Monday, February 17, 2014
HÔI CỰU TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM
Tuyên cáo thành lập Hội
Cựu Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam
Tự do lương tâm là một trong các quyền cơ bản của con người, bên cạnh tự do tư tưởng, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận… Sống theo lương tâm là sống trong đạo đức, trong tình thương, trong công lý và trong sự thật.
HỘI CỰU TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VIỆT NAM
TUYÊN BỐ
Kính thưa
toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước,
Kính thưa các Thân hữu Quốc tế tại các Quốc gia dân chủ.
Tự do lương tâm là một trong các quyền cơ bản của con người, bên cạnh tự do
tư tưởng, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận… Sống theo lương tâm là sống trong đạo
đức, trong tình thương, trong công lý và trong sự thật. Hành động theo lương tâm
là hành động mang lại hạnh phúc cho nhân quần xã hội, đặc biệt cho những ai là
nạn nhân của mọi xâm hại quyền con người. Ở Việt Nam, có rất nhiều người đã bị
giam cầm chỉ vì họ đòi hỏi các quyền con người cơ bản bằng phương thức ôn hòa
bất bạo động. Tổ chức Ân xá Quốc tế gọi họ là Tù nhân Lương tâm.
Chúng tôi ký tên dưới đây là các cựu tù nhân lương tâm Việt Nam, những
người từng bị cầm tù hoặc các hình thức giam cầm khác vì đã vận động đấu tranh
cho dân chủ và các quyền con người về sở hữu đất đai, công ăn việc làm, môi
trường trong sạch…
Trước hiện tình quá nhiều nỗi bất công lẫn đàn áp và đòi hỏi sự lên tiếng
không thể chậm trễ của lương tâm, chúng tôi muốn liên kết chặt chẽ với nhau
thành một tổ chức xã hội dân sự, bên cạnh nhiều tổ chức xã hội dân sự độc
lập khác, tiếp tục sống theo lương tâm của mình, tiếp tục đấu tranh cho tự do
dân chủ nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt nam.
Chúng tôi trân trọng tuyên bố chính thức thành lập Hội Cựu Tù nhân Lương
tâm Việt Nam:
Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam đấu tranh cho một nền pháp chế biết đề
cao nhân phẩm, tôn trọng nhân quyền, thăng tiến tự do, xây dựng dân chủ theo các
chuẩn mực quốc tế, văn minh của nhân loại, được biểu đạt trong Tuyên ngôn Quốc
tế Nhân quyền và hai Công ước Quốc tế về các quyền chính trị, dân sự, kinh tế,
văn hóa và xã hội.
Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam đấu tranh vì một nước Việt Nam không còn
bất kỳ một tù nhân lương tâm nào. Và chế độ lao tù ở Việt Nam phải thực sự nhân
đạo theo chuẩn mực quốc tế và thực sự làm cho những người tù khi ra khỏi đó trở
nên tốt lành và hữu ích hơn cho gia đình và xã hội.
Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam đấu tranh cho một đất nước, xã hội Việt
Nam trở thành quê hương yêu dấu cho đồng bào, nơi toàn dân thực sự là chủ nhân
và bộ máy chính quyền thực sự là tôi tớ công bộc, nơi Hiến pháp và mọi Bộ luật
đều thể hiện ý chí của nhân dân.
Chúng tôi tha thiết và mạnh mẽ yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do ngay
lập tức và vô điều kiện cho tất cả tù nhân lương tâm. Mọi tù nhân phải được đối
xử như những con người, phải được các tổ chức nhân quyền trong và ngoài nước
theo dõi chế độ giam giữ họ.
Tuyên bố này được đưa ra tại Việt Nam ngày 18 tháng 02 năm 2014.
Các cựu tù nhân lương tâm – thành viên sáng lập đồng ký tên.
DANH SÁCH 64 THÀNH VIÊN SÁNG LẬP – HỘI CỰU TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM
Tất cả tổng
cộng 64 thành viên đã bị 278 năm tù giam, 9 năm tù treo, 79 năm quản
chế.
- Bùi Thị Minh Hằng, 6 tháng cải tạo (2011)
- Chu Mạnh Sơn, 30 tháng tù giam 1 năm quản chế (2011)
- Dương Thị Tân, 2 năm tù treo (2008)
- Đinh Đăng Định, 4 năm tù giam (2010)
- Đinh Nhật Uy, 6 tháng tù giam 1 năm tù treo (2012)
- Đoàn Văn Diên, 5 năm tù giam (2006)
- Huỳnh Ngọc Tuấn, 10 năm tù giam (1992)
- Hứa Phi, 1 tháng tù giam 2 năm quản chế (1980)
- Lê Công Định, 3.5 năm tù giam 3 năm quản chế (2009)
- Lê Minh Triết, 7 năm tù giam (1995)
- Lê Nguyên Sang, 4 năm tù giam 2 năm quản chế (2006).
- Lê Thị Công Nhân, 3 năm tù giam 3 năm quản chế (2007).
- Lê Thị Ngọc Đa, 2.5 năm tug giam (2011).
- Lê Văn Sóc, 6.5 năm tù giam (2006)
- Ngô Quỳnh, 3 năm tù giam 3 năm quản chế (2008)
- Nguyễn Bá Đăng, 3 năm tù giam (2010)
- Nguyễn Đan Quế, 20 năm tù giam (1978).
- Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc, 18 tháng tù giam (3 năm treo) 3 quản chế (2011)
- Nguyễn Hồng Quang, 7 năm tù giam (1985).
- Nguyễn Hữu Giải, 5 năm tù giam (1983).
- Nguyễn Khắc Toàn, 4 năm tù giam 3 năm quản chế (2002).
- Nguyễn Mạnh Sơn, 3.5 năm tù giam 3 năm quản chế (2008).
- Nguyễn Ngọc Tường Thi, 2 năm tù giam (2010).
- Nguyễn Ngọc Hà, 4 năm tù (2005).
- Nguyễn Phương Uyên, 10 tháng tù giam (3 năm tù treo) 3 năm quản chế (2012).
- Nguyễn Thanh Giang, 3 tháng tù giam (1999).
- Nguyễn Thanh Phong, 6 năm tù (2005).
- Nguyễn Thị Yến, 3 tháng tù giam (1995).
- Nguyễn Trung Lĩnh, 1 năm tù giam (2011).
- Nguyễn Trung Tôn, 2 năm tù giam 2 năm quản chế (2011).
- Nguyễn Văn Đài, 4 năm tù giam 4 năm quản chế (2007).
- Nguyễn Văn Điền, 7 năm tù giam (2005).
- Nguyễn Văn Ngọc, 4 năm tù giam 2 năm quản chế (2007)
- Nguyễn Văn Thơ, 6 năm tù giam (2006).
- Nguyễn Văn Thùy, 5 năm tù giam (2006).
- Nguyễn Văn Túc, 4 năm tù giam 4 năm quản chế (2008)
- Nguyễn Vũ Bình, 5 năm tù giam 3 năm quản chế (2002)
- Nguyễn Xuân Anh, 2 năm tù giam 3 năm quản chế (2011)
- Nguyễn Xuân Tụ (Hà Sĩ Phu), 1 năm tù giam (1995)
- Phạm Bá Hải, 5 năm tù giam 2 năm quản chế (2006).
- Phạm Chí Dũng, 6 tháng tù giam (2012).
- Phạm Minh Hoàng, 17 tháng tù giam 3 năm quản chế (2010)
- Phạm Ngọc Thạch, 2 năm tù giam (2004)
- Phạm Quế Dương, 19 tháng tù giam (2002)
- Phạm Thanh Nghiên, 4 năm tù giam 3 năm quản chế (2008)
- Phạm Văn Trội, 4 năm tù giam 3 năm quản chế (2007)
- Phan Thanh Hải, 3 năm tù giam 2 năm quản chế (2009)
- Phan Thị Tiềm, 2 năm tù giam (2001)
- Phan Văn Lợi, 7 năm tù giam (1981)
- Thích Không Tánh, 16 năm tù giam 5 năm quản chế (1977)
- Thích Nhật Ban, 18 năm tù (1975)
- Thích Thiện Minh, 26 năm tù giam (1975)
- Tô Văn Mãnh, 6 năm tù giam (2005)
- Trần Đức Thạch, 3 năm tù giam 3 năm quản chế (2008)
- Trần Lệ Hồng, 3 năm tù giam 3 năm quản chế (2006)
- Trần Khuê, 19 tháng tù giam (2002)
- Trần Ngọc Anh, 15 tháng tù giam (2009)
- Trần Thị Hài, 9 tháng tù giam (2012)
- Trần Thị Hoàng, 22 tháng tù giam (2010)
- Trương Minh Nguyệt, 4 năm tù giam 2 năm quản chế (2007)
- Trương Thị Tám, 3 năm tù giam 3 năm quản chế (2009)
- Trương Văn Kim, 3 năm tù giam 3 năm quản chế (2009)
- Võ Văn Bửu, 7 năm tù giam (2005)
- Vũ Văn Hùng, 3 năm tù giam 3 năm quản chế (2008)
Hội Cựu Tù nhân Lương tâm VN: Hãy thả tự do cho Luật sư Lê Quốc Quân
Luật sư Lê Quốc Quân là một tù nhân lương tâm đã và đang được cả thế giới quan tâm và theo dõi.
Hôm nay, ngày 18 tháng 2 năm 2014, Tòa phúc thẩm, Tòa
án Tối cao đưa Luật sư Lê Quốc Quân ra xét xử phúc thẩm theo điều 161 Bộ luật
Hình sự với tội danh trốn thuế.
Trước đó, ngày 2 tháng
10 năm 2013, Tòa án thành phố Hà Nội đã kết án ông với mức án 30 tháng tù giam.
Tại phiên tòa sơ thẩm các Luật sư biện hộ cho Luật sư Lê Quốc Quân là Trần Thu
Nam, Hà Huy Sơn và Bùi Quang Nghiêm đều đưa ra các luận cứ để bác bỏ cáo buộc
của Viện kiểm sát thành phố Hà Nội đối với ông. Các tổ chức bảo vệ nhân quyền
quốc tế cũng đã lên tiếng yêu cầu chính phủ Việt Nam phóng thích ông vô điều
kiện. Chính phủ các nước Hoa Kỳ, EU, và nhiều nước khác cũng đã yêu cầu chính
phủ Việt Nam trả tự do cho Luật sư Lê Quốc Quân.
Đồng thời, trước phiên tòa sơ thẩm và phiên tòa phúc thẩm đã có hàng chục
giáo xứ với hàng chục ngàn tín đồ Công giáo cầu nguyện, lên tiếng bênh vực cho
Luật sư Lê Quốc Quân. Trong ngày diễn ra phiên tòa sơ thẩm, đã có hàng ngàn
người tuần hành trên đường phố để ủng hộ ông.
Đặc biệt, Nhóm công tác
Liên Hiệp Quốc về Giam giữ trái phép đã thẩm tra về trường hợp của Luật sư Lê
Quốc Quân, và đã yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho ông. Đây
là một phán quyết có giá trị pháp lý và mang tính khách quan, công
bằng.
Tất cả các tổ chức bảo
vệ nhân quyền quốc tế, chính phủ các nước, Liên Hiệp Quốc, người dân Việt Nam ở
trong và ngoài nước đều cho rằng đây là một vụ án có động cơ chính trị. Bởi vì
những hoạt động cổ võ cho dân chủ và nhân quyền của Luật sư Lê Quốc Quân đã thực
hiện trong suốt những năm tháng trước khi ông bị bắt.
Do vậy, Luật sư Lê Quốc
Quân là một tù nhân lương tâm đã và đang được cả thế giới quan tâm và theo
dõi.
Hội Tù nhân Lương tâm
Việt Nam, là một tổ chức hoạt động với phương châm là đấu tranh để trên đất nước
Việt Nam không có tù nhân lương tâm. Những tù nhân lương tâm đang bị giam cầm
phải được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện.
Hội Tù nhân lương tâm Việt Nam, đại diện cho hàng trăm tù nhân lương tâm,
kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Luật sư
Lê Quốc Quân.
Nguyễn Văn Đài
Điều Phối viên Hội CTNLT
__._,_.___
Sunday, February 16, 2014
VĂN HÓA XÃ HỘI VIỆT NAM
Hát bội, bài chòi đầu Xuân ở Bình Định
Mãi miết theo ngọn gió Xuân, những điệu hát bài chòi, hò khoan, hát bội trầm bổng, đứt quãng, ỉ ôi và khẳng khái, ẩn chất mùa Xuân của miền Trung gió cát. Nếu như bài chòi mang cảm xúc lâng lâng ngày thu hoạch mùa thì hát bội lại mở ra không gian hoài niệm và mang mang phức cảm về cái chết mặc dù tuồng tích của nó không liên quan gì đến vấn đề sinh tử. Nếu như mùa Xuân ở những miền khác mang cảm thức vận hội mới thì mùa Xuân của bài chòi, hát bội miền Trung lại mang thêm cảm thức lưu vong giữa các tuồng tích, nhấn nhá của nghệ thuật hát bội.
Triết lý hát bội sân khấu và ông công đám tang
Một người chuyên nghiên cứu về hát bội ở Quảng Nam, yêu cầu giấu tên, chia sẻ:“Theo cách nhìn đương đại thì du nhập của diễn xướng nghi lễ dân gian nó có thể phát triển lên thành hát bội. Ngược lại, cái nghi thức truyền thống lại là ảnh hưởng trở lại của hát bội với truyền thống dân gian. Như hò đưa linh chẳng hạn, đây là hò đưa tang người chết, nó là một loại hình diễn xướng nghi lễ dân gian trong việc đưa tang thôi. Nhưng sau này khi nghệ thuật hát bội lên đỉnh cao thì nó ảnh hưởng trở lại. Cho nên vai trò của ông công, chỉ huy trong đưa linh lại rất giống với hát bội, giống ông tướng dẫn đạo lộ, điều khiển âm binh, đưa người đi.Tức là tác động trở lại của hát bội với diễn xướng dân gian.”Ông này nói thêm rằng không biết tự bao giờ, nhạc khí, điệu thức của hát bội và nhạc ông công đám tang có rất nhiều điểm tương đồng. Ngay cả trang phục của hát bội và trang phục của ông công đám tang đều có thể dùng chung, không phân biệt.
Điều này khiến ông đặt ra dấu hỏi liệu hát bội đi vào đám tang hay tuồng tích đám tang đi vào hát bội, cái nào có trước là cả một vấn đề chưa có lời giải đáp. Chỉ có một điều dễ nhận biết nhất là trong các đám tang, các làn điệu, khúc thức của hát bội được sử dụng toàn bộ và điệu bộ của ông công đám tang cũng biểu cảm, tượng hình chẳng khác gì nghệ sĩ hát bội.
Một nghệ nhân hát bội những năm 1980, lạy tổ giải nghệ những năm đầu thập niên 1990 và chuyển sang làm ông công đám tang cho chúng tôi biết rằng mọi tuồng tích, điệu bộ, khúc thức của hát bội được ông sử dụng triệt để trong lúc làm ông công đám tang. Có khác chăng là lúc hát bội, ông là một nghệ sĩ, một diễn viên đảm nhận một vai duy nhất dưới sự quán xuyến và chỉ đạo của đạo diễn, ông chỉ được phép diễn những gì đạo diễn yêu cầu. Còn khi làm ông công đám tang, ông vừa là một diễn viên, vừa làm một đạo diễn.
Nếu như lúc diễn trên sân khấu, mọi khóc cười của nghệ sĩ được chỉ định và người nghệ sĩ phải thác mình vào vai diễn để khóc, cười cùng nhân vật nhằm tạo hiệu ứng cảm xúc tốt nhất đến khán giả, thì làm ông công đám tang, mọi khóc cười đều thật, mỗi thành viên trong gia đình là một diễn viên thật, đảm nhận vai diễn xã hội đầy nước mắt và thâm tình của họ trước linh cửu người đã khuất.
Lúc này, ông công đóng vai trò một đạo diễn kiêm diễn viên, vừa diễn xuất mọi tuồng tích, điệu bộ phù hợp với bối cảnh người quá cố và gia quyến, lại vừa làm tổng chỉ huy chỉ đạo tập dân, dắt những người khiêng đi vòng rồng rắn đủ các địa hình, thay đổi đội hình liên tục để người khiêng quen với mọi cảm giác địa hình. Mục đích chính của việc chạy đội hình này là nhằm giúp cho họ quen với kĩ thuật lên vai, xuống dốc thật nhẹ nhàng, êm ái, nhằm tránh làm xóc quan tài.
Triết lý của hát bội trên sân khấu là càng động, càng cương càng tạo cảm xúc thì triết lý của ông công đám tang là càng tĩnh, càng nhu càng tốt bởi chính đời sống là một bể khổ, nó làm cho thân phận con người lắc lư quá nhiều rồi, đến phút giây tiễn biệt cuối cùng, ông công luôn hô to, nhắc cả đội hình: Hãy lên vai xuống dốc cho nhẹ nhàng nghe chưa!”. Lên vai xuống dốc nhẹ nhàng ở đây giống như một lời tiễn biệt, một tri ân cuối cùng trước người đã khuất.
Và, vở tuồng sân khấu là tuồng diễn cho nhiều người xem đi xem lại, còn vở diễn của ông công đám tang là vở diễn cuối cùng cho duy nhất một người, cho họ nhìn lại cái sân khấu cuộc đời mà họ đã đảm nhận một vai suốt bao nhiêu năm nay.
Mãi miết bài chòi, hát bội đầu Xuân
Đầu năm, du Xuân dọc theo trục quốc lộ 1 A, hướng từ Sài Gòn ra Hà
Nội, nếu đi vào ban đêm, ngang qua các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng
Nam, điệu tùng chát, rịch tang của hát bội Bình Định, điệu thúc giục
trống trận ở các võ đài Quảng Ngãi và điệu xập xình, lắc cắc rung lắc
của bài chòi Quảng Nam cũng như ỉ ôi, ai oán của hát bội xứ Quảng tạo
nên một phức hợp âm thanh không thể nào nhầm lẫn với bất cứ vùng miền
nào.
Nếu như những năm trước 1975, mọi tuồng tích của hát bội đều dựa trên
những vở cổ như Lâm Sanh Xuân Nương, Thoại Khanh Châu Tuấn, Thạch Sanh
Lý Thông, Phạm Công Cúc Hoa, Lưu Bình Dương Lễ, Nàng Út Rúc Ống Tre, Tấm
Cám… Thì sau 1975, những vở diễn này vẫn được công diễn nhưng tầng suất
xuất hiện của nó rất thấp, thay vào đó là những vở mới có nội dung ca
ngợi Đảng, ca ngợi bác Hồ, ca ngợi Mác, Lê Nin, ca ngợi ông chủ tịch
tỉnh, chủ tịch huyện, chủ tịch xã gương mẫu… Và đây cũng là giai đoạn mà
các nghệ sĩ hát bội giải nghệ, chuyển sang làm ông công đám tang nhiều
nhất.
Thời gian gần đây, những nghệ sĩ hát bội đã trở lại sân khấu, thay vì
công diễn như trước đây nhằm bán vé, thu lợi nhuận, các nghệ sĩ hát
cúng tổ là chính. Thường thì dùng mái hiên của một gia đình nào đó trong
hội đoàn hát bội để đặt bàn thờ tổ, cúng kính và hát với nhau những
tuồng cổ hoặc những vở mang thận phận lưu vong, mang ý nghĩa sinh tử,
nỗi thống khổ của con người trong bóng tối nô lệ… Đó cũng là điểm khá
đặc biệt trong nghệ thuật hát bội thời hiện đại.
Song song với hát bội, bài chòi cũng nở rộ vào những ngày đầu Xuân, một nghệ sĩ hát bài chòi chia sẻ: “Thì
mình cứ nói càn càn thế thôi, lấy câu cũ câu mới đắp vô, một sự gán
ghép vần điệu. Để con cờ nó nói ra thôi, thường thì con cờ có chút dung
tục trong đó! Ví dụ mình lấy lời bài hát lý cây bông như bông xanh, bông
trắng, bông vàng, bông lê, bông lựu, đố nàng mấy bông… Thì họ cứ nghĩ
bình thường là bông xanh, bông vàng… để đá sang con bạch huê… ví dụ thế
thôi, nói chung là có chút dung tục!”
Nếu như mười năm trước đây, bài bản hát bài chòi thường ca ngợi Đảng,
các ngợi công lao bác Hồ, ca ngợi mùa Xuân xã hội chủ nghĩa… Thì bây
giờ, những bản tân nhạc và những bài hát hô bài chòi có tính giễu nhại
chiếm đa phần cuộc chơi. Ví dụ như bài hát trước khi hô con Thái Tử sẽ
là: Ăn gì mà da trắng mặt trơn, dáng đi núc ních, chỉ muốn hơn mọi
người. Ăn gì mà nuốt sống ăn tươi, dân đen khiếp sợ người người buồn lo.
Là con của kẻ rất to, to đến nỗi nghe giọng là biết ngay điềm dữ, ấy là
con Thái Tử!
Đầu Xuân, mãi miết trong gió chiều, giọng nỉ non, thổn thức và chất
ngất thân phận cũng như ngao ngán một tiếng cười giễu nhại của bài chòi,
giọng dứt khoát, uất nghẹn và trầm bổng của hát bội đã tạo nên một phức
hợp âm thanh kì diệu của riêng miền Trung, miền gió cát, mưa chang và
nắng cháy!
Những con đường gạch và những cô gái của Làng Trinh Tiết
Cách Hà Nội khoảng 50 cây số, trên đường đi chùa Hương, người vãng cảnh sẽ băng ngang một thôn làng có cổng tam quan bề thế nằm trên xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức. Tên được ghi phía trên cổng tam quan là làng Trinh Tiết, mặt trong ghi là làng Sêu, một địa danh kỳ lạ có con sông Đáy chảy qua mà tính đến giờ đã chẵn một ngàn năm tuổi.
Tự hào về lòng chung thuỷ
Vì sao làng Sêu lại có cái mỹ danh dễ gợi trí tò mò như vậy? Thanh Trúc hỏi chuyện ông trưởng thôn của làng Trinh Tiết, ông Bùi Chí Dũng, thì ông giải thích là nhờ cái truyền thống cao đẹp lâu đời của đất này:
Những người con gái ở làng Trinh Tiết hết mực chung thủy, chồng có ra trận mạc thì vẫn ở nhà nuôi con và chờ chồng. Mặc dù chồng có chết sớm thì người phụ nữ vẫn thủ tiết thờ chồng nuôi con chứ ít có người bước đi bước nữa. Nên là đời vua Lý ở thế kỷ thứ XI, nhà vua đi di hành sang đây, thấy truyền thống và nét đẹp đó từ những cô gái của làng thì vua phong cho làng này là Làng Trinh Tiết.
Người dân quanh đấy thì tin rằng theo truyền thuyết ngày xưa, một người con gái sắc nước hương trời tên Trần Thị Thanh, chồng mất đang khi tuổi vừa đôi mươi, đã bất kể bao trai làng ngấp nghé và ngỏ ý chắp nối mà ở vậy nuôi con thành một danh tướng về sau. Vì thế, khi vua Lý Thánh Tông ngự thuyền rồng qua làng và nghe biết chuyện bà Trần Thị Thanh, ngài ban sắc phong đổi tên làng Sêu thành làng Trinh Tiết là vậy.
Tự ngàn xưa, người dân của làng Trinh Tiết hay làng Sêu, đặc biệt những cô thiếu nữ, những người vợ, người mẹ, ngày một ngày hai chăm chỉ gắn bó với trồng trọt nông tang, nuôi tằm dệt lụa bên bờ sông Đáy lặng lờ chảy qua thôn xóm. Những năm tháng chiến chinh sau này cũng thế, phụ nữ làng Trinh Tiết vẫn nổi tiếng là những người đàn bà hay lam hay làm và một lòng một dạ với người chồng phương xa:
Những người con gái ở làng Trinh Tiết hết mực chung thủy, chồng có ra trận mạc thì vẫn ở nhà nuôi con và chờ chồng. Mặc dù chồng có chết sớm thì người phụ nữ vẫn thủ tiết thờ chồng nuôi con chứ ít có người bước đi bước nữaCó những người con gái sau khi kết hôn chỉ được mười lăm ngày ở với chồng, sau đó người chồng đi vào chiến trận và mãi mãi không về thì người phụ nữ đó vẫn một mực chung thủy và ở lại cùng bố mẹ chồng. Luật lệ thì cũng không bắt buộc song rất là hiếm, hầu như giai đoạn nào thời nào cũng vậy, cũng ít có người đi bước nữa.
ông Bùi Chí Dũng
Thực sự cái này cũng chỉ mang tính giáo dục chứ còn ngoài ra những biện pháp hà khắc như trong chế độ phong kiến thì làng này cũng không có. Đương nhiên không phải riêng tôi mà người dân Trinh Tiết đều rất tự hào về nề nếp từ ngàn xưa để lại, nhất là truyền thống đảm đang và nuôi dạy con cái trưởng thành.
Đời sống chúng tôi là nông nghiệp thuần túy và trồng dâu nuôi tằm, dệt cửi, dệt lụa. Sảm phẩm của làng Trinh Tiết cơ bản có gạo, dâu tằm, tằm tơ. .
Bước vào làng Trinh Tiết là bước vào một thôn làng cổ với hàng trăm ngõ ngách lát gạch đều đặn thẳng thớm. Bà Nguyễn Thị Nhiên, phó trưởng thôn, cũng là người chuyên trách Hội Phụ Nữ thôn, nói rằng đó là nhờ tập tục nộp gạch lấy chồng kéo dài nhiều thế kỷ trước:
Những con đường là mỗi một người con gái đi lấy chồng phải nộp 200 viên gạch đấy, nộp về cho cái xóm mình đi lấy chồng. Hoặc là gái làng mà lấy chồng từ xóm này sang xóm này cũng phải có 200 viên gạch để đóng góp. Ngày xưa các cụ là đều phải thế.
Theo lời một cụ bà cao niên 92 tuổi truyền lại mà Thanh Trúc nghe được, gái làng Trinh Tiết lấy chồng gần thì nộp gạch còn lấy chồng xa thì nộp hai mâm đồng cho làng bày cỗ. Kịp khi những con đường đi về trong thôn đã được lót kín gạch thì những thiếu nữ sau này muốn nên bề gia thất chỉ phải nộp gạch mà thôi. Cũng cần rõ là, cụ cao niên của làng Trinh Tiết nhấn mạnh, phần nhiều những cô phải nộp gạch trước khi lấy chồng là con nhà nghèo, còn cô nào bưng mâm đồng tới nộp đều là con nhà khá giả, có cơ hội đi lấy chồng xa quê.
Thực sự cái này cũng chỉ mang tính giáo dục chứ còn ngoài ra những biện pháp hà khắc như trong chế độ phong kiến thì làng này cũng không có. Đương nhiên không phải riêng tôi mà người dân Trinh Tiết đều rất tự hào về nề nếp từ ngàn xưa để lạiThực tế, năm 1940, khắp làng đã không còn con đường đất nào nữa. Đến năm 1954 thì tục lệ giao nộp gạch và mâm đồng được bãi bỏ. Bây giờ mọi sự đã thay đổi, những đường đi lối lại trong thôn hầu như được đổ bê tông lên mặt, đình làng được sửa sang trùng tu lại, người trong thôn đi xa khỏi đó cũng nhiều rồi đấy:
ông Bùi Chí Dũng
Như thôn Trinh Tiết đây thì sang sửa lại đình đẹp lắm, con cháu xa quê đều công đức nhiều lắm. Cổng làng Trinh Tiết thì hai bên cái hương ước lịch sử của làng thì vẫn truyền lại.
Nhận định thoáng hơn xưa kia
Những tục lệ bất thành văn và ràng buộc đôi với trai gái trong thôn đến giờ phút này không còn chặt chẽ như xưa, người trẻ trong làng tương đối thoáng trong giao tiếp hơn. Đó là nhận định của ông trưởng thôn Bùi Chí Dũng:
Vừa rồi báo chí cũng có về tìm hiểu và ghi nhận là những tục lệ làng cũng không còn vững, thế nhưng nề nếp gia phong cũng đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi người rồi, cũng không cần tới luật lệ của làng, cho nên làng cũng không đặt vấn đề là nếu có đôi trai gái nào mà có đi quá bước tình yêu, quả thật giờ phút này cũng không tránh khỏi, thì phải xử phạt thế nào thì điều đó cũng không có.
Thực ra xã hội hiện tại không còn được như xưa nữa nhưng mà cơ bản nhất thì người con gái làng Trinh Tiết vẫn giữ được nề nếp của tổ tiên.
Còn đối với chị phó trưởng thôn Nguyễn Thị Nhiên, hẳn là mọi sự chắc chắn theo thời gian phải có sự đổi dời, từ bộ mặt bộ mặt của thôn làng cho đến cuộc sống đưa đẫy con người ra khỏi nơi chốn an bình đó:
Bây giờ chỉ còn ít ngõ là ngõ gạch thôi, còn đâu là họ cũng sang sửa lại tất, đổ bê tông lên hết vì nó lâu năm quá rồi mà.
Những tục lệ làng cũng không còn vững, thế nhưng nề nếp gia phong cũng đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi người rồi, cũng không cần tới luật lệ của làng, cho nên làng cũng không đặt vấn đề là nếu có đôi trai gái nào mà có đi quá bước tình yêu, quả thật giờ phút này cũng không tránh khỏiGái làng Trinh Tiết đi xuất ngoại giỏi hơn ở trong làng ấy. Đi xuất ngoại là lấy chồng này, ăn nên làm ra hơn là ở trong làng ấy. Con cài của Làng Trinh Tiết cũng đi xa nhiều. cũng ủng hộ về nhiều đấy.
ông Bùi Chí Dũng
Ngày xưa các cụ nghiêm chỉnh lắm, nếu mà bị cái tiếng tăm là gọt trọc đầu bôi vôi luôn, ai cũng sợ. Bây giờ đi xa rồi va chạm nhiều nó còn đỡ lên nhiều đấy. Nhưng mà gái làng Trinh Tiết hơi bị kiêu đấy, rất là kiêu. Cái làng này nó có cái tập tục là đến cưới được người con gái của làng Trinh Tiết này nghe có vẻ là khó khăn hơn chứ không phải dễ dàng.
Hỏi tại sao con gái của làng Trinh Tiết lại có vẻ kiêu hơn những thiếu nữ các làng khác, chị Nguyễn Thị Nhiên, thường tự hào mình con gái làng Trinh Tiết chính gốc, trả lời rằng có lẽ ngoài đức tính thủy chung phụ nữ trong làng còn được cái đảm đang, nghiêm nghị và nhất là được cái đẹp người mà tiếng địa phương gọi là óng:
Gái làng Trinh Tiết cao mà óng, thắt đáy lưng ong, ta gọi là óng đấy. Các cụ ngày xưa còn đẹp nữa nên rằng vẫn có kiểu tự hào ấy. Nhưng mà chả biết có ai dạy chồng roi dâu hay roi mây không mà mang tiếng ấy đấy.
Gái làng Trinh Tiết không thay đổi mấy đâu, ngày xưa đi đâu nói
gái Trinh Tiết là óng lắm. Thôn Trinh Tiết ngày trước có truyển thuyết
“một cái giếng mẹ và chín cái giếng con”, tới giờ mới lấp dần mấy cái đó
chứ. Còn gái Trinh Tiết óng, cao, thoát người nếu nói về da nhé. Các cụ
tầm tuổi bây giờ bảy mươi nếu như chính gái Trinh Tiết là đẹp đến giờ.
Như ngày trước bố tôi cũng kể lại, nếu thực sự người nào chính gốc là
gái Trinh Tiết, gọi là phiên bản của gái làng Trình Tiết, thì người ta
có cái nghiêm chỉnh nên tự nhiên lại có một câu ví luôn đấy. Dạy chồng
roi dâu roi mây đấy, ngày xưa các cụ nghiêm chỉnh như thế.
Dưới mắt ông trưởng thôn Bùi Chí Dũng, tuy là một nơi chốn có khá
nhiều di tích và huyền thoại của lịch sử nhưng Làng Trinh Tiết chưa thể
được coi là một điểm có thể thu hút khách du lịch và mang lợi nhuận về
cho bà con địa phương như mong ước:
Thực ra làng đây không phải và chưa phải là một điểm du lịch, còn
trở thành một làng nghề thì cũng chưa xây dựng được. Chúng tôi đang cố
gắng xây dựng cái truyền thống và những cái nghề để mà được công nhận là
một làng nghề và một điểm du lịch trên tuyến du lịch chùa Hương.
Vừa qua là câu chuyện vui vẻ nhẹ nhàng về một ngôi làng có tên Trinh
Tiết tại huyện Mỹ Đức, nơi có những người đàn bà son sắt, chung tình,
giỏi giang và óng ả của miền quê Hà Nội.
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tạm ngưng ở đây. Thanh Trúc kính chào và xin hẹn lại tối thứ Năm tuần tới.
TIN THẾ GIỚI
Ngoại
trưởng Mỹ John Kerry (T) trong cuộc họp báo chung với đồng nhiệm
Indonesia Marty Natalegawa tại Jakarta, ngày 17/02/ 2014.
REUTERS/Evan Vucci/Pool
Trọng Nghĩa
Vào hôm nay, 17/02/2014, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã kết
thúc vòng công du châu Á đã lần lượt đưa ông đến Hàn Quốc, Trung Quốc,
và Indonesia. Mục tiêu tiềm ẩn của chuyến thăm được cho là để thúc đẩy
thêm chiến lược « xoay trục » hay « tái cân bằng » của Mỹ qua vùng châu Á
Thái Bình Dương. Đối với Tuần báo Anh The Economist, đây là điều cần
thiết vì chiến lược này của Mỹ đang gặp phải ba cản lực : Thái độ đối
kháng của Trung Quốc, chủ nghĩa dân tộc quá lố nơi đồng minh Nhật Bản,
và các rào cản đối với thỏa thuận thương mại TPP.
Dưới hàng tựa lớn ở mục Châu Á : "Đà tái cân bằng đang bị mất",
trong số đề ngày 15/02/2014, The Economist đã nhận xét một cách thẳng
thừng: "Sự tình tại châu Á đang không đi theo cách của Mỹ".
Tuần báo Anh trước hết ghi nhận rằng chính quyền Obama có vẻ hết sức
nhậy cảm trước những lời cáo buộc theo đó họ đang lơ là châu Á. Vì thế
các quan chức Mý đã nỗ lực nhắc nhở thế giới rằng đây là chuyến đi thứ
năm của ông Kerry đến vùng Đông Bắc và Đông Nam Á trong một năm. Người
kế nhiệm bà Hillary Clinton đã bị khu vực đặc biệt chỉ trích là quá bận
tâm với hòa bình ở Trung Đông và xem nhẹ chiến lược "xoay trục" hay "tái
cân bằng" của Mỹ sang vùng châu Á, từng được Tổng thống Obama công bố
trong nhiệm kỳ đầu.
Đối với The Economist, dù số dặm bay của ông Kerry có cao, ngành
ngoại giao Mỹ ở châu Á không khởi sắc lắm. Tuần báo Anh nêu bật ba yếu
tố : Quan hệ với cường quốc đang vươn lên là Trung Quốc vẫn khó khăn;
Hoa Kỳ lại có mâu thuẫn về các vấn đề quan trọng với đồng minh khu vực
lớn nhất của mình là Nhật Bản; và thứ ba là các nỗ lực của Mỹ để đúc kết
một thỏa thuận thương mại mới cho khu vực đã không hoàn thành được theo
thời hạn dự trù.
Về nhân tố Trung Quốc, một số nhà ngoại giao châu Á, theo The
Economist, đã nhận xét rằng sở dĩ mọi người cảm thấy là Mỹ lơ là khu
vực, đó là vì thái độ quyết đoán gần đây của Trung Quốc nhằm áp đặt các
đòi hỏi lãnh thổ của họ trong khu vực. Theo các nhà ngoại giao này, ông
Obama đã bắn đi một tín hiệu sai lạc, khi tự mình rút ra khỏi hai cuộc
họp thượng đỉnh ở Đông Nam Á hồi tháng Mười năm ngoái vì chính phủ của
ông bị đóng cửa một phần.
Dù nguyên nhân có như thế nào chăng nữa, nhưng hành vi bị cho là
quyết đoán của Trung Quốc có một hậu quả : Đó là cản trở việc hình thành
mối quan hệ hợp tác và trên bình diện rộng mà cả Trung Quốc lẫn Mỹ đều
nói rằng họ muốn thiết lập. Thay vào đó, cuộc họp nào cũng bị những căng
thẳng trong khu vực khuấy động, đặc biệt là mối lo ngại về nguy cơ Nhật
Bản và Trung Quốc xung đột với nhau trong bối cảnh cả không quân và hải
quân hai bên đều tuần tra vùng xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư
đang tranh chấp.
Mỹ cho biết họ không bênh ai về vấn đề chủ quyền các hòn đảo, nhưng
công nhận là quần đảo này thuộc quyền quản lý của Nhật Bản, do đó nằm
trong phạm vi áp dụng của hiệp ước an ninh với Nhật Bản.
Không được lập ADIZ ở Biển Đông nơi có đường lưỡi bò phi pháp
Tuần báo Anh nhắc lại : Vào đầu tháng 2, một quan chức cấp cao của Mỹ
đã chỉ trích tuyên bố đơn phương của Trung Quốc về vùng nhận dạng phòng
không (ADIZ) trên một phần của Biển Hoa Đông, bao gồm cả quần đảo tranh
chấp. Nhân vật Mỹ này cảnh báo rằng, nếu Bắc Kinh tuyên bố một vùng
phòng không khác trên Biển Đông, nơi mà Trung Quốc cũng tranh chấp chủ
quyền với Đài Loan và bốn quốc gia Đông Nam Á, điều đó có thể buộc Mỹ bố
trí lại lực lượng.
Theo cùng một chiều hướng, Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ
trách châu Á đã công kích "đường chín đoạn" mà Trung Quốc vẽ ra trong
một tấm bản đồ từ thập niên1940, để xác định chủ quyền của họ đối với
gần như toàn bộ Biển Đông. Theo ông Russel, đường ranh đó hoàn toàn
không có giá trị pháp lý theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển
(UNCLOS).
Trên điểm này, ký giả của The Economist đã có một bình luận đầy châm
biếm : Các quan chức Trung Quốc có thể nghĩ rằng việc ông Russel viện
dẫn UNCLOS có vẻ buồn cười vì Mỹ, trái với Trung Quốc, chưa bao giờ phê
chuẩn công ước này. Thế nhưng Trung Quốc lại có vẻ như không muốn giới
hạn các yêu sách chủ quyền của họ bằng cách trích dẫn công ước đó !
Bắc Kinh dĩ nhiên đã bác bỏ các chỉ trích của Washington, mà họ cho
rằng đã kích động các nước thách thức các đòi hỏi chủ quyền của Trung
Quốc. Đầu tháng Hai này, Bắc Kinh đã cảm thấy bị xúc phạm khi Tổng thống
Philippines Aquino đã so sánh thái độ thụ động của thế giới trước các
hành động lấn chiếm của Trung Quốc ở Biển Đông với việc nhượng lãnh thổ
cho Đức Quốc xã để cầu hòa trong những năm 1930.
Philippines cũng là một đồng minh có hiệp ước phòng thủ với Mỹ, nhưng
tuần báo Anh ghi nhận là trái với lời hứa của họ với Nhật Bản trong
trường hợp Senkaku, Mỹ đã nói rõ là bảo đảm an ninh của họ đối với
Philippines không bao gồm khu vực tranh chấp với Trung Quốc (và với
những nước khác).Xu hướng dân tộc chủ nghĩa quá trớn tại Nhật làm Mỹ khó xử
Hãng tin chính thức của Trung Quốc, Tân Hoa Xã, cũng đã lên án Mỹ tiếp tục "làm cho kẻ gây rối Nhật Bản hư hỏng". Đối với Trung Quốc quyết định của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến thăm đền Yasukuni vào tháng 12/2013, là bằng chứng về thái độ không ăn năn của Tokyo đối với quá khứ đế quốc của Nhật Bản và về ý định làm sống lại thời quân phiệt vàng son. Rồi đến đầu tháng Hai này, một người được ông Abe cử lên lãnh đạo đài nhà nước NHK lại lên tiếng phủ nhận vụ tàn sát Nam Kinh do lính Nhật gây ra vào năm 1937...
Đối với Mỹ, tất cả điều trên là một bài toán nhức đầu. Theo The
Economist, Hoa Kỳ muốn Nhật Bản gánh vác thêm vấn đề an ninh khu vực, và
hoan nghênh mong muốn của ông Abe giải thích lại hiến pháp chủ hòa của
Nhật Bản, giảm nhẹ các hạn chế đang trói tay nước này về mặt quân sự. Mỹ
cũng cần sự hỗ trợ của ông Abe trong kế hoạch di chuyển một căn cứ
không quân Mỹ gây tranh cãi trên đảo Okinawa. Nhưng Mỹ không thể không
lên án xu hướng của cánh hữu Nhật Bản, coi mọi sự chỉ trích tội ác chiến
tranh của Nhật Bản là "công lý của kẻ chiến thắng".
Ông Obama sẽ đến thăm Nhật Bản (cũng như Malaysia, Philippines và Hàn
Quốc) vào tháng Tư. Ở Nhật Bản, ông sẽ phải tìm cách để tách biệt Mỹ
với chủ nghĩa xét lại của ông Abe. Tuy nhiên, nếu tỏ ra quá nghiêm khắc
với ông Abe, Mỹ sẽ biếu không cho Trung Quốc một chiến lợi phẩm ngoại
giao : Một rạn nứt công khai giữa hai đồng minh kết ước.
Chiến lược của Mỹ trong khu vực hiện đang phải chịu tác hại từ quan
hệ xấu đi trông thấy giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, nước thậm chí còn nhạy
cảm hơn trước các cố gắng viết lại lịch sử của Nhật Bản.
Tuy nhiên, chính Bắc Triều Tiên mới là một mối đe dọa thường trực -
và hạt nhân - đối với an ninh khu vực. Thật vậy, những lo ngại về sự ổn
định của chế độ Bình Nhưỡng đang gia tăng. Lợi ích của Mỹ, Trung Quốc,
Nhật Bản và Hàn Quốc chính là đồng ý với nhau về một chiến lược chung để
đối phó với Bắc Triều Tiên.
Thế nhưng bốn nước này còn quá bận rộn trong việc bất đồng ý kiến với nhau.
TPP với những bước tiến có thể sẽ rất ì ạch
Chính quyền Obama vẫn đang bền bỉ ra sức thuyết phục châu Á rằng
chiến lược xoay trục của Mỹ có tầm vóc rất lớn. Chính sách này đã kéo
theo một loạt tuyên ngôn về vận mệnh Thái Bình Dương của Mỹ, những
chuyến công du như con thoi của các quan chức cấp cao Mỹ, một vài quyết
định tái bố trí lực lượng quân sự khiêm tốn và trong những tháng gần
đây, một sự nhấn mạnh nhiều hơn đến Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình
Dương - Trans- Pacific Partnership (TPP), một thỏa thuận thương mại đầy
tham vọng giữa Mỹ, Nhật Bản và mười quốc gia khác (không có Trung Quốc),
chiếm tới một phần ba thương mại toàn cầu.
Sau khi bỏ lỡ mục tiêu hoàn tất TPP trong năm 2013, các nhà đàm phán
sẽ gặp lại nhau tại Singapore vào ngày 22/02/2014 để thử đạt mục đích
một lần nữa. Họ sẽ có được một cú hích nếu ê kíp của ông Obama được Quốc
hội Mỹ trao quyền gọi là "tiến nhanh" để đạt thỏa thuận, một thỏa thuận
sau đó sẽ không còn bị ngành lập pháp soi mói từng dòng một.
Thế nhưng tìm được sự chuẩn y của Quốc hội về quyền "tiến nhanh" này
quả là một vấn đề rất khó khăn vào lúc này. Các cố vấn của ông Obama nói
rằng Tổng thống Mỹ vẫn đang cố gắng.
The Economist kết luận : Nhiều người ở châu Á, vốn vẫn hoài nghi về
việc vị "Tổng thống Thái Bình Dương đầu tiên của Mỹ" thực sự muốn nước
ông đóng vai trò hàng đầu trong khu vực, sẽ muốn nhìn thấy ông khổ nhọc
thế nào.
Ngoại trưởng Mỹ: Biển Đông cần có Quy tắc Ứng xử để giúp châu Á ổn định
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (T) và tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh trong cuộc họp ở Jakarta, ngày 16/02/ 2014.
REUTERS/Evan Vucci/Pool
Phát biểu vào hôm nay 17/02/2014 tại Indonesia, chặng cuối
cùng trong vòng công du châu Á lần này của ông, Ngoại trưởng Mỹ John
Kerry vừa lên tiếng cảnh báo : Sự ổn định của châu Á Thái Bình Dương tùy
thuộc vào tiến trình hoàn tất một bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông mang
tính chất ràng buộc. Văn kiện này sẽ cho phép các bên giải quyết hào
bình các tranh chấp, tránh được xung đột tại một trong những tuyến hàng
hải chiến lược quan trọng nhất thế giới.
Phát biểu nhân cuộc họp báo chung tại Jakarta với đồng nhiệm
Indonesia Marty Natalegawa, Ngoại trưởng Mỹ xác định : « Không phải là
quá cường điệu khi nói rằng tình hình ổn định trong tương lai của khu
vực sẽ phụ thuộc một phần vào sự hoàn tất kịp thời một bộ quy tắc ứng xử
(trên Biển Đông)… Tiến trình hoàn tất càng kéo dài, tình trạng căng
thẳng càng thêm sục sôi, và nguy cơ một ai đó tính toán sai lầm gây nên
xung đột càng lớn. Điều đó không có lợi cho ai cả ».
Theo hãng tin Anh Reuters, với tuyên bố vừa kể, Ngoại trưởng Mỹ đã
tăng áp lực ngoại giao trên Trung Quốc, thúc đẩy nước này giải quyết
tranh chấp trên biển với các quốc gia Đông Nam Á dựa trên nguyên tắc
pháp lý quốc tế thay vì thông qua đàm phán song phương như Bắc Kinh vẫn
chủ trương.
Trong thực tế, các nước ASEAN, dưới sự « đốc thúc » của Indonesia, đã
sẵn sàng tiến tới một bộ quy tắc ứng xử, trong lúc Trung Quốc cho đến
nay đã tỏ vẻ rất miễn cưỡng trên hồ sơ này, và viện mọi lý do để trì
hoãn tiến trình thiết lập bộ quy tắc ứng xử đó.
Tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ có tác dụng hậu thuẫn thêm cho Hiệp hội
các nước Đông Nam Á ASEAN, vốn đang nỗ lực thuyết phục Trung Quốc đi
nhanh hơn nữa trong việc đúc kết một bộ luật ứng xử mang tính ràng buộc
này.
Ngay từ hôm qua, 16/02, Ngoại trưởng Mỹ đã tranh thủ cơ hội ghé
Jakarta để tiếp xúc với Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh. Nhân dịp này,
hai bên Mỹ và ASEAN đã nhấn mạnh đến nhu cầu tôn trọng luật pháp quốc tế
trong tranh chấp tại Biển Đông, bao gồm cả Công ước Liên Hiệp Quốc về
Luật Biển UNCLOS.
Trong một thông cáo chung công bố sau cuộc họp giữa hai ông John
Kerry và Lê Lương Minh, hai bên cũng tái khẳng định « sự cấp thiết của
việc sớm hoàn tất một bộ Quy tắc Ứng xử (DOC) trên Biển Đông, và tầm
quan trọng của việc tự kiềm chế ».
Pháp Việt: Chia sẻ tư liệu lịch sử để xây dựng ký ức chung
Ông Đào Quốc Hùng, Viện trưởng Viện Phim Việt Nam và ông Mathieu Gallet, chủ tịch INA tại lễ ký kết ngày 13/04/2014.
Ministère de la Culture
Nhân năm Pháp - Việt Nam và năm Việt Nam- Pháp 2013-2014, ngày
13/02/2014, với sự hiện diện của hai bộ trưởng Văn hóa Pháp Aurélie
Filippetti và Việt Nam Hoàng Tuấn Anh, ông Đào Quốc Hùng, tổng giám đốc
Viện Phim Việt Nam VIF và ông Mathieu Gallet, chủ tịch tổng giám đốc
Viện nghe nhìn quốc gia Pháp INA đã ký một hiệp định trao cho phía Việt
Nam một bộ sưu tập những tư liệu phát thanh truyền hình, ghi lại những
thời điểm quan trọng kể từ khi Việt Nam giành độc lập cho đến hiệp định
Genève, tức là thời kỳ 1945-1954.
Trong bài diễn văn tại lễ ký kế hiệp định, bộ trưởng Văn hóa
Pháp Filippetti nhấn mạnh rằng những tư liệu nói trên sẽ đóng góp vào
việc tái hiện lịch sử và duy trì ký ức ở Việt Nam về một giai đoạn rất
quan trọng :
« Đây là một vinh dự lớn đối với tôi, cùng với Ngài bộ trưởng
Việt Nam chủ trì lễ ký kết hiệp định giữa chủ tịch INA Mathieu Gallet và
Viện trưởng Viện Phim Việt Nam Đào Quốc Hùng trao cho phía Việt Nam
những tư liệu truyền hình và truyền thanh.
Lễ ký kết này diễn ra rất đúng thời điểm, vào dịp khai mạc Năm
Việt Nam tại Pháp. Năm Pháp - Việt Nam và năm Việt Nam- Pháp giúp cho
người dân, và nhất là giới trẻ, hiểu rõ hơn về lịch sử và văn hóa hai
nước chúng ta, giúp tăng cường quan hệ đối tác và hình thành những mối
quan hệ lâu bền giữa người dân hai nước.
Tôi vui mừng khi thấy hai bên ký kết một hiệp định có ý nghĩa
biểu tượng và lịch sử rất lớn. Nhờ sự hợp tác này mà nước Pháp chia sẻ
một phần di sản tư liệu nghe nhìn cho Viện Phim Việt Nam, với hơn 100
giờ tư liệu, một bộ sưu tập ghi lại những dấu mốc đáng ghi nhớ trong
lịch sử đấu tranh giành độc lập của Việt Nam, từ năm 1945 đến hiệp định
Genève năm 1954. Bộ sưu tập này sẽ đóng góp vào việc tái hiện lịch sử và
duy trì ký ức ở đất nước của các bạn, và cũng góp phần củng cố mối quan
hệ giữa Pháp với Việt Nam.
Những tư liệu đánh dấu những thời điểm quan trọng này sẽ được phổ
biến cho các thế hệ trẻ. Sự hợp tác này cũng rất quan trọng đối với
nước Pháp, vì đây là cũng là bước khởi đầu để chúng ta cùng nhau xây
dựng một ký ức chung, bao gồm cả những thời điểm đáng ghi nhớ, những
thời điểm khó khăn nhất, đau thương nhất của lịch sử hai nước. Tôi hy
vọng là những hình ảnh và âm thanh tạo thành ký ức chung này sẽ được phổ
biến cho nhiều người dân Việt Nam. »
Đáp lại bộ trưởng Pháp, ông Hoàng Tuấn Anh, bộ trưởng Văn hóa, Thể
thao và Du lịch Việt Nam, cũng cho rằng rất cần phổ biến những tư liệu
nói trên cho giới trẻ ở Việt Nam :
Bộ sưu tập
này bao gồm 203 tư liệu nghe nhìn và 128 tư liệu âm thanh, tức là tổng
cộng hơn 100 giờ. Qua những tư liệu này, chúng ta có thể khám phá lại
cuộc sống thường nhật của Việt Nam vào thời đó, như ngày Tết Nguyên Đán
năm 1945, hay chuyến đi của đô đốc Georges Thierry d’Argenlieu đến Lào
sau khi được bổ nhiệm làm Tổng cao uỷ Pháp tại Đông Dương tháng 8 năm
1945.
Trong số các tư liệu này còn có những hình ảnh về các chiến dịch quân
sự trong chiến tranh Đông Dương, về các chuyến viếng thăm của các giới
chức Pháp đến Đông Dương và của các giới chức Việt Nam đến Pháp, như
chuyến đi của vua Bảo Đại. Người xem cũng biết được là cuộc bầu cử hội
đồng thành phố đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1953 diễn ra như thế nào.
Các trích đoạn phát thanh đã lưu lại những bài diễn văn của ông Hồ
Chí Minh ngày 15/09/1946, hay của Vua Bảo Đại ngày 24/06/1949, cũng như
của thủ tướng Pháp Pierre Mendès France ngày 21/07/1954 trong phiên họp
cuối cùng của hội nghị về Đông Dương.
Trả lời RFI Việt ngữ sau lễ ký kết hiệp định, ông Mathieu Gallet, chủ
tịch tổng giám đốc viện INA cho biết thêm về bộ tư liệu mà ông vừa trao
cho Viện trưởng Viện Phim Việt Nam :
« Tất cả những tư liệu này là thuộc kho lưu trữ của INA, được thu
thập từ rất nhiều nguồn, và toàn bộ đã được số hóa. Cho nên chúng tôi
đã có thể trao cho phía Việt Nam một đĩa cứng chứa những tư liệu đó, kèm
theo các bản hướng dẫn sử dụng để có thể truy tìm dễ dàng toàn bộ những
tư liệu đó.
Đó là những hình ảnh và âm thanh từ kho tư liệu của hệ thống phát
thanh và truyền hình Nhà nước Pháp về thời kỳ 1945-1954. Chúng tôi trao
cho phía Việt Nam để họ hiểu rõ hơn về giai đoạn lịch sử phức tạp này
của hai nước. Đó là những năm tháng rất khó khăn, nhưng rất quan trọng
đối với cả hai dân tộc, vào lúc mà chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng những
trang sử chung.
Riêng về hợp tác giữa INA với Việt Nam thì đã có từ rất lâu. Cách
đây gần hai năm tôi có đến Việt Nam để gặp tổng giám đốc Đài Truyền
hình Việt Nam, để làm việc với những người thuộc bộ phận tư liệu. Giữa
INA với Việt Nam đã có rất nhiều trao đổi, nhất là về mặt đào tạo và kỹ
thuật bảo quản. Tôi hy vọng là quan hệ hợp tác này sẽ tiếp tục lâu dài. »
Những tư liệu nói trên sẽ được giới thiệu cho công chúng Việt Nam
trong khuôn khổ những hoạt động bất vụ lợi của Viện Phim Việt Nam. Cụ
thể, những tư liệu đó sẽ được sử dụng ra sao, và hợp tác giữa Viện Phim
Việt Nam với viện INA như thế nào, sau đây mời quý vị nghe phần phỏng
vấn ông Đào Quốc Hùng, Viện trưởng Viện Phim Việt Nam:
No comments:
Post a Comment