Wednesday, November 23, 2016

VĂN QUANG =DAVID THIÊN NGỌC = TRUNG CỘNG=BÙI VĂN PHÚ * ALAN PHAN


VĂN QUANG * THƯƠNG PHẾ BINH

Tin quan trọng gửi đến các anh em Thương Phế Binh ở Việt Nam – Văn Quang



Lẩm Cẩm Sài Gòn Thiên Hạ Sự
Văn Quang – Viết Từ Sài Gòn

Trong tuần này tôi nhận được lá thư của một anh bạn ở Mỹ thông báo một tin quan trọng về chuyện anh em Thương Phế Binh VNCH đang bị bọn vô lương tâm lừa gạt vì một tin đồn không hề có thật. Đó là cái tin vịt anh em Thương Phế Binh VNCH sẽ được định cư tại Mỹ như kiểu các sĩ quan được đi theo diện H.O. Bọn lừa gạt đã lợi dụng tin này đã và đang lừa anh em để kiếm tiền.
1. Lá thư từ San Jose, Hoa Kỳ
Tôi xin tóm tắt nội dung lá thư đó:
Thưa anh Văn Quang,
“Tôi là cư dân hiện ở San Jose, California, cũng là một thân hữu của cựu Trung Tá Nguyễn Mộng Hùng. Nay xin gửi anh những thông tin về dự luật Thương Phế Binh VNCH do bà nghị sĩ tiểu bang California đệ nạp.
“Dự luật này mới chỉ được quốc hội tiểu bang chấp thuận, còn phải được Quốc Hội Liên Bang cứu xét. Vụ này còn phải chờ rất lâu, rất khó khăn mới được đem ra bàn cãi, thảo luận ở Quốc Hội Liên Bang.
“Nhưng vì, hiện nay ở Việt Nam đã có một số người xấu lợi dụng tin này và làm tiền các thương phế binh khiến cho các anh em Thương Phế Binh ở bên nhà bị lợi dụng và lường gạt.
“Vì vậy , sau khi hội ý với cựu Trung Tá Nguyễn Mộng Hùng, tôi xin gửi đến anh những tin tức rất chính xác ở bên này để anh nếu được xin viết một bài lên tiếng nói rõ sự việc để các Thương Phế Binh biết rõ sự thật.”
Chính vì lá thư này tôi thấy có bổn phận phải có thông báo này đến anh em Thương Phế Binh tại Việt Nam.
Trước hết, xin đọc ý kiến của nhà báo Lê Bình là chủ Tịch Câu Lạc Bộ Báo Chí San Jose và nghe buổi phỏng vấn của nhạc sĩ Nam Lộc để biết rõ sự thật.
2. Thư của nhà báo Lê Bình, chủ Tịch Câu Lạc Bộ Báo Chí San Jose
Gửi bà Janet
“Khi bà Janet đem chuyện này ra công cộng thì hút gió, gõ cây các gia đình Thương Phế Binh bị ngay một quả lừa… mừng hụt, hy vọng ảo… kẻ gian thì cùng trời cuối đất chỗ nào cũng có, chúng ra tay liền. Tội nghiệp cho anh em đã nghèo mà còn gặp cái eo”.
“Tôi không lên án hành động của bà Janet, nhưng tôi trách bà quá nhanh nhẩu đoảng, bà chưa chắc làm được, thế sao chuyện còn trong vòng vận động đã phổ biến ra ngoài. Bà có biết như vậy là quá ác không? Ở Việt Nam không phải ai cũng có Internet, ai cũng nghe được “la-dô” cho nên tin đồn Thương Phế Binh sẽ được Mỹ đưa qua Mỹ… dịch vụ bán đơn, điền đơn, nộp đơn đã có liền phục vụ đồng hương”.
“Mong rằng bà làm cho tới nơi tới chốn. Hoặc nếu bà thấy lỡ lời nói ẩu đề kiếm phiếu thì xin bà nói cho một lời rằng bà sẽ cố gắng và chuyện nầy chưa thành luật để kẻ gian đừng lường gạt”.
“Kẻ nào đeo chuông, kẻ ấy phải gỡ chuông”.
“Cảm ơn
“Lê Bình”
3. Nhạc sĩ Nam Lộc trả lời nhà báo Nguyễn Xuân Nam
Trong một cuộc phỏng vấn, nhà báo Nguyễn Xuân Nam đã hỏi ông Nam Lộc, nguyên văn như sau:
Hỏi:
“Gần đây chúng tôi được biết là có một nghị quyết của Bà Janet Nguyễn, nghị sĩ tiểu bang đề ra tại Thượng Viện về việc Thương Phế Binh VNCH. Nghị quyết này có những điều rất tốt, rất là quý, vì bà Nghị Sĩ Janet Nguyễn đã đứng ra bênh vực Thương Phế Binh VNCH được đi qua Mỹ”.
“Nhưng có những người cho rằng nghị quyết này đang bị lợi dụng ở Việt Nam, để làm khổ các Thương Phế Binh VNCH. Có người còn cho rằng nghị quyết này là hoang tưởng bởi vì không có cơ sở thực tế, về tính cách luật pháp, lập pháp và tài chánh của Hoa Kỳ”.
“Anh có theo dõi cái này không?”
Với kinh nghiệm 40 năm trong ngành di trú và vận động các cơ quan lập pháp, hành pháp Hoa Kỳ, nhạc sĩ Nam Lộc đã đưa tất cả những vấn đề phức tạp, khó khăn trong việc vận động dự thảo luận định cư Thương Phế Binh VNCH này.
Ông Nam Lộc nói nguyên văn như sau:
“Hay nhất là chúng ta, giới truyền thông, các hội đoàn nên tự động thông báo với thân nhân ở bên nhà rõ ràng rằng: Hiện nay chưa có bất cứ một dự luật nào ở Quốc Hội Liên Bang, chưa có một đề nghị nào. Cho nên tất cả những chương trình, những lá đơn hay những tổ chức nào kêu gọi quý vị đóng tiền đều là vấn đề lợi dụng, không đứng đắn hoặc hoàn toàn không có thật. Hiện giờ phút này là không có gì hết, tất cả những gì đưa ra (tức là ở Việt Nam) đều là giả dối hết, đều là lợi dụng”.
“Khi nào ở bên này có tin tức gì, chúng tôi sẽ loan báo về Việt Nam.”
4. Tình hình ở Việt Nam hiện nay
Theo nguồn tin trên là đã quá rõ ràng, cho đến nay đó chỉ là một nguồi tin vô căn cứ, coi như chưa thể thực hiện được. Để tin này nhanh chóng có hiệu quả, tôi gặp mặt một số anh em TPB hoặc gọi điện thoại cho anh em mà tôi quen biết. Trong đó có anh Trần Văn Giáo, thường gọi là trưởng làng Thương Phế Binh Thủ Đức. Bởi trước đây anh đã từng là sĩ quan Quân Đội Viẹt Nam Cộng Hòa tại Sư Đoàn 9 và cũng là thương binh được giải ngũ sớm. Hiện anh đang ở trong làng Thương Phế Binh Thủ Đức. Anh em Thương Phế Binh hay lui tới trò chuyện cùng anh, kể cả những anh em ở các tỉnh thành xa xôi cũng hay gặp anh.
Hiện nay ở VN có khoảng 12,000 Thương Phế Binh VNCH, nếu tính cả gia đình của họ, có thể lên đến gần 40,000 người nếu cho đi định cư. Con số không hề nhỏ.
Tôi đã hỏi anh về những tin tức này. Thật đau lòng khi anh cho biết tin đồn kia là có thật và khiến nhiều anh em hoang mang. Có anh đã bán nhà đi thuê phòng trọ sống để chờ ngày ra đi định cư.
Tôi đã giải thích rõ để anh có thể thông báo ngay đến các anh em khác, đồng thời tôi cũng hỏi anh em mình có nhiều người biết vào internet không. Anh cho biết lúc này đã có một số anh em hoặc con cái có khả năng vào internet, nhưng cũng không biết tin bị lừa. Tôi hứa cuối tuần này vào khoảng ngày Chủ Nhật 13 tháng 9, 2015, tôi sẽ có bài viết về vấn đế này trên các báo hàng ngày tôi thường cộng tác ở Mỹ và báo hàng tuần ở Úc và Gia Nã Đại. Bất cứ khi nào có tin tức chính xác về vấn đề này tôi cũng sẽ thông báo đến các anh em nhanh nhất cùng những gì cần phải làm mà không mất tiền giao dịch cho bất cứ ai.
Tôi cũng mong rằng những bạn ở nước ngoài có bà con thân nhân là Thương Phế Binh VNCH sẽ tiếp tay gửi bài này đến các anh em đó.
5. Tố cáo kẻ lường gạt
Vậy anh em Thương Phế Binh VNCH hãy bình tĩnh, không giao dịch với bất cứ kẻ nào có mưu toan lừa gạt anh em, tất cả những giấy tờ hoặc thông báo của chúng đều là giả mạo. Các anh em đã từng bị lừa đến nỗi phải bán nhà hoặc vay công mượn nợ có thể tố cáo chúng với các nhà chức trách địa phương để tóm cổ những tên vô lương tâm này ra ánh sáng.
Tôi tin rằng nhà chức trách VN sẽ can thiệp, ngăn chặn và trừng trị những tên vô lại lường gạt để bảo vệ cuộc sống của người dân lương thiện.
Văn Quang

KINH TẾ TRUNG QUÔC

Thế giới vỡ mộng vì kinh tế TQ

Suy thoái kinh tế Trung Quốc đang làm trầm trọng hơn tình trạng căng thẳng của các đối tác thương mại ở châu Phi và Nam Mỹ.


Vào tháng 6, Tổng thống Angola José Eduardo dos Santos lên đường đến Bắc Kinh, ôm hy vọng sẽ đạt được những khoản vay và đầu tư mới từ đối tác thương mại hàng đầu của nước này. Sau chuyến thăm kéo dài 1 tuần, ông ký kết một thỏa thuận với Trung Quốc về việc xây dựng đập thủy điện có kinh phí lên đến 4,5 tỉ USD và một loạt dự án khác. “Trung Quốc và Angola luôn là anh em tốt và là những đối tác chiến lược bền vững”, theo Tân Hoa xã dẫn lời Chủ tịch Tập Cận Bình.
Giờ đây, các mối liên hệ kinh tế của Angola với Trung Quốc lại trở thành một vấn đề nhức nhối và tình trạng tương tự đang lan rộng khắp châu lục đen lẫn các châu lục khác: các nước gắn kết vận mệnh của họ với Trung Quốc đang trở thành con tin của sự hỗn loạn kinh tế xảy ra tại quốc gia Đông Á.
Châu Phi tỉnh giấc
Giới lãnh đạo Trung Quốc đang gồng mình ngăn trở sự lao dốc kinh tế của đất nước và tình hình này đang gây thêm khó khăn cho quốc gia giàu dầu mỏ như Angola. Các nhà nhập khẩu Angola đang chật vật xoay xở để chi trả cho những nhu yếu phẩm như ngũ cốc, thuốc men.
Hãng Moody’s hồi tuần trước cho hay nợ công gia tăng đang đẩy Angola đến nguy cơ bị hạ bậc tín dụng. Kể từ tháng 1, nội tệ kwanza đã mất ngót 1/4 giá trị so với USD. “Không có Trung Quốc, không có tiền”, theo tờ The Wall Street Journal dẫn lời một chuyên gia tài chính tại Angola. Ông nói thêm rằng nước này không hề chuẩn bị phát triển những lĩnh vực kinh tế khác, ngoài khai thác dầu thô và khoáng sản.
Tại Zimbabwe, Tổng thống Robert Mugabe, 91 tuổi, tuyên bố nhân dân tệ là tiền pháp định như với USD. Trong 5 năm qua, ông đã liên tục ký kết với Trung Quốc các thỏa thuận phát triển đường sá, mạng lưới viễn thông và nông nghiệp, với tổng trị giá khoảng 4 tỉ USD.
Đến tuần rồi, trong bài phát biểu trước toàn quốc đầu tiên trong 8 năm, ông Mugabe nhấn mạnh tầm quan trọng của chính sách củng cố trở lại các mối quan hệ với cộng đồng quốc tế, quay ngoắt 180o với chính sách “Hướng đông” mà ông theo đuổi lâu nay. Nước láng giềng phía bắc của Zimbabwe là Zambia cũng trong trạng thái “yêu - hận” đan xen với những nhà khai thác mỏ đồng đến từ Trung Quốc. Giữa lúc nhu cầu về khoáng sản của Bắc Kinh đang nguội dần, các công ty ở Zambia loan tin họ có thể cắt giảm hàng ngàn công nhân và từ bỏ các kế hoạch phát triển. Còn tại Nam Phi, các nhà điều hành thú nhận đang phải trả giá cho sự dựa dẫm quá mức vào Trung Quốc. Hiện nền kinh tế nước này suy giảm 1,3% trong quý 2.
Cơn bão Nam Mỹ
Tình hình đang diễn ra tương tự ở châu Mỹ Latin, nơi tập trung các đối tác cung cấp tài nguyên thiên nhiên và nguyên liệu thô của Trung Quốc.
\
 
Theo tờ The Miami Herald, Argentina, Bolivia, Venezuela và các nước Nam Mỹ khác đang đối mặt với cơn bão kinh hoàng: sự suy thoái kinh tế ở Trung Quốc, giá cả tiêu dùng giảm, các nhà đầu tư quốc tế đang rút khỏi khu vực, và nguy cơ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tăng lãi suất (khiến các nước khó khăn hơn trong việc vay hoặc trả nợ nước ngoài). Tệ hơn nữa, các số liệu mới từ Ủy ban Kinh tế Mỹ Latin và Caribe của LHQ (ECLAC) cho thấy tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa công nghiệp của khu vực đã giảm từ 72,3% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2000 xuống còn 58,6% vào năm 2014. Nếu loại bỏ Mexico, công xưởng sản xuất hàng hóa của khu vực, thì sự sụt giảm này còn tệ hơn nữa.
Nói tóm lại, các nền kinh tế lớn nhất châu Phi và Nam Mỹ phụ thuộc lớn vào nhu cầu của Trung Quốc về dầu mỏ, kim cương và các loại khoáng sản khác. Do vậy, sự suy sụp kinh tế sâu hơn ở phương Đông có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiều hướng tăng trưởng kinh tế ở những nơi này. Chuyên gia John Ashbourne của Hãng Capital Economics dự đoán tỷ lệ tăng trưởng kinh tế ở vùng hạ Sahara của châu Phi vào khoảng 3,3% trong năm 2015, sau khi liên tục duy trì tỷ lệ trung bình 5,4% trong cả thập niên. “Năm sau sẽ vô cùng chật vật”, chuyên gia này kết luận.

Sunday, September 13, 2015

DAVID THIÊN NGỌC * THIÊN ĐƯỜNG CỘNG SẢN

Những chuyện ly kỳ xứ “Thần Tiên”

David Thiên Ngọc (Danlambao) - Hôm nay trong lúc lu bu sửa soạn, chuẩn bị cho chuyến vacation một tuần lễ. Bỗng điện thoại réo liên hồi… bực bội vì đang bộn bề công việc cho chuyến đi mà thời gian thì không có nhiều. Tuy vậy vẫn ghé mắt vào chiếc phone xem cuộc gọi của ai, từ đâu? Nhìn thấy số phone trong lòng cảm thấy nhẹ đi, cơn bực bội tan biến, tay vội bật máy nghe.
-A lô em gái! Ai, việc gì xui em gọi cho anh vậy? -bởi hàng 4, 5 tháng trời nếu không có việc gì quan trọng thì chả bao giờ cô em bỏ ra năm ba phút để gọi cho tôi. Ngược lại trong những dịp họa hoằn lắm mới được gặp thăm nhau, thời gian không có để hàn huyên mà cô em cứ mãi ôm điện thoại hết nói lại cười rồi im lặng nghe, mắt nhìn xa xăm… như không có tôi ở đó. 
Cô em này với tôi là chỗ cousin, nay đã hơn 20 tuổi. Cô sinh ra và lớn lên tại Mỹ và cũng chưa lần nào được về thăm quê Cha đất Tổ. Mặc dù bà con cô dì chú bác nội ngoại còn ở quê nhà rất đông. Gia đình chú tôi được cái dạy dỗ con cái rất nề nếp. Sống ở xứ lạ quê người các em tôi hằng ngày sinh hoạt ở trường lớp, thư viện, bạn bè hay ở bất cứ nơi đâu với nét văn hóa, phong tục nơi này nhưng khi về nhà, nhất là trong những bữa ăn cùng các sinh hoạt khác trong gia đình thì hoàn toàn sử dụng ngôn ngữ và văn hóa thuần Việt với ý nghĩ sợ con cháu sau này mất gốc, quên đi cội nguồn…Do đó nếu một ai là người Việt lần đầu tiếp xúc với các em tôi đều không nghĩ rằng chúng được sinh ra và lớn lên trên đất Mỹ. 
Vừa rồi được tin bà cụ (mẹ của thím tôi, là bà ngoại của cô em) mới mãn phần. Do đó gia đình chú tôi sắp xếp cho thím cùng cô em về VN thọ tang cụ. Lần đầu về quê hương cô em rất hồi hộp… phần là thọ tang bà ngoại phần được thăm quê Cha đất Tổ và cũng có dịp để cô tận mục sở thị cái đất nước anh hùng mà đâu đó cô đọc được và ngầm hãnh diện rằng đó là “Thiên Đường Xã Nghĩa” thế mà không hiểu sao cha mẹ cô và cộng đồng người Việt khắp nơi lại chịu cảnh ly hương??? 
A lô anh! Em đang ở VN, không biết có phải là thiên đường hay không mà tất cả mọi việc nơi đây đều khác bên mình (bên Mỹ). Bây giờ VN là buổi tối-bên anh là buổi sáng-sau nhiều ngày tiếp xúc với nhiều điều lạ, vui buồn mệt nhọc và nhất là những việc thật ngỡ ngàng không tưởng… Sau buổi cơm chiều, mọi việc cá nhân xong bây giờ tâm sự với anh đây. 
Cô em thì ôi thôi huyên thuyên dắt tôi đi hết chỗ này đến chỗ khác, hết việc nọ đến việc kia và còn đòi tôi giải thích những điều cô ngạc nhiên và xem là quá lạ. Tóm tắt một vài chuyện như sau: 
Hôm nọ cô và một người chị họ ở VN đi chuyến xe từ Sài Gòn lên Dalat. Nhà của chị họ ở Dalat nên đưa cô lên thăm chơi và du lịch cho biết Tp sương mù với ngàn hoa… Xe vừa đỗ xuống bến thì có một đám đông người hầu như toàn là đàn ông bu quanh chiếc xe khách giống như người nhà đi đón thân nhân. Nhưng đây không phải, một anh thanh niên chỉ thẳng vào cô nói “con bé đó của tao” rồi người khác thì nói “bà phía trước mặc áo đỏ là của tao”, bà mang cái bầu (mang thai) là của tui, rồi ông mang túi xách là của tớ v.v… tất cả hành khách trên xe ai cũng có phần cả. Cô em nói lạ một điều là người thanh niên đó với cô chưa hề quen mà sao anh ta khẳng định cô là của anh ấy??? nhưng sau đó cô được người chị giải thích đó là đám “xe ôm”!- Xe ôm! Cũng là cái lạ, sao lại xe ôm? Mà phải ôm sao? Được giải thích một lúc cô mới hiểu ra- À ra là thế! Sau đó chị họ dắt cô đi ra ngoài và bấm bấm tay ra hiệu, cô không hiểu gì cả và cứ đi theo. Chị họ nói đừng đi xe tụi này rắc rối lắm, ra ngoài gọi taxi. Thế là có sự mặc cả giữa tay xe ôm và anh lái taxi rồi anh taxi đưa cho hắn một tờ giấy bạc và hai chúng tôi lên xe về nhà. Đó là một việc cô thấy được khi lần đầu tiên tiếp xúc với thiên đường… cô lẩm bẩm và cười thầm “con bé đó là của tao!” hihi… 
Tại thủ đô thiên đường xã nghĩa. Cô em kể cô rong ruổi mọi nơi… hết Hàng Ngang ra Hàng Bạc lại Hàng Đào rồi vòng ra Hồ Gươm. Trưa đó cô ghé vào một công viên dừng chân nghỉ mát. Cô thấy một đám người đông hình như là dân tộc miền núi, ăn nằm la liệt, nhếch nhát rất là khổ cực nơi công viên giống như những người homeless thật tội nghiệp. Động lòng trắc ẩn, cảm thương đồng loại và thấy đau nhói trong lòng trước sự bất hạnh, kém may mắn của những người khốn khổ kia. Thế là trái tim sai bảo đôi chân cô đi mua một số thực phẩm, nhu yếu dùng ngay và mang đến ủy lạo, an ủi đồng thời gởi tặng cho họ một ít tiền nhỏ nhoi…. công việc đang tiến hành dở dang thì bỗng cô nghe vai cô bị vỗ nhẹ. Quay mặt lại thì thấy có 2, 3 anh thanh niên ăn mặc sắc phục giống như Police vậy và một trong các anh ấy nói “Mời cô về phường làm việc!” - Ối! em đâu có làm việc gì ở đây! Nơi đây đâu có job của em!- Cô cứ về phường làm việc, cô đi theo chúng tôi. Nhìn chung quanh những người homeless trên gương mặt, ánh mắt họ hiện rõ sự sợ hãi và có ý lo ngại cho cô. Cô đành bước theo các anh ấy một cách ngoan ngoãn như một con cừu lạc vào rừng sói và phải đi về bên “lề phải”. Đến nơi cô biết đây là đồn cảnh sát. Sau các thủ tục xét hỏi ID và Passport, biết cô là người nước ngoài và được giải thích rằng cô không được làm những việc vừa qua! Nghĩa là những việc từ thiện, việc giúp người khốn khổ, kém may mắn nơi xứ sở này là không được phép và nhất là ở nơi đây là Thủ Đô. Đồng thời cô được cho biết thêm rằng những người homeless đó là “thế lực thù địch”. Cô kể lúc đó cô không hiểu gì, chắc có lẽ những kẻ đó là giặc ngoại xâm? Cô nghĩ thế và mơ hồ rằng những người miền núi kia là thế lực thù địch là giặc từ bên kia biên giới phía Bắc nước ta, là giặc Tàu Bắc phương tràn qua xâm lược nên bị Police VN bắt, đánh đập, ngược đãi, cô lập cho phơi nắng dầm sương, màn trời chiếu đất, ngăn cản mọi người không cho cứu giúp cho dù là một gói mì hay đồng bạc lẻ cho đáng cái tội bành trướng xâm lăng. Ra khỏi đồn côn an cô còn nghe chính quyền thủ đô rất ưu ái người dân và còn cho xe xúc đất xúc cả dân thường, phụ nữ cụ già đưa đi du lịch đâu đó và tối cho về nhà đá, một loại khách sạn đặc biệt của côn an để chăm sóc cho người dân trong thời gian dài lạnh lùng thiếu đói. Nghe nói đây là người dân ở Dương Nội, thuộc Hà Đông, thủ đô. Ở đoạn này cô kể tiếp là cô liên tưởng đến hôm tuần trước, khi cô đi thăm bệnh viện ung bứu Sài Gòn. Cám cảnh đau thương của người bệnh lẫn thân nhân nuôi bệnh la liệt từ gầm giường ra đến hành lang, xuống hóc cầu thang thật thê thảm… nhiều người thiếu thốn đói khát không bút giấy nào tả xiết… một chai nước sạch cũng quý hiếm chứ đừng nói chi đến chén cơm, tô cháo! Thế là cô em ra ngoài mua cả một xe đẩy nào nhu yếu phẩm, nước uống, cháo gói, mì gói ăn liền… đẩy vào phân phát cho những người bịnh nghèo khổ thiếu hụt, neo đơn khốn đốn nơi đây. Nhưng than ôi, ngay tức khắc tại cổng vào BV cô em bị các anh mang băng đỏ trên tay áo ngăn cản lại và cho biết rằng cô không được phép làm như thế vì chưa có lệnh… mà cái lệnh nơi đây hãy đợi đấy cho hết mùa thu!!! Thế là xe hàng của cô em đành quay về bến cũ. Và những người đáng ra được nhận nó đành nhìn theo với ánh mắt thật u buồn. Ra bên ngoài cô được mách bảo rằng cô làm như thế có bao giờ được vì cái căn-tin bên trong BV là của gia đình ông giám đốc BV cho nên cái việc từ thiện của cô có bao giờ được lệnh, được phép??? Cô chép miệng nhìn trời nói “Lạ thật! đúng là xứ sở thiên đường, làm từ thiện, giúp người bệnh tật khó khăn mà cũng phải được phép và phải được lệnh từ cấp trên”. Nơi đây cô còn nghe rằng bà bộ trưởng y-tế xã nghĩa là cốt con hồ ly thoát ra từ “Liêu trai Chí Dị” của Bồ Tùng Linh bên Sở bên Tề… nào đó nên đám thủ hạ của cáo hồ mới có cách hành xử “nhân đạo” với người dân như thê! Sau đó cô phải thương lượng với cửa hàng đã mua để trả lại và chịu mất một phần tiền. Nghĩ lại bên Mỹ sau khi mua hàng mà Return rất dễ dàng như khi mua mà không mất một xu nào và còn nhận được lời chúc Have a nice day! 
Ở tại Thủ Đô Hà Nội cô tận mắt chứng kiến không biết bao niêu là việc trái ngược với trần gian mà cả đời cô không thể nào quên… nhưng kể ra đây thì không bút mực nào cho xiết! chỉ đơn cử một vài việc mà thôi. 
Quay về miền Trung nghèo khó quanh năm nắng gió, đông thời thiếu áo, hè thời thiếu ăn. Nơi đây là quê nội của cô mà cũng là của tôi - Thành phố Quy Nhơn - Bình Định. Nhà ông Bác họ ở cạnh tòa án nhân dân tỉnh Bình Định. Hôm nay cô tò mò mon men qua quang lãm “Tòa Án Nhân Dân” cho biết và xem có gì lạ vì trước nay cô thường nghe các vị thẩm phán đỉnh cao trí tuệ xứ thần tiên xử “án bỏ túi” là như thế nào cô không được rõ lắm. Thoạt đầu cô trố mắt nhìn vào tấm bảng ghi lịch xử án thấy dòng “Hôm nay ngày 25/11/2013 xử vụ “làm nhục người khác”* thế là cô chen vào bên trong phòng xử công khai. Tuy nhiên sau khi hội đồng xét xử làm các thủ tục ban đầu rồi tuyên bố phiên tòa được hoãn vì lý do người bị hại và một số nhân chứng vắng mặt. Qua tìm hiểu thì người bị hại chính là ông Trương quốc Dũng “chánh án” tòa án nhân dân thành phố Quy Nhơn. Bị cáo là bà Nguyễn thị Xuân Đào với hành vi “Trùm quần đàn bà lên đầu chánh án” tức ông Trương quốc Dũng nói trên. Ô hô!!! Trên trời dưới đất, địa ngục thiên đàng, tự cổ chí kim nay mới có ở xứ thần tiên thiên đường xã nghĩa này một “Kỳ Án” vô tiền khoáng hậu. Một người đàn bà thấp cổ bé miệng chắc phải có nỗi oan khuất gì đó ghê gớm lắm mà không nói được nên lời… mà vị chánh án kia là một trong những tên đã gây ra nông nỗi…nên “chiếc quần đàn bà màu đen” phải trùm lên đầu một vị quan gọi là cầm cân nẩy mực ngay tại công đường. Nghe cô kể đến đây tôi lại nhớ đến hình ảnh những chiếc bao cao su được chụp lên đầu 14 con cáo Ba Đình trong vụ án Ls Cù huy hà Vũ đã truyền tải rộng rãi khắp hành tinh. Trong lời kể thao thao cô vừa nuốt nước bọt vừa cười khúc khích…không biết ai đó ở VN đã giải thích thế nào mà cô nói với tôi rằng em cố gắng sắp xếp công việc để ở lại VN một thời gian nữa để xem chắc chắn còn rất nhiều chiếc quần đàn bà màu đen khác sẽ trùm lên đầu không những nhiều quan tòa mà nhiều vị quan lớn nhỏ khác ở cái xứ thần tiên xã nghĩa này. 
Hiện nay tại VN, nơi các công viên và trước các trụ sở tiếp dân mà ai đi qua cũng nhìn thấy những chiếc quần đàn bà màu đen rách nát của dân oan đã treo chờ chực sẵn. Có lẽ văn hóa nơi đây đã đổi thay rồi chăng? Thay vì che nắng, che sương người ta đội nón mà ở xứ thần tiên xã nghĩa các quan lại “đội quần đàn bà”??? 
Tôi không biết phải nói gì hơn vì lúc này cô em tôi hạnh phúc hơn tôi nhiều vì được mục sở thị những cảnh cười ra nước mắt, ngàn năm có một này.
Đó là những chuyện của 2 năm về trước mà cô em lần đầu về thăm Đất Tổ Quê Cha. Năm nay khi lửa hạ bắt đầu tỏa ra những luồng hơi râm ran, hừng hực… ông mặt trời nheo mắt vàng chói chan… đâu đó hoa lựu lại chớm đơm bông… các cánh cửa trường từ từ khép lại để báo hiệu cho mùa chia tay đã đến. Cô em lại nảy ra ý về lại cố hương để săn tìm chuyện lạ. Cũng tại quê nhà Tp Quy Nhơn, Quê Nội cô điện về Mỹ báo cho tôi biết thêm một chuyệt kỳ thú ở quê mình. Cũng chuyện nơi công đường cầm cân nảy mực… năm đó thì quần đàn bà rong ruổi khắp công đường lôi đầu quan chánh án lòng vòng khắp phòng nọ sảnh kia… với thời gian không ngắn. Lần này thì ngược lại cũng tại Bình Định quê tôi, mà là huyện Phù Mỹ. Quan tòa dùng luật rừng mạo chữ ký nạn nhân tạo ra biên bản giả để xử ép nạn nhân với động cơ vì “tiền” mà là thứ tiền nhơ bẩn. Quá bức xúc, nạn nhân đã xông vào văn phòng quan tòa lôi cổ “quan anh” ra mà xé nát te tua quần áo, đập vở kính văn phòng cho đã cơn tức giận vì bị hàm oan. Nội vụ như sau:
Huyện Phù Mỹ, Bình Định: Dân nắm cổ, xé áo “Quan Tòa” tại tòa…
Theo bà Hạnh thì hai Thẩm phán Châu Văn Minh và Nguyễn Thanh Tuấn đã làm giả Biên bản hòa giải đưa vào Hồ sơ vụ án dân sự “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” để căn cứ vào đó mà xử bà thua kiện. Khi phát hiện điều này bà Đặng Thị Hạnh đã nhiều lần đến Tòa án Nhân huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định kêu oan, tố cáo hành vi vi phạm của hai Thẩm phán. Bức xúc, bà Hạnh đã nắm cổ, xé áo, đập bể kính cửa phòng làm việc của Thẩm phán Châu Văn Minh… Vì đâu đến nông nổi này ?! **
Kể xong cô em cười khúc khích… mỗi năm một “kỳ án” nhưng hình thức khác nhau. Năm đó “quan anh” được tặng thêm quần và tròng lên đầu làm quà kỷ niệm. Năm nay “quan anh” lại bị xé nát te tua áo quần… không biết hôm đó “quan anh” lấy gì che thân để về với vợ? nói đến đây tôi lại liên tưởng đến “quan anh” trong “ngao sò ốc hến” bị lột hết áo quần giữa đêm trường giá lạnh… nhưng 2 hoàn cảnh khác nhau và tất cả đều cười ra nước đá…i!
Kể xong câu chuyện trên cô em còn hẹn ngày mai sẽ kể chuyện ly kỳ… an ninh, chính quyền xã nghĩa “tặng mắm tôm” vào nhà các nhân vật đấu tranh cho nhân quyền dân chủ. Vì quá khuya nên cô ngáp dài vì suốt ngay rong ruổi đó đây săn tin lạ.
Hẹn các bạn tôi sẽ hầu chuyện sau, khi nhận được tin từ thiên đường xã nghĩa.
Kính-
Ngày 12.9.2015

ĐẠI HỘI BỌ HUNG

Muộn Đại hội Đảng ở VN vì còn bất đồng?

  • 9 tháng 9 2015

Image copyright Hoang Dinh Nam AFP GETTY
Image caption Các lãnh đạo và chính khách Việt Nam trong một dịp đánh dấu 40 năm sự kiện ngày 30-4.

Một chuyên gia nước ngoài vừa cho rằng Đại hội Đảng toàn quốc tại Việt Nam có thể tổ chức muộn hơn vì Đảng Cộng sản chưa đạt được đồng thuận về một số vấn đề.
Trong bài viết mới trên Policy Forum, Giáo sư Carl Thayer, người Úc nghiên cứu lâu năm về chính trị Việt Nam, nêu quan điểm:
"Có những dấu hiệu cho thấy Đảng chưa đạt được đồng thuận về một số vấn đề, trong đó có vấn đề Biển Đông, quan hệ với Trung Quốc và việc lựa chọn lãnh đạo tương lai của Việt Nam. Điều này có thể dẫn đến việc hoãn tổ chức Đại hội sang một thời điểm muộn hơn."
Bài viết, được trang Nghiên cứu Quốc tế dịch sang tiếng Việt, cho rằng:
"Theo Điều lệ Đảng, Ban chấp hành Trung ương phải họp ít nhất hai lần một năm, nhưng đôi khi Ban chấp hành họp thường xuyên hơn. Tuy nhiên, trong năm 2014, Ban chấp hành Trung ương chỉ họp một lần. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy sự chia rẽ sâu sắc về chính sách Biển Đông và quan hệ với Trung Quốc theo sau cuộc khủng hoảng xuất phát từ việc Bắc Kinh triển khai một giàn khoan khổng lồ tại vùng biển tranh chấp từ tháng 5 tới tháng 7."

Diễn ra lặng lẽ

Giáo sư Thayer nhận xét thêm về cách thức nhà nước và đảng cộng sản chuẩn bị cho đại hội đảng lần thứ 12 dự kiến được nhóm vào đầu năm 2016 từ nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau.
"Việc chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ 12 cũng diễn ra rất lặng lẽ so với 8 đại hội trước được tổ chức kể từ khi thống nhất đất nước. Các phương tiện truyền thông Việt Nam đã vô cùng yên lặng, và chỉ xuất hiện các báo cáo xác nhận rằng các khâu chuẩn bị cho Đại hội đang được tiến hành. Đảng cũng chưa công bố chính thức ngày tổ chức Đại hội.
"Thông thường các tài liệu dự thảo chính sách như Báo cáo Chính trị và Báo cáo Phát triển Kinh tế-xã hội sẽ được lặng lẽ chuyển cho các nhóm thảo luận tập trung để bàn thảo và cho ý kiến.
"Sau khi được chỉnh sửa, các văn bản dự thảo chính sách sau đó sẽ được công khai cho công chúng nhận xét. Ví dụ, dự thảo Báo cáo chính trị và Báo cáo kinh tế-xã hội mười năm cho Đại hội Đảng lần thứ 11 tổ chức vào tháng Giêng năm 2011 đã được công bố vào ngày 20 tháng 4 năm 2010, tức chín tháng trước khi diễn ra đại hội. Nếu Đại hội lần thứ 12 sẽ họp vào đầu năm tới thì Việt Nam chỉ còn bốn tháng để hoàn tất quá trình này."
Cho rằng việc 'chậm trễ' và 'lặng lẽ' trong chuẩn bị đại hội của Đảng cộng sản Việt Nam cùng việc đưa ra các chính sách có mối 'quan hệ' với nhân tố được gọi là 'Trung Quốc' của Việt Nam, bài báo viết tiếp:
Image copyright Getty
Image caption Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Phó Thủ tướng, Ủy viên Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc, ông Trương Cao Lệ, hôm 16/7/2015.
"Điều gì giải thích cho những diễn tiến này – như sự chuẩn bị lặng lẽ một cách bất thường cho Đại hội Đảng, chậm trễ trong việc tổ chức hội nghị tiếp theo của Ban chấp hành Trung ương, và hoãn công bố Sách trắng Quốc phòng?
"Lời giải thích khả dĩ nhất là sự trùng hợp của hai vấn đề gây tranh cãi – yếu tố Trung Quốc (Chủ tịch/ Tổng Bí thư Tập Cận Bình được cho là sẽ thăm Hà Nội vào tháng 10 hoặc tháng 11) và việc lựa chọn ban lãnh đạo mới của Việt Nam."

Có một ngoại lệ

Bài viết của Giáo sư Thayer cũng đặt vấn đề với nhấn mạnh về người mà nhà quan sát này cho là một ứng cử viên vào chức vụ Tổng Bí thư trong Đại hội lần thứ 12 vào sang năm, ông Nguyễn Tấn Dũng, đương kim Thủ tướng Việt Nam, cũng như đưa ra nhận định về một số điều được cho là 'lợi thế' của ứng viên này.
"Quy tắc hiện tại của Đảng không cho phép một người nắm quyền quá hai nhiệm kỳ. Quy tắc của Đảng cũng yêu cầu các quan chức nghỉ hưu ở tuổi 65. Nếu tính tới cả hai quy định thì 9 trong số 16 thành viên Bộ Chính trị hiện nay sẽ nghỉ hưu ở đại hội năm tới.
"Điều này có nghĩa là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nằm trong số những người sẽ phải nghỉ hưu," tác giả nhận định.

"Tuy nhiên, có một ngoại lệ về tuổi hưu bắt buộc trong những trường hợp đặc biệt.
"Hiện có nhiều tin đồn cho rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang tìm cách trở thành Tổng Bí thư tiếp theo và xin được miễn trừ quy định tuổi tác. Điều này là chưa từng có tiền lệ trong nền chính trị Việt Nam.
"Ông Dũng sẽ mang lại các kinh nghiệm kinh tế và quốc tế chưa từng có cho vị trí Tổng Bí thư Đảng nhờ vào hai nhiệm kỳ thủ tướng của mình.
"Ông Dũng cũng ít khả năng sẽ để cho ý thức hệ ràng buộc tay chân của mình trong việc đối phó với Trung Quốc.
"Ông đã thẳng thắn bảo vệ chủ quyền Việt Nam trong cuộc khủng hoảng giàn khoan năm ngoái và nêu lên khả năng sẽ thực hiện các hành động pháp lý quốc tế chống lại Trung Quốc.
"Ông Dũng nhận được sự hỗ trợ rộng rãi của các Ủy viên Trung ương nhưng Bộ Chính trị hiện nay lại đang chia rẽ sâu sắc. Không chỉ có sự ganh đua cá nhân mà còn có sự khác biệt về việc làm thế nào để quản lý mối quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ."

Chuyển đổi lãnh đạo


Image copyright AFP
Image caption Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm Nhà trắng tại Hoa Kỳ hôm 7/7/2015.
Hồi tháng 8/2015, một nhà nghiên cứu chính trị và quan hệ quốc tế của Việt Nam, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, đang là nghiên cứu viên khách mời tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, nêu quan điểm ở một bài viết trên trang Nghiên cứu Quốc tế do ông chủ biên.
Bài viết với tựa đề "Tam giác Chiến lược Việt - Mỹ - Trung" của Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp phần liên quan tới chính trị nội bộ của Việt Nam, có đoạn:
"Về vấn đề chuyển đổi lãnh đạo, nếu Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng được bầu làm Tổng Bí thư mới của Đảng thì mối quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ có thể trải qua một bước tiến mới. Ông Dũng, người thường xuyên thể hiện mình như một nhà lãnh đạo dân tộc chủ nghĩa, đã nhiều lần công khai lên tiếng phản đối sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, trong đó có tuyên bố nổi tiếng rằng Việt Nam sẽ không đánh đổi chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước để lấy “hữu nghị viển vông” [với Trung Quốc].


"Chương trình nghị sự tương đối tự do trong nước dưới sự lãnh đạo của ông Dũng cũng gần gũi với Washington hơn là Bắc Kinh. Hơn nữa, mối quan hệ cá nhân của các thành viên trong gia đình ông với phương Tây nói chung và với Mỹ nói riêng cũng có thể có ảnh hưởng tích cực lên cách nhìn của ông về Mỹ cũng như về mối quan hệ giữa Hà Nội với Washington.
"Trong trường hợp một người khác lên lãnh đạo Đảng Cộng sản thì các yếu tố đã được phân tích ở trên cũng có thể khiến vị Tổng Bí thư mới có một thái độ ít nhiều nghiêng về phía Mỹ hơn."
Còn về liên hệ giữa tam giác quan hệ kể trên, trong đó có nhân tố Trung Quốc bên cạnh Hoa Kỳ, TS. Lê Hồng Hiệp bình luận:
"Một diễn biến trong nước khác có thể có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ tương lai của Việt Nam với cả Trung Quốc và Mỹ là Đại hội toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản và cuộc bầu cử thế hệ lãnh đạo mới của Đảng diễn ra vào năm sau.
"Trong các tài liệu chuẩn bị cho đại hội được lưu hành cho các đảng viên đọc và nhận xét, các tranh chấp trên Biển Đông được mô tả cụ thể là “phức tạp, gay gắt và rất khó lường," bài viết của nhà phân tích này nhận định.

BÙI VĂN PHÚ * ALAN PHAN

Tiến sỹ Alan Phan và làm ăn ở Việt Nam

  • 13 tháng 9 2015
Image copyright bui van phu
Image caption Tiến sỹ Alan Phan kể lại các chuyện làm ăn ở Việt Nam
Không ít người Mỹ gốc Việt đã về Việt Nam làm ăn. Có người thành công, nhưng đa số thất bại. Thất bại không nói ra, nhưng thành công cũng không ai khoe vì không biết có bền lâu.
Tiến sĩ Alan Phan thì khác. Ông đã trải nghiệm mấy chục năm trên thương trường quốc tế, từ châu Mỹ, châu Phi sang châu Á với thất bại cũng như thành công và những kinh nghiệm làm ăn đã được ông ghi lại qua mười một đầu sách.
Hai tác phẩm mới nhất là “Doanh nhân Việt trong thế trận toàn cầu” (600 trang, Nxb Người Việt) và “42 năm làm ăn tại Mỹ và Trung Quốc” (316 trang, Nxb Người Việt) – gồm nhiều bài đã đăng trên Blog gocnhinalan.com – được ra mắt tại hội quán báo Thằng Mõ ở San Jose vào trưa Chủ nhật 23/8.
Trên 100 khách đã đến tham dự, trong đó có nhiều doanh nhân vùng Vịnh San Francisco như ông David Dương, Tổng giám đốc California Waste Solution; ông Trần Hồng Phúc Chủ tịch Phòng Thương mại Việt Nam Oakland; ông Đỗ Vẫn Trọn của Truyền hình Viên Thao; ông Nguyễn Xuân Nam của TV và báo Calitoday; ông Huỳnh Lương Thiện của Tuần báo Mõ SF.
Ngoài ra còn có cựu phó thị trưởng Madison Nguyễn, kĩ sư Đỗ Thành Công và ủy viên giáo dục Vân Lê, là ba ứng viên cho chức Dân biểu Tiểu bang Địa hạt 27 vào năm tới.
Còn lại đa số là các bạn trẻ, trong đó có những sinh viên du học đến từ Việt Nam.

Tình hình còn mù mờ

Bài nói chuyện của Tiến sĩ Alan Phan xoay quanh thương trường Việt Nam và những cơ hội. Theo ông, đầu tư đòi hỏi sự chuyên nghiệp, kế hoạch và tùy thuộc nhiều vào nhà nước, trong khi kinh doanh là môi trường hoạt động thoáng hơn và dễ thành công hơn.
Ông mô tả: “Việt Nam là một môi trường giới hạn, không phải muốn gì thì làm nấy. Tình hình còn mù mờ. Xã hội Việt Nam so với Mỹ thì thật là bát nháo và hỉ nộ ái ố hơn. Không ở đâu buồn cười như ở Việt Nam. Mở tờ báo ra đọc là thấy đính chính tôi không bị bắt. Như mới đây ông Trần Phương Bình của Đông Á Ngân hàng phải lên tiếng. Rồi ông Đặng Thành Tâm cũng lên tiếng đính chính là chưa bị bắt.”
Câu nói vui đùa của Tiến sĩ Alan: “Tôi cũng đính chính với các bạn đây là tôi không bị bắt” đã đem đến cho khách dự một tràng tiếng cười.
Theo ông, nhiều người Việt hải ngoại về Việt Nam có những lí do riêng, gái gú cũng có, kỉ niệm ngày xưa cũng có, thắng cảnh đẹp cũng có. Quê hương cũ có một sự quyến rũ nào đó.
Nếu đó là một nơi có thể sống được, kiếm được tiền thì rất thoải mái. Ở đó có những niềm vui và những điều tiêu cực. Nhưng nói chuyện làm ăn là cần có sự may mắn và phải có quan hệ.
“Nếu về làm ăn tôi khuyên là người độc thân, về đó gặp con cán bộ là kết hôn ngay vì quan hệ rất quan trọng trong làm ăn được thua ở Việt Nam. Phải có người chống lưng, có gốc rễ.”
Ở Mỹ khách hàng là số một, còn ở Việt Nam, theo quan sát của ông: “Khách hàng là quan chức nhà nước. Nếu mấy ông đó thích thì sẽ bán được nhiều hàng, làm ăn lên rất lẹ. Nếu mấy ông không thích thì ô hô ôm passport lo chạy về Mỹ.”
Nội bộ lãnh đạo với tranh giành phe nhóm cũng ảnh hưởng lớn đến kinh doanh. Mình đứng về phiá thua thì coi như không còn gì.
Tiến sĩ Alan nhắc đến sự kiện ông Hà Văn Thắm là phe của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, khi ông Hùng mất thế thì giá cổ phiếu Ocean Group của công ti do ông Thắm điều hành đang từ 100 nghìn đồng rớt xuống 1 nghìn, ngân hàng bị nhà nước mua lại với giá coi như số không.
Ông cũng tiết lộ nhà nước theo dõi một thương gia nước ngoài về làm ăn rất lâu và rất sâu vì chính bản thân bị moi ra chuyện quan hệ với một thiếu nữ Trung Quốc ông quen đã lâu, giờ không còn nhớ mà họ vẫn để ý.
Nói đến các khu vực kinh doanh có triển vọng, theo nhận định của Tiến sĩ Alan thì đó là IT và nông nghiệp.
IT không cần hạ tầng cơ sở và thành phần trẻ có đam mê và ao ước làm được cái gì đó tốt đẹp cho thương hiệu Việt Nam thay vì cứ sao chép hay ăn cắp bản quyền.
Ông nói: “Phát triển IT vì quan cán bộ ngu lắm, email không biết, software nói với mấy ông ấy như nói với vịt. Ít hạ tầng cơ sở nên mấy ông ấy không kiếm tiền được.”
IT khó kiểm soát vì tài khoản có thể đặt ngoài Việt Nam, tránh được bộ máy hành chánh chỉ đòi tiền. IT cần đột phá, sáng tạo, không cần gia truyền hay cổ truyền, tư duy luỹ tre làng bị gạt qua một bên. Đây là con đường mới cho giới trẻ, thời trang đối với Việt Nam nên họ rất hâm mộ.
Còn nông nghiệp, ngày nay không phải là sản xuất mà là tìm kiếm được thị trường. Nông phu tranh nhau đi chăn nuôi, trồng trọt nhưng tìm được thị trường rất khó vì nếu mình bán rẻ 10%, nước khác bán rẻ 20% hay 30% thì không thể cạnh tranh nổi.
Nhiều nước đã có sản xuất qui mô, công nghệ cao trong khi Việt Nam chưa đạt tới trình độ đó thì cũng khó cạnh tranh. Để tìm được thị trường cần có hàng đặc thù, trong khi nhà nước không giúp gì được vì chỉ lo “hành dân là chính”, vì thế giới trí thức có thể làm được việc này. Sau đó phải có trung gian tiếp thị, về mặt này người Việt ở hải ngoại đóng góp vai trò quan trọng.
Như người Tàu họ có chuỗi dây phân phối rất hữu hiệu. Nhưng nay với công nghệ thông tin, vai trò của người trung gian cũng đang giảm đi, thông tin về mặt hàng có thể tìm thấy trên mạng.
Đó là những lí do tại sao Tiến sĩ Alan Phan nhấn mạnh đến hai khu vực IT và nông nghiệp để Việt Nam có thể cạnh tranh và có những tiến bộ hơn về kinh tế.
Vì sao lại là hai khu vực đó. Theo ông, với dân số hơn 90 triệu, xã hội Việt Nam ngày nay gồm những nhóm sau:
1/ Những người của thế giới kỹ thuật số, họ sống xa lánh hoàn toàn với thế giới bên ngoài, biết được những thứ mà dân thường không biết, họ khao khát có tiến bộ cho đất nước. Số người này khoảng 6 triệu.
2/ Nông dân từ 30 đến 40 triệu, chỉ lo kiếm sống và mong muốn đời sống được cải thiện một chút.
3/ Quan chức cán bộ, hơn 3 triệu. Đối với những người này, cứ trả lương cho họ nằm nhà là tốt nhất cho dân.
4/ Thành phần còn lại là những người không làm mà vẫn ăn, suốt ngày đi nhậu rồi về nhà đánh vợ, ù lì đến độ không còn chút hy vọng gì vào đám người này.
Vì thế tạo cơ hội phát triển cho hai thành phần IT và nông dân sẽ là những mũi nhọn đưa kinh tế Việt Nam đi lên.
Là người với nhiều kinh nghiệm làm ăn trên thương trường quốc tế, ông cũng đã đầu tư vào Việt Nam 2 triệu đô-la và mất hết. Những năm qua Tiến sĩ Alan Phan làm tham vấn hướng dẫn cho doanh nhân Việt biết cách làm ăn theo lối Mỹ.
Tuy nhiên, trong nhiều cuộc phỏng vấn ông đã nói bạo khiến quan chức nhà nước không vui: “Mình nhìn sao nói vậy nên có hơi sốc với nhiều người nên bây giờ nhà nước không cho tôi có những phát biểu trực tuyến nữa. VTV có phỏng vấn tôi 30 phút, sau khi cắt xén đi còn chừng 5 phút.”
Ông nói:
“IT không cần nhiều cơ sở hạ tầng. Mấy ông quan chức rất khôn lanh, xây cầu đường, tượng đài họ chia nhau được. Mức độ trù phú của miếng bánh cắt riết mà cái bánh ngày càng nở ra. Người ta đang ăn ngon thế này thì sao đòi được. Được cái mấy ông chỉ đi vay, rồi ăn bớt ăn xén cái đó. Dân mình chịu nợ thôi. Mà tính quịt là muôn đời của người Việt Nam. 15 năm sau có nước nào đòi nợ thì chỉ còn cái quần cụt thì không có gì để đòi được nữa.”
Ông kể, một quan chức cao cấp nói thằng nào ngu cho vay thì mình cứ lấy tiền đó mình sài. Người dân họ không biết, cứ để cho dân uống bia tự do là thoải mái rồi, họ không thắc mắc gì.
Về những người từ Mỹ về đầu tư, nhắc đến ông David Dương, Tiến sĩ Alan Phan phát biểu:
“Tôi nghe ông về xử lí rác thì tôi thích thú lắm. Mong ông xử lí rác ở Ba Đình thì ông lại xử lí rác ở đâu Đa Phước. Mong một ngày ông sẽ đưa Ba Đình vào đống rác của ông ấy”. Hội trường òa lên những tiếng cười.
Tiến sĩ Alan Phan du học Mỹ từ năm 1963, năm 1968 ông về nước và đã làm chủ nhiều công ti thời Việt Nam Cộng hòa với số công nhân lên đến 18 nghìn.
Năm 1975 ông ra nước ngoài, có lúc điều hành công ti trên sàn chứng khoán với tài sản 700 trăm triệu đô-la. Cuộc đời nhiều thăng trầm và nay đã 70 tuổi, với tài sản chắc cũng vài chục triệu đô-la.
Nhưng nếu gặp ông ngoài đường, qua trang phục ông mặc hôm ra mắt sách, với áo vét quần jean thùng thình, không cà-vạt, đi giầy Ba-ta. Có ai biết ông là một doanh nhân triệu phú.
Bài đã đăng trên trang blog riêng của tác giả và được một số trang web tiếng Việt đăng lại.

DI DÂN CHÂU PHI VÀ DI DÂN VIỆT NAM

Pháp: Vì sao di dân không được thương cảm như thuyền nhân Việt 1979 ?

media 
 
Tị nạn và thuyền nhân đổ vào đảo Lesbos, Hy Lạp, ngày 10/09/2015REUTERS
Trước làn sóng người nhập cư đổ vào châu Âu hiện nay, người Pháp vẫn có tâm lý e ngại, thờ ơ, cho đến khi những hình ảnh thương tâm của em bé Syria chết đuối đánh động được dư luận. Tâm lý này tương phản với phong trào cứu vớt thuyền nhân Việt Nam vào cuối thập niên 70.
Vào thời kỳ đó, một phong trào đầy cảm động đã nổi lên ở nước Pháp và nhiều quốc gia phương Tây khác, nhằm cứu vớt hàng chục ngàn thuyền nhân chạy trốn chế độ cộng sản Việt Nam trong các điều kiện bi thảm, và cả người Cam Bốt, người Lào.
Vô số hình ảnh những con tàu nhỏ bé trôi dạt trên Biển Đông được phổ biến rộng rãi, đã thức tỉnh lương tâm mọi người. Những hình ảnh này cũng giống những gì thấy được trên báo chí trong mấy tháng gần đây : những ánh mắt hoảng loạn, những thân người kiệt sức, chen chúc trên những con tàu thô sơ ở Địa Trung Hải.
Nhưng bối cảnh rất khác nhau. Nước Pháp vào lúc ấy với tỉ lệ thất nghiệp thấp (chỉ 3,3%, còn nay là 10%), đã nhiệt tình đón tiếp. Hơn nữa người Việt và người Cam Bốt đến từ Đông Dương thuộc Pháp cũ, biết được ngôn ngữ và ít nhiều thấm đẫm văn hóa Pháp, trong khi di dân hiện nay đa số là người Hồi giáo.
Đặc biệt là sự dấn thân ngoạn mục của giới trí thức Pháp thời ấy, cả cánh tả lẫn cánh hữu, từ nhà văn đồng thời là nhà triết học nổi tiếng Jean-Paul Sartre cho đến Raymond Aron – nhà báo kiêm nhà sử học, triết gia, chính khách.
Cuối năm 1978, tàu Hải Hồng chở 2.500 người Việt Nam đã đến được Malaysia nhưng bị đẩy ra, phải trôi dạt 45 ngày trên biển từ bến này sang bến khác, đã gây xúc động lớn. Các nhà báo quay phim những cảnh khốn khổ của thuyền nhân trên tàu trong đó có nhiều trẻ em: thiếu thức ăn, nước uống, thuốc men, trốn tránh ánh nắng đổ lửa dưới những tấm bạt rách nát. Cuối cùng, các nước châu Âu quyết định tiếp nhận những người Việt tị nạn này.
Bị chấn động trước số phận chiếc tàu vô tổ quốc, và thảm kịch của những người mà người ta bắt đầu gọi là « boat people », nhiều nhân vật tiếng tăm của Pháp tập hợp xung quanh bác sĩ Bernard Kouchner và triết gia André Glucksmann, năm 1979 đã quyết định tung ra chiến dịch « Một con tàu cho Việt Nam ».
Họ vận động quyên góp để cải tiến một chiếc tàu mang tên « L’île de lumière » (Đảo Ánh sáng) thành một tàu bệnh viện, đi vớt các thuyền nhân khác trên Biển Đông, rồi thả neo ở đảo Palau Bidong (Malaysia) để các bác sĩ Pháp tình nguyện chăm sóc cho 34.000 người Việt bị giam trên đảo.
Trên đài truyền hình TF1, người dẫn chương trình Roger Gicquel kêu gọi : « Hỗ trợ cho chiến dịch không chỉ là hào hiệp mà còn là điều cần thiết ». Người bác sĩ trẻ Kouchner từ trên boong tàu « Đảo Ánh sáng » thuyết phục nhà báo Jacques Abouchar trước ống kính đài truyền hình France 2. Vị « French doctor » muốn tuyên truyền rộng rãi trên truyền thông, trong khi những người khác lại muốn âm thầm hoạt động.
Ủy ban « Một con tàu cho Việt Nam » được thành lập, được nhiều nhân vật lỗi lạc ủng hộ : triết gia Michel Foucault, giáo sĩ Do Thái Josy Eisenberg, Đức Hồng y François Marty, nhà văn Đức Heinrich Boll, ca sĩ kiêm diễn viên Yves Montand…
Ông Michel Rocard, chính khách đảng Xã hội chống lại chủ nghĩa cộng sản, ký vào bản kiến nghị nhưng Tổng thư ký đảng là ông François Mitterrand thì không. Một bộ phận trong cánh tả Pháp vẫn e dè vì nhiều người vẫn coi chủ nghĩa cộng sản là một mô hình để noi theo.
Cảm động nhất là sự ủng hộ của nhà văn mác-xít Jean-Paul Sartre và nhà trí thức lớn chủ trương tự do Raymond Aron, hai nhân vật này vốn không nhìn mặt nhau suốt 30 năm qua. Hôm 20/09/1979, Tổng thống Valéry Giscard d’Estaing đã hội tụ ở điện Elysée nhiều tên tuổi, trong đó hai trí thức lừng lẫy trên đã siết chặt tay nhau. Đó là một hình ảnh gây tác động mạnh mẽ, chứng tỏ một nước Pháp đoàn kết, ít nhất là trong chủ đề thuyền nhân Việt.
Nhân dịp này, nhà văn nổi loạn Jean-Paul Sartre đã trở thành nhà hoạt động nhân đạo. Ông nhắc lại những từ ngữ mà chính ông đã chỉ trích nhà văn Albert Camus 25 năm về trước : « Tôi ủng hộ những con người mà có lẽ không phải là bạn tôi vào thời kỳ Việt Nam đấu tranh cho tự do, nhưng điều này có quan trọng gì, vì đó là những người đang gặp nguy hiểm đến tính mạng ».
Tiếp bước triết gia Aron, cánh hữu Pháp trở nên thoải mái hơn trong hồ sơ này. Đô trưởng Paris là ông Jacques Chirac đưa ra lời kêu gọi tiếp đón boat people, và bản thân ông cũng nhận một thuyền nhân trẻ Việt Nam – cô Anh Đào – làm con nuôi.
Năm năm sau đó, vào năm 1984, một nhóm nhạc rock Pháp mang tên Gold phát hành một album trong đó có bản nhạc « Gần bên những ngôi sao », nhằm vinh danh thuyền nhân Việt Nam, đã thành công rực rỡ với 900.000 đĩa bán ra.
Từ năm 1975 đến đầu thập niên 80, đã có trên 120.000 người Việt Nam được đón tiếp tại Pháp, được cấp giấy tờ chính thức là « người tị nạn ». Giáo sư Karine Meslin vào năm 2006 đưa ra con số « 128.000 người Đông Dương, trong đó có 47.356 người Cam Bốt đã nhập cư hợp pháp vào lãnh thổ nước Pháp ». Nhiều người khác đến Pháp nhưng không với tư cách tị nạn.
Từ năm 1975 đến 1985, trên một triệu người Việt đã bỏ trốn khỏi đất nước, trong đó có 800.000 boat people, và theo các nhà nghiên cứu, một phần tư những người vượt biên đã thiệt mạng.
Vì sao cuộc khủng hoảng di dân hiện nay không tạo nên được một làn sóng tương trợ như đối với thuyền nhân Việt Nam cuối thập niên 70 ? Bên cạnh nguyên nhân kinh tế và văn hóa như đã nói ở trên, còn có nhiều lý do khác.
Đợt sóng thuyền nhân Việt mang tính giai đoạn, trong khi áp lực dân số ở châu Phi, sự phức tạp của những cuộc xung đột ở lục địa đen và Syria, quân thánh chiến đủ các phe nhóm có thể tạo nên những cuộc di dân hàng loạt kéo dài.
Nhiều người còn nêu lên mặc cảm của cánh tả Pháp, trước đây ngưỡng mộ chủ nghĩa mác-xít, nên giang tay cứu vớt những người tị nạn cộng sản như một cách chuộc lỗi. Còn trước Hồi giáo cực đoan hiện nay, châu Âu không có cùng tình cảm này, ngược lại còn là nạn nhân. Bên cạnh đó, vai trò của trí thức Pháp cũng không còn như 36 năm về trước.
Thế nên cách đây vài tháng, khi xảy ra hàng loạt vụ chìm tàu làm chết hàng ngàn người trên biển, cũng đã có những lời kêu gọi tương trợ. Nhưng rốt cuộc, Địa Trung Hải năm 2015 không phải là vịnh Thái Lan năm 1979, và « Đảo Ánh sáng» đã không xuất hiện tại đây.

VIET TỪ SAIGON * KHỦNG HOẢNG KINH TẾ

Chuyện gì xảy ra khi Việt Nam bị khủng hoảng kinh tế?!

Câu phát biểu của ông Phan Trung Lý – Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nhà nước Cộng sản Việt Nam trong cuộc họp quốc hội gần đây khiến tôi giật mình: “Nên kêu gọi và huy động tiền từ nhân dân để trả nợ công…”. Câu nói này vô tình gợi nhắc đến những cuộc trưng thu tài sản nhân dân kể từ khi chế độ Cộng sản hình thành đến nay và nó cũng dự cảm một cuộc khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam.
Có hai lý do để tin rằng Việt Nam sẽ bị khủng hoảng kinh tế trong thời gian tới: Tài nguyên Việt Nam và niềm tin của nhân dân vào đảng Cộng sản đã cạn kiệt; Nguồn vốn huy động từ nhân dân đã khan hiếm và công nghiệp xuất khẩu/bán sức lao động với giá rẻ bèo cũng như tệ nạn tham nhũng và giá dầu thô tuột dốc, nợ công tăng cao là tiền đề của khủng hoảng kinh tế.
Ở vấn đề thức nhất, niềm tin của nhân dân vào đảng Cộng sản, có thể nói hiện tại, đó là con số 0 to tướng, nếu không muốn nói là số âm tuy bề ngoài người dân vẫn chấp nhận sự thống trị của đảng Cộng sản. Nhưng chấp nhận không có nghĩa là tin, chuyện này không những với người dân bình thường mà ngay với tất cả các đảng viên Cộng sản gạo cội vẫn hoàn toàn không tin vào đảng. Sự cố chấp bảo vệ đảng cũng như ra chiều thần tượng đảng, thần tượng Hồ Chí Minh của các đảng viên gạo cội và những doanh nghiệp tư bản đỏ, những tay xã hội đen cộm cán được đảng chống lưng đều mang tính diễn xuất theo nguyên tắc “bảo vệ mâm thịt chó”.
Nguyên tắc này đảm bảo đã ngồi vào mâm thì phải được ăn thịt chó cho dù có người thờ Khổng Tử, có người thờ Bạch Mi, có kẻ thờ con dao, cũng có kẻ thờ cái đầu chó… Thiên  hình vạn trạng niềm tin và sự tôn thờ trong một mâm thịt chó tập thể. Chính vì khác nhau về chính kiến, niềm tin nên người ta chẳng ưa gì nhau và chẳng có ai nhất quán niềm tin về cái đầu chó hay con dao cả. Nhưng người ta phải tôn thờ, ca ngợi thịt chó (ít nhất là vậy!) để cùng nhau ăn một bữa ngon, đảm bảo mâm thịt không bị hất xuống đất do tranh cãi.
Nhân dân cũng vậy, người ta có thể gớm, kinh tởm thịt chó và cho rằng ăn thịt chó là tội lỗi nhưng người ta đủ khôn khéo để hiểu rằng nếu gặp đám ăn thịt chó thì đừng bao giờ chê thịt chó, nếu khó quá, căng quá thì khen vài tiếng về những anh hùng ăn thịt chó cũng chẳng chết ai, miễn được yên thân. Nhưng chắc chắn một điều đó là những câu cửa miệng, không xuất phát tự đáy lòng.
Nạn tham nhũng, đục khoét, thậm chí bán đứng lãnh thổ, lãnh hải và đàn áp, chèn ép người yêu nước mà đảng Cộng sản đã gây ra cũng đủ để nhân dân thấm nhuần triết lý ăn thịt chó khi sống dưới sự cai trị của họ. Nhưng có một vấn đề cần nói; Hiện tại, đảng Cộng sản rất khó huy động vốn trong nhân dân.
Những năm 1940, nhân dân đã tin vào đảng Cộng sản, đã góp từng hạt gạo trong cái hủ mà họ đặt trong nhà mình, nhân dân đã thật thà nhịn ăn để góp gạo để nuôi đảng, nuôi quân đánh miền Nam. Để rồi sau đó, nhân dân tiếp tục tin tưởng trong “cải cách ruộng đất’. Đến sau 30 tháng 4 năm 1975, mọi sự vỡ òa khi đảng trưng thu (mà chính xác là lấy ngang xương, cướp trắng) tài sản để xây dựng đất nước nhưng trong thực tế là làm giàu cho những đảng viên quyền lực. Càng về sau, gương mặt tham lam, cướp bóc càng lộ diện, nhân dân càng mất niềm tin.
Nhưng dù sao thì hai lần phát trái phiếu, công trái nhà nước từ những năm 1976 đến 1989 cũng thu về một khoản tiền không nhỏ cho đảng từ đóng góp của nhân dân. Khoản tiết kiệm nhân dân phó thác cho đảng cũng không nhỏ. Tuy nhiên, trò chơi trượt giá đồng tiền để quỵt nợ của đảng đã nhanh chóng đốt cháy chút niềm tin còn lại trong nhân dân. Cộng với những trò cướp đất, gian dối trắng trợn, cảnh sát giao thông đứng đường ăn chặn của nhân dân càng làm cho nhân dân nổi giận.
Hiện tại, nếu có một cuộc vận động nhân dân mua công trái, có lẽ kết quả nhận được của đảng Cộng sản rất thê thảm. Bên cạnh đó, tài nguyên rừng, đất đai và khoáng sản trong lòng đất hầu như đã cạn kiệt bởi cách khai thác đầy rẻ rúng, thiếu khoa học và bán lúa non tư túi của giới chóp bu trung ương Cộng sản.
Thêm phần nữa, mũi nhọn xuất khẩu gạo và dầu thô đang gặp khủng hoảng trầm trọng, giá dầu thô của thế giới giảm xuống đáng kể, điều này khiến cho Việt Nam mất đi hàng trăm tỉ đô la trong công nghiệp xuất khẩu dầu thô. Hạt gạo Việt Nam cũng bị mất uy tín trên thế giới, điều này dẫn đến hệ quả người nông dân sản xuất ra rất nhiều gạo mà bán được chẳng bao nhiêu tiền.
Với ba mũi suy thoái: Niềm Tin nhân dân bị mất; Tài nguyên khô cạn; Nợ công ngập đầu… cùng tấn công vào chế độ, chắc chắn mức độ suy thoái của Việt Nam sẽ không ít trầm trọng và lúc này, chỉ còn một cách duy nhất để cứu chế độ, đó là huy động tiền của nhân dân. Nhưng vấn đề là huy động như thế nào?
Câu trả lời là không có chuyện gì là nhà nước Cộng sản không dám làm, nếu huy động bằng “biện pháp nhẹ” như phát hành trái phiếu, kêu gọi đóng góp mà không có hiệu quả. Một lần nữa chiêu bài trưng thu, tịch thu sung công quĩ để xây dựng đất nước (mà trong thực tế là để cũng cố chỗ đứng của đảng Cộng sản) hay nói khác là “biện pháp mạnh” sẽ tái xuất. Và lần này, mức độ gay cấn cũng như sắc máu sẽ không nhỏ bởi niềm tin của nhân dân đã mất, họ đứng trước bờ vực sinh tồn.
Nếu có khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam, chắc chắn sẽ có những cuộc bố ráp và trưng thu tài sản nhân dân vô cùng tàn khốc. Câu nói gợi ý của ông Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Việt Nam chỉ mang tính chất gợi ý cho một chiến lược hợp thức hóa và pháp qui hóa vấn đề trưng thu, tịch thu sau này khi cần đến!
Bởi hình thức có thể thay đổi theo thời gian nhưng tính chất giảo hoạt và tham lam, cố vị thì hơn sáu mươi năm nay, xâu chuỗi lịch sử, người Cộng sản chưa có gì thay đổi, vẫn lấy của dân, cướp của dân làm sức mạnh phe nhóm!

VIET TỪ SAIGON * NGƯỜI CẦM BÚT

Thái độ người cầm bút đối với lịch sử!

Đây là vấn đề không đơn giản, nếu không muốn nói là rất phức tạp. Bởi lẽ, chúng ta là người Việt, mà đã là người Việt, cảm thức về chiến tranh, cũng như tính phân biệt thắng thua sau chiến tranh đều nhiễm trong huyết quản, mặc dù có thể có người chưa nghe tiếng súng. Nhưng cảm thức về mùi thuốc súng vẫn chứa đầy trong mỗi người. Đó là một bi kịch. Và cũng chính cái bi kịch này đẩy chúng ta đến chỗ cái nhìn về lịch sử dễ bị méo mó, thiên lệch, phiến diện hoặc đôi khi bất kính.
Mạo phạm đến lịch sử, đến người đã khuất là vi phạm đạo đức rất căn bản bởi đạo lý tôn trọng người đã khuất cũng như kính lão đắc thọ vốn là tiền đề căn bản của đạo đức người Việt nói riêng và nhân loại nói chung. Mạo phạm điều đó cũng đồng nghĩa với phá vỡ những qui chuẩn đạo đức rất căn bản của con người. Trường hợp blogger Lê Diễn Đức đã mạo phạm đến Tướng Hoàng Cơ Minh là một ví dụ.
Trong một status trên Facebook, ông Lê Diễn Đức đã viết: “Cả hàng trăm ngàn quân lính trong tay, vũ khí xềnh xàng mà còn bị bộ đội Bắc Việt đánh cho tan tành, chạy chít chết, cuối cùng phải đầu hàng, thì vài chục người đi qua rừng núi Thái Lan dựng "chiến khu" với mục đích "Đông Tiến","phục quốc" chỉ là trò cười, ảo tưởng, chứ "anh hùng" cái nổi gì. Đây đích thực là một cuộc làm "chiến khu" giả lừa gạt bà con hải ngoại nhẹ dạ để kiếm tiền, không hơn không kém! Niềm tin vào những "anh hùng vị quốc vong thân" ấy là niềm tin ngô nghê, mù quáng”.
Tôi không bàn thêm về chuyện đúng sai ở đây. Bởi lẽ, ông Đức có quyền bàn luận về chuyện đúng sai cũng như đâu là sự thật lịch sử. Vì đây là sứ mệnh, trách nhiệm của một trí thức, đặc biệt là người cầm bút. Nhưng vấn đề cần bàn ở đây là thái độ đối với người đã khuất. Hơn nữa người đã khuất này là một người “vị quốc vong thân”. Thậm chí, trong một chừng mực nào đó, ông Đức vừa giễu cợt lại vừa thóa mạ Tướng Hoàng Cơ Minh.
Tính giễu cợt biểu hiện rõ ở cách dùng từ ngữ khi nói về VNCH và biến cố 30 tháng 4 năm 1975, nói về chiến khu của Tướng Hoàng Cơ Minh cũng như nguyện vọng và chí hướng phục quốc của ông. Sự thóa mạ nằm ở chỗ ông Đức đã chỉ trích “Đây đích thực là một cuộc làm "chiến khu" giả lừa gạt bà con hải ngoại nhẹ dạ để kiếm tiền, không hơn không kém!”. Và không dừng ở chổ chỉ trích cá nhân, ông tiếp tục thóa mạ cộng đồng người Việt hải ngoại là “Niềm tin vào những ‘anh hùng vị quốc vong thân’ ấy là niềm tin ngô nghê, mù quáng”.
Ở vấn đề thức nhất, ông Đức đã hành xử không đúng mực của một trí thức, ông đã giễu nhại, cười cợt trên cái chết, sự hy sinh của không riêng gì Tướng Minh mà cả gần hai trăm vị anh hùng khác. Trước gần hai trăm sinh mạng ngã xuống mà cách dùng từ ngữ của ông nghe cứ như đùa cợt, giống như con nít đang chơi trò trận giả, chết giả. Liệu thái độ này có phải là thái độ của một trí thức? Hơn nữa, ông Đức không phải là một trí thức được tôi luyện từ lò độc tài, từ chỗ mà người ta dễ dàng thóa mạ hay giễu cợt, châm học nhau cho dù sự châm chọc, giễu cợt đó đụng chạm đến người đã khuất. Ông Đức được học hành tử tế ở một đất nước có văn minh, tiến bộ và được làm việc trong một môi trường dân chủ, tiến bộ.
Vấn đề nữa, nếu là người có thái độ làm việc nghiêm túc, ông Đức phải đưa ra những bằng chứng cụ thể và xác thực về chuyện Tướng Hoàng Cơ Minh đã làm chiến khu giả để lừa tiền bà con hải ngoại nhẹ dạ. Và nếu có bằng chứng đó, ông Đức phải có trách nhiệm kiểm chứng về độ chuẩn xác của nó, bởi lẽ, người liên quan trực tiếp đến cái “chiến khu giả” mà ông Đức nói đã tuẫn tiết, những người có liên quan đến Tướng Hoàng Cơ Minh làm điều sai không thể gọi là vì ông ta/bà ta là anh em/chị em ruột thịt với Tướng Minh mà chụp mũ cho Tướng Minh. Đây là chuyện hồ đồ và thiếu cơ sở khoa học. Vả lại, ông thử nghĩ, nếu tính chuyện lừa gạt bà con hải ngoại nhẹ dạ để kiếm tiền sao lại phải tuẫn tiết trong khi bà con đang ủng hộ, tiền còn nắm trong tay! Chỉ riêng vấn đề này, không thể nói ông Lê Diễn Đức vô ý đùa cợt mà là ngưỡng đạo đức của ông có vấn đề. Ông đã chụp mũ người không còn sống trên đời để tranh luận với ông.
Không dừng ở đó, ông còn qui chụp tướng Hoàng Cơ Minh giống như kẻ lừa đảo và bà con Việt kiều hải ngoại giống như một đám đông nhẹ dạ, cả tin (thậm chí giọng điệu giễu cợt của ông cho thấy có sự miệt thị trong status). Qui chụp người đã khuất một cái tội nào đó trong khi bản thân ông chưa đưa ra bất kì bằng chứng nào cho thấy người đó lừa đảo có phải là hành vi của một trí thức? Trong một status khác ông cũng chỉ đưa ra “bằng chứng” rằng em trai của Tướng Minh dính líu đến tiền bạc nhưng không hề có bất kì chứng cứ nào để cho thấy Tướng Minh lừa đảo.
Và, khi ông nói bà con hải ngoại nhẹ dạ, đưa tiền cho Tướng Minh, bị lừa tiền, nôm na là thế. Ông quên mất một điều là cộng đồng người Việt hải ngoại chỉ mạnh lên, đủ khả năng tài trợ cho các hoạt động dân chủ từ những năm 1990 về sau, mà cụ thể là những năm 1995 đến nay, chứ trước đó, với đời sống mới, thậm chí có người mới bước ra khỏi trại tị nạn, chưa kịp nhập quốc tịch Mỹ hay bất kì quốc tịch nào, tiền ăn còn khó khăn thì lấy đâu mà tài trợ, mà bị lừa. Nếu có “bị lừa” thì với tâm huyết phục quốc, với ước mơ và khát khao tự do, người ta sẽ nhịn ăn, giảm chi tiêu để đóng góp cho sự nghiệp lớn. Không lẽ ông cho rằng Tướng Minh đã ăn bẩn những đồng tiền khốn khó của bà con Việt Kiều khi đất nước đang lâm nguy, dân tộc đang phân ly như vậy hả ông Đức?
Liệu những năm 1985 trở về trước, Tướng Minh lừa được bà con hải ngoại bao nhiêu tiền nếu hiểu và tin theo lý luận của ông Lê Diễn Đức? Xin nhấn mạnh là ở đây tôi không hề có ý “chụp mũ” hay “qui kết” ông Lê Diễn Đức nhằm đẩy sự việc đến chỗ xấu hơn. Vì bị hủy hai hợp đồng làm việc ở Người Việt và RFA cũng là một nỗi buồn không nhỏ của người cầm bút. Ông Đức đã trả giá cho ngòi bút của ông quá nặng rồi. Nhưng như vậy không có nghĩa là huề. Ông chỉ mới trả giá cho ngòi bút của ông nhưng ông còn nợ với người đã khuất, đó là Tướng Hoàng Cơ Minh cùng những vị liệt sĩ phục quốc trong Mặt Trận Hoàng Cơ Minh. Ông bắt buộc phải trả lời và làm rõ trắng đen vấn đề ông đã nói, gồm: Tướng Hoàng Cơ Minh cùng những chiến hữu của ông đã lừa phỉnh bà con Việt Kiều nhẹ dạ để lấy tiền; Và Mặt trận Hoàng Cơ Minh là một chiến khu giả.
Bên cạnh đó, ông cũng cần phải chỉ rõ cho bà con Việt Kiều biết họ đã nhẹ dạ như thế nào, cả tin như thế nào và bị Tướng Minh lừa tiền như thế nào. Bởi đó là những gì ông Lê Diễn Đức đã nêu, đã phổ biến trên mạng xã hội. Nếu không chứng minh được những gì ông nói là đúng thì ông phải công khai xin lỗi bà con Việt Kiều và phải thành tâm sám hối trước vong linh của Tướng Hoàng Cơ Minh cũng như nhiều vị anh hùng vị quốc vong thân khác. Bởi đây là thái độ phải lẽ, phải đạo của một trí thức. Ngược lại, nếu ông không xem mình là một trí thức, một nhà báo thì ông có thể im lặng, không cần nói gì cũng được, mà cũng chẳng ai trách ông nữa đâu! Chỉ đáng buồn thôi!
Bởi vấn đề đáng buồn ở đây chính là lịch sử, là vận mệnh dân tộc, lịch sử quá nhiều khói lửa và vận mệnh đau thương của một dân tộc như Việt Nam đã luôn gánh chịu những mũi đâm của sự lầm lỗi và phiến diện, thậm chí những mũi đâm của bất kính và phi nhân tính. Có những con người sống trong môi trường tiến bộ, được đào tạo trong môi trường tiến bộ nhưng trong huyết quản của họ lại chứa quá nhiều khói thuốc súng và ký ức chiến tranh, tội đồ tổ tông… Chính điều này đã làm nên những mũi đâm lịch sử, những sự mạo phạm. Và ông Lê Diễn Đức cũng đã một lần mạo phạm, vậy thôi!

SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN

Những Niềm Vui Vỡ Oà & Hạnh Phúc Lâng Lâng

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

Ông Đoàn Văn Vươn, người vừa được đặc xá nhân dịp 2/9 năm nay sau thời gian hơn 3 năm, bảy tháng bị tù giam trong vụ án chống lại cưỡng chế đất ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng năm 2012, nói ông 'vô tội' và 'sẽ vẫn hành động như trước' nếu một lần nữa bị 'dồn vào thế cùng.'
BBC
Cuối đời, tôi mới biết ra một điều vô cùng quan trọng và thú vị là nhân loại (không ít kẻ) chỉ ước mơ được làm ... người Việt. Vậy mà tôi lại dại dột vượt biên, rồi đi biền biệt mất tăm – suốt mấy mươi năm – và chả hề bao giờ ngoảnh lại … mãi cho tới bữa rồi!
Bữa đó, tình cờ đọc bài báo (“Hãy Về Thăm Để Được Tận Hưởng Cảm Gíac Đang Ở Nhà Mình”) của cái ông thổ tả tên Hải Âu (nào đó) khiến tôi bần thần, băn khoăn, và áy náy ... cả mấy ngày liền:
Chúng tôi chỉ mong tất cả đồng bào Việt Nam ở nước ngoài nếu trong 40 năm qua chưa có dịp về nước thì nên về - Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nói với báo giới như thế nhân 40 năm ngày thống nhất đất nước.
Người Việt Nam cho dù có những lúc ở hai chiến tuyến, cho dù mỗi bên đều mất mát người thân của mình nhưng nhớ lại lời Bác dạy đều là một gốc cả và đều có lòng yêu nước...”
Lời bộc bạch, lời mời tha thiết, chân thành của Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân khiến nhiều người xúc động...
Chỉ có những người tâm địa đen tối, những người đặt lợi ch cá nhân lên trên nghĩa tình, lên trên tình cảm thiêng liêng mới làm những chuyện chia rẽ đoàn kết dân tộc, chia rẽ anh em cùng một nhà.
Úy trời/đất, qủi/thần ơi! Nói gì mà nghe thấy ghê vậy, cha nội? Tôi thề danh dự là mình chả hề có chút “tâm địa đen tối” nào ráo trọi. Tui bỏ đi, đi lâu (và chắc đi luôn) chỉ vì vài ba chuyện nhỏ xíu hà:
  • Thiệt tình là về Việt Nam tui không biết ở đâu? Nhà tui đã “hiến” hồi “cách mạng đánh tư sản” mất tiêu rồi.
  •  Và đâu phải “Việt Kiều” nào cũng có điều kiện dễ dàng để mà về “tham quan” đất nước, như ông Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam (Nguyễn Thiện Nhân) mong đợi? Cái thứ lao động chân tay, với đồng lương tối thiểu như tui, mà phải lo đủ thứ tiền – tiền ăn, tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền xe, tiền bảo hiểm – rồi phải dành dụm (chút đỉnh) để gửi giúp cho bà con, anh em, bạn bè, chòm xóm cùng khổ nữa. Còn lấy gì ra để đi/về nữa!
Thôi thì đành “hướng về quê hương” bằng cách chăm chú theo dõi mọi tin tức qua truyền thông của nhà nước vậy. Báo Tin Nhanh vừa cho hay vô số tin (rất) vui khiến ai cũng phải nôn nao, háo hức:
  • Ra suối nhặt đá được cả thùng vàng đầy ắp
  • Một tỷ đồng bỏ lại bên lề đường
  • Sững sờ thấy 6 sổ tiết kiệm cùng két sắt vứt bên đường
  • Đi lượm ve chai nhặt được 5 triệu yên Nhật
  • Nhặt được vali tiền bên quốc lộ
  • Đi rẫy, nhặt được cục vàng 2,1kg
  • Nhặt được 11 cây vàng từ bãi rác
  • Rà phế liệu bắt được gần 10kg vàng
Thiệt là một đất nước diệu kỳ. Không ai cần phải học hành hay làm lụng gì ráo trọi. Cứ bước khỏi nhà là gặp tiến sĩ/giáo sư, và đi vơ vẩn chút xíu (ra rẫy, ra suối, ra bãi rác, ra bãi phế liệu ...)  là nhặt được nguyên một va li tiền hay cả một thùng vàng. Thảo nào mà toàn thể nhân loại ai cũng khát khao “biến” được thành người Việt.
Vàng/bạc, tuy thế, không nhất thiết đã có thể mang lại hạnh phúc cho bất cứ ai – đúng không? Ôi, tưởng gì chớ hạnh phúc thì ở Việt Nam cũng  thiếu mẹ gì – chỗ nào mà không có – kể cả ở những trại tù.
Báo Thanh Niên, phát hành ngày 29 tháng 8 năm 2015, vừa hớn hở đi tin: “Nụ cười đong đầy hạnh phúc của những phạm nhân trước ngày đặc xá tự do.” Trong số những người được đặc xá đợt này có hai tù nhân “nổi tiếng” là anh em ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý. Họ được  giới truyền thông nhắc đến với rất nhiều ưu ái:
  • Báo Pháp Luật: “Gia đình vỡ òa trong niềm vui khi nghe tin chính thức anh em ông Đoàn Văn Vươn được đặc xá trong đợt 2-9.”
  • Báo Tuổi  Trẻ : “Niềm vui vỡ òa của người thân khi hai anh em ông Vươn bước ra khỏi cổng trại giam.”
  • Báo Người Đưa Tin: “Gia Đình Đoàn Văn Vương Vỡ Oà Hạnh Phúc.”
  • Báo Vietnamnet: “Chị Nguyễn Thị Thương, Nguyễn Thị Hiền, vợ của anh Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý mấy ngày gần đây đang lâng lâng trong niềm hạnh phúc.”


Chiếc lán dựng ngay liền kề với ngôi nhà cũ của Đoàn Văn Vươn. Ảnh & chú thích: Vietnamnet
Niềm vui và hạnh phúc ở đâu (ra) mà “dễ ẹc” và  “lảng xẹc” – vậy Trời?
Coi: Gia đình hai anh em ông Đoàn Văn Vương đang làm ăn đàng hoàng tử tế thì đất đai bị cưỡng chế. Họ chống lại bằng mìn tự chế và đạn hoa cải làm cho mấy nhân viên công lực bị thương, và khiến cho dư luận dậy sóng trong khoảng một thời gian không ngắn. Cuối cùng, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng (cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khu vực 3 Hải Phòng, trong đó có huyện Tiên Lãng) đã có kết luận về vụ việc như sau – theo tường thuật của Gia Minh (RFA) nghe được vào hôm 2 tháng 10 năm 2012:
Tin cho biết cuộc làm việc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hải Phòng bắt đầu từ lúc 2 giờ chiều, và đến 5 giờ Chủ nhiệm văn phòng chính phủ Vũ Đức Đam có cuộc họp báo thông tin về kết luận của Thủ tướng tại Trung tâm hội nghị quốc tế.
Theo ông Vũ Đức Đam thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận hai quyết định giao đất QĐ447 và QĐ220 của huyện Tiên Lãng đều không đúng pháp luật.
Đến hai quyết định thu hồi 460 và 461 cũng trái pháp luật. Vì quyết định thu hồi không đúng nên việc cưỡng chế cũng không đúng.
Còn về việc hủy hoại tài sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, thủ tướng yêu cầu xử lý theo đúng qui định của pháp luật.
Huyện Tiên Lãng sai phạm trong vụ cưỡng chế đất đầm gia đình ông Đoàn Văn Vươn, tuy nhiên theo ông Nguyễn Tấn Dũng còn có nguyên nhân khách quan từ những bất cập của luật đất đai Việt Nam.
Vì những bất cập này mà có đến 70% vụ khiếu kiện là khiếu kiện đất đai, và nhiều vụ chưa xử lý dứt điểm…
Ngay sau khi được biết kết luận của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối với vụ cưỡng chế buộc chồng và người thân của họ phải nổ súng hoa cải và mìn tự tạo làm cho bốn công an và hai dân quân bị thương, và họ bị buộc tội chống người thi hành công vụ, thì cảm tưởng đầu tiên của họ được bộc bạch như sau.
Trước hết của bà Nguyễn thị Thương, vợ ông Đoàn Văn Vươn:
Gia đình rất mừng. Chúng tôi nhờ Đảng, chính phủ xử lý thích đáng đúng người đúng tội. Tôi mừng quá không nói được những điều mong muốn.
...
Tiếp đến là những người cùng tham gia Liên chi hội Nuôi trồng Thủy sản Nước lợ huyện Tiên Lãng, những người suốt hơn tháng qua cũng lo lắng nhưng cương quyết lên tiếng vì sự thật và lẽ phải cũng chờ đợi giây phút thủ tướng ra kế luận về vấn đề liên quan đến khu đất đầm mà họ lâu nay nuôi trồng thủy sản để sinh kế.
Ông tổng thư ký liên chi hội Vũ Văn Luân cho biết:
Đầu tiên rất vui vì đó là chân lý mà chúng tôi đã khẳng định từ năm 1993. Dân chúng hoan nghênh quyết định đúng lòng dân của chính phủ.
Ông Vũ Văn Luân cũng như bà Đoàn Văn Vương đều vui/mừng ... hụt ráo! Thằng chả nói chơi vậy thôi, chớ không phải vậy đâu.
Dù Thủ Tướng “kết luận” rằng quyết định thu hồi và  cưỡng chế đất đai ở Tiên Lãng là sai nhưng anh em ông Đoàn Văn Vươn vẫn cứ phải vào tù, còn người chỉ huy vụ “trận đánh đẹp” phá hủy nhà cửa của nạn nhân (Đại Tá Đỗ Hữu Ca, Giám Đốc Công An Hải Phòng) thì được thăng cấp tướng. 

Ông Đỗ Hữu Ca - Giám đốc CA TP HP được thăng hàm Thiếu tướng. Ảnh & thú thích: báo Pháp Luật
Sau khi ngồi bóc xong gần bốn cuốn lịch thì anh em ông Đoàn Văn Vương được đặc xá (nhân dịp ngày lễ Quốc Khánh) vì “cải tạo tốt” và “nghiêm chỉnh chấp hành nội qui trại giam.” Thế là cả hai ông đều “vỡ oà niềm vui” và hai bà vợ thì “lâng lâng hạnh phúc.”
Thiệt là quá đã, và quá đáng!
Niềm vui và hạnh phúc ở một nước độc lập/tự do không chỉ giản dị mà còn kỳ dị nữa kìa. Nó mà vỡ oà (tùm lum tùm la) ra ở đâu là nơi đó có đứa … chết dở. Cách đây chưa lâu, báo chí Việt Nam cũng đã hết sức hân hoan khi loan một tin “mừng” tương tự:
  • Báo Dân Trí: “Người nhận án oan 10 năm vỡ oà hạnh phúc ngày đoàn tụ gia đình.”
  • Báo Xã Luận: “Niềm vui vỡ òa trong gia đình ông Nguyễn Thanh Chấn.”
  • Báo Sức Khoẻ Đời Sống: "Niềm Vui Của Người Tù Oan 10 Năm Nguyễn Thanh Chấn."

Vỡ oà hạnh phúc ngày đoàn tụ của ông Nguyễn Thanh Chấn - người phải chịu án oan ngồi tù hơn 10 năm. Ảnh & chú thích: Dân Trí
Khi khổng khi không thì bị bắt bỏ tù năm/mười năm rồi ai cũng cảm thấy “niềm vui” và “hạnh phúc” bỗng cùng lượt ... “vỡ oà” khi được “tha” về lại nhà. Không hiểu là dân Việt dễ vui, hay giới lãnh đạo (và đám truyền thông) của sứ sở này đã cưỡng ép họ phải trở thành những người dễ tính?  
Duy chỉ có mỗi nhà giáo Nguyễn Hoàng Khanh là vẫn (hơi) khó tính và xét nét:
Bắn giết cả vạn dân lành,
Vài câu nhận lỗi - tan tành nỗi oan!
Tui cũng vậy, cũng không dễ vui và không dễ tính lắm đâu. Bời vậy, e đành phải “phụ” tấm lòng “bao dung” của ông Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam (Nguyễn Thiện Nhân) thôi: “Chúng tôi chỉ mong tất cả đồng bào Việt Nam ở nước ngoài nếu trong 40 năm qua chưa có dịp về nước thì nên về.” Nói gần nói xa chả qua nói thiệt là em chả dại đâu: “Đường thì xa, vé tầu thì đắt, thủ tục nhập cảnh thì lôi thôi rườm rà, và lỡ mà kẹt luôn thì ... chết mẹ!”

SONG CHI * HỒ CHÍ MINH

Hồ Chí Minh, con người muôn mặt

Song Chi.
Trong cuộc đời hoạt động “cách mạng” của mình, ông Hồ Chí Minh có rất nhiều tên gọi, bút danh khác nhau. Bài “Sưu tầm tên gọi, bí danh và bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua các thời kỳ” đăng trên trang báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, đã kê khai ông Hồ có khoảng 175 tên gọi, bí danh, bút danh, ngoài ra “Hiện vẫn còn khoảng 30 tên gọi, bí danh, bút danh được cho là của Hồ Chí Minh, nhưng chưa có cơ sở để khẳng định chắc chắn hoặc chứng minh cụ thể Bác đã dùng vào thời gian nào, trong trường hợp nào, nên vẫn chưa thể công bố chính thức”.
Từ lâu, cũng chính nhờ đảng và nhà nước này công bố, mà người dân mới biết Trần Dân Tiên, người viết cuốn tiểu sử “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” xuất bản lần đầu tiên tại Trung Hoa năm 1948 và tại Paris năm 1949 (theo Wikipedia) chính là Bác Hồ. Trong một cuốn tiểu sử khác, “Vừa đi đường vừa kể chuyện” xuất bản lần đầu năm 1950, Hồ Chí Minh lấy bút danh là T. Lan, đóng vai một chiến sĩ trong đoàn tùy tùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đi hành quân, vừa đi vừa hỏi chuyện Chủ tịch và ghi chép lại. Như vậy ông Hồ chỉ có 2 cuốn gọi là “tiểu sử” được phổ biến rộng rãi, in ra nhiều thứ tiếng, thì cả hai đều do chính ông Hồ viết ca tụng mình.
Việc ông Hồ từng làm việc cho đảng cộng sản Liên Xô và đảng cộng sản Trung Quốc, nhận tiền của Liên Xô và Trung Quốc là chuyện chả phải mới mẻ gì. Chỉ cần ngay trong bài này cũng thấy.
Chẳng hạn, làm việc cho đảng cộng sản Liên Xô:
“Chen Vang, 1923. Ngày 13 tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật rời Paris đi Liên Sô, Tổ Quốc Cách Mạng. Ngày 16 tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến nước Đức. Tại đây, Nguyễn được cơ quan đặc mệnh toàn quyền Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghiã Sô Viết Liên Bang tại Berlin cấp cho giấy đi đường số 1829. Trong giấy này Nguyễn Ái Quốc mang tên Chen Vang.”
Làm việc cho Trung Quốc:
“Hồ Quang, 1938. Hoạt động ở Trung Quốc cuối năm 1938. Nhờ quan hệ Liên Sô và Trung Quốc nên Nguyễn Ái Quốc qua Trung Quốc dễ dàng. Tại Lan Châu thủ phủ tỉnh Cam Túc, Tây Bắc Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc mang phù hiệu Bát lộ quân, quân hàm thiếu tá và giấy tờ mang tên Hồ Quang.”
Lý Thụy cũng là một bí danh của ông Hồ.
“Lý Thụy, 1924. Nguyễn Ái Quốc dùng bí danh Lý Thụy trong thời gian hoạt động ở Trung Quốc.”
Có một dạo trên nhiều trang blog, trang mạng xã hội xôn xao trước thông tin Lý Thụy, tức ông Hồ bán Phan Bội Châu cho Pháp. Và thông tin đó từ đâu ra, từ thế lực thù địch nào? Không, từ cuốn "Thành ngữ-Điển tích-Danh nhân Từ điển" của tác giả Trịnh Vân Thanh do NXB Văn học, Hà Nội phát hành năm 2008.
Ở trang 742, trong mục nói về Phan Bội Châu, các nhà soạn sách đã viết việc Phan Bội Châu bị bắt như sau:
“Năm 1925, nghe theo lời của Lý Thụy và Lâm Đức Thụ Phan Bội Châu gia nhập vào tổ chức “Toàn thể giới bị áp bức nhược tiểu dân tộc”, nhưng sau đó Lý Thụy và các đồng chí lập mưu bắt Phan Bội Châu nộp cho thực dân Pháp để:
1. Tổ chức lấy được một số tiền thưởng (vào khoảng 15 vạn bạc) hầu có đủ phương tiện hoạt động.
2. Gây một ảnh hưởng sâu rộng trong Việc tuyên truyền tinh thần ái quốc trong quốc dân.”
Tất cả những chuyện này nhiều người cũng đã biết.
Tôi nhắc lại chỉ là vì gần đây được biết thêm cái bút danh Trần Lực của ông Hồ Chí Minh khi viết cái truyện ngắn “Giấc ngủ mười năm”. Trên trang báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam đăng toàn bộ truyện ngắn này, và cho biết: “Giấc ngủ mười năm” viết năm 1949, Tổng bộ Việt Minh xuất bản tại Việt Bắc năm 1949. In trong sách “Hồ Chí Minh, Truyện và ký” của Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1985".
Trong bài “Cha đẻ của văn học viễn tưởng Việt Nam” đăng trên website Viet-Studies, nhà văn, dịch giả Ngô Tự Lập tìm cách chứng minh ông Hồ Chí Minh là cha đẻ của thể loại văn học viễn tưởng VN qua hai truyện ngắn “Con người biết mùi hun khói” “Giấc ngủ mười năm”.
Ở đây tôi không tranh cãi về văn phong, bút pháp của truyện “Giấc ngủ mười năm”, cũng không tranh cãi truyện này hay hay dở, nhưng điều làm tôi cảm thấy rờn rợn là những đọan mô tả tội ác của Pháp.
Đoạn đó như sau:
“Người ta nói dân ở gần mặt trận ai cũng hăng. Có gì lạ đâu. Tây nó ác quá. Chúng bắt được đàn bà con gái, thì 7 tuổi đến 70 nó chẳng từ ai. Năm bảy thằng tranh nhau hiếp. Hiếp không chết, thì nó chặt đầu, móc mắt, mổ bụng, rạch trôn. Có khi chúng bắt con trai hiếp mẹ, cha hiếp con gái, cho chúng nó coi và cười. Không nghe thì chúng giết cả nhà.
Có khi bắt được đàn bà có thai, chúng nó trói lại như trói lợn, rồi đánh đố với nhau. Thằng thì đoán chửa con trai. Thằng thì đoán chửa con gái. Rồi chúng nó mổ bụng người đàn bà chửa, móc đứa con trong bụng ra coi. Thằng nào đoán trúng thì được tiền hoặc thuốc lá.
Có khi chúng nó bắt đàn bà, trói chân, trói tay lại, lột truồng hết áo quần rồi cho chó con bú cụt cả đầu vú. Người đàn bà vô phúc van khóc chừng nào, thì Tây reo cười chừng ấy.
Bắt được người già và thanh niên, chúng nó chọc tiết, chôn sống, chặt đầu, phanh thây, hoặc treo thòng lòng trên cành cây, chất củi thui. Có khi chúng nó bắt ăn thuốc viên, nói là thuốc chữa bệnh. Nuốt xong chừng mấy phút đồng hồ thì trợn mắt lăn ra chết, cả mình mẩy tím bầm.
Trẻ con thì chúng nó bắt bỏ trong chum, nấu nước sôi giội vào. Hoặc trói 2, 3 em lại một bó, quấn rơm và giẻ chung quanh, rồi chúng nó tưới dầu xăng đốt.”
Tôi cảm thấy rờn rợn, không phải vì tội ác của Pháp (một người có nhận thức, hiểu biết bình thường nào cũng chẳng tin nổi những điều này là có thực) mà chính vì cái cách mô tả, cái khả năng tưởng tượng ra những tội ác kiểu như vậy và việc tuyên truyền bất chấp sự thật của những người cộng sản, như họ cũng đã từng tuyên truyền Mỹ ngụy ăn thịt người.
Cho đến nay, Hồ Chí Minh đối với rất nhiều người dân VN vẫn là thánh sống, là tượng đài không dễ gì bị lật đổ. Không chỉ trong những người còn tin tưởng vào đảng, vào chế độ, ngay nhiều người có tư tưởng chán ghét chế độ này, vẫn luôn luôn nói rằng “Nếu còn ông cụ, mọi chuyện sẽ khác, nếu còn ông cụ đất nước không thể như thế này” và mọi sai lầm, đổ đốn của đảng và nhà nước này là chỉ từ khi ông cụ mất, thậm chí mãi về sau này, chứ còn giai đoạn đầu thì không thế v.v…Nắm được điều đó, đảng và nhà nước cộng sản vẫn tiếp tục bám vào cái bóng của ông Hồ, từ việc phát động phong trào học tập tư tưởng Hồ Chí Minh cho tới những tượng đài Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục được xây lên ở khắp nơi…
Rồi đây lịch sử sẽ được viết lại, nhiều sự thật sẽ được đưa ra ánh sáng. Tôi vẫn luôn tin rằng cuộc đời thật, chân dung thật của nhân vật Hồ Chí Minh sẽ còn có nhiều, nhiều “bất ngờ” hơn nữa, ngoài vô số những “bất ngờ” đã hé lộ dần trong thời gian qua, bất chấp việc đảng và nhà nước cộng sản VN cố công bưng bít, tô vẽ thành huyền thoại. Chỉ có điều, cho đến giờ phút này hình như vẫn chưa có người Việt nào chịu khó bỏ công ra viết những cuốn sách công phu như cuốn “Mao Trạch Đông ngàn năm công tội” của tác giả Tân Tử Lăng, Trung Quốc hay cuốn "Những điều chưa biết về Mao" ("Mao-an unknown story") của hai tác giả Jung Chang và Jon Halliday. Được biết, hai vợ chồng tác giả, cô Jung Chang và ông Jon Halliday đã bỏ ra gần 10 năm trời để viết, đã đi về Trung Quốc hàng mấy chục chuyến để thăm lại tất cả những vùng mà ông Mao Trạch Đông đã đi qua cũng như đã đi nhiểu nơi trên thế giới để gặp hàng trăm người từng biết, từng gặp Mao Trạch Đông khi còn sống hầu có được những tài liệu sinh động nhất, chân thực nhất, và cuối cùng họ đã hoàn tất tác phẩm đồ sộ này.
Tin rằng nếu ai đó bỏ công sức ra để viết về nhân vật Hồ Chí Minh cũng sẽ gặt hái được kết quả rất đáng công và chân dung của nhân vật Hồ Chí Minh có lẽ còn muôn mặt, muôn màu không kém, thậm chí hơn cả chân dung thật của Lenin hay Mao Trạch Đông.
 http://www.rfavietnam.com/node/2790

NGUYỄN THỊ TỪ HUY * NHÀ BÁO

Nhà báo trong các chế độ xã hội khác nhau

Hôm qua, vì nhận được email từ một người bạn của Đỗ Hùng nên tôi viết bài « Nhà báo và sự nô lệ tự nguyện ». Hôm nay, vì bài báo ấy mà một người bạn của tôi trách cứ tôi đã lảng tránh vụ việc Lê Diễn Đức và RFA.
Thực ra, tôi không có ý định lảng tránh, nên nhân tiện bị trách cứ tôi đưa ra đây quan điểm của mình về hai vụ việc nhìn qua tưởng như là giống nhau. Những điểm giống nhau giữa hai vụ việc nhiều người đã nói. Những điểm khác nhau cũng đã được đề cập đến.
Ở đây tôi chỉ phân tích một điểm khác biệt mang tính chất cơ bản giữa hai vụ này.
Trước khi phân tích tôi phải nói rõ rằng, cũng như mọi độc giả khác, tôi không được biết gì chính thức từ RFA, không có liên lạc với bất kỳ nhân vật nào của đài Á Châu Tự Do. Và tôi chỉ sử dụng những thông tin do chính blogger Lê Diễn Đức truyền đạt trong bài phỏng vấn trên BBC, một hãng truyền thông có uy tín quốc tế. Tôi không sử dụng các thông tin trên các phương tiện cá nhân, dù là trên chính blog của ông Lê Diễn Đức. Vì theo quan niệm của tôi, khi trả lời phỏng vấn trên các hãng thông tấn người ta buộc phải thận trọng và có trách nhiệm với phát ngôn của mình, do đó các phát ngôn ấy có thể tin cậy được.
Đồng thời, do không nắm được các chi tiết của vụ việc, tôi không bình luận về việc cắt hợp đồng giữa RFA và ông Lê Diễn Đức, và tôi cũng không hề có ý bênh vực RFA, dù rằng tôi là một cộng tác viên của RFA.
Xin nói rõ tôi là cộng tác viên thời vụ, không phải là nhân viên chính thức của RFA. Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm về bài vở của mình. Tôi viết theo thúc đẩy của cá nhân và không tuân theo bất kỳ một định hướng hay đòi hỏi nào của RFA, trừ các nguyên tắc theo quy định chung về đạo đức và chuẩn mực nghề nghiệp. Tôi không hưởng bất kỳ đãi ngộ nào của RFA ngoài nhuận bút cho từng bài viết, nếu tôi không viết bài thì không có nhuận bút, giống như cương vị của bất kỳ cộng tác viên tự do của bất kỳ tờ báo nào trên thế giới.
Tất cả những điều này để nói rằng tôi hoàn toàn độc lập về quan điểm và về vị thế đối với RFA. Đồng thời cũng là cơ hội để nói với các anh chị an ninh Việt Nam rằng các anh chị yên tâm vì tôi chẳng nhận tiền của thế lực nào cả. Nhuận bút là thù lao cho lao động của tôi. Nếu tôi chọn cộng tác với bất kỳ tờ báo nào thì tờ báo ấy cũng phải trả thù lao cho lao động của tôi, đấy là nguyên tắc tối thiểu về lao động. Hoàn toàn giống như việc các báo ở Việt Nam trả nhuận bút cho tôi khi tôi gửi bài cho họ. Vậy thôi.
Tôi viết bài này trong mục đích trả lời sự trách cứ của một người bạn mà tôi quý mến. Do vậy, một cách khách quan, tôi cho rằng nếu RFA giải quyết không thỏa đáng với ông Lê Diễn Đức, ông ấy có thể sử dụng quyền lao động để đòi RFA xem xét lại và quyết định lại trường hợp của mình, nếu vẫn không cảm thấy thỏa đáng ông có thể nhờ pháp luật của nước Mỹ giải quyết. RFA và ông Lê Diễn Đức, mỗi bên phải chịu trách nhiệm về hành động của mình, và mỗi bên phải tự bảo vệ quyền lợi của mình. Tôi không bình luận khi chưa có đủ thông tin cần thiết. Tôi cũng không biết hợp đồng của ông Đức với RFA thuộc dạng nào để có thể bình luận.
Theo tôi, điểm khác biệt căn bản giữa vụ việc Đỗ Hùng và Lê Diễn Đức cho thấy Lê Diễn Đức làm việc trong một xã hội dân chủ và Đỗ Hùng làm việc trong một chế độ độc tài. Điểm khác biệt đó là : Báo Thanh niên chịu áp lực từ trên xuống, áp lực của lãnh đạo. RFA chịu áp lực từ dưới lên của người dân, áp lực của độc giả.
Đến đây phải đi vòng một chút để giải thích rõ hơn. Trong các xã hội dân chủ, quyền lực thuộc về nhân dân. Trong các xã hội « của dân, do dân, vì dân » thực sự, người dân có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến đời sống xã hội. Và luật pháp quy định các quyền về việc người dân ủy quyền cho Quốc Hội và Chính phủ giải quyết các vấn đề chung. Nhưng đồng thời luật pháp cũng quy định các quyền cho phép người dân, trong những trường hợp cần thiết, bày tỏ sự phản đối các quyết định của Quốc hội và Chính phủ, nếu họ thấy các quyết định ấy đi ngược lại với lợi ích của họ.
Vì thế, khi người dân gây áp lực lên chính phủ, và áp lực ấy đủ mạnh thì chính phủ phải nhượng bộ. Tương tự, ở các cấp độ thấp hơn, khi người lao động gây áp lực lên giới chủ hay lên bộ máy điều hành, và khi áp lực này đủ lớn thì giới chủ hoặc những người quản lý phải nhượng bộ.
Ở đây tôi đưa ra hai ví dụ (trong vô vàn ví dụ) :
Ngày 31 tháng 3 năm 2006, Nghị viện Pháp thông qua đạo luật về Hợp đồng tuyển dụng đầu tiên [Contrat première embauche –CPE]. Đạo luật này gây ra những phản ứng dữ dội, công đoàn, sinh viên, học sinh trung học tổ chức những cuộc biểu tình kéo dài (cá nhân tôi đã chứng kiến và từng tham gia vào thời điểm đó). Kết quả là ngày 10 tháng 4 năm đó, chính phủ đã phải tuyên bố hủy bỏ đạo luật về CPE, sau hai tháng thông qua và sau mười ngày ban hành.
Mới gần đây, bức ảnh của cậu bé Alan Kurdi đã làm thức tỉnh lương tri của người dân châu Âu, áp lực của báo chí và các cuộc biểu tình của người dân đã khiến các chính phủ châu Âu phải họp nhau lại để giải quyết vấn đề di dân, vốn đã là một hiện tượng nhức nhối từ lâu. Chúng ta thấy rằng, những người dân hay các hiệp hội tư nhân không thể có giải pháp cho hiện tượng di dân,  với một số lượng lớn như vậy chỉ có các chính phủ mới có thể giải quyết được. Áp lực của dư luận xã hội cuối cùng đã khiến cho châu Âu phải nhận trách nhiệm.
Trong các xã hội độc tài, và nhất là các xã hội toàn trị, kể cả khi các khẩu hiệu « của dân, vì dân, do dân » chăng đầy đường phố, thì người dân, trên thực tế, chẳng có quyền gì. Mọi thứ đều bị áp từ trên xuống, và luật pháp cũng trở nên vô nghĩa. Áp lực của người dân chẳng có bất kỳ tác động nào đối với chính quyền.
Có thể lấy một ví dụ, giờ đây đã trở nên quá nổi tiếng : Hiến pháp 2013. Bất chấp phản đối của một số lượng đông đảo trí thức và nhân dân đòi hủy bỏ điều 4 và một số điều khác, chính quyền vẫn giữ nguyên quyết định, đồng thời Quốc hội cương quyết không thông qua quyền trưng cầu dân ý, quyền lập hội, lập báo chí tư nhân… dù tất cả đều đã có quy định trong Hiến pháp.
Một ví dụ gần đây nhất : Công trình tượng đài Hồ Chí Minh 1400 tỷ do đích thân phó Thủ tướng ký duyệt, ngay khi đưa ra đã gặp phải cơn bão tố phản ứng của dư luận. Đến mức một người vốn rất bình tĩnh và thận trọng trong phát ngôn như ông Ngô Bảo Châu cũng phải thốt lên : « hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh ». Những người có lý trí bình thường đều đồng tình với ông Châu, vì người ta không thể hiểu được tại sao lại chi một khoản tiền khổng lồ như thế cho một việc vô bổ như thế, trong khi « trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang », như ông Châu nói. Dĩ nhiên, đối với những đầu óc bình thường thì quả là thần kinh khi ký một cái quyết định như thế trong điều kiện một đất nước nợ nần chồng chất, dân đói nghèo, ngoại bang đe dọa không có phương tiện chống trả.
Tuy nhiên, cơn bão phẫn nộ của người dân không mảy may tác động đến chính phủ Việt Nam. Mấy ngày sau, công trình 1400000000 được thông qua trong sự khốn cùng của dân chúng.
Điều cần phải so sánh ở đây là : bức ảnh chụp cậu bé Alan Kurdi làm lay động trái tim của các chính khách Châu Âu và quyết định của họ làm thay đổi số phận của những người di cư. Trong vụ tượng đài, rất nhiều bức ảnh thương tâm về trẻ em Việt Nam trong cảnh nghèo đói được lan truyền trên mạng, nhưng những người làm chính trị ở Việt Nam không mảy may động lòng. Sống chết mặc bay, thái độ của chính phủ đối với nhân dân của mình là như thế đấy. Có so sánh như vậy mới thấy được chính phủ này độc ác và tàn nhẫn đến mức nào.

Hình ảnh cậu bé nằm trên bãi biển này đã khiến trái tim của các chính trị gia Châu Âu rung động và làm thay đổi số phận của những người di cư.

Hình ảnh hai em bé ngủ trên nền đất lạnh này không gợi lên chút thương cảm nào trong lòng những người làm chính trị ở Việt Nam, trái lại còn khiến họ sắt đá hơn. Bao giờ các em mới có một chỗ ngủ của con người ?
Đi vòng vèo mãi bây giờ mới đến đích : RFA thôi hợp đồng với Lê Diễn Đức, theo đúng như lời ông Đức cho biết trên BCC, là do "bị áp lực dư luận rất nặng nề". RFA không bị áp lực từ chính phủ Mỹ hay từ Bộ Văn hóa Mỹ hay từ bất kỳ Bộ nào, cấp nào từ bên trên.
Ông Đỗ Văn Hùng bị báo Thanh niên thu hồi thẻ nhà báo theo quyết định của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn. Một bên là do áp lực của người dân từ dưới lên. Một bên là do quyết định của lãnh đạo đưa thẳng từ trên xuống.
Ông Lê Diễn Đức có thể lên BBC phát biểu, có thể cộng tác với bất kỳ tờ báo nào ông muốn và nếu họ cũng muốn cộng tác với ông, ông có thể lập ra một tờ báo của riêng ông, thậm chí ông có thể nhờ pháp luật can thiệp nếu cần.
Ông Đỗ Văn Hùng im lặng. Điều này có thể hiểu được, bởi chẳng có luật pháp nào bảo vệ ông. Ông chỉ có thể lên tiếng khi có một số lượng lớn các đồng nghiệp ủng hộ ông. Nhưng ông không có sự ủng hộ, ông chỉ nhận được sự lên án hoặc kết tội, một cái tội mà ông không có. Ông có thể sẽ bị mất thẻ nhà báo và suốt đời không được hành nghề một cách chính thức. Nếu muốn tiếp tục hành nghề, ông phải ngoan ngoãn « nhận lỗi », cái lỗi mà ông không có. Còn đâu phẩm giá, còn đâu tự do cho ông Hùng ?
Đây là một diễn giải mang tính chất cá nhân, một quan điểm cá nhân mà tôi cảm thấy cần phải trình bày, lần này là do « áp lực từ dưới lên » của một người bạn thân thiết.
Paris, 11/9/2015
Nguyễn Thị Từ Huy

TIN QUỐC TẾ = HOA KỲ = TRUNG CỘNG

THONG TIN & BìNH LUẬN

 

Nghĩ về tấm bia căm thù

Uyên Vũ, thông tín viên RFA
2015-09-11
45c61642-620
Bia căm thù trước tổng Lãnh Sự Quán Mỹ tại Sài Gòn.
RFA photo
Tròn 14 năm trước ngày 11/9/2001, Hoa Kỳ và thế giới tự do bàng hoàng rúng động bởi vụ đánh bom tòa tháp đôi World Trade Center. Vâng, thế giới tự do của những người yêu chuộng tự do mới bàng hoàng, còn tại các nước cộng sản và độc tài thì không hẳn như vậy, nếu không muốn nói là ngược lại.
Xin miễn bàn về các nước đang nuôi dưỡng và chứa chấp bọn khủng bố. Tại Trung Quốc, tướng Lưu Á Châu kể lại: "Nước ta (tức Trung Quốc) có một đoàn đại biểu, lúc đó đang ở thăm nước Mỹ, lúc xem tòa nhà thương mại thế giới bị máy bay bọn khủng bố đâm vào, những người trong đoàn tham quan liền không kìm được cảm xúc, đứng dậy vỗ tay hoan hô." (!)
"Tôi ở Bộ tư lệnh Không quân đóng tại quân khu Bắc Kinh, vào những ngày đó có bộ đội tới thăm, tôi đều hỏi họ có cái nhìn như thế nào về vụ 11 tháng 9? Họ đều có một câu đáp án như nhau “Khủng bố đánh rất tốt”. Sau đó tôi nói “chuyện này rất bi thảm. Nếu như những người này yêu Trung Quốc, thì còn ai có thể cứu được Trung Quốc?"
Còn ở Việt Nam, khi sự kiện 11/9 vừa được các hãng thông tấn lớn loan tải, lúc đó muốn vào mạng xem tin tức chỉ có cách ra những quán cafe internet để theo dõi. Tại một diễn đàn online lớn nhất Việt Nam khi ấy là diễn đàn ttvnol (Trí Tuệ Việt Nam Online) mà thành viên đa số là những trí thức, sinh viên sống ở Hà Nội. Khi nhìn qua màn hình computer thấy cảnh tòa nhà World Trade Center bị đổ sụm do chiếc phi cơ đâm vào nhiều sinh viên đã rú lên vì sung sướng, thế rồi họ truyền tin cho nhau với thái độ đắc chí. Họ đua nhau bình phẩm và chờ đợi sự "giãy chết" của Hoa Kỳ. Lạ một điều, những sinh viên ấy hầu hết lớn lên khi chiến tranh đã chấm dứt. Hàng ngày họ vẫn uống Coke, vẫn chuộng những chiếc quần Jeans hiệu Levi's và săn lùng những hàng hóa "made in USA" từ chiếc computer cho đến đôi giày thể thao.
camthu.jpg
Một trong những tấm bia căm thù. RFA photo\
Vậy tại sao họ có thái độ khó hiểu như vậy? Thực ra, nếu sống trong lòng một đất nước cộng sản thì cũng không thấy điều đó có gì khó hiểu. Những sinh viên này đều đã trải qua nhiều năm tháng học một thứ giáo dục nhồi sọ. Ở đó, trong sách giáo khoa lẫn trên bục giảng, từ một trẻ nhỏ chập chững bước vào trường tiểu học cho đến một tân khoa cử nhân đều phải học những bài học lịch sử được viết lại cho thuận ý nhà cầm quyền. Những bài học lịch sử bịa đặt, thêm thắt và tràn ngập những căm thù. Nước Mỹ là kẻ thù mà họ huênh hoang là đã "chiến thắng vinh quang", Hồ Chí Minh còn chơi chữ: "Mỹ nhưng mà xấu", những bài toán cộng của học sinh tiểu học đã là những bài toán cộng của những xác lính Mỹ chết.
Giới trẻ Việt Nam chuộng hàng hóa Mỹ nhưng thâm tâm vẫn cứ nghĩ "của bọn tư bản xấu xa bóc lột". Cũng không khó kiếm những tượng đài to lớn kỷ niệm cái gọi là "chiến thắng 30/4" cũng như thật dễ nhìn thấy những tấm "bia căm thù". Tại Sài Gòn, ngay trên đoạn vỉa hè phía trước tòa tổng lãnh sự Hoa Kỳ là một tấm "bia căm thù" như thế và khói hương, hoa đèn vẫn được cung kính tưởng niệm tại tấm bia này. Chính vì thế, những người trẻ lớn lên, mũi chưa từng ngửi thấy mùi thuốc súng, mắt chưa từng thấy những tử thi không nguyên vẹn trông những bộ quân phục... Họ vẫn âm ỉ sâu kín trong lòng mối căm thù.
Tôi không biết các viên chức ngoại giao Hoa Kỳ nghĩ gì khi nhìn thấy tấm "bia căm thù" án ngữ cơ quan ngoại giao của họ, họ nghĩ gì khi vào những dịp lễ lạt, từng đoàn người mang hoa nến, nhang đèn đến công khai bày tỏ lòng căm thù đối với đất nước Hoa Kỳ của họ. Có lẽ họ sẽ cảnh giác với một dân tộc luôn nuôi dưỡng ý chí căm thù, nhưng cũng có lẽ họ sẽ tặc lưỡi bỏ qua. Tôi nhớ, nhà thơ Phan Nhiên Hạo đã viết lại cảm nghĩ khi đứng trước cảnh đỗ vỡ hoang tàn của tòa nhà World Trade Center, ông viết: "Tôi tìm mãi không thấy một tấm "bia căm thù" nào được dựng lên để lên án bọn khủng bố. Thay vào đó, tôi thấy một trái tim màu xanh thật lớn được vẽ trên tường của tòa cao ốc sát bên".
Hoa Kỳ đã trải qua nhiều cuộc chiến, số người chết vì chiến tranh luôn được tưởng niệm và vinh danh nhưng với các địch thủ. họ không hề được dạy là phải căm thù. Có lẽ chính vì thế mà Hoa Kỳ cứ lớn mạnh. Một dân tộc lớn bởi vì không nuôi dưỡng những thù hằn nhỏ. Mới đây, tôi có hỏi một trí thức người Việt sống lâu năm tại Nhật Bản là dân Nhật có căm thù nước Mỹ vì đã thả hai trái bom nguyên tử làm hàng trăm ngàn người Nhật chết hay không, ví dụ về dịp kỷ niệm 70 năm tại Hiroshima vừa qua. Câu trả lời là nước Nhật vẫn tổ chức lễ tưởng niệm nạn nhân chết vì bom nguyên tử nhưng không hề căm thù Hoa Kỳ.  Nhật Bản đã vươn lên từ đống tro tàn phát xít để trở thành cường quốc thế giới, phải chăng vì họ biết quên đi thù hận mà chỉ dồn nỗ lực vào việc tái thiết quốc gia?
Hoa Kỳ cũng sẽ tưởng niệm biến cố 911, vì biến cố ấy đã làm thay đổi đất nước họ. Các gia đình có người thiệt mạng trong sự kiện bi thảm ấy chắc sẽ chẳng bao giờ quên. Nhưng ngay chính nơi tòa tháp World Trade Center đã mọc lên một tòa tháp mới, lộng lẫy, tráng lệ hơn. Trong tòa tháp ấy có lẽ cũng chẳng dành một chỗ nào cho tấm bia căm thù, dù nhỏ nhoi.\
 
 Du khách Trung Quốc chôm kim cương và nuốt vào bụng
TTO - Cảnh sát Thái Lan ngày 14-9 cho biết đã thu hồi viên kim cương trị giá hàng trăm ngàn USD do một du khách Trung Quốc ăn cắp tại Hội chợ nữ trang và đá quý Bangkok, rồi nuốt vào bụng.
Nữ du khách Khương Tô Liên sau khi được phẫu thuật lấy viên kim cương ăn cắp tại hội chợ triển lãm nữ trang và đá quý Bangkok ở tỉnh Nonthaburi - Ảnh: Bangkok Post

Nữ du khách Khương Tô Liên sau khi được phẫu thuật lấy viên kim cương ăn cắp tại hội chợ triển lãm nữ trang và đá quý Bangkok ở tỉnh Nonthaburi - Ảnh: Bangkok Post
Báo Bangkok Post cho biết nữ du khách Khương Tô Liên, 39 tuổi, quốc tịch Trung Quốc, đã tráo một viên kim cương giả để lấy viên kim cương thật nặng 6 cara, với giá khoảng 10 triệu baht (khoảng 280.000 USD).
Sau đó nữ du khách này đã nuốt viên kim cương trên vào bụng.
Dù đã dùng nhiều biện pháp liên quan đến "nhuận trường" để lấy lại viên kim cương được cho là nằm trong bụng Khương nhưng cảnh sát đồn Pak Kret ở tỉnh Nonthaburi vẫn không tài nào thu hồi được.
Cho đến ngày 14-9, đại tá cảnh sát tỉnh Nonthaburi -Sanit Mahathavorn cho biết đã chuyển Khương cho các bác sĩ Bệnh viện Cảnh sát phẫu thuật lấy viên kim cương, cuộc phẫu thuật kéo dài 12 phút với sự đồng ý của nghi phạm.
Hiện nữ nghi phạm này đang được hồi sức ở bệnh viện dưới sự canh phòng của cảnh sát, trước khi bị đưa về tạm giam ở tòa án Nonthaburi.
Chuyên gia đá quý thẩm định viên kim cương được lấy ra từ trong bụng của nghi phạm Khương - Ảnh: Bangkok Post

Chuyên gia đá quý thẩm định viên kim cương được lấy ra từ trong bụng của nghi phạm Khương - Ảnh: Bangkok Post
Trước đó, Khương và Hà Ứng, nam tòng phạm 34 tuổi, bị cảnh sát Cục Xuất nhập cảnh Thái Lan bắt giữ ở sân bay Suvarnabhumi đêm 10-9 khi đang làm thủ tục rời Thái Lan sau khi nhận được tin báo và hình ảnh từ ban quản lý hội chợ.
Các camera an ninh ở tòa nhà Challenger (nơi diễn ra hội chợ) đã ghi lại đầy đủ hình ảnh của cặp đôi người Trung Quốc này.
Ban đầu cả hai bác bỏ mọi cáo buộc của cảnh sát và khăng khăng họ chỉ đơn thuần là những du khách đến Thái Lan du lịch. Để củng cố cáo buộc của mình, cảnh sát Thái Lan đã đưa Khương đi chụp X-quang và phát hiện một vật thể có hình dạng viên kim cương bị mất, nằm trong ruột già của Khương.
Gần đây, du khách Trung Quốc liên tục gây mất thiện cảm với người dân Thái Lan do có những hành vi không đẹp khi đến đất nước Chùa Vàng du lịch dù họ góp phần làm tăng doanh thu du lịch của nước này.
Theo Bangkok Post, bất chấp những cảnh báo của giới chức Thái Lan ban hành ở nơi công cộng, du khách Trung Quốc vẫn đi vệ sinh bừa bãi, khạc nhổ trên đường phố, chen lấn khi xếp hàng tại sân bay hay đá chân vào chuông chùa cổ linh thiêng, rửa chân trên bồn rửa mặt khi đến các điểm du lịch ở Thái Lan.
MỸ LOAN


 Các thách thức kinh tế của Trung Quốc vẫn tồn tại
Nhà đầu tư nhìn vào bảng điện tử hiển thị thông tin chứng khoán tại một trung tâm giao dịch ở Thượng Hải.
Nhà đầu tư nhìn vào bảng điện tử hiển thị thông tin chứng khoán tại một trung tâm giao dịch ở Thượng Hải.

Bill Ide

Trung Quốc xem việc công bố những dữ liệu tiêu cực về sản lượng nhà máy hồi cuối tuần là tin xấu hơn cho nền kinh tế đã có những dấu hiệu chật vật trong mấy tháng vừa qua. Nhưng bất kể những hàng đầu tin tức tiêu cực và thị trường chứng khoán bấp bênh, một số các chuyên gia phân tích vẫn nhìn thấy các cơ hội. Thông tín viên VOA Bill Ide tường thuật từ Bắc Kinh.
Sự lành mạnh của nền kinh tế Trung Quốc ngày càng là một mối quan ngại cho toàn thế giới. Nhưng một số người cho rằng các chính sách cứng rắn của chính phủ và việc chi tiêu rộng rãi cuối cùng sẽ ngăn chặn đà tuột dốc của thị trường chứng khoán Trung Quốc.
Kinh tế gia Raymond Yeung có nhận định:
“Một vài dao động ta thấy vào lúc này trong thị trường chứng khoán và cả trong thị trường hối đoái sẽ lắng xuống trong thời gian 3 hay 6 tháng.”
Thủ tướng Lý Khắc Cường cho rằng nền kinh tế sẽ không suy thoái nặng. Và ngay cả khi các thắc mắc kéo dài về việc liệu Trung Quốc có đạt được chỉ tiêu tăng trưởng trong năm nay hay không, một số nhà phân tích vẫn nhìn thấy những điểm sáng.
Số bán tại các quầy bán lẻ rất chạy trong năm nay và khu vực dịch vụ đang đóng góp ngày càng nhiều vào nền kinh tế. Người Trung Quốc cũng ngày càng đi du lịch nước ngoài nhiều hơn, bất kể những lo ngại về an ninh, như vụ đánh bom vừa rồi ở Bangkok.
Ông Reuben Mondejar, thuộc trường Đại học Thành phố Hong Kong, nói:
“Làm như một quả bom ở Bangkok sẽ ngăn chặn họ. Ta đã thấy rằng không phải như vậy. Cuộc diễu hành khổng lồ ở Trung Quốc, 3 ngày nghỉ lễ, các du khách Trung Quốc đi đâu? Điểm đến hàng đầu là Nhật Bản, đích xác là mục tiêu của cuộc diễn binh. Dân chúng Trung Quốc nay tự mình đưa ra quyết định.”
Giáo sư môn kinh doanh Reuben Mondejar nói ông hy vọng nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng bởi vì nếu không sẽ có những rủi ro lớn.
“Lý do chính khiến đảng Cộng sản Trung Quốc còn tồn tại là vì đảng có khả năng đem lại các thành quả kinh tế. Nếu đảng ngưng làm việc này, thì điều ta thấy trong vụ khủng hoảng di trú ở châu Âu sẽ gần chẳng thấm tháp gì. Nếu Trung Quốc thất bại, ta sẽ tháy hàng trăm triệu người rời khỏi Trung Quốc. Đó mới là vấn đề thực sự cho cả thế giới.”
Đảng Cộng sản Trung Quốc nhận thức được các rủi ro đó và đã kiên quyết theo đuổi những cải cách để mở ra những con đường mới cho tăng trưởng. Nhưng các biện pháp đến sau khi các thị trường chứng khoán bấp bênh của Trung Quốc đã làm sứt mẻ tiếng tăm của chính phủ trong việc quản lý một cách khôn ngoan một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới.
 http://www.voatiengviet.com/content/cac-thach-thuc-kinh-te-cua-trung-quoc-van-ton-tai/2962971.html

Thủ tướng TQ thừa nhận kinh tế đối mặt ‘một số khó khăn’

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm nay, 10/9, nói rằng nền kinh tế nước này đang đối mặt với “một số khó khăn và áp lực suy giảm”, nhưng bày tỏ lạc quan rằng nước ông sẽ không phải trải qua điều ông gọi là một “cú hạ cánh cứng”.
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Đại Liên, Trung Quốc, ông Lý cho rằng nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm là một thách thức đối với mức tăng trưởng của Trung Quốc. Dẫu vậy, ông cho rằng nền kinh tế Trung Quốc “vẫn nằm trong phạm vi hợp lý”.
Ông cũng bày tỏ tự tin rằng Trung Quốc sẽ đạt được các mục tiêu chính về kinh tế trong năm nay.
Các lo ngại về tỷ lệ tăng trưởng chậm của nền kinh tế Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đã gây tác động đối với các thị trường chứng khoán toàn cầu trong vòng vài tháng qua. Chỉ số tổng hợp Thượng Hải của nước này giảm 40% kể từ tháng Sáu.
Trung Quốc tháng trước đã bất ngờ phá giá đồng nội tệ. Bắc Kinh nói rằng động thái đó nhằm giúp cho đồng nhân dân tệ có định hướng thị trường hơn, nhưng lại có quan ngại rằng điều đó cho thấy sự lo lắng của giới lãnh đạo Trung Quốc về mức tăng trưởng chậm.
Ngoài ra, bước đi đó cũng gây ra những lời chỉ trích rằng Trung Quốc đang thao túng đồng nhân dân tệ.
Nói về điều này hôm nay, ông Lý cho biết rằng Trung Quốc sẽ giữ tỷ giá “ổn định ở mức hợp lý và cân bằng”.
Thủ tướng Lý Khắc Cường còn nói rằng Trung Quốc “chắc chắn sẽ không bao giờ hậu thuẫn một cuộc chiến tiền tệ”.
 -tuong-tq-thua-nhan-kinh-te-doi-mat-mot-so-kho-khan/2955677.html


Kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục xuống dốc lâu dài


media 

Một căn nhà bị đập bỏ để nhường chỗ cho các dự án địa ốc ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, trong khi nhiều căn hộ mới xây vẫn chưa có người mua.REUTERS/Stringer/Files
Nhà kinh tế Jean-Pierre Petit trên báo Le Monde nhận định « Tại Trung Quốc, thách thức của thị trường sẽ còn kéo dài ». Cuộc khủng hoảng vừa qua đã làm tăng thêm sự nghi ngại của các nhà đầu tư ngoại quốc và cả người Trung Quốc. Bản thân tâm trạng ngờ vực này bản thân nó cũng là một nhân tố bổ sung cho viễn cảnh bấp bênh của kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán, trong những năm tháng tới. Tác giả đưa ra năm lý do căn bản.
Trước hết, khủng hoảng đã tạo nên cảm giác chính quyền Trung Quốc có thể không còn kiểm soát được tình hình kinh tế vĩ mô. Không phải Bắc Kinh thiếu sáng suốt, nhưng đơn giản là các diễn biến mới đây khiến các công cụ của chính quyền trở nên ít hiệu quả. Tác động hạn chế của các biện pháp tiền tệ và ngân sách do vấp phải những khó khăn rất lớn : trọng lượng khối nợ, sản xuất thừa, nợ xấu ngân hàng tăng, tín dụng đen phát triển… Nền kinh tế tuột khỏi tầm tay Bắc Kinh vì đã trở nên phức tạp hơn, toàn cầu hóa hơn trước đây.


Thứ hai, các mục tiêu của chính quyền mâu thuẫn lẫn nhau. Các biện pháp tái thúc đẩy ngắn hạn làm tăng thêm sự mất cân bằng : việc giảm lãi suất và tỉ lệ dự trữ bắt buộc chỉ thổi phồng thêm các bong bóng chứng khoán và địa ốc, với nguy cơ gây ra những vụ sụp đổ mới. Giảm hối suất cũng làm chậm lại các nỗ lực chấn chỉnh của doanh nghiệp và sự chuyển đổi mô hình kinh tế.
Thứ ba, thị trường tỏ ra nghi ngờ sự khả tín của các con số thống kê do Bắc Kinh đưa ra. Cục Thống kê Trung Quốc (NBS) rõ ràng là không độc lập với quyền lực trung ương, và ai cũng biết rằng chính quyền các địa phương có xu hướng khai lố các hoạt động. Một số chuyên gia dựa trên các dữ liệu như sản lượng thép và điện, lượng hàng vận chuyển, nguyên vật liệu nhập khẩu, tiêu thụ điện…để khẳng định Trung Quốc đang hard landing (hạ cánh cứng), tỉ lệ tăng trưởng thực sự chỉ từ 0 đến 3% tùy theo cách định nghĩa.


Tác giả hoan nghênh các chuyên gia khác ở Paris, Luân Đôn, cho rằng đánh giá tăng trưởng của một đất nước khổng lồ và phức tạp như thế không dễ dàng. Nhưng dù sao đi nữa, sự hoài nghi về số liệu Trung Quốc sẽ còn tăng lên trong tương lai, vì nguy cơ hard landing đang rất lớn.
Lý do thứ tư : thông tin mù mờ là một nhân tố gây thêm ngờ vực. Sự thay đổi tỉ giá hối đoán vốn gần như bất biến hôm 11/8 là một ví dụ cụ thể, với việc phá giá đồng nhân dân tệ ba lần trong ba ngày liên tiếp, trong khi Nhà nước tuyên bố đây chỉ là một biện pháp kỹ thuật đột xuất.
Cuối cùng, sau 35 năm tăng trưởng hầu như liên tục, Trung Quốc đang lâm vào một tình hình chưa từng thấy. Các nhà đầu tư không quên các thời kỳ hard landing ở Hoa Kỳ hay châu Âu, nhưng khó thể tưởng tượng với Trung Quốc.


Trước đây tỉ lệ tăng trưởng chỉ sụt giảm vào năm 1989 (4,2%, sau vụ thảm sát Thiên An Môn) và năm 1999 (7,6%, sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á), nhưng thời đó Trung Quốc chỉ chiếm 3,2% tổng sản phẩm nội địa toàn cầu, còn nay là 13,5%. Thế nên các nhà đầu tư khó thể đánh giá nổi tác động dây chuyền của cú sốc Trung Quốc lên phần còn lại của thế giới, đặc biệt đối với các quốc gia mới nổi.
Nhập cư : Sự ích kỷ của một số nước làm mất ý nghĩa Liên hiệp Châu Âu
Nhìn sang châu Âu đang bối rối trước cuộc khủng hoảng di dân, nhật báo Le Monde có bài xã luận mang tựa đề « Châu Âu với những ích kỷ quốc gia ». Tờ báo chỉ trích, trước những thảm kịch diễn ra ngay trước cửa ngõ, Liên hiệp Châu Âu (EU) đã không có được một hành động chung cho toàn khối.
Đức và Pháp đã thất bại trong việc đạt được một thỏa thuận theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Châu Âu : phân bổ hạn ngạch 120.000 người tị nạn chiến tranh từ Syria, Irak và Afghanistan hiện đang có mặt ở Hy Lạp, Ý và Hungary, lập ra các cơ quan đăng ký người tị nạn và di dân kinh tế ở các nước biên giới châu Âu, thống nhất các quy định về tị nạn chính trị.
Các nước Trung Âu và Đông Âu đã ngăn trở sự ra đời của thỏa thuận có thể coi là câu trả lời chung của châu Âu về vấn đề nhập cư. Họ nhất quyết không chấp nhận nguyên tắc phân bổ, dù có bàn bạc chung, coi đây là vấn đề chủ quyền. Đức hôm qua đe dọa trừng phạt tài chính, và theo Le Monde, thì Berlin có lý.
Sự bất đồng này không chỉ tượng trưng cho một châu Âu đóng cửa trước những bi kịch diễn ra ngay trước mắt, mà còn đặt lại vấn đề về ý nghĩa của Liên hiệp Châu Âu. Được cho là có một chính sách ngoại giao chung, bảo vệ các giá trị toàn cầu, là mẫu mực cho dân chủ, EU nay có vẻ chỉ đơn giản là một khối tự do mậu dịch. Trước thử nghiệm đầu tiên này, EU phản ứng như một tổ hợp các Nhà nước liên kết với nhau chỉ bằng một hiệp ước thị trường chung. Theo tờ báo, đây là một sự thụt lùi so với tham vọng lúc ban đầu thành lập, và là lời thú nhận cho một sự tê liệt tập thể đầy nguy hiểm.


Dán nhãn tị nạn hay nhập cư ?
Cũng về hồ sơ nhập cư, nhật báo công giáo La Croix kể ra một loạt từ ngữ : người tị nạn, di dân, nhập lậu, lưu vong…Người ta muốn dán một cái nhãn lên mỗi một người trong số nửa triệu con người đi vào không gian Schengen từ đầu năm nay. Những ai có quyền đi vào châu Âu hoặc không, ai chạy loạn chiến tranh, ai đi tìm việc… một bên là tị nạn chính trị và bên kia là di cư vì lý do kinh tế.
Theo La Croix, có thể hiểu được tầm quan trọng của việc ưu tiên bảo vệ những người đang gặp nguy hiểm đến tính mạng, và do đó cần tách biệt với những đối tượng khác. Tuy nhiên các nguyên nhân di cư trộn lẫn nhau và phức tạp, việc phân biệt người tị nạn và di dân rất tế nhị, nhiều khi may rủi. Tờ báo cho rằng cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng mọi hồ sơ. Dù được cho nhập cư hay không, họ cần được đối xử nhân đạo, và phải cân nhắc từng trường hợp cụ thể.
Syria và tên đao phủ ở Damas
Một trong những nguyên nhân gây nên dòng người nhập cư đông đảo, là tình trạng loạn lạc ở vùng Trung Cận Đông. Pháp đã quyết định can thiệp vào Syria, mở đầu là các chuyến bay trinh sát. Libération cho rằng « Tấn công Syria, xin đừng quên tên đao phủ ở Damas ».
Đi vào không phận Syria, được bảo vệ bởi hệ thống phòng không hiện đại do Nga thiết lập, cần phải có sự mặc nhiên chấp nhận của chế độ Damas và một sự phối hợp, ít nhất là gián tiếp. Người Mỹ đã chơi trò này từ một năm qua, còn Pháp từ chối với lý do không muốn tăng cường sức mạnh cho nhà độc tài Assad. Ngoại trưởng Laurent Fabius mùa hè 2011 đã nhấn mạnh, ưu tiên là phải lật đổ « con người không có chỗ đứng trên Trái đất này ». Nhưng chiến lược của Pháp đã thất bại.
Một bộ phận cánh hữu đòi hỏi cần chọn lựa giải pháp ít tệ hại nhất, như hồi Đệ nhị Thế chiến đã phải liên kết với Stalin để chống lại Hitler. Đối với Mỹ và Anh, trước hết cần chiến đấu chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), còn sự ra đi của Bachar Al Assad sau đó có thể đạt được qua tiến trình thương lượng, kể cả với Nga, thậm chí Iran. Tổng thống Hollande đã nhận ra thế cờ mới, nhưng thử thách thực sự là xác định được một chiến lược vừa chống lại được cả IS lẫn chế độ tàn bạo đã làm cho hàng triệu người Syria phải bỏ trốn khỏi đất nước.

Nga can thiệp vào Syria để triệt thánh chiến Kapkaz
Cũng về Syria, chuyên gia Thomas Gomart trên trang diễn đàn của Le Figaro phân tích các nguyên nhân khiến điện Kremli tăng cường sự hiện diện quân sự tại nước này.
Bối cảnh hiện nay hoàn toàn khác với hai năm trước : xuất hiện tổ chức Nhà nước Hồi giáo, hàng triệu người tị nạn sang các nước lân cận và hàng ngàn người chạy sang châu Âu, cuộc xung đột Yemen, hiệp định nguyên tử Iran và trừng phạt Nga do vấn đề Ukraina. Nhưng có một thứ không hề thay đổi, đó là sự ủng hộ của Kremli dành cho chế độ Damas.
Cuộc chiến ở Syria và Irak hiện đang giúp Nga xuất khẩu quân thánh chiến trên lãnh thổ mình, vốn thiện chiến hơn số thánh chiến từ châu Âu. Chuyển từ trợ giúp sang can thiệp quân sự, Nga đã giao phó cho Damas và liên minh chống IS giải quyết giúp lực lượng thánh chiến từ Nga, vùng Kapkaz và Trung Á – điều mà người ta gọi là realpolitik (chính trị thực dụng).


Gian lận bầu cử địa phương Nga
Cũng liên quan đến Nga nhưng trên lãnh vực chính trị, Le Figaro cho biết « Đối lập Nga tố cáo những gian lận trong cuộc bầu cử địa phương », khi đảng Nước Nga Thống nhất của ông Putin tiểp tục thống lĩnh trong cuộc bầu cử hôm 13/9.
Trong số gần 92.000 ghế gồm thống đốc, đại biểu vùng, hội đồng địa phương…tại 84 tỉnh của Liên bang Nga, không có chiếc ghế nào lọt được vào tay Liên minh Dân chủ tập hợp nhiều khuôn mặt và đảng phái đối lập. Không hề có ảo tưởng về cơ hội thắng cử, đối lập trước đó đã kêu gọi xuống đường tại Matxcơva ngày 20/9.
Hiệp hội Golos chuyên giám sát bầu cử tố cáo vô số dấu hiệu của một « cuộc bầu cử gian trá » : từ hệ thống tài chính « mờ ám », « gian lận trực tiếp » từ thùng phiếu, viết lại biên bản cho đến « gián tiếp » qua việc mua phiếu, gây áp lực lên cấp trên của ứng cử viên, quảng cáo bất hợp pháp.
Ông Ilia Iachine, thân cận với nhà đối lập Boris Nemtsov bị ám sát hồi tháng Hai tại Matxcơva, cho biết đảng RPR-Parnasse của ông ngày nào cũng bị bôi xấu trên ti-vi. Hàng tuần, thành phố tràn ngập những tờ báo vô danh, còn cuộc tiếp xúc cử tri của ông bị những kẻ khiêu khích xông vào vu cáo các nhà đối lập nhận tiền của Mỹ, muốn làm một « cuộc cách mạng Maidan mới » trên đất Nga.

Tỉ phú Trump khiến phe Cộng hòa Mỹ bối rối
Còn tại Hoa Kỳ, La Croix nhận định « Hiện tượng Trump gây bối rối cho phe Cộng hòa ». Tối nay nhà tỉ phú ồn ào này sẽ có mặt bên cạnh mười ứng cử viên tổng thống Mỹ khác, trong cuộc tranh luận trên truyền hình lần thứ nhì. Hôm thứ Hai, trước nhiều ngàn người ủng hộ ờ Dallas, Texas, ông Donald Trump thích thú tuyên bố : « Có vẻ như tất cả sẽ cố gắng tấn công tôi. Tôi chẳng quan tâm ».
Trên 24 triệu người Mỹ đã theo dõi cuộc tranh luận truyền hình đầu tiên, một con số kỷ lục so với bốn năm trước, ứng cử viên Mitt Romney chỉ thu hút được có 3 triệu khán giả. Nhưng ngoài sức hút hiện nay, ông Trump chỉ gây lúng túng cho phe Cộng hòa mà thôi, trước hết là trong trường hợp ông thất bại ở cuộc bầu cử sơ bộ.


Con người siêu ích kỷ này sẽ tiếp tục tranh cử với tư cách cá nhân ? Cần nhớ rằng năm 1992, một doanh nhân khác là Ross Perot đã tặng món quà hết sức giá trị cho một khuôn mặt Dân chủ ít tên tuổi là Bill Clinton, khi tranh cử bằng tư cách ứng viên độc lập.
Nhưng nếu thành công, cựu chủ nhân cuộc tranh tài Hoa hậu Mỹ quốc cũng vẫn gây quan ngại : liệu ông Trump có thắng nổi phe Dân chủ trong năm tới, khi đến lúc phải đối thoại với toàn bộ cử tri Mỹ chứ không chỉ những người Cộng hòa đang giận dữ ? Một chuyên gia cho rằng hiện tượng Trump là tin tức tốt lành cho…bà Hillary Clinton. Nhà tỉ phú đang gây lo sợ cho ba giới cử tri : phụ nữ, những người nói tiếng Tây Ban Nha và cánh trung.


Tựa chính báo Pháp : Nhập cư và an sinh xã hội
Vấn đề nhập cư tiếp tục là mối quan tâm chính của báo Pháp. Le Figaro chạy tựa « Bà Angela Merkel đang chơi trò gì ? ». Chính sách của Thủ tướng Đức về cuộc khủng hoảng di dân, được đánh dấu với những cam kết mạnh mẽ rồi lại thay đổi khiến các nước châu Âu bối rối hoặc tức giận. Le Monde đề cập đến việc « Berlin đe dọa trừng phạt những nước không muốn đón tiếp di dân » : hôm qua Bộ trưởng Nội vụ Đức đòi giảm ngân khoản của quỹ châu Âu cho các nước phản đối quota nhập cư. La Croix đưa tít trang nhất « Người tị nạn hay nhập cư, tình thế lưỡng nan trong việc tiếp nhận». Trước số lượng di dân tăng vọt, châu Âu muốn dành ưu tiên cho những người nào đang gặp nguy hiểm nhất, nhưng sự chọn lựa này đặt ra nhiều câu hỏi.
Về thời sự nước Pháp, Libération cho rằng « Ông Hollande thách thức giới công nhân » khi gắn bó với chủ trương tuần làm việc 35 giờ, do dự trước các tiêu chuẩn về phúc lợi xã hội…Theo cuộc điều tra của tờ báo, thì chính sách của chính phủ đang làm chia rẽ cánh tả Pháp. Còn nhật báo kinh tế Les Echos chú ý đến « Quỹ an sinh xã hội thâm thủng trầm trọng », khi Viện Thẩm kế dự báo quỹ sẽ không cân bằng được trước năm 2021.

  Người Mỹ gốc Á hứng thú với các khu nhà nghỉ dưỡng cho người cao niên:

Một góc Á đông trong khu nhà nghỉ dưỡng dành cho người cao niên Aegis Gardens ở ngoại ô Seatle, bang Washington, Mỹ.
Một góc Á đông trong khu nhà nghỉ dưỡng dành cho người cao niên Aegis Gardens ở ngoại ô Seatle, bang Washington, Mỹ.
Tom Banse
Một vấn nạn mà nhiều gia đình Mỹ phải đối phó, đó là khi nào phải hỏi mẹ hay bố xem họ đã sẵn sàng rời nhà riêng để dọn vào ở trong một cộng đồng cho những người về hưu, hay cơ sở sinh hoạt được hỗ trợ. Với những người mới nhập tịch Mỹ, chính khái niệm này thường xung đột với những kỳ vọng về văn hóa.
Đó là lý do vì sao thành công của dự án công trình ở thành phố Seattle trong tiểu bang Washington nhắm vào khối người cao niên gốc Hoa có thể gây bất ngờ. Nhưng những nhà phát triển địa ốc nói nhu cầu về gia cư này phản ánh các thái độ đang thay đổi nơi các gia đình di dân về cách thức cung cấp và tiếp nhận sự chăm sóc lúc tuổi già.
Khu nhà ở sang trọng dành cho người cao niên
Aegis Living, một hệ thống hoạt động sinh lời cung cấp gia cư cho người cao niên đang đầu tư hàng triệu đô-la để phát triển một cộng đồng nghỉ hưu tại một khu đất hiện đang bỏ trống ở vùng ngoại ô Seattle. Với hy vọng thu hút người Mỹ gốc Hoa và di dân Trung Quốc, Aegis Gardens, tên định đặt cho khu gia cư, sẽ bao gồm một khu vườn Thiền, một phòng để chơi mạt chược, các y tá nói nhiều thứ tiếng, chương trình tập khí công, một phòng uống trà và một thực đơn dồi dào thức ăn Á châu. Người sáng lập và là trưởng ban quản trị của công ty, ông Dwayne Clark, nói để đảm bảo sự đo lường công ty của ông đã đưa một cố vấn phong thủy để duyệt lại các kế hoạch cho địa điểm.
Nghiên cứu dân số cho thấy một thị trường khổng lồ cho việc chăm sóc người cao niên phù hợp với văn hóa của họ ở khu vực Seatlle. Ông Clark nói: “Có 92.000 người Mỹ gốc Hoa trong vòng 25 dặm. Có 30.000 người trong vòng 7 dặm. Ông Clark kể lại phản ứng khi biết điều ấy: “Tôi đã nói: 'Bạn có đùa không, Tôi không thể tin được'”.
Khu Aegis Gardens sẽ đòi các vị cao niên phải đóng từ 15.000 đến 60.000 để dọn vào ở, tiền thuê hàng tháng để ở các căn hộ sang trọng sẽ lên tới 8.000 đô-la.
Một đường lối phi lợi nhuận
Bên kia Hồ Washington, ở khu đông nam Seattle, công trình xây dựng cũng đang được xúc tiến. Một tổ chức phi lợi nhuận có tên là Kin On đang chi ra 7 triệu đô-la để mở rộng nhà dưỡng lão của tổ chức thành một khu lớn hơn. Khi hoàn tất, cơ sở này sẽ cung cấp nhiều chọn lựa về gia cư cho di dân cao niên gốc Á, phần lớn hội đủ điều kiện được chính phủ tài trợ.
Ông Sam Wan đã làm giám đốc của Kin On ngay từ ban đầu, cách đây 30 năm. Các hành lang nay vang vọng những lời đối thoại bằng tiếng Quảng Đông hay Quan thoại, nhưng ông Wan nhớ lại những nghi ngại lúc đầu về việc liệu các gia đình người Hoa có chịu đưa người già của họ vào nhà dưỡng lão hay không.
Người sáng lập và là trưởng ban quản trị Aegis Gardens, ông Dwayne Clark (trái), và Giám đốc Phát triển Brian Palmore.Người sáng lập và là trưởng ban quản trị Aegis Gardens, ông Dwayne Clark (trái), và Giám đốc Phát triển Brian Palmore.
x
Người sáng lập và là trưởng ban quản trị Aegis Gardens, ông Dwayne Clark (trái), và Giám đốc Phát triển Brian Palmore.
Người sáng lập và là trưởng ban quản trị Aegis Gardens, ông Dwayne Clark (trái), và Giám đốc Phát triển Brian Palmore.
“Những di dân mới hơn sẽ xem xét việc để cho ông bà cha mẹ già ở lại trong nhà. Họ sống chung với nhau, cả ba thế hệ. Hiện tượng nhà dưỡng lão là một hình thức văn hóa mang nhiều tính Tây phương”.
Quan điểm đó mô tả các kỳ vọng đặt vào hai chị em bà Pam Tsai. Hai phụ nữ này đã nhận chăm sóc bà mẹ già. Nhưng khi bà mẹ, không nói được tiếng Anh, cần có sự chăm sóc chuyên nghiệp của y tá, thì họ đã quay ra nhờ cậy vào Kin On.
Bà Tsai nói: “Mẹ tôi, bà thích đồ ăn Tàu, bà nói tiếng Quảng. Bà thích ở đây”. Bởi vì Kin On đáp ứng các nhu cầu ấy, gia đình cảm thấy có thể chấp nhận được.
Ở đầu kia của thành phố, Chủ tịch ban Quản trị Aegis Living, ông Clark nhắc lại những câu đối đáp tương tự. “Tôi nhớ đã gặp người phụ nữ này làm công tác quản trị trong ngành kỹ thuật cao. Bà nói: “Ông Dwayne biết đó. Tôi đã phải bỏ ra gần 200.000 đô-la để đi học lấy bằng tốt nghiệp trường Stanford và bằng quản trị kinh doanh. Tôi không biết tôi có muốn ở nhà chăm sóc bà mẹ chồng của tôi hay không. Tôi muốn sử dụng bằng cấp của tôi. Tôi nghĩ đây là một khái niệm đã đến thời điểm của người nào”.
Một mái ấm gia đình tốt hơn ở xa gia đình
Cái khó khăn của những nhà phát triển địa ốc trong các cộng đồng mới này là làm sao cho cuộc sống trong cơ sở của họ tốt hơn là sống ở nhà. Họ hợp tác với các khu nhà nghỉ hưu hay những khu nhà sinh hoạt có hỗ trợ “có tính cách cạnh tranh về văn hóa” dành cho người cao niên gốc Á trong thành phố, kể cả Seattle Keiro, mở cửa năm 2976 cho người cao niên Nhật Bản, và Nhà Di sản toàn Á, hoạt động từ năm 1998.
Mặc dầu là nơi sinh cư của một cộng đồng lớn người gốc Á, khu vực Tây bắc Thái Bình Dương không phải lúc nào cũng rào đón. Ông Clark giải thích rằng ông nội của vợ ông là người Mỹ gốc Á làm công việc khuân vác ngoài bến cảnh ở Seattle, mà tục truyền trong gia đình đã thắng giải câu cá hồi thập niên 1940, nhưng lại không được trao giải nhất vì lý do sắc tộc của ông.
Nhưng vùng này đã được tiếng tốt hơn nhiều khiến nhà phát triển địa ốc của khu nhà Aegis Gardens dự kiến cơ sở có thể trở thành “điểm đến” cho những người nghỉ hưu. Ông dự đoán: “Tôi nghĩ chúng tôi sẽ có một khối lượng lớn những người xuất thân từ Trung Quốc”, cũng như những địa điểm gần hơn với các khối dân lớn người Hoa như Portland và Vancouver ở Canada.
 http://www.voatiengviet.com/content/nguoi-my-goc-a-hung-thu-voi-cac-khu-nha-nghi-duong-cho-nguoi-cao-nien/2960454.html







Sáu lý do Trung Quốc có thể đánh chiếm Đài Loan


media 

Quân đội Đài Loan tập trận ngày 04/07/2015.REUTERS
Bộ Quốc phòng Đài Loan vừa trình lên Quốc hội báo cáo năm 2015 về sức mạnh quân sự Trung Quốc, trong đó có nêu ra 6 kịch bản quân đội Trung Quốc tấn công chiếm Đài Loan. Trang web The Diplomat ngày 03/09/2015, có bài viết của Shannon Tiezzi về chủ đề này.
RFI xin giới thiệu :
Một báo cáo của Bộ Quốc phòng Đài Loan giải thích vì sao và bằng cách nào quân đội Trung Quốc có thể xâm chiếm Đài Loan.
Hôm qua (02/09/2015), Bộ Quốc phòng Đài Loan đã trình lên Quốc hội bản báo cáo 2015 về bộ máy quân sự của Trung Quốc. Bản báo cáo đã đưa ra nhiều kịch bản mà Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có thể xâm chiếm Đài Loan và giải thích chiến lược tấn công mà Bắc Kinh có thể tiến hành.
Theo bản báo cáo của Bộ Quốc phòng Đài Loan, các lãnh đạo Trung Quốc tại Bắc Kinh lo ngại cuộc bầu cử Tổng thống tại Đài Loan năm 2016. Bà Thái Anh Văn (Tsai Ing Wen), ứng viên của đảng đối lập Dân Tiến (DPP) hiện đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò dư luận và Bắc Kinh có những kỷ niệm không hay ho gì đối với vị Tổng thống trước đây thuộc đảng Dân Tiến, ông Trần Thủy Biển. Bộ Quốc phòng Đài Loan cho rằng các cuộc tập trận gần đây của quân đội Trung Quốc dường như được tiến hành với giả định một cuộc tấn công Đài Bắc, thủ đô Đài Loan và động thái này là hậu quả trực tiếp của những lo lắng của Bắc Kinh.
Bản báo cáo viết, Bắc Kinh có thể quyết định xâm chiếm Đài Loan trong một số trường hợp :
- nếu Đài Loan tuyên bố độc lập hoặc có một số biện pháp hướng tới một nền độc lập đương nhiên (theo luật pháp);
- nếu Đài Loan có vũ khí nguyên tử ;
- nếu quân đội nước ngoài được triển khai trên lãnh thổ Đài Loan ;
- nếu xẩy ra rối loạn nghiêm trọng hoặc hỗn loạn nội bộ tại Đài Loan ;
- nếu thế lực ngoại quốc can thiệp vào công việc của Đài Loan ;
- hoặc nếu Đài Loan trì hoãn các cuộc đàm phán về khả năng thống nhất đất nước.
Năm 2005, lo ngại về khả năng Đài Loan có động thái tiến tới độc lập, dưới thời Tổng thống Trần Thủy Biển, vào lúc đó, Bắc Kinh đã thông qua « Luật chống ly khai » nêu rõ là Bắc Kinh sẽ sử dụng « các phương tiện phi hòa bình » nếu như Trung Quốc cho rằng Đài Loan đang tiến tới độc lập. Luật này cũng cho phép sử dụng vũ lực chống lại Đài Loan nếu « hoàn toàn không còn có các khả năng thực hiện tái thống nhất hòa bình ». Chính điểm cuối cùng này làm luôn làm cho các lãnh đạo Đài Loan lo ngại – đó là khả năng Bắc Kinh có thể ra lệnh xâm chiếm chỉ vì họ nghĩ rằng các cuộc đàm phán về thống nhất đất nước không đi đến đâu cả.
Về việc Trung Quốc có thể tấn công Đài Loan như thế nào, Bộ Quốc phòng Đài Loan nói rằng quân đội Trung Quốc rất có thể kết hợp sử dụng giữa đe dọa quân sự và phong tỏa Đài Loan để hăm dọa hòn đảo này. Rồi Bắc Kinh sẽ chuyển sang sử dụng tên lửa bắn vào các trung tâm quân sự, chính trị của Đài Loan. Theo Bộ Quốc phòng Đài Loan, đệ nhị Binh đoàn Pháo binh quân đội Trung Quốc hiện có 1500 tên lửa được triển khai chống lại Đài Loan. Sau các cuộc tấn công bằng tên lửa, quân đội Trung Quốc có thể huy động cả không quân và các xe lội nước để thực hiện xâm cuộc xâm lăng.
Theo Bộ Quốc phòng Đài Loan, các khoảng cách chênh lệch to lớn giữa ngân sách quân sự của Đài Loan và ngân sách quân sự của Trung Quốc (năm ngoái, lại tăng thêm 10% nữa) đã làm nghiêng cán cân quân sự về phía Bắc Kinh. Tuy nhiên, bản báo cáo nhấn mạnh là quân đội Đài Loan được chuẩn bị để bảo vệ chống lại nguy cơ một cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc. Tuần tới, Đài Loan sẽ tiến hành cuộc tập trận quân sự thường niên Han Kuan, bao gồm một cuộc luyện tập mới với giả định bảo vệ Đài Bắc. Cuộc tập trận mới này mang tên « Phản công chặt đầu » - trong khi đó, cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc với giả định tấn công Khu Văn phòng Tổng thống Đài Loan mang tên « Chiến dịch chặt đầu ».
Ngoài nguy cơ quân đội Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan, báo cáo của Bộ Quốc phòng Đài Loan cũng đề cập đến các hoạt động bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông nhằm mục đích quân sự hóa các tiền đồn này. Báo cáo còn dự báo Trung Quốc sẽ lập khu vực nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông. Theo tài liệu này, các đảo nhân tạo của Trung Quốc đã làm thay đổi sự năng động chiến lược trong vùng có tranh chấp.
Đài Loan chia sẻ các đòi hỏi lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng lo lắng theo dõi các căng thẳng gia tăng trong khu vực. Hồi tháng Năm, Tổng thống Mã Anh Cửu (Ma Ying-Jeou) đã đưa ra Sáng kiến Hòa bình cho Biển Đông, kêu gọi tất cả các bên tranh chấp hãy tạm gác bất đồng sang một bên và tìm kiếm khả năng cùng khai thác các nguồn tài nguyên. Đồng thời, sáng kiến cũng kêu gọi các bên liên quan tôn trọng luật pháp quốc tế (đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển) và xây dựng một bộ luật ứng xử để làm giảm các căng thẳng.
 http://vi.rfi.fr/chau-a/20150903-sau-ly-do-trung-quoc-co-the-danh-chiem-dai-loan

VN cần nói 'rõ và thường xuyên' về biển Đông

14 tháng 9 2015 Cập nhật lúc 23:14 ICT
Nhà phân tích chính trị và quan hệ quốc tế, PGS. TS. Jonathan London trao đổi với Hồng Nga của BBC về an ninh trên Biển Đông liên quan tới Việt Nam, Trung Quốc và Hoa Kỳ.
"Đã có những hoạt động ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam rất sôi nổi.
"Chúng ta cũng có thể thấy quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ phát triển rất mạnh, và có thể nói là mạnh hơn những gì chúng ta hiểu được,"ông London nói.
Về thắc mắc đối với phản ứng của Việt Nam trước các động thái của Trung Quốc trên biển Đông, nhà quan sát Việt Nam cho rằng, Việt Nam "không cần phải lên tiếng quá mạnh" nhưng cách làm chưa hiệu quả.
Ông cũng nhắc tới việc Việt Nam theo dõi vụ kiện tranh chấp chủ quyền trên biển Đông giữa Philippines với Trung Quốc ở Tòa trọng tài thường trực của Liên Hiệp Quốc tại The Hague.
Cuộc phỏng vấn được thực hiện nhân dịp học giả ghé thăm ban Việt ngữ tại trụ sở BBC ở London hôm 28/08.

ĐOAN NGHI * NGƯỜI HÀ NỘI NGÀY XƯA


NGƯỜI HÀ NỘI NGÀY XƯA

ĐOAN NGHI


“Vì lợi ích 10 năm, trồng cây. Vì lợi ích 100 năm, trồng người”. Nhưng biết bao nhiêu năm, mới xây dựng được một nền văn hóa ?


Nền văn hóa thanh lịch của Hà nội, được hình thành, phát triển, và củng cố từ mấy trăm năm, qua bao nhiêu thế hệ tiếp nối nhau, vẫn phát huy rực rỡ dưới 80 năm đô hộ của thực dân Pháp , nhưng lại bị yểu tử dưới bàn tay của những người Cộng Sản …


Hơn nửa thế kỷ trước, Hà nội được mệnh danh là đất “ngàn năm văn vật”, nơi đã trải qua “4,000 năm văn hiến”. Hà nội được xưng tụng là “Hà Thành thanh lịch”, đào tạo ra những “trai thanh, gái lịch”. Các “nam thanh, nữ tú” đã làm Hà nội hãnh diện bằng 2 câu thơ:


Chẳng thơm cũng thể hoa nhài.
Dẫu không thanh lịch, cũng người Tràng An


Hà nội xa xưa, chỉ là một thành phố xinh xắn, hiền hòa, với 36 phố phường và 5 cửa ô. Phố xá Hà nội ngắn, gọn, và sạch sẽ, nhà cửa khang trang. Người Hà Nội hầu như quen biết nhau gần hết. Họ chung sống hài hòa, và đối xử với nhau lịch sự tới độ khách sáo. Khoảng cách giữa giàu và nghèo không chênh lệch là mấy.
 
Hà nội còn nổi tiếng về các vùng phụ cận như làng Nhật Tân ven Sông Hồng, nhờ thổ nhưỡng đặc biết đã trồng được loại hoa đào đẹp nhất miền Bắc. Hoa đào Nhật Tân, sắc hồng thắm rực rỡ, cánh kép lâu tàn, nụ hoa chi chít trên cành. Ngày mùng một Tết, đào Nhật Tân nở rộ, những bông hoa tươi thắm còn ngậm sương mai, xen lẫn với các nụ hoa chúm chím, và lất phất những cánh lá non mươn mướt trên cành, trông đẹp vô tả. Theo dòng lịch sử, ngày mùng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu, khi vừa chiến thắng trận Đống Đa, vua Quang Trung vào thành Thăng Long, và đã tới ngay làng Nhật Tân để chọn một cành đào đẹp nhất, gửi về tặng Bắc Cung Hoàng Hậu, là công chúa Ngọc Hân.


Hà Nội còn nổi danh với khu Khâm Thiên, nơi giải trí của các bậc thức giả phong lưu. Họ đã ngẫu hứng sáng tác ra những bài ca trù, cho các ả đào ngâm nga bên khay rượu. Giọng ngâm thơ, xen lẫn với tiếng trống chầu thưởng, phạt, khen, chê đã nâng cao trình độ nghệ thuật của một thú ăn chơi nửa thanh nửa tục. Nhiều bài hát ả đào đã nổi danh, được lưu truyền trong văn học, và làm phong phú thêm cho nền văn hóa Việt Nam.
 

Hà Nội mang nhiều dấu ấn lịch sử, trải qua nhiều triều đại. Năm 1010, khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư, ra thành Đại La, đột nhiên thấy trên trời hiện ra đám mây mang hình dáng một con rồng đang bay lượn. Vua cho đó là điềm lành, nên đổi tên ra Thăng Long thành. Rồi tới đời vua Minh Mạng, năm 1831, lại đổi tên từ Thăng Long ra Hà Nội.


Hồ Hoàn Kiếm, một danh lam thắng cảnh ở trung tâm Hà nội, ghi lại huyền thoại vua Lê Thái Tổ du ngoạn trên hồ, khi vừa đại thắng quân Minh, năm 1428. Một con rùa vàng trồi lên mặt nước, đòi lại thanh bảo kiếm, đã cho nhà vua mượn diệt giặc. Nhận được thanh kiếm, rùa bèn ngậm vào miệng, và lặn xuống đáy hồ. Vua Lê Thái Tổ bèn đặt tên cho hồ, là Hồ Hoàn Kiếm.


Thăng Long thành còn ghi lại chiến tích oai hùng của trận Đống Đa, khi vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào ngày mùng 5 Tết năm Kỷ Dậu, 1789, khiến Thái Thú Sầm Nghi Đống phải treo cổ tự vận, và Tướng giặc Tôn sĩ Nghị phải bỏ cả ấn tín, tháo chạy về Tàu.

 

Đất Hà Thành là đất địa linh nhân kiệt. Người Hà Thành tao nhã, lịch sự từ lời ăn tiếng nói, tới cách phục sức, và giao tế.


Cái văn hóa của người Hà nội xa xưa, là hình ảnh của những người đàn ông phong lưu, lịch lãm, tề chỉnh mỗi khi bước ra khỏi cửa, là các bà nội trợ nề nếp, đảm đang, khăn nhung, áo lụa, khoe tài nữ công gia chánh qua những mâm cỗ thịnh soạn vào các ngày giỗ, ngày Tết, là các cô thiếu nữ duyên dáng, e ấp trong tà áo nhung, tấm khăn quàng, lên chùa lễ Phật buổi đầu năm. Người Hà nội, khi vui không sôi nổi, ồn ào, khi bất bình, giận dữ, biết kiềm chế lời ăn tiếng nói, để tránh xung đột.


Cái thanh lịch của người Hà Nội không phải chỉ tập tành trong một sớm một chiều mà có được. Cái phong thái đó, phải có sẵn trong nếp nhà, từ trước khi đứa trẻ sinh ra đời, để rồi khi lớn lên, đứa trẻ cứ rập khuôn theo cái nếp có sẵn, mà học theo cách cư sử, phép giao tế, lời ăn tiếng nói, nếp sinh hoạt của những bậc trưởng thượng. Thêm vào đó, là sự theo dõi, uốn nắn, dạy dỗ của các bậc phụ huynh, để rồi khi tới tuổi trưởng thành, người con trai trở nên một thanh niên phong lưu, lịch lãm, mạnh dạn bước vào đời, và người con gái trở thành một thiếu nữ đức hạnh, đảm đang, có khả năng quán xuyến một gia đình mới.
 

Có người nhận xét, người Hà nội khéo ăn khéo nói, nhưng không thực lòng, xử sự mềm mỏng nhưng thiếu chân tình, lịch sự, nhã nhặn nhưng ngầm kiểu cách. Có người còn nói, người Hà Nội coi trọng thể diện, giữ gìn mặt mũi, và sợ dư luận, nên họ sống cho người ngoài, nhiều hơn cho chính họ.


Những nhận xét đó, không phải là sai. Ngày tôi còn nhỏ, mẹ tôi thường nhắc nhở: “ Ở trong nhà thiếu thốn, thì cũng chỉ có mình biết, nhưng bước ra ngoài, mà sử sự hẹp hòi, thì sẽ bị thiên hạ chê cười, làng nước đàm tiếu.” Bởi vậy, các khoản chi tiêu về giao tế như hiếu, hỷ, hay mọi đóng góp, mẹ tôi đều rất hào phóng. Để bù lại, bà thẳng tay cắt xén những khoản chi tiêu trong gia đình, kể cả khoản tiền chợ mỗi ngày. Mẹ tôi còn kể cho tôi nghe rằng ngày bà còn trẻ, trước khi đi ăn giỗ, ăn cưới, bà đều bị bà ngoại tôi ép ăn cơm trưóc ở nhà, để khi tới nơi, không vì đói mà ăn uống thô tục. Con gái của gia đình lễ giáo là phải …khảnh ăn, thanh cao, và đài các.
Tôi đã từng theo mẹ tôi đi tham dự các buổi họp mặt với bạn bè của bà. Vừa ăn xong, là các bà tranh nhau trả tiền, để chứng tỏ rằng mình là người lịch sự, hào phóng, nhưng khi về nhà, thì lại ngồi tiếc tiền. Có lần tôi nghe bà bạn hỏi ý kiến mẹ tôi về cái áo choàng của chồng bà vừa mua tặng từ Hồng Kong. Mẹ tôi hết lời khen ngợi, nhưng khi bà khách vừa ra về, thì mẹ tôi lại nói với ba tôi là cái áo màu mè, coi thiếu thẩm mỹ. Tôi thắc mắc về thái độ này, thì mẹ tôi giải thích rằng: “chiếc áo đã lỡ mua rồi, không thay đổi được, thì can chi làm buồn lòng người khác !”
  
Ngày còn nhỏ, tôi cứ phân vân, không biết những thái độ này là đúng hay sai, nhưng từ khi biết suy nghĩ, tôi lại thấy, có lẽ những cách xử thế này, đã góp phần không nhỏ trong việc kiến tạo cái xã hội thanh lịch của người Hà thành. Vì họ luôn muốn vui lòng người khác, trọng“thể diện”, và sợ tai tiếng, nên họ thận trọng từ lời ăn, tiếng nói, tới cách thức giao tế, và dạy dỗ con cái. Thà là bản thân và gia đình chịu o ép, thiệt thòi, chứ không để cho thiên hạ dị nghị, chê cười.
Đó là những người Hà Nội của hơn nửa thế kỷ trước.
Người xưa nói, “cùng một giống quýt, trồng ở Giang Nam thì ngọt, trồng ở Giang Bắc thì chua”. Như vậy, môi trường đã đóng góp không nhỏ vào việc hình thành phẩm chất của cây trái.
Con người cũng vậy. Bản chất con người cũng thay đổi theo hoàn cảnh và môi trường sống. Sau khi đất nước bị chia đôi năm 1954, miền Bắc được giao cho CS, thì từ cảnh quang, tới con người Hà nội, đều mau chóng….bị phá sản. Nếp sống lễ giáo, gia phong của người Hà nội, bị CS lên án là “phong kiến”, “tiểu tư sản”, và hô hào từ bỏ, để học theo “nếp sống mới”.


 
“Nếp sống mới” khai thác sức lao đông của con người. Nông trường và công trường được thành lập để mọi người tham gia lao động tập thể. Tà áo dài duyên dáng, thướt tha, được thay thế bằng quần đen, áo ngắn, vừa gọn gàng, vừa đỡ tốn vải. Có lao động mới được nhà nước bán cho 15 kí gạo mỗi tháng, đuợc mua nhu yếu phẩm theo giá quy định, và được phân phối 3 mét vải may quần áo mỗi năm. Văn chương, thi phú, và âm nhạc bị kết tôi là văn hóa nô dịch, văn chương tiểu tư sản, ủy mị, ru ngủ con người, nên bị cấm lưu hành và trình diễn. Vụ án “Nhân Văn Giai Phẩm” năm 1957, đã tận diệt các nhà trí thức, và các văn nghệ sĩ đòi hỏi quyền được tự do sáng tác. Nhà nước nắm quyền chỉ đạo văn hóa, xử dụng cho mục đích tuyên truyền và khích động đấu tranh. Bằng chính sách văn nghệ chỉ huy, CS đã bóp nghẹt tự do ngôn luận, và tước đi cái khả năng sáng tạo của người làm văn nghệ. Tôn giáo cũng bị bài xích, vì cho là thuốc phiện, làm mê muội trí óc.
 

Tiếp thu Hà nội, CS chào mừng dân chúng bằng “Tuần Lễ Vàng”, kêu gọi mọi người đóng góp vàng và các quý kim, để nhà nước có tiền kiến thiết đất nước. Ban đầu, là tự nguyện, nhưng sau khi “ tuần lễ vàng” kết thúc, cán bộ ngầm tiếp xúc với những gia đình khá giả, rỉ tai hăm dọa và bắt buộc họ đóng góp theo mức ấn định của nhà nước. “Tuần lễ vàng” là hình thức cướp của, và bần cùng hóa nhân dân, giống như những đợt đánh tư sản tại miền Nam, năm 75, sau khi CS cưỡng chiếm.
Ngay khi vừa ổn định, chính quyền CS đã có kế hoạch dồn những người Hà nội ra các vùng phụ cận thành phố, để lấy chỗ cho những người có công với cách mạng, từ các vùng nông thôn Hà Đông, Nam Định, và Ninh Bình vào nhập cư. Những người Hà nội còn sót lại, như cá nằm trên thớt, cố uốn mình để thích nghi theo nếp sống của những người mới nhập cư, mong được yên thân.
Để củng cố thể chế, nhà nước đã đặt tai mắt khắp mọi nơi, mọi chỗ, ngấm ngầm chỉ định những người láng giềng, bạn bè, thân tộc, nhòm ngó, theo dõi lẫn nhau, để báo cáo cho chính quyền. Ngay cả các học sinh, cũng được cán bộ chỉ dẫn về nhà nghe lén những lời trò chuyện trong gia đình, để rồi báo cáo lại với thầy cô, tạo ra một bầu không khí ngột ngạt, bất an, nghi kỵ lẫn nhau trong gia đình và xã hội.
 

Đợt cải cách ruộng đất trời long đất lở, vào những năm 54-56, đảng CS đã phá vỡ cái kỷ cương và lễ giáo của một xã hội đặt nặng đạo đức và nền tảng gia đình, của người dân miền Bắc. Để đạt chỉ tiêu, cán bộ đã bắt buộc, thúc đẩy, hăm dọa, để con cháu đứng lên đấu tố ông bà, cha mẹ, học trò tố khổ thầy, những tay chân thân tín kể tội chủ bằng những câu chuyện bịa đặt, các lời lẽ hỗn hào, thô lỗ, thậm chí “mày tao chi tớ”, “thằng này, con kia” bất kể tới tuổi tác và tôn ty trật tự, ngay trước mặt đám đông.
Nhà nước giữ độc quyền quyết định và phân phối những nhu cầu sống căn bản của người dân như gạo, đường, muối, vải…. Trong thời kỳ kinh tế bao cấp, người dân triền miên sống trong tình trạng thiếu thốn, và trở nên thèm thuồng đủ thứ. Con người dần “biến chất”, trở thành ích kỷ, hẹp hòi, và ty tiện. Đi chơi xa, phải xách theo khẩu phần gạo của mình, nếu không, chỉ được ngồi nói chuyện xuông, nhìn gia đình chủ nhà ăn cơm, vì mỗi người chỉ có đủ khẩu phần gạo cho mình. “Bần cùng sinh đạo tặc”, xã hội nảy sinh ra nhiều tệ trang như tham nhũng, móc ngoặc, cắt xén, phe phẩy. Người ta sẵn sàng bán rẻ bạn bè, thân tộc, vì những quyền lợi vật chất nhỏ nhen. Con người mất hết nhân phẩm.
 
Trong các sinh hoạt công cộng, những buổi học tập chính trị, diễn giả đã không ngần ngại dùng những từ ngữ … thiếu văn hóa “thằng này, con nọ”, “mày, tao, chi, tớ”. để khích động lòng căm thù của người nghe. Thậm chí, đến những câu vè, câu thơ, công cụ tuyên truyền, cũng mang đầy tính chất bạo lực đến… rợn người:
Bún xào thịt giặc mới ngon.
“Cơm chan máu địch cho con no lòng…”
hoặc Giết! Giết nữa, bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho Đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Stalin bất diệt“ (1)
 


Được trưởng thành trong một môi trường… vô văn hóa, thiếu nhân bản, và tràn ngập hận thù như vậy, người dân dễ dàng trở nên hiếu động, hung hăng, sẵn sàng đỏ mặt, xăn tay áo gây gổ, mở miệng ra là chửi thề, dùng các danh từ thô lỗ “đéo…” “đếch…” để mở đầu câu chuyện. Xã hội cũng xuất hiện những hàng quán loại “cơm mắng, cháo chửi”, chẳng giống ai. Ở đây, khách hàng không phải là thượng đế, mà bị đối xử tàn tệ hơn cả … con ở. Nhiều người đã lập lại ngôn từ của bà chủ quán: “ Này ! không chờ được thì.. xéo đi, lấy chỗ cho người khác, đừng có đứng đó mà lải nhải…”, hoặc là “Mắt để ở trên trán hay sao mà xớn xác, không chịu nhìn. Nước mắm để ở góc bàn kia kìa…” Điều ngạc nhiên, là mỗi lần nghe chửi mắng, thì thực khách trong quán đã không tức giận, mà lại còn nháy mắt với nhau, và…rú lên cười. Người ta bảo, sở dĩ quán đông khách là vì các món ăn vừa rẻ, vừa ngon. Hóa ra, chỉ vì tham ăn, tục uống mà người Hà Nội bây giờ mất hết cả tư cách.
   


Ăn uống ở Hà nội, thực khách xả rác vô tư. Những xương xẩu, giấy chùi tay, đàm rãi khạc nhổ đều dùng sàn nhà, ngay dưới chân. Cười nói, đùa rỡn quang quác như ở chỗ không người. Ra đường, muốn đi tiểu thì quay đi quay lại, thấy vắng người là vạch quần …xả xú bắp.


Về cảnh quang, Hà nội ngày nay, không còn là một thành phố hiền hòa và sạch sẽ như nửa thế kỷ trước. Cho dù, Hà nội đã có những tòa cao ốc chọc trời, những sân golf trưởng giả, những khách sạn nguy nga, nhưng sự phát triển của Hà nội, là sự phát triển không đồng đều, và thiếu kế hoạch. Khu giàu sang sát ngay bên khu nghèo khó, giống như một cái áo cũ mang nhiều miếng vá khác nhau. Hệ thống thoát nước không được phát triển song hành, nên sau mỗi trận mưa lớn, là thành phố ngập lụt, gây trở ngại giao thông. Cảnh sống tập thể của 5, 7 gia đình trong một căn nhà, đã thường xuyên xảy ra xung đột, xô xát, gấu ó lẫn nhau. Vì cảnh “cha chung không ai khóc”, nên không ai quan tâm tới việc tu bổ hoặc bảo trì nhà cửa. Vôi tường tróc lở, mái ngói rêu phong, cửa nẻo xộc xệch, quần áo phơi kín ban công. Ngoài phố xá, thương buôn ngồi la liệt chật kín vỉa hè, xả rác vô tội vạ, bất chấp khách bộ hành. Trên trời, đường dây điện chằng chịt như bát quái trận đồ. Dưới lòng đường, xe cộ quá tải, bụi bậm mờ mịt, khói xe đầy trời, tạo nên nạn ô nhiễm môi trường.
 

Người Hà nội ngày nay, giàu nghèo cách biệt như hai thái cực. Giai cấp giàu có tụ tập trong những khu sang trọng, ở nhà cửa kiến trúc theo kiểu Âu Mỹ, có bảo vệ giữ an ninh, có xe hơi sang trọng, có con cái ra ngoại quốc du học, và khi đau ốm, thì bay sang các nước tân tiến điều trị. Giai cấp nghèo thì buôn gánh bán bưng, ăn bữa sáng lo bữa tối, sống trong những căn nhà lụp xụp, bên đống rác. Sư cách biệt vật chất, tạo nên tình trạng phân hóa trong xã hội.
Thương buôn ở Hà nội ngày nay đã biết mánh mung, lừa lọc, làm hàng giả, hàng nhái, pha trộn hóa chất vào thực phẩm để trục lợi. Du sinh sang Nhật, móc nối với tiếp viên hàng không, ăn cắp mỹ phẩm trong siêu thị, mang về VN bán kiếm lời. Nữ sinh đánh lộn, xé quần áo, lột trần nhau giữa chốn thanh thiên bạch nhật. Thanh niên giựt bóp, cướp xe ngay giữa ban ngày…
  

Bảy mươi năm trời, vận nước oan khiên đã đưa Hà nội vào vòng tay sắt máu của chế độ CS, khiến Hà nội bị… phá sản, cả về hình thức, lẫn nội dung. Nền văn hóa của Hà nội hiện nay, là loại “văn hóa chợ trời” do cuộc sống sô bồ, chụp giựt. Các nam thanh nữ tú, cũng được thay thế bằng các chị cán bộ cục mịch, dữ dằn, và các anh thanh niên vai u, thịt bắp, chửi thề như …pháo nổ.


Trở về thăm cố hương, những người Hà nội năm xưa, không khỏi ngậm ngùi, tiếc nuối cho một nền văn hóa đã từng vang bóng một thời, và dư âm còn kéo dài cho tới ngày nay. Và rồi đây, nếu chế độ CS còn tồn tại, thì nền văn hóa “Hà Thành thanh lịch” năm nào, sẽ dần đi vào quên lãng với thời gian.


Đoan Nghi

(1) Trăm Hoa Đua Nở trên đất Bắc, trang 37

LÊ ANH HÙNG * TRUNG CỘNG ĐÓNG CHỐT Ở ĐÀ NẴNG

Ai đã ‘rước’ một công ty TQ trá hình vào cắm chốt những vị trí hiểm yếu ở Đà Nẵng?

Công ty Hoa Tây Trung Quốc đang thực hiện giai đoạn hai của dự án.
Lê Anh Hùng (VOA) - Tháng 6/2006, Bộ Kế hoạch - Đầu tư chính thức cấp giấy phép đầu tư cho dự án khu du lịch và giải trí quốc tế đặc biệt tại Đà Nẵng cho Công ty Silver Shores, một Cty Mỹ ở California, tổng vốn đầu tư 160 triệu USD.
Với hai giai đoạn đầu tư, Cty TNHH Đầu tư và Phát triển Silver Shores, pháp nhân thực hiện dự án, được giao ngót 1km dọc theo bờ biển Sơn Trà – Điện Ngọc, nay là đường Võ Nguyên Giáp. Nếu tính khoảng cách trung bình từ đường Võ Nguyên Giáp đến bờ biển là 300m thì diện tích đất mà chủ đầu tư được giao phải lên tới 30ha.
30ha đất, chạy dọc theo 1km bờ biển, toạ lạc ở trung tâm một thành phố quan trọng bậc nhất như Đà Nẵng, đối diện với sân bay Nước Mặn… rõ ràng đây là một địa điểm hết sức nhạy cảm về an ninh - quốc phòng.
Ngay từ giai đoạn khởi công, dự án này đã có nhiều khuất tất, mờ ám, khiến dư luận rất lo ngại. Tất cả các khâu của dự án, từ thiết kế, thi công, giám sát đều do nhà thầu Trung Quốc đảm trách. Người Việt Nam không được phép bén mảng vào trong khu vực thi công; ô tô của người Việt Nam chở vật liệu xây dựng cho công trình cũng phải dừng lại và đổ hàng ở cổng. Các toà nhà được đúc bằng bê tông cực kỳ kiên cố, không phải xây bằng gạch thường.
'Tiểu quốc' Silver Shores của Đại Hán ở Đà Nẵng (ảnh: Lê Anh Hùng)
Hiện nay, “nhà đầu tư” Silver Shores đang thực hiện giai đoạn hai của dự án. Và, giống như giai đoạn 1, tất cả các khâu của dự án, từ thiết kế, thi công, giám sát cũng đều do người Trung Quốc đảm trách. Nhà thầu thi công là Cty TNHH Hoa Tây Tứ Xuyên, một Cty con của Cty Hoa Tây Trung Quốc
Cty Hoa Tây Trung Quốc đang thực hiện giai đoạn hai của dự án
Người Trung Quốc đang làm gì bên trong bức tường rào và cánh cổng im lìm trên khu đất mặt biển dài 1km và rộng 30ha ngay trung tâm Đà Nẵng?
Không chỉ là chủ đầu tư của dự án hết sức nhạy cảm nói trên, Cty Silver Shores còn nhắm đến nhiều vị trí nhạy cảm khác mà báo chí đã nêu: tham gia góp vốn vào dự án khu nghỉ dưỡng World Shine trên đèo Hải Vân (nay đã tạm dừng trước sự phản đối gay gắt của dư luận); xin thực hiện dự án tàu lặn đáy kính ngắm san hô tại khu vực bán đảo Sơn Trà (1 trong 3 vị trí phòng thủ quan trọng nhất khu vực Đà Nẵng là Hải Vân – Sơn Trà – Phước Tường), dự án “Khu ký túc xá cho nhân viên Silver Shores” (nằm giữa hai trận địa pháo phòng không của thành phố), dự án “Khu phức hợp bến cảng du thuyền trên sông Hàn” tại khu vực cảng cá Thuận Phước (cũ) thuộc phường Thuận Phước (quận Hải Châu), dự án “Tàu lặn đáy kính ngắm san hô tại khu bán đảo Sơn Trà và mở rộng phạm vi du thuyền 20 hải lý”, dự án “Chuyên canh rau sạch” tại thôn Cẩm Toại Tây (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang; nằm trên đường rút lui chiến lược quốc phòng), v.v.
Một trong những khách sạn của người Trung Quốc nằm đối diện khu du lịch Silver Shores trên đường Võ Nguyên Giáp, Đà Nẵng
Hai bên con đường mang tên Võ Nguyên Giáp, ngay trước mặt sân bay Nước Mặn, đang dần trở thành một “đặc khu Trung Quốc”
Những người lái xe taxi trước sòng bài cho chúng tôi biết, các khu đất đối diện với khu du lịch và sòng bài Silver Shores bên kia đường Võ Nguyên Giáp đều đã được bán cho người Trung Quốc. Trong tương lai, nơi đây sẽ hình thành một khu phố Tàu, hay đúng hơn là một “đặc khu Trung Quốc” giữa lòng thành phố Đà Nẵng.
Đến đây thì có lẽ ngay cả những ai ngây thơ nhất cũng phải đặt câu hỏi: Vậy Silver Shores là Cty của Mỹ hay của Trung Quốc?
Theo trang Bizapedia và trang BusinessesCalifornia thì Silver Shores Ltd. được thành lập ngày 22/11/2004 tại California; địa chỉ: 1440 142Nd Ave,, San Leandro Ca 94578; hiện đã giải thể. Trụ sở chính của Cty: Unit D, 12/F., Seabright Plaza, 9-23 Shell Street, North Point, Hong Kong, China 94578.
Trang California Corporates cho biết Silver Shores Ltd. được đăng ký thành lập ngày 22/11/2004; địa chỉ: 1440 142Nd Ave,, San Leandro Ca 94578; Cty mẹ là Silver Shores Ltd., tại địa chỉ Unit D, 12/F., Seabright Plaza, 9-23 Shell Street, North Point, Hong Kong, China 94578.
Theo trang AMFIBI thì Cty Silver Shores Ltd. ở California có doanh thu hàng năm từ 725.000 – 750.000USD, với số nhân sự dao động từ 1–4 người.
Trang Buzzfile cho biết nhân sự của Silver Shores Ltd. gồm… 2 người.
Như vậy, có thể khẳng định Silver Shores Ltd. ở California (Hoa Kỳ) là một Cty ma của Trung Quốc, không điện thoại, không email, không website, và đã biến mất sau khi hoàn thành “sứ mạng” của mình.
Việc các ông chủ Tàu cố che dấu lai lịch Trung Quốc của Silver Shores rõ ràng là để dễ bề nhắm đến những vị trí nhạy cảm về an ninh - quốc phòng ở Đà Nẵng nhiều năm qua.
Chưa hết, mặc dù từng thành lập chi nhánh ở Mỹ và là chủ đầu tư của những dự án hàng trăm triệu USD ở Việt Nam, song Cty Silver Shores Ltd. ở Hồng Kông lại không có website riêng cũng như bất cứ thông tin gì trên mạng. Thông tin duy nhất mà chúng tôi tìm thấy liên quan đến cái tên Silver Shores tại Hồng Kông nằm ở trang Hong Kong Company List và trang Hong Kong Company Directory; nhưng đây lại là Silver Shores International Limited., chứ không phải Silver Shores Ltd., và thời điểm đăng ký thành lập là ngày… 26/9/2013. Thông tin đó được hai trang mạng trên lấy từ chuyên trangIntegrated Companies Registry Information System (Hệ thống Thông tin Đăng ký Doanh nghiệp Hợp nhất) nằm trong website của Companies Registry (Cơ quan Đăng ký Doanh nghiệp) thuộc Đặc khu Hành Chính Hồng Kông:
Ảnh chụp thông tin về Cty “Silver Shores International Limited” trên website của Cơ quan Đăng ký Doanh nghiệp Hồng Kông
Như vậy, Silver Shores Ltd. ở Hồng Kông (Trung Quốc), Cty mẹ của Silver Shores Ltd. ở California (Hoa Kỳ), cũng là Cty ma nốt. Đằng sau chúng rõ ràng là những bàn tay đạo diễn mờ ám.
Điều tra nguồn gốc một Cty không phải là điều gì đó quá khó khăn, nhất là với một bộ máy quản lý nhà nước khổng lồ, một lực lượng “an ninh nhân dân” hùng hậu mà năng lực điều tra thuộc loại “hàng đầu thế giới” như ở Việt Nam. Vậy nên việc nhà chức trách Việt Nam dễ dàng để lọt lưới một Cty ma, và dĩ nhiên chưa bao giờ hoạt động trong những ngành đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và năng lực quản lý như khách sạn/khu nghỉ dưỡng cao cấp và đặc biệt sòng bài, là điều hết sức khó hiểu.
Câu hỏi đặt ra ở đây là: Ai là đã “rước” một Cty Trung Quốc trá hình và mờ ám vào cắm chốt những vị trí hiểm yếu ở Đà Nẵng?[i] Quan trọng hơn, hiểm hoạ mang tên “Silver Shores” kia cần phải được ngăn chặn và loại trừ như thế nào?
* Ghi chú:
[i] Silver Shores nhận được sự ưu ái đặc biệt không chỉ của chính phủ mà cả lãnh đạo Tp Đà Nẵng.
Dự án này được giao đất sử dụng trong vòng 70 năm, vượt quá 20 năm so với quy định của Luật Đất đai 2003.
Ngày 14/4/2014, trong buổi làm việc với Đảng bộ, chính quyền Tp Đà Nẵng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo các cơ quan liên quan xem xét để Đà Nẵng mở rộng thêm bàn chia bài ở khu du lịch quốc tế Silver Shores. 
Tháng 9/2012, trong một buổi làm việc với Cty Silver Shores, ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã “đề nghị UBND Tp Đà Nẵng tổ chức một cuộc họp liên ngành thuế, tài chính và UBND Thành phố, nhằm tìm ra hướng giải quyết tốt nhất” cho khoản nợ thuế lên tới 28 tỷ VNĐ của Silver Shores. Người đứng đầu Tp Đà Nẵng thậm chí còn phát biểu: “Các ngân hàng cứ yên tâm cho Silver Shores vay tiền để họ triển khai thật tốt giai đoạn II. Khi Dự án hoàn thành thêm 1.000 phòng, kết hợp với khu vui chơi có thưởng, khách du lịch sẽ ào ào kéo đến chơi, nghỉ dưỡng…thì sợ gì thiếu tiền để trả.”
Khách sạn/khu nghỉ dưỡng cao cấp và đặc biệt sòng bài là những ngành kinh doanh có tính đặc thù rất cao. Vì vậy, đằng sau các dự án đầu tư trong các lĩnh vực này thường là những thương hiệu lớn với bề dày kinh nghiệm lâu năm thì mới có thể tồn tại được trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.
Xem ra, giống như dự án Formosa Hà Tĩnh, một doanh nghiệp Trung Quốc chưa từng sản xuất thép lại được giao một phần lãnh thổ bằng 1,2 lần diện tích Macao ở vị trí cực kỳ xung yếu trong 70 năm để… sản xuất thép, “vũ khí cạnh tranh” quan trọng nhất của Silver Shores ở Việt Nam cũng chính là những quan chức hoặc đã bán linh hồn cho quỷ, hoặc đã mờ mắt vì tiền.

No comments: