Wednesday, November 2, 2016

NGA = CUỘC CHIẾN VIỆT HOA=

NGA ĐOẠN TUYỆT CỘNG SẢN



Sochi: nước Nga đoạn tuyệt cộng sản



Việt-Long - RFA
2014-02-12
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
sochi-1
Nước Nga trong lịch sử
Courtesy of keepingscore.blogs.time.com

Đặc điểm

Hầu hết mọi người theo dõi Thế Vận Hội Sochi đều trông chờ lễ khai mạc thế vận hội Sochi hôm thứ sáu ngày 7 tháng 2. Mỗi buổi lễ  khai mạc một thế vận hội đều là một công trình hoành tráng của cả quốc gia tổ chức thế vận, nhưng đặc điểm của lễ khai mạc thế vận Sochi là lịch sử nước Nga, một trong những lịch sử quốc gia lâu đời nhất trên thế giới, đã được trình diễn theo một phong cách khách quan gây ấn tượng mạnh mẽ.

waltz
Màn vũ trong 'Chiến tranh và hoà bình' của Leo Tolstoy - Courtesy of army.mil

Lịch sử nước Nga là những trang sử đầy bi tráng của một dân tộc đã khai phá một lãnh thổ bao la bát ngát mà không một nước nào trên thế giới có thể sánh bằng, nói về diện tích, với những điều kiện địa lý và thời tiết vô cùng khắc nghiệt. Đế quốc Nga từng trải qua nhiều thời kỳ thịnh đạt và điêu tàn đầy bi tráng; và những giai đoạn thăng trầm đó đã được trình bày thật khúc chiết, đầy ý nghĩa trong lễ hội khai mạc Sochi 2014, nên đã gây ấn tượng mạnh mẽ nhất, so với những kịch bản khai mạc thế vận từ trước tới nay, tuy nước nào tổ chức thế vận hội thì cũng phô trương lịch sử và những điều ưu việt của nước mình.
Có lẽ lịch sử nước Nga có phần nào gắn với Việt Nam trong giai đoạn lịch sử cận đại và hiện đại, nên người Việt chú ý nhiều đến giai đoạn đó. Nhờ vậy người ta thấy kịch bản cũng như nghệ thuật phô diễn kịch bản đó rất xuất sắc, ở chỗ khách quan và phù hợp với trình độ văn minh, văn hóa của người Nga ngày nay.

Đoạn tuyệt quá khứ mê muội

Màn trình diễn hiếm hoi này giúp quốc tế nhìn thấy sự tiến bộ rõ rệt của người Nga và nước Nga, từ một xã hội Cộng Sản đầy u tối, phải nói là mê muội, với những khẩu hiệu đỏ lòe loẹt khắp thủ đô và các thành phố lớn, những chính sách văn hóa tuyên truyền một chiều, chính sách chính trị và xã hội độc ác tàn bạo với người dân Nga và cả với các nước khác... Đó là trạng thái của thời Cộng Sản trong thế kỷ trước, mà vết tích còn sót lại đôi chút trong đầu thế kỷ này trong thời gian chuyển hóa sang dân chủ.
Những vết tích đó khiến người ta vẫn còn ấn tượng xấu với nước Nga về một chế độ độc tài với nền văn hóa thấp kém giống như một số rất ít những quốc gia mà đến nay còn đeo đuổi cái vỏ bọc chủ nghĩa Cộng Sản, một chủ nghĩa đã thực sự mai một từ khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ.
Nhà sản xuất Konstantine Ernst của màn trình diễn lễ khai mạc, đã diễn tả lịch sử một quốc gia rộng lớn lâu đời thật rõ ràng, khúc chiết và đầy nghệ thuật. Nhưng nhờ điểm nào có thể nói người Nga ngày nay đã tiến bộ và thoát khỏi bóng ma chủ nghĩa Cộng Sản?
'moskva
Màn diễn 'Moskva': tái thiết hậu chiến - Courtesy of olympic.org
Đoạn nói về nước Nga thời Cộng Sản khởi đầu vào lúc màn diễn về thời Sa Hoàng chấm dứt trong tiếng nhạc của bản "Concerto Grosso No. 5", khi một cơn lốc đỏ cuốn khắp không gian phòng khiêu vũ điệu waltz, tượng trưng cho cuộc cách mạng vô sản năm 1917. Mấu răng bánh xe của cỗ máy khổng lồ ngưng chạy như một thời đại chìm vào quá khứ. Nước Nga bước vào thời kỳ Công Sản. Màn này gọi là "Moskva" dành cho nước Nga Cộng sản, nhưng chỉ làm nổi bật những công trình xây dựng hạ tầng cơ sở và khoa học của Liên Bang Xô Viết, với các diễn viên công nhân, cảnh sát, học sinh, sinh viên, nhà khoa học, phi hành gia, vận động viên... mọi thành phần xã hội tất bật trên các công trường, đường xá, xung quanh những máy móc, xe cộ, kiến trúc... Người ta để ý và thấy có biểu tượng một cái búa va một cái liềm thoáng qua, nhưng ngoài ra không thấy một dấu tích nào của việc tuyên truyền như trong thời Cộng Sản. Đó là điểm son đáng ghi nhận, bên cạnh nhiều đặc điểm khác.

Lịch sử, âm nhạc, và vũ ballet

Khán giả cũng chú ý nhiều tới màn vũ điệu Waltz mà người Nga nào cũng biết là cuộc khiêu vũ trong thời Sa Hoàng, trong tác phẩm “Chiến tranh và hoà bình” của Leo Tolstoy viết năm 1869. Đó là một tác phẩm quen thuộc với người Việt Nam từ những năm sau của thập niên 1960, cùng với “Bác sĩ Zivago” của Boris Pasternak và bộ phim cùng tên, với Omar Sharif và Julie Christy mà ít ai quên được.
Xem đoạn khiêu vũ trong tiếng nhạc waltz của Aleksander Sergeyevich Zatsepin người ta tưởng chừng như được sống lại trong khung cảnh lịch sử mà nhà sản xuất đã dựng lại. Và màn diễn về nước Nga thời Sa Hoàng kết thúc trong hoảng loạn, đổ vỡ, khi xảy đến cuộc cách mạng Cộng Sản tượng trưng bằng cơn lốc đỏ...
Thêm vào đó kịch bản của Konstantine Ernst với chủ đề "Giấc mơ nước Nga", dường như đối ứng với "American Dreams " của người Mỹ, nghe nói được Tổng thống Putin đặt hàng và duyệt xét, đã gây thích thú từ ngay đoạn khởi đầu với những chữ cái Azbuka sơ khai của Nga, rồi đến chữ Nga canh tân, và các công trình khoa học như bảng hóa trị của các hóa chất và tiên đoán những hoá chất mà về sau mới có, là phát minh của nhà bác học Dmitri Mandeleev, rồi đến vệ tinh Sputnik đầu tiên của loài người bay vòng quỹ đạo, cho đến chuyện cổ tích Nga với thơ của Alexander Sergeyevich Pushkin. Lại còn tác phẩm "Bay xa trên cánh gió" của Alexander Borodine từ thế kỷ 18, trong nền âm nhạc và vũ ballet hàng đầu thế giới của Nga. Thật là một màn trình diễn khiến mọi người say sưa trong âm nhạc và những vũ điệu ballet tuyệt vời khét tiếng của người Nga.
Còn nữa, là màn trình diễn về đại đế Peter Alexeyevich, bậc vĩ nhân của Nga đã trị vì triều đại Sa hoàng, canh tân quân đội, đoạt nhiều chiến thắng quân sự, lại còn khai phá cả nước Nga, xây dựng thành phố St Peterburg vĩ đại như ta thấy ngày nay. Peter đại đế  còn đem nền văn minh chính trị, quân sự và kinh tế của châu Âu đến để canh tân xứ Nga khép kín, và đưa nước Nga trở thành một đế quốc lớn của châu Âu.
Và sau cùng không thể không nhắc tới khát vọng chiến thắng của nước Nga trong kỳ thế vận này, như Nguyễn Khanh- RFA đã viết: người Nga nói với báo chí quốc tế rằng "các nước khác đến đây để thắng hay bại, nhưng chúng tôi đến là để sống hay chết"

CUỘC CHIẾN VIỆT HOA

 

Vì sao TQ tấn công Việt Nam năm 1979?

Cập nhật: 08:40 GMT - thứ bảy, 15 tháng 2, 2014
Dân quân tỉnh Quảng Tây hỗ trợ cuộc tấn công Việt Nam năm 1979
Một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc đánh Việt Nam năm 1979 có thể xuất phát từ tưởng tượng của Bắc Kinh về nguy cơ bị bao vây bởi “vòng cung chữ C” trong lúc đường biển ra thế giới chưa được Mỹ dỡ bỏ.
Từ nửa sau thập niên 70 của thế kỉ 20, bước ra khỏi Cách mạng Văn hóa, Trung Quốc tập trung vào thực hiện Bốn hiện đại hóa, đẩy mạnh chống Liên Xô và thúc đẩy quan hệ chiến lược với Mỹ, Nhật và Tây Âu nhằm tranh thủ vốn và kĩ thuật.
Tuy quan hệ với Mỹ đang đi đến chặng cuối của tiến trình bình thường hóa song cửa ra thế giới bằng đường biển của Trung Quốc còn bị bịt chặt. Từ Alaska xuống Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines và Singapore là chuỗi dài căn cứ quân sự của Mỹ và đồng minh Mỹ.
Đó là chưa kể sự hiện diện bước đầu của hải quân Liên Xô tại cảng Cam Ranh là mối đe dọa thường trực đối với hạm đội Nam Hải của Trung Quốc.

Vòng cung bao vây

Trên đất liền, với chiều dài 22.143,34 km, tiếp giáp với 11 quốc gia, ngoại trừ Pakistan có quan hệ tốt, phần lớn đường biên giới của Trung Quốc tiếp giáp Liên Xô và đồng minh Liên Xô như Mông Cổ, Ấn Độ và Việt Nam, khiến Trung Quốc không khỏi suy tưởng về một hình thế bị bao vây bởi một vòng cung lớn hình chữ C.
Điểm khởi đầu của vòng cung này là biên giới Liên Xô - Bắc Triều Tiên, chạy xuyên suốt lãnh thổ Liên Xô ở châu Á, băng qua Mông Cổ, vòng theo đường biên giới phía Tây của Trung Quốc xuống Nam Á, qua Đông Nam Á đến điểm cuối là Việt Nam.

Đặng Tiểu Bình gặp lại Jimmy Carter năm 1987 nhưng từ 1978-79 trước đó, Bắc Kinh đã có quan hệ thắm thiết với Washington
Mối nguy cơ bị Liên Xô bao vây của Trung Quốc ngày càng tăng, nhất là trước những diễn biến ở Afghanistanvà Campuchia trong những năm 1978-1979.
Ở Afghanistan, dưới sự hậu thuẫn của Liên Xô, ngày 27-4-1978, Đảng PDPA Mác-xít lật đổ chính quyền độc tài Daoud, lập nhà nước Cộng hòa Dân chủ Afghanistan.
Tháng 5-1978, chính phủ Kabul ký kết thỏa thuận với Moskva về việc gửi 400 cố vấn quân sự Liên Xô tới Afghanistan. Tháng 12-1978, Moskva và Kabul ký một hiệp ước hữu nghị và hợp tác song phương cho phép quân đội Liên Xô triển khai trong trường hợp có sự yêu cầu từ phía Cộng hòa Dân chủ Afghanistan.
Viện trợ quân sự Liên Xô gia tăng và chế độ PDPA dần lệ thuộc vào các thiết bị quân sự và cố vấn Liên Xô.
Ở Campuchia, sau khi lên cầm quyền (tháng 4-1975), lực lượng Khmer Đỏ một mặt thực thi chính sách “tự diệt chủng” ở trong nước, mặt khác tiến hành cuộc chiến tranh chống các nước láng giềng, trong đó tập trung vào Việt Nam.
Với thiện chí hòa bình, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần bày tỏ mong muốn chấm dứt xung đột bằng con đường thương lượng hòa bình song phía Campuchia Dân chủ tìm mọi cách khước từ.
Điều đáng nói là hành động chống Việt Nam trên đây của phe Khmer Đỏ là nhờ có được sự hậu thuẫn tích cực của Trung Quốc.
Thời kì “đu dây” giữa Liên Xô và Trung Quốc của Việt Nam không còn nữa.
Việt Nam buộc phải có sự lựa chọn. Trước những sức ép từ phía Trung Quốc, Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ kinh tế (6-1978) và kí kết hiệp ước hữu nghị toàn diện với Liên Xô (11-1978).
Ngày23-12-1978, cuộc chiến tranh trên biên giới Tây Nam nổ ra. Ngày 7-1-1979, quân đội Việt Nam tiến vào giải phóng Phnom Penh.
Trước những diễn biến ở Afghanistan và Campuchia, Trung Quốc không thể không lo ngại. Trong nỗ lực xích lại gần Mỹ, Trung Quốc ngày càng mâu thuẫn sâu sắc với Liên Xô.
Sự kiện Liên Xô đưa quân vào Afghanistan đã thay đổi cục diện quân sự châu Á

Với việc Liên Xô gia tăng ảnh hưởng ở Afghanistan, Ấn Độ từ sau Chiến tranh 1962 với Trung Quốc và cuộc chiến 1971 với Pakistan đã ngả hẳn về Liên Xô để đối đầu với Trung Quốc và đang có ảnh hưởng mạnh mẽ ở Bangladesh.
Cùng lúc, Việt Nam đưa quân sang Campuchia và có những va chạm trên biên giới với Thái Lan khi truy kích quân Khmer Đỏ, dường như đối với Trung Quốc, các gạch nối của “vòng cung chữ C” đã dần được khép kín.
Để phá bỏ “vòng vây” đó, Trung Quốc tiến hành hàng loạt bước đi.

Mục tiêu chiến lược

Khi sức mạnh quân sự không đủ để đối đầu với Liên Xô thì việc chọn Việt Nam là đối tượng thích hợp và nếu thắng được Việt Nam, Trung Quốc sẽ đạt được nhiều mục tiêu chiến lược.
Ngày 7-12-1978, Quân ủy Trung Quốc thông qua quyết định tấn công Việt Nam.
Ngày 17-2-1979, hơn 60 vạn quân Trung Quốc mở cuộc tấn công trên toàn tuyến biên giới Việt Nam. Đến ngày 5-3-1979, Trung Quốc tuyên bố rút quân và đến ngày 18-2 thì rút hết.
Trước tình hình đó, với tư cách là siêu cường đứng đầu phe xã hội chủ nghĩa, không như cam kết tại Điều 6 của Hiệp định Hữu nghị và Hợp tác Liên Xô - Việt Nam, ngoài việc ra tuyên bố lên án hành động xâm lược Việt Nam của Trung Quốc, phía Liên Xô thực hiện cuộc tập trận trên biên giới với Trung Quốc, cử đoàn chuyên gia quân sự đến Hà Nội, viện trợ khẩn cấp một số vũ khí, lập cầu hàng không vận chuyển Quân đoàn II từ Campuchia về, điều động các tàu chiến đến Biển Đông.
Tương tự như đối với cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1950, sự can thiệp của Liên Xô chỉ dừng lại ở những hành động mang tính hỗ trợ mà không phải là sự tham chiến như phía Việt Nam mong muốn hay như Trung Quốc chờ đợi.

Trung Quốc vẫn tôn thờ Đặng Tiểu Bình và đang quyết tâm hiện đại hóa quân đội
Giới hạn của lợi ích dân tộc đã giữ Liên Xô dừng lại ở đó.
Như vậy, trên thực tế, mức độ can thiệp của Liên Xô vào cuộc chiến mà Trung Quốc phát động là không lớn như giới cầm quyền nước này đã lầm tưởng.
Cái giá phải trả cho nhận thức sai lầm của Trung Quốc là quá lớn bởi những thiệt hại nặng nề trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Tuy nhiên, nó mang lại hệ quả tích cực cho quốc gia này là xóa bỏ được mối lo ngại về nguy cơ bị bao vây từ phía Liên Xô, để từ đó tập trung nỗ lực vào thực hiện công cuộc cải cách, mở cửa và nhanh chóng đạt được những thành tựu lớn lao.
Bài viết thể hiện quan điềm riêng của tiến sỹ Hoàng Chí Hiếu, Khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Huế.


 
 Cuộc chiến 1979 và báo chí 35 năm trước
Cập nhật: 08:37 GMT - thứ sáu, 14 tháng 2, 2014

Tranh cổ động chống TQ được treo trên khắp các con đường tại VN năm 1979.
Nhân dịp kỷ niệm 35 năm chiến tranh biên giới Việt-Trung, ông Nguyễn Công Khế, Cựu Tổng Biên tập Báo Thanh Niên kể lại với BBC cách truyền thông Việt Nam của 35 năm trước đưa tin về cuộc chiến ngắn ngủi nhưng khốc liệt này.
BBC: Khi cuộc chiến nổ ra năm 1979 thì ông đang công tác ở đâu, và báo chí lúc đó đưa tin về cuộc chiến như thế nào, thưa ông?
Nhà báo Nguyễn Công Khế: Lúc đó tôi làm phóng viên của báo Phụ nữ Việt Nam. Tôi nhớ lúc đó ông Hoàng Tùng là Bí thư Trung ương Đảng phụ trách về tư tưởng, đã viết một bài xã luận rất mạnh trên báo Nhân Dân, nếu tôi nhớ không nhầm thì có tựa là "Đánh sập thói hung hăng của quân Trung Quốc xâm lược."
Hồi Trung Quốc đánh Việt Nam thì phải nói là cả nước rất đồng lòng.
Tôi nhớ khi đó Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam và các đài khác đều phát bài của Phan Nhân mà bây giờ hát lại vẫn rất hay, có đoạn là "Bọn bành trướng Trung Quốc hãy cút ra khỏi Việt Nam ngay".
Tôi nghĩ rằng chuyện Trung Quốc đánh sáu tỉnh biên giới phía Bắc và tàn sát người Việt Nam thì toàn dân đều ghi nhớ. Và đó là một cuộc chiến đấu rất anh dũng của người Việt Nam trước thế lực bành trướng phương Bắc.
BBC: Ngoài những bài xã luận thì những bài tường thuật về tình hình chiến trường có được đăng tải thường xuyên không, thưa ông?
Nhà báo Nguyễn Công Khế: Lúc đó đăng tải thường xuyên chứ.
Khi đó ông Võ Văn Kiệt đã nhân danh là Bí thư thành ủy để đứng trước rất nhiều cuộc mít tinh trước Nhà hát lớn thành phố và lên án Trung Quốc rất mạnh mẽ.
Từ Bộ Chính trị của Việt Nam đến Trung ương và toàn dân rất quyết tâm để bảo vệ biên giới phía Bắc.
Các tầng lớp nhân dân, từ lao động, xe ôm đến các tầng lớp trí thức đều biểu hiện quyết tâm rất cao.
BBC: Ông có thể thuật lại quan sát của ông về sự thay đổi trong cách đưa tin cũng như chủ trương về cách đưa tin xung quanh sự kiện chiến tranh biên giới năm 1979 trước và sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ?
Nhà báo Nguyễn Công Khế: Tôi nghĩ thế này. Các nước đều phải cẩn trọng trong việc xử sự với nhau để bảo vệ đối sách ngoại giao của mình.
Thế nhưng anh kỷ niệm chiến tranh với người Mỹ thì rất lớn, mà máu của người Việt Nam đổ ra trong các cuộc chiến tranh, thì máu nào cũng là máu, đâu phải nước lã.
Tôi đã từng trao đổi với những vị lãnh đạo lớn ở Việt Nam. Tôi nói vì sao chiến thắng Điện Biên Phủ chúng ta làm rất lớn, rồi chiến tranh với người Mỹ cũng kỷ niệm rất lớn, trong khi cuộc chiến tranh năm 1979 để bảo vệ Tổ quốc, cuộc chiến ghê gớm như thế, cuộc chiến mà chúng ta bị tàn sát, hy sinh nhiều như thế, lại không kỷ niệm.
Người lãnh đạo đó mới nói với tôi rằng cái đó cũng phải kỷ niệm chứ, đó cũng là một cuộc chiến của người Việt Nam chống ngoại xâm, chúng ta kỷ niệm chiến thắng quân Nguyên-Mông, chiến thắng của Quang Trung Nguyễn Huệ, đó là vấn đề bình thường, không có gì phải bàn tán.
Đối sách ngoại giao của Việt Nam đối với một nước khác, với Mỹ, Thái Lan hay Campuchia cũng vậy. Ngoại giao là của nhà nước, còn báo chí là kênh riêng.
Những việc vì lợi ích quốc gia như việc kỷ niệm chiến tranh biên giới năm 1979 là việc rất đáng làm, không có gì phải ngần ngại cả. Tôi nghĩ nếu anh cấm thì rất vô lý, lúc đó thì giới trẻ và nhân dân nghĩ về anh thế nào?
Nguyễn Công Khế, cựu Tổng biên tập báo Thanh Niên
'Trong các cuộc chiến tranh, thì máu nào cũng là máu, đâu phải nước lã' - Nguyễn Công Khế
BBC: Thế nhưng những loạt bài về chiến tranh biên giới năm 1979 trên PetroTimes hoặc báo Một Thế giới đều bị gỡ, thưa ông?
Nhà báo Nguyễn Công Khế: Có hai trường hợp, có thể người ta ngại ảnh hưởng tới quan hệ với Trung Quốc nên người ta bảo rút. Nhưng tôi nghĩ khả năng đó thấp thôi.
Các tổng biên tập báo trong nước người ta cũng tự kiểm duyệt, khi người ta đăng lên rồi người ta cũng vì sợ hay ngại cái gì đó mà tự rút thì cũng có.
Chính ông Nguyễn Thế Kỷ là Phó Ban Tuyên giáo Trung ương mà đã nói là không có lệnh cấm đó, thì tôi cũng tin một phần nào đó là không có chuyện đó.
BBC: Nếu Việt Nam có tự do báo chí thì phải chăng là lãnh đạo Việt Nam sẽ đỡ phải khó xử mỗi lần kỷ niệm các cuộc chiến, bởi những gì xuất hiện trên mặt báo không thể hiện quan điểm ngoại giao của nhà nước?
Nhà báo Nguyễn Công Khế: Nếu giả sử tôi là người lãnh đạo hoặc tôi có quyền gì đó, thì việc báo chí, báo chí cứ làm, việc Bộ Ngoại giao, Bộ Ngoại giao làm.
Trung Quốc một mặt thì nói là hữu hảo, 16 chữ vàng, nhưng một số báo của Trung Quốc như Hoàn cầu Thời báo cũng nói về Việt Nam rất không đúng và tệ hại.
Khi chúng ta hỏi họ thì họ nói là trung ương không chủ trương mà là các báo tự làm. Trung Quốc luôn luôn đối xử như vậy đấy.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/02/140214_nguyencongkhe_vn_press_1979.shtml


Wednesday, February 12, 2014

BIỂN ĐÔNGNET * TỔNG THỐNG PHI LUẬT TÂN

Tổng thống Philippines nhắc lại bài học Thế chiến II để cảnh báo mối đe dọa từ Trung Quốc



BienDong.Net: Trong bài trả lời phỏng vấn đăng trên báo New York Times hôm 5/2, ông Aquino đã nhắc lại một bài học của thế chiến II để kêu gọi quốc tế hỗ trợ chống lại các đòi hỏi chủ quyền vô lý của Trung Quốc ở Biển Đông.

Ngụ ý so sánh tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông với chính sách của Đức quốc xã trước đây, ông Aquino nhắc tới việc năm 1938, Anh và Pháp đã đồng ý nhượng vùng Sudetenland lúc đó thuộc Czechoslovakia cho Đức quốc xã nhưng hành động này rốt cục vẫn không tránh được chiến tranh thế giới vẫn nổ ra.


Tổng thống Philippines Benigno Aquino trả lời phỏng vấn báo chí - REUTERS/Cheryl Ravelo


“Nếu chúng ta chấp nhận những gì chúng ta cho là sai trái, điều gì đảm bảo rằng những hành động sai trái ấy sẽ không tiếp tục leo thang? Tổng thống Philippines Benigno S. Aquino đặt câu hỏi: "Đến khi nào thì quý vị mới lên tiếng: 'Thế là đủ rồi'?"
"Thế giới phải làm việc này, quý vị có nhớ vùng Sudetenland đã được nhượng cho Hitler để cố tránh Thế chiến II hay không?"


Theo tổng thống Aquino, giống như Czechslovakia, Philippines đang đối mặt với yêu cầu bảo vệ lãnh thổ trước một thế lực nước ngoài mạnh hơn rất nhiều. Manila cần sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các nước trên thế giới nhằm chống lại sự đe dọa từ phía Trung Quốc.
Philippines nhiều lần tố cáo Trung Quốc đơn phương khẳng định chủ quyền trên Biển Đông và Tổng thống Aquino cũng nhiều lần cảnh báo Manila không thể một mình đương đầu với láng giềng hùng mạnh này.


Manila hầu như đã đánh mất quyền kiểm soát hiệu quả bãi ngầm Scarborough về tay Trung Quốc sau nhiều tháng đối đầu căng thẳng hồi năm 2012. Theo thỏa thuận mà Mỹ đứng ra làm trung gian, hai bên sẽ rút quân trong khi diễn ra thương lượng về tranh chấp lãnh thổ. Tuy nhiên, sau khi phía Philippines rút quân, phía Trung Quốc vẫn nắm quyền kiểm soát trên thực tế đối với bãi ngầm này.


Tuyên bố mạnh mẽ của Tổng thống Philippines đã gây phản ứng giận dữ từ phía Trung Quốc. Tân Hoa Xã đăng bình luận nói rằng các nhận xét của ông ông Aquino đã "cho thấy bản chất của ông ta là một chính trị gia không chuyên nghiệp, thiếu hiểu biết về cả lịch sử và thực tế".


Đáp lại, ông Benigno Aquino cho rằng truyền thông nhà nước Trung Quốc đang dùng cách lăng mạ thay vì giải quyết xung đột hàng hải.
“Vâng, tôi cám ơn Tân Hoa vì họ tái khẳng định giá trị lập trường của chúng tôi. Như câu nói, nếu ai đó không thể trả lời một vấn đề, anh ta sẽ cố gắng lăng mạ", Tổng thống Aquino bình luận về bài xã luận của hãng thông tấn Tân Hoa.


"Nếu anh cố tình lăng mạ tôi, tôi cám ơn anh vì nó cho thấy lập trường của Philippines là đúng", AFP dẫn lời ông Aquino nói.
Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc đấu khẩu với các nước láng giềng liên quan vấn đề chủ quyền.
Theo BBC, tại diễn đàn kinh tế Davos tháng trước, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã gây tranh cãi khi nói Trung Quốc và Nhật Bản đang ở trong tình trạng giống như Đức và Anh trước Thế chiến I.


Ông Abe nói rằng quan hệ thương mại phát triển không ngăn cản được chiến tranh nổ ra.
Ông cũng chỉ trích việc Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng hai chữ số và cho rằng đây là nguồn gây bất ổn ở trong khu vực.
Tân Hoa Xã ngay lập tức gọi ông Abe là "vị thủ tướng đáng xấu hổ".


Căng thẳng tăng cao trong những năm gần đây khi Trung Quốc ngày càng phô trương sức mạnh, tăng cường lực lượng hải quân, cảnh sát biển ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Tổng thống Aquino cho rằng tranh chấp có thể giải quyết nếu tất cả các nước tuân thủ Công ước về Luật biển của Liên hiệp quốc (UNCLOS), mà cả Trung Quốc và Philippines đều ký kết.


Philippines đã đâm đơn kiện lên tòa án Liên hiệp quốc vào năm ngoái, yêu cầu phán quyết xem những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông có hợp pháp hay không. Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã từ chối tham gia tiến trình tại Tòa.
Trả lời câu hỏi về các hành động mới đây của Trung Quốc tại biển Hoa Đông và Biển Đông, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper nói việc Trung Quốc hung hăng theo đuổi tham vọng chủ quyền ở Đông Á khiến các nước trong khu vực lo ngại.

Phát biểu trong cuộc điều trần đầu tháng này trước Ủy ban Tình báo của Hạ viện về các mối đe dọa toàn cầu, ông Clapper cũng nói Trung Quốc đang tiến hành một chính sách hiện đại hóa quân sự hết sức quy mô với mục đích đối trọng với cái mà Trung Quốc cho là sức mạnh quân sự của Mỹ.

Cuộc điều trần cho thấy quan ngại gia tăng tại Washington trước thái độ quyết đoán của Bắc Kinh, cũng như trước quá trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc.
Theo người đứng đầu ngành tình báo Mỹ, các bất đồng xung quanh biển đảo và nguồn năng lượng, nhất là ở Biển Đông, có thể trở thành nguồn xung đột.


Dân biểu ''Dutch'' Ruppersberger, thành viên Ủy ban Tình báo, mô tả việc Trung Quốc thiết lập khu vực nhận diện phòng không tại biển Hoa Đông là hành động "gây hấn và cưỡng chiếm" đi ngược lại với luật pháp quốc tế.

BDN (tổng hợp)

KINH TẾ XÃ HỘI

 

Mảnh đời lênh đênh của những người giúp việc xa quê

Sringatin, thành viên của liên đoàn những người giúp việc, khóc bên ngoài Tòa Phúc Thẩm ở Hong Kong 25/3/2013
Sringatin, thành viên của liên đoàn những người giúp việc, khóc bên ngoài Tòa Phúc Thẩm ở Hong Kong 25/3/2013
CỠ CHỮ
Mảnh đời lênh đênh của những người giúp việc xa quê

Theo một bản phúc trình gần đây của Tổ chức Ân xá Quốc tế, hàng ngàn phụ nữ Indonesia bị đưa lậu sang Hong Kong để làm người giúp việc nhà, có nguy cơ phải chịu đựng các điều kiện giống như nô lệ, vì các chính phủ của cả hai bên đều không bảo vệ được họ trong hoàn cảnh bị bạo hành và bóc lột tràn lan.

Không chỉ tại Hong Kong, hiện nay có nhiều phụ nữ trẻ ở các quốc gia có thu nhập thấp đến thu nhập trung bình đổ xô tới tới những nơi giàu có hơn ở Châu Á và những nơi khác trên thế giới để làm nghề giúp việc trong nhà. Sri Lanka, Ấn Độ, Bangladesh là các nước có đông đảo số người lao động ở nước ngoài. Tiến sĩ Rahul Malhotra, phó giáo sư tại trường Y Duke-NUS ở Singapore, là đồng tác giả của một bản báo cáo tập trung vào tình trạng sức khỏe và điều kiện làm việc của các phụ nữ giúp việc nhà. Ông và cộng sự nghiên cứu, ông Truls Ostbye, sau khi tổng hợp 32 bài báo cáo đã được xuất bản về các công nhân di trú đến từ Đông Nam Á và Nam Á, nhận ra rằng có rất nhiều phụ nữ đã hứng chịu sự bạo hành dưới nhiều hình thức, bị đau ốm, gặp các vấn đề về tinh thần, và có rất ít cơ hội nhận được các dịch vụ chăm sóc y tế.

Tiến sĩ Maholtra cho biết lý do của việc sức khỏe của những phụ nữ này bị ảnh hưởng từ công việc của họ:

"Giờ làm việc của họ rất dài, trong khoảng từ 13 tới 18,19 tiếng một ngày. Đôi khi, họ không được nghỉ ngơi một lúc nào. Thậm chí họ còn phải làm việc tới tận đêm khuya khi chủ của họ về nhà hoặc vẫn còn thức. Một điểm đáng chú ý là nhiều quốc gia không có ngày nghỉ cho người làm. Có nhiều quốc gia hiện giờ bắt đầu tiến hành ngày nghỉ trong tuần và như vậy chỉ có một ngày nghỉ cho người làm trong một tuần làm việc bảy ngày.

Những người giúp việc chạy trốn khỏi những người chủ bạo hành, nương tựa tạm tại một khu vực bên trong đại sứ quán Indonesia ở Kuala Lumpur, MalaysiaNhững người giúp việc chạy trốn khỏi những người chủ bạo hành, nương tựa tạm tại một khu vực bên trong đại sứ quán Indonesia ở Kuala Lumpur, Malaysia
Một khía cạnh đáng chú ý khác đó là tình trạng bạo hành tại nơi làm việc. Gần như tại khắp nơi trên thế giới, phần lớn các cuộc nghiên cứu mà họ xem xét, đại đa số phụ nữ cho biết họ đều bị bạo hành theo một cách nào đó. Phần lớn họ nói rằng họ bị bạo hành qua lời nói và tinh thần. Hình thức bạo hành ít hơn là bạo hành thân thể và bạo hành tình dục là ít nhất. Nhưng tất cả những hình thức bạo hành này đều được báo cáo rõ ràng trong bảng thống kê các cuộc nghiên cứu."

2/3 những người giúp việc ở nước ngoài được Tổ chức Ân xá Quốc tế phỏng vấn cho biết đã phải chịu nhiều dạng bạo hành về cả thể chất lẫn tâm lý. Điều kiện yêu cầu các công nhân di trú như những người giúp việc này phải sống cùng với chủ nhân đã làm gia tăng tình trạng bị cô lập và làm những người giúp việc này đối mặt thêm nhiều rủi ro bị bạo hành.

Một người phụ nữ kể lại rằng bà chủ của bà đã thường xuyên bạo hành bà về mặt thể chất. Một lần, bà chủ của bà đã ra lệnh cho hai con chó cắn bà và kết quả là bà có khoảng 10 vết cắn trên người, làm rách da và chảy máu. Người chủ này còn quay lại cảnh tượng đó trong điện thoại, sau đó liên tục bật lại xem và cười một cách sảng khoái.

Một người phụ nữ khác kể với Tổ chức Ân xá Quốc tế chuyện ông chủ của bà đã đánh đập bà như thế nào. Bà nói: “Ông ấy đã đá vào mông tôi, nắm quần áo tôi và kéo tôi xềnh xệch vào phòng. Sau khi chốt cửa, ông ấy đã đánh đấm tôi. Ông ta còn xô tôi ngã xuống sàn và tiếp tục đá tôi. Tôi bị thâm tím khắp người - mặt mày, tay chân. Miệng và trán còn chảy máu.”

Tuy không bị bạo hành thân thể một cách trực tiếp nhưng một số phụ nữ lại rơi vào những trường hợp khác. Tiến sĩ Malhotra nói:

"Trong số những phụ nữ báo cáo tình trạng sức khỏe bị ảnh hưởng do công việc, có những người phải nâng người chủ dậy khỏi giường, đưa chủ trở lại giường, tắm rửa cho họ. Những công việc này khiến họ bị đau lưng bên cạnh những hiện tượng đau cơ hay đau đớn khác.

Không chỉ vậy, họ còn phải dùng và tiếp xúc với những hóa chất tẩy rửa độc hại khi lau dọn nhà cửa khiến da của họ bị ửng đỏ hoặc những bệnh về da khác mà không được cung cấp thiết bị an toàn, bảo hộ nào cả."

Tại Indonesia, những người muốn ra nước ngoài trở thành những người giúp việc đều bắt buộc phải đến những cơ sở tuyển dụng do chính phủ cấp phép bao gồm trải qua một đợt huấn luyện trước khi đi. Những cơ sở này và những đơn vị trung gian thay mặt họ làm thủ tục ra nước ngoài thường lừa dối họ về mức lương, mức phí phải đóng, sau đó tịch thu giấy tờ tùy thân, các tài sản khác của họ với lý do bảo đảm, và còn thu phí vượt quá mức phí cho phép trong luật pháp. Mức phí đầy đủ dành cho việc huấn luyện thường khiến những người phụ nữ rơi vào cảnh nợ nần chồng chất nếu họ rút lui.

Cô Lestari, 29 tuổi, kể lại cảnh tượng khi cô mới đến trung tâm huấn luyện. Cô nói cô đã rất sốc. Tường rào cao bao quanh và tất cả phụ nữ đều bị cắt tóc ngắn. Có người đưa cho cô một tờ giấy viết bằng tiếng Anh. Tất cả những gì cô có thể đọc được là con số 27 triệu. Nhân viên ở đó nói với cô rằng cô phải ký vào tờ giấy đó. Cô nói rằng, ở đó có khoảng 30 người và tất cả các cô đều làm theo những gì được bảo. Sau đó, họ nói với các cô rằng thứ mà các cô vừa ký có nghĩa là nếu các cô quyết định bỏ thì các cô sẽ phải trả lại cho trung tâm 27 triệu rupiah, tương đương 2.700 đô la Mỹ.

Một số phụ nữ của các trung tâm huấn luyện khác còn cho biết rằng họ bị ép phải chích thuốc ngừa thai. Rất nhiều phụ nữ nói rằng họ thường xuyên bị các nhân viên ở các trung tâm huấn luyện mắng nhiếc, bạo hành, và đe dọa huỷ đơn xin việc. Đại đa số trong số họ không thể tự do mà rời khỏi các trung tâm huấn luyện này.

Các công nhân di trú Indonesia biểu tình bên ngoài tòa Lãnh sự Indonesia ở Hong KongCác công nhân di trú Indonesia biểu tình bên ngoài tòa Lãnh sự Indonesia ở Hong Kong
Ngoài gánh nặng chăm sóc gia đình, theo tiến sĩ Malhotra, điểm yếu khiến những người phụ nữ này dễ bị bóc lột là vì ở nhiều nước, những phụ nữ này không được coi là thành phần lao động chính thức. Phần lớn họ chỉ là những thành phần lao động không chính thức.

"Tôi nghĩ một thực tế đó là những người phụ nữ này không làm việc trong môi trường công khai bên ngoài mà họ làm việc trong môi trường tư, cá nhân, khi người chủ trong công việc của họ cũng chính là chủ nhà của họ. Một khi họ sống trong nhà của chủ nhân họ, nếu chủ nhân của họ không cho phép họ ra ngoài, họ khó có cơ hội để lên tiếng về những nỗi lo lắng hay các vấn đề của họ với những người ở bên ngoài. Những người chủ của họ còn không cho phép họ giao tiếp với bất kỳ ai trong gia đình hay thậm chí là cả hàng xóm."

Bản phúc trình của Tổ chức Ân xá Quốc tế còn phơi bày một thực tế là các cơ sở tuyển dụng thường không cung cấp cho các công nhân di trú giấy tờ hợp pháp được yêu cầu bao gồm hợp đồng làm việc, bảo hiểm bắt buộc, và thẻ căn cuớc có ảnh để làm việc ở nước ngoài, thứ làm giảm đi các hình thức nhận bồi thường.

Không chỉ dừng lại ở các giấy tờ, một cơ chế trả lương chính thức cũng chưa được thiết lập tại nhiều nước. Tiến sĩ Malhotra cho biết thêm:

“Thực ra ở một số nước hiện nay thì vấn đề trả lương có đang thay đổi. Ví dụ như gần đây, ở Indonesia hay Philippines, họ đã thành lập và ra chỉ thị đối với vấn đề lương tối thiểu cho những phụ nữ là công dân nước họ sang nước ngoài làm người giúp việc. Ví dụ ở Singapore hay Philippines, mức lương tối thiểu cho những người phụ nữ này 400 đô la Mỹ một tháng. Nhưng không phải nước nào có phụ nữ xuất khẩu lao động nước ngoài với công việc giúp việc nhà cũng đều có chính sách như vậy, và cũng không phải nước nào nhận người giúp việc nước ngoài cũng sẽ chấp nhận một mức lương tối thiếu nào đó. Vì thế mà hiện tại chưa có một điều luật chung quản lý tất cả những phụ nữ làm công việc giúp việc này, và cũng không có nước nào có một điều luật cụ thể quyết định vấn đề lương tối thiểu hay giờ làm việc tối thiểu, do vậy mà tình hình đôi lúc cũng trở nên mờ mịt.”

Tuy nhiên, theo tiến sĩ Malhotra, vấn đề ra nước ngoài làm người giúp việc có thể được giải quyết tốt hơn nếu các nước tạo ra các điều luật và nghiêm túc thực thi chúng:

"Tôi nghĩ điều đầu tiên là những điều luật này được viết rõ ràng trên giấy và chúng thực sự tồn tại ở đó. Tôi nghĩ đây là điều quan trọng bởi vì ở nhiều nước thậm chí còn không có những điều luật này. Và chuyện thực thi luật tùy thuộc vào mỗi quốc gia. Ý tôi là nói cho cùng thì họ vẫn là một nguồn thu nhập quan trọng của các quốc gia đó. Chắc chắn một điều là họ gửi rất nhiều kiều hối về quê nhà của họ. Ở một số quốc gia, ví dụ như Philippines, không nhất thiết chỉ là những người giúp việc nhà, một phần lớn tổng thu nhập của những nước này là nhờ vào kiều hối của những người xuất khẩu lao động gửi về, vì thế mà dĩ nhiên là những nước này phải có nghĩa vụ lo lắng chu đáo cho những công dân của nước họ ra nước ngoài làm việc. Tôi nghĩ là tất cả mọi người đều có một vai trò của riêng họ. Chính phủ, các nhóm bảo vệ quyền lợi cho người lao động, các tổ chức phi chính phủ v..v... Nhưng cuối cùng điều quan trọng vẫn là mối quan hệ giữa người chủ và người giúp việc nước ngoài. Mọi người cần phải hiểu nhau để tất cả cùng đạt được một mối quan hệ có lợi cho cả hai bên."

Nguồn: VOA, Amnesty International
 



Tăng trưởng việc làm Mỹ thấp hơn dự đoán

Cập nhật: 08:21 GMT - thứ bảy, 8 tháng 2, 2014

Mặc dù tăng trưởng việc làm thấp hơn dự đoán, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng Một tại Hoa Kỳ đang ở mức thấp nhất kể từ cuối năm 2008
Nền kinh tế Hoa Kỳ đem lại khoảng 113.000 việc làm trong tháng Một, tháng thứ hai liên tiếp thống kê việc làm được cho là yếu hơn dự đoán.
Giới chuyên gia trước đó đã cho rằng báo cáo của Bộ Lao Động sẽ cho thấy nền kinh tế đã có thêm khoảng 180.000 việc làm mới trong tháng vừa rồi.
Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống 6,6%, mức thấp nhất kể từ tháng 10 năm 2008.
Tỷ lệ thất nghiệp đã gây quan ngại rằng sau đợt tăng trưởng mạnh mẽ trong sáu tháng cuối năm 2013, nền kinh tế Hoa Kỳ đang bắt đầu đánh mất đà phục hồi.
Mặc dù vậy, diễn biến trên thị trường chứng khoán vẫn được cho là đang có nhiều khởi sắc.
Tỷ lệ thất nghiệp được thống kê dựa trên nhiều cuộc khảo sát việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Tỷ lệ này dựa trên kết quả khảo sát các hộ gia đình, trong khi thống kê về việc làm dựa trên kết quả khảo sát các chủ lao động.
Ngành xây dựng, khu vực dễ hứng chịu ảnh hưởng do thời tiết xấu nhất, đã mang lại khoảng 48.000 việc làm trong tháng Một.
Điều này cho thấy dù thời tiết xấu có thể đã là nguyên nhân dẫn đến những số liệu yếu kém trong tháng 12, nó lại không ảnh hưởng nhiều đến tháng sau đó.
Ngành sản xuất cũng đang lấy lại đà phục hồi, thể hiện qua khoảng 21.000 việc làm mới trong tháng vừa qua.
Một dấu hiệu đáng lạc quan từ báo cáo mới nhất, đó là ngày càng có nhiều người dân Mỹ tìm việc làm và nhận được việc làm.
Tuy nhiên, thống kê việc làm tại các khu vực bán lẻ, tiện ích, chính phủ, giáo dục và y tế đều suy giảm.
 

TIN THẾ GIỚI

 

Hoa Kỳ và nguy cơ suy trầm toàn cầu

Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
2014-02-12
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_468649647-600.jpg
Bà Janet Yellen, tân Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ điều trần trước Hạ viện Hoa Kỳ hôm 11/2/2014
AFP photo


Vừa tuyên thệ nhậm chức hôm Thứ Hai mùng ba vừa qua, tân Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ, bà Janet Yellen đã phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải của kinh tế Mỹ. Nhưng thế giới bên ngoài cũng chú ý đến những quyết định của Ngân hàng Trung ương Mỹ vì sóng gió đã nổi lên tại các quốc gia đang phát triển ở mọi lục địa. Qua phần trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa, Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về sóng gió này và về hiệu ứng từ Hoa Kỳ.

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, bà Janet Yellen vừa nhậm chức Thống đốc Ngân hàng Trung ương Mỹ vào tuần trước. Tuần này, bà ra điều trần trước Hạ viện Hoa Kỳ vào ngày Thứ Ba 11 rồi trước Thượng viện vào ngày Thứ Năm 13 và tất nhiên được hỏi về chính sách tiền tệ sắp tới. Ngoài ra, vị lãnh đạo hệ thống ngân hàng trung ương Mỹ cũng có thể được hỏi về sự biến động lan rộng tại nhiều quốc gia trên thế giới và về vai trò của Hoa Kỳ. Chương trình kỳ này của chúng ta sẽ tìm hiểu về những biến động ấy vì có nhiều nguồn dư luận cho là các nước đang phát triển có thể bị khủng hoảng nặng khi Hoa Kỳ thu hồi dần biện pháp bơm tiền đã thi hành trong hơn năm năm vừa qua. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ rằng đây là cơ hội để chúng ta thấy được ảnh hưởng thật ra vẫn rất mạnh của nước Mỹ trong luồng giao dịch toàn cầu sau hơn năm năm khốn đốn vừa qua.
Sau vụ khủng hoảng năm 2008, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ hạ lãi suất tới số không và tiến hành ba đợt bơm tiền vào kinh tế với hơn ba ngàn tỷ đô la, lần thứ ba là Tháng Chín năm 2012, với quyết định mỗi tháng bơm thêm 85 tỷ đô la cho đến khi tỷ lệ thất nghiệp trở lại mức 6,5%. Trong tháng qua, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đã giảm tới mức 6,6% nhưng con số này không thật vì số việc làm được tạo thêm vẫn còn quá thấp trong hai tháng liền và nhiều người nản chí hết muốn kiếm việc nên không được kể vào số thất nghiệp.
Vừa lên nhậm chức, bà Yellen được hỏi ngay về con số thất nghiệp này vì vị tiền nhiệm là ông Ben Bernanke đã thông báo là sẽ thu hồi dần lượng tiền bơm ra và nâng lãi suất khi thất nghiệp hạ tới mức 6,5%. Nói cho dễ hiểu thì tân Thống đốc phải giải trình là sinh hoạt kinh tế đã đủ khả quan chưa để đảo ngược chính sách kích thích và nâng lãi suất? Tôi thiển nghĩ rằng bà Yellen sẽ giải thích là thận trọng tiếp tục chính sách giảm dần lượng tiền bơm ra hàng tháng cho tới khi tình hình nhân dụng sáng sủa hơn thì Ngân hàng Trung ương Mỹ mới tăng lãi suất. Đó là chuyện bên trong nước Mỹ và ta có thể thấy quyết định này vào tháng tới khi Ủy ban Tiền tệ FOMC của Ngân hành Trung ương Mỹ sẽ được bà Yellen chủ tọa trong hai ngày 18 và 19.
Vũ Hoàng: Ông vừa nói đến chính sách giảm dần lượng tiền bơm ra hàng tháng thì hai tháng qua, Ngân hàng Trung ương Mỹ đã hai lần giảm, mỗi lần 10 tỷ trong số 85 tỷ bơm ra mỗi tháng. Nếu so với ba ngàn tỷ đã được bơm ra thì con số 10 này có gì là nhiều?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa quả thật là như vậy nếu mình nhìn vào bên trong nước Mỹ. Từ lần thứ nhất vào Tháng 10 năm 2008 rồi lần thứ hai vào Tháng 10 năm 2010 qua lần thứ ba từ Tháng Chín năm 2012, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ đã bơm ra hơn ba ngàn tỷ trong hơn năm năm cho nên có thể mất cả chục năm mới trở lại bình thường như vào năm 2007. Nhưng 10 tỷ đô la cũng là lượng tư bản mỗi tháng vẫn ra vào các thị trường tài chính của hai nước láng giềng là Canada và Mexico hay bảy nước đang phát triển như Ấn Độ, Brazil, Chile, Indonesia, Thái Lan, Turkey và Ukraine. Như vậy, qua hai đợt giảm đà bơm tiền, chứ chưa phải là hút tiền về, Hoa Kỳ đã giảm 20 tỷ, cũng bằng số tư bản hàng tháng vẫn chảy vào chín nước, và đấy mới là yếu tố làm chấn động các thị trường tài chính thế giới. Có nước phải tăng lãi suất hơn gấp đôi như Turkey, có nước thì phá giá đồng bạc như Argentina.
Vũ Hoàng: Sau hơn năm năm bơm tiền kích thích kinh tế, với đợt sau cùng là bơm ra 85 tỷ đô la một tháng kể từ Tháng Chín năm 2012 thì nước Mỹ mới chỉ giảm dần lượng tiền bơm ra có 20 tỷ, nghĩa là vẫn bơm ra 65 tỷ, thì thế giới đã bị biến động. Khi ấy ra mới trở về đề mục sẽ tìm hiểu kỳ này là hoàn cảnh của các nước gọi là đang lên. Thưa ông, tình hình rồi đây sẽ ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin được nói hai chuyện về bối cảnh trước khi ta đi vào vấn đề.
Biến động đã khởi sự từ Tháng Năm năm ngoái, khi lãnh đạo Ngân hàng Trung ương Mỹ thông báo trước là sẽ điều chỉnh chính sách kích thích cho tinh hơn khi kinh tế Hoa Kỳ có chỉ dấu phục hồi rõ rệt hơn. Lời thông báo ấy cho thấy Hoa Kỳ sẽ đảo ngược trào lưu tiền nhiều và rẻ áp dụng từ năm 2008. Các thị trường hưởng lợi nhờ chính sách này của Mỹ bắt đầu kết luận là lãi suất tại Mỹ sẽ tăng, Mỹ kim sẽ lên giá và tư bản nóng sẽ chảy về Mỹ. Đó là chuyện thứ nhất.
Chuyện thứ hai là không chỉ có Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ mà nhiều Ngân hàng Trung ương khác - như Âu Châu, Anh quốc hay Nhật Bản từ đầu năm ngoái - cũng áp dụng biện pháp bất thường gọi là QE, gia tăng mức lưu hoạt có định lượng, tức là ào ạt bơm tiền. Việc bơm tiền ấy khiến đô la Mỹ, đồng Euro hay đồng Yen Nhật đều xuống giá. Khi ấy, các nước đang lên đều than là các nước giàu có đã mở ra "trận chiến ngoại hối", mặc nhiên phá giá để bán hàng cho rẻ hầu thoát khỏi suy trầm. Bây giờ, khi tình hình kinh tế của khối công nghiệp hóa có vẻ khả quan hơn nên họ giảm dần việc bơm tiền thì quyết định ẩy lại làm các nước kia bị chấn động về tài chính và ngoại hối vì làm đồng bạc của họ mất giá. Vì vậy, vấn đề cũng nằm ở các nước này.

Bức tranh toàn cầu

035_pau857926_09-250.jpg
Sinh viên Trung Quốc tại một hội chợ việc làm ở thành phố Tô Châu, phía đông tỉnh Giang Tô của Trung Quốc hôm 25/7/2013. AFP photo
Vũ Hoàng: Thưa ông, nếu có thể tóm lược cho gọn thì vấn đề ấy là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin được tạm chia thế giới thành bốn nhóm quốc gia tính theo mức lợi tức từ giàu đến nghèo để mình có bức tranh toàn cầu.
Nhóm thứ nhất có một tỷ 300 triệu dân của các nước công nghiệp hóa với lợi tức bình quân một đầu người là trên 12 ngàn đô la một năm. Nhóm thứ hai là các nền kinh tế đang lên gồm có dân số là hai tỷ tư, mỗi người có lợi tức từ bốn ngàn tới 12 ngàn, đây là nhóm quốc gia năng động và có tham vọng bắt kịp khối công nghiệp hoá ở trên. Bên dưới thì có nhóm thứ ba còn đông đảo hơn vì có đển hai tỷ rưỡi thuộc loại có lợi tức trung bình thấp và bị nguy cơ rơi vào bẫy xập của lợi tức trung bình, với mỗi người kiếm được từ một cho đến bốn ngàn đô la một năm. Việt Nam thuộc vào nhóm này và cả tỷ người Trung Quốc cũng chỉ có số lợi tức nghèo nàn như vậy. Sau cùng là nhóm cực nghèo, đa số tại Phi Châu, gồm có 850 triệu người một năm chưa kiếm ra được một ngàn đồng, mỗi ngày chưa có ba đô la để sống.
Bây giờ, trong vụ tổng suy trầm từ năm 2008, thế giới cứ nói đến cuộc khủng hoảng của tư bản chủ nghĩa và sự suy sụp tất yếu của khối công nghiệp hóa, của các nền kinh tế Âu-Mỹ-Nhật. Song song, người ta ngợi ca sự lớn mạnh của kinh tế Trung Quốc, hay của nhóm BRIC là Brazil. Liên bang Nga, Ấn Độ và Trung Quốc theo trò quảng cáo của một tập đoàn đầu tư Mỹ. Nhìn rộng hơn vậy, người ta còn cho rằng nhóm kinh tế gọi là đang lên sẽ là đầu máy đưa kinh tế toàn cầu ra khỏi nạn trì trệ, suy trầm.
Thật ra, trong các nền kinh tế đang lên chỉ có Nam Hàn, Đài Loan và Chile mới đủ điều kiện gia nhập thành phần công nghiệp hoá giàu có. Còn lại, ngần ấy quốc gia trong nhóm BRIC hay BRICS nếu kể thêm Nam Phi, và từ Trung Nam Mỹ qua Á Châu, Âu Châu, hàng loạt quốc gia đang ở mé bờ khủng hoảng, mỗi quốc gia vì một lý do. Việc Hoa Kỳ giảm đà bơm tiền và sau này sẽ nâng lãi suất không là cái nhân của khủng hoảng mà chỉ là cái duyên thôi.
Vũ Hoàng: Chúng ta sẽ nói về các lý do đó thưa ông. Cái nhân của khủng hoảng là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi trộm nghĩ rằng hai nước rộng lớn nhất mà có nhiều khó khăn nhất chinh là Trung Quốc và Liên bang Nga. Trung Quốc có ưu thế đã tàn là dân số rất đông mà lại ngập trong núi nợ sẽ sụp đổ và khi đang phải chuyển hướng thì sự chuyển dịch tư bản nóng ra khỏi trị trường có thể là cái duyên của khủng hoảng khi bónh bóng đầu cơ sẽ bể. Liên bang Nga có ưu thế đã tàn là giá dầu thô và khí đốt hết tăng mà còn có thể giảm mạnh do cuộc cách mạng về công nghệ năng lượng trong các nước công nghiệp hoá, trước tiên là tại Hoa Kỳ. Ngoài ra, Nga cũng có một núi nợ nguy ngập của 83 địa phương mà chính quyền trung ương không thể thanh toán nổi. Người ta ít thấy là sau cuộc vui Thế vận hội mùa Đông tại Sochi, nước Nga mới rơi vào mùa Đông thật!
Kế tiếp, ta có hàng loạt quốc gia lớn nhỏ như Ấn Độ, Brazil, Argentina, Turkey, Indonesia, Ukraine đều đang có nhiều vấn đề nội tại như nhập siêu và thiếu ngoại tệ, hay lạm phát, tham ô, đầu cơ tài chính trong một thị trường bấp bênh. Thái Lan có nền kinh tế tương đối quân bình hơn mà bị động loạn chính trị liên miên nên cũng khiến cho giới đầu tư nản chí mà rút lui. Việt Nam có sự ổn định chính trị trên bề mặt chứ nền móng kinh tế lại thua kém, bị nhập siêu và thâm hụt vãng lại còn tệ hơn nên dự trữ ngoại tệ quá mỏng không thể ứng phó được với biến động.
Trong một giai đoạn khá lâu, tiền nhiều và rẻ từ Hoa Kỳ tuôn qua mấy xứ đó đã phần nào khỏa lấp thực tế đen tối ở dưới, thậm chí còn tráng lên một lớp men của đầu cơ tài chính và phồn vinh giả tạo. Khi kinh tế Mỹ có triển vọng sáng sủa hơn và tư bản như thủy triều rút về thị trường Mỹ thì các chứng tật bên trong sẽ được phơi bày và càng gặp khó khăn thì tư bản sẽ rút càng lẹ.
Vũ Hoàng: Trong cả chục quốc gia ông vừa nhắc tới thì hoàn cảnh mỗi nước lại mỗi khác, thế thì đâu là yếu tố chung có thể dẫn tới nạn suy thoái kinh tế hay khủng hoảng?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta có loại quốc gia xuất khẩu nguyên nhiên vật liệu gọi là thương phẩm thì bị suy sụp khi thương phẩm mất giá, là điều đã xảy ra. Chúng ta có loại quốc gia chuyên về xuất khẩu hàng chế biến thì có lợi khi đồng bạc mất giá so với tiền Mỹ, nhưng phải trả hóa đơn nhập khẩu đắt hơn và bề nào cũng khó xuất cảng hơn khi Hoa Kỳ giảm dần số nhập của mình. Chúng ta có loại quốc gia đã hội nhập về tài chính với các nước giàu và mở cửa cho tiền Mỹ rất rẻ chảy vào kiếm lời nhờ lãi suất cao hơn. Khi luồng tư bản nóng đó tràn vào thì có thể thổi lên bóng bóng đầu cơ, khi nó tháo chạy thì bóng bể và gây ra khủng hoảng. Nguy hại nhất là hoàn cảnh của các nước vay tiền Mỹ rất rẻ trong ngắn hạn để trút vào dự án dài hạn ở nhà, trả bằng nội tệ, khi giới đầu tư rút tiền về thì cả kiến trúc bấp bênh đó sụp đổ.
Yếu tố chung ở đây là trong khung cảnh toàn cầu hóa, các nước có thể huy động được phương tiện của xứ khác để làm giàu cho mình, thí dụ như qua đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Nhưng làm gì thì cũng phải có nội lực và định chế vững mạnh bên trong. Nếu không nghĩ tới đầu tư mà chỉ muốn đầu cơ thì khi thị trường đảo chiều là mình sụp đổ là điều có thể xảy ra từ năm nay. Mexico đã bị như vậy năm 1994 và các nước Đông Á cũng thế vào năm 1997. Vì vậy, nguy cơ suy trầm của các nước là điều có thật. Nếu có oán Mỹ hay giới đầu tư thì cũng vô ích. Ngân hàng Trung ương Mỹ chỉ có thể phối hợp với các nước khi chuyển hướng, chứ nhiệm vụ ưu tiên của vẫn là bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ, như bà Janet Yellen trình bày trước Quốc hội vào tuần này.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/EconomicForum/emerging-troubles-nxn-02122014102648.html

 

Đài Loan và Trung Quốc ký hiệp định lịch sử

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân (phải) và Bộ trưởng các vấn đề Hoa lục Vương Úc Kỳ của Đài Loan trong cuộc gặp tại Nam Kinh  ngày 11/02/2014.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân (phải) và Bộ trưởng các vấn đề Hoa lục Vương Úc Kỳ của Đài Loan trong cuộc gặp tại Nam Kinh ngày 11/02/2014.
REUTERS/Stringer

Thụy My
Trung Quốc và Đài Loan vốn xung đột tiềm tàng từ hơn 60 năm qua, hôm nay 11/02/2014 đã đạt được một hiệp định lịch sử về việc thành lập “càng sớm càng tốt” các văn phòng đại diện.

Các cuộc thương thảo giữa Bộ trưởng về các vấn đề Hoa lục Vương Úc Kỳ (Wang Yuchi) của Đài Loan và Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân (Zhang Zhijun) là những cuộc đàm phán đầu tiên giữa hai nước kể từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập từ năm 1949.
Cuộc thương lượng này đánh dấu một bước đáng kể trong đối thoại song phương, vượt lên trên các vấn đề kinh tế và thương mại, cho dù đôi bên không nêu ra các vấn đề chính trị nhạy cảm.
Ngoài việc mở các văn phòng đại diện cho hai tổ chức bán chính thức phụ trách việc thành lập quan hệ, Đài Loan và Trung Quốc còn thỏa thuận sẽ siết chặt quan hệ kinh tế. Đôi bên cũng đồng ý sẽ “giải quyết hợp lý” vấn đề chăm sóc y tế cho các sinh viên Trung Quốc theo học tại Đài Loan và ngược lại.
Tân Hoa Xã dẫn lời ông Vương Úc Kỳ nói về cuộc gặp với ông Trương Chí Quân tại Nam Kinh ở miền đông Trung Quốc, cho rằng đây là một “cơ hội không thể hình dung ra nổi trong quá khứ”. Về phía Trương Chí Quân thì tuyên bố với người đối thoại từ Đài Loan là đôi bên cần phải có “thêm một ít sáng tạo nữa” về tương lai quan hệ giữa Bắc Kinh và Đài Bắc.
Tháng 10 năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhận định một giải pháp chính trị giữa hai nước Trung Hoa không thể bị hoãn lại vô hạn định. Nhưng Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu sau đó cho rằng việc tiến hành các cuộc thảo luận chính trị không phải là cấp thiết, tốt nhất nên tập trung vào phương diện kinh tế.
Nam Kinh vốn là thủ đô của nước Trung Hoa được Quốc dân đảng lãnh đạo, cho đến năm 1949 khi phe này bại trận trước phe Cộng sản, phải chạy sang Đài Loan.


Quốc hội Mỹ phê chuẩn tăng giới hạn vay nợ

CỠ CHỮ
Quốc hội Mỹ đã tăng quyền vay mượn của chính phủ cho13 tháng tới và tránh được mối đe dọa cận kề của việc mất khả năng thanh toán nợ vào cuối tháng này.

Thượng viện thông qua dự luật hôm thứ Tư với tỉ lệ 55-43 và gửi sang cho Tổng thống Barack Obama ký thành luật.

Ông Obama thuộc đảng Dân chủ và những đối thủ đảng Cộng hòa trong Quốc hội thường xuyên tranh cãi về việc có nên tăng trần nợ của đất nước hay không. Một trong những tranh cãi đó đã dẫn đến tới việc chính phủ ngưng hoạt động một phần vào tháng 10 năm ngoái.

Nợ của Mỹ bây giờ là 17,3 ngàn tỉ USD, nhưng chính phủ vẫn cần phải tiếp tục vay thêm tiền để thanh toán các khoản nợ của mình.

Quyền vay tiền mới kéo dài cho đến tháng 3 năm 2015. Chính phủ Mỹ từ nhiều năm nay đều bị thâm hụt ngân sách và điều này góp thêm vào tổng số nợ dài hạn. Thâm hụt lên tới hơn 1 ngàn tỉ USD vào lúc suy thoái kinh tế trầm trọng nhất cách đây vài năm, nhưng con số đó dự kiến sẽ giảm xuống 514 tỉ USD trong năm nay khi nền kinh tế Mỹ cải thiện và nhờ đó khoản thu thuế tăng lên.

Các nhà lập pháp bảo thủ thường tìm cách sử dụng các cuộc thương thuyết về trần nợ để buộc ông Obama cắt giảm chi tiêu chính phủ. Lần này, ông Obama từ chối thương thuyết và nói rằng Quốc hội cần phải chuẩn thuận quyền vay tiền mới để chính phủ có thể thanh toán những khoản nợ hiện có.

Trong một cuộc bỏ phiếu quan trọng hôm thứ Ba, các nhà lãnh đạo Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát đã đồng ý bỏ phiếu tăng quyền vay tiền mà không gắn thêm bất kỳ điều kiện nào. Dự luật được thông qua sít sao với phần lớn phiếu thuận của đảng Dân chủ, mở đường cho Thượng viện phê chuẩn.

Mỹ và Đan Mạch là hai nước duy nhất trên thế giới áp đặt hạn mức đối với việc vay mượn của chính phủ.
 http://www.voatiengviet.com/content/quoc-hoi-my-phe-chuan-tang-gioi-han-vay-no/1850340.html


 RSF: Việt Nam đứng gần chót về tự do báo chí
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2014-02-12
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg7508717-600.jpg
Một sạp báo vỉa hè Hà Nội chụp hôm 26/6/2012
AFP photo


Trong phúc trình mang tên Chỉ Số Tự Do Báo Chí 2014 với danh sách 180 quốc gia trên thế giới, do tổ chức RSF tức Phóng Viên Không Biên Giới công bố chiều qua ngày 11 tháng Hai tại Washington, Việt Nam đứng hạng 174 tức gần chót những nước đang theo đuổi chính sách kiểm duyệt báo chí và cấm đoán Internet một cách gắt gao.
"Việt Nam vẫn là một nhà tù lớn thứ nhì thế giới trong đó giam giữ nhiều bloggers và nhiều thành viên mạng…"
Đó là lời bà Delphine Halgand đại diện Reporteurs Sans Frontieres, Phóng Viên Không Biên Giới, vào khi công bố phúc trình về Chỉ Số Tự Do Báo Chí Thế Giới 2014 tại Câu Lạc Bộ Báo Chí Quốc Gia ở Washington DC chiều thứ Ba vừa qua.
Trong số 180 quốc gia trên toàn cầu được đánh gia có nền báo chí tự do thông thoáng, Việt Nam đứng thứ 174 tức gần chót bảng với chỉ số tự do rất thấp.
Trong 34 bloggers đang bị giam giữ thì 26 người bị bắt từ lúc ông Nguyễn Phú Trọng lên nắm chức tổng bí thư đảng tháng Giêng 2011.

Bloggers ở Việt Nam là những nguồn tin tức và báo cáo độc lập, hoàn toàn khác với lối đưa tin cũng như tuyên truyền trên các báo nhà nước. Các bloggers viết những thông tin về tham nhũng, về những vấn đề môi  sinh và sự phát triển chính trị trong nước.
Nhắc lại một lần nữa con số 34 bloggers đang bị cầm tù ở Việt Nam, mà đại diện Phóng Viên Không Biên Giới cho là quá nhiều, bà Delphine Halgand nói rằng bà muốn gợi sự chú ý về mức độ nguy hiểm mà người viết blog ở Việt Nam gặp phải đối với chính quyền của họ.
Tháng Chín năm 2013, đảng cộng sản Việt Nam gia tăng mức độ kiểm duyệt lên một tầm cao hơn khi công bố Nghị Định 72 với qui định cấm sử dụng các trang blog cũng như những trang mạng xã hội dân sự để thông tin để trao đổi về những sự kiện đang xảy ra trong nước. Hành động này chứng tỏ đảng cộng sản đã chọn lựa một phương cách mới nhằm trấn áp cả một thế hệ trẻ vốn có kiến thức, có sự hiểu biết mà có thể gây phương hại đến nền báo chí chính thống do nhà nước kiểm soát. 
Tiếp phần tường trình về Việt Nam của mình, bà Delphine Halgand giới thiệu một diển giả người Việt, cô Nguyễn Thị Hường, bạn học của blogger Nguyễn Tiến Trung đang bị cầm tù trong nước.
Là sinh viên môn Luật Học và Dân Chủ Học,  cũng là một nghiên cứu sinh tại Trung Tâm Dân Chủ Hiến Định thuộc trường Luật Maurer đại học Indiana, cô Nguyễn Thị Hường đề cập tới hai tù nhân lương tâm tiêu biểu là blogger Nguyễn Tiến Trung,  bạn học của cô ở Pháp từ 2002 đến 2007, và nhà báo tự do Tạ Phong Tần.

000_Hkg8159742-200.jpg
Vì những tư tưởng tự do, dân chủ rồi trở thành nhà hoạt động tích cực
trong lãnh vực này, cô Nguyễn Thị Hường trình bày, Nguyễn Tiến Trung bị bắt khi trở về nước tháng Bảy 2009, sau đó bị kêu án 7 năm tù 3 năm quản chế theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự tội tuyên truyền chống phá nhà nước, và Điều 79 Bộ Luật Hình Sự tội âm mưu lật đổ chính phủ.
Không chỉ cầm tù Nguyễn Tiến Trung, cô  Nguyễn Thị Hường nhấn mạnh, nhà nước Việt Nam còn đe dọa, tạo áp lực và gây khó khăn đối với gia đình người bạn học của cô, trong lúc bản thân Trung không được đối xử tử tế trong nhà giam.
Về người tù Tạ Phong Tần, từng là nữ nhân viên công an trước kia, cô Nguyễn Thị Hường cho biết vì Tạ Phong Tần là một blogger biết rõ về những hành vi nhũng nhiễu của ngành cảnh sát, rồi lại là thành viên của Câu Lạc Bộ Các Nhà Báo Tự Do nên đã bị chính quyền tìm mọi cách bắt giữ năm 2011 rồi kêu án cô 10 năm tù giam theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự.


  Bán báo dạo ở Hà Nội. AFP photo


Đáng chú ý nhất của trường hợp Tạ Phong Tần, được cô Nguyễn Thị Hường nhắc lại trước buổi họp báo, là cái chết bà mẹ Đặng Thị Kim Liêng, tự thiêu vì uất ức hồi tháng Chín 2012 lúc con gái ở trong tù và gia đình bị quá nhiều áp lực.
Tất cả những điều đáng tiếc mà Nguyễn Tiến Trung và Tạ Phong Tần cũng như gia đình họ phải trải qua cũng chính là thảm cảnh của hàng trăm tù nhân chính trị và các nhà hoạt động ở Việt nam, cô Nguyễn Thị Hường kết luận. Cô cũng không quên nhắc đến những trường hợp của 2013, khi hàng chục nhà hoạt động bị đưa ra tòa để phân xử một cách bất công liên quan đến tiếng nói hay bài viết cổ xúy tự do dân chủ, tự do phát biểu và tự do báo chí mà họ tung lên mạng. Bên cạnh đó, bao nhiêu khuôn mặt trẻ trong nước bị bắt giữ bị đánh đập chỉ vì dám tụ tập biểu tình phản đối Trung Quốc. Đây là những hành động không thể chấp nhận được, sinh viên luật Nguyễn Thị Hường khẳng định, khi mà Việt Nam đã ký kết Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc.
Đó là nội dung buổi họp báo để thẩm định về Chỉ Số Tự Do Báo Chí Thế Giới 2014, do Reporteurs Sans Frontieres Phóng Viên Không Biên Giới tổ chức hôm thứ Ba ngày 11 ở Washington. Cần nhắc khi bị xếp hạng 174/ 180, chỉ số tự do báo chí ở Việt Nam xem ra chỉ đỡ hơn chút đỉnh so với Trung Quốc hạng 175, kế đó là Somalia, Syria, Turkmenistan, rôi  Bắc Hàn thứ 179 và đội sổ là Eritrea thứ 180.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-near-bottom-press-freed-tt-02122014155010.html

 

No comments: