Wednesday, November 23, 2016

CÁNH CÒ =VIETTUSAIGON=TƯỞNG NĂNG TIẾN =TẬP CHÍ THẾ KY XX

CÁNH CÒ =VIETTUSAIGON=TƯỞNG NĂNG TIẾN =TẬP CHÍ THẾ KY XX

CÁNH CÒ * RÕ CHÁN

Rõ chán!


Trong khi lãnh tụ các quốc gia khác có những hành động gần dân thì lãnh tụ Việt Nam lại thích gần với nghị quyết, với lý thuyết cộng sản và nhất là gần với chủ trương xã hội chủ nghĩa.
Mỗi lần đi đâu làm gì, những chiếc loa phường thu nhỏ ấy lại phát biểu như mở lại cái loa cho dân chúng nghe còn khuôn mặt, nét biểu cảm, nụ cười … giống như những chiếc mặt nạ bằng sáp, bóng nhẫy và trơ lì đến độ khó hiểu. Tại sao một cơ thể có sự sống bên trong lại tự trang bị cho mình chiếc mặt nạ của người chết như vậy?
Người chết ấy là Lenin, là Hồ Chí Minh và ngay cả Chủ nghĩa xã hội vừa mới sinh ra cũng đã chết non tự thuở nào rồi.
Còn người sống thì hình như các bậc minh quân đời nay có vẻ lảng tránh, càng xa càng tốt. Lảng tránh vì nếu lỡ miệng nói vô mà làm không được thì không biết xử sao cho tiện.
Chẳng hạn như “mùa mưa trên thành phố Hồ Chí Minh” mà người dân đang nghêu ngao hát khi dắt xe bì bõm trên con đường từ sở về nhà. Cái cảnh lụt trên cạn năm nay hình như hơn vài năm trước nhưng người dân không biết kêu ai. Họ biết quá rõ hệ thống này vì không ai là người trách nhiệm cả. Mọi ông quan lớn nhỏ đều có cách trả lời rập khuôn với nhau, những chiếc khuôn đúc từ thời cải cách ruộng đất nay vẫn tỏ ra vừa vặn với mọi tình huống.
Hỏi ông giám đốc hệ thống thủy lợi thành phố thì báo chí đã hỏi rồi. Ông ấy nói chắc như đinh đóng cột rằng đến năm 2020 thì sẽ không còn lụt lội trong thành phố thân yêu của chúng ta nữa. Nói thế cho vuông vì suy cho cùng thì ông ta cũng chỉ là tép riu, có quyền lực gì mà giải quyết một vấn nạn to đùng như cơn hồng thủy hiện nay cho được.
Ông to hơn là UBND thành phố thì nói phải cần gần 70 ngàn tỷ mới có thể thu vén nước “vào một mối”. Ý của mấy ông này thì người dân biết tỏng, ra giá cho trung ương, các anh không chi hay chi không đủ thì bọn này không làm. Nói theo kiểu bài phé, thấu cáy xem ai là người lạnh chân chạy trước.
Nhưng mấy ông Sài Gòn lầm tợn. Trung ương là ai mà dễ bị bắt nọn vậy các ông? Họ là trời phật, là thánh thần là thượng đế chứ nào phải người phàm mắt thịt mà các ông hăm dọa? Các thượng đế đang vắt trán suy nghĩ chuyện to lớn chứ hơi sức đâu mà để ý tới vụ lụt lội. Có ai chết không? Có ai vì nước ngập mà mất nhà mất cửa không? Có trường học nào bị đóng cửa vì ngập không? Có quán bia ôm nào ế không thay thậm chí có tiệm cà phê nào vì ngập mà lên giá không? Có ông nào bị ngập cả ba chân mà mất khả năng chi trả cho vợ không?
Đấy, tất cả những câu hỏi rất…kinh tế, rất sát sườn này không có câu trả lời nào phủ định cả thì chúng tôi tại sao lại bận tâm tới chứ?
Chúng tôi còn phải lo sang Nhật, sang châu Âu xin tiền về lo hạ tầng cơ sở cho mấy người nữa kia. Nhà cháy phải chữa từ nóc, tiền xin về phải có nơi bỏ vào, không lẽ lại bỏ vào cái lỗ đen khổng lồ của Sài Gòn mà quên đi khuôn mặt cần phải tu sửa, tân trang là các con đường xa lộ thênh thang sẽ nói lên sự phồn vinh của đất nước hay sao?
Chúng tôi lo tầm vĩ mô còn chuyện nước nôi thì các người cứ tự lo lấy vậy.
Nhà nước là “của dân, do dân, và vì dân”, câu nói kinh điển này không bao giờ phai lạt. “Của dân” thì liệu mà vun quén, tại sao vung tay quá trán cho nhiều vào bây giờ lụt lội lại than thân trách phận. “Do dân” là như vậy đấy, hãy tự xét lại xem do dân là gì há chẳng phải là do các ông bà đã không tự biết quyền hạn của mình nên chúng tôi phải tự bơi vào chiếc ghế này trongkhi các người không một lời tha thiết thì nay kêu gào ai nữa?


“Vì dân” là ý nói tới chúng tôi. Này nhé, nếu không vì các vị thì chúng tôi làm gì phải lê lết ăn xin khắp chốn như vậy? Vì dân là thế, nhưng sự hy sinh nào cũng có giới hạn của nó. Bảo nhà nước lạnh nhạt và vô tư trước các công trình công cộng thì cũng đúng phần nào nhưng trên tổng thể nó còn những lý do khách quan khác mà nhà nước chưa khắc phục được. Chẳng hạn như muốn làm hệ thống thoát nước cho hiệu quả thì khoa học kỹ thuật của ta chưa xứng tầm đành phải nhờ cậy bạn bè bốn phương. Mà bạn bè thân thiết có tiền bạc, có khả năng nhất là…Trung Quốc thì các người lại đãi bôi, chê khen này khác.
Còn Nhật thì làm cái gì cũng đòi hỏi đúng tiêu chuẩn quốc tế. Họ không chịu hiểu hoàn cảnh của chúng ta là chưa theo kịp những chuẩn mực ấy trong thời gian hiện nay, họ đòi phải công khai, phải minh bạch thì lấy đâu ra trong khi cả hệ thống của chúng ta cũng công khai minh bạch trong nội bộ lắm rồi. Công khai ra hết để bọn xấu lợi dụng đánh phá còn thời giờ đâu mà xây dựng chủ nghĩa xã hội?
Bọn xấu đầy rẫy ra đấy chứ nào phải ít ỏi gì. Ngay cái tượng đài của bác được dựng lên tại Sơn La để người dân tộc anh em trên đó thỏa lòng khao khát thì bọn xấu lại nói là phung phí, mượn cớ tham nhũng đục khoét. Có ai chứng minh được số tiền 1.400 tỷ là quá dư so với công trình kiến trúc đồ sộ mà nhân dân Sơn La ao ước muốn được thấy hay không?
Người nghèo thì nhiều như trấu làm sao giải quyết một ngày một bữa mà hết?  Tại sao không trang điểm bên ngoài một chút để gây thanh thế với thế giới, để họ hiểu rằng ta không tôn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ bằng cái miệng mà chúng ta hết lòng hết sức vì sự nghiệp của người, (viết hoa).
Nước lên rồi nước sẽ xuống. Dân ướt thì có lúc sẽ khô, chỉ có chúng tôi là trăm bề khó khăn, khốn đốn.
Ăn không no vì lo cho dân mà nào ai hiểu. Bọn xấu lại nói là chúng tôi tiệc tùng thái quá nên trời phạt bao tử bị dội thực. Chúng tôi không sợ ai đến nỗi phải nói lời dối trá cả, chỉ lo cho thân phận người dân nước Việt thua kém người ta mà sinh ra quẩn trí.
Nỗi lo ấy cộng thêm với Hội nghị Trung ương thứ 12 gần kề càng làm cho anh em chúng tôi thao thức.
Hãy suy nghĩ kỹ lại đi, các người chỉ lội nước có một khúc mà la trời la đất. Chúng tôi đã và đang lội ngược dòng cuộc sống mà có ai đưa tay ra kéo phụ một khúc hay chưa?
Rõ chán.

VIETTUSAIGON * AI CHIA RẼ

Ai chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn kết?


Đảng Cộng sản Việt Nam luôn giữ luận điệu “Kẻ phản động, chia rẽ nội bộ, chia rẽ dân tộc, gây mất đoàn kết trong nhân dân” để chỉ “những thế lực thù địch” gồm những nhà hoạt động dân chủ, những người tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng mô hình xã hội dân sự cho bản thân, gia đình và thân hữu của họ. Trong thực tế, ai là kẻ chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn kết dân tộc? Đây là câu hỏi cần được trả lời khách quan và thỏa đáng!
Thứ nhất, nói về những người mà đảng Cộng sản luôn xếp vào diện “chia rẽ nội bộ, chia rẻ dân tộc, gây mất đoàn kết…”. Họ đã làm gì? Và họ có thật sự gây mất đoàn kết hay không?
Cho đến thời điểm hiện tại, những nhà hoạt động và phổ biến dân chủ, khai thị cho nhân dân, cộng đồng khái niệm “xã hội dân sự” để từ đó, cộng đồng, dân tộc hình dung ra một xã hội mà sự tham ô, tính cửa quyền hay chuyên quyền, độc đoán và dốt nát được giảm thiểu đến mức tối đa.
Ngoài những yếu tố trên, các nhà hoạt động dân chủ còn tổ chức những nhóm thiện nguyện, giúp đỡ người nghèo, chia sẻ với trẻ em miền núi từng chiếc áo, từng ký gạo, gói mì tôm và dạy cho trẻ em cái chữ, tặng sách cho những em học sinh nghèo, thậm chí tặng ciment, xây nhà cho những gia đình không có nhà. Tất cả kinh phí để thực hiện điều tốt đẹp này đều do tự thân vận động, bằng cách này hay cách khác nhưng chắc chắn là không đụng chạm đến ngân sách của nhân dân và càng không lợi dụng nhân dân.
Ngoài ra, phổ biến ý thức dân chủ, gieo vào nhân dân tư duy dân chủ, tư tưởng dân chủ và phác họa ra một mô hình xã hội mà ở đó, con người được đối xử công bằng, giá trị phẩm hạnh được coi trọng, tinh thần thượng tôn pháp luật được đề cập, ý thức cộng đồng được nhắc đi nhắc lại nhằm nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí và phục vụ dân sinh… Đương nhiên là mô hình này không nằm trong chủ trương, đường lối của đảng Cộng sản. Chính vì vậy mà họ xếp những người hoạt động dân chủ vào thành phần phản động, gây mất đoàn kết dân tộc.
Thử nghĩ, mang gạo, vượt gian khổ, đem cái chữ, đem ánh sáng văn minh nhân loại đến cho mọi người, cùng chia sẻ và thương yêu là “gây mất đoàn kết dân tộc” thì cách nào gọi là giữ đoàn kết dân tộc?
Người Cộng sản đã giữ đoàn kết dân tộc bằng cách nào? Và đó có phải là đoàn kết?
Cuộc đấu tố của những năm giữa thập niên 1950 và kéo dài gần mười năm đã để lại hàng triệu cái chết oan khuất và lòng thù hận kéo dài từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Cuộc chiến tranh Nam – Bắc kéo dài hai mươi năm, nồi da xáo thịt, và sau đó năm mươi năm, những tấm bia căm thù vẫn tiếp tục dựng lên khắp đất nước. Những bài học về lòng căm thù Mỹ - Ngụy vẫn còn đầy rẫy trong các trang sách giáo khoa xã hội chủ nghĩa.
Sự phân chia đẳng cấp theo lý lịch và quyền lợi cơ bản của người dân cũng bị xét theo lý lịch, kiểu phân biệt “con nhà có công” với “con nhà ngụy quân, ngụy quyền” vẫn chưa bao giờ chấm dứt dưới thời đại Cộng sản xã hội chủ nghĩa.
Đó là mặt nổi, những nét rất khái quát trong cái gọi là “tinh thần đoàn kết xã hội chủ nghĩa” mà người Cộng sản đã khéo công gầy dựng. Nhưng, những thứ đó còn chưa đáng sợ bằng chiêu trò hiện tại, gọi là “lấy cây đậu nấu hạt đậu” của người Cộng sản.
Ai trấn áp những người đấu tranh chống bành trướng Trung Quốc ngoài công an và côn đồ? Đó có phải là cách lấy người Việt mang đi nhồi sọ, tẩy não để rồi khi thả ra, kẻ bị nhồi sọ quay sang cắn lại chính đồng bào ruột thịt của mình?
Vẫn chưa đáng kinh tởm bằng chuyện này, một chuyện rất phổ biến từ Bắc chí Nam. Đó là chuyện dẹp các khu chợ ở ngã ba làng. Chuyện này không phải mới xảy ra gần đây, cũng không hẳn nhà nước vô lý. Nhìn chung, những khu chợ này ảnh hưởng đến vấn đề giao thông không nhỏ.
Đó là nhìn xuôi, nếu nhìn ngược, những người bán ở chợ đầu làng thường khó khăn, không có vốn liếng và ngay cả phương tiện đi lại cũng rất chật vật. Chính vì nhiều khó khăn mà họ tìm cách mua mớ rau, con gà hay trái bí ra ngã ba đầu làng bán kiếm đồng lãi, lâu dần người ta tụ thành chợ.
Cách dẹp của nhà cầm quyền là dùng dùi cui, bình xịt hơi cay để giải tán chợ. Nhưng cách hiệu quả nhất là dùng ngay người trong làng đi dẹp chợ. Ví dụ như trong làng có những nhà chuyên vận chuyển hàng hóa bằng xe tải hoặc xe ba gác, rồi những nhà đại lý phân phối… Với các nhà này, cái chợ luôn là trở ngại lớn mỗi khi lưu thông. Thường thì nhà cầm quyền sẽ tổ chức cho những nhà này đứng ra dẹp chợ theo diện dân quân tự vệ cùng với một số thành phần bất hảo.
Vốn sẵn mâu thuẫn ngấm ngầm về quyền lợi nên chuyện dẹp chợ diễn ra nhanh chóng. Thử nghĩ, sau khi dẹp xong cái chợ thì tình làng nghĩa xóm giữa những nhà đi dẹp và nhà bị dẹp có còn? Đương nhiên là trước khi dẹp, đã có sự phân rã trong tình cảm giữa các gia đình này nhưng chưa đến mức vỡ bờ, khi nhà cầm quyền kéo họ vào cuộc mới đến độ vỡ bờ.
Câu chuyện dẹp cái chợ đầu làng chỉ là một đơn cử, ví dụ giữa hàng ngàn thứ đang xảy ra trên đất nước này. Từ chuyện mở đường cho đến cưỡng chế nhà đất, dẹp chợ, dẹp tiệm, dẹp quán, tịch thu bảng hiệu, đập phá đền đài lăng tẩm hay đập phá tịnh thất, chùa, trung tâm sinh hoạt tôn giáo… đảng Cộng sản đều lấy “cây đậu nấu trái đậu” , đều tạo ra một mối hiềm khích hoặc oán hận giữa nhân dân với nhau và họ làm như họ vô can.
Cho đến khi người dân căng thẳng, trả đũa với nhau thì họ lại đóng vai trò trung gian hòa giải để ăn tiền đút lót của đôi bên… Chuyện này đã thành cái vòng lẩn quẩn của Việt Nam. Vậy ai là kẻ chia rẽ đoàn kết dân tộc?!

Saturday, September 19, 2015


SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN

Đất Nước Nhìn Từ Phi Trường Changi


S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

Con gái Việt Nam đẹp lắm!
Nguyễn Minh Triết
Dân Việt – khi giận – họ mắng nhau hơi kỹ, và hơi quá. Ít nhất thì cũng kỹ hơn, và quá hơn vài ba dân tộc khác mà tôi đã có dịp “chung đụng” qua ngôn ngữ thường ngày. Người Anh, người Mễ, người Pháp không chửi “đối phương” là đồ mặt mo, đồ mặt mẹt, đồ mặt dầy, hay đồ mặt thớt ...   Người Tiệp, người Tầu, người Nga, người Lào, người Miên, người Miến – tôi đoán – chắc cũng không luôn.
Chúng ta, qua cách chửi, đã biểu lộ một tâm lý chung của dân tộc mình: rất sĩ diện. Bởi vậy, không có gì ngạc nhiên khi chuyện lùm xùm (làm “mất mặt” dân Việt) ở phi trường Changi đã khiến cho những người cầm viết Việt Nam – trong cũng như ngoài nước – đều nóng như hơ. Riêng nhà văn Huy Phương thì nóng như lửa:
 “Những người Việt này bị đối xử như tội phạm, bị đưa vào phòng riêng, kiểm soát chặt chẽ giấy tờ, bị phỏng vấn và bắt tự đếm số tiền mang theo trước mặt nhân viên sân bay. Những người khách này buộc phải trở lại Việt Nam trên các chuyến bay đưa họ đến, hay lưu lại những khách sạn gần phi trường mà hãng hàng không Việt Nam phải đài thọ chi phí...
Chính quyền Singapore cũng không hề nói lý do họ không cho những người Việt này vào nước họ, nhưng cái lý do này thì những người trong cuộc, hay toàn thể ‘khúc ruột ngàn dặm’ trên khắp thế giới đều biết rõ, đều cảm thấy xấu hổ và đau lòng...

Geyleng là một con lộ dài, cắt ngang bởi vài chục con hẻm lớn, ở Singapore. Nó được mệnh danh là Phố Đèn Đỏ Quốc Tế, với hàng ngàn người hành nghề bán dâm thuộc nhiều quốc tịch khác nhau. Riêng hai con hẻm 20 và 21 (Lorong 20 & 21) hiện nay thì gần như là giang sơn của những cô gái Việt. Ảnh: Nguyễn Công Bằng, chụp khuya 19 tháng 10 năm 2014.
Chuyện không phải bây giờ mà cách đây vài năm Singapore đã loan tin cảnh sát tổng càn quét vào khu mại dâm Việt ở Geylang và Joo Chiat, bắt giữ hàng chục gái mại dâm người Việt lẫn bảo kê. Liên tục trong vòng một tuần, chỉ riêng tại khu Joo Chiat, 52 cô gái Việt đã bị bắt giữ. Các cô trang điểm diêm dúa, ăn mặc hở hang đón xe buýt hoặc xe taxi đến quán karaoke, vô từng bàn khách, ăn uống, rượu bia, lả lơi, ôm ấp, bán dâm tại bàn rượu hoặc đi ngủ đêm với khách, cố moi tiền bằng đủ mọi cách...
Nếu danh dự phụ nữ Việt Nam bị coi thường hay chà đạp là danh dự của cả dân tộc cũng bị coi thường. Ai có trách nhiệm trong việc đàn bà con gái Việt Nam bị cấm cửa và cái mặt Việt Nam trong thời gian gần đây, có thể nói xa hơn là dưới chế độ xã hội chủ nghĩa đã bị lấm lem đến mức tồi tệ.”
Bài báo (“Cái Mặt Việt Nam”) của Huy Phương được phổ biến trên nhiều trang web, cùng với không ít những lời tán thưởng. Nhân tiện, tôi cũng xin mạn phép được giới thiệu một cách nhìn khác (có thể là chính xác và thấu đáo hơn) của nhà thơ Trangđài Glassey-Trầnguyễn. Theo tác giả này thì vấn đề không phải là cái mặt Việt Nam” mà là “cái khác” cơ:
chém cha cái kiếp dâm nô
đã đau đô hộ, xuống mồ càng đau

ai bảo chế độ thực dân chấm dứt
khi Pháp rút khỏi Việt Nam 1954?
nếu bạn Google Search, hôm nay, 2013
tìm “lịch sử nhân linh Việt”
bạn sẽ thấy
đường Trường Sơn
là ngõ tắt gần nhất
tới đường âm-đạo-bị-đô-hộ
thuộc địa của chế độ “đô hộ trắng”
tên gọi hết sức nhẹ nhàng: “white slavery”

trắng nỗi gì?
nó đen đặc!
khi những con cặc của bọn mua dâm toàn cầu
chen nhau lao vào
xé rách âm hộ
hùng hục
cày xới
giày xéo
giẫm nát
âm đạo nôn thốc tháo
âm đạo chết ngất
âm đạo túa máu
âm đạo ung thư
âm đạo đau lòng

công nghệ mua dâm
đã vạc hết nạc ở Đông Âu, ở Thái, ở Phi,
và ở tất tần tật những “đệ tam quốc gia”
và đây, Việt Nam, miền đất mới
độc lập, tự do, hạnh phúc!
tự do khủng,
rất hoàn cảnh,
nên bạn có thể vô tư lấy trinh của một đứa bé lên ba
(để mua vui, hay xã xui như vị Đảng viên cấp cao kia)
có thể cưới bốn (hoặc nhiều hơn) cô vợ còn trinh ở tuổi vị thành niên cùng một lúc
và có thể thản nhiên hiếp dâm hàng loạt nữ sinh trung học
mà vẫn nghênh nghênh giữ chức Hiệu Trưởng
đô hộ từ ngoài
đô hộ từ trong
cái âm đạo của phụ nữ Việt
trong thiên niên kỷ thứ ba
là nơi gánh chịu nhiều oan khiên đàn áp khổ nhục nhất
trong cả lịch sử cộng lại

cái nắng thực dân đổ dài trên âm đạo
thấm vào từng thớ thịt
đốt rụi đường về

Thúy Kiều của Nguyễn Du được hóa kiếp
nhưng Thúy Kiều ở ngoài đời thì vẫn còn lênh đênh
truyền kiếp lầu xanh

Ngô Tất Tố đưa Chị Dậu
trốn chạy con quỷ râu xanh
chống cự cái tham dâm của quan anh, quan cụ
mà cả một thế kỷ sau
Chị Dậu vẫn còn chạy
chạy đi khắp thế giới
tiền đồ vẫn tối đen

không phải mãi đến thế kỷ 21
mới có gái quê ra tỉnh đi làm nuôi gia đình
người ta gọi “đô thị hóa” nông thôn
Chị Dậu (và có lẽ nhiều cô gái quê trước cả Chị nữa)
đã đứt ruột bỏ quê, bỏ con, bỏ chồng, bỏ nhà lên tỉnh
đi ở, làm vú sữa cho quan cụ 80 thừa tiền, chuộng uống sữa người,
ngại uống sữa bò, sợ nóng
cụ chuộng luôn đôi ngực đang đau nhói của người đàn bà con mọn
xót con thơ
cái tiền đồ tối đen như mực của Chị Dậu
truyền đời
truyền kiếp
truyền lại đến hôm nay
mà vẫn tối đen như mực!

lính Mỹ đổ bộ lên âm đạo
lập những quán trắng da
phát triển ‘nền kinh tế về đêm’
âm đạo chèn giữa súng và đạn

từ trên đe dưới búa của phong kiến và đô hộ
đến dưới búa trên đe của Đảng và áp lực hiện đại hóa
đô hộ âm đạo
đó là cách giết chết một dân tộc nhanh nhất
một cách bỉ nhục nhất
một cách rốt ráo nhất

trên đe
dưới búa
âm đạo Việt Nam 2013
nát như tương
lưu lạc tứ phương
lầu xanh khắp cõi
ngay cả ở những quốc gia nghèo nhất thế giới
cũng có âm đạo Việt Nam bị đưa đến
và bị đô hộ

những đứa bé gái lên năm, lên bảy
khi được cứu ra khỏi nhà chứa
đã dùng gòn và thuốc đỏ chà nát cơ thể mình
hết ngày này sang ngày khác
để tẩy uế
thuốc đỏ cùng màu với máu
chỗ nào là máu đổ, chỗ nào không?

những đứa bé chưa kịp tuổi đến trường
bị công an Cambốt bắt giam khi soát nhà chứa
và bị tòa án Cambốt kết án là nhập cư trái phép
ôi, mỉa mai!
chẳng lẽ những đứa trẻ này tự dắt mình
từ một miền quê hẻo lánh nào đó ở Việt Nam
để vượt biên giới sang nhà chứa ở Cambốt hay sao?
hay tại ông quan tòa mù mắt và mù lương tâm?

Việt Nam đã từng bị đô hộ
bởi láng giềng phương Bắc
bởi mẫu quốc Phú Lãng Sa
nhưng mỗi lần là một quốc gia
bây giờ
Việt Nam bị đô hộ
bởi cả thế giới
và tự đô hộ mình
đô hộ ở ngay cái nơi tế nhị nhất,
riêng tư nhất,
cái nơi thiêng liêng nhất
để đón nhận yêu thương
để hòa hợp âm dương
để đưa con vào đời
để duy trì sự sống
nơi ấy bây giờ
đã thành cánh đồng chết
đã thành cửa tử
đã thành bãi tha ma
đã bị đô hộ bởi những hạng người tồi tệ nhất
từ khắp nơi đổ về
và ở khắp nơi mà người phụ nữ Việt bị đưa đến
bị bán
bị nô lệ hóa
bị chôn sống từng ngày mấy chục lượt
bị biến mất mà không có ai đi tìm

Công an V.N. đang tác nghiệp. Ảnh: banvannghe.com
ai có thể đếm được
bao nhiêu triệu cái màng trinh
đã bị chọc thủng trong tức tưởi
-         với một cái giá rẻ mạt
để trả tiền thuốc cho mẹ, tiền cơm cho cha, tiền học cho em?
mà cuối cùng vẫn không thoát ra được cái ngõ cụt mang tên “bần cùng”

-         hay không cả một xu
khi kẻ cưỡng trinh có búa liềm và cờ đỏ?
và những hứa hẹn không cần thực hiện…

trong những cái phòng lạnh bị cấm khẩu…
vì cái mạng nhện dày kệch
          đói nghèo, tiền kiếp đô hộ, hiện kiếp dâm nô
          tham nhũng, bóc lột, những chính sách ngu dốt sai lệch
          cái cán cân lệch giữa nước đang (chưa) phát triển và những nước công nghiệp
          sự bần cùng hóa nữ giới trên toàn cầu từ thời con người săn bắn và thu nhặt
          vân vân và vân vân

cố đấm ăn xôi
xôi bị cúp
cầm bằng làm điếm
điếm không lương
quê-hương-âm-đạo
tràn đô hộ
biết đến bao giờ
tỏa được cương?

kẻ đô hộ chỉ có thể đô hộ
khi kẻ bị đô hộ chịu để bị đô hộ

hãy xoá sổ đô hộ
chặt đứt lối mòn của suy nghĩ nhược tiểu
dẹp những kềm hãm của nhịn chịu bất công
đứng lên phá đổ thành trì đô hộ
đưa ù lì trì trệ vào gông

đã đến lúc những âm đạo vùng lên!
Vùng lên là phải!
Tuy nhiên, viển ảnh của một cuộc nổi dậy (hay nói theo nhà văn Phạm Thị Hoài  là “nổi loạn”) của âm hộ Việt Nam e còn xa xăm lắm – như Luận Văn Nghiên Cứu Về Khu Kinh Tế Mại Dâm tại Thành Phố Hồ Chí Minh (*) của tiến sĩ Kimberly Kay Hoang:
 “Khách của số lớn trong nhóm phụ nữ này là những đàn ông Việt Nam nghèo với thể xác làm họ buồn nôn. Nếu thủ dâm và khẩu dâm không làm khách đạt thỏa mãn, thì giao cấu là biện pháp cuối cùng những người đàn bà này sẽ làm. Chín trong số mười hai phụ nữ mại dâm đã cho tác giả biết họ đều nôn mửa khi mới vào nghề sau khi cảm thấy tinh dịch của khách hàng trên tay hay trong miệng vì họ tởm lợm thể xác của những khách mua dâm...
Mỗi bao cao su giá khoảng 40 xu, một giá quá đắt đối với những phụ nữ mại dâm bậc thấp. Vì thế, họ thường cố gắng làm cho khách xuất tinh bằng những cách khác hơn là giao cấu...”

Khi còn rất nhiều phụ nữ Việt Nam vẫn chưa sắm nổi một cái bao cao su (“giá khoảng 40 xu”) để tự bảo vệ lấy thân, và không ít người còn phải “bán trôn rồi, lại bán cả mồ hôi” (“mà đói rách vẫn quần cho sớm tối”) thì chúng ta sẽ còn “mất mặt” đều đều – ở rất nhiều nơi khác nữa – chứ chả riêng gì ở phi  trường Changi.
Tưởng Năng Tiến
(*) Hai luận văn, “Economies of Emotion, Familiarity, Fantasy, and Desire: Emotional Labor in Ho Chi Minh City’s Sex Industry”(1) và “She's Not a Dirty Low Class Girl: Sex Work in Ho Chi Minh City,” (2) là những công trình đã đoạt giải luận văn sinh viên cao học tại các đại học Cornell (2008), UC Berkeley (2010) và những giải thưởng khác cuả ASA và giải Cheryl Allyn Miller, Những nhà Xã hội học cho Phụ nữ trong Xã hội (2011). Tác giả Kimberly Hoàng tốt nghiệp cử nhân về Communication & Asian American Studies tại đại học UC Santa Barbara và theo học Xã hội học tại đại học Stanford trước khi hoàn tất học trình tiến sĩ Xã hội học (chú trọng về phụ nữ, giới tính và tình dục) tại đại học UC Berkeley. [Theo Trần Giao Thủy (dcvonline.net)].

TẬP CHÍ THẾ KY XX

Chỉ trong vòng 20 năm ngắn ngủi, Miền Nam Việt Nam đã có những thành tựu rực rỡ trên nhiều lãnh vực. Chỉ riêng về mặt báo chí Văn Nghệ, chúng ta có thể kể ra đây: tạp chí Sáng Tạo, Văn, Văn Học, Bách Khoa, Nghệ Thuật, Vấn Đề, Nhà Văn, Thời Tập, Trình Bày, Tư Tưởng… Mỗi một tạp chí đều cố gắng giới thiệu với người đọc, nhất là giới sinh viên, những sáng tác đặc sắc của những cây bút tự do. Hôm nay chúng tôi xin nói về tạp chí Thế Kỷ 20. Bài viết của một người trẻ trong nước có nhiều kiến thức và tấm lòng đối với văn học Miền Nam: Huyvespa.
NGUYỄN & BẠN HỮU

555 tapchitheky 01
Một vài trang Tạp Chí Thế Kỷ Hai Mươi


Ra mắt chỉ vỏn vẹn có 6 số, ngay sau thời gian tạp chí SÁNG TẠO (bộ cũ) đình bản nhưng THẾ KỶ HAI MƯƠI cũng kịp khẳng định vị thế của mình trong làng báo về văn chương – nghệ thuật của miền Nam, và trong một chừng mực nào đó TK20 tiếp tục đi theo con đường khai mở “còn sáng tạo ta hãy còn sáng tạo”. Với ekip gần như là đầy đủ từ ban SÁNG TẠO (trừ Mai Thảo), những thành viên nòng cốt từ Duy Thanh, Ngọc Dũng, Thanh Tâm Tuyền…cho đến Nguyễn Văn Trung từ Bỉ về nước, Nguyên Sa & Cung Trầm Tưởng từ Pháp hồi hương. Ðặc biệt với sự xuất hiện duy nhất của TÔ THÙY YÊN với 5 trang thơ choáng ngợp trong số ra mắt, phần nào cũng làm nên tên tuổi một thi sĩ Tô Thùy Yên sau này.

THẾ KỶ HAI MƯƠI được coi sóc bởi Giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch (còn có bút danh khi làm thơ là Trần Hồng Châu – bút danh này có lẽ xuất hiện từ bài thơ Paris Chiều Chia Ly đăng trên tạp chí này – số 2) – cựu khoa trưởng của đại học Văn Khoa Sàigòn (từ 1965 đến 1969)


Nét nổi bật của tờ báo này- được nhìn nhận là một tờ báo đẹp & sang trọng… ngoài việc “đẹp & sang trọng” đến từ những suy tư/ chiêm ngẫm của các cây bút thời danh, các cây bút thuộc giới khoa bảng - mang theo những ý niệm như 1 sự chuyển tiếp và bước tiếp con đường SÁNG TẠO… “đẹp & sang trọng” ấy còn đến từ hình thức: khổ báo và việc minh họa màu, theo như nhà văn Viên Linh nhận xét trong 1 bài “SINH KHÍ VĂN NGHỆ MIỀN NAM”:

555 tapchitheky 01


“Làm báo văn nghệ ở Sài Gòn hồi ấy người ta mới thấy cái khó khăn của một tờ báo khi in tranh vẽ, dù là đen trắng. Muốn in tranh vẽ, hay hình ảnh chụp, phải gửi tấm tranh gốc, ảnh gốc đi làm bản kẽm.


Một tấm hình bình thường, thì làm bản kẽm gọi là simili (có chấm, nay gọi là dot). Nét vẽ của một tấm hí họa, tranh vẽ bút chì thì bản kẽm vừa có simili vừa có nét (trait, hay ligne), khoảng 50 đồng một cái bản kẽm nhỏ và giản dị nhất. Nếu có cả hai thứ đương nhiên là mắc hơn, khoảng 70 đồng một cái bản kẽm. Một tờ báo văn nghệ thường chỉ có thể in 1 cái tranh ngoài bìa, bên trong họa hoằn có thêm một hai cái nữa, nho nhỏ thôi. Tranh này có khi lại dùng đi dùng lại nhiều lần. Thế mà tờ Thế Kỷ 20 ngay số 1 bên trong có khoảng 10 cái tranh vẽ to nhỏ của Ngọc Dũng, và ghê gớm hơn, in 4 cái phụ bản hai màu, mỗi cái chiếm nguyên trang, của bốn họa sĩ nổi tiếng nhất đương thời: Thái Tuấn, Duy Thanh, Ngọc Dũng, Nguyễn Trung”
Trở lại với thầy Nguyễn Khắc Hoạch - đọc các bài thơ và trang tùy-bút-hồi-tưởng của ông, người đọc liền thấy mình như vừa rơi vào một dòng suối suy tư long lanh ánh ngọc, bềnh bồng trên dòng tư tưởng và những kỷ niệm về trời Tây, nhưng rốt ráo vẫn là ngược dòng xuôi về tìm lại hình ảnh quê hương, bằng một niềm yêu tha thiết và đậm đà…
555 tapchitheky 01
Minh họa của Ngọc Dũng

Khởi đi từ trí tưởng mặc sức phiêu du qua những sân trường, những giảng đường đại học nơi có những “người em mắt nâu/ tóc vàng sợi nhỏ” nhưng cuối cùng rồi cũng ngược đường tìm về với Văn Khoa như một yêu dấu cuối cùng… ông đã luyến lưu Paris, say đắm Paris và thương nhớ Sài Gòn “xúc động đến thảng thốt, mỗi khi mây Sàigòn bủa vây, tới tấp, hay khi nắng Sàigòn nung nấu đến rùng mình cả một bầu khí quyển siêu thực”.
Và cũng từ tư cách một nhà giáo, ông luôn suy tư về vận mệnh của nền văn hóa Việt nói chung và nền văn chương Việt nói riêng, hay nói riêng hơn nữa là thế giới tự do khai phóng của nền văn chương miền Nam, điều này có thể dễ dàng nhận thấy qua bài đầu tiên trong số ra mắt của tạp chíTHẾ KỶ HAI MƯƠI - cũng có thể xem là tuyên ngôn / đường hướng của tạp chí vắn-số-nhưng-không-vì-thế-vô-danh này: “Ði vào đoạn đường hôm nay”
“Như một lẵng hoa đầu xuân trong ngọn lửa hạ vô cùng tận của miền Nam đất nước”
Ðó là những dòng chữ đầu tiên để giới thiệu về tạp chí này của thầy Nguyễn Khắc Hoạch, hơn một nửa thế kỷ sau, nơi miền Nam nước Việt này, còn có những điều để trân quý, còn có những chiêm nghiệm (trong) thi ca… một phần cũng nhờ vào những tươi mới và trường cửu của những “lẵng hoa đầu xuân” ấy.

555 tapchitheky 01
Minh họa của Duy Thanh

PHUONG VŨ * ĐẠI HỌC VĂN KHOA

 


Trong sự "đẩy đưa" tình cờ:Tôi  bị  "bắt cóc"  đi  học  Văn  Khoa,  SaigonPhượng  VũLời dẫn: Lần đầu tiên cựu sinh viên hai trường đại học Văn Khoa và Sư Phạm tổ chức ngày Hội Ngộ 40 Năm Viễn Xứ, (Chủ Nhật 30/8/2015 tại Little Saigon, miền Nam California). Chương trình đã trải ra những tâm tư, cùng những nỗi xúc động như níu kéo người tham dự quay về với thuở học trò dấu yêu ngày xưa.


Đặc biệt tiếng hát Thanh Lan đã đưa người nghe trở về với những hình ảnh, những kỷ niệm vui buồn của một thời cắpi cắp sách đến giảng đường Đại học Văn Khoa SG ngày nào:" Thuở ấy không gian chìm lắng trong mơ Tà áo em xanh màu mắt ngây thơ Nụ cười hồn nhiên không vương sầu nhớ..."Dĩ nhiên hình ảnh, nụ cười, ánh mắt ấy qua thời gian dù có phôi pha, thì cũng vẫn gợi nhớ trong tôi cả một thời tuổi  trẻ cắp sách đi học Văn khoa, nhất là Thanh Lan lại là người tôi ái mộ.Tiếng hát ấy đã dẫn dắt tôi trở lại hồi ức năm xưa: Tôi bị "bắt cóc" đi học Văn KhoaQuả là thời đó sao mà tôi "ngây thơ" và "hồn nhiên" chi lạ.

Tôi chỉ lo học thi tú tài 2, còn việc học đại học cứ để từ từ rồi tính, vì tính tôi vốn thích học tà tà, nên hay bị ba la hoài! ( học Y thì sợ xác chết, Dược thì nhức đầu về những phương trình hóa học. Nông lâm súc: chăn nuôi súc vậtcó vẽ "nông dân" quá, không hạp với con gái...) Thỉnh thoảng gặp bạn bè GL bàn tính chọn đại học nào, tụi nó xúm vô "cố vấn" rất sôi nổi, hèn chi người ta thường nói "cố vấn" là nghề dễ nhất- Mày học Luật được đó, vì mày có tài ăn nói với sức thuyết phục rất cao...- Mày nên học Văn khoa, vì mày có khiếu về văn chương, tâm hồn lại lãng mạn...
Cuối cùng tôi ghi nhận 2 "ứng cử viên" đó, nhưng trong lòng vẫn chưa biết chọn ai? "chọn 1 dòng hay để nước trôi?" Dạo này anh T siêng đến nhà tôi chơi, vì biết sau thi tú tài, tôi rãnh rang và có lẽ cũng để có thêm cơ hội "dụ dỗ" tôi học Luật, vì anh là dân năm cuối trường Luật:- Chị đã có quyết định học đâu chưa? tôi thấy chị học Luật là phù hợp nhất...Tôi vốn có máu bướng bỉnh trong người nên thích "phản bác" lại- Thôi, tôi nghe nói mấy ông luật sư chết xuống hỏa ngục hết ráo, vì hay "đổi trắng thànành đen" "nói có thành không", tính tôi thẳng thắn, không nói "ngược xuôi" được, làm sao học Luật mà anh nói là phù hợp?-



 Luật sư cũng có nhiều loại, có người quyết tâm đấu tranh cho công lý, cãi giùm những người nghèo cô thế, binh vực lấy lại lẽ phải cho họ, như kiểu chị thích câu nói "giữa đường thấy việc bất bằng mà tha" nên tôi mới nói phù hợp với chị...Tôi thầm nhủ "Chà! thì ra dân trường luật nên nói năng cũng khôn ngoan, có lý, có tình và nhất là trúng "tâm huyết" của tôi,  nhưng tôi vẫn còn vướng mắc :- Học Luật, nghe nói quá đông sinh viên nên chen lấn xếp hàng ghi danh oải lắm, rồi mỗi bửa đihọc phải lo đi sớm dành chổ, đi lấy cour cũng có rất nhiều khó khăn, nên tôi không thích-


 Chị đừng lo, tôi sẽ ghi danh giùm chị, đi sớm dành chổ...miển cần chị gật đầu đồng ý học Luật là tôi lo hết. Tôi trong Ban đại diện trường Luật mà! Bao nhiêu khó khăn tôi đưa ra, đều được anh giải quyết lẹ làng hết, làm tôi không còn con đường nào từ chối "bỏ thì thương, vương thì tội" nên tôi trả lời lững lơ:- Thôi thì coi như tạm vậy đi, nhưng tôi chưa quyết định 100% à nha!
Vậy là anh mừng rỡ lo đi ghi danh giùm rồi hẹn ngày đầu đi học sẽ đến đón đi, hướng dẫn mọi chuyện, kẻo tôi bở ngỡ vì lạ lớp, lạ trường...làm tôi cảm thấy lên đại học sao mà khỏe re, vì có người tự nguyện lo cho mình từ A - Z.  Nhưng các bạn có tin là có "số mạng" không? Sáng ngày khai giảng, anh T hẹn  9 giờ tới đón, tôi thay áo dài ngồi chờ sẳn thì hơn 8:30  nhỏ bạn thân, từ nghỉ hè tới giờ biến mất mặt, bỗng nhiên xuất hiện hối thúc:- Đi, lên xe tui chở đi học Văn khoa, vì bồ có khiếu văn chương, học trường khác uổng lắm.- Tui đâu có ghi danh Văn khoa hồi nào đâu mà đi học.



Hơn nữa anh T hẹn tới đón tui đi học Luật rồi, nên tui phải chờ.- Văn khoa, học trước ghi danh sau. Nói với má nhắn lời xin lổi anh T khỏi chờ, vì N chở bồ đi học Văn khoa rồi. N chịu trách nhiệm vụ "bắt cóc" bồ đi học cho!-Thôi sai hẹn kỳ lắm!- Anh T hiền khô, không dám rầy bồ đâu mà sợ! Bồ cứ đi học thử VK  bửa nay, nếu bồ không thích, thì ngày mai bồ có thể trở lại học Luật mà.Nói xong là nó lôi tuốt tôi ra xe, chở thẳng một lèo tới VK, tính tui hay "nể bạn" nên không dám phản ứng mạnh, bên ngoài thì có vẻ "cứng rắn" nhưn nhưng ai mà  "quyết liệt" quá là tôi "riu ríu" nghetheo. Nghĩ lại vì bạn thương lo cho mình nên mới "bắt cóc" chở đi học VK chứ đâu phải nó kiếmlợi riêng gì cho nó đâu! nên phải nói đúng là tuy bị "bắt cóc" đi học VK, nhưng trong lòng vẫn thấy chút êm ái ngọt ngào, vì mình còn được bạn " thương".


 Rồi còn vụ đi học Luật, tuy biết anhT rất hiền, chắc không nở rầy tôi  sai hẹn vì tui bị "bắt cóc" chứ đâu phải tui muốn vậy! Tôi nhớ lại có lần trong nhóm sinh hoạt TSC, tôi lỡ làm sai, anh đứng ra nhận tội giùm trước mặt cả nhóm, bị tụi nó xúm lại giũa tơi bời, anh xin lổi, rồi cúi mặt ngồi xuống cam chịu nghe "chửi". Tôi thấy áy náy giơ tay xin nói nhưng anh kéo tay tôi xuống không cho nói. Bình thường anh rất hiền, nhưng sao lúc đó anh mạnh mẽ cương quyết bắt im, tôi thấy anh "chì" thiệt, nên sợ quá ngồi im không dám nhúc nhích. Sau buổi họp tôi hỏi anh: "Sao anh làm gì kỳ vậy? tôi sai sai để tôi nhận lổi, sao anh không cho?" - "Chẳng thà tôi bị nghe "chửi" còn dễ chịu hơn là nghe tụi nó xúm lại rầy chị, tôi còn cảm thấy "khó chịu" hơn". Bây giờ trong lòng tôi vẫn áy náy vụ sai hẹn với anh nên thầm nhủ: "Ngày mai tôi sẽ trở về trường Luật" " Que Sera, Sera. What will be, will be.?"



Tới trường Văn khoa, vô giảng đường gặp mấy đứa bạn quen, hè lâu quá không gặp, ríu rít kể chuyện vui quá. Khi tụi nó biết tui mới bị N "bắt cóc" đi học VK và đang có ý định trở lại trườngLuật, nên theo "kèm" tui riết, hết giờ học, tụi nó dẫn tui đi ghi danh lấy lóp. Hơn nữa, giờ đầu học, nghe L.M Thanh Lãng nói chuyện sơ lược về văn chương Việt Nam, tôi thấy rất  thích, có lẽnó phù hợp với tâm hồn yêu văn chương của tôi hơn là những bộ luật hình sự, tố tụng nhức đầu, và học ở đây tôi còn có bạn nữa.


Vậy đó! thế là tôi đã "bén duyên" Văn khoa từ một vụ "bắt cóc"; đúng là do một sự tình cờ đẩy đưa của số mệnh, hèn gì người xưa thường nói "Nhất giai, nhất ẩm do tiền định" vậy mà "đúng bon!" Giống như có những cuộc tình duyên mới khởi đầu nhìn là "không ưa" mà sau lại "bén duyên" nhau mới lạ! Sau này tôi tường trình lại cho anh T nghe vụ tôi bị "bắt cóc" đi học Văn Khoa như một lời tạ lổi, anh cười buồn hỏi:- Sao chị đối xử "phân biệt chủng tộc" quá vậy?


Làm uổng công lao tôi "thuyết phụcc" chị, rồi cực khổ xếp hàng ghi danh, rồi lo đủ thứ...tới giờ chót, bị chị cho "ăn thịt thỏ" ngon ơ! Chị có vẽdễ dàng nghe lời nhóm bạn gái, trong khi đối với phái nam, chị khó dàn trời! Làm quen được vớichị, rồi được phép tới nhà là cả một quá trình gian khổ, khó khăn...để thu phục niềm tin.- Thì tôi đã biết lổi nên xin lổi rồi mà! Có lẽ tôi "có duyên" với Văn khoa nên mới khiến xảy ra như vậy. Làm gì mà anh than trời dữ vậy? Đối với bạn gái thì dù sao cùng phái nên dễ thông cảm nhau. Hơn nữa má tôi dạy: "Phải cẩn thận với đàn ông con trai!" nên tui làm theo lời má dạy thôi

---------------------------

] Hồi tôi mới vô học đệ thất Gia Long bở ngở thế nào, thì bây giờ học Văn khoa tôi cũng thấy bở ngở y như vậy vì cái gì cũng mới lạ hoàn toàn. Trước hết là từ nhỏ tới giờ, tôi học trường Nữ, nên học chung lớp toàn con gáí, bây giờ tự nhiên có "phe bên kia" học chung lớp, nên không được tự do thoải mái như trước. Ngoài ra không phải học 1 lớp, ngồi 1 chỗ mỗi ngày như hồi họcGL, mà phải đi lấy thời khóa biểu, sau mỗi giờ học lại đổi lớp, phải chạy đi kiếm phòng, kiếm lớp. Học phải lo nghe giảng để tự ghi note, rồi còn phải đi sớm xí chổ, kẻo hết chỗ ngồi, nhất là những giờ học ở giảng đường lớn, rất đông sinh viên tham dự. Nhiều sáng phải đi học thiệt sớm  "vất vả" để  xí chỗ ngồi,  nghĩ lại cũng hơi tiếc, phải chi học Luật thì có người đi xí chỗ giùm, khỏe quáá rồi. \

Tôi lẩm bẩm tự trách mình: "Đúng là số sướng mà không biết hưởng cứ "tìm những nẻo đoạn trường mà đi" . Nhưng đó là giai đọan đầu thôi, sau này học quen rồi tụi tôi kết thành 1 nhóm 3, 4 đứa, chia nhau ra luân phiên đi xí chổ cho cả nhóm, thành ra cũng khỏe!. Bởi vậy giảng đường lớn nhiều khi vào lóp,  giáo sư chưa vô, sinh viên thì cũng lác đác, nhưng nhìn xuống ghế ngồi thì thấy nào nón, nào giỏ, nào cặp...đủ thứ hết để xí chổ.


Khi sắp tới giờ giáo sư vô thì sinh viên mới vô ngồi kín chỗ hết. Nhưng bên cạnh đó, học Văn Khoa có một ưu điểm nổi bật mà tôi rất thích là có quyền mặc áo dài mỗi ngày một màu, trong khi thời học GL đi học chỉ mặc áo dài một màu trắng đơn sơ. Tôi có cả một lô áo dài lụa đủ màu tha hồ diện, nên theo lời TCS "mỗi ngày tôi chọn một niềm vui" bằng cách mỗi ngày tôi chọn 1 màu áo dài khác nhau: khi thì màu thiên thanh nhẹ nhàng như mây trời dìu dịu làm "Nắng Saigon, anh đi mà chợt mát";lúc thì màu tím để nhớ "Ngày xưa xa xôi em rất yêu màu tím "; khi thì màu hồng phấn dễ thươngđể nhớ lại câu hát "Trời ươm nắng cho mây hồng";  lúc thì màu lụa ngà trông sang cả để " Xin mây xe thêm mầu áo lụa"...lúc đó tôi chưa hề biết đến son phấn là gì ?chỉ biết diện áo dài để mỗi buổi sáng trước khi đi học, tự hài lòng ngắm mình trong gương với tà áo lụa và mái tóc mâydài rồi ngân nga lời hát:"Tay măng trôi trên vùng tóc dàiBao nhiêu cơn mơ vừa tuổi nàyTuổi nào ngơ ngác tìm tiếng gió heo may"


Tôi phải cám ơn TCS đã  cho cuộc sống rất nhiều bài hát đẹp, và tôi đã có những khoảnh khắc tuyệt vời nhất của một thời đi học khi ngân nga chúngNhưng thôi mơ mộng cũng có lúc, đến giờ vào học thì phải lo chăm chỉ học hành, tôi thích nhất là  những giờ học Triết vì thoải mái bởi lớp có ít sinh viên, phòng học nhỏ, nhưng chỗ ngồi vẫn còn dư quá nhiều. Có lẽ giới sinh viên nghe tới Triết, ai cũng sợ. không dám học. Bạn bè tôi tròn mắt khi nghe tôi chọn học Triết : "Con nhỏ này gan cóc tía, môn Triết khó lắm, thi cuối năm rớt như sung rụng. Người ta dân ban C còn chưa dám học. Đúng là điếc không sợ súng!"Tôi mỉm cười:- Cái nào khó, người ta chê không học thì tui học, tôi thích Triết thì tui học, sợ gì!Mà có lẽ khó thiệt, vì có nhiều bài "cao siêu" quá, tôi đọc xong bài ở nhà,  mà chẳng hiểu gì ráo. Hèn gì hồi học đệ nhất GL, tới giờ Triết là tụi nó mắt lờ đờ, nghe tai này qua tai  tai này qua tai kia, chỉ chực "thăng" một giấc cho khỏe! 


Vô giờ học, tôi nêu thắc mắc, cha Kim Định trả lời : "Học Triết phải đọc 5, 10 lần mới hiểu được bài!" -"À, thì ra là vậy!" Tôi về nhà đọc vài ba lần thì thấy bắt đầu hiểu và càng hiểu thì càng thấy thích. Cả một thế giới bí ẩn đang từ từ mở ra từ cả 2 kho tàng vănhóa lớn: Triết Tây và Triết Đông. Mỗi nền Triết học đều có nét đẹp riêng biệt. Giáo sư  Lê tôn Nghiêm mở ra cho chúng tôi những hiểu biết về ẩn ức tâm lý bị che dấu phía sau, qua khoa Tâm phân học của Sigmund Freud rất thú vị. Còn cha Kim Định cho thấy thuyết Nhị nguyên, thuyết Âm - Dương của triết học Đông phương. Tôi nhớ lại lần đầu tiên cha Kim Định bước vào lớp học,Dương của triết học Đông phương. Tôi nhớ lại lần đầu tiên cha Kim Định bước vào lớp học,khiến mắt tôi tròn xoe vì ngạc nhiên. Tôi cứ hình dung giáo sư đại học thì phải mặc bộ veste lịch sự, trông oai phong như cha Thanh Lãng chứ! Đàng này cha giống như một "ông già Ba Tri" với bộ áo dài vải trắng chân quê, tóc búi phía sau.


Tôi thầm nghĩ trong đầu: "Không biết "ông già" này có đi lộn lớp không đây?"  Nhưng càng học về sau tôi mới càng thấy quý một bộ óc siêu việt,một tấm lòng yêu quê hương văn hóa Việt Nam thiết tha trong bộ dạng chân quê đó. Cha có công rất lớn trong việc xây dựng nền tảng cho triết học Việt Nam (mà ông gọi là Việt Triết hay Việt Nho).Một kinh nghiệm được rút ra: đúng là muốn đánh giá một cuốn sách hay, không nên chỉ đánh giá qua cái bìa hay cái vỏ bọc nó mà thôi!


Những kiến thức triết học này giúp chúng tôi tự soi rọi để hiểu tâm hồn mình thấu đáo hơn và đồng thời cũng giúp hiểu tâm tư người khác rngười khác rõ hơn. Không biết có phải từ những kiến thức thu được qua  những giờ học Triết này hay không? mà sau này bạn bè cũng như học trò có điều gì rối rắm tơ lòng đều đến tìm tôi xin gở rối hoặc  xin nương tựa bờ  vai.Giờ học với linh mục Thanh Lãng luôn là những giờ vui nhất, cả giảng đường lớn cứ khúc khích tiếng cười vì cha hay ví von những giai đoạn của văn học Việt Nam như là quá trình lớn lên của một đứa bé nghe thật ngộ nghĩnh nhưng cũng thật có lý.


 Giờ học tôi ngán nhất là giờ Hán văn với thầy Lưu Khôn, nào là  bộ chữ, chữ gốc, rồi chữ nghĩa...tôi học vô đầu này ra đầu kia thành thử bao nhiêu năm học Hán văn với thầy "Xin trả lại thầy", chỉ còn giữ lại được nghiã và cách viết mấy chữ: nhất, nhị, tam, tứ, ngũ...hay là tại trong tâm hồn tôi từ thuở mẹ "chưa cho làm người" đã không ưa "một ngàn năm nô lệ giặc Tàu". Từ đó tôi càng biết ơn một cách sâu sắc việc sáng tạo ra chữ Việt Ngữ của cha Bá đa Lộc, nếu không giờ này chắc tôi đang u mê chìm đắm trong biển học chữ Hán khó ưa.Để thư giản sau những giờ học nặng nề, mấy đứa bạa bạn hay rủ nhau ra đứng nơi balcon trên các lầu cao để ngắm Saigon yên tỉnh  cùng những con đường lớn chung quanh trường  với "mặt đường bình yên nằm ngoan như con suối".  Nhỏ bạn hỏi thăm xem tôi đã biết một "con đường tình rất đẹp, rất nên thơ" ở gần Văn khoa chưa? Tôi lắc đầu vì chỉ biết " Con đường Duy Tân cây dài bóng mát", nổi tiếng nhờ bài hát "Trả lại em yêu" của Phạm Duy.


Bạn tôi chê: "Con đường đó "xưa rồi Diễm" vì nó ngay nơi phố thị, xe cộ qua lại liên tục làm sao mà nên thơ được!"Vậy là ngay chiều hôm đó, sau khi tan học, nhỏ bạn dắt tôi đến "con đường tình mới" gần với Văn khoa. Đi một đoạn đường Cường Để rẻ phải vô đường Đồn Đất nằm trước BV Grall của Pháp. Ôi! đoạn đường thật yên tỉnh, thật đẹp và rợp bóng mát nhờ 2 hàng cây cao với tàng lá giao nhau trên đầu làm thành 1 vòm cung với "hàng cây lá xanh gần với nhau"  "để cho chim hót chuyện tình". Nắng chiều lung linh thắp trên các ngọn cây đẹp như hì đẹp như hình ảnh qua  lời bài hát "Nắng thủy tinh":"Ngàn cây thắp nến lên hai hàng Để nắng đi vào trong mắt em"Tôi nhớ bài hát này, vì một hôm bỗng có người tặng tôi bài hát "Nắng thủy tinh", tôi ngơ ngác vì không hiểu ý nghĩa của chữ "nắng thủy tinh",( vì nhạc TCS đôi khi có những lời không hiểu hết nổi, nên có người nói TCS cũng là "nhà Triết học"?)


 - "Cứ mở bài hát ra xem rồi sẽ hiểu". Tôi cám ơn và vội mở bài hát ra xem, thì ngay những giòng đầu của bài hát đã được trang trọng gạcdưới:"Em qua công viên mắt em ngây tròn Lung linh nắng thủy tinh vàng Chợt hồn buồn dâng mênh mang" Ôi thôi, tôi hiểu ra rồi! Cám ơn, sao mà nói khéo thế! Có lẽ "nói khéo" là nghề của các chàng, đặc biệt biết tôi yêu nhạc TCS nên các chàng cũng vận dụng nó như là 1 "lợi khí" cần thiết. Có lần tôi rủ bạn đi nghe nhạc TCS ở bên trường Dược, phía đối diện Văn Khoa, buổi tối người đôngnhư nêm đến phát ngột. Vây mà sáng hôm sau có người nhận diện: "Tối hôm qua, thấy chị đi nghe nhạc TCS nè!" - "Thiệt hôn, đông quá, làm sao mà thấy?" - "Người có đôi mắt "nhìn 1 lần là nhớ 1 đời" nên từ xa là đã thấy rồi. Hơn nữa TCS đã từng viết... rồi chàng bỗng ngân nga: "Tôi vẫn nhìn thấy em. Giữa đám đông xa lạ. Vì em mang trong mắt. Nỗi yêu đời thiết tha."...

Tôi chịuthua không dám nói chuyện tiếp với những anh chàng lém lỉnh này. Thời đó con gái đi học thích mặc áo dài lụa, chân đi hài nhung thêu cườm rất dễ thương, một hôm đang đi lạo xạo trên sân đầy đá cuội tới lớp, bỗng phía sau có giọng hát "ồ, ề" cất lên:"Em đi qua chốn này ối a sao em đành vội Tôi xin làm đá cuội và lăn theo gót hài"làm tôi luống cuống, sợ quá, lo đi thật lẹ một mách vô lớp, không dám quay đầu lại xem tác giả giọng hát ấy là ai? Đó là những lúc "một mình", khi nào có bạn bè là tụi nó lanh lắm. Sau giờ họcTriết, có 1 chàng lớp cao học Triết hay xuống lớp dự bị để sẳn sàng tình nguyện giúp đở cho hiểubài lẹ hơn, mà lạ cái là anh chàng này tới gần con gái là tự nhiên con mắt chớp chớp nháy lia,chắc tại hồi họp quá. Thấy vậy nhỏ bạn bèn cất giọng ngâm thơ: "À...ơi...mắt nhớ thương ai? mà... à...ơi  sao con mắt nháy lia..à ..ơi?". Anh chàng nghe xong, đỏ mặt chạy mất tiêu luôn.Nhắc tới những đêm nghe nhạc TCS, tôi có 1 kỷ niệm nhớ đời: Hôm đó là ngày sinh nhật tôi, lại cũng là ngày có "Đêm nhạc Trịnh Công Sơn - Khánh Ly" ngay tại giảng đường lớn trường đại học Văn khoa SG. 

