Wednesday, November 2, 2016

DIỆT CỘNG = THƠ = NGUYỄN PHÚC LIÊN =

NGUYỄN NGỌC GIÀ * PHẢI LỌẠI BỎ CỘNG SẢN

Chế độ cộng sản cần phải được loại bỏ

Nguyễn Ngọc Già (Danlambao) - Lẳng lặng dõi theo những thông tin về ngày 17 tháng 2 suốt cả trước đó 10 ngày, trên hầu hết các trang báo, các diễn đàn với nỗi buồn câm lặng...

Chế độ cộng sản cần phải loại bỏ

Cho đến khi nhìn những người đàn ông, đàn bà, dù đã ở tuổi cao niên, lại có thể “hồn nhiên”, không, phải nói là: cố tình; họ cố tình nhảy nhót để phá bĩnh cuộc tưởng niệm tự phát nhằm ghi nhớ và tri ân hơn sáu vạn quân nhân và thường dân, chết trong trận chiến biên giới phía Bắc cách đây 35 năm, bỗng một cảm giác ê chề và nhục nhã xâm lấn tâm hồn tôi.
“Đỉnh cao trí tuệ” bỗng bật ra trong óc tôi, khi xem xong clip [1] từ Dân Làm Báo về một người đàn ông luống tuổi, được biết có tên Trần Nhật Quang. Hãy thử hình dung, cho người đàn ông này thay một bộ veston hoặc một bộ sắc phục công an cấp tá hay tướng với mái tóc nhuộm đen nhánh, láng mướt keo xịt cùng một cặp kính trắng gọng vàng, lúc đó ông ta hoàn toàn trở thành hiện thân của những: Hoàng Hữu Phước với biệt danh “ông nghị khùng”, Đỗ Văn Đương với biệt danh “ông nghị rau muống”, Trần Đăng Thanh với biệt danh “ông tá sổ hưu”, Hoàng Kông Tư với biệt danh “ông tướng hai bao cao su” và còn hằng hà sa số các ông (bà) khác (!).
Chẳng ai nghi ngờ không có một sự bảo kê (tôi không muốn dùng chữ “chỉ đạo” vì nghe nó còn có vẻ văn minh quá) nào đó từ giới cầm quyền Hà Nội cho những hành vi và lời nói lổ mãng. Người ta đã mắng những hành động nhảy nhót cũng như lời nói “ngu còn tỏ ra nguy hiểm” của Trần Nhật Quang không tiếc lời với muôn vàn chữ nghĩa, cả tục lẫn thanh. Cả lời lẽ văn hoa và những ngôn ngữ bình dân, thường bị gán là “hàng tôm hàng cá”.
Mới nhất, blogger Mẹ Nấm cho hay [2], tư gia của chị đã bị chọi những bịch xăng nhớt vào nhà, hôm tối 16/2. Sáng nay, ngày 17/2, nhiều an ninh nam nữ đã lập chốt gác ngồi... rình trước ngõ nhà chị. Giới cầm quyền Khánh Hòa - Nha Trang xâm phạm nhân quyền và đàn áp người dân lương thiện một cách vô pháp.
Một “chế độ bầy hầy” đã tạo ra cả một “xã hội bầy nhầy” tựa miếng thịt trâu già dai nhách mà người cộng sản không chán “nhai tới nhai lui” suốt 39 năm, thông qua những cái “loa miệng” và loa điện, cùng với những con người “bầy đàn” chỉ biết làm theo lệnh như những vật vô tri vô giác. Một xã hội bát nháo và vô chính phủ khôn cùng.
Càng đọc càng thấy khinh bỉ và chán ghét chế độ cộng sản. Người Việt Nam đã bị chia rẽ đến mức vô cùng khó hàn gắn, một khi chế độ độc đảng toàn trị còn tồn tại.
Một số người cho rằng không có hành vi đánh đập, bắt bớ, hốt nhốt, có vẻ biểu lộ “chính quyền” tỏ ra “nhũn nhặn” hơn. Đó là nhận định sai lầm, khi nhớ lại sự kiện UPR, cộng sản Việt Nam co giò bỏ chạy với 227 khuyến nghị từ quốc tế. Những khuyến nghị này đang chờ hồi đáp chính thức vào tháng sáu tới đây. Do đó, tất cả chỉ là đối phó sao cho ổn thỏa mà lại “phá đám” [3] được như đánh giá của ông Phạm Chí Dũng. Chỉ tiếc cách đối phó vẫn chỉ bày ra những đầu óc ngu ngốc và lạc hậu. Tuy nhiên, thật khó nghĩ một nhóm nào đó đang muốn “xích lại gần phương tây”, bởi nó chỉ cho thấy sự đánh nhau ác liệt giữa “các đồng chí”. 
Những người cộng sản vong bản! Họ có nghĩ gì đến một Việt Nam ngày càng điêu tàn!


Dân tộc Trung Hoa - Dân tộc Việt Nam cần phải nhớ

Nói về cuộc chiến 1979, người cộng sản vẽ ra hình ảnh gọi là “tang thương”, như ông Vũ Minh Giang trả lời BBC [4]:
“Hậu quả rất nặng nề. Tôi nói rằng khi đã có một cuộc chiến tranh, thì nó sẽ thành một vết hằn, thành một cái hố ngăn cách giữa hai dân tộc, nhất là hai dân tộc gần nhau, chữa vết hằn đó thì khó vô cùng.”
Không một người dân của bất kỳ quốc gia nào muốn chiến tranh. Đó là điều cần khẳng định trước nhất và trên hết.
Xuất phát từ bản chất lưu manh, lật lọng, xảo trá và lợi dụng lẫn nhau giữa cộng sản Trung Quốc và cộng sản Việt Nam, cùng với những mưu toan, các tham vọng giữa hai phía không thành, mỗi bên đã điên cuồng xô đẩy hàng trăm ngàn người lính hai dân tộc lao vào giết nhau, phục vụ cho chúng. Đó là tội ác của cộng sản Trung Quốc - cộng sản Việt Nam, cần được điểm mặt cho rõ. Không thể chấp nhận và không được phép đánh lận cuộc chiến tàn khốc, đẫm máu 1979 dưới tên gọi “chống quân xâm lược” của cộng sản Việt Nam hay “cuộc chiến tự vệ” của cộng sản Trung Quốc. 
Một khi không chỉ rõ tội ác của hai tập đoàn cộng sản này, lúc đó người dân Trung Hoa và người dân Việt Nam vẫn tiếp tục hận thù nhức buốt và âm ỉ để bùng phát.
Đặc biệt, nếu không chỉ rõ dã tâm của cộng sản Trung Quốc - cộng sản Việt Nam, thì ngay chính người dân trong mỗi nước sẽ tiếp tục phân ly và chống nhau tới tận cùng. Điều đó sẽ càng giúp cho cộng sản Trung Quốc - cộng sản Việt Nam cai trị lâu dài.
Trong cuộc chiến phi nhân, phi lý, phi nghĩa, ngoài thường dân chết oan ức, người lính Việt Nam và người lính Trung Hoa trở nên đáng thương nhất, bởi họ chết vì sự lừa dối, bị kích động từ tính sắt máu của những tên cộng sản dã man. 
Sự thủ đắc của hai tập đoàn cộng sản tàn ác gây ra vào lúc bấy giờ, không thể nào gọi tên “chiến thắng” mà mỗi bên vỗ ngực tự nhận, bởi lòng tà tâm của chúng đã xóa nhòa cái gọi là “chính nghĩa”. Ngày nay, cái thứ “chính nghĩa” đó càng phơi bày tỏ rõ trước toàn thế giới. 
Chế độ cộng sản Trung Quốc - cộng sản Việt Nam cần phải được dẹp bỏ mới mong trả lại cho dân tộc Trung Hoa - dân tộc Việt Nam cuộc sống bình yên.
Người Việt Nam và người Trung Hoa hãy cùng nhau nhớ lấy những ngày đau thương trong lịch sử dân tộc hai nước: 
- 02/9/1945, ngày mà cộng sản Việt Nam cướp quyền dân Việt Nam.
- 01/10/1949, ngày mà cộng sản Trung Quốc cướp quyền dân Trung Hoa.
Cùng nhiều ngày tháng khác, ghi khắc tội ác tày trời của cộng sản Trung Quốc - cộng sản Việt Nam đối với dân tộc hai nước.
Cộng sản của hai chính thể tàn bạo, lừa lọc không những đẩy xô hai dân tộc chúng ta lao vào giết nhau mà còn để lại di chứng quá nặng nề đến tận ngày nay chưa thể xóa nhòa.
Dân tộc hai quốc gia chúng ta cần phải nhớ. Nhớ, không phải để dân tộc hai nước hận thù nhau thêm. Nhớ để hiểu rõ bản chất cộng sản không bao giờ có thể thay đổi. Nhớ để cảm thông và cùng quyết tâm loại bỏ chế độ cộng sản man rợ. Nhớ để nhắc cho con cháu hai quốc gia đừng bao giờ cho phép chế độ cộng sản đội mồ sống lại dưới bất kỳ hình thức nào, khi hai chế độ man rợ này đang chuẩn bị sụp đổ.

Kết

Hiện nay, để dẹp bỏ chế độ độc tài toàn trị của hai nước Trung Hoa - Việt Nam, chỉ có thể xuất phát từ nền kinh tế lụn bại dựa trên việc quản lý lạc hậu cùng lòng tham vô độ từ “lợi ích nhóm” mỗi quốc gia. Song song đó, kết hợp với sự vùng lên của quần chúng cùng sự hỗ trợ của các quốc gia văn minh. Ba yếu tố này mới giúp loại trừ những kẻ cầm quyền ích kỷ, không màng đến sự sống chết của hai dân tộc.
Những gì đang diễn ra tại Việt Nam và Trung Hoa giống nhau về nhiều mặt. Người dân hai nước cần nhận rõ thủ đoạn của hai tập đoàn cộng sản, luôn bị nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế khinh bỉ và lên án để cùng phá bỏ xiềng gông áp đặt hai dân tộc chúng ta suốt gần 70 năm qua.
Đài RFA rung chuông báo động [5] về sự sụp đổ tài chính của cộng sản Trung Quốc: 

“...Trung Quốc còn ổn định ngày nào là nhờ ngày đó còn ít lệ thuộc vào nguồn ngoại tệ bên ngoài...”. 
Trong bài báo này, toàn cảnh kinh tế Trung Quốc đứng trước nguy cơ đổ sụp xuất phát từ bất động sản như Charlene Chu cho hay bà đã: “... đi chu du nhiều nơi để kiểm tra sớm nhất công tác xây dựng những “ hành phố ma” mà công ty xây dựng khai là đã có 100% người sử dụng. Thực ra các kiến trúc ấy gần như bị bỏ hoang, chỉ có mặt những toán nhân viên bảo trì cùng một số gọi là những doanh nhân nản lòng thoái chí. Bà nói điều quái lạ là những kiến trúc mới gần như hoàn toàn trống trải nhưng đều có người đã mua hết. Cảnh trạng chứa đựng nhiều mâu thuẫn, nhưng một số lượng đáng kể những tòa bất động sản đã được kiến tạo trong mấy năm qua, trong khi nhiều dự án như vậy vẫn được tiến hành. Điều này là lý do chắc chắn gây lo ngại về bong bóng bất động sản. Trái bong bóng nổ bùng sẽ để lại một nước Trung Hoa rất khác lạ, và đó là nền kinh tế sau khi bùng phát khủng hoảng đáng lo ngại nhất...”.
Việt Nam, với nguồn ngoại tệ cạn kiệt, tình hình diễn ra không khác mấy so với hình ảnh nói trên, tất cả cũng xuất phát từ “núi” bất động sản cùng nợ xấu, với biểu hiện cộng sản Việt Nam chuẩn bị thông qua dự thảo luật phá sản, cho phép ngân hàng thương mại tuyên bố phá sản với phần thiệt hại hoàn toàn thuộc về người gởi tiền, khi luật buộc các ngân hàng như thế phải thanh toán trước tiên các khoản nợ “nhà nước”. Những dấu hiệu sụm dần đang ló dạng khi Eximbank, ACB, Agribank, Vietinbank, Southernbank [6] v.v... đã và đang báo lỗ cùng những khoản nợ xấu hàng ngàn tỉ đứng trước nguy cơ mất trắng.
Người Việt Nam và người Trung Hoa hãy cùng nhau tẩy chay chế độ cộng sản bằng tất cả những gì có thể làm được trong khả năng mỗi người, mỗi gia đình!
Nguyễn Ngọc Già
_________________________________
Chú thích:

Monday, February 17, 2014

THƠ

  BẠN GÁI
 
 
Từ dạo quen em, anh “đổi mới” tư-duy
Rằng nữ hay nam đều nhất-hướng đồng-quy.
Phải “tôn-trọng” em, nên anh đành đáp-ứng,
Thỏa-mãn nhu-cầu mới xứng nghĩa tương-tri.  
 
Từ dạo quen em, anh xài dây nịt xịn
Kẻo em chê xoàng khi tháo thắt lưng anh.
Quần-áo bảnh-bao, lót trong đồ mướt mịn:
Thị-giác no đầy, cảm-xúc ngập dâng nhanh.  
 
Từ dạo quen em, anh tắm rửa nhiều hơn
Ðể sẵn ngọt bùi khi sóng gió lên cơn.
Trái mọng nhụy lành, khiết tinh trong nắng hạ,
Mùi vị ái-tình qua lưỡi họng trôi trơn.  
 
Từ dạo quen em, anh chuyên-cần tập-luyện:
Tay chống, gối quỳ, hít đất, nhún cong chân.
Leo đỉnh vu-sơn, càng cao càng mãn-nguyện;
Ðộc-chiếm ngai vàng: bắp thịt với luồng gân.  
 
Từ dạo quen em, anh tẩm bổ nhiều phương:
Lạc-thú cuộc đời trong trạng-thái cường-dương.
Vì nhận và cho phải bền lòng, tận lực,
Không thể yếu xìu hay dở dở ương ương.  
 
Từ dạo quen em, anh làm người “độc-lập”,
Bất-chấp quanh mình, chỉ biết có riêng em.
Văn-hóa đặc-thù kế thừa thành tục-tập,
Mười tám tuổi rồi là... hết chuyện gia-nghiêm...
                                 *  
Nhưng, từ quen em, anh thấp-thỏm khôn nguôi:
Vén váy dễ-dàng như chỉnh chút son môi!
Viễn-tượng gia-đình mong-manh về giá-trị:
Nghĩa-lý coi thường, chỉ trọng dục-tình thôi!...  
 
                                             THANH-THANH
 

                        GIRLFRIEND
 
 
Since then I have undergone a thinking innovation
That both female and male take the same orientation.
To appreciate your feelings, emotional and carnal blend,
I ’ve got to meet your needs to be worth your boyfriend.  
 
Since then I have been using belts of quality brands
To prevent disappointment when you’re taking off my pants.
Under smart clothes, I have worn smooth, sleek briefs
To satisfy your sights, excite your desire to rise to peaks.  
 
Since then I have cared  to wash more often all right
To prepare sweet taste for waves and winds to gain height.
Juicy fruit, luscious stamen pure and clean in summer sun
Is the yeast of love past tongue, through throat to run.  
 
Since then I have done gymnastics, diligently exercising,
On-arms, on-knees, self-supporting, legs-bending applying.
To reach climax in intercourse you need staying power
Not only flex muscles, but strain nerves above all to tower.  
 
Since then I have taken various nutritious foods, tonics
To be able to enjoy pleasures having in potency frolics.
For giving and receiving must be durable with much clout,
You cannot be worn-out, and weak, or half-in half-out.  
 
Since then I have played the so-called independent role
In disregard of surroundings, just only to get you whole.
Characteristic habits have become customary affections:
Beyond the age of eighteen is beyond parents’ objections.
                                           *
But, as your boyfriend, I haven’t had assured rests and kips:
To hitch up your skirts is simple as to re-define your lips.
The prospects of family are so dimmed in the value field
As ethic is made light of, only just to carnal desire to yield.  
 
                                                         THANH-THANH
 
 
 



  LÁ THƯ VỀ HUẾ
                                   gửi Hương Thu  
Ai bảo em còn nhớ đến anh chi
Mà gửi tặng những “Giòng Dư-Lệ” ấy?
Giữa những vần thơ, anh như đọc thấy
Những ảnh-hình kỷ-niệm thuở xa-xưa
Mà anh mang chôn liệm tự bao giờ.
 
Em vẫn nói: “anh hiền và cởi-mở”.
Vâng, anh đã đắn-đo từng nhịp thở,
Sống trong tình thương-mến -- ấy phương-châm.
Thế mà rồi những kẻ ác và thâm
Đã bóp chết cuộc đời thơ-mộng đó.
 
An-Cựu ấm trà, Ngự-Bình mát gió,
Ga Lớn ngọt chè, Cửa Thuận sáng trăng,
Thành-Nội nắng tràn, Bến-Ngự mưa giăng...
Em có nhớ Hội Tao-Đàn xứ Huế:
Những buổi họp sao mà vui đến thế!
 
Hoàng-Hương-Trang (Gia-Định) đã về chưa?
Và Hoài-Tâm (Chợ Lớn) có in thơ?
Anh có gặp Khang-Lang vùng Phát-Diệm;
Và Hữu-Đỗ thì Ninh-Hòa đáo-nhiệm.
Em có nghe tin-tức của Giang-Tuyền*?
 
Nhớ vô-cùng: Tuyết-Lộc nụ cười duyên;
Ý phát-biểu Xuân-Lan nhiều mới lạ;
Tính Xuân-Nghị nhộn như tài phóng-họa;
Tuổi xuân ngời sắc liễu áo Xuân-Như;
Màu hoa chiều Ngọc-Ánh tím tâm-tư...
 
Buồn Muôn Thuở** lòng anh khôn giải nổi:
Đất vốn đỏ nên bụi vào đỏ phổi,
Rừng vốn xanh nên nước ngấm xanh da!
Ôi chiều nay lòng quặn nhớ quê xa,
Cổ đắng nghẹn những “giòng dư-lệ” ấy!
                                  THANH-THANH
                                   Ban Mê Thuột, 1962
                                   Tiểu-Thuyết Tuần-San
                                         số đặc-biệt mùa thu  
* Giang-Tuyền là bút-danh của Tôn Thất Trực.  Trực là một trong bộ tứ học-sinh trung-học – Phi, Cơ, Trực, Thăng – rủ nhau đầu-quân mỗi người vào một binh-chủng khác nhau.  Thiếu-tá Tôn Thất Trực đã tử-trận tại Đà-Nẵng vào cuối thập-niên 1960.
** “Buồn Muôn Thuở” cũng như “Bụi Mù Trời” là biệt-danh của Buôn Ma Thuột (BMT).


 
     DÂN VIỆT TIẾN
 Từ xa đọc tiếng thơ ứa trào rơi lệ !,
 Lòng uất hận khôn lường sao oán trách.
 Nỗi u sầu chia sẻ biết cùng ai...?
 Người biệt xứ, chỉ biết buồn cộng khổ,
 Giống tiên rồng hào kiệt chẳng sai.
 Cứu đất nước quên gia đình thân thuộc,
 Yên lòng nghỉ hưu rửa sạch lương tri.
 Trong cuộc bỉ giải nhiều điều bó buộc...
 Ta đi về thanh thản cõi phiêu diêu ?
 Thế hệ tới tiến hành lời khuyến dụ....
 Non sông Việt sẽ vững tới cường siêu.
 Nguồn hy vọng sau cùng dân tộc tiến.
            PHANNGY
    Westminster, CA. 2014

TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN *DÀNH LẠI QUYỀN KINH TẾ CHO DÂN



Chủ đề: PHÁT HIỆN VÀ VIỄN TƯỢNG BẠO ĐỘNG CỦA QUẦN CHÚNG NỔI DẬY
Bài 17:
DÀNH LẠI QUYỀN KINH TẾ CHO DÂN
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 13.02.2014
Một số những Phong trào hiện nay nói nhiều về Nhân Quyền và dường như coi Nhân quyền như một khí giới đấu tranh Chính trị. Ngay cả đối với Hiệp Ước Thương Mại TPP, người ta cũng muốn coi vấn đề Nhân Quyền như điều kiện để Việt Nam có thể gia nhập Tổ chức này.
Chúng tôi thì đứng về khía cạnh đấu tranh Kinh tế thực tiễn cho người dân và coi phương diện Chính trị chỉ là một Hệ Luận về một Môi trường Chính tri-Luật pháp cho phù hợp cho những sinh hoạt Kinh tế (Environnement Politico—Juridique Démocratique Adéquat aux Activités Economiques) .
Hôm nay, chúng tôi muốn đưa ra phân tích bài nhận định của Ký giả Thomas FULLER đăng gần đây trên tờ New York Times.
Nếu phân tích kỹ những nhận định của Ký giả Thomas FULLER trong bài báo của ông đăng trên trang nhất của New York Times ngày 24.04.2013, chúng ta thấy rằng : (i) Ký giả hoàn toàn nói về Kinh tế Việt Nam ; (ii) Ký giả hầu như không đề cập đến những vấn đề như Nhân quyền, Tự do, Dân chủ, Tôn giáo… Chúng tôi trích đăng lại đây nguyên văn về nội dung bài báo để độc giả tiện nhận thấy hai điều (i) và (ii) mà chúng tôi vừa khẳng định là không sai :
“Tin New York - Trong một sự kiện khá đặc biệt, hôm nay nhật báo New York Times đã đăng ngay trang nhất một bài báo về lòng tin của người dân Việt Nam vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong tình hình khó khăn hiện nay. Ký giả Thomas Fuller của New York Times đã đến tận Saigon để nghiên cứu và viết bài này, đã tiếp xúc với nhiều người và cho biết người dân Việt Nam nay không còn tin vào đảng Cộng sản nữa. Theo tác giả bài báo thì Đảng Cộng sản Việt Nam đang đối mặt với sự giận dữ ngày càng tăng của người dân về sự trượt dốc của nền kinh tế, và nội bộ Đảng đang bị chia rẽ giữa một bên là những người bảo thủ muốn vẫn duy trì những nguyên tắc soi đường của chủ nghĩa xã hội và sự độc quyền lãnh đạo, và một bên là những người kêu gọi một xã hội đa nguyên và chấp nhận hoàn toàn chủ nghĩa tư bản.
Bài báo cho rằng giờ đây sự chỉ trích Đảng đã bùng nổ trên toàn xã hội. Bài báo nhận xét Đảng Cộng sản Việt Nam đã suy đồi cả về tinh thần lẫn đạo đức. Sự mục nát sẽ dẫn đến chỗ Đảng sụp đổ, nhưng tương lai e rằng sẽ còn tồi tệ hơn nhiều so với hiện tại. Đặc biệt một bài nhận định trên trang mạng cho rằng với sự thật về đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, những người đã từng tham gia vào phong trào phản chiến trong những năm 60 và 70 nên treo cổ trong tủi hổ và nên xin lỗi người dân Việt Nam.
Bài viết này cho rằng nếu đảng Cộng sản không chiếm được miền nam năm 1975, thì giờ này Việt Nam đã như Nhật Bản, Nam Hàn, Thái Lan hay Singapore, chắc chắn là không hoàn hảo nhưng sẽ tốt hơn nhiều và lại không có chết chóc hay tàn phá xảy ra như hiện nay.”
(i) Ký giả hoàn toàn nói về
Kinh tế Việt Nam
           
            Thực vậy, Ký giả Thomas FULLER đề cập đến trượt dốc Kinh tế vì thối nát Tham Nhũng, Lãng Phí của đảng CSVN khiến Dân không còn tin tưởng vào đảng nữa và sẵn sàng giận dữ nổi dậy. Đó là lý do cho sự sụp đổ của đảng CSVN. Ký giả đề cập rất rõ rệt những điểm vừa tóm tắt :
a.       «Sự trượt dốc của nền Kinh tế«
            Nói về sự trượt dốc này, tác giả còn tiếc cho Việt Nam : «nếu đảng Cộng sản không chiếm được miền nam năm 1975, thì giờ này Việt Nam đã như Nhật Bản, Nam Hàn, Thái Lan hay Singapore, chắc chắn là không hoàn hảo nhưng sẽ tốt hơn nhiều và lại không có chết chóc hay tàn phá xảy ra như hiện nay.” Điều tiếc này của tác giả là điều làm cho cả Dân Tộc phải vô cùng đau lòng và tất nhiên đó là tội ác lớn nhất của đảng CSVN.
b.       «Đảng Cộng sản Việt Nam đã suy đồi cả về tinh thần lẫn đạo đức»
            Sự suy đồi cả về tinh thần lẫn đạo đức chính là Tham Nhũng, Lãng Phí tràn lan do chính Cơ chế CSVN sinh ra chứ không phải từ tính nết cá nhân. Ký giả Thmas FULLER không nói về từng cá nhân mà nói về cả «Đảng Cộng sản Việt Nam« suy đồi về cả tinh thần lẫn đạo đức.
c.       «Sự giận dữ ngày càng tăng của người dân»         
            Chính vì việc phá sản Kinh tế và làm cho Việt Nam không phát triển như các nước trong vùng khiến đại đa số quần chúng phải khổ nghèo mà lý do là cái Cơ chế chủ trương độc tài Chính trị nắm «chủ đạo« Kinh tế tạo lan tràn Tham nhũng, Lãng phí, nên Dân chúng không những «không còn tin vào đảng Cộng sản nữa» mà còn «giận dữ ngày càng tăng của người dân về sự trượt dốc của nền kinh tế».
(ii) Ký giả hầu như không đề cập đến những vấn đề
như Nhân quyền, Tự do, Dân chủ, Tôn giáo…
            Ký giả Thomas FULLER, qua nhận định chính yếu về tình hình Kinh tế Việt Nam như trên, đã tiên đoán sự sụp đổ của CSVN là do Kinh tế : «Sự mục nát sẽ dẫn đến chỗ Đảng sụp đổ, nhưng tương lai e rằng sẽ còn tồi tệ hơn nhiều so với hiện tại.»
            Tác giả hầu như không động chạm gì đến tình trạng thiếu Nhân quyền, không có Tự do, không có Dân chủ hay Tự do Tôn giáo.  Nhất nữa Ký giả không tiên đoán về sự sụp đổ của đảng CSVN là vì những lý do Nhân quyền, Tự do, Dân chủ hay Tôn giáo.
            Có lẽ Ký giả đã có một số những kinh nghiệm sau đây :
a.         Việc dứt bỏ chế độ độc tài đảng trị CSVN phải do chính người Dân, nhất là do đại đa số quần chúng phải chịu sự ác nghiệt trực tiếp dưới chế độ ấy. Sự ác nghiệt đau đớn nhất chính là phải chịu cảnh nghèo khổ, đói ăn. Điều này có nghĩa là quần chúng thiếu thốn về kinh tế đến đói ăn tại quốc nội Việt Nam. Đối với khối quần chúng nghèo khổ đói ăn này, những lý do Nhân quyền, Tự do, Dân chủ, Tôn giáo… không đủ động lực tạo được sức mạnh quần chúng khả dĩ nổi dậy bạo động, khi cần, để chấm dứt chế độ.
b.         Về mặt Quốc tế, Ký giả cũng nhìn thấy rằng những lên tiếng về Nhân quyền, Tự do, Dân chủ, Tôn giáo… cũng không đủ sức mạnh có thể lật đổ được một chế độ, thậm chí việc hô hào lên tiếng về những vấn đề này của một số Chính quyền ngoại quốc không những không thành thực mà nhiều khi còn được sử dụng như biện pháp để thảo luận nhằm lấy thêm quyền lợi vật chất Kinh tế cho nước của họ. Tỉ dụ việc Hoa kỳ đưa CSVN vào danh sách những nước phải lưu ý về Tôn giáo hay việc đưa CSVN ra khỏi danh sách ấy phải chăng có sự tính toán quyền lợi vật chất kinh tế cho chính Hoa kỳ ?
Kết luận từ những nhận định
của Ký giả Thomas FULLER
            Đã từ nhiều năm nay, chúng tôi đã viết nhiều về Mô hình Kinh tế Việt Nam. Về mặt Lý thuyết cũng như về mặt Thực tế, Mô hình Kinh tế Mafia CSVN dẫn đến phá sản. Chúng tôi đã luôn luôn kêu gọi sức mạnh quần chúng nghèo khổ quốc nội phải NỔI DẬY dứt bỏ Cơ chế CSVN hiện hành để cứu mình và để bắt đầu phát triển Đất Nước.
            Đồng quan điểm với những nhận định của Ký giả Thomas FULLER mới đây, chúng tôi xin nhắc lại những điểm đấu tranh cho Quê Hương:
a.         Hãy dồn lực vào TỬ HUYỆT KINH TẾ CSVN. Công việc dứt bỏ Cơ chế CSVN là do chính quần chúng quốc nội. CSVN sợ nhất là cái tử huyệt này. Chúng không ngại sợ về những vấn đề như Nhân quyền, Tự do, Dân chủ, Tôn giáo… vì chúng dùng sức mạnh đàn áp để bịt mắt, bịt tai, bịt miệng người dân quốc nội, đồng thời chúng gian xảo tuyên truyền lừa bịp những nước ngoài và nhượng quyền lợi vật chất Kinh tế cho ngoại quốc để tráo trở về Nhân quyền, Tự do, Dân chủ, Tôn giáo… Người Việt Hải ngoại muốn đấu tranh thực sự cho Quê Hương, phải phụ lực với Quốc nội đánh vào cái Tử huyệt Kinh tế mà CSVN sợ nhất.
b.         Một số Phong trào, Chiến dịch đấu tranh tại Hải ngoại nhằm hô hào về Nhân quyền, Tự do, Dân chủ, Tôn giáo… hoặc nhờ những Chính quyền, Quốc Hội, Tổ chức Quốc tế can thiệp về những vấn đề này không đủ hiệu lực khả dĩ lật đổ được Cơ chế CSVN. Thậm chí nhiều lúc chúng tôi có cảm tưởng rằng đây là những Phong trào, Chiến dịch  đấu tranh tại Hải ngoại vô hình chung trở thành đòn hỏa mù để CSVN làm quên đi cái TỬ HUYỆT KINH TẾ đến hồi gay gắt nhất.
c.         Gần đây những nhóm đứng lên kêu gọi Hòa Giải Hòa Hợp, Đoàn Kết Dân Tộc… có thể là trong mưu kế của CSVN dùng tay chân ở nước ngoài để đánh lạc đi cuộc đấu tranh đang lên của Quốc nội vì lý do Kinh tế mà Ký giả Thomas FULLER đã nhận định trong bài báo của ông. Những kêu gọi Hòa Giải Hòa Hợp, Đoàn Kết Dân Tộc vừa đi lạc đề, vừa nhắm sai đối tượng vì:
=>        Vấn đề phá sản Kinh tế hiện hành là do chính Cơ chế CSVN tạo ra chứ không phải là thiếu Hòa Giải Hòa Hợp, Đoàn Kết Dân Tộc với một số nhóm nhỏ tay chân của họ tại nước ngoài như nhóm Hoàng Duy Hùng hay nhóm Nguyễn Ngọc Bích…
=>        Nếu vấn đề Hòa Giải Hòa Hợp, Đoàn Kết Dân Tộc  cần phải làm, thì đối tượng đối tác phải chính là Toàn Dân Việt Nam 80 triệu người tại Quốc nội, chứ không phải với một ít nhóm tay chân của CSVN nằm tại Hải ngoại.
            Bài viết này hôm nay cũng là bài mở đầu để chúng tôi cho đăng lại những gì chúng tôi viết về sự phá sản của mô hình Kinh tế Mafia CSVN mà chúng tôi có dự định trình bầy trong những Diễn Đàn Hội Luận Paltalk nhằm phổ biến về Việt Nam.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva,  06.02.2014

JEANNE K * CHỒNG TÔI BẮC KỲ 54

Chồng Tôi Bắc Kỳ 54
 

Hồi nhỏ, mỗi lần nhắc đến hai chữ “Bắc Kỳ” tôi tự nhiên thấy mất cảm tình. Những hình ảnh của các bà, các cô khăn quấn mỏ quạ, răng đen ánh hạt huyền, còn các ông thì hút thuốc lào kêu két két, đi đâu cũng đủng đẳng đeo theo cái điếu cày, của những màn đánh ghen, chửi thề nghe như hát cải lương mà không hiểu gì, của cái tính keo kiệt dân xứ Bắc là những gì vẫn thường ám ảnh trong đầu bọn trẻ chúng tôi.

Trong trường gặp mấy cô em “Bắc Kỳ nhỏ nhỏ” là bọn Nam Kỳ Lục Tỉnh chạy xa. Ăn uống thì một con tôm cõng ba hạt muối, chém to kho mặn, rau muống luộc chấm mắm tôm cũng xong một bữa cơm, dư đồng nào dắt vào ruột tượng.

Mấy nơi dân Bắc Kỳ tụ lại sống chung với nhau như Phú Nhuận, Lăng Cha Cả, Xóm Mới, Vườn Chuối, Vườn Xoài, Cái Sắn, Hố Nai, Gia Kiệm thì đến “Việt Cộng” trước và sau tháng 4 năm 1975 cũng phải chào thua!  Nhà thờ mọc lên san sát, xứ này đến xứ kia sáng sáng chuông nhà thờ thi nhau đổ có muốn ngủ nướng cũng phải bò dậy. Vậy mà nếu ai đụng đến một chút là “tiên sư tổ bố nhà mày, để ông, để bà dậy cho mà biết nhá!...”  Những tài xế lái xe chạy qua ngả Hối Nai, Gia Kiệm nhiều lần phải toát mồ hôi hột mỗi khi sơ ý để xẩy ra tai nạn.

Trở lên là những hình ảnh tôi có được về người Bắc Kỳ. Những hình ảnh này dường như nó đã ăn sâu vào tâm trí tôi trong suốt thời gian còn cắp sách đến trường.  Sau này nhờ ơn ông chồng Bắc Kỳ “giải phóng” mà tôi mới biết mình sai, và cũng từ đó, tôi yêu, tôi mến người Bắc.  Nếu ai hỏi tôi, thì tôi rất hãnh diện trả lời: “Chồng tôi là Bắc Kỳ 54 đấy!”

Nhớ lại thời còn là nữ sinh St. Paul, đa số bọn con gái chúng tôi đều mơ mộng các chàng Taberd hay một trường Tây vì đa số dân ở đó là con nhà giầu, công tử có nhiều tiền, nói tiếng Pháp, và nhiều chàng còn mang song tịch Việt-Pháp.

Nhưng thói đời dường như trái ngược, phần đông dân St. Paul chúng tôi đều bị mấy anh Bắc Kỳ “dzớt”.  Có phải là “ghét của nào trời trao của đó” không?  Hay tại con trai Bắc Kỳ dẻo mép, lỳ, và biết tâm lý con gái.  Ba tôi thường nói với chúng tôi phải tránh xa bọn con trai Bắc Kỳ. Chúng nó nói “con kiến trong lỗ nghe bùi tai cũng bò ra”. Nhưng nghe rồi thì khổ cả đời!!!

Riêng tôi thì chẳng lo gì trai Bắc Kỳ theo tán tỉnh, vì cả tuần trong trường với các Soeur. Đi về đã có tài xế đưa xe đến đón chung với chị và em gái.  Ngoài ra trong nhà còn có hai ông anh một ông đệ tam, một ông đệ tứ đẳng huyền đai Thái Cực Đạo (Tae Kwon Do) thì lo gì bị trai Bắc Kỳ tấn công hay bắt cóc.  Còn những ngày nghỉ lại được ba bảo chú tài xế chở về quê ngoại ở Cái Bè để đùa chơi với sông nước, với vườn trái cây, với đồng ruộng thẳng cánh cò bay.  Đã vậy ông già tôi thuộc loại nghiêm khắc, đi đứng, giờ giấc luôn phải rõ ràng. Thí dụ, đi đâu, với ai, và lúc nào, bao giờ về. Tóm lại, từ ba má đến các anh chị tôi, và cả chính tôi “hổng” ưa Bắc Kỳ.

Ghét Bắc Kỳ nhưng lại lấy Bắc Kỳ. Chuyện tình của tôi với chàng trai Bắc Kỳ bắt đầu từ một chiều thứ Bảy.  Hôm đó, anh Năm của tôi, thiếu úy tùy viên cho một vị chỉ huy trưởng nào đó về chơi và dẫn theo một sỹ quan bạn của anh.

“Người đâu nước họ, chẳng nọ thời kia,” vừa gặp tôi là cứ chăm chăm nhìn từ đầu xuống chân làm tôi thấy mắc cở muốn chết.  Sau này tôi mới biết chàng là một trung úy làm trong phòng hành quân và là bạn thân của anh Năm.  Người trông lịch sự, trí thức, và thêm chất lính nên không đến nỗi tệ. Khổ cái vừa mở miệng ra đã biết đó là Bắc Kỳ:

“Không dám ạ!
Vâng! Không dám ạ!”

Lại còn gọi tôi là “bé”. Tôi nghe chàng ta nói thầm với anh Năm:
“Mày cho tao làm em rể mày nha. Em mày xinh gái quá!”

Chuyện gì thì được chứ chuyện “làm em rể” coi bộ khó. Bởi sau lần đầu ra mắt đó, toàn bộ gia đình tôi đều “chê” chàng.
1- Thứ nhất, vì tôi đang có chàng võ sĩ bạn của anh Tư trồng cây si, mà chàng là người Nam.
2- Thứ hai, ba má tôi rất khó về chuyện tình cảm của các con.
3- Thứ ba, cả nhà tôi đều không ưa Bắc Kỳ!

Nhưng đúng như lời ba tôi nói, “Bắc Kỳ nó nói con kiến trong lỗ nghe bùi tai cũng bò ra”.

Một vài tuần sau đó, anh Năm đánh lừa chở tôi đi ăn kem với chàng và tôi thấy “mê” cái lối nói chuyện và phong cách người lớn của chàng.

Không như những tin đồn về Bắc Kỳ keo, Bắc Kỳ kẹo kéo, chàng chi cách rất hào sảng, mặc dù mỗi lần đi chơi như vậy với anh Năm và với tôi, chàng đã phải dành dụm, và nhịn ăn cả nửa tháng lương.

Còn về cái tài thu hút và kể chuyện thì khỏi nói. Người ta chỉ cần cái miệng, nụ cười, và ánh mắtlà đủ để làm mê mẩn lòng người rồi, nhưng ở chàng thì có cả ba.

1- Nụ cười và ánh mắt chàng trông rất đa tình,
2- còn cái miệng thì giẻo như kẹo kéo. “Bé! Bé của anh”, “Bé muốn gì anh mua tặng bé!”, “Nhìn bé là trái tim anh thổn thức!”...

Một hôm chàng trổ tài nói tiếng Pháp với anh Năm và tôi. Chàng thừa biết là gia đình tôi ai cũng học trường Pháp từ nhỏ, nhưng không biết vì cao hứng hay vì để tán tỉnh, chàng kể câu chuyện tiếng Pháp mà mãi đến hôm nay mỗi khi nhớ lại, tôi vẫn thấy cái xạo, nhưng lại đã trót yêu cái xạo của chàng.

Chàng kể là một anh lính nọ trong phiên gác đêm ở bìa rừng, không biết vì ngủ gật hay vì sợ, anh nổ súng khiến cả đồn lính nhốn nháo.  Cấp chỉ huy Phap của anh ra hỏi, anh diễn tả bằng một loại tiếp Pháp nhà quê: “Lúy bớp, lúy pá bớp. Lúy gầm, lúy gừ, lúy măng dê me xừ, lúy măng dê mỏa, mỏa tia rê lúy”. Tôi và anh Năm nghe xong nhìn nhau không hiểu gì. Anh Năm hỏi lại:

- Mày nói gì, tụi tao học tiếng Pháp từ nhỏ sao nghe không hiểu?

Chàng tỉnh bơ trả lời:

- Tại tiếng Pháp cậu không tới. Này nhá, anh lính đó trả lời vị chỉ huy là trong ban đêm anh nhìn thấy một con cọp tiến vào đồn lính nên anh phải nổ súng. Cọp nghe tiếng súng đã bỏ chạy.

Thấy anh Năm và tôi còn ngơ ngác, chàng lên mặt cắt nghĩa tiếp:

- Lúy bớp (nó là con bò), lúy pá bớp (nó không phải bò), lúy gầm, lúy gừ. Trông như bò mà không phải là bò lại còn biết gầm, biết gừ, biết ăn thịt ông và ăn thịt tôi nữa thì là con cọp chứ con gì. Vì vậy mà phải bắn nó.

Nghe chàng cắt nghĩa, anh em tôi cười quá chừng. Thì ra đó là câu truyện ông thày Pháp văn của chàng đã bịa ra để dậy về động từ manger (ăn) và động từ tirer (bắn).

Chuyện tình của tôi và chàng vừa bước vào những chặng đầu êm ả của bốn mắt nhìn nhau không nói ấy, bỗng nhiên biến cố 30 tháng 4 năm 1975 ập xuống cho cả miền Nam. Chúng tôi mất liên lạc.

Sau khi tốt nghiệp năm đó, tôi về nhà giúp ba má, trông nom công việc nhà, vì ba tôi không muốn để bọn Cộng Sản nhòm ngó. Nếp sống sống đài các tiểu thư của tôi và anh chị em tôi chấm dứt từ đây.

Dưới những khắc nghiệt của đời sống trong chế độ Cộng Sản, năm 1980 ba má lo cho tôi và em trai Út vượt biên.  May mắn chuyến đi tuy vất vả nhưng trót lọt, chúng tôi qua đến Thái lan trong tình trạng rất khó khăn.  Phần vì quen lối sống tiểu thư nên hòa mình trong trường như vậy thấy khó sống quá. Nhưng rồi cũng phải sống. Lo lắng về những chuyện gì sẽ xẩy ra cho mình và em trai mình trong những ngày tháng kể tiếp, và hôm đó, sau thánh lễ Chúa Nhật, tôi đang còn nán lại dưới chân đài Đức Mẹ lòng tràn đầy khổ đau thì bỗng nhiên có ai động nhẹ vào vai. Quay lại thì là chàng.

- Bé sang đây bao giờ, sao không thấy đến trình diện Ban Trại Trưởng?

- Mới tới hồi qua. Ủa mà sao anh cũng ở đây?

- Chuyện dài nhân dân tự vệ, để mai mốt rảnh anh kể cho nghe. Bây giờ “bé” ở khu nào? Cần gì cho anh biết nào?

Thì ra sau khi miền Nam mất, chàng trốn lên Hố Nai rồi Gia Kiệm, và sau cùng xuống Cái Sắn ở ẩn tìm đường vượt biên.  Ba lần thất bại, bị rượt bắt thoát chết.  Lần thứ 4 may mắn qua được Thái lan. Nhờ gốc gác nhà binh, lại thêm chút vốn liếng Anh Văn, chàng đang làm thiện nguyện cho cơ quan thông dịch của trại. Tôi cũng nhờ có tiếng Pháp, nên được chàng giới thiệu vào làm giúp thông dịch các hồ sơ đi Pháp. Cũng nhờ ở đây tôi mới khám phá ra khả năng tiếng Pháp của chàng chỉ là vừa đủ để thi tú tài Việt.  Tiếng Pháp mà sau này tôi vẫn chọc quê chàng là tiếng Tây “Tây Ninh”. Mỗi lần như vậy, chàng đều chống chế: “Anh mà không xổ nho như vậy thì sao có người lúc đó tròn xoe con mắt ngó anh để anh tìm thấy hình ảnh của anh trong đôi mắt đó chứ?” Nghe mà thấy ghét.

Khi nghe tin tôi quen lại với chàng ở xứ lạ, quê người, cả nhà đều lo lắng chỉ sợ tôi bị gạt.

Riêng ba má tôi khi nghe anh chị em nói tôi gặp lại chàng đã phản ứng rất gay gắt:

“Thà nó lấy ba Tàu, Tây đen, Mỹ, Thái, Mên, Lào gì cũng được. Lấy Bắc Kỳ là tao không ưng.”

Có lẽ ông không có thiện cảm với người Bắc vì ông hay kể cho chúng tôi nghe ở đồn điền Bàu Cá của ông, hàng đêm vẫn có những người dân di cư chung quanh nhảy rào vào ăn cắp trái cây, gây thiệt hại nhiều cho ông. Ông còn nói, làm xui với Bắc Kỳ họ nói gì tao không hiểu. Tao không biết ăn thịt chó. Tao không ăn được rau muống và mắm tôm…

Được gia đình chấp thuận hay không, cuối cùng thì tôi cũng từ giã chàng sang định cư ở Orange County, California sống với người cậu họ.  Tại Mỹ chúng tôi thường xuyên liên lạc với nhau qua thư từ và điện thoại, nhưng chuyện tình cảm thì không thể tiến xa được một bước.

Tôi vừa đi làm nhà hàng vừa đi học, còn chàng cũng vừa lao động vừa đi học. Một sự tình cờ xẩy ra khiến cho tình cảm của chúng tôi đi vào thêm những rắc rối.  Số là ông cậu bà mợ của tôi rất mê nhẩy đầm. Tuần nào không đi thì nhớ. Nhưng đi nhẩy đầm riết kiếm đâu ra tiền, đành bắt tôi trở thành cái mỏ vàng khai thác. Bởi vì khi tôi đi với cậu mợ thì đương nhiên có những chàng khác cùng đi, và như vậy cậu mợ tôi được vào cửa free.

Hồi đó một chàng tự xưng là không quân theo bám tôi rất sát. Hầu như tuần nào cũng ghé nhà cậu mợ để đón chúng tôi đi nhẩy đầm.

Đã có lần chàng hào sảng đưa cho tôi mấy cái Visa và Credit Card, cho tôi luôn cả passwords của chàng và nói tôi muốn xài gì tùy ý. Mợ tôi thấy vậy nói với tôi: “Dại gì mà không xài. Tiền cho gái mà!”, nhưng tôi không muốn vì trong tim tôi lúc này vẫn chỉ có chàng. Tôi đã trả lại những thẻ đó, và cầu cứu chàng. Nghe tôi nói, chàng bảo tôi cho chàng vài ngày để thu xếp công việc và sang với tôi.

Sở làm chàng không có chi nhánh ở California, nên chàng đành phải làm đơn thôi việc. Nhưng có một điều khiến tôi lo sợ, đó là nghe rằng ông không quân này dân Bình Định có võ dữ lắm. Và tôi đã nói với chàng:

- Ông phi công đó có võ anh ơi! Coi ổng cũng ngầu lắm.

- Nó là lính, anh cũng là lính. Nó có võ, anh cũng có võ chưa chắc ai hơn ai?

Nghe chàng nói chàng có võ, tôi nghĩ lại vốn liếng tiếng Pháp của chàng, nên hỏi chàng:

- Em hỏi thiệt anh đừng buồn nghe. Anh có võ thiệt không? Em sợ anh có võ cũng như anh biết tiếng Pháp vậy.

Nghe vậy, chàng không buồn mà còn cười như nắc nẻ ở đầu dây:

- Tiếng Pháp của anh đâu đến nỗi tệ chứ. Miễn sao có người học trường đầm nghe mà không hiểu là đủ rồi.

Qua California cỡ chừng 3 tháng thì chàng mới tìm được việc làm và ổn định nơi ăn chốn ở. Nhờ chàng, tôi tự tin hơn và nhất định không đi nhẩy đầm nữa. Cũng nhờ một vị hảo tâm đã nhận tôi làm con nuôi giúp đỡ về kinh tế, nên tôi và cậu Út ra ở riêng để trở lại học full time. Điều này làm phiền lòng cậu mợ.

Thời gian quen nhau cũng đã dài, và đã làm hao mòn nhiều kiên nhẫn, tuy nhiên, việc cưới xin vẫn dậm chân tại chỗ.

Cả nhà chỉ có anh Năm là tán đồng, vì anh biết chàng từ trong đơn vị.

Ngoài ra người chống đối nhất vẫn là anh Tư vì bạn anh Tư chính là người từng trồng cây si trước cửa nhà tôi, và đến bây giờ anh vẫn còn độc thân.  Mấy năm trước khi có dịp về thăm quê, tôi gặp anh sang chơi và hỏi anh sao anh không lo lập gia đình. Anh trả lời: “Anh đã có một người rồi, nhưng người ấy lại bỏ anh đi lấy chồng.” Tôi rất trân trọng sự chung tình của anh, nhưng đối với tôi người chồng Bắc Kỳ 54 vẫn là number one.

Sau gần 5 năm chờ đợi, có lẽ ba tôi sợ tôi ế chồng và làm gái già ở ngoại quốc chăng. Cũng nhờ có ông cậu bên Mỹ nói vô, và anh Năm ở Việt Nam nói vào, ba tôi cuối cùng cho chúng tôi tổ chức đám cưới.

Sau ngày cưới, chúng tôi thường xuyên thư từ và điện thoại với ba má tôi, nên lần lần ông đã bị chàng cảm hóa. Trước khi ông qua đời 10 năm trước đây, ông đã sang Mỹ và ở với chúng tôi 2 tuần.

Mặc dù tôi cũng có các anh chị em khác ở Mỹ, Pháp, Bỉ, Hòa Lan nhưng ông nhất định dành thời giờ ở với chúng tôi. Không biết chàng làm gì với ông bố vợ mà trước khi về lại Việt Nam, lúc chỉ có hai cha con, ông đã nói với tôi một câu rất yên ủi:

“Mày có phước đa. Kiếm được thằng Bắc Kỳ tốt quá ta. Ba biết vậy gả phức mày cho nó từ sớm để mày đỡ cực khổ!” Nhưng có lẽ ông ưng ý nhất là một lần sau khi ăn cơm xong, chàng lao vào bếp rửa bát. Thấy vậy, ba tôi nói với chàng:

- Việc đàn bà con gái, sao làm chuyện đó làm gì con?

Nghe ba tôi nói với chàng bằng tiếng “con” ngọt ngào, thân thương quá khiến tôi rươm rướm nước mắt. Và chàng đã gọn ghẽ đáp lại:

- Việc trong nhà là việc chung thưa ba. Con chỉ sợ con gái ba mệt thôi!”

Nói đến ông xã của tôi, Bắc Kỳ thứ thiệt. Theo cha mẹ di cư vào Nam năm 54 bằng tàu há mồm. Sống và lớn lên ở Gia Kiệm, sau đó lên Sàigòn học và đậu Tú Tài II ban Toán rồi đi lính làm sĩ quan. Tính tình cẩn thận và tiết kiệm chứ không keo kiệt. Hồi đầu tôi thường lẫn lộn mấy chữ tiết kiệm và keo kiệt nên hiểu lầm chàng. Dĩ nhiên chàng hào hoa và nói năng khéo léo. Thêm vào đó là có tính khôi hài hết xẩy. Chịu khó và thực tế hơn mấy công tử Taberd ông xã của vài đứa bạn tôi.

Sau những năm tháng chung sống, đúng như lời ba tôi đã nhận xét, tôi may mắn và hạnh phúc vì có người chồng với ý thức trưởng thành và sự chung thủy tuyệt đối. Câu nói “Trai Bắc Kỳ lấy vợ Nam Kỳ phè cánh nhạn” với tôi chỉ đúng một nửa, vì trong trường hợp của tôi, người phè cánh nhạn chính là tôi, và các con. Nói ra sợ mắc cỡ, nhiều hôm công việc bề bộn tôi không kịp nấu ăn thì chàng là người đầu bếp tốt nhất. Ngoài ra còn là ủi quần áo cho vợ con nữa. Còn việc rửa chén bát sau bữa ăn là “chuyện nhỏ” đối với chàng. Chàng thường nói: “Vợ cũng như chồng, ai cũng phải có trách nhiệm chung. Trong gia đình, ai cũng mệt, cũng cực cả, nên làm gì được cho nhau thì cố mà làm. Tình yêu là cái “chó” gì khi chỉ nói cái miệng!”. Tôi thích nhất câu nói kiểu Bắc Kỳ này của chàng. Nói cho đúng Bắc, Trung, hay Nam cũng tùy từng người. Và đó là lý do tôi vẫn tự hào “Chồng tôi là Bắc Kỳ 54”.

Jeanne K
 

No comments: