NGUYỄN HOÀNG YẾN * NĂM NGỌ NÓI CHUYỆN NGỰA
Nguyễn Hoàng Yến
Năm Ngọ Nói Chuyện Ngựa.
ăn chương Đông Tây Kim Cổ nói chuyện
về ngựa cũng đã nhiều. Trong ký ức tuổi thơ của tôi hình ảnh con ngựa,
chiếc xe ngựa vùng nhà quê dù cũ kỹ nhưng thật gần gũi và đậm nét nghĩa
tình.
Từ
Tân Niên Tây đi Gò Công hay về thăm quê Ngoại tôi ở Rạch Già - Tân
Phước. Chúng tôi đều dùng xe ngựa. Tiếng nhạc lọc cọc, leng keng vang
lên theo cách ngựa chạy nghe thật vui tai. Người ta thường tính theo
đường dài để biết sức ngựa: " Trường đồ tri mã lực, sự cữu kiến nhân
tâm."
" Đường dài mới biết ngựa hay,
Ở lâu mới biết con người có nhân".
Từ
thời trước sức ngựa đã được dùng để tính cho các loại xe, loại máy như
trong truyện của Nguyễn Vỹ có nhắc đến chiếc xe " Deux Cheveaux con
cóc". Chắc không nói là xe song mã.
Ngựa thường dùng để cưỡi, để kéo xe thồ, để đua, để chiến đấu. ..
Đâu
còn hình ảnh nào hay hơn hình ảnh các chiến sĩ xông pha vào trận tuyến
một cách rất can trường trên lưng tuấn mã. Lúc gấp rút cần phải phi nước
đại cho kịp thời điểm tấn công kẻ thù.Vì vậy, thời gian trôi qua mau
người ta ví như" bóng câu qua cửa sổ". Hoặc để răn đời phải cẩn thận
trong lời nói , sách xưa có câu" nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy. (
Một lời đã nói , bốn ngựa khó theo.) Ngựa cũng được làm " đồng hồ" - Thí
dụ mười hai giờ giữa trưa gọi là chính ngọ.
Chúng
ta biết rằng : Cuộc chiến nào cũng có thắng, có bại. Nếu chẳng may ngã
ngựa tử thương thì chí trai thôi vẫy vùng ngang dọc mà chiến trường da
ngựa bọc thây. ( Có thể lúc đó chưa dùng quan tài?). Như Chinh phụ ngâm
khúc đã chép:
"Chí làm trai dặm nghìn da ngựa..."
Trong
cách làm việc , con người phải siêng năng cần mẫn trong công việc mình.
Không được làm "cà lơ thất thơ " như người " cưỡi ngựa xem hoa". Nói
nôm na là làm kiểu tài tử chứ không phải là chuyên nghiệp. Có khi để
nhắn nhủ những người lười, làm việc qua loa cho có lệ hay quá ư nhàn nhã
trong cuộc sống.
Hồi nhỏ, bà
Ngoại tôi dạy cho tôi cách phân biệt màu các con vật như: chó, mèo,
trâu, bò, ngựa để lâu lâu kêu lại đố.Rất vui! Mà đố có thưởng bánh kẹo.
Trong tôi, tiếng Việt thật là lạ và dễ thương biết chừng nào. Bà tôi đố:
- Con mèo đen gọi là mèo gì?
-Mèo mun.
- Giỏi.
- Con chó đen gọi là chó gì?
- Chó mun.
- Sai! Chó mực. Nhớ chưa?
- Gà đen gọi là gà gì?
- Gà mực.
- Không phải! Gà ô.
- Con heo đen gọi là heo gì? -
- Heo mọi.
- Giỏi. Con ngựa đen gọi là ngựa gì?
- Ngựa mọi.
- Không phải. Gọi là ngựa ô.
Thưởng
bánh kẹo cho mấy câu trả lời đúng.Bà tôi liền dạy tôi hát bài ..." khớp
con ngựa ngựa ộ..Ngựa ô anh khớp...Anh khớp cái kiệu vang( vàng) ...vai
mang khớp bạc... lục lạc đồng đen... búp sen lá dặm...
....Là đưa í a đưa nàng... anh đưa nàng...Anh đưa nàng.... về dinh. "
Giọng
hát của bà già tuổi đã sáu mươi mà chưa hạ hơi làm tôi nghe mê tít. Nhớ
luôn từ thuở lên mười. Thì ra, các thiếu nữ thời xưa đâu có lên xe hoa.
Mà lên kiệu hoa hay bước xuống thuyền hoa để về nhà chồng. Nghĩ cũng
thú vị thật.
Để nói đến phường vô
lại ác tâm người ta dùng " đầu trâu mặt ngựa". Những người xấu thường
tìm đến nhau, nhập bọn để làm điều ác. Đúng là" Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã
" vậy!
Đối với những người trẻ
người non dạ mà bản tính lại hung hăng được ví như "ngựa non háu đá".
Còn với một người tính khí bất thường , không biết nghe theo lời khuyên
đúng đắn cũng giống như hình ảnh "con ngựa bất kham". Người cứ phạm hết
sai lầm nầy đến sai lầm khác, nhiều lần lập lại những lỗi lầm sẽ bị xem
là " ngựa quen đường cũ".
Khi tức giận đến độ nguyền rủa nhau người ta thường cho đối phương là thứ chỉ đáng để cho " voi giày ngựa xé".
"
Ngựa xé: là nhục hình dành cho tội nhân tại La Mã một thời. Nói lên
tính nghiêm khắc của pháp luật. Về sau, người đời còn có hình phạt tàn
khốc hơn " tứ mã phân thây": Người ta cột tay chân tử tội vào bốn con
ngựa, rồi thúc cho bốn ngựa chạy về bốn hướng . Tử tội bị xé xác thành
bốn mảnh. Cái chết đến nhanh và khủng khiếp là như vậy.
Khi
con người càng văn minh, việc xét tội, luận tội, kết tội cũng theo
trình tự rõ ràng hơn. Việc đầu tiên là người phạm tội phải đứng trước
vành móng ngựa. Để khai tội rồi nhận tội và sẽ đền tội ở mức án nào đó.
Vành móng ngựa là một cái khung được tạo dáng giống như hình cái móng
ngựa. Sau này được hiểu nôm na là ra toà, đi hầu toà...
Trong cách đối nhân xử thế nếu chịu ơn ai chưa trả nổi người ta ước mong" Làm thân trâu ngựa đền bồi kiếp mai( sau).
Khi nói về một người một mình đối đầu với mọi khó khăn người ta hay dùng hình ảnh một người" đơn thương( thân) độc mã".
Chỉ
về một người đang ở trong tâm trạng chán chường hay ê chề thất vọng thì
nói : " Coi kìa! Làm gì mà cái mặt chảy dài như mặt ngựa".
Ngoài
mặt thì vậy, nói đến tấm lòng quá ngay thật của một người thì được coi
là" thẳng như ruột ngựa". Còn về những người có tài : sự sai phạm, lầm
lỗi của họ dễ dàng được bỏ qua với lời biện luận: Thôi cứ cho qua chuyện
này đi. "Ngựa hay lắm tật" mà.
Đoàn
kết là cách sống tốt đẹp trong mọi lúc, ở mọi nơi và mọi hoàn cảnh.
Được ví von trong hình ảnh: "Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ". Con
người cũng cần học hỏi điều nầy: Hãy quan tâm, cảm thông, sẵn sàng giúp
đỡ, yên ủi người khác.
Trong thơ Bà Quyện Thanh Quan có những câu mà tôi rất thích:
Lối xưa xe ngựa, hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài, bóng tịch dương,
..................................................
Nghìn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh đấy, người đây luống đọan trường.
Đó
có phải là tâm trạng của người xa quê hương trong một lần về thăm chốn
cũ? Tất cả đã đổi thay. Người xưa không thấy! Mãi mãi là hoài niệm xa
xôi!
Đặc biệt vào ngày khai
trương một cơ sở thương mại hay tiệc mừng nhà mới bao giờ gia chủ cũng
nhận được bức tranh " Mã đáo thành công" . Có khi giát vàng. Có khi là
tranh bút lửa, tranh sơn mài, hay tranh ghép gỗ. Những bức tranh như vậy
sẽ được treo lên tường:Ở chỗ trang trọng nhất mang theo kỳ vọng của chủ
nhân: Thành công trong việc làm! Để rồi khi mọi sự hanh thông, cuộc
sống giàu sang phú quí lúc nào cũng " lên xe xuống ngựa".
Thời
Tam Quốc có con ngựa quý mang sắc lông đỏ rất nổi tiếng gọi là ngựa
xích thố. Mỗi ngày đi nghìn dặm nên còn gọi là thiên lý câu, là chiến mã
giỏi do Tào Tháo đem tặng cho Quan Công. Quan Công đã cỡi con ngựa xích
thố nầy qua năm cửa ải , chém sáu tướng giặc. Ngoài Lữ Bố là chủ trước
và Quan Công ra, không ai dùng được con ngựa này. Nó rất trung thành.
Khi Quan Công chết, xích thố cũng buồn, ít lâu sau thì chết theo....
Con
ngựa có nghĩa vậy đó. Sao con người có lúc đối xử với nhau không tử tế?
Trong tình yêu trai gái các bậc làm cha mẹ thường dặn dò con gái của
mình:
" Chớ nghe quân tử ỉ òn,
Mà rồi có lúc ẳm con một mình."
Không hiểu sao con gái lại hay yếu lòng quá đỗi. Thành ra lâu lâu nghe có một anh chàng" quất ngựa truy phong". Thiệt là tệ!
Còn
nữa! Những người vợ có máu Hoạn Thư thường gọi tình địch( kẻ thứ ba) là
" Đồ... ngựa" hay là " ngựa bà".Quả là tội nghiệp cho con ngựa.(!)
Tương
truyền rằng vào đời Hùng Vương thứ sáu, giặc Ân từ phương Bắc xâm chiếm
nước ta. Vua sai người tìm những hiền tài ra giúp nước. Tại làng Phù
Đổng (còn gọi là làng Gióng) có cậu bé xin Vua ban cho cây roi và con
ngựa sắt. Chỉ một cái vươn vai cậu bé lớn lên như một người trai hùng.
Cưỡi ngựa sắt, cầm roi xông pha tiêu diệt giặc Ân.Rồi bay thẳng lên
trời.
Vua Hùng Vương nhớ ơn nên cho lập đền thờ và phong cho chàng làm Phù Đổng Thiên Vương.( còn gọi Thánh Gióng).
Lịch sử Việt Nam có chép:
Thời
vua Trần Nhân Tông quân dân cả nước đã hai lần chống quân Nguyên. Mà
theo sử gia Ngô Sĩ Liên : Vua Nhân Tông hai lần chiến thắng giặc ngoại
xâm. Sau khi thắng trận Bạch Đằng Giang Thượng Hoàng Trần Thánh Tông và
Vua Trần Nhân Tông cùng triều thần đến hành lễ tại lăng mộ Trần Thái
Tông, thấy chân các ngựa đá trước lăng lấm bùn nhà vua đã đọc hai câu
thơ:
Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã,
Sơn hà thiên cổ điện kim âu.
Dịch là:
Xã tắc hai phen bon ngựa đá,
Non sông ngàn thuở vững âu vàng.
Có quá nhiều câu chuyện về ngựa nói làm sao cho hết đây.
Cha
tôi rất sành uống trà. Người có bộ tách trà bé xíu. Gồm bình trà rất
nhỏ. Hai cái tách cũng nhỏ. Ông thường uống trà với ông bạn già đầu phố.
Ông bảo thời giờ đối ẩm thật là tuyệt trong đời sống ông.
Người
có kể tôi nghe về loại trà thượng hảo hạng: Trảm mã trà. Ông bảo: Dù
chỉ là nghe nói thôi chứ chưa hề được uống. Tưởng tượng đủ ngon.Bởi loại
trà nầy chắc chỉ để dành cho các bậc đế vương. Phương cách chế biến quả
là quá công phu và nghệ thuật. Rồi ông cười, nói tiếp:
-
Này nhé , cho ngựa nhịn đói. Dắt ngựa đi chậm. Đi vào rừng trà bát ngát
một màu xanh. Cho ngựa tha hồ ăn những búp trà non. Chém đầu ( trảm )
ngựa để moi bao tử lấy trà. Sao (sấy) cho thơm... Công phu thật.
Ở
đây trà đàm không có, trà đạo cũng không. Thường là độc ẩm. Về sau này,
cha tôi thường ngồi lặng lẽ uống trà một mình. Tách trà nhỏ quá. Những
giọt trà đậm đặc như cô đọng nỗi buồn mênh mang của ông trên đất Mỹ.
Nguyễn Hoàng Yến
Monday, February 3, 2014
ANH VŨ * CHỢ TẾT GIÁP NGỌ
Thứ Tư, ngày 29 tháng 1 năm 2014
Chợ Tết Giáp Ngọ
Đi chợ Tết, đối với tôi bao giờ cũng là một điều thú vị. Không phải vì
tôi thích mua sắm - thực ra là ngược lại - mà vì chợ Tết bao giờ cũng
cho tôi biết thêm được rất nhiều điều về cuộc sống xung quanh mình. Như
mẹ tôi đã từng nói khi bà còn sống: "Người dân giàu hay nghèo, kinh tế
của cả nước cả năm có khấm khá hay không, cứ xem chợ Tết thì biết".
Điều mẹ tôi nói, năm nay đã được chứng thực: Chợ Tết Giáp Ngọ 2014 năm nay thật buồn. Không chỉ vẻ buồn buồn, nghèo nghèo, quạnh quẽ của một vùng ven không mấy khá giả ở chợ Cây Quéo nơi gần nhà tôi (mà một năm nào đó tôi đã chụp hình và đưa lên blog này), mà ngay cả chợ Bà Chiểu, ngôi chợ lớn nhất của khu vực này (trước năm 75 được xem là thủ phủ của Tỉnh Gia Định) cũng không thấy có gì khấm khá. Ở khu chợ lúc nào cũng đông này, ngày 28 Tết mà lượng khách cũng chẳng đông hơn ngày thường là mấy; hàng hóa thì ngoại trừ trái cây, hoa và mứt, mọi thứ cũng thấy như ngày thường. Giá cả cũng hợp lý, không có hiện tượng tăng nhiều, trừ đồ ăn (vì điều này đã trở thành truyền thống).
Tết Giáp Ngọ năm nay là một cái tết buồn buồn ....
Đăng lên đây vài tấm hình để lưu lại hình ảnh của thời tôi đang sống.Điều mẹ tôi nói, năm nay đã được chứng thực: Chợ Tết Giáp Ngọ 2014 năm nay thật buồn. Không chỉ vẻ buồn buồn, nghèo nghèo, quạnh quẽ của một vùng ven không mấy khá giả ở chợ Cây Quéo nơi gần nhà tôi (mà một năm nào đó tôi đã chụp hình và đưa lên blog này), mà ngay cả chợ Bà Chiểu, ngôi chợ lớn nhất của khu vực này (trước năm 75 được xem là thủ phủ của Tỉnh Gia Định) cũng không thấy có gì khấm khá. Ở khu chợ lúc nào cũng đông này, ngày 28 Tết mà lượng khách cũng chẳng đông hơn ngày thường là mấy; hàng hóa thì ngoại trừ trái cây, hoa và mứt, mọi thứ cũng thấy như ngày thường. Giá cả cũng hợp lý, không có hiện tượng tăng nhiều, trừ đồ ăn (vì điều này đã trở thành truyền thống).
Tết Giáp Ngọ năm nay là một cái tết buồn buồn ....
http://bloganhvu.blogspot.ca/2014/01/cho-tet-giap-ngo.html
TRẦN TRUNG ĐẠO * LÊ HIẾU ĐẰNG
Qua cái chết của ông Lê Hiếu Đằng, nghĩ về chọn lựa của hôm nay
Trần Trung Đạo (Danlambao) -
Một người nữa vừa ra đi, ông Lê Hiếu Đằng. Trong tinh thần Phật Giáo
những lời cầu nguyện “Siêu thăng Tịnh Độ” hay “Vãng sanh Cực Lạc” chẳng
qua để an ủi người sống chứ không mảy may hiệu lực nào đối với người đã
qua đời. Mỗi người trong cuộc đời này đang tự tìm nơi chôn cất mình và
tự đào mộ cho chính mình. Chết về đâu và mộ như thế nào là do duyên
nghiệp và tu tập của mỗi người quyết định, chẳng lời cầu nguyện nào làm
thay đổi được.
Ông qua đời sau khi ông chính thức ra khỏi đảng được hơn 40 ngày sau hơn 40 năm là đảng viên đảng CSVN. Lý do như ông viết “Đảng
Cộng sản Việt Nam bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải
phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của
những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước,
dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân”. Lời tuyên bố của ông Lê Hiếu Đằng mới được ông Hồ Ngọc Nhuận giải thích thêm “Sau
này đảng mà ảnh đã vô đã phản bội lại lý tưởng của ảnh,
của chính đảng đó và lợi ích của dân tộc thì từ mấy chục
năm nay ảnh thấy chuyện gì phản lại dân tộc, nhân dân thì ảnh
luôn phản đối.”
Cả ông Lê Hiếu Đằng lẫn ông Hồ Ngọc Nhuận đều trách oan cho đảng. đảng
CS chưa bao giờ nói họ là đảng được lập ra để “đấu tranh giải phóng dân
tộc” hay đấu tranh vì “lợi ích của dân tộc” cả.
Điều lệ đảng 1935: "Đảng Cộng sản Đông Dương, đội tiền phong duy nhất
của vô sản giai cấp, tranh đấu để thu phục đa số quần chúng vô sản,
lãnh đạo nông dân lao động và tất thảy quần chúng lao động khác, chỉ huy
họ làm cách mạng phản đế và điền địa (mưu cho Đông Dương được hoàn toàn
độc lập, dân cày được ruộng đất, các dân tộc thiểu số được giải phóng),
lập chính quyền Xô viết công nông binh, đặng dự bị điều kiện tranh đấu
thực hiện vô sản chuyên chính, kiến thiết xã hội chủ nghĩa là thời kỳ
đầu của cộng sản chủ nghĩa theo chương trình của Quốc tế Cộng sản".
Gần 60 năm sau, cương lĩnh đảng 1991, lần nữa khẳng định “Đảng Cộng
sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền
tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của
dân tộc và của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan và thực tiễn của
đất nước để đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn,
phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân. Mục đích của đảng là xây
dựng nước Việt Nam dân chủ, giàu mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa và
cuối cùng là thực hiện lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.”
Nói chung, đảng CSVN từ khi thành lập vào năm 1930 cho đến nay, tuy khác
nhau về chiến lược của mỗi thời kỳ và hoạt động dưới nhiều tên gọi
(Đảng Cộng sản Đông Dương, Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương,
đảng Lao động Việt Nam, đảng Nhân dân Cách mạng ở miền Nam, đảng Cộng
sản Việt Nam) nhưng hoàn toàn nhất quán về tư tưởng và mục đích cuối
cùng là nhuộm đỏ Việt Nam. Tất cả các đảng CS trong phong trào CS thế
giới trước đây cũng như năm nước Việt Nam, Trung Cộng, Bắc Hàn, Cu Ba,
Lào còn lại có thể khác nhau ít nhiều về phương pháp thực hiện nhưng đều
giống nhau trong mục đích theo đuổi.
Là một người đã từng dạy triết học Mác Lê ở trường đảng như ông Lê Hiếu
Đằng hay từng là Giám đốc chính trị của báo Tin Sáng như ông Hồ Ngọc
Nhuận, cũng như tất cả các ông bà lớn lên, học hành ở miền Nam, đã tranh
đấu chống chế độ VNCH dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN đều biết mục
đích cuối cùng của đảng CS không phải là giải phóng dân tộc Việt Nam và
đảng CSVN cũng chưa bao giờ đồng hành với dân tộc. Hôm nay, khi gần hết
nhân loại sống trong tự do dân chủ, mảnh đất đau thương hình chữ S này
vẫn còn là một nhà tù của đảng CSVN và số phận 90 triệu người Việt Nam
khốn khổ này vẫn còn là nô lệ của đảng CS.
Ông Lê Hiếu Đằng cần đến 40 năm để từ bỏ đảng CS mặc dù ông đã trải qua
bao nhiêu đêm thao thức, dằn vặt khi mỗi ngày phải chứng kiến cảnh “Dân
chúng đói kém rên xiết. Các đợt cải tạo tư sản X1, X2 đã làm tan nát
biết bao gia đình, làm dòng người vượt biên ngày càng nhiều và biết bao
gia đình phải chết tức tưởi trên biển” như ông đã ghi lại trong Suy nghĩ
trong những ngày nằm bịnh…
Tại sao? Bởi vì một nỗi sợ luôn ám ảnh lấy ông.
Sợ CS trả thù? Có nhưng không phải là nỗi sợ lớn nhất, nỗi sợ lớn nhất là sợ chính ông.
Ông Lê Hiếu Đằng không đủ sức mạnh để tự chặt lấy cánh tay lầm lỗi của
mình. Ông không đủ can đảm để kết án mình về những hành động sai lầm
trong quá khứ. Ông không đủ tự trọng để gạch bỏ đi 40 năm đảng viên CS
trong số 70 năm của cuộc đời mình. Ông Lê Hiếu Đằng chỉ hết sợ khi ngộ
ra một điều rằng mình không còn sống lâu hơn nữa. Bốn mươi năm hay bảy
mươi năm rồi cũng không khác gì nhau khi những cấu tạo hữu cơ làm nên
con người ông đang dần dần tan rã. Có và không. Sinh và diệt.
Thế mới biết, con người ai cũng chết nhưng không phải ai cũng sống như
biết mình sẽ chết cho đến khi sắp hắt lên hơi thở cuối cùng.
Đêm nằm trong giường bịnh hẳn là đêm trăn trở nhất trong đời ông và cũng là lúc ông thừa nhận “Vấn
đề là trước đây chúng ta chưa có đủ điều kiện, dữ liệu để nhận thức một
số vấn đề sống còn của đất nước, nhưng hiện nay tình hình trong nước và
trên thế giới đã thay đổi, vì vậy chúng ta phải nhận thức lại một số
vấn đề trước đây. Nhận thức lại và dấn thân hành động cho cuộc chiến đấu
mới.” và “Thật sự là Miền Nam đã giải phóng Miền Bắc trên tất cả các lĩnh vực nhất là kinh tế, văn hóa, tư tưởng...”. Ông Lê Hiếu Đằng hiểu những điều đó từ lâu nhưng chỉ viết ra khi biết mình sắp chết.
Ông ra đi “thanh thản” như một số bài viết nhắc tới không phải vì ông
trả hết nợ, nhẹ hết trách nhiệm nhưng bởi vì ông hết sợ và không còn là
đảng viên đảng CSVN. Ông Lê Hiếu Đằng, những bài viết cuối đời của ông,
hành động từ bỏ đảng của ông là một bài học, một nhắc nhở cho những đảng
viên CS còn sống.
Tám năm trước đó, nhà văn Nguyễn Khải cũng thế. Đêm 27 tháng 5, 2006
cũng là đêm trăn trở nhất của nhà văn sau khi chấm hết tùy bút chính trị
Đi tìm cái tôi đã mất bằng câu “Vì tiềm lực tinh thần của mọi
cá nhân được vun xới, được phát triển trong tự do là nền tảng vững chắc
nhất của mọi thiết chế chính trị. Vì còn nó ta có thể vững tin sẽ vượt
qua mọi sóng gió bất thần của thời thế để mãi mãi tiến về phía trước”.
Cuối cùng, nhà văn đã “vượt qua”. Khi mất tất cả cũng là khi nhà văn
tìm lại được cái tôi chân thật và cao quý của con người mình.
Trong những bài viết trước đây, tôi nhiều lần trách cứ các anh chị về các hành động trong quá khứ, cụ thể như trong bài Những người đi tìm tổ quốc: “Trước
1975, các anh chị có quyền biểu tình, có quyền chống độc tài, chống
tham nhũng, chống độc diễn nhưng khi bỏ đi sang hàng ngũ của những người
ném lựu đạn vào quán ăn, pháo kích vào trường học, đặt mìn trên quốc
lộ, các anh chị đã phản bội quyền sống trong hòa bình của nhân dân miền
Nam. Giống như những đứa con lớn lên trong một gia đình nghèo, có bà mẹ
bịnh tật, có người cha say rượu hay đánh đập con cái và còn một bầy em
nhỏ dại. Thay vì khuyên răn người cha, săn sóc người mẹ, che chở cho đám
em khờ, các anh chị lại bỏ đi, và chẳng những đã bỏ đi mà còn dắt kẻ
gian về đốt phá nhà mình”.
Các anh chị yêu nước, nhưng tình yêu nước chỉ là tình cảm còn yêu đúng
hay sai, lý tưởng hay nông nổi thì lại khác. Những điều đó thuộc vê lý
trí và nhận thức. Tình yêu nước trong nhiều trường hợp là con dao hai
lưỡi, được dùng để cứu non sông nhưng cũng dễ dàng tự đâm vào da thịt
của chính mình. Các anh chị không thể tiếp tục tự bào chữa rằng theo CS
chỉ vì lòng yêu nước và yêu nước thì không có tội. Thống chế Pháp
Philippe Pétain, anh hùng dân tộc Pháp trong thế chiến thứ nhất, cũng
từng biện hộ rằng việc hợp tác với Hitler của ông ta phát xuất từ lòng
yêu nước đó sao. Sau thế chiến thứ hai, Philippe Pétain bị kết án tử
hình, sau đó được giảm xuống chung thân và cuối cùng chết trong tù.
Trong những năm gần đây sinh hoạt của ông Lê Hiếu Đằng gắn liền với
phong trào chống Trung Cộng bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo
Hoàng Trường Sa nhưng chắc hẳn ông cũng biết đảng CSVN đối với Trung
Cộng chỉ là một chư hầu. So sánh thái độ và phản ứng giữa Việt Nam và
Philippines đối với sự ngang ngược của Trung Cộng trên biển Đông sẽ biết
ngay. Hôm 16 tháng 1, 2014 vừa qua, Bộ trưởng Hải Quân Philippines
Voltaire Gazmin tuyên bố cứng rắn nếu cần chính phủ Phi sẽ dùng hải quân
để bảo vệ tàu đánh Phi.
Việt Nam thì sao?
Các phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CSVN từ mấy chục năm vẫn niệm mỗi một câu thần chú “Việt
Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ
quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.
Mà dù muốn nói khác đi, lãnh đạo CSVN cũng không thể nói gì khi cái vòng
kim cô Trung Cộng vẫn còn dính trên đầu. Việt Nam gần như không chuẩn
bị dù đang đối diện với hiểm họa diệt vong hậu quả của một cuộc chiến
tranh phát sinh từ vùng Thái Bình Dương. Nếu chiến tranh là tai họa
không tránh khỏi, Việt Nam vì lý do địa lý chiến lược, sẽ trở thành mục
tiêu sớm nhất của Trung Cộng như số phận Áo, Tiệp trong nanh vuốt Hitler
trước thế chiến thứ hai.
Cách đây vài hôm, Sam Rainsy một chính trị gia Miên nhưng rất hãnh diện
mình thuộc gốc Hán, tuyên bố “Trung Quốc là tương lai” và y cũng đã từng
kêu gọi quốc hội Cambode ủng hộ chính sách của Trung Cộng đối với Hoàng
Trường Sa: “Để bày tỏ lòng biết ơn đối với Cộng Hòa Nhân Dân Trung
Hoa đã ủng hộ Cambodia nhiều chục năm, Cambodia phải hoàn toàn ủng hộ
Trung Quốc qua chính sách Một Trung Hoa và bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ của quốc gia này”.
Chưa bao giờ Việt Nam, một dân tộc nhỏ lại phải đương đầu với nhiều khó
khăn quá lớn, bên trong bị cai trị bởi một đảng độc tài hèn với giặc ác
với dân và bên ngoài nhìn đâu cũng toàn là kẻ thù đang rình rập như thế.
Những khó khăn đó đã đặt ra tất cả những ai còn quan tâm đến tiền đồ
đất nước một chọn lưa trước khi không còn cơ hội. Và chọn lựa của hôm
nay là chọn lựa dứt khoát con đường tự do dân chủ.
Không có con đường nào khác.
Sau thế chiến thứ hai chỉ có 30% nhân loại sống dưới chế độ dân chủ
trong đó đa số là các quốc gia tư bản châu Âu, hiện nay trên 80% các
quốc gia trên thế giới đang sống trong chế độ dân chủ tuy mức độ còn
nhiều ít khác nhau. Dân chủ là một khải hoàn ca đang được thổi lên từ
chiếc tù và của anh chăn cừu trên thảo nguyên Mông Cổ cho đến mũi khoan
đang ghim vào lòng đất của người thợ mỏ Nam Phi. Như có lần tôi đã viết,
chỉ có một Việt Nam văn minh dân chủ với một nền kinh tế cường thịnh,
một hệ thống khoa học kỹ thuật hiện đại mới có thể ngăn chận không những
Trung Cộng mà bất cứ một thế lực xâm lăng nào muốn thách thức đến chủ
quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.
Trước 1975, người dân ở miền Bắc sống trong căn nhà không cửa sổ và
trước mặt nhà chỉ có một con đường là đường ra mặt trận. Họ không có đủ
thông tin để thấy được sự khác nhau giữa đảng và dân tộc, không nhận
thức được sự mâu thuẫn đối kháng giữa mục đích của đảng CS và khát vọng
độc lập tự do đích thực của dân tộc Việt Nam.
Từ đầu thập niên 1990 và nhất là sau khi hệ thống CS châu Âu sụp đổ,
đảng CSVN đã phải tự diễn biến (đổi mới) liên tục để tồn tại, cánh cửa
sổ được mở ra, ánh sáng văn minh qua đó được chiếu vào và dù không muốn
đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để những ai quan tâm đến tương lai
Việt Nam thể hiện quan điểm chính trị bằng tiếng nói và bằng hành động
cụ thể.
Không ai cho rằng con đường dân chủ hóa Việt Nam là con đường tráng nhựa
mà sẽ có nhiều gai góc, ổ gà, hầm hố nhưng đó là con đường mà thế hệ
Việt Nam hôm nay phải dấn bước lên đi. Không đi sẽ không bao giờ đến
đích. Tổ tiên chúng ta đã vượt qua được những khó khăn trong thời đại họ
và chúng ta hôm nay sẽ vượt qua được những khó khăn trong thời đại
chúng ta. Đây là thời điểm ngọn nến yêu nước chân chính phải được thắp
sáng trong lòng mỗi người Việt Nam trong và ngoài nước.
Chúng ta có thể mang trên lưng những vết thương đau nhức khác nhau,
những suy tư trăn trở riêng tư khác nhau nhưng chỉ có một đất nước để
cùng lo gánh vác. Hãy sống vì tương lai của con cháu. Hãy xé thẻ đảng để
đứng về phía đồng bào. Hãy chấm dứt những màn van xin và thỉnh nguyện.
Hãy từ chối bổng lộc của đảng và can đảm nói lên tiếng nói của khát vọng
từ trái tim mình. Hãy sống như sẽ chết sáng mai. Đừng đợi khi quá gần
với cái chết mới nói như các ông Nguyễn Khải, Lê Hiếu Đằng. Đành rằng
yêu nước chẳng bao giờ quá trễ nhưng sớm vẫn tốt hơn.
KÔNG KÔNG * TÍN HIỆU MÙA XUÂN
Một tín hiệu mùa Xuân dân tộc đã đến
Kông Kông (Danlambao) -
Ông Lê Hiếu Đằng đã về cõi. Tro cốt ông đã được rải xuống sông Sài Gòn
để trôi về biển, trôi trở lại cội nguồn, vì ta từ không mà đến rồi từ
có trở về không!
Lúc sinh thời, ông Lê Hiếu Đằng đã đem hết nhiệt huyết tuổi thanh niên
để thực hiện hoài bão đóng góp công sức, xây dựng đất nước theo mong ước
của ông. Một người có trách nhiệm với xã hội như thế thật đáng quý!
Chỉ tiếc là ông bắt đầu thực hiện hoài bão đó với mù quáng, tin tưởng
hoàn toàn vào những lời hoa mỹ mà không suy xét hay tìm cách trải nghiệm
trước khi hành động! Như một người thích mua sắm tin vào quảng cáo,
rồi cứ thế nhắm mắt dốc tiền túi ra mua! Thực tế đã cho biết mục đích
của quảng cáo là họ tìm mọi cách moi túi tiền của khách để thu lợi
nhuận!
Ông Lê Hiếu Đằng không chỉ mất tiền túi mà mất cả cuộc đời để CSVN lợi dụng!
Ông chống đối chế độ VNCH vì ông được trưởng dưỡng trong đó nên thấy
nhiều khuyết điểm và không nghĩ rằng vì thể chế đó còn non trẻ, còn cần
thời gian và người góp sức xây dựng để được tốt đẹp hơn. Ông đã không
góp phần xây dựng nó mà quyết tâm trừ diệt! Như một đứa con bướng bỉnh
trong gia đình, không biết cảm thông với cha mẹ anh chị em đang khốn khó
mọi mặt, lại nổi lửa đốt nhà! Ông mộng du một thiên đường khác, thiên
đường của cô bé đội thúng trứng trên đầu mà mơ từ thúng trứng sẽ có một
đàn gà, rồi sẽ bán đàn gà mua con bò sữa… tương lai đẹp quá, bay bổng
quá và cứ như thế… sẽ giàu to! Mừng quá cô nhảy cẫng lên và… té nhào!
Ông Lê Hiếu Đằng cũng thế nên cuộc đời ông trở thành bi kịch!
Những đồng chí thời trai trẻ của ông cũng thế! Bây giờ sức đã tàn, lực
đã tận mới dám nói ra sự thật! Nếu vừa sau năm 1975, khi Mặt trận Giải
phóng miền Nam biết mình bị lường gạt, mà dám bạch hóa sự thật ra công
luận thì đôi khi lịch sử sẽ có con đường đi đặc biệt của nó! Nhưng tiếc
thay, với chế độ son trẻ VNCH, lúc đó lại đang gánh chịu chiến tranh
tàn khốc, những người như ông và bạn hữu ông đã không kiên nhẫn được
trong khi thời bình mà chế độ CSVN lại bán đứng đất đai biển đảo, đày ải
cả dân tộc thì kiên nhẫn có thừa, chờ những… 39 năm… cho đến lúc thấy
vô vọng, mới dám công khai phản đối!
Bi kịch đó của cá nhân ông Lê Hiếu Đằng không còn gì đáng nói nữa nhưng
bi kịch cả đất nước và dân tộc vẫn đang là vấn đề nhức nhối. Ông Lê
Hiếu Đằng cùng một số đồng chí cũ và lớp người mới hiện đang tập họp
liệu có dám hết mình như thanh niên Lê Hiếu Đằng ngày trước? Ngày đó vì
thiếu thông tin nên bị sai lầm nhưng hôm nay, những người biết sử dụng
internet, thì không ai không biết sự thật cho dù CSVN có ra sức khống
chế thông tin! Không phải chỉ cần 900 dư luận viên mà có là 9.000,
90.000 hay 900.000 thì CSVN cũng không thể nào che dấu được sự thật,
không thể biến đen thành trắng như trong thời nội chiến 39 năm trước!
Nhờ thế, lực lượng đấu tranh đòi tự do dân chủ cho đất nước được nhiều
thành phần, nhiều thế hệ đang dấn thân. Từ các tôn giáo, cựu kháng
chiến, cựu đảng viên, đảng viên chưa ra mặt công khai chống đối, trí
thức thuộc thành phần thứ ba của miền Nam trước 1975, trí thức miền Bắc
thời bao cấp, giáo sư, luật sư, bác sĩ, nhà văn, nhà thơ, sinh viên, học
sinh, bloggers và đặc biệt là thành phần dân oan với công nhân bị bóc
lột! Chỉ hơn mười năm trước đây không mấy ai nghe được tiếng nói đối
lập với chế độ nhưng bây giờ thì không ai không nghe không biết! Như
vậy thì từ sợ hãi, khép kín đã tiến đến minh bạch công khai và nhờ thế,
chế độ CSVN dù đã từng thẳng tay tiêu diệt người đối kháng trong bóng
tối trước kia, cũng phải chùn bước!
Chủ trương dùng bạo lực để mọi người khiếp hãi đã hết thời, hết công hiệu!
Và những người từ trước đến nay chỉ biết cần mẫn “thi hành theo lệnh
Trên” cũng biết được thân phận của chính họ và gia đình qua tấm gương
các chế độ cộng sản sụp đổ ở Đông Âu và cách mạng Hoa Lài Bắc Phi gần
đây, khi người dân không còn sợ hãi nữa!
Chính những yếu tố kết hợp tự nhiên nầy giúp lực lượng chống chế độ CSVN
đang phát triển nhanh, tốt và có căn bản vững chắc! Do đó có thể nói
mà không e ngại là lực lượng đối lập trong dân chúng đang lớn nhanh và
rất tiềm tàng. Mới đây nhất, hôm mồng Hai tết Giáp Ngọ, là vụ 2 mẫu tin
nhắn của Luật sư Lê Quốc Quân lọt được ra ngoài từ ngay trong nhà tù
khắc nghiệt! Đây không phải là hai mẫu tin nhắn bình thường về chuyện
riêng tư mà đúng là 2 lá thư [*] kiên định lập trường đấu tranh của tù
nhân Luật sư Lê Quốc Quân gửi gia đình và tổ quốc!
Câu hỏi được đặt ra là với động cơ nào mà một người nào đó dám liều lĩnh
chuyển 2 lá thư được viết vội trên 2 mẫu giấy vụn đó ra ngoài?
Một, có thể là một tù nhân nào đó được phóng thích trong dịp tết
Giáp Ngọ! Nếu đúng thế thì tù nhân nầy đã và đang âm thầm đấu tranh với
bạo quyền nên mới có can đảm hành động như vậy vì nếu đổ bể thì, thay
vì được tự do, người nầy chắc chắn phải bị tống giam trở lại với một bản
án mới, một bản án về chính trị! Mà án về chính trị đối với chế độ CSVN
luôn luôn là một bản án bỏ túi, bất cần luật pháp!
Hai, có thể là chính công an trại giam đã giúp chuyển 2 bức thư
đó ra ngoài! Vì không thể nói là tù nhân Lê Quốc Quân có đủ điều kiện
để “hối lộ” người công an nào đó (như các quan chức trong vụ án Dương
Chí Dũng bị đổ bể vừa rồi) làm chuyện nầy được vì nếu vỡ lỡ thì người
nầy chẳng những bị tù mà còn hệ lụy đến cả gia đình! Như vậy thì động
cơ hành động giúp chuyển 2 bức thư ra ngoài phải là một hành động chính
trị, một thái độ dứt khoát với chế độ độc tài toàn trị đang đi ngược lại
lợi ích của dân tộc!
Công an là con cưng của chế độ mà có hành động như vậy thì đã rõ ràng
chế độ đang bị mục ruỗng ngay từ trong lòng của chính nó và chính sự mục
ruỗng cốt lõi nầy đã đánh thức được lương tâm của một công an trại giam
VN! Và chắc chắn không phải chỉ có một công an có tâm trạng như thế!
Giống như sự sụp đổ của các nước cộng sản Đông Âu trước kia mà nhiều
phân tích gia đồng ý rằng chủ nghĩa cộng sản sụp đổ là do yếu tố nội tại
hơn là do tác động từ bên ngoài!
Một điều đáng lưu ý nữa là, trên lá thư được viết mặt sau của bao thuốc
lá, có ghi rõ 2 số điện thoại để liên lạc với thân nhân của luật sư Lê
Quốc Quân! Vì nếu là “người quen” giúp đỡ thì đương nhiên họ đã có địa
chỉ hoặc số điện thoại để trực tiếp liên lạc, đâu cần phải ghi thêm trên
đó? Cho nên người đem 2 lá thư ra ngoài có thể là xa lạ, không quen
biết với gia đình cũng như cá nhân luật sư Lê Quốc Quân, nhưng đã biết
được chính nghĩa và sự tranh đấu kiên cường của Luật sư nên tự nguyện
tiếp tay!
Sau hết là hành động can đảm của tù nhân Luật sư Lê Quốc Quân! Khi 2 lá
thư được phổ biến rộng rãi, như ông mong muốn, chính là lúc có thể ông
phải đương đầu với tình trạng bị tra tấn để công an truy đến cùng, quyết
tìm ra tông tích người có hành động “phản đảng”, dám mang thư ra ngoài!
Những người có liên quan đến 2 lá thư vừa được phổ biến đều biết là họ
phải đối diện với rất nhiều nguy hiểm thế nhưng tại sao họ vẫn làm, vì
động cơ nào?
Chắc chắn không có động cơ nào khác hơn là lòng yêu nước!
Đây là dấu hiệu tốt lành cho mùa Xuân năm Giáp Ngọ đang đến trên quê hương!
(Feb 2nd, 2014)
________________________________
Chú thích:
TIN VIỆT NAM & THẾ GIỚI
Cập nhật: 11:06 GMT - thứ hai, 3 tháng 2, 2014
Cựu lãnh sự Việt Nam tại
Geneva xin tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ trong lúc sắp diễn ra phiên
kiểm điểm nhân quyền định kỳ tại LHQ của Việt Nam, diễn ra ở Geneva.
Ông Đặng Xương Hùng, lãnh sự Việt Nam ở Geneva
từ 2008 đến 2012, đã lên kênh truyền hình địa phương Leman Bleu hôm Chủ
nhật, cho biết ông xin tị nạn tháng 10 năm ngoái.“Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn kiên trì mục tiêu tiếp tục chế độ độc tài, chế độ độc đảng.”
Tin tức được truyền thông Thụy Sĩ loan đi hôm 3/2, trong lúc sắp diễn ra phiên kiểm điểm nhân quyền định kỳ tại LHQ của Việt Nam.
Ông Hùng nói ông làm tại Bộ Ngoại giao Việt Nam
từ năm 1983, và gọi Việt Nam đang ở trong tình trạng “khủng hoảng” cả về
kinh tế, chính trị, giáo dục, y tế.
Trước đó, trên các mạng xã hội của người Việt,
ông Hùng đã công bố thư ngỏ cho biết ông ra khỏi Đảng Cộng sản tháng 10
năm ngoái.
“Tôi từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam và chức vụ Vụ
phó Bộ Ngoại giao, xin tị nạn chính trị tại Thụy sĩ để bắt đầu cuộc đấu
tranh đòi dân chủ và tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam.”
"Tôi từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam và chức vụ Vụ phó Bộ Ngoại giao, xin tị nạn chính trị tại Thụy sĩ để bắt đầu cuộc đấu tranh đòi dân chủ và tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam"
Đặng Xương Hùng
“Đất nước và dân tộc Việt Nam chúng tôi đang
sống mạnh mẽ, nhưng chế độ đương thời thì đã lâm bệnh nặng. Căn bệnh có
tên là đảng cộng sản Việt Nam,” ông cáo buộc.
Lá thư của ông viết: “Một nước Việt Nam không
cộng sản, thực thi dân chủ và tôn trọng nhân quyền là lợi ích chung của
cả cộng đồng quốc tế.”
Trong một bài viết khác về việc kiểm điểm nhân quyền tại Geneva, ông Hùng kêu gọi nhắm đến “đội ngũ cán bộ cấp trung”.
“Trước mắt, hướng đấu tranh vào đội ngũ cán bộ
cấp trung đang thực thi nhiệm vụ. Họ là những người có trình độ hiểu
biết, được tiếp cận với thế giới bên ngoài, có cơ hội so sánh, phân tích
thật- hư. Đây là tầng lớp, nếu họ thay đổi thái độ sẽ làm xoay chuyển
chiều hướng tình hình tại Việt Nam.”
Ông viết “cần tập trung vào phân tích cho họ
thấy những hành động của họ chỉ có lợi trước mắt là Hà nội có thể tránh
được những phê phán của cộng đồng quốc tế.”
“Nó kéo dài thời gian chờ đợi của cả một dân tộc đang mong muốn được sống trong tự do, ấm no và hạnh phúc,” ông viết.
‘Không loại trừ chiến tranh ở châu Á’
Cập nhật: 10:22 GMT - thứ hai, 3 tháng 2, 2014
Nói về an ninh toàn
cầu, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông Henry Kissinger, cho rằng “châu
Á đang ở vào tình thế giống như thế kỷ 19 và không loại trừ
được khả năng có xung đột quân sự”.
Phát biểu tại một diễn đàn an ninh toàn
cầu ở Munich cuối tuần qua, ông Kissinger, người cũng từng giữ
chức Cố vấn an ninh của tổng thống Hoa Kỳ và chỉ đạo đàm
phán tại Hòa đàm Paris về chiến tranh Việt Nam, bày tỏ quan
điểm về căng thẳng Trung – Nhật.Trước ông Kissinger, bà Phó Oánh, cựu Thứ trưởng Ngoại giao hiện là chủ tịch ủy ban đối ngoại Quốc hội Trung Quốc phát biểu tại Munich rằng “quan hệ với Nhật Bản là tồi tệ nhất từ trước tới nay”.
Lịch sử phủ bóng
Bà Phó Oánh cũng nói “Trung Quốc sẽ có hành động để duy trì ổn định trong vùng” và đổ lỗi cho phía Nhật Bản “chối bỏ tội ác chiến tranh” trong lịch sử, theo Bloomberg.Đáp lại, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishidanói với hội nghị rằng Nhật đã có những nhìn nhận nghiêm túc về quá khứ chiến tranh và thời chiếm thuộc địa.
Ông cũng nói Nhật Bản “muốn tiếp tục đối thoại với Trung Quốc về chủ đề an ninh”.
Năm nay, hội nghị thường kỳ về an ninh quốc tế tại Munich, Đức tụ họp chừng 300 nhân vật có ảnh hưởng, gồm các vị Ban Ki-Moon, Sergeu Lavrov, Catherine Ashton, Henry Kissinger, John Kerry, Chuck Hagel, Susan Rice và Fogh Rasmussen.
Tại hội nghị ở Bayerischer Hof Hotel hôm
thứ Bảy 1 tháng 2/2014 cũng đã xảy ra tranh cãi giữa Ngoại
trưởng Nga, Sergei Lavrov và các quan chức EU cùng Hoa Kỳ liên
quan đến tình hình Ukraine.
Các chủ đề khác được bàn đến gồm tình
hình Afghanistan, Ai Cập, chương trình nguyên tử của Iran và cả
các tiết lộ của ông Edward Snowen về chương trình nghe lén toàn
cầu của Hoa Kỳ.
Ông Henry Kissinger, năm nay 90 tuổi, đã từng
dàn dựng chuyến thăm nổi tiếng đến Trung Quốc của Tổng thống
Richard Nixon, gặp Mao Trạch Đông năm 1972, tạo chuyển biến trong
quan hệ Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Sau Chiến tranh Lạnh, ông thường được chính
quyền Trung Quốc mời sang phát biểu về các vấn đề quốc tế
với thái độ tôn kính đặc biệt.
Không chỉ các lãnh đạo như Đặng Tiểu Bình
lắng nghe ông mà cả các nhân vật thế hệ sau như Tập Cận Bình
cũng long trọng đón tiếp ông Henry Kissinger, tác giả nhiều cuốn
sách về ngoại giao quốc tế.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/02/140203_kissinger_japan_china_war.shtml
Marx, Engels, Tito bị vẽ trong địa ngục'
Cập nhật: 20:07 GMT - thứ bảy, 1 tháng 2, 2014
Một nhà thờ ở Montenegro gây
tranh cãi do để tranh trang trí tường vẽ cảnh lãnh đạo cộng sản của
Yugoslav Josip Broz Tito bị đốt trong lửa địa ngục cùng Karl Marx và
Friedrich Engels.
Nhà thờ mới xây dựng của Giáo hội Phục sinh ở thủ đô Podgorica trước đó nhận nhiều chỉ trích do thiết kế tốn kém.
Giờ các nhà chỉ trích nói giáo hội không nên can thiệp vào chính trị.
Các tác phẩm triết học của Marx và Engels từng là môn học bắt buộc thời Monetenegro thuộc quốc gia cộng sản Yugoslavia.
Một người dẫn dắt giáo hội, chỉ cho biết tên là
Dragan, nói với hãng thông tấn AFP rằng Marx, Engels và Tito “nhân cách
hóa cái ác của cộng sản ở vùng Balkans” và nghệ sỹ cần được “có tự do
nhìn mọi việc theo ý ông ấy”.
Tuy nhiên ông nói thêm: “Ông ta không thể phán xét, dưới danh nghĩa Giáo hội, ai thuộc về địa ngục, ai sẽ lên thiên đàng.”
Tác giả của bức tranh vẫn ẩn danh.
Tôn giáo và Chính trị
Người đến thăm nhà thờ cũng bày tỏ quan điểm khác biệt về việc nên hay không nên giữ bức tranh tường.
“Giáo hội không nên can thiệp vào thế giới trần
tục và quyết định ai xứng đáng xuống địa ngục hay lên thiên đàng,” luật
sư Rade Stankovic nói.
Nhưng một người khác, chỉ nêu tên là Milos, nói rằng chủ nghĩa cộng sản đã gây ra “bao nhiêu điều ác”.
“Quá nhiều người bị giết dưới danh nghĩa của tư tưởng do Marx, Engels và những người theo họ quảng bá,” ông nói.
Nhà thờ này không chỉ là tòa nhà tôn giáo duy nhất giới thiệu các nhân vật của thế kỷ 20 trên tranh tường.
Một tu viện ở Ostrog cũng có tranh Hitler, Lenin và Titio cùng với Judas, người phản bội chúa Jesus.
Ở Việt Nam, các môn triết học và tư tưởng vẫn bắt buộc có phần về Karl Marx, Engels, Lenin và Hồ Chí Minh.
Trong cuộc phỏng vấn với BBC sau vụ người dân
Ukraine đập phá tượng Lenin ở thủ đô Kiev, một tiến sỹ cho rằng “đất
nước của Lenin có vai trò rất lớn “Trong sự nghiệp bảo vệ độc lập
của Việt Nam.”
Ông Vũ Minh Giang giải thích thêm: “Khi Hoa Kỳ
dùng máy bay B-52 ném bom bệnh viện, khu vực đông dân thì phải
có tên lửa của Liên Xô mới bắn rơi B-52.”
“Ai giúp đỡ Việt Nam trong sự nghiệp này
đều được đánh giá cao. Thế hệ từng trải qua hiểu rất rõ và
dành tình cảm tốt đẹp đối với đất nước Xô Viết và Lenin,” vị
tiến sỹ từ Đại học Quốc gia Hà Nội nói.
Hôm 23/01/2014, một người tự xưng là thành viên
của nhóm Pháp Luân Công cũng nói đã cố kéo đổ tượng Lênin ở Hà Nội nhưng
không thành.
CÁNH CÒ * TRÁI SUNG & ĐÈN LỒNG
Trái sung và đèn lồng
Tue, 01/28/2014 - 05:37 — canhco
-Không biết từ năm nào mình đã mất hẳn thú vui may áo mới cho con
vào những ngày cuối năm. Cũng mất luôn thói quen không thể thiếu là nấu
bánh vào ngày 30 tết. Có người bảo siêu thị bán bánh ngon hơn, tiện lợi
cho gia đình để bà nội trợ không phải lo toan vào những việc nấu nướng
như thế này. Thời gian dôi ra để dành cho việc khác.
Làm sao đồng ý với cách suy nghĩ như thế nhỉ? May áo mới cho con là hạnh phúc của người đàn bà và người mẹ. Đường kim mũi chỉ và sự nhẫn nại, nắn nót sẽ được trả công bằng nụ cười trẻ thơ có phải là phần thưởng lớn nhất của một ngày cuối năm hay không? Tết không phải để ăn để mặc dù dân gian vẫn gọi là ăn tết. Cao hơn những cái bình thường ấy là những kết nối không thể thiếu trong tinh thần ngày tết.
Nồi bánh đêm giao thừa là chiếc cầu nối ký ức vào hiện tại, không phải chỉ một năm đâu mà nhiều năm đã qua, có chuyện đã quên chợt sống dậy làm mình mỉm cười và cũng lắm chuyện làm mình muốn khóc. Chiếc cầu ấy bị gẫy gập vì con người chứ nào phải đời sống công nghiệp? Nồi bánh chưng không cạnh tranh nỗi với nồi bánh siêu thị chỉ vì lòng người đã sơ tán mất rồi.
Làm sao đồng ý với cách suy nghĩ như thế nhỉ? May áo mới cho con là hạnh phúc của người đàn bà và người mẹ. Đường kim mũi chỉ và sự nhẫn nại, nắn nót sẽ được trả công bằng nụ cười trẻ thơ có phải là phần thưởng lớn nhất của một ngày cuối năm hay không? Tết không phải để ăn để mặc dù dân gian vẫn gọi là ăn tết. Cao hơn những cái bình thường ấy là những kết nối không thể thiếu trong tinh thần ngày tết.
Nồi bánh đêm giao thừa là chiếc cầu nối ký ức vào hiện tại, không phải chỉ một năm đâu mà nhiều năm đã qua, có chuyện đã quên chợt sống dậy làm mình mỉm cười và cũng lắm chuyện làm mình muốn khóc. Chiếc cầu ấy bị gẫy gập vì con người chứ nào phải đời sống công nghiệp? Nồi bánh chưng không cạnh tranh nỗi với nồi bánh siêu thị chỉ vì lòng người đã sơ tán mất rồi.
Chúng ta sơ tán, bỏ thói quen thuần Việt để chạy về vùng đất được gọi
là công nghiệp. Ban đầu là sơ tán vì còn nghĩ đến ngày trở lại, bây giờ
không còn đường về thì thôi đành ngồi nhớ nồi bánh chưng ngày ba mươi
tết như nhớ một kỷ niệm đẹp đã bị đánh bom trong những ngày xưa của Hà
Nội.
-Bạn gửi thư về từ Mỹ, vùng đất bình yên mà hàng triệu người muốn
tới. Bạn không chào hỏi cũng chẳng chúc tết hay hỏi han người nào. Bạn
viết một lèo những câu chữ mình không đọc kịp.
-Bà biết không, hai mươi ba năm ở Mỹ tôi không bao giờ ăn tết. Có gì
là tết đâu mà ăn. Tôi dửng dưng với mọi việc vào những ngày giáp tết.
Người ta mua tất cả những gì thuộc về tết để đặt trên bàn chỉ nhà tôi là
không. Hình ảnh tết rất gượng, rất giả và rất tội nghiệp. Tôi thấy lạ,
tại sao người ta lại giả vờ ăn tết trong cái không khí cực kỳ lạnh giá
của đất nước này.
Lạnh theo cả hai nghĩa bóng và đen. Cuối đông nên tuyết ngập đầy mọi
nơi. Tết nhưng vẫn lò mò tới sở làm nếu không muốn ngày mai ăn tết không
lương. Hoa thì hầu hết là nilon, bánh chưng hoa quả mua ở chợ đem về
chất đống. Sáng ra con cái tới trường nếu tết rơi vào ngày thứ Hai, hai
vợ chồng mỗi người một chiếc xe, một cạp lồng đến sở. Tết đấy.
Mà bà ơi năm nay tôi sẽ ăn tết như người ta. Bà biết tại sao không?
Hôm qua tôi ra chợ định mua thức ăn về nấu cuối tuần bất chợt gặp một
thứ trái cây rất lạ đối với Mỹ nhưng lại rất quen thuộc với người Việt
mình, bà biết trái gì không? Trái sung!
Ôi trời, tôi chỉ biết thầm thì trong lòng khi thấy loại trái quê mùa
ấy nằm ngay giữa siêu thị của nước Mỹ. Sao mà nó tội nghiệp như chính
tôi vậy bà ơi. Tôi biết nó đang lưu lạc từ quê nhà sang đây vì cái tết
của người Việt xa xứ. Đến cái trái vô tri mà còn bị ảnh hưởng như thế
thì huống gì con người da thịt như mình.
Tôi sẽ ăn tết năm nay, như một khởi đầu về nguồn trong tâm hồn. Tôi
không thể ăn tết như bà và bạn bè mình bên đó nhưng đối với tôi chỉ một
trái sung là đủ. Nó hơn hẳn những thức ăn đỏ chót lòe loẹt trên bàn của
mọi gia đình. Trái sung ấy mang tới cho tôi một cảm giác gần gũi, ấm áp
và gợi mở không biết bao nhiêu là nỗi niềm.
-Bức thư chỉ có thế nhưng làm tôi ngơ ngẩn suốt một buổi chiều. Bạn
tôi ra đi với một tinh thần luôn luôn cảm thấy cạn kiệt còn chúng tôi ở
lại với một cuộc sống đầy ắp những lo toan và chắc gì tinh thần không
thiếu thốn, tổn thương?
Trái sung nhỏ bé hiền lành và còn dính đầy đất cát phù sa mà bạn tôi
gặp ở xứ người đã gợi cho bạn ấy một nỗi nhớ nhà gay gắt. Trong khi
người ở lại như chúng tôi cũng gay gắt không kém khi mỗi năm màu đỏ của
ngày tết càng đỏ thêm. Cái màu đỏ không còn tượng trưng cho thịnh vượng
nữa mà nó gợi lên sự phân tán trong lòng mỗi người Việt Nam.
Màu đỏ của máu thắm Hoàng Sa Trường Sa. Màu đỏ của đèn lồng Trung
Quốc tràn ngập các tỉnh phía bắc. Màu đỏ ấy còn ám ảnh chúng tôi lâu lắm
khi mà hàng hóa lẫn con người Trung Quốc hiện diện một cách kiêu hãnh
mọi nơi trên dải đất này.
Bạn ơi cứ ăn tết như thế. Cũng giống chúng tôi vẫn ăn tết như thế.
Chúng ta trong hay ngoài gì cũng như nhau, cái mất lớn nhất không phải
là tết hay không tết mà là tương lai. Tôi thấy cả dân tộc chúng ta sắp
trở thành đứa trẻ Tân Cương bị người lớn Trung Quốc đánh đập, sỉ vả ngay
giữa đất nước của họ trên một video mà người ta quay được.
Bạn sẽ buồn và đau đớn khi việc này xảy ra, tuy nhiên bạn vẫn ở xa,
sự chia cắt đôi khi làm người ta nhẹ thở. Còn chúng tôi, những sinh vật
mang tên là người nhưng không biết có làm người được nữa hay không khi
Việt Nam tự nguyện hiến thân cho những ngày tết có lời chúc đầu năm đến
từ phương Bắc?
Vậy đó, trái sung làm bạn nhớ quê và đèn lồng làm chúng tôi muốn khóc.
VIETTUSAIGON * LẠI MỘT MÙA XUÂN
Lại một mùa xuân
Sun, 02/02/2014 - 12:58 — VietTuSaiGon
Mùa Xuân, trong cái se se lạnh của mùa Đông còn sót lại, trong
chút nắng ấm của ngày đầu năm, trong xúng xính áo quần trẻ em ra đường
du Xuân, trong cái luộm thuộm,c hậm chạp của người già đón nốt những
ngày xuân cuối… Đâu đó, một mùa Xuân khác hoài thai và trổ lộc. Một mùa
Xuân Dân Chủ. Mùa Xuân này, chờ đợi đã lâu và cũng đã nhiều năm phải
thốt lên rằng: Lại một mùa Xuân!
Cái câu cảm thán “lại một mùa Xuân!” thay cho câu “Xuân đến rồi!” là
cả một vấn đề, nó cho thấy hiện tình đất nước, dân tộc và con người trên
quốc gia ấy, nó cũng cho thấy buồn nhiều hơn vui, hy vọng nhiều hơn là
tin tưởng và vững bước, nỗ lực và chờ đón mọi sóng gió hơn là lạc quan.
Một đất nước với vô vàn khẩu hiệu lạc quan, như “mừng đảng, mừng
xuân, thống nhất, giàu mạnh, tiến bộ, dân chủ hơn mọi nền dân chủ, không
có tội phạm, không có người bóc lột người, không có tham nhũng, cán bộ
là đầy tớ trung thành của nhân dân…”.
Tất cả những khẩu hiệu ấy luôn được ra rả tuyên truyền trên phương
tiện thông tin nhà nước, người ta nói và quen nói đến độ người nói không
còn biết mắc cỡ, người nghe không còn thấy nhức nhối. Đơn giản là mặc
kệ nó, nó nghe hay không nghe thì mình vẫn cứ nói, với người dân thì nó
nói gì kệ nó, mình nghe hay không nghe là chuyện của mình.
Nhưng, có một điều không thể chối bỏ là cái chính sách tuyên truyền
theo kiểu “nói một lần nó không tin thì nói nhiều lần nó sẽ để ý và nói
hàng ngàn lần nó phải tin” của nhà nước Cộng sản tuy không làm suy suyễn
nhận thức của người hiểu biết nhưng lại là thứ thuốc độc ngấm dần vào
đại bộ phận nhân dân chỉ biết làm lụng vất vả và nghe thời sự theo những
kênh mà nhà nước cung cấp.
Mọi thứ thông tin tuyên truyền và bị “thiến” ngay từ trứng nước sẽ
được phần lớn người lao động phổ thông mang ra làm đề tài thời sự để
bình luận. Hệ quả của điều này khó mà lường. Bởi một khi muốn bình luận,
muốn bảo vệ quan điểm, chính kiến của mình, “nhà bình luận lao động”
kia phải tạo cho mình một sự xác tín trong quan điểm. Chính cái sự xác
tín theo kiểu “trà dư tửu hậu” này lâu ngày trở thành thuốc độc tuyên
truyền, vô hình trung, người dân, vừa là nạn nhân vừa là kẻ bỏ bom sinh
học vào đầu óc đồng loại.
Mùa Xuân, tự dưng lại đi nói chuyện tuyên truyền? Không đâu, vì chính
cái háo hức, nôn nao và lâng lâng khó tả của ngày khai vận năm mới, tự
dưng tôi lại thấy buồn buồn khi nghĩ đến hàng triệu đồng loại của tôi ở Ả
Rập, Li Bi, Shyria… đang đón chào một mùa Xuân Tự Do, dù rằng để đổi
lấy tự do và dân chủ, máu và nước mắt hao tốn không phải ít!
Nhưng, không đổi, chắc gì đã không tốn máu và nước mắt. Thử điểm lại
con số người chết vì tai nạn giao thông, chết vì sự tắc trách của cán bộ
y tế, chết vì bệnh tật, nghèo đói, chết vì tuyệt vọng… ở Việt Nam, e
rằng con số đó còn khủng khiếp hơn rất nhiều so với con số đã hy sinh
cho tự do, dân chủ ở các nước trên đây!
Vì sao? Vì trên thực tế, khi có đủ văn minh, tiến bộ, có đủ một hệ
thống nhà nước mà trong đó, các quyền Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp
được phân lập rõ ràng, mọi sự quan sát và điều chỉnh đều có ý nghĩa kiện
toàn bộ máy nhà nước, có lợi cho nhân dân chứ không phải là loại lý
thuyết suông nhằm che mắt thiên hạ, phỉnh phờ nhân dân và rắp tâm thiết
lập quyền lợi phe nhóm… Thì khi đó, mọi cái chết trong nhân dân đều có ý
nghĩa hơn bởi đó là cái chết của một con người chứ không phải những con
người phải bị chết theo kiểu súc vật như đang thấy!
Ở một hệ thống độc tài, chuyên quyền và thâu tóm lợi ích quốc gia về
một mối để rồi phân năm xẻ bảy trong các phe nhóm đỏ, khả năng làm giàu
của nhân dân sẽ chẳng khác nào cơ hội dành cho những con chó bới hố rác
để lượm xương ôi. Và danh dự, phẩm hạnh của nhân dân chỉ chẳng khác gì
danh dự, phẩm hạnh của bầy cừu được vỗ béo. Chính vì chuyên quyền, độc
đoán và bao che nhau bởi lợi ích phe nhóm mà mọi tội lỗi không được đưa
ra ánh sáng.
Một khi những tội lỗi vẫn còn trong vòng đai an toàn của bóng tối độc
tài thì trách nhiệm và lương tri sẽ không tìm thấy, trong một cơ chế
quản lý không có bóng dáng lương tri, cái chết tức tưởi sẽ là khách hàng
thường xuyên nhất của thần chết chứ không phải những cái chết cao đẹp
mang phẩm chất con người. Và những cái chết oan uổng vì tai nạn giao
thông, vì tắc trách của cán bộ y tế, vì bị tra tấn trong đồn công an, vì
nhiều thứ vô lý khác… ở Việt Nam là bằng chứng của bóng tối và tội ác
độc tài suốt mấy chục mùa Xuân lê thê.
Và, cũng chính vì độc tài, bưng bít thông tin, cắt xén và giấu nhẹm
những tội lỗi và sự thật lịch sử, mấy chục năm nay, nhân dân sống trong
một môi trường u ám, điếc lác, mù tịt, quen với luận điệu xuyên tạc. Sự
văn minh, tiến bộ của thế giới bị bóp méo thành tội lỗi và nguy hiểm.
Cuối cùng, để trả giá cho vấn đề này, hàng triệu cái chết người không ra
người, ngợm không ra ngợm đã phơi bày trên quê hương một Việt Nam đỏ ối
máu và nước mắt.
Lại một mùa Xuân mới, lại thêm một lần nữa, Mùa Xuân Ả Rập, Mùa Xuân
Dân Chủ bị phương tiện thông tin nhà nước xuyên tạc thành cái chảo máu.
Trong khi đó, hiện tình đất nước với hàng chục triệu cái chết oan uổng,
vô tội và mấy chục năm nay lại bị xếp vào chuyện thường ngày ở huyện!
Lại một mùa Xuân, hy vọng rằng mùa Xuân năm nay sẽ có nhiều tin vui.
Vì chỉ có tin vui của Tự Do, Bác Ái và Văn Minh mới là tin vui miên viễn
của một dân tộc. Bởi nó nằm ngoài những lời tuyên truyền ngợm mùi dối
trá và nó là nỗi khát khao đích thực của con người!
TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ VN 2014:
KINH TẾ VN 2014:
LÝ DO NỔI DẬY TOÀN DIỆN
LÝ DO NỔI DẬY TOÀN DIỆN
Giáo sư Tiến sĩ
NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 14.01.2014
Vietnam’s Economy in 2014 & the reasons for the people’s rising for their stomach right
Prof. Dr. NGUYEN
PHUC LIEN
In his lengthy article, Prof. Dr. Nguyen Phuc Lien depicted
a general picture of the economy of VN in 2014 (which is at the bottom!) and the
reasons why the Victims of Injustice will rise up for their stomach right. He
based his analysis on the following grounds:
- Vietnam’s economy of
self-bankruptcy due to corruption.
The self-bankruptcy of the economy
of VN is not new. It has been determined by the experts (such as Mrs. Pham Chi
Lan, Dr. Le Dang Doanh etc) and the Standing Committee of the National Assembly
itself (such as in the meeting of May 14, 2013, the Deputies as well as
Political Leaders all confirmed that situation). Foreign experts like Mr.
Zoellick (World Bank) or Ms. Lagarde (IMF) all reminded that the government of
VN should resolve the causes of the troubles of the economy. The criticisms
pushed the government to promise the reforms.
But then, nothing had changed due
to the communist mechanism (political dictatorship controls the system of state
firms which are the leading sector of the economy). The dictatorial mechanism of
politics controls the economy is not only the problem; economic invasion from
China is a more serious issue (not to mention the East Sea conflict). China’s
exports to VN have become a tsunami to crush Vietnam’s economy to its bare
bones. The reasons? The CPV is dependent on the CPC for political protection; so
it has let Beijing do whatever they want, including immigration and winning of
most important contracts to build the strategic industrial works like hydro,
steel, mining plants and production zones. Vietnam’s trade deficit towards China
reached 12 billion dollars in 2012!
- While the leaders are corrupt and
the benefitted groups are made rich; workers, peasants and Victims of Injustice
get difficulties for their life, due to their unemployment (workers) and their
losses of lands (Victims of Injustice). The difficulties of workers, peasants
and the Victims of Injustice will be surmountable in 2014 due to corruption and
the bankruptcy of the economy. They have to stand up to claim their stomach
right. Victims of Injustice already organized what they called: the Canvassing
Committee for the formation of the Association of Victims of Injustice at the
end of 2013. Their Notice #5 was issued on January 21, 2014 (for the preparation
of official formation of the Association). In Bangkok, Thailand, on January 17
and 18, 2014 at First Hotel, the Free Viet Labour Federation has been formed
(including Vietnam Delegation). A demonstration already took place in Saigon on
the 1st day of 2014 by the Victims of
Injustice
Những ngày cuối năm 2013 và đầu năm 2014, nhìn về Việt Nam, chúng ta nhận thấy ba điều đáng ghi lại:
1) Phe Nguyễn Phú Tro.ng-Trương Tấn Sang: Kết án tử hình trong tòa án ngày 16.12.2013 tại thành phố Hà Nội hai tên Tham nhũng bự Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc trong vụ Vinalines. Việc kết án này như tượng trưng việc khởi sắc của phe Nguyễn Phú Trọng hiện đang giữ Phòng chống Tham nhũng lấy lại từ Nguyễn Tấn Dũng.
2) Phe Nguyễn Tấn Dũng: Bài Thông điệp đầu năm nhấn mạnh về
việc kiện toàn Kinh tế định hướng XHCN như những hứa hẹn mỵ dân trong một tình
trạng Kinh tế tự phá sản giữa sự lan tràn xâm lăng Kinh tế từ Trung quốc. Một
mặt Nguyễn Tấn Dũng không thể công khai công kích Hiến Pháp 2013, một Hiến Pháp
vẫn duy trì Cơ chế Độc tài toàn trị Chính trị của đảng CSVN, đồng thời vẫn giữ
Chủ đạo Kinh tế. Một mặt Nguyễn Tấn Dũng không thể không nói để mỵ dân đã công
khai góp ý đòi quyền Dân chủ và quyền Sở hữu Kinh tế.
3) Khối DÂN OAN bị tước đoạt đất đai, nhà cửa đến kiệt quệ, nghĩa là trắng tay về Kinh tế, bắt đầu năm 2014 việc NỔI DẬY đòi quyền dạ dầy của mình: (i) tại Hà Nội, Dân Oan công khai đòi thành lập Hiệp Hội Dân Oan VN để cùng đấu tranh cho hữu hiệu; (ii) tại Sài Gòn, một cuộc Biểu tình của Dân Oan đúng ngày đầu năm 2014 để đánh dấu cuộc NỔI DẬY hành động cho năm 2014.
Cả ba điều ghi lại trên đây đều liên hệ chính yếu đến vấn đề KINH TẾ: Nguyễn Phú Trọng đánh Tham nhũng làm phá sản Kinh tế để chọi Nguyễn Tấn Dũng; Nguyễn Tấn Dũng nêu cao bong bóng hy vọng khởi sắc Kinh tế để kêu gọi Dân ủng hộ mình; Dân Oan bị chết đói, cạn kiệt Kinh tế, đành phải đứng lên quyết liệt đòi miếng ăn.
Đứng ở cuối năm 2013 và đầu năm 2014, chúng tôi cũng muốn nhìn tình trạng Kinh tế Việt Nam qua những năm gần đây dưới ba quan điểm:
=> Tình trạng Việt Nam tự phá sản Kinh tế do Tham nhũng
=> Cuộc xâm lăng Kinh tế tàn nhẫn đến từ Trung quốc
=> Việc Dân Oan NỔI DẬY đòi quyền Dạ Dầy (Stomach Right) là tất yếu
Tình trạng Việt Nam tự phá sản Kinh tế do Tham
nhũng
Trong cuộc Họp ngày 14.05.2013 của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội, những Lãnh đạo Chính trị và nhất là những Lãnh đạo Kinh tế đều đồng thanh xác nhận tình trạng phá sản Kinh tế đã đến mức rất trầm tro.ng. Tình trạng phá sản này không phải là mới đây. Nó đã được báo động khẩn cấp từ cuối năm 2011 bởi những Tổ chức và những Nhà đầu tư quốc tế. Những chuyên viên Kinh tế như Bà PHẠM CHI LAN, Tiến sĩ LÊ ĐĂNG DOANH… đồng loạt lên tiếng báo đô.ng.
Mỗi lần có những cảnh cáo, báo động như vậy, Nhà nước CSVN đành phải tuyên bố với Dân và Quốc tế những biện pháp chữa trị cải cách. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi trích đăng hai bản tin mà chính các Lãnh đạo Cơ chế phải xác nhận công khai về trách nhiệm tình trạng phá sản Kinh tế. Mỗi lần xác nhận là mỗi lần Nhà nước đều hứa chữa trị cải cách, nhưng tình trạng phá sản lần trước vẫn tái diễn như lần mới đây và còn trầm trọng hơn. So sánh hai tình trạng trước và sau, chúng ta nghĩ thế nào về những lời hứa biện pháp chữa trị cải cách ?
* Một là đám lãnh đạo ngu xuẩn không biết phải chữa trị cải cách như thế nào, nhưng chỉ nói cho an dân và lừa quốc tế.
Trong cuộc Họp ngày 14.05.2013 của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội, những Lãnh đạo Chính trị và nhất là những Lãnh đạo Kinh tế đều đồng thanh xác nhận tình trạng phá sản Kinh tế đã đến mức rất trầm tro.ng. Tình trạng phá sản này không phải là mới đây. Nó đã được báo động khẩn cấp từ cuối năm 2011 bởi những Tổ chức và những Nhà đầu tư quốc tế. Những chuyên viên Kinh tế như Bà PHẠM CHI LAN, Tiến sĩ LÊ ĐĂNG DOANH… đồng loạt lên tiếng báo đô.ng.
Mỗi lần có những cảnh cáo, báo động như vậy, Nhà nước CSVN đành phải tuyên bố với Dân và Quốc tế những biện pháp chữa trị cải cách. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi trích đăng hai bản tin mà chính các Lãnh đạo Cơ chế phải xác nhận công khai về trách nhiệm tình trạng phá sản Kinh tế. Mỗi lần xác nhận là mỗi lần Nhà nước đều hứa chữa trị cải cách, nhưng tình trạng phá sản lần trước vẫn tái diễn như lần mới đây và còn trầm trọng hơn. So sánh hai tình trạng trước và sau, chúng ta nghĩ thế nào về những lời hứa biện pháp chữa trị cải cách ?
* Một là đám lãnh đạo ngu xuẩn không biết phải chữa trị cải cách như thế nào, nhưng chỉ nói cho an dân và lừa quốc tế.
* Hai là chúng biết cái điều phải chữa trị cải cách, nhưng không dám làm hay bất lực không thể làm đươ.c.
Ong ZOELLICK, Chủ tịch Ngân Hàng Thế giới, và Bà LAGARDE, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế, đã nhấn mạnh rằng phải chữa trị cải cách tận CĂN NGUYÊN. Cũng như Nguyễn Phú Trọng nói đồng chí “X”, thì ai cũng biết đồng chí “X” đó là ai, Oâng ZOELLICK và Bà LAGARDE tế nhị chỉ nói tận CĂN NGUYÊN, thì mọi người đều biết rằng cái CĂN NGUYÊN đó là gì. Chính đó là cái Cơ chế chủ trương Độc tài Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế. Phải tách nó ra, nghĩa là Nhà nước không được dùng quyền độc tài Chính trị mà khống chế Kinh tế để vơ vét của chung thành của riêng cho mỗi đảng viên hay cho những nhóm lợi ích và việc làm ăn nuôi thân phải để cho Dân tự do kinh doanh.
Hai Bản Tin về việc Lãnh đạo Cơ chế CSVN xác nhận trách nhiệm tình trạng phá sản Kinh tế như sau:
* Năm 2013: Bản Tin của báo Tuổi trẻ
* Năm 2012: Bản Tin của TRẦN VIỆT/ ANTĐ
Năm 2013: Bản Tin của báo Tuổi trẻ
Tình hình kinh tế gay go lắm rồi!
Tuổi Trẻ – Thứ tư, ngày 15 tháng năm năm 2013
TT - Đó là nhận xét của Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tại phiên họp ngày 14-5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khi nghe các báo cáo của Chính phủ và Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính - ngân sách về tình hình kinh tế - xã hội và thu ngân sách những tháng đầu năm 2013.
Còn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng: “Tình hình doanh nghiệp bi đát, tôi nghĩ có tới 100.000 doanh nghiệp chết chứ không phải chỉ mấy chục nghìn, tỉ lệ doanh nghiệp lỗ có thể còn hơn 65%”.
Bà Doan đề nghị: “Phải nhìn thẳng vào tình hình khó khăn của đất nước để giải quyết vấn đề. Nếu kỳ họp Quốc hội này mà không đưa ra được giải pháp đủ mạnh thì những khó khăn sẽ thêm trầm trọng”
Theo ôÂng Nguyễn Xuân Cường (phó trưởng Ban Kinh tế trung ương):
"Tình hình đúng là hết sức đáng lo ngại, tăng trưởng sản xuất giảm ở cả lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, bức tranh vô cùng ảm đa.m. Chỉ cần nhìn số lượng hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản, phần còn lại thì đến 65% báo lỗ thì biết khả năng phục hồi kinh tế khó khăn đến mức nào"
“Dấu hiệu suy giảm kinh tế ngày càng rõ nét hơn, tổng cầu nền kinh tế sụt giảm mạnh, thu ngân sách gặp nhiều khó khăn; nợ xấu, tồn kho, khó khăn thị trường bất động sản và khả năng hấp thụ đầu vào của khu vực sản xuất chưa được cải thiện”
Tình hình kinh tế gay go lắm rồi!
Tuổi Trẻ – Thứ tư, ngày 15 tháng năm năm 2013
TT - Đó là nhận xét của Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tại phiên họp ngày 14-5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khi nghe các báo cáo của Chính phủ và Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính - ngân sách về tình hình kinh tế - xã hội và thu ngân sách những tháng đầu năm 2013.
Còn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng: “Tình hình doanh nghiệp bi đát, tôi nghĩ có tới 100.000 doanh nghiệp chết chứ không phải chỉ mấy chục nghìn, tỉ lệ doanh nghiệp lỗ có thể còn hơn 65%”.
Bà Doan đề nghị: “Phải nhìn thẳng vào tình hình khó khăn của đất nước để giải quyết vấn đề. Nếu kỳ họp Quốc hội này mà không đưa ra được giải pháp đủ mạnh thì những khó khăn sẽ thêm trầm trọng”
Theo ôÂng Nguyễn Xuân Cường (phó trưởng Ban Kinh tế trung ương):
"Tình hình đúng là hết sức đáng lo ngại, tăng trưởng sản xuất giảm ở cả lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, bức tranh vô cùng ảm đa.m. Chỉ cần nhìn số lượng hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản, phần còn lại thì đến 65% báo lỗ thì biết khả năng phục hồi kinh tế khó khăn đến mức nào"
“Dấu hiệu suy giảm kinh tế ngày càng rõ nét hơn, tổng cầu nền kinh tế sụt giảm mạnh, thu ngân sách gặp nhiều khó khăn; nợ xấu, tồn kho, khó khăn thị trường bất động sản và khả năng hấp thụ đầu vào của khu vực sản xuất chưa được cải thiện”
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, việc thực hiện tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng chưa đem lại kết quả rõ rệt, chính sách kích thích tăng trưởng bị giới hạn bởi thâm hụt ngân sách, trong khi thị trường vốn và tăng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế vẫn ở mức quá thấp.
Ba tháng đầu năm, số lượng doanh nghiệp thành lập mới là 15.700 doanh nghiệp (giảm 6,8% về số lượng, giảm 16% về vốn so với cùng kỳ năm trước); trong khi đó số doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể là 15.300 (tăng 14,6% so với quý 1-2012).
Thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Bùi Quang Vinh nhận định: sức mua của nền kinh tế khó có thể tăng mạnh trở lại trong thời gian ngắn khi việc làm và thu nhập của người lao động giảm sút, hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn gặp khó khăn, số lượng doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, giải thể và phá sản nhiều, tồn kho vẫn ở mức cao.
Ngoài ông Nguyễn Xuân Cường - phó trưởng Ban Kinh tế trung ương - và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nói như ở trên; Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan khẳng định “tiền tệ đã đóng băng, tình hình như thế này là nguy lắm rồi”.
Trong khi đó, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đề cập đến thực trạng “ngân hàng lúc nào cũng tuyên bố là sẵn sàng cho vay, nhưng doanh nghiệp nói là muốn vay đâu có dễ, đang nợ thì không thể vay được mà lãi suất cho vay vẫn cao nên chỉ có nước phá sản”.
Ngoài việc khai thông nút thắt tiền tệ, Phó chủ tịch nước đề nghị tập trung vào giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: “Phải mạnh dạn cắt giảm, thậm chí xóa bỏ những chương trình không cần thiết. Tôi thấy tình trạng chồng chéo, lãng phí, cái gì cũng dang dở, bộ nào cũng muốn nắm một tí tiền. Chúng ta cần nhìn thẳng vào những khó khăn của đất nước, tiết kiệm chi tiêu công, dừng mua sắm xe công, phương tiện đắt tiền, giảm đi nước ngoài...”.
Ông Nguyễn Văn Giàu kể thêm: “Hoàn thuế VAT hôm trước nói 20.000 tỉ, mới có vài ngày mà hôm nay nói là 33.000 tỉ. Không thể tưởng tượng được!”. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đề nghị các bộ, ngành hãy nhìn vào khó khăn của đất nước mà báo cáo đúng tình hình, đừng đưa ra các con số báo cáo “vì cái ghế của mình”.
* TS Lê Thẩm Dương (trưởng khoa quản trị kinh doanh ĐH Ngân hàng TP.HCM):
“Với những vấn đề hiện nay, nếu để Ngân hàng và doanh nghiệp tự giải quyết với nhau thì sẽ không bao giờ giải quyết được vì có tình trạng như hiện nay còn có nguyên nhân từ nền kinh tế. Cơ quan quản lý phải xắn tay cùng với NH và doanh nghiệp trong việc ban hành và thực thi các chính sách tháo gỡ khó khăn, củng cố niềm tin, củng cố thị trường trong nước, làm ấm thị trường bất động sản... “
* PGS.TS Trần Hoàng Ngân (phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM):
“Cần ủy ban khẩn cấp ngăn chặn “dịch” phá sản
“Số lượng doanh nghiệp phá sản ba năm qua liên tục theo chiều hướng gia tăng kéo theo số nợ xấu tăng thêm...
Thời gian qua, nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp được ban hành nhưng chưa thể đi vào cuộc sống vì nhiều lý do. Theo tôi, đã đến lúc cần lập một ủy ban khẩn cấp để ngăn chặn “dịch” phá sản của doanh nghiê.p. Ủy ban này sẽ đứng ra để trực tiếp giải quyết những vấn đề của doanh nghiệp hiện nay. Còn thời gian qua, giải quyết khó khăn nhưng cơ quan quản lý chỉ kêu gọi một chiều NH giảm lãi suất cho doanh nghiệp, nhưng khi NH giảm lãi suất thì doanh nghiệp cũng không thể tiếp cận được vốn. Chưa kể NH, doanh nghiệp mỗi nơi nói một kiểu, rốt cuộc chính sách được ban ra nhưng vướng mắc vẫn còn nguyên không giải quyết đươ.c.
Năm 2012: Bản Tin của TRẦN VIỆT/
ANTĐ
Bi kịch nền kinh tế Việt Nam
Có thể nói nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước bi kịch lớn.
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên, trong nghiên cứu của mình đã dẫn thống kê của Bộ Kế hoạch Đầu tư: có tới 53.000 doanh nghiệp đóng cửa và phá sản trong năm 2011, và 35.500 doanh nghiệp lâm vào cảnh tương tự trong 8 tháng đầu năm 2012.
Con số này gần bằng một nửa con số các doanh nghiệp đóng cửa và phá sản kể từ năm 1986 tới nay.
Bi kịch nền kinh tế Việt Nam
Có thể nói nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước bi kịch lớn.
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên, trong nghiên cứu của mình đã dẫn thống kê của Bộ Kế hoạch Đầu tư: có tới 53.000 doanh nghiệp đóng cửa và phá sản trong năm 2011, và 35.500 doanh nghiệp lâm vào cảnh tương tự trong 8 tháng đầu năm 2012.
Con số này gần bằng một nửa con số các doanh nghiệp đóng cửa và phá sản kể từ năm 1986 tới nay.
Đáng lo hơn hoạt động của các doanh nghiệp đang tồn tại trên thị trường cũng không khá hơn. Thống kê cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đã giảm công suất hoạt động, thậm chí nhiều doanh nghiệp chỉ còn tồn tại hình thức bởi không tiêu thụ được sản phẩm, lượng tồn kho cao. Nếu tính trung bình các doanh nghiệp này giảm công suất 20% tương đương với khoảng 150.000 doanh nghiệp nữa đóng cửa và phá sản. Số người thất nghiệp do sự thu hẹp sản xuất lên đến hàng triệu người.
Còn một vấn đề đáng lo nữa là số lượng sản phẩm tồn kho cao và sự giảm giá trị tài sản do giảm phát, hạ giá do sức mua kém. Hàng triệu tỷ đồng vốn đang bị chôn trong hàng hóa tồn kho, trong đó hàng tồn bất động sản lớn nhất. Trên thị trường bất động sản có tới 70.000 căn hộ đang bị ế chỉ ở hai thành phố lớn nhất nước. Ít nhất là có tới 140 nghìn tỷ đồng đang bị chôn, mà phải mất tới 7 năm sau may ra mới xử lý đươ.c. Một báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia ước tính, khu vực bất động sản đã được các ngân hàng bơm gần 350 nghìn tỷ đồng, một số vốn khổng lồ.
Thêm một dẫn chứng bi kịch về bất động sản. Ông Thiên tính toán có 69 công ty bất động sản niêm yết đang đối mặt với vấn đề thanh khoản nghiêm tro.ng. Đến cuối năm 2011, các công ty này gánh khoản nợ vay 67.000 tỉ đồng và chi phí lãi vay mỗi năm 13.400 tỉ đồng. Đáng báo động là trong cơ cấu nợ vay, khoản vay ngắn hạn trong quý IV của năm ngoái đã tăng lên 26.400 tỉ đồng. Nghĩa là các công ty này phải có 39.800 tỉ đồng để trả nợ vay đến hạn và lãi vay trong năm 2012. Nhà kinh tế đặt câu hỏi hoài nghi: “Với tình trạng hiện nay, họ có khả năng trả nợ không?”
Nhìn ra khu vực công, tình hình không sáng sủa. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, năm 2011, tổng số nợ vốn đầu tư của 63 tỉnh và thành phố là 91.273 tỷ đồng của 47.209 dự án; trong đó, nợ vốn các công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành là 25.423 tỷ đồng, nợ vốn của 20.921 dự án đang triển khai là 65.850 tỷ đồng, dãn tiến độ 41 dự án với tổng số vốn là 38.320 tỷ đồng. Hệ quả của tình trạng trên, không gì khác là số phận hẩm hiu của các doanh nghiệp và người làm công. Ông nói: “Đang có nhiều doanh nghiệp “chết” hoặc “chờ chết” vì không thu được món nợ này”.
Sự suy giảm này trước hết là do hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước mà đứng đầu là các tập đoàn và tổng công ty nhà nước làm ăn không những kém hiệu quả mà còn để rơi vào tình trạng phá sản.
Tiến sĩ Đinh Tuấn Minh tại tài liệu phục vụ cho Diễn đàn Kinh tế mùa thu 2012 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đã chỉ rõ: “Doanh nghiệp Nhà nước sử dụng vốn tín dụng chiếm tới khoảng 70% tổng số nợ xấu, trong đó các tập đoàn kinh tế, tổng công ty chiếm 53% số nợ xấu”. Ngoài ra, theo ông Minh, nợ xấu của khu vực tập đoàn, tổng công ty chiếm tới 30 – 35% tổng dư nợ của khối này trong vay nợ từ hệ thống ngân hàng thương ma.i.
Tổng dư nợ đó của 12 tập đoàn kinh tế Nhà nước lên tới gần 218.740 tỷ đồng, theo Đề án tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp Nhà nước của Bộ Tài chính năm 2012. Trong đó dư nợ lớn nhất thuộc về Tập đoàn Dầu khí (PVN – 72.300 tỷ đồng), Điện lực (EVN-62.800 tỷ đồng), Than và Khoáng sản (Vinacomin – 19.600 tỷ đồng).
Ngoài khu vực ngân hàng, tiến sĩ Minh lưu ý nợ xấu của khu vực doanh nghiệp đang “rất lớn” ở Ngân hàng Phát triển (VDB). Chẳng hạn, Vinashin vay ưu đãi VDB gần 300 tỷ đồng lãi suất bằng 0% để hỗ trợ trả lương và phụ cấp; EVN được vay hơn 5.000 tỷ đồng. Còn trong các năm trước đó, Vinalines cũng vay VDB để phát triển tàu mới; Xi măng Đồng Bành vay 290 tỷ đồng…
Ông Nguyễn Quang Dũng, Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển (VDB) cho biết: “Nợ của các tập đoàn, tổng công ty… chiếm độ 75 – 80% tổng dư nợ của Ngân hàng Phát triển…” Các doanh nghiệp Nhà nước mặc dù số lượng thấp hơn doanh nghiệp tư nhân nhưng nợ thuế cũng khổng lồ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Trần Văn Phu nhận xét: Nợ thuế chưa trả của các DN Nhà nước chiếm khoảng 13% trên tổng số nợ thuế.
Dư luận cho rằng bên cạnh việc xử lý nợ xấu, hay tồn kho bất động sản, hay các giải pháp cơ cấu nền kinh tế… cần tiếp tục cải cách bộ máy Nhà nước, tìm cơ chế để tìm ra người chịu trách nhiệm khi có những sai phạm gây tác động xấu tới nền kinh tế… Đó cũng sẽ là một việc quan trọng cho phục hồi và xây dựng nền kinh tế bền vững sau này. (Theo Trần Việt – ANTĐ)
Cuộc xâm lăng Kinh tế tàn nhẫn đến từ Trung
quốc
Từ rừng rú ra, CSVN hồ hởi vào WTO, mơ tưởng hốt bạc thiên hạ hay chính là mở rộng cửa để hàng ngoại, nhất là từ TQ, vào diệt Kinh tế mình? Bên cạnh gian manh Kinh tế Chệt mà Việt Cộng quỳ gối bái lạy để bao che cho quyền lực, CSVN dâng Đất Nước như một Tỉnh để tiêu thụ hàng TQ và tái xuất hàng ứ đọng cho quan thầy !
Việc phá sản Kinh tế VN mà các lãnh đạo đảng CSVN đã phải thú nhận lúc này có hai lý do chính yếu:
* Lý do nội tại (đã trình bầy ở Đoạn I trên đây): đó là Mô hình Kinh tế gọi là định hướng XHCN. Khi mà độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế thì tự nó phát sinh và lan tràn THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ ăn ruỗng nền Kinh tế quốc dân.
* Lý do ngoại tại (Đoạn II mà chúng tôi trình bầy dưới đây): đó là việc xâm lăng Kinh tế đến từ Trung Quốc mà CSVN lệ thuộc về Chính trị, nên rất khó lòng chống lại cuộc xâm lăng này đươ.c.
Việt Nam phải đối diện với hai cuộc Xâm lăng đến từ Trung quốc: (i) Xâm lăng Đất và Biển; (ii) Xâm lăng Kinh tế.
Nếu vấn đề Biển Đông có thể chuyển mình qua những đàm phán đa phương và như vậy Việt Nam có thể đỡ một phần gánh nặng vì có cả khối ASEAN, Nhật, Nam Hàn, Hoa kỳ và Ấn độ hỗ trợ, thì việc Xâm lăng Kinh tế từ Trung quốc, Việt Nam phải chịu trận một mình. Quá lệ thuộc vào Trung quốc, CSVN đã theo lệnh của quan thầy để chấp nhận đàm phán song phương, nghĩa là sang tận Bắc kinh để nhận chỉ thị, ngay cả chỉ thị về Việt Nam đàn áp tất cả những ai vì lòng yêu nước mà lên tiếng phản đối quan thầy Trung quốc.
Khi mà CSVN còn cố níu lấy quyền hành do Trung quốc bảo hộï, thì cuộc Xâm lăng Kinh tế, hiện nay đã lan tràn, sẽ tiến tới rất nhanh diệt hẳn Kinh tế Việt Nam đang èo ọt tụt dốc.
Từ rừng rú ra, CSVN hồ hởi vào WTO, mơ tưởng hốt bạc thiên hạ hay chính là mở rộng cửa để hàng ngoại, nhất là từ TQ, vào diệt Kinh tế mình? Bên cạnh gian manh Kinh tế Chệt mà Việt Cộng quỳ gối bái lạy để bao che cho quyền lực, CSVN dâng Đất Nước như một Tỉnh để tiêu thụ hàng TQ và tái xuất hàng ứ đọng cho quan thầy !
Việc phá sản Kinh tế VN mà các lãnh đạo đảng CSVN đã phải thú nhận lúc này có hai lý do chính yếu:
* Lý do nội tại (đã trình bầy ở Đoạn I trên đây): đó là Mô hình Kinh tế gọi là định hướng XHCN. Khi mà độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế thì tự nó phát sinh và lan tràn THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ ăn ruỗng nền Kinh tế quốc dân.
* Lý do ngoại tại (Đoạn II mà chúng tôi trình bầy dưới đây): đó là việc xâm lăng Kinh tế đến từ Trung Quốc mà CSVN lệ thuộc về Chính trị, nên rất khó lòng chống lại cuộc xâm lăng này đươ.c.
Việt Nam phải đối diện với hai cuộc Xâm lăng đến từ Trung quốc: (i) Xâm lăng Đất và Biển; (ii) Xâm lăng Kinh tế.
Nếu vấn đề Biển Đông có thể chuyển mình qua những đàm phán đa phương và như vậy Việt Nam có thể đỡ một phần gánh nặng vì có cả khối ASEAN, Nhật, Nam Hàn, Hoa kỳ và Ấn độ hỗ trợ, thì việc Xâm lăng Kinh tế từ Trung quốc, Việt Nam phải chịu trận một mình. Quá lệ thuộc vào Trung quốc, CSVN đã theo lệnh của quan thầy để chấp nhận đàm phán song phương, nghĩa là sang tận Bắc kinh để nhận chỉ thị, ngay cả chỉ thị về Việt Nam đàn áp tất cả những ai vì lòng yêu nước mà lên tiếng phản đối quan thầy Trung quốc.
Khi mà CSVN còn cố níu lấy quyền hành do Trung quốc bảo hộï, thì cuộc Xâm lăng Kinh tế, hiện nay đã lan tràn, sẽ tiến tới rất nhanh diệt hẳn Kinh tế Việt Nam đang èo ọt tụt dốc.
Viết về Xâm lăng Kinh tế Trung quốc, chúng tôi muốn nói đến con đường mà CSVN đang đưa Đất Nước đến tình trạng một Tỉnh tiêu thụ và tái xuất cảng cho Trung quốc.
Về tình trạng xâm lăng tàn nhẫn Kinh tế từ Trung quốc, chúng tôi nói lại những năm sau đây:
* 2006: Việt Nam vào WTO / OMC với nguy hiểm bị xâm lăng Kinh tế
* 2009: Từ huênh hoang Công nghệ hóa đến chấp nhận phân phối hàng hóa
* 2009 & 2010: Doanh nhân và Truyền thông VN tuyên chiến với hàng hóa TQ
* 2011: Xâm lăng Kinh tế TQ thành nguy ngập cho Kinh tế VN
* 2012 & 2013: Lãnh đạo đảng xác nhận tình trạng phá sản Kinh tế quốc dân
2006:Việt Nam vào WTO/OMC với nguy hiểm bị
xâm lăng Kinh tế
Trước khi Việt Nam vào WTO, đài Phát Thanh RFI (Radio France Internationale) đã phỏng vấn chúng tôi ngày 04.05.2005 nhân Liên Âu và Hoa ky đưa ra những biện pháp ngăn chặn xâm lăng của Hàng May Dệt Trung quốc làm thiệt hại cho ngành nghiệp này tại Liên Âu và Hoa kỳ.
Thực vậy, Trung quốc vào WTO từ năm 2001, tuy nhiên Hoa kỳ và Liên Âu vốn giữ vấn đề Quotas đối với Trung Cô.ng. Nhưng sau khi vấn đề Quotas được bỏ đi kể từ năm 2005, Trung Cộng đã xuất cảng ào ạt hàng May Dệt sang Hoa kỳ và Liên Âu. Vì quyền lợi của mình, Hoa kỳ và Liên Âu đã phản ứng để ngăn chặn Tsunami hàng May Dệt này ngay trong khuôn khổ của Tự do Mậu dịch WTO/OMC. Đây là một trong những tỉ dụ mà người ta sẵn sàng vì quyền lợi Quốc gia mà bỏ những điều đã ký kết. Từ tháng tư 2005, Hoa kỳ và Liên Âu phải lấy những quyết định phản ứng mạnh để ngăn chặn Tsunami này từ Trung Cô.ng.
Trước khi Việt Nam vào WTO, đài Phát Thanh RFI (Radio France Internationale) đã phỏng vấn chúng tôi ngày 04.05.2005 nhân Liên Âu và Hoa ky đưa ra những biện pháp ngăn chặn xâm lăng của Hàng May Dệt Trung quốc làm thiệt hại cho ngành nghiệp này tại Liên Âu và Hoa kỳ.
Thực vậy, Trung quốc vào WTO từ năm 2001, tuy nhiên Hoa kỳ và Liên Âu vốn giữ vấn đề Quotas đối với Trung Cô.ng. Nhưng sau khi vấn đề Quotas được bỏ đi kể từ năm 2005, Trung Cộng đã xuất cảng ào ạt hàng May Dệt sang Hoa kỳ và Liên Âu. Vì quyền lợi của mình, Hoa kỳ và Liên Âu đã phản ứng để ngăn chặn Tsunami hàng May Dệt này ngay trong khuôn khổ của Tự do Mậu dịch WTO/OMC. Đây là một trong những tỉ dụ mà người ta sẵn sàng vì quyền lợi Quốc gia mà bỏ những điều đã ký kết. Từ tháng tư 2005, Hoa kỳ và Liên Âu phải lấy những quyết định phản ứng mạnh để ngăn chặn Tsunami này từ Trung Cô.ng.
Việt Nam mới chập chững mở cửa để bắt đầu hội nhập với Mậu dịch Thế giới. Thất bại về Kinh tế tập quyền chỉ huy (Economie centralisée et dirigiste), Việt Nam gặp đói nghèo, đành phải mở cửa và chấp nhận Kinh tế gọi là “Tự do Thị trường định hướng XHCH”, một thứ Kinh tế Tự do Thị trường tréo cẳng ngỗng, nghĩa là nhà nước độc tài vẫn nắm “Chủ đạo“ Kinh tế. Hệ thống sản xuất và Thương mại vẫn nằm trong tay những Tập đoàn quốc doanh do người của đảng nắm giữ. Sản xuất còn yếu kém, nhưng đảng CSVN vẫn mơ mộng rằng vào WTO là đi hốt bạc ngay tức khắc.
Chính việc để tự do mậu dịch này trong tình trạng mình còn yếu sức sản xuất và cạnh tranh đã làm Việt Nam thành mồi ngon cho những hàng hóa nước ngoài tràn vào xâm chiếm. Vì còn là đầy tớ của Trung cộng nữa, nên hàng hóa, thương nhân và công nhân Trung quốc vào Việt Nam như chỗ không người để cạnh tranh.
2009: Từ huênh hoang Công nghệ hóa đến chấp nhận
Phân phối hàng Trung quốc
Chúng tôi đã viết bài về thảm cảnh này ngày 02.07.2009, nghĩa là 3 năm sau khi Việt Nam vào WTO.
Chúng tôi đã viết bài về thảm cảnh này ngày 02.07.2009, nghĩa là 3 năm sau khi Việt Nam vào WTO.
Nhà Nước CSVN vẫn huênh hoang chương trình vĩ mô Công Nghệ hóa Kinh tế Việt Nam. Dưới chiêu bài này, những Dự án, những Khu chế xuất có quyền ưu tiên tịch thu đất trồng cấy khiến Nông nghiệp thiệt ha.i. Nhà Nước hy sinh Nông nghiệp, một căn bản sẵn có và truyền thống của đại đa số Dân Việt sinh sống.
Vì quá lệ thuộc vào Trung quốc để bảo đảm quyền lực Chính trị, đảng CSVN đang biến cái gọi là Công nghệ hóa thành thảm cảnh tổ chức phân phối cho hàng hóa Trung quốc.
Thực vậy, CSVN để tự do nhập nội hàng hóa Trung quốc. Tại Thị trường hàng hóa, hai yêu tố cạnh tranh chủ yếu là GIÁ CẢ và PHẨM CHẤT (Prix et Qualité) của món hàng.
Giá cả hàng Trung quốc rẻ hơn
Giá bán tùy thuộc vào giá thành sản xuất. Hệ thống sản xuất công/ kỹ nghệ ngày nay là hệ thống những linh kiện cấu thành món hàng cuối cùng. Đó là hệ thống liên đới sản xuất những bộ phận cấu thành (système de sous-traitance des pìeces détachées). Món hàng cuối củng sẵn sàng cho tiêu thụ chỉ là việc ráp nối (assemblage) những bộ phâ.n. Không một Công ty nào sản xuất tòan bộ những bộ phận cấu thành món hàng cuối cùng. Đây không phải là việc bất lực về khả năng, mà là vì giá thành của món hàng cuối cùng sẽ tăng lên gấp bô.i.
Khi món hàng cuối cùng được chia ra thành những bộ phân riêng rẽ, thì những bộ phận này sẽ do những xí nghiệp chuyên môn sản xuất trong hệ thống liên đới. Vì chỉ sản xuất những bộ phận chuyên môn, nên những Xí nghiệp này có thể tăng lượng sản xuất để triệt tiêu phí tổn trang bị máy móc sản xuất (Installation des équipements).
Yếu tố khách quan làm cho những món hàng Trung quốc rẻ hơn hàng Việt Nam, đó là Trung quốc có thể tăng rất lớn lượng sản xuất những linh kiê.n. Trung quốc sản xuất từ A tới Z của một mặt hàng là như vâ.y.
Cùng sản xuất một mặt hàng như Trung quốc, nhưng Việt Nam phải mua lại từ Trung quốc những bộ phận cấu thành mặt hàng cuối cùng. Vì vậy mà mặt hàng Việt Nam bán ở Thị trường không thể nào rẻ hơn mặt hàng của Trung quốc.
Phẩm chất của món hàng
Hệ thống sản xuất liên đới những linh kiện (système de sous-traitance des pìeces détachées) không phải chỉ làm giảm giá thành sản xuất, mà còn cho phép những Công ty chuyên nghiệp có thời giờ và cô đọng khả năng vào việc kiện tòan phẩm chất của từng bộ phận, từng linh kiê.n. Thực vậy, những Công ty chuyên nghiệp này dành trọn thời giờ cho Nhóm Nghiên cứu (Equipe de recherche) chuyên tâm vào một linh kiện, một bộ phâ.n. Đây là việc làm tăng phẩm chất chuyên môn cho sản phẩm. Vấn đề cạnh tranh trên Thị trường không phải chỉ nguyên giá cả mà trở thành cạnh tranh về phẩm chất chuyên môn, kiện tòan của từng linh kiện cấu thành. Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh được áp dụng triệt để ở hệ thống sản xuất linh kiện công nghệ và kỹ nghệ hiện nay.
Trung quốc có điều kiện phát triển hệ thống liên đới sản xuất từ A tới Z và tất nhiên họ có điều kiện kiện tòan phẩm chất mặt hàng cuối cùng hơn Việt Nam
Chúng tôi rất đau lòng đọc tin sau đây từ Quốc nội: “(TuanVietNam)- Êm như mưa dầm, ồ ạt như lũ, hàng TQ đổ bộ vào VN, “quét” sạch hàng nội, moi túi người tiêu dùng. Con số nhập siêu hơn 11 tỷ USD năm qua đủ cho thấy các DN ta đang “thua trắng bụng”. Để không bị làn sóng này dìm chết, không một ai – từ Chính phủ tới DN và người tiêu dùng – có thể đứng ngoài cuộc.“
Cán cân Thương Mại giữa Trung quốc và Việt Nam cho thấy cuộc xâm lăng Kinh tế tại Việt Nam mỗi ngày một tăng mạnh: “10 năm qua, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam đã tăng 23,25 lần, đạt tới con số 15.652 tỷ USD vào năm ngoái. Cùng trong thời gian đó, kim ngạch xuất khẩu của ta theo chiều ngược lại tăng vỏn vẹn 6,08 lần, chỉ đạt 4.536 tỷ USD năm 2008.“
Từ là Doanh nhân sản xuất công nghệ, Ong trở thành một Thương gia phân phối hàng Trung quốc !
2009 & 2010: Doanh nhân & Truyền Thông tuyên chiến với hàng TQ
Truyền thông Việt Nam và Doanh nhân đã Tuyên chiến với cuộc tấn công của hàng ngoại chất lượng thấp và yêu cầu Nhà nước tham gia cuộc chiến (18/06/2009 09:37 (GMT + 7). Tiên khởi cho việc Tuyên chiến này là Vietnamnet với Thảo Luận “TuanVietNam “. Chúng tôi xin đăng lại nội dung Thảo Luâ.n.
(TuanVietNam)- "Dù tất cả đã có nhưng lực lượng hải quan, lực lượng kiểm tra thị trường, nói chính xác hơn là con người mà bị thủng thì phòng tuyến ngăn chặn hàng giá rẻ, chất lượng thấp vào thị trường Việt Nam cũng sẽ bị thủng..."- TS. Nguyễn Minh Phong nói.
Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Rõ ràng, chúng ta có những phòng tuyến chặn cửa như hải quan, các cơ quan kiểm thị trường, kiểm dịch, công an, quân đội và cả thuế vụ nữa… nhưng tại sao hàng ngoại chất lượng thấp lưu hành trên thị trường tiêu dùng vẫn không hề giảm đi, thậm chí có phần ồ ạt tiến vào vào thị trường Việt Nam. Liệu có hay không phòng tuyến nào bị hổng, hay tất cả đều bị hổng, thưa TS. Nguyễn Minh Phong?
TS. Nguyễn Minh Phong: Tôi nhấn mạnh điểm cần lưu ý và rất quan tro.ng.
Dù tất cả những tiêu chuẩn pháp lý, kỹ thuật dù đã có, nhưng nếu lực lượng hải quan, lực lượng kiểm tra, hay nói gọn hơn là con người mà bị thủng thì phòng tuyến đương nhiên sẽ bị thủng... Cái thủng của con người là cái thủng lớn nhất. Chúng ta đã có rất nhiều bài học như vụ án hàng lậu Tân Thanh. Một khi quan chức liên tỉnh bắt tay dằng dây sẽ vô hiệu hóa tất cả những hàng rào kĩ thuật khác.
Bà Phạm Chi Lan: Về lỗ thủng chất lượng đội ngũ tôi đồng ý với anh Phong. Nhưng chúng ta nhìn nó rộng ra hơn một chút là cơ chế có thể tạo nên những con người như vậy, muốn có đội ngũ công chức thật tốt như chúng ta mong muốn thì phải có hệ thống cơ chế trong đó bao gồm cả thể chế cả chính sách, cả tiêu chuẩn cán bộ như thế nào, cách để chọn vào ra như thế nào, tất cả đều phải nghiêm chứ đừng chỉ đứng hô hào chung chung.
Chiến lược thực tế
Bà Phạm Chi Lan: Đó là điều rất đáng tiếc về phía chúng ta. Việc làm sao chống được sự xâm lấn của hàng bên ngoài thì yếu tố quan trọng hàng đầu vẫn là sức mạnh của chính mình.
Bệnh thành tích
Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Những điều mà bà Phạm Chi Lan nói về chiến lược xuất khẩu ô tô, hoặc chúng ta sản xuất máy bay đã được thực tế chứng minh về tính khả thi. Dự án ô tô Mê kông là một sự thất bại to lớn. Lịch sử đã chứng minh người Việt rất cần cù, rất chịu khó, sáng tạo, khéo tay, quả cảm…, nhưng đôi khi chúng ta cũng rất ảo tưởng.. Với chúng ta, tôi nghĩ rằng chúng ta đang hão huyền sinh ra bệnh thành tích. Ngày xưa ông cha ta căn cơ, chính xác, gọn ghẽ đâu ra đấy. Nhưng chủ nghĩa thành tích đã sinh ra sự hão huyền, chạy theo thành tích sẽ thế này thế kia… chúng ta phải rời bỏ điều đó, phải trở lại hiện thực và làm một bát phở thật ngon, hãy may một cái áo thật đẹp…
Đã đến lúc chúng ta phải bỏ qua tất cả những hình thức phù phiếm, tất cả những khẩu hiệu sáo rỗng, bánh vẽ giá trị ảo để trở về cuộc sống thực tế, giá trị thực để đáp ứng nhu cầu.
Giải pháp khả thi
Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Thưa bà Phạm Chi Lan cơn lũ hàng nhập ngoại xấu, kém chất lượng, độc hại đang tràn vào Việt Nam đã lên đỉnh điểm chưa, hay sẽ tiếp tục, hoặc giảm xuống?
Bà Phạm Chi Lan: Nó như thế nào phụ thuộc vào thái độ của chính chúng ta. Nếu chúng ta bỏ lơ, coi thường chuyện đó, các cơ quan Nhà nước vẫn cảm thấy dửng dưng không ý thức ngăn chặn, bảo vệ cho đồng bào mình thì làm sao cơn lũ này chấm dứt đươ.c.
Hoặc truyền thông của chúng ta không dấy lên được tiếng nói mạnh mẽ để cổ động cho hàng Việt Nam, biểu dương những doanh nghiệp hàng tốt như May 10, và rất nhiều những doanh nghiệp khác, trân trọng người tiêu dùng trong nước thì làm sao ngăn nổi cơn lũ này.
Nếu không cùng nhau làm việc đó như một tính chất cả hệ thống thì cơn lũ đó chưa tới đỉnh điểm đâu, sẽ tiếp tục đổ vào, tiếp tục tràn vào dữ dội hơn. Người ta đã có hẳn một kế hoạch lớn, chiến lược lớn để làm điều đó, họ sẽ không dừng lại trừ khi chúng ta biết tự vạch hướng đi cho mình, tự bảo vệ cho mình, đẩy làn sóng đó ngược trở lại trả về phía bên họ.
Quả thực tôi lo lắng cơn lũ này chưa đến đỉnh điểm, mà còn có thể tệ hại hơn nữa bởi vì chúng ta vẫn chưa làm được gì nhiều để ngăn chă.n.
Tôi nói vui với các doanh nghiệp là bây giờ biên mậu đã diễn ra ở tận thành phố HCM chứ không phải biên mậu ở Lào Cai, Lạng Sơn nữa.
Thực tế, người ta đã vào tận thành phố HCM để làm rồi,
gần như tất cả các giao dịch diễn ra ngay tại đó. Chỉ cần nhấc một cú điện thoại
lên thôi là hàng hóa đâu vào đó. Không khó để bắt gặp từng đoàn xe mang biển số
của một quốc gia láng giềng có thể vào đất Việt Nam đàng hoàng, thậm chí người
nước họ cũng ra vào làm việc ở đây tự do. Nếu chúng ta vẫn dễ dãi như vậy thì
cơn lũ hàng giá rẻ, chất lượng thấp còn tiếp tục dấn tới.
Tôi vừa từ Lục Ngạn (Bắc Giang) về. Tôi đã chứng kiến một đoàn 65 thương gia Trung Quốc đang ở đó, tại những cứ điểm để thu mua vải quả, và họ là người quyết định giá cả.
Chúng ta đã để đến mức như vậy thì việc không tự bảo vệ được mình là do chính mình, mình vừa là nạn nhân, vừa là tội nhân của việc đó. Mình không biết tự mình bảo vệ mình thì nói được gì nữa. Nếu ta không có hành động từ cao nhất, làm quyết liệt thì các doanh nghiệp phần nào phải bó tay.
Tôi vừa từ Lục Ngạn (Bắc Giang) về. Tôi đã chứng kiến một đoàn 65 thương gia Trung Quốc đang ở đó, tại những cứ điểm để thu mua vải quả, và họ là người quyết định giá cả.
Chúng ta đã để đến mức như vậy thì việc không tự bảo vệ được mình là do chính mình, mình vừa là nạn nhân, vừa là tội nhân của việc đó. Mình không biết tự mình bảo vệ mình thì nói được gì nữa. Nếu ta không có hành động từ cao nhất, làm quyết liệt thì các doanh nghiệp phần nào phải bó tay.
Những gì được đặt ra tại bàn tròn hôm nay đã phần nào động chạm tới những điều cơ bản và chi tiết, chúng ta cũng đã nói ra tất cả những điều mang tính hệ thống, chiến lươ.c. Nếu biết lắng nghe, biết sửa mình thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn, còn nếu vẫn chỉ là làm cho có, chỉ biết lợi ích cá nhân thì e rằng 50 năm nữa chúng ta lại ngồi lại đây, nói lại những điều phiền muộn này. « (Tuần Việt Nam)
Được báo động về việc Tuyên chiến này, Đại sứ quán Trung quốc tại Hà Nội, vẫn trịch thượng là quan Thầy, đã cho Tùy viên Thương mại ra chỉ thị cho Truyền Thông và Doanh nhân VN không được nói giọng tuyên chiến với hàng hóa Trung quốc. Chỉ thị này giống như chỉ thị từ Bắc kinh ra lệnh cho CSVN phải đàn áp những người yêu nước biểu tình chống xâm lăng Hải đảo và Biển ngày nay.
2011: Xâm lăng Kinh tế TQ thành nguy ngập cho
Việt Nam
Tình trạng Kinh tế tụt dốc của Việt Nam có nghĩa là sức kháng cự trở thành hoàn toàn yếu kém trước xâm lăng của Trung quốc. Những lý do sau đây khiến cuộc Xâm Kinh tế lúc này của Trung quốc càng gia tăng trước sức chống đối hoàn toàn yếu kém của Kinh tế Việt Nam:
Tình trạng Kinh tế tụt dốc của Việt Nam có nghĩa là sức kháng cự trở thành hoàn toàn yếu kém trước xâm lăng của Trung quốc. Những lý do sau đây khiến cuộc Xâm Kinh tế lúc này của Trung quốc càng gia tăng trước sức chống đối hoàn toàn yếu kém của Kinh tế Việt Nam:
=> Hoa kỳ và Liên Âu, hai Thị trường lớn cho hàng xuất cảng từ Trung quốc, hiện nay đang gặp Khủng hoảng về nợ công. Dân chúng thất nghiệp tăng ma.nh. Nợ công và Thất nghiệp tăng có nghĩa là hai Thị trường giảm Mãi lực tiêu thụ. Nhưng việc sản xuất của Trung quốc vẫn phải giữ để bảo đảm độ tăng trưởng. Mãi lực nội địa Trung quốc không những không tăng mà còn phải chịu cảnh Lạm phát lên cao. Thêm vào đó các Thành phố Trung quốc, vì tham vọng Đô Thị hóa, nên hiện nay mang nợ chất chồng. Mãi lực dân nội địa yếu kém, các Thành phố lại mang nợ nần, nên việc tiêu thụ nội địa chắc chắn phải giảm xuống. Khi bí lối tiêu thụ hàng hóa nội địa mà việc sản xuất vẫn phải giữ để tránh đóng cửa xí nghiệp, thì hàng hóa thặng dư sẽ dồn xuống Việt Nam.
=> Tình trạng thiếu vốn vì muốn thắt chặt Tín dụng lưu hành để chống Lạm phát phi mã đang diệt doanh nghiệp VN và thả lỏng cho xí nghiệp Trung quốc thắng thế. Phóng viên VŨ HOÀNG, RFA, ngày 15.07.2011, đã cho thấy cuộc xâm lăng Kinh tế Trung quốc đang diễn ra như sau:
Doanh nghiệp VN bất lợi trên sân nhà
Lãi suất tiền vay trong nước quá cao đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam khi cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp Trung Quốc ngay tại VN.
Thiếu vốn do lãi suất cao
Báo chí trong nước mấy hôm nay liên tục đưa tin chuyện các doanh nghiệp Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam thu mua các mặt hàng nông sản, thuỷ sản, cà phê, hồ tiêu, trái cây, thịt heo… khiến giá các mặt hàng này tăng vọt, trong khi các ngành hàng trong nước lại thiếu hụt nguyên liệu trầm tro.ng. Và nguyên nhân của hiện tượng này được cho là do hậu quả của việc lãi suất cho vay trong nước quá cao, gây bất lợi cho chính các doanh nghiệp cần vay vốn.
Chuyện lãi suất quá cao mà hiện tại các doanh nghiệp đang phải hứng chịu bắt nguồn từ hậu quả của chính sách tài khoá thắt chặt, nhằm kiểm soát lượng vốn tín dụng bơm vào nền kinh tế.
Trong một lần trao đổi với đài Á Châu Tự Do cách đây không lâu, TS Lê Đăng Doanh đã từng nhận định:
"Hiện nay doanh nghiệp VN rất thiếu vốn và vấn đề chi phí cho hoạt động kinh doanh bị đẩy cao, do lãi suất tăng mạnh cũng đã được đề cập nhiều, nhưng điểm đặc biệt ở thời điểm này là có thêm sự tranh mua nguyên nhiên liệu từ phía Trung Quốc do họ có lợi thế hơn so với các doanh nghiệp Việt Nam về mặt vốn liếng và khả năng tài chính, vì vậy khiến cho những doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực thu mua nguyên liệu gặp khó khăn hơn.
Theo lời bà Trần Thị Miêng, Cục phó Cục chế biến Nông lâm thủy sản và nghề muối (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn) được báo VNmedia trích lại cho biết việc Trung Quốc ồ ạt thu gom nông sản của Việt Nam đang là một vấn đề nổi cộm và gây nhiều nhức nhối cho các doanh nghiệp, trong đó có ngành chế biến nông lâm thủy sản.
Rõ ràng với chi phí VN cao như vậy, các doanh nghiệp kinh doanh thu mua nông sản, thủy sản của Việt Nam sẽ gặp bất lợi hơn rất nhiều so với các đối thủ khác từ phía Trung Quốc.
Về vấn đề này, ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam nhận xét:
" Trung Quốc khi họ có tiền ứng ra trước thì đương nhiên họ hiệu quả hơn rồi, mình thì phải cộng lãi suất, còn họ thì mang tiền đâu lấy hàng đó, đương nhiên là họ lợi thế hơn. Khách hàng Trung Quốc có lợi thế hơn. Về mặt suy luận thì khách hàng Trung Quốc có lợi thế hơn. Xu hướng chung là các doanh nghiệp Việt Nam thụt lùi và nhường chân cho họ rồi, họ có thể mua thẳng của người dân, của những nhà cung ứng nhỏ, thì hiện nay họ đang có lợi thế ấỵ"
Theo lời ông Trần Văn Lĩnh, tổng giám đốc công ty Cổ phần thuỷ sản Thuận Phước ở Đà Nẵng, được báo Sài gòn Tiếp thị trích đăng cho rằng thương nhân Trung Quốc tới tận ao mua tôm, tới tận cảng cá chờ tàu cập bến và hình như lúc nào họ cũng mua cao hơn một vài giá so với doanh nghiệp Việt Nam. Vì thế các doanh nghiệp thuỷ sản miền Trung bị thiếu nguyên liệu trầm trọng do cạnh tranh không lại với thương nhân Trung Quốc.
Không chỉ dừng lại cạnh tranh thu mua nguyên liệu nhờ lợi thế về giá cả, các doanh nghiệp Trung Quốc còn tận thu cả nguyên liệu kém chất lượng như tôm tạp chất, về lâu về dài sẽ khiến các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản bị liên luỵ do nhiều sản phẩm thuỷ sản kém chất lượng như vậy lại có nguồn gốc từ Việt Nam xuất ra khỏi biên giới.
Có lẽ việc doanh nghiệp Trung Quốc tranh mua nguyên nhiên liệu của Việt Nam chỉ là điểm khởi đầu, điều quan trọng là nằm ở chỗ trong tương lai, người nông dân Việt Nam sẽ hoàn toàn bị lệ thuộc vào các thương nhân Trung Quốc, khi họ đã chiếm lĩnh thị trường đầu ra cho các sản phẩm nguyên nhiên liê.u.
Một lần nữa, ông Đỗ Hoài Nam lên tiếng cảnh báo, đến lúc đó Việt Nam sẽ mất tính chủ động trong việc điều phối nguồn hàng trong tương lai:
"Trước mắt, Trung Quốc họ có vốn thì họ hỗ trợ cho người nông dân bán được hàng tốt hơn. Nhưng bất lợi là về lâu về dài, chúng ta sẽ quản lý như thế nào, nếu không có người mua thì các doanh nghiệp Việt Nam bị nước ngoài họ ép giá, thì mình làm gì có gì để đối trọng, bằng cách nào để hạn chế bán hay bắt buộc bán cho họ. Nguyên tắc của người nước ngoài lợi nhuận là trên hết chứ không phải vì lợi ích của cộng đồng."
=> Vì tình trạng tụt dốc Kinh tế, cạn kiệt ngoại tệ (Đo-la), các Xí nghiệp VN như bó buộc phải nhập hàng Trung quốc. Phóng viên NAM NGUYÊN, RFA, ngày 22.06.2011, đã nói lên khía cạnh Nhập siêu và lệ thuộc Trung quốc như sau:
“Tình trạng nhập siêu gây mất ổn định cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt nhập siêu từ Trung Quốc. Nam Nguyên ghi nhận ý kiến chuyên gia về vấn đề này.
Sập bẫy nhập siêu từ Trung Quốc
TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế độc lập từ Hà Nội phân tích:
- Vấn đề ở đây là cần phân biệt phần nhập siêu thuần túy thương mại và nhập siêu có liên quan đến đầu tư. Hiện nay do nhiều lý do, Trung Quốc đang tham dự vào việc đấu thầu và xây dựng theo thể thức EPC (Engineering procurement and construction) là rất nhiều và Trung Quốc đã nhập cả trang thiết bị, nguyên vật liệu thậm chí mang cả công nhân có tính chất phổ thông sang để xây dư.ng. Phần này chiếm chủ yếu các vật tư, trang thiết bị mà Việt Nam nhập từ Trung Quốc và đây là vấn đề rất đáng tranh cãi: tại sao lại phải nhập nhiều như thế từ Trung Quốc, giao cho nhà thầu Trung Quốc những công trình có tính cách trọng yếu?
Thêm vào đó có một số công trình không có vốn nên đã vay từ Quĩ hỗ trợ xuất khẩu của Trung Quốc. Vay từ Quĩ này, tự nhiên sẽ phải chấp nhận mua trang thiết bị của Trung Quốc và để cho nhà thầu Trung Quốc xây dựng và đấy là điều cần phải rút kinh nghiệm cho tương laị”
Chuyên gia Huỳnh Bửu Sơn, nguyên thành viên ban tư vấn cải cách kinh tế của thủ tướng Võ Văn Kiệt vào thời kỳ đầu đổi mới thì nhìn nhận vấn đề theo góc cạnh khác. Từ TP.HCM ông Sơn phát biểu:
- “Trong quan hệ mua bán với Trung Quốc một trong những yếu tố khiến Việt nam mua hàng Trung Quốc nhiều là vì hàng Trung Quốc giá rẻ hơn so với các thị trường khác.
Nếu không nhập từ Trung Quốc thì sẽ nhập từ các nước khác thôi, cho nên giải quyết vấn đề nhập siêu của Việt nam là một vấn đề mang tính cấu trúc của nền kinh tế, nghĩa là phải có cách nào như nhiều chuyên gia nói rằng cần phải phát triển công nghiệp phụ trợ chẳng hạn thì nó mới làm giảm bớt vấn đề phụ thuộc vào mua máy móc thiết bị phụ tùng hoặc nguyên liệu phụ trợ.
Giảm nhập từ Trung Quốc vấn đề sinh tử
Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, TS Lê Đăng Doanh quan ngại khả năng bất ổn nhiều mặt cho nền kinh tế Việt Nam bắt nguồn từ tình trạng nhập siêu quá lớn từ Trung Quốc. Ông nói:
- “Thực tế là nhập siêu của Trung Quốc chiếm trên 100% nhập
Lễ ký kết Hợp đồng sau khi Công ty China Huadian Engineering (CHEC) Trung Quốc trúng thầu EPC Dự án Nhà máy nhiệt điện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, hôm 30-06-2010.
Nhập siêu của cả nước và chính phủ phải dùng số tiền xuất siêu ở các nơi khác để bù vào số nhập siêu của Trung Quốc. Vì vậy giải quyết nhập siêu từ thị trường Trung Quốc là một vấn đề sinh tử của nền kinh tế Việt Nam, nếu không làm được việc đó thì không chỉ phụ thuộc vào thương mại mà trong tương lai gần đây Trung Quốc sẽ yêu cầu thanh toán bằng đồng nhân dân tệ và Việt nam không thể dùng đồng đô la Mỹ kiếm được ở thị trường khác để trang trải và sẽ phải vay nợ đồng nhân dân tệ và lúc đó sẽ bị phụ thuộc vào tài chính và nguy cơ sẽ còn tăng lên rất nhiềụ”
Được biết dệt may và da giày dự kiến tổng kim ngạch xuất khẩu 18 tỷ USD trong năm nay nhưng là hai ngành phụ thuộc nguyên phụ liệu và thiết bị máy móc nhập khẩu từ Trung Quốc. Ông Diệp Thành Kiệt Phó chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam đồng thời là Phó chủ tịch Hội dệt may thêu đan TP.HCM nhận định về khả năng Việt Nam và Trung Quốc sử dụng nhân dân tệ trong thanh toán.
- “Nếu phải nhập bằng đồng nhân dân tệ rồi sau đó xuất khẩu bằng đồng đô la thì chúng tôi sẽ bị thiệt hại ở chỗ phải mua giá cao hơn và bán ra giá thấp hơn do tỷ giá hai đồng tiền.
Chúng tôi cho rằng lệ thuộc vào đồng tiền nước ngoài ngay cả đồng tiền chính là đô la thì cũng vẫn có mặt gút mắc.
Thí dụ đồng tiền Việt Nam mất giá so với đô la thì có lợi cho xuất khẩu nhưng khi nhập khẩu thì lại có vấn đề. Nếu hai chính phủ thỏa thuận với nhau sử dụng nhân dân tệ trong thanh toán giữa Việt Nam và Trung Quốc thì tôi nghĩ chính phủ Việt Nam sẽ có những giải pháp để cân bằng cán cân thanh toán giữa xuất và nhập khẩu không để cho doanh nghiệp Việt Nam chịu thiệt hại lớn hơn là được lợị”
Nếu phải nhập bằng đồng nhân dân tệ rồi sau đó xuất khẩu bằng đồng đô la thì chúng tôi sẽ bị thiệt hại ở chỗ phải mua giá cao hơn và bán ra giá thấp hơn do tỷ giá hai đồng tiền.
Khi mà hoàn toàn nhập siêu từ Trung quốc và phải thanh toán bằng đồng Nhân Dân tệ, thì Việt Nam trở thành như một Tỉnh tiêu tiền Trung quốc.
=> Không những chỉ có việc xâm lăng Hàng hóa, rồi Tiền tệ, mà việc xâm lăng còn ở việc di Dân Trung quốc vào Việt Nam để thành lập những Khu Công nghệ và Thương mại Trung quốc chính trong nội địa Việt Nam. Thực vậy, theo Báo VN: “Thợ TQ Tràn Ngập VN, Trả Lương Gấp 3 Thợ Việt… “
Nhiều Phố Tàu dựng lên trên đất VN, bảng hiệu toàn tiếng Hoa ngữ
HAI PHONG (VB) -- Hiện đang có hàng chục Phố Tàu mọc lên tại Việt Nam, theo một bản tin từ báo Thanh Niên hôm 20-6-2011 cho biết.
Bản tin báo này đã nêu lên một cuộc chiến biển người kiểu mới tại VN: “Lao động nước ngoài tràn ngập Việt Nam: Tấp nập lao động phổ thông Trung Quốc.”
Điều bi thảm là trong các Phố Tàu mới mọc lên tại VN, thí dụ như tại Hải Phòng và Quảng Ninh, nhiều nơi chỉ dựng lên bảng tiếng Hoa, không sử dụng tiếng Việt, làm người dân Việt tự cảm thấy thân phận mình y hệt như dân Tây Tạng bị dân Hán tộc vào lấn ép, theo bản tin trên báo Thanh Niên.
Chưa hết, báo này còn cho biết, nhiều công trường Trung Quốc trên đất VN sẵn sàng thuê thợ mộc, thợï hồ người Việt nhưng trả lương chỉ bằng 1/3 lương thợ Trung Quốc, chỉ vì tuy cùng làm một việc nhưng người kia biết nói tiếng Trung Hoa với các ông chủ mới trên lãnh thôå Viê.t.
Báo Thanh Niên hôm 20-6-2011 viết:
“Luật không cho phép các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động (LĐ) phổ thông là người nước ngoài. Thế nhưng, tại nhiều địa phương hiện vẫn tồn tại hàng ngàn LĐ phổ thông nước ngoài, dù từ năm 2009 Thủ tướng đã yêu cầu các cơ quan chức năng rà soát xử lý số LĐ này...
Phố Trung Quốc bên hông công trường
Tại Hải Phòng, Quảng Ninh, đi kèm một nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) do nhà thầu Trung Quốc (TQ) đảm nhận là hàng trăm công nhân (CN) TQ đổ về. Cứ thế, xung quanh nhà máy những "phố Tàu" cũng xuất hiện, làm đảo lộn cuộc sống của người dân địa phương.
Chạy dọc con đường nối từ TP Hải Phòng ra bến phà Rừng, qua xã Ngũ Lão, H.Thủy Nguyên, khách sẽ thấy bất ngờ bởi nơi đây mọc lên hàng loạt hàng quán với biển hiệu chữ Tàu, đèn lồng treo đỏ rư.c. Một bà hàng nước chỉ vào khu nhà dành cho CN TQ: “Hàng trăm CN người Hoa họ ở trong kia nên ngoài này mới biến thành một góc phố Tàu thế chú ạ”.
Theo số liệu từ Công an xã Ngũ Lão, hiện trên địa bàn xã có khoảng 300 người TQ đang tạm trú, đại đa số là CN làm việc tại công trường NMNĐ Hải Phòng II.
Đi dọc con đường nhỏ từ Ngũ Lão hướng về xã Tam Hưng, những biển hiệu chữ TQ màu đỏ vẫn liên tục mọc lên, từ hàng ăn, quán massage chân cho đến dịch vụ cà phê, cắt tóc...
Cách những con "phố Tàu" ở Hải Phòng vài chục cây số, tại Đông Triều, Quảng Ninh, hơn 700 CN nước ngoài đang làm xáo trộn cuộc sống của người dân bản đi.a.
Chúng tôi đến cổng NMNĐ Mạo Khê - Vinacomin (440 MW) tại xã Bình Khê, H.Đông Triều khi trời đã chập choạng tối. Trên con đường nhỏ trước cổng NM, vài tốp CN TQ cởi trần đi dàn hàng ngang chiếm nửa lề đường. Trong quán bia, một nhóm khác oang oang tiếng xì xồ, vài người khạc nhổ bừa bãi.
Từ đầu năm nay, khi công trường NM sôi động với lượng CN TQ về nhiều, cuộc sống của dân cư quanh NM đã thay đổi đột biến. Khi trời tối, ánh đèn điện của biển hiệu chữ Trung lập lòe chi chít, có những tấm biển đề song ngữ như vịt quay, nhà hàng, có cả biển hiệu toàn chữ Trung khiến người Việt nhìn vào đành... chào thua.
Hàng trăm CN nước ngoài cũng tạo ra một số việc làm và thu nhập cho vài hộ gia đình quanh NM qua việc cho thuê chỗ ở, bán quán..., nhưng họ lại khiến nhiều người dân bản địa mất đi cơ hội có việc làm và nếu có việc cũng phải chịu thiệt thòi vì không biết ngoại ngữ.
Anh Lê Văn Hưng, nhà ở Bình Khê,
người làm tại công trường đã nửa năm, chỉ sang một người TQ bên cạnh: “Cậu này
cũng làm ghép cốt-pha, buộc sắt như chúng tôi, nhưng lương họ được gấp 3 lần,
khoảng 500.000-600.000 đồng/ngày. Anh ta hưởng lương cao vì anh ta là người TQ,
chủ nói gì là hiểu. Chúng tôi không có phiên dịch nên chỉ làm việc theo bằng các
động tác tay, chân ra hiệu”...”
Như thế, có phải đây là một cuộc chiến đa diện: tàu chiến TQ lấn biển, chiếm đảo... trong khi cả biển người TQ tràn sang VN dựng lên các Phố Tàu? (VIETBAO)
Như thế, có phải đây là một cuộc chiến đa diện: tàu chiến TQ lấn biển, chiếm đảo... trong khi cả biển người TQ tràn sang VN dựng lên các Phố Tàu? (VIETBAO)
2012 & 2013: Lãnh đạo đảng xác nhận tình
trạng phá sản Kinh tế quốc dân
Như trong phần mở đầu của Đoạn này, chúng tôi
đã nói đến hai lý do chính yếu dẫn đến phá sản Kinh tế: Lý do nội tại thuộc Cơ
chế và Lý do thứ hai ngoại tại là xâm lăng Kinh tế từ Trung quốc. Về lý do nội
tại Mô hình Kinh tế tạo nên và làm lan tràn Tham nhũng, Lãng phí, các nhà đầu tư
quốc tế và Ngân Hàng Thế Giới họp tại Hà Nội năm 2011 đã cảnh báo CSVN. Về Lý do
ngoại tại Xâm lăng Kinh tế từ Trung quốc, giới doanh nhân, các Chuyên gia
và Truyền thông VN đã công khai lên tiếng từ nhiều năm nay. Nhưng lãnh đạo đảng
CSVN bất lực chống lại việc xâm lăng của Trung quốc, không những về lãnh hải,
lãnh thổ, mà còn về sự tràn lan hàng hóa TQ. Sự bất lực này là chỉ vì đảng CSVN
lệ thuộc về Chính trị trước quan thầy Trung quốc.
Ngày nay, tình trạng phá sản Kinh tế đã đến lúc nguy ngập mà chính lãnh đạo đảng không thể tiếp tục ngụy biện được và đã phải xác nhận như chúng tôi đã trình bầy trong Đoạn I.
Ngày nay, tình trạng phá sản Kinh tế đã đến lúc nguy ngập mà chính lãnh đạo đảng không thể tiếp tục ngụy biện được và đã phải xác nhận như chúng tôi đã trình bầy trong Đoạn I.
Việc Dân Oan NỔI DẬY đòi quyền Dạ Dầy (Stomach
Right) là tất yếu
Việc tự phá sản Kinh tế quốc dân do Tham
nhũng và việc xâm lăng Kinh tế tàn nhẫn từ Trung quốc đưa đến đói nghèo mà Dân
Oan là nạn nhân trực tiếp. Bài Báo của Ký giả Thomas FULLER đăng trên New York
Times nói đến tình trạng bất mãn và sẵn sàng NỔI DẬY của dân chúng.
Bài Báo của Ký giả Thomas FULLER
Bài Báo của Ký giả Thomas FULLER
Bài Báo đăng trên New York Times ngày 24.04.2013
cũng xác nhận tình trạng phá sản Kinh tế đang là nguồn bất mãn của quần chúng để
sẵn sàng NỔI DÂ.Y.
“Tin New York - Trong một sự kiện khá đặc biệt, hôm nay nhật báo New York Times đã đăng ngay trang nhất một bài báo về lòng tin của người dân Việt Nam vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong tình hình khó khăn hiện nay. Ký giả Thomas Fuller của New York Times đã đến tận Saigon để nghiên cứu và viết bài này, đã tiếp xúc với nhiều người và cho biết người dân Việt Nam nay không còn tin vào đảng Cộng sản nữa. Theo tác giả bài báo thì Đảng Cộng sản Việt Nam đang đối mặt với sự giận dữ ngày càng tăng của người dân về sự trượt dốc của nền kinh tế. Bài báo cho rằng giờ đây sự chỉ trích Đảng đã bùng nổ trên toàn xã hô.i. Bài báo nhận xét Đảng Cộng sản Việt Nam đã suy đồi cả về tinh thần lẫn đạo đức. Sự mục nát sẽ dẫn đến chỗ Đảng sụp đổ, nhưng tương lai e rằng sẽ còn tồi tệ hơn nhiều so với hiện ta.i. Đặc biệt một bài nhận định trên trang mạng cho rằng với sự thật về đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, những người đã từng tham gia vào phong trào phản chiến trong những năm 60 và 70 nên treo cổ trong tủi hổ và nên xin lỗi người dân Việt Nam.
“Tin New York - Trong một sự kiện khá đặc biệt, hôm nay nhật báo New York Times đã đăng ngay trang nhất một bài báo về lòng tin của người dân Việt Nam vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong tình hình khó khăn hiện nay. Ký giả Thomas Fuller của New York Times đã đến tận Saigon để nghiên cứu và viết bài này, đã tiếp xúc với nhiều người và cho biết người dân Việt Nam nay không còn tin vào đảng Cộng sản nữa. Theo tác giả bài báo thì Đảng Cộng sản Việt Nam đang đối mặt với sự giận dữ ngày càng tăng của người dân về sự trượt dốc của nền kinh tế. Bài báo cho rằng giờ đây sự chỉ trích Đảng đã bùng nổ trên toàn xã hô.i. Bài báo nhận xét Đảng Cộng sản Việt Nam đã suy đồi cả về tinh thần lẫn đạo đức. Sự mục nát sẽ dẫn đến chỗ Đảng sụp đổ, nhưng tương lai e rằng sẽ còn tồi tệ hơn nhiều so với hiện ta.i. Đặc biệt một bài nhận định trên trang mạng cho rằng với sự thật về đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, những người đã từng tham gia vào phong trào phản chiến trong những năm 60 và 70 nên treo cổ trong tủi hổ và nên xin lỗi người dân Việt Nam.
Bài viết này cho rằng nếu đảng Cộng sản không chiếm được miền nam năm 1975, thì giờ này Việt Nam đã như Nhật Bản, Nam Hàn, Thái Lan hay Singapore, chắc chắn là không hoàn hảo nhưng sẽ tốt hơn nhiều và lại không có chết chóc hay tàn phá xảy ra như hiện naỵ” (GS NPL)
No comments:
Post a Comment