Dĩ nhiên là tôi chọn đêm nhạc đó để rủ bạn bè cùng tham dự, rồi hẹn nhau sau đó cùng đi ăn đêm. Tụi tôi hẹn nhau tới sớm để được ngồi những hàng ghế đầu, hầu thưởng thức đêm nhạc cho thật trọn vẹn. Tôi rất ghét bị quay phim nhưng quên mất 1 điều là ngồi hàng ghế đầu cứ bị các máy quay phim chỉa vào, không né đi đâu được, nhưng thôi lỡ rồi đành chịu vì giảng đường lớn chưa tới giờ khai mạc đã không còn 1 chỗ trống. C Chương trình mới bắt đầu được 1,2 bản bỗng nhiên 1 cô gái cầm súng, có 2 thanh niên hộ tống, nhảy lên sân khấu, cướp micro và tuyên bố: "Hôm nay  20/12 là ngày kỷ niệm thành lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam..." Tụi tôi ngơ ngác nhìn nhau không hiểu gì hết? "MTDTGPMN" là gì vậy? Có người trong BTC nhảy lên giật lại Micro từ tay cô gái. Súng nổ "đoàng, đoàng...", đèn trong phòng vụt tắt, điện bị cúp. Một cảnh hỗn loạn diễn ra, đám đông xô đẩy, đạp lên nhau để thoát ra khỏi phòng. Có người sợ quá,đập các cửa kiếng để chui ra ngoài bị rách áo, rách vai chảy máu...

Tôi sợquá, ngồi sát xuống sàn không dám nhúc nhích, nhờ vậy mà sau khi mọi chuyện yên tỉnh trở lại, tôi hoàn hồn từ từ đứng dậy ra về an toàn, nhưng bị một phen sợ mất vía! Vì đây là lần đầu tiêntôi "chạm mặt" với chiến tranh. Thực tế tới lúc đó Saigon sống rất thanh bình, chiến tranh chỉ được nghe tới thỉnh thoảng qua "tiếng đại bác ru đêm" nên tôi cũng chưa bao giờ nghe nói tới"MTDTGPMN" là gì? đặc công là gì? bưng biền là gì? cho tới Tết Mậu Thân vài tháng sau đó.Vài ngày sau mọi sinh hoạt trở dần lại như xưa, đám bạn tôi rủ nhau xuống phố Saigon "ăn sinh nhật bù", vì bữa đó sợ mất hồn, nên "tâm hồn ăn uống" cũng bay mất tiêu! Thế là tụi tôi, một đám con gái "lang thang thành phố tóc mây cài" không phải để làm thơ mà là lang thang tìm món ngon để "ăn hàng".

Đứa giới thiệu món này, đứa chỉ món kia, trước hết xuống đường Lê Lợi góc Pasteur kiếm bò bía, xong qua chỗ bà bán bánh mì tôm chiên gần thương xá Tam Đa, món này ăn với tương đen pha tỏi ớt, cay xé môi nhưng ngon hết biết, nhớ lại lời hát của TCS "Nhớ món ăn ngon, nhớ ly chè thơm", nhưng khu này không có ai bán chè, nên uống đỡ nước mía Viễn Đông cũng "đã"  lắm. Định đi về thì quay qua ông bán phá lấu mới đội hàng ra, ông hạ bộ chân xuống và bỏ mâm nhôm trắng đầy những miếng phá lấu vàng ươm,mới làm xong còn nóng hổi. Mỗi miếng đủ loại đều cắt sẳn có ghim 1 cây tăm, chỉ cần cầm lên chấm vô hủ tương pha sẳn, rồi lủm vô miệng. Ui chao, sao mà nó ngon thấm tới tận chân răng!


Kết thúc chương trình "ăn sinh nhật bù" cả đám kéo vào Grival ăn kem 3 màu, ngồi ngắm thiên hạ bát phố, ngắm Sài Gòn luôn luôn tươi mới, sống động, chan hòa và dễ thương, không điệu đà kệch cỡm phấn son, không  "yểu điệu thục nữ" chi chi;  giống như các cô gái Sài Gòn với một chút ồn ào, một chút hồn nhiên, chân thật,  không nhan sắc mỹ miều, nhưng chỉ một chút duyên cũng đủ xao
xuyến lòng khách lãng du...Tôi đang lang thang thả hồn về dĩ vãng êm đềm với  quê hương dấu yêu, với Sài Gòn, với bạn bè xa xưa, với hình ảnh thân yêu:Ngày xưa trường Văn Khoa lá me xưa chưa già Non màu xanh như biếc, như tuổi hồng gấm hoathì bỗng nghe tiếng vổ tay nổi lên râm ran chung quanh, thì ra trên sân khấu vừa chấm dứt bài hát "Sài gòn đẹp lắm, Sai gòn ơi, Sai gòn ơi", một Sài Gòn luôn đẹp trong tôi, nên tôi cũng vổ taytheo mọi người, nhưng trong lòng  dng lòng  dường như vẫn còn lưu luyến " tuổi hồng gấm hoa" với hình ảnh thân thương ngày xưa:Hỡi người em Văn Khoa, dáng em chưa xóa mờ Nghe chừng như sống lại, trong chuỗi ngày đã qua Quả là thời gian đã đảo ngược với tôi trong buổi Hội Ngộ viễn xứ 40 năm...Văn khoa & Sư Phạm Saigon, trong đầu tôi bỗng ngân lên câu hát thiết tha: "Tôi là? là ai?...mà yêu qúa đời này"
Phượng  Vũ

HỒ QUANG * PHẠM VĂN SƠN

Sử gia Ðại Tá Phạm Văn Sơn chết trong ngục tù Việt Cộng! Hồ Quang

Lời người viết: Tôi phải viết lại bài này một lần nữa cho rõ ràng hơn. Vì rằng, vừa qua cũng có những bài viết về cái chết của Ðại Tá Sơn, nhưng phần chính không nói được tính khí kiên cường của Ðại Tá mà chỉ xoáy vào mối liên hệ tình cảm cá nhân của 2 bên với nhau…
Tôi tuy không phải là người được khiêng xác Ðại Tá đi chôn (việc chôn cất tù nhân chính trị thường do nhóm tù hình sự đảm nhận vào ban đêm, nhằm khỏi gây dư luận xôn xao…) nhưng là người đưa xác Ðại Tá Ðại Tá Sơn từ trạm xá đến nhà Vĩnh Biệt trong khuông viên nhà tù, do đó tôi rất rõ về cái chết của Ông ta.

***
Chúng tôi từ nhiều trại “tập trung cải tạo” thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn, gồm đủ mọi thành phần “nặng ký” khác nhau, trong có cả nhà Quân Sử Ðại Tá Phạm Văn Sơn đều bị chuyển xuống miền trung du, vì Trung Quốc sắp xua quân xâm lăng biên giới… Nói chung Cộng Sản đã ghép chúng tôi vào loại “ác ôn” vì trong chế độ VNCH đã phục vụ ở các ngành: Tuyên Úy, Tình Báo, An Ninh Quân Ðội, Cảnh Sát, Chiến Tranh Chính Trị, Tâm Lý Chiến…
Giai đoạn này chúng tôi không còn được đi lại dễ dàng như cảnh sống trong núi rừng hồi còn Ðoàn 776 thuộc Nha Quân Pháp (Bộ Quốc Phòng) VC trông coi… mà bị tống ngay vào buồng giam do công an “áo vàng” cai quản. Trên danh xưng bọn Công An Trại Giam (thuộc Bộ Nội Vụ VC) bắt chúng tôi phải thừa nhận mình là “Cải Tạo Viên” chứ không phải là “Tù Nhân”…
Ngay từ khi bước qua cổng để vào sân trại giam K1 Tân Lập, chúng tôi đã thấy một cái gì đó rờn rợn cả người. Mọi thủ tục khám xét thật là khắc nghiệt, nhìn mặt mày hầm hầm của những tên công an vừa nộ nạt, vừa đấm đá mấy tên tù “hình sự” phụ giúp việc khám xét các tù “chính trị” mới đến mà tất cả chúng tôi thầm nhìn nhau… lắc đầu!
Vài ngày sau khi bị gọi ra sân để chấp nhận sự “biên chế” mới, chúng tôi mới biết K1 là trại tù trước kia nhà cầm quyền “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” dùng để nhốt và tra khảo các thành phần “Ðịa Chủ, Phú Nông” ngoan cố… Ở đây có rất nhiều người đã treo cổ tự tử vì không thể sống nổi với cảnh hành hạ dã man của bọn cai tù.
Nhưng rồi chúng tôi cũng biết K1 là trại thế nào. Hôm đó lần đầu tiên trước khi các tù chính trị được xuất trại để lao động thì tên Thượng Sĩ Công An làm nhiệm vụ “Cán Bộ Giáo Dục” đã nói trước sân tù rằng:
– Tôi báo cho các anh biết, một khi đã vào trại này rồi thì phải chấp hành “nội quy” cho tốt! Ngược lại anh nào còn rơi rớt những tư tưởng phản động, chống đối “cách mạng” thì hãy liệu hồn, đừng trách chúng tôi sao lại nặng tay đối phó!… Chúng tôi cũng báo trước cho các anh biết, Trại Cải Tạo này là “trại kiểu mẫu” cho toàn quốc, nên không thể để xảy ra bất cứ một chuyện gì khiến cho các anh xao lãng trong việc “cải tạo”. Chúng tôi cũng nói thêm rằng giúp cho các anh “cải tạo tốt” là nhiệm vụ chính của chúng tôi. Vì phải làm tốt chuyện này, các anh mới sớm được đoàn tụ với gia đình, phần chúng tôi cũng một phần nào hoàn thành nhiệm vụ của Ðảng,của Nhà Nước giao… Trước khi các anh được xuất trại để lao đông, tôi thay mặt cho “trại” để nói chừng ấy lời, sau này có chuyện gì cứ đạo đạt thẳng với “cán bộ quản giáo” giải quyết, tôi không muốn các anh phải gặp tôi, vì tôi chỉ giải quyết những anh nằm ở khu “biệt giam” kia kìa… – Vừa nói hắn ta vừa chỉ tay về phía các hầm biệt giam ở khu cuối sân trại.
Không khí “cải tạo” do công an thuộc Bộ Nội Vụ cai quản làm chúng tôi ngột ngạt thật. Mấy ngày sau chúng tôi mới biết từ miệng các tù hình sự, các cảnh sát bảo vệ (mang súng dẫn “đội tù” đi lao động) như sau: Trại Tù Tân Lập là trại tù khét tiếng khắc nghiệt nhất tại miền Bắc, còn phân trại K1 là trại “điểm” của tỉnh Vĩnh Phú này.
Tỉnh Vĩnh Phú có 2 trại tù lớn đó là Tân Lập và Phong Quan, nhưng Tân Lập lớn hơn (7 phân trại) và được Bộ Nội Vụ (Hà Nội) chọn làm trại tù kiểu mẫu cho toàn quốc.
Như chúng ta ai cũng biết chuyện “kiểu mẫu” của một trại tù dưới chế độ Cộng Sản luôn luôn phải hiểu rằng sự hà khắc, sự dã man do bọn cai tù áp dụng đối với tù nhân phải thật tàn bạo nhất mới được nâng lên làm “trại kiểu mẫu”. Phân Trại K1 Tân Lập đạt đủ các “tiêu chuẩn” gian ác đó, nên hàng năm mở Ðại Hội Tù Nhân luôn được giữ lá cờ đầu. Người viết hơi dông dài về Trại Tù K1 vì chính Sử Gia Phạm Văn Sơn đã bị chết ở trại này.
Chúng tôi bị giam ở trại này từ tháng 10/1978, vì lúc đó những vùng biên giới phía Bắc là mục tiêu của quân Trung Quốc lăm le xâm chiếm. Thật không may cho chúng tôi lại bị về ngay Phân Trại K1 Tân Lập (Vĩnh Phú) này. Và quả thực vào đầu Xuân 1979, Trung Quốc đã xua quân xâm chiếm các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam để dạy cho Việt Nam Bài Học Thứ Nhất! (Lời của Hoa Quốc Phong, Bí Thư Ðảng Cộng Sản Trung Quốc lúc đó).
Trong số các tù nhân chính trị từ Hoàng Liên Sơn bị đưa về trại tập trung quỷ tha ma bắt này, có Ðại tá Phạm Văn Sơn, tác giả của bộ Quân Sử thời VNCH, ông ta không chỉ là tác giả của Bộ Quân Sử mà còn là tác giả của nhiều bộ sách sử khác như Việt Sử Toàn Thư, được nhiều sử gia khác thán phục.
Mặc dầu bị nhốt cùng chung cùng một trại, nhưng lúc đầu anh em chúng tôi chưa biết hết nhau lắm, còn đối với Cộng Sản thì chúng quá rõ về lý lịch từng người chúng tôi. Họ phân chia chúng tôi thành nhiều đội theo “tội trạng” để nhốt chung vào một phòng và là Nhà (Phải gọi là “nhà” chứ không được gọi là phòng vì gọi “nhà” để phân biệt với “phòng” chỉ dùng cho “phòng giam”, phòng biệt giam”… Trong chúng tôi có nhiều người đã mỉa mai: “phòng hay nhà gì cũng thế, cũng để nhốt tù chứ có gì khác đâu!”. Câu chuyện chỉ nhằm vui tếu như thế thôi, nhưng nếu đến tai công an thì dĩ nhiên người đó phải bị “viết kiểm điểm”, nếu bị ghép vào tình trang “nghiêm trọng” thì phải bị vào “phòng biệt giam” thật chứ không được ở trong Nhà Số… nữa rồi.
Phòng giam tập thể, hay nhà giam gì đi nữa cũng đều được bao bọc bởi 4 bức tường kiên cố, trần phòng giam được rào chằng chịt bởi những lớp kẽm gai , tất cả che khuất bằng tấm “pla – phông” cứng cáp. Các cửa sổ của phòng giam đều có những song sắt ngang dọc có đường kính chừng 18mm. Phòng giam tập thể nào cũng có một lối đi chung ở giữa, dọc theo tường của phòng là 1 dãy sạp dài 2 tầng dùng làm chỗ ngủ cho tù nhân. Mỗi phòng giam chứa khoảng 200 tù nhân, tính trung bình mỗi tù nhân có chừng 0.4m bề ngang để nằm, do đó các tù nhân thường nằm ngược đầu nhau mới có thể cựa mình được.
Lúc đầu thì Ðại Tá Sơn cũng như các anh em khác ở chung trong đội lao động. Chừng nửa tháng sau, không hiểu tình hình thế nào mà Ðại Tá cùng Cha Thịnh (Ðại Tá Giám đốc Nha Tuyên Úy Công Giáo), Mục Sư Kỳ (Ðại Tá Giám Ðốc Nha Tuyên Úy Tin Lành) và một người khác nữa tôi quên tên bị đưa vào phòng “cách ly”. Ðể giải thích chuyện này, Công An Trực Trại K1 Tân Lập nói rằng: Ðể tránh “lây lan” cho các “cải tạo viên” khác, nên người này phải được cho ở riêng… Trên thực tế, Mục Sư Kỳ bị vàng da, Cha Thịnh bị bệnh “đồi mồi” loan đốm ở vùng môi và cằm, Ðại Tá Sơn cũng bi bịnh này nhưng nặng hơn (khắp cả tay chân mặt mày), bọn cai tù cho đây là bệnh “phong cùi”, người còn lại ở đâu chuyển về, lai lịch không rõ, anh em chúng tôi ai biết…
Bệnh trạng chỉ có thế nhưng đều bị đưa ra giam riêng biệt với người lạ mặt, chính cá nhân tôi rất nghi ngờ… Trong tù chuyện nghi ngờ việc làm của Ban Giám Thị Trại là việc ngu xuẩn, nên có nghi ngờ thì chỉ để bụng mà thôi, nếu đem tâm sự với người khác, biết đâu chừng lại tự đưa mình vào tình trạng cách lý nặng hơn: “Biệt Giam”.
Tôi có hỏi một cán bộ y tế (Chuẩn Úy Công An lo về y tế trại Tân Lập) khi đến công tác tại trạm xá tù K1:
– Thưa Ban (đây là câu nịnh hót rất được lòng các tên công an cấp nhỏ, vì với cấp bậc ấy anh ta chỉ được gọi là cán bộ mà thôi. Ban chỉ dùng cho cấp “thủ trưởng” như Trưởng Trại chẳng hạn), các anh ấy có cần cho người vào dùng nước muối để rửa mụn ghẻ hằng ngày không ạ?… Biết đâu chừng nó hết bệnh ngay đấy!
Tên Công An nói với tôi:
– Tình trạng các anh ấy không gì đâu, nhưng dầu sao cũng phải “cảnh giác”… chúng tôi lo cho các anh bị lây đấy thôi…
Rõ ràng chuyện bệnh tật của 4 người này chỉ là một trong trăm ngàn lý do mà Việt Cộng áp dụng nhằm ngăn cách những người nguy hiểm nhất trong tập thể anh em tù chúng tôi, vì sau khi gom 4 người đó vào với nhau rồi, họ thấy việc làm quá trơ trẽn nên mới đưa thêm một Thiếu Úy Ngành Quân Báo còn trẻ, bị mụn nhọt làm thối ngón út của bàn chân trái, vào ở chung để lý giải danh xưng “bệnh cùi” cho hợp lý.
Phòng “cách ly” bây giờ gồm 5 người sinh hoạt chung với nhau, không được phép ra ngoài, đến giờ cơm nước, tù hình sự mang đến, không cho bất cứ tù chính trị nào lai vãng lại gần, mặc dù phòng cách ly này không phải là phòng kỷ luật (Phòng kỷ luật là 1 cái hầm nổi, xây gạch kiên cố, chật hẹp, chứa tối đa 2 người, thiếu ánh sáng, có hệ thống cùm chân bằng các khoanh sắt hình móng ngựa). Tôi xin được giải thích thêm chỗ nầy là tại sao bọn công an cai ngục không cho tù chính trị lai vãng tới gần phòng cách ly mà tôi lại được đến nơi đó… Thường thì sau giờ tất cả các tù nhân theo “đội” đi lao động, toi ở nhà đi kiểm soát vệ sinh từ phòng giam này qua phòng khác nên lén tiếp xúc với những người trong phòng cách ly thì rất dễ dàng. Nếu gặp công an VC thì nói là mình trên đường đi xem vệ sinh tại phòng cách ly xong mới ghe vào “đội” Nhà Bếp (anh nuôi) để kiểm soát vệ sinh tiếp (Trại K1, Tân Lập, lúc mới về có phòng cách ly sát vách với khu nhà bếp, về sau dời xuống sau lưng trạm xá).
Chúng tôi biết rất rõ là không phải vì lý do “lây lan” mà VC nhốt cách ly các vị này lại mà là vì cố tình ngăn ngừa các mầm mống có thể gây nguy hiểm về an ninh của trại giam (những người này đều là những người lãnh đạo tinh thần nên lời nói của họ rất có giá trị đối với anh em tù nhân)…
Ðại Tá Phạm Văn Sơn là tác giả của bộ quân sử, ông có trình độ hiểu biết cao về lịch sử, về mọi diễn biến của quân đội Việt Nam qua từng thời đại một cách rõ ràng. Riêng môn “Sử Học”, Việt Cộng cho là quan trọng vào bật nhất ở bất cứ thời đại chính trị nào. Sau khi ra khỏi tù, tôi có đọc những sách sử do Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng viết, họ đánh giá rất cao về công trình nghiên cứu bộ Quân Sử VNCH do Ðại Tá Phạm Văn Sơn viết.
Ngày 2 buổi, trong khi anh em tù nhân chính trị khác làm kiếp lao động khổ sai, thì trong phòng “cách ly”, 4 vị “bự” này phải viết kiểm điểm, nhất là Ðại Tá Phạm Văn Sơn, ông phải trả lời hết mọi câu hỏi mà Việt Cộng (cán bộ chấp pháp trung ương từ Hà Nội về làm việc) đặt ra, gọi là lấy khẩu cung, nhưng thực chất họ có dụng ý muốn tìm hiểu để học hỏi thêm.
Thường thường cứ mỗi 3 tháng, Ban Giám Thị trại giam có tổ chức vài ba ngày học tập gọi là “bồi dưỡng chính trị” là anh em chúng tôi đã thầm nói với nhau : “Lại phét nữa rồi”. Tôi nhớ rõ, mỗi lần “được” lên giảng đường để nghe “cán bộ bồi dưỡng chính trị” là mỗi lần chúng tôi thấy khỏe hơn, vì khỏi lên rừng phá nương, ra rẫy đào hốc trồng sắn, xuống ruộng thay trâu kéo cày kéo bừa… Và còn vui hơn nữa, là được phát biểu cảm nghĩ về nội dung bài học. Chính những lúc phát biểu như thế này, chúng tôi mới có dịp biết được sự thiếu hiểu biết của họ.
Trong anh em chúng tôi, có người vì muốn qua loa cho xong chuyện, nên khi được phát biểu đã làm đúng như sách vở, nghĩa là làm đúng theo nội quy thứ tự :
– Xác định tư tưởng (đứng về phía cách mạng, an tâm tin tưởng vào đường lối chính sách, v.v…).
– Học tập tốt, lao động tốt, phấn đấu đạt chỉ tiêu từng ngày từng giờ.
– Chấp hành nội quy không bao giờ sai phạm mặc dầu chỉ là 1 lỗi nhỏ.
– Chuyển biến: Ðã làm được những gì trong học tập cải tạo vừa qua, phát huy những mặt tốt, khắc phục và luôn luôn phấn đấu vượt qua những tồn tại, biết kiểm điểm bản thân mình và bạn cùng nhau giúp đỡ cải tạo tốt… Cũng có những anh em tù chơi trội hơn trong mô hình trên ở mục liên hệ bản thân, mục đích duy nhất là vạch trần sự thiếu hiểu biết của cấp cán bộ giảng dạy chính trị Việt Cộng bằng cách đặt ra những chuyện nghe thật hấp dẫn của thời VNCH, như trường hợp Trung Tá Phan Lạc Phúc (tức Ký giả Lô Răng, hiện ở Úc)… phát biểu trong buổi học tập 8 điều áp dụng cho “tù hàng binh”:
– Tôi có đọc 1 bài bình luận ở báo chí phương Tây hồi trước giải phóng, thì việc chia nhau quyền lãnh đạo thời “Mỹ – Ngụy” có thể gồm 3 giai đoạn… Giai đoạn 1 là giai đoạn Chí Sĩ lãnh đạo, giai đoạn 2 là giai đoạn Tướng Sĩ lãnh đạo, và giai đoạn 3 là giai đoạn cuối đó là giai đoạn Tiến Sĩ…”. Một sự ngạc nhiên đến cho toàn hội trường, phe ta thì biết ngay anh chàng đang dùng đường quyền “duy vật sử quan” để “logic” cách phịa chuyện của mình. Riêng các tên cán bộ Việt Cộng há hốc mồm nhìn bạn Phúc gật đầu. Tối hôm đó, bạn Phúc ta bị một phen hết hồn vì có một tên mũ cối đến cửa sổ phòng giam, với một giọng trịch thượng gọi lớn vào:
– Anh nào là Phan Lạc Phúc! Ra đây tôi bảo.
Ðêm khuya mà nghe có công an gọi mình, anh chàng Phan Lạc Phúc có vẻ hơi run định giả vờ như không nghe thấy… thì một bạn tù cùng phòng, nằm sát cạnh cửa sổ đã gọi tiếp:
– Phúc ơi! Cán bộ gọi anh kìa!
Không tránh được nữa, Phúc đành bước tới gần cửa sổ, hỏi:
– Thưa cán bộ, cán bộ cần gì ạ?…
– Anh là Phan Lạc Phúc? ố Tên công an gắt giọng.
Nghe nạt nộ, Phúc hơi run, nhưng vẫn trả lời:
– Dạ đúng tôi đây…
Tên công an dõng dạc ra lệnh:
– Ðây là cây đèn cầy, mấy tờ giấy, trong đêm nay anh phải dùng mấy trang giấy nầy viết hết những gì mà anh phát biểu phần liên hệ bản thân sáng nay… Sáng mai đưa sớm cho tôi trước khi đi lao động…
Phúc hú hồn, một tay cầm cây đèn cầy, tay kia cầm mấy tờ giấy đi về chỗ nằm… Thấy một người bạn nằm kế cạnh Phúc buột miệng nói:
– Thần khẩu buộc xác phàm rồi đó ông nội ơi!
Một chuyện khác nữa, đó là chuyện của bạn Nguyễn Văn Diệp (Khóa 3 BTVốCSQG đang ở San Jose, USA), cũng tại một buổi “bồi dưỡng” khi đứng trên bục giảng để lên lớp, tên cán bộ muốn dò xem thử trình độ hiểu biết về triết học của các “sĩ quan ngụy” như thế nào, hắn ta nhìn xuống anh em tù nhân, hỏi:
– Này nhá, các anh có biết từ “Tiếp Thu” đến “Nhận Thức để có thể Chuyển Biến tốt” phải cần có yếu tố gì làm cầu nối?
Tên cán bộ vừa dứt câu trả lời, Diệp liền đưa tay phát biểu. Chờ sự đồng ý của hắn ta, Diệp dõng dạc:
– Thưa cán bộ, phải cần có yếu tố “tình cảm”!
Nói dứt câu, Diệp ngồi xuống, không cần chờ kết luận của tên công an đặt câu hỏi đố. Thấy câu đáp của Diệp quá chính xác, tên này khen rối rít, vì anh ta không ngờ trình độ của sĩ quan “ngụy” lại cao và giỏi đến thế, nhưng anh có biết đâu về cách chơi chữ “tình cảm” của Diệp (chơi chữ như thế nào thì độc giả cứ hỏi thẳng bạn Diệp, vì chỉ có anh ta mới trả lời chính xác câu nói này).
Trái ngược lại, đối với Ðại Tá Phạm Văn Sơn, anh không bao giờ được phát biểu bất cứ điều gì để cho mọi ngươi cùng nghe, có chăng chỉ xảy ra riêng tư giữa ông ta với viên chấp pháp mà thôi…
Cuộc sống của 5 người cùng “phòng cách ly” vẫn ngày tháng trôi đều, cơm 9kg/tháng, chia làm 2 bữa cho 1 ngày (tiêu chuẩn này áp dụng cho những người bị kỷ luật). Trên thực tế, tiêu chuẩn 9kg đã không đảm bảo cân lượng mà còn bị thay thế bằng sắn (củ mì) khô và bobo, bắp hạt… tuổi già nếu cứ nhắm mắt nuốt đại vào, thì sẽ bị rách cuống cổ như chơi, chưa nói khi chúng rớt vào dạ dày sẽ không tiêu được, nên khi thải ra ngoài vẫn còn nguyên dạng…
Trưa, tối, bọn hình sự đem cơm tới, mỗi sáng thì ghé xem bên trong có ai bị việc gì không, tiện thể lấy phân để đem nó ra bón rau cải ở khu lao động, thỉnh thoảng năm ba ngày tên cán bộ trực trại cho họ đi tắm một lần trong giếng gần “đội nhà bếp” (tù nhân đi lao động bên ngoài thì thường ngày tắm rửa ở các hố nước nuôi cá, trâu tắm, sau khi đã rửa sạch các thúng gánh phân người để bón cây trồng trong ngày hôm đó)… Cha Thịnh, Mục Sư Kỳ thì trầm ngâm hơn, lâu lâu thở dài cho đoạn ngày đoạn tháng của cảnh tù đày, riêng Ðại Tá Sơn thì viết liên tục, những bài viết của ông được bọn Việt Cộng cất giữ kỹ, không một ai được xem, ngay cả những người cùng buồng.
Mấy tháng trôi qua, một hôm cán bộ Việt Cộng phát hiện trong bài viết về lịch sử, khi so sánh 2 chế độ “tù” thời VNCH và thời XHCN, họ cho đó là một việc làm “đại phản động hay cực kỳ phản động” gì đó… nên Ban Giám Thị Trại Tân Lập “đặc biệt chiếu cố” bằng quyết định “mật” cho anh Sơn vào ngay hầm biệt giam tại K1. Tất cả anh em chúng tôi khi vi phạm điều gì đều bị gọi tên ra trước sân, tên công an làm cán bộ trực trại đọc lệnh giam: bị giam kỷ luật … ngày: cùm 1 chân, hay cùm 2 chân”, tùy theo mức độ vi phạm nhẹ hay nặng… trước sự chứng kiến của toàn thể tù nhân trong trại hôm đó. Riêng trường hợp Ðại Tá Sơn thì quá đặc biệt, ngay cả Cha Thịnh và Mục Sư Kỳ cũng không biết nốt. Cả hai vị này khi gặp tôi chỉ nói rằng:
– Họ chuyển ảnh đi đâu mất rồi, vì có đem theo hết tất cả đồ dùng cá nhân… Ngay như tôi lúc đầu cũng không biết, mặc dầu tôi được thay mặt anh em làm trong “ban thi đua” phía bên tù chính trị, thường hay đi kiểm tra vệ sinh khắp các phòng giam trong trại…
Tôi xin mở ngoặc về “Ban Thi Ðua” của trại tù K1 Tân Lập một chút:
“Lúc đầu thi đua chỉ gồm toàn tù hình sự, họ đa số phạm những tội như cờ bạc, trộm cướp, hiếp dâm, giết người, bộ đội, cán bộ nhà nước hủ hóa, tham nhũng… Mọi sự đối xử của họ đối với chúng tôi mang tính dã man, vô học, gây nhiều phẫn nộ luôn được bọn cai tù “bật đèn xanh”. Nhờ có sự bê bối của các tên tù như Phú, Ninh trong Ban Thi Ðua ăn chận bớt thịt cá làm hụt phần cấp cho các tù chính trị, bị anh em “đội nhà bếp” kêu ca, cán bộ quản giáo của đội này cho bắt quả tang Ninh và Phú lấy thức ăn cất giấu nơi ở của 2 hắn ta (chuyện này bạn Hoàng Xuân Lưu lúc đó làm Ðội Trưởng đội Nhà Bếp biết rất rành, và anh ta cũng bị kỷ luật lây). Thấy nhóm hình sự có những hành động gây tác hại lớn cho việc an ninh của trại, nên Trại thấy cần phải có những “thường trực thi đua” là người bên nhóm tù chính trị mới tranh khỏi xung đột có thể gây án mạng giữa hai nhóm tù này. Lúc đó tên Thượng Sĩ Công An Bổn (cán bộ Giáo Dục trại) – người chủ trương không để tù nhân chính trị làm thi đua được đi “bồi dưỡng” nghiệp vụ ở Trại Hà Tây (chứ không phải được đi học bên Liên Xô) nên tên Thượng Sĩ Công An Hồng lên thay, chấp nhận tăng cường 3 tù nhân chính trị làm thường trực thi đua (Lúc đó đã được 7 tháng từ khi K1 Tân Lập đảm nhận việc nhốt tù chính trị chúng tôi). Ba người được tăng cường đầu tiên là tôi và Kính (CTCT) và Lập K5-BTV/CSQG. Cường (K3-BTV/CSQG, hiện ở Canada) thì được tên Nhàn (Trưởng Ban Thi Ðua) xin thêm để làm phần hành “văn hóa” (thay thế cho Hùng hình sự hay đánh các tù nhân khác) chứ không phải thường trực thi đua (việc này có ký giả Nguyên Huy – Nhật Báo Người Việt biết). Thời gian sau. thường trực thi đua được tăng cường thêm LV Ðàn (Trung Tá Nhảy Dù), Cường thì được đưa về K3 (Tân Lập), tôi thì bị đưa về Trại Giam Hà Tây tiếp tục “cải tạo”. Từ đó trở đi tôi không còn biết gì về hoạt động của thường trực thi đua ở K1 Tân Lập nữa…
Nhàn là một tên “đâm thuê, chém mướn, lừa đảo, cờ bạc”. Tên này vẫn làm Trưởng Ban Thi Ðua để kèm kẹp chúng tôi, hắn biết rõ việc của Ðại Tá Sơn (y là người đưa cơm hàng ngày cho Ðại Tá Sơn khi bị cùm trong phòng biệt giam, vì công an VC không tin tù chính trị như chúng tôi). Thấy tên Nhàn này hay rù rì với Cường, nên tôi đâm ra nghi ngờ… Với Cường thì tôi không thể tìm hiểu được rồi, vì lỡ đổ bể chuyện gì thì anh ta bị cùm ngay mà tôi cũng vạ lây, thôi thì phải tìm biết mọi chuyện cần biết nơi Nhàn khi có dịp thuận tiện…
Một hôm Nhàn than phiền với tôi:
– Cái tên Sơn này cứng đầu… từ hôm bị biệt giam đến nay không chịu ăn chịu uống gì cả, lại còn phóng uế bừa bãi, linh tinh… thối chịu “đếch” được!
Thấy có cơ hội, tôi nói ngay:
– Thế anh đưa cơm hằng ngày cho hắn ta, hắn ta có chửi mắng gì anh không?
– Anh ta đâu có thèm nói năng gì mà chửi với không chửi… Chỉ cái tội viết bậy mà vào cùm nên khổ thân đấy thôi! Các anh bảo nhau mà liệu hồn!
– Tôi nghe nói khi ở phòng cách ly, anh ta được viết những gì đúng theo cán bộ yêu cầu kia mà?
– Thì đương nhiên phải đúng yêu cầu, nhưng diễn ta mặt tích cực thì được, đằng này cứ phanh phui chuyện tiêu cực thì hỏng ngay…
Tôi giả vờ:
– Như thế nào là tiêu cực? Anh cho tôi biết để còn giữ mình có thể cải tạo tốt không chỉ riêng bản thân mà còn giúp anh em khác nữa chứ?…
Nghe tôi hỏi có lý, tên Nhàn vênh mặt có vẻ như một cán bộ công an khi lên lớp cho các tù nhân:
– Anh ta khờ lắm! Viết gì không viết lại việt bài có nội dung đem so sánh hai chế độ tù giữa Chủ Nghĩa Tư Bản và Chủ Nghĩa Xã Hội… còn đem chuyện gian trá trong việc trao trả tù binh của hai bên ra phân tích… Chơi kiểu này thì chết thôi con ạ!
Chừng 4 ngày sau, tôi giả bộ đi ngang qua khu cấm này gọi là coi xem có vấn đề gì cho an ninh trại hay không (tôi có báo cho tên cán bộ trực trại biết; tên này dặn thêm: Anh phải cẩn thận chứ “tên Sơn” khá nguy hiểm đấy nhé), cũng từ câu nói của tên này, tôi mới xác quyết rằng Ðại Tá Phạm Văn Sơn đang bị kỷ luật.
Làm bộ như đang đi lo việc quan sát phía bên ngoài các phòng kỷ luật, nhất là ở các lỗ có song sắt và lấy tay giật giật thử có còn chắc hay không, cái nào bị mục cần thay để có cớ báo lại cho tên trực trại, hoặc tình hình có ai “quan hệ” với những người bị kỷ luật (đa số là bọn hình sự) hay không?…
Nhìn quanh thấy không có ai, tôi nói nhẹ vọng vào:
– Anh Sơn, em là Q. đây, anh khỏe không? Ðói lắm không? Em vứt vào nửa cái bánh bột nhé!
Giọng thật nhỏ, yếu, vọng ra:
– Q. đó hả?
(Sở dĩ anh Sơn, Cha Thịnh, Mục Sư Kỳ biết tôi vì hồi họ chung sống tại khu cách ly, tôi là người hay đến nói chuyện, lại nữa âm thanh lời nói của tôi cũng dễ nhận, nên bên trong dầu không thấy người cũng an tâm vì “không thể trao thân lầm tướng cướp” được).
– Tôi không cần gì cả, đừng vứt vào, bọn chúng đến kiểm soát thì chết cả lũ, ráng phải lo giúp các bạn khác nữa… Hôm nay đã 4 ngày tôi nhịn ăn rồi, ít hôm nữa thì anh sẽ rõ những việc tôi làm, anh mau đi khỏi đây, và từ nãy giờ coi như anh chưa lại chỗ tôi, và cũng đừng nói với ai là tôi đang ở đây, nếu lỡ việc ra thì anh sẽ bị nguy, mà ngay chính tôi cũng không thể thực hiện ý nguyện của mình…
Tôi rón rén bước về phía các phòng giam khác để gọi là đi kiểm soát tổng quát… Sau giờ xuất trại đi lao động chiều hôm ấy (Trại đang cho các đội thi đua nhau đào hốc trồng sắn), một tên tù hình sự đến nói với tôi:
– Chú à, cháu đề xuất với chú chuyện này khó khăn thật đấy, nếu vỡ ra thì cháu chết ngay, nhưng nếu không nói thì không được.
Tôi bảo ngay:
– Mầy lại lèng èng chuyện gì đây, linh tinh nữa phải không? Nhanh lên kẻo đến giờ tao phải phát dầu cho các buồng rồi đây!
Tên hình sự ngập ngừng:
– Vâng ạ, vâng ạ! Chú Sơn bảo chú cho chú ấy xin tờ giấy trắng, còn cháu thì có cây bút chì để chú ấy viết cái gì gì ấy mà…
Tôi như điếc cả 2 lỗ tai, không biết nghe có lầm không, nếu nó gài mình thì ngày mai lại phải vào cùm, nếu nó thật lòng thì mình phải làm sao đây? Tôi giả vờ nạt nộ một hồi, xong nói tiếp:
– Thôi, tao không giải quyết được việc gì đâu, tao bận lắm, mầy ở đây coi văn phòng giúp tao một tí, đừng cho giấy tờ trên bàn gió bay lộn xộn, và không cho bất cứ ai sờ vào món gì cả nghe chưa? Tao phải xuống bệnh xá một tí là về ngay!
Nói xong tôi đi thật vội, không dám nhìn lại cho đến khi phải trở về lấy dùi trống đánh lên 3 tiếng gọi các “trực sinh” (danh xưng dùng cho những tù nhân lo việc vệ sinh, cơm nước cho anh em tù khác ra ngoài lao động) của các phòng đến nhận dầu về thắp trong đêm, chủ yếu để có lửa hút thuốc lào…
Ngoài ra, trong đêm, có ánh sáng leo lét của ngọn đèn tuy làm bằng vỏ chai cưa cổ, nhưng cũng giúp được nhiều việc như rủi có anh em nào đau nặng, cần cấp cứu là phải hô to: “Báo cáo cán bộ, phòng X có người đau nặng, xin được cấp cứu”. Hô to lên như vậy nhiều lần cho tới khi các tên cán bộ vào mở cửa thì anh em mới có thể thấy đường để khiêng người bệnh lên trạm xá. Nếu bệnh quá nặng thì để lại luôn tại trạm xá, nếu bệnh nhẹ hơn thì chỉ nhận 2 viên “xuyên tâm liên” rồi phải khiêng trả lại phòng giam ngay. Nói là “trạm xá” cho oai thôi, chứ thật ra cũng vẫn là một phòng giam bị khóa cửa cẩn thận như mọi phòng giam tù khác. Có nhiều anh em tù chính trị được cấp cứu trong những đêm như vậy, sáng hôm sau đã phải vĩnh viễn ra đi, có khi ngay tại trạm xá, đôi khi ngay tại phòng giam chung. Nói chung, tù chính trị chết nhiều hơn tù hình sự. Gần 2 năm bị giam tại trại Tân Lập, tôi chưa gặp một trường hợp nào tù hình sự bị mạng vong cả.
Hai ngày sau nữa (Tổng cộng 6 ngày), tên cán bộ trực trại gọi tên Nhàn (Trưởng Ban Thi Ðua) đưa 2 tù hình sự khỏe mạnh khiêng Ðại Tá Sơn từ phòng Kỷ Luật xuống trạm xá (lúc đó đã 8g tối, các tù nhân khác đã vào chỗ ngủ). Màn đêm xuống, từ lâu… Tại trạm xá chả có thuốc men gì để giúp cho Ðại Tá Sơn khỏe lại mặc dầu biết Ðại Tá kiệt sức vì nhịn đói lâu ngày… Thế rồi Ðại Tá bắt đầu đi vào mê sảng… Ðến 2g sáng hôm sau, Ðại Tá Sơn được đưa về lại Phòng Cách Ly cùng với Cha Thịnh, Mực Sư Kỳ, nhưng lúc này ông ta yếu lắm rồi, không nói được lời nào với các người chung phòng. Tình trạng dần dần đi vào mê man… cho đến 8 giờ sáng hôm sau.
Thường thì 7 giờ 30 sáng tên công an làm cán bộ trực trại vào mở cửa phòng cách ly để những người này làm vệ sinh cá nhân, sau đó phải vê than đá bột lại thành từng nắm vừa trong hai bàn tay, đem phơi khô để những người bạn tù thuộc đội nhà bếp lấy về đun bếp. Công việc “vê” than này chỉ dành riêng cho 5 người trong phòng cách ly mà thôi. Hôm đó anh chàng Thiếu Úy Quân Báo, sau khi làm vệ sinh cá nhân xong, thấy Ðại Tá Sơn quá yếu sợ để nằm trong phòng sẽ ngộp thở vì thiếu không khí, nên đã đề nghị mấy người còn lại phụ khiêng Ðại Tá Sơn ra bên ngoài bên đống than đang “nắm” dở… để hưởng chút không khí trong lành. Lúc đầu Ðại Tá còn gượng ngồi được giống như một người đang làm việc “nắm” than như nhiều người khác…
Ngoài sân trại, lệnh xuất trại đi lao động được tên công an trực hách dịch ban hành, thì cũng là lúc Ðại Tá không còn ngồi nổi nữa, ông gục mặt trên đống than dang dở, và bất động… Cũng đúng lúc đó anh tù chính trị làm ở nhà bếp Nguyễn Văn An (BTV Khóa Rạch Dừa) đem xe cải tiến đến… Thay vì chở than về đun bếp, anh ta phải dùng ngay xe nầy để chở Ðại Tá Sơn lên trạm xá cấp cứu… Khi vượt qua sân trại thì đúng vào lúc chỉ còn một đội tù cuối cùng xuất trại, những người đi sau ngoái đầu nhìn ngơ ngác, không biết chuyện gì đã xảy ra… An kéo Ðại Tá Sơn đến trạm xá, những người tù trong này chạy ra để phụ khiêng vào cấp cứu… lúc đó Ðại Tá đã tắt thở rồi…
Ðại Tá Phạm Văn Sơn đã vĩnh biệt anh em như vậy đó!
Khoảng 11 giờ trưa khi tất cả các tù nhân còn đang ngoài bãi lao động, thì xác Ðại Tá Sơn được nhóm tù hình sự và tôi đưa đến “nhà vĩnh biệt”, một cái chòi mái lợp tranh, vách tô bằng đất sét nhồi với rạ do chính anh em tù chúng tôi dựng lên phía Tây đằng sau khu nhà giam của chính mình.
Những bộ quần áo tù rách nát, vá víu chằng chịt được khoác thêm vào người anh Sơn để gọi là tạm ấm khi phải trở về lòng đất lạnh. 8g tối, các phòng giam của khu tù chính trị được khóa cẩn thận, thì cũng là lúc chiếc hòm bằng cây “vông đồng” sần sùi, tồi tàn đựng xác Ðại Tá được đặt trên xe “cải tiến”, một loại xe do 1 người kéo, 2 người đẩy, có nơi còn gọi là xe “cộ” (hình thức giống hệt như chiếc xe dùng cho trâu, bò kéo nhưng nhỏ hơn), do 4 tên tù hình sự kéo đẩy đi. Họ chôn anh Sơn cạnh bên kia bờ suối nhỏ, phía bên này là một rừng sắn đang tươi tốt cao ngang lưng, thành quả lao lao động bằng máu và mồ hôi trong những ngày khổ sai của số người còn sống sót…
Tin về cái chết của Ðại tá – sử gia Phạm Văn Sơn được giữ kín. Ðiều này chứng tỏ đã không có sự bình thường như mọi lần trước khi có một trong những anh em chúng tôi ra đi.
Ðại Tá Sơn nằm xuống yên lặng như thế, nhưng mọi việc còn lại gây nhiều chấn động không phải chỉ trong anh em tù với nhau mà ngược lại có sự bàn tán, tranh luận… thể hiện ngay trong nội bộ của bọn chỉ huy trại Tân Lập (K1). Trưởng Trại Tân Lập tên Thùy (Thiếu Tá Công An), phải tức tốc từ K5 (Trại trung ương của Tân Lập) đến K1 tìm hiểu sự việc. Việc xì xầm với nhau giữa các tên Việt Cộng trực trại, giáo dục, hàng quản giáo, an ninh, về phía tù nhân có tên Nhàn (Trưởng Ban Thi Ðua) cùng nhau bàn bạc tìm biện pháp đối phó… Nhờ những tên tù hình sự “phục dịch cán bộ” (lo cơm nước, giặt giũ áo quần…) về thuật lại, tôi mới biết được chút ít:
– Ðó là nội dung lá thư viết bằng bút chì trên 1 trang giấy “tự túc” (giấy màu vàng ố do tên hình sự tự ý lấy tại phòng thi đua mà tôi nói trong trường hợp nêu trên; dĩ nhiên việc này chỉ có tôi và tên tù hình sự ấy biết mà thôi, nhưng bảo tôi là người cung cấp giấy thì không thể có bằng chứng được, hắn ta tự lấy trong lúc tôi vắng mặt kia mà). Trong thư Ðại Tá Sơn nói rằng: “Xin các ông hãy xem xét lại cách đối xử với chúng tôi phải nhân đạo, những hình thức dã man như vừa qua đã áp dụng hoàn toàn không có lợi mà ngược lại rồi đây trong lịch sử sẽ nguyền rủa…”.
Sau biến cố này, bộ mặt sinh hoạt tù khác hẳn, kỷ luật nghiêm ngặt hơn. Về phía ban thi đua được tăng cường thêm 2 người tù chính trị làm trật tự, các đội trưởng phải chịu trách nhiệm hết mọi hành vi của đội viên mình trong mọi nhất cử nhất động; ăn uống thì ấn định rõ ràng (vì trước đó tên cán bộ lo về phần bếp núc của anh em tù, đã trừ quá nhiều vào sự hao hụt bằng cách tự phân phối lương thực thực phẩm hàng tháng theo ý riêng của hắn ta! Tên này bị thay thế bằng 1 tên khác).
Bên ngoài tuy phải áp dụng hình thức lao động khổ sai như cũ, nhưng bên trong bọn Việt Cộng đã ngầm bảo nhau cần nhẹ tay hơn. Trước đó, việc nấu nướng riêng tư không cho phép, nay thì có lệnh mỗi tù nhân vào sáng Chủ Nhật có thể xuống bếp trại để hâm lại những thức ăn riêng, nhưng phải biết chia nhau giờ giấc tránh cảnh gây ồn ào xáo trộn.
Hôm nay ngồi suy ngẫm lại chuyện cũ thì cái chết của Ðại Tá Sơn nào có khác gì những anh hùng Nguyễn Tri Phương (Thà nhịn đói chịu đau mà chết chứ không bao giờ khuất phục giặc Pháp), Hoàng Diệu (Lên thành treo cổ tự vẫn chứ không đầu hàng)… Ðại Tá Phạm Văn Sơn tuyệt thực trong nhà kỷ luật, chấp nhận cái chết, vì muốn đòi quyền lợi cho các anh em tù nhân chính trị khác được hưởng đúng theo quy chế của một tù binh theo luật quốc tế, tuy kết quả không như ông mong muốn, nhưng dầu sao cũng làm cho những anh em còn sống được dễ thở hơn…
Với lá thư gởi cho Ðảng và Nhà Nước XHCN – nhờ Trại Tân Lập chuyển, nội dung hoàn toàn được bọn Việt Cộng giữ bí mật, nhưng tên Nhàn lỡ lời vì bị sập vào bẫy moi tin do tôi gài. Với thời gian 20-21 năm trôi qua, tôi chỉ nhớ đại khái: “Xin các ông hãy xem xét lại cách đối xử với chúng tôi, những hình thức dã man như vừa qua hoàn toàn không có lợi mà ngược lại rồi đây trong lịch sử phải ghi thêm vào đấy vết ô nhục mãi ngàn đời sau cho dân tộc VN… vì đã có một thời mà người cộng sản từng đối xử dã man ngay với đồng bào, đồng loại của mình!” (Thực ra câu này, tôi chỉ viết dựa theo ý chính của tên Nhàn, còn nguyên văn thì không cách nào cá nhân tôi có thể xem được).
Ðại Tá Sơn chịu chết để cho anh em chúng tôi sống…
Viết bài này với ước mong có thể thay mặt cho các anh em cùng sống chung với Ðại Tá – sử gia Phạm Văn Sơn tại trại K1 Tân Lập, xin được thắp nén nhang vái linh hồn Ðại Tá luôn được siêu thoát.
Trường Xuân Phu Tử
Hồ Quang

Viết lại vào ngày 18/5/2010

NGUYỄN THIÊN THỤ * TẠP CHÍ ĐẠI HỌC HUẾ



TẠP CHÍ ĐẠI HỌC HUẾ
NGUYỄN THIÊN THỤ
        
 


Tạp chí Đại Học là cơ quan nghiên cứu của viện Đại học Huế, ra đời năm 1958 tồn tại đến khoảng 1968, với khoảng 40 số, do Trần Văn Toàn chủ trương, sau Nguyễn Văn Trung nối tiếp với sự cộng tác của các giáo sư và học giả như Nguyễn Nam Châu,Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm, Lê Văn Diệm, Bửu Kế, Nguyễn Bạt Tụy, Nguyễn Khắc Xuyên, Trần Kinh Hòa, Phan Văn Dật, Lê Tuyên, Bùi Quang Tung, Nguyễn Văn Thích, Nguyễn Khắc Hoạch, Thanh Lãng, Vũ Quốc Thúc, Lê Hữu Mục. .


Phần nghiên cứu triết học Tây Phương khá phong phú. Tạp chí thường có những chủ đề (Trào lưu Hiện Sinh , DH số 18, tháng 11-1960; Tiểu Thuyết , DH số2,4-1961, Marx và Kịch Nghệ Nga Xô, DH số 4 th. 8-1961; Từ Nô Lệ đến Tự Do, DH 3, 6-1962; Vấn đề lao động, DH 38, th.4-1964). Tạp chí này gồm các giáo-sư các môn ngành khác nhau (Văn, Triết, Sư phạm, Sử địa, Nhân chủng, v.v.) đã cộng tác hoặc biên tập tờ tạp-chí Đại Học của Đại học Huế. Bài vở trên tạp-chí này vượt ra ngoài khuôn khổ giáo khoa cổ điển để đưa độc giả (và sinh viên) đến những chân trời mới, khác, hiện-đại hơn, khai mở hơn! Nhà xuất-bản Đại Học từ 1958 in các tác phẩm triết học, giáo khoa, sử địa, v.v. Viện Đại học Huế đã đi tiên phong trong việc dùng tiếng Việt giảng dạy ở bậc đại học, nhờ thể chế tân lập, đã là bằng chứng hùng hồn cho thể chế tự trị đại học ở miền Nam.


Đại học Huế được thành lập và khai giảng vào tháng 9, 1957. Việc thành lập đại học Huế là đáp ứng lại nguyện vọng của các nhân sĩ Huế muốn có một đại học riêng ở miền Trung. TT Ngô Đình Diệm đã nhận lời và mau chóng đáp ứng nguyện vọng ấy vào năm 1957. Việc thiết lập đại học Huế, tuy vậy, đã bị các thành phần trí thức giảng dậy ở Sài Gòn phản đối dữ dội, chê bai đủ thứ..Đặc biệt là trường Y Khoa Saigon.. Vì họ cho rằng Huế không có đủ khả năng chuyên môn, giáo sư không đủ học vị và nhất là giảng dạy bằng tiếng Việt . Trong Hồi Ký Bên Giòng Lịch sử, chương 37, LM Cao Văn Luận cho biết hai ông bộ trưởng giáo dục Nguyễn Dương Đôn và Trần Hữu Thế đều phản đối. Cuộc chiến tranh dữ dội, ông Lê Tấn Vĩnh, Giáo Sư Trường Y Khoa Huế sau mấy tháng làm khoa trưởng, nhưng gặp phải sự đố kỵ của giới Y khoa Sài Gòn, làm cho ông buồn bực, chán nản mà từ chức.. (1)


Lập Đại Học Huế, LM Cao Văn Luận đã khổ công xin giấy phép, phá tan sự bao vây của bọn học phiệt Saigon, phải lo phòng ốc, trường sở, nhất là Ngài phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi tìm nhân lực và tài lực. Không những thế, Ngài đã muốn Viện Đại Học Huế dương danh nền văn hóa cố đô, thực hiện sự nghiên cứu trí thức bên cạnh việc giảng dạy. Vì vậy, Ngài đã dựng lên Tạp chí Đại Học và nhà xuất bản Đại Học. Tạp chí Đại Học là linh hồn của Viện Đại Học Huế.  (2)


Và để thực hiện được điều ấy tờ Đại học cổ súy việc dùng tiếng Việt trong việc giảng dạy bất kể những khó khăn ban đầu về danh từ.

Tờ Đại học ra đời là nhằm đạt các mục tiêu vừa nêu trên.. Trong suốt 6 năm trời, tờ Đại học đã đồng hành và phát triển cùng với sự phát triển của đại học. Tờ báo với số báo đầu tiên, tháng 2-1958 và chấm dứt khi chế độ đệ nhất cộng hòa miền Nam sụp đổ sau vài tháng. Có tất cả hơn 300 bài viết nghiên cứu về triết học, sử học, địa lý, luật học, ngôn ngữ học, ngữ pháp học, văn học và cả ngành y khoa.. trong khoảng 4000 trang tài liệu.

Viện Đại Huế được thành lập, dân Huế có cơ ngơi học hành,  văn hóa và kinh tế phát triển. Đó là nhờ công lao của Tổng thống Ngô Đình Diệm và LM Cao Văn Luận. Nghĩ xa một chút, mấy ông tây thực dân quả klà có óc cởi mở và lòng nhân đạo nên mới mở Viện Đại học Đông Dương (tiếng Pháp: Université Indochinoise) năm 1907, còn như mấy ông Tây mũi tẹt da vàng thì muôn đời dân ta chỉ ăn lông ở lổ!
 Có nhiều độc giả khen ngợi nhưng cũng có vài ý kiến phê bình. Nguyễn Tuyết Lộc phê phán triết học “xào nấu” của tạp chí Đại Học. Điều đáng tiếc liên quan đến tên tuổi một thời này không phải ở chỗ mấy mươi năm sau đọc lại tôi không còn cảm giác thú vị háo hức như xưa, nhất là với những ai đã đọc kỹ Jean Paul Satre – ví dụ những tập “Situations” của triết gia này – để rõ tài xào nấu của soạn giả An Nam từ nguyên liệu Parisien. 
Việc đọc các tên tuổi phương Tây đương đại và tài xào nấu kịp thời vẫn là một công lao không nhỏ, nhất là với đa số độc giả trình độ Mauget I, II và nói riêng quý độc giả không có trình độ Pháp văn “oong” hay “đơ” gì cả. Cảm giác thất vọng của tôi là khi nghe chuyện – thực hay hư? – sau năm 1975 giáo sư Nguyễn Văn Trung phát biểu tố cáo hai giáo sư Lê Tôn Nghiêm và Trần Thái Đỉnh là những người truyền bá triết học hiện sinh để rao giảng lối sống buông thả, thiếu trách nhiệm trong tuổi trẻ miền Nam. http://www.dutule.com/D_1-2_2-139_4-6944/nguyen-tuyet-loc-2-le-loi-hue-dia-chi-kho-quen.html

Nhưng quan trọng hơn hết là cuộc phê phán Hiện sinh tay sai đế quốc Mỹ nổi lên trong hàng ngũ giáo sư Triết học Đại Học Huế và tạp chí Đại học Huế. Giáo sư, cựu Linh mục Trần Thái Đĩnh đã gửi một lá thư cho ông Nguyễn Văn Trung nội dung có đoạn:


Anh nói anh Lê Tôn Nghiêm, LM Tường và tôi nắm trong âm mưu của đế quốc Mỹ muốn dùng chủ nghĩa hiện sinh để lũng đoạn xã hội miền Nam trước 75. Theo bài kể lại, thì anh đã nói: “Để truyền bá chủ nghĩa hiện sinh có chất lượng, Mỹ đã sử dụng những giáo sư có khả năng, uy tín vào mục đích này…Đợt đầu hầu hết là những giáo sư du học ở nước ngoài tham gia truyền bá chủ nghĩa hiện sinh như Lê Tôn Nghiêm, Trần Thái Đỉnh, Nguyễn Văn Trung, Lê Thành Trị, Thân Văn Tường…” (tr. 72). Tôi rất lấy làm lạ sao [2] anh lại lôi chúng tôi vào câu chuyện của anh! Mà nói Mỹ dùng chủ nghĩa hiện sinh làm vũ khí phá hoại cũng là điều không đúng sự thật, vì:


a).Mỹ làm gì có chủ nghĩa hiện sinh mà mang vào VN? (Chủ nghĩa hiện sinh là riêng của Pháp mà Mỹ không bao giờ ưa Pháp, cũng như Pháp không bao giờ chịu Mỹ). Tôi đố ai có thể kể tên một triết gia hiện sinh người Mỹ. Ngay bên Anh quốc, triết hiện sinh cũng hoàn toàn vắng bóng: năm 1956, tôi nghỉ hè 4 tháng bên Anh, ở chung một trại hè với một giáo sư triết người Anh trong vòng 1 tuần. Ông này rất thông thạo về các trào lưu tư tưởng triết học cổ kim, nhưng về triết hiện sinh, ông chỉ đoc Heidegger và Jaspers, và ít đọc Sartre. Ông bảo Sartre chỉ là văn chương, và “văn chương bẩn thỉu” (ông nhắc tới cuốn “La Nausée” và cuốn ‘l’Ấge de Raison” của Sartre). Ông cho tôi coi tuyển tập triết Tây Phương bằng tiếng Anh, trong đó người ta dành cho Sartre một bài duy nhất hai trang, dịch sang Anh ngữ: The Hole (le trou, cái lỗ) Phải chăng anh Trung đã cảm hứng trang sách này của Sartre để viết rằng … người đàn bà là “cái lỗ thịt”?


b. Vậy như mọi người đều biết chủ nghĩa [3] hiện sinh là một phong trào chỉ có tại Pháp, do ảnh hưởng lớn lao của Sartre về văn chương và văn nghệ (tiểu thuyết, kịch nghệ, điện ảnh, “các động hiện sinh” của giới trẻ), nhưng giới hiểu biết, nhất là giới đại học và giới cầm bút, đều biết 4 cái triết cùng được gom lại trong phong trào hiện sinh chẳng có gì giống nhau hết. Cho nên những vị giáo sư triết được mọi người khâm phục như J. Walls, P. Ricoeur…. đều đồng ý gọi triết của K. Jaspers là philosophie de l’existence (triết hiện sinh), triết của Heidegger là philosophie de l’être (triết hiện hữu), triết của Marcel la Néo-Socratisme (Tân Socrate, hoăc triết học hiện hữu: “Être et Avoir” là một trong những tác phẩm nòng cốt của ông). 
Vậy chỉ còn Sartre la được dành cho danh xưng existentialisme (chủ nghĩa hiện sinh). Triết của Heidegger rất sâu xa và khó hiểu, vì ông muốn cái làm cho mỗi sự vật là nó. Triết của Jaspers là một sự vươn lên không ngừng, vươn tới chân tướng của con người và vươn lên tới siêu việt. Triết của Gabriel Marcel là một sự tra vấn về bản chất con người, bản chất xã hội. Chỉ có triết của Sartre là một thứ buông thả và ông dùng quá nhiều chất liệu dục tính trong các phân tách về con người. Chính Sartre cũng là triết gia duy nhất trong nhóm hiện sinh đã sống hết sức buông thả, có thể nói là vô luân. Suốt 30 năm trời, [4] ông đã sống như đôi vợ chồng với Simone de Beauvoir, mà không phải là vợ chồng. Rồi về cuối đời, cả khi ông đã ngoài cái tuổi thất thập cổ lai hy, lại có thêm hai người phụ nữ nữa, cùng với Simone, phục vụ sinh lý cho ông: đó là Arlette, “người con nuôi” của Sartre trên danh nghĩa pháp lý, và một người đàn bà nữa mà tôi không nhớ tên, và không cò tài liệu trong tay. (Xin xem Document Paris-Match, bài của Bernard-Henry Lévy, quãng năm 1991)


Tôi thấy cần nhắc lại những điều này có vẻ thừa quá, nhưng vẫn phải nhắc lại, vì bài thuyết trình của anh có những chỗ nhập nhằng. Chẳng hạn anh nói anh Lê Tôn Nghiêm, LM Tường và tôi giảng dậy chủ nghĩa hiện sinh ở Đại Học, có thể bản thân anh đã làm việc này, chớ chúng tôi thì tuyệt đối không: hãy soát lại các giáo trình của anh Nghiêm và của tôi ở Đại Học Văn Khoa Sài gòn và Đại Học Văn Khoa Huế, có bao giờ chúng tôi dạy chủ nghĩa hiện sinh đâu? LM Thân Văn Tường có dậy Đại Học bao giờ đâu? Ông chỉ dậy Đại Chủng Viện Sài Gòn. Không lẽ ông giảng dạy chủ nghĩa hiện sinh cho các chủng sinh? Thực ra ông chỉ viết mấy bài về triết Gabriel Marcel trong tạp chí Bách Khoa thôi, mà triết của Marcel đâu có phải là thứ triết [5] buông thả và sa đọa?

b) Bài thuyết trình của anh làm cho người ta có cảm tưởng như đế quốc Mỹ đã chi phối và khuynh đảo việc giảng dậy Đại Học ở Sài Gòn trước 75 đã có phần nào tự trị Đại Học, không có Mỹ nào, đảng chính trị nào, dù là Đảng Cần Lao của Nhu-Diệm, ở trên hoặc cạnh Hội Đồng Khoa. Trừ một trường hợp dưới chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm: Giám Mục Ngô Đình Thục đã ép chính quyền, cụ thể là Viện Đại Học Huế, không cho anh dạy ở Huế nữa, và chuyển anh về Đại Học Văn Khoa Sài Gòn. Cũng Giám Mục Thục lấy giáo quyền cấm tôi không được day triết Ấn Độ và tư tưởng Phật giáo ở Đại Học Văn Khoa Huế nữa. Thật ra đây là vấn đề cá nhân. GM Thục cấm tôi dạy về Phật Giáo, nhưng ông không có quyền cấm dạy môn tư tưởng Ấn Độ và Phật Giáo, vì giữa lúc đó Thượng Tọa Thích Thiện Ân vửa đậu Ph.D. ở Nhật về tới Huế, và Thương Tọa tiếp tục giảng dạy môn mà tôi đã phụ trách từ ba năm trước đó. [6]


Trở lại nền tự trị đại học, anh còn biết rõ hơn tôi rằng các giáo sư phụ trách các bộ môn đều toàn quyền và chịu trách nhiệm soạn thảo giáo trình, giảng dạy, ra đề thi, chấm thi, cho đậu hoặc đánh trượt về môn mình phụ trách.
Đàng khác, cho tới tháng 4/1975, nền đại học miền Nam và cụ thể là Đại Học Văn Khoa Sài gòn vẫn nằm gọn trong tay các giáo sư du học ở Pháp hay ở Bỉ về. Mấy anh em du học ở Mỹ về đều chịu cảnh “ăn cơm nguội, nằm nhà ngoài”, khó được trọng dụng, và nếu được thu dụng thì bị xếp lương thấp. Vấn đề văn bằng M.A. chỉ được xếp lương ngang với Cử Nhân, và việc các đương sự đã tranh đấu để được xếp ngang hang với Cao Học, là một cuộc kèn cựa dai dằng ai cũng biết.


Tóm lại, nếu chỉ có triết của Sartre là chủ nghĩa hiện sinh, thì rõ ràng chỉ có anh Trung và mấy đệ tử của anh, cộng thêm vài nhà thơ, là những người đã truyền bá chủ nghĩa hiện sinh buông thả trước năm 75. Anh Lê Tôn Nghiêm có viết về triết hiện sinh của K. Jaspers, nhân việc xuất bản bản dịch cuốn ‘Triết Học Nhập Môn” [7] của Jaspers, mà anh dã thực hiện. LM Thân Văn Tường viết mấy bài sâu sắc về triết Gabriel Marcel. Còn tôi, chiều theo ước muốn chánh đáng của một số anh em trí thức và sinh viên muốn hiểu nguồn ngọn của triết hiện sinh, tôi đã bỏ công nghiên cứu các tác phẩm của Kierkegard, của Nietzche, của Husserl và của 4 triết gia hiện sinh, từ 4 triết gia trong cái phong trào mệnh danh là hiện sinh. 
Tôi đã nghiêm khắc phê phán triết học của Sartre, đồng thời đề cao những nét hướng thượng và cao đẹp của triết Jaspers và triết Marcel. Đó là điều người ta không thấy nơi anh Trung. Anh say sưa phổ biến tư tưởng của Sartre. Sartre viết 5 hay 6 cuốn “Situations”, thì anh Trung cũng viết theo 4 hay 5 cuốn “Nhận Định”, và cuốn “Ca Tụng Thân Xác” của anh Trung hao hao như cuốn “La Nausée” và cuốn “L’ Âge de Raison”. Anh Trung nói một số anh em Giáo Sư Đại Học nằm trong “âm mưu của đế quốc Mỹ” sử dụng anh em để tha hóa và làm sa đọa xã hội miền Nam trước 75. Nếu chỉ có triết của Sartre và chủ nghĩa hiện sinh của Sartre là dơ nhớp và tha hóa con người, nhưng đúng là chỉ có anh Trung và mấy đệ tử của anh là những người đã gây ảnh hưởng xấu trong giới trẻ miền Nam trước 75, trong cái gọi là phong trào chủ nghĩa hiện sinh. [8]….

Bình Thạnh 6/2/1996
Đã ký Trần Thái Đỉnh
Oakland, CA Đỗ Hữu Nghiêm đánh máy và phổ biến theo ý của GS Trần Thái Đỉnh trong giai đoạn cuối đời ở Sàigòn. https://www.facebook.com/notes/245334115633248/ 

Kết cục Viện Đại Học Huế và tạp chí Đại Học là khúc nhạc buồn!

 _________
CHÚ THICH
(1). Các bác sĩ bên tây về oai phong lẫm liệt. Họ không muốn chế tạo ra hàng ngàn bác sĩ "made in Viet Nam" làm giảm giá trị ngành y và gây ra cạch tranh làm thiệt hại túi tiền của họ. Như vậy cấm mở thêm Đại Học nhất là Đại Học Y là phải.
(2). Một số người cho rằng Huế giỏi, Huế siêu, còn Viện Đại Học Saigon không có lấy một tờ báo nghiên cứu, không có nhà xuất bản Đại Học như Huế. Nghĩ như vậy là lầm to,.Các vi đại trí thức Saigon là luật sư, bác sĩ, giữ chức vụ lớn trong chính quyến, lại làm giám đốc bệnh viện, Dược Phòng, văn phòng luật sư công việc bộn bề đâu có thì giớ mà viết lach như bọn nhà văn, nhà giáo, nhà báo, nhà đài cho nên họ không cần báo chí và nhà xuất bản. Các giáo  sư  luật sư rất năng động.Họ tự in lấy cho khỏi ai in thêm, in lậu, và tự họ bán cho sinh viên khỏi mất tiền cho nhà xuất bản và tiệm sách.Khi vào vấn đáp, sinh viên phải xuất trình sách có chữ ký của giáo sư nếu không đời tàn ngõ hẹp! Một vài sinh viên Luật hay ai đó cũng tự in cours Luật khoa mà kiếm tiền bộn!
(Trich  NGUYỄN THIÊN THỤ -VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ TOÀN THƯ- sẽ xuất bản)



CÁNH CÒ =VIETTUSAIGON=TƯỞNG NĂNG TIẾN =TẬP CHÍ THẾ KY XX

CÁNH CÒ * RÕ CHÁN

Rõ chán!


Trong khi lãnh tụ các quốc gia khác có những hành động gần dân thì lãnh tụ Việt Nam lại thích gần với nghị quyết, với lý thuyết cộng sản và nhất là gần với chủ trương xã hội chủ nghĩa.
Mỗi lần đi đâu làm gì, những chiếc loa phường thu nhỏ ấy lại phát biểu như mở lại cái loa cho dân chúng nghe còn khuôn mặt, nét biểu cảm, nụ cười … giống như những chiếc mặt nạ bằng sáp, bóng nhẫy và trơ lì đến độ khó hiểu. Tại sao một cơ thể có sự sống bên trong lại tự trang bị cho mình chiếc mặt nạ của người chết như vậy?
Người chết ấy là Lenin, là Hồ Chí Minh và ngay cả Chủ nghĩa xã hội vừa mới sinh ra cũng đã chết non tự thuở nào rồi.
Còn người sống thì hình như các bậc minh quân đời nay có vẻ lảng tránh, càng xa càng tốt. Lảng tránh vì nếu lỡ miệng nói vô mà làm không được thì không biết xử sao cho tiện.
Chẳng hạn như “mùa mưa trên thành phố Hồ Chí Minh” mà người dân đang nghêu ngao hát khi dắt xe bì bõm trên con đường từ sở về nhà. Cái cảnh lụt trên cạn năm nay hình như hơn vài năm trước nhưng người dân không biết kêu ai. Họ biết quá rõ hệ thống này vì không ai là người trách nhiệm cả. Mọi ông quan lớn nhỏ đều có cách trả lời rập khuôn với nhau, những chiếc khuôn đúc từ thời cải cách ruộng đất nay vẫn tỏ ra vừa vặn với mọi tình huống.
Hỏi ông giám đốc hệ thống thủy lợi thành phố thì báo chí đã hỏi rồi. Ông ấy nói chắc như đinh đóng cột rằng đến năm 2020 thì sẽ không còn lụt lội trong thành phố thân yêu của chúng ta nữa. Nói thế cho vuông vì suy cho cùng thì ông ta cũng chỉ là tép riu, có quyền lực gì mà giải quyết một vấn nạn to đùng như cơn hồng thủy hiện nay cho được.
Ông to hơn là UBND thành phố thì nói phải cần gần 70 ngàn tỷ mới có thể thu vén nước “vào một mối”. Ý của mấy ông này thì người dân biết tỏng, ra giá cho trung ương, các anh không chi hay chi không đủ thì bọn này không làm. Nói theo kiểu bài phé, thấu cáy xem ai là người lạnh chân chạy trước.
Nhưng mấy ông Sài Gòn lầm tợn. Trung ương là ai mà dễ bị bắt nọn vậy các ông? Họ là trời phật, là thánh thần là thượng đế chứ nào phải người phàm mắt thịt mà các ông hăm dọa? Các thượng đế đang vắt trán suy nghĩ chuyện to lớn chứ hơi sức đâu mà để ý tới vụ lụt lội. Có ai chết không? Có ai vì nước ngập mà mất nhà mất cửa không? Có trường học nào bị đóng cửa vì ngập không? Có quán bia ôm nào ế không thay thậm chí có tiệm cà phê nào vì ngập mà lên giá không? Có ông nào bị ngập cả ba chân mà mất khả năng chi trả cho vợ không?
Đấy, tất cả những câu hỏi rất…kinh tế, rất sát sườn này không có câu trả lời nào phủ định cả thì chúng tôi tại sao lại bận tâm tới chứ?
Chúng tôi còn phải lo sang Nhật, sang châu Âu xin tiền về lo hạ tầng cơ sở cho mấy người nữa kia. Nhà cháy phải chữa từ nóc, tiền xin về phải có nơi bỏ vào, không lẽ lại bỏ vào cái lỗ đen khổng lồ của Sài Gòn mà quên đi khuôn mặt cần phải tu sửa, tân trang là các con đường xa lộ thênh thang sẽ nói lên sự phồn vinh của đất nước hay sao?
Chúng tôi lo tầm vĩ mô còn chuyện nước nôi thì các người cứ tự lo lấy vậy.
Nhà nước là “của dân, do dân, và vì dân”, câu nói kinh điển này không bao giờ phai lạt. “Của dân” thì liệu mà vun quén, tại sao vung tay quá trán cho nhiều vào bây giờ lụt lội lại than thân trách phận. “Do dân” là như vậy đấy, hãy tự xét lại xem do dân là gì há chẳng phải là do các ông bà đã không tự biết quyền hạn của mình nên chúng tôi phải tự bơi vào chiếc ghế này trongkhi các người không một lời tha thiết thì nay kêu gào ai nữa?


“Vì dân” là ý nói tới chúng tôi. Này nhé, nếu không vì các vị thì chúng tôi làm gì phải lê lết ăn xin khắp chốn như vậy? Vì dân là thế, nhưng sự hy sinh nào cũng có giới hạn của nó. Bảo nhà nước lạnh nhạt và vô tư trước các công trình công cộng thì cũng đúng phần nào nhưng trên tổng thể nó còn những lý do khách quan khác mà nhà nước chưa khắc phục được. Chẳng hạn như muốn làm hệ thống thoát nước cho hiệu quả thì khoa học kỹ thuật của ta chưa xứng tầm đành phải nhờ cậy bạn bè bốn phương. Mà bạn bè thân thiết có tiền bạc, có khả năng nhất là…Trung Quốc thì các người lại đãi bôi, chê khen này khác.
Còn Nhật thì làm cái gì cũng đòi hỏi đúng tiêu chuẩn quốc tế. Họ không chịu hiểu hoàn cảnh của chúng ta là chưa theo kịp những chuẩn mực ấy trong thời gian hiện nay, họ đòi phải công khai, phải minh bạch thì lấy đâu ra trong khi cả hệ thống của chúng ta cũng công khai minh bạch trong nội bộ lắm rồi. Công khai ra hết để bọn xấu lợi dụng đánh phá còn thời giờ đâu mà xây dựng chủ nghĩa xã hội?
Bọn xấu đầy rẫy ra đấy chứ nào phải ít ỏi gì. Ngay cái tượng đài của bác được dựng lên tại Sơn La để người dân tộc anh em trên đó thỏa lòng khao khát thì bọn xấu lại nói là phung phí, mượn cớ tham nhũng đục khoét. Có ai chứng minh được số tiền 1.400 tỷ là quá dư so với công trình kiến trúc đồ sộ mà nhân dân Sơn La ao ước muốn được thấy hay không?
Người nghèo thì nhiều như trấu làm sao giải quyết một ngày một bữa mà hết?  Tại sao không trang điểm bên ngoài một chút để gây thanh thế với thế giới, để họ hiểu rằng ta không tôn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ bằng cái miệng mà chúng ta hết lòng hết sức vì sự nghiệp của người, (viết hoa).
Nước lên rồi nước sẽ xuống. Dân ướt thì có lúc sẽ khô, chỉ có chúng tôi là trăm bề khó khăn, khốn đốn.
Ăn không no vì lo cho dân mà nào ai hiểu. Bọn xấu lại nói là chúng tôi tiệc tùng thái quá nên trời phạt bao tử bị dội thực. Chúng tôi không sợ ai đến nỗi phải nói lời dối trá cả, chỉ lo cho thân phận người dân nước Việt thua kém người ta mà sinh ra quẩn trí.
Nỗi lo ấy cộng thêm với Hội nghị Trung ương thứ 12 gần kề càng làm cho anh em chúng tôi thao thức.
Hãy suy nghĩ kỹ lại đi, các người chỉ lội nước có một khúc mà la trời la đất. Chúng tôi đã và đang lội ngược dòng cuộc sống mà có ai đưa tay ra kéo phụ một khúc hay chưa?
Rõ chán.

VIETTUSAIGON * AI CHIA RẼ

Ai chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn kết?


Đảng Cộng sản Việt Nam luôn giữ luận điệu “Kẻ phản động, chia rẽ nội bộ, chia rẽ dân tộc, gây mất đoàn kết trong nhân dân” để chỉ “những thế lực thù địch” gồm những nhà hoạt động dân chủ, những người tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng mô hình xã hội dân sự cho bản thân, gia đình và thân hữu của họ. Trong thực tế, ai là kẻ chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn kết dân tộc? Đây là câu hỏi cần được trả lời khách quan và thỏa đáng!
Thứ nhất, nói về những người mà đảng Cộng sản luôn xếp vào diện “chia rẽ nội bộ, chia rẻ dân tộc, gây mất đoàn kết…”. Họ đã làm gì? Và họ có thật sự gây mất đoàn kết hay không?
Cho đến thời điểm hiện tại, những nhà hoạt động và phổ biến dân chủ, khai thị cho nhân dân, cộng đồng khái niệm “xã hội dân sự” để từ đó, cộng đồng, dân tộc hình dung ra một xã hội mà sự tham ô, tính cửa quyền hay chuyên quyền, độc đoán và dốt nát được giảm thiểu đến mức tối đa.
Ngoài những yếu tố trên, các nhà hoạt động dân chủ còn tổ chức những nhóm thiện nguyện, giúp đỡ người nghèo, chia sẻ với trẻ em miền núi từng chiếc áo, từng ký gạo, gói mì tôm và dạy cho trẻ em cái chữ, tặng sách cho những em học sinh nghèo, thậm chí tặng ciment, xây nhà cho những gia đình không có nhà. Tất cả kinh phí để thực hiện điều tốt đẹp này đều do tự thân vận động, bằng cách này hay cách khác nhưng chắc chắn là không đụng chạm đến ngân sách của nhân dân và càng không lợi dụng nhân dân.
Ngoài ra, phổ biến ý thức dân chủ, gieo vào nhân dân tư duy dân chủ, tư tưởng dân chủ và phác họa ra một mô hình xã hội mà ở đó, con người được đối xử công bằng, giá trị phẩm hạnh được coi trọng, tinh thần thượng tôn pháp luật được đề cập, ý thức cộng đồng được nhắc đi nhắc lại nhằm nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí và phục vụ dân sinh… Đương nhiên là mô hình này không nằm trong chủ trương, đường lối của đảng Cộng sản. Chính vì vậy mà họ xếp những người hoạt động dân chủ vào thành phần phản động, gây mất đoàn kết dân tộc.
Thử nghĩ, mang gạo, vượt gian khổ, đem cái chữ, đem ánh sáng văn minh nhân loại đến cho mọi người, cùng chia sẻ và thương yêu là “gây mất đoàn kết dân tộc” thì cách nào gọi là giữ đoàn kết dân tộc?
Người Cộng sản đã giữ đoàn kết dân tộc bằng cách nào? Và đó có phải là đoàn kết?
Cuộc đấu tố của những năm giữa thập niên 1950 và kéo dài gần mười năm đã để lại hàng triệu cái chết oan khuất và lòng thù hận kéo dài từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Cuộc chiến tranh Nam – Bắc kéo dài hai mươi năm, nồi da xáo thịt, và sau đó năm mươi năm, những tấm bia căm thù vẫn tiếp tục dựng lên khắp đất nước. Những bài học về lòng căm thù Mỹ - Ngụy vẫn còn đầy rẫy trong các trang sách giáo khoa xã hội chủ nghĩa.
Sự phân chia đẳng cấp theo lý lịch và quyền lợi cơ bản của người dân cũng bị xét theo lý lịch, kiểu phân biệt “con nhà có công” với “con nhà ngụy quân, ngụy quyền” vẫn chưa bao giờ chấm dứt dưới thời đại Cộng sản xã hội chủ nghĩa.
Đó là mặt nổi, những nét rất khái quát trong cái gọi là “tinh thần đoàn kết xã hội chủ nghĩa” mà người Cộng sản đã khéo công gầy dựng. Nhưng, những thứ đó còn chưa đáng sợ bằng chiêu trò hiện tại, gọi là “lấy cây đậu nấu hạt đậu” của người Cộng sản.
Ai trấn áp những người đấu tranh chống bành trướng Trung Quốc ngoài công an và côn đồ? Đó có phải là cách lấy người Việt mang đi nhồi sọ, tẩy não để rồi khi thả ra, kẻ bị nhồi sọ quay sang cắn lại chính đồng bào ruột thịt của mình?
Vẫn chưa đáng kinh tởm bằng chuyện này, một chuyện rất phổ biến từ Bắc chí Nam. Đó là chuyện dẹp các khu chợ ở ngã ba làng. Chuyện này không phải mới xảy ra gần đây, cũng không hẳn nhà nước vô lý. Nhìn chung, những khu chợ này ảnh hưởng đến vấn đề giao thông không nhỏ.
Đó là nhìn xuôi, nếu nhìn ngược, những người bán ở chợ đầu làng thường khó khăn, không có vốn liếng và ngay cả phương tiện đi lại cũng rất chật vật. Chính vì nhiều khó khăn mà họ tìm cách mua mớ rau, con gà hay trái bí ra ngã ba đầu làng bán kiếm đồng lãi, lâu dần người ta tụ thành chợ.
Cách dẹp của nhà cầm quyền là dùng dùi cui, bình xịt hơi cay để giải tán chợ. Nhưng cách hiệu quả nhất là dùng ngay người trong làng đi dẹp chợ. Ví dụ như trong làng có những nhà chuyên vận chuyển hàng hóa bằng xe tải hoặc xe ba gác, rồi những nhà đại lý phân phối… Với các nhà này, cái chợ luôn là trở ngại lớn mỗi khi lưu thông. Thường thì nhà cầm quyền sẽ tổ chức cho những nhà này đứng ra dẹp chợ theo diện dân quân tự vệ cùng với một số thành phần bất hảo.
Vốn sẵn mâu thuẫn ngấm ngầm về quyền lợi nên chuyện dẹp chợ diễn ra nhanh chóng. Thử nghĩ, sau khi dẹp xong cái chợ thì tình làng nghĩa xóm giữa những nhà đi dẹp và nhà bị dẹp có còn? Đương nhiên là trước khi dẹp, đã có sự phân rã trong tình cảm giữa các gia đình này nhưng chưa đến mức vỡ bờ, khi nhà cầm quyền kéo họ vào cuộc mới đến độ vỡ bờ.
Câu chuyện dẹp cái chợ đầu làng chỉ là một đơn cử, ví dụ giữa hàng ngàn thứ đang xảy ra trên đất nước này. Từ chuyện mở đường cho đến cưỡng chế nhà đất, dẹp chợ, dẹp tiệm, dẹp quán, tịch thu bảng hiệu, đập phá đền đài lăng tẩm hay đập phá tịnh thất, chùa, trung tâm sinh hoạt tôn giáo… đảng Cộng sản đều lấy “cây đậu nấu trái đậu” , đều tạo ra một mối hiềm khích hoặc oán hận giữa nhân dân với nhau và họ làm như họ vô can.
Cho đến khi người dân căng thẳng, trả đũa với nhau thì họ lại đóng vai trò trung gian hòa giải để ăn tiền đút lót của đôi bên… Chuyện này đã thành cái vòng lẩn quẩn của Việt Nam. Vậy ai là kẻ chia rẽ đoàn kết dân tộc?!

Saturday, September 19, 2015


SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN

Đất Nước Nhìn Từ Phi Trường Changi


S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

Con gái Việt Nam đẹp lắm!
Nguyễn Minh Triết
Dân Việt – khi giận – họ mắng nhau hơi kỹ, và hơi quá. Ít nhất thì cũng kỹ hơn, và quá hơn vài ba dân tộc khác mà tôi đã có dịp “chung đụng” qua ngôn ngữ thường ngày. Người Anh, người Mễ, người Pháp không chửi “đối phương” là đồ mặt mo, đồ mặt mẹt, đồ mặt dầy, hay đồ mặt thớt ...   Người Tiệp, người Tầu, người Nga, người Lào, người Miên, người Miến – tôi đoán – chắc cũng không luôn.
Chúng ta, qua cách chửi, đã biểu lộ một tâm lý chung của dân tộc mình: rất sĩ diện. Bởi vậy, không có gì ngạc nhiên khi chuyện lùm xùm (làm “mất mặt” dân Việt) ở phi trường Changi đã khiến cho những người cầm viết Việt Nam – trong cũng như ngoài nước – đều nóng như hơ. Riêng nhà văn Huy Phương thì nóng như lửa:
 “Những người Việt này bị đối xử như tội phạm, bị đưa vào phòng riêng, kiểm soát chặt chẽ giấy tờ, bị phỏng vấn và bắt tự đếm số tiền mang theo trước mặt nhân viên sân bay. Những người khách này buộc phải trở lại Việt Nam trên các chuyến bay đưa họ đến, hay lưu lại những khách sạn gần phi trường mà hãng hàng không Việt Nam phải đài thọ chi phí...
Chính quyền Singapore cũng không hề nói lý do họ không cho những người Việt này vào nước họ, nhưng cái lý do này thì những người trong cuộc, hay toàn thể ‘khúc ruột ngàn dặm’ trên khắp thế giới đều biết rõ, đều cảm thấy xấu hổ và đau lòng...

Geyleng là một con lộ dài, cắt ngang bởi vài chục con hẻm lớn, ở Singapore. Nó được mệnh danh là Phố Đèn Đỏ Quốc Tế, với hàng ngàn người hành nghề bán dâm thuộc nhiều quốc tịch khác nhau. Riêng hai con hẻm 20 và 21 (Lorong 20 & 21) hiện nay thì gần như là giang sơn của những cô gái Việt. Ảnh: Nguyễn Công Bằng, chụp khuya 19 tháng 10 năm 2014.
Chuyện không phải bây giờ mà cách đây vài năm Singapore đã loan tin cảnh sát tổng càn quét vào khu mại dâm Việt ở Geylang và Joo Chiat, bắt giữ hàng chục gái mại dâm người Việt lẫn bảo kê. Liên tục trong vòng một tuần, chỉ riêng tại khu Joo Chiat, 52 cô gái Việt đã bị bắt giữ. Các cô trang điểm diêm dúa, ăn mặc hở hang đón xe buýt hoặc xe taxi đến quán karaoke, vô từng bàn khách, ăn uống, rượu bia, lả lơi, ôm ấp, bán dâm tại bàn rượu hoặc đi ngủ đêm với khách, cố moi tiền bằng đủ mọi cách...
Nếu danh dự phụ nữ Việt Nam bị coi thường hay chà đạp là danh dự của cả dân tộc cũng bị coi thường. Ai có trách nhiệm trong việc đàn bà con gái Việt Nam bị cấm cửa và cái mặt Việt Nam trong thời gian gần đây, có thể nói xa hơn là dưới chế độ xã hội chủ nghĩa đã bị lấm lem đến mức tồi tệ.”
Bài báo (“Cái Mặt Việt Nam”) của Huy Phương được phổ biến trên nhiều trang web, cùng với không ít những lời tán thưởng. Nhân tiện, tôi cũng xin mạn phép được giới thiệu một cách nhìn khác (có thể là chính xác và thấu đáo hơn) của nhà thơ Trangđài Glassey-Trầnguyễn. Theo tác giả này thì vấn đề không phải là cái mặt Việt Nam” mà là “cái khác” cơ:
chém cha cái kiếp dâm nô
đã đau đô hộ, xuống mồ càng đau

ai bảo chế độ thực dân chấm dứt
khi Pháp rút khỏi Việt Nam 1954?
nếu bạn Google Search, hôm nay, 2013
tìm “lịch sử nhân linh Việt”
bạn sẽ thấy
đường Trường Sơn
là ngõ tắt gần nhất
tới đường âm-đạo-bị-đô-hộ
thuộc địa của chế độ “đô hộ trắng”
tên gọi hết sức nhẹ nhàng: “white slavery”

trắng nỗi gì?
nó đen đặc!
khi những con cặc của bọn mua dâm toàn cầu
chen nhau lao vào
xé rách âm hộ
hùng hục
cày xới
giày xéo
giẫm nát
âm đạo nôn thốc tháo
âm đạo chết ngất
âm đạo túa máu
âm đạo ung thư
âm đạo đau lòng

công nghệ mua dâm
đã vạc hết nạc ở Đông Âu, ở Thái, ở Phi,
và ở tất tần tật những “đệ tam quốc gia”
và đây, Việt Nam, miền đất mới
độc lập, tự do, hạnh phúc!
tự do khủng,
rất hoàn cảnh,
nên bạn có thể vô tư lấy trinh của một đứa bé lên ba
(để mua vui, hay xã xui như vị Đảng viên cấp cao kia)
có thể cưới bốn (hoặc nhiều hơn) cô vợ còn trinh ở tuổi vị thành niên cùng một lúc
và có thể thản nhiên hiếp dâm hàng loạt nữ sinh trung học
mà vẫn nghênh nghênh giữ chức Hiệu Trưởng
đô hộ từ ngoài
đô hộ từ trong
cái âm đạo của phụ nữ Việt
trong thiên niên kỷ thứ ba
là nơi gánh chịu nhiều oan khiên đàn áp khổ nhục nhất
trong cả lịch sử cộng lại

cái nắng thực dân đổ dài trên âm đạo
thấm vào từng thớ thịt
đốt rụi đường về

Thúy Kiều của Nguyễn Du được hóa kiếp
nhưng Thúy Kiều ở ngoài đời thì vẫn còn lênh đênh
truyền kiếp lầu xanh

Ngô Tất Tố đưa Chị Dậu
trốn chạy con quỷ râu xanh
chống cự cái tham dâm của quan anh, quan cụ
mà cả một thế kỷ sau
Chị Dậu vẫn còn chạy
chạy đi khắp thế giới
tiền đồ vẫn tối đen

không phải mãi đến thế kỷ 21
mới có gái quê ra tỉnh đi làm nuôi gia đình
người ta gọi “đô thị hóa” nông thôn
Chị Dậu (và có lẽ nhiều cô gái quê trước cả Chị nữa)
đã đứt ruột bỏ quê, bỏ con, bỏ chồng, bỏ nhà lên tỉnh
đi ở, làm vú sữa cho quan cụ 80 thừa tiền, chuộng uống sữa người,
ngại uống sữa bò, sợ nóng
cụ chuộng luôn đôi ngực đang đau nhói của người đàn bà con mọn
xót con thơ
cái tiền đồ tối đen như mực của Chị Dậu
truyền đời
truyền kiếp
truyền lại đến hôm nay
mà vẫn tối đen như mực!

lính Mỹ đổ bộ lên âm đạo
lập những quán trắng da
phát triển ‘nền kinh tế về đêm’
âm đạo chèn giữa súng và đạn

từ trên đe dưới búa của phong kiến và đô hộ
đến dưới búa trên đe của Đảng và áp lực hiện đại hóa
đô hộ âm đạo
đó là cách giết chết một dân tộc nhanh nhất
một cách bỉ nhục nhất
một cách rốt ráo nhất

trên đe
dưới búa
âm đạo Việt Nam 2013
nát như tương
lưu lạc tứ phương
lầu xanh khắp cõi
ngay cả ở những quốc gia nghèo nhất thế giới
cũng có âm đạo Việt Nam bị đưa đến
và bị đô hộ

những đứa bé gái lên năm, lên bảy
khi được cứu ra khỏi nhà chứa
đã dùng gòn và thuốc đỏ chà nát cơ thể mình
hết ngày này sang ngày khác
để tẩy uế
thuốc đỏ cùng màu với máu
chỗ nào là máu đổ, chỗ nào không?

những đứa bé chưa kịp tuổi đến trường
bị công an Cambốt bắt giam khi soát nhà chứa
và bị tòa án Cambốt kết án là nhập cư trái phép
ôi, mỉa mai!
chẳng lẽ những đứa trẻ này tự dắt mình
từ một miền quê hẻo lánh nào đó ở Việt Nam
để vượt biên giới sang nhà chứa ở Cambốt hay sao?
hay tại ông quan tòa mù mắt và mù lương tâm?

Việt Nam đã từng bị đô hộ
bởi láng giềng phương Bắc
bởi mẫu quốc Phú Lãng Sa
nhưng mỗi lần là một quốc gia
bây giờ
Việt Nam bị đô hộ
bởi cả thế giới
và tự đô hộ mình
đô hộ ở ngay cái nơi tế nhị nhất,
riêng tư nhất,
cái nơi thiêng liêng nhất
để đón nhận yêu thương
để hòa hợp âm dương
để đưa con vào đời
để duy trì sự sống
nơi ấy bây giờ
đã thành cánh đồng chết
đã thành cửa tử
đã thành bãi tha ma
đã bị đô hộ bởi những hạng người tồi tệ nhất
từ khắp nơi đổ về
và ở khắp nơi mà người phụ nữ Việt bị đưa đến
bị bán
bị nô lệ hóa
bị chôn sống từng ngày mấy chục lượt
bị biến mất mà không có ai đi tìm

Công an V.N. đang tác nghiệp. Ảnh: banvannghe.com
ai có thể đếm được
bao nhiêu triệu cái màng trinh
đã bị chọc thủng trong tức tưởi
-         với một cái giá rẻ mạt
để trả tiền thuốc cho mẹ, tiền cơm cho cha, tiền học cho em?
mà cuối cùng vẫn không thoát ra được cái ngõ cụt mang tên “bần cùng”

-         hay không cả một xu
khi kẻ cưỡng trinh có búa liềm và cờ đỏ?
và những hứa hẹn không cần thực hiện…

trong những cái phòng lạnh bị cấm khẩu…
vì cái mạng nhện dày kệch
          đói nghèo, tiền kiếp đô hộ, hiện kiếp dâm nô
          tham nhũng, bóc lột, những chính sách ngu dốt sai lệch
          cái cán cân lệch giữa nước đang (chưa) phát triển và những nước công nghiệp
          sự bần cùng hóa nữ giới trên toàn cầu từ thời con người săn bắn và thu nhặt
          vân vân và vân vân

cố đấm ăn xôi
xôi bị cúp
cầm bằng làm điếm
điếm không lương
quê-hương-âm-đạo
tràn đô hộ
biết đến bao giờ
tỏa được cương?

kẻ đô hộ chỉ có thể đô hộ
khi kẻ bị đô hộ chịu để bị đô hộ

hãy xoá sổ đô hộ
chặt đứt lối mòn của suy nghĩ nhược tiểu
dẹp những kềm hãm của nhịn chịu bất công
đứng lên phá đổ thành trì đô hộ
đưa ù lì trì trệ vào gông

đã đến lúc những âm đạo vùng lên!
Vùng lên là phải!
Tuy nhiên, viển ảnh của một cuộc nổi dậy (hay nói theo nhà văn Phạm Thị Hoài  là “nổi loạn”) của âm hộ Việt Nam e còn xa xăm lắm – như Luận Văn Nghiên Cứu Về Khu Kinh Tế Mại Dâm tại Thành Phố Hồ Chí Minh (*) của tiến sĩ Kimberly Kay Hoang:
 “Khách của số lớn trong nhóm phụ nữ này là những đàn ông Việt Nam nghèo với thể xác làm họ buồn nôn. Nếu thủ dâm và khẩu dâm không làm khách đạt thỏa mãn, thì giao cấu là biện pháp cuối cùng những người đàn bà này sẽ làm. Chín trong số mười hai phụ nữ mại dâm đã cho tác giả biết họ đều nôn mửa khi mới vào nghề sau khi cảm thấy tinh dịch của khách hàng trên tay hay trong miệng vì họ tởm lợm thể xác của những khách mua dâm...
Mỗi bao cao su giá khoảng 40 xu, một giá quá đắt đối với những phụ nữ mại dâm bậc thấp. Vì thế, họ thường cố gắng làm cho khách xuất tinh bằng những cách khác hơn là giao cấu...”

Khi còn rất nhiều phụ nữ Việt Nam vẫn chưa sắm nổi một cái bao cao su (“giá khoảng 40 xu”) để tự bảo vệ lấy thân, và không ít người còn phải “bán trôn rồi, lại bán cả mồ hôi” (“mà đói rách vẫn quần cho sớm tối”) thì chúng ta sẽ còn “mất mặt” đều đều – ở rất nhiều nơi khác nữa – chứ chả riêng gì ở phi  trường Changi.
Tưởng Năng Tiến
(*) Hai luận văn, “Economies of Emotion, Familiarity, Fantasy, and Desire: Emotional Labor in Ho Chi Minh City’s Sex Industry”(1) và “She's Not a Dirty Low Class Girl: Sex Work in Ho Chi Minh City,” (2) là những công trình đã đoạt giải luận văn sinh viên cao học tại các đại học Cornell (2008), UC Berkeley (2010) và những giải thưởng khác cuả ASA và giải Cheryl Allyn Miller, Những nhà Xã hội học cho Phụ nữ trong Xã hội (2011). Tác giả Kimberly Hoàng tốt nghiệp cử nhân về Communication & Asian American Studies tại đại học UC Santa Barbara và theo học Xã hội học tại đại học Stanford trước khi hoàn tất học trình tiến sĩ Xã hội học (chú trọng về phụ nữ, giới tính và tình dục) tại đại học UC Berkeley. [Theo Trần Giao Thủy (dcvonline.net)].

TẬP CHÍ THẾ KY XX

Chỉ trong vòng 20 năm ngắn ngủi, Miền Nam Việt Nam đã có những thành tựu rực rỡ trên nhiều lãnh vực. Chỉ riêng về mặt báo chí Văn Nghệ, chúng ta có thể kể ra đây: tạp chí Sáng Tạo, Văn, Văn Học, Bách Khoa, Nghệ Thuật, Vấn Đề, Nhà Văn, Thời Tập, Trình Bày, Tư Tưởng… Mỗi một tạp chí đều cố gắng giới thiệu với người đọc, nhất là giới sinh viên, những sáng tác đặc sắc của những cây bút tự do. Hôm nay chúng tôi xin nói về tạp chí Thế Kỷ 20. Bài viết của một người trẻ trong nước có nhiều kiến thức và tấm lòng đối với văn học Miền Nam: Huyvespa.
NGUYỄN & BẠN HỮU

555 tapchitheky 01
Một vài trang Tạp Chí Thế Kỷ Hai Mươi


Ra mắt chỉ vỏn vẹn có 6 số, ngay sau thời gian tạp chí SÁNG TẠO (bộ cũ) đình bản nhưng THẾ KỶ HAI MƯƠI cũng kịp khẳng định vị thế của mình trong làng báo về văn chương – nghệ thuật của miền Nam, và trong một chừng mực nào đó TK20 tiếp tục đi theo con đường khai mở “còn sáng tạo ta hãy còn sáng tạo”. Với ekip gần như là đầy đủ từ ban SÁNG TẠO (trừ Mai Thảo), những thành viên nòng cốt từ Duy Thanh, Ngọc Dũng, Thanh Tâm Tuyền…cho đến Nguyễn Văn Trung từ Bỉ về nước, Nguyên Sa & Cung Trầm Tưởng từ Pháp hồi hương. Ðặc biệt với sự xuất hiện duy nhất của TÔ THÙY YÊN với 5 trang thơ choáng ngợp trong số ra mắt, phần nào cũng làm nên tên tuổi một thi sĩ Tô Thùy Yên sau này.

THẾ KỶ HAI MƯƠI được coi sóc bởi Giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch (còn có bút danh khi làm thơ là Trần Hồng Châu – bút danh này có lẽ xuất hiện từ bài thơ Paris Chiều Chia Ly đăng trên tạp chí này – số 2) – cựu khoa trưởng của đại học Văn Khoa Sàigòn (từ 1965 đến 1969)


Nét nổi bật của tờ báo này- được nhìn nhận là một tờ báo đẹp & sang trọng… ngoài việc “đẹp & sang trọng” đến từ những suy tư/ chiêm ngẫm của các cây bút thời danh, các cây bút thuộc giới khoa bảng - mang theo những ý niệm như 1 sự chuyển tiếp và bước tiếp con đường SÁNG TẠO… “đẹp & sang trọng” ấy còn đến từ hình thức: khổ báo và việc minh họa màu, theo như nhà văn Viên Linh nhận xét trong 1 bài “SINH KHÍ VĂN NGHỆ MIỀN NAM”:

555 tapchitheky 01


“Làm báo văn nghệ ở Sài Gòn hồi ấy người ta mới thấy cái khó khăn của một tờ báo khi in tranh vẽ, dù là đen trắng. Muốn in tranh vẽ, hay hình ảnh chụp, phải gửi tấm tranh gốc, ảnh gốc đi làm bản kẽm.


Một tấm hình bình thường, thì làm bản kẽm gọi là simili (có chấm, nay gọi là dot). Nét vẽ của một tấm hí họa, tranh vẽ bút chì thì bản kẽm vừa có simili vừa có nét (trait, hay ligne), khoảng 50 đồng một cái bản kẽm nhỏ và giản dị nhất. Nếu có cả hai thứ đương nhiên là mắc hơn, khoảng 70 đồng một cái bản kẽm. Một tờ báo văn nghệ thường chỉ có thể in 1 cái tranh ngoài bìa, bên trong họa hoằn có thêm một hai cái nữa, nho nhỏ thôi. Tranh này có khi lại dùng đi dùng lại nhiều lần. Thế mà tờ Thế Kỷ 20 ngay số 1 bên trong có khoảng 10 cái tranh vẽ to nhỏ của Ngọc Dũng, và ghê gớm hơn, in 4 cái phụ bản hai màu, mỗi cái chiếm nguyên trang, của bốn họa sĩ nổi tiếng nhất đương thời: Thái Tuấn, Duy Thanh, Ngọc Dũng, Nguyễn Trung”
Trở lại với thầy Nguyễn Khắc Hoạch - đọc các bài thơ và trang tùy-bút-hồi-tưởng của ông, người đọc liền thấy mình như vừa rơi vào một dòng suối suy tư long lanh ánh ngọc, bềnh bồng trên dòng tư tưởng và những kỷ niệm về trời Tây, nhưng rốt ráo vẫn là ngược dòng xuôi về tìm lại hình ảnh quê hương, bằng một niềm yêu tha thiết và đậm đà…
555 tapchitheky 01
Minh họa của Ngọc Dũng

Khởi đi từ trí tưởng mặc sức phiêu du qua những sân trường, những giảng đường đại học nơi có những “người em mắt nâu/ tóc vàng sợi nhỏ” nhưng cuối cùng rồi cũng ngược đường tìm về với Văn Khoa như một yêu dấu cuối cùng… ông đã luyến lưu Paris, say đắm Paris và thương nhớ Sài Gòn “xúc động đến thảng thốt, mỗi khi mây Sàigòn bủa vây, tới tấp, hay khi nắng Sàigòn nung nấu đến rùng mình cả một bầu khí quyển siêu thực”.
Và cũng từ tư cách một nhà giáo, ông luôn suy tư về vận mệnh của nền văn hóa Việt nói chung và nền văn chương Việt nói riêng, hay nói riêng hơn nữa là thế giới tự do khai phóng của nền văn chương miền Nam, điều này có thể dễ dàng nhận thấy qua bài đầu tiên trong số ra mắt của tạp chíTHẾ KỶ HAI MƯƠI - cũng có thể xem là tuyên ngôn / đường hướng của tạp chí vắn-số-nhưng-không-vì-thế-vô-danh này: “Ði vào đoạn đường hôm nay”
“Như một lẵng hoa đầu xuân trong ngọn lửa hạ vô cùng tận của miền Nam đất nước”
Ðó là những dòng chữ đầu tiên để giới thiệu về tạp chí này của thầy Nguyễn Khắc Hoạch, hơn một nửa thế kỷ sau, nơi miền Nam nước Việt này, còn có những điều để trân quý, còn có những chiêm nghiệm (trong) thi ca… một phần cũng nhờ vào những tươi mới và trường cửu của những “lẵng hoa đầu xuân” ấy.

555 tapchitheky 01
Minh họa của Duy Thanh

PHUONG VŨ * ĐẠI HỌC VĂN KHOA

 


Trong sự "đẩy đưa" tình cờ:Tôi  bị  "bắt cóc"  đi  học  Văn  Khoa,  SaigonPhượng  VũLời dẫn: Lần đầu tiên cựu sinh viên hai trường đại học Văn Khoa và Sư Phạm tổ chức ngày Hội Ngộ 40 Năm Viễn Xứ, (Chủ Nhật 30/8/2015 tại Little Saigon, miền Nam California). Chương trình đã trải ra những tâm tư, cùng những nỗi xúc động như níu kéo người tham dự quay về với thuở học trò dấu yêu ngày xưa.


Đặc biệt tiếng hát Thanh Lan đã đưa người nghe trở về với những hình ảnh, những kỷ niệm vui buồn của một thời cắpi cắp sách đến giảng đường Đại học Văn Khoa SG ngày nào:" Thuở ấy không gian chìm lắng trong mơ Tà áo em xanh màu mắt ngây thơ Nụ cười hồn nhiên không vương sầu nhớ..."Dĩ nhiên hình ảnh, nụ cười, ánh mắt ấy qua thời gian dù có phôi pha, thì cũng vẫn gợi nhớ trong tôi cả một thời tuổi  trẻ cắp sách đi học Văn khoa, nhất là Thanh Lan lại là người tôi ái mộ.Tiếng hát ấy đã dẫn dắt tôi trở lại hồi ức năm xưa: Tôi bị "bắt cóc" đi học Văn KhoaQuả là thời đó sao mà tôi "ngây thơ" và "hồn nhiên" chi lạ.

Tôi chỉ lo học thi tú tài 2, còn việc học đại học cứ để từ từ rồi tính, vì tính tôi vốn thích học tà tà, nên hay bị ba la hoài! ( học Y thì sợ xác chết, Dược thì nhức đầu về những phương trình hóa học. Nông lâm súc: chăn nuôi súc vậtcó vẽ "nông dân" quá, không hạp với con gái...) Thỉnh thoảng gặp bạn bè GL bàn tính chọn đại học nào, tụi nó xúm vô "cố vấn" rất sôi nổi, hèn chi người ta thường nói "cố vấn" là nghề dễ nhất- Mày học Luật được đó, vì mày có tài ăn nói với sức thuyết phục rất cao...- Mày nên học Văn khoa, vì mày có khiếu về văn chương, tâm hồn lại lãng mạn...
Cuối cùng tôi ghi nhận 2 "ứng cử viên" đó, nhưng trong lòng vẫn chưa biết chọn ai? "chọn 1 dòng hay để nước trôi?" Dạo này anh T siêng đến nhà tôi chơi, vì biết sau thi tú tài, tôi rãnh rang và có lẽ cũng để có thêm cơ hội "dụ dỗ" tôi học Luật, vì anh là dân năm cuối trường Luật:- Chị đã có quyết định học đâu chưa? tôi thấy chị học Luật là phù hợp nhất...Tôi vốn có máu bướng bỉnh trong người nên thích "phản bác" lại- Thôi, tôi nghe nói mấy ông luật sư chết xuống hỏa ngục hết ráo, vì hay "đổi trắng thànành đen" "nói có thành không", tính tôi thẳng thắn, không nói "ngược xuôi" được, làm sao học Luật mà anh nói là phù hợp?-



 Luật sư cũng có nhiều loại, có người quyết tâm đấu tranh cho công lý, cãi giùm những người nghèo cô thế, binh vực lấy lại lẽ phải cho họ, như kiểu chị thích câu nói "giữa đường thấy việc bất bằng mà tha" nên tôi mới nói phù hợp với chị...Tôi thầm nhủ "Chà! thì ra dân trường luật nên nói năng cũng khôn ngoan, có lý, có tình và nhất là trúng "tâm huyết" của tôi,  nhưng tôi vẫn còn vướng mắc :- Học Luật, nghe nói quá đông sinh viên nên chen lấn xếp hàng ghi danh oải lắm, rồi mỗi bửa đihọc phải lo đi sớm dành chổ, đi lấy cour cũng có rất nhiều khó khăn, nên tôi không thích-


 Chị đừng lo, tôi sẽ ghi danh giùm chị, đi sớm dành chổ...miển cần chị gật đầu đồng ý học Luật là tôi lo hết. Tôi trong Ban đại diện trường Luật mà! Bao nhiêu khó khăn tôi đưa ra, đều được anh giải quyết lẹ làng hết, làm tôi không còn con đường nào từ chối "bỏ thì thương, vương thì tội" nên tôi trả lời lững lơ:- Thôi thì coi như tạm vậy đi, nhưng tôi chưa quyết định 100% à nha!
Vậy là anh mừng rỡ lo đi ghi danh giùm rồi hẹn ngày đầu đi học sẽ đến đón đi, hướng dẫn mọi chuyện, kẻo tôi bở ngỡ vì lạ lớp, lạ trường...làm tôi cảm thấy lên đại học sao mà khỏe re, vì có người tự nguyện lo cho mình từ A - Z.  Nhưng các bạn có tin là có "số mạng" không? Sáng ngày khai giảng, anh T hẹn  9 giờ tới đón, tôi thay áo dài ngồi chờ sẳn thì hơn 8:30  nhỏ bạn thân, từ nghỉ hè tới giờ biến mất mặt, bỗng nhiên xuất hiện hối thúc:- Đi, lên xe tui chở đi học Văn khoa, vì bồ có khiếu văn chương, học trường khác uổng lắm.- Tui đâu có ghi danh Văn khoa hồi nào đâu mà đi học.



Hơn nữa anh T hẹn tới đón tui đi học Luật rồi, nên tui phải chờ.- Văn khoa, học trước ghi danh sau. Nói với má nhắn lời xin lổi anh T khỏi chờ, vì N chở bồ đi học Văn khoa rồi. N chịu trách nhiệm vụ "bắt cóc" bồ đi học cho!-Thôi sai hẹn kỳ lắm!- Anh T hiền khô, không dám rầy bồ đâu mà sợ! Bồ cứ đi học thử VK  bửa nay, nếu bồ không thích, thì ngày mai bồ có thể trở lại học Luật mà.Nói xong là nó lôi tuốt tôi ra xe, chở thẳng một lèo tới VK, tính tui hay "nể bạn" nên không dám phản ứng mạnh, bên ngoài thì có vẻ "cứng rắn" nhưn nhưng ai mà  "quyết liệt" quá là tôi "riu ríu" nghetheo. Nghĩ lại vì bạn thương lo cho mình nên mới "bắt cóc" chở đi học VK chứ đâu phải nó kiếmlợi riêng gì cho nó đâu! nên phải nói đúng là tuy bị "bắt cóc" đi học VK, nhưng trong lòng vẫn thấy chút êm ái ngọt ngào, vì mình còn được bạn " thương".


 Rồi còn vụ đi học Luật, tuy biết anhT rất hiền, chắc không nở rầy tôi  sai hẹn vì tui bị "bắt cóc" chứ đâu phải tui muốn vậy! Tôi nhớ lại có lần trong nhóm sinh hoạt TSC, tôi lỡ làm sai, anh đứng ra nhận tội giùm trước mặt cả nhóm, bị tụi nó xúm lại giũa tơi bời, anh xin lổi, rồi cúi mặt ngồi xuống cam chịu nghe "chửi". Tôi thấy áy náy giơ tay xin nói nhưng anh kéo tay tôi xuống không cho nói. Bình thường anh rất hiền, nhưng sao lúc đó anh mạnh mẽ cương quyết bắt im, tôi thấy anh "chì" thiệt, nên sợ quá ngồi im không dám nhúc nhích. Sau buổi họp tôi hỏi anh: "Sao anh làm gì kỳ vậy? tôi sai sai để tôi nhận lổi, sao anh không cho?" - "Chẳng thà tôi bị nghe "chửi" còn dễ chịu hơn là nghe tụi nó xúm lại rầy chị, tôi còn cảm thấy "khó chịu" hơn". Bây giờ trong lòng tôi vẫn áy náy vụ sai hẹn với anh nên thầm nhủ: "Ngày mai tôi sẽ trở về trường Luật" " Que Sera, Sera. What will be, will be.?"



Tới trường Văn khoa, vô giảng đường gặp mấy đứa bạn quen, hè lâu quá không gặp, ríu rít kể chuyện vui quá. Khi tụi nó biết tui mới bị N "bắt cóc" đi học VK và đang có ý định trở lại trườngLuật, nên theo "kèm" tui riết, hết giờ học, tụi nó dẫn tui đi ghi danh lấy lóp. Hơn nữa, giờ đầu học, nghe L.M Thanh Lãng nói chuyện sơ lược về văn chương Việt Nam, tôi thấy rất  thích, có lẽnó phù hợp với tâm hồn yêu văn chương của tôi hơn là những bộ luật hình sự, tố tụng nhức đầu, và học ở đây tôi còn có bạn nữa.


Vậy đó! thế là tôi đã "bén duyên" Văn khoa từ một vụ "bắt cóc"; đúng là do một sự tình cờ đẩy đưa của số mệnh, hèn gì người xưa thường nói "Nhất giai, nhất ẩm do tiền định" vậy mà "đúng bon!" Giống như có những cuộc tình duyên mới khởi đầu nhìn là "không ưa" mà sau lại "bén duyên" nhau mới lạ! Sau này tôi tường trình lại cho anh T nghe vụ tôi bị "bắt cóc" đi học Văn Khoa như một lời tạ lổi, anh cười buồn hỏi:- Sao chị đối xử "phân biệt chủng tộc" quá vậy?


Làm uổng công lao tôi "thuyết phụcc" chị, rồi cực khổ xếp hàng ghi danh, rồi lo đủ thứ...tới giờ chót, bị chị cho "ăn thịt thỏ" ngon ơ! Chị có vẽdễ dàng nghe lời nhóm bạn gái, trong khi đối với phái nam, chị khó dàn trời! Làm quen được vớichị, rồi được phép tới nhà là cả một quá trình gian khổ, khó khăn...để thu phục niềm tin.- Thì tôi đã biết lổi nên xin lổi rồi mà! Có lẽ tôi "có duyên" với Văn khoa nên mới khiến xảy ra như vậy. Làm gì mà anh than trời dữ vậy? Đối với bạn gái thì dù sao cùng phái nên dễ thông cảm nhau. Hơn nữa má tôi dạy: "Phải cẩn thận với đàn ông con trai!" nên tui làm theo lời má dạy thôi

---------------------------

] Hồi tôi mới vô học đệ thất Gia Long bở ngở thế nào, thì bây giờ học Văn khoa tôi cũng thấy bở ngở y như vậy vì cái gì cũng mới lạ hoàn toàn. Trước hết là từ nhỏ tới giờ, tôi học trường Nữ, nên học chung lớp toàn con gáí, bây giờ tự nhiên có "phe bên kia" học chung lớp, nên không được tự do thoải mái như trước. Ngoài ra không phải học 1 lớp, ngồi 1 chỗ mỗi ngày như hồi họcGL, mà phải đi lấy thời khóa biểu, sau mỗi giờ học lại đổi lớp, phải chạy đi kiếm phòng, kiếm lớp. Học phải lo nghe giảng để tự ghi note, rồi còn phải đi sớm xí chổ, kẻo hết chỗ ngồi, nhất là những giờ học ở giảng đường lớn, rất đông sinh viên tham dự. Nhiều sáng phải đi học thiệt sớm  "vất vả" để  xí chỗ ngồi,  nghĩ lại cũng hơi tiếc, phải chi học Luật thì có người đi xí chỗ giùm, khỏe quáá rồi. \

Tôi lẩm bẩm tự trách mình: "Đúng là số sướng mà không biết hưởng cứ "tìm những nẻo đoạn trường mà đi" . Nhưng đó là giai đọan đầu thôi, sau này học quen rồi tụi tôi kết thành 1 nhóm 3, 4 đứa, chia nhau ra luân phiên đi xí chổ cho cả nhóm, thành ra cũng khỏe!. Bởi vậy giảng đường lớn nhiều khi vào lóp,  giáo sư chưa vô, sinh viên thì cũng lác đác, nhưng nhìn xuống ghế ngồi thì thấy nào nón, nào giỏ, nào cặp...đủ thứ hết để xí chổ.


Khi sắp tới giờ giáo sư vô thì sinh viên mới vô ngồi kín chỗ hết. Nhưng bên cạnh đó, học Văn Khoa có một ưu điểm nổi bật mà tôi rất thích là có quyền mặc áo dài mỗi ngày một màu, trong khi thời học GL đi học chỉ mặc áo dài một màu trắng đơn sơ. Tôi có cả một lô áo dài lụa đủ màu tha hồ diện, nên theo lời TCS "mỗi ngày tôi chọn một niềm vui" bằng cách mỗi ngày tôi chọn 1 màu áo dài khác nhau: khi thì màu thiên thanh nhẹ nhàng như mây trời dìu dịu làm "Nắng Saigon, anh đi mà chợt mát";lúc thì màu tím để nhớ "Ngày xưa xa xôi em rất yêu màu tím "; khi thì màu hồng phấn dễ thươngđể nhớ lại câu hát "Trời ươm nắng cho mây hồng";  lúc thì màu lụa ngà trông sang cả để " Xin mây xe thêm mầu áo lụa"...lúc đó tôi chưa hề biết đến son phấn là gì ?chỉ biết diện áo dài để mỗi buổi sáng trước khi đi học, tự hài lòng ngắm mình trong gương với tà áo lụa và mái tóc mâydài rồi ngân nga lời hát:"Tay măng trôi trên vùng tóc dàiBao nhiêu cơn mơ vừa tuổi nàyTuổi nào ngơ ngác tìm tiếng gió heo may"


Tôi phải cám ơn TCS đã  cho cuộc sống rất nhiều bài hát đẹp, và tôi đã có những khoảnh khắc tuyệt vời nhất của một thời đi học khi ngân nga chúngNhưng thôi mơ mộng cũng có lúc, đến giờ vào học thì phải lo chăm chỉ học hành, tôi thích nhất là  những giờ học Triết vì thoải mái bởi lớp có ít sinh viên, phòng học nhỏ, nhưng chỗ ngồi vẫn còn dư quá nhiều. Có lẽ giới sinh viên nghe tới Triết, ai cũng sợ. không dám học. Bạn bè tôi tròn mắt khi nghe tôi chọn học Triết : "Con nhỏ này gan cóc tía, môn Triết khó lắm, thi cuối năm rớt như sung rụng. Người ta dân ban C còn chưa dám học. Đúng là điếc không sợ súng!"Tôi mỉm cười:- Cái nào khó, người ta chê không học thì tui học, tôi thích Triết thì tui học, sợ gì!Mà có lẽ khó thiệt, vì có nhiều bài "cao siêu" quá, tôi đọc xong bài ở nhà,  mà chẳng hiểu gì ráo. Hèn gì hồi học đệ nhất GL, tới giờ Triết là tụi nó mắt lờ đờ, nghe tai này qua tai  tai này qua tai kia, chỉ chực "thăng" một giấc cho khỏe! 


Vô giờ học, tôi nêu thắc mắc, cha Kim Định trả lời : "Học Triết phải đọc 5, 10 lần mới hiểu được bài!" -"À, thì ra là vậy!" Tôi về nhà đọc vài ba lần thì thấy bắt đầu hiểu và càng hiểu thì càng thấy thích. Cả một thế giới bí ẩn đang từ từ mở ra từ cả 2 kho tàng vănhóa lớn: Triết Tây và Triết Đông. Mỗi nền Triết học đều có nét đẹp riêng biệt. Giáo sư  Lê tôn Nghiêm mở ra cho chúng tôi những hiểu biết về ẩn ức tâm lý bị che dấu phía sau, qua khoa Tâm phân học của Sigmund Freud rất thú vị. Còn cha Kim Định cho thấy thuyết Nhị nguyên, thuyết Âm - Dương của triết học Đông phương. Tôi nhớ lại lần đầu tiên cha Kim Định bước vào lớp học,Dương của triết học Đông phương. Tôi nhớ lại lần đầu tiên cha Kim Định bước vào lớp học,khiến mắt tôi tròn xoe vì ngạc nhiên. Tôi cứ hình dung giáo sư đại học thì phải mặc bộ veste lịch sự, trông oai phong như cha Thanh Lãng chứ! Đàng này cha giống như một "ông già Ba Tri" với bộ áo dài vải trắng chân quê, tóc búi phía sau.


Tôi thầm nghĩ trong đầu: "Không biết "ông già" này có đi lộn lớp không đây?"  Nhưng càng học về sau tôi mới càng thấy quý một bộ óc siêu việt,một tấm lòng yêu quê hương văn hóa Việt Nam thiết tha trong bộ dạng chân quê đó. Cha có công rất lớn trong việc xây dựng nền tảng cho triết học Việt Nam (mà ông gọi là Việt Triết hay Việt Nho).Một kinh nghiệm được rút ra: đúng là muốn đánh giá một cuốn sách hay, không nên chỉ đánh giá qua cái bìa hay cái vỏ bọc nó mà thôi!


Những kiến thức triết học này giúp chúng tôi tự soi rọi để hiểu tâm hồn mình thấu đáo hơn và đồng thời cũng giúp hiểu tâm tư người khác rngười khác rõ hơn. Không biết có phải từ những kiến thức thu được qua  những giờ học Triết này hay không? mà sau này bạn bè cũng như học trò có điều gì rối rắm tơ lòng đều đến tìm tôi xin gở rối hoặc  xin nương tựa bờ  vai.Giờ học với linh mục Thanh Lãng luôn là những giờ vui nhất, cả giảng đường lớn cứ khúc khích tiếng cười vì cha hay ví von những giai đoạn của văn học Việt Nam như là quá trình lớn lên của một đứa bé nghe thật ngộ nghĩnh nhưng cũng thật có lý.


 Giờ học tôi ngán nhất là giờ Hán văn với thầy Lưu Khôn, nào là  bộ chữ, chữ gốc, rồi chữ nghĩa...tôi học vô đầu này ra đầu kia thành thử bao nhiêu năm học Hán văn với thầy "Xin trả lại thầy", chỉ còn giữ lại được nghiã và cách viết mấy chữ: nhất, nhị, tam, tứ, ngũ...hay là tại trong tâm hồn tôi từ thuở mẹ "chưa cho làm người" đã không ưa "một ngàn năm nô lệ giặc Tàu". Từ đó tôi càng biết ơn một cách sâu sắc việc sáng tạo ra chữ Việt Ngữ của cha Bá đa Lộc, nếu không giờ này chắc tôi đang u mê chìm đắm trong biển học chữ Hán khó ưa.Để thư giản sau những giờ học nặng nề, mấy đứa bạa bạn hay rủ nhau ra đứng nơi balcon trên các lầu cao để ngắm Saigon yên tỉnh  cùng những con đường lớn chung quanh trường  với "mặt đường bình yên nằm ngoan như con suối".  Nhỏ bạn hỏi thăm xem tôi đã biết một "con đường tình rất đẹp, rất nên thơ" ở gần Văn khoa chưa? Tôi lắc đầu vì chỉ biết " Con đường Duy Tân cây dài bóng mát", nổi tiếng nhờ bài hát "Trả lại em yêu" của Phạm Duy.


Bạn tôi chê: "Con đường đó "xưa rồi Diễm" vì nó ngay nơi phố thị, xe cộ qua lại liên tục làm sao mà nên thơ được!"Vậy là ngay chiều hôm đó, sau khi tan học, nhỏ bạn dắt tôi đến "con đường tình mới" gần với Văn khoa. Đi một đoạn đường Cường Để rẻ phải vô đường Đồn Đất nằm trước BV Grall của Pháp. Ôi! đoạn đường thật yên tỉnh, thật đẹp và rợp bóng mát nhờ 2 hàng cây cao với tàng lá giao nhau trên đầu làm thành 1 vòm cung với "hàng cây lá xanh gần với nhau"  "để cho chim hót chuyện tình". Nắng chiều lung linh thắp trên các ngọn cây đẹp như hì đẹp như hình ảnh qua  lời bài hát "Nắng thủy tinh":"Ngàn cây thắp nến lên hai hàng Để nắng đi vào trong mắt em"Tôi nhớ bài hát này, vì một hôm bỗng có người tặng tôi bài hát "Nắng thủy tinh", tôi ngơ ngác vì không hiểu ý nghĩa của chữ "nắng thủy tinh",( vì nhạc TCS đôi khi có những lời không hiểu hết nổi, nên có người nói TCS cũng là "nhà Triết học"?)


 - "Cứ mở bài hát ra xem rồi sẽ hiểu". Tôi cám ơn và vội mở bài hát ra xem, thì ngay những giòng đầu của bài hát đã được trang trọng gạcdưới:"Em qua công viên mắt em ngây tròn Lung linh nắng thủy tinh vàng Chợt hồn buồn dâng mênh mang" Ôi thôi, tôi hiểu ra rồi! Cám ơn, sao mà nói khéo thế! Có lẽ "nói khéo" là nghề của các chàng, đặc biệt biết tôi yêu nhạc TCS nên các chàng cũng vận dụng nó như là 1 "lợi khí" cần thiết. Có lần tôi rủ bạn đi nghe nhạc TCS ở bên trường Dược, phía đối diện Văn Khoa, buổi tối người đôngnhư nêm đến phát ngột. Vây mà sáng hôm sau có người nhận diện: "Tối hôm qua, thấy chị đi nghe nhạc TCS nè!" - "Thiệt hôn, đông quá, làm sao mà thấy?" - "Người có đôi mắt "nhìn 1 lần là nhớ 1 đời" nên từ xa là đã thấy rồi. Hơn nữa TCS đã từng viết... rồi chàng bỗng ngân nga: "Tôi vẫn nhìn thấy em. Giữa đám đông xa lạ. Vì em mang trong mắt. Nỗi yêu đời thiết tha."...

Tôi chịuthua không dám nói chuyện tiếp với những anh chàng lém lỉnh này. Thời đó con gái đi học thích mặc áo dài lụa, chân đi hài nhung thêu cườm rất dễ thương, một hôm đang đi lạo xạo trên sân đầy đá cuội tới lớp, bỗng phía sau có giọng hát "ồ, ề" cất lên:"Em đi qua chốn này ối a sao em đành vội Tôi xin làm đá cuội và lăn theo gót hài"làm tôi luống cuống, sợ quá, lo đi thật lẹ một mách vô lớp, không dám quay đầu lại xem tác giả giọng hát ấy là ai? Đó là những lúc "một mình", khi nào có bạn bè là tụi nó lanh lắm. Sau giờ họcTriết, có 1 chàng lớp cao học Triết hay xuống lớp dự bị để sẳn sàng tình nguyện giúp đở cho hiểubài lẹ hơn, mà lạ cái là anh chàng này tới gần con gái là tự nhiên con mắt chớp chớp nháy lia,chắc tại hồi họp quá. Thấy vậy nhỏ bạn bèn cất giọng ngâm thơ: "À...ơi...mắt nhớ thương ai? mà... à...ơi  sao con mắt nháy lia..à ..ơi?". Anh chàng nghe xong, đỏ mặt chạy mất tiêu luôn.Nhắc tới những đêm nghe nhạc TCS, tôi có 1 kỷ niệm nhớ đời: Hôm đó là ngày sinh nhật tôi, lại cũng là ngày có "Đêm nhạc Trịnh Công Sơn - Khánh Ly" ngay tại giảng đường lớn trường đại học Văn khoa SG. 

Dĩ nhiên là tôi chọn đêm nhạc đó để rủ bạn bè cùng tham dự, rồi hẹn nhau sau đó cùng đi ăn đêm. Tụi tôi hẹn nhau tới sớm để được ngồi những hàng ghế đầu, hầu thưởng thức đêm nhạc cho thật trọn vẹn. Tôi rất ghét bị quay phim nhưng quên mất 1 điều là ngồi hàng ghế đầu cứ bị các máy quay phim chỉa vào, không né đi đâu được, nhưng thôi lỡ rồi đành chịu vì giảng đường lớn chưa tới giờ khai mạc đã không còn 1 chỗ trống. C Chương trình mới bắt đầu được 1,2 bản bỗng nhiên 1 cô gái cầm súng, có 2 thanh niên hộ tống, nhảy lên sân khấu, cướp micro và tuyên bố: "Hôm nay  20/12 là ngày kỷ niệm thành lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam..." Tụi tôi ngơ ngác nhìn nhau không hiểu gì hết? "MTDTGPMN" là gì vậy? Có người trong BTC nhảy lên giật lại Micro từ tay cô gái. Súng nổ "đoàng, đoàng...", đèn trong phòng vụt tắt, điện bị cúp. Một cảnh hỗn loạn diễn ra, đám đông xô đẩy, đạp lên nhau để thoát ra khỏi phòng. Có người sợ quá,đập các cửa kiếng để chui ra ngoài bị rách áo, rách vai chảy máu...

Tôi sợquá, ngồi sát xuống sàn không dám nhúc nhích, nhờ vậy mà sau khi mọi chuyện yên tỉnh trở lại, tôi hoàn hồn từ từ đứng dậy ra về an toàn, nhưng bị một phen sợ mất vía! Vì đây là lần đầu tiêntôi "chạm mặt" với chiến tranh. Thực tế tới lúc đó Saigon sống rất thanh bình, chiến tranh chỉ được nghe tới thỉnh thoảng qua "tiếng đại bác ru đêm" nên tôi cũng chưa bao giờ nghe nói tới"MTDTGPMN" là gì? đặc công là gì? bưng biền là gì? cho tới Tết Mậu Thân vài tháng sau đó.Vài ngày sau mọi sinh hoạt trở dần lại như xưa, đám bạn tôi rủ nhau xuống phố Saigon "ăn sinh nhật bù", vì bữa đó sợ mất hồn, nên "tâm hồn ăn uống" cũng bay mất tiêu! Thế là tụi tôi, một đám con gái "lang thang thành phố tóc mây cài" không phải để làm thơ mà là lang thang tìm món ngon để "ăn hàng".

Đứa giới thiệu món này, đứa chỉ món kia, trước hết xuống đường Lê Lợi góc Pasteur kiếm bò bía, xong qua chỗ bà bán bánh mì tôm chiên gần thương xá Tam Đa, món này ăn với tương đen pha tỏi ớt, cay xé môi nhưng ngon hết biết, nhớ lại lời hát của TCS "Nhớ món ăn ngon, nhớ ly chè thơm", nhưng khu này không có ai bán chè, nên uống đỡ nước mía Viễn Đông cũng "đã"  lắm. Định đi về thì quay qua ông bán phá lấu mới đội hàng ra, ông hạ bộ chân xuống và bỏ mâm nhôm trắng đầy những miếng phá lấu vàng ươm,mới làm xong còn nóng hổi. Mỗi miếng đủ loại đều cắt sẳn có ghim 1 cây tăm, chỉ cần cầm lên chấm vô hủ tương pha sẳn, rồi lủm vô miệng. Ui chao, sao mà nó ngon thấm tới tận chân răng!


Kết thúc chương trình "ăn sinh nhật bù" cả đám kéo vào Grival ăn kem 3 màu, ngồi ngắm thiên hạ bát phố, ngắm Sài Gòn luôn luôn tươi mới, sống động, chan hòa và dễ thương, không điệu đà kệch cỡm phấn son, không  "yểu điệu thục nữ" chi chi;  giống như các cô gái Sài Gòn với một chút ồn ào, một chút hồn nhiên, chân thật,  không nhan sắc mỹ miều, nhưng chỉ một chút duyên cũng đủ xao
xuyến lòng khách lãng du...Tôi đang lang thang thả hồn về dĩ vãng êm đềm với  quê hương dấu yêu, với Sài Gòn, với bạn bè xa xưa, với hình ảnh thân yêu:Ngày xưa trường Văn Khoa lá me xưa chưa già Non màu xanh như biếc, như tuổi hồng gấm hoathì bỗng nghe tiếng vổ tay nổi lên râm ran chung quanh, thì ra trên sân khấu vừa chấm dứt bài hát "Sài gòn đẹp lắm, Sai gòn ơi, Sai gòn ơi", một Sài Gòn luôn đẹp trong tôi, nên tôi cũng vổ taytheo mọi người, nhưng trong lòng  dng lòng  dường như vẫn còn lưu luyến " tuổi hồng gấm hoa" với hình ảnh thân thương ngày xưa:Hỡi người em Văn Khoa, dáng em chưa xóa mờ Nghe chừng như sống lại, trong chuỗi ngày đã qua Quả là thời gian đã đảo ngược với tôi trong buổi Hội Ngộ viễn xứ 40 năm...Văn khoa & Sư Phạm Saigon, trong đầu tôi bỗng ngân lên câu hát thiết tha: "Tôi là? là ai?...mà yêu qúa đời này"
Phượng  Vũ

HỒ QUANG * PHẠM VĂN SƠN

Sử gia Ðại Tá Phạm Văn Sơn chết trong ngục tù Việt Cộng! Hồ Quang

Lời người viết: Tôi phải viết lại bài này một lần nữa cho rõ ràng hơn. Vì rằng, vừa qua cũng có những bài viết về cái chết của Ðại Tá Sơn, nhưng phần chính không nói được tính khí kiên cường của Ðại Tá mà chỉ xoáy vào mối liên hệ tình cảm cá nhân của 2 bên với nhau…
Tôi tuy không phải là người được khiêng xác Ðại Tá đi chôn (việc chôn cất tù nhân chính trị thường do nhóm tù hình sự đảm nhận vào ban đêm, nhằm khỏi gây dư luận xôn xao…) nhưng là người đưa xác Ðại Tá Ðại Tá Sơn từ trạm xá đến nhà Vĩnh Biệt trong khuông viên nhà tù, do đó tôi rất rõ về cái chết của Ông ta.

***
Chúng tôi từ nhiều trại “tập trung cải tạo” thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn, gồm đủ mọi thành phần “nặng ký” khác nhau, trong có cả nhà Quân Sử Ðại Tá Phạm Văn Sơn đều bị chuyển xuống miền trung du, vì Trung Quốc sắp xua quân xâm lăng biên giới… Nói chung Cộng Sản đã ghép chúng tôi vào loại “ác ôn” vì trong chế độ VNCH đã phục vụ ở các ngành: Tuyên Úy, Tình Báo, An Ninh Quân Ðội, Cảnh Sát, Chiến Tranh Chính Trị, Tâm Lý Chiến…
Giai đoạn này chúng tôi không còn được đi lại dễ dàng như cảnh sống trong núi rừng hồi còn Ðoàn 776 thuộc Nha Quân Pháp (Bộ Quốc Phòng) VC trông coi… mà bị tống ngay vào buồng giam do công an “áo vàng” cai quản. Trên danh xưng bọn Công An Trại Giam (thuộc Bộ Nội Vụ VC) bắt chúng tôi phải thừa nhận mình là “Cải Tạo Viên” chứ không phải là “Tù Nhân”…
Ngay từ khi bước qua cổng để vào sân trại giam K1 Tân Lập, chúng tôi đã thấy một cái gì đó rờn rợn cả người. Mọi thủ tục khám xét thật là khắc nghiệt, nhìn mặt mày hầm hầm của những tên công an vừa nộ nạt, vừa đấm đá mấy tên tù “hình sự” phụ giúp việc khám xét các tù “chính trị” mới đến mà tất cả chúng tôi thầm nhìn nhau… lắc đầu!
Vài ngày sau khi bị gọi ra sân để chấp nhận sự “biên chế” mới, chúng tôi mới biết K1 là trại tù trước kia nhà cầm quyền “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” dùng để nhốt và tra khảo các thành phần “Ðịa Chủ, Phú Nông” ngoan cố… Ở đây có rất nhiều người đã treo cổ tự tử vì không thể sống nổi với cảnh hành hạ dã man của bọn cai tù.
Nhưng rồi chúng tôi cũng biết K1 là trại thế nào. Hôm đó lần đầu tiên trước khi các tù chính trị được xuất trại để lao động thì tên Thượng Sĩ Công An làm nhiệm vụ “Cán Bộ Giáo Dục” đã nói trước sân tù rằng:
– Tôi báo cho các anh biết, một khi đã vào trại này rồi thì phải chấp hành “nội quy” cho tốt! Ngược lại anh nào còn rơi rớt những tư tưởng phản động, chống đối “cách mạng” thì hãy liệu hồn, đừng trách chúng tôi sao lại nặng tay đối phó!… Chúng tôi cũng báo trước cho các anh biết, Trại Cải Tạo này là “trại kiểu mẫu” cho toàn quốc, nên không thể để xảy ra bất cứ một chuyện gì khiến cho các anh xao lãng trong việc “cải tạo”. Chúng tôi cũng nói thêm rằng giúp cho các anh “cải tạo tốt” là nhiệm vụ chính của chúng tôi. Vì phải làm tốt chuyện này, các anh mới sớm được đoàn tụ với gia đình, phần chúng tôi cũng một phần nào hoàn thành nhiệm vụ của Ðảng,của Nhà Nước giao… Trước khi các anh được xuất trại để lao đông, tôi thay mặt cho “trại” để nói chừng ấy lời, sau này có chuyện gì cứ đạo đạt thẳng với “cán bộ quản giáo” giải quyết, tôi không muốn các anh phải gặp tôi, vì tôi chỉ giải quyết những anh nằm ở khu “biệt giam” kia kìa… – Vừa nói hắn ta vừa chỉ tay về phía các hầm biệt giam ở khu cuối sân trại.
Không khí “cải tạo” do công an thuộc Bộ Nội Vụ cai quản làm chúng tôi ngột ngạt thật. Mấy ngày sau chúng tôi mới biết từ miệng các tù hình sự, các cảnh sát bảo vệ (mang súng dẫn “đội tù” đi lao động) như sau: Trại Tù Tân Lập là trại tù khét tiếng khắc nghiệt nhất tại miền Bắc, còn phân trại K1 là trại “điểm” của tỉnh Vĩnh Phú này.
Tỉnh Vĩnh Phú có 2 trại tù lớn đó là Tân Lập và Phong Quan, nhưng Tân Lập lớn hơn (7 phân trại) và được Bộ Nội Vụ (Hà Nội) chọn làm trại tù kiểu mẫu cho toàn quốc.
Như chúng ta ai cũng biết chuyện “kiểu mẫu” của một trại tù dưới chế độ Cộng Sản luôn luôn phải hiểu rằng sự hà khắc, sự dã man do bọn cai tù áp dụng đối với tù nhân phải thật tàn bạo nhất mới được nâng lên làm “trại kiểu mẫu”. Phân Trại K1 Tân Lập đạt đủ các “tiêu chuẩn” gian ác đó, nên hàng năm mở Ðại Hội Tù Nhân luôn được giữ lá cờ đầu. Người viết hơi dông dài về Trại Tù K1 vì chính Sử Gia Phạm Văn Sơn đã bị chết ở trại này.
Chúng tôi bị giam ở trại này từ tháng 10/1978, vì lúc đó những vùng biên giới phía Bắc là mục tiêu của quân Trung Quốc lăm le xâm chiếm. Thật không may cho chúng tôi lại bị về ngay Phân Trại K1 Tân Lập (Vĩnh Phú) này. Và quả thực vào đầu Xuân 1979, Trung Quốc đã xua quân xâm chiếm các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam để dạy cho Việt Nam Bài Học Thứ Nhất! (Lời của Hoa Quốc Phong, Bí Thư Ðảng Cộng Sản Trung Quốc lúc đó).
Trong số các tù nhân chính trị từ Hoàng Liên Sơn bị đưa về trại tập trung quỷ tha ma bắt này, có Ðại tá Phạm Văn Sơn, tác giả của bộ Quân Sử thời VNCH, ông ta không chỉ là tác giả của Bộ Quân Sử mà còn là tác giả của nhiều bộ sách sử khác như Việt Sử Toàn Thư, được nhiều sử gia khác thán phục.
Mặc dầu bị nhốt cùng chung cùng một trại, nhưng lúc đầu anh em chúng tôi chưa biết hết nhau lắm, còn đối với Cộng Sản thì chúng quá rõ về lý lịch từng người chúng tôi. Họ phân chia chúng tôi thành nhiều đội theo “tội trạng” để nhốt chung vào một phòng và là Nhà (Phải gọi là “nhà” chứ không được gọi là phòng vì gọi “nhà” để phân biệt với “phòng” chỉ dùng cho “phòng giam”, phòng biệt giam”… Trong chúng tôi có nhiều người đã mỉa mai: “phòng hay nhà gì cũng thế, cũng để nhốt tù chứ có gì khác đâu!”. Câu chuyện chỉ nhằm vui tếu như thế thôi, nhưng nếu đến tai công an thì dĩ nhiên người đó phải bị “viết kiểm điểm”, nếu bị ghép vào tình trang “nghiêm trọng” thì phải bị vào “phòng biệt giam” thật chứ không được ở trong Nhà Số… nữa rồi.
Phòng giam tập thể, hay nhà giam gì đi nữa cũng đều được bao bọc bởi 4 bức tường kiên cố, trần phòng giam được rào chằng chịt bởi những lớp kẽm gai , tất cả che khuất bằng tấm “pla – phông” cứng cáp. Các cửa sổ của phòng giam đều có những song sắt ngang dọc có đường kính chừng 18mm. Phòng giam tập thể nào cũng có một lối đi chung ở giữa, dọc theo tường của phòng là 1 dãy sạp dài 2 tầng dùng làm chỗ ngủ cho tù nhân. Mỗi phòng giam chứa khoảng 200 tù nhân, tính trung bình mỗi tù nhân có chừng 0.4m bề ngang để nằm, do đó các tù nhân thường nằm ngược đầu nhau mới có thể cựa mình được.
Lúc đầu thì Ðại Tá Sơn cũng như các anh em khác ở chung trong đội lao động. Chừng nửa tháng sau, không hiểu tình hình thế nào mà Ðại Tá cùng Cha Thịnh (Ðại Tá Giám đốc Nha Tuyên Úy Công Giáo), Mục Sư Kỳ (Ðại Tá Giám Ðốc Nha Tuyên Úy Tin Lành) và một người khác nữa tôi quên tên bị đưa vào phòng “cách ly”. Ðể giải thích chuyện này, Công An Trực Trại K1 Tân Lập nói rằng: Ðể tránh “lây lan” cho các “cải tạo viên” khác, nên người này phải được cho ở riêng… Trên thực tế, Mục Sư Kỳ bị vàng da, Cha Thịnh bị bệnh “đồi mồi” loan đốm ở vùng môi và cằm, Ðại Tá Sơn cũng bi bịnh này nhưng nặng hơn (khắp cả tay chân mặt mày), bọn cai tù cho đây là bệnh “phong cùi”, người còn lại ở đâu chuyển về, lai lịch không rõ, anh em chúng tôi ai biết…
Bệnh trạng chỉ có thế nhưng đều bị đưa ra giam riêng biệt với người lạ mặt, chính cá nhân tôi rất nghi ngờ… Trong tù chuyện nghi ngờ việc làm của Ban Giám Thị Trại là việc ngu xuẩn, nên có nghi ngờ thì chỉ để bụng mà thôi, nếu đem tâm sự với người khác, biết đâu chừng lại tự đưa mình vào tình trạng cách lý nặng hơn: “Biệt Giam”.
Tôi có hỏi một cán bộ y tế (Chuẩn Úy Công An lo về y tế trại Tân Lập) khi đến công tác tại trạm xá tù K1:
– Thưa Ban (đây là câu nịnh hót rất được lòng các tên công an cấp nhỏ, vì với cấp bậc ấy anh ta chỉ được gọi là cán bộ mà thôi. Ban chỉ dùng cho cấp “thủ trưởng” như Trưởng Trại chẳng hạn), các anh ấy có cần cho người vào dùng nước muối để rửa mụn ghẻ hằng ngày không ạ?… Biết đâu chừng nó hết bệnh ngay đấy!
Tên Công An nói với tôi:
– Tình trạng các anh ấy không gì đâu, nhưng dầu sao cũng phải “cảnh giác”… chúng tôi lo cho các anh bị lây đấy thôi…
Rõ ràng chuyện bệnh tật của 4 người này chỉ là một trong trăm ngàn lý do mà Việt Cộng áp dụng nhằm ngăn cách những người nguy hiểm nhất trong tập thể anh em tù chúng tôi, vì sau khi gom 4 người đó vào với nhau rồi, họ thấy việc làm quá trơ trẽn nên mới đưa thêm một Thiếu Úy Ngành Quân Báo còn trẻ, bị mụn nhọt làm thối ngón út của bàn chân trái, vào ở chung để lý giải danh xưng “bệnh cùi” cho hợp lý.
Phòng “cách ly” bây giờ gồm 5 người sinh hoạt chung với nhau, không được phép ra ngoài, đến giờ cơm nước, tù hình sự mang đến, không cho bất cứ tù chính trị nào lai vãng lại gần, mặc dù phòng cách ly này không phải là phòng kỷ luật (Phòng kỷ luật là 1 cái hầm nổi, xây gạch kiên cố, chật hẹp, chứa tối đa 2 người, thiếu ánh sáng, có hệ thống cùm chân bằng các khoanh sắt hình móng ngựa). Tôi xin được giải thích thêm chỗ nầy là tại sao bọn công an cai ngục không cho tù chính trị lai vãng tới gần phòng cách ly mà tôi lại được đến nơi đó… Thường thì sau giờ tất cả các tù nhân theo “đội” đi lao động, toi ở nhà đi kiểm soát vệ sinh từ phòng giam này qua phòng khác nên lén tiếp xúc với những người trong phòng cách ly thì rất dễ dàng. Nếu gặp công an VC thì nói là mình trên đường đi xem vệ sinh tại phòng cách ly xong mới ghe vào “đội” Nhà Bếp (anh nuôi) để kiểm soát vệ sinh tiếp (Trại K1, Tân Lập, lúc mới về có phòng cách ly sát vách với khu nhà bếp, về sau dời xuống sau lưng trạm xá).
Chúng tôi biết rất rõ là không phải vì lý do “lây lan” mà VC nhốt cách ly các vị này lại mà là vì cố tình ngăn ngừa các mầm mống có thể gây nguy hiểm về an ninh của trại giam (những người này đều là những người lãnh đạo tinh thần nên lời nói của họ rất có giá trị đối với anh em tù nhân)…
Ðại Tá Phạm Văn Sơn là tác giả của bộ quân sử, ông có trình độ hiểu biết cao về lịch sử, về mọi diễn biến của quân đội Việt Nam qua từng thời đại một cách rõ ràng. Riêng môn “Sử Học”, Việt Cộng cho là quan trọng vào bật nhất ở bất cứ thời đại chính trị nào. Sau khi ra khỏi tù, tôi có đọc những sách sử do Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng viết, họ đánh giá rất cao về công trình nghiên cứu bộ Quân Sử VNCH do Ðại Tá Phạm Văn Sơn viết.
Ngày 2 buổi, trong khi anh em tù nhân chính trị khác làm kiếp lao động khổ sai, thì trong phòng “cách ly”, 4 vị “bự” này phải viết kiểm điểm, nhất là Ðại Tá Phạm Văn Sơn, ông phải trả lời hết mọi câu hỏi mà Việt Cộng (cán bộ chấp pháp trung ương từ Hà Nội về làm việc) đặt ra, gọi là lấy khẩu cung, nhưng thực chất họ có dụng ý muốn tìm hiểu để học hỏi thêm.
Thường thường cứ mỗi 3 tháng, Ban Giám Thị trại giam có tổ chức vài ba ngày học tập gọi là “bồi dưỡng chính trị” là anh em chúng tôi đã thầm nói với nhau : “Lại phét nữa rồi”. Tôi nhớ rõ, mỗi lần “được” lên giảng đường để nghe “cán bộ bồi dưỡng chính trị” là mỗi lần chúng tôi thấy khỏe hơn, vì khỏi lên rừng phá nương, ra rẫy đào hốc trồng sắn, xuống ruộng thay trâu kéo cày kéo bừa… Và còn vui hơn nữa, là được phát biểu cảm nghĩ về nội dung bài học. Chính những lúc phát biểu như thế này, chúng tôi mới có dịp biết được sự thiếu hiểu biết của họ.
Trong anh em chúng tôi, có người vì muốn qua loa cho xong chuyện, nên khi được phát biểu đã làm đúng như sách vở, nghĩa là làm đúng theo nội quy thứ tự :
– Xác định tư tưởng (đứng về phía cách mạng, an tâm tin tưởng vào đường lối chính sách, v.v…).
– Học tập tốt, lao động tốt, phấn đấu đạt chỉ tiêu từng ngày từng giờ.
– Chấp hành nội quy không bao giờ sai phạm mặc dầu chỉ là 1 lỗi nhỏ.
– Chuyển biến: Ðã làm được những gì trong học tập cải tạo vừa qua, phát huy những mặt tốt, khắc phục và luôn luôn phấn đấu vượt qua những tồn tại, biết kiểm điểm bản thân mình và bạn cùng nhau giúp đỡ cải tạo tốt… Cũng có những anh em tù chơi trội hơn trong mô hình trên ở mục liên hệ bản thân, mục đích duy nhất là vạch trần sự thiếu hiểu biết của cấp cán bộ giảng dạy chính trị Việt Cộng bằng cách đặt ra những chuyện nghe thật hấp dẫn của thời VNCH, như trường hợp Trung Tá Phan Lạc Phúc (tức Ký giả Lô Răng, hiện ở Úc)… phát biểu trong buổi học tập 8 điều áp dụng cho “tù hàng binh”:
– Tôi có đọc 1 bài bình luận ở báo chí phương Tây hồi trước giải phóng, thì việc chia nhau quyền lãnh đạo thời “Mỹ – Ngụy” có thể gồm 3 giai đoạn… Giai đoạn 1 là giai đoạn Chí Sĩ lãnh đạo, giai đoạn 2 là giai đoạn Tướng Sĩ lãnh đạo, và giai đoạn 3 là giai đoạn cuối đó là giai đoạn Tiến Sĩ…”. Một sự ngạc nhiên đến cho toàn hội trường, phe ta thì biết ngay anh chàng đang dùng đường quyền “duy vật sử quan” để “logic” cách phịa chuyện của mình. Riêng các tên cán bộ Việt Cộng há hốc mồm nhìn bạn Phúc gật đầu. Tối hôm đó, bạn Phúc ta bị một phen hết hồn vì có một tên mũ cối đến cửa sổ phòng giam, với một giọng trịch thượng gọi lớn vào:
– Anh nào là Phan Lạc Phúc! Ra đây tôi bảo.
Ðêm khuya mà nghe có công an gọi mình, anh chàng Phan Lạc Phúc có vẻ hơi run định giả vờ như không nghe thấy… thì một bạn tù cùng phòng, nằm sát cạnh cửa sổ đã gọi tiếp:
– Phúc ơi! Cán bộ gọi anh kìa!
Không tránh được nữa, Phúc đành bước tới gần cửa sổ, hỏi:
– Thưa cán bộ, cán bộ cần gì ạ?…
– Anh là Phan Lạc Phúc? ố Tên công an gắt giọng.
Nghe nạt nộ, Phúc hơi run, nhưng vẫn trả lời:
– Dạ đúng tôi đây…
Tên công an dõng dạc ra lệnh:
– Ðây là cây đèn cầy, mấy tờ giấy, trong đêm nay anh phải dùng mấy trang giấy nầy viết hết những gì mà anh phát biểu phần liên hệ bản thân sáng nay… Sáng mai đưa sớm cho tôi trước khi đi lao động…
Phúc hú hồn, một tay cầm cây đèn cầy, tay kia cầm mấy tờ giấy đi về chỗ nằm… Thấy một người bạn nằm kế cạnh Phúc buột miệng nói:
– Thần khẩu buộc xác phàm rồi đó ông nội ơi!
Một chuyện khác nữa, đó là chuyện của bạn Nguyễn Văn Diệp (Khóa 3 BTVốCSQG đang ở San Jose, USA), cũng tại một buổi “bồi dưỡng” khi đứng trên bục giảng để lên lớp, tên cán bộ muốn dò xem thử trình độ hiểu biết về triết học của các “sĩ quan ngụy” như thế nào, hắn ta nhìn xuống anh em tù nhân, hỏi:
– Này nhá, các anh có biết từ “Tiếp Thu” đến “Nhận Thức để có thể Chuyển Biến tốt” phải cần có yếu tố gì làm cầu nối?
Tên cán bộ vừa dứt câu trả lời, Diệp liền đưa tay phát biểu. Chờ sự đồng ý của hắn ta, Diệp dõng dạc:
– Thưa cán bộ, phải cần có yếu tố “tình cảm”!
Nói dứt câu, Diệp ngồi xuống, không cần chờ kết luận của tên công an đặt câu hỏi đố. Thấy câu đáp của Diệp quá chính xác, tên này khen rối rít, vì anh ta không ngờ trình độ của sĩ quan “ngụy” lại cao và giỏi đến thế, nhưng anh có biết đâu về cách chơi chữ “tình cảm” của Diệp (chơi chữ như thế nào thì độc giả cứ hỏi thẳng bạn Diệp, vì chỉ có anh ta mới trả lời chính xác câu nói này).
Trái ngược lại, đối với Ðại Tá Phạm Văn Sơn, anh không bao giờ được phát biểu bất cứ điều gì để cho mọi ngươi cùng nghe, có chăng chỉ xảy ra riêng tư giữa ông ta với viên chấp pháp mà thôi…
Cuộc sống của 5 người cùng “phòng cách ly” vẫn ngày tháng trôi đều, cơm 9kg/tháng, chia làm 2 bữa cho 1 ngày (tiêu chuẩn này áp dụng cho những người bị kỷ luật). Trên thực tế, tiêu chuẩn 9kg đã không đảm bảo cân lượng mà còn bị thay thế bằng sắn (củ mì) khô và bobo, bắp hạt… tuổi già nếu cứ nhắm mắt nuốt đại vào, thì sẽ bị rách cuống cổ như chơi, chưa nói khi chúng rớt vào dạ dày sẽ không tiêu được, nên khi thải ra ngoài vẫn còn nguyên dạng…
Trưa, tối, bọn hình sự đem cơm tới, mỗi sáng thì ghé xem bên trong có ai bị việc gì không, tiện thể lấy phân để đem nó ra bón rau cải ở khu lao động, thỉnh thoảng năm ba ngày tên cán bộ trực trại cho họ đi tắm một lần trong giếng gần “đội nhà bếp” (tù nhân đi lao động bên ngoài thì thường ngày tắm rửa ở các hố nước nuôi cá, trâu tắm, sau khi đã rửa sạch các thúng gánh phân người để bón cây trồng trong ngày hôm đó)… Cha Thịnh, Mục Sư Kỳ thì trầm ngâm hơn, lâu lâu thở dài cho đoạn ngày đoạn tháng của cảnh tù đày, riêng Ðại Tá Sơn thì viết liên tục, những bài viết của ông được bọn Việt Cộng cất giữ kỹ, không một ai được xem, ngay cả những người cùng buồng.
Mấy tháng trôi qua, một hôm cán bộ Việt Cộng phát hiện trong bài viết về lịch sử, khi so sánh 2 chế độ “tù” thời VNCH và thời XHCN, họ cho đó là một việc làm “đại phản động hay cực kỳ phản động” gì đó… nên Ban Giám Thị Trại Tân Lập “đặc biệt chiếu cố” bằng quyết định “mật” cho anh Sơn vào ngay hầm biệt giam tại K1. Tất cả anh em chúng tôi khi vi phạm điều gì đều bị gọi tên ra trước sân, tên công an làm cán bộ trực trại đọc lệnh giam: bị giam kỷ luật … ngày: cùm 1 chân, hay cùm 2 chân”, tùy theo mức độ vi phạm nhẹ hay nặng… trước sự chứng kiến của toàn thể tù nhân trong trại hôm đó. Riêng trường hợp Ðại Tá Sơn thì quá đặc biệt, ngay cả Cha Thịnh và Mục Sư Kỳ cũng không biết nốt. Cả hai vị này khi gặp tôi chỉ nói rằng:
– Họ chuyển ảnh đi đâu mất rồi, vì có đem theo hết tất cả đồ dùng cá nhân… Ngay như tôi lúc đầu cũng không biết, mặc dầu tôi được thay mặt anh em làm trong “ban thi đua” phía bên tù chính trị, thường hay đi kiểm tra vệ sinh khắp các phòng giam trong trại…
Tôi xin mở ngoặc về “Ban Thi Ðua” của trại tù K1 Tân Lập một chút:
“Lúc đầu thi đua chỉ gồm toàn tù hình sự, họ đa số phạm những tội như cờ bạc, trộm cướp, hiếp dâm, giết người, bộ đội, cán bộ nhà nước hủ hóa, tham nhũng… Mọi sự đối xử của họ đối với chúng tôi mang tính dã man, vô học, gây nhiều phẫn nộ luôn được bọn cai tù “bật đèn xanh”. Nhờ có sự bê bối của các tên tù như Phú, Ninh trong Ban Thi Ðua ăn chận bớt thịt cá làm hụt phần cấp cho các tù chính trị, bị anh em “đội nhà bếp” kêu ca, cán bộ quản giáo của đội này cho bắt quả tang Ninh và Phú lấy thức ăn cất giấu nơi ở của 2 hắn ta (chuyện này bạn Hoàng Xuân Lưu lúc đó làm Ðội Trưởng đội Nhà Bếp biết rất rành, và anh ta cũng bị kỷ luật lây). Thấy nhóm hình sự có những hành động gây tác hại lớn cho việc an ninh của trại, nên Trại thấy cần phải có những “thường trực thi đua” là người bên nhóm tù chính trị mới tranh khỏi xung đột có thể gây án mạng giữa hai nhóm tù này. Lúc đó tên Thượng Sĩ Công An Bổn (cán bộ Giáo Dục trại) – người chủ trương không để tù nhân chính trị làm thi đua được đi “bồi dưỡng” nghiệp vụ ở Trại Hà Tây (chứ không phải được đi học bên Liên Xô) nên tên Thượng Sĩ Công An Hồng lên thay, chấp nhận tăng cường 3 tù nhân chính trị làm thường trực thi đua (Lúc đó đã được 7 tháng từ khi K1 Tân Lập đảm nhận việc nhốt tù chính trị chúng tôi). Ba người được tăng cường đầu tiên là tôi và Kính (CTCT) và Lập K5-BTV/CSQG. Cường (K3-BTV/CSQG, hiện ở Canada) thì được tên Nhàn (Trưởng Ban Thi Ðua) xin thêm để làm phần hành “văn hóa” (thay thế cho Hùng hình sự hay đánh các tù nhân khác) chứ không phải thường trực thi đua (việc này có ký giả Nguyên Huy – Nhật Báo Người Việt biết). Thời gian sau. thường trực thi đua được tăng cường thêm LV Ðàn (Trung Tá Nhảy Dù), Cường thì được đưa về K3 (Tân Lập), tôi thì bị đưa về Trại Giam Hà Tây tiếp tục “cải tạo”. Từ đó trở đi tôi không còn biết gì về hoạt động của thường trực thi đua ở K1 Tân Lập nữa…
Nhàn là một tên “đâm thuê, chém mướn, lừa đảo, cờ bạc”. Tên này vẫn làm Trưởng Ban Thi Ðua để kèm kẹp chúng tôi, hắn biết rõ việc của Ðại Tá Sơn (y là người đưa cơm hàng ngày cho Ðại Tá Sơn khi bị cùm trong phòng biệt giam, vì công an VC không tin tù chính trị như chúng tôi). Thấy tên Nhàn này hay rù rì với Cường, nên tôi đâm ra nghi ngờ… Với Cường thì tôi không thể tìm hiểu được rồi, vì lỡ đổ bể chuyện gì thì anh ta bị cùm ngay mà tôi cũng vạ lây, thôi thì phải tìm biết mọi chuyện cần biết nơi Nhàn khi có dịp thuận tiện…
Một hôm Nhàn than phiền với tôi:
– Cái tên Sơn này cứng đầu… từ hôm bị biệt giam đến nay không chịu ăn chịu uống gì cả, lại còn phóng uế bừa bãi, linh tinh… thối chịu “đếch” được!
Thấy có cơ hội, tôi nói ngay:
– Thế anh đưa cơm hằng ngày cho hắn ta, hắn ta có chửi mắng gì anh không?
– Anh ta đâu có thèm nói năng gì mà chửi với không chửi… Chỉ cái tội viết bậy mà vào cùm nên khổ thân đấy thôi! Các anh bảo nhau mà liệu hồn!
– Tôi nghe nói khi ở phòng cách ly, anh ta được viết những gì đúng theo cán bộ yêu cầu kia mà?
– Thì đương nhiên phải đúng yêu cầu, nhưng diễn ta mặt tích cực thì được, đằng này cứ phanh phui chuyện tiêu cực thì hỏng ngay…
Tôi giả vờ:
– Như thế nào là tiêu cực? Anh cho tôi biết để còn giữ mình có thể cải tạo tốt không chỉ riêng bản thân mà còn giúp anh em khác nữa chứ?…
Nghe tôi hỏi có lý, tên Nhàn vênh mặt có vẻ như một cán bộ công an khi lên lớp cho các tù nhân:
– Anh ta khờ lắm! Viết gì không viết lại việt bài có nội dung đem so sánh hai chế độ tù giữa Chủ Nghĩa Tư Bản và Chủ Nghĩa Xã Hội… còn đem chuyện gian trá trong việc trao trả tù binh của hai bên ra phân tích… Chơi kiểu này thì chết thôi con ạ!
Chừng 4 ngày sau, tôi giả bộ đi ngang qua khu cấm này gọi là coi xem có vấn đề gì cho an ninh trại hay không (tôi có báo cho tên cán bộ trực trại biết; tên này dặn thêm: Anh phải cẩn thận chứ “tên Sơn” khá nguy hiểm đấy nhé), cũng từ câu nói của tên này, tôi mới xác quyết rằng Ðại Tá Phạm Văn Sơn đang bị kỷ luật.
Làm bộ như đang đi lo việc quan sát phía bên ngoài các phòng kỷ luật, nhất là ở các lỗ có song sắt và lấy tay giật giật thử có còn chắc hay không, cái nào bị mục cần thay để có cớ báo lại cho tên trực trại, hoặc tình hình có ai “quan hệ” với những người bị kỷ luật (đa số là bọn hình sự) hay không?…
Nhìn quanh thấy không có ai, tôi nói nhẹ vọng vào:
– Anh Sơn, em là Q. đây, anh khỏe không? Ðói lắm không? Em vứt vào nửa cái bánh bột nhé!
Giọng thật nhỏ, yếu, vọng ra:
– Q. đó hả?
(Sở dĩ anh Sơn, Cha Thịnh, Mục Sư Kỳ biết tôi vì hồi họ chung sống tại khu cách ly, tôi là người hay đến nói chuyện, lại nữa âm thanh lời nói của tôi cũng dễ nhận, nên bên trong dầu không thấy người cũng an tâm vì “không thể trao thân lầm tướng cướp” được).
– Tôi không cần gì cả, đừng vứt vào, bọn chúng đến kiểm soát thì chết cả lũ, ráng phải lo giúp các bạn khác nữa… Hôm nay đã 4 ngày tôi nhịn ăn rồi, ít hôm nữa thì anh sẽ rõ những việc tôi làm, anh mau đi khỏi đây, và từ nãy giờ coi như anh chưa lại chỗ tôi, và cũng đừng nói với ai là tôi đang ở đây, nếu lỡ việc ra thì anh sẽ bị nguy, mà ngay chính tôi cũng không thể thực hiện ý nguyện của mình…
Tôi rón rén bước về phía các phòng giam khác để gọi là đi kiểm soát tổng quát… Sau giờ xuất trại đi lao động chiều hôm ấy (Trại đang cho các đội thi đua nhau đào hốc trồng sắn), một tên tù hình sự đến nói với tôi:
– Chú à, cháu đề xuất với chú chuyện này khó khăn thật đấy, nếu vỡ ra thì cháu chết ngay, nhưng nếu không nói thì không được.
Tôi bảo ngay:
– Mầy lại lèng èng chuyện gì đây, linh tinh nữa phải không? Nhanh lên kẻo đến giờ tao phải phát dầu cho các buồng rồi đây!
Tên hình sự ngập ngừng:
– Vâng ạ, vâng ạ! Chú Sơn bảo chú cho chú ấy xin tờ giấy trắng, còn cháu thì có cây bút chì để chú ấy viết cái gì gì ấy mà…
Tôi như điếc cả 2 lỗ tai, không biết nghe có lầm không, nếu nó gài mình thì ngày mai lại phải vào cùm, nếu nó thật lòng thì mình phải làm sao đây? Tôi giả vờ nạt nộ một hồi, xong nói tiếp:
– Thôi, tao không giải quyết được việc gì đâu, tao bận lắm, mầy ở đây coi văn phòng giúp tao một tí, đừng cho giấy tờ trên bàn gió bay lộn xộn, và không cho bất cứ ai sờ vào món gì cả nghe chưa? Tao phải xuống bệnh xá một tí là về ngay!
Nói xong tôi đi thật vội, không dám nhìn lại cho đến khi phải trở về lấy dùi trống đánh lên 3 tiếng gọi các “trực sinh” (danh xưng dùng cho những tù nhân lo việc vệ sinh, cơm nước cho anh em tù khác ra ngoài lao động) của các phòng đến nhận dầu về thắp trong đêm, chủ yếu để có lửa hút thuốc lào…
Ngoài ra, trong đêm, có ánh sáng leo lét của ngọn đèn tuy làm bằng vỏ chai cưa cổ, nhưng cũng giúp được nhiều việc như rủi có anh em nào đau nặng, cần cấp cứu là phải hô to: “Báo cáo cán bộ, phòng X có người đau nặng, xin được cấp cứu”. Hô to lên như vậy nhiều lần cho tới khi các tên cán bộ vào mở cửa thì anh em mới có thể thấy đường để khiêng người bệnh lên trạm xá. Nếu bệnh quá nặng thì để lại luôn tại trạm xá, nếu bệnh nhẹ hơn thì chỉ nhận 2 viên “xuyên tâm liên” rồi phải khiêng trả lại phòng giam ngay. Nói là “trạm xá” cho oai thôi, chứ thật ra cũng vẫn là một phòng giam bị khóa cửa cẩn thận như mọi phòng giam tù khác. Có nhiều anh em tù chính trị được cấp cứu trong những đêm như vậy, sáng hôm sau đã phải vĩnh viễn ra đi, có khi ngay tại trạm xá, đôi khi ngay tại phòng giam chung. Nói chung, tù chính trị chết nhiều hơn tù hình sự. Gần 2 năm bị giam tại trại Tân Lập, tôi chưa gặp một trường hợp nào tù hình sự bị mạng vong cả.
Hai ngày sau nữa (Tổng cộng 6 ngày), tên cán bộ trực trại gọi tên Nhàn (Trưởng Ban Thi Ðua) đưa 2 tù hình sự khỏe mạnh khiêng Ðại Tá Sơn từ phòng Kỷ Luật xuống trạm xá (lúc đó đã 8g tối, các tù nhân khác đã vào chỗ ngủ). Màn đêm xuống, từ lâu… Tại trạm xá chả có thuốc men gì để giúp cho Ðại Tá Sơn khỏe lại mặc dầu biết Ðại Tá kiệt sức vì nhịn đói lâu ngày… Thế rồi Ðại Tá bắt đầu đi vào mê sảng… Ðến 2g sáng hôm sau, Ðại Tá Sơn được đưa về lại Phòng Cách Ly cùng với Cha Thịnh, Mực Sư Kỳ, nhưng lúc này ông ta yếu lắm rồi, không nói được lời nào với các người chung phòng. Tình trạng dần dần đi vào mê man… cho đến 8 giờ sáng hôm sau.
Thường thì 7 giờ 30 sáng tên công an làm cán bộ trực trại vào mở cửa phòng cách ly để những người này làm vệ sinh cá nhân, sau đó phải vê than đá bột lại thành từng nắm vừa trong hai bàn tay, đem phơi khô để những người bạn tù thuộc đội nhà bếp lấy về đun bếp. Công việc “vê” than này chỉ dành riêng cho 5 người trong phòng cách ly mà thôi. Hôm đó anh chàng Thiếu Úy Quân Báo, sau khi làm vệ sinh cá nhân xong, thấy Ðại Tá Sơn quá yếu sợ để nằm trong phòng sẽ ngộp thở vì thiếu không khí, nên đã đề nghị mấy người còn lại phụ khiêng Ðại Tá Sơn ra bên ngoài bên đống than đang “nắm” dở… để hưởng chút không khí trong lành. Lúc đầu Ðại Tá còn gượng ngồi được giống như một người đang làm việc “nắm” than như nhiều người khác…
Ngoài sân trại, lệnh xuất trại đi lao động được tên công an trực hách dịch ban hành, thì cũng là lúc Ðại Tá không còn ngồi nổi nữa, ông gục mặt trên đống than dang dở, và bất động… Cũng đúng lúc đó anh tù chính trị làm ở nhà bếp Nguyễn Văn An (BTV Khóa Rạch Dừa) đem xe cải tiến đến… Thay vì chở than về đun bếp, anh ta phải dùng ngay xe nầy để chở Ðại Tá Sơn lên trạm xá cấp cứu… Khi vượt qua sân trại thì đúng vào lúc chỉ còn một đội tù cuối cùng xuất trại, những người đi sau ngoái đầu nhìn ngơ ngác, không biết chuyện gì đã xảy ra… An kéo Ðại Tá Sơn đến trạm xá, những người tù trong này chạy ra để phụ khiêng vào cấp cứu… lúc đó Ðại Tá đã tắt thở rồi…
Ðại Tá Phạm Văn Sơn đã vĩnh biệt anh em như vậy đó!
Khoảng 11 giờ trưa khi tất cả các tù nhân còn đang ngoài bãi lao động, thì xác Ðại Tá Sơn được nhóm tù hình sự và tôi đưa đến “nhà vĩnh biệt”, một cái chòi mái lợp tranh, vách tô bằng đất sét nhồi với rạ do chính anh em tù chúng tôi dựng lên phía Tây đằng sau khu nhà giam của chính mình.
Những bộ quần áo tù rách nát, vá víu chằng chịt được khoác thêm vào người anh Sơn để gọi là tạm ấm khi phải trở về lòng đất lạnh. 8g tối, các phòng giam của khu tù chính trị được khóa cẩn thận, thì cũng là lúc chiếc hòm bằng cây “vông đồng” sần sùi, tồi tàn đựng xác Ðại Tá được đặt trên xe “cải tiến”, một loại xe do 1 người kéo, 2 người đẩy, có nơi còn gọi là xe “cộ” (hình thức giống hệt như chiếc xe dùng cho trâu, bò kéo nhưng nhỏ hơn), do 4 tên tù hình sự kéo đẩy đi. Họ chôn anh Sơn cạnh bên kia bờ suối nhỏ, phía bên này là một rừng sắn đang tươi tốt cao ngang lưng, thành quả lao lao động bằng máu và mồ hôi trong những ngày khổ sai của số người còn sống sót…
Tin về cái chết của Ðại tá – sử gia Phạm Văn Sơn được giữ kín. Ðiều này chứng tỏ đã không có sự bình thường như mọi lần trước khi có một trong những anh em chúng tôi ra đi.
Ðại Tá Sơn nằm xuống yên lặng như thế, nhưng mọi việc còn lại gây nhiều chấn động không phải chỉ trong anh em tù với nhau mà ngược lại có sự bàn tán, tranh luận… thể hiện ngay trong nội bộ của bọn chỉ huy trại Tân Lập (K1). Trưởng Trại Tân Lập tên Thùy (Thiếu Tá Công An), phải tức tốc từ K5 (Trại trung ương của Tân Lập) đến K1 tìm hiểu sự việc. Việc xì xầm với nhau giữa các tên Việt Cộng trực trại, giáo dục, hàng quản giáo, an ninh, về phía tù nhân có tên Nhàn (Trưởng Ban Thi Ðua) cùng nhau bàn bạc tìm biện pháp đối phó… Nhờ những tên tù hình sự “phục dịch cán bộ” (lo cơm nước, giặt giũ áo quần…) về thuật lại, tôi mới biết được chút ít:
– Ðó là nội dung lá thư viết bằng bút chì trên 1 trang giấy “tự túc” (giấy màu vàng ố do tên hình sự tự ý lấy tại phòng thi đua mà tôi nói trong trường hợp nêu trên; dĩ nhiên việc này chỉ có tôi và tên tù hình sự ấy biết mà thôi, nhưng bảo tôi là người cung cấp giấy thì không thể có bằng chứng được, hắn ta tự lấy trong lúc tôi vắng mặt kia mà). Trong thư Ðại Tá Sơn nói rằng: “Xin các ông hãy xem xét lại cách đối xử với chúng tôi phải nhân đạo, những hình thức dã man như vừa qua đã áp dụng hoàn toàn không có lợi mà ngược lại rồi đây trong lịch sử sẽ nguyền rủa…”.
Sau biến cố này, bộ mặt sinh hoạt tù khác hẳn, kỷ luật nghiêm ngặt hơn. Về phía ban thi đua được tăng cường thêm 2 người tù chính trị làm trật tự, các đội trưởng phải chịu trách nhiệm hết mọi hành vi của đội viên mình trong mọi nhất cử nhất động; ăn uống thì ấn định rõ ràng (vì trước đó tên cán bộ lo về phần bếp núc của anh em tù, đã trừ quá nhiều vào sự hao hụt bằng cách tự phân phối lương thực thực phẩm hàng tháng theo ý riêng của hắn ta! Tên này bị thay thế bằng 1 tên khác).
Bên ngoài tuy phải áp dụng hình thức lao động khổ sai như cũ, nhưng bên trong bọn Việt Cộng đã ngầm bảo nhau cần nhẹ tay hơn. Trước đó, việc nấu nướng riêng tư không cho phép, nay thì có lệnh mỗi tù nhân vào sáng Chủ Nhật có thể xuống bếp trại để hâm lại những thức ăn riêng, nhưng phải biết chia nhau giờ giấc tránh cảnh gây ồn ào xáo trộn.
Hôm nay ngồi suy ngẫm lại chuyện cũ thì cái chết của Ðại Tá Sơn nào có khác gì những anh hùng Nguyễn Tri Phương (Thà nhịn đói chịu đau mà chết chứ không bao giờ khuất phục giặc Pháp), Hoàng Diệu (Lên thành treo cổ tự vẫn chứ không đầu hàng)… Ðại Tá Phạm Văn Sơn tuyệt thực trong nhà kỷ luật, chấp nhận cái chết, vì muốn đòi quyền lợi cho các anh em tù nhân chính trị khác được hưởng đúng theo quy chế của một tù binh theo luật quốc tế, tuy kết quả không như ông mong muốn, nhưng dầu sao cũng làm cho những anh em còn sống được dễ thở hơn…
Với lá thư gởi cho Ðảng và Nhà Nước XHCN – nhờ Trại Tân Lập chuyển, nội dung hoàn toàn được bọn Việt Cộng giữ bí mật, nhưng tên Nhàn lỡ lời vì bị sập vào bẫy moi tin do tôi gài. Với thời gian 20-21 năm trôi qua, tôi chỉ nhớ đại khái: “Xin các ông hãy xem xét lại cách đối xử với chúng tôi, những hình thức dã man như vừa qua hoàn toàn không có lợi mà ngược lại rồi đây trong lịch sử phải ghi thêm vào đấy vết ô nhục mãi ngàn đời sau cho dân tộc VN… vì đã có một thời mà người cộng sản từng đối xử dã man ngay với đồng bào, đồng loại của mình!” (Thực ra câu này, tôi chỉ viết dựa theo ý chính của tên Nhàn, còn nguyên văn thì không cách nào cá nhân tôi có thể xem được).
Ðại Tá Sơn chịu chết để cho anh em chúng tôi sống…
Viết bài này với ước mong có thể thay mặt cho các anh em cùng sống chung với Ðại Tá – sử gia Phạm Văn Sơn tại trại K1 Tân Lập, xin được thắp nén nhang vái linh hồn Ðại Tá luôn được siêu thoát.
Trường Xuân Phu Tử
Hồ Quang

Viết lại vào ngày 18/5/2010

No comments: