVN như họ đã từng áp dụng với người dân miền Bắc từ năm 1954 với kết quả là sự ra đi vĩnh viễn của khoảng nữa triệu người dân từ thành thị đến thôn quê bị đấu tố xử tử trong chiến dịch cải cách ruộng đất trên khắp miền Bắc.
Tại miền Nam, trong những năm từ sau ngày 30/04/1975 đảng CSVN đã cho vào ngăn kéo mỹ từ “Hòa hợp hòa giải” và chính thức phơi bày bộ mặt tàn ác gian manh của đảng CSVN qua hàng loạt hành động trả thù, kiên quyết căm thù người dân miền Nam, qui chụp là tư sản mại bản rồi ngang nhiên cướp đoạt chia nhau các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà cửa, tài sản. Họ liên tục phát động các chiến dịch cướp đoạt đánh cùng diệt tận mà họ gọi là cải tạo với nòng súng AK trong tay: cải tạo thương nghiệp, cải tạo công nghiệp, cải tạo nông nghiệp, đánh tư bản phản động,.. Binh lính, sĩ quan, viên chức chính quyền VNCH bị trả thù tàn nhẫn cũng với trò “cải tạo” nhưng thực ra là những nhà tù khổ sai giết người rất thâm độc, giết người không để dấu tích vì thân xác của những người tù Việt Nam Cộng Hòa bị rải khắp nơi trong rừng sâu nước độc trên suốt cả giải đất hình chữ S từ Nam ra Bắc, không mồ không mả không bia, thân xác bị phơi trong gió mưa nên nhanh chóng tiêu tan không còn để lại dấu tích nào để làm chứng cớ tố cáo hành động tội ác diệt chủng của đảng CSVN. So với nạn diệt chủng do cộng sản Campuchia (Khmer đỏ) gây ra tại Cam Bốt bằng cách giết nhanh giết gọn và chôn chất đống thành hố, hành động diệt chủng của đảng CSVN tàn độc hơn về phương cách giết người là hành hạ bốc lột cơ thể của tù nhân để họ chết từ từ vì kiệt sức và bệnh tật không để lại chứng tích. Cả hai đảng CSVN và CSKhmer đều có cùng tội diệt chủng, cả hai đều sát hại chính người dân vô tội của nước họ. CS Khmer đang bị quốc tế xử tội diệt chủng, đảng CSVN cũng sẽ không thoát được tội diệt chủng.
Công sản VN trước quốc tế thì bảo mình “Hòa hợp hòa giải”, nhưng trong nước thì sử dụng hành động gieo rắc “khủng bố, giết chốc”. Đảng CSVN đã đối xử tàn ác với người dân đến mức độ chỉ trong một thời gian ngắn sau 30/04/1975 hằng triệu người dân Việt, tuy với truyền thống là sống với quê cha đất tổ gần mồ mả tổ tiên ông bà, đã phải liều thân bỏ nước ra đi trên những chiếc thuyền thô sơ, mười phần chết chín. Chỉ trong thời gian ngắn vài ba năm sau năm đã có hơn nữa triệu người Việt thoát được đảng CSVN đến được bến bờ tự do, nhưng người dân Việt cũng đã phải trả giá rất đắt về sinh mạng với hằng trăm ngàn nạn nhân bị bỏ mình trên biển Đông. Hiện tượng “thuyền nhân” do đảng cộng sản VN gây ra làm chấn động toàn thế giới nhưng lại làm cho bọn quan chức đảng CSVN trở nên giàu xụ và trở thành bọn tư bản đỏ với tài sản kếch xù từ số nhà cửa tài sản của hằng triệu người Việt tỵ nạn bỏ lại và số vàng bạc phải chung chi cho bọn quan chức cộng sản để được cho vượt biên. Chính Thủ Tướng hiện nay Nguyễn Tấn Dũng trong thời gian làm trưởng công an tại tỉnh Rạch Giá đã thu nhiều vô số vàng bạc trong các thương vụ bán bải bán bến cho người Hoa, Việt vượt biên. Thủ Tương Tân Gia Ba Lý Quang Diệu đã phải viết thư tố cáo với thủ tướng Anh bà Margaret Thatcher về vấn đề thuyền nhân do đảng CSVN gây ra. (4)
Trong khi lãnh đạo CSVN không ngừng hô hào với cộng động người Việt tỵ nạn tại nước ngoài hãy cùng họ “Hòa hợp-hòa giải” thì ban tuyên giáo của đảng CSVN tiếp đầu độc lớp trẻ điên cuồng tôn sùng đảng cộng sản. Thay vì tấm lòng vị tha tôn trọng sự khác biệt đảng CSVN gieo rắc lòng thù hận giữa người và người vào đầu óc non dại của lớp thanh niện trẻ với tuổi đời chỉ đôi mươi vì có sự khác nhau về tư tưởng CS và tư tưởng dân chưa tự do đa nguyên đa đảng. Đảng CSVN công khai cổ vũ nạn kiêu binh “Còn đảng còn mình”, dẫn đến hành động tàn ác vô nhân của bọn công an trẻ tuổi đối với người dân vì họ bị đầu độc tư tưởng chỉ có đảng CSVN được tồn tại thì họ được nhiều bổng lộc. Tệ hại hơn là đảng CSVN đang tạo ra lớp trẻ làm tay sai cho nhóm lợi ích, xem bọn xâm lược Tàu đang cướp quê hương, biển đảo, giết hại ngư dân là ân nhân, là bạn bè thân thiết, là đồng chí với mỹ từ “16 chữ vàng 4 chữ tốt”.
Ngay tại thời điểm này, trong khi phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, hậu duệ của lãnh đạo CS kỳ cựu, lên tiếng hô hào chiếc bánh vẽ “Hòa hợp-hòa giải” thì vẫn còn hàng trăm người bất đồng chính kiến bị ĐCSVN bỏ tù với các bản án tù hằng chục năm, và những người trong nước lên tiếng chống bọn xâm lược Tàu bị công an đảng CSVN giả dạng côn đồ liên tục khủng bố, hành hung dã man (5). Chính ngay tại trường học văn hóa, đảng CSVN cũng gieo rắc lòng thù hận trong đầu óc non trẻ của các em thiếu niên, công khai cổ vũ hành động giết người.(6)
Toàn dân Việt Nam trong ngoài đã nhàm chán màn trình đi diễn lại trò hề rẻ tiền “Hòa hợp-hòa giải” có định hướng là đảng CSVN phải là chủ nhân ông có quyền ban phát ân huệ “Hòa hợp-hòa giải”, với công an “còn đảng còn mình” làm lá chắn và nhà tù làm răn đe.
Không có “Hòa hợp-hòa giải” khi không có bình đẳng về chính trị, khi chỉ có một đảng duy nhất là ĐCSVN lộng hành và lũng đoạn đất nước từ trung ương đến khu xóm, khi một thiểu số 16 đảng viên trong Bộ chính trị và vài trăm đảng viên trong Ban chấp hành trung ương đảng ngang nhiên cướp đoạt toàn bộ quyền con người của tuyệt đại đa số 90 triệu người dân cả nước.(7)
Để có thể sớm thực sự có hòa hợp-hòa giải dân tộc, toàn dân Việt đòi là đảng CSVN:
- Phải chấm dứt độc quyền làm chủ Tổ quốc Việt Nam,
- Phải trả lại quyền làm chủ đất nước thực sự cho toàn dân Việt Nam,
- Phải trả lại quyền điều hành đất nước cho toàn dân Việt Nam,
- Phải trả lại quyền tự do dân chủ và quyền con người cho mọi người Việt Nam không phân biệt chính kiến hay quan điểm chính trị.
02/05/2015
Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam
danlambaovn.blogspot.com
_______________________________________
Tham khảo:
(1) Sự kiện 30 tháng 04 năm 1975
http://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%B1_ki%E1%BB%87n_30_th%C3%A1ng_4_n%C4%83m_1975
http://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%B1_ki%E1%BB%87n_30_th%C3%A1ng_4_n%C4%83m_1975
(2) Thượng tá và lính trơn quân lực VNCH
http://nguoibuongio1972.blogspot.com.au/2015/04/thuong-ta-va-linh-tron-quan-luc-vnch.html
http://nguoibuongio1972.blogspot.com.au/2015/04/thuong-ta-va-linh-tron-quan-luc-vnch.html
(3) Số phận những người trên tàu Thương Tín sau 40 năm
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-fate-of-pp-on-thuong-tin-ship-after-40-yrs-ha-03162015090743.html
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-fate-of-pp-on-thuong-tin-ship-after-40-yrs-ha-03162015090743.html
(4) Thư Lý Quang Diệu gửi Margaret Thatcher về vấn đề thuyền nhân Việt Nam
http://baotreonline.com/Chuyen-muc-tre/Le-Cheo/th-ly-quang-diu-gi-margaret-thatcher-v-vn-thuyn-nhan-vit-nam.html
http://baotreonline.com/Chuyen-muc-tre/Le-Cheo/th-ly-quang-diu-gi-margaret-thatcher-v-vn-thuyn-nhan-vit-nam.html
(5) Chị Trần Thị Nga bị côn đồ truy sát
https://www.youtube.com/watch?v=N5WD-S1nZV4
https://www.youtube.com/watch?v=N5WD-S1nZV4
(6) Người trẻ hào hứng học làm giao liên: Giấu vũ khí trong bánh giò
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/234540/nguoi-tre-hao-hung-hoc-lam-giao-lien--giau-thuoc-no-trong-banh-gio.html
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/234540/nguoi-tre-hao-hung-hoc-lam-giao-lien--giau-thuoc-no-trong-banh-gio.html
Những kẻ vong ơn bội nghĩa
https://www.youtube.com/watch?v=GXAu5FCE72A
https://www.youtube.com/watch?v=GXAu5FCE72A
(7) Nghĩ vụn về hoà hợp - hoà giải dân tộc
https://www.facebook.com/drtuanvnguyen/posts/1436139590032496
Posted by sontrung at 7:38 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 362
TIỂU TỬ * ÔNG GIÀ BƯƠI ĐỐNG RÁC
Thursday, April 30, 2015
https://www.facebook.com/drtuanvnguyen/posts/1436139590032496
Posted by sontrung at 7:38 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 362
TIỂU TỬ * ÔNG GIÀ BƯƠI ĐỐNG RÁC
Thursday, April 30, 2015
Ông Già Ngồi Bươi Đống Rác - Tiểu Tử
Thành phố Hồ Chí Minh quang vinh vẫn còn rất nhiều rác. Hồi thời trước, Sài Gòn đã có nhiều rác, nhưng so với bây giờ thì… thua xa. Rác bây giờ chẳng những nhiều hơn mà còn… rải rác hơn. Điều này chẳng có gì khó hiểu hết. Bởi vì, trong chế độ ưu việt xã hội chủ nghĩa, cái gì của ta cũng đều hơn của lũ chúng nó cả: rác của chúng nó là rác tư bản, rác ngụy, còn rác của ta là rác… nhân dân, do nhân dân, từ nhân dân mà ra. Có chính nghĩa, hơn là lẽ tất nhiên!
Vậy, ở một đống rác khá lớn nằm trên vỉa hè một con đừơng khá rộng trong thành phố, có một ông già ngồi ung dung như đang ngồi ở một nơi sạch sẽ! Ông già đó tuổi cỡ ngoài tám mươi, có chòm râu bạc giống râu bác Hồ. Ổng đội mũ tai bèo, mặc bộ đồ bà ba đen, mang dép cao su đúc. Ổng ngồi trên một ghế bằng nhựa nhỏ, thấp, loại ghế ngồi cho trẻ con. Ổng cầm cây gậy trúc dài bươi bươi rác, mắt nhìn châm chú chỗ đang bươi, mặc cho đàn ruồi bay lên đáp xuống như giành rác với ổng! Lâu lâu, ổng nói một mình: "Nó nằm lẫn đâu đây hè! Mẹ bà nó!".
Đường này lúc nào cũng đông ken. Xe đạp, xe gắn máy, xe hơi… hai luồng chen nhau chạy, giành mặt đường mà chạy, lòn lách lấn ép, bóp kèn inh ỏi. Chạy đầy đường như vậy mà chẳng ai nhìn thấy ở trên đỉnh đống rác cao nhòng đó có một ông già… Cho đến người đi bộ trên vỉa hè cũng chẳng thấy ai để ý đến ổng hết! Hơn hai chục năm sống quen với quá nhiều nghịch lý, con người ta không còn nhạy cảm trước những sự bất bình thường. Bởi vì cứ nhìn riết rồi quen con mắt, nên không thấy chướng, cứ nghe riết rồi quen lỗ tai nên không thấy ồn, cứ ngửi riết rồi quen lỗ mũi nên không thấy hôi. Đó là một quy luật. Tiếp theo đó là một quá trình đi xuống dốc của con người, vừa nhanh vừa gọn, bởi vì nó dễ ợt hà!
Ông già lâu lâu ngừng bươi rác, móc túi lấy bọc ni-long thuốc rồi chậm rãi vấn hút. Điếu thuốc của ổng to bằng ngón tay cái, nên mỗi lần ổng nhả khói là thấy mù mịt, làm như đống rác đang ngún cháy vậy!
Trong khi ổng hút thuốc, ổng không bươi rác. Làm như hút thuốc là qua giai đoạn ổng nghỉ xả hơi! Ổng xoay người ra nhìn thiên hạ chạy loạn dưới đường giống như ổng đang ngồi xem kịch. Một lúc sau ổng nói một mình: « Thiệt… không giống ai hết!» Mà thiệt! Người ta chạy đi đâu mà lúc nào cũng thấy chạy đầy đường. Người nào cũng hối hả. Người nào cũng bóp kèn. Kẹt không kẹt gì cũng thấy bóp kèn! Làm như nếu không bóp kèn thì xe sẽ… không chạy vậy! Còn luật lệ giao thông thì hầu như không có. Mạnh ai nấy chạy. Tay mặt tay trái gì cũng… như nhau. Đàn ông đàn bà gì cũng chen lấn lòn ép… như nhau. Chẳng ai nhường ai hết. Đàn ông con trai có người ở trần bận quần xà-lỏn, có người lại mặc quần áo gin, bên trong có sơ-mi và áo gi-lê giống như đang ở xứ lạnh! Còn đàn bà con gái thì phần đông ăn mặc không để… hở một chỗ nào hết.
Áo pô-lô ngắn tay, quần dài, găng tay cao tới… nách, đội kết loại đấu thủ dã cầu, mang kiến đen, bịt mặt bằng chéo vải thêu bông hoa hay có ren giống đàn bà á-rập! Nếu có mặc áo dài thì cũng mang găng tay ngắn, rồi đội kết, rồi kiến đen, rồi bịt mặt! Thành ra không nhìn ra được ai là ai hết!
Hút tàn điếu thuốc, ông già lại quay về đống rác, chăm chỉ bươi. Một lúc lại nói: "Mẹ bà nó! Tao bươi riết rồi cũng ra. Làm gì rồi cũng thấy!".
Một cô gái nhỏ xách tới xô rác đổ xuống làm lũ ruồi lúc nhúc bay lên, thấy ông già ngồi đó, cô hỏi:
- Bộ ông không sợ hôi sao mà ngồi đó vậy?
Ông già cười mũi:
- Thời bây giờ, ở đâu mà không hôi không thúi, hả? Nó tràn đồng thì ngồi ở đâu cũng vậy thôi.
Cô gái lại hỏi:
- Thấy ông bươi bươi. Bộ ông mất cái gì hả?
Ông già ngừng tay, hỏi lại:
- Mất hả? Mất cái gì? Còn khỉ gì đâu mà mất !
- Vậy chớ ông bươi rác làm gì? Rác bây giờ đâu còn có gì đâu mà lượm.
Ông già cầm gậy trúc gõ gõ vào đống rác làm lũ ruồi hốt hoảng bay lên vù vù.
Ổng hạ giọng:
- Tao bươi rác để kiếm mấy thằng Việt Cộng mà hồi đó tao nuôi tao giấu trong nhà.
Có vẻ thấy ông già… khùng quá nên cô gái bỏ đi, vừa đi vừa nói:
- Họ là con người chớ bộ chuột bọ gì đâu mà ông tìm trong đống rác!
Ông già nhìn theo, nói lớn:
- Mà tao có nói tụi nó là con người đâu?
Tiếng của ông bị chìm lấp trong tiếng ồn hỗn tạp của đường phố, nên chẳng gợi được sự chú ý của ai hết. Ổng nhìn quanh, thở dài, rồi tiếp tục bươi…
Một thanh niên đang đi trên vỉa hè bỗng tấp vô đống rác vạch quần định đứng tiểu, một tay chống nạnh, trên môi phì phà điếu thuốc. Ông già nói lớn:
- Coi chừng! Nó phóng lên nó cắn sứt à!
Gã giật mình, vội vã buông quần bước đi như chạy. Vừa đi vừa nhìn lại, nét mặt còn đầy sợ hãi ! Ông già không nhìn theo, cũng không cười. Làm như điều ông nói là điều có thật chớ không phải đùa. Cho nên nghe ổng nói tiếp:
- Cái lũ khốn nạn này có thứ gì mà tụi nó không đớp!
Ổng nói mà đầu gậy vẫn không ngừng bươi. Bầy ruồi nhặng vẫn bay lên đáp xuống, đáp xuống bay lên, lúc nha lúc nhúc…
Gần trưa, một người đàn bà đứng tuổi từ trong hẻm gần đó bước ra đi lại đống rác, thưa:
- Mời ông Hai về ăn cơm.
Ông già nói “ờ” rồi chống gậy đứng lên đi. Người đàn bà cúi lấy cái ghế nhỏ, xách đi theo phía sau ông, im lặng. Cả hai đi lần vào hẻm.
Con hẻm mới vào thấy rộng thấy thẳng, hai bên có phố lầu hai ba từng kiến trúc hiện đại, từng nào cũng thấy có máy lạnh lòi ra coi rất… văn minh! Hai dải phố lầu này kéo dài vào hẻm độ ba bốn mươi thước.Sau đó là một khúc quanh thẳng góc, rồi con hẻm chỉ còn lại không tới hai thước bề ngang, chạy quanh co rồng rắn vào tuốt bên trong tiếp nối với những con hẻm nhỏ khác không biết từ đâu tới mà cũng thấy… rồng rắn quanh co! Ở đây, nhà cửa lụp xụp hẹp té, khác hẳn với mặt tiền đồ sộ lộng lẫy. Đó là một thế giới khác, một thế giới nghèo khó núp sau cái thế giới phồn vinh bên ngoài. Người ta không thể nghĩ rằng nó nằm ngay trong lòng thành phố, cái thành phố mang tên Người từ hơn hai mươi năm…
Ông già và người đàn bà bước vào một căn nhà nhỏ hẹp của khu hẻm rồng rắn. Ông già nói:
- Tao bươi hoài mà chưa gặp thằng nào hết.
Một người đàn ông trong nhà nói cho lấy có:
- Vậy hả ông Hai?
- Tụi nó chui rúc lì lắm. Mẹ bà nó! Hồi đó mà tao biết như vầy, tụi nó có chung vô quần trốn, tao cũng cởi quần tao giũ cho chết cha tụi nó hết!
…Người đàn ông trong nhà là cháu của ông già bươi rác, kêu ổng bằng ông chú, còn người đàn bà là vợ hắn. Hai vợ chồng đã trộng tuổi nhưng chưa có con. Họ lãnh may gia công quần áo cho một công ty may mặc, nên trong nhà lúc nào cũng nghe tiếng máy may chạy xành xạch suốt ngày. Họ ngủ trên cái gác lửng nhỏ bằng hai chiếc chiếu, còn ông già thì có cái ghế bố kê trong góc nhà. Nhà nhỏ xíu nên chỉ có một bóng đèn điện treo ở giữa.
Hai vợ chồng người cháu đem người ông về nuôi trong nhà từ ngày ổng ra tù cách đây hơn bảy năm…
Theo lời kể lại của người cháu thì “ông chú” ngày xưa là một nhà doanh thương - đại doanh thương - Ổng độc quyền nhập cảng vỏ ruột xe gắn máy, xe hơi, xe máy cày. Ổng có mấy kho hàng lớn ở Khánh Hội, một văn phòng ba từng lầu ở Chợ Cũ, một vi-la to ở đường Phan Thanh Giản và một vi-la vừa vừa nằm khuất trên một đồi thông ở Đà Lạt. Vợ và hai con ổng đều ở bên Pháp để làm một “đầu cầu” bên đó. Còn bên này ổng có một bà nhỏ lo về giao tế, xã hội và nhân viên. Lâu lâu, ổng bay qua Âu Châu thăm vợ con và làm việc với các hãng chánh ở bên đó.
Ổng nhiều thế lực lắm. Người cháu nói: “Hồi đó, tôi đang làm thợ may cho nhà may X thì bị động viên.Vậy mà ổng kéo tôi ra cái rẹt! Có điều làm tôi không hiểu là ổng như vậy mà trong nhà ổng nuôi Việt Cộng. Ngay như cái nhà trên Đà Lạt mà ổng dùng cho mấy ông lớn mượn, từ anh quản gia đến chị bếp đến mấy người làm vườn đều là cán bộ Việt cộng ráo. Ổng nuôi họ như vậy cho đến năm 1973 họ mới lần lượt rút đi …”.
Hồi tháng tư 1975, ổng không di tản. Còn nói: “Cách mạng chớ bộ ăn cướp giết người đâu mà sợ!”. Sau đó mấy người ổng nuôi có về thăm, ổng cũng đãi đằng hậu hĩ. Vậy mà khi cách mạng “đánh tư sản mại bản”, ổng cũng bị “ đánh” tơi bời , tài sản bị tịch thâu hết còn bị đi tù cải tạo nữa. Vợ lớn của ổng chết ở bên Pháp, bà vợ nhỏ đi chui rồi mất tích ở biển Đông. Còn hai đứa con, sau này có người quen từ Paris về cho biết, đã phung phí hết tiền của mà ổng đã để cho họ bên đó rồi dọn nhà đi mất. Thành ra đi thăm nuôi ổng chỉ còn có vợ chồng người cháu thợ may…
Khi ông chú được thả ra khỏi tù - nghĩa là nhà nước xét thấy ổng đã hoàn toàn được cải tạo - ổng đã trở thành một người khác: một người mất trí! Người cháu nói: “Hồi đem ổng về ở với tụi tôi, tôi cũng ngại. Sợ ổng chê. Nhưng rồi ổng vẫn ở tự nhiên, không phàn nàn gì hết, tụi tôi cũng mừng. Rồi lo không biết chịu đựng ổng nổi không. Nhưng rồi thấy ổng không có điên loạn như những người điên khác nên tụi tôi cũng yên tâm. Ổng không nói gì hết, tối ngày bắc ghế ngồi dưới mái hiên hút thuốc đọc sách hoặc ngồi cả giờ nhìn đường hẻm như người ta chăm chú coi ti-vi! Vậy mà lâu lâu ổng cũng nói nhiều câu làm mình ngạc nhiên tưởng như ổng là người bình thường. Khi mình thử hỏi tiếp, khơi lại thời cũ thì ổng lại ngẩn ngơ. Thấy tội nghiệp! Thiệt ra, người ta chỉ thấy ổng điên là khi nào ổng đi bươi đống rác, cứ hai ba hôm là ổng đi bươi…”
Và như vậy, “ông Đại Doanh Thương” đó bây giờ ngồi bươi đống rác giống như ổng bươi lại dĩ vãng của ổng, một dĩ vãng mà rác rến vun đầy. Ổng đâu biết rằng , đối với nhà nước cách mạng, ổng cũng chỉ là một thứ rác rến mà nhà nước đã vứt bỏ trên lề xã hội, không hơn không kém…
Tiểu Tử
Posted by sontrung at 6:52 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 362
LÊ QUANG VINH * TƯỞNG NHỚ MỆ NỘI TÔI
NHỮNG NÉN NHANG LÒNG TƯỞNG NHỚ MỆ NỘI TÔI - CỤ ĐOÀN THỊ DIỆP - NHÂN NGÀY KỴ 13/3/ẤT MÙI
Nhà báo Lê Quang Vinh
Hút tàn điếu thuốc, ông già lại quay về đống rác, chăm chỉ bươi. Một lúc lại nói: "Mẹ bà nó! Tao bươi riết rồi cũng ra. Làm gì rồi cũng thấy!".
Một cô gái nhỏ xách tới xô rác đổ xuống làm lũ ruồi lúc nhúc bay lên, thấy ông già ngồi đó, cô hỏi:
- Bộ ông không sợ hôi sao mà ngồi đó vậy?
Ông già cười mũi:
- Thời bây giờ, ở đâu mà không hôi không thúi, hả? Nó tràn đồng thì ngồi ở đâu cũng vậy thôi.
Cô gái lại hỏi:
- Thấy ông bươi bươi. Bộ ông mất cái gì hả?
Ông già ngừng tay, hỏi lại:
- Mất hả? Mất cái gì? Còn khỉ gì đâu mà mất !
- Vậy chớ ông bươi rác làm gì? Rác bây giờ đâu còn có gì đâu mà lượm.
Ông già cầm gậy trúc gõ gõ vào đống rác làm lũ ruồi hốt hoảng bay lên vù vù.
Ổng hạ giọng:
- Tao bươi rác để kiếm mấy thằng Việt Cộng mà hồi đó tao nuôi tao giấu trong nhà.
Có vẻ thấy ông già… khùng quá nên cô gái bỏ đi, vừa đi vừa nói:
- Họ là con người chớ bộ chuột bọ gì đâu mà ông tìm trong đống rác!
Ông già nhìn theo, nói lớn:
- Mà tao có nói tụi nó là con người đâu?
Tiếng của ông bị chìm lấp trong tiếng ồn hỗn tạp của đường phố, nên chẳng gợi được sự chú ý của ai hết. Ổng nhìn quanh, thở dài, rồi tiếp tục bươi…
Một thanh niên đang đi trên vỉa hè bỗng tấp vô đống rác vạch quần định đứng tiểu, một tay chống nạnh, trên môi phì phà điếu thuốc. Ông già nói lớn:
- Coi chừng! Nó phóng lên nó cắn sứt à!
Gã giật mình, vội vã buông quần bước đi như chạy. Vừa đi vừa nhìn lại, nét mặt còn đầy sợ hãi ! Ông già không nhìn theo, cũng không cười. Làm như điều ông nói là điều có thật chớ không phải đùa. Cho nên nghe ổng nói tiếp:
- Cái lũ khốn nạn này có thứ gì mà tụi nó không đớp!
Ổng nói mà đầu gậy vẫn không ngừng bươi. Bầy ruồi nhặng vẫn bay lên đáp xuống, đáp xuống bay lên, lúc nha lúc nhúc…
Gần trưa, một người đàn bà đứng tuổi từ trong hẻm gần đó bước ra đi lại đống rác, thưa:
- Mời ông Hai về ăn cơm.
Ông già nói “ờ” rồi chống gậy đứng lên đi. Người đàn bà cúi lấy cái ghế nhỏ, xách đi theo phía sau ông, im lặng. Cả hai đi lần vào hẻm.
Con hẻm mới vào thấy rộng thấy thẳng, hai bên có phố lầu hai ba từng kiến trúc hiện đại, từng nào cũng thấy có máy lạnh lòi ra coi rất… văn minh! Hai dải phố lầu này kéo dài vào hẻm độ ba bốn mươi thước.Sau đó là một khúc quanh thẳng góc, rồi con hẻm chỉ còn lại không tới hai thước bề ngang, chạy quanh co rồng rắn vào tuốt bên trong tiếp nối với những con hẻm nhỏ khác không biết từ đâu tới mà cũng thấy… rồng rắn quanh co! Ở đây, nhà cửa lụp xụp hẹp té, khác hẳn với mặt tiền đồ sộ lộng lẫy. Đó là một thế giới khác, một thế giới nghèo khó núp sau cái thế giới phồn vinh bên ngoài. Người ta không thể nghĩ rằng nó nằm ngay trong lòng thành phố, cái thành phố mang tên Người từ hơn hai mươi năm…
Ông già và người đàn bà bước vào một căn nhà nhỏ hẹp của khu hẻm rồng rắn. Ông già nói:
- Tao bươi hoài mà chưa gặp thằng nào hết.
Một người đàn ông trong nhà nói cho lấy có:
- Vậy hả ông Hai?
- Tụi nó chui rúc lì lắm. Mẹ bà nó! Hồi đó mà tao biết như vầy, tụi nó có chung vô quần trốn, tao cũng cởi quần tao giũ cho chết cha tụi nó hết!
…Người đàn ông trong nhà là cháu của ông già bươi rác, kêu ổng bằng ông chú, còn người đàn bà là vợ hắn. Hai vợ chồng đã trộng tuổi nhưng chưa có con. Họ lãnh may gia công quần áo cho một công ty may mặc, nên trong nhà lúc nào cũng nghe tiếng máy may chạy xành xạch suốt ngày. Họ ngủ trên cái gác lửng nhỏ bằng hai chiếc chiếu, còn ông già thì có cái ghế bố kê trong góc nhà. Nhà nhỏ xíu nên chỉ có một bóng đèn điện treo ở giữa.
Hai vợ chồng người cháu đem người ông về nuôi trong nhà từ ngày ổng ra tù cách đây hơn bảy năm…
Theo lời kể lại của người cháu thì “ông chú” ngày xưa là một nhà doanh thương - đại doanh thương - Ổng độc quyền nhập cảng vỏ ruột xe gắn máy, xe hơi, xe máy cày. Ổng có mấy kho hàng lớn ở Khánh Hội, một văn phòng ba từng lầu ở Chợ Cũ, một vi-la to ở đường Phan Thanh Giản và một vi-la vừa vừa nằm khuất trên một đồi thông ở Đà Lạt. Vợ và hai con ổng đều ở bên Pháp để làm một “đầu cầu” bên đó. Còn bên này ổng có một bà nhỏ lo về giao tế, xã hội và nhân viên. Lâu lâu, ổng bay qua Âu Châu thăm vợ con và làm việc với các hãng chánh ở bên đó.
Ổng nhiều thế lực lắm. Người cháu nói: “Hồi đó, tôi đang làm thợ may cho nhà may X thì bị động viên.Vậy mà ổng kéo tôi ra cái rẹt! Có điều làm tôi không hiểu là ổng như vậy mà trong nhà ổng nuôi Việt Cộng. Ngay như cái nhà trên Đà Lạt mà ổng dùng cho mấy ông lớn mượn, từ anh quản gia đến chị bếp đến mấy người làm vườn đều là cán bộ Việt cộng ráo. Ổng nuôi họ như vậy cho đến năm 1973 họ mới lần lượt rút đi …”.
Hồi tháng tư 1975, ổng không di tản. Còn nói: “Cách mạng chớ bộ ăn cướp giết người đâu mà sợ!”. Sau đó mấy người ổng nuôi có về thăm, ổng cũng đãi đằng hậu hĩ. Vậy mà khi cách mạng “đánh tư sản mại bản”, ổng cũng bị “ đánh” tơi bời , tài sản bị tịch thâu hết còn bị đi tù cải tạo nữa. Vợ lớn của ổng chết ở bên Pháp, bà vợ nhỏ đi chui rồi mất tích ở biển Đông. Còn hai đứa con, sau này có người quen từ Paris về cho biết, đã phung phí hết tiền của mà ổng đã để cho họ bên đó rồi dọn nhà đi mất. Thành ra đi thăm nuôi ổng chỉ còn có vợ chồng người cháu thợ may…
Khi ông chú được thả ra khỏi tù - nghĩa là nhà nước xét thấy ổng đã hoàn toàn được cải tạo - ổng đã trở thành một người khác: một người mất trí! Người cháu nói: “Hồi đem ổng về ở với tụi tôi, tôi cũng ngại. Sợ ổng chê. Nhưng rồi ổng vẫn ở tự nhiên, không phàn nàn gì hết, tụi tôi cũng mừng. Rồi lo không biết chịu đựng ổng nổi không. Nhưng rồi thấy ổng không có điên loạn như những người điên khác nên tụi tôi cũng yên tâm. Ổng không nói gì hết, tối ngày bắc ghế ngồi dưới mái hiên hút thuốc đọc sách hoặc ngồi cả giờ nhìn đường hẻm như người ta chăm chú coi ti-vi! Vậy mà lâu lâu ổng cũng nói nhiều câu làm mình ngạc nhiên tưởng như ổng là người bình thường. Khi mình thử hỏi tiếp, khơi lại thời cũ thì ổng lại ngẩn ngơ. Thấy tội nghiệp! Thiệt ra, người ta chỉ thấy ổng điên là khi nào ổng đi bươi đống rác, cứ hai ba hôm là ổng đi bươi…”
Và như vậy, “ông Đại Doanh Thương” đó bây giờ ngồi bươi đống rác giống như ổng bươi lại dĩ vãng của ổng, một dĩ vãng mà rác rến vun đầy. Ổng đâu biết rằng , đối với nhà nước cách mạng, ổng cũng chỉ là một thứ rác rến mà nhà nước đã vứt bỏ trên lề xã hội, không hơn không kém…
Tiểu Tử
Posted by sontrung at 6:52 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 362
LÊ QUANG VINH * TƯỞNG NHỚ MỆ NỘI TÔI
NHỮNG NÉN NHANG LÒNG TƯỞNG NHỚ MỆ NỘI TÔI - CỤ ĐOÀN THỊ DIỆP - NHÂN NGÀY KỴ 13/3/ẤT MÙI
Nhà báo Lê Quang Vinh
Hôm nay, ngày 13/3/Ất Mùi – Đúng 59 năm Mệ Nội tôi – Cụ Đoàn Thị Diệp, bị đại họa Cải cách ruộng đất gây nên cái chết rất thảm thương (13/3/Bính Thân – 23/4/1956). Từ đó, ngày này là Ngày Kỵ (giỗ) Mệ thường niên. Đám tang cụ ngày đó được tôi kể lại trong bài “ĐÁM TANG MỆ NỘI TÔI , NGHỊCH LÝ TRONG CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT”: “Đám tang không có lấy một nén nhang, ngọn nến để đốt, may mà có ánh trăng. Đã là “mười ba” âm, nên trăng khá đầy và sáng. Dưới ánh trăng, Mự tôi thở hổn hển cùng những người đàn bà già và mấy chị yếu ớt, chân mọi người như ríu lại bước thấp bước cao, lê đi rất khó nhọc trong đám đưa thê lương...”. Sau khi “Quà Tặng Xứ Mưa” đăng lên (ngominh | 16 May, 2014, 09:03 | VĂN |) - từ đó đến nay (9 giờ 48’, ngày 1/5/2015) đã có 7313 lượt bạn đọc vào truy cập và 28 ý kiến phản hồi. Bản đăng chuyên mục "TRIỂN LÃM" CCRĐ CỦA QUÀ TẶNG XỨ MƯA (4) ngominh | 12 Sep, 2014, 08:04 , cũng thu hút tới cả ngàn lượt bạn đọc truy cập (9 giờ 55’, ngày 1/5/2015, có 927 lượt người (927 Reads) và 13 ý kiến phản hồi. Nội dung các ý kiến phản hồi của bạn đọc, hầu hết là bày tỏ sự cảm thông, thương xót cho số phận Mệ Nội tôi và phẫn nộ trước những con người làm nên thảm họa CCRĐ, cao điểm là vào những năm 1954 – 1956. Cảm tạ tấm lòng của bạn đọc gần xa, có người là con cháu, bà con họ hàng, người quen - hầu hết là những người chưa có quan hệ gì với gia đình tôi; Lê Quang Vinh đề nghị QTXM đăng lại một số ý kiến bạn đọc của bài báo “ĐÁM TANG MỆ NỘI TÔI , NGHỊCH LÝ TRONG CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT”. Đây là những nén nhang lòng của tất cả chúng ta tưởng nhớ những nạm nhân thảm khốc của CCRĐ, cũng là riêng đối với Mệ Nội tôi trong ngày Kỵ của Cụ.
ĐÁM TANG MỆ NỘI TÔI , NGHỊCH LÝ TRONG CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
ngominh | 16 May, 2014, 09:03 | VĂN | (7313Reads)
Đường dẫn cố định | góp ý (28) | Trackbacks(0)
[2] Không nên quên quá khứ
Những chuyện quá đau lòng đến rỉ máu như vậy cũng rất nên được nhắc lại để biết được mình quá ấu trĩ, tin tưởng quá đáng vào thằng Tàu đó thôi. Giá không bị mắc mưu đó thì Việt Nam ta bây giờ cũng đã đổi khác nhiều. May mà sau 1975, miền Nam không phải gặp lại sai lầm, tai hại đó. Giờ chúng ta phải cảnh giác cao độ, căm thù kẻ thù xâm lược, để cùng nhau đoàn kết, thương yêu nhau, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng biển đảo của Tổ quốc, kiên quyết đáng đuổi chúng ra khỏi lãnh thổ của nước ta.
[góp ý]| Viết bởi Hồ Đình Khai |16 May 2014, 11:27
[3] Cải cách ruộng đất
Người miền nam chưa biết cãi cách ruộng đất kiễu này, chi biết luật người cày có ruộng thời TT Nguyễn Văn Thiệu, phải viết lại cho mọi người được biết.
[góp ý]| Viết bởi Duy Nguyen |16 May 2014, 12:06
[5] Chuyện cũ nên kể
Mệ của anh còn có cỗ áo quan, vậy là cụ còn có phúc lớn. Tôi quê Hải dương nghe cha, mẹ, anh chị kể lại còn tang thương hơn nhiều! Nhà tôi cũng có mấy anh chị chết đói mà không có cỗ áo chỉ bó chiếu khênh đi, lúc lấp có cái cánh cửa để lên mặt hố. Mấy anh chị con bác tôi phải đi ăn mày ở chợ Trại bên sông Luộc giáp Thái bình nhờ phúc ấm tổ tiên vẫn còn sống đến ngày nay. Mẹ tôi kể những buổi bị lùa đi đấu tố hãi đến già vì không biết lúc nào đến lượt mình. Bác cả tôi bị bác dâu thứ tố điêu hiếp bà ba lần, ông là nhà nho kháng chiến liền bảo bà nhầm rồi thực ra là bẩy lần cơ. Rồi ông còn bị mấy đứa cháu con em gái nuôi lớn khôn vì mồ côi, dựng vợ, gả chồng, cho ruộng làm ăn, thế mà chúng tố là bóc lột ông uất quá tự tử mà không được. Ông bị xử bắn nhưng nhờ có con là liệt sĩ chống Pháp ở đường số 5, ông thoát chết khi đã bị bịt mắt! Sau ông sống nhưng bị trầm cảm hầu như không nói năng gì! Có câu chuyện sau này ông anh con bà cô đã tố, thấy ông đi tù về có mua chục bánh đa tráng vừng đến chơi ông mới thấy vào cổng đã sụp xuống lạy mà rằng:Tôi lạy ông! nếu ông còn thương tôi thì ông đừng nhận tôi nữa kẻo tôi sẽ bị bắn lần nữa! Tay này về sau nghe nói mổ chết không người vuốt mắt và chân tay co quắp, người liệm hãi đến phát khiếp. Bố tôi địa chủ kháng chiến chống Pháp cũng bị xử tù 10 năm,sau 8 năm được tha về và đẻ thêm tôi năm 1965. Nhà cửa, ruộng nương, bát đĩa nồi niêu, giường ghế tịch thu hết! Chỉ còn hai bàn tay trắng! Nhưng nhờ phúc ấm tổ tiên anh em chúng tôi còn lại giờ đều khá cả. Nhưng đúng như anh nói, cái mất về những người bị giết chỉ là nhỏ mặc dù họ là những người con ưu tú của dân tộc, cái mất lớn nhất là văn hóa, luân thường, đạo lý, giường cột nước Việt bị bắn phá tới tận gốc rễ, hầu như di hại cho tới tận bây giờ chưa hết vì tôi cứ suy từ dòng họ nhà mình ra thì biết! Chuyện kể ra thì nhiều lắm! Cho nên nếu chúng ta suy ngẫm, kết nối từ bấy đến giờ sẽ thấy tư tưởng của cụ Phan Chu Trinh là đáng được tiếp nối nếu muốn nước mình cường thịnh!
[góp ý]| Viết bởi Phùng |16 May 2014, 13:11
[6] Ai?
Nhung ma AI da ruoc tu Tau ve va thuc-hien tren dat nuoc ta !?
[góp ý]| Viết bởi Van Ha |16 May 2014, 13:35
[8] Thời mông muội
Thời CCRĐ ở làng tôi "làng Chi Phong, Thư Trì, Thái Bình" hầu hết những người con ưu tú, những người biết quản lý, là lực lượng làm ra của cải cho xã hội đều bị quy là địa chủ cường hào ác bá, con tố cha, vợ tố chồng xã hội đảo lộn. Kẻ ngu dốt thì làm lãnh đạo, hậu quả để lại thật kinh khủng. Cho đến cách đây mấy năm trong hồ sơ xin việc làm cũng phải đưa vào lý lịch thành phần "bần cố nông"
Vậy những người xưng là đội ngũ tiên phong kia, nắm quyền lãnh đạo đất nước thuộc dạng nao??
[góp ý]| Viết bởi Vũ Sự |16 May 2014, 18:18
[10] ám ảnh
Hơn 30 năm trước tôi đã không vượt qua được ám ảnh về tội ác CCRD nên đã chia tay mối tình đầu trong nước mắt. Người yêu tôi là con út của 1 thành viên đội cải cách từng dùng đòn gánh đập sẩy thai người con dâu của 1 gia đình bị quy oan địa chủ. Mấy mươi năm rồi nhưng mỗi lần về quê tôi đến thăm, người yêu tôi vẫn bưng mặt khóc đau đớn. Khi viết những dòng này nước mắt tôi cũng rơi. Tôi cứ trăn trở mãi, không biết vì sao từ khi có CS thì con dân bị chết oan khuất nhiều như thế?
[góp ý]| Viết bởi QM |17 May 2014, 08:36
[11] Cương lĩnh đảng đã quyết như thế
Cương lĩnh của đảng CS Việt Nam lấy "Đấu Tranh Giai Cấp" làm nòng cốt, từ 1930 tới nay điều này không thay đổi. Đảng CS Việt nam áp dụng "Đấu Tranh Giai Cấp", lúc mạnh bạo, lúc nới tay, nhưng bản chất cho tới bây giờ vẫn không thay đổi.
Đảng CS Việt nam đã hoàn thành mục tiêu của đảng trong CCRD là cướp ruộng dất và triệt tiêu các giai cấp có thể cản trở những toan tính của đảng. Những thú nhận sai lầm chỉ để xoa dịu tình hình vào lúc đó mà thôi. CCRD dù là tổn thất mất mát tang tóc lớn lao cho dân Việt, nhưng CCRD là một thắng lợi lớn lao của đảng CS Việt Nam.
[góp ý]| Viết bởi Phạm Vân |17 May 2014, 10:34
[12]
Không cải cách ruộng đất thì không phải là cộng sản.
[góp ý]| Viết bởi Bác Ba Phi |17 May 2014, 11:49
[13] Kính gửi Anh Lê Quang Vinh nhân đọc bài "Đám tang mệ nội tôi"
Đọc bài của Anh làm cho em bùi ngùi,trào dâng một nỗi nhớ quê, nhớ nhà. Ngôi nhà ấy Bố Mẹ em đã nuôi tám anh em ăn học trưởng thành và sống nơi các thành thị xa quê, giờ đây Bố tôi lại đìu hiu một mình bám trụ không chịu rời xa quê hương, rời xa ngôi nhà ấy. Khi còn nhỏ cũng đã nghe Bọ Mạ tôi kể về những người bà con bị đấu tố, đến bây giờ trên các đố cửa còn in rõ vết của các câu khẩu hiệu ủng hộ cải cách ruộng đất. Đọc về cái chết của Mệ, nhớ lại cái chết của Mẹ tôi cũng trong ngôi nhà ấy, đó là những ngày nước lũ ngập sâu chưa từng có, từ Hà Nội về đến Ba Đồn tôi phải thuê hẳn một tàu đánh cá xa bờ vào đến tân bìa làng và đi xuồng vào tận cổng nhà, nhưng Mạ tôi rất kiên cường,phải chờ sau hai ngày nước rút và trời hửng nắng Mạ tôi mới mất và khi đó các Con đã về đông đủ, chắc cũng được Mệ Bộ phù hộ mới được trọn vẹn như vậy. Với lòng tiếc thương Mạ vô hạn tôi có làm một bài điếu, nếu được thì Anh bảo với chủ trang web cho đăng nhé.
Quay lại chuyện địa chủ, chắc Anh còn nhớ đối diện bên kia đường là nhà ông Cháu trí. Bố tôi kể rằng hồi đó ông cháu trí nghèo cù bơ cù bất nên được vào đội đấu tố. Ông cháu Trí có đứa con dâu là người Quảng Lộc, họ hàng nhà mình. Tôi còn nhớ có một lần khi còn là sinh viên đại học BKHN về nghỉ hè, đầu hôm ăn xong ra cổng ngắm trăng, Mệ cháu Trí lúc đó đang rửa ở giếng cạnh đường, nghe Mệ cháu Trí chửi con dâu đồ con nhà địa chủ, tôi nói lại"Bác nói thế chứ nhờ nòi giống địa chủ mà Mẹ cháu nuôi cả nhà cháu đi học đại học đấy", Bác ấy nổi giận bảo "thằng Cu, mày nói thế mà không sợ à", tôi bảo "sợ gì hả bác mà cháu còn là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam đấy". Bác ấy bảo tổ cha mi rồi đi vào nhà.
[góp ý]| Viết bởi Nguyễn Công Minh |17 May 2014, 14:46
[14]
Trong cai-cach ruong dat, ben canh DCS co co-van Tau chi-dao- Tai sao lai phai nhu the!? De tao nen thanh-cong va chiem-doat quyen-luc, dang CS VN da biet loi-dung suc-manh cua tang lop nhan-dan ngheo nhat cua xa-hoi...Dieu do cho thay dang CS da biet dung "phuong-tien" de dat duoc muc-dich...va sau cai-cach ruong dat, thi bat nong-dan vua co chut ruong dat duoc chia phai vao Hop-tac-xa. Cuoi cung dung la "so-huu toan dan" nhu hom nay!
[góp ý]| Viết bởi Van Ha |17 May 2014, 23:37
ĐÁM TANG MỆ NỘI TÔI , NGHỊCH LÝ TRONG CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
ngominh | 16 May, 2014, 09:03 | VĂN | (7313Reads)
Đường dẫn cố định | góp ý (28) | Trackbacks(0)
[2] Không nên quên quá khứ
Những chuyện quá đau lòng đến rỉ máu như vậy cũng rất nên được nhắc lại để biết được mình quá ấu trĩ, tin tưởng quá đáng vào thằng Tàu đó thôi. Giá không bị mắc mưu đó thì Việt Nam ta bây giờ cũng đã đổi khác nhiều. May mà sau 1975, miền Nam không phải gặp lại sai lầm, tai hại đó. Giờ chúng ta phải cảnh giác cao độ, căm thù kẻ thù xâm lược, để cùng nhau đoàn kết, thương yêu nhau, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng biển đảo của Tổ quốc, kiên quyết đáng đuổi chúng ra khỏi lãnh thổ của nước ta.
[góp ý]| Viết bởi Hồ Đình Khai |16 May 2014, 11:27
[3] Cải cách ruộng đất
Người miền nam chưa biết cãi cách ruộng đất kiễu này, chi biết luật người cày có ruộng thời TT Nguyễn Văn Thiệu, phải viết lại cho mọi người được biết.
[góp ý]| Viết bởi Duy Nguyen |16 May 2014, 12:06
[5] Chuyện cũ nên kể
Mệ của anh còn có cỗ áo quan, vậy là cụ còn có phúc lớn. Tôi quê Hải dương nghe cha, mẹ, anh chị kể lại còn tang thương hơn nhiều! Nhà tôi cũng có mấy anh chị chết đói mà không có cỗ áo chỉ bó chiếu khênh đi, lúc lấp có cái cánh cửa để lên mặt hố. Mấy anh chị con bác tôi phải đi ăn mày ở chợ Trại bên sông Luộc giáp Thái bình nhờ phúc ấm tổ tiên vẫn còn sống đến ngày nay. Mẹ tôi kể những buổi bị lùa đi đấu tố hãi đến già vì không biết lúc nào đến lượt mình. Bác cả tôi bị bác dâu thứ tố điêu hiếp bà ba lần, ông là nhà nho kháng chiến liền bảo bà nhầm rồi thực ra là bẩy lần cơ. Rồi ông còn bị mấy đứa cháu con em gái nuôi lớn khôn vì mồ côi, dựng vợ, gả chồng, cho ruộng làm ăn, thế mà chúng tố là bóc lột ông uất quá tự tử mà không được. Ông bị xử bắn nhưng nhờ có con là liệt sĩ chống Pháp ở đường số 5, ông thoát chết khi đã bị bịt mắt! Sau ông sống nhưng bị trầm cảm hầu như không nói năng gì! Có câu chuyện sau này ông anh con bà cô đã tố, thấy ông đi tù về có mua chục bánh đa tráng vừng đến chơi ông mới thấy vào cổng đã sụp xuống lạy mà rằng:Tôi lạy ông! nếu ông còn thương tôi thì ông đừng nhận tôi nữa kẻo tôi sẽ bị bắn lần nữa! Tay này về sau nghe nói mổ chết không người vuốt mắt và chân tay co quắp, người liệm hãi đến phát khiếp. Bố tôi địa chủ kháng chiến chống Pháp cũng bị xử tù 10 năm,sau 8 năm được tha về và đẻ thêm tôi năm 1965. Nhà cửa, ruộng nương, bát đĩa nồi niêu, giường ghế tịch thu hết! Chỉ còn hai bàn tay trắng! Nhưng nhờ phúc ấm tổ tiên anh em chúng tôi còn lại giờ đều khá cả. Nhưng đúng như anh nói, cái mất về những người bị giết chỉ là nhỏ mặc dù họ là những người con ưu tú của dân tộc, cái mất lớn nhất là văn hóa, luân thường, đạo lý, giường cột nước Việt bị bắn phá tới tận gốc rễ, hầu như di hại cho tới tận bây giờ chưa hết vì tôi cứ suy từ dòng họ nhà mình ra thì biết! Chuyện kể ra thì nhiều lắm! Cho nên nếu chúng ta suy ngẫm, kết nối từ bấy đến giờ sẽ thấy tư tưởng của cụ Phan Chu Trinh là đáng được tiếp nối nếu muốn nước mình cường thịnh!
[góp ý]| Viết bởi Phùng |16 May 2014, 13:11
[6] Ai?
Nhung ma AI da ruoc tu Tau ve va thuc-hien tren dat nuoc ta !?
[góp ý]| Viết bởi Van Ha |16 May 2014, 13:35
[8] Thời mông muội
Thời CCRĐ ở làng tôi "làng Chi Phong, Thư Trì, Thái Bình" hầu hết những người con ưu tú, những người biết quản lý, là lực lượng làm ra của cải cho xã hội đều bị quy là địa chủ cường hào ác bá, con tố cha, vợ tố chồng xã hội đảo lộn. Kẻ ngu dốt thì làm lãnh đạo, hậu quả để lại thật kinh khủng. Cho đến cách đây mấy năm trong hồ sơ xin việc làm cũng phải đưa vào lý lịch thành phần "bần cố nông"
Vậy những người xưng là đội ngũ tiên phong kia, nắm quyền lãnh đạo đất nước thuộc dạng nao??
[góp ý]| Viết bởi Vũ Sự |16 May 2014, 18:18
[10] ám ảnh
Hơn 30 năm trước tôi đã không vượt qua được ám ảnh về tội ác CCRD nên đã chia tay mối tình đầu trong nước mắt. Người yêu tôi là con út của 1 thành viên đội cải cách từng dùng đòn gánh đập sẩy thai người con dâu của 1 gia đình bị quy oan địa chủ. Mấy mươi năm rồi nhưng mỗi lần về quê tôi đến thăm, người yêu tôi vẫn bưng mặt khóc đau đớn. Khi viết những dòng này nước mắt tôi cũng rơi. Tôi cứ trăn trở mãi, không biết vì sao từ khi có CS thì con dân bị chết oan khuất nhiều như thế?
[góp ý]| Viết bởi QM |17 May 2014, 08:36
[11] Cương lĩnh đảng đã quyết như thế
Cương lĩnh của đảng CS Việt Nam lấy "Đấu Tranh Giai Cấp" làm nòng cốt, từ 1930 tới nay điều này không thay đổi. Đảng CS Việt nam áp dụng "Đấu Tranh Giai Cấp", lúc mạnh bạo, lúc nới tay, nhưng bản chất cho tới bây giờ vẫn không thay đổi.
Đảng CS Việt nam đã hoàn thành mục tiêu của đảng trong CCRD là cướp ruộng dất và triệt tiêu các giai cấp có thể cản trở những toan tính của đảng. Những thú nhận sai lầm chỉ để xoa dịu tình hình vào lúc đó mà thôi. CCRD dù là tổn thất mất mát tang tóc lớn lao cho dân Việt, nhưng CCRD là một thắng lợi lớn lao của đảng CS Việt Nam.
[góp ý]| Viết bởi Phạm Vân |17 May 2014, 10:34
[12]
Không cải cách ruộng đất thì không phải là cộng sản.
[góp ý]| Viết bởi Bác Ba Phi |17 May 2014, 11:49
[13] Kính gửi Anh Lê Quang Vinh nhân đọc bài "Đám tang mệ nội tôi"
Đọc bài của Anh làm cho em bùi ngùi,trào dâng một nỗi nhớ quê, nhớ nhà. Ngôi nhà ấy Bố Mẹ em đã nuôi tám anh em ăn học trưởng thành và sống nơi các thành thị xa quê, giờ đây Bố tôi lại đìu hiu một mình bám trụ không chịu rời xa quê hương, rời xa ngôi nhà ấy. Khi còn nhỏ cũng đã nghe Bọ Mạ tôi kể về những người bà con bị đấu tố, đến bây giờ trên các đố cửa còn in rõ vết của các câu khẩu hiệu ủng hộ cải cách ruộng đất. Đọc về cái chết của Mệ, nhớ lại cái chết của Mẹ tôi cũng trong ngôi nhà ấy, đó là những ngày nước lũ ngập sâu chưa từng có, từ Hà Nội về đến Ba Đồn tôi phải thuê hẳn một tàu đánh cá xa bờ vào đến tân bìa làng và đi xuồng vào tận cổng nhà, nhưng Mạ tôi rất kiên cường,phải chờ sau hai ngày nước rút và trời hửng nắng Mạ tôi mới mất và khi đó các Con đã về đông đủ, chắc cũng được Mệ Bộ phù hộ mới được trọn vẹn như vậy. Với lòng tiếc thương Mạ vô hạn tôi có làm một bài điếu, nếu được thì Anh bảo với chủ trang web cho đăng nhé.
Quay lại chuyện địa chủ, chắc Anh còn nhớ đối diện bên kia đường là nhà ông Cháu trí. Bố tôi kể rằng hồi đó ông cháu trí nghèo cù bơ cù bất nên được vào đội đấu tố. Ông cháu Trí có đứa con dâu là người Quảng Lộc, họ hàng nhà mình. Tôi còn nhớ có một lần khi còn là sinh viên đại học BKHN về nghỉ hè, đầu hôm ăn xong ra cổng ngắm trăng, Mệ cháu Trí lúc đó đang rửa ở giếng cạnh đường, nghe Mệ cháu Trí chửi con dâu đồ con nhà địa chủ, tôi nói lại"Bác nói thế chứ nhờ nòi giống địa chủ mà Mẹ cháu nuôi cả nhà cháu đi học đại học đấy", Bác ấy nổi giận bảo "thằng Cu, mày nói thế mà không sợ à", tôi bảo "sợ gì hả bác mà cháu còn là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam đấy". Bác ấy bảo tổ cha mi rồi đi vào nhà.
[góp ý]| Viết bởi Nguyễn Công Minh |17 May 2014, 14:46
[14]
Trong cai-cach ruong dat, ben canh DCS co co-van Tau chi-dao- Tai sao lai phai nhu the!? De tao nen thanh-cong va chiem-doat quyen-luc, dang CS VN da biet loi-dung suc-manh cua tang lop nhan-dan ngheo nhat cua xa-hoi...Dieu do cho thay dang CS da biet dung "phuong-tien" de dat duoc muc-dich...va sau cai-cach ruong dat, thi bat nong-dan vua co chut ruong dat duoc chia phai vao Hop-tac-xa. Cuoi cung dung la "so-huu toan dan" nhu hom nay!
[góp ý]| Viết bởi Van Ha |17 May 2014, 23:37
[16]
Ngô Minh vẫn không lớn lên được vì đắm đuối trong hận thù khi sự việc đã qua ngót 60 năm và đã có sự nhìn nhận sai lầm, xin lỗi từ Nhà nước. Mới biết, hòa giải dân tộc khó nhường nào!
[góp ý]| Viết bởi Mõ Làng |18 May 2014, 20:33 (Chú thêm của LQV: Ý kiến này không định đưa vào làm gì, vì nó quá lạc lõng; nhưng mấy góp ý của bạn Vũ Luận, Van Ha...có sự "liên quan" nên mới copy vào).
[17] nhỏ như trái nho
Có thật là Mõ Làng không hiểu ý nghĩa của bài viết của bác Lê Quang Vinh và lời tựa của Ngô Minh ?
Bác Lê Quang Vinh và bác Ngô Minh muốn nhấn mạnh đến bài học quan hệ với “đồng chí” Trung Quốc và tai hại do “đồng chí” Trung Quốc đem lại. Bài học đó dù cũ 60 năm hay cũ 600 năm cũng cần nhắc lại để chúng ta không tái phạm lại những sai lầm như thời ấy.
Các bác Lê Quang Vinh và bác Ngô Minh lớn và thâm thuý. Đầu óc nhỏ như trái nho thì mới không hiểu ý các bác.
[góp ý]| Viết bởi Vũ Luận |18 May 2014, 22:16
[19]
Người ông nội là một địa chủ. Ông sinh ra một người con trai được ba tuổi thì người con trai bi tai nạn mù mắt. Vì đứa con trai là con địa chủ cho nên lớn lên vẫn lấy được cô vợ xinh đẹp nết na. Hai vợ chồng sinh được ba người con, hai gái và một trai. Ông nội địa chủ già cả gần đất xa trời nên sang tên đất đai tài sản cho đứa con trai mù rồi mất. Đứa con trai mù trở thành địa chủ. Cải cách ruộng đất (1953- 1956) ông không bị bắn chết nhưng bị tịch thu toàn bộ tài sản rồi bị đẩy cả gia đình khốn khổ ra ngoài đường.Bà vợ xinh đẹp của lão địa chủ mù kiếm được tý gì thì nhường nhịn cho chồng con còn mình thì đói đến suy kiệt mà chết khi đứa con trai tròn ba tuổi! Lão địa chủ mù không thể mù hơn được nữa. Ông đã làm đủ thứ nghề như đan giỏ, đan rổ rá, ông đan cả ban ngày lẫn trong đêm tối, ông đi đơm đó bắt cua tôm cá ra ngồi chợ bán và cả đi giã bột thuê để nuôi ba đứa con thơ dại... Khi lớn hơn một tý đứa con trai dắt lão địa chủ mù đi ăn xin trong thiên hạ còn hai đứa con gái đi ở đợ cho người ta. Đứa con trai của lão địa chủ mù tuy sống trong nghèo khó nhưng lớn lên anh vẫn học hết cấp ba. Vì thành phần địa chủ nên khi học xong cấp ba anh không được đi học tiếp, thậm chí muốn đi bộ đội cũng không được đi! Anh đành phải đi dân công hỏa tuyến để được ra phía chiến trường. Đứa con trai người địa chủ đó là người bạn học cùng lớp 8c trường cấp3 Nam đan1 của tôi. Chúng tôi đã xa nhau bốn mươi sáu năm. Được một số bạn bè giới thiệu blog của tôi anh đã vào đọc thơ và gửi tin nhắn như sau:
"Anh đọc thơ em suốt cả chiều
Ngỡ rằng lục thập bóng liêu xiêu
Đâu biết thơ còn mềm như luạ
Vẫn nhớ thương hoài vẫn cứ yêu"
Chúng tôi đã gặp lại nhau ngày 3/3 vừa qua sau bốn mươi sáu năm xa cách. Tuy nhiên bây giờ anh không dắt bố đi ăn xin như trước nữa. Bố anh đã mất năm 1966 trong đói khổ. Còn anh bây giờ đã là một người rất thành đạt và khá giả.
[góp ý]| Viết bởi Hoa Hong 52 |19 May 2014, 06:21
[22] Cảm xúc về bài báo của Nhà báo LQV
Trong tình hình thời sự của đất nước hiện nay Nhà báo Lê Quang Vinh đã cảnh tỉnh Ban Lãnh đạo đất nước và nhắc nhở người dân về bài học cay đắng của dân tộc đang có nguy cơ lập lại. Bài báo là 1 vũ khí mạnh mẽ góp phần bảo vệ đất nước.
[góp ý]| Viết bởi Hà Huy Sơn |01 Jun 2014, 08:14
[24] Xin loi...!
Ban Mo Lang dung la "thang mo", Giet hang tram-ngan nguoi mot cach MAN RO, dao lon ca dao-duc dan-toc, ca truyen-thong nong-thon hien-hoa ngan nam, xong roi vai ba giot nuoc mat, vai loi xin loi? SAO KHONG CAM DAO MA TU XU DI...Chuyen gi xay den cho nguoi khac thi Ban thay rat nhe phai khong? Tuong tuong xay den truc-tiep that oan-uong, oan-khoc (voi ban) thi the nao nhi?!
[góp ý]| Viết bởi Van Ha |08 Jul 2014, 02:27
[26] Kính chào chú Vinh
Trong bài viết, tác giả có nhắc đến ông Xu Phiến ( Tên thật là Đoàn Phiến ). Ông là một người giầu có, đã bỏ tiền xây một trường học cho làng. Ông đã giác ngộ tham gia cách mạng ( Ban Kinh Tài Tỉnh ). Ông bị Pháp bắt khi đang đi thu mua lương thực cho Cách mạng. Ông bị Pháp mang đi xử bắn năm 1948. Đén nay vân không tìm được xác. Vậy mà CCRĐ cũng không tha cho gia đình ông. Nghe ba mẹ kể lại thấy thương tâm vô cùng. Năm 1985 Ông Đoàn Phiến được công nhận Liệt sĩ. Ông là ông nội anh em chúng tôi. Mạ chú Lê Quang Vinh là em mệ nội tôi.
[góp ý]| Viết bởi Đoàn Tuấn Anh |17 Sep 2014, 22:34 Hôm nay vào lúc 4:11 PM
[27]
Trong bài "Kẻ tử tội của CCRĐ thoát chết nhờ hồn thiêng nữ liệt sĩ Đinh Kế Thị Tường Vi?" – QTXM (20/10/2014), có đoạn: "Chị Đinh Kế Thị Tường Vi có Thân phụ là cụ Đinh Kế Tác, tục danh “Xu Tác” - Một nhà thầu khoán (Sur veilzan) có tiếng thời Pháp thuộc; rất yêu nước và có nhiều công lao đóng góp đối với quê hương. Cụ cùng nhà thấu khoán và là bạn thân quê ở làng bên Hoà Ninh (nay là xã Quảng Hoà, Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) tên là Đoàn Phiến, tục danh “Xu Phiến” cùng chung tiền của công sức xây dựng nên Trường tiểu học Élémenter Hoà Ninh cho con em mấy làng vùng Nam phủ Quảng Trạch thời đó: Hoà Ninh, Vĩnh Lộc, Vĩnh Phước, Phù Trịch, Minh Lệ, La Hà...có nơi học tập".
Thời nhỏ tuổi, tôi hay gánh đôi trình (như vò, bằng đất nung) đến nhà Mệ Phiến xin nước giếng để gánh về nhà dùng. Chòm An Hòa (tên xóm từ thời CCRĐ), có 2 giếng nhiều nước là nhà mệ Phiến và nhà ông Hội Dật. Vào mùa cau, tôi lại được mệ Phiến sai trèo hái cau cho mệ bán. Những năm cuối đời, mệ ở với con trai cả là ông Đoàn Phong ở khu Lao động Tương Mai, Quận Hai Bà Trưng - Hà nội. Nhà tôi cũng cùng khu nên thường qua lại và được Mệ quý lắm. Tôi vốn khéo làm mộc, nên thỉnh thoảng có đóng cho mệ những chiếc đòn nhỏ để ngồi (ghế nhỏ, cao khoảng bằng gang tay). Nay Mệ và bác Đoàn Phong đã thành người "thiên cổ", thật buồn nhớ các Cụ...
[góp ý]| Viết bởi Lê Quang Vinh |20 Dec 2014, 15:50
[28] Chú Vinh chào cháu Đoàn Tuấn Anh!
Chú Vinh chào cháu Đoàn Tuấn Anh!
Mấy dòng ngắn ngủi trên (comment số 27) là chú muốn nhắn gửi cháu. Chú rất muốn biết cháu là con của bác nào? Cha cháu tên là Vinh và mẹ tên là Dậu phải không? Nếu đúng như rứa thì mệ ngoại là mệ "Thông Nhít" ở gần nhà chú đấy. Chú kính chúc ba mẹ và cả nhà thật khỏe, an lành nhé. (Chú Lê Quang Vinh)
[góp ý]| Viết bởi Lê Quang Vinh |20 Dec 2014, 16:04
[1] Tai ương của “Cải cách ruộng đất”, nó tàn ác như vậy!
Đó không chỉ cái uất ức ứ đọng bấy lâu, bùng lên từ nhà báo Lê Quang Vinh, mà từ hàng vạn con người đang mang trong mình dòng máu của những linh hồn bị oan ức trong CCRĐ. 60 năm rồi, đã đến thế hệ thư 3 thứ tư rồi. Những dòng máu căm hờn tội ác CCRĐ cứ nhân lên gấp bội hàng ngày hàng giờ. Cảm ơn nhà báo Lê Quang Vinh, với tấm lòng hiếu thảo vô hạn của mình đối với Mệ Nội kính yêu, đã đứng lên vạch trần tội ác trong CCRĐ. Tôi tin rằng sẽ có rất nhiều nhà báo, có hoàn cảnh gần như nhà báo Lê Quang Vinh cũng sẽ làm như vậy, vì tình thương, tình hiếu thảo đối với cha mẹ ông bà của mình, của một phần dân tộc mình.
[góp ý]| Viết bởi Nguyễn Bá Trinh |12 Sep 2014, 11:36
[2]
Gửi Bác Vinh
“Cải cách ruộng đất” – Cháu còn nhớ trong chương trình môn Lịch Sử cấp 3, cháu đã được biết đến. Biết đến mà không hiểu sâu. Bởi lẽ chương trình lịch sử đó nói quá khái quát, sơ lược; hay bởi lẽ khả năng tiếp thu của cháu lúc đó còn hạn chế; hay bởi cô giáo cũng không muốn học trò hiểu; hay bởi Bộ GD – ĐT cũng không muốn lớp thế hệ trẻ ngày nay hiểu rõ sai lầm 1 thời của Đảng và Nhà nước ta chăng?
Việt Nam tuy là 1 quốc gia nhỏ bé nhưng với lòng yêu nước, tinh thần chống giặc ngoại sâm, chúng ta đã chiến thắng 2 kẻ thù lớn đó là giặc Pháp và giặc Mĩ. Vẻ vang lắm chứ, tự hào lắm chứ. Nhưng còn “cải cách ruộng đất” thì sao. Đúng như Bác nói: “ Giặc Tàu đã dùng người Việt tiêu diệt người Việt, xã hội Việt Nam vô cùng tài giỏi. Tổn hại của “cải cách ruộng đất” lớn hơn rất nhiều lần những tổn hại trong kháng chiến chống Pháp về người và của, đặc biệt luân thường đạo lý và xã hội. Hậu quả bi thương của hàng triệu gia đình còn nguyên đó cho tới hôm nay”. “Cải cách ruộng đất” – Bài học xương máu quý báu vô cùng cần thiết đối với thế hệ tương lai thì lại bị “cất giấu”. Nó được “cất giấu” quá kĩ để đến bây giờ bọn Tàu có thể xâm lấn Hoàng Sa và Trường Sa nước ta trước sự ngỡ ngàng của thế hệ trẻ như chúng cháu. Bởi từ trước tới giờ chúng cháu được nghe rất nhiều: Trung Quốc là người bạn láng giềng của Việt Nam.
Mỗi một cá nhân hay mỗi một quốc gia muốn phát triển toàn diện phải biết phát huy tối đa lợi thế và khắc phục những nhược điểm, yếu kém. Việt Nam chúng ta khắc phục bằng cách giấu kín nó, bỏ qua nó như vậy ư…
Rất may là có những con người như Bác dám viết lên những sai lầm 1 thời của Cách mạng Việt Nam. Cảm ơn Bác đã cho cháu hiểu rõ “cải cách ruộng đất”. Cảm ơn Bác đã cho cháu được thấy tổn hại đau thương và sống động 1 thời của những người bị quy là “địa chủ”.
Đang giờ làm, tình cờ mở hòm thư cá nhân. Đã lâu quá rồi cháu chưa động đến. Đọc câu chuyện Bác kể, đọc những dòng chữ tả về cái chết của Mệ Nội cháu đã không cầm được nước mắt (Mặc dù mới đầu cháu chưa hiểu rõ cách xưng hô “Mệ Nội” là ai, là người có quan hệ như thế nào với Bác. Đọc trọn vẹn câu chuyện, cháu mới hiểu hết về cách xưng hô quê Bác).
Thật đau đớn. Đây không chỉ là nỗi đau của 1 gia đình, 1 dòng họ mà còn là nỗi đau 1 thời của cả dân tộc Việt Nam. Cần nhìn nhận bài học xương máu này để cảnh giác, đề phòng “người bạn” Tàu. Và cũng cho cháu nói lời xin lỗi. Tình hình Trường Sa, Hoàng Sa giờ thật nóng bỏng vậy mà hôm nay cháu mới mở hòm thư và đọc được những dòng chữ của Bác. Thật đáng buồn và xấu hổ cho kẻ đang chạy theo “cơm áo gạo tiền”, cho kẻ ích kỷ chỉ biết đến gia đình mà không biết nhiều về xã hội như cháu.
[góp ý]| Viết bởi Ha Hoang |16 Sep 2014, 09:50
[3]
Em đã từng được nghe anh đọc bài thơ “Mẹ ơi” của anh, nói về quê hương – trong đó hình ảnh tần tảo của mẹ anh một mình nuôi các con khôn lớn, ở một hoàn cảnh vô cùng khó khăn cả tinh thần lẫn vật chất…; nhà anh đã đã phải làm thịt con mèo ngoan trong nhà để qua cơn đói mà “đau đến mấy mùa”…Lần này lại được đọc “Đám tang mệ Nội tôi” của anh, em rất xúc động. Người dân khổ quá, bỗng chốc bị đẩy vào những hoàn cảnh khốn cùng, họ là những nạn nhân…
[góp ý]| Viết bởi Trần Quốc Trung |16 Sep 2014, 10:01
[4]
Tôi nói, đang ở HN mà.Theo tôi, nếu viết khéo, cài CCRĐ mang hơi hướng hay chính là "sản phẩm" của Tàu lúc này có khi lại thời sự ấy chứ. Đương nhiên đề cập đến CCRĐ cần bớt một số câu chữ đại ngôn mang tính xét lại, lên án. Chỉ nhắc lại như một bài học rút ra. Chẳng hạn những cặp từ sai lầm, tàn ác...mà tìm chữ gam nhẹ hơn thì tôi tin đăng được. Dạo này dùng số ĐT nào, cho lại nhé. Số ĐT của tôi Vũ như cấn.
Chào
[góp ý]| Viết bởi Bùi Đức Khiêm |16 Sep 2014, 10:09
[5]
Kính bác,
Mới đọc xong “Đám tang mệ Nội tôi, nghịch lý trong Cải cách ruộng đất” của bác. Một bài viết không dài mà biết bao chi tiết ấn tượng. Đồng ý với suy nghĩ của anh: “Tổn hại về luân thường đạo lý và xã hội là quá lớn. Mỗi gia đình vốn tử tế bị nó làm cho vô luân, hư nát, tệ hại”…Riêng về những cảnh báo đối với “Cộng sản” Tàu, chắc tác giả muốn gởi đến gới lãnh đạo tối cao nào đó, cỡ “bí thư BMC” thì cứ vui sống là được rồi bác hỉ! – Thân.
[góp ý]| Viết bởi Nguyễn Văn Thọ |16 Sep 2014, 10:12
[6]
Tái hiện một thời đau thương của gia đình, dòng họ và cao hơn là Dân tộc, Đất nước!
[góp ý]| Viết bởi Le Thanh Dat |16 Sep 2014, 10:17
[7]
Bác Vinh ơi, bác viết hay. Cháu đọc và tưởng tượng được cái đấy là cái gì. Đành rằng có những thứ phải ra ngô ra khoai nhưng hãy từ bi chấp nhận những gì không kiểm soát được. CCRĐ cũng có mặt tốt với những người bần cố nông như gđ nhà cháu chẳng hạn.
[góp ý]| Viết bởi Lê Thị Kin Thanh |16 Sep 2014, 10:23
[8]
Hậu họa của CCRĐ (sau này tiếp nữa là các cuộc "Cải tạo tư bản tư doanh"), đã xóa bỏ biết bao thành tựu king tế - văn hóa, mà các thành phần lớp trên trong xã hội đã tạo ra. CCRĐ có những “mặt tốt" ở vài việc như "ruộng đất", "của cải" địa chủ bị tịch thu (thực chất là “ăn cướp”) đem chia “xổi” cho “dân nghèo” – nhưng liền sau đó cũng bị xóa sạch bằng "Con đường Hợp tác hóa nông nghiệp". Nông dân được tổ chức thành từng “đội” ra ruộng đồng làm việc đồng áng mà như đi chơi (chơi là chính – dại gì không chơi (?) nên năng suất lao động cực kỳ tệ hại), cuối buổi làm được “họp” ngay tại bờ ruộng để “bình bầu” công sá ("chấm công") và về nhà thì được "ăn điểm" (ăn “hơi” lấy tiếng thôi trong sổ sách ghi chép của đội trưởng đội sx). Hằng ngày, người nông dân và gia đình của họ, sống được là nhờ mảnh ruộng 5% còn sót lại sau khi toàn bộ ruộng đất của cả gia đình được chia trong CCRĐ, bị cưỡng bức giao gộp vào HTX thành tài sản “Nhà nước” (ruộng đất thàng “công hữu”) cho đến ngày nay với bao nhiêu hệ lụy suốt hơn 60 năm và còn kéo dài chưa biết đến bao giờ. Tổ chức HTX của miền Bắc VN "Xã hội chủ nghĩa" những năm 60 của thế kỷ trước, nó như là "Công xã nô lệ" thời kỳ "tiền Phong kiến".
Ở nước nào muốn tiến lên làm ăn lớn, đều phải CCRĐ. Mỹ làm chuyện này muộn hơn so các nước phương Tây khác. Nhưng không vì thế mà nước Mỹ bị tụt hậu. Họ rút được kinh nghiệm nên làm triệt để, khéo léo hơn rất nhiều và thành quả đưa lại là có được nền kinh tế trong đó "Nông nghiệp - Công nghiệp - Tri thức" đạt trình độ tiên tiến nhất thế giới. Phương Đông như Ấn Độ vào thập niên 70 của TK 20, họ “lồng ghép” nhiều chuyện nữa nên có được "CM Xanh" nổi tiếng toàn thế giới; Thái Lan, Malaisia, Indonexia...đều làm CCRĐ, nhưng không phải cách của TQ và VN.
CCRĐ của Trung Quốc và Việt Nam là đánh đổ giai cấp ưu tú, tiên tiến nhất trong xã hội đã tạo dựng lên nền tảng cơ sở vật chất chủ yếu cho đất nước phát triển ở nông thôn – giai cấp “địa chủ”; giết chóc và cướp phá thành quả của họ; tiêu diệt những manh nha kinh tế mới đang được thực hiện có hiệu quả. Đi đôi với chính sách này, nó còn nỗ lực cao nhất để dựng nên một hình thái xã hội quái thai, cực đoan như trong CCRĐ (chế độ cai trị bằng “cốt cán” - Những thằng được phong lên làm “cốt cán” là những đứa vô học, lưu manh và hung hãn cai quản xã hội nông thôn VN những năm 50 thế kỷ XX), Cách mạng Văn hóa thời Mao Trạch Đông (“Đại cách mạng Văn hóa” là một giai đoạn hỗn loạn xã hội và tình trạng "vô chính phủ" ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, diễn ra trong 10 năm từ năm 1966 đến năm 1976, gây tác động rộng lớn và sâu sắc lên mọi mặt của cuộc sốngchính trị, văn hóa, xã hội ở nước dân cư đông nhất thế giới) và cải biến xã hội đạt "đỉnh cao" (một kiểu CCRĐ theo hình mẫu Tàu) là xã hội "Ăng ka" của bọn diệt chủng Pôn Pốt Campuchia (được thiết lập trên toàn quốc từ 17/4/1975; được quân "tình nguyện" VN giúp sức xóa bỏ hoàn toàn ngày 7/1/1979).
Đúng như nhận xét của một bạn đọc: "Bác Lê Quang Vinh và bác Ngô Minh (Blog "Quà tặng xứ mưa") muốn nhấn mạnh đến bài học quan hệ với “đồng chí” Trung Quốc và tai hại của CCRĐ do “đồng chí” Trung Quốc đem lại. Bài học đó dù cũ 60 năm hay cũ 600 năm, cũng cần nhắc lại để chúng ta không tái phạm lại những sai lầm như thời ấy.". (Viết bởi Vũ Luận |18 May 2014, 22:16)
[góp ý]| Viết bởi Dũng |16 Sep 2014, 10:34
[9]
Ký ức này quá đau thương nên đã im đậm trong tâm trí chú. Cháu rất ngạc nhiên và khâm phục, mới 9 tuổi mà trí nhớ của chú cực kì tỉ mỉ, chi tiết đắt giá làm cho chúng cháu hình dung rất rõ hoàn cảnh đau thương, khốc liệt của CCRĐ. Nó dồn người ta đến chỗ chết, cô lập,mất hết tinh thần, tình cảm ruột thịt, vật chất...bọn chúng thật dã man.
[góp ý]| Viết bởi Lê Lan Hương |16 Sep 2014, 10:41
[10]
“Mệ chết đói bên cạnh nửa chiếc bánh tráng còn nguyên. Lúc này nửa chiếc bánh ấy có thể cứu sống Mệ nhưng nó đã như nửa vầng trăng khá xa, vầng trăng khuyết tận trên trời cao. Ôi cái bi thương khủng khiếp của kiếp người như Mệ cả thế gian này liệu có ai bằng? Tai ương của “Cải cách ruộng đất”, nó tàn ác như vậy! (*)”
Đoạn này quá xúc động, nó lột tả được nỗi đau xót nghiệt ngã tột cùng,nghịch cảnh trớ trêu...một ngưởi gây dựng nên một gia sản đồ sộ mà cuối đời phải chịu chết đói nhìn "nửa chiếc bánh đa" mà như " nửa vầng trăng...trên trời cao". Và quá đau thương day dứt cho tất cả các con,cháu, chắt... là mộ Cố không biết nơi đâu. Thương Cố quá, Cố ơi!
[góp ý]| Viết bởi Lê Lan Hương |16 Sep 2014, 10:46
[11]
Kính gửi cậu Lê Quang Vinh !
Bài viết này của Cậu cùng nhiều bài viết khác làm cho chúng cháu biết ơn và hiểu rõ hơn về dòng tộc, về cuộc sống của các đấng sinh thành, điều mà cháu thi thoảng cũng được mẹ kể cho nhưng không thể chi tiết sát sao như tâm huyết của Cậu trút trong từng câu chữ như vậy. Cháu cũng có tâm trạng chung với các anh/chị là vô cùng xót xa, rơi nước mắt và vô vàn câu hỏi tại sao?! Hình ảnh bà Cố già tong teo, răng không có, kiệt sức ngã gục bên cái nón đựng nửa cái bánh đa nướng, tưởng được ăn đến nơi rồi mà không có đủ sức để ăn (chua xót quá cậu ạ) cứ ám ảnh mãi trong đầu cháu. Cô độc quá Cậu ạ. Sao mà lại khắc nghiệt đến vậy, của cải do bàn tay Cố làm ra, gây dựng, đến độ giàu có mà đến nỗi bị chết vì ĐÓI???? Chế độ ngu xuẩn thật tàn khốc, bóc lột đến tận tận cùng con người, cả của cải lẫn tình ruột thịt máu mủ.
Đọc bài viết của Cậu xong cháu càng ý thức được hơn sự gắn kết trong gia đình, họ hàng, và cố gắng dành nhiều thời gian trò chuyện, quan tâm đến mọi người.
Xin cảm ơn Cậu.
Cháu Hiền
[góp ý]| Viết bởi Phạm Lê Hiền |16 Sep 2014, 10:52
[12]
Cháu đọc đi đọc lại bài viết của Chú mấy lần, đau xót quá Chú ạ. Thưong Cụ Nội quá cuối đời Cụ phải sống thật khổ cực chết đói, khi mất không có ai bên Cụ cả. Chú thật có một trí nhớ tốt mới 9 tuổi đầu mà sau gần 60 năm Chú vẫn kể lại từng chi tiết nhỏ nhất một cách chính xác và tỉ mỉ nhất. Cám ơn Chú đã cho chúng cháu được biết thêm về những ngày cuối đời của Cụ và cái chết đầy đau xót của Cụ. Cháu sẽ in bài viết của Chú gửi cho Mẹ cháu . Chú lại viết tiếp nhiều bài viết về gia đình mình nữa Chú nhé cho chúng cháu được hiểu thêm về Ông, Bà, Ba cháu và tất cả mọi người trong gia đình mình Chú nhé.
[góp ý]| Viết bởi Lê Thu Thủy |16 Sep 2014, 10:56
[13]
Chúng cháu cảm ơn chú đã viết lại kí ức đau thương, nghiệt ngã mà Cố nội phải hứng chịu. Đây cũng là sai lầm, nỗi đau của cả dân tộc, nỗi nhục vô ơn của CS. Không có những người làm ăn giỏi giang như Cố, Bà thì lấy đâu tiền của ủng hộ kháng chiến để cm thành công. Chúng cháu vẫn biết là gia đình mình cả bên nội, bên ngoại phải chịu sự tàn khốc của CCRĐ nhưng khi đọc những dòng này không kìm được nước mắt, thương xót căm giận dâng trào...
[góp ý]| Viết bởi Lê Lan Hương |16 Sep 2014, 11:01
Người ông nội là một địa chủ. Ông sinh ra một người con trai được ba tuổi thì người con trai bi tai nạn mù mắt. Vì đứa con trai là con địa chủ cho nên lớn lên vẫn lấy được cô vợ xinh đẹp nết na. Hai vợ chồng sinh được ba người con, hai gái và một trai. Ông nội địa chủ già cả gần đất xa trời nên sang tên đất đai tài sản cho đứa con trai mù rồi mất. Đứa con trai mù trở thành địa chủ. Cải cách ruộng đất (1953- 1956) ông không bị bắn chết nhưng bị tịch thu toàn bộ tài sản rồi bị đẩy cả gia đình khốn khổ ra ngoài đường.Bà vợ xinh đẹp của lão địa chủ mù kiếm được tý gì thì nhường nhịn cho chồng con còn mình thì đói đến suy kiệt mà chết khi đứa con trai tròn ba tuổi! Lão địa chủ mù không thể mù hơn được nữa. Ông đã làm đủ thứ nghề như đan giỏ, đan rổ rá, ông đan cả ban ngày lẫn trong đêm tối, ông đi đơm đó bắt cua tôm cá ra ngồi chợ bán và cả đi giã bột thuê để nuôi ba đứa con thơ dại... Khi lớn hơn một tý đứa con trai dắt lão địa chủ mù đi ăn xin trong thiên hạ còn hai đứa con gái đi ở đợ cho người ta. Đứa con trai của lão địa chủ mù tuy sống trong nghèo khó nhưng lớn lên anh vẫn học hết cấp ba. Vì thành phần địa chủ nên khi học xong cấp ba anh không được đi học tiếp, thậm chí muốn đi bộ đội cũng không được đi! Anh đành phải đi dân công hỏa tuyến để được ra phía chiến trường. Đứa con trai người địa chủ đó là người bạn học cùng lớp 8c trường cấp3 Nam đan1 của tôi. Chúng tôi đã xa nhau bốn mươi sáu năm. Được một số bạn bè giới thiệu blog của tôi anh đã vào đọc thơ và gửi tin nhắn như sau:
"Anh đọc thơ em suốt cả chiều
Ngỡ rằng lục thập bóng liêu xiêu
Đâu biết thơ còn mềm như luạ
Vẫn nhớ thương hoài vẫn cứ yêu"
Chúng tôi đã gặp lại nhau ngày 3/3 vừa qua sau bốn mươi sáu năm xa cách. Tuy nhiên bây giờ anh không dắt bố đi ăn xin như trước nữa. Bố anh đã mất năm 1966 trong đói khổ. Còn anh bây giờ đã là một người rất thành đạt và khá giả.
[góp ý]| Viết bởi Hoa Hong 52 |19 May 2014, 06:21
[22] Cảm xúc về bài báo của Nhà báo LQV
Trong tình hình thời sự của đất nước hiện nay Nhà báo Lê Quang Vinh đã cảnh tỉnh Ban Lãnh đạo đất nước và nhắc nhở người dân về bài học cay đắng của dân tộc đang có nguy cơ lập lại. Bài báo là 1 vũ khí mạnh mẽ góp phần bảo vệ đất nước.
[góp ý]| Viết bởi Hà Huy Sơn |01 Jun 2014, 08:14
[24] Xin loi...!
Ban Mo Lang dung la "thang mo", Giet hang tram-ngan nguoi mot cach MAN RO, dao lon ca dao-duc dan-toc, ca truyen-thong nong-thon hien-hoa ngan nam, xong roi vai ba giot nuoc mat, vai loi xin loi? SAO KHONG CAM DAO MA TU XU DI...Chuyen gi xay den cho nguoi khac thi Ban thay rat nhe phai khong? Tuong tuong xay den truc-tiep that oan-uong, oan-khoc (voi ban) thi the nao nhi?!
[góp ý]| Viết bởi Van Ha |08 Jul 2014, 02:27
[26] Kính chào chú Vinh
Trong bài viết, tác giả có nhắc đến ông Xu Phiến ( Tên thật là Đoàn Phiến ). Ông là một người giầu có, đã bỏ tiền xây một trường học cho làng. Ông đã giác ngộ tham gia cách mạng ( Ban Kinh Tài Tỉnh ). Ông bị Pháp bắt khi đang đi thu mua lương thực cho Cách mạng. Ông bị Pháp mang đi xử bắn năm 1948. Đén nay vân không tìm được xác. Vậy mà CCRĐ cũng không tha cho gia đình ông. Nghe ba mẹ kể lại thấy thương tâm vô cùng. Năm 1985 Ông Đoàn Phiến được công nhận Liệt sĩ. Ông là ông nội anh em chúng tôi. Mạ chú Lê Quang Vinh là em mệ nội tôi.
[góp ý]| Viết bởi Đoàn Tuấn Anh |17 Sep 2014, 22:34 Hôm nay vào lúc 4:11 PM
[27]
Trong bài "Kẻ tử tội của CCRĐ thoát chết nhờ hồn thiêng nữ liệt sĩ Đinh Kế Thị Tường Vi?" – QTXM (20/10/2014), có đoạn: "Chị Đinh Kế Thị Tường Vi có Thân phụ là cụ Đinh Kế Tác, tục danh “Xu Tác” - Một nhà thầu khoán (Sur veilzan) có tiếng thời Pháp thuộc; rất yêu nước và có nhiều công lao đóng góp đối với quê hương. Cụ cùng nhà thấu khoán và là bạn thân quê ở làng bên Hoà Ninh (nay là xã Quảng Hoà, Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) tên là Đoàn Phiến, tục danh “Xu Phiến” cùng chung tiền của công sức xây dựng nên Trường tiểu học Élémenter Hoà Ninh cho con em mấy làng vùng Nam phủ Quảng Trạch thời đó: Hoà Ninh, Vĩnh Lộc, Vĩnh Phước, Phù Trịch, Minh Lệ, La Hà...có nơi học tập".
Thời nhỏ tuổi, tôi hay gánh đôi trình (như vò, bằng đất nung) đến nhà Mệ Phiến xin nước giếng để gánh về nhà dùng. Chòm An Hòa (tên xóm từ thời CCRĐ), có 2 giếng nhiều nước là nhà mệ Phiến và nhà ông Hội Dật. Vào mùa cau, tôi lại được mệ Phiến sai trèo hái cau cho mệ bán. Những năm cuối đời, mệ ở với con trai cả là ông Đoàn Phong ở khu Lao động Tương Mai, Quận Hai Bà Trưng - Hà nội. Nhà tôi cũng cùng khu nên thường qua lại và được Mệ quý lắm. Tôi vốn khéo làm mộc, nên thỉnh thoảng có đóng cho mệ những chiếc đòn nhỏ để ngồi (ghế nhỏ, cao khoảng bằng gang tay). Nay Mệ và bác Đoàn Phong đã thành người "thiên cổ", thật buồn nhớ các Cụ...
[góp ý]| Viết bởi Lê Quang Vinh |20 Dec 2014, 15:50
[28] Chú Vinh chào cháu Đoàn Tuấn Anh!
Chú Vinh chào cháu Đoàn Tuấn Anh!
Mấy dòng ngắn ngủi trên (comment số 27) là chú muốn nhắn gửi cháu. Chú rất muốn biết cháu là con của bác nào? Cha cháu tên là Vinh và mẹ tên là Dậu phải không? Nếu đúng như rứa thì mệ ngoại là mệ "Thông Nhít" ở gần nhà chú đấy. Chú kính chúc ba mẹ và cả nhà thật khỏe, an lành nhé. (Chú Lê Quang Vinh)
[góp ý]| Viết bởi Lê Quang Vinh |20 Dec 2014, 16:04
[1] Tai ương của “Cải cách ruộng đất”, nó tàn ác như vậy!
Đó không chỉ cái uất ức ứ đọng bấy lâu, bùng lên từ nhà báo Lê Quang Vinh, mà từ hàng vạn con người đang mang trong mình dòng máu của những linh hồn bị oan ức trong CCRĐ. 60 năm rồi, đã đến thế hệ thư 3 thứ tư rồi. Những dòng máu căm hờn tội ác CCRĐ cứ nhân lên gấp bội hàng ngày hàng giờ. Cảm ơn nhà báo Lê Quang Vinh, với tấm lòng hiếu thảo vô hạn của mình đối với Mệ Nội kính yêu, đã đứng lên vạch trần tội ác trong CCRĐ. Tôi tin rằng sẽ có rất nhiều nhà báo, có hoàn cảnh gần như nhà báo Lê Quang Vinh cũng sẽ làm như vậy, vì tình thương, tình hiếu thảo đối với cha mẹ ông bà của mình, của một phần dân tộc mình.
[góp ý]| Viết bởi Nguyễn Bá Trinh |12 Sep 2014, 11:36
[2]
Gửi Bác Vinh
“Cải cách ruộng đất” – Cháu còn nhớ trong chương trình môn Lịch Sử cấp 3, cháu đã được biết đến. Biết đến mà không hiểu sâu. Bởi lẽ chương trình lịch sử đó nói quá khái quát, sơ lược; hay bởi lẽ khả năng tiếp thu của cháu lúc đó còn hạn chế; hay bởi cô giáo cũng không muốn học trò hiểu; hay bởi Bộ GD – ĐT cũng không muốn lớp thế hệ trẻ ngày nay hiểu rõ sai lầm 1 thời của Đảng và Nhà nước ta chăng?
Việt Nam tuy là 1 quốc gia nhỏ bé nhưng với lòng yêu nước, tinh thần chống giặc ngoại sâm, chúng ta đã chiến thắng 2 kẻ thù lớn đó là giặc Pháp và giặc Mĩ. Vẻ vang lắm chứ, tự hào lắm chứ. Nhưng còn “cải cách ruộng đất” thì sao. Đúng như Bác nói: “ Giặc Tàu đã dùng người Việt tiêu diệt người Việt, xã hội Việt Nam vô cùng tài giỏi. Tổn hại của “cải cách ruộng đất” lớn hơn rất nhiều lần những tổn hại trong kháng chiến chống Pháp về người và của, đặc biệt luân thường đạo lý và xã hội. Hậu quả bi thương của hàng triệu gia đình còn nguyên đó cho tới hôm nay”. “Cải cách ruộng đất” – Bài học xương máu quý báu vô cùng cần thiết đối với thế hệ tương lai thì lại bị “cất giấu”. Nó được “cất giấu” quá kĩ để đến bây giờ bọn Tàu có thể xâm lấn Hoàng Sa và Trường Sa nước ta trước sự ngỡ ngàng của thế hệ trẻ như chúng cháu. Bởi từ trước tới giờ chúng cháu được nghe rất nhiều: Trung Quốc là người bạn láng giềng của Việt Nam.
Mỗi một cá nhân hay mỗi một quốc gia muốn phát triển toàn diện phải biết phát huy tối đa lợi thế và khắc phục những nhược điểm, yếu kém. Việt Nam chúng ta khắc phục bằng cách giấu kín nó, bỏ qua nó như vậy ư…
Rất may là có những con người như Bác dám viết lên những sai lầm 1 thời của Cách mạng Việt Nam. Cảm ơn Bác đã cho cháu hiểu rõ “cải cách ruộng đất”. Cảm ơn Bác đã cho cháu được thấy tổn hại đau thương và sống động 1 thời của những người bị quy là “địa chủ”.
Đang giờ làm, tình cờ mở hòm thư cá nhân. Đã lâu quá rồi cháu chưa động đến. Đọc câu chuyện Bác kể, đọc những dòng chữ tả về cái chết của Mệ Nội cháu đã không cầm được nước mắt (Mặc dù mới đầu cháu chưa hiểu rõ cách xưng hô “Mệ Nội” là ai, là người có quan hệ như thế nào với Bác. Đọc trọn vẹn câu chuyện, cháu mới hiểu hết về cách xưng hô quê Bác).
Thật đau đớn. Đây không chỉ là nỗi đau của 1 gia đình, 1 dòng họ mà còn là nỗi đau 1 thời của cả dân tộc Việt Nam. Cần nhìn nhận bài học xương máu này để cảnh giác, đề phòng “người bạn” Tàu. Và cũng cho cháu nói lời xin lỗi. Tình hình Trường Sa, Hoàng Sa giờ thật nóng bỏng vậy mà hôm nay cháu mới mở hòm thư và đọc được những dòng chữ của Bác. Thật đáng buồn và xấu hổ cho kẻ đang chạy theo “cơm áo gạo tiền”, cho kẻ ích kỷ chỉ biết đến gia đình mà không biết nhiều về xã hội như cháu.
[góp ý]| Viết bởi Ha Hoang |16 Sep 2014, 09:50
[3]
Em đã từng được nghe anh đọc bài thơ “Mẹ ơi” của anh, nói về quê hương – trong đó hình ảnh tần tảo của mẹ anh một mình nuôi các con khôn lớn, ở một hoàn cảnh vô cùng khó khăn cả tinh thần lẫn vật chất…; nhà anh đã đã phải làm thịt con mèo ngoan trong nhà để qua cơn đói mà “đau đến mấy mùa”…Lần này lại được đọc “Đám tang mệ Nội tôi” của anh, em rất xúc động. Người dân khổ quá, bỗng chốc bị đẩy vào những hoàn cảnh khốn cùng, họ là những nạn nhân…
[góp ý]| Viết bởi Trần Quốc Trung |16 Sep 2014, 10:01
[4]
Tôi nói, đang ở HN mà.Theo tôi, nếu viết khéo, cài CCRĐ mang hơi hướng hay chính là "sản phẩm" của Tàu lúc này có khi lại thời sự ấy chứ. Đương nhiên đề cập đến CCRĐ cần bớt một số câu chữ đại ngôn mang tính xét lại, lên án. Chỉ nhắc lại như một bài học rút ra. Chẳng hạn những cặp từ sai lầm, tàn ác...mà tìm chữ gam nhẹ hơn thì tôi tin đăng được. Dạo này dùng số ĐT nào, cho lại nhé. Số ĐT của tôi Vũ như cấn.
Chào
[góp ý]| Viết bởi Bùi Đức Khiêm |16 Sep 2014, 10:09
[5]
Kính bác,
Mới đọc xong “Đám tang mệ Nội tôi, nghịch lý trong Cải cách ruộng đất” của bác. Một bài viết không dài mà biết bao chi tiết ấn tượng. Đồng ý với suy nghĩ của anh: “Tổn hại về luân thường đạo lý và xã hội là quá lớn. Mỗi gia đình vốn tử tế bị nó làm cho vô luân, hư nát, tệ hại”…Riêng về những cảnh báo đối với “Cộng sản” Tàu, chắc tác giả muốn gởi đến gới lãnh đạo tối cao nào đó, cỡ “bí thư BMC” thì cứ vui sống là được rồi bác hỉ! – Thân.
[góp ý]| Viết bởi Nguyễn Văn Thọ |16 Sep 2014, 10:12
[6]
Tái hiện một thời đau thương của gia đình, dòng họ và cao hơn là Dân tộc, Đất nước!
[góp ý]| Viết bởi Le Thanh Dat |16 Sep 2014, 10:17
[7]
Bác Vinh ơi, bác viết hay. Cháu đọc và tưởng tượng được cái đấy là cái gì. Đành rằng có những thứ phải ra ngô ra khoai nhưng hãy từ bi chấp nhận những gì không kiểm soát được. CCRĐ cũng có mặt tốt với những người bần cố nông như gđ nhà cháu chẳng hạn.
[góp ý]| Viết bởi Lê Thị Kin Thanh |16 Sep 2014, 10:23
[8]
Hậu họa của CCRĐ (sau này tiếp nữa là các cuộc "Cải tạo tư bản tư doanh"), đã xóa bỏ biết bao thành tựu king tế - văn hóa, mà các thành phần lớp trên trong xã hội đã tạo ra. CCRĐ có những “mặt tốt" ở vài việc như "ruộng đất", "của cải" địa chủ bị tịch thu (thực chất là “ăn cướp”) đem chia “xổi” cho “dân nghèo” – nhưng liền sau đó cũng bị xóa sạch bằng "Con đường Hợp tác hóa nông nghiệp". Nông dân được tổ chức thành từng “đội” ra ruộng đồng làm việc đồng áng mà như đi chơi (chơi là chính – dại gì không chơi (?) nên năng suất lao động cực kỳ tệ hại), cuối buổi làm được “họp” ngay tại bờ ruộng để “bình bầu” công sá ("chấm công") và về nhà thì được "ăn điểm" (ăn “hơi” lấy tiếng thôi trong sổ sách ghi chép của đội trưởng đội sx). Hằng ngày, người nông dân và gia đình của họ, sống được là nhờ mảnh ruộng 5% còn sót lại sau khi toàn bộ ruộng đất của cả gia đình được chia trong CCRĐ, bị cưỡng bức giao gộp vào HTX thành tài sản “Nhà nước” (ruộng đất thàng “công hữu”) cho đến ngày nay với bao nhiêu hệ lụy suốt hơn 60 năm và còn kéo dài chưa biết đến bao giờ. Tổ chức HTX của miền Bắc VN "Xã hội chủ nghĩa" những năm 60 của thế kỷ trước, nó như là "Công xã nô lệ" thời kỳ "tiền Phong kiến".
Ở nước nào muốn tiến lên làm ăn lớn, đều phải CCRĐ. Mỹ làm chuyện này muộn hơn so các nước phương Tây khác. Nhưng không vì thế mà nước Mỹ bị tụt hậu. Họ rút được kinh nghiệm nên làm triệt để, khéo léo hơn rất nhiều và thành quả đưa lại là có được nền kinh tế trong đó "Nông nghiệp - Công nghiệp - Tri thức" đạt trình độ tiên tiến nhất thế giới. Phương Đông như Ấn Độ vào thập niên 70 của TK 20, họ “lồng ghép” nhiều chuyện nữa nên có được "CM Xanh" nổi tiếng toàn thế giới; Thái Lan, Malaisia, Indonexia...đều làm CCRĐ, nhưng không phải cách của TQ và VN.
CCRĐ của Trung Quốc và Việt Nam là đánh đổ giai cấp ưu tú, tiên tiến nhất trong xã hội đã tạo dựng lên nền tảng cơ sở vật chất chủ yếu cho đất nước phát triển ở nông thôn – giai cấp “địa chủ”; giết chóc và cướp phá thành quả của họ; tiêu diệt những manh nha kinh tế mới đang được thực hiện có hiệu quả. Đi đôi với chính sách này, nó còn nỗ lực cao nhất để dựng nên một hình thái xã hội quái thai, cực đoan như trong CCRĐ (chế độ cai trị bằng “cốt cán” - Những thằng được phong lên làm “cốt cán” là những đứa vô học, lưu manh và hung hãn cai quản xã hội nông thôn VN những năm 50 thế kỷ XX), Cách mạng Văn hóa thời Mao Trạch Đông (“Đại cách mạng Văn hóa” là một giai đoạn hỗn loạn xã hội và tình trạng "vô chính phủ" ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, diễn ra trong 10 năm từ năm 1966 đến năm 1976, gây tác động rộng lớn và sâu sắc lên mọi mặt của cuộc sốngchính trị, văn hóa, xã hội ở nước dân cư đông nhất thế giới) và cải biến xã hội đạt "đỉnh cao" (một kiểu CCRĐ theo hình mẫu Tàu) là xã hội "Ăng ka" của bọn diệt chủng Pôn Pốt Campuchia (được thiết lập trên toàn quốc từ 17/4/1975; được quân "tình nguyện" VN giúp sức xóa bỏ hoàn toàn ngày 7/1/1979).
Đúng như nhận xét của một bạn đọc: "Bác Lê Quang Vinh và bác Ngô Minh (Blog "Quà tặng xứ mưa") muốn nhấn mạnh đến bài học quan hệ với “đồng chí” Trung Quốc và tai hại của CCRĐ do “đồng chí” Trung Quốc đem lại. Bài học đó dù cũ 60 năm hay cũ 600 năm, cũng cần nhắc lại để chúng ta không tái phạm lại những sai lầm như thời ấy.". (Viết bởi Vũ Luận |18 May 2014, 22:16)
[góp ý]| Viết bởi Dũng |16 Sep 2014, 10:34
[9]
Ký ức này quá đau thương nên đã im đậm trong tâm trí chú. Cháu rất ngạc nhiên và khâm phục, mới 9 tuổi mà trí nhớ của chú cực kì tỉ mỉ, chi tiết đắt giá làm cho chúng cháu hình dung rất rõ hoàn cảnh đau thương, khốc liệt của CCRĐ. Nó dồn người ta đến chỗ chết, cô lập,mất hết tinh thần, tình cảm ruột thịt, vật chất...bọn chúng thật dã man.
[góp ý]| Viết bởi Lê Lan Hương |16 Sep 2014, 10:41
[10]
“Mệ chết đói bên cạnh nửa chiếc bánh tráng còn nguyên. Lúc này nửa chiếc bánh ấy có thể cứu sống Mệ nhưng nó đã như nửa vầng trăng khá xa, vầng trăng khuyết tận trên trời cao. Ôi cái bi thương khủng khiếp của kiếp người như Mệ cả thế gian này liệu có ai bằng? Tai ương của “Cải cách ruộng đất”, nó tàn ác như vậy! (*)”
Đoạn này quá xúc động, nó lột tả được nỗi đau xót nghiệt ngã tột cùng,nghịch cảnh trớ trêu...một ngưởi gây dựng nên một gia sản đồ sộ mà cuối đời phải chịu chết đói nhìn "nửa chiếc bánh đa" mà như " nửa vầng trăng...trên trời cao". Và quá đau thương day dứt cho tất cả các con,cháu, chắt... là mộ Cố không biết nơi đâu. Thương Cố quá, Cố ơi!
[góp ý]| Viết bởi Lê Lan Hương |16 Sep 2014, 10:46
[11]
Kính gửi cậu Lê Quang Vinh !
Bài viết này của Cậu cùng nhiều bài viết khác làm cho chúng cháu biết ơn và hiểu rõ hơn về dòng tộc, về cuộc sống của các đấng sinh thành, điều mà cháu thi thoảng cũng được mẹ kể cho nhưng không thể chi tiết sát sao như tâm huyết của Cậu trút trong từng câu chữ như vậy. Cháu cũng có tâm trạng chung với các anh/chị là vô cùng xót xa, rơi nước mắt và vô vàn câu hỏi tại sao?! Hình ảnh bà Cố già tong teo, răng không có, kiệt sức ngã gục bên cái nón đựng nửa cái bánh đa nướng, tưởng được ăn đến nơi rồi mà không có đủ sức để ăn (chua xót quá cậu ạ) cứ ám ảnh mãi trong đầu cháu. Cô độc quá Cậu ạ. Sao mà lại khắc nghiệt đến vậy, của cải do bàn tay Cố làm ra, gây dựng, đến độ giàu có mà đến nỗi bị chết vì ĐÓI???? Chế độ ngu xuẩn thật tàn khốc, bóc lột đến tận tận cùng con người, cả của cải lẫn tình ruột thịt máu mủ.
Đọc bài viết của Cậu xong cháu càng ý thức được hơn sự gắn kết trong gia đình, họ hàng, và cố gắng dành nhiều thời gian trò chuyện, quan tâm đến mọi người.
Xin cảm ơn Cậu.
Cháu Hiền
[góp ý]| Viết bởi Phạm Lê Hiền |16 Sep 2014, 10:52
[12]
Cháu đọc đi đọc lại bài viết của Chú mấy lần, đau xót quá Chú ạ. Thưong Cụ Nội quá cuối đời Cụ phải sống thật khổ cực chết đói, khi mất không có ai bên Cụ cả. Chú thật có một trí nhớ tốt mới 9 tuổi đầu mà sau gần 60 năm Chú vẫn kể lại từng chi tiết nhỏ nhất một cách chính xác và tỉ mỉ nhất. Cám ơn Chú đã cho chúng cháu được biết thêm về những ngày cuối đời của Cụ và cái chết đầy đau xót của Cụ. Cháu sẽ in bài viết của Chú gửi cho Mẹ cháu . Chú lại viết tiếp nhiều bài viết về gia đình mình nữa Chú nhé cho chúng cháu được hiểu thêm về Ông, Bà, Ba cháu và tất cả mọi người trong gia đình mình Chú nhé.
[góp ý]| Viết bởi Lê Thu Thủy |16 Sep 2014, 10:56
[13]
Chúng cháu cảm ơn chú đã viết lại kí ức đau thương, nghiệt ngã mà Cố nội phải hứng chịu. Đây cũng là sai lầm, nỗi đau của cả dân tộc, nỗi nhục vô ơn của CS. Không có những người làm ăn giỏi giang như Cố, Bà thì lấy đâu tiền của ủng hộ kháng chiến để cm thành công. Chúng cháu vẫn biết là gia đình mình cả bên nội, bên ngoại phải chịu sự tàn khốc của CCRĐ nhưng khi đọc những dòng này không kìm được nước mắt, thương xót căm giận dâng trào...
[góp ý]| Viết bởi Lê Lan Hương |16 Sep 2014, 11:01
Trackback URL: http://www.vnweblogs.com/trackback.php?id=478188
Đường dẫn cố định | góp ý(1) | Trackbacks(0)
[1] Rất cảm ơn Ngô Minh - QTXM.
Rất cảm ơn Ngô Minh - QTXM.
Mệ Nội tôi chết đói tội nghiệp lắm. Người cụ tong teo nằm trên tấm ván bổ, bên cạnh mê nón có nửa chiếc bánh tráng ai vừa cho, mà không thể đưa vô mồn nhai, vì kiệt sức mất rồi. Hình ảnh ấy ám ảnh cả đời Lê Quang Vinh, như hình ảnh Ba Ngô Văn Thắng với Ngô Minh và gia đình ấy. Được QTXM đăng lên như thế này, an ủi rất nghiều cụ Đoàn Thị Diệp nơi dưới suối vàng và đối với cả đàn con cháu của cụ. TM gia đình: Lê Quang Vinh.
[góp ý]| Viết bởi Lê Quang Vinh |01 May 2015, 17:18
[1] Rất cảm ơn Ngô Minh - QTXM.
Rất cảm ơn Ngô Minh - QTXM.
Mệ Nội tôi chết đói tội nghiệp lắm. Người cụ tong teo nằm trên tấm ván bổ, bên cạnh mê nón có nửa chiếc bánh tráng ai vừa cho, mà không thể đưa vô mồn nhai, vì kiệt sức mất rồi. Hình ảnh ấy ám ảnh cả đời Lê Quang Vinh, như hình ảnh Ba Ngô Văn Thắng với Ngô Minh và gia đình ấy. Được QTXM đăng lên như thế này, an ủi rất nghiều cụ Đoàn Thị Diệp nơi dưới suối vàng và đối với cả đàn con cháu của cụ. TM gia đình: Lê Quang Vinh.
[góp ý]| Viết bởi Lê Quang Vinh |01 May 2015, 17:18
Posted by sontrung at 2:24 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 362
HOÀNG QUỐC BÌNH * VIỆT GIAN-VIỆT CỘNG
Việt gian – Việt cộng –Việt kiều và Cuộc Đấu Tranh Chống Cộng!
Submitted by binhhuynh on Thu, 04/23/2015 - 22:43
Huỳnh Quốc Bình
Tháng Tư Đen – Quốc Hận 30-4 là thời điểm đánh dấu toàn đất nước Việt Nam bị đảng cướp VC áp đặt chủ nghĩa cộng sản bạo tàn lên cả nước. Sự tang tóc, tù đày, giết chóc, chia ly liên tục xảy ra kể từ ngày ấy cho đến nay mà không bút mực nào tả xiết. Người viết xin nêu một số nhận xét của mình với hy vọng đóng góp thêm chút dữ kiện để cùng người Việt tỵ nạn VC nhận dạng đám “Việt gian, VC và “Việt kiều” là cái đám mà những nạn nhân của chúng mô tả qua hai câu vè như sau:
Việt gian,Việt cộng,Việt kiều
Ba tên họp lại tiêu điều Việt Nam
Việt gian:Việt gian là đám thân cộng, là tay sai, hay cố tình làm lợi cho VC. Trong mặt trận đấu tranh chính trị sau ngày Quốc Hận 30-4-75, người Quốc Gia chống đánh hay vạch mặt VC dễ hơn Việt gian thân cộng. VC có nón cối, lưỡi lê nòng súng, dùi cui để đàn áp dân nên người ta dễ nhận dạng. Riêng bọn Việt gian thân cộng thì “ẩn hiện” khó lường bởi chúng có nhiều “vỏ bọc” khác nhau như “từ thiện”, “tôn giáo”, “văn nghệ sĩ” và “yêu nước” hoặc “không làm chính trị”. Đánh bọn Việt gian thân cộng khó hơn đánh tụi VC, bởi vì chúng cũng được luật pháp của chính quyền bản xứ bảo vệ y như những người tử tế khác.
Đám Việt gian thân cộng được bọn VC “mách nước” để có lời nói hay việc làm rất lợi cho chế độ VC độc tài. Thí dụ, chúng nhân danh “từ thiện” để quyên góp tiền bạc cứu trợ cho cái gọi là “nạn nhân chất độc màu da cam” mà VC từng tìm cách kiện chính phủ Hoa Kỳ nhưng không thắng. Bao nhiêu người đã từng hỏi rằng, bọn nhân danh “từ thiện” theo kiểu dối trá này sao không quyên góp tiền để cứu giúp những gia đình nạn nhân bị VC cầm tù triền miên, vì dám công khai tố cáo tội ác VC… Hoặc tại sao chúng không cứu trợ những nạn nhân bị VC cướp đất đai, tài sản hiện đang sống cảnh màng trời chiếu đất mà chỉ nhắm vào “người cùi”, “người già” đó là những thành phần xã hội mà VC có bổn phận phải lo? Bọn này làm chuyện mang muối bỏ biển khi “móc túi” đồng bào hải ngoại mang về tiếp máu cho VC, giúp chúng giải quyết vấn nạn xã hội mà chúng phải lo, để chứng tỏ mình đạo đức, nhân từ hay “có tình yêu thương”. Vì bổng dưng có nhiều người trồi lên yêu nước, hoặc nổi lên làm từ thiện cho nên có người gọi đó là bọn “giặc từ thiện”.
Bọn VC hay Việt gian thân cộng trong vỏ bọc “tu sĩ” của các tôn giáo không ngu gì mà “nói chuyện chính trị”. Chúng chỉ khuyên người ta hãy quên quá khứ, xóa bỏ hận thù, hoặc khuyên thanh niên, sinh viên, học sinh là hãy lo học hành thi cử; mọi người hãy lo làm ăn đừng nên dính dấp vào chính trị … thì ai dám phê bình, bởi “đạo đức” quá mà. Trong khi VC thì thẳng tay đàn áp dân, cướp của, giết người nhưng không ai thấy bọn tu sĩ giả hiệu này lên tiếng cáo trách chế độ VC mà chỉ giỏi nói chuyện thương yêu theo kiểu “mẹ mìn”.
Việt gian thân cộng chỉ làm lợi cho VC như đã nói. Một đảng viên VC hoạt động công khai hay bí mật thì không ai gọi nó là tên Việt gian thân cộng mà người ta sẽ gọi là "tên VC gian ác". Riêng đối với những ai bất chấp việc làm tổn thương đến chính nghĩa Quốc Gia, vì quyền lợi riêng tư mà cố tình giúp cho đế độ đó tồn tại, nói và làm những điều có lợi cho âm mưu tuyên truyền dối trá của chúng thì đó chính là Việt gian thân cộng, cho dù kẻ đó là gì trong cộng đồng của người Việt Quốc Gia.
Việt cộng: Người dân miền Nam bắt đầu nghe đến nhiều từ ngữ dị hộm do VC mang vào Nam, trong đó từ "ngụy" được VC dùng để miệt thị người Quốc Gia kể từ ngày 30-4-75 cho đến nay. Bọn VC trịch thượng gán ép những từ ngữ thấp hèn cho người Quốc Gia mà ngày nay chính bọn chúng lộ rõ bản chất gian manh, “hèn với giặc, nhưng ác với dân”. Đối với tôi, ngày nay chữ "ngụy" cần trả lại cho bọn chúng, bởi chúng nó chính là loài cộng phỉ bán nước, hại dân.
VC là đám ăn cướp có giấy phép do chính chúng cấp cho nhau. Chúng tạo ra “luật pháp” nhưng lại ngồi xổm lên đó để trắng trợn cướp giật tài sản người dân bằng những khẩu hiệu đánh “tư sản mại bản” hay “quy hoạch” đất đai, hoặc tạo ra cái gọi là "giải phóng mặt bằng" hầu có cớ cướp giật nhà đất của dân lành, tạo không biết bao nhiêu oan khiên cho người dân thấp cổ bé miệng. Chính vì VC quá gian xảo nên người dân trong nước gọi chúng là cái đám “khôn ngoan trong việc ác, dốt nát trong việc lành”. VC là vậy đó nhưng không ít người trân trọng gọi VC là “nhà nước” hay “chính quyền”, hoặc “mấy người bên kia” chứ ít ai can đảm quở trách hay dám mở miệng gọi chúng nó là “đảng cướp” như một số linh mục Việt Nam bên Âu châu đã gọi; hoặc mới đây chính tai tôi nghe Hòa Thượng Thích Huyền Việt đến từ Texas đã gọi chúng nó là “ác đảng VC” trong buổi Hội Luận “Hiện tình đất nước và giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất” được tổ chức tại Chùa Phật Quang, Beaverton, Oregon, USA, hôm 12 tháng 4 năm 2015 mà tôi có tham dự.
Người tử tế không có nhu cầu miệt thị người khác, nhưng đối với VC thì những ai biết phân biệt giữa chánh và tà, giữa gian ác và hiền lương, thì không thể trân trọng gọi VC bằng những danh xưng chỉ đáng dành cho những người tử tế hay những chính quyền biết lo cho người dân... Xin đừng ai “tử tế” với VC theo kiểu “không giống ai” để mong chứng tỏ mình là người văn minh, hài hòa, "có tình yêu thương”, hoặc "không làm chính trị".
Việt Kiều: VC gọi người Việt hải ngoại là “Việt kiều”. Vì ý thức bọn VC là côn đồ, gian ác nên người dân đã lần lượt bỏ nước ra đi. Ai vượt biên hay vượt biển mà bị VC phát giác thì chúng bỏ tù. Ai thoát ra được nước ngoài thì VC hổn xược gọi người ta là thành phần phản động hay “rác rưởi, đỉ điếm”. Vậy mà khi muốn có ngoại tệ để cứu nguy chế độ thì chỉ cần một nghị quyết của đảng, VC đã trâng tráo gọi người Việt hải ngoại là “khúc ruột xa nghìn dặm”. Đúng là chỉ có bọn VC mới không ngại liếm lại những gì chúng nhổ ra. Vậy mà cũng không ít người tin mình là "khúc ruột xa nghìn dặm" nên mới ùn ùn kéo nhau trở về Việt Nam du lịch, vui chơi trước nỗi đau khổ của đồng bào, móc ngoặc làm ăn với bọn chúng. Kết quả nhiều người đã phải bỏ của chạy lấy người, hoặc chết không kịp ngáp trước “lưỡi hái tử thần VC”.
Tôi viết chung chung nhứ thế ắc có người sẽ cho rằng vì tôi ghét VC nên viết quá lời, cho nên tôi xin nhắc lại hai sự việc nổi bật nhất mà cộng đồng Việt Nam trên thế giới đều biết:
Theo tin tức từ các cơ quan truyền thông đáng tin cậy thì tháng 5 năm 2005 một thương gia người Hòa Lan gốc Việt, được mô tả là ông vua chả giò có tên là Trịnh Vĩnh Bình, lúc bấy giờ ông mới 58 tuổi. Ông Bình đã đem gần 3 triệu Mỹ kim vốn liếng kinh doanh của ông về đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam. Kết quả, ông bị VC kết tội “trốn thuế” và phải chịu án tù, tài sản tiêu tan, thiệt hại ước tính tới 30 triệu Mỹ kim. Sau 18 tháng tù, ông trốn thoát khỏi Việt Nam và đã nhờ nhóm luật sư nổi tiếng của Hoa Kỳ kiện VC để đòi bồi thường thiệt hại. Thắng bại ra sao thì không còn nghe ai nhắc đến nữa. Tôi nghĩ, ai đòi kiện VC thì cũng giống như câu truyện dụ ngôn "Cái Kiến mày kiện củ khoai" mà thôi.
Năm 1999, Trần Trường treo cờ đỏ sao vàng của VC và hình Hồ Chí Minh trong cửa tiệm sang băng của hắn tại phố Bolsa, thuộc thành phố Westminster, tiểu bang California, để thách thức cộng đồng Việt Nam. Đồng bào biểu tình chống việc làm có tính cách thách thức của hắn. Lúc bấy giờ có những người muốn chứng tỏ mình "hiểu luật" nên cho rằng chống Trần Trường là "vi phạm Hiến Pháp Hoa Kỳ, coi thường Tu chính án số I". Khi khẳng định như thế họ đã quên rằng tên Trần Trường được VC “mách nước” sử dụng "Tu chính án số I" thì tại sao người Quốc Gia lại không thể dựa vào tu chính án số 1 đó để chống lại hành động ngu xuẩn của Trần Trường? Cộng đồng người Việt tỵ nạn VC tại Nam California và nhiều nơi đã về hỗ trợ, một cuộc biểu tình kéo dài suốt 53 ngày đêm với số người tham dự có lúc lên đến gần một trăm ngàn người.... Cuối cùng cờ máu của VC, hình của Hồ Chí Minh bị hạ và Trần Trường phải ra Tòa vì bị lòi ra tội "sang băng lậu". Đầu năm 2005, Trần Trường bán tài sản trên đất Mỹ cùng vợ và hai con trở về Việt Nam làm ăn. Hắn tưởng rằng mình có công với VC nên trở về Việt Nam làm ăn sẽ thuận lợi, nào ngờ VC đã tìm cách cướp tài sản của Trần Trường một cách trắn trợn đến độ có người mô tả theo kiểu khôi hài rằng ngày nay hắn đã "trần truồng".
Ngoài những “Việt kiều” đáp lời kêu gọi của VC để về Việt Nam làm ăn, hoặc góp phần “xây dựng đất nước” bởi bọn tay sai VC tuyên truyền rằng “kẻ thù của dân tộc Việt Nam là nghèo đói và lạc hậu” thì cũng có kẻ vác mặt về nước làm ăn với bọn cướp mà lại quên rằng bọn VC mới chính là nguyên nhân của nghèo đói và lạc hậu tại Việt Nam ngày nay.
Không phải chỉ có “người phàm” mắc mưu VC mà không ít mấy ông bà “Con Trời” hay “Con cái Chúa”, hoặc “Phật Tử” cũng tin là VC có thay đổi, VC tử tế hơn trước, linh hồn của VC cũng cần được cứu v.v… và vv… Nên có kẻ đã không ngần ngại giao du với bọn cướp, quỳ lụy bọn gian tà, bất chấp tiếng rên siết của đồng bào và anh chị em cùng niềm tin với mình, để mình được tiếng khen là “không làm chính trị”. Có người chứng kiến VC nó tàn ác với đồng bào mình, anh chị em cùng niềm tin với mình mà không dám mở miệng tố cáo, dù họ đang ở tại các quốc gia tự do. Họ không mở miệng vì sợ VC nó buồn chăng? Nếu đúng thì chẳng khác nào một người cầu nguyện với Chúa mà sợ ma quỷ nó không vui vậy… Có người ra vào Việt Nam như đi chợ để… giảng đạo. Họ tin VC có thay đổi và tốt hơn. Hãy coi chừng, lúc trẻ bị gạt không nói chi, khi về già mà để cho mình bị VC nó lừa thì có muốn “cắn lưỡi quyên sinh” cũng không kết quả, bởi răng đâu còn để mà cắn?
Có những thành phần khôn hơn, họ không về Việt Nam nhưng chỉ chống cộng quanh bàn rượu và bộ ghế sofa tại tư gia. Hằng năm họ chống cộng bằng những bài diễn văn thật nẩy lửa, nhưng chỉ một vài lần rồi nghỉ khỏe, chờ năm sau chống tiếp. Dù vậy, ai chống cộng kiên trì thì họ cho là cực đoan hay quá khích. Hoặc “bây giờ mà còn chống cộng cái gì” như lời một tu sĩ Phật Giáo từng là sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, từng dạy người khác về “chiến tranh chính trị” đang trụ trì trong một ngôi Chùa tại Portland, Oregon, Hoa Kỳ, là nơi mà một số Phật tử có uy tín, quen thân với tôi cho biết “vị sư” của ngôi Chùa đó kỵ Cờ Vàng và ghét người chống cộng, dù người đó là một Phật tử hay hàng giáo phẩm nào của Phật Giáo.
Một thành phần khác rất đáng ngại vì chúng có phương tiện truyền thông trong tay. Ngay tại Calfornia có ít nhất hai tờ báo lớn chuyên đăng bài và hình ảnh miệt thị chính nghĩa Quốc Gia, nhưng lại ca ngợi VC bên cạnh những bài “chống cộng” một cách chung chung để lừa người nhẹ dạ. Đám này tự hào là chống cộng văn minh, hài hòa và sẵn sàng kiện những tờ báo hay cá nhân nào chống việc làm sai trật của chúng với hy vọng làm cho người chống cộng ngán sợ. Có đứa đã thắng người chống cộng trước pháp luật Hoa Kỳ nhưng chúng đã thất bại trước công luận người tỵ nạn VC.
Tại Washington DC hay Virginia, một đài phát thanh ban ngày thì lên đài hô hào chống cộng, nào là “đấu tranh cho một VN tự do dân chủ”, nhưng tối lại rước tụi VC từ Toà đại sứ về nhà ăn nhậu, vui chơi. Bọn chúng đã "chăn gối với kẻ thù", nhưng khi bị tố cáo thì chúng ngụy biện rằng “muốn bắt cọp thì phải vào hang cọp”. Không biết cái đám đó “bắt được bao nhiêu cọp” rồi nhưng chúng đã làm cho sinh hoạt cộng đồng vùng Washington DC xáo trộn, đồng bào hoang mang, còn người thật sự chống cộng thì bị chúng mang tên tuổi lên đài tha hồ mà miệt thị.
Trong suốt 40 năm qua, ngoài những chính đảng của người Quốc Gia từng hoạt động trước 30-4-75 thì sau này có khá nhiều tổ chức và đảng chống cộng ra đời. Khá đông người rời bỏ nơi êm ấm để trở về quốc nội đấu tranh với hoài bão “giải phóng Việt Nam”, hoặc “giải trừ chế độ VC, quang phục Quê Hương”. Có người đã hy sinh, có người đã bị VC bắt và bị tù đày. Người chết rồi thì không thể tự biện minh hoặc quá sớm để mọi người luận thắng bại hay anh hùng. Riêng người còn sống trở ra hải ngoại dù vẫn tiếp tục chống cộng quyết liệt nhưng vẫn bị “phe ta” do tin lời kẻ gian nên xúc phạm là “đại bịp”, hoặc nguyền rủa người đã hy sinh là “tội đồ dân tộc”. Còn gì tàn độc và phủ phàng hơn?
Có người thích làm lãnh đạo người khác để đấu tranh hay chống cộng, nhưng chính họ còn không biết rõ thằng VC gian manh cở nào, tàn ác ra sao… Cho nên họ rớ đế đâu là hư đến đó. Theo tôi, bất cứ ai muốn lãnh đạo người khác thì phải thật sự có bản lãnh và có lòng bao dung chứ không phải chờ có ai nghịch ý với mình là cứ “bung dao” để triệt hạ, tìm cách loại bỏ hay khai trừ hằng loạt để chứng tỏ mình có sức mạnh “cách mạng” giống như tụi VC dùng để triệt hạ nhau. Người ta cứ nhìn hình ảnh bạc bẽo, thiếu thủy chung mà mình đối xử với anh chị em từng “sống chết” với mình, thì làm sao người ta có thể an tâm cộng tác hay ủng hộ mình? Khả năng cở đó, đạo đức chỉ như vậy thì thử hỏi đến chừng nào mới có thể thu phục được nhân tâm mà cùng “giải phóng” Việt Nam, hay xây dựng đất nước?
Kết luận:Người đời có câu "chẳng có cái dại nào giống cái dại nào" dù vậy người ta cũng phải thận trọng để mình không bị kẻ thù hay kẻ gian lừa mình muôn đời. Người ta có thể "ngu" một lần hay vài lần chứ không thể ngu triền miên. Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện đã có những lời tự trách qua bài Thơ "Mỗi lầm lỡ" thật xứng đáng cho những nạn nhân VC chú ý:
Cuộc đời tôi có nhiều lầm lẫn
Lầm nơi, lầm lúc, lầm người
Nhưng cái lầm to uổng phí cả đời
Là đã ngốc nghe và tin Cộng sản!
Cụ Nguyễn Văn Thiệu, cựu Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa đã nói một câu để đời: “Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”. Nhiều người đã tin cộng sản để rồi nước mất nhà tan. Nay nếu ai còn tiếp tục tin bọn VC và bọn Việt gian thân cộng thì coi chừng sẽ có ngày phải đấm ngực than thân trách phận, hay dậm cẳng kêu trời và trách tại sao “Trời” lại ở quá xa?
Huỳnh Quốc Bình
P.O. Box20361
Salem, OR 97307. USA
(503) 949-8752
Email: huynhquocbinh@yahoo.com
www.huynhquocbinh.com
http://huynhquocbinh.com/?q=node/91
Posted by sontrung at 2:02 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 362
Thất bại đầu tiên của cộng sản VN Cộng Sản Việt Nam mới đành phải công nhận: Hồ Chí Minh là Thiếu tá Hồ Quang của Quân đội Trung Cộng, một người Tàu. Đó là một sự xấu hỗ và thất bại to lớn đầu tiên của đảng Cộng Sản Việt Nam. Ngôi nhà mồ lớn nhất Việt Nam nằm tại Ba Đình Hà Nội (được gọi là lăng HCM), chính là ngôi nhà mồ tôn thơ Hồ Tập Chương một tay gián điệp hoàn hảo nhất của Trung Cộng, điều này hàm nghĩa rằng cộng sản VN đang tôn thờ Trung Cộng và đảng cộng sản VN đã thần thánh hoá một nhân vật gián điệp Trung Cộng và ngày nay có nhiều đảng viên đang tôn thờ xùng bái một người Tầu (một gián điệp Tầu cộng) đã bán nuớc VN cho Trung cộng, điều này đồng nghĩa rằng Cộng Sản VN chính là kẻ bán nước hại dân. Những người cộng sản nếu còn có dòng máu Việt và trái tim Việt Nam đang tuôn chảy trong tình tự của dân tộc Việt Nam thì hay mau thức tỉnh và cùng đứng về phía người dân để lật độ chính quyền Cộng Sàn độc tài đảng trị tại VN. Thất bại đầu tiên của Cộng Sản Thứ Ba, 21 tháng Tư năm 2015 03:37Tác Giả: Thẩm phán Phạm Đình Hưng
PHỤ LỤC Dành cho Diễn Đàn Thế Kỷ Hình Hồ Chí Minh trong quân phục Giải Phóng Quân Trung Cộng (được trưng bầy trong viện bảo tàng ở Hà Nội)
Nhân dịp Tết Ất Mùi, đảng Cộng Sản Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 85 năm thành lập đảng để phô trương các “thành tích” vĩ đại. Để đánh giá đúng đắn các “thành tích” của đảng Cộng Sản Việt Nam, chúng ta cần phải xét duyệt trước tiên quá trình thành lập tổ chức nầy.
Nói chung, ngoài việc cướp đoạt chánh quyền một cách bất hợp pháp bằng bạo lực cách mạng để được thụ hưởng giàu sang phú quý với một nếp sống xa hoa vương giả như vua chúa dưới thời phong kiến, đảng Cộng Sản Việt Nam đã gặt hái nhiều thất bại hơn thành công. Ngược dòng lịch sử cận đại, người Việt trong và ngoài nước hãy khách quan và trung thực tìm hiểu giai đoạn thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam dày đặc dối trá.
Thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam
Ai thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam?
Chính Đệ tam Quốc tế Cộng sản đã chủ trương, tài trợ và thành lập đảng Cộng sản Việt Nam sau khi cho ra đời đảng Cộng Sản Pháp năm 1920 tại Tours và đảng Cộng Sản Trung Quốc năm 1921 tại Thượng Hải để bành trướng chủ nghĩa cộng sản tại Tây Âu và Á châu. Theo chỉ thị của Tổng Bí thư đảng Cộng Sản Liên Xô Josef Stalin, Nguyễn Tất Thành, bí danh Nguyễn Ái Quốc (bút danh chung của Nhóm Ngũ Long tại Paris) từ Thái Lan đến Quảng Châu rồi qua Hong Kong tham dự việc thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam ngày 3-2-1930 tại một sân đá banh.
Tham dự buổi họp thành lập Đảng có 6 người Việt (Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Trình Đình Cữu, Nguyễn Đức Cảnh, Lê Hồng Sơn và Lê Tán Anh) và một đại biểu Quốc tế Cộng sản. Tài liệu cộng sản Việt Nam không nói tên của người đại biểu Quốc tế Cộng sản nhưng các tư liệu tham khảo cho biết nhân vật ngoại quốc nầy tên Hồ Tập Chương, phái viên Cục Đông phương Quốc tế Cộng sản. Nguyễn Ái Quốc và Hồ Tập Chương đều là cán bộ của Cộng sản Quốc tế , thành viên Ban Trù bị thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam.
Nguyễn Ái Quốc và Hồ Tập Chương đã từng làm việc chung với nhau từ năm 1929 đến khi cả hai bị bắt giam năm 1931:Nguyễn Ái Quốc bị Cảnh Sát Anh bắt giam tại Hong Kong, Hồ Tập Chương bị Trung Hoa Quốc Dân Đảng bắt giữ tại Quảng Châu, một thành phố lớn của tỉnh Quảng Đông.
Hồ Tập Chương là ai?
Hồ Tập Chương là người sắc tộc Hakka (Hẹ) sanh năm 1903 tại Miêu Lật, địa khu Đồng La, đảo Đài Loan.
Tốt nghiệp Đại học Công nghiệp Đài Bắc, Hồ Tập Chương là một người uyên bác Hán văn, nói lưu loát tiếng Quảng Đông và tiếng Hẹ, thông thạo Nhật ngữ và Anh ngữ, yêu thích phiêu lưu,mạo hiểm và vân du giang hồ, có năng khiếu thích ứng với ngành gián điệp.
Năm 1931, sau khi bị Trung Hoa Quốc dân Đảng bắt giữ tại Quảng Châu vì bị tình nghi là cán bộ cộng sản, Hồ Tập Chương đã được Lâm Y Lan, nữ đảng viên cộng sản Trung Quốc dưới quyền của Đào Chú, giải cứu, đưa đến thành phố cảng Hạ Môn, tỉnh Phước Kiến, rồi chuyển về Quảng Tây để khai thác hầm mỏ và hoạt động cho Cộng sản Trung Quốc tại biên giới Hoa-Việt năm 1932. Vì vậy, thành phố Mông Cáy, giáp giới Quảng Tây, rất quen thuộc đối với ông ta.
Kể từ thời điểm nầy, Hồ Tập Chương chấm dứt liên lạc với gia đình, bỏ lại vợ con ở Đài Loan. Hồ Tập Chương kể như thất tung trong thời chiến loạn. Trên một giấy thông hành (passport) có dán ảnh Hồ Tập Chương do Cảnh Sát Anh tịch thu năm 1931 tại nhà của Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tập Chương đổi tên là Hồ Chí Minh.
Năm 1933, sau một thời gian ẩn trú tại Thái Lan, Hồ Tập Chương trở về Hạ Môn, đáp tàu thủy đi Thương Hải trên đường đi Moscow. Tại đây, Hồ tập Chương được Vera Vasilieva, Chủ nhiệm Quốc tế Cộng sản phụ trách Việt Nam, bố trí cho học tập tại Học viện Lenin trong 5 năm (1933-1938) để cải tạo thân phận thành một con người khác. Trong thời gian 5 năm cải tạo tại Moscow, Hồ Tập Chương đã học tiếng Việt và tiếng Pháp, trau dồi Nga ngữ để đóng trọn vai trò của Nguyễn Ái Quốc đã qua đời trong mùa hè năm 1932 vì bịnh lao phổi trầm trọng.
Trở về Trung Quốc
Năm 1938, sau 5 năm học tập cải tạo tại Moscow, Hồ Tập Chương trở về Diên An, căn cứ địa của đảng Cộng Sản Trung Quốc dưới bí danh Hồ Quang. Với quân hàm Thiếu tá, Hồ Quang được phái đến phục vụ trong Tập đoàn quân 18 Bát lộ quân của Thống chế Diệp Kiếm Anh hoạt động trong tỉnh Quảng Tây.
Năm 2014, chánh quyền Trung Quốc công bố một bí mật lịch sử đã được giấu kín trên nửa thế kỷ:
Chủ tịch Hồ Chí Minh của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là Thiếu tá Hồ Quang của Quân Giải Phóng Trung Quốc.
Địa bàn hoạt động của Hồ Tập Chương tức Hồ Quang là tỉnh Quảng Tây. Các thành phố Nam Ninh, Quế Lâm và Liểu Châu của tỉnh Quảng Tây cũng như vùng biên giới Hoa-Việt quá quen thuộc đối với ông ta. Từ Quảng Tây, Hồ Quang được đảng Cộng Sản Trung Quốc đặc phái qua Việt Nam thi hành một sứ mạng đặc biệt 2 năm sau khi từ Moscow trở về Diên An. Để hỗ trợ Hồ Quang hoàn thành nhiệm vụ, đảng Cộng Sản Trung Quốc cung cấp cho ông ta một số võ khí và cán binh bảo vệ cẩn mật hang Pác Bó trong tỉnh Cao Bằng.
Nhưng theo các tài liệu dối trá của đảng Cộng Sản Việt Nam, nhân vật từ Trung Quốc trở về Việt Nam năm 1940 và ẩn trốn trong hang Pác Bó là Nguyễn Ái Quốc. Nhân vật nầy cũng có thói quen thường qua lại biên giới Hoa-Việt để đến tỉnh Quảng Tây. Tại đây, ông ta bị tướng Trương Phát Khuê của Trung Hoa Quốc Dân Đảng bắt giữ năm 1942 vì bị tình nghi là gián điệp cộng sản Tàu. Năm 1943, Nguyễn Ái Quốc được trả tự do và trở về Pác Bó với tên đổi mới là Hồ Chí Minh, tên của Hồ Tập Chương từ năm 1931. Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh tức Nguyễn Ái Quốc là tác giả tập thơ Nhật Ký Trong Tù sáng tác trong thời gian bị tướng Trương Phát Khuê giam cầm tại Quảng Tây (1942-1943)
Vén màn bí mật
Để giải mã một bí ẩn lịch sử đã được giấu kín từ năm 1940, người Việt chúng ta cần phải đặt tin tưởng vào sự xác nhận trên giấy trắng mực đen của chính Chủ tịch Hồ Chí Minh trong một bài viết tháng 1 năm 1949 tựa đề Đảng Ta đăng trên Tạp Chí Sinh Hoạt Nội Bộ dưới bút danh Trần Thắng Lợi, nguyên văn như sau:
“Cuối năm 1929, đồng chí Nguyễn Ái Quốc trở lại Tàu cùng với đại biểu các nhóm khai hội ở Hương Cảng. Trong số 7,8 đại biểu, ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi (tức Hồ Chí Minh), nay chỉ còn đồng chí Hồ Tùng Mậu và Trịnh Đình Cữu, đồng chí Tán Anh (Lê Tán Anh) và vài đồng chí nữa đã oanh liệt hy sinh cho đảng và cho dân tộc lâu trước Cách Mạng tháng 8.” (Xem Hồ Chí Minh Toàn Tập, tập 5, trang 547).
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết ra một sự thật: Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh là hai người khác nhau. Ông ta viết bài Đảng Ta trước khi quyển sách của Trần Dân Tiên (tức Hồ Chí Minh) tựa đề Những Mẫu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch viết bằng Hán văn được in và xuất bản tại Thượng Hải năm 1949, dịch ra tiếng Pháp và xuất bản tại Paris năm 1950, dịch ra tiếng Việt năm 1951 để từ đó đảng Cộng Sản Việt Nam lập luận rằng Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc!
Tại sao quyển sách của Trần Dân Tiên (Hồ Chí Minh) lại viết bằng Hán văn, in và xuất bản trước tiên bên Tàu trong khi Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc, người Việt? Phải chăng quyển sách nầy do một người Tàu (Hồ Tập Chương) viết bằng Hán văn và phải được đảng Cộng Sản Trung Quốc kiểm duyệt trước khi xuất bản tại Thượng Hải năm 1949?
Hơn nữa, Nguyễn Ái Quốc chỉ có trình độ sơ cấp về Hán văn, nhân vật nầy nếu còn sống hoàn toàn không có khả năng viết một quyển sách bằng Hán văn. Mặt khác, nếu Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc, ông ta cũng không có đủ vốn liếng Hán văn để trước tác tập thơ Nhật Ký Trong Tù gồm có 134 bài thơ siêu tuyệt. Nguyễn Ái Quốc cũng không thể thông thạo ngôn ngữ riêng biệt của sắc tộc Hakka.
Trái lại, Hồ Tập Chương rất uyên bác về Hán văn. Trình độ cao của Hồ Tập Chương về Hán văn đã thể hiện rõ rệt trong tập thơ Nhật Ký Trong Tù do ông ta viết trong thời gian lao lý (1942-1943) tại Quảng Tây, sử dụng Hán văn trác tuyệt và các thành ngữ đặc thù của sắc tộc Hakka (Hẹ).
Sau một thời gian dài tuyên truyền gian dối về lý lịch của Hồ Chí Minh, đảng Cộng Sản Việt Nam đã phải công nhận một sự thật lịch sử: Cục Văn Thư và Lưu Trử của Cộng Sản Việt Nam đã chánh thức công bố:
Hồ Chí Minh là Thiếu tá Hồ Quang của Quân Giải Phóng Trung Quốc.
Hồ Chí Minh là ai?: không phải là Nguyễn Ái Quốc – Nguyễn Tất Thành mà là Hồ Tâp Chương người Trung Hoa!
Ngày 01 tháng 7 năm 1955, Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ chiêu hiền đãi "sĩ tử" họ Hồ. Cá tính Hồ Chí Minh từ nhỏ đến già vẫn mê say kịch Nói, Bắc Kinh.
(Veb. Cục Văn thư và Lưu trử Việt Nam)
Nói tóm lại, trong thời gian 3 thập niên từ 1940 (năm Hồ Chí Minh về hang Pác Bó) đến 1969 (năm Hồ Chí Minh qua đời), đảng Cộng Sản Việt Nam đã không phát hiện lãnh tụ tối cao của họ là một người Tàu mà còn tôn vinh người nầy là Cha Già của dân tộc Việt Nam, thờ phượng ông ta tại lăng Ba Đình, trong các chùa chiền và tư gia của đồng bào trong nước. Đến ngày nay, Cộng Sản Việt Nam mới đành phải công nhận: Hồ Chí Minh là Thiếu tá Hồ Quang của Quân đội Trung Cộng, một người Tàu. Đó là một sự xấu hỗ và thất bại to lớn đầu tiên của đảng Cộng Sản Việt Nam.
Mùa Xuân California, 2015
Thẩm phán Phạm Đình Hưng
Dân địa phương trên bán đảo Rausu tò mò kéo nhau ra quan sát khu đất mới nổi lên
Những loại rong tảo dfưới đáy biển nay được đẩy cao lên khỏi mặt nước gần 20m đã nối phần đất mới nổi nầy với phần thềm của đảo Hokkaido của Nhật. Các nhà địa chất cho rằng có thể khi núi lửaphun trào ở Chile, đã tạo chuyển động trong lòng đất và làm bùng nổ vụ động đất tại Nepal; đồng thời gây là cảnh đất chuồi ở thềm lục địa của Nhật phía mạn đông của đảo Hokkaido. Một số chuyên viên nghiên cứu về địa chất đã tìm thấy có nhiều mẫu đá rất quý trong số đất đá từ dưới lòng biển dâng cao chỉ trong một đêm.
Hạnh Dương, dịch.www.vietpressusa.com
TÂM THƯ CỦA HUỲNH NGỌC THIÊN TRƯỜNG
Tôi là Huỳnh Ngọc Thiên Trường, sinh ngày 22 tháng 12 năm 1981. Hiện tôi sống và làm việc tại TP.HCM. Trước đây, vào năm 2004, tôi từng tốt nghiệp cao đẳng trường Đại học Công nghiệp TP.HCM. Năm 2006, tôi bắt đầu sự nghiệp từ vị trí công việc của một nhân viên chăm sóc khách hàng cho Viettel, rồi sau đó là phụ trách công việc chào mừng khách hàng mới bằng việc Welcome Letter, hỗ trợ Manager quản lý công việc của Tổng đài tại Teleperformance – TP.HCM. Từ năm 2007, tôi là phó phòng nhân sự của Công ty cổ phần Truyền thông Kim Cương. Hiện tôi đang kinh doanh bất động sản tại Phúc Đức Group, đồng thời chuyên bán điện thoại di động và dụng cụ công nghệ nói chung.
Hôm nay, tôi xin chia sẻ những suy nghĩ thật lòng của mình trước thực tế xã hội mà các bạn đang sống:
Là người Việt Nam, bạn có suy nghĩ gì về hiện tình đất nước? Tôi thuộc thế hệ sinh ra sau chiến tranh, lòng tôi thật sự biết ơn vì sự hy sinh của những thế hệ cha anh đi trước, cho tôi có cuộc sống hòa bình ngày hôm nay. Tôi cảm phục lý tưởng độc lập dân tộc mà các thế hệ cha anh đã chiến đấu để giành được, nhưng tôi cũng rất đau xót khi thấy những lý tưởng ấy đang bị chính quyền ngày hôm nay phản bội.
Đất nước ta đã thống nhất gần 40 năm, vậy mà đến nay nền kinh tế vẫn nghèo nàn, lạc hậu; đời sống của từng người, từng nhà đang đối mặt với nhiều khó khăn chồng chất; đời sống xã hội bất ổn, suy thoái đạo đức, rồi tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, thực phẩm giả, độc hại của Trung cộng gây bệnh ung thư làm số lượng người chết trong nước hằng năm cao nhất thế giới…
Dịp Tết đến xuân về, xã hội càng bất ổn với nạn trộm cướp, hỏa hoạn,nghèo đói, tai nạn giao thông… Chỉ cần mở truyền hình ra xem, các bạn sẽ thấy những vụ án tham nhũng, quan chức tha hóa, biến chất, công an đánh người,… Và còn biết bao thực tế chua chát đang bị báo chí của nhà nước bưng bít đưa tin, che đậy hoặc định hướng theo kiểu “ngu dân” để dễ bề cai trị? Thử hỏi có xã hội nào “tươi đẹp” như xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng không? Thật đáng mỉa mai!
Thực trạng xã hội đầy đau xót đó có nguyên nhân từ đâu? Có phải do chúng ta không có trí tuệ, do chúng ta lười biếng, hay do chúng ta không có ý chí vươn lên? Hay là do nước ta thiếu tài nguyên, hay do chúng ta không được bạn bè quốc tế ủng hộ, giúp đỡ chúng ta phát triển? Không phải! Chúng ta có trí tuệ, có sức khỏe, có tuổi trẻ, hoài bão, nhưng dù bạn có cố gắng học hành và làm việc cật lực thế nào thì bạn cũng không bao giờ thoát khỏi thân phận đói nghèo nhục nhã, vì số tiền thuế mà các bạn phải đóng quá nhiều, vì nền kinh tế này đang được điều hành bởi những kẻ tham lam, dốt nát.
Bạn có biết rằng, mỗi năm Việt Nam được nhận biết bao tiền viện trợ củaquốc tế, rất nhiều dự án do nước ngoài tài trợ,… nhưng những khoản tiền khổng lồ này đều rơi vào túi tham vô đáy của bọn quan chức tham nhũng. (Ngay cả tôi là người làm kinh doanh trong những năm qua, tôi không ngạc nhiên gì về những thủ đoạn ăn bẩn của các cơ quan nhà nước và nhất là bọn công an phường Tân Quý, CA quận Tân Phú và CA quận 3, chưa kể cả CA quận 1, CA TP.HCM!).
Chắc các bạn cũng đã nhận thấy rõ, cho đến nay thì cả Đảng csViệt Nam và Nhà nước CHXHCNVN hiện nay đã hiện nguyên hình là một bọn cướp. Dân oan khắp nơi cùng quẫn đành đổ về Hà Nội và TP.HCM biểu tình, vì bản thân và gia đình họ bị cướp trắng hết đất đai, nhà cửa, nhưng tất cả hành động biểu tình ôn hòa của họ đều bị đám công an côn đồ đàn áp thẳng tay. Người dân làm lụng lam lũ cực khổ để đóng thuế nuôi bọn công an, để rồi đến lượt chúng ra tay giết chính chúng ta một cách tàn nhẫn, dã man như vậy hay sao?
Trong hoàn cảnh đó, chỉ có một cách để vươn lên, đó là tuổi trẻ của chúng ta phải dũng cảm đấu tranh, đòi đa nguyên, đa đảng, thực hiện dân chủ hóa xã hội, thì mới hy vọng có một tương lai mới, một mùa Xuân mới đúng nghĩa cho cả dân tộc.Bản thân tôi rất xúc động với Cuộc biểu tình ngày 01 tháng 01 năm 2014 tại Sài Gòn. Bất chấp đàn áp, cuộc biểu tình đúng vào ngày đầu năm mới tại Sài Gòn như một tiếng pháo nổ vang trời báo hiệu một năm đầy sôi động và nhiều biến cố đối với cuộc đấu tranh đòi tự do, dân chủ, nhân quyền cho toàn dân Việt Nam.
Đừng thụ động chờ đợi các thế hệ cha anh tiếp tục đấu tranh cho chúng ta nữa! Họ đã phải hy sinh, mất mát quá nhiều rồi! Giờ đến lượt tuổi trẻ của chúng ta phải gánh vác trách nhiệm trước dân tộc, trước tương lai của chính chúng ta và các thế hệ con em chúng ta!
Cuối cùng, mong các bạn hãy cùng nhau phổ biến thông điệp này trên các phương tiện truyền thông, facebook và các mạng xã hội. Hãy gửi luôn cho các đồng chí công an mà các bạn biết, hy vọng thông điệp của chúng ta có thể cảm hóa được họ, từ đó dần đưa đất nước thoát khỏi chế độ độc tài công an trị, vững bước đi lên!
Tôi công khai tên tuổi, địa chỉ, vì tôi không hèn, không sợ! Tại sao các bạn lại sợ?
Có gì chưa rõ, xin các bạn liên lạc: Huỳnh Ngọc Thiên Trường
0979 22 02 12 hoặc (08) 2200 2243
huynhtruong@phucduc.com.vn hoặcthientruong0808@gmail.com
20/13 Tân Quý , P.Tân Quý, quận Tân Phú, TP.HCM
Hoặc địa chỉ công ty Phúc Đức Group của tôi: 240 Võ Văn Tần, phường 5
, quận 3, TP.HCM
Chuyện ngày 30 tháng 4 năm 1975
Theo nhà văn Chu Tấn thì sấm giảng hay lắm ,tuyệt vời lắm và những nhà thơ ăn theo sấm giảng cũng tài hoa và tiên tri nhiều điều thú vị
Mọi chuyện đã an bài
Con ông Lê Duẩn ca tụng bố
Đảng CSVN có hai đồng chí X
Theo nhà văn Trần Đĩnh tác giả truyện tôi Đèn Cù thì khi ông Lê Duẩn và ông Lê Đưc Thọ ép ĐảngViệt Cộng làm nghị quyết 9 theo Mao đã gọi tướng Võ Nguyên Giáp là đồng chí X,nay ông tổng bí thư Đảng CSVN muốn hạ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng gọi ông Dũng là đồng chí X trong nghị quyết nhưng đưa ra trung ương lại trất quất\
Nhà văn Thế Phong đăng lại bài đánh bóng cố nhà văn Nguyễn Đức Quỳnhcủa nhà thơ Đỗ Qúi Toàn
Lão Hủ chê Hoàng Đức Nhã là nit con nhưng Hoàng Đức Nhã còn chững chạc và có thực học hơn các ông Thứ trưởng non choẹt của Việt Cộng chưa chắc đã xong Trung Học và lãnh chúa Ủn ở Bắc Triều Tiên. Tâm trạng của Hoàng Đức Nhã cũng là tâm trạng nhiều người quốc gia oán hận Mỹ. Ông Vũ Quốc Thúc nay theo thầy Langsa chống Mỹ để giành lại Nam Kỳ thuộc địa. Ông Huy Đức trung thành với Mao chống Mỹ cứu nước. Nước ta có nhiều nhân vật sống mâu thuẫn, nói một đàng làm một nẻo. Ghét Mỹ sao không về Việt Nam mà ở , nhất là mấy cha cố ông bà, cô cậu chống Mỹ, đời hòa bình, nay hòa bình sao cũng chạy qua Mỹ?
Chuyện cô Nhíp
Chuyện cô Nhíp là chuyện lạ mà cũng không lạ. Trần Đĩnh nói rồi. Việt cộng chống Mỹ nhng rất thích chơi với Mỹ. Không phải Việt Cộng mà Trung Cộng cũng thế. Cũng cho con đi du học Mỹ, cũng chuyển tài sản sang Âu Mỹ. Trong truyện Sống và Chết ở Thượng Hải,Trịnh Niệm kể truyện một Hồng Vệ Binh hăng say theo Mao, sau đi học Anh văn để làm nô lệ cho tư sản. Bà hỏi anh ta sao hành động mâu thuẫn như thế, anh ta đáp: thời Hồng Vệ binh theo quyền lợi, nay học Anh văn cũng vì quyền lợi! Theo đảng hay theo đế quốc Mỹ đều là do quyền lợi cả đấy thôi! Có ai biết con cháu Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang học ở đâu và tài sản gửi ở đâu không? Nhưng rõ rệt là con Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Tấn Dũng đi du học Mỹ. Con gái Nguyễn Tấn Dũng lấy chồng người Mỹ gốc Việt. Vậy thì chống Mỹ chỉ là bề ngoài!
Cô Nhíp cũng chỉ là một trong muôn vạn đồng chí dép râu, mũ tai bèo đã nhập tịch Mỹ quốc rồi! Chưa kể những hạng như Trần Thanh Hà, Ái Vân, Bằng Kiều...Có thể họ khoái bị bóc lôt, cũng có thể do nhu cầu " công tác", cũng có thể vì thích đi Mỹ mà nhận công tác! Ôi! Tri nhân, tri diện bất tri tâm.
______
[1]. Pendant ce temps, la Chine a accordé au Viet Nam une aide militaire, économique et en devises libres, dont la valeur * totale dépasse 20 milliards de dollars américains.TÀI LIỆU 3 VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM -TRUNG QUỐC
[2] Nguyễn Lộc Yên. Công hàm hàm hồ của Phạm Văn Đồng .http://danlambaovn.blogspot.ca/2014/05/cong-ham-ham-ho-cua-pham-van-ong.html
https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=IDjm7lwnl14
______
- Biển Đông giờ này bao thuyền hấp hối ..
Lòng bắt đầu mơ những điều huyền hoặc
Mơ con tàu cảm được những thương tâm
Nghe được tiếng đàn bà con trẻ khóc
MAI MỐT ANH VỀ
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 362
HOÀNG QUỐC BÌNH * VIỆT GIAN-VIỆT CỘNG
Việt gian – Việt cộng –Việt kiều và Cuộc Đấu Tranh Chống Cộng!
Submitted by binhhuynh on Thu, 04/23/2015 - 22:43
Huỳnh Quốc Bình
Tháng Tư Đen – Quốc Hận 30-4 là thời điểm đánh dấu toàn đất nước Việt Nam bị đảng cướp VC áp đặt chủ nghĩa cộng sản bạo tàn lên cả nước. Sự tang tóc, tù đày, giết chóc, chia ly liên tục xảy ra kể từ ngày ấy cho đến nay mà không bút mực nào tả xiết. Người viết xin nêu một số nhận xét của mình với hy vọng đóng góp thêm chút dữ kiện để cùng người Việt tỵ nạn VC nhận dạng đám “Việt gian, VC và “Việt kiều” là cái đám mà những nạn nhân của chúng mô tả qua hai câu vè như sau:
Việt gian,Việt cộng,Việt kiều
Ba tên họp lại tiêu điều Việt Nam
Việt gian:Việt gian là đám thân cộng, là tay sai, hay cố tình làm lợi cho VC. Trong mặt trận đấu tranh chính trị sau ngày Quốc Hận 30-4-75, người Quốc Gia chống đánh hay vạch mặt VC dễ hơn Việt gian thân cộng. VC có nón cối, lưỡi lê nòng súng, dùi cui để đàn áp dân nên người ta dễ nhận dạng. Riêng bọn Việt gian thân cộng thì “ẩn hiện” khó lường bởi chúng có nhiều “vỏ bọc” khác nhau như “từ thiện”, “tôn giáo”, “văn nghệ sĩ” và “yêu nước” hoặc “không làm chính trị”. Đánh bọn Việt gian thân cộng khó hơn đánh tụi VC, bởi vì chúng cũng được luật pháp của chính quyền bản xứ bảo vệ y như những người tử tế khác.
Đám Việt gian thân cộng được bọn VC “mách nước” để có lời nói hay việc làm rất lợi cho chế độ VC độc tài. Thí dụ, chúng nhân danh “từ thiện” để quyên góp tiền bạc cứu trợ cho cái gọi là “nạn nhân chất độc màu da cam” mà VC từng tìm cách kiện chính phủ Hoa Kỳ nhưng không thắng. Bao nhiêu người đã từng hỏi rằng, bọn nhân danh “từ thiện” theo kiểu dối trá này sao không quyên góp tiền để cứu giúp những gia đình nạn nhân bị VC cầm tù triền miên, vì dám công khai tố cáo tội ác VC… Hoặc tại sao chúng không cứu trợ những nạn nhân bị VC cướp đất đai, tài sản hiện đang sống cảnh màng trời chiếu đất mà chỉ nhắm vào “người cùi”, “người già” đó là những thành phần xã hội mà VC có bổn phận phải lo? Bọn này làm chuyện mang muối bỏ biển khi “móc túi” đồng bào hải ngoại mang về tiếp máu cho VC, giúp chúng giải quyết vấn nạn xã hội mà chúng phải lo, để chứng tỏ mình đạo đức, nhân từ hay “có tình yêu thương”. Vì bổng dưng có nhiều người trồi lên yêu nước, hoặc nổi lên làm từ thiện cho nên có người gọi đó là bọn “giặc từ thiện”.
Bọn VC hay Việt gian thân cộng trong vỏ bọc “tu sĩ” của các tôn giáo không ngu gì mà “nói chuyện chính trị”. Chúng chỉ khuyên người ta hãy quên quá khứ, xóa bỏ hận thù, hoặc khuyên thanh niên, sinh viên, học sinh là hãy lo học hành thi cử; mọi người hãy lo làm ăn đừng nên dính dấp vào chính trị … thì ai dám phê bình, bởi “đạo đức” quá mà. Trong khi VC thì thẳng tay đàn áp dân, cướp của, giết người nhưng không ai thấy bọn tu sĩ giả hiệu này lên tiếng cáo trách chế độ VC mà chỉ giỏi nói chuyện thương yêu theo kiểu “mẹ mìn”.
Việt gian thân cộng chỉ làm lợi cho VC như đã nói. Một đảng viên VC hoạt động công khai hay bí mật thì không ai gọi nó là tên Việt gian thân cộng mà người ta sẽ gọi là "tên VC gian ác". Riêng đối với những ai bất chấp việc làm tổn thương đến chính nghĩa Quốc Gia, vì quyền lợi riêng tư mà cố tình giúp cho đế độ đó tồn tại, nói và làm những điều có lợi cho âm mưu tuyên truyền dối trá của chúng thì đó chính là Việt gian thân cộng, cho dù kẻ đó là gì trong cộng đồng của người Việt Quốc Gia.
Việt cộng: Người dân miền Nam bắt đầu nghe đến nhiều từ ngữ dị hộm do VC mang vào Nam, trong đó từ "ngụy" được VC dùng để miệt thị người Quốc Gia kể từ ngày 30-4-75 cho đến nay. Bọn VC trịch thượng gán ép những từ ngữ thấp hèn cho người Quốc Gia mà ngày nay chính bọn chúng lộ rõ bản chất gian manh, “hèn với giặc, nhưng ác với dân”. Đối với tôi, ngày nay chữ "ngụy" cần trả lại cho bọn chúng, bởi chúng nó chính là loài cộng phỉ bán nước, hại dân.
VC là đám ăn cướp có giấy phép do chính chúng cấp cho nhau. Chúng tạo ra “luật pháp” nhưng lại ngồi xổm lên đó để trắng trợn cướp giật tài sản người dân bằng những khẩu hiệu đánh “tư sản mại bản” hay “quy hoạch” đất đai, hoặc tạo ra cái gọi là "giải phóng mặt bằng" hầu có cớ cướp giật nhà đất của dân lành, tạo không biết bao nhiêu oan khiên cho người dân thấp cổ bé miệng. Chính vì VC quá gian xảo nên người dân trong nước gọi chúng là cái đám “khôn ngoan trong việc ác, dốt nát trong việc lành”. VC là vậy đó nhưng không ít người trân trọng gọi VC là “nhà nước” hay “chính quyền”, hoặc “mấy người bên kia” chứ ít ai can đảm quở trách hay dám mở miệng gọi chúng nó là “đảng cướp” như một số linh mục Việt Nam bên Âu châu đã gọi; hoặc mới đây chính tai tôi nghe Hòa Thượng Thích Huyền Việt đến từ Texas đã gọi chúng nó là “ác đảng VC” trong buổi Hội Luận “Hiện tình đất nước và giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất” được tổ chức tại Chùa Phật Quang, Beaverton, Oregon, USA, hôm 12 tháng 4 năm 2015 mà tôi có tham dự.
Người tử tế không có nhu cầu miệt thị người khác, nhưng đối với VC thì những ai biết phân biệt giữa chánh và tà, giữa gian ác và hiền lương, thì không thể trân trọng gọi VC bằng những danh xưng chỉ đáng dành cho những người tử tế hay những chính quyền biết lo cho người dân... Xin đừng ai “tử tế” với VC theo kiểu “không giống ai” để mong chứng tỏ mình là người văn minh, hài hòa, "có tình yêu thương”, hoặc "không làm chính trị".
Việt Kiều: VC gọi người Việt hải ngoại là “Việt kiều”. Vì ý thức bọn VC là côn đồ, gian ác nên người dân đã lần lượt bỏ nước ra đi. Ai vượt biên hay vượt biển mà bị VC phát giác thì chúng bỏ tù. Ai thoát ra được nước ngoài thì VC hổn xược gọi người ta là thành phần phản động hay “rác rưởi, đỉ điếm”. Vậy mà khi muốn có ngoại tệ để cứu nguy chế độ thì chỉ cần một nghị quyết của đảng, VC đã trâng tráo gọi người Việt hải ngoại là “khúc ruột xa nghìn dặm”. Đúng là chỉ có bọn VC mới không ngại liếm lại những gì chúng nhổ ra. Vậy mà cũng không ít người tin mình là "khúc ruột xa nghìn dặm" nên mới ùn ùn kéo nhau trở về Việt Nam du lịch, vui chơi trước nỗi đau khổ của đồng bào, móc ngoặc làm ăn với bọn chúng. Kết quả nhiều người đã phải bỏ của chạy lấy người, hoặc chết không kịp ngáp trước “lưỡi hái tử thần VC”.
Tôi viết chung chung nhứ thế ắc có người sẽ cho rằng vì tôi ghét VC nên viết quá lời, cho nên tôi xin nhắc lại hai sự việc nổi bật nhất mà cộng đồng Việt Nam trên thế giới đều biết:
Theo tin tức từ các cơ quan truyền thông đáng tin cậy thì tháng 5 năm 2005 một thương gia người Hòa Lan gốc Việt, được mô tả là ông vua chả giò có tên là Trịnh Vĩnh Bình, lúc bấy giờ ông mới 58 tuổi. Ông Bình đã đem gần 3 triệu Mỹ kim vốn liếng kinh doanh của ông về đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam. Kết quả, ông bị VC kết tội “trốn thuế” và phải chịu án tù, tài sản tiêu tan, thiệt hại ước tính tới 30 triệu Mỹ kim. Sau 18 tháng tù, ông trốn thoát khỏi Việt Nam và đã nhờ nhóm luật sư nổi tiếng của Hoa Kỳ kiện VC để đòi bồi thường thiệt hại. Thắng bại ra sao thì không còn nghe ai nhắc đến nữa. Tôi nghĩ, ai đòi kiện VC thì cũng giống như câu truyện dụ ngôn "Cái Kiến mày kiện củ khoai" mà thôi.
Năm 1999, Trần Trường treo cờ đỏ sao vàng của VC và hình Hồ Chí Minh trong cửa tiệm sang băng của hắn tại phố Bolsa, thuộc thành phố Westminster, tiểu bang California, để thách thức cộng đồng Việt Nam. Đồng bào biểu tình chống việc làm có tính cách thách thức của hắn. Lúc bấy giờ có những người muốn chứng tỏ mình "hiểu luật" nên cho rằng chống Trần Trường là "vi phạm Hiến Pháp Hoa Kỳ, coi thường Tu chính án số I". Khi khẳng định như thế họ đã quên rằng tên Trần Trường được VC “mách nước” sử dụng "Tu chính án số I" thì tại sao người Quốc Gia lại không thể dựa vào tu chính án số 1 đó để chống lại hành động ngu xuẩn của Trần Trường? Cộng đồng người Việt tỵ nạn VC tại Nam California và nhiều nơi đã về hỗ trợ, một cuộc biểu tình kéo dài suốt 53 ngày đêm với số người tham dự có lúc lên đến gần một trăm ngàn người.... Cuối cùng cờ máu của VC, hình của Hồ Chí Minh bị hạ và Trần Trường phải ra Tòa vì bị lòi ra tội "sang băng lậu". Đầu năm 2005, Trần Trường bán tài sản trên đất Mỹ cùng vợ và hai con trở về Việt Nam làm ăn. Hắn tưởng rằng mình có công với VC nên trở về Việt Nam làm ăn sẽ thuận lợi, nào ngờ VC đã tìm cách cướp tài sản của Trần Trường một cách trắn trợn đến độ có người mô tả theo kiểu khôi hài rằng ngày nay hắn đã "trần truồng".
Ngoài những “Việt kiều” đáp lời kêu gọi của VC để về Việt Nam làm ăn, hoặc góp phần “xây dựng đất nước” bởi bọn tay sai VC tuyên truyền rằng “kẻ thù của dân tộc Việt Nam là nghèo đói và lạc hậu” thì cũng có kẻ vác mặt về nước làm ăn với bọn cướp mà lại quên rằng bọn VC mới chính là nguyên nhân của nghèo đói và lạc hậu tại Việt Nam ngày nay.
Không phải chỉ có “người phàm” mắc mưu VC mà không ít mấy ông bà “Con Trời” hay “Con cái Chúa”, hoặc “Phật Tử” cũng tin là VC có thay đổi, VC tử tế hơn trước, linh hồn của VC cũng cần được cứu v.v… và vv… Nên có kẻ đã không ngần ngại giao du với bọn cướp, quỳ lụy bọn gian tà, bất chấp tiếng rên siết của đồng bào và anh chị em cùng niềm tin với mình, để mình được tiếng khen là “không làm chính trị”. Có người chứng kiến VC nó tàn ác với đồng bào mình, anh chị em cùng niềm tin với mình mà không dám mở miệng tố cáo, dù họ đang ở tại các quốc gia tự do. Họ không mở miệng vì sợ VC nó buồn chăng? Nếu đúng thì chẳng khác nào một người cầu nguyện với Chúa mà sợ ma quỷ nó không vui vậy… Có người ra vào Việt Nam như đi chợ để… giảng đạo. Họ tin VC có thay đổi và tốt hơn. Hãy coi chừng, lúc trẻ bị gạt không nói chi, khi về già mà để cho mình bị VC nó lừa thì có muốn “cắn lưỡi quyên sinh” cũng không kết quả, bởi răng đâu còn để mà cắn?
Có những thành phần khôn hơn, họ không về Việt Nam nhưng chỉ chống cộng quanh bàn rượu và bộ ghế sofa tại tư gia. Hằng năm họ chống cộng bằng những bài diễn văn thật nẩy lửa, nhưng chỉ một vài lần rồi nghỉ khỏe, chờ năm sau chống tiếp. Dù vậy, ai chống cộng kiên trì thì họ cho là cực đoan hay quá khích. Hoặc “bây giờ mà còn chống cộng cái gì” như lời một tu sĩ Phật Giáo từng là sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, từng dạy người khác về “chiến tranh chính trị” đang trụ trì trong một ngôi Chùa tại Portland, Oregon, Hoa Kỳ, là nơi mà một số Phật tử có uy tín, quen thân với tôi cho biết “vị sư” của ngôi Chùa đó kỵ Cờ Vàng và ghét người chống cộng, dù người đó là một Phật tử hay hàng giáo phẩm nào của Phật Giáo.
Một thành phần khác rất đáng ngại vì chúng có phương tiện truyền thông trong tay. Ngay tại Calfornia có ít nhất hai tờ báo lớn chuyên đăng bài và hình ảnh miệt thị chính nghĩa Quốc Gia, nhưng lại ca ngợi VC bên cạnh những bài “chống cộng” một cách chung chung để lừa người nhẹ dạ. Đám này tự hào là chống cộng văn minh, hài hòa và sẵn sàng kiện những tờ báo hay cá nhân nào chống việc làm sai trật của chúng với hy vọng làm cho người chống cộng ngán sợ. Có đứa đã thắng người chống cộng trước pháp luật Hoa Kỳ nhưng chúng đã thất bại trước công luận người tỵ nạn VC.
Tại Washington DC hay Virginia, một đài phát thanh ban ngày thì lên đài hô hào chống cộng, nào là “đấu tranh cho một VN tự do dân chủ”, nhưng tối lại rước tụi VC từ Toà đại sứ về nhà ăn nhậu, vui chơi. Bọn chúng đã "chăn gối với kẻ thù", nhưng khi bị tố cáo thì chúng ngụy biện rằng “muốn bắt cọp thì phải vào hang cọp”. Không biết cái đám đó “bắt được bao nhiêu cọp” rồi nhưng chúng đã làm cho sinh hoạt cộng đồng vùng Washington DC xáo trộn, đồng bào hoang mang, còn người thật sự chống cộng thì bị chúng mang tên tuổi lên đài tha hồ mà miệt thị.
Trong suốt 40 năm qua, ngoài những chính đảng của người Quốc Gia từng hoạt động trước 30-4-75 thì sau này có khá nhiều tổ chức và đảng chống cộng ra đời. Khá đông người rời bỏ nơi êm ấm để trở về quốc nội đấu tranh với hoài bão “giải phóng Việt Nam”, hoặc “giải trừ chế độ VC, quang phục Quê Hương”. Có người đã hy sinh, có người đã bị VC bắt và bị tù đày. Người chết rồi thì không thể tự biện minh hoặc quá sớm để mọi người luận thắng bại hay anh hùng. Riêng người còn sống trở ra hải ngoại dù vẫn tiếp tục chống cộng quyết liệt nhưng vẫn bị “phe ta” do tin lời kẻ gian nên xúc phạm là “đại bịp”, hoặc nguyền rủa người đã hy sinh là “tội đồ dân tộc”. Còn gì tàn độc và phủ phàng hơn?
Có người thích làm lãnh đạo người khác để đấu tranh hay chống cộng, nhưng chính họ còn không biết rõ thằng VC gian manh cở nào, tàn ác ra sao… Cho nên họ rớ đế đâu là hư đến đó. Theo tôi, bất cứ ai muốn lãnh đạo người khác thì phải thật sự có bản lãnh và có lòng bao dung chứ không phải chờ có ai nghịch ý với mình là cứ “bung dao” để triệt hạ, tìm cách loại bỏ hay khai trừ hằng loạt để chứng tỏ mình có sức mạnh “cách mạng” giống như tụi VC dùng để triệt hạ nhau. Người ta cứ nhìn hình ảnh bạc bẽo, thiếu thủy chung mà mình đối xử với anh chị em từng “sống chết” với mình, thì làm sao người ta có thể an tâm cộng tác hay ủng hộ mình? Khả năng cở đó, đạo đức chỉ như vậy thì thử hỏi đến chừng nào mới có thể thu phục được nhân tâm mà cùng “giải phóng” Việt Nam, hay xây dựng đất nước?
Kết luận:Người đời có câu "chẳng có cái dại nào giống cái dại nào" dù vậy người ta cũng phải thận trọng để mình không bị kẻ thù hay kẻ gian lừa mình muôn đời. Người ta có thể "ngu" một lần hay vài lần chứ không thể ngu triền miên. Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện đã có những lời tự trách qua bài Thơ "Mỗi lầm lỡ" thật xứng đáng cho những nạn nhân VC chú ý:
Cuộc đời tôi có nhiều lầm lẫn
Lầm nơi, lầm lúc, lầm người
Nhưng cái lầm to uổng phí cả đời
Là đã ngốc nghe và tin Cộng sản!
Cụ Nguyễn Văn Thiệu, cựu Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa đã nói một câu để đời: “Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”. Nhiều người đã tin cộng sản để rồi nước mất nhà tan. Nay nếu ai còn tiếp tục tin bọn VC và bọn Việt gian thân cộng thì coi chừng sẽ có ngày phải đấm ngực than thân trách phận, hay dậm cẳng kêu trời và trách tại sao “Trời” lại ở quá xa?
Huỳnh Quốc Bình
P.O. Box20361
Salem, OR 97307. USA
(503) 949-8752
Email: huynhquocbinh@yahoo.com
www.huynhquocbinh.com
http://huynhquocbinh.com/?q=node/91
Posted by sontrung at 2:02 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 362
TÔ HẢI * ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN
CÀNG HUÊNH HOANG BỐC PHÉT VỀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN, CÀNG KHƠI DẬY NỖI ĐAU VÀ LÒNG HẬN THÙ
Posted by adminbasam on 23/04/2015
Nhật ký mở lần thứ 137
Tô Hải
23-04-2015
2- Tại sao cái bộ máy tuyên truyền khổng lồ độc tôn của họ đã lờ đi cái kết thúc bi thảm của cuộc chiến có thật ở Xuân Lộc mà thay thế bằng một kết thúc “cực kỳ hoành tráng” nhưng chẳng có bao giờ! Đó là “đôn lên” tận trời xanh CUỘC TIẾN CÔNG NHƯ VŨ BÃO VÀO DINH LŨY, HANG Ổ CUỐI CÙNG CỦA BỌN NGỤY QUÂN NGỤY QUYỀN mà hình ảnh chiếc xe tăng T59 (ảnh) húc đổ cánh cổng sắt của cái hang ổ ấy, chẳng có một “thằng địch” nào canh gác, không ai ngăn cản, không ai giơ tay hàng, năm nào vẫn cũng được phóng lên báo chí, màn hình to nhỏ cứ như cảnh 16 sư đoàn quân Liên Xô tiến chiếm Reichtag của Hitler trong phim “Công phá Bá Linh” đã chiếu nát bét từ nhiều năm ở miền Bắc!
Vẫn là: những “sự thật cần biết” thì bị giấu biến!
Vẫn là: những sự thật không hề có thì được phóng đại, thêu dệt hết lời!
– TẤT CẢ NHỮNG AI LÀ CÔNG DÂN (TRUNG THÀNH THIỆT HAY… GIẢ VỜ) Ở CÁI NƯỚC XHCN DUY NHẤT TRÊN THẾ GIỚI NÀY, NẾU KHÔNG BIẾT GÌ ĐẾN INTERNET ĐỀU LÀ NẠN NHÂN CỦA SỰ BỊP BỢM CÓ HỆ THỐNG CỦA NHỮNG KẺ ĐANG NẮM QUYỀN UY COI DÂN CHỈ LÀ CON GIUN CÁI KIẾN!
– NGAY NHỮNG KẺ NẰM TRONG SỰ THẬT, NẮM BẮT SỰ THẬT, CŨNG KHÔNG MẤY AI VƯỢT QUA ĐƯỢC CÁI HÈN VÀ NỖI SỢ KHI CÓ Ý ĐỒ NÓI LÊN 1/100 SỰ THẬT MÀ MÌNH ĐÃ TRẢI QUA
Cụ thể là: Hơn 30 nhà báo, đạo diễn, quay phim nhiếp ảnh bạn cũ, người quen cũ của tôi, (trừ nhà báo Bùi Tín nay đã tị nạn chính trị ở Pháp”), chưa một ai còn sống mà dám há miệng nói lại cái câu của nhà báo Trần Dũng Tiến, khi ngồi chờ sự bàn giao (hay chấp nhận đầu hàng của chính quyền DVM?) từ sáng sớm 30/4 đã vừa ngán ngẩm, vừa sốt ruột lại… đói meo qua cả 2,3 tiếng đồng hồ chờ đợi quân ta lạc nơi mô không biết thì… “Rầm!” Cổng sắt của Dinh độc Lập đã bị húc đổ sập! Mới đầu không ít người cứ tưởng địch… lại phản công! Ai dè chỉ là hành động… “lấy le” mà ngay sau đó Trần Dũng Tiến đã tổng kết một cách hết sức súc tích: “Đúng là một hành động kiêu binh vừa vô duyên, vô học, vô ích và… rẻ tiền!”
Nhưng cái sự “vô duyên”, “vô ích” đó cứ tồn tại năm này qua năm khác mà không một ai “trong cuộc” dám vạch trần ra cho lấy nửa câu, để đến hôm nay không ít người trong nhóm “nhà báo cách mạng” này đã mang những sự thật đau buồn và nực cười đó theo mình xuống tuyền đài!
Vậy thì: Phải chờ đến bao giờ mới có dịp được công khai gọi đúng tên cái cuộc CHIẾN TRANH TÀN KHỐC MÀ NGƯỜI CỘNG SẢN VN GỌI LÀ GIẢI PHÓNG ĐÂY? (theo đề xuất rất quan trọng của nhà văn cựu đảng viên CSVN Phạm đình Trọng)
Bao giờ mới tới cái ngày, chính những người từng vỗ ngực TA LÀ NGƯỜI CHIẾN THẮNG dám nói ra:
1- ĐỂ CHIẾM ĐƯỢC TOÀN BỘ MIỀN NAM VIỆT NAM, NHỮNG NGƯỜI CỘNG SẢN ĐÃ “THÍ MẠNG” BAO NHIÊU TRIỆU NGƯỜI, CHIẾN THẮNG 30 THÁNG TƯ CÓ THẬT LÀ DỄ NHƯ LẤY KHĂN TAY TRONG TÚI QUẦN RA CHÙI MŨI ĐẾN THẾ KHÔNG? SỰ TRẢ GIÁ CHO CHIẾN THẮNG CỦA CỘNG SẢN CHIẾM ĐƯỢC CẢ MIỀN NAM VIỆT NAM LÀ BAO NHIÊU MẠNG NGƯỜI? AI TRẢ?
2- BAO GIỜ CHÍNH NHỮNG NGƯỜI CÒN SỐNG SÓT THUỘC QUÂN ĐOÀN 2 QĐNDVN, NHỮNG NGƯỜI CÓ MẶT TỪ SÁNG SỚM 30 THÁNG 4 NĂM 1975 TẠI DINH ĐỘC LẬP DÁM NÓI: CUỘC TIẾN ĐÁNH HANG Ổ CUỐI CÙNG CHỈ LÀ… CHUYỆN PHỊA?
Tất cả, tất cả đều phải được lịch sử ghi lại đúng như những gì đã xảy ra trên cái đất nước bất hạnh nhất trong các nước thuộc địa của bọn đế quốc tư bản cách đây cả gần một thế kỷ! Nhưng ai, ai sẽ làm cái chuyện vạch trần toàn bộ những dối trá, những bịp bợm về cuộc chiến tranh mà người cộng sản phát động để chiếm lãnh toàn bô Miền Nam Việt Nam ngày 30 tháng 4 năm 1975?
Và mình lại phải bắt buộc nhắc lại cái nhận định bất di bất dịch từ nhiều năm nay của mình. Đó là:
– KHÔNG BAO GIỜ CÓ ĐƯỢC SỰ THẬT CỦA CUỘC CHIẾN TRANH CHO CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN QUỐC TẾ NÀY CHỪNG NÀO CÁI TỔ CHỨC CỘNG SẢN VN KHÔNG BỊ XÓA SỔ!
– KHÔNG BAO GIỜ CÓ ĐƯỢC SỰ HÒA HỢP TRONG 90 TRIỆU CON HỒNG CHÁU LẠC NẾU NHỮNG KẺ CỘNG SẢN GÂY TỘI ÁC KHÔNG BỊ VẠCH TRẦN VÀ BỊ XÓA SỔ VĨNH VIỄN !
Tô Hải
23-04-2015
Kể từ ngày đi vào con đường bờ-lốc-bờ-liếc, mỗi năm cứ gần đến cái ngày 30 tháng 4, mình đều có bài bộc lộ nỗi buồn, nỗi đau, kể cả sự tức cười của mình về những “chiến thắng như chẻ tre”, “những cuộc tiến đánh, “chiếm lĩnh nơi này, căn cứ nọ của… “Mỹ-Ngụy”, những cuộc “tiến công thần tốc, thần tốc nữa” vô tận hang ổ cuối cùng của “ngụy quân, ngụy quyền”, cứ y… như là có thật vậy!
Không buồn cười sao được khi thấy mấy chú tuyên láo ra lệnh “tán rộng”, “hư cấu” về những chiến thắng chẳng đánh mà thắng, của “quân ta”, đặc biệt là sau sự “bỏ cuộc chơi của một bên” khi phía quân lực VNCH đã buông súng sau… Buôn Mê Thuột thì… Đà nẵng, Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết… có ma nào bắn lại đâu mà cứ vống lên là quân ta “anh dũng tiến thần tốc, đánh thắng nơi này, nơi khác”!
Sự thật “cuộc tháo chạy của một bên này” đã được thế giới ghi chép quá nhiều từ ngay những ngày “quân đội VNCH bị phản bội” đó. Vậy mà, tuyên truyền tự sướng lấy được bất kể là vô lý, vô duyên, đến chết cười, cứ mỗi năm, mỗi được phóng đại thêm mà kẻ đại ngôn nhất trong những bài viết, trong những cuộc phỏng vấn đều, nếu không là mấy ông già tướng, tá lụ khụ, vô tên tuổi ở địa phương thì là mấy chú tiến sỹ, giáo sư, mặt non choẹt, óc chất đầy tài liệu tuyên truyền của “đảng họ, mà khi xảy ra “ngày đại thắng” thì đang còn… mặc quần thủng đít hoặc mới oe oe chào đời!
Đặc biệt, năm nay, kỷ niệm 40 năm, khi ở Trung Ương, người ta đã cố gắng bớt bớt những thứ “xấc xược kiêu binh cộng sản” như “Đánh tan quân xâm lược Đế Quốc Mỹ và bè lũ ngụy quyền tay sai” mà thay bằng các cụm từ có vẻ “lịch sự ngoại rao” hơn như “kỷ niệm 40 năm giải phóng (?) Miền Nam, Thống Nhất đất nước”, thì trái lại ở địa phương, thậm chí cả ở Sài-gòn, người ta vẫn không ngừng cho những tên chả đánh nhau với ai bao giờ, lên tivi tuyên truyền, dạy dỗ, kể công hộ, về “nghệ thuật quân sự của đảng ta” trong cuộc “chiến tranh chống Mỹ cứu nước”! Nghe xong lắm lúc tức hơn bị… bò đá!
Thế là mình lại hăm hở… mở computer, “viết thêm cho rõ” những gì mình đã viết về cái chủ đề 30 tháng 4 này suốt 8 năm qua (*)
Nhưng lần này thì mình cho qua các “nỗi đau 30 năm tay này chém tay kia” mà kẻ gây ra lại là những thằng “con hoang nước Việt” ăn phải bả của mấy thằng Tây khùng, muốn “nhân danh giai cấp vô sản đi giải phóng toàn thể loài người” cho nên đã “lạnh lùng nướng chả” cả triệu con em đất Việt để… “đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc!” (Lê Duẩn)
Mình cũng chả cần cãi với ông Võ văn Kiệt (dù hôm nay ông ta vẫn là “thần tượng lãnh tụ cộng sản tốt” với nhiều vị đảng viên đang đòi hỏi tí chút… rân chủ, nhân quyền) là “Không phải triệu người vui thì có triệu người buồn đâu!” Với tôi thì là chỉ có “triệu người các ông” vui thôi, chứ còn 80 triệu dân tôi, chẳng ai vui được! Khi thấy:
– Giải phóng gì, hòa hợp gì mà cả triệu con người, đa số là trí thức của đối phương mà ông tướng Trà, trong lúc bốc nhằng lỡ nói với tướng Dương văn Minh rằng thì là: “Người Việt chúng ta không ai thắng thua, chỉ có đế quốc Mỹ là thất bại mà thôi” còn in nóng sốt trên khắp các báo… thì lập tức, ngay sau đó, có lệnh của “kẻ to hơn ông Trà” cho gom tất cả cán binh cao cấp bên thua trận, vào các trại cải tạo nơi thâm sơn cùng cốc để chết dần chết mòn vì… “học tập” hoặc có sống sót mà về thì cũng chỉ còn là những tấm thân tàn, ma dại nằm chờ chết? (ngay gia đình mình, “gia đình cách mệnh” như lời ông Trần văn Trà tuyên bố hẳn hoi mà cũng có người phải đi học tập đến cả 11 năm vì trót làm…trung tá – luật sư Tòa án Binh).
– Giải phóng gì hòa hợp gì mà nhà cửa, ruộng vườn, xưởng máy, xí nghiệp của bên “được giải phóng” đều rơi vào tay các ông cán bộ sử dụng cho đến tận ngày nay, (riêng cái giới “văn nghệ cách miệng” chuyên nghề ăn theo, nói leo, ở R ra hay từ miền Bắc vô, từ Liên Sô về, cho đến hôm nay nếu có chuyện kê khai sau này, cũng có thể lên đến 5,7 chục đời lên hương, nhờ được người khác giải phóng miền Nam hộ! Một số đã bán villa sang trọng lấy mấy ngàn cây vàng “di tản” ra ngoại thành sống… khiêm tốn trong một căn hộ loại trung lưu để lỡ sau này có “biến cố không hay” thì… sẽ thoát khỏi cảnh bị trả thù, treo cổ!
– Giải phóng gì, hòa hợp gì mà dân miền Bắc quanh năm xếp hàng kiếm mớ rau, miếng đậu phụ theo tem phiếu, bỗng… “giầu lên” nhờ “nhận họ nhận hàng” từ miền Nam bị Đế Quốc Mỹ kìm kẹp (!) chia xẻ cho cái xe máy, cái tủ lạnh, thậm chí ít “cây vàng” để cơi nới ngôi nhà đã quá sức chứa đến 3,4 thế hệ! Thế mà, chỉ một đêm, có lệnh của bác ĐM (chiến dịch Z 200 hay 500 gì đấy), đều bị “kiểm tra hành chính”, tịch thu tài sản không lý do, lý trấu gì xất!
– Giải phóng gì, hòa hợp gì mà cả nước bỗng trở thành… súc vật ăn bo bo tranh phần của ngựa, lừa nhưng vẫn phải hô to đảng ta vô cùng sáng suốt!
– Và đặc biệt vô nhị là giải phóng gì mà ba, bốn triệu người đều sợ hãi chạy suốt từ Bắc vô Nam rồi từ Việt Nam đi bất cứ nơi nào trên thế giới dù thân xác có làm mồi cho cá mập đại dương còn hơn là làm công dân của một chế độ, mà rồi đây con sẽ đấu cha, vợ đấu chồng, đồng chí đấu nhau, thậm chí bắn giết, chôn sống nhau để “đấu tranh này là trận cuối cùng”, để “bao lợi quyền ắt qua tay mình?!
oOo
Những chuyện, tưởng như sẽ được thời gian lấp vùi dùm này, không ngờ với sự phát triển của Internet lại càng ngày càng bị phanh phui khiến các nhà lãnh đạo to nhất phải có lệnh “màn màn” sự huênh hoang lại kẻo… hố to trong kế sách “hòa nhập với thế giới tư bản” nó đang chẳng chịu giãy nữa để…chết!
Đáng chú ý là năm 2015 này có chuyện lần đầu ông Tổng Trọng đưa ra con số 160.000 đảng viên của ông ấy, đã hy sinh cho 2 cuộc Kháng Chiến, nhân kỷ niệm 83 năm (chả biết có ai dám làm chứng không?) thành lập Đảng Cộng sản VN của họ!
Ngay sau đó, ngày 07/04/2015, ông thủ Dũng cũng lần đầu công khai con số 16.000 chiến sỹ (không phân biệt đảng viên hay “bạch vệ” hy sinh (3.000 mất xác cho đến nay chưa tìm được) khi ông tiếp đón đoàn “cựu chiến binh thành cổ Quảng Trị còn sống sót sau 81 ngày đêm chiến đấu rồi… rút! (nhưng vẫn chiến thắng oanh liệt, huy hoàng vì đã góp công cho mấy ông bà đàm phán thắng lợi ở Hội nghị Paris?)
Thôi thì, cứ cho là các ông ấy “phịa” ra để “kể công” với dân đi nhưng chí ít họ cũng phải công nhận là “quân ta” có chết (và chết nhiều chứ chẳng phải chết ít đâu), là “chúng tôi cùng các anh” đã “hy sinh cực kỳ to lớn” cho sự nghiệp “cộng sản hóa đất nước” của họ! Và… vì sự nghiệp của đảng họ thì “10 Ta”, đổi lấy “1 Nó” nào có ý nghĩa gì! Sao không thể gọi là đại thắng được cơ chứ?
Chỉ có điều khi chiến thắng tới mức “100 ta”, “1.000 ta” đổi lấy “1 nó” thì sáng tạo ra chiến thắng” quả là… hơi bị khó! Vậy thì nên giấu biến, lờ tịt nó đi là thượng sách.
Chính đây là trường hợp “tấn công đến tận hang ổ cuối cùng của Mỹ Ngụy” mà chẳng ai bị sứt mẻ đến một chân tơ kẽ tóc (!) rồi cứ lải nhải mãi cái chuyện: “xe tăng ta húc đổ cổng dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền bắt sống nội các Dương văn Minh” suốt 40 năm thì… quả là vừa dại lại vừa ngu! Đại tiên sư ngu, tổ tiên sư ngu!
Và đây chính là hai vấn đề lâu nay còn óc ách trong tim, trong óc mình mà năm nay, nhân 40 năm thắc mắc để bụng, mình đã cất công tìm hiểu để biết thêm một loạt vấn đề, mong có một sự đóng góp khác tí chút cùng mọi người cái chủ đề nên có hay không 30 tháng 4!?
Đó là:
1- Sự lờ đi cái “bước chân thần tốc của quân ta” (vì không phải bị đánh nhau với bất cứ 1 đội quân nào!) bỗng… vì sao đến “Cánh cửa thép Xuân Lộc” lại bị “chôn chân” gần nửa tháng trời, dù chỉ còn cách Dinh Độc Lập chỉ có một ngày trên đà “tiến quân như…vũ bão”? Có ai dám bắt chước ông Trọng, ông Dũng nói lên một chút sự thật về cái vụ chạm trán trực diện giữa quân đội Bắc Việt với sự “phẫn nộ cuối cùng của một quân đội anh hùng bị phản bội”? (ảnh 4) Có ai dám nói lên sự trả đũa, khốc liệt bằng 2 quả bom Daisy Cut (còn gọi là bom “tiểu nguyên tử” hoặc “bom con heo”) đã biến bao nhiêu chú lính trẻ miền Bắc vừa rời ghế trường phổ thông, chưa một ngày tập quân sự đã được lùa hết lên tầu, lên các đoàn Molotova “đuổi theo quân địch” và rồi đã bị biến thành tro bụi hết cả, khi đang tập kết ở cuối quốc lộ 20, ngã ba Dầu Giây, khi trên môi vừa thoát ra câu ca tưởng chừng sẽ “át tiếng bom”: “Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù”?
Theo những con số có được từ các nhân chứng, tướng tá còn sống “phía bên kia”, khi nói về cái sự “trả thù không mong muốn” này, mình đã phát rợn người về những thông số: Bom Daisy Cut (gọi nhầm là CBU) có trọng lượng 7 tấn, mang mỗi trái 15.000 cân Anh thuốc nổ TNT, khả năng tàn phá tới 3 dặm vuông, chuyên dùng để tạo một nơi đậu tạm thời cho máy bay… Và mình bỗng thấy thương cho những đoàn xe chở đầy lính mới tò te, miệng hát đến hết hơi “Giải phóng miền Nam chúng ta cùng quyết tiến bước” đã bị “bốc hơi” hết trên đường tiến quân “như vũ bão” về nơi mà chỉ còn 80 cây số nữa là có thể đánh dấu chấm hết chiến tranh, lập nên chiến công ở một thời khắc mà ai cũng muốn được ghi tên mình là người đầu tiên bước vào: Dinh Độc Lập hang ổ cuối cùng, bộ chỉ huy của “kẻ thù “!
Không nhiều người được biết rõ về cái bộ mặt ghê gớm của con quỷ chiến tranh hung ác, với hàm răng nanh lòng thòng máu đỏ và da thịt người, nó đã thật sự ăn sống nuốt tươi suốt 11 ngày, có chết chóc, có đổ máu thật sự trên mảnh đất có tên là “cánh cửa thép” Xuân Lộc này!
Về phía tự coi là đã đánh thắng Mỹ Ngụy và tay sai thì, ngoài một vài mẩu tin ngắn từ những ngày 9 đến 20/4/75 qua cuộc chiến đấu anh dũng cực kỳ của quân ta ở Xuân Lộc, kết thúc bằng một bản lên án Đế Quốc Mỹ đã phá hoại hiệp nghị Paris bằng cách “lại xử dụng bom B52 ở VN (?) rồi… im bặt cho đến nay thì… Xuân Lộc vẫn mãi mãi là một cuộc đọ sức thực sự như đã chưa từng xảy ra bao giờ!2- Tại sao cái bộ máy tuyên truyền khổng lồ độc tôn của họ đã lờ đi cái kết thúc bi thảm của cuộc chiến có thật ở Xuân Lộc mà thay thế bằng một kết thúc “cực kỳ hoành tráng” nhưng chẳng có bao giờ! Đó là “đôn lên” tận trời xanh CUỘC TIẾN CÔNG NHƯ VŨ BÃO VÀO DINH LŨY, HANG Ổ CUỐI CÙNG CỦA BỌN NGỤY QUÂN NGỤY QUYỀN mà hình ảnh chiếc xe tăng T59 (ảnh) húc đổ cánh cổng sắt của cái hang ổ ấy, chẳng có một “thằng địch” nào canh gác, không ai ngăn cản, không ai giơ tay hàng, năm nào vẫn cũng được phóng lên báo chí, màn hình to nhỏ cứ như cảnh 16 sư đoàn quân Liên Xô tiến chiếm Reichtag của Hitler trong phim “Công phá Bá Linh” đã chiếu nát bét từ nhiều năm ở miền Bắc!
Vẫn là: những “sự thật cần biết” thì bị giấu biến!
Vẫn là: những sự thật không hề có thì được phóng đại, thêu dệt hết lời!
oOo
Là một người luôn khổ sở vì thấy mình bị bịp, bị coi thường, nên mình đã để cả tháng để đi tìm đọc từ sách ta đến sách Tây, từ những tài liệu, những video clip, những hồi ký, lý luận của cả chục nhà báo, ký giả, tướng, tá có tên tuổi “phía bên kia” để hiểu thêm nhiều điều, để “vỡ lẽ” ra cái chuyện:– TẤT CẢ NHỮNG AI LÀ CÔNG DÂN (TRUNG THÀNH THIỆT HAY… GIẢ VỜ) Ở CÁI NƯỚC XHCN DUY NHẤT TRÊN THẾ GIỚI NÀY, NẾU KHÔNG BIẾT GÌ ĐẾN INTERNET ĐỀU LÀ NẠN NHÂN CỦA SỰ BỊP BỢM CÓ HỆ THỐNG CỦA NHỮNG KẺ ĐANG NẮM QUYỀN UY COI DÂN CHỈ LÀ CON GIUN CÁI KIẾN!
– NGAY NHỮNG KẺ NẰM TRONG SỰ THẬT, NẮM BẮT SỰ THẬT, CŨNG KHÔNG MẤY AI VƯỢT QUA ĐƯỢC CÁI HÈN VÀ NỖI SỢ KHI CÓ Ý ĐỒ NÓI LÊN 1/100 SỰ THẬT MÀ MÌNH ĐÃ TRẢI QUA
Cụ thể là: Hơn 30 nhà báo, đạo diễn, quay phim nhiếp ảnh bạn cũ, người quen cũ của tôi, (trừ nhà báo Bùi Tín nay đã tị nạn chính trị ở Pháp”), chưa một ai còn sống mà dám há miệng nói lại cái câu của nhà báo Trần Dũng Tiến, khi ngồi chờ sự bàn giao (hay chấp nhận đầu hàng của chính quyền DVM?) từ sáng sớm 30/4 đã vừa ngán ngẩm, vừa sốt ruột lại… đói meo qua cả 2,3 tiếng đồng hồ chờ đợi quân ta lạc nơi mô không biết thì… “Rầm!” Cổng sắt của Dinh độc Lập đã bị húc đổ sập! Mới đầu không ít người cứ tưởng địch… lại phản công! Ai dè chỉ là hành động… “lấy le” mà ngay sau đó Trần Dũng Tiến đã tổng kết một cách hết sức súc tích: “Đúng là một hành động kiêu binh vừa vô duyên, vô học, vô ích và… rẻ tiền!”
Nhưng cái sự “vô duyên”, “vô ích” đó cứ tồn tại năm này qua năm khác mà không một ai “trong cuộc” dám vạch trần ra cho lấy nửa câu, để đến hôm nay không ít người trong nhóm “nhà báo cách mạng” này đã mang những sự thật đau buồn và nực cười đó theo mình xuống tuyền đài!
Vậy thì: Phải chờ đến bao giờ mới có dịp được công khai gọi đúng tên cái cuộc CHIẾN TRANH TÀN KHỐC MÀ NGƯỜI CỘNG SẢN VN GỌI LÀ GIẢI PHÓNG ĐÂY? (theo đề xuất rất quan trọng của nhà văn cựu đảng viên CSVN Phạm đình Trọng)
Bao giờ mới tới cái ngày, chính những người từng vỗ ngực TA LÀ NGƯỜI CHIẾN THẮNG dám nói ra:
1- ĐỂ CHIẾM ĐƯỢC TOÀN BỘ MIỀN NAM VIỆT NAM, NHỮNG NGƯỜI CỘNG SẢN ĐÃ “THÍ MẠNG” BAO NHIÊU TRIỆU NGƯỜI, CHIẾN THẮNG 30 THÁNG TƯ CÓ THẬT LÀ DỄ NHƯ LẤY KHĂN TAY TRONG TÚI QUẦN RA CHÙI MŨI ĐẾN THẾ KHÔNG? SỰ TRẢ GIÁ CHO CHIẾN THẮNG CỦA CỘNG SẢN CHIẾM ĐƯỢC CẢ MIỀN NAM VIỆT NAM LÀ BAO NHIÊU MẠNG NGƯỜI? AI TRẢ?
2- BAO GIỜ CHÍNH NHỮNG NGƯỜI CÒN SỐNG SÓT THUỘC QUÂN ĐOÀN 2 QĐNDVN, NHỮNG NGƯỜI CÓ MẶT TỪ SÁNG SỚM 30 THÁNG 4 NĂM 1975 TẠI DINH ĐỘC LẬP DÁM NÓI: CUỘC TIẾN ĐÁNH HANG Ổ CUỐI CÙNG CHỈ LÀ… CHUYỆN PHỊA?
Tất cả, tất cả đều phải được lịch sử ghi lại đúng như những gì đã xảy ra trên cái đất nước bất hạnh nhất trong các nước thuộc địa của bọn đế quốc tư bản cách đây cả gần một thế kỷ! Nhưng ai, ai sẽ làm cái chuyện vạch trần toàn bộ những dối trá, những bịp bợm về cuộc chiến tranh mà người cộng sản phát động để chiếm lãnh toàn bô Miền Nam Việt Nam ngày 30 tháng 4 năm 1975?
Và mình lại phải bắt buộc nhắc lại cái nhận định bất di bất dịch từ nhiều năm nay của mình. Đó là:
– KHÔNG BAO GIỜ CÓ ĐƯỢC SỰ THẬT CỦA CUỘC CHIẾN TRANH CHO CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN QUỐC TẾ NÀY CHỪNG NÀO CÁI TỔ CHỨC CỘNG SẢN VN KHÔNG BỊ XÓA SỔ!
– KHÔNG BAO GIỜ CÓ ĐƯỢC SỰ HÒA HỢP TRONG 90 TRIỆU CON HỒNG CHÁU LẠC NẾU NHỮNG KẺ CỘNG SẢN GÂY TỘI ÁC KHÔNG BỊ VẠCH TRẦN VÀ BỊ XÓA SỔ VĨNH VIỄN !
Và mình lại xin đóng góp sức mình trong bài viết có tên: CÀNG HUÊNH HOANG BỐC PHÉT VÊ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN, CÀNG KHƠI DẬY NỖI ĐAU VÀ LÒNG HẬN THÙ là như rứa đấy!
(*) Để tìm hiểu thêm cái sự “ngừng bước chân thần tốc” hãy gõ vào google mấy chữ “Trận chiến Xuân Lộc” để mà … phát hoảng về cả triệu thông tin mà sau đây là một đường link mà mình muốn giúp các bạn trẻ, không có nhiều thời giờ “bám mạng” như mình: Có phải là Huyền Thoại …: 17.04.1975: Trận Chiến Xuân Lộc
Ảnh 1: Tiến đánh như trẻ tre hay như… trẻ con chơi đùa vậy?
Ảnh 2: Giải phóng cho mấy anh khỏi kiếp sống làm người dân nước….tư bản bóc lột
Ảnh 3: xin lạy các ông cả nón, chúng tôi không muốn được “giải phóng”!
Ảnh 4: Đây! nơi có đánh nhau thật sự, nơi đã có trên 10.000 người trở thành tro bụi bởi 2 quả bom Daisy Cut
Ảnh 5: Xe tăng nào là xe tăng “huyền thoại” mà nơi nào cũng có để triển lãm thành tích húc đổ dinh lũy, hang ổ cuối cùng của ngụy quân ngụy quyền nhỉ? Hiện nay đang có 4 chiếc trùng số khắp 2 miền!?
HỒ CHÍ MINH LÀ HỒ TẬP CHƯƠNG
Thất bại đầu tiên của cộng sản VN Cộng Sản Việt Nam mới đành phải công nhận: Hồ Chí Minh là Thiếu tá Hồ Quang của Quân đội Trung Cộng, một người Tàu. Đó là một sự xấu hỗ và thất bại to lớn đầu tiên của đảng Cộng Sản Việt Nam. Ngôi nhà mồ lớn nhất Việt Nam nằm tại Ba Đình Hà Nội (được gọi là lăng HCM), chính là ngôi nhà mồ tôn thơ Hồ Tập Chương một tay gián điệp hoàn hảo nhất của Trung Cộng, điều này hàm nghĩa rằng cộng sản VN đang tôn thờ Trung Cộng và đảng cộng sản VN đã thần thánh hoá một nhân vật gián điệp Trung Cộng và ngày nay có nhiều đảng viên đang tôn thờ xùng bái một người Tầu (một gián điệp Tầu cộng) đã bán nuớc VN cho Trung cộng, điều này đồng nghĩa rằng Cộng Sản VN chính là kẻ bán nước hại dân. Những người cộng sản nếu còn có dòng máu Việt và trái tim Việt Nam đang tuôn chảy trong tình tự của dân tộc Việt Nam thì hay mau thức tỉnh và cùng đứng về phía người dân để lật độ chính quyền Cộng Sàn độc tài đảng trị tại VN. Thất bại đầu tiên của Cộng Sản Thứ Ba, 21 tháng Tư năm 2015 03:37Tác Giả: Thẩm phán Phạm Đình Hưng
PHỤ LỤC Dành cho Diễn Đàn Thế Kỷ Hình Hồ Chí Minh trong quân phục Giải Phóng Quân Trung Cộng (được trưng bầy trong viện bảo tàng ở Hà Nội)
Nhân dịp Tết Ất Mùi, đảng Cộng Sản Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 85 năm thành lập đảng để phô trương các “thành tích” vĩ đại. Để đánh giá đúng đắn các “thành tích” của đảng Cộng Sản Việt Nam, chúng ta cần phải xét duyệt trước tiên quá trình thành lập tổ chức nầy.
Nói chung, ngoài việc cướp đoạt chánh quyền một cách bất hợp pháp bằng bạo lực cách mạng để được thụ hưởng giàu sang phú quý với một nếp sống xa hoa vương giả như vua chúa dưới thời phong kiến, đảng Cộng Sản Việt Nam đã gặt hái nhiều thất bại hơn thành công. Ngược dòng lịch sử cận đại, người Việt trong và ngoài nước hãy khách quan và trung thực tìm hiểu giai đoạn thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam dày đặc dối trá.
Thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam
Ai thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam?
Chính Đệ tam Quốc tế Cộng sản đã chủ trương, tài trợ và thành lập đảng Cộng sản Việt Nam sau khi cho ra đời đảng Cộng Sản Pháp năm 1920 tại Tours và đảng Cộng Sản Trung Quốc năm 1921 tại Thượng Hải để bành trướng chủ nghĩa cộng sản tại Tây Âu và Á châu. Theo chỉ thị của Tổng Bí thư đảng Cộng Sản Liên Xô Josef Stalin, Nguyễn Tất Thành, bí danh Nguyễn Ái Quốc (bút danh chung của Nhóm Ngũ Long tại Paris) từ Thái Lan đến Quảng Châu rồi qua Hong Kong tham dự việc thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam ngày 3-2-1930 tại một sân đá banh.
Tham dự buổi họp thành lập Đảng có 6 người Việt (Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Trình Đình Cữu, Nguyễn Đức Cảnh, Lê Hồng Sơn và Lê Tán Anh) và một đại biểu Quốc tế Cộng sản. Tài liệu cộng sản Việt Nam không nói tên của người đại biểu Quốc tế Cộng sản nhưng các tư liệu tham khảo cho biết nhân vật ngoại quốc nầy tên Hồ Tập Chương, phái viên Cục Đông phương Quốc tế Cộng sản. Nguyễn Ái Quốc và Hồ Tập Chương đều là cán bộ của Cộng sản Quốc tế , thành viên Ban Trù bị thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam.
Nguyễn Ái Quốc và Hồ Tập Chương đã từng làm việc chung với nhau từ năm 1929 đến khi cả hai bị bắt giam năm 1931:Nguyễn Ái Quốc bị Cảnh Sát Anh bắt giam tại Hong Kong, Hồ Tập Chương bị Trung Hoa Quốc Dân Đảng bắt giữ tại Quảng Châu, một thành phố lớn của tỉnh Quảng Đông.
Hồ Tập Chương là ai?
Hồ Tập Chương là người sắc tộc Hakka (Hẹ) sanh năm 1903 tại Miêu Lật, địa khu Đồng La, đảo Đài Loan.
Tốt nghiệp Đại học Công nghiệp Đài Bắc, Hồ Tập Chương là một người uyên bác Hán văn, nói lưu loát tiếng Quảng Đông và tiếng Hẹ, thông thạo Nhật ngữ và Anh ngữ, yêu thích phiêu lưu,mạo hiểm và vân du giang hồ, có năng khiếu thích ứng với ngành gián điệp.
Năm 1931, sau khi bị Trung Hoa Quốc dân Đảng bắt giữ tại Quảng Châu vì bị tình nghi là cán bộ cộng sản, Hồ Tập Chương đã được Lâm Y Lan, nữ đảng viên cộng sản Trung Quốc dưới quyền của Đào Chú, giải cứu, đưa đến thành phố cảng Hạ Môn, tỉnh Phước Kiến, rồi chuyển về Quảng Tây để khai thác hầm mỏ và hoạt động cho Cộng sản Trung Quốc tại biên giới Hoa-Việt năm 1932. Vì vậy, thành phố Mông Cáy, giáp giới Quảng Tây, rất quen thuộc đối với ông ta.
Kể từ thời điểm nầy, Hồ Tập Chương chấm dứt liên lạc với gia đình, bỏ lại vợ con ở Đài Loan. Hồ Tập Chương kể như thất tung trong thời chiến loạn. Trên một giấy thông hành (passport) có dán ảnh Hồ Tập Chương do Cảnh Sát Anh tịch thu năm 1931 tại nhà của Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tập Chương đổi tên là Hồ Chí Minh.
Năm 1933, sau một thời gian ẩn trú tại Thái Lan, Hồ Tập Chương trở về Hạ Môn, đáp tàu thủy đi Thương Hải trên đường đi Moscow. Tại đây, Hồ tập Chương được Vera Vasilieva, Chủ nhiệm Quốc tế Cộng sản phụ trách Việt Nam, bố trí cho học tập tại Học viện Lenin trong 5 năm (1933-1938) để cải tạo thân phận thành một con người khác. Trong thời gian 5 năm cải tạo tại Moscow, Hồ Tập Chương đã học tiếng Việt và tiếng Pháp, trau dồi Nga ngữ để đóng trọn vai trò của Nguyễn Ái Quốc đã qua đời trong mùa hè năm 1932 vì bịnh lao phổi trầm trọng.
Trở về Trung Quốc
Năm 1938, sau 5 năm học tập cải tạo tại Moscow, Hồ Tập Chương trở về Diên An, căn cứ địa của đảng Cộng Sản Trung Quốc dưới bí danh Hồ Quang. Với quân hàm Thiếu tá, Hồ Quang được phái đến phục vụ trong Tập đoàn quân 18 Bát lộ quân của Thống chế Diệp Kiếm Anh hoạt động trong tỉnh Quảng Tây.
Năm 2014, chánh quyền Trung Quốc công bố một bí mật lịch sử đã được giấu kín trên nửa thế kỷ:
Chủ tịch Hồ Chí Minh của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là Thiếu tá Hồ Quang của Quân Giải Phóng Trung Quốc.
Địa bàn hoạt động của Hồ Tập Chương tức Hồ Quang là tỉnh Quảng Tây. Các thành phố Nam Ninh, Quế Lâm và Liểu Châu của tỉnh Quảng Tây cũng như vùng biên giới Hoa-Việt quá quen thuộc đối với ông ta. Từ Quảng Tây, Hồ Quang được đảng Cộng Sản Trung Quốc đặc phái qua Việt Nam thi hành một sứ mạng đặc biệt 2 năm sau khi từ Moscow trở về Diên An. Để hỗ trợ Hồ Quang hoàn thành nhiệm vụ, đảng Cộng Sản Trung Quốc cung cấp cho ông ta một số võ khí và cán binh bảo vệ cẩn mật hang Pác Bó trong tỉnh Cao Bằng.
Nhưng theo các tài liệu dối trá của đảng Cộng Sản Việt Nam, nhân vật từ Trung Quốc trở về Việt Nam năm 1940 và ẩn trốn trong hang Pác Bó là Nguyễn Ái Quốc. Nhân vật nầy cũng có thói quen thường qua lại biên giới Hoa-Việt để đến tỉnh Quảng Tây. Tại đây, ông ta bị tướng Trương Phát Khuê của Trung Hoa Quốc Dân Đảng bắt giữ năm 1942 vì bị tình nghi là gián điệp cộng sản Tàu. Năm 1943, Nguyễn Ái Quốc được trả tự do và trở về Pác Bó với tên đổi mới là Hồ Chí Minh, tên của Hồ Tập Chương từ năm 1931. Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh tức Nguyễn Ái Quốc là tác giả tập thơ Nhật Ký Trong Tù sáng tác trong thời gian bị tướng Trương Phát Khuê giam cầm tại Quảng Tây (1942-1943)
Vén màn bí mật
Để giải mã một bí ẩn lịch sử đã được giấu kín từ năm 1940, người Việt chúng ta cần phải đặt tin tưởng vào sự xác nhận trên giấy trắng mực đen của chính Chủ tịch Hồ Chí Minh trong một bài viết tháng 1 năm 1949 tựa đề Đảng Ta đăng trên Tạp Chí Sinh Hoạt Nội Bộ dưới bút danh Trần Thắng Lợi, nguyên văn như sau:
“Cuối năm 1929, đồng chí Nguyễn Ái Quốc trở lại Tàu cùng với đại biểu các nhóm khai hội ở Hương Cảng. Trong số 7,8 đại biểu, ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi (tức Hồ Chí Minh), nay chỉ còn đồng chí Hồ Tùng Mậu và Trịnh Đình Cữu, đồng chí Tán Anh (Lê Tán Anh) và vài đồng chí nữa đã oanh liệt hy sinh cho đảng và cho dân tộc lâu trước Cách Mạng tháng 8.” (Xem Hồ Chí Minh Toàn Tập, tập 5, trang 547).
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết ra một sự thật: Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh là hai người khác nhau. Ông ta viết bài Đảng Ta trước khi quyển sách của Trần Dân Tiên (tức Hồ Chí Minh) tựa đề Những Mẫu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch viết bằng Hán văn được in và xuất bản tại Thượng Hải năm 1949, dịch ra tiếng Pháp và xuất bản tại Paris năm 1950, dịch ra tiếng Việt năm 1951 để từ đó đảng Cộng Sản Việt Nam lập luận rằng Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc!
Tại sao quyển sách của Trần Dân Tiên (Hồ Chí Minh) lại viết bằng Hán văn, in và xuất bản trước tiên bên Tàu trong khi Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc, người Việt? Phải chăng quyển sách nầy do một người Tàu (Hồ Tập Chương) viết bằng Hán văn và phải được đảng Cộng Sản Trung Quốc kiểm duyệt trước khi xuất bản tại Thượng Hải năm 1949?
Hơn nữa, Nguyễn Ái Quốc chỉ có trình độ sơ cấp về Hán văn, nhân vật nầy nếu còn sống hoàn toàn không có khả năng viết một quyển sách bằng Hán văn. Mặt khác, nếu Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc, ông ta cũng không có đủ vốn liếng Hán văn để trước tác tập thơ Nhật Ký Trong Tù gồm có 134 bài thơ siêu tuyệt. Nguyễn Ái Quốc cũng không thể thông thạo ngôn ngữ riêng biệt của sắc tộc Hakka.
Trái lại, Hồ Tập Chương rất uyên bác về Hán văn. Trình độ cao của Hồ Tập Chương về Hán văn đã thể hiện rõ rệt trong tập thơ Nhật Ký Trong Tù do ông ta viết trong thời gian lao lý (1942-1943) tại Quảng Tây, sử dụng Hán văn trác tuyệt và các thành ngữ đặc thù của sắc tộc Hakka (Hẹ).
Sau một thời gian dài tuyên truyền gian dối về lý lịch của Hồ Chí Minh, đảng Cộng Sản Việt Nam đã phải công nhận một sự thật lịch sử: Cục Văn Thư và Lưu Trử của Cộng Sản Việt Nam đã chánh thức công bố:
Hồ Chí Minh là Thiếu tá Hồ Quang của Quân Giải Phóng Trung Quốc.
Hồ Chí Minh là ai?: không phải là Nguyễn Ái Quốc – Nguyễn Tất Thành mà là Hồ Tâp Chương người Trung Hoa!
Ngày 01 tháng 7 năm 1955, Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ chiêu hiền đãi "sĩ tử" họ Hồ. Cá tính Hồ Chí Minh từ nhỏ đến già vẫn mê say kịch Nói, Bắc Kinh.
(Veb. Cục Văn thư và Lưu trử Việt Nam)
Nói tóm lại, trong thời gian 3 thập niên từ 1940 (năm Hồ Chí Minh về hang Pác Bó) đến 1969 (năm Hồ Chí Minh qua đời), đảng Cộng Sản Việt Nam đã không phát hiện lãnh tụ tối cao của họ là một người Tàu mà còn tôn vinh người nầy là Cha Già của dân tộc Việt Nam, thờ phượng ông ta tại lăng Ba Đình, trong các chùa chiền và tư gia của đồng bào trong nước. Đến ngày nay, Cộng Sản Việt Nam mới đành phải công nhận: Hồ Chí Minh là Thiếu tá Hồ Quang của Quân đội Trung Cộng, một người Tàu. Đó là một sự xấu hỗ và thất bại to lớn đầu tiên của đảng Cộng Sản Việt Nam.
Mùa Xuân California, 2015
Thẩm phán Phạm Đình Hưng
NHẬT BẢN VÀ NEPAL
CHUYỆN LẠ NHẬT BẢN: CHỈ TRONG ĐÊM TỪ ĐÁY BIỂN MỌC LÊN MỘT PHẦN ĐẢO DÀI 500M x RỘNG 30.8M x CAO 20M
Monday, April 27, 2015
Khu đất mới nổi lên trong đêm Thứ Bảy 25-4-2015 tại đảo Hokkaido Nhaật Bản |
Địa điển khu đất nổi lên từ đáy biển |
VietPress USA (27-4-2015): Trung Quốc phải mất nhiều tháng mới hút đủ cát bồi lên dãi đá ngầm ở Trường Sa để xây đường băng cho một phi trường trên Biển Đông mà csVN đã lỡ cống nạp qua Công hàm bán nước do Phạm Văn Đồng ký năm 1958 công nhận Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông của VNCH là thuộc về Trung Quốc!
Trong khi đó, Nhật Bản là nước nhỏ nhưng đang đối đầu quyết liệt với Trung Quốc để bảo vệ đảo Senkaku mà Trung Quốc đòi xâm lược cho rằng đó là đảo Điếu Ngư của thời ông tổ tiên nhà "Háng" truyền lại... nên đã được thiên nhiên giúp cho chỉ trong một đêm Thứ Bảy 25-4-2015, tự dưng một dãi đất liên từ đáy biển dâng cao có chiều dài 1,000 đến 1,640 ft (308.8m - 499.872m), chiều rộng 100 feet (30.88m) và cao khỏi mặt biển 60 feet (18.288m).
Khu đất mới bồi đắp trong đêm Thứ Bảy 25-4-2015 sau vụ động đất ở Nepal |
Chuyện lạ lùng nầy vừa xảy ra vào tối Thứ Bảy sau khi có vụ động đất 7.8 độ Richter tại thủ đô Kathmandu của Nepal là trên 3,700 người chết, 6,500 người bị thương và trên 1,000 du khách ngoại quốc đóng trại du lịch leo núi tại núi tuyết Everest đã bị lở tuyết vùi lấp đến nay vẫn chưa tìm ra xác!
Khiông biết có phải do địa chấn xảy ra trong lòng trái đất sau khi núi lửa Calbuco nổ lớn phun cao trên 6 dặm ở miền nam Chile vào ngày Thứ Tư 22-4-2015 và kéo dài đến Thứ Bảy 25-4-2015 để phải di chuyển hằng ngàn cư dân ra khỏi vùng bị tro tàn và phún xuất thạch phủ đầy.. Rồi tiếp đến là động đất 7.8 độ Richter tại Nepal làm chết nhiều người qua các lân bang Ấn Độ, Bangladesh, Tây Tạng... và các dư chấn ngầm trong lòng trái đất đã chuyển động khiến đất dưới đáy biển bị lồi cao lên khỏi mặt nước biển để bồi đắp cho bán đảo Shiretoko Peninsula gần thị trấn Rausu ở mạn đông của Hokkaido của Nhật Bản một dãi đất đầy những loại đá đủ hình dáng.
Dân địa phương trên bán đảo Rausu tò mò kéo nhau ra quan sát khu đất mới nổi lên
Những loại rong tảo dfưới đáy biển nay được đẩy cao lên khỏi mặt nước gần 20m đã nối phần đất mới nổi nầy với phần thềm của đảo Hokkaido của Nhật. Các nhà địa chất cho rằng có thể khi núi lửaphun trào ở Chile, đã tạo chuyển động trong lòng đất và làm bùng nổ vụ động đất tại Nepal; đồng thời gây là cảnh đất chuồi ở thềm lục địa của Nhật phía mạn đông của đảo Hokkaido. Một số chuyên viên nghiên cứu về địa chất đã tìm thấy có nhiều mẫu đá rất quý trong số đất đá từ dưới lòng biển dâng cao chỉ trong một đêm.
Hình ảnh của Drone thu hình quay các phim và các nhà khoa họctin rằng hiện tượng đất chuồi đã tạo ra cả một mõn đất rộng lớn vào cao nầy chỉ trong đêm mà không gây ra biến cố gì. Người ta tin rằng có thể do các khối băng hà tan chảy nên đã làm cho một phần đất lâu nay nhận chìn dưới nước biển, nay bị lệch chuyển lên trên và tạo ra đất chuồi như thế.
Một chuyên gia nghiên cứu của chính phủ Nhật đã bay trên khu đất mới nỗi nầy đã cho báo Hokkaido Shimbun biềt rằng chiều dài khoảng 1,000 đến 1,640 ft (308.8m - 499.872m) và rộng khoảng trên 100ft (30.88m). Vụ đất nỗi cao lên như thế đã làm cho dân chúng địa phương rất ngạc nhiên thích thú vì họ không bao giờ nghĩ được rằng chỉ một đêm mà có được cả một bãi đất rộng lớn như thế. Dân chúng đã bước lên khu đất mới nầy và tò mò quan sát mọi thứ. Ông Katsuhiro Tanaka, Chủ tịch Hiệp Hội Nghề Cá tại Rausu nói rằng dân chúng không hề nghe bất cứ một tiếng động nào trong đêm liên quan đến hiện tượng đấtdâng lên nầy. Thật là thú vị.. Trời làm thì chuyện gì cũng có thể, chỉ trong nháy mắt.
|
Hạnh Dương, dịch.www.vietpressusa.com
PHỎNG VẤN ĐIẾU CÀY
Blogger Điếu Cày trả lời RFA ngay sau khi gặp TT Obama tại Nhà Trắng
Tù nhân lương tâm Điếu Cày Nguyễn Văn Hải vào sáng ngày 1/5/2015 đã có vinh dự đến Nhà Trắng ở Thủ đô Washington cùng hai nhà báo Nga và Ethiopia thảo luận bàn tròn với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama về tình trạng tự do báo chí cũng như các vấn đề dân chủ nhân quyền. Ngay sau khi rời Nhà Trắng, Blogger Điếu Cày đã dành cho phóng viên Nam Nguyên cuộc phỏng vấn đặc biệt tại trụ sở RFA.
Nam Nguyên: Trước hết thay mặt quí khán thính giả của Đài Á Châu Tự Do xin cảm ơn tù nhân lương tâm Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Thưa ông chuyến trở lại Washington lần này của ông thật nhiều ý nghĩa, cách đây 3 năm Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã nhắc tới ông trong diễn từ nhân ngày Quốc tế Tự do báo chí…dẫn tới việc ông được ra khỏi nhà tù và sang Mỹ. Hôm nay ngày 1/5/2015 ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đã được dự buổi hội luận báo chí cùng Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại Tòa Bạch Ốc. Thưa ông có thể chia sẻ cho khán thính giả đài ACTD về sự kiện đặc biệt hiếm có vừa nêu.
Điếu Cày: Thưa anh Nam Nguyên thưa quí vị khán thính giả, đây cũng là nỗ lực không ngừng nghỉ của Tổng thống Obama cũng như của Chính phủ Hoa Kỳ đã đưa tôi ra khỏi nhà tù và được sang Hoa Kỳ. Lần này gặp Tổng thống thì Tổng thống có thảo luận với ba nhà báo về vấn đề tự do báo chí quốc tế, trong đó có tôi và một nhà báo của Nga cùng 1 nhà báo của Ethiopia. Lần gặp này thì tôi cũng gởi lời tri ân sâu sắc đến Tổng thống và Chính phủ Hoa Kỳ đã quan tâm và nhờ thế tôi đã được tự do và ra khỏi nhà tù. Ngày hôm nay tôi cũng trình bày với Tổng thống về những vấn đề tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam và vấn đề tù nhân lương tâm, sau đó thì tôi cũng đưa ra một danh sách những bạn bè cần được Tổng thống quan tâm giúp đỡ.
Nam Nguyên: Ông có thấy có sự trùng hợp nào hay không, khi TT Hoa Kỳ gặp gỡ ông cũng đúng vào dịp Quốc tế Tự do báo chí và Việt Nam thì vừa bị Ủy hội Hoa Kỳ vê Tự do tôn giáo quốc tế đề nghị đưa trở lại vào danh sách quốc gia cần đặc biệt quan tâm. Sự trùng hợp này theo ông có mang ý nghĩa gì đặc biệt ?
Điếu Cày: Tôi nghĩ rằng, đầu tiên Tổng thống cũng như Chính phủ Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm tới tự do báo chí cũng như tự do tôn giáo ở Việt Nam. Mới cách đây hai ngày vào sáng 28 tôi có gặp Thượng Nghị sĩ Durbin (*nhân vật thứ nhì trong đảng Dân Chủ) và trong buổi gặp này tôi cũng có trình bày tự do báo chí tự do ngôn luận và một số vấn đề liên quan đến tù nhân lương tâm; thì cùng trong ngày Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lên tiếng yêu cầu Chính phủ Việt Nam phải thả ngay tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần, đó là một trong những thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do chúng tôi. Hôm nay khi tôi gặp Tổng thống Hoa Kỳ thì tôi cũng không biết rằng những chuyện này có trùng hợp với nhau hay không. Nhưng mà đó cũng là những điều mà bạn bè và anh em trong nước rất mong muốn và những nỗ lực của anh chị em trong nước cũng như của cộng đồng với Câu lạc bộ Nhà báo Tự do nó đã có những kết quả nhất định.
Nam Nguyên: Dạ một vấn đề chúng tôi ghi nhận, sự kiện một tù nhân lương tâm Việt Nam như ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đây…bước thẳng vào Nhà Trắng thảo luận vối Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, đó là một sự kiện rất là đặc biệt và xảy ra trước chuyến đi Hoa Kỳ dự kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và cũng có những lời đồn đoán ông Obama cũng có thể sẽ sang thăm Việt Nam vào cuối năm? Ông nhận định gì, nó có thể mang ý nghĩa gì?
Điếu Cày: Tôi nghĩ rằng đây là thời điểm rất thích hợp và rất quan trọng đối với anh chị em đấu tranh dân chủ ở trong nước, cũng như là anh chị em làm báo ở trong nước là bởi vì trước cuộc gặp đó, chúng tôi trong cuộc gặp ngày hôm nay cũng có đưa ra thỉnh nguyện với Tổng thống là trong cuộc gặp sắp tới Tổng thống nên lưu ý Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng của Việt Nam về vấn đề tự do báo chí, tự do ngôn luận và tù nhân lương tâm và những điều luật mà Việt Nam đang sử dụng để đàn áp tự do báo chí, tự do ngôn luận nên bãi bỏ. Bởi vì nó không phù hợp với những công ước mà Việt Nam đã tham gia ký kết, trong đó Hoa Kỳ và Việt Nam cùng là những thành viên của tổ chức đó.
Nam Nguyên: Cho đến ngày hôm nay thì ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đã từ nhà tù Việt Nam sang Hoa Kỳ được 6 tháng, cuộc đấu tranh cho dân chủ nhân quyền Việt Nam qua không gian mạng như ông từng nói đã thực tế khởi sự chưa. Ông có gặp khó khăn gì không về tình trạng cư trú, phương tiện làm việc….ông có thể chia sẻ với khán thính giả của Đài RFA.
Điếu Cày: Vâng, khó khăn thì bao giờ cũng khó khăn nhất là một tổ chức khi mới thành lập thì gặp vô cùng nhiều khó khăn và chúng tôi nguyện luôn vượt qua những khó khăn đó để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Cụ thể là chúng tôi đã thành lập được Câu lạc bộ Nhà báo tự do ở hải ngoại và đang tiến hành xây dựng trang web cũng như nhiều hoạt động của Câu lạc bộ đang hướng tới cũng là vấn đề thúc đẩy quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận ở trong nước và tìm cách đưa ra những bảo vệ, tìm cách truyền tải thông tin đến các tổ chức quốc tế để bảo vệ anh em làm báo ở trong nước và điều đó như các bạn thấy đến bây giờ chúng tôi đã đạt được những kết quả nhất định. Và chúng tôi cũng mong muốn rằng trong tương lai chúng tôi sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn nữa để hoàn thành những nhiệm vụ mà chúng tôi đang làm. Tất nhiên những khó khăn chúng tôi gặp phải nó cũng là những vấn đề mà rất nhiều những tổ chức khi mới thành lập gặp phải. Tôi mong muốn nhận được sự giúp đỡ, đặc biệt sự giúp đỡ của anh em trong giới truyền thông.
Nam Nguyên: Nhiều khán thính giả của Đài chúng tôi có thắc mắc về tình trạng cư trú của ông ở Hoa Kỳ bây giờ đã được chính thức chưa, cũng như việc cần phải có phương tiện thì ông mới có thể hoạt động được.
Điếu Cày: Vâng, về thủ tục cư trú thì vẫn phải làm thủ tục cư trú như người khác phải làm và tôi nghĩ tôi cũng nhận được sự quan tâm giúp đỡ từ Bộ Ngoại giao và các vị như Thượng Nghị sĩ Durbin vừa rồi cũng đã quan tâm.
Nam Nguyên: Ông từng tuyên bố bản thân đã trở thành một thành viên của cộng đồng người Việt hải ngoại chống cộng và tôn trọng lá cờ vàng biểu tượng của VNCH. Điều này có làm ông mất đi sự ủng hộ của những người hoạt động dân chủ ở Việt Nam, nhưng thiết thân với lá cờ Đỏ hay không. Có sự hòa giải nào đối với những người anh em của ông ở trong nước hay không?
Điếu Cày: Thưa anh Nam Nguyên, câu hỏi này quả thực là rất nhạy cảm nhưng mà có vấn đề cốt lõi là những giá trị dân chủ mà chúng ta theo đuổi, đó là sự tự nguyện tiếp nhận những vấn đề mà như tôi nói về biểu tượng, nếu mà tôi có tiếp nhận lá cờ vàng tôi đã là một phần của cộng đồng ở hải ngoại. Như vậy cũng như những người ở trong nước vẫn còn một số người chấp nhận lá cờ đỏ, thì đấy là sự tiếp nhận của mỗi người mà tôi tôn trọng họ thì họ cũng phải tôn trọng tôi và tôi nghĩ rằng đấy là một trong những vấn đề của dân chủ.
Nam Nguyên: Trước khi kết thúc cuộc phỏng vấn thì xin hỏi ông, cái bảng này là thế nào?
Điếu Cày: Thưa anh mỗi người đến (Nhà Trắng) tham dự đều có một cái bảng tên trước chổ ngồi, Nhà Trắng đã quyết định gọi tôi là Điếu Cày (cười)
Nam Nguyên: Hình như ông ngồi ngay bên cạnh Tổng thống Barack Obama?
Điếu Cày: Vâng tôi ngồi bên phải Tổng thống và nhà báo Ethiopia ngồi bên trái còn nhà báo Nga thì ngồi đối diện.
Nam Nguyên: Tổng thống có nói điều gì riêng với ông Điếu Cày không?
Điếu Cày: Tôi có nói với Tổng thống là ở Việt Nam rất nhiều người ngưỡng mộ Tổng thống, nhất là các bạn trẻ Việt Nam và tôi cũng là người ngưỡng mộ Tổng thống và tôi ngưỡng mộ Tổng thống vì cái tác phong nhanh nhẹn năng động của ông ấy và đặc biệt là việc Tổng thống sử dụng truyền thông rất tốt trên các mạng xã hội và đó là điều tôi ngưỡng mộ. Tôi muốn Tổng thống gởi một thông điệp đến các bạn trẻ bên Việt Nam. Tổng thống có nói riêng với tôi rằng: ‘Tôi hứa với ông rằng trong chuyến đi Việt Nam sắp tới tôi sẽ có thông điệp tới các bạn trẻ Việt Nam.”
Nam Nguyên: Một lần nữa thay mặt quí khán thính giả của Đài Á Châu Tự Do xin cảm ơn tù nhân lương tâm Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đã đến Đài RFA để trả lời phỏng vấn ngày hôm nay.
Điếu Cày: Xin cảm ơn anh Nam Nguyên và cảm ơn quí vị khán thính giả.
Blogger Điếu Cày: Từ nhà tù đến Nhà Trắng
* Video phụ đề tiếng Việt phần phát biểu trước báo chí của tổng thống Obama sau cuộc gặp gỡ với blogger Điếu Cày
CTV Danlambao - Ngày 1/5/2015, tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã có buổi gặp gỡ thân mật với blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải cùng hai nhà báo Fatima Tlisova, Lily Mengesha đến từ Nga và Ethiopia.
Buổi hội luận đánh dấu Ngày Tự Do Báo Chí Quốc Tế được diễn ra tại Phòng Roosevelt, trong khuôn viên Nhà Trắng.
Người sáng lập Câu lạc Bộ Nhà Báo Tự Do đã trực tiếp trao tận tay cho tổng thống Obama bản danh sách các tù nhân lương tâm, đồng thời kêu gọi Hoa Kỳ ủng hộ cuộc đấu tranh đòi nhân quyền tại Việt Nam.
Sau khi kết thúc buổi gặp riêng với blogger Điếu Cày, tổng thống Obama đã có bài phát biểu quan trọng trước giới truyền thông nhân ngày Tự do Báo Chí Quốc Tế 3/5 sắp tới.
Dưới đây là nội dung bài phát biểu được lược dịch sang tiếng Việt:
Obama: Như các bạn đã biết, chủ nhật tới sẽ là ngày Tự do Báo chí Thế giới. Đây là ngày mà chúng ta tái khẳng định về vai trò sống còn của tự do báo chí đóng góp cho nền dân chủ. Tự do báo chí cũng chiếu rọi ánh sáng trước những thách thức tàn ác, viết lên câu chuyện của hy vọng vẫn đang hiện hữu ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Các nhà báo đã giúp cho người dân chúng ta có cơ hội để biết sự thật về đất nước, về chính bản thân và về chính phủ của chúng ta. Điều đó giúp chúng ta tốt hơn và mạnh mẽ hơn.
Những nhà báo cũng đã cất tiếng nói cho những người không thể nói, họ tố cáo bất công và đồng thời cũng ảnh hưởng đến những lãnh đạo như tôi phải có trách nhiệm.
Tuy nhiên, ở rất nhiều nơi trên thế giới, tự do báo chí vẫn đang bị tấn công bởi những chính phủ trốn tránh sự thật hoặc nghi ngại thẩm quyền của công dân trong việc ra quyết định. Các nhà báo vẫn đang bị sách nhiễu, thậm chí bị giết hại. Truyền thông độc lập bị đóng cửa. Những tiếng nói bất đồng bị bịt miệng. Và tự do ngôn luận bị dập tắt.
Đó là lý do tại sao tôi thực sự cảm kích và trân trọng khi được cơ hội lắng nghe từ ba nhà báo ở đây, những người với lòng quả cảm đáng kinh ngạc trong những hoàn cảnh hết sức khó khăn.
Cả ba nhà báo đến từ những quốc gia vẫn cấm đoán nghiêm ngặt tự do báo chí. Họ từng bị bỏ tù và sách nhiễu. Họ đang phải tị nạn ở Hoa Kỳ. Và chúng ta chào đón cả ba nhà báo đến đây để được tiếp tục những sứ mệnh quan trọng.
Một cách ngắn gọn, tôi xin được giới thiệu ba nhà báo của chúng ta. Đây là bà Fatima Tlisova đến từ Nga. Bà là người đã đưa tin về các hoạt động quân sự tại khu vực Bắc Caucasus, cũng như các vụ mất tích và tham nhũng. Bà từng bị tấn công, bắt cóc và tra tấn. Hiện nay, bà làm việc cho đài Tiếng nói Hoa Kỳ và dành phần lớn thời gian để đưa tin về phiên tòa liên quan đến vụ đánh bom ở Boston. Chúng tôi đánh giá cao sự có mặt của bà Fatima ở đây.
Chúng ta cũng đang có Điếu Cày – đây là bút danh của ông, đến từ Việt Nam. Blogger Điếu Cày chuyên viết về nhân quyền và tự do tôn giáo, là tiếng nói đi đầu nhằm thúc đẩy nền tự do báo chí ở Việt Nam. Ông đã bị bỏ tù 6 năm và vừa được phóng thích vào tháng 10 năm ngoái.
Sau cùng, chúng ta có cô Lily Mengesha đến từ Ethiopia. Cô đã thắp lên ánh sáng cho những trẻ em bị lạm dụng, bị ép buộc làm cô dâu. Sau khi lên tiếng cổ vũ tự do báo chí, cô bị sách nhiễu và giam cầm. Hiện nay, cô đang làm việc với NED – Tổ chức Quốc gia Hỗ trợ Dân Chủ.
Tôi đã lắng nghe trực tiếp từ cả ba nhà báo, và tôi cho rằng tầm quan trọng của họ cũng là rất quan trọng với chúng ta, bao gồm chính phủ Hoa Kỳ. Họ đã lên tiếng nhân danh những giá trị của tự do ngôn luận.
Tôi cũng bày tỏ với cả ba nhà báo rằng, đây là những quốc gia mà chúng ta đã giao thiệp và đang thực hiện nhiều công việc. Chúng tôi cho rằng giao tiếp và ngoại giao là việc hoàn toàn hệ trọng đối với lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ.
Nhưng một điều cũng quan trọng là chúng ta sẽ cất tiếng thay mặt cho những giá trị đã được thừa nhận trong Hiến pháp và Tuyên ngôn Nhân quyền Hoa Kỳ. Bởi lẽ chúng ta tin rằng đây không chỉ đơn giản là những giá trị của người Mỹ. Những giá trị cốt lõi vững chắc đã thừa nhận rằng việc bày tỏ quan điểm và lương tâm của bạn một cách ôn hòa là những quyền phổ quát của con người. Và sau cùng, điều này sẽ làm thế giới tốt đẹp và mạnh mẽ hơn khi lương tâm mỗi cá nhân cùng nền báo chí tự do được phá huy hết vai trò.
Đây cũng là thời gian để chúng ta tưởng niệm và tôn vinh những nhà báo đang bị đày đọa trong ngục tù, bị sách nhiễu và gặp nguy hiểm... Và dĩ nhiên, chúng ta cũng tôn vinh những nhà báo đã phải mất đi cuộc sống của chính họ, đó là Steven Sotloff, James Foley, Luke Somers của tạp chí Charlie Hebdo bị sát hại ở Paris.
Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực đòi trả tự do cho các nhà báo đang bi bỏ tù độc đoán, bao gồm Jason Rezaian của The Washington Post, người hiện đang bị giam cầm tại Iran.
Một lần nữa, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến ba nhà báo có mặt ở đây để chia sẻ một cách rành mạnh và quả quyết về những thử thách họ đang phải đối mặt. Tôi muốn mọi người hiểu rằng đây sẽ tiếp tục là ưu tiên đối với Hoa Kỳ trong các chính sách đối ngoại, không chỉ là việc đúng phải làm, mà vì chúng tôi tin rằng đó cũng chính là lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ.
Theo WhiteHouse.Gov
2/5/2015
Theo WhiteHouse.Gov
2/5/2015
TUỔI TRẺ BẤT KHUẤT
TÂM THƯ CỦA HUỲNH NGỌC THIÊN TRƯỜNG
Tôi là Huỳnh Ngọc Thiên Trường, sinh ngày 22 tháng 12 năm 1981. Hiện tôi sống và làm việc tại TP.HCM. Trước đây, vào năm 2004, tôi từng tốt nghiệp cao đẳng trường Đại học Công nghiệp TP.HCM. Năm 2006, tôi bắt đầu sự nghiệp từ vị trí công việc của một nhân viên chăm sóc khách hàng cho Viettel, rồi sau đó là phụ trách công việc chào mừng khách hàng mới bằng việc Welcome Letter, hỗ trợ Manager quản lý công việc của Tổng đài tại Teleperformance – TP.HCM. Từ năm 2007, tôi là phó phòng nhân sự của Công ty cổ phần Truyền thông Kim Cương. Hiện tôi đang kinh doanh bất động sản tại Phúc Đức Group, đồng thời chuyên bán điện thoại di động và dụng cụ công nghệ nói chung.
Hôm nay, tôi xin chia sẻ những suy nghĩ thật lòng của mình trước thực tế xã hội mà các bạn đang sống:
Là người Việt Nam, bạn có suy nghĩ gì về hiện tình đất nước? Tôi thuộc thế hệ sinh ra sau chiến tranh, lòng tôi thật sự biết ơn vì sự hy sinh của những thế hệ cha anh đi trước, cho tôi có cuộc sống hòa bình ngày hôm nay. Tôi cảm phục lý tưởng độc lập dân tộc mà các thế hệ cha anh đã chiến đấu để giành được, nhưng tôi cũng rất đau xót khi thấy những lý tưởng ấy đang bị chính quyền ngày hôm nay phản bội.
Đất nước ta đã thống nhất gần 40 năm, vậy mà đến nay nền kinh tế vẫn nghèo nàn, lạc hậu; đời sống của từng người, từng nhà đang đối mặt với nhiều khó khăn chồng chất; đời sống xã hội bất ổn, suy thoái đạo đức, rồi tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, thực phẩm giả, độc hại của Trung cộng gây bệnh ung thư làm số lượng người chết trong nước hằng năm cao nhất thế giới…
Dịp Tết đến xuân về, xã hội càng bất ổn với nạn trộm cướp, hỏa hoạn,nghèo đói, tai nạn giao thông… Chỉ cần mở truyền hình ra xem, các bạn sẽ thấy những vụ án tham nhũng, quan chức tha hóa, biến chất, công an đánh người,… Và còn biết bao thực tế chua chát đang bị báo chí của nhà nước bưng bít đưa tin, che đậy hoặc định hướng theo kiểu “ngu dân” để dễ bề cai trị? Thử hỏi có xã hội nào “tươi đẹp” như xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng không? Thật đáng mỉa mai!
Thực trạng xã hội đầy đau xót đó có nguyên nhân từ đâu? Có phải do chúng ta không có trí tuệ, do chúng ta lười biếng, hay do chúng ta không có ý chí vươn lên? Hay là do nước ta thiếu tài nguyên, hay do chúng ta không được bạn bè quốc tế ủng hộ, giúp đỡ chúng ta phát triển? Không phải! Chúng ta có trí tuệ, có sức khỏe, có tuổi trẻ, hoài bão, nhưng dù bạn có cố gắng học hành và làm việc cật lực thế nào thì bạn cũng không bao giờ thoát khỏi thân phận đói nghèo nhục nhã, vì số tiền thuế mà các bạn phải đóng quá nhiều, vì nền kinh tế này đang được điều hành bởi những kẻ tham lam, dốt nát.
Bạn có biết rằng, mỗi năm Việt Nam được nhận biết bao tiền viện trợ củaquốc tế, rất nhiều dự án do nước ngoài tài trợ,… nhưng những khoản tiền khổng lồ này đều rơi vào túi tham vô đáy của bọn quan chức tham nhũng. (Ngay cả tôi là người làm kinh doanh trong những năm qua, tôi không ngạc nhiên gì về những thủ đoạn ăn bẩn của các cơ quan nhà nước và nhất là bọn công an phường Tân Quý, CA quận Tân Phú và CA quận 3, chưa kể cả CA quận 1, CA TP.HCM!).
Chắc các bạn cũng đã nhận thấy rõ, cho đến nay thì cả Đảng csViệt Nam và Nhà nước CHXHCNVN hiện nay đã hiện nguyên hình là một bọn cướp. Dân oan khắp nơi cùng quẫn đành đổ về Hà Nội và TP.HCM biểu tình, vì bản thân và gia đình họ bị cướp trắng hết đất đai, nhà cửa, nhưng tất cả hành động biểu tình ôn hòa của họ đều bị đám công an côn đồ đàn áp thẳng tay. Người dân làm lụng lam lũ cực khổ để đóng thuế nuôi bọn công an, để rồi đến lượt chúng ra tay giết chính chúng ta một cách tàn nhẫn, dã man như vậy hay sao?
Trong hoàn cảnh đó, chỉ có một cách để vươn lên, đó là tuổi trẻ của chúng ta phải dũng cảm đấu tranh, đòi đa nguyên, đa đảng, thực hiện dân chủ hóa xã hội, thì mới hy vọng có một tương lai mới, một mùa Xuân mới đúng nghĩa cho cả dân tộc.Bản thân tôi rất xúc động với Cuộc biểu tình ngày 01 tháng 01 năm 2014 tại Sài Gòn. Bất chấp đàn áp, cuộc biểu tình đúng vào ngày đầu năm mới tại Sài Gòn như một tiếng pháo nổ vang trời báo hiệu một năm đầy sôi động và nhiều biến cố đối với cuộc đấu tranh đòi tự do, dân chủ, nhân quyền cho toàn dân Việt Nam.
Đừng thụ động chờ đợi các thế hệ cha anh tiếp tục đấu tranh cho chúng ta nữa! Họ đã phải hy sinh, mất mát quá nhiều rồi! Giờ đến lượt tuổi trẻ của chúng ta phải gánh vác trách nhiệm trước dân tộc, trước tương lai của chính chúng ta và các thế hệ con em chúng ta!
Cuối cùng, mong các bạn hãy cùng nhau phổ biến thông điệp này trên các phương tiện truyền thông, facebook và các mạng xã hội. Hãy gửi luôn cho các đồng chí công an mà các bạn biết, hy vọng thông điệp của chúng ta có thể cảm hóa được họ, từ đó dần đưa đất nước thoát khỏi chế độ độc tài công an trị, vững bước đi lên!
Tôi công khai tên tuổi, địa chỉ, vì tôi không hèn, không sợ! Tại sao các bạn lại sợ?
Có gì chưa rõ, xin các bạn liên lạc: Huỳnh Ngọc Thiên Trường
0979 22 02 12 hoặc (08) 2200 2243
huynhtruong@phucduc.com.vn hoặcthientruong0808@gmail.com
20/13 Tân Quý , P.Tân Quý, quận Tân Phú, TP.HCM
Hoặc địa chỉ công ty Phúc Đức Group của tôi: 240 Võ Văn Tần, phường 5
, quận 3, TP.HCM
LÃO HỦ * CHUYỆN QUÊ NHÀ
CHUYỆN QUÊ NHÀ
Lão Hủ
Chuyện ngày 30 tháng 4 năm 1975
Sau ngày 30 tháng tư năm 1975 giáo sư Vũ Văn Mẫu vị thủ tướng cuối cùng của VNCH khi làm bộ từ điển Từ nguyên tiếngViệt có nhờ Lão Hủ và nhà thơ Thanh Vân Nguyễn Duy Nhường hiệuđínhdùm,trong dịp này ông đã nói với Lão Hủ rằng sai lầm lớn nhất trong đời làm chánh trị của ông là đã không nghe lời vị tướng người Pháp tên Vanuxem Theo giáo sư Mẫu thì sáng 30 tháng tư vào lúc 10 giờ tướng Vanuxem người từng là trưởng ngành quân huấn của quân đội Pháp ,ông thầy của tướng Dương Văn Minh tới dinh Độc Lập gặp tướng Dương văn Minh và ông ,dịp này tướng Vanuxem không gọi tướng Dương Văn Minh là Tổng Thống mà gọi là ôngtướng.
Tướng Vanuxem hỏi tướng Minh rằng ông tướng có muốn đường lối trung lập của ông tướng được thực hiện không, nếu muốn ông tướng chỉ cần bước qua phòng bên kia có đài phát thanh riêng của dinh Độc lập đọc nhật lệnh tử thủ thì lập tức 20 sư
đoàn Hồng quân Trung Quốc sẽ tiến đánh Hà nội,lúc đó các mũi tấn công của Cộng quân vào Saigon sẽ chùn lại liền và một chính phủ Trung Lập sẽ xuất hiện ở Saigon do ông tướng cầm đầu.
Tướng Minh nghe tướng Vanuxem nói vậy vội hội ý với giáo sư Mẫu,gíao sư Mẫu nóí với tướng Minh,ông ngại chuyện dính với người Tầu lắm.Thế là tướng Minh trả lời tướng Vanuxem,ông không muốn làm những chuyện dính với người Tầu và mọi chuyện diễn ra như mọi người đã biết.Tuy nhiên theo giáo sư Mẫu mặc dù tướng Minh và ông đã bác bỏ giải pháp Vanuxem nhưng người Tầu họ vẫn thực hiện kế hoạch ngăn VC xóa sổ chính phủ Cộng Hòa miền Nam VN bằng cách ra lệnh cho Kờ me đỏ đánh chiếm đảo Thổ chu và biên giới Tây Nam.
Theo giáo sư Mẫu ông đã sai lầm khi không tán thánh kế hoạch Vanuxem để mất VNCH,nếu ông và tướng Dương văn Minh tán thành kế hoạch tình hình đã khác vì ông không tán thành mà có các cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc xẩy ra
nhân dân VN vì vậy chịu nhiều đói khổ và chết chóc hơn đất nước VN do đó tụt hậu hàng thế kỷ
Những gì giáo sư Mẫu nói sau này Lão Hủ thấy đều được nhà báo Hồng Hà viết trên báo Nhân Dân theo lời kể của tướng Văn Tiến Dũng và trungtướng VNCH Nguyễn Văn Vỹ nguyên bộ trưởng quôc phòng VNCH cũng xác nhận với Lão Hủ là giáo sư Mẫu nói đúng,bản thân ông “kẹt” tại VN cũng vì cái kế hoạch Vanuxem.
Nhà văn Chu Tấn nghiên cứu hội Long hoa và sấm giảng của Đức Huỳnh giáo chủ
Nhà văn Chu Tấn sau khi thuyết phục đươc ban lãnh đao Đại hội Diên Hồng chính danh tổ chức đã ngồi nghiên cứu về Hội Long Hoa và sấm giảng củaĐức thầy Huỳnh Phú Sổ.Theo nhà văn Chu Tấn thì các đấng bề trên đã tiên liệu Hội Long Hoa sẽ giải quyết tất cả mọi vấn đề,nên tổ chức siêu quyền lưc toàn cầu cũng sẽ thua phép mầu của bộ máy siêu nhiên thôi Theo nhà văn Chu Tấn thì sấm giảng hay lắm ,tuyệt vời lắm và những nhà thơ ăn theo sấm giảng cũng tài hoa và tiên tri nhiều điều thú vị
Mọi chuyện đã an bài
Sau khi tổng bí thư Đảng CSVN ông Nguyễn Phú Trọng sang Bắc Kinh ba điều bốn chuyện với ông Tổng bí thư Đảng CSTầu kiêm chủ tịch nước Tầu, Tập Cận Bình thì một loạt gà nòi của ông Trọng đang dự cuộc chạy đua vô chức Tổng bí thư Đảng CSVN khóa 12 như Phạm Quang Nghị,Trần Đại Quang,Đinh Thế Huynh,bỗng nhiên biến thành gà toi .Thế là ứng cử viên Ba Dũng ,tuy chỉ là anh chàng to mồm nói dân chủ nói hội nhập nhưng làm lại chẳng bao nhiêu bỗng một mình một chợ vì được Mỹ và Tây Phương ủng hộ đã nắmchắc chức Tổng bí thư Đảng CSVN khóa 12.Theo tin tức trên mạng internet thì khi ông Nguyễn Tấn Dũng lên làm Tổng bí thư Đảng CSVN thì ôngđại tướng Phùng Quang Thanh sẽ lên làm chủ tịch nước và ông Phạm Bình Minh phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao tiến sĩ fulbright sẽ là thủ tướng chánh phủ,bà Nguyễn Thị Kim Ngân đương kim Phó chủ tịch quốc hội nắm chức chủ tịch Quốc Hội
Ông Trương Tấn Sang than
Theo báo Tuổi Trẻ tuần,ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã lên tiếng than phiền là Đảng viên Đảng CSVN nổi tiếng gan lì không sợ tù đầy tra tấn thế mà lại sợ nói chuyện nội bộ phe phái như thế là thế nào.Ông Sang ơi ông ngây thơ quá bao nhiêu nhân vật Cộng Sản danh tiếng như Ung văn Khiêm,Lê Giản,Trần văn Giầu,Nguyễn Hộ sất bất sang bang chỉ vì chuyện nội bộ đấy
Cố Tổng Thống VNCH Trần Văn Hương mangcăn cước công dân VNCH đến chết
Sáng 30 tháng 4 năm 1975 vị đại sứ Mỹ cuối cùng tại Saigon ông Martin đến gặp cựu Tổng Thống VN CH Trần văn Hương tại tư dinh của ông ở đường Công Lý báo cho cựu tổng thống Trần Văn Hươngrằng VNCHđã hết thuốc chữa sẽ sụp đổ trong 24 giờ nữa tuy nhiên ông và nước Mỹ vẫn còn đủ khả năng đưa cựu tổng thống Trần văn Hương ra khỏi VN đến bất cứ nơi nào ông thích tới.Cựu tổng thống Trần Văn Hương trả lời đại sứ Mỹ rằng ông không đi đâu hết, ông sẽ ở lại VN và chết ở đây.Sau khi trả lời nhã ý của đại sứ Mỹ, cụu tổng thống Trần VănHương rời tư dinh ở đường Công Lý dọn về ở nhà riêng ở một con hẻm trên đường Phan Thanh GỉanViệt Cộng vào chiếm Saigon không đả động gì tới cựu tổng thống Trần Văn Hương có lẽ vì lãnh tụ Việt Cộng Phạm Hùng người nắm quyền ở miền Nam VN lúc đó nguyên là học trò của thầy giáo Trần Văn Hương sợ uy tín của thầy nên không dám đụng tới.
Trong khi đó người con trai lớn của cựu tổng thống Trần Văn Hương đi tập kết về dù là người từng chỉ huy tiếp vận trận Điên biên Phủ nhưngcũng chẳng vui vẻ gì ông hỏi cựu tổng thống Trần Văn Hương sao cha không di tản ,cựu tổng thống Trần văn Hương cười và nói ba muốn được gặp lại con và chết ở VNchỉ có thế thôi.Thế rồi năm 1978 Việt Cộng tổ chức lễ trả quyền công dân cho cựu Tổng thống VNCH Trần văn Hương dịp này,cựu tổng thống Trần Văn Hương đã đọc một bản tuyên bốtừ chối nhận quyền công dân mới và nói vì còn hơn nửa triệu Quân Cán ChínhVNCH đi cải tạo chưa về vàchưa được nhận lại quyền công dân ông là thượng cấp của họ ông không thể nhận quyền công dân lúc này ông yêu cầu Việt cộng thả hết tù cải tạo và trả quyền công dân cho những người này,sau khi tất cả Quân Cán Chính VNCH được ra tù nhận lại quyền công dân,ông sẽ là người cuối cùng của VNCH nhận quyền công dân mới.Kết quả là năm 1980 cựu tổng thống Trần Văn Hương qua đời ông vẫn mang thẻ căn cước công dân VNCH và ông được con làm tang lễ theo nghi thức cổ truyền có tụng kinh gõ mõ.
Trong khi đó người con trai lớn của cựu tổng thống Trần Văn Hương đi tập kết về dù là người từng chỉ huy tiếp vận trận Điên biên Phủ nhưngcũng chẳng vui vẻ gì ông hỏi cựu tổng thống Trần Văn Hương sao cha không di tản ,cựu tổng thống Trần văn Hương cười và nói ba muốn được gặp lại con và chết ở VNchỉ có thế thôi.Thế rồi năm 1978 Việt Cộng tổ chức lễ trả quyền công dân cho cựu Tổng thống VNCH Trần văn Hương dịp này,cựu tổng thống Trần Văn Hương đã đọc một bản tuyên bốtừ chối nhận quyền công dân mới và nói vì còn hơn nửa triệu Quân Cán ChínhVNCH đi cải tạo chưa về vàchưa được nhận lại quyền công dân ông là thượng cấp của họ ông không thể nhận quyền công dân lúc này ông yêu cầu Việt cộng thả hết tù cải tạo và trả quyền công dân cho những người này,sau khi tất cả Quân Cán Chính VNCH được ra tù nhận lại quyền công dân,ông sẽ là người cuối cùng của VNCH nhận quyền công dân mới.Kết quả là năm 1980 cựu tổng thống Trần Văn Hương qua đời ông vẫn mang thẻ căn cước công dân VNCH và ông được con làm tang lễ theo nghi thức cổ truyền có tụng kinh gõ mõ.
Chuyện 16 tấn vàng
Nhà báo Quốc Việt vừa tiết lộ trên báo Tuổi Trẻ xuất bản ở Saigon rằng cái năm VN đói kém cuối thập niên 70 thế kỷ hai mươi nhà nước Cộng Sản ở Hà nội đã đem16 tấn vàng lấy của VNCH cộng với 24tấn vàng thu đươc trong chiếndịch đánh tư sản sang Nga nhờ Nga đúc thành vàng thoi mang nhãn Liên Xô rồi đem sang Thụy Sĩ bán lấy USD đem mua bo bo và lúa mì đen về bán cho dân cứu đói vì VN đang từ một nước xuất khẩu gạo có thừ hạng trên thế giới đã trở thành nước không có gạo nấu cơm,lý do là nông dân tẩy chế độ hợp tác nông nghiệp ra đồng ngồi chơi không làm ruộng, bỏ ruộng hoang cho bõ ghét để cả nước không có gạo ăn đói dài dài.
Nhà thơ Đỗ Trung Quân từ chối tham gia giải thưởng Nhà nước và giải thưởng Hồ Chí Minh
Nhà thơ ĐỗTrung Quân tác giả bài thơ Quê Hương nổi tiếng vừa công bố trên mạng internet lá thư phúc đáp văn thư của ông Hữu Thỉnh chủ tich Hội Nhà Văn VN yêu cầu ông làm hồ sơ xin tham gia giải thưởng Hồ chí Minh,và giải thưởng văn chương nhà nước.S au đây là nguyên văn lá thư của nhà thơ Đỗ Trung Quân
“Anh Hữu Thỉnh à
Anh thừa biết 4T,cấm vận,cô lập,cấm tôi viết lách,xuất hiện trên truyền thông ,chỉ bằng lệnh miệng,chả có một văn bản nào,nghĩa là chơi xấu tôi từ hơn ba nămqua,thế mà anh và Hội nhà văn im như thóc không dám lên tiếng bảo vệ cho hội viên lấy nửa câu,chí ít cũng đòi cho được có cái văn bản cho nó đàng hoàng minh bạch mà giờ còn chơi trò đạo đức giả gửi văn bản yêu cầu tôi...tự làmđơn xin giải thưởng,xin –để giao cho các anh cái quyền gạt thẳng tưng thì tôi chưa biết mở mắt ra tí nào,còn ham hố,háo danh và ngu lâu lắm
Thôi nhé các anh cứ tự nhiên vui vẻ,tôi vái dài và tránh xa những trò này”
Nữ nghệ sĩ Kim Chi chịu chơi
Nhân ngày 30 tháng tư nữ nghệ sĩ ưu tú Kim Chi công bố một bài viết thật hay có tựa đề”Nỗi lòng 30-4”,trong bài này bà quả quyết 30 tháng tư là ngày giải phóng miền Nam nhưng thực chất chẳng giải phóng cái quái gì chỉ kềm kẹp người miền Nam vào cảnh mất quyền con người ,quyền dân chủ,vàđưa miền Nam từ một đất nước mà các quốc gia lúc đó như , Thái Lan,Singapore chỉ mơ ước làmsao cho thịnh vượng bằng,nay thì miền Nam VN tụt hậu cả thế kỷ so với Thai Lan, Singapore.
Tiến sĩ Đăng Hùng Võ viết rất đúng
Tiến sĩ Đặng Hùng Võ nguyên thứ trưởng bộ Tài Nguyên Môi Trường vừa viết một bài rất hay đưa lên mạng internet cho rằng Việt Namlà nước đứng hàngđầu về làm được nhiều luật,nhưng toàn luật rừng có luật chưa hiệu lực như luật Bảo Hiểm Xã Hội đã bị công nhân đình công biểu tình phản đối khiến thủ tướng chính phủ phải yêu cầu quốc hội tu chính.Đã thế nghị định hướng dẫn thi hành luật lại vi hiến vi luật rồi thông tư thi hành luật chửi bố luật
Báo Văn Nghệ lên án loa làng loa phường
Báo Văn Nghệ cơ quan ngôn luận của Hội Nhà Văn VNsố ra ngày 4 tháng 4 năm 2015 đăng truyện ngắn tựa đề Cổng Làng của Tống Ngọc Hân đã lên án loa làng loa phường bằng một câu thẳng thừng nguyên văn như sau”Làng này chỉ con điếc thằng câm chịu đươc cái loa”...”dân làng sợ loa như sợ mõ”
Hoàng Đức Nhã lên tiếng “Anh Hữu Thỉnh à
Anh thừa biết 4T,cấm vận,cô lập,cấm tôi viết lách,xuất hiện trên truyền thông ,chỉ bằng lệnh miệng,chả có một văn bản nào,nghĩa là chơi xấu tôi từ hơn ba nămqua,thế mà anh và Hội nhà văn im như thóc không dám lên tiếng bảo vệ cho hội viên lấy nửa câu,chí ít cũng đòi cho được có cái văn bản cho nó đàng hoàng minh bạch mà giờ còn chơi trò đạo đức giả gửi văn bản yêu cầu tôi...tự làmđơn xin giải thưởng,xin –để giao cho các anh cái quyền gạt thẳng tưng thì tôi chưa biết mở mắt ra tí nào,còn ham hố,háo danh và ngu lâu lắm
Thôi nhé các anh cứ tự nhiên vui vẻ,tôi vái dài và tránh xa những trò này”
Nữ nghệ sĩ Kim Chi chịu chơi
Nhân ngày 30 tháng tư nữ nghệ sĩ ưu tú Kim Chi công bố một bài viết thật hay có tựa đề”Nỗi lòng 30-4”,trong bài này bà quả quyết 30 tháng tư là ngày giải phóng miền Nam nhưng thực chất chẳng giải phóng cái quái gì chỉ kềm kẹp người miền Nam vào cảnh mất quyền con người ,quyền dân chủ,vàđưa miền Nam từ một đất nước mà các quốc gia lúc đó như , Thái Lan,Singapore chỉ mơ ước làmsao cho thịnh vượng bằng,nay thì miền Nam VN tụt hậu cả thế kỷ so với Thai Lan, Singapore.
Tiến sĩ Đăng Hùng Võ viết rất đúng
Tiến sĩ Đặng Hùng Võ nguyên thứ trưởng bộ Tài Nguyên Môi Trường vừa viết một bài rất hay đưa lên mạng internet cho rằng Việt Namlà nước đứng hàngđầu về làm được nhiều luật,nhưng toàn luật rừng có luật chưa hiệu lực như luật Bảo Hiểm Xã Hội đã bị công nhân đình công biểu tình phản đối khiến thủ tướng chính phủ phải yêu cầu quốc hội tu chính.Đã thế nghị định hướng dẫn thi hành luật lại vi hiến vi luật rồi thông tư thi hành luật chửi bố luật
Báo Văn Nghệ lên án loa làng loa phường
Báo Văn Nghệ cơ quan ngôn luận của Hội Nhà Văn VNsố ra ngày 4 tháng 4 năm 2015 đăng truyện ngắn tựa đề Cổng Làng của Tống Ngọc Hân đã lên án loa làng loa phường bằng một câu thẳng thừng nguyên văn như sau”Làng này chỉ con điếc thằng câm chịu đươc cái loa”...”dân làng sợ loa như sợ mõ”
Ông Hoàng Đức Nhã hỗn danh” Hoàng nít con” nhờ là anh em con dì con già với tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nên được ông Thiệu tin dùng làm thư ký riêng rồi bộ trưởng Dân Vận,bốn mươi năm nay im như thóc,nay bổng tuyên bố viết hồi ký và nói trên đài Á châu tự do rằng VNCH sụp đổ không phải vì hiệpđịnh Paris mà vì bị Mỹ bỏ rơi không viện trợ nữa, đi xin khắp nơi không ai viện trợ cho để chống Cộng.Mới đây nhân chuyện ngoại trưởng Mỹ Kerry tiếp ngoại trưởng Việt Cộng hứa giúp Việt Cộng về vấn đề biển Đông đài RFA hỏi ý kiến ông Nhã nghĩ sao về chuyện Mỹ giúp VC ông Nhã nói chơi với Mỹ phải coi chừng họ trở mặt lúc nào không biết đươc với Mỹ chỉ có quyền lợi của Mỹ là đáng kể thôi,đúng là luận điệu Hoàng nít con
Con số tù cải tạo
Theo con số chính thức thì ban đầu quân quản Việt cộng giữ 1.321.506 tù cải tạo nhưng khi bàn giao cho công an chỉ còn 1.236.569 người.Theo báo giới thế giới tự do thì trại tù cải tạo ở VN khủng khiếp hơn trại tù Sê bê ri ở Nga cả ngàn lần và đã giết chết 165.000 người trong đó có nhà văn Hồ Hữu Tường nhà văn Nguyễn Mạnh Côn,nhà thơ Vũ Hoàng Chương, luật sư Trần Văn Tuyên,bác sĩ Phan Huy Quát,chánh án Nguyễn Mạnh Nhụ,nhà văn Đinh xuân Cầu và cả ngàn nhà trí thức
Tai sao Liên Đoàn luật sư VN chưa bầu được chủ tịch
Theo luật sư Lê Cộng Định thì Đảng CSVN đã quyết định không còn sài ông luật gia chỉ có bằng trung cấp pháp lýLê Thúc Anh làm chủ tịch Liên Đoàn Luật Sư VN nữa nên Đảng CSVN đã chọn ông PhạmQúi Tỵ nguyên thứ trưởng bộ Tư pháplàmchủ tịch Liên Đoàn luật sưVN.Ông Tỵ bằng cấp đỡ hơn ông Anh nhưng chỉ có chứng chỉ hành nghề luật sư chứ chưa hành nghề này bao giờ nên qua phiếu thăm dò tại đai hội số phiều ủng hộ quá thấp Đảng CS VN đành phải lùi ngày bỏ phiếu để vận độngHội ĐồngLuật sư toàn quốc bầu bầu ông TỵÝ đảng như vậy luât sư đảng viên trong hội đồng ủy viên sợ kỷ luật chắc sẽphải ngậm đắng nuốt cay chấp nhận ông chủ tich Liên đoàn luật sư chưa từng hành nghề luật sư ,thế là liên đoàn luật sư VN lại có thêm một ông chủ tich không phải luật sư\
Con ông Lê Duẩn ca tụng bố
Ông Lê Kiên Thành con trai của bà Bẩy Vân vợ bé ông Lê Duẩn cố tổng bí thư Đảng CSVN,trong một bài phỏng vấn đăng trên báo ANTG giữa tháng tư đã hết lời ca ngợi bố là nhà thiên tài quân sự người đã tổ chức và lên kế hoach Tổng tấn công tết Mậu Thân[1968] tuy thua về chiến thuật nhưng thắng về chiến lược khiến Mỹ phải nói chuyện với Việt Cộng và rút khỏi VN.
Ông Thành ơi ông có đọc cuốn truyện tôi Đèn cù của tác gỉa Trần Dĩnh ghi lại ý kiến của tướng Vũ Lăng tiết lộ về Tổng tiến công tết Mậu Thân không, trướctrận này Lê Duẩn đã đẩy tướng Giáp sang Tiệp và Hồ chí Minh sang Tầu để dễ tung hoành đánh trận Mậu Thân nào ngờ trận này bị Mỹ nó biết nó dụ cho vô rồi đánh chosất bất sang bang,đã thế lại còn mang tiếng về vụ giết người hàng loạt ở Huế nữa.Theo tướng Vũ Lăng tài quân sự của Lê Duẩn là tài chỉ biết tiến công không biết phòng thủ chính Lê Duẩn gây ra vụ tấn công tầu Maxdox củaMỹ khiến Johnson có cớ ném bom miền Bắc rồi phát động chiến dich Khe Sanh thua sặc máu,Lê Duẩn là một anh ViệtCộng theo Mao có lúc sang Tầu phải làm Câu Tiễn[nhân vật từng phải ăn phân kẻ thù] để lấy lòng Mao LêDuẩn qua chiến dịch Tết Mậu Thân nổi danh là nhân vật kháu máu trong Đảng CSVN
Cũng trong cuộc phỏng vấn này ông Thành nói rằng theo ông biết giữa cha ông và ông Võ Nguyên Giap không hề có xich mích sau vụ cha ông bổ nhiệm ông Giáp làm nghề “tụt quần chị em” ông Giáp còn cảm ơn ông Duẩn và nói sự nghiệp lừng lẩy của ông có được một phần là nhờ ông Duẫn[kỳ lạ là trong khiông Thành nói vậy thì mẹ ông là bà Bẩy Vân lại gửi thư đòi trung ương Đảng CSVN phải xử lý ông Giáp dù ông đã chết những tội con nuôi chánh mật thám Pháp và làm gián điệp cho Liên xô thì chết cũng phải xử].
Ly kỳ hơn là ông Thành nói ông Duẩn là người đầu tiên trong Đảng phất ngọn cờ đổi mới,ông ủng hộ ông Kim Ngọc trong vụ khoán 10 nhưng bộ chánh trị không chịu nên ông đành bó tay,thành ra đổi mới chậm 10 năm.
Ông Thành quả quyết,ông Lê Duẩn nghèo lắm không để lại gì cho gia đình đồng nào chínhbản thân ông có lúc phải ra chợ trời bán quần áo lấy tiền mua sữa cho con,sau này nhờ làm kinh tế tư nhân với tư cách con trai Lê Duẩn mới giầu có tài sản đồ sộ.
Theo ông Thành thì cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam cũng như việc Trung Quốc đưa quân qua đánh mấy tỉnh biên giới phía Băc trách nhiệm thuôc về bộ chánh trị chứ không phải nguyên nhân là cha ông.Ông Thành nói vậy trong khi ai cũng biết ông Duẩn theo Mao nhưng khi Mao nói chổi của các đồng chí ngắn phải để miền Nam có chính phủ ba thành phần ông đã xóa sổ luôn nên Mao cho lệnh Pol Pot ngày 1 tháng năm 1975 đánh chiếm đảo Thổ Chu gây chiến tranh ở biên giới Tây Nam và năm 1979,Lê Duẫn đưa quân qua Nam Vang Đặng Tiểu Bình đem quân đánh VN dạy một bài học.Mọi chuyện trách nhiệm Lê Duẩn rành rành ra đó.
Có một điều ông Thành không dám nói ra là chuyện trước khi qua đời ông Lê Đức Thọ đòi ông Lê Duẩn ủng hộ ông lên làm Tổng bí thư Đảng CSVN nhưng ông Duẩn từ chối,nên cả nhà ông Lê Duân sợ xanh mặt khi ông Duẩn qua đời,sợ vì có thể dịp này ông Thọ chơi gia đình ông Duẩn để trả đũa vì ông Thọ là chuyên viên chơi xấu những người ông không thích.
Ngành đường sắt mỗi năm lỗ 1600 tỷ đồng
Ngành đường sắt VN vừa cho biết mỗi năm họ chỉ có thu nhập400 tỷ đồng trong khi họ phải chi tới 2000 tỷ đồng thành ra hàng năm họ lỗ 1600 tỷ đồng.Bộ Giao thông Vận tải cơ quan chủ quản của
ngành đường sắtVN bầy mưu hãy bán gaHàng cỏ ở Hà nội và ga Hòa Hưng ở Sai gon thu nhiều ngàn tỷ ngành đường sắt sẽ có tiền hiện đai hóa và hái ra tiền
Đảng CSVN có hai đồng chí X
Theo nhà văn Trần Đĩnh tác giả truyện tôi Đèn Cù thì khi ông Lê Duẩn và ông Lê Đưc Thọ ép ĐảngViệt Cộng làm nghị quyết 9 theo Mao đã gọi tướng Võ Nguyên Giáp là đồng chí X,nay ông tổng bí thư Đảng CSVN muốn hạ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng gọi ông Dũng là đồng chí X trong nghị quyết nhưng đưa ra trung ương lại trất quất\
Nhà văn Thế Phong đăng lại bài đánh bóng cố nhà văn Nguyễn Đức Quỳnhcủa nhà thơ Đỗ Qúi Toàn
Trang Thằng Phải Gío của nhà văn Thế Phong vừa đăng lại bài “đánh bóng” cố nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh của nhà thơ Đỗ Qúy Toàn đăng trên trang mạng Da Mầuvới chú thích thêm của nhà văn Thế Phong nên tài liệu khá phong phú,tuy nhiên có đoạn
viết rằng “Năm 1931 bắt đầu viết, từng cộng tác vớiNguyễn Công Tiễu trong tờ Khoa học tạp chí[ông Tiễu sau là lãnh tụ Đại Việt –đã từng có dịp cứu ông Ngô đình Diệm khi ra Hà nội suýt bị một đảng phái thủ tiêu]
Sự thật ông Nguyễn công Tiễu chủ Khoa học tạp chí là chắt nhà thơ Nguyễn Công Trứ không phải lãnh tụ Đảng Đại Việt và cũng chưa hề cứu ông Ngô Đình Diệm ,người cứu ông Ngô Đình Diệm là ông Nguyễn Xuân Tiếu lãnh tụ Đảng Đại Việt Quốc Xã ,nhân vật rành chuyện này là nhà báo Lý ĐaiNguyện hiện sống tại Mỹ ở rất gần tòa soan báo Người Việt nơi nhà thơ Đỗ Qúi Toàn có nhiều cổ phần.Lão Hủ cũng xin thêm là nhà báo Lý Đai Nguyên là nhân vật từng được lãnh tụ Nguyễn xuân Tiếu lựa làm truyền nhân nhưng nhà báo Lý Đai Nguyên đã từ chối
Nhà văn Hồ Biểu Chánh vô đền thờ Nam PhươngLinh Từ
Doanh nhân Đặng Phước Thành chủ tich Hội Đồng Quản Trị Vinasun Corp vừa bỏ ra nhiều nghìn tỷđồng xây cất quần thể Nam Phương Linh Từ ở xã Long Hưng A huyện Lấp Vò tỉnh Đồng tháp rộng 5 heta,có sân hành lễ 3hecta.Nam Phương Linh Từ thờ 125 nhân vật đã mất trước năm 1975 khởi từ chúa Nguyễn Phúc Chu[1563-1635],trong đó có 21 nhân vật có công mở cõi,62 nhân vật có công giũ cõi Nam,42 nhân vật có công làm rạng danh cõi Nam như Đức Hộ pháp đạo Cao Đài Phạm CôngTắc,Đức Gíao chủ đạo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ,nhà văn Hồ Biểu Chánh
Việt Cộng phản đối luật Hành trình quê nhà của Canada
Quốc hội Canada vừa thông qua luật Hành trình quê nhà nói ngày 30 tháng tư là ngày 60.000 người VN di tìm tự do đã tới định cư tại Canada,nên quốc hội Canada thông qua đao luật kêu gọi VN hòa hợp hòa giãi dân tộc và mở rộng dân chủ.Theo tin trên mạng internet luật này đươc thông qua nhờ trong quốc hội Canada có một nghị sĩ gốc Việt tên Ngô Thanh Hải đi vận động.Luật Hành trình quê nhà như mộtcái tát của quốc hội Canada vào mặt chế độ Hànoi nên Hà nội ê mặt phải la lối thôi
Con ông bí thư Quảng Nam làm phó giám đốc sở Tài Nguyên Môi Trường
Thiên hạ ồn ào về chuyện con ông bí thư tỉnh ủy Quảng Nam bỗng nhiên được bổ nhiệm làm phó giám đốc Sở Tài Nguyên Môi Trường.Tại Việt Nam hiện tượng con ông cháu cha là chuyện bình thường sớm muộn gì con ông bí thưQuảng Nam cũng lên làm giám đôc đấy chứ phó mà nhằm nhò gì
Sách về lãnh tụ đệ tứ quốc tế Trần văn Thach
Trong một bài điểm sách nhà thơ Cung Trầm Tưởng vừa giới thiệu một cuốn sách viết về lãnh tụ đệ tứ quốc tế Trần văn Thạch người bị tên đồ tể Việt Cộng Trần Văn Giầu thủ tiêu.Lão Hủ cứ tưởng người viết sách về Trần Văn Thạch là con trai ông tên Trần văn Tự nguyên đại tư lệnh phó sư đoàn 18 nguyên tỉnh trưởng Phan Rang ,không ngờ lai là em gái ông
Cô Nhíp nay ở đâu
Sau ngày 30 tháng tư năm 1975 truyền hình Việt Cộng chiếu hình ảnh một cô gái mà họ gọi là cô Nhíp quân biệt động thành dẫn xe tăng T54 của họ vào Saigon.CôNhíp đeo súng Ak 47mặt vác lên tự hào có vẻ oai phong lẫm liệt lắm.Mới đây nữ nghệ sĩ ưu tú Kim Chi viết một bài cho biết cô Nhíp đã di tản sang Mỹ và nói với bà cô quên hết cả rồi,bây giờ cô tìm đươc tư do tại Mỹ sống thoải mái lắm.Dịp này nữ nghệ sĩ ưu tú Kim Chi công bố bức hình bà chụp cô Nhíp ở bên Mỹ mặt mũi phớn phở
LÃO HỦ
VẠN MỘC CƯ SĨ PHỤ LUẬN
Bạn già viết thế là hết xẩy. Tuy nhiên, bỉ nhân nổi máu giang hồ, cũng muốn góp ý với bạn.
Chuyện ngày 30 tháng 4 năm 1975
Bọn Việt Cộng tham sân si nên mắc bẫy Trung Cộng. Hồ Chí Minh là người Đài Loan, tên Hồ Tập Chương nhân viên tình báo Trung Cộng được cài vào Việt Cộng để lèo lái Việt Cộng, biến Việt Nam thành chư hầu của họ. Họ huấn luyện Việt Cộng kỹ thuật giết người và mánh mung lừa đảo. Cần súng ống, lương thực, cần người, Trung Cộng sẽ giao cho để tính nợ. Thời Lê Duẩn, Trung Công đã ra bạch thư công bố: Việt Cộng nợ 20 tỷ mỹ kim [1], nay Trung Cộng cho biết nợ gần ngàn tỷ Mỹ Kim. .Clip của Trung Quốc nói với bọn Việt Cộng đầu gấu Hà Nội như sau về số nợ Việt Nam đã vay mượn chúng và nay phải trả bằng đất và biển :
Hỡi những người lãnh đạo trong bộ Chính Trị của Đảng CSVN, các người đã ăn cháo đá bát, các người đã thiếu nợ của Trung Quốc trên 870 tỉ về chiến tranh Điện Biên Phủ & chiến tranh chống Mỹ thì bây giờ các người đã dâng đảo và biển cho Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hòa thì không có lý nào các người không công bố cho tất cả mọi người dân biết để mà tiếp tục chống Trung Quốc thì đó là một hành động ngang ngược của VN và chúng tôi sẽ cực lực lên án và chúng tôi sẽ dạy cho VN một bài học..." [2]
Việt Cộng phải dâng đất nhượng đảo để lấy vũ khí và thắng lợi. Hồ Chí Minh tuyên bố hy sinh đến thế hệ thứ tư, dù đốt cháy Trường Sơn, và một Việt Cộng đàn em cũng theo thầy tuyên bố còn cái lai quần cũng đánh. Cuộc chiến càng kéo dài thì người Việt chết nhiều. Cuối cùng không còn ai nữa, Trung Cộng sẽ tiến quân vào tiếp thu, sẽ di dân, mở rộng bờ cõi.
Hỡi những người lãnh đạo trong bộ Chính Trị của Đảng CSVN, các người đã ăn cháo đá bát, các người đã thiếu nợ của Trung Quốc trên 870 tỉ về chiến tranh Điện Biên Phủ & chiến tranh chống Mỹ thì bây giờ các người đã dâng đảo và biển cho Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hòa thì không có lý nào các người không công bố cho tất cả mọi người dân biết để mà tiếp tục chống Trung Quốc thì đó là một hành động ngang ngược của VN và chúng tôi sẽ cực lực lên án và chúng tôi sẽ dạy cho VN một bài học..." [2]
Việt Cộng phải dâng đất nhượng đảo để lấy vũ khí và thắng lợi. Hồ Chí Minh tuyên bố hy sinh đến thế hệ thứ tư, dù đốt cháy Trường Sơn, và một Việt Cộng đàn em cũng theo thầy tuyên bố còn cái lai quần cũng đánh. Cuộc chiến càng kéo dài thì người Việt chết nhiều. Cuối cùng không còn ai nữa, Trung Cộng sẽ tiến quân vào tiếp thu, sẽ di dân, mở rộng bờ cõi.
Hồ Chí Minh, Lê Duẩn ngu dại,lưu manh nhưng Vũ Văn Mẫu có khá hơn không? Dương Văn Minh thế mà khôn, đã từ chối cầu cứu Trung Cộng.. Trung Cộng, Việt Cộng là lang sói, đánh Việt Cộng mà rước Trung Cộng vào thì lợi gì mà Vũ văn Mẫu hối hận?
Không phải riêng Vũ Văn Mẫu. Nhiều tay anh chị cũng dính bẫy , dính mồi Trung lập của Vanuxem mà suýt chết, hoặc chết thảm thương như Trần Chánh Thành...
Thất bại 1975, Pháp vẫn tiếp tục ván bài trở lại Việt Nam bằng cách làm đầy tớ cho Trung Cộng.. Năm 1985, vụ Trần Văn Bá, Mai Văn Hạnh,Lê Quốc Quân chính là sự thúc đẩy của Pháp. Thật không ngờ các giáo sư, tiến sĩ mà vẫn theo Trung lập của Pháp mà Pháp là anh chàng hèn yếu, chỉ làm tay sai cho Trung Cộng. , nghĩa là làmtrung gian ăn phân! Còn trí thức, tiến sĩ, giáo sư đại học, bộ trưởng theo trung lập chống Mỹ, theo hòa hợp hòa giải cũng chỉ là những cục phân!
Tại sao ân hận? Vì lúc đó ông không cương quyết, nếu ông tich cực cầu cứu Trung Cộng thì sau 1975, ông đã làm Tổng thống, chủ tịch, bộ trưởng hoăc như Lý Chánh Trung, Lý Quý Chung, Dương Văn Ba... làm dân biểu quốc hội,chứ đâu phải làm thằng tù, thằng dân đen! Nhưng lời ông nói là không thật. Chắc ông đã đi dêm với Vanuxem nên tin tưởng giải pháp Vanuxem mà ở lại. Nếu ông ghét Trung Cộng và Việt Cộng, ông đã cao chạy xa bay! Vũ Văn Mẫu, Vũ Quốc Thúc, Vũ Quốc Thông, Bùi Tường Huân, Trần Chánh Thành, ông nọ, ông kia không phải là ngu, thế mà ở lại , họ cực kỳ tin vào trung lập của Vanuxem, Họ ở lại cho đến phút chót, tại sao Bắc quân không nhập địa? Trung Cộng sơ ai? ngần ngại gì?
Nhiều người liên quan đến Trung lập của Pháp, nói ra thì động chạm bốn bề. Phải chăng người ta giết anh em ông Diêm kể cả Ngô Đình Cẩm vì sợ tân Lê Chiêu Thống cầu cứu Bắc quân? Phải chăng Nguyễn Khánh nổi loạn cũng vì Trung lập thân Pháp mà ông lại đổ cho Dương Văn Minh trung lập? Phải chăng Việt Cộng thống nhất gấp, một phần vì muốn cướp tài sản miền Nam mà một phần cũng sợ bọn GPMN vẫy tay kêu gọi nhà họ Mao, họ Đâng? Tại sao Lê Quốc Túy tự tử? Tại sao trong chiến tranh, Cao Đài đứng trung lập, mà năm 1985 lại dính với Trung Lập của Pháp? Phải chăng họ nghĩ rằng theo Pháp và Trung Cộng trong vụ này cũng là Trung lập đúng chánh nghĩa ? Nhiều vấn đề bí mật chưa được lịch sử làm sáng tỏ!
Nay mấy tay thực dân cũng muốn ngo ngoe ván bài Trung lập. Ngày xưa Hồ Hữu Tường, Phạm Công Tăc đòi Trung lập, nay thì Vũ Quốc Thúc và 36 cái nõn nường cũng muốn Trung lập chống Mỹ. Trung lập chống Mỹ tất là trung lập theo Trung Cộng chứ gì? Mấy khứa ăn nói ngược ngạo, dối trá nhưng dân ta biết tỏng mấy cụ ăn phân (fund) Trung Cộng và Pháp rồi! Các bạn Langsa ơi! Làm chủ được thì làm. Làm anh hùng đưoc thì làm còn theo đóm ăn tàn, theo voi ăn bã mía , đi xách dép cho Trung Cộng, đừng làm chuyện tào lao, chẳng được gì mà hao tốn nhân mạng . Napoleon anh hùng sao con cháu De Gaule hèn mật như thế? Thật tủi nhục cho vong linh Napoleon quá! Sau 1954, Pháp quay ra chống Mỹ, ủng hộ Cộng sản. Quay quaắt và dổi màu. Chả trách sau đệ nhị thế chiến, người Mỹ coi De Gaul như loài sâu bọ là phải!
Và cac bạn Langsa ơi, làm gì thì làm gấp đi, Vũ Quốc Thúc 90 rồi, các ông giáo sư, các bà luật sư trong băng của Vũ Quốc Thuc cũng tám chín bó rồi,. Các bạn là người Pháp, lẽ nào không thuộc thơ Lamartine:
Hâtons-nous, jouissons !
L'homme n'a point de port, le temps n'a point de rive ;
Il coule, et nous passons ! "
Chuyện 16 tấn vàng
Bọn Nguyễn Văn Hảo lập công với Việt Cộng nên giữ 16 tấn vàng.không do Nguyễn Quý Chung chở đi theo lệnh Dương Văn Minh. Bọn tay sai Việt Cộng hô ầm lên Nguyễn Văn Thiệu lấy 16 tấn vàng. Nhưng tại sao, Nguyễn Văn Thiệu và những người thân tín của ông cũng im lặng? Các ông Tôn Thất Thiện, Lâm Lễ Trinh, Nguyễn Văn Chức, Hoàng Đức Nhã ... có lên tiếng cải chính cho ông Thiệu không?
Nay thì nhiều tin tức xì ra, cho biết Lê Duẩn đã đưa vàng sang Nga kinh doanh. Các cơ sở kinh doanh Việt Nam tại Nga là tài sản Lê Duẩn và đồng bọn. Không thể che giấu, cuối cùng thì bọn tay sai biện hộ là đem vàng mua bo bo! Tội nghiệp quá! Ông thanh bần đến nỗi con ông phải đi bán chợ trời mà sống!
Bọn cộng sản thổi ống đu đủ , và ca Ông cũng như bác Hồ sống đạo đức, hy sinh bản thân cho cách mạng, không hề biết cái mu rùa và cái bướm vàng nó ra sao. Ông cũng đạo đức cách mạng, chống năm thê bảy thiếp thế mà ông tìm cách hiếp con gái điền chủ Cần thơ, sinh ra Lê Kiến Thành trong khi vợ cả vợ hai cả đống. Ông Thành bênh cha ông nói là giữa bố ông và Võ Nguyên Giáp không hề xich mích, Võ Nguyên Giáp phải cám ơn ông vì ông đã đội hàngvạn bao cao su lên đầu Võ Nguyên Giáp, đeo hàng trăm anh dũng bội tinh có hình quần lót phụ nữ vào ngực đại tường! Ông nói thế mà không sợ thiên hạ cười bể bụng vì bức thư của Má ông nói lên một sự thật khác, nó tố cáo bản chất gian manh, ganh tị, thù hận nhau của cộng sản. Chuyện mới năm ngoái mà Lê Kiến Thành lại chối phắt, chả trách việc vài chục năm mà Cộng sản chẳng phủ nhận, hoặc thêm thắt. Đó là cái bản chất gian manh cộng sản lộ ra ở cha con, vợ chồng nhà họ!
Ông Thành nói bố ông ủng hộ khoán của Kim Ngọc. Ông ủng hộ mà Kim Ngọc suýt tàn đời , nếu ông ra tay trừng trị thì Kim Ngọc sẽ ra sao?
Ông nói bố ông không chịu trách nhiệm về việc Trung Quốc làm thầy dạy học. Ông cũng như các ông cộng sản khác, thành công thì khai thành tích, gióng trống khua chiêng, thất bại thì nói không phải tại tôi. Lỗi là do đảng. Đảng lãnh đạo tập thể. Tôi không có quyền hành gì hết. Tôi không chịu trách nhiệm!Triệu ông cộng sản đều nói như thế!
Lê Duẩn đem vàng mua bo bo hay bỏ túi? Ông Hồ đạo đức, sống thanh bạch chỉ có bộ đồ kaki rách và đôi dép lốp. Nhưng nay ai cũng thấy từ Đông Âu, Liên Xô, Trung Quốc, các lãnh rụ cộng sản là những ông vua tham dâm và xa xỉ. Ngày nay, các tay cộng sản gộc ở Trung Quốc, Việt Nam có hàng tỷ, hàng trăm triệu Mỹ kim, ai tin Lê Duẩn nghèo? Con gái Trường Chinh xây lâu đài ở Đà Lạt, con rể Võ Nguyên Giáp là tỷ phú, vậy thực sự Lê Kiến Thành có bao nhiêu triệu hay tỷ đô la?
Ông giàu không phải là tiền của cha ông thì cũng do ông chia chác, hùn hạp, cậy thế lực của cha ông mà có. Nay nhiều đại gia cũng tuyên bố họ có tài sản lớn là do các em gái nuôi ủng hộ? Toàn là tài sản chân chính không phải do mưu mánh, trộm cướp phải không?
Thất bại 1975, Pháp vẫn tiếp tục ván bài trở lại Việt Nam bằng cách làm đầy tớ cho Trung Cộng.. Năm 1985, vụ Trần Văn Bá, Mai Văn Hạnh,Lê Quốc Quân chính là sự thúc đẩy của Pháp. Thật không ngờ các giáo sư, tiến sĩ mà vẫn theo Trung lập của Pháp mà Pháp là anh chàng hèn yếu, chỉ làm tay sai cho Trung Cộng. , nghĩa là làmtrung gian ăn phân! Còn trí thức, tiến sĩ, giáo sư đại học, bộ trưởng theo trung lập chống Mỹ, theo hòa hợp hòa giải cũng chỉ là những cục phân!
Tại sao ân hận? Vì lúc đó ông không cương quyết, nếu ông tich cực cầu cứu Trung Cộng thì sau 1975, ông đã làm Tổng thống, chủ tịch, bộ trưởng hoăc như Lý Chánh Trung, Lý Quý Chung, Dương Văn Ba... làm dân biểu quốc hội,chứ đâu phải làm thằng tù, thằng dân đen! Nhưng lời ông nói là không thật. Chắc ông đã đi dêm với Vanuxem nên tin tưởng giải pháp Vanuxem mà ở lại. Nếu ông ghét Trung Cộng và Việt Cộng, ông đã cao chạy xa bay! Vũ Văn Mẫu, Vũ Quốc Thúc, Vũ Quốc Thông, Bùi Tường Huân, Trần Chánh Thành, ông nọ, ông kia không phải là ngu, thế mà ở lại , họ cực kỳ tin vào trung lập của Vanuxem, Họ ở lại cho đến phút chót, tại sao Bắc quân không nhập địa? Trung Cộng sơ ai? ngần ngại gì?
Nhiều người liên quan đến Trung lập của Pháp, nói ra thì động chạm bốn bề. Phải chăng người ta giết anh em ông Diêm kể cả Ngô Đình Cẩm vì sợ tân Lê Chiêu Thống cầu cứu Bắc quân? Phải chăng Nguyễn Khánh nổi loạn cũng vì Trung lập thân Pháp mà ông lại đổ cho Dương Văn Minh trung lập? Phải chăng Việt Cộng thống nhất gấp, một phần vì muốn cướp tài sản miền Nam mà một phần cũng sợ bọn GPMN vẫy tay kêu gọi nhà họ Mao, họ Đâng? Tại sao Lê Quốc Túy tự tử? Tại sao trong chiến tranh, Cao Đài đứng trung lập, mà năm 1985 lại dính với Trung Lập của Pháp? Phải chăng họ nghĩ rằng theo Pháp và Trung Cộng trong vụ này cũng là Trung lập đúng chánh nghĩa ? Nhiều vấn đề bí mật chưa được lịch sử làm sáng tỏ!
Nay mấy tay thực dân cũng muốn ngo ngoe ván bài Trung lập. Ngày xưa Hồ Hữu Tường, Phạm Công Tăc đòi Trung lập, nay thì Vũ Quốc Thúc và 36 cái nõn nường cũng muốn Trung lập chống Mỹ. Trung lập chống Mỹ tất là trung lập theo Trung Cộng chứ gì? Mấy khứa ăn nói ngược ngạo, dối trá nhưng dân ta biết tỏng mấy cụ ăn phân (fund) Trung Cộng và Pháp rồi! Các bạn Langsa ơi! Làm chủ được thì làm. Làm anh hùng đưoc thì làm còn theo đóm ăn tàn, theo voi ăn bã mía , đi xách dép cho Trung Cộng, đừng làm chuyện tào lao, chẳng được gì mà hao tốn nhân mạng . Napoleon anh hùng sao con cháu De Gaule hèn mật như thế? Thật tủi nhục cho vong linh Napoleon quá! Sau 1954, Pháp quay ra chống Mỹ, ủng hộ Cộng sản. Quay quaắt và dổi màu. Chả trách sau đệ nhị thế chiến, người Mỹ coi De Gaul như loài sâu bọ là phải!
Và cac bạn Langsa ơi, làm gì thì làm gấp đi, Vũ Quốc Thúc 90 rồi, các ông giáo sư, các bà luật sư trong băng của Vũ Quốc Thuc cũng tám chín bó rồi,. Các bạn là người Pháp, lẽ nào không thuộc thơ Lamartine:
Hâtons-nous, jouissons !
L'homme n'a point de port, le temps n'a point de rive ;
Il coule, et nous passons ! "
Chuyện 16 tấn vàng
Bọn Nguyễn Văn Hảo lập công với Việt Cộng nên giữ 16 tấn vàng.không do Nguyễn Quý Chung chở đi theo lệnh Dương Văn Minh. Bọn tay sai Việt Cộng hô ầm lên Nguyễn Văn Thiệu lấy 16 tấn vàng. Nhưng tại sao, Nguyễn Văn Thiệu và những người thân tín của ông cũng im lặng? Các ông Tôn Thất Thiện, Lâm Lễ Trinh, Nguyễn Văn Chức, Hoàng Đức Nhã ... có lên tiếng cải chính cho ông Thiệu không?
Nay thì nhiều tin tức xì ra, cho biết Lê Duẩn đã đưa vàng sang Nga kinh doanh. Các cơ sở kinh doanh Việt Nam tại Nga là tài sản Lê Duẩn và đồng bọn. Không thể che giấu, cuối cùng thì bọn tay sai biện hộ là đem vàng mua bo bo! Tội nghiệp quá! Ông thanh bần đến nỗi con ông phải đi bán chợ trời mà sống!
Bọn cộng sản thổi ống đu đủ , và ca Ông cũng như bác Hồ sống đạo đức, hy sinh bản thân cho cách mạng, không hề biết cái mu rùa và cái bướm vàng nó ra sao. Ông cũng đạo đức cách mạng, chống năm thê bảy thiếp thế mà ông tìm cách hiếp con gái điền chủ Cần thơ, sinh ra Lê Kiến Thành trong khi vợ cả vợ hai cả đống. Ông Thành bênh cha ông nói là giữa bố ông và Võ Nguyên Giáp không hề xich mích, Võ Nguyên Giáp phải cám ơn ông vì ông đã đội hàngvạn bao cao su lên đầu Võ Nguyên Giáp, đeo hàng trăm anh dũng bội tinh có hình quần lót phụ nữ vào ngực đại tường! Ông nói thế mà không sợ thiên hạ cười bể bụng vì bức thư của Má ông nói lên một sự thật khác, nó tố cáo bản chất gian manh, ganh tị, thù hận nhau của cộng sản. Chuyện mới năm ngoái mà Lê Kiến Thành lại chối phắt, chả trách việc vài chục năm mà Cộng sản chẳng phủ nhận, hoặc thêm thắt. Đó là cái bản chất gian manh cộng sản lộ ra ở cha con, vợ chồng nhà họ!
Ông Thành nói bố ông ủng hộ khoán của Kim Ngọc. Ông ủng hộ mà Kim Ngọc suýt tàn đời , nếu ông ra tay trừng trị thì Kim Ngọc sẽ ra sao?
Ông nói bố ông không chịu trách nhiệm về việc Trung Quốc làm thầy dạy học. Ông cũng như các ông cộng sản khác, thành công thì khai thành tích, gióng trống khua chiêng, thất bại thì nói không phải tại tôi. Lỗi là do đảng. Đảng lãnh đạo tập thể. Tôi không có quyền hành gì hết. Tôi không chịu trách nhiệm!Triệu ông cộng sản đều nói như thế!
Lê Duẩn đem vàng mua bo bo hay bỏ túi? Ông Hồ đạo đức, sống thanh bạch chỉ có bộ đồ kaki rách và đôi dép lốp. Nhưng nay ai cũng thấy từ Đông Âu, Liên Xô, Trung Quốc, các lãnh rụ cộng sản là những ông vua tham dâm và xa xỉ. Ngày nay, các tay cộng sản gộc ở Trung Quốc, Việt Nam có hàng tỷ, hàng trăm triệu Mỹ kim, ai tin Lê Duẩn nghèo? Con gái Trường Chinh xây lâu đài ở Đà Lạt, con rể Võ Nguyên Giáp là tỷ phú, vậy thực sự Lê Kiến Thành có bao nhiêu triệu hay tỷ đô la?
Ông giàu không phải là tiền của cha ông thì cũng do ông chia chác, hùn hạp, cậy thế lực của cha ông mà có. Nay nhiều đại gia cũng tuyên bố họ có tài sản lớn là do các em gái nuôi ủng hộ? Toàn là tài sản chân chính không phải do mưu mánh, trộm cướp phải không?
Ngành đường sắt mỗi năm lỗ 1600 tỷ đồng
Không ai lấy làm lạ về việc lỗ lã trong lãnh vực quốc doanh. Vinashine, Điện lực, Airlines...là những cái thùng không đáy. Các ngành kháckhông biết họ điều hành ra sao chứ ngành đường sắt thì ai cũng rõ. Họ làm ăn có phương pháp ghê lắm, phải nói là lời to chứ không phải lỗ. Lỗ là do ai đó lấy tiền bỏ túi.
- Này nhé, thí dụ một ngày xuất một triệu vé, họ chỉ bán vài ngàn, còn lại bao nhiêu bán chợ đen, giá gấp ba, gấp bốn giá chính thức.
-Này nhé, mỗi chuyến xe, thí dụ có hai chục ngàn chỗ, họ bán ra bốn năm chục ngàn chỗ. Ai mất chỗ thì phài đứng! Nào kêu ca ai!
-Ngày xưa, có người bán hàng rong, nay đảng độc quyền bán hàng ăn, nước uống...
Như vậy thì làm sao mà lỗ?
Hoàng Đức Nhã lên tiếng Lão Hủ chê Hoàng Đức Nhã là nit con nhưng Hoàng Đức Nhã còn chững chạc và có thực học hơn các ông Thứ trưởng non choẹt của Việt Cộng chưa chắc đã xong Trung Học và lãnh chúa Ủn ở Bắc Triều Tiên. Tâm trạng của Hoàng Đức Nhã cũng là tâm trạng nhiều người quốc gia oán hận Mỹ. Ông Vũ Quốc Thúc nay theo thầy Langsa chống Mỹ để giành lại Nam Kỳ thuộc địa. Ông Huy Đức trung thành với Mao chống Mỹ cứu nước. Nước ta có nhiều nhân vật sống mâu thuẫn, nói một đàng làm một nẻo. Ghét Mỹ sao không về Việt Nam mà ở , nhất là mấy cha cố ông bà, cô cậu chống Mỹ, đời hòa bình, nay hòa bình sao cũng chạy qua Mỹ?
Chuyện cô Nhíp
Chuyện cô Nhíp là chuyện lạ mà cũng không lạ. Trần Đĩnh nói rồi. Việt cộng chống Mỹ nhng rất thích chơi với Mỹ. Không phải Việt Cộng mà Trung Cộng cũng thế. Cũng cho con đi du học Mỹ, cũng chuyển tài sản sang Âu Mỹ. Trong truyện Sống và Chết ở Thượng Hải,Trịnh Niệm kể truyện một Hồng Vệ Binh hăng say theo Mao, sau đi học Anh văn để làm nô lệ cho tư sản. Bà hỏi anh ta sao hành động mâu thuẫn như thế, anh ta đáp: thời Hồng Vệ binh theo quyền lợi, nay học Anh văn cũng vì quyền lợi! Theo đảng hay theo đế quốc Mỹ đều là do quyền lợi cả đấy thôi! Có ai biết con cháu Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang học ở đâu và tài sản gửi ở đâu không? Nhưng rõ rệt là con Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Tấn Dũng đi du học Mỹ. Con gái Nguyễn Tấn Dũng lấy chồng người Mỹ gốc Việt. Vậy thì chống Mỹ chỉ là bề ngoài!
Cô Nhíp cũng chỉ là một trong muôn vạn đồng chí dép râu, mũ tai bèo đã nhập tịch Mỹ quốc rồi! Chưa kể những hạng như Trần Thanh Hà, Ái Vân, Bằng Kiều...Có thể họ khoái bị bóc lôt, cũng có thể do nhu cầu " công tác", cũng có thể vì thích đi Mỹ mà nhận công tác! Ôi! Tri nhân, tri diện bất tri tâm.
______
[1]. Pendant ce temps, la Chine a accordé au Viet Nam une aide militaire, économique et en devises libres, dont la valeur * totale dépasse 20 milliards de dollars américains.TÀI LIỆU 3 VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM -TRUNG QUỐC
[2] Nguyễn Lộc Yên. Công hàm hàm hồ của Phạm Văn Đồng .http://danlambaovn.blogspot.ca/2014/05/cong-ham-ham-ho-cua-pham-van-ong.html
https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=IDjm7lwnl14
______
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 362
aturday, May 2, 2015
NGUYỄN THIÊN THỤ * CAO TẦN
CAO TẦN
NGUYỄN THIÊN THỤ
Ông tên Lê Tất Điều, sinh năm 1942 tại Hà Ðông,di cư vào Nam năm 1954. Ðịnh cư tại Hoa Kỳ từ tháng 5-1975 và lấy bút hiệu Cao Tần.
Từ 1976 - 1979: Hợp tác với tạp chí Hồn Việt, Bút Lửa, Văn Học Nghệ Thuật.
Tác phẩm :
Truyện ký: Kẻ Tình Nguyện, 1963 ; Quay Trong Gió Lốc, 1965 ; Ðêm Dài Một Ðời, 1966; Những Giọt Mực, 1970. Thơ:Thơ Cao Tần, Bút Lửa, 1977.
Từ 1976 - 1979: Hợp tác với tạp chí Hồn Việt, Bút Lửa, Văn Học Nghệ Thuật.
Tác phẩm :
Truyện ký: Kẻ Tình Nguyện, 1963 ; Quay Trong Gió Lốc, 1965 ; Ðêm Dài Một Ðời, 1966; Những Giọt Mực, 1970. Thơ:Thơ Cao Tần, Bút Lửa, 1977.
Thơ ông là thơ hiện thực. Là bản “chứng chỉ tại ngũ “ của “Gẫy cánh Đại Bàng”:
Ngàn lẫm liệt tan trong chiều rã ngũ
Muôn anh hùng phút chốc hóa lang thang (Cảm khái)
Thơ ông là họa phẩm về chiến trường, lao tù và biển đông:
Một đời quê hương khét mùi súng đạn
Một đời xót xa bằng hữu lao tù
Một đời xót xa bằng hữu lao tù
(Hát ngao trên tuyết)
- Biển Đông giờ này bao thuyền hấp hối ..
Lòng bắt đầu mơ những điều huyền hoặc
Mơ con tàu cảm được những thương tâm
Nghe được tiếng đàn bà con trẻ khóc
Và xót xa như có một linh hồn (Đóng tàu)
-Có thằng bạn nào tàn đời học tập
Cõng gông xiềng lê lết một thân đau
Này biển chiều sóng xô ào lớp lớp
Những tiếng đời tan nát khóc thương nhau. (Biển chiều )
Đi sâu vào thơ Cao Tần, chúng ta thấy hoài hương và lưu đày là hai nét đậm đà nhất.Thơ ông rất đặc biệt với cái giọng bất đắc chí của Cao Bá Quát, Trần Tế Xương.Sống bên Mỹ, ông thấy xa lạ:
Chiều đi bát phố gặp toàn Tây
Bỗng tiếc xưa không làm quen cả xóm
Tự trách mình ngu hơn con cầy (Chiều bát phố)
Ông luôn mơ đến Saigon, đến kỷ niệm cũ :
Em hãy tìm về sau căn nhà cũ
Đứng bên rào mà ngó lại vườn xưa
Em nhớ nhé: dưới tàn cây trứng cá
Những trái mọng hồng trong ánh nắng sau mưa
Ở góc vườn còn một viên gạch vỡ
Nơi nảy mầm hy vọng một giàn dưa
Kín đáo nghe em, giờ nhà đổi chủ
Nhưng kho tàng ta chắc còn nguyên đó (Chỗ giấu kho tàng)
Bài thơ sau đây là một bài thơ rất đặc sắc, đã đặt đỉnh cao của nhục vong quốc, thân phận lưu đày và nghệ thuật trào lộng, ngang tầm với Thuật hoài của Đặng Dung và Hồ trường của Nguyễn Bá Trác:
Bài thơ sau đây là một bài thơ rất đặc sắc, đã đặt đỉnh cao của nhục vong quốc, thân phận lưu đày và nghệ thuật trào lộng, ngang tầm với Thuật hoài của Đặng Dung và Hồ trường của Nguyễn Bá Trác:
MAI MỐT ANH VỀ
Mai mốt anh về có thằng túm hỏi
Mầy qua bên Mỹ học được củ gì
Muốn biết tài nhau đưa ông cây chổi
Nói mầy hay ông thượng đẳng cu li
Ông rửa bát chì hơn bà nội trợ
Ông quét nhà sạch hơn em bé ngoan
Ngày ngày phóng xe như thằng phải gió
Đêm về nằm vùi nước mắt chứa chan
Nghệ thuật nói bỗng hóa trò lao động
Thằng nào nói nhiều thằng ấy tay to
Tiếng mẹ thường chỉ dùng chửi đổng
Hay những đêm sầu tí toáy làm thơ
Ông học được Mỹ đất trời bát ngát
Nhưng tình người nhỏ hơn que tăm
Nhiều đứa hồn nhiên giống bầy trẻ nít
Còn hồn ông: già cốc cỡ nghìn năm
Bài học lớn từ khi đến Mỹ
Là ngày đêm thương nhớ nước mênh mang
Thù hận bọn làm nước ông nghèo xí
Hận gấp nghìn lần khi chúng đánh ông văng
Nếu mai mốt bỗng đổi đời phen nữa
Ông anh hùng ông cứu được quê hương
Ông sẽ mở ra nghìn lò cải tạo
Lùa cả nước vào học tập yêu thương
Cuộc chiến cũ sẽ coi là tiền kiếp
Phản động gì cũng chỉ sống trăm năm
Bồ bịch hết không đứa nào là ngụy
Thắng vinh quang mà bại cũng anh hùng
Mầy qua bên Mỹ học được củ gì
Muốn biết tài nhau đưa ông cây chổi
Nói mầy hay ông thượng đẳng cu li
Ông rửa bát chì hơn bà nội trợ
Ông quét nhà sạch hơn em bé ngoan
Ngày ngày phóng xe như thằng phải gió
Đêm về nằm vùi nước mắt chứa chan
Nghệ thuật nói bỗng hóa trò lao động
Thằng nào nói nhiều thằng ấy tay to
Tiếng mẹ thường chỉ dùng chửi đổng
Hay những đêm sầu tí toáy làm thơ
Ông học được Mỹ đất trời bát ngát
Nhưng tình người nhỏ hơn que tăm
Nhiều đứa hồn nhiên giống bầy trẻ nít
Còn hồn ông: già cốc cỡ nghìn năm
Bài học lớn từ khi đến Mỹ
Là ngày đêm thương nhớ nước mênh mang
Thù hận bọn làm nước ông nghèo xí
Hận gấp nghìn lần khi chúng đánh ông văng
Nếu mai mốt bỗng đổi đời phen nữa
Ông anh hùng ông cứu được quê hương
Ông sẽ mở ra nghìn lò cải tạo
Lùa cả nước vào học tập yêu thương
Cuộc chiến cũ sẽ coi là tiền kiếp
Phản động gì cũng chỉ sống trăm năm
Bồ bịch hết không đứa nào là ngụy
Thắng vinh quang mà bại cũng anh hùng
Trich Nguyễn Thiên Thụ -Văn Học Sử Việt Nam từ khởi thủy đến hiện đại
Sau đây là bản Anh ngữ
Sẽ xuất bản.
CAO TẤN
Cao Tần, was born Lê Tất Điều in 1941 in Hà Đông (Hà Nội), moved to South of Vietnam in 1954. He came to the USA in 1975. He cooperated with Văn Hóa Ngày Nay Journal and Tân Phong Journal. In the USA, in 1985, he and Võ Phiến founded Văn Học Nghệ Thuật magazine (Literature and Arts), and he was director. His work entitled ''Thơ Cao Tần ( Cao Tần's Poems) published 1978 are the poems of exile. Day and night, he dreams of his natal country:
Em hãy tìm về sau căn nhà cũ
Đứng bên rào mà ngó lại vườn xưa
Em nhớ nhé: dưới tàng cây trứng cá
Những trái mọng hồng trong ánh nắng sau mưa
Ở góc vườn còn một viên gạch vỡ?
Nơi nảy mầm hy vọng một giàn dưa
Kín đáo nghe em, giờ nhà đổi chủ
Những kho tàng ta chắc còn nguyên đó (Chỗ giấu kho tàng)
Stand out side by the fence,
and look at our old garden of flower
Please, remember
In the past, on the branches
The fruit became red under the sun after the rain.
And in a corner,
At a broken brick
Where stood a frame of melon.
Please keep secret, my dear
Our house now belonged to the new owner.
However,
Our treasure is still there
(My treasure)
(My treasure)
He thinks of his homecoming on a happy day:
Ôi! Xóm xưa khi, khi nào đổi kiếp
Ta về thành chim hót trước hiên nhà (Chiều bát phố )
Oh my old hamlet!
When the world would change one more time
I would be a bird singing in front of my house.
(Evening walking)
His poems expresses strongly state of mind of some refugees in the new land where they fell sad and shameful, and sometime they ironize themselves:
Nói mày hay ông thượng đẳng cu li,
Ông rửa bát chì hơn bà nội trợ
Ông quét nhà sạch hơn em bé ngoan
Ngày ngày phóng xe như thằng phải gió
Đêm đêm về nằm vùi nước mắt chứa chan. (Mai mốt anh trở về)
You must know that
I am a super worker
I am better
Than a house wife
In washing dish.
As an excellent sweeper
I am better than the young cleaner
As a fool, I drive fast
At night when I go to bed
My eyes are full of tears.
(The day of homecoming)
(Thụ Thiên Nguyễn - History of Vietnamese Literature from Beginning to the Present days)
No comments:
Post a Comment