Monday, June 8, 2015
HUY PHUONG * TUỔI GIÀ
Nỗi Đau Tuổi Xế Chiều - Huy Phương
Ở đây, chúng ta không bàn chuyện đau nhức, cao máu, tiểu đường...nữa, vì đã có quá nhiều vị bác sĩ quan tâm tới tuổi già trên đất Mỹ này. Những loại đau trên đã có thuốc và có chính phủ Mỹ trả tiền, nhưng có những thứ đau khác không có thuốc chữa và cũng không ai kê vai gánh vác giùm.
Báo OC Register thứ sáu tuần trước có đăng tin một ông già bị người ta đem bỏ trước cổng một ngôi chùa ở thành phố Westminster. Ông lặng lẽ ngồi trước hiên chùa suốt ngày. Cảnh sát đến mang ông vào bệnh viện tâm thần. Ông không có trong người bất cứ một thứ giấy tờ nào để biết được ông là ai, ở đâu. Ông không nói một lời nào, chỉ biết lặng lẽ, đôi khi cười một mình như một người mất trí. Ông là một người châu Á, Việt Nam cũng chưa chừng, như vậy ông không phải sinh ra ở đây, hay từ trên trời rơi xuống như cô bé Maika trong một tập phim Tiệp Khắc. Vậy là có người chở ông tới và bỏ ông lại đây, không ai ngoài con cái hay thân thích của ông. Lâu nay thỉnh thoảng người ta thấy có những thiếu phụ sinh con rồi đem con bỏ vào thùng rác, nhưng chưa thấy ai đem cha mẹ vứt bỏ ngoài đường. Ông già chỉ cười vu vơ, trí nhớ của ông đã suy kiệt, nếu không ông sẽ đau khổ biết chừng nào?
Trước đây người ta kể chuyện có người chở bà mẹ già bỏ ở cây xăng, tôi không tin, tưởng là chuyện đùa, nhưng bây giờ thực sự lại có người " đem cha bỏ chùa ".
Cũng lại câu chuyện của một người già. Tháng trước, trong một dịp đưa người thân đi Việt Nam, tại quầy vé China Airline ở phi trường Los Angeles tôi đã chứng kiến một cảnh khá đau lòng. Trong khi mọi người đang xếp hàng trình vé, cân hàng thì một bà cụ người Việt cứ loay hoay lúng túng trước quầy vé với các thứ giấy tờ vương vãi, bề bộn trên sàn nhà. Bà ngồi bệt xuống đất hết móc túi này đến túi nọ, vẻ mặt lo lắng. Một nhân viên an ninh phi trường thấy tôi cũng là người Á Đông, ngỏ ý muốn tôi lên giúp bà cụ. Nhân viên quầy vé cho biết bà có vé máy bay, một visa nhập cảnh Việt Nam nhưng không có passport hay thẻ xanh. Tôi giúp bà moi từ đống giấy tờ ra chỉ thấy một cái hộ chiếu của Việt Nam cấp cách đây mười mấy năm khi bà đến Mỹ đã hết hạn và một cái ID của bà do tiểu bang Florida cấp. Bà mới từ Florida đến phi trường Los mấy giờ trước đây một mình và trình giấy tờ để lên máy bay đi Việt Nam.
Cuối cùng, bà cũng lên được máy bay, nhưng bà sẽ không bao giờ có thể trở lại Florida nữa vì trong tay bà không có passport của Hoa Kỳ, không thẻ xanh, không "entry permit". Đây là trường hợp một bà mẹ già, quê mùa bị con cái "mời khéo" về Việt Nam. Tội nghiệp cho bà đã ngồi trên máy bay năm sáu tiếng đồng hồ để đến phi trường LAX, sắp tiếp tục chặng đường về Việt Nam nhưng không biết là mình không thể trở lại Mỹ và lòng bất nhân của con cái. Hình ảnh bà già này cứ ám ảnh tôi mãi. Bà vụng về, quê mùa, có lẽ cũng chẳng giúp ích được gì cho con cái mà chỉ thêm gánh nặng. Thôi để cho bà đi, khi biết mình không trở lại Mỹ được thì chuyện đã rồi. Tuổi bà có nằm lại trên quê hương cũng phải, sống chẳng giúp ích gì được cho ai, chết ở đây bao nhiêu thứ tốn kém.
Hai vợ chồng sang Mỹ từ hai mươi năm nay, đi làm nuôi con, mua được căn nhà đã pay off. Khi các con đã có gia đình ra riêng thì ít năm sau ông cụ cũng qua đời. Thấy mẹ hiu quạnh trong một căn nhà khá 1ớn, mà giá nhà đang lên, các con bàn với mẹ bán nhà đi rồi về ở với các con. Bà mẹ bán nhà, thương con chia đều cho mỗi đứa một ít, còn dăm nghìn dắt lưng, rồi về ở với con. Bà không biết lái xe, không biết chữ nghĩa, cũng không biết trông cháu làm home work, nên cha mẹ chúng phải nhờ người đưa đón. Bà thích nấu ăn, gói bánh, kho cá, nhưng sợ nhà hôi hám, con cái không cho. Lúc đầu thì chẳng sao, lâu dần mẹ thành gánh nặng. Buổi chiều, đứa con gái xô cửa trở về nhà, thấy mẹ đang ngồi xem TV, nó hất hàm hỏi: -"Có hiểu gì không mà thấy má ngồi coi suốt ngày vậy ?" Có lúc chuông điện thoại reo, đứa con nhấc máy, bên kia không biết ai hỏi gì, trước mặt bà già, nó trả lời nhát gừng:-"Bả đi khỏi rồi!"
Một bà mẹ khác, ở chung nhà với một đứa con nhưng nhờ một đứa con khác đưa đi bác sĩ. Xong việc, nó đưa mẹ về rồi lẹ lẹ dọt xe đi làm. Bà già vào tới cửa, móc túi mãi không tìm ra cái chìa khóa nhà. Bà không có chìa khóa, không cell phone, cũng không có tiếng Anh, sợ sệt không dám gõ cửa hàng xóm. Bà ngồi đó, trên bục cửa cho tới chiều, khi đứa con ở chung nhà đi làm về, thì bà đã kiệt sức vì khô nước, phân và nước tiểu đầy mình.
Đời xưa, người ta kể chuyện trong một gia đình, có hai vợ chồng đối xử với ông cha già đã run rẩy của mình tệ bạc, cho cha ăn trong cái "mủng dừa". Một hôm hai vợ chồng đi làm về thấy đứa con nhỏ của mình đang hì hục đẽo một cái gáo như thế, được cha mẹ hỏi, nó "thành thật khai báo" rằng "để dành cho cha mẹ lúc về già".
Đâu phải ai nuôi con cũng nghĩ tới lòng cha mẹ, cũng như nhớ chuyện :
"trồng đậu có đậu, trồng dưa có dưa".
Huy Phương
Sunday, June 7, 2015
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Ô nhiễm môi trường ở Việt Nam
Thực tế ô nhiễm tại Việt Nam ra sao? Và biện pháp giải quyết được tiến hành thế nào?
Bài học Trung Quốc
‘Phát triển bằng mọi giá bất chấp đánh đổi môi trường’ là điều mà giới chuyên gia nêu ra qua thực tế Trung Quốc. Đây là nơi được mệnh danh ‘công xưởng sản xuất’ của thế giới từ mấy thập niên qua.
Chính các cơ quan chức năng chuyên về môi trường của Trung Quốc trong thời gian gần đây phải thừa nhận tình trạng môi trường không khí, nước, đất bị hủy hoại sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy về mặt kinh tế và xã hội.
Bộ trưởng Bảo vệ Môi trường Trung Quốc hiện nay, ông Trần Cát Ninh, lên tiếng thừa nhận những phản đối về môi trường ô nhiễm sẽ gây ra bất ổn xã hội, từ đó có thể khiến bất ổn chính trị.
Việt Nam cũng được cho là đang theo ‘vết xe đổ’ của Trung Quốc: chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng mà không quan tâm đúng mức đến môi trường. Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, người quan sát kỹ tình hình ô nhiễm tại Việt Nam trong nhiều năm qua, có đánh giá về điểm này:
“ Về mức độ phát triển cũng như ô nhiễm, Việt Nam chỉ rập khuôn đi theo con đường của Trung Quốc. Trung Quốc từ khi mở cửa từ năm 1979 trở đi, chúng ta thấy rõ ràng tình trạng mà như hiện nay có những ngày thành phố Bắc Kinh người dân không hề thấy ánh sáng mặt trời. Và một số khói bụi từ các nhà máy sản xuất ở Vân Nam có nhiều lần được khám phá ra ở thành phố Seattle tận bên Hoa Kỳ, phía tây Thái Bình Dương. Điều đó chứng tỏ mức độ ô nhiễm đó.
Việt Nam mở cửa từ năm 1986, nghĩa là chừng 10 năm sau Trung Quốc. Và Việt Nam chập chững đi vào khủng hoảng về môi trường giống y hệt như của Trung Quốc. Điều này có thể càng ngày càng tệ hại hơn vì có thể nói hầu hết các cơ sở sản xuất hạng nặng như cơ sở sản xuất gang thép, cơ sở sản xuất điện năng dùng than đá và đặc biệt hai cơ sở khai thác bô xít lớn ở Tân Rai và Nhân Cơ. Và dự trù còn có thêm 6 cơ sở nữa tại Daknong; thì chúng ta thấy rõ với qui trình sản xuất lạc hậu, với não trạng sản xuất như người Trung Quốc đã làm cho đất nước Trung Hoa thì tình trạng của Việt Nam có thể càng ngày càng mau trầm trọng hơn, càng mau nguy kịch hơn nếu chúng ta không có biện pháp nào để giải quyết vấn đề.”
Về mức độ phát triển cũng như ô nhiễm, Việt Nam chỉ rập khuôn đi theo con đường của Trung Quốc. Trung Quốc từ khi mở cửa từ năm 1979 trở đi, chúng ta thấy rõ ràng tình trạng mà như hiện nay có những ngày thành phố Bắc Kinh người dân không hề thấy ánh sáng mặt trời
TS Mai Thanh Truyết
Chuyên gia môi trường thuộc Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, giáo sư Lê Huy Bá, đưa ra đánh giá về điều được nói là ‘vết xe đổ’ của Trung Quốc trong vấn nạn ô nhiễm môi trường:
“Bởi vì mình là dạng các nước xã hội chủ nghĩa với nhau; nói chung không hoàn toàn giống nhau nhưng cũng có phần tương đối đúng vì đang phát triển với khát vọng phát triển về kinh tế mạnh mẽ mà không coi trọng về môi trường sẽ dẫn đến những chuyện khó xử.
Nếu làm mạnh tay cách đây 10 năm thì đỡ lắm rồi; bây giờ mạnh tay thì cũng tốt thôi nhưng chỉ có tính chất vớt vát, chữa cháy thôi!”
Thực tế ô nhiễm tại Việt Nam
Qua theo dõi tình hình môi trường tại Việt Nam, tiến sỹ Mai Thanh Truyết hiện sinh sống tại bang California, có những đánh giá cụ thể về tình trạng ô nhiễm của các lĩnh vực khác nhau như sau:
“Đứng về tổng thể thì tất cả môi trường: không khí, đất, cũng như nước mặt, nước ngầm càng ngày càng tệ hại.
Nói về không khí thì ngày nay Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hay Sài Gòn cũ, chúng ta không còn thấy những bàn tay, bộ mặt trong trắng mà chỉ những bộ mặt như người ninja của Nhật bản- bịt mặt, đeo găng tay. Thứ nhất vì bụi ô nhiễm quá cao. Theo tiêu chuẩn của Liên hiệp quốc, tiêu chuẩn của hạt bụi đường kính 10 micro meter quá nhiều nên phải bịt mặt. Ngoài nguồn bụi là nguồn khí độc thải ra do hằng triệu xe máy hai bánh. Nguồn xăng ở Việt Nam có độ octane cao, nhưng trong thực tế pha nhiều benzene. Do đó khí benzene tồn tại trong không khí; mà khí benzene là một khí có nguy cơ tạo ra ung thư. Cũng do vậy ‘tầng ozone mặt đường’ tức từ 1-2 thước chứa nhiều hóa chất độc hại trong có có benzene. Thực tế cho thấy hằng năm tỷ lệ người mắc bệnh phổi tăng cao, đặc biệt trẻ em dưới 5 tuổi.
Qua 19 năm phát triển Việt Nam có trên 265 khu gọi là khu chế xuất hay là khu phát triển công nghiệp. Khu chế xuất Tân Thuận là khu đầu tiên. Với trên 265 khu như thế từ bắc chí nam, và ở thành phố Hồ Chí Minh chẳng hạn còn có trên 20 ngàn cơ sở sản xuất lẫn lộn trong khu dân cư khiến cho khí thải, chất thải rắn và chất thải lỏng đều ‘không được’!
Đối với mặt nước, các chất phế thải lỏng do không có hệ thống thanh lọc, xử lý do đó nguồn nước thải đi vào các sông rạch. Đến nay chúng ta thấy rõ các sông Đuống, sông Luộc quanh Hà Nội cũng như hệ thống kênh rạch trong nội thành Sài Gòn hầu như biến thành những dòng sông đen.
Các nước xã hội chủ nghĩa với nhau; nói chung không hoàn toàn giống nhau nhưng cũng có phần tương đối đúng vì đang phát triển với khát vọng phát triển về kinh tế mạnh mẽ mà không coi trọng về môi trường
GS Lê Huy Bá
Đó là một hệ lụy mà nếu không giải quyết thì ngay cả sông Đồng Nai, sông Sài Gòn sẽ biến thành dòng sông đen vì nguồn chảy tự nhiên, sự điều tiết tự nhiên, sự thanh lọc thiên nhiên đã đến ‘điểm tới hạn’.
Đối với đánh giá về ‘điểm tới hạn’ của tình trạng ô nhiễm mà tiến sỹ Mai Thanh Truyết nêu ra; giáo sư Lê Huy Bá tại Sài Gòn có ý kiến:
“Điểm tới hạn thì nói cũng hơi quá. Có một số kênh rạch ở thành phố (Sài Gòn) thì tới hạn thật; nhưng môi trường đất chưa đến mức tới hạn. Về nước sông thì có một số sông tới hạn nhưng có một số sông thì chưa như sông Đồng Nai chưa tới hạn, còn sông Sài Gòn thì gần đến tới hạn. Kênh rạch của thành phố quá tới hạn chứ không phải tới hạn. Không khí của nông thôn còn sạch, không khí của thành thị rất bụi gần mức tới hạn. Tại các khu công nghiệp của thành phố thì tới hạn rồi, khu nông thôn thì chưa, còn khu ngoại thành mà có các khu công nghiệp thì tới hạn rồi.
Các trục giao thông chính ô nhiễm bụi đã tới hạn.”
Thực thi luật pháp
Tương như như nhiều nước khác trên thế giới, chính phủ cũng như các cơ quan chức năng tại Việt Nam cho ban hành luật cũng như những qui định pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Vậy việc thực thi và công tác kiểm tra, chế tài trong lĩnh vực môi trường ở Việt Nam lâu nay ra sao?
Tiến sỹ Mai Thanh Truyết đưa ra nhận định:
“Chính cơ chế này tạo ra một tập thể cán bộ từ trên xuống dưới cùng nhóm lợi ích với nhau ‘tham nhũng’. Lấy ví dụ giản dị là việc khai thác bô xít tại Tân Rai và Nhân Cơ hoàn toàn không qua nghiên cứu tác động môi trường nên vừa qua bùn đỏ nhiều lần tràn xa xã Tân Thắng cách Bảo Lộc 15 cây số. Mặc dù trong bộ Luật Môi trường, bộ Luật Đầu tư, luật xây dựng các cơ sở sản xuất hóa chất đều có ghi cần phải nghiên cứu tác động môi trường cũng như phải có hệ thống xử lý chất phế thải nhưng điều đó hầu như không xảy ra tại Việt Nam.”
Đối với mặt nước, các chất phế thải lỏng do không có hệ thống thanh lọc, xử lý do đó nguồn nước thải đi vào các sông rạch. Đến nay chúng ta thấy rõ các sông Đuống, sông Luộc quanh Hà Nội cũng như hệ thống kênh rạch trong nội thành Sài Gòn hầu như biến thành những dòng sông đen
TS Mai Thanh Truyết
Một người sinh sống và hoạt động trong ngành môi trường ở Việt Nam như giáo sư Lê Huy Bá cũng chỉ ra những bất cập tồn tại lâu nay trong nước về tình trạng thực thi luật pháp bảo vệ môi trường:
“Nói chung luật, qui định dưới luật khá đầy đủ, nhưng ngay cả luật, nghị định đôi lúc chồng chéo nhau như qui định về chất thải nguy hại người ta cũng cãi nhau khiến cho các cơ sở quản lý luật pháp ở cấp tỉnh, huyện khó thực thi.
Nhiều người thấy điều đó nhưng cách quản lý của mình (Việt Nam) trì trệ, không linh hoạt và ‘trên bảo dưới không nghe’. Ngoài ra không phải tất cả nhưng còn có một số chưa thống nhất.”
Giáo sư Lê Huy Bá nêu ra một số dẫn chứng:
“Ví dụ để theo dõi ô nhiễm không khí, có khoảng 6-7 trạm quan trắc tự động nhưng nay hư hết rồi, không còn chính xác nữa; nhưng mấy năm rồi cứ để như thế; không đầu tư thêm, không sửa chữa, không thay thế gì cả.
Ví dụ thứ hai là vấn đề quản lý lưu vực sông, cách đây gần mười mấy năm rồi có lập ra Ban Quản lý Lưu vực Sông nhưng có hoạt động gì đâu. Mỗi tỉnh có cách quản lý riêng, không ai nói ai được cả, không thống nhất với nhau. Mỗi tỉnh muốn đi một mình, có khi dẫm đạp lên nhau, có khi lại để cả khoảng trống, không ai lo cả!”
Cảnh báo cũng như thực tế cho thấy nếu chỉ hô hào suông mà không có biện pháp ngay từ lúc này thì một khi ô nhiễm đạt ‘điểm tới hạn’ thì đã quá muộn và giá phải trả sẽ đắt gấp nhiều lần so với hiện nay.
Tuy nhiên hầu như mọi cảnh báo của giới khoa học vẫn không được các nhà quản lý đất nước tại Việt Nam nghe như chính thừa nhận của giáo sư Lê Huy Bá; một chuyên gia trong ngành ngay tại Việt Nam.
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại các bạn trong chương trình kỳ tới.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ScienceAndEnvironment/gene-asse-of-envir-pollu-vn-06092015051816.html
Môi trường Việt Nam: Thảm họa đáng ngại - TS Mai Thanh Truyết
Ô nhiễm môi trường tại Việt Nam là nguy cơ đe dọa trực tiếp sức khỏe và đời sống của dân chúng, theo khuyến cáo của giới chuyên môn.
Trao đổi với VOA Việt ngữ nhân Ngày Môi trường Thế giới 5/6 năm nay, một chuyên gia về môi trường, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hội Khoa học-Kỹ thuật Việt Nam tại hải ngoại, và cũng là tác giả nhiều ấn phẩm nghiên cứu về môi trường và chính sách phát triển của Việt Nam, nhấn mạnh các tác hại môi trường ngắn và dài hạn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam đang leo thang tới mức báo động và rằng nếu không có biện pháp cấp bách cải thiện chính sách quản lý môi trường, cái giá phải trả trong tương lai gần là không thể đo lường.
Tiến sĩ Mai Thanh Truyết: Về tình trạng môi trường Việt Nam, trong suốt 20 năm qua, chúng tôi đặt vấn đề về đất, nước, rác sinh hoạt phế thải, và không khí. Trong những yếu tố đó, hiểm họa nhất là hiểm họa nước. Từ khi Việt Nam phát triển từ năm 1986, sự phát triển đó không đặt trọng tâm vào việc bảo vệ môi trường. Cho nên, sau 20 năm phát triển, những dòng sông từ Bắc chí Nam đều bị ô nhiễm, người dân càng ngày càng chịu áp lực nặng nề về nguồn nước sinh hoạt vì gia tăng dân số, gia tăng phát triển. Việt Nam hiện có hơn 265 khu công nghiệp, đặc biệt tại Sài Gòn có hơn 20 ngàn cơ sở sản xuất hóa chất mà hầu hết không có hệ thống quản lý, xử lý, thanh lọc nước thải. Yếu tố làm ô nhiễm nước thứ hai là bãi rác, với độ gia tăng dân số, chẳng hạn Sài Gòn trên 7 triệu dân hằng ngày sản xuất khoảng 10 ngàn tấn chất thải sinh hoạt thì làm ô nhiễm bao nhiêu hệ thống nước. Cái mức ô nhiễm đó càng ngày càng trầm trọng.
VOA: Ngoài yếu tố dân số, theo Tiến sĩ, còn những yếu tố nào khác góp phần làm gia tăng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam?
Tiến sĩ Mai Thanh Truyết: Những yếu tố về cả khách quan lẫn chủ quan, chẳng hạn như tình trạng phá rừng làm nước không còn được thanh lọc tự nhiên từ trong rừng. Thứ hai là việc xây đập thủy điện, đập chứa nước vô tội vạ, không nghiên cứu tác động môi trường. Chính đó làm cho nguồn nước càng ngày càng tệ hại hơn. Nhưng cái quan trọng nhất là chính sách quản lý môi trường nước và quản lý môi trường nói chung, dù có trên luật, nhưng người thừa hành không thực hiện được vì qua cái cơ chế tạo ra một hệ thống không thể kiểm soát . Vấn đề chúng tôi đặt ra là lãnh đạo Việt Nam hiện tại có xem môi trường là vấn đề mấu chốt, vấn đề an toàn của các thế hệ hay không.
VOA: Là chuyên gia về môi trường tại đất nước bảo vệ môi trường hàng đầu là Mỹ, về những mặt được trong nỗ lực bảo vệ-cải thiện môi trường nước ở Việt Nam, Tiến sĩ nhìn thấy những gì? Có những gì đáng ghi nhận?
Tiến sĩ Mai Thanh Truyết: Những nguy cơ về ô nhiễm nguồn nước và mực nước mặn gia tăng do lượng nước sông chảy ra biển không còn đủ để đẩy lùi nhiễm mặn, việc phá rừng đặc biệt là rừng tràm-rừng đước để nuôi tôm hay cá ba sa cùng tất cả các nguy cơ về nước hoặc rác phế thải đều được những nhà chuyên môn, giới khoa học ở Việt Nam cảnh báo, nhưng tiến độ giải quyết không thể đáp ứng được nhu cầu bảo vệ môi trường. Chúng tôi nghĩ rằng nhà cầm quyền chưa đặt đây là mối nguy cơ hàng đầu, chưa đặt đây là trọng tâm của việc chuẩn bị cho một thế hệ tương lai.
VOA: Với những gì đang diễn ra hiện nay, nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời sẽ dẫn tới những tác hại và những nguy cơ có thể trông thấy thế nào?
Tiến sĩ Mai Thanh Truyết: Nhìn Trung Quốc chẳng hạn, chúng ta thấy rõ ràng là hôm nay môi trường không khí ở thành phố Bắc Kinh, dân chúng có những ngày không thấy ánh mặt trời và bệnh phổi càng ngày càng tăng. Trở lại tình trạng Việt Nam, Việt Nam đang trên đà tiếp nhận các hậu quả của việc phát triển không đặt trọng tâm bảo vệ môi trường. Hôm nay, chúng ta nhìn thấy các dòng sông ở ngoài Bắc không còn là sông nữa mà đã trở thành các dòng sông đen. Nếu không có phương pháp giải quyết để chặn đứng, trong một thời gian nữa, các dòng sông ở miền Nam không đủ khả năng điều tiết phế thải của dân chúng sẽ trở thành những dòng sông đen. Tình trạng này sẽ xảy ra trong một tương lai không xa, một vấn đề thoái hóa môi trường rất trầm trọng cho tương lai.
VOA: Trước những cảnh báo vừa nêu, giải pháp nào có thể giúp cải thiện điều kiện môi trường nước tại Việt Nam hiện nay?
Tiến sĩ Mai Thanh Truyết: Thứ nhất, kiểm soát tất cả các nguồn phế thải từ các nhà máy sản xuất và các khu công nghiệp đặc biệt là phế thải lỏng. Thứ hai, đối với miền Nam chẳng hạn, hạn chế việc phá rừng tràm rừng đước nuôi cá basa và nuôi tôm ở vùng ngập mặn. Hình ảnh vệ tinh năm 2008 cho thấy vùng đó bị tàn phá, bị khai thác hơn 250 ngàn mẫu, gần 100 ngàn mẫu đã trở thành những chấm đen sau 3-4 mùa nuôi tôm.
Việc phá rừng tràm, rừng đước ảnh hưởng tới thời tiết vì các khu rừng đó là nơi chắn gió tránh bão lụt, hấp thụ nhiễm phèn và chặn bớt nước mặn đi vào lục địa. Ngày nay 4 ưu điểm của rừng tràm, rừng đước bị mất. Do đó, kế hoạch trồng rừng, trồng tràm đước, hạn chế phá rừng là một trong những phương pháp giải quyết nạn ô nhiễm nước.
VOA: Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Mai Thanh Truyết đã dành thời gian cho cuộc trao đổi hôm nay.
Saturday, June 6, 2015
PHAN CHÂU THÀNH * LÃNH THỔ VIỆT NAM
Toàn bộ lãnh thổ Việt nam đã an bài !!!
_Tôi có ông bạn học hiện làm cấp tướng trong hải quân VN, trong một buổi nhậu bạn bè với nhau cách đây gần năm ở HN, tôi hỏi hắn:
“Nếu bây giờ TQ tấn công trên biển, quân của cậu chống được bao lâu?” Hắn cười: “Chắc là chưa đến ba ngày?!”
Tôi ngạc nhiên: “Sao chết nhanh vậy?” Hắn lại cười: “Không phải chết, mà là chạy. Thời đại này ai dại gì chết cho ai?!”
“Đấy là cậu nói về lính hay sĩ quan các cậu?”
“Cả hai, nhưng sĩ quan chạy trước rồi lính mới chạy. Lính không dám chạy trước, chỉ trốn thôi. Sĩ quan mới chạy!”
Tôi thắc mắc: “Tại sao thế? Sĩ quan tinh thần cao hơn và phải làm gương cho lính cơ mà?”
“Ừ, nhưng sĩ quan lại biết mình toàn nói dối và thấy cấp trên cũng toàn nói dối, và ai cũng biết chết thì mình chịu, thắng thì là chiến công của sếp, tội gì chết thế!”
Chúng tôi cười xòa, coi đó là câu chuyện cười nói cho vui, vì ông bạn trong Bộ tổng tư lệnh ở HN, nó đâu có phải ra trận. Nhưng nó cũng không cần phải mua vui với tôi, nó nói có phần nhiều là thật. Thế nên tôi không quên được.
“Nếu bây giờ TQ tấn công trên biển, quân của cậu chống được bao lâu?” Hắn cười: “Chắc là chưa đến ba ngày?!”
Tôi ngạc nhiên: “Sao chết nhanh vậy?” Hắn lại cười: “Không phải chết, mà là chạy. Thời đại này ai dại gì chết cho ai?!”
“Đấy là cậu nói về lính hay sĩ quan các cậu?”
“Cả hai, nhưng sĩ quan chạy trước rồi lính mới chạy. Lính không dám chạy trước, chỉ trốn thôi. Sĩ quan mới chạy!”
Tôi thắc mắc: “Tại sao thế? Sĩ quan tinh thần cao hơn và phải làm gương cho lính cơ mà?”
“Ừ, nhưng sĩ quan lại biết mình toàn nói dối và thấy cấp trên cũng toàn nói dối, và ai cũng biết chết thì mình chịu, thắng thì là chiến công của sếp, tội gì chết thế!”
Chúng tôi cười xòa, coi đó là câu chuyện cười nói cho vui, vì ông bạn trong Bộ tổng tư lệnh ở HN, nó đâu có phải ra trận. Nhưng nó cũng không cần phải mua vui với tôi, nó nói có phần nhiều là thật. Thế nên tôi không quên được.
_Một bữa khác cách nay khoảng nửa năm, trong chuyến xe đêm từ Sài gòn đi Nha Trang, tôi nằm cạnh anh lính trẻ trả phép ra Cam Ranh. Tôi hỏi chuyện ăn ở sinh hoạt của lính nghĩa vụ ngoài đó, cậu thật thà:
“Cháu mới đi mấy tháng, nhờ có người quen chạy cho nên không phải đi vùng xa hay đảo, chỉ ra Cam Ranh thôi, được về phép đều đặn, nếu biết quà cáp cho sĩ quan còn được kéo dài phép…”
“Thế sĩ quan có về phép thường xuyên không?”
“Sĩ quan của bọn cháu toàn sĩ quan chuyên nghiệp, gia đình họ ở Cam Ranh và Nha Trang luôn, họ đâu cần về phép, và họ có thể về nhà bất cứ lúc nào họ muốn, họ sướng lắm!”
Thế họ có ăn chung với các cháu không?”
“Không, họ có tiêu chuẩn riêng cao gấp mấy lần lính bọn cháu! Họ ăn ở riêng.”
“Thế tiêu chuẩn lính bọn cháu thế nào?”
“Chúng cháu được 35 ngàn đồng ngày. Thế là cao đấy chú ạ, vì chúng cháu gần Ban chỉ huy Vùng. Mấy thằng bạn cháu đóng quân ở xa kêu khổ lắm, chỉ có 28 ngàn đồng ngày thôi…”
“Sao lại 28 ngàn thôi?!” Tôi xót xa nhẩm tính: lính của mình (công nhân và kỹ sư của tôi) ở công trường cảng Vân Phong này được ăn 80 nghìn đồng/ngày mấy năm nay, vừa tăng lên 100 nghìn ngày do giá cả lên, mà tôi vẫn thương chúng khổ, gầy và đen, bắt chúng cố ăn, và lo chúng bỏ về Sài gòn, thế mà chiến sĩ của ta…
Tôi lại đi lạc đề muốn nói rồi. Ý của tôi là, chỉ chuyện ăn ở thôi thì lính của ta cũng thiếu sức chiến đấu rồi, chưa nói đến tinh thần chiến đấu và niềm tin vào cấp trên. Giờ nói về chủ đề chính, đó là bảo vệ lãnh thổ.
“Cháu mới đi mấy tháng, nhờ có người quen chạy cho nên không phải đi vùng xa hay đảo, chỉ ra Cam Ranh thôi, được về phép đều đặn, nếu biết quà cáp cho sĩ quan còn được kéo dài phép…”
“Thế sĩ quan có về phép thường xuyên không?”
“Sĩ quan của bọn cháu toàn sĩ quan chuyên nghiệp, gia đình họ ở Cam Ranh và Nha Trang luôn, họ đâu cần về phép, và họ có thể về nhà bất cứ lúc nào họ muốn, họ sướng lắm!”
Thế họ có ăn chung với các cháu không?”
“Không, họ có tiêu chuẩn riêng cao gấp mấy lần lính bọn cháu! Họ ăn ở riêng.”
“Thế tiêu chuẩn lính bọn cháu thế nào?”
“Chúng cháu được 35 ngàn đồng ngày. Thế là cao đấy chú ạ, vì chúng cháu gần Ban chỉ huy Vùng. Mấy thằng bạn cháu đóng quân ở xa kêu khổ lắm, chỉ có 28 ngàn đồng ngày thôi…”
“Sao lại 28 ngàn thôi?!” Tôi xót xa nhẩm tính: lính của mình (công nhân và kỹ sư của tôi) ở công trường cảng Vân Phong này được ăn 80 nghìn đồng/ngày mấy năm nay, vừa tăng lên 100 nghìn ngày do giá cả lên, mà tôi vẫn thương chúng khổ, gầy và đen, bắt chúng cố ăn, và lo chúng bỏ về Sài gòn, thế mà chiến sĩ của ta…
Tôi lại đi lạc đề muốn nói rồi. Ý của tôi là, chỉ chuyện ăn ở thôi thì lính của ta cũng thiếu sức chiến đấu rồi, chưa nói đến tinh thần chiến đấu và niềm tin vào cấp trên. Giờ nói về chủ đề chính, đó là bảo vệ lãnh thổ.
Xin kể câu chuyện thứ ba.
Cách đây mấy tháng, chúng tôi tổ chức một đoàn “du lịch- thám hiểm” ra điểm Cực Đông trên đất liền của đất nước với mục đích: sống 1 ngày gần với Hoàng Sa Trường sa nhất (về kinh tuyến).
Trên đường ra đó rất khó khăn, chúng tôi không ngờ cả một khu bán đảo rộng lớn bờ biển dài mấy chục cây số không có dân cư (đã bị đuổi đi hết) và chỉ có một đồn biên phòng gần ra đến Cực Đông đã bị bỏ hoang do chuyển vào gần quốc lộ 1 hơn, trong khi đường lớn do các “dự án lớn” của Vinalines làm đến nới cũng bỏ hoang không bóng người. Hỏi ra mới biết đó là tình trạng của hàng loạt đồn biên phòng ven biển và trên các đảo khu vực bắc và nam Vân Phong (thuộc Khánh Hòa và Tuy hòa): họ đã rút hết vào sống trong dân và để quản dân, không quản bở biển nữa. Hàng trăm cây số ven biển không có ai canh giữ, nhưng đã có sẵn đường lớn nhập vào quốc lộ 1… Ngày xưa họ ở đó là để bắt người vượt biên thôi… Biên phòng VN không quay súng ra biển mà quay súng vào dân!
Câu chuyện thứ tư.
Trên đường ra đó rất khó khăn, chúng tôi không ngờ cả một khu bán đảo rộng lớn bờ biển dài mấy chục cây số không có dân cư (đã bị đuổi đi hết) và chỉ có một đồn biên phòng gần ra đến Cực Đông đã bị bỏ hoang do chuyển vào gần quốc lộ 1 hơn, trong khi đường lớn do các “dự án lớn” của Vinalines làm đến nới cũng bỏ hoang không bóng người. Hỏi ra mới biết đó là tình trạng của hàng loạt đồn biên phòng ven biển và trên các đảo khu vực bắc và nam Vân Phong (thuộc Khánh Hòa và Tuy hòa): họ đã rút hết vào sống trong dân và để quản dân, không quản bở biển nữa. Hàng trăm cây số ven biển không có ai canh giữ, nhưng đã có sẵn đường lớn nhập vào quốc lộ 1… Ngày xưa họ ở đó là để bắt người vượt biên thôi… Biên phòng VN không quay súng ra biển mà quay súng vào dân!
Câu chuyện thứ tư.
Đơn vị chúng tôi tham gia rất nhiều công trình lớn dọc biển miền Trung, lắp ráp các thiết bị kỹ thuật hiện đại (rất ít khi là đồ TQ). Từ Dung Quất đến Vũng Áng, Vân Phong… Nhưng ở đâu chúng tôi cũng thấy các đơn vị TQ đấu thầu và thắng thầu thi công phần các cầu cảng. Họ chỉ quan tâm và bỏ mọi giá để nhận phần việc đó dù rất nhiều đơn vị VN làm được, nhưng các nhà thầu VN phải lè lưỡi bỏ ra cho họ vì giá của họ quá thấp… Sau đó họ luôn quây kín cả một vùng biển và bờ biển lớn người khác không được vào để họ thi công trong suốt nhiêu năm trời. Và họ thường là đơn vị làm kéo dài các dự án lớn nhưng không ai làm gì được. Khui họ thi công xong chúng tôi mới lên lắp thiết bị và không ai biết bên dưới và bên trong những khối bê tông cầu cảng lớn đó có những gì. Chúng tôi thường đùa nhau: ngày đầu tiên TQ đánh VN họ sẽ cho nổ tung tất cả những cầu cảng trị giá vài chục đến vài trăm triệu đôla này (có thể cặp mạn những con tàu lớn đến 150.000-300.000dwt)… hoặc họ sẽ khống chế chúng để làm điểm đổ quân tuyệt vời cho họ, ở Dung Quất, Vân Phong, Vũng Áng và nhiều nơi nữa phía Bắc và Nam, nhất là Kiên Giang cũng sắn sàng…
Câu chuyên thứ năm.
Câu chuyên thứ năm.
Tôi về quê ngoại Quảng Ninh, ra Hạ Long gặp mấy thằng bạn cũ, trong đó có thằng đại gia chuyên san đất lấp biển bán nền, giầu không để đâu hết tiền, luôn khoe có đội xe máy húc ủi đào đông như quân nguyên, đã phá không biết bao đồi núi, lấp biết bao bờ vịnh san hô và sú vẹt để bán trên giấy, từ Quảng yên đến Hải Hà… Gặp nó tôi bảo:
– “Tội phá hoại môi trường Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long của mày phải đem ra bắn!”
– Nó cười khẩy: “Bắn tao hơi khó! Mày phải bắn hết các bí thư và chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh và các huyện thị Quảng Ninh này đi đã!” Rồi nó quàng vai người ngồi cạnh: “A, cả thằng này nữa, giám đốc Sở tài nguyên Môi trường mà…” Tôi nhăn mặt nghĩ: Đúng thật, nếu muốn bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long và Bái Tử long mà tôi yêu quí, tôi sẽ phải bắn gần hết các bạn học cũ của mình, vì chúng nó làm quan chức kín cả cái tỉnh quê ngoại của tôi rồi…
Tôi phán tiếp:
“Mày còn một tội lớn nữa! Mày đem xe máy lên Tiên Yên, Ba Chẽ (hai huyện núi biên giới) làm đường từ biên giới xuống cho bọn Ba Tàu sau này tấn công mình lần nữa. Lần trước nó tấn công không có đường xuống, tự vệ dân quan còn cản được. Lần này chỉ mấy giờ là xe nó chạy đến Hạ Long này, lại có cầu bãi chấy rồi, Công chúng mày to quá!”
Thằng đại gia xẹp hẳn xuống lẩm bẩm: “Đéo mẹ bọn Tàu! Chúng nó còn không chịu trả tiền công cho tao nữa! Đau quá!” (Đó là nó chửi mấy công ty Đài loan thuê rừng 50 năm rồi thuế nó làm đương lên “trồng rừng”. Đường làm xong lên các đỉnh núi biên giới, không trả tiền và rừng tất nhiên cũng không…).
– “Tội phá hoại môi trường Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long của mày phải đem ra bắn!”
– Nó cười khẩy: “Bắn tao hơi khó! Mày phải bắn hết các bí thư và chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh và các huyện thị Quảng Ninh này đi đã!” Rồi nó quàng vai người ngồi cạnh: “A, cả thằng này nữa, giám đốc Sở tài nguyên Môi trường mà…” Tôi nhăn mặt nghĩ: Đúng thật, nếu muốn bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long và Bái Tử long mà tôi yêu quí, tôi sẽ phải bắn gần hết các bạn học cũ của mình, vì chúng nó làm quan chức kín cả cái tỉnh quê ngoại của tôi rồi…
Tôi phán tiếp:
“Mày còn một tội lớn nữa! Mày đem xe máy lên Tiên Yên, Ba Chẽ (hai huyện núi biên giới) làm đường từ biên giới xuống cho bọn Ba Tàu sau này tấn công mình lần nữa. Lần trước nó tấn công không có đường xuống, tự vệ dân quan còn cản được. Lần này chỉ mấy giờ là xe nó chạy đến Hạ Long này, lại có cầu bãi chấy rồi, Công chúng mày to quá!”
Thằng đại gia xẹp hẳn xuống lẩm bẩm: “Đéo mẹ bọn Tàu! Chúng nó còn không chịu trả tiền công cho tao nữa! Đau quá!” (Đó là nó chửi mấy công ty Đài loan thuê rừng 50 năm rồi thuế nó làm đương lên “trồng rừng”. Đường làm xong lên các đỉnh núi biên giới, không trả tiền và rừng tất nhiên cũng không…).
Và câu chuyện cuối cùng.
Tôi đưa con trai lên Tây Nguyên chơi, mới đây thôi, để nó biết Tây Nguyên là thế nào. Một số đoạn đi qua đường HCM mới làm lớn mà vô cùng hoang vắng, thằng bé rất ngạc nhiên hỏi: “Bố, sao mình làm đường lớn đẹp dài mà không có người đi thì làm gì vậy?” Tôi thở dài chua chát “Bố chịu!” Chả lẽ nói ra ý nghĩ thật của mình: “Bố sợ rằng người ta làm đường để sau này TQ đánh VN sẽ dễ chiếm và khống chế Tây Nguyên và rồi cả đất nước này?”
Sau chuyến đi Tây Nguyên về, tôi đùa với con trai: “Con ơi, hãy học tiếng Anh giỏi để du học rồi ở lại đó luôn, như chị con vậy đó. Bằng không, hãy học tiếng Tàu! Nước mình sắp thay quốc ngữ rồi!” **
Vâng, ý của tôi là thế đó. Người Việt nam, chính quyền Việt Nam hiện nay đã chuẩn bị sẵn sàng địa thế và mọi cửa ngõ Lãnh thổ quốc gia để TQ tràn vào dễ dàng nhất. Tinh thần quân đội và sức chiến đấu thì rất bạc nhược rồi, cảnh giác thì… chĩa súng vào dân rồi. Các chiến sĩ Trung Hoa cứ yên tâm mà đến!
Đất nước này dường như đã có chỉ đạo bàn giao nhẹ nhàng để sát nhập vào TQ?
Chỉ còn một điều: Liệu dân Việt ta có chịu thế hay không?
Sau chuyến đi Tây Nguyên về, tôi đùa với con trai: “Con ơi, hãy học tiếng Anh giỏi để du học rồi ở lại đó luôn, như chị con vậy đó. Bằng không, hãy học tiếng Tàu! Nước mình sắp thay quốc ngữ rồi!” **
Vâng, ý của tôi là thế đó. Người Việt nam, chính quyền Việt Nam hiện nay đã chuẩn bị sẵn sàng địa thế và mọi cửa ngõ Lãnh thổ quốc gia để TQ tràn vào dễ dàng nhất. Tinh thần quân đội và sức chiến đấu thì rất bạc nhược rồi, cảnh giác thì… chĩa súng vào dân rồi. Các chiến sĩ Trung Hoa cứ yên tâm mà đến!
Đất nước này dường như đã có chỉ đạo bàn giao nhẹ nhàng để sát nhập vào TQ?
Chỉ còn một điều: Liệu dân Việt ta có chịu thế hay không?
VĂN QUANG * CHUYỆN VỀ CÁI LÝ LỊCH
Chuyện về cái lý lịch
(VienDongDaily.Com - 16/05/2015)
Văn Quang – Viết từ Sài Gòn
Ở VN bạn muốn làm gì, muốn thi cử vào đâu, muốn hành nghề gì đều phải khai lý lịch, thậm chí theo quy định của nhà nước cứ đến 80 tuổi là người dân được hưởng trợ cấp mỗi tháng khoảng hơn hai trăm ngàn tiền VN, vậy mà trong bản khai cũng có mục lý lịch, năm nào ở đâu, làm gì…
Từ 40 năm nay, chủ nghĩa lý lịch vẫn còn tồn tại. Chẳng nhìn ở đâu xa, bạn hãy cứ nhìn những anh em thương phế binh VNCH sống lay lắt vất vưởng ra sao giữa những thôn xóm hoặc ngay giữa đường phố Sài Gòn. Họ chẳng được hưởng bất cứ một quyền lợi nào của người thương binh. Thậm chí có người đã phải tự thiêu vì quá nghèo, không muốn làm khổ con cháu. Thê thảm hơn nữa người tự thiêu ở nhà thuê, sợ cháy nhà con cháu phải bồi thường nên bò ra bãi đất trống, đổ xăng lên người rồi tự thiêu. Chuyện này tôi đã tường thuật cùng bạn đọc ngày 3 tháng 8 năm 2008.
Bạn có thể xem toàn văn vài này theo đường link: http://vietquoc.org/ng%C6%B0%E1%BB%9Di-th%C6%B0%C6%A1ng-binh-vnch-t%E1%BB%B1-thieu-2/
Trong khi thương binh của miền Bắc đều được hưởng phụ cấp và nhiều thứ ưu tiên khác. Chỉ cần nhìn thế thôi bạn đã thấy rõ cái “chủ nghĩa lý lịch” nặng nề biết chừng nào. Kêu gọi “hòa hợp hòa giải dân tộc,” muốn phát triển và muốn kén chọn nhân tài về phục vụ đất nước thì trước hết phải làm cho tuyệt nọc cái thứ chủ nghĩa phân biệt đối xử này.
Anh Châu Kim Hàng, cấp bậc Hạ Sĩ Nhất, trên đường phố Saigon không biết làm gì để sống.
Nhân ở đây, tôi xin chân thành hoan nghênh một số hội đoàn và nhiều vị nhân sĩ trí thức ở Mỹ đang có chương trình vận động chính phủ Hoa Kỳ cho phép mở lại chương trình HO để các anh em thương phế binh VNCH được đi định cư tại Mỹ. Đó là một sự công bằng cần thiết dành cho người thương binh Việt Nam Cộng Hòa, một thời chiến đấu hy sinh một phần thân thể cho tự do dân chủ. Tôi tin rằng sẽ được cộng đồng người Việt ở khắp nơi hưởng ứng yểm trợ cho chương trình tốt đẹp này. Dù kết quả có thế nào thì anh em cũng cảm thấy được an ủi, bớt tủi thân trong cuộc sống đấy khổ cực cay đắng này. Tuy nhiên tôi vẫn hy vọng cuộc vận động sẽ thành công bởi lẽ phải và mọi sự thật được phơi bày sẽ làm rung động những tấm lòng nhân ái.
Còn cái Nghĩa trang Quân Đội VNCH cũng biến mất, bức tượng Tiếc Thương bị lật đổ chổng vó lên trời để phô bày cái hình ảnh “chiến thắng” của phe thắng cuộc. Mãi sau đó bị dư luận chê trách mới chuyển thành nghĩa trang dân sự, bỏ mặc cho cỏ lau dày đặc và các nấm mồ liệt sĩ lâu dần trờ thành hoang phế. Sau này một số thân nhân liệt sĩ mới được xin phép vào tu sửa.
Hãy nhìn ra các nước, sau những cuộc nội chiến, chiến binh tử sĩ hai bên đều nằm chung trong một nghĩa trang được chăm sóc quy mô, trang trọng. Bởi cả hai bên đều là những chiến sĩ hy sinh thân mình để bảo vệ hạnh phúc của người dân. Còn phân biệt đối xử cả với người chết thì chính sách nhân đạo ở đâu, làm sao hòa hợp hòa giải được? Bao giờ có một cái nghĩa trang chung cho cả hai bên, lúc đó mới nhìn thấy nhà nước có thiện chí sửa chữa những sai lầm, tiến tới những mục đích khác.
Trở về với chuyện “cái lý lịch,” chuyện mới nhất hiện đang được các nhà gọi là trí thức ở VN đang bàn tán xôn xao trên khắp các trang báo trang mạng ở VN lúc này đó là cuộc thi tuyển, sát hạch công chức ở Hà Nội.
Mọi kiểu thi cử chỉ là hình thức… cho ra vẻ công tâm mà thôi
Mới đây, Sở Nội vụ TP. Hà Nội công bố kết quả kiểm tra, sát hạch công chức thuộc diện đặc cách xét tuyển năm 2015. Trong đó, có 30/63 thí sinh đã không vượt qua được kỳ kiểm tra, sát hạch này. Đáng lưu ý, có 5 người là thạc sĩ loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài, số còn lại đều là thủ khoa xuất sắc trong nước, cử nhân bằng giỏi ở nước ngoài.
Tôi làm bài tốt, sao lại trượt?
Anh Quang bày tỏ: “Ngay lúc nộp hồ sơ, nhà tuyển dụng chỉ nhận bằng và bảng điểm của tôi. Các văn bằng chứng chỉ khác cũng như quá trình làm việc công tác của tôi, nhà tuyển dụng đều không nhận. Như vậy, vô hình trung đã đánh đồng tôi với các ứng viên khác.”
Anh Nam, thạc sĩ tốt nghiệp loại giỏi ở nước ngoài chia sẻ, chuyên ngành anh ứng tuyển chỉ có một mình anh, không phải cạnh tranh với ai. Do đó, chỉ cần đạt 50 điểm là anh sẽ đỗ. Tuy nhiên, kết quả của anh lại không như mong đợi, anh được dưới 50 điểm và trượt công chức. Anh phân trần:
“Tôi thấy kết quả không phản ánh đúng bài thi. Mặc dù có hai câu hỏi không nằm trong nội dung ôn tập nhưng tôi vẫn làm được, vì tôi đã từng đọc qua trong quá trình công tác. Đặc biệt là ở vòng phỏng vấn, có ba người trong Hội đồng sát hạch nhưng không có ghi âm, không có giám sát và cũng không biết giám khảo chấm điểm thế nào? Anh Nam nhận xét: "Câu hỏi trong kỳ thi sát hạch vừa rồi chưa hợp lý, thi như vậy chỉ dành cho người học thuộc lòng. Câu hỏi đưa ra cần phải yêu cầu ứng viên vận dụng kiến thức văn bản pháp luật, kiến thức chuyên ngành đã được học để xử lý tình huống hoặc cho đề bài, soạn thảo đáp án trên máy tính và đứng thuyết trình đáp án đó cho hội đồng sát hạch. Mấy câu hỏi học thuộc lòng vậy làm sao đánh giá được trình độ."
GS Huỳnh Hữu Tuệ, giảng viên Trường Đại học Laval (Canada) cho biết: Cách thi tuyển công chức của Sở Nội Vụ Hà Nội không phù hợp với kiến thức được đào tạo của các thí sinh có trình độ chuyên môn. Ông Tuệ cũng cho biết, ở nước ngoài thi công đơn giản hơn nhiều. Họ chỉ cần dựa vào bằng cấp và vượt qua vòng phỏng vấn về kiến thức, tâm lý, bản lĩnh và tinh thần trách nhiệm là có thể đỗ công chức.
Bản chất của vấn đề thi cử này là cái lý lịch
Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng phải lên tiếng thừa nhận bản chất của những cuộc thi như thế này:
Thứ nhất: “Quan trọng là người đứng đầu có quyết tâm chọn người tài hay không.”
Ý kiến này rất xác đáng, nếu người đứng đầu quyết tâm chọn người tài thì chắc chắn sẽ tìm ra người tài. Còn nếu ngược lại, họ tuyển người vì tiền, vì quan hệ, vì hậu duệ, con cháu, dòng họ, thì họ có đủ mọi mưu chước để đánh rớt người tài, đưa người được sắp xếp từ trước vào (chữ nghĩa bây giờ ở VN gọi là cơ cấu). Mọi kiểu thi cử chỉ là hình thức, chẳng qua thi là “làm phép.”
Thứ nhất: “Quan trọng là người đứng đầu có quyết tâm chọn người tài hay không.”
Ý kiến này rất xác đáng, nếu người đứng đầu quyết tâm chọn người tài thì chắc chắn sẽ tìm ra người tài. Còn nếu ngược lại, họ tuyển người vì tiền, vì quan hệ, vì hậu duệ, con cháu, dòng họ, thì họ có đủ mọi mưu chước để đánh rớt người tài, đưa người được sắp xếp từ trước vào (chữ nghĩa bây giờ ở VN gọi là cơ cấu). Mọi kiểu thi cử chỉ là hình thức, chẳng qua thi là “làm phép.”
Tích xưa tuồng cũ đã có nhiều chuyện hay về việc quyết tâm chọn người tài, tìm người tài. Như chuyện “tam cố thảo lư” còn lưu truyền mãi trong dân gian.
Sau khi Từ Thứ đến với Tào Tháo, Lưu Bị tìm đến Long Trung để thỉnh cầu ông ra giúp nhưng hai lần đầu không gặp mãi đến lần thứ ba mới gặp được nên mới có câu "Lưu Bị tam cố thảo lư cầu hiền." Lưu Bị được Lượng nói kế sách định quốc an bang vô cùng kính phục, muốn mời Gia Cát Lượng xuống núi mưu tính đại sự. Gia Cát Lượng thấy Lưu Bị thật lòng cầu xin nên ông chấp nhận làm quân sư cho Lưu Bị. Năm đó Gia Cát Lượng mới có 27 tuổi chính thức bước vào vũ đài chính trị và làm nên những chiến thắng lẫy lừng như trận Xích Bích và nhiều chiến thắng vang dội khác.
Thứ hai, theo luật sư Trần Quốc Thuận: “Định nghĩa chữ tài tùy thuộc vào mỗi nước có quan điểm khác nhau. Tài ở nước ngoài là giỏi về chuyên môn, giỏi về kỹ thuật, giỏi về ngoại ngữ, giỏi về vi tính… còn ở mình tài còn kèm theo đó là lý lịch.”
Luật sư Trần Quốc Thuận đã rất thẳng thắn khi nói đến hai chữ “lý lịch.” Dù đất nước trong 40 năm qua đã có không ít ý kiến lên tiếng xóa bỏ lằn ranh phân biệt đối xử, nhưng “chủ nghĩa lý lịch” vẫn cứ tồn tại, cản trở sự đóng góp, cống hiến và phát triển của rất nhiều người có năng lực thực sự.
“Tất cả các cuộc thi dù bắt buộc có chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, nhưng đó là cái bề nổi, còn ẩn chứa đằng sau, cuộc sát hạch lý lịch mới là cốt yếu. Đã có một thời, người ta công khai đưa lý lịch ra làm môn thi. Nay tuy không nói ra, nhưng nó vẫn còn chi phối ít nhiều.”
Một khi người đứng đầu không quyết tâm chọn người tài. Một khi còn “chủ nghĩa lý lịch,” thì mọi kiểu thi cử chỉ là hình thức.
Mọi sự đều đã sắp đặt hết
Khi phóng viên hỏi: Thi công chức, nhiều người cho rằng là kỳ thi tiêu cực nhất hiện nay, nếu không có tiền là không đỗ, ông nghĩ sao?
Ông Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trả lời:
“Việc tiêu cực trong thi tuyển công chức nói từ lâu rồi. Thi gì cũng tiêu cực, tiêu cực từ lộ đề thi trước, đánh dấu trong những bài chấm, thậm chí người thi còn được đưa đề giải trước mang vào phòng thi chỉ việc chép vào bài… việc này cũng nói nhiều rồi.
“Cho nên, bộ máy ở trên đã không trong sạch thì làm sao mà có sự trong sạch từ dưới được. Nếu người ở trên không muốn tuyển dụng người tài và tuyển dụng với lý do lợi ích khác thì sẽ tạo nên lợi ích liền sau khi thi.”
PV: Thưa ông, đây có phải là vấn đề nhức nhối trong xã hội mà khó giải quyết không?
Ông Thuận: “Quá nhức nhối ý chứ vì cửa vào hé rất nhỏ. Những người vào là những người đã được chuẩn bị sẵn rồi. Mặc dù thi công khai nhưng còn vấn đề lý lịch nữa.
“Cũng về ý công khai như ông nói, nhiều ý kiến cho rằng, mặc dù thi công chức luôn tổ chức công khai (công khai về chỉ tiêu, tiêu chí, điểm số…) nhưng dưới sự công khai này là ẩn chứa sự sắp đặt hết.”
Ông Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trả lời:
“Việc tiêu cực trong thi tuyển công chức nói từ lâu rồi. Thi gì cũng tiêu cực, tiêu cực từ lộ đề thi trước, đánh dấu trong những bài chấm, thậm chí người thi còn được đưa đề giải trước mang vào phòng thi chỉ việc chép vào bài… việc này cũng nói nhiều rồi.
“Cho nên, bộ máy ở trên đã không trong sạch thì làm sao mà có sự trong sạch từ dưới được. Nếu người ở trên không muốn tuyển dụng người tài và tuyển dụng với lý do lợi ích khác thì sẽ tạo nên lợi ích liền sau khi thi.”
PV: Thưa ông, đây có phải là vấn đề nhức nhối trong xã hội mà khó giải quyết không?
Ông Thuận: “Quá nhức nhối ý chứ vì cửa vào hé rất nhỏ. Những người vào là những người đã được chuẩn bị sẵn rồi. Mặc dù thi công khai nhưng còn vấn đề lý lịch nữa.
“Cũng về ý công khai như ông nói, nhiều ý kiến cho rằng, mặc dù thi công chức luôn tổ chức công khai (công khai về chỉ tiêu, tiêu chí, điểm số…) nhưng dưới sự công khai này là ẩn chứa sự sắp đặt hết.”
Để kết luận cho bài này mời bạn đọc một trong hàng trăm lời phê phán của độc giả ở VN.
Bạn Trần Ngọc Hải viết:“Khổ lắm. Biết rồi nói mãi. Thi công chức ở thủ đô bao nhiêu năm nay số người đỗ đạt vẫn rơi vào đối tượng "biên chế." Phần lớn là con ông cháu cha, người thân quan và có cả chạy chọt nữa. Nếu lôi bài thi ra đọ thật, thì kể cả thủ khoa xuất sắc hay thạc sỹ tốt nghiệp ở nước ngoài cũng chào thua. Họ có kế hoạch, chỉ tiêu và sắp xếp hết cả rồi. Hi...hi vui lắm! Tôi đã thu lượm được kha khá minh chứng thông tin những vụ chạy chọt thi tuyển công chức buồn cười lắm, chỉ tốn có 2-3 trăm triệu thôi, từ một nhân viên (người quen bạn tôi) không hiểu gì về tin học cơ bản, không soạn thảo được văn bản thông thường, ấy thế mà trúng tuyển một cách ngoạn mục vượt qua cả những thí sinh được đào tạo ở nước ngoài về. Giờ thì đang chễm chệ làm sếp ở TP. HCM rồi.”
Như thế thì thi cử chẳng qua là một trò bịp. Anh là dân đen, nhất là có dính dáng tới “phản động, Mỹ Ngụy” thì đừng bao giờ dại dột mất công đèn sách vác giấy bút đi thi vào làm công chức ở bất cứ ngành nào. Hãy tìm đến các công ty kinh doanh tư nhân của nước ngoài, hy vọng bạn sẽ được trọng dụng. Hy vọng thôi bởi ngay ở các doanh nghiệp tư này cũng bị áp lực phải ưu tiên cho con ông cháu cha mới sống được.
Như thế thì thi cử chẳng qua là một trò bịp. Anh là dân đen, nhất là có dính dáng tới “phản động, Mỹ Ngụy” thì đừng bao giờ dại dột mất công đèn sách vác giấy bút đi thi vào làm công chức ở bất cứ ngành nào. Hãy tìm đến các công ty kinh doanh tư nhân của nước ngoài, hy vọng bạn sẽ được trọng dụng. Hy vọng thôi bởi ngay ở các doanh nghiệp tư này cũng bị áp lực phải ưu tiên cho con ông cháu cha mới sống được.
Văn Quang (15-5-2015)
VĂN HÓA THẾ GIỚI
Hoa hậu Nhật làm thay đổi cái nhìn xã hội?
Rupert Wingfield-Hayes BBC News, Tokyo
- 5 tháng 6 2015
Thoạt nhìn chính tôi cũng hơi lúng túng khi gặp Ariana Miyamoto. Cô cao và thật đẹp. Nhưng ý nghĩ đầu tiên hiện ra trong đầu khi tôi gặp người vừa được trao vương miện Hoa hậu Hoàn vũ Nhật Bản là cô ấy nhìn không có vẻ Nhật Bản.
Chỉ trong vòng hai năm ở đây tôi rõ ràng bị xâm nhập bởi nhiều định kiến địa phương về khái niệm "Nhật Bản" có nghĩa là gì.
Sự bối rối lúng túng của tôi chấm dứt ngy khi Ariana cất tiếng nói. Đột nhiên tất cả mọi thứ về cô ấy thể hiện rõ rằng cô là người Nhật, từ giọng nói mềm mại nhỏ nhẹ của cô, cử chỉ tinh tế từ bàn tay và nét biểu hiện kín đáo trên khuôn mặt.
Tất nhiên Ariana là người Nhật. Cô sinh ra tại Nhật Bản và đã sống ở đây cả cuộc đời mình. Cô biết rất ít về quê hương cha cô ở Arkansas, Hoa Kỳ. Nhưng với nhiều người Nhật, và tôi thực sự muốn nhận mạnh là nhiều người Nhật, thì Ariana Miyamoto không phải là người Nhật Bản. Dù sao thì cũng không hoàn toàn là người Nhật.
Tại Nhật Bản những người như Ariana được coi là một "hafu", lấy từ chữ tiếng Anh "half - một nửa". Với tôi từ này nghe như một sự xúc phạm. Nhưng khi tôi hỏi, Ariana đã làm tôi ngạc nhiên khi cô bảo vệ từ này.
"Nếu không có từ hafu này thì sẽ rất khó để mô tả tôi là ai, tôi là người gì ở Nhật Bản," cô nói.
"Nếu tôi nói tôi là 'người Nhật' thì câu trả lời sẽ là: "Không, bạn không thể là người Nhật'. Người ta sẽ không tin như vậy. Nhưng nếu tôi nói tôi là' hafu ', mọi người đồng ý. Không có một từ nào giống như từ hafu ngoài nước Nhật..., nhưng tôi nghĩ rằng chúng tôi cần nó ở đây. Để những đứa trẻ lai như chúng tôi sống ở Nhật Bản, thì từ đó là không thể thiếu và tôi đánh giá cao từ đó."
Tại Nhật Bản việc Ariana thắng trong cuộc thi sắc đẹp đã được tiếp đón một cách yên ắng tới kỳ lạ. Trong khi truyền thông quốc tế gõ cửa nhà cô mỗi ngày, thì truyền thông Nhật Bản phần lớn đã phớt lờ cô.
"Tôi cảm thấy tôi được quan tâm nhiều từ nước ngoài," cô nói.
"Tôi trả lời phỏng vấn với giới truyền thông nước ngoài nhiều hơn so với truyền thông Nhật Bản. Khi tôi đi đường, chẳng người Nhật nào bước tới hỏi tôi cả, nhưng tôi lại được rất nhiều khách du lịch không phải người Nhật chúc mừng."
Trên mạng xã hội phản ứng khá pha trộn, trong đó nhiều người Nhật bày tỏ ủng hộ và vui mừng trong khi những người khác lại không và thậm chí còn có thái độ gay gắt.
"Chọn một hafu là Hoa hậu Nhật Bản mà ổn à?" một người viết trên twitter.
"Nó khiến tôi không thoải mái khi nghĩ rằng cô ấy đại diện cho nước Nhật", một người khác viết.
Ở nhiều nơi khác trên thế giới thì bản sắc không còn được xác định bởi bề ngoài của bạn nữa.
Có những người Anh da trắng, da đen, gốc Á và gốc Trung Quốc, cũng như có bất kỳ những loại người Mỹ khác nhau. Nhưng Nhật Bản vẫn bám víu vào một định nghĩa rất hẹp về những gì có nghĩa là "Nhật Bản".
Một phần vì đây vẫn là một xã hội vô cùng đồng nhất. Những người nhập cư chỉ chiếm một phần trăm dân số Nhật Bản, và hầu hết những người này đến từ Hàn Quốc và Trung Quốc.
Nhiều thế kỷ cô lập cũng đã khiến Nhật Bản thấm đẫm ý thức về sự tách biệt.
Nhiều người dân ở đây thực sự tin rằng Nhật Bản là duy nhất, thậm chí khác biệt cả về di truyền so với phần còn lại của thế giới.
Khi vợ tôi, một người Nhật, có thai, một trong những người bạn của cô ấy đã chúc mừng với dòng chữ: "Người Nhật chúng ta có thai với một người nước ngoài không phải là chuyện dễ". Tôi đã không biết nên cười hay nên khóc.
Tất nhiên điều bí ẩn này là hoàn toàn vô lý. Người Nhật là một sự pha trộn sắc tộc, kết quả của những cuộc di cư khác nhau qua hàng ngàn năm, từ bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc và Đông Nam Á. Nhưng điều bí ẩn đó lại bám rễ khá chắc và nó khiến sự khác biệt trở thành một khó khăn khi sống tại đây.
Lớn lên trong một thành phố nhỏ ở miền tây Nhật Bản, Ariana đã chính mình trải nghiệm điều đó. Người bạn tốt nhất ở trường của cô đã tự sát trong một phần vì anh ta không thể chịu được việc luôn bị đối xử như một người ngoại đạo.
"Chúng tôi thường nói rất nhiều về khó khăn vì là hafu," cô nói.
"Ba ngày trước khi qua đời, anh ấy muốn nói về lý do tại sao chúng tôi lại bị tách biệt so với những người khác .
"Anh thường nói anh cảm thấy rất khó sống. Anh không nói được tiếng Anh. Mọi người thường tự hỏi tại sao anh lại không nói được tiếng Anh mặc dù ngoại hình của anh như vậy – anh trông như người nước ngoài đối với họ."
Việc Ariana thắng trong cuộc thi sắc đẹp, có lẽ, nó là một dấu hiệu cho thấy Nhật Bản, cuối cùng và từ từ, đang bắt đầu thay đổi. Đó chắc chắn là điều cô hy vọng, và rằng danh tiếng mới của cô có thể giúp những trẻ hafu khác.
"Tôi nghĩ rằng người Nhật thích rập khuôn. Nhưng tôi cho rằng chúng ta cần phải thay đổi điều đó," cô nói.
"Sẽ ngày càng có nhiều các cuộc hôn nhân quốc tế và sẽ có nhiều trẻ em lai hơn trong tương lai. Vì vậy, tôi tin rằng chúng ta cần phải thay đổi cách suy nghĩ vì những đứa trẻ đó, vì tương lai của chúng."
Chắc chắn là cô đã nói đúng. Ariana Miyamoto là một phần của xu hướng ngày càng gia tăng ở Nhật Bản. Một trong 50 trẻ em sinh ra ở đây là trẻ em lai, và con số này là 20.000 trẻ em mỗi năm. Nhật Bản đang thay đổi. Nay liệu nước Nhật sẽ phản ứng thế nào nếu Ariana Miyamoto nâng vương miện Hoa hậu Hoàn vũ thế giới?
Những cuộc hành trình của Phở (Phần 1)
Văn hóa ẩm thực Việt Nam có một món ăn đã theo chân người Việt trên những chặng đường di cư và sau đó di tản tứ xứ đó là Phở. Trong chương trình Văn hóa nghệ thuật Mặc Lâm giới thiệu loạt bài Những cuộc hành trình của Phở để quý vị theo dõi những gì mà món ăn này trải qua. Bài đầu tiên là Phở trong những ngày đầu tại miền Bắc sau đây.
Khi nói tới những ngày đầu tiên hình thành món phở nhiều người vẫn cho rằng, phở có nguồn gốc từ Quảng Đông theo chân những gánh “ngưu nhục phấn” của người tàu bán rong trên phố phường Hà Nội. Cũng có giả thiết là phở xuất xứ từ Nam Định, nơi có nhiều nhà máy và công nhân làm việc theo ca kíp vào khoảng những năm 30, 40 của thế kỷ trước.
Cũng có tài liệu cho rằng phở đã xuất hiện trước đó rất lâu, vào năm 1908 hay 1909 khi những chuyến tàu thủy chạy dọc sông từ Hà Nội đi Hải Phòng, Nam Định. Người dân nghèo bám vào những bến sông bán các món ăn đỡ dạ cho khách đi tàu, chờ tàu, trong đó có món “xáo trâu”, tức thịt trâu nấu xáo ăn chung với bún. Từ xáo trâu ăn với bún dần dần người bán chuyển sang nấu bằng xương bò và ăn với bánh phở, cũng là một loại sợi làm từ bột gạo. Có lẽ các gánh phở ra đời từ đó và chậm chạp tiến vào Hà Nội, hình thành một đội quân bán phở rong trên các nẻo đường của ba mươi sáu phố phường.
Những ngày đầu của Phở
Phở không phải là món ăn truyền thống Việt Nam, ngày xưa ta không ăn phở mà nó chỉ phát triển từ năm 1930 đầu thề kỷ trước nó phát triển với các đô thị chủ yếu là tại miền Bắc. Nó phát triển với tầng lớp trí thức thành thị đại đa số thời đó là tiểu tư sản nhưng cũng không nhiều lắm đâu.
-Đặng Tiến
Phở lên ngôi và bỗng trở nên lấp lánh trong thực đơn các món ăn Việt Nam có lẽ từ bài viết của hai nhà văn tiền bối là Vũ Bằng và Nguyễn Tuân, hai cây đại thụ văn hóa, đã giúp cho món ăn dân giã này trở thành báu vật trong nếp ẩm thực của người Việt.
Theo nhà phê bình văn học Đặng Tiến thì phở xuất hiện trong văn chương từ rất sớm. Những tác phẩm viết về phở lôi cuốn người đọc từ thập niên 30 mà lúc ấy Nguyễn Công Hoan cho rằng phở vốn có tên là cao lầu khi ông dạy học tại Lào Cai:
“Phở không phải là món ăn truyền thống Việt Nam, ngày xưa ta không ăn phở mà nó chỉ phát triển từ năm 1930 đầu thề kỷ trước nó phát triển với các đô thị chủ yếu là tại miền Bắc. Nó phát triển với tầng lớp trí thức thành thị đại đa số thời đó là tiểu tư sản nhưng cũng không nhiều lắm đâu.
Ví dụ như ông Nguyễn Công Hoan khoảng năm 1930 dạy học ở Lào Cay có biên phở và gọi nó là món cao lầu. Ông Tô Hoài vào khoảng 1935-40 nói rằng ở Hà Nội không có bán phở, ở chợ quê không có món phở chỉ có cháo là cùng thôi. Phở phát triển ở thành phố Hà Nội từ 1930 và nó thịnh hành khoảng 1940 vào thời mà ông Thạch Lam viết Hà nội 36 phố phường và có những trang về phở rất hay. Món phở nó gắn liền với ăn chương thời đó và sau đó nó tiếp tục nổi tiếng với bài “Phở” của ông Nguyễn Tuân. Bài Phở của ông Nguyễn Tuân ngoài chuyện món ăn phở ra nó còn tính cách chính trị và sau cái bài đó đã bị chính quyền Hà Nội lên án thành thử món phở trở thành một đầu đề thời thượng và người viết nhiều viết hay về phở là ông Vũ Bằng.
Ông Vũ Bằng có thể nói là người ăn phở sành sỏi vì ông sống ở Hà Nội lúc thịnh thời của phở. Ông Nguyễn Tuân thì viết văn hay nhưng không phải là người sành ăn phở. Đọc bài Phở của Nguyễn Tuân thì thấy ông lý luận hay, tế nhị thâm trầm nhưng vẫn không phải là người sành ăn phở, người sành ăn phở phải là Vũ Bằng.”
Phở xuất hiện đậm mùi… chinh chiến
Gần 40 năm sau, từ các gánh “xáo trâu” dọc theo sông Hồng, khi thịt bò theo chân quân đội viễn chinh Pháp vào Hà Nội mới là lúc phở có cơ hội tiến lên ngang hàng với các món cao lương mỹ vị. Nhà phê bình văn học Đặng Tiến lý giải tại sao Vũ Bằng ăn phở lại khen ngon, và tinh tế nếm chén nước dùng bằng ngôn từ của một người yêu phở hết lòng:
“Vũ Bằng ăn phở tại Hà Nội vào năm 1950 là lúc thịnh thời của phở. Phở chủ yếu nấu bằng thịt bò mà năm 1950 là thời quân đội viễn chinh Pháp tràn ngập mặt trận Bắc bộ người Pháp ăn thịt bò nhiều có thịt bò chở từ Pháp sang nữa và họ chỉ ăn phần mềm thôi, có thể nói là phần ưu hạng của con bò còn phần thứ hạng như xương, gầu, nạm thì họ không ăn. Thời đó người Việt Nam riêng tại Hà Nội họ thầu hết phần thứ cấp của con bò do đó phở nhiều xương nhiều thịt làm phở ngon. Lúc thịnh thịnh thời của Phở, ngon nhất trong lịch sử của phở là phở Hà Nội năm 1950 nói như vậy để thấy rằng phở nó phát triển với tình hình của đất nước.”
Nhà văn Trương Quý tuy còn trẻ nhưng đã có nhiều bài viết về phở. Trong tập tản văn “Ăn phở rất khó thấy ngon” anh đã phân tích nhiều khía cạnh làm cho phở trở thành món ăn được xem là đặc trưng của Hà Nội này:
“Phở là một hình thức ẩm thực mà sáng tạo nó có khuôn khổ gọi là ý thức tương đối phổ quát nhưng mà trong đấy nó có khoảng biên độ rất rộng để người nấu họ có thể điều chỉnh được. Có cái hay trong món này mà nó trở thành kinh điển. Phở xuất hiện chưa phải là quá lâu khoảng đầu thế kỷ 20 như trong thơ Tú Xương đã có bài về phở là dấu ấn đầu tiên của phở trong văn chương của người Việt.”
Lúc thịnh thịnh thời của Phở, ngon nhất trong lịch sử của phở là phở Hà Nội năm 1950 nói như vậy để thấy rằng phở nó phát triển với tình hình của đất nước.
-Vũ Bằng
Trước những năm 1950, trong khi Vũ Bằng, Nguyễn Tuân, Thạch Lam thậm chí Tản Đà hay Tú Xương ra sức tôn vinh cho món ăn lạ lùng này thì từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam phở hầu như không có một chút tiếng tăm gì.
Người miền Trung gắn bó với các loại bánh tráng, rồi từ bánh tráng tươi cắt thành sợi lớn để có một tô mì Quảng hay cao lầu. Xuôi về phương Nam người ta theo chiếc xe mì hoành thánh và lâu lâu tiếng mì gõ đánh thức vị giác của người nghèo trong xóm vắng. Người Sài Gòn xem ra mặn mà với món nước như các loại bún đi cùng nước lèo chế biến từ các loại thực phẩm đánh bắt ở kinh rạch trước nhà hay ngay trong ruộng lúa của mình. Hầu hết các chợ lớn nhỏ đều có các hàng bún với nước lèo góp mặt làm nên văn hóa ẩm thực có hình dạng của ruộng đồng sông nước.
Tuy nhiên người miền Nam không chăm chú vào cái tinh túy của một nồi nước lèo cho các loại bún, còn người miền Bắc lại dốc hết sự tinh tế vào nồi nước dùng để dần dần biến một món ăn đơn giản trở nên cầu kỳ như món phở. Xương bò phải lựa từ xương ống và cùng lắm là thêm một ít xương vai lọc hết thịt nấu sạch và đun lửa riu trong nhiều giờ, sau đó mới nói tới chuyện gia vị nêm nếm là một công đoạn chứa đầy bí quyết và kinh nghiệm riêng. Thời gian trôi qua món nước dùng của phở Hà Nội có cơ hội được nhiều khách sành ăn thử qua rồi tự nguyện làm tín đồ của loại thức ăn vừa bình dân vừa kiểu cách này.
Mang phở theo hành trang di tản
Có những người mang theo cái hương vị ấy vài chục năm sau khi từ miền Bắc di cư vào Nam rồi lại mang hương vị của phở một lần nữa trong hành trang di tản... Cũng trong chiếc rương ký ức ấy, những năm 80 mùi phở tiếp tục đeo bám nhiều người sang tới Mỹ và hàng chục nước khác khiến họ quay quắt lục tìm cái mùi quen thuộc mà xa vời ấy mỗi khi vào một quán phở Việt trên đất khách quê người.
Trong một lần nhà văn Mai Thảo ghé tiểu bang Oregon, tại một tiệm phở khá nổi tiếng khi tô phở được mang lên tận bàn ông hỏi người chủ: Cái gì đây, phở à? Rồi ông gác đũa nhìn ra trời mùa thu bên ngoài.
Đối với tác giả “Đêm giã từ Hà Nội”, Mai Thảo luôn tâm niệm rằng một tô phở đáng gọi là phở thì mùi của nó phải tới trước khi tô phở xuất hiện. Mùi phở như dấu triện son chứng nhận hồn của một “địa chỉ phở” góp phần nuôi dưỡng lòng yêu quê Hà Nội, nơi ông và bạn bè thân thuộc cùng với gần một triệu đồng bào phải lìa xa, trong đó lắm người không có gì mang theo ngoại trừ chút nắm níu rưng rưng hương vị của phở mà họ từng trải nghiệm.
Du Tử Lê, một người bạn vong niên của Mai Thảo theo ông từ những lúc còn ở Sài Gòn cho tới khi sang Mỹ nhận xét về sự khó khăn của Mai Thảo khi nói tới phở:
“Anh Mai Thảo khi qua đây thì anh ấy thuộc thế hệ trước 1930 ở Việt Nam cho nên cảm tưởng của anh ấy với phở của hải ngoại gần như là nó không còn liên hệ bao nhiêu với phở của Việt Nam trước đây thời anh còn sống ở Hà Nội. Giống như một sự thất vọng, không hài lòng, đó là quan điểm của Mai Thảo.”
Nhà phê bình văn học Đặng Tiến nhắc lại một khoảng thời gian ngắn trước khi cuộc di cư của đồng bào miền Bắc vào năm 1954, ông nói:
“Thời đó ở miền Nam ít người ăn phở lắm. Kinh đô của Việt Nam là Huế cũng chỉ có một tiệm phở gọi là phở Thăng Long ở đường Phan Bội Châu và Gia Long bây giờ. Ở Đà Nẵng không có tiệm phở chỉ có phở gánh thôi còn Sài Gòn thì có vài ba tiệm gì đó mà tôi không biết. Cho đến cuộc di cư năm 1954 thì phở mới phát triển mạnh vào miền Nam chủ yếu theo đoàn di cư không những vào Huế Đà Nẵng Sài Gòn mà còn lên những vùng xa xôi. Ông Võ Phiến có nói rằng cái thời đó ở Gia Rai hay mấy vùng định cư của người miền Bắc đã tạo ra được những món phở ngon. Thời kỳ đó tại Đà Nẵng mới có một tiệm phở rồi Sài Gòn với tiệm phở 79 rồi Phờ Tàu Bay thu hút được nhiều thực khách.”
Năm 1954 cùng với những nỗi niềm xa quê của đồng bào miền Bắc phở lẫm đẫm theo chân họ làm cuộc ra đi không hẹn ngày về. Phở không chen lấn hay dành một chỗ trên những chiếc bàn con của miền Nam, nó rụt rè và chậm rãi tự giới thiệu mình với một cộng đồng mới dang tay đón nó mà không ngờ rằng từ đó miền Nam bắt đầu tạo tiếng vang về phở với cung cách của người phương Nam, hào phóng và đầy sáng tạo.
Vừa rồi là Phở trong những ngày đầu tiên, trong kỳ tới Mặc Lâm sẽ mời quý vị ngược lại thời gian về thời kỳ mà đồng bào miền Bắc di cư vào Nam đã đem theo phở tới Sài Gòn như thế nào, mời qúy vị đón theo dõi.
Lưu giữ tro cốt ở Nhật Bản
***
Quang cảnh bên ngoài ngôi đền lưu giữ tro cốt.
Nhà để tro cốt Ruriden thuộc ngôi đền Koukoko-ji, Nhật Bản, là nơi hết sức hiện đại đang lưu giữ tro cốt của 2046 người đã mất.
Những bức tường ở nơi đây được ngăn thành rất nhiều ngăn, mỗi ngăn có đặt một bức tượng Phật bằng pha lê và được chiếu sáng bằng đèn LED nhiều màu. Đằng sau mỗi bức tượng là hũ đựng tro cốt của người đã khuất. Như có thể thấy trong hình ảnh, màu sắc từ mỗi bức tượng được điều khiển một cách có chủ đích, tạo nên "bức tranh" đầy màu sắc trên tường.
Khi thân nhân của người đã khuất vào viếng, họ sẽ mang IC card chứa mã PIN để nhập vào hệ thống, khi đó bức tượng tại vị trí người thân của họ sẽ đổi màu nổi bật lên để dễ dàng nhận ra. Những hũ chứa tro cốt này sẽ được lưu trữ tại đây trong 33 năm trước khi được chôn xuống dưới nền của ngôi nhà. Trước giờ, mô hình nhà để tro cốt được xem là cách tiện lợi và hiện đại để lưu trữ di thể của người đã mất. Tuy nhiên, cách làm của ngôi đền Koukoko-ji còn độc đáo và đầy tính công nghệ hơn rất nhiều.
Yajima Taijun, người trụ trì ngôi đền Koukokuji
đang giới thiệu những ngăn để tro cốt đằng sau bức tường tượng pha lê.
Nhật là đất nước của những sản phẩm phát minh độc đáo và mặt khác, họ cũng đang đối mặt với tình hình dân số già đi một cách nhanh chóng. Theo thống kê, 1/4 cư dân tại Nhật có độ tuổi trên 65 và dân số 127 triệu người được dự đoán là sẽ giảm khoảng 30 triệu trong vòng 50 năm tới.
Những ‘ổ khoá tình yêu’ ở Paris: Rác hay Nghệ thuật?
Những ‘ổ khoá tình yêu’ ở Paris: Rác hay Nghệ thuật?
Truyền thống các cặp tình nhân tới Paris - gài ổ khoá vào những cây cầu rồi ném chìa khoá xuống dòng sông thay cho lời ước thề sẽ yêu nhau mãi mãi - bị đả kích, khi số lượng các ổ khoá ngày càng trĩu nặng, đe doạ làm sập các cây cầu bắc qua sông Seine.
07.06.2015
Paris thủ đô nước Pháp, thường được biết đến dưới tên gọi mỹ miều chẳng hạn như Kinh Đô Ánh sáng, là điểm đến sáng giá đối với khách du lịch khắp nơi, Giòng sông Seine chảy qua thành phố là nơi hò hẹn lý tưởng của những cặp tình nhân.
Bắc qua Sông Seine là những cây cầu, mỗi chiếc cầu là một công trình kiến trúc có nét độc đáo riêng, tất cả đều đóng góp và tô đậm thêm nét đẹp và sức cuốn hút của thành phố Paris.
Một trong những cây cầu bắc qua sông Seine là Pont des Arts – Cầu của những Bộ môn Nghệ thuật. Chính tại nơi này đã xuất hiện một truyền thống được duy trì nhiều năm khi những cặp tình nhân đến gài vào hai bên thành cầu những ‘ổ khoá tình yêu’ trên có ghi thông điệp về cuộc tình, rồi ném chìa khoá xuống dòng sông.
Thoạt tiên được coi là một truyền thống đáng yêu, biểu tượng cho tình yêu bất diệt, nhưng qua năm tháng, cây cầu đã bắt đầu trĩu dưới sức nặng ước lượng 45 tấn của gần một triệu ổ khoá bằng kim loại, mà giới ủng hộ cho là trông giống như một tác phẩm điêu khắc đương đại, trong khi giới chỉ trích mô tả là một thứ ung nhọt bằng kim loại không ngừng lây lan, phá hoại nét đẹp kiến trúc của cây cầu và mỹ quan thành phố.
'Rác rưởi'
Đối với những người chỉ trích, các ổ khoá tình yêu là “rác rưởi làm ô nhiễm thành phố”. Một trong những người chỉ trích là Lisa Taylor Huff, một nhà văn người Mỹ sinh sống ở Paris. Lisa là người đã cùng với một người bạn, phát động một phong trào trên Facebook để vận động tháo gỡ những cái gọi là ‘ổ khoá tình yêu’.
Bà Huff nói Paris đã hy sinh mỹ quan thành phố để phát triển du lịch. Mặc dù cũng có những cặp tình nhân người Pháp để lại kỷ vật trên Cầu Pont des Arts, nhưng theo tờ New York Times, đa số cư dân Paris đều chống đối việc này, và cho rằng những ổ khoá đó đã phá hoại vẻ đẹp của một trong những chiếc cầu đẹp nhất Paris.
Những người khác có quan điểm trung hoà hơn. Một nghệ sĩ người Bỉ, Marianne Truffine, 49 tuổi, đang ở thăm Paris với mẹ và con gái nói: “những ổ khoá không làm cho cây cầu đẹp hơn, nhưng mặt khác, chúng là bằng chứng của tình yêu, và tất cả những bằng chứng tình yêu đều đẹp.”
Đối với những người khác, trung tâm thành phố Paris, kể cả cầu Pont des Arts đã trở thành một sân khấu. Những cặp tình nhân sắp cưới ở các nước lân cận dùng Paris và Cầu Pont des Arts làm phông cho những ảnh kỷ niệm chụp trước lễ cưới. Một cặp đến từ London gài ổ khoá vào vách cầu trước ống kính máy hình. Cặp đôi này đã mướn một nhà nhiếp ảnh chuyên chụp hình cưới đi theo họ suốt một ngày để thu lại những hình ảnh đẹp tại Paris, sẽ được dùng cho album kỷ niệm ngày cưới sắp tới.
Cảnh sát theo dõi cảnh này, không phải để bắt giữ cặp tình nhân, mà để bắt những người bán ổ khoá, bởi vì luật hiện hành nghiêm cấm hoạt động bán ổ khoá trên Cầu Pont des Arts hoặc các địa điểm kế cận. Nhưng khi chiều tàn, cảnh sát hoàn tất ca trực, thì từ bóng tối người ta lại thấy xuất hiện những người rao bán những ổ khoá mới, lớn nhỏ đủ loại với giá biểu từ 5 tới 10 euro.
Cô Lisa Anselmo tự coi mình là một cư dân bán thời của Paris, nói rằng những ổ khoá ấy là một sự nhượng bộ để thu hút và làm vừa lòng du khách, nhưng lại gây hại cho thành phố. Theo cô, Hội đồng thành phố nên tháo dỡ các ổ khoá và tìm một địa điểm thay thế.
'Bằng chứng tình yêu'
Paris không phải là thành phố duy nhất phải đối phó với thách thức này. Moscova giải quyết vấn đề bằng cách dựng lên những cây bằng kim loại để những cặp tình nhân treo ‘ổ khoá tình yêu’. London và Rome cũng phải đối phó với thách thức tương tự, nhưng không ở nơi nào vấn đề lại nghiêm trọng như ở Paris, với số lượng ổ khoá không sao có thể đếm xuể.
Thành phố Rome thường xuyên vớt những đồng bạc cắc do người qua lại ném vào Giếng Travi để lấy hên. Những xu lẻ ấy mang về cho thành phố 1 triệu 400 ngàn đô la một năm, số tiền này được trao cho Caritas, tổ chức từ thiện Công giáo. Nhưng giải quyết nạn ổ khoá tình yêu đang đe doạ làm sập những cây cầu lịch sử ở Paris không đơn giản như thế.
Các ổ khoá được dùng làm bằng chứng tình yêu bắt đầu xuất hiện ở Paris vào năm 2008, mặc dù truyền thống ấy khởi sự cách đây gần100 năm, xuất xứ từ một chuyện tình buồn của Serbia trong Thế Chiến thứ Nhất, một mối tình dang dở giữa một cô giáo trẻ với một quân nhân đang chuẩn bị ra chiến trường. Serbia thất trận, người lính ở lại Hy Lạp nơi anh trú đóng, rồi lập gia đình với một cô gái địa phương và không bao giờ trở về quê cũ.
Cô giáo buồn qua đời với trái tim tan vỡ, các thiếu nữ trong thị trấn muốn tránh hoàn cảnh bi đát của cô giáo, khởi sự gài những ổ khoá tình yêu lên một cây cầu trong thành phố. Chuyện tình buồn lan truyền từ Serbia nhưng dần dà chìm vào quên lãng. Nửa sau của thế kỷ 20 chuyện tình buồn của cô giáo trẻ hồi sinh trong một thi phẩm mang tên “Câu Kinh Tình yêu”. Tác giả là Desanka Maksimovic, nữ thi sĩ nổi danh nhất của Serbia…
Truyền thống các cặp tình nhân tới Paris -gài ổ khoá vào những cây cầu rồi ném chìa khoá xuống dòng sông thay cho lời ước thề sẽ yêu nhau mãi mãi- bị đả kích, khi số lượng các ổ khoá ngày càng trĩu nặng, đe doạ làm sập các cây cầu bắc qua sông Seine. Theo ước lượng, con số các ổ khoá treo trên Cầu Pont des Arts đã vượt quá 700,000 chiếc. Thứ Sáu vừa qua, các giới chức thành phố loan báo bắt đầu tháo gỡ các ổ khoá, và thay thế các thanh sắt bằng những tấm kính dầy, để ngăn không cho các cặp tình nhân gài các ổ khoá mới.
'Thành phố tình yêu'
Được thiết kế và khởi công từ những năm đầu của thế kỷ 19 và xây lại vào năm 1980 như phiên bản của chiếc cầu nguyên thuỷ, cầu Pont des Arts là tâm điểm của trận chiến giữa một bên là những người có óc thẩm mỹ truyền thống và Hội bảo vệ các di tích lịch sử, và một đàng là một thế hệ dân mạng thời đại muốn thể hiện tình cảm riêng tư một cách công khai qua các phương tiện như Facebook và Instagram.
Trận chiến đó diễn ra trên phông là một thành phố Paris hoa lệ, từ lâu đã là biểu tượng của tình yêu lãng mạn đối với cư dân địa phương cũng như với du khách quốc tế.
Pont des Arts không phải là chiếc cầu duy nhất ở Paris thu hút những cặp tình nhân muốn để lại kỷ vật tại ‘thành phố của tình yêu’. Các cặp tình nhân còn gài ổ khoá tại 2 cây cầu khác là Pont de l’Archevêché và Passerelle Simone de Beauvoir, gây ra một cuộc tranh luận gay gắt giữa Hội bảo trì Di tích Lịch sử và các tổ chức du lịch ở Pháp, khiến cho tân Thị trưởng Anne Hidalgo phải can thiệp.
Trong một thông cáo công bố sau khi Hội đồng thành phố quyết định tháo gỡ các ổ khoá, Hội đồng thành phố Paris nói: “Paris là thủ đô của tình yêu, chúng tôi rất tự hào về điều đó nhưng có rất nhiều cách để biểu lộ tình yêu, ngoài những ổ khoá”.
Với quyết định đó, hình ảnh các ổ khoá trên Cầu Pont des Arts, nhiều chiếc có khắc tên của cặp tình nhân, dần dà sẽ chỉ còn là kỷ niệm, xuất hiện đâu đó trong những bộ phim quay ở Paris, để lại niềm nuối tiếc khôn nguôi cho những cặp tình nhân đã từng ghé ngang qua Paris và bỏ lại thành phố hoa lệ này một kỷ vật về mối tình đẹp của họ.
Bắc qua Sông Seine là những cây cầu, mỗi chiếc cầu là một công trình kiến trúc có nét độc đáo riêng, tất cả đều đóng góp và tô đậm thêm nét đẹp và sức cuốn hút của thành phố Paris.
Một trong những cây cầu bắc qua sông Seine là Pont des Arts – Cầu của những Bộ môn Nghệ thuật. Chính tại nơi này đã xuất hiện một truyền thống được duy trì nhiều năm khi những cặp tình nhân đến gài vào hai bên thành cầu những ‘ổ khoá tình yêu’ trên có ghi thông điệp về cuộc tình, rồi ném chìa khoá xuống dòng sông.
Thoạt tiên được coi là một truyền thống đáng yêu, biểu tượng cho tình yêu bất diệt, nhưng qua năm tháng, cây cầu đã bắt đầu trĩu dưới sức nặng ước lượng 45 tấn của gần một triệu ổ khoá bằng kim loại, mà giới ủng hộ cho là trông giống như một tác phẩm điêu khắc đương đại, trong khi giới chỉ trích mô tả là một thứ ung nhọt bằng kim loại không ngừng lây lan, phá hoại nét đẹp kiến trúc của cây cầu và mỹ quan thành phố.
'Rác rưởi'
Đối với những người chỉ trích, các ổ khoá tình yêu là “rác rưởi làm ô nhiễm thành phố”. Một trong những người chỉ trích là Lisa Taylor Huff, một nhà văn người Mỹ sinh sống ở Paris. Lisa là người đã cùng với một người bạn, phát động một phong trào trên Facebook để vận động tháo gỡ những cái gọi là ‘ổ khoá tình yêu’.
Bà Huff nói Paris đã hy sinh mỹ quan thành phố để phát triển du lịch. Mặc dù cũng có những cặp tình nhân người Pháp để lại kỷ vật trên Cầu Pont des Arts, nhưng theo tờ New York Times, đa số cư dân Paris đều chống đối việc này, và cho rằng những ổ khoá đó đã phá hoại vẻ đẹp của một trong những chiếc cầu đẹp nhất Paris.
Những người khác có quan điểm trung hoà hơn. Một nghệ sĩ người Bỉ, Marianne Truffine, 49 tuổi, đang ở thăm Paris với mẹ và con gái nói: “những ổ khoá không làm cho cây cầu đẹp hơn, nhưng mặt khác, chúng là bằng chứng của tình yêu, và tất cả những bằng chứng tình yêu đều đẹp.”
Đối với những người khác, trung tâm thành phố Paris, kể cả cầu Pont des Arts đã trở thành một sân khấu.
Cảnh sát theo dõi cảnh này, không phải để bắt giữ cặp tình nhân, mà để bắt những người bán ổ khoá, bởi vì luật hiện hành nghiêm cấm hoạt động bán ổ khoá trên Cầu Pont des Arts hoặc các địa điểm kế cận. Nhưng khi chiều tàn, cảnh sát hoàn tất ca trực, thì từ bóng tối người ta lại thấy xuất hiện những người rao bán những ổ khoá mới, lớn nhỏ đủ loại với giá biểu từ 5 tới 10 euro.
Cô Lisa Anselmo tự coi mình là một cư dân bán thời của Paris, nói rằng những ổ khoá ấy là một sự nhượng bộ để thu hút và làm vừa lòng du khách, nhưng lại gây hại cho thành phố. Theo cô, Hội đồng thành phố nên tháo dỡ các ổ khoá và tìm một địa điểm thay thế.
'Bằng chứng tình yêu'
Paris không phải là thành phố duy nhất phải đối phó với thách thức này. Moscova giải quyết vấn đề bằng cách dựng lên những cây bằng kim loại để những cặp tình nhân treo ‘ổ khoá tình yêu’. London và Rome cũng phải đối phó với thách thức tương tự, nhưng không ở nơi nào vấn đề lại nghiêm trọng như ở Paris, với số lượng ổ khoá không sao có thể đếm xuể.
Thành phố Rome thường xuyên vớt những đồng bạc cắc do người qua lại ném vào Giếng Travi để lấy hên. Những xu lẻ ấy mang về cho thành phố 1 triệu 400 ngàn đô la một năm, số tiền này được trao cho Caritas, tổ chức từ thiện Công giáo. Nhưng giải quyết nạn ổ khoá tình yêu đang đe doạ làm sập những cây cầu lịch sử ở Paris không đơn giản như thế.
Các ổ khoá được dùng làm bằng chứng tình yêu bắt đầu xuất hiện ở Paris vào năm 2008, mặc dù truyền thống ấy khởi sự cách đây gần100 năm, xuất xứ từ một chuyện tình buồn của Serbia trong Thế Chiến thứ Nhất, một mối tình dang dở giữa một cô giáo trẻ với một quân nhân đang chuẩn bị ra chiến trường. Serbia thất trận, người lính ở lại Hy Lạp nơi anh trú đóng, rồi lập gia đình với một cô gái địa phương và không bao giờ trở về quê cũ.
Cô giáo buồn qua đời với trái tim tan vỡ, các thiếu nữ trong thị trấn muốn tránh hoàn cảnh bi đát của cô giáo, khởi sự gài những ổ khoá tình yêu lên một cây cầu trong thành phố. Chuyện tình buồn lan truyền từ Serbia nhưng dần dà chìm vào quên lãng. Nửa sau của thế kỷ 20 chuyện tình buồn của cô giáo trẻ hồi sinh trong một thi phẩm mang tên “Câu Kinh Tình yêu”. Tác giả là Desanka Maksimovic, nữ thi sĩ nổi danh nhất của Serbia…
Theo ước lượng, con số các ổ khoá treo trên Cầu Pont des Arts đã vượt quá 700,000 chiếc.
'Thành phố tình yêu'
Được thiết kế và khởi công từ những năm đầu của thế kỷ 19 và xây lại vào năm 1980 như phiên bản của chiếc cầu nguyên thuỷ, cầu Pont des Arts là tâm điểm của trận chiến giữa một bên là những người có óc thẩm mỹ truyền thống và Hội bảo vệ các di tích lịch sử, và một đàng là một thế hệ dân mạng thời đại muốn thể hiện tình cảm riêng tư một cách công khai qua các phương tiện như Facebook và Instagram.
Trận chiến đó diễn ra trên phông là một thành phố Paris hoa lệ, từ lâu đã là biểu tượng của tình yêu lãng mạn đối với cư dân địa phương cũng như với du khách quốc tế.
Pont des Arts không phải là chiếc cầu duy nhất ở Paris thu hút những cặp tình nhân muốn để lại kỷ vật tại ‘thành phố của tình yêu’. Các cặp tình nhân còn gài ổ khoá tại 2 cây cầu khác là Pont de l’Archevêché và Passerelle Simone de Beauvoir, gây ra một cuộc tranh luận gay gắt giữa Hội bảo trì Di tích Lịch sử và các tổ chức du lịch ở Pháp, khiến cho tân Thị trưởng Anne Hidalgo phải can thiệp.
Trong một thông cáo công bố sau khi Hội đồng thành phố quyết định tháo gỡ các ổ khoá, Hội đồng thành phố Paris nói: “Paris là thủ đô của tình yêu, chúng tôi rất tự hào về điều đó nhưng có rất nhiều cách để biểu lộ tình yêu, ngoài những ổ khoá”.
Với quyết định đó, hình ảnh các ổ khoá trên Cầu Pont des Arts, nhiều chiếc có khắc tên của cặp tình nhân, dần dà sẽ chỉ còn là kỷ niệm, xuất hiện đâu đó trong những bộ phim quay ở Paris, để lại niềm nuối tiếc khôn nguôi cho những cặp tình nhân đã từng ghé ngang qua Paris và bỏ lại thành phố hoa lệ này một kỷ vật về mối tình đẹp của họ.
http://www.voatiengviet.com/content/nhung-o-khoa-tinh-yeu-o-paris-la-rac-hay-nghe-thuat/2810802.html
Xe hơi không cần xăng.
Bốn gia đình và cá nhân những người đã thực hiện chuyến đi dài trên biển và đất liền kể lại lý do tại sao họ quyết định rời bỏ nhà cửa ra đi và những gì họ hy vọng ở một tương lai tại châu Âu.
Nếu nguồn thức ăn hay nước uống cạn kiệt dần, những người khác đều miễn cưỡng không muốn chia sẻ vì lo cho sự sống còn của chính họ. Điều này có nghĩa là sẽ phải chứng kiến bạn bè của mình chết, Staf nói.
"Quý vị không thể làm bất cứ điều gì," ông nói, "bởi vì nếu bạn tìm cách cứu họ, bạn đặt mình vào tình thế nguy hiểm và bạn cũng sẽ chết. Nó là như vậy đó.
"Hầu hết bạn bè của chúng tôi chết trên sa mạc."
Staf và Ali, bạn của ông, kể sau khi đến bờ biển Libya, họ đã đi đến Thổ Nhĩ Kỳ trên một "chiếc thuyền" nhỏ làm bằng cao su với 50 người khác. Ali đã trả cho những kẻ đưa lậu người 700 euro cho chuyến vượt biển đó, nhưng ông nói những người khác còn trả nhiều tiền hơn.
Không có hoa tiêu và người lái thuyền, những người di cư bị bỏ mặc tự xoay xỏa với con thuyền và phó thác cho biển cả.
"Nó thật căng thẳng," Staf nói. "Chuyến đi vô cùng nguy hiểm và có một số người Libya đã đi trước chúng tôi -. Tất cả bọn họ đều đã chết."
Những người khác cũng đã kết thúc cuộc đời mình bằng cách nhảy xuống biển, Ali nói.
"Họ nói rằng họ không thể tiếp tục. Họ nói, 'Chúng tôi đã chịu đựng quá nhiều."
Sau khi thoát nạn và tới dược bờ biển Hy Lạp, Staf tới Macedonia, nhưng nay nằm trong tay một băng đảng buôn lậu người, những người đòi tiền mặt mới thả ông.
Ông nói rằng điều kiện sống thật nghèo nàn, nhiều người di cư ngủ trong những căn phòng không có ánh sáng và không có điện.
Gia đình bà xuất phát từ Deraa, thuộc ở miền nam Syria, mới tới được Đức sau khi bôn ba trên đường trong nhiều tháng trời.
Chuyến đi của họ đã đưa họ qua các đường hầm và trên hai chặng đi thuyền qua Địa Trung Hải – chặng đầu tiên đã kết thúc trong thảm họa.
Latifah nhớ lại gia đình bà đã bị sốc khi phát hiện chiếc thuyền đầu tiên sẽ đưa họ đến đảo Leros của Hy Lạp chỉ dài 6m và được làm bằng cao su.
"Chúng tôi có 40 người cùng với hành lý," bà nói. "Ngay sau khi chúng tôi lên thuyền, chúng tôi biết là nó sẽ chìm."
Như họ dự đoán, chiếc thuyền đã có bị trục trặc ngoài khơi bờ biển Hy Lạp và những người di cư buộc phải gọi điện cho lực lượng tuần duyên từ điện thoại di động để xin được giúp đỡ.
"Chúng tôi ném hành lý ra khỏi thuyền và nhảy trong nước và đợi trong hai tiếng dưới biển," bà nói.
Cuối cùng, cả tàu tuần duyên của Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp đã đến cứu trợ, nhưng tàu Thổ Nhĩ Kỳ trước và đã đưa họ trở lại bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ.
"Đó là giai đoạn khó khăn nhất," Latifah nói, cố kìm những giọt nước mắt. "Chúng tôi ướt sũng và lạnh cóng mà không hề có mảnh chăn nào."
Bất chấp những trải nghiệm đó, gia đình Latifha vẫn tìm cách vượt biển một lần nữa, cố đến bằng được châu Âu. Lần thứ hai này đã thành công và họ đăng ký với chính quyền ở Hy Lạp.
Sau khi tới thủ đô Athens, họ đi tiếp qua Macedonia rồi Serbia và vào Đức.
Nhưng khi gia đình họ bị mất nhà cửa và cơ sở kinh doanh của họ do tình trạng bạo động, những người con trai lớn của họ bắt đầu bỏ chạy sang Bỉ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Khi tình hình trở nên tồi tệ đi, tháng 7 năm 2013 Abu Nimr và Om Motasem đã quyết định rời bỏ quê hương để tới Alexandria thành phố ven biển Ai Cập an toàn hơn. Họ đã thực hiện một hành trình cùng với người mẹ già của Abu Nimr, sáu con gái và hai con trai út của họ.
Nhưng, một khi tới được Ai Cập, thì để tồn tại là cả một cuộc đấu tranh, và sau khi một người con trai lớn đi châu Âu và định cư ở Berne, Đức, thì Om Motasem quyết định đi theo cùng với hai cô con gái nhỏ 11 và 16 tuổi của bà.
Ba người đã phải chịu đựng một chuyến đi ba ngày vượt Địa Trung Hải đến đảo Lampedusa của Ý.
"Chúng tôi đi tàu vào ban đêm, và trên tàu có cả trẻ em và phụ nữ," bà Om Motasem nói. "Chúng tôi đồng ý với những kẻ đưa lậu người là số lượng không nên quá 200 người. Nhưng khi đến thuyền, con số lượng người là khủng khiếp: Không dưới 500 người.
"Chúng tôi quá khiếp sợ. Thủy triều rất cao. Đó là một hành trình kinh hoàng. Tôi không muốn bất cứ ai phải trải qua như vậy."
Ông Abu Nimr, vẫn ở lại Alexandria, kể ông "gần như bị mất trí" vì lo lắng cho sự an toàn của gia đình ông khi họ vượt biển. Ông đã ở ngoài bờ biển suốt ba ngày trời cho đến khi biết vợ con ông được an toàn.
Nay, ông hy vọng sẽ theo vợ và các con gái, những người đã đến được Đức và đang cố gắng xây dựng một cuộc sống mới.
Khi mới 16 tuổi anh tới Libya để tìm việc, nhưng vì không có giấy tờ, nên phải vật lộn để tìm được việc làm.
Cảm thấy sống ở đất nước này nguy hiểm và chịu những thành kiến vì màu da của mình, anh quyết định trả tiền cho một kẻ buôn người cho chuyến vượt Địa Trung Hải đến đảo Sicily của Ý vào tháng Tư năm nay.
"Biển thật đáng sợ và thuyền thì rất đông," anh nhớ lại.
Hai ngày sau khi thuyền ra khơi, anh và những người di cư khác được hải quân Ý cứu và được đưa vào một nơi tạm trú, vốn là một khách sạn, cùng với hàng chục thanh niên khác từ Nigeria, Somalia và Eretria. Ở đây, những người di cư này được phát quần áo, thực phẩm và một khoản trợ cấp nhỏ.
Omar hiện được chuyển tới Turin của Ý và sống trong một tòa nhà cùng với những người di cư khác - chủ yếu từ Senegal.
Trong khi anh đang chờ quyết định về tình trạng của mình, Omar đtheo học lớp dạy tiếng Ý. Anh hy vọng sẽ tìm được việc để có thể giúp đỡ cho gia đình ở quê nhà.
"Tôi thực sự muốn làm việc và có một ít tiền gửi về nhà, vì cha tôi đã qua đời," anh nói. "Giờ chỉ còn tôi và tôi có các em trai và một em gái."
Anh cho biết anh có thể sang Đức hoặc Anh trong tương lai.
"Tôi cần một nơi mà ở đó tôi được tự do về tinh thần," anh nói thêm.
Ra mắt siêu xe có thể chạy 100 năm không cần đổ xăng
Với động cơ chạy bằng Thori (một nguyên tố kim loại phóng xạ), chiếc xe của bạn sẽ không bao giờ cần phải bơm xăng, vì Thori có thể giải phóng một nguồn năng lượng khổng lồ trong khoảng thời gian lâu hơn cả một đời người.
Đó là lý do tại sao công ty Laser Power Systems quyết định thử nghiệm chế tạo một động cơ xe hơi sử dụng nhiên liệu Thori. Cơ chế hoạt động loại động cơ này sẽ tương tự một nhà máy điện hạt nhân: Thori phát xạ và giải phóng nhiệt năng đun sôi nước, qua đó làm quay các tuốc bin điện để nạo năng lượng cho động cơ.
Siêu xe mới chạy bằng động cơ Thori sẽ không cần đổ xăng trong 100 năm (Ảnh: Jews News)
Thori là một trong những kim loại nặng nhất và giải phóng năng lượng lớn nhất hành tinh. Cùng một thể tích chất rắn, Thori giải phóng ra nguồn năng lượng gấp 20 triệu lần so với than đá, biến nó trở thành một nguồn năng lượng lý trưởng trong tương lai.
Mặc dù vậy, Tiến sĩ Charles Stevens, CEO của Laser Power Systems nói động cơ Thori sẽ chỉ phổ biến trong tương lai... xa: "Các nhà sản xuất xe hơi sẽ không muốn sử dụng ngay loại động cơ này, và ứng dụng động cơ Thori vào ô tô cũng không phải mối quan tâm chính của chúng tôi".
Ông Stevens lý giải hiện ngành công nghiệp ô tô trên thế giới vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào động cơ chạy xăng, do đó phải mất ít nhất 20 năm nữa để công nghệ sử dụng động cơ Thori đi vào phổ biến và bắt đầu làm thay đổi tư duy của những nhà sản xuất động cơ.
Trong tương lai, ông Stevens tin tưởng động cơ Thori sẽ chỉ nhỏ "bằng một chiếc máy điều hoà", qua đó cung cấp năng lượng nhiều và rẻ hơn trước đây cho những nhà hàng, khách sạn, thậm chí là cả một thị trấn mà không cần đến mạng lưới điện.
Với cơ chế vận hành tương tự một nhà máy điện hạt nhân, ông Stevens hiểu nhiều người sẽ lo ngại hiện tượng rò rỉ phóng xạ nên đã kịp thời trấn an: "Quá trình phóng xạ sẽ được ngăn khỏi rò rỉ bên ngoài bởi các lá nhôm, do đó nó an toàn hơn cả bức xạ chụp X quang".
Người di cư vượt Địa Trung Hải là ai?
- 9 tháng 6 2015
Hàng ngàn người di cư từ châu Phi và Trung Đông đã cố đến được bờ biển của châu Âu mỗi năm, nhiều người đã phải trải qua một hành trình nguy hiểm trên biển Địa Trung Hải.
Hơn 1800 người chết trên chặng đường này cho đến nay trong năm 2015 - tăng gấp 20 lần so với cùng kỳ năm ngoái.Bốn gia đình và cá nhân những người đã thực hiện chuyến đi dài trên biển và đất liền kể lại lý do tại sao họ quyết định rời bỏ nhà cửa ra đi và những gì họ hy vọng ở một tương lai tại châu Âu.
Staf Mustapha, 34 tuổi: đi từ Ghana đến Macedonia
- Vượt một chặng đường: khoảng 7.000km
- Thời gian: mất 20 tháng
- Tuyến đường đã đi qua: Ghana - Burkina Faso - Niger - Libya - Thổ Nhĩ Kỳ - Hy Lạp - Macedonia
Nếu nguồn thức ăn hay nước uống cạn kiệt dần, những người khác đều miễn cưỡng không muốn chia sẻ vì lo cho sự sống còn của chính họ. Điều này có nghĩa là sẽ phải chứng kiến bạn bè của mình chết, Staf nói.
"Quý vị không thể làm bất cứ điều gì," ông nói, "bởi vì nếu bạn tìm cách cứu họ, bạn đặt mình vào tình thế nguy hiểm và bạn cũng sẽ chết. Nó là như vậy đó.
"Hầu hết bạn bè của chúng tôi chết trên sa mạc."
Staf và Ali, bạn của ông, kể sau khi đến bờ biển Libya, họ đã đi đến Thổ Nhĩ Kỳ trên một "chiếc thuyền" nhỏ làm bằng cao su với 50 người khác. Ali đã trả cho những kẻ đưa lậu người 700 euro cho chuyến vượt biển đó, nhưng ông nói những người khác còn trả nhiều tiền hơn.
Không có hoa tiêu và người lái thuyền, những người di cư bị bỏ mặc tự xoay xỏa với con thuyền và phó thác cho biển cả.
"Nó thật căng thẳng," Staf nói. "Chuyến đi vô cùng nguy hiểm và có một số người Libya đã đi trước chúng tôi -. Tất cả bọn họ đều đã chết."
Những người khác cũng đã kết thúc cuộc đời mình bằng cách nhảy xuống biển, Ali nói.
"Họ nói rằng họ không thể tiếp tục. Họ nói, 'Chúng tôi đã chịu đựng quá nhiều."
Sau khi thoát nạn và tới dược bờ biển Hy Lạp, Staf tới Macedonia, nhưng nay nằm trong tay một băng đảng buôn lậu người, những người đòi tiền mặt mới thả ông.
Ông nói rằng điều kiện sống thật nghèo nàn, nhiều người di cư ngủ trong những căn phòng không có ánh sáng và không có điện.
Ahmed, Latifah và ba con trai của họ: đi từ Syria đến Đức
- Vượt một chặng đường: chừng 2.800km
- Thời gian: hai tháng
- Tuyến đường đã đi qua: Syria - Hy Lạp - Macedonia - Serbia - Hungary - Đức
Gia đình bà xuất phát từ Deraa, thuộc ở miền nam Syria, mới tới được Đức sau khi bôn ba trên đường trong nhiều tháng trời.
Ngay sau khi chúng tôi lên đó [con thuyền đưa họ vượt Địa Trung Hải] chúng tôi biết nó sẽ chìm.
Latifah nhớ lại gia đình bà đã bị sốc khi phát hiện chiếc thuyền đầu tiên sẽ đưa họ đến đảo Leros của Hy Lạp chỉ dài 6m và được làm bằng cao su.
"Chúng tôi có 40 người cùng với hành lý," bà nói. "Ngay sau khi chúng tôi lên thuyền, chúng tôi biết là nó sẽ chìm."
Như họ dự đoán, chiếc thuyền đã có bị trục trặc ngoài khơi bờ biển Hy Lạp và những người di cư buộc phải gọi điện cho lực lượng tuần duyên từ điện thoại di động để xin được giúp đỡ.
"Chúng tôi ném hành lý ra khỏi thuyền và nhảy trong nước và đợi trong hai tiếng dưới biển," bà nói.
Cuối cùng, cả tàu tuần duyên của Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp đã đến cứu trợ, nhưng tàu Thổ Nhĩ Kỳ trước và đã đưa họ trở lại bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ.
"Đó là giai đoạn khó khăn nhất," Latifah nói, cố kìm những giọt nước mắt. "Chúng tôi ướt sũng và lạnh cóng mà không hề có mảnh chăn nào."
Bất chấp những trải nghiệm đó, gia đình Latifha vẫn tìm cách vượt biển một lần nữa, cố đến bằng được châu Âu. Lần thứ hai này đã thành công và họ đăng ký với chính quyền ở Hy Lạp.
Sau khi tới thủ đô Athens, họ đi tiếp qua Macedonia rồi Serbia và vào Đức.
Om Motasem và các con gái: đi từ Syria đến Đức
- Vượt một chặng đường: chừng 5.700km
- Thời gian: hai năm
- Tuyến đường đã đi qua: Syria - Ai Cập - Ý - Pháp - Đức
Đó là một hành trình khủng khiếp. Tôi không muốn bất cứ ai phải trải qua như vậy.
Khi tình hình trở nên tồi tệ đi, tháng 7 năm 2013 Abu Nimr và Om Motasem đã quyết định rời bỏ quê hương để tới Alexandria thành phố ven biển Ai Cập an toàn hơn. Họ đã thực hiện một hành trình cùng với người mẹ già của Abu Nimr, sáu con gái và hai con trai út của họ.
Nhưng, một khi tới được Ai Cập, thì để tồn tại là cả một cuộc đấu tranh, và sau khi một người con trai lớn đi châu Âu và định cư ở Berne, Đức, thì Om Motasem quyết định đi theo cùng với hai cô con gái nhỏ 11 và 16 tuổi của bà.
Ba người đã phải chịu đựng một chuyến đi ba ngày vượt Địa Trung Hải đến đảo Lampedusa của Ý.
"Chúng tôi đi tàu vào ban đêm, và trên tàu có cả trẻ em và phụ nữ," bà Om Motasem nói. "Chúng tôi đồng ý với những kẻ đưa lậu người là số lượng không nên quá 200 người. Nhưng khi đến thuyền, con số lượng người là khủng khiếp: Không dưới 500 người.
"Chúng tôi quá khiếp sợ. Thủy triều rất cao. Đó là một hành trình kinh hoàng. Tôi không muốn bất cứ ai phải trải qua như vậy."
Ông Abu Nimr, vẫn ở lại Alexandria, kể ông "gần như bị mất trí" vì lo lắng cho sự an toàn của gia đình ông khi họ vượt biển. Ông đã ở ngoài bờ biển suốt ba ngày trời cho đến khi biết vợ con ông được an toàn.
Nay, ông hy vọng sẽ theo vợ và các con gái, những người đã đến được Đức và đang cố gắng xây dựng một cuộc sống mới.
Omar Gassama, 18 tuổi: đi từ Gambia đến Ý
- Vượt một chặng đường: chừng 4.200km
- Thời gian: 17 tháng
- Tuyến đường đã đi qua: Gambia - Senegal - Mali - Burkina Faso - Niger - Libya - Ý
Khi mới 16 tuổi anh tới Libya để tìm việc, nhưng vì không có giấy tờ, nên phải vật lộn để tìm được việc làm.
Cảm thấy sống ở đất nước này nguy hiểm và chịu những thành kiến vì màu da của mình, anh quyết định trả tiền cho một kẻ buôn người cho chuyến vượt Địa Trung Hải đến đảo Sicily của Ý vào tháng Tư năm nay.
"Biển thật đáng sợ và thuyền thì rất đông," anh nhớ lại.
Hai ngày sau khi thuyền ra khơi, anh và những người di cư khác được hải quân Ý cứu và được đưa vào một nơi tạm trú, vốn là một khách sạn, cùng với hàng chục thanh niên khác từ Nigeria, Somalia và Eretria. Ở đây, những người di cư này được phát quần áo, thực phẩm và một khoản trợ cấp nhỏ.
Omar hiện được chuyển tới Turin của Ý và sống trong một tòa nhà cùng với những người di cư khác - chủ yếu từ Senegal.
Trong khi anh đang chờ quyết định về tình trạng của mình, Omar đtheo học lớp dạy tiếng Ý. Anh hy vọng sẽ tìm được việc để có thể giúp đỡ cho gia đình ở quê nhà.
"Tôi thực sự muốn làm việc và có một ít tiền gửi về nhà, vì cha tôi đã qua đời," anh nói. "Giờ chỉ còn tôi và tôi có các em trai và một em gái."
Anh cho biết anh có thể sang Đức hoặc Anh trong tương lai.
"Tôi cần một nơi mà ở đó tôi được tự do về tinh thần," anh nói thêm.
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 367
NGUYỄN GIANG * VIỆT NAM -hOA KỲ
Báo VN hiểu chưa kỹ thông điệp Mỹ?
Nguyễn Giang bbcvietnamese.com
- 4 tháng 6 2015
Trong chuyến thăm đến Việt Nam tuần này của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, tiến sỹ Ashton Carter, báo chí Việt Nam đồng loạt chạy tít rằng ông Carter "trao kỷ vật đặc biệt cho Bộ trưởng Phùng Quang Thanh" của Việt Nam.
Đó là cuốn nhật ký và thắt lưng của một chiến sỹ bộ đội cộng sản.
Trên trang Facebook của mình, ông Carter viết nguyên văn hôm 2/6:
"Hôm nay, tôi đã hồi hương một số di vật chiến tranh gồm cả cuốn nhật ký của một bộ đội Việt Nam cho Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam." (Today I repatriated several war artifacts including a diary from a Vietnamese soldier to the Vietnamese MOD).
Ông Carter không hề nói rằng đây là một thứ quà tặng, kỷ vật đặc biệt và cách đặt tựa câu khách của một số tờ báo làm mất đi sự tôn trọng và ý nhị trong cử chỉ của ông.
Bộ Quốc phòng Việt Nam cho hay họ sẽ phân công người tìm lại đúng xem các di vật đó của gia đình ai để trao trả.
Là quan chức dân sự, ông Ashton Carter không chào mà đặt tay lên trái tim, gửi thông điệp qua cách biểu hiện tình cảm trân trọng cao nhất của người Mỹ tới tất cả các chiến sỹ Quân đội Nhân dân Việt Nam chứ không chỉ cho Bộ trưởng Thanh.
Việc trả hai các hiện vật từ thời chiến tranh thực ra không mới vì nhiều cựu binh Mỹ đã làm tương tự như bay về Việt Nam trả nhật ký, mũ của bộ đội Bắc Việt hy sinh nhưng vẫn đầy tính biểu tượng vì đến từ một bộ trưởng Hoa Kỳ.
Sinh năm 1952, ông Carter là Bộ trưởng Quốc phòng thứ 25 của nước Mỹ nhưng xuất thân trí thức, với các bằng cấp, nghiên cứu tại Oxford (học bổng Rhodes khóa 1976), và các trường hàng đầu của Mỹ, từ Harvard, Stanford tới Yale.
Là giáo sư đại học và tác giả của 11 cuốn sách và hơn 100 bài nghiên cứu vật lý, công nghệ, an ninh và giáo dục quản trị, ông còn tham chính và phụ trách hậu cần và quân trang của Ngũ Giác Đài từ 2009 đến 2011.
Ngoài ra, chính ông đã giám sát chương trình đưa vũ khí nguyên tử khỏi Belarus, Kazakhstan và Ukraine sau khi Liên Xô sụp đổ.
Gần đây, ông tập trung nghiên cứu về chiến lược quân sự của Trung Quốc ở châu Á và là người cổ vũ cho chính sách xoay trục về quân sự của Hoa Kỳ sang các vùng biển Thái Bình Dương.
Cử một nhân vật khoa bảng và có tầm nhìn như thế sang Việt Nam, Hoa Kỳ hẳn đặt nhiều kỳ vọng vào chuyến đi.
Gọi chiếc thắt lưng và cuốn nhật ký là 'artifact' (di vật, cổ vật), hẳn ông Carter muốn nhấn mạnh hai bên nên khép lại quá khứ.
Ông cũng cảm ơn phía Việt Nam giúp cho công tác tìm kiếm hài cốt quân nhân Mỹ, việc đã diễn ra từ thời Clinton.
Tức là ông tế nhị nhắc đến mất mát của cả hai và bày tỏ mong muốn quan hệ Mỹ - Việt bước vào một giai đoạn mới.
Bang giao Hoa Kỳ - Việt Nam đang bước vào một giai đoạn quan trọng mang tính bước ngoặt nên các hoạt động ngoại giao hai bên được dư luận hai nước và quốc tế đặc biệt chú ý.
Những cử chỉ, biểu tượng sai hay đúng như cờ sáu sao, lễ kỷ niệm Thế chiến tại Quảng trường Đỏ, bình Trung Hoa, bức ảnh ông John McCain bên Hồ Tây...đều tạo ra các bình luận nhiều chiều về quan hệ của Việt Nam với các nước khác.
Cần thêm ngôn ngữ cử chỉ
Lịch sử ngành ngoại giao quốc tế cũng không thiếu những điều có thực hoặc 'truyền kỳ' mà ý nghĩa chỉ lộ ra sau nhiều thập niên.
Quan hệ Trung - Xô xuống dốc thảm hại sau khi Mao Trạch Đông coi mình là 'Mặt trời Phương Đông' ngạo nghễ ngồi bên bể bơi mặc quần đùi để đón Nikita Khrushchev ở Bắc Kinh năm 1958.
Năm 1971, cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger đến gặp lần đầu với ông Mao không ở Đại lễ đường Nhân dân lúc ban ngày mà vào một buổi tối, trong căn phòng tối om, nồng mùi thuốc lá.
Không khí của các chuyến đi Kissinger bí mật thực hiện để dàn xếp cho chuyến thăm năm 1972 của Richard Nixon, người sau cũng mất chức tổng thống Mỹ vì nghe lén, đã cho thấy trước hai nước này làm gì ở châu Á, cả trong chiến tranh Việt Nam sau đó.
Ngược lại, chỉ một động tác quỳ gối trước tượng đài nạn nhân Do Thái ở Warsaw của Thủ tướng Tây Đức, Willy Brandt năm 1970 khiến mọi đau đớn thời chiến, các tranh cãi biên giới của người Ba Lan với hai nước Đức được hóa giải.
Các lãnh đạo Việt Nam vì thế cần chú tâm hơn đến các động tác mang tính biểu tượng, nhất là khi đứng trước những vấn đề có tranh cãi bằng lời mất nhiều năm cũng không xong.
Cùng lúc, báo chí rất nên chú ý chuyển tải chính xác, cả tinh thần và nội dung những hoạt động của các chính khách, đặc biệt là trong quan hệ Mỹ - Việt vốn còn đang cần rất nhiều nỗ lực hòa giải, vun đắp nếu hai bên thực sự cùng muốn điều đó.
TIN TƯC
Nghe trực tiếp (Chỉ trong giờ phát thanh: 8-8:30 và 10-11 giờ tối VN)
Bức biếm họa về quan hệ Việt - Mỹ trên trang web của Hoàn cầu
Báo Việt Nam và Trung Quốc khẩu chiến vì Mỹ
Nhiều phụ nữ gốc Việt tại một tiểu bang ở Australia đã bị buộc phải tham gia các đường dây ma túy để kiếm tiền trả các khoản nợ nần chồng chất vì đánh bạc.
07.06.2015
Truyền thông của hai quốc gia cộng sản mới đây đã dùng những ngôn từ không hề kiêng nể để nhắm vào nhau, gây ra một cuộc đối đầu trên 'mặt trận báo chí' nhà nước của hai quốc gia láng giềng.
Trong một bài bình luận đăng ngày 2/6 về chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter, tờ Hoàn cầu Thời báo thuộc cơ quan Ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc viết rằng “người Việt Nam thừa biết là Washington đang lợi dụng Hà Nội để khống chế Trung Quốc tại biển Đông”.
“Người Mỹ không hâm mộ thể chế chính trị của Việt Nam. Điều gì sẽ xảy ra sau khi nước này tự ngả vào vòng tay của Mỹ? Câu trả lời không thể rõ ràng hơn”.
Bài viết của tờ báo thuộc Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc viết thêm rằng “Hà Nội luôn luôn cảnh giác trước Washington, và điều đó không dễ thay đổi vì những lời đường mật của ông Carter, và ngược lại. Hoa Kỳ sẽ không tin Việt Nam sẽ trung thành với mình”.
Đáp lại, tờ Giáo dục Việt Nam nói rằng “bài xã luận sặc mùi cay cú” của Hoàn cầu Thời báo “xuyên tạc quan hệ hợp tác quốc phòng Việt - Mỹ, Việt – Trung”.
Tờ báo thuộc Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng Việt Nam viết tiếp: “Đúng là Hoa Kỳ không ngây thơ, và người Việt Nam cũng không ngây thơ. Người Việt Nam không quên quá khứ, nhưng quá khứ ấy không chỉ có 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, mà còn cả ngàn năm Bắc thuộc, gần nhất cũng là những cuộc chiến như năm 1979 Trung Quốc xua quân xâm lược tàn sát hàng ngàn đồng bào mình và xâm lược, thôn tính Hoàng Sa năm 1974, 6 bãi đá Trường Sa năm 1988”.
'Xóa sạch quá khứ'
“Còn Trung Quốc thì sao? Bề ngoài Bắc Kinh luôn miệng muốn "gác lại quá khứ, hướng tới tương lai" nhưng thực bụng lại chỉ muốn láng giềng xóa sạch quá khứ bị phương Bắc xâm lược để tiếp tục bành trướng, "xâm lược mềm" lãnh thổ trong hiện tại và tương lai,” tờ báo viết thêm.
Báo chí Việt Nam nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước, nên các nhà quan sát cho rằng phản ứng của tờ Giáo dục Việt Nam nhiều khả năng đã được “bật đèn xanh”.
Trên bình diện ngoại giao, Việt Nam và Trung Quốc thời gian qua cũng đã có lời qua tiếng lại về vấn đề chủ quyền lãnh thổ.
Đích thân các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đã nồng hậu đón tiếp ông Carter. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã “khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam coi trọng thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ, vì lợi ích lâu dài của nhân dân hai nước”.
Trong khi đó, Chủ tịch Trương Tấn Sang thì nói rằng “hai bên đã khép lại quá khứ và hướng tới tương lai thể hiện bằng việc thiết lập quan hệ đối tác toàn diện, đặc biệt quan trọng là trao đổi cấp cao diễn ra thường xuyên hơn”.
Trong một bài bình luận đăng ngày 2/6 về chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter, tờ Hoàn cầu Thời báo thuộc cơ quan Ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc viết rằng “người Việt Nam thừa biết là Washington đang lợi dụng Hà Nội để khống chế Trung Quốc tại biển Đông”.
“Người Mỹ không hâm mộ thể chế chính trị của Việt Nam. Điều gì sẽ xảy ra sau khi nước này tự ngả vào vòng tay của Mỹ? Câu trả lời không thể rõ ràng hơn”.
Bài viết của tờ báo thuộc Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc viết thêm rằng “Hà Nội luôn luôn cảnh giác trước Washington, và điều đó không dễ thay đổi vì những lời đường mật của ông Carter, và ngược lại. Hoa Kỳ sẽ không tin Việt Nam sẽ trung thành với mình”.
Đáp lại, tờ Giáo dục Việt Nam nói rằng “bài xã luận sặc mùi cay cú” của Hoàn cầu Thời báo “xuyên tạc quan hệ hợp tác quốc phòng Việt - Mỹ, Việt – Trung”.
Tờ báo thuộc Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng Việt Nam viết tiếp: “Đúng là Hoa Kỳ không ngây thơ, và người Việt Nam cũng không ngây thơ. Người Việt Nam không quên quá khứ, nhưng quá khứ ấy không chỉ có 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, mà còn cả ngàn năm Bắc thuộc, gần nhất cũng là những cuộc chiến như năm 1979 Trung Quốc xua quân xâm lược tàn sát hàng ngàn đồng bào mình và xâm lược, thôn tính Hoàng Sa năm 1974, 6 bãi đá Trường Sa năm 1988”.
'Xóa sạch quá khứ'
“Còn Trung Quốc thì sao? Bề ngoài Bắc Kinh luôn miệng muốn "gác lại quá khứ, hướng tới tương lai" nhưng thực bụng lại chỉ muốn láng giềng xóa sạch quá khứ bị phương Bắc xâm lược để tiếp tục bành trướng, "xâm lược mềm" lãnh thổ trong hiện tại và tương lai,” tờ báo viết thêm.
Báo chí Việt Nam nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước, nên các nhà quan sát cho rằng phản ứng của tờ Giáo dục Việt Nam nhiều khả năng đã được “bật đèn xanh”.
Trên bình diện ngoại giao, Việt Nam và Trung Quốc thời gian qua cũng đã có lời qua tiếng lại về vấn đề chủ quyền lãnh thổ.
Đích thân các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đã nồng hậu đón tiếp ông Carter. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã “khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam coi trọng thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ, vì lợi ích lâu dài của nhân dân hai nước”.
Trong khi đó, Chủ tịch Trương Tấn Sang thì nói rằng “hai bên đã khép lại quá khứ và hướng tới tương lai thể hiện bằng việc thiết lập quan hệ đối tác toàn diện, đặc biệt quan trọng là trao đổi cấp cao diễn ra thường xuyên hơn”.
Trung Quốc tức giận vì Nga bán tên lửa Klub cho Việt Nam Ảnh minh họa: Tên lửa Klub được đưa lên tàu ngầm Kilo của Hải quân Ấn Độ. (Facebook)
03.06.2015
Một trang mạng chuyên về chiến lược quốc phòng có trụ sở ở Mỹ đăng một bài viết hôm 31 tháng 5, nói rằng Trung Quốc đã chính thức khiếu nại với Nga, Việt Nam và Hoa Kỳ, sau khi Moscow đồng ý bán 50 tên lửa Klub trang bị trên tàu ngầm cho Hà Nội, theo tường thuật của tờ Hoàn Cầu Thời báo của nhà nước Trung Quốc.
Phúc trình về chiến lược nói rằng mặc dù Nga và Việt Nam đã cố tình làm giảm nhẹ tầm quan trọng của vấn đề, nhưng tới nay 28 tên lửa Klub đã được giao cho Việt Nam.
Trung Quốc đặc biệt quan tâm bởi vì tên lửa Klub có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên bộ.
Bài viết nói rằng các tàu ngầm Ấn Độ, Algeria và Việt Nam hiện đã sử dụng các tên lửa rất hiệu quả này, bất chấp một số vấn đề đã vấp phải trong các cuộc phóng thử nghiệm tên lửa do Ấn Độ thực hiện hồi năm 2007.
Tên lửa Klub nặng 2 tấn, mang theo đầu đạn nặng 200kg, có thể được phóng từ các tàu ngầm. Tên lửa tăng tốc trong 15 phút cuối trước khi tới mục tiêu trong chỉ có 20 giây, ở độ cao 30 mét, khiến rất khó có thể phát hiện và phản công.
Hôm nay, Việt Nam tiếp nhận thêm hai tàu tên lửa mới được chế tạo theo mô hình của tàu Nga, trong khuôn khổ các hành động mới nhất của quân đội Việt Nam để tăng cường khả năng phòng thủ trên biển, giữa lúc căng thẳng lên cao trong cuộc tranh chấp Biển Đông.
Tàu hoả tiễn mới thuộc loại Molniya, được trang bị 16 tên lửa, có tầm bắn 130 km và trang bị nhiều khẩu pháo tự động.
Các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam đang tăng cường khả năng phòng thủ và thắt chặt quan hệ ngoại giao với Nhật Bản, Philippines và Hoa Kỳ, trong những dấu hiệu mới về quyết tâm của Hà Nội chống những hành động gây hấn của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Hãng tin Reuters trích lời Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Viêt Nam, Thượng tướng Trương Quang Khánh, cho rằng việc đóng, thử nghiệm và bàn giao các tàu Molniya cho thấy Việt Nam "đã làm chủ được công nghệ và kỹ thuật đóng tàu quân sự hiện đại".
Reuters tường thuật rằng công nghệ vũ khí của Nga đã giúp nâng cao khả năng phòng thủ trên biển của Việt Nam.
LÃO HỦ * CHUYỆN QUÊ NHÀ
CHUYỆN QUÊ NHÀ
Hình ảnh chế độ CS ở VN
Hình ảnh chế độ CS ở VN
Nhà văn nữ Võ Thị Hảo trong một bài viết cho đăng trên blog của đài Á châu Tự Do nói về thực chất chế độ Cộng sản ở VN đã trích câu phát biểu sau đây của đai biểu quốc hội tỉnh Bến tre ông thiếu Tướng quân đội Việt côngNguyễn xuân Tỷ
“Có một đội ngũ giầu rất nhanh,cưỡi lên đầu nhân dân,còn kinh khủng hơn đia chủ,,tư sản gây ra.Làm cán bộ mấy năm,mà trong nhà có vài ba trăm tỷ đồng,thậm chí có ngàn tỷ đồng,thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng”
Tiếp theo Võ Thị Hảo viết rằng nói như ông Tỷ chưa chính xác lắm vì ở VN 70 năm nay Đảng CSVN chính là trùm tham nhũng với một hệ thống từ làng xã tới trung ương nơi nào cán bộ Việt cộng cũng vơ vét của dân không chừa một ai,thứ gì chúng thích.
Ông Bùi Tín giác ngộ
Sau hai mươi lăm năm giã từ Đảng CSVN ông nhà báo Bùi Tín viết bài nói rằng tại sao phó cựu thủ tướng Việt Cộng Trần Phương rồi tới ông bộ trưởng bộ kế hoach đầu tư Bùi Quang Vinh đã nói làm quái gì có cái gọi là chủ nghĩa xã hội mà tìm kinh tế thị trương định hướng xã hội chủ nghĩa thế mà tổng bí thư rồi bộ chánh trị và cả ban chấp hành trung ương Đảng CSVN khăng tiến lên xã hội chủ nghĩa.Còn tư tưởng Hồ chí Minh thì làm quái gì có toàn đồ cầm nhầm của thiên hạ
NHANGOC * DU SINH HỒI HƯƠNG
Du sinh hồi hương.. (Sau khi học 5 năm ở Nga-Xô)
NHA NGOC
Chuyện xin việc không thể gọi điện thoại. Tôi đã qua bài học thứ nhất khi tổng kết thông tin qua điện thoại là con số 0 tròn trĩnh. Mấy người trực điện thoại hoặc nhấm nhẳng hoặc chẳng trả lời câu nào cho ra hồn.
Tôi mò tới “Trung tâm giới thiệu việc làm” và thấy ngay mình là con ngớ ngẩn. Vừa lộ “tốt nghiệp ở Nga về”, họ hỏi ngay:
- Sao không ở lại, về làm gì?
- Làm việc.
- Việc gì mà làm?
Tôi trố mắt nhìn họ, thầm điểm lại xem mình có vào nhầm chỗ.
- Ở đây không giới thiệu việc à? Sao ngoài kia cả chục người làm hồ sơ?
- Họ làm hồ sơ xin đi ra nước ngoài lao động, làm ăn. Đi Hàn quốc, Libi, Iran... có cả đi Nga đấy. Cô có muốn...
Tôi xua tay cám ơn rồi chuồn thẳng ra cổng.
Bài học thứ hai. Tránh lai vãng ở “Trung tâm giới thiệu mờ ám”. Không khéo bị lẫn vào hàng ngũ các cô gái “sính” chồng Đài Loan.
Sau hai bài học, 50% nhiệt tình “phục vụ đất nước” đã đi tong. Tôi chuyển sang “xu hướng” nghe ngóng chứ không đâm đầu làm theo báo nữa. Người thân mong ngóng tôi về sau những năm xa cách, qua 5 tháng, tình cảm cũng vơi đi. Đến mẹ tôi còn sốt ruột khi thấy con gái thất nghiệp nằm chỏng gọng ở nhà. Bà rỉ rả “nhàn cư vi rồi đấy con ạ”. Đúng quá, nhàn đến “rách việc” đây. Sáng chiều cơm nước.
Ông anh giục tôi tới Bộ Giáo dục và Đào tạo xin giấy chứng nhận tốt nghiệp làm hồ sơ. Tôi ngoạc mồm cãi “bằng sờ sờ ra còn chứng nhận, chứng nhiếc gì” liền bị cả nhà xúm vào sỉ vả ác liệt. Mỗi người một giọng lên lớp hòng dẹp cái thói “ngông nghênh” của tôi.
Mười giờ sáng tôi có mặt ở cổng Bộ Giáo dục và Đào tạo. “Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người” có khác, nhà cửa của Bộ đàng hoàng, khang trang. Khu vườn thênh thang giữa thủ đô tấc đất, tấc vàng nhìn sướng mắt. Tôi tiến đến khu nhà 5 tầng, bắt đầu một chuỗi những “xin lỗi chú”, “xin lỗi cô” và cuộc “việt dã” theo cầu thang. Giờ tôi mới biết người Việt nam nào có tính “nhúng mũi” vào chuyện người khác. Tất cả các câu hỏi của tôi đều được trả lời u ơ “không rõ”, “hình như”. Tôi khùng người vì leo thang nhưng ngộ ra vì sao mẹ tôi về hưu rồi còn tập chạy(!).
Cuối cùng tôi cũng mò ra phòng phụ trách lưu học sinh tốt nghiệp. Tôi gõ cửa dõng dạc, bước vào sau tiếng hừm. Tôi chào lịch sự dù chỉ nhận lại chiếc gật hay lay động cơ cổ.
- Cô cần gì?
Một trong hai người đàn ông đang đọc báo hất hàm hỏi.
- Thưa, cháu xin chứng nhận tốt nghiệp để làm hồ sơ xin việc.
- Về bao giờ?
- Dạ, gần một năm.
- Sao giờ mới lên đây?
- Dạ... chẳng ai bảo cháu phải lên ngay cả.
- Cô này vô tổ chức, nguyên tắc về nước phải báo cáo ngay, còn chờ ai bảo.
Bị mắng “ngứa tai” lắm nhưng bài học cả nhà dạy hôm qua còn nguyên nên tôi im như hến. Tôi rút bằng, sổ điểm cùng giấy sứ quán cấp trình ông ta.
Ông ta cầm tấm bằng, không đọc mà lật qua, lật lại. Lật chán ông quay nhìn tôi. Nhìn như đánh giá mặt hàng, không khác gì tôi chọn cá. Thậm chí còn bĩu môi. Tôi nghĩ, ông này mua cá mà “thể hiện” thế, bọn hàng cá chửi cho tanh người. Nghĩ gì thì nghĩ tôi vẫn làm mặt khép nép. Chợt ông ta ném bẹt cả bằng lẫn giấy tờ của tôi xuống bàn, hỏi gọn lỏn:
- Học gì? Ở đâu?
- Dạ kinh tế, trường Plekhanov ở Matxcơva.
- Học từ năm nào? Tốt nghiệp năm nào?
- Dạ... những điều đó có cả trong bằng rồi, sao chú còn hỏi.
- Tôi hỏi là việc của tôi. Cô không trả lời được phải không?
Ông ta ngẩng nhìn tôi mãn nguyện. Chả hiểu ông ta phát minh được cái quái gì từ mấy câu hỏi trẻ con đó mà mắt ông chợt ánh lên ranh mãnh.
- Cô học hành cái gì. Sang chỉ lo đi buôn, bằng thì mua.
Tôi há hốc mồm còn chưa tin ông ta đang “vu cáo” mình. Ông ta dồn tiếp:
- Cô nói tôi nghe, bằng này cô mua bao nhiêu?
Đến nước này tôi chịu hết nổi. Bao kinh nghiệm cãi nhau với mấy bà ngoài chợ chợt loang loáng trở về. Tôi vênh mặt không kém ông ta, mắt cũng “đèn pha ôtô” xoáy áp đảo:
- Chú nói bằng này giả? Chú nói bằng này mua? Nghĩa là bảng điểm cũng giả, giấy chứng nhận của chú trưởng phòng Lưu học sinh Matxcơva cũng mua nốt. Vậy chú làm ơn ghi cho cháu mấy chữ vào đây. Tiện ký và đóng dấu luôn cho cháu. “Nói có sách, mách có chứng”, mai kia có người sang Matxcơva, cháu kiểm chứng lời chú.
Vừa nói tôi vừa rút xoạch tờ giấy và cây bút đặt trước mặt ông ta. Ông ta đứng bật dậy, há hốc mồm chẳng khác gì tôi lúc trước, lắp bắp:
- Cô... cô ăn nói với tôi thế hả. Giọng lưỡi con buôn...
- Chú nhìn người như thần. Cháu học kinh tế chú nói đi buôn. Bằng chú lật qua mà biết giả, thật kém gì người buôn “xanh”...
Ông ta đập bàn đánh rầm:
- Cô tưởng đây là chợ, cô phát biểu vô tổ chức... biết đây là đâu không?
Tôi suýt nữa cũng học bà bán thịt bò kèm 70% thịt trâu ngoài chợ chống tay vô hông, “quạc” lại:
- Cháu biết... thì chỉ có chợ mới nói “giả, thật, giá bao nhiêu” chứ.
Mặt ông ta đỏ rần như người có triệu chứng huyết áp “quá tải”. Tôi trót “cưỡi lưng hổ”, tự biết không đường lui. Cuộc đấu khẩu sẽ đến đâu nếu không có tiếng cười của người đàn ông thứ hai trong phòng. Cả hai “đối thủ” cùng dồn mắt sang ông ta. Người đàn ông chậm rãi tới bên tôi. Nét mặt hòa nhã nhưng mắt giấu vẻ khoái chí sau cặp kính.
- Cháu nói với chú Đạo thế là không được. Chú Đạo người lớn chẳng chấp cháu “trẻ người, non dạ” làm gì. Đứa nào mới đi Tây về chẳng thế. Đưa bộ copy đây chú vào sổ. Chiều mai lên lấy giấy ở phòng 32. Thôi, chưa xin lỗi chú Đạo còn chờ gì?
Nghe vậy là tôi đủ “thông minh” hiểu ý. Một trọng tài kinh nghiệm thổi còi đúng lúc nhắc hai cầu thủ “fair play”! Tôi chuyển tần số lời nói:
- Chú Đạo bỏ qua cho cháu mấy lời láo lếu vừa rồi. Ở nhà cháu vẫn bị mẹ mắng suốt vì tội cãi bướng mà.
Bữa cơm chiều, tôi “tường thuật” lại chuyện “chú Đạo”. Chị dâu tôi khoái bất ngờ tới mức trước mặt mẹ chồng dám vỗ đùi đôm đốp. Tôi ngờ rằng bà này cũng từng bị cái Bộ kia “đì” rồi nên giờ được “trả thù quá khứ”. Mẹ và anh tôi nhăn nhó. Mãi sau mẹ mới chép miệng:
- Mày thật chả khác bố mày ngày xưa.
Bố tôi ra đi sớm khi tôi mới 10 tuổi. Tôi chẳng còn nhớ nhiều về bố. Nhưng tôi tin, nếu ông còn, ông sẽ xoa đầu con gái rượu chứ chẳng mắng đâu.
Đầu tuần, theo lời ông giám đốc tôi đến cơ quan làm việc. Không biết nếu tôi đi làm dâu mẹ tôi có lo như tối hôm trước ngày tôi đi làm. Bà đi ra nhắc, đi vào dặn. Anh trai tôi răn đe:
- Mày làm thế nào cho tao còn gặp lại được bạn bè. Bớt mồm đi. Người ta hỏi, trả lời cho ngoan ngoãn. Lớn rồi, nghe hỏi phải biết ý họ mà trả lời.
Con bạn thân đọc “lesson” cho tôi lĩnh hội. Nào bánh kẹo, thuốc lá, trà ra sao, chào ai cô chú, ai anh chị... Đặc biệt khoản “ngoại hình”:
- Mặc đầm cho nữ tính. Đầm dài bớt ganh ghét của đồng nghiệp nữ nhưng mất cổ động viên nam. Độ ngắn của đầm tỉ lệ thuận với trình độ văn hóa.
Tôi lục tung valy tìm ra chiếc đầm xanh. Màu hơi ngớ ngẩn nhưng có vẻ nữ tính. Độ dài của nó vừa khéo để không sexy cái đầu gối củ lạc, lại chứng tỏ tính kín đáo của bằng Đại học.
Tôi đi sớm, lởn vởn chờ phòng số 4 có người. Theo lời giám đốc, tôi xông tới “làm quen”. Ở nhà mẹ vẫn khen tôi có đức “trơ tráo”. Tôi còn nhiễm tính “tự tin mù quáng” của người Nga nên chả bối rối chút nào khi bước vào.
- Chào các chị, các anh - Tôi hơi nghiêng người và nở nụ cười bài bản – Em là Thu, anh Bình giám đốc nhận em vào làm công ty mình từ hôm nay.
Năm người, định vị năm bàn quay nhìn tôi. Một giây, hai giây... năm giây. Tôi chợt thấy nụ cười trên môi mình vô duyên trước 10 chiếc mắt dọi vào.
- Sao tôi chả biết gì nhỉ?
Một giọng nam chất kim vang lên phá tan bầu không khí “mặc niệm”.
- Ông Bình làm những chuyện lạ đời. Đùng đùng cái gì cũng theo ý mình, hay dở thế nào cho người khác đổ vỏ. Giọng nữ ồ ồ cằn nhằn.
- Em có nghe loáng thoáng - giọng cô gái khá trẻ ngồi bàn gần cửa – Anh Bình nói nhận người về. Sắp tới công ty mình ký hợp đồng với công ty thiết bị y học của Nga.
- Ôi dào, viện này thiếu gì kỹ sư học Nga về. Toàn thằng chẳng làm được việc gì lại còn nhận thêm.
Giọng kim vừa nẫy nhưng tôi đã phát hiện ra của người đàn ông ngồi góc phải. Dù cửa sổ mang ánh sáng ban mai vào nhưng khuôn mặt ông vẫn không vì thế bớt già nua và nhăn nhó như quả táo Tàu. Kinh nhất là cặp mắt kẻ chỉ, khó đăm đăm đang tranh thủ “miệt thị” tôi.
Tôi vẫn đứng vì chả có ai định mời mình ngồi xuống chịu trận. May hôm nay tôi mặc chiếc đầm xanh. Tuy ngớ ngẩn nhưng theo các nhà “tâm lý học”, màu sắc có tác dụng giải tỏa. Màu xanh lờ lợ đó như lá chuối đặt trên thùng nước đang sánh qua sánh lại. Khổ nỗi “chiếc lá chuối” này không mảy may tác dụng “tâm lý” ông giọng kim. Ông chán bâng quơ, chuyển sang chĩa mũi dùi vào tôi:
- Ai bảo cô tới đây?
Kinh nghiệm ở Bộ Giáo dục và Đào tạo đã dạy tôi chẳng nên ngạc nhiên trước câu hỏi thừa. Ngoan ngoãn như lời ông anh dặn, tôi thỏ thẻ:
- Dạ thưa, anh Bình dặn sáng nay em tới làm quen với các anh chị.
Tình hình nghe ra chẳng sáng sủa hơn sau câu trả lời nhún nhường của tôi. May cô gái gần cửa bước tới kéo ghế mời tôi. Tôi đầy cảm kích. Tôi liếc tìm bộ ấm pha trà, lấy mấy gói bánh kẹo, thuốc lá ra đặt trên bàn, mạnh dạn hỏi cô gái còn đang đứng gần tôi:
- Cho mình mượn mấy chiếc đĩa được không?
“Đồng minh trong hy vọng” của tôi nhanh nhẹn mở tủ lấy đồ và giúp tôi. Tôi thầm cám ơn Trời. Dù thái độ của tôi giờ không còn tự tin như trước nhưng tôi vẫn đủ “khả năng” bê ra từng bàn mời các vị đang chiễm chệ đọc báo và bình luận chuyện không đâu. Tất nhiên họ uống trà. Tất nhiên họ gặm nhấm bánh kẹo và coi sự phục vụ của tôi là “tất nhiên” khỏi cần cảm ơn. Còn tôi “tất nhiên” phải quên thói lịch sự của Tây mà coi đó là văn hóa Việt nam!
Người đàn ông ngồi gần cửa sổ chợt cắt ngang câu chuyện về giá xe máy Thái lan đang xuống:
- Em học ngành gì bên Nga?
- Dạ em học Kinh tế.
- Lại Kinh tế - giọng kim lần này hơi méo có lẽ do chiếc kẹo Hải châu còn mắc trong răng – Đâu cũng nhan nhản kỹ sư kinh tế. Mang tiếng học hành mà chả biết “đếch” gì. Làm hợp đồng viết ngu bỏ mẹ. Cháu ông Viện phó học Kinh tế vừa vào Viện, con bà Hoài phòng “Công nghệ nguyên tử” cũng đang làm hợp đồng bên đó.
Tôi khẽ nhăn mặt. “Lại gặp bạn “chú Đạo” rồi. Giờ mà ông hỏi giá bằng Đại học, mình phải hô bao nhiêu đây?”.
- Cô ở đâu đến đây?
Chiếc kẹo đã chui tọt vào họng nên câu hỏi vang lên lanh lảnh. Một câu hỏi đơn giản như bài học đầu tiên của chương trình học ngoại ngữ, ông có hỏi bằng tiếng Anh tôi vẫn trả lời vô tư.
- Em ở Hà nội ạ.
Những khuôn mặt “đầy ấn tượng” hiện ra. Cáu kỉnh là của ông giọng kim:
- Ai chả biết Hà nội. Quen ai mà tới đây?
- Á... – hơi ngượng vì sự “chậm hiểu” nhưng tôi chữa ngay- Dạ, em chỉ quen anh Bình giám đốc thôi ạ.
- Quen mỗi ông Bình mà xin được vào Viện lớn thế này. Giọng ồ ồ thắc mắc kèm theo cái nhìn nghi vấn rất “nữ tính”.
Tôi còn quen thêm được ai từ ngày về nước ngoài mấy bà buôn ngoài chợ.
- Thế cô con ai?
Cái hất hàm đầy tính “khảo sát” của ông giọng kim chĩa vào tôi. Tất nhiên lần này tôi đã “thấu” câu hỏi. Ông anh tôi chả dặn phải xem ý người ta mà trả lời là gì. Tôi dõng dạc:
- Dạ em không con ai cả ạ.
Có bịt tai tôi cũng nghe tiếng cô gái “đồng minh” cười váng lên. Tiếng ho khục khục giấu tiếng cười “thiên nhiên” là của ông ngồi kế cửa sổ, anh chàng trung niên từ đầu chưa nói gì chợt rút kính lau lấy, lau để. Chỉ còn lại hai khuôn mặt của hai chất giọng “ngược đời” là thộn ra. Giọng kim rít lên:
- Cô học đâu kiểu nói trêu ngươi thế hả? Cô biết tôi là ai không?
Tôi nghệt mặt chả hiểu mình có tội gì. Tôi quay sang “đồng minh” cầu cứu nhưng cô ta còn mải cười đến mức chạy bắn ra hành lang, vội vàng lao ngay vào ông Bình đang bước tới. Cô khẽ “Ối”, ngượng nghịu. Bốn người còn lại kéo ghế đứng lên chào đồng loạt. Chỉ có tôi đang ngẩn ngơ vì “quả mắng” nên ngồi tại chỗ khẽ lúng búng.
- Chào mọi người! - Giọng sang sảng đúng chất Sếp - Làm quen vui quá. Nhân viên mới có quà cho anh em hả. Được đấy.
Quay sang bên, ông giám đốc nói:
- Anh Trung tổ chức và chị kế toán lên phòng tôi có việc cần bàn nhé!
Hai người đứng dậy theo ông lên phòng. Tôi toát mồ hôi. Thôi xong. Ông anh nhắc “khéo lời với ông trưởng phòng tổ chức mới hòng được vào biên chế”. Loạng quạng thế nào tôi “trêu ngươi” ông ta rồi. Vụ này khéo đứt!
Ngày sau, tôi đến, chẳng có chỗ riêng của mình trong phòng, chẳng có việc cụ thể. Giám đốc bảo làm quen công việc nhưng có ai nói năng gì với tôi đâu. Cô “đồng minh” trở nên giữ kẽ. Mặt ai cũng như bức tường. Cảm tưởng tôi bị tẩy chay. Tôi ra hành lang nghe chim sẻ chíu chít trên nhánh xà cừ, buồn bã như giữa đảo hoang. Vài ngày sau, giám đốc chỉ tôi phòng nhỏ, kêu dọn dẹp, kê bàn vào lấy chỗ làm việc. Sáng 8 giờ đi, trưa cơm nhà, chiều lại công ty. Việc duy nhất là ngồi và ngó qua cửa sổ. “8 giờ vàng ngọc” thoải mái tiêu. Chán, tôi lò dò xuống phố thăm tình hình Model của Hà nội.
Từ ngày tôi đi làm, dù tập sự không lương, mẹ yên lòng hẳn. Tôi thành “thất nghiệp” toàn phần. Hiếm hoi gặp bọn bạn chẳng biết kể chuyện gì. Chẳng lẽ kể chuyện “năm anh em trên chiếc xe tăng” hở ra là nã đạn vào tôi. Hay kể chuyện Sếp sáng đảo qua công ty vài phút là biến. Thỉnh thoảng, ông định vị trong phòng thì toàn thấy “họp... kín”. Có lần không nén được tò mò, tôi ghé tai nghe trộm. Hoá ra các bố chơi “tá lả”. Tôi chán ngấy đóng vai người thừa. Ho hoe tính chuyện xin thử chỗ khác đã bị ông anh dạy thế nào là đức kiên tâm “trường kỳ kháng chiến”. Tiền tiêu do mẹ tài trợ đủ ăn sáng, bơm xe, tình rỗng tuyếch, công việc đuổi ruồi.
Tối thứ bảy, tôi ngồi nhà xem vở tuồng “tân cổ giao duyên”, ngoan như bà góa thủ tiết với chồng. Chuông điện thoại kêu, tôi uể oải nhấc.
- Thu hả?
- Thu đây, ai đó?
- Còn nhớ Thắng “mập” không? Tao đây.
- Ôi Thắng, mày đang ở đâu vậy? Tôi reo lên khi nhận ra thằng bạn thân từ ngày học phổ thông đến suốt năm tháng ở Nga.
- Matxcơva chứ ở đâu. Mày thế nào, nghe tụi nó bảo đi làm rồi hả?
- Làm khỉ gì, chán muốn bỏ. Tao đã thấy lời mày khuyên ở lại là “chân lý”.
- Thế mày còn thích đến với “chân lý” không?
- Thích cũng phải qua ối “cửa” mới tới được “chân lý”. Còn mày thế nào?
- Tao gọi về hỏi mày chịu qua giúp tao phụ trách phần kế toán cho công ty của tao ở Matxcơva không? Đồng ý tao gửi giấy tờ về làm hộ chiếu. Tao điểm ra chỉ mày đủ khả năng, đúng nghề và tính “bà la sát” của mày mới trị được bọn trong công ty. Nghĩ sao?
Tôi bất ngờ chẳng nói được lời nào. Hơn một năm qua, tôi đã biết, ở Việt Nam “nghề” sáng giá nhất là “nghề đi Tây”, “nghề xuất ngoại” dù ngắn hạn, dài hạn. Những ai chê “nghề” này chắc chắn là Sếp. Mà Sếp chỉ chê “dài hạn” vì đi lâu dễ “vênh cạ” chứ “ngắn hạn” Sếp OK đầu tiên.
- Ê, chán nước Nga chưa mà im như thóc vậy?
- Không... tao đang tính – tôi lúng túng không biết nên nói kiểu gì để hợp “phong cách người Hà nội”- mẹ tao lo đi nữa sẽ “ê sắc ế”...
- À... mày định lấy chồng kiểu gì tao không biết nhưng nếu định lấy thằng yêu mày thì lấy tao đi. Tao yêu mày lâu rồi.
Lần này tôi “cấm khẩu” hoàn toàn. Thắng chợt chuyển giọng:
- Nói thật đấy.
Trời ạ, mẹ tôi nói cấm có sai “Ngưu tầm ngưa, báng bổ như mày, chỉ gặp thằng ngang ngửa”. Nhưng dù “củ chuối” cỡ nào tôi cũng không thể tưởng tượng ra được màn tỏ tình “mày” “tao” qua điện thoại quốc tế!
- Thu ơi, suy nghĩ đến trưa mai nhé! Thời Edison chỉ cho suy nghĩ 5 phút thôi mà -Thắng cười hì hì- không đùa đâu, 100% nghiêm túc. Hẹn mai!
Máy bay cất cánh, mảnh đất quê hương chao nghiêng. Dòng sông Hồng kia rồi, quanh năm đỏ đậm phù sa. Hà nội li ti, nhấp nhô mái ngói. Tôi lại ra đi lần nữa. Chút nhơ nhớ, bâng khuâng về Hà nội, về mẹ.
Giọng cô chiêu đãi viên Nga nhắc người ngồi cạnh đeo dây an toàn nghe quen như mới hôm qua. Nhưng hình như vẫn có gì là lạ. Có lẽ, lạ vì không ngơ ngác như khi xưa sang học. Con đường phía trước sẽ không trải thảm, sẽ không ít khó khăn, nhưng tôi biết, ở đó tôi có thể sống và làm việc mình mong muốn. Cảm giác tự do ngọt ngào.
Hà nội mờ dần qua làn mây mỏng. Quê hương ơi, ta sẽ về như tìm bóng cây giữa con đường chang nắng. Sẽ về để thêm động lực ra đi. Về để hiểu ta Người Việt Nam và Quê hương ngàn đời vẫn một!
Nhangoc
NHA NGOC
Tôi du học Tây về! Câu đơn giản thế nhưng lanh lảnh như tiếng chuông mới đúc. Chữ “Tây” không chính xác về địa lý nhưng chuẩn xác về sự phân chia cấp bậc cũng như cái nhìn trong xã hội. Có điều tôi chỉ đi “Tây” Nga về chứ không “Tây” Mỹ, “Tây” Úc hay “Tây” Đức, Pháp... Cái “thiệt thòi” hôm nay là “ưu đãi” trước kia của Bộ đại học dành cho tôi. Chả gì nước Nga cũng “ông anh cả” của Việt nam – “nước cộng hòa thứ 16 của Liên xô”.
Tôi là kỹ sư kinh tế ở Nga về. Nghe không vang như câu trên. Phải thôi. Kinh tế Nga chục năm nay lu mu, chả ra “kế hoạch quốc gia”, chả ra “kinh tế thị trường”. Sách vở là phương tiện cãi nhau của các nhà “đổi mới”. Năm năm đèn sách nhét thứ đó vào đầu không ngớ ngẩn là may.
Tôi mang chiếc bằng đi xin việc. Đầu tiên tôi mua báo, nghiên cứu “tuyển người”, đánh dấu xanh đỏ những chỗ “khả thi” và bắt đầu gọi điện. Nhà có điện thoại lợi đủ đường. Tuy nhiên, mỗi lần “bắt” được giọng đầu dây kia, hiện tượng này chiếm 30% số lần gọi, mẹ và bà chị dâu đều “ý tứ” xem đồng hồ. Nào tôi có ham “nấu cháo điện thoại” mà tại phí điện thoại “cấu” vào đồng lương gớm quá. Tôi đi Tây, tưởng “kinh tế” cho gia đình mấy năm sinh viên. Nào đâu đúng thời kỳ khó khăn. Việt nam qua thời “tem phiếu” từ lâu mà nước Nga bắt đầu “talon”*. Tháng 2 kg đường, 7 lạng thịt, 2 chai vôtka là tiêu chuẩn sinh viên! “Talon” đường, rượu tạm đủ còn thịt thiếu nặng. Ra chợ, có đấy, nhưng học bổng eo hẹp. Chẳng nhẽ để con gái chết đói ở đất nước Xã hội chủ nghĩa, mẹ tôi đành tiếp viện. Năm năm “hạch toán” ra chắc cũng lõm của mẹ tôi ối. Biết thân, biết phận, về nước tôi không dám làm mình, làm mẩy “quen ở Tây” thế nọ, thế kia. Chỉ duy nhất cái “màn tra tấn” 6 giờ sáng bị khua bằng đủ âm thanh “nội” “ngoại” là tôi “choáng” hẳn. “Nội” là tiếng mẹ tôi mở cửa sắt đi tập thể dục, chị dâu tranh thủ sáng có nước bơm giặt giũ. Xô chậu “duyệt binh” xủng xoảng ra trữ nước dùng trong ngày. “Ngoại” là tiếng rao bán.
Từ “mỳ nóng”, “bánh cuốn”, “xôi” các loại đến gạo tẻ, gạo nếp “tên tuổi” nghe như tiếng Thổ, hoặc mắm muối kèm mùi khó tả... Điên nhất là ông mãnh “mỳ nóng” sáng nào cũng như
“đồng hồ Tây”. Nó đứng dưới cửa sổ tôi gào “mì nóng” lanh lỏi, kết thúc bằng chữ “ròn”. Chao ôi, khâm phục độ nẩy của lưỡi nó. Đồ rằng, cả miền Bắc có mình nó biết phát âm chữ R! Không trốn được những âm thanh đó, tôi chúi đầu vào đống chăn chịu đựng qua “cơn bĩ cực”. Nhưng giờ “thái lai” đến là lúc mẹ tôi đi tập thể dục về. Nhìn con gái còn “giương đò”, bà lại ca “dậy sớm có lợi cho sức khỏe” là lá la... Thôi thà dậy béng cho xong.
“đồng hồ Tây”. Nó đứng dưới cửa sổ tôi gào “mì nóng” lanh lỏi, kết thúc bằng chữ “ròn”. Chao ôi, khâm phục độ nẩy của lưỡi nó. Đồ rằng, cả miền Bắc có mình nó biết phát âm chữ R! Không trốn được những âm thanh đó, tôi chúi đầu vào đống chăn chịu đựng qua “cơn bĩ cực”. Nhưng giờ “thái lai” đến là lúc mẹ tôi đi tập thể dục về. Nhìn con gái còn “giương đò”, bà lại ca “dậy sớm có lợi cho sức khỏe” là lá la... Thôi thà dậy béng cho xong.
Chuyện xin việc không thể gọi điện thoại. Tôi đã qua bài học thứ nhất khi tổng kết thông tin qua điện thoại là con số 0 tròn trĩnh. Mấy người trực điện thoại hoặc nhấm nhẳng hoặc chẳng trả lời câu nào cho ra hồn.
Tôi mò tới “Trung tâm giới thiệu việc làm” và thấy ngay mình là con ngớ ngẩn. Vừa lộ “tốt nghiệp ở Nga về”, họ hỏi ngay:
- Sao không ở lại, về làm gì?
- Làm việc.
- Việc gì mà làm?
Tôi trố mắt nhìn họ, thầm điểm lại xem mình có vào nhầm chỗ.
- Ở đây không giới thiệu việc à? Sao ngoài kia cả chục người làm hồ sơ?
- Họ làm hồ sơ xin đi ra nước ngoài lao động, làm ăn. Đi Hàn quốc, Libi, Iran... có cả đi Nga đấy. Cô có muốn...
Tôi xua tay cám ơn rồi chuồn thẳng ra cổng.
Bài học thứ hai. Tránh lai vãng ở “Trung tâm giới thiệu mờ ám”. Không khéo bị lẫn vào hàng ngũ các cô gái “sính” chồng Đài Loan.
Sau hai bài học, 50% nhiệt tình “phục vụ đất nước” đã đi tong. Tôi chuyển sang “xu hướng” nghe ngóng chứ không đâm đầu làm theo báo nữa. Người thân mong ngóng tôi về sau những năm xa cách, qua 5 tháng, tình cảm cũng vơi đi. Đến mẹ tôi còn sốt ruột khi thấy con gái thất nghiệp nằm chỏng gọng ở nhà. Bà rỉ rả “nhàn cư vi rồi đấy con ạ”. Đúng quá, nhàn đến “rách việc” đây. Sáng chiều cơm nước.
Từ ngày tôi về, tự dưng “Osin” về quê. Chả hiểu bà chị dâu tốt nghiệp khoa kinh tế ở đâu mà giỏi tính thế. Tôi hậm hực cũng chịu, nhăn nhó mẹ tôi chả “hát” nửa tiếng đến ong thủ mất. Bạn bè, đứa có việc đi cả ngày, đứa chưa có việc lại có người yêu, chồng con. Tôi trơ thổ địa, chẳng nhẽ trách ông Trời. May còn dăm ba đứa
“lơ lửng giữa trời”. Tối tối tôi xách xe chạy qua nhà chúng tán gẫu, chia xẻ “mánh khóe sống đời”.
“lơ lửng giữa trời”. Tối tối tôi xách xe chạy qua nhà chúng tán gẫu, chia xẻ “mánh khóe sống đời”.
Tôi hiểu giờ người ta xin việc là xin vào chỗ có “mầu”. “Mầu” là bổng lộc. Khoản này không thể có ngay khi mới làm mà phải nhích lên “lão làng”. Không phải ai cũng nhấp nhổm lên được. Chỉ những “tinh hoa” thôi. “Mầu” nữa là “mầu đi Tây” theo suất “nâng cao”. Tụi bạn tôi may mắn có việc thấy chí tiến thủ của chúng nhuộm sắc “hướng ngoại”. Chúng cong mông theo các lớp tiếng Anh, tiếng Pháp như lũ “sống gấp”, xem ngoại ngữ là cái “cánh” mang chúng ra bầu trời tự do.
Sau mấy tháng “thất nghiệp” từ một con “Nga ngố” tôi kết hợp tính nói thẳng, nói thật của Tây với ngoa ngoắt của mấy bà hàng rau, hàng thịt mà mỗi ngày hai lần tôi nhẵn mặt thành một dạng “củ chuối” mà mẹ tôi không chấp nhận được. Bạn bè bầu tôi là “huấn luyện viên phụ huynh” tầm cỡ. Từ chỗ mẹ tôi muốn lấy lại hình ảnh đứa con gái út thùy mị của trước ngày đi Tây, chuyển sang tôi “biến” bà phải chấp nhận triết lý “cái gì cũng có thể với con gái mình”, thậm chí là cướp biển! Một kết quả đôi bên cùng có lợi.
Tôi được tự do, mẹ tôi khỏi thấp thỏm khi khuya khoắt. Nhưng một cái lợi nữa mà tôi chưa lường được. Tình trạng “bụi đời” của tôi khủng bố tinh thần cả nhà nên họ huy động toàn bộ các mối
quen biết họ hàng từ “bắn đại bác” đến “phi dao” để tìm việc cho tôi. Vào một bữa cơm chiều, ông anh trai yêu quý thông báo một tin quan trọng rằng ông giám đốc, bạn cũ hồi phổ thông, dù mới tìm lại nhưng có nhiều duyên nợ, nhận tôi vào công ty ông ta. Mà đó là công ty nhà nước trăm phần trăm, thuộc Bộ khoa học và Công nghệ môi trường cơ mà.
quen biết họ hàng từ “bắn đại bác” đến “phi dao” để tìm việc cho tôi. Vào một bữa cơm chiều, ông anh trai yêu quý thông báo một tin quan trọng rằng ông giám đốc, bạn cũ hồi phổ thông, dù mới tìm lại nhưng có nhiều duyên nợ, nhận tôi vào công ty ông ta. Mà đó là công ty nhà nước trăm phần trăm, thuộc Bộ khoa học và Công nghệ môi trường cơ mà.
Cả nhà xôn xao, khởi sắc. Tôi cũng hí hửng như sắp thành “ông nọ, bà kia”. Thêm bài học thứ ba. Muốn xin được việc phải quen biết. Tổng quát, muốn được bất kỳ việc gì đều phải có “quan hệ”. Cứ kiểm chứng bằng những buổi tôi “đánh quả” nhà bạn bè là biết. Chị dâu hay mẹ tôi đi chợ, y rằng bọn bán hàng nó giúi cho rau già, bí xơ, thịt dai nhoách. Không có “quan hệ khách hàng thường xuyên” tôi xây dựng mấy tháng nay làm sao có đồ ăn ngon. Tôi giờ ra chợ mua cả tuần không trả tiền là cứ vô tư. Quen thế, không chừng khi nào cưới, tôi phát đại cho chúng thiếp mời cũng chẳng có gì muối mặt hết!
Ông anh giục tôi tới Bộ Giáo dục và Đào tạo xin giấy chứng nhận tốt nghiệp làm hồ sơ. Tôi ngoạc mồm cãi “bằng sờ sờ ra còn chứng nhận, chứng nhiếc gì” liền bị cả nhà xúm vào sỉ vả ác liệt. Mỗi người một giọng lên lớp hòng dẹp cái thói “ngông nghênh” của tôi.
Mười giờ sáng tôi có mặt ở cổng Bộ Giáo dục và Đào tạo. “Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người” có khác, nhà cửa của Bộ đàng hoàng, khang trang. Khu vườn thênh thang giữa thủ đô tấc đất, tấc vàng nhìn sướng mắt. Tôi tiến đến khu nhà 5 tầng, bắt đầu một chuỗi những “xin lỗi chú”, “xin lỗi cô” và cuộc “việt dã” theo cầu thang. Giờ tôi mới biết người Việt nam nào có tính “nhúng mũi” vào chuyện người khác. Tất cả các câu hỏi của tôi đều được trả lời u ơ “không rõ”, “hình như”. Tôi khùng người vì leo thang nhưng ngộ ra vì sao mẹ tôi về hưu rồi còn tập chạy(!).
Cuối cùng tôi cũng mò ra phòng phụ trách lưu học sinh tốt nghiệp. Tôi gõ cửa dõng dạc, bước vào sau tiếng hừm. Tôi chào lịch sự dù chỉ nhận lại chiếc gật hay lay động cơ cổ.
- Cô cần gì?
Một trong hai người đàn ông đang đọc báo hất hàm hỏi.
- Thưa, cháu xin chứng nhận tốt nghiệp để làm hồ sơ xin việc.
- Về bao giờ?
- Dạ, gần một năm.
- Sao giờ mới lên đây?
- Dạ... chẳng ai bảo cháu phải lên ngay cả.
- Cô này vô tổ chức, nguyên tắc về nước phải báo cáo ngay, còn chờ ai bảo.
Bị mắng “ngứa tai” lắm nhưng bài học cả nhà dạy hôm qua còn nguyên nên tôi im như hến. Tôi rút bằng, sổ điểm cùng giấy sứ quán cấp trình ông ta.
Ông ta cầm tấm bằng, không đọc mà lật qua, lật lại. Lật chán ông quay nhìn tôi. Nhìn như đánh giá mặt hàng, không khác gì tôi chọn cá. Thậm chí còn bĩu môi. Tôi nghĩ, ông này mua cá mà “thể hiện” thế, bọn hàng cá chửi cho tanh người. Nghĩ gì thì nghĩ tôi vẫn làm mặt khép nép. Chợt ông ta ném bẹt cả bằng lẫn giấy tờ của tôi xuống bàn, hỏi gọn lỏn:
- Học gì? Ở đâu?
- Dạ kinh tế, trường Plekhanov ở Matxcơva.
- Học từ năm nào? Tốt nghiệp năm nào?
- Dạ... những điều đó có cả trong bằng rồi, sao chú còn hỏi.
- Tôi hỏi là việc của tôi. Cô không trả lời được phải không?
Ông ta ngẩng nhìn tôi mãn nguyện. Chả hiểu ông ta phát minh được cái quái gì từ mấy câu hỏi trẻ con đó mà mắt ông chợt ánh lên ranh mãnh.
- Cô học hành cái gì. Sang chỉ lo đi buôn, bằng thì mua.
Tôi há hốc mồm còn chưa tin ông ta đang “vu cáo” mình. Ông ta dồn tiếp:
- Cô nói tôi nghe, bằng này cô mua bao nhiêu?
Đến nước này tôi chịu hết nổi. Bao kinh nghiệm cãi nhau với mấy bà ngoài chợ chợt loang loáng trở về. Tôi vênh mặt không kém ông ta, mắt cũng “đèn pha ôtô” xoáy áp đảo:
- Chú nói bằng này giả? Chú nói bằng này mua? Nghĩa là bảng điểm cũng giả, giấy chứng nhận của chú trưởng phòng Lưu học sinh Matxcơva cũng mua nốt. Vậy chú làm ơn ghi cho cháu mấy chữ vào đây. Tiện ký và đóng dấu luôn cho cháu. “Nói có sách, mách có chứng”, mai kia có người sang Matxcơva, cháu kiểm chứng lời chú.
Vừa nói tôi vừa rút xoạch tờ giấy và cây bút đặt trước mặt ông ta. Ông ta đứng bật dậy, há hốc mồm chẳng khác gì tôi lúc trước, lắp bắp:
- Cô... cô ăn nói với tôi thế hả. Giọng lưỡi con buôn...
- Chú nhìn người như thần. Cháu học kinh tế chú nói đi buôn. Bằng chú lật qua mà biết giả, thật kém gì người buôn “xanh”...
Ông ta đập bàn đánh rầm:
- Cô tưởng đây là chợ, cô phát biểu vô tổ chức... biết đây là đâu không?
Tôi suýt nữa cũng học bà bán thịt bò kèm 70% thịt trâu ngoài chợ chống tay vô hông, “quạc” lại:
- Cháu biết... thì chỉ có chợ mới nói “giả, thật, giá bao nhiêu” chứ.
Mặt ông ta đỏ rần như người có triệu chứng huyết áp “quá tải”. Tôi trót “cưỡi lưng hổ”, tự biết không đường lui. Cuộc đấu khẩu sẽ đến đâu nếu không có tiếng cười của người đàn ông thứ hai trong phòng. Cả hai “đối thủ” cùng dồn mắt sang ông ta. Người đàn ông chậm rãi tới bên tôi. Nét mặt hòa nhã nhưng mắt giấu vẻ khoái chí sau cặp kính.
- Cháu nói với chú Đạo thế là không được. Chú Đạo người lớn chẳng chấp cháu “trẻ người, non dạ” làm gì. Đứa nào mới đi Tây về chẳng thế. Đưa bộ copy đây chú vào sổ. Chiều mai lên lấy giấy ở phòng 32. Thôi, chưa xin lỗi chú Đạo còn chờ gì?
Nghe vậy là tôi đủ “thông minh” hiểu ý. Một trọng tài kinh nghiệm thổi còi đúng lúc nhắc hai cầu thủ “fair play”! Tôi chuyển tần số lời nói:
- Chú Đạo bỏ qua cho cháu mấy lời láo lếu vừa rồi. Ở nhà cháu vẫn bị mẹ mắng suốt vì tội cãi bướng mà.
“Chú Đạo” kia mặt vẫn đỏ nhưng lẽ nào không “miễn cưỡng bắt tay đối thủ”. Ông ta lầm lỳ chẳng ra gật, ra lắc ngồi xuống cầm tờ báo đọc tiếp. Tôi lại gần người đàn ông mang kính để ký vào sổ, khẽ nói nhỏ:
- Cháu cám ơn chú nhiều.
Ông ta mỉm cười với tôi:
- Molodec! (Cừ lắm!)
- Cháu cám ơn chú nhiều.
Ông ta mỉm cười với tôi:
- Molodec! (Cừ lắm!)
Bữa cơm chiều, tôi “tường thuật” lại chuyện “chú Đạo”. Chị dâu tôi khoái bất ngờ tới mức trước mặt mẹ chồng dám vỗ đùi đôm đốp. Tôi ngờ rằng bà này cũng từng bị cái Bộ kia “đì” rồi nên giờ được “trả thù quá khứ”. Mẹ và anh tôi nhăn nhó. Mãi sau mẹ mới chép miệng:
- Mày thật chả khác bố mày ngày xưa.
Bố tôi ra đi sớm khi tôi mới 10 tuổi. Tôi chẳng còn nhớ nhiều về bố. Nhưng tôi tin, nếu ông còn, ông sẽ xoa đầu con gái rượu chứ chẳng mắng đâu.
Đầu tuần, theo lời ông giám đốc tôi đến cơ quan làm việc. Không biết nếu tôi đi làm dâu mẹ tôi có lo như tối hôm trước ngày tôi đi làm. Bà đi ra nhắc, đi vào dặn. Anh trai tôi răn đe:
- Mày làm thế nào cho tao còn gặp lại được bạn bè. Bớt mồm đi. Người ta hỏi, trả lời cho ngoan ngoãn. Lớn rồi, nghe hỏi phải biết ý họ mà trả lời.
Con bạn thân đọc “lesson” cho tôi lĩnh hội. Nào bánh kẹo, thuốc lá, trà ra sao, chào ai cô chú, ai anh chị... Đặc biệt khoản “ngoại hình”:
- Mặc đầm cho nữ tính. Đầm dài bớt ganh ghét của đồng nghiệp nữ nhưng mất cổ động viên nam. Độ ngắn của đầm tỉ lệ thuận với trình độ văn hóa.
Tôi lục tung valy tìm ra chiếc đầm xanh. Màu hơi ngớ ngẩn nhưng có vẻ nữ tính. Độ dài của nó vừa khéo để không sexy cái đầu gối củ lạc, lại chứng tỏ tính kín đáo của bằng Đại học.
Tôi đi sớm, lởn vởn chờ phòng số 4 có người. Theo lời giám đốc, tôi xông tới “làm quen”. Ở nhà mẹ vẫn khen tôi có đức “trơ tráo”. Tôi còn nhiễm tính “tự tin mù quáng” của người Nga nên chả bối rối chút nào khi bước vào.
- Chào các chị, các anh - Tôi hơi nghiêng người và nở nụ cười bài bản – Em là Thu, anh Bình giám đốc nhận em vào làm công ty mình từ hôm nay.
Năm người, định vị năm bàn quay nhìn tôi. Một giây, hai giây... năm giây. Tôi chợt thấy nụ cười trên môi mình vô duyên trước 10 chiếc mắt dọi vào.
Từ hôm về nước, tôi xem nhiều phim Việt nam và không chịu được vẻ vô cảm của các “sao” điện ảnh. Giá họ học được vẻ mặt của năm người đang chiếu tướng tôi đây chắc nền điện ảnh Việt nam sẽ phất kém gì Holywood. Sang giây thứ sáu, muốn hay không nụ cười của tôi cũng không le lói hơn được nữa. Tôi đứng đực ra chờ phản hồi nhưng hình như họ cố làm vẻ nghễnh ngãng. Tôi thầm rủa số mình đi đâu cũng không xuôi xẻ.
- Sao tôi chả biết gì nhỉ?
Một giọng nam chất kim vang lên phá tan bầu không khí “mặc niệm”.
- Ông Bình làm những chuyện lạ đời. Đùng đùng cái gì cũng theo ý mình, hay dở thế nào cho người khác đổ vỏ. Giọng nữ ồ ồ cằn nhằn.
- Em có nghe loáng thoáng - giọng cô gái khá trẻ ngồi bàn gần cửa – Anh Bình nói nhận người về. Sắp tới công ty mình ký hợp đồng với công ty thiết bị y học của Nga.
- Ôi dào, viện này thiếu gì kỹ sư học Nga về. Toàn thằng chẳng làm được việc gì lại còn nhận thêm.
Giọng kim vừa nẫy nhưng tôi đã phát hiện ra của người đàn ông ngồi góc phải. Dù cửa sổ mang ánh sáng ban mai vào nhưng khuôn mặt ông vẫn không vì thế bớt già nua và nhăn nhó như quả táo Tàu. Kinh nhất là cặp mắt kẻ chỉ, khó đăm đăm đang tranh thủ “miệt thị” tôi.
Tôi vẫn đứng vì chả có ai định mời mình ngồi xuống chịu trận. May hôm nay tôi mặc chiếc đầm xanh. Tuy ngớ ngẩn nhưng theo các nhà “tâm lý học”, màu sắc có tác dụng giải tỏa. Màu xanh lờ lợ đó như lá chuối đặt trên thùng nước đang sánh qua sánh lại. Khổ nỗi “chiếc lá chuối” này không mảy may tác dụng “tâm lý” ông giọng kim. Ông chán bâng quơ, chuyển sang chĩa mũi dùi vào tôi:
- Ai bảo cô tới đây?
Kinh nghiệm ở Bộ Giáo dục và Đào tạo đã dạy tôi chẳng nên ngạc nhiên trước câu hỏi thừa. Ngoan ngoãn như lời ông anh dặn, tôi thỏ thẻ:
- Dạ thưa, anh Bình dặn sáng nay em tới làm quen với các anh chị.
Tình hình nghe ra chẳng sáng sủa hơn sau câu trả lời nhún nhường của tôi. May cô gái gần cửa bước tới kéo ghế mời tôi. Tôi đầy cảm kích. Tôi liếc tìm bộ ấm pha trà, lấy mấy gói bánh kẹo, thuốc lá ra đặt trên bàn, mạnh dạn hỏi cô gái còn đang đứng gần tôi:
- Cho mình mượn mấy chiếc đĩa được không?
“Đồng minh trong hy vọng” của tôi nhanh nhẹn mở tủ lấy đồ và giúp tôi. Tôi thầm cám ơn Trời. Dù thái độ của tôi giờ không còn tự tin như trước nhưng tôi vẫn đủ “khả năng” bê ra từng bàn mời các vị đang chiễm chệ đọc báo và bình luận chuyện không đâu. Tất nhiên họ uống trà. Tất nhiên họ gặm nhấm bánh kẹo và coi sự phục vụ của tôi là “tất nhiên” khỏi cần cảm ơn. Còn tôi “tất nhiên” phải quên thói lịch sự của Tây mà coi đó là văn hóa Việt nam!
Người đàn ông ngồi gần cửa sổ chợt cắt ngang câu chuyện về giá xe máy Thái lan đang xuống:
- Em học ngành gì bên Nga?
- Dạ em học Kinh tế.
- Lại Kinh tế - giọng kim lần này hơi méo có lẽ do chiếc kẹo Hải châu còn mắc trong răng – Đâu cũng nhan nhản kỹ sư kinh tế. Mang tiếng học hành mà chả biết “đếch” gì. Làm hợp đồng viết ngu bỏ mẹ. Cháu ông Viện phó học Kinh tế vừa vào Viện, con bà Hoài phòng “Công nghệ nguyên tử” cũng đang làm hợp đồng bên đó.
Tôi khẽ nhăn mặt. “Lại gặp bạn “chú Đạo” rồi. Giờ mà ông hỏi giá bằng Đại học, mình phải hô bao nhiêu đây?”.
- Cô ở đâu đến đây?
Chiếc kẹo đã chui tọt vào họng nên câu hỏi vang lên lanh lảnh. Một câu hỏi đơn giản như bài học đầu tiên của chương trình học ngoại ngữ, ông có hỏi bằng tiếng Anh tôi vẫn trả lời vô tư.
- Em ở Hà nội ạ.
Những khuôn mặt “đầy ấn tượng” hiện ra. Cáu kỉnh là của ông giọng kim:
- Ai chả biết Hà nội. Quen ai mà tới đây?
- Á... – hơi ngượng vì sự “chậm hiểu” nhưng tôi chữa ngay- Dạ, em chỉ quen anh Bình giám đốc thôi ạ.
- Quen mỗi ông Bình mà xin được vào Viện lớn thế này. Giọng ồ ồ thắc mắc kèm theo cái nhìn nghi vấn rất “nữ tính”.
Tôi còn quen thêm được ai từ ngày về nước ngoài mấy bà buôn ngoài chợ.
- Thế cô con ai?
Cái hất hàm đầy tính “khảo sát” của ông giọng kim chĩa vào tôi. Tất nhiên lần này tôi đã “thấu” câu hỏi. Ông anh tôi chả dặn phải xem ý người ta mà trả lời là gì. Tôi dõng dạc:
- Dạ em không con ai cả ạ.
Có bịt tai tôi cũng nghe tiếng cô gái “đồng minh” cười váng lên. Tiếng ho khục khục giấu tiếng cười “thiên nhiên” là của ông ngồi kế cửa sổ, anh chàng trung niên từ đầu chưa nói gì chợt rút kính lau lấy, lau để. Chỉ còn lại hai khuôn mặt của hai chất giọng “ngược đời” là thộn ra. Giọng kim rít lên:
- Cô học đâu kiểu nói trêu ngươi thế hả? Cô biết tôi là ai không?
Tôi nghệt mặt chả hiểu mình có tội gì. Tôi quay sang “đồng minh” cầu cứu nhưng cô ta còn mải cười đến mức chạy bắn ra hành lang, vội vàng lao ngay vào ông Bình đang bước tới. Cô khẽ “Ối”, ngượng nghịu. Bốn người còn lại kéo ghế đứng lên chào đồng loạt. Chỉ có tôi đang ngẩn ngơ vì “quả mắng” nên ngồi tại chỗ khẽ lúng búng.
- Chào mọi người! - Giọng sang sảng đúng chất Sếp - Làm quen vui quá. Nhân viên mới có quà cho anh em hả. Được đấy.
Quay sang bên, ông giám đốc nói:
- Anh Trung tổ chức và chị kế toán lên phòng tôi có việc cần bàn nhé!
Hai người đứng dậy theo ông lên phòng. Tôi toát mồ hôi. Thôi xong. Ông anh nhắc “khéo lời với ông trưởng phòng tổ chức mới hòng được vào biên chế”. Loạng quạng thế nào tôi “trêu ngươi” ông ta rồi. Vụ này khéo đứt!
Ngày sau, tôi đến, chẳng có chỗ riêng của mình trong phòng, chẳng có việc cụ thể. Giám đốc bảo làm quen công việc nhưng có ai nói năng gì với tôi đâu. Cô “đồng minh” trở nên giữ kẽ. Mặt ai cũng như bức tường. Cảm tưởng tôi bị tẩy chay. Tôi ra hành lang nghe chim sẻ chíu chít trên nhánh xà cừ, buồn bã như giữa đảo hoang. Vài ngày sau, giám đốc chỉ tôi phòng nhỏ, kêu dọn dẹp, kê bàn vào lấy chỗ làm việc. Sáng 8 giờ đi, trưa cơm nhà, chiều lại công ty. Việc duy nhất là ngồi và ngó qua cửa sổ. “8 giờ vàng ngọc” thoải mái tiêu. Chán, tôi lò dò xuống phố thăm tình hình Model của Hà nội.
Từ ngày tôi đi làm, dù tập sự không lương, mẹ yên lòng hẳn. Tôi thành “thất nghiệp” toàn phần. Hiếm hoi gặp bọn bạn chẳng biết kể chuyện gì. Chẳng lẽ kể chuyện “năm anh em trên chiếc xe tăng” hở ra là nã đạn vào tôi. Hay kể chuyện Sếp sáng đảo qua công ty vài phút là biến. Thỉnh thoảng, ông định vị trong phòng thì toàn thấy “họp... kín”. Có lần không nén được tò mò, tôi ghé tai nghe trộm. Hoá ra các bố chơi “tá lả”. Tôi chán ngấy đóng vai người thừa. Ho hoe tính chuyện xin thử chỗ khác đã bị ông anh dạy thế nào là đức kiên tâm “trường kỳ kháng chiến”. Tiền tiêu do mẹ tài trợ đủ ăn sáng, bơm xe, tình rỗng tuyếch, công việc đuổi ruồi.
Tôi tù túng trong mọi ràng buộc từ nhà đến công ty. Mẹ tôi nhắc khéo chuyện “gia
đình”. Tôi tỉnh queo:
- Mẹ chi tiền. Con ra chợ coi thằng nào “sạch nước cản” mua về làm chồng.
Bà chán. Tôi buồn, tôi nhớ nước Nga. Khi ở đó tôi chỉ nhìn thấy những điều đen tối mà chê nhưng khi về rồi, tôi biết, tôi thiếu nó. Cho dù ngày đó có bơ vơ, có khó khăn, khắc nghiệt nhưng tất cả thật rõ rằng để mình phải vượt qua. Còn sống nơi quê hương sao tôi lạc lõng. Ai giúp tôi mài bớt những sù sì, góc cạnh để có thể lăn tròn trong xã hội này?
đình”. Tôi tỉnh queo:
- Mẹ chi tiền. Con ra chợ coi thằng nào “sạch nước cản” mua về làm chồng.
Bà chán. Tôi buồn, tôi nhớ nước Nga. Khi ở đó tôi chỉ nhìn thấy những điều đen tối mà chê nhưng khi về rồi, tôi biết, tôi thiếu nó. Cho dù ngày đó có bơ vơ, có khó khăn, khắc nghiệt nhưng tất cả thật rõ rằng để mình phải vượt qua. Còn sống nơi quê hương sao tôi lạc lõng. Ai giúp tôi mài bớt những sù sì, góc cạnh để có thể lăn tròn trong xã hội này?
Tối thứ bảy, tôi ngồi nhà xem vở tuồng “tân cổ giao duyên”, ngoan như bà góa thủ tiết với chồng. Chuông điện thoại kêu, tôi uể oải nhấc.
- Thu hả?
- Thu đây, ai đó?
- Còn nhớ Thắng “mập” không? Tao đây.
- Ôi Thắng, mày đang ở đâu vậy? Tôi reo lên khi nhận ra thằng bạn thân từ ngày học phổ thông đến suốt năm tháng ở Nga.
- Matxcơva chứ ở đâu. Mày thế nào, nghe tụi nó bảo đi làm rồi hả?
- Làm khỉ gì, chán muốn bỏ. Tao đã thấy lời mày khuyên ở lại là “chân lý”.
- Thế mày còn thích đến với “chân lý” không?
- Thích cũng phải qua ối “cửa” mới tới được “chân lý”. Còn mày thế nào?
- Tao gọi về hỏi mày chịu qua giúp tao phụ trách phần kế toán cho công ty của tao ở Matxcơva không? Đồng ý tao gửi giấy tờ về làm hộ chiếu. Tao điểm ra chỉ mày đủ khả năng, đúng nghề và tính “bà la sát” của mày mới trị được bọn trong công ty. Nghĩ sao?
Tôi bất ngờ chẳng nói được lời nào. Hơn một năm qua, tôi đã biết, ở Việt Nam “nghề” sáng giá nhất là “nghề đi Tây”, “nghề xuất ngoại” dù ngắn hạn, dài hạn. Những ai chê “nghề” này chắc chắn là Sếp. Mà Sếp chỉ chê “dài hạn” vì đi lâu dễ “vênh cạ” chứ “ngắn hạn” Sếp OK đầu tiên.
- Ê, chán nước Nga chưa mà im như thóc vậy?
- Không... tao đang tính – tôi lúng túng không biết nên nói kiểu gì để hợp “phong cách người Hà nội”- mẹ tao lo đi nữa sẽ “ê sắc ế”...
- À... mày định lấy chồng kiểu gì tao không biết nhưng nếu định lấy thằng yêu mày thì lấy tao đi. Tao yêu mày lâu rồi.
Lần này tôi “cấm khẩu” hoàn toàn. Thắng chợt chuyển giọng:
- Nói thật đấy.
Trời ạ, mẹ tôi nói cấm có sai “Ngưu tầm ngưa, báng bổ như mày, chỉ gặp thằng ngang ngửa”. Nhưng dù “củ chuối” cỡ nào tôi cũng không thể tưởng tượng ra được màn tỏ tình “mày” “tao” qua điện thoại quốc tế!
- Thu ơi, suy nghĩ đến trưa mai nhé! Thời Edison chỉ cho suy nghĩ 5 phút thôi mà -Thắng cười hì hì- không đùa đâu, 100% nghiêm túc. Hẹn mai!
Máy bay cất cánh, mảnh đất quê hương chao nghiêng. Dòng sông Hồng kia rồi, quanh năm đỏ đậm phù sa. Hà nội li ti, nhấp nhô mái ngói. Tôi lại ra đi lần nữa. Chút nhơ nhớ, bâng khuâng về Hà nội, về mẹ.
Giọng cô chiêu đãi viên Nga nhắc người ngồi cạnh đeo dây an toàn nghe quen như mới hôm qua. Nhưng hình như vẫn có gì là lạ. Có lẽ, lạ vì không ngơ ngác như khi xưa sang học. Con đường phía trước sẽ không trải thảm, sẽ không ít khó khăn, nhưng tôi biết, ở đó tôi có thể sống và làm việc mình mong muốn. Cảm giác tự do ngọt ngào.
Hà nội mờ dần qua làn mây mỏng. Quê hương ơi, ta sẽ về như tìm bóng cây giữa con đường chang nắng. Sẽ về để thêm động lực ra đi. Về để hiểu ta Người Việt Nam và Quê hương ngàn đời vẫn một!
Nhangoc
BS. HO HẢI * BI KỊ\ỊCH CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
BI KỊCH CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Tác giả: B/S Hồ Hải 21 March 2014
Tác giả: B/S Hồ Hải 21 March 2014
Chủ nghĩa xã hội là hình thái kinh tế chính trị lâu nay nghe nói – chỉ nghe nói chứ chưa ai thấy – là ưu việt nhất trong mọi hình thái chính trị xã hội loài người mà ông Karl Marx đã tưởng tượng ra trên lý luận phi khoa học như tôi đã viết trong bài: Cần hiểu đúng một cách khoa học về chủ nghĩa Marx Lenin. Chính vì phi khoa học và cảm tính của ông Marx, và vì danh vọng và quyền lực của ông Lenin, nên họ đã vẽ ra lý thuyết và thực tiễn một hình thái nhiều bi kịch với khẩu hiệu: làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Vì trong lý thuyết của Marx và cả lý luận thực tiễn của Lenin thiếu yếu tố con người, và đi ngược với duy vật biện chứng mà chính chủ thuyết của Marx Engels đã đưa ra.
Con người là yếu tố quyết định của chính trị và xã hội, thiếu yếu tố con người xem như mọi việc trở thành cái để phục vụ cho các chính khách tham tàn. Trong bài viết này, trên cơ sở con người tôi xin luận bàn những bi kịch của chủ nghĩa xã hội để hiểu tại làm sao mà ông Tổng bí thư đảng cộng sản ở Việt Nam tuyên bố rằng, Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa!
Bi kịch đầu tiên của chủ nghĩa xã hội là quốc hữu hóa tư liệu sản xuất, mà gạt bỏ yếu tố con người. Nó đã làm cho năng suất lao động của xã hội giảm sụt, vì không ai phải bỏ công sức làm cho cái chung, trong khi cái riêng của chính mình không được quan tâm. Lý thuyết và thực tế của chủ nghĩa xã hội về quốc hữu hóa tư liệu sản xuất đã đi ngược lại với cái logic của phạm trù chung – riêng của triết học: Trong cái chung phải có lợi ích cho cái riêng của cá nhân, và trong cái riêng phải vì cái chung của cộng đồng mà phục vụ. Kết quả phi triết học này của chủa nghĩa xã hội là, sự thất bại của khái niệm này ngay từ khi nó đẻ ra, nhưng giai cấp cầm quyền lại dựa vào nó để tham nhũng, làm giàu cho bản thân hòng giữ quyền lực muôn đời, vì không ai kiểm tra được tài sản quốc hữu hóa của quốc gia dân tộc.
Bi kịch thứ hai của chủ nghĩa xã hội là, cũng chính vì bỏ qua yếu tố con người, mà Lenin đã xây dựng một nhà nước độc tài chuyên chế. Ở nhà nước độc tài chuyên chế các quy luật mâu thuẩn và thống nhất các mặt đối lập không có đất sống. Kết quả là, một xã hội ao tù nước đọng, không sáng kiến, không cạnh tranh. Nó giống như giống chó kiểng, chỉ lai tạo trong một dòng thuần chủng, nên sức khỏe yếu và đi đến chỗ diệt vong. Ở các quốc gia đi theo con đường chủ nghĩa xã hội do Marx và Lenin vẽ ra không có giới trí thức, mà chỉ có giới có học. Người có học ở đất nước theo chủ nghĩa xã hội, họ như một đàn ngựa bị nhà cầm quyền che 2 miếng che mắt ở 2 bên, còn chính khách là tay nài ngựa ra roi để ngựa đi theo con đường của chính khách đã soạn sẵn. Họ không có sáng tạo, họ sợ có chính kiến và nói lên điều mình nghĩ, vì chuyên chính vô sản đã làm khí tiết họ bị triệt tiêu – họ hèn. Trong khi đó, trí thức là hồn, là khí của quốc gia thì họ lại không thể có. Nên ở các quốc gia đi theo chủ nghĩa xã hội chính khách nghĩ dùm, làm dùm, nhưng toàn nghĩ và làm điều xằng bậy để thu vén cho bản thân và quyền lợi của họ.
Từ bi kịch thứ nhất và hai nó kéo theo bi kịch thứ ba là, không có sân chơi công bằng trong hiến định và luật định giữa nền kinh tế quốc doanh và nền kinh tế tư doanh, cũng như giữa quan triều đình và dân chúng. Các quốc gia tuân thủ theo hệ thống triết học duy vật biện chứng sẽ làm nên một hình thái kinh tế chính trị công bằng, minh bạch, đa nguyên, tản quyền. Lúc đó, lãnh đạo quốc gia chỉ là người làm hợp đồng công việc với tổ quốc và nhân dân. Hiến pháp là khế ước, hợp đồng giao kèo của chính quyền với tổ quốc và dân tộc. Còn đối với chủ nghĩa xã hội thì lãnh đạo là vua chúa cầm quyền, dân là nô lệ, hiến pháp và luật pháp là để quan lại hà hiếp dân chúng và bán rẻ tổ quốc khi cần. Vì người dân không có bất cứ quyền đòi hỏi nào cho tổ quốc và dân tộc.
Vì thiếu nhân bản nên chủ nghĩa xã hội là hình thái chính trị xã hội vô đạo, nhưng đầy mê tín. Nó sẽ tạo ra những tầng lớp cướp bóc và tham tàn. Một trong những tội lỗi lớn nhất của lũ cướp vô đạo là chúng phá nát luân thường đạo lý và nền tảng đạo giáo của dân tộc. Với nước Việt, hậu quả này sẽ dẫn đến đổ máu tàn khốc trong tương lai khi nước Việt có một cuộc cách mạng xã hội để thay da đổi thịt. Nước Việt không thể có những cuộc cách mạng Nhung như Đông Âu, và càng không thể có sự thay đổi nhẹ nhàng như Miến Điện.
Tất cả những bi kịch trên đã thúc đẩy một bi kịch cuối cùng là, mọi con người trong chế độ chính trị chủ nghĩa xã hội từ quan lại triều đình đến dân chúng đều có sự khao khát và mong muốn làm giàu nhanh chóng, nhưng không ai muốn lao động. Bi kịch này đẩy tất cả các mặt xã hội đi đến chỗ khủng hoảng và suy đồi: kinh tế, văn hóa, giáo dục, tài nguyên môi trường, v.v… được bán sạch với giá rẻ rúng, kể cả đất nước nếu cần. Chúng ta dễ dàng tìm thấy những bị kịch này ở 4 quốc gia đi theo con đường chủ nghĩa xã hội: Trung Hoa, Việt Nam, Bắc Hàn và Cu Ba, để minh chứng cho điều ông Tổng bí thư của đảng cộng sản ở Việt Nam đã khẳng định.
Chủ nghĩa xã hội là bi kịch của nhân loại cùng khổ vì cái nền tảng lý thuyết thiếu tính nhân bản, phi khoa học của ông Marx đặt ra, và ông Lenin hiện thực hóa, mặc dù nền tảng để ông Marx viết ra lý thuyết là duy vật biện chứng rất khoa học, nhưng ông Marx lại duy tình, duy tâm và tưởng tượng ra nó rất phi khoa học, vì cả 2 ông đã đi ngược với tất cả duy vật biện chứng mà 2 ông đã tụng ca.
Điều không thể lý giải về…Tư bản
Tác giả: Hiệu Minh 23 March 2014 Theo blog Hiệu Minh
Mấy hôm nay, truyền thông bình luận nhiều về 2 triệu người Crimea vui mừng trở về với nước Nga. 96% đồng ý ( có thật không hay phe Nga tuyên truyền?) là một tỷ lệ rất hiếm trong một cuộc trưng cầu dân ý.
Câu hỏi ở đây là, tại sao nhiều nước Đông Âu tìm cách hội nhập với Tây Âu, thì riêng Crimea lại quay về với nước Nga. Đó là câu hỏi mà thời gian tìm câu trả lời đôi khi mất hàng thế kỷ.
Nhớ cách mạng tháng 10 (1918), chủ nghĩa cộng sản đã lan truyền, kéo theo hơn một nửa nhân loại mơ ước về một trái đất không còn cảnh người bóc lột người, thế giới đại đồng. Nhưng từ giấc mơ của Marx và Lê Nin đến hiện thực, nhân loại cần 70 năm để chứng minh con đường đó là đúng hay sai.
Bàn chuyện đúng sai thật khó. Nó đúng khi người đi trên con đường đó được hưởng lợi, nó sai khi kẻ đồng hành chẳng được gì. Vì thế chuyện Crimea về với Nga, Tây Ukraine hướng EU, sẽ không có hồi kết.
CNTB thối tha nhưng hàng hóa thì không
Thời trẻ tôi được học trong trường, CNTB (Chủ nghĩa tư bản) bóc lột người, thối tha, đưa lợi nhuận lên hàng đầu, giữa họ không có tình người.
Từng ở XHCN Việt Nam từ lúc sinh ra, bên XHCN Ba Lan 7 năm, 3 năm cộng sản Bulgaria và 12 năm ở tư bản đế quốc cả Mỹ lẫn Anh, nhưng tôi không hiểu lắm về tư bản.
Du học Ba Lan những năm 1970-1977, đám sinh viên nghèo từ các nước XHCN như Nga, Tiệp, Cuba, CHDC Đức, Hungary, Việt Nam và Lào, nhìn sinh viên Arap, Palestine, Tây Đức, Pháp với những đồng đô la xanh, quần Levis, nước hoa Cologne, mà thèm thuồng.
Sau này khi hiểu chút về cuộc đời, tôi nhận ra, dù đến từ tư bản, những sinh viên này cũng nghèo, bởi cha mẹ hay chính phủ chỉ trợ cấp một phần học bổng, đủ cho họ ăn ở
Do chênh lệch tỷ giá giữa đồng nội tệ zloty và đô la quá lớn, nên sinh viên tư bản sống một cuộc đời đế vương trong khu ký túc xá. Gái gẩm, rượu whisky, thuốc lá Marlboro, Pall Mall đỏ chói, quần áo mốt thời thượng. Sự phân biệt của CNXH tươi đẹp không có gì và CNTB thực dụng xa hoa có thể thấy ngay trong đám sinh viên.
Thời đó, giấc mơ của sinh viên Ba Lan là sang các nước tư bản để lao động phổ thông, kiếm tiền trong dịp 3 tháng hè. Sang Tây Đức hái táo, thu hoạch nho, đi London làm chạy bàn, đến Tây Ban Nha chẳng hiểu làm gì.
Sinh viên Việt đi lao động trong nhà máy, công xưởng, làm cỏ khoai tây, giúp nông dân Ba Lan. Nhưng sứ quán cũng cấm, chỉ cho vài tuần, vì bọn trẻ mải kiếm tiền quên học. Được vài nghìn zloty (khoảng vài trăm USD) trong kỳ hè đã là ghê lắm.
Tôi quen bạn Ba Lan sang Tây Đức, hỏi, sang đó làm nghề gì mà ra tiền, họ nháy mắt “bí mật quân sự”.
Sinh viên Ba Lan đồn thổi, sang London thu thập những đồng 10 zloty kim loại sẽ có lợi. Sau mới biết, đồng 10 zloty này có thể cho vào máy tự động mua vé tầu điện, đồ ăn, tương đương với 1 pound (bảng Anh). Một bảng Anh lúc đó ăn cỡ 20-25 zloty (tôi không nhớ lắm), một cách đổi tiền rất lời cho cánh du lịch kèm lao động ít tiền.
Mỗi lần đi lao động tư bản về lại giầu hơn, quần bò, máy cạo râu, bút parker, mua đồ cũ với giá vài đô, mang về Ba Lan cũng dùng được tốt chán, có khi bán lại giá gấp đôi gấp ba.
Nhìn cu cậu nào vừa đi lao động tư bản về là biết ngay. Đồng hồ Rolex, thắt lưng mạ vàng, từ cái mũ Coca Cola đến cái áo phông quảng cáo Marlboro. Sau này sang phương tây tôi mới biết, đôi khi rolex là đồ rởm, mấy cái áo, cái mũ có được là do hãng phát không ở một triển lãm nào đó.
Phim ảnh và văn hóa
Thời đó, chả hiểu sao Ba Lan cho phép chiếu phim tư bản thoải mái. Từ Romeo Juliet đến Spartacus, rồi Cao bồi tìm vàng, Bố già Mafia, Động đất, rạp chật kín người, dù ít cảnh hở hang, nhưng xem thì hồi hộp từ đầu đến cuối.
Trong khi ấy phim Ba Lan ế ẩm dù phim nào cũng có vài pha trần truồng, làm tình trên màn ảnh rộng. Sứ quán cấm sinh viên đi xem phim tư bản, nhưng không cấm xem phim Ba Lan.
Bọn sinh viên thì thầm, cũng cảnh làm tình, nhưng bên phim tư bản có nội dung đưa đến việc trên giường, trong khi phim Ba Lan thì sống sượng, vừa đi làm về là nhảy vào quấn lấy nhau, trườn như lươn trên sofa, cả trong thang máy.
Mỗi lần lên sứ quán họp, phổ biến chính sách, các em phải nhớ trung thành với CNXH, vì tư bản bóc lột người, thực dụng, toàn đi xâm lược các nước, mang của cải về nên mới giầu có như thế.
Có lần mấy thằng rủ nhau đi xem trộm phim Mỹ. Chọn một rạp cách xa trung tâm Warsaw tới 30 km, tin rằng khó có người Việt nào tới đây. Chỉ là phim “Samuraj và Cao bồi”, kể về cuộc phiêu lưu của anh hiệp sỹ Nhật samuraj đi khắp nước Mỹ, dùng kiếm đấu với cao bồi có súng lục. Có vài phút một cảnh diễn viên nữ cởi truồng bên suối là lãng mạn chút.
Mấy đứa chọn đèn trong rạp tắt mới vào để không ai nhìn thấy, phim gần hết thì ra trước, sẽ không gặp ai. Nhưng lần đó lại gặp mấy bác sứ quán cũng đi xem muộn và ra sớm. Cả hai cùng ngượng và cười trừ. Các bác còn nói, nghe nói tư bản bậy bạ, mà chẳng thấy bậy như phim Ba Lan.
Hàng hóa tư bản lấn át XHCN
Nhớ lần về phép (1973), đất nước còn chiến tranh, sinh viên về nước được đón như những người giầu có. Tôi mang về cái xe đạp Wilga (Ba Lan), cái đài National bán dẫn cũ của Nhật, một ít vải vóc của Ba Lan, sữa ong chúa mua bên Nga, vài củ sâm Trung Quốc. Thế mà cả huyện đã cho nhà tôi giầu nhất
Cụ già thích nhất cái đài, tối nào cả xóm cũng tập trung nghe tin thời sự, ca nhạc, ngâm thơ. Đôi khi ông anh mang ra bụi tre, dò được cả đài BBC và VOA, mấy anh em trong xóm nghe trộm. Có lẽ tôi đã có lỗi tuyên truyền hàng tư bản về làng quê hồi đó.
Tốt nghiệp đại học (1977), chúng tôi về nước đúng vào thời kỳ sau 1975, hàng hóa khuân từ Ba Lan thành vô duyên. Xe máy Honda Nhật, tivi National, đầu Akai và loa thùng, quạt Nhật…tràn từ Nam ra Bắc. Xe máy con muỗi (Komar), Java phè phè của Tiệp, ngay cả Simpson Đức cũng thể địch nổi. Đoàn xe lửa chở sinh viên từ nước ngoài về không được đón long trọng như đoàn cán bộ miền Nam ra.
Sau vài năm, quan hệ Việt Nam dễ dàng hơn với Pháp, các đoàn công tác đi Tây Âu bắt đầu lục tục.
Chuyện đi tư bản hay XHCN là câu chuyện nhà lầu xe hơi hay đi xe đạp và nhà cấp 4. Đi tư bản ba tháng bằng đi Liên Xô hay các nước XHCN ba năm. Chỉ cần một con xe DD (xe máy Nhật) đời mới có thể mua được một căn hộ Thành Công, hơn đứt một container bàn là, xe cuốc và vải vóc nhập từ Liên Xô.
Giáo dục cũng không miễn dịch
Thời tôi du học phải xét lý lịch ba đời, có cống hiến cho cách mạng, có anh em tham gia chiến trường. Tất nhiên phải học rất giỏi. Nhưng khó mà nghĩ đến chuyện đi tư bản.
Thời toàn cầu hóa. có thể gặp sinh viên Việt Nam ở London, Paris, Rome, Tokyo. Họ du học khắp thế giới mà không bị trở ngại gì.
Khi Việt Nam bình thường hóa với Mỹ thì việc lựa chọn giữa Mỹ và Pháp lại được đặt ra. Tiếng Anh thay dần tiếng Pháp. Khoa Nga chẳng còn ai muốn xin vào học. Khoa Pháp cũng ít dần đi.
Sau 20 năm quan hệ Mỹ Việt bình thường, hiện đã có 16 ngàn sinh viên vào Mỹ du học, so với 7-8 ngàn sinh viên thời cao điểm nhất trong những năm 1970-1980 tại Liên Xô và các nước Đông Âu. Chưa tính hàng chục ngàn các em đi Anh, Pháp, Đức, Úc và nhiều nước khác.
Con số đó nói lên, giáo dục tư bản cũng hấp dẫn không kém mấy món hàng xa xỉ.
Vĩ thanh
Hôm nay đi trên đường Hà Nội, Sài Gòn hay bất kỳ thành phố nào ở Việt Nam, thử tìm ra một chiếc xe hơi nào do XHCN sản xuất. Hàng rẻ tiền do Trung Quốc nhái của phương Tây. Cửa hàng sang trọng tràn ngập đồ tư bản. Có những cái túi giá mấy chục ngàn đô la nhưng không phải xuất xứ từ Nga hay Trung Quốc.
Nhân vụ Ukraine, thấy trên mạng nhiều bạn lên án chủ nghĩa tư bản, xâm lược, bóc lột, xấu xa. Chẳng hiểu sao dân vẫn tranh nhau đi tư bản, mua hàng tư bản, gửi con học tư bản.
Hồi công tác ở HN (1978), tôi quen một cô bé có bố là đại tá. Tới nhà chơi, bà mẹ đuổi khéo “Nhà này con gái lấy chồng phải duyệt lý lịch thông gia”.
Ngày nay, con cái các vị lãnh đạo cao cấp cưới tây là chuyện thường, không ai tìm nguồn gốc. Con gái một vị rất cao còn lấy người Mỹ hẳn hoi, và anh còn giúp đưa McDonald vào xứ Việt.
Sau gần 40 năm kể từ hồi du học, tôi vẫn không thể lý giải nổi sự lạ lùng của Tư bản. Dẫu vậy, nước ta có một phần nhỏ có thể thay đổi được. Theo CNXH thì cứ theo thôi, nhưng hàng hóa sản xuất thì phải có qui trình và chất lượng tư bản mới mong tồn tại trong thế giới phẳng.
PHÁT BIỂU CỦA TRIỆU TỬ DƯƠNG NĂM 1989
Thay lời giới thiệu
Vài nét về “sự kiện Thiên An Môn” hay sự kiện “4-6”
Ngày 15 tháng 4 năm 1989, Hồ Diệu Bang (Hu Yao Bang) nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc tạ thế. Bắt đầu từ ngày 16 tháng 4, trước Đài liệt sĩ tại quảng trường Thiên An Môn (Bắc Kinh) có người đến đặt vòng hoa, câu đối v.v.. tưởng niệm. Số người đến tham dự ngày càng đông (trong đó tuyệt đại đa số là học sinh và sinh viên). Ngoài những lời viếng, điếu… thông thường, dần dần xuất hiện một số khẩu hiệu công kích tệ nạn tham nhũng và một số người lãnh đạo đương thời, trở thành một phong trào lớn (ngày 27 tháng 4 có tới hàng chục vạn học sinh xuống phố diễu hành). Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc không nhất trí trong việc đánh giá phong trào học sinh này. Có người cho rằng đó là một phong trào chống chủ nghĩa xã hội, chống đảng cộng sản có cương lĩnh, có kế hoạch, có tổ chức. Có người, như Triệu Tử Dương (lúc ấy là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc), không cho là như vậy. Cuối cùng, ngày 4-6-1989, hàng chục vạn quân đội đã được huy động để giải tán những học sinh, sinh viên đang tuyệt thực tại quảng trường. Theo số liệu chính thức của Trung Quốc thì có khoảng hơn 6.000 sĩ quan và chiến sĩ quân đội, cảnh sát vũ trang, công an, bị thương, hàng chục người bị chết. Có hơn 3.000 người không phải là quân nhân bị thương và khoảng 200 người bị chết.Sau sự kiện này, Triệu Tử Dương mất chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và theo cuốn “Triệu Tử Dương nhuyễn cấm trung đích đàm thoại” do nhà xuất bản Khai Phóng, Hồng Kông phát hành tháng 3 năm 2007 thì Triệu Tử Dương bị giam lỏng từ đó đến khi chết (đầu năm 2005)Sau đây là bản dịch “Phát ngôn của tôi” của Triệu Tử Dương liên quan đến sự kiện này.Dương Danh Dy (người dịch)
♦
Phát ngôn của tôi
Phát biểu của Tổng Bí thư Triệu Tử Dương (Zhao Zi Yang)
tại Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII
Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 23 tháng 6 năm 1989
tại Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII
Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 23 tháng 6 năm 1989
Hội nghị trung ương (Trung ương) lần thứ 4 khóa XIII sẽ đưa ra xử lý vấn đề của tôi, tôi hoan nghênh các đồng chí phê bình tôi. Mấy năm nay, công tác của tôi có không ít khuyết điểm, sai lầm, thiếu sót và những chỗ không được việc, không xứng với kỳ vọng của đảng, nhân dân và các đồng chí già. Bây giờ tôi xin thuyết minh và tự phê bình về một số sự thực sai lầm mà tôi đã phạm phải.
I
Tôi xin nói trước một số sự thực về phong trào học sinh và động loạn[1] từ khi phát sinh đến nay cũng như tình hình tư tưởng của tôi lúc đó.
Từ tháng tư đến nay, học sinh tuần hành càng phát triển càng lớn, tôi và mọi người đều nghĩ là phải làm thế nào nhanh chóng dẹp yên sự việc. Tôi đã nói, chúng ta xưa nay không tán thành những học sinh không tuân theo qui định của pháp luật chưa xin phép đã xuống đường tuần hành thị uy, và càng không tán thành bãi khóa, tuyệt thực. Tôi luôn luôn kêu gọi phải giải quyết vấn đề trên quỹ đạo dân chủ và pháp luật. Tôi còn nói, cho dù theo luật pháp có thể phê chuẩn tuần hành, thì những người lãnh đạo và tổ chức đảng[2] nhà trường vẫn nên tích cực tiến hành công tác thuyết phục, ngăn cản, hết sức hướng dẫn học sinh thông qua con đường bình thường dùng phương thức khác biểu đạt ý kiến. Thái độ này của tôi là luôn luôn rất rõ ràng.
Thế nhưng tôi cũng nhìn thấy hai đặc điểm rất đáng chú ý của phong trào học sinh lần này: một là học sinh đã đưa ra các khẩu hiệu như ủng hộ hiến pháp, thúc đẩy dân chủ, phản đối hủ bại v.v... Những yêu cầu này về cơ bản nhất trí với chủ trương của đảng và chính phủ, chúng ta không thể từ chối; hai là người tham gia tuần hành và người ủng hộ bọn họ nhiều vô cùng, nhân sĩ các giới đều có, Bắc Kinh trở thành biển người. Trong tình hình ấy, lúc đó tôi đã nẩy ra một cách nghĩ, tức là muốn dẹp yên sự việc thì trước tiên phải nhìn vào đa số, khẳng định chủ mưu của số đông người. Nhiệt tình của học sinh yêu cầu cải cách, phản đối hủ bại là đáng quí, là nên được khẳng dịnh đầy đủ. Đồng thời còn cần phải tiếp thu những ý kiến hợp lý của quần chúng, áp dụng những biện pháp chỉnh đốn, sửa chữa tích cực. Làm như vậy sẽ khiến cho tâm tình của số đông người dịu đi. Khiến đa số quần chúng hiểu được và ủng hộ cách làm của đảng và chính phủ, sau đó mới giải quyết tốt vấn đề của một số ít kẻ xấu.
Liên hệ cách nghĩ này với đương thời, tôi cảm thấy xã luận ngày 26 tháng 4 là có vấn đề, đó là không khẳng định chủ lưu của đa số người, mà từ chỉnh thể đã đưa ra định tính có tính chất mâu thuẫn địch ta một cách chung chung mà đa số người khó chấp nhận, mặc dù khẳng định là có một số cực ít người phản đối bốn nguyên tắc cơ bản, đục nước béo cò. Thế nhưng hành vi của mấy chục vạn người, mà chỉ dùng sự thao túng của số ít người là rất khó giải thích cho thông được. Các học sinh cho rằng xã luận ngày 26 tháng 4 đã chụp cho họ một chiếc mũ, nên tâm tư đã trở nên dữ dội. Vì thế lúc đó tôi chủ trương sửa đổi xã luận đôi chút, làm nhẹ đi một tý. Cách nhìn này của tôi, chỉ nói trong Hội nghị thường vụ Trung ương, chỉ trao đổi ý kiến với một số ít đồng chí lãnh đạo Trung ương. Suy nghĩ của tôi lúc đó là, cách nghĩ đó của tôi có đúng hay không là một vấn đề; và tại hội nghị đảng có nêu ra hay không lại là vấn đề khác. Tôi cảm thấy, dù thế nào đi nữa, cách nghĩ của tôi đều có thể đưa ra trong Hội nghị Thường vụ, đề xuất ra là không nên có vấn đề nữa. Tất nhiên sau này mọi người đều ý thức được vấn đề này. Trên thực tế khẩu khí ăn nói, cách nêu, cũng từng bước thay đổi, cũng đều nói những lời khẳng định nhiệt tình yêu nước của đông đảo học sinh. Tôi cảm thấy nếu ngay từ đầu đã viết những lời nói đó vào trong xã luận ngày 26 tháng 4 mà không định tính là mâu thuẫn địch ta về chỉnh thể, thì có khả năng đa số người không bị chọc giận đến như vậy, cộng thêm các việc làm khác của chúng ta, có khả năng sự việc không đến nỗi ghê gớm như vậy. Đó là cách suy nghĩ của tôi lúc đó.
II
Tôi đã suy nghĩ tỉ mỉ về những ngày có phong trào học sinh và phát sinh động loạn tới nay, tôi đã làm như thế nào, những chỗ nào làm tốt, những chỗ nào làm không tốt hoặc không thỏa đáng.
- Trước lễ truy điệu đồng chí Hồ Diệu Bang, nội bộ Thường vụ không có bất đồng gì, chí ít thì cũng không có bất đồng lớn nào. Hàng ngàn hàng vạn học sinh tụ tập tại quảng trường Thiên An Môn, tâm tình mọi người đúng là có căng thẳng và lo lắng. Lúc đó tôi phân tích, sợ rằng có ba loại người: tuyệt đại đa số người là xuất phát từ tình cảm thương nhớ đồng chí Hồ Diệu Bang; một bộ phận bất mãn với công tác của chúng ta, muốn mượn cớ phát huy; số ít kẻ phản đối đảng và chủ nghĩa xã hội, cố tình muốn làm lớn sự việc. Tôi nói Trung ương đảng đang tổ chức lễ truy điệu, các học sinh cũng muốn tỏ lòng thương tiếc, chúng ta không thể không cho phép bọn họ thương tiếc. Vì thế tôi chủ trương, trừ những hành vi phi pháp như đánh người, đập phá, cướp, đốt, chống đối, phải xử lý theo pháp luật, nói chung nên dùng thái độ hòa dịu. Tôi nhớ là lúc đó không có ai đề xuất ý kiến phản đối. Trước lễ truy điệu, có một việc duy nhất là đêm ngày 19 tháng 4, đồng chí Lý Bằng (Li Peng) gọi điện thoại cho tôi, nói học sinh [đang ở] tại phố Tân Hoa Môn sao vẫn chưa áp dụng biện pháp? Tôi nói đồng chí Kiều Thạch ở tuyến một đã chuẩn bị các loại dự án, đồng chí ấy sẽ tùy cơ xử trí. Ngoài ra không nghe thấy Thường vụ có ý kiến bất đồng gì khác.
- Sau khi lễ truy điệu kết thúc, tôi nêu ra ba ý kiến: (1) Hoạt động truy điệu đã kết thúc. Đời sống xã hội nên trở về quỹ đạo bình thường, phải kiên quyết khuyên can ngăn cản học sinh tuần hành, phải để cho bọn họ quay lại học tập. (2) Áp dụng phương châm khai thông đối với học sinh, nên triển khai đối thoại nhiều tầng nấc, nhiều con đường và các loại hình thức, thông cảm lẫn nhau, tăng thêm hiểu biết. (3) Bất kể như thế nào đều phải tránh đổ máu. Nếu xuất hiện các hành vi trái pháp luật như đánh người, đập phá, cướp, đốt thì phải trừng trị theo pháp luật. Đồng chí Lý Bằng và các đồng chí khác trong Thường vụ đều đồng ý. Sau khi sự việc xảy ra nghe nói, đồng chí Lý Bằng đã báo cáo ba ý kiến này lên đồng chí Tiểu Bình. Đồng chí Tiểu Bình cũng biểu thị đồng ý. Chiều ngày 23 tháng 4 tôi rời Bắc Kinh đi thăm Triều Tiên, khi tiễn tôi tại ga xe lửa, đồng chí Lý Bằng còn hỏi còn có ý kiến gì không, tôi nói là ba ý kiến đó thôi.
- Từ ngày 24 đến sáng sớm ngày 30 tháng 4 tôi không ở Bắc Kinh, không hiểu rõ tình hình đoạn thời gian này lắm. Sáng sớm ngày 26 tháng 4 tôi ở Triều Tiên được xem bức điện gửi từ nhà tới về bài nói của đồng chí Tiểu Bình và kỷ yếu hội nghị Thường vụ (Xã luận của “Nhân dân nhật báo” ngày 26 tháng 4 chưa điện tới). Tôi lập tức điện trả lời biểu thị “tôi hoàn toàn đồng ý quyết sách do đồng chí Tiểu Bình đưa ra nhằm đối phó với vấn đề động loạn trước mắt.” Tôi hiểu là tinh thần chung của quyết sách của đồng chí Tiểu Bình là muốn ổn định, không muốn động loạn, Điểm này quan trọng vô cùng đối với đất nước chúng ta, bây giờ và trong tương lai, chúng ta đều phải mang hết sức ra để làm được việc này.
- Bài nói của tôi tại đại hội kỷ niệm “Ngũ tứ”[3] tại Bắc kinh ngày 3 tháng 5, trước đó đã được các đồng chí trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư thẩm duyệt. Khi xét duyệt không ít đồng chí đã đề xuất một số ý kiến sửa chữa, căn cứ vào những ý kiến này chúng tôi đã sửa chữa nhiều chỗ trong bản thảo. Theo trí nhớ của tôi thì chỉ có hai đồng chí đề xuất phải thêm, phản đối tự do hóa tư sản vào. Lúc đó suy tính tới việc trong dự thảo đã trình bày tương đối đầy đủ phải kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản rồi, còn khái niệm tự do hóa tư sản chỉ việc phủ định kiên trì bốn nguyên tắc. Vì suy nghĩ như vậy nên không thêm vào cũng có thể được. Ngoài ra, suy tính từ mặt kỹ thuật, toàn bộ bản thảo là trực tiếp kỷ niệm “Ngũ tứ”, ý kiến của hai đồng chí đó đưa vào đoạn nào cũng cảm thấy không thuận lắm về câu chữ. Vì thế không tiếp thu. Xưa nay chúng ta thảo luận sửa chữa bản thảo đều không thể tiếp thu đưa vào hết mỗi ý kiến cá nhân.
- Bài nói của tôi khi hội kiến đại biểu hội nghị hàng năm Hội đồng quản trị Ngân hàng châu Á với ý định vốn có là muốn thúc đẩy dẹp yên phong trào học sinh, đồng thời cũng muốn làm cho người đầu tư nuớc ngoài tăng cường niềm tin vào sự ổn định của Trung Quốc. Sau khi bài nói được phát biểu, ban đầu nghe được đều là một số phản ánh tốt, lúc đó tôi cũng không ý thức được là có vấn đề gì, đồng chí Lý Bằng cũng nói với tôi, nói bài nói rất hay, khi đồng chí hội kiến Hội đồng quản trị cũng sẽ phối hợp chặt chẽ. Giọng điệu của bài nói lần này tương đối ôn hòa, lúc đó tôi không hề cảm thấy có mâu thuẫn gì cả. Do khi tôi thăm Triều Tiên chưa về nước, đồng chí Lý Bằng công bố bài xã luận thứ hai của “Nhân dân nhật báo” (ngày 29 tháng 4), giọng điệu đã dịu đi, nên sau này tại cuộc đối thoại được Quốc Vụ viện ủy quyền tiến hành, người phát ngôn đã biểu thị rõ ràng là bài xã luận thứ nhất (26 tháng 4) không nhằm vào đông đảo học sinh, khẳng định nhiều lần 99,9% học sinh là tốt, một số yêu cầu do học sinh đề xuất cũng là cái chính phủ đang muốn giải quyết. Bài nói của tôi ngày 4 tháng 5 đã đặc biệt chú ý tới những tình huống đó, về đại thể giữ được sự nhất trí với giọng điệu trên. Ngoài ra có một số lời (như vấn đề phản đối động loạn) trong bài nói ngày 3 tháng 5 tôi đã nói không ít. Cảm thấy có thể không cần lặp lại nữa. Bài nói lần đó của tôi chỉ có hai điểm nội dung mới: một là tôi đã phân tích tình trạng quần chúng đối với đảng và chính phủ vừa hài lòng lại vừa không hài lòng. Tôi vẫn cho rằng phân tích đó phù hợp với tình hình thực tế đương thời. Hai là, tôi đề xuất phải trong không khí bình tĩnh tỉnh táo, lý trí, kiềm chế, trật tự, trên quỹ đạo dân chủ và pháp trị giải quyết vấn đề, tôi nghĩ sau này gặp phải một số vấn đề như vậy vẫn cần phải tranh thủ giải quyết trên quỹ đạo này. Bài nói lần đó của tôi, từ phản ánh của các mặt lúc đó thấy hiệu quả vẫn khả dĩ. Sau này, các đồng chí phê bình bài nói của tôi chưa được Thường vụ thảo luận, đó là sự thực, thế nhưng bài nói của các vị đồng chí lãnh đạo Trung ương khi tiếp khách nước ngoài (trừ phương án hội đàm chính thức ra) xưa nay không hề đưa ra cho Thường vụ thảo luận, nói chung đều căn cứ vào phương châm của Trung ương, tự mình chuẩn bị. Ngày hôm sau (ngày 5 tháng 5), bài nói của đồng chí Lý Bằng khi hội kiến đại biểu hội nghị hàng năm của Ngân hàng châu Á cũng không qua thảo luận tại Thường vụ, mà giọng điệu cũng không khác gì với bài nói của tôi.Mặc dù có những tình huống trên, nhưng bài nói của tôi vẫn dẫn tới một số phỏng đoán, đó là điều tôi không liệu trước. Nếu như tôi thận trọng một chút, suy tính tới tình hình đó sớm, thì lúc đó có thể không nói những câu đó.
- Về Hội nghị Thường vụ ngày 8 tháng 5 và Hội nghị Bộ Chính trị ngày 10 tháng 5. Sau buổi tuần hành lớn ngày 27 tháng 4, các học sinh kiên trì yêu cầu chúng ta thay đổi định tính của bài xã luận ngày 26 tháng 4, tôi vô cùng khó xử. Suy nghĩ của tôi lúc đó là hãy vòng qua vấn đề khó này trước đã, làm mấy việc tốt về mặt xây dựng liêm chính và dân chủ, khiến quần chúng nhìn thấy chúng ta đang thực sự có những cố gắng, sự tình rồi cũng có thể từng bước yên ắng đi, đợi đến khi mọi người đều trở lại bình tĩnh có thể sẽ tương đối dễ đạt được ý kiến thống nhất hơn. Vì thế tại hai hội nghị trên, tôi đã đề xuất báo cáo với Ủy ban Thường vụ quốc hội tình hình thanh lý công ty, công bố thu nhập và thân thế của cán bộ cao cấp, hủy bỏ việc cung cấp đặc biệt cho người lãnh đạo dưới tám mươi tuổi (hoặc bẩy nhăm tuổi), do Ủy ban Thường vụ quốc hội căn cứ vào pháp luật, tổ chức các Ủy ban chuyên môn tiến hành điều tra độc lập các vụ án được báo cáo liên quan đến cán bộ cấp cao và gia đình (đồng chí Vạn Lý suy tính chu đáo hơn tôi, đồng chí kiến nghị do Quốc hội thành lập Ủy ban liêm chính có quyền uy), trên cơ sở thảo luận rộng rãi chế định các đạo luật báo chí và luật tuần hành thị uy v.v... Những kiến nghị này của tôi, chỉ nêu lên một chút trong Hội nghị Thường vụ và Hội nghị Bộ Chính trị, sau đó còn chuẩn bị thảo luận nữa và cũng chưa chính thức có quyết định. Suy nghĩ cơ bản của tôi là, coi liêm chính là một việc lớn của cải cách thể chế chính trị để nắm, đồng thời kết hợp chặt chẽ liêm chính với dân chủ, pháp chế, tính công khai, minh bạch, quần chúng giám sát, quần chúng tham dự v.v.. Sáng ngày 13 tháng 5, khi tôi và đồng chí Thượng Côn báo cáo tại nơi ở của đồng chí Tiểu Bình, đã báo cáo với đồng chí Tiểu Bình những suy nghĩ này. Đồng chí Tiểu Bình tán thành, nói, phải nắm chắc thời cơ này giải quyết cho tốt vấn đề hủ bại một chút, phải gia tăng độ minh bạch.
- Về vấn đề tôi hội đàm với M. Gorbachov. Từ sau Đại hội 13, khi tôi tiếp người lãnh đạo chủ yếu của các đảng nước ngoài, đã từng nhiều lần thông báo với họ, hội nghị Trung ương lần thứ nhất khóa 13 có một quyết định, vị trí của đồng chí Tiểu Bình với tư cách là người quyết sách chủ yếu của đảng ta không thay đổi. Mục đích của tôi là để trên thế giới càng biết rõ hơn rằng địa vị của đồng chí Tiểu Bình trong đảng ta không vì việc rút khỏi Thường vụ mà phát sinh thay đổi, về tổ chức là hợp pháp. Chuyến thăm Triều Tiên lần này, tôi cũng đã nói vấn đề này với Chủ tịch Kim Nhật Thành. Tôi nói với Gorbachov, vấn đề này trên thực tế là thông lệ. Vấn đề là ở chỗ đã đưa tin công khai. Sau khi tôi từ Triều Tiên trở về, nghe nói bài nói của đồng chí Tiểu Bình về phong trào học sinh ngày 25 tháng 4 được truyền đạt rộng rãi, khiến trên xã hội có nhiều bàn luận, nói “Thường vụ báo cáo với đồng chí Tiểu Bình không phù hợp nguyên tắc” còn có một số lời rất khó nghe. Tôi cảm thấy tôi cần phải tiến hành làm rõ và thuyết minh.Hai ngày trước khi Gorbachov đến thăm, khi tôi cùng công nhân và cán bộ công đoàn tọa đàm đối thoại, trong hội nghị cũng có người đề xuất vấn đề như vậy, lúc đó căn cứ vào quyết định của Hội nghị Trung ương lần thứ nhất khóa 13, tôi đã nói rõ, hiệu quả rất tốt. Họ nói trước đây họ không hiểu, bây giờ biết rồi, thế là tốt (các đồng chí Kiều Thạch, Hồ Khởi Lập, Diêm Minh Phục v.v.. đều có mặt). Trước đó, đồng chí Trần Hy Đồng, nhằm thẳng vào bàn luận sai lầm của người ta về việc “buông rèm coi việc nước” đã có những giải thích với các đồng chí công tác tại các trường đại học, cao đẳng, chuyên nghiệp, thuyết minh tình hình các quyết định có liên quan của Hội nghị Trung ương đảng lần thứ nhất khóa 13, hiệu quả cũng tốt. Vì thế tôi nghĩ là nếu thông qua việc đưa tin công khai, cho quần chúng biết tình hình, có thể có ích cho việc giảm bớt bàn tán. Nội dung tôi thông báo cho Gorbachov lúc đó là: Hội nghị Trung ương lần thứ nhất khóa 13 đã trịnh trọng đưa ra quyết định, trong những vấn đề nghiêm trọng nhất, vẫn cần đồng chí Tiểu Bình cầm lái. Từ Đại hội 13 đến nay khi chúng tôi xử lý những vấn đề trọng đại nhất, nói chung đều thông báo cho đồng chí Tiểu Bình và xin ý kiến dồng chí (tôi đã có ý thức khi không nói, có thể triệu tập hội nghị do đồng chí quyết định), nói chung đồng chí Đặng Tiểu Bình cũng hết sức ủng hộ công tác của chúng tôi, ủng hộ quyết sách do tập thể chúng tôi đưa ra. Theo lý mà nói, những câu nói có nội dung như vậy, không nên để cho người ta có ấn tượng rằng, mọi việc đều do Tiểu Bình (quyết) định. Quả thật tôi không nghĩ là, làm như vậy, ngược lại đã là tổn thương đồng chí Tiểu Bình, tôi xin nhận hết trách nhiệm về việc này.
- Về Hội nghị Thường vụ đêm ngày 16 tháng 5. Sau khi tôi từ Triều Tiên trở về, nghe được các mặt phản ứng rât mạnh đối với bài xã luận 26 tháng 4, đã trở thành một cái nút ảnh hưởng tới tâm tình của học sinh. Lúc đó tôi đã từng nghĩ liệu có thể tìm được phương thức thích đáng cởi cái nút này, nhằm làm dịu tâm tư của học sinh. Ngày 4 tháng 5 tôi nói với đồng chí Lý Bằng ý kiến của tôi về bài xã luận đó. Đồng chí Lý Bằng biểu thị phản đối. Vì vậy tôi cảm thấy muốn suy nghĩ lại là rất khó, rất khó. Tôi lại cùng thương lượng với đồng chí Thượng Côn, và đã tính tới chuyện trước tiên hãy đi vòng qua vấn đề này, làm nhạt đi tính chất vấn đề, rồi từng bước quay lại. Lúc đó đồng chí Tiểu Bình đang tập trung tinh lực suy nghĩ tới việc gặp Gorbachov, chúng tôi không tiện làm phiền, nên đã nói ý kiến trên với các đồng chí công tác tại chỗ đồng chí Tiểu Bình, và cũng dùng phương thức trao đổi ý kiến cá nhân lần lượt nói chuyện với mấy đồng chí trong Thường vụ, muốn từ từ vượt qua khúc quanh này. Thế nhưng đến ngày 13 tháng 5, mấy trăm học sinh tuyên bố tuyệt thực, trong đó có một yêu cầu chủ yếu là thay đổi định tính của bài xã luận nói trên. Tôi cảm thấy sự tình vô cùng nghiêm trọng, vấn đề này đã không thế đi vòng được nữa. Vì vậy trong Hội nghị Thường vụ tối ngày 16 tháng 5 mới nêu sự kiện này (đây là lần đầu tiên đề xuất tại hội nghị chính thức). Đồng chí Lý Bằng nói, câu “đây là một cuộc âm mưu có kế hoạch, là một lần động loạn, mà thực chất là về căn bản phủ định sự lãnh đạo của đảng cộng sản Trung Quốc, phủ định chế độ xã hội chủ nghĩa. Đây là một cuộc đấu tranh chính trị nghiêm trọng bầy ra trước mặt toàn đảng và nhân dân cả nước” là nguyên văn lời nói của đồng chí Tiểu Bình, không thể động tới được. Lúc đó tôi không đồng ý cách nói đó, vì tôi cho rằng, xã luận được viết theo tinh thần chủ yếu của Hội nghị Thường vụ ngày 24 tháng 4, câu nói của đồng chí Tiểu Bình là sau khi đã căn cứ vào báo cáo của Hội nghị Thường vụ do đồng chí Lý Bằng chủ trì mới nói ra. Thái độ của đồng chí Tiểu Bình là luôn luôn ủng hộ công tác của Thường vụ, chỉ cần là quyết định do tập thể Thường vụ đưa ra bao giờ đồng chí cũng ủng hộ. Vì vậy trách nhiệm phải do chúng ta chịu. Tại Hội nghị Thường vụ tối ngày 16 tháng 5 tôi biểu thị, từ Triều Tiên tôi đã gửi điện về tán thành quyết sách của đồng chí Tiểu Bình, vì thế tôi cũng phải chịu trách nhiệm về bài xã luận ngày 26 tháng 4. Lúc đó tôi chỉ nêu vấn đề, đề nghị Thường vụ suy nghĩ, không yêu cầu đưa ra quyết định, hơn nữa đêm đã khuya, nên không bàn tiếp.
- Ngày 17 tháng 5, hội nghị Thường vụ họp ở chỗ đồng chí Tiểu Bình, đồng chí Lý Bằng, Diêu Y Lâm phê bình tôi, qui kết toàn bộ trách nhiệm phong trào học sinh leo thang vào bài nói ngày 4 tháng 5 tại Hội nghị hàng năm của Ngân hàng châu Á, với mức độ gay gắt khiến tôi không ngờ. Hội nghị Thường vụ lần này một lần nữa khẳng định định tính của bài xã luận ngày 26 tháng 4, đồng thời đưa ra quyết sách điều quân đội vào Bắc Kinh thiết quân luật. Tôi biểu thị: có quyết sách tốt hơn là không có, nhưng tôi vô cùng lo lắng nó sẽ mang lại hậu quả nghiêm trọng, để tôi chấp hành quyết sách đó rất khó đắc lực được. Tại hội nghị đảng tôi đã thẳng thắn nói ra mối lo của mình. Sau cuộc họp, tôi lại suy nghĩ kỹ thêm, rất sợ là do trình độ nhận thức và trạng thái tư tưởng của tôi sẽ ảnh hưởng và làm lỡ việc kiên quyết quán triệt chấp hành quyết sách này. Trong tâm tư tương đối nóng vội và dưới tình huống xúc động đó đã nghĩ tới việc từ chức, sau khi biết, đồng chí Thượng Côn lập tức khuyên tôi, nói nếu tôi từ chức sẽ có tác dụng kích động trong quần chúng, và nói, nội bộ Thường vụ vẫn còn có thể tiếp tục cộng sự. Tôi đã suy nghĩ đi suy nghĩ lại về lời nói trung thực của đồng chí Thượng Côn, cảm thấy lời nói của đồng chí là chính xác. Trong tình hình lúc đó, dù thể nào tôi cũng không được làm cho đảng khó khăn. Vì thế tin từ chức không lọt ra. Nhưng sự phát triển của tình hình vẫn khiến tôi lo nghĩ trùng trùng. Ngày 18 tháng 5, tôi lại viết thư gửi đồng chí Tiểu Bình, yêu cầu đồng chí xem xét lại ý kiến của tôi một lần nữa, và gọi điện thoại cho đồng chí Thượng Côn, đề nghị đồng chí ấy nói thêm một lần nữa với đồng chí Tiểu Bình. Tôi cảm thấy dù thế nào, nêu cách nhìn bất đồng của mình trong đảng là được phép, nếu là Tổng Bí thư mà có ý kiến bất đồng lại không nêu ra sẽ không phải là một thái độ có trách nhiệm. Bây giờ nhớ lại, tin từ chức tuy không lọt ra nhưng lúc ấy mà có ý nghĩ đó, xét từ toàn cục, là rất không thỏa đáng.
- Về việc sáng sớm ngày 19 tháng 5 đến quảng trường Thiên An Môn thăm học sinh tuyệt thực. Lúc đầu sau khi học sinh tuyệt thực ba ngày, tôi đã chuẩn bị tới thăm họ, sau nay tôi lại mấy lần đề xuất phải đi, nhưng do hàng loạt nguyên nhân nên chưa thành. Ngày 19 tháng 5 học sinh tuyệt thực bước vào ngày thứ bẩy, có nguy cơ chết người, đã tới bước ngoặt khẩn cấp. Tiếng kêu gọi của nhân sĩ các giới trong ngoài đảng, yêu cầu tôi và đồng chí Lý Bằng tới quảng trường Thiên An Môn khuyên giải, thuyết phục học sinh tuyệt thực như cơn mưa tuyết bay tới, nhân dân quần chúng cũng bất mãn dữ dội trước việc chúng tôi cứ lần lữa không tới công tác. Có đồng chí nói nếu như Thủ tướng Chu còn sống, ông đã đến với quần chúng từ lâu rồi. Tôi cảm thấy nếu chúng tôi không tới thì bất kỳ thế nào cũng không thể ăn nói với nhân dân được. Mặc dù lúc đó sức khỏe của tôi đã cảm thấy không thích hợp, nhưng tôi vẫn hạ quyết tâm, nhất định phải đi. Do các học sinh đã tuyệt thực bẩy ngày, trong tình hình như vậy sau khi tôi đi, ngoài việc làm cảm động, khuyên giải họ ngừng tuyệt thực ra, liệu còn nói được gì? Sau khi chúng tôi đi thăm, ngay trong ngày tâm tình học sinh tuyệt thực có dịu đi đồng thời 9 giờ tối hôm đó tuyên bố ngừng tuyệt thực. Tôi không thể nói bài nói của tôi đã có tác dụng rất lớn về mặt này, nhưng chí ít cũng không có phản tác dụng. Sau khi thăm xong học sinh trở về, tự tôi đã thấy bệnh tình của mình nặng thêm.
- Về vấn đề tôi không tham dự hội nghị triệu tập tối ngày 19 tháng 5. Tôi phải thuyết minh, ngày hôm đó do bị ốm nên tôi đã xin phép Thường vụ được nghỉ. Tại hội nghị, đồng chí Kiều Thạch cũng tuyên bố như vậy. Thư xin nghỉ của tôi được gửi đi trước khi nhận được thông báo họp. Xin nghỉ phép trước, nhận được thông báo họp sau. Ban đầu tôi chóng mặt, nhức đầu, đứng không vững, đến đêm thì bệnh tim phát tác. Thực tình là như vậy. Tôi xin phép nghỉ ốm ba ngày, sau khi hết hạn, tôi không còn công tác để làm, và cũng không để cho tôi tham gia bất kỳ hội nghị nào, tôi cũng chẳng biết tình hình gì nữa.
Từ những điều trên có thể thấy, trong khi xử lý phong trào học sinh và vấn đề động loạn, cách nghĩ đương thời của tôi là phải tìm cách làm dịu sự đối lập của học sinh, tranh thủ số đông trong học sinh khiến phong trào học sinh từng bước yên tĩnh dần. Tôi vô cùng lo lắng, trong tình huống mâu thuẫn với đa số người còn chưa dịu đi mà đã áp dụng thủ đoạn cứng rắn, đặc biệt là sử dụng vũ lực, sẽ khó tránh khỏi phát sinh xung đột và đổ máu. Làm như vậy sẽ làm cho sự tình càng mở rộng. Cho dù dẹp yên được phong trào học sinh cũng sẽ để lại hậu di chứng rất lớn. Bây giờ nhớ lại thấy định tính của xã luận “26-4” lỏng lẻo, và cũng không nhất định có thể làm dịu mâu thuẫn mà có khả năng làm cái nẩy xẩy cái ung, nêu ra những vấn đề khó mới, cuối cùng cũng không có cách gì loại bỏ được mâu thuẫn gay gắt thêm.
Gần đây đồng chí Tiểu Bình phát biểu bài nói vô cùng quan trọng, khiến tôi được giáo dục rất nhiều. Đồng chí nói, cơn sóng gió này đến không thể dùng ý chí con người để di chuyển được, là kết quả tất yếu của sự kết hợp ảnh hưởng giữa tình hình lớn quốc tế với tình hình nhỏ trong nước. Còn nói, đến bây giờ tốt hơn so với đến chậm. Nếu như từ tầm cao đó quan sát vấn đề, một số suy nghĩ vốn có của tôi tất nhiên sẽ trở thành không cần thiết. Đúng là lúc đó tôi chưa nhận thức đến tầm cao đó và độ sâu đó, tôi nguyện kết hợp học tập bài nói của đồng chí Tiểu Bình suy nghĩ hơn nữa vấn đề này.
III
Về vấn đề khuyết điểm, sai sót cũng như trách nhiệm trong công tác kinh tế, đồng chí Tiểu Bình đã nói, đồng chí Lý Bằng cũng đã nói.
Thái độ của tôi là, kể từ sau khi tôi đến công tác tại Quốc Vụ viện cho đến trước Đại hội 13, những sai sót trong công tác kinh tế chủ yếu là do tôi chịu trách nhiệm. Báo cáo của đồng chí Lý Bằng trước Quốc hội năm 1989, trước khi Hội nghị Bộ Chính trị thảo luận đã gửi riêng cho tôi để trưng cầu ý kiến. Vì trong bản thảo đầu tiên khi nói đến nguyên nhân sai sót đã liên tục dùng mấy cái “nhiều năm nay”, tôi kiến nghị đối với vấn đề của mấy năm qua cần phải áp dụng thái độ phân tích. Như qui mô xây dựng cơ bản trong dự toán, sau năm 85 đã được khống chế, cái không khống chế được là bộ phận ngoài kế hoạch; nói một cách chung chung là cải cách muốn thành công gấp, cũng không phù hợp tình hình thực tế. Sau khi nghe xong đồng chí Lý Bằng nói, thế thì tập trung nói vấn đề của năm 88. Tôi nghe xong không biểu thị dị nghị. Có đồng chí phê bình tôi không để cho đồng chí Lý Bằng nói đến sai sót trong mấy năm qua, trút sai sót trong mấy năm đã qua ấy lên đầu đồng chí Lý Bằng. Tôi cần phải thuyết minh, không có chuyện đó, xưa nay tôi cũng không hề có cách suy nghĩ đó.
Trước năm 1987, nói chung tình hình kinh tế nước ta là tốt, là tràn đầy sức sống. Đó là kết quả của cải cách, mở cửa. Mấy năm nay kinh tế thu được thành tích rất lớn, nhưng cũng có không ít khuyết điểm và sai sót. Với tư cách là người phụ trách chủ yếu công tác tuyến một, tôi phải chịu trách nhiệm về những sai sót đó. Năm nào cũng ép qui mô xây dựng cơ bản, nhưng năm nào cũng khống chế không nổi, cũng vẫn chưa tìm được biện pháp khống chế có hiệu quả đối với xây dựng cơ bản ngoài kế hoạch và quỹ tiêu dùng tăng trưởng quá nhanh. Các đồng chí Tiểu Bình, đồng chí Trần Vân, đồng chí Tiên Niệm, đồng chí Bành Chân v.v.. đều đã nhắc nhở tới vấn đề nông nghiệp. Thế nhưng mãi đến trước hội nghị nông nghiệp năm ngoái, trong một thời gian dài chúng tôi vẫn không áp dụng biện pháp tương đối thích hợp. Những sai sót đó, là trách nhiệm của tôi.
Trước năm 1988, nước ta chưa có lạm phát rõ ràng. Tất nhiên cũng đã tích lũy một số nhân tố có thể làm gay gắt lạm phát. Nguyên nhân trực tiếp gây ra lạm phát rõ rệt năm ngoái là, do đánh giá tình hình kinh tế năm trước quá lạc quan, trong tình hình vật giá đã bắt đầu không ổn định, lại chuẩn bị tăng nhanh bước đi cải cách giá cả và công khai tuyên bố cải cách giá cả, tuyên truyền mở cửa giá cả, dẫn tới mọi người hoảng sợ, tạo ra tâm lý đề phòng dữ dội của quần chúng đối với vật giá leo thang. Phàm là các nước làm kinh tế hàng hóa đều vô cùng coi trọng vấn đề này, nhưng lúc đó chúng ta lại không hiểu lắm. Tâm lý đề phòng tăng giá của mọi người quá cao, chúng ta lại không kịp thời tăng thêm lãi suất tiết kiệm, giải quyết vấn đề bảo vệ giá trị gửi tiền tiết kiệm, vì thế đã phát sinh việc đổ xô đi mua hàng, quan trọng nhất là đã tạo thành lãi suất tiết kiệm giảm với mức độ lớn, khiến ngân hàng thiếu tiền, buộc phải phát hành nhiều tiền mặt. Chú trọng nói rõ một số việc phát sinh trong năm 1988 là để phân tích chính xác nguyên nhân xuất hiện vấn đề, chứ không hề có ý muốn đùn đẩy trách nhiệm nào. Bởi vì những sai sót lớn của năm 1988 cũng do tôi chịu trách nhiệm chủ yếu.
Tiện đây nói thêm một chút, trong báo cáo của đồng chí Lý Bằng, đại biểu 4 vị Thường vụ đã phê bình tôi không phân tích, không tính tới điều kiện đã cổ vũ cơ quan Đảng, chính và đơn vị sự nghiệp tự mình “tạo nguồn thu”. Điều này không phù hợp với sự thực. Nửa đầu năm ngoái, tôi đã gọi riêng điện thoại cho đồng chí Giang Trạch Dân, yêu cầu Thượng Hải uốn nắn vấn đề cơ quan Đảng, chính thành lập công ty tạo nguồn thu. Trong báo cáo còn phê bình tôi “luôn luôn tuyên dương” hiện tượng hủ bại tại giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội là “không thể tránh khỏi”. Tôi không nhớ là đã nói câu đó ở đâu.
Từ đầu năm ngoái tôi đề xuất “cơ quan Đảng, chính phải liêm khiết” ở Quảng Đông đến nay, tôi bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề ngặn chặn hủ bại, giải quyết liêm khiết. Từ thời gian đó trở đi, tôi đã nói không ít lần về vấn đề ngăn chặn hủ bại và vấn đề liêm khiết. Tôi đã nói, xem xét kinh nghiệm từ nhiều nước thấy, trong thời kỳ đầu của phát triển kinh tế hàng hóa, dễ phát sinh hiện tượng hủ bại. Nhưng chúng ta là nước xã hội chủ nghiã, nên và hơn nữa có thể hạn chế hiện tượng hủ bại ở mức thấp nhất, đề xuất “kinh tế phải phồn vinh, cơ quan Đáng, chính phải liêm khiết”. Tất nhiên, làm thế nào ngăn chặn được hủ bại, duy trì được liêm khiết là một vấn đề phức tạp, tuy vậy hội nghị Ban Bí thư đã chuyên nghiên cứu rồi và còn có một số hội nghị tọa đàm, cũng đã tổng kết kinh nghiệm của một số vùng, nhưng đến nay, trong điều kiện cải cách mở cửa vẫn chưa tìm được những biện pháp hoàn chỉnh để làm thế nào chỉnh đốn xử lý một cách có hiệu quả hiện tượng hủ bại, nhưng nếu như muốn nói đến trách nhiệm, thì cũng do tôi chịu.
Từ đầu năm ngoái tôi đề xuất “cơ quan Đảng, chính phải liêm khiết” ở Quảng Đông đến nay, tôi bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề ngặn chặn hủ bại, giải quyết liêm khiết. Từ thời gian đó trở đi, tôi đã nói không ít lần về vấn đề ngăn chặn hủ bại và vấn đề liêm khiết. Tôi đã nói, xem xét kinh nghiệm từ nhiều nước thấy, trong thời kỳ đầu của phát triển kinh tế hàng hóa, dễ phát sinh hiện tượng hủ bại. Nhưng chúng ta là nước xã hội chủ nghiã, nên và hơn nữa có thể hạn chế hiện tượng hủ bại ở mức thấp nhất, đề xuất “kinh tế phải phồn vinh, cơ quan Đáng, chính phải liêm khiết”. Tất nhiên, làm thế nào ngăn chặn được hủ bại, duy trì được liêm khiết là một vấn đề phức tạp, tuy vậy hội nghị Ban Bí thư đã chuyên nghiên cứu rồi và còn có một số hội nghị tọa đàm, cũng đã tổng kết kinh nghiệm của một số vùng, nhưng đến nay, trong điều kiện cải cách mở cửa vẫn chưa tìm được những biện pháp hoàn chỉnh để làm thế nào chỉnh đốn xử lý một cách có hiệu quả hiện tượng hủ bại, nhưng nếu như muốn nói đến trách nhiệm, thì cũng do tôi chịu.
IV
Các đồng chí đã đề xuất nhiều ý kiến phê bình tôi về vấn đề phản đối tự do hóa của giai cấp tư sản, tôi nghĩ, nhân việc này muốn trình bầy với mọi người tình hình tư tưởng của tôi.
Tử mở cửa đến nay trào lưu tư tưởng nghi ngờ tính ưu việt của chủ nghiã xã hội, ý đồ làm theo chế độ dân chủ phương Tây trong phần tử trí thức nào đó, nhất là trong một số thanh niên giáo viên, thanh niên học sinh đúng là đã có sinh sôi nẩy nở. Lần này phong trào học sinh làm lớn đến như vậy, là không tách rời khỏi ảnh hưởng của loại trào lưu tư tưởng đó. Mấy năm nay, nắm việc phản đối tự do hóa của giai cấp tư sản còn chưa đủ lực, hiệu quả không lớn, buông lỏng công tác xây dựng Đảng và chính trị tư tưởng, để tồn tại những vấn đề đó, tôi đều có trách nhiệm quan trọng.
Tôi thường xuyên suy nghĩ tới vấn đề đó, cảm thấy rất không đơn giản, rốt cuộc làm thế nào mới có thể ngăn chặn và phản đối được loại trào lưu tư tưởng này? Đúng là một vấn đề, cần nghiêm túc nghiên cứu và giải quyết. Phản đối trào lưu tư tưởng tự do hóa tư sản, tăng cường giáo dục về bốn nguyên tắc cơ bản, tăng cường công tác chính trị tư tưởng là vô cùng quan trọng về mặt này, trước đây tôi vẫn thường xuyên nhấn mạnh, đặc biệt là từ năm nay, trong các mặt như tăng cường xây dựng Đảng, tăng cường công tác chính trị tư tưởng, tăng cường giáo dục tình hình, tăng cường nghiên cứu lý luận v.v.. tôi đều đã nói một số lời. Tôi còn căn cứ vào tinh thần nhiều lần nói chuyện của đồng chí Tiểu Bình, đề xuất phải kiên trì hai tay nắm, tức một tay nắm phát triển kinh tế hàng hóa có kế hoạch xã hội chủ nghĩa, một tay nắm tăng cường công tác trên lĩnh vực tư tưởng và chính trị. Tất nhiên, nói tóm lại là nắm vẫn chưa đủ, đặc biệt là rất không quán triệt. Đúng như là đồng chí Tiểu Bình đã đề xuất: một tay rắn, một tay mềm. Tôi xin chịu trách nhiệm chủ yếu đối với việc này.
Trong thời gian này tôi cảm thấy một vấn đề tương đối phức tạp, đó là tiến hành công tác tư tưởng chính trị như thế nào mới có thể thu được hiệu quả tốt. Tôi thường nghe được một số phản ảnh, chỉ dùng những biện pháp vốn có tiến hành giáo dục, hiệu quả thường không rõ rệt, thậm chí dẫn tới tâm lý chống lại, về mặt này tôi suy nghĩ tương đối nhiều, thế nhưng vẫn chưa giải quyết vấn đề được thật tốt. Đồng thời tôi cũng cảm thấy chỉ dựa vào giáo dục tư tưởng không thôi là không đủ, muốn từ tư tưởng của người ta giải quyết vấn đề chủ nghĩa xã hội ưu việt hay là chủ nghĩa tư bản ưu việt, suy cho cùng vẫn phải dựa vào việc người ta từ trong thực tiễn của mình cảm thụ thiết thực được tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Điều này tất nhiên là phải làm tốt cuộc cải cách của chúng ta, phát triển một cách tốt đẹp chủ nghĩa xã hội dân chủ thích hợp với tình hình đất nước chúng ta. Từ sau tháng 4 năm 1987, đồng chí Tiểu Bình nhiều lần nói tới ý tứ như thế này: phản đối tự do hóa tư sản là một cuộc đấu tranh lâu dài, và cũng là một quá trình giáo dục lâu dài, không thể làm phong trào, phải dựa vào cải cách để làm tốt, phát triển kinh tế lên, hiển thị ra tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội, dùng thực tiễn thuyết phục một số người nghi ngờ chế độ xã hội chủ nghĩa. Tôi vô cùng tán thành những quan điểm đó của đồng chí Tiểu Bình.
Cải cách bao gồm cải cách thể chế kinh tế và cải cách thể chế chính trị, hai mặt này ảnh hưởng lẫn nhau. Bây giờ xem ra, ngoài việc cải cách thể chế kinh tế, phát triển kinh tế ra, chủ nghĩa xã hội cũng phải hiển thị được tính ưu việt của mình trên thể chế chính trị, trên vấn đề dân chủ.
Trong thực tiễn, tôi càng ngày càng cảm thấy, cải cách thể chế chính trị vừa không được vượt trước, nhưng cũng không được lạc hậu hơn cải cách thể chế kinh tế, mà về đại thể nên tiến hành đồng bộ. Nếu như quá chậm hơn thì cải cách thể chế kinh tế sẽ khó có thể tiếp tục được, hơn nữa còn sản sinh ra các loại mâu thuẫn xã hội, chính trị. Tôi vốn từng nghĩ là, chỉ cần làm tốt cải cách thể chế kinh tế, phát triển kinh tế lên, mức sống mọi người được nâng cao, thì mọi người sẽ vừa ý, xã hội sẽ ổn định. Nhưng sau này phát hiện tình hình không hoàn toàn như vậy. Sau khi mức sống, trình độ văn hóa của nhân dân được nâng cao thì ý thức tham gia chính trị, ý thức dân chủ sẽ được tăng cường. Nếu như giáo dục tư tưởng theo không kịp, xây dựng dân chủ và pháp chế theo không kịp thì xã hội vẫn không ổn định. Tháng 12 năm ngoái, tôi đã nói tại hội nghị của quân đội, tình hình của nhiều nước đều thuyết minh, phát triển kinh tế thường thường và không thể mang lại sự thỏa mãn, vừa ý cho mọi người và sự ổn định xã hội. Tôi thấy là điều này đã nêu ra với chúng ta hai vấn đề, một là phải kiên trì nắm cả hai tay, không thể xem thường công tác trong lĩnh vực tư tưởng chính trị; hai là cải cách thể chế chính trị phải theo kịp, chủ yếu là xây dựng dân chủ và pháp chế xã hội chủ nghĩa phải theo kịp. Trong công tác thực tế, tôi còn cảm thấy sâu sắc rằng, thời đại đã khác rồi, xã hội và quan niệm tư tưởng của người ta cũng phát sinh thay đổi. Dân chủ đã trở thành trào lưu thế giới (tất nhiên trên thế giới đúng là có một dòng nước ngược chống cộng, chống chủ nghĩa xã hội, bọn chúng cũng luôn luôn giương ngọn cờ dân chủ, nhân quyền, cần phải chú ý đến tình huống phức tạp trung gian này), quan niệm dân chủ của mọi người đã phổ biến tăng cường, nhiều vấn đề xã hội nếu hoàn toàn dùng biện pháp vốn có rất khó giải quyết. Ở nước ta, kiên trì sự lãnh đạo của đảng cộng sản, không làm chế độ đa đảng phương Tây, nguyên tắc cơ bản này quyết không được dao động. Thế nhưng một đảng lãnh đạo phải giải quyết được vấn đề dân chủ, giải quyết được những vấn đề tiêu cực, không lành mạnh trong nội bộ đảng và nhà nước cho đến việc giám sát đôn đốc có hiệu quả hiện tượng hủ bại nào đó thì lãnh đạo một đảng mới có thể tăng cường được sức sống. Vì vậy tôi nghĩ, đảng chúng ta phải thích ứng với thời đại mới, tình hình mới, học được cách dùng biện pháp mới như dân chủ và pháp chế v.v.. để giải quyết vấn đề mới. Ví dụ như, phải tăng cường độ minh bạch trong đời sống chính trị, phát huy đầy đủ tác dụng của Quốc hội, tăng cường và hoàn thiện chế độ hợp tác và chế độ hiệp thương nhiều đảng dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, hoàn thiện và cải tiến chế độ bầu cử, tăng cường sự giám sát đôn đốc của nhân dân quần chúng đối với đảng và chính phủ, dùng luật pháp cụ thể để bảo đảm và qui phạm tự do ngôn luận, cho phép tuần hành qua xin phép và phê chuẩn hợp pháp v.v..Tóm lại phải làm cho nhân dân thiết thân cảm thụ được rằng, dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa có thể hưởng thụ được dân chủ và tự do chân chính mà thiết thực. Như vậy, chủ nghĩa xã hội mới có thể tăng cường sức hấp dẫn, sức ngưng tụ đối với nhân dân, tính ưu việt của nó mới càng hiển thị ra được. Do vậy cơ quan lãnh đạo và người lãnh đạo các cấp của chúng ta phải tiến hành công tác và sinh hoạt trong điều kiện thích ứng với dân chủ và pháp chế. Thực hiện dân chủ, ý kiến rối rắm, bề ngoài có một số “loạn”. Thế nhưng, có những “phiền phức” nhỏ, bình thường trong phạm vi dân chủ và pháp chế mới có thể tránh được loạn lớn. Quốc gia mới có thể ổn định lâu dài. Tuy vậy trung gian còn có một vấn đề tương đối phức tạp đó là phải khu biệt giữa yêu cầu dân chủ bình thường, thi hành quyền lợi dân chủ bình thường với những tự do hóa của giai cấp tư sản. Chúng ta không cho phép giương ngọn cờ dân chủ để thực hiện tự do hóa tư sản; đồng thời trong khi phản đối tự do hóa tư sản, chúng ta cũng không ngần ngại phát huy dân chủ. Điều này đòi hỏi phải từng bước vạch rõ một số giới hạn chính sách trong thực tiễn, và cuối cùng điều này cũng phải được giải quyết trên quỹ đạo pháp chế, thống nhất một cách tốt đẹp hai điều đó lại. Từ nay trở đi, mặt quan trọng của vai trò lãnh đạo của đảng phải thể hiện ở chỗ tích cực lãnh đạo nhân dân tiến hành xây dựng dâm chủ và pháp chế, làm cho nhà nước xã hội chủ nghĩa nước ta trở thành quốc gia pháp trị chân chính. Hơn nữa nếu đảng ta không giương cao ngọn cờ dân chủ, sẽ bị người khác đoạt lấy. Tôi cảm thấy, sớm hay muộn chúng ta vẫn phải đi con đường này. Đi một cách bị động, không bằng tự giác, chủ động mà đi, bởi vì tôi nhìn thấy, có nước xã hội chủ nghĩa khi mâu thuẫn xã hội tương đối gay gắt, địa vị của đảng đã suy yếu lớn mà làm cải cách chính trị, thì rất khó khống chế tình hình. Tôi nghĩ chúng ta nên chủ động xây dựng dân chủ khi địa vị lãnh đạo của đảng còn tương đối vững chắc. Như vậy dưới sự lãnh đạo của đảng ta có thể phát triển một cách có kế hoạch, có bước đi, có trật tự một loại chế độ xã hội chủ nghĩa kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản, thích hợp với tình hình đất nước ta. Đương nhiên nếu làm như vậy, trong quá trình xây dựng dân chủ và pháp chế vẫn có một số đau đớn, ma sát, thậm chí chấn động, nhưng những cái đó quyết không phải là chủ nghĩa xã hội phát sinh khủng hoảng. Sau khi đảng ta đã trải qua một cuộc tự mình điều chỉnh, tự mình hoàn thiện, càng thêm thích ứng với yêu cầu của thời đại mới, sẽ có một bộ mặt mạo mới, hăng hái phấn chấn lãnh đạo nhân dân cả nước tiến lên. Chủ quan tôi cho rằng, đó chính là sự suy nghĩ chân chính cho tiền đồ của đảng và đất nước. Nhiều năm nay, trong cải cách kinh tế chúng ta đã tích cực, mạnh bạo, nhưng trên cải cách chính trị, chúng ta luôn luôn giữ thái độ thận trọng. Tôi cũng đã từng tự xưng là “nhà cải cách về kinh tế, nhà bảo thủ về chính trị”; mấy năm gần đây, tư tưởng tôi có sự thay đổi, cảm thấy nếu không đưa được cải cách chính trị vào chương trình làm việc quan trọng hàng ngày, thì không chỉ những vấn đề khó trong cải cách kinh tế rất khó giải quyết, mà các loại mâu thuẫn xã hội, chính trị cũng sẽ ngày càng gay gắt hơn. Cách suy nghĩ đó của tôi, đã ảnh hưởng tới tôi khi quan sát và xử lý một số vấn đề cụ thể. Tôi cảm thấy, trong hội nghị đảng hôm nay, tôi nên nói rõ một số lời tự đáy lòng, tâm sự với các đồng chí. Rất có thể là loại suy nghĩ đó là sai lầm, hy vọng các đồng chí phê bình, giúp đỡ.
Trong thực tiễn, tôi càng ngày càng cảm thấy, cải cách thể chế chính trị vừa không được vượt trước, nhưng cũng không được lạc hậu hơn cải cách thể chế kinh tế, mà về đại thể nên tiến hành đồng bộ. Nếu như quá chậm hơn thì cải cách thể chế kinh tế sẽ khó có thể tiếp tục được, hơn nữa còn sản sinh ra các loại mâu thuẫn xã hội, chính trị. Tôi vốn từng nghĩ là, chỉ cần làm tốt cải cách thể chế kinh tế, phát triển kinh tế lên, mức sống mọi người được nâng cao, thì mọi người sẽ vừa ý, xã hội sẽ ổn định. Nhưng sau này phát hiện tình hình không hoàn toàn như vậy. Sau khi mức sống, trình độ văn hóa của nhân dân được nâng cao thì ý thức tham gia chính trị, ý thức dân chủ sẽ được tăng cường. Nếu như giáo dục tư tưởng theo không kịp, xây dựng dân chủ và pháp chế theo không kịp thì xã hội vẫn không ổn định. Tháng 12 năm ngoái, tôi đã nói tại hội nghị của quân đội, tình hình của nhiều nước đều thuyết minh, phát triển kinh tế thường thường và không thể mang lại sự thỏa mãn, vừa ý cho mọi người và sự ổn định xã hội. Tôi thấy là điều này đã nêu ra với chúng ta hai vấn đề, một là phải kiên trì nắm cả hai tay, không thể xem thường công tác trong lĩnh vực tư tưởng chính trị; hai là cải cách thể chế chính trị phải theo kịp, chủ yếu là xây dựng dân chủ và pháp chế xã hội chủ nghĩa phải theo kịp. Trong công tác thực tế, tôi còn cảm thấy sâu sắc rằng, thời đại đã khác rồi, xã hội và quan niệm tư tưởng của người ta cũng phát sinh thay đổi. Dân chủ đã trở thành trào lưu thế giới (tất nhiên trên thế giới đúng là có một dòng nước ngược chống cộng, chống chủ nghĩa xã hội, bọn chúng cũng luôn luôn giương ngọn cờ dân chủ, nhân quyền, cần phải chú ý đến tình huống phức tạp trung gian này), quan niệm dân chủ của mọi người đã phổ biến tăng cường, nhiều vấn đề xã hội nếu hoàn toàn dùng biện pháp vốn có rất khó giải quyết. Ở nước ta, kiên trì sự lãnh đạo của đảng cộng sản, không làm chế độ đa đảng phương Tây, nguyên tắc cơ bản này quyết không được dao động. Thế nhưng một đảng lãnh đạo phải giải quyết được vấn đề dân chủ, giải quyết được những vấn đề tiêu cực, không lành mạnh trong nội bộ đảng và nhà nước cho đến việc giám sát đôn đốc có hiệu quả hiện tượng hủ bại nào đó thì lãnh đạo một đảng mới có thể tăng cường được sức sống. Vì vậy tôi nghĩ, đảng chúng ta phải thích ứng với thời đại mới, tình hình mới, học được cách dùng biện pháp mới như dân chủ và pháp chế v.v.. để giải quyết vấn đề mới. Ví dụ như, phải tăng cường độ minh bạch trong đời sống chính trị, phát huy đầy đủ tác dụng của Quốc hội, tăng cường và hoàn thiện chế độ hợp tác và chế độ hiệp thương nhiều đảng dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, hoàn thiện và cải tiến chế độ bầu cử, tăng cường sự giám sát đôn đốc của nhân dân quần chúng đối với đảng và chính phủ, dùng luật pháp cụ thể để bảo đảm và qui phạm tự do ngôn luận, cho phép tuần hành qua xin phép và phê chuẩn hợp pháp v.v..Tóm lại phải làm cho nhân dân thiết thân cảm thụ được rằng, dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa có thể hưởng thụ được dân chủ và tự do chân chính mà thiết thực. Như vậy, chủ nghĩa xã hội mới có thể tăng cường sức hấp dẫn, sức ngưng tụ đối với nhân dân, tính ưu việt của nó mới càng hiển thị ra được. Do vậy cơ quan lãnh đạo và người lãnh đạo các cấp của chúng ta phải tiến hành công tác và sinh hoạt trong điều kiện thích ứng với dân chủ và pháp chế. Thực hiện dân chủ, ý kiến rối rắm, bề ngoài có một số “loạn”. Thế nhưng, có những “phiền phức” nhỏ, bình thường trong phạm vi dân chủ và pháp chế mới có thể tránh được loạn lớn. Quốc gia mới có thể ổn định lâu dài. Tuy vậy trung gian còn có một vấn đề tương đối phức tạp đó là phải khu biệt giữa yêu cầu dân chủ bình thường, thi hành quyền lợi dân chủ bình thường với những tự do hóa của giai cấp tư sản. Chúng ta không cho phép giương ngọn cờ dân chủ để thực hiện tự do hóa tư sản; đồng thời trong khi phản đối tự do hóa tư sản, chúng ta cũng không ngần ngại phát huy dân chủ. Điều này đòi hỏi phải từng bước vạch rõ một số giới hạn chính sách trong thực tiễn, và cuối cùng điều này cũng phải được giải quyết trên quỹ đạo pháp chế, thống nhất một cách tốt đẹp hai điều đó lại. Từ nay trở đi, mặt quan trọng của vai trò lãnh đạo của đảng phải thể hiện ở chỗ tích cực lãnh đạo nhân dân tiến hành xây dựng dâm chủ và pháp chế, làm cho nhà nước xã hội chủ nghĩa nước ta trở thành quốc gia pháp trị chân chính. Hơn nữa nếu đảng ta không giương cao ngọn cờ dân chủ, sẽ bị người khác đoạt lấy. Tôi cảm thấy, sớm hay muộn chúng ta vẫn phải đi con đường này. Đi một cách bị động, không bằng tự giác, chủ động mà đi, bởi vì tôi nhìn thấy, có nước xã hội chủ nghĩa khi mâu thuẫn xã hội tương đối gay gắt, địa vị của đảng đã suy yếu lớn mà làm cải cách chính trị, thì rất khó khống chế tình hình. Tôi nghĩ chúng ta nên chủ động xây dựng dân chủ khi địa vị lãnh đạo của đảng còn tương đối vững chắc. Như vậy dưới sự lãnh đạo của đảng ta có thể phát triển một cách có kế hoạch, có bước đi, có trật tự một loại chế độ xã hội chủ nghĩa kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản, thích hợp với tình hình đất nước ta. Đương nhiên nếu làm như vậy, trong quá trình xây dựng dân chủ và pháp chế vẫn có một số đau đớn, ma sát, thậm chí chấn động, nhưng những cái đó quyết không phải là chủ nghĩa xã hội phát sinh khủng hoảng. Sau khi đảng ta đã trải qua một cuộc tự mình điều chỉnh, tự mình hoàn thiện, càng thêm thích ứng với yêu cầu của thời đại mới, sẽ có một bộ mặt mạo mới, hăng hái phấn chấn lãnh đạo nhân dân cả nước tiến lên. Chủ quan tôi cho rằng, đó chính là sự suy nghĩ chân chính cho tiền đồ của đảng và đất nước. Nhiều năm nay, trong cải cách kinh tế chúng ta đã tích cực, mạnh bạo, nhưng trên cải cách chính trị, chúng ta luôn luôn giữ thái độ thận trọng. Tôi cũng đã từng tự xưng là “nhà cải cách về kinh tế, nhà bảo thủ về chính trị”; mấy năm gần đây, tư tưởng tôi có sự thay đổi, cảm thấy nếu không đưa được cải cách chính trị vào chương trình làm việc quan trọng hàng ngày, thì không chỉ những vấn đề khó trong cải cách kinh tế rất khó giải quyết, mà các loại mâu thuẫn xã hội, chính trị cũng sẽ ngày càng gay gắt hơn. Cách suy nghĩ đó của tôi, đã ảnh hưởng tới tôi khi quan sát và xử lý một số vấn đề cụ thể. Tôi cảm thấy, trong hội nghị đảng hôm nay, tôi nên nói rõ một số lời tự đáy lòng, tâm sự với các đồng chí. Rất có thể là loại suy nghĩ đó là sai lầm, hy vọng các đồng chí phê bình, giúp đỡ.
V
Tôi không có ý kiến gì về việc trong báo cáo của mình đồng chí Lý Bằng kiến nghị tước bỏ hết mọi chức vụ lãnh đạo của tôi, nhưng đối với việc đề xuất hai chỉ trích tôi: “ủng hộ động loạn” và “chia rẽ đảng”, tôi bảo lưu ý kiến.
Đối với việc xử lý như thế nào phong trào học sinh và động loạn, đúng là tôi đã căn cứ vào phạm vi cho phép của điều lệ đảng, đã nêu ra những ý kiến bất đồng của mình trong hội nghị đảng. Cho dù là những ý kiến đó có thể thực hiện được và có hiệu quả hay không, nhưng đều là những ý kiến về việc làm thế nào dẹp yên được động loạn, trước sau tôi chưa bao giờ đề xuất ý kiến ủng hộ động loạn.
Xem xét lại tình hình thực tế thấy, việc phong trào học sinh và động loạn mở rộng cũng không thể nói là do tôi ủng hộ. Trên thực tế, trong đoạn thời gian từ ngày 23 tháng 4 đến cuối tháng, phong trào học sinh và động loạn mở rộng rất nhanh, nhưng thời gian đó tôi không ở trong nước. Trong báo cáo đồng chí Lý Bằng nói, bài nói của tôi tại hội nghị hàng năm của Ngân hàng châu Á đã khiến động loạn leo thang, trên thực tế, sau khi tôi nói chuyện, tình hình các trường đại học lũ lượt mở lại lớp học cho thấy sự phê bình đó không phù hợp sự thực, các báo thủ đô lúc đó đều đưa tin. Điều này chí ít có thể thuyết minh, lần nói chuyện đó của tôi không dẫn đến việc phong trào học sinh leo thang. Từ sau ngày 19 tháng 5 thực hành thiết quân luật, tôi không còn công tác, tất nhiên cũng không phát biểu thêm bài nói nào, sau đó động loạn leo thang, càng không có lý do để nói tôi là nguyên nhân. Nếu như nói vì tôi xin nghỉ ốm không thể tham gia hội nghị ngày 19 tháng 5, nên sự phát triển của tình hình sau đó chủ yếu là do nguyên nhân của tôi dẫn tới, thì giải thích như thế nào cũng đều không xuôi.
Về vấn đề “chia rẽ đảng”, thế nào mới là hành động chia rẽ đảng? Trong lịch sử đảng đã có những vụ án làm ví dụ. Trong “Về một số chuẩn tắc trong sinh hoạt chính trị trong đảng” cũng đã có qui định. Xưa nay đảng ta chưa bao giờ coi việc đề xuất ý kiến bất đồng trong đảng, thậm chí bảo lưu ý kiến thì bị gọi là chia rẽ đảng.
Giữa những người lãnh đạo, trong những bài nói công khai về trọng điểm có lúc có một số bất đồng, cách xử lý cũng không nhất trí lắm, người ta có thể nói thế này thế nọ trong trung gian, những sự việc như thế không ngừng xuất hiện. Không thể vì thế mà gọi là chia rẽ đảng. Như trong báo cáo của mình, đồng chí Lý Bằng chỉ trích tôi trong bài nói tại hội nghị hàng năm Ngân hàng châu Á không đề cập tới xã luận ngày 26 tháng 4, còn chỉ trích tôi trong tình hình đã xuất hiện động loạn mà trong bài nói vẫn nói “Trung Quốc sẽ không xuất hiện động loạn lớn”. Thế nhưng ngay ngày hôm sau, khi phát biểu tại hội nghị hàng năm Ngân hàng châu Á, đồng chí Lý Bằng cũng không đề cập tới bài xã luận ngày 26 tháng 4, hơn nữa còn nói Trung Quốc cần cố gắng “tránh động loạn”. Tôi cho rằng trong một số bài nói như vậy tại các trường hợp bất đồng, thời gian bất đồng mà trọng điểm lại bất đồng, thậm chí cách xử lý lại rất không nhất trí, có một số là không thích hợp, thậm chí là sai lầm nữa đều không thể dao to búa lớn nói là “chia rẽ đảng”. Càng không thể coi việc tôi xin nghỉ ốm mà không thể tham dự hội nghị ngày 19 tháng 5 là hành động “chia rẽ đảng”.
Ngoài ra, nói một số đơn vị là “túi khôn”, “nhóm túi khôn” của tôi, do đó những đơn vị này có người xuống đường tuần hành diễn thuyết dường như là có quan hệ gì đó với tôi. Tôi cần thuyết minh, không tồn tại việc có “túi khôn” và “nhóm túi khôn” gì đó. Khi tôi công tác tại Quốc Vụ viện, có lúc nhân một số vấn đề lý luận kinh tế tìm người tọa đàm. Những người tham gia tọa đàm thường đến từ nhiều đơn vị, có khi cũng có người ở đơn vị này nọ. Ngoài ra tôi và các đơn vị đó không có liên hệ gì. Những đơn vị này cũng không hề do tôi trực tiếp quản, giữa họ có quan hệ lệ thuộc của mình. Nói bọn họ thành “túi khôn” của tôi vừa không đúng sự thực, và cũng không cần thiết làm cho những đơn vị này phải mang thêm ba lô.
Mặc dù điều lệ đảng qui định đảng viên có quyền tiến hành biện bạch về những ý kiến xử lý mình, điều 4 chương một trong “Điều lệ đảng” qui định “khi tổ chức đảng thảo luận, quyết định xử lý kỷ luật đảng hoặc đưa ra giám định đối với đảng viên, người đó có quyền tham gia và tiến hành biện bạch,... tổ chức đảng bất kỳ cấp nào cho đến Trung ương đều không có quyền tước đoạt quyền lợi nói trên của đảng viên.”
Hôm nay tôi chỉ chú trọng đưa ra biện bạch về hai chỉ trích nói trên, hy vọng được suy xét tới.
Người dịch: Dương Danh Dy
Trích dịch từ: Tôn Phượng Minh (宗鳳鳴/Zong Fengming), “Những câu chuyện của Triệu Tử Dương khi bị giam lỏng”, (趙紫陽軟禁中的談話/ Triệu Tử Dương nhuyễn cấm trung đích đàm thoại/ Zhao Ziyang: captive conversations. ISBN: 9789627934219), NXB “Khai phóng” (Kai fang chu ban she), Hongkong
Chú thích
[1] Chỉ Phong trào mồng 4 tháng 6 (1989) tại Trung Quốc kết thúc bằng vụ thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn (Bắc Kinh).
[2] Đảng Cộng sản Trung quốc.
[3] phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống đế quốc và phong kiến. Mở đầu bằng cuộc biểu tình ngày 4.5.1919 của thanh niên học sinh, sinh viên Bắc Kinh phản đối quyết định của Hội nghị Hoà bình Pari chuyển tỉnh Sơn Đông (Shandong) từ thuộc địa của Đức thành thuộc địa của Nhật.
© Thời Đại Mới
Posted by sontrung at 1:19 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 367
TRIỆU TỬ DƯƠNG
Triệu Tử Dương tiết lộ những gì?
Cuốn sách soạn lại 30 giờ ghi âm của cố Tổng bí thư và Thủ tướng Triệu Tử Dương (1919-2005) ra mắt tới đây tại Hong Kong và trên thế giới mô tả ba điểm tối quan trọng.
Thứ nhất là các chi tiết trong cung đình Trung Nam Hải thời điểm dẫn tới vụ thảm sát Thiên An Môn 4/06/1989.
Thứ nhì, ông Triệu Tử Dương nêu ra các đánh giá về Đặng Tiểu Bình mà ông gọi là 'đại sư phụ' nhưng các bình luận ở châu Âu và châu Mỹ gợi ý cách gọi đúng ra phải là 'bố già mafia'.
Thứ ba, vị cựu thủ tướng bị tù tại gia cho đến chết không chỉ xác nhận quan điểm cải tổ kinh tế của mình và còn cho biết sự chuyển biến nội tâm về hướng dân chủ của chính ông sau Thiên An Môn.
Về sự kiện 'Lục Tứ'
Các trích đoạn ghi âm đã được đăng trước ngày cuốn 'Người tù của nhà nước' (Quốc gia đích tù phạm) ra mắt 19/05 này nói nhiều đến vụ Thiên An Môn mà người Trung Quốc gọi là 'Lục Tứ' (ngày 4 tháng 6).
Cần nhắc rằng các nhà xuất bản tiếng Trung ở Hong Kong chọn ngày 19/05 cũng có ý nghĩa.
Vào đêm ngày 3 tháng 6, khi tôi cùng gia đình ngồi trong vườn hoa cạnh nhà thì nghe thấy tiếng súng. Bi kịch làm chấn động thế giới đã xảy ra, không làm sao ngăn lại được nữa
Băng ghi âm Triệu Tử Dương
Ngày đó năm 1989, Thủ tướng Triệu Tử Dương, với người bí thư Ôn Gia Bảo đã bước vào đám đông sinh viên tại Thiên An Môn, kêu gọi họ về nhà.
Bức hình ông Triệu Tử Dương cầm loa, mặt nhòa nước mắt, nói với các sinh viên như con cháu của mình, rằng họ có cuộc sống còn dài, đừng hy sinh vô ích, đã đi vào lịch sử.
Bởi lúc đó, ông đã biết rằng quyết định thiết quân luật và việc điều động quân đội vào Bắc Kinh coi như là sự đã rồi.
Ban lãnh đạo đảng và chính phủ, dưới sự chỉ đạo của Lý Bằng và được Đặng Tiểu Bình 'ban phước' đã chọn giải pháp dùng xe tăng và tiểu liên để chấm dứt phong trào sinh viên Thiên An Môn.
Ông Triệu Tử Dương kể lại họ đã lợi dụng ông vắng mặt ba ngày đi thăm Bắc Triều Tiên để làm chuyện đó.
Ông coi quyết định không thông qua bỏ phiếu đó là phạm luật và luôn khẳng định sinh viên Thiên An Môn không muốn lật đổ chế độ.
Là người duy nhất trong Bộ Chính trị phản đối lại chủ trương dùng vũ lực giải tán sinh viên, ông đã cảnh báo về 'vế nhơ' mà hệ thống chính trị Trung Quốc sẽ phải đối mặt trên thế giới nếu họ làm như vậy.
'Bố già Đặng'
Nhưng theo ông Triệu, quá trình dẫn đến vụ Thiên An Môn cũng là hệ quả của cơ chế quyền lực Trung Nam Hải khi đó.
Ông Đặng Tiểu Bình, khi ấy đã trên 80, không làm gì để điều hành đất nước.
Trái lại, như một đại sư phụ, ông ta chỉ ngồi nhà nghe các phe phái đến trình bày những đề nghị cho giải pháp này khác, và lo việc phân xử xung khắc các phe.
Vụ Thiên An Môn xảy ra, theo Triệu Tử Dương, chủ yếu là do ông Đặng khi ấy thiên về ý kiến của phe bê-tông mà Lý Bằng đứng đầu.
Các tài liệu khác có vẻ ủng hộ cách đánh giá này của ông Triệu vì ngay cả trong Quân Giải phóng khi đó cũng không có sự đồng thuận về kế hoạch dùng lính bắn dân.
Bộ Chính trị đã phải điều quân đoàn 27 và 28 chủ yếu là lính tỉnh xa, không biết về thực tế ở Bắc Kinh, vào 'tiêu diệt bọn phản cách mạng'.
Tiết lộ của ông Triệu về vai trò của Đặng Tiểu Bình cũng giải thích được phần nào hình dạng nền chính trị Trung Quốc sau khi Đặng qua đời.
Đó là nỗ lực cân bằng các phe phái tác động đến hướng đi, kể cả ngoại giao của Trung Quốc trong khi thiếu một bố già có quyền quyết định tối hậu.
Nhưng ông Triệu cũng tự nhận chính ông mới là kiến trúc sư của cải cách kinh tế chứ không phải Đặng Tiểu Bình.
Các tài liệu bên ngoài và sau này phần nào ủng hộ ý kiến đó dù người ta có thể cho rằng ông tự khen.
Cải cách kinh tế giới hạn ở Tứ Xuyên hồi thập niên 1970 khi ông Triệu làm lãnh đạo tỉnh đã là mô hình cho cả Trung Quốc sau này.
Tương lai Trung Quốc
Nhưng điều có thể làm nhiều người ngạc nhiên là ông Triệu Tử Dương đã xác nhận một sự chuyển biến tư tưởng mạnh mẽ trong thời gian bị giam tại gia.
Khi xảy ra vụ Thiên An Môn, ông vẫn còn tin rằng hệ thống cộng sản ở Trung Quốc còn cải tổ được và sinh viên chỉ nêu ra các 'tiêu cực'.
Trên thực tế, các sinh viên Thiên An Môn đa phần cũng chỉ mong cải cách dân chủ kiểu xã hội chủ nghĩa sao cho dễ thở hơn chứ không có ý phản loạn.
Nhưng về sau này, chính Triệu Tử Dương lại còn đi xa hơn các yêu sách của sinh viên năm 1989.
Ông hoàn toàn đứng về quan điểm cho rằng Trung Quốc cần chế độ dân chủ đại nghị như Phương Tây.
Bác bỏ chủ nghĩa cộng sản, Triệu Tử Dương cảnh báo nếu không cải tổ, Trung Quốc sẽ thành một quốc gia do sự liên kết bè phái giữa đảng cộng sản, các nhóm quyền lợi kinh tế và một số trí thức thượng lưu làm chủ.
Theo ông, họ không chỉ lũng đoạn nền chính trị mà sẽ luôn đặt quyền lợi của tập đoàn lên trên số phận của dân tộc Trung Hoa.
Nếu một quốc gia muốn hiện đại hóa, nó không chỉ phải áp dụng nền kinh tế thị trường, mà nhất định phải áp dụng một nền dân chủ đại nghị cho hệ thống chính trị. Nếu không, dân tộc đó sẽ không thể nào có được một nền kinh tế thị trường lành mạnh, và cũng sẽ không thể trở thành một xã hội hiện đại với nhà nước pháp quyền. Trái lại, nó sẽ rơi vào cảnh của nhiều nước đang phát triển, gồm cả Trung Hoa: quyền lực bị thương mại hóa, tham nhũng lan tràn, một xã hội phân rẽ giữ người giàu và dân nghèo
Hồi ức ghi lại của Triệu Tử Dương
Sức mạnh một bi kịch
Vào ngày 17 tháng Giêng 2005, báo đài Trung Quốc chỉ đưa dòng tin ngắn 'Đồng chí Triệu Tử Dương tạ thế'.
Nhưng khi đó, ông đã không còn là đồng chí của họ nữa.
Cuộc đấu tranh Thiên An Môn làm ông Triệu bất ngờ nhưng phần nào thuyết phục ông về mục tiêu vì một Chủ nghĩa Xã hội Trung Hoa có bộ mặt người.
Đó cũng là ước muốn (xem ra khá ngây thơ) cũng lãnh đạo Tiệp Alexander Dubcek trong Mùa Xuân Praha 1968 hay của Michail Gorbachov vào thời điểm ông sang thăm Trung Quốc không lâu trước Thiên An Môn.
Nay, như các bình luận về cuốn sách của ông Triệu, cả thế giới đang phải đối mặt với một 'Trung Quốc tư bản có bộ mặt cộng sản'.
Nhưng câu chuyện về số phận của Triệu Tử Dương cũng khơi dậy niềm tin vào sức mạnh của nhân cách, trí tuệ và sự thật.
Để có được cuốn sách, ông Bào Đồng, bí thư cũ của Triệu Tử Dương đã lập mưu đánh lừa an ninh Trung Quốc trong nhiều năm để thu âm với ông.
Họ chọn lúc đi dạo cùng, hoặc trong nhà chỉ những khi an ninh vắng đi vài chục phút để thu lời kể của ông Triệu vào một máy ghi âm nhỏ.
Ông Bào Đồng, người bị tù sáu năm, đã chuyển qua con trai ông các đoạn băng và tư liệu ra hải ngoại để soạn thành sách.
Công phu không khác gì trong truyện cổ Trung Hoa chứng tỏ quyết tâm vượt qua số phận của ông Triệu và những người cùng chí hướng và cho thấy họ tin rằng Trung Quốc sẽ còn muốn lắng nghe.
Thông điệp vài năm sau khi ông qua đời đưa Triệu Tử Dương lên thành một trong những nhân cách lớn của Trung Quốc.
Theo trang BBC tiếng Trung, Triệu Tử Dương và những người góp phần đưa ra cuốn sách muốn các nhà lãnh đạo hiện nay phải suy ngẫm và có phản ứng tư tưởng (phản tư) trước cảnh báo ông gửi từ cõi vĩnh hằng.
TRẦN MẠNH HẢO * PHÊ BÌNH TRIẾT HỌC MARXIMS -
TRẦN MẠNH HẢO PHÊ BÌNH TRIẾT HỌC MARXIMS -
danlambaovn.blogspot.com
Sinh thời, Marx từng lên án tôn giáo đã biến triết học thành đầy tớ của thần học. Đến lượt ông, Marx lại vô tình ( hay cố ý ) biến triết học thành đầy tớ của chính trị. Hãy trả triết học về cho triết học, không được biến triết học thành công cụ cho chính trị tha hồ làm điều tàn ác. Chúng tôi cũng mong được các nhà lý thuyết của đảng cộng sản Việt Nam đọc và phản biện bài viết dưới đây của chúng tôi một cách đàng hoàng tử tế bằng phương pháp luận khoa học, đừng quen thói học phiệt chụp mũ phản động, cũng đừng quen thói trao đổi triết học bằng còng số tám và súng; vì súng và còng số tám mù chữ, chúng không biết triết học là gì. Xin mời quý thân hữu trong gia đình FB đọc bài viết khá dài sau đây của chúng tôi :
BÀN QUA VỀ HỘI CHỨNG TUYỆT ĐỐI TRONG "CHỦ NGHĨA DUY ÁC " CỦA MARX - ENGELS
Trần Mạnh Hảo.
“Cái Tuyệt đối, ấy là thực tính của mi!”
- lời phán của thần Apollon được ghi trong đền Delphes
- lời phán của thần Apollon được ghi trong đền Delphes
Trần Mạnh Hảo (Danlambao) - Ngày 14-3-2013 là ngày giỗ lần thứ 130 năm của Karl Marx - ngày giỗ năm chẵn, một ngày giỗ tổ quan trọng nhất của những người cộng sản Việt Nam. Lạ thật, tịnh không thấy báo Nhân Dân, Tạp chí cộng sản, báo Quân đội nhân dân hay Hà Nội mới, Sài Gòn giải phóng, Công an nhân dân, Công an TP.HCM... những tờ báo cuối cùng ở Việt Nam thề quyết bảo vệ chủ nghĩa cộng sản tới chết nhắc tới ngày giỗ tổ của đảng cộng sản Việt Nam.
Chúng tôi đã vào công cụ tìm kiếm google.com đánh mã tìm kiếm: “kỷ niệm 130 năm ngày mất của Karl Marx và 195 ngày sinh của Marx” hiện ra 18 đề mục, chỉ có câu lạc bộ chơi tem Việt Nam (CLB Viet Stamp) nhắc đến hai ngày này bằng con tem có hình Marx mà thôi. Vì sao Đảng cộng sản Việt Nam lại lờ tịt ngày giỗ tổ, không thèm thắp cho cụ cố tổ “thiêng liêng” của mình một nén nhang? Có phải Đảng cộng sản Việt Nam đã chủ động bỏ ngày giỗ tổ, dấu hiệu cho thấy Marx đã bị chính những người cộng sản Việt Nam khai tử? Họ chỉ còn dùng tên ông và chủ nghĩa của ông để làm bình phong giữ đặc quyền đặc lợi mà thôi. Cũng có thể đảng cộng sản Việt Nam thấy đảng cộng sản Trung Quốc trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII ngày 17-12-2012 vừa qua đã im lặng từ bỏ Marx- Lenine- Mao Trạch Đông, không còn nhắc tên ba ông tổ này trong các văn kiện chính thức của đại hội, nên đảng cộng sản Việt Nam cũng a tòng noi theo chăng? Qủa thực, từ năm 1978, đảng cộng Trung Quốc đã chôn sống chủ nghĩa Marx bằng cách xây dựng kinh tế thị trường, tức kinh tế tư bản. Đảng cộng sản Việt Nam cũng đã chôn chủ nghĩa cộng sản bằng cách xây dựng xã hội tư bản chủ nghĩa vào năm 1986. Bởi, chủ nghĩa Marx về bản chất là một học thuyết kinh tế. Họ bỏ giỗ ông tổ Marx là quá logic.
Nhân ngày giỗ lần thứ 130 năm của Marx 14-3-2013 vừa qua và sắp tới là ngày 5-5-2013, kỷ niệm 195 năm ngày sinh của vĩ nhân trên, chúng tôi viết bài báo này gồm có mấy phần sau:
1. TỪ HI LẠP ĐẾN MARX, TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY LUÔN HƯỚNG VỀ CÁI TUYỆT ĐỐI
2. TÁCH TÂM RA KHỎI VẬT, ÁP ĐẶT Ý ĐỊNH CHỦ QUAN LÊN VẠN VẬT LÀ SỰ KHỐN CÙNG CỦA TRIẾT HỌC TỪ PROTAGORAS TỚI MARX
3. MARX TIẾP THU (LẤY) MỌI HỌC THUYẾT TRƯỚC MÌNH, TRỪ CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO
4. NHỮNG CÁI SAI CĂN BẢN (SAI GỐC) CỦA HỌC THUYẾT MARX
Xin quý độc giả đọc nội dung chính của bài viết:
1. TỪ HI LẠP ĐẾN MARX, TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY LUÔN HƯỚNG VỀ CÁI TUYỆT ĐỐI
Câu thần chú: - Cái Tuyệt đối, ấy là thực tính của mi - được cho là của thần Apollon (tiếng Hy Lạp: Απόλλων Apóllon) là thần ánh sáng, chân lý và nghệ thuật) tuyệt đối hóa cái tuyệt đối trong bản thể vũ trụ ám ảnh nền văn minh Hi Lạp từ buổi bình minh con người, khiến con người suốt cả mấy nghìn năm luôn luôn thao thức đi tìm linh hồn mình trong tuyệt đối Thượng đế, trong tự nhiên và trong chính xã hội mà nó cư trú…
Diogenes Sinope, trong tiếng Hy Lạp cổ Διογένης / Diogenes (Sinope v 413 - Corinth, ca 327 trước Công nguyên), một tông đồ của thần Apollon, mỗi ngày lại mang cây đèn đi khắp hang cùng ngõ hẻm thành Athènes đầy ắp người ta, để tìm một con người tuyệt đối giữa ban ngày nhưng tuyệt nhiên không thấy. Hình như toàn bộ nền triết học Hi Lạp (và cả châu Âu sau này), cũng bị hội chứng đi tìm con người tuyệt đối, xã hội tuyệt đối, thiên đường tuyệt đối trên mặt đất của Diogène làm cho mất ăn mất ngủ...
Protagoras (pron.: / p r oʊ t æ ɡ ə r ə s /; Hy Lạp: Πρωταγόρας, ca 490 TCN - 420 TCN) [1] Nhà triết học Hy Lạp trước Socrates, triết gia duy vật sơ khai, tuyệt đối tự tin đến mức chủ quan, đẩy con người vượt lên cả Thượng đế, kích thích chú bé Hi Lạp ấu thơ hãy vươn lên thành người khổng lồ cai trị vũ trụ: “Con người là thước đo của vạn vật”.
Thalès de Milet gọi là Ta-Lét (tiếng Hy Lạp: Θαλῆς ὁ Μιλήσιος; khoảng 624 TCN – khoảng 546 TCN), triết gia khởi nguồn văn minh Hi Lạp coi nước là tuyệt đối vũ trụ thì Heraclite coi lửa là tuyệt đối của vạn vật. Anaximandros, coi tuyệt đối là cái tuyệt đối không thể tìm thấy trong một vũ trụ tuyệt đối bất định. Democritos lại đi tìm bản nguyên vũ trụ thông qua tuyệt đối-nguyên tử, phần tử nhỏ nhất của vũ trụ tuyệt đối không thể bị chia cắt.
Xenophanes của Colophon (tiếng Hy Lạp: Ξενοφάνης ὁ Κολοφώνιος; 570 - 475 TCN) cho rằng tuyệt đối nằm trong thực tại khách quan chứ không nằm trong tay thần linh với câu nói nổi tiếng: “Nếu con ngựa, con bò biết vẽ, chúng sẽ vẽ thần linh của chúng có hình ngựa, hình bò!”.
Pythagoras (tiếng Hy Lạp: Πυθαγόρας; sinh khoảng năm 580 đến 572 TCN - mất khoảng năm 500 đến 490 TCN) nhà toán học vĩ đại lại đi tìm tuyệt đối trong các con số, trong phép mầu toán học.
Sokrates hay Socrates (Về năm sinh của ông hiện vẫn chưa có sự thống nhất giữa năm 469 hay 470. (469 - 399 TCN), (470 - 399 TCN) - triết gia khởi nguồn túi khôn Hi Lạp đã bị tử hình vì dám đưa tinh thần Hi Lạp từ trong đền thờ Apollon ra xã hội con người, khuyên người ta nên đi tìm cái đẹp linh hồn trong thân xác, để thấy linh hồn đồng nhất với thượng đế tuyệt đối. Ông tuyệt đối hóa vai trò của trí tuệ để đi tìm chân lý tuyệt đối…
Platon (tiếng Hy Lạp: Πλάτων, Platōn, "Vai Rộng"), khoảng 427-347 TCN lại đi tìm một thế giới tuyệt đối ý niệm trong linh hồn bất tử. Ông là người đầu tiên chỉ hướng cho nhân loại đi tìm một xã hội tuyệt đối thiên đường, tuyệt đối hoàn thiện hoàn mỹ là xã hội cộng sản tuyệt đối không còn tư hữu, được sinh ra trong ý niệm duy tâm của ông qua tác phẩm trứ danh “ Cộng Hòa”. Có điều xã hội cộng sản của Platon là một xã hội cộng sản nhân đạo, tuyệt đối cấm giết người. Marx, hơn 2000 năm sau đã lấy ý tưởng này của Platon để xây dựng chủ nghĩa cộng sản bằng “vũ khí duy ác”, bằng phương pháp duy nhất là giết người “ chôn tư bản”, giết tất cả các giai cấp khác trừ giai cấp vô sản. Con đường đi vào thế giới cộng sản của Platon có Thượng Đế và tình thương yêu nhân loại đi kèm, tuy chỉ là một xã hội giả tưởng. Ngược lại, con đường đi lên thế giới đại đồng, đi lên thiên đường cộng sản của Marx là con đường đầy máu và nước mắt với những núi núi sọ người như đã từng xảy ra ở Nga cộng, Tàu cộng, Triều cộng, Cu cộng, Việt cộng... và như hậu duệ cuối cùng của Marx là Pôn-pốt Iêng-xa-ri vừa thực hiện thiên đường cộng sản là những cánh đồng chết với sự tham gia của qủy dữ.
Triết gia hàng đầu của triết học Kinh Viện Thánh Aurielius Augustinus (sinh ngày 13 tháng 11, 354, mất ngày 28 tháng 8, 430) - người đã Platon hóa thần học Thiên Chúa giáo và ngược lại (sau này Thánh Thomas Aquin cũng làm như vậy với Aristote), tìm tuyệt đối trong linh hồn thánh thiện, từng phán: “Làm cho chính mình trở thành chân lý” (Vé rum tacere se ipsum); rằng khi có Chúa tồn tại trong anh em, linh hồn anh em là một với tuyệt đối Thiên Chúa. Sau này, Marx đã lấy câu kinh trên của Thánh Augustinus sau khi xua đuổi Chúa Trời để biến các ảo tưởng duy tâm cực đoan của mình thành chân lý duy nhất, chân lý vĩnh hằng giúp các hậu duệ chân truyền của ông như Lenine, Stalin, Mao Trạch Đông... tiêu diệt những kẻ bất đồng chính kiến bằng gông cùm tù tội bắn giết.
René Descartes (sinh ngày 31 tháng 3 năm 1596 – mất ngày 11 tháng 2 năm 1650) tuyệt đối hóa tư duy, cho tư tưởng con người thể hiện trong khoa học là cái tuyệt đối với hai câu nói nổi tiếng vượt qua những rào cản của thần học, tôn sùng một Thượng đế khác là lý trí: “Tôi tư duy, tôi tồn tại”, hoặc: “Trừ tư tưởng của ta, chẳng có gì tuyệt đối nằm trong tay ta”.
Immanuel Kant, (sinh ngày 22 tháng 4 năm 1724 tại Königsberg; mất ngày 12 tháng 2 năm 1804 tại Königsberg) triết gia vĩ đại nhất của nước Đức và châu Âu, người từng muốn dung hòa hai cực đoan duy vật và duy tâm trong triết học phương Tây bằng sự “phê phán lý trí thuần túy”, hướng con người về thế giới “tiên nghiệm” với thuyết: Lệnh thức tuyệt đối (kategorischer Imperativ) cho rằng tuyệt đối không thể nhận thức được “vật tự nó”. Nhưng từ I. Kant, hình như triết học truy tìm cái tuyệt đối bản thể vũ trụ phương Tây thiếu tự tin, toan tìm một lối rẽ sang phương Đông khi ông tương đối hóa cái toàn thể: Từ “toàn thể”luôn luôn chỉ có nghĩa tương đối...”
Georg Wilhelm Friedrich Hegel (27 tháng 8 năm 1770 - 14 tháng 11 năm 1831) – người đã từng tuyên bố biện chứng pháp của tôi là lấy từ triết gia Heraclitus Êphêsô (Hy Lạp cổ đại Ἡράκλειτος không Ἐφέσιος / Hêrákleitos Ephésios ho) là một nhà triết học Hy Lạp từ cuối thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên.). Hegel đã phát triển biện chứng pháp của Héraclite tới mức hoàn thiện, tất nhiên là biện chứng pháp tinh thần theo ý niệm tuyệt đối của ông. Sau này, một người học trò của Hegel là K. Marx đã lật ngược biện chứng pháp tinh thần của Hegel để thành biện chứng pháp duy vật của Marx. Hegel đã tìm ra quy luật chung của phép biện chứng trong tư duy, trong tự nhiên và xã hội với sự hỗ trợ của Thượng Đế. Hegel đã dùng khái niệm Thượng Đế của Spinoza (Benedictus de Spinoza hay Baruch de Spinoza (24/2/1633 - 21/2/1677) là một nhà triết học người Hà Lan gốc Do Thái) để làm một cuộc cách mạng thực sự của thần học có phần nghiêng về thuyết phiếm thần, chỉ bước nửa bước nữa là tới vô thần. Spinoza cho rằng Thượng Đế không phải là một cá thể toàn năng, độc thần, tuyệt đối như quan niệm của Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo và Hồi giáo; mà Thượng Đế chính là toàn thể vũ trụ, toàn thể thế giới tự nhiên trong đó có con người sinh sống. Hegel chỉ ra lịch sử loài người có thể phát triển tới cái tuyệt đối toàn thiện toàn mỹ (một thiên đường dưới thế) với sự hướng dẫn của Thượng Đế theo hướng chỉ đường của tính thiện căn tức chủ nghĩa nhân đạo Thiên Chúa giáo.
Marx từ bỏ đạo đức Thiên Chúa giáo của Hegel, quyết mang thiên đường từ trời xuống thế để tìm cái tuyệt đối nơi trần gian, thánh hóa con người bằng bạo lực, quyết dùng máu của giai cấp tư bản để xây dựng xã hội cộng sản ảo tưởng bằng Ý NIỆM TUYỆT ĐỐI DUY VẬT. Marx, một lần nữa, lặp lại hình ảnh triết gia Diogen của Hi Lạp xa xưa, cầm đèn đi giữa ban ngày để tìm kiếm giấc mơ cộng sản của mình trên mặt đất duy ác.
2. TÁCH TÂM RA KHỎI VẬT, ÁP ĐẶT CHỦ QUAN CON NGƯỜI LÊN VẠN VẬT LÀ SỰ KHỐN CÙNG CỦA TRIẾT HỌC TỪ PROTAGORAS ĐẾN MARX:
Triết học phương Tây từ Hi Lạp tới Marx mắc một căn bệnh trầm kha, đưa tới sự cáo chung của triết học, ấy là căn bệnh tách TÂM (duy tâm) ra khỏi VẬT (duy vật). Bệnh này đưa đến cuộc truy nguyên (tranh cãi) vô hồi kỳ trận trong triết học: TÂM có trước hay VẬT có trước, VẬT sinh TÂM hay TÂM sinh VẬT? Rằng trứng đẻ ra gà hay gà đẻ ra trứng? Rằng con người sinh ra từ con khỉ (Darwin) hay có một Đấng toàn năng nào đó nặn ra con người từ đất sét như Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo đã tin tưởng? Cho đến nay, khoa học thực nghiệm phương Tây vẫn còn ngơ ngác hỏi: vũ trụ này, tồn tại này sinh ra do TẤT ĐỊNH (do Chúa, do Đấng Toàn Năng) hay do NGẪU NHIÊN (do vụ nổ lớn Big Bang) tạo ra? Cho đến nay, câu hỏi của người Sume mở đầu văn minh Lưỡng hà (mở đầu văn minh nhân loại?), sắc dân tìm ra chữ viết để viết trên gốm sớm nhất, rằng: con người từ đâu đến, đến đây làm gì và đi về đâu vẫn chưa được các nền văn minh hậu bối trả lời, kể cả Einstein hay đức Đạt Lai Lạt Ma...
Chỉ biết rằng, cho tới hiện nay, khoa học thực nghiệm phương Tây đã dẫn dắt nhân loại qua những bước tiến khổng lồ về vật chất như tìm được bản đồ gen người, sinh sản vô tính, đưa người lên vũ trụ, dùng kính viễn vọng nhìn ra vũ trụ khôn cùng... Ngược đời thay, khoa học càng ngày càng tiến lên càng thấy mình gần với tôn giáo... Khoa học tò mò hé mắt qua kính viễn vọng thiên văn Hubble, hoặc kính viễn vọng khổng lồ Alma nhìn ra vũ trụ để thấy trái đất này, thái dương hệ này cũng chỉ là kiếp hạt bụi tí con con; hoặc bồi hồi tìm ra hạt Higgs (hạt của Chúa Trời)... chợt sợ hãi nếu đột nhiên mình lại tìm ra hạt của qủy sứ... Nhưng khoa học thực nghiệm chừng như đã bất lực, khi nó lơ mơ cảm thấy rằng hình như vũ trụ này đã được một lực lượng siêu nhiên nào đó lên chương trình từ A tới Z, đã mã hóa mọi hoạt động của con người và tự nhiên từ mở đầu đến kết thúc?
Công cuộc tách TÂM ra khỏi VẬT của nền triết học phương Tây ngót ba nghìn năm nay giờ đã đến lúc nhận lấy một hậu quả kinh hồn: toàn bộ nền văn minh vật chất đã dùng khoa học thực nghiệm đưa con người vượt lên phía trước với tốc độ siêu âm, bỏ lại nền văn minh tinh thần tiến như rùa bò vẫn còn cố níu lấy luân lý và đạo đức thế kỷ ánh sáng thứ 17, tiếc nuối thế kỷ thứ 18 của cách mạng Pháp và tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ hào sảng tính nhân văn? Trong con tàu vũ trụ trái đất bay đến tương lai, dường như tinh thần nhân loại đã bị văn minh vật chất bỏ lại ở rất xa trong quá khứ, có cơ hồn sẽ lìa khỏi xác, một nhân loại DUY VẬT không có DUY TÂM đi kèm, một nhân loại ác không có thiện đi kèm, phải chăng là dấu hiệu của ngày tận thế?
Nhân loại đang tới gần nguy cơ tự hủy diệt khi thân xác bỏ rơi linh hồn, khi khoa học bỏ rơi tôn giáo, khi cái ác bỏ rơi cái thiện, khi VẬT bỏ rơi TÂM, khi loài người sắp đánh mất tuổi thơ, đánh mất tôn giáo và Thượng Đế...?
Tách TÂM ra khỏi VẬT (và ngược lại) thì TÂM ấy không còn là TÂM, VẬT ấy cũng không còn là VẬT nữa? Tách TÂM ra khỏi VẬT (và ngược lại) khác nào tách HỒN ra khỏi XÁC. Một cái xác không hồn, cái xác ấy là một vật chết, quyết không còn là con người nữa. Một cái hồn không có xác để cư trú, cái hồn ấy chỉ có thể là hư vô.
TÂM và VẬT, HỒN và XÁC là quá trình đồng thời, tuyệt nhiên không thể dùng phương pháp phân tích theo kiểu mổ xẻ: trước hết là TÂM hay trước hết là VẬT theo kiểu triết học phương Tây đã quan niệm và cãi nhau chí chết để cùng nhau treo cổ triết học vậy.
Người phương Đông quan niệm TÂM với VẬT là một. Tôi đang bàn về Vật, cũng có nghĩa là tôi đang nói về Tâm đấy. Người phương Đông cho con người là tiểu vũ trụ nên tạo ra một tam vị nhất thể (tam tài) thống nhất THIÊN ĐỊA NHÂN. Người phương Đông coi con người là con đẻ của tự nhiên, từ tự nhiên mà sinh ra, rồi lại quay về với tự nhiên, không bao giờ coi mình cao hơn tự nhiên hay bá chủ tự nhiên như triết học phương tây quan niệm.
Bằng một danh ngôn vĩ đại, triết gia Protagoras đã chỉ hướng cho nền văn minh phương tây tha hồ áp đặt chủ quan của con người lên toàn thể vũ trụ: “Con người là thước đo vạn vật”. Sao lại lấy cái giới hạn làm thước đo cái vô hạn? Con người là tùy thể của vũ trụ hay ngược lại? Con người sinh ra vũ trụ hay ngược lại mà lại lấy con người làm thước đo vũ trụ?
Lấy VẬT phủ nhận TÂM, dùng vật chất phủ nhận mọi giá trị tinh thần con người, áp đặt chủ quan vô cùng duy tâm của mình lên mọi vật rồi gọi là duy vật chủ nghĩa, áp đặt rất nhiều điều phi lý, không tưởng của mình lên con người, lên xã hội và lịch sử con người rồi gọi là duy vật biện chứng, phủ nhận lịch sử nhân loại trước mình rồi gọi là duy vật lịch sử, Marx và Engels đã biến chủ nghĩa hoang tưởng của mình thành đoạn đầu đài để hành hình triết học, để đưa triết học phương tây vào huyệt mộ của bế tắc bằng vũ khí duy nhất là cái ác.
3. MARX TIẾP THU (LẤY) MỌI HỌC THUYẾT TRƯỚC MÌNH, TRỪ CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO
Karl Marx tiếp thu (lấy) hơn 90 % học thuyết Hegel làm học thuyết của mình, trừ Thượng Đế và chủ nghĩa nhân đạo. (Nói đến Marx, cũng có nghĩa là nói đến Engels, vì hai ông là đồng tác giả của chủ nghĩa cộng sản bạo lực. Chúng tôi không bàn đến các đao phủ thủ của chủ nghĩa duy ác là Lenine, Stalin, Mao Trạch Đông và hàng tá các đao phủ thủ tí con con Âu Á cộng sản khác...)
Ngay cả ba phạm trù nổi tiếng của Marx được cho là phương pháp luận khoa học như: lượng biến thành chất, sự phủ định của phủ định và sự đấu tranh giữa các mặt đối lập thống nhất từng là những phát hiện của Héraclite và Hegel.
Karl Marx đã xua đuổi chủ nghĩa nhân đạo ra khỏi thuyết duy vật còn biết thương người của Feuerbach (Ludwig Andreas von Feuerbach (ngày 28 tháng 7 năm 1804 - ngày 13 tháng 9 năm 1872) là một nhà triết học Đức và nhà nhân chủng học) sau khi tiếp thu (lấy) 90% học thuyết duy vật của Feuerbach thể hiện trong tác phẩm “ Hệ tư tưởng Đức” của Marx. Marx đã kết hợp biện chứng Hegel với duy vật Feuerbach để tạo ra duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Marx quét sạch chủ nghĩa nhân văn (nhân đạo) ra khỏi học thuyết cộng sản trong tác phẩm “Cộng Hòa” của Platon (Platon (tiếng Hy Lạp: Πλάτων, Platōn, "Vai Rộng"), khoảng 427-347 TCN, nhà triết học cổ đại Hy Lạp được xem là thiên tài trên nhiều lĩnh vực, có nhiều người coi ông là triết gia vĩ đại nhất mọi thời đại cùng với Socrates (Σωκράτης) là thầy ông) để lấy nguyên mẫu mô hình xã hội cộng sản này của Platon, xin trích:
“PLATON: Lí tưởng cộng sản lần đầu tiên được Platon định danh về mặt lí luận trong các trước tác của mình. Trong tác phẩm Cộng hoà, thông qua Socrates, Platon khẳng định rằng bất hoà và chiến tranh có nguồn gốc từ sở hữu:
“Sự khác nhau như thế thường xảy ra do bất đồng về những từ như ‘của tôi’ và ‘không phải của tôi’, ‘của anh ta’ và ‘không phải của anh ta’… Chả lẽ việc xây dựng một nhà nước, nơi đa số người cùng sử dụng những từ như ‘của tôi’ và ‘không phải của’ đối với cùng một loại đồ vật không phải là cách làm tốt nhất hay sao?”
Trong các phẩm Các qui luật, Platon còn dự báo một xã hội, nơi người ta không những sở hữu chung tất cả, kể cả vợ con mà còn:
“riêng tư và tư hữu bị loại bỏ khỏi đời sống, những thứ về bản chất là riêng, thí dụ như mắt và tay cũng trở thành của chung và ở mức độ nào đó người ta cùng nhìn, cùng nghe và cùng hành động, tất cả mọi người cùng ca tụng hay cùng lên án, cùng vui cùng buồn vì cùng những lí do như nhau”
Aristotle, học trò của Platon, lại ngờ rằng cái Utopia cộng sản đó sẽ không đem lại hoà bình vì một lí do đơn giản là khi cùng sở hữu thì người ta dễ sinh ra cãi cọ hơn là tư hữu. Hơn nữa, ông khẳng định rằng nguồn gốc của các tranh chấp không nằm ở sự tư hữu mà ở ước muốn được sở hữu: “không cần cào bằng sở hữu mà phải san bằng ước muốn của con người”.
(Richard Pipes - Chủ nghĩa cộng sản)- Phạm Minh Ngọc dịch
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=10911&rb=08
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=10911&rb=08
(hết trích)
Marx cũng tiếp thu (lấy) ý tưởng về một xã hội tuyệt mỹ “ thiên đường cộng sản Thiên Chúa giáo” trong khái niệm Utopia của Thomas More (Sir Thomas More (/ m ɔr / 07 Tháng 2 1478 - 06 Tháng 7 năm 1535), được biết đến với Công giáo La Mã như Thánh Thomas More từ năm 1935)
Thomas More đã sáng tác cuốn tiểu thuyết giả tưởng có tên Utopia, mô tả một xã hội thiên đường cộng sản hữu thần, ai không tin vào Chúa sẽ bị chém đầu.Trong “Utopia xã” với quyền sở hữu đất, sở hữu tư nhân không tồn tại, nam giới và phụ nữ được giáo dục như nhau, một xã hội làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, con người gần như đã biến thành các vị thánh. Marx đã lật ngược xã hội thiên đường cộng sản hữu thần của Thomas More để trở thành xã hội thiên đường cộng sản vô thần của mình, nơi tôn giáo bị triệt tiêu, cá nhân bị triệt tiêu, cái riêng bị triệt tiêu, gia đình bị triệt tiêu, nhà nước bị triệt tiêu, giai cấp bị triệt tiêu, kỷ luật và hiến pháp bị triệt tiêu, tòa án, quân đội, công an, nhà tù, hình phạt bị triệt tiêu, cái ác, cái giả, cái xấu bị triệt tiêu, biện chứng bị triệt tiêu, trần gian bị triệt tiêu …
Cứ đà này, học thuyết Marx có thể sẽ tiến lên một bước là triệt tiêu con người vì Marx (lấy ý của Hegel) nói rằng lúc xã hội loài người phát triển đến mức tuyệt hảo là thiên đường cộng sản thì lịch sử nhân loại dừng lại, không còn sự tiến hóa nào hiện hữu nữa. Lịch sử theo ý Marx đến đây là điểm kết thúc, điểm chết. Mà lịch sử loài người biến mất thì con người sẽ cư trú trong hư vô hay trong cõi chết ư? Thật là hoang đường và phi lý (!)
Marx tiếp thu (lấy) khái niệm đấu tranh giai cấp từ nhiều triết gia trước Marx làm của mình, trong đó có ba vị tiền bối được gọi là ba nhà của chủ nghĩa xã hội không tưởng lớn nhất: Saint Simon, Fourier, Owen rồi đuổi cổ chủ nghĩa nhân đạo ra khỏi khái niệm đấu tranh giai cấp ôn hòa (phi bạo lực) của ba ông thầy này.
Marx đã lấy tư tưởng xã hội chủ nghĩa là một xã hội có nền nền kinh tế thống nhất có kế hoạch trên quy mô một quốc gia và quy mô thế giới, lần đầu tiên do Saint Simon (1760 - 1825) sáng tạo ra để làm của mình, sau khi đã xóa bỏ tính nhân đạo của học thuyết Saint Simon.
Marx đã lấy học thuyết Charles Fourier (1772 - 1837) làm của mình, trong đó có một phát minh quan trọng nhất của bậc tiền bối này, rằng tiến trình lịch sử xã hội loài người trải qua bốn giai đoạn: mông muội, dã man, gia trưởng và văn minh. Văn minh là giai đoạn tư bản chủ nghĩa, gia trưởng là xã hội phong kiến, dã man là xã hội chiếm hữu nô lệ và mông muội là xã hội cộng sản nguyên thủy. Ngay cả ý tưởng công xã (Học thuyết của Fourier về một xã hội mới là hệ thống công nghiệp mới hay chủ nghĩa công nghiệp mới theo cách gọi của ông. Đơn vị cơ sở của xã hội mới ấy bắt đầu từ các phalanges (phalănggiơ - một kiểu công xã) của Fourier) Marx cũng lấy làm của mình. Ý tưởng phải thay thế chế độ tư bản một cách triệt để bằng phương pháp hòa bình của Fourier cũng được Marx trưng thu sau khi đã đuổi chủ nghĩa nhân đạo ra khỏi học thuyết Fourier.
Học thuyết cho rằng chế độ tư hữu là nhân tố chính của sự suy đồi về đạo đức cần phải được tiêu diệt bằng phương pháp hòa bình đã được Marx lấy làm của mình sau khi đã xóa bỏ tình thương con người phi giai cấp của Owen (Robert Owen (1771 - 1858) mà Marx gọi là cải lương, thỏa hiệp, là không triệt để.
Tư tưởng “Xã hội mới đó vận hành hợp lý đó theo nguyên tắc sở hữu chung và lao động chung, kết hợp lao động trí óc và chân tay, sự phát triển toàn diện của cá nhân, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Xã hội không có giai cấp ấy là một liên minh tự do của các công xã tự quản” của Owen cũng được Marx lấy làm của mình sau khi đã từ bỏ phương pháp thiện căn của Owen để dùng bạo lực xây dựng xã hội mới do Marx chủ trương.
Học thuyết kinh tế của Marx là bắt nguồn từ hai nhà kinh tế học lớn nhất của chủ nghĩa tư bản là Adam Smith và David Ricardo.
Adam Smith, FRSE (rửa tội ngày 16 tháng 6 năm 1723, hay 5 tháng 6 năm 1723 trong lịch Julian; mất ngày 17 tháng 7 năm 1790) là nhà kinh tế chính trị học và triết gia đạo đức học lớn người Scotland; là nhân vật mở đường cho phát triển lý luận kinh tế. Bộ sách Bàn về tài sản quốc gia (Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations) đã giúp tạo ra kinh tế học hiện đại và cung cấp một trong những cơ sở hợp lý nổi tiếng nhất của thương mại tự do, chủ nghĩa tư bản, và chủ nghĩa tự do.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Adam_Smith
http://vi.wikipedia.org/wiki/Adam_Smith
Adam Smith là lý thuyết gia số một đặt nền móng cho kinh tế tư bản chủ nghĩa. Ông sinh trước Marx 95 năm và 28 năm sau khi ông mất, Marx mới ra đời. Trước Adam Smith, kinh tế phương Tây còn mang đặc thù của nền kinh tế phong kiến tuy đã manh nha nền kinh tế thương mại tư bản tư nhân còn nhỏ lẻ.
Trước Adam Smith, chủ nghĩa tư bản sơ khai đã có một số nhà kinh tế bàn đến vấn đề tự do kinh tế và tự do thương mại, bàn về các khế ước xã hội trong mối quan hệ giữa tư bản và lao động. Nhưng chính từ Adam Smith lần đầu tiên các lý thuyết về tự do kinh tế, tự do thương mại được hệ thống hóa, điều kiện hóa, xã hội hóa và quốc tế hóa. Đó là những vấn đề sống còn của chủ nghĩa tư bản nhân đạo trong mối quan hệ giữa đạo đức và kinh tế, giữa lý thuyết về giá trị lao động và thị trường tự do tự điều tiết mọi mâu thuẫn lao động và tư bản, về vấn đề chuyên môn hóa sản xuất quốc tế và sự phân công lao động, về nhân tố sản xuất quan trọng hơn nhân tố mậu dịch, về thuyết trọng thương đã vượt qua thuyết trọng nông trong tích lũy tư bản, về “lý thuyết lợi ích tuyệt đối” trong vai trò điều tiết của nhà nước trong kinh doanh quốc tế, về sức lao động là giá trị đầu tiên của nền tảng sản xuất tư bản.
Vấn đề quan trọng nhất mang tính đạo đức trong kinh tế luận Adam Smith là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giải phóng con người khỏi nô lệ thân xác. Thương nghiệp và công nghiệp thành thị chỉ có thể phát triển khi nó gắn liền với tự do cá nhân, quyền tư hữu tối thượng và pháp lý dân chủ đại nghị. Adam Smith còn khuyến cáo nền kinh tế tư bản rằng kinh tế chỉ có thể phát triển nếu việc trả lương lao động hợp lý trở thành tiêu chuẩn mang tính lịch sử để tiến lên hữu sản hóa giai cấp vô sản. Adam Smith trong kinh tế luận của mình đã coi hợp tác trong cạnh tranh là vấn đề sống còn của xã hội tư bản.
Marx, từ người học trò trở thành người phản biện học thuyết kinh tế AdamSmith. Marx luôn luôn nói đến duy vật biện chứng và duy vật lịch sử nhưng trong cách hành xử và lập luận của mình, Marx lại là người chủ quan phi biện chứng và phi lịch sử hơn ai hết. Marx áp dụng biện chứng pháp Hegel vào mọi vấn đề để đi đến công thức cứng ngắc và thiếu khoa học là tư bản thì tuyệt đối xấu còn vô sản thì tuyệt đối tốt, rằng tư bản bóc lột dã man vô sản bằng “giá trị thặng dư”, rằng nhất định vô sản sẽ chôn tư bản để xây dựng một nền kinh tế chỉ huy, một nền kinh tế kế họach hóa toàn cầu phi cạnh tranh, một nền kinh tế xóa bỏ hoàn toàn tư hữu…Marx, bằng định kiến cố hữu đã đóng đinh tư bản vào một chỗ “bóc lột dã man” mà không cho nó sự vận động để tự sửa chữa tốt hơn.
Thực tế đã chứng minh Marx hoàn toàn sai lầm về học thuyết kinh tế duy tâm chủ quan thiếu luận chứng khoa học của mình. Học thuyết kinh tế tự do và nhân đạo của Adam Smith đã chiến thắng học thuyết chôn tư bản của Marx. Chính Marx từng nói: “ Thực tế là thước đo chân lý”. Ngày nay bốn nước cộng sản cuối cùng của thế giới là Trung Quốc, Việt Nam và bước đầu với Cuba và Bắc Triều Tiên đã từ bỏ (và dần dần từ bỏ) kinh tế tập trung, kinh tế phi cạnh tranh, kinh tế bị chính trị hóa, phi tư hữu hóa của Marx để thực thi học thuyết kinh tế tự do và nhân đạo tư bản chủ nghĩa của Adam Smith.
Nói tóm lại, hầu hết tư tưởng của Marx là lấy từ các học phái trước Marx, sau khi ông đã chối bỏ mọi điều thiện của các bản chính để duy ác hóa chủ nghĩa xã hội rất thiếu lý tính, thiếu lẽ phải của mình, rồi gọi chúng là chủ nghĩa xã hội khoa học.
4. NHỮNG CÁI SAI CĂN BẢN (SAI GỐC) CỦA HỌC THUYẾT MARX
Trong các trước tác của Marx - Engels, khái niệm “đấu tranh giai cấp” luôn luôn được đồng nghĩa với khái niệm “ bạo lực cách mạng” với các từ “duy ác” như “ tiêu diệt”, “giết sạch”, “chôn”, “tước đoạt”, “ cướp”... tức là tuyệt đối hóa hành vi giết người, hành vi tước đoạt, cướp bóc của giai cấp này với các giai cấp khác trong công cuộc tiến lên thiên đường cộng sản. Marx chỉ ra rằng lối lên thiên đường duy nhất của giai cấp vô sản chính là địa ngục của giai cấp tư sản.
Marx trong tuyên ngôn của đảng cộng sản do Engels chắp bút (trích từ “ Thư Viện Marx-engels” trên Internet) đã tuyệt đối hóa CÁI ÁC, coi CÁI ÁC là động lực duy nhất của sự phát triển lịch sử nhân loại, khi ông viết:
“Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp.”
http://www.marxists.org/…/marx-enge…/1840s/tuyen/phan_01.htm
http://www.marxists.org/…/marx-enge…/1840s/tuyen/phan_01.htm
ĐẤU TRANH GIAI CẤP BẰNG TUYỆT ĐỐI HÓA BẠO LỰC – MỘT HỌC THUYẾT PHI NHÂN
Đây chính là sự sai lầm hệ trọng nhất trong nhận thức luận của Marx về lịch sử, một sai lầm gốc trong các sai lầm gốc khác nơi Marx (xóa bỏ tư hữu, giá trị thặng dư, chuyên chính vô sản, mô hình phi nhân về con người phi biện chứng, phi lịch sử, phi logic trong xã hội bịa đặt có tên là thiên đường cộng sản...)
Lịch sử loài người là lịch sử của các cuộc đấu tranh kép (vừa hòa bình vừa bạo lực) giữa văn minh và dã man, giữa cái thiện và cái ác, giữa cái chân và cái giả, giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái vị tha và cái vị kỷ...
Việc tuyệt đối hóa cuộc đấu tranh giai cấp bằng bạo lực - tức sự giết người hay CÁI ÁC là động lực duy nhất của lịch sử tiến hóa nơi con người là một lý giải sai lầm lớn nhất của Marx để biến học thuyết cộng sản của ông thành HỌC THUYẾT DUY ÁC.
Về phát kiến tai hại này của Marx, trước hết lại bắt đầu từ lời giải thích của thầy ông là triết gia duy tâm Hegel, xin trích:
“Trong "Lutvich Foiơbăc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức", Enghen đã nhắc lại quan điểm của Hêghen (F. Hegel) về sự đối lập giữa thiện và ác và ông đã phân tích như sau: "Hêghen viết: "Người ta tưởng nêu được một chân lí vĩ đại khi nói con người bẩm sinh là thiện, song người ta quên rằng người ta còn nêu được một chân lí vĩ đại hơn nữa với lời nói này: "Con người bẩm sinh là ác". Theo Hêghen, ác là hình thức, trong đó biểu hiện động lực của sự phát triển lịch sử. Thật ra câu nói đó bao hàm hai ý nghĩa: một mặt, mỗi bước tiến mới tất nhiên là một tội ác chống lại trật tự cũ đang suy đồi, nhưng được tập quán thần thánh hoá. Mặt khác, từ khi sự đối lập giữa các giai cấp xuất hiện thì chính những dục vọng xấu xa của con người – lòng tham và sự thèm muốn quyền thế – đã trở thành đòn bẩy cho sự phát triển lịch sử".” (hết trích)
http://daitudien.net/…/triet-hoc-ve-cai-thien-va-cai-ac.html
http://daitudien.net/…/triet-hoc-ve-cai-thien-va-cai-ac.html
Qua Engels ta mới biết chính Hegel, một con người luôn vịn vào vào Thượng đế để đi tìm tuyệt đối trong ý niệm, trong xã hội tuyệt hảo do ý niệm tuyệt đối dẫn đường, người hình như vẫn còn tin vào thiện căn con người, lại xúi giục Marx dùng cái ác để giải thích lịch sử của loài người là một lịch sử duy ác, do cái ác làm tiến hóa xã hội con người. Đây là một ngụy lý của thầy trò Hegel- Marx, gây ra sự tai hại vô song về sau cho những hậu duệ dùng học thuyết phi khoa học này để cải tạo thế giới bằng biện pháp duy ác, không còn chỗ cho cái thiện cư trú trong học thuyết Marx.
Trong triết học Trung Hoa, Mạnh tử (372 trước TL - 298 trước TL) một học phái Nho gia nổi tiếng nhất từng nói: “ Nhân chi sơ tính bản thiện”. Tuân tử (313 trước TL - 238 trước TL) cũng một học phái Nho gia khác sinh sau Mạnh tử 59 năm lại nói ngược rằng: “ Nhân chi sơ tính bản ác”. Từ đó, có nhiều người suy ra rằng Mạnh tử chủ trương thiện còn Tuân tử chủ trương ác. Sở dĩ Tuân tử nói như trên là để cân bằng với quan niệm duy thiện của Mạnh tử, rằng con người sinh ra đã sẵn cả tính thiện và tính ác. Bởi, thiện ác là bản năng tự nhiên tạo hóa ban cho muôn loài.
Vấn đề DUY ÁC của học thuyết Marx đấu tranh giai cấp bằng bạo lực trong việc giải thích lịch sử loài người là ông đã lấy học thuyết “đấu tranh sinh tồn tàn bạo, đào thải của tự nhiên tàn nhẫn và tồn tại của giống thích ứng với môi trường ác liệt” của Charles Robert Darwin (12 tháng 2, 1809 – 19 tháng 4, 1882) làm thành học thuyết đấu tranh giai cấp bạo lực của mình.
Darwin sinh trước Marx 9 năm và mất sau Marx một năm. Mặc dù tác phẩm trứ danh nhất của Darwin là “Nguồn gốc các loài” in lần đầu tiên năm 1859, trong khi “Tuyên ngôn của đảng cộng sản” của Marx –Engels in trước đó 11 năm, tức năm 1848, thì sao lại có chuyện Marx lấy ý tưởng của Darwin?
“Nguồn gốc các loài” là cuốn sách tổng kết những thành quả của những khám phá, nhìn nhận, ghi chép, suy đoán, kết luận của Darwin trong chuyến đi gần 5 năm, từ 1831 đến 1836, trên hải trình của tàu Beagle vòng quanh thế giới; và ông đã liên tục công bố các bài báo nhỏ về các kết quả nghiên cứu này trên báo để thăm dò phản ứng của các nhà khoa học. Marx đã lấy các ý tưởng của Darwin từ các bài báo này về sự tiến hóa của các loài qua phép thử của cái ác đặng tăng thêm tự tin để ông công bố kết luận gây choáng: lịch sử loài người là lịch sử của cái ác. Chúng ta hãy nghe Engels kể lại:
“Trên các ấn phẩm của Nguồn gốc, Marx đã tham gia vào các công việc khác. Nhưng khi ông đã có một cơ hội để đọc nó một năm sau đó, đánh giá của nó cũng tương tự như của Engels, người mà ông đã viết trên 19 tháng 12 năm 1860:
"Trong thời gian thử nghiệm của tôi [bệnh] trong bốn tuần tôi đã đọc tất cả các loại vật. Trong số những người khác, cuốn sách về chọn lọc tự nhiên của Darwin. Mặc dù nó được phát triển một cách thô tiếng Anh, đây là cuốn sách có chứa các nền tảng tự nhiên lịch sử của quan điểm của chúng tôi. "
Một tháng sau, vào ngày 16 Tháng 1 năm 1861, ông đã viết cho Lassalle trong điều kiện tương tự:
"Công việc của Darwin là quan trọng nhất và phù hợp với mục đích của tôi ở chỗ nó cung cấp một cơ sở khoa học tự nhiên cho lịch sử đấu tranh giai cấp. Một, tất nhiên, không phải đưa lên với phong cách tiếng Anh vụng về của các đối số. Mặc dù tất cả các thiếu sót của nó, nó là ở đây, lần đầu tiên, 'mục đích luận trong khoa học tự nhiên là không chỉ là một đòn chết, nhưng cũng hợp lý, ý nghĩa của nó được giải thích theo kinh nghiệm."
BLOG của Đảng xã hội chủ nghĩa thế giới (Mỹ): www.wspus.org:
(hết trích)
Chính Engels nói trong bài phát biểu trước mộ Marx trong đám tang của ông này, khẳng định Marx đã tiếp thu học thuyết đấu tranh sinh tồn nơi thực động vật làm học thuyết đấu tranh giai cấp trong xã hội loài người: “Giống như Darwin phát hiện ra quy luật của sự tiến hóa tự nhiên đấu tranh sinh tồn, do đó, Marx phát hiện ra quy luật của của sự tiến hóa trong lịch sử nhân loại”
http://translate.google.com.vn/translate…
http://translate.google.com.vn/translate…
Darwin và Marx trong việc tuyệt đối hóa cái ác trong sự tiến hóa của tự nhiên và sự tiến hóa của xã hội loài người đã có sai lầm đáng tiếc.
THIỆN & ÁC là phạm trù của thế giới tự nhiên và dĩ nhiên là của cả xã hội loài người.
Văn minh Ấn Độ (gần như đồng thời với văn minh Lưỡng Hà, trước văn minh Ai Cập và Hi Lạp) đã theo đạo Bà La Môn với quan niệm Thượng Đế tam vị nhất thể gồm thần sáng tạo Brahma, thấn Ác Shiva và thần Thiện Vishnu. Như vậy, Thiện và Ác chính là hai mặt của sinh diệt có sẵn trong thế giới tự nhiên trước khi con người xuất hiện. Trong thần thoại và trong các tôn giáo của nhân loại từ bình minh của lịch sử đều có thần ác, thần thiện, ông Thiện và ông Ác…Chúa và Phật, Thánh Ala của tiên tri Mohamed, Lão tử và Khổng tử... đều dạy con người hướng thiện và đấu tranh loại trừ cái ác.
Chỉ có học thuyết sinh vật học của Darwin và học tuyết cộng sản của Marx không có chỗ cho cái thiện cư trú, là hai học thuyết toàn ác, duy ác, tuyệt đối ác...
Thiện Ác gần như là một bản năng tạo hóa ban cho muôn loài từ thực vật, động vật đến con người đều dùng chung quy luật tự nhiên này. Ngay ở trong các loài thực vật, động vật quy luật tiêu diệt nhau (cái ác) để tồn tại và quy luật khoan hòa, bao dung (cái thiện) để cộng sinh hòa trộn vào nhau để cùng sinh tồn là điều không còn phải bàn cãi. Trong rừng cây nhiệt đới năm, sáu tầng mọi loài cây đều tranh nhau vươn lên để độc chiếm ánh sáng mặt trời; tuy nhiên bằng cách nào đấy, chúng vẫn để những kẽ hở cho ánh sáng mặt trời lọt xuống tận các loài cỏ, loài tảo, nấm dưới mặt đất. Đấy phải chăng chính là biểu hiện của tính thiện trong thế giới tự nhiên?
Có rất nhiều loài cây nhỏ ví như phong lan mọc ký sinh trên các thân cây cổ thụ và chúng biết sống thân thiện, hòa bình với nhau suốt đời, tuy nhiên cũng có loài cây mọc ký sinh như cây si, cây đa, cây đề đã tiêu diệt cây chúng sống nhờ (nhưng loài ký sinh duy ác này rất ít so với các loài ký sinh duy thiện).
Loài vật, ngay cả các loài ăn thịt sống bên nhau như sư tử, cọp, gấu, chó sói… cũng ít muốn gây chiến tranh với đồng loại và các loài khác giống, trừ trường hợp chúng tranh mồi hay tranh chấp con cái, tranh nhau lãnh thổ…Hầu hết các loài ăn cỏ từ voi, hưu nai, trâu, bò, dê, ngựa… chọn lối sống hòa bình trên đồng cỏ, ít khi dùng bạo lực để tranh nhau nguồn sống. Các loài ăn thịt cũng biết cách ứng xử bao dung với loài ăn cỏ. Chúng chỉ bắt loài ăn cỏ để ăn đủ no chứ không bao giờ tàn sát hàng loạt loài thú ăn cỏ như con người tàn sát đồng loại để trả thù hay để thỏa mãn tính ác. Nhờ có loài ăn thịt sống chung mà loài ăn cỏ thoát chết hàng loạt vì nạn nhân mãn, sinh sản quá nhiều không đủ cỏ để ăn. Loài ăn thịt và loài ăn cỏ ngoài cách giết nhau để làm mồi mà ta gọi là ác, chúng còn biết sống cộng sinh, bao dung nhau, che chở nhau để cùng tồn tại.
Có loài cá nhỏ chuyên môn sống trong miệng loài cá mập (sát thủ của biển) để sống bằng nghề xỉa răng cho loài cá dữ. Lại có những loài cá nhỏ sống quanh, sống trên lưng loài cá lớn để làm nghề dọn vệ sinh cho bọn ác ngư mà vẫn chung sống hòa bình với nhau từ đời này đến đời khác…
Hãy nhìn đàn cá voi săn mồi bằng cách dồn các đàn cá nhỏ lại thành một vòng tròn đen đặc; nhưng chúng chỉ ăn đủ no và bao giờ cũng để lại một phần đàn cá nhỏ kia để loài này tồn tại và phát triển.
Thiên nhiên đã tự cân bằng sinh thái, bảo đảm cho sự tồn tại của muôn loài bằng quy luật thiện ác, quy luật vừa hủy diệt vừa bao dung, vừa tàn phá vừa che chở để muôn loài cộng sinh và phát triển, tránh được sự tự hủy diệt của nạn nhân mãn.
Rất tiếc, học thuyết tuyệt đối hóa cái ác trong các quy luật tàn bạo của hội chứng móng và vuốt (chữ của Darwin) trong đấu tranh sinh tồn mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé, trong sự tàn nhẫn vô lương tâm của tự nhiên khi chọn lọc giống loài…của Darwin là một cái nhìn phiến diện, thiếu tính khoa học.
Marx đã lấy học thuyết duy ác trong các quy luật tồn tại của thực vật và động vật trong tự nhiên của Darwin áp dụng vào thế giới con người để thành thuyết đấu tranh giai cấp là một sai lầm lớn nhất trong thế giới quan duy ác của ông, tạo ra các xã hội thống trị bằng cái toàn ác, không bao giờ quan tâm đến cái thiện là chủ nghĩa nhân văn đã làm nên nhân loại.
Stephen William Hawking (là một nhà bác học lỗi lạc, nhà Vật lý người Anh sinh năm 1942. Trong nhiều thập kỉ, ông được coi là ông hoàng vật lý lý thuyết của thế giới. Hawking hiện là giáo sư Lucasian, chức danh dành cho giáo sư toán học của Đại học Cambridge. Từng đảm nhiệm vị trí này là những nhà khoa học xuất chúng như Isaac Newton và Paul Dirac) trong bài: “Lược sử thời gian” viết rằng về già, Darwin đã sám hối vì nhận ra sai lầm của học thuyết vô thần tuyệt đối hóa cái ác trong chọn lọc tự nhiên, trong đấu tranh sinh tồn của sinh vật, như sau:
“Về già Darwin lại viết:
“Có một lý lẽ rất mạnh nữa khiến tôi tin ở Thượng đế, đó là lý lẽ lý trí chứ không phải lý lẽ cảm tính. Người ta rất khó, thậm chí hầu như không thể, quan niệm được rằng: cả cái vũ trụ mênh mông và kỳ diệu này, trong đó con người với khả năng nhìn lùi lại quá khứ và hướng về tương lai, lại có thể là kết quả của một sự ngẫu nhiên mù quáng hay một tất yếu. Sau khi suy nghĩ miên man như vậy, tôi tự cảm thấy phải tin rằng có một cội nguồn khởi thủy có trí thông minh tương tự như người, nghĩa là tôi tin có thượng đế. Trong thời gian viết bộ Nguồn gốc các chủng loại, tôi nhớ là tâm trạng của tôi là như vậy. Tuy nhiên qua nhiều diễn biến thăng trầm về sau, niềm tin của tôi không còn được như trước. Đến đây lại nảy sinh một mối hoài nghi: Tôi tự hỏi làm sao có thể tin được rằng linh hồn con người, thoạt đầu không khác gì linh hồn các loài vật hạ đẳng nhất, lại có thể suy luận tới những kết luận bao la như vậy?”
Darwin không trả lời câu hỏi và kết luận như sau:
“Tôi không có tham vọng rọi sáng những vấn đề trừu tượng đó. Chúng ta không thể biết nổi nguồn gốc của vạn vật và tôi đành cam nhân mình là người theo chủ trương lý trí hữu hạn”.
http://tusach.thuvienkhoahoc.com/…/L%C6%B0%E1%BB%A3c_s%E…/14
http://tusach.thuvienkhoahoc.com/…/L%C6%B0%E1%BB%A3c_s%E…/14
Từ học thuyết đấu tranh giai cấp bằng tuyệt đối hóa sự giết chóc, Marx đã đưa giai cấp vô sản lên thành giai cấp lãnh đạo tuyệt đối bằng chuyên chế độc tài. Đây chính là vấn nạn khổ đau vô tận cho người dân phải sống trong địa ngục chuyên chế vô sản duy ác trong các chế độ cộng sản đã và đang bị cả loài người văn minh lên án..
(hết trích)
XÓA BỎ TƯ HỮU – MARX XÓA BỎ CHÍNH CON NGƯỜI
Kết luận của Marx: “Lịch sử loài người là lịch sử đấu tranh giai cấp”, mà khái niệm “đấu tranh” của Marx đồng nghĩa với bạo lực, với cái ác, với sự giết người hàng loạt không hề biết thương xót; đây là một lý giải quá tầm bậy của ông. Lấy cái ác để giải thích sự phát triển của lịch sử nhân loại, Marx chính là một kẻ phi nhân.
Marx thể hiện sự phi nhân khác của mình khi ông giải thích chính tư hữu (sở hữu) là nguyên nhân gây ra sự phân chia giai cấp trong xã hội, tức là nguyên nhân mọi đau khổ của con người. Trong tuyên ngôn của đảng cộng sản, Marx viết:
“Theo ý nghĩa đó, những người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành một luận điểm duy nhất này là: xoá bỏ chế độ tư hữu.
http://www.marxists.org/…/marx-enge…/1840s/tuyen/phan_02.htm
http://www.marxists.org/…/marx-enge…/1840s/tuyen/phan_02.htm
Nói tóm lại, ông buộc tội chúng tôi là muốn xoá bỏ sở hữu riêng của các ông. Quả thật, đó chính là điều chúng tôi muốn.”
http://www.marxists.org/…/marx-enge…/1840s/tuyen/phan_02.htm
http://www.marxists.org/…/marx-enge…/1840s/tuyen/phan_02.htm
Khi nghiên cứu tác phẩm “Cộng Hòa” của Platon (như vừa dẫn), Marx thấy Platon nói rằng vì con người có ý thức về tư hữu, sở hữu nên mới sinh ra tranh giành cướp đoạt của nhau; rằng muốn xây dựng một chế độ cộng sản lý tưởng thì phải xóa bỏ tư hữu. Ý tưởng này của Platon đã được các tiền bối của phái chủ nghĩa xã hội không tưởng trước Marx nhắc lại và đưa vào học thuyết giả tưởng của mình, nên Marx nhất quyết xóa bỏ tư hữu nơi con người nếu con người đó bị buộc phải vào sống trong thế giới cộng sản của ông.
Vả, nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng trước Marx là Charles Fourier từng cho rằng trong xã hội mông muội của loài người (tức xã hội cộng sản nguyên thủy theo cách gọi của Marx) con người chưa từng biết tư hữu về tư liệu sản xuất và công cụ sản xuất, nên Marx coi đây là một bằng chứng của chân lý.
Marx lại nghiên cứu những bài báo của Lewis H. Morgan, nhà nhân chủng học người Mỹ sinh cùng năm với Marx (1818) và chết trước ông hai năm, từng viết rằng, trong xã hội cộng sản nguyên thủy con người chưa biết tư hữu. Từ đây, Marx tưởng mình đã đầy đủ dẫn chứng nhân chủng học khi ông lấy ý này của Morgan làm căn cứ khoa học của mình. Chúng ta hãy theo dấu Engels để biết Marx bị ảnh hưởng từ Morgan:
“Dựa trên các kết quả và phát hiện của Lewis H. Morgan (Lewis Henry Morgan (21 tháng 11 1818 - ngày 17 tháng 12 năm 1881) là một nhà nhân chủng học người Mỹ tiên phong và lý thuyết xã hội đã làm việc như một luật sư đường sắt), Friedrich Engels đã phân tích lịch sử nhân loại trong những giai đoạn sớm nhất của nó, luận chứng quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy và quá trình hình thành của xã hội có giai cấp, dựa trên chế độ tư hữu. Ông cũng vạch rõ những đặc trưng của xã hội đó, giải thích sự phát triển của các quan hệ gia đình trong các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, chỉ ra nguồn gốc và bản chất của Nhà nước, chứng minh sự tất yếu diệt vong của Nhà nước và xã hội có giai cấp nói chung.
Engels bắt đầu viết cuốn này từ cuối tháng Ba năm 1884, và tới hết tháng Năm năm đó thì hoàn tất. Khi đọc các bản thảo viết tay của Marx, Engels đã tìm thấy một bản tóm tắt cuốn "Xã hội Cổ đại" của L.H. Morgan, nhà khoa học tiến bộ người Mỹ, được Marx ghi trong các năm 1880-1881, có nhiều nhận xét phê phán và luận điểm của chính Marx.
Sau khi đọc bản tóm tắt, Engels nhận thấy cuốn sách của Morgan đã xác minh quan điểm duy vật lịch sử và các quan điểm về xã hội nguyên thủy của Marx và mình đề xuất, và thấy cần viết một tác phẩm riêng, sử dụng các tài liệu và kết luận của Morgan và Marx.”
http://vi.wikipedia.org/wiki/Friedrich_Engels
(hết trích)
http://vi.wikipedia.org/wiki/Friedrich_Engels
(hết trích)
Thưa rằng, kết luận của Morgan và Marx khi hai ông cho rằng con người mông muội ăn chung ở chung ngủ chung làm chung (cộng sản nguyên thủy) không biết tư hữu là một kết luận sai lầm đến mức ấu trĩ.
Tư hữu, sở hữu là bản năng tạo hóa dành cho muôn loài từ cây cỏ, muông thú đến con người. Từ con kiến, con ong, đến con chim, con chuột, con cọp, con sư tử …đều biết sở hữu tổ của mình. Chúng có thể chiến đấu đến chết để bảo vệ tổ, bảo vệ con cái của mình, bảo vệ các con của mình. Ngay cả loài cây, tức là các loài thực vật… đều biết sở hữu vùng ánh sáng, tranh nhau vùng ánh sáng và dùng rễ để tranh nhau các chất màu trong đất.
Bản năng tư hữu, sở hữu đã có trong cả thế giới khoáng vật, động thực vật, sao đến loài động vật cao cấp là con người dù con người trong thời mông muội (cộng sản nguyên thủy) lại quên đi một bản năng tồn tại là bản năng sở hữu, tư hữu như hai ông mạo danh khoa học kết luận là ông Morgan và Marx là sao?
Hai đứa bé sinh đôi trong bụng mẹ chưa chào đời còn có bản năng sở hữu, tư hữu khi chúng đá nhau tranh giành không gian chật chội, xin trích:
“Nếu như bạn không tin thì hãy đến với đoạn video thú vị dưới đây được các nhà nghiên cứu Anh quay lại được. Đáng chú ý của cặp song sinh này chiến đấu với nhau để có chỗ duỗi chân thoải mái trong bụng mẹ vốn đang chật chội.
"Cuộc chiến" của cặp sinh đôi này xem ra bất phân thắng bại.
Cảnh quay trong video cho thấy đôi chân của bào thai nhỏ hơn đang duỗi chân ra về phía bào thai to, như thể nó đang rất cố gắng để đẩy chân hoặc đá chân vào người anh chị em mình, mặc dù sự thật, diễn giải này không phải là chắc chắn đang xảy ra giữa các bào thai.
"Nếu bạn đang mang thai sinh đôi thì chúng không thể đứng yên một vị trí nhất định", tiến sĩ Marjorie Greenfield, giám đốc bộ phận sản khoa nói chung và phụ khoa nói riêng tại Đại học Trung tâm y tế ở Cleveland (Luân Đôn, Anh) cho biết.
Greenfield, mẹ của cặp song sinh ban đầu còn tỏ ra do dự, không tin vào mắt mình khi tận mắt chứng kiến video cảnh hai đứa con của mình đá nhau. Greenfield nói rằng: "Hai đứa trẻ đã đá vào bụng tôi, chúng đang đấu đá nhau. Trải nghiệm thú vị này, chỉ bây giờ tôi mới có được".
http://hn.eva.vn/…/cap-song-sinh-dau-vo-trong-bung-me-c85a1…
http://hn.eva.vn/…/cap-song-sinh-dau-vo-trong-bung-me-c85a1…
Hình ảnh được chụp lại từ video. (Theo ABC news)
Nếu con ong, con chim, con thú... không có bản năng tư hữu, sở hữu, khi đi kiếm ăn ở những vùng xa tổ của nó, xa hang của nó có khi cả trăm cây số, chắc là nó không thèm quay về, hoặc không còn thiết tha với cái tổ, với lũ con không thuộc sở hữu của nó, thì muôn loài chắc đã bị hủy diệt từ lâu?
Con người (cũng như cây cỏ muông thú), được tạo hóa ban cho bản năng gốc là bản năng tư hữu (sở hữu). Cái sở hữu đầu tiên của con người là tôi chính là của tôi, thân xác tôi, tay tôi, mắt tôi, tư tưởng của tôi là sở hữu của chính tôi; rồi vợ của tôi, con của tôi, nhà của tôi, đất nước của tôi...Đến ngôn ngữ cũng có động từ, danh từ sở hữu huống nữa là con người. Nếu theo Marx, thử bỏ các từ “của” đi thì cuốn “ Tư bản luận” sẽ thành vô nghĩa. Con người bị Marx xóa đi cái sở hữu, tức là xóa cái tôi, tức xóa chính nó, xóa cá nhân, tức xóa chính con người.
Đưa con người trở về thời đại hão huyền bịa đặt là cộng sản nguyên thủy để xóa tư hữu, tức là Marx xóa chính con người. Do đó học thuyết Marx là một học thuyết phi nhân.
CHỦ NGHĨA MARX XÓA BỎ TÔN GIÁO, XÓA BỎ ĐẠO ĐỨC, XÓA BỎ LỊCH SỬ THÀNH VĂN NHÂN LOẠI, XÓA BỎ GIA ĐÌNH, XÓA BỎ TỔ QUỐC, XÓA BỎ NHÀ NƯỚC, XÓA BỎ ĐIỀU THIỆN, XÓA BỎ NHÂN TÍNH, XÓA BỎ PHÉP BIỆN CHỨNG…TỨC MARX MUỐN XÓA BỎ LOÀI NGƯỜI
Từ học thuyết “tha hóa” và học thuyết “phủ định của phủ định” của Hegel, Marx tiến tới xã hội cộng sản tước bỏ tư pháp, tước bỏ đạo đức, tước bỏ gia đình, tước bỏ xã hội công dân, tước bỏ nhà nước, tước bỏ lịch sử thế giới:
“C.Mác cũng đã vạch ra quan niệm của Hêghen về tha hoá trong xã hội: “Chẳng hạn như trong triết học pháp quyền của Hêghen, - C.Mác viết -, tư pháp đã bị tước bỏ là đạo đức, đạo đức đã bị tước bỏ là gia đình, gia đình đã bị tước bỏ là xã hội công dân, xã hội công dân đã bị tước bỏ là nhà nước, nhà nước đã bị tước bỏ là lịch sử thế giới. Trong hiện thực thực tế, tư pháp, đạo đức, gia đình, xã hội công dân, nhà nước, v.v. tiếp tục tồn tại như trước, chúng chỉ trở thành những nhân tố, những hình thức sinh tồn và hình thức tồn tại hiện có của con người, những hình thức và nhân tố này nếu cô lập với nhau thì không có sức mạnh, chúng xoá bỏ lẫn nhau, sản sinh lẫn nhau v.v. những nhân tố của vận động””.
http://www.vientriethoc.com.vn/…
(hết trích)
http://www.vientriethoc.com.vn/…
(hết trích)
Trong “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”, Marx từng tuyên bố những người cộng sản (đảng của giai cấp công nhân) không có tổ quốc:
“Công nhân không có tổ quốc. Người ta không thể cướp của họ cái mà họ không có. Vì giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc[9], phải tự mình giành dân tộc, tuy hoàn toàn không phải theo cái nghĩa như giai cấp tư sản hiểu.”
http://www.marxists.org/…/marx-enge…/1840s/tuyen/phan_02.htm
http://www.marxists.org/…/marx-enge…/1840s/tuyen/phan_02.htm
Cho nên cờ của các đảng cộng sản trên thế giới đều là cờ búa liềm, cờ của Liên Xô. Từ khi Liên Xô sụp đổ (1991), những người cộng sản trên khắp thế giới đều mồ côi tổ quốc.
Cũng trong “Tuyên ngôn của đảng cộng sản” Marx tuyên bố thẳng thừng những người cộng sản triệt để xóa bỏ các thành tựu nhân văn của quá khứ:
“Cách mạng cộng sản chủ nghĩa là sự đoạn tuyệt triệt để nhất với những quan hệ sở hữu kế thừa của quá khứ; không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy rằng trong tiến trình phát triển của nó, nó đoạn tuyệt một cách triệt để nhất với những tư tưởng kế thừa của quá khứ.”
http://www.marxists.org/…/marx-enge…/1840s/tuyen/phan_02.htm
http://www.marxists.org/…/marx-enge…/1840s/tuyen/phan_02.htm
Khi người cộng sản tuyên bố đoạn tuyệt với các tư tưởng kế thừa của quá khứ, tức họ đoạn tuyệt với các tư tưởng nhân văn quá khứ đã làm nên nhân loại; họ xóa bỏ và đoạn tuyệt với các nền văn minh tiền Marx như văn minh Lưỡng Hà, văn minh Ai Cập, văn minh Hi-La, những giá trị nhân bản vô cùng của thời Phục Hưng, thời Ánh Sáng…Và các tư tưởng nhân văn của Cách mạng Pháp với khẩu hiệu Tự do-Bình đẳng-Bác ái cũng bị Marx đoạn tuyệt và xóa bỏ. Như thế này, chính Marx đã xóa sổ học thuyết của ông toàn bắt nguồn từ các dòng tư tưởng xưa cũ. Chính Marx đã khai tử duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của ông vậy.
Marx và những người cộng sản tuyên bố thẳng thừng họ chỉ có một biện pháp duy ác dùng bạo lực để lật đổ thế giới cũ. Con đường họ tiến lên xây dựng thiên đường cộng sản là con đường đẫm máu các giai cấp hữu sản:
“Những người cộng sản coi là điều đáng khinh bỉ nếu giấu giếm những quan điểm và ý định của mình. Họ công khai tuyên bố rằng mục đích của họ chỉ có thể đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ trật tự xã hội hiện hành. Mặc cho các giai cấp thống trị run sợ trước một cuộc Cách mạng cộng sản chủ nghĩa! Trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản chẳng mất gì hết, ngoài những xiềng xích trói buộc họ. Họ sẽ giành được cả thế giới.
Marx từng viết về việc xóa bỏ tôn giáo với hai lời tuyên bố rùng rợn như sau:
“Điều kiện tất yếu đầu tiên cho hạnh phúc của nhân dân là sự bãi bỏ tôn giáo.
The first requisite for the happiness of the people is the abolition of religion.”
The first requisite for the happiness of the people is the abolition of religion.”
“Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân.
Religion is the opium of the masses.”
http://www.tudiendanhngon.vn/…/search/karl-marx/default.aspx
Religion is the opium of the masses.”
http://www.tudiendanhngon.vn/…/search/karl-marx/default.aspx
Tôn giáo là bước phát triển văn hóa lớn nhất của con người từ mông muội đến văn minh. Cứ giả sử như không có Thượng Đế đi chăng nữa, thì sự sáng tạo ra Thượng Đế là sự sáng tạo lớn nhất của con người nhằm thiêng liêng hóa hình ảnh của mình, giúp con người khác xa con vật. Nhờ có tôn giáo, nhờ có Thượng Đế làm chỗ dựa tinh thần, làm cứu cánh giúp con người thoát khỏi mọi nỗi sợ hãi, thoát khỏi cô đơn, giải tỏa được nỗi sợ chết có thể làm con người điên loạn mà tự hủy diệt mình. Tôn giáo chính là con đường nhân loại cởi bỏ lốt thú vật để khoác lên mình bộ cánh thiên giới bay đến chân trời văn minh hôm nay. Xóa bỏ tôn giáo, khác gì Marx đã xóa bỏ chính con người.
Ta mới hiểu vì sao các xã hội cộng sản hậu bối của Marx thực thi mệnh lệnh tiêu diệt tôn giáo khủng khiếp nhường vậy. Xin bạn đọc vào công cụ tìm kiếm http://google.com rồi đánh tên tác giả và tác phẩm: “ Tân tử Lăng Mao Trạch Đông ngàn năm công tội” do Thông tấn xã Việt Nam dịch và in năm 2009, sẽ thấy Mao Trạch Đông và cộng sản Trung Hoa phá nát đình chùa miếu mạo nhà thờ trên đất Trung Hoa khủng khiếp ra sao.
Ở Việt Nam, chính người viết bài này đã mục kích cảnh đảng ra lệnh cho dân quân phá hủy nhà thờ, chùa chiền hồi cải cách ruộng đất tàn bạo vô cùng. Hãy đọc một đoạn nhà văn Đỗ Chu kể lại chiến dịch đảng cộng sản Việt Nam ra lệnh đốt phá các chùa chiền trên núi Yên Tử ra sao:
“Hỏi các vị bô lão trong vùng mới biết có chỗ là do Tây đốt, có chỗ là do ta đốt, ta đốt phá mới nhiều mới dữ. Một cụ chống gậy lọm khọm bước đến trước tôi kể, chính tôi hồi ấy đã được cấp trên gọi đi đốt phá cả chục ngôi chùa, tượng lớn tượng nhỏ cho trôi sông tuốt. Rồi ông cụ tặc lưỡi cười rất thành thực, thì cái thời nó thế, tôi lúc đó trẻ đang hăng lắm, được phong làm trưởng ban phá hoại huyện.”
(trích bài “ NĂM THÁNG GỌI VỀ” –ĐỖ CHU báo Văn Nghệ số Tết 2013)
http://www.vanvn.net/news/9/3118-nam-thang-goi-ve.html
(trích bài “ NĂM THÁNG GỌI VỀ” –ĐỖ CHU báo Văn Nghệ số Tết 2013)
http://www.vanvn.net/news/9/3118-nam-thang-goi-ve.html
Xin hãy nghe nhà văn Võ Văn Trực kể như sau:
“Ở làng tôi, đền chùa miếu mạo, nhà thờ họ, mộ cổ, rừng cổ, cây cổ thụ đã bị phá trụi, không còn gì để phục hồi nữa”
(Chuyện Làng Ngày Ấy của Võ Văn Trực do NXB Lao Động ấn hành tháng 6 năm 1993)
(Chuyện Làng Ngày Ấy của Võ Văn Trực do NXB Lao Động ấn hành tháng 6 năm 1993)
Marx viết: “Chế độ cộng sản bãi bỏ những chân lý muôn thưở, nó bãi bỏ tôn giáo và đạo đức thay vì cải cách nó; và nó đi ngược lại tất cả những phát triển lịch sử trước nó” (Marx et Engels – Manifeste du Parti communiste – trang 51. www.librio.net)
Có phải vì những lời giáo huấn duy ác này của Marx mà ta thấy trong các chế độ cộng sản cái ác lên ngôi, cái đểu lên ngôi, cái xấu lên ngôi, cái giả lên ngôi, cái dối trá lưu manh lên ngôi hay không?
Marx chính trị hóa triết học, cách mạng hóa lý thuyết ảo tưởng của mình bằng hai câu nói mà nhiều người khen là tuyệt vời hơn các triết gia khác: “Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, vấn đề là cải tạo thế giới “…“Giống như triết học thấy giai cấp vô sản là vũ khí vật chất của mình, giai cấp vô sản cũng thấy triết học là vũ khí tinh thần của mình”
http://vi.wikipedia.org/…/Tri%E1%BA%BFt_h%E1%BB%8Dc_M%C3%A1…
http://vi.wikipedia.org/…/Tri%E1%BA%BFt_h%E1%BB%8Dc_M%C3%A1…
Chính khái niệm “ cải tạo thế giới” bằng triết học này của Marx đã góp phần làm hỏng cả triết học lẫn con người. Biến triết học còn nhiều điều chưa hợp lý, chưa khoa học, thậm chí chỉ là những giả định,những ý niệm chủ quan duy tâm của mình thành vũ khí giết người của Marx thì lý thuyết này khác gì tòa án giáo hội thời trung cổ dùng giàn hỏa thiêu để thực thi đức tin tôn giáo độc quyền của nhà thờ. Thực ra, bản chất triết học nói cho cùng chính sự hoài nghi của con người về tồn tại. Không thể có một học phái triết học nào trở thành chân lý tuyệt đối. Lấy thuyết cộng sản của mình làm chân lý tuyệt đối để tiêu diệt các học phái triết học khác, chính Marx mới là ngụy triết học, phản triết học.
Theo Engels định nghĩa triết học: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”. Lấy tư duy về tồn tại để cải tạo thế giới là một sự lầm lạc đáng tiếc gây ra cái chết đau thương cho hàng trăm triệu con người là nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản do Marx vẽ vời ra để các nhà cách mạng đồ tể thực thi.
Rất tiếc, 05 tháng trước khi qua đời, Engels đã nhận ra sai lầm của mình và Marx khi ông viết “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”, rằng học thuyết dùng cái ác, dùng bạo động để giành chính quyền của giai cấp vô sản đã bị thời đại bỏ qua, đã bị chủ nghĩa tư bản nhân đạo bỏ qua:
“Ngày 6-3-1895, trong lời nói đầu của cuốn: “Đấu tranh giai cấp ở Pháp”, Engels viết: “Lịch sử chứng tỏ chúng ta từng mắc sai lầm. Quan điểm của chúng ta hồi đó chỉ là ảo tưởng. Lịch sử còn làm được nhiều hơn. Phương pháp đấu tranh năm 1848 nay đã lỗi thời về mọi mắt...” (Engels qua đời 5-8-1895)
Engels còn kể lại có vẻ khôi hài rằng: “Marx nói với Lafargue: «Tôi, Karl Marx, không phải là người Marxiste » – Thư Engels gửi Berstein - 3/11/1882”
Sự sám hối của Engels hình như đã muộn, học thuyết duy ác của các ông đã bị Lenine bắt cóc đưa về Nga để làm cuộc tàn sát vĩ đại con người có tên là cộng sản.
Tại quê hương Marx sinh ra, vùng Trèves, người ta có dựng lên một bức tượng của Marx, nhưng người ta có đề hàng chữ ở dưới chân tượng: "Đây là nơi sinh ra Marx, nhưng ở đây không chấp nhận tư tưởng của ông ta..."
Những nhà xã hội chủ nghĩa dân chủ nhân đạo như Karl Kautsky, Wilhelm Liebknecht, August Bebel, Ferdinand Lassalle... đồng thời với Marx hay sau Marx đã chia tay học thuyết xã hội chủ nghĩa bạo lực của Marx để xây dựng một xã hội chủ nghĩa dân chủ, bác bỏ thuyết đấu tranh giai cấp, bác bỏ chuyên chính vô sản, bác bỏ xóa tư hữu, bác bỏ kinh tế tập trung của Marx, chủ trương đa nguyên kinh tế và đa nguyên chính trị để giúp giai cấp vô sản đấu tranh bằng nghị trường ôn hòa. Những nhà xã hội chủ nghĩa dân chủ nhân đạo trên từng bị Marx, Engels, Lenine nguyền rủa nặng nề nhưng hướng đi của họ là đúng, đã dẫn dắt châu Âu và chủ nghĩa tư bản đến thành công mỹ mãn như hôm nay, chiến thắng hoàn toàn học thuyết dùng cái ác để cải tạo thế giới của Marx.
Ngày 25 tháng 1 năm 2006, tại thành phố Strasburg (Pháp), Hội đồng Châu Âu (tiếng Anh: Parliamentary Assembly of the Council of Europe; tiếng Pháp: Assemblée parlementaire du Conseil de l'Europe), một cơ quan dân cử của 46 quốc gia châu Âu đã có cuộc họp thường niên (bốn lần trong một năm) bỏ phiếu và thông qua (99 phiếu thuận, 42 phiếu chống) Nghị quyết 1481 (2006) [2] với các điều khoản lên án chủ nghĩa cộng sản và đồng nhất chủ nghĩa này với tội ác chống lại loài người.
http://vi.wikipedia.org/…/Ngh%E1%BB%8B_quy%E1%BA%BFt_1481_c…
http://vi.wikipedia.org/…/Ngh%E1%BB%8B_quy%E1%BA%BFt_1481_c…
Để kết thúc bài viết, chúng tôi xin trích lời của hai nhà văn quân đội, hai vị cựu đại tá là nhà văn Tân Tử Lăng bên Trung Quốc (hiện đang sống tại Trung Quốc và không bị bắt bớ vì dám nói thật) và nhà văn cựu đại tá Nguyễn Khải (đã mất) của Việt Nam, từng viết như sau:
Đây là lời của nhà văn đại tá Tân Tử Lăng Trung Quốc:
“Thiên đường cộng sản chủ nghĩa do chính Mao thiết kế và lãnh đạo xây dựng đã biến thành địa ngục trần gian.”
http://www.viet-studies.info/…/MaoTrachDong_NganNamCongToi.…
(Mao Trạch Đông ngàn năm công tội- Tân Tử Lăng – Thông tấn xã Việt Nam dịch và in 2009)
http://www.viet-studies.info/…/MaoTrachDong_NganNamCongToi.…
(Mao Trạch Đông ngàn năm công tội- Tân Tử Lăng – Thông tấn xã Việt Nam dịch và in 2009)
“Phải tiến hành một cuộc chuyển đổi ý thức hệ sâu sắc, tuyên bố công khai và rõ ràng trước toàn đảng, toàn dân: từ bỏ những giáo điều “tả” khuynh từ Mác, Ăng-ghen, Lenin, Stalin đến Mao Trạch Đông - những lý luận đã mấy chục năm đưa Trung Quốc vào con đường sai lầm, đem lại cho Trung Quốc nghèo nàn, rối loạn và chuyên chế, đến nay vẫn cản trở và phủ định công cuộc cải cách-mở cửa.” (Tân Tử Lăng- sách đã dẫn)
Và đây là lời trăn trối lại trước khi chết của nhà văn Việt Nam đại tá Nguyễn Khải:
“Những gì mà chủ nghĩa cộng sản hứa sẽ thành hiện thực trong tương lai thì cái hiện thực ấy sẽ giết chết cả loài người….Quả thật dân tộc Việt Nam đã thắng lớn trong phong trào chiến tranh giải phóng nhưng lại thua đậm trong công cuộc xây dựng một xã hội tự do và dân chủ. Thoát ách nô lệ của thực dân lại tự nguyện tròng vào cổ cái ách của một học thuyết đã mất hết sức sống.”
(trích bài: “ĐI TÌM CÁI TÔI ĐÃ MẤT” của nhà văn Nguyễn Khải – giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật).
(trích bài: “ĐI TÌM CÁI TÔI ĐÃ MẤT” của nhà văn Nguyễn Khải – giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật).
Viết nhân dịp kỷ niệm 195 năm ngày sinh của Karl Marx (5.5.1818 – 5.5.2013) và kỷ niệm 130 năm ngày mất của ông (14.3.1883- 14.3.2013)
Sài Gòn ngày 10-04-2013
Trần Mạnh Hảodanlambaovn.blogspot.com
TRẺ RANH * CHUYỆN NƯƠC NON
CHUYỆN NƯƠC NON
Truyện dài đấu đá trong hàng ngũ lãnh đạo Đảng CSVN
Hội nghị 11 ban chấp hành trung ương Đảng CSVN đã bộc lộ phe Ba ếch Nguyễn Tấn Dũng có vẻ núng thế trước pheTổng bí thư Nguyễn Phú Trong nên sau hội nghị này BaẾch Nguyễn Tấn Dũng đã xoay đổi tình thế bằng cách bắt tay với phe cánh nguyên chủ tịch nước Lê Đức Anh,và bằng chứng đầu tiên của sự bắt tay này là Ba Ếch Nguyễn Tấn Dũng điều con trai của nguyên chủ tịch nước Lê Đức Anh là ông Lê Mạnh Hà phó chủ tịch TPHCM về Hà nội làm thứ trưởng bộ văn phòng chính phủ.Bắt tay với phe Lê Đức Anh quả là phe Ba Ếch Nguyễn Tấn Dũng có mạnh thêm về lực lượng nhưng lại yếu về chánh trị vì phe nguyên chủ tich nước Lê Đức Anh là phe thân Tầu. Khi phe Ba Ếch Nguyễn Tấn Dũng là các ông tiến sĩ Fulbright Phạm Bình Minh ,Vũ đưc Đam và bà quả phụ Võ văn Kiệt nhũ danh Phan Lương Cầm đâu chịu ngồi yên đã tung tiền và người đi tranh thủ lực lượng,chắc chắn cuộc đâu đá nội bộ trong hàng ngũ lãnh đao Đảng CSVN còn hứa hẹn nhiều pha cụp lạcn
Hội nhà vănVN”bể”
Nhà văn nữ Võ Thị Hảo lên đài BBC tuyên bố bà đã rút tên ra khỏi Hội nhà văn VN với lý do “Hội Nhà VN càng ngày càng có những hành động thù địch với quyền tự do sáng tác,quyền tự do tư tưởng,và nhân quyền của nhà văn”.Trong khi đó Hội nhà văn TPHCM nhận đươc chỉ thị của ông Hữu Thỉnh chủ tịch Hội nhà văn VN gạch tên chín nhà văn sau đây không bầu vào đoàn đai
biểu đi dự đai hội của Hội nhà văn VN vào tháng 6 này đó là nhà thơ Nguyễn Duy ,nhà thơ Đỗ Trung Quân,nhà văn Ngô Thị Kim Cúc nhà văn Dạ Ngân,nhà văn Ý nhi,nhà thơ Hiền Phương,nhà văn Nguyễn Quang Lập,nhà văn Nguyễn Quang Thân,nhà văn Phạm Đình Trọng với lý do những vị này ở trong ban vận động thành lập Văn Đoàn Độc Lập VN.Các nhà văn đã có thái độ,20 vị tuyên bố rút khỏi HộiNhà văn trong đó có những nhân vật nổi “đình đám”như Nguyên Ngọc,Nguyễn Huệ Chi,Bùi Minh Quốc,Hoàng Minh Tường.Ly kỳ nhất là nhà thơ Nguyễn Duy,và các nhà văn Dạ Ngân,Nguyễn Quang Lập,Trần Kỳ Trung sau khi tuyên bố rút khỏi Hội Nhà Văn cũng tuyên bố không còn ở ban vận động thành lập Văn Đoàn Độc Lập nữa với lý do họ chán đoàn thể rồi,họ cần tự do còn nhà thơĐỗ Trung Quân thì tuyên bố ra khỏi Hội nhà văn ông đã có quyền tự do của một công dân VN[Công dân VN có quyền tự do không hỡi ông nhà thơ Đỗ Trung Quân]
Vui nhất là nhà thơ Dư Thị Hoàn sau khi ra khỏi Hội nhà văn đã gọi Hội nhà văn là cái sọt rác.
Vui nhất là nhà thơ Dư Thị Hoàn sau khi ra khỏi Hội nhà văn đã gọi Hội nhà văn là cái sọt rác.
Chuyện mấy chục nhà văn ra khỏi Hội nhà văn đến đây tưởng kết thúc nào ngờ ngày 18 tháng 5 nhà văn Nguyễn Huệ Chi ra phi trường Tân Sơn Nhất đáp phi cơ đi Mỹ chơi theo lời mời của con gái bị công an cửa khẩu Tân Sơn Nhứt”ách lại”không cho đi với lý do làm theo yêu cầu của công an Hà nội hỏi ra mới biết công an Hà nội không cho nhà văn Nguyễn Huệ Chi đi Mỹ vì ông đã rút tên khỏi Hội nhà văn VN.Tiếp theo là bản tuyên bố của hơn một trăm nhân vật trong và ngoài nươc lên án hành động phi pháp của công an khi ngăn cấm nhà văn Nguyễn Huệ Chi xuất cảnh
Nhà văn Đào Hiếu tuy không ở trong danh sách 20 nhà văn ly khai Hội Nhà Văn VN,nhưng trả lời một cuộc phỏng vấn của báo Người Việt xuất bản tại Mỹ lại nói rằng ông đã bỏ hội nhà văn VN từ lâu và có cả trăm ngươi làm như ông nhưng không tuyên bố gì cả
Nhà thơ Hữu Thỉnh chủ tịch Hội nhà văn VN trước tình hình này đã ra lệnh cho báo Văn Nghệ phỏng vấn ông để ông tuyên bố rằng ông chưa nhận đươc đơn xin ra khỏi hội của ai cả,còn chuyện lập Văn đoàn độc lập,là chuyện phi pháp,nay văn đoàn này vẫn chưa đươc phép,hội sẽ sửa đổi điều lệ cấm hội viên gia nhập các tổ chức phi pháp
Chuyện ông Lê đức Thúy và 10 triệu usd tiền hoa hồng
Theo báo điện tử Dân Luận thì ông Lê Đức Thúy nguyên thống đốc ngân hàng nhà nước VN xác nhận ông có nhận 10 triệu đô la Úc tiền hoa hồng in tiền polymer của VN ở Úc và có hiện tượng một số bạn bè ông”ngượng” vì chuyện này đã góp 300 triệu đồng VN tặng ông để ông trả lại Úc món tiền hoa hồng trên nhưng 300 triệu đồng VN so với 10 triệu đô la Úc nhỏ lắm ông đã từ chối.Số tiền 10 triệu đô la Úc ông Thúy tuyên bố trích một phần làm từ thiện,một phần giúp lãnh đao cấp cao tăng thu nhập,phần còn lại xây nhà và chi cho con đi du học nước ngoài
Nhà văn Ngô tất Tố ,nhà sư Thiều Chửu,nhà giáo Dương Quảng Hàm chết vì bàn tay cộng sản
Nhà nghiên cứu Thái Doãn Hiểu vừa công bố một công trình nghiên cứu cho biết nhà văn Ngô Tất Tố thắt cổ chết ngày 20 tháng 4 năm 1954 vì trươc đó bi qui là đia chủ sắp đem đấu tố,nhà sư Thiều Chửu tác giả bộ từ điển Hán Việt lừng danh cũng tự tử chết vì bị mang ra đấu tố còn nhà giáo kiêm nhà văn học sử Dương Quảng Hàm thì bị thủ tiêu đêm 19 tháng 12 năm 1946 vì là đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Nhà thơ nhà báo Phan xi păng bị tạm giam 2 tháng
Theo báo chí ỏ Saigon và Hà nội nhà thơ nhà báoPhan xi păng vừa bị công an TP Huế quyết đinh khởi tố và tạm giam 2 tháng về tội”chôm” một tác phẩm gốm trong nhà bảo tàng Lê bá Đảng.Theo công an Huế thì nhà thơ nhà báo Phan xi păng đã khai là ông mê tác phẩm gốm của Lê bá Đảng nhưng không có tiền mua nên đã “chôm”.[theo công an TPHuế thì tác phẩm của Lê bá Đảng trưng bảng giá 29 triệu].
Chuyện nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự sang Mỹ chơi
Nhà văn Tiêu Dao Bảo cự một nhân vật bất đồng chính kiến ở VN vừa sang Mỹ ngao du và có một thiên ký sự dài về chuyến đi này công bố trên trang Văn Việt của Văn đoàn độc lập.Theo Tiêu Dao Bảo Cự ông sang Mỹ gặp nhiều nhà văn nhà thơ người Việt ở hải ngoại ai cũng niềm nở với ông và dẫn ông đi tham quan nước Mỹ khá vui vẻ.
Ca sĩ Mộc Lan đã rời cõi thế
Ca sĩ Mộc Lan,một nữ danh ca lừng danh ở VN trước ngày 30 tháng tư năm 1975 đã vừa qua đời tại Saigon.Chồng đầu tiên của Mộc Lan là nhạc sĩ Châu Kỳ nhưng không ở với nhau đươc lâu Mộc Lan chia tay nhạc sĩ Châu Kỳ và làm vợ trung úy Trương Minh Đẩu thư ký riêng của tướng Dương Văn Minh.Cuộc hôn nhân này đã xuôi chèo mát mái cho tới khi Trương Minh Đẩu đeo lon trung tá và sau ngày ngày 30 tháng tư năm 1975 thành anh Việt cộng hụ hợ rồi bệnh tật qua đời,Mộc Lan bị đuổi khỏi khu vực trai gia binh biệt khu thủ đô sống khá vất vả cho tới tháng năm 2015 thì qua đời vì bệnh già.Con gái Mộc Lan đã từ Mỹ về lo đám tang cho mẹ.
Bộ chánh trị Đảng CSVN tự mẫu thuẫn với chính mình
Bộ chánh trị Đảng CSVN vừa ban hành nghị quyết số 39 về tinh giản biên chế từ trung ương tới đia phương chưa ráo mức thì hội nghị lần thứ 11 lại đưa ra đề nghị bộ chính trị khóa 12 cũng phình ra tới mười chín vị, như thế là thế nào.
Thế Phong đăng lại bài Nguyễn Ngu Í phỏng vấn nhà văn Nguyễn Manh Côn
Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn đã chết mất sác tại trại cải tạo Xuyên Mộc cách đây hơn 30 năm trong một cuộc phỏng vấn với nhà văn nhà thơ Nguyễn Ngu Í đăng trên báo Bách Khoa ông đã sác nhận là ông có từng lãnh tiền trơ cấp của bác sĩ Trần Kim Tuyến mỗi tháng mười ngànđồng[mươi ngàn đống lúc đó mua đươc hai lạng vàng 24] và những tác phẩm ông viết ra là theo chỉ thị cấp trên,ông rất mê đươc làm nhà văn nhưng tài văn của ông nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng mới viết có tâm sự thôi,nghĩa là chỉ làng nhàng.
Kèm theo bài phỏng vấn nhà văn Thế Phong có những chú thích khá ly kỳ như chú thích về cuốn sách Đem tâm tình viết lịch sử đươc giải thưởng văn chương của Tổng Thống Ngô ĐìnhDiệm,ông Côn mang tới nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh nhờ nhà văn này viết tựa nhưng đơi mãi không thấy nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh cho bài tựa mà đọc báo Nắng Sớm lại thấy đăng bài tựa cuốn Đem Tâm Tình Viết Lich Sư do nhà văn Duy Sinh viết [Duy Sinh là con trai nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh]nhà văn Nguyễn Mạnh Côn bực mình tới nhà văn Nguyễn Đưc Quỳnh đòi lại bản thảo
Cũng dịp này nhà văn Thế Phong kể chuyện nhà văn Nguyễn Mạnh Côn đi cùng nhà văn Đỗ Tốn tới tiệm cà phê Thiên Thai xin lỗi Thế Phong vì dại dột nghe lời ông Nguyễn Duy Miễn chủ nhiệm tạp chí Văn Hữu viết bài phản bác nhà văn Thế Phong khi ông viết bài tố cáo nhà văn Hoàng Trọng Miên đã cầm nhầm văn của nhà văn Nguyễn Đổng Chi khi viết và xuất bản cuốn sách Việt Nam văn học toàn thư.Trong bài viết nhà văn Nguyễn Mạnh Côn đã gọi Đương bá Bổn là em bé và đã sai lầm khi quá tin ông Miễn lờ đi chuyệnHoàng Trọng Miên cầm nhầm văn của tác giả Nguyễn Đổng Chi.
Nhà thơ nhà viết kich Hữu Ước nối gót Nguyễn Khãi sổ toẹt tư tưởng Mác Lê nin
Trong bài trao đổi với nhà văn Nguyễn Viện không biết lấy tin tưc ở đâu nhạc sĩ Tuấn Khanh đã loan tin ông trung tướng công an kiêm nhà thơ kich tác gia Hữu Ứơc tổng biên tập đài truyền hình ANTV kiêm chủ tich chi hội nhà văn công an theo gương nhà văn Nguyễn Khải sổ toẹt chủ nghĩa Mác Lê nin và Hội Nhà Văn VN.Nhạc sĩ Tuấn Khanh viết”Chính các cây viết của chế độ như Nguyễn Khải Tô Hoài...cho đến gần đây là tướng văn nghệ Hữu Ước cũng đều có những tác phẩm “cuối đời”
nói xa gần về “sự thật” nhằm giới thiệu chút khác biệt của mình.
Văn chương Lê Minh Khuê
Nhà văn Lê Minh Khuê vừa cho đăng trên báo Văn Nghệ số ra ngày 9 tháng 5 truyện ngắn nhan đề Thằng Tomy về chơi có những dòng đoc thật đã”Ai làm gì mà kéo quân hết vô Nam.Không có mấy người thì đất nước này yên từ lâu”Cái lũ dân Băc kỳ tụ bạ như lũ dòi.Đàn ông thì bắc vòi vô tường nhà người ta rồi khạc nhổ như chó hóc xương trước mặt bất cứ ai.Đàn bà thì ngồi xoạc chân mồm liền láu nói xấu người khác”.
Tố Hữu”phục”Nguyễn Thụy Long
Theo một tiết lộ mới đây trên mạng in ternet thì tên trùm văn hóa cộng sản Tố Hữu sau ngày 30 tháng tư năm 1975 cử một cán bộ tay chân thân tín của ông vào miền Nam sưu tầm các tác phẩm của văn nghệ sĩ VNCH viết đem về để hắn đọc khi Tố Hữu đoc xong cuốn tiểu thuyết Loan Mắt Nhung của tác giả Nguyễn Thụy Long ông đã tuyên bố cả miền Bắc không có nhà văn nào viết được cuốn tiểu thuyết hay như thế này
TRẺ RANH
SƠN TRUNG * MARX , CỘNG SẢN VÀ VÔ SẢN CHUYÊN CHÍNH
MARX , CỘNG SẢN VÀ VÔ SẢN CHUYÊN CHÍNH
Sơn Trung
Từ lâu, con người đã nhận thấy trong xã hội có sự bất bình đẳng. Có người quá giàu, kẻ quá nghèo, và đó là nguyên nhân tạo nên bất bình đẳng trong xã hội. Và đó là nỗi khổ của những người nghèo hèn trước sự giàu sang, quyền thế của kẻ khác. Đó cũng là nỗi băn khoăn của những triết gia nhân đạo, muốn cải tạo xã hội, muốn cứu vớt, giúp đỡ người nghèo và cô thế. Triết gia thì có nhiều loại nhưng triết gia nào có tư tưởng cải tạo xã hội thì thuộc phái xã hội. Aristote, Khổng Tử là những triết gia có tư tưởng xã hội.
Ở đây chúng ta cần phân biệt tư tưởng xã hội và chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng xã hội là một tư tưởng nhân đạo, nhằm thương yêu mọi người, đặc biệt là cứu giúp những người cùng khổ và bị bóc lột hoặc bị cướp đoạt, hành hạ. .. Tư tưởng xã hội còn nhắm cải tạo xã hội, quốc gia để dân giàu, nước mạnh, mọi người ai cũng ấm no, hạnh phúc. Tư tưởng xã hội đã thể hiện rõ rệt trong văn học Việt Nam qua các truyện cổ tích như Cây tre trăm đốt, Tấm Cám. . .
Trong ca dao: +Trời ơi! Trời ở không cân,
Kẻ ăn không hết, ngưòi mần không ra!
Qua thơ ca: +Thương người như thể thương thân"
+Thấy ai đói rách thì thương,
Rét thường cho mặc, đói thường cho ăn".(Nguyễn Trãi)
Khi một tư tưởng xã hội khởi xuớng và được nhiều người theo thì đã thành một chủ nghĩa, một trường phái. Chủ nghĩa xã hội thì có nhiều loại. Người cộng sản cũng xưng là chủ nghĩa xã hội, và họ cho rằng chủ nghĩa xã hội của họ cao hơn, thực tế hơn các tư tưởng xã hội khác. Lenin gọi chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa xã hội khoa học.
Có rất nhiều tư tưởng và phong trào được gọi, hay tự gọi, là theo chủ nghĩa xã hội. Nhưng từ thế kỷ 19 đến nay, những người theo chủ nghĩa xã hội tự chia họ ra nhiều nhánh khác nhau và nhiều khi đối nghịch nhau, nhất là giữa những người theo nhánh chủ nghĩa xã hội cải cách và những người theo chủ nghĩa cộng sản.
Trước Marx, nhiều triết gia đã nghĩ đến việc xây dựng một xã hội bình đẳng, ấm no mà các triết gia đó gọi là Đại đồng, Nhân ái và đường lối đó là chủ nghĩa xã hội. Đức Phật, Khổng Tử, Aristote v.v.
1. ĐỨC PHẬT
Xã hội Ấn Độ cổ đại tồn tại bốn giai cấp kể từ cao xuống thấp:
- Bà La môn:các tu sĩ
- Sát Đế lị :vua chúa
- Phệ-xá: thương gia, nông gia
- Thủ-đà-la: nô lệ
Trong đó, giai cấp Bà-la-môn được sinh ra từ miệng Phạm Thiên (Brahma), giai cấp Sát-đế-lỵ được sinh ra từ hai tay Phạm Thiên, giai cấp Phệ-xá được sinh ra từ bắp chân Phạm Thiên, giai cấp Thủ-đà-la được sinh ra từ lòng bàn chân của Phạm Thiên. Các giai cấp được phân tầng từ cao xuống thấp theo vị trí mà Phạm Thiên đã sinh ra họ, ở đó Bà-la-môn là giai cấp cao quý nhất, là con thừa tự của Phạm Thiên.
Đức Phật là một người thực thi xã hội chủ nghĩa .
Sự phân biệt đẳng cấp trên được bảo vệ bằng cả thần quyền và thế quyền. Những người Bà-la-môn cho rằng: Bà-la-môn là giai cấp tối thượng, các giai cấp khác là hạ tiện. Chỉ có giai cấp Bà-la-môn là da trắng, giai cấp khác là da đen. Chỉ có Bà-la-môn là thuần túy, các giai cấp phi Bà-la-môn không phải như vậy. Chỉ có Bà-la-môn mới là con chính tông của Phạm Thiên, sinh ra từ miệng Phạm Thiên, do Phạm Thiên sinh ra, là con cháu thừa tự của Phạm Thiên (Kinh Trường Bộ II).
Phê phán lại những quan điểm thần bí về nguồn gốc các giai cấp trong xã hội của những người Bà-la-môn, Đức Phật chỉ ra rằng: Vợ của những người Bà-la-môn cũng có kinh nguyệt, có mang thai và có cho con bú như những người phụ nữ ở giai cấp khác nên những đứa trẻ của người Bà-la-môn cũng được sinh ra như những đứa trẻ của những giai cấp khác. Hơn nữa những người Bà-la-môn cũng phải trải qua sinh lão bệnh tử, máu của người Bà-la-môn cũng đỏ, và nước mắt cũng mặn như bao người khác.
Người Bà-la-môn phạm pháp cũng phải chịu tội trước pháp luật, hay nói rộng ra thì người Bà-la-môn không thể thoát khỏi sự chi phối của luật nhân quả báo ứng như những người khác (Trường Bộ Kinh). Cũng vậy, trên bước đường giải thoát nếu người Bà-la-môn không tinh tấn tu hành thiền định thì vẫn chịu luân hồi trong lục đạo, và nếu họ siêng năng tu hành thì vẫn đạt được giải thoát như những người khác, vì thế giữa người Bà-la-môn và những người thuộc đẳng cấp khác trong xã hội không khác về phương diện con người.
Đức Phật nhấn mạnh rằng Như Lai không có giai cấp, nhưng chỉ chú trọng hành vi tốt, xấu, của người mà thôi. Vì vậy đã là con người thì ai ai cũng như nhau không phân giai cấp, mọi người đều có quyền tự do, bình đẳng mọi người đều có quyền xuất gia hành Phạm hạnh.
2. Khổng Tử ( 551- 478 tr. Tây lịch).Trong Kinh Lễ, Đức Khổng Tử nói về thế giới đại đồng như sau:
"Ở thời đại đạo thực hành thì thiên hạ là của chung, người ta chọn kẻ hiền năng, giảng điều xác thực, thực hiện trên thuận dưới hòa. Cho nên, người ta không chỉ thương kính riêng cha mẹ mình, không riêng yêu con mình. Kẻ già được nuôi dưỡng trọn đời, người trẻ được sử dụng, trẻ con được săn sóc đến trưởng thành, người ta thương kẻ góa, con côi, người già cô độc, người tàn tật được châu cấp, con trai có chức phận, con gái có chồng con. Người ta ghét thấy của cải bỏ phí trên đất mà lượm lên, chứ không chủ ý giấu giếm trong mình, ghét sự không dùng sức mình (tức không chịu ngồi không) nên làm việc chứ không chủ ý lo lợi riêng cho mình. Vì vậy mà cơ mưu phải bế tắc, kẻ trộm cắp, người làm loạn làm giặc không nổi lên, cho nên cửa ngõ không cần đóng. Đó là thời đại đồng.
Nay đại đạo đã bỏ, người ta lấy thiên hạ làm của riêng, ai nấy đều riêng thân cha mẹ mình, đều riêng yêu con mình, cho của cải và sức lực là riêng của mình, vua quan thì cha truyền con nối, quốc gia thì lấy thành quách hào trì mà giữ vững, lấy lễ nghĩa làm kỷ cương, làm cho chính cái nghĩa vua tôi, hậu cái tình cha con, thuận cái tình anh em, hòa cái đạo vợ chồng, đặt chế độ, lập điền lý, tôn trọng kẻ trí dũng, lập công khởi sự riêng cho mình. Cho nên, sự dùng mưu chước mới sanh ra việc chiến tranh do đó khởi lên. Vua Vũ, vua Thang, vua Văn, vua Võ, Thành Vương, Chu Công, bởi đó mà được chọn là bậc hơn cả. Sáu bậc quân tử ấy chưa từng không cẩn thận ở lễ. Lễ là để làm cho rõ cái nghĩa, thành điều tín, rõ người có lỗi, lấy nhân làm phép, giảng điều tôn nhượng, bảo dân theo phép thường. Nhưng có ai không theo những điều ấy, thì dẫu có thế vị, chúng nhân cho là họa ác, bắt tội mà truất bỏ đi. Ấy là đời Tiểu khang ( Trần Trọng Kim dịch. Nho Giáo I, 158 ).
3. Plato (427-347 BCE)
Ông là học trò của Socrate và thầy của Aristote. Plato cho rằng tư hữu là nguồn gốc bất công xã hội cho nên ông chủ trương bãi bỏ tư hữu. Trong các phẩm Luật Pháp (Laws) , Platon còn dự báo một xã hội không tư hữu, riêng tư và tư hữu bị loại bỏ khỏi đời sống, những thứ về bản chất là riêng, thí dụ như mắt và tay cũng trở thành của chung và ở mức độ nào đó người ta cùng nhìn, cùng nghe và cùng hành động, tất cả mọi người cùng ca tụng hay cùng lên án, cùng vui cùng buồn vì cùng những lí do như nhau. [2] Trong tác phẩm Cộng Hòa (Republics), ông đã chỉ cho ta thấy thế giới loài người sẽ có nhiều chế độ chính trị. Một ngày kia, người nghèo sẽ nổi dậy gíết người giàu, lập một chế độ sở hữu chung. [3]
4. Thomas More (1478- 1535)
Ông là một luật sư, tác gia và chính trị gia Anh quốc. Tác phẩm Utopia (1516) được viết bằng Latin, là một tiểu thuyết. Utopia có nghĩa là không tưởng.Thực ra Utopia là một lối chơi chữ. Theo ngôn ngữ Hy Lạp, Utopia nghe như Ou-topos( no place) nghĩa là không nơi nào cả , và cũng nghe như eu-topos ( good place) nghĩa là nơi tốt đẹp. Nội dung tác phẩm mô tả thành phố Amaurote là một thành phố giá trị nhất và có phẩm giá nhất ("Of them all this is the worthiest and of most dignity").
Thành phố này sống theo chế độ tập thể, tất cả đều là của chung, không có tư hữu. Nam nữ bình đẳng, mọi người có học vấn như nhau, mọi người đều thương yêu nhau. Các tiểu thuyết viết ra là do nhu cầu kỷ luật và trật tự xã hội, chứ không phải là viết tùy hứng. Tất cả công dân phải theo đạo, người ta không chấp nhận kẻ vô thần.
Utopia là một giấc mơ về một xã hội tương lai mà tác giả cho là hoàn hảo. Utopia là kết hợp tư tưởng xã hội của Plato, Aristote. Utopia đã mở đường cho một số tiểu thuyết và tư tưởng xã hội như sau:
+ Edward Bellamy's Looking Backward.
+ William Morris' News from Nowhere
+ Eric Frank Russell's book The Great Explosion (1963)
+ Robert A. Heinlein's The Moon Is a Harsh Mistress . . .
Như đã trình bày ở trên, chủ nghĩa Marx cũng là một trong các chủ nghĩa xã hội, nhưng ông cho đường lối của ông tích cực nhất, hiệu quả nhất và khoa học nhất cho nên tự xưng là cộng sản cho khác với các chủ trương xã hội khác, mặc dầu trước ông đã có phe xưng là cộng sản ,và Trong Tuyên ngôn Cộng sản, ông gọi họ họ là " cộng sản không tưởng ". Trong Tuyên ngôn đảng Cộng sản, Marx và Engels cho rằng chủ nghĩa xã hội của hai ông là tốt nhất, còn các loại khác là phản động, không hiệu quả, là tay sai của phong kiến, và tư bản :
1. Chủ nghĩa xã hội phản động
Theo Marx và Engels gồm:
+Chủ nghĩa xã hội phong kiến
+Chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản.
+Chủ nghĩa xã hội Đức
Ông cho các triết gia Anh Pháp là phản động, và các triết gia Đức là "những nhà triết học nửa mùa". Công việc độc nhất của các nhà văn Đức là điều hoà những tư tưởng mới của Pháp với ý thức triết học của mình, hay nói cho đúng hơn, là lĩnh hội những tư tưởng của Pháp bằng cách xuất phát từ quan điểm triết học của mình . . . Chủ nghĩa xã hội ấy đã đem cái lối giả nhân giả nghĩa đường mật của nó bổ xung cho roi vọt và súng đạn mà những chính phủ ấy đã dùng để chấn áp những cuộc khởi nghĩa của công nhân Đức.(Tuyên ngôn đảng Cộng sản, phần 3)
2. Chủ nghĩa xã hội bảo thủ hay chủ nghĩa xã hội tư sản .
Ông phê phán như sau:"Trong hạng này, có những nhà kinh tế học, những nhà bác ái, những nhà nhân đạo chủ nghĩa, những người chăm lo cuộc cải thiện đời sống cho giai cấp lao động, tổ chức việc từ thiện, bảo vệ súc vật, lập ra những hội bài trừ nạn nghiện rượu, nói tóm lại là đủ loại những nhà cải lương hèn kém nhất.
3. Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản không tưởng
Ông phê phán Prudhon, Saint-Simon, Fourier, Owen. . .vì những người này chủ trương cải tạo xã hội bằng đường lối hòa bình , không như cộng sản chủ trương sắt máu. Ông viết : " họ cự tuyệt mọi hành động chính trị và nhất là mọi hành động cách mạng, họ tìm cách đạt mục đích của họ bằng những phương pháp hoà bình, và thử mở một con đường đi tới một kinh Phúc âm xã hội mới bằng hiệu lực của sự nêu gương, bằng những thí nghiệm nhỏ, cố nhiên những thí nghiệm này luôn luôn thất bại.(Tuyên ngôn đảng Cộng sản, phần 3)
Marx chỉ trich tất cả triết gia quá khứ và đồng thời về tội nói mà không làm gì cả để cải thiên đời sống bất công của loài người.(1).
Trong khi đó Marx và đảng Cộng sản đã làm ráo riết, đã tịch thu hết tài sản nhân dân kể cả tài sản tư bản, đã giết, bắt giam đầy đọa tất cả nhân dân bao gồm tư sản, phản động, và không phản động, đã cấm nhân dân ra báo, bầu cử, ứng cử, và lên tiếng phản đối cộng sản...Nói tóm lại, cộng sản đã trói tay, bịt miệng và bóp cổ nhân dân, tước đoat tài sản và tự do của nhân dân khiến nhân dân không còn sức kháng cự. Trong khi đó cộng sản có quyền tự do: -Tự do muốn làm gì thì làm, muốn giết, giam cầm, đánh đập, tra tấn, bất chấp pháp luật và đạo lý...
-Tự do cướp tài sản quốc gia và nhân dân, chúng bán nước , đem vợ con, phe đảng chúng nắm quyền kinh tế, chính trị , coi quốc gia là tài sản cùa chúng.
Cộng sản không tranh đấu cho nhân dân, tổ quốc vô sản. Nhân dân, tổ quốc và vô sản chỉ là ngôn từ đầu môi một thời, nay thì chúng đã ngang nhiên chà đạp. Nói tóm lại,Cộng sản đã thi hành triệt để chủ nghĩa cộng nhưng đã thất bại,
Tại sao Marx chủ trương cộng sản?
Trăm ngàn trang sách ba hoa, dối trá nhưng cái tâm tưởng của Marx chỉ là:
-Vì ông nghĩ rằng muốn nắm quyền thì phải mạnh. Muốn mạnh phải nắm hết mọi quyền lợi, không cho một thế lực nào tồn tại để có thể phải chia chác, tranh giành. Do vậy, cộng sản không bao giờ hòa hợp. Hòa hợp, đoàn kết, hòa bình, liên minh chi là tạm thời.
-Marx nghĩ rằng bất công xã hội là do bọn nhà giàu nắm hết mọi quyền lợi và bóc lột người nghèo. Vậy giết hết, nhốt hết bọn giàu, tịch thu tài sản chúng làm tài sản ta, thế là nhà giàu (tư sản), nguồn gốc bất công xã hội bị tiêu diệt.Giết, cầm tù tịch thu gia sản, xí nghiệp, công ty của tư sản để vô sản làm chủ, thế là vô sản ấm no, thế là xã hội không còn giàu nghèo , là vô giai cấp! Thế là xã hội công bằng, bình đẳng, trở thành xã hội vô giai cấp, thế là hoàn thành chủ nghĩa cộng sản.
-Hơn nữa nhổ cỏ phải nhổ tận gốc. Phải trừ diệt giai cấp tư sản
( thế nào là giai cấp tư sản? Ai có mấy triệu, mấy tỷ là tư sản? Ai có mấy mẫu ruộng là địa chủ? Marx nói mơ hồ măc ai hiểu sao thì hiểu, muốn kết tội ai là tư sản, là địa chủ tùy thich). Muốn nhổ gốc giàu nghèo thì phải cấm tư hữu, thế là chỉ có cộng sản mới giàu sang, còn nhân dân bình đẳng nghèo khổ!Thế là giai cấp vô sản thoát nạn bóc lột, chủ nghĩa cộng sản thành công đại thành công.
Tư tưởng Marx đơn giản thế mà Trần Đức Thảo phải lao tâm khổ tứ nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi. Tìm tòi trong sách chưa chán, ông tìm thiên phương bách kế trở về Việt Bắc để "trải nghiệm chủ nghĩa Marx " ở Việt Nam. Vì vậy mà ông sập bẫy:
Chim tham ăn sa vào vòng lứi,
Cá tham mồi mắc phải lưỡi câu.
Chính Marx đã xướng khởi chủ trương vô sản chuyên chính: Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa có một thời kì thay đổi từ xã hội nọ sang xã hội kia. Tương ứng với thời kì ấy là thời kì quá độ chính trị, và nhà nước của thời kì ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản.-Phê phán cương lĩnh Gotha (2)
Và ông cho rằng vô sản chuyên chính là giai đọan trung gian giữa thời cướp chính quyền tư sảnvà xây dựng chính quyền cộng sản. Khi xây dựng cộng sản chủ nghĩa là xã hội vô giai cấp, không còn vô sản chuyên chính (3)
Lenin nói rõ về chuyên chính vô sản và khác Marx. Chuyên chính vô sản không phải chỉ ở giai đoạn đầu cướp chính quyền là một chính sách là cách cai trị trường kỳ.
Chuyên chính vô sản không phải là một "hình thức quản lý", mà là một nhà nước thuộc một kiểu khác, nhà nước vô sản, một bộ máy để giai cấp vô sản, trấn áp giai cấp tư sản. Trấn áp như vậy là cần thiết, vì giai cấp tư sản sẽ luôn luôn chống lại một cách điên cuồng, khi nó bị tước đoạt . . .Chế độ dân chủ vô sản trấn áp những kẻ bóc lột, trấn áp giai cấp tư sản; do đó, nó không giả dối, nó không hứa hẹn cho bọn chúng tự do và dân chủ; nhưng đối với những người lao động thì nó đưa lại cho họ một chế độ dân chủ thật sự.Chỉ có nước Nga xô-viết mới mang lại cho giai cấp vô sản và tuyệt đại đa số nhân dân lao động nước Nga một quyền tự do và một nền dân chủ chưa hề có, không thể có được và không thể quan niệm được trong bất cứ một nước cộng hoà dân chủ tư sản nào, vì nó đã tước đoạt, chẳng hạn, các cung điện và các biệt thự của giai cấp tư sản (không tước đoạt như vậy thì tự do hội họp chỉ là giả dối), đã tước đoạt các nhà in và giấy của bọn tư bản (nếu không thì tự do báo chí của đa số nhân dân lao động trong nước chỉ là lừa dối), đã thay chế độ đại nghị tư sản bằng một tổ chức dân chủ, tức là các Xô-viết, 1000 lần gần "nhân dân" hơn, "dân chủ" hơn cái nghị viện tư sản dân chủ nhất. (4)
-Tại sao Marx chủ trương chuyên chính?
Các chính trị gia bao giờ cũng dùng khẩu hiệu hòa bình, nhân ái để vỗ về dân chúng, và cố gắng thi hành nhân nghĩa để an dân. Thế mà Marx từ đầu đã công khai lộ bộ mặt quỷ sứ. Hành động này có nhiều lý do.
-Nhiều người trong đó có Marx, Lenin, Stalin, Mao...cho rằng dùng bá đạo thì hiệu quả nhanh hơn vương đạo,
-Vì muốn cướp tài sản nhân dân cho riêng mình, cưỡng bách lao động, cấm kinh doanh cá thể, cấm quyền tự do của nhân dân thì phải tàn bạo.
-Cướp tài sản nhân dân, khủng bố, đàn áp giết hại, bỏ tù , đày ải nhân dân, tất nhân dân sẽ chống đối cho nên Marx mới phải thẳng tay với nhân dân với khẩu hiệu chuyên chính.
-Marx cho rằng bọn tư sản ăn bám, không sản xuất. Ngoài ra có một hạng môi giới cũng là bọn ăn bám, không sản xuất. Phải dùng chuyên chính để cưỡng bách chúng lao động, lao động ngày đêm:
Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm" thì nhất định phải sản xuất mạnh.Lại nữa, kinh tế cá thể là sản xuất vi mô, không hiệu quả. Phải lập kinh tế vĩ mô, huy động hàng triệu công nhân, nông dân với kế hoạch vĩ đại thì mới xây dựng xã hội cộng sản hùng mạnh, vượt tư bản Mỹ. Kinh tế vĩ mô với lãnh tụ anh minh, đảng bách chiến bách thắng, và chủ nghĩa Marx- Lenin siêu việt thì chuyện thành công sẽ dễ như "bò kéo xe". Chỉ một vài kế hoạch ngũ niên, thập niên do cộng sản lãnh đạo, xã hội chủ nghĩa sẽ giàu mạnh gấp mười tư bản. Lúc đó tư bản Mỹ chỉ là bọn ăn mày đầu đường xó chợ, chết đói đầy đường, sẽ bị giai cấp vô sản vùi chôn không tiếc thương!
Chuyên chính ( dictatorship) là chuyên chế, là độc tài, là tàn ác vô cùng tận (5) Marx, Lenin thêm vào vô sản chỉ để khuyến dụ vô sản theo họ nhưng bản chất vô sản ở đây là vô nghĩa. Dù dán nhãn hiệu nào đi nữa, chuyên chính vẫn là tàn ác, tàn ác với mọi người, mọi giai cấp, không chừa ai. Nông dân nghèo Nga bị gọi là Kulak, nông dân nghèo Việt Nam được gán là địa chủ cũng là một đường lối thống nhất từ Nga, sang Trung Quốc, Việt Nam. Đã chuyên chính thì không tự do, dân chủ. Lẽ nào Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Trương Như Tảng...không hiểu chuyên chính là gì? Muốn cai trị độc tài tất phải gian ác để dân sợ hãi. Giết hàng chục, hàng trăm triệu người dân nghĩa là giết hàng chục, hàng trăm triệu kẻ thù hiện tại và tương lai dù chúng không hành động hay suy nghĩ chống cộng. . Càng giết nhiều thì ngai vàng của cộng sản càng bền vững. Lý luận đơn giản và tàn ác như thế mà hàng tỷ người theo trong đó có những triết gia hàng đầu thế giới như J.Paul Sartre, Albert Camus, Bertrand Russell, Trần Đức Thảo...
Cuộc tàn sát do đường lối " vô sản chuyên chính" bất nhân đã làm nhiều người chết mà thiên đường cộng sản chỉ là những khu nhà ổ chuột. Cuộc tàn sát này là cố ý chứ không phải sai lầm như trong CCRD tại Việt Nam, dân nghèo bị quy là địa chủ, cán bộ cộng sản cũng bị giết, bị tù vì nguồn gốc tư sản, phong kiến, trí thức, Thiên chúa giáo, và không vào đảng, không nhiệt tình với chủ nghĩa Marx. Tận sát là chủ trương cộng sản vì để ngăn ngừa nổi loạn tương lai và khủng bố nhân dân, bắt họ phải cúi đầu làm nô lệ cho cộng sản. .Ông Hồ không đứng ra nhận lỗi mà đùn cho Võ Nguyên Giáp- một con bù nhìn trong ruộng dưa cộng sản. Trường Chinh cũng không nhận lỗi vì y có lỗi đâu! Y chỉ tuân theo Marx, Lenin và lệnh Stalin, Mao Trạch Đông mà hành động, nào có gì sai với Marx-Lenin đâu mà y phải xin lỗi!
Lenin, Stalin mới đầu lập nước Nga cộng sản đã bị tòan dân phản đối cho nên Lenin, Stalin càng ra tay chém giết. Trí thức, tín đồ các tôn giáo, nông dân nghèo bị gắn tên là Kulak, là phản động đã bị tiêu diệt tập thể và dày đi Sibéria, hoặc bị đuổi ra nước ngoài...
Cộng sản không bao giờ bỏ chuyên chính.
Marx cho rằng vô sản chuyên chính là giai đoạn đầu của giai đoạn xã hội chủ nghĩa, sau khi lên đến thiên đàng cộng sản thì không còn chính phủ, quân đội, công an, nhà tù và vô sản chuyên chính.
Nhưng thực tế ở Liên Xô, Đông Âu, Trung Cộng, Bắc Hàn, Việt Nam sau khi cướp chính quyền tư sản mà vô sản chuyên chính ngày càng hung hãn hơn. Vậy thì Marx nói không thật mà Lenin nói thật! .Hơn nữa, cả hai ông cũng mơ hồ vì xây dựng thiên đường XHCN phải bao lâu? Và bao lâu thì đến thiên đường Cộng sản?
Từ những năm 20 của thế kỷ trước, Stalin đã không ngừng hứa hẹn với nhân dân Liên Xô về những hình ảnh của một “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” trong tưởng tượng; và để biến những hình ảnh tưởng tượng đó thành hiện thực, Stalin đã tịch thu tài sản, ruộng đất của hàng chục triệu người, đã bắt bớ, giam cầm, đày ải hàng chục triệu người, đã giết hàng chục triệu người, và đã đẩy gần 170 triệu người vào một cuộc sống khốn cùng. Sau khi Stalin chết (1953), Nikita Khrushchev lên thay thế và tiết lộ một phần của những tội ác ngút trời của Stalin, nhưng chính Khrushchev vẫn tiếp tục hứa hẹn với nhân dân Liên Xô về một “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện”. Rồi cứ thế, các lãnh tụ tiếp theo vẫn tiếp tục lải nhải cái điệp khúc “xây dựng chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” cho đến khi Liên Xô hoàn toàn sụp đổ vào năm 1991.
Ở Trung Quốc cũng vậy. Suốt hơn 60 năm nay, nhân dân Trung Quốc vẫn phải luôn luôn nghe cái điệp khúc “xây dựng chủ nghĩa xã hội hoàn thiện”, và chỉ riêng dưới thời Mao Trạch Đông thì đã có gần 70 triệu người phải chết oan để lót đường cho cái “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” ấy. Và đến bây giờ thì Đảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn cho rằng Trung Quốc chỉ mới xây dựng “những bước đầu tiên” của “chủ nghĩa xã hội”, nghĩa là chưa biết đến chừng nào mới có được một cái gọi là “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện”!
Việt Nam, Trung Quốc xây dựng nhà tù Cộng sản gần thế kỷ mà thấy cái gì?
Các Đảng Cộng sản tại Tiệp Khắc và Rumani cho đến sát ngày cách mạng đều tự tin rằng chế độ mình sẽ trường tồn bất bại, Ceausescu vẫn hùng hồn trước hàng ngàn cử tọa ngoan ngoãn rằng: “Tương lai của chủ nghĩa xã hội còn dài. Nó chỉ chết khi nào quả lê rụng từ cành táo!”
Trong khi đó, Triệu Tử Dương nói phải trăm năm nữa Trung Quốc may ra mới đến Cộng sản chủ nghĩa ! Triệu Tử Dương là người cộng sản giác ngộ. Ông nói như thế là ông chỉ trích chủ nghĩa cộng sản. Ông đòi hỏi cải tổ kinh tế phải đi đôi với cải tổ chính trị, và Trung Quốc là một quốc gia thối nát, phải theo chế độ dân chủ của Hoa Kỳ. Ông bị bọn Đặng Tiểu Bình cách chức và giam tại nhà. Trung Cộng it nói đến cộng sản và xã hội chủ nghĩa nhưng Việt Cộng vẫn mạnh miệng ca tụng XHCN. Bộ Chính trị vẫn cứ khẳng định trong văn kiện Đại hội XII rằng "kiên định chủ nghĩa Mác, Lênin, kiên định chủ nghĩa Xã hội và chủ nghĩa CS là lập trường không thể thay đổi ". Ngày 23/10/2013, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố trước Quốc Hội: “Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.
Cộng sản là cái quái gì mà xa xôi vậy? Các tay tổ hết gạt gẫm phỉnh phờ, nay thì giả bộ kêu than, rên rĩ!
Nhưng Nguyễn Phú Trọng gian dối, điếm đàng khi nhắc đến XHCN như là một hình thức suy tôn, ước mơ, hoài niệm, nửa y muốn là CHXH sẽ đến trong tương lai, nửa y muốn nói CNXH không bao giờ tới. Mao Trạch Đông tàn ác nhưng y là một cộng sản dù là cộng sản ba rọi, còn Đặng Tiểu Bình , Giang Trạch Dân,Hồ Cẩm Đào,Tập Cận Bình và bọn Việt Cộng ngày nay là một lũ " treo đầu dê, bán thịt chó".Làm gì còn thiên đàng cộng sản , làm gì còn chủ nghĩa xã hội một khi Đặng Tiểu Bình dẹp bỏ kinh tế chỉ huy mà áp dụng kinh tế thị trường và bắt tay với tư bản. Làm gì còn nuớc Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, và Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với chủ nghĩa búa liềm khi Giang Trạch Dân đưa ra chủ nghĩa ba thành phần và ra sắc lệnh công nhận tư hữu, và bọn Trung Cộng, Việt Cộng cướp tài sản nhân dân để thành tư bản đỏ!
Trung Cộng, Việt Cộng đã đào mồ Marx, Lenin quăng xuống biển, và chôn sống cộng sản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa từ nửa thế kỷ trước. Nay chúng còn áp dụng vô sản chuyên chính để khống chế, khủng bố nhân dân, mà chúng vẫn trơ trẽn xưng là cộng sản và treo cờ búa liềm!
Cộng sản không bao giờ nới tay.
Nới tay là dân nổi dậy như ở Đông Âu và Liên Xô.Vì vậy chỉ còn nước khủng bố, chém giết như Công an Việt Cộng hiên nay đang tuân lệnh chủ mà hành động, không còn thiết quốc gia, dân tộc, lương tri, nhân nghĩa.
Bọn Việt Cộng ngày nay sẽ trở thành phiên bản của Đặng Tiểu Bình dùng xe tăng giết sinh viên, Tổng Bí thư Jakes của Tiệp Khắc, toan tính thẳng tay đàn áp quần chúng bằng công an, thiết quân luật, điều xe tăng vào thành phố… Jakes nói:
“Phải lấy sức chọi sức! Chúng ta không thể ngồi yên giương mắt nhìn hành vi của các nhóm hoạt động ngoài vòng pháp luật và bị nước ngoài giựt dây… Những âm mưu kích động các thành phần thanh niên Tiệp có thể đưa xã hội vào vòng khủng hoảng với hậu quả khó lường!”
MARX, CÔNG SẢN VÀ VÔ SẢN CHUYÊN CHÍNH ĐÃ THẤT BẠI
-Marx và Lenin huyênh hoang tuyên bố chủ nghĩa cộng sản là khoa học, là tất yếu. Không ai nghĩ rằng môn chính trị, việc lật đổ chính quyền là một môn khoa học thuần túy. Đấy là thuộc bộ môn xã hội, nghĩa là có chủ quan, là theo duy tâm, duy ý chí, không phải duy vật. Khoa học thì nhất thống nhưng những người theo Marx đều làm theo chủ quan họ. Như Marx bảo phải tiến lên theo năm giai đoạn của lịch sử nhưng Lenin bảo có thể tiến lên cộng sản bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản. Marx, Lenin chủ trương giai cấp công nhân lãnh đạo nhưng Mao đứng hai chân trên công nông, và Giang Trạch Dân đưa tư sản vào Đảng. Các chủ trương đó hoàn toàn chủ quan, không thể xưng là khoa học.
Cộng sản ngày nay rõ mặt phản dân chủ, phản khoa hoc, trở thành giáo điều, trở thành một tôn giáo với bao giáo hoàng cực đoan và tàn ác.
-Bãi bỏ tư hữu thì tài sản chung
( cộng sản) lọt vào một nhóm hay một người , và cộng sản trở thành tham nhũng, cướp bóc, nhân dân trở thành nô lệ đói khổ.
-Chuyên chính vô sản thì chính quyền lọt vào tay cộng sản. Bầu cử, ứng cử, quốc hội bù nhìn, dân chủ giả tạo.
Chuyên chính vô sản thì quyền bính nằm trong tay một nhóm hay một tên cộng sản. Bọn họ ngu dốt hoặc thiếu chuyên môn kinh tế nhưng lại nhiều tham vọng, đặt ra kế hoạch to lớn năm mười năm, muốn tiến nhanh tiến mạnh, đẩy sản lượng gấp năm, mười lần cho bằng hoăc vưọt Hoa Kỳ. Rút cuộc dân chết, kinh tế suy sụp làm chết hàng chục triệu người. Với chút tư tưởng Marx, bọn cộng sản ngạo nghễ coi như là đã trở thành thần thánh, có thể hô phong hoán vũ, làm cho xã hội bỗng chốc thành thiên đường. Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Trần Đức Thảo, Trương Tửu... tự tin là trí tuệ đệ nhất hoàn cầu, còn bọn quốc gia là ngu xuẫn, phản động, phải giết sạch để xây dựng một xã hội mới. Mao tự cho là có tài quân sự, chính trị, kinh tế, đã vạch Kế hoạch đại Nhảy vọt, bắt dân nhịn đói lao động ngày đêm, không dùng máy móc, không nhập cảng hàng hóa, máy móc Âu Mỹ. Kết kể mấy chục triệu dân Trung quốc chết thảm thương.
-Bãi bỏ tư hữu thì nhân dân không tich cực làm việc vì họ thấy lao động của họ bị cướp đoạt. Cưỡng bách lao động, lao động tại các công trường, nông trường, HTX là sống đời nô lệ, sống trong một thế giới đầy bất công, đầy gian ác, bóc lột vạn lần tư bản:
Một người làm việc bằng ba
Để cho cán bộ mua nhà sắm xe..
Thằng làm thì đói
Thắng nói thì no
Thằng bò thi sướng
Thằng bướng thì chết...
-Càng chuyên chế nhân dân càng chống đối bẳng tiêu cực và tich cực. Một ngày kia sức phản kháng lên cao sẽ tiêu diệt chế độ cộng sản. Oán thù sẽ tràn đầy, nợ máu phải trả bằng máu. Trung Cộng, công an, quân đội Việt cộng sẽ tan như bọt biển trươc cơn sóng thần Tsunami sắp đến.
Ông Marx ơi! Ông chết mấy trăm năm rồi nhưng xác ông chưa tan, vẫn làm ô uế trần gian! Tội ông nặng lắm!
_____
(1).The philosophers have only interpreted the world in various ways; the point, however, is to change it. "Theses on Feuerbach" (1845), Thesis 11, Marx Engels SelectedWorks,(MESW), Volume I, p. 15; these words are also engraved upon his grave.
(2). Between capitalist and communist society there lies the period of the revolutionary transformation of the one into the other. Corresponding to this is also a political transition period in which the state can be nothing but the revolutionary dictatorship of the proletariat. (Critique of the Gotha Programme (1875).
(3).Long before me, bourgeois historians had described the historical development of this struggle between the classes, as had bourgeois economists their economic anatomy. My own contribution was (1) to show that the existence of classes is merely bound up with certain historical phases in the development of production; (2) that the class struggle necessarily leads to the dictatorship of the proletariat; [and] (3) that this dictatorship, itself, constitutes no more than a transition to the abolition of all classes and to a classless society
—Karl Marx, 1852. See the letter from Marx to Joseph Weydemeyer dated March 5, 1852 in Karl Marx & Frederick Engels, Collected Works Vol. 39 (International Publishers: New York, 1983) pp. 62–65.
(4). V.I.Lenin. Cách mạng vô sản và tên phản bội Cau-xky) .
http://www.marxists.org/vietnamese/lenin/1918/oct/10.htm
(5).The revolutionary dictatorship of the proletariat is rule won, and maintained, by the use of violence, by the proletariat, against the bourgeoisie, rule that is unrestricted by any laws.www.marxists.org/archive/lenin/works/1918/prrk/index.htm".
The dictatorship of the proletariat, i.e. the organization of the vanguard of the oppressed as the ruling class for the purpose of suppressing the oppressors, cannot result merely in an expansion of democracy. Simultaneously, with an immense expansion of democracy, which, for the first time, becomes democracy for the poor, democracy for the people, and not democracy for the money-bags, the dictatorship of the proletariat imposes a series of restrictions on the freedom of the oppressors, the exploiters, the capitalists. We must suppress them in order to free humanity from wage slavery, their resistance must be crushed by force; it is clear that there is no freedom and no democracy where there is suppression and where there is violence.—
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 367
Sơn Trung
Từ lâu, con người đã nhận thấy trong xã hội có sự bất bình đẳng. Có người quá giàu, kẻ quá nghèo, và đó là nguyên nhân tạo nên bất bình đẳng trong xã hội. Và đó là nỗi khổ của những người nghèo hèn trước sự giàu sang, quyền thế của kẻ khác. Đó cũng là nỗi băn khoăn của những triết gia nhân đạo, muốn cải tạo xã hội, muốn cứu vớt, giúp đỡ người nghèo và cô thế. Triết gia thì có nhiều loại nhưng triết gia nào có tư tưởng cải tạo xã hội thì thuộc phái xã hội. Aristote, Khổng Tử là những triết gia có tư tưởng xã hội.
Ở đây chúng ta cần phân biệt tư tưởng xã hội và chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng xã hội là một tư tưởng nhân đạo, nhằm thương yêu mọi người, đặc biệt là cứu giúp những người cùng khổ và bị bóc lột hoặc bị cướp đoạt, hành hạ. .. Tư tưởng xã hội còn nhắm cải tạo xã hội, quốc gia để dân giàu, nước mạnh, mọi người ai cũng ấm no, hạnh phúc. Tư tưởng xã hội đã thể hiện rõ rệt trong văn học Việt Nam qua các truyện cổ tích như Cây tre trăm đốt, Tấm Cám. . .
Trong ca dao: +Trời ơi! Trời ở không cân,
Kẻ ăn không hết, ngưòi mần không ra!
Qua thơ ca: +Thương người như thể thương thân"
+Thấy ai đói rách thì thương,
Rét thường cho mặc, đói thường cho ăn".(Nguyễn Trãi)
Khi một tư tưởng xã hội khởi xuớng và được nhiều người theo thì đã thành một chủ nghĩa, một trường phái. Chủ nghĩa xã hội thì có nhiều loại. Người cộng sản cũng xưng là chủ nghĩa xã hội, và họ cho rằng chủ nghĩa xã hội của họ cao hơn, thực tế hơn các tư tưởng xã hội khác. Lenin gọi chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa xã hội khoa học.
Có rất nhiều tư tưởng và phong trào được gọi, hay tự gọi, là theo chủ nghĩa xã hội. Nhưng từ thế kỷ 19 đến nay, những người theo chủ nghĩa xã hội tự chia họ ra nhiều nhánh khác nhau và nhiều khi đối nghịch nhau, nhất là giữa những người theo nhánh chủ nghĩa xã hội cải cách và những người theo chủ nghĩa cộng sản.Ở đây chúng ta cần phân biệt tư tưởng xã hội và chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng xã hội là một tư tưởng nhân đạo, nhằm thương yêu mọi người, đặc biệt là cứu giúp những người cùng khổ và bị bóc lột hoặc bị cướp đoạt, hành hạ. .. Tư tưởng xã hội còn nhắm cải tạo xã hội, quốc gia để dân giàu, nước mạnh, mọi người ai cũng ấm no, hạnh phúc. Tư tưởng xã hội đã thể hiện rõ rệt trong văn học Việt Nam qua các truyện cổ tích như Cây tre trăm đốt, Tấm Cám. . .
Trong ca dao: +Trời ơi! Trời ở không cân,
Kẻ ăn không hết, ngưòi mần không ra!
Qua thơ ca: +Thương người như thể thương thân"
+Thấy ai đói rách thì thương,
Rét thường cho mặc, đói thường cho ăn".(Nguyễn Trãi)
Khi một tư tưởng xã hội khởi xuớng và được nhiều người theo thì đã thành một chủ nghĩa, một trường phái. Chủ nghĩa xã hội thì có nhiều loại. Người cộng sản cũng xưng là chủ nghĩa xã hội, và họ cho rằng chủ nghĩa xã hội của họ cao hơn, thực tế hơn các tư tưởng xã hội khác. Lenin gọi chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa xã hội khoa học.
Trước Marx, nhiều triết gia đã nghĩ đến việc xây dựng một xã hội bình đẳng, ấm no mà các triết gia đó gọi là Đại đồng, Nhân ái và đường lối đó là chủ nghĩa xã hội. Đức Phật, Khổng Tử, Aristote v.v.
1. ĐỨC PHẬT
Xã hội Ấn Độ cổ đại tồn tại bốn giai cấp kể từ cao xuống thấp:
- Bà La môn:các tu sĩ
- Sát Đế lị :vua chúa
- Phệ-xá: thương gia, nông gia
- Thủ-đà-la: nô lệ
Trong đó, giai cấp Bà-la-môn được sinh ra từ miệng Phạm Thiên (Brahma), giai cấp Sát-đế-lỵ được sinh ra từ hai tay Phạm Thiên, giai cấp Phệ-xá được sinh ra từ bắp chân Phạm Thiên, giai cấp Thủ-đà-la được sinh ra từ lòng bàn chân của Phạm Thiên. Các giai cấp được phân tầng từ cao xuống thấp theo vị trí mà Phạm Thiên đã sinh ra họ, ở đó Bà-la-môn là giai cấp cao quý nhất, là con thừa tự của Phạm Thiên.
Đức Phật là một người thực thi xã hội chủ nghĩa .
- Bà La môn:các tu sĩ
- Sát Đế lị :vua chúa
- Phệ-xá: thương gia, nông gia
- Thủ-đà-la: nô lệ
Trong đó, giai cấp Bà-la-môn được sinh ra từ miệng Phạm Thiên (Brahma), giai cấp Sát-đế-lỵ được sinh ra từ hai tay Phạm Thiên, giai cấp Phệ-xá được sinh ra từ bắp chân Phạm Thiên, giai cấp Thủ-đà-la được sinh ra từ lòng bàn chân của Phạm Thiên. Các giai cấp được phân tầng từ cao xuống thấp theo vị trí mà Phạm Thiên đã sinh ra họ, ở đó Bà-la-môn là giai cấp cao quý nhất, là con thừa tự của Phạm Thiên.
Đức Phật là một người thực thi xã hội chủ nghĩa .
Sự phân biệt đẳng cấp trên được bảo vệ bằng cả thần quyền và thế quyền. Những người Bà-la-môn cho rằng: Bà-la-môn là giai cấp tối thượng, các giai cấp khác là hạ tiện. Chỉ có giai cấp Bà-la-môn là da trắng, giai cấp khác là da đen. Chỉ có Bà-la-môn là thuần túy, các giai cấp phi Bà-la-môn không phải như vậy. Chỉ có Bà-la-môn mới là con chính tông của Phạm Thiên, sinh ra từ miệng Phạm Thiên, do Phạm Thiên sinh ra, là con cháu thừa tự của Phạm Thiên (Kinh Trường Bộ II).
Phê phán lại những quan điểm thần bí về nguồn gốc các giai cấp trong xã hội của những người Bà-la-môn, Đức Phật chỉ ra rằng: Vợ của những người Bà-la-môn cũng có kinh nguyệt, có mang thai và có cho con bú như những người phụ nữ ở giai cấp khác nên những đứa trẻ của người Bà-la-môn cũng được sinh ra như những đứa trẻ của những giai cấp khác. Hơn nữa những người Bà-la-môn cũng phải trải qua sinh lão bệnh tử, máu của người Bà-la-môn cũng đỏ, và nước mắt cũng mặn như bao người khác.
Người Bà-la-môn phạm pháp cũng phải chịu tội trước pháp luật, hay nói rộng ra thì người Bà-la-môn không thể thoát khỏi sự chi phối của luật nhân quả báo ứng như những người khác (Trường Bộ Kinh). Cũng vậy, trên bước đường giải thoát nếu người Bà-la-môn không tinh tấn tu hành thiền định thì vẫn chịu luân hồi trong lục đạo, và nếu họ siêng năng tu hành thì vẫn đạt được giải thoát như những người khác, vì thế giữa người Bà-la-môn và những người thuộc đẳng cấp khác trong xã hội không khác về phương diện con người.
Đức Phật nhấn mạnh rằng Như Lai không có giai cấp, nhưng chỉ chú trọng hành vi tốt, xấu, của người mà thôi. Vì vậy đã là con người thì ai ai cũng như nhau không phân giai cấp, mọi người đều có quyền tự do, bình đẳng mọi người đều có quyền xuất gia hành Phạm hạnh.
2. Khổng Tử ( 551- 478 tr. Tây lịch).Trong Kinh Lễ, Đức Khổng Tử nói về thế giới đại đồng như sau:
"Ở thời đại đạo thực hành thì thiên hạ là của chung, người ta chọn kẻ hiền năng, giảng điều xác thực, thực hiện trên thuận dưới hòa. Cho nên, người ta không chỉ thương kính riêng cha mẹ mình, không riêng yêu con mình. Kẻ già được nuôi dưỡng trọn đời, người trẻ được sử dụng, trẻ con được săn sóc đến trưởng thành, người ta thương kẻ góa, con côi, người già cô độc, người tàn tật được châu cấp, con trai có chức phận, con gái có chồng con. Người ta ghét thấy của cải bỏ phí trên đất mà lượm lên, chứ không chủ ý giấu giếm trong mình, ghét sự không dùng sức mình (tức không chịu ngồi không) nên làm việc chứ không chủ ý lo lợi riêng cho mình. Vì vậy mà cơ mưu phải bế tắc, kẻ trộm cắp, người làm loạn làm giặc không nổi lên, cho nên cửa ngõ không cần đóng. Đó là thời đại đồng.
Nay đại đạo đã bỏ, người ta lấy thiên hạ làm của riêng, ai nấy đều riêng thân cha mẹ mình, đều riêng yêu con mình, cho của cải và sức lực là riêng của mình, vua quan thì cha truyền con nối, quốc gia thì lấy thành quách hào trì mà giữ vững, lấy lễ nghĩa làm kỷ cương, làm cho chính cái nghĩa vua tôi, hậu cái tình cha con, thuận cái tình anh em, hòa cái đạo vợ chồng, đặt chế độ, lập điền lý, tôn trọng kẻ trí dũng, lập công khởi sự riêng cho mình. Cho nên, sự dùng mưu chước mới sanh ra việc chiến tranh do đó khởi lên. Vua Vũ, vua Thang, vua Văn, vua Võ, Thành Vương, Chu Công, bởi đó mà được chọn là bậc hơn cả. Sáu bậc quân tử ấy chưa từng không cẩn thận ở lễ. Lễ là để làm cho rõ cái nghĩa, thành điều tín, rõ người có lỗi, lấy nhân làm phép, giảng điều tôn nhượng, bảo dân theo phép thường. Nhưng có ai không theo những điều ấy, thì dẫu có thế vị, chúng nhân cho là họa ác, bắt tội mà truất bỏ đi. Ấy là đời Tiểu khang ( Trần Trọng Kim dịch. Nho Giáo I, 158 ).
3. Plato (427-347 BCE)
Ông là học trò của Socrate và thầy của Aristote. Plato cho rằng tư hữu là nguồn gốc bất công xã hội cho nên ông chủ trương bãi bỏ tư hữu. Trong các phẩm Luật Pháp (Laws) , Platon còn dự báo một xã hội không tư hữu, riêng tư và tư hữu bị loại bỏ khỏi đời sống, những thứ về bản chất là riêng, thí dụ như mắt và tay cũng trở thành của chung và ở mức độ nào đó người ta cùng nhìn, cùng nghe và cùng hành động, tất cả mọi người cùng ca tụng hay cùng lên án, cùng vui cùng buồn vì cùng những lí do như nhau. [2] Trong tác phẩm Cộng Hòa (Republics), ông đã chỉ cho ta thấy thế giới loài người sẽ có nhiều chế độ chính trị. Một ngày kia, người nghèo sẽ nổi dậy gíết người giàu, lập một chế độ sở hữu chung. [3]
4. Thomas More (1478- 1535)
Ông là một luật sư, tác gia và chính trị gia Anh quốc. Tác phẩm Utopia (1516) được viết bằng Latin, là một tiểu thuyết. Utopia có nghĩa là không tưởng.Thực ra Utopia là một lối chơi chữ. Theo ngôn ngữ Hy Lạp, Utopia nghe như Ou-topos( no place) nghĩa là không nơi nào cả , và cũng nghe như eu-topos ( good place) nghĩa là nơi tốt đẹp. Nội dung tác phẩm mô tả thành phố Amaurote là một thành phố giá trị nhất và có phẩm giá nhất ("Of them all this is the worthiest and of most dignity").
Thành phố này sống theo chế độ tập thể, tất cả đều là của chung, không có tư hữu. Nam nữ bình đẳng, mọi người có học vấn như nhau, mọi người đều thương yêu nhau. Các tiểu thuyết viết ra là do nhu cầu kỷ luật và trật tự xã hội, chứ không phải là viết tùy hứng. Tất cả công dân phải theo đạo, người ta không chấp nhận kẻ vô thần.
Utopia là một giấc mơ về một xã hội tương lai mà tác giả cho là hoàn hảo. Utopia là kết hợp tư tưởng xã hội của Plato, Aristote. Utopia đã mở đường cho một số tiểu thuyết và tư tưởng xã hội như sau:
+ Edward Bellamy's Looking Backward.
+ William Morris' News from Nowhere
+ Eric Frank Russell's book The Great Explosion (1963)
+ Robert A. Heinlein's The Moon Is a Harsh Mistress . . .
2. Khổng Tử ( 551- 478 tr. Tây lịch).Trong Kinh Lễ, Đức Khổng Tử nói về thế giới đại đồng như sau:
"Ở thời đại đạo thực hành thì thiên hạ là của chung, người ta chọn kẻ hiền năng, giảng điều xác thực, thực hiện trên thuận dưới hòa. Cho nên, người ta không chỉ thương kính riêng cha mẹ mình, không riêng yêu con mình. Kẻ già được nuôi dưỡng trọn đời, người trẻ được sử dụng, trẻ con được săn sóc đến trưởng thành, người ta thương kẻ góa, con côi, người già cô độc, người tàn tật được châu cấp, con trai có chức phận, con gái có chồng con. Người ta ghét thấy của cải bỏ phí trên đất mà lượm lên, chứ không chủ ý giấu giếm trong mình, ghét sự không dùng sức mình (tức không chịu ngồi không) nên làm việc chứ không chủ ý lo lợi riêng cho mình. Vì vậy mà cơ mưu phải bế tắc, kẻ trộm cắp, người làm loạn làm giặc không nổi lên, cho nên cửa ngõ không cần đóng. Đó là thời đại đồng.
Nay đại đạo đã bỏ, người ta lấy thiên hạ làm của riêng, ai nấy đều riêng thân cha mẹ mình, đều riêng yêu con mình, cho của cải và sức lực là riêng của mình, vua quan thì cha truyền con nối, quốc gia thì lấy thành quách hào trì mà giữ vững, lấy lễ nghĩa làm kỷ cương, làm cho chính cái nghĩa vua tôi, hậu cái tình cha con, thuận cái tình anh em, hòa cái đạo vợ chồng, đặt chế độ, lập điền lý, tôn trọng kẻ trí dũng, lập công khởi sự riêng cho mình. Cho nên, sự dùng mưu chước mới sanh ra việc chiến tranh do đó khởi lên. Vua Vũ, vua Thang, vua Văn, vua Võ, Thành Vương, Chu Công, bởi đó mà được chọn là bậc hơn cả. Sáu bậc quân tử ấy chưa từng không cẩn thận ở lễ. Lễ là để làm cho rõ cái nghĩa, thành điều tín, rõ người có lỗi, lấy nhân làm phép, giảng điều tôn nhượng, bảo dân theo phép thường. Nhưng có ai không theo những điều ấy, thì dẫu có thế vị, chúng nhân cho là họa ác, bắt tội mà truất bỏ đi. Ấy là đời Tiểu khang ( Trần Trọng Kim dịch. Nho Giáo I, 158 ).
3. Plato (427-347 BCE)
Ông là học trò của Socrate và thầy của Aristote. Plato cho rằng tư hữu là nguồn gốc bất công xã hội cho nên ông chủ trương bãi bỏ tư hữu. Trong các phẩm Luật Pháp (Laws) , Platon còn dự báo một xã hội không tư hữu, riêng tư và tư hữu bị loại bỏ khỏi đời sống, những thứ về bản chất là riêng, thí dụ như mắt và tay cũng trở thành của chung và ở mức độ nào đó người ta cùng nhìn, cùng nghe và cùng hành động, tất cả mọi người cùng ca tụng hay cùng lên án, cùng vui cùng buồn vì cùng những lí do như nhau. [2] Trong tác phẩm Cộng Hòa (Republics), ông đã chỉ cho ta thấy thế giới loài người sẽ có nhiều chế độ chính trị. Một ngày kia, người nghèo sẽ nổi dậy gíết người giàu, lập một chế độ sở hữu chung. [3]
4. Thomas More (1478- 1535)
Ông là một luật sư, tác gia và chính trị gia Anh quốc. Tác phẩm Utopia (1516) được viết bằng Latin, là một tiểu thuyết. Utopia có nghĩa là không tưởng.Thực ra Utopia là một lối chơi chữ. Theo ngôn ngữ Hy Lạp, Utopia nghe như Ou-topos( no place) nghĩa là không nơi nào cả , và cũng nghe như eu-topos ( good place) nghĩa là nơi tốt đẹp. Nội dung tác phẩm mô tả thành phố Amaurote là một thành phố giá trị nhất và có phẩm giá nhất ("Of them all this is the worthiest and of most dignity").
Thành phố này sống theo chế độ tập thể, tất cả đều là của chung, không có tư hữu. Nam nữ bình đẳng, mọi người có học vấn như nhau, mọi người đều thương yêu nhau. Các tiểu thuyết viết ra là do nhu cầu kỷ luật và trật tự xã hội, chứ không phải là viết tùy hứng. Tất cả công dân phải theo đạo, người ta không chấp nhận kẻ vô thần.
Utopia là một giấc mơ về một xã hội tương lai mà tác giả cho là hoàn hảo. Utopia là kết hợp tư tưởng xã hội của Plato, Aristote. Utopia đã mở đường cho một số tiểu thuyết và tư tưởng xã hội như sau:
+ Edward Bellamy's Looking Backward.
+ William Morris' News from Nowhere
+ Eric Frank Russell's book The Great Explosion (1963)
+ Robert A. Heinlein's The Moon Is a Harsh Mistress . . .
Như đã trình bày ở trên, chủ nghĩa Marx cũng là một trong các chủ nghĩa xã hội, nhưng ông cho đường lối của ông tích cực nhất, hiệu quả nhất và khoa học nhất cho nên tự xưng là cộng sản cho khác với các chủ trương xã hội khác, mặc dầu trước ông đã có phe xưng là cộng sản ,và Trong Tuyên ngôn Cộng sản, ông gọi họ họ là " cộng sản không tưởng ". Trong Tuyên ngôn đảng Cộng sản, Marx và Engels cho rằng chủ nghĩa xã hội của hai ông là tốt nhất, còn các loại khác là phản động, không hiệu quả, là tay sai của phong kiến, và tư bản :
1. Chủ nghĩa xã hội phản động
Theo Marx và Engels gồm:
+Chủ nghĩa xã hội phong kiến
+Chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản.
+Chủ nghĩa xã hội Đức
Ông cho các triết gia Anh Pháp là phản động, và các triết gia Đức là "những nhà triết học nửa mùa". Công việc độc nhất của các nhà văn Đức là điều hoà những tư tưởng mới của Pháp với ý thức triết học của mình, hay nói cho đúng hơn, là lĩnh hội những tư tưởng của Pháp bằng cách xuất phát từ quan điểm triết học của mình . . . Chủ nghĩa xã hội ấy đã đem cái lối giả nhân giả nghĩa đường mật của nó bổ xung cho roi vọt và súng đạn mà những chính phủ ấy đã dùng để chấn áp những cuộc khởi nghĩa của công nhân Đức.(Tuyên ngôn đảng Cộng sản, phần 3)
2. Chủ nghĩa xã hội bảo thủ hay chủ nghĩa xã hội tư sản .
Ông phê phán như sau:"Trong hạng này, có những nhà kinh tế học, những nhà bác ái, những nhà nhân đạo chủ nghĩa, những người chăm lo cuộc cải thiện đời sống cho giai cấp lao động, tổ chức việc từ thiện, bảo vệ súc vật, lập ra những hội bài trừ nạn nghiện rượu, nói tóm lại là đủ loại những nhà cải lương hèn kém nhất.
3. Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản không tưởng
Ông phê phán Prudhon, Saint-Simon, Fourier, Owen. . .vì những người này chủ trương cải tạo xã hội bằng đường lối hòa bình , không như cộng sản chủ trương sắt máu. Ông viết : " họ cự tuyệt mọi hành động chính trị và nhất là mọi hành động cách mạng, họ tìm cách đạt mục đích của họ bằng những phương pháp hoà bình, và thử mở một con đường đi tới một kinh Phúc âm xã hội mới bằng hiệu lực của sự nêu gương, bằng những thí nghiệm nhỏ, cố nhiên những thí nghiệm này luôn luôn thất bại.(Tuyên ngôn đảng Cộng sản, phần 3)
Marx chỉ trich tất cả triết gia quá khứ và đồng thời về tội nói mà không làm gì cả để cải thiên đời sống bất công của loài người.(1).
Trong khi đó Marx và đảng Cộng sản đã làm ráo riết, đã tịch thu hết tài sản nhân dân kể cả tài sản tư bản, đã giết, bắt giam đầy đọa tất cả nhân dân bao gồm tư sản, phản động, và không phản động, đã cấm nhân dân ra báo, bầu cử, ứng cử, và lên tiếng phản đối cộng sản...Nói tóm lại, cộng sản đã trói tay, bịt miệng và bóp cổ nhân dân, tước đoat tài sản và tự do của nhân dân khiến nhân dân không còn sức kháng cự. Trong khi đó cộng sản có quyền tự do: -Tự do muốn làm gì thì làm, muốn giết, giam cầm, đánh đập, tra tấn, bất chấp pháp luật và đạo lý...
-Tự do cướp tài sản quốc gia và nhân dân, chúng bán nước , đem vợ con, phe đảng chúng nắm quyền kinh tế, chính trị , coi quốc gia là tài sản cùa chúng.
Cộng sản không tranh đấu cho nhân dân, tổ quốc vô sản. Nhân dân, tổ quốc và vô sản chỉ là ngôn từ đầu môi một thời, nay thì chúng đã ngang nhiên chà đạp. Nói tóm lại,Cộng sản đã thi hành triệt để chủ nghĩa cộng nhưng đã thất bại,
Tại sao Marx chủ trương cộng sản?
Trăm ngàn trang sách ba hoa, dối trá nhưng cái tâm tưởng của Marx chỉ là:
Trăm ngàn trang sách ba hoa, dối trá nhưng cái tâm tưởng của Marx chỉ là:
-Vì ông nghĩ rằng muốn nắm quyền thì phải mạnh. Muốn mạnh phải nắm hết mọi quyền lợi, không cho một thế lực nào tồn tại để có thể phải chia chác, tranh giành. Do vậy, cộng sản không bao giờ hòa hợp. Hòa hợp, đoàn kết, hòa bình, liên minh chi là tạm thời.
-Marx nghĩ rằng bất công xã hội là do bọn nhà giàu nắm hết mọi quyền lợi và bóc lột người nghèo. Vậy giết hết, nhốt hết bọn giàu, tịch thu tài sản chúng làm tài sản ta, thế là nhà giàu (tư sản), nguồn gốc bất công xã hội bị tiêu diệt.Giết, cầm tù tịch thu gia sản, xí nghiệp, công ty của tư sản để vô sản làm chủ, thế là vô sản ấm no, thế là xã hội không còn giàu nghèo , là vô giai cấp! Thế là xã hội công bằng, bình đẳng, trở thành xã hội vô giai cấp, thế là hoàn thành chủ nghĩa cộng sản.
-Hơn nữa nhổ cỏ phải nhổ tận gốc. Phải trừ diệt giai cấp tư sản
( thế nào là giai cấp tư sản? Ai có mấy triệu, mấy tỷ là tư sản? Ai có mấy mẫu ruộng là địa chủ? Marx nói mơ hồ măc ai hiểu sao thì hiểu, muốn kết tội ai là tư sản, là địa chủ tùy thich). Muốn nhổ gốc giàu nghèo thì phải cấm tư hữu, thế là chỉ có cộng sản mới giàu sang, còn nhân dân bình đẳng nghèo khổ!Thế là giai cấp vô sản thoát nạn bóc lột, chủ nghĩa cộng sản thành công đại thành công.
Tư tưởng Marx đơn giản thế mà Trần Đức Thảo phải lao tâm khổ tứ nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi. Tìm tòi trong sách chưa chán, ông tìm thiên phương bách kế trở về Việt Bắc để "trải nghiệm chủ nghĩa Marx " ở Việt Nam. Vì vậy mà ông sập bẫy:
Chim tham ăn sa vào vòng lứi,
Cá tham mồi mắc phải lưỡi câu.
-Marx nghĩ rằng bất công xã hội là do bọn nhà giàu nắm hết mọi quyền lợi và bóc lột người nghèo. Vậy giết hết, nhốt hết bọn giàu, tịch thu tài sản chúng làm tài sản ta, thế là nhà giàu (tư sản), nguồn gốc bất công xã hội bị tiêu diệt.Giết, cầm tù tịch thu gia sản, xí nghiệp, công ty của tư sản để vô sản làm chủ, thế là vô sản ấm no, thế là xã hội không còn giàu nghèo , là vô giai cấp! Thế là xã hội công bằng, bình đẳng, trở thành xã hội vô giai cấp, thế là hoàn thành chủ nghĩa cộng sản.
-Hơn nữa nhổ cỏ phải nhổ tận gốc. Phải trừ diệt giai cấp tư sản
( thế nào là giai cấp tư sản? Ai có mấy triệu, mấy tỷ là tư sản? Ai có mấy mẫu ruộng là địa chủ? Marx nói mơ hồ măc ai hiểu sao thì hiểu, muốn kết tội ai là tư sản, là địa chủ tùy thich). Muốn nhổ gốc giàu nghèo thì phải cấm tư hữu, thế là chỉ có cộng sản mới giàu sang, còn nhân dân bình đẳng nghèo khổ!Thế là giai cấp vô sản thoát nạn bóc lột, chủ nghĩa cộng sản thành công đại thành công.
Tư tưởng Marx đơn giản thế mà Trần Đức Thảo phải lao tâm khổ tứ nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi. Tìm tòi trong sách chưa chán, ông tìm thiên phương bách kế trở về Việt Bắc để "trải nghiệm chủ nghĩa Marx " ở Việt Nam. Vì vậy mà ông sập bẫy:
Chim tham ăn sa vào vòng lứi,
Cá tham mồi mắc phải lưỡi câu.
Chính Marx đã xướng khởi chủ trương vô sản chuyên chính: Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa có một thời kì thay đổi từ xã hội nọ sang xã hội kia. Tương ứng với thời kì ấy là thời kì quá độ chính trị, và nhà nước của thời kì ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản.-Phê phán cương lĩnh Gotha (2)
Và ông cho rằng vô sản chuyên chính là giai đọan trung gian giữa thời cướp chính quyền tư sảnvà xây dựng chính quyền cộng sản. Khi xây dựng cộng sản chủ nghĩa là xã hội vô giai cấp, không còn vô sản chuyên chính (3)
Lenin nói rõ về chuyên chính vô sản và khác Marx. Chuyên chính vô sản không phải chỉ ở giai đoạn đầu cướp chính quyền là một chính sách là cách cai trị trường kỳ.
Chuyên chính vô sản không phải là một "hình thức quản lý", mà là một nhà nước thuộc một kiểu khác, nhà nước vô sản, một bộ máy để giai cấp vô sản, trấn áp giai cấp tư sản. Trấn áp như vậy là cần thiết, vì giai cấp tư sản sẽ luôn luôn chống lại một cách điên cuồng, khi nó bị tước đoạt . . .Chế độ dân chủ vô sản trấn áp những kẻ bóc lột, trấn áp giai cấp tư sản; do đó, nó không giả dối, nó không hứa hẹn cho bọn chúng tự do và dân chủ; nhưng đối với những người lao động thì nó đưa lại cho họ một chế độ dân chủ thật sự.Chỉ có nước Nga xô-viết mới mang lại cho giai cấp vô sản và tuyệt đại đa số nhân dân lao động nước Nga một quyền tự do và một nền dân chủ chưa hề có, không thể có được và không thể quan niệm được trong bất cứ một nước cộng hoà dân chủ tư sản nào, vì nó đã tước đoạt, chẳng hạn, các cung điện và các biệt thự của giai cấp tư sản (không tước đoạt như vậy thì tự do hội họp chỉ là giả dối), đã tước đoạt các nhà in và giấy của bọn tư bản (nếu không thì tự do báo chí của đa số nhân dân lao động trong nước chỉ là lừa dối), đã thay chế độ đại nghị tư sản bằng một tổ chức dân chủ, tức là các Xô-viết, 1000 lần gần "nhân dân" hơn, "dân chủ" hơn cái nghị viện tư sản dân chủ nhất. (4)
-Tại sao Marx chủ trương chuyên chính?
Các chính trị gia bao giờ cũng dùng khẩu hiệu hòa bình, nhân ái để vỗ về dân chúng, và cố gắng thi hành nhân nghĩa để an dân. Thế mà Marx từ đầu đã công khai lộ bộ mặt quỷ sứ. Hành động này có nhiều lý do.
-Nhiều người trong đó có Marx, Lenin, Stalin, Mao...cho rằng dùng bá đạo thì hiệu quả nhanh hơn vương đạo,
-Vì muốn cướp tài sản nhân dân cho riêng mình, cưỡng bách lao động, cấm kinh doanh cá thể, cấm quyền tự do của nhân dân thì phải tàn bạo.
-Cướp tài sản nhân dân, khủng bố, đàn áp giết hại, bỏ tù , đày ải nhân dân, tất nhân dân sẽ chống đối cho nên Marx mới phải thẳng tay với nhân dân với khẩu hiệu chuyên chính.
-Marx cho rằng bọn tư sản ăn bám, không sản xuất. Ngoài ra có một hạng môi giới cũng là bọn ăn bám, không sản xuất. Phải dùng chuyên chính để cưỡng bách chúng lao động, lao động ngày đêm:
Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm" thì nhất định phải sản xuất mạnh.Lại nữa, kinh tế cá thể là sản xuất vi mô, không hiệu quả. Phải lập kinh tế vĩ mô, huy động hàng triệu công nhân, nông dân với kế hoạch vĩ đại thì mới xây dựng xã hội cộng sản hùng mạnh, vượt tư bản Mỹ. Kinh tế vĩ mô với lãnh tụ anh minh, đảng bách chiến bách thắng, và chủ nghĩa Marx- Lenin siêu việt thì chuyện thành công sẽ dễ như "bò kéo xe". Chỉ một vài kế hoạch ngũ niên, thập niên do cộng sản lãnh đạo, xã hội chủ nghĩa sẽ giàu mạnh gấp mười tư bản. Lúc đó tư bản Mỹ chỉ là bọn ăn mày đầu đường xó chợ, chết đói đầy đường, sẽ bị giai cấp vô sản vùi chôn không tiếc thương!
Chuyên chính ( dictatorship) là chuyên chế, là độc tài, là tàn ác vô cùng tận (5) Marx, Lenin thêm vào vô sản chỉ để khuyến dụ vô sản theo họ nhưng bản chất vô sản ở đây là vô nghĩa. Dù dán nhãn hiệu nào đi nữa, chuyên chính vẫn là tàn ác, tàn ác với mọi người, mọi giai cấp, không chừa ai. Nông dân nghèo Nga bị gọi là Kulak, nông dân nghèo Việt Nam được gán là địa chủ cũng là một đường lối thống nhất từ Nga, sang Trung Quốc, Việt Nam. Đã chuyên chính thì không tự do, dân chủ. Lẽ nào Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Trương Như Tảng...không hiểu chuyên chính là gì? Muốn cai trị độc tài tất phải gian ác để dân sợ hãi. Giết hàng chục, hàng trăm triệu người dân nghĩa là giết hàng chục, hàng trăm triệu kẻ thù hiện tại và tương lai dù chúng không hành động hay suy nghĩ chống cộng. . Càng giết nhiều thì ngai vàng của cộng sản càng bền vững. Lý luận đơn giản và tàn ác như thế mà hàng tỷ người theo trong đó có những triết gia hàng đầu thế giới như J.Paul Sartre, Albert Camus, Bertrand Russell, Trần Đức Thảo...
Cuộc tàn sát do đường lối " vô sản chuyên chính" bất nhân đã làm nhiều người chết mà thiên đường cộng sản chỉ là những khu nhà ổ chuột. Cuộc tàn sát này là cố ý chứ không phải sai lầm như trong CCRD tại Việt Nam, dân nghèo bị quy là địa chủ, cán bộ cộng sản cũng bị giết, bị tù vì nguồn gốc tư sản, phong kiến, trí thức, Thiên chúa giáo, và không vào đảng, không nhiệt tình với chủ nghĩa Marx. Tận sát là chủ trương cộng sản vì để ngăn ngừa nổi loạn tương lai và khủng bố nhân dân, bắt họ phải cúi đầu làm nô lệ cho cộng sản. .Ông Hồ không đứng ra nhận lỗi mà đùn cho Võ Nguyên Giáp- một con bù nhìn trong ruộng dưa cộng sản. Trường Chinh cũng không nhận lỗi vì y có lỗi đâu! Y chỉ tuân theo Marx, Lenin và lệnh Stalin, Mao Trạch Đông mà hành động, nào có gì sai với Marx-Lenin đâu mà y phải xin lỗi!
Lenin, Stalin mới đầu lập nước Nga cộng sản đã bị tòan dân phản đối cho nên Lenin, Stalin càng ra tay chém giết. Trí thức, tín đồ các tôn giáo, nông dân nghèo bị gắn tên là Kulak, là phản động đã bị tiêu diệt tập thể và dày đi Sibéria, hoặc bị đuổi ra nước ngoài...
Cộng sản không bao giờ bỏ chuyên chính.
Marx cho rằng vô sản chuyên chính là giai đoạn đầu của giai đoạn xã hội chủ nghĩa, sau khi lên đến thiên đàng cộng sản thì không còn chính phủ, quân đội, công an, nhà tù và vô sản chuyên chính.
Nhưng thực tế ở Liên Xô, Đông Âu, Trung Cộng, Bắc Hàn, Việt Nam sau khi cướp chính quyền tư sản mà vô sản chuyên chính ngày càng hung hãn hơn. Vậy thì Marx nói không thật mà Lenin nói thật! .Hơn nữa, cả hai ông cũng mơ hồ vì xây dựng thiên đường XHCN phải bao lâu? Và bao lâu thì đến thiên đường Cộng sản?
Các Đảng Cộng sản tại Tiệp Khắc và Rumani cho đến sát ngày cách mạng đều tự tin rằng chế độ mình sẽ trường tồn bất bại, Ceausescu vẫn hùng hồn trước hàng ngàn cử tọa ngoan ngoãn rằng: “Tương lai của chủ nghĩa xã hội còn dài. Nó chỉ chết khi nào quả lê rụng từ cành táo!”
Trong khi đó, Triệu Tử Dương nói phải trăm năm nữa Trung Quốc may ra mới đến Cộng sản chủ nghĩa ! Triệu Tử Dương là người cộng sản giác ngộ. Ông nói như thế là ông chỉ trích chủ nghĩa cộng sản. Ông đòi hỏi cải tổ kinh tế phải đi đôi với cải tổ chính trị, và Trung Quốc là một quốc gia thối nát, phải theo chế độ dân chủ của Hoa Kỳ. Ông bị bọn Đặng Tiểu Bình cách chức và giam tại nhà. Trung Cộng it nói đến cộng sản và xã hội chủ nghĩa nhưng Việt Cộng vẫn mạnh miệng ca tụng XHCN. Bộ Chính trị vẫn cứ khẳng định trong văn kiện Đại hội XII rằng "kiên định chủ nghĩa Mác, Lênin, kiên định chủ nghĩa Xã hội và chủ nghĩa CS là lập trường không thể thay đổi ". Ngày 23/10/2013, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố trước Quốc Hội: “Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.
Cộng sản là cái quái gì mà xa xôi vậy? Các tay tổ hết gạt gẫm phỉnh phờ, nay thì giả bộ kêu than, rên rĩ!
Nhưng Nguyễn Phú Trọng gian dối, điếm đàng khi nhắc đến XHCN như là một hình thức suy tôn, ước mơ, hoài niệm, nửa y muốn là CHXH sẽ đến trong tương lai, nửa y muốn nói CNXH không bao giờ tới. Mao Trạch Đông tàn ác nhưng y là một cộng sản dù là cộng sản ba rọi, còn Đặng Tiểu Bình , Giang Trạch Dân,Hồ Cẩm Đào,Tập Cận Bình và bọn Việt Cộng ngày nay là một lũ " treo đầu dê, bán thịt chó".Làm gì còn thiên đàng cộng sản , làm gì còn chủ nghĩa xã hội một khi Đặng Tiểu Bình dẹp bỏ kinh tế chỉ huy mà áp dụng kinh tế thị trường và bắt tay với tư bản. Làm gì còn nuớc Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, và Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với chủ nghĩa búa liềm khi Giang Trạch Dân đưa ra chủ nghĩa ba thành phần và ra sắc lệnh công nhận tư hữu, và bọn Trung Cộng, Việt Cộng cướp tài sản nhân dân để thành tư bản đỏ!
Trung Cộng, Việt Cộng đã đào mồ Marx, Lenin quăng xuống biển, và chôn sống cộng sản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa từ nửa thế kỷ trước. Nay chúng còn áp dụng vô sản chuyên chính để khống chế, khủng bố nhân dân, mà chúng vẫn trơ trẽn xưng là cộng sản và treo cờ búa liềm!
Cộng sản không bao giờ nới tay.
Nới tay là dân nổi dậy như ở Đông Âu và Liên Xô.Vì vậy chỉ còn nước khủng bố, chém giết như Công an Việt Cộng hiên nay đang tuân lệnh chủ mà hành động, không còn thiết quốc gia, dân tộc, lương tri, nhân nghĩa.
MARX, CÔNG SẢN VÀ VÔ SẢN CHUYÊN CHÍNH ĐÃ THẤT BẠI
-Marx và Lenin huyênh hoang tuyên bố chủ nghĩa cộng sản là khoa học, là tất yếu. Không ai nghĩ rằng môn chính trị, việc lật đổ chính quyền là một môn khoa học thuần túy. Đấy là thuộc bộ môn xã hội, nghĩa là có chủ quan, là theo duy tâm, duy ý chí, không phải duy vật. Khoa học thì nhất thống nhưng những người theo Marx đều làm theo chủ quan họ. Như Marx bảo phải tiến lên theo năm giai đoạn của lịch sử nhưng Lenin bảo có thể tiến lên cộng sản bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản. Marx, Lenin chủ trương giai cấp công nhân lãnh đạo nhưng Mao đứng hai chân trên công nông, và Giang Trạch Dân đưa tư sản vào Đảng. Các chủ trương đó hoàn toàn chủ quan, không thể xưng là khoa học.
Cộng sản ngày nay rõ mặt phản dân chủ, phản khoa hoc, trở thành giáo điều, trở thành một tôn giáo với bao giáo hoàng cực đoan và tàn ác.
-Bãi bỏ tư hữu thì tài sản chung
( cộng sản) lọt vào một nhóm hay một người , và cộng sản trở thành tham nhũng, cướp bóc, nhân dân trở thành nô lệ đói khổ.
-Chuyên chính vô sản thì chính quyền lọt vào tay cộng sản. Bầu cử, ứng cử, quốc hội bù nhìn, dân chủ giả tạo.
Chuyên chính vô sản thì quyền bính nằm trong tay một nhóm hay một tên cộng sản. Bọn họ ngu dốt hoặc thiếu chuyên môn kinh tế nhưng lại nhiều tham vọng, đặt ra kế hoạch to lớn năm mười năm, muốn tiến nhanh tiến mạnh, đẩy sản lượng gấp năm, mười lần cho bằng hoăc vưọt Hoa Kỳ. Rút cuộc dân chết, kinh tế suy sụp làm chết hàng chục triệu người. Với chút tư tưởng Marx, bọn cộng sản ngạo nghễ coi như là đã trở thành thần thánh, có thể hô phong hoán vũ, làm cho xã hội bỗng chốc thành thiên đường. Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Trần Đức Thảo, Trương Tửu... tự tin là trí tuệ đệ nhất hoàn cầu, còn bọn quốc gia là ngu xuẫn, phản động, phải giết sạch để xây dựng một xã hội mới. Mao tự cho là có tài quân sự, chính trị, kinh tế, đã vạch Kế hoạch đại Nhảy vọt, bắt dân nhịn đói lao động ngày đêm, không dùng máy móc, không nhập cảng hàng hóa, máy móc Âu Mỹ. Kết kể mấy chục triệu dân Trung quốc chết thảm thương.
-Bãi bỏ tư hữu thì nhân dân không tich cực làm việc vì họ thấy lao động của họ bị cướp đoạt. Cưỡng bách lao động, lao động tại các công trường, nông trường, HTX là sống đời nô lệ, sống trong một thế giới đầy bất công, đầy gian ác, bóc lột vạn lần tư bản:
Một người làm việc bằng ba
Để cho cán bộ mua nhà sắm xe..
Thằng làm thì đói
Thắng nói thì no
Thằng bò thi sướng
Thằng bướng thì chết...
-Càng chuyên chế nhân dân càng chống đối bẳng tiêu cực và tich cực. Một ngày kia sức phản kháng lên cao sẽ tiêu diệt chế độ cộng sản. Oán thù sẽ tràn đầy, nợ máu phải trả bằng máu. Trung Cộng, công an, quân đội Việt cộng sẽ tan như bọt biển trươc cơn sóng thần Tsunami sắp đến.
Ông Marx ơi! Ông chết mấy trăm năm rồi nhưng xác ông chưa tan, vẫn làm ô uế trần gian! Tội ông nặng lắm!
Các chính trị gia bao giờ cũng dùng khẩu hiệu hòa bình, nhân ái để vỗ về dân chúng, và cố gắng thi hành nhân nghĩa để an dân. Thế mà Marx từ đầu đã công khai lộ bộ mặt quỷ sứ. Hành động này có nhiều lý do.
-Nhiều người trong đó có Marx, Lenin, Stalin, Mao...cho rằng dùng bá đạo thì hiệu quả nhanh hơn vương đạo,
-Vì muốn cướp tài sản nhân dân cho riêng mình, cưỡng bách lao động, cấm kinh doanh cá thể, cấm quyền tự do của nhân dân thì phải tàn bạo.
-Cướp tài sản nhân dân, khủng bố, đàn áp giết hại, bỏ tù , đày ải nhân dân, tất nhân dân sẽ chống đối cho nên Marx mới phải thẳng tay với nhân dân với khẩu hiệu chuyên chính.
-Marx cho rằng bọn tư sản ăn bám, không sản xuất. Ngoài ra có một hạng môi giới cũng là bọn ăn bám, không sản xuất. Phải dùng chuyên chính để cưỡng bách chúng lao động, lao động ngày đêm:
Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm" thì nhất định phải sản xuất mạnh.Lại nữa, kinh tế cá thể là sản xuất vi mô, không hiệu quả. Phải lập kinh tế vĩ mô, huy động hàng triệu công nhân, nông dân với kế hoạch vĩ đại thì mới xây dựng xã hội cộng sản hùng mạnh, vượt tư bản Mỹ. Kinh tế vĩ mô với lãnh tụ anh minh, đảng bách chiến bách thắng, và chủ nghĩa Marx- Lenin siêu việt thì chuyện thành công sẽ dễ như "bò kéo xe". Chỉ một vài kế hoạch ngũ niên, thập niên do cộng sản lãnh đạo, xã hội chủ nghĩa sẽ giàu mạnh gấp mười tư bản. Lúc đó tư bản Mỹ chỉ là bọn ăn mày đầu đường xó chợ, chết đói đầy đường, sẽ bị giai cấp vô sản vùi chôn không tiếc thương!
Chuyên chính ( dictatorship) là chuyên chế, là độc tài, là tàn ác vô cùng tận (5) Marx, Lenin thêm vào vô sản chỉ để khuyến dụ vô sản theo họ nhưng bản chất vô sản ở đây là vô nghĩa. Dù dán nhãn hiệu nào đi nữa, chuyên chính vẫn là tàn ác, tàn ác với mọi người, mọi giai cấp, không chừa ai. Nông dân nghèo Nga bị gọi là Kulak, nông dân nghèo Việt Nam được gán là địa chủ cũng là một đường lối thống nhất từ Nga, sang Trung Quốc, Việt Nam. Đã chuyên chính thì không tự do, dân chủ. Lẽ nào Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Trương Như Tảng...không hiểu chuyên chính là gì? Muốn cai trị độc tài tất phải gian ác để dân sợ hãi. Giết hàng chục, hàng trăm triệu người dân nghĩa là giết hàng chục, hàng trăm triệu kẻ thù hiện tại và tương lai dù chúng không hành động hay suy nghĩ chống cộng. . Càng giết nhiều thì ngai vàng của cộng sản càng bền vững. Lý luận đơn giản và tàn ác như thế mà hàng tỷ người theo trong đó có những triết gia hàng đầu thế giới như J.Paul Sartre, Albert Camus, Bertrand Russell, Trần Đức Thảo...
Cuộc tàn sát do đường lối " vô sản chuyên chính" bất nhân đã làm nhiều người chết mà thiên đường cộng sản chỉ là những khu nhà ổ chuột. Cuộc tàn sát này là cố ý chứ không phải sai lầm như trong CCRD tại Việt Nam, dân nghèo bị quy là địa chủ, cán bộ cộng sản cũng bị giết, bị tù vì nguồn gốc tư sản, phong kiến, trí thức, Thiên chúa giáo, và không vào đảng, không nhiệt tình với chủ nghĩa Marx. Tận sát là chủ trương cộng sản vì để ngăn ngừa nổi loạn tương lai và khủng bố nhân dân, bắt họ phải cúi đầu làm nô lệ cho cộng sản. .Ông Hồ không đứng ra nhận lỗi mà đùn cho Võ Nguyên Giáp- một con bù nhìn trong ruộng dưa cộng sản. Trường Chinh cũng không nhận lỗi vì y có lỗi đâu! Y chỉ tuân theo Marx, Lenin và lệnh Stalin, Mao Trạch Đông mà hành động, nào có gì sai với Marx-Lenin đâu mà y phải xin lỗi!
Lenin, Stalin mới đầu lập nước Nga cộng sản đã bị tòan dân phản đối cho nên Lenin, Stalin càng ra tay chém giết. Trí thức, tín đồ các tôn giáo, nông dân nghèo bị gắn tên là Kulak, là phản động đã bị tiêu diệt tập thể và dày đi Sibéria, hoặc bị đuổi ra nước ngoài...
Cộng sản không bao giờ bỏ chuyên chính.
Marx cho rằng vô sản chuyên chính là giai đoạn đầu của giai đoạn xã hội chủ nghĩa, sau khi lên đến thiên đàng cộng sản thì không còn chính phủ, quân đội, công an, nhà tù và vô sản chuyên chính.
Nhưng thực tế ở Liên Xô, Đông Âu, Trung Cộng, Bắc Hàn, Việt Nam sau khi cướp chính quyền tư sản mà vô sản chuyên chính ngày càng hung hãn hơn. Vậy thì Marx nói không thật mà Lenin nói thật! .Hơn nữa, cả hai ông cũng mơ hồ vì xây dựng thiên đường XHCN phải bao lâu? Và bao lâu thì đến thiên đường Cộng sản?
Từ những năm 20 của thế kỷ trước, Stalin đã không ngừng hứa hẹn với nhân dân Liên Xô về những hình ảnh của một “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” trong tưởng tượng; và để biến những hình ảnh tưởng tượng đó thành hiện thực, Stalin đã tịch thu tài sản, ruộng đất của hàng chục triệu người, đã bắt bớ, giam cầm, đày ải hàng chục triệu người, đã giết hàng chục triệu người, và đã đẩy gần 170 triệu người vào một cuộc sống khốn cùng. Sau khi Stalin chết (1953), Nikita Khrushchev lên thay thế và tiết lộ một phần của những tội ác ngút trời của Stalin, nhưng chính Khrushchev vẫn tiếp tục hứa hẹn với nhân dân Liên Xô về một “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện”. Rồi cứ thế, các lãnh tụ tiếp theo vẫn tiếp tục lải nhải cái điệp khúc “xây dựng chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” cho đến khi Liên Xô hoàn toàn sụp đổ vào năm 1991.
Ở Trung Quốc cũng vậy. Suốt hơn 60 năm nay, nhân dân Trung Quốc vẫn phải luôn luôn nghe cái điệp khúc “xây dựng chủ nghĩa xã hội hoàn thiện”, và chỉ riêng dưới thời Mao Trạch Đông thì đã có gần 70 triệu người phải chết oan để lót đường cho cái “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” ấy. Và đến bây giờ thì Đảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn cho rằng Trung Quốc chỉ mới xây dựng “những bước đầu tiên” của “chủ nghĩa xã hội”, nghĩa là chưa biết đến chừng nào mới có được một cái gọi là “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện”!
Việt Nam, Trung Quốc xây dựng nhà tù Cộng sản gần thế kỷ mà thấy cái gì? Các Đảng Cộng sản tại Tiệp Khắc và Rumani cho đến sát ngày cách mạng đều tự tin rằng chế độ mình sẽ trường tồn bất bại, Ceausescu vẫn hùng hồn trước hàng ngàn cử tọa ngoan ngoãn rằng: “Tương lai của chủ nghĩa xã hội còn dài. Nó chỉ chết khi nào quả lê rụng từ cành táo!”
Trong khi đó, Triệu Tử Dương nói phải trăm năm nữa Trung Quốc may ra mới đến Cộng sản chủ nghĩa ! Triệu Tử Dương là người cộng sản giác ngộ. Ông nói như thế là ông chỉ trích chủ nghĩa cộng sản. Ông đòi hỏi cải tổ kinh tế phải đi đôi với cải tổ chính trị, và Trung Quốc là một quốc gia thối nát, phải theo chế độ dân chủ của Hoa Kỳ. Ông bị bọn Đặng Tiểu Bình cách chức và giam tại nhà. Trung Cộng it nói đến cộng sản và xã hội chủ nghĩa nhưng Việt Cộng vẫn mạnh miệng ca tụng XHCN. Bộ Chính trị vẫn cứ khẳng định trong văn kiện Đại hội XII rằng "kiên định chủ nghĩa Mác, Lênin, kiên định chủ nghĩa Xã hội và chủ nghĩa CS là lập trường không thể thay đổi ". Ngày 23/10/2013, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố trước Quốc Hội: “Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.
Cộng sản là cái quái gì mà xa xôi vậy? Các tay tổ hết gạt gẫm phỉnh phờ, nay thì giả bộ kêu than, rên rĩ!
Nhưng Nguyễn Phú Trọng gian dối, điếm đàng khi nhắc đến XHCN như là một hình thức suy tôn, ước mơ, hoài niệm, nửa y muốn là CHXH sẽ đến trong tương lai, nửa y muốn nói CNXH không bao giờ tới. Mao Trạch Đông tàn ác nhưng y là một cộng sản dù là cộng sản ba rọi, còn Đặng Tiểu Bình , Giang Trạch Dân,Hồ Cẩm Đào,Tập Cận Bình và bọn Việt Cộng ngày nay là một lũ " treo đầu dê, bán thịt chó".Làm gì còn thiên đàng cộng sản , làm gì còn chủ nghĩa xã hội một khi Đặng Tiểu Bình dẹp bỏ kinh tế chỉ huy mà áp dụng kinh tế thị trường và bắt tay với tư bản. Làm gì còn nuớc Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, và Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với chủ nghĩa búa liềm khi Giang Trạch Dân đưa ra chủ nghĩa ba thành phần và ra sắc lệnh công nhận tư hữu, và bọn Trung Cộng, Việt Cộng cướp tài sản nhân dân để thành tư bản đỏ!
Trung Cộng, Việt Cộng đã đào mồ Marx, Lenin quăng xuống biển, và chôn sống cộng sản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa từ nửa thế kỷ trước. Nay chúng còn áp dụng vô sản chuyên chính để khống chế, khủng bố nhân dân, mà chúng vẫn trơ trẽn xưng là cộng sản và treo cờ búa liềm!
Cộng sản không bao giờ nới tay.
Nới tay là dân nổi dậy như ở Đông Âu và Liên Xô.Vì vậy chỉ còn nước khủng bố, chém giết như Công an Việt Cộng hiên nay đang tuân lệnh chủ mà hành động, không còn thiết quốc gia, dân tộc, lương tri, nhân nghĩa.
Bọn Việt Cộng ngày nay sẽ trở thành phiên bản của Đặng Tiểu Bình dùng xe tăng giết sinh viên, Tổng Bí thư Jakes của Tiệp Khắc, toan tính thẳng tay đàn áp quần chúng bằng công an, thiết quân luật, điều xe tăng vào thành phố… Jakes nói:
“Phải lấy sức chọi sức! Chúng ta không thể ngồi yên giương mắt nhìn hành vi của các nhóm hoạt động ngoài vòng pháp luật và bị nước ngoài giựt dây… Những âm mưu kích động các thành phần thanh niên Tiệp có thể đưa xã hội vào vòng khủng hoảng với hậu quả khó lường!”
MARX, CÔNG SẢN VÀ VÔ SẢN CHUYÊN CHÍNH ĐÃ THẤT BẠI
-Marx và Lenin huyênh hoang tuyên bố chủ nghĩa cộng sản là khoa học, là tất yếu. Không ai nghĩ rằng môn chính trị, việc lật đổ chính quyền là một môn khoa học thuần túy. Đấy là thuộc bộ môn xã hội, nghĩa là có chủ quan, là theo duy tâm, duy ý chí, không phải duy vật. Khoa học thì nhất thống nhưng những người theo Marx đều làm theo chủ quan họ. Như Marx bảo phải tiến lên theo năm giai đoạn của lịch sử nhưng Lenin bảo có thể tiến lên cộng sản bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản. Marx, Lenin chủ trương giai cấp công nhân lãnh đạo nhưng Mao đứng hai chân trên công nông, và Giang Trạch Dân đưa tư sản vào Đảng. Các chủ trương đó hoàn toàn chủ quan, không thể xưng là khoa học.
Cộng sản ngày nay rõ mặt phản dân chủ, phản khoa hoc, trở thành giáo điều, trở thành một tôn giáo với bao giáo hoàng cực đoan và tàn ác.
-Bãi bỏ tư hữu thì tài sản chung
( cộng sản) lọt vào một nhóm hay một người , và cộng sản trở thành tham nhũng, cướp bóc, nhân dân trở thành nô lệ đói khổ.
-Chuyên chính vô sản thì chính quyền lọt vào tay cộng sản. Bầu cử, ứng cử, quốc hội bù nhìn, dân chủ giả tạo.
Chuyên chính vô sản thì quyền bính nằm trong tay một nhóm hay một tên cộng sản. Bọn họ ngu dốt hoặc thiếu chuyên môn kinh tế nhưng lại nhiều tham vọng, đặt ra kế hoạch to lớn năm mười năm, muốn tiến nhanh tiến mạnh, đẩy sản lượng gấp năm, mười lần cho bằng hoăc vưọt Hoa Kỳ. Rút cuộc dân chết, kinh tế suy sụp làm chết hàng chục triệu người. Với chút tư tưởng Marx, bọn cộng sản ngạo nghễ coi như là đã trở thành thần thánh, có thể hô phong hoán vũ, làm cho xã hội bỗng chốc thành thiên đường. Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Trần Đức Thảo, Trương Tửu... tự tin là trí tuệ đệ nhất hoàn cầu, còn bọn quốc gia là ngu xuẫn, phản động, phải giết sạch để xây dựng một xã hội mới. Mao tự cho là có tài quân sự, chính trị, kinh tế, đã vạch Kế hoạch đại Nhảy vọt, bắt dân nhịn đói lao động ngày đêm, không dùng máy móc, không nhập cảng hàng hóa, máy móc Âu Mỹ. Kết kể mấy chục triệu dân Trung quốc chết thảm thương.
-Bãi bỏ tư hữu thì nhân dân không tich cực làm việc vì họ thấy lao động của họ bị cướp đoạt. Cưỡng bách lao động, lao động tại các công trường, nông trường, HTX là sống đời nô lệ, sống trong một thế giới đầy bất công, đầy gian ác, bóc lột vạn lần tư bản:
Một người làm việc bằng ba
Để cho cán bộ mua nhà sắm xe..
Thằng làm thì đói
Thắng nói thì no
Thằng bò thi sướng
Thằng bướng thì chết...
-Càng chuyên chế nhân dân càng chống đối bẳng tiêu cực và tich cực. Một ngày kia sức phản kháng lên cao sẽ tiêu diệt chế độ cộng sản. Oán thù sẽ tràn đầy, nợ máu phải trả bằng máu. Trung Cộng, công an, quân đội Việt cộng sẽ tan như bọt biển trươc cơn sóng thần Tsunami sắp đến.
Ông Marx ơi! Ông chết mấy trăm năm rồi nhưng xác ông chưa tan, vẫn làm ô uế trần gian! Tội ông nặng lắm!
_____
(1).The philosophers have only interpreted the world in various ways; the point, however, is to change it. "Theses on Feuerbach" (1845), Thesis 11, Marx Engels SelectedWorks,(MESW), Volume I, p. 15; these words are also engraved upon his grave.
(2). Between capitalist and communist society there lies the period of the revolutionary transformation of the one into the other. Corresponding to this is also a political transition period in which the state can be nothing but the revolutionary dictatorship of the proletariat. (Critique of the Gotha Programme (1875).
(3).Long before me, bourgeois historians had described the historical development of this struggle between the classes, as had bourgeois economists their economic anatomy. My own contribution was (1) to show that the existence of classes is merely bound up with certain historical phases in the development of production; (2) that the class struggle necessarily leads to the dictatorship of the proletariat; [and] (3) that this dictatorship, itself, constitutes no more than a transition to the abolition of all classes and to a classless society
—Karl Marx, 1852. See the letter from Marx to Joseph Weydemeyer dated March 5, 1852 in Karl Marx & Frederick Engels, Collected Works Vol. 39 (International Publishers: New York, 1983) pp. 62–65.
(4). V.I.Lenin. Cách mạng vô sản và tên phản bội Cau-xky) .
http://www.marxists.org/vietnamese/lenin/1918/oct/10.htm
(5).The revolutionary dictatorship of the proletariat is rule won, and maintained, by the use of violence, by the proletariat, against the bourgeoisie, rule that is unrestricted by any laws.www.marxists.org/archive/lenin/works/1918/prrk/index.htm".
The dictatorship of the proletariat, i.e. the organization of the vanguard of the oppressed as the ruling class for the purpose of suppressing the oppressors, cannot result merely in an expansion of democracy. Simultaneously, with an immense expansion of democracy, which, for the first time, becomes democracy for the poor, democracy for the people, and not democracy for the money-bags, the dictatorship of the proletariat imposes a series of restrictions on the freedom of the oppressors, the exploiters, the capitalists. We must suppress them in order to free humanity from wage slavery, their resistance must be crushed by force; it is clear that there is no freedom and no democracy where there is suppression and where there is violence.—
(2). Between capitalist and communist society there lies the period of the revolutionary transformation of the one into the other. Corresponding to this is also a political transition period in which the state can be nothing but the revolutionary dictatorship of the proletariat. (Critique of the Gotha Programme (1875).
(3).Long before me, bourgeois historians had described the historical development of this struggle between the classes, as had bourgeois economists their economic anatomy. My own contribution was (1) to show that the existence of classes is merely bound up with certain historical phases in the development of production; (2) that the class struggle necessarily leads to the dictatorship of the proletariat; [and] (3) that this dictatorship, itself, constitutes no more than a transition to the abolition of all classes and to a classless society
—Karl Marx, 1852. See the letter from Marx to Joseph Weydemeyer dated March 5, 1852 in Karl Marx & Frederick Engels, Collected Works Vol. 39 (International Publishers: New York, 1983) pp. 62–65.
(4). V.I.Lenin. Cách mạng vô sản và tên phản bội Cau-xky) .
http://www.marxists.org/vietnamese/lenin/1918/oct/10.htm
(5).The revolutionary dictatorship of the proletariat is rule won, and maintained, by the use of violence, by the proletariat, against the bourgeoisie, rule that is unrestricted by any laws.www.marxists.org/archive/lenin/works/1918/prrk/index.htm".
The dictatorship of the proletariat, i.e. the organization of the vanguard of the oppressed as the ruling class for the purpose of suppressing the oppressors, cannot result merely in an expansion of democracy. Simultaneously, with an immense expansion of democracy, which, for the first time, becomes democracy for the poor, democracy for the people, and not democracy for the money-bags, the dictatorship of the proletariat imposes a series of restrictions on the freedom of the oppressors, the exploiters, the capitalists. We must suppress them in order to free humanity from wage slavery, their resistance must be crushed by force; it is clear that there is no freedom and no democracy where there is suppression and where there is violence.—
No comments:
Post a Comment