Tuesday, November 15, 2016

TH Ế GIỚI * TRUYỆN TÙ & VƯỢT BIÊN * HAI BẢN TUYÊN NGÔN * LÃNG MẠN*

VĂN HÓA XÃ HỘI THẾ GIỚI

 Thành phố nào sống lành mạnh nhất?
  • 10 tháng 1 2015



Singapore luật hạn chế người nước ngoài mua bất động sản.
Một thành phố lành mạnh có những tiêu chí gì? Đó là sự kết hợp của hàng loạt các yếu tố khác nhau, từ dịch vụ y tế, giao thông công cộng tốt cho tới không gian xanh. Điểm lại danh sách mà báo The Guardian và tạp chí The Economist của Anh xếp hạng các thành phố lành mạnh và các nước trên thế giới, chúng tôi xin được giới thiệu năm thành phố có lịch sử đầu tư vào những yếu tố để cho công dân của họ sống lành mạnh nhất.
Singapore
Singapore là thành phố có tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thấp nhất thế giới và cũng là nơi dân có tuổi thọ đứng thứ tư thế giới (84,07 năm), theo CIA World Factbook.
Singapore được xếp hạng trong số những nơi có hệ thống chăm sóc y tế hiệu quả nhất trên toàn thế giới với 80% người dân sử dụng hệ thống y tế công cộng.
Nhìn chung, Singapore là một trong những thành phố sạch nhất thế giới (có luật nghiêm khắc cấm mọi hành vi từ nhổ nước bọt tới xả rác), và chính phủ đã sử dụng thành công các biện pháp nhằm giảm lưu lượng xe cộ từ lúc thành phố bị quá tải xe vào năm 1970.
Hệ thống giao thông công cộng xe điện của thành phố, SMRT, phục vụ hơn hai triệu lượt hành khách mỗi ngày. Tự xưng tên là Garden City, Singapore có hàng chục công viên, vườn cây và khu đồi trồng cây quanh đảo. Để phục vụ người đi xe đạp, chạy và người đi bộ, thành phố này có Hệ thống Kết nối Công viên gồm hơn 200 km con đường nối các công viên địa phương và không gian xanh.
Nhiều người nước ngoài thuê nhà ở Singapore vì tại đây có luật hạn chế người nước ngoài mua bất động sản, và chính phủ đã đưa ra thêm các biện pháp chẳng hạn như các loại thuế để ngăn bong bóng nhà đất.
Giá thuê trung bình cho một căn hộ hai phòng ngủ gần Orchard Road là khoảng 5.000 đến 6.000 đô la Singapore/tháng (4000-4800 USD/tháng)
Tokyo



 
Lượng khí thải nhà kính của Tokyo thấp hơn so với hầu hết các thành phố châu Á
Tokyo là thành phố sở hữu hệ thống giao thông công cộng hiệu quả trên thế giới, chuyên chở khoảng ba triệu người hàng ngày trong khu vực đô thị lớn. Lượng khí thải nhà kính của Tokyo thấp hơn so với hầu hết các thành phố châu Á khác. Theo Ngân hàng Thế giới, lượng khí CO2 của Tokyo bình quân trên đầu người là 4,89 tấn, trong khi Bắc Kinh là 10,8 tấn và Singapore là 7,86 tấn. Sau thảm họa sóng thần năm 2011, đã có quan ngại sau sự cố Fukushima từ các nhà máy điện hạt nhân nhưng nhưng chính phủ Nhật tuyên bố mức độ bức xạ tại Tokyo là an toàn.
Tokyo được báo The Guardian xếp hạng năm 2012 là thành phố lành mạnh thứ hai trên thế giới, với tuổi thọ trung bình ở thủ đô Nhật Bản là một trong những nơi cao nhất với 84,19 năm. Điều này có được là do một số yếu tố, bao gồm cả việc đầu tư vào y tế công cộng, gia đình và cộng đồng mạnh mẽ, truyền thống giữ vệ sinh tốt, và chế độ ăn uống lành mạnh gồm cơm, cá tươi và rau quả. Bảo hiểm y tế toàn dân cũng đã được thực hiện vào năm 1961 đã giúp cắt giảm các bệnh ở trẻ em và các bệnh truyền nhiễm.
Thị trường bất động sản và giá của Tokyo được giá trong năm 2013 do các chính sách kinh tế của Thủ tướng Abe, cũng như việc thành phố được trao quyền đăng cai cho Thế vận hội Mùa hè năm 2020. Người nước ngoài không bị hạn chế mua bất động sản, nhưng hầu hết người nước ngoài thuê nhà để ở thay vì mua.
Giá thuê trung bình cho các căn hộ ba phòng ngủ tại các khu vực như Azabu, Hiroo, Roppongi, Omotesando và Omotesando dao động từ 200.000 đến 450.000 yên/tháng. (1.700-3.800 USD/tháng). Giá trung bình để mua căn hộ chung cư mới ở Tokyo là 686.000 yên/m2 (5.820 USD/m2), trong khi giá mua trung bình của một căn hộ thường hiện nay là 399.700 m2 (3.390 USD/m2).
Perth



Được xếp hạng trong top 10 các thành phố dễ sống nhất của Economist Intelligence Unit (EIU) 2013, Perth là một trong các thành phố lành mạnh nhất của Úc dành cho phụ nữ.
Việc EIU xếp hạng được dựa trên năm tiêu chí: tính ổn định, y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng và các hoạt động văn hóa và môi trường. Và theo tạp chí Y tế của Úc Phụ nữ, Perth gần đứng đầu danh sách thành phố có tập quán ăn uống lành mạnh, thỏa mãn về cuộc sống và y tế tốt.
Từ năm 1998 tới 2009, số lượng người đi xe đạp ở Perth tăng 450%, và Transperth, hệ thống giao thông thành phố, đã lắp đặt nhà để xe tại nhiều trạm, vì vậy hành khách đạp xe tới ga tàu có thể khóa và để xe của họ tại ga. Khí hậu ấm áp và những bãi biển gần Ấn Độ Dương có nghĩa là người dân được tiếp cận với nhiều hoạt động ngoài trời và chơi thể thao.
Thị trường bất động sản ở Perth, vốn bùng nổ trong những năm gần đây do ngành công nghiệp khai thác mỏ, hiện đang giữ mức ổn định.
Giá trung bình của một căn hộ hai phòng ngủ ở Peppermint Grove là 1.360.000 đô la Úc (1.116.000 USD), trong khi giá thuê trung bình là là 665 đôla Úc/tuần (545 USD)/tuần.
Tại Cottesloe giá căn hộ hai phòng ngủ trung bình là 815,000 đôla Úc và tiền thuê nhà là 690 đôla Úc/tuần. Trong khi tại Hillarys và Freemantle, giá nhà là từ 600.000 đôl-650.000, đôla Úc và giá thuê trung bình là 550-570 đôla Úc/tuần.

Copenhagen



50% người dân Copenhagen đi làm hoặc đi học bằng xe đạp.
Thủ đô Đan Mạch đứng đầu nhiều danh sách toàn cầu về sức khỏe vì là nơi có văn hóa đi xe đạp và giảm lượng khí thải CO2 nhiều trong thập niên qua. Khí nhà kính giảm 20% kể từ năm 2005, một phần trong kế hoạch của chính phủ biến Copenhagen trở thành thủ đô trung tính carbon đầu tiên trên thế giới vào năm 2025.
Mỗi ngày 50% người dân ở Copenhagen đi làm hoặc đi học bằng xe đạp, và có tới gần 400km làn đường xe đạp trong thành phố với khoảng 36.000 người đi xe đạp tại một số khu chính hàng ngày.
Giá nhà tại Copenhagen tăng đều từ năm 2009, và giá trung bình căn hộ hai phòng ngủ là khoảng 1,3 triệu krone Đan Mạch (218.812 USD).
Giá thuê nhà tương đối khác nhau giữa các khua nhà xây mới so với các tòa nhà được trùng tu hoặc nhà cũ hơn.
Giá thuê trung bình hàng năm cho một căn hộ tại khu nhà cũ 60.000 krone/năm (10.000 USD/năm), trong khi giá thuê một căn tại khu được trùng tu là khoảng 100.000 krone/năm (16.800 USD/năm).
Monaco



 
Monaco là nơi có nhiều triệu phú và tỷ phú nhất trên bình quân đầu người.
Monaco là một công quốc nhỏ ở vùng Riviera của Pháp cách Nice khoảng 15km về phía đông.
Đây là thành phố có diện tích chưa đầy 2 km2 và là quốc gia đông dân nhất trên thế giới và có tuổi thọ cao nhất là 89,6 năm. Monaco cũng là nơi có nhiều triệu phú và tỷ phú nhất trên bình quân đầu người. Người giàu có sống tập trung ở thành phố này có nghĩa là họ có tiền để trả cho dịch vụ y tế hàng đầu. Tổ chức Y tế Thế giới xếp hạng Monaco là nơi có dịch vụ y tế đứng thứ 13 trên thế giới vào năm 2000. Quỹ Monaco của Hoàng tử Albert Đệ nhị đã đưa ra một số sáng kiến xanh bao gồm giảm khí thải nhà kính cũng như qui định quan chức trong các cơ quan chính phủ dùng xe hơi chạy điện.
Monaco được chia thành bốn khu vực: khu cổ Monaco-Ville, khu Monte Carlo hào nhoáng, khu cảng La Condamine và khu mới Fontvieille.
Phần lớn nhà ở Monaco là nhà chung cư với khối căn hộ có phong cách từ Belle Époque đến hiện đại. Đất là hết sức đắt đỏ tại đất nước nhỏ bé này, nơi mà phần lớn người mua là giới có tiền từ Pháp, Anh, Ý, Bỉ, Hà Lan và Thụy Sĩ.
Giá bất động sản tại các khu trung tâm trung bình từ 35.000 đến 40.000 euro/m2 (43.532-49.751 USD/m2) trong khi giá tại Odeon Tour khoảng 70.000 euro/m2 (87.000 USD/m2)
Bài gốc tiếng Anh được đăng trên BBC Travel.

Những điều bạn chưa biết về bia

  • 11 tháng 1 2015


Đi trong một đường hầm xe lửa nhớp nháp vào sau đó đến một cơ sở công nghiệp nhỏ nằm ở đông nam London, bạn đã đến một cơ sở sản xuất bia đặc trưng của Anh quốc. Nhà máy bia Kernel hoạt động được hơn 5 năm và loại bia được sản xuất ở đây là sự kết hợp giữa truyền thống và cách tư duy mới và một chút thử nghiệm.

Hương vị nhất quán

“Chúng tôi dựa vào quy trình bao gồm đặt giả thiết, thí nghiệm và kết quả,” ông Toby Munn, một nhà pha chế bia, nói, “Chúng tôi có thể làm thí nghiệm nhỏ cho chính mình và làm thử tất cả mọi thứ. Vui lắm.”
Munn khoe vại lên men, nơi men bia dần dần chuyển hóa đường thành chất cồn sau vài ngày và một căn phòng đầy những thùng tròn.

Ngoài ra cơ sở này còn có một phòng thí nghiệm vốn không to hơn một cái tủ quần áo có thể bước vào được. Chễm chệ trong phòng là một chiếc kính hiển vi và xung quanh là các thiết bị đo độ đậm đặc và một chiếc máy có hình dáng lạ lùng dùng để thúc đẩy quá trình lên men bằng cách tăng nhiệt.
Sản xuất bia đôi khi được xem là một nghệ thuật nhưng một khi sản xuất ở quy mô lớn thì vai trò của khoa học là rất quan trọng. Dù cho bạn có là cơ sở sản xuất nhỏ hay là một tập đoàn bia đa quốc gia như Guinness hay Budweiser, điều then chốt là phân tích khoa học và công thức hóa học khôn ngoan.
Đối với người mới bắt đầu thì cần phải đầu tư nhiều vào việc làm cho bia có hương vị đồng nhất trên toàn cầu, nhất là đối với các công ty đa quốc gia. Men bia phải nhất quán, ông Chris Giles, người sở hữu Surebrew, công ty phân tích hóa học và cung cấp các thiết bị lưu trữ men bia, nói.
Hãng Guinness cất giữ men bia của họ ở một nơi bí mật và men bia này được giữ trong dạng hơi nước nitrogen.
Ông Gearoid Cahill ở Guinness cho biết công ty của ông phải tính đến rất nhiều yếu tố để đảm bảo hương vị bia đồng nhất. Nước dùng để sản xuất bia Guinness cần phải được kiểm tra nồng độ calcium do lượng calcium nhiều hay ít có thể gây ức chế các enzyme giúp chuyển hóa tinh bột thành đường.

Bí ẩn từ bọt bia


Sau đó đến cách phục vụ bia. Bia Guinness có đặc trưng về đường nét và bọt kem trắng nổi tiếng nổi trên đầu cốc. Đó là do các bong bóng nitrogen được nhồi vào trong bia thông qua các vòi áp suất trong các quán bia. Sau khi bia chảy ra cốc, nitrogen một lần nữa thoát khỏi dung dịch bia cũng giống như trường hợp của bong bóng khí CO2 trong nước.
“Khi nitrogen thoát ra nó không phồng to lên mà được giữ ở kích thước rất nhỏ,” Cahill giải thích. Đó là lý do tại sao bia Guinness có bọt kem trắng mịn ở trên.
Sáng tạo hơn là không cần loại vòi đặc biệt gì cả mà vẫn tạo ra bọt bia. Trong các lon bia của hãng Guinness và các hãng khác có một viên tròn với một chút bia bên trong. Khi khui ra, áp suất bên trong giảm xuống khiến những gì bên trong viên tròn này thoát ra thông qua một lỗ rất nhỏ.

“Tác động vật lý đến lon bia đã khiến cho nitrogen thoát ra và tạo thành bọt bia và sau đó chúng trồi từ từ lên trên mặt,” Cahill nói.
Việc này không phải chỉ để cho đẹp mắt. Mức độ chính xác CO2 hay nitrogen hòa tan trong bia có thể có tác động bất ngờ đến hương vị bia, theo bà Joanne Hort tại Đại học Nottingham, Anh quốc.
“Nồng độ carbonic tăng sẽ khiến cho độ ngọt của bia giảm,” bà Hort nói, “Cho nên hai cốc bia giống hệt nhau với độ ngọt như nhau có thể có hương vị khác nhau nếu chúng có nồng độ carbonic khác nhau.”

Chai dùng để chứa bia cũng có thể tạo ra sự khác biệt do đó các công ty bia cũng phải sáng tạo chai như thế nào để đảm bảo rằng chúng không ảnh hưởng đến hương vị. Bạn có bao giờ thấy chai bia nào làm bằng thủy tinh trong suốt không? Bia thường được bán trong những chai thủy tinh mà xám hoặc màu xanh lá cây để tránh cho bia bên trong bị ánh sáng tác động làm hại đến hương vị.
Mặc dù với tất cả những sự phức tạp này, một số xưởng bia nhỏ vẫn tự hào là quy trình sản xuất của họ có những khác biệt không thể biết trước vì nó hứa hẹn sẽ cho ra những hương vị bia mới hoàn toàn.
Munn nói ông ta là một người hâm mộ bia ‘Lambic’ của Bỉ vốn được sản xuất ở Pjottenland ở gần Brussels. Loại bia này được sản xuất bằng cách để hèm (đường ở dạng lỏng được lên men thành bia) trong một cái đĩa lớn qua một đêm. Nó sẽ tự động thu hút men bia và vi khuẩn trong không khí.
“Họ gọi cách làm này là lên men tự động,” Munn giải thích.

Sự khác biệt từ men bia


Men bia vốn có mặt ở khắp nơi và có hàng ngàn loại. Do đó, một số nhà sản xuất bia đã sáng chế ra cách làm mới là lấy men bia từ trong môi trường tự nhiên. Một công ty Mỹ có tên là Rogue Ales đã làm bia lấy từ men được cấy trên râu cằm của một người.
Và một người chuyên pha chế bia ở London có tên là James Rylance cho biết gần đây ông còn tìm cách kiếm men bia từ các hang động và các vườn cây ăn quả. Có lẽ một trong những loại men này sẽ cho ra loại bia lý tưởng. Ai mà biết được?
“Chỉ mới trong vài trăm năm qua chúng ta mới hiểu rõ về vi khuẩn và men bia,” Rylance nói.

Có lẽ loại men bia đang được mọi người nhắc đến nhiều nhất hiện nay là một loại có tên là brettanomyce. Nó đã được sử dụng để làm bia trong hàng trăm năm qua nhưng gần đây trở nên thông dụng khi được các công ty bia mới như Chad Yakobson sử dụng làm loại men chính. Yakobson là một trong số vài nhà sản xuất bia thử sức với ‘bia chua’ được sản xuất từ men brettanomyce.
Loại men này làm nên loại bia ít bị nhiễm khuẩn hay ôxy hóa và có một hương vị chua nhẹ đặc trưng vốn đi kèm rất tốt với một số loại thức ăn như phó mát hay những món có vị mặn. Khác với các loại bia thông thường, bia này để càng lâu thì chất lượng càng tốt.

“Một số loại bia được làm từ men này có thể để được đến 10 hay thậm chí đến 20 năm. Hương vị của chúng càng để lâu càng ngon,” công ty Yakobson cho biết.
Tuy nhiên, tất cả những sự sáng tạo và ngẫu hứng trong sản xuất bia cần phải có phương pháp làm cẩn thận và chặt chẽ, Chris Giles nói. Niềm vui của việc pha chế bia là tìm ra được một loại bia mới nhưng bí quyết là làm cách nào để luôn sản xuất được loại bia đó một cách nhất quán. Đó là thử thách mà các nhà sản xuất bia lớn đã bỏ hàng triệu đô la trong khi các công ty bia nhỏ đều muốn làm được.
“Pha chế bia là một nghệ thuật,” Giles nói, “Nhưng ngày nay công việc này cần rất nhiều sự giúp đỡ của khoa học.”
Bản tiếng Anh bài này đã được đăng trên BBC Future
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture_social/2015/01/150111_secrets_beer_brewing_vert_fut

Friday, January 9, 2015


HOÀNG NGỌC LIÊN * VIÊN ĐẠN CUỐI CÙNG

HOÀNG NGỌC LIÊN 




hoangngoclien@juno.com

Truyện Hoàng Ngọc Liên

Viên Ðạn Cuối Cùng

Già Năm châm trà rồi vui vẻ ngồi gần tôi: - Tôi đã đóng kín các cửa. Không còn sợ "bức vách có tai" nữa. Mời ông dùng trà. Chuyện thầy Tướng, tôi xin kể lại ông nghe. Nhưng không bảo đảm trí nhớ của tôi còn khá như xưa.  Tôi nâng ly trà: 
- Lâu rồi mới "nghe" được vị chát của trà. Cảm ơn già hậu đãi. 
Già Năm cười khiêm tốn: . 
- Chẳng có gì, ngoài ly trà mừng ông trở lại còn mạnh giỏi. Tiện đây xin chia buồn với ông về Bà Cụ, bà nhà và một cháu trai của ông mất trong những năm ông còn trong tù. Mấy ông lối xóm của tôi , ông nào cũng gặp chuyện chẳng lành. Người thì vợ con tử nạn trên đường vưột biên. Người thì bà xã ôm cầm thuyền khác. Có người cũng không được tiễn ông bà thân đến nơi an nghỉ cuối cùng! 
 
Tôi cúi đầu: - Tạ ơn già, đó là những cái giá mà kẻ bại trận phải trả... 
Già Năm không đồng ý: 
- Ông cũng nói... bại trận sao? Tôi không ưa hai chữ bại trận. Không đánh giặc mà phải buông súng, sao gọi là bại trận được? Mà có đánh thiệt rồi tự xử, như ông thầy Tướng, cũng không phải là bại trận! 
Thấy già Năm bắt đầu vào... đề, tôi tiếp lời: 
- Xin già cứ nói những điều tai nghe, mắt thấy. Tôi muốn ghi lại một vài hình ảnh của Thầy Tướng - càng trung thực càng tốt. 
 
Nét mặt già Năm vụt trở nên đăm chiêu: 
- Tôi không quen biết gì với thầy Tướng, lại cũng chưa bao giờ tới chỗ ổng hành nghề. Mãi đến lúc thầy... hy sinh, tôi cũng không nhìn rõ mặt. Nhưng mười mấy năm nay, mỗi lần nghe một tiếng gì đó phát nổ, ví dụ tiếng pháo, tiếng xe bể bánh... tôi lại nhớ tiếng súng ầm ran tại khu vực gần ngã tư này, vào xế trưa ngày 30 tháng Tư! 
 
- Nghe đồn, chỉ một mình thầy Tướng dám chống lại quân... "giải phóng". Trận chiến quả không cân sức! Già Năm thở dài: 
- Cân sao được mà cân! Ðơn thương độc mã chọi cả mấy chục tên, nội một điều này đã đủ vinh danh thầy Tướng. Ðó là chưa kể cuộc chạm súng kéo dài gần cả 2 tiếng đồng hồ, đủ biết "chúng" cũng ngán thầy, cũng sợ chết. Mấy thuở vô được Sàigon, sắp quơ một mớ ... chiến lợi phẩm đem về Bắc, dại gì chúng "xung phong" vô cứ điểm của thầy, lỡ ra thiệt mạng... 
 
Tôi đỡ lời già: 
- Thầy Tướng đâu phải con nhà võ, làm sao biết cách đánh giặc, lại đánh một mình. Lẽ ra ổng cầm cự nhiều lắm là nửa giờ, cũng phải... bung! 
Già Năm cười: 
- Cái lý thú là ở chỗ đó, ông à! Sau trận chạm súng với một số các anh em Dù, "quân Giải Phóng" gặp ngay một ông phó thường dân gan dạ và quyết tử. Ðứng trên lầu, bằng một giọng chững chạc, Thầy Tướng nói trong "loa" oang oang: 
 
- Tôi đã quyết tử. Không phải tôi chán sống nhưng vì các anh đã chiếm được Sài Gòn. Tôi tự biết không thể sống chung với Cộng Sản, nên muốn đi trước cho khỏe. Nhưng tôi lại không muốn đi một mình. Mới đây, bè bạn trong Dù trước khi "tan hàng" đã chuyển đến cho tôi mấy cây súng, ít đạn, lựu đạn và chỉ cho tôi cách sử dụng... tàm tạm, đủ xài! Cho nên, trước khi chết, tôi cũng muốn rủ các anh theo tôi cho có bạn, càng nhiều càng tốt! Các anh đừng suy bụng ta ra bụng người mà cho rằng tôi cũng nói dóc như "vẹm", chớ không dám chết. Tôi đã dành riêng cho mình, một viên đạn cuối cùng . Vậy anh nào muốn "đi" theo tôi thì cứ nhào tới! Sinh Bắc tử Nam mà! 
 
Thầy cười hì hì trong máy rồi nói tiếp: 
- Các anh sẽ được gặp lại Bác Hồ muôn vàn kính yêu của các anh, sẽ thành "liệt sĩ" trong chốc lát.Tại sao còn chần chừ chưa chịu tiến lên?
Lát sau, có tiếng hô xung phong thiệt lớn của một tên nào đó. Nhưng hô cả chục tiếng mà không có "chiến sĩ " nào xung phong cả. Trong lúc đó, ông thầy nóng ruột, thỉnh thoảng lại liệng ra một trái lựu đạn, hoặc bắn một tràng súng máy hướng về phía "quân giải phóng". Hình như sợ mất mặt với "nhân dân Miền Nam", tên chỉ huy đích thân lùa đồng bọn men theo lề cây xăng tiến tới. Chỉ đợi có vậy, mấy trái lựu đạn nổ liên tiếp. Ba bốn cái bóng nhào! Bà con bên này khu phố không sợ đạn lạc, dám túa ra chứng kiến. Ai cũng cầu mong thầy Tướng tìm cách nào đó đi thoát được. Nhưng thầy đâu còn muốn sống nữa. Ðã nói là quyết tử, thầy muốn chứng tỏ cho "cách mạng" biết, không bao giờ "nhân dân Miền Nam" muốn được Cộng Sản "giải phóng"! 
 
Tôi còn nhớ lời thầy: 
- Tôi không phải là quân nhân, không cần nghe lệnh "Tổng Thống" trở cờ Dương Văn Minh mà ngưng chiến đấu để... bàn giao cho "cách mạng"! Tôi quyết tử với các anh và rồi tôi cũng sẽ... bàn giao cái thân xác tôi cho các anh. Sống với Cộng Sản, đàng nào tôi cũng chết. Thà chiến đấu rồi chết cho mát mẻ, lại có thêm mấy anh đi theo nữa cho... vui. Nào, xung phong đi chớ?...
Già Năm đang nói ngon trớn, bỗng dừng lại: 
- Tôi xin mở dấu ngoặc ở đây để... phụ đề nỗi bất bình của tôi đối với mấy cái đài phát thanh ngoại quốc. Sau khi mất Ban Mê Thuột, ngày nào mà mấy cái đài đó không ra rả loan những tin tức bất lợi cho VNCH, cho mãi tới ngày xe... "bọc thép" của " vẹm" tiến vào dinh Ðộc Lập... Thế mà một sự kiện xảy ra nóng bỏng, trận quyết tử giữa một thường dân VN, chống lại quân "giải phóng", cả mấy tiếng đồng hồ, náo loạn cả một góc trời mà hổng có bản tin nào được ghi nhận. Ôi, thế giới tự do! 
Rồi già nhìn tôi: 
 
- Ông ở tù mười mấy năm, đâu có hiểu chúng tôi phải sống thê thảm như thế nào dưới sự "xài xể" của... con cháu Bác? Do vậy mà nhiều người nhớ ông Thầy Tướng, có nhà cúng cơm ổng vào ngày 30 tháng Tư Ðen. Ai cũng đau lòng nhớ lại cảnh tượng chiều hôm đó. Lúc "biển người" lính ngố nhào vô căn nhà ông thầy Tướng, sau khi ông thầy bắn hết đạn và cũng không còn lựu đạn để liệng nữa. Ai cũng nghĩ "chúng" sẽ trói tay ông thầy, bịt mắt ổng rồi đem ra xử bắn để răn đe... đồng bào. Nhưng, bà con đã thấy tận mắt, chúng chỉ lôi ra được cái xác của Thầy Tướng. Thầy đã bắn viên đạn súng lục cuối cùng vào thái dương bên mặt của mình để tự xử. 
Già Năm chép miệng nói tiếp: 
 
- Sau này tôi nghe nhiều đến những trang sách báo hải ngoại vinh danh các vị anh hùng: Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Hồ Ngọc Cẩn, Phạm Văn Phú, Lê Nguyên Vỹ, Mạc Ly Châu Phạm Ðức Lợi.... cùng bao nhiêu vị Quân, Dân, Chính khác đã tự xử khi mất nước, nhưng chưa có ai viết cho một dòng về sự hy sinh của Thầy Tướng. Ông sang Mỹ, có dịp, nên ghi lại đôi hàng... Tôi nói ngay: 
- Tôi muốn được nghe già kể lại, chẳng phải có ý định viết lách gì, mà vì ông thầy Tướng đối với tôi vốn là chỗ quen biết ... 
Già Năm gật gù: 
- Hèn chi ông quan tâm đặc biệt đến chuyện này. Chắc ông cũng có nhiều kỷ niệm với ông thầy Tướng. Trong tù, ông có bao giờ nghe ai nói về trận quyết tử của thầy Tướng không? 
Tôi lắc đầu: - Tôi mới nghe cách đây mấy bữa thôi. Kỷ niệm chỉ có chút ít, toàn là chuyện vui. 
 
Tôi và ông Ngọc, tục danh của thầy Tướng, là người đồng hương. Cuối thập niên 30, đầu 40, tôi theo học trường "Auger" tại Quy Hậu, phủ lỵ của phủ Kim Sơn, cách làng tôi chỉ 1km. Ngày 2 lượt đi về, hầu như lần nào tôi cũng thấy ông Ngọc kéo bễ lò rèn ở làng Phúc Ðiền, ngay ven đường hàng tỉnh số 10 Phát Diệm-Ninh Bình, sát cạnh làng tôi. 
 
Có lần nhác thấy tôi đi học về ngang qua, ông Ngọc cầm thanh sắt mới rút ta từ đống than đỏ rực, dứ dứ về phía tôi: Cậu Mõ! Muốn đánh một thanh "Chu Long Kiếm" không?... (1) 
Hồi đó, ông Ngọc hay tháp thùng ông bác ruột, đến thăm thầy tôi nên quen cái tên "cậu Mõ" mà người trong nhà thường gọi tôi. 
Mười mấy năm sau cuộc ... di cư , tôi mới gặp lại ông, lúc đó đã là thầy Tướng, vào mùa mưa 1971. 
 
Tôi còn nhớ chiều hôm ấy, từ nhà ở Trường Ðua Phú Thọ, tôi chở đứa con trai lên Bà Quẹo ăn cơm với Lê Văn Thuận để nó ở chơi với cháu Lê Dũng, con anh Thuận, còn tôi thả bộ xuống cư xá Tự Do thăm một người bạn. Lúc tôi trở lại, đi qua ngã tư thì trời đổ mưa bất chợt. Tôi vội đứng nép vào căn nhà đóng cửa để tránh mưa. Lúc nhìn ra mới hay đó là Nhà Tướng Số M.Y. 
Cánh cửa sịch mở. Một khuôn mặt lạ ló ra, một giọng nói không quen cất lên: 
- Cậu Mõ! 
Tôi giật mình, nhìn kỹ người đối diện: 
- Xin lỗi, ông là... 
Một bàn tay nắm lấy vai tôi, vẫn giọng nói không quen: - Mời Trung Tá vô ngồi tránh mưa đã! 
 
 
Từ nãy đến giờ, tôi đang ngạc nhiên, không phải bây giờ nghe danh xưng cấp bậc trong quân đội, dù tôi đang mặc thường phục, mà là tiếng Cậu Mõ... nói trên! Tôi trùng tên với một ông lúc sinh tiền làm Mõ làng, lại xin đâu được cái mõ cũ, hay học rao theo những lời thường nghe: 
-" Chiềng quan viên làng nước, nay có...", nên Mẹ tôi thường âu yếm gọi tôi là Mõ của Mẹ! 
 
"Cậu Mõ", hai tiếng này cũng thường được những người giúp việc nhà tôi dùng để kêu tôi. Người ngoài ít ai biết điều này. Ông thầy Tướng này là ai? Tại sao lại kêu đúng tên "cúng cơm" của tôi? 
Thầy Tướng cười: 
- Trung Tá dùng gì? 
 
Tôi lắc đầu: 
- Cảm ơn ông, tôi không khát. Ông cứ gọi tôi là Mõ được rồi. Cấp bậc chỉ dùng trong quân đội. Nhưng... 
- Nhưng chắc "cậu Mõ" ngạc nhiên khi tôi biết cái tên này? 
- Ðúng vậy, tôi chưa nhận ra được là đã gặp ông ở đâu! 
Thầy Tướng nói: 
- Cậu không nhận được tôi, chứ tôi nhận được cậu ngay từ hơn mười năm trước. Có điều, thấy cậu là sĩ quan, lại là con cụ Cử, nên không dám với cao. Thôi để tôi nói cho cậu rõ: Tôi chính là Ngọc Lò Rèn ở làng Phúc Ðiền đây. 
Tôi vui mừng nắm chặt bàn tay của ông, nhìn kỹ khuôn mặt ông. Phải rồi, đúng là "anh Ngọc" ngày xưa, đôi lần từng theo ông bác ruột đến thăm thầy tôi. Cái "anh Ngọc" thường bị người đời nói lén là "điên điên", vì thấy anh mở lò rèn, làm thợ rèn, không tương xứng với gia thế theo quan niệm hồi đó! Nói tên thì tôi nhận ra được, nếu gặp ngoài đường thì chắc tôi đi luôn: 
 
- Ông Ngọc, tôi thật không ngờ được gặp lại ông. Nhưng thầy tôi không phải là cụ Cử, chắc ông nhớ lầm rồi! Ông Ngọc nhún vai: 
- Ai cũng nghĩ cụ nhà chỉ là một thầy thuốc giỏi, nhưng Bác tôi, vì cũng là "cựu đồng chí", nên được biết ông cụ là người từng lưu lạc tận Quảng Châu Loan bên Tàu làm... cách mạng trong tổ chức một Ðảng phái quốc gia. Bác tôi còn biết ông cụ đỗ cử nhân ân khoa Ất Mão 1915, tức khoa thi cuối cùng của triều Nguyễn, rồi không chịu hợp tác với Tây, bỏ xứ đi xa. Cuối năm 1930, vì những bất đồng của tổ chức, cụ ẩn danh tại Kim Sơn, tránh được con mắt tò mò của nhà cầm quyền sở tại. Nhờ vậy tôi mới có dịp tháp tùng ông bác, lâu lâu qua thăm cụ... 
 
Tôi lắc đầu: 
- Tôi thật chưa bao giờ nghe gia phụ nói chuyện này. Dòng họ tôi chỉ có cụ cố đỗ tiến sĩ đến đời các bác tôi và thầy tôi, đâu có ai đỗ đạt gì? 
Ðến lượt ông Ngọc lắc đầu: 
- Chắc là hồi đó cậu Mõ còn nhỏ, ông cụ chưa nói với cậu đó thôi. Nhưng tôi không lầm đâu. 
Tôi nhìn lại ông: 
- Rồi làm sao ông lại trở thành thày Tướng nổi danh như ngày nay? 
Sau đây là những lời tâm sự của ông Ngọc: 
 
- Nổi danh thì không dám, nhưng cũng kiếm ăn nhì nhằng. Còn tại sao làm nghề này thì là tại tôi muốn làm. Lúc còn ở quê nhà, cậu có nhớ bên làng Như Ðộ, có anh B. anh Ð. con nhà giầu không? Thế mà anh B. quay ra làm thầy tướng. Anh ta đã kẻ lên bức tường trước nhà hàng chữ: "- Muốn xem: - Tình duyên thất vọng, công danh lận đận, sự nghiệp tan tành" - Xin mời vào nhà. 
Ðầu tiên tôi cho là anh chàng này hơi điên. Nhưng sau khi nghĩ lại, thấy anh ta có lý. Tình duyên không thất vọng, công danh không lận đận, sự nghiệp không tan tành... thì đâu có ai đi coi bói làm gì. Nên sau đó, tôi vô nhà anh ta, coi một quẻ. Ngờ đâu anh ta từ chối thẳng thừng:
- Thắng Ngọc Lò Rèn! Không xem cho mày! 
Tôi ngớ người: 
- Tại sao? 
 
Anh B. nói dõng dạc: 
- Tại mày là người quen.! Mà tao thì đang bịp thiên hạ đễ lấy tiền. Nguyên tắc của tao là không bịp người quen, vậy thôi. Mày về đi!
Tôi nài nỉ:
- Nhiều người khen anh đoán hay lắm. Nhận tôi làm đệ tử được không? Xin đóng học phí vừa ý... thầy! 
Ðầu tiên, anh ta không chịu, nhưng sau đó thằng Ð., em trai của anh, nói chen vào: 
-Nhận đi anh, em cũng học với anh Ngọc nữa! 
 
Thế là, sau đó, tôi nhận được bài học vỡ lòng. Tôi còn nhớ mãi, đó là một bài học vui, nhan đề: Nhập môn, phải biết tâm lý - nhất là đối với phụ nữ, phải biết lựa lời mà nói. Ta có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Có nhiều sự việc chẳng cần làm thày bói cũng đoán trúng phóc. Ví dụ: mới sáng bảnh mắt, chị ta đã hối hả đập cửa nhà thày bói. Vậy thì chị ta gặp chuyện gì mà gấp vậy? Dĩ nhiên có thể là đêm qua, nhà chị bị mất trộm. Cũng có thể là người nhà của chị (ông chồng của chị , con trai, con gái chị) bỏ đi cả đêm, cờ bạc hay trai gái gì đây. Mình lựa lời dò ý trước cho chắc ăn. Có thể bắt đầu:
- Chị làm gì mà đi xem bói sớm quá vậy? Bị mất trộm à? Nếu... thánh cho ăn lộc thì quả nhiên là chị ta vừa bị kẻ gian ôm mất mớ đồ. Mắt chị ta sẽ mở to lên, thán phục:
 
- Trời! Sao thầy đoán hay quá vậy?
Nếu câu dò ý nói trên không ăn tiền, thì thêm ngay, khi không thấy chị ta phản ứng thuận lợi: 
- Thôi, lại ông Xã bỏ nhà đi đánh chén cả đêm rồi! Nếu cá cắn câu thì sẽ nghe, ví dụ: 
- Ðánh chén còn khá. Ông ấy có con nào dấu ở đâu đó, tôi chưa tìm ra... 
Mới nghe bài học vỡ lòng, tôi đã "mết" ông thầy Ð. ngay. Sau này, nghề dạy nghề, lại mua sách chuyên môn về nghiền ngẫm. Tổ đãi thì cũng không đến nỗi nào... Nói đến đây, ông Ngọc ngưng lại. Ông hạ giọng: - Nhưng, thú thiệt với cậu Mõ, coi bói chỉ là nghề ngụy trang - tuy cũng có đồng ra, đồng vào. Nhưng tôi làm nghề này là có mục đích. 
- Ông làm việc cho chính quyền ? 
 
- Không! Tin cậu nên tôi thú thiệt, công việc chính của tôi là lột mặt nạ những tên Cộng Sản nằm vùng. Nghề này cho tôi nhiều cơ hội. Chắc là cậu không thể ngờ là cả nhà tôi, cha mẹ tôi, anh trai tôi đều tử nạn do "Ðội Cải Cách Ruộng Ðất" từ Nghê Tĩnh ra, phát động đấu tố, giết hết. Chỉ có mấy sào ruộng hương hỏa không trực canh mà "chúng nó" giết cả nhà tôi. Cậu nghĩ coi, nhà giầu có, địa chủ thứ thiệt, ai lại cho con làm thợ rèn bao giờ!...
 
Tôi cúi đầu: 
- Xin chia buồn với ông! 
Ông Ngọc nói tiếp: 
- Cảm ơn cậu. Nếu tôi không theo mấy ông Cha đi Hải Phòng để xuống tàu vào Nam, thời hạn cuối cùng năm 1955 thì một năm sau, trong "Cải Cách Ruộng Ðất", chắc cũng "đi" rồi. Cho nên cả thù nhà, cả nợ nước, khiến tôi căm bọn Cộng Sản thấu xương, không bao giờ tôi đội trời chung với chúng. Làm nghề này, tôi đã có dịp giúp cơ quan an ninh tóm được mấy tên mới xâm nhập, phá hoại. Nói có Phật Trời chứng giám, tôi tự nguyện làm công... quả thôi,chứ không bao giờ nhận tiền của các cơ quan an ninh. Cũng có nhiều chuyện vui. Khi nào cậu rảnh, ghé tôi, mình lên ngã tư Lê Văn Duyệt - Phan Ðình Phùng chào cờ... tây một bữa, tôi sẽ kể cậu nghe... Thấy bên ngoài đã hết mưa, tôi đứng lên từ giã ông Ngọc: 
 
- Cảm ơn đồng hương cho trú mưa.Tôi phải trở lại nhà ông bạn, còn chở con về Phú Thọ. Nhà tôi ở số 18 Cư xá Lê Ðại Hành, khi nào có dịp đi ngang qua, mời ông vào chơi. Bà cụ tôi chắc sẽ rất mừng được gặp lại ông. 
Ông Ngọc tiễn tôi khi cơn mưa vừa dứt: 
- Vâng, nhưng bữa nào cậu nhớ ghé tôi... 
Tôi cầm tay ông Ngọc: 
- Yên trí, ông thầy! 
 
Thầy Tướng cùng tôi bước ra ngoài: 
- Thầy bà gì! Cậu về cho tôi gửi lời thăm bà cụ, "mợ Mõ" và các cháu. Có dịp tôi xin ghé cậu. 
- Thưa già, đó là lần chót tôi gặp ông Ngọc, trước khi sập tiệm. Nào ngờ là lần cuối cùng. Từ bữa được nghe câu chuyện... quyết tử của ông Thầy Tướng, tôi thật vô cùng trân trọng và thương cảm. Hôm nay lại được nghe già cho biết thêm nhiều chi tiết, tôi thật hân hạnh đã có một người cùng quê anh hùng. 
Tôi không biết rằng sau này còn có dịp cầm bút nữa không. Nếu còn, sớm muộn gì tôi cũng ghi lại câu chuyện này, để tưởng niệm ông Thầy Tướng của chúng ta, một thường dân đã quyết liệt sống chết với Cộng Sản. Ông đã dành cho mình một viên đạn cuối cùng để tự xử, chẳng khác gì một danh tướng. 
Hoàng Ngọc Liên 
(*) Tên thanh kiếm trong tác phẩm cùng tên của Văn Tuyền, một bút hiệu khác của lão tiền bối Phạm Cao Củng. 

SƠN TRUNG * NGƯỜI GHÉT ĂN MÀY


NGƯỜI GHÉT ĂN MÀY

SƠN TRUNG

Ông phú hộ họ Cao là một trong những người giàu nhất phố Hiến. Ông là một thương gia buôn bán tơ lụa và đồ cổ ngoạn. Ông lại còn là một nhà buôn đường biển. Thuyền của ông thường ra vào buôn bán ở Thăng Long, Thuận Hóa, Hội An, Đồng Nai. Thỉnh thoảng ông cũng sang buôn bán ở Hải Nam hay Tiểu Tây Dương tức là vùng quần đảo Nam Trung Quốc và An Nam. Những chuyến đi của ông có khi kéo dài gần nửa năm trời. Nhà của ông rất rộng lớn, gồm tòa ngang dãy dọc thênh thang. Ông và vợ con ở trong ngôi nhà chính, và ngôi nhà ngang.
 
 Các cột và cửa bức bàn đều chạm trỗ rất mỹ thuật. Các bà vợ thứ thì ở trong một ngôi nhà đàng sau ngôi nhà chính, mỗi bà một phòng. Sau nữa là nhà ở các gia nhân và bếp núc. Bên cạnh ngôi nhà ngang là kho hàng hóa. Xung quanh nhà có tường cao bao bọc. Nhà nuôi một đàn chó rất dữ. Trong nhà ông nuôi khoảng năm sáu gia nhân khỏe mạnh và biết võ nghệ để chống trộm cướp và vận chuyển hàng hóa. Mỗi tối, các gia nhân thay nhau canh gác nghiêm ngặt như là một trại lính. Ngoài ra, trong nhà, ông nuôi một thầy đồ Nghệ để dạy văn cho các con ông, và một võ sư dạy võ cho con ông và các gia nhân. Bà vợ cả và con gái lớn của ông trông coi của hàng tơ lụa ở ngoài phố. Thỉnh thoảng ông cũng ra đây trông coi, kiểm soát mọi việc.


Cao phú hộ là một người chăm chỉ kinh doanh. Ông không hút thuốc, không uống rượu, không chơi bài bạc. Ông không muốn giao thiệp với người ngoài vì sợ họ vay mượn hoặc nhờ vả. Ông cũng sợ bọn cướp giả dạng ăn mày để dò xét nhà ông, hoặc giả làm khách sang để vào cướp của cải. Cửa nhà ông luôn đóng kín. Ông dặn trước với vợ con và gia nhân rằng ông chỉ tiếp các quan lớn hoặc nhà giàu trong vùng mà thôi. 
 
Khách lạ và sang trọng phải đưa thiếp cho gia nhân trình ông thì mới được vào. Ông có cái tật là ghét những người nghèo, đặc biệt là ghét ăn mày. Ông cho rằng những người nghèo là do lười biếng, cờ bạc, rượu chè. Bần cùng sinh đạo tặc. Người nghèo thường sinh ra trôm cướp, bất lương. Ông thường đem bản thân ông làm thí dụ. Ông đâu phải sinh trưởng trong cảnh giàu sang mà sinh ra kiêu căng, khinh người. Quan niệm ông là do trải qua thực tế. Ông vốn xuất thân nghèo khổ, nhưng nhờ chí phấn đãu mà dựng được sự nghiệp ngày nay. Ông cấm tiệt ăn mày đến nhà. Ông không bao giờ giúp đỡ người nghèo hoặc bố thí cho ăn mày vì ông cho rằng làm thế là khuyến khích họ lười biếng. Vì vậy khi người nghèo và ăn mày đến thì bị gia nhân xua đuổi. Nếu đuổi nhiều lần mà họ không đi, gia nhân có quyền xua chó ra cắn. Đó là luật lệ bất di bất dịch đã được thiết lập ra trong mấy chục năm kể từ ngày ông về làm chủ ngôi nhà này.

Cao phú ông thuở nhỏ trải nhiều gian truân. Quê ông ở vùng dồi núi Hải dương. Nhà nghèo, mẹ mất sớm, cha lấy vợ kế. Lúc bấy giờ Cao lên mười. Bà dì ghẻ này rất độc ác, thường hành hạ, đánh đập con chồng tàn nhẫn. Uât ức và căm thù, Cao bèn ôm quần áo và thu vén một ít tiền bạc vào trong một cái bị rồi trốn đi. Ngày đêm đi mãi miết, một hôm Cao đến một vùng dất xa lạ, Cao bèn dừng chân tại một miếu hoang. Trong miếu lúc bấy giờ đã có sẵn một đám ăn mày, già có trẻ có. Chúng nhìn chăm chú vào cái bị của Cao và chúng nhường cho Cao một chỗ ngả lưng. Khi Cao tỉnh dậy thì mặt trời đã lên cao. 
 
Đám ăn mày trong miếu đã đi hết mà cái bị của Cao cũng biến mất. Không quần áo, không tiền bạc, Cao đành phải đi xin khắp chợ và quê. Vài ngày sau, Cao đến một thị trấn, và đêm đến Cao ngủ ngoài chợ. Tại đây có rất nhiều ăn mày. Ban ngày chúng là ăn mày nhưng ban đêm chúng làm chủ khu chợ. Chúng chiếm các lều trại, và đánh đuổi những dân mới đến như Cao. Chúng đòi Cao nộp cho chúng năm đồng chinh để được ngủ một đêm. 
 
Cao không có tiền nên chúng đánh đập Cao và đuổi Cao đi. Cao phải ngủ trước một mái hiên nhà nọ. Sáng sớm, Cao phải dậy đi thật sớm. Ngày đi đêm nghỉ, sau mấy tháng, Cao đã đến phố Hiến. Nơi đây buôn bán tập nập. Phố xá nhộn nhịp cả ngày lẫn đêm. Cao đi ăn xin và được một số tiền. Cao bèn mua quần áo mới và đi khắp nơi kiếm việc. Cuối cùng Cao đã được một quán cơm nhận Cao làm việc.
 
 Công việc cũng nhàn hạ, Cao chỉ có việc bưng đồ ăn cho khách và đứng hầu khách, hoặc làm các việc vặt cho bà chủ. Khi bà chủ hay cô chủ đi chợ, Cao đi theo gánh cá thịt rau đưa. Khi rảnh thì Cao lo việc đun bếp, bổ củi. Bà chủ cho Cao ở luôn tại quán, thỉnh thoảng cho Cao một số tiền. Cao tích cực làm việc nên được bà chủ tín nhiệm. Một thời gian sau, bà chủ già yếu, bị bệnh rồi mất, con cái bỏ nghề cũ, sang nhượng cửa hàng cho một người khác. Cao bèn xin làm phu khuân vác cho một hãng tàu buôn. Thấy Cao khỏe mạnh và chăm chỉ, thông minh, ông chủ hãng giao cho Cao việc chỉ huy đám phu khuân vác, sau Cao lên phụ trách việc coi kho hàng và đi biển cùng ông chủ. Từ đó Cao học tập nghề buôn bán đường biển, quen thuộc thủy đạo, và gỉỏi việc điều khiển tàu biển, rành việc buôn bán, giao dịch. 
 
Cao được ông chủ tín nhiệm, gả con gái cho. Từ đó Cao trở thành con rể ông chủ. Khi ông chủ già yếu, giao hẳn cơ nghiệp cho Cao vì ông chủ chỉ có một con gái duy nhất. Từ khi ông chủ mất đi, Cao bắt đầu chấn chỉnh mọi việc trong ngoài. Cao xây tường quanh nhà, tuyển thanh niên mạnh khỏe vào canh gác nhà cửa, và phụ trách việc chuyển vận hàng lên tàu hoặc xuống tàu, tuyển gái đẹp phụ trách buôn bán ở các cửa hàng. Đối với các người giúp việc, Cao trả luơng cho họ rất hậu và đối xử tử tế. Mỗi khi vợ con họ đau ốm, Cao thường cho họ tiền bạc, rước thầy chẩn bệnh và cung cấp thuốc men cho họ. Vì vậy mọi người rất quý mến Cao.


Chuyến đi này Cao đã chuẩn bị mấy tháng rồi. Cao mua trà, cao, quế, lụa, vải vóc các thứ định sang bán tại các nuớc ở phía nam Trung quốc như là Tiểu Tây dương, Tân Gia Ba. . . Khi về Cao mua vàng bạc, ngọc, ngà, và vải vóc để bán. Công việc mua bán rất thuận lợi hứa hẹn một tương lai sáng chói.

Trên đường trở về đuợc ba ngày thì hai bên thuyền bỗng xuất hiện một đàn 'cú biển' . Đó là những con cá rất lớn có cái mặt và tiếng kêu giống chim cú. Những người đi biển rất sợ loài cá này. Nó là một thứ chim cú báo tử. Những tiếng kêu của nó kéo dài trong đêm khuya khiến cho mọi người sợ hãi. Ai nấy nín thở đón nhận một tai họa sắp giáng xuống đầu họ. Trưa hôm sau, trời bỗng trở nên im lặng một cách kinh dị. 
 
Mặt biển yên tĩnh như nước hồ Gươm. Trời oi bức như cả không gian đang nằm trong chão nóng. Bỗng nhiên đằng tây mây hồng bừng lên rực rỡ lạ thường. Mây hồng từng lớp hiện lên rất đẹp. Rồi từ từ từng đám mây chuyển màu từ hồng sang tía rồi vàng. Và cuối cùng mây đen phủ ngập không gian. Sấm sét nổi lên. Mặt biển như rung rinh, và dần dần từ xa, những đợt sóng bốc cao lên tận trời xanh để rồi đổ xuống như những dãy nhà lầu bị động đất lún xuống và biến mất dưới làn nước xanh. Hết đợt sóng này lại đến lớp sóng khác. Những lớp sóng này như muốn nhận chìm thuyền ông xuống tận đáy biển. Có những lúc thuyền ông như đi trong lòng một ống cống lớn mà bốn bề đều là nước. Nhưng lớp sóng khác lại đẩy thuyền ông lên. Cứ như vậy suốt buổi. Ai cũng lo lắng không biết lúc nào thì thuyền chìm thật sự. Ông Cao đã từng đi biển nhiểu lần nhưng không lần nào nguy hiểm như lần này. Ông Cao rất lo lắng và sợ hãi vì ông biết giờ lâm tử đã đến. Khắp thuyền ai cũng niệm chú Quan Âm, hoặc kêu gọi tên mẹ cha và vợ con.


Thuyền ông đã gãy bánh lái, và cột buồm. Thuyền cứ chồm lên trời rồi lại rút xuống đáy biển. Và thuyền cứ trôi theo cơn bão, tài công không còn điều khiển đuợc thuyền. Nhưng rồi trời tạnh mưa, gió ngừng thổi, sóng cũng êm và phương đông mặt trời thẹn thùng lấp ló sau đám mây, và không gian như lóe lên một chút ánh sáng yếu ớt. Thuyền vẫn trôi đi theo giòng nước. Đầu bếp chuẩn bị nấu ăn. Nước đã làm ướt hết thuyền nhưng nhờ sự khôn ngoan của ông mà gạo nước, thức ăn và than củi vẫn khô. Ấy là ông đã tính trước những hiểm nguy trong nghề nên trước đó ông đã mua những thùng rượu Bồ Đào mỹ tửu bán hết rượu ông giữ lại thùng. Ông đặt vào những thùng này những thứ cần thiết như gạo, thức ăn, lương khô, than củi, và lấy chai gắn lại. 
 
Ông cũng đặt riêng những hòm đựng vải vóc, ngọc ngà có gắn chai để khỏi thấm nước. Nhờ sáng kiến đó, mọi người ăn uống đầy đủ và lấy lại sức khỏe sau bao đêm bão tố hãi hùng. Nhưng rồi buổi chiều, mây đen lại nổi lên, gió thổi nhè nhẹ rồi cơn bão lại đến. Thuyền ông như mũi tên lướt trên biển. Những đợt sóng thần lại nổi lên như trái núi. Mọi người nghe muôn vạn tiếng thét, tiếng la khóc nổi lên bốn bề. Và trước mắt họ bỗng hiện lên những hình ảnh ma quỷ nhe răng trợn mắt và những thây người đầy dòi bọ nhảy múa. Giữa cơn bão tố , mọi người nghe một tiếng nổ rất lớn như trái đất vỡ tan thành muôn mảnh. Mặt biển chao động như sụp đổ. Cùng lúc đó một lỗ hổng rất lớn xuất hiện làm thành một vòng xoáy. Tiếng nuớc réo ầm ầm như thiên binh vạn mã. Những bọt nước rất lớn nổi lên và chạy xung quanh xoáy rồi tất cả chui tọt xuống hố nước vĩ đại. Ông ra lệnh mọi người đeo phao cấp cứu là những tấm ván dày hay thân gỗ tạp có những dây đeo vào thân. Thuyền ông càng lúc càng tiến dần vào vũng xoáy rồi chui tọt vào vũng xoáy vô tận.

Không biết bao lâu, ông tỉnh dậy. Ông thấy xung quanh ông có nhiều người lạ. Họ ăn mặc giống như người Mường, người Mán. Họ nói với nhau bằng một thứ ngôn ngữ mà ông không hiểu họ là người nuớc nào. Nơi ông nằm là một ổ rơm, dường như ông đang nằm nơi điếm canh của một thôn xã nào đó. Họ cho ông ăn uống đầy đủ. Sau mấy ngày ông đã đi đứng được, họ đưa ông lên một cơ quan địa phương. Quan địa phương cho lính đưa ông xuống nhà giam. Sau mấy hôm, họ đưa ông lên thẩm vấn. Họ cho ông giấy bút để khai. Lúc nhỏ ông thất học, nhưng từ khi làm việc cho chủ thuyền buôn, ông đã học được ít nhiều chữ Hán. Ông viết rằng ông họ Cao, người An Nam quốc, đi buôn bán ở Tiểu Tây Dương, khi về bị bão đánh chìm tàu, và nguyện vọng của ông là được trở về An Nam quốc. Họ nghi ông là gián điệp ngoại bang nên giam giữ ông bốn năm , sau nhận thấy ông thật thà, nên phóng thích ông. 
 
Khi ông ra về, viên quan địa phương cấp cho ông một giấy chứng nhận ghi rằng quan trấn thủ Thiên Tân bắt được một người An Nam, xưng họ Cao, đi thuyền bị đắm trôi vào đất Thiên Tân. Nay xét tên này vô tội nên phóng thích. Nhờ xem tờ giấy này, ông mới biết là mình trôi đến bắc Trung quốc rồi bị giải về Thiên Tân. Ông vội vàng nhắm phương Nam trực chỉ. Ngày đi đêm nghỉ. Ông phải đi hành khất kiếm tiền độ nhật. Trên đường đi nhiều khi ông phải nằm liệt một xó ở các miếu hoang vì đau ốm gượng đi không nổi. Thân già dầm giải nắng mưa khiến cho ông xác xơ như là ông lão bảy tám chục tuổi. Đã thế, ông thường xuyên bị bọn sơn tặc và bọn lưu manh chận đường cướp của.
 
Thấy ông không có tiền bạc, chúng tức giận đánh đập ông và xé luôn giấy chứng nhận của ông. Vì không có giấy tờ, ông lại bị quan binh bắt giam vì nghi ông là gian tế. Lần này ông bị giam năm năm . Lúc này quân Thanh xâm chiếm Thăng Long và bị vua Quang Trung đánh cho một trận xiểng niểng nên họ thù ghét người An Nam quốc và họ nghi ông là gián điệp nhà Tây Sơn. Đến khi bang giao giữa nhà Thanh và Tây Sơn tốt đẹp, họ mới phóng thích ông. Ở trong tù quá lâu lại cực khổ trăm bề nên ông rụng hết răng, nói không ra tiếng và đi đứng không vững, phải chống gậy. Từ đó về đến Nam quan ông mất thêm hai năm. Và ông lần mò từ Nam quan về phố Hiến phải mất thêm sáu tháng nữa. Khi ông về đến cây đa đầu làng thì ông đã ngoại sáu mươi. Phong cảnh bây giờ khác xưa. Phố Hiến sau loạn kiêu binh, sau việc quân Tây Sơn ra bắc dẹp Trịnh và sau những biến loạn do Nguyễn Hữu Chỉnh, Trịnh Bồng và Vũ Văn Nhậm cai trị thì đã sa sút.


Ngôi nhà ông vẫn uy nghi như xưa. Vẫn hàng tường cao bao bọc. Vẫn khói lam chiều tỏa nhẹ trên mái nhà. Vẫn cái cổng tam quan với cửa gỗ chắc nịch. Khi ông tới gần cổng thì một bọn hai ba tráng đinh xa lạ ra chận lại. Chúng cầm roi xua đuổi ông. Chúng lớn tiếng bảo: 'Cấm ăn mày vào! Ăn xin thì cút đi! Nếu còn đứng đó thì chúng tao xua chó ra đuổi'. Ông cứ tiến tới. Ông gọi tên vợ ông, con ông! Nhưng giọng ông không thoát ra khỏi cuống họng! Dù ông ta có kêu rõ tiếng cũng chẳng ai nghe vì vợ con ông ở bên trong rất xa ngõ. Ông vẫn đứng mãi đó. Bọn trai tráng tức giận mở cửa xút chó đuổi ông. Năm sáu con chó há miệng

đỏ lòm chạy ra, mắt nhìn ông hau háu. Ông sợ hãi cúi đầu chạy. Ông chạy mãi đến bờ sông thì đuối sức ngã lăn ra. Sáng hôm sau, dân làng thấy xác chết một ông lão ăn mày nằm còng queo trên bờ sông. Thương tình một ông già vô danh, họ bó chiếu rồi chôn ông ở ven sông.

Thursday, January 8, 2015


ĐỖ VĂN PHÚC * NHỮNG NGÀY CÙM BIỆT GIAM


NHỮNG NGÀY CÙM BIỆT GIAM

ĐỖ VĂN PHÚC 

Khi nghe tiếng khóa lách cách bên ngoài, tôi cảm thấy nhẹ nhàng. Dù sắp phải đối phó với những màn ép cung mà một lời nói sơ suất có thể mang lại những hậu quả phiền toái; hoặc có thể xảy ra màn tra tấn đánh đập như từng xảy ra khi chúng tôi bị gán tội sách động đòi yêu sách hồi còn ở trại K5 Suối Máu. Tuy nhiên, công tâm mà nói, ở Xuân Phước hơn sáu năm, anh em tù nhân có thể bị khủng bố nghiêm trọng về tinh thần, nhưng cảnh tra tấn thì không dã man bằng ở trại Kà Tum, hay các trại miền đồng bằng Cửu Long, nơi bọn du kích, địa phương Việt cộng quản lý trong những năm đầu.

Chúng tôi vẫn coi thường những màn hỏi cung của bọn công an vì trình độ học thức, lý luận chúng rất kém cỏi. Vấn đề là phải làm sao để không hớ hênh khai báo gì mà có thể liên lụy cho các bạn mình hay để chúng chụp thêm tội. Dù có nhận tội hay không thì thời gian bị cùm cũng chẳng thay đổi gì. Đơn giản là nếu không nhận tội, thì chúng cho là ngoan cố; mà có nhận đại cho xong, thì chúng nó đoán sẽ còn nhiều điều cần truy cứu thêm. Nên trong cả hai trường hợp, chúng sẽ biệt giam cho đến khi nào gần quỵ gục thì mới thả ra.

Vì gần cuối năm, khí hậu tương đối dễ chịu. Nếu ở một hoàn cảnh nào khác, thì đó sẽ là một ngày đẹp trời, êm ả. Ánh nắng mai dịu dàng và khoảng trời xanh trong. Anh em tù nhân đã xuất trại lao động. Chỉ có hai ba đội đang làm cỏ chung quanh hội trường. Đó là các đội tù nhân thuộc phân trại A (hai trại A và E liền nhau, không có hàng rào ngăn cách, chung nhau một Hội trường). Các anh em đó là những người ra đi trên tàu Việt Nam Thương Tín hồi cuối tháng 4 năm 75, và đã bị bọn Việt gian sách động đòi trở về nước sau khi đến được đảo Guam. Họ được đón tiếp trọng thể tại bờ biển Nha Trang. Có vòng hoa choàng cổ, có diễn văn chào mừng như đối với những người con yêu trở về với Dân tộc. Nhưng ngay sau đó, từng đoàn xe buýt đưa thẳng họ vào Xuân Phước, lột xách tư trang và đưa vào đây để họ trở thành những người tiền phong xây dựng những lán trại mà bây giờ là trại A-20 khét tiếng. Những người này vừa dân sự, vừa công chức, Quân nhân các cấp, bị giữ từ 3 cho đến hơn 10 năm tùy theo lý lịch trước 1975. Tuy nhiên, họ được quy chế rộng rãi hơn đám tù cải tạo chúng tôi. Họ làm các công việc tương đối nhẹ nhàng, ít bị quản chế.

Hội trường cũng khá rộng. Trừ mặt sau bít kín, ba mặt kia đều có nhiều cửa sổ thông thoáng. Có hai chiếc bàn kê trên sân khấu. Tôi ngồi đối diện với tên cán bộ Luật ở bàn bên trái. Một cán bộ “giáo dục” ngồi bàn bên phải đang chăm chú đọc hồ sơ mà tôi đoán là của chính tôi. Bên ngoài anh em Việt Nam Thương Tín cũng vừa làm việc vừa lén theo dõi chúng tôi.

Bắt đầu thông thường là các câu hỏi: tên họ, cấp bậc, chức vụ và tội danh.

Thời gian đầu mới vào trại, bọn cộng sản ép chúng tôi phải nhận là ngụy quân, ngụy quyền. Nhiều anh em né tránh những danh từ điếm nhục mà kẻ thù cố gán và khai mình là “sĩ quan chế độ cũ”. Sau này, bọn cán bộ mặc nhiên chấp nhận tội danh SQCĐC này.

Hôm nay, thì từ một động lực tiềm ẩn nào đó, tôi đột nhiên nổi cơn ương ngạnh:

- Tôi không can tội gì cả!

Tên Luật sững sờ, buông bút gằn giọng:

- Anh nói không can tội, thì sao chúng tôi phải giữ anh ở đây?

- Đúng, tôi không can tội gì.

- Anh cầm súng Mỹ chống lại cách mạng và nhân dân. Đảng và nhà nước đã khoan dung tha tội chết, cho anh học tập cải tạo để thành người lương thiện mà anh lại chối à?

Tôi cười khẩy:

- Đối với tổ quốc và nhân dân, tôi không có tội gì cả. Năm 1975, chúng tôi lầm về các anh nên mới đi trình diện cải tạo. Nhưng đã 5 năm nay, chúng tôi nhận thức rằng các anh từ miền Bắc vào xâm chiếm miền Nam chỉ đem lại cơ hàn, đói khổ, áp bức cho đồng bào. Vì vậy, nếu chúng tôi chiến đấu, là chiến đấu cho chính nghĩa.

Luật ghi nguyên văn câu nói của tôi vào biên bản rồi chuyển qua cán bộ giáo dục (Tôi quên mất tên. Nhưng anh cán bộ này hóa ra là một người tốt, sau này đã giúp một anh trốn trại. Việc bị bể, cán bộ này lãnh án 5 năm ở trại tù tỉnh Phú Khánh). Đối thoại với cán bộ giáo dục cũng nhẹ nhàng, tôi vẫn giữ nguyên luận điệu. Vì thế, cuối cùng tôi được đối diện với viên trưởng trại Lê Đồng Vũ.

Với cặp mắt lừ đừ, gian ác trên khuôn mặt bèn bẹt của một thổ dân bán khai miền núi, Vũ nhìn tôi và bắt bẻ thế ngồi bắt chân chữ ngũ của tôi:

- Anh ngồi lại nghiêm túc.

- Nghiêm túc là thế nào? Năm nay ông mới là Thượng úy. Năm năm trước đây tôi đã là một Đại úy. Ngồi thế này là lịch sự lắm rồi.

Biết đụng đầu với một anh liều mạng, cứng đầu cứng cổ, Vũ bắt đầu lải nhải những luận điệu cũ rích về chính sách “khoan hồng độ lượng”, về cuộc chiến “chống Mỹ anh hùng.” Tôi ngồi nghe một cách lơ đãng và vẫn giữ một câu trả lời mỗi khi Vũ hỏi tôi về tội danh.

Sau cùng, không còn kiên nhẫn, Vũ đứng dậy và gầm lên:

- Chống Cộng là chính nghĩa! Hừm, tao cho mày chết rỉ cùm trong nhà kỷ luật.

Không biết trời xui đất khiến gì mà tôi cũng đâm ra liều lĩnh. Tôi ráng khạc một bãi đàm, nhổ toẹt ngay trước mặt Vũ.

Anh cán bộ giáo dục thấy tình hình quá nguy hiểm, đã kéo tay tôi lôi đi:

- Anh Phúc, bớt nóng, bớt nóng. Đi, đi mau. Mai mốt ra làm việc với tôi.

Anh em tù Việt Nam Thương Tín quanh đó hầu như ngưng tất cả công việc để theo dõi từng diễn tiến. Vì thế khi cán bộ giáo dục dẫn tôi đi qua, nhiều anh đã lén đưa ngón tay cái biểu lộ sự tán đồng.

Sau này, mãi cho đến khi chúng tôi bị di chuyển vào phân trại B, tên Lê Đồng Vũ thường né tránh mỗi khi vào trại mà chạm mặt với tôi. Trong khi tôi cứ xấn tới, thì Vũ tìm lối khác để đi. Với quyền uy tuyệt đối của một trưởng trại, chúng muốn hành hạ gì người tù mà chẳng được. Nhưng rõ ràng là Lê Đồng Vũ e sợ bị làm nhục mất uy tín trước các tù nhân trong trại. Theo nội quy trại, tù nhân khi gặp cán bộ trại tù phải dỡ nón, đứng cách 6 bước và hô “Chào cán bộ”. Cũng theo 30 điều nội quy, tù nhân phải dỡ nón mỗi khi đi qua cổng trại. Sau này ở phân trại B, có một anh đội trưởng là ĐPL, người Huế, cựu Tiểu đoàn trưởng thuộc một Sư đoàn BB ở vùng 2, còn đặt thêm lệ bắt chúng tôi phải đi qua cho hết hàng dừa bên ngoài cổng trại (cũng khoảng 50 mét nữa) mới được đội nón. Chúng tôi đặt cho anh này xú danh là ông Ba Mươi; vì nhiều lần anh ta tuyên bố rất xanh rờn: “Khi không có Cán bộ thì có tôi.” (ý muốn cho rằng mình cũng uy quyền như cán bộ. Khiếp! Về anh này, còn nhiều chuyện vui lắm. Nhưng để có dịp chúng ta sẽ biết thêm về anh này sau). Để tránh phải chào bọn cán, anh em chúng tôi có quy ước với nhau là không đội nón, cho dù mưa to gió lớn hay nắng lửa nứt da đầu. Không cần thiết thì không nên xáp lại gần bọn cán. Lấy đủ cớ như đau mắt, nắng chói không nhìn rõ để biện minh cho việc không chào cán bộ. Sáu năm sau, vào năm 1985, khi tôi làm thủ tục ra tù ở ban chỉ huy trại, một tên cán bộ an ninh đã cúi nhìn tận mặt tôi và lắc đầu:

- Anh này là… đây. Anh mà cũng được tha thì cũng lạ! Cán bộ Trưởng trại uy quyền tối cao mà anh còn làm nhục thì hết nước nói.

Tôi được đưa trở lại nhà kỷ luật. Trên đường đi, tôi cũng tự trách mình đã quá nông nỗi để có thể bị họa lớn. Nhưng rồi cũng tự an ủi vì đã bao lần, tôi đều chịu đựng và vượt qua. Vì sắp đến giờ phát bữa ăn trưa, là bữa ăn duy nhất trong ngày của tù biệt giam, anh cán bộ này đã ra lệnh cho nhà bếp dọn cho tôi ngay phòng quản lý bếp. Do các anh nhà bếp - cũng là anh em quân nhân - đã chiếu cố đến một người bạn đồng cảnh xấu số, tôi được ăn khá hơn cả phần người tù thường. Khi vào phòng giam, lợi dụng sự dễ dãi của anh cán bộ giáo dục, tôi yêu cầu anh ta lấy cho tôi một chiếc cùm lớn hơn. Tuy nhiên, tôi vẫn không được thêm thứ gì khác. Lại một đêm lạnh lẽo và nhức nhối cùng mối lo chờ đợi sự trả thù của tên trưởng trại, mà chắc là rất thâm độc.

Những Ngày Dài Trong Biệt Giam.

Mấy ngày sau khi tôi bị cùm, trại kiếm đủ cớ để đưa vào biệt giam thêm khoảng chục anh. Chẳng bao lâu sau đó, các phòng biệt giam chật ních người. Vì sắp đến lễ Giáng sinh, chúng lựa những người có thành tích đấu tranh cho vào giam trước đề phòng chuyện không hay xảy ra. Thế là chúng tôi, 4 người nằm một phòng, hai người trên một bệ chia nhau thanh sắt cùm. Chúng tôi bắt đầu gửi tín hiệu thăm hỏi nhau và tôi được biết bên ngoài cũng đang vô cùng căng thẳng. Nhất cử nhất động đều có ăng ten theo dõi và báo cáo. Vì thế các anh khuyên tôi nên ứng xử thật khéo léo để tránh bị gán thêm tội.

Mỗi ngày trong xà lim, chúng cho ăn một lần vào khoảng xế trưa. Mỗi bữa ăn là hai lát khoai mì chan ngập trong nước muối thật mặn và chừng hai muỗng nước uống. Cơn khát hành hạ chúng tôi đến điên người. Đói, khát, lạnh (vì đang là mùa Đông) làm cho tôi kiệt sức rất nhanh. Chiếc cùm quá chật làm rách thịt ở nhượng chân, làm độc; tôi dùng nước muối thoa lên hàng ngày. Lâu dần, chân teo lại, có thể xoay sở được. Các anh nằm bên các xà lim cạnh bày ra ca hát, đọc thơ cho lên tinh thần. Cũng có lúc tôi nhận được tiếp tế do những anh gan lì nhất nhảy hàng rào biệt giam chuồi vào khe cửa những miếng đường tán, chút thuốc lào.Đây là công lao của Phạm Tuế, khóa đàn em của tôi và các bạn trẻ Tú Cường, Đức Nhì.... còn may mắn chưa bị “tó”. Chúng tôi giải quyết cơn khát bằng cách khi một người bị kêu ra làm việc, cố gắng uống thật nhiều nước và nhúng ướt áo quần, để khi về phòng vắt ra cho anh em khác uống. Có khi chúng tôi phải uống nước tiểu, nhưng tình trạng thiếu nước làm cho nước tiểu cũng quánh lại và gắt vô cùng, tưởng như uống máu của chính mình.

Cơn lạnh của vùng núi rừng miền trung thật khủng khiếp. Sàn xi măng thì ẩm, trên người chẳng có gì che. Suốt ngày đêm chỉ gắng ngồi thu người, ôm gối run cằm cặp. Tôi kiệt đến mức xuất tinh và tiểu tiện mà không kiểm soát được, cũng không cảm giác được. Hình như ai ở xà lim lâu ngày cũng có thể trở thành nhà triết học. Nằm buồn, khó ngủ, thời gian thì như dừng lại. Tâm trí bắt đầu làm việc. Trước hết là ôn chuyện quá khứ, bạn bè, yêu đương; những kỷ niệm vui buồn đời lính, những ngày tháng gian khổ hiểm nguy nhưng hào hùng. Hết chuyện để suy nghĩ, tôi bắt đầu nhìn chòng chọc vào vách tường, cố hình dung ra những hình ảnh kỳ ảo như khi ta nhìn đám mây vân cẩu.

Một con thằn lằn bò chậm chậm bò ra, chạy đuổi bắt những chú muỗi no máu. Thế là thằn lằn trở thành bạn đường để tôi trao gửi tâm sự. Trời ơi, ước chi có tập giấy và cây bút để tôi ghi lại cả trăm ngàn trang tư tưởng. Có lúc quay về nghĩ đến đấng tối cao, lúc thì cầu nguyện, lúc thì than trách. Tôi nhớ cựu đại tá Trung hoa Quốc dân đảng Lý Thành Cầu (năm đó đã gần 80) dạy tôi một câu: “Na ở chuy, wò mẵn sơ kuo cha rẩn.” (dù bất cứ đâu, ta cũng là một người quốc gia), hoặc “Thien cung mỉ dậu dằn xinh, cầy tha mẫn sẳng cung ma.” (Trời không có mắt để cho chúng nó thành công sao?). Chúa trời ôi, nếu đây là con roi điện để Chúa trừng phạt dân Nam, thì hóa ra bọn cộng sản này là tay sai của Chúa sao ?

Cũng có lúc nghĩ rằng Chúa thử thách chúng ta, và ngày mai đây sẽ đền bù xứng đáng cho những ai vượt cơn khổ ải. Tôi đã làm được hai câu thơ, nhặt cây đinh khắc lên vách nhà giam:

Đời có gian lao mới rạng danh hào kiệt,
Tù không đày đọa sao rõ mặt anh hùng.


Sau cùng, gần đến ngày Tết, chúng lần lượt thả chúng tôi ra. Lại nói chuyện “Khoan hồng cho ra ăn Tết, phải thực tâm cải tạo tốt để được sớm tha về.” Tôi vịn hàng rào, lê bộ xương khô từng bước về phòng giam, và thấy quang cảnh hoàn toàn khác lạ. Bước qua khung cửa phòng, thấy một sự im lặng đáng sợ. Khác với trước đây, mỗi lần có người ra khỏi xà lim là anh em kéo đến. săn sóc, kẻ điếu thuốc, người viên đường. Lần này chỉ thấy những đôi mắt lén lút trao gửi chút ái ngại, thương cảm. Tôi nhìn thấy một nhúm thuốc lào của ai đó để dưới tấm chăn.

Đến chiều, khi anh em từ lao động về đông đủ, không có cảnh ồn ào như trước kia, mà ai nấy lặng lẽ về chỗ mình, lãnh phần ăn, buông màn nằm im thít. Tôi được chuyển qua đội tù chính trị và được thu xếp chỗ nằm bên người đội trưởng Trần Phương, bên trái là Nguyễn Văn Chẩm, tổ trưởng. Hai người này là thành phần tù gọi là Chính trị nhưng thuộc loại được trại tin dùng. Thế là chim bị tách đàn, trói buộc trong cái lồng vô hình nhưng rất chặt chẽ.

Đỗ Văn Phúc

TÂM HIỀN * HỒI KÝ VƯỢT BIÊN

Hồi ký Vượt Biên
Tâm Hiền (bản đã hiệu đính)
 


Tản mạn trước khi vào đề:(Trong nầy Tâm Hiền tôi có thay đổi một số tên hay địa danh, nhằm tránh có hại cho một số người quen còn sống trong nước, một vài tên đường cũ có khi biết nhờ lúc về thăm lại quê nhà năm 1994, ngoài ra các tên đường khác thì đành chịu) Từ ngày bước chân vào nhà tù lớn, chấm dứt cuộc sống tối tăm của nhà tù nhỏ, TH trở lại Sàigòn vào những năm đầu của thập kỷ 80 thế kỷ trước, không thể trở về căn nhà chính thức của mình ở cư xá Lữ Gia xưa vì họ đã chiếm dụng và sang tay lâu rồi, mình phải tìm về địa chỉ cũ của thời thơ ấu trên đường Nguyễn Đình Chiểu (không nhớ tên mới sau nầy) lối vào khám Chí Hòa nổi tiếng một thời, nơi gắn bó với nhiều kỷ niệm thời thơ ấu, những con hẻm lắt léo đến trường tiểu học Chí Hòa và cũng là nơi mài đủng quần trong thời gian tiểu học với những ông Đốc học với cây thước kẻ kẹp nách, ông giám thị cùng đôi mắt nghiêm nghị khó tính mà mình sợ như hổ báo, co rút thân hình đã nhỏ bé lại càng thêm nhỏ bé núp vào góc tường, bụi hoa hay thân cây chờ đi qua khuất, im bặt tiếng cười vui cùng bè bạn, với rạp chiếu bóng Thanh Vân nằm trên đường Lê Văn Duyệt mà nay tên đường đã đổi thành Cách Mạng tháng Tám, một cuộc cách mạng theo chân các đàn anh Cộng Sản gây biết bao đau thương cho dân tộc, nơi nhiều lần nắm tay người lạ để xin xem “cọp”, với chợ Hòa Hưng ngay ngã tư Lê Văn Duyệt và Tô Hiến Thành nơi cũng từng lang thang trong những buổi tới trường trể bị đóng cửa không vào học được, với những con rạch chảy ra từ nước thải sau lưng khu nhà Thống tướng Lê văn Tỵ đường Tô Hiến Thành không ngăn cản nổi lòng “yêu nước” của cậu bé tiểu học, quăng cặp, cởi áo nhào xuống tập bơi trong một con rạch nhỏ nơi quy tụ của biết bao nguồn nước thải đôi khi nước đục ngầu biến dạng thành màu xẩm đen. Đó là địa chỉ của bà ngoại, tuy vậy vẫn phải ở lậu (dân chơi không cần hộ khẩu, nói theo cách của dân sống lậu thời đó) vì xin tạm trú không ai cho nhất là biết mình là thành phần tù “ct” (cựu thù, cải tạo hay chính trị cũng đồng nghĩa như nhau), nhưng với một chút khéo léo lợi dụng thời thế (nguyên là có một bà bạn trước kia là bạn thân hồi nhỏ của má TH, nay ăn theo phe địch giữ chức vụ Hội trưởng hay là gì gì đó của Phường trong việc vận động các phụ nữ vào Hội Phụ Nữ Phỏng G… làm trung gian giới thiệu với tên Công An khu vực, nhớ lại khi đó tôi có cắc cớ hỏi thăm về cuộc sống thì bà ta trả lời, Cách mạng vô rồi, đói mà ăn muối vẫn sung sướng, thế mà năm 1994 gặp lại, gia đìnbh sa sút, chân Hội trưởng bị cắt bỏ vì hơi bị dốt, cũng câu hỏi năm xưa khi tôi nhắc lại thì bị bà phán cho một câu: Mẹ mầy, đói không có muối mà ăn con à, nói gì gạo và chửi chính quyền bằng đủ ngôn từ khó diễn tả được), là nhận dạy bổ túc văn hóa riêng cho anh chàng công an khu vực quê của ba mươi sáu thôn vườn trầu dốt đặc nên được “vô tư” sống lén, sống lậu, ngoại trừ mỗi khi có cuộc rùng bố khám xét hộ khẩu và được bắn tin trước là dọt qua bên kia đường Lê Văn Duyệt (nay gọi là Cách Mạng Tháng Tám, bên nầy là quận 10 còn bên kia là quận 3) thuộc quận Ba và chờ tín hiệu để quay về đánh giấc tiếp tục.


Sống trong tư thế “không hộ khẩu” và cũng không được chấp nhận tạm trú, vì họ muốn mình phải lên sống những vùng có cái tên khó hiểu “kinh tế mới” nên càng ngày càng thấy quá mỏi mệt vì phải tránh né, thế rồi một ngày đẹp trời mình lội bộ xuống rạp Quốc Thanh trước Tổng Nha Cảnh Sát cũ với một người bạn là nhạc sĩ Hoàng Tùng, mình lại quen với anh Duy Khánh hiện đang xúc tiến việc mở đoàn văn nghệ Tân nhạc mang tên “Tiên Phong”, sau khi nghe hoàn cảnh của mình, nhất là mình có nghề hội họa nên bị “dụ dổ” theo đoàn, cọng thêm sự khuyến khích của Hoàng Tùng là sẽ cùng tham gia nên mình có quyết định theo đoàn tân nhạc nầy. Thế là cuốn gói nhập băng nhậu với ông “Bầu” Duy Khánh ngay và cũng từ đó mình quen thêm nhiều bạn khác như kèn đồng Quỳnh Hoa, sáo thần Nguyễn Đình Nghiã, tài tử Nguyễn Chánh Tín, ca sĩ Bảo Yến, ảo thuật gia Mạc Can v.v… nhiều quá không nhớ hết nổi.


Sau hơn sáu tháng lưu diển nhiều nơi lúc đắc lúc ế, riêng mình nghèo vẫn hoàn nghèo, vì lở theo chân các đồng môn lưu linh nên tiền đến tay này thì bay sang tay khác, quá nản chí vì trong thâm tâm mình là theo đoàn đến những vùng đất có thể tìm cách vượt biên được dể làm một chuyến vì kẹt một nỗi là mình không có giấy tờ tùy thân để đi lại vì sống lậu, do đó mình chỉ xài tạm những giấy giả do chính mình “tự biên tự diển” mà thôi. Một hôm đoàn trở về Sàigòn chờ anh Duy Khánh kiếm thêm hợp đồng ca sĩ mới, ngồi trong một quán cà phê gần rạp Hưng Đạo, nơi tập trung nhiều nghệ sĩ, ca sĩ cùng giới “Bầu sô” mình gặp một anh phụ trách ngoại giao của một đoàn cải lương miền Tây đang lên xin phép nhập thành phố, sau vài ba câu chuyện kèm theo vài cốc ba xi đế câu chuyện cởi mở thêm ra, anh ấy mời mình về cộng tác khi biết mình là họa sĩ và điêu khắc, cuối câu chuyện anh ta cho mình biết là đoàn đang trình diển tại Cai Lậy và điểm kế tiếp là Cái Bè, nếu mình thích có thể đến để gặp gở anh trưởng đoàn để trao đổi và ký những hợp đồng chấp thuận theo đoàn.


Sau mấy ngày do dự, nằm chờ kết quả của anh “Bầu” Duy Khánh, tiền thì cạn dần nên quyết chí làm một cuộc thay đổi thữ thời vận nữa là lên xe đi Cai Lậy. Rạp hát cũng dễ tìm vì nằm sát bên hông chợ cách bến xe cũng không xa, sau khi gặp gở anh em phụ trách đoàn và nhận tiền chi phí di chuyển (thông thường sau khi thỏa thuận, đoàn sẽ trích một số tiền làm lộ phí cho mình gọi là lộ phí về đoàn không nhiều nhưng đủ tiền mua vé xe đò như một cách buộc chân) cùng công việc ngoài mong đợi là phụ trách tài chánh cho đoàn, chắc có lẽ anh em tin vào khả năng văn hóa của mình. Riêng TH thì có cảm nghĩ khác vì đoàn thì thường lưu diển miền tây và thường thường hay đến các vùng biển như Rạch Giá, Cà Mau, Minh Hải v.v… làm mình có nhiều hy vọng thêm cho ý định vượt biên đã manh nha từ lâu trong đầu. Nhưng ý nghĩ vẫn là ý nghĩ nên mọi chuyện vẫn trôi qua gần nữa năm không có gì tiến triển hơn, dầu vậy trong khoảng thời gian nầy mình học hỏi đường đi nước bưóc nhiều và quen biết không ít một số người từng có kinh nghiệm vượt biên kể cả những tay chuyên nghề bến bải qua những trận nhậu làm quen.


Một hôm đoàn về hát tại Gò Đen thuộc huyện Bình Chánh, thấy gần nhà nên đón xe về thăm gia đình và thăm bạn bè, trong một tiệc nhỏ trong gia đình một người bạn thân hỏi mình biết gì về cải lương mà theo đoàn hát, mình bèn cười trừ và nói thật ý nghỉ trong lòng mình cho bạn nghe, nào ngờ bạn mình lại đưa ra ý kiến là muốn mình làm người dẫn đường cho khách ở Sài gòn ngược lại mình được hưởng ưu ái (lấy công làm lời) đi không phải tốn tiền mà còn được dẫn thêm một người nào đó để hưởng lợi, nói thiệt vì là bạn bè rất thân nên mình mới không ngại ngùng cũng như không dám nghi ngờ, vã lại mình có tiền đâu mà tính chuyện vượt hay không, ngoại trừ có những phép lạ như thế. Thôi thì đành chấm dứt sự nghiệp cải lương kể từ hôm nay để lo chuyện vượt thoát.


Trước tiên mình chỉ dám thố lộ với những ai mà mình có thể tin tưởng nhờ những người nầy dùng uy tín cá nhân họ giúp mình mà thôi, qua vài cuộc gặp gở mình cũng học thêm được cách xoay trở ứng phó, nhất là chưa nhìn thấy chiếc tàu chiếc ghe ra làm sao lại không biết nằm ở khu vực nào, ghe bao lớn, trọng lượng và sức chứa như thế nào thì làm gì có người tin mình được, nhưng có một điều mình có thể tin tưởng là những cá nhân mình trao đổi qua, không một ai cho mình là nói láo, lừa bịp. Đó cũng là niềm hảnh diện còn sót lại cho một người không còn gì để mất trong xã hội lừa đảo tận cùng nầy, như một số bạn trẻ trong nước thường gọi mĩa mai “Xứ Lừa”.


Sau khi nghe những cảm nghĩ và ý kiến của một số khách hàng mà mình tiếp xúc được, bạn mình quyết định làm một chuyến “thực tế” xuống địa điểm xuất phát nơi chiếc tàu đang đậu, người cậu ruột đương sự cũng là dạng người khôn ngoan nhiều kinh nghiệm, trong lúc chuẩn bị vượt mà vẫn đến chính quyền xin giấy phép nới rộng gia cư, làm cho không ít người được móc nối nghi ngờ là ông ta dùng tiền đó để tu bổ cho riêng tư cá nhân, sau khi nghe giới thiệu về cá nhân mình, ông cậu mới tâm sự trong một cuộc rượu (đa số dân miền Nam gặp nhau là nhậu cái đả, gọi là tẩy trần không biết có đúng nhỉ) rằng để tránh sự dòm ngó của địa phương nên ông cắn răng làm điều đó, vì khi ký một giấy tờ gì thì cũng phải chung chi từ trên xuống dưới mới trot lọt, vì vậy địa phương không mấy quan tâm đến ông ta dù bên ngoài cũng có kẻ xấu miệng rầm rì bàn tán. Ngày hôm sau ông đưa hai chúng tôi lên ghe làm một chuyến cào với cái cào mới mua để ngụy trang.


Sau mấy ngày sống với ông cậu của bạn tôi, tôi hiểu ông thêm ít nhiều nhất là tính mộc mạc đơn sơ nhưng cũng hiểu biết rộng rãi nhất là khả năng đi biển tạo cho tôi nhiều niềm tin tưởng về chuyến hải hành trong tương lai gần đây. Giả từ ông chúng tôi trở lại Sài gòn tiếp tục công việc như đã định với những nhận xét cá nhân cũng như biết rõ địa điểm, kích thước chiếc ghe, kinh nghiệm từng trãi của người chủ tàu v.v…





Chương Một - Một chuyến ra khơi





Phần 1: - Vượt biên lần thứ nhất





Khi trở lại Sài gòn, mình tìm đến thăm vài người bạn thân mà mình có thể tin tưởng vào sự kín miệng của họ và ngỏ ý định rũ họ vào cánh của mình, nhưng đa số không có khả năng tài chánh để trang trải dù chỉ trã trước một nửa cho phí tổn ăn uống, xăng dầu trong cuộc hành trình, tuy nhiên qua các bạn nầy mình bắt liên lạc được một số người Việt gốc Hoa trong Chợ Lớn và những người Hoa đó thỏa thuận trã trước một nửa và chỉ khi nào người thân của họ có tín hiệu an toàn ra khơi thì người nhà sẽ chung chi cho người liên lạc tại Sài Gòn phần còn lại. Sau hki được vài người nhận lời và ứng trước một ít, tạm coi như gây được niềm tin với anh em trong nhóm tổ chức của bạn mình, đồng thời mình cũng vững tinh thần và mạnh miệng trình bày công việc cùng kế hoạch đi đứng hơn khi trước rất nhiều, “hồ hởi và phấn khởi” (xài từ thời thượng… cổ kẻo một mai sẽ quên đi) mình lại tiếp tục tìm khách trong thân nhân quyến thuộc của mình chớ chưa dám tìm người lạ trong những chuyến đi lên đi xuống dò đường hay “ém” người về các địa điểm gần đó chờ giờ K. Mình lại nảy sinh ra một nghề chẳng đặng đừng mới là buôn chuyến kiếm thêm sở phí cho việc đi lại nhờ vào những thân nhân mình ngỏ ý mời cộng tác nhưng họ viện cớ bằng nhiều lý do để từ chối khéo một phần vì sợ khó qua cuộc vượt đầy sóng gió và bắt bớ, một phần ngại bị lường gạt vì lúc nầy chuyện lường gạt và gài bẩy để cướp trắng trợn xảy ra thường xuyên, nhưng ngược lại họ giúp mình bằng cách cho mượn hàng đem đi bán trước trã sau, nhờ vậy cũng kiếm được thêm ít nhiều tài chánh bổ sung cho ngân quỷ hạn hẹp của mình và nhất là quen thêm một số bạn hàng qua những cuộc buôn chuyến bất đắc dĩ nầy kể cả các mặt hàng cấm như thuốc tây, đá lửa, kim may dĩ nhiên là các món hàng nhỏ có thể xách tay hoặc dấu trong mình .v.v….


Trong những ngày vất vả ngược xuôi, mình đen hơn và giống tay thương buôn Hai lúa miệt vườn hơn là tay bắt mối vượt biên kể cả ngôn ngữ thương lái học lỏm được, dĩ nhiên là dễ qua mắt nhiều người kể cả thân nhân cùng vài nhà hàng xóm lân cận và từ đó họ không thèm thắc mắc sự vắng mặt thường xuyên của mình vì cho rằng mình đi buôn bán phương xa mà mỗi lần có khi kéo dài cả tuần lễ hay mươi ngày. Sau những chuyến hàng nhỏ mang về bỏ mối lại kiếm lời, mình đáp ứng theo nhu cầu của địa phương những nguồn cung cấp cần thiết, đôi khi là mặt hàng hiếm hay cấm đoán vì dễ bị mất vốn trắng tay cho nên mỗi lần xuống mình mang thuốc tây về bỏ mối lại cho họ rồi trao đổi những thứ cần và có giá tại Sài Gòn như vậy song phương cùng có lợi, vả lại mình lại có nhiều thời gian hợp lý với tư cách thương buôn tìm nguồn hàng nên dễ la cà ở đó nhiều hơn và lâu hơn, tìm hiểu phương tiện đi lại, đường bộ lẫn đường sông, học hỏi cách phân bổ của sông rạch và các ngỏ ngách trong vùng bổ sung cho kiến thức “tẩu vi thượng sách” trong trường hợp khó khăn sau nầy, vỉ thời gian sống trong đoàn cải lương không lâu và tiếp xúc bên ngoài chưa đầy đủ lắm.


Sau mấy tháng chuẩn bị chu đáo, nhận được tín hiệu chuyển người, mình phải phân “khách” ra thành những nhóm nhỏ và chia nhau ra đi dẫn đường với lý do về lo đám cưới, rể là một trong số anh em bạn mình, dâu là khách đã đồng ý vì có thể họ sẽ chính thức lấy nhau sau khi chuyến đi thành công. Cậu của bạn mình lo thủ tục xin phép đám cưới tại địa phương vì cậu thay mẹ lo cho cháu (dấu không cho biết bà chị còn sống sờ sờ tại Sài Gòn sau nầy qua theo diện H.O. sống tại Houston, Texas, một cách qua mặt chính quyền địa phương mà thôi). Nhóm của bạn tôi về trước một ngày, các nhóm khác sẽ theo tôi và các bạn trong nhóm về ngày sau thành ba đợt với quà cưới giống như thân nhân hai họ về dự đám cưới vì có nhiều trẻ em đi theo như một cách qua mặt tai mắt địa phương mặc dù ông cậu cũng đã gởi thiệp cưới quà cáp mời các quan chức tai to mặt lớn tại chổ tham dự.


Mọi việc được tiến hành trót lọt một cách tốt đẹp, sau phần nghi lễ chính thức của đám cưới như lạy ông bà và thân nhân hai họ rồi giới thiệu cô dâu chú rễ y như thật, khách khứa ở lại nhâu nhẹt với dân địa phương mà không một ai tỏ ý nghi ngờ là đám cưới giả vì thấy cô dâu chú rể rất tâm đầu ý hợp đi đâu cũng có đôi (có lẻ họ chịu nhau thiệt hay đóng kịch giỏi mà cũng có thế tình yêu bắt đầu đến với hai trẻ). Tối hôm đó, sau khi hội ý với cậu của bạn mình, chúng tôi phải chuyển các em nhỏ xuống ghe trước cùng một số thủy thủ săn sóc chúng với lý do nhà chật, nhưng thật ra là sợ các em khó kín miệng và được các phụ huynh đồng ý mà thật ra họ cũng muốn con em của họ xuống trước cho chắc ăn. Vì thế cho nên khuya đêm đó đó sau khi tan tiệc, chúng tôi chia nhau hướng dẫn khách về các nhà đã thỏa thuận vì nhà chủ gia không lớn gì mấy lại đang sửa chửa, đây chỉ là một phương cách ém người hợp lý mà không cho dân địa phương có thời gian nghi ngờ để chờ giờ tiến hành và đợi tín hiệu xuất phát ra điểm hẹn.


Quá nữa đêm, thấy ánh đèn bên nhà cậu lóe rực lên theo tín hiệu vì ở quê ít người thắp đèn sáng mà chỉ dùng đèn dầu để tiết kiệm, nên chúng tôi từng nhóm ở các nhà dẫn khách lội xuống các rừng tràm sau nhà theo chân của hướng dẫn viên địa phương tiến lần đến khu vực đã định để khi tàu đến sẽ lội ra vì nước ngập tới khoảng ngang bụng mà thôi, phụ nữ và các em gái thì có đám thanh niên giúp đở rồivà không xa lắm chỉ chừng 500 mét từ bờ đến điểm chờ nhưng vẫn mất hơn nữa tiếng vì nắm tay lần mò trong đêm tối.


Khoảng ba giờ sáng thì chợt nghe có tiếng súng nổ văng vẳng, nhưng càng lúc càng gần, mọi người hoảng hốt, mặc dù anh em chúng tôi cố trấn tỉnh họ, nhưng khi nghe tàu tuần của biên phòng đến gần với ánh đèn pha quét ngang quét dọc kèm theo vài loạt súng, thì mọi người mạnh ai nấy chạy, nhóm của tôi 6 người men theo rừng tràm mà tôi biết rõ do đó tôi hướng dẫn mọi người chạy theo con đường tôi nhớ trong mấy lần theo ông cậu hướng dẫn về phía cơ quan xã phía tay trái của nhà ông cậu, nhưng tới đất liền thì rẽ sang phải rồi thẳng ra chợ. Tại đây chúng tôi rửa ráy chút đỉnh rồi đi thêm hơn 500 mét đến nhà một tài xế xe Lam nhờ anh ta chở ra bến xe về thành phố Cần Thơ như ước định ban đầu nếu bị trở ngại (anh tài xế là cháu họ, là anh em cô cậu với bạn tôi).


Sau khi mọi người an toàn lên xe, tôi nhắn anh ấy là chúng tôi sẽ quay trở lại khi nào em của bạn tôi có tin vui, ý muốn nói khi vợ em của bạn tôi có bầu (cô dâu giả) mà cũng có nghỉa là chúng tôi tạm thời thoát rồi. Anh ta cười đáp lại sẽ chuyển lời chúc mừng đó với cậu để báo tin và còn nói khi nào về nhớ ghé thăm anh ấy đồng nghĩa với việc bị trở ngại dọc đường thì nhắn với tài xế xe đò mà cũng là người quen biết bên vợ anh ta để tìm cách lo lót.


Xe tới đầu lộ “20” theo tên gọi con đường tẻ ở địa phương, trước khi đến bến xe mới Cần Thơ thì tôi chia tay với gia đình người khách và nói mình sẳn trên đường về nên luôn tiện ghé thăm gia đình thật ra theo sự hiểu biết riêng cá nhân, tôi không có nhiều thân nhân ở đây mà chỉ một vài người bà con bên ngoại hơi xa, nói đúng ra tôi đã bị một phen hú hồn rồi cần tìm chổ để bình tâm tỉnh trí một thời gian, nhân tiện tôi biết một anh bạn đang sống tại đây mà trước kia tôi có quen lúc đó anh ta còn học ở Mỹ Nghệ Bình Dương và hiện tại đang có phòng vẽ tại Cần Thơ, với 2 bộ quần áo và một chút tiền còm tôi tìm đến anh ta và ngỏ ý muốn về đây sinh sống và dấu nhẹm chuyện vượt biên đổ vỡ vừa qua. Hai vợ chồng anh ấy tiếp đón chu đáo trong tình nghệ sĩ với nhau, vì nhà cửa rộng thênh thang mà lại là một xưởng điêu khắc nữa thật không còn gì bằng thật hợp với nghề nghiệp của mình. Công việc trong những ngày tới là tôi phụ đắp và phân khuông với anh ấy cho bức tượng Quan Thế Âm cao 5 mét rưởi, không thể di chuyển lên núi, nên chỉ có thể phân ra đúc thành từng mảnh nhỏ khoảng nửa mét vuông để dễ di chuyển lên núi rồi ráp lại. Công việc nầy không mấy khó khăn đối với tôi vì đã thực hiện nhiêu lần rồi cho nên hai tháng sau mọi việc tốt đẹp, tiền anh trã cho tôi cũng hậu hỉ, tuy nhiên có một điều tôi biết là anh ta thiên về phía bên kia hơi nhiều (thiên cộng ấy mà). Trong một buổi tiệc mừng cho công việc hoàn tất, tôi vô tình phán vào mặt anh một câu “Bần cố nông” vì anh có những nhận thức hơi quê mùa, thế là cuộc tranh luận nỗ ra giữa 2 phe Quốc Cộng làm tan nát tình nghệ sĩ với nhau, do đó tôi phải chia tay giả từ anh ta để tiếp tục ra đi tìm phương tiện sinh nhai khác, lang thang xuống bến Ninh Kiều với ý định tìm về Trà Ôn nơi tôi sanh ra nhưng không lớn lên ở đây, măc dù không còn ai là thân bằng quyến thuộc ở đây nhưng chỉ đến chổ nhà mà má tôi trong thời loạn lạc của cuộc thế chiến thứ nhì 1945, đã sanh tôi ra trước khi chạy về Sài Gòn sinh sống.


Đi ngang rạp hát Minh Châu tôi thấy một đoàn cải lương đang trình diển nơi đây, ghé vào quán nước đối diện vô tỉnh tôi gặp anh Út Vân, em của Ba Vân nghệ sĩ nổi tiếng nhiều thập niên trước, anh Út Vân mời tôi qua ngồi chung bàn, lúc đầu tôi hơi bở ngở nhưng anh ấy cho biết rằng anh biết tôi qua những lần tôi đến vẽ cảnh cùng vài họa sĩ quen biết cho đoàn cải lương Kim Chung 5 (sau nầy đổi thành đoàn Sài Gòn 1) mà tôi có thân nhân là cô đào Tô Kim Hồng đang phục vụ trong đoàn trước 1975 ở Sài Gòn vào những ngày về phép nhưng lại nhớ nghề nên phụ họa cùng vài bạn như Văn Chống, Nguyễn Tăng cùng vẽ với mấy anh ấy cho vui chớ không tính tiền nông gì ngoại trừ vài bửa chè chén với nhau sau thời gian dài không gặp.


Câu chuyện càng ngày càng cởi mở hơn và nhất là lời mời của anh Chánh Trị Viên đoàn (thật ra tôi không hiểu anh ta làm việc gì trong đoàn, ngoài việc theo dõi mọi người, vì anh ta cũng giống tôi có biết hát hò gì đâu) sau đó anh ta cho biết vào thời điểm tôi đến vẻ cho đoàn là lúc anh ta đang trốn quân dịch và theo đoàn làm công nhân tiền đài như soát vé, chỉ ghế, và nhiều việc mà mình không biết chắc như lời kể hay nổ văng miển không biết (như nào là nằm vùng trong ngành cải lương, nào là đặc công thành) nên còn nhớ mài mại gương mặt tôi, dĩ nhiên anh ta không biết tôi là lính, vì thế tôi phải bịa thêm cho mình một nghệ danh mới cho hợp với hoàn cảnh chớ không dám nói thật tên tuổi trước kia. Tan buổi cà phê, anh mời tôi qua đoàn nói chuyện, vì anh có ý định tìm một họa sĩ riêng cho đoàn và nói rõ rằng anh ta với chức vụ chính thức là Trưởng phòng nghệ thuật thuộc sở VHTT của tỉnh Vĩnh Long theo đoàn trong thời gian ngắn vì chưa có đủ nhân lực nồng cốt điều hành, chớ không vững mạnh như đoàn quốc doanh Tiếng Ca Sông Cửu đang lưu diễn ở miền Trung, đồng thời anh ngỏ ý mong tôi nhận công việc phó đoàn ngoại vụ kiêm họa sĩ và hưởng hai phần lương, nói thiệt ra tôi không còn có ý định trở về sống với ngành cải lương, nhưng trong hoàn cảnh nầy thì phải tạm thời chấp chận cho qua truông với điều kiện anh ta phải lo giấy tờ chính thức để hợp thức hóa chức vụ cho tôi trong đoàn vì “biên chế” là như thế, đối với cán bộ cở gộc như anh ta thì không khó mấy và anh ấy hứa trong vòng 3 tháng là mọi chuyện sẽ hoàn tất, và thế là tôi lại một lần nữa dấn bước trở lại với cải lương dầu không biết một chữ đờn cũng như một câu ca vọng cổ hay bản vắn bản dài, ba nam sáu bắc nào cả chớ đừng nói hát Lý mả dễ nhất như Lý ngựa ô chẳng hạn.





Phần 2: - Trở lại với đoàn Cải lương





Trong thời gian theo đoàn làm công việc ngoại giao hay gọi theo cách xưng hô của trong ngành cải lương là “ngoại vụ” với công việc chạy đi xin bải bến hát cho đoàn theo chương trình và lộ trình vạch ra, mùa nào nên ra Trung, mùa nào rút về miền Tây, khi nào nhập vào Thành phố Sài gòn v.v… trước là tìm cách tránh mưa bảo hay khí hậu khắc nghiệt của từng vùng và đại loại như thế, với những kinh nghiệm trong hai lần trước nên công việc chọn điểm hát cũng không mấy khó khăn nhất là đoàn có hợp đồng với các đào kép nổi tiếng thì chỉ sợ không đáp ứng hết những lời mời của các địa phương mà mình đã đi qua, nhưng mục tiêu chính yếu của tôi là làm thế nào quen và kết thân với những tai mắt địa phương qua những vé mời, buổi rượu xả láng mà tổn phí thì đoàn phải thanh toán vì cần sự dễ dải của chính quyền địa phương như văn hóa, công an hay biên phòng trong thời gian trình diển, thông thường thì lưu diển mỗi nơi một tuần lễ nhưng có khi 10 ngày tùy vào số đào kép nổi tiếng ít hay nhiều. Sau hơn ba tháng, mình dẫn đoàn đi khá nhiều vùng từ Vĩnh Long qua Sa Đéc rồi Cao Lảnh vòng lại Cái Tàu Hạ và cũng tại nơi này đoàn rã gánh vì trời mưa liên tục gần một tháng trời, sáng bán vé chiều mưa trã vé và cứ như thế liên tục, đào kép đói meo, nợ đoàn với địa phương càng chồng chất, mình lại phải chạy về cầu cứu xin xe chở đoàn về chớ ngân quỹ đoàn không còn một xu mà đào kép hợp đồng có tiếng tăm hoặc kha khá một chút đã lên xe dông mất rồi, còn lại toàn cắc ké, nhưng vì không tiền thanh toán tại địa phương nhất là tiền mua thiếu nhiều mặt hàng cho sinh hoạt hàng ngày trong đoàn như gạo, thức ăn cho hơn năm mươi người nên không ai cho đi nếu không có tiền thanh toán.


Sau khi chở xác gánh (gồm những dụng cụ như phông màn, quần áo hát và vật dụng linh tinh khác thường gọi chung là đạo cụ) về tỉnh nhà để củng cố và tái lập lại, thời gian nầy ngoài cơm nước 2 buổi đoàn lo còn những chi phí khác cho cá nhân như ăn sáng hay cà phê cà pháo phải tự mà lo liệu lấy, do đó khi mình có dề cập về chuyện giấy chứng minh công việc ban quản trị đoàn mà anh trưởng phòng nghệ thuật hứa mấy tháng trước thì được biết chưa xong nên chỉ cấp tạm cho mình giấy chứng nhận là nhân viên của phòng nghệ thuật tỉnh để dễ mua vé xe đi lại. Thêm một lần chán nản nữa, mình mua vé xe trở lại Cần Thơ tìm kế sinh nhai khác có thể tìm cách mở một phòng vẻ quảng cáo để kiếm sống qua ngày nhờ thời gian trước khi ở đây mình kết bạn được vài anh họa sĩ hoặc về phụ cho các bạn ấy vẻ những tấm pano cho rạp chiếu bóng như mình đã từng làm trước đây khi còn ở Pleiku mình từng vẻ cho rạp Diệp Kính một thời gian, nhưng cái nợ cải lương vẫn đeo đuổi nên khi đến Cần Thơ thì gặp anh Hữu Kế, phụ trách ngoại vụ cho đoàn cải lương Cao Văn Lầu tỉnh Minh Hải (Cà Mau), vì cùng là công việc ngoại vụ của cải lương nên cả hai biết nhau qua những chuyến đụng mặt về việc xin giấy phép bải bến hát, đôi khi phải nhường nhau hoặc thương lượng bằng những buổi nhậu nên hiểu nhau khá rõ, nghe tin đoàn mình bị rã gánh thì anh ấy cho là dịp may nên bằng mọi giá kéo mình về làm phụ tá cho anh ta hầu chia sẻ công việc đi đứng, vì chị vợ anh mới vừa sanh thêm một con trai.


Sự thật mà nói tôi cũng muốn về các đoàn các tỉnh vùng biển nầy (để kiếm dịp vượt biên) nhưng không có cơ hội, mà nay được anh bạn Hữu Kế gợi ý thì mình thích quá đi chứ, nhưng vẫn làm ra vẻ do dự. Không thể vuột tôi được nên anh kéo riết tôi vào gặp Ban quản trị đoàn, còn ca tụng tôi đủ thứ như quen biết nhiều, chọn bải nhanh, có lộ trình chặt chẻ v.v… làm tôi ngượng chín người. Thêm một khía cạnh khác là chị vợ của Trưởng đoàn gốc gác nhà cửa ở gần chợ Hòa Hưng nên coi tôi là đồng hương mà nói châm vào, vì thế ban quản trị đoàn quyết định nhanh chóng mời tôi về đoàn mà không thèm hỏi thêm về lý lịch chi cả chỉ biết thời gian vừa qua tôi phụ trách tài chánh, ngoại vụ kiêm họa sĩ cho đoàn Phù Sa (mà nhiều người gọi trệch đi thành Phù Mỏ, giống như đoàn Hàm Luông của Bến Tre được gọi trại ra là Nằm Luôn vì mỗi chổ hát thường kéo dài cả tháng, còn Sóng Vang hay Sáng Dông cũng là một cách chọc ghẹo cải lương cho vui vậy) của tỉnh Cửu Long mà thôi, sau khi thỏa thuận các anh ấy ứng trước cho tôi một số tiền để làm lộ phí xe cộ di chuyển về đoàn và hẹn điểm gặp kế tiếp ở Phụng Hiệp vì đoàn ngày mốt đã dọn đi rồi.


Trở lại Vĩnh Long để thu thập vật dụng cá nhân, gặp anh trưởng phòng tôi mới cho anh ta hay ý định của tôi cùng công việc mới bên đoàn Cao Văn Lầu, anh vô cùng tiếc rẻ và cho tôi ưu tiên nếu muốn trở lại thì anh rất hoan nghinh đón tiếp. Nói thì nói vậy chớ anh ta làm sao hiểu nổi những tâm tư thầm kín của tôi, vì trước đó tôi có đôi lần muốn mang đoàn đi những vùng biển thì anh ngăn lại viện lý do là sở Văn hoá không cho phép, thôi thì chia tay Vĩnh Long.


Mấy ngày la cà ở Cần Thơ thăm một số bạn bè văn nghệ văn gừng tại đây, tôi đón xe đi Phụng Hiệp để bắt đầu cho cuộc hành trình mới.


Sau một trận nhậu để giới thiệu tôi cùng với mọi người trong đoàn, anh trưởng đoàn lại giao cho tôi trách nhiệm không phải là phụ tá ngoại vụ như đã chấp thuận trước kia mà lại là phó nội vụ cho đoàn kiêm họa sĩ, hưởng hai phần lương có lẻ như muốn giữ chân tôi lâu dài sợ tôi dông mất, nhưng khi tìm hiểu kỷ thì mới biết ý kiến đàn bà đôi khi mạnh hơn đàn ông, anh trưởng đoàn chìu ý vợ mà giao tôi trách nhiệm đó với lý do hơi tức cười là tôi giống em ruột chị ấy nhưng sao đó thì tôi cũng chính thức nhận chị ấy làm chị nuôi, có thân nhân vẫn hơn không có ai.


Công việc nội bộ thì cũng không mấy khó khăn lắm, công việc hòa giải thì nhiều hơn, theo dỏi lịch trình tập tuồng, nhắc nhở những anh em say xỉn nhiều, trong khi đó thì mình quá cha người ta cũng nhậu liên tu bất tận miễn trưởng đoàn không nói thì ai dám. Tiếp đến mình lại nhận thêm công việc tài chánh chi thu cho đoàn, không biết ý này do ai đề xướng nhưng miễn có thêm công việc thì mình hưởng thêm lương thế thôi, nhưng nghỉ cho cùng thì đây lại là tuyệt chiêu của trưởng đoàn phu nhân, vì muốn giữ chặc hầu bao của đoàn (của chồng thì đúng hơn) không cho anh ấy phí phạm, móc ngoặc với anh thủ quỹ đoàn dùng tiền chung mà ăn nhậu riêng. Cho nên công việc phải làm là xem số thu nhập mỗi đêm diển là bao nhiêu rồi trừ các chi phí như tiền hợp đồng xe, tiền chợ, tiền phần trăm cho quỹ an toàn, tiền gởi về cho nhà trẻ và tiền bản quyền cho các soạn giả v.v… và tính liền tiền lương mỗi đêm cho anh chị em trong đoàn, nhờ mình đã thực hiện bảng lương trước nên cũng dễ cho người phát lương, ví dụ mình ra quyết định trọn lương (full) thì lương người nào 50 thì lảnh 50, còn khi mình thấy số tiền khá hơn thì mình có thể cho phép phát một rưởi hoặc gấp đôi, nhiều khi ế quá mình phải quyết định “bạt tay” là 5 đồng từ trên trở xuống giống nhau.


Trong khoảng thời gian đoàn về hát tại Sông Đốc thì phát sinh một biến cố lạ.
 

PHỎNG VẤN GS STEPHEN YOUNG




Phỏng vấn Giáo sư Stephen Young

Giáo sư Stephen Young đã tốt nghiệp Harvard Law School, hiện là Khoa trưởng Luật khoa Đại học Hamline, Minnesota.
 

Stephen-B.-Young




Ông đã dành cho Vietnam Film Club một cuộc phỏng vấn liên quan đến thời cuộc Việt Nam với những phân tích cụ thể về đảng Cộng sản Việt Nam, về quan hệ Việt-Trung, và về bối cảnh thời sự hiện nay của Việt Nam.

BÀI GIẢNG CỦA LM PASCAL NGUYỄN NGỌC TĨNH

LM PASCAL NGUYỄN NGỌC TĨNH TRANH ĐẤU CHO CÔNG LÝ & HÒA BÌNH

Sài Gòn – Cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, OFM, đã chia sẻ với cộng đoàn Dân Chúa trong thánh lễ cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình, ngày 29.09.2013, tại DCCT Sài Gòn. Ngài đề cập đến vấn đề vô cảm theo ngôn sứ Amos và Tin mừng Luca. Đồng thời ngài cũng giới thiệu một lớp trẻ Việt Nam hiện nay trước vấn đề của đất nước và dân tộc, họ không vô cảm, họ đang dấn thân cho người nghèo và bảo vệ tổ quốc. Kính mời quý vị cùng nghe và đọc nguyên văn bài chia sẻ.

Phần 1

Phần 2

Bài giảng của LM Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, OFM
DẤN THÂN VÌ NGƯỜI NGHÈO, VÌ TỔ QUỐC(suy niệm Lời Chúa CN XXVI C Thường Niên *)
Bài Tin Mừng
Trong bài dụ ngôn của Chúa Giê-su, “ông nhà giàu” không có tên. Nhân vật đó đại diện cho một giai cấp trong xã hội. Ông ấy giàu, nhưng ta không biết giàu do đâu. Có thể đó là một người làm ăn lương thiện, thành công nhờ tài trí, nhờ sức lao động. Cũng có thể giàu vì đã khéo léo ăn cắp của công, mạnh tay bóc lột, cướp đất dân oan. Vấn đề Chúa Giê-su muốn chúng ta lưu tâm ở đây không ở chỗ nguồn gốc của tài sản có chính đáng hay không, nhưng là thái độ của người có tài sản. Người giàu bị kết án vì thái độ đối với người nghèo. Tội của ông ta là tội vô cảm. Chúa Giê-su sẽ lặp lại giáo huấn này cách cặn kẽ hơn khi Ngài đề cập đến cuộc phán xét chung trong Tin Mừng Mát-thêu. “Mỗi lần các ngươi không làm cho một trong những người bé nhỏ nhất đây là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,31-35). Tội bị kết án ở đây vẫn là tội vô cảm trước nỗi đau của đồng loại, đặc biệt những người nghèo.
Đoạn sách ngôn sứ A-mốt
Và để làm sáng tỏ giáo huấn của Chúa Giê-su thì Giáo Hội cho ta nghe bài đọc 1 trích trong sách ngôn sứ A-mốt, vị ngôn sứ đầu tiên trong sách Kinh Thánh có những lời lẽ mạnh mẽ nhất, hùng hồn nhất về các vấn đề xã hội. Và tội bị vạch trần trong bài đọc 1 hôm nay vẫn là tội vô cảm. Bây giờ từ nội dung Lời Chúa, chúng ta hãy duyệt qua một số vấn đề thời sự.
Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô với người nghèo
Đối với anh chị em tín hữu Công Giáo chúng ta thì biến cố lớn trong những tháng đầu năm 2013 hẳn là việc Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đíc-tô từ nhiệm, và tiếp theo sau là việc vị lên thay thế, Đức Giáo Hoàng đương kim, đã chọn danh hiệu Phan-xi-cô, tên của vị thánh thành Át-xi-di, thường được gọi là vị thánh nghèo. Và một trong những lời tuyên bố đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô là “Tôi muốn một Giáo Hội nghèo giữa những người nghèo”. 


Và chuyến du hành đầu tiên của ngài ra khỏi đất Ý là để đến thăm những thuyền nhân tỵ nạn tại đảo Lampedusa. Đề cập đến chuyến viếng thăm này khi trả lời phỏng vấn trên chuyến bay ngày 29-07-2013 từ Rio de Janeiro về Rô-ma, ngài nói: “Có một chuyện đau lòng lọt vào tim tôi, đó là chuyến viếng thăm Lampedusa. Nó đã khiến tôi phải khóc, nhưng đã đem lại thiện ích cho tôi. Khi các người tị nạn tới, họ để thuyền xa bờ hàng mấy hải lý trước bãi biển và họ phải tìm cách vào bờ một mình. Điều này khiến cho tôi đau khổ, vì tôi nghĩ họ là các nạn nhân của một hệ thống xã hội kinh tế toàn cầu.” Lời nói cũng như việc làm của Đức Giáo Hoàng cho thấy ngài không vô cảm trước nỗi đau của người nghèo, trái lại ngài đã quan tâm, gần gũi, chia sớt nỗi đau của những người bị bỏ rơi. Thái độ của Đức Giáo Hoàng hoàn toàn tương phản với thái độ ông nhà giàu đối với anh La-da-rô, trong bài dụ ngôn.
Tội bị kết án ở đây là tội vô cảm
Khi cho người nghèo một tên, La-da-rô, hẳn Chúa Giê-su muốn chúng ta nghĩ tới những con người cụ thể, bằng xương bằng thịt đang sống cạnh chúng ta, chung quanh chúng ta. Đó là những con người nghèo vật chất như cơm ăn, áo mặc, nhà ở, và cả những người nghèo tinh thần, thiếu hiểu biết, thiếu tự do, thiếu dân chủ, thiếu công lý. Có những cá nhân nghèo thì đã hiển nhiên, nhưng còn có những tập thể nghèo, chẳng hạn một tầng lớp xã hội như những công nhân bị bóc lột, những nông dân suốt đời dãi nắng dầm mưa mà vẫn thiếu ăn thiếu mặc, những người dân oan bỗng dưng bị tước đoạt ruộng vườn từ bao đời tổ tiên để lại cho con cháu.


 Ta còn có thể nói đến cái nghèo của đất nước. 38 năm sau ngày im tiếng súng, bất chấp vẻ bên ngoài hào nhoáng, Việt Nam vẫn là một nước nghèo. Đất đai bị kẻ thù gặm nhắm, hết hải đảo đến cao nguyên. Bao nhiêu cây số vuông rừng phòng hộ, trên danh nghĩa là cho người nước ngoài thuê 50 năm, thực chất là mở toang cửa rước giặc vào nhà. Người dân bị lừa bịp, bị bóc lột, bị đàn áp, không có dân chủ, không có tự do, những quyền thiêng liêng Thượng Đế ban cho con người thì bị tước đoạt. So với cái nghèo vật chất, cái nghèo tinh thần còn khủng khiếp gấp bội.
Lúc nãy trong đoạn sách ngôn sứ A-mốt cũng như trong bài Tin Mừng, những người giàu có bị trừng phạt phải đi lưu đày hay đẩy xuống địa ngục vì đã dửng dưng, vô cảm trước nỗi đau của người nghèo. Vì vô cảm với người nghèo mà đã bị trừng phạt nặng nề như thế thì phải nói làm sao về những kẻ nhân danh một chủ nghĩa hoang tưởng đã bị lịch sử bỏ vào sọt rác, để đàn áp, bóc lột, tước đoạt cả những quyền thiêng liêng cơ bản nhất của con người ?
Những người đồng cảm và dấn thân
Tuy nhiên, thay vì nói đến những chuyện tiêu cực nói không bao giờ hết, tôi muốn làm nổi bật những khuôn mặt, đề cao những con người hiên ngang, can đảm lội ngược dòng, mạnh mẽ đấu tranh cho quyền con người, cho sự sống còn của dân tộc. Đó là những con người dấn thân, bất chấp mọi nguy hiểm cho bản thân, sẵn sàng trả giá để đấu tranh cho nhân quyền, cho dân chủ tự do, cho vẹn toàn lãnh thổ.


 Chỉ nói đến quãng thời gian năm bảy năm trở lại đây thôi, trong số những người đã công khai và mạnh mẽ lên tiếng, một số đã bị bắt và cầm tù. Điều đáng ghi nhận là những tiếng nói mạnh mẽ không chỉ xuất phát từ những người đã lớn tuổi như linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sự Cù Huy Hà Vũ, nhà báo Điếu Cày, hay giáo sư Phạm Minh Hoàng, nhưng ngày càng có những người trẻ hơn như Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Tiến Trung, rồi Tạ Phong Tần, Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Hoàng Vy, Trịnh Kim Tiến… Để khỏi quá dài dòng, tôi xin giới hạn chuyện thời sự vào thời gian mấy tuần lễ gần đây thôi. Xin lấy vụ xử Nguyên Kha và Phương Uyên làm mốc.
Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên
Khi bị bắt, Đinh Nguyên Kha mới 25 tuổi, sinh năm 1988 là sinh viên Đại Học Kinh Tế Công Nghiệp tỉnh Long An. Còn Nguyễn Phương Uyên lúc đó chưa tròn 20, sinh năm 1992, là sinh viên năm thứ 3 trường Đại Học Công Nghệ Thực Phẩm Tp. Hồ Chí Minh.
Tại sao hai em bị kết án ? Thưa vì đã phổ biến truyền đơn, và đây là một đoạn trích nội dung: “Hỡi đồng bào Việt Nam hãy đứng lên chống lại bạo quyền độc tài Cộng sản Việt Nam… hãy đứng lên vì Tự Do, Nhân Quyền và Chân Lý ! … Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi ! … Trung Quốc đang từng bước thôn tính nước ta, bọn chúng đang chiếm dần biển đảo của ta … Ðảng Cộng sản Việt Nam dâng hiến Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc và hàng ngàn cây số vuông đất biên giới cho Trung Quốc … Tổ quốc đang lâm nguy ! Toàn dân hãy đứng lên cứu nước !”

Trong phiên xử ngày 16-05-2013 tại Long An, Nguyên Kha dõng dạc tuyên bố: “Trước sau tôi vẫn là một nguời yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, mà tôi chỉ chống đảng Cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội.” Còn Phương Uyên thì khẳng định: “Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung Quốc xâm lược đất nước và cuối cùng là chúng tôi làm xuất phát từ cái tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để cho xã hội ngày càng tốt đẹp tươi sáng hơn.”


Có mặt tai phiên toà phúc thẩm xử Nguyên Kha và Phương Uyên, blogger Hoàng Hưng đã mô tả “cuộc biểu dương khí thế của lương tri, của chính nghĩa, của tình đồng bào, đồng đội, của lòng yêu nước đẹp tuyệt vời” như sau:


 “Bà mẹ trẻ địu đứa bé một tuổi trước ngực lặn lội cả ngàn cây số vào Long An chia lửa cho hai bà mẹ của Uyên và Kha; …các cụ bảy mươi cùng các cháu gái trai nằm lăn xuống đường chặn bánh xe hung bạo bắt người; …tiếng hát vang ‘Dậy mà đi’ do người cựu tù Côn Đảo tóc bạc phơ khởi giọng, tiếng hô ‘Đả đảo Trung Quốc xâm lược’, ‘Đả đảo bọn tay sai bán nước !’, ‘Uyên – Kha vô tội’… đánh thức cả khu trung tâm thành phố Tân An; … một bà bán quán chạy tới ôm chầm người mẹ có con đang lâm nạn, khiến hàng trăm người đi đường dừng lại lắng nghe. 

Hãy nhìn cảnh một rừng công an cảnh sát, dân phòng tự vệ… ngây mặt nghe một người đàn bà sang sảng kêu gọi ‘Hãy tìm một lối quay súng trở về với nhân dân’ ! Phiên phúc thẩm Uyên – Kha sẽ đi vào lịch sử…”
Khi trả lời phóng viên đài VOA, mẹ của Phương Uyên nhắc lại lời Phương Uyên tuyên bố trước toà: “Tôi dùng máu viết khẩu hiệu ‘Tàu khựa cút khỏi Biển Đông’ và ‘Đảng cộng sản chết đi’, khẩu hiệu bị cho là ‘phỉ báng đảng cộng sản Việt Nam’, là vì tôi thể hiện lòng yêu nước khi tôi căm phẫn Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam đến tột cùng sự phẫn uất.” Ta cứ tưởng tượng những buổi học chủ thuyết Mác-Lê mà mọi sinh viên đại học buộc phải có mặt, khi người nói nếu đủ thông minh thì cũng không thể tin những gì mình nói, làm sao thuyết phục nỗi người nghe ? Chuyện đó ai cũng biết. Nhưng một trong những mục tiêu và cũng là hậu quả tất yếu của những lớp học này là làm cho thanh niên chán ghét chính trị, coi việc nước không phải việc của mình. Mặc dù cho đến hôm nay, trên mọi văn bản mang tính pháp lý luôn phải có từ “độc lập”, nhưng trong thực tế, về mọi mặt, Việt Nam đã là một tỉnh lẻ của Tàu. Tình cảnh đất nước bi thảm như vậy, nhưng đa số người dân không biết, mà có biết cũng chỉ thở dài vì bất lực. Quả là kỳ diệu khi ta gặp thấy một khí phách, một sự tự tin, một lòng yêu nước nồng nàn như qua mấy câu thơ của cô bé Phương Uyên sau đây: 
Ơi đồng bào Việt Quốc
Đất nước không chiến tranh
Cớ chi đau thắt ruột !
Sự tự hào ngộ nhận
Một chế độ bi hài sau chiến tranh.
Bọn cường quyền gian manh cơ hội
Đào bới bóc lột dân lành
Núp dưới bóng cờ máu, bác đảng
Âm thầm bán từng mảnh đất quê hương…
Ơi thanh niên Việt Quốc !
Chúng ta là ai ?
Hãy đứng lên trước vận mệnh tổ quốc
Giặc đang tràn tới ngõ…
Đọc những vần thơ này, hay nhìn dáng dấp của cô bé Phương Uyên trước vành móng ngựa, cho dù thân hình mảnh khảnh, mình khoác áo học trò, mặt mày non choẹt, nhưng lời lẽ thì đanh thép, không khoan nhượng, biểu thị một ý chí quật cường, cô bé tuổi 20 này không thua kém gì một Điếu Cày, một Cù Huy Hà Vũ hay một Nguyễn Văn Lý. Và từ đó ta hiểu được tâm tình của người Việt khắp nơi trên thế giới, những ai nặng lòng với dân tộc, với quê hương, khi theo dõi phiên toà xử Phương Uyên qua màn ảnh.
Phương Uyên là một nguồn cảm hứng
Phương Uyên đã làm dấy lên bao niềm vui, niềm tự hào và hy vọng nơi người trẻ cũng như người già, và đã gây cảm hứng cho nhiều người. Những bài viết và bài thơ ca ngợi Phương Uyên thì nhiều lắm, chỉ xin đưa ra một số đoạn trích làm ví dụ.
Trước tiên là bài “Phương Uyên, Thiên thần nhỏ” của Nguyễn Hàm Thuận Bắc, một người lính Trường Sa và cũng là bạn học đồng hương của Phương Uyên:
Phương Uyên thiên thần nhỏ
Hiên ngang đứng trước tòa
Ngẩng cao đầu tuyên bố
Tôi yêu nước thiết tha !
Tôi ghét bầy tham nhũng
Làm tay sai giặc Tàu
Nếu ai cũng như chúng
Việt Nam sẽ về đâu ?…
Và sau đây là nhà thơ Trần Mạnh Hảo. Ít lâu trước phiên toà sơ thẩm xử Nguyên Kha và Phương Uyên, tác giả đã thở dài ngao ngán khi đặt câu hỏi và cũng là lời than “Đất nước có bao giờ buồn như hôm nay ?” Nhưng sau phiên toà thì Trần Mạnh Hảo đã sững sờ trước vẻ đẹp không chỉ của khuôn mặt thiên thần, nhưng là của khí phách, của lòng dũng cảm, của lòng yêu nước nơi một bạn trẻ chỉ đáng tuổi con mình:
Nguyễn Phương Uyên đứng trước tòa
Em xinh hơn mọi loài hoa trên đời
Em không phải đóa mặt trời
Mà sao bóng tối rụng rời vây quanh.
Trước vành móng ngựa gian manh
Phương Uyên chợt mọc lên thành đóa sen
Trái tim yêu nước thắp đèn
Phương Uyên em giữa bùn đen sáng lòa.
Em là nụ, em là hoa
Bởi yêu nước phải ra tòa em ơi
Đưa tay chúng tính che trời
Làm sao che nổi nụ cười trinh nguyên…
Và đây Nguyễn Quốc Chánh. Trước hết qua bài thơ “Quê hương và chủ nghĩa” tác giả nhìn thẳng vào sự thật phũ phàng xót xa của dân tộc, của đất nước:
Bao nhiêu năm, ai nhân danh chủ nghiã,
Tự-Do xích xiềng, Dân-Chủ dối gian
Mác-Lênin, đâu phải người Việt Nam !
Sự thật đó có làm em đau nhói ?…
Rồi Nguyễn Quốc Chánh mời tuổi trẻ Việt Nam hướng nhìn tương lai để nhận ra trách nhiệm của mình đối với lịch sử qua những lời tâm huyết sau đây:
Em thấy đó, trên đường đi không đến,
Quê hương đau, chồn cáo vẫn nghênh ngang
Những con thú người nhảy múa kiêu căng
Ngửa mặt hú một bài ca chủ nghiã.
Ngôn ngữ văn nô, đỉnh cao trí tuệ !
Ngoài những tác giả vừa nêu trên đây, ta cần ghi thêm lời nói hay bài viết của một số người khác nữa liên quan đến hai bạn trẻ được tôn vinh như những bậc anh hùng của Việt Nam hôm nay.
Trên mạng “danlambao.vn”, Vũ Đông Hà đã viết: “Bản án dành cho Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha nếu nhìn cho kỹ, suy cho sâu, chính là bản án dành cho chế độ. Nó bày ra hết những ti tiện, nhỏ nhen, yếu hèn, gian ác của chế độ và những con người cộng sản Việt Nam – từ cấp lãnh đạo cho đến những người đang xếp hàng chờ sổ hưu…
Một tiếng nói khác rất có uy tín là giáo sư Tương Lai, một giáo sư ngành xã hội học từng làm cố vấn cho 2 thủ tướng từ 1991 đến 2006. Ông đã có một bài viết đăng trên một nhật báo hàng đầu của Mỹ là tờ “Nựu Ước Thời Báo” (New York Times) bản tiếng Việt do chính ông cung cấp cho đài VOA mang tựa đề “Những bàn chân nổi giận”. Xin ghi lại mấy đoạn trích sau đây: 
“Tháng trước, Tòa Án tỉnh Long An Việt Nam đã kết án nặng nề hai sinh viên yêu nước ở độ tuổi 20. Trong những tội danh bị áp đặt có tội ‘nói xấu Trung Quốc’. Những cáo buộc này đã chạm vào điểm nhạy cảm bậc nhất trong tâm thế người Việt Nam là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Người ta phẫn nộ vì như thế là ai đó đã hợp đồng với Trung Quốc xâm lược để quay lại đàn áp người yêu nước. Đầu tuần này, công an Hà Nội đã đàn áp một cuộc biểu tình chống Trung Quốc và bắt nhiều người, hành hung, đánh đập họ, trong đó có cả phụ nữ.


Vì thế, những ‘bàn chân nổi giận’ đã rầm rập xuống đường biểu tình chông Trung Quốc xâm lược. Cùng với những cuộc biểu tình ấy, những khiếu kiện tập thể của nông dân cũng dồn dập bùng lên. Sự nối kết giữa tầng lớp trí thức với giới trẻ ở đô thị và nông dân – những người bị đẩy vào cuộc sống đói nghèo vì mất đất sản xuất khi người ta nhân danh ‘sở hữu toàn dân’ để tước đoạt quyền sở hữu mảnh đất cha ông họ để lại mà không được đền bù thỏa đáng.”
Và có lẽ hơn lúc nào hết, từ khắp nơi trên thế giới, đồng bào Việt Nam tỵ nạn cộng sản dù đã an cư lạc nghiệp và một số lớn đã thành đạt từ nhiều năm nay, vẫn hướng về quê mẹ, đau nỗi đau của những người ở trong nước, nhất là từ khi thấy rõ Việt Nam đang trở thành tỉnh lẻ của Tàu. Ta hãy nghe Kiều Tiến Dũng từ Úc Châu: “Lòng người đang sôi sục căm phẫn. Căm phẫn Trung Cộng đã chiếm đoạt từng mảng, cả đất lẫn biển của quê cha đất tổ. Căm phẫn hơn nữa bọn người nắm quân đội trong tay mà lại khiếp nhược, cúi đầu cam tâm quy phục ngoại bang, giữ công an trong tay chỉ để dùng bạo lực đàn áp chính người dân, và tệ hơn, chà đạp tuổi trẻ tương lai của đất nước.”
Trần Trung Đạo từ Hoa Kỳ: “Bức tường chuyên chính CSVN đã không sụp đổ vì những cơn bão thời đại Liên Xô, Đông Âu, Bắc Phi xa xôi nhưng chắc chắn sẽ sụp đổ vì những giọt nước kiên nhẫn Việt Nam đang nhỏ xuống từ tuổi trẻ Việt Nam, từ đồng bào Việt Nam trong cũng như ngoài nước… Đừng khóc cho Phương Uyên mà hãy sống cùng mơ ước của em.”
Ví dụ cuối cùng tôi trưng dẫn ở đây rất là độc đáo. Đó là một đoạn trích lá thư ngỏ khá dài đề ngày 16-05-2013 tức là sau phiên toà sơ thẩm xử Nguyên Kha và Phương Uyên, kính gửi một người bạn học cùng trường là ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng xin được đi tù thay cho Nguyên Kha và Phương Uyên, tác giả đã 70 tuổi, hiện sống tại Hà Nội, đó là tiến sĩ Đặng Huy Văn:
“Ông có biết Phương Uyên và Nguyên Kha là ai không ? Là những thanh niên ưu tú của nhân dân toàn nước Việt. Chủ nghĩa Công sản không rành, nhưng kẻ thù của nhân dân là ai thì biết. Và các cháu đã sẵn sàng dấn thân để cứu dân tộc, non sông.
Chúng ta phải làm thế nào để được họ gọi bằng ông ? Đừng để các cháu khinh rẻ chúng mình là già rồi sinh lú: Hèn với giặc, ác với dân, ghét tự do, yêu độc tài, bài dân chủ, Chỉ vì đồng đô la và địa vị chức quyền mà bán biển đảo, núi sông!


Nhưng hai cháu Uyên, Kha là hiền nhân của Tổ Quốc, Có sức trẻ và chí khí kiên cường có thể cứu được núi sông. Ông hãy lấy quyền làm vua để bắt tôi đi tù thay hai cháu. Tôi 70 đã lẫn rồi, sống làm gì thêm khốn khổ thưa ông !…
Khởi điểm mới chứ không phải điểm dừng
So sánh với thái độ nơm nớp, co rúm vì sợ hãi của người dân suốt mấy chục năm trường thì những gì chúng ta đang chứng kiến hôm nay qua những bài viết, những lời nói, những việc làm của những người đấu tranh cho dân chủ tự do, cho độc lập quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ thật là kỳ diệu. Nhưng nếu chỉ có vậy thì tự do hạnh phúc của tuyệt đại đa số nhân dân không là cái bánh vẽ thì cũng mới chỉ là những mẩu bánh ăn để cầm hơi, trong khi nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc thì hoàn toàn là bánh vẽ. Nhưng hy vọng đã bừng sáng khi không chỉ có một số khuôn mặt đã trở nên quen thuộc, nhưng trong những tháng, những ngày gần đây, cho dù thông tin lề phải hoàn toàn im bặt, nhưng nhờ internet mà ta thấy được khuôn mặt, nghe được tiếng nói của những người ở trong cũng như ngoài nước đang hiên ngang mạnh mẽ tranh đấu cho dân tộc, cho đất nước mình.
Chẳng hạn giữa hai phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm xử Nguyên Kha và Phương Uyên, chính xác là ngày 15-08, lễ Đức Mẹ Lên Trời, bổn mạng vương cung thánh đường Đức Bà tại Paris, các bạn trẻ Việt Nam đã có sáng kiến tham gia vào cuộc rước truyền thống trước thánh lễ chiều. Trong đoàn rước khổng lồ theo sau kiệu Đức Mẹ, ta thấy một rừng cờ vàng ba sọc đỏ, thấy các bạn trẻ Việt Nam rạng rỡ, tay cầm cờ hay dương biểu ngữ, ngực đeo những tấm hình phóng lớn của Uyên Kha và Phương Uyên hay của các bạn trẻ Việt Nam đang ở tù, giữa tiếng hát trầm buồn “Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam, trời u ám bất công lan tràn…”.
Trước đó, ngày 02-08-2013, một nhóm năm thanh niên gồm Phạm Đoan Trang và Nguyễn Lâm Thắng từ Hà Nội, Nguyễn Thảo Chi và Nguyễn Anh Tuấn từ Đà Nẵng, cùng với Nguyễn Nữ Phương Dung từ Sài Gòn đã qua Thái Lan, tới văn phòng Uỷ Ban Luật Gia Quốc Tế tại Bangkok, nộp tuyên bố 258 với nội dung phản đối điều 258 của bộ luật Hình Sự quy định tội danh “lợi dụng các quyền dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” và yêu cầu bãi bỏ điều luật đối với những ai viết bài chỉ trích nhà nước, vì như thế là vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân. Khi trở về Việt Nam, những người này dù có gặp khó khăn tại phi trường Tân Sơn Nhất, cuối cùng đã được các bạn blogger công khai rước về an toàn.
Đến ngày 07-08, năm blogger khác lại đến Toà Đại Sứ Thuỵ Điển ở Hà Nội cũng để trao bản Tuyên Bố 258. Bà Phó Đại Sứ đã ra tiếp đón ngay tại cổng.
Chiều ngày 10-09 đại diện mạng lưới blogger Việt Nam đã trao tuyên bố 258 cho phái đoàn đại diện Liên Hiệp Châu Âu tại Hà Nội. Trước đó họ cũng đã trao tuyên bố này cho đại diện Toà Đại Sứ Úc Đại Lợi.
Kết quả là chỉ 24 giờ sau, cho dù truyền thông nhà nước coi như không có gì xảy ra, khắp nơi trên thế giới đều biết đến bản Tuyên bố này.
Sự kiện Đặng Chí Hùng
Và sự kiện cuối cùng tôi muốn đề cập tới hôm nay là hơn 2 tuần sau ngày nghị định 72 của thủ tướng chính phủ có hiệu lực, nghị định nhằm “quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng”, thì ngày 18-09-2013, trên diễn đàn Danlambao, người ta đọc thấy lá thư tác giả Đặng Chí Hùng “gửi bạn đọc thôn Danlambao”, Đặng Chí Hùng tuyên bố: “Tôi sẽ yêu quê hương bằng cả trái tim của mình và đi đến cùng con đường chân lý đem lại độc lập cho quê hương trước bạo quyền của cộng sản cho đến khi tôi không còn hơi thở nữa thì đành chịu”… “Bản thân tôi chưa bao giờ có liên hệ với Việt Nam Cộng Hoà…”, “Bản thân tôi chưa bao giờ là đảng viên mặc dù tôi đã có thời gian nắm chức vụ khá lớn trong tổ chức đoàn thanh niên cộng sản HCM. Tôi không vào đảng vì tôi đã nhận ra bộ mặt thật của nó từ khá sớm. Tôi đã chấp nhận bỏ lại sau lưng cơ ngơi, tương lai tươi sáng mà bao nhiêu người trẻ ở Việt Nam mong muốn để ẩn mình thực hiện công việc mà tôi cho là cần thiết cho dân tộc.”
Sau khi đã công bố loạt bài viết “Những sự thật không thể chối bỏ” gồm 18 phần liên quan đến nhân vật lịch sử Hồ Chí Minh, tác giả cho biết đã bỏ ra 5 năm trời ròng rã để nghiên cứu, thu thập tài liệu và thực hiện công trình này. Tác giả còn nói là trong tương lai gần sẽ công bố “Những sự thật cần phải biết” liên quan đến các lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam. Hy vọng công trình của Đặng Chí Hùng sẽ soi sáng cho những ai, đặc biệt các bạn trẻ, muốn tìm hiểu sự thật về những con người có trách nhiệm đối với dân tộc Việt Nam từ 68 năm nay.
Ở tuổi ngoài 50, Đặng Chí Hùng vẫn là một người trẻ. Chỉ vì khát khao đi tìm sự thật, tâm can bị thiêu đốt bởi tình yêu đồng bào, yêu tổ quốc mà dám dấn thân vào một cuộc chiến vô cùng nguy hiểm cho bản thân cũng như gia đình, dám liều cả mạng sống, thì ngọn đuốc phi thường đó, không sức mạnh nào dập tắt được.
Những cánh én báo hiệu mùa xuân ?
Nếu một con én không làm nổi mùa xuân như ai cũng biết, thì điều ta đang chứng kiến là trên đất nước chúng ta, đã thấy xuất hiện nhiều con én, và đàng sau là cả một bầy én đã sẵn sàng vỗ cánh giữa khung trời bát ngát bao la. Điều đặc biệt đáng ghi nhận là sự tích cực tham gia của một số bạn trẻ ngày càng nhiều vào các vấn đề của xã hội, của đất nước. Các bạn không chỉ có sức trẻ, nhưng còn giàu nghị lực, giàu sáng kiến, giàu khả năng linh hoạt, thích nghi, lại dễ dàng sử dụng các phương tiện thông tin hiện đại. Tôi nói “đặc biệt” vì các bạn đã hấp thụ một nền giáo dục què quặt do chính sách ngu dân và sự tuyên truyền lừa bịp từ khi cắp sách đến trường. Dù vậy, ngay giữa lúc xã hội tan hoang, đất nước như con mồi sắp bị con hổ đói khổng lồ ăn tươi nuốt sống thì ý thức quốc gia và lòng yêu nước bừng tỉnh như do một phép mầu.
Và trong lúc đó thì những bậc cha anh cũng đang thoát ra khỏi sự sợ hãi, và thể hiện quyết tâm của mình bằng nhiều cách khác nhau. Chỉ cần nhìn lại những gì đã xảy ra từ các vụ Toà Khâm Sứ, Thái Hà, Đồng Chiêm, Tam Toà, Cồn Dầu cũng thấy. Rồi trong khi tiếng súng Đoàn Văn Vươn còn âm ỉ thì lại xảy ra vụ Đặng Văn Viết ở Thái Bình, và mới đây nhất là vụ Mỹ Yên. Khi người dân bị đàn áp dã man, bị bóc lột đến tận cùng nên chẳng còn gì để mất, đồng thời ý thức được quyền lợi của mình, cũng như ý thức được sứ mạng đối với xã hội, đối với tổ quốc, và nhờ các phương tiện tân kỳ của công nghệ thông tin mà biết rõ tình hình, nhìn ra sự thật, biết mình không đơn độc, lẻ loi, nên đã thoát ra khỏi vòng sợ hãi, thì mọi vũ khí đều vô hiệu.
Đến đây không thể không nói đến một sự kiện quan trọng xảy ra hơn 3 tuần sau khi nghị định 72 đã nói trên có hiệu lực, và 2 tháng sau bản tuyên bố 258 của các blogger về tự do ngôn luận ta đã đề cập tới. Đó là ngày 23 tháng 09 vừa qua, thay vì ký thỉnh nguyện thư hay kiến nghị mà bao nhiêu lần kinh nghiệm cho thấy đã bị bỏ vào sọt rác, thì 130 nhân sĩ, trí thức, trong đó có giám mục Chủ tịch Uỷ Ban Công Lý & Hoà Bình của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đã ra một tuyên bố xuất hiện trên tất cả các trang mạng nổi tiếng và có nhiều người truy cập nhất hiện nay. Đó là tuyên bố quyền thực thi dân sự. Trong bản Tuyên bố này, có đoạn viết: “Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền tôn trọng quyền bày tỏ quan điểm của công dân, thẳng thắn tranh luận và đối thoại, từ bỏ cách đối xử không công bằng, không minh bạch và không đường hoàng như đã và đang áp dụng đối với những kiến nghị sửa đổi Hiến pháp và những tiếng nói đòi dân chủ khác với quan điểm của nhà cầm quyền”.
Kết luận
Những ai là tín hữu Chúa Ki-tô thì qua đoạn Tin Mừng hôm nay đã nghe lời cảnh cáo nặng nề của Chúa về tội vô cảm. Nhưng hôm nay tôi đã cố gắng đề cao những con người Việt Nam, đặc biệt các bạn trẻ, đã không vô cảm, hơn nữa đã đồng cảm, đã dấn thân vì người nghèo, vì đất nước nghèo, vì dân tộc, vì tổ quốc. Khi nhìn thấy “giặc Tàu tràn lan trên quê hương ta”, Việt Khang đã nghẹn ngào: “Giờ đây, Việt Nam còn hay đã mất ?” Nay ta đã nghe Phương Uyên cũng như các bạn đồng trang lứa, cùng với các bậc cha anh đồng thanh nhiệt tình đáp lại: “Mẹ Việt Nam ơi, chúng con vẫn còn đây ** !” Liệu chúng ta sẽ đáp lại như thế nào ?
Sài Gòn, ngày 29 tháng 09 năm 2013
Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm
địa chỉ mới: pascaltinh2011@gmail.com
(Nguồn: Chuacuuthe.com — Ngày 30.9.2013)

BẢO VỆ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM,

BẢO VỆ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM,TUYỆT ĐỐI KHÔNG DÙNG TỪ NGỮ CỦA CỘNG SẢN.
 
Quý vị nghĩ sao về đoạn văn dưới đây của Việt Cộng…
(Phát hiện em trong quần chúng, anh khẩn trương bố trí tình yêu. Nếu đôi ta nhất trí yêu nhau, thì hãy đến phường khóm đăng ký, để sau này anhquản lý đời em.)
Trần Văn Giang




Lời người giới thiệu:
- Có những từ ngữ của miền Nam và miền Bắc trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 viết và cách dùng giống nhau; nhưng đồng thời cũng có rất nhiều chữ viết giống y như nhau nhưng ý nghĩa (hoàn toàn khác biệt) dễ dàng gây “hoang mang” (confused) nếu người đọc (hoặc người nghe) không biết trước.

- Ở Việt Nam sau 1975, vì nhiều lý do, một số từ ngữ của miền Nam (VNCH) đã bị thay thế hẳn. Tuy nhiên văn hóa và truyền thông của cộng đồng người Việt tị nạn CS ở hải ngoại vẫn tiếp tục duy trì các từ ngữ VNCH.

- Đã có một số tác gia hiện đang sống ở hải ngọai viết về vấn đề gọi là “cái chết của ngôn ngữ Sài gòn cũ.” Cá nhân tôi không đồng ý với quan điểm là tiếng Sài Gòn cũ (VNCH) đã hoặc sẽ chết. Thực tế cho thấy dân số tị nạn CS tại hải ngọai gần 3 triệu người hàng ngày vẫn dùng và bảo tồn chữ Sài gòn cũ trong gia đình, trong các buổi thánh lễ ở nhà thờ, trong kinh sách vào những buổi lễ thuyết pháp Phật giáo, trong các sinh họat thiếu nhi thánh thể cũng như gia đình phật tử… Hiển nhiên chữ Sài Gòn cũ luôn luôn có sẵn và không hề thiếu thì hà cớ gì chúng ta phải dùng đến chữ của Vi-Ci (VC) (riêng sự việc người dân Việt đang sống trong trong nước phải dùng từ ngữ CS trong mọi liên lạc, văn hóa là chuyện cũng dể hiểu thôi…)

- Người Do thái sau khi tan hàng ở Palestine vì có thể bị diệt chủng (bởi áp lực của Hồi giáo và dân Ả rập) cả chục thế kỷ rồi. Họ cũng sống lưu vong khắp nơi trên thế giới giống như dân Việt tị nạn CS; Vậy mà khi vừa mới tái lập quốc gia Do thái ở khoảng năm 1950 là họ đã khai sinh ngay trở lại một tử ngữ (dead language) của họ, tiếng Hebrew, thành một sinh ngữ (living language). Với cái đà xuống dốc tệ hại của chủ nghĩa CS hiện nay ở Việt Nam thì cơ hội phục hưng của người quốc gia và sự trở lại tiếng Sài Gòn cũ không phải chỉ có trong ước mơ. Bây giờ chúng ta cứ vô tình dùng chữ ngây ngô của VC thi chẳng khác gì như vô hình chung chúng ta chấp nhận CS (tương tự như trang điện báo của đảng CSVN hoan hỉ phổ biến sự thao dượt hải quân của Trung cộng trên quần đảo trường sa và Hoàng sa của Việt Nam).

- Tôi cố gắng thu góp lại, từ nhiều bài viết của nhiều tác giả và từ kinh nghiệm cá nhân, một số từ ngữ (của VC và VNCH) thuộc lọai “dễ dàng gây hoang mang” này và tạm xếp vào một bảng đối chiếu dưới đây để quí vị rộng đường tham khảo; tùy ý sử dụng; và để may ra giúp quí vị tránh các trường hợp đáng tiếc (bị đồng bào chung quanh hiểu lầm “địa chỉ” của mình).

T.V.G.
Sau đây là Bản Đối Chiếu
 
TỪ NGỮ VC   -     TỪ NGỮ  VNCH

Ấn tượng = Đáng ghi nhớ, đáng nhớ
Bác sỹ / Ca sỹ = Bác sĩ / Ca sĩ
Bang = Tiểu bang (State) (Vịt + nói chuyên trơ trẽn)
Bắc bộ / Trung bộ / Nam bộ = Bắc phần / Trung phần / Nam phần
Báo cáo = Thưa trình, nói, kể
Bảo quản = Che chở, giữ gìn, bảo vệ
Bài nói = Diễn văn
Bảo hiểm (mũ) = An toàn (mũ)
Bèo = Rẻ (tiền)
Bị (đẹp) = Không dùng động từ “bị;” chỉ dùng tĩnh từ (đẹp)
Bồi dưỡng (hối lộ?) = Nghỉ ngơi, tẩm bổ, săn sóc, chăm nom, ăn uống đầy đủ
Bóng đá = Đá Banh, Túc cầu
Bức xúc = Dồn nén, bực tức
Bất ngờ = Ngạc nhiên (surprised)
Bổ sung = Thêm, bổ túc
Cách ly = Cô lập
Cảnh báo = Báo động, phải chú ý
Cái A-lô = Cái điện thọai (telephone receiver)
Cái đài = Radio, máy phát thanh
Căn hộ = Căn nhà
Căng (lắm) = Căng thẳng (intense)
Cầu lông = Vũ cầu
Chảnh = Kiêu ngạo, làm tàng

Chất lượng = Phẩm chất tốt (chỉ đề cập phẩm “quality,” không đề cập lượng “quantity”)
Chất xám = Trí tuệ, sự thông minh
Chế độ = Quy chế
Chỉ đạo = Chỉ thị, ra lệnh
Chỉ tiêu = Định suất
Chủ nhiệm = Trưởng ban, Khoa trưởng
Chủ trì = Chủ tọa
Chữa cháy = Cứu hỏa
Chiêu đãi = Thết đãi
Chui = Lén lút
Chuyên chở = Nói lên, nêu ra
Chuyển ngữ = Dịch
Chứng minh nhân dân = Thẻ Căn cuớc
Chủ đạo = Chính
Co cụm = Thu hẹp
Công đoàn = Nghiệp đoàn
Công nghiệp = Kỹ nghệ
Công trình = Công tác
Cơ bản = Căn bản
Cơ khí (tĩnh từ!) = Cầu kỳ, phức tạp
Cơ sở = Căn bản, nguồn gốc
Cửa khẩu = Phi cảng, Hải cảng
Cụm từ = Nhóm chữ
Cứu hộ = Cứu cấp
Diện = Thành phần
Dự kiến = Phỏng định
Đại học mở = ???
Đào tị = Tị nạn
Đầu ra / Đầu vào = Xuất lượng / Nhập lượng
Đại táo / Tiểu táo = Nấu ăn chung, ăn tập thể / Nấu ăn riêng, ăn gia đình
Đại trà = Quy mô, cỡ lớn
Đảm bảo = Bảo đảm
Đăng ký = Ghi danh, ghi tên
Đáp án = Kết quả, trả lời
Đề xuất = Đề nghị
Đội ngũ = Hàng ngũ
Động não = Vận dụng trí óc, suy luận, suy nghĩ
Đồng bào dân tộc = Đồng bào sắc tộc
Động thái = Động lực
Động viên = Khuyến khích
Đột xuất = Bất ngờ
Đường băng = Phi đạo
Đường cao tốc = Xa lộ
Gia công = Làm ăn công
Giải phóng = Lấy lại, đem đi… (riêng chữ này bị VC lạm dụng rất nhiều)
Giải phóng mặt bằng = Ủi cho đất bằng
Giản đơn = Đơn giản
Giao lưu = Giao thiệp, trao đổi
Hạch toán = Kế toán
Hải quan = Quan Thuế
Hàng không dân dụng = Hàng không dân sự
Hát đôi = Song ca
Hát tốp = Hợp ca
Hạt nhân (vũ khí) = Nguyên tử
Hậu cần = Tiếp liệu
Học vị = Bằng cấp
Hệ quả = Hậu quả
Hiện đại = Tối tân
Hộ Nhà = Gia đình
Hộ chiếu = Sổ Thông hành
Hồ hởi = Phấn khởi
Hộ khẩu = Tờ khai gia đình
Hội chữ thập đỏ = Hội Hồng Thập Tự
Hoành tráng = Nguy nga, tráng lệ, đồ sộ
Hưng phấn = Kích động, vui sướng
Hữu hảo = Tốt đẹp
Hữu nghị = Thân hữu
Huyện = Quận
Kênh = Băng tần (Channel)
Khả năng (có) = Có thể xẩy ra (possible)
Khẩn trương = Nhanh lên
Khâu = Bộ phận, nhóm, ngành, ban, khoa
Kiều hối = Ngoại tệ
Kiệt suất = Giỏi, xuất sắc
Kinh qua = Trải qua
Làm gái = Làm điếm
Làm việc = Thẩm vấn, điều tra
Lầu năm góc / Nhà trắng = Ngũ Giác Đài / Tòa Bạch Ốc
Liên hoan = Đại hội, ăn mừng
Liên hệ = Liên lạc (contact)
Linh tinh = Vớ vẩn
Lính gái = Nữ quân nhân
Lính thủy đánh bộ = Thủy quân lục chiến
Lợi nhuận = Lợi tức
Lược tóm = Tóm lược
Lý giải = Giải thích (explain)
Máy bay lên thẳng = Trực thăng
Múa đôi = Khiêu vũ
Mĩ – Mỹ = (Hoa kỳ =USA)
Nắm bắt = Nắm vững
Nâng cấp = Nâng, hoặc đưa giá trị lên
Năng nổ = Siêng năng, tháo vát
Nghệ nhân = Thợ, nghệ sĩ
Nghệ danh = Tên (nghệ sĩ = stage name) dùng ngoài tên thật
Nghĩa vụ quân sự = Đi quân dịch
Nghiêm túc = Nghiêm chỉnh
Nghiệp dư = Đi làm thêm (2nd job / nghề phụ, nghề tay trái)
Nhà khách = Khách sạn
Nhất trí = Đồng lòng, đồng ý
Nhất quán = Luôn luôn, trước sau như một
Người nước ngoài = Ngoại kiều
Nỗi niềm (tĩnh từ!) = Vẻ suy tư
Phần cứng = Cương liệu
Phần mềm = Nhu liệu
Phản ánh = Phản ảnh
Phản hồi = Trả lời, hồi âm
Phát sóng = Phát thanh
Phó Tiến Sĩ = Cao Học
Phi khẩu = Phi trường, phi cảng
Phi vụ = Một vụ trao đổi thương mại (a business deal = thương vụ)
Phục hồi nhân phẩm = Hoàn lương
Phương án = Kế hoạch
Quá tải = Quá sức, quá mức
Quán triệt = Hiểu rõ
Quản lý = Quản trị
Quảng trường = Công trường
Quân hàm = Cấp bực
Quy hoạch = Kế hoạch
Quy trình = Tiến trình
Sốc (“shocked)” = Kinh hoàng, kinh ngạc, ngạc nhiên
Sơ tán = Tản cư
Sư = Sư đoàn
Sức khỏe công dân = Y tế công cộng
Sự cố = Trở ngại
Tập đòan / Doanh nghiệp = Công ty
Tên lửa = Hỏa tiễn
Tham gia lưu thông (xe cộ) = Lưu hành
Tham quan = Thăm viếng
Thanh lý = Thanh toán, chứng minh
Thân thương = Thân mến
Thi công = Làm
Thị phần = Thị trường
Thu nhập = Lợi tức
Thư giãn = Tỉnh táo, giải trí
Thuyết phục (tính) = Có lý (makes sense), hợp lý, tin được
Tiên tiến = Xuất sắc
Tiến công = Tấn công
Tiếp thu = Tiếp nhận, thâu nhận, lãnh hội
Tiêu dùng = Tiêu thụ
Tổ lái = Phi hành đòan
Tờ rơi = Truyền đơn
Tranh thủ = Cố gắng
Trí tuệ = Kiến thức
Triển khai = Khai triển
Tư duy = Suy nghĩ
Tư liệu = Tài liệu
Từ = Tiếng, chữ
Ùn tắc = Tắt nghẽn
Vấn nạn = Vấn đề
Vận động viên = Lực sĩ
Viện Ung Bướu = Viện Ung Thư
Vô tư = Tự nhiên
Xác tín = Chính xác
Xe con = Xe du lịch
Xe khách = Xe đò
Xử lý = Giải quyết, thi hành
(… còn tiếp)

* Quý vị nào thấy có thêm những chữ loại này ở đâu đó (?) hoặc thấy sự đối chiếu chưa đúng (!) thì xin vui lòng mách dùm để nhà cháu bổ túc (không phải bổ sung) và sửa đổi cho đúng (không phải làhoàn chỉnh) mà sửa chữa (chứ không phải sửa đổi), và cũng để mọi người cùng phấn khởi (không phải là hồ hởi) mà tham khảo.
Xin Đa tạ…
Trần Văn Giang [ghi chép lại]
Bắt mắt = Đẹp mắt, Ưa nhìn, Hấp dẫn
Bình ổn = Quân bình, ổn định
Căn hộ = Căn nhà
Cải tạo = Tù khổ sai
Chui cửa hậu = Công du
Cục Đường biển = Hàng hải
Cục Đường sắt = Hỏa xa
Có khả năng  = Có thể
Dũng cảm = Mạnh mẽ
Đại trà = Quy mô
Đáp án = Câu trả lời, Đáp số
Đẳng cấp = Giai cấp
Đi làm suốt = Đi làm suốt ngày, suốt buổi …
Điện cho ai (sai) = Gọi điện cho ai, điện thoại cho ai
Động thái = Động tĩnh  (thái độ và hành động)
Động viên = khuyến khích
Giá mềm = Giá rẻ
Giá hữu nghị = Giá tượng trưng
Giảm tốc = Giảm tốc độ
Giao dịch (cs dùng từa tựa như trả giá) = Thương thảo (négocier)
Hâm, Tửng = Khùng, mát giây
Hộ lý = Dâm nô
Hiển thị = Xem, Thấy
Khẩu trang = Băng vệ sinh
Khẩn trương = Gấp rút, Khẩn cấp
Làm chủ = Nô lệ
Lên lớp  (vd: Anh lên lớp tôi) = Dạy đời, Sửa lưng
Mặt bằng = Diện tích đất, DT khoảng trống    ???
Nhân thân = Thân nhân
Phản biện = Phản đối
Quan tâm = Lo lắng
Quảng bá = Quảng cáo hay Truyền bá
Quản lý = Sở hữu
Sân bay = Phi trường
Tài chủ nước lạ = Tàu cộng xâm lăng
Tàu vũ trụ = Phi thuyền
Tiến sĩ hữu nghị = Tiến sĩ giấy – tiến sĩ zdỏm
Tiến độ = Tiến trình
Tiếp cận = Gần gũi, Giao tiếp
Tư vấn = Cố vấn (conseiller)
Tố chất = Tư chất (cuả một người)

VHT

TS.PHẠM CAO DƯƠNG * BẢO ĐẠI VÀ VIỆT NAM ĐỘC LẬP 1945



Hãy trả lại sự thật cho sự thật: Hoàng đế Bảo Đại đã thật sự giành lại Độc lập cho Việt Nam từ ngày 11 tháng 3 năm 1945

Phạm Cao Dương, TS
June 28, 2010One Bình Luận

Nhơn đọc bài nầy trên trang báo điện tử Ái Hữu Đại học Sư Phạm Sàigòn, daihocsuphamsaigon.org, xin Giáo sư Phạm Cao Dương và Ban chủ nhiệm trang báo điện tử, cùng cho phép chúng tôi giới thiệu đến quý độc giả bài viết của Giáo sư Phạm Cao Dương.

Cũng xin đôi lời cùng quý độc giả về Giáo Sư Phạm Cao Dương và xin long trong mời quý vị viếng thăm trang điện tử daihocsuphamsaigon.org .


Giáo sư Phạm Cao Dương tốt nghiệp ĐH Sư phạm, ĐH Văn khoa Sàigòn và Tiến Sĩ Sử học tại Pháp. Ông từng giảng dạy tại các trường Đại học Sư Phạm Sàigòn, Đại học Văn Khoa Sàigòn và là giáo sư thỉnh giảng tại các đại học Đà Lạt, Huế, Cần Thơ, Vạn Hạnh và Cao Đài.

Định cư tại Hoa kỳ từ năm 1975, ông tiếp tục giảng dạy các môn lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ Việt nam trong gần ba chục năm qua tại các trường UCI, UCLA, Cal State Long Beach, Santa Ana College…

Xin đa ta Giáo Sư Phạm Cao Dương và daihocsuphamsaigon.org


Phan Văn Song




Sáu mươi năm nhìn lại: Từ Bảo Đại đến Hồ Chí Minh:
HAI BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

Trong lịch sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đã được các nhà cầm quyền đương thời chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại và lần thứ hai bởi Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Hai lần cả thảy, nhưng đa số người Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ biết có bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết bản tuyên ngôn của Bảo Đại ngày 11 tháng 3. Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay vì toàn vẹn. Bài này nhằm bổ khuyết cho tình trạng thiếu sót đó, đồng thời phân tích nội dung và ý nghĩa của từng bản.


 
TUYÊN NGÔN CỦA BẢO ĐẠI:

Hoàn cảnh được công bố


Bản tuyên ngôn độc Lập của Bảo Đại được công bố ngày 11 tháng 3 năm 1945, hai ngày sau khi Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương và sau một thời gian dài hơn bốn năm, từ tháng 9 năm 1940, sau khi quân Nhật vào phần đất này của Đông Nam Á và gần năm tháng trước khi Nhật Bản đầu hàng và Thế Chiến Thứ Hai kết thúc. Trong thời gian này Việt Nam bị sống dưới sự cai trị của cả người Pháp, từ sau khi Hòa Ước 1884 được ký kết, lẫn người Nhật, từ ngày 22 tháng 9 năm 1940, với một hậu quả khủng khiếp là Trận Đói Tháng Ba Năm Ất Dậu.\
 Hoàn cảnh này đã làm cho không chỉ riêng những người Cộng Sản, vốn chủ trương đánh đổ chế độ quân chủ để cướp chính quyền (chữ của chính người Cộng Sản) để từ đó thực thi cách mạng vô sản mà luôn cả những người không có cảm tình với chế độ quân chủ đương thời và chủ trương lật đổ chế độ này để thay thế bằng một chế độ dân chủ, không nhìn nhận giá trị đích thực của nó. Bảo Đại bị coi như một ông vua bù nhìn, trước kia trong tay người Pháp và lúc đó trong tay người Nhật. 
Theo họ trước kia người Pháp bảo sao, ông làm vậy và sau đảo chính 9 tháng 3 năm 1945, người Nhật bảo ông tuyên bố độc lập thì ông tuyên bố độc lập, thế thôi. Người ta hiểu hay được học đơn giản như vậy. Nền độc lập mà Bảo Đại tuyên bố chỉ là do người Nhật ban cho và bản tuyên ngôn của ông chẳng có một giá trị gì trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của người Việt. Thực chất của nó chỉ là sự tuyên bố công khai việc thay thầy đổi chủ của triều đình Bảo Đại(1) không hơn không kém. 
Sự thực không đơn giản như vậy. Người Nhật có lý do làm đảo chính lật đổ người Pháp và Bảo Đại có lý do phải chấp nhận yêu cầu của người Nhật tuyên bố Việt Nam độc lập. Lý do của Bảo Đại đã được ông giải thích khi tiếp kiến Trần Trọng Kim và cố gắng thuyết phục ông này chấp nhận làm thủ tướng đầu tiên của chính phủ Nam Triều độc lập. Nguyên văn câu nói được Trần Trọng Kim kể lại như sau: -Trước kia nước Pháp giữ quyền bảo hộ nước ta, nay đã không giữ được nước cho ta, để quân Nhật đánh đổ, vậy những điều trong hiệp ước năm 1884 không có hiệu quả nữa, nên Bộ thượng thư đã tuyên hủy hiệp ước ấy. Trẫm phải đứng vai chủ trương việc nước và lập chính phủ để đối phó mọi việc.(2)


Người ta cần phải nhớ là hơn mười năm trước đó, sau khi du học từ Pháp về tới Huế được hai ngày, ngày tháng 10 tháng 9 năm 1932, Bảo Đại đã ra Dụ số 1 tuyên bố chấp chính và khẳng định chế độ quân chủ của Nam Triều hủy bỏ Quy Ước 6 tháng 11 năm 1925 do Hội Đồng Phụ Chính, đứng đầu là Tôn Thất hân, ký với Toàn Quyền Đông Dương thời ông còn nhỏ tuổi và đang du học bên Pháp, tước bỏ hầu hết các quyền hành còn lại của nhà vua trừ các quyền có tính cách nghi lễ, ân xá, sắc phong, tế lễ…kèm theo nhiều dụ khác nhằm thực hiện những cải cách qui mô trong nền hành chánh của chính phủ Nam Triều, nhưng đã bị người Pháp ngăn cản và bị thất bại. Đảo chính 9 tháng 3 năm 1945 và lời yêu cầu tuyên bố độc lập của người Nhật dù gì đi chăng nữa cũng là điều vị hoàng đế còn trẻ tuổi từ lâu mong đợi. Ngoài ra theo nhận định và giải thích nhằm thúc đẩy Trần Trong Kim chịu khó lập chính phủ mới. Ông nói :


-Trước kia người mình chưa độc lập. Nay có cơ hội, tuy chưa phải độc lập hẳn, nhưng mình cũng phải tỏ ra có đủ tư cách để độc lập. Nếu không có chính phủ thì người Nhật bảo mình bất lực, tất họ lập cách cai trị theo thể lệ nhà binh rất hại cho nước ta. Vậy ông nên vì nghĩa vụ cố lập thành một chính phủ để lo việc nước.(3)


Hai tiếng cơ hội Bảo Đại dùng ở đây cho ta thấy ông từ lâu mong có dịp này. Đồng thời ông cũng hiểu rằng nền độc lập mà ông tuyên cáo chưa phải độc lập hẳn. Chưa hết, tuyên bố rồi ông còn có nhu cầu phải tỏ ra có đủ tư cách để độc lập và nhất là để tránh không để cho người Nhật lập cách cai trị theo thể lệ nhà binh rất hại cho nước ta. Một sự e ngại chỉ có những người có kiến thức về lịch sử và chính trị học mói biết được. 
Ngoài ra những tiếng rất có hại cho nước ta cũng cho người ta thấy đối tương của hành động tuyên cáo độc lập của ông không phải lả ngôi vua mà là đất nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam, đất nước của ông và thần dân của ông. Cái nhìn và quan điểm này cũng như sự hiểu biết của ông về tình hình thế giới và thế tất bại của người Nhật về sau đã được ông nói rõ trong hồi ký của ông. Riêng đối với người Nhật, ông đã không tin tưởng ở họ cũng như chiêu bài Đại Đông Á của họ. Nói cách khác Bảo Đại ở vị thế phải chấp nhận nhập cuộc dù ông hiểu rõ sự phức tạp của vấn đề. Phần khác như ông cũng nói tới trong hồi ký của ông: Độc lập là ước mơ của tất cả mọi người Việt Nam thời đó.



Nội dung bản Tuyên ngôn:


Đây là một bản văn tương đối ngắn so với những bản văn cùng loại, nhằm ba mục tiêu chính yếu là hủy bỏ hòa ước Triều Đình Huế đã ký với nước Pháp, tuyên bố Việt Nam độc lập, đứng vào khối Đại Đông Á trong chương trình phát triển chung, đồng thời bày tỏ sự tin tưởng vào lòng thành của nước Nhật với nguyên văn như sau:


Cứ tình hình chung trong thiên hạ, tình thế riêng cõi Đông Á, chính phủ Việt Nam tuyên bố từ ngày này điều ước bảo hộ với nước Pháp bãi bỏ và nước Nam khôi phục quyền độc lập.


Nước Việt Nam sẽ gắng sức tự tiến triển cho xứng đáng một quốc gia độc lập và theo như lời tuyên ngôn chung của Đại Đông Á, đem tài lực giúp cho cuộc thịnh vương chung. Vậy Chính Phủ Việt Nam một lòng tin cậy lòng thành ở Nhật Bản đế quốc, quyết chí hợp tác với nước Nhật, đem hết tài sản trong nước để cho đạt được mục đích như trên.(4)


Bản Tuyên Bố được đề ngày 11 tháng Ba năm 1945 tức ngày 27 tháng Giêng năm Bảo Đại thứ 20 được Bảo Đại ký tên với sáu thượng thư phó thự.



Đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập này của Bảo Đại, người ta cần chú ý tới những chi tiết sau đây:


Thứ nhất: Điều ước bị hủy bỏ ở đây là Hòa Ước Giáp Thân được ký kết giữa Triều Đình Huế và người Pháp ngày 6 tháng 6 năm 1884, đặc biệt hai điều khoản là điều khoản thứ nhất, theo đó Việt Nam công nhận và chấp nhận Quyền Bảo Hộ của nước Pháp và điều khoản thứ mười lăm, theo đó nước Pháp cam kết bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ của các xứ do vua Việt Nam cai trị và bảo vệ nhà vua chống lại những sự xâm nhập từ bên ngoài và những cuộc nổi loạn từ bên trong…(5). 
Sự hủy bỏ này phải được hiểu là do người Pháp bất lực không bảo vệ được Việt Nam trước sự bành trướng của quân đội Nhật và cuối cùng là chính họ đã bị người Nhật lật đổ trong cuộc Đảo Chính 9 tháng 3 năm 1945. Sự hủy bỏ này cũng có tính cách đơn phương từ phía Bảo Đại với tư cách là người kế vị chính thống của Triều Đình Nhà Nguyễn căn cứ vào những gì đã xảy ra vào thời điểm này. Điểm cần được lưu ý ở đây là từ ngữ hòa ước trong văn kiện này được dùng theo số ít, trong tiếng Việt, không có chữ các đi kèm và trong tiếng Pháp không có chữ s theo sau. 
Điều này có nghĩa là bản tuyên cáo chỉ hủy bỏ hòa ước bảo hộ tức Hòa Ước Giáp Thân 1884 mà thôi thay vì hủy bỏ tất cả các hòa ước đã được ký kết trước đó. Đó là các Hòa Ước Nhâm Tuất 1862 và Hòa Ước Giáp Tuất 1874 liên hệ tới xứ Nam Kỳ. Vấn đề thâu hồi xứ Nam Kỳ do đó đã trở thành mối bận tâm và một phần hành quan trọng của chính Bảo Đại ngay từ buổi nhà vua tiếp kiến Đại Sứ nhật Yokoyama liên hệ tới việc tuyên cáo độc lập và của chính quyền Bảo Đại – Trần Trọng Kim trong gần suốt thời gian tồn tại. Xứ Nam Kỳ chỉ được người Nhật trao trả trong những ngày cuối của chính quyền này.


Thứ hai: Nước Việt Nam sẽ gắng sức tự phát triển cho xứng đáng một quốc gia độc lập….giúp cho cuộc thịnh vượng chung. Câu này xác định phương thức hoạt động nhăm thực hiện tư cách độc lập (tự phát triển như một quốc gia độc lập không phụ thuộc vào nước ngoài cho xứng đáng một quốc gia độc lập) và thế đứng của Việt Nam trên trường quốc tế (tự coi mình là một phần tử Đại Đông Á, đem tài lực giúp cho cuộc thịnh vượng chung). Nên để tới khẩu hiệu Châu Á của Người Á do người Nhật đưa ra trong thời này, một khẩu hiệu hàm chứa sự độc lập của các nước Á Châu lúc đó là thuộc địa của các đế quốc Âu Châu. Đây cũng là một cách nói trước một cách khéo léo để ngăn chặn trước sự can thiệp vào nội tình Việt Nam của người Nhật.


Thứ ba: Chính phủ Việt Nam một lòng tin cậy lòng thành ở Nhật Bản đế quốc…Câu này nhằm buộc chặt lời hứa của người Nhật bằng cách nhấn mạnh vào sự trung thành với những gì họ đã nói của họ, một truyền thống chung của các dân tộc Á Đông.


Thứ tư: quyết chí hợp tác với nước Nhật đem hết tài sản trong nước để đạt được mục đích như trên. Mục đích như trên là mục đích gì? Phải hiểu mục đích này bao gồm hai phần là tự tiến triển cho xứng đáng một quốc gia độc lập và giúp cho cuộc thịnh vượng chung như là một phần tử Đại Đông Á. 
Nói cách khác, đây là một bản văn tuy ngắn ngủi, cô đọng nhưng rất quan trọng vì nó vừa mang tính cách pháp lý, có liên hệ tới nhiều văn kiện ngoại giao khác đã được hình thành trước đó, vừa biểu lộ chủ trương của một quốc gia được trao trả độc lập trong một hoàn cảnh không nhận không được, vô cùng tế nhị và phức tạp vào lúc tình hình thế giới biến chuyển quá nhanh và hoàn toàn bất lợi cho quân đội và quốc gia đảm nhận sự trao trả nền độc lập này. Mỗi điều nói ra, mỗi chữ được viết đều đòi hỏi người soạn thảo phải vô cùng thận trong và ước tính kỹ càng.



Ai là tác giả của bản tuyên ngôn này?
Người được nói đến nhiều nhất là Phạm Quỳnh, lúc đó đang giữ chức thượng thư bộ lại. Điều này có nhiều phần đúng nếu người ta để ý tới khả năng nghị luận và viết văn, viết báo kèm theo sự hiểu biết của ông trước đó. Nó cũng được Phạm Khắc Hòe, Ngự Tiền Văn Phòng Tổng Lý của Bảo Đại trong hồi ký của ông này xác nhận.(6)


 
BẢN TUYÊN NGÔN CỦA HỒ CHÍ MINH:


Hòan cảnh được công bố


Bản tuyên ngôn này đã được Hồ Chí Minh đọc tại Quảng Trường Ba Đình ở Hà Nội vào buổi chiều ngày 2 tháng Chín năm 1945, ngót năm tháng sau bản tuyên ngôn của Bảo Đại, hơn hai tuần lễ sau khi Nhật Bản đầu hàng,, mười ba ngày sau khi Việt Minh cướp được chính quyền ở Hà Nội và hai ngày sau khi Bảo Đại chính thức thoái vị.
 Vì được công bố sau bản tuyên ngôn của Bảo Đại, sau khi người Nhật đã đầu hàng cũng như chế độ bảo hộ của người Pháp đã bị người Nhật lật đổ trước đó, bản tuyên ngôn này đã bị nhiều người cho là thừa, không cần thiết, chưa kể tới sự kiện là chính phủ mới do Hồ Chí Minh thành lập là kế vị chính phủ Nam Triều do Bảo Đại thoái vị nhường cho dựa theo chiếu thoái vị của Bảo Đại và đã được Hồ Chí Minh và chính phủ mới của ông chấp nhận.
 Chính Phủ Lâm Thời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trong những điều kiện này đương nhiên kế tục những gì Bảo Đại và chính phủ Trần Trọng Kim đã làm trước đó, trong đó có Bản Thuyên Ngôn Độc Lập ngày 11 tháng 3 năm 1945. Lập luận như vậy là hoàn toàn hợp lý đứng trên phương diện pháp lý. Một lập luận đơn giản và hoàn toàn dễ hiểu.


Câu hỏi được đặt ra là Hồ Chí Minh, và những cộng sự viên của ông, khi đưa ra bản tuyên ngôn của mình có biết là trước đó Bảo Đại đã làm công việc này rồi hay không? và biết như vậy tại sao ông lại còn làm lại việc đó một lần nữa? Cho câu hỏi thứ nhất, câu trả lời là chắc chắn có; Hồ Chí Minh chắn phải biết là Bảo Đại trước đó đã tuyên cáo hủy bỏ hòa ước bảo hộ 1884 rồi. Nhưng ông vẫn làm lại công việc này vì ông có nhu cầu phải làm. Những nhu cầu đó là những nhu cầu gì? 
Thứ nhất là vì từ lâu toàn dân ai nấy đếu khao khát được thấy nước nhà độc lập, đúng như Bảo Đại đã viết trong hồi ký của ông, độc lập là ước mơ của mọi người dân Việt(7), cũng như nó được phản ảnh ở khắp nước ngay trước và sau ngày 2 tháng 9 năm 1945. Nói tới độc lập vào lúc đó là gõ đúng tần số của bất cứ một người dân Việt Nam nào. 
Thứ hai là cho tới ngày 2 tháng 9 năm 1945, cái tên Hồ Chí Minh hoàn toàn xa lạ ở trong nước cũng như ở ngoài nước. Võ Nguyên Giáp, một trong những cộng sự viên thân cận nhất của Hồ Chí Minh trong thời gian này, đã viết trong hồi ký của ông này rằng: Ba tiếng HỒ CHÍ MINH không bao lâu đã vang đi khắp thế giới với những truyền thuyết mà người ta thường dành cho các bậc vĩ nhân. Nhưng vào ngày hôm ấy, cái tên mới của Bác vẫn còn mới lạ với nhiều đồng bào. Số người biết Bác chính là đồng chí Nguyễn Ái Quốc khi đó không nhiều.(8)
 Ngay vua Bảo Đại ngày 23 tháng 8 năm 1945, khi nhận được điện tín của của các ông Nguyễn Xiển, Nguyên Văn Huyên, Ngụy Như Kon-Tum và Hồ Hữu Tường nhân danh Ủy Ban Nhân Dân Cách mạng, yêu cầu nhà vua thoái vị nhường quyền lãnh đạo quốc gia cho Chính Phủ Nhân Dân Cách mạng với chủ tịch là Cụ Hồ Chí Minh đã không biết Hồ Chí Minh là ai. 
Còn Phạm Khắc Hòe, người được Việt Minh gài vào cạnh nhà vua cũng không biết nốt, phải chạy đi hỏi Tôn Quang Phiệt, rồi Đào Duy Anh nhưng Tôn Quang Phiệt đi vắng và Đào Duy Anh lục lọi, truy tìm các tài liệu , sách vở ông có nhưng cũng không ra tên này. Cuối cùng Vũ Văn Hiền, ở Bắc về mới xác nhận Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc.(9)
 Tuyên bố Việt Nam độc lập đối với Hồ Chi Minh vào thời điểm này do đó là cách tự giới thiệu mình tốt nhất và hữu hiệu nhất vói toàn thể đồng bào và để được nhìn và được chấp nhận như là lãnh tụ đầu tiên đã mang lại được độc lập cho tổ quốc và cho toàn dân Việt Nam, một nhu cầu tối cần thiết, dầu rằng nền độc lập này hoàn toàn không phải do ông hay do Mặt Trận Việt Minh tạo ra mà là do những biến cố khác của lịch sử, trong đó quan trọng nhất là Đảo Chính 9 tháng Ba năm 1945, trong đó người Nhật đã loại bỏ người Pháp và cuối cùng là sự bại trận sau này của người Nhật.


Chúng ta cũng cần để ý là đối với đa số người Việt Nam thời đó, ngày 2 tháng 9 là Ngày Độc Lập, đúng như Nguyễn Hữu Đang, người được Hồ Chí Minh chỉ định tổ chức ngày này gọi qua các văn thư chính thức ông đã gửi cho các cơ quan liên hệ, trong đó có thư gửi cho Thị Trưởng Hà Nội(10) và theo bìa in bản tuyên ngôn của bản đầu tiên năm 1945, do Chủ Tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Hồ Chí Minh đọc trong Ngày Độc Lập.(11) 
Nhưng đối với Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 còn có một ý nghĩa quan trọng hơn nữa. Đó là ngày khép lại cuộc Cách mạng tháng Tám, và khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, theo lời ông nói với Nguyễn Hữu Đang, Chú phải nhớ…(12)Tại sao vậy? Tại vì Hồ Chí Minh phải làm chuyện này trước khi quân Đồng Minh kéo vô Việt Nam, đặc biệt là thủ đô Hà Nội, nhằm đặt họ trước một sự đã rồi, không thể đảo ngược được.. Sự kiện vua Bảo Đại thoái vị được nhắc tới và câu Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng, kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp là nhằm vào mục tiêu này.



Nội dung bản Tuyên Ngôn


Bản Tuyên Ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh vì được phổ biến rộng rãi và hầu như duy nhất cùng với ngày 2 tháng 9 sau đó được coi như Ngày Quốc Khánh của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và sau này là của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam nên đã được nhiều người đọc, phân tích, tìm hiểu. Trong phần này người viết chỉ nêu lên nhừng gì ít được người ta nhắc hay để ý đến.


Trong khi Tuyên Cáo của Bảo Đại đơn giản chỉ là một bản văn thuần túy pháp lý hủy bỏ hòa ước bảo hộ mà triều đình Huế đã ký trước đó căn cứ vào sự bất lực của người Pháp không giữ được cam kết đã được ghi trong điều khoản thứ nhất và điều khoản thứ mười lăm của hòa ước này mà không nhằm vào một đối tượng- quần chúng hay quốc tế, thì bản Tuyên Ngôn của Hồ Chí Minh nhằm vào toàn thể người Việt qua lời mở đầu “Hỡi đồng bào cả nước” nhưng ở những đoạn cuối lại nhắm vào các nước Đồng Minh. 
Điều này phải tinh ý người ta mới nhận ra được. Về tư cách, Bảo Đại nhân danh Hoàng Đế Việt Nam, người đứng đầu của một quốc gia độc lập đã tồn tại từ trước khi người Pháp xâm lăng và là người kế thừa chính thống của các vua Nhà Nguyễn., thì Hồ Chí Minh đã nhân danh Lâm Thời Chính Phủ của nước Việt Nam mới. Mới là vì đến ngày đó chính phủ này mới chính thức được ra mắt trước quốc dân.
 Lời văn do đó phản ảnh hai tư cách của hai bản chất con người khác nhau. Một người là hoàng đế kế thừa chính thống của một triều đại đã trị vì một quốc gia từ hơn một trăm năm trước dù cho là chỉ còn hư vị; một người là lãnh tụ của một phong trào cách mạng vừa chủ trương chống Pháp, vừa chủ trương chống Nhật và lật đổ chế độ quân chủ để giành chính quyền. Văn phong trong bản tuyên ngôn của Bảo Đại là văn phong bình thường của người cầm quyền; còn văn phong của Hồ Chí Minh mang tính cách kêu gọi và ở một mức độ nào đó có tính cách bình dân, kể lể dài dòng và nhất là xách động.


Mở đầu cho bản tuyên ngôn, Hồ Chí Minh đã trích dẫn một số câu trong phần đầu của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của người Mỹ và một câu trong Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của Cách Mạng Pháp. Sự trích dẫn này, vào lúc mà sự hiểu biết của quần chúng Việt Nam còn thấp kém, đặc biệt là về lịch sử Hoa Kỳ và thế giới chắc chắn không nhằm vào quần chúng người Việt mà nhằm vào người Mỹ và người Pháp. 
Lý do là Hồ Chí Minh như là một đảng viên Cộng Sản Quốc Tế chắc chắn đã hiểu hơn ai hết là người Mỹ vào thời điểm này đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong chính tình ở Á Châu, trong đó có Việt Nam. Được nguời Mỹ công nhận là coi như làm chủ được chính quyền. Hiểu được như vậy, ngay từ khi còn ở chiến khu Hồ Chí Minh khi tiếp xúc với người Mỹ đã yêu cầu họ cung cấp cho ông một bản Tuyên Ngôn Độc Lập của họ, đồng thời khi tiếp xúc với họ, Hồ Chí Minh cũng nhận thấy rằng nói về lịch sử nước Mỹ với họ là một cách để chinh phục cảm tình của họ. 
Cũng vậy, với những chứa đựng trong bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của người Pháp. Có điều sự trích dẫn chỉ nhằm một mục tiêu lôi cuốn sự chú ý và cảm tình của người Mỹ mà thôi. Hồ Chí Minh không cần đi xa hơn nữa và rất có thể ông cũng không hiểu rõ hơn hay cố tình không hiểu sự khác biệt trong quá trình giành độc lập của mười ba thuộc địa của người Mỹ vào cuối thế kỷ XVIII vàø của nước Việt Nam thời ông. Vì vậy ông đã áp dụng quan điểm của người Mỹ về quyền bình đẳng, quyền được sống tự do và mưu cầu hạnh phúc của mọi – người – như-là-những-cá-nhân vào trường hợp Việt Nam như một – quốc – gia đòi quyền độc lập một cách gượng ép hay ít ra là suy luận theo quan điểm chủ quan của mình với dụng ý riêng của mình. Cũng vậy với những gì ông trích dẫn từ bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của Cách Mạng Pháp.


Phần kế tiếp , Hồ Chí Minh lên án người Pháp và người Nhật, đồng thời ông kể công cho Việt Minh. Trước ngày mồng 9 tháng 3, đã bao lần Việt minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật…sau đó đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật, và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ, và kết luận là Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt-nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp. Điều như người viết đã nói ở trên là không đúng sự thật. Sự thật là Chính Phủ Bảo Đại – Trần Trọng Kim đã lấy lại được toàn thể nước Việt Nam từ trước khi người Nhật đầu hàng kể cả xứ Nam Kỳ và Việt Minh đã cướp chính quyền từ trong tay của chính phủ Bảo Đại -Trần Trọng Kim trong những ngày 17 và 19 tháng 8 năm 1945 sau đó. 
Lý do là vì Việt Minh đã có đường riêng của họ rồi, nói theo Phan Anh, Bộ Trưởng Thanh Niên trong Chính Phủ Trần Trọng Kim và sau này là Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng trong Chính Phủ Liên Hiệp của Hồ Chí Minh.Trong những đoạn này Hồ Chí Minh đã dùng các từ ngữ ta hay dân ta hay đất nước ta, nhưng mục đích không nhằm vào người Việt Nam mà vào người Pháp.


Phần cuối cùng của bản văn, từ Bởi thế cho nên…cho đến hết, lời văn cho người ta thấy Hồ Chí Minh không hướng về người Việt mà về cả thế giới. Trong phần này ông xưng là chúng tôi, Lâm thời Chính phủ, đại biểu cho toàn dân Việt -nam để tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, kêu gọi các nước Đồng Minh công nhận quyền độc lập của dân Việt-nam…
Phần này Hồ Chí Minh thay vì quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của mọi – người – như – những – cá – nhân do Tạo Hóa ban cho, những quyền phải hiểu là tự nhiên ai cũng có, đã nói về quyền hưởng tự do và độc lập của – cả – nước – Việt – Nam. Điều này hoàn toàn trái với tinh thần của bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Người Mỹ và nhất là của bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của Cách mạng Pháp mà danh xưng của nó đã nói lên một cách rõ ràng, không thể hiểu sai được. 
Không những thế, thay vì coi những quyền này là do Tạo Hóa ban cho, ông lại lý luận là vì dân tộc Việt Nam là Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc ấy phải được độc lập! Lý luận như vậy người ta phải hiểu, theo Hồ Chí Minh, rằng những dân tộc không gan góc chống lại những thế lực đè nén, áp bức mình và không gan góc đứng về phe Đồng Minh, chống phát-xít là không đáng được tự do, độc lập. 
Cũng vậy, với các quyền độc lập, tự do và mưu cầu hạnh phúc của con người như là những cá nhân trong xã hội. Chính vì vậy Trần thanh Hiệp,khi được Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn ngày 2 tháng 9 năm 2007, đã có lý khi ông gọi bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh này là một bản tuyên ngôn phi nhân quyền(13) dù cho là nó đã được chính tác giả của nó trích dẫn và soạn thảo theo tinh thần của bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của Cách mạng Pháp.


Người ta có thể giải thích sự thiếu rõ ràng trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập kể trên là do nó đã được soạn thảo trong một thời gian quá ngắn và trong tình trạng tác giả (hay những tác giả) của nó còn phải bận rộn với nhiều vấn đề cấp bách khác. Điều này không đúng vì trước đó từø lâu, khi tiếp xúc với một sĩ quan người Mỹ, Hồ Chí Minh đã xin một bản tuyên ngôn của người Mỹ rồi. 
Nói cách khác, Hồ Chí Minh đã nghĩ tới và đã thai nghén bản tuyên ngôn của ông từ lâu rồi. Do đó những gì ông nói tới, những từ ngữ ông dùng đều được cân nhắc kỹ và đều có dụng ý riêng với những mục tiêu riêng mà chỉ sau này phải phân tích kỹ, đối chiếu kỹ và có thể sau này khi mọi việc liên hệ đã xảy ra rồi, người ta mới có thể hiểu được.

Gs Phạm Cao Dương



Chú thích:

1 – Dương Trung Quốc. Việt Nam : Những Sự Kiện Lịch Sử (1919-1945). HàNội: Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 202.tr. 388.
2 – Lệ Thần Trần Trọng Kim. Một Cơn Gió Bụi (Kiến Văn Lục). Saigon, Nhà Xuất Bản Vĩnh Sơn, 1969. tr. 49.
3 – nt – , tr. 51.
4 – Dương Trung Quốc, Việt Nam…, tr. 388; Nguyễn Vỹ. Tuấn, Chàng Trai Nước Việt (Chứng Tích Thời Đại Từ 1900 đến 1970, Quyển II. Saigon, ? , 1970. Fort Smith, AR tái bản ở Hoa Kỳ, ?. tr. 512.; S.M. Bao Dai. Le Dragon d’Annam. Paris, Plon. 1990. Cameron, Allan W. Viet-Nam Crisis, A Documentary History, Volume I: 1940-1956. Ithaca, N.Y. Cornell University Press, 1971.. tr. 31-32. Hai bản tiếng Việt in trong tác phẩm của Dương Trung Quốc và tác phẩm của Nguyễn Vỹ hơi khác nhau ngôn từ những hoàn giống nhau về nội dung. David G. Marr trong Viênam 1945, The quest for Power (Berkeley, University of California Press, 1995, tr. 71) có nói tới các bản tiéng Việt và tiếng Pháp ở văn khố Pháp và bản đăng trên tờ Dân Báo, ngày 12 tháng Ba. Vũ Ngự Chiêu cũng nói tới tờ Tin Mới, nhưng nhất thời người viết bài này chưa đến được các nơi cần đến để tìm kiếm.
5 – Taboulet, Georges. La Geste Francaise en Indochine, Histoire par les textes de la France en Indochine des origines à 1914, tome II, Paris, Adfrien – Maisonneuve, 1956. tr. 809 – 812; Phan Khoang, Việt Nam Pháp Thuộc Sử, 1884 – 1945. Saigon,, ? ,1961. Tái bản ở Hoa Kỳ. tr. 322 – 328.
6 – Phạm Khắc Hòe, Từ Triều Đình Huế Đến Chiến Khu Việt Bắc. Huế, Thuận Hóa, 1987, tr. 16 -.
7 – Bảo Đại, Le Dragon d’Annam, đã dẫn, tr. 103.
8 – Võ Nguyên Giáp, Những Năm Tháng Không Thể Nào Quên, trong Tổng Tập Hồi Ký. Hà Nội, Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, 206, tr.. 255.
9 – Phạm Khắc Hòe, Từ Triều Đình Huế…, tr. 76.
10 – Phùng Quán, Ba Phút Sự Thật. Thành Phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất Bản Văn Nghệ, 2006, tr. 114 – 115.
11 – Hồ Chí Minh, Tuyên Ngôn Độc Lập Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Hà Nội, Nhà Xuất Bản Sự Thật, 1976, tr.13. Nguyễn Khánh Toàn va Lữ Huy Nguyên, Tổng Tập Văn Học Việt Nam, Tập 36. Hà Nội, 1980. tr. 812 – 823.
12 – nt
13 – Trần Thanh Hiệp và Trương Giang, Một Bản Tuyên Ngôn Phi Nhân Quyền, trên Người Việt, số 7940, ngày Thừ hai, 3 tháng 9 năm 2007.

TS.PHẠM CAO DƯƠNG * VĂN HỌC LÃNG MẠN THỜI KHÁNG PHÁP

Đặc Tính Lãng Mạn Trong Những Năm Đầu Của Cuộc Kháng Chiến Chống Pháp (1946-1954) và Thi Ca Việt Nam Thời Chiến

 
October 30, 2012
0 Bình Luận
Chiến tranh đồng nghĩa với bom đạn, với súng gươm, với giết chóc, với gian lao, khổ ải, với tàn phá, hủy diệt,… mà lại nói tới lãng mạn, hay dù hẹp hơn, tới thi ca lãng mạn là một điều hoàn toàn nghịch lý, khó có thể tưởng tượng được. Nhưng đối với những người Việt Nam đã từng sống trong cuộc chiến ba mươi năm vừa qua, đây lại là một sự thực, một sự thực có bằng chứng hẳn hoi mà người tìm hiểu khó có thể chối cãi. Nó hoàn toàn đúng ít ra là cho ba năm đầu của cuộc chiến nếu ta tính từ cuối năm 1946 khi cuộc kháng chiến chống Pháp mới thực sự bùng nổ trên toàn quốc Việt Nam đến năm 1949 là năm Mao Trạch Đông và Đảng Cộng Sản của ông làm chủ được Trung Hoa Lục Địa, Tưởng Giới Thạch phải bỏ chạy ra Đài Loan, biên giới Việt Trung trở thành biên giới giữa hai nước Cộng Sản Á Châu và Quốc Gia Việt Nam của Cựu Hoàng Bảo Đại được thành lập, mở đầu cho một giai đoạn mới cho cuộc chiến. Đây chính là ba năm cuối cùng của nửa đầu của thế kỷ hai mười, ba năm đầu của thời kỳ độc lập hay tranh đấu giành độc lập dưới hình thức này hay hình thức khác, sau một thời gian dài sống dưới sự cai trị của người Pháp. Đây ba năm đẹp nhất của lịch sử chiến tranh của người Việt trong thế kỷ hai mươi, trước khi mọi chuyện đều thay đổi và thay đổi một cách bi thảm ngoài sự tưởng tượng của mọi người. Câu hỏi được đặt ra là do đâu mà đặc tính lãng mạn này đã có thể tồn tại và lãng mạn đã được thể hiện ra sao trong thi ca của thời này?
Nguyên nhân nào đã khiến cho đặc tính lãng mạn tiếp tục tồn tại trong ba năm đầu của thời kỳ kháng chiến chống Pháp?
Có nhiều nguyên nhân khiến cho cuộc sống lãng mạn của người Việt, vốn đã nảy nở và phát triển từ trước, đặc biệt là lãng mạn trong thi ca và đương nhiên trong bộ môn song sinh của nó là âm nhạc, không những vẫn có thể tồn tại được mà còn phát triển rộng rãi hơn trong giai đoạn này.
Thứ nhất: Người Cộng Sản chưa sẵn sàng để thực thi chính sách kiểm soát chặt chẽ sinh hoạt văn nghệ trong ba năm đầu của cuộc chiến
Thế lực của người Cộng Sản xuyên qua chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của Hồ Chí Minh cho đến hết thời gian này còn quá mới, chưa đủ để cho họ có thể áp đặt một sự chỉ đạo và kiểm soát chặt chẽ lên mọi phạm vi sinh hoạt của người dân, trong đó có văn nghệ, vốn dĩ là một sinh hoạt rất tế nhị mà họ đang cần để tuyên truyền lôi cuốn mọi người vào cuộc kháng chiến chống Pháp dưới sự lãnh đạo của Việt Minh, đồng thời tiêu diệt nốt những thành phần đối lập, dù cho là bản Đề Cương Văn Hóa của Đảng Cộng Sản đã được soạn thảo và phổ biến từ năm 1943. Làm sao có lợi cho vai trò lãnh đạo của họ là được rồi. Cũng cần phải để ý là trong thời gian này Hồ Chí Minh và chính phủ của ông đã dời bỏ thủ đô Hà Nội, di tản lên miền rừng núi Việt Bắc, do đó cần phải có thì giờ để củng cố lại thế lực cũng như để sắp đặt lại mọi cơ sở, mọi hệ thống liên lạc mới nhằm thắt chặt trung ương với địa phương, song song với vai trò lãnh đạo kháng chiến của mình.
Thứ hai: Lãng mạn trong thời gian này đã trở thành rất phổ biến trong sinh hoạt của giới thanh niên như là sự tiếp nối phong trào lãng mạn của những năm cuối của thập niên ba mươi và những năm đầu của thập niên bốn mươi của thế kỷ hai mươi
Ở thời điểm ba mươi của thế kỷ hai mươi người ta nói tới ý muốn thoát ly khỏi cuộc đời nhàm chán, dù cho là chẳng biết để đi đâu trong khi cách mạng hãy còn là một ý niệm mơ hồ và chế độ đô hộ của người Pháp có vẻ mỗi ngày một vững hơn. Sang đầu thập niên bốn mươi tất cả đã đổi khác. Lý do là sự bại trận của người Pháp ở ngay chính nước Pháp và sự thắng thế của quân đội Nhật và sự hiện diện của họ trên đất nước Việt Nam. Nếu vào cuối thập niên ba mươi người ta nói tới chuyện
Rũ áo phong sương trên gác trọ.
Lặng nhìn thiên hạ đón xuân sang
hay ngồi trước lò sưởi trong một ngày mưa gió, hút thuốc lá, thở khói lên trần… thì vào đầu thập niên bốn mươi, ngưới ta lại sính hát “Hòn Vọng Phu” của Lê Thương hay tìm hiểu và ngâm những đoạn thơ và vẽ những cảnh diễn tả buổi chia ly tuyệt đẹp và vô cùng lãng mạn trong Chinh Phụ Ngâm:
Áo chàng đỏ tựa ráng pha,
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in.
Mọi người dường như chờ đợi và sẵn sàng để làm công việc này.
Khi chiến tranh toàn quốc bùng nổ vào tháng Chạp năm 1946, tinh thần lãng mạn qua ý niệm thoát ly để đi làm cách mạng từ mơ hồ đến chỗ gần như bế tắc đã được thay thế bằng một thứ lãng mạn yêu nước cụ thể hơn. Người ta sẵn sàng từ bỏ gia đình, từ bỏ quê hương, ruộng vườn để ra đi và ra đi mà không ai trách cứ. Nhiều thanh niên đã hăng hái xung phong gia nhập Vệ Quốc Đoàn, nhiều người không được nhận vì thiếu sức khỏe đã khóc khi phải trở về nhà. Người ta đã ra di để cứu quốc một cách ngây thơ, tự nhiên, đơn giản, không cần biết ai là người lãnh đạo, nói như Phạm Duy ở một chỗ nào đó trong hồi ký của ông. Trước đó, khi các mặt trận mới chỉ diễn ra ở các thành phố, các lực lương Tự Vệ Thành đã thu hút một số lớn thanh thiếu niên nam nữ thuộc đủ mọi thành phần từ các sinh viên, học sinh đến những người làm nghề lao động. Họ tự bỏ tiền túi ra để may quần áo, khí giới, làm huy hiệu… và đã ở lại giữ thành trong một thời gian khá dài, điển hình là sáu mươi ngày ở Hà Nội, trong khi quân đội chính qui của Cộng Sản được rút lên miền núi cùng với Hồ Chí Minh và các nhân viên chính phủ của ông.
Thứ ba: Ảnh hưởng của các phong trào Hướng Đạo và thanh niên thể thao
Các phong trào Hướng Đạo và thanh niên thể thao qua những buổi cắm trại hay du ngoạn đã đưa giới trẻ đến chỗ có dịp thoát ra khỏi cuộc sống chặt hẹp nhàm chán ở các thành phố hay các phủ hay huyện lỵ của thời bấy giờ để có thể vào rừng, lên núi, ra các miền quê hay bờ biển sống gần với thiên nhiên, tiếp xúc với dân quê hay người miền núi hơn, đồng thời thăm viếng các thắng cảnh hay các di tích lịch sử của đất nước mà trước đó họ chỉ có dịp tiếp xúc qua sách vở hay trong lớp học. Lãng mạn tính thể hiện trong tình yêu thiên nhiên, tình yêu thương quê hương, đất nước và đồng bào cũng như cái đẹp của quê hương, đất nước, và của những người dân quê hay miền núi, công lao xây dựng và bảo vệ đất nước của người xưa… của một thế hệ người Việt mới đã nẩy nở trong bối cảnh này.
Thứ tư: Ảnh hưởng của những bài ca mới đầy tình cảm mang chủ đề quê hương, đất nước và lịch sử oai hùng của dân tộc đã xuất hiện trước đó
Những năm đầu của thập niên bốn mươi cũng là thời gian xuất hiện của nhiều bài ca mang nặng tình cảm bình thường của con người cùng tình yêu quê hương, đất nước, đặc biệt là những bài ca lịch sử. Bắt đầu những bài ca này được phổ biến ở thành thị, sau đã tràn về thôn quê do những cuộc tản cư thời phi cơ Mỹ ném bom các cơ sở của quân đội Nhật hay trong các cuộc cắm trại hay du khảo của các phong trào Hướng Đạo hay thanh niên. Nên nhớ là khi Cộng Sản còn ẩn náu ở các chiến khu Việt Bắc những bài ca được dùng trong các sinh hoạt của họ phần lớn là những bài ca của Hướng Đạo và khi Văn Cao được cán bộ Cộng Sản tiếp xúc, người nhạc sĩ này đã được giao cho nhiệm vụ làm những bài ca mới để thay thế cho những bài ca của Hướng Đạo cũ với bài đầu tiên ông làm là bài “Tiến Quân Ca”, sau trở thành quốc ca của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Cộng Hòa Xã Hội Việt Nam hiện tại..
Từ sau năm 1949, mọi sự đã hoàn toàn thay đổi, ở trong nước cũng như trên thế giới. Ở trong nước, chính phủ của Hồ Chí Minh và những người Cộng Sản đã đứng vững được về cả hai phương diện chính trị và quân sự, những lực lượng chống đối không còn nữa. Ở Trung Quốc, Đảng Cộng Sản của Mao Trạch Đông đã hoàn toàn đánh bại được quân đội của Tưởng Giới Thạch và làm chủ được toàn thể Trung Hoa Lục Địa, biên giới giới hai khối Cộng Sản Hoa, Việt đã tiếp giáp với nhau và Cộng Sản Việt Nam đã được Cộng Sản Trung Quốc trực tiếp hỗ trợ kèm theo với những ảnh hưởng của họ. Sự e ngại kẻ thù từ phương bắc tới không còn nữa, nhưng áp lực của người anh em mới mỗi ngày một thêm đè nặnglên vai của người anh em đang cần sự giúp đỡ. Một mặt khác, cũng năm 1949, Quốc Gia Việt Nam của Cựu Hoàng Bảo Đại đã được chính thức thành lập với sự trao đổi văn kiện trực tiếp giữa Cựu Hoàng Bảo Đại với chính Tổng Thống Pháp Vincent Auriol thay vì với một nhân vật cấp dưới, rồi rất nhanh chóng chính quyền Quốc Gia này đã được hai nước Anh và Mỹ và rất nhiều quốc gia thuộc khối tự do thân Tây Phương thừa nhận, đe dọa sự chính thống của Hồ Chí Minh và của chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Những biến chuyển này đã khiến cho Hồ Chí Minh và chính phủ của ông phải thay đổi hoàn toàn đường lối cai trị của mình, trong đó có lãnh đạo văn nghệ. Sự thả lỏng cho các văn nghệ sĩ dù là các người làm thơ, các người soạn kịch, các người vẽ tranh… muốn làm sao thì làm, muốn đi đâu thì đi, miễn là tất cả hướng vào toàn quốc kháng chiến, toàn quốc chống Pháp phải được bãi bỏ. Ở Đại Hội Văn Nghệ Lần Thứ Hai mà Phạm Duy đã tinh ý nhận xét là có thêm hai chữ Nhân Dân vào mùa hè năm 1950 ở Việt Bắc, chính quyền trung ương đã bắt đầu áp đặt đường lối mới. Thiếu Tướng Nguyễn Sơn, một ngưới rất yêu mến văn học nghệ thuật và các văn, nghệ sĩ, người đã biến đại bản doanh của mình ở Thanh Hóa thành một thủ đô của giới văn nghệ sĩ thời bấy giờ, bên cạnh nhiều trung tâm khác như Cống Thần – Chợ Đại, Rừng Thông… đã bị triệu hồi về trung ương. Đây là thời điểm các cuộc dinh tê của mọi người bấy lâu theo chân kháng chiến tản cư trở nên ào ạt hơn trong đó có rất đông các văn nghệ sĩ mà sau này người ta thấy xuất hiện trong sinh hoạt văn hóa ở các vùng Quốc Gia, ở miền Nam và luôn cả ở Hải Ngoại trong những năm kế tiếp. Luận cứ cho rằng những người tản cư từ các thành phố về thôn quê hay lên miền trung du dinh tê về thành là do họ đã quen với cuộc sống tiểu tư sản thành thị không chịu nổi cuộc sống kham khổ, thiếu thốn ở trong vùng kháng chiến là không đúng. Nó chỉ là một trong nhiều nguyên nhân mà thôi. Còn nhiều nguyên nhân khác hơn nguyên nhân hoàn toàn vật chất này. Cuộc sống tự do, nhân bản và chính quyền quốc gia không Cộng Sản, tương lai học vấn của giới trẻ, chẳng hạn.
Thi ca lãng mạn thời chiến
Bây giờ nói tới thi ca thời chiến, đúng hơn thi ca lãng mạn thời chiến hay đúng hơn nữa, thi ca lãng mạn trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp của người Việt trong nửa sau của thế kỷ hai mươi, thời quân đội kháng chiến còn được gọi là Vệ Quốc Đoàn, chưa bị đổi tên là Quân Đội Nhân Dân, những năm tôi nghĩ đẹp nhất trong lịch sử giành độc lập của người Việt trong thế kỷ hai mươi, bất kể là do ai lãnh đạo, trước khi mọi chuyện thay đổi. Còn nếu so sánh với cả lịch sử của dân tộc Việt Nam thì đó cũng là một trong những thời gian đẹp nhất như chính những người tham dự đương thời đã miêu tả như:
Ở thời nhà Trần:
Bạch đầu quân sĩ tại
Vãng vãng thuyết Nguyên Phong
…………….
Lính già phơ tóc bạc
Kể chuyện thuở Nguyên Phong
(Thơ Trần Nhân Tông, Xuân Nhật Yết Chiêu Lăng
Ngô Tất Tố dịch)
và thời kháng chiến chống Pháp:
Buông tay gầu vui lại thuở bình Mông
Thơ Yên Thao, Nhà Tôi
Nếu người lính già của thời nhà Trần cứ thỉnh thoảng ngồi kể chuyện của thời Nguyên Phong thì những người đã từng là lính hay đã từng sống hay tham dự vào những sinh hoạt ở thời chống Pháp từ cuối năm 1946 đến đầu năm 1950 cũng không bao giờ quên được những ngày kháng chiến của mình dù là sau này họ sống ở vùng Tê hay ở hậu phương, ở trong Nam hay ở ngoài Bắc, ở trong nước hay ở hải ngoại, dù là họ tiếp tục được sống trong vinh quang hay bị bỏ quên ở một góc phố hay ở một làng thôn hẻo lánh nào đó. Có điều văn thơ của họ đã được phổ biến mỗi ngày một rộng, từ hình thức những bài chép tay nằm dưới đáy ba lô của những người lính Vệ Quốc Đoàn hay những cán bộ còn nặng đầu óc tiểu tư sản ở ngay chính thời chúng mới được làm đến những bản in trong các sách vở, những bản phổ nhạc ở miền Nam hay được đưa lên sân khấu ở Hải Ngoại. Nhưng tên tuổi của Hoàng Cầm, Quang Dũng, Chính Hữu, Hoàng Trung Thông, Yên Thao, Hữu Loan… đã được người ta nhắc tới. Những tác phẩm như Đêm Liên Hoan, Tâm Sự Đêm Giao Thừa, Bên Kia Sông Đuống, Tây Tiến, Đôi Bờ, Đôi Mắt Người Sơn Tây, Đồng Chí, Bao Giờ Trở Lại, Làng Tôi, Màu Tím Hoa Sim...của các tác giả này đã được nhiều người thuộc lòng dù là thuộc một vài đoạn, một vài dòng hay một đôi câu hay ít ra là có thể nhận ra được vì đã được nghe ngâm, nghe hát vào một dịp nào đó trong đời mình, kể cả những người chưa từng được nghe, được học về cuộc kháng chiến chống Pháp của thời cha ông họ.
Nhận xét về các tác giả này, người ta thấy đa số họ là những tên tuổi mới và hầu hết đều rất trẻ. Tất nhiên là rất trẻ cho thời kỳ các tác phẩm của họ được sáng tác. Đa số năm sinh của họ là vào đầu hay giữa thập niên hai mươi, tuổi của những người đã đóng vai trò chính trong cuộc cướp chính quyền của Việt Minh vào tháng 8 năm 1945. Họ cũng là những người có học, đã từng là cựu học sinh các trường Sư Phạm, Bưởi, Thăng Long…. Điều này cũng có nghĩa là họ đã có dịp tiếp xúc với văn hóa tây phương, trong đó có văn chương lãng mạn Pháp. Nhưng quan trọng hơn hết họ là những nhà thơ có thực tài, có cảm giác rất bén nhậy với những nhận định tinh vi và đã được sống trong thời kỳ sôi sục nhất của lịch sử dân tộc. Riêng Quang Dũng còn là một người rất tài hoa, phóng khoáng. Cái lãng mạn của họ do đó không phải chỉ khác hơn mà còn phức tạp hơn cái lãng mạn của những nhà thơ lớp trước. Lãng mạn của họ là lãng mạn kết hợp bởi không riêng tình yêu nam nữ mà luôn cả tình yêu gia đình, đặc biệt là tình yêu dành cho người mẹ, người vợ, cho đứa con còn bú, cho xóm làng, bờ sông, ruộng vườn, hình ảnh quê hương thuở còn thanh bình… và đương nhiên cả cuộc kháng chiến với những đồng đội, với đơn vị, với núi rừng, với bệnh hoạn, với cái chết kề bên, với những xóm làng đã đi qua…Chính vì vậy mà có nhà nghiên cứu chỉ xếp Hữu Loan và Quang Dũng vào loại những tác giả lãng mạn, còn các tác giả khác vào loại tranh đấu hay tuyên truyền cho kháng chiến dù là ở một mức cao về nghệ thuật. Có điều dù xếp thơ của họ vào loại nào đi chăng nữa, người ta phải cũng phải công nhận rằng những thi ca này đã phát xuất một cách tự nhiên, từ tâm hồn của mỗi tác giả. Chúng đã được làm vào lúc họ vẫn còn được quyền tự do sáng tạo, chưa bị áp lực và sự kiềm chế chặt chẽ của chính quyền Cộng Sản như trong những năm sau này. Chính vì thế mà mỗi người có một phong cách riêng tùy theo bản chất và hoàn cảnh của mình. Ngôn từ họ dùng cũng rất đơn sơ, giản dị, trong sáng, dễ dàng khiến cho người nghe, người đọc không đến nỗi phải cố gắng, phải căng óc ra để tìm hiểu. Âm điệu cũng vậy. Đa số những bài mọi người ưa thích đều là thơ tự do, nhưng dòng thơ rất tự nhiên, trôi chảy, nhẹ nhàng từ đó lôi cuốn người đọc khác với nhiều bài làm theo cùng thể về sau này.

Hữu Loan
Vì thời giờ có hạn, tôi không thể đi sâu vào từng tác phẩm, từng tác giả mà chỉ đề cập tới hai tác giả chính, được nhiều người ưa thích là Hoàng Cầm và Quang Dũng. Hữu Loan vì là, năm 2007, nên chắc chắn đã được mọi người tìm hiểu nên tôi thấy không cần phải nói thêm ở đây.
Hoàng Cầm và Quang Dũng, hai người cùng một tuổi, một người sinh ở Bắc Ninh, quê hương của dân ca miền Bắc, một người ở làng Phùng, một làng được người ta biết tới là vừa chăm chỉ làm ăn, vừa ham mê du hí, nói theo Trần Lê Văn, tác giả của một tuyển tập về Quang Dũng. Hai người cùng có trình độ học vấn cao ở thời bấy giờ và cùng dự tính vào nghề dạy học. Nhưng trong khi Hoàng Cầm ở lại với nghề trước khi tham gia kháng chiến thì Quang Dũng, mặc dầu đã ra trường sư phạm nhưng lại bỏ nghề đi đánh đàn, kéo nhị cho môt gánh hát, chỉ làm thày giáo dạy kèm để được đi đây, đi đó, kể cả lên Yên Báy làm ký ga, sau mới về Hà Nội, tham gia cách mạng rồi kháng chiến và kháng chiến thực sự trong đoàn quân Tây Tiến. Sự khác biệt trong đời sống của hai người đã ảnh hưởng lớn tới thi ca. Thơ của Hoàng Cầm phát xuất từ quần chúng, từ đoàn thể, lấy quần chúng, đoàn thể làm đối tượng nên có lời lẽ bình dị, dễ dàng, lôi cuốn, hấp dẫn, khi thì mạnh mẽ, khi thì sôi nổi, khi thì nỉ non, kể lể, tha thiết.., điển hình là ba bài bài Đêm Liên Hoan, Tâm Sự Đêm Giao Thừa và Bên Kia Sông Đuống. Cả ba đều là thơ ca tụng kháng chiến và cổ võ cho kháng chiến nhưng ca tụng và cổ võ với một nghệ thuật cao, một phong thái tự nhiên vững vàng, không sống sượng thô lỗ như những bài thơ tuyên truyền người ta thường thấy về sau này dưới chế độ Cộng Sản. Cả ba bài đều lấy đám đông hay người của đám đông làm khởi điểm với những bối cảnh, những tình tiết của đám đông hay những con người của đám đông, đám đông làm công việc chiến đấu để bảo vệ quê hương với những hình ảnh quen thuộc của quê hương được nêu lên trong truyện kể. Bài Đêm Liên Hoan theo Phạm Duy được làm để thay thế cho một vở kịch thơ mà ôHoàng Cầm muốn dựng, hướng vào các Vệ Quốc Quân nhưng vì đội văn nghệ của ông có rất ít người nên cuối cùng ông chỉ có thể làm một bài thơ cho một hay hai người ngâm trên một sân khấu ngoài trời mà thôi. Chính vì thế ta không lấy làm lạ là khi trình bày bài thơ này người ta không thể chỉ có ngâm, chỉ có dùng lời nói để diễn tả mà thôi mà còn phải kèm theo những cử chỉ, những điệu bộ và kèm ngay khi ngâm mấy câu đầu:
Đêm liên hoan đầu người nhấp nhô như sóng biển ngang tàng
Ta muốn thét cho vỡ tung lồng ngực
Vì say sưa tình thân thiết Vệ Quốc Đoàn…

Hoàng Cầm
Cũng theo Phạm Duy, Phạm Duy đã cùng Hoàng Cầm diễn ngâm rất nhiều lần trước hàng trăm, hàng ngàn Vệ Quốc Quân với những lời lẽ vô cùng tha thiết và đầy hào khí như:
Trong tiểu đội của anh
Những ai còn ai mất?
Không ai còn ai mất
Ai cũng chết mà thôi!
Người sau kẻ trước lao vào giặc
Giữ vững nghìn thu một giống nòi!
Dù ta thịt nát xương rơi
Cái còn vĩnh viễn là người Việt Nam!
“Tâm Sự Đêm Giao Thừa” kể chuyện người lính nghèo có vợ mới sinh con. Vì nghèo và đang chiến đấu ở chiến trường nên anh lính và cũng có thể chính tác giả không có gì để gửi về cho vợ con ăn Tết . Còn nếu có thì chỉ là ráng lập công để sớm được về. Trong khi đó thì người vợ ở nhà sinh sống bằng bán hàng ở một quán nhỏ, cuối năm ế khách, thiếu ăn, không đủ sữa cho con bú. Người lính tưởng tượng ra cảnh vợ mình đang đói ăn, không có sữa cho con bú, nhưng nghe tin chồng thắng trận thì vui mừng quá, máu bỗng chảy mạnh trong huyết quản, sữa bỗng căng trên đầu vú và đứa con được bú một bữa no trong niềm vui lớn của cả dân tộc. Ta hãy đọc những đoạn chính của “Tâm Sự Đêm Giao Thừa”:
Đêm nay hết một năm
Phải gác tới giao thừa
Quê hương chừng rét lắm
Lất phất mấy hàng mưa
Tôi có người vợ nghèo
Đời vất vả gieo neo
Từ khi chồng đi lính
Nhà tranh bóng hắt hiu
Lần hồi rau cháo dăm phiên chợ
Tóc rối, thân gầy, quán vắng teo.
Đêm ba mươi gió thổi
Tôi lại nhớ con tôi
Vợ đói, con cùng đói
Khóc thét lặng từng hồi
Mẹ thì nước mắt nhiều hơn sữa
Ngực lép con nhai đã rã rời…
với bốn câu kết luận:
À ơi! Cha con ăn Tết lập công
Cho sữa mẹ chảy một giòng nghìn thu
Cha đem cái chết quân thù
Làm nên cuộc sống bây giờ của con
Trong bài “Bên Kia Sông Đuống” Hoàng Cầm dùng lối kể chuyện để giải buồn cho người yêu. Ông đã dùng tất cả những hình ảnh tươi đẹp, hiền lành của quê hương thời thanh bình trước kia và mơ ước một ngày cùng người yêu trở về.
Em ơi buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Năm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ
……
rồi Hoàng Cầm kể tiếp những hình ảnh hiền hòa dễ thương của cuộc sống ở quê hương ông như lúa nếp thơm nồng, tranh Đông Hồ, áo the đen, cô hàng xén răng đen, những cô nàng cắn chỉ môi trầu, những em bé xột xoạt quân nâu… mà chiến tranh đã làm tan hoang phiêu bạt, để cùng người yêu mơ ước một ngày về:
Bao giờ về bên kia Sông Đuống
Anh lại tìm em
Em mặc yếm thắm
Em thắt lụa hồng
Em đi trẩy hội non sông
Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh.

Quang Dũng
Thơ của Quang Dũng khác hẳn. Quang Dũng không làm thơ hướng vào đám đông, để tuyên truyền, để cổ võ cho kháng chiến, để thúc đẩy mọi người hy sinh cho cuộc kháng chiến trường kỳ. Ông làm thơ cho ông hay chia sẻ với bạn bè của riêng ông. Ông nhìn mọi chuyện qua con mắt riêng của ông, trình bày những cảm nhận của riêng ông, của một con người vừa tài hoa, vừa phóng khoáng, độc lập, không chịu sống gò bó, mà trước kia ông đã có dịp thể hiện qua hành động không ở lại với nghề dạy học sau khi đã tốt nghiệp trường sư phạm để đi theo một gánh hát kéo đàn nhị hay lên Yên Bái làm thư ký nhà ga. Phong thái của ông đã hiện rõ nét trong thơ ông. Đi kháng chiến, theo đơn vị vượt biên giới sang Lào, trải qua nhiều gian lao, vất vả, hiểm nguy, bệnh tật, chết chóc… Nhưng qua thơ của ông tất cả đã trở thành nhẹ nhàng, rất lãng mạn, rất đẹp và rất thơ, không vướng vào những hạt sạn của tuyên truyền.
Ông viết:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Hiu hắt cồn mây súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống…
hay
Chiêu chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người…
hay:
Tây tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Những hình ảnh thật hào hùng khó kiếm được ở những nhà thơ khác đương thời. Cần để ý đoàn quân không mọc tóc không phải là đoàn quân trọc đầu vì theo kỷ luật của quân đội mà là bị sốt rét nặng mà những ai đã từng sống ở miền Bắc trong thời gian tản cư về các miền quê hay miền núi đều có kinh nghiệm.
Với cái chết, Quang Dũng cũng nhìn với phong thái tương tự, một phong thái bình thản, có thể nói là hồn nhiên của trẻ thơ bởi vì đi lính là đương nhiên người ta phải chấp nhận tất cả dù là gian lao, nguy hiểm, chết chóc, dù là đi lính cho một mục tiêu vô cùng đẹp đẽ, vô cùng lý tưởng như Hoàng Cầm và các nhà thơ khác diễn tả. Nhưng Quang Dũng đã đạt tới một trình độ cao hơn. Ông cảm nhận được sự mong manh của cuộc sống ngoài chiến trận. Một phút trước người ta còn tồn tại, phút sau đã trở thành hư vô. Ông đã chấp nhận sự mong manh đó như người ta chấp nhận trò chơi hồi còn nhỏ. Chán, mệt thì không chơi nữa, không thèm chơi nữa, lúc khác sẽ chơi lại.
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
hay
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
hay:
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Thực sự thì ở đây chết là chết không có chiếu mà chon nhưng người ta cũng có thể hiểu theo nghĩa tình cảm đối với là về với đất nước quê hương của dân tộc.
Những câu thơ kể trên được trích từ bài Tây Tiến của Quang Dũng. Nhưng đó không phải là những câu hay nhất vì trong bài này câu nào cũng hay, cũng xúc tích, cũng gợi nên những cảm xúc sâu xa ở người đọc. Xen vào những câu này, là những câu dầy tình cảm, mang nặng bản chất hào hoa, tiểu tư sản thành thị ở con người tác giả. Đêm trằn trọc không ngủ được trên đường hành quân, Quang Dũng viết:
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiêu thơm.
hay ở một bài thơ khác, bài Đôi Bờ:
Khói thuốc khơi dòng thương nhớ xưa
Đêm đêm Sông Đáy lạnh đôi bờ.
Thoáng hiện em về trong đáy cốc
Nói cười như chuyện một đêm mơ.
hay trong Đôi mắt Người Sơn Tây:
Vầng trán em mang trời quê hương
Mắt em dìu dịu buồn Tây phương
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Em có bao giờ em nhớ thương.
Ngay cả đối với những sinh hoạt mà các văn nghệ sĩ đương thời thường gặp hay tham gia trong những năm này ở vùng kháng chiến như các đêm liên hoan chẳng hạn, khác với Hoàng Cầm, Quang Dũng cũng tham dự nhưng tham dự như là một khách phong lưu, tài tử. Ông không gọi là liên hoan, tiếng thời thượng, ai cũng dùng. Ông dùng hai hai chữ đuốc hoa và kèm theo hai chữ xiêm áo của văn chương lãng mạn cổ điển:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ.
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.
và còn nhiều nữa nhưng bài đã quá dài, viết thêm nữa e làm loãng những gì người viết muốn viết hay muốn nói. Xin để cho người đọc suy nghĩ, tìm tòi tiếp.
Kết luận:
Khi tham gia đoàn quân Tây Tiến vào năm 1947, một đoàn quân được nói để bảo vệ miền Thượng Lào và biên giới Việt Lào nhưng rất có thể chỉ là để thanh toán những thành phần tiểu tư sản trí thức còn lại của Trung Đoàn Thủ Đô và của Tự Vệ Thành Hà Nội sau khi họ đã làm tròn nhiệm vụ vì ai cũng biết chiến đấu ở các miền rừng núi đoàn quân này không thể nào so sánh được với quân đội chính qui của Võ Nguyên Giáp mà để lại ở miền đồng bằng thì nguy hiểm, Quang Dũng làm đại đội trưởng. Cuộc đời binh nghiệp của ông đã không lên cao hơn được nữa, có thể là vì gốc gác của ông cũng như bản chất con người nghệ sĩ phóng khoáng của ông. Sau này khi về Hà Nội, ông đã được thấy những cảnh bi thảm của vợ con những tử sĩ của thời chiến và đã ghi lại trong bài “Đường Chiều Thứ Bảy” với những câu như sau:
Tôi đã gặp
Nhiều người vợ trẻ
Đàn ông đã ngã trên chiến trường
Vất vả nuôi con những ngày kháng chiến
Xót xa thương khóc bao ngày
Chiều thứ bảy hôm nay
Họ đi bên người chồng mới lấy
Và những đứa con
Bước còn bỡ ngỡ
Bên người cha mới hôm qua.
Ai biết được bây giờ
Tâm sự của những người
Ngậm ngùi cất kỹ ảnh chồng
Vào đáy hộp nữ trang
Bến nước đi thêm một bước nữa.
Bài thơ tả chân nhưng cũng có thể mang tính chất biểu tượng. Nó nói lên sự thê thảm, thật là thê thảm của những người được gọi là thắng trận, thê thảm như chính cuộc đời của tác giả, của Hữu Loan, của Nguyễn Hữu Đang và của nhiều người khác… , những người nửa đường đứt gánh, những người sáng tạo nhưng không được sáng tạo. Có điều vì những ngày theo kháng chiến của họ đẹp quá, nên thơ họ luôn luôn tiếc nuối, bỏ không được, giữ không xong. Họ không có được sự nhạy cảm, dứt khoát, nhanh và gọn gàng của Phạm Duy sau khi người nhạc sĩ này được gọi về trung ương tham dự Đại Hội Văn Nghệ Nhân Dân, người viết xin nhấn mạnh hai chữ sau, hai chữ nhân dân, lần thứ hai vào mùa hè năm 1950 như Phạm Duy đã nhận định và đã làm. Âu cũng là một sự bất hạnh cho nền văn học Việt Nam hậu bán thế kỷ hai mươi.
Phạm Cao Dương
Tháng 10 năm 2007
Hiệu chính 30 Tháng 10, năm 2012  
Ghi chú: Đây là bài phát biểu tác giả đọc trong buổi sinh hoạt ghi dấu Nguyệt San Khởi Hành sang năm Thứ Mười Hai và giải Văn Chương của báo này trao cho nhà thơ Hữu Loan được công bố.

QUỐC TẾ BỊ LƯỜNG GẠT

Cả Pháp lẫn Unesco đều bị lừa trong vụ đền Angkor

media 

Nghệ thuật múa cung đình Khmer.Nguồn : wikipedia

Một buổi hòa nhạc do một hiệp hội Pháp tổ chức vào năm 2013 tại Cam Bốt để vinh danh Đền Angkor Wat nổi tiếng và Nghệ thuật Múa Cung đình Khmer, rốt cuộc lại là một vụ lừa đảo lớn : Không một nhà cung cấp thiết bị và dịch vụ nào đã được thanh toán. Cả chính phủ Pháp lẫn cơ quan Liên Hiệp Quốc Unesco, bảo trợ cho sự kiện có dấu hiệu bị biến thành nạn nhân vụ lừa gạt.
Đây là một vụ việc khá phiền phức không chỉ đối với các đại sứ quán Pháp tại Cam Bốt và Miến Điện, mà cả đối với Unesco, một định chế rất đứng đắn, cũng như một loạt tập đoàn lớn đã bảo trợ cho sự kiện đó, mà không có những biện pháp kiểm tra cẩn thận thông thường.
Thực ra, vụ lừa đảo này không có gì mới lạ : Một hiệp hội đứng ra tổ chức - ở đây là hội Khloros Concert – và một phụ nữ đứng tên xinh đẹp rất năng động, lịch thiệp. Câu chuyện xảy ra vào tháng 12/2013, khi Unesco muốn tổ chức lễ mừng 10 năm Nghệ thuật Múa Cung đình Khmer được đưa vào danh sách di sản văn hóa của nhân loại, và 20 năm thành lập Ủy ban bảo tồn Angkor Wat mà chủ tịch là Pháp và Nhật.
Một đề án tổ chức hòa nhạc ngay trong đền đã được đưa ra và Khloros Concert đã được chọn tổ chức. Quốc vương Cam Bốt cũng đứng ra bảo trợ sự kiện trọng đại này. Giám đốc nghệ thuật là bà Odile Perceau đứng ra chỉ huy giàn nhạc mà kết quả đã bị cựu bộ trưởng văn hóa Pháp Aurélie Filipetti đánh giá là « cực kỳ tồi tệ ».
Trên danh nghĩa thì sẽ có nhiều nhà tài trợ tư nhân hào phóng bí mật đứng ra chi trả cho đề án. Thế những một năm sau, vẫn còn thiếu 600.000 euro, nhiều nhà cung cấp thiết bị, dịch vụ vẫn chưa được thanh toán, phần lớn nghệ sĩ tham gia vẫn không được thù lao.
Đã có nhiều đơn kiện nhắm vào phụ nữ sáng lập hội Khloros Concert, nhưng đến giờ thì nhân vật này vẫn không thấy tăm hơi.
  http://vi.rfi.fr/van-hoa/20150106-ca-phap-lan-unesco-deu-bi-lua-trong-vu-den-angkor/

TIN VIỆT NAM

  Thực chất của Hội nghị Trung ương 10?

  • 5 giờ trước




Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã khai mạc hôm 5/1 với chủ đề nhân sự đang đặt ra nhiều câu hỏi trong dư luận.
Dự kiến kéo dài cả tuần, khoảng 200 nhân vật cao cấp nhất của Đảng gặp nhau để bàn các chủ đề quan trọng về nhân sự, tổng kết đường lối, phương hướng cho Đại hội Đảng lần thứ 12.
BBC có cuộc trao đổi với Giáo sư Carl Thayer, một nhà nghiên cứu sống ở Úc chuyên quan sát tình hình chính trị Việt Nam.
Carl Thayer: Trước hết có thể nhận xét Hội nghị Trung ương 10 đã bị trì hoãn quá lâu. Trong suốt cả năm 2014 chỉ có mỗi một hội nghị trung ương 9 diễn ra vào tháng Năm. Hội nghị này lẽ ra có thể đã được nhóm vào tháng Tám khẩn trương để đối phó với khủng hoảng Giàn khoan HD-981. Sau đó nó được định lại ngày vào tháng Mười, tháng Mười Hai và nay thì vào tháng Giêng.
Ngay từ kỳ hội nghị lần thứ 9 hồi tháng Năm đã có các tiểu ban làm việc về vấn đề nhân sự. Nhưng hội nghị này cũng là cơ hội cuối để đảng tiếp tục hoạch định kế hoạch kinh tế - xã hội chiến lược tổng thể, cân nhắc việc điều chỉnh vị trí của Đảng, điều lệ Đảng và bầu cử, xác định xem cơ cấu quyền lực tới đây sẽ lớn nhỏ như thế nào, kể cả với cơ cấu, số ghế Bộ Chính trị...Do đó đây là là một hội nghị trung ương rất quan trọng.
BBC: Ông nghĩ là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ trụ lại? Đã có những nguồn gợi ý rằng ông ấy cũng quan tâm tới chiếc ghế Tổng Bí thư của Đảng.
Tất cả những gì tôi có thể nói được là trong quá khứ, với tiêu chí hạn chế tuổi lãnh đạo ở ngưỡng 65 tuổi, thì người ta luôn mở ra đặc lệ với ghế Tổng Bí thư Đảng. Có nguồn nói thậm chí người ta sẽ mở ngoại lệ ra cho hai cá nhân đợt này.
Nhưng rõ ràng tính số lượng với những ủy viên sắp nghỉ hưu, chỉ tính những người đã ngồi trọn nhiệm kỳ, mà không tính tới hai ủy viên mới trong Bộ Chính trị, thì đây là một vấn đề với Việt Nam. Cứ năm năm một lần Việt Nam lại lặp lại vấn đề là Đảng không có đủ nhân sự tài năng, cả nam lẫn nữ, để điền vào cho các ghế mới. Do đó hiện có những đồn đoán và phải nói là vẫn còn sớm để nói lên điều gì.
Họ có kế hoạch lấy phiếu tín nhiệm, sẽ được sử dụng để đề bạt những người làm việc tốt hoặc để loại bỏ nhân sự. Và trong quá khứ đã có hành động trong nội bộ được cho là để hạ bệ Thủ tướng, nhưng ông ấy đã tỏ ra rất mạnh mẽ trong vấn đề Biển Đông và do đó sự ủng hộ trong Trung ương Đảng cho ông ấy khá cao. Trước đây, đã có những tấn công mạnh mẽ, nhưng ông Dũng đã thoát ra được khá là ngoạn mục.
Có hai khả năng, thứ nhất là có sự đồng thuận để ai đó như ông Nguyễn Tấn Dũng có thể trụ lại và làm việc tiếp, hoặc nếu không thì tất cả sẽ đều phải về hưu. Và đó cũng từng là cách xảy ra trong quá khứ.
Tôi nghĩ bây giờ vẫn còn quá sớm và chúng ta phải chờ các cuộc lấy phiếu tín nhiệm trong Đảng để mà đo đếm.
BBC: Ông nghĩ là ông Nguyễn Phú Trọng đã có được một ứng cử viên nào đó ở trong ống tay áo của ông ấy để có thể kế vị? Tương tự, các ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng có tự chọn ra ai chưa để thay thế vị trí của họ?

Hết đồn đoán này đến đồn đoán khác. Có nguồn nói ông Nguyễn Phú Trọng đã chọn ông Phạm Quang Nghị (Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội) là ứng viên được ưa thích của ông ấy. Do đó ông Nghị đã được cử sang Washington trong vụ Khủng hoảng Giàn khoan 981, trước khi Phó Thủ tướng, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh được cử đi. Phải xem điều này có đúng không.
Tôi thì phải nói ngay là tôi không thấy ông Nguyễn Phú Trọng có thể tiếp tục chức Tổng Bí thư. Điều ông ấy có thể làm bây giờ chỉ là cố gắng tác động, ảnh hưởng. Nhưng thành tích trong quá khứ của ông ấy không được tốt. Ông ấy đã từng đề cử hai nhân vật quan trọng vào Bộ Chính trị năm ngoái, nhưng không ai trong đó được thăng tiến vào đó. Trung ương Đảng đã không quyết việc đó. Thành tích bổ nhiệm nhân sự của ông ấy đã không được hiệu quả.
Với cặp được cho là cạnh tranh giữa các ông Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng, hai người ở miền Nam, nếu họ tiếp tục cạnh tranh và thù địch để một người trụ lại trong khi người kia bị hạ bệ, thì có thể cả hai sẽ phải cùng rời ghế quyền lực. Bởi vì ở Việt Nam, quyền lực luôn có khuynh hướng tập trung, mà không có sự quá khích, và Đảng luôn muốn điều tiết quyền lực ấy, nhất là để chọn ra giới lãnh đạo.
Do đó, một lần nữa, gác những đồn đoán lại, đối với tôi điều quan trọng là liệu Đảng có cho biết công khai bỏ phiếu tín nhiệm sẽ xảy ra như thế nào, được tiến hành ra sao, liệu có được công bằng cho tất cả không, đối với các vị tri lãnh đạo chóp bu thế nào? Ở trong những kỳ lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, ông Trương Tấn Sang có kết quả khá cao, nhưng năm 2014, ông Thủ tướng đã phục hồi được sau lần có kết quả khá thấp của đợt phiếu tín nhiệm diễn ra năm trước đó.
BBC: Về phần mình, ông Nguyễn Tấn Dũng có chuẩn bị cho mình một ứng cử viên nào để thay thế ông ấy hay là không?
Tôi sẽ không đưa ra lời trả lời có hay không như thế, vì như thế mọi việc coi như đã xong rồi còn gì. Riêng với ghế Thủ tướng thì có vẻ như là ông ấy sẽ không tiếp tục ngồi lại đó. Nhiều nhà phân tích, trong đó có cả tôi, cũng gặp những khó khăn nhất định trong việc phân tích xem ai sẽ là vị Thủ tướng kế tiếp.
Cũng có một số gợi ý rằng trong số các cấp Phó của ông Dũng, sẽ có thể có ứng cử viên ngồi vào ghế đó. Một lần nữa, ta nhớ rằng hội nghị trung ương 10 lẽ ra phải diễn ra sớm hơn thay vì liên tục bị trì hoãn lâu như vậy. Lẽ ra nó phải được nhóm vào cuối năm ngoái, nhưng rồi lại không. Mặc dù hai hội nghị trung ương một năm phải là tối thiểu, trong 10-15 năm qua, người ta thấy cũng khá thường xuyên diễn ra tới ba hội nghị một năm. Nhưng năm ngoái, Đảng chỉ tổ chức được mỗi một hội nghị và điều đó thực là bất thường. Và điều đấy cho thấy ở trong Đảng đang có một số vấn đề gì đó và việc chậm trễ lịch trình cũng gợi ý rằng, hiện nay còn quá sớm để đưa ra một đánh giá, dự đoán.
BBC: Có vẻ Trung Quốc có quy hoạch cụ thể rõ rệt về việc chuyển giao lãnh đạo từ mấy năm trước Đại hội Đảng, còn ở Việt Nam không làm được như vậy?


Thông tin về cuộc họp của Đảng ít được công bố ra ngoài
Đúng thế, chỉ nói riêng quy mô của Bộ Chính trị, số lượng ủy viên phải nghỉ hưu đã tới con số 50%, đây là một tỷ lệ phần trăm rất cao về những người phải về nghỉ. Trong quá khứ, những người được phép ngồi vào năm vị trí lãnh đạo cao cấp như Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư đều phải là những ủy viên đã ngồi ít nhất 5 năm toàn thời gian trong Bộ Chính trị.

Và ngay cả nếu Bộ Chính trị có mở rộng nhiều hơn, thì Việt Nam vẫn gặp rủi ro mà tôi so sánh như khi người ta ngồi vào ghế trong một trò chơi tìm ghế trước khi ‘tắt nhạc’. Đó là ở phương Tây, người ta luôn có nhiều người hơn số ghế, và khi bản nhạc tắt đi, những người không tìm được ghế thì phải ra ngoài. Còn ở Việt Nam thì trò chơi lại là người ta đặt 5 người sẵn cho 5 cái ghế. Và khi nhạc dừng, tất cả đều phải ngồi xuống.
Cho nên trong kỳ Đại hội lần trước, ông Trương Tấn Sang được người ta bảo là: “Chào ông, ông phải ngồi xuống ghế Chủ tịch Nước, vì tất cả các ghế kia đều đã có người ngồi.” Hội nghị này, hay bất cứ sự kiện nào diễn ra sau cùng, nếu không thay đổi lối chơi thì vẫn thế, trừ phi có ai đó “vắng mặt” thôi. Nhưng mọi thứ vẫn còn quá sớm để nhận định.
BBC: Gần đây có một trang mạng “Chân dung Quyền lực” đưa ra nhiều thông tin chưa thể kiểm chứng, chủ yếu xoay quanh hai ông Nguyễn Bá Thanh và Nguyễn Xuân Phúc. Trang này cáo buộc Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có mâu thuẫn lớn với ông Thanh. Theo ông ai đứng sau trang web này, mục đích của nó là gì?
Tôi không biết ai đứng sau trang này. Ông Nguyễn Bá Thanh được điều ra khỏi Đà Nẵng và đứng đầu Ban Nội chính Trung ương Đảng để chống tham nhũng và ông báo cáo trực tiếp với Tổng Bí thư của Đảng. Động thái của ông Tổng Bí thư để tiến hành điều tra, thanh tra khoảng hai chục vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, làm sai lớn, và đặt ông Thanh vào hướng đối diện với ông Thủ tướng Chính phủ, ông hỗ trợ cho ông Trọng và mạng lưới của ông ấy… Tuy nhiên, kế hoạch này đã không được hiệu quả.
Ông Thanh là một nhân vật rất được biết tới ở Đà Nẵng, ông ấy đã có những thử nghiệm về dân chủ ở Đà Nẵng, ông trực tiếp chỉ đạo việc bầu cử các quan chức địa phương v.v…
Tôi nghĩ trang “Chân dung Quyền lực” có thể ít nhiều bộc lộ nội tình và tình trạng sức khỏe của nền chính trị Việt Nam. Với ông, Nguyễn Bá Thanh, người ta đã thiết kế nhiều cách thức để lần trước ông không thể vào được Bộ Chính trị, còn ông Nguyễn Xuân Phúc đương nhiên là một người gần hơn với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2015/01/150105_carl_thayer_plenum_10th

 

  mp3 (14.6 Mb)

'Ba kịch bản nhân sự của Đảng'

7 giờ trước
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có trong tay hai ứng cử viên để giới thiệu vào chức Tổng Bí thư ở Đại hội lần tới của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong khi chỉ một trong ba phương án nhân sự có thể có xác suất cao thành hiện thực, theo một nhà phân tích tình hình Việt Nam từ trong nước.
Trao đổi với BBC hôm 05/01/2015 về Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản đang diễn ra, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phản biện độc lập IDS (đã tự giải thể), nói đương kim Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có ít nhất hai phương án nhân sự 'thay ông'.
TS. Quang A nói: "Ông ấy dự định đưa ông Phạm Quang Nghị lên, đó cũng là một suy đoán và tôi nghĩ nó không phải là không có cơ sở.
"Nhưng cũng có những giả thuyết khác là bây giờ ông ấy muốn đưa ông Đinh Thế Huynh chứ không phải là ông Phạm Quang Nghị.
"Bởi vì ông Phạm Quang Nghị là một người tất nhiên là rất thân cận với ông Trọng rồi, nhưng ông Nghị lại cùng tuổi với năm ông khác, đều là năm ông tuổi 'Trâu' cả. Dân chúng Hà Nội người ta gọi là 'năm con Trâu'.
"Thế thì giữ ông Nghị lại, thì bốn 'con Trâu' khác họ cũng có thể bảo tôi cũng là con trâu hay hơn chẳng hạn.
Theo nhà quan sát này, ông Nghị hiện có vấn đề về mặt 'giới hạn tuổi tác', nhưng lại có lợi thế từng lãnh đạo một Bộ trên cương vị Bộ trưởng và đã làm Bí thư của Thành ủy Hà Nội.


Trong khi đó, ông Đinh Thế Huynh, theo nhà phân tích, tuy 'thiếu kinh nghiệm' lãnh đạo thực tế như ông Nghị, nhưng có lợi thế là trong Ban chuẩn bị văn kiện cho Đại hội Đảng 12.
Tiến sỹ Quang A nói: "Ông Đinh Thế Huynh là ông Phó Trưởng ban Văn kiện, ông ấy đã đi khắp nơi để chỉ đạo này kia, như thế tức là để làm cho việc vận động sẽ thuận lợi hơn chẳng hạn."

'Ai sẽ làm Tổng Bí thư?'

Ông Quang A nói: "Phương án thứ hai nhắc đến tức là sẽ có môt người nào đấy có thể lực, có sức mạnh và có thể gạt, hoặc là thỏa hiêp với các thế lực khác, tôi nghĩ khả năng đó là khả năng cao hơn cả.
"Bởi vì trong bất kỳ một cuộc đấu đá nào, thì kẻ mạnh là kẻ thắng, và kẻ mạnh ở đây tức là có nhiều người ủng hộ trong Ban chấp hành Trung ương hiện nay.
"Có thể có những người mà thực sự chẳng ai để ý đến cả, bởi vì họ đầu óc cũng không sắc sảo gì, cũng chẳng làm được việc gì cả, nhưng mà gọi là ngoan hay là hiền, tức là chẳng bao giờ phát biểu cả.
"Và có thể một người như thế lại nổi lên làm Tổng Bí thư chưa biết chừng," nhà quan sát nói với BBC.

Hội nghị Trung ương 10 có gì mới?

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ
2015-01-06

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
051_XxjpbeE000097_20141227_TPPFN0A001.jpg
Ông Du Chính Thanh, một thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc gặp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội hôm 26/12/2014.
AFP photo

Hội nghị Trung ương 10 Đảng Cộng sản Việt Nam đang diễn ra ở Hà Nội nhằm quyết định một số vấn đề quan trọng cho Đại hội lần thứ 12 sẽ diễn ra vào năm tới. Sự kiện này có những gì đáng chú ý và có thể đáp ứng kỳ vọng phát triển và bảo vệ độc lập- chủ quyền của đất nước hay không?
Vẫn như cũ
Đối với những người quan tâm đến tình hình chính trị tại Việt Nam thì Hội nghị Trung ương 10 bắt đầu từ ngày 5 tháng giêng và kéo dài trong một tuần lễ đến ngày 12 tháng giêng này cũng không có gì mới mẻ.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, nói về điều này như sau:
Theo tôi cũng như từ trước đến nay thôi, Hội nghị Trung ương là để xác định những văn kiện đưa ra Đại hội 12 thôi, đồng thời để chuẩn bị nhân sự cho Đại hội 12. Chỉ có 2 vấn đề thế thôi.
Từ Đà Lạt, tiến sĩ Hà Sĩ Phu cũng có một số nhận định về Hội nghị Trung ương 10 đang diễn ra ở Hà Nội như sau:
Dư luận cũng nói đến việc họp chậm so với kế hoạch, và người ta cũng chú ý đến chuyến thăm của ông Du Chính Thanh- chủ tịch Ủy ban Chính Hiệp Đảng Cộng sản Trung Quốc. Và chắc chắn điều đó có liên quan đến việc bố trí nhân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều đó thật đáng buồn. Đại hội nào vấn đề nhân sự cũng phải thông qua Trung Quốc hết! Ít nhất nói một cách khiêm tốn là chịu ảnh hưởng rất nặng nề của phía Trung Quốc. 
Đó là một chuyện và chuyện thứ hai theo như thông báo là đề cử nhân sự cho Đại hội 12. Kỳ này ngay trong Đảng, các ông cũng không dân chủ gì cả: giới thiệu từ trên xuống; ở cấp nào thì phải theo Ban Chấp hành cũ của cấp đó giới thiệu mới được chứ đâu có quyền tự ứng cử. Theo tôi nghĩ, các vị ấy không dám dân chủ ngay trong Đại hội Đảng chứng tỏ sự áp đặt rất nặng nề mà có thể sự áp đặt nặng nề đó có sự ảnh hưởng của Trung Quốc.
Theo tôi cũng như từ trước đến nay thôi, Hội nghị Trung ương là để xác định những văn kiện đưa ra Đại hội 12 thôi, đồng thời để chuẩn bị nhân sự cho Đại hội 12.
- Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
Theo thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh thì cũng như những kỳ đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam trước đây, phía Trung Quốc bao giờ cũng cử những quan chức của họ sang trước kỳ đại hội nhằm có những tác động có lợi cho họ, và lần này cũng thế. Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh phát biểu về điều này:
Chúng ta đều biết từ trước đến nay, cứ Việt Nam sắp có đại hội- Đại hội Đảng lần thứ 10, 11, 12 gì, đều có dồn dập các chuyến của cán bộ cao cấp, lãnh đạo cao cấp Trung Quốc sang, mục đích không khỏi là để thăm dò xem cơ cấu nhân sự như thế nào và ai sẽ là tổng bí thư. Tất nhiên họ không phải chỉ thăm dò xem xét mà họ cũng có cách của họ để gây sức ép phải bố trí tổng bí thư hợp với họ. Họ đều có mưu đồ ấy. Nhưng vấn đề này còn tùy Hội nghị Trung ương bỏ phiếu như thế nào.
Đấu đá nội bộ
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cũng cho rằng lý do hội nghị lần này diễn ra chậm vì có sự thiếu nhất trí trong Bộ Chính Trị Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đây cũng là điểm được chia sẻ bởi tiến sĩ Hà Sĩ Phu:
Đấu đá thì rất rõ rồi. Các ông ấy muốn giấu cũng không giấu được. Người ta đùa nói rằng lúc Cụ Hồ viết di chúc nói phải bảo vệ sự đoàn kết của Đảng như bảo vệ con ngươi (trong mắt); nhưng người ta thấy ‘con ngươi’ chẳng ngon lành gì cả. Tức cũng muốn che đậy sự mất đoàn kết nhưng không thể che đậy được nữa rồi; nhất là qua cái chết của một số người đặc biệt bệnh nặng của ông Nguyễn Bá Thanh kỳ này không che giấu được sự mâu thuẫn nội bộ một cách rất gay gắt. 
Mong đợi
Trước một sự kiện chính trị như Hội nghị Trung ương 10 sẽ ra những quyết định quan trọng về nhân sự điều hành đảng và đất nước trong thời gian tới, dư luận tại Việt Nam cũng đã có những đồn đoán. Tuy nhiên theo tiến sỹ Hà Sĩ Phu đây là vấn đề phức tạp khó lường nhưng ông không mấy tin tưởng vì theo ông thì ai đi chăng nữa cũng sẽ vì quyền lợi cá nhân và phe nhóm của họ. Tiến sỹ Hà Sĩ Phu có ý kiến:
Từ  nay cho đến Đại hội diễn biến còn rất phức tạp. Chính các vị ấy trong nội bộ cũng chưa có thể dám chắc khả năng nào cả. Huống chi mình là người ngoài chỉ có nghe thông tin gián tiếp thôi, làm sao có thể có những nhận định chắc chắn gì được vì còn tùy theo tương quan ‘các vị đấu đá nhau’, bên nào thắng gần đến cuối cùng mới rõ ra được. Chỉ có điều hy vọng sẽ có một lực lượng ‘vì dân, vì nước’ thay đổi quĩ đạo; nhưng khả năng đó rất ít, rất ít! Trước hết vì quyền lợi của họ đã gắn chặt với thể chế này rồi.
Theo tôi nghĩ, các vị ấy không dám dân chủ ngay trong Đại hội Đảng chứng tỏ sự áp đặt rất nặng nề mà có thể sự áp đặt nặng nề đó có sự ảnh hưởng của Trung Quốc.
- Tiến sĩ Hà Sĩ Phu
Dù họ đứng nhóm này hay nhóm khác cũng chỉ để bảo vệ nhóm của họ mà thôi; chứ tôi nghĩ trong hệ thống cộng sản mà có một người vì dân, vì nước thật sự thì ít lắm. Người tử tế có chăng là đảng viên ở dưới, không có quyền chức gì thì còn có tấm lòng; chứ lên đến cấp cao quyền lợi rất lớn rồi thì chả có người nào tử tế cả. Tôi nói thật với ông như thế. Đó là về phía nội bộ, chứ còn điều to lớn hơn nữa là bị sự khống chế bởi phía Trung Quốc.
Ví dụ như có một nhân vật nào đó mà có ích lợi cho dân cho nước thì Trung Quốc họ sẽ diệt ngay, không ‘mọc’ lên được. Do có áp lực rất lớn từ bên ngoài như thế nên theo tôi khả năng còn ‘tốt’ cho dân tộc ít lắm; không dám nói không có nhưng khả năng đó, xác suất ít.
Một điểm được thông báo là trong kỳ hội nghị trung ương 10 sẽ có việc lấy phiếu tín nhiệm các vị trong Bộ Chính trị, Ban Bí Thư. Việc làm này cũng không được mấy tin tưởng như quốc hội từng làm. Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh phát biểu về điều này:
Đây đúng là điểm mới nhưng còn chờ xem bởi vì nói thế nhưng rồi có công bố không và bỏ phiếu tín nhiệm những ai thì điều đó còn giữ bí mật, chưa biết như thế nào.
Hướng đi
Đối với những người quan tâm đến tình hình đất nước như thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh và tiến sĩ Hà Sĩ Phu thì cần phải có những thay đổi cần thiết và triệt để chứ không thể cứ nói suông và làm theo cách như  bấy lâu nay.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh có ý kiến như sau:
Chính phủ có tuyên bố đẩy mạnh phát triển kinh tế, không biết kết quả như thế nào. Nhưng từ trước đến nay do sai lầm cho nên mới tụt hậu như bây giờ.Tình hình kinh tế và mọi mặt của đất nước sa sút như bây giờ là do sai lầm từ trước cho đến nay.
Tình hình đất nước Việt Nam hiện nay được nhìn nhận là ‘vô vàn khó khăn’ trong tất cả mọi lĩnh vực, người dân trông chờ vào khả năng lèo lái của những người nắm quyền lãnh đạo. Tuy nhiên theo nhận định của những vị quan tâm đến tình hình đất nước mà quí thính giả vừa nghe thì khó có thể lạc quan vào lúc này.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/tenth-plenary-session-of-vcp-gm-01062015111110.html
 

Năm 2015 Biển Đông sẽ tiếp tục bị Trung Quốc khuấy động

media 
 
Tàu Trung Quốc (trái) dùng vòi rồng phun nước tấn công tàu Việt Nam tại Biển Đông trong vụ giàn khoan HD-981.DR
 
Trong các dự đoán về tình hình châu Á năm 2015 vừa bắt đầu, bi quan nhất vẫn là các nhận định về Biển Đông, được cho là sẽ tiếp tục bị các tranh chấp giữa Trung Quốc và các láng giềng, đặc biệt là với Philippines và Việt Nam, khuấy động. Theo ghi nhận của hầu hết các nhà phân tích, tương tự như trong năm 2014, Trung Quốc sẽ tiếp tục vai trò kẻ gây rối tại Biển Đông.
 
Trong bài viết trên báo mạng Nhật Bản The Diplomat công bố hôm qua, 31/12/2014, Biển Đông tiếp tục được xếp vào trong số 10 diễn biến tại Đông Nam Á cần phải theo dõi trong năm 2015, nhất là trong bối cảnh một nước trực tiếp can dự vào tranh chấp Biển Đông là Malaysia lên làm chủ tịch luân phiên ASEAN, đồng thời bắt đầu nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

The Diplomat : Một năm đầy sóng gió ở Biển Đông
Theo tác giả Prashanth Parameswaran, năm 2015 rất có thể sẽ tiếp tục là một năm đầy sóng gió, nếu căn cứ vào xu thế hiện nay : « Với những gì đã xảy ra trong vài năm qua, thì chớ dại bỏ Biển Đông ra khỏi danh sách (những sự kiện cần chú ý), mặc dù rất khó dự đoán chính xác sự việc sẽ diễn biến ra sao ».

Đối với chuyên gia này, trong số hai vấn đề cần đặc biệt theo dõi, trước hết phải xem các nước Đông Nam Á trong khối ASEAN - cả các nước có tranh chấp lẫn không có tranh chấp - điều chỉnh phản ứng của họ ra sao trước chiến lược càng lúc càng rõ ràng của Trung Quốc, vừa bành trướng trên biển bằng cách dần dần thay đổi nguyên trạng Biển Đông, vừa gắn chặt mình vào khu vực Đông Nam Á trên bình diện kinh tế.

Một diễn biến thứ hai cần chú ý là phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực tại La Haye (Hà Lan) về vụ kiện của Philippines nhắm vào Trung Quốc, sớm nhất là sau ngày 16/06/2015 là thời hạn chót mà Tòa án đã dành cho Bắc Kinh để trả lời luận chứng bổ sung mà Tòa đã yêu cầu Manila phải nộp trước ngày 15/03/2015.
Phán quyết của cơ chế trọng tài của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển có thể ảnh hưởng đến các diễn biến trên hiện trường, đặc biệt là đến việc các bên sử dụng công cụ pháp lý để tìm giải pháp cho các tranh chấp đang diễn ra.

Trung tâm nghiên cứu Mỹ CSIS : Biển Đông vẫn là điểm nóng
Dự đoán của The Diplomat cũng không khác gì so với nhận xét của một loạt chuyên gia Mỹ về Biển Đông. Trong tạp chí của nhóm Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Á châu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS tại Washington, số ra ngày 23/12/2014, rất nhiều chuyên gia phân tích tên tuổi về Biển Đông đều không một chút nghi ngờ là Biển Đông sẽ tiếp tục là một điểm nóng trong năm 2015.

Bà Bonnie Glaser cho rằng bãi Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), ở vùng quần đảo Trường Sa đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc nhưng hiện do Philippines kiểm soát rất có thể trở thành điểm nóng.


Trên bãi cạn này có xác một chiếc tàu cũ do Hải quân Philippines cố tình cho mắc cạn vào năm 1999 để làm chỗ đóng quân cho một toán lính Thủy quân lục chiến làm nhiệm vụ canh gác. Trong năm 2014, lực lượng Trung Quốc đã thành công trong việc ngăn không cho Philippines mang vật liệu xây dựng đến nơi để gia cố chiếc tàu.
Trong tình hình đó, chuyên gia Glaser thẩm định rằng, trong trường hợp mà chiếc tàu bị rệu rã và tuột khỏi bãi cạn này, lực lượng Trung Quốc có thể thừa dịp tiến chiếm luôn bãi cạn này, và vấp phải sự chống đối của hải quân Philippines.


Vùng Biển Đông cũng có nguy cơ bị khuấy động do việc Trung Quốc đưa giàn khoan trở lại. Theo giáo sư Chu Phong (Zhu Feng), vụ Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào hoạt động trong vùng biển gần Việt Nam vào năm 2014 đã tạo ra căng thẳng cùng cực giữa Bắc Kinh và Hà Nội, trước khi tình hình tạm lắng dịu.


Tuy nhiên trong năm 2015, theo ông Chu Phong, « Trung Quốc có khả năng di chuyển giàn khoan dầu trở lại vùng biển tranh chấp, chắc chắn Việt Nam sẽ lại quấy rối hoạt động giàn khoan dầu của Trung Quốc ». Chu kỳ trả đũa lẫn nhau đó sẽ chỉ có thể chấm dứt khi hai bên đạt được thỏa thuận chính trị về việc cùng khai thác dầu trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.
Có điều là, theo giáo sư Chu Phong, trước mắt chưa thấy được một thỏa thuận như vậy ở chân trời.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150101-nam-2015-bien-dong-se-tiep-tuc-bi-trung-quoc-khuay-dong/

Vụ 16 tấn vàng: Vì sao TT Thiệu được minh oan?

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2015-01-05

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
045_IS098T6WN.jpg
Vàng thỏi, ảnh minh họa.
AFP photo
Trước và sau ngày 30/4/1975 báo chí phương tây cũng như trong nước đưa nhiều tin bài với nghi vấn nhà lãnh đạo VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã tẩu tán số vàng dự trữ 16 tấn của Nam Việt Nam. Phải mấy chục năm sau Lịch sử mới được làm sáng tỏ.


Nam Nguyên phỏng vấn ông Huỳnh Bửu Sơn, người đã quản lý và chuyển giao số tài sản quốc gia đó cho chế độ mới. Trong biến cố lịch sử tháng 4/1975, ông Huỳnh Bửu sơn mới 29 tuổi tốt nghiệp Cao học Kinh tế Đại học Luật khoa Saigon. Ông Sơn thuộc nhóm lãnh đạo Nha Phát hành Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và là người giữ chìa khóa hầm vàng. Từ Saigon trước hết ông Huỳnh Bửu Sơn phát biểu:


Ông cũng biết, số lượng vàng có trong hầm như thế nào, thì khi được tiếp quản và chuyển giao cho Ủy ban Quân quản của Ngân hàng Nhà nước lúc đó được giao toàn vẹn không thiếu một nút vàng nào cả. Chúng tôi thường gọi là nút vàng vì ngoài những thoi vàng tính cách ra, còn có những đồng tiền cổ, những đồng tiền vàng Napoleon nhưng mà buôn lậu sang Việt Nam bị bắt dưới hình thức những cái nút cài áo. Cho nên là khi được giao lại cho Ủy ban Quân quản thì toàn bộ vàng trong hầm bạc bao gồm cả những đồng tiền cổ đó được giao đầy đủ hết.
Số lượng vàng có trong hầm như thế nào, thì khi được tiếp quản và chuyển giao cho Ủy ban Quân quản của Ngân hàng Nhà nước lúc đó được giao toàn vẹn không thiếu một nút vàng nào cả.
- Ông Huỳnh Bửu Sơn
Nam Nguyên: Thưa sau này ông có được nghe nói là chính phủ mới đã sử dụng lượng vàng đó như thế nào hay không? Bởi vì 16 tấn vàng vào thời ký đó rất là lớn có thể giúp phát triển kinh tế, hay chính phủ lại dung để trả nợ các nước bạn có quân viện giúp cho việc thống nhất đất nước.
Ông Huỳnh Bửu Sơn: Thật ra lúc đó có rất nhiều tin đồn về việc sử dụng số vàng đó. Nhưng tôi không ở trong một vị trí mà biết được những thông tin như vậy và xin được phép không dám nói về những lời đồn xung quanh chuyện sử dụng số vàng đó. Tôi nghĩ là Chính phủ Việt Nam thì cũng sử dụng số vàng đó cho những mục tiêu rất thiết yếu về kinh tế hay cho mục tiêu nào khác của chính phủ.
Nam Nguyên: Thưa ông là người quản lý cuối cùng và chuyển giao qua chính phủ mới. Lúc đó ở Việt Nam có tin đồn là Tổng thống Thiệu đã mang số vàng đó đi, thời gian đó ông có nghe tin này hay không ?


Ông Huỳnh Bửu Sơn: Có tôi cũng có nghe chuyện đó, chính BBC trong thời gian đó cũng có một loạt bài về chuyện này, cũng có nói tôi đã minh oan cho ông Thiệu (cười). Thật ra có thể ông Thiệu lúc đi có mang theo một số vàng của riêng ông ấy thôi, còn số vàng của quốc gia thì vẫn còn tại hầm vàng của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.
Nam Nguyên: Thưa quản lý vàng của chế độ cũ trong Ngân hàng Quốc gia có chặt chẽ và khoa học hay không?
Ông Huỳnh Bửu Sơn: Mình không dám dùng những tĩnh từ để nói rằng chặt chẽ hay khoa học, nhưng riêng việc cuối cùng toàn bộ những thoi vàng đó được giữ rất là chu đáo, đầy đủ và không thiếu như tôi nói là một cái nút vàng, theo đúng như sổ sách và được giao lại cho chính phủ mới. Điều đó cũng cho thấy cách quản lý của Ngân hàng Quốc gia, không riêng gì vàng mà đối với các tài sản khác đều có kỷ luật rất tốt.
Nam Nguyên: Thưa ông có thể mô tả chút ít về cách quản lý khoa học như thế?


Ông Huỳnh Bửu Sơn: Tôi nghĩ nếu mà so với kỹ thuật quản lý hiện nay của những Ngân hàng Trung ương trên thế giới thì nó cũng không phải là có cái gì đặc sắc lắm. Tuy nhiên vàng được cất giữ trong những hầm trong đó có thể vừa chứa vàng vừa chứa tiền chưa được phát hành và có thể nói là được quản lý, kiểm kê khá là thường xuyên. Chắc chắc mỗi năm đều có việc kiểm kê đó và tất nhiên việc ra vào hầm bạc cũng rất nghiêm ngặt, chỉ những người có trách nhiệm thôi.


Việc giữ chìa khóa hầm bạc không phải chỉ một người mà giữ được. Tức là có hai bộ chìa khóa, một bộ thuộc về bên kiểm soát, một bộ thuộc về bên điều hành; phải có hai bộ chìa khóa đó và thêm một người giữ mật mã của cửa ra vào hầm vàng hầm bạc đó thì mới có thể mở cửa được. Như ông biết các cửa hầm vàng của Ngân hàng Trung ước các nước là rất kiên cố có độ dày lên tới 8 tấc hay một thước, phải nói là rất kiên cố chưa kể việc giữ an ninh bên ngoài rất là chặt chẽ. Tôi nghĩ đây  là việc bình thường của bất cứ Ngân hàng Trung ương nào có kho trữ vàng trữ tiền.
Thật ra có thể ông Thiệu lúc đi có mang theo một số vàng của riêng ông ấy thôi, còn số vàng của quốc gia thì vẫn còn tại hầm vàng của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.
- Ông Huỳnh Bửu Sơn
Nam Nguyên: Thưa hồi đó chưa có kỹ thuật điện toán (computer) thì sổ sách kế toán ghi chép có chặt chẽ và bảo đảm hay không?
Ông Huỳnh Bửu Sơn: Thật ra lúc đó cũng đã có điện toán rồi, tất nhiên không mạnh và nhanh như hiện nay. Nhưng đã có sử dụng điện toán để theo dõi tài sản đó và ghi rõ trên các bảng kê, chúng tôi gọi là listing. Những bảng kê đó được đối chiếu nhiều lần mỗi khi có trường hợp đột xuất về vàng. Vì thật ra hồi xưa Ngân hàng Quốc gia cũng có sử dụng số vàng trong kho bán ra để bình ổn thị trường vàng vào lúc đó.
Nam Nguyên: Thưa trong những ngày cuối cùng cho đến 30/4/1975  ông có thấy chính quyền cũ có nỗ lực nào để chuyển số vàng đó đi hay không. Dẫn tới tin đồn là đã chuyển ra ngoại quốc.


Ông Huỳnh Bửu Sơn: Thật sự là có và cũng đã dự kiến là chuyển sang gởi ở tại Mỹ, tôi nhớ không lầm là gởi tại một ngân hàng ở Mỹ và đã có sự chuẩn bị đó rồi. Chính vì sự chuẩn bị đó cho nên một hãng bảo hiểm ở Bỉ là nơi được hợp đồng bảo hiểm số vàng chuyển đi đã tiết lộ ra. Nhưng cuối cùng của chính phủ quyết định giữ lại số vàng đó cho nên nó không được chuyển đi.
Nam Nguyên: Đối với tư cách công dân Việt Nam một người chịu trách nhiệm quản lý, nói chung là của đất nước và ông đã chuyển giao không suy suyển thì ông có cảm nhận gì vào ngày hôm đó?


Ông Huỳnh Bửu Sơn: Lúc đó từ việc kiểm kê số vàng đó và giao lại cho Ủy ban Quân quản thì tôi nghĩ tôi cũng chỉ hành động như một nhân viên bình thương của Ngân hàng Quốc gia mà thôi. Tức là làm cho tròn trách nhiệm mình được giao phó, chứ lúc đó tôi cũng không nghĩ ngợi gì cả…mà cũng khá lo vì nếu lỡ mà thiếu một cái gì thì có khi chính mình phải chịu trách nhiệm oan đấy (cười) mà may quá đã không thiếu gì cả.
Nam Nguyên: Cảm ơn ông Huỳnh Bửu Sơn đã trả lời RFA. 
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-case-of-16-tons-gold-of-south-vn-nn-01052015155936.html

 

NGỒI TRONG VĂN PHÒNG TRƯƠNG TẤN SANG CA NGỢI NGUYỄN VĂN THIỆU

Bùi Anh Trinh
Bác X thân,
Không biết bác đã đọc “Có một giờ G khác vào năm 1974” như tôi đã viết trong thư trước chưa?
Không biết bác đã đọc bài “Nghĩ về bên thua cuộc” trên báo Tỗ Quốc mà tôi đã chuyển cho bác chưa?
http:/truongtansang.net/co-mot-gio-g-khac-vao-nam-1974.html
http: /baotoquoc.com/2013/11/07/nghi-ve-ben-thua-cuoc/


Nếu bác chưa đọc thì khó nói chuyện lắm, bởi vì bác không rành. Bác nên đọc để nắm rõ vấn đề hơn.
Còn bài viết của Phạm Trần tôi đã coi rồi, nhưng tôi không tin, lấy ví dụ :
Phạm Trần nói ông Tướng Hồ Văn Kỳ Thoại nói :
"Từ khi tôi biết được có sự xuất hiện bất thường của quân Trung Cộng ở vùng bán đảo Hoàng Sa".
Tôi không tin là ông Tướng Thoại nghĩ rằng Hoàng Sa là "bán đảo", chắc chắn ông phải biết Hoàng Sa là một quần đảo. Vì vậy tôi nghĩ là PT bịa, nhưng vì không rành nên bịa không có căn.
Và PT nói ông Hoàng Đức Nhã nói :
“chính Tổng thống Thiệu đã quyết định không dùng Phi cơ F-5 oanh tạc các tầu chiến và lính Trung Cộng ở Hoàng Sa ví quá nguy hiểm cho các Phi công trong hoàn cảnh thiếu nguyên liệu và không có yểm trợ của Hoa Kỳ."
Tôi không tin ông Nhã là Bộ trưởng thông tin mà không biết dùng chữ Việt : Máy bay thiếu nguyên liệu nghĩa là gì? Có lẽ là PT muốn nói thiếu nhiên liệu.


Nhưng bác cũng như tôi đều biết không thể có chuyện thiếu nhiên liệu cho 120 chiếc máy bay bay ra HS. Thuở đó quân đội VNCH thiếu thì đã thiếu nhiều rồi, nhưng không có thể nào thiếu xăng cho 120 chiếc máy bay. Bằng chứng là cả ngàn chiếc máy bay bay suốt 1 năm vẫn còn thừa xăng cho Sư đoàn 1 KQ bay vào SG.
Sơ sơ 2 đoạn đó cũng đủ để tôi không tin. Nếu tôi tin thì hóa ra ông Thoại và ông Nhã quá dốt.


Bac Trinh than, Bac nen chu y ve tong the chu dung di vao tung cau chu. Bac mo bao thanh nien online ngay 10/1/14 muc hai Chien hoang sa da 40 nam ma xem Nguyên Thanh Trung noi doc.lam coc gi ma co 120 F5 cho mot phi Doan?
Bác X thân, Tổng thể thì đảo Hoàng Sa biến thành bán đảo HS thì có thể được gọi là tổng thể chưa? Muốn bàn về trận chiến HS mà cho rằng HS là bán đảo thì còn gì nữa để bàn?
Thôi bỏ qua chuyện đó, chuyện tổng thể còn lại mà ông Hồ Văn Kỳ Thoại nói là cái gì?
“Các phi vụ không thực hiện được vì theo tư lịnh Sư Đoàn 1 Không Quân (Chuẩn tướng Nguyễn Đức Khánh) cho biết chỉ chiến đấu dược có 15 phút vì quá xa, quá nguy hiểm. Kể từ 1973 Hoa Kỳ không còn dính líu với miền Nam VN về quân sự nên tôi không có xin Hoa Kỳ tiếp viện. Việc xin cứu người trôi giạt cũng không được Mỹ giúp."


Như vậy chuyện Nguyễn Thành Trung nói máy bay bay ra được tới HS là có thật và chuyện Mỹ không giúp VNCH là có thật. Vậy tại sao không tin hắn và ông Thoại, ông Khánh? Còn tổng thể trong lời của Hoàng Đức Nhã là gì?
“chính Tổng thống Thiệu đã quyết định không dùng Phi cơ F-5 oanh tạc các tầu chiến và lính Trung Cộng ở Hoàng Sa vì quá nguy hiểm cho các Phi công trong hoàn cảnh thiếu nguyên liệu và không có yểm trợ của Hoa Kỳ."


Trong khi Nguyễn Thành Trung nói : “Dường như vì lợi ích của mình, các quốc gia lớn có quyền mặc cả và thương lượng bất chấp sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác”. Nghĩa là Mỹ bán Hoàng Sa cho Trung Cọng.
Vậy thì ông Nhã và Trung nói cùng một ý thì tại sao không tin?
Đó, tổng thể đó, ông Thiệu có tính chuyện đưa KQ đánh HS nhưng phía Mỹ không tán thành, thậm chí không cứu cả những người lính VNCH bị trôi giạt trên biển
Giờ đây bác biểu tôi nên tin ông Nhã, ông Thoại, ông Khánh hay tin Phạm Trần? Tôi có cái đầu để biết phân biệt cái nào Phạm Trần nói và cái nào ông Thoại, ông Khánh, ông Nhã nói.


Còn bác cho rằng Trung nói : “co 120 F5 cho mot phi Doan?”
Tôi không tin NTT có nói câu này, lại càng không nên tin tờ Thanh Niên là cơ quan tuyên truyền của CSVN. Tôi chỉ cần coi lại nguyên văn câu của NTT trong Website của Trương Tấn Sang:
“Ngày 19.1.1974, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu điều năm phi đoàn F5, bốn ở sân bay Biên Hoà, một ở sân bay Đà Nẵng, mỗi phi đoàn có 24 máy bay và 120 phi công ra Đà Nẵng chuẩn bị đánh lấy lại Hoàng Sa. Mọi người rất phấn khởi, tụi tôi đi ra với tư thế là đi lấy lại một phần lãnh thổ đất nước. Sĩ quan cấp tá ở các phi đoàn 520 – Nguyễn Văn Dũng, 536 – Đàm Thượng Vũ, 540 – Nguyễn Văn Thanh, 544 – Đặng Văn Quang, 538 – Nguyễn Văn Giàu đều đã lên kế hoạch tác chiến kỹ lưỡng”.


Rõ ràng Nguyễn Thành Trung nói là 5 phi đoàn, chính văn phòng của Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng đều đăng y như vậy, cả hai nơi này đều đăng tin có trách nhiệm chứ không phải là đăng tin tuyên truyền.
Vậy thì ai nói rằng NTT nói 1 phi đoàn có 120 F5 là bịa. Tôi không cần coi lại báo TN thì tôi cũng biết là TN bịa ra, NTT không đời nào nói như vậy.


Tại sao tôi tin Nguyễn Thành Trung?
Bởi vì hắn ta là một đại tá VC đang ở trong nước mà dám chưởi chế độ CS, ca ngợi không quân VNCH, ca ngợi Nguyễn Văn Thiệu :
- “Tôi là người được học hành tử tế trong những ngôi trường khá lý tưởng của Sài Gòn và tiếp cận nhiều nguồn tài liệu khác nhau, tôi biết rõ những sai lầm trong chính sách kinh tế của miền Bắc nước ta. Bi kịch cải cách ruộng đất còn nguyên đó, công nghiệp chẳng có gì. Khu gang thép Thái Nguyên còn thô sơ lắm, Dệt Nam Định, Sứ Hải Dương chỉ sản xuất được những mặt hàng tiêu dùng cấp thấp, đặc biệt là hạn chế về trình độ của cán bộ quản lý….”


- “Sau khi thành lập bộ phận tiếp quản, tôi nhận nhiệm vụ làm sống lại những chiếc máy bay này. Khi sửa xong, tôi là người bay thử. Phi công bay thử của người ta điều kiện bảo hiểm ngặt nghèo lắm, còn tôi thì như con thiêu thân. Gần 50 lần bay như thế, tôi luôn sẵn sàng tình huống nhảy dù khẩn cấp bởi máy bay có thể hư bất cứ lúc nào. Mỗi lần bay, nhiên liệu chỉ cung cấp đủ phân nửa cơ số. Vốn là người nhạy cảm trong cuộc sống, con ruồi bay qua tôi phân biệt ruồi đực hay ruồi cái, huống chi chuyện nhiên liệu chỉ đủ bay một vòng trong bán kính hẹp. Điều lăn tăn mà tôi kể trên là như vậy đó….”. Nghĩa là họ sợ Trung bay luôn sang Thái Lan.

- “150 phi công thuộc sáu phi đoàn F5 của không lực Việt Nam Cộng hoà khi đó đều ký tên chung vào một lá đơn tình nguyện “Xin được chết vì Hoàng Sa”….
- “Mặt khác, thời gian sống trong đội ngũ không lực Sài Gòn cho tôi một niềm tin rằng vợ tôi, một người phụ nữ không liên quan gì đến công việc của tôi, con tôi còn quá nhỏ (đứa lớn mới 5 tuổi, đứa nhỏ chưa tròn năm) sẽ không bị đối xử một cách tàn nhẫn.
Thực tế diễn ra đúng như tôi dự đoán. Cánh an ninh không quân đưa xe đến nhà bắt vợ con tôi. Vợ tôi phản đối vì mình không biết gì về công việc của chồng. Họ từ tốn: “Thưa bà, chúng tôi không bắt bà (nếu bắt chúng tôi đã dùng còng số 8, trói bà chẳng hạn), chúng tôi tới đây mời bà vào phòng an ninh sư đoàn, với trách nhiệm bảo vệ sự an toàn tính mạng của bà và các con bà. Nếu bà có tài sản quý giá nào thì bà cứ mang theo”.
- “Một tuần sau vợ và con tôi bị đưa từ Biên Hoà về số 4 Nguyễn Bỉnh Khiêm – Sài Gòn cho đến ngày 30.4.1975. Đương nhiên, họ vẫn điều tra vợ tôi về những gì liên quan đến tôi, nhưng không bị đối xử vô nhân đạo. Có thể đó là những người có học và biết cách ứng xử một cách văn hoá với người thân của kẻ thù”.


- “Trong thời gian vợ tôi bị giam ở số 4 Nguyễn Bỉnh Khiêm, trung tướng không quân Trần Văn Minh đến thăm với tư cách người chỉ huy có một người lính phản chiến. Ông ấy hỏi vợ tôi có cần bạn bè, người thân đến chuyện trò gì không hay cần mua sắm gì thì ông sẽ giúp đỡ”.

Tội tin NTT vì 5 ông phi đoàn trưởng còn đó, 150 philot cũng còn đó, nó không thể bịa ra được bởi vì hễ anh ta bịa thì ít nhất một trong 5 ông phi đoàn trưởng hoặc một trong 150 tên pilot sẽ lên tiếng phản đối.
Bài phỏng vấn được phổ biến từ tháng 4 năm 2013, đến nay chằng có một người nào trong số 5 ông Phi đoàn trưởng hoặc 150 pilot lên tiếng phản đối, chứng tỏ chuyện mà Trung nói là có thật. Website của Không quân VNCH luôn luôn mở rộng cho các Pilot lên tiếng. Vậy tại sao họ lại không lên tiếng? Mà hễ không ai lên tiếng thì có nghĩa là có thật.

Vấn đề nên quan tâm
Bài phỏng vấn Nguyễn Thành Trung mới đầu được đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị, là tờ báo kinh tế của Mỹ tại VN, Huy Đức là người làm việc cho SGTT với mức lương 2.500 USD/ tháng. Huy Đức cũng được Mỹ cấp học bổng du học tại HK hai lần, và hai con của Huy Đức cũng được cấp học bổng du học tại HK.
Vậy mà văn bài phỏng vấn của SGTT lại được đăng và lưu giữ trên truongtansang.netnguyentandung.ogr.
Vấn đề mà tôi quan tâm là tại sao một bài viết ca ngợi QLVNCH, ca ngợi Nguyễn Văn Thiệu, và nói xấu CSVN lại được đăng trên Website của Chủ tịch nước và của Thủ tướng?
Vậy nên tìm hiểu xem ai là người có đủ quyền lực để buộc TTS, NTD phải phổ biến lời ca tụng VNCH, ca tụng Nguyễn Văn Thiệu trên website của Chủ tịch và Thủ tướng nước CSVN ?
Chắc chắn không phải là Tổng bí thư Nguyển Phú Trọng hay Trung ương ĐCSVN.
BÙI ANH TRINH

Đầu năm đọc Chủ Tịch Sang, nhớ Tổng Thống Thiệu



Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Đầu năm mới 2015, đọc bài viết của Chủ tịch nước CHXHCNCC Trương Tấn Sang, rồi nhìn lại những vụ “đảng ta” bắt bớ bờ-lốc-gơ dồn dập cuối năm vừa rồi, Bá tước De Balais càng khâm phục ông Tổng Thống nước Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu.
Dù là một người nước ngoài mắt xanh mũi lõ, nhưng, “như trời đất sinh ra một anh ở Phía Tây, một anh ở phía Đông” gác cho nhau ngủ nghỉ, anh gặm mía, anh khoai mì (trước khi đổi mới tư duy, hít bã Mỹ Cút), Bá tước De Balais được thầy bấm cho lá số tử vi có mạng thân cư thê ở tít bên kia nửa vòng trái đất là Bá tước phu nhân, dân Hải Phòng, Bắc Kỳ ri cư 54 hiện cư ngụ tại Thành phố Vũng Tàu nên dù muốn dù không thì- Bá tước lẩm bẩm, “Les choses sont faites”- chuyện đã rồi (lấy vợ Mít)- không còn con đường nào khác hơn là “bằng lòng cam chịu y như tay Chúa ban xuống cho tôi”, cứ thế mà trôi theo vận nước vợ; tính đến nay đã qua hai chế độ Tư Bản và Cộng Sản.
Qua hai chế độ, đương nhiên không ít thì nhiều cũng được/bị thừa hưởng gia tài của chế độ mình được/bị sống với, nhưng gia tài chế độ cũ VNCH để lại cho Bá tước Balais cũng như 30 triệu công dân của nước phu nhân đã bị thiêu rụi sau ngày Phỏng hai hòn, ngoại trừ một thứ không cháy thể cháy được và không thể “cải tạo” được. Đó là lời phán truyền của “vạn thế sư biểu” Nguyễn Văn Thiệu: “Đừng nghe những gì CS nói, nhưng hãy nhìn những gì CS làm”, đúng y chang lời bác Hồ “Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.
Còn “gia tài” của chế độ mới CHXHCNCC thì nhiều vô kể, toàn là những gì CS nói một đàng, CS làm một nẻo.
Chỉ tính chuyện CS nói đầu năm và CS làm sau đó trong năm, nghe cũng đủ oải rồi. Nhưng cũng rán phấn đấu “lý lịch trích ngang” vài chuyện nói và làm của CS, để gọi là tưởng nhớ ông thầy Nguyễn Văn Thiệu; bác Mao bác Mác có thể sai, nhưng thầy Thiệu không bao giờ sai khi bảo “Đừng nghe những gì CS nói, nhưng hãy nhìn những gì CS làm”.
Nhớ 2014, trong thông điệp đầu năm, Thủ tướng Ba Ếch, miệng bô bô nhu cầu Dân Chủ và Cải cách Thể chế, nhưng liền ngay tay cầm còng hơi bị nhiều, nặng hơn những năm trước đi “bắt quả tang” những Bờ-lô-gơ vì cả tin lời Thủ tướng mà mở nỗi lòng khát khao Nhu cầu Dân Chủ và Cải Cách Thể Chế.
Nay mới đầu năm Dương lịch 2015, Chủ tịch nước CHXHCNCC Trương Tấn Sang chưa gì đã nổ như pháo Tết ta, đại khái khôi phục lòng tin từ người dân, bảo vệ chủ quyền đất nước.
“Lòng dân là quốc bảo dựng nước và giữ nước”, đọc lời CS Chủ tịch nước Trương Tân Sang, nghe mà ham. Nhưng ông viết lên trong bối cảnh nào vậy? Chỉ mới đây thôi, các ông Nguyễn Hữu Vinh/Anh ba Sàm, Hồng Lê Thọ/Người Lót Gạch, Nguyễn Quang Lập/Quê Choa, Nguyễn đình Ngọc/Nguyễn Ngọc Già, tất cả toàn là công dân của nước CHXHCNCC mà ông Sang làm chủ tịch bị “bắt khẩn cấp”, “bắt quả tang” đang bày tỏ lòng dân một cách ôn hòa trước tình trạng nguy kịch đất nước bởi thù trong lẫn giặc ngoài. Rồi trong thời gian quan Tàu Du Chính Thanh sang VN mới đây, những người người dân lâu nay lên tiếng đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia bị Côn An rinh rập, khủng bố, đe dọa, bao vây, cô lập. Xem thế phải chăng “nước” mà chủ tịch CS Sang yêu cầu dân Việt “dựng và giữ” là nước Chai Na chai mặt chai mày trước dư luận quốc tế lên án vì hành động thảo khấu trên Biển Đông.
Nước của Bá tước De Balais tuy chỉ là nước…Vợ, nhưng “Tiên sư Anh Tẹc Nét”, cái gì nó cũng “phô” lên giữa thanh thiên bạch nhật, nên ngài thừa biết chuyện nói và làm của CS thì nhiều vô kể, lấy sạch nước bể Đông làm mực viết cũng không xong, và có kể ra cũng bằng thừa vì người nước ngoài như bá tước mà còn rành sáu câu chuyện nói và làm của CS, thì huống hồ là dân nước Vợ.
Bá tước De Balais mổ cò bài này chỉ để làm quà cho bá tước phu nhân dân Hải Phòng có được vị Tổng thống tuy bị thần dân kết tội làm mất nước, nhưng sự nghiệp của ông vẫn sống mãi trong lòng họ qua câu nói “Đừng nghe những gì CS nói, nhưng hãy nhìn những gì CS làm”, mà chính đối thủ của ông Thiệu lúc bấy giờ là Ông- cờ- lờ HÔ, dân nước Vợ gọi là “Bác Hồ”cũng phải công nhận, “Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.



 
 Đà Nẵng chuẩn bị đón ông Nguyễn Bá Thanh
  • 7 giờ trước







Ông Nguyễn Bá Thanh đã điều trị tại Hoa Kỳ từ hồi tháng Tám năm ngoái


Thành ủy Đà Nẵng đang chuẩn bị cho việc đón Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh từ Hoa Kỳ về nước chữa bệnh.
Thông tin trên được ông Võ Công Trí, Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đưa ra trong cuộc phỏng vấn với BBC hôm 6/1.
Ông Trí cũng cho biết chuyến bay được lên kế hoạch hôm 5/1 để đưa ông Thanh về nước đã bị hoãn vì "lý do thời tiết".
"Hiện nay chưa có thông tin chính thức về chuyến bay đưa ông Thanh về," ông nói.
"Thành phố Đà Nẵng đang chuẩn bị tích cực. Chúng tôi sẽ làm hết sức mình để phối hợp với Ban Bảo vệ Sức khỏe Trung ương tiến hành điều trị cho ông Thanh thật tốt".
Ông cho biết Khoa Ung bướu thuộc Bệnh viện Đà Nẵng đang thực hiện các khâu cần thiết để chuẩn bị cho việc đón ông Thanh.
Tuy nhiên ông cũng nói đây chưa hẳn sẽ là nơi ông Thanh được điều trị khi trở về Việt Nam.
"Hiện nay thành phố chủ động tích cực chuẩn bị như thế. Nhưng việc này phải do gia đình lựa chọn và quyết định," ông Trí nói.
"Thứ hai là phải do quyết định từ cơ quan chuyên môn là Ban Bảo vệ Sức khỏe Trung ương."
"Thành phố chuẩn bị các khả năng có thể thôi chứ không thể quyết định hoàn toàn về việc này."
Cũng theo ông Trí, phía Sở Y tế thành phố Đà Nẵng "hoàn toàn chưa có" hồ sơ bệnh án của ông Thanh.
Về tình trạng sức khỏe của ông Thanh, ông Trí cho biết là "vẫn ổn định và bình thường"
"Các chuyên gia đang đảm bảo cho thể trạng của ông đủ tốt đi chuyến bay đường dài từ Mỹ về Việt Nam", ông nói.
"Tôi nghe nói ông sẽ trở về cùng với các chuyên gia người Mỹ".
Ngày 2/1, sân bay Đà Nẵng đã được thắt chặt an ninh trước tin đồn ông Thanh được đưa về nước trong cùng ngày.
Tuy nhiên, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trần Thọ đã bác bỏ thông tin này trong cuộc phỏng vấn với BBC cùng ngày.
Mặc dù vậy, các báo trong nước cho biết vẫn có nhiều người dân Đà Nẵng đổ đến sân bay để ngóng tin.
Hôm 1/1, một số người dân ở Đà Nẵng đã đến chùa cầu an cho ông Thanh, theo báo điện tử VnExpress.
giúp đỡ với media player
Không bị đầu độc
Bình luận về tin đồn trên các trang mạng những ngày qua về việc ông Thanh bị đầu độc, ông Trí nói "những thông tin đó là không có cơ sở".
"Tôi cũng không hiểu lắm vì sao họ đưa ra những thông tin đó vào lúc này. Nhưng cái đó là không có thật, không đủ cơ sở để tin cậy".
Trả lời BBC chiều 6/1, một nhà quan sát trong nước cho rằng tình trạng 'nhiễu loạn' thông tin hiện nay là do sự 'bưng bít thông tin' từ phía chính quyền lẫn gia đình ông Thanh.
"Do chủ trương nhà nước và gia đình bưng bít thông tin, làm người ta suy diễn rất nhiều chuyện và làm kích thích sự tò mò của mọi người", blogger Huỳnh Ngọc Chênh nói.
"Những thông tin trên xuất hiện vào đúng thời điểm trước Hội nghị Trung ương 10 làm người ta nghĩ có thể là nhằm tranh giành quyền lực, đả phá, bôi nhọ lẫn nhau trong nội bộ".
"Bệnh tật của ông Thanh người ta xem như là bí mật quốc gia, trong khi đó là những thông tin bình thường".
"Chính sự bưng bít đã tạo ra sự nhiễu loạn thông tin và những tin đồn, làm xuất hiện những trang mạng này trang mạng khác muốn lợi dụng sự bưng bít đó để tung thông tin".
"Trong khi đó, nhu cầu muốn biết sự thật của người dân dễ khiến họ tìm đến những trang như vậy".
Ông Nguyễn Bá Thanh từng là lãnh đạo cao nhất ở Đà Nẵng trong nhiều năm trước khi ra trung ương làm trưởng Ban Nội chính trung ương.
Trong thời gian qua, công chúng Việt Nam đã có sự quan tâm rất lớn đến tình hình sức khỏe ông Thanh khiến phát sinh tin đồn về bệnh tình của ông trên mạng.
Một phần dư luận Việt Nam, ở cả Đà Nẵng và các địa phương khác từng hy vọng vào độ quyết liệt của ông Thanh trong cuộc chiến chống tham nhũng nhưng nay có ý kiến lo ngại với sự vắng mặt của ông, công tác này phần nào bị ngưng trệ.


TÚ ANH * THUYỀN NHÂN

Thuyền nhân: Nạn nhân hiện tượng buôn người kiểu mới

media 

Chiếc tàu Blue Sky M tại bến cảng Gallipoli Ý, với hơn 800 thuyền nhân, mỗi người phải trả gần 6.000 đô la - Reuters
Thuyền trưởng chiếc “tàu ma” Blue Sky đưa hơn 800 thuyền nhân Syria vượt biển vào nước Ý đã khai nhiều tình tiết với báo chí Ý. Sarkis Rani, 36 tuổi,người Syria cho biết được đường dây buôn người trả công 25.000 đôla. Tàu khởi hành từ Thổ Nhĩ Kỳ, đi ngang qua Hy Lạp với hơn 800 người xếp lớp như thú vật mà không bị kiểm soát. Sự tuyệt vọng của nạn nhân chiến tranh đã bị lạm dụng tối đa.
Từ Roma, thông tín viên Huê Đăng cho biết thêm chi tiết. 
RFI : Từ Giáng Sinh đến nay, hàng ngàn thuyền nhân khởi hành từ các hải cảng của Hy Lạp hay Thổ Nhĩ Kỳ bằng thương thuyền hay tàu chở súc vật phế thải xâm nhập vào lãnh hải của Ý. Xin anh cho biết cụ thể chuyện gì đang xẩy ra trên vùng biển Địa Trung Hải trong thời gian gần đây ? 
Huê Đăng : Đúng như vậy, trong những ngày qua các mạng truyền thông ở Ý đã đăng tít lớn về hiện tượng thuyền nhân đang ồ ạt tiến vào lãnh hải của Ý trên các con tàu hàng hải cũ. Đây là một hiện tượng mới, so với cách thức vượt biển trước đây của các thuyền nhân, chủ yếu đến từ Bắc Phi, vốn xưa chỉ dùng những chiếc ghe chài đánh cá hay các thuyền ca nô trên đó có khoảng vài trăm thuyền nhân, thì bây giờ hiện tượng này đã “nâng cấp” lên thành hàng ngàn thuyền nhân được nhồi nhét trên những chiếc thương thuyền hàng hải cũ.
Khi những chiếc thương thuyền này sắp sửa vào lãnh hải của Ý thì đội quân lái tàu đã nhanh chóng bỏ thương thuyền, gài tay lái tự động, bỏ mặt thương thuyền cùng với hàng ngàn nhân mạng lững lờ từ từ trôi vào hải phận của Ý. Đây là một phương thức mới của các tổ chức vượt biển: họ không còn dùng những chiếc ghe chài hay ca-nô nhỏ để đưa thuyền nhân nhập cư bất hợp pháp vào nước Ý, mà họ trực tiếp thu mua thẳng những thương thuyền hàng hải cũ rồi dùng nó như phương tiện đưa mỗi lần hàng ngàn thuyền nhân vượt biển vào nước Ý. 
RFI : Thế thì trước hiện tượng làn sóng di dân nhập cư tăng vọt như trên, chính phủ Ý đã và đang đối phó như thế nào ? 
Huê Đăng : Như ta đã biết là trước đây chính phủ Ý đã có chương trình nhân đạo cứu vớt thuyền nhân mang trên là “Mare Nostrum”. Chương trình này kéo dài một năm bắt đầu từ tháng Mười 2013 và đã chấm dứt hồi tháng Mười 2014 vừa qua, và theo tin của Bộ Quốc phòng Ý thì trong thời gian đó Ý đã cứu vớt được hơn 160.000 thuyền nhân.
Hiện nay, đã có chương trình “Triton” thay thế, đây là một chương trình cứu vớt thuyền nhân của chính Liên Hiệp Châu Âu (chứ không phải của riêng Ý như trường hợp “Mare Nostrum” trước đây), và do cơ quan Frontex, một tổ chức của UE đặc trách về vấn đề nhập cư đến từ các quốc gia ngoài Châu Âu. Nhưng vì lý do địa lý, trên thực tế hiện nay các hoạt động cứu hộ ngay trên mặt biển phần lớn vẫn do các lực lượng hải quân và biên phòng Ý đứng ra trực tiếp đảm nhận. 
RFI : Ngoài lý do địa lý như anh nói, cũng có thể hiểu đây là chính sách nhân đạo của nhà nước Ý, dù rằng vấn đề này cũng đã gây không ít tranh cãi chính trị với các lực lượng đảng phái bài ngoại và căng thẳng với các chính phủ Châu Âu khác ? 
Huê Đăng : Tạm chưa hãy nói đến nhân đạo. Cụ thể là hiện tượng thuyền nhân đổ bộ ồ ạt lên các đảo cực Nam nước Ý là một điều gần như là “tự nhiên” bởi vị trí địa lý thiên nhiên của Ý đã biến vùng cực Nam của quốc gia này thành điểm tiếp cận gần nhất của làn sóng thuyền nhân đến từ các vùng Nam Địa Trung Hải để tràn vào lục địa Châu Âu. Dù muốn dù không, chính phủ Ý cũng không thể nào làm ngơ trước cảnh hàng ngàn thuyền nhân trôi theo sóng nước đổ vào các vùng đảo cực Nam nước Ý.
Ngoài ra, cũng nên nhớ là ở Ý còn có Tòa thánh Vatican, và chắc chắn là các lực lượng chính trị đảng phái của Ý, nhất là các lực lượng ít nhiều mang màu sắc Công giáo, cũng không thể làm ngơ trước những tuyên bố nhân đạo của Tòa Thánh. Đó là những mặt … mà ta có thể gọi là “tích cực” nhân đạo của Ý trước hiện tượng thuyền nhân … Nhưng trên thực tế, không phải chỉ có những mặc tích cực, mà còn có những … điều mà ta có thể gọi là “động cơ tiêu cực” đến từ phía nước Ý. 
RFI : Đông cơ tiêu cực ? Xin anh giải thích rõ hơn vấn đề ?
Huê Đăng : Chuyện các người nhập cư bất hợp pháp vào nước Ý để rồi biến thành một đội quân lao động “chui”, tức là lao động không chính thức, phần lớn nằm ở các vùng nông nghiệp ở miền Nam nước Ý là chuyện mà từ mấy năm nay báo chí Ý vẫn phanh phui ra. Đó là những lao động giá rẻ, không hề được hưởng quyền lợi bảo vệ lao động, đó là những lao động lúc nào cũng có thể bị o ép bức hiếp mà không thể nào đứng lên tố cáo bất kỳ ai vì chính vị thế nhập cư bất hợp pháp của họ đã đặt họ ra ngoài vòng pháp luật.
Thậm chí chính vì vị thế bất hợp pháp này, rất đông những người nhập cư bất hợp pháp là đối tượng để các băng đảng Mafia xã hội đen lôi cuốn vào các hoạt động bất chánh vì họ không có lựa chọn. Nhìn chung mà nói, có thể nói là chính những thuyền nhân này đã đang trở thành một lực lương lao động rẻ tiền, không được bảo vệ, dễ bị ức hiếp bóc lột của một số chủ nhân ông bất lương hay của băng đảng Mafia.
Từ đó có thể thấy là chính những băng đảng xã hội đen Mafia của Ý là những nhóm đứng ra liên kết với những băng đảng xã hội đen của các quốc gia phía Bắc Phi hay các vùng Nam Địa Trung Hải để tổ chức các tuyến buôn người, các mạng nô lệ thời hậu hiện đại. Nhưng đó cũng chỉ mới là những mặt tiêu cực của các băng đảng xã hội đen Mafia, hay của các chủ nhân ông vô nhân đạo của các nông trại. Ngoài ra, còn cả những lực lượng chính trị, ngoài miệng thì lớn tiếng đã kích bài ngoại nhưng bên trong lại chính là những bộ phận đã sống cộng sinh một cách đắc lợi trước hiện tượng nhập cư bất hợp pháp … 
RFI : Cụ thể, hiện tượng cộng sinh nói trên là như thế nào ? 
Huê Đăng : Trong những tháng gần đây ở Ý đã nổ ra xì-căn-đan mà báo chí Ý gán tên là “Mafia capitale”, tức là hiện tượng Mafia đã thâm nhập lũng đoạn các lực lượng chính trị, các cơ chế nhà nước ở Thủ đô Roma. Đó là hiện tượng tham nhũng hối lộ của các nhóm băng đảng xã hội đen cấu kết với một số quan chức trong guồng máy hành chánh nhà nước ở thủ đô để cùng nhau chia chác các khoảng tài trợ mà chính phủ Ý dành để đối phó vấn đề nhập cư bất hợp pháp và để hỗ trợ những người tị nạn.
Cụ thể là chính phủ Ý đã có những khoảng tài chính để xây dựng các cơ sở hậu cần để tiếp đón bảo quản những người nhập cư bất hợp pháp, và chính các băng đảng Mafia đã thâm nhập vào cơ chế nhà nước để có thể trúng thầu gần như toàn bộ các công trình xây cất và các hoạt động hỗ trợ người tị nạn. Từ đó, những người nhập cư bất hợp pháp, những thuyền nhân, nhưng người tị nạn đã trở thành một nguồn lợi lớn để khai thác tài chính một cách bất hợp pháp.
Nguồn khai thác này to lớn đến độ mà theo tiết lộ của báo chí về các thông tin nghe lén điện thoại của cảnh sát để làm bằng cớ truy tố các băng đảng, chính các tay thủ lãnh của băng đảng Mafia đã khoe nhau rằng … “kinh doanh người nhập cư bất hợp pháp đang có những thu hoạch tài chính to lớn gấp bao nhiêu lần so với các hoạt động buôn lậu ma túy trước đây.”
Thông tín viên Huê Đăng 05/01/2015

Monday, January 5, 2015


DAVID THIÊN NGỌC * TUỒNG VIỆT CỘNG

Đầu năm thay vai diễn tuồng hề

David Thiên Ngọc (Danlambao) - Cứ mỗi độ xuân về mở đầu cho một năm mới thì từ người dân cho đến các tập đoàn KT hay các tổ chức trong XH cho đến chính phủ không riêng gì nơi đâu mà hầu như trên toàn thế giới đều có vạch ra một chương trình hành động cụ thể hướng tới tương lai cho một năm mới đầy hứa hẹn…
Đối với những vị nguyên thủ đứng đầu chính phủ, nhà nước thường có những bài được gọi là “Thông điệp đầu năm” được đưa ra trước toàn dân như một bản “hạ quyết tâm” mà vị nguyên thủ đó thay mặt cho cả một hệ thống cầm quyền của một đất nước “tuyên thệ” với toàn dân và chịu trách nhiệm với non sông đất nước về những gì trong cái thông điệp ấy nêu lên.


Đối với các nước trên thế giới thì những lời tuyên thệ cùng với chương trình hành động được ban ra thì chính phủ, nhà nước ấy đến cuối năm soát xét lại đều có thực hiện nhưng đến mức độ nào, mỹ mãn hay không là tùy theo hoàn cảnh và điều kiện đặc thù nơi đó. Nhưng nói chung thì cái thông điệp được ban ra từ đầu năm là một chương trình hành động cụ thể là mục tiêu phải tiến tới và đạt được.
Riêng ở VN dưới chế độ độc tài cộng sản thì việc nói và làm của chính phủ, nhà nước nơi đây tôi không phải nói thêm gì nữa mà ai ai cũng rõ. Tuy nhiên họ vẫn nói, vẫn ban truyền, vẫn ra thông điệp… với những lời lẽ mới mẻ đầy hương đầy sắc, đầy khí phách (đúng hơn là chướng khí) mà người nghe đôi khi phải nhởn gai ốc nổi da gà.
Đầu năm 2014- Ông thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã phun ra một bản thông điệp với một nội dung mà người nghe không thể tưởng tượng nổi bởi với những ý tưởng cùng chương trình hành động với khẩu khí, khí phách đó nếu thành hiện thực thì rõ ràng Nguyễn Tấn Dũng đã đọc bản tuyên bố “cáo chung chế độ CSVN” vì nó hoàn toàn ngược lại với chế độ với thể chế, đường lối mà đảng CSVN đang áp đặt cho toàn thể nhân dân VN trong gần thế kỷ qua.
Trong thông điệp ấy có đoạn ông nói: "…Đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân…” “…Tập trung nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân…”; “…Nhà nước phải làm tốt chức năng kiến tạo phát triển…” tựu trung ở các điểm mà ông thủ tướng muốn nhấn mạnh là: Cải cách thể chế, xóa bỏ độc quyền, nắm vững ngọn cờ dân chủ, nhà nước kiến tạo phát triển… với những mục tiêu trên thì rõ ràng đối với chế độ CSVN là hoàn toàn ngược lại. Riêng với cụm từ “nhà nước kiến tạo phát triển” thì hoàn toàn xa lạ đối với cả hệ thống kinh tế chính trị VN.


Đây là một lối khoa trương cường điệu mà không ý thức được cái tầm và vị trí về kiến thức của mình tới đâu mà Nguyễn Tấn Dũng được sự tham mưu một cách tối kiến của cái ê-kíp đỉnh cao “trí tệ” của ông ta. Từ các cụm từ “Lòng tin chiến lược” đến “thành tâm chính trị” mà trên thế giới người ta đã từng dùng nhất là quan thầy Bắc Kinh mà vừa qua Ê-kíp tối kiến lại lồng vào để cho Nguyễn Tấn Dũng khoa môi mà tưởng rằng sáng tạo mới mẻ ở tầm cao. Giờ thì “nhà nước kiến tạo phát triển.” Theo tôi biết thì cái cụm từ này là một mô hình do một vị GS ở trường đại học California- Hoa Kỳ đưa ra từ năm 1982 nhưng trên thực tế chỉ mới là lý thuyết chưa được kiểm chứng thực nghiệm nên nó chưa có một kết quả giá trị nào. Hơn nữa đây là một mô hình nếu có giá trị thì cũng được áp dụng ở xã hội tư bản giãy chết Hoa Kỳ mà thôi.
Kiểm chứng lại suốt cả năm 2014 với những gì nói và làm của Nguyễn Tấn Dũng và chính phủ, nhà nước CSVN là hai chiến tuyến đối nghịch nhau. Mới đầu năm khi nghe ông ta phát ra bản thông điệp thì người dân VN ai ai cũng lóe lên trong đầu một tia hy vọng mặc dù vẫn biết là viễn vông nhưng vẫn hy vọng với tâm thức của người đang đi trong sa mạc lâu ngày, cơn khát đã đến hồi cực điểm mà nghe đâu đó có dòng nước mát.
Cụ thể qua các điểm, các mục tiêu như: “cải cách thể chế” thì đây chỉ là mỵ ngôn, Nguyễn Tấn Dũng liệu có làm được một cuộc Perestroika như Gorbachev ở Liên Xô vào cuối thập niên 80 của thế kỷ trước? trong lúc sinh mệnh chính trị của ông nơi động Ba Đình sóng gió luôn chực hờ đổ ập lên đầu ông và cuốn phăng lúc nào chưa biết mà đòi cải cách cả một hệ thống chính sách, chính thể của chế độ? Đó chỉ là mỵ ngôn nhằm lừa dân tộc. “Xóa bỏ độc quyền”! Độc quyền chính trị (điều 4 HP) là máu xương là sống còn của đảng CSVN- Xóa bỏ độc quyền về chính trị là điều viễn vông với cuồng vọng của tập đoàn CSVN, về kinh tế thì nó vẫn là cái đuôi của chính trị cho nên nếu xóa bỏ độc quyền KT khác nào CSVN tự cầm dao mà hoạn mình! Hủy đi cái phương tiện tuyệt vời để độc tài tham nhũng. Dẹp bỏ đốt phá sân sau và từ bỏ đặc quyền đặc lợi, bòn rút xà xẻo nguyên khí Quốc Gia.


Những con thuyền Vina… cùng các tập đoàn KT lớn là minh chứng, vốn ODA là cụ thể. Trong suốt năm qua Nguyễn Tấn Dũng vẫn tuyên bố các tập đoàn KT Quốc Doanh là chủ đạo. “Nắm chắc ngọn cờ dân chủ” hai từ dân chủ mà Nguyễn Tấn Dũng phun ra hoàn toàn là một cái bánh vẽ to tướng và đủ sắc màu. Các blogers lần lượt nhập kho từ đầu năm cho đến những ngày cuối năm là thể hiện bản chất quá rõ ràng.


Những phiên tòa bất công chưa nói là phi nhân và vô đạo liên tục diễn ra cho các nhà dân chủ yêu nước như Bùi Hằng, Thúy Quỳnh, Văn Minh, các thanh niên công giáo, các dân oan Dương Nội, các dân tộc thiểu số… và những án oan từ hàng chục năm tù cho đến tử hình để phục vụ cho thành tích của ngành công an, kiểm sát. Ngược lại các hành vi dùng nhục hình, tra tấn gây ra những cái chết oan của công dân thì chỉ là những bản án qua loa cho có lệ, luật sư giúp đỡ cho nạn nhân lại bị đe dọa và trù dập dưới nhiều hình thức.


Khủng bố, đánh đập, sách nhiễu càng gắt gao hơn đối với các nhà hoạt động dân chủ ôn hòa, kể cả các viên chức sứ quán của nước ngoài cũng không là ngoại lệ. Côn an còn thể hiện cao độ tính côn đồ, dã thú đối với nhân dân đưa đến cái chết của nhiều nạn nhân từ đồn bót cho đến ngoài đường phố. Thậm chí gần cuối năm bộ côn an và quốc phòng còn đưa ra thông điệp với nhiều hình thức trấn áp, dập tắt các dân oan khiếu kiện, công nhân đình công và thành phần bị cho là đối lập có tư tưởng chỉ trích và phản biện lại chế độ thần phục Bắc Kinh một cách ôn hòa, minh bạch, tích cực và văn minh.
Về ngoại giao trên trường Quốc Tế thì Nguyễn Tấn Dũng phun ra những sáo ngữ mà không hề biết ngượng mồm từ “lòng tin chiến lược”, “thành tâm chính trị” “…ai đó áp đặt cường quyền với những đòi hỏi phi lý…” đến “hòa bình hữu nghị viễn vông”… sau khi tuột xuống diễn đàn thì hoàn toàn quên hết (vì chỉ biết đọc lại những lời của kẻ khác viết) và làm ngược lại. Như sau khi tuyên bố cứng rắn về tình hình Biển Đông với những lời “hòa bình hữu nghị viễn vông” ở Manila thì ngay sau đó quay về Hà Nội ngoan ngoãn ngã vào mình ôm hôn thắm thiết Dương Khiết Trì qua thu hồi “đứa con hoang quay về với mẹ”! rồi đưa ra sáng kiến ươn hèn với giặc là “vừa họp tác vừa đấu tranh” và mới đây là phủ phục trước Du Chính Thanh qua ban lời chỉ dụ. Phải nói rằng trong 4 tên đầu sỏ động Ba Đình, Nguyễn Tấn Dũng là tên điếm thối, xảo ngôn nhất kể cả từ trước giờ trong cái guồng máy CSVN vô thần, vô đạo.

Đầu năm 2015- Nếu Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục bò lên để phun lời “xảo ngôn- điếm ngữ” thì không biết sẽ ra sao? Sẽ có bao nhiêu là cà chua trứng thối tới tấp bay vào kèm theo lắm điều xỉ vả. Do đó Ba Đình động sắp bày cho con sâu róm Trương Tấn Sang thay vai diễn tuồng hề.
Thật tình mà nói, chỉ một cảm quan bình thường cho dù là đứa trẻ chứ đừng nói một người có chút ít về hình tướng học thì ai mà chẳng phản cảm với bản mặt “đần độn” của tư sâu? Nó toát ra một trời u mê và ngu muội… thế mà leo lên ngồi ở ghế nguyên thủ Quốc Gia? Thật bất hạnh cho con dân VN dưới thời cộng sản.
Các bạn cứ thử nhìn hình ảnh tư sâu cúi gập mình không thể thấp hơn được nữa trước hàng lính của Trung cộng khi bò qua Bắc Kinh nhận chiếu chỉ Thành Đô II là thấy cái hèn và nhục không giấu vào đâu cho hết.
Năm 2015 chắc hẳn là thời điểm mà nhân dân VN ngoan cường bước qua lằn ranh của sự sợ hãi để nhìn thẳng vào mặt đảng CSVN vứt bỏ niềm tin mà gần thế kỷ qua đã lầm tưởng lẫn sợ hãi miễn cưỡng trao.
Trong bài viết đầu năm nay ông Trương Tấn Sang đề cập tới vấn đề mấu chốt và sống còn là “khôi phục lại lòng tin của nhân dân, bảo vệ chủ quyền và vực dậy nền kinh tế…” qua đó ông gọi lòng dân là “Quốc bảo dựng nước và giữ nước.” Nơi đây ông nói sự tụt hậu của nền kinh tế khiến đất nước khó tránh khỏi rơi vào lệ thuộc, trở thành sân sau của người khác và rằng “Nếu tụt hậu thì khó có thể bảo vệ được độc lập, chủ quyền đất nước” về ngoại giao thì ông cho rằng "cần nhận diện ai là bạn, ai là thù, ai là đối tác... trong từng lĩnh vực, từng tình huống, hoàn cảnh cụ thể" và rằng “Những ai tôn trọng độc lập chủ quyền... hợp tác bình đẳng cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của chúng ta" ông viết tiếp: "Bất kỳ thế lực nào có âm mưu, hành động chống phá mục tiêu của chúng ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc... đều là đối tượng đấu tranh". 
Đến thời điểm này mà ông Trương Tấn Sang, đảng CSVN gọi là khôi phục lòng tin của nhân dân thì e rằng đảng CSVN đã ngộ nhận. Bởi từ trước giờ nhân dân VN chưa bao giờ thực tâm có niềm tin và tự nguyện trao lòng tin cho đảng CSVN mà đảng CSVN cướp chính quyền từ tay nhân dân rồi tự trao cho mình cái quyền cai trị nhân dân, quản lý xã hội và ngồi trên hiến pháp và pháp luật mà ban bố cho nhân dân những gì mà đảng muốn.


Qua các cuộc bầu cử tốn 7, 8 trăm tỉ đồng tiền thuế của người dân để cho đảng diễn tuồng đã sắp sẵn rồi hàng năm mấy kỳ hội tụ lại hơn tháng trời ăn hút lãnh phần chỉ để ngoan ngoãn gật gù một cách vô thức những gì đảng đã vẽ… là chứng minh rằng người dân có bao giờ tự nguyện trao niềm tin và quyền thay mặt nhân dân cho đảng? những lá phiếu chỉ là hình thức với bản chất điếm lừa che mắt thế gian. Ngày nay tình hình chính trị đã bước sang một kỷ nguyên mới và ý thức công dân về các quyền phải có đã tiến lên nhiều. Do đó bức tường che chắn để cho bạo quyền tung hoành có nguy cơ sụp đổ theo trào lưu trên thế giới.
Tôi thiết tưởng cũng nên nói thêm chỗ này về hai chữ niềm tin chẳng những nó đã rơi vào tình trạng khủng hoảng trong toàn dân. Không riêng về niềm tin mà đến độ là khủng hoảng toàn diện và trong cả các cán bộ quan chức trong và ngoài đảng. Cái cụm từ “khủng hoảng sâu sắc và toàn diện” hầu như nó đã lan man âm ỉ trong từng ngóc ngách, mọi hành lang của cung vua, phủ chúa. Chính ông Lê Khả Phiêu cựu TBT đảng CSVN đã phải thốt lên rằng: “Đảng hiện đang tồn tại trong suy thoái…”
Đảng CSVN không còn cái thời mà trọn quyền đi đêm, trốn lén, bí mật bò qua biên giới để âm thầm bán nước cầu vinh được nữa. Mà người dân công khai mạnh mẽ đứng lên đấu tranh đòi quyền phải biết những gì có quan hệ đến sự tồn vong của đất nước giang san mà nhiều năm qua đảng đã che mắt bịt tai nhân dân bằng họng súng đường gươm.
Ngày nay đảng CSVN nói “Lòng dân là Quốc bảo dựng nước và giữ nước” là giáo điều, sáo ngữ mà người dân VN đã thấm đòn đau thương, máu lửa gần thế kỷ qua dưới chế độ độc tài cộng sản thì dễ gì hôm nay tiếp nhận một cách dễ dàng và đơn điệu?
Nói về KT các nước XHCN trước đây trên thế giới đã sụp đổ thì thiết tưởng ta cũng không cần nói gì thêm nữa. Tuy nhiên với tình hình thực tại của nền KT VN thời cộng sản với chiêu trò mông muội “KT thị trường định hướng XHCN” thì trên thế giới này có một không hai-tôi đã từng ví cái nền KT quái thai này như một người có hai bàn chân ngược nên khi bước đi không ngã nhào mới là điều quá lạ.
Ông Trương Tấn Sang nói nền KT tụt hậu sẽ bị lệ thuộc và trở thành sân sau (như một cái đuôi của con thú) của người khác mà không dám nói là Tàu cộng Bắc Phương? Và một khi đã trở thành cái đuôi rồi thì độc lập chủ quyền đất nước là điều xa lạ và lúc này cái quyền xác định ai bạn ai thù, ai là bóc lột ai người tâm giao không còn của người VN nữa!
Muốn thoát khỏi cái ám ảnh này CSVN cần bỏ hẳn cái thói xấu “đu dây” và phải minh bạch, thành tâm nhận chân cái giá của sự hai lòng mà trước đây CSVN đã phải trả cho cuộc tình tay ba với hai gã tình nhân khổng lồ tham sắc mê ăn Bắc Phương và điên rồ ra sức lội giữa hai dòng nước ngược, trong lòng lại canh cánh nỗi niềm “Gát tay qua Tề e Sở giận- Quay mình qua sở sợ Tề ghen.”
Ngoài ra để thoát khỏi vòng xoáy của cuồng lưu và vực dậy nền KT để không bị rơi vào các thảm trạng nêu trên thì ngoài từ bỏ thói xấu đu giây CSVN còn phải đoạn tuyệt với ý tưởng “ba không” mà cả tập đoàn CSVN mấy năm qua tuyên bố.
Để vững bước đi trên con đường khôi phục lại tiền đồ thì trước mắt là lối dẫn vào sân chơi TPP đầy hương sắc để hóa giải mọi nỗi niềm, mọi lo âu trăn trở thì CSVN phải cúi đầu bước qua mái vòm với hai chữ NHÂN QUYỀN trên đầu cổng! Liệu CSVN có đủ dũng khí vượt qua? Nếu không thì bức tranh Kinh Tế- Chính Trị VN với gam màu u tối trong cái nền “khủng hoảng sâu sắc và toàn diện”.
Và những luận điệu đầu năm cũng chỉ là cơn gió thoảng để rồi bay đi trong chốc lát mà các diễn viên hề CSVN thay nhau diễn trò tuy sen màn có khác nhau nhưng cùng trong một kịch bản được đưa ra từ động Ba Đình.
Ngày 5.1.2015



NGUYỄN ĐẠT THỊNH * MỸ NGA




MỸ PHẢN CÔNG NGA
(VienDongDaily.Com - 29/12/2014)


Tình trạng thặng dư nhiên liệu trên thị trường thế giới tạo ảnh hưởng tai hại cho Nga là điều không thể tránh, dù Hoa Kỳ muốn tránh; đằng này Hoa Kỳ lại không muốn tránh mà còn muốn gây áp lực kinh tế, đòi Nga nhả bán đảo Crimea của Ukraine mà họ vừa thôn tính.
Phản Công

Bài NGUYỄN ĐẠT THỊNH
Phản công là phản ứng của một lực lượng quân sự sau khi bị tấn công, để tái chiếm lãnh thổ bị địch chiếm, hoặc để gây tổn thất cho địch. Nã Phá Luân viết, "Phút nguy hiểm nhất là phút mừng chiến thắng," vì đó cũng là phút địch phản công.

Từ Hàng Không Mẫu Hạm Vinson cất cánh đi tác chiến


Chiến lược gia Barack Obama có thể đang sống cái phút nguy hiểm nhất trong cuộc tấn công kinh tế ông đánh vào ba quốc gia thù nghịch với Hoa Kỳ -Nga, Iran và Venezuela, vì ông đang chiến thắng.
Nga lên án Hoa Kỳ lôi kéo Saudi Arabia vào chiến lược đánh gục nền kinh tế Nga bằng cách gia tăng quá đáng số lượng dầu bơm lên khỏi lòng giếng để tạo ra tình trạng thặng dư -số cung nhiều hơn số cầu- khiến xăng, dầu mất giá đến gần một nửa, và đồng ruble của Nga cũng mất giá theo.
Nhiều cơ quan truyền thông Hoa Kỳ cho là lập luận này có phần đúng, ký giả Mỹ Andrew Higgin đồng ý với lời buộc tội đó; anh viết, "Không thể chối cãi dụng ý của Hoa Thịnh Đốn trong việc làm xăng, dầu mất giá; chỉ riêng việc gia tăng sản xuất của Hoa Kỳ cũng đã đủ tạo tình trạng xăng, dầu tràn ngập thị trường."


Thật ra, dù không cố ý, mức sản xuất xăng, dầu của Hoa Kỳ vẫn gia tăng nhờ việc bành trướng kỹ thuật bơm dầu từ những lớp đá trong lòng đất (shale); kỹ thuật này khiến đang từ vai trò nhập cảng nhiên liệu, Hoa Kỳ trở thành một quốc gia có khả năng xuất cảng xăng, dầu, và khí đốt; những thứ này vốn vẫn đem lại cho Nga gần một nửa tổng sản lượng quốc gia.

Tình trạng thặng dư nhiên liệu trên thị trường thế giới tạo ảnh hưởng tai hại cho Nga là điều không thể tránh, dù Hoa Kỳ muốn tránh; đằng này Hoa Kỳ lại không muốn tránh mà còn muốn gây áp lực kinh tế, đòi Nga nhả bán đảo Crimea của Ukraine mà họ vừa thôn tính.
Cơ quan United States Energy Information -Tin Tức Về Năng Lượng Mỹ- cho biết năm 2008 Hoa Kỳ có khả năng sản xuất mỗi ngày 5 triệu thùng dầu thô, năm nay họ sản xuất 9 triệu thùng -gần gấp đôi. Mức gia tăng đó khiến Hoa Kỳ sản xuất nhiều dầu hơn cả Iraq lẫn Iran, và không thể không gây xáo trộn sinh hoạt trên thị trường xăng, dầu.
Tổng Thống Barack Obama chủ trương gia tăng vai trò lãnh tụ thế giới của Hoa Kỳ, trong lúc giảm thiểu tổn thất sinh mạng của người lính Mỹ; ông thể hiện chủ trương đó bằng chiến lược "không chạm gót xuống đất" và chiến lược "bóp nghẹt kinh tế" đối phương.

Chiến lược không chạm gót xuống đất đang giúp 6,000 người lính Mỹ -2% khả năng quân sự của Hoa Kỳ- đánh bại lực lượng IS (Islam State) giúp đem lại thắng thế cho cả 4 quốc gia Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Kurd, và Syria; riêng Syria -chủ trương thù nghịch với Hoa Kỳ- nhưng vẫn hưởng lợi trong việc Hoa Kỳ gây tổn thất nặng nề cho IS -lực lượng chính trong cuộc nội chiến Syria.

Tác chiến trên chiến trường Trung Đông, nhưng 6,000 người lính Mỹ lại không ăn, không ngủ trên bãi cát sa mạc, không đối diện với mìn bẫy, và không là mục tiêu cho xe bom Ả Rập tàn sát. Họ ăn thức ăn nóng, ngủ trong phòng lạnh, đọc sách trong thư viện, xem chiếu bóng, đánh bóng rổ trên Hàng Không Mẫu Hạm Vinson, rồi cũng từ đó cất cánh bay vào chiến trường tấn công những cánh quân IS đang di chuyển, hoặc đánh bom những căn cứ họ ẩn trốn trên lãnh thổ 2 nước Iraq và Syria; tấn công địch quân, tiêu diệt hàng chục, hàng trăm sinh mạng, mà họ nhẩn nha, nhàn hạ như những viên chức đi làm công sở.


Chiến lược "không chạm gót xuống đất" chỉ tuyệt diệu trên chiến trường Trung Đông; nhưng để đối phó với một đối thủ có khả năng quân sự lớn lao như Nga, chiến lược gia Obama tránh không dùng đến quân đội, vì một cuộc giao tranh giữa quân Mỹ và quân Nga tạo ra nguy cơ rất gần với một cuộc thế chiến, trong đó nguy cơ tàn sát bằng võ khí nguyên tử là điều có thể xẩy ra.
Tuy cần tránh nguy cơ thế chiến, nhưng Hoa Kỳ cũng không thể để Nga đi vào con đường lấn chiếm lân quốc như Đức Quốc Xã đã lấn chiếm 80 năm trước -cuộc lấn chiếm đã làm bùng nổ Thế Chiến Thứ Nhì.
Để tránh chiến tranh quân sự, Hoa Kỳ sử dụng chiến lược siết chặt, bóp nghẹt kinh tế Nga; mỗi ngày đòn kinh tế một siết chặt hơn, bóp nghẹt hơn, mặc dù Ủy Ban đặc trách Chính Sách Tài Chánh của Ngân Hàng Anh Quốc báo động Hoa Kỳ đừng quá mạnh tay, vì chính Hoa Kỳ và Liên Âu cũng đang gặp khó khăn do tình trạng giá xăng dầu hạ quá thấp.
Nhưng Obama vẫn không để lực lượng đối lập với Hoa Kỳ -Nga, Iran và Venezuela- thoát khỏi cảnh suy thoái kinh tế, trước khi họ gục ngã, như chế độ Cộng Sản Nga đã gục ngã năm 1989, vì suy thoái kinh tế.
Cựu tổng trưởng ngân khố Nga, ông Aleksei L. Kudrin, một trong những người thân thiết của tổng thống Nga Vladimir V. Putin, vừa lên tiếng khuyến cáo Putin nên cải thiện bang giao với Hoa Kỳ và Liên Âu trước khi tình hình kinh tế Nga trở thành xấu hơn.
Học giả Edward N. Luttwak -người đã viết nhiều tác phẩm về chiến lược kinh tế, và cũng là cố vấn của Ngủ Giác Đài- nhận định, "Mỹ đang loại nhiều cường quốc đối nghịch, mà không bắn một viên đạn nào cả."


Tại Iran -một trong 3 quốc gia chống Mỹ- tình trạng thâm thủng ngân sách nghiêm trọng đến mức Iran đang cho phép những thanh niên đến tuổi quân dịch không phải nhập ngũ nữa, vì ngân sách quốc phòng không còn đủ để đón nhận thêm tân binh.
Kinh tế gia Iran, ông Hossein Raghfar tuyên bố với tờ báo Etemaad, "Chúng ta đang lâm vào cảnh cực kỳ túng quẫn; chính phủ cần tiền, rất cần tiền, nhưng không tìm đâu ra tiền."
Venezuela, cũng không khá gì hơn, vì 95% tổng sản lượng quốc gia là tiền bán dầu; ỷ lại vào thế ngồi trên giếng dầu lớn nhất thế giới, Venezuela giúp đỡ Cuba bằng cách bán dầu rẻ, và thực hiện nhiều chương trình xã hội rộng rãi trong nước để giúp đỡ người nghèo. Giờ này họ đang thiếu ngân khoản cần thiết để tài trợ những chương trình xã hội đó.

Không bán được dầu, thiếu ngoại tệ nhập cảng hàng hóa, nên Venezuela thiếu thốn đủ thứ trên thị trường; thiếu đến cả những nhu yếu phẩm thông thường nhất như xà bông giặt quần áo, đồ gia dụng, và đến cả thực phẩm cũng trở nên khan hiếm, khiến quần chúng phải xếp hàng để mua.
Nhưng, khốn đốn nhất vẫn là Nga; quần chúng mất tin tưởng vào giá trị đồng ruble -đang mỗi ngày một mất giá hơn- mọi người đổ xô đi mua hàng, mua bất cứ thứ gì để tiêu cho hết những đồng tiền đang trở thành giấy lộn.

Không phải là một kinh tế gia, Putin tìm cách giải quyết tình trạng tuyệt vọng kinh tế bằng một giải pháp quân sự cũng tuyệt vọng không kém: hôm thứ Sáu 12/26 ông ký ban hành một bản "đường hướng quân sự" mới, nhận định là lực lượng NATO (North Atlantic Treaty Organization-Tổ Chức Liên Phòng Bắc Đại Tây Dương) là kẻ thù số 1, và đang trở thành mối hiểm họa cho Nga, ông nói thêm là nhận định này có thể bắt buộc Nga sử dụng loại vũ khí có đặc tính chính xác để đối phó với NATO.

Bản đường hướng quân sự chỉ trích chủ trương bành trướng của NATO tạo tình trạng mất thăng bằng cho Nga và khuyến khích bọn khủng bố tấn công Nga. Bản đường hướng quân sự cũng nêu đích danh Hoa Kỳ như một trong những đe dọa cho Nga, và xác định là Nga có thể sử dụng vũ khí nguyên tử để tự vệ chống một cuộc tấn công quân sự.
Chắc chắn cả NATO lẫn Hoa Kỳ sẽ không tấn công Nga bằng lực lượng quân sự; chiến lược kinh tế và vũ khí dầu hỏa đã đủ mạnh để đốt nóng cái ghế tổng thống Nga của Putin. Ông không thể ngồi lâu trên mặt ghế quyền lực đó mà không bị đốt cháy.
Ông chỉ còn một khoảng thời gian rất ngắn để -hoặc trở về sinh hoạt trong trật tự chung của thế giới, hoặc làm loạn- gây ra một cuộc thế chiến vô cùng khiếp đảm, như Nã Phá Luân viết "phút nguy hiểm nhất là phút mừng chiến thắng." (nđt)

VŨ KHÍ KINH TẾ

Nguyễn Đạt Thịnh


Tổng Thống Obama tổ chức họp báo trên sân Tòa Bạch Ốc, sau lưng là trực thăng đang chờ sẵn.
Hôm thứ Năm 20 tháng 3, trước khi bay xuống Florida tham dự một cuộc vận động tài trợ ứng cử (fund-raising), Tổng Thống Obama gặp phóng viên truyền thông ngay trên sân cỏ Bạch Cung để loan báo trận tấn công thứ nhì nhắm vào những nhân vật cự phú và thân cận với tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông trừng phạt những người này về tội đồng lõa với ông Putin xâm lược Ukraine, chiếm Crimea.

Phóng viên Mark Landler của tờ The New York Times viết: “Cuộc họp báo được tổ chức vội vã, với chiếc trực thăng chờ cất cánh ngay sau lưng ông, khiến những điều tổng thống Obama công bố mang tính khẩn trương của một biện pháp chiến tranh, nhằm đáp ứng tình hình đang biến chuyển trên chiến trường Ukraine.”

Súng chưa nổ mà cuộc xâm lược đã thành công, Nga đã chiếm Crimea; nhưng lại đang khựng đứng tại đó, chịu đựng cuộc phản công bằng bom kinh tế của Mỹ.

Trong danh sách những nhân vật Hoa Kỳ vừa chọn để dội bom kinh tế lên đầu, có ông Sergei B. Ivanov, tham mưu trưởng của Putin, ông Gennady N. Timchenko, một nhà tỉ phú Nga nhiều liên hệ với ông Putin, và ông Yuri V. Kovalchuk, nhân vật “tay hòm, chìa khóa” của nhiều lãnh tụ Nga, kể cả ông Putin.

Obama còn nói ông đang tự chế – chỉ sử dụng những biện pháp trừng phạt cá nhân – nhưng nếu những biện pháp này chưa đủ để khuyến cáo Nga, có thể ông phải tấn công vào những mục tiêu lớn hơn trong kỹ nghệ dầu và khí đốt của Nga. Ông hy vọng sẽ không phải sử dụng đến những biện pháp đó, để không gây tổn thất quá lớn cho Nga, và tạo xáo trộn thị trường thế giới. Tuy nhiên, nếu phải sử dụng đến những biện pháp này mới ngăn chặn được cuộc tấn công Ukraine, ông sẽ không ngần ngại.

Nói cách khác, kỳ vương Obama cho đối thủ biết trước, nếu con chốt đỏ cứ lầm lũi vượt biên, sang sông, ông sẽ gài thế song xa, đưa Putin vào thế bí.

Viên chức hành pháp nói thêm là đợt tấn công kinh tế thứ nhì, tuy chỉ nhắm vào những nhân vật thân cận của ông Putin, nhưng mang tầm vóc nặng hơn những đòn kinh tế tấn công Iran năm ngoái, khiến nước này phải ngồi vào bàn thương thuyết.

Trả đòn, Nga công bố trừng phạt 9 chính khách Hoa Kỳ, trong số có chủ tịch Hạ Viện John A. Boehner, trưởng khối đa số Thượng Viện, Harry Reid, nghị sĩ John McCain, và 3 cố vấn thân tín của ông Obama.

Obama nói, “Toàn bộ những trừng phạt kinh tế này đều do viên chức Nga tự lựa chọn, Hoa Kỳ chỉ bắt họ trả giá cho hành động xâm lược của họ. Hoa Kỳ đã cảnh cáo họ trước, giờ này họ mới thấy là chúng ta không nói suông.”

Đợt trừng phạt đầu tiên xẩy ra vào ngày thứ Hai 17/3. Khi công bố biện pháp tấn công kinh tế nhắm vào những cá nhân có trách nhiệm trong việc xâm lược Ukraine, ông Obama nói là ông sẽ leo thang, hay xuống thang trừng phạt tùy theo phản ứng của người Nga. Giờ này – chỉ 48 tiếng đồng hồ sau lần đầu công bố trừng phạt – ông gia tăng số người bị phạt, và đe còn mở rộng mục tiêu oanh tạc rộng hơn nữa, nếu cần.

Một viên chức hành pháp nói, “Sự trừng phạt chuyển từ những viên chức chính phủ sang đám tay chân của ông Putin; trong những người bị trừng phạt đợt sau có nhiều tay kinh tài của Putin.”

Hành pháp Mỹ dùng đợt trừng phạt kinh tế thứ nhì để đối phó với việc Nga chuyển quân đến sát biên giới Đông và Nam của Ukraine, sẵn sàng vượt biên giới để chiếm thêm nhiều vùng đông cư dân gốc Nga trú ngụ; Nga muốn leo thang chiến tranh, tổng thống Obama vẫn gạt bỏ giải pháp tiếp cứu quân sự.

Giới chiến lược đánh giá đợt trừng phạt thứ nhì là chính xác như một cuộc truy kích bằng drones, chỉ nhắm vào túi tiền của những kẻ thân tín với Putin chứ không gây tổn hại cho quần chúng Nga. Ông Anders Aslund – nhân vật lão thành của Viện Peterson for International Economics – chuyên nghiên cứu về tình hình kinh tế thế giới nhận định: “Tổn thất gây ra không đáng kể trên tầm vóc quốc gia, nhưng rất lớn đối với một cá nhân, hay một tổ chức; những cá nhân và tổ chức này lại kề cận với ông Putin.

Nếu Âu Châu phối hợp biện pháp trừng phạt với Hoa Kỳ, và nếu Hoa Kỳ nới rộng biện pháp trừng phạt qua địa hạt năng lượng thì kết quả sẽ rất lớn.” Nhưng trừng phạt chưa leo thang, Obama vẫn cho đối phương có thời giờ để tỏ thái độ: chọn hòa bình hay hay tiếp tục chọn con đường xâm lược.

Danh sách do bộ Ngân Khố còn có tên 16 viên chức cao cấp và tổng giám đốc những Công Ty Quốc Doanh, những nhân vật này đều có liên hệ cố cựu với ông Putin; một số cũng đang bị Liên Âu trừng phạt.
Bốn nhân vật mới trong danh sách phạm nhân là những người đã thu hoạch tài sản lớn lao nhờ có liên hệ với chính quyền Nga; ngoài 2 ông Timchenki và Kovalchuk, là anh em ông Arkady và Boris Rotenberg, cả hai cùng giầu bạc tỉ và cùng được chính phủ Nga cho lãnh mối thầu kiến trúc khu Thế Vận Hội Sochi trị giá $7 tỉ mỹ kim.

Một ngân hàng cỡ trung -Bank Rossiya- cũng bị Bộ Ngân Khố Mỹ trừng phạt, vì tỉ phú Kovalchuk nắm nhiều cổ phần nhất; Bank Rossiya không được tiếp tục chuyển ngân bằng trị giá Mỹ kim nữa, và toàn bộ tài khoản của ngân hàng này ký thác trong hệ thống ngân hàng Âu Châu đều bị phong tỏa.

Obama tuyên bố trong cuộc họp báo tốc hành là ông không chủ trương tấn công toàn diện vào nền kinh tế Nga; giới chuyên viên kinh tế cũng tin là ông chưa sử dụng đòn tối độc đó, chưa gây tổn thất cho hệ thống kỹ nghệ gồm những cơ xưởng năng lượng, kim khí, hầm mỏ, và dịch vụ tài chánh. Ông tuyên bố, “Viên chức Nga phải thấy là càng leo thang chiến tranh, họ càng đưa Nga vào thế bị cô lập nhiều hơn.”

Cân nhắc lợi hại, các chuyên viên kinh tế cho rằng hậu quả cuộc tấn công của Obama sẽ rất nhỏ cho nền kinh tế Hoa Kỳ, vì tầm vóc khiêm tốn của kinh tế Nga, và mật độ doanh thương Nga-Hoa Kỳ cũng không quan trọng lắm.

Viên chức Bộ Ngân Khố cho biết đã ghi nhận được những tín hiệu cho thấy Nga thấm đòn tấn công kinh tế; một trong những tín hiệu này là tổ chức đánh giá Standard & Poor vừa định giá kinh tế Nga xuống mức âm -negative; đồng ruble của Nga cũng đã tuột giá trầm trọng. Tỉ phú Timchenko còn loan báo bán gần như toàn bộ cổ phiếu trong tổ chức doanh nghiệp Gunvor Group cho giám đốc điều hành của tổ chức này, để tránh hậu quả trừng phạt kinh tế.

Phản ứng của Nga đối với đòn kinh tế thứ nhì là vừa bất bình vừa khinh thị; ngoại trưởng Sergey V. Lavrov tuyên bố, “Những biện pháp trừng phạt này phạm pháp, vì thiếu căn bản pháp lý quốc tế; không đạo luật nào cho ông Obama được làm như ông đang làm.”

Phát ngôn viên của Putin, ông Dmitri S. Peskov, đe dọa Mỹ là họ cũng sẽ có biện pháp trả đũa và những biện pháp này sẽ đến rất nhanh, Mỹ không phải chờ đợi lâu.

Một trong những nhân vật bị trúng bom kinh tế – ông Vladimir I. Yakunin, tổng giám đốc sở Hỏa Xa Nga – nói với hãng thông tấn Interfax, “Thật đáng trách là Hoa Kỳ, quốc gia tự xưng là dân chủ, lại sử dụng những đòn trừng phạt như vậy đối với việc làm lương thiện của Nga.”

Trong 2 cuộc điện đàm với ông Putin trước khi cuộc xâm lược Crimea xẩy ra, chắc chắn Obama đã cảnh cáo Putin về những biện pháp trừng phạt bằng vũ khí kinh tế của Mỹ, và về chiến thuật trừng trị đích danh từng cá nhân, mà ông đã sử dụng để truy kích đích danh, và loại từng tên lãnh tụ al-Qaeda ra khỏi vòng chiến.

Nga không là mục tiêu thí điểm để Obama trắc nghiệm công dụng của vũ khí kinh tế; ông đã thử nghiệm thành công loại vũ khí này với Iran. Nga cũng không giúp Obama thử nghiệm chiến thuật tấn công đích danh, và loại từng thủ lãnh địch; Obama đã dùng chiến thuật này đánh tê liệt tổ chức khủng bố al-Qaeda.

Đối thủ tương lai của Hoa Kỳ – Trung Cộng – đang theo dõi cuộc chiến tranh xâm lược chiếm Crimea không đổ máu của Nga, và cuộc phản công không nổ súng của Mỹ để hoàn chỉnh chiến lược mở rộng lãnh thổ về hướng Nam, sát nhập vùng Cao Nguyên Việt Bắc vào lãnh thổ Tầu.

Hai con cá mà xếnh xáng Tập Cận Bình đang rình bắt bằng cả 2 tay là vừa chiếm được lãnh thổ Việt Nam, vừa tiếp tục bán tạp hóa cho Wal Mart. Họ Tập đang học tập kinh nghiệm của Putin – biết sợ, và biết cách tránh né vũ khí kinh tế.
NGUYỄN ĐẠT THỊNH
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
* Trang bài viết của Nhà văn Nguyễn Đạt Thịnh – Viễn Đông Daily News
Share this:

VẠN MỘC CƯ SĨ * SAO KHỔ THẾ NHĨ?




  SAO KHỔ THẾ NHĨ?
VẠN MỘC CƯ SĨ  
Cộng Đảng là đảng vô sản nghĩa là gồm những người nghèo và it học . Marx đã đề cao giai cấpvô sản là giai cấp cách mạng nhất, còn các giai cấp khác là thành phần lưng chừng phản động, phản cách mạng. Theo Marx, Lenin, Stalin sau đảo chính tháng mười đã đuổi các trí thức ra khỏi nước Nga để sau đó bỏ tiền ra thuê các khoa học gia ngoại quốc với giá cắt cổ. . Việt nam cũng thế. Năm 1930, Xô Viết Nghệ Tĩnh nổi dậy với khẩu hiệu "trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ" làm cho trí thức bị tàn sát nặng nề. Nói đánh tư sản nghe ra còn  ngửi được vì bọn họ vu cáo nhà giàu bóc lột, còn trí thức như Tản Đà, Hàn Mặc Tử, Lê Văn Trương, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng cũng là vô sản kia mà! Sao Marx bất công và lệch lạc như thế?

Trong kháng chiến chống Pháp, bọn Nguyễn Tuân, Văn Cao đã phải che giấu lý lịch trí thức của mình bằng cách lấy vợ nông dân, nói tục, chửi thề, mặc áo quần rách rưới, cả tháng không tắm rửa, ngủ dậy không đánh răng súc miệng. Họ sợ nhất là bị phê bình tạch tạch sè (tiểu tư sản), hủ hóa và lãng mạn, làm như nông dân không bao giờ sờ mu rùa và lòng thanh tịnh, đạo đức cách mạng triệt để như bác Ba suốt đời hy sinh hạnh phúc gia đình cho sự nghiệp cách mạng, chẳng bao giờ thấy con bướm vàng  nó xòe đôi cánh!
Bác chỉ học lớp ba hay lớp nhì, và đã tự hào vô sản và khinh miệt trí thức, coi trí thức là cục phân thế sao bác và đồng bọn phải tuyên truyền rằng bác đỗ tiểu học, đỗ Thành Chung, học trường Quốc Học, làm thầy giáo trường Dục Thanh Phan Thiết, học trường Bách Nghê Saigon dù chỉ vài tháng, vài tuần? Và tại sao bác cũng phải chôm bút hiệu Nguyễn Ái Quốc của Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền là những trí thức? Và khi sang Nga, bác đâu có được học trường Phương Đông như Trần Văn Giàu, Nguyễn Thị Minh Khai mà cũng hô lên mình học trường này? 

Chỉ có bọn phong kiến mua quan bán tước mới cần bằng cấp,  và bọn tay sai Pháp Mỹ cần bằng cấp để làm thông phán, tối rượu sâm banh, sáng sữa bò , còn giai cấp vô sản, và các chiến sĩ cách mạng đâu cần bằng cấp!Giật cầu, phá đường, bắn sẻ, ám sát mới là nhiệm vụ vinh quang, đầu cần bằng cấp!  Sao lại phải khổ như thế nhĩ?



"Có âm dương có vợ chồng", ai cũng thế cả. Ông Marx, ông Mao cũng có vợ con tại sao bác lại muốn làm thánh khổ tu? Có ai bắt bác phải làm thế, nói thế? Đi đâu, cả trăm, ngàn lần bác cứ nói ta hy sinh hạnh phúc cá nhân cho cách mạng! Nhưng sự thực bác noí láo. Bác có cả tá đàn bà trẻ con xung quanh bác. Hơn nữa bác mang bệnh nhi dâm, tội hãm hiếp phụ nữ, trẻ con và giết người.Tại sao bác và cộng đảng phải giết Nông Thị Xuân và chị em của bà ấy rồi quăng xác ra đường? Sao bác và cộng đảng điên cuồng  và khốn khổ như thế nhĩ?


Huỳnh Tâm cho biết Mao, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai muốn đưa Hồ Tập Chương, người Hẹ, gốc Đài Loan làm chủ tịch Việt Nam để biến Việt Nam thành một quận lị của Trung Quốc. Họ bèn đưa tập "Ngục Trung Nhật Ký" của một tác giả vô danh, trình độ thấp kém gán cho là tác phẩm của Hồ Chí Minh tức Hồ Tập Chương. Các ông  Lưu, Chu đều có học, và cả cái lò tình báo Hoa Nam thiếu gì người tài lại đi làm một chuyện ấu trĩ như thế? Tại sao lại để cái bìa ghi 1932-1933 mà lại bảo rằng ghi sai, phải là 1942-1943 là thời gian Hồ Chí Minh bị Tưởng Giới Thạch bắt giam tại Quảng Tây- Trùng Khánh! Bọn Trung Cộng khôn mà không ngoan. Muốn quảng cáo cho Hồ Chí Minh tại sao họ không bảo bọn văn nô làm một tập thơ và ghi là 1942-1943?


Lấy tập thơ đề 1932-1933 mà bảo là 1942-1943 là dại dột, sao không xé tờ bỉa đi, thay vào cái bìa ghi 1942-1943? Trung Cộng làm điều ngốc nghếch như vậy khiến cho Hồ Chí Minh và Việt Cộng phải ra công chữa lửa mà chẳng ai tin! Sao khổ như thế?

Trước năm 2000, nhiều người vẫn còn theo Việt Cộng tin rằng Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc, là Nguyễn Tất Thành là người Việt Nam. Nếu ông Hồ là người Việt Nam thì Ngục Trung Nhật Ký không phải của ông Hồ mà của một người Hoa, có thể là của già Lý, theo như Giáo sư Lê Hữu Mục tố cáo năm 1990. Việt Cộng cũng nhiều nhân tài nhưng trước tố cáo của GS Lê Hữu Mục họ im lặng chỉ có vài con cầy tơ nhảy ra kêu gâu gâu mấy tiếng yếu ớt. 

Gần đây Trần Gia Phụng lại bồi thêm một quả búa tạ. Ông tố cáo. bác chôm thơ của Vương Hàn mà gửi cho tướng Trần Canh. Bài thơ của Vương Hàn 28 chữ, bác bê 21 chữ của người ta, thành ra bác thuổng 1/3 bài thơ của Vương Hàn. Vương Hàn 王翰 (687 – 726) là một nhà thơ đời đường mà bài Lương châu  từ là một bài thơ nổi tiếng. Tôi xin ghi lại hai bài để độc giả thưởng thức tài nghệ của Hồ Chí Minh, một nhà thơ lớn của Việt Cộng. 



涼州詞 


催 

 

Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi.
Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.

Rượu đào, uống chén dạ quang
Chưa say, đàn địch gọi vang lên đường
Chớ cười say ngủ sa trường,
Chiến chinh mấy kẻ lên đường về quê!

 

同志 
美酒夜光杯
欲饮琵琶马上催 
醉卧沙场君莫笑
敌兵休放一人回

 
Tặng Trần Canh đồng chí
;Hồ Chí Minh



Hương tân mỹ tửu dạ quang bôi

Dục ẩm, tỳ bà mã thượng thôi

Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Địch nhân hưu phóng nhất nhân hồi.

Tặng đồng chí Trần Canh
"Sâm banh" rượu ngọt chén lưu ly,
Muốn uống mà đàn giục ngựa phi
Say ngủ sa trưng chớ cười cợt,
Đừng tha quân giặc một tên về!

    Hồ Chí Minh là người Trung Quốc sao lại ăn cắp thơ Trung Quốc? Ngục Trung Nhật Ký chưa đủ nay lại lộ ra bài thơ Vương Hàn. Nếu ông là người Trung Quốc thì sáng tác thơ  Hán tự có gì khó khăn? Dù không làm thơ được thì cũng chẳng sao. Một lãnh tụ sao lại có hành vi trẻ con và trộm đạo như thế?  Sao bác suốt đời đạo văn? Sao bác khổ như thế?

Hơn nữa bác là cộng sản, đạo đức và tư tưỏng " hoành tráng"  sao lại chôm một bài thơ phản động, phong kiến, lạc hậu như thế bởi vì quân đội và tướng cách mạng đâu có uống rựợu say trên sa trường? Đó là chuyện khờ khạo để cho quân địch lấy đó mà xuyên tạc quân cách mạng say sưa rượu chè, hủ hóa, không có tinh thần chiến đấu và đạo đưc cách mạng!  Than ôi, lập trường của bác để đâu? Sao bác phải làm thơ, phải cóp thơ Vương Hàn cho khổ thân như thế?




Sống chết là chuyện thường vì ở đời mấy ai thoát khổ "sinh, lão, bệnh, tử"? Ông Nguyễn Bá Thanh chữa không lành bệnh phải về. Tại sao có người muốn xì tin ra, có người muốn bưng bít. Té ra dấu giếm, che đậy và dối trá là căn bệnh mãn tính của Việt Cộng. Có gì quan trọng đâu mà phải bưng bít. Tại sao phải  khổ thế nhĩ?.
 
 Du Tử Lê là một trong những người đầu tiên sau 1975 được Mỹ bốc qua Mỹ. Ông làm thơ khá hay, đặc sắc nhất là bài " Khi tôi chết hãy đưa tôi ra biển. Không cần phải đưa xác ông ra biển, ông cũng đã về Việt Nam in được vài tập thơ. Xưa nay truyền thống Việt Nam in thơ là để tặng bạn bè chỉ có tiểu thuyết là có giá nếu nổi danh. Sau 1975, tại Việt Nam sách in ra nhà xuất bản tặng cho tác giả vài chục quyển thế là xong, không có tiền xây nhà tậu xe như ngày xưa Lê Văn Trương, Bình Nguyên Lôc, Lê Xuyên... Không hiểu người ta chi cho Du Tử Lê, Nhật Tiến bao nhiêu? Nhưng ta phải khen Du Tử Lê đa tài. Ngoài tài thơ còn có tài xoay trở theo như Lão Tử dạy:" Lưỡi mềm thì còn, răng cứng thì gẫy". Tuyệt hảo từ là  bài thơ dưới đây:

MỘT BÀI THƠ CỦA DU TỬ LÊ
 (viết về 30 tháng Tư/ 1975)

ai nhớ ngàn năm một nỗi mừng

Tháng tư đã đến rừng chưa thức
Mưa vẫn chờ tôi ở cuối đường
Có môi, không nói lời ly biệt
Và mắt chưa buồn như mộ bia

Tháng tư nao nức chiều quên tắt
Chim bảo cây cành hãy lắng nghe
Bước chân giải phóng từng khu phố
Và tiếng chân người như suối reo

Tháng tư khao khát, ngày vô tận
Tôi với người riêng một góc trời
Làm sao ngưòi biết trời đang sáng
Và cánh chim nào sẽ bỏ tôi

Tháng tư sum họp người đâu biết
Cảnh tượng hồn tôi: một bóng cờ
Với bao chiêng, trống, bao cờ xí
Tôi đón anh về tự mỗi nơi

Tháng tư binh mã về ngang phố
Đôi mắt nhìn theo một nỗi mừng
Đêm ai tóc phủ mềm da lụa
Tôi với người chung một bóng cờ

Tháng tư nắng ngọt hoa công chúa
Riêng đoá hoàng lan trong mắt tôi
Làm sao anh biết khi xa bạn
Tôi cũng như người: Một nỗi vui

Tháng tư chăn gối nồng son, phấn
Đêm với ngày trong một tấm gương
Thịt, xương đã trả hờn sông, núi
Tôi với người, ai mang vết thương?

Tháng tư rồi sẽ ngàn năm nhớ
Rừng sẽ vì tôi nức nở hoài
Mắt ai ngu sẽ như bia mộ
Ngựa có về qua cũng thiếu đôi

Tháng tư nhắc nhở ngàn năm nữa!
Cảnh tượng hồn tôi những miếu đền
Trống, chiêng, cờ, xí như cơn mộng
Mưa đã chờ tôị Mưa...đã ...mưa

Mai kia sống với vầng sao ấy
người có còn thương một bóng ai
Góc phố còn treo ngời lãnh tụ
Ai nhớ ngàn năm một bóng ai?"


Muôn năm chánh sách Việt Cộng vẫn là đấu tố. Muốn về Việt Nam làm ăn thì phải như Phạm Duy, Nguyễn Cao Kỳ, Bùi Duy Tâm ...  phải quỳ lạy, phải ca tụng Việt Cộng,  phải chửi mình và tố người ngay cả tố cha mẹ mình nữa. Thu Tứ  ( con Võ Phiến) , Du Tử Lê đều đi theo con đường này. Sao khổ thế nhĩ?
Vạn Mộc cư sĩ






THANH THANH * ÔNG TRƯƠNG BÓI NHẦM

 KINH THÁNH
theo Ông TRƯƠNG TIẾN ĐẠT:

Các cuộc Đảo chánh tại Vatican và Mac-tư-khoa sẽ xảy ra trong Mùa Giáng Sinh cuối tháng 12 năm 2014 và Đầu Năm 2015. Giáo Hoàng Francis bị truất phế. Tổng Thống Nga Putin bị sát hại.
* Trận Nguyên Tử Thế Chiến III sẽ bùng nổ vào lúc 6 giờ chiều ngày 4 tháng Giêng năm 2015.
Kinh Thánh báo trước ngày giờ cho Nga tấn-công tiêu-diệt Mỹ và các nước Đồng-Minh, nhưng đã tiên-tri trật lất khiến cho Tổng-Thống Putin phải bật khóc!?
KINH THƠ
theo THANH-THANH:
(Tiên-tri từ 20 năm trước)

                   Tiên-tri 20 năm trước
        SAU NĂM 2000
           trong tuyển-tập thơ Outstanding Poets of 1994
           Maryland: The National Library of Poetry, 1994.  
Sau năm hai ngàn, ta vẫn sống an-nhiên;
Loài súc-vật, loài côn-trùng cũng thế.
Cây cỏ mọc mầm, vi-trùng nhiễm thể;
Ðời vẫn thường, mưa+nắng như xưa nay.
Quả đất vẫn tròn, và chẳng ngừng quay;
Biển chẳng cạn, khí trời không đặc lại.
“Ngày tận-thế” chỉ hù ai dốt+dại;
Thế-giới, loài người: chẳng mất đi đâu!
Chiến-tranh vẫn còn, từ Á sang Âu,
Ðể thử-thách lòng hiếu-hòa nhân-loại.
Bệnh-tật, ngu, nghèo: vẫn còn tồn-tại;
Ích-kỷ, tham, tàn: chẳng sót chừa ai!
                              *
Tuy thế, bao giờ trong cảnh thương tai
Cũng vẫn có lương-tâm và thiện-chí:
Bậc tài+đức cứu dân qua vận bí
Cho yên+vui thịnh-vượng đến muôn nhà.
Ta còn có nhiều bước tiến thêm xa,
Còn thám-hiểm nhiều hành-tinh viễn+dị.
Ðã bước an-toàn vào tân-thế-kỷ
Ta cần tự mình quyết-định chính đời ta!  
                            THANH-THANH
    AFTER THE YEAR 2000
       Thanh-Thanh. Outstanding Poets of 1994.
         Maryland: National Library of Poetry, 1994.
After the year two thousand, we will be still alive,
And so will other animals and worms.
There still will be vegetables and germs,
And mundane life as ever, rain or shine.
Not the earth to stop revolving will tend,
Neither the seas to dry, nor the air to condense;
Each day will be a new one, not the last hence;
And the world – humanity – will face no end.
Wars will continue to erupt here and there
As an ordeal to test Man’s thirst for Peace.
Poverty, ignorance, and diseases will not cease
For egoism, greed, and cruelty will not care.
                                    *
But, anywhere on the globe, in any event,
There always will be conscience, common sense.
The elites still will vow the innocent’s defense,
For people to be safe, prosperous, and content.
We still will have much more progress to make
And many more stars to explore and win.
Having set safe the twenty-first century to begin,
We need self-reliance striving for our own sake.
                                       THANH-THANH

www.Thanh-Thanh.com
 

Tuesday, January 6, 2015


TÚ ANH * THUYỀN NHÂN

Thuyền nhân: Nạn nhân hiện tượng buôn người kiểu mới

media 

Chiếc tàu Blue Sky M tại bến cảng Gallipoli Ý, với hơn 800 thuyền nhân, mỗi người phải trả gần 6.000 đô la - Reuters
Thuyền trưởng chiếc “tàu ma” Blue Sky đưa hơn 800 thuyền nhân Syria vượt biển vào nước Ý đã khai nhiều tình tiết với báo chí Ý. Sarkis Rani, 36 tuổi,người Syria cho biết được đường dây buôn người trả công 25.000 đôla. Tàu khởi hành từ Thổ Nhĩ Kỳ, đi ngang qua Hy Lạp với hơn 800 người xếp lớp như thú vật mà không bị kiểm soát. Sự tuyệt vọng của nạn nhân chiến tranh đã bị lạm dụng tối đa.
Từ Roma, thông tín viên Huê Đăng cho biết thêm chi tiết. 
RFI : Từ Giáng Sinh đến nay, hàng ngàn thuyền nhân khởi hành từ các hải cảng của Hy Lạp hay Thổ Nhĩ Kỳ bằng thương thuyền hay tàu chở súc vật phế thải xâm nhập vào lãnh hải của Ý. Xin anh cho biết cụ thể chuyện gì đang xẩy ra trên vùng biển Địa Trung Hải trong thời gian gần đây ? 
Huê Đăng : Đúng như vậy, trong những ngày qua các mạng truyền thông ở Ý đã đăng tít lớn về hiện tượng thuyền nhân đang ồ ạt tiến vào lãnh hải của Ý trên các con tàu hàng hải cũ. Đây là một hiện tượng mới, so với cách thức vượt biển trước đây của các thuyền nhân, chủ yếu đến từ Bắc Phi, vốn xưa chỉ dùng những chiếc ghe chài đánh cá hay các thuyền ca nô trên đó có khoảng vài trăm thuyền nhân, thì bây giờ hiện tượng này đã “nâng cấp” lên thành hàng ngàn thuyền nhân được nhồi nhét trên những chiếc thương thuyền hàng hải cũ.
Khi những chiếc thương thuyền này sắp sửa vào lãnh hải của Ý thì đội quân lái tàu đã nhanh chóng bỏ thương thuyền, gài tay lái tự động, bỏ mặt thương thuyền cùng với hàng ngàn nhân mạng lững lờ từ từ trôi vào hải phận của Ý. Đây là một phương thức mới của các tổ chức vượt biển: họ không còn dùng những chiếc ghe chài hay ca-nô nhỏ để đưa thuyền nhân nhập cư bất hợp pháp vào nước Ý, mà họ trực tiếp thu mua thẳng những thương thuyền hàng hải cũ rồi dùng nó như phương tiện đưa mỗi lần hàng ngàn thuyền nhân vượt biển vào nước Ý. 
RFI : Thế thì trước hiện tượng làn sóng di dân nhập cư tăng vọt như trên, chính phủ Ý đã và đang đối phó như thế nào ? 
Huê Đăng : Như ta đã biết là trước đây chính phủ Ý đã có chương trình nhân đạo cứu vớt thuyền nhân mang trên là “Mare Nostrum”. Chương trình này kéo dài một năm bắt đầu từ tháng Mười 2013 và đã chấm dứt hồi tháng Mười 2014 vừa qua, và theo tin của Bộ Quốc phòng Ý thì trong thời gian đó Ý đã cứu vớt được hơn 160.000 thuyền nhân.
Hiện nay, đã có chương trình “Triton” thay thế, đây là một chương trình cứu vớt thuyền nhân của chính Liên Hiệp Châu Âu (chứ không phải của riêng Ý như trường hợp “Mare Nostrum” trước đây), và do cơ quan Frontex, một tổ chức của UE đặc trách về vấn đề nhập cư đến từ các quốc gia ngoài Châu Âu. Nhưng vì lý do địa lý, trên thực tế hiện nay các hoạt động cứu hộ ngay trên mặt biển phần lớn vẫn do các lực lượng hải quân và biên phòng Ý đứng ra trực tiếp đảm nhận. 
RFI : Ngoài lý do địa lý như anh nói, cũng có thể hiểu đây là chính sách nhân đạo của nhà nước Ý, dù rằng vấn đề này cũng đã gây không ít tranh cãi chính trị với các lực lượng đảng phái bài ngoại và căng thẳng với các chính phủ Châu Âu khác ? 
Huê Đăng : Tạm chưa hãy nói đến nhân đạo. Cụ thể là hiện tượng thuyền nhân đổ bộ ồ ạt lên các đảo cực Nam nước Ý là một điều gần như là “tự nhiên” bởi vị trí địa lý thiên nhiên của Ý đã biến vùng cực Nam của quốc gia này thành điểm tiếp cận gần nhất của làn sóng thuyền nhân đến từ các vùng Nam Địa Trung Hải để tràn vào lục địa Châu Âu. Dù muốn dù không, chính phủ Ý cũng không thể nào làm ngơ trước cảnh hàng ngàn thuyền nhân trôi theo sóng nước đổ vào các vùng đảo cực Nam nước Ý.
Ngoài ra, cũng nên nhớ là ở Ý còn có Tòa thánh Vatican, và chắc chắn là các lực lượng chính trị đảng phái của Ý, nhất là các lực lượng ít nhiều mang màu sắc Công giáo, cũng không thể làm ngơ trước những tuyên bố nhân đạo của Tòa Thánh. Đó là những mặt … mà ta có thể gọi là “tích cực” nhân đạo của Ý trước hiện tượng thuyền nhân … Nhưng trên thực tế, không phải chỉ có những mặc tích cực, mà còn có những … điều mà ta có thể gọi là “động cơ tiêu cực” đến từ phía nước Ý. 
RFI : Đông cơ tiêu cực ? Xin anh giải thích rõ hơn vấn đề ?
Huê Đăng : Chuyện các người nhập cư bất hợp pháp vào nước Ý để rồi biến thành một đội quân lao động “chui”, tức là lao động không chính thức, phần lớn nằm ở các vùng nông nghiệp ở miền Nam nước Ý là chuyện mà từ mấy năm nay báo chí Ý vẫn phanh phui ra. Đó là những lao động giá rẻ, không hề được hưởng quyền lợi bảo vệ lao động, đó là những lao động lúc nào cũng có thể bị o ép bức hiếp mà không thể nào đứng lên tố cáo bất kỳ ai vì chính vị thế nhập cư bất hợp pháp của họ đã đặt họ ra ngoài vòng pháp luật.
Thậm chí chính vì vị thế bất hợp pháp này, rất đông những người nhập cư bất hợp pháp là đối tượng để các băng đảng Mafia xã hội đen lôi cuốn vào các hoạt động bất chánh vì họ không có lựa chọn. Nhìn chung mà nói, có thể nói là chính những thuyền nhân này đã đang trở thành một lực lương lao động rẻ tiền, không được bảo vệ, dễ bị ức hiếp bóc lột của một số chủ nhân ông bất lương hay của băng đảng Mafia.
Từ đó có thể thấy là chính những băng đảng xã hội đen Mafia của Ý là những nhóm đứng ra liên kết với những băng đảng xã hội đen của các quốc gia phía Bắc Phi hay các vùng Nam Địa Trung Hải để tổ chức các tuyến buôn người, các mạng nô lệ thời hậu hiện đại. Nhưng đó cũng chỉ mới là những mặt tiêu cực của các băng đảng xã hội đen Mafia, hay của các chủ nhân ông vô nhân đạo của các nông trại. Ngoài ra, còn cả những lực lượng chính trị, ngoài miệng thì lớn tiếng đã kích bài ngoại nhưng bên trong lại chính là những bộ phận đã sống cộng sinh một cách đắc lợi trước hiện tượng nhập cư bất hợp pháp … 
RFI : Cụ thể, hiện tượng cộng sinh nói trên là như thế nào ? 
Huê Đăng : Trong những tháng gần đây ở Ý đã nổ ra xì-căn-đan mà báo chí Ý gán tên là “Mafia capitale”, tức là hiện tượng Mafia đã thâm nhập lũng đoạn các lực lượng chính trị, các cơ chế nhà nước ở Thủ đô Roma. Đó là hiện tượng tham nhũng hối lộ của các nhóm băng đảng xã hội đen cấu kết với một số quan chức trong guồng máy hành chánh nhà nước ở thủ đô để cùng nhau chia chác các khoảng tài trợ mà chính phủ Ý dành để đối phó vấn đề nhập cư bất hợp pháp và để hỗ trợ những người tị nạn.
Cụ thể là chính phủ Ý đã có những khoảng tài chính để xây dựng các cơ sở hậu cần để tiếp đón bảo quản những người nhập cư bất hợp pháp, và chính các băng đảng Mafia đã thâm nhập vào cơ chế nhà nước để có thể trúng thầu gần như toàn bộ các công trình xây cất và các hoạt động hỗ trợ người tị nạn. Từ đó, những người nhập cư bất hợp pháp, những thuyền nhân, nhưng người tị nạn đã trở thành một nguồn lợi lớn để khai thác tài chính một cách bất hợp pháp.
Nguồn khai thác này to lớn đến độ mà theo tiết lộ của báo chí về các thông tin nghe lén điện thoại của cảnh sát để làm bằng cớ truy tố các băng đảng, chính các tay thủ lãnh của băng đảng Mafia đã khoe nhau rằng … “kinh doanh người nhập cư bất hợp pháp đang có những thu hoạch tài chính to lớn gấp bao nhiêu lần so với các hoạt động buôn lậu ma túy trước đây.”
Thông tín viên Huê Đăng 05/01/2015

Monday, January 5, 2015


DAVID THIÊN NGỌC * TUỒNG VIỆT CỘNG

Đầu năm thay vai diễn tuồng hề

David Thiên Ngọc (Danlambao) - Cứ mỗi độ xuân về mở đầu cho một năm mới thì từ người dân cho đến các tập đoàn KT hay các tổ chức trong XH cho đến chính phủ không riêng gì nơi đâu mà hầu như trên toàn thế giới đều có vạch ra một chương trình hành động cụ thể hướng tới tương lai cho một năm mới đầy hứa hẹn…
Đối với những vị nguyên thủ đứng đầu chính phủ, nhà nước thường có những bài được gọi là “Thông điệp đầu năm” được đưa ra trước toàn dân như một bản “hạ quyết tâm” mà vị nguyên thủ đó thay mặt cho cả một hệ thống cầm quyền của một đất nước “tuyên thệ” với toàn dân và chịu trách nhiệm với non sông đất nước về những gì trong cái thông điệp ấy nêu lên.


Đối với các nước trên thế giới thì những lời tuyên thệ cùng với chương trình hành động được ban ra thì chính phủ, nhà nước ấy đến cuối năm soát xét lại đều có thực hiện nhưng đến mức độ nào, mỹ mãn hay không là tùy theo hoàn cảnh và điều kiện đặc thù nơi đó. Nhưng nói chung thì cái thông điệp được ban ra từ đầu năm là một chương trình hành động cụ thể là mục tiêu phải tiến tới và đạt được.
Riêng ở VN dưới chế độ độc tài cộng sản thì việc nói và làm của chính phủ, nhà nước nơi đây tôi không phải nói thêm gì nữa mà ai ai cũng rõ. Tuy nhiên họ vẫn nói, vẫn ban truyền, vẫn ra thông điệp… với những lời lẽ mới mẻ đầy hương đầy sắc, đầy khí phách (đúng hơn là chướng khí) mà người nghe đôi khi phải nhởn gai ốc nổi da gà.
Đầu năm 2014- Ông thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã phun ra một bản thông điệp với một nội dung mà người nghe không thể tưởng tượng nổi bởi với những ý tưởng cùng chương trình hành động với khẩu khí, khí phách đó nếu thành hiện thực thì rõ ràng Nguyễn Tấn Dũng đã đọc bản tuyên bố “cáo chung chế độ CSVN” vì nó hoàn toàn ngược lại với chế độ với thể chế, đường lối mà đảng CSVN đang áp đặt cho toàn thể nhân dân VN trong gần thế kỷ qua.
Trong thông điệp ấy có đoạn ông nói: "…Đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân…” “…Tập trung nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân…”; “…Nhà nước phải làm tốt chức năng kiến tạo phát triển…” tựu trung ở các điểm mà ông thủ tướng muốn nhấn mạnh là: Cải cách thể chế, xóa bỏ độc quyền, nắm vững ngọn cờ dân chủ, nhà nước kiến tạo phát triển… với những mục tiêu trên thì rõ ràng đối với chế độ CSVN là hoàn toàn ngược lại. Riêng với cụm từ “nhà nước kiến tạo phát triển” thì hoàn toàn xa lạ đối với cả hệ thống kinh tế chính trị VN.


Đây là một lối khoa trương cường điệu mà không ý thức được cái tầm và vị trí về kiến thức của mình tới đâu mà Nguyễn Tấn Dũng được sự tham mưu một cách tối kiến của cái ê-kíp đỉnh cao “trí tệ” của ông ta. Từ các cụm từ “Lòng tin chiến lược” đến “thành tâm chính trị” mà trên thế giới người ta đã từng dùng nhất là quan thầy Bắc Kinh mà vừa qua Ê-kíp tối kiến lại lồng vào để cho Nguyễn Tấn Dũng khoa môi mà tưởng rằng sáng tạo mới mẻ ở tầm cao. Giờ thì “nhà nước kiến tạo phát triển.” Theo tôi biết thì cái cụm từ này là một mô hình do một vị GS ở trường đại học California- Hoa Kỳ đưa ra từ năm 1982 nhưng trên thực tế chỉ mới là lý thuyết chưa được kiểm chứng thực nghiệm nên nó chưa có một kết quả giá trị nào. Hơn nữa đây là một mô hình nếu có giá trị thì cũng được áp dụng ở xã hội tư bản giãy chết Hoa Kỳ mà thôi.
Kiểm chứng lại suốt cả năm 2014 với những gì nói và làm của Nguyễn Tấn Dũng và chính phủ, nhà nước CSVN là hai chiến tuyến đối nghịch nhau. Mới đầu năm khi nghe ông ta phát ra bản thông điệp thì người dân VN ai ai cũng lóe lên trong đầu một tia hy vọng mặc dù vẫn biết là viễn vông nhưng vẫn hy vọng với tâm thức của người đang đi trong sa mạc lâu ngày, cơn khát đã đến hồi cực điểm mà nghe đâu đó có dòng nước mát.
Cụ thể qua các điểm, các mục tiêu như: “cải cách thể chế” thì đây chỉ là mỵ ngôn, Nguyễn Tấn Dũng liệu có làm được một cuộc Perestroika như Gorbachev ở Liên Xô vào cuối thập niên 80 của thế kỷ trước? trong lúc sinh mệnh chính trị của ông nơi động Ba Đình sóng gió luôn chực hờ đổ ập lên đầu ông và cuốn phăng lúc nào chưa biết mà đòi cải cách cả một hệ thống chính sách, chính thể của chế độ? Đó chỉ là mỵ ngôn nhằm lừa dân tộc. “Xóa bỏ độc quyền”! Độc quyền chính trị (điều 4 HP) là máu xương là sống còn của đảng CSVN- Xóa bỏ độc quyền về chính trị là điều viễn vông với cuồng vọng của tập đoàn CSVN, về kinh tế thì nó vẫn là cái đuôi của chính trị cho nên nếu xóa bỏ độc quyền KT khác nào CSVN tự cầm dao mà hoạn mình! Hủy đi cái phương tiện tuyệt vời để độc tài tham nhũng. Dẹp bỏ đốt phá sân sau và từ bỏ đặc quyền đặc lợi, bòn rút xà xẻo nguyên khí Quốc Gia.


Những con thuyền Vina… cùng các tập đoàn KT lớn là minh chứng, vốn ODA là cụ thể. Trong suốt năm qua Nguyễn Tấn Dũng vẫn tuyên bố các tập đoàn KT Quốc Doanh là chủ đạo. “Nắm chắc ngọn cờ dân chủ” hai từ dân chủ mà Nguyễn Tấn Dũng phun ra hoàn toàn là một cái bánh vẽ to tướng và đủ sắc màu. Các blogers lần lượt nhập kho từ đầu năm cho đến những ngày cuối năm là thể hiện bản chất quá rõ ràng.


Những phiên tòa bất công chưa nói là phi nhân và vô đạo liên tục diễn ra cho các nhà dân chủ yêu nước như Bùi Hằng, Thúy Quỳnh, Văn Minh, các thanh niên công giáo, các dân oan Dương Nội, các dân tộc thiểu số… và những án oan từ hàng chục năm tù cho đến tử hình để phục vụ cho thành tích của ngành công an, kiểm sát. Ngược lại các hành vi dùng nhục hình, tra tấn gây ra những cái chết oan của công dân thì chỉ là những bản án qua loa cho có lệ, luật sư giúp đỡ cho nạn nhân lại bị đe dọa và trù dập dưới nhiều hình thức.


Khủng bố, đánh đập, sách nhiễu càng gắt gao hơn đối với các nhà hoạt động dân chủ ôn hòa, kể cả các viên chức sứ quán của nước ngoài cũng không là ngoại lệ. Côn an còn thể hiện cao độ tính côn đồ, dã thú đối với nhân dân đưa đến cái chết của nhiều nạn nhân từ đồn bót cho đến ngoài đường phố. Thậm chí gần cuối năm bộ côn an và quốc phòng còn đưa ra thông điệp với nhiều hình thức trấn áp, dập tắt các dân oan khiếu kiện, công nhân đình công và thành phần bị cho là đối lập có tư tưởng chỉ trích và phản biện lại chế độ thần phục Bắc Kinh một cách ôn hòa, minh bạch, tích cực và văn minh.
Về ngoại giao trên trường Quốc Tế thì Nguyễn Tấn Dũng phun ra những sáo ngữ mà không hề biết ngượng mồm từ “lòng tin chiến lược”, “thành tâm chính trị” “…ai đó áp đặt cường quyền với những đòi hỏi phi lý…” đến “hòa bình hữu nghị viễn vông”… sau khi tuột xuống diễn đàn thì hoàn toàn quên hết (vì chỉ biết đọc lại những lời của kẻ khác viết) và làm ngược lại. Như sau khi tuyên bố cứng rắn về tình hình Biển Đông với những lời “hòa bình hữu nghị viễn vông” ở Manila thì ngay sau đó quay về Hà Nội ngoan ngoãn ngã vào mình ôm hôn thắm thiết Dương Khiết Trì qua thu hồi “đứa con hoang quay về với mẹ”! rồi đưa ra sáng kiến ươn hèn với giặc là “vừa họp tác vừa đấu tranh” và mới đây là phủ phục trước Du Chính Thanh qua ban lời chỉ dụ. Phải nói rằng trong 4 tên đầu sỏ động Ba Đình, Nguyễn Tấn Dũng là tên điếm thối, xảo ngôn nhất kể cả từ trước giờ trong cái guồng máy CSVN vô thần, vô đạo.

Đầu năm 2015- Nếu Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục bò lên để phun lời “xảo ngôn- điếm ngữ” thì không biết sẽ ra sao? Sẽ có bao nhiêu là cà chua trứng thối tới tấp bay vào kèm theo lắm điều xỉ vả. Do đó Ba Đình động sắp bày cho con sâu róm Trương Tấn Sang thay vai diễn tuồng hề.
Thật tình mà nói, chỉ một cảm quan bình thường cho dù là đứa trẻ chứ đừng nói một người có chút ít về hình tướng học thì ai mà chẳng phản cảm với bản mặt “đần độn” của tư sâu? Nó toát ra một trời u mê và ngu muội… thế mà leo lên ngồi ở ghế nguyên thủ Quốc Gia? Thật bất hạnh cho con dân VN dưới thời cộng sản.
Các bạn cứ thử nhìn hình ảnh tư sâu cúi gập mình không thể thấp hơn được nữa trước hàng lính của Trung cộng khi bò qua Bắc Kinh nhận chiếu chỉ Thành Đô II là thấy cái hèn và nhục không giấu vào đâu cho hết.
Năm 2015 chắc hẳn là thời điểm mà nhân dân VN ngoan cường bước qua lằn ranh của sự sợ hãi để nhìn thẳng vào mặt đảng CSVN vứt bỏ niềm tin mà gần thế kỷ qua đã lầm tưởng lẫn sợ hãi miễn cưỡng trao.
Trong bài viết đầu năm nay ông Trương Tấn Sang đề cập tới vấn đề mấu chốt và sống còn là “khôi phục lại lòng tin của nhân dân, bảo vệ chủ quyền và vực dậy nền kinh tế…” qua đó ông gọi lòng dân là “Quốc bảo dựng nước và giữ nước.” Nơi đây ông nói sự tụt hậu của nền kinh tế khiến đất nước khó tránh khỏi rơi vào lệ thuộc, trở thành sân sau của người khác và rằng “Nếu tụt hậu thì khó có thể bảo vệ được độc lập, chủ quyền đất nước” về ngoại giao thì ông cho rằng "cần nhận diện ai là bạn, ai là thù, ai là đối tác... trong từng lĩnh vực, từng tình huống, hoàn cảnh cụ thể" và rằng “Những ai tôn trọng độc lập chủ quyền... hợp tác bình đẳng cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của chúng ta" ông viết tiếp: "Bất kỳ thế lực nào có âm mưu, hành động chống phá mục tiêu của chúng ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc... đều là đối tượng đấu tranh". 
Đến thời điểm này mà ông Trương Tấn Sang, đảng CSVN gọi là khôi phục lòng tin của nhân dân thì e rằng đảng CSVN đã ngộ nhận. Bởi từ trước giờ nhân dân VN chưa bao giờ thực tâm có niềm tin và tự nguyện trao lòng tin cho đảng CSVN mà đảng CSVN cướp chính quyền từ tay nhân dân rồi tự trao cho mình cái quyền cai trị nhân dân, quản lý xã hội và ngồi trên hiến pháp và pháp luật mà ban bố cho nhân dân những gì mà đảng muốn.


Qua các cuộc bầu cử tốn 7, 8 trăm tỉ đồng tiền thuế của người dân để cho đảng diễn tuồng đã sắp sẵn rồi hàng năm mấy kỳ hội tụ lại hơn tháng trời ăn hút lãnh phần chỉ để ngoan ngoãn gật gù một cách vô thức những gì đảng đã vẽ… là chứng minh rằng người dân có bao giờ tự nguyện trao niềm tin và quyền thay mặt nhân dân cho đảng? những lá phiếu chỉ là hình thức với bản chất điếm lừa che mắt thế gian. Ngày nay tình hình chính trị đã bước sang một kỷ nguyên mới và ý thức công dân về các quyền phải có đã tiến lên nhiều. Do đó bức tường che chắn để cho bạo quyền tung hoành có nguy cơ sụp đổ theo trào lưu trên thế giới.
Tôi thiết tưởng cũng nên nói thêm chỗ này về hai chữ niềm tin chẳng những nó đã rơi vào tình trạng khủng hoảng trong toàn dân. Không riêng về niềm tin mà đến độ là khủng hoảng toàn diện và trong cả các cán bộ quan chức trong và ngoài đảng. Cái cụm từ “khủng hoảng sâu sắc và toàn diện” hầu như nó đã lan man âm ỉ trong từng ngóc ngách, mọi hành lang của cung vua, phủ chúa. Chính ông Lê Khả Phiêu cựu TBT đảng CSVN đã phải thốt lên rằng: “Đảng hiện đang tồn tại trong suy thoái…”
Đảng CSVN không còn cái thời mà trọn quyền đi đêm, trốn lén, bí mật bò qua biên giới để âm thầm bán nước cầu vinh được nữa. Mà người dân công khai mạnh mẽ đứng lên đấu tranh đòi quyền phải biết những gì có quan hệ đến sự tồn vong của đất nước giang san mà nhiều năm qua đảng đã che mắt bịt tai nhân dân bằng họng súng đường gươm.
Ngày nay đảng CSVN nói “Lòng dân là Quốc bảo dựng nước và giữ nước” là giáo điều, sáo ngữ mà người dân VN đã thấm đòn đau thương, máu lửa gần thế kỷ qua dưới chế độ độc tài cộng sản thì dễ gì hôm nay tiếp nhận một cách dễ dàng và đơn điệu?
Nói về KT các nước XHCN trước đây trên thế giới đã sụp đổ thì thiết tưởng ta cũng không cần nói gì thêm nữa. Tuy nhiên với tình hình thực tại của nền KT VN thời cộng sản với chiêu trò mông muội “KT thị trường định hướng XHCN” thì trên thế giới này có một không hai-tôi đã từng ví cái nền KT quái thai này như một người có hai bàn chân ngược nên khi bước đi không ngã nhào mới là điều quá lạ.
Ông Trương Tấn Sang nói nền KT tụt hậu sẽ bị lệ thuộc và trở thành sân sau (như một cái đuôi của con thú) của người khác mà không dám nói là Tàu cộng Bắc Phương? Và một khi đã trở thành cái đuôi rồi thì độc lập chủ quyền đất nước là điều xa lạ và lúc này cái quyền xác định ai bạn ai thù, ai là bóc lột ai người tâm giao không còn của người VN nữa!
Muốn thoát khỏi cái ám ảnh này CSVN cần bỏ hẳn cái thói xấu “đu dây” và phải minh bạch, thành tâm nhận chân cái giá của sự hai lòng mà trước đây CSVN đã phải trả cho cuộc tình tay ba với hai gã tình nhân khổng lồ tham sắc mê ăn Bắc Phương và điên rồ ra sức lội giữa hai dòng nước ngược, trong lòng lại canh cánh nỗi niềm “Gát tay qua Tề e Sở giận- Quay mình qua sở sợ Tề ghen.”
Ngoài ra để thoát khỏi vòng xoáy của cuồng lưu và vực dậy nền KT để không bị rơi vào các thảm trạng nêu trên thì ngoài từ bỏ thói xấu đu giây CSVN còn phải đoạn tuyệt với ý tưởng “ba không” mà cả tập đoàn CSVN mấy năm qua tuyên bố.
Để vững bước đi trên con đường khôi phục lại tiền đồ thì trước mắt là lối dẫn vào sân chơi TPP đầy hương sắc để hóa giải mọi nỗi niềm, mọi lo âu trăn trở thì CSVN phải cúi đầu bước qua mái vòm với hai chữ NHÂN QUYỀN trên đầu cổng! Liệu CSVN có đủ dũng khí vượt qua? Nếu không thì bức tranh Kinh Tế- Chính Trị VN với gam màu u tối trong cái nền “khủng hoảng sâu sắc và toàn diện”.
Và những luận điệu đầu năm cũng chỉ là cơn gió thoảng để rồi bay đi trong chốc lát mà các diễn viên hề CSVN thay nhau diễn trò tuy sen màn có khác nhau nhưng cùng trong một kịch bản được đưa ra từ động Ba Đình.
Ngày 5.1.2015



NGUYỄN ĐẠT THỊNH * MỸ NGA




MỸ PHẢN CÔNG NGA
(VienDongDaily.Com - 29/12/2014)


Tình trạng thặng dư nhiên liệu trên thị trường thế giới tạo ảnh hưởng tai hại cho Nga là điều không thể tránh, dù Hoa Kỳ muốn tránh; đằng này Hoa Kỳ lại không muốn tránh mà còn muốn gây áp lực kinh tế, đòi Nga nhả bán đảo Crimea của Ukraine mà họ vừa thôn tính.
Phản Công

Bài NGUYỄN ĐẠT THỊNH
Phản công là phản ứng của một lực lượng quân sự sau khi bị tấn công, để tái chiếm lãnh thổ bị địch chiếm, hoặc để gây tổn thất cho địch. Nã Phá Luân viết, "Phút nguy hiểm nhất là phút mừng chiến thắng," vì đó cũng là phút địch phản công.

Từ Hàng Không Mẫu Hạm Vinson cất cánh đi tác chiến


Chiến lược gia Barack Obama có thể đang sống cái phút nguy hiểm nhất trong cuộc tấn công kinh tế ông đánh vào ba quốc gia thù nghịch với Hoa Kỳ -Nga, Iran và Venezuela, vì ông đang chiến thắng.
Nga lên án Hoa Kỳ lôi kéo Saudi Arabia vào chiến lược đánh gục nền kinh tế Nga bằng cách gia tăng quá đáng số lượng dầu bơm lên khỏi lòng giếng để tạo ra tình trạng thặng dư -số cung nhiều hơn số cầu- khiến xăng, dầu mất giá đến gần một nửa, và đồng ruble của Nga cũng mất giá theo.
Nhiều cơ quan truyền thông Hoa Kỳ cho là lập luận này có phần đúng, ký giả Mỹ Andrew Higgin đồng ý với lời buộc tội đó; anh viết, "Không thể chối cãi dụng ý của Hoa Thịnh Đốn trong việc làm xăng, dầu mất giá; chỉ riêng việc gia tăng sản xuất của Hoa Kỳ cũng đã đủ tạo tình trạng xăng, dầu tràn ngập thị trường."


Thật ra, dù không cố ý, mức sản xuất xăng, dầu của Hoa Kỳ vẫn gia tăng nhờ việc bành trướng kỹ thuật bơm dầu từ những lớp đá trong lòng đất (shale); kỹ thuật này khiến đang từ vai trò nhập cảng nhiên liệu, Hoa Kỳ trở thành một quốc gia có khả năng xuất cảng xăng, dầu, và khí đốt; những thứ này vốn vẫn đem lại cho Nga gần một nửa tổng sản lượng quốc gia.

Tình trạng thặng dư nhiên liệu trên thị trường thế giới tạo ảnh hưởng tai hại cho Nga là điều không thể tránh, dù Hoa Kỳ muốn tránh; đằng này Hoa Kỳ lại không muốn tránh mà còn muốn gây áp lực kinh tế, đòi Nga nhả bán đảo Crimea của Ukraine mà họ vừa thôn tính.
Cơ quan United States Energy Information -Tin Tức Về Năng Lượng Mỹ- cho biết năm 2008 Hoa Kỳ có khả năng sản xuất mỗi ngày 5 triệu thùng dầu thô, năm nay họ sản xuất 9 triệu thùng -gần gấp đôi. Mức gia tăng đó khiến Hoa Kỳ sản xuất nhiều dầu hơn cả Iraq lẫn Iran, và không thể không gây xáo trộn sinh hoạt trên thị trường xăng, dầu.
Tổng Thống Barack Obama chủ trương gia tăng vai trò lãnh tụ thế giới của Hoa Kỳ, trong lúc giảm thiểu tổn thất sinh mạng của người lính Mỹ; ông thể hiện chủ trương đó bằng chiến lược "không chạm gót xuống đất" và chiến lược "bóp nghẹt kinh tế" đối phương.

Chiến lược không chạm gót xuống đất đang giúp 6,000 người lính Mỹ -2% khả năng quân sự của Hoa Kỳ- đánh bại lực lượng IS (Islam State) giúp đem lại thắng thế cho cả 4 quốc gia Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Kurd, và Syria; riêng Syria -chủ trương thù nghịch với Hoa Kỳ- nhưng vẫn hưởng lợi trong việc Hoa Kỳ gây tổn thất nặng nề cho IS -lực lượng chính trong cuộc nội chiến Syria.

Tác chiến trên chiến trường Trung Đông, nhưng 6,000 người lính Mỹ lại không ăn, không ngủ trên bãi cát sa mạc, không đối diện với mìn bẫy, và không là mục tiêu cho xe bom Ả Rập tàn sát. Họ ăn thức ăn nóng, ngủ trong phòng lạnh, đọc sách trong thư viện, xem chiếu bóng, đánh bóng rổ trên Hàng Không Mẫu Hạm Vinson, rồi cũng từ đó cất cánh bay vào chiến trường tấn công những cánh quân IS đang di chuyển, hoặc đánh bom những căn cứ họ ẩn trốn trên lãnh thổ 2 nước Iraq và Syria; tấn công địch quân, tiêu diệt hàng chục, hàng trăm sinh mạng, mà họ nhẩn nha, nhàn hạ như những viên chức đi làm công sở.


Chiến lược "không chạm gót xuống đất" chỉ tuyệt diệu trên chiến trường Trung Đông; nhưng để đối phó với một đối thủ có khả năng quân sự lớn lao như Nga, chiến lược gia Obama tránh không dùng đến quân đội, vì một cuộc giao tranh giữa quân Mỹ và quân Nga tạo ra nguy cơ rất gần với một cuộc thế chiến, trong đó nguy cơ tàn sát bằng võ khí nguyên tử là điều có thể xẩy ra.
Tuy cần tránh nguy cơ thế chiến, nhưng Hoa Kỳ cũng không thể để Nga đi vào con đường lấn chiếm lân quốc như Đức Quốc Xã đã lấn chiếm 80 năm trước -cuộc lấn chiếm đã làm bùng nổ Thế Chiến Thứ Nhì.
Để tránh chiến tranh quân sự, Hoa Kỳ sử dụng chiến lược siết chặt, bóp nghẹt kinh tế Nga; mỗi ngày đòn kinh tế một siết chặt hơn, bóp nghẹt hơn, mặc dù Ủy Ban đặc trách Chính Sách Tài Chánh của Ngân Hàng Anh Quốc báo động Hoa Kỳ đừng quá mạnh tay, vì chính Hoa Kỳ và Liên Âu cũng đang gặp khó khăn do tình trạng giá xăng dầu hạ quá thấp.
Nhưng Obama vẫn không để lực lượng đối lập với Hoa Kỳ -Nga, Iran và Venezuela- thoát khỏi cảnh suy thoái kinh tế, trước khi họ gục ngã, như chế độ Cộng Sản Nga đã gục ngã năm 1989, vì suy thoái kinh tế.
Cựu tổng trưởng ngân khố Nga, ông Aleksei L. Kudrin, một trong những người thân thiết của tổng thống Nga Vladimir V. Putin, vừa lên tiếng khuyến cáo Putin nên cải thiện bang giao với Hoa Kỳ và Liên Âu trước khi tình hình kinh tế Nga trở thành xấu hơn.
Học giả Edward N. Luttwak -người đã viết nhiều tác phẩm về chiến lược kinh tế, và cũng là cố vấn của Ngủ Giác Đài- nhận định, "Mỹ đang loại nhiều cường quốc đối nghịch, mà không bắn một viên đạn nào cả."


Tại Iran -một trong 3 quốc gia chống Mỹ- tình trạng thâm thủng ngân sách nghiêm trọng đến mức Iran đang cho phép những thanh niên đến tuổi quân dịch không phải nhập ngũ nữa, vì ngân sách quốc phòng không còn đủ để đón nhận thêm tân binh.
Kinh tế gia Iran, ông Hossein Raghfar tuyên bố với tờ báo Etemaad, "Chúng ta đang lâm vào cảnh cực kỳ túng quẫn; chính phủ cần tiền, rất cần tiền, nhưng không tìm đâu ra tiền."
Venezuela, cũng không khá gì hơn, vì 95% tổng sản lượng quốc gia là tiền bán dầu; ỷ lại vào thế ngồi trên giếng dầu lớn nhất thế giới, Venezuela giúp đỡ Cuba bằng cách bán dầu rẻ, và thực hiện nhiều chương trình xã hội rộng rãi trong nước để giúp đỡ người nghèo. Giờ này họ đang thiếu ngân khoản cần thiết để tài trợ những chương trình xã hội đó.

Không bán được dầu, thiếu ngoại tệ nhập cảng hàng hóa, nên Venezuela thiếu thốn đủ thứ trên thị trường; thiếu đến cả những nhu yếu phẩm thông thường nhất như xà bông giặt quần áo, đồ gia dụng, và đến cả thực phẩm cũng trở nên khan hiếm, khiến quần chúng phải xếp hàng để mua.
Nhưng, khốn đốn nhất vẫn là Nga; quần chúng mất tin tưởng vào giá trị đồng ruble -đang mỗi ngày một mất giá hơn- mọi người đổ xô đi mua hàng, mua bất cứ thứ gì để tiêu cho hết những đồng tiền đang trở thành giấy lộn.

Không phải là một kinh tế gia, Putin tìm cách giải quyết tình trạng tuyệt vọng kinh tế bằng một giải pháp quân sự cũng tuyệt vọng không kém: hôm thứ Sáu 12/26 ông ký ban hành một bản "đường hướng quân sự" mới, nhận định là lực lượng NATO (North Atlantic Treaty Organization-Tổ Chức Liên Phòng Bắc Đại Tây Dương) là kẻ thù số 1, và đang trở thành mối hiểm họa cho Nga, ông nói thêm là nhận định này có thể bắt buộc Nga sử dụng loại vũ khí có đặc tính chính xác để đối phó với NATO.

Bản đường hướng quân sự chỉ trích chủ trương bành trướng của NATO tạo tình trạng mất thăng bằng cho Nga và khuyến khích bọn khủng bố tấn công Nga. Bản đường hướng quân sự cũng nêu đích danh Hoa Kỳ như một trong những đe dọa cho Nga, và xác định là Nga có thể sử dụng vũ khí nguyên tử để tự vệ chống một cuộc tấn công quân sự.
Chắc chắn cả NATO lẫn Hoa Kỳ sẽ không tấn công Nga bằng lực lượng quân sự; chiến lược kinh tế và vũ khí dầu hỏa đã đủ mạnh để đốt nóng cái ghế tổng thống Nga của Putin. Ông không thể ngồi lâu trên mặt ghế quyền lực đó mà không bị đốt cháy.
Ông chỉ còn một khoảng thời gian rất ngắn để -hoặc trở về sinh hoạt trong trật tự chung của thế giới, hoặc làm loạn- gây ra một cuộc thế chiến vô cùng khiếp đảm, như Nã Phá Luân viết "phút nguy hiểm nhất là phút mừng chiến thắng." (nđt)

VŨ KHÍ KINH TẾ

Nguyễn Đạt Thịnh


Tổng Thống Obama tổ chức họp báo trên sân Tòa Bạch Ốc, sau lưng là trực thăng đang chờ sẵn.
Hôm thứ Năm 20 tháng 3, trước khi bay xuống Florida tham dự một cuộc vận động tài trợ ứng cử (fund-raising), Tổng Thống Obama gặp phóng viên truyền thông ngay trên sân cỏ Bạch Cung để loan báo trận tấn công thứ nhì nhắm vào những nhân vật cự phú và thân cận với tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông trừng phạt những người này về tội đồng lõa với ông Putin xâm lược Ukraine, chiếm Crimea.

Phóng viên Mark Landler của tờ The New York Times viết: “Cuộc họp báo được tổ chức vội vã, với chiếc trực thăng chờ cất cánh ngay sau lưng ông, khiến những điều tổng thống Obama công bố mang tính khẩn trương của một biện pháp chiến tranh, nhằm đáp ứng tình hình đang biến chuyển trên chiến trường Ukraine.”

Súng chưa nổ mà cuộc xâm lược đã thành công, Nga đã chiếm Crimea; nhưng lại đang khựng đứng tại đó, chịu đựng cuộc phản công bằng bom kinh tế của Mỹ.

Trong danh sách những nhân vật Hoa Kỳ vừa chọn để dội bom kinh tế lên đầu, có ông Sergei B. Ivanov, tham mưu trưởng của Putin, ông Gennady N. Timchenko, một nhà tỉ phú Nga nhiều liên hệ với ông Putin, và ông Yuri V. Kovalchuk, nhân vật “tay hòm, chìa khóa” của nhiều lãnh tụ Nga, kể cả ông Putin.

Obama còn nói ông đang tự chế – chỉ sử dụng những biện pháp trừng phạt cá nhân – nhưng nếu những biện pháp này chưa đủ để khuyến cáo Nga, có thể ông phải tấn công vào những mục tiêu lớn hơn trong kỹ nghệ dầu và khí đốt của Nga. Ông hy vọng sẽ không phải sử dụng đến những biện pháp đó, để không gây tổn thất quá lớn cho Nga, và tạo xáo trộn thị trường thế giới. Tuy nhiên, nếu phải sử dụng đến những biện pháp này mới ngăn chặn được cuộc tấn công Ukraine, ông sẽ không ngần ngại.

Nói cách khác, kỳ vương Obama cho đối thủ biết trước, nếu con chốt đỏ cứ lầm lũi vượt biên, sang sông, ông sẽ gài thế song xa, đưa Putin vào thế bí.

Viên chức hành pháp nói thêm là đợt tấn công kinh tế thứ nhì, tuy chỉ nhắm vào những nhân vật thân cận của ông Putin, nhưng mang tầm vóc nặng hơn những đòn kinh tế tấn công Iran năm ngoái, khiến nước này phải ngồi vào bàn thương thuyết.

Trả đòn, Nga công bố trừng phạt 9 chính khách Hoa Kỳ, trong số có chủ tịch Hạ Viện John A. Boehner, trưởng khối đa số Thượng Viện, Harry Reid, nghị sĩ John McCain, và 3 cố vấn thân tín của ông Obama.

Obama nói, “Toàn bộ những trừng phạt kinh tế này đều do viên chức Nga tự lựa chọn, Hoa Kỳ chỉ bắt họ trả giá cho hành động xâm lược của họ. Hoa Kỳ đã cảnh cáo họ trước, giờ này họ mới thấy là chúng ta không nói suông.”

Đợt trừng phạt đầu tiên xẩy ra vào ngày thứ Hai 17/3. Khi công bố biện pháp tấn công kinh tế nhắm vào những cá nhân có trách nhiệm trong việc xâm lược Ukraine, ông Obama nói là ông sẽ leo thang, hay xuống thang trừng phạt tùy theo phản ứng của người Nga. Giờ này – chỉ 48 tiếng đồng hồ sau lần đầu công bố trừng phạt – ông gia tăng số người bị phạt, và đe còn mở rộng mục tiêu oanh tạc rộng hơn nữa, nếu cần.

Một viên chức hành pháp nói, “Sự trừng phạt chuyển từ những viên chức chính phủ sang đám tay chân của ông Putin; trong những người bị trừng phạt đợt sau có nhiều tay kinh tài của Putin.”

Hành pháp Mỹ dùng đợt trừng phạt kinh tế thứ nhì để đối phó với việc Nga chuyển quân đến sát biên giới Đông và Nam của Ukraine, sẵn sàng vượt biên giới để chiếm thêm nhiều vùng đông cư dân gốc Nga trú ngụ; Nga muốn leo thang chiến tranh, tổng thống Obama vẫn gạt bỏ giải pháp tiếp cứu quân sự.

Giới chiến lược đánh giá đợt trừng phạt thứ nhì là chính xác như một cuộc truy kích bằng drones, chỉ nhắm vào túi tiền của những kẻ thân tín với Putin chứ không gây tổn hại cho quần chúng Nga. Ông Anders Aslund – nhân vật lão thành của Viện Peterson for International Economics – chuyên nghiên cứu về tình hình kinh tế thế giới nhận định: “Tổn thất gây ra không đáng kể trên tầm vóc quốc gia, nhưng rất lớn đối với một cá nhân, hay một tổ chức; những cá nhân và tổ chức này lại kề cận với ông Putin.

Nếu Âu Châu phối hợp biện pháp trừng phạt với Hoa Kỳ, và nếu Hoa Kỳ nới rộng biện pháp trừng phạt qua địa hạt năng lượng thì kết quả sẽ rất lớn.” Nhưng trừng phạt chưa leo thang, Obama vẫn cho đối phương có thời giờ để tỏ thái độ: chọn hòa bình hay hay tiếp tục chọn con đường xâm lược.

Danh sách do bộ Ngân Khố còn có tên 16 viên chức cao cấp và tổng giám đốc những Công Ty Quốc Doanh, những nhân vật này đều có liên hệ cố cựu với ông Putin; một số cũng đang bị Liên Âu trừng phạt.
Bốn nhân vật mới trong danh sách phạm nhân là những người đã thu hoạch tài sản lớn lao nhờ có liên hệ với chính quyền Nga; ngoài 2 ông Timchenki và Kovalchuk, là anh em ông Arkady và Boris Rotenberg, cả hai cùng giầu bạc tỉ và cùng được chính phủ Nga cho lãnh mối thầu kiến trúc khu Thế Vận Hội Sochi trị giá $7 tỉ mỹ kim.

Một ngân hàng cỡ trung -Bank Rossiya- cũng bị Bộ Ngân Khố Mỹ trừng phạt, vì tỉ phú Kovalchuk nắm nhiều cổ phần nhất; Bank Rossiya không được tiếp tục chuyển ngân bằng trị giá Mỹ kim nữa, và toàn bộ tài khoản của ngân hàng này ký thác trong hệ thống ngân hàng Âu Châu đều bị phong tỏa.

Obama tuyên bố trong cuộc họp báo tốc hành là ông không chủ trương tấn công toàn diện vào nền kinh tế Nga; giới chuyên viên kinh tế cũng tin là ông chưa sử dụng đòn tối độc đó, chưa gây tổn thất cho hệ thống kỹ nghệ gồm những cơ xưởng năng lượng, kim khí, hầm mỏ, và dịch vụ tài chánh. Ông tuyên bố, “Viên chức Nga phải thấy là càng leo thang chiến tranh, họ càng đưa Nga vào thế bị cô lập nhiều hơn.”

Cân nhắc lợi hại, các chuyên viên kinh tế cho rằng hậu quả cuộc tấn công của Obama sẽ rất nhỏ cho nền kinh tế Hoa Kỳ, vì tầm vóc khiêm tốn của kinh tế Nga, và mật độ doanh thương Nga-Hoa Kỳ cũng không quan trọng lắm.

Viên chức Bộ Ngân Khố cho biết đã ghi nhận được những tín hiệu cho thấy Nga thấm đòn tấn công kinh tế; một trong những tín hiệu này là tổ chức đánh giá Standard & Poor vừa định giá kinh tế Nga xuống mức âm -negative; đồng ruble của Nga cũng đã tuột giá trầm trọng. Tỉ phú Timchenko còn loan báo bán gần như toàn bộ cổ phiếu trong tổ chức doanh nghiệp Gunvor Group cho giám đốc điều hành của tổ chức này, để tránh hậu quả trừng phạt kinh tế.

Phản ứng của Nga đối với đòn kinh tế thứ nhì là vừa bất bình vừa khinh thị; ngoại trưởng Sergey V. Lavrov tuyên bố, “Những biện pháp trừng phạt này phạm pháp, vì thiếu căn bản pháp lý quốc tế; không đạo luật nào cho ông Obama được làm như ông đang làm.”

Phát ngôn viên của Putin, ông Dmitri S. Peskov, đe dọa Mỹ là họ cũng sẽ có biện pháp trả đũa và những biện pháp này sẽ đến rất nhanh, Mỹ không phải chờ đợi lâu.

Một trong những nhân vật bị trúng bom kinh tế – ông Vladimir I. Yakunin, tổng giám đốc sở Hỏa Xa Nga – nói với hãng thông tấn Interfax, “Thật đáng trách là Hoa Kỳ, quốc gia tự xưng là dân chủ, lại sử dụng những đòn trừng phạt như vậy đối với việc làm lương thiện của Nga.”

Trong 2 cuộc điện đàm với ông Putin trước khi cuộc xâm lược Crimea xẩy ra, chắc chắn Obama đã cảnh cáo Putin về những biện pháp trừng phạt bằng vũ khí kinh tế của Mỹ, và về chiến thuật trừng trị đích danh từng cá nhân, mà ông đã sử dụng để truy kích đích danh, và loại từng tên lãnh tụ al-Qaeda ra khỏi vòng chiến.

Nga không là mục tiêu thí điểm để Obama trắc nghiệm công dụng của vũ khí kinh tế; ông đã thử nghiệm thành công loại vũ khí này với Iran. Nga cũng không giúp Obama thử nghiệm chiến thuật tấn công đích danh, và loại từng thủ lãnh địch; Obama đã dùng chiến thuật này đánh tê liệt tổ chức khủng bố al-Qaeda.

Đối thủ tương lai của Hoa Kỳ – Trung Cộng – đang theo dõi cuộc chiến tranh xâm lược chiếm Crimea không đổ máu của Nga, và cuộc phản công không nổ súng của Mỹ để hoàn chỉnh chiến lược mở rộng lãnh thổ về hướng Nam, sát nhập vùng Cao Nguyên Việt Bắc vào lãnh thổ Tầu.

Hai con cá mà xếnh xáng Tập Cận Bình đang rình bắt bằng cả 2 tay là vừa chiếm được lãnh thổ Việt Nam, vừa tiếp tục bán tạp hóa cho Wal Mart. Họ Tập đang học tập kinh nghiệm của Putin – biết sợ, và biết cách tránh né vũ khí kinh tế.
NGUYỄN ĐẠT THỊNH
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
* Trang bài viết của Nhà văn Nguyễn Đạt Thịnh – Viễn Đông Daily News
Share this:

VẠN MỘC CƯ SĨ * SAO KHỔ THẾ NHĨ?




  SAO KHỔ THẾ NHĨ?
VẠN MỘC CƯ SĨ  
Cộng Đảng là đảng vô sản nghĩa là gồm những người nghèo và it học . Marx đã đề cao giai cấpvô sản là giai cấp cách mạng nhất, còn các giai cấp khác là thành phần lưng chừng phản động, phản cách mạng. Theo Marx, Lenin, Stalin sau đảo chính tháng mười đã đuổi các trí thức ra khỏi nước Nga để sau đó bỏ tiền ra thuê các khoa học gia ngoại quốc với giá cắt cổ. . Việt nam cũng thế. Năm 1930, Xô Viết Nghệ Tĩnh nổi dậy với khẩu hiệu "trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ" làm cho trí thức bị tàn sát nặng nề. Nói đánh tư sản nghe ra còn  ngửi được vì bọn họ vu cáo nhà giàu bóc lột, còn trí thức như Tản Đà, Hàn Mặc Tử, Lê Văn Trương, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng cũng là vô sản kia mà! Sao Marx bất công và lệch lạc như thế?

Trong kháng chiến chống Pháp, bọn Nguyễn Tuân, Văn Cao đã phải che giấu lý lịch trí thức của mình bằng cách lấy vợ nông dân, nói tục, chửi thề, mặc áo quần rách rưới, cả tháng không tắm rửa, ngủ dậy không đánh răng súc miệng. Họ sợ nhất là bị phê bình tạch tạch sè (tiểu tư sản), hủ hóa và lãng mạn, làm như nông dân không bao giờ sờ mu rùa và lòng thanh tịnh, đạo đức cách mạng triệt để như bác Ba suốt đời hy sinh hạnh phúc gia đình cho sự nghiệp cách mạng, chẳng bao giờ thấy con bướm vàng  nó xòe đôi cánh!
Bác chỉ học lớp ba hay lớp nhì, và đã tự hào vô sản và khinh miệt trí thức, coi trí thức là cục phân thế sao bác và đồng bọn phải tuyên truyền rằng bác đỗ tiểu học, đỗ Thành Chung, học trường Quốc Học, làm thầy giáo trường Dục Thanh Phan Thiết, học trường Bách Nghê Saigon dù chỉ vài tháng, vài tuần? Và tại sao bác cũng phải chôm bút hiệu Nguyễn Ái Quốc của Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền là những trí thức? Và khi sang Nga, bác đâu có được học trường Phương Đông như Trần Văn Giàu, Nguyễn Thị Minh Khai mà cũng hô lên mình học trường này? 

Chỉ có bọn phong kiến mua quan bán tước mới cần bằng cấp,  và bọn tay sai Pháp Mỹ cần bằng cấp để làm thông phán, tối rượu sâm banh, sáng sữa bò , còn giai cấp vô sản, và các chiến sĩ cách mạng đâu cần bằng cấp!Giật cầu, phá đường, bắn sẻ, ám sát mới là nhiệm vụ vinh quang, đầu cần bằng cấp!  Sao lại phải khổ như thế nhĩ?


"Có âm dương có vợ chồng", ai cũng thế cả. Ông Marx, ông Mao cũng có vợ con tại sao bác lại muốn làm thánh khổ tu? Có ai bắt bác phải làm thế, nói thế? Đi đâu, cả trăm, ngàn lần bác cứ nói ta hy sinh hạnh phúc cá nhân cho cách mạng! Nhưng sự thực bác noí láo. Bác có cả tá đàn bà trẻ con xung quanh bác. Hơn nữa bác mang bệnh nhi dâm, tội hãm hiếp phụ nữ, trẻ con và giết người.Tại sao bác và cộng đảng phải giết Nông Thị Xuân và chị em của bà ấy rồi quăng xác ra đường? Sao bác và cộng đảng điên cuồng  và khốn khổ như thế nhĩ?


Huỳnh Tâm cho biết Mao, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai muốn đưa Hồ Tập Chương, người Hẹ, gốc Đài Loan làm chủ tịch Việt Nam để biến Việt Nam thành một quận lị của Trung Quốc. Họ bèn đưa tập "Ngục Trung Nhật Ký" của một tác giả vô danh, trình độ thấp kém gán cho là tác phẩm của Hồ Chí Minh tức Hồ Tập Chương. Các ông  Lưu, Chu đều có học, và cả cái lò tình báo Hoa Nam thiếu gì người tài lại đi làm một chuyện ấu trĩ như thế? Tại sao lại để cái bìa ghi 1932-1933 mà lại bảo rằng ghi sai, phải là 1942-1943 là thời gian Hồ Chí Minh bị Tưởng Giới Thạch bắt giam tại Quảng Tây- Trùng Khánh! Bọn Trung Cộng khôn mà không ngoan. Muốn quảng cáo cho Hồ Chí Minh tại sao họ không bảo bọn văn nô làm một tập thơ và ghi là 1942-1943?

Lấy tập thơ đề 1932-1933 mà bảo là 1942-1943 là dại dột, sao không xé tờ bỉa đi, thay vào cái bìa ghi 1942-1943? Trung Cộng làm điều ngốc nghếch như vậy khiến cho Hồ Chí Minh và Việt Cộng phải ra công chữa lửa mà chẳng ai tin! Sao khổ như thế?

Trước năm 2000, nhiều người vẫn còn theo Việt Cộng tin rằng Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc, là Nguyễn Tất Thành là người Việt Nam. Nếu ông Hồ là người Việt Nam thì Ngục Trung Nhật Ký không phải của ông Hồ mà của một người Hoa, có thể là của già Lý, theo như Giáo sư Lê Hữu Mục tố cáo năm 1990. Việt Cộng cũng nhiều nhân tài nhưng trước tố cáo của GS Lê Hữu Mục họ im lặng chỉ có vài con cầy tơ nhảy ra kêu gâu gâu mấy tiếng yếu ớt. 

Gần đây Trần Gia Phụng lại bồi thêm một quả búa tạ. Ông tố cáo. bác chôm thơ của Vương Hàn mà gửi cho tướng Trần Canh. Bài thơ của Vương Hàn 28 chữ, bác bê 21 chữ của người ta, thành ra bác thuổng 1/3 bài thơ của Vương Hàn. Vương Hàn 王翰 (687 – 726) là một nhà thơ đời đường mà bài Lương châu  từ là một bài thơ nổi tiếng. Tôi xin ghi lại hai bài để độc giả thưởng thức tài nghệ của Hồ Chí Minh, một nhà thơ lớn của Việt Cộng. 


涼州詞 


催 

 

Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi.
Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.

Rượu đào, uống chén dạ quang
Chưa say, đàn địch gọi vang lên đường
Chớ cười say ngủ sa trường,
Chiến chinh mấy kẻ lên đường về quê!

 

同志 
美酒夜光杯
欲饮琵琶马上催 
醉卧沙场君莫笑
敌兵休放一人回

 
Tặng Trần Canh đồng chí
;Hồ Chí Minh



Hương tân mỹ tửu dạ quang bôi

Dục ẩm, tỳ bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Địch nhân hưu phóng nhất nhân hồi.

Tặng đồng chí Trần Canh
"Sâm banh" rượu ngọt chén lưu ly,
Muốn uống mà đàn giục ngựa phi
Say ngủ sa trưng chớ cười cợt,
Đừng tha quân giặc một tên về!

    Hồ Chí Minh là người Trung Quốc sao lại ăn cắp thơ Trung Quốc? Ngục Trung Nhật Ký chưa đủ nay lại lộ ra bài thơ Vương Hàn. Nếu ông là người Trung Quốc thì sáng tác thơ  Hán tự có gì khó khăn? Dù không làm thơ được thì cũng chẳng sao. Một lãnh tụ sao lại có hành vi trẻ con và trộm đạo như thế?  Sao bác suốt đời đạo văn? Sao bác khổ như thế?

Hơn nữa bác là cộng sản, đạo đức và tư tưỏng " hoành tráng"  sao lại chôm một bài thơ phản động, phong kiến, lạc hậu như thế bởi vì quân đội và tướng cách mạng đâu có uống rựợu say trên sa trường? Đó là chuyện khờ khạo để cho quân địch lấy đó mà xuyên tạc quân cách mạng say sưa rượu chè, hủ hóa, không có tinh thần chiến đấu và đạo đưc cách mạng!  Than ôi, lập trường của bác để đâu? Sao bác phải làm thơ, phải cóp thơ Vương Hàn cho khổ thân như thế?




Sống chết là chuyện thường vì ở đời mấy ai thoát khổ "sinh, lão, bệnh, tử"? Ông Nguyễn Bá Thanh chữa không lành bệnh phải về. Tại sao có người muốn xì tin ra, có người muốn bưng bít. Té ra dấu giếm, che đậy và dối trá là căn bệnh mãn tính của Việt Cộng. Có gì quan trọng đâu mà phải bưng bít. Tại sao phải  khổ thế nhĩ?.
 
 Du Tử Lê là một trong những người đầu tiên sau 1975 được Mỹ bốc qua Mỹ. Ông làm thơ khá hay, đặc sắc nhất là bài " Khi tôi chết hãy đưa tôi ra biển. Không cần phải đưa xác ông ra biển, ông cũng đã về Việt Nam in được vài tập thơ. Xưa nay truyền thống Việt Nam in thơ là để tặng bạn bè chỉ có tiểu thuyết là có giá nếu nổi danh. Sau 1975, tại Việt Nam sách in ra nhà xuất bản tặng cho tác giả vài chục quyển thế là xong, không có tiền xây nhà tậu xe như ngày xưa Lê Văn Trương, Bình Nguyên Lôc, Lê Xuyên... Không hiểu người ta chi cho Du Tử Lê, Nhật Tiến bao nhiêu? Nhưng ta phải khen Du Tử Lê đa tài. Ngoài tài thơ còn có tài xoay trở theo như Lão Tử dạy:" Lưỡi mềm thì còn, răng cứng thì gẫy". Tuyệt hảo từ là  bài thơ dưới đây:

MỘT BÀI THƠ CỦA DU TỬ LÊ
 (viết về 30 tháng Tư/ 1975)

ai nhớ ngàn năm một nỗi mừng

Tháng tư đã đến rừng chưa thức
Mưa vẫn chờ tôi ở cuối đường
Có môi, không nói lời ly biệt
Và mắt chưa buồn như mộ bia

Tháng tư nao nức chiều quên tắt
Chim bảo cây cành hãy lắng nghe
Bước chân giải phóng từng khu phố
Và tiếng chân người như suối reo

Tháng tư khao khát, ngày vô tận
Tôi với người riêng một góc trời
Làm sao ngưòi biết trời đang sáng
Và cánh chim nào sẽ bỏ tôi

Tháng tư sum họp người đâu biết
Cảnh tượng hồn tôi: một bóng cờ
Với bao chiêng, trống, bao cờ xí
Tôi đón anh về tự mỗi nơi

Tháng tư binh mã về ngang phố
Đôi mắt nhìn theo một nỗi mừng
Đêm ai tóc phủ mềm da lụa
Tôi với người chung một bóng cờ

Tháng tư nắng ngọt hoa công chúa
Riêng đoá hoàng lan trong mắt tôi
Làm sao anh biết khi xa bạn
Tôi cũng như người: Một nỗi vui

Tháng tư chăn gối nồng son, phấn
Đêm với ngày trong một tấm gương
Thịt, xương đã trả hờn sông, núi
Tôi với người, ai mang vết thương?

Tháng tư rồi sẽ ngàn năm nhớ
Rừng sẽ vì tôi nức nở hoài
Mắt ai ngu sẽ như bia mộ
Ngựa có về qua cũng thiếu đôi

Tháng tư nhắc nhở ngàn năm nữa!
Cảnh tượng hồn tôi những miếu đền
Trống, chiêng, cờ, xí như cơn mộng
Mưa đã chờ tôị Mưa...đã ...mưa

Mai kia sống với vầng sao ấy
người có còn thương một bóng ai
Góc phố còn treo ngời lãnh tụ
Ai nhớ ngàn năm một bóng ai?"


Muôn năm chánh sách Việt Cộng vẫn là đấu tố. Muốn về Việt Nam làm ăn thì phải như Phạm Duy, Nguyễn Cao Kỳ, Bùi Duy Tâm ...  phải quỳ lạy, phải ca tụng Việt Cộng,  phải chửi mình và tố người ngay cả tố cha mẹ mình nữa. Thu Tứ  ( con Võ Phiến) , Du Tử Lê đều đi theo con đường này. Sao khổ thế nhĩ?
Vạn Mộc cư sĩ






THANH THANH * ÔNG TRƯƠNG BÓI NHẦM

 KINH THÁNH
theo Ông TRƯƠNG TIẾN ĐẠT:

Các cuộc Đảo chánh tại Vatican và Mac-tư-khoa sẽ xảy ra trong Mùa Giáng Sinh cuối tháng 12 năm 2014 và Đầu Năm 2015. Giáo Hoàng Francis bị truất phế. Tổng Thống Nga Putin bị sát hại.
* Trận Nguyên Tử Thế Chiến III sẽ bùng nổ vào lúc 6 giờ chiều ngày 4 tháng Giêng năm 2015.
Kinh Thánh báo trước ngày giờ cho Nga tấn-công tiêu-diệt Mỹ và các nước Đồng-Minh, nhưng đã tiên-tri trật lất khiến cho Tổng-Thống Putin phải bật khóc!?
KINH THƠ
theo THANH-THANH:
(Tiên-tri từ 20 năm trước)

                   Tiên-tri 20 năm trước
        SAU NĂM 2000
           trong tuyển-tập thơ Outstanding Poets of 1994
           Maryland: The National Library of Poetry, 1994.  
Sau năm hai ngàn, ta vẫn sống an-nhiên;
Loài súc-vật, loài côn-trùng cũng thế.
Cây cỏ mọc mầm, vi-trùng nhiễm thể;
Ðời vẫn thường, mưa+nắng như xưa nay.
Quả đất vẫn tròn, và chẳng ngừng quay;
Biển chẳng cạn, khí trời không đặc lại.
“Ngày tận-thế” chỉ hù ai dốt+dại;
Thế-giới, loài người: chẳng mất đi đâu!
Chiến-tranh vẫn còn, từ Á sang Âu,
Ðể thử-thách lòng hiếu-hòa nhân-loại.
Bệnh-tật, ngu, nghèo: vẫn còn tồn-tại;
Ích-kỷ, tham, tàn: chẳng sót chừa ai!
                              *
Tuy thế, bao giờ trong cảnh thương tai
Cũng vẫn có lương-tâm và thiện-chí:
Bậc tài+đức cứu dân qua vận bí
Cho yên+vui thịnh-vượng đến muôn nhà.
Ta còn có nhiều bước tiến thêm xa,
Còn thám-hiểm nhiều hành-tinh viễn+dị.
Ðã bước an-toàn vào tân-thế-kỷ
Ta cần tự mình quyết-định chính đời ta!  
                            THANH-THANH
    AFTER THE YEAR 2000
       Thanh-Thanh. Outstanding Poets of 1994.
         Maryland: National Library of Poetry, 1994.
After the year two thousand, we will be still alive,
And so will other animals and worms.
There still will be vegetables and germs,
And mundane life as ever, rain or shine.
Not the earth to stop revolving will tend,
Neither the seas to dry, nor the air to condense;
Each day will be a new one, not the last hence;
And the world – humanity – will face no end.
Wars will continue to erupt here and there
As an ordeal to test Man’s thirst for Peace.
Poverty, ignorance, and diseases will not cease
For egoism, greed, and cruelty will not care.
                                    *
But, anywhere on the globe, in any event,
There always will be conscience, common sense.
The elites still will vow the innocent’s defense,
For people to be safe, prosperous, and content.
We still will have much more progress to make
And many more stars to explore and win.
Having set safe the twenty-first century to begin,
We need self-reliance striving for our own sake.
                                       THANH-THANH

www.Thanh-Thanh.com


VĂN QUANG * CỘNG SẢN CHIẾM NHÀ CHIẾM ĐẤT

Quan to chiếm nhà, quan nhỏ chiếm đất

Văn Quang
Biệt thự của quan chức, 'siêu lừa' bị kê biên - 7
 
Viết từ Sài Gòn ngày 15.12.2014: 

Vụ gia đình ông cựu tổng thanh tra Trần Văn Truyền có quá nhiều nhà đất với khối tài sản kếch sù vừa được phát hiện vẫn tiếp tục khuấy động sự bất mãn của dư luận làm lan ra cả những ông khác. Đúng là ông này làm hại “anh em,” cháy nhà mình làm cháy cả nhà háng xóm.

Cái nhà to quá giữa khu đất vàng nên ông Cựu chủ tịch Hà Nội chưa chịu trả
 
Sau vụ ông Truyền, người bị “văng miểng” đầu tiên cũng từng là một quan to giữa thủ đô. Ngay tuần này, lại um xùm vụ ông Hoàng Văn Nghiên, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội sau khi rời chức vụ được 8 năm vẫn chưa chịu trả lại nhà cho nhà nước. Ngoài ra theo báo Tiền Phong: Cựu chủ tịch “chê” chung cư, “thích” xài biệt thự, nói rõ hơn là ông còn đặt vấn đề phải thuê cho ông cái nhà sang mới chịu dời đi. Đúng là “cha thiên hạ” thật.
Câu chuyện tưởng như đã xong từ 8 năm trước (năm 2006) khi thành phố Hà Nội thông báo không bán biệt thự cho cựu chủ tịch thành phố Hoàng Văn Nghiên. Thế nhưng chỉ vỉ một điều khoản nhỏ là phải tìm nhà cho ông Nghiên trước khi thu hồi biệt thự của nhà nước kéo dài gần chục năm bỗng quá khó như… lên trời. Làm rúng động cả đến Ủy Ban Nhân Dân và nhân dân thành phố. 
 
alt
Ông Hoàng Văn Nghiên nguyên chủ tịch UBND TP Hà Nội
Sự thật trước khi bước lên ghế chủ tịch TP Hà Nội, ông Nghiên không phải là dân vô gia cư mà ông có nhà cửa đàng hoàng. Theo ông Phạm Sỹ Liêm – nguyên thứ trưởng Bộ Xây Dựng, ông phó chủ tịch UBND TP Hà Nội – trước khi tới sinh sống tại biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa (của nhà nước), ông Hoàng Văn Nghiên sinh sống ở một ngôi nhà thuộc phường Bách Khoa (quận Hai Bà Trưng). 
alt
Biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa, Hà Nội


Không những thế, hiện nay bản thân ông Hoàng Văn Nghiên không sống tại căn biệt thự số 12 đường Nguyễn Chế Nghĩa của nhà nước mà chỉ có con trai ông là Hoàng Hữu Nam cùng vợ con sống tại đó. Còn ông Nghiên hiện đang sống tại căn biệt thự nằm ở quận Hoàn Kiếm, trung tâm nhất của thủ đô. Đó là căn biệt thự tại khu đô thị Ciputra hạng sang ở Hà Nội.
Căn biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa rộng hơn 400 m2 mà cựu Chủ tịch TP Hà Nội Hoàng Văn Nghiên chưa chịu trả nằm giữa “khu đất vàng” tại phường Hàng Bài – Hà Nội. Trong khi các căn nhà lân cận cho thuê với giá từ $1000 USD trở lên (tương đương với 30 m2 trở lên) thì căn biệt thự mà ông Nghiên thuê trên thửa đất rộng 411 m2 với giá chỉ gần 460 nghìn đồng ($22 đô)/tháng, chỉ có giá bằng 10 tô phở. 
Theo ông Liêm, lãnh đạo TP Hà Nội đang có sự lúng túng trong việc thể hiện thái độ kiên quyết thu hồi biệt thự này. “Có thể ông Nghiên cũng biết thế nên chây ì ra.” Cái sự chây ì của ông Nghiêm một phần lớn là do sự thiếu cương quyết, thiếu minh bạch của cơ quan quản lý.
Tại sao phải vất vả đi tìm nhà đổi cho ông Nghiên?
Để trả lại ngôi biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa, ông Hoàng Văn Nghiên sẽ được thuê và mua ngôi nhà tại dự án phía Đông hồ Nghĩa Đô (thuộc quận Cầu Giấy) trị giá trên dưới 30 tỉ đồng.
alt
Khu Đô thị Nam Thăng Long (Ciputra) là nơi ông cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hoàng Văn Nghiên đề nghị thành phố mua đất xây biệt thự để ông thuê ở.
 
Việc cơ quan chức năng TP Hà Nội tìm nhà rồi “đàm phán” để thuyết phục nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hoàng Văn Nghiên trả lại ngôi biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa đang gây chú ý. Nhiều ý kiến cho rằng không cần thiết vì quy định pháp luật không bắt buộc phải cấp nhà công vụ đối với cán bộ là người địa phương.
Ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng Hội Xây Dựng Việt Nam, cho biết Luật Nhà ở có hiệu lực từ năm 2006 đã quy định rõ việc quản lý, bàn giao, thu hồi nhà ở công vụ và ông Nghiên là Chủ tịch UBND TP Hà Nội giai đoạn 1994 – 2004 và bắt đầu thuê căn biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa vào năm 2001, tức là trước khi Luật Nhà ở ra đời.
Ông Hùng nhấn mạnh: “Tuy vậy, dù trong bất cứ giai đoạn nào thì nguyên tắc chung là nhà ở công vụ đều phải trả lại cho nhà nước bởi đây là tài sản được dùng với mục đích công; nếu mua, bán, cho ở thuê, ở nhờ không phải vì mục đích công là đều sai.”
Không đồng tình với việc ông Hoàng Văn Nghiên chần chừ trả nhà công vụ và đòi hỏi TP Hà Nội phải bố trí chỗ ở khi thực tế ông không khó khăn về nhà ở, ông Phạm Sỹ Liêm, nguyên thứ trưởng Bộ Xây Dựng, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho rằng việc ông Nghiên được cấp ngôi biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa để ở theo dạng nhà công vụ và nay được cho thuê lại với giá 459,688 đồng ($22 đô)/tháng là không thỏa đáng. Ông Liêm dẫn chứng hiện biệt thự thì đã được gia đình con trai ông Nghiên sinh sống từ lâu, có nghĩa là ông không hề khó khăn về nhà ở.
Ông Liêm nói, “Việc Hà Nội cấp nhà đất cho ông Nghiên thuê như vậy có khác gì cấp chỗ ở cho con trai ông Nghiên. Mà tại sao lại vừa cấp đất, rồi lại bỏ tiền xây dựng nhà cửa hoành tráng như thế được chứ ?”
Khu đất để xây biệt thự phía Đông hồ Nghĩa Đô là “khu đất vàng” của quận Cầu Giấy, giao thông rất thuận tiện. Khu dự án biệt thự này nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên, rộng khoảng 0,4 ha, chỉ xây dựng 19 căn biệt thự với diện tích từ 140-200 m2/căn. Hiện ở đây có 5 căn biệt thự đã xây thô xong, trong đó có 2 căn đang hoàn thiện nội thất. Căn biệt thự diện tích đất 163 m2 được UBND TP Hà Nội dự định mua và cho ông Hoàng Văn Nghiên thuê, sau đó có thể mua lại.
Theo giới kinh doanh địa ốc và người dân địa phương, giá đất ở khu vực này giai đoạn “sốt” là khoảng hơn 200 triệu đồng/m2, hiện nay giảm còn khoảng 130-170 triệu đồng/m2. Như vậy, chỉ riêng với lô đất có diện tích 163 m2 mà UBND TP Hà Nội chấp thuận mua và xây nhà biệt thự để nguyên chủ tịch UBND TP Hà Nội Hoàng Văn Nghiên thuê và có thể mua, có giá bán hơn 27 tỉ đồng. Còn nếu tính cả chi phí xây dựng, có thể lên đến trên dưới 30 tỉ đồng.
Người dân Hà Nội chê ngài cựu chủ tịch tham lam quá đáng nhưng 8 năm nay ngài vẫn tỉnh bơ? Đến nay bị dư luận chê bai, rồi mới chịu trả, đúng là kiểu gặm không trôi phải nhả ra.Tại sao ngay cả UBND Thành Phố cũng lúng túng? Nể nang hay ví chút uy quyền chằng chéo còn sót lại của ngài chủ tịch TP?
Nhà của dân khi cần thu hồi thì làm cái rụp là ra đi liền. Không trả thì cưỡng chế, có thế thôi hà cớ gì phải băn khoăn, họp bàn tới bàn lui cho mất thì giờ. Vậy mà ngài Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng cho rằng như thế không phải là tham nhũng. Còn thế nào mới gọi là tham nhũng đây? Chẳng trách tham nhũng cứ cái đà này thì chỉ có thể tham thêm chứ không hy vọng gì bớt.
Hãy nhìn ra nước ngoài
Tổng thống thứ 40 của Mỹ là Ronald Reagan trước khi nghỉ hưu vào năm 1989 đã phải đi tìm nhà ở cho mình. Trước đó ông sống trong dinh thống đốc tiểu bang California khi giữ cương vị này trong nhiều năm.
Còn người tiền nhiệm, tổng thống thứ 39 Jimmy Carter, khi mãn nhiệm đã chuyển về sống tại ngôi nhà mà ông mua trả góp từ năm 1960 khi còn làm cố vấn luật tại hãng chuyên kinh doanh đậu phộng của gia đình và cuối cùng trở thành chủ nhân thực sự của căn nhà.
Tổng thống thứ 42, Bill Clinton, danh tiếng lừng lẫy nhưng, cho đến lúc sắp về hưu không có nhà riêng và hai vợ chồng phải “thắt lưng buộc bụng” để gom đủ $1.7 triệu USD, tính ra tiền Việt vào lúc đó là khoảng 34 tỷ đồng, để mua một ngôi nhà tại thành phố nhỏ Chappaqua, tiểu bang New York.
Còn ở Anh, cứ ông nào lên làm thủ tướng thì dời về số 10 phố Downing ở thủ đô London. Hết nhiệm kỳ hoặc mất chức lập tức phải dọn đi. Có lần, thủ tướng mới dọn đồ về ở trong khi người tiền nhiệm còn đang tất bật chằng buộc chăn đệm, vali chuẩn bị rời đi.
Tội nghiệp các quan ở cơ quan quản lý!
Đó là chuyện ở nước ngoài, càng làm lớn người ta càng minh bạch và luôn đặt lòng tự trọng trước danh dự của mình. Nhìn thấy các quan chức nước người mà chán cho nước mình. Lòng tự trọng đi chơi vắng đâu mất tiêu rồi. Và các cơ quan quản lý nhà quan ở VN cũng mua lấy sự vất vả vào mình, nguyên cái việc chạy đi tìm nhà cho quan về hưu thuê đã mướt mồ hôi rồi còn làm được việc gì nữa. Gặp quan ủng oẳng như ông Nghiên nay chấp thuận nhà này, mai yêu cầu thuê chỗ khác mới chịu ở còn phải “điều đình, trao đổi” toát mồ hôi. Tội nghiệp! Dân è cổ đóng thuế nuôi các quan “vờn” nhau chơi.
Thật ra thì tại khu nhà công vụ của chính phủ ở nhiều nơi cũng đang gặp tình trạng “lùng bùng” như thế. Như khu Hoàng Cầu (ngõ 61 Trần Quang Diệu, quận Đống Đa, Hà Nội), có 59 cán bộ nghỉ hưu ở nhà công vụ, song chỉ 11 người làm thủ tục trả nhà. Thế cho nên dư luận đặt câu hỏi “Còn biết bao ông Nghiên, ông Truyền khác?.”
Đàn anh lì lợm nên đàn em “học hỏi.” Mới nhất lại là chuyện của Phó chủ tịch tỉnh lấn chiếm 400 m2 đất công và mới hơn là chuyện Tướng công an xây biệt thự lụi. Xin kể chuyện quan phó chủ tịch trước.
Vừa mới nghỉ hưu hồi tháng 11-2014 đã lấn chiếm đất công
Ông Hà Hòa Bình, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc mới nghỉ hưu từ 1-11-2014 vừa qua đã bị phát hiện lấn chiếm đất công gần 400 m2 và xây dựng biệt thự có tiếng ở Thành Phố Vĩnh Yên.
alt
 Biệt thự của ông Hà Hòa Bình, Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc

Đáng chú ý, tổ công tác cho biết quá trình lập hồ sơ xử lý đã gặp vướng mắc khi có 3 gia đình dân lấn chiếm ra khu vực đất của dự án, gồm: ông Phùng Quốc Huy lấn 27.6 m2; ông Nguyễn Trường Tiến lấn 53.6 m2; ông Hà Hòa Bình lấn 399.2 m2. Trường hợp ông Hà Hòa Bình (khu phố Vĩnh Thịnh 4, phường Tích Sơn) khiến người dân địa phương và chính quyền địa phương chú ý hơn cả, bởi ông Bình là phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa mới nghỉ hưu từ ngày 1-11 vừa qua.
Theo xác minh của UBND phường Tích Sơn, trên diện tích lấn chiếm gần 400 m2, gia đình ông Hà Hòa Bình đã cho xây dựng một lầu ngũ giác để ngắm cảnh, một dãy tường gạch kiên cố dài hàng trăm mét, nhiều cây cảnh… Khu nhà có tường gạch xây bao quanh đang trong giai đoạn hoàn thiện dài 112.32 m (cao 1.8m, có 42 trụ cao 2m), 2 trụ cổng có mái lợp ngói,…
Vụ này có nhiều chi tiết lằng nhằng giữa ba anh em ông phó chủ tịch. Nhưng tựu chung vẫn là sự lấn chiếm đất công.
Ông Nguyễn Duy Báu, Phó chủ tịch UBND Tích Sơn tiết lộ: “Khi triển khai dự án thì họ mới lấn chiếm. Do dự án không làm đồng loạt nên có khi họ tổ chức xây dựng lấn chiếm vào buổi trưa, buổi tối nên phường không ngăn chặn được hết.”


Rõ ràng ông Báu đã cố tình che giấu sự thật. Việc ông Bình công khai lấn đất công rồi xây dựng trên đất đã tách thửa rõ ràng là có sự thiếu trách nhiệm từ chính quyền và cơ quan chức năng ở TP Vĩnh Yên. Bởi công trình xây dựng lớn như thế, giữa thanh thiên bạch nhật như thế chứ có phải cây kim cọng chỉ trong bọc đâu mà khó thấy? Cần biết dân TP Vĩnh Yên chỉ cần đổ đống cát, vài trăm viên gạch sửa cái nhà dột cũng đã có cán bộ đến “hốt” ngay. Sau đó ông Bình lại đổ tội cho con trai làm chứ ông không hề biết. Rõ ràng là cả hai ông lớn đều quanh co đổ tội cho con, đúng là thứ chuyện khôi hài ấu trĩ, đáng xấu hổ
Đến tướng công an xây biệt thự lụi
Nguyên giám đốc Công an (vừa nghỉ hưu tháng 9-2014) tỉnh Quảng Nam là Thiếu tướng Phan Như Thạch từ khi đương chức đã xây biệt thự tráng lệ không phép ngay bìa rừng Nam Hải Vân nhưng không bị xử lý rốt ráo làm dân phẫn nộ. Người dân càng phẫn nộ hơn khi nhà của công nhân từng trồng rừng Nam Hải Vân (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) và người dân cơi nới thì bị các cơ quan chức năng buộc tháo dỡ, cấm xây dựng.
alt
Toàn cảnh biệt thự xây dựng “lụi” của tướng công an Thạch.
Khu biệt thự “hoành tráng” của tướng Thạch ở đường vào Suối Lương, rộng 17.750 m2. Khuôn viên biệt thự này được xây bờ tường cao vút, bên trong công nhân đang thi công biệt thự, nhà rường, nhà cổ… cùng các kiến trúc khác. Khu vực biệt thự này được thi công nhiều năm nay nhưng vẫn chưa xong. Xe chở đất cát, gỗ, vật liệu xây dựng vẫn liên tục ra vào.
Đại tá Thái Thanh Hùng, đại biểu HĐND TP Đà Nẵng, Chủ tịch Hội Cựu Chiến Binh TP Đà Nẵng, nhận định: “Cái này nếu làm không xin phép thì phải xử lý theo pháp luật.” Ông Hùng cho biết tại khu vực của tướng Thạch xây dựng biệt thự có trường hợp ông Nguyễn Như Tiến chỉ làm nhà tranh thôi nhưng báo, đài lên tiếng rồi bị tháo dỡ. “Ông Tiến làm thế thì bắt tháo dỡ, còn giờ anh làm to thế mà không tháo dỡ.” Cũng theo ông Hùng, cử tri sẽ thắc mắc là họ lấy tiền đâu ra mà xây biệt thự to thế.
Chưa hết, ngoài khu đất biệt thự này, gia đình tướng Thạch mua gom giấy tay nhiều hecta đất lâm nghiệp từ các gia đình dân trồng rừng Nam Hải Vân, nằm gần Hạt kiểm lâm quận Liên Chiểu (thuộc Chi cục kiểm lâm TP Đà Nẵng).
Theo cơ quan chức năng quận Liên Chiểu thì khu đất này gia đình tướng Thạch bán lại cho đại gia tên Quang, chuyên khai thác vàng ở tỉnh Quảng Nam. Hiện khu đất này đã mọc lên một quần thể biệt thự, nhà sàn, nhà rường cổ… cùng các công trình nguy nga khác có giá trên 100 tỉ đồng. Quần thể này cũng bị cơ quan chức năng nhiều lần lập biên bản vì xây không phép, lấn đất rừng đặc dụng Nam Hải Vân.
alt
Khu vực quần thể biệt thự, nhà sàn gỗ của tướng Thạch bán cho đại gia tên Quang.
Tuy nhiên, đến nay quần thể biệt thự đã được xây kín, tường rào bao quanh cao tới khoảng 3 m và bao bọc bởi dây thép gai như biệt phủ. Hiện hằng ngày có hàng chục công nhân cưa xẻ, đục đẽo, xây dựng, xe chở vật liệu nườm nượp ra vào. Cả quần thể biệt thự được xây dựng liên tục nhiều năm nay nhưng vẫn chưa xong, mọc lên tại khu vực dân còn nghèo khó khiến người dân choáng ngợp.
Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu, cho biết: “Đã mời tướng Thạch làm việc nhiều lần!” nhưng cũng chẳng giải quyết được gì. Ngoài ra, theo ông phó chủ tịch quận thì vì tướng Thạch là em phó bí thư Đà Nẵng (?!)
Trong khi đó, ông Huỳnh Đức Thắng (Giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất quận Liên Chiểu) khẳng định: “Hiện tại các hộ dân tại khu vực đó sử dụng đất nhưng không có hợp đồng giao đất, kể cả ông Thạch. Nếu là đất rừng thì phải cấp, giao đất còn trường hợp này là ông Thạch tự tung tự tác. Không có nhà nào là đất ở hết. Mà cũng không được cấp luôn. Chúng tôi không thể giải quyết cấp sổ được vì ở khu vực đó không có ai có hợp đồng giao đất hết. Đất ở đây từ trước đến nay không chuyển đổi, không cấp phép.”
Bất hợp tác, địa phương bó tay
Ông Nguyễn Xuân Hoài, Đội trưởng Đội Quy tắc đô thị quận Liên Chiểu, thì lắc đầu: “Khi chúng tôi đi kiểm tra nhà ông Thạch, thợ ở trong đó nhiều nhưng kêu cửa không ai mở. Gọi chỉ thấy có chó chạy ra thôi. Phường có lập biên bản, anh em chúng tôi hỗ trợ. Vô kiểm tra, nhà đó xây dựng không phép thì buộc phải tháo dỡ nhưng họ đâu có hợp tác. Họ không đưa bất cứ một giấy tờ gì, mời ổng lên làm việc nhiều lần nhưng cũng không được.”
Câu chuyện dài kiểu “nhân dân tự vận” này vẫn chưa có hồi kết. Chưa biết chính quyền địa phương sẽ giải quyết ra sao khi quan to về hưu nhưng còn vô số quyền hành “ngầm” đứng sau lưng. Thôi thì nhân dân ráng chờ vậy.
Tham nhũng đất đai không còn là chuyện lạ nhưng tham nhũng đất đai kiểu Bình Phước thì quả đúng là lạ, đáng được ghi vào kỉ lục Guiness.
Xà xẻo đất rừng ban phát cho quan chức
Qua hai ba đời chủ tịch, rừng tự nhiên của Bình Phước từ chỗ có tới 127.800ha đã tụt xuống còn 58.600ha hiện nay. Tức lá mất biến luôn quá nửa 69.200ha. Vậy đất “chạy” đi đàng nào?
alt
Ở những lô đất rừng trồng cao su được các quan lấy vẫn còn dấu tích của những cây cổ thụ khi xưa bị chặt bỏ nay chỉ còn trơ gốc. Ảnh chụp tháng 10, 2014 tại rừng phòng hộ Tà Thiết, huyện Lộc Ninh)
Số là, năm bảy năm về trước, lãnh đạo ở địa phương này đã từng có nghị quyết hẳn hoi về việc ban phát đất rừng cho các quan chức cấp tỉnh. Thực chất đó là một sự chia chác, xẻ đất rừng cho cá nhân sử dụng, mà ở đây là rừng phòng hộ Tà Thiết (huyện Lộc Ninh) có vị trí đắc địa về mặt giao thông, nằm ven trục quốc lộ 13, cách thị xã Bình Long không xa. Toàn là những mảnh đất hái ra tiền.
Những ai được ưu ái đặc biệt như vậy?
Xin thưa, họ là những cán bộ cao cấp của tỉnh như viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, trưởng phòng tổ chức – hành chính Văn phòng UBND tỉnh, phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc VN tỉnh, trưởng Ban văn hóa – xã hội HĐND tỉnh, phó chánh Thanh tra tỉnh; là các cán bộ thuộc Tổ chức Tỉnh ủy, Công an tỉnh, Sở Kế hoạch – đầu tư, Sở Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh…
Họ không phải là đối tượng cần đất để mưu sinh như 8000 gia đình dân nghèo rớt mùng tơi của tỉnh đang khát đất như khát nước.
Kỳ lạ hơn, trong danh sách cấp phát còn có cả vợ con của lãnh đạo: vợ quyền chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, vợ giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường, vợ giám đốc, phó giám đốc Sở NN&PTNT, con nguyên chủ tịch UBND tỉnh…
Chả trách, trong vòng 10 năm, qua hai ba đời chủ tịch, rừng tự nhiên của Bình Phước từ chỗ có tới 127.800ha đã tụt xuống còn 58.600ha hiện nay.
Hơn một nửa diện tích rừng đã biến mất. Liệu cái nửa non còn lại còn tồn tại được bao lâu khi mà các vị lãnh đạo địa phương tiếp tục vin vào những “căn cứ pháp lý hai năm rõ mười” và tính “hợp hiến hợp pháp” kỳ lạ theo kiểu “phép vua thua lệ làng” để xà xẻo?
Còn nhiều chuyện “cướp đất kỳ lạ” hơn nữa, kỳ sau tôi tường thuật cùng bạn đọc.
 
Văn Quang

Saturday, January 3, 2015

CHUC MỪNG NĂM 2015 * HAPPY NEW YEAR

Người dân khắp thế giới đón mừng năm 2015






  • Dân chúng thả bóng bay bên cạnh tháp Tokyo để mừng năm mới tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 1 tháng 1, 2015
  • Pháo hoa rực sáng Cảng Victoria đón mừng năm 2015 ở Hong Kong, ngày 1 tháng 1, 2015
  • Những người ủng hộ dân chủ mang dù màu vàng, biểu tượng của phong trào Chiếm Trung, hô khẩu hiệu trong đám đông mừng năm mới ở Hong Kong, ngày 1 tháng 1, 2015
  • Trong bức ảnh do Thông tấn xã Trung ương Bắc Triều Tiên công bố, những em học sinh biểu diễn tiết mục "Chúng ta hạnh phúc nhất thế giới" đón mừng năm mới ở Bình Nhưỡng, ngày 31 tháng 12, 2014
  • Một người phụ nữ treo mẩu giấy viết điều ước năm mới lên một cái cây ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 31 tháng 12, 2014
  • Hoa giấy trút xuống người xem pháo hoa mừng năm mới tại Manila, Philippines, ngày 1 tháng 1, 2015.
  • Sinh viên đứng trên tuyết xếp thành con số "2015" chào đón năm mới tại Đại học Nông nghiệp Thẩm Dương ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, ngày 31 tháng 12, 2014.
  • Bánh mừng năm mới bày bán bên ngoài một cửa hàng ở khu phố Sheikh Maksoud của thành phố Aleppo, Syria, ngày 31 tháng 12, 2014.
  • Những khối cầu đặt trong Vịnh Marina tạo thành số '50' để đánh dấu kỷ niệm 50 năm thành lập nước Singapore vào năm 2015, ngày 31 tháng 12, 2014.
  • Vẫy tay chào mặt trời lặn trên một dòng sông vào ngày cuối cùng của năm cũ, Yangon, Miến Điện 31/12/14
  • Những người tham dự nhạc hội Đêm Giao thừa tại Cổng Brandenburg mang tính biểu tượng ở Berlin, Đức, ngày 31 tháng 12, 2014.

  • Người dân ở New Zealand, Australia và châu Á đã đón mừng năm mới với những màn bắn pháo hoa hoành tráng vào lúc các nước trên toàn thế giới từ biệt năm 2014 nhiều hỗn loạn và chào đón ngày đầu tiên của năm 2015.
    Chiếc đồng hồ khổng lồ trên Tháp Sky mang tính biểu tượng của thành phố Auckland đếm ngược những phút cuối cùng tối ngày thứ Tư đến năm mới, trước khi pháo hoa bắn đi từ tòa tháp thắp sáng bầu trời đêm.

    Tại Sydney, hơn 1,5 triệu người tụ tập trong thời tiết mùa hè ấm áp bên bến cảng của thành phố để xem một màn bắn pháo hoa ngoạn mục với hình những cây dừa màu vàng và bạc sáng lung linh. Pháo hoa tưng bừng rực sáng khắp bầu trời bên trên Cảng Victoria ở Hong Kong.

    Các thành phố lớn nhỏ khắp thế giới đã chuẩn bị những màn bắn pháo hoa của riêng mình, những buổi trình diễn âm nhạc và những hoạt động đón mừng khác dành riêng cho cộng đồng của họ.

    Bắc Kinh đếm ngược đến năm 2015 với một buổi biểu diễn trượt băng nghệ thuật nhằm mục đích quảng bá nỗ lực đăng cai Thế vận hội Mùa đông năm 2022 của Trung Quốc, trong khi thành phố Dubai của Liên hiệp các tiểu vương quốc Ả-rập đón năm mới bằng cách thắp sáng toàn bộ mặt tiền tòa nhà cao nhất thế giới bằng đèn LED.
    Rio de Janeiro đón hơn 1 triệu người đến mừng năm mới trên Bãi biển Copacabana với những buổi trình diễn nhạc rock trên ba sân khấu.

    New York, nơi có hoạt động mừng năm mới nổi bật nhất ở Mỹ, sẽ thả quả cầu pha lê xuống vào lúc nửa đêm, với vài trăm ngàn người đến tham dự sự kiện hàng năm này.

    Nhưng ở Indonesia, sau vụ tai nạn của máy bay chở khách của hãng hàng không AirAsia ở Biển Java, người dân đón năm mới bằng những buổi tưởng niệm cầu nguyện ở Jakarta, và những thành phố khác đã hủy bỏ hoạt động mừng năm mới bình thường của họ.
     http://www.voatiengviet.com/content/nguoi-dan-khap-the-gioi-don-mung-nam-2015/2581041.html

    Người Việt hải ngoại xây ước mơ năm mới

    Thanh Trúc, phóng viên RFA
    2015-01-01 Email
    Ý kiến của Bạn
    Chia sẻ
    Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
    000_Was8891405.jpg
    Đồng hồ đón chào Năm Mới 2015 ở Times Square, New York, Hoa Kỳ hôm 1/1/2015.
    AFP PHOTO/JEWEL SAMAD
     Ngày đầu của năm 2015 Thanh Trúc kính chúc quí thính giả khắp nơi một ngày mới vui vẻ bình an để cả năm được hanh thông, suông sẻ.
    Hôm nay, người Việt Nam năm châu đón mừng Tết Tây theo truyền thống và tập tục của đất nước mà họ cư trú. Mọi người có lúc như dừng lại, lắng đọng tâm tư trong phút giây, để nhớ để ước mơ điều gì đó cho 365 ngày trước mặt.

    Sydney - Australia

    Từ thủ đô Sydney của Australia, nơi đón giao thừa 2015 sớm nhất, nghĩa là chỉ sau New Zealand, nhà báo Nguyễn Đình Khánh mơ một thay đổi cho người Việt Nam:
    Ước mơ của mình, và của bất cứ ai cũng vậy, thường thì nó cao xa lắm. Bây giờ mình thu nhỏ bớt lại đi. Mình là người đã xa quê hướng khá lâu, đang mơ ước trở về quê hướng sống trong tự do dân chủ.
    -Nguyễn Đình Khánh
    “Ước mơ của mình, và của bất cứ ai cũng vậy, thường thì nó cao xa lắm. Bây giờ mình thu nhỏ bớt lại đi. Mình là người đã xa quê hướng khá lâu, đang mơ ước trở về quê hướng sống trong tự do dân chủ. Khi mình đã về trong tự do dân chủ rồi thì người dân của mình cũng sẽ sống trong tự do dân chủ cùng với mình, tức là cuộc sống của họ sẽ thay đổi.”
    Không có gì to tát đâu,là giấc mơ 2015 của bạn Ngọc Sơn, thành viên nhóm Happy To Share Hạnh Phúc Sẻ Chia ở Hà Nội:
    “Nếu mà to tát quá thì em cũng chẳng muốn nói gì, có điều là bước sang một năm mới thì em cùng các bạn trong nhóm có thể làm nhiều việc hơn nữa để giúp đỡ từ trẻ em vùng sâu vùng xa hay đến bà con miền Trung lũ lụt các thứ dù là lực mình rất bé. Chỉ muốn cứ mỗi một năm đi qua thì mình làm nhiều hơn nữa, giúp đỡ nhiều hơn nữa, có thể mình tận lực bước sang năm mới có thể mình tận lực mình làm hết sức. Cả một năm vừa rồi bọn em làm được rất nhiều chương trình nhưng vẫn thấy là nó ít quá, càng làm càng thấy nhiều người cần mình hơn, lên đến vùng này lại thấy một vùng khác, đâm ra rất là khó.Cũng mong sang năm này kinh tế phát triển hơn, doanh nghiệp người ta làm được hơn thì mình có thể đến mình xin và họ xuất được nhiều hơn để mình có được nguồn kinh tế dồi dào hơn, đưa đến giúp nhiều đồng bào hơn. Em chỉ nghĩ đơn giản như vậy.”
    000_Hkg10132397-622.jpg
    Chuẩn bị đón năm mới 2015 tại Hà Nội hôm 31/12/2014.


    Trên đường dây viễn liên từ Huế, tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, giám đốc công ty sách Thái Hà , trình bày ước mơ của ông:
    “Năm 2015 sẽ có rất nhiều biến động trong mọi mặt, từ chính trị, kinh tế, văn hóa, không những chỉ Việt Nam mà đối với cả thế giới, không chỉ các bạn trẻ mà tất cả người dân mọi thế hệ.
    Con số dân Việt Nam trong nước hiện đã lên 90 triệu theo thống kê mới nhất. Nước Việt Nam đang ở trong giai đoạn dân số vàng, tức là tỷ lệ bạn trẻ đang trong tuổi lao động là lớn nhất. Năm 2015 tới thì Việt Nam kỷ niệm 40 năm ngày thống nhất đất nước. Tôi chỉ mong muốn sao không chỉ thống nhất về mặt lãnh thổ mà còn thống nhất về mặt tư duy. Trong những giờ phút cuối cùng của 2014 chuyển sang 2015, có lẽ chúng ta hãy dành ít phút để nhìn lại năm vừa rồi, để đưa ra kế hoạch của chình mình, để mỗi chúng ta, mỗi cơ quan, mỗi doanh nghiệp biết đúng biết sai. Đó là mong muốn của tôi.”

    Texas - Hoa Kỳ

    Còn giấc mơ của tiến sĩ Phan Minh Liêm, một nghiên cứu sinh từ Việt Nam sang Hoa Kỳ mà nay trở thành khoa học gia trong Trung Tâm Nghiên Cứu Ung Thư MD Anderson, đại học Texas, cũng là một giấc mộng lớn:
    “Trong năm 2015 này Liêm mong ước nhân loại tìm ra được những phương pháp mới để điều trị và phòng ngừa ung thư hiệu quả hơn.Ung thư là một căn bệnh phức tạp, có nhiều điều mình chưa biết về căn bệnh này cho nên những phương pháp điều trị tới giờ này vẫn chưa hiệu quả.
    Và Liêm hy vọng năm 2015 này sẽ có thêm nhiều bạn trẻ ở Việt Nam quyết định dấn thân vào con đường khoa học để nghiên cứu những căn bệnh nguy hiểm. Đường đi thì rất khó khăn và chông gai, nhưng thành quả đạt được thì rất có ý nghĩa.”
    Làm sao để dân tộc mình phú cường, mọi người có công ăn việc làm, có đủ phương tiện sống hàng ngày, sống đời nhân bản là mơ ước của ông Lê Hữu Đào, chủ tịch Cộng Đồng Người Việt tại Liege, Belgium:
    Niềm mong ước của tôi là dù có tiến bộ vượt bực bao nhiêu đi nữa thì cái lòng người, cái nhân bản vẫn phải giữ, đừng có quên, tức là vẫn biết phải yêu thương nhân loại, vẫn biết lo lắng cho đồng bào cho láng giềng, cho đất nước và cho xã hội.
    -Lê Hữu Đào< “Mơ ước đó thực sự rất sâu xa từ đáy lòng. Mình sẽ qua năm 2015, mình sẽ sống trong một thế giới biến chuyển rất mau từ truyền thông cho đến tin học. Niềm mong ước của tôi là dù có tiến bộ vượt bực bao nhiêu đi nữa thì cái lòng người, cái nhân bản vẫn phải giữ, đừng có quên, tức là vẫn biết phải yêu thương nhân loại, vẫn biết lo lắng cho đồng bào cho láng giềng, cho đất nước và cho xã hội. Đừng vì những thu hút của sự tiến triển đó mà quên đi giá trị nhân bản của nhân loại.”

    Thụy Sĩ

    Làm người thì phải biết mơ cao mơ xa dù đang ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào, là lời nhà ngoại giao đối kháng Đặng Xương Hùng, đang tị nạn trong lúc công tác tại Thụy Sĩ:
    “Trong tình hình đất nước như thế này thì cũng rất mong muốn có những biến đổi thuận lợi cho công cuộc dân chủ để cho đất nước Việt Nam, nhân dân Việt Nam có được tự do và nhân quyền, có thể tham gia quyết định sứ mệnh chính trị của đất nước, đưa đất nước đi theo con đường văn minh của nhân loại.
    Trong năm 2015 tôi cũng mong muốn có điều kiện đóng góp nhiều hơn nữa. Nhất là trong hoàn cảnh tôi đang xin tị nạn thì rất mong hồ sơ sớm hoàn thành để mình có giấy tờ đủ để đi sang các nước khác, cùng phối hợp với các lực lượng khác để tạo một sức mạnh lớn hơn.”
    000_Del6383111

    Pháo hoa chào đón năm mới 2015 tại Sydney, Australia.
    Cư ngụ tại Paris, bà Hồ Quì, người sáng lập tổ chức Avenir Măng Non tại Pháp hơn 20 năm qua, đối tượng phục vụ là người nghèo ở Việt Nam, đặc biệt là trẻ em, kể về giấc mơ nối tiếp năm này sang năm khác:
    “Năm 2015 ước mơ của tôi là mong sao cho người Việt hải ngoại được sức khỏe thôi. Còn ở bên Việt Nam là cần nhất, mọi người được cuộc sống hạnh phúc ấm no. Đó là ước nguyện của tôi năm 2015. Công việc của Avenir Măng Non là giúp trẻ em có cuộc sống tươi đẹp hơn, tất cả mọi em đều được đến trường và học hành tốt đẹp, em nào cũng phải tốt nghiệp đại học.
    Tổ chức của chúng tôi vẫn cố gắng không những tiếp tục trong 2015 mà còn tiến triển mạnh hơn. Không dám nói là khắp nước Việt Nam nhưng càng ngày số trẻ em được giúp càng đông hơn, tất nhiên là sẽ nhiều trẻ em được cắp sách đến trường và được tốt nghiệp đại học.”
    Từ Montreal, Canada, giáo sư đại học Bùi Tiến Rũng, từng được vị toàn quyền Quebec trao giải nghiên cứu khoa học năm 2012, nói rằng mơ ước 2015 của ông là Việt Nam có một nền kinh tế và một bối cảnh chính trị sáng sủa hơn:
    “Thứ hai nữa là nhà cầm quyền Việt Nam sáng con mắt hơn. Tôi xin nhấn mạnh “ sáng con mắt hơn” là bởi vì đang lâm vào nhiều trường hợp khó khăn với nước láng giềng khổng lồ phương Bắc. Họ đưa vào những cái tròng rất khó ra. Nếu những nhà lãnh đạo của mình nhìn không thấy thì để càng lâu càng khó. 
    Cái vụ Viện Khổng Tử chẳng hạn là một trong những cái bẫy của người ta. Những đại học bên Mỹ, Canada, Châu Âu người ta nhìn thấy và người ta giải quyết vấn đề rất nhẹ nhàng, còn nếu để càng lâu thì càng khó. Điểm thứ ba, bây giờ thế hệ chúng tôi càng ngày càng xa cõi trần này, vậy thế hệ sau lớn lên phải xứng đángđể giữ lại tiếng tăm cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài.”

    Kiev - Ukraina

    Nhập gia tùy tục, sống đâu quen đó, ước muốn 2015 của chị Đồng Thị Hường, một doanh nhân thành đạt tại Kiev, Ukraina, là cuộc chiến ở đất nước này sớm dứt cho dân nhờ:
    “Làm sao mà đất nước Ukraina thanh bình chấm dứt chiến tranh kiểu khủng hoảng chính trị, để cho mọi người yên tâm làm ăn và đón được cái Tết vui vẻ. Cũng mong cho đất nước mình sánh vai được cùng các nước trên thế giới ….Cũng là sánh vai rồi nhưng chưa thể bằng nhiều c nước bởi vì chưa thấy có đổi mới nhiều trong công cuộc xây dựng. Vừa rồi là có Trung Quốc, biển Đông của mình như thế thì cũng mong cho có sự yên ổn trở lại.”
    Cũng có những người mẹ Việt ở hải ngoại mà giấc mơ quá đỗi bình thường, vậy mà cứ mơ mỗi lần năm mới về. Chị Nhâm ở Warsaw, Ba Lan:
    “Năm cũ đi sang năm mới thì muốn mọi sự tốt, làm ăn thuận lợi, sức khỏe tốt thế thôi. Về phía Việt Nam thì nói chung ai cũng muốn ngày Tết là ngày về quê hương nhưng bên này nhiều khi điều kiện không cho phép. Hy vọng thì ai chẳng có, con cái học hành tốt, công việc có thu nhập để mình về Việt Nam làm ăn hay đầu tư chẳng hạn thế. Mình cũng muốn về mình làm công việc gì đó cho thuận lợi. Ai chẳng muốn quay trở về nước của mình chứ, còn đi làm ăn chả biết đâu mà tính.”
    Sau cùng là Thái Lan, đất nước mỗi lần ghé qua thì người xa xứ cảm thấy mình gần với quê nhà của mình biết chừng nào. Mời quí vị gặp gỡ vị linh mục vốn là một cựu quân nhân Hoa Kỳ, trở thành tu sĩ Công giáo khi sang tham chiến tại Việt Nam hơn 40 năm trước. Ông cũng là tu sĩ nước ngoài duy nhất ở lại Đà Nẵng sau ngày 30 tháng Tư 1975.Đến tháng Mười 1975 thì bị trục xuất sang Thái Lan. Linh mục đặt mơ ước của người vào lời khấn mỗi ngày của mình, ông nói:
    Cha là John Thabor, tên Việt Nam là Dương Tấn Bằng, đang làm việc ở Udonthani mạn Đông Bắc nước Thái. Đầu năm mới tây, cũng mong ước cho những người Việt Nam đến đây làm việc kiếm tiền để giúp những người ở quê Việt Nam, xin Chúa ban ơn cho họ được phát đạt trong đời sống . Tại vì họ hy sinh nhiều lắm, làm việc vất vả khổ sở, ntự do trong việc sống và hành đạo. hiều người cũng phục người Việt Nam vì họ cần cù, làm việc hết sức mình, hơn cả những người Thái ở đây. Cầu xin Chúa tiếp tục giúp người Việt Nam chịu khó làm việc để làm cho người ta luôn luôn mến phục người Việt Nam. 
    Cha cũng mơ ước cho người Việt Nam được tự do trong việc sống và hành đạo vì nghe đâu ở ngoài Bắc không được tự do như ở trong miền Nam, mà nhiều khi cũng có những sự va chạm đụng độ với chính quyền. Bây giờ Cha cũng cầu xin cho họ được sống đạo một cách bình an để tiến tới trong nhân đức.
    Lời khấn của linh mục Dương Tấn Bằng đã kết thúc mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi ở đây. Chân thành cầu chúc quí thính giả một năm 2015 ước gì được nấy.
    Thanh Trúc hẹn lại quí vị thứ Năm tuần tới.

    Người Việt khắp nơi đón giáng sinh

    Thanh Trúc, phóng viên RFA
    2014-12-25
    Email
    Ý kiến của Bạn
    Chia sẻ
    In trang này
    kadon-622.jpg
    Giáo xứ Ka Đơn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.
    Hình do Giáo xứ Ka Đơn cung cấp
    Hầu như Giáng Sinh năm nào Thanh Trúc cũng mời quí vị đi một vòng qua các nước, xem người Việt mình mừng Giáng Sinh như thế nào.
    Năm nay, một lần nữa, xin đi cùng Thanh Trúc đến những miền đất và những người chưa từng được nhắc đến trong những bài về lễ Giáng Sinh của những năm trước.

    Giáo xứ Ka Đơn, Lâm Đồng

    Đầu tiên, khởi hành với linh mục Nguyễn Đức Ngọc, quản xứ giáo xứ Ka Đơn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, nơi có nhiều người dân tộc Chu Ru và Kô Hô, có nhà thờ Ka Đơn với kiến trúc đặc trưng Tây Nguyên vừa khánh thành tháng Bảy năm nay:
    “Tại vì năm nay được ngôi nhà thờ mới nên giáo xứ cũng cố gắng tổ chức cho nó vui hơn. Đêm 24 có một Thánh lễ cho tất cả mọi người. Đến ngày 25 cũng có Thánh lễ 25. Sau Thánh lễ 25 thì có hội chợ cho cả giáo xứ, rồi sau hội chợ thì cũng có buổi văn nghệ hoàn toàn mang tính cách gia đình.
    Giáng Sinh năm này anh em bà con vui hơn năm trước, kinh tế làm ăn gì cũng được hết. Năm nay đông lắm, đang nhóm đó, gần 100 người, cùng vui cùng đón năm mới.
    -Thầy A Ninh
    Các anh em dân tộc Chu Ru cũng như K ô Hô rất vui và rất lên tinh thần. Chúng tôi cử hành Thánh lễ hoàn toàn bằng tiếng dân tộc Chu Ru cũng như tiếng Kô Hô. Các cha trong vùng, ngay cha quản hạt cũng vậy, ngài cũng giảng bằng tiếng dân tộc. Tôi thấy rõ ràng là anh em dân tộc lên tinh thần nhiều và vui lắm.
    Bên Tin Lành, điển hình làng Ba Gốc tỉnh Kon Tum, nơi có Hội Thánh Tin Lành Trưởng Lão Việt Nam. Thầy A Ninh:
    Giáng Sinh năm này anh em bà con vui hơn năm trước, kinh tế làm ăn gì cũng được hết. Năm nay đông lắm, đang nhóm đó, gần 100 người, cùng vui cùng đón năm mới.
    Trái với những điều có vẻ nhẹ nhõm mà thầy truyền đạo A Ninh ở Ba Gốc Kontum vừa nói, thì từ sáng 23 trụ sở Tổng Hội Thánh Tin Lành Trưởng Lão Việt Nam tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, được lệnh cấm nhóm Giáng Sinh tối 24 từ chính quyền địa phương gởi xuống:

    “Tôi có xin phép nhóm vào dịp lễ Giáng Sinh. Ở Việt Nam thì mọi hoạt động tôn giáo đều phải xin phép. Khi tôi nộp đơn xin phép thì người ta dựa trên đơn của tôi người ta nói là “không cho nhóm Giáng Sinh”, đồng thời cũng nói là không cho nhóm bình thường ngày Chúa Nhật.”

    IMG_0700-400.jpg

    Trụ sở Tổng Hội Thánh Tin Lành Trưởng Lão Việt Nam tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh. Hình do Tổng Hội Thánh Tin Lành Trưởng Lão VN cung cấp.
    Đến hôm qua, ngày 24 tức ngày vọng Giáng Sinh mà theo truyền thống là có Thánh lễ nửa đêm, mục sư Trần Quốc Bảo báo cho Thanh Trúc biết:
    “Có lẽ người ta đã nóng vội khi làm biên bản đó. Sau khi ký xong thì người ta có gởi lại cho tôi cái biên bản. Tôi thì có xin phép là vào dịp lễ Giáng Sinh thì xin cho những người ngoại quốc nhóm chung. Những người Hàn Quốc làm ăn ở đây họ không có nơi nhóm đàng hoàng thì họ muốn mượn chỗ mình họ nhóm. Nhưng rốt cuộc thì xin mà họ không cho phép, chỉ cho phép người Việt Nam nhóm thôi chứ người ngoại quốc thì không được nhóm.
    Trước giờ nhóm thì một số người trong đó vừa công an vừa chính quyền họ đến nói thôi mục sư cứ nhóm, chúng tôi ngồi ở ngoài này bảo vệ cho mục sư thôi chứ không có gì hết.

    Hố Lương, Campuchia

    Rời Việt Nam, mời quí vị qua vùng nghèo Neak Loeung, nơi người Việt cư ngụ bên đó gọi là Hố Lương, để thấy năm này Giáng Sinh đặc biệt chú trọng đến các em học sinh người Việt:
    Vì năm nay nhà thờ đang sửa chữa sắp xong nên bà con đón Giáng Sinh cũng nhộn nhịp, người dân cả làng đến coi mấy em múa hát rồi diễn kịch Chúa sinh ra đời.
    Năm nay mình tăng thêm quà cho mấy em đi học, khoảng đâu 240 em Lớp Nột đến Lớp 12, trong đó 40 đi mẫu giáo. Mỗi em được lãnh sách, vở, viết và chút đỉnh tiền. Giáng Sinh năm nay đặc biệt những em nào đang đi học ở trường thì có quà hết cho nó vui. Những hộ nghèo thì trước Giáng Sinh người già đã được phát quà.
    Đó là lời linh mục Paul Hoàng, vị chủ chăn vùng Hố Lương với những làng nhỏ của người Việt sống bám vào mãnh đất nghèo nàn cằn cỗi của Campuchia bao năm qua.
    Người Việt ở Hồng Kông đón Giáng Sinh 2014 như thế nào? Chị Thủy, một giáo dân thuộc xứ đạo Thánh Giu Xe, chia sẻ một tin vui diễn ra từ tháng Mười Một:
    Mỗi một Cộng Đoàn thì thay nhau hàng năm để làm hang đá, năm nay Cộng Đoàn người Việt mình làm hang đá cho giáo xứ là một. Hai nữa, đêm vọng Giáng Sinh tức đêm 24 là lễ chung toàn giáo xứ, ba Cộng Đoàn thì lễ tiếng Hoa, tiếng Anh và tiếng Việt.
    -Chị Thủy
    Hồi tháng Mười Một vừa tổ chức lễ mừng 20 năm thành lập Cộng Đoàn xong. Ở Hồng Kông, giáo xứ thánh Giu Xe của mình bây giờ, có ba Cộng Đoàn duy trì ở đấy. Cộng Đoàn người Hoa là chính, sau đó là Cộng Đoàn Việt Nam của mình khoảng chừng 300 giáo dân, và Cộng Đoàn Phi là những người sang bên này theo hợp đồng lao động.
    Mỗi một Cộng Đoàn thì thay nhau hàng năm để làm hang đá, năm nay Cộng Đoàn người Việt mình làm hang đá cho giáo xứ là một. Hai nữa, đêm vọng Giáng Sinh tức đêm 24 là lễ chung toàn giáo xứ, ba Cộng Đoàn thì lễ tiếng Hoa, tiếng Anh và tiếng Việt.
    Qua ngày 25, chị Thủy kể tiếp, Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tổ chức một Thánh lễ riêng vào lúc 12 giờ 30 trưa:
    Ở Hồng Kông thì tất cả những ngày lễ trọng, trong đó có ngày Giáng Sinh, là ngày qui tụ đoàn viên tất cả những người Việt đang sinh sống ở Hồng Kông mà nhiều khi bởi hoàn cảnh khác nhau không đi lể thường được nhưng lễ lớn thì người ta qui tụ về thường là rất đông, phải 200 cho tới 300 giáo dân. Có cái tiệc truyền thống là mỗi một chị em được phân công nấu một món mang tới, sau lễ thì mình có tiệc liên hoan trên đó, ăn chung với nhau rồi hò hát, nhận quà Giáng Sinh . Đấy là cái không khí chung.
    Cách đó không xa là Macao với Giáng Sinh mà hầu như thật trầm lắng trong đặc điểm nỗi bật của nó. Người Việt ở Macao đi nhà thờ của giáo xứ Fatima, nơi có Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Macao, có một nữ tu, ba thầy và một linh mục người Việt, Thầy Giang thuộc giáo xứ Fatima, giải thích:
    Bà con sang bên đây đi làm, hơn 80% là người Công Giáo xuất phát từ Nghệ An, Hà Tĩnh và một số tỉnh miền Bắc... Thì người ta mang qua đây cái truyền thống gọi là giữ đạo rất sâu sắc giống như ở ngoài Bắc vậy. Từ cách ăn mặc, cách đi lễ, cách cầu nguyện rồi các nghi thức trong lễ lễ...Nói chung là hoàn toàn rất sốt sắng giữ đạo.
    Giáo xứ Fatima này được Giám Mục giao cho một Cha người Việt coi sóc những người Công giáo đó. Năm nay Nô En thì cũng rất bình thường, một số người đi làm hôm đấy, một số được nghỉ, một số người lại nghỉ hôm sau, không như ở Việt Nam mà ai cũng nghĩ ngày đó hết. Các Cha và các Thầy là chỉ họp lại, cố gắng tạo một chương trình Giáng Sinh cho tất cả mọi người nhưng mà trên một phương diện chung chung vậy thôi chứ không thể nào đặc biệt hơn. Thánh lễ thì có một chút hiến nguyện, sau đó là ăn uống rồi sinh hoạt , gói gọn trong một ngày 25 thôi.

    Thủ đô Kiev, Ukraina

    Và bây giờ là lúc Thanh Trúc đưa quí vị đi xa hơn, tới thủ đô Kiev của Ukraina đang co ro trong mùa đông buốt giá. Anh Hải Hà, có cơ sở kinh doanh ở Kiev, nói rằng Giáng Sinh kiểu Âu Châu gần như không thịnh hành với người Việt nói riêng ở nơi này:
    Ở bên đây thì họ đón Giáng Sinh ngày mùng 7 tháng Một theo Chính Thống Giáo như của bên Nga, Ukraina và một số nước Đông Âu, tức là chậm hơn so với đạo Tin Lành hai tuần. Ở bên đây gần như không ai tổ chức Giáng Sinh cả, nhất là trong cộng đồng Việt Nam bên đây nữa thì lại rất ít người theo đạo, còn một số người theo Tin Lành thì người ta đi nhà thờ theo cách riêng.
    Bên đây thì năm nay  đồng nội tệ mất giá, lạm phát cũng tăng rất nhanh thành ra mức sống của bà con mình cũng như mức sống của cả xã hội Ukraina nói chung là giảm rất nhiều.
    Cũng từ thủ đô Kiev, chị Hường, cho rằng dù có bày biện vui chơi Giáng Sinh thì cũng không ai dấu được sự ảm đạm lo âu từ cuộc sống và chiến tranh:
    Đại khái là không khí nó buồn tẻ hơn, kiểu đồng Rúp mất giá, đồng tiền Ukraina mất giá, lên gấp ba lần so với đồng Đô La. Bà con, người dân người ta cũng nghèo hơn, điện đóm thì lúc được lúc mất. Nói chung tình hình không được vui vẻ, suông sẻ bằng như mọi năm. Hầu như người Việt bên này theo đạo chỉ có một số người thôi, không phải là ai cũng đi đón Giáng Sinh. Nô En hoặc ngày 31 Tết sang giao thừa thì lên trung tâm chụp ảnh với cây thông rồi xem lễ hội người ta tổ chức ở đấy thôi.
    Cũng là một đất nước có đa số người theo Chính Thống Giáo, người Nga chỉ bắt đầu mừng Giáng Sinh từ ngày 6 bước qua ngày 7 tháng Giêng. Tuy nhiên người Việt Nam ở Nga vẫn giữ thông lệ đón mừng Giáng Sinh ngày 24 và 25 tháng Mười Hai. Từ Moscow, anh Thắng, cho biết có một Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam ngay tại Moscow:
    “Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam cũng phải hàng trăm người, nói chung là tương đối đông nhưng ở tản hết thành thử nhóm cũng không được nhiều, nhưng nếu đến nhà thờ vào Giáng Sinh thì cũng đông hơn, còn ngày bình thường chỉ độ bốn năm chục người.
    Ăn vào ngày 24 là tối Giáng Sinh, còn ngày mai là ngày nghỉ. Nhà thờ này gồm sáu nước, các Cha của các nước đồng tế cùng một lúc, có Cha Việt Nam, Cha người Nga, Cha người Pháp… các nước đều có.
    Noel năm nay cũng không được như mọi năm, ở Nga bây giờ cũng khó khăn về mặt kinh tế về mặt chính trị các thứ thành thử năm nay cộng đồng mình không nhóm như năm ngoái. Cộng đồng mình bây giờ là kiểu đi dự lễ Giáng Sinh ở nhà thờ về rồi thì sau đấy người ta tổ chức gia đình thì nó hợp lý hơn, rầm rộ thì mọi người năm nay không hợp lý lắm.”
    Sau cùng, mời quí vị quay về Ba Lan, đến thủ đô Varsaw của nước này. Anh Thực, một giáo dân thuần thành gốc Nghệ An, đang làm việc tại Warsaw:
    “Ở đây là có một Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Ba Lan do Cha Khánh lãnh đạo, khoảng 300 hoặc hơn gì đấy, chủ yếu là dân miền Trung, Nghệ An và các vùng Bắc cũng nhiều, còn miền Nam thì không có.
    Nhà thờ thì do giáo dân góp tiền và thuê để tổ chức Thánh lễ gồm ba địa điểm. Địa điểm chính thường tổ chức các dịp lễ lớn, thí du như lễ Nô En, lễ đầu năm hoặc lễ Phục Sinh thì tổ chức ngày tại nhà thờ lớn . Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam cũng tổ chức làm hang đá nhà thờ và đi lễ vọng Giáng Sinh như ở Việt Nam thôi. Thường thì Cha xứ đi lễ nơi này xong về phải đi nơi khác nên Cha không tổ chức gì cả. Sau Thánh lễ thì những nhóm nhỏ góp tiền ăn uống giao lưu với nhau thôi.”
    Đó là Giáng Sinh 2014 của người Việt ở Việt Nam, Kampuchia, Hồng Kông, Macao, Ukraina, Nga và Ba Lan.
    Thanh Trúc kính chúc quí thính giả một mùa lễ tràn đầy niềm vui cũng như bình an trong hồng ân Thiên Chúa. Xin hẹn tái ngộ tối thứ Năm tuần tới.
    http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/viet-around-the-world-celebrate-christmas-tt-12252014081114.html

    Hà Nội và TP.HCM nô nức đón năm mới 2015

    Toàn bộ các tuyến đường dẫn vào trung tâm quận 1 TP.HCM đều kẹt cứng, các điểm vui chơi quá tải trong đêm 31/12. Tại Hà Nội, các tuyến phố quanh các điểm tổ chức chương trình ca nhạc đón giao thừa 2015 cũng tắc nghẽn.



    kẹt xe, Sài Gòn, TP.HCM, nghiêm trọng, pháo hoa, giao thừa, Tết Dương lịch,
    Giao thông tắc nghẽn tại quận 1 TP.HCM. 
    Ghi nhận của VietNamNet trên nhiều tuyến đường dẫn vào khu trung tâm Sài Gòn, đặc biệt là khu vực xung quanh tòa nhà Bitexco nơi được chọn làm điểm bắn pháo hoa trong dịp Tết Dương lịch 2015 đang trong tình trạng người và phương tiện ùn tắc nghiêm trọng.
    Ước tính có hàng trăm ngàn người kéo về khu trung tâm, gây nên tình trang kẹt xe kéo dài trên nhiều tuyến đường như Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Đồng Khởi, Tôn Đức Thắng, Trần Hưng Đạo….
    Tại tuyến đường Hàm Nghi, lực lượng chức năng chốt chặn hai đầu không cho xe máy di chuyển qua và đây đã trở thành một con phố dành cho người đi bộ.

    Do lượng người đổ về đây cũng quá đông khiến khu vực này dù chỉ dành cho người đi bộ cũng trở nên quá tải. Tương tự còn có khu vực công viên 23/9, bến Bạch Đằng…cũng không còn chỗ chen chân.
    Tại cầu Khánh Hội nối quận 1 - quận 4 (TP.HCM) cũng chật cứng người dân đến "xí" chỗ để chờ đón xem bắn pháo hoa.
    Dọc bờ kênh trên tuyến đường Võ Văn Kiệt, đoạn gần hầm vượt sông Sài Gòn, lượng người và xe quá đông lấn chiếm cả phần đường xe cơ giới lưu thông, gây ra tình trạng ùn tắc kéo dài trên tuyến đường huyết mạch này.
    Khu vực bến xe buýt Bến Thành cũng đông nghịt người chờ đón màn trình diễn pháo hoa, ánh sáng 3D. Trên các con đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ, vòng xoay chợ Bến Thành, Đồng Khởi, Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn tràn ngập người đón giao thừa.
    Tại khu vực phố Tây, người nước ngoài cũng đổ ra đường chào đón giờ phút thiêng liêng chuyển giao năm cũ sang năm mới.

    Hà Nội: Nguời dân đổ ra đường đón giao thừa Tết Dương lịch
    Tối 31/12/2014, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, rất người dân Hà Nội đã đổ ra đường đón giao thừa, gây nên tình trạng tắc nghẽn tại một số tuyến đường.
    Theo ghi nhận của phóng viên VietNamNet, các tuyến phố Khâm Thiên, Lê Duẩn và quanh hồ Thiền Quang ken đặc người đi bộ. Phố Huế, Hàng Bài và các con đường dẫn đến hồ Gươm, Nhà hát Lớn chật ních dòng người và xe đi đón năm mới.
    Sự kiện đếm ngược quen thuộc hàng năm diễn ra từ 21h ngày 31/12/2014 – 0h30 ngày 1/1/2015 tại hồ Thiền Quang (Hà Nội). Chương trình năm nay có sự góp mặt của nhiều ca sĩ nổi tiếng như Hồ Ngọc Hà, Tuấn Hưng, Hoàng Thùy Linh, Bùi Anh Tuấn, Sơn Tùng MTP, và ca sĩ Hip-hop Kimmese, Rapper Boogie, DJ Kruise, Drew Tudose.
    Ngoài ra, sự kiện Yamaha Clear Men Countdown cũng không kém phần hấp dẫn diễn ra vào lúc 20h30 ngày 31/12/2014 – 0h30 ngày 1/1/2015 tại Quảng trường Cách Mạng Tháng 8, phía trước Nhà Hát Lớn.

    Đây cũng là một đêm đáng nhớ cho các fan hâm mộ nhạc rock và bóng đá với các pha trình diễn tâng bóng đỉnh cao của vận động viên tâng bóng nghệ thuật Đỗ Kim Phúc, cùng sự góp mặt của nhóm rock Microwave và ca sỹ Phạm Anh Khoa.
    Ở phần cuối chương trình, thời khắc chuyển giao giữa hai năm sẽ được đánh dấu bằng màn biểu diễn kết hợp giữa pháo hoa, ánh sáng và nhảy tương tác với các DJ.
    Toàn bộ quảng trường Cách mạng tháng Tám sẽ được chuyển sang màu đỏ, tượng trưng cho sự may mắn và thuận lợi, dưới ánh sáng của đèn laser và pháo hoa.

    Những hình ảnh sau đây do P.V VietNamNet ghi nhận tại trung tâm TPHCM vào lúc 22g ngày 31/12:
    kẹt xe, Sài Gòn, TP.HCM, nghiêm trọng, pháo hoa, giao thừa, Tết Dương lịch, 
    kẹt xe, Sài Gòn, TP.HCM, nghiêm trọng, pháo hoa, giao thừa, Tết Dương lịch,

    kẹt xe, Sài Gòn, TP.HCM, nghiêm trọng, pháo hoa, giao thừa, Tết Dương lịch,

    kẹt xe, Sài Gòn, TP.HCM, nghiêm trọng, pháo hoa, giao thừa, Tết Dương lịch,

    kẹt xe, Sài Gòn, TP.HCM, nghiêm trọng, pháo hoa, giao thừa, Tết Dương lịch,

    kẹt xe, Sài Gòn, TP.HCM, nghiêm trọng, pháo hoa, giao thừa, Tết Dương lịch,

    kẹt xe, Sài Gòn, TP.HCM, nghiêm trọng, pháo hoa, giao thừa, Tết Dương lịch,

    kẹt xe, Sài Gòn, TP.HCM, nghiêm trọng, pháo hoa, giao thừa, Tết Dương lịch,

    kẹt xe, Sài Gòn, TP.HCM, nghiêm trọng, pháo hoa, giao thừa, Tết Dương lịch, 
    kẹt xe, Sài Gòn, TP.HCM, nghiêm trọng, pháo hoa, giao thừa, Tết Dương lịch, 
    kẹt xe, Sài Gòn, TP.HCM, nghiêm trọng, pháo hoa, giao thừa, Tết Dương lịch,

    kẹt xe, Sài Gòn, TP.HCM, nghiêm trọng, pháo hoa, giao thừa, Tết Dương lịch,

    kẹt xe, Sài Gòn, TP.HCM, nghiêm trọng, pháo hoa, giao thừa, Tết Dương lịch,

    kẹt xe, Sài Gòn, TP.HCM, nghiêm trọng, pháo hoa, giao thừa, Tết Dương lịch,

    kẹt xe, Sài Gòn, TP.HCM, nghiêm trọng, pháo hoa, giao thừa, Tết Dương lịch,

    kẹt xe, Sài Gòn, TP.HCM, nghiêm trọng, pháo hoa, giao thừa, Tết Dương lịch,
    Hình ảnh giao thông tắc nghẽn tại các điểm tổ chức đón giao thừa Tết Dương lịch tại Hà Nội:
    kẹt xe, Sài Gòn, TP.HCM, nghiêm trọng, pháo hoa, giao thừa, Tết Dương lịch,


    kẹt xe, Sài Gòn, TP.HCM, nghiêm trọng, pháo hoa, giao thừa, Tết Dương lịch,


    kẹt xe, Sài Gòn, TP.HCM, nghiêm trọng, pháo hoa, giao thừa, Tết Dương lịch,


    kẹt xe, Sài Gòn, TP.HCM, nghiêm trọng, pháo hoa, giao thừa, Tết Dương lịch,

    kẹt xe, Sài Gòn, TP.HCM, nghiêm trọng, pháo hoa, giao thừa, Tết Dương lịch,

    kẹt xe, Sài Gòn, TP.HCM, nghiêm trọng, pháo hoa, giao thừa, Tết Dương lịch,

    kẹt xe, Sài Gòn, TP.HCM, nghiêm trọng, pháo hoa, giao thừa, Tết Dương lịch,

    kẹt xe, Sài Gòn, TP.HCM, nghiêm trọng, pháo hoa, giao thừa, Tết Dương lịch,

     
     

    No comments: