Saturday, November 12, 2016

CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT * SƠN TRUNG * XE BÌNH BỊCH* SAIGON-HÀNỘI*CCRĐ

NGUYỄN HOA LƯ * CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

11-09-2014


Biên niên sử của một bi kịch

Nguyễn Hoa Lư/ Blog Nguyễn Hoa Lư 
N.H.L. Mùa Hè năm 2009, tôi về quê thăm cụ giáo Trần Bổng. Tôi là cháu gọi cụ bằng dượng lại vừa là học trò thời cụ đang làm hiệu trưởng trường cấp hai của xã. Dù còn minh mẫn, nhưng gần 90 tuổi ông cụ đã bắt đầu quên vài chuyện và thỉnh thoảng nhắc lại những câu chuyện vừa kể trước đó.

Trong những câu chuyện không đầu không cuối về những kỹ niệm xưa cũ, ấn tượng còn lại từ thời cải cách ruộng đất (CCRĐ) ám ảnh đến mức nhiều lần ông cụ bật khóc, cứ lặp đi lặp lại: “Cháu ạ, nhiều cảnh tượng trong CCRĐ là vô cùng tàn ác, mất hết cả luân thường đạo lý. Dượng không sao quên được!”. Đã qua hơn nửa thế kỷ mà dư âm của nó cứ dai dẳng bám vào tiềm thức của một cụ giáo làng như những vết thương sâu trong tim, không bao giờ lành miệng, tận đến lúc cuối đời. 
Cuộc CCRĐ long trời lở đất ấy đã bắt đầu như thế nào? Đây là một số ghi chép tìm hiểu sơ sài của tôi.
1.Chuẩn bị cho CCRĐ

Cuối tháng 5 năm 1953, để thực hiện công cuộc CCRĐ, chính phủ đã “thí nghiệm” ở 6 xã thuộc huyện Đại Từ, Thái Nguyên [1].
Ngày 22 tháng 5 gia đình bà Nguyễn Thị Năm bị đưa ra xét xử, bà Năm bị án tử hình với tội danh “tư sản địa chủ cường hào gian ác”. Cuộc hành hình đầu tiên của CCRĐ. Lúc đó bà năm vừa 47 tuổi.
Hai tháng sau vụ xử bắn bà Năm, báo Nhân Dân đăng bài “Địa chủ ác ghê”, tác giả là C.B. Bài báo mở đầu bằng lời của “thánh hiền” dạy rằng “Vi phú bất nhân”, rằng địa chủ ngoài việc “bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khóa” còn có “bọn địa chủ giết người không nháy mắt”. Đại diện cho loại địa chủ này là mụ địa chủ Cát Hanh Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la. Bài viết kết thúc trong cơn giận dữ tột cùng: “Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng/ Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!”.
Vụ Cát Hanh Long còn được đưa vào sách giáo khoa với đầu đề: “Ấn cổ bọn nó xuống”.
Trong quá trình học tập ra quân cho đợt CCRĐ, trong dư luận đã có ý tổng kết rằng cuộc hành quyết bà Năm “có ba điều sai chính sách và một điều không hợp đạo lý truyền thống của người Việt Nam”. Ba điều sai với chính sách là: Địa chủ kháng chiến, địa chủ kiêm công thương và địa chủ hiến ruộng đất. Điều không hợp đạo lý, bà Năm là một phụ nữ, “bắn một địa chủ là nữ, không cường hào gian ác sẽ trái với đạo lí thông thường của người Việt Nam” [2].
Sau ngày sửa sai CCRĐ, trong những cán bộ cao cấp lan truyền câu chuyện sau. Khi chuẩn bị bị bà Năm, Bác Hồ can thiệp, nói đại ý: không nên đánh phụ nữ dù là bằng một cành hoa, huống hồ đây lại là một án tử hình bắt đầu cho cuộc CCRĐ [3] .
Ngày 4 tháng 12 năm 1953, Quốc hội thông qua Dự luật Cải cách ruộng đất. Ngày 19 tháng 12 năm 1953, chính phủ ra sắc lệnh ban bố Luật CCRD [4] . Trong bài nói trước Quốc hội, Hồ chủ tịch khẳng định: “Luật CCRĐ của chúng ta chí nhân, chí nghĩa, hợp tình, hợp lý” [5] .
Cuối tháng 5 năm 1954, đợt 1 CCRĐ được bắt đầu ở 47 xã thuộc các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Bình [6] của Thái Nguyên và huyện Nông Cống, Thanh Hóa [7] .
2. Hiệu buôn Cát Hanh Long[8]

Chủ hiệu buôn là một người phụ nữ góa chồng Nguyễn Thị Năm. Bà Năm sinh năm 1906 trở nên giàu có nổi tiếng ở đất Hải Phòng, Hà nội. Sớm giác ngộ cách mạng, bà tham gia mặt trận Việt Minh ở Hải Phòng. Nuôi giấu nhiều cán bộ cách mạng như Lê Đức Thọ, Hoàng Hữu Nhân (bí thư Thành uỷ Hải Phòng), Hoàng Tùng, Vũ Quốc Uy, Hoàng Thế Thiện…

Nhà giàu, được giác ngộ nên bà Năm trở thành nguồn cung cấp tài chính cho cách mạng mà bây giờ gia đình tập hợp lại thành một hồ sơ dày đặc từ việc góp 20.000 đồng bạc Đông Dương tương đương bẩy trăm lạng vàng, thóc gạo, vải vóc, nhà cửa và là một trong những người đóng góp tiêu biểu nhất của “Tuần Lễ Vàng” ở Hải Phòng.
Dù đã đứng tuổi theo quan niệm đương thời, nhưng người phụ nữ 40 tuổi của thành phố cảng ấy đã phóng xe nhà treo cờ đỏ sao vàng từ Hải Phòng lên thẳng chiến khu qua thành phố Thái Nguyên, nơi quân Nhật còn chiếm đóng đến Đồng Bẩm, Đình Cả, Võ Nhai để báo cho con trai và các đồng chí của mình tin Hà Nội đã giành được chính quyền.
Hai con của bà (với hai cái tên ghép thành hiệu của bà là Cát và Hanh) sau đó về tham gia lực lượng vũ trang ở Thủ đô, một người bị thương khi toàn quốc kháng chiến bùng nổ ngay ở Cầu Giấy – cửa ngõ Thủ đô; một người đã từng tháp tùng đoàn đại biểu chính phủ do các ông Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu… vào Huế tước ấn kiếm vua Bảo Đại rồi sau này trở thành một Trung đoàn trưởng nổi tiếng của Sư đoàn 351.
Trong suốt thời gian kháng chiến chống Pháp, bà Năm tham gia các cấp lãnh đạo của Hội Phụ nữ của tỉnh Thái Nguyên và Liên khu Việt Bắc… Nhiều cán bộ cách mạng, nhiều đơn vị bộ đội thường tá túc trong đồn điền của bà.
3. Cuộc đấu tố bà Nguyễn Thị Năm qua lời kể của người trong cuộc

Người dự cuộc đấu tố đó, nhà sử học Trần Huy Liệu[9] ,  toàn bộ phần này được trích từ nhật ký của ông.
Số người tới dự độ một vạn trở lại, ngồi chen chúc trong một khu đất dưới lùm cây hai bên là núi. Hôm nay nắng nhiều, ánh mặt trời rọi vào khiến nhiều người phải cầm cành cây vừa che cho đỡ nắng, vừa để ngụy trang chống máy bay. Nhưng làm thế thì hàng trước sẽ che lấp hàng sau, không nhìn thấy gì, nên kết cục là phải bỏ cành lá đi và khi nắng quá thì dồn người sang hai bên…

Hôm nay cũng như hôm trước, chủ tịch đoàn lại phạm một khuyết điểm là ra lệnh cho quần chúng hễ thấy địa chủ vào là đả đảo kịch liệt. Một việc làm thừa!
Nguyễn Thị Năm và hai con Hanh, Công cùng đầy tớ là đội Hàm, Chính, Chiêu vào. Quần chúng hô đả đảo vang dậy và đòi phải đứng lên cao quay mặt tứ phía cho ai nấy đều trông thấy mặt để đả đảo. Chủ tịch đoàn giới thiệu từng tên với một tràng lý lịch tư pháp mà không nêu tội ác [10] . Tuy vậy quần chúng cũng chấm dứt từng đứa bằng một làn sóng đả đảo. Quần chúng ghét nhất là đội Hàm, vì tội ác đã đành, mà còn vì đôi mắt đầy khiêu khích. Nhiều người hô bắt nó phải cúi mặt xuống(…).
Những người tố được quần chúng cảm động và tán thưởng nhiều nhất là bà Sâm, chị Đăng và anh Cò. Bà Sâm, với một giọng gợi cảm, kể lể vì Thị Năm mà mình phải suốt đời cô độc, có người rơi nước mắt. Nhưng sự thực, nội dung câu chuyện không có gì. Chị Đăng, một người ở với Thị Năm lâu ngày, tố lên rất nhiều sự việc bí mật và chi tiết. Nhưng, với một giọng lưu loát quen thuộc, chị trở nên một tay “tố nghề” và ít làm cho ai cảm động…
Bà Minh nói việc chẩn bần tại đồn điền Đồng Bẩm năm 1945 đã làm bao nhiêu người chết đói, rồi kết luận bằng những câu: “Mày đừng nhận là chủ đồn điền có được không?”, “Mày chỉ có hình thức thôi” và “Mày nói nhân nghĩa mà mày không nhân nghĩa gì cả” khiến người nghe không hiểu tội Thị Năm ở đâu?
Sự thực thì hồi ấy dân chết đói nhiều quá, bọn thống trị Pháp, Nhật muốn che lấp tội ác của chúng, bắt các chủ đồn điền phải hàng ngày xuất ra một số gạo phát chẩn cho dân. Thị Năm đã bớt và khai man số gạo này, nghĩa là ăn cắp số gạo mà dân đói đáng được hưởng để chết đói thêm.
Ông Giồng tố cáo Thị Năm đã cướp gánh cỏ của ông cho ngựa nó ăn và giỏ củ mài làm cho cả nhà nhịn đói. Câu chuyện của ông đã được một văn nghệ sĩ làm thành một bài thơ tràng thiên rất cảm động Nhưng hôm nay, ông đã thuật lại một cách nhạt nhẽo. Con gái ông Giồng, hơn mười tuổi, đáng nhẽ cứ kể rành rọt cảnh đói rét của nhà mình phải chịu vì sự bóc lột của Thị Năm, nhưng nó lại nói bằng một giọng “bà cự” nên nhiều người không cảm động, mà lại phát ghét.

Chị Lý, con nuôi của Thị Năm, được Thị Năm trang điểm cho để định gả cho một võ quan Nhật.
 Nhưng sau khi biết chị chỉ là thân phận tôi đòi, không có tiền của gì thì tên Nhật lại không lấy và chị lại bị Thị Năm bắt lột trả lại quần áo, trở lại thân tàn ma dại như trước. Chị vừa nói vừa khóc.
 Nhưng không ai rõ chị nói gì….
Tuy vậy, trong đám người tố, vẫn còn sót lại một ít những phong thái cũ.

Câu hỏi “Mày có biết tao là ai không?” đã được chủ tịch đoàn ngắt đi bằng câu: “Cứ việc tố không cần bắt nó trả lời”. Một vài cái tát vẫn còn diễn ra.
Trong khi tố tên Công, nhiều người hỏi những câu vô ý thức: “Mày có xứng đáng là cách mạng không?”, “Mày nói mày là cách mạng mà như thế à?”.

Một người ở Phúc Trừu tố cáo Thị Năm về tội chiếm đoạt ruộng đất khẩn hoang của nông dân và cơi thùng thóc lên để thu thóc, rồi kết luận “Như thế mày có xứng đáng là địa chủ không?”.

Một người khác tố Thị Năm, đội Hàm và Lý Nguyên Lập bảo an đoàn ở Phúc Trừu bắt nông dân gác và đánh đập tàn nhẫn, cũng để đi tới kết luận: “Mày là con chó! Chứ không phải địa chủ?”.

Một tá điền tố Thị Năm lấy ruộng của mình đương làm bán cho người khác vì mình không có tiền mua, bằng câu: “Lấy tiền ở mả bố mày mà mua à?”.

Nhiều người vẫn gắn vào hai chữ “tiến bộ”: “Mày nói mày tiến bộ mà như thế à?”

Đi xa hơn nữa, có người nói Thị Năm lập quán Bông Lau ở thị xã Thái Nguyên để đón gián điệp trong khi ai cũng biết đó là cơ quan sinh lợi của hội Phụ nữ liên hiệp tỉnh Thái Nguyên.

Về phía quần chúng, thì, khi nghe người tố không chịu bình tĩnh lắng nghe cho rõ sự việc cũng như luận điệu tố cáo, cứ việc “đả đảo” bừa đi. Nhiều lúc ầm ĩ quá làm không nghe gì được.
Trong khi quần chúng đòi đem bày ổ thủ phạm ra ngồi ngoài nắng, lại trả lời: “Đem ra ngoài nắng ngộ nó lăn ra chết thì lấy gì mà tố?”. Đây là lời dặn của cán bộ với những phần tử cốt cán là không nên đánh đập địa chủ. Nếu lỡ tay đánh chết nó thì lấy gì mà tố. Hôm nay, vị chủ tịch ngốc nghếch kia đã theo ý đó nói toạc ra một cách công khai cho địa chủ biết.
Đến lúc đọc bản cáo trạng kết thúc, hội trường im lặng để lắng nghe trong một bầu không khí trầm nghiêm. Nhưng một vị chủ tịch đã đọc chữ nọ thành chữ kia. Có câu đọc đi đọc lại. Có lúc phải ngừng lại để lẩm nhẩm. Rồi mỗi lúc mỗi ngập ngọng thêm. Kết cục là nửa chừng phải thay người khác...
4. Nỗi đau riêng và nỗi đau chung đã chấm dứt?

Mùa Đông 1986, ông Lê Đức Thọ, trưởng ban tổ chức TW cử thư kí riêng của mình là ông Lưu Văn Lợi tìm đến số nhà 117 Hàng Bạc. Tại đó, trong căn nhà 20 mét vuông, con cái bà Cát Hanh Long, 6 nhân khẩu chen chúc. Sau những bàn bạc với ông Trường Chinh để đi đến một quyết định quan trọng.
Ngày 28 tháng 1 năm 1987, ông Lê Đức Thọ đến tận nhà bà Cát Hanh Long tặng quà Tết. Một trong những món quà cho gia đình là tập thơ ông vừa xuất bản, với dòng đề tặng: “Thân mến tặng Công và Hanh để đánh dấu chấm dứt sự đau buồn kéo dài lâu năm của gia đình và cũng là của chung”.
Hơn hai tháng sau, ngày 4 tháng 4 năm 1987, ban tổ chức TW có công văn gửi Tỉnh ủy Bắc Thái. Công văn “đề nghị sửa lại thành phần giai cấp và thực hiện đúng chính sách của Đảng và Nhà nước đối với gia đình bà Nguyễn Thị Năm”.
Ngày 11 tháng 6 năm 1987, Chủ tịch tỉnh Bắc Thái quyết định sửa thành phần giai cấp cho bà Năm là “Tư sản, địa chủ kháng chiến”. Công văn của Ban tổ chức TW, theo chỉ đạo của ông Trương Chinh và Lê Đức Thọ, tỉnh Bắc Thái chỉ thực hiện được một vế.
Ngày 10 tháng 11 năm 2001, đại tướng Võ nguyên Giáp chứng nhận: “Bà Nguyễn Thị Năm tức Cát Hanh Long là một địa chủ có tinh thần yêu nước, trong kháng chiến đã từng giúp đỡ bộ đội. Bản thân tôi và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh có lúc đã ở lại nhà bà. Trong những buổi họp sửa sai, chính Bác Hồ, đồng chí Trường Chinh và đồng chí Lê Văn Lương đều cho rằng xử trí bà Nguyễn Thị Năm là một sai lầm”.

Ngày 22 tháng 7 năm 2012, nhà sử học Dương Trung Quốc vào cuộc bằng bài báo “Viết nhân ngày thương binh liệt sĩ”. Cuối bài báo, nhà sử học đề nghị vinh danh bà Năm là “liệt sĩ thực thụ của những vụ án “mạc tư hữu” trong lịch sử”.
Ngày 7 tháng 4 năm 2014, báo An Ninh thế giới đăng bài “Chuyện về người phụ nữ từng bị xử lý oan”, tác giả Xuân Ba[11] . Báo An ninh thế giới đăng kì một. Mặc dù cuối bài, An ninh Thế giới hứa “còn tiếp” nhưng cái sự còn tiếp đó người đọc đành phải vào xem ở các trang của Nguyễn Quang Lập hoặc Nguyễn Trọng Tạo[12] .
Nhà báo Xuân Ba kết thúc thiên phóng sự bằng câu “Người con trai còn lại duy nhất của bà Nguyễn Thị Năm Cát Hanh Long năm nay tròn 90 có lẽ vẫn tiếp tục đợi?”.

[1] Việt Nam những sự kiện, Nhà xuất bản khoa học xã hội, 1975.
[2] Hồi kí Đoàn Duy Thành
[3] Hồi kí Đoàn Duy Thành
[4] Việt nam những sự kiện (trang 114).
[5] Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quốc hội, NXB Chính trị Quốc gia, 1996.
[6] Ba tên gọi của ba huyện quá đẹp!
[7] Việt Nam những sự kiện (trang 124).
[8] Mục này viết theo Dương Trung Quốc, viết nhân ngày Thương binh liệt sĩ, http://laodong.com.vn/lao-dong-cuoi-tuan/viet-nhan-ngay-thuong-binh-liet-si-75128.bld
[9] Trần Huy Liệu cõi người, NXB Kim Đồng, 2009 (Trang 235 – 239)
[10] Không hiểu những tội ác mà C.B. nêu ra lấy từ đâu?

Thursday, September 11, 2014


TRẦN HUY LIỆU * CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

11-09-2014


Nhật ký cải cách ruộng đất

Cuộc đấu tố thí điểm địa chủ Nguyễn Văn Bính, tức Tổng Bính tại xã Dân Chủ ngày 18-5-1953 
 Trần Huy Liệu/ Talawas
 18-5-1953
Nhưng mình không dự hội nghị, mà đi dự cuộc đấu địa chủ Nguyễn Văn Bính tức Tổng Bính tại xã Dân Chủ… Theo lối rẽ vào xã Trung Thần, đã thấy từng tốp người từ các ngả đường kéo đến…, trong đó có cả những bà bồng bế con thơ… đôi người đàn bà mặc quần mới. Lũ trẻ con giành nhau chạy trước. Một thanh niên leo lên cây me vệ đường rung cây cho quả rơi xuống để mọi người nhặt… Mình có ấn tượng như đi xem hội ở vùng quê. Họ không nói chuyện gì về đối tượng sắp đem tranh đấu cả.

 Vào một nhà tập hợp. Những ủy viên chấp hành nông hội xã và cán bộ đội công tác đương tíu tít về những công việc tổ chức. Ban tiếp tế nấu từng chảo cơm, bày từng dãy mâm cơm cho những “tân khách”, ai muốn ăn thì ghi tên vào với giá tiền 3.000 đồng một bữa. Mình mặc dầu đã mang cơm nếp đi theo cũng ngồi vào ăn. Dọc đường đi đến trường sở ở trong rừng, có dân quân du kích và công an xã vác súng đi lại canh gác. Từng chòm người ngồi xúm xít dưới gốc cây hay trong một chiếc nhà trống. Một chị phụ nữ bán xôi và bánh khúc tha hồ đắt hàng. Nhưng cho mãi đến gần 11 giờ, cuộc đấu mới bắt đầu. Vì thôn nọ phải chờ thôn kia, xóm nọ phải chờ xóm kia. Có người đi từ sáng sớm, chưa kịp ăn cơm. Có người gần trưa mới tới. Ban tổ chức đã không giao trách nhiệm chặt chẽ những người phụ trách các khu vực hướng dẫn quần chúng đến cho được đúng giờ hay ít nhất là không chậm trễ quá. Mình cố ý ngồi lẫn vào từng đám quần chúng để nghe ngóng dư luận, nhưng không thấy gì. Một anh bạn hỏi người ngồi bên thì y nói: “Tôi đối với ông ấy (chỉ địa chủ Tổng Bính) cũng không có chuyện gì”. Ban tổ chức đi gọi người nào có “vấn đề” với địa chủ thì vào trước. Một số lững thững đi vào. Có người không chịu vào trước, nói: “Tôi có ít thôi, để nói vào cuối cùng”. Nhưng có ai biết được người tố cuối cùng sẽ là ai? Trường sở tranh đấu tại một khu rừng thưa, gần cánh đồng, bên một cái đình. Không có hầm hố tránh máy bay gì cả. Cũng may trời nắng ráo. Mưa thì sẽ ra sao? Ngoài lá quốc kỳ và ảnh Hồ Chủ tịch, những khẩu hiệu “Hồ Chủ tịch muôn năm”, “Đảng Lao động Việt Nam muôn năm”, “Triệt để giảm tô, kể cả thoái tô. Thực hiện giảm tức, phát triển sản xuất. Thực hành tiết kiệm” và một chiếc băng dài đề “Đả đảo và trừng trị xứng đáng tên địa chủ cường hào gian ác Nguyễn Văn Bính”. Mình nhận thấy không có một khẩu hiệu phản đế nào. Một thói quen trong lúc này là người ta mải nhìn vào địa chủ phong kiến mà quên kẻ thù đương phải tranh đấu bằng vũ trang là đế quốc Pháp và can thiệp Mỹ. Trước mấy chiếc bàn để dành cho chủ tịch đoàn và ban thư ký, một chiếc bục kê lên cho địa chủ quỳ và đằng sau có những biển quy định chỗ ngồi: “địa chủ ngoan cố”, “địa chủ đã thanh toán”, “phú nông nói láo”, “phú nông chưa thành khẩn” và “những người phú nông”. Số quần chúng đến dự độ 700 trở lại. Có cả một số bộ đội và nhân viên cơ quan ở gần. Ban điện ảnh Nha Thông tin có đến quay phim. Theo lời căn dặn của chủ tịch đoàn, thì, khi máy quay phim kêu sè sè, mọi người không nên nhìn vào, mà phải “căm thù địa chủ”. Lễ khai mạc bắt đầu. Trên ghế chủ tịch đoàn là ban chấp hành nông hội, nghĩa là bần, cố, trung nông. Có cả một phụ nữ và một thương binh. Phát ngôn nhân của chủ tịch đoàn cũng dõng dạc mạnh bạo, không kể vô số những sai lầm về danh từ cũng như về văn phạm. Nhưng những lời tuyên bố đầu tiên đã lộn xộn giữa phú nông và địa chủ. Người ta không nói ngay đến địa chủ thủ phạm, mà đã kể đến từng “tên” phú nông thuộc các loại, do du kích áp giải “mời” đến hội trường. Chủ tịch truyền lệnh cho cử tọa hễ thấy địa chủ vào thì hô đả đảo. Một việc làm không cần đến mệnh lệnh. Đến lượt địa chủ vào. Hai tay bị trói quặt ra sau, nhưng vẫn phải bò từ ngoài vào, đeo bên mình những gói quần áo. Ngoài tiếng hô đả đảo, những người ngồi gần lối y vào cũng với tay ra đánh tát tơi bời. Không đợi để quỳ lên bục, một người đã túm lấy tóc mà “tố”. Trận vũ bão bắt đầu.
Mình đã đọc hồ sơ của B., biết rõ tội ác của B. B. trước làm lý trưởng rồi phó tổng hồi Pháp thuộc. Sau Cách mạng tháng Tám, B. làm chủ tịch Uỷ ban Hành chính Kháng chiến xã rồi UBHCKC huyện. B. cũng là đảng viên cộng sản đầu tiên ở đây. Một số người vào tố đầu tiên buộc tội B. đã làm tay sai cho Cung Đình Vận, tuần phủ Thái Nguyên ngày trước, để lùng bắt Việt Minh và đồng chí Chu Văn Tấn.

Sưu tầm từ FB Đinh Kim Phúc
Tuy vậy, ngoài một người ra, hầu hết những người khác đều không đem được ra những bằng chứng cụ thể. Có người không nói được rõ cả việc xảy ra ở đâu ngày tháng nào. Kết quả là B. chỉ nhận sau cuộc Nhật đảo chính Pháp, có nhiều trộm cướp xảy ra, mình làm tổng lý phải đem lính dõng và tuần phiên đi canh gác, thế thôi. Đến lượt tố các vấn đề kinh tế. Một điểm đáng chú ý là trong khi đấu tố địa chủ mà không nổi bật lên cái gì là chiếm đoạt ruộng đất hay tô tức. Người ta chỉ len vào những việc phụ khác như ăn hối lộ, quỵt tiền công, tham ô, đánh người… Có một số người mà phần nhiều là phụ nữ tố tên B. bằng một giọng kể lể tự nhiên thì được công chúng nghe rõ ràng và thấm thía. Một bà đau xót vì chồng bị B. đánh 3 cái ba toong và khi B. vào nhà bà sục bắt cán bộ thời bí mật, cán bộ chạy làm vỡ một rổ bát để nhà bà không có cái bát mà ăn. Một chị ở giơ cái chân khấp khểnh vì bị sâu quảng để truy nguyên vì B. mà què chân. Một anh ở khác tố cáo vì B. không cấp thẻ thuế thân trong thời Pháp thuộc nên không đi đâu được. Tuy vậy, có bà kể lể vì bị quỵt 3 nồi thóc, đi tới kết quả là con ốm bị chết để kết luận bằng câu: “Vậy mày có trả tao 3 nồi thóc không?”. Cũng một bà khác có anh ở cho B. ốm chết, rồi cũng suy luận theo kiểu trên để đi tới đòi mấy nồi thóc tiền công. Một chị chấp hành nông hội, ngồi ghế chủ tịch đoàn là chị Bân đã tố B. cướp một con trâu với tinh thần căm tức dào dạt, nhưng chị vừa nói vừa vỗ tay xỉa xói vào mặt B. khiến mình có cảm tưởng như nghe cuộc cãi nhau của một mụ bán hàng chua ngoa ở chợ Đồng Xuân.
Ngoài ra, không thiếu những điều vô lý đến phì cười Có người tố B. đã quyên tiền của mình để đóng cho Việt Minh trước cuộc Cách mạng tháng Tám mà không nói rõ B. đe dọa nếu không quyên thì sẽ bị giết. Có người tố B. đã làm chết hai du kích chỉ vì B. đã phái đi bố trí trong khi quân Pháp tiến lên Thái Nguyên năm 1947. Có người còn tố B. đã làm thịt lợn đãi du kích mà con lợn đó là lợn nhà của B. Một anh tự xưng là bộ đội Anh Bắc trước cuộc cách mạng trong khi tố B. đã không quên “quảng cáo” cho B. là B. đã đốt bằng sắc của thời Pháp thuộc. Một anh phu phà nhắc lại chuyện năm xưa đã bị B. đánh một cái tát vì té nước vào quần B. rồi cứ sừng sộ mãi: “Mày có phải là cán bộ không?”. Nhiều người tố giác B. đã thừa cơ ăn cắp vải, đồng hồ, súng lục… khi quân ta đánh chiếm Thái Nguyên tháng 8-1945. Rồi sau khi nghe B. phân trần, người ta vẫn cứ truy mãi: “Thế còn đạn mày lấy ở đâu?”. Cuộc tranh đấu càng kéo dài, những vấn đề đem ra tố càng trở nên lung tung, tản mạn. Một chị phụ nữ là y tá của một cơ quan cũng lăng xăng chạy vào hỏi chiếc bút Pắc-ke bị mất năm trước khi cơ quan còn đóng ở nhà B. Một người khác kể tội B. khi dạy học đã dùng thước đánh mình. Nói tóm lại, người ta không còn thấy gì là tính chất giai cấp đấu tranh của nông dân chống địa chủ nữa.
Nếu mình hôm ấy chỉ là một người xa lạ đến dự thì sẽ không biết B. có phải là địa chủ cường hào gian ác không và vì sao phải đem ra đấu tố? Khuyết điểm là chủ tịch đoàn, trước khi đem tố, không giới thiệu tóm tắt những tội trạng của y rồi mọi người đem bằng cớ ra để chứng thực. Những phần tử cốt cán đem ra tố, đã bị bồi dưỡng theo một kiểu cách sai lệch đến lố bịch. Đại đế anh nào chạy ra cũng đầu tiên vỗ ngực bằng một câu hỏi: “Mày có biết tao là ai không?” và “Mày đã dựa vào thế lực nào?”, “Đéo mẹ tiên sư mày, không nhận tao đánh bỏ mẹ bây giờ”… bằng những cử chỉ hùng hổ và quát tháo om sòm, lại không có lý lẽ gì cũng như không đem được ra chứng cứ. Ngu ngốc đến nỗi khi nhắc đến những việc làm thời Pháp thuộc của B, rồi hỏi: “Mày đã dựa vào thế lực nào?”, là có ý chỉ vào thế lực đế quốc cái đó đã đành. Tới khi hỏi những việc làm của B. bằng danh nghĩa chính quyền của ta, cũng cứ gạn hỏi: “Mày đã dựa vào thế lực nào?”. Và nếu quên hỏi câu này thì lại có người nhắc hỏi. Đã thế, không cho “phạm nhân” được trả lời, vì trả lời tức là “ngoan cố”. Những tiếng quát tháo: “Mày còn chối tao đánh bỏ mẹ bây giờ” và những tiếng hò hét của công chúng ở ngoài: “Không cho nó nói”, “Không cho nó phân trần” chỉ tỏ ra những hèn kém, yếu ớt không tin được vào lý lẽ của mình. Sau khi chủ tịch đoàn đọc bản cáo trạng, mình phải lấy làm ngạc nhiên là cuộc tố đã không nêu ra được tội trạng của B. Chẳng những thế, người ta bắt tội nhân phải quỳ trên sàn gỗ tính ra từ 11 giờ đến 4 giở rưỡi chiều. Mỗi khi tội nhân run rẩy gục xuống thì những tiếng thét từ xung quanh lại vang lên: “Quỳ cao lên!”. Anh du kích đứng sau lưng thỉnh thoảng lại dọi một báng súng mỗi khi thấy phạm nhân quỳ thấp xuống, nghĩa là đặt đít vào hai gót chân. Có lúc chủ tịch đoàn ra lệnh cho B. được ngồi xuống một tí thì người tố và quần chúng lại bắt quỳ cao lên. Ngoài hình phạt bắt quỳ thường xuyên, người ta đã đánh đập tội nhân rất tàn nhẫn. Mỗi người ra tố, theo thói quen và bắt chước lẫn nhau, đều nắm tóc tội nhân để giật hỏi. Sau mấy câu hỏi không đi đến đâu, người tố thấy mình trơ trẽn nên phải kết thúc bằng một cái tát để xuống đài. Có người đã thoi vào mang tai tội nhân. Có người đã đá phốc lên bụng. Trong khi ấy, chủ tịch đoàn hay một vài người ở ngoài chỉ khuyên bằng một câu nhè nhẹ “Không cần đánh nó!” hay “Đánh nó thêm bẩn tay!”. Trước mắt mình đã có một ấn tượng rất xấu: một anh, cứ cách năm, mười phút lại lên nắm tóc tội nhân hay xen vào cuộc đấu tố của người khác để hỏi một vài câu trống rỗng, rồi theo đó một cái tát. Mình không thể thấy được ở y một căm thù giai cấp mà chỉ thấy ở y một hèn nhát của một kẻ đánh hôi trong trận đòn hội chợ. Mình còn thấy ở y, cũng như một số khác trong khi đánh đập tội nhân còn có ý biểu dương tinh thần trước mặt cán bộ. Cũng hôm nay, mình còn thấy hai đứa trẻ con trong đám quần chúng cốt cán cũng luôn chạy ra bắt địa chủ phải quỳ cao và túm tóc đánh tát theo kiểu này. Họ hiểu lầm hai chữ “đấu lực” bằng cách dùng nhục hình vô nhân đạo. Họ không biết sức mạnh của giai cấp không phải đánh hôi một cách hèn nhát, có tính chất báo thù cá nhân. Hiện tượng xấu xa này còn do ở những cán bộ của chúng ta, trong khi huấn luyện trong lớp cũng như nói ngoài quần chúng, là: “Kỷ luật thì cấm đánh ẩu, giết ẩu, nhưng nếu nông dân người ta căm thù quá độ mà đánh tát một vài cái thì cũng không sao”. Câu nói này đã trở nên như một châm ngôn. Nó gợi bảo quần chúng là có thể đánh một vài cái được, miễn là đừng đánh chết. Rồi đó, những kẻ lưu manh đã thừa cơ đánh để trả thù hay đánh để chơi, đánh cho thích. Mình thật không muốn thấy nhục hình khôn nạn còn diễn ra dưới chính quyền dân chủ nhân dân này!
Hôm ấy, còn diễn ra một cảnh tượng nữa là người trong gia đình tên B. cũng được áp giải ra hội trường. Trong đó có một bà cụ già khọm, mẹ của B, và một đứa trẻ độ 3, 4 tháng nằm trên bàn tay vợ của B. Chủ tịch đoàn gọi vợ B. lên khuyên chồng thú nhận tội lỗi. Cảnh này chỉ gây cho công chúng rủ lòng thương những kẻ mặc dầu đã sống vào bóc lột và áp bức đương bị trả thù!
Sau trận đấu, chủ tịch đọc bản cáo trạng và cho phép B. được ngồi nghe. Đến lượt cho nói, B. phân trần là trước kia làm tổng lý thì sự áp bức bóc lột nông dân là điều không tránh khỏi. Nhưng sau khi giác ngộ thì B. đã thấy rõ cuộc cách mạng của ta là đánh đổ phong kiến và đế quốc, làm cách mạng ruộng đất. Trên con đường tiến của Liên Xô vĩ đại, B. không dại gì đi vào con đường chết. Từ sau Cách mạng tháng Tám, B. đã tích cực phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nếu có những việc lặt vặt xảy ra, thì nó chỉ là bột phát, không chủ ý. Nếu nhân dân giết y thì y chịu, chớ y không chịu nhận là phản cách mạng, mưu bắt cán bộ. B. nói có thực không, đó là một chuyện. Điều đáng ghi ở đây là cuộc đấu hôm nay đã không đạt được mục đích yêu cầu và không làm cho B. khuất phục. Tuy vậy B. vẫn phải ký vào bản cáo trạng kể trên.
*
Đến lượt Phùng Thái Ký, một Hoa kiều địa chủ kiêm công thương nghiệp. Từ sáng, Phùng vẫn ngồi dưới tấm biển đề “địa chủ ngoan cố”. Thực ra Phùng không phải mục tiêu định đem đấu hôm nay. Nhưng chủ tịch đoàn vừa gọi ra chất vấn, Phùng nói líu tíu khó hiểu, thì mấy nông dân Hoa kiều đã ồ lại thoi đánh túi bụi con của Phùng. Đến đây thì trật tự bị mất hẳn. Chủ tịch đoàn bị động.
Cuộc chất vấn trở thành cuộc đấu. Những việc đem ra tố đều thuộc về hiềm thù cá nhân, xích mích xóm giềng giữa một số Hoa kiều, không có gì là tính chất của nông dân đấu địa chủ. Hầu hết mọi người lại chỉ nhằm vào thằng con của Phùng, một thanh niên ngỗ ngược. Khác với Nguyễn Văn Bính, thằng con của Phùng không thể quỳ cho người ta đánh, mà lăn ra khóc hu hu. Cuối cùng, hai bố con Phùng cũng phải ký vào bản cáo trạng, nhận bồi thường cho nông dân.
*
Ngoài hai địa chủ, đến lượt một số phú nông. Từ sáng, một số phú nông đã phải ngồi theo từng loại.
Khi mà cuộc đấu tố B. đến lúc quyết liệt nhất thì chủ tịch đoàn truyền lệnh cho đem những “phú nông” chưa chịu thanh toán ra một chỗ bắt phải nhận bồi thường cho nông dân. Mà ai cũng thấy rõ là một hình thức uy hiếp phú nông rõ rệt, vượt quá phạm vi “trung lập phú nông” theo sách lược của Đảng.
*
Sau cùng là những lời tuyên bố không phải của chủ tịch đoàn, mà của anh NQC, trưởng đội công tác xã Dân Chủ. Anh hoan hô cuộc thắng lợi của nông dân và nhắc nhở về việc củng cố nông hội.
Nhưng cái điệu lệch của cán bộ là chỉ nhắc đến Hồ Chủ tịch, đến Đảng, mà không nói đến chính quyền dân chủ nhân dân. Những khẩu hiệu hô trước khi mít tinh giải tán cũng thiếu hẳn khẩu hiệu chống đế quốc.
*
4 giờ rưỡi, mít tinh giải tán, mình ra về trong đám quần chúng, nhưng không nhặt được một dư luận nào thêm. Nhọc mệt. Bực bội. Một vài ấn tượng xấu trong cuộc mít tinh vẫn ám ảnh trong đầu mình.
Cuộc đấu tố thí điểm địa chủ Nguyễn Thị Năm tức Cát Hanh Long ở hai xã Đồng Bẩm và Dân Chủ ngày 22-5-1953
Số người tới dự độ 1 vạn trở lại, ngồi chen chúc trong một khu đất dưới lùm cây hai bên là núi. Hôm nay nắng nhiều, ánh mặt trời rọi vào khiến nhiều người phải cầm cành cây vừa che cho đỡ nắng, vừa để ngụy trang chống máy bay. Nhưng làm thế thì hàng trước sẽ che lấp hàng sau, không nhìn thấy gì, nên kết cục là phải bỏ cành lá đi và khi nắng quá thì dồn người sang hai bên…
Hôm nay cũng như hôm trước, chủ tịch đoàn lại phạm một khuyết điểm là ra lệnh cho quần chúng hễ thấy địa chủ vào là đả đảo kịch liệt. Một việc làm thừa! Nguyễn Thị Năm và hai con Hanh, Công cùng đầy tớ là đội Hàm, Chính, Chiêu vào. Quần chúng hô đả đảo vang dậy và đòi phải đứng lên cao quay mặt tứ phía cho ai nấy đều trông thấy mặt để đả đảo. Chủ tịch đoàn giới thiệu từng tên với một tràng lý lịch tư pháp mà không nêu tội ác. Tuy vậy quần chúng cũng chấm dứt từng đứa bằng một làn sóng đả đảo. Quần chúng ghét nhất là đội Hàm, vì tội ác đã đành, mà còn vì đôi mắt đầy khiêu khích. Nhiều người hô bắt nó phải cúi mặt xuống.
Rút kinh nghiệm lần trước, chủ tịch đoàn tuyên bố đề nghị quần chúng phải giữ vững trật tự và không cần đánh đập tội nhân hay bắt quỳ, bò. Bọn mẹ con và tay sai địa chủ được ngồi trên một cái bục dưới gốc cây. Quần chúng lần lượt vào tố, từ loại vấn đề kinh tế đến chính trị và sau hết là chống chính sách chính phủ và nói xấu cán bộ. Những người đấu tố hôm nay cũng có một phong độ và một nghệ thuật khác hôm đấu Tổng Bính. Những tiếng hò hét “Mày có biết tao là ai không?”, “Mày dựa vào thế lực nào?” kèm theo cái tát để xuống đài không còn nữa. Những người tố được quần chúng cảm động và tán thưởng nhiều nhất là bà Sâm, chị Đăng và anh Cò. Bà Sâm, với một giọng gợi cảm, kể lể vì Thị Năm mà mình phải suốt đời cô độc, có người rơi nước mắt. Nhưng sự thực, nội dung câu chuyện không có gì. Chị Đăng, một người ở với Thị Năm lâu ngày, tố lên rất nhiều sự việc bí mật và chi tiết. Nhưng, với một giọng lưu loát quen thuộc, chị trở nên một tay “tố nghề” và ít làm cho ai cảm động.
Còn anh Cò, một người thiểu số đã bị Hoàng Công, con Thị Năm, bắt vì có tài liệu Việt Minh, trước cuộc Cách mạng tháng Tám, bị tra tấn rất dã man, rồi trốn thoát trước giờ Công định lấy đầu nộp cho Cung Đình Vận. Bằng một giọng chân thành đến ngây ngô, anh đã làm cho Công không chối cãi được nửa lời.
Cũng có không ít những người nói không đạt ý, không rõ việc. Bà Minh nói việc chẩn bần tại đồn điền Đồng Bẩm năm 1945 đã làm bao nhiêu người chết đói, rồi kết luận bằng những câu: “Mày đừng nhận là chủ đồn điền có được không?”, “Mày chỉ có hình thức thôi” và “Mày nói nhân nghĩa mà mày không nhân nghĩa gì cả” khiến người nghe không hiểu tội Thị Năm ở đâu? Sự thực thì hồi ấy dân chết đói nhiều quá, bọn thống trị Pháp, Nhật muốn che lấp tội ác của chúng, bắt các chủ đồn điền phải hàng ngày xuất ra một số gạo phát chẩn cho dân. Thị Năm đã bớt và khai man số gạo này, nghĩa là ăn cắp số gạo mà dân đói đáng được hưởng để chết đói thêm. Ông Giồng tố cáo Thị Năm đã cướp gánh cỏ của ông cho ngựa nó ăn và giỏ củ mài làm cho cả nhà nhịn đói. Câu chuyện của ông đã được một văn nghệ sĩ làm thành một bài thơ tràng thiên rất cảm động Nhưng hôm nay, ông đã thuật lại một cách nhạt nhẽo. Con gái ông Giồng, hơn mười tuổi, đáng nhẽ cứ kể rành rọt cảnh đói rét của nhà mình phải chịu vì sự bóc lột của Thị Năm, nhưng nó lại nói bằng một giọng “bà cự” nên nhiều người không cảm động, mà lại phát ghét. Chị Lý, con nuôi của Thị Năm, được Thị Năm trang điểm cho để định gả cho một võ quan Nhật. Nhưng sau khi biết chị chỉ là thân phận tôi đòi, không có tiền của gì thì tên Nhật lại không lấy và chị lại bị Thị Năm bắt lột trả lại quần áo, trở lại thân tàn ma dại như trước. Chị vừa nói vừa khóc. Nhưng không ai rõ chị nói gì.
Tuy vậy, trong đám người tố, vẫn còn sót lại một ít những phong thái cũ. Câu hỏi “Mày có biết tao là ai không?” đã được chủ tịch đoàn ngắt đi bằng câu: “Cứ việc tố không cần bắt nó trả lời”. Một vài cái tát vẫn còn diễn ra. Trong khi tố tên Công, nhiều người hỏi những câu vô ý thức: “Mày có xứng đáng là cách mạng không?”, “Mày nói mày là cách mạng mà như thế à?”. Một người ở Phúc Trừu tố cáo Thị Năm về tội chiếm đoạt ruộng đất khẩn hoang của nông dân và cơi thùng thóc lên để thu thóc, rồi kết luận “Như thế mày có xứng đáng là địa chủ không?”. Một người khác tố Thị Năm, đội Hàm và Lý Nguyên Lập bảo an đoàn ở Phúc Trừu bắt nông dân gác và đánh đập tàn nhẫn, cũng để đi tới kết luận: “Mày là con chó! Chứ không phải địa chủ?”.
Một tá điền tố Thị Năm lấy ruộng của mình đương làm bán cho người khác vì mình không có tiền mua, bằng câu: “Lấy tiền ở mả bố mày mà mua à?”. Nhiều người vẫn gắn vào hai chữ “tiến bộ”: “Mày nói mày tiến bộ mà như thế à?” Đi xa hơn nữa, có người nói Thị Năm lập quán Bông Lau ở thị xã Thái Nguyên để đón gián điệp trong khi ai cũng biết đó là cơ quan sinh lợi của hội Phụ nữ liên hiệp tỉnh Thái Nguyên.
Về phía quần chúng, thì, khi nghe người tố không chịu bình tĩnh lắng nghe cho rõ sự việc cũng như luận điệu tố cáo, cứ việc “đả đảo” bừa đi. Nhiều lúc ầm ĩ quá làm không nghe gì được. Một người trong chủ tịch đoàn cũng phạm một lỗi quá nặng. Trong khi quần chúng đòi đem bày ổ thủ phạm ra ngồi ngoài nắng, lại trả lời: “Đem ra ngoài nắng ngộ nó lăn ra chết thì lấy gì mà tố?”. Đây là lời dặn của cán bộ với những phần tử cốt cán là không nên đánh đập địa chủ. Nếu lỡ tay đánh chết nó thì lấy gì mà tố. Hôm nay, vị chủ tịch ngốc nghếch kia đã theo ý đó nói toạc ra một cách công khai cho địa chủ biết.
Đến lúc đọc bản cáo trạng kết thúc, hội trường im lặng để lắng nghe trong một bầu không khí trầm nghiêm. Nhưng một vị chủ tịch đã đọc chữ nọ thành chữ kia. Có câu đọc đi đọc lại. Có lúc phải ngừng lại để lẩm nhẩm. Rồi mỗi lúc mỗi ngập ngọng thêm. Kết cục là nửa chừng phải thay người khác. Về việc này, mình hỏi một cán bộ phụ trách thì được biết là trước khi đọc, bản chữ viết đã chú ý viết rõ ràng và vị chủ tịch nọ đã đọc đi đọc lại, đảm bảo là đọc được.
… Tính ra suốt ngày hôm nay không được uống nước dưới trời nắng. Trời tối, nhiều lúc lạc đường, về đến cơ quan một cách mệt mỏi.
Nhật ký ngày 31-5-1953
31-5-1953
Sáng sớm, mình xuống xã Dân Chủ cùng hai người trong tổ kiểm tra để kiểm tra việc thoái tô, thoái tiền công và chia quả thực. Nằm ở nhà một bần nông, sáng và chiều vùi đầu vào trong đám giấy tờ của đội công tác để tìm ra vấn đề. Một điều nhận thấy là giấy tờ lộn xộn quá, vì kém văn hóa và thiếu khoa học. Thiếu đến cả những hình thức thông thường. Nhiều tài liệu phải vừa đọc vừa hỏi mới biết rõ sự việc. Trong khoản nông dân bắt địa chủ và phú nông bồi thường có cả khoản trâu bò phá hoại hoa màu từ mấy năm trước. Đến cả bần, cô nông với trung nông cũng thanh toán cả món nợ từ năm nảo năm nào. Có anh cố nông năm nay 39 tuổi khai bị một địa chủ quỵt công ở 25 năm, sau đem bình nghị phải giảm xuống 15 năm. Sau cùng là 9 năm. Có người đòi công ở 2 năm tới 86 nồi thóc (mỗi nồi 22 cân) trong khi công ở mỗi người nhiều nhất trong một năm chỉ có 20 nồi. Hơn nữa có anh bần nông bắt đến địa chủ bắn chết một con lợn 15 cân từ năm 1935 là 8 nồi thóc. Nếu tính theo giá hiện thời: 300 đồng bạc ngân hàng một cân thóc thì con lợn 15 cân ấy (kể cả lòng lẫn cứt), giá bồi thường mỗi cân tới 3.520 đồng, trong khi thời giá chỉ có 2.700 đồng. Ấy là chưa kể con lợn hồi ấy, địa chủ, người bắn chết, có ăn thịt không hay con lợn vẫn về nhà có lợn. Đại để những việc như thế đã nói rõ sự lạm quyền thế mới lên và sự tham lam trắng trợn của một số bần, cố nông chưa được giáo dục.
Buổi tối, mình dự một tổ nông hội bàn về mấy nguyên tắc chia ruộng công. Trong gian nhà bức, nóng, người đến dự vừa đau mắt, vừa buồn ngủ, mỏi mệt, uể oải sau một ngày làm việc dưới nắng hè để sáng mai lại phải dậy sớm đi làm. Trong khi ấy, chủ tọa buổi họp là một cố nông không biết điều khiển gọn ghẽ, cứ hỏi đi hỏi lại, bắt mọi người đều phải phát biểu ý kiến. Có nhiều vấn đề trở đi trở lại mãi. Thêm vào đấy, mấy phần tử cốt cán cứ nói theo giọng cán bộ, tuôn một tràng dài những lý luận và danh từ không cần thiết. Rồi, sau đó, cũng làm đủ mọi phương thức: phê bình hội nghị, duyệt y biên bản, kéo tới 11 giờ khuya.
Nguồn: Trần Huy Liệu – Cõi người. Tác giả: Trần Chiến. Nhà xuất bản Kim Đồng, 2009

NGUYỄN QUANG THẠCH *THẢM SỬ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

Thảm sử Cải Cách Ruộng Đất, của chiến tranh Nam Bắc và hành động của chúng ta

Nguyễn Quang Thạch /Theo FB Nguyễn Quang Thạch
Cũng như nhiều đứa trẻ sinh ra ở Miền Bắc và Trung từ vĩ tuyến 17 trở ra, tôi được kể rất nhiều về cải cách ruộng đất từ lúc 4 tuổi, mà tôi là một nạn nhân gián tiếp.
Gia đình ông nội, bà nội, ông ngoại và bà ngoại tôi đều bị rất nặng trong cải cách ruộng đất, với hàng chục người chết và bị tù đày, hàng chục người bị cái án LÝ LỊCH mà cuộc đời rơi vào cảnh cùng cực.

 Ông nội tôi, người đã có hai người con trai tham gia chống Pháp, nuôi cả cán bộ 30-31 và góp lúa gạo cho bộ đội, đã bị chết năm 1956 vì đói khát. Em ông nội tôi, người đã bán ruộng đất làm trường cho 3 xã học, bị tù mất xác ở trại Đâng, Hương Khê. Khoảng 80 mẫu ruộng, 6 căn nhà, hơn 100 con trâu bò đã bị tước đoạt.
Ông nội tôi là người đã đưa ra mô hình giúp tá điền phát triển bền vững bằng cách chia ruộng cho họ, cho họ nuôi trâu bò làm công cụ lao động. Nông dân cả 3 xã được mượn trâu bò của ông nội làm ruộng miễn phí.
Bà nội của nhà văn Nguyễn Quang Thân thắt cổ tự tử. Mẹ của nhà văn Nguyễn Quang Thân là người lấy vàng bạc của mình và đi quyên góp trong dòng họ tôi và dòng họ của bà để góp tiền cho cách mạng trong những năm 1940 đã bị vào tù CCRĐ.
Lý Chính Thắng (Nguyễn Văn Huỳnh) là cán bộ cách mạng, được đặt tên đường ở Sài Gòn, là anh em với ông nội tôi, có mẹ là chị của Hà Huy Giáp (cán bộ cao cấp) bị chết thảm trong CCRĐ.
 
Em dâu bà nội tôi bị bắn chết trong khi chồng chỉ là ông đốc học, không có mấy tài sản. Thậm chí, một người họ hàng của bà nội tôi, là nông dân chỉ vì cày ruộng của ông nội tôi mà đã bị tù mất xác.
 
Ông ngoại tôi là cán bộ 30-31, vừa dạy học vừa hoạt động vừa nuôi bộ đội, nhưng bà ngoại tôi đã bị lấy hết tài sản (ông ngoại mất năm 1951), một em ông ngoại là cán bộ trung ương nhưng một ông khác bị bắn. Mẹ ông ngoại tôi sầu khổ mà chết.
Danh sách người bị hại có huyết thống với nhà tôi còn rất nhiều, tệ hại hơn là rất nhiều người bị án LÝ LỊCH sau đó, thật kinh khủng.
Di họa của cải cách ruộng đất ở làng tôi là những người có tinh thần khát vọng dân tộc đã bị tiêu diệt hết. Những người đã truyền tinh thần “học và hành để nhón chân bên ni hình chữ S thấy bên tê là nước Mỹ” bằng đưa những thầy Tây học về dạy cho bọn trẻ trong dòng họ và xóm làng, bằng xây trường học… bị diệt không còn ai. Kinh khủng hơn là làm cho dòng tộc, cho xóm làng tận diệt lẫn nhau, xa hơn nữa Cải cách ruộng đất đã tạo ra một vết đứt gãy đạo đức và tạo ra mầm bạo lực trong xã hội Việt Nam cho đến ngày hôm nay.
Bởi vậy, việc tổ chức triển lãm CCRĐ mà nhằm mục đích ngụy biện cho sai trái trong quá khứ là khoét vào NỖI ĐAU CỦA DÂN TỘC. Ngược lại, triển lãm CCRĐ là nhằm tái thừa nhận sai lầm và điều chỉnh chính sách đất đai để giảm dần bất công và xung đột giữa chính quyền và người dân là việc ĐÁNG HOAN NGHÊNH.
Tôi cũng mong rằng triển lãm CCRĐ không được dùng để đào bới quá khứ và kích động thù hận giữa con cháu địa chủ bị hại và những người tham gia cuộc cách mạng long trời lở đất vì tất cả đều là nạn nhân của những bàn tay chính trị đã khuất núi.
Hơn bao giờ hết, người Việt Nam cần khép lại những quá khứ đau buồn để nắm tay nhau xây dựng đất nước này bằng chia sẻ tri thức và phát xạ lòng nhân ái vì một Việt Nam giàu mạnh và văn minh. Bởi, chỉ có hành động hiện tại mới có thể thay đổi tương lai của đất nước!!!
"Trong các chiến dịch cải cách ruộng đất và cải tạo công thương nghiệp, nhiều nhân sĩ yêu nước, nhiều nhà kinh doanh có công với cách mạng đã bị đối xử không còn như bạn bè, gây những tổn thất lớn về chính trị và kinh tế.
Tư tưởng thành phần chủ nghĩa đã dẫn tới hai kết quả: Làm mất đi nhiều tài năng của một bộ phận đáng kể trong dân tộc, đồng thời đưa một cách gượng ép những nhân tố tuy rất cơ bản về chính trị nhưng lại không đủ chất lượng trong quản lý và xây dựng."

HOÀNG VĂN HÙNG* CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

Ba tôi và cải cách ruộng đất

Hoàng Văn Hùng/VNTB 
 Năm 1955, khi quê tôi quay cuồng trong Cải cách ruộng đất, ba tôi mới 25 tuổi. Năm tôi 25 tuổi thì ông đã nghỉ hưu. Nhiều lúc cùng ngồi với ông nghe ông ôn lại chuyện xưa. Ông nói, khi nghĩ về quê hương, điều làm ông đau đớn nhất, đau cho đến ngày nay là Cải cách ruộng đất.

Tôi xin thuật lại sơ lược cho các bạn nghe những gì ba tôi - người chứng kiến tận mắt cái công cuộc “long trời lở đất” hồi đó - nói về nó ra sao. Những điều này hoàn toàn là sự thật , rất điển hình, ở một cái làng nghèo - lúa nước toàn phần, nhưng giàu “truyền thống cách mạng”. Trong cuộc “phỏng vấn” giữa hai cha con, tôi là người hỏi, ba tôi là người trả lời.


….

- Có cuộc cách mạng nào không có chết chóc, hy sinh đâu ba?

- Đúng. Nhưng đây không phải là cuộc cách mạng, mà nói trắng là một cuộc thanh trừng giai cấp tàn độc, mù quáng. Một cuộc xâu xé cướp bóc, giết người dựa vào kích động hận thù, kiểu Mao-ít.

- Thời đó, ba có nghĩ thế không?

- Không. Con không thể hiểu được cảm giác của một anh nông dân nghèo khi được tuyên truyền bằng khẩu hiệu “độc lập dân tộc” và “người cày có ruộng” đâu. Với dân mới khỏi vòng nô lệ, cái đó nó to lớn lắm, như trời nổ sấm rền vậy. Năm 1945 ba chỉ là một cậu nhóc, cũng hăng hái theo anh em vác dao quắm đi “lấy huyện”. Không khí lúc đó như có điện, nông dân từ bùn đen bật dậy làm người, không ai nghi ngờ mảy may vào Việt Minh. Bảo đi là đi, bảo phá là phá, bảo giết là giết. Cái không khí đó được bê nguyên xi vào Cải cách ruộng đất, lại được làm đậm thêm nhờ cái lợi ích “có ruộng” ngay trước mắt.

- Nhưng con thấy bà con ta ở quê cực hiền lành, tối lửa tắt đèn có nhau, giàu nghèo cũng chẳng so đo gì nhiều lắm. Mà mối liên hệ họ hàng thân thích đều đan xen hết cả. Sao có thể đấu tố giết hại nhau ghê thế?

- Vậy con nghĩ thế nào về bọn lính áo đen Pôn Pốt khi chúng nó cầm cuốc đập đầu hàng triệu đồng bào của chúng? Chúng có phải sinh ra đã là ác thú đâu.

- Thú thực là con không thể hiểu được. Có lẽ nó liên quan đến cái mớ kiến thức “Chủ nghĩa xã hội khoa học” ở trường con, toàn những “quy luật” vớ vẩn!

- Cũng một nguồn mà ra, nhưng hồi đó người ta chưa cần phải thuyết giáo dài dòng. Đầu tiên trung ương mở lớp huấn luyện cấp tốc cho các đội cải cách, rồi đưa họ về “ba cùng” với bần cố nông, huấn luyện rồi phong làm “cốt cán” cho những người được chọn. Trong đó có cả những kẻ lưu manh. Những con người tội nghiệp này từ hạng “Chí Phèo” bỗng chốc một bước lên “cán bộ”. Được nhồi sọ về “Cách mạng Vô sản” và “Chiến tranh giai cấp” bằng ngôn ngữ và cách suy diễn bình dân. Được “mở mắt để thấy những điều “bất công” trong các mối quan hệ mà xưa nay họ vẫn cho là bình thường. Lúc này, những mối thâm tình làng xóm cũ chẳng còn là gì so với “mối thù giai cấp” to như trái núi. Sự giàu có tự nhiên trở thành tội ác. Bất cứ ai, kể cả cha mẹ họ hàng thân thích cũng đều có thể là “kẻ thù giai cấp” cần phải tiêu diệt để bước vào xã hội mới. Họ sẵn sàng làm tất cả những gì được chỉ bảo. Càng hung ác, họ càng “hoàn thành nhiệm vụ” trên giao, càng được khen thưởng và càng hăng máu lên. Đấu tố, tuyên án và giết chóc ngày càng khủng khiếp. Một xã chỉ hơn 300 nóc nhà như xã ta mà có đến 17 người bị xử bắn. Tang tóc đau thương bị đè nén trong cơn điên “đào tận gốc, trốc tận rễ địa chủ cường hào”. Nghĩ lại, không ai ở làng ta đáng chết cả. Đến “đại địa chủ” như ông Đinh Cẩn, cũng do nếp nhà chăm chỉ, tích cóp hàng mấy đời mà có. Ông lại nổi tiếng thương người, đối xử tốt đặc biệt với kẻ ăn người làm. Thế mà khi đấu tố, một bầy mấy chục bần cố nông nhao nhao hò hét chửi bới, kể tội đủ điều, ném đủ thứ vào ông ấy. Thậm chí có kẻ từng ban đêm trộm gà nhà ông ấy bị chó đuổi, nay vừa khóc vừa hét: “mày xuỵt chó rượt tao, cắn tao rách tơi tả, sao mày ác thế!!!”. Kiểu tuyên truyền kích động nó biến những kẻ ngu muội trở nên điên khùng, cộng thêm tâm lý bầy đàn hùa nhau, họ sẵn sàng giết cả ân nhân của mình, nhân danh những khái niệm to lớn mà đến chết chưa chắc họ hiểu được.

- Giàu có như nhà Đặng Oánh, Đinh Cẩn đã đành. Ông nội con chỉ có vài con lợn, một con trâu sao bị quy địa chủ, bị giam đánh cả tháng trời, đến nỗi bà nội lo phát bệnh mà chết?

- Họ có tiêu chuẩn cả rồi con ơi. Cố vấn Trung Quốc đi tới tận từng đội, hướng dẫn từng đường đi nước bước. Họ phán thôn này có bao nhiêu phần trăm địa chủ là phải moi ra đủ chừng ấy, chưa đủ thì đôn lên cho đủ, gọi là “kích thành phần” đấy. Xã ta có ông Đinh Cẩn giàu nhất, thì cũng chỉ sáu mẫu ruộng với dăm con trâu. Những nhà khác như ông nội con thì nhiều, cũng coi là xã giàu. Lập tức họ đòi quy cho bằng được 7% địa chủ. Ông nội con thoát chết có lẽ vì đã từng vào Liên Việt, hoặc do ông trẻ của con lúc đó làm “Cốt cán” thôi.

- Một đời ba theo Đảng, lại là giáo sư Triết học, bây giờ ba dự đoán cái chế độ này sẽ như thế nào, sẽ đi về đâu?

Ba tôi im lặng nhắm mắt, khe khẽ lắc mái đầu đốm bạc.

Đó mới là những năm 90, khi hệ thống Liên Xô bắt đầu sụp đổ cùng với giấc mơ Xã hội chủ nghĩa. Và “Trí tuệ vĩ đại” nhà ta đã vội vàng sang Thành Đô để tìm một vòng tay mới.

Cho đến lúc qua đời, những gì ba tôi nói về thời cuộc chỉ xoay quanh lập luận “vận số dân tộc nó phải vậy thôi…”. Cái lập luận chua xót và miễn cưỡng như danh phận cuộc đời ông. Tất cả nỗ lực, gian khổ, máu xương, vinh quang, lợi lộc…của ông đều đã an bài theo chế độ, gắn chặt với nó. Dẫu nó có là Thiên đường Mù như tác phẩm của nữ văn sỹ Dương Thu Hương, cũng xong một kiếp người.

Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong riêng của tác giả.
Theo VNTB
 http://bolapquechoa.blogspot.ca/

NGUYỄN LỘC YÊN * CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT BẤT NHÂN


Cải cách ruộng đất, bất nhân và sai lầm

Nguyễn Lộc Yên (Danlambao) - Hiện tình đất nước Việt Nam đang gặp khó khăn chồng chất, giặc Bắc luôn rình rập lấn chiếm đất đai biển đảo, đồng bào trong nước thì băn khoăn bởi đời sống cơ cực nhục nhằn do độc đảng độc tài gây ra. Do đó, tội ác CSVN thảm sát đồng bào Huế vào tết Mậu Thân và giết hại đày đọa đồng bào khi cải cách ruộng đất (CCRĐ) vào thập niên 1950, tạm thời không nhắc đến. Cớ sao, vào ngày 8-9-2014, cộng sản lại lừa lọc rồi cho triển lãm hình ảnh và tài liệu về CCRĐ?! Trong bài viết này, tôi không bình luận hành động dã man về CCRĐ, mà xin được trình bày diễn tiến về CCRĐ, để bà con thấy rõ ràng hơn về hành động bất nhân và sai lầm của Hồ Chí Minh và đảng cộng sản.
I- Vì sao xảy ra hiện tượng CCRĐ?!
Vì cái “Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” (VNDCCH), muốn rập theo mô hình cải cách ruộng đất của Tàu cộng đã làm tại nước Tàu vào các năm 1946-1949. Ngoài ra còn tuân thủ: Bản Tuyên ngôn (Manifesto) của Đảng Cộng sản Quốc tế, mà Karl Marx đã tuyên bố: “cách mạng ruộng đất là điều kiện để giải phóng dân tộc”. Cải cách ruộng đất ở miền Bắc còn mục đích là đấu tranh giai cấp triệt để. Hồ Chí Minh (HCM) luôn chủ trương rập theo khuôn Tàu cộng về mọi mặt, như: Giáo dục, sản xuất, kinh tế, kỹ nghệ. Đặc biệt CCRĐ có sự chỉ đạo trực tiếp bởi các cán bộ Tàu.
Họ Hồ còn viết cuốn “Những kinh nghiệm quí báu Trung Quốc nên học”, dưới bút hiệu Trần Lực, do nhà xuất bản Sự Thật, Hà nội, xuất bản năm 1950, để cán bộ dùng làm tài liệu học tập. Việc “Cải cách ruộng đất” này, có khoảng 172.000 người, bị quy chụp là thành phần địa chủ và phú nông, họ bị xếp vào loại kẻ thù của nhân dân, bị “đào tận gốc, trốc tận rễ” bị hạ sát tại chỗ hoặc bị án tù để chết dần trong ngục. Trong số người bị đấu tố này, có cả những đảng viên Cộng sản trung kiên, thế mà oái oăm thay trước khi đảng viên bị giết, phải hô to khẩu hiệu, “đảng Cộng sản muôn năm”. Nếu người bị đấu tố là người của Quốc Dân Đảng hay đảng phái Quốc gia thì có thể bị bắn tại chỗ.
Ngày 4-12-1953, cái gọi là quốc hội lại nhất trí thông qua luật CCRĐ ở miền Bắc, chính Hồ Chí Minh làm chủ tịch nước đã ký sắc lệnh ban hành luật; từ đó bắt đầu thi hành các đợt cải cách ruộng đất.
II- Thành lập Ủy Ban Cải cách ruộng đất
Trường Chinh tức Đặng Xuân Khu là Tổng bí thư đảng Lao Động làm chủ tịch, với 3 người phụ tá, 1 người uỷ viên Trung ương đảng là Hồ Viết Thắng; 2 người kia uỷ viên Bộ chính Trị, là: Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương. Hồ Viết Thắng đã từng đi học bên Tàu, nên Trường Chinh giao nhiệm vụ mở “Trung tâm đào tạo cán bộ cải cách ruộng đất” tại chiến khu Cao Bằng, Lạng Sơn. Hồ Viết Thắng giữ chức giám đốc, trực tiếp điều hành cuộc cải cách ruộng đất, theo mệnh lệnh của Trường Chinh.
Cộng sản thiết lập “tòa án nhân dân” để xét xử những người bị gọi là tội phạm trong cuộc CCRĐ. Chánh án là một đội viên trong đội CCRĐ, biện lý tức công tố là nông dân hay bần nông mà trước kia họ là tá điền, đã từng làm việc trong nhà của bị cáo, nên biết rõ lý lịch khổ chủ. Các quan tòa nầy là những kẻ dốt nát, nay bỗng chốc được cho lên địa vị quan tòa, nên có dịp hạch sách trả thù. Moi móc, bịa đặt mọi thứ gọi là thói hư tật xấu của khổ chủ. Cái gọi là “tòa án nhân dân”, không có người đóng vai trò luật sư biện hộ, và cũng chẳng có ai dám biện hộ cho bị cáo. Công an bảo vệ tòa án và những người tham dự phiên tòa gian dối của cộng sản là những người do họ sắp đặt trước, hò hét la ó đóng vai “công tố”, bằng cách chửi rủa hoặc bịa đặt tố cáo bừa bãi thêm những “tội ác” của các nạn nhân để buộc tội.
III- Thành phần nào bị đem ra đấu tố?!

Đường lối đấu tranh CCRĐ là khuyến khích bần cố nông, lôi kéo thành phần trung nông, cô lập phú nông, và tập trung mũi nhọn vào địa chủ. Theo sắc lệnh của VNDCCH vào năm 1953, đã ấn định các thành phần về nông nghiệp ở nông thôn được chia ra:
a- Địa chủ: Thuộc thành phần có nhiều ruộng đất, mà họ không trực tiếp canh tác. Cộng sản chia địa chủ ra làm 3 hạng: Địa chủ thường, là người có dưới 5 mẫu ta, đủ ăn, “không phạm tội ác ôn” dưới thời Pháp thuộc. Địa chủ cường hào ác bá là những người bị quy tội hiếp đáp ngược đãi bần nông và bần cố nông. Địa chủ phản động là loại quan lại phong kiến, Việt Quốc, Đại Việt, hay thân Pháp.
b- Phú nông: Thuộc thành phần có 3 mẫu ta đất, có một con trâu, tự canh tác và thuê nông dân giúp trong việc canh tác.
c- Trung nông: Thuộc thành phần có dưới 3 mẫu ta, trực tiếp canh tác, đủ sống. Trung nông chia thành 2 loại: Trung nông cấp cao là người có 3 mẫu ta ruộng và có một con trâu hay bò. Trung nông cấp thấp là người có dưới 1 mẫu ta ruộng.
d- Bần nông: Có ít sào đất, không đủ sống, phải đi làm thuê cho địa chủ hay thuê đất của địa chủ rồi trả địa tô; địa tô còn gọi là tô, tức là nông dân (tá điền) trả tiền hay hoa màu (lúa), cho điền chủ (chủ đất).
e- Bần cố nông: Hoàn toàn không có đất, không có gia súc, không có nông cụ, làm thuê đủ thứ nghề để sống.
IV- Việc thảm sát bà Nguyễn Thị Năm
Bà Nguyễn Thị Năm còn gọi là bà Cát Thanh Long; bà là người mà trước cái gọi là “cách mạng” của Việt Minh còn trong trứng nước, đã từng che giấu, nuôi ăn, giúp đỡ các cán bộ cộng sản cao cấp như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt... Trong thời kỳ gọi là “Tuần lễ vàng”, của cái chính phủ VNDCCH, gia đình bà đã dâng nộp 100 lượng vàng. Bà có hai người con trai là Nguyễn Công làm chính uỷ trung đoàn và Nguyễn Hanh là đại đội phó bộ đội thông tin, theo Việt Minh từ trước 1945. Thế mà, cộng sản đã quy tội bà là địa chủ, cường hào gian ác và bị đoàn cải cách ruộng đất xử án tử hình. Ủy ban cải cách ruộng đất trung ương do Trường Chinh cầm đầu đã xét duyệt và bộ chính trị trong đó có Hồ Chí Minh đã lạnh lùng chuẩn y án tử hình này. Phát súng đầu tiên về “cải cách ruộng đất” đã nổ vào đầu một người phụ nữ, bà đã lầm giúp đỡ những người cộng sản vong ơn, khát máu! Phát súng đó báo hiệu tâm địa của những lãnh tụ Cộng sản, sẽ là một tai họa khủng khiếp cho toàn dân ở miền Bắc lúc bấy giờ.
V- Cách tính “thuế nông nghiệp” của CSVN

Giả sử nông dân thu được 1.000 kg lúa. Thuế nông nghiệp sẽ lấy 45% là 450 kg. Lúa còn lại là 550 kg, nông dân bị trừ 15% thuế phụ thu là 82,5 kg nữa. Như vậy, khi nông dân thu hoạch được 1.000 kg lúa, phải nộp thuế là 532, 5 kg (450+82,5). Nếu chủ ruộng không trực tiếp canh tác, còn phải nộp thêm 25% phụ thu nữa!. Thế mà Tố Hữu, kẻ làm thơ theo ý đảng, còn cổ vũ chiến dịch CCRĐ thật ác độc, hắn được thưởng huy chương Sao vàng Hồ Chí Minh:
“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt”?!.
VI- Chiến dịch phản phong của CSVN
Song song việc thu thuế nông nghiệp, trong giai đoạn từ năm 1950-1956, đảng CSVN còn có chiến dịch phản phong, nghĩa là triệt hạ và tịch thu toàn bộ tài sản của địa chủ, đem chia cho bần cố nông. Sau phản phong là bài trừ tư sản, mục tiêu quét sạch tư bản Tây phương. Đến năm 1959, Hồ Chí Minh hô hào bài trừ tiểu tư sản, mọi hình thức sản xuất cá thể đều dẹp bỏ, đưa vào hợp tác xã một cách triệt để. Bần cố nông vừa nhận ruộng đất do CCRĐ cấp phát, nay lại phải đem nộp cho Hợp tác xã. Cộng sản còn đặt ra “Đấu tranh chính trị” nhằm thủ tiêu tất cả phần tử bị họ xem là “phản động”, nếu ai còn chống lại cộng sản thì bị giết, hoặc phải trốn nơi khác mới mong sống sót. Thành phần lưng chừng, cũng bị ghép vào phản động. Nhân dân bị đày đoạ và bị hãm hại. Thế đấy, mà Xuân Diệu còn tàn nhẫn với những câu thơ độc địa:
“Địa hào, đối lập ra tro
Lưng chừng, phản động đến giờ tan xương
Thắp đuốc cho sáng khắp đường,
Thắp đuốc cho sáng đình làng đêm nay
Lôi cổ bọn nó ra đây
Bắt quì gục xuống, đọa đày chết thôi”
VII- Cải cách ruộng đất sai lầm trầm trọng
Sau khi ký Hiệp định Genève năm 1954, dân chúng bỏ chạy vào Nam, Hồ Chí Minh bắt đầu hoảng hốt, đến năm 1956, ông ta và đảng Lao động mới nhận thấy “Cải cách ruộng đất là sai lầm”. Khi xét lại để sửa sai, thì có tới 71,66% tức là 123.266 người bị chụp mũ là địa chủ và phú nông, mà thực tế họ chỉ là trung nông hay bị vu khống, đã bị Hồ Chí Minh và đàn em sát hại tại chỗ hay giam cầm chết lần chết mòn!. Việc CCRĐ gây nên thảm cảnh hãi hùng, Hồ Chí Minh hoảng hốt lo ngại nhân dân bất mãn, nên dùng nước mắt cá sấu để an ủi gia đình nạn nhân một cách muộn màng!
Để kết luận việc CCRĐ sai lầm gây nên trọng tội khó tha thứ, người viết xin mượn lời phát biểu của Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã đọc diễn văn vào ngày 30 tháng 10 năm 1956, trước cái gọi là Mặt Trận Tổ Quốc tại Hà Nội về việc CCRĐ, rất thành khẩn và ray rức, như sau:

“Qua cuộc Cải cách Ruộng đất ta thấy bao nhiêu các chiến sĩ cách mạng thành tích lừng lẫy, có người ngực gắn tới hai huy chương kháng chiến, mà bị kết án là phản động, cường hào gian ác và sau khi nhận tội, bị tống giam hay bị hành hình... Trong cuộc kháng chiến anh dũng của ta, những đồng bào đã hy sinh, có thể nói được chết với trong lòng chan chứa nỗi vui sướng vì chết cho sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi nanh vuốt của địch. Họ chết vì địch, cho ta, đó là cái chết tích cực, cái chết vẻ vang, cái chết oanh liệt mà Tổ quốc ghi nhớ muôn thuở. Trái lại, các người chết oan vì các sai lầm trong cuộc CCRĐ này, lúc tắt thở cay đắng đau xót vì chết với một ô danh. Chúng ta đã xoá bỏ cái ô danh đó, nhưng con cháu của các nạn nhân tài nào mà không ngậm ngùi? Đau đớn hơn, bây giờ ta làm thế nào mà biến cái khổ cực của người tắt thở thành một niềm an ủi cho họ được?!”.
Ngày 12 tháng 9 năm 2014

TRẦN MẠNH HẢO * CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT TÀN ÁC


Cải cách ruộng đất: tội ác vượt chỉ tiêu trên giao


- Kính thưa các bác đội, con xin đấu tố bố con là bố Hiền ạ!
- Không được gọi bố, vì nó là giai cấp bóc lột, em phải gọi nó bằng thằng!
- Dạ em đấu tố thằng bố em ạ!
- Không, nó không còn là bố em nữa, em là con của đảng, nó là thằng đối kháng giai cấp, đả đảo tên địa chủ Hiền...
- Tội nó ác hơn nhiều, em không đấu tố nó thì nó sẽ bị xử bắn.
- Thằng địa chủ Hiền gian ác đã giết cả làng ta, đả đảo!
- Thôi, câm ngay, đấu tố, chửi bố mình vượt chỉ tiêu trên giao!
*
*
Hiện nay, nhà nước cộng sản Việt Nam đang cho mở triển lãm về cải cách ruộng đất (1947-1957) nhằm tuyên truyền sai sự thật về cuộc cải cách vô cùng tàn bạo này, khoác lên mình toàn máu của nó những đóa hoa của nhân bản và thắng lợi; rằng cải cách đã chia ruộng cho dân nghèo. Để hai năm sau, năm 1958, phong trào hợp tác hóa sản xuất nông nghiệp đã cướp hết ruộng đất, trâu bò, cày cuốc... của nông dân nghèo vừa được chia ruộng, gom vào trong tay một tên đại địa chủ khét tiếng khác có tên là nhà nước.
Riêng việc ông Hồ Chí Minh đã ký quyết định đấu tố và xử bắn bà địa chủ yêu nước, tham gia kháng chiến, có công lớn với dân tộc đất nước là bà Cát Hanh Long (tức bà Nguyễn Thị Năm) đã nói lên bản chất phi nghĩa của cuộc cải cách ruộng đất. Thử tưởng tượng nếu không có sự đóng góp vô cùng to lớn của hàng chục vạn địa chủ trong kháng chiến chống Pháp thì thử hỏi Việt Minh của ông Hồ Chí Minh lấy đâu ra thóc gạo để nuôi ngót một triệu bộ đội cùng dân quân và bộ máy khổng lồ chỉ đạo cuộc kháng chiến? Thế mà, thay vì trả công cho tầng lớp địa chủ kháng chiến yêu nước này, các ông lại ký lệnh bắt nhốt hàng vạn địa chủ yêu nước lại, rồi đấu tố họ tàn bạo và bắn giết họ không thương tiếc mà còn dám huênh hoang khoe khoang rằng cải cách ruộng đất tốt đẹp lắm thì còn giời đất gì nữa?
Quê tôi làng Bình Hải, năm ấy có tên là xã Thúc Kháng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định được trên ưu ái cho long trời lở đất làm cuộc cải cách ruộng đất vào đông xuân 1956-1957 khi tôi đã 10 tuổi; nên tôi đã là chứng nhân, là một thành viên trong cuộc cải cách đầy máu và nước mắt này.
Như có lần tôi đã kể, tôi có hai ông nội. Một ông nội nuôi bố tôi từ thơ bé, theo đạo Thiên Chúa, đã dựng vợ gả chồng cho bố tôi, rồi năm 1954 di cư vào Nam nên ông nội họ Trần của tôi và các cô chú tôi thoát khỏi tai nạn cải cách ruộng đất. Ông nội sinh ra bố tôi họ Phạm, theo đạo Phật, gia đình nuôi cán bộ trong kháng chiến nên không bị quy lên địa chủ, chỉ phải nhục nhã kiểm thảo trước nhân dân vì tội có học, biết chữ Hán và chữ quốc ngữ, nhà có nhiều sách, để cho ông em ruột có chữ, được vua ban cho chức quan thấp nhất là cửu phẩm. Chính ra ông nội họ Phạm của tôi đã bị xử bắn vì bị quy lên hàng trí thức, nhưng vì có quý nhân là quan lớn cải cách che đỡ nên cho thôi. Chỉ có một ông em ruột, em út của ông nội họ Phạm của tôi là cụ sư Niên (Phạm Văn Niên) là sư cụ trụ trì một ngôi chùa to trong huyện bị quy lên địa chủ và bị đội cải cách lệnh cho phá chùa. Trước ngày bị đấu tố, biết chắc chắn sẽ bị chúng xử bắn, cụ sư Niên đã treo cổ chết phản đối chính quyền đã vu oan giá họa cho sư cụ nhằm phá chùa.
Bố tôi bị quy lên địa chủ, bị trói nhốt chuồng trâu chờ ngày đấu tố. Tôi đã chứng kiến Tây đi càn quét nhưng không khí làng tôi những ngày cải cách đấu tố bắn bỏ địa chủ còn kinh khủng hơn nhiều đầu năm 1954 quân Pháp càn quét tìm Việt Minh. Cùng với các ông đội bà đội trên cử xuống, hai ông Chi và Bính (hai anh em ruột) trước kia làm nghề ăn trộm giờ là cốt cán trong cuộc đấu tố, đêm đêm đi vận động người tố điêu địa chủ: rằng vợ phải đấu tố chồng, con phải đấu tố cha mẹ, anh em phải đấu tố nhau, con dâu phải tố bố chồng hãm hiếp mình, phật tử nữ phải đấu tố nhà sư, vu cho sư cưỡng hiếp mình thì mới dễ xử bắn sư...
Bọn thiếu nhi thiếu niên chúng tôi con địa chủ cũng được hai ông Chi, Bính quán triệt trước, rằng các cháu chịu khó đấu tố bố mình đi thì bố mới được thả về, bằng không đội bắn bỏ đừng khóc... Tin vào hai ông thần đấu tố ở làng và các ông bà đội, mấy đứa con địa chủ chúng tôi chấp nhận đấu tố bố mình trước đội thiêu nhi thiếu niên theo kịch bản tố điêu của cấp trên để hòng cứu bố khỏi bị bắn. Để việc đấu tố bố tôi sáng mai tốt đẹp theo ý ông đội, họ tổ chức cho các con địa chủ đấu tố bố mình tối hôm trước. Đến lượt mình, tôi run bắn ấp úng thưa:
- Kính thưa các bác đội, con xin đấu tố bố con là bố Hiền ạ!
Ông đội hét: Không được gọi bố, vì nó là giai cấp bóc lột, em phải gọi nó bằng thằng!
Tôi run run lí nhí:
- Dạ em đấu tố thằng bố em ạ!
- Không, nó không còn là bố em nữa, em là con của đảng, nó là thằng đối kháng giai cấp, đả đảo tên địa chủ Hiền...
Tất cả bọn thiếu nhi hô to đả đảo làm tôi mất hết tinh thần, run lên như chính mình sắp bị xử bắn. Tôi bèn kể lể dông dài một cách điêu toa là thằng địa chủ Hiền kia đã bóc lột con gà nhà bà Lộng, bóc lột con chó nhà bà Y, bóc lột gạo thóc ngoài ruộng nhà bần cố nông... Ông đội chỉ đạo cuộc đấu tố thí nghiệm hét lên:
- Tội nó ác hơn nhiều, em không đấu tố nó thì nó sẽ bị xử bắn.
Tôi hết hồn, điên lên hét thật to:
- Thằng địa chủ Hiền gian ác đã giết cả làng ta, đả đảo!
Trong tiếng hô đả đảo vang trời của bọn thiếu niên thiếu nhi con cái các ông bà nông dân, thì ông đội tát cái bốp vào mặt tôi, khiến tôi ngã dúi, vừa tát ông vừa hét:
- Thôi, câm ngay, đấu tố, chửi bố mình vượt chỉ tiêu trên giao!
Nghĩa là tôi đấu tố bố mình điêu hơn, ngoa hơn cả bài tố điêu tố gian của toàn đảng toàn dân ta đang long trời lở đất, kinh quá!
Lấy ý của ông đội cái cách tát bốp vào mặt tôi như vừa kể trên trong ngày giáp tết năm 1956-1957 ấy, tôi xin kết luận rằng: TỘI ÁC MÀ CUỘC CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT từ năm 1947-1957 xảy ra ở Việt Nam do cấp trên Stalin, Mao Trạch Đông giao cho những nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã vượt chỉ tiêu trên giao...
Sài Gòn ngày 12-9-2014

TRẦN ĐÌNH TRƯỜNG

   
Trần Đình Trường (1932 [1] - 6 tháng 5 năm 2012 [2]) là một doanh nhân gốc Việt tại Hoa Kỳ. Ông là chủ nhân một số khách sạn tại New York và được báo chí Việt Nam coi là một trong những người Việt giàu nhất thế giới với tài sản trên 1 tỷ Mỹ kim[3][4]. Theo tờ The New York Times, ông có tài sản khoảng 100 triệu USD khi qua đời.[5]
Sự nghiệp tại Việt Nam Trần Đinh Trường sinh ra và lớn lên ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh [1], sau di cư vào Nam.
Trước năm 1975 tại Sài Gòn, ông hoạt động trong nghề vận tải đường biển và là chủ nhân hãng Vishipco Line với đoàn tàu Trường Xuân, Trường Thanh, Bông Hồng 9, Sao Mai, Patrick, Trường Vinh, Trường Hải và tàu Trường Sinh.[6]

Hoạt động tại Mỹ

Khách sạn Carter của ông Trường
Khách sạn Lafayette của ông Trường, được liệt kê trong Sổ bộ Địa danh Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ từ ngày 19 tháng 8 năm 2010 [7]
Ông rời Việt Nam vào cuối tháng 4 năm 1975 khi Sài Gòn thất thủ. Trong cuộc di tản khi Việt Nam Cộng hòa tan rã, ông cho phép trưng dụng miễn phí những chiếc tàu của ông để chuyên chở người tỵ nạn và chở được hơn 8.500 thuyền nhân vượt biển. Riêng chiếc tàu Trường Xuân với thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy đã chở gần 4.000 người thuyền nhân vượt biển,[8][9][10] trong số đó có nhạc sĩ Lam Phương mà sau này đã sáng tác bài hát "Con tàu định mệnh"[11] để ghi nhớ sự kiện này.
Ông bắt đầu công việc kinh doanh khách sạnthành phố New York từ khách sạn Opera và khách sạn Carter giá rẻ, với 25 tầng và 700 phòng (gần Quảng trường Thời đại (New York)Manhattan và khách sạn sang trọng Lafayette ở Buffalo, New York. Khách sạn Carter từng bị trang website du lịch TripAdvisor mệnh danh là "khách sạn dơ dáy nhất nước Mỹ" ba năm liền.[5] Năm 1985, ông mua Khách sạn Kenmore; năm 1994 khách sạn bị cảnh sát bao vây và tịch thu vì là một ổ ma túy.[5]
Ngoài ra, ông và vợ là Nguyễn Kim Sang còn là một mạnh thường quân và tích cực trong những sinh hoạt cộng đồng người Việt tại Mỹ. Như theo lời kể của ông Nguyễn Văn Tánh, chủ tịch Cộng đồng người Việt tại tiểu bang New York: "Ông bà Trường đã giúp đỡ cho cộng đồng Việt Nam không chỉ bằng tiền bạc, vật chất mà còn bằng tấm lòng, với tinh thần tận tụy hiếm có. Trong những dịp cộng đồng Việt về New York sinh hoạt, các anh chị em được mời đón đến ở miễn phí tại khách sạn của ông bà. Trong những ngày này, đích thân bà Trường đã tự tay tay nấu ăn cho hàng trăm người khách tham dự...".[12]
Trong sự kiện khủng bố 11 tháng 9 năm 2001 tại New York, ông đã tặng quỹ cứu trợ nạn nhân 2 triệu Mỹ kim, và năm 2003, Liên hiệp người Mỹ gốc Á (Asian American Federation) vinh danh ông vì hành động này[13][14]. Trong nạn đói năm 1984 tại Ethiopia, ông cũng mua tặng các tổ chức cứu trợ nạn đói ở Ethiopia 2 máy bay trực thăng (trị giá lúc mua khoảng 3,2 triệu Mỹ kim) [2][15][16]. Tháng 8 năm 2005, ông tự đến Houston để cứu trợ nạn nhân Bão Katrina 100.000 USD [17].
Trong tháng 5 năm 2004, ông đã được trao Giải Đuốc VàngWashington DC, giải thưởng vinh danh của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Mỹ (VANG) [18]. Ông cũng nằm trong Hội đồng quản trị của United Way of New York City.
Trong một lần trả lời phỏng vấn của phóng viên báo Thanh Niên, sau biến cố 11/9/2001 tại New York, ông Trường có cho biết về bí quyết thành công của ông: "...theo hiểu biết của tôi, tất cả chỉ tựu trung vào hai chữ "cố gắng". Cố gắng làm việc thì tất yếu dẫn tới thành công. Tầng lớp nào, nghề nghiệp nào cũng vậy thôi. Nếu cố gắng làm việc thì sẽ thành công trong tầng lớp đó, nghề nghiệp đó. Vừa cố gắng làm việc vừa học hỏi để tiến bộ. Đó là vấn đề rất quan trọng." [19]
Sau thời gian dài bị bạo bệnh vì đột quỵ, ông qua đời ngày 6 tháng 5 năm 2012 tại New York [2][20]. Sau khi ông mất, ông không để lại di chúc cho nên
Hiện nay, Trần Group Management LLC (Tập đoàn quản trị Trần) của gia đình ông đang quản trị và cho thuê hệ thống các khách sạn của ông ở vùng đông bắc Hoa Kỳ, như Quality Inn Downtown, Best Western (Baltimore), Lafayette Buffalo NY, đang xây dựng khách sạn Crown 250 phòng ở Baltimore, và đang xúc tiến xây dựng khách sạn 200 phòng trên đường Market ở Philadelphia [21]. Ngoài ra, tập đoàn cũng xúc tiến đầu tư tại Việt Nam, và đang quản lý Trung tâm thương mại Việt Nam (VBC) ở Baltimore "nhằm hỗ trợ, khuyến khích và giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam thiết lập sự hiện diện trên nước Mỹ, đồng thời mở rộng thị trường để cung cấp hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam vào Mỹ" [17][21].

Gia đình

Ông theo đạo Công giáo, có tên thánh là Matthew. Năm 1950, ông kết hôn với bà Ngu Thi trong nhà thờ và có bốn người con với bà. Sau 1954, ông vào Nam và không còn liên lạc với vợ cũ.[5] Ông kết hôn với bà Nguyễn Kim Sang năm 1960 và có nhiều người con, các con với bà Sang gồm: Trần Thị Tâm Anh, Trần Thị Tâm Thảo, Trần Đình Nghĩa, Trần Thị Hồng Ân, tất cả đang làm ăn tại Mỹ. Ngoài ra còn có Trần Thanh Nam, Trần Thanh Bắc là con riêng của ông tại miền Bắc trước ngày di cư cũng vừa sang Mỹ sau năm 1975. Em của ông là Trần Đình Chín và các con ông Chín là Trần Đình Thành, Trần Đình Hùng, Trần Đình Sơn (cũng từ miền Bắc mới sang Mỹ sau 1975) hiện là chủ nhân khách sạn Quality Inn Downtown (ở Baltimore) cũng như đầu tư tại Việt Nam [4]
Ông có tổng cộng ít nhất 16 người con với 5 phụ nữ khác nhau.[5]

Chú thích

  1. ^ a ă Có thông tin khác cho biết ông Trường sinh năm 1928 tại Quảng Bình. Không được xác nhận
  2. ^ a ă â Nhà hảo tâm Trần Đình Trường từ trần, RFA, 8/5/2012
  3. ^ “Ai là người giàu nhất Việt Nam?”. báo Tiền Phong. 27/1/2006. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2007.
  4. ^ a ă Gia đình giàu nhất Việt Nam có tài sản không "Ảo", Tầm Nhìn, 10/5/2012
  5. ^ a ă â b c John Leland (24 tháng 7 năm 2014). “Mr. Tran’s Messy Life and Legacy”. The New York Times.
  6. ^ Hội Xuân Và Diễn Hành Đầu Năm Giáp Thân tại San Jose
  7. ^ National Register of Historic Places". WEEKLY LIST OF ACTIONS TAKEN ON PROPERTIES: 8/16/10 THROUGH 8/20/10. National Park Service. 2010-08-27.
  8. ^ Con tàu Trường Xuân và "Thuyền Viễn Xứ", Viettribune, 28/8/2008, Đăng lại tại [1]
  9. ^ Phạm Ngọc Lũy - Truong Xuan’s Last Voyage
  10. ^ Hồi ký về con tàu Trường Xuân
  11. ^ Trong bài hát có câu: "...Tôi yêu con tầu Trường Xuân. Con tầu nhiều sóng gió mà tình thương thật đầy..."
  12. ^ Tường Chinh (28/8/2004). “Thăm Ông Bà Trần Đình Trường Ở New York”. Việt Báo. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2007.
  13. ^ “Asian American Federation Honors Outstanding”. Asian American Federation. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2007.
  14. ^ Gặp doanh nhân Việt hiến 2 triệu USD cho nạn nhân ở New York, VnExpress, 26/9/2001
  15. ^ Theo cuộc nói chuyện với ông Trường và bà Sang trong Video "Vân Sơn 44: In Connecticut - Nhớ Nhà", 2010, Xem trích đoạn Video
  16. ^ Thủ Đô Tỵ Nạn VN Chào Đón Đại Nhạc Hội ‘Mùa Hè Rực Rỡ’, Việt báo, 2/8/2003
  17. ^ a ă Tỉ phú gốc Việt Trần Ðình Trường qua đời, Người Việt, 8/5/2012
  18. ^ Liên Hoan Đuốc Vàng: Vinh Danh Người Mỹ Gốc Việt, Hình [2]
  19. ^ Tỉ phú người Mỹ gốc Việt Trần Ðình Trường qua đời ở New York, báo Thanh Niên, 10/5/2012
  20. ^ Tỷ phú người Việt qua đời tại Mỹ, VOV, 10/5/2012
  21. ^ a ă Một số dự án của Tran Group

PHẦN CUỐI ĐỜI CỦA NHÀ TRIỆU PHÚ GỐC VIỆT

Vô thường....
Cát bụi rồi cũng trở về với cát bụi mà thôi.

Ông Trần Đình Trường, công dân Mỹ gốc Việt, chủ nhân khách sạn Carter, ngay Quảng trường thời Đại (Times Square) nổi tiếng của Nữu Ước. Ông Trường từng nhiều lần được nêu danh là mạnh thường quân trong sinh hoạt cộng đồng người Mỹ gốc Việt, qua những lần có các cuộc biểu tình lớn trước trụ sở Liên Hiệp Quốc quy tụ đông đảo người Việt trên toàn nước Mỹ kéo về; cũng như nhân các cuộc diễn hành văn hóa hàng năm tại thành phố này.

Ông Trường qua đời năm 2012 vì bệnh tim, để lại một gia tài hàng trăm triệu Mỹ kim nhưng không có di chúc, dẫn đến vụ kiện tụng tranh chấp tài sải giữa nhiều người đàn bà cùng khai là vợ ông cùng với một đàn con cháu. Hồ sơ vụ kiện này hứa hẹn còn dài, và câu chuyện vừa

được nhật báo New York Times tóm lược qua bài phóng sự điều tra của ký giả John Leland, nguyên văn “Mr. Tran’s Messy Life and Legacy” đăng hôm 24/7/2014 vừa qua.

*

Cuộc đời của Trần Đình Trường có thể nói là bình lặng, nếu loại bỏ không kể đến những chuyện: ông đã từng ở tù Cộng sản 2 năm, bơi vượt sông vào Nam tìm tự do, tự tay gây dựng cơ nghiệp kếch sùtrong thời kỳ chiến tranh, di tản sang Mỹ với một va li đầy giấy bạc Mỹ kim và một va li đầy vàng, dựng lại cơ nghiệp với 4 người vợ không hôn thú và đàn con bằng 1 khách sạn toàn là phòng-1-giường ngủ ở khu phía Tây Nữu Ước, là đối tượng đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ là chủ nhân 1 khách sạn lớn nhất từng bị tịch thu vì tệ nạn ma túy, là cá nhân hiến tặng luôn một lúc 2 triệu Mỹ kim cho Hội Hồng Thập Tự Mỹ trong cuộc lạc quyên Quỹ cứu trợ Thiên tai sau vụ khủng bố tấn công Cao ốc đôi Trung tâm Mậu dịch Thế giới ngày 11 tháng 9.

Khi qua đời năm 2012, ông Trường để lại một tài sản trị giá khoảng 100 triệu USD, cùng ít nhất 16 người con đã có với năm phụ nữ, trong đó một người tự nhận là vợ chính của ông, mà hoàn toàn không để lại lời trối trăng hay di chúc nào. Nay đã ở bên kia thế giới, ông Trường lại là đối tượng mổ xẻ, nghiên cứu vì là trung tâm của một lô những lời khai mập mờ, nhất là trong cuộc tranh đấu quyết liệt của những người đang giành giật để được kế thừa khoản tiền của ông - như một thành viên trong gia đình ông mô tả "ai cũng là bậc thầy trong chuyện dối lừa và vô cùng xảo quyệt khi cố bán cái gọi là sự thật của họ."

Hồi tháng Năm vừa qua, một thẩm phán của Tòa Gia Đình phán quyết rằng, chuyện một trong những phụ nữ có liên hệ với ông Trường từng khai trong hồ sơ thuế của bà ta là độc thân không ảnh hưởng gì đến chuyện bà ta khai đã kết hôn với ông, và vì vậy có quyền hưởng một nửa tài sản ông ta để lại. Phán quyết này đã mở đường dẫn đến một cuộc chiến trước Tòa liên quan đến 30 hoặc nhiều hơn nữa, những người nhận là thừa kế và chắc chắn phải mất nhiều năm mới giải quyết được. Tất cả những người liên quan đến vụ tranh chấp tài sản này, hoặc qua luật sư hoặc trực tiếp, đều từ chối lời yêu cầu phỏng vấn cho bài phóng sự này, nhưng họ đều đã kể chuyện của mình trong một núi tài liệu nộp trước tòa. Duy nhất một điều không khác biệt trong quan điểm của tất cả mọi người dự phần trong cuộc tranh chấp này là “kẻ khác đang nói dối.”

*

Chi tiết mà mọi người đồng thuận là ông Trần Đình Trường sinh ngày 05/1/1932 trong một gia đình Công giáo ở Hà Tĩnh, Bắc phần Việt Nam. Chỉ thế thôi, còn các sự kiện sau đó đầy dẫy những chuyện mù mờ khó chứng minh rành rọt. Năm 1950, ông Trường gặp một phụ nữ tên là Thị
Ngũ. Hai người lấy nhau qua một hôn lễ ở nhà thờ và cuối cùng đã có bốn người con với bà này. Thế nhưng hai người không có hôn thú, mà theo các thành viên trong gia đình là “chuyện bình thường trong thời kỳ loạn lạc chiến tranh Việt Nam, giấy tờ nào cũng có thể bị mất”.

Sau khi có hiệp định Geneve chia đôi đất nước năm 1954, ông Trường và cha bị nhà cầm quyền Cộng sản miền Bắc bắt giam. Sau hai năm tù ông được thả nhưng người cha chết trong tù. Sau khi được thả, ông Trường đã liều mình bơi vượt sông Bến Hải vào Nam, với hai bàn tay trắng chỉ có “vài chiếc quần đùi”. Từ đó ông không gặp lại bà Ngữ cho đến hơn 40 năm sau.

Ở miền Nam ông Trường sống không phải với một phụ nữ khác mà “cùng lúc nhiều người đàn bà” như lời khai của 1 người trong cuộc là bà Nguyễn Thị Hưng, nộp trước Tòa sau khi ông qua đời. Bà Hưng khai “thời đó, chuyện 1 người đàn ông có quan hệ với nhiều phụ nữ không phải là vợ, là chuyện hết sức bình thường”. Suốt thời gian này ông Trường luân phiên sống với tất cả những người phụ nữ có quan hệ với mình cùng với con cái những bà này. Marc Bogatin, từng là luật sư đại diện cho ông Trường, bây giờ đại diện cho một trong những con gái của ông nhận xét rằng “Ông ấy cố gắng làm người cha cho tất cả các con của mình, và đối với một người có rất nhiều con thì người như ông Trường thật là người cha tận tâm.”

Năm 1959, ông Trường gặp cô thiếu nữ mới 16 tuổi tên là Nguyễn Sang khi cô này chiếm vương miện Hoa hậu trong cuộc thi do tờ báo Phụ Nữ Ngày Mai tổ chức. Theo các lời khai của bà Sang thì hai người lấy nhau ngày 1/1/1960 qua một hôn lễ dân sự và hai người sống chung từ đó cho tới khi ông ta qua đời. Bà Sang khai hôn lễ chỉ có các viên chức lục sự chứ không có khách khứa nào và có 3 con với ông Trường khi ở Việt Nam, sau đó có thêm con thứ tư sinh ở New York.
Tương tự trường hợp bà Ngữ, giấy tờ chứng minh tình trạng vợ chồng của bà Sang là điều tranh chấp trước Tòa. Lời khai của các bà vợ khác biệt ở chỗ người thì khai thời trẻ ông là người nghèo mạt không một xu dính túi, còn người thì khai ông đã giàu có, nhưng tất cả đều đồng ý ông ta là người chăm chỉ làm ăn và giao thiệp rất rộng rãi. Ông Trường khởi nghiệp ở miền Nam bằng nghề mua bán hàng hóa, quân trang quân dụng, sau đó ông lập công ty vận tải lớn nhất của miền Nam lúc đó, mở rộng với 24 thương thuyền, hàng trăm xe tải và làm chủ cả một bếncảng. Bà Sang khai mình là người đã giúp ông bắt đầu các công ty, đầu tư tiền bạc và từng là phó chủ tịch Hội đồng quản trị các doanh nghiệp vận chuyển và sau đó là phó chủ tịch kinh doanh khách sạn của ông ở New York.

Hình ảnh nộp kèm hồ sơ tòa án cho thấy một ông Trường bà Sang là cặp vợ chồng hạnh phúc và thịnh vượng, cùng với con cái. Chuyện kinh doanh làm giàu của ông Trường phát đạt nhờ chiến tranh ở Việt Nam những năm 1960 và 1970.

Nguy cơ sụp đổ của miền Nam năm 1975 khiến ông Trường lo sợ cho sinh mạng bản thân và tài sản kếch sù, khiến ông thấy cần phải hành động nhanh chóng.


Trong một bản tự sự của ông Trường, được bà Sang nộp kèm hồ sơ có đoạn viết “dù tôi hiểu những rủi ro nghiêm trọng nhưng tôi đã ngay lập tức gửi tàu đến các cảng Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang, Cam Ranh, và ra lệnh nhân viên phải hết mình giúp những người Mỹ lúc ấy đang bị đe dọa.” Ông viết, cả thảy các tàu của ông đã cứu được 8,520 gồm dân thường Việt Nam và cả kiều dân lẫn quân nhân Mỹ.

Tuy nhiên lời tự thuật này của ông Trường bị nhiều người bác bỏ. Theo Richard L. Armitage, người giám sát cuộc di tản của hải quân Mỹ lúc ấy thì trên tàu của ông Trường không hề có có lính Mỹ được di tản, và rằng, lực lượng Hoa Kỳ không hề dùng tàu buôn để giải cứu và di tản kiều dân Mỹ.


Ông Trường thường kể rằng ông ta di tản với 2 va li đầy vàng vì không kịp rút tiền khỏi ngân hàng. Trong một cuộc phỏng vấn của báo The New York Times năm 1994, ông nói số vàng đem theo trị giá "có thể là một triệu đô la", sau đó sửa lại rằng giá trị "dưới một triệu đô la."

Nhưng Nguyễn Văn Thanh, một thiếu niên khai là đã được ông Trường nhận làm con nuôi ở Việt Nam, thì khai đã rời Việt Nam cùng con tàu với ông Trường và được giao xách theo hai va li, “một chứa khoảng7 triệu Mỹ kim tiền mặt và va li kia chứa khoảng 25 kg vàng” tất cả đều của ông Trường. Bốn phụ nữ có con với ông đều di tản, hoặc cùng ông trên một con tàu, hoặc trên những chiếc tàu của ông.


Khi ra đi, ông cũng để lại Việt Nam cho bà Ngữ và các con bà này một khoản tiền mặt và vàng “nhiều ngoài sức tưởng tượng tính theogiá trị ngày nay” (theo lời khai của một trong những con trai của bà này sau đó). Sau khi đã yên ổn tại Hoa Kỳ, ông Trường vẫn thường xuyên định kỳ gửi tiền và quà cho gia đình bà Ngữ ở VN.


Tại Mỹ, ông Trường đưa đại gia đình tới New York, và năm 1975, ông mua khách sạn đầu tiên là Hotel Opera 23 tầng, toàn là phòng chiếc, trên đường 77 khu Broadway. Tại khách sạn này ông lấy hẳn 1 tầng để sống cùng bà Sang, các con bà này và hai người tình Nguyễn Thị Châm và Phan Hoa, theo lời khai của 1 người tình khác, bà Hưng. Bà Hưng nói bà từ chối không chịu ở chung với những người khác nên sống riêng với con mình ở tầng khác.


Sau đó ông Trường tiếp tục mua thêm nhiều khách sạn khác. Đầu tiên là khách sạn Carter trên đường West 43 Street, mà trang web TripAdviser chọn là “khách sạn bẩn thỉu nhất ở Mỹ" trong ba năm liên tiếp. Sau đó là một khách sạn ở Buffalo. Lúc này đời sống gia đình của ông Trường là ‘chuyện luân phiên đều hòa” như lời khai của bà Hưng là “ông ta luân phiên ở với bà Châm tại khách sạn Carter, với tôi (bà Hưng) trên tầng của tôi tại khách sạn Opera, với bà Hòa, bà Sang và các con bà Sang trong tầng của họ tại khách sạn Opera”.



Ngược lại bà Sang thì trong hồ sơ khai trước Tòa phủ nhận chuyện ông ta đã sống luân phiên với những phụ nữ khác. Với cuộc sống (bận rộn) gồm cả chuyện kinh doanh và xoay vòng với các gia đình, ông Trường vẫn đều đặn dự thánh lễ mỗi ngày tại nhà thờ Holly Cross ở đường West 42nd St, như lá thư nộp hồ sơ Tòa của Linh mục Peter Colapietro thuộc thánh đường này.

Cách quản trị khách sạn nổi tiếng đặc biệt của riêng ông Trường là cắt giảm tối đa nhân viên an ninh và bồi phòng; với hồ sơ kỷ lục trước Tòa về thành tích vi phạm quy định an toàn vệ sinh và mỗi khi bị truy tố ra Tòa lại dẫn chứng câu chuyện cứu người năm 1975 ở Việt Nam để chứng minh hạnh kiểm và tư cách tốt của mình.


Năm 1985, ông Trường mua khách sạn Kenmore 641 phòng ở đường East 23, lúc bấy giờ là khách sạn phòng đơn lớn nhất ở New York với giá 7 triệu 900 ngàn đô la. Ba năm sau, ông ta mua Times Square Hotel 735 phòng ở đừơng West 43, bất chấp sự phản đối của những người thuê phòng và của cả Hội đồng thành phố New York. Tại khách sạn này, Times Square Hotel, ông ta thu của quỹ phúc lợi thành phố mức tiền thuê cao tới 2649 đô la mỗi tháng một người cho các khách hàng vô gia cư trọ, ngay cả khi số lượng biên bản vi phạm luật antoàn và y tế tăng hơn 1500 vụ. Các thanh tra của thành phố cho biết họ chứng kiến cảnh buôn bán ma túy công khai và nhiều lần nghe thấy tiếng súng nổ trong khách sạn. Tháng Giêng 1990, thành phố New York thắng kiện, tịch thu và dành quyền kiểm soát khách sạn này.

Ở khách sạn Kenmore, chuyện buôn bán ma túy và gái mại dâm là điều công khai. Từ tháng Năm 1991 đến giữa 1994, có tới 189 vụ bắt giữ ma túy hoặc khiếu nại của cư dân về tệ trạng khách sạn này. Công tố viên cáo buộc trong khách sạn bọn buôn bán crack chiếm toàn bộ nhiều tầng, cướp của và thậm chí hạ sát nhiều người già chỉ để cướp các khoản tiền nhỏ.

Khách sạn Kenmore tuy tồi tệ như thế nhưng là nhà của bà Châm cũng là người quản lý sống ở tầng nhì với 5 người con có với với ông Trường. Ông ta thì sống trong ba phòng tại khách sạn Carter. Ông Trường không hề phủ nhận chuyện buôn bán ma túy lan tràn ở Kenmore, nhưng ông chẳng cần xin lỗi ai về chuyện đó, bởi từng nói với báo The Times hồi năm 1994 rằng “Các khách sạn lớn, Helmsley và Trump đã gửi cho những người xấu đến tôi. Đáng lẽ thành phố nên cảm ơn tôi mới phải vì có công chăm sóc rất nhiều người nghèo và vô gia cư.”
Thành phố New York không đồng ý với chuyện đó. Vào ngày 8/6/1994, Cảnh sát liên bang và thành phố xông vào Kenmore, bắt giữ 18 người và tịch thu khách sạn với lý do đó là một động ma túy lớn và công khai.
Thế nhưng ông Trường và cả gia đình ông không bị buộc bất kỳ một tội nào. Ông ta đã tranh đấu để cố giữ khách sạn này nhưng không thành công !.......

*

Vào một buổi chiều chan hòa nắng đẹp mùa Hè tháng này, khách sạn Carter, tài sản quan trọng nhất trong gia tài của ông Trường, hoàn toàn là một biểu tượng mới của quảng trường Times Square. Được tân trang cho sạch sẽ và được rao bán trong năm nay, khách sạn này thu hút 25 hồ sơ dự . 




 

No comments: