Wednesday, November 23, 2016

CHUYỆN THIỀN = TRUNG CỘNG = HỒ HỮU TƯỜNG


CHUYỆN THIỀN



Ba Câu Chuyện Thiền Hay





CÓ NIẾT BÀN CHĂNG ?
.
Một hôm có người ngoại đạo đến hỏi Đức Phật:
– Này Ngài Cù Đàm! Giáo lý của Ngài có Niết bàn không? Nếu có, thì có ai chứng được Niết bàn chưa?

– Giáo lý của ta có Niết bàn và có người đã chứng được Niết bàn.
– Vậy Ngài Cù Đàm chứng chưa?
– Ta đã chứng được.
– Nếu giáo lý của Ngài có Niết bàn và Ngài đã chứng Niết bàn. Vậy tất cả đệ tử Ngài có được Niết bàn hết chăng?
– Đệ tử của ta, có người chứng được Niết bàn, có người không chứng được Niết bàn.
– Giáo lý ngài có Niết bàn thì tại sao Ngài dạy đệ tử có người chứng, có người không chứng?
– Ở đây gần thành Vương Xá, vậy ông có biết thành Vương Xá không?
– Dạ biết
– Ông có rành đường đến thành Vương Xá không?
– Dạ rành.
– Nếu có người hỏi đường để đến thành Vương Xá. Ông chỉ dẫn tường tận mà người đó không đi tới là lỗi tại ai?
– Dĩ nhiên là lỗi tại người đi. Nếu người đó đi theo đúng như lời tôi chỉ thì chắc chắn sẽ tới.
Bây giờ Đức Phật mới kết luận rằng:
– Ta cũng vậy, giáo lý của ta có Niết bàn và ta cũng đã đạt Niết bàn. Nhưng ta dạy đệ tử nếu ai y theo lời ta dạy mà tu thì đạt tới Niết bàn, bằng không thì không đạt được. Vậy không có Niết bàn đâu phải là lỗi tại ta.



CHÚ TIỂU VÀ VỊ LẠT MA
Có một chú tiểu rất thông minh đến gặp một vị Lạt ma và nói rằng:
– Trời ơi Ngài nổi tiếng lắm, đi đâu con cũng nghe danh ngài.
Được khen vị Lạt ma liền hướng vô bên trong và kêu:
– Này thị giả, hãy mang kẹo ra cho chú tiểu.
Chú tiểu nói tiếp:
– Ngài làm như vậy, sao mà giống như Phật dạy quá!
Vị Lạt ma lại gọi:
– Thị giả, mang thức ăn ngon ra cho chú tiểu.
Chú tiểu khôn ngoan đó lại nói tiếp:
– Chính Ngài là Đức Phật tại thế.
Vị Lạt ma lại gọi vào trong:
– Hãy mang thêm 3 đồng tiền vàng cho chú.
Chú tiểu nghĩ rằng như vậy là đủ rồi và đứng chờ nhận quà.
Chờ mãi mà không thấy ai ra,chú hỏi vị Lạt ma sao thị giả của Ngài chưa đem kẹo, thức ăn và vàng ra.
Vị Lạt ma nói:
– Tại sao ta phải cho con kẹo, thức ăn, vàng thật chớ? Con chỉ cho ta những lời nói trống rỗng. Ta cũng cho lại con những lời nói trống rỗng.
BÌNH: Chú tiểu giả dối, nhà sư cũng giả dối ư?







THIỀN KHÔNG PHẢI VẤN ĐÁP
Có một thiền sư viết hai câu cho đệ tử tham cứu. Hai câu ấy như sau:
– Hai người dầm mưa đi, vì sao một người không ướt ?
Các đệ tử lần lượt bàn luận.
Vị thứ nhất nói : “Hai người đi trong mưa, có một người không ướt là vì người ấy mặc áo mưa”.
Vị thứ hai nói : “Người không ướt có gì lạ đâu, vì trận mưa cục bộ – một bên mưa, một bên không mưa”.
Vị thứ ba đắc ý nói : “Huynh sai rồi, trận mưa dầm dề làm gì có chuyện cục bộ ? Sở dĩ người không ướt là vì người ấy vào nhà đụt mưa”.
Mỗi vị một câu, dường như vị nào cũng có lý, nhưng chưa đúng ý thiền sư.
Sau cùng, thiền sư nói :
– Các ông chấp vào câu “Một người không ướt”, mà tranh luận mãi không thôi. Bởi tranh luận cho nên cách xa chân lý. Kỳ thật, người không ướt không ngoài hai người đang đi trong mưa.




TRUNG ĐẠO MIDDLE WAY




TRUNG ĐẠO
Middle Way
***
Nội dung:
1. Khái quát về ý nghĩa Trung đạo.
2. Tư tưởng Trung đạo.
2.1. Hoàn cảnh ra đời tư tưởng Trung đạo.
 2.2. Giáo lý Trung đạo.
3. Trung đạo là Duyên khởi.
4. Trung đạo là Bát Chánh đạo.
 4.1. Chánh tri kiến
  1/. Lý  Vô thường - Lý  Vô ngã.
  2/. Lý  Ba-la-mật – Từ Bi – Trí tuệ.
  3/. Lý Nhân Quả.
4.2. Chánh tư duy.
4.3. Chánh ngữ.
4.4. Chánh nghiệp.
 4.5. Chánh mạng.
4.6. Chánh tinh tấn.
4.7. Chánh niệm.
4.8. Chánh định.
 1/. Tu tập 5  thiền chi  (P: jhananga)
  2/  Tu tập 4 tầng thiền.
5. Trung đạo và Trung Quán Luận.
Bài đọc thêm:
1/. Kinh Thuận Thế Phái - Lokayatika Sutta (SN 12.48).
2/. Kinh Một Vị Bà-La-Môn - Aññatra Sutta (SN 12.46).
NBS: Minh Tâm – 9/2015


TRUNG ĐẠO
Middle Way
***
1. Khái quát về ý nghĩa Trung đạo. 

Trung đạo (中道;  P: Majjhi-māpaṭipadā;  S: Madhya-māpratipad;  E: Central Path, Middle Path, Middle Way;  F: Voie du Milieu, Voie Médiane, Voie
Moyenne):  Là từ được dùng chỉ chung cho các phương pháp giảng dạy của đạo Phật, nhằm tránh những cực đoan trong đời sống vật chất và đời sống tinh thần, tiêu biểu là lối sống buông thả theo dục lạc hay lối sống trói buộc trong khổ hạnh. 
 Tư tưởng Trung đạo được xem là mới mẻ so với các khuynh hướng tư tưởng triết học và tôn giáo đương thời, cả về phương diện triết lý lẫn thực hành.
Phương pháp thực hành Trung đạo mang tính cách thực tế, lấy nền tảng nhân bản làm trung tâm, nên được xem là chỉ có trong đạo Phật và hoàn toàn không có nơi các tôn giáo khác, bởi các tôn giáo này luôn lấy giáo điều thần linh làm trụ cột. 
Trong một cực đoan, có thể là một người tốt bụng nhưng dại khờ, và trong một cực đoan khác, có thể là một người có nhiều kiến thức nhưng lại không có tình cảm.  Đạo Phật dạy con người cần phát triển và giữ thật cân bằng trọn vẹn cả tình cảm và lý trí, mà đỉnh cao là Từ bi và Trí tuệ – đó là thứ tình cảm không trói buộc và một lý trí không vướng mắc.
Trong tiếp cận chân lý, thì bất thiện là một cực đoan mà thiện cũng là một cực đoan, lìa hai cực đoan này chính là Thực tướng Trung đạo.
Xem thêm: - Vận dụng thuyết Trung Đạo của Nhà Phật trong đời sống hiện nay 
 2. Tư tưởng Trung đạo.
Picture7Picture12Picture13Trung đạo – Wikipedia tiếng Việt Middle Way - Wikipedia, the free encyclopedia
2.1. Hoàn cảnh ra đời tư tưởng Trung Đạo.
  Đức Phật Thích Ca vốn là vị hoàng tử của nước Ca Tỳ La Vệ (Kapila-vastu), là người con duy nhất của vua Tịnh Phạn (Śuddhodana). Khi chưa xuất gia Ngài sống trong hưởng thụ hầu hạ của hoàng cung. Qua thời gian, tự Ngài cảm thấy sự hưởng thụ đó không phải là thứ hạnh phúc chân thật; cho nên vào năm 29 tuổi, Ngài quyết định từ bỏ lối sống hưởng thụ đó xuất gia tìm cầu chân lý hạnh phúc.
Sau khi xuất gia học đạo, trong 6 năm đầu tiên đó Ngài đã theo tu học pháp tu khổ hạnh với hai vị đạo sư danh tiếng đương thời là Alara Kalama và Uddaka Ramaputta. Ngài đã thực tập khổ hạnh, nhịn ăn uống, cho đến một ngày chỉ ăn một hạt mè; thân thể gầy còm, chỉ còn da bọc xương, tuy rằng đã thành tựu những gì người hai vị thầy này thành tựu. Thế nhưng, do nỗ lực quá sức, Ngài đã ngã quị xuống và bất tỉnh. Sau khi tỉnh lại Ngài cảm thấy sự khổ hạnh không phải là con đường tu tập đúng đắn, chỉ phí sức sai lầm,  cho nên Ngài quyết định từ bỏ phương pháp tu tập khổ hạnh, đi đến dòng sông Ni Liên Thiền và thọ nhận bát sữa từ sự cúng dường của thiếu nữ Tu-xà-đề (Sujata); Ngài đã cảm thấy thân thể khỏe dần, 
tinh thần minh mẫn. Chính sự kiện này đã giúp Ngài nhận ra rằng, con đường đi tới chân lý không thể đạt được với một thân thể hoàn toàn  kiệt quệ như vậy (He realized that Enlightement could not be gained with such an exhausted body). 
 2.2. Giáo lý Trung Đạo.
Theo bản kinh Thánh Cầu (Ariyapariyesana-sutta) thuộc Trung Bộ kinh, thì thì từ ngữ đầu tiên mà đức Phật dùng để chỉ giáo pháp mà Ngài chứng ngộ là Y tánh Duyên khởi (Idapaccayata Paṭiccasamuppāda). Tuy nhiên ở bài pháp đầu tiên nơi bài kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattana-sutta) thuộc Tương Ưng Bộ kinh, do đức Phật thuyết giảng cho năm ẩn sĩ từng tu khổ hạnh với Ngài trước đó tại Sàrnàth, thì Ngài lại gọi giáo pháp của mình là Trung đạo (Majjhimāpaṭipadā), nhằm xác nhận rằng nhờ thực hành con đường Trung đạo, từ bỏ các lối sống cực đoan mà Như Lai sở đắc trí tuệ, thành tựu an tịnh, giác ngộ, Niết-bàn: 
"Này chư Tỳ khưu, có hai điều thái quá, người xuất gia không nên theo. Thế nào là hai?
- Một là mê đắm dục lạc, hạ liệt, phàm phu, không xứng Thánh hạnh, không thiệt lợi đạo. 
- Hai là tu khổ hạnh, khổ đau, không xứng Thánh hạnh, không thiệt lợi đạo. 
Này chư Tỳ khưu, chính nhờ từ bỏ hai điều thái quá này, Như Lai giác ngộ Trung đạo, con đường đem đến pháp nhãn, trí huệ đưa lại an tịnh, thượng trí, chứng Niết-bàn. Này chư Tỳ khưu, Trung đạo do Như Lai giác ngộ, đem đến pháp nhãn, trí huệ đưa lại an tịnh, thượng trí, giác ngộ, Niết-bàn là gì? Chính là Bát Chánh đạo: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mệnh, Chánh tinh tiến, Chánh niệm, Chánh định".
Nhìn chung, Trung đạo có thể gọi là Phật đạo, với ngụ ý hai giáo lý sau:
 - Duyên khởi (縁起;  P: Paṭiccasamuppāda;  S: Pratītyasamutpāda;  E: Dependent origination, Dependent arising;  F: Coproduction conditionnée):  Còn gọi là Trung đạo-Duyên khởi, tiêu biểu cho nhận thức về thực tại. 
 - Bát Chánh Đạo (八正道; P : ariyatthangikamagga; S : aryastangikamarga;  E : The Eightfold Path;  F:  Noble Chemin octuple):  Còn gọi là Trung đạo-Bát Chánh Đạo, tiêu biểu cho mọi hành động trong cuộc sống trên nhận thức Trung đạo-Duyên khởi. 
Cụ thể hơn, lý giải và thực hành 37 pháp trợ đạo trong kinh Tăng Chi Bộ, cũng đều phải dựa trên luận thuyết Trung đạo-Duyên khởi  này. 
3. Trung đạo là Duyên khởi.
tanhkhong_t1Duyên khởi – Wikipedia tiếng Việt Pratītyasamutpāda - Wikipedia, the free encyclopedia
vong_387210083
Trung đạo – Wikipedia tiếng Việt Middle Way - Wikipedia, the free encyclopedia
2.1. Hoàn cảnh ra đời tư tưởng Trung Đạo.
  Đức Phật Thích Ca vốn là vị hoàng tử của nước Ca Tỳ La Vệ (Kapila-vastu), là người con duy nhất của vua Tịnh Phạn (Śuddhodana). Khi chưa xuất gia Ngài sống trong hưởng thụ hầu hạ của hoàng cung. Qua thời gian, tự Ngài cảm thấy sự hưởng thụ đó không phải là thứ hạnh phúc chân thật; cho nên vào năm 29 tuổi, Ngài quyết định từ bỏ lối sống hưởng thụ đó xuất gia tìm cầu chân lý hạnh phúc. 
Sau khi xuất gia học đạo, trong 6 năm đầu tiên đó Ngài đã theo tu học pháp tu khổ hạnh với hai vị đạo sư danh tiếng đương thời là Alara Kalama và Uddaka Ramaputta. Ngài đã thực tập khổ hạnh, nhịn ăn uống, cho đến một ngày chỉ ăn một hạt mè; thân thể gầy còm, chỉ còn da bọc xương, tuy rằng đã thành tựu những gì người hai vị thầy này thành tựu. Thế nhưng, do nỗ lực quá sức, Ngài đã ngã quị xuống và bất tỉnh. Sau khi tỉnh lại Ngài cảm thấy sự khổ hạnh không phải là con đường tu tập đúng đắn, chỉ phí sức sai lầm,  cho nên Ngài quyết định từ bỏ phương pháp tu tập khổ hạnh, đi đến dòng sông Ni Liên Thiền và thọ nhận bát sữa từ sự cúng dường của thiếu nữ Tu-xà-đề (Sujata); Ngài đã cảm thấy thân thể khỏe dần, tinh thần minh mẫn. Chính sự kiện này đã giúp Ngài nhận ra rằng, con đường đi tới chân lý không thể đạt được với một thân thể hoàn toàn  kiệt quệ như vậy (He realized that Enlightement could not be gained with such an exhausted body). 
 2.2. Giáo lý Trung Đạo.
Theo bản kinh Thánh Cầu (Ariyapariyesana-sutta) thuộc Trung Bộ kinh, thì thì từ ngữ đầu tiên mà đức Phật dùng để chỉ giáo pháp mà Ngài chứng ngộ là Y tánh Duyên khởi (Idapaccayata Paṭiccasamuppāda). Tuy nhiên ở bài pháp đầu tiên nơi bài kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattana-sutta) thuộc Tương Ưng Bộ kinh, do đức Phật thuyết giảng cho năm ẩn sĩ từng tu khổ hạnh với Ngài trước đó tại Sàrnàth, thì Ngài lại gọi giáo pháp của mình là Trung đạo (Majjhimāpaṭipadā), nhằm xác nhận rằng nhờ thực hành con đường Trung đạo, từ bỏ các lối sống cực đoan mà Như Lai sở đắc trí tuệ, thành tựu an tịnh, giác ngộ, Niết-bàn:
"Này chư Tỳ khưu, có hai điều thái quá, người xuất gia không nên theo. Thế nào là hai?
- Một là mê đắm dục lạc, hạ liệt, phàm phu, không xứng Thánh hạnh, không thiệt lợi đạo. 
- Hai là tu khổ hạnh, khổ đau, không xứng Thánh hạnh, không thiệt lợi đạo. 
Này chư Tỳ khưu, chính nhờ từ bỏ hai điều thái quá này, Như Lai giác ngộ Trung đạo, con đường đem đến pháp nhãn, trí huệ đưa lại an tịnh, thượng trí, chứng Niết-bàn. Này chư Tỳ khưu, Trung đạo do Như Lai giác ngộ, đem đến pháp nhãn, trí huệ đưa lại an tịnh, thượng trí, giác ngộ, Niết-bàn là gì? Chính là Bát Chánh đạo: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mệnh, Chánh tinh tiến, Chánh niệm, Chánh định". 
Nhìn chung, Trung đạo có thể gọi là Phật đạo, với ngụ ý hai giáo lý sau:
 - Duyên khởi (縁起;  P: Paṭiccasamuppāda;  S: Pratītyasamutpāda;  E: Dependent origination, Dependent arising;  F: Coproduction conditionnée):  Còn gọi là Trung đạo-Duyên khởi, tiêu biểu cho nhận thức về thực tại. 
 - Bát Chánh Đạo (八正道; P : ariyatthangikamagga; S : aryastangikamarga;  E : The Eightfold Path;  F:  Noble Chemin octuple):  Còn gọi là Trung đạo-Bát Chánh Đạo, tiêu biểu cho mọi hành động trong cuộc sống trên nhận thức Trung đạo-Duyên khởi. 
Cụ thể hơn, lý giải và thực hành 37 pháp trợ đạo trong kinh Tăng Chi Bộ, cũng đều phải dựa trên luận thuyết Trung đạo-Duyên khởi  này.  
3. Trung đạo là Duyên khởi.
tanhkhong_t1Duyên khởi – Wikipedia tiếng Việt Pratītyasamutpāda - Wikipedia, the free encyclopedia
vong_387210083
 Nguyên lý Duyên khởi là nguyên lý trọng tâm của đạo Phật, đại diện cho thực tại luận hay thế giới quan của đạo Phật. Theo đó, các đường lối tư duy và thực hành của đạo Phật được đặt để và ứng dụng được gọi là Duyên sinh hay Duyên hợp.
 Nguyên lý Duyên khởi theo ghi nhận trong Mahavagga thuộc Luật tạng Pali, rằng sau khi giác ngộ, đức Phật tiếp tục ở lại dưới gốc cây Bồ-đề để thực nghiệm giải thoát lạc và thẩm sát lý Duyên khởi theo cả hai chiều thuận nghịch, và đã chứng thực như sau:
 “Khi thấy rõ bản chất như thật của các pháp, nguyên nhân sinh khởi và đoạn diệt, vị Bà-la-môn như mặt trời soi sáng cả bầu trời, an trú vững chắc, trừ hết mọi nghi ngờ”
 Sự phát hiện ra quy luật sinh diệt do Duyên khởi của hiện hữu với kết quả là “Nhãn sinh, Trí sinh, Tuệ sinh, Minh sinh, Quang sinh” đã đưa đến một sự thấy biết hoàn toàn mới mẻ - giác ngộ (bodhi). Theo đó, đức Phật đã thấy biết rõ sự thật
về hiện tượng vô thường sinh khởi và đoạn diệt liên tục của các pháp đều tuân theo một nguyên lý gọi là Duyên khởi (hay Duyên sinh, Duyên hợp):
Cái này có         vì   cái kia có. 
Cái này không   vì   cái kia không. 
Cái này sinh      vì   cái kia sinh.   
Cái này diệt      vì   cái kia diệt.   
K. Tiểu Bộ 1. 
   Các pháp từ duyên sinh.          Tự không có định tính.          Biết được nhân duyên này.         Đạt thuộc tính các pháp.          
K. Tư Ích.
Thật vậy, các pháp do duyên hợp và vận hành tương tác biến đổi khôn cùng. Tuy nhiên, do con người không thấu suốt được lẽ thật này, cho nên đã nảy sinh ra những nhầm lẫn chấp thủ cực đoan trong nhận thức và hành động theo quan niệm nhị nguyên-hữu ngã như sau: 
   Hữu (atthita)  Vô (natthita)
   Thường (sassata)  Đoạn (uccheda)
   Một (eketta)   Khác (anna)
   Một (eketta)   Nhiều (puthutta)
  Từ các tư duy cực đoan, đã nảy sinh ra những ý niệm đẹp-xấu, tốt-xấu, hay-dở, lạc quan-bi quan … được cố chấp hóa, đưa tới ưa-chê, chiếm giữ-loại trừ,
…, đã đưa con người đến biết bao khổ nạn.  Tuy nhiên, trong cuộc sống thực tế, phải thấy rằng việc phủ bác triệt để những ý niệm nói trên kỳ thực vẫn là một cực đoan cố chấp. Vì thế, thấy biết ra lẽ thật là nhằm giúp cho chúng ta cảnh giác vượt qua, để không phải bị ràng buộc và trôi lăn trong cái thế giới đầy bất trắc này. 
gunluk_agactaadam_102223620812
Hình ảnh tu khổ hạnh của nhiều tôn giáo tại Ấn Độ
 - Trong kinh Tương Ưng bộ 5 - đức Phật dạy :
 “ Có hai cực đoan vô ích mà người sống đời cao thượng không nên hành theo, đó là sống kết hợp với dục vọng thấp hèn và sống kết hợp với tự hành hạ mình, tự  làm khổ mình “.
- Trong kinh Maha Nidana, Trường A Hàm - đức Phật nói : 
 “Vì không hiểu biết thấu đáo giáo lý Duyên khởi này, nên chúng sinh sống trong cảnh rối loạn như tơ vò”. 
4. Trung đạo là Bát Chánh đạo.
10375104_1043805425635508_1251861700396456922_n
Bát chính đạo – Wikipedia Noble Eightfold Path - Wikipedia, the free encyclopedia
Đúng lẽ thật được gọi là Chánh.  Đức Phật đã chọn 8 hành động căn bản hợp đúng lẽ thật làm 8 yếu tố chuẩn mực để rèn luyện tu học, đó là : Chánh tri
Nói cách khác, Bát Chánh Đạo là pháp hành xuyên suốt cả đời sống thế tục và đời sống giải thoát.
De30_zpsac492ac0
Bát Chánh Đạo và các cơ cấu tu học khác
photo
 4.1. Chánh tri kiến (正知見;  P: samma-ditthi;  S: samyak-drsti;  E: right view, right understanding;  F: vision juste ou compréhension juste) :  Đó là thấy (kiến) đúng lẽ thật và hiểu, biết (tri) đúng lẽ thật – đó là lẽ thật Duyên khởi.  Nói cách khác, sự thấy-biết đúng lẽ thật này được xác lập trên nền tảng của nguyên lý chân lý  Duyên khởi.
 Trong kinh Tương Ưng bộ 2 - đức Phật đã trả lời vị tỳ khưu :
  “ …Này Kaccayana, ai với trí thấy như thực - thế giới tập khởi, vị ấy không chấp nhận thế giới này là không có.
    … Này Kaccayana, ai với trí thấy như thực - thế giới đoạn diệt, vị ấy không chấp nhận thế giới này là có.
     …Vị ấy không nghi ngờ, không phân vân, không duyên vào ai khác; trí ở đây là của vị ấy.  Cho đến như vậy, này Kaccayana, là  Chánh tri kiến” 
Nguyên lý Duyên khởi là khám phá trọng đại và là nền tảng của toàn bộ sự nghiệp lớn lao của đức Phật. Trong kinh Tạp A Hàm, đức Phật đã từng khẳng định rằng : 
“ Lý Duyên Khởi là lẽ thật chỉ rõ thực tính  duyên hợp nơi mọi sự mọi vật – vật lý hay tâm lý – trong vũ trụ.  Sự thật này luôn tồn tại cho dù Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện nơi thế gian này …”. 
 Nguyên lý Duyên khởi là vũ trụ quan của đạo Phật, là nền tảng của Nam tạng và Bắc tạng.  Ý nghĩa khái quát của nó trông có vẻ đơn giản, nhưng kỳ thực lý Duyên khởi không những là giáo lý tối thượng dẫn dắt chúng sinh đi tới giác ngộ Vô thượng Bồ đề, mà còn là giáo lý căn bản của tất cả kinh điển Phật giáo.  Kinh Tương Ưng 3 có ghi : 
“ Ai thấy Duyên khởi là thấy pháp, ai thấy pháp là thấy Phật …”.
 Nguyên lý Duyên khởi được đặc biệt trình bày trong các kinh như kinh Đại Bổn, kinh Đại Duyên (Trường bộ 1), kinh Tương Ưng Nhân Duyên (Tương Ưng bộ 2), …, nói đến tính tương tác (không gian) và tính biến đổi (thời gian) của các duyên (= vạn sự vạn vật).  Lý Duyên khởi có các biểu hiện đa dạng qua các nhận thức và hành động sau : 
chukhongtrongnhaphat-01
1/. Lý  Vô thường - Lý  Vô ngã :  (無常;  P: anicca;  S: anitya;  E: impermanence;  F: impermanence) - (無我;  P: anattā;  S: anātman;  E: no-self, not self, non-ego;  F: non-soi):  Các pháp do duyên hợp, nên về mặt hiện tượng là sự biến đổi – sinh diệt vô thường,  và về mặt bản chất là không thực có (= không hằng hữu) – duyên sinh vô ngã.  Như vậy, tướng của vạn pháp là vô tướng.
- Kinh Sati Patthane, đức Phật dạy : “ Chúng ta hãy quán chiếu sâu sắc sẽ thấy rằng năm uẩn không phải là một thực thể, mà là hiện tượng của loạt các tiến trình vật chất và tâm thức; chúng (năm uẩn) sinh diệt một cách liên tục và nhanh chóng, chúng luôn biến đổi từng phút, từng giây; chúng không bao giờ tĩnh mà luôn động, và không bao giờ là thực thể mà luôn biến hiện ”.
 - Kinh Pháp Cú, câu 113 : “ Ai sống cả trăm năm. Không thấy pháp sinh diệt. Tốt hơn sống một ngày. Thấy được pháp sinh diệt ”.
21
2/. Lý  Ba-la-mật (# lý Tùy duyên, lý Như lý tác ý : khế cơ-khế lý):  (= 度 độ;   波羅蜜;   P: pāramī;   S: pāramitā;   E: perfection;  F: perfection):  Các pháp do duyên hợp và vận hành tương tác nhau, nên về mặt hành động (tác) thì thể hiện khéo thích nghi, tùy hoàn cảnh, tùy thời, tùy căn cơ chúng sinh để mang lại lợi ích
cho mình, cho người; mọi hành động đều được thực hiện trên nhận thức vượt thoát các tập tục văn hóa thiếu nhân bản hay các thành kiến cố chấp của cá nhân. Vì thế, hệ quả là nội tâm được an tịnh, không bị chướng ngại bởi các hành động đã thực hiện.  Như vậy, tác với vạn pháp là vô tác (# tinh thần dĩ bất biến, ứng vạn biến của Dịch học).
- Trong Cư Trần Lạc Đạo của Sơ tổ Trúc Lâm có viết :
    Ở đời vui đạo thảy tùy duyên
    Đói đến thời ăn, mệt ngủ liền
    Trong nhà có báu thôi tìm kiếm
    Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền.   
- Trong Thanh Tịnh Đạo luận có ghi :
    Không có người hành động, chỉ có hành động.
     Ngoài sự chứng ngộ, không có người chứng ngộ.
    Chỉ có những thành phần cấu tạo luôn trôi chảy.
    Đó là quan kiến thực tiễn và chân chánh. 
  Lý Từ Bi-Trí Tuệ  là một điển hình của lý Ba-la-mật ứng xử trong hành động nhập thế, và đó chính là nguyên lý đạo đức của đạo Phật, nó thể hiện như một tình cảm rộng lớn mà không trói buộc, song hành cùng một trí tuệ không vướng mắc. Đây là hai phẩm chất chủ đạo thể hiện Ba-la-mật.
 - Từ :  Phát nguyện độ sinh đạt được hạnh phúc cao thượng và cảm thán trước hạnh phúc cao thượng của chúng sinh.
 - Bi :  Phát nguyện độ sinh vượt qua khổ đau thấp hèn và cảm thông trước khổ đau thấp hèn của chúng sinh.
- Trí tuệ :  Sáng tạo hay dung nạp có chọn lọc các quan điểm, các ứng xử cho mọi hành động, sao cho hợp với nguyên tắc “ Lợi mình và người, không được lợi mình mà hại người, không được lợi người mà hại mình, không được hại cả mình và người “  
(Nội dung ở Trung bộ Kinh II, Kinh thứ 61 và 62 và trong Trung bộ Kinh III, kinh thứ 147). 
Một cách diễn đạt khác về nguyên lý đạo đức này như sau: “… Nếu bảo từ bi là một thứ tình yêu, thì tình yêu này không phải là thứ cảm xúc nông nổi, hời hợt và sẵn sàng dẫn đến hành động một cách mù quáng. Mà chính đó phải là thứ cảm xúc sâu thẳm, xuất phát từ cái nhìn rộng lớn, không lầm lẫn, đi liền với toàn bộ cuộc sống như là một tổng thể. Vì thế, không có từ bi thì đời sống chúng ta sẽ như một thân cây khô cằn, và không có trí tuệ thì đó chỉ là sự sống trong tăm tối …”.
Xem thêm: - Ý Nghĩa Tùy Duyên - TÌM HIỂU VỀ NHƯ LÝ TÁC Ý (Yoniso manasikāra) - TU ĐÚNG "NHƯ LÝ TÁC Ý " 
 3/. Lý Nhân Quả (因果;  P;S : Hetu-Phala;  E : Cause and Effect;  F: Cause et Effet) :  Đây là nói gọn của lý Nhân Duyên Quả ( duyên 緣: P: paccaya, paticca;  S: pratyaya, pratitya;  E:  condition;  F: condition), là hình thức biểu hiện mang tính ứng dụng của lý Duyên khởi trong thực tế, và thường được gọi là lý Duyên sinh hay lý Duyên hợp.
   + Nhân :  được xem là duyên chính, còn gọi là nội duyên. Ví dụ : con người là duyên chính, tổ hợp bởi 5 duyên (5 uẩn).
   + Duyên :  được xem là duyên phụ, còn gọi là ngoại duyên, nó có thể có lợi (thiện) hay có hại (bất thiện) cho duyên chính. 
   + Quả :  là duyên chính mới hình thành từ sự phối hợp duyên chính và duyên phụ.
    Nhân  +  Duyên  =  Quả
Xem thêm : - Nhan Qua Khong Sai (TT Nhat Tu) Video - Bai Hoc Nhan Qua (TT Nhat Tu) Video
Từ đây, đức Phật đã đúc kết 2 cặp nhân quả trên con người, đó là cặp thế gian Khổ - Tập và cặp xuất thế gian Diệt - Đạo, được gọi là  Tứ Đế hay Tứ Thánh Đế, và đây chính là nguyên lý giáo dục đạo đức của đạo Phật cho con người.
 +  Khổ đế.  +  Tập đế.  +  Diệt đế.  +  Đạo đế.
 -  Ô động  -  Chấp tướng -  Thanh tịnh - Vô tướng
 -  Trói buộc  -  Chấp tác  -  Tự tại  -  Vô tác
 -  Trầm luân  -  Chấp tánh  -  Giải thoát  -  Vô tánh
 Chánh tri kiến chỉ được hình thành trên sự thấu hiểu chánh pháp –  lý Duyên khởi, từ đó hướng tới tỉnh giác trên hợp thể ngũ uẩn là “Không”,  tỉnh giác trên mọi hành động bởi “Vô Ngã” (“Ngoài sự học chánh pháp, không có người học chánh pháp “),  nhằm viễn ly các chấp thủ về tướng, về tác, về tánh. 
Với Chánh tri kiến thì có thể chắc chắn rằng suy tưởng (tư duy) sẽ đúng lẽ thật và trong sáng, và khi suy tưởng này thuần thục thì lời nói (ngữ), hành động (nghiệp) và sinh sống (mạng) cũng sẽ đúng không khác.  Chánh tri kiến sẽ soi sáng sự nổ lực (tinh tấn) là có lợi hay có hại cho việc nhớ nghĩ (niệm) và việc chuyên chú (định).  Tất cả đều hướng về thấy-hiểu đúng lẽ thật.
Do đó, Chánh tri kiến được xem là chi phần quan trọng nhất, là động lực chính trong Bát Chánh Đạo, chủ đạo ý hướng cho bảy chi phần còn lại. Nói cách khác,  Chánh tri kiến chính là tư tưởng Trung đạo chi phối toàn bộ 7 chi phần còn lại của Bát Chánh Đạo, hay Bát Chánh Đạo là tiêu biểu cho sự thực hành tu học theo tư tưởng Trung đạo, vượt qua mọi nhận thức và hành động cực đoan.
photo
 4.2. Chánh tư duy (正思唯;  P: samma-sankappa;  S: samyak-samkalpa;  E: right thought;  F: pensée juste ou discernement juste) :   Đó là suy nghĩ, suy tưởng, nghiệm xét đúng lẽ thật, hợp với Chánh tri kiến.  Nội dung có thể thực hiện như sau :
  1/ Giải trừ các ý nghiệp bất thiện tham-sân-si đã tạo tác bằng cách thực hành các ý nghiệp thiện viễn ly như bố thí, khoan dung [xem 3 điều (hay 12 điều suy rộng) ở phần Ý của 10 điều đạo đức (thập thiện)].
  Ý dẫn đầu các pháp   Ý dẫn đầu các pháp
  Ý làm chủ tạo tác    Ý làm chủ tạo tác
  Nếu với ý nhiễm ô    Nếu với ý thanh tịnh
  Nói năng hay hành động   Nói năng hay hành động
  Khổ não bước theo sau   An lạc bước theo sau
  Như xe theo vật kéo.   Như bóng không rời hình.
    k. Pháp Cú 1.    k. Pháp Cú 2. 
  2/ Tư duy theo tinh thần của lý Từ Bi-Trí Tụê.
  3/ Quán chiếu “ Ngoài sự tư duy đúng lẽ thật, không có người tư duy đúng lẽ thật “.
 Chúng ta biết rằng tuy tham-sân-si được xếp vào các độn sử (khó đoạn trừ), nhưng si theo tinh thần của Bát Chánh Đạo là chướng ngại cần triệt phá sớm với Chánh tri kiến, nhằm để dần đoạn diệt 2 chướng ngại còn lại là tham, sân. Bát Chánh Đạo có nét của phương châm “Đốn ngộ, Tiệm tu”. 
photo
 4.3. Chánh ngữ (正語;  P: samma-vaca;  S: samyak-vaca;  E: right speech;  F: parole juste) :  Đó là nói để diễn đạt ý tưởng đúng lẽ thật, hợp với Chánh tri kiến.  Nội dung có thể thực hiện như sau :
  1/ Giải trừ các khẩu nghiệp bất thiện đã tạo tác bằng cách thực hành các khẩu nghiệp thiện [x. 4 điều (hay16 điều suy rộng) ở phần Khẩu của 10 điều đạo đức (thập thiện)].
  2/ Nói năng theo tinh thần của lý Từ Bi-Trí Tuệ.
  3/ Quán chiếu  “ Ngoài sự nói đúng lẽ thật, không có người nói đúng lẽ thật “.
photo
 4.4. Chánh nghiệp:  (正業;  P: samma-kammanta;  S: samyak-karmanta;  E: right action;  F: action juste) :  Đó là hành động của thân theo ý tưởng đúng lẽ thật, hợp với Chánh tri kiến.  Nội dung có thể thực hiện như sau :
  1/ Giải trừ các thân nghiệp bất thiện đã tạo tác bằng cách thực hành các thân nghiệp thiện [x. 3 điều (hay 12 điều suy rộng) ở phần Thân của 10 điều đạo đức (thập thiện)].
  2/ Hành động của thân theo tinh thần của lý Từ Bi-Trí Tuệ.
  3/ Quán chiếu “ Ngoài sự hành động đúng lẽ thật, không có người hành động đúng lẽ thật “.
photo
 4.5. Chánh mạng: (正命;  P: samma-ajiva;  S: samyak- ajiva;  E: right livehood;  F: moyens d'existence) :  Đó là chọn nghề sinh nhai hợp với Chánh tri kiến có các nội dung có thể thực hiện như sau :
      1/ Nghề sinh nhai không ảnh hưởng đến sự vi phạm 40 điều đạo đức (suy rộng từ 10 điều đạo đức), hơn nữa lại có điều kiện thực hiện các điều đạo đức này.
  2/ Nghề sinh nhai không đi ngược lại tinh thần của lý Từ Bi-Trí Tuệ. 
  Với nội dung này, có thể thấy ngay một số nghề cần tránh như buôn bán người, buôn bán vũ khí, thuốc độc, chất say nghiện…, đầu cơ tích trữ làm lũng đoạn thị trường, nghề cho vay nặng lãi, nghề lợi dụng lòng mê tín dị đoan của con người, các nghề dịch vụ bắt chẹt trên sự thiếu hiểu biết của khách hàng… Và có lẽ “ nghề tu sĩ ” chân chánh là nghề tốt nhất.
photo
 4.6. Chánh tinh tấn (正精進;  P: samma-vayama;  S: samyak-vyayama;  E: right effort;  F: effort ou persévérance juste) :  Đó là nổ lực, chuyên cần trên 7 chi phần còn lại của Bát Chánh Đạo, hợp với Chánh tri kiến, biểu hịên qua 4 phạmvi sau :


1/ Nổ lực tiêu trừ các bất thiện pháp đã gây ra các bất thiện nghiệp.
  2/ Nổ lực ngăn ngừa, dập tắt các bất thiện pháp đang hoặc chưa phát sinh (như phòng hộ các căn).
  3/ Nổ lực làm phát sinh các thiện pháp (như các phẩm trợ đạo).
  4/ Nổ lực làm tăng trưởng các thiện pháp đã phát sinh.
  Như vậy, chánh tinh tấn thể hiện năng lực hướng tới làm chủ thân-khẩu-ý. 
photo
 4.7. Chánh niệm (正念;  P: samma-sati;  S: samyak-smrti;  E: right mindfulness;  F: attention juste, pleine conscience ou prise de conscience juste):  Đó là nhớ nghĩ mang tính cảnh giác thường xuyên [= chánh niệm (nhân) - tỉnh giác (quả)] trên 7 chi phần còn lại của Bát Chánh Đạo, hợp với Chánh tri kiến, có thể nội dung sau :
  1/ Có thể thực hiện trên mọi việc ta tiếp xúc, ở mọi lúc như đi, đứng, nằm, ngồi, ăn uống hay đại tiểu tiện… với các lý của Chánh tri kiến.
  2/ Có thể thực hiện trên 4 lãnh vực  thân, thọ, tâm, pháp  (Tứ niệm xứ) với lý Vô thường – Vô ngã.
 Như vậy, chánh niệm thể hiện năng lực an lập từ nhiệm vụ không quên.
photo
 4.8. Chánh định (正定;  P: samma-samadhi;  S: samyak- samadhi;  E: right concentration;  F: concentration, établissement de l'être dans l'éveil):   Theo kinh Đại Tứ Thập – Trung Bộ 3, đó là tập trung thuần nhất, không dao động trên sự thành tựu của 7 chi phần còn lại của Bát Chánh Đạo, hợp với Chánh tri kiến, có thể thực hiện với nội dung sau :



1/ Tu tập 5  thiền chi  (P: jhananga) để chế ngự 5 triền cái (P: nivaranani).
+ Tầm (P: vitakka):  là hướng vào đối tượng đang quán chiếu như hơi thở…, để tỉnh thức và chế ngự  Hôn trầm - Thụy miên (P: thina – middha) là  biếng nhác, mê ngủ.
+  Tứ (P: vicara):  là bám sát vào đối tượng đang quán chiếu và suy xét kỹ…, để chế ngự Hoài nghi (P: vicikiccha) là tâm ngờ vực, phân vân nơi khả năng chứng đắc các tầng thiền.
+  Hỷ (P: piti):  là tâm thanh thản, tươi mát, nhẹ nhàng…, để chế ngự Sân hận (P: vyapada) là tâm giận hờn, nóng nảy.
+  Lạc (P: sukha):  là tâm an vui, thanh thoát …, để chế ngự Trạo cử - Hối quá (P: uddhacca – kukkucca) là tâm bất an bởi - bứt rứt, lo âu, xao động - nơi thân tâm.
+  Xả (P: ekaggata):  là tâm buông xả chỉ tập trung vào một đối tượng (nhất tâm)…, để chế ngự Tham dục (P: kamacchanda) là  tâm chấp mắc vào nhiều đối tượng đã từng tiếp cận. 
  2/  Tu tập 4 tầng thiền.
+  Sơ thiền    : tâm thiền gồm 5 thiền chi, thành tựu từ sự chuyển hóa 5 triền cái.
+  Nhị thiền  : tâm thiền chỉ còn 3 thiền chi là Hỷ, Lạc, Xả.
+  Tam thiền : tâm thiền chỉ còn 2 thiền chi là Lạc, Xả.
+  Tứ thiền    : tâm thiền chỉ còn 1 thiền chi là Xả, lúc đó thiền giả hướng tâm tới việc thành tựu minh (vijja : thấy biết) về các đời sống quá khứ, về nghiệp và nghiệp quả, về Tứ Đế, và sau cùng là chứng quả A-la-hán, thành tựu Niết Bàn (giải thoát).  
 Trong kinh Đế Phân Biệt Tâm - Trung Bộ kinh, luận về tiến trình giải thoát, đức Phật nói : “ Chánh định được tu tập cùng với 7 chi phần khác của Bát Chánh Đạo sẽ dẫn đến Chánh trí, và Chánh trí (P: samma nana) sẽ dẫn đến Chánh giải thoát (P: samma vimutti) ”.
Chú thích:  Đây là phương pháp tu định à tuệ. Tuy nhiên, trên thực tế tùy theo căn cơ và để tránh sự rơi vào cực đoan của định, phương pháp định-tuệ song tu hay thiền Chỉ-Quán thường được áp dụng và thường nói gọn là thiền Vipassana (thiền Tuệ).  Một hình thức khác của phương pháp tu định à tuệ là hệ 10 kiết sử thay vì hệ 5 triền cái, và quá trình tu chứng được phân biệt thành 4 giai đoạn với sự tu chứng gồm 4 quả thánh là Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán. Hai phương pháp 5 triền cái và thiền Vipassana không nói cụ thể đến 4 quả thánh.
Xem thêm: - Bát Chánh Đạo. - Quảng Đức - Phương Pháp Thực Hành Bát Thánh Đạo trong thực tiễn ...
5. Trung đạo và Trung Quán Luận.
trungluan-thichthiensieu-biaANd9GcQWaiV1tjwDZLt_-vzVMon6hdZMk9RZC2okt4zTpnAN1A859Ek1Trung luận – Wikipedia tiếng Việt Mūlamadhyamakakārikā - Wikipedia, the free encyclopedia
NagarjunaLong Thụ – Wikipedia tiếng Việt Nagarjuna - Wikipedia, the free encyclopedia 
 Long Thụ (龍樹; S: Nāgārjuna) được xem là vị tổ thứ mười bốn của dòng thiền Phật giáo và cũng là người đã đặt nền móng đầu tiên của Phật giáo phát triển. Ngài là tác giả của tác phẩm Phật học nổi tiếng là Trung Quán Luận (còn được nói gọn là Trung Luận).
 Các nhà nghiên cứu cho rằng Long Thụ dường như đã nắm bắt rất kỹ những bản kinh Pali nhấn mạnh về Trung đạo-Duyên khởi khi trước tác Trung Quán Luận.  Có thể nói rằng Long Thụ đã lập lại giáo lý Trung đạo của đức Phật khi mở đầu tác phẩm của mình bằng bài kệ “Quán Nhân Duyên” – Phẩm 01, được xem là yếu chỉ của tác phẩm về nguyên lý Duyên khởi, cùng phủ bác 8 quan niệm chấp thủ nhị nguyên-hữu ngã (bát bất) đã được nêu nơi mục [3. Trung đạo là Duyên khởi. ]
不生亦不滅  Không sanh cũng không diệt 
不 常亦不斷  Không thường cũng không đoạn 
不 一亦不異  Không một cũng không khác 
不 來亦不出  Không đến cũng không đi
能說是因緣  Hay thuyết nhân duyên ấy 
善 滅諸戲論  Khéo diệt các hí luận 
我 稽首禮佛  Con cúi đầu lễ Phật 
諸 說中第一  Bậc nhất trong các thuyết
 Nổi bật hơn, bài kệ “Quán Tứ Đế - Phẩm 24  đã chỉ ra mối tương quan nhất quán giữa lý Duyên khởi và các cách nhìn về Trung đạo và Không tính:
眾因緣生法 Các pháp từ nhân duyên
我說即是空 Ta nói tức là Không
亦為是假名 Cũng gọi là giả danh
亦是中道義 Cũng là nghĩa Trung đạo.
Một nhận xét khác, Trung Quán Luận được xem như đã trình bày Trung đạo khá nặng về mặt luận lý triết học phá chấp hơn là chỉ rõ con đường thực hành, trong khi Trung đạo nơi kinh tạng Pali lại bao hàm cả hai phương diện, luận lý và thực hành.
Giải thích về  Trung Quán Luận, đại sư Ấn Thuận đã phân tích tác phẩm như được cấu thành bởi Trung Quán và Trung Luận:  Dùng phương pháp quán sát Trung đạo gọi là Trung Quán và dùng phương pháp để luận lý chứng minh Trung đạo gọi là Trung Luận. Cả hai Trung Quán và Trung Luận đều không thể thiếu được để đi đến chứng ngộ chân lý Thật tướng Trung đạo.
Xem thêm: - Trung Quán Luận - Nàgàrjuna Long Thụ - Thư Viện Hoa Sen - Trung Quán Luận - Bồ Tát Long Thọ - Thư Viện Hoa Sen - 2001-03 Trung quán luận — Làng Mai - Trung Quán Luận - Đại Sư Ấn Thuận - TT. Thích Nguyên ...
- Trung đạo – Con đường chắc thật đưa tới Niết-bàn – Thích Tâm Minh.
--------------------
Bài đọc thêm:
 Trích từ  “Tương Ưng Bộ Kinh – Samyutta Nikaya”
1/. Kinh Thuận Thế Phái - Lokayatika Sutta (SN 12.48)
Trú ở Sàvatthi.
Rồi một Bà-la-môn thuộc phái Thuận Thế đi đến Thế Tôn. Sau khi đến nói lên những lời chào đón hỏi thăm Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên.
Ngồi xuống một bên, vị Bà-la-môn thuộc phái Thuận Thế bạch Thế Tôn:
- "Thưa Tôn giả Gotama, có phải tất cả đều có?"
- " Này Bà-la-môn, tất cả đều có, là chấp kiến thứ nhất của thế gian."
- "Thưa Tôn giả Gotama, có phải tất cả đều không có?"
- " Tất cả đều không có, này Bà-la-môn, là chấp kiến thứ hai của thế gian."
- "Thưa Tôn giả Gotama, có phải tất cả đều là một?"
- " Tất cả đều là một, này Bà-la-môn, là chấp kiến thứ ba của thế gian."
-" Thưa Tôn giả Gotama, có phải tất cả đều là nhiều?"
- Tất cả đều là nhiều, này Bà-la-môn, là chấp kiến thứ tư của thế gian.
Này Bà-la-môn, từ bỏ hai cực đoan ấy, Như Lai thuyết pháp theo con đường Trung đạo.
----------
Staying at Savatthi. 
Then a brahman cosmologist 1 went to the Blessed One and, on arrival, exchanged courteous greetings with him. 
After an exchange of friendly greetings & courtesies, he sat to one side. As he was sitting there, he said to the Blessed One, 
-"Now, then, Master Gotama, does everything 2 exist?"
-"Everything exists' is the senior form of cosmology, brahman."
-"Then, Master Gotama, does everything not exist?"
-"'Everything does not exist' is the second form of cosmology, brahman."


-"Then is everything a Oneness?"
-"'Everything is a Oneness' is the third form of cosmology, brahman."
"Then is everything a Manyness?"
"'Everything is a Manyness' is the fourth form of cosmology, brahman.
Avoiding these two extremes, the Tathagata teaches the Dhamma via the Middle Way.
2/. Kinh Một Vị Bà-La-Môn - Aññatra Sutta.
Trú tại Sàvatthi.
Rồi một vị Bà-la-môn đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu bèn ngồi xuống một bên.
Ngồi xuống một bên, vị Bà-la-môn ấy bạch Thế Tôn:
- Thưa Tôn giả Gotama, có phải người hành động là người cảm thọ?
- Này Bà-la-môn, người hành động là người cảm thọ, ấy là một cực đoan.
Thưa Tôn giả Gotama, có phải người hành động khác, người cảm thọ khác?
- Người hành động khác, và người cảm thọ khác, ấy là cực đoan thứ hai. Này Bà-la-môn, từ bỏ hai cực đoan ấy, Thế Tôn thuyết pháp theo Trung đạo.
------------
 Dwelling at Savatthi. 
Then a certain brahman went to the Blessed One and, on arrival, exchanged courteous greetings with him. After an exchange of friendly greetings & courtesies, he sat to one side. 
As he was sitting there he said to the Blessed One: 
- "What now, Master Gotama: Is the one who acts the same one who experiences [the results of the act]?" 
[The Buddha:] "[To say,] 'The one who acts is the same one who experiences,' is one extreme."
[The brahman:] "Then, Master Gotama, is the one who acts someone other than the one who experiences?"
[The Buddha:] "[To say,] 'The one who acts is someone other than the one who experiences,' is the second extreme. Avoiding both of these extremes, the Tathagata teaches the Dhamma by means of the Middle Way.
Xem thêm : Chiakhoachocphat - Phapluan.net 




SIMON JOHNSON * HOA KỲ VỮNG MẠNH

Mỹ vẫn tiếp tục lãnh đạo thế giới

Simon Johnson
Phạm Nguyên Trường dịch


Các báo cáo về cái chết của sức mạnh Mỹ thường bị phóng đại rất nhiều. Trong những năm 1950, Liên Xô được cho là đã vượt qua Mỹ; hiện nay, Liên Xô đã không còn. Trong những năm 1980, Nhật Bản đã được coi là sắp sửa vượt mặt Mỹ; hiện nay, sau hơn hai thập kỷ trì trệ, không có ai nghĩ đến kịch bản này một cách nghiêm túc nữa. Và trong những năm 1990, liên minh tiền tệ được coi là có khả năng đưa châu Âu lên vị trí nổi bật hơn; hiện nay, các nền kinh tế châu Âu thường xuyên trở thành đầu đề của báo chí thế giới, nhưng không phải theo khía cạnh tốt.

Bây giờ đến lượt Trung Quốc. Cho đến gần đây, nhiều người cho rằng Trung Quốc đã sẵn sàng đảm nhận vai trò lãnh đạo thế giới, đấy là nói nếu nước này chưa thực sự giữ vai trò như thế. Hôm nay, những nghi ngờ về triển vọng trong dài hạn của nền kinh tế Trung Quốc đang làm náo động thị trường chứng khoán trên toàn thế giới (trong đó có cả thị trường Mỹ).

 
Những vấn đề của Trung Quốc và chính sách kinh tế của nước này, trong đó có biện pháp quản lý tỷ giá hối đoái, cần phải được xem xét một cách nghiêm túc. Nhưng Trung Quốc không lãnh đạo thế giới và cũng sẽ không làm được chuyện đó trong tương lai gần. Vẫn chi có Mỹ mới đủ khả năng lãnh đạo thế giới – tin hay không thì cũng thế.
Trung Quốc, như một siêu cường thế giới được xem xét một cách nghiêm túc nhất trong tác phẩm thuộc hàng sest-seller Eclipse: Living in the Shadow of China’s Economic Dominance (tạm dịch: Nhật thực: Sống dưới cái bóng của nền kinh tế Trung Quốc) của Arvind Subramanian, xuất bản năm 2011. (Tác giả hiện là cố vấn trưởng về kinh tế ở Bộ Tài chính Ấn Độ, và tôi là đồng nghiệp và đôi khi các đồng tác giả với ông ở Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Viện Kinh tế Quốc tế Peterson.)
Người ta hy vọng rằng chính phủ Ấn Độ sẽ chú ý đến báo cáo của Subramanian về cách thức Trung Quốc tăng trưởng thông qua xuất khẩu hàng hóa chế tạo và cải thiện năng suất lao động trong những lĩnh vực liên quan. Trung Quốc đã hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu – sản xuất tất cả hàng hóa cho các công ty khác – trên quy mô mà trước đây không ai có thể tưởng tượng được và các nhà quản lý Trung Quốc đã học được những biện pháp để làm ra sản phẩm tốt hơn.
Nhưng những kinh nghiệm khác của Trung Quốc thì không được tốt như thế. Trong những năm 2000, Trung Quốc có những khoản thặng dư tài khoản vãng lai rất lớn và đã tích lũy được khoản dự trữ ngoại tệ cực kỳ lớn – trong đó, những khoản nợ của kho bạc Mỹ đã là mấy ngàn tỷ USD. Mặc dù trên giấy thì đây là khoản tiền làm người ta choáng váng, nhưng khoản dự trữ lớn như thế thực chất là vô dụng. Nếu Trung Quốc bán tài sản của họ ở Mỹ, đồng USD sẽ yếu đi và các công ty Mỹ sẽ dễ xuất khẩu và dễ cạnh tranh với hàng nhập khẩu hơn.
Nhưng những lo lắng của người Mỹ về việc đang bị người ta qua mặt thì không phải là mới. Cuối những năm 1980, nhiều người đã tỏ ra lo lắng khi một công ty Nhật Bản mua New York City’s Rockefeller Center. Nhìn lại, đó là một trong những sự kiện lớn nhưng không gây ra bất kỳ hậu quả nào của thế kỷ XX. Tương tự như vậy, người Mỹ rất có thể sẽ nhìn lại khoản tiền mà chính phủ Mỹ nợ Trung Quốc và chỉ đơn giản là nhún vai.
Vấn đề lớn hơn là chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc. Trong một thời gian dài, Trung Quốc ngăn không để đồng nhân dân tệ bị định giá quá cao – và đây là chính sách tốt, như công trình nghiên cứu của Subramanian khẳng định. Nhưng trong những năm 2000, Trung Quốc đã đi quá xa. Vì những lý do đó vẫn còn đang được tranh luận, đồng nhân dân tệ bị đánh giá quá thấp; kim ngạch xuất khẩu lớn hơn hẳn nhập khẩu và thặng dư tài khoản vãng lai đạt hơn 10% GDP. Đáng lẽ để cho đồng nhân dân tệ được đánh giá cao hơn, giảm dần sự phụ thuộc vào xuất khẩu, các nhà chức trách Trung Quốc lại thích tích lũy dự trữ ngoại hối (những khoản nợ của Kho bạc Mỹ).
Bây giờ Trung Quốc phải tìm biện pháp duy trì tăng trưởng trong khi nhu cầu của thế giới giảm. Quay lại tỷ giá hối đoái được định giá thấp một cách đáng kể gần như chắc chắn sẽ kích hoạt phản ứng của quốc tế, trong đó có phản ứng của quốc hội Mỹ. Nhưng đột ngột chuyển sang tăng trưởng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước là việc không dễ dàng. Trung Quốc sẽ không sụp đổ (đây không phải là Liên Xô) và nước này cũng khó có khả năng rơi vào tình trạng trì trệ theo kiểu Nhật Bản. Nhưng Trung Quốc đang già đi nhanh chóng – và có thể trở thành già nua trước khi trở nên giàu có.
Thập niên nào cũng có những người dự đoán sự cáo chung của quyền lực Mỹ. Và có một số lý do để lo ngại – đặc biệt là khi một số chính khách Mỹ không thừa nhận bản chất của vai trò toàn cầu của Mỹ. Ví dụ, 70 năm trước đây, Mỹ đã dựng lên hệ thống thương mại và tiền tệ của thế giới, nhưng bây giờ các đảng viên Cộng hòa trong Quốc hội không chịu hỗ trợ cho những thay đổi ở IMF – trong đó có những cải cách nhạy cảm mà hầu như tất cả các nước khác đều ủng hộ.
Tuy nhiên, Mỹ hiện đang thúc đẩy tự do thương mại hơn nữa giữa các nước khu vực Thái Bình Dương và giảm đáng kể những rào cản thương mại với châu Âu. Nếu Mỹ có những quy tắc đúng – ủng hộ những công dân bình thường, chứ không phải là ủng hộ những tập đoàn tự tung tự tác – những sáng kiến trong lĩnh vực thương mại của nước này sẽ tạo ra những đóng góp lớn cho tăng trưởng toàn cầu và sự thịnh vượng của chính mình.
Tương tự như vậy, trong lĩnh vực chính sách tiền tệ, vấn đề lớn đối với thế giới trong những năm tới là khi nào thì Cục dự trữ liên bang (FED) sẽ tăng lãi suất và tăng bao nhiêu. Khi các quan chức trong lĩnh vực tiền tệ tập trung về dự hội nghị Jackson Hole hàng năm, họ sẽ xem xét rất nhiều nhân tố có liên quan của nền kinh tế thế giới. Nhưng Ủy ban thị trường mở liên bang (Federal Open Market Committee), tức là cơ quan đưa ra chính sách, sẽ thay đổi lãi suất dựa gần như hoàn toàn vào cách hiểu của họ về tình hình kinh tế Mỹ. Một lần nữa, những nước khác trên thế giới sẽ phản ứng với biện pháp mà Mỹ đưa ra.
———————————————————
Simon Johnson, một cựu kinh tế trưởng của IMF, giáo sư tại MIT Sloan, cộng tác viên cao cấp ở Peterson Institute for International Economics, và đồng sáng lập blog The Baseline Scenario hàng đầu về kinh tế học. Ông là đồng tác giả, cùng James Kwak, cuốn White House Burning: The Founding Fathers, Our National Debt, and Why It Matters to You.
_

NGUYỄN THIÊN THỤ * HỒ HỮU TƯỜNG

HỒ HỮU TƯỜNG VÀ TRẦM TƯ CỦA MỘT TÊN TỘI TỬ HÌNH
NGUYỄN  THIÊN THỤ

Trầm tư của một tên tội tử hình (Lá Bối, 1965), Luận lâm I (Huệ Minh, 1965). Thông thường, hồi ký của tù nhân là nói về nhà tù, sư độc ác của cai tù và sự khổ sở của tù nhân, nhưng ở đây, tác giả lại viết về những suy nghĩ của tác giả về các vấn đề tôn giáo, triết học và nhân sinh. Sách có năm phần:
* Trầm tư thứ nhất – Cái nghiệp tiên thiên
* Trầm tư thứ hai - Về võ trụ
* Trầm tư thứ ba - Về hoà bình
* Trầm tư thứ tư - Về nạn đói kém
* Trầm tư thứ năm - Về nạn nhân mãn


Trầm tư thứ nhất là suy nghĩ về đạo Phật. Ông cho rằng đạo Phật cũng như các tôn giáo khác cần phải hiện đại hóa nếu không sẽ bị đào thải.


Đối với Phật pháp, sự sửa lại này gọi là chỉnh lại cái pháp. Và đạo Phật rất khoan dung đối với những sự chỉnh pháp như vậy. Năm trăm năm sau khi phát sanh, đạo Phật đã thay lốt một lần, do sự đụng chạm với các học phái Bà La Môn, mà phát xiển phần hình nhi thượng, mà sáng tạo lắm tượng trưng, đến đổi hoá ra hữu thần: ấy là buổi đầu của Phật giáo đại thặng. Cuối thế kỷ mười ba, dưới sự đô hộ của dân Mông Cổ, khắp nước Tàu tràn lan một chi phái mới, dưới tên là Bạch Liên giáo, truyền rằng Di Lặc giáng trần, để tổ chức tín đồ vào một giáo phái, nửa tôn giáo, nửa chánh trị Bạch Liên giáo này đã chủ động bao nhiêu cuộc khởi nghĩa làm rúng động cả nước Tàu, suốt mấy trăm năm, đến cuối thể kỷ mười tám mới dứt, mà dư ba hãy còn kéo dài đến cuối chiến tranh Quyền phỉ. Nay, trăm năm triệu tín đồ của Phật ở Trung Hoa lại lọt dưới sự chi phối của chủ nghĩa cộng sản, nếu không có một sự vươn mình thay lốt nào cả để tồn tại, thì chỉ còn một vài thế hệ thôi, đạo Phật sẽ rời bỏ xứ này... [..]. Trong viễn đồ này, mấy năm chót của thế kỷ hai mươi hình như là những năm chót của đạo Phật trong thế giới. Muốn tồn tại, ở Tàu cũng như ở ngoài nước Tàu, đạo Phật cần phải chỉnh lại pháp mình.
Tại sao phải sửa đổi? Ông nêu lên hai lý do là sự tấn triển của khoa học và nhất là của chủ nghĩa Marx,
Sửa đổi như thế nào? Ông cho rằng điều quan trọng hơn hết trong đại Phật, là xu hướng xuất thế. Ông cho rằng Phật giáo xuất thế là để giải thoát cá nhân, nhưng xã hội ngày nay  loài người càng tiến triển, liên hệ xã hội càng phức hoá, thì một cái khổ khác tràn lên, cái khổ tập thể bởi sự tiến triển này. Cái khổ tập thể này xảy ra thường xuyên, mà thỉnh thoảng dồn thành cơn ngặt nghèo là chiến tranh: là chiến tranh nội loạn và chiến tranh dân tộc, lần lần gom lại thành chiến tranh lý tưởng và chiến tranh thế giới. Đối với cái khổ mới và lớn này, nếu không có một lối diệt khổ thích đáng, thì quần chúng quên hẳn lối xuất thế của của đạo Phật, hay của bất cứ tôn giáo nào khác, nghe theo những khẩu hiệu tuyên truyền của các đảng phái chánh trị. Mà những người tu sĩ cũng không thể yên lòng được để nhập định.
Phật giáo phải nhập thế bằng cách nào? Ông cho rằng tôn giáo phải đồng nhất với chánh trị.
Đồng nhất với chánh trị để xử thế, không phải là tôn giáo chạy theo chánh trị để a dua theo kẻ có quyền thế và để ban phép lành cho họ. Kẻ làm chánh trị, hơn hẳn người thường, là những kẻ bản năng mạnh, nhiệt tình nồng, hay thiên về cực đoan, hay ngã về bạo lực. Để tránh những việc như đày hàng mấy chục triệu người vào trại giam, như đốt ngòi chiến tranh thế giới để củng cố địa vị cá nhân cha mình, thì không nên để cho sự ngẫu nhiên của tranh đấu, đưa kẻ tranh đấu lên dẫn đầu, mà phải tuyển trạch kẻ ấy trong hàng những người sáng suốt, bác ái và hiền lành hơn cả.
Ông gọi cái tôn giáo-chính trì này là văn minh tu sĩ:
Từ ngàn xưa, hễ bắt đầu có tôn giáo, thì đã có người tu hành. Có lắm lúc, kẻ tu hành này lại nắm luôn quyền chánh trị. Nhưng, những hình thức đó chưa lập nên được cái văn minh tu sĩ. Nay là lúc phải nâng sự tu hành này lên bực văn minh để nó dìu dắt loài người, từ trạng thái ly tán từng dân tộc, từng giai cấp, đến cái thế giới đại đồng, điều mà chánh trị chỉ thấy thực hiện được bằng máu lửa của chiến tranh và cách mạng..
Những điều ông suy nghĩ thì không có gì lạ. Trải qua một thời gian, các tôn giáo, học thuyết triết học, và chế độ chính trị đều đã thay đổi. Thiên chúa giáo cũng thay đổi. Từ Giáo hội chính thống, Giáo hội La Mã và giáo hội Tin Lành là những đổi thay lớn.
Phật giáo từ khi Phật thành đạo cho đến nay đã có nhiều thay đổi. Từ Phật giáo Nam Phương đến Phật giáo Bắc phương, từ phái Nguyên Thủy đến phái Lạt Ma Tây Tạng, Tịnh Độ tông, Thiền tông, Hoa Nghiêm tông..
Phật giáo có bốn hạng:
- Nam tu sĩ
-Nữ tu sĩ
-Nam cư sĩ
Nữ cư sĩ
Các tôn giáo khởi đầu lấy các tu sĩ độc thân . Còn đạo Phật thì ai đi tu cũng được. Thái tử Tất Đạt Đa đã có vợ con, sau đi tu thành Phật. Đạo Phật ban đầu không nhận nữ tu nhưng sau đức Phật phải chấp nhận lời cầu khẩn của bà di mà cho nữ nhân xuất gia. Tại Việt Nam, các cư sĩ lập chùa, thuyết pháp, in kinh sách, ra báo chí như hội Phật giáo Bác Kỳ, Hội Phật giáo Nam Việt. Các ông Mai Thọ Truyền, Đoàn Văn Còn là những cư sĩ nổi danh của miền Nam.Cao hơn nữa, chúng ta phải nghĩ đến đức Phật Thầy và Bửu Sơn Kỳ Hương. Bửu Sơn Kỳ Hương là một phối hợp giữa nhập thế và xuất thế khi Ngài đề ra đường lối tứ ân. . Nhiều người không hiểu, cứ cho Phật giáo là xuất thế, nhưng nếu đi sâu vào kinh tạng Pali của Phật giáo Nguyên Thủy, đức Phật đã dạy các đệ tử việc quốc gia, xã hội, gia đình và việc sinh sống. Đường lối phục vụ đạo pháp, quốc gia, xã hội và gia đình vốn là kinh điển của Phật giáo.
Hồ Hữu Tường nhiệt tình với Phật giáo nhưng chưa đi sâu vào Phật giáo.
Sư hiện đại hóa, sự canh tân là cần thiết cho mọi tôn giáo, triết học, chính trị, khoa học, giáo dục, công nghệ, nghệ thuật tuy nhiên đó là nỗi khổ của tôn giáo và chánh trị. Họ sợ thay đổi, họ không muốn thay đổi vì thay đổi sẽ mất bản sắc, đi đến mất gốc, hóa ra phản đạo, phản đảng, trái ý chúa, sai đường lối, chủ trương...
Hồ Hữu Tường thuộc vào lớp người sau Marx tôn thờ khoa học và kính trọng Marx, nhưng một thế kỷ trôi qua, khoa học không gạt tôn giáo ra khỏi loài người, trái lại, tại Việt Nam, sau cuộc xâm chiếm miền Nam thì tôn giáo bốc lên mạnh mặc dầu nhà nước đàn áp.. Tôn giáo và khoa học không chống đối lẫn nhau. Thế giới này bao la. Ai muốn vào nhà chùa, nhà thờ cứ đi, ai cặm cụi trong phòng thí nghiệm cứ ngồi. Âu Mỹ tôn trọng Thiên chúa giáo mà khoa học tiến triển. Các xứ cộng sản theo Marx, miệt thị tôn giáo mà khoa học nào có tiến lên? Marx và cộng sản chỉ là những kẻ khoa học giả mạo, họ tiêu diệt văn hóa cũ, các đảng phái quốc gia, dân chủ và tôn giáo là chỉ để độc quyền cai trị chứ không vì quốc gia, nhân loại. Nay thì chủ nghĩa cộng sản đã chết khắp nơi, chỉ còn thế lực quân sự của cộng sản ở Trung quốc, Bắc Hàn, Việt Nam, mà tôn giáo thì vẫn phát triển. Có gì mà sợ!
Ông chủ trương tôn giáo kết hợp với chính trị là ông lầm to. Nói thẳng ra các nhà tu phần lớn chủ quan, cố chấp, cuồng tín nếu cho họ nắm chính quyền thì họ chẳng khác gì các ông cộng sản tàn ác, bất nhân. Cứ lắng tai nghe. Bình thường thì chẳng sao, nhưng khi bàn luận về các tôn giáo khác, học phái khác, các nhà tu đều miệt thị đối phương là "tà kiến", "phù thủy", "dị giáo"... Rõ nhất là các tín đồ Hồi giáo hô hào mở rộng nước chúa bằng thanh kiếm. Các quốc gia lấy luật tôn giáo làm luật quốc gia, các ông thầy tu làm chính trị thì hãi lắm. Hãy xem lại lịch sử thế giới khi tôn giáo thời trung cổ nắm quyền chính trị. Các vị tu hành đã trở thành những quái vật thiêu người, thiêu luôn cả cha đẻ, tàn sát những khoa học gia và những ai tự do phát biểu ý kiến. Vì vậy, nước Pháp đã làm một việc đáng phục là đưa giáo quyền ra khỏi thế quyền. ..
Marx chủ trương văn minh cộng sản đã giết hàng trăm triệu người. Nay Hồ Hữu Tường lại xướng xuất văn minh tu sĩ. Nếu Hồ Hữu Tường, với các vị chủ trương dùng thanh kiếm mở rộng nước Chúa, và các vị khao khát làm Hồng Y, làm Giáo hoàng bất chấp thủ đoạn và các ngài thich tham sân si lập thành văn minh tu sĩ e đó là ngày nhân lọai tận diệt !
Về vấn đề hòa bình, Hồ Hữu Tường tỏ ra lúng túng. Ông cho rằng Bây giờ chiến tranh không còn là sự tranh giành quyền lợi nữa, như nước thắng trận vừa rồi bỏ tiền của ra mà nuôi các nước đã thua. Mà bây giờ, chiến tranh trở nên sự dùng quân lực mà ép buộc nước khác theo thế lý tưởng của mình.
Sau 1945, thế giới , chia thành hai phe: phe tư bản và phe cộng sản và đi vào chiến tranh lạnh. Cuộc chiến tranh bây giờ là chiến tranh ý thức hệ. Phe Âu Mỹ thì không thừa nhận phe cộng sản, mà phe Nga Tàu cũng không chơi với phe tư bản. Nhưng bên cạnh ý thức hệ, còn có quyền lợi. Nga thâu tóm các nước lân bang vào liên bang Xô Viết đặt dưới ách thống trị của Nga. Quốc tế III do Stalin nắm quyền cai trị các chư hầu cộng sản. Trung Quốc làm lãnh tụ một số đảng Cộng sản Á Phi. Trung Cộng đã chiếm Tây Tạng, Mông Cổ, Tân Cương. Và nay muốn chiếm trọn bể Đông và thế giới. Cộng sản là một đế quốc, nhằm khống chế, xâm chiếm và bóc lột tài nguyên, đất đai và biển cả, không phải chỉ thuần lý tưởng.
Ông cho rằng ngày nay các cường quốc chế ra nhiều vũ khí tối tân, có thể giết hàng triệu người một lúc vì vậy con người sẽ không dám gây chiến tranh. Nhưng Hồ Hữu Tường cũng không tin tưởng vào lý luận này: kết luận này có hơi vội vã: sự khả hữu của chiến tranh thứ ba tuy có giảm bớt nhiều, song không phải là mất hắn. Loài người phải hoạt động nhiều lắm mới tránh được cái tàn phá tập thể này.
Với mục đich hòa bình, ông chủ trương trung lập. Thuyết trung lập vì vậy mà phát triển mau lẹ và đã được thẩm xét trên thứ bực quốc tế trong Hội nghị Genève (1960).[..]. Trung đạo tách dang xa đường lối buông lung của tư bản chủ nghĩa, cái này làm cho bần phú cách biệt, kẻ nghèo làm vật bị bóc lột và áp bức của nhà giàu, làm cho bình đẳng và bác ái trở nên những tiếng trống rỗng, làm cho công bình mất hẳn, và do đó bao nhiêu bất bình nổi lên, gây xung đột, mầm móng của chiến tranh nội loạn. Trung đạo cũng tách dang xa đường lối độc tài chà đạp tự do và nhân phẩm của con người, ngăn đón sự phát triển của cá nhân về bề cao để san phẳng bề dưới. Vì vậy, mà đi ở giữa, trung đạo sẽ là một xã hội chủ nghĩa nhân đạo.
Trung lập là tốt nhưng khó mà ở vị thế trung lập. Khi có hai phe đối kháng nhau, ta sẽ ở trong một những trường hợp sau:
-bị hai phe lôi kéo hoặc đe dọa
-bị một trong hai phe đe dọa
-được cả hai phe cho đứng trung lập.
Là nước nhỏ, ta chỉ được trung lập khi được cả hai phe đồng ý. Ta không thể đứng trung lập khi bị một hoặc cả hai phe tiến đánh. Sau 1954, Pháp đã rút lui, ta bị Cộng sản xâm chiếm, làm sao mà thoát khỏi cộng sản, làm sao mà trung lập? Vì vậy, thuyết trung lập và hành động của ông cùng Phạm Công Tắc là thiếu sáng suốt.
Là một người theo Marx, hoạt động chính trị, đã tuyên bố từ bỏ Marx. Ông chỉ có một nhận định hữu lý về chủ nghĩa cộng sản: Từ mấy năm nay, nhiều nhà cách mạng cũ rời bỏ hàng ngũ của chủ nghĩa Marx, vì cái chánh trị của đảng này thiếu một cơ sở luân lý. Khroutchev, khi chỉ trích cái chánh trị của Staline, cũng đưa những lý lẽ thuộc nhơn luân.
Rất tiếc, đã sống trong chủ nghĩa Marx, sao ông không trầm tư nhiều về chủ nghĩa cộng sản, phân tích cho nhân dân ta những sai lầm của chủ nghĩa Marx?

Hồ Hữu Tường là một nhà báo. Quyển 41 Năm Làm Báo là một tài liệu quý cho những ai nghiên cứu về lịch sử báo chí Việt Nam. Sau 1963, được trả tự do, ông làm chủ bút tờ Hòa Đồng. Số đầu tiên ra ngày 2-1-1955, chủ nhiệm Nguyễn Lương Hưng, thư ký Nguyễn Ngu Ý. Lấy tên là Hòa Đồng, Hồ Hữu Tường có mục đích Hòa Đồng tôn giáo sau đó sẽ đi đến hòa đồng hữu thần và vô thần, giải quyết tranh chấp đông tây, chủng tộc, nước giàu và nước nghèo (Hoà Đồng 1, tr. 2). Ý kiến này thật tốt đẹp nhưng làm sao trung lập được giữa hai phe ? Trung lập một là bị hai phe tấn công, hoặc là một thứ trung lập thân cộng như Sihanouk. Trong tờ Hoà Đồng, chúng ta thấy một mình Hồ Hữu Tường bao sân, chứng tỏ ông cô độc.
Về biên khảo, các tác phẩm của ông trải rộng nhiều mặt nhưng thiếu bề sâu. Cụ thể là quyển Tương Lai Văn Hóa Việt Nam và Lịch Sử Văn Chương Việt Nam I (1950) quá mỏng manh và nghèo nàn. Ông không phải là một nhà nghiên cứu kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa. Ông là một nhà báo bình thường. Sau khi đã điểm qua các tác phẩm của ông, chúng tôi xin nói rõ hơn về những điều ông chứng minh thân thế của ông. Về sử liệu, ông sai lầm hoàn toàn. Nhiều thuyết nói bà Ngọc Hân trốn thoát, nhiều thuyết nói bà bị bắt và chết cùng các con. Theo Đại Nam Thực Lục, sau khi chiến thắng, vua Gia Long đã giết các con cháu giòng Tây Sơn và đào mả Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ vứt xuống sông. Theo Đại Nam Liệt Truyện của Quôc Sử Quán triều Nguyễn và Quốc Sử Di Biên của Phan Thúc Trực, vua Gia Long đã bắt được bà Ngọc Hân và Ngọc Bình. Bà Ngọc Hân không muốn sống cùng vua Gia Long nên được trả về quê Bắc Ninh, còn bà Ngọc Bình, em gái bà Ngọc Hân thì sống với vua Gia Long, sinh hạ hai hoàng tử ( Xem phần Văn Học Đời Lê về Lê Ngọc Hân; và Những nghi vấn về Triều Đại Tây Sơn, Dòng Việt số 15, 2004)
Ông đã trưng sử liệu trên Hòa Đồng, bảo đó là sự thực, nhưng đó là việc vua Gia Long giết dòng Nguyễn Huệ, chứ không phải việc Hồ Hữu Tường thuộc giòng Nguyễn Huệ.
Ông ngụy tạo nhiều điều:
(1). Hồ Hữu Tường nói rằng năm 1802, một thiếu niên 'có bà con gần xa với ba anh em Tây Sơn . . .tránh sự trả thù những sự đàn áp của Gia Long, Hồ Văn Phi trốn vào Nam lúc 14 tuổi' (Hoà Đồng 1, 13) . Hồ Văn Phi cưới vợ sinh hai gái. Lúc Lê Văn Khôi khởi binh, một người đàn bà bồng một đứa con trai đến nhà cho Hồ Văn Phi nuôi, nói ' Đứa nhỏ này là con của tôi. Cha nó họ Hồ. .. . Khi nó lớn lên, ông bà dặn nó nêu lên hai chữ Kế thế mà thờ giữa hai chữ Hồ phủ và truyền lại mãi mãi cho con cháu. . .' ( HD1, 13). Người con nuôi này lớn lên sinh ra Hồ Văn Điểu là ông nội của Hồ Hữu Tường (HD1, 13-14).
Ông là nhà toán học mà chẳng có ''logic'' chút nào. Hồ Văn Phi thuộc bà con xa gần của ba anh em Tây Sơn, chưa chắc là con của Nguyễn Huệ. Hồ Văn Điểu là đứa con họ Hồ chưa chắc đã là dòng Nguyễn Huệ. Thế gian này thiếu gì họ Hồ! Người con nuôi này chưa chăc họ Hồ thì làm sao ông có thể vỗ ngực xưng họ Hồ dòng Nguyễn Huệ? Người Việt Nam tôn trọng việc nối dõi, nhất là giòng dõi hiếm hoi của Quang Trung, người mẹ có bổn phận phải bảo vệ giòng giống để ' nối dõi tông đường'. Người ta phải cho con là vì không đủ tiền nuôi con. Bà này có tiền tại sao lại đem con cho người khác?
(2). Việc đời ông cố của Hồ Hữu Tường, trong gia đình không biết, ông thầy Quảng tuổi bằng thân phụ Hồ Hữu Tường làm sao mà biết?
(3). Ông bảo Phật Thầy Tây An là dòng họ Hồ: Thầy Quảng đưa ra câu chuyện Ngọc Hân công chúa dắt Quang Thiệu trốn vào Nam, mẹ con đổi tên họ, Quang Thiệu sau ra lập đạo và được người đời tôn là Phật Thầy, và họ Hồ chúng tôi, thờ hai chữ Kế Thế trong nhà, là dòng dõi của Quang Thiệu ( Phân Trần, Hòa Đồng số 4 ngày 23-1-1965, tr. 2).
Hồ Hữu Tường còn đưa ra chứng cớ là pháp danh của Phật Thầy là Tây An mà giải thích bằng chiết tự là Tây Sơn Nữ cũng là một giải thích gượng ép. Tây An là tên chùa, tên có trước khi Phật Thầy dến tu tại đây. Đức Phật Thầy Tây An tên là Đoàn Minh Huyên, sinh năm 1807 mất năm 1856 đạo hiệu của Ngài là Giác Linh. Còn cái tên Phật Thầy Tây An có nghĩa là đức Phật sống tại chùa Tây An, thế thôi. Nguyễn Huệ mất năm 1782 mà Phật Thầy sinh năm 1807 thì rõ là không phải! Hai niên đại khác nhau xa dù Phật Thày thay tên đổi tuổi.
(4). Hồ Hữu Tường còn nói rằng quyển Hoa Dinh Cẩm Trận là vật gia bảo mà người đàn bà giao cho Hồ Văn Phi khi giao Hồ Văn Điểu. Ông cho rằng ' trong kho tàng nhà vua Quang Trung mới có của báu không có cái thứ hai và chỉ có hoàng hậu Ngọc Hân mới lấy được của báu ấy mà truyền cho hậu duệ' (3). Nếu Hoa dinh cẩm trận là thực thì cũng chỉ là một quyển sách như Tố Nữ Kinh hay Kama Sutra là sách dạy về bí mật gối chăn, người ta có thể in hoặc chép hàng trăm, hàng ngàn cuốn sao lại bảo là một quyển? Và sao lại bảo là chỉ có vua Quang là có, biết đâu vua Lê, chúa Trịnh, Trương Phúc Loan hay của họ Nguyễn Phúc? Vả lại, trong khi nguy khốn cần gì mang theo quyển này, một tài liệu của hoàng cung cũng như những bảo vật khiến cho bị lộ hành tích. Hơn nữa,việc này chỉ làm ô danh bà Ngọc Hân vì chồng chết, chạy giặc mà còn ôm theo sách ''sex''!
(5). Hồ Hữu Tường quả quyết rằng Phật Thầy Đoàn Minh Huyên là Hồ Quang Thiệu, 'bị áp lực của mẹ là Ngọc Hân và dì là Ngọc Mân, người phải thi hành sứ mạng 'chủng cây sơn cấm' (ông không biết Hán tự thì tội gì mà xổ nho cho lòi ngu ra) với người con của dì là Phượng, con hoang của Ngọc Mân và vua Gia Long' để năm 1836 sinh ra ông nội của Hồ Hữu Tường là Hồ Văn Điểu (3).
Năm giáp ngọ (1774), Hoàng Ngũ Phúc vào đánh Thuận Hóa, laị bị Tây Sơn tấn công, Nguyễn Ánh mới 14 tuổi chạy vào Gia Định, đến năm 1801 mới đem quân ra Thuận Hóa, bắt quan lại, các phi tần và con cháu Tây Sơn trong đó có Ngọc Hân, Ngọc Bình. Nếu Nguyễn Ánh gặp Ngọc Mân (?) thì chỉ gặp năm 1801 hoặc 1802, mà lúc này Hồ Quang Thiệu đã chạy vào Nam, làm sao có cô Phượng để sinh ra ông Hồ Văn Điểu? Nếu bà Ngọc Mân ăn nằm với vua Gia Long và có con, thì bà đã trở thành vương phi ở trong cung cấm, đâu phải lang thang vào Nam ẩn lánh? Và thiếu gì phụ nữ, bà Ngọc Hân lại bắt con trai phải làm điều mà luân lý và phong tục cấm đoán. Và căn cứ vào đâu để bảo rằng Phật Thầy là Hồ Quang Thiệu? Hồ Hữu Tường đã sai lầm và không khéo léo. Ngày nay ít người tin vào dòng dõi cha ông bởi vì lịch sử Việt Nam hiện tại đã cho thấy cha ái quốc, con phản quốc, cha đánh Pháp, con theo Tây. Và bây giờ trình độ dân chúng đã cao. Bá đạo sớm hay muộn đều thất bại. Hồ Hữu Tường không thuộc họ Hồ Quý Ly mà thuộc họ Hồ Ly!
Tiểu thuyết của Kim Dung vô lý nhưng mà vẫn làm độc giả tin đuợc và thích thú. Còn Hồ Hữu Tường không thể qua mặt được ai vì có sử liệu chứng minh. Ông không bẻ cong được sự thật. Hồ Hữu Tường đem bài thơ của của Phật Thầy Tây An làm nền tảng cho truyện nhưng ông lại bảo đó là sấm của Lưu Bá Ôn. Nguyễn Mạnh Côn. Phản ứng với quyển Kế Thế, Nguyễn Mạnh Côn viết: ' . mục đích chính trị ( của) cuốn Kế Thế có tác dụng chứng minh, gần như trực tiếp, rằng tác giả là hậu duệ của vua Quang Trung, và tác giả sẽ thành công trong nhiệm vụ thống nhât nước Việt Nam, đồng thời đưa nước Việt Nam lên đài vinh quang thế giới (Hòa Đồng 4, 1).
Chúng tôi nghĩ rằng Nguyễn Mạnh Côn là một nhà văn ngay thẳng và lịch sự vì thời ấy nhiều người mạ lị Hồ Hữu Tường không tiếc lời. Nguyễn Mạnh Côn đã phê bình đúng. Trong Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử có đoạn như sau mà Hồ Hữu Tường trích dẫn: Điều mà với tư cách đồng nghiệp nhưng hậu sanh, chúng tôi muốn bày tỏ một niềm ân hận chân thành, rằng nhà tư tưởng lão thành của chúng ta đã dùng đến quá nhiều phương pháp bá đạo trong khi xây dựng và phát huy ý kiến của ông. . .Ông đã dùng đến nhiều sấm ký, viện lẽ sự tin tưởng vào sấm ký hầu như một đặc tính dân tộc của người Việt. ( HD 1, 7).
Trong Phi Lạc Sang Tàu cũng Phi Lạc Náo Hoa Kỳ, cái tư tưỏng chủ yếu của ông là kêu gọi hòa bình, khẩn cầu hai phe tư bản và cộng sản ngưng chiến, đừng để dân tộc điêu tàn, quốc gia tan nát. Nếu ông thực là một người cộng sản ly khai, ông phải lên tiếng về sự sai lầm của Marx, Lenin và Stalin. Ông cũng như ông Đạo Dừa, kêu gọi hai phe ngưng chiến, lập nền hòa bình chuột và mèo, nhưng kết cuộc ông cũng như Đạo Dừa đã chết vì bàn tay cộng sản.
Tóm lại, Hồ Hữu Tường đã đứng riêng ra một môn phái, khác hẳn các văn gia đương thời là dùng sấm ký, và trào phúng. Tiểu thuyết của ông có hai mục đích: quảng cáo về giòng dõi của ông và tuyên truyền về sự khôn ngoan của ông cùng tư tưởng kín đáo của ông. Nếu ông viết tiểu thuyết với tinh thần vô tư và vị nghệ thuật, có lẽ ông được độc giả yêu mến hơn.
Ông là một nhà văn, một nhà tranh đấu chống Pháp. Ông không làm tay sai cho Cộng sản và Ngô Đình Diệm là một điều quý. Ông hoạt động chống Pháp và lên tiếng từ bỏ chủ nghĩa Marx lại là một điều tốt. Thu Hương, Chi Tập là những tiểu thuyết có giá trị lịch sử. Tuy nhiên, những hoạt động chính trị và văn hóa của ông có nhiều sai lầm.
-Ông viết Phi Lạc sang Tàu, Phi Lạc náo Hoa Kỳ, chủ trương trung lập, muốn chứng tỏ ông có tài Trương Nghi, Tô Tần và trí óc Khổng Minh. Nhưng việc ông làm cố vấn cho Bình Xuyên và chủ trương trung lập thuyết là non kém. Pháp về nước, Bình Xuyên làm sao tồn tại mà ông chạy theo làm cố vấn! Khối Liên Xô, Trung Cộng muốn chiếm Việt Nam, Mỹ cũng muốn vào Việt Nam theo chủ thuyết Domino, thì Việt Nam làm sao mà trung lập?
-Mở đầu quyển Trầm Tư của Một Tên Tội Tử Hình, ông viết về bệnh đa dâm của ông là một điều khiếm nhã.
-Ông gian trá khi mạo nhận dòng dõi Quang Trung. Điều này chứng tỏ ông thiếu đạo đức. Ông không là nhà sư,  thế mà khi làm dân biểu, tại Quốc hội,  có lúc ông mặc cà sa, đeo tràng hạt. Như vậy bản chất ông là anh hề trên sân khấu. . Nếu ông nắm chính quyền chắc chắc ông cũng là quỷ vương
-Các tác phẩm như Xã Hội Nhập Môn (1945); Muốn Hiểu Chính Trị
( 1946); Tương Lai Văn Hóa Việt Nam (1949); Lịch Sử Văn Chương Việt Nam I (1950) rất hời hợt, nông cạn, nghèo nàn.. Ông là một văn gia, một chính trị gia hữu danh vô thực.
(Trich NGUYỄN THIÊN THỤ * VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ TOÀN THƯ - sẽ xuất bản)

No comments